TRƢỜNG ĐẠI H C M A CH Thumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments... · Quản trị...

172
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HC M- ĐỊA CHT ĐỒNG THBÍCH NGHIÊN CU GII PHÁP KINH TGIM TN THT THAN TRONG KHAI THÁC HM LÒ CÁC MTHAN THUC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NI - 2017

Transcript of TRƢỜNG ĐẠI H C M A CH Thumg.edu.vn/content/tintuc/Lists/News/Attachments... · Quản trị...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐỒNG THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KINH TẾ

GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ

Ở CÁC MỎ THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP

THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐỒNG THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KINH TẾ

GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ

Ở CÁC MỎ THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP

THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Ngành: Quản lí kinh tế

Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam

2. TS Bùi Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trong luận án là trung thực, kết quả trong luận án chƣa đƣợc công bố trong các công

trình khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận án

Đồng Thị Bích

LỜI CẢM ƠN

Luận án đƣợc nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thiện tại Khoa Kinh tế - Quản trị

kinh doanh, Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn

Cảnh Nam và TS Bùi Thị Thu Thủy.

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam và TS

Bùi Thị Thu Thủy đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình

hƣớng dẫn NCS thực hiện luận án.

NCS xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Khoa Kinh tế -

Quản trị kinh doanh đã có những góp ý quý báu để NCS sửa chữa, bổ sung hoàn

thiện luận án của mình.

NCS xin chân thành cảm ơn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam, các doanh nghiệp khai thác than đã tạo điều kiện cho NCS tiếp cận với các tài

liệu, số liệu thực tế phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

NCS xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ NCS hoàn thành

luận án này.

NCS xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................... 9

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................. 9

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổn thất than .............................................. 9

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giảm tổn thất than .................... 11

1.1.3. Một số công trình khác có liên quan ....................................................... 22

1.1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu về tổn thất than và giải pháp

kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ............................................. 23

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án ......................................................... 25

1.2.1. Nhận thức vấn đề .................................................................................... 25

1.2.2. Cách tiếp cận .......................................................................................... 26

1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án .................................................. 27

Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................. 29

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔN THẤT THAN VÀ

GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC

HẦM LÒ ................................................................................................................... 31

2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác ............................................... 31

2.1.1. Khái niệm tổn thất than trong khai thác .................................................. 31

2.1.2. Phân loại tổn thất ..................................................................................... 32

2.1.3. Nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than ............................................... 37

2.1.4. Phƣơng pháp xác định trữ lƣợng than tổn thất và tỷ lệ tổn thất .............. 39

2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than .................................... 42

2.2.1. Khái niệm giải pháp kinh tế giảm tổn thất than ...................................... 42

2.2.2. Yêu cầu của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than ................................... 44

2.2.3. Chủ thể của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than và lợi ích của đối

tƣợng thụ hƣởng ................................................................................................ 44

2.2.4. Cơ sở kinh tế của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than ......................... 46

2.2.5. Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò............ 53

2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của nƣớc

ngoài ...................................................................................................................... 57

2.3.1. Chính sách thuế đối với khai thác than của một số nƣớc trên thế

giới .................................................................................................................... 58

2.3.2. Quy định quản trị tổn thất than trong khai thác ...................................... 61

2.3.3. Bài học tham khảo cho Việt Nam từ kinh nghiệm của nƣớc ngoài ........ 63

Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 64

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔN THẤT THAN VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ

GIẢM TỔN THẤT THAN ĐÃ ÁP DỤNG Ở CÁC MỎ THAN THUỘC TẬP

ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ............................. 66

3.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ than giai đoạn 2006 -

2015 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .......................... 66

3.2. Tình hình tổn thất than trong khai thác của Tập đoàn Công nghiệp Than

- Khoáng sản Việt Nam ......................................................................................... 68

3.2.1. Khái quát tình hình tổn thất than trong khai thác giai đoạn 2006 -

2015 ................................................................................................................... 68

3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất với một số chỉ tiêu kinh tế

của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ............................... 71

3.2.3. Phân tích tình hình tổn thất than của các công ty than hầm lò thuộc

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ...................................... 75

3.3. Thực trạng giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã áp dụng ở các mỏ

than thuộc TKV ..................................................................................................... 79

3.3.1. Giải pháp của Nhà nƣớc .......................................................................... 80

3.3.2. Giải pháp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .... 90

3.3.3. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của các công ty than hầm lò

thuộc TKV ......................................................................................................... 92

3.4. Đánh giá tổng quát về thực trạng của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất

than trong khai thác hầm lò ................................................................................... 92

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................... 92

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 93

Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 94

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT

THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ, ÁP DỤNG CHO CÁC MỎ HẦM LÒ

THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ..... 96

4.1. Định hƣớng phát triển ngành than đến năm 2020 triển vọng 2030 .............. 96

4.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................... 96

4.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................. 97

4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nƣớc ...................................... 98

4.2.1. Nhóm giải pháp chung ngăn ngừa tổn thất than tại nguồn ..................... 98

4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hƣớng khuyến khích

hoặc bắt buộc tận thu than ............................................................................... 102

4.2.3. Bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác .............................................. 107

4.2.4. Xây dựng chế tài thƣởng, phạt đối với tổn thất than ............................. 108

4.2.5. Hỗ trợ khai thác tận thu than ................................................................. 115

4.3. Giải pháp giảm tổn thất than của TKV ........................................................ 121

4.3.1. Nghiên cứu và xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác .. 121

4.3.2. Xây dựng chế tài thƣởng, phạt về thực hiện tỷ lệ tổn thất than trong

toàn Tập đoàn .................................................................................................. 121

4.3.3. Sáng lập “Giải thƣởng tận thu than” ..................................................... 121

4.3.4. Xây dựng quy chế quản lý tổn thất than ............................................... 122

4.4. Giải pháp của doanh nghiệp khai thác than ................................................. 122

4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lƣơng đối với tấn than tận thu .......................... 122

4.4.2. Khoán trữ lƣợng than thu hồi ................................................................ 123

4.5. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản trị tài nguyên và tổn thất than ..... 128

4.5.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc .................................................................. 128

4.5.2. Kiến nghị đối với TKV ......................................................................... 129

Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................... 129

KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 131

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ ....................................................................................................... 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 135

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ATLĐ : An toàn lao động

BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trƣờng

CP : Chi phí

DN : Doanh nghiệp

DNKT : Doanh nghiệp khai thác

ĐVT : Đơn vị tính

GTKT : Giá trị kinh tế

GTTN : Giá trị tự nhiên

GP : Giải pháp

GPKT : Giải pháp kinh tế

HL : Hầm lò

KT-XH : Kinh tế - Xã hội

NQ : Nghị quyết

LT : Lộ thiên

QĐ : Quyết định

QH : Quy hoạch

TCQ : Tiền cấp quyền

TKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TN : Tài nguyên

TL : Trữ lƣợng

TLTT : Tỉ lệ tổn thất

TTT : Tổn thất than

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu xác định giá trị tự nhiên của mỏ ........................................... 48

Bảng 2.2: Tóm tắt về chính sách thuế đối với than của một số nƣớc trên thế giới ... 59

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tỉ lệ thu hồi các khu mỏ của Trung Quốc .............................. 62

Bảng 3.1: Khái quát chung tình hình sản xuất và tiêu thụ than của TKV giai đoạn

2006 - 2015 .............................................................................................. 67

Bảng 3.2: Tình hình tổn thất than của TKV giai đoạn 2006 - 2015 ......................... 69

Bảng 3.3: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác và một số chỉ tiêu kinh tế của TKV

giải đoạn 2006 - 2015 .............................................................................. 74

Bảng 3.4: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò thuộc TKV ....... 76

Bảng 3.5: Kết quả tính trữ lƣợng .............................................................................. 78

Bảng 3.6: Khung thuế suất thuế tài nguyên than theo Luật thuế tài nguyên 2009 ... 82

Bảng 3.7: Thuế suất thuế tài nguyên áp dụng từ 2010-2016 .................................... 82

Bảng 3.8: Chi phí thuế tài nguyên từ 2013-2015 ...................................................... 83

Bảng 3.9: Phân tích chi phí thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò thuộc

Tập đoàn TKV 2013 - 2015 ..................................................................... 86

Bảng 3.10: TCQ khai thác đã nộp của một số công ty than hầm lò 2014-2015 ....... 89

Bảng 4.1: Phân loại thuế suất thuế tài nguyên theo nhóm mỏ ................................ 105

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu chủ yếu của dự án Suối Lại, Vàng Danh, Mông Dƣơng .... 106

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ Suối Lại,Vàng Danh, Mông Dƣơng106

Bảng 4.4: Chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu của các dự án với i từ 7% đến 12% ........ 107

Bảng 4.5: Định mức thuế suất thuế tài nguyên than gắn với tổn thất than ............. 112

Bảng 4.6: Giá trị thƣởng, phạt của một số mỏ than hầm lò năm 2015 ................... 113

Bảng 4.7: Thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất của một số công ty than

hầm lò thuộc TKV ................................................................................. 114

Bảng 4.8: Định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than cho các

nhóm mỏ hầm lò .................................................................................... 115

Bảng 4.9: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành sử dụng than ................. 119

Bảng 4.10: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào cho

sản xuất than ........................................................................................ 120

Bảng 4.11: Kết quả khoán trữ lƣợng của một số phân xƣởng thuộc Công ty than

Nam Mẫu 2015 .................................................................................... 127

DANH MỤC HÌNH VẼ

TT Tên hình Trang

Hình 2.1: Sơ đồ phân loại tổn thất than .................................................................... 34

Hình 2.2: Sơ đồ phân chia lợi nhuận giữa chủ sở hữu và nhà đầu tƣ ....................... 47

Hình 3.1: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò của TKV giai đoạn 2006 -

2015............................................................................................................ 69

Hình 3.2: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò năm 2015 .......... 75

Hình 3.3: Chi phí thuế tài nguyên bình quân của 1 tấn than giai đoạn 2013-2015... 83

Hình 3.4: Tình hình nộp thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò năm

2015............................................................................................................ 84

Hình 3.5: Tình hình nộp TCQ khai thác của một số công ty than hầm lò năm

2015............................................................................................................ 90

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận án

Than là tài nguyên khoáng sản hữu hạn, không thể tái tạo và đƣợc xác định là

nguồn lực quan trọng của đất nƣớc để phát triển bền vững kinh tế - xã hội với vai

trò là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất và đời sống, là nguồn tài

nguyên năng lƣợng chính đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Trữ lƣợng than của

nƣớc ta không nhiều, trong khi là nƣớc đang phát triển nên nhu cầu về than rất cao

và ngày càng tăng, thậm chí vƣợt quá khả năng khai thác trong nƣớc. Do đó, Nhà

nƣớc đã có nhiều chính sách cụ thể nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và thu hồi

tối đa tài nguyên khoáng sản, trong đó có tài nguyên than. Tuy nhiên, hiện nay việc

quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quan trọng này chƣa thực sự hợp lý

dẫn đến tổn thất lớn về kinh tế và tài nguyên. Theo các báo cáo của Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam[42], tình hình tổn thất than trong quá trình

khai thác của TKV tuy có xu hƣớng ngày càng giảm, song tỷ lệ tổn thất tài nguyên

than trong khai thác hầm lò vẫn còn rất lớn, chỉ riêng tổn thất do công nghệ vào

khoảng 25%, nếu tính cả tổn thất do các nguyên nhân khác có thể lên tới 40% trữ

lƣợng địa chất. Trƣớc tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đặt ra đối với

Việt Nam và toàn ngành than là cần phải thực hiện những nghiên cứu đầy đủ và sâu

sắc điều tra, đánh giá, phân tích nhằm xác định chính xác nguyên nhân và các yếu tố

ảnh hƣởng gây tổn thất tài nguyên than, từ đó đề xuất các giải pháp ph hợp nhằm

giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên

năng lƣợng truyền thống cơ bản nhƣ thủy điện, dầu khí đã khai thác hết tiềm năng,

cho nên việc giảm tổn thất than trong khai thác không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế

trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa to lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh

năng lƣợng quốc gia và phát triển bền vững ngành khai thác than tại Việt Nam.

Xét trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn, có nhiều nguyên nhân gây ra

tổn thất tài nguyên than trong quá trình khai thác, giữa chúng có mối liên hệ đan

xen, phức tạp. Các nhóm nguyên nhân đó có thể liên quan đến các lĩnh vực nhƣ:

điều kiện địa chất - tự nhiên; công nghệ, kỹ thuật khai thác; hiệu quả kinh tế của

2

doanh nghiệp; công tác quản lý và chính sách của Nhà nƣớc đối với tài nguyên

khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của các nguyên nhân gây ra tổn

thất tài nguyên than là lý do kinh tế. Giả sử rằng, với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện

nay, con ngƣời có thể khai thác đƣợc 100% trữ lƣợng than có trong một khoáng

sàng nhƣng việc có quyết định khai thác triệt để lƣợng than đó hay không còn phụ

thuộc một cách cơ bản vào kết quả so sánh giữa lợi ích thu đƣợc và chi phí khai

thác. Quyết định cuối cùng sẽ đƣợc đƣa ra dựa trên nguyên tắc chung là giá trị kinh

tế thu đƣợc phải lớn hơn chi phí khai thác.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm tổn thất than cần có sự kết hợp chặt

chẽ giữa Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV ph

hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể đó trong quá trình quản lý và

khai thác tài nguyên than. Nhà nƣớc với vai trò là đại diện chủ sở hữu tài nguyên

than cần có các giải pháp tác động tới TKV và doanh nghiệp khai thác để khuyến

khích cũng nhƣ bắt buộc giảm tổn thất than theo quy định của Nhà nƣớc. Với vai

trò là Công ty mẹ, TKV đƣợc Nhà nƣớc giao là chủ mỏ, trực tiếp quản lý và tổ chức

khai thác than, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc đáp ứng nhu cầu than cho

nền kinh tế và đảm bảo mục tiêu khai thác tiết kiệm, tận thu tối đa, có hiệu quả tài

nguyên than sẽ triển khai các giải pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của

TKV nhằm thực hiện mục tiêu giảm tổn thất than. Doanh nghiệp khai thác than

thuộc Tập đoàn TKV là chủ thể trực tiếp khai thác, quyết định khai thác triệt để trữ

lƣợng than đã huy động vào khai thác tùy thuộc vào sự bắt buộc cũng nhƣ khuyến

khích giảm tổn thất than của Nhà nƣớc và TKV, theo đó các doanh nghiệp cần phải

có các giải pháp nội bộ để giảm tổn thất than trong khai thác. Chính vì vậy, để giảm

tổn thất than, các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than phải đƣợc đƣa ra đồng bộ và

gắn liền với các chủ thể liên quan là Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp khai thác

than thuộc Tập đoàn TKV, các giải pháp này phải tác động tới lợi ích theo hƣớng

đảm bảo hài hòa lợi ích của các đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan sau đây:

Thứ nhất, xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân và Nhà nƣớc với tƣ cách là

chủ sở hữu tài nguyên than và khai thác than là để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời

3

sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tổn thất tài nguyên than gây ra nhiều thiệt

hại về kinh tế gắn liền với khai thác than và sử dụng than, thiệt hại về nguồn lực tài

nguyên quan trọng, hữu hạn và không tái tạo và đồng thời đẩy nhanh quá trình cạn

kiệt tài nguyên than. Đối với nền kinh tế quốc dân không thể khai thác tận thu than

bằng mọi giá mà sẽ trên cơ sở so sánh lợi ích mà nền kinh tế quốc dân thu đƣợc và

chi phí mà nền kinh tế quốc dân bỏ ra để khai thác tận thu than. Nguyên tắc chung

là chừng nào lợi ích kinh tế thu đƣợc còn lớn hơn chi phí bỏ ra thì sẽ khuyến khích

khai thác tận thu than.

Thứ hai, xét trên góc độ của các doanh nghiệp trực tiếp khai thác với mục

tiêu thu lợi nhuận. Hệ số thu hồi tài nguyên than sẽ phụ thuộc vào tƣơng quan giữa

chi phí khai thác và mức giá bán than. Thông thƣờng, doanh nghiệp sẽ bỏ lại phần

trữ lƣợng than có chi phí khai thác cao hơn mức giá bán, mặc dù với công nghệ hiện

có doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận thu đƣợc. Do vậy, nếu không có chính sách

khuyến khích hợp lý đối với doanh nghiệp để đảm bảo thu đƣợc lợi nhuận thì đƣơng

nhiên sẽ có một phần tài nguyên than bị bỏ lại trong lòng đất và vĩnh viễn không thể

khai thác tận thu một lần nữa.

Thứ ba, xét trên góc độ của ngƣời lao động trực tiếp khai thác than với mục

tiêu thu đƣợc tiền công. Với chính sách trả lƣơng theo sản phẩm, nếu doanh nghiệp

không có biện pháp quản lý và khuyến khích hợp lý ngƣời lao động sẽ chỉ khai thác

phần trữ lƣợng dễ khai thác để có năng suất cao, theo đó có tiền lƣơng cao và bỏ lại

phần trữ lƣợng khó khai thác vì có năng suất thấp nên tiền lƣơng thấp. Điều này gây

ra tổn thất than rất lớn.

Lợi ích từ việc khai thác than, nhất là từ việc khai thác tận thu than của các

đối tƣợng thụ hƣởng chính nêu trên không phải lúc nào cũng c ng hƣớng mà trong

nhiều trƣờng hợp mâu thuẫn nhau, nếu không có giải pháp điều tiết hài hòa thì sẽ

ảnh hƣởng tiêu cực đến việc khai thác tận thu than.

Hiện nay, chính sách khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên than nói chung

và chính sách về thuế, phí, lệ phí, giá, bảo vệ môi trƣờng nói riêng, chính sách

khuyến khích, hỗ trợ khai thác tận thu đối với khai thác than còn nhiều bất cập, không

4

đảm bảo phân phối hài hòa lợi ích giữa các đối tƣợng liên quan, gây ra xung đột và

không khuyến khích hoặc bắt buộc doanh nghiệp khai thác tận thu than …Đặc biệt,

những bất cập của chính sách thuế tài nguyên đối với khai thác than thể hiện ở cả sản

lƣợng tính thuế, giá tính thuế và thuế suất, những bất cập này là nguyên nhân gây ra

tổn thất than trong quá trình khai thác. Thêm vào đó, việc thu tiền cấp quyền khai

thác đối với than đang có sự bất hợp lý và tạo thêm gánh nặng về chi phí cho doanh

nghiệp trong khi điều kiện khai thác đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Điều này

không những làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khai thác than

bị suy giảm mà còn gây ảnh hƣởng xấu đến khai thác tận thu than, an ninh năng

lƣợng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, theo Quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch phát triển ngành than

Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” nhu cầu than của nền kinh tế trong

thời gian tới sẽ tăng cao, vƣợt quá khả năng khai thác than trong nƣớc rất nhiều, cụ

thể là đến năm 2020: thiếu 37 triệu tấn, năm 2025: thiếu 80 triệu tấn và đến 2030

thiếu trên 100 triệu tấn. Hơn nữa, theo Quy hoạch nêu trên giá thành khai thác than

thời gian tới cũng tăng rất cao, bình quân cả giai đoạn 2016-2030 là 1,72 triệu

đồng/tấn, cao gấp 1,14 lần giá bán than bình quân thực tế năm 2015 (trong đó năm

2020: 1.611; năm 2025: 1.718; năm 2030: 1.918 ngàn đ/tấn). Vấn đề là, trong nhiều

khu vực, nhiều mỏ, phần trữ lƣợng có giá thành thấp và phần trữ lƣợng có giá thành

cao gắn liền nhau hay xen kẽ nhau không thể tách riêng ra đƣợc để bảo vệ về sau sẽ

khai thác. Trong trƣờng hợp này, để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tìm cách

chỉ khai thác phần trữ lƣợng than có giá thành thấp và để lại phần trữ lƣợng có giá

thành cao. Điều đó không chỉ gây ra tổn thất than lớn mà còn làm giảm sản lƣợng

than khai thác, làm cho tình trạng thiếu than để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

ngày càng trở nên trầm trọng.

Đồng thời trong Quy hoạch nêu trên đã xác định mục tiêu về giảm tỷ lệ tổn

thất công nghệ trong khai thác than hầm lò đến năm 2020 xuống mức 20% và sau

2020 xuống dƣới mức 20%; tƣơng ứng, trong khai thác lộ thiên xuống mức 5% và

dƣới 5%.

5

Nhƣ vậy, vấn đề giảm tổn thất than trong khai thác đƣợc đặt ra lại càng trở

nên cấp bách hơn.

Để giảm tổn thất hay nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên than, một mặt cần

phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật khai thác, mặt khác phải có các biện pháp và

chính sách khuyến khích thích hợp đối với các doanh nghiệp và ngƣời lao động trực

tiếp khai thác than.

Các vấn đề liên quan đến việc giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản nói chung

và tài nguyên than nói riêng đã đƣợc nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của

TKV đề cập đến. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều mang tính nhỏ lẻ, chƣa

bao quát một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề hoặc kết quả của một số

nghiên cứu đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp

kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc Tập

đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận

án của mình.

2 . Mục đích nghiên cứu

Xây dựng giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò, đảm

bảo căn cứ khoa học, tính khả thi và hài hòa lợi ích giữa các đối tƣợng thụ hƣởng

liên quan nhằm mục đích khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp khai thác than

giảm tổn thất, tận thu tối đa tài nguyên than, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của

vùng than và cả nƣớc.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tƣợng nghiên cứu

Tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tình hình tổn thất than và giải pháp giảm tổn thất trong khai thác

hầm lò của các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thuộc giai đoạn 2010 - 2015 và số liệu dự

báo đến năm 2030.

6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cơ

bản sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về tổn thất

than, giải pháp kinh tế giảm tổn thất than.

- Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định của các chuyên gia về các

vấn đề liên quan đến tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than.

- Đánh giá thực trạng tổn thất than, giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã

áp dụng tại các doanh nghiệp khai thác hầm lò thuộc TKV để xác định các nguyên

nhân gây ra tổn thất than và hạn chế của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã

áp dụng.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác

hầm lò tại các mỏ than thuộc TKV.

5. Kết quả đạt đƣợc và những đóng góp mới của luận án

Luận án đã đạt đƣợc những kết quả và đóng góp mới nhƣ sau:

Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về tổn thất than, giải pháp kinh tế

giảm tổn thất than, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận cơ bản về tổn thất than và một

số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tổn thất than và giải pháp kinh tế

giảm tổn thất than, làm rõ khái niệm, phân loại và nguyên nhân của tổn thất than

trong quá trình khai thác, bản chất và cơ sở của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

trong khai thác, kinh nghiệm thực tế của một số nƣớc về giải pháp kinh tế giảm tổn

thất than

- Phân tích, đánh giá thực trạng tổn thất than cũng nhƣ các giải pháp kinh tế

giảm tổn thất than đã áp dụng trong thời gian qua tại các mỏ than thuộc Tập đoàn

TKV, qua đó làm rõ kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò

gắn với từng chủ thể có liên quan là Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp khai thác.

Một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

7

+ Các giải pháp của Nhà nƣớc gồm: Nhóm giải pháp chung ngăn ngừa tổn

thất than tại nguồn; Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hƣớng khuyến khích

hoặc bắt buộc tận thu than; Bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác; Xây dựng chế

tài thƣởng, phạt đối với tổn thất than; Hỗ trợ khai thác tận thu than.

+ Các giải pháp của TKV gồm: Xây dựng chế tài thƣởng phạt đối với tổn

thất than; Nghiên cứu và xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác; Xây

dựng chế tài xử lý kỉ luật và khen thƣởng trong toàn Tập đoàn; Sáng lập “Giải

thƣởng tận thu than”; Xây dựng quy chế quản lý tổn thất than;

+ Các giải pháp của doanh nghiệp khai thác than gồm: Xây dựng đơn giá

tiền lƣơng đối với tấn than tận thu; Khoán trữ lƣợng than thu hồi.

Ngoài ra, Luận án còn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và

TKV về giải quyết các vấn đề có liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các giải

pháp kinh tế giảm tổn thất than.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a. Ý nghĩa khoa học

Thông qua hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, kinh nghiệm

thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

trong khai thác hầm lò, đề tài luận án góp phần bổ sung, làm phong phú khoa học

quản trị tài nguyên khoáng sản, kinh tế tài nguyên khoáng sản và vận dụng, cụ thể

hóa vào điều kiện các mỏ than khai thác hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam.

b. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu có giá trị tham khảo đối với

các cơ quan quản lý nhà nƣớc và hoạch định chính sách về tài nguyên khoáng sản,

hoạt động khoáng sản nhƣ Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công

Thƣơng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp

khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

cũng nhƣ các doanh nghiệp khai thác than khác có điều kiện tƣơng tự. Ngoài ra, có

thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị tài

nguyên khoáng sản và kinh tế mỏ.

8

7. Kết cấu nội dung của luận án

Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ

thị, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng gồm:

Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu

đề tài luận án.

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổn thất than và giải pháp kinh tế

giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

Chƣơng 3: Thực trạng tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã

áp dụng ở các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò,

áp dụng cho các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

9

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Than là nguyên, nhiên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất và đời sống.

Việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn,

không thể tái tạo này là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt

Nam. Chính vì vậy, cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài

nƣớc đề cập đến những vấn đề có liên quan đến tổn thất than, nguyên nhân gây ra

tổn thất than trong quá trình khai thác và giải pháp giảm tổn thất than, trong đó có

giải pháp kinh tế.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án sẽ đƣợc trình bày một

cách khái quát theo từng nhóm vấn đề nhƣ sau.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổn thất than

1.1.1.1. Về cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận về tổn thất than bao gồm các nội dung nhƣ: khái niệm, phân

loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất, phƣơng pháp xác định tỉ lệ tổn thất. Có

khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung nói trên nhƣ công trình

[15], [18], [19], [20]... Tuy nhiên, mỗi công trình đƣa ra khái niệm, cách phân loại

tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất theo một góc độ khác nhau.

Về khái niệm tổn thất than, mặc dù có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm tổn

thất than nhƣng các khái niệm này đƣợc phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau cho

khoáng sản nói chung và cho khoáng sản than nói riêng. Tổn thất than xảy ra ở

nhiều giai đoạn khác nhau, phạm vi khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau,

do vậy khái niệm tổn thất than cần đảm bảo ý nghĩa chung của tổn thất than và phù

hợp với phạm vi nghiên cứu. Dựa trên những khái niệm đã đề cập trong các công

trình nghiên cứu tiếp cận đƣợc, cần nghiên cứu thêm để đƣa ra khái niệm về tổn thất

than đảm bảo ngắn gọn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án.

10

Về phân loại tổn thất, có một số công trình đề cập đến các dạng tổn thất cũng

nhƣ một số nguyên nhân gây ra tổn thất. Cụ thể:

- Tiến sĩ Nguyễn Tiến Chỉnh [7], phân loại tổn thất theo nguyên nhân. Bao gồm:

- Tổn thất do điều kiện và công nghệ khai thác

- Tổn thất trong quá trình khai thác

- Tổn thất về chất lƣợng than

- Tổn thất trong quá trình sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ và sử dụng than

- Theo GS. TS Hồ Sĩ Giao và TS Bùi Xuân Nam[15], tổn thất bao gồm các dạng:

- Tổn thất chung

- Tổn thất khai thác

- Tổn thất theo thiết kế

- Tổn thất định mức

Tổn thất kế hoạch

Nhƣ vậy có thể thấy các dạng tổn thất cũng nhƣ nguyên nhân gây ra tổn thất

đã nêu ra trong các công trình nghiên cứu chƣa đảm bảo tính hệ thống, tiêu thức

phân loại chƣa thực sự rõ ràng. Để định hƣớng cho việc nghiên cứu về phạm trù tổn

thất than cần phân loại tổn thất theo những tiêu thức cụ thể, qua đó có thể cho thấy

các dạng tổn thất khác nhau, nguyên nhân gây ra tổn thất than, đặc biệt là các

nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than làm cơ sở để nghiên cứu về giải pháp kinh

tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

1.1.1.2. Về thực tiễn

Có rất ít các công trình nghiên cứu về tình hình tổn thất than của các công ty

khai thác than hầm lò. Công trình [1], [17] đề cập đến tình hình tổn thất than trong

khai thác hầm lò nói chung và tình hình tổn thất than của Công ty than Vàng Danh

nói riêng. Tác giả Lê Nhƣ H ng [17] cho rằng: “Tổn thất than trong khai thác hầm

lò của Việt nam đang ở mức cao, nguyên nhân chủ quan là do các doanh nghiệp

không trung thực trong khai báo mà mấu chốt là do cơ chế quản lý chưa thực sự

minh bạch thì nguyên nhân khách quan vẫn là do công nghệ khai thác còn lạc hậu”.

11

Tác giả Trần Trọng Bình [1] đƣa ra số liệu thống kê về tỉ lệ tổn thất than

trong khai thác hầm lò của Công ty cổ phần than Vàng Danh từ năm 2005 đến 2012

và phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất. Tuy nhiên, việc phân tích mới chỉ tập

trung vào các nguyên nhân mang tính khách quan.

Ngoài ra, về tình hình tổn thất than trong khai thác của các mỏ than thuộc

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thƣờng đƣợc đề cập trong các

hội nghị chuyên đề của Tập đoàn về công nghệ khai thác than nói chung và cơ giới

hóa khai thác than nói riêng.

Nhƣ vậy, các nghiên cứu về tình hình tổn thất than của các công ty than

thuộc Tập đoàn TKV không nhiều, số liệu thống kê về tỉ lệ tổn thất than cũng nhƣ

các nguyên nhân gây ra tổn thất than chƣa đầy đủ, chƣa minh bạch. Thực tế này cho

thấy, vấn đề tổn thất than đã, đang là vấn đề khá nhạy cảm và việc thu thập số liệu

thống kê về tỉ lệ tổn thất, nguyên nhân thực tế gây ra tổn thất than còn tƣơng đối

khó khăn. Thực tế này gây ra tình trạng đánh giá không đúng về thực trạng tổn thất

than, về nguyên nhân gây ra tổn thất than và ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đƣa ra

các giải pháp phù hợp nhằm giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giảm tổn thất than

1.1.2.1. Những nghiên cứu về giải pháp công nghệ

Giảm tổn thất than và tận thu tối đa tài nguyên than là mục tiêu của Tập đoàn

Công nghiệp Than - Khoáng sản nói chung và của các công ty than thuộc Tập đoàn

nói riêng. Chính vì vậy, tính đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề

này. Các nghiên cứu đã mang lại kết quả tích cực đối với mục tiêu giảm tổn thất

than cũng nhƣ tận thu tối đa tài nguyên than trong khai thác hầm lò.

Trƣơng Đức Dƣ và nnk [14] đã đề ra khá nhiều giải pháp khác nhau nhằm

giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò. Cụ thể:

+ Đối với các vỉa than có chiều dày mỏng, áp dụng sơ đồ công nghệ khai

thác cơ giới hóa đồng bộ cho vỉa dốc thoải đến dốc nghiêng hoặc áp dụng sơ đồ

công nghệ không chống giữ khoảng không trƣớc gƣơng cho vỉa dốc nghiêng đến

dốc đứng.

12

+ Đối với tổn thất than do công nghệ có thể áp dụng các giải pháp khai thác

trụ bảo vệ lò dọc vỉa và thay thế bằng trụ dải nhân tạo (dải đá chèn từ đào lò, vật

liệu nhân tạo,…); áp dụng sơ đồ công nghệ (SĐCN) chia lớp nghiêng, khấu lớp

vách trải lƣới, khấu lớp trụ, thu hồi than lớp giữa; áp dụng SĐCN khai thác chia cột

theo hƣớng dốc, sử dụng tổ hợp dàn chống 2NASH kết hợp máy bào than;…

+ Để khai thác hầm lò phần trữ lƣợng than trong trụ bảo vệ áp dụng công nghệ

khai thác chèn lò. Công nghệ này đã đƣợc thử nghiệm tại một số dự án trong đó có dự

án khai thác dƣới mức -150 mỏ Mạo Khê, khai thác mỏ hầm lò Núi Béo. Đối với mỏ

Mạo Khê, nếu áp dụng công nghệ này có thể khai thác thêm nhiều triệu tấn than, tuổi

thọ tăng 10 năm. Đối với mỏ Núi Béo, trong tổng trữ lƣợng công nghiệp (51,101 triệu

tấn) có 20,324 triệu tấn khai thác bằng công nghệ chèn lò, nếu không áp dụng công

nghệ này thì tuổi thọ của dự án giảm từ 33 năm xuống còn 22 năm.

Nhƣ vậy, hiện nay có khá nhiều giải pháp công nghệ đƣợc nghiên cứu và áp

dụng nhằm giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò. Tuy nhiên, các tác giả cũng

cho rằng, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất than làm giá thành sản xuất

tăng rất cao, điều kiện tiên quyết để áp dụng là: giá thành sản xuất bằng công nghệ

khai thác mới phải nhỏ hơn giá bán sản phẩm.

Cùng với việc đƣa ra các giải pháp về công nghệ nhằm giảm tổn thất than,

tận thu tối đa tài nguyên than trong khai thác hầm lò, một số tác giả cũng cho

rằng:“Áp dụng công nghệ tiên tiến cần được nhìn nhận từ 2 khía cạnh là lợi ích và

rủi ro, rủi ro rất lớn nếu việc áp dụng không được xem xét thấu đáo về điều kiện áp

dụng, từ năm 2004 đến 2013, vốn đầu tư cho dây chuyền cơ giới hóa khai thác dao

động từ 20,67 tỉ đồng đến 215,5 tỉ đồng nhưng có một số dây chuyền hoạt động

không hiệu quả như ở mỏ than Dương Huy, Nam Mẫu” [17]. Hoặc “Với sự phát

triển về công nghệ của thế giới, ngày càng có nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho

công tác khai thác mỏ được an toàn, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản nhưng

hiệu quả của công tác quản trị tài nguyên khoáng sản vẫn bị ảnh hưởng bởi ý chí

chủ quan của con người”[31].

13

1.1.2.2. Những nghiên cứu về giải pháp kinh tế

Ngoài các giải pháp về công nghệ, một số công trình nghiên cứu đề xuất một

số giải pháp mang tính kinh tế nhằm giảm tổn thất than, tận thu tối đa tài nguyên

than trong khai thác hầm lò. Đề tài cấp bộ do Tôn Thu Hƣơng chủ trì [19] đã đề

xuất các biện pháp nâng cao hệ số thu hồi than trong quá trình khai thác. Các đề

xuất đƣợc hƣớng đến đến từng chủ thể có liên quan nhƣ: Nhà nƣớc, Tổng công ty

Than Việt Nam (TVN), các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than thuộc TVN.

Tuy nhiên, các biện pháp khuyến khích nâng cao hệ số thu hồi than mới

dừng lại ở việc đề ra phƣơng hƣớng mà chƣa có sự cụ thể hóa cho từng giải pháp

với tên gọi và những tính toán cụ thể.

Xét dƣới góc độ kinh tế, chính sách thuế, phí đối với khai thác khoáng sản có

vai trò rất quan trọng đối với mục tiêu giảm tổn thất tài nguyên. Thuế, phí ảnh

hƣởng trực tiếp đến giá thành khai thác tài nguyên khoáng sản, nhất là trong điều

kiện khai thác ngày càng xuống sâu và đi xa. Thuế, phí cao kéo theo giá thành khai

thác cao, khi giá thành khai thác cao hơn giá bán, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp

tục khai thác vì thua lỗ, khi đó sẽ có một lƣợng tài nguyên nhất định bị bỏ lại trong

lòng đất và vĩnh viễn không đƣợc lấy ra. Chính vì vậy, các nghiên cứu về chính

sách thuế, phí là các nghiên cứu thuộc về các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc và doanh nghiệp với mục tiêu khai

thác tận thu tối đa tài nguyên.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế tài nguyên tiếp cận đƣợc tƣơng

đối nhiều trong đó có một số công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên đối với

khoáng sản than. Dƣới đây là những đánh giá khái quát đối với các công trình

nghiên cứu về thuế tài nguyên xét trên giác độ khai thác tận thu khoáng sản.

Một số công trình nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu:

- James Otto (2006), “Mining Royalties - A Global Study of Their Impact

on Investors, Government, and Civil Society” [55].

- Pietro Guj (2012), “Mineral Royalties and other Mining- specific

taxes”[56];

14

- Frederico Munia Machado (2012), “Brazil-mining”[57];

- Duanjie Chen and Guillermo Perry (2015), “Mining taxation in

Colombia”[58];

- Mark Curtis (2009), “Mining and tax in South Africa Cost and

benefit”[59];

- PwC (2012), “Corporate income taxes, Mining royalties and other

mining taxes-A summary of rates and rules in selected countries”[60];

- Pablo Mir (2010),“Mining Royalties and Taxation, the Chilean

Experience”[61].

Các công trình nêu trên khái quát về các vấn đề liên quan đến thuế của ngành

công nghiệp mỏ nói chung và thuế tài nguyên nói riêng của nhiều nƣớc trên thế

giới. Đối với thuế tài nguyên, các công trình đã làm rõ mục đích, vai trò, đặc điểm,

các căn cứ tính thuế.

Tác giả James Otto còn tiến hành so sánh thuế tài nguyên của các quốc gia

khác nhau trên thế giới và đề cập đến sự tác động của thuế tài nguyên đến các mỏ,

các nhà đầu tƣ, tổ chức xã hội, thị trƣờng, chính phủ đồng thời đề cập đến tính minh

bạch trong quản lý các nguồn thu từ khai thác khoáng sản [55].

Ngoài ra, tác giả Pietro Guj còn phân tích về những thuận lợi và bất lợi nhất

định khi sử dụng các căn cứ tính thuế khác nhau nhƣ: sản lƣợng, doanh thu, lợi

nhuận, địa tô,v.v. Tác giả cho rằng “chính sách thuế đối với ngành công nghiệp mỏ

cần đảm bảo được rất nhiều mục tiêu như: tối đa hóa lợi nhuận; tối ưu hóa cơ sở

tính thuế; phân phối hiệu quả một cách hài hòa; đảm bảo được tính ổn định, công

bằng và minh bạch” và khuyến cáo “căn cứ tính thuế được lựa chọn phải đảm bảo

sự phù hợp với hệ thống thuế chung của mỗi nước”[56].

Công trình [60] nghiên cứu về các loại thuế trong khai thác khoáng sản, đặc

biệt là thuế tài nguyên của 22 nƣớc có ngành công nghiệp mỏ phát triển trên thế

giới. Công trình này cho thấy một cách tổng quát về các căn cứ tính thuế tài nguyên,

những điểm khác biệt về thuế tài nguyên một số nƣớc nhƣ: trợ thuế, chính sách

khuyến khích khai thác đối với những mỏ có điều kiện sản xuất không thuận

15

lợi,…Đặc biệt, qua đó cho thấy mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khoáng sản

của các nƣớc này tƣơng đối thấp so với Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu còn lại đề cập chi tiết về thuế tài nguyên và các

loại thuế khác của một số nƣớc nhƣ: Brazil, Chilean, Colombia, South Africa,

Australia, …

Các công trình nghiên cứu nêu trên phản ánh khá đầy đủ về cơ sở lý luận của

thuế tài nguyên và cho thấy một bức tranh toàn cảnh về thuế tài nguyên của nhiều

nƣớc trên thế giới. Qua đó có thể thấy những ƣu điểm và hạn chế của các căn cứ

tính thuế, sự khác biệt nhất định về căn cứ tính thuế cũng nhƣ các chế độ ƣu đãi về

thuế của các nƣớc. Từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chính

sách thuế tài nguyên đối với Việt Nam.

Một số công trình nghiên cứu trong nước:

Thuế tài nguyên ở nƣớc ta bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 1991 theo Pháp

lệnh Thuế tài nguyên ban hành năm 1990. Đến nay, thuế tài nguyên đã có nhiều

thay đổi để đảm bảo mục tiêu quản lý tài nguyên khoáng sản nói riêng và tài nguyên

thiên nhiên nói chung. Theo đó, có khá nhiều công trình nghiên cứu về thuế tài

nguyên với các cấp độ, góc độ khác nhau. Dƣới đây là những đánh giá khái quát về

một số công trình cụ thể:

- ThS Nguyễn Văn Phƣơng, PGS.TS Trần Việt Tiến (2012), “Kinh nghiệm

hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở một số nước trên thế giới và bài học rút ra

cho Việt Nam”[25].

Bài báo tóm tắt về chính sách thuế tài nguyên của một số nƣớc trên thế giới

(Úc, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dƣơng, Bắc Mĩ) và đƣa ra một số khuyến nghị

đối với Việt Nam. Khuyến nghị của các tác giả tập trung vào căn cứ tính thuế, đối

tƣợng chịu thuế, phƣơng pháp tính thuế, miễn giảm thuế với quan điểm:

+ Không nên thu hẹp đối tƣợng chịu thuế vì thu hẹp đối tƣợng chịu thuế

không hẳn đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nƣớc mà trái lại còn có thể tác

động xấu tới sự phát triển bền vững của đất nƣớc;

+ Thuế suất ở Việt Nam phải đƣợc xác định hợp lý ở mỗi thời kì phát triển

của đất nƣớc, không nên áp dụng mức thuế suất quá thấp;

16

+ Phƣơng pháp tính thuế phải đảm bảo đơn giản nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc yêu

cầu động viên hợp lý nguồn thu từ thuế tài nguyên. Việt Nam nên áp dụng phƣơng

pháp tính thuế hỗn hợp nghĩa là có thể xác định theo giá tính thuế tài nguyên hoặc theo

giá hàng bán ra, trong thời gian tới nên tính thuế theo giá hàng bán ra.

+ Việt Nam nên thu hẹp diện đƣợc hƣởng chế độ miễn giảm thuế, tiến đến

xóa bỏ hẳn chế độ miễn giảm thuế nhằm sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên,

tăng cƣờng sản xuất, chế biến tài nguyên, trong giai đoạn hiện nay.

Những khuyến nghị nói trên về chính sách thuế tài nguyên đối với Việt Nam

nhìn chung chỉ mang tính định hƣớng là chủ yếu, hơn nữa chƣa xem xét tác động

tiêu cực của mức thuế suất cao đối với khai thác tài nguyên khoáng sản. Bởi vì với

mục tiêu là lợi nhuận, khi mức thuế suất cao đồng nghĩa với giá thành khai thác cao,

doanh nghiệp chỉ khai thác phần tài nguyên chất lƣợng tốt, bỏ phần tài nguyên chất

lƣợng xấu. Việc xác định thuế suất ở mức bao nhiêu là hợp lý cũng nhƣ xác định

chế độ miễn giảm thuế đối với từng loại khoáng sản còn phụ thuộc vào điều kiện

sản xuất, trữ lƣợng tài nguyên hiện có, chiến lƣợc quản trị tài nguyên của đất

nƣớc,….. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu sắc và cụ thể hơn đối với

từng loại khoáng sản để đƣa ra chính sách thuế tài nguyên phù hợp theo mục tiêu

khai thác tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản - nguồn lực quan trọng cho phát triển

kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản phí

tƣơng đối lớn đối với các doanh nghiệp khai thác và đang là khoản phí gây nhiều

tranh cãi hiện nay. Là khoản thu mới, tính đến nay đã có một số công trình nghiên

cứu về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:

+ “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập tiêu chí và phương pháp xác định tiền

cấp quyền khai thác khoáng sản” của 2 tác giả Nguyễn Văn Thuyên và Nguyễn Tất

Trung [34].

Dựa vào kết quả khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều

doanh nghiệp khai thác mỏ thuộc một số loại khoáng sản nhóm tác giả đã xác định

đƣợc phƣơng pháp tính tiền cấp quyền khai thác dựa trên trữ lƣợng cấp phép, giá cả

khoáng sản, phƣơng pháp khai thác và đặc điểm xã hội của v ng mỏ. Nhóm tác giả

17

cũng đề xuất chi tiết, giá tính tiền cấp quyền là giá tính thuế tài nguyên do UBND

cấp tỉnh quy định, tiền cấp quyền có thể nộp linh hoạt 1 lần hay nhiều lần t y theo

khả năng tài chính của doanh nghiệp khai thác.

+ “ Nghiên cứu phƣơng pháp xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

than vùng Quảng Ninh” của tác giả Quách Đức Điệp[13].

Sau khi nghiên cứu các căn cứ, lý luận khoa học, căn cứ pháp lý cho việc xác

định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất

kinh doanh của các công ty khai thác than tại Quảng Ninh, chỉ ra các nhân tố cơ bản

ảnh hƣởng đến việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tác giả đã đề phƣơng

pháp xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bằng việc so sánh số tiền cấp

quyền khai thác khoáng sản mà nhà đầu tƣ phải nộp với lợi nhuận hàng năm mà chủ

đầu tƣ thu đƣợc, tác giả kiến nghị mức thu tiền cấp quyền khai thác của các mỏ than

Antraxit Quảng Ninh dao động từ 1,5% đến 2% doanh thu thu đƣợc hàng năm của

nhà đầu tƣ.

Nhƣ vậy, công trình[34] đƣa ra phƣơng pháp tính tiền cấp quyền khai thác

cho toàn bộ các loại khoáng sản. Công trình [13] chỉ nghiên cứu cho khoáng sản

than và đề xuất thu tiền cấp quyền của than theo doanh thu.

Với đề xuất trong công trình [34] và [13], có thể thấy tiền cấp quyền đƣợc

tính tƣơng tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp tính thuế tài nguyên. Chính vì vậy, khoản thu

này cần đƣợc thảo luận thêm đề tránh tình trạng thuế chồng thuế, tránh tạo ra gánh

nặng về chi phí cho doanh nghiệp khai thác cũng nhƣ gây khó khăn trong việc tính

toán khoản chi phí này.

Có thể thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu về giảm tổn thất than và tận

thu tối đa tài nguyên than đƣa ra các giải pháp về công nghệ. Các giải pháp kinh tế

nhằm giảm tổn thất than cũng nhƣ tận thu tối đa tài nguyên than chƣa thực sự đƣợc

quan tâm và nghiên cứu ở mức độ sâu sắc.

1.1.2.3. Công trình nghiên cứu về cơ sở của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

Để có thể đƣa ra các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cũng nhƣ tận thu

than trong khai thác vấn đề quan trọng là phải xác định đƣợc giá trị của tài nguyên

18

than. Có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến phƣơng pháp đánh giá giá trị

khoáng sản nói chung và khoáng sản than nói riêng. Trong đó, phần lớn các công

trình đề cập đến cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá giá trị tài nguyên khoáng

sản nhƣ các công trình [26], [29], [32], [33], [55], [62] ….Cụ thể:

- Theo B Soukup [29] phƣơng pháp đánh giá giá trị tài nguyên liên quan tới

khai thác quặng:

1 2(1 ) 1[g M ( / ) 1,1]

(1 )

T

n

T

n n

EQ K K C I QR

T E E

(1.1)

Trong đó:

Q: Trữ lƣợng khai thác, Tấn/mỏ

G: Giá bán 1 tấn sản phẩm

M: Hàm lƣợng kim loại trung bình, %

K1: Hệ số thay đổi chất lƣợng quặng khi khai thác <1

K2: Hệ số thực thu kim loại từ quặng <1

C: Giá thành khai thác, chế biến toàn bộ 1 tấn quặng

I: Tổng vốn đầu tƣ

T: Thời gian khai thác

En: Định mức quy đổi các chi phí khác nhau về thời gian (=0,08)

- Theo Rubio [63], có 4 phƣơng pháp khác nhau để đánh giá giá trị tài

nguyên, các phƣơng pháp đó là:

+ Phƣơng pháp giá trị hiện tại, công thức xác định nhƣ sau:

/

0 (1 )

t tn R q

t nt n

n

NV

i

(1.2)

+ Phƣơng pháp giá trị thuần

1 2( ........ )t t t t t n t tV q q q q u u (1.3)

+ Phƣơng pháp chi phí của ngƣời sử dụng

/

0 (1 )

t tn R q

tt n

n

NV

i

(1.4)

+ Phƣơng pháp thu nhập phải tính

19

t t EV u Q (1.5)

Trong đó:

Vt: giá trị của tài nguyên trong năm t

qt: lƣợng tài nguyên khai thác trong năm t

ut = pt –mct: địa tô đơn vị Hotelling trong năm t

pt: giá trong năm t

mct: chi phí khai thác biên trong năm t

Nt: tổng địa tô tài nguyên trong năm t

nt = Rt/qt: thời gian tồn tại dự kiến của tài nguyên trong năm t

Rt: trữ lƣợng tài nguyên trong năm t

qt: lƣợng tài nguyên đƣợc khai thác trong năm t

QE: lƣợng tài nguyên dự tính đƣợc xuất khẩu

- Theo PGS.TS Đỗ Hữu Tùng [33], một số công thức đánh giá kinh tế mỏ

khoáng:

+ Công thức của K.L.Parajitski

(1.6)

(1 ) 1

(1 )

n

p n

rV A

r r

(1.7)

Trong đó:

A1,A2,...,An: Thu nhập ròng hàng năm của mỏ;

R: Lãi suất ngân hàng trên vốn đầu tƣ;

n: Năm khai thác.

+ Công thức của Morkill

(1 ) 1

(1 )

n

n

rP A

r r

(1.8)

A: Thu nhập ròng hàng năm của mỏ

+ Công thức của N.V. Volođomonov

(1.9) ( ). . .V Q g a b c

1 2

2...

(1 ) (1 ) (1 )

n

n

AA AV

r r r

20

Trong đó:

V: Tổng lợi nhuận của mỏ;

Q: Giá bán buôn sản phẩm năm;

g: Giá thành sản phẩm của khối đánh giá theo năm;

a,b,c: Tƣơng ứng là hệ số tổn thất khoáng sản khi khai thác, tuyển, luyện.

+ Công thức của T.S.Khatraturov

1 (1 )

T

t H H

RS

E E

(1.10)

Trong đó:

R: Địa tô cấp sai trung bình năm;

EH: Tiêu chuẩn hiệu quả vốn đầu tƣ;

T: Năm kết thúc khai thác tài nguyên;

t: Thời gian bắt đầu tính lợi nhuận.

Các phƣơng pháp nói trên rất đa dạng có thể đƣợc xây dựng cho các loại

khoáng sản nói chung hoặc chỉ phù hợp với một số quặng kim loại cụ thể. Mỗi

phƣơng pháp nghiêng về một mục tiêu đánh giá khác nhau có thể là đánh giá tiềm

năng hiệu quả kinh tế của mỏ, đánh giá hiệu quả đầu tƣ khai thác mỏ, ....

Bên cạnh đó, một số công trình đề cập cụ thể hơn về đánh giá giá trị tài

nguyên than bằng việc đƣa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên than và

nêu rõ mối quan hệ giữa chúng cũng nhƣ ý nghĩa quan trọng của mỗi chỉ tiêu đối

với mục tiêu quản trị tài nguyên than. Điển hình là hai công trình nghiên cứu của

Nguyễn Tiến Chỉnh [7], [8].

Theo tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh, để quản lý tài nguyên khoáng sản trƣớc hết

phải tiến hành đánh giá kinh tế địa chất TNKS, phải xác định các chỉ tiêu giá trị

TNKS bằng tiền để quản lý. Ngoài những vấn đề chung về quản lý nhà nƣớc về tài

nguyên khoáng sản, nội dung cơ bản về tổn thất và các nguyên nhân gây ra tổn thất

than, tác giả đã hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá giá trị TNKS. Trong đó, 2 chỉ

tiêu cốt lõi là giá trị tự nhiên của mỏ và tô mỏ.

21

Sơ đồ phân chia giá trị thu nhập giữa chủ sở hữu tài nguyên và nhà đầu tƣ

trong công trình nghiên cứu cho phép hiểu một cách rất rõ về bản chất của chỉ tiêu

giá trị tự nhiên của mỏ, tô mỏ, tô mỏ chênh lệch. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa

quan trọng trong vấn đề quản trị tổn thất than vì đó là cơ sở để xác định thuế tài

nguyên đối với các mỏ than, xác lập cơ chế giao tài nguyên khoáng sản cho các mỏ

quản lý, cho thuê mỏ hoặc bán mỏ. Điều này sẽ khuyến khích hoặc bắt buộc các

doanh nghiệp khai thác có hiệu quả, tận thu và giảm tối đa tỉ lệ tổn thất tài nguyên

than. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể áp dụng trong việc xác

định giá trị tổn thất tài nguyên khoáng sản, từ các góc độ khác nhau của nền kinh tế,

của nhà đầu tƣ hay của chủ sở hữu - đây chính là nội dung quan trọng khi nghiên

cứu về các giải pháp kinh tế khuyến khích giảm tổn thất tài nguyên than.

Nhìn chung, công trình [7],[8] có nhiều nội dung quan trọng có liên quan đến

đề tài luận án. Phƣơng pháp xác định giá trị tài nguyên than đề xuất trong các công

trình nói trên đƣợc tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu về các giải pháp kinh tế giảm tổn

thất than với định hƣớng: có ràng buộc chặt chẽ về pháp lý khi các tổ chức, cá nhân

khai thác để tổn thất TNKS trên mức cho phép; có chính sách khuyến khích các tổ

chức, cá nhân khai thác tận thu TNKS.

Ở một góc độ khác, Tôn Thu Hƣơng và cộng sự [19] đã xác định giá trị kinh

tế của một tấn than đối với nền kinh tế. Giá trị này có ý nghĩa khi so sánh với chi

phí khai thác một tấn than để đƣa ra quyết định khai thác tận thu than với nguyên

tắc là chỉ để lại phần than có chi phí khai thác cao hơn giá trị kinh tế mà chúng đem

lại cho nền kinh tế nếu khai thác đƣợc. Phƣơng pháp xác định giá trị kinh tế của một

tấn than đƣợc đề cập rất chi tiết với những lập luận cụ thể. Tuy nhiên, phƣơng pháp

này sẽ gặp nhất nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu để tính toán. Chính vì

vậy, khi sử dụng ý tƣởng này để xác định giá trị kinh tế của một tấn than cần có sự

điều chỉnh hợp lý trong việc thu thập số liệu và tính toán sao cho kết quả tính toán

có thể ở mức độ chấp nhận đƣợc.

22

1.1.3. Một số công trình khác có liên quan

1.1.3.1. Công trình nghiên cứu về quản trị tài nguyên than

Quản trị tài nguyên khoáng sản là lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, một số công

trình nghiên cứu về quản trị tài nguyên khoáng sản nói chung, quản trị tài nguyên

than nói riêng mang tính chất định hƣớng là chủ yếu.

Tác giả Lại Hồng Thanh [27] cho rằng: Mục tiêu cụ thể của quản lý khoáng

sản là nắm chắc, nắm đầy đủ thông tin về khoáng sản (chất lƣợng, trữ lƣợng, sản

lƣợng….) trong khai thác để thu đúng, thu đủ các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định

để phân chia hài hòa lợi ích thu đƣợc từ khoáng sản. Tác giả cũng chỉ ra những bất

cập chủ yếu trong công tác quản trị tài nguyên của Việt Nam, từ đó đề xuất một số

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản từ công tác lập,

phê duyệt, thực hiện quy hoạch khoáng sản; công tác cấp phép hoạt động khoáng

sản; công tác thanh kiểm tra….. Tuy nhiên, các giải pháp đã nêu chỉ mang tính định

hƣớng mà chƣa có những đề xuất cụ thể.

Một số công trình nghiên cứu [1], [17], [31] đề cập đến công tác quản trị tài

nguyên than của một hoặc một số công ty than vùng Quảng Ninh với những đề xuất

nhằm nâng cao công tác quản trị tài nguyên than của công ty. Mặc dù những đề xuất

đƣa ra chƣa đƣợc giải quyết một cách cụ thể nhƣng quan điểm của các tác giả có vai

trò rất quan trọng trong việc định hƣớng nghiên cứu về giải pháp kinh tế giảm tổn

thất than. Trong đó có quan điểm điển hình nhƣ sau: “Có thể nói, giải pháp quan

trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản chính là

giải pháp về con người”[31].

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về quản trị tài nguyên than phục vụ công nghệ

khí hóa than ngầm, tác giả Nguyễn Thành Sơn [30] đã đƣa ra các tiêu chuẩn phân

loại tài nguyên than đối với khí hóa than ngầm, trong đó có 2 tiêu chuẩn chịu sự

ràng buộc của yếu tố kinh tế là: độ sâu chứa than và lƣợng tài nguyên than (phải

đảm bảo có lãi). Điều này cho thấy, để giảm tổn thất than trong khai thác, yếu tố

công nghệ là quan trọng nhƣng không thể thiếu yếu tố kinh tế.

23

Kết quả nghiên cứu nói trên của các tác giả là ý tƣởng quan trọng đối với luận án,

cho phép nghĩ đến ý tƣởng về giải pháp kinh tế nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ về

lợi ích kinh tế cũng nhƣ lợi ích xã hội giữa các đối tƣợng thụ hƣởng liên quan đến khai

thác tài nguyên khoáng sản là Nhà nƣớc, Doanh nghiệp và ngƣời lao động.

1.1.3.2. Công trình nghiên cứu về văn bản pháp luật (VBPL) liên quan đến quản trị

tài nguyên và tổn thất than

Có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này, các công trình [21], [22],

[23] đề cập đến những bất cập trong một số VBPL nhƣ: Luật thuế tài nguyên 2010,

quy định về phân cấp trữ lƣợng, quy định về quản trị tài nguyên than theo quyết

định số 747/2013 của TKV.

- Về Luật thuế tài nguyên, phần lớn các nghiên cứu đều đƣa ra các bất cập về

sản lƣợng tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Một số tác giả còn phân tích rõ những

mâu thuẫn giữa luật thuế tài nguyên và các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành.

- Về phân cấp trữ lƣợng còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến tính hiệu quả kinh

tế khi tính trữ lƣợng đặc biệt là dƣới góc độ khai thác tận thu tài nguyên, tính hợp lý và

thống nhất giữa các điều khoản trong quy định về phân cấp trữ lƣợng tài nguyên,…

- Về quy định quản trị tài nguyên và tổn thất than, tác giả Nguyễn Cảnh Nam

cho rằng còn nhiều bất cập. Cụ thể:

+ Một số thuật ngữ sử dụng trong quy định chƣa đảm bảo tính thống nhất:

“tài nguyên, trữ lượng”, “than sạch khai thác”, “tài nguyên than đầu tiên”;

+ Thiếu quy định về quản trị chất lƣợng công tác thăm dò, nhất là quản trị sai

số về TL, TN than ban đầu;

+ Chƣa quy định cụ thể chế tài xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

liên quan đối với việc tuân thủ quy định về mức độ tổn thất tài nguyên cho phép

trong quá trình khai thác than,….

1.1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu về tổn thất than và giải pháp kinh

tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, từ

đó cho phép kế thừa và phát triển sâu hơn đối với vấn đề giảm tổn thất than trong

khai thác hầm lò, cụ thể là:

24

- Cơ sở lý luận về tổn thất than đƣợc đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu,

các khái niệm về tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất đƣợc đề cập theo nhiều

góc độ khác nhau;

- Phƣơng pháp xác định giá trị khoáng sản đƣợc nghiên cứu bởi nhiều tác giả

trong và ngoài nƣớc. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho các giải pháp kinh

tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò, đặc biệt là công trình nghiên cứu của

tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh;

- Các công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên cho thấy một bức tranh tổng

thể về thuế tài nguyên của nhiều nƣớc trên thế giới, cho phép rút ra các bài học kinh

nghiệm sâu sắc về thuế tài nguyên đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công

trình nghiên cứu của Việt Nam lại cho thấy rõ những quan điểm, định hƣớng đối

với chính sách thuế tài nguyên của Việt Nam;

- Mặc dù có rất ít công trình nghiên cứu về tiền cấp quyền khai thác, nhƣng

những công trình này đã cho thấy rõ bản chất của tiền cấp quyền khai thác khoáng

sản nói chung và khoáng sản than nói riêng. Từ đó có thể có những phân tích, liên

hệ với các loại thuế khác nhằm đảm bảo tính hợp lý trong hệ thống thuế của nƣớc ta

và chính sách của Nhà nƣớc đối với khoáng sản.

- Các công trình nghiên cứu về công tác quản trị tài nguyên đã chỉ rõ những

bất cập chủ yếu trong công tác quản trị tài nguyên than của một số công ty than hầm

lò, đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản trị tài nguyên khoáng

sản của Việt Nam;

- Những nghiên cứu về các quy định của pháp luật liên quan đến quản trị tài

nguyên khoáng sản than và tổn thất than đã chỉ rõ những bất cập giữa các quy định

với nhau, giữa các quy định với đặc thù sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

công nghiệp mỏ.

Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên không những là đóng góp

quan trọng cho công tác quản trị tài nguyên khoáng sản nói chung và quản trị tổn

thất than nói riêng mà còn có ý nghĩa tham khảo quan trọng cho luận án. Tuy nhiên,

các công trình nghiên cứu nói trên còn tồn tại một số vấn đề sau:

25

- Cơ sở lý luận về tổn thất than chƣa đảm bảo tính hệ thống và thống nhất do

đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Hạn chế này ảnh hƣởng đến kết quả đánh

giá về thực trạng tổn thất than của doanh nghiệp khai thác than nói riêng và của toàn

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản nói chung;

- Chƣa nghiên cứu đƣợc mối quan hệ giữa thuế tài nguyên của than với tỉ lệ

tổn thất than, với tô mỏ, tô mỏ chênh lệch, giá trị tự nhiên của tài nguyên than. Bên

cạnh đó chƣa có những đề xuất hợp lý về thuế suất đối với các nhóm mỏ có điều

kiện khai thác khác nhau và thuế suất giữa các giai đoạn khác nhau trong cùng một

đời mỏ và chƣa xét tới chính sách khai thác tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản.

- Phƣơng pháp tính tiền cấp quyền khai thác phức tạp, trùng với thuế tài

nguyên, tạo thêm gánh nặng về chi phí cũng nhƣ việc kê khai cho doanh nghiệp và

ảnh hƣởng tiêu cực đến tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác.

Vấn đề này đã đƣợc đề cập ở nhiều công trình nhƣng hiện nay chƣa có sự thay đổi

cần thiết.

- Các nghiên cứu về cơ chế thƣởng, phạt liên quan đến tổn thất than nhằm

bắt buộc cũng nhƣ khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tối đa tài nguyên

than còn là vấn đề đang bỏ ngỏ.

Những vấn đề còn bất cập hoặc chƣa đƣợc đề cập ở trên là những “khoảng

trống” để tiếp tục nghiên cứu trong luận án, từ đó đề xuất các giải pháp kinh tế giảm

tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp

Than - Khoáng sản Việt Nam.

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án

1.2.1. Nhận thức vấn đề

Tổn thất than cần đƣợc hiểu là phần than bị để lại trong lòng đất và vĩnh viễn

không thể lấy ra đƣợc nữa. Tổn thất than trong quá trình khai thác xảy ra do nhiều

nguyên nhân nhƣ công nghệ, kĩ thuật, kinh tế,…. Các nguyên nhân này có mối quan

hệ đan xen rất phức tạp, trong đó nguyên nhân kinh tế có ảnh hƣởng không nhỏ đến

tổn thất than.

26

Than là tài nguyên khoáng sản hữu hạn, không thể tái tạo, trong khi nhu cầu

về than ngày càng tăng, để đảm bảo an ninh năng lƣợng cho đất nƣớc cũng nhƣ thực

hiện mục tiêu tiết kiệm chống lãng phí tài nguyên than cần phải có các biện pháp

mang tính kinh tế nhằm giảm tổn thất than.

Than là tài sản của toàn dân mà Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu, để khai

thác than đáp ứng nhu cầu năng lƣợng cho đất nƣớc cần có sự tham gia của TKV,

doanh nghiệp, ngƣời lao động khai thác than. Chính vì vậy, giải pháp giảm tổn thất

than đƣa ra cần đảm bảo tính hệ thống từ cả 3 góc độ là Nhà nƣớc, TKV, doanh

nghiệp khai thác và phải tác động đến lợi ích của các đối tƣợng thụ hƣởng có liên

quan trực tiếp tƣơng ứng là Nhà nƣớc, Doanh nghiệp và ngƣời lao động khai thác.

1.2.2. Cách tiếp cận

Các cách tiếp cận chính dƣới đây đƣợc sử dụng để giải quyết mục tiêu và các

nội dung nghiên cứu của đề tài luận án:

1.2.2.1. Cách tiếp cận chung

Cách tiếp cận chung của đề tài luận án là phƣơng pháp duy vật biện chứng trên

cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và khảo sát, phân tích thực tế đƣợc đặt trong mối

quan hệ biện chứng, trong đó nghiên cứu cơ sở lý luận để định hƣớng cho điều tra,

khảo sát, phân tích thực tiễn; ngƣợc lại, kết quả phân tích thực tiễn nhằm kiểm chứng,

soi sáng, bổ sung, khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết, bổ sung cho lý thuyết và vận

dụng một cách sáng tạo lý thuyết vào những điều kiện cụ thể của thực tiễn.

1.2.2.2. Cách tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống là nền tảng quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài

luận án nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cách tiếp cận này trong đề

tài đƣợc phản ánh thông qua quá trình phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất

than cũng nhƣ các giải pháp có thể áp dụng để giảm tổn thất than. Bên cạnh đó,

cách tiếp cận hệ thống còn đƣợc thể hiện ở giá trị kinh tế liên ngành của than, ở mối

quan hệ về lợi ích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động trong vấn đề

giảm tổn thất than.

27

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

Để giải quyết các nội dung nghiên cứu nhằm đạt đƣợc mục đã đề ra, luận án

sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu và phƣơng pháp phân tích số liệu sau đây:

1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận án này bao gồm các tài liệu của cơ

quan quản lý nhà nƣớc các cấp nhƣ: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng,..; các tài liệu nhƣ sách, các công trình khoa học do các học

giả công bố chính thức có liên quan; số liệu thống kê của TKV và của các doanh

nghiệp khai thác than, các doanh nghiệp sản xuất có liên quan.

Cơ sở dữ liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp để trình bày về tổng quan nghiên cứu,

cơ sở lý luận và thực trạng về tổn thất than và các giải pháp giảm tổn thất than trong

khai thác hầm lò.

b. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp đƣợc sử dụng trong luận án là các nguồn thông tin thu đƣợc

qua điều tra, phỏng vấn.

b1. Phiếu điều tra

+ Đối tƣợng điều tra

Tổn thất than là vấn đề nghiên cứu khá sâu và hẹp, các nguyên nhân gây ra

tổn thất than rất đa dạng. Phiếu điều tra đề cập chủ yếu đến các nguyên nhân về

kinh tế liên quan đến tổn thất than. Chính vì vậy, đối tƣợng đƣợc điều tra khảo sát

phải có hiểu biết nhất định về các vấn đề liên quan đến ngành than nói chung và tổn

thất than nói riêng. Đối tƣợng điều tra khảo sát bao gồm: Lãnh đạo các bộ ngành có

liên quan đến ngành than; cán bộ thuộc các viện nghiên cứu, đơn vị tƣ vấn, trƣờng

đại học; cán bộ thuộc tập đoàn và tổng công ty than; cán bộ, ngƣời lao động thuộc

các doanh nghiệp khai thác than.

+ Nội dung điều tra

Phiếu điều tra đƣợc thiết kế để thu thập thông tin với mục tiêu đánh giá về thực

trạng cơ chế chính sách liên quan đến tổn thất than, các nguyên nhân gây ra tổn thất

28

than trong đó có nguyên nhân kinh tế nhƣ thuế, phí, cơ chế thƣởng - phạt. Bên cạnh đó,

phiếu điều tra còn có nhiều câu hỏi mang tính thăm dò quan điểm của chuyên gia về

một số ý tƣởng của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than nhƣ chính sách miễn giảm thuế

tài nguyên, chính sách thƣởng - phạt về tổn thất; chính sách trợ giá,….

Nội dung đầy đủ của phiếu điều tra và kết quả điều tra đƣợc trình bày trong

Phụ lục 1

b2. Phỏng vấn

Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với một số đối tƣợng thuộc các

DNKT (Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Quang Hanh) và một số chuyên gia

về kinh tế địa chất, về tƣ vấn lập dự án đầu tƣ. Nội dung phỏng vấn tập trung vào

các vấn đề về nguyên nhân gây ra tổn thất và sự phù hợp của các giải pháp kinh tế

giảm tổn thất mà tác giả đang hƣớng tới.

Từ cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, đƣa ra

các nhận định nhằm khẳng định sự cần thiết của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất

than trong khai thác hầm lò.

1.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

Để giải quyết nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả lựa chọn

các phƣơng pháp phân tích sau đây:

a. Phương pháp thống kê

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích xu hƣớng biến động của các chỉ

tiêu nhƣ tỉ lệ TTT; chi phí thuế tài nguyên, TCQ trong giá thành sản xuất than, đồng

thời so sánh tỉ lệ TTT với các chỉ tiêu khác có liên quan,….từ đó đƣa ra các nhận

định về tình hình TTT của các doanh nghiệp trong TKV, thực trạng tình hình thuế

phí hiện nay đối với than làm căn cứ khoa học của các đề xuất nhằm giảm tổn thất

than trong khai thác hầm lò.

b. Phương pháp phân tích chính sách

Từ dữ liệu trong các văn bản pháp luật liên quan đến tài nguyên than tiến

hành phân tích làm rõ hiện trạng của các quy định này ở khía cạnh tác động đến tổn

thất than. Thông qua phƣơng pháp phân tích này có thể thấy đƣợc những bất cập

của cơ chế chính sách đối với mục tiêu khai thác tiết kiệm trữ lƣợng than từ đó có

thể đề xuất các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than một cách phù hợp.

29

c. Phương pháp chuyên gia

Thông qua các buổi hội thảo khoa học, tiếp cận trực tiếp các chuyên gia

trong lĩnh vực khai thác than tác giả sẽ phân tích, chắt lọc đƣợc những thông tin hữu

ích để nghiên cứu về các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than một cách phù hợp.

d. Phương pháp mô hình hóa bằng biểu đồ, đồ thị

Để tăng thêm tính khái quát, ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp mang tính

phân tích, tổng hợp tác giả còn sử dụng phƣơng pháp sơ đồ, biểu đồ, đồ thị. Phƣơng

pháp này d ng để biểu thị xu thế biến động của chỉ tiêu tổn thất than và các chỉ tiêu

sản xuất, kinh doanh than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,

của các công ty than thành viên….. giúp trực giác hóa để dễ nhận diện, dễ hiểu.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở phân tích, nhận xét các công trình nghiên cứu đã tiếp cận đƣợc,

tác giả đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề

tài luận án.

Trong số các công trình nghiên cứu tiếp cận đƣợc có nhiều công trình liên

quan mật thiết đến đề tài luận án nhƣ [7], [8], [19]…., kết quả của các công trình

này là cơ sở rất quan trọng để luận án kế thừa và phát triển hƣớng tới việc đề xuất

các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

Căn cứ vào nội dung, kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề

tài luận án, tác giả nhận thấy còn một số vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu nhƣ:

tính hệ thống, thống nhất về cơ sở lý luận của tổn thất than; tính hợp lý của chính

sách thuế, phí đối với khoáng sản, nhất là thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác

than hiện nay ở Việt Nam; cơ chế thƣởng, phạt đối với các tổ chức, cá nhân trong

vấn đề khai thác tiết kiệm tài nguyên than;…. Những vấn đề này là những “khoảng

trống” mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể hoàn thành mục tiêu của luận án

là: đề xuất các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò, áp dụng

cho các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Để làm rõ thêm hƣớng nghiên cứu và thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu

đã xác định trong đề tài luận án, tác giả luận án trình bày một số vấn đề cơ bản về

phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án.

30

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài luận án là cơ sở để hệ thống

hóa cơ sở lý luận về tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cũng nhƣ

thực trạng của nội dung nói trên để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp kinh tế

giảm tổn thất than. Trên cơ sở điều tra ý kiến chuyên gia có thể đánh giá đƣợc thực

trạng của một số vấn đề liên quan đến tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn

thất than. Ngoài ra, kết quả điều tra còn cho thấy tính đồng thuận cao khi đề cập đến

một số ý tƣởng của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

Phƣơng pháp phân tích số liệu sử dụng trong luận án là các phƣơng pháp

phân tích truyền thống xong đã phản ánh rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, kết

quả phân tích là cơ sở tốt để đƣa ra giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai

thác hầm lò.

Hiện nay có nhiều phƣơng pháp phân tích số liệu tiên tiến hơn nhƣng đòi hỏi

phải có một hệ thống số liệu đủ lớn, phản ánh tƣơng đối chính xác tình hình thực tế

của hiện tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu trong luận án là vấn đề

khá nhạy cảm, số liệu thống kê chƣa hoàn toàn minh bạch. Chính vì vậy, phƣơng

pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để thực hiện đề tài luận án là phƣơng pháp ph hợp

với vấn đề nghiên cứu đã đặt ra trong luận án.

31

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔN THẤT THAN VÀ GIẢI PHÁP

KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ

2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác

2.1.1. Khái niệm tổn thất than trong khai thác

Trong thực tế có khá nhiều khái niệm khác nhau về tổn thất than trong khai

thác, dƣới đây là một vài khái niệm về tổn thất khoáng sản nói chung và than tổn

thất than nói riêng:

“Tổn thất khoáng sản là phần trữ lượng khoáng sản (KSCI) trong cân đối bị

mất đi trong quá trình khai thác”[15].

“Tổn thất than trong quá trình khai thác là lượng tài nguyên than bị để lại

trong lòng đất mà không lấy ra được”[19].

“Trong quá trình khai thác không thể nào lấy hết được toàn bộ trữ lượng

trong bảng cân đối mà phải để lại một phần trong lòng đất vì nhiều lý do bảo vệ.

Phần than đó gọi là tổn thất”[18].

“Tổn thất than trong khai thác hầm lò là phần trữ lượng than bị bỏ lại trong

mỏ do điều kiện địa chất, do giới hạn của công nghệ khai thác, do thiết kế không

hoàn thiện, quản lý sản xuất yếu kém và do các nguyên nhân khác”[54].

“Tổn thất than trong kì là phần trữ lượng, tài nguyên không thu hồi được,

tính bằng tỉ lệ %” [40].

Khái niệm về tổn thất than đƣợc phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau đối với

khoáng sản nói chung hoặc đối với khoáng sản than nói riêng. Tuy nhiên, các khái

niệm nêu trên chƣa cụ thể, chƣa chính xác và chƣa thống nhất.

Trong thực tế, tổn thất khoáng sản nói chung, tổn thất than nói riêng xảy ra ở

rất nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế, thăm dò đến tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn,

tổn thất sẽ khác nhau về mức độ, nguyên nhân và cách tính toán. Hơn nữa, các khái

niệm chỉ mới đề cập đến tổn thất than, khoáng sản của phần trữ lƣợng trong các mỏ,

các khu vực mỏ đƣa vào khai thác mà chƣa đề cập đến tổn thất đối với phần trữ

lƣợng hoặc phần mỏ, mỏ, vùng mỏ, v.v. không đƣa vào khai thác vĩnh viễn do

32

nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Chính vì vậy, khái niệm về

tổn thất cần đƣợc thống nhất và đảm bảo tính cụ thể, tính chính xác.

Khái niệm tổn thất tiềm năng khoáng sản, than: là phần trữ lượng có sẵn

trong lòng đất đã được phát hiện hoặc chưa phát hiện bị để lại không bao giờ khai

thác. Khái niệm này đề cập tổng thể tổn thất khoáng sản trong lòng đất, bao gồm

phần trữ lƣợng đã phát hiện, xác định nhƣng bị để lại và phần trữ lƣợng chƣa hoặc

không phát hiện đƣợc do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do nguyên nhân yếu

kém trong công tác điều tra, thăm dò, và vì vậy sẽ không bao giờ đƣợc đƣa vào khai

thác, trong tƣơng lai có thể đƣợc phát hiện nhƣng không còn cơ hội hoặc khả năng

có thể khai thác.

Khái niệm tổn thất thực tế khoáng sản, than: là phần trữ lượng đã phát hiện

và xác định nhưng bị để lại trong lòng đất, không bao giờ khai thác nữa.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất than, khoáng sản có thể do công nghệ,

có thể do yếu tố địa chất, có thể do bảo vệ bề mặt hoặc môi trƣờng, hoặc do nguyên

nhân kinh tế (chi phí khai thác cao), song chung quy lại tất cả các nguyên nhân đều

có lý do gốc rễ từ nguyên nhân kinh tế, vì rằng với trình độ khoa học và công nghệ

hiện nay có thể thăm dò, phát hiện và khai thác bất kỳ mỏ nào hay phần trữ lƣợng

bất kỳ trong các mỏ nhƣng ngƣời ta không thể thăm dò hoặc khai thác vì chi phí quá

tốn kém vƣợt gấp nhiều lần so với giá trị kinh tế của khoáng sản khai thác đƣợc.

Khái niệm về tổn thất than trong khai thác hầm lò “Tổn thất than trong khai

thác hầm lò là phần trữ lượng than xác định tại các mỏ than khai thác bằng

phương pháp hầm lò đã bị để lại trong lòng đất do một số yếu tố khách quan và

chủ quan”.

Khái niệm về tỉ lệ tổn thất than nhƣ sau: “Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác

hầm lò là số tương đối biểu thị tỉ trọng của trữ lượng than bị tổn thất trên trữ

lượng than đã xác định”.

2.1.2. Phân loại tổn thất

Tổn thất than đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau khi nhìn nhận từ

nhiều góc độ khác nhau, căn cứ vào mỗi loại tổn thất tiến hành tìm hiểu nguyên

33

nhân cụ thể gây ra tổn thất và từ đó sẽ đƣa ra các biện pháp hợp lý nhằm giảm tổn

thất than trong khai thác. Các loại tổn thất đƣợc phân loại theo sơ đồ hình 2.1. Theo

đó tổn thất đƣợc phân loại theo 5 tiêu thức nhƣ sau:

2.1.2.1. Theo phạm vi tính

Tổn thất theo phạm vi tính toán gồm các dạng:

- Tổn thất chung [18]: là phần trữ lƣợng công nghiệp phải để lại các trụ bảo

vệ công trình, các di tích văn hóa v.v…trên mặt đất nhƣ nhà cửa, đƣờng sá, v.v.

- Tổn thất địa chất[18]: Là loại tổn thất liên quan đến các yếu tố địa chất nhƣ

phay phá hoặc phá hủy địa chất, các điều kiện địa chất thủy văn, v.v. không cho

phép khai thác một cách bình thƣờng ở các khu vực đó.

- Tổn thất khai thác: tổn thất này liên quan đến quá trình khai thác, bao gồm

tổn thất theo diện tích, tổn thất theo chiều dày và tổn thất do tiến hành khai thác.

+ Tổn thất theo diện tích: Mất mát ở những phần không lấy đƣợc của các trụ

bảo vệ đƣờng lò, trụ bảo vệ giữa các khu khai thác và than không lấy hết.

+ Tổn thất theo chiều dày: là lớp than để lại ở vách hay nóc giả giữa các lớp

v.v..

+ Tổn thất do tiến hành khai thác không đúng nhƣ trụ để lại, sụp đổ nóc lò,

ngập lò, chống cháy v.v..

+ Tổn thất than không lấy hết ở lò chợ và do vận chuyển

2.1.2.2. Theo nguyên nhân

Tổn thất theo các nguyên nhân gồm có:

a. Tổn thất công nghệ:

Để có thể lấy đƣợc lƣợng tài nguyên than trong lòng đất, căn cứ vào đặc

điểm kiến tạo của vỉa than, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, ngƣời ta

phải nghiên cứu, tính toán và áp dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác phù hợp.

Tuy nhiên, mỗi công nghệ, kỹ thuật khai thác khác nhau sẽ gây ra các mức

độ tổn thất khác nhau do sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho ngƣời lao động và

thiết bị. Trong khai thác hầm lò, tổn thất do công nghệ bao gồm[40]:

34

Hình 2.1: Sơ đồ phân loại tổn thất than

Phân loại tổn thất than trong khai thác

Theo nguyên nhân Theo mục đích tính Theo thời kì tính Theo khả năng

kiểm soát

Tổn thất do công

nghệ

Tổn thất thiết kế Tổn thất kế

hoạch

Tổn thất khách

quan

Tổn thất do yếu tố

kinh tế- quản lý Tổn thất định mức Tổn thất thực

hiện Tổn thất chủ

quan

Theo phạm vi tính

Tổn thất chung

Tổn thất địa chất

Tổn thất khai thác

Tổn thất do điều kiện

địa chất tự nhiên

Tổn thất do

nguyên nhân khác

35

+ Do để lại trụ bảo vệ các đƣờng lò chuẩn bị

+ Do để lại các lớp than ở nóc/nền lò chợ

+ Do để lại không thu hồi hết than nóc lò chợ (bao gồm các lò chợ bám trụ

có thu hồi nóc, lò chợ chia lớp có thu hồi than nóc)

+ Do để lại không khai thác hết trong không gian khấu lò chợ

b. Tổn thất do yếu tố kinh tế- quản lý

+ Tổn thất do yếu tố kinh tế: là dạng tổn thất liên quan đến hiệu quả kinh tế

trong phạm vi doanh nghiệp với nguyên tắc: doanh nghiệp chỉ khai thác phần trữ

lƣợng than có hiệu quả và để lại trong lòng đất phần trữ lƣợng khai thác không hiệu

quả. Điều này đƣợc thể hiện qua mối quan hệ giữa chi phí cận biên của một tấn than

và giá bán, giữa vốn đầu tƣ và chi phí cơ hội, giữa sự tác động của các công cụ

mang tính kinh tế nhƣ: thuế, phí, hỗ trợ tài chính, thƣởng, phạt với hiệu quả của

doanh nghiệp khai thác. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế liên quan đến ngƣời

lao động trực tiếp khai thác than cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến tổn thất than trong

quá trình khai thác.

+ Tổn thất do trình độ quản lý: tổn thất thuộc nhóm này liên quan đến công

tác quản lý của Nhà nƣớc đối với tài nguyên khoáng sản cũng nhƣ của doanh nghiệp

đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Ví dụ, việc quản lý, cấp phép khai thác tràn

lan lại thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ gây ra tình trạng khai thác chụp dựt, tàn phá

tài nguyên và môi trƣờng. Dƣới góc độ doanh nghiệp, việc quản lý không chặt chẽ

là nguyên nhân gây ra tổn thất ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

c. Tổn thất do điều kiện địa chất - tự nhiên:

Dạng tổn thất này liên quan đến các yếu tố thuộc về điều kiện địa chất mỏ và

tự nhiên bao gồm các loại nguyên nhân cụ thể sau đây:

+ Đặc điểm kiến tạo của mỏ than:

Các yếu tố thuộc về đặc điểm kiến tạo của mỏ than nhƣ: cấu tạo vỉa than, đặc

điểm trữ lƣợng, chất lƣợng tài nguyên than, nếp uốn, phay phá, đứt gãy…., những

yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đến việc thiết kế khai thác cũng nhƣ hệ số thu hồi của

từng vỉa than nói riêng và hệ số thu hồi của toàn mỏ nói chung.

36

+ Điều kiện địa chất thủy văn:

Điều kiện địa chất thủy văn của mỏ có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình khai

thác than bởi các yếu tố thuộc nhóm này liên quan đến nguồn nƣớc mặt, nƣớc dƣới

đất, các đới phá hủy kiến tạo, thung lũng sông cổ, túi chứa nƣớc…. Trong nhiều

trƣờng hợp, không thể có thiết kế phù hợp để khai thác khu mỏ do điều kiện địa

chất thủy văn quá phức tạp, hoặc việc khai thác than phải dừng lại do gặp các túi

nƣớc trong quá trình khai thác… Khi gặp điều kiện địa chất thủy văn phức tạp, một

lƣợng than sẽ bị để lại trong lòng đất và có thể vĩnh viễn không đƣợc khai thác.

+ Điều kiện địa chất công trình:

Tính chất cơ lý của đất đá vây quanh, các hiện tƣợng cactơ, hiện tƣợng trƣợt

lở, dòng lũ b n đá, bùng nền, tính chất cơ lý của đá vách, đá trụ, điều kiện khí mỏ,

điều kiện địa hình bề mặt…. là các nhân tố thuộc về điều kiện địa chất công trình.

Các nguyên nhân này gây ra tổn thất một lƣợng tài nguyên than bất khả kháng vì lý

do đảm bảo an toàn bề mặt, môi trƣờng và cho con ngƣời.

Điều kiện tự nhiên là nguyên nhân gây tổn thất rất lớn đối với khai thác

khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng. Nhƣ đã lập luận ở trên, có rất

nhiều nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên gây ra tổn thất than. Khi liệt kê,

phân tích đƣợc các nguyên nhân này các doanh nghiệp khai thác than sẽ có những

biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro, bởi các nguyên nhân đó hầu hết là mang

tính khách quan.

Dạng tổn thất này là bất khả kháng vì lý do đảm bảo an toàn bề mặt, môi

trƣờng và cho con ngƣời.

b. Tổn thất do các nguyên nhân khác:

Là tổn thất phát sinh trong thực tế khai thác (do các sự cố xảy ra nhƣ sập lò,

đổ lò, cháy nổ, đứt gãy, do gặp lò cũ, do ngập nƣớc……).

2.1.2.3. Theo mục đích tính

Tổn thất theo mục đích tính toán bao gồm:

+ Tổn thất thiết kế là tổn thất đƣợc xác định theo những tính toán trên cơ sở

công nghệ khai thác lựa chọn và điều kiện kỹ thuật khác [15], tổn thất thiết kế phục

vụ cho việc lập dự án xây dựng công trình mỏ.

37

+ Tổn thất định mức là tổn thất đƣợc tính toán dựa theo điều kiện kinh tế kỹ

thuật và các số liệu địa chất cho từng khu vực, khai trƣờng trong điều kiện chuẩn về

công nghệ khai thác [15]. Tổn thất này phục vụ cho việc lập kế hoạch hàng năm và

kế hoạch tác nghiệp của doanh nghiệp khai thác.

2.1.2.4. Theo thời kỳ tính

+ Tổn thất kế hoạch là tổn thất đƣợc xác định trong kế hoạch và tính chung

cho toàn mỏ hoặc các lò chợ cụ thể phù hợp với kế hoạch phát triển công trình mỏ

và các chỉ tiêu định mức khác đã đƣợc phê duyệt;

+ Tổn thất thực hiện là tổn thất đƣợc xác định thực tế từ các lò chợ cụ thể

sau một khoảng thời gian khai thác nhất định có thể tính theo tháng, quý hoặc năm.

2.1.2.5. Theo khả năng kiểm soát

Tổn thất phân theo khả năng kiểm soát bao gồm:

+ Tổn thất khách quan là toàn bộ tổn thất mà con ngƣời trong điều kiện hiện

tại chƣa thể tác động để hạn chế do ảnh hƣởng của điều kiện địa chất tự nhiên và kỹ

thuật, công nghệ.

+ Tổn thất chủ quan là các tổn thất có liên quan đến tính chủ quan của các

đối tƣợng liên quan nhƣ: các chính sách của Nhà nƣớc về quản trị tài nguyên, trình

độ của bộ máy quản lý doanh nghiệp khai thác, ý thức và trình độ tay nghề của công

nhân trực tiếp khai thác. …

Nhƣ vậy, các loại tổn thất trong sơ đồ nêu trên rất đa dạng và có thể chúng

đan xen với nhau. Tuy nhiên, sơ đồ phân loại tổn thất sẽ là cơ sở để đƣa ra hƣớng

nghiên cứu sâu hơn với mục đích khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả

tài nguyên than.

2.1.3. Nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than

Xét trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn, có nhiều nguyên nhân gây ra

tổn thất tài nguyên than trong quá trình khai thác, giữa chúng có mối liên hệ đan

xen, phức tạp. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất của các nguyên nhân gây ra

tổn thất tài nguyên than là nguyên nhân kinh tế. Giả sử rằng, với tiến bộ khoa học

kỹ thuật hiện nay, con ngƣời có thể khai thác đƣợc 100% trữ lƣợng than có trong

38

một khoáng sàng nhƣng việc có quyết định khai thác hết lƣợng than đó hay không

phụ thuộc cơ bản vào kết quả của sự so sánh giữa chi phí khai thác và lợi ích thu

đƣợc từ than khai thác đối với từng đối tƣợng thụ hƣởng chính có liên quan gồm:

Nhà nƣớc đại diện cho nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp khai thác than và ngƣời

lao động trực tiếp khai thác than, trong đó đối tƣợng trung tâm là doanh nghiệp khai

thác. Đối với doanh nghiệp khai thác than là so sánh giữa chi phí biên và giá bán

than của doanh nghiệp. Vì vậy, những nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than sẽ là

những nguyên nhân gắn với chi phí và lợi ích của doanh nghiệp khai thác. Những

nguyên nhân kinh tế cơ bản bao gồm:

2.1.3.1. Chính sách thuế, phí

Trong khai thác khoáng sản, thuế, phí vừa là khoản thu NSNN vừa là công cụ

để các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát hoạt động khai

thác khoáng sản với mục tiêu khai thác triệt để và có hiệu quả TNKS. Thuế, phí tăng

cao, chi phí của doanh nghiệp khai thác cũng tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp giảm, thậm chí bị lỗ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khai thác sẽ có xu

hƣớng tập trung khai thác phần than tốt với chi phí khai thác chấp nhận đƣợc và đƣơng

nhiên sẽ có một phần không nhỏ tài nguyên bị bỏ lại trong lòng đất và bị chôn v i vĩnh

viễn. Bên cạnh đó, căn cứ tính thuế, phí không hợp lý ảnh hƣởng đến thu ngân sách

trong dài hạn và cũng tạo ra kẽ hở để tổn thất tăng cao.

2.1.3.2. Chính sách giá than

Giá than là nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định khai thác tận thu than của

doanh nghiệp khai thác. Với công nghệ đã lựa chọn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể

thu hồi thêm tài nguyên than so với thiết kế. Tuy nhiên, quyết định khai thác tận thu

phụ thuộc vào mối tƣơng quan giữa giá thành khai thác và giá bán than. Nếu giá bán

than lớn hơn giá thành, việc khai thác vẫn mang lại hiệu quả, doanh nghiệp sẽ quyết

định tiếp tục khai thác. Ngƣợc lại, nếu giá bán than thấp hơn giá thành, doanh

nghiệp sẽ bị lỗ, việc khai thác sẽ dừng lại và đƣơng nhiên một lƣợng tài nguyên

than sẽ bị để lại trong lòng đất và vĩnh viễn không đƣợc tận thu một lần nữa. Những

lập luận đó cho thấy, chính sách giá than ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp và là nhân tố cơ bản gây ra tổn thất than trong quá trình khai thác.

39

Điều này thể hiện rõ rệt nhất trong thời kỳ cơ chế bao cấp, giá than đƣợc xác

định quá rẻ, khi đó không ai quan tâm nhặt than, thu gom than rơi vãi, than trôi theo

dòng nƣớc sau các trận mƣa, than lẫn vào đất đá đổ thải, v.v. Song khi bƣớc vào cơ

chế thị trƣờng, giá than tăng cao, ngƣời dân và nhiều doanh nghiệp trong vùng mỏ

đã tận thu những loại than nói trên, thậm chí còn vào “tận thu than” tại các bãi than,

kho than, phƣơng tiện chở than của các doanh nghiệp khai thác than.

2.1.3.3. Chính sách khuyến khích giảm tổn thất than

Với vai trò là chủ sở hữu tài nguyên, Nhà nƣớc luôn đặt mục tiêu bảo vệ,

khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên,

khai thác triệt để tài nguyên hay không là do doanh nghiệp khai thác, công nhân

trực tiếp khai thác quyết định. Chính vì vậy, nếu không có chính sách khuyến khích

phù hợp, tài nguyên than không đƣợc khai thác triệt để, tổn thất than sẽ tăng cao.

Chính sách khuyến khích tận thu than sử dụng phƣơng pháp, công cụ kinh tế để tác

động vào các chủ thể có liên quan. Các tổ chức, cá nhân sẽ quyết định khai thác tận

thu thêm tài nguyên (nếu có thể) khi họ thấy đƣợc lợi ích kinh tế. Chính sách

khuyến khích tận thu than đƣợc thực hiện ở các cấp độ khác nhau thông qua mối

quan hệ giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp khai thác, giữa doanh nghiệp khai thác và

ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

2.1.3.4. Chế tài xử phạt đối với tổn thất than

Các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác có vai trò rất quan trọng trong việc khai

thác triệt để, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên than. Bên cạnh việc khuyến khích các tổ

chức, cá nhân giảm tổn thất than cần phải có chế tài xử phạt cụ thể khi để xảy ra tổn

thất than quá mức so với quy định. Khi đó đi đôi với chế tài xử phạt cần có các quy

định chặt chẽ kiểm soát tổn thất than và tổ chức thực hiện trong thực tế.

2.1.4. Phương pháp xác định trữ lượng than tổn thất và tỷ lệ tổn thất

2.1.4.1. Phương pháp xác định trữ lượng than tổn thất trong khai thác hầm lò

- Phƣơng pháp trắc đạc trực tiếp: tiến hành đo, vẽ, cập nhật các thông số khai

thác theo từng vỉa, từng khu vực trên cơ sở hệ thống các lát cắt địa chất.

Tổn thất đƣợc xác định cụ thể cho từng lò chợ, vỉa, khu vực khai thác trong

kỳ, tính cho từng dạng tổn thất, cụ thể [36]:

40

+ Do để lại trụ bảo vệ các đƣờng lò chuẩn bị (Qtt1)

1ttQ d r m D , tấn (2.1)

+ Do để lại các lớp than ở nóc/nền lò chợ (Qtt2)

2 ( )tt PQ m h d r D , tấn (2.2)

+ Do để lại không thu hồi hết than nóc lò chợ (bao gồm các lò chợ bám trụ

có thu hồi nóc, lò chợ chia lớp có thu hồi than nóc) (Qtt3)

3tt p thQ d r m t D , tấn (2.3)

+ Do để lại không khai thác hết trong không gian khấu lò chợ (Qtt4)

4 (1 )tt pQ d r h K D , tấn (2.4)

+ Do các nguyên nhân khác (nếu có) phát sinh trong thực tế khai thác (đứt

gãy, lò cũ, ngập nƣớc) thì tùy từng điều kiện cụ thể để tính toán (Qtt5).

Trong đó:

d: chiều dài, m

r: chiều rộng theo hƣớng dốc, m

m: chiều dày riêng than, m

D: thể trọng than sạch địa chất, tấn/m3

h: chiều cao khấu riêng than, m

dp: chiều dài theo phƣơng, m

mth: chiều dày lớp than sạch thu hồi, m

t: tỉ lệ tổn thất, %

K: hệ số khai thác

- Phƣơng pháp gián tiếp: Xác định dựa trên số liệu thống kê khối lƣợng than

nguyên khai thu hồi và trữ lƣợng than tƣơng ứng đã huy động để khai thác.

2.1.4.2. Công thức xác định tỷ lệ tổn thất

+ Theo Quy định 747[36], tỷ lệ tổn thất đƣợc xác định theo công thức:

100,%tt

tshd

QT

Q (2.5)

41

Trong đó:

Qtt: Tổng trữ lƣợng các dạng tổn thất đƣợc tính toán (không tính tổn thất do

nguyên nhân khác)

Qtshđ: Trữ lƣợng than sạch địa chất huy động khai thác.

+ Theo giáo trình “Nâng cao chất lượng khoáng sản trong khai thác mỏ lộ

thiên” [15]:

100,%mm

c

QK

Q

(2.6)

Trong đó:

Km: Hệ số tổn thất khoáng sản,%

Qm: Khối lƣợng khoáng sản trong cân đối bị mất trong quá trình khai thác

trong điều kiện công nghệ khai thác sử dụng, tấn.

Qc: Trữ lƣợng trong cân đối, tấn.

+ Công thức tính tỉ lệ tổn thất của một số công ty than thuộc Tập đoàn TKV

[39]:

100,%cn k

tshd k

Q QT

Q Q

(2.7)

Hoặc

100,%cn k

tshdgh

Q QT

Q

(2.8)

Trong đó:

Qcn: khối lƣợng than tổn thất do công nghệ, tấn

Qk: khối lƣợng than tổn thất do nguyên nhân khác, tấn

Qtshd: trữ lƣợng than sạch địa chất huy động khai thác, tấn

Qtshdgh: trữ lƣợng than sạch địa chất huy động thực tế còn lại trong giới

hạn khai thác

Công thức xác định tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò còn tồn tại một

số hạn chế nhƣ sau:

- Chƣa đảm báo tính thống nhất, QĐ 747 yêu cầu tính tỉ lệ tổn thất dựa trên

trữ lƣợng than huy động khai thác, các doanh nghiệp mỏ tính theo nhiều công thức

khác nhau (3.7 hoặc 3.8).

42

- Chƣa phản ánh đầy đủ các dạng tổn thất, khối lƣợng than tổn thất do

nguyên nhân khác chƣa đƣợc tính đến và tổn thất tại khu vực giao thầu không đƣợc

tính vào tỉ lệ tổn thất chung của toàn mỏ.

Những hạn chế nêu trên làm cho kết quả thống kê về tỉ lệ tổn thất không

phản ánh đầy đủ so với thực tế. Điều này không chỉ gây ra khó khăn cho việc đánh

giá, quản lý tổn thất mà còn gây khó khăn trong việc quy trách nhiệm cho các tổ

chức, cá nhân có liên quan đến tổn thất.

Để khắc phục những hạn chế nói trên cần có sự thống nhất đối với công

thức tính tỉ lệ tổn thất và các thông số tính toán phải phản ánh đầy đủ các dạng tổn

thất trong khai thác. Sự thống nhất này là cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn

trong việc lập báo cáo về tổn thất kế hoạch cũng nhƣ tổn thất thực hiện. Bên cạnh

đó, sự thống nhất sẽ là cơ sở để Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam quản lý tốt hơn về tổn thất than hƣớng tới minh bạch trong khai thác than.

Để khắc phục những hạn chế nói trên, thống nhất công thức xác định tỉ lệ

tổn thất than trong khai thác hầm lò nhƣ sau:

100,%ttTT

tshd

QK

Q (2.9)

Trong đó:

Qtt: Tổng trữ lƣợng các dạng tổn thất đƣợc tính toán (bao gồm tổn thất công

nghệ và tổn thất do nguyên nhân khác),

Qtshđ: Trữ lƣợng than sạch địa chất huy động khai thác.

2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

2.2.1. Khái niệm giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

Trƣớc khi đƣa ra khái niệm về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cần đƣa ra

khái niệm về giải pháp kinh tế nói chung. Khái niệm giải pháp kinh tế đƣợc phát

biểu nhƣ sau:

Giải pháp kinh tế là sử dụng các công cụ, biện pháp, chính sách tác động

vào lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan nhằm hướng/điều khiển hành

vi của họ vào mục tiêu định trước.

43

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm nói trên, cần làm rõ lợi ích kinh tế và

công cụ, biện pháp, chính sách tác động đến lợi ích kinh tế là gì? tại sao cần phải có

mục tiêu định trƣớc?

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, nó phản ánh mục đích và động cơ khách quan

của các đối tƣợng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan

hệ sản xuất quyết định. Nhƣ vậy, tùy theo vai trò, chức năng của từng đối tƣợng mà có

các hình thức tác động phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích vật chất của họ.

Công cụ, chính sách, biện pháp là các hình thức tác động mà khi áp dụng

chúng sẽ làm cho chi phí, lợi ích của các đối tƣợng có liên quan thay đổi theo

hƣớng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu đã định.

Mục tiêu định trƣớc: mỗi đối tƣợng có các mục tiêu riêng lẻ tùy thuộc vào

các giai đoạn phát triển, chiến lƣợc phát triển cụ thể. Để hƣớng các đối tƣợng theo

mục tiêu chung cần phải có những định hƣớng cụ thể bằng cách nêu rõ mục tiêu đó

là gì, từ đó căn cứ vào lợi ích thu đƣợc, các đối tƣợng sẽ tìm cách triển khai để đạt

đƣợc mục tiêu đã định.

Từ khái niệm về giải pháp kinh tế nói chung nêu trên, có thể đƣa ra khái

niệm về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than nhƣ sau:

Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than là sử dụng các công cụ, chính sách, biện

pháp, tác động vào lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan đến quá trình khai

thác than nhằm hướng hành vi của họ vào mục tiêu giảm tổn thất than.

Với khái niệm trên, có thể hiểu một cách đơn giản, giải pháp kinh tế giảm

tổn thất than thực chất là cách giải quyết các vấn đề tổn thất than thông qua việc tác

động vào lợi ích kinh tế của các đối tƣợng thụ hƣởng liên quan nhằm đảm bảo tổn

thất ở mức độ thấp nhất.

Do vậy, để có thể đề xuất giải pháp kinh tế phù hợp nhằm mục tiêu khuyến

khích khai thác tận thu tối đa tài nguyên than, tức là giảm tổn thất than trong quá

trình khai thác, cần làm rõ các yêu cầu của giải pháp, chủ thể của giải pháp và lợi

ích của các đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan đến hoạt động khai thác than.

44

2.2.2. Yêu cầu của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

Một giải pháp kinh tế đem lại hiệu quả cao trong vấn đề giảm tổn thất than

cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Đảm bảo tính khoa học

Ngành khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng là ngành có

điều kiện sản xuất kinh doanh rất khó khăn, phức tạp. Sản phẩm của ngành mang

tính hữu hạn, không thể tái tạo và là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành kinh

tế quan trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo mục tiêu giảm tổn thất than, giải pháp kinh

tế phải phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh, phải thích ứng một cách linh hoạt

với các trƣờng hợp cụ thể của nền kinh tế. Để làm đƣợc điều đó, giải pháp kinh tế

phải là sự kết hợp tốt giữa lý luận và thực tiễn, giữa yếu tố vi mô và vĩ mô. Hay nói

cách khác, giải pháp kinh tế phải đảm bảo tính khoa học dựa trên sự nghiên cứu từ

khái quát đến chi tiết rất nhiều nội dung có liên quan đặc biệt là các vấn đề liên

quan đến yếu tố kinh tế nhƣ: giá trị tự nhiên của 1 tấn than, giá trị kinh tế liên ngành

của 1 tấn than,…

Thứ hai: Đảm bảo tính khả thi

Có thể nói, tính khoa học là điều kiện cần còn tính khả thi là điều kiện đủ của

giải kinh tế giảm tổn thất than. Thực vậy, một giải pháp có thể đƣợc nghiên cứu rất

chi tiết, rất công phu với những tính toán và lập luận chặt chẽ, đầy đủ nhƣng chƣa

chắc đã áp dụng đƣợc trong thực tế. Chính vì vậy, giải pháp đƣa ra phải đảm bảo

tính khả thi, nghĩa là phải rõ ràng, dễ triển khai, không gây khó khăn cho các đối

tƣợng liên quan trong quá trình thực hiện.

Thứ ba, tác động đúng và đầy đủ tới các đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan và

đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các đối tƣợng đó.

2.2.3. Chủ thể của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than và lợi ích của đối tượng

thụ hưởng

Than là tài sản của toàn dân mà nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu, doanh

nghiệp khai thác là đơn vị đƣợc giao tài nguyên để quản lý và huy động vào khai

thác. Chính vì vậy, chủ thể đƣa ra giải pháp kinh tế giảm tổn thất than tùy từng cấp

độ khác nhau sẽ bao gồm: Nhà nƣớc, Doanh nghiệp khai thác và các đơn vị trung

45

gian nhƣ tập đoàn, tổng công ty. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ căn cứ vào phạm vi,

quyền hạn và tình hình thực tế để đƣa ra các giải pháp khác nhau để hƣớng tới mục

tiêu giảm tổn thất than trong khai thác.

Gắn liền với giải pháp giảm tổn thất than là các đối tƣợng thụ hƣởng có liên

quan. Nhƣ đã biết, sản phẩm than là nguyên nhiên liệu của nhiều ngành sản xuất và

đời sống. Khai thác tiết kiệm và hợp lý tài nguyên than sẽ mang lại lợi ích cho nhiều

đối tƣợng có liên quan. Vì vậy, giải pháp kinh tế giảm tổn thất than là giải pháp tác

động vào lợi ích của các đối tƣợng thụ hƣởng, trong đó các đối tƣợng thụ hƣởng

chính là: Nhà nƣớc, Doanh nghiệp khai thác và ngƣời lao động trong doanh nghiệp

khai thác than.

Dựa trên vai trò của từng đối tƣợng thụ hƣởng đối với hoạt động khai thác than có

thể xác định các lợi ích mà khai thác than mang lại cho từng đối tƣợng nhƣ sau:

a. Đối với Nhà nƣớc, lợi ích là giá trị kinh tế biểu hiện bằng tiền các lợi ích

mà khai thác than đem lại cho nền kinh tế, bao gồm sản phẩm than (lợi ích trực tiếp

từ khai thác than), lợi ích từ các ngành cung cấp đầu vào cho khai thác than và lợi

ích từ các ngành sử dụng than (lợi ích gián tiếp tạo ra trong các ngành trên nền

than). Chính vì các lợi ích tạo ra trong các ngành này của nền kinh tế mà ngƣời ta

gọi khai thác than có hiệu quả kinh tế liên ngành. Cho nên trong trƣờng hợp khai

thác than bị lỗ, Nhà nƣớc (đại diện cho nền kinh tế) dựa vào tính hiệu quả kinh tế

liên ngành để hỗ trợ nhằm duy trì khai thác than.

b. Đối với doanh nghiệp khai thác than, lợi ích là doanh thu thu đƣợc từ tiêu

thụ sản phẩm than khai thác đƣợc, doanh nghiệp sử dụng lợi ích thu đƣợc so sánh

với chi phí bỏ ra cho khai thác than để quyết định tiếp tục khai thác hay dừng lại.

Trong sản xuất, do ảnh hƣởng của quy luật giá thành sản phẩm tăng theo chiều sâu

khai thác nên doanh nghiệp ngày càng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để sản xuất 1 tấn

than. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp kinh tế nhằm giảm chi phí sản xuất của bản

thân doanh nghiệp, rất cần những giải pháp kinh tế khác từ phía Nhà nƣớc để đảm

bảo khoảng cách hợp lý giữa lợi ích và chi phí trong các giai đoạn sản xuất thuận lợi

cũng nhƣ khó khăn khác nhau của doanh nghiệp.

46

c. Đối với ngƣời lao động, lợi ích là thu nhập (tiền công, tiền lƣơng) thu đƣợc từ

hoạt động khai thác than. Khi thu nhập của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo và tƣơng ứng

với hao phí lao động mà họ đã bỏ ra thì họ sẽ thực hiện mục tiêu mà cấp trên đề ra với

tinh thần trách nhiệm cao nhất. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu giảm tổn thất, các giải

pháp cần có sự tác động nhất định vào ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên,

đi đôi với giải pháp kinh tế khuyến khích khai thác tận thu than cần phải có các giải

pháp đảm bảo an toàn lao động và kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ kỷ luật an toàn lao

động vì khai thác than là loại lao động nặng nhọc và nguy hiểm.

2.2.4. Cơ sở kinh tế của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than

Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cần đƣợc xây dựng dựa trên những lập

luận và tính toán cụ thể. Trong đó, giá trị của tài nguyên than là cơ sở hết sức quan

trọng. Tính đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến cơ sở lý luận về

giá trị của tài nguyên khoáng sản nói chung, khoáng sản than nói riêng nhƣ đã nêu

trong chƣơng 1. Trong khuôn khổ luận án của mình, tác giả lựa chọn phƣơng pháp

xác định giá trị của tài nguyên than phù hợp với mục tiêu của luận án làm cơ sở

kinh tế để đƣa ra các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

Nội dung dƣới đây đề cập đến phƣơng pháp xác định giá trị tự nhiên của

khoáng sản than và giá trị kinh tế liên ngành của khoáng sản than.

2.2.4.1. Giá trị tự nhiên của khoáng sản than (G)

Giá trị tự nhiên của khoáng sản than đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về

giá trị tự nhiên của mỏ khoáng sản mà khái niệm, công thức xác định các chỉ tiêu này

đƣợc thừa nhận trong các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Chỉnh.

Giá trị tự nhiên của mỏ khoáng sản G (giá trị của tài nguyên khoáng sản

trong lòng đất) là phần giá trị thặng dƣ còn lại sau khi trừ phần lợi nhuận ròng bình

quân của nhà đầu tƣ vào mỏ. Nói cách khác, giá trị tự nhiên của mỏ khoáng sản

chính là giá trị mà chủ sở hữu tài nguyên có thể thu đƣợc trong tƣơng lai sau khi trả

cho nhà đầu tƣ một khoản lợi nhuận nhất định [8].

Tô mỏ là phần giá trị thặng dƣ còn lại sau khi đã trừ lợi nhuận trƣớc thuế của

nhà đầu tƣ khai thác mỏ [8].

47

Dựa vào sơ đồ phân chia lợi nhuận dƣới đây có thể hiểu rõ hơn về các chỉ

tiêu giá trị tự nhiên của mỏ.

Hình 2.2: Sơ đồ phân chia lợi nhuận giữa chủ sở hữu và nhà đầu tƣ

Nguồn: [8, tr.70]

Với ý nghĩa đó, giá trị tự nhiên của mỏ khoáng sản, tô mỏ phản ánh mức độ hiệu

quả kinh tế của mỏ đồng thời phản ánh mức độ thuận lợi hay khó khăn của mỏ trong quá

trình khai thác. Chính vì vậy, khi xem xét dƣới góc độ quản lý tài nguyên khoáng sản,

giá trị tự nhiên mỏ khoáng sản, tô mỏ và các chỉ tiêu liên quan đƣợc tác giả sử dụng làm

căn cứ để đƣa ra các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác.

Theo tài liệu [8], các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản đƣợc xác

định nhƣ sau:

Tổng thu nhập

Lợi nhuận nhà đầu tƣ Thu nhập của chủ sở hữu

Thuế thu nhập DN Tô mỏ

Thuế TN Tô mỏ chênh lệch

48

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu xác định giá trị tự nhiên của mỏ

Công thức xác định Giải thích kí hiệu Thứ

tự

1

n

t t

t

P D C

G: Giá trị tự nhiên của mỏ khoáng sản, đồng

R: Tô mỏ, đồng

Rl: Tô mỏ chênh lệch, đồng

GĐV: Giá trị tự nhiên của 1 đơn vị sản phẩm,

đồng/tấn

Tm: Tô mỏ tính cho 1 đơn vị sản phẩm,

đồng/tấn

TR: Tô mỏ trên doanh thu, %

:l

DVR Chênh lệch tô mỏ tính cho 1 đơn vị sản

phẩm, đồng/tấn

Dt: Doanh thu năm t, đồng

Ct: Chi phí sản xuất năm t, đồng

It: Vốn sản xuất kinh doanh năm t, đồng

i: Tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh, %

n: Thời gian tồn tại của mỏ, năm

Tdn: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, %

:TN

tT Thuế tài nguyên năm thứ t, đồng

Qt: Sản lƣợng than năm t, tấn

(2.10)

1

( )n

t t t

t

G D C I i

(2.11)

1

( i)

(1 )

nt t

t

t dn

C IR D

T

(2.12)

D

1

V n

t

t

GG

Q

(2.13)

1

m n

t

t

RT

Q

(2.14)

1

R n

t

t

RT

D

(2.15)

(2.16)

(2.17)

Để đảm bảo nguồn thu từ khoáng sản của chủ sở hữu tài nguyên, đồng thời

khuyến khích doanh nghiệp khai thác tận thu tài nguyên, chính sách thuế tài nguyên

mà cụ thể là thuế suất thuế tài nguyên cần đƣợc xác định dựa trên chỉ tiêu tô mỏ

theo nguyên tắc: áp dụng mức thuế suất cao đối với mỏ có tô mỏ cao và ngƣợc lại;

miễn thuế tài nguyên đối với mỏ có tô mỏ bằng 0, sử dụng các chính sách hỗ trợ

khác để khuyến khích doanh nghiệp khai thác khi cần đáp ứng nhu cầu khoáng sản

của nền kinh tế.

n

i

TN

t

dn

ttt

l TT

iICDR

1 1

n

i

t

ll

DV

Q

RR

1

49

Bên cạnh đó, giải pháp thƣởng, phạt bằng tiền đối với các tổ chức cá nhân

khai thác tận thu khoáng sản hoặc để xảy ra tổn thất quá mức so với thiết kế đã

duyệt đƣợc xây dựng dựa trên các chỉ tiêu nhƣ: giá trị tự nhiên của một đơn vị

khoáng sản, tô mỏ đơn vị, chênh lệch tô mỏ đơn vị.

Với ý nghĩa quan trọng nêu trên, trong luận án này, các chỉ tiêu về giá trị tự

nhiên của mỏ, tô mỏ đƣợc sử dụng để nghiên cứu về chính sách thuế tài nguyên,

chính sách giao khoán, thƣởng, phạt đối với các tổ chức, cá nhân khai thác than.

2.2.4.2. Giá trị kinh tế liên ngành của than (GT)

Giá trị kinh tế liên ngành của than là giá trị của than khi đã đƣợc khai thác,

sử dụng và có tính đến giá trị mà than đã tạo ra cho các ngành liên quan. Với lập

luận đó, giá trị kinh tế liên ngành đƣợc hiểu là giá trị kinh tế của một tấn than dƣới

góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cần phải quan tâm đến giá trị này là vì: Trong

thực tế, không thể khai thác hết trữ lƣợng than trong lòng đất bằng mọi giá, dƣới

góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quyết định tiếp tục khai thác hay không phụ

thuộc vào kết quả của sự so sánh giữa giá trị kinh tế liên ngành của than và chi phí

để khai thác chúng. Chính vì vậy, cần phải xác định giá trị kinh tế liên ngành của

một tấn than để làm cơ sở cho một số giải pháp kinh tế giảm tổn thất than.

Theo tài liệu [19] Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than đƣợc xác định theo

công thức sau:

GT = P+ GR+ GV+GVL+ GK (2.18)

Trong đó:

+ P: Giá thị trƣờng của 1 tấn than.

+ GR: Giá trị gia tăng 1 tấn than tạo ra trong các ngành sử dụng than làm

nguyên liệu đầu vào.

1 1

n n

ti i i

t i iR

TT tt tt

VA VA zVA

GQ Q Q

, đ/t (2.19)

Trong đó:

VAt: Giá trị gia tăng do than tạo ra cho các ngành sử dụng than làm nguyên

liệu đầu vào, đồng.

50

Qtt: Tổng sản lƣợng than tiêu thụ cho các ngành, tấn.

VAti: Giá trị gia tăng do than tạo ra cho ngành i, đồng.

VAi: Giá trị gia tăng của ngành i, đồng.

zi: Tỉ trọng chi phí than trong giá thành sản phẩm của ngành i, %.

n: số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào.

+ GV: Giá trị gia tăng 1 tấn than tạo ra trong các ngành cung cấp đầu vào cho

sản xuất than, đƣợc xác định theo công thức sau:

1 1

m m

tvj j j

j jtvv

SX SX SX

VA VA sVA

GQ Q Q

, đ/t (2.20)

Trong đó:

VAtv : Tổng giá trị gia tăng do than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào

cho than trong năm, đồng.

QSX: Khối lƣợng than sản xuất trong năm, tấn.

m: số ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất than.

VAtvj: giá trị gia tăng do than tạo ra cho ngành cung cấp đầu vào thứ j, đ.

VAj: Giá trị gia tăng của ngành cung cấp đầu vào thứ j trong năm, đồng.

Sj: Tỉ trọng sản phẩm ngành j cung cấp cho ngành than trong tổng sản phẩm

ngành j tiêu thụ trong năm, %.

+ GVL: Giá trị tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động.

Phƣơng pháp xác định giá trị tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động

của sản xuất than đƣợc xác định trên cơ sở giả định rằng trữ lƣợng than hết phải

đóng cửa mỏ, khi đó nền kinh tế phải: đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất mới để

tạo việc làm mới bù vào số việc làm đã mất do đóng cửa mỏ; hỗ trợ chi phí đào tạo

để tìm việc làm mới hoặc trợ cấp thất nghiệp và giải quyết các vấn đề xác hội liên

quan đến đóng cửa mỏ.

Một cách đơn giản, GVL xác định bằng chi phí cơ hội của tiền lƣơng tức là số

tiền lƣơng bị mất đi do đóng cửa mỏ. Giá trị đó của 1 tấn than chính là đơn giá tiền

lƣơng (bao gồm cả các loại chi phí bảo hiểm) trên 1 tấn than.

51

+ GK: Giá trị các lợi ích khác mà tấn than đem lại cho nền kinh tế

Lợi ích khác mà tấn than mang lại cho nền kinh tế là lợi ích từ sự chủ động,

ổn định do sử dụng nguồn than sản xuất trong nƣớc. Có thể ƣớc tính thông qua tỉ lệ

rủi ro khi không sử dụng than sản xuất trong nƣớc và doanh thu của các ngành sử

dụng than.

Việc xác định giá trị kinh tế liên ngành của một tấn than đối với nền kinh tế

quốc dân theo công thức trên hết sức phức tạp, một số thành phần không thể xác

định đƣợc do không có số liệu thống kê. Mặc dù vậy, về ý tƣởng, giá trị kinh tế liên

ngành của 1 tấn than đối với nền kinh tế có ý nghĩa khá quan trọng trong những giải

pháp kinh tế liên quan đến khai thác tận thu than. Với ý tƣởng này, để tiếp tục

nghiên cứu trong luận án nhằm đƣa ra căn cứ hợp lý cho giải pháp kinh tế giảm

tổn thất than trong khai thác, có thể sử dụng công thức sau đây để xác định giá trị

kinh tế liên ngành của 1 tấn than:

GT = P+ GR+ GV (2.21)

Trong đó:

+ P: Giá thị trường của 1 tấn than

Giá thị trƣờng của 1 tấn than có thể đƣợc xác định bằng nhiều công thức

khác nhau tùy thuộc vào phƣơng pháp định giá đƣợc lựa chọn. Trong đề tài này giá

thị trƣờng của 1 tấn than đƣợc xác định dựa trên giá bán than nội địa bình quân của

3 đến 5 năm gần đây.

+ GR: Giá trị 1 tấn than tạo ra trong các ngành sử dụng than làm nguyên liệu

đầu vào

Để tính GR, có thể sử dụng số liệu đầu ra của ngành than vì đó chính là giá trị

đầu vào của ngành sử dụng than. Công thức xác định cụ thể nhƣ sau:

1

n

i i

iR

TT

D z

GQ

(2.22)

Trong đó:

n: Số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào

52

Di: Doanh thu ngành than thu đƣợc do bán than cho ngành i (Tổng chi phí

than của ngành i), đồng.

zi: Tỉ trọng giá trị gia tăng thuần trên CP của ngành i, %.

QTT: Tổng sản lƣợng than bán cho các ngành.

+ GV: Giá trị 1 tấn than tạo ra trong các ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất

than

Có thể xác định giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra trong các ngành cung cấp đầu

vào cho sản xuất than dựa trên 3 loại chi phí trong giá thành sản phẩm than là: Chi

phí vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí động lực. Một cách tƣơng đối, có thể coi chi

phí vật liệu, nhiên liệu, động lực dùng trong sản xuất than là doanh thu do than tạo

ra trong các ngành cung cấp đầu vào cho sản xuất than. Với lập luận đó, GV có thể

đƣợc xác định theo công thức sau:

1

m

j j

j

V

SX

CP

GQ

(2.23)

Trong đó:

m: Số loại chi phí trong giá thành sản phẩm than (vật liệu, nhiên liệu, động

lực).

CPj: Chi phí thứ j trong sản xuất than (Doanh thu của ngành cung cấp yếu tố

đầu vào thứ j cho sản xuất than), đồng.

j : Tỉ trọng giá trị gia tăng thuần trên doanh thu của ngành sản xuất yếu tố

đầu vào thứ j cho sản xuất than, %.

QSX: Tổng sản lƣợng than khai thác, Tấn.

Nhƣ vậy, có sự khác biệt nhất định giữa giá trị tự nhiên của một tấn than và

giá trị kinh tế liên ngành của một tấn than. Cụ thể nhƣ sau:

Giá trị tự nhiên của 1 tấn than là giá trị của than khi còn đang nằm trong lòng

đất. Giá trị này có ý nghĩa khi nghiên cứu chính sách thƣởng phạt, chính sách hỗ trợ

đối với các tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác than.

53

Giá trị kinh tế liên ngành của một tấn than là giá trị của than khi đã đƣợc

khai thác và sử dụng. Giá trị này có ý nghĩa khi nghiên cứu các chính sách khuyến

khích đầu tƣ khai thác than ở các mỏ có điều kiện khai thác khó khăn, chất lƣợng

than xấu (mỏ có giá trị tự nhiên hoặc tô mỏ nhỏ hơn 0).

2.2.5. Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò

Để giảm tổn thất than trong khai thác nói chung, trong khai thác hầm lò nói

riêng có thể áp dụng đa dạng các giải pháp khác nhau nhƣ: giải pháp công nghệ,

giải pháp kinh tế, giải pháp hành chính và giải pháp giáo dục. Các giải pháp này

không phải là các giải pháp độc lập mà có quan hệ tƣơng hỗ với nhau trọng một hệ

thống đồng bộ các giải pháp. Khi xem xét một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của

các giải pháp trong hệ thống, giải pháp kinh tế là giải pháp cơ bản và có vai trò rất

quan trọng đối với mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác. Bởi vì, đối với các

đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan đến khai thác than, lợi ích kinh tế vừa là động lực

để kích thích khai thác tận thu than vừa là sự ràng buộc về kinh tế khi để xảy ra tổn

thất than quá mức cho phép. Giải pháp kinh tế sẽ gắn với các chủ thể khác nhau là

Nhà nƣớc và doanh nghiệp khai thác để đảm bảo phù hợp với vai trò, chức năng,

nhiệm vụ của từng chủ thể trong quản lý và khai thác than.

Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu tài nguyên khoáng sản nói chung và tài

nguyên than nói riêng, để giảm tổn thất than, nhà nƣớc cần phải đƣa ra các giải pháp

cụ thể đối với các doanh nghiệp khai thác. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt mục tiêu

giảm tổn thất than, doanh nghiệp khai thác phải triển khai các giải pháp kinh tế phù

hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình nhằm giảm tổn thất than đảm bảo tốt mục

tiêu khai thác tiết kiệm và hợp lý tài nguyên than đã đƣợc giao. Chính vì vậy, về cơ

sở lí luận, mỗi chủ thể sẽ có thể có các giải pháp kinh tế khác nhau. Cụ thể:

2.2.5.1. Giải pháp của Nhà nước đối với doanh nghiệp

a. Chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và áp dụng

công nghệ mới để khai thác tận thu than

Đặc điểm của khai thác than là điều kiện khai thác ngày càng khó khăn,

phức tạp do phải xuống sâu đi xa, cho nên nếu không đổi mới, hiện đại hóa công

54

nghệ sẽ không khai thác đƣợc, hoặc nếu khai thác đƣợc thì năng suất rất thấp, không

an toàn và tổn thất cao. Trong trƣờng hợp này việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ

và áp dụng công nghệ mới vừa là để khai thác than nhƣng đồng thời cũng có ý

nghĩa là để khai thác tận thu than hay giảm tổn thất than so với sử dụng công nghệ

cũ. Do vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách thích hợp hỗ trợ đầu tƣ đối với doanh

nghiệp khai thác than trong việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và áp dụng công

nghệ mới xét theo góc độ khai thác tận thu than (so với công nghệ cũ). Để chính

sách hỗ trợ đƣợc hợp lý và có hiệu quả Nhà nƣớc có thể hỗ trợ về vốn với lãi suất

ƣu đãi dựa trên kết quả của việc xác định giá trị kinh tế liên ngành của than và phân

tích tổng hợp hiệu quả tài chính - kinh tế - xã hội của dự án đầu tƣ đổi mới, hiện đại

hóa công nghệ của các doanh nghiệp.

b. Chính sách ưu đãi về thuế, phí

Thuế, phí là một trong những công cụ quan trọng thể hiện vai trò sở hữu Nhà

nƣớc đối với tài nguyên và thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt

động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, thuế phí

cao là nguyên nhân trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm gây ra tổn thất tài nguyên.

Vì vậy, để giảm tổn thất than nhà nƣớc cần có chính sách thuế, phí hợp lý thông qua

việc lựa chọn các căn cứ tính thuế. Thậm chí nhà nƣớc còn có thể giảm thuế, miễn

thuế để khuyến khích các doanh nghiệp khai thác giảm tổn thất than. Chính sách về

thuế phí là công cụ vừa có tính kích thích vừa có tính ràng buộc về kinh tế đối với

doanh nghiệp khai thác thể hiện ở các căn cứ tính thuế. Chính sách thuế hợp lý cần

đƣợc xây dựng dựa trên giá trị tự nhiên của than và đảm bảo cân đối với các khoản

thuế, phí khác đối với khoáng sản than.

c. Chính sách giá than

Giá bán than là cơ sở quan trọng để so sánh với giá thành nhằm đƣa ra quyết

định tiếp tục khai thác hay dừng lại. Nếu giá bán than thấp hơn giá thành doanh

nghiệp sẽ không thể tiếp tục khai thác, khi đó tổn thất than sẽ tăng lên. Trong khai

thác than, giá thành sản phẩm ngày càng tăng theo chiều sâu khai thác và giá thành

ở các mỏ ở các mức cao, thấp rất khác nhau do ảnh hƣởng của điều kiện địa chất tự

55

nhiên. Chính vì vậy, để các doanh nghiệp có thể khai thác tối đa trữ lƣợng than đã

huy động cần phải có chính sách giá hợp lý để đảm bảo lợi nhuận tối thiểu có thể

chấp nhận đƣợc đối với các doanh nghiệp khai thác nhằm hạn chế tổn thất than do

giá bán than thấp hơn giá thành.

d. Chế tài thưởng, phạt

Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chế tài thƣởng, phạt bằng lợi ích kinh tế để

tạo động lực thực hiện một mục tiêu cụ thể là rất quan trọng. Trong khai thác than

cũng vậy, để giảm tổn thất than cần tạo động lực cho các đối tƣợng có liên quan

thông qua chế tài thƣởng, phạt bằng kinh tế.

Chế tài thƣởng bằng kinh tế có vai trò tạo động lực để doanh nghiệp cũng

nhƣ ngƣời lao động trong doanh nghiệp quyết định khai thác tận thu, giảm tổn thất

than đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc khai thác tận thu

than. Chính vì vậy, chế tài thƣởng bằng kinh tế cần gắn chặt chẽ với mục tiêu giảm

tổn thất tài nguyên than, đảm bảo đúng đối tƣợng dựa trên những căn cứ cụ thể và

phải mang tính đồng bộ giữa Nhà nƣớc - Doanh nghiệp - ngƣời lao động.

Để hạn chế tổn thất than, ngoài việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân để

tạo động lực giảm tổn thất than trong khai thác cần phải có chế tài xử phạt cụ thể

khi để xảy ra tổn thất than quá mức so với thiết kế. Với vai trò nâng cao tinh thần

trách nhiệm đồng thời đảm bảo tính răn đe cần thiết đối với các tổ chức, cá nhân

trong quá trình khai thác, chế tài xử phạt cần đảm bảo nguyên tắc chính xác, công

khai, công bằng, kịp thời nếu không sẽ gây ra tình trạng bức xúc, thiếu trách nhiệm

trong quản lý tổn thất.

Dƣới góc độ của nhà nƣớc, giải pháp thƣởng, phạt tác động tới các doanh

nghiệp khai thác nhằm kích thích hoặc ràng buộc về kinh tế để doanh nghiệp khai

thác không chỉ đảm bảo tỉ lệ tổn thất than theo thiết kế mà còn khai thác tận thu

than. Chế tài thƣởng, phạt đƣợc xây dựng dựa trên tỉ lệ tổn thất than theo thiết kế, tỉ

lệ tổn thất than thực tế của doanh nghiệp và giá trị tự nhiên của một tấn than.

Để có tác dụng đối với mục tiêu giảm tổt thất than, chế tài thƣởng, phạt cần

đƣợc kết hợp tốt với các quy định cụ thể về quản trị tổn thất; công tác kiểm tra, giám

sát và đánh giá tổn thất than trong quá trình khai thác của các cơ quan có chức năng;….

56

Trên đây là một số giải pháp kinh tế mà Nhà nƣớc có thể áp dụng đối với các

doanh nghiệp khai thác than. Mỗi giải pháp sẽ có những đặc điểm, nội dung và cách

thức triển khai khác nhau nhƣng đều tƣơng tự nhau về vai trò và đều c ng hƣớng

vào mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác.

2.2.5.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong nội bộ doanh nghiệp

Doanh nghiệp khai thác có vai trò rất quan trọng trong việc giảm tổn thất

than, quyết định của doanh nghiệp nói chung và của công nhân trực tiếp khai thác

trong doanh nghiệp nói riêng ảnh hƣởng trực tiếp đến tỉ lệ tổn thất than của doanh

nghiệp. Chính vì vậy, để thu hồi đƣợc nhiều nhất trữ lƣợng than đƣợc giao, doanh

nghiệp khai thác cần phải triển khai một số giải pháp kinh tế để đảm bảo mục tiêu

giảm tổn thất than trong khai thác. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất trong nội bộ

doanh nghiệp cần có sự đồng bộ với các giải pháp kinh tế giảm tổn thất đã đƣợc đƣa

ra bởi Nhà nƣớc.

a. Cơ chế thưởng, phạt

Khi khai thác tiết kiệm, tận thu than doanh nghiệp đƣợc nhà nƣớc thƣởng

hoặc có những ƣu đãi nhất định và ngƣợc lại khi để xảy ra tổn thất than, doanh

nghiệp bị phạt tiền. Chính vì vậy, trong nội bộ doanh nghiệp, cơ chế thƣởng phạt

cũng phải đƣợc áp dụng để tạo động lực cũng nhƣ quy trách nhiệm đối với từng

phân xƣởng khai thác và cá nhân ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Đối với các

đơn vị khai thác, cơ chế thƣởng phạt đƣợc xây dựng dựa trên trữ lƣợng than huy

động khai thác trong kì và tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép t y theo từng công nghệ

khai thác mà phân xƣởng đang áp dụng. Nhìn chung, giải pháp này có sự đồng bộ

với các giải pháp về thuế, phí cũng nhƣ chế tài thƣởng phạt mà Nhà nƣớc đã áp

dụng đối với doanh nghiệp.

b. Xây dựng đơn giá tiền lương gắn với tổn thất than

Công nhân trong doanh nghiệp khai thác than là ngƣời trực tiếp thực hiện các

quyết định khai thác than từ cấp trên. Trong quá trình lao động, họ phải cân nhắc

giữa hao phí lao động phải bỏ ra với lợi ích thu đƣợc. Vì vậy, nếu đơn giá tiền

lƣơng thấp ngƣời lao động chỉ khai thác những phần dễ với hao phí lao động tƣơng

57

đƣơng. Ngƣợc lại, nếu đơn giá tiền lƣơng cao, ngƣời lao động sẽ sẵn sàng khai thác

những phần than khó hơn, hao phí nhiều sức lao động hơn. Chính vì vậy, đơn giá

tiền lƣơng trong trƣờng hợp khai thác tận thu phải đƣợc xây dựng cao hơn đơn giá

tiền lƣơng trong trƣờng hợp bình thƣờng, điều này khuyến khích ngƣời lao động

khai thác tận thu giảm tổn thất than.

Đơn giá tiền lƣơng tăng thêm đối với tấn than tận thu có thể xác định dựa trên lợi

ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận đƣợc từ phía nhà nƣớc khi giảm tổn thất than.

c. Hỗ trợ các đơn vị khai thác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nhằm giảm tổn

thất than

Để giảm tổn thất than, các doanh nghiệp khai thác có thể hỗ trợ kinh phí cho

các đơn vị khai thác để nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thông qua việc phát động các

phong trào thi đua đề xuất sáng kiến trong sản xuất,…

2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của nước ngoài

Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đang ngày càng

suy giảm theo hƣớng cạn kiệt. Chính vì vậy, làm thế nào để khai thác hợp lý, tiết

kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của mình là vấn đề đƣợc tất cả các

nƣớc trên thế giới quan tâm. Để quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, các quốc

gia đã áp dụng đa dạng các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế tổn

thất tài nguyên, trong đó có các giải pháp về kinh tế.

Cũng nhƣ ở Việt Nam, các nƣớc trên thế giới sử dụng chính sách thuế tài

nguyên để thể hiện vai trò sở hữu toàn dân mà nhà nƣớc là đại diện về tài nguyên

khoáng sản, tăng thu ngân sách đồng thời là công cụ để quản lý, giám sát hoạt động

khai thác tài nguyên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng. Quy định quản

trị tổn thất than của một số nƣớc đề cập đến các quy định về tỉ lệ tổn thất, chế tài

thƣởng phạt, công tác thanh kiểm tra tổn thất than. Nhƣ vậy, chính sách thuế tài

nguyên và quy định quản trị tổn thất than đã phản ánh khá rõ một số nội dung cơ

bản của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than. Có thể nói thêm rằng, tổn thất than và

các vấn đề liên quan là vấn đề rất nhạy cảm, nhất là đối với doanh nghiệp và cơ

quan nhà nƣớc quản lý trực tiếp, các nƣớc trên thế giới không công bố rộng rãi số

58

liệu thống kê cũng nhƣ các công trình nghiên cứu cụ thể về tổn thất than. Chính vì

vậy, kinh nghiệm nƣớc ngoài giới thiệu trong luận án còn chƣa thực sự phong phú

nhƣng từ đó vẫn có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản trị

tổn thất than.

2.3.1. Chính sách thuế đối với khai thác than của một số nước trên thế giới

Từ bảng tóm tắt về thuế của một số nƣớc trên thế giới có thể thấy, phần lớn

các nƣớc chỉ thu một loại thuế với tên thuế khác nhau nhƣng về bản chất đều là thu

thuế tài nguyên. Trong các nƣớc đó, hầu hết các nƣớc đều đánh thuế theo doanh thu

với mức thuế suất phổ biến là 3%, cá biệt có một số nƣớc thu thuế với mức cao hơn

nhƣ Bang Brittis Columba áp dụng thuế suất 13%, Bang Federal Land của Mĩ áp

dụng mức 12,5%, Ghana áp dụng mức 5%. Một số ít các nƣớc thu thuế theo lợi

nhuận nhƣ Australia, Canada, Chile, Mĩ, Peru với thuế suất nhỏ hơn 16%. Các nƣớc

Trung Quốc, Ấn Độ, Nga thu thuế tài nguyên theo đơn vị sản phẩm với mức thu

quy đổi ra VNĐ chỉ ở khoảng 4.000 đồng/tấn đến 30.000 đồng/tấn.

Trong số các nƣớc thống kê trong bảng tóm tắt, có một số nƣớc thu thêm các

khoản thuế khác nhƣ Australia, Trung Quốc, Ấn độ, Philippines với cơ sở tính thuế

đa dạng có thể thu theo lợi nhuận, doanh thu hoặc diện tích thăm dò.

Đặc biệt, khá nhiều nƣớc sử dụng chế độ ƣu đãi về thuế với mục đích khuyến

khích sản xuất tại các mỏ có điều kiện khai thác khó khăn hoặc khuyến khích sử

dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất tài nguyên. Cụ thể:

Tại Australia [56], [60] các mỏ nhỏ có lợi nhuận trƣớc thuế nhỏ hơn 75.000$

đƣợc miễn thuế, một số mỏ có quy mô lớn nhƣng điều kiện sản xuất khó khăn thuế

suất phải nộp là 22,5% lợi nhuận trƣớc thuế (thuế suất trong trƣờng hợp bình

thƣờng là 30% lợi nhuận trƣớc thuế).

Brazill [57], [60] thì tập trung thu thuế tài nguyên đối các mỏ lớn, các mỏ có

quy mô nhỏ đƣợc miễn thuế. Tại một số bang của Brazill thuế suất đƣợc giảm để

tránh gánh nặng quá lớn nhằm đáp ứng những đặc thù trong khai thác mỏ và để kích

thích sản xuất làm tăng sản phẩm khai thác đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên

than hữu hạn, mức giảm cao nhất lên tới 70% tại Bang Minas Grerais.

59

Colombia [58] thu thuế tài nguyên dựa trên doanh thu có tính đến khả năng

chi trả của từng mỏ nhằm phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản nói

chung và khai thác than nói riêng.

Chile [60], [61] đánh thuế tài nguyên theo lợi nhuận trƣớc thuế có điều chỉnh

(Adjust Profit before tax-Adjust PBT) các mỏ có sản lƣợng dƣới 12 nghìn tấn đƣợc

miễn thuế.

Bảng 2.2: Tóm tắt về chính sách thuế đối với than của một số nước trên thế giới

TT Quốc gia Tên thuế Phạm vi

áp dụng

Cơ sở tính

thuế Thuế suất Ƣu đãi

1 Argentina Mining Royalties Theo

khu vực

Giá trị KS

tại cửa mỏ 3%

Không

2 Australia State Royalties Quốc gia Doanh thu DT:7%- 10%

Có Minerals Resource rent tax Quốc gia Lợi nhuận LN: 22,5%

3 Brazill

Compensation for the

Exploitation of minerals

resources

Bang Doanh thu

điều chỉnh 2%

Không

4 Canada Mining tax Bang

Doanhthu

thuần

Lợi nhuận

TT

DT:13%

LN:5%-16% Có

5 Chile Specific Mining tax Liên

bang

Lợi nhuận

TT 0% - 14% Có

6 China

Resource tax Tỉnh Đơn vị sản

phẩm

2 NDT -

8 NDT/tấn

Có Compensation for Mineral

Resouce Tỉnh

Lợi nhuận

(Doanh

thu)

0,5-4%

Royalties fee of Exploitation

Right Tỉnh

Diện tích

mỏ

100 NDT/km2

7 India Royalties Liên Đơn vị sản 55Rup+5%.P Không

60

TT Quốc gia Tên thuế Phạm vi

áp dụng

Cơ sở tính

thuế Thuế suất Ƣu đãi

bang phẩm 130Rup+ %.P rõ

8 Indonesia Royalty Chính

phủ Doanh thu 3% - 7%

Không

9 Philippines

Royalties to mineral

reservations

Liên

bang Doanh thu 5%, 1%

Có Excise tax Liên

bang

Đơn vị sản

phẩm

PhD10/metric

tone

Royalties to indigenous

cultural comunities Liên ban Doanh thu 1%

10 Rusia Mining Extraction tax Liên

bang

Đơn vị sản

phẩm

11 RUB -

57RUB/tấn

Không

12 United

State Royalty

Liên

bang,

Tiểu

bang

Doanh thu,

Lợi nhuận

TT

DT:8%-

12,5%

LN: 2% - 5%

Không

13 Congo Mining Royalty Tiểu

bang Doanh thu 3%

Không

14 Ghana Mining Royalties Liên

bang Doanh thu 5%

Không

15 Kazakhstan MiningExtractiontax Liên

bang Giá trị mỏ 0%

Không

16 Peru Mining Royalty Liên

bang

Lợi nhuận

TT 1% - 12%

Không

17 South

Africa Mining Royalty

Liên

bang

Doanh thu

điều chỉnh 0,5% - 7%

Không

18 Tanzania Mining Royalties Liên

bang Doanh thu 3%

Không

Nguồn: Corporate income taxes, Mining royalties and other mining taxes-A summary of rates and

rules in selected countries, www.pwc.com/gx/mining, 2012[60]

61

Trung Quốc [60] thu thuế theo đơn vị sản phẩm, các mỏ sử dụng công nghệ

tiên tiến và đảm bảo giảm tổn thất than đƣợc giảm từ 25% đến 50% số tiền thuế

phải nộp.

Canada [60], để khuyến khích phát triển mỏ mới, tại bang British Columba

thuế tài nguyên đƣợc thu 2% doanh thu. Ngoài ra, tại bang Ontario, các mỏ hoạt

động ở vùng sâu, vùng xa, thời gian khai thác không liên tục đƣợc giảm thuế, các

mỏ hoạt động ở v ng sâu, v ng xa điều kiện khai thác khó khăn đƣợc miễn thuế,

thời gian miễn có thể đƣợc kéo dài tới 10 năm.

Thực tiễn về chính sách thuế tài nguyên của một số nƣớc trên thế giới cho

thấy các nƣớc trên thế giới thu thuế tài nguyên với mức khá thấp có kèm theo các

ƣu đãi nhất định, một số nƣớc thu thêm các loại thuế khác nhƣng với mức thu

không cao. Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dƣới góc

độ sử dụng thuế tài nguyên để quản lý hoạt động khai thác than.

2.3.2. Quy định quản trị tổn thất than trong khai thác

Song song với việc sử dụng chính sách thuế tài nguyên để quản lý hoạt động

khai thác than, các nƣớc trên thế giới còn đƣa ra những quy định rất chặt chẽ đối với

công tác quản trị tổn thất than. Dƣới đây là quy định về quản trị tổn thất than của

một số nƣớc:

2.3.2.1. Trung Quốc [50], [54]

Trung Quốc là nƣớc sản xuất than lớn nhất thế giới với 3,68 tỉ tấn vào năm

2015, tốc độ tăng bình quân là 0,19 tỉ tấn/năm. Ngành khai thác than Trung Quốc có

từ lâu đời, phát triển rất nhanh và mạnh nhƣng có tới 95% lƣợng than đƣợc khai

thác bằng phƣơng pháp truyền thống - phƣơng pháp đào mỏ. Chính vì vậy, công tác

quản trị tổn thất than tại Trung Quốc đƣợc thực hiện rất chặt chẽ nhằm bảo vệ và

khai thác hợp lý tài nguyên than. Điều này thể hiện qua những văn bản pháp luật mà

Trung Quốc ban hành qua các thời kỳ, văn bản gần nhất là “Quy định tạm thời quản

lý tỉ lệ thu hồi sản xuất than”, bắt đầu thi hành từ 9/1/2013. Theo văn bản này, công

tác quản trị tổn thất than của Trung Quốc có khá nhiều điểm cụ thể:

62

Trung Quốc thiết lập và quy định tiêu chuẩn tỉ lệ thu hồi cho từng khu mỏ

theo chiều dầy của vỉa than và yêu cầu các doanh nghiệp khai thác nghiêm chỉnh

chấp hành. Trong quá trình khai thác, giám đốc doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu

trách nhiệm về tỉ lệ thu hồi của mỏ. Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ doanh

nghiệp khai thác phải bố trí nhân viên phụ trách về tổn thất than, lập bảng biểu hợp

lý, ghi chép số liệu liên quan đến tổn thất than và báo cáo theo tháng, quý, năm.

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tỉ lệ thu hồi các khu mỏ của Trung Quốc

TT

Mỏ hầm lò Mỏ lộ thiên

Chiều dày

vỉa, m

Tiêu chuẩn kiểm tra,

đánh giá, %

Chiều dày vỉa,

m

Tiêu chuẩn kiểm tra,

đánh giá, %

1 ≤1,3 ≥85 ≤1.3 ≥70

2 1,3÷3,5 ≥80 1.3-3.5 ≥80

3 ≥3,5 ≥75 3.5-6.0 ≥85

4 ≥6.0 ≥95

Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thu hồi than trong quá trình khai thác

tại Trung Quốc đƣợc thực hiện định kì theo tháng và không định kì. Kết quả kiểm

tra đƣợc công bố rộng rãi và sử dụng trong nhiều trƣờng hợp khác nhau.

Về chế tài thƣởng, phạt liên quan đến tổn thất than, Trung Quốc sử dụng kết

quả kiểm tra về tỉ lệ thu hồi để đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên, công

nhân trực tiếp khai thác và xác định thuế tài nguyên. Nếu doanh nghiệp có tỉ lệ thu

hồi thực tế lớn hơn tiêu chuẩn quy định doanh nghiệp sẽ đƣợc khen thƣởng. Ngƣợc

lại, nếu tỉ lệ thu hồi than thực tế thấp hơn quy định do công tác thiết kế thì có thể hạ

cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận năng lực. Nếu tỉ lệ thu hồi than thấp hơn quy định

do khai thác mà không thể khắc phục có thể thu hồi giấy phép khai thác. Đặc biệt,

nếu doanh nghiệp khai thác than vi phạm một trong các điều nhƣ: bỏ đi không khai

thác vỉa có khả năng khai thác; vi phạm trình tự khai thác; giữ lại trụ bảo vệ than

không phù hợp các quy định liên quan; báo cáo tỉ lệ thu hồi không đúng quy định và

thời hạn… có thể phạt 3 vạn NDT và truy cứu trách nhiệm hình sự.

63

2.3.2.2. Slovakia [51]

Slovakia là nƣớc sản xuất và tiêu thụ than với quy mô khá nhỏ, sản lƣợng

than khai thác trong nƣớc hàng năm khoảng 2,4 triệu tấn, sản lƣợng than tiêu thụ

khoảng 2,8 triệu tấn. Mặc dù không phải là nƣớc giàu tài nguyên than, quy mô sản

xuất than không lớn, nhƣng Slovakia đã nghiên cứu và đƣa ra nhiều biện pháp nhằm

tận thu tối đa tài nguyên than. Điều này thể hiện rất rõ trong các văn bản luật và

dƣới luật của nƣớc này. Sau khi tìm hiểu các văn bản có liên quan đến mức độ thu

hồi trong khai thác than của Slovakia nhận thấy có những điểm quan trọng sau đây:

Slovakia hƣớng dẫn các mỏ xác định hệ số thu hồi tối thiểu VT, trong quá

trình khai thác nếu mỏ có hệ số thu hồi nhỏ hơn VT thì giám đốc mỏ chịu hoàn toàn

trách nhiệm. Bên cạnh đó, Chính phủ Slovakia yêu cầu các mỏ theo dõi, thống kê,

lập báo cáo về hệ số thu hồi và tổn thất chi tiết theo không gian, thời gian và

phƣơng pháp khai thác, trữ lƣợng than suy giảm theo quá trình khai thác phải đƣợc

theo dõi đến khi kết thúc khu vực khai thác.

Nhƣ vậy, công tác quản trị tổn thất than của Trung Quốc cũng nhƣ của

Slovakia có nhiều điểm rất rõ ràng từ quy định chung, các tiêu chuẩn về tỉ lệ thu hồi

đến công tác kiểm tra giám sát tình hình thu hồi trong quá trình khai thác than. Đặc

biệt, các nƣớc nói trên đã sử dụng hệ số thu hồi than trong quá trình khai thác để

đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp và xây dựng chế tài thƣởng phạt có liên quan đến

tổn thất than. Những quy định cụ thể đó đối với công tác quản trị tổn thất than sẽ là

bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong công tác quản trị tài nguyên

than nói chung và công tác quản trị tổn thất than nói riêng.

2.3.3. Bài học tham khảo cho Việt Nam từ kinh nghiệm của nước ngoài

Qua nghiên cứu về thuế tài nguyên và quy định quản trị tổn thất than của một

số nƣớc trên thế giới có thể rút ra một số bài học tham khảo cho Việt Nam.

Việt Nam có nguồn tài nguyên than hạn chế, trong khi nhu cầu than của nền

kinh tế ngày càng tăng cao và đóng vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an ninh

năng năng lƣợng quốc gia trong bối cảnh các nguồn tài nguyên năng lƣợng sơ cấp

64

truyền thống khác đã khai thác đến mức giới hạn, việc khai thác, sử dụng các nguồn

năng lƣợng tái tạo mới còn gặp nhiều khó khăn, cho nên cần phải tăng cƣờng thực

hiện chính sách khai thác tận thu tối đa than, khoáng sản nhƣ đã quy định trong

Luật Khoáng sản.

Trên cơ sở đó, Việt Nam nên chọn căn cứ tính thuế và mức thuế suất thuế tài

nguyên, bao gồm cả tiền cấp quyền khai thác phù hợp theo hƣớng tận thu tối đa tài

nguyên than và tăng nguồn thu cho NSNN trong lâu dài. Việc lựa chọn dựa trên cơ

sở hiệu quả tổng hợp từ việc sử dụng than trong nền kinh tế quốc dân (giống nhƣ

các nƣớc nhập khẩu than) thay vì tận thu tài chính cho ngân sách nhà nƣớc trƣớc

mắt để vừa đảm bảo thu ngân sách vừa đảm bảo mục tiêu quản lý tổn thất than.

Mức thuế suất ở Việt Nam cần đƣợc xác định phù hợp với tốc độ phát triển kinh

tế của đất nƣớc, hiệu quả kinh tế - xã hội của khai thác than và đảm bảo không là gánh

nặng về kinh tế cho các doanh nghiệp khai thác than hiện nay. Đồng thời mức thuế suất

phải đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác thuận lợi hay khó khăn của mỗi doanh

nghiệp nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp.

Các mỏ than ở nƣớc ta có những điểm khác biệt nhất định về điều kiện khai

thác, quy mô trữ lƣợng và chất lƣợng tài nguyên than, vị trí địa lý, vì vậy chế độ

miễn giảm thuế cần đƣợc cân nhắc và xem xét kết hợp với các giải pháp khác, tránh

chồng chéo dẫn đến thất thu về thuế mà vẫn không đảm bảo đƣợc mục tiêu quản lý

tài nguyên than.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng quy định quản trị tổn thất than thật cụ

thể với việc thiết lập định mức tỉ lệ thu hồi, quy định đối tƣợng chịu trách nhiệm về

tổn thất, quy định rõ mức độ thƣởng phạt và định kì tổ chức kiểm tra, kiểm soát tỉ lệ

tổn thất lấy kết quả kiểm tra để đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức khen

thƣởng, xử phạt nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong công tác giảm tổn thất.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng này cơ sở lý luận về tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm

tổn thất than đã đƣợc hệ thống hóa một cách chi tiết. Từ những nội dung đó có thể

rút ra một số kết luận cơ bản nhƣ sau:

65

- Tổn thất than có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau từ thiết kế

khai thác đến tiêu thụ than và do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có các

nguyên nhân kinh tế,

- Khái niệm về tổn thất cũng nhƣ phƣơng pháp xác định tỉ lệ tổn thất cần

đƣợc thống nhất để xác định tỉ lệ tổn thất chính xác hơn,

- Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than cần phải đảm bảo những nguyên tắc

và yêu cầu cơ bản để tác động đúng và đầy đủ tới các đối tƣợng thụ hƣởng có liên

quan đến khai thác than (Nhà Nƣớc, doanh nghiệp khai thác, ngƣời lao động) nhằm

thực hiện tốt mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò,

- Các công cụ, chính sách, biện pháp của giải pháp kinh tế rất đa dạng, mỗi

công cụ có đặc điểm, vai trò, nguyên tắc và căn cứ khác nhau nhƣng nhìn chung đều

hƣớng tới mục tiêu khai thác tiết kiệm tài nguyên than. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục

tiêu nói trên, các công cụ này phải đƣợc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, chi

tiết và phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi trong điều kiện sản xuất kinh doanh

than hiện nay ở Việt Nam.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá giá trị tự nhiên của mỏ, giá trị kinh tế liên

ngành của than là cơ sở kinh tế rất quan trọng để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

- Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của nƣớc

ngoài cho phép rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công tác

quản trị tài nguyên than nói chung và quản trị tổn thất tài nguyên than nói riêng.

66

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG TỔN THẤT THAN VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM

TỔN THẤT THAN ĐÃ ÁP DỤNG Ở CÁC MỎ THAN THUỘC

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

3.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ than giai đoạn 2006 -

2015 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Sản lƣợng khai thác của toàn Tập đoàn đạt 40,8 triệu tấn vào năm 2006, đạt

mức cao nhất vào năm 2011 với 48,3 triệu tấn và có xu hƣớng giảm ở những năm

tiếp theo. Đặc biệt, năm 2014 sản lƣợng khai thác giảm mạnh chỉ còn 37,3 triệu tấn,

sản lƣợng than khai thác giảm mạnh do suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu than

trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới giảm. Năm 2015, sản lƣợng khai thác có xu

hƣớng tăng nhẹ với 37,7 triệu tấn mặc dù Tổng công ty Đông Bắc đã tách ra khỏi

Tập đoàn. Từ năm 2012 trở về trƣớc, sản lƣợng than khai thác lộ thiên chiếm tỉ

trọng cao, dao động trong khoảng 50% - 60%. Tuy nhiên, từ năm 2013 - 2015 sản

lƣợng than khai thác hầm lò chiếm tỉ trọng cao hơn từ 50% đến 56%. Trong những

năm tới, sản lƣợng than khai thác hầm lò sẽ tiếp tục tăng do trữ lƣợng than có thể

khai thác lộ thiên dần cạn kiệt.

Sản lƣợng than tiêu thụ giảm mạnh, năm 2011 đạt mức cao nhất là 43,7 triệu

tấn và thấp nhất vào năm 2014 với 34,7 triệu tấn. Trong đó, sản lƣợng than tiêu thụ

trong nƣớc tăng cao cả về số lƣợng và tỉ trọng, năm 2015 sản lƣợng tiêu thụ trong

nƣớc bằng 2 lần năm 2006 và chiếm 96,3% tổng sản lƣợng tiêu thụ, xu hƣớng này

đang theo đúng mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nƣớc là chính. Ngƣợc lại, than xuất

khẩu có xu hƣớng giảm mạnh chỉ với 1,3 triệu tấn vào năm 2015 tƣơng đƣơng 6%

sản lƣợng than xuất khẩu của năm 2006.

Giá thành tiêu thụ than tăng bình quân 14,35%/năm, năm 2011 giá thành tiêu

thụ bình quân tăng mạnh so với năm 2010 với mức tăng tuyệt đối là 177,4 nghìn

đồng/tấn, sau đó tiếp tục tăng dần và giá thành lên tới 1461,5 nghìn đồng/tấn vào

năm 2015.

67

Bảng 3.1: Khái quát chung tình hình sản xuất và tiêu thụ than của TKV giai đoạn 2006 - 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Sản lƣợng than NK sản xuất Triệu tấn 40,8 45,5 44,7 45,9 47 48,3 44,3 42,7 37,3 37,7

Lộ thiên Triệu tấn 24,5 26,8 25,2 25,8 26,5 26,1 23,2 20,6 16,8 16,1

Tỉ trọng % 60 59 56 56 56 54 52 48 45 43

Hầm lò Triệu tấn 14,7 16,3 17,5 18,1 20,5 22,2 21,1 21,5 20,03 21,1

Tỉ trọng % 36 36 39 39 44 46 48 50 54 56

2 Sản lƣợng than sạch sản xuất Triệu tấn 38,4 42,2 38,6 43 43,9 44,5 40,5 39,7 36,3 37,0

2 Sản lƣợng tiêu thụ Triệu tấn 37,7 41,7 35,4 42,5 43,1 43,7 39,2 38,7 34,7 35,2

Trong nƣớc Triệu tấn 16 17,5 18,2 20,2 24,4 27,8 24,8 26,7 28,8 33,9

Xuất khẩu Triệu tấn 21,6 24,1 17,2 24,3 18,7 16,9 14,4 12,0 5,9 1,3

3 Giá thành tiêu thụ bình quân N.đồng/tấn 437,1 476,4 696,2 667,5 939,2 1116,6 1233,5 1280,2 1430,5 1461,5

4 Giá bán nội địa bình quân N.đồng/tấn 395,8 501,2 663,6 681,8 924,9 1178,6 1320,3 1416 1549,9 1557,5

5 Tỉ lệ giá thành/giá bán % 110,4 95,1 104,9 97,9 101,5 94,7 93,4 90,4 92,3 93,8

Nguồn: Biểu 01-TH-KLM, BCTC hợp nhất các năm[42],[44].

68

Giá bán than đạt mức cao nhất vào năm 2015 với 1.557,5 nghìn đồng/tấn, giá

bán than bình quân tăng lên là do giá than cho điện đã đƣợc thực hiện theo cơ chế

thị trƣờng. Từ năm 2006 đến 2015 có một số năm xảy ra tình trạng giá thành tiêu

thụ than bình quân cao hơn giá bán nhƣ năm 2006, 2008, 2010. Những năm gần

đây, giá bán than bình quân đã cao hơn giá thành tiêu thụ những mức chênh lệch

cao nhất cũng không quá 10%. Trong những năm tới, sản lƣợng than hầm lò chiếm

tỉ trọng cao hơn, theo đó giá thành bình quân sẽ tăng cao do khai thác ngày càng

xuống sâu. Trong khi đó, giá bán than bình quân không tăng do phần lớn than sản

xuất ra để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và do ảnh hƣởng của giá than nhập khẩu từ

các nƣớc khác. Thực tế này cho thấy, trong những năm tới, khả năng giá thành tiêu

thụ than sẽ cao hơn giá bán trong nƣớc và cao hơn giá than nhập khẩu, dẫn đến than

nhập khẩu tăng, sản xuất trong nƣớc đình trệ gây ra thiệt hại cho ngành than nói

riêng và nền kinh tế nói chung.

Để khắc phục tình trạng này, Nhà nƣớc cần phải ra soát lại các khoản

thuế phí và xây dựng lộ trình giảm thuế phí đối với khai thác than, TKV cũng nhƣ

doanh nghiệp khai thác phải tìm biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất. Điều này làm

giảm giá thành tiêu thụ than, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ than trong nƣớc, hạn chế

nhập khẩu đồng thời có thể giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

3.2. Tình hình tổn thất than trong khai thác của Tập đoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam

3.2.1. Khái quát tình hình tổn thất than trong khai thác giai đoạn 2006 -2015

Theo các báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,

tình hình tổn thất than trong quá trình khai thác của Tập đoàn giai đoạn 2006 -2015

đƣợc thống kê trong bảng 3.2.

Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác ngày càng giảm, nếu nhƣ năm

2006 tỉ lệ tổn thất trong khai thác lộ thiên là 7,74%, trong khai thác hầm lò là 33,1%

thì đến năm 2015 tỉ lệ tổn thất tƣơng ứng giảm xuống còn 4,89% và 23,55%. Năm

2013, TKV yêu cầu các doanh nghiệp khai thác than thực hiện nghiêm túc “Quy

định về quản trị trữ lƣợng tài nguyên, sản lƣợng, chất lƣợng than nguyên khai khai

69

thác, chỉ tiêu cơ lý đá, tổn thất than và hƣớng dẫn thực hiện trong Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” ban hành theo Quyết định 747/QĐ -

Vinacomin ngày 7 tháng 5 năm 2013. Tỷ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò

2013 - 2014 đã ở mức dƣới 25% đúng nhƣ kế hoạch mà TKV đã đƣa ra. Đặc biệt,

năm 2015 tỉ lệ tổn thất trong khai thác hầm lò giảm còn 23,55%, kết quả này cho

thấy rõ vai trò cũng nhƣ hiệu quả của việc thực hiện quy định có tên nêu trên.

Bảng 3.2: Tình hình tổn thất than của TKV giai đoạn 2006 - 2015

TT Chỉ

tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Lộ

thiên 7,74 7,99 7,75 6,56 6,29 5,61 5,86 5,75 5,33 4,89

2 Hầm

lò 33,1 32,9 31,8 28,3 27,4 26,04 25,34 24,6 24,13 23,55

Nguồn: Các chỉ tiêu công nghệ của Vinacomin [42].

Tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác có xu hƣớng giảm xuống trong

thời gian qua chủ yếu là do các đơn vị sản xuất than đẩy mạnh áp dụng các công

nghệ, thiết bị mới tiên tiến, hiện đại, nhờ đó nâng cao năng suất và khả năng khai

thác tận thu. Cụ thể là ở các mỏ khai thác than hầm lò đã áp dụng hệ thống khai thác

với công nghệ mới sử dụng các loại cột, dàn chống thủy lực, máy liên hợp đào lò,

máy liên hợp khai thác (côm bai) và hệ thống vận tải liên tục.

Hình 3.1: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò của TKV giai đoạn 2006 - 2015

70

Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính đƣợc cải thiện và hiệu quả kinh doanh than

đƣợc nâng cao nhờ xuất khẩu than gia tăng cả về lƣợng và giá. Cụ thể: từ năm 2006

đến năm 2011 giá than xuất khẩu bình quân đã tăng từ 555,4 ngàn đ/tấn lên 1.922,1

ngàn đ/tấn (tăng gần 3,5 lần), đến năm 2012 do hậu quả của suy giảm kinh tế nên

giá than xuất khẩu bình quân giảm xuống còn 1.623,2 ngàn đ/tấn (vẫn cao gấp 3 lần

năm 2006). Giá than xuất khẩu 2013 và 2014 tiếp tục có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn

ở mức cao. Bên cạnh đó, sản lƣợng than xuất khẩu chiếm tỉ trọng tƣơng đối lớn

trong tổng sản lƣợng than tiêu thụ những năm đầu giai đoạn phân tích. Điều đó đã

tạo điều kiện cho việc tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới công nghệ và thiết bị khai thác

than theo hƣớng đồng bộ hóa, quy mô công suất lớn và thủy lực hóa nhƣ đã nêu

trên, đồng thời khuyến khích tăng cƣờng khai thác tận thu than.

Tình hình tổn thất than đã đạt đƣợc sự cải thiện đáng kể, tỉ lệ tổn thất than

trong khai thác hầm lò năm 2015 là 23,55%, để con số này thực sự có ý nghĩa và tạo

ra xu hƣớng giảm tỷ lệ tổn thất cho các năm tiếp theo, Tập đoàn Công nghiệp Than

- Khoáng sản Việt Nam cần có sự kiểm tra giám sát cụ thể đối với từng mỏ, tránh

tình trạng cập nhật số liệu không đúng với thực tế khai thác. Theo kết quả điều tra

khảo sát, công tác kiểm tra tình hình tổn thất trong nội bộ doanh nghiệp khai thác

chỉ đƣợc thực hiện nhiều nhất theo quý. Thậm chí có 18 ý kiến cho rằng công tác

này chỉ đƣợc thực hiện theo năm, ngoài ra có 7 ý kiến xác định chỉ kiểm tra đột xuất

hoặc không kiểm tra. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tình hình tổn thất của cấp trên

và cơ quan hữu quan đối với doanh nghiệp khai thác phần lớn là kiểm tra không

định kì, nhiều ý kiến xác định công tác kiểm tra chỉ đƣợc thực hiện bởi một cấp trên

mà chƣa có sự kết hợp giữa cấp trên và cơ quan hữu quan để đảm bảo tính chính

xác và nghiêm túc. Thực trạng đó cho thấy, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, xác

nhận tình hình tổn thất nói chung và việc tính toán tổn thất nói riêng còn có nhiều

bất cập, chƣa đảm bảo chính xác và chƣa phản ánh rõ các nguyên nhân cũng nhƣ

mức độ ảnh hƣởng của chúng. Chính vì vậy, tại nhiều khu vực mỏ hoặc nhiều mỏ

hầm lò, tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác còn khá cao, đến 40-50%. Chỉ

tính với tỉ lệ tổn thất 25% thì trong khai thác than hầm lò, mỗi năm cũng bị tổn thất

71

tối thiểu khoảng 10 triệu tấn than. Nếu tính cả tổn thất than trong khai thác lộ thiên

thì số than tổn thất hàng năm bằng tổng sản lƣợng tiêu thụ than cho ngành điện

hàng năm hiện nay. Đó là một tổn thất rất lớn về tài nguyên và kinh tế.

3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất với một số chỉ tiêu kinh tế của

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác kể cả hầm lò và lộ thiên đều có xu hƣớng

giảm, trong khi giá bán, giá thành than và tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động

tăng lên. Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò giảm bình quân 1,06%/năm, từ

33,1% vào năm 2006 xuống còn 23,55% vào năm 2015. Trong khi đó, bình quân

mỗi năm giá bán tăng 110 nghìn đồng/tấn, giá thành tăng 113,8 nghìn đồng/tấn, tiền

lƣơng bình quân tăng 647,5 nghìn đồng/ngƣời - tháng.

Từ các số liệu đó có thể thấy đƣợc mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất than với

giá bán, giá thành và tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động:

- Tỉ lệ tổn thất tỉ lệ nghịch với giá bán than, giá bán than tăng lên thì tỉ lệ tổn

thất sẽ giảm đi do quyết định khai thác của doanh nghiệp khai thác phục thuộc vào kết

quả so sánh giữa giá thành và giá bán. Khi giá bán cao doanh nghiệp có thể khai thác

cả phần trữ lƣợng than có giá thành cao, nhờ đó tỉ lệ tổn thất than sẽ giảm đi.

- Tỉ lệ tổn thất than tỉ lệ nghịch với tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động,

tiền lƣơng bình quân càng cao, tỉ lệ tổn thất càng giảm vì tiền lƣơng có vai trò khuyến

khích ngƣời lao động trong việc khai thác tận thu than. Tuy nhiên, tiền lƣơng lại phục

thuộc vào doanh thu than, trong trƣờng hợp giá bán than không tăng thì tiền lƣơng

cũng không thể tăng hoặc nếu muốn tăng thì phải có nguồn hỗ trợ khác.

- Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và giá thành cần đƣợc xem xét một cách

đa dạng hơn, nếu xét về nguyên nhân thì giá thành cao là nguyên nhân gây ra tổn thất

than vì doanh nghiệp sẽ không khai thác phần than có giá thành cao hơn giá bán than,

nghĩa là giá thành cao thì tổn thất than cao và ngƣợc lại. Nếu xét về tính quy luật, tỉ lệ

tổn thất càng giảm thì giá thành càng cao do doanh nghiệp sẽ phải khai thác xuống sâu

hơn, đi xa hơn, khai thác cả những khu vực khó khăn, vì thế giá thành khai thác sẽ tăng

lên. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và giá thành còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa

72

giá bán và giá thành, chừng nào giá thành còn thấp hơn giá bán thì thì doanh nghiệp

còn tiếp tục khai thác để tận thu than nên giảm tỉ lệ tổn thất.

- Mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất và lợi nhuận, nếu tính cho cả giai đoạn 10

năm thì lợi nhuận trƣớc thuế tăng bình quân 28,4 tỉ đồng/năm. Kết quả này cho

thấy, tỉ lệ tổn thất tỉ lệ nghịch với chỉ tiêu lợi nhuận, tức là tỉ lệ tổn thất giảm, lợi

nhuận tăng. Tuy nhiên, một số năm trong giai đoạn phân tích có lợi nhuận cao (năm

2008, 2010, 2011) là do sản lƣợng than xuất khẩu lớn, giá than xuất khẩu cao hơn

khá nhiều so với giá thành (tức là chủ yếu do biến động thị trƣờng). Nếu chỉ xét từ

năm 2012 đến 2015 (khi xuất khẩu than giảm mạnh) thì lợi nhuận của TKV cũng

giảm rất mạnh, bình quân giảm 1.880 tỉ đồng/năm. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, tỉ lệ

tổn thất có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận. Tỉ lệ tổn thất càng thấp thì lợi nhuận

càng giảm do khai thác cả phần than có giá thành cao trong khi giá bán tăng với tốc

độ nhỏ hơn giá thành. Giảm tổn thất than đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh

nghiệp sẽ giảm, đến một mức nào đó, lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ hơn 0 (bị lỗ),

nếu muốn tiếp tục khai thác thì Nhà nƣớc cần có giải pháp hỗ trợ để đảm bảo lợi

nhuận của doanh nghiệp ở mức chấp nhận đƣợc, khi đó doanh nghiệp mới có thể

tiếp tục khai thác than đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Ngoài ra, việc tỷ lệ tổn thất than có xu hƣớng giảm một phần cũng nhờ chính

sách điều tiết tô mỏ của TKV, cụ thể là do các mỏ khác nhau có điều kiện địa chất,

tự nhiên, quy mô trữ lƣợng, chất lƣợng tài nguyên khác nhau nên mức độ khó khăn,

thuận lợi khác nhau dẫn đến giá than, giá thành, hiệu quả khác nhau, cho nên cần

phải điều tiết tô mỏ chênh lệch giữa các mỏ, trong đó có cả việc tăng lƣơng cao cho

công nhân khai thác hầm lò mặc d năng suất lao động thấp hơn năng suất lao động

của các mỏ lộ thiên. Tuy nhiên, mức độ điều tiết tô mỏ chênh lệch cũng chỉ hạn chế

trong phạm vi cho phép tùy thuộc vào mức chênh lệch giữa giá bán bình quân và

giá thành bình quân của toàn TKV. Chẳng hạn nhƣ từ năm 2015 do giá bán than

giảm nên việc điều tiết tô mỏ chênh lệch đã bị hạn chế đáng kể, chủ yếu chỉ tập

trung vào hỗ trợ tăng lƣơng cho công nhân hầm lò.

73

Giá thành than thời gian qua tăng cao chủ yếu là do giá các loại đầu vào tăng,

thuế phí tăng và điều kiện khai thác khó khăn hơn làm cho chi phí đầu tƣ, chi phí

khai thác tăng cao, kể cả do đầu tƣ đổi mới công nghệ để nâng cao công suất, năng

suất, mức độ an toàn và hệ số thu hồi than, tức giảm tỉ lệ tổn thất than.

Vấn đề đáng lƣu ý về giá thành là theo quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch

phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” (Quyết định

số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ) giá thành than

bình quân trong giai đoạn 2016 - 2030 theo dự tính sẽ ở mức 1.702 ngàn đ/tấn, cao

hơn giá bán bình quân năm 2015 của TKV đến 11,8%. Điều đó càng cho thấy sự

cấp thiết đối với việc giảm giá thành than.

Trong thực tế, tỉ lệ tổn thất than, giá bán, giá thành than, tiền lƣơng bình

quân và lợi nhuận chịu tác động của rất nhiều yếu đan xen nhau, cho nên mối quan

hệ giữa tỉ lệ tổn thất than và giá bán, giá thành than, tiền lƣơng bình quân, lợi nhuận

cũng sẽ bị tác động theo và có thể không hoàn toàn chặt chẽ. Tuy nhiên, từ kết quả

phân tích các mối quan hệ nêu trên, có thể khẳng định là để giảm tỉ lệ tổn thất than

trong khai thác về phƣơng diện kinh tế cần phải: Tăng giá bán than, giảm giá thành

than, tăng tiền lƣơng bình quân thậm chí cần có chính sách hỗ trợ nhất định đối với

doanh nghiệp khai thác.

74

Bảng 3.3: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác và một số chỉ tiêu kinh tế của TKV giải đoạn 2006 - 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Mức tăng

(giảm) tuyệt

đối bình quân

1 Giá thành tiêu

thụ Nghìn đồng/tấn 437,1 476,4 696,2 667,5 939,2 1116,6 1233,5 1280,2 1430,5 1461,5 113,8

2 Giá bán bình

quân Nghìn đồng/tấn 486,9 551,9 986,6 822,2 1171,1 1459,5 1431,8 1430,3 1518,5 1522,1 115,0

3 Lợi nhuận trƣớc

thuế Tỉ đồng 1.877 3.148 10.280 6.575 9.995 14.985 7.773 5.809 3.054 2.133 28,4

4 Tiền lƣơng bình

quân

Nghìn đồng/

ngƣời- tháng 3.765 4.470 5.697 5.996 7455 8580 7750 8242 8800 9593 647,5

5 Tỉ lệ tổn thất

- Lộ thiên % 7,74 7,99 7,75 6,56 6,29 5,61 5,86 5,96 5,33 4,89 -0,32

- Hầm lò % 33,1 32,9 31,8 28,3 27,4 26,04 25,34 24,6 24,13 23,55 -1,06

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm khối kinh tế tổng hợp của TKV.

Riêng lãi trước thuế do NCS tính toán từ sản lượng tiêu thụ, giá bán bình quân và giá thành than bình quân hàng năm

75

3.2.3. Phân tích tình hình tổn thất than của các công ty than hầm lò thuộc Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Từ năm 2013 đến năm 2015, với sự quyết tâm của toàn Tập đoàn, tỉ lệ tổn

thất than trong khai thác hầm lò đã giảm khá mạnh. Tỉ lệ tổn thất công nghệ trong

khai thác hầm lò của TKV giảm từ 26,4% vào năm 2013 xuống còn 23,55% vào

năm 2015, tổn thất công nghệ giảm là do các công ty than đã nghiên cứu và áp dụng

công nghệ khai thác phù hợp nhằm giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Số

liệu về tỉ lệ tổn thất công nghệ và tỉ lệ tổn thất kế hoạch của từng công ty cũng nhƣ

của TKV rất sát nhau, điều đó cho thấy TKV mới chỉ tập trung kiểm soát tổn thất

công nghệ, mục tiêu đƣa tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò về dƣới 25%

đƣợc đặt ra dựa trên báo cáo về tổn thất công nghệ mà chƣa tính đến tổn thất khác.

Tuy nhiên, tỉ lệ tổn thất khác của TKV hàng năm khá cao, dao động từ 2% đến

4%. Nhƣ vậy, nếu tính đầy đủ, tỉ lệ tổn thất than hàng năm vẫn đang cao hơn mức 25%

theo kế hoạch của TKV, năm 2015 là năm có tỉ lệ tổn thất thấp nhất với 26,04%.

24,11 24,89 23,41 23,08 23,66 24,7120,62

23,94 23,2925,32

17,68

0,99

4,165,35

1,05 0,38

2,8

3,44

3,81

0,6

0,82

4,92

0

5

10

15

20

25

30

35

Thống

Nhất

Nam

Mẫu

Quang

Hanh

Mông

Dƣơng

Mạo

Khê

Uông

Dƣơng

Huy

Lầm

Hạ

Long

Vàng

Danh

Hồng

Thái

Tổn thất khác

Tổn thất CN

%

Hình 3.2: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò năm 2015

76

Bảng 3.4: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò thuộc TKV

ĐVT:%

TT Công ty

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổn

thất

CN

Tổn

thất

khác

Tổn

thất

TH

Tổn thất

KH (QĐ

256)

Tổn

thất

CN

Tổn

thất

khác

Tổn

thất

TH

Tổn thất

KH (QĐ

416)

Tổn

thất

CN

Tổn

thất

khác

Tổn

thất

TH

Tổn thất

KH (QĐ

2178)

1 Thống Nhất 25,08 2,3 26,77 25,13 24,28 0,89 24,05 24,3 24,11 0,99 24,86 24,12

2 Nam Mẫu 25,95 2,15 28,11 25,15 24,24 13,03 32,97 33,44 24,89 4,16 27,88 24,76

3 Quang Hanh 16,04 12,47 28,52 23,65 23,43 7,53 29,38 23,7 23,41 5,35 27,51 23,41

4 Mông Dƣơng 24,55 6,87 29,72 26,78 22,61 7,51 28,02 23,49 23,08 1,05 24,13 23,09

5 Mạo Khê 23,77 5,09 27,46 25,8 24,28 1,45 25,73 24,32 23,66 0,38 24.04 23,67

6 Uông Bí 24,06 3,04 27,1 25,08 24,04 2,43 25,85 24,05 24,71 2,8 26,76 24,78

7 Dƣơng Huy 21,87 1,8 23,67 22,94 22,21 2,79 25 22,92 20,62 3,44 23,36 20,99

8 Hà Lầm 24,4 1,77 26,17 24,46 24,17 0 24,17 24,19 23,94 3,81 27,75 24,11

9 Hạ Long 25,16 4,8 28,71 26,29 23,72 1,29 25,6 25,47 23,29 0,6 23,75 23,51

10 Vàng Danh 26,82 1,25 28,07 26,87 26,5 0,66 27,16 26,54 25,32 0,82 25,93 25,36

11 Hồng Thái 20,95 0,93 21,88 23,91 20,15 2,68 22,83 20,19 17,68 4,92 21,54 21,46

TOÀN NGÀNH 24,6 3,44 28,04 24,97 24,13 3,57 27,7 24,41 23,55 2,49 26,04 23,89

Nguồn: Biểu số 02b- TT-HL-TH của các mỏ năm 2013-2015[43]

77

Xét riêng cho năm 2015, công ty than Vàng Danh có tỉ lệ tổn thất công nghệ

cao nhất (25,32%) do điều kiện địa chất phức tạp và ngày càng khai thác xuống sâu

nhƣng tỉ lệ tổn thất khác của công ty này ở mức thấp chỉ với 0,82%. Ngƣợc lại, một

số công ty nhƣ Nam Mẫu, Quang Hanh, Hồng Thái có tỉ lệ tổn thất công nghệ

không cao chỉ từ 17,68% đến xấp xỉ 25% nhƣng tỉ lệ tổn thất khác của các công ty

này rất cao, cao nhất là Quang Hanh với 5,35%, Hồng Thái 4,92%, Nam Mẫu

4,16%.Tóm lại, tỉ lệ tổn thất trong quá trình khai thác của một số công ty than thuộc

Tập đoàn còn khá cao. Nguyên nhân là do:

- Điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn trong khi chính sách thuế phí

đối với than còn nhiều bất cập,

- Nhà nƣớc, TKV, doanh nghiệp khai thác chƣa có cơ chế khuyến khích giảm

tổn thất than,

- Quy định về tổn thất than và quản lý tổn thất than chƣa đảm bảo tính thống

nhất và chƣa đầy đủ thể hiện ở chỗ: công thức xác định tỉ lệ tổn thất không thống

nhất (nhƣ đã đề cập trong mục 2.1.4), chƣa nghiên cứu để xác định và quy định tỉ lệ

tổn thất tối đa hay tỉ lệ thu hồi tối thiểu đối với từng mỏ. Điều này thể hiện rất rõ

trong kết quả điều tra khảo sát với 7/17 phiếu của các chuyên gia thuộc bộ, ngành

liên quan có câu trả lời không có quy định về tỉ lệ tổn thất tối đa hoặc không rõ, các

ý kiến còn lại cho rằng tỉ lệ tổn thất tối đa chính là hệ số K1 trong công thức tính

tiền cấp quyền khai thác theo Nghị định 203. Nhƣ vậy, sự chƣa đầy đủ về các quy

định liên quan đến tổn thất nói chung và tỉ lệ tổn thất tối đa nói riêng sẽ ảnh hƣởng

không nhỏ đến công tác quản lý khai thác than nói chung và quản lý tổn thất than

nói riêng.

- Khi xem xét rộng hơn, tổn thất than còn xảy ra ngay từ khi phân cấp trữ

lƣợng và tính trữ lƣợng than để đƣa vào khai thác. Cụ thể:

+ Về quy định tính trữ lượng, hiện nay đang tồn tại 2 quy định tính trữ lƣợng:

(1) Quy định của Nhà nƣớc theo Quyết định số 157/QĐ-HĐTL/CL

ngày19/05/2008 của Hội đồng đánh giá trữ lƣợng TW V/v công nhận chỉ tiêu tạm

thời tính trữ lƣợng cho các mỏ than thuộc bể than Quảng Ninh. Theo quy định này,

78

đối với khai thác hầm lò, trữ lƣợng đƣợc tính với thông số: chiều dày vỉa tối thiểu

0,8m; độ tro tối đa 40%.

(2) Quy định của Tổng công ty Than Việt Nam trƣớc đây, nay là Tập đoàn

TKV tại Quyết định 2034/QĐ-ĐC ngày 19/9/1998 của TVN (nay là TKV). Theo

quy định này, đối với khai thác hầm lò, trữ lƣợng đƣợc tính với thông số: Chiều dày

vỉa 0,3; độ tro (kể cả độ làm bẩn) 50%. Quy định của TVN trƣớc đây chỉ mang

tính nội bộ với mục đích khuyến khích tận thu tối đa khai thác tài nguyên than tức là

cố gắng khai thác cả những phần tài nguyên than không đủ tiêu chuẩn tính trữ lƣợng

theo quy định của Nhà nƣớc.

Với hai quy định nói trên, khi áp dụng để tính trữ lƣợng than sẽ có sự chênh

lệch đáng kể, nếu áp dụng chỉ tiêu tính trữ lƣợng theo quy định 157 thì chắc chắn

rằng tổn thất than sẽ tăng cao.

Với hai quy định nói trên, khi tính trữ lƣợng than sẽ cho kết quả khác nhau

với mức chênh lệch trữ lƣợng lên tới 671 triệu tấn than.

Bảng 3.5: Kết quả tính trữ lƣợng

ĐVT: Tấn

Khu vực PAI PAII Chênh lệch

Vùng Uông Bí - Mạo khê 2489 084 924 2845 877 931 356 793 007

Vùng Hòn gai 1076 045 271 1273 732 662 197 687 391

Vùng Cẩm Phả 1863 079 207 1967 635 236 104 556 029

Vùng Nội địa 175 586 296 187 788 181 12 201 885

Tổng cộng 5603 795 698 6275 034 010 671 238 312

Nguồn: Báo cáo của TVN (nay là TKV).

* PAI: là trữ lượng được phê duyệt trong các báo cáo chuyển đổi (theo chỉ tiêu của Nhà nước)

* PAII: là trữ lượng được Nhà nước phê duyệt + thêm phần trữ lượng theo chỉ tiêu của

TKV được thống kê theo các báo cáo xây dựng CSDL địa chất.

+ Về quy định phân cấp trữ lượng: Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT

ngày 07/6/2006 của Bộ trƣởng Bộ TN&MT về phân cấp trữ lƣợng và tài nguyên

khoáng sản rắn còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến tiêu chí hiệu quả kinh tế của

trữ lƣợng. Một trong những tiêu chí quan trọng để phân cấp trữ lƣợng là hiệu quả

79

kinh tế của trữ lƣợng. Tuy nhiên, giá cả biến động làm cho hiệu quả kinh tế thay

đổi, khi có hiệu quả thì là trữ lƣợng, khi không có hiệu quả thì không đƣợc coi là trữ

lƣợng mà chỉ là tài nguyên. Hiện nay chƣa có quy định cụ thể để quản lý tài nguyên,

trữ lƣợng trong những trƣờng hợp đó nên dễ gây ra tình trạng tổn thất tài nguyên

ngay từ gốc. Bên cạnh đó, để đáp ứng tiêu chí hiệu quả kinh tế của trữ lƣợng, để

đƣợc cấp phép khai thác nhằm hƣởng lợi từ quá trình đầu tƣ dự án, nhất là đối với

doanh nghiệp nhà nƣớc, sẽ có những trƣờng hợp khi lập dự án thì có hiệu quả kinh

tế nhƣng khi thực hiện đầu tƣ xây dựng mỏ thì không có hiệu quả kinh tế. Điều này

vừa gây tổn thất kinh tế do đầu tƣ, vừa gây tổn hại tài nguyên chƣa khai thác do đầu

tƣ dang dở phải dừng.

- Ngoài ra, tổn thất than cò do những bất cập trong công tác quy hoạch, cụ

thể là hiện nay một số quy hoạch của địa phƣơng chồng lấn quy hoạch than, mặc dù

quy hoạch than là do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và trƣớc khi phê duyệt đã lấy

ý kiến của địa phƣơng. Ví dụ, tại Quảng Ninh, hiện có 2.083,3 triệu tấn than đang

nằm dƣới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, quy hoạch vùng cấm, vùng hạn

chế khai thác của tỉnh Quảng Ninh[10]. Nhƣ vậy, một lƣợng than lớn sẽ không

đƣợc khai thác hoặc nếu có khai thác đƣợc thì chi phí sẽ rất cao do vƣớng các quy

hoạch của địa phƣơng, đó là tổn thất rất lớn về tài nguyên và kinh tế.

Nhƣ vậy, tổn thất than trong quá trình khai thác còn đang ở mức cao, nguyên

nhân gây ra tổn thất rất đa dạng trong đó có một số nguyên mang tính kinh tế. Để

thấy rõ sự ảnh hƣởng của các nguyên nhân này tới tổn thất than cần phân tích thêm

về các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã đƣợc áp dụng ở các mỏ than thuộc

TKV nhƣ trong mục 3.3 dƣới đây.

3.3. Thực trạng giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã áp dụng ở các mỏ than

thuộc TKV

Tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên than nói riêng thuộc quyền sở

hữu của toàn dân mà Nhà nƣớc là đại diện chủ sử hữu, tài nguyên đƣợc giao cho

TKV quản lý và khai thác, theo đó các doanh nghiệp đƣợc giao tài nguyên theo ranh

giới mỏ và trực tiếp quản lý khai thác sao cho tiết kiệm và có hiệu quả. Chính vì

80

vậy, thực trạng các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đƣợc phân tích, đánh giá từ

nhà nƣớc, TKV đến doanh nghiệp khai thác.

3.3.1. Giải pháp của Nhà nước

Hiện nay Nhà nƣớc sử dụng chính sách thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai

thác để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản với mục tiêu khai thác tiết kiệm và có

hiệu quả tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên than nói riêng. Chính vì vậy,

luận án đi sâu nghiên cứu về thực trạng của chính sách thuế tài nguyên, tiền cấp quyền

khai thác dƣới góc độ quản lý khai thác hợp lý có hiệu quả tài nguyên than.

3.3.1.1. Chính sách thuế tài nguyên

Ở nƣớc ta, thuế tài nguyên bắt đầu đƣợc thu từ năm 1991 theo Pháp lệnh

Thuế tài nguyên ban hành năm 1990 và đƣợc sửa đổi 2 lần vào năm 1998 và năm

2008. Đến năm 2009, Quốc hội Khóa 12 ban hành Luật Thuế tài nguyên thay thế

Pháp lệnh Thuế tài nguyên. Luật thuế tài nguyên năm 2009 (số 45/2009/QH12,

Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông

qua ngày 25 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2010. Để thực

hiện Luật Thuế tài nguyên, Chính phủ, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành

nhiều nghị định, quyết định để hƣớng dẫn thi hành. Nội dung dƣới đây đề cập đến

thực trạng của chính sách thuế tài nguyên theo mục tiêu khai thác tiết kiệm và có

hiệu quả tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên than nói riêng.

a. Sản lượng tài nguyên tính thuế

Sản lƣợng tài nguyên tính thuế là số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng của

tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế. Do vậy, phần trữ lƣợng khoáng sản

có giá thành khai thác cao hoặc khó khai thác doanh nghiệp hoàn toàn có thể bỏ lại

mặc d đã huy động vào khai thác. Trong trƣờng hợp này tổn thất tài nguyên sẽ

tăng cao đồng thời Nhà nƣớc cũng thất thu về thuế.

b. Giá tính thuế tài nguyên

Theo Luật Thuế tài nguyên, giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản

phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng

nhƣng không đƣợc thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định.

81

Nhƣ vậy, giá để tính thuế tài nguyên đang bao gồm cả giá trị của khâu chế biến,

sàng tuyển và vận tải than. Chi phí sàng tuyển, chế biến càng lớn thì doanh nghiệp

khai thác phải nộp càng nhiều thuế tài nguyên. Do vậy, sử dụng giá tính thuế tài

nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác

phần tài nguyên có chất lƣợng thấp cũng nhƣ không khuyến khích doanh nghiệp chế

biến sâu khoáng sản.

c. Thuế suất thuế tài nguyên

Hiện nay, mức thuế suất đƣợc áp dụng gần nhƣ đồng loạt hoặc có chênh lệch

không đáng kể cho các mỏ cùng loại khoáng sản mặc dù giữa chúng có mức độ thuận

lợi, khó khăn khác nhau rất lớn, ví dụ, hiện nay tất cả các mỏ than antraxit khai thác

hầm lò đều có mức thuế suất là 10% và các mỏ than antraxit khai thác lộ thiên đều là

12% (theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 có hiệu lực từ 1/7/2016) mặc dù

giữa các mỏ than antraxit khai thác hầm lò cũng nhƣ giữa các mỏ than antraxit khai

thác lộ thiên có sự khác nhau rất lớn về mức độ thuận lợi, khó khăn.

Khung thuế suất đƣợc quy định trong Luật thuế tài nguyên năm 2009 với

biên độ khá rộng (Bảng 3.6). Theo đó, mức thuế suất áp dụng đƣợc điều chỉnh chủ

yếu theo hƣớng tăng và xuất phát từ mục tiêu cân đối ngân sách nhà nƣớc mà chƣa

xem xét đến thực trạng hiệu quả khai thác khoáng sản. Sự điều chỉnh theo xu hƣớng

này mâu thuẫn với đặc thù của quá trình khai thác khoáng sản trong một đời mỏ

(điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, giá thành sản phẩm tăng theo chiều sâu

khai thác). Ví dụ, đối với than antraxít đã tăng từ 1% đối với khai thác hầm lò và

2% đối với khai thác lộ thiên (theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998) lên tƣơng

ứng là 10% và 12% nhƣ đã nêu trên. Trong bối cảnh đó, để tồn tại, các doanh

nghiệp sẽ tìm mọi cách đối phó, trong đó có cả biện pháp chỉ khai thác phần trữ

lƣợng tốt, bỏ lại phần trữ lƣợng xấu. Mức thuế suất tăng, tiền thuế tài nguyên thu

đƣợc có thể tăng nhƣng một phần trữ lƣợng khoáng sản bị mất, điều này đi ngƣợc

lại chủ trƣơng, chính sách coi tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng và

phải khai thác tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản.

82

Bảng 3.6: Khung thuế suất thuế tài nguyên than theo Luật thuế tài nguyên 2009

Thứ tự Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)

1 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 4-20

2 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 6-20

3 Than nâu, than mỡ 6-20

4 Than khác 4-20

Bảng 3.7: Thuế suất thuế tài nguyên áp dụng từ 2010-2016

ĐVT: %

TT Loại tài nguyên 2010 -

2012

2013-

T6.2016 Từ T7.2016

1 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 5 7 10

2 Than an-tra-xít (antraxit) lộ

thiên

7 9 12

3 Than nâu, than mỡ 7 9 12

4 Than khác 5 7 10

Luật thuế tài nguyên đƣợc ban hành dựa theo nguyên tắc: Góp phần quản lý

Nhà nƣớc đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu

quả nguồn tài nguyên; Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và bình ổn

thị trƣờng. Tuy nhiên, những bất cập cơ bản của chính sách thuế tài nguyên nhƣ đã

nêu trên không chỉ có ảnh hƣởng đến mục tiêu khai thác tận thu tối đa tài nguyên

khoáng sản mà còn ảnh hƣởng đến thu ngân sách Nhà nƣớc. Chính vì vậy, cần phải

có những điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện nhằm khuyến khích cũng nhƣ bắt buộc

tận thu tài nguyên.

d. Tình hình nộp thuế tài nguyên của Tập đoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015

Hàng năm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải nộp

ngân sách một khoản thuế tài nguyên khá lớn, năm 2015 số tiền thuế tài nguyên

phải nộp là 3.871 tỉ đồng tăng 117,5 tỉ đồng so với 2014 tƣơng ứng với 3,13%.

83

Thuế tài nguyên bình quân trên 1 tấn than tăng dần qua các năm, năm 2013 là

75,612 ngàn đồng/tấn, đến năm 2015 là 102,6 ngàn đồng/tấn, tăng tới 35,7%. Khi

tính trên doanh thu than, thuế tài nguyên chiếm từ trên 6% đến 9%. Đặc biệt, thuế

tài nguyên còn chiếm tới 59,93% lợi nhuận vào năm 2015. Nhƣ vậy, khi so sánh

với các nƣớc khác trên thế giới nƣớc ta đang thu thuế tài nguyên ở mức rất cao.

Bảng 3.8: Chi phí thuế tài nguyên từ 2013-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

1 Thuế tài nguyên (than) Tỉ đ 3.230,5 3.753,5 3.871

2 Sản lƣợng sản xuất N.Tấn 42.725 37.337 37.729

3 Tổng chi phí Tỉ đ 44.163 42.614 42.601

4 Doanh thu " 49.629 47.091 45.189

5 Lợi nhuận " 5.286 4.322 2.588

6 Thuế TNbq/ 1 tấn than Đ/tấn 75.611 100.530 102.600

7 Thuế TN/DT % 6,51 7,97 8,57

8 Thuế TN/(Lợi nhuận+Thuế TN) % 37,93 46,48 59,93

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng kết công tác chuyên ngành kinh tế

tổng hợp 2013-2015 của TKV [44],[46].

Hình 3.3: Chi phí thuế tài nguyên bình quân của 1 tấn than giai đoạn 2013-2015

84

Thuế tài nguyên tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ cơ cấu

mặt hàng, giá tính thuế tăng, tuy nhiên, xu hƣớng này cho thấy thuế tài nguyên đang

ngày càng là yếu tố chi phí ảnh hƣởng lớn đến tốc độ tăng giá thành khai thác và

gián tiếp gây ra nguy cơ tổn thất than trong quá trình khai thác. Bởi vì, không thể

phủ nhận rằng, nếu thuế tài nguyên cao kết hợp với sản lƣợng tính thuế là sản lƣợng

than khai thác mà doanh nghiệp tự kê khai thì các công ty sẽ quyết định bỏ lại phần

trữ lƣợng khó khai thác hoặc có chất lƣợng kém, giá thành cao.

Một cách chi tiết, chi phí thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò

thuộc Tập đoàn TKV 2013-2015 trong bảng 3.9 cho thấy, thuế tài nguyên phải nộp

của hầu hết các công ty khai thác hầm lò thuộc tập đoàn đều tăng theo thời gian.

Năm 2015, một số công ty có chi phí thuế tài nguyên rất cao nhƣ Công ty than Vàng

Danh, Nam Mẫu (163.011 đồng/tấn và 117.351 đồng/tấn); thuế tài nguyên trên tổng

doanh thu là 8,57% và 9,15%. Trong khi các công ty còn lại thuế tài nguyên trên

tổng doanh thu dao động trong khoảng 7,01% - 8,48%. Công ty than Uông Bí có tỉ

trọng chi phí tài nguyên trên doanh thu chỉ dao động từ 3,43% - 5,36%. Bên cạnh

đó, tỉ trọng chi phí thuế tài nguyên trên lợi nhuận của các công ty có chênh lệch khá

lớn, thấp nhất là Khe Chàm với 38,25%, cao nhất là Mông Dƣơng đến xấp xỉ 70%.

140.387

205.364

139.650125.046

107.129129.056

94.259

176.991176.925

142.573

285.270

0

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

300.000

Thống

Nhất

Nam

Mẫu

Khe

Chàm

Quang

Hanh

Mông

Dƣơng

Mạo

Khê

Uông

Dƣơng

Huy

Hà Lầm Hạ

Long

Vàng

Danh

Triệu đồng

Hình 3.4: Tình hình nộp thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò năm 2015

85

Nhƣ vậy, chỉ tiêu về thuế tài nguyên của các công ty có sự chênh lệch khá

lớn, điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân khách quan

là do điều kiện khai thác của các công ty không giống nhau. Chính vì vậy, cần phải

xét đến điều kiện khai thác của doanh nghiệp khi xây dựng chính sách thuế tài

nguyên đối với sản phẩm than để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu hợp lý thuế tài

nguyên cũng nhƣ khuyến khích và bắt buộc tận thu than trong khai thác. Kết quả

khảo sát về thuế tài nguyên cũng cho thấy có tới trên 80% các ý kiến đồng ý rằng

nên giảm thuế tài nguyên đối với sản phẩm than, miễn thuế tài nguyên đối với phần

than tận thu cũng nhƣ đồng tình với việc xác định thuế suất thuế tài nguyên từ khi

lập dự án đầu tƣ để đảm bảo tính hợp lý, tránh tình trạng áp dụng c ng một mức

thuế suất thuế tài nguyên đối với các mỏ có điều kiện thuận lợi và khó khăn khác

nhau. Mặc d có nhất trí cao với đề xuất miễn thuế tài nguyên đối với phần than

khai thác tận thu nhƣng đa số các chuyên gia thuộc các bộ, ngành có liên quan đều

cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ nếu thực hiện đề xuất nói trên. Chính vì vậy,

khi đƣa ra giải pháp liên quan đến thuế tài nguyên cần phải có những tính toán và

lập luận tỉ mỉ và chặt chẽ. Nội dung này sẽ đƣợc nghiên cứu và trình bày trong

chƣơng 4 của luận án.

86

Bảng 3.9: Phân tích chi phí thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò thuộc Tập đoàn TKV 2013 - 2015

TT Công ty Thuế TN, tr đ Thuế TN/ĐVSP, đ/tấn Thuế TN/DT,% Thuế TN/LN,%

2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015

1 Thống Nhất 87.162 124.705 140.387 58.039 81.835 80.221 6,59 8,06 7,98 48,36 53,97 56,78

2 Nam Mẫu 126.038 177.013 205.364 63.816 88.498 117.351 5,80 7,21 8,57 30,89 41,17 47,96

3 Khe Chàm 63.499 110.268 139.650 56.034 81.545 79.800 5,60 6,84 7,01 38,24 36,83 38,25

4 Quang Hanh 71.136 122.651 125.046 63.925 95.478 71.455 5,38 7,22 7,20 29,42 41,30 50,04

5 Mông Dƣơng 90.061 128.794 107.129 59.960 78.944 61.217 6,32 7,92 7,38 47,21 56,79 69,72

6 Mạo Khê 88.742 136.092 129.056 48.019 69.576 73.746 5,34 7,11 7,05 14,87 59,43 69,07

7 Uông Bí 128.947 120.117 94.259 58.533 100.158 53.862 5,36 4,03 3,43 41,13 39,52 44,97

8 Dƣơng Huy 109.405 178.473 176.991 59.902 88.337 101.138 6,95 8,40 8,48 46,51 53,33 62,76

9 Hà Lầm 100.640 148.811 176.925 62.790 85.675 101.100 6,44 8,48 8,12 37,08 45,73 49,81

10 Hạ Long 101.998 135.095 142.573 56.426 70.821 81.470 5,85 7,05 7,18 37,65 52,11 66,88

11 Vàng Danh 197.601 270.435 285.270 61.117 89.022 163.011 7,88 8,31 9,15 45,48 54,11 64,01

Tổng các mỏ 1.165.229 1.652.454 1.772.650 59.011 84.093 83.341 6,19 7,22 7,4 35,21 48,09 54,92

Nguồn: Tổng hợp trên: báo cáo chi tiết các khoản nộp NS, BCTC hợp nhất, các chỉ tiêu công nghệ của TKV 2013-2015[42],[44],[45].

87

3.3.1.2. Quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Nghị định số 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định phương pháp tính,

mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013,

có hiệu lực ngày 20 tháng 1 năm 2014. Nghị định này quy định chi tiết khoản 3 điều 77

của Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc Hội khóa XII về phƣơng

pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Mục đích của quy định về tiền

cấp quyền khai thác khoáng sản là góp phần hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản

nhỏ lẻ, bừa bãi, loại bỏ những doanh nghiệp nhỏ lẻ, yếu kém không có khả năng cạnh

tranh đồng thời góp phần quản lý tài nguyên khoáng sản của quốc gia.

a. Quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Theo Nghị định số 203 tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đƣợc tính theo

công thức:

T = Q x G x K1 x K2 x R (3.1)

Trong đó:

T: Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đồng

Q:Trữ lƣợng tính TCQ khai thác khoáng sản, đơn vị trữ lƣợng (m3, tấn);

G: Giá tính TCQ khai thác khoáng sản, đồng/đơn vị trữ lƣợng;

K1: Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phƣơng pháp khai thác, đƣợc quy

định: Khai thác lộ thiên K1 = 0,9; khai thác hầm lò K1 = 0,6; khai thác nƣớc khoáng,

nƣớc nóng thiên nhiên và các trƣờng hợp còn lại K1 = 1,0;

K2: Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó

khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ƣu đãi đầu tƣ do Chính phủ quy định: Khu

vực khai thác khoáng sản thuộc v ng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, K2 = 0,90;

khu vực khai thác khoáng sản thuộc v ng kinh tế - xã hội khó khăn, K2 = 0,95; các

khu vực khai thác khoáng sản thuộc v ng còn lại, K2 = 1,00;

R: Mức thu TCQ khai thác khoáng sản; (%).

Với công thức tính TCQ khai thác khoáng sản nhƣ trên, có thể nhận thấy một

số bất cập nhƣ sau:

88

Thứ nhất, khi xem xét dƣới góc độ khai thác hợp lý, tiết kiệm, tận thu tối đa

tài nguyên việc thừa nhận tỉ lệ tổn thất đối với khai thác hầm lò là 40%, khai thác lộ

thiên là 10% cho tất cả các mỏ than là không hợp lý do các mỏ có điều kiện khai

thác rất khác nhau.

Thứ hai, trong bối cảnh thuế phí tăng cao, TCQ khai thác khoáng sản là gánh

nặng chồng chất thêm đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản (doanh nghiệp

khai thác đã phải nộp nhiều khoản thuế phí, trong đó có thuế tài nguyên, phí bảo vệ

môi trƣờng, phí nƣớc thải, lệ phí cấp phép thăm dò, lệ phí cấp phép khai thác,….).

Thứ ba, xét về bản chất tiền cấp quyền khai thác trùng với thuế tài nguyên vì

đƣợc đánh trên c ng một đối tƣợng. Do vậy, TCQ vừa gây ra bất cập thuế chồng

thuế vừa làm tăng chi phí khai thác.

Những bất cập nói trên làm tăng tổn thất đối với tài nguyên khoáng sản, đi

ngƣợc lại với chính sách khai thác tận thu tối đa tài nguyên.

b. Tình hình nộp TCQ khai thác của một số công ty than hầm lò thuộc Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam năm 2014-2015

Năm 2014 là năm đầu tiên tiến hành thu TCQ khai thác, vì công thức tính,

phƣơng thức thu khá phức tạp nên các công ty than thuộc Tập đoàn TKV tạm tính

TCQ theo khối lƣợng than khai thác đƣợc và đơn giá 26.120 đồng/tấn. Tổng số

TCQ khai thác đã nộp của Toàn tập đoàn năm 2014 là 912,5 tỉ đồng. Trong các

công ty khai thác than hầm lò, Công ty than Vàng Danh nộp TCQ nhiều nhất với

trên 73 tỉ đồng. Năm 2015, TCQ đƣợc tính toán và thu theo đúng hƣớng dẫn trong

nghị định 203, TCQ của nhiều công ty tăng đột biến, một số công ty phải nộp với số

tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng, ví dụ nhƣ Công ty than Khe Chàm 247,9 tỉ đồng,

Uông Bí trên 150 tỉ đồng, Dƣơng Huy cao nhất xấp xỉ 389 tỉ đồng. TCQ của toàn

Tập đoàn năm 2015 lên tới 2.404,5 tỉ đồng bằng 5,3% doanh thu than; 5,6% chi phí

sản xuất than; tƣơng đƣơng 62,1% thuế tài nguyên và xấp xỉ bằng lợi nhuận từ sản

xuất và kinh doanh than của toàn Tập đoàn năm 2015. Các số liệu so sánh đó cho

thấy, TCQ khai thác mà các doanh nghiệp phải nộp năm 2015 rất lớn, làm giá thành

89

sản phẩm tăng cao, gây ra khó khăn cho các công ty than. Chính vì vậy, cần phải

xem xét tính hợp lý của khoản thu này với điều kiện thực tế của các công ty than

cũng nhƣ trong tổng thể các khoản thuế, phí khác đối với khai thác than. Khi tiến

hành khảo sát về chi phí tiền cấp quyền khai thác, có 73 ý kiến cho rằng nên bỏ

khoản thu này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác đặc biệt là các doanh

nghiệp có điều kiện khai thác không thuận lợi. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho

rằng nên gộp TCQ với thuế tài nguyên vào làm một để thuận lợi trong việc thu, nộp

ngân sách.

Bảng 3.10: TCQ khai thác đã nộp của một số công ty than hầm lò 2014-2015

ĐVT: Triệu đồng

TT Công ty 2014 2015

1 Thống Nhất 35.000 53.706

2 Nam Mẫu 47.259 79.936

3 Khe Chàm 30.299 247.931

4 Quang Hanh 28.643 0

5 Mông Dƣơng 36.126 85.622

6 Mạo Khê 42.830 68.070

7 Uông Bí 23.354 150.235

8 Dƣơng Huy 46.659 388.936

9 Hà Lầm 39.659 46.501

10 Hạ Long 43.313 46.527

11 Vàng Danh 73.202 110.320

TOÀN TẬP ĐOÀN 912,5 2.404,50

Nguồn: Chi tiết các khoản nộp ngân sách TKV 2014-2015 [45]

90

53,70679,936

247,931

0

85,622 68,070

150,235

388,936

46,501 46,527

110,320

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

450,000

Dƣơng

Huy

Nam

Mẫu

Khe

Chàm

Quang

Hanh

Mông

Dƣơng

Mạo

Khê

Uông

Dƣơng

Huy

Hà Lầm Hạ

Long

Vàng

Danh

Triệu đồng

Hình 3.5: Tình hình nộp TCQ khai thác của một số công ty than hầm lò năm 2015

3.3.2. Giải pháp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Hiện nay TKV đã có một số giải pháp nhằm giảm tổn thất than trong khai

thác hầm lò nhƣ đầu tƣ đổi mới công nghệ khai thác, ban hành quy định về tổn thất

than trong đó có chế tài thƣởng, phạt liên quan đến tổn thất than.

3.3.2.1. Cơ chế đầu tư đổi mới công nghệ khai thác đối với các công ty than hầm lò

Từ năm 2009, Tập đoàn đã xây dựng Quỹ phát triển KHCN để hỗ trợ các đề

tài, dự án KHCN thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Từ nguồn

quỹ này, Tập đoàn đã xây dựng chƣơng trình KHCN trọng điểm dài hạn, trong đó

đề cập đến nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản;

phát triển sản xuất sạch hơn, an toàn hơn, tiết kiệm năng lƣợng… Với khoản đầu tƣ

khoảng 40-50 tỷ đồng mỗi năm cho việc nghiên cứu, đầu tƣ phát triển tiềm lực

KHCN, các đề tài nghiên cứu đã mang lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của TKV. Tuy nhiên, khi đề cập về vấn đề đổi mới công nghệ nhằm

giảm tổn thất than, nhiều chuyên gia cho rằng đổi mới công nghệ chƣa chắc đã có

thể làm giảm tổn thất than mà trong nhiều trƣờng hợp còn gây tổn thất nặng nề hơn

nhƣ thực tế tại công ty than Nam Mẫu năm 2014. Chính vì vậy, đối với khai thác

than, việc áp dụng công nghệ mới cần đi đôi với sự ph hợp và cần phân tách giữa

mục tiêu nâng cao sản lƣợng, nâng cao năng suất lao động hay giảm tổn thất than.

91

3.3.2.2. Quy chế thưởng, phạt liên quan đến tổn thất than của Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Theo Quyết định số 747/QĐ-Vinacomin ngày 07/5/2013, Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành “Quy định về quản trị trữ lượng, tài

nguyên, sản lượng, chất lượng than nguyên khai khai thác, chỉ tiêu cơ lý đá, tổn thất

than và Hướng dẫn thực hiện trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam” (Gọi tắt là Quy định 747). Quy định 747 đảm bảo tính cụ thể, chi tiết nhất đối

với công tác quản trị tài nguyên và tổn thất than của TKV từ trƣớc đến nay. Điều 9

của Quy định 747 đề cập đến vấn đề khen thƣởng và kỷ luật trong công tác quản trị

tổn thất than của tập đoàn. Theo đó, TKV định kỳ tổ chức tổng kết công tác quản trị

trữ lƣợng, tài nguyên, tổn thất, sản lƣợng, chất lƣợng than nguyên khai khai thác,

chỉ tiêu cơ lý đá và các chỉ tiêu kỹ thuật khác có liên quan tại hội nghị tổng kết công

tác kỹ thuật công nghệ, căn cứ vào kết quả của các đơn vị, TKV sẽ xem xét thƣởng

cho các đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá

nhân vi phạm quy định về quản trị tổn thất, t y theo mức độ, nguyên nhân khách

quan, chủ quan sẽ bị xử lý kỷ luật và phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, chế tài thƣởng, phạt trong công tác quản trị tổn thất than hiện nay

còn rất chung chung chƣa thể hiện rõ thƣởng, phạt khi nào? mức thƣởng, phạt là

bao nhiêu? Chính vì vậy, tính khuyến khích hoặc răn đe đối với các tổ chức, cá

nhân khai thác than đối với vấn đề giảm tổn thất than còn ở mức thấp.

Chính vì những hạn chế trong chế tài thƣởng, phạt nói trên nên hầu hết

(98,7%) các chuyên gia đƣợc hỏi đều cho rằng nên quy định chế tài thƣởng, phạt

đối với doanh nghiệp khai thác trong việc tuân thủ quy định về tỷ lệ tổn thất than

trong khai thác. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng chế tài thƣởng,

phạt là cần thiết nhƣng phải nghiên cứu cụ thể để đƣa ra căn cứ cũng nhƣ mức độ

thƣởng, phạt một cách hợp lý và có căn cứ khoa học. Những yêu cầu này về chế tài

thƣởng phạt sẽ đƣợc nghiên cứu chi tiết và cụ thể hóa trong chƣơng 4 của luận án.

92

3.3.3. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của các công ty than hầm lò thuộc TKV

Các công ty than hầm lò thƣờng chú trọng đến công nghệ khai thác mà chƣa

có các giải pháp kinh tế để giảm tổn thất than. Trong thực tế, các công ty than quản

lý tổn thất thông qua việc giao kế hoạch sản lƣợng cho các phân xƣởng dựa trên trữ

lƣợng than huy động để khai thác và hệ số thu hồi theo công nghệ khai thác đã

chọn. Tuy nhiên, quy trình nghiệm thu sản lƣợng của các công ty cho thấy mối quan

hệ giữa trữ lƣợng than huy động để khai thác, trữ lƣợng than tổn thất, sản lƣợng

than thu hồi và phần trữ lƣợng than suy giảm thực tế chƣa đƣợc kiểm tra đánh giá

một cách chặt chẽ. Hơn nữa, các công ty than hầm lò chƣa có cơ chế thƣởng, phạt,

cơ chế tiền lƣơng gắn với mục tiêu giảm tổn thất than. Chính vì vậy, ngoài tổn thất

về công nghệ, nhiều công ty than có tỉ lệ tổn thất khác rất cao (bảng 3.4).

Đối với các doanh nghiệp khai thác, khai thác tối đa trữ lƣợng than đã huy

động và khai thác tận thu nếu có thể là phƣơng hƣớng giảm tổn thất hiệu quả nhất.

Vì vậy, khi hỏi về vấn đề khoán trữ lƣợng than huy động đối với phân xƣởng khai

thác nhằm đảm bảo cho việc khai thác trữ lƣợng than đã huy động vào khai thác

một cách tối đa đã có 96,1% các ý kiến đồng ý với ý tƣởng này. Các chuyên cho

rằng đây là vấn đề khó và phức tạp, để thực hiện đƣợc cần có sự hợp tác của phân

xƣởng khai thác, công nhân trực tiếp khai thác và đặc biệt là mức độ chính xác của

kết quả thăm dò cũng nhƣ công tác thanh kiểm tra phải đƣợc thực hiện thƣờng

xuyên, liên tục với mức độ minh bạch hóa cao. Nếu thực hiện đƣợc giải pháp này tỉ

lệ tổn thất than sẽ đƣợc kiểm soát tốt hơn.

3.4. Đánh giá tổng quát về thực trạng của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất

than trong khai thác hầm lò

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn vừa qua, mặc d còn ở mức khá cao nhƣng tỉ lệ tổn thất đã

có xu hƣớng giảm, đạt đƣợc điều này là do các doanh nghiệp nói riêng và TKV nói

chung đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác hầm lò. Bên

cạnh đó, không thể không kể đến những tác động tích cực từ các giải pháp kinh tế

của Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp.

93

Về phía Nhà nƣớc, chính sách thuế, phí trƣớc đây là để tăng thu ngân sách

thì trong giai đoạn hiện nay đƣợc chú trọng ở mục tiêu quản lý khai thác tài nguyên.

Điều này là cơ sở rất quan trọng để hƣớng tới mục tiêu khai thác tiết kiệm và có

hiệu quả tài nguyên than.

Về phía TKV, cơ chế thƣởng, phạt đối với công tác quản trị tổn thất than

trong khai thác đã đƣợc đề cập đến trong Quy định 747, mặc d chƣa đƣợc cụ thể

hóa nhƣng đó là dấu hiệu tích cực để tiếp tục hoàn thiện cơ chế này nhằm giảm tổn

thất than trong khai thác nói chung và khai thác hầm lò nói riêng.

Về phía các doanh nghiệp khai thác, mặc d cơ chế thƣởng, phạt về tổn thất

than trong nội bộ doanh nghiệp chƣa đƣợc cụ thể hóa nhƣng gần đây các doanh

nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến tỉ lệ tổn thất than thông qua các báo cáo chi tiết

về tổn thất và sử dụng tỉ lệ tổn thất để giao, nghiệm thu sản lƣợng. Đó là các căn cứ

cơ bản để đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong nội bộ doanh nghiệp

khai thác.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than chƣa đầy đủ và còn tồn tại nhiều bất cập

từ phía Nhà nƣớc đến doanh nghiệp nên tính khuyến khích hoặc bắt buộc giảm tổn

thất than không cao. Cụ thể:

Các giải pháp của Nhà nƣớc xét ở khía cạnh quản lý tài nguyên và tổn thất

than còn tồn tại nhiều bất cấp thể hiện ở căn cứ tính thuế tài nguyên, thể hiện ở tính

tr ng lặp của TCQ khai thác với thuế tài nguyên. Điều này dẫn đến chi phí thuế tài

nguyên và TCQ khai thác tính trên một đơn vị sản phẩm cũng nhƣ trên doanh thu,

trên lợi nhuận ngày càng tăng và đang ở mức rất cao so với các nƣớc khác trên thế

giới. Vì vậy, giá thành than ngày càng tăng cao, giảm tính cạnh tranh so với than

nhập khẩu, gây bất lợi cho sản xuất trong nƣớc và gián tiếp gây ra tổn thất than

trong khai thác. Chính sách thuế phí chƣa hợp lý là do chƣa xét đến điều kiện thuận

lợi và khó khăn khác nhau của từng mỏ cũng nhƣ chƣa tính đến những phản ứng

tiêu cực của doanh nghiệp trong việc lợi dụng kẽ hở của căn cứ tính thuế để bảo

toàn lợi ích của bản thân doanh nghiệp.

94

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc chƣa áp dụng các giải pháp kinh tế mang tính

khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp giảm tổn thất, khai thác tận thu than

nhƣ: cơ chế thƣởng, phạt; chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ đối với

khai thác tận thu than,…hạn chế này là do chƣa tính toán đƣợc giá trị kinh tế liên

ngành của than cũng nhƣ chƣa xác định đƣợc giá trị thiệt hại của 1 tấn than khi để

xảy ra tổn thất quá mức so với tổn thất theo thiết kế.

Các giải pháp của TKV, TKV đã đề cập đến cơ chế thƣởng, phạt đối với tổn

thất than trong khai thác. Tuy nhiên, giải pháp còn rất chung chung chƣa nêu rõ căn

cứ, mức độ thƣởng phạt cũng nhƣ cá nhân chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tổn

thất cao hơn tổn thất thiết kế.

Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong nội bộ doanh nghiệp chƣa đƣợc

xây dựng cụ thể. Hiện nay, các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện các yêu cầu của

TKV thông qua các báo cáo về tổn thất than mà hoàn toàn chƣa đƣa ra giải pháp

kinh tế của riêng doanh nghiệp nhằm khuyến khích, bắt buộc các phân xƣởng,

ngƣời lao động giảm tổn thất than và tận thu than trong khai thác. Hạn chế này tại

các doanh nghiệp khai thác than là hạn chế mang tính hệ thống vì sức ép về tổn thất

than từ phía Nhà nƣớc, tập đoàn chƣa cao, chƣa quyết liệt nên các doanh nghiệp chỉ

thực hiện ở mức độ tƣơng tự.

Kết luận chƣơng 3

Chƣơng 3 đề cấp đến thực trạng tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn

thất than áp dụng tại các mỏ than khai thác hầm lò thuộc Tập đoàn TKV, một số kết

luận rút ra nhƣ sau:

Tỉ lệ tổn thất than do công nghệ trong khai thác hầm lò ở Việt Nam ngày càng

giảm (từ 33,1% vào năm 2016 xuống còn 23,55% vào năm 2015) điều này cho thấy

Tập đoàn Than nói chung và các doanh nghiệp khai thác than nói riêng đã rất nỗ lực

trong công tác giảm tổn thất than nhƣ áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, quy định

cụ thể và chặt chẽ hơn về tổn thất và tỉ lệ tổn thất. Tuy nhiên, tính đầy đủ cả tỉ lệ tổn

thất do nguyên nhân khác thì tỉ lệ tổn thất than hiện nay còn ở mức khá cao.

95

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc, TKV và các doanh nghiệp khai thác đã có một số

giải pháp kinh tế nhằm hƣớng tới mục tiêu giảm tổn thất than. Tuy nhiên, các giải

pháp này còn tồn tại nhiều bất cập.

+ Chính sách thuế tài nguyên: Chính sách này còn bất cập ở nhiều phƣơng

diện, sản lƣợng tính thuế là khối lƣợng than thực tế khai thác đƣợc do doanh nghiệp

tự kê khai có thể gây ra tổn thất than và thất thu thuế; thuế suất ngày càng tăng và

đƣợc áp dụng đồng loạt cho tất cả các doanh nghiệp khai thác hầm lò trong khi giữa

các mỏ có mức độ thuận lợi và khó khăn khác nhau là chƣa hợp lý, chƣa khuyến

khích tận thu tài nguyên than.

+ Tiền cấp quyền khai thác than gây ra tình trạng thuế chồng thuế tạo thêm

gánh nặng đối với doanh nghiệp khai thác than làm tăng tổn thất than, đi ngƣợc lại

chính sách khai thác tận thu tối đa tài nguyên than.

+ Chế tài thƣởng phạt trong quản trị tổn thất than của TKV hiện nay đối với

các doanh nghiệp khai thác than còn ở mức thấp, chƣa có tính khuyến khích, răn đe

để thực hiện tốt mục tiêu giảm tổn thất than.

Từ thực trạng của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than hiện nay, với các

hạn chế đã đƣợc chỉ rõ, có thể thấy đƣợc tính cần thiết phải nghiên cứu để hoàn

thiện và bổ sung một số giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

Các giải pháp này sẽ đƣợc hoàn thiện và bổ sung trong chƣơng 4 của luận án.

96

CHƢƠNG 4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT THAN

TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ, ÁP DỤNG CHO CÁC MỎ HẦM LÒ

THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

4.1. Định hƣớng phát triển ngành than đến năm 2020 triển vọng 2030

Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quyết định số

403/QĐ-TTg về “Quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

2016 đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”. Theo đó, ngành than đƣợc định

hƣớng phát triển theo quan điểm và mục tiêu sau đây:

4.1.1. Quan điểm phát triển

Thứ nhất: Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có

hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nƣớc; đóng góp tích cực vào

việc đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, ƣu tiên đáp ứng nhu cầu trong nƣớc; bảo

đảm việc xuất nhập khẩu hợp lý theo hƣớng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu

các loại than trong nƣớc chƣa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng

kế hoạch, các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý

của Nhà Nƣớc và cam kết quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai: Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài

nguyên và trữ lƣợng than trong nƣớc để chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự

phát triển bền vững ngành than.

Thứ ba: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tƣ ra nƣớc ngoài để đáp ứng

đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Thứ tư: Sản xuất và tiêu thụ than đảm bảo bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu

cầu sử dụng trong nƣớc; phát triển ngành than hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với sự

phát triển chung của ngành kinh tế; đa dạng hóa phƣơng thức đầu tƣ và kinh doanh

than. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nƣớc,…)

kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu triển khai, áp dụng công nghệ tiến

bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; áp dụng các giải pháp kỹ

thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỉ lệ tổn thất trong khai thác than; đầu tƣ hợp lý

97

cho công tác bảo vệ môi trƣờng, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi

ro trong khai thác than.

Thứ năm: Thực hiện kinh doanh than theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý

của Nhà nƣớc, hài hòa với thị trƣờng than thế giới.

Thứ sáu: Phát triển ngành than gắn với bảo vệ, cải thiện môi trƣờng sinh thái

vùng than; hài hòa với phát triển du lịch, hạn chế tối đa ảnh hƣởng đến các khu vực

bảo tồn văn hóa; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gắn với

nhiệm vụ củng cố, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đảm bảo an toàn

trong sản xuất.

4.1.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển có

sức cạnh tranh cao, có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu

thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu

sử dụng trong nƣớc, đặc biệt là than cho sản xuất điện.

b. Mục tiêu cụ thể

- Về thăm dò:

+ Hoàn thành công tác thăm dò đảm bảo đủ trữ lƣợng và tài nguyên tin cậy

huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030 và sau 2030 đối với bể than

Đông Bắc.

+ Đối với bể than Sông Hồng, hoàn thành công tác thăm dò khu Nam Thịnh

và một phần mỏ Nam Phú II - Tiền Hải - Thái Bình để phục vụ lập và thực hiện dự

án thử nghiệm. Trên cơ sở đó tiến hành thăm dò mở rộng để phát triển mỏ than ở

quy mô công nghiệp và công nghệ hợp lý.

- Về khai thác: Sản lƣợng than thƣơng phẩm sản xuất toàn ngành đạt 41 - 44

triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025;

55 - 57 triệu tấn vào năm 2030.

- Về tổn thất than: Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỉ lệ tổn thất than bằng phƣơng

pháp hầm lò xuống khoảng 20% và dƣới 20% sau năm 2020; tỉ lệ tổn thất than khai thác

bằng phƣơng pháp lộ thiên xuống khoảng 5% và dƣới 5% sau năm 2020.

98

- Về sàng tuyển, chế biến: Hoàn thành bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng

Quảng Ninh để tối ƣu hóa công tác vận tải, sàng tuyển và phù hợp với quy hoạch

phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển và yêu cầu bảo

vệ môi trƣờng. Sau năm 2020 chế biến than theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm đáp

ứng linh hoạt nhu cầu thị trƣờng.

- Về bảo vệ môi trƣờng: Năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi

trƣờng trên toàn địa bàn vùng mỏ.

- Về thị trƣờng than: tập trung đáp ứng nhu cầu than của thị trƣờng trong

nƣớc kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, hiệu quả.

Nhƣ vậy, tỉ lệ tổn thất than trong khai thác là một trong những mục tiêu cụ

thể của Ngành than nói chung và của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

Việt Nam nói riêng trong giai đoạn tới với ngƣỡng tổn thất đến năm 2020 là 20% và

sau năm 2020 là dƣới 20% trong khai thác hầm lò.

Trong năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban

hành “Quy định về quản trị trữ lƣợng, tài nguyên, sản lƣợng, chất lƣợng than

nguyên khai khai thác, chỉ tiêu cơ lý đá, tổn thất than và hƣớng dẫn thực hiện trong

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” theo quyết định số 747 ngày

7 tháng 5 năm 2013[40]. Sau khi thực hiện quy định này, tỉ lệ tổn thất than trong

khai thác đã có mức giảm đáng kể (tỉ lệ tổn thất công nghệ là 23,55%, tỉ lệ tổn thất

chung là 26,04%) trong khai thác hầm lò vào năm 2015)- đây là cơ sở rất quan

trọng cho lộ trình giảm tổn thất than. Tuy nhiên, để giảm tỉ lệ tổn thất xuống còn

20% trong khai thác than hầm lò là rất khó trong điều kiện khai thác ngày càng khó

khăn hiện nay của các công ty than. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu, áp dụng đa

dạng các giải pháp khác nhau trong đó có giải pháp kinh tế nhằm giảm tổn thất than,

đảm bảo tốt mục tiêu về tỉ lệ tổn thất đề ra trong quy hoạch phát triển ngành than và

Đề án tái cơ cấu ngành than.

4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nƣớc

4.2.1. Nhóm giải pháp chung ngăn ngừa tổn thất than tại nguồn

Tổn thất than có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau từ tìm kiếm thăm

dò, tính trữ lƣợng, thiết kế, khai thác,…Chính vì vậy, các giải pháp thuộc nhóm này

99

phải đƣợc thực hiện trƣớc không chỉ để tránh tình trạng tổn thất than tại nguồn mà

còn tạo ra một số chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở để hoàn thiện, bổ sung cho các giải

pháp kinh tế giảm tổn thất than khác.

4.2.1.1. Ưu tiên quy hoạch than

Trong trƣờng hợp có sự chồng lấn giữa Quy hoạch ngành than và các quy

hoạch của địa phƣơng trong c ng một khu vực, đề nghị Nhà nƣớc quy định ƣu tiên

thực hiện trƣớc Quy hoạch về thăm dò, khai thác than trong ranh giới đƣợc giao,

sau khi kết thúc thăm dò, khai thác, hoàn nguyên sẽ thực hiện các quy hoạch khác

của địa phƣơng để tránh lãng phí, tổn thất tài nguyên, đảm bảo thực hiện đúng quy

định của Luật Khoáng sản về khai thác tận thu tối đa tài nguyên. Về lâu dài Nhà

nƣớc cần quy định các quy hoạch khác không đƣợc chồng lấn lên quy hoạch than,

khoáng sản nói chung; việc thực hiện các quy hoạch khác không đƣợc gây cản trở

đối với việc thực hiện quy hoạch than, khoáng sản.

4.2.1.2. Khắc phục bất cập trong quy định về chỉ tiêu tính trữ lượng

Chỉ tiêu tính trữ lƣợng bao gồm chỉ tiêu về chiều dầy vỉa than hoặc lớp than

tối thiểu (m) và độ tro tối đa của than (AK). Sự thay đổi của hai chỉ tiêu này sẽ ảnh

hƣởng đến trữ lƣợng than tính toán đƣợc. Chính vì vậy, cần căn cứ vào kết quả

thăm dò tài nguyên than, công nghệ khai thác, chủng loại than theo nhu cầu để lựa

chọn giá trị của chỉ tiêu tính trữ lƣợng nhằm huy động tối đa tài nguyên vào khai

thác hạn chế tổn thất than.

Nhƣ đã phân tích trong phần thực trạng, hiện nay đang tồn tại hai quy định

về chỉ tiêu tính trữ lƣợng là Quyết định số 2034QĐ/ĐC ngày 19/9/1998 của Tổng

công ty Than Việt Nam (nay là TKV) và Quyết định số 157/QĐ-HĐTL/CL

ngày19/05/2008 của Hội đồng đánh giá trữ lƣợng TW. Thực trạng này gây ra sự

chênh lệch lớn về trữ lƣợng than khi áp dụng tính toán. Chính vì vậy, để đảm bảo

tính thống nhất và huy động tối đa tài nguyên than vào khai thác, đề nghị áp dụng

thống nhất chỉ tiêu tính trữ lƣợng theo Quyết định số 2034QĐ/ĐC ngày 19/9/1998

của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là TKV) với 2 chỉ tiêu chính là: Chiều dày

vỉa hoặc lớp than tối thiểu: m 0,3m và Độ tro tối đa: AK 50%.

100

Sở dĩ đề nghị áp dụng theo quyết định này là vì với công nghệ khai thác hiện

nay các doanh nghiệp khai thác thuộc tập đoàn hoàn toàn có thể khai thác đƣợc các

vỉa mỏng. Hơn nữa, loại than có độ tro cao sẽ đƣợc chế biến, sử dụng cho các nhà

máy nhiệt điện có công nghệ thích hợp.

4.2.1.3. Ban hành, bổ sung chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép vào các văn bản

pháp luật liên quan

Tổn thất tài nguyên nói chung, tổn thất than nói riêng chƣa đƣợc hiểu rõ,

chƣa đƣợc thể hiện trong các văn bản pháp luật có liên quan nên mục tiêu giảm thất

than chƣa thực sự đƣợc xem trọng. Chính vì vậy, cần thiết phải bổ sung một cách có

hệ thống chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tài nguyên nói chung cũng nhƣ tỉ lệ tổn thất than trong

các văn bản pháp luật có liên quan nhƣ: Luật khoáng sản; Quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật khoáng sản; Hƣớng dẫn lập và phân tích dự án đầu tƣ khai

thác mỏ khoáng sản;….

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần phối hợp chặt chẽ với TKV nghiên cứu, ban hành tỉ

lệ tổn thất tối đa cho phép, trong đó cụ thể hóa về tỉ lệ tổn thất công nghệ và tỉ lệ tổn

thất khác (nếu có). Tỉ lệ tổn thất tối đa sẽ đƣợc sử dụng trong nhiều giải pháp khác

nhau nhằm giảm tổn thất than trong khai thác nhƣ: đánh giá năng lực lãnh đạo các mỏ

than, thu thuế tài nguyên, xây dựng cơ chế thƣởng, phạt về tổn thất than,….

4.2.1.4. Bổ sung điều kiện liên quan đến tỉ lệ tổn thất khoáng sản trong khai thác

vào quy định về các tiêu chí đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Hiện nay, Nghị định 22/2012/NĐ-CP Về đấu giá quyền khai thác khai thác

khoáng sản và các quy định có liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản

trong Nghị định số 158/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng

sản Nhà nƣớc (thay thế Nghị định số 15/2012/NĐ-CP) chƣa đề cập đến tiêu chí tổn

thất than, khoáng sản trong tiêu chí đấu giá xét chọn cấp quyền khai thác khoáng sản.

Để thực hiện tốt mục tiêu giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản trong khai thác, Nhà

nƣớc cần xem xét quy định bổ sung các tiêu chí liên quan đến tỉ lệ tổn thất khoáng

sản trong khai thác gổm: Tỉ lệ tổn thất và thành tích thực hiện tổn thất của ngƣời tham

gia đấu giá. Từ đó, lựa chọn ngƣời thắng đấu giá theo nguyên tắc nhƣ sau:

101

a. Ngoài quy định về giá đấu giá không đƣợc thấp hơn mức giá khởi điểm

còn quy định thêm phải có tỉ lệ tổn thất trong khai thác không đƣợc cao hơn tỉ lệ tổn

thất trần theo quy định.

b. Trƣờng hợp có giá đấu giá ngang nhau: Ngƣời có tỉ lệ tổn thất thấp hơn

sẽ thắng đấu giá.

c. Trƣờng hợp có giá đấu giá và tỉ lệ tổn thất ngang nhau: Ngƣời có thành

tích tốt hơn về thực hiện tổn thất trong khai thác ở quá khứ sẽ thắng đấu giá (ví dụ

có tỉ lệ tổn thất thấp hơn, hoặc nhiều năm và tại nhiều mỏ có tỉ lệ tổn thất thấp hơn).

d. Trƣờng hợp một ngƣời có mức giá đấu giá cao hơn và một ngƣời có tỉ lệ

tổn thất thấp hơn: Ngƣời thắng đấu giá đƣợc lựa chọn từ kết quả so sánh giữa phần

giá đấu giá cao hơn (ΔD) với giá trị kinh tế liên ngành tăng thêm (ΔG) (ΔG là giá

trị kinh tế mà phần than lấy thêm của ngƣời đấu giá có tỉ lệ tổn thất thấp mang lại

cho nền kinh tế). Việc lựa chọn đƣợc thực hiện theo nguyên tắc:

- ΔD> ΔG: chọn ngƣời đấu giá có giá đấu giá cao hơn.

- ΔG ≥ ΔD: chọn ngƣời đấu giá có tỉ lệ tổn thất thấp hơn.

ΔD đƣợc tính nhƣ sau:

( ) ( )c c th th tD Q r Q r g (4.1)

ΔG đƣợc tính nhƣ sau:

( ) ( )th c TG Q Q G z (4.2)

Trong đó:

Qth: Trữ lƣợng khai thác của ngƣời đấu giá có tỉ lệ tổn thất thấp hơn;

Qc: Trữ lƣợng khai thác của ngƣời đấu giá có tỉ lệ tổn thất cao hơn;

rc và rth: Mức giá đấu giá tƣơng ứng của ngƣời có giá cao hơn và ngƣời có giá

thấp hơn;

gt : Giá than;

GT: Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn khoáng sản (đối với khoáng sản than

tính theo công thức 2.21);

z: Giá thành 1 tấn khoáng sản;

Những đề xuất trên đây chủ yếu mang tính nguyên tắc chung. Để đƣa ra

102

giải pháp chi tiết, đầy đủ và có cơ sở khoa học hơn cần phải nghiên cứu thêm dựa

trên nhiều số liệu thực tế, nhiều tài liệu có liên quan.

4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hướng khuyến khích hoặc bắt

buộc tận thu than

Theo Luật thuế tài nguyên, thuế tài nguyên đƣợc xác định dựa trên sản lƣợng

tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Trong đó:

+ Sản lƣợng tài nguyên tính thuế là số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng

của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế;

+ Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm (thƣơng phẩm) tài

nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng;

+ Thuế suất đối với sản phẩm than: dao động từ 4% - 20%.

Nhƣ đã phân tích trong phần thực trạng, thuế tài nguyên đƣợc tính theo các

căn cứ nói trên tồn tại nhiều bất cập làm cho tổn thất than trong khai thác tăng cao.

Từ kết quả điều tra khảo sát về các vấn đề liên quan đến thuế tài nguyên,

nhiều chuyên gia cho rằng cần thiết phải điều chỉnh các căn cứ tính thuế để đảm bảo

thu đúng, thu đủ, thu hợp lý nguồn thu từ thuế và đảm bảo mục tiêu quản lý tài

nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia thuộc các

bộ, ngành yêu cầu phải có những quy định chặt chẽ kèm theo nhằm đảm bảo mục

tiêu nói trên.

Chính vì vậy, giải pháp này đƣợc đề xuất với những thay đổi hợp lý về căn

cứ tính thuế đặc biệt là thuế suất để khuyến khích hoặc bắt buộc tận thu tài nguyên

than trong quá trình khai thác. Giải pháp này đƣợc cụ thể hóa về nội dung và tính

toán minh họa nhƣ sau:

4.2.2.1. Nội dung của giải pháp

a. Về sản lượng tài nguyên tính thuế

Đề xuất sản lƣợng tài nguyên tính thuế là trữ lƣợng than có thể khai thác theo

thiết kế đƣợc duyệt. Nghĩa là sử dụng hai chỉ tiêu: trữ lượng than huy động khai

thác và hệ số thu hồi để xác định sản lƣợng tài nguyên tính thuế.

103

Khi tính thuế tài nguyên theo trữ lƣợng than có thể khai thác sẽ bắt buộc

doanh nghiệp phải tìm cách để lấy đƣợc tối đa trữ lƣợng than đã huy động vào khai

thác vì thế sẽ giảm tổn thất than.

b. Về giá tính thuế

Đề xuất giá tính thuế là giá than nguyên khai tại mỏ thay vì tính theo giá bán

sản phẩm thƣơng phẩm đã qua sàng tuyển, vận chuyển đến địa điểm tiêu thụ.

Lựa chọn giá tính thuế là giá than nguyên khai sẽ giúp doanh nghiệp khai

thác giảm chi phí về thuế tài nguyên đối với phần than có chi phí sàng tuyển, chế

biến cao, khuyến khích doanh nghiệp khai thác tận thu than.

c. Về thuế suất

Có hai đề xuất nhƣ sau:

Đề xuất 1: Vì mức thuế suất thuế tài nguyên đối với than ở nƣớc ta là quá

cao so với thế giới nói chung và các nƣớc trong khu vực nói riêng (nhƣ đã phân tích

trong chƣơng 3), trong khi điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn, phức tạp,

chí phí tăng cao và nhu cầu than trong nƣớc tăng cao, để tạo điều kiện cho việc

nâng cao sản lƣợng than khai thác trong nƣớc và khai thác tận thu tối đa tài nguyên

than đề nghị giảm mức thuế suất thuế tài nguyên trƣớc mắt đối với than khai thác

hầm lò xuống mức 5% và khai thác lộ thiên xuống mức 7% và về lâu dài tƣơng ứng

là 3% đối với khai thác hầm lò và 5% đối với khai thác lộ thiên.

Đề xuất 2: Đề nghị áp dụng thuế suất trong khung quy định tùy theo mức độ

thuận lợi, khó khăn của từng nhóm mỏ và phù hợp với từng giai đoạn trong cả đời

mỏ theo hai nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Nhóm mỏ có điều kiện sản xuất thuận lợi, áp dụng mức thuế suất

cao và ngƣợc lại, tƣơng ứng với mức thuế suất cụ thể đã tính toán khi phân tích hiệu

quả dự án đầu tƣ khai thác mỏ, xác định các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ.

Thứ hai: Trong cùng một mỏ, giai đoạn thuận lợi áp dụng mức thuế suất cao,

giai đoạn khó khăn áp dụng mức thuế suất thấp, tổng cộng lại bằng mức thuế suất

trung bình cho cả đời mỏ. Thuế suất trung bình cho cả đời mỏ là mức thuế suất đã

tính toán khi phân tích hiệu quả dự án đầu tƣ khai thác mỏ, xác định các chỉ tiêu giá

trị tự nhiên của mỏ.

104

Đề xuất trên đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định giá trị tự nhiên của mỏ hoặc tô mỏ cho các mỏ than hầm lò

(Xác định theo công thức trong bảng 2.1)

Bước 2: Phân chia nhóm mỏ khai thác. Dựa vào chỉ tiêu giá trị tô mỏ trên

doanh thu, có thể chia thành 3 hoặc 5 nhóm mỏ nhƣ trong bảng 4.1.

Bước 3: Xác định thuế suất phù hợp cho từng mỏ dựa vào chỉ tiêu tô mỏ trên

doanh thu và coi đó là thuế suất trung bình cho cả đời mỏ.

Bước 4: Phân chia đời của một mỏ thành 3 giai đoạn, giai đoạn khởi động,

giai đoạn ổn định, giai đoạn tắt dần và xác định thuế suất phù hợp cho từng giai

đoạn và tƣơng ứng với thuế suất bình quân xác định trong bƣớc 3.

Từ những đề xuất nhƣ trên, có thể tổng hợp lại nhƣ sau:

+ Công thức cơ bản xác định thuế tài nguyên:

TK

THD THTN Q P T K (4.3)

Trong đó:

QTHĐ: Trữ lƣợng than huy động khai thác trong kỳ, tấn

P: Giá than nguyên khai, đ/t

T: Thuế suất thuế tài nguyên, %

TK

THK : Hệ số thu hồi theo thiết kế đƣợc duyệt

Khi xác định thuế tài nguyên theo công thức 4.3, doanh nghiệp sẽ phải nộp

một khoản tiền thuế không đổi dựa trên trữ lƣợng than huy động và hệ số thu hồi

theo thiết kế. Nếu doanh nghiệp khai thác đƣợc nhiều than hơn so với thiết kế thì

khối lƣợng than khai thác thêm đƣợc miễn thuế tài nguyên. Khi áp dụng cách tính

này cần phải theo dõi chặt chẽ và thƣờng xuyên chỉ tiêu trữ lƣợng than huy động và

quy định hệ số thu hồi cho từng mỏ.

+ Thuế suất cần đƣợc nghiên cứu dựa trên số liệu thực tế để đƣa ra các mức

cụ thể theo các chỉ tiêu trong bảng sau:

105

Bảng 4.1: Phân loại thuế suất thuế tài nguyên theo nhóm mỏ

Nhóm

mỏ

Điều kiện

sản xuất

Giá trị tô

mỏ/doanh

thu

Thuế suất

bình quân,

%

Thuế suất cá biệt theo giai

đoạn

Khởi

động Ổn định Tắt dần

1 Rất thuận lợi

2 Thuận lợi

3 Bình thƣờng

4 Khó khăn

5 Rất khó

khăn

Để xác định thuế suất thuế tài nguyên đối với từng nhóm mỏ dựa trên chỉ

tiêu giá trị tô mỏ trên doanh thu thì phải tính toán đƣợc tô của tất cả các mỏ than

hiện nay, yêu cầu này có thể thực hiện đƣợc với sự trợ giúp của máy tính với phần

mềm đã đƣợc lập sẵn. Tuy nhiên, việc xác định thuế suất thuế tài nguyên theo từng

giai đoạn khác nhau trong cùng một mỏ là việc làm khá phức tạp. Mặc dù vậy, trong

điều kiện thuế, phí tăng cao và đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp khai thác

có điều kiện khó khăn thì việc xác định thuế suất bình quân đối với từng mỏ dựa

trên tô mỏ trên doanh thu từ khi phân tích hiệu quả của dự án là hết sức cần thiết

nhằm đảm bảo mục tiêu khai thác tận thu tài nguyên than.

4.2.2.2. Xác định thuế suất thuế tài nguyên cho một số dự án khai thác than hầm lò

dựa trên chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu

Nhƣ đã nêu ở trên, để xác định đƣợc thuế suất thuế tài nguyên hợp lý đối với

từng mỏ, cần thiết phải tính chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu cho các mỏ đó. Dƣới đây,

tác giả tính các chỉ tiêu đánh giá giá trị tự nhiên cho 3 mỏ hầm lò: Suối Lại, Vàng

Danh, Mông Dƣơng, dựa vào các số liệu cơ bản tiếp cận đƣợc.

106

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu chủ yếu của dự án Suối Lại, Vàng Danh, Mông Dƣơng

TT Chỉ tiêu ĐVT Suối Lại Vàng Danh Mông Dƣơng

1 Tổng mức đầu tƣ Trđ 1.335.322 1.070.788 1.139.347

2 Giá bán bình quân Đồng/tấn 1.657.208 1.651.828 1.629.014

3 Chi phí sản xuất bình quân Đồng/tấn 1.531.028 1.513.633 1.502.600

4 Giá thành bình quân Đồng/tấn 1.482.243 1.476.697 1.473.061

5 Thời than hoạt động Năm 16

(2014-2029)

33

(2005-2037)

23

(2015-2037)

Với hệ thống số liệu chi tiết của 3 mỏ trong phần Phụ lục1, áp dụng công thức

tính tô mỏ (Bảng 2.1), chọn tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh i= 9% là mức lãi suất

cao nhất trong vùng lãi suất đặt thầu theo quy định của Kho Bạc Nhà nƣớc vào

T8.2016, tổng hợp đƣợc bảng các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của 3 mỏ nhƣ sau:

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ Suối Lại,Vàng Danh, Mông Dương

TT Chỉ tiêu ĐVT Suối Lại Mông Dƣơng Vàng Danh

1 Tổng sản lƣợng N. tấn 8.190 31.480 27.645

2 Tổng doanh thu Triệu đồng 10.243.446 44.087.382 39.135.862

3 Tổng thu nhập Triệu đồng 2.378.271 6.991.242 6.626.972

4 Giá trị tự nhiên của mỏ Triệu đồng 1.492.753 4.859.089 3.562.517

5 Tô mỏ Triệu đồng 1.242.991 4.257.712 2.698.183

7 Thu nhập đơn vị Đồng/tấn 290.387 222.085 239.714

8 Giá trị tự nhiên đơn vị SP Đồng/tấn 182.265 154.355 128.865

9 Tô mỏ đơn vị sản phẩm Đồng/tấn 151.769 135.251 97.600

11 Tô mỏ trên doanh thu % 12,13 9,66 6,89

Các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ chịu ảnh hƣởng rất lớn từ tỉ lệ lãi trên

vốn sản xuất kinh doanh vì vậy tác giả tính toán các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ

với tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh hàng năm dao động từ 7% đến 12%

107

Bảng 4.4: Chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu của các dự án với i từ 7% đến 12%

TT Dự án Tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh

7% 8% 9% 10% 11% 12%

1 Suối Lại 14,6 13,37 12,13 10,9 9,67 8,44

2 Vàng Danh 9,13 8,01 6,89 5,78 4,66 3,55

3 Mông Dƣơng II 11,06 10,37 9,66 8,99 8,3 7,62

Số liệu trong bảng 4.3 và 4.4 cho thấy, các mỏ có điều kiện sản xuất khác

nhau chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu có sự chênh lệch đáng kể. Với tỉ lệ lãi trên vốn

sản xuất kinh doanh 9%, mỏ than Vàng Danh có tỉ lệ tô mỏ trên doanh thu là thấp

nhất chỉ với 6,89%, mỏ Suối Lại có tô mỏ trên doanh thu cao nhất với 12,13%,

Mông Dƣơng ở mức trung bình với 9,66%. Sự chênh lệch của chỉ tiêu này giữa các

mỏ khẳng định, không thể áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên đồng loạt đối với

tất cả các mỏ có điều kiện sản xuất khác nhau mà cần dựa vào chỉ tiêu tô mỏ trên

doanh thu. Nhƣ vậy, thuế tài nguyên và thuế phí khác (nếu có) chỉ đƣợc thu với thuế

suất tối đa bằng với chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu.

Khi tỉ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, tỉ lệ tô mỏ trên doanh thu

giảm đi, do vậy, có thể đề xuất thuế suất thuế tài nguyên cao nhất đối với các mỏ

nhƣ sau: Suối Lại 12%; Mông Dƣơng 9%, Vàng Danh 6%.

4.2.3. Bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác

Đề nghị Nhà nƣớc xem xét bỏ quy định về thu tiền cấp quyền khai thác

(TCQ) vì:

TCQ trùng lặp với thuế tài nguyên: c ng đánh vào một đối tƣợng và đều nộp

cho ngân sách nhà nƣớc; cùng có bản chất là tô mỏ, cả thuế tài nguyên và TCQ đều

đƣợc xác định dựa trên giá trị tô mỏ - là phần giá trị thặng dƣ siêu ngạch (trên mức

lợi nhuận bình quân) do điều kiện thiên nhiên thuận lợi tạo ra. Ví dụ nhƣ điều kiện

khai thác dễ dàng, chất lƣợng khoáng sản tốt, điều kiện mỏ địa chất, vị trí địa lý

thuận lợi, v.v. Hơn nữa, việc tách ra để thu đồng thời hai khoản là thuế tài nguyên

và TCQ trên cùng một đối tƣợng làm cho quá trình thu, quản lý phức tạp và gây

lãng phí chi phí.

108

Đặc biệt, khi mức thuế tài nguyên đã tính đủ trên cơ sở tô mỏ thì doanh

nghiệp không có khả năng nộp thêm khoản TCQ khai thác khoáng sản nữa. Trong

trƣờng hợp này, TCQ khai thác khoáng sản sẽ là gánh nặng làm tăng chi phí đối với

doanh nghiệp khai thác, nhất là trong bối cảnh chi phí khai thác ngày càng tăng cao

do điều kiện khai thác mỏ xuống sâu, phức tạp, khó khăn nhƣ hiện nay. Đó là một

trong những nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than tăng thêm trong quá trình khai

thác, đi ngƣợc lại với chính sách của Nhà nƣớc về khai thác tận thu tối đa tài

nguyên khoáng sản.

Do vậy, để vừa đảm bảo quy định tránh thuế chồng thuế, tính đơn giản, minh

bạch của các khoản thuế, vừa góp phần giảm tổn thất than nói riêng và khoáng sản

nói chung chỉ nên thu thuế tài nguyên một cách hợp lý mà không thu TCQ khai thác

đối với khoáng sản.

4.2.4. Xây dựng chế tài thưởng, phạt đối với tổn thất than

4.2.4.1. Nội dung của giải pháp

Với quan điểm tài nguyên than là tài sản của nhân dân mà Nhà nƣớc đại diện

là chủ sở hữu. Khi tài nguyên than đƣợc giao cho các doanh nghiệp để huy động

vào khai thác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ và khai thác tối đa trữ

lƣợng than đƣợc giao. Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả luận án cũng nhƣ

của hầu hết các chuyên gia đƣợc điều tra khảo sát về đề xuất thƣởng phạt đối với

tổn thất than, cần phải có cơ chế thƣởng, phạt cụ thể với những quy định chặt chẽ để

khuyến khích cũng nhƣ bắt buộc các doanh nghiệp khai thác tiết kiệm, hợp lý trữ

lƣợng than đã đƣợc huy động. Về phía Nhà nƣớc, giải pháp này đƣợc đề xuất qua

hai hình thức:

a. Thưởng, phạt bằng tiền

Thưởng

Trong khai thác than, doanh nghiệp khai thác phải tuyệt đối tuân thủ thiết kế

đã đƣợc duyệt trong đó có tỉ lệ tổn thất theo thiết kế. Tuy nhiên, doanh nghiệp có

thể có nhiều sáng kiến khác nhau trong khai thác nhằm thu hồi tối đa tài nguyên

than trong lòng đất. Chính vì vậy, để ghi nhận, khuyến khích, tạo động lực cho các

109

doanh nghiệp trong việc giảm tổn thất than Nhà nƣớc cần có cơ chế thƣởng đối với

các doanh nghiệp khai thác. Khi có tỉ lệ tổn thất thực tế ( TT

TTK ) thấp hơn tỉ lệ tổn thất

theo thiết kế đã duyệt ( TK

TTK ) doanh nghiệp khai thác sẽ đƣợc thƣởng một khoản tiền

nhất định dựa trên sản lƣợng than thu hồi thêm và giá trị thƣởng của 1 tấn than thu

hồi thêm.

Sản lƣợng than thu hồi thêm đƣợc xác định dựa trên tỉ lệ tổn thất thực tế và tỉ

lệ tổn thất theo thiết kế đã duyệt và trữ lƣợng than huy động khai thác trong kì.

Giá trị thƣởng đối với 1 tấn than thu hồi thêm là giá trị tự nhiên của 1 tấn

than (tính theo công thức 2.13) trừ đi thuế tài nguyên. Giá trị thƣởng không bao

gồm thuế tài nguyên vì phần than thu hồi thêm so với thiết kế doanh nghiệp đã đƣợc

miễn thuế tài nguyên (theo công thức 4.3).

Giá trị thƣởng đƣợc xác định theo công thức:

D(K ) ( )TK TT

T TT TT TH TNM K Q G C ,đ (4.4)

( )T THT TNM Q G C , đ (4.5)

Trong đó:

MT: Giá trị thƣởng cho doanh nghiệp khi khai thác đƣợc nhiều than hơn so

với thiết kế đƣợc duyệt, đ

TK

TTK : Tỉ lệ tổn thất than theo thiết kế đƣợc duyệt, %

TT

TTK : Tỉ lệ tổn thất than thực tế trong năm, %

QTHĐ: Trữ lƣợng than huy động để khai thác trong năm, tấn

QTHT: Khối lƣợng than khai thác thêm so với thiết kế đƣợc duyệt, tấn

G: Giá trị tự nhiên của 1 tấn than, đ/tấn

CTN: Thuế tài nguyên tính cho 1 đơn vị sản phẩm, đ/tấn

Phạt

Trong quá trình khai thác, doanh nghiệp để tỉ lệ tổn thất than thực tế cao hơn

so với tỉ lệ tổn thất theo thiết kế đƣợc duyệt nghĩa là một phần trữ lƣợng than đã bị

mất đi và vĩnh viễn không thể lấy lại đƣợc nữa. Trong trƣờng hợp này, doanh

nghiệp đã làm mất tài sản mà Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp phải

110

nộp một khoản tiền phạt tƣơng ứng để đền bù thiệt hại. Khoản tiền phạt đƣợc xác

định dựa trên phần trữ lƣợng than bị mất đi và giá trị thiệt hại của 1 tấn than.

Phần trữ lƣợng than bị mất đi đƣợc tính toán dựa trên tỉ lệ tổn thất thực tế, tỉ

lệ tổn thất theo thiết kế và trữ lƣợng than huy động khai thác.

Giá trị thiệt hại của một tấn than là giá trị tự nhiên của 1 tấn than (tính theo

công thức 2.13) trừ đi thuế tài nguyên bình quân của 1 tấn than.

Giá trị phạt đƣợc xác định theo công thức:

(K ) ( )TT TK

P TT TT THD TNM K Q G C , đ (4.6)

( )P M TNM Q G C , đ (4.7)

Trong đó:

MP: Giá trị phạt do để xảy ra tổn thất cao hơn so với thiết kế đã duyệt, đồng

QM: Khối lƣợng than bị mất đi khi tổn thất cao hơn so với thiết kế đã duyệt, tấn

G: Giá trị tự nhiên của 1 tấn than, đ/tấn

CTN: Thuế tài nguyên tính cho 1 đơn vị sản phẩm, đ/tấn

,TT TK

TT TTK K , QTHĐ: Tƣơng tự nhƣ trong công thức 4.4

b. Thưởng, phạt thông qua thuế suất thuế tài nguyên

Theo hình thức này, thay vì thƣởng, phạt trực tiếp bằng tiền, doanh nghiệp

khai thác phải nộp thuế tài nguyên với thuế suất T’ thấp hơn hoặc cao hơn thuế suất

theo quy định T.

T’ được xác định theo nguyên tắc: Giá trị thuế đƣợc giảm bằng giá trị của

phần than thu hồi thêm, giá trị thuế phải nộp thêm bằng giá trị của phần than bị mất

đi do không khai thác đủ than theo thiết kế. Giá trị của phần than thu hồi thêm hay

phần than bị mất đi đƣợc xác định dựa trên tỉ lệ tổn thất thực tế, tỉ lệ tổn thất thiết kế

(tỉ lệ thu hồi thực tế, tỉ lệ thu hồi thiết kế) và giá trị tự nhiên của 1 tấn than trừ thuế

tài nguyên bình quân 1 tấn than.

Phương pháp xác định T’:

Tiền thuế tài nguyên doanh nghiệp khai thác phải nộp theo quy định:

TK

THD THTN Q P T K (4.8)

111

Tiền thuế tài nguyên doanh nghiệp khai thác phải nộp khi gắn với tổn thất

than:

' TK

tt THD THTN Q P T K (4.9)

Giá trị của phần than thu hồi thêm hoặc giá trị của phần than bị mất đi

khi tỉ lệ tổn thất thức tế nhỏ hơn hay lớn hơn so với thiết kế:

(K ) (G )TK TT

TH TH THD TNL K Q C (4.10)

Từ (4.8), (4.9) và (4.10) ta có phƣơng trình:

' (K ) ( )TK TK TK TT

THD TH THD TH TH TH THD TN TNQ P T K Q P T K K Q G C

' (K ) ( ) 100

(100 )

TT TK

TT TT TN TN

TK

TT

K G CT T

P K

(4.11)

'T T T

(K ) ( ) 100

(100 )

TT TK

TT TT TN TN

TK

TT

K G CT

P K

Trong đó:

QTHD: Trữ lƣợng than huy động để khai thác, tấn

P: Giá bán than nguyên khai, đồng/tấn

TK

TTK : Tỉ lệ tổn thất theo thiết kế, %

TT

TTK : Tỉ lệ tổn thất thực tế, %

T: Thuế suất thuế tài nguyên đối với than theo quy định hiện hành, %

T’: Thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất, %

ΔT: Phần thuế suất tăng (giảm) theo tỉ lệ tổn thất, %

GTN: Giá trị tự nhiên của 1 tấn than, đồng/tấn

CTN: Thuế tài nguyên tính cho 1 tấn than, đ/tấn

Công thức 4.11 cho thấy, nếu tỉ lệ tổn thất thực tế cao hơn tỉ lệ tổn thất thiết

kế thì T’>T. Ngƣợc lại, tỉ lệ tổn thất thực tế thấp hơn tỉ lệ tổn thất thiết kế thì T

’<T.

Thƣởng, phạt về tổn thất than thông qua thuế suất thuế tài nguyên là phƣơng

án khá phức tạp, tuy nhiên khi áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác có thể sử

dụng ý tƣởng, công thức xác định T’ kết hợp với số liệu thực tế của các doanh

112

nghiệp để đƣa ra các mức thuế suất khác nhau gắn với phần chênh lệch giữa tỉ lệ tổn

thất thực tế và tỉ lệ tổn thất thiết kế:

Bảng 4.5: Định mức thuế suất thuế tài nguyên than gắn với tổn thất than

ĐVT:%

Nhóm mỏ TK TT

TT TTK K …. -2% -1% 0 1% 2% …..

1 Rất thuận lợi T

2 Thuận lợi T

3 Bình thƣờng T

4 Khó khăn T

5 Rất khó khăn T

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp khai thác, Nhà nƣớc

phải có cơ chế thƣởng, phạt nghiêm minh. Với các căn cứ và hình thức thƣởng, phạt

đề xuất ở trên, doanh nghiệp khai thác sẽ tìm biện pháp để khai thác tối đa trữ lƣợng

than đã huy động vào khai thác. Hơn nữa, áp dụng giải pháp này, các doanh nghiệp

sẽ kê khai đúng sản lƣợng thực tế đã khai thác đƣợc trong kì do liên quan chặt chẽ

với trữ lƣợng than huy động và số tiền thƣởng, phạt. Điều này là cơ sở tạo nên minh

bạch hóa trong khai thác khoáng sản - mục tiêu mà rất nhiều nƣớc trên thế giới đang

hƣớng tới trong đó có Việt Nam.

4.2.4.2. Xác định mức thưởng, phạt cho một số công ty than hầm lò thuộc TKV

a. Thưởng, phạt bằng tiền

Mức thƣởng, phạt đối với một số công ty than hầm lò thuộc TKV đƣợc xác

định dựa trên số liệu trong bảng 02b-TT-HL-TH năm 2015. Số liệu sử dụng để xác

định giá trị thƣởng, phạt là số liệu bình quân của 3 mỏ Suối Lại, Vàng Danh và

Mông Dƣơng II nhƣ đã tính toán trong bảng 4.3. Kết quả tính toán đƣợc thể hiện

trong bảng 4.6 dƣới đây:

113

Bảng 4.6: Giá trị thƣởng, phạt của một số mỏ than hầm lò năm 2015

TT Công ty QTHĐ Tỉ lệ tổn thất

thiết kế ( TK

TTK )

Tỉ lệ tổn

thất thực tế

( TT

TTK )

TK TT

TT TTK K QM(-),

QTHT (+) Gđv Gđv-tTN

Thƣởng (+)

Phạt (-)

ĐVT Tấn % % % Tấn Đồng/tấn Đồng/tấn Triệu đồng

1 Thống Nhất 1.665.700 24,12 24,86 -0,74 -12.326 152.962 49.273 -607

2 Nam Mẫu 2.162.867 26,16 28,16 -2,00 -43.257 152.962 49.273 -2.131

3 Quang Hanh 1.186.286 23,41 27,51 -4,10 -48.638 152.962 49.273 -2.397

4 Mông Dƣơng 1.055.800 23,09 24,13 -1,04 -10.980 152.962 49.273 -541

5 Mạo Khê 1.497.594 23,68 24,04 -0,36 -5.391 152.962 49.273 -266

6 Uông Bí 1.073.330 24,78 26,76 -1,98 -21.252 152.962 49.273 -1.047

7 Dƣơng Huy 1.489.650 24,76 23,36 1,40 20.855 152.962 49.273 1.028

8 Hà Lầm 1.528.807 24,11 27,75 -3,64 -55.649 152.962 49.273 -2.742

9 Hạ Long 1.575.723 23,51 23,75 -0,24 -3.782 152.962 49.273 -186

10 Vàng Danh 2.857.590 26,03 25,93 0,10 2.858 152.962 49.273 141

11 Hồng Thái 987.579 23,78 21,54 2,24 22.122 152.962 49.273 1.090

Tổng 17.080.926 -155.441 -7.659

114

Công ty than Quang Hanh có tỉ lệ tổn thất thực tế cao hơn rất nhiều so với tỉ

lệ tổn thất kế hoạch với 4,1%, tƣơng đƣơng với 48.638 tấn than, vì vậy theo cách

tính mức thƣởng phạt, công ty này bị phạt 2,397 tỉ đồng. Ngƣợc lại, Công ty than

Hồng Thái giảm tổn thất so với kế hoạch 2,24% tƣơng đƣơng 22.122 tấn than và

đƣợc thƣởng 1,09 tỉ đồng.

Nhƣ đã biết, nguyên nhân gây ra tổn thất phần lớn phụ thuộc và điều kiện địa

chất tự nhiên và công nghệ khai thác, vì vậy, điều kiện quan trọng nhất để thực hiện

giải pháp là phải xác định đƣợc một cách chính xác tỉ lệ tổn thất kế hoạch (tỉ lệ tổn

thất theo thiết kế). Muốn vậy, kết quả thăm dò cũng nhƣ kết quả đo đạc nghiệm thu

phải có sai số ở mức chấp nhận đƣợc. Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra phải

đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nghiêm túc để đảm bảo phản ánh chính xác tình hình

thực tế, mức thƣởng phạt đƣợc xác định một cách tin cậy.

b. Gắn thuế suất thuế tài nguyên với tỉ lệ tổn thất than

Sử dụng số liệu năm 2015 của một số công ty than hầm lò thuộc TKV, tính

toán đƣợc thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than nhƣ sau:

Bảng 4.7: Thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất của một số công ty

than hầm lò thuộc TKV

TT Công ty Tỉ lệ tổn thất thiết

kế (TK

TTK )

Tỉ lệ tổn thất

thực tế (TT

TTK )

TT

TTK -

TK

TTK GTN-tTN ΔT T'

1 Thống Nhất 24,12 24,86 0,74 49.273 0,03 10,03

2 Nam Mẫu 26,16 28,16 2 49.273 0,09 10,09

3 Quang Hanh 23,41 27,51 4,1 49.273 0,17 10,17

4 Mông Dƣơng 23,09 24,13 1,04 49.273 0,04 10,04

5 Mạo Khê 23,68 24,04 0,36 49.273 0,02 10,02

6 Uông Bí 24,78 26,76 1,98 49.273 0,08 10,08

7 Dƣơng Huy 24,76 23,36 -1,4 49.273 -0,06 9,94

8 Hà Lầm 24,11 27,75 3,64 49.273 0,15 10,15

9 Hạ Long 23,51 23,75 0,24 49.273 0,01 10,01

10 Vàng Danh 26,03 25,93 -0,1 49.273 -0,004 9,996

11 Hồng Thái 23,78 21,54 -2,24 49.273 -0,09 9,91

115

Từ số liệu chi tiết ở trên, khi phân chia đƣợc các nhóm mỏ, xác định đƣợc

thuế suất thuế tài nguyên quy định cho từng nhóm mỏ có thể lập đƣợc bảng định

mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than. Bảng định mức dƣới đây

đƣợc lập dựa trên số liệu giả định tính toán đƣợc của 3 mỏ Suối Lại, Mông Dƣơng,

Vàng Danh.

Bảng 4.8: Định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than cho

các nhóm mỏ hầm lò

TT Nhóm mỏ

Tỉ lệ tổn thất thực tế ( TT

TTK ) - tỉ lệ tổn thất thiết kế ( TK

TTK )

≥-5% ≥-4% ≥-3% ≥-2% ≥-1% 0 ≤ 1% ≤ 2% ≤ 3% ≤ 4% ≤ 5%

1 Thuận lợi 11,75 11,8 11,85 11,9 11,95 12 12,05 12,1 12,15 12,2 12,3

2 Bình thƣờng 8,75 8,8 8,85 8,9 8,95 9 9,05 9,1 9,15 9,2 9,25

3 Khó khăn 5,75 5,8 5,85 5,9 5,95 6 6,05 6,1 6,15 6,2 6,25

Do hiện nay TKV chƣa có những quy định chi tiết và cụ thể về các chỉ tiêu

tổn thất nhƣ tỉ lệ tổn thất thiết kế, tỉ lệ tổn thất tối đa vì vậy các tính toán ở trên chỉ

mang tính chất minh họa. Khi có hệ thống số liệu chuẩn xác, chi tiết có thể lập đƣợc

bảng định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất một cách hợp lý và

thuyết phục hơn.

4.2.5. Hỗ trợ khai thác tận thu than

4.2.5.1. Lý do hỗ trợ

Than có vai trò là nguyên nhiên liệu của nhiều ngành sản xuất và đời sống,

bởi vậy, khi đƣợc đƣa vào sử dụng, sản phẩm than tạo ra hiệu quả liên ngành.

Kinh nghiệm của một số nƣớc có chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm có vai

trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nhƣ nông sản, than, v.v. Đối với

than, trong trƣờng hợp giá thành khai thác than quá cao để đảm bảo khai thác tận

thu tài nguyên than trong nƣớc, đảm bảo cung cấp ổn định hơn (so với nhập khẩu

than) và đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia cũng nhƣ hiệu quả kinh tế - xã hội đã

có chính sách hỗ trợ khai thác than trong nƣớc nhằm duy trì việc khai thác than ở

quy mô nhất định.

116

Hỗ trợ là chính sách đƣợc áp dụng phổ biến trong thời kỳ cơ chế kế hoạch

hóa tập trung bao cấp. Trong thời kỳ kinh tế thị trƣờng tuy không còn phổ biến

nhƣng chính sách này vẫn đƣợc áp dụng dƣới nhiều hình thức, công cụ khác nhau

nhƣ miễn giảm thuế, trợ cấp, hỗ trợ đầu tƣ, v.v..

Hiện nay, ở nƣớc ta, tốc độ cạn kiệt của tài nguyên than ngày càng nhanh, nhu

cầu than ngày càng tăng cao, trong khi chƣa tìm ra nhiên liệu mới để thay thế. Chính

vì vậy, việc hỗ trợ đối với lĩnh vực khai thác than là cần thiết. Bởi vì, trong khai thác,

phần trữ lƣợng than có thể khai thác tận thu có chi phí khai thác tăng cao, hoặc/và có

chất lƣợng khoáng sản xấu nên giá bán thấp hơn giá thành, doanh nghiệp thƣờng bỏ

lại không khai thác bởi mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Hơn nữa, đối với tài

nguyên chƣa khai thác, khi lập dự án đầu tƣ mà không đảm bảo hiệu quả kinh tế thì

không đƣợc đƣa vào khai thác. Đó là những trƣờng hợp gây ra tổn thất than.

Hỗ trợ khai thác tận thu than là giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp

khai thác tận thu than hạn chế đƣợc tổn thất than và đáp ứng lâu dài hơn nhu cầu sử

dụng than của nền kinh tế. Giải pháp này có thể áp dụng đối với trữ lƣợng than đã đƣợc

đƣa vào khai thác và tài nguyên than chƣa đƣợc đƣa vào khai thác do không đảm bảo

hiệu quả kinh tế khi lập dự án đầu tƣ hay giá trị tự nhiên của mỏ nhỏ hơn 0.

4.2.5.2. Căn cứ hỗ trợ

Giải pháp hỗ trợ đƣợc thực hiện dựa trên chỉ tiêu giá trị kinh tế liên ngành

của 1 tấn than (GT) và chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ (G). Khái niệm, bản chất và

công thức xác định của hai chỉ tiêu nói trên đã đƣợc trình bày trong chƣơng 2 mục

2.2.4 . Dựa vào chỉ tiêu GT, có thể khẳng định, trong một số trƣờng hợp cụ thể nên

hỗ trợ tài chính bằng các hình thức thích hợp cho các doanh nghiệp để khai thác tận

thu than do giá trị kinh tế mà than mang lại cho các ngành liên quan trong nền kinh

tế quốc dân. Mức hỗ trợ đƣợc xác định dựa vào mức chênh lệch giữa GT và giá

thành khai thác của 1 tấn than tận thu theo nguyên tắc: đảm bảo cho doanh nghiệp

có đƣợc mức lợi nhuận hợp lý và chỉ hỗ trợ chừng nào GT còn lớn hơn giá thành

khai thác tận thu để vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế khi xem xét dƣới góc độ toàn bộ

nền kinh tế quốc dân chứ không thể hỗ trợ khai thác bằng mọi giá.

117

Chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ (G) là chỉ tiêu phản ánh giá trị mà chủ sở hữu

tài nguyên có thể thu đƣợc sau khi đảm bảo cho nhà đầu tƣ một khoản lợi nhuận

nhất định. Trong nhiều trƣờng hợp, khi mỏ có G <0, tức là nếu tiến hành khai thác

thì lợi nhuận mang lại không đủ để trả cho nhà đầu tƣ, khi đó sẽ không thể tiến hành

khai thác nếu không có sự hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, G là căn cứ quan trọng để xác

định: khi nào nên hỗ trợ tài chính để khai thác? và mức hỗ trợ là bao nhiêu?

4.2.5.3. Điều kiện và mức hỗ trợ

Giải pháp hỗ trợ khai thác tận thu than đƣợc nghiên cứu, đề xuất cho 2

trƣờng hợp cụ thể:

a. Đối với mỏ đang khai thác

Trong thực tế, quyết định khai thác tận thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào

giá thành và giá bán than. Nếu giá thành khai thác tận thu lớn hơn giá bán than thì

doanh nghiệp sẽ không khai thác tận thu do bị lỗ mặc dù hoàn toàn có thể khai thác

đƣợc phần than đó. Vì vậy, để khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục thu hồi thêm một

lƣợng than nhất định so với thiết kế đã duyệt Nhà nƣớc có thể áp dụng chính sách

trợ giá.

- Điều kiện hỗ trợ: Đối với mỏ đang khai thác, hỗ trợ đƣợc thực hiện sau khi

đã miễn thuế tài nguyên mà giá thành khai thác than tận thu vẫn cao hơn giá bán

nhƣng còn thấp hơn giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than.

- Đối tượng hỗ trợ: Phần sản lƣợng than thu hồi thêm so với phƣơng án đã

duyệt có giá thành khai thác (Ztt) lớn hơn giá bán của doanh nghiệp khai thác (P)

nhƣng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than (GT).

- Mức hỗ trợ

+ Mức tối thiểu bằng mức chênh lệch giữa giá thành của tấn than thu hồi

thêm (Ztt) và giá bán của doanh nghiệp khai thác (P).

H1min=Ztt - P (đồng/tấn) (4.12)

+ Mức tối đa bằng chênh lệch giữa giá trị kinh tế của than và giá bán của

doanh nghiệp khai thác.

H1max = GT - P (đồng/tấn) (4.13)

118

b. Đối với mỏ chưa khai thác

- Điều kiện hỗ trợ: Giải pháp hỗ trợ áp dụng đối với mỏ chƣa khai thác, đã

đƣợc miễn thuế tài nguyên nhƣng khi lập dự án không có hiệu quả kinh tế hay nói

cách khác giá trị tự nhiên của mỏ nhỏ hơn 0.

- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ cần đƣợc tính toán, cân nhắc dựa trên giá trị kinh tế

liên ngành của một tấn than vì không thể tiến hành khai thác bằng mọi giá.

Với vai trò là chủ sở hữu tài nguyên, khi cần thiết phải khai thác phần tài

nguyên có giá trị tự nhiên nhỏ hơn 0, Nhà nƣớc cần phải miễn thuế tài nguyên và hỗ

trợ tài chính để giá trị tự nhiên của mỏ bằng không, nghĩa là đảm bảo mức lợi nhuận

hợp lý cho chủ đầu tƣ để có thể tiến hành khai thác.

Theo đó, mức hỗ trợ cho 1 tấn than bình quân là:

2min

TN

TK

THD TH

GH

Q K

(đồng/tấn) (4.14)

Mức hỗ trợ tối đa

H2max = (GT - P) (đồng/tấn) (4.15)

Trong đó:

GT: Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than, đồng/tấn

GTN: Giá trị tự nhiên của mỏ, GTN<0, đồng

QTHD: Trữ lƣợng than huy động vào khai thác, tấn

TK

THK : Hệ số thu hồi theo thiết kế đã duyệt

P: Giá bán than, đồng/tấn

Nhƣ vậy, tƣơng ứng với từng trƣờng hợp khác nhau trong thực tế có thể áp

dụng các mức hỗ trợ khác nhau để đảm bảo mục tiêu khai thác tiết kiệm đồng thời

đáp ứng tốt nhất nhu cầu than của nền kinh tế.

Giải pháp hỗ trợ có thể chƣa phải là giải pháp thực sự cần thiết trong giai đoạn

hiện nay, nhất là đối với tài nguyên than chƣa khai thác. Tuy nhiên, trong điều kiện chi

phí sản xuất than ngày càng cao, trữ lƣợng than của nƣớc ta không nhiều và đang cạn

kiện với tốc độ rất nhanh, nhu cầu về than của nền kinh tế ngày càng cao, chắc chắn

trong tƣơng lai không xa, giải pháp này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và áp dụng.

119

4.2.5.4. Xác định giá trị kinh tế liên ngành của một tấn than

Giá trị kinh tế một tấn than dƣới góc độ nền kinh tế quốc dân đƣợc xác định

cho năm 2015 nhƣ sau.

a. Xác định giá thị trường của 1 tấn than

Giá thị trƣờng của 1 tấn than đƣợc xác định bằng giá bán than nội địa bình

quân năm 2015 trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 đã đƣợc kiểm toán.

P2015= 1.536,8 (nghìn đồng/tấn)

b. Xác định giá trị 1 tấn than tạo ra trong các ngành sử dụng than (GR)

Áp dụng công thức 2.22, tính đƣợc GR nhƣ sau:

Bảng 4.9: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành sử dụng than

TT Ngành

Sản

lƣợng

than TT

(N.Tấn)

Giá bán

bình quân

(đ/t)

Chi phí than

của ngành i

(Di),Tỷ đ

Tỉ trọng GTGT

trên CP của

ngành i (Zi),%

Di x Zi,

tỷ đ

1 Điện 22.599 1.069.147 24.162 16 3.866

2 Xi măng 3.742 1.294.169 4.843 19 920

3 Phân bón, HC 1.374 2.817.002 3.871 18 697

4 Giấy 1.036 2.817.002 2.918 24 700

5 Thép (nhôm) 325 3.015.614 980 13 127

6 Khác 6.179 2.817.002 17.406 20 3.481

Tổng 35.255 1.536.796 54.180 18 9.792

GTGT thuần do 1 tấn than tạo ra, nghìn đồng/tấn 278

Nguồn: Báo cáo tài chính, báo cáo thống kê năm 2015 của TKV

Zi được xác định từ số liệu thống kê của một số doanh nghiệp thuộc các ngành (Phụ lục 3)

GR= 278 (nghìn đồng/tấn)

c. Xác định giá trị gia tăng 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu

vào cho sản xuất than

Áp dụng công thức 2.23, tính đƣợc Gv nhƣ sau:

120

Bảng 4.10: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành

cung cấp đầu vào cho sản xuất than

TT Ngành SX

Chi phí thứ i của

ngành than (CPj),

Tỉ đ

Tỉ trọng GTGT trên

DT của ngành j (γi),

%

GTGT ngành

than tạo ra, Tỉ đ

1 Vật liệu 10.419 18 1.883

2 Nhiên liệu 3.212 18 580

3 Động lực 942 18 170

Tổng 14.573 18 2.634

GTGT 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào

cho SX than, nghìn đồng/tấn 70

Nguồn: Chi phí của ngành than lấy theo BCTC hợp nhất 2015 của TKV

γi: Xác định một cách tƣơng đối theo Zi

Từ kết quả tính toán ở trên, giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than năm

2015 là:

GT= 1.536,8+278+70 = 1.885 (Nghìn đồng/tấn)

Giá trị kinh tế liên ngành của 1 tấn than ở trên đƣợc tính toán một cách tƣơng

đối, có nhiều yếu tố chƣa đƣợc tính đúng, tính đủ. Tuy nhiên, kết quả tính toán cho

thấy giá trị kinh tế của 1 tấn than cao hơn so với giá bán trên thị trƣờng khoảng

23%. Điều này khẳng định, khi xét dƣới góc độ toàn bộ nền kinh tế, nếu chi phí

khai thác than cao hơn giá bán thị trƣờng và nhỏ hơn giá trị kinh tế liên ngành tính

toán đƣợc ở trên (1.885 nghìn đồng/tấn) thì vẫn có thể tiếp tục khai thác than để đáp

ứng nhu cầu năng lƣợng của nền kinh tế. Trong trƣờng hợp này, Nhà nƣớc có thể

xem xét, hỗ trợ cho doanh nghiệp khai thác để khuyến khích các doanh nghiệp giảm

tổn thất than trong quá trình khai thác hoặc khuyến khích đầu tƣ khai thác ở các mỏ

có giá trị tự nhiên <0 với mức hỗ trợ bằng H1min hoặc H2min nhƣng không quá 348

(ngàn đồng/tấn)

121

4.3. Giải pháp giảm tổn thất than của TKV

TKV là chủ thể chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và chịu tác động trực tiếp

từ phía Nhà nƣớc về vấn đề giảm tổn thất than. Đồng thời, TKV còn có vai trò cụ

thể hóa một số vấn đề về giảm tổn thất than từ phía nhà nƣớc bằng nhiều giải pháp

khác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tập đoàn giảm tổn thất than.

Ngoài các giải pháp mà TKV đã áp dụng nhằm giảm tổn thất than nhƣ: đầu tƣ đổi

mới công nghệ, chính sách điều tiết giá than, điều tiết sản lƣợng, TKV nên hoàn

thiện và bổ sung một số giải pháp sau:

4.3.1. Nghiên cứu và xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác

Để có sự kết hợp tốt với Nhà nƣớc nhằm đƣa ra tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép

trong quá trình khai thác, TKV phải dựa trên kết quả thăm dò địa chất và từng loại hình

công nghệ khai thác, nghiên cứu, xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho từng mỏ gồm:

+ Tỉ lệ tổn thất công nghệ, đƣợc tính cụ thể cho từng lò chợ, từng mỏ

+ Tỉ lệ tổn thất khác do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không thể tính toán

cụ thể dựa trên các thông số địa chất vì vậy có thể xác định bằng cách dự tính, dự

báo theo số liệu thống kê của từng mỏ.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để TKV tham mƣu, tƣ vấn cho Quốc

hội, Chính phủ khi ban hành và bổ sung chỉ tiêu tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong

khai thác than vào các văn bản pháp luật liên quan.

4.3.2. Xây dựng chế tài thưởng, phạt về thực hiện tỷ lệ tổn thất than trong toàn

Tập đoàn

Chế tài xử lý kỉ luật và khen thƣởng trong công tác quản trị tổn thất đã đƣợc

đề cập trong Quy định 747 nhƣng còn mang tính chung chung, vì vậy, TKV cần xây

dựng chế tài thƣởng, phạt cụ thể trong đó thể hiện rõ: đối tƣợng chịu trách nhiệm

chính về tổn thất, căn cứ xử lý trách nhiệm, các trƣờng hợp xử lý kỉ luật và khen

thƣởng, mức độ xử lý, mức độ khen thƣởng,…

4.3.3. Sáng lập “Giải thưởng tận thu than”

Hàng năm Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét và

trao “Giải thƣởng tận thu than” cho các doanh nghiệp khai thác than nhằm tuyên

122

truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tận thu than cũng nhƣ động viên, khuyến khích

các doanh nghiệp, ngƣời lao động trong doanh nghiệp tích cực tham gia vào mục

tiêu tận thu than. Giải thƣởng đƣợc xem xét dựa trên một số tiêu chí nhƣ: sử dụng

công nghệ, thiết bị thu hồi tối đa tài nguyên than; có tỉ lệ tổn thất than thấp hơn tỉ lệ

tổn thất thiết kế; tỉ lệ tổn thất thấp hơn tỉ lệ tổn thất thiết kế nhiều năm liền;…..

4.3.4. Xây dựng quy chế quản lý tổn thất than

Trên thực tế, công tác quản lý tổn thất than tại các doanh nghiệp khai thác

còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số liệu báo

cáo về tổn thất có thể không phản ánh chính xác tình hình tổn thất than trong khai

thác. Hơn nữa, các nguyên nhân cụ thể, chi tiết gây ra tổn thất có thể không đƣợc

thống kê để nghiên cứu và tìm giải pháp khắc phục. Chính vì vậy, TKV cần phải

xây dựng quy chế quản lý tổn thất than với các nội dung cơ bản sau đây:

- Nhân lực làm công tác giám sát gồm: Đại diện của doanh nghiệp khai thác,

đại diện của Tập đoàn và các cơ quan hữu quan.

- Xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát tổn thất, cụ thể:

+ Trữ lƣợng tổn thất: Tổn thất do công nghệ (nóc, nền, không gian khấu,

không gian thu hồi); tổn thất do nguyên nhân khác (bục nƣớc, bùng nền, chất lƣợng

quá xấu, giá thành khai thác quá đắt,….)

+ Tỉ lệ tổn thất: tỉ lệ tổn thất thực hiện, tỉ lệ tổn thất thiết kế của từng lò chợ.

- Quy định thời hạn nộp báo cáo tổn thất.

- Quy định thời điểm kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất tình hình tổn thất

thực tế tại các mỏ.

- Quy định về việc công bố và sử dụng kết quả kiểm tra để: đánh giá cán bộ

lãnh đạo mỏ than, làm căn cứ khen thƣởng và kỉ luật, làm căn cứ xác định thuế suất

thuế tài nguyên.

4.4. Giải pháp của doanh nghiệp khai thác than

4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lương đối với tấn than tận thu

Công nhân trực tiếp khai thác than có vai trò rất quan trọng đối với mục tiêu

giảm tổn thất than, căn cứ vào điều kiện thực tế, căn cứ vào kết quả so sánh giữa

123

đơn giá tiền lƣơng và hao phí lao động phải bỏ ra khi khai thác thêm 1 tấn than họ

sẽ quyết định có khai thác triệt để lƣợng than đã huy động hay không. Chính vì

vậy, trong nội bộ doanh nghiệp khai thác, cần thiết phải xây dựng đơn giá tiền

lƣơng phù hợp cho những tấn than tận thu nhằm khuyến khích ngƣời lao động giảm

tổn thất than.

Đối với mỗi tấn than thu hồi thêm so với thiết kế, đơn giá tiền lƣơng tăng

đúng bằng chi phí thuế tài nguyên đƣợc miễn. Một cách tƣơng đối, phần thuế tài

nguyên đƣợc miễn tính theo giá thành. Khi đó, đơn giá tiền lƣơng tăng thêm đƣợc

tính nhƣ sau:

V T Z (4.16)

T: Thuế suất thuế tài nguyên đối với than theo quy định hiện hành, %

Z: Giá thành đơn vị sản phẩm, đ/t

Mặt khác:

1VZ

l

(4.17)

V1: Đơn giá tiền lƣơng trƣớc khi khuyến khích, đ/t

l: tỉ trọng chi phí tiền lƣơng trong giá thành, %

Thay 4.17 vào 4.16, có: 1VV T

l

Theo số liệu thống kê năm 2015 của TKV, tỉ trọng chi phí tiền lƣơng trong

giá thành sản phẩm than hầm lò bình quân khoảng 29,74%.

Vậy: 1 34%V V

Kết quả này cho phép đề xuất, đơn giá tiền lƣơng tăng thêm từ 30% đến 35%

tùy từng mỏ

Đề xuất, đối với mỗi tấn than thu hồi thêm so với thiết kế, đơn giá tiền lƣơng

sẽ tăng khoảng 30% đến 35% so với đơn giá tiền lƣơng cố định tùy từng mỏ.

4.4.2. Khoán trữ lượng than thu hồi

Trong quá trình khai thác tỉ lệ tổn thất than đƣợc xác định dựa trên trữ lƣợng

than địa chất huy động để khai thác. Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ tổn thất thực

124

hiện của nhiều công ty khai thác hầm lò cao hơn so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch. Điều

đó đồng nghĩa với việc việc các công ty không thu hồi hết trữ lƣợng than theo thiết

kế đƣợc duyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, nhƣ đã đề xuất ở các

nội dung trên, thuế tài nguyên và cơ chế thƣởng, phạt của Nhà nƣớc đối với doanh

nghiệp đƣợc xác định dựa vào trữ lƣợng than huy động để khai thác (QTHĐ) và tỉ lệ

thu hồi than theo thiết kế ( TK

THK ). Trong nội bộ doanh nghiệp, để khuyến khích

ngƣời lao động trong doanh nghiệp khai thác tiết kiệm và có hiệu quả trữ lƣợng than

có thể xác định thƣởng, phạt thông qua cơ chế khoán trữ lƣợng than theo QTHĐ và

TK

THK . Khoán trữ lƣợng than nhằm bắt buộc, khuyến khích ngƣời lao động trong

phân xƣởng khai thác than khai thác đầy đủ trữ lƣợng than huy động theo thiết kế

và khai thác nhiều hơn so với thiết kế (nếu có thể). Từ đó, bảo toàn giá trị tài

nguyên của chủ sở hữu và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, của ngƣời lao động

trực tiếp khai thác đồng thời tiết kiệm tối đa trữ lƣợng than.

Khi điều tra ý kiến các chuyên gia về đề xuất nói trên, tác giả nhận đƣợc

74/81 ý kiến đồng ý, điều đó cho thấy ý tƣởng của giải pháp đƣợc nhiều chuyên gia

quan tâm và đồng thuận. Trong đó, phần lớn các ý kiến đồng thuận cho rằng cần

phải có quy định chặt chẽ kèm theo khi triển khai giải pháp này. Dƣới đây là nội

dung của giải pháp và tính toán minh họa với những quy định cụ thể:

4.4.2.1. Nội dung của giải pháp

- Chỉ tiêu giao khoán: Chỉ tiêu giao khoán là trữ lƣợng than khai thác theo

thiết kế (gọi tắt là trữ lƣợng khoán, kí hiệu (QK), chỉ tiêu ràng buộc là độ tro kế

hoạch của than nguyên khai (K

KHA ).

- Đối tƣợng giao khoán: Phân xƣởng khai thác than trong công ty

- Phƣơng pháp xác định chỉ tiêu giao khoán và quyết toán

+ Xác định trữ lƣợng khoán (QK)

TK

K THD THQ Q K (4.18)

Trong đó: THDQ : Trữ lƣợng than huy động để khai thác trong kì, tấn

TK

THK : Tỉ lệ thu hồi theo thiết kế, %

125

+ Độ tro kế hoạch ( K

KHA ): Xác định theo chất lƣợng của vỉa than huy động để

khai thác.

+ Xác định sản lƣợng than thu hồi ( )TQ

Sản lƣợng than thu hồi là sản lƣợng than nguyên khai thực tế mà phân xƣởng

khai thác đƣợc trong kì tƣơng ứng với trữ lƣợng than huy động vào khai thác đã đƣợc

duyệt. Sản lƣợng than này phải đƣợc quy đổi theo độ tro kế hoạch K

KHA đã giao.

Công thức quy đổi sản lƣợng theo độ tro kế hoạch K

KHA :

(4.19)

Trong đó:

QTT: Sản lƣợng than thực tế khai thác, tấn

K

TTA : Độ tro thực tế của than khai thác đƣợc,%

K

KHA : Độ tro kế hoạch, %

+ Xác định mức tiết kiệm hay lãng phí trữ lƣợng của phân xƣởng ( Q )

T KQ Q Q (4.20)

0Q Phân xƣởng tiết kiệm trữ lƣợng

Giá trị tiết kiệm TKG

TK TNG Q G , đồng (4.21)

Đề xuất: 50% giá trị tiết kiệm đƣợc bổ sung vào quỹ của phân xƣởng để phân

chia cho công nhân khai thác; 50% giá trị tiết kiệm bổ sung vào quỹ khuyến khích

thu hồi của công ty.

0Q Phân xƣởng lãng phí trữ lƣợng

Giá trị lãng phí GLP

LP TNG Q G , đồng (4.22)

Trong trƣờng hợp này, phân xƣởng bị phạt, giá trị phạt đúng bằng giá trị lãng phí.

Trong thực tế, các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn Than -

(1 )

(1 )

K

TT TTT K

KH

Q AQ

A

126

Khoáng sản Việt Nam đã áp dụng giải pháp khoán khá nhiều song chỉ khoán về các

chi phí nhƣ: vật liệu, nhiên liệu, khấu hao,…. Khoán trữ lƣợng là giải pháp chƣa

từng đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, than là tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo và có

tốc độ cạn kiệt nhanh vì vậy Nhà nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp cần phải có những

giải pháp mang tính đồng bộ nhằm khai thác tối đa tài nguyên than hiện có trong

lòng đất. Giải pháp khoán trữ lƣợng là giải pháp mới, khi áp dụng cần có sự kết hợp

tốt giữa các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong ngành và của

Nhà nƣớc. Áp dụng giải pháp này trong các doanh nghiệp là không dễ dàng song

các doanh nghiệp nói riêng và tập đoàn nói chung cần nghiên cứu để triển khai

nhằm mang lại lợi ích chung cho ngƣời lao động, doanh nghiệp khai thác và nền

kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, khai thác than nói chung và khai thác tận thu than nói riêng là

loại lao động nặng nhọc và nguy hiểm, cho nên đi đôi với giải pháp khuyến khích

khai thác tận thu than cần phải có các giải pháp tăng cƣờng công tác an toàn lao

động và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ kỷ luật an toàn lao động với tinh

thần sản xuất phải đảm bảo an toàn và an toàn để đảm bảo sản xuất ổn định và có

hiệu quả.

4.4.2.2. Áp dụng giải pháp khoán trữ lượng đối với công ty than Nam Mẫu

Công ty Than Nam Mẫu có 13 phân xƣởng khai thác từ KT1 đến KT12 và

KT14. Sau khi tìm hiểu về đặc điểm sản xuất của các phân xƣởng trong doanh

nghiệp, phân xƣởng Khai thác 2 và phân xƣởng Khai thác 10 là 2 phân xƣởng đƣợc

lựa chọn để tính toán minh họa. Lựa chọn phân xƣởng Khai thác 2 và phân xƣởng

Khai thác 10 để tính toán là do trong năm 2015 hai phân xƣởng này khai thác ổn

định tại Lò chợ I-8-2 và Lò chợ I-7-1 mà không phải đổi diện khai thác.

Kết quả tính toán cho thấy, tỉ lệ tổn thất thực tế của phân xƣởng Khai thác 2

thấp hơn so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch là 0,63%, sản lƣợng than thực tế khai thác

đƣợc nhiều hơn so với sản lƣợng khoán là 727 tấn. Tuy nhiên, độ tro than thực tế

của phân xƣởng này cao hơn so với kế hoạch 0,87%, vì vậy khi quy đổi sản lƣợng

than thực tế khai thác đƣợc lại thấp hơn so với sản lƣợng khoán 412 tấn. Năm 2015,

Khai thác 2 không tiết kiệm trữ lƣợng và bị phạt xấp xỉ 63 triệu đồng.

127

Bên cạnh đó, tỉ lệ tổn thất thực tế của phân xƣởng Khai thác 10 không thấp hơn

nhiều so với tỉ lệ tổn thất kế hoạch (chỉ với 0,04%) nhƣng độ tro than thực tế khai thác

đƣợc bằng với độ tro kế hoạch vì vậy sản lƣợng than thực tế quy đổi cao hơn sản lƣợng

khoán 116 tấn. Phân xƣởng Khai thác 10 đƣợc thƣởng 4,42 triệu đồng.

Bảng 4.11: Kết quả khoán trữ lƣợng của một số phân xƣởng thuộc

Công ty than Nam Mẫu 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT PX

Khai thác 2

PX

Khai thác 10

Lò chợ I-8-2 I-7-1

1 Than huy động Tấn 115.163 275.317

2 Tổn thất thực hiện % 11,68 30,84

3 Tổn thất kế hoạch % 12,31 30,88

4 Sản lƣợng than thực tế khai thác Tấn 101.713 190.415

5 Độ tro thực hiện % 23,14 22,28

6 Độ tro kế hoạch % 22,27 22,28

7 Trữ lƣợng khoán QK Tấn 100.986 190.299

8 Sản lƣợng than thu hồi (đã quy đổi) QT Tấn 100.575 190.415

9 TK (LP) trữ lƣợng Tấn -412 116

10 Giá trị tiết kiệm (lãng phí) Đồng -62.999.935 17.726.705

11 Thƣởng Đồng 8.863.352

12 Phạt Đồng 62.999.935

Nhƣ vậy, khi thực hiện giải pháp này, mục tiêu quản lý tổn thất than còn

đƣợc kết hợp một cách hợp lý với mục tiêu đảm bảo chất lƣợng than thông qua độ

tro của than theo kế hoạch và thực hiện. Sự kết hợp này có vai trò quan trọng trong

việc chính xác hóa tỉ lệ tổn thất thực tế, tránh tình trạng tỉ lệ tổn thất than thấp là do

than có độ tro cao.

Việc áp dụng giải pháp này trong các doanh nghiệp khai thác than sẽ có

những phức tạp nhất định vì các phân xƣởng phải chuyển diện khai thác do đặc

128

điểm của tài nguyên mà doanh nghiệp quản lý. Tuy nhiên, minh họa ở trên cho thấy,

doanh nghiệp khai thác hoàn toàn có thể áp dụng đƣợc giải pháp này nhằm kiểm

soát chặt chẽ về tổn thất than trong quá trình khai thác.

4.5. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản trị tài nguyên và tổn thất than

Để phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả

và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nƣớc; chủ động đáp ứng nhu cầu than,

khoáng sản ngày càng tăng cao của nền kinh tế, đóng góp tích cực phát triển kinh tế

- xã hội và đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, kiến nghị Nhà nƣớc,Tập đoàn

Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giải quyết các nội dung sau:

4.5.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

- Ban hành chính sách sử dụng than hợp lý, quy hoạch nguồn than theo vùng

miền, quy hoạch ƣu tiên khai thác tài nguyên khoáng sản trƣớc các quy hoạch khác,

tránh chồng chéo giữa các quy hoạch gây tổn thất than.

- Xây dựng, ban hành kịp thời văn bản quy định về phƣơng pháp tính toán và

quản lý tổn thất trong quá trình khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản nói riêng

và quản trị tài nguyên khoáng sản nói chung một cách chặt chẽ.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ

thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý hoạt động điều tra địa chất, thăm

dò và khai thác, chế biến khoáng sản.

- Kiện toàn bộ máy và tăng cƣờng năng lực hệ thống thanh tra, bao gồm

thanh tra chuyên ngành khoáng sản và thanh tra trên các lĩnh vực ATLĐ, BVMT,

v.v. đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu: khai thác hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả

theo đúng quy hoạch, giảm thiểu tổn thất tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo

an ninh, trật tự xã hội và hài hoà với cộng đồng dân cƣ trên địa bàn.

- Tăng cƣờng công tác thống kê hoạt động khoáng sản đảm bảo kịp thời, đầy

đủ, chính xác, đặc biệt là các chỉ tiêu về tài nguyên, trữ lƣợng, sản lƣợng, hệ số tổn

thất tài nguyên, hiện trạng môi trƣờng, v.v.

- Tăng cƣờng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, giám sát

hoạt động khoáng sản và thực hiện hoạt động khoáng sản theo nguyên tắc bất kỳ

129

một sự vi phạm nào đối với quy định của pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản đều

phải có tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm chính.

4.5.2. Kiến nghị đối với TKV

- Kết hợp với Hội đồng đánh giá trữ lƣợng khoáng sản Trung ƣơng, thống

nhất các chỉ tiêu đánh giá trữ lƣợng than đảm bảo phù hợp với sự phát triển của

khoa học công nghệ tránh lãng phí tài nguyên than.

- Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và

trữ lƣợng than trong nƣớc để chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển bền

vững ngành than.

- Mở rộng hợp tác quốc tế để nghiên cứu, triển khai, áp dụng công nghệ tiến

bộ trong công tác thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; áp dụng giải pháp

kỹ thuật và quản lý tiên tiến để giảm tỉ lệ tổn thất trong khai thác than.

- Thiết lập sơ đồ công nghệ khai thác hợp lý cho các mỏ, khu vực mỏ trên cơ

sở đó định mức tỉ lệ tổn thất than cho từng sơ đồ công nghệ.

- Có thể chế kiểm soát và quản lý tính hình tổn thất than chặt chẽ theo mối

quan hệ giữa các chỉ tiêu: Trữ lƣợng than sạch địa chất huy động, khối lƣợng than

tổn thất và khối lƣợng than thực tế khai thác đƣợc.

- Xem xét sửa đổi và bổ sung những bất cập trong Quy định 747 nhằm tăng

tính hiệu quả trong công tác quản trị tổn thất than.

Kết luận chƣơng 4

Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đƣợc tác giả đề xuất trong chƣơng 4 gắn

với từng chủ thể có liên quan đến khai thác than trong mục tiêu giảm tổn thất than.

Nhóm giải pháp của Nhà nƣớc mang tính đa dạng và khá phức tạp, mỗi giải

pháp có nội dung, căn cứ riêng biệt và sẽ phát huy vai trò trong từng điều kiện và

hoàn cảnh cụ thể. Giải pháp về thuế tài nguyên là giải pháp phức tạp, thuế suất đƣợc

xác định dựa trên chỉ tiêu tô mỏ sẽ phản ánh đúng bản chất của khoản thu này đối

với tài nguyên khoáng sản. Giải pháp thƣởng, phạt đối với tổn thất than cũng nhƣ

giải pháp hỗ trợ khai thác tận thu nếu đƣợc áp dụng cần phải có nhiều thông số kĩ

thuật với những tính toán rất chi tiết vì vậy cần có sự nghiên cứu, thống nhất của

130

một số đơn vị chuyên môn nhằm đạt đƣợc mục tiêu giảm tổn thất than trong khai

thác hầm lò.

Bên cạnh đó, với vai trò là đầu mối của các doanh nghiệp khai thác, Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có thể áp dụng một số giải pháp

kinh tế phù hợp để giảm tổn thất than. Những giải pháp thuộc về Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất cần đƣợc thực hiện ngay, thực hiện

đồng bộ để tạo tiền đề thực hiện các giải pháp của doanh nghiệp khai thác.

Để giảm tổn thất than, doanh nghiệp khai thác - chủ thể trực tiếp quyết định

có khai thác triệt để trữ lƣợng than đã huy động hay không - có thể áp dụng giải

pháp tăng đơn giá tiền lƣơng đối với tấn than tận thu hoặc giải pháp khoán trữ

lƣợng than huy động. Mỗi giải pháp có những đặc điểm riêng và tùy vào từng điều

kiện cụ thể doanh nghiệp khai thác có thể tùy chọn để áp dụng. Đối với những giải

pháp thuộc nhóm này, đặc biệt là giải pháp khoán trữ lƣợng, khi áp dụng doanh

nghiệp khai thác phải nghiên cứu tỉ mỉ và chi tiết hơn, bởi trong khai thác sẽ có

nhiều tình huống thực tế phát sinh.

Giảm tổn thất than là vấn đề rất phức tạp, kết hợp với đặc thù về sản phẩm,

về điều kiện sản xuất của mỏ, các giải pháp có thể còn tồn tại những hạn chế nhất

định. Tuy nhiên, các giải pháp cơ bản đƣa ra trong chƣơng 4 của luận án đã đƣợc

tính toán và lập luận khá cụ thể, tác giả luận án có hi vọng nhất định về tính khả thi

của những giải pháp này đối với mục tiêu giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.

131

KẾT LUẬN CHUNG

Giảm tổn thất than trong quá trình khai thác là vấn đề đƣợc nhiều quốc gia

trên thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, Tập đoàn

Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng nhiều giải

pháp công nghệ nhằm giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò. Tuy nhiên, đối với

các mỏ than hầm lò tại Việt Nam hiện nay, do điều kiện khai thác ngày càng khó

khăn, do phải nộp thêm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí nên giá thành than tăng cao là

một trong những nguyên nhân chính gây ra tổn thất than trong khai thác. Chính vì

vậy, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp công nghệ cần thiết phải áp dụng một số

giải pháp kinh tế để giảm tổn thất than trong khai thác.

Do đó, đề tài ““Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai

thác hầm lò ở các mỏ than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam” đƣợc NCS lựa chọn cho Luận án tiến sĩ của mình là cấp thiết và có tính thời sự.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đề xuất các giải pháp kinh tế giảm

tổn thất than trong khai thác hầm lò, đảm bảo có căn cứ khoa học, tính khả thi và

hài hòa lợi ích giữa các đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan nhằm mục đích khuyến

khích và bắt buộc các doanh nghiệp khai thác than giảm tổn thất, tận thu tối đa tài

nguyên than - nguồn vàng đen quý giá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng

than và cả nƣớc.

Luận án đã đạt đƣợc những kết quả và đóng góp mới nhƣ sau:

- Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về tổn thất than, giải pháp kinh tế

giảm tổn thất than, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận cơ bản về tổn thất than và một

số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tổn thất than, kết hợp với các

phân tích, đánh giá về thực trạng tổn thất than cũng nhƣ các giải pháp kinh tế giảm

tổn thất than. Từ đó cho thấy, tổn thất than đang ở mức cao, chính sách thuế, phí đối

với than còn tồn tại nhiều bất cập, điều này là nguyên nhân gây ra tổn thất than. Bên

cạnh đó, chƣa có chính sách khuyến khích, bắt buộc các tổ chức, cá nhân nhằm

giảm tổn thất than trong quá trình khai thác.

132

- Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đƣa ra trong luận án đảm bảo căn

cứ khoa học, có tính khả thi, gắn với từng chủ thể (Nhà nƣớc, TKV, doanh nghiệp

khai thác) và tác động tới các đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan đến khai thác than.

Các tính toán minh họa đƣa ra trong luận án mặc d chƣa xem xét hết một số

tình huống có thể phát sinh trong thực tế khai thác của doanh nghiệp nhƣng có vai

trò khẳng định cho tính khả thi của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đề xuất

trong luận án.

Khai thác than là ngành sản xuất với rất nhiều đặc thù, tổn thất than là vấn đề

rất phức tạp, xảy ra do nhiều nguyên nhân mang tính khách quan. Để triển khai một

cách có hiệu quả các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đề xuất trong luận án một

mặt cần có sự kết hợp tốt giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động, mặt

khác cần nâng cao chất lƣợng và mức độ tin cậy trong công tác thăm dò, thiết kế,

xác định giá trị tài nguyên than và trong công tác thanh kiểm tra.

Luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và TKV giải quyết

các vấn đề có liên quan để thực hiện các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong

khai thác hầm lò nói riêng và khai thác than nói chung.

Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng là hợp lý, đảm bảo kết quả đạt đƣợc là tin cậy.

Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò tại các mỏ than

thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất có căn cứ

khoa học và tính khả thi. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

133

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

I. Tiếng Việt

1. Đồng Thị Bích, Nguyễn Cảnh Nam (2013), “Tổn thất than trong quá

trình khai thác - thực trạng - nguyên nhân - kiến nghị”, Tạp chí Than khoáng sản, số

13+14 (2013), tr. 46-47.

2. Đồng Thị Bích, Nguyễn Cảnh Nam, Lê Đình Chiều (2013), “Cơ sở khoa

học của các chính sách khuyến khích nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên than”, Tạp

chí Tài nguyên và môi trường, số14 (tháng 7.2013), tr.16-17.

3. Đồng Thị Bích, Nguyễn Cảnh Nam (2014), “Quy định quản trị tài

nguyên than - một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện” Tạp chí Công Nghiệp Mỏ, số

3 (2014), tr. 82-85.

4. Đồng Thị Bích, Phan Thị Th y Linh (2014), “ Công tác quản trị tổn thất

than của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” Hội nghị khoa học

21, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa Chất, tháng 11 năm 2014.

5. Đồng Thị Bích, Lƣu Thị Thu Hà (2015), “Đề xuất một số giải pháp góp

phần thúc đẩy phát triển ngành than”, Kỉ yếu Hội thảo KHKT Mỏ 2015, Hà Nội

T12/2015.

6. Đồng Thị Bích và nnk (2015), “Nghiên cứu giải pháp kinh tế khuyến

khích tận thu than trong quá trình khai thác”, Đề tài NCKH cấp cơ sở mã số T15-

28, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, T12/2015.

7. Nguyễn Cảnh Nam, Đồng Thị Bích (2015), “Bàn về thuế tài nguyên và

chính sách thuế, phí đối với khai thác khoáng sản”, Tạp chí Than Khoáng sản, số

17+18 (tháng 9.2015), tr.54-56.

8. Nguyễn Cảnh Nam, Đồng Thị Bích (2015), “Về thuế tài nguyên và chính

sách thuế, phí đối với khoáng sản”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 21 (tháng 11.

2015), tr.18-21.

9. Nguyễn Cảnh Nam, Đồng Thị Bích (2016), “Thuế phí khoáng sản hiện

đang quá cao”, Tạp chí Than Khoáng sản, số 13+14 (tháng 7.2016), tr. 66-67.

134

10. Đồng Thị Bích, Nguyễn Cảnh Nam (2016), “Bàn về những bất cập trong

quản trị tài nguyên khoáng sản”, Tạp chí Than Khoáng sản, số số 13+14 (tháng

7.2016), tr 68-71.

II. Tiếng Anh

1. Dong Thị Bich, Nguyen Canh Nam (2013), “The loss of coal in

excavation - situation, cause, economic value of loss” Proceedings of the 1st

International scientific conference on economic management in mineral activities -

EMMA 2013, pp. 482-487

2. Dong Thị Bich và nnk (2014), “The systemization of impact factors on

the coal losses” Proceeding of International conference-Advances in mining and

tunneling, Vũng Tàu, Việt Nam, pp 478-480.

3. Dong Thị Bich, Phan Thi Thuy Linh (2015), “Economic solutions to

reduce coal loss in Viet Nam-The status quo and resolution”, Proceedings of the 2nd

International scientific conference on economic management in mineral activities -

EMMA 2015, pp.337-341.

4. Dong Thị Bich (2016), “Completing royalties policy in the direction

encourage or oblige to explore fully the coal resources”, Proceedings of the

ESASGD 2016- Session: Economic Management in Mineral Activities (EMMA),

pp.81-83.

135

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Trần Trọng Bình (2013), Công tác quản trị tài nguyên tại công ty than

Vàng Danh-Thực trạng và giải pháp, Báo cáo hội thảo khoa học “Quản trị tài

nguyên khoáng sản Việt Nam- Thực trạng và Giải pháp”.

2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 1.3.1996 “Về định hướng

chiến lược tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng”.

3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 02-NQ/TW (ngày 25/4/2011) “Về định

hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030”.

4. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 24-NQ/TW (ngày 3/6/2013) “Về chủ động

ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2006), Quy định về phân cấp trữ lượng

và tài nguyên khoáng sản rắn, ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/ QĐ-

BTNMT ngày 7/6/2006.

6. Bảng hệ số chuyển đổi năng lƣợng TOE-Topmanjsc.com, ngày

5.4.2016.

7. Nguyễn Tiến Chỉnh và n.n.k (2005), Nghiên cứu giá trị kinh tế tài

nguyên than ở các mỏ than thuộc Tổng công ty TVN, Đề tài khoa học cấp Tổng

công ty.

8. Nguyễn Tiến Chỉnh (2010), Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài

nguyên khoáng sản phục vụ quản lý tài nguyên than tại một số mỏ Quảng Ninh,

Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng đại học Mỏ - Địa chất.

9. Công ty than Nam Mẫu (2015), Biểu 03b-NK-HL-TH 2015,

10. Công ty Cổ phần Tƣ vấn đầu tƣ Mỏ và Công nghiệp-Vinacomin (2014),

“Báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm

2020, có xét triển vọng đến năm 2030”.

11. Chính phủ (2012), Nghị định 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày

9/3/2012, Quy định chi tiết một số điều của Luật khoáng sản.

136

12. Chính phủ (2013), Nghị định số 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày

28 tháng 11 năm 2013, Quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai

thác khoáng sản.

13. Quách Đức Điệp (2013), Nghiên cứu phương pháp xác định tiền cấp

quyền khai thác khoáng sản than vùng Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý kinh tế, Trƣờng đại học Mỏ - Địa chất.

14. Trƣơng Đức Dƣ và nnk (2015), Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm

tăng thu hồi than, Báo cáo Hội thảo khoa học Nâng cao hiệu quả khai thác than-

dầu khí đáp ứng nhƣ cầu năng lƣợng quốc gia, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt

Nam, Hà Nội.

15. Hồ Sĩ Giao, B i Xuân Nam (2009), Nâng cao chất lượng khoáng sản

trong khai thác mỏ lộ thiên, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội.

16. Thanh Hà-Than đá, nguồn năng lượng của tương lai,vi.rfi.fr/kinhte,

19.11.2013.

17. Lê Nhƣ H ng, Nông Việt Hùng (2013), Áp dụng công nghệ tiên tiến đào

lò, khai thác nhằm quản trị tài nguyên khoáng sản hướng tới minh bạch, hiệu quả

kinh tế, xã hội, môi trường tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. Báo cáo hội

thảo khoa học “Quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam - Thực trạng và Giải

pháp”, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, Hà Nội.

18. Trần Văn Huỳnh và nnk (2008), Mở vỉa và khai thác hầm lò khoáng

sản dạng vỉa, NXB giao thông vận tải, Hà Nội.

19. Tôn Thu Hƣơng và n.n.k, Nghiên cứu xác định giá trị thiệt hại kinh tế

của tổn thất than, đề xuất biện pháp chính sách khuyến khích nâng cao hệ số thu

hồi tận thu tối đa tài nguyên than, Đề tài cấp Bộ Công nghiệp, 2004.

20. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phƣơng (2009), Tìm kiếm và thăm dò các mỏ

khoáng sản rắn, NXB Giao thông vận tải.

21. Nguyễn Cảnh Nam (2014), Chuyên đề ngành than và thị trường than thế

giới.

22. Nguyễn Cảnh Nam (2014), Quy định quản trị tài nguyên than-Một số bất

137

cập và kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Công nghiệp Mỏ số 3, T8/2014.

23. Nguyễn Cảnh Nam (2015), Những bất cập trong khung pháp luật và

chính sách đối với ngành khai khoáng và kiến nghị hoàn thiện, Báo cáo Hội thảo

khoa học Nâng cao hiệu quả khai thác than - dầu khí đáp ứng nhu cầu năng lƣợng

quốc gia, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam.

24. Nguyễn Cảnh Nam (2015), Về thuế tài nguyên và chính sách thuế, phí

đối với khoáng sản, Kinh tế và dự báo số 21, T11/2015.

25. Nguyễn Văn Phƣơng, Trần Việt Tiến, Kinh nghiệm hoàn thiện thuế tài

nguyên ở một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam, Tạp chí Kinh

tế& Phát triển, số 176, 2012.

26. Phan Thị Thái và n.n.k, Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh

nghiệm các nước trên thế giới trong việc định giá tài nguyên khoáng sản, Đề tài

NCKH và phát triển công nghệ cấp cơ sở, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

năm 2014.

27. Lại Hồng Thanh, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài

nguyên khoáng sản Việt Nam, Báo cáo hội thảo khoa học “Quản trị tài nguyên

khoáng sản Việt Nam- Thực trạng và Giải pháp”, Hà Nội, 2013.

28. Thủ tƣớng Chính phủ (2011) Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày

22/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030”.

29. A.KAX, B.SOUKUP,S.REGENTOV- Nguyễn Tất Trung- Tài liệu dịch

(1987), Xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc chung và phương pháp đánh giá địa

chất - kinh tế các mỏ khoáng sản và xác định các chỉ tiêu tính trữ lượng, Xí nghiệp

in 15- Tổng cục Mỏ và Địa chất.

30. Nguyễn Thành Sơn, Trần Tiễn Huệ (2013), Nghiên cứu quản trị tài

nguyên than phục vụ công nghệ khí hóa than ngầm ở Việt Nam, Báo cáo hội thảo

khoa học “Quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam- Thực trạng và Giải pháp”,

Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, Hà Nội.

31. Vũ Anh Tuấn và nnk (2013), Các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu

138

quả quản trị tài nguyên khoáng sản tại công ty cổ phần than Núi Béo-Vinacomin,

Báo cáo hội thảo khoa học “Quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam - Thực trạng

và Giải pháp”, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, Hà Nội.

32. Đỗ Hữu Tùng (2005), Đánh giá kinh tế khoáng sản, NXB giao thông

vận tải, Hà Nội.

33. Đỗ Hữu Tùng (2009), Đánh giá tổng hợp mỏ khoáng sản, Bài giảng

chuyên đề tiến sỹ, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

34. Nguyễn Tất Trung và nnk (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập

tiêu chí và phương pháp xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Đề tài

NCKH cấp Bộ, Mã số 03.13 TNMT.

35. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, Luật khoáng sản 2010 (số

60/2010/QH12).

36. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Luật thuế tài nguyên (số

45/2009/QH12.

37. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, Luật Khoáng sản năm 1996.

38. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Khoáng sản năm 2005.

39. Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam 2016 đến 2020, có xét triển

vọng đến 2030, đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3

năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ.

40. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam “Quy định về quản

trị trữ lượng, tài nguyên, sản lượng, chất lượng than nguyên khai khai thác, chỉ tiêu

cơ lý đá, tổn thất than và Hướng dẫn thực hiện trong Tập đoàn Công nghiệp Than-

Khoáng sản Việt Nam”, ban hành theo Quyết định số 747/QĐ-Vinacomin ngày

07/5/2013. (Gọi tắt là Quy định 747).

41. “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển

vọng đến năm 2030” đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012

của Thủ tƣớng Chính phủ.

42. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Các chỉ tiêu công

139

nghệ của TKV (Biểu 01-TH-KLM) từ 2006-2015.

43. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Biểu 02b-TT-HL-

TH của các công ty than hầm lò 2013, 2014, 2015.

44. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo tài chính

hợp nhất Tập đoàn TKV 2012 – 2015.

45. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Chi tiết các khoản

nộp ngân sách Tập đoàn TKV 2012-2015.

46. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết

công tác chuyên ngành kinh tế tổng hợp năm 2014, 2015.

47. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm từ 2005 đến 2015.

48. Công ty Cổ phần Tƣ vấn đầu tƣ Mỏ và Công nghiệp-Vinacomin (2014),

“Báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm

2020, có xét triển vọng đến năm 2030”.

II. TIẾNG NƢỚC NGOÀI.

49. BP(2015), Statistical review of world energy.

50. Pháp lệnh số 17 “Quy định quản lý tỉ lệ thu hồi sản xuất than” Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa, Ban hành ngày 9 tháng 12 năm 2012, có hiệu lực ngày 9 tháng

1 năm 2013.

51. Thông tƣ 89/1988 Zb “Quy chế sử dụng hợp lý khoáng sản, cấp phép và

báo cáo thực hiện hoạt động khoáng sản” Văn phòng mỏ Slovakia.

52. Dr Victor Rudenno (2012), Mining and energy valuation for investors

and management, John Wiley & Sons Australia, Ltd.

53. Hamilton, Losses in the coal supply chain, Ontario, Canada.

54. Phân tích tổn thất than và phương hướng nâng cao tỉ lệ thu hồi, http:

//www:x2bu.com.

55. James Otto (2006), Mining Royalties-A Global Study of Their Impact on

Investors, Government, and Civil Society, The World Bank.

56. Pietro Guj (2012), Mineral Royalties and other Mining-specific taxes,

The University of Western Australia.

140

57. Frederico Munia Machado(2012), Brazil - mining.

58. Duanjie Chen and Guillermo Perry (2015), Mining taxation in

Colombia, www.policyschool.ca.

59. Mark Curtis (2009), Mining and tax in South Africa Cost and benefit

www.curtisresearch. Org.

60. PwC (2012), Corporate income taxes,Mining royalties and other mining

taxes-A summary of rates and rules in selected countries,

www.pwc.com/gx/mining.

61. Pablo Mir (2010), Mining Royalties and Taxation- the Chilean

Experience, Brazil.

62. Graham A Davis, Economics Methods of Valuing Mineral Assets,

Vivision of Economics and Business, Colorado School of Mines.

63. M. del Mar RUBIO, Value and Depreciation of Mineral Resources Over

the Very Long Run: An Empirical Contrast of Different Methods, Department of

Economics and Business, Universitat Pompeu Fabra Carrer Ramon Trias Fargas,

Barcelona, Spain.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHẦN 1

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Tôi là ThS. Đồng Thị Bích, nghiên cứu sinh Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, hiện

đang nghiên cứu về đề tài đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm giảm tổn thất than

trong khai thác hầm lò ở các mỏ than nƣớc ta. Tôi kính mong Quý vị giúp đỡ xem

xét cho ý về các nội dung dƣới đây để có căn cứ tiếp tục hoàn thiện các nội dung

nghiên cứu cũng nhƣ các giải pháp nhằm góp phần giảm tổn thất than trong khai

thác hầm lò các mỏ than nƣớc ta.

Tôi xin cam đoan tôn trọng và chỉ sử dụng ý kiến của Quý vị vào mục đích

khoa học và giữ bí mật thông tin của Quí vị.

Anh/Chị trả lời bằng cách đánh dấu x vào ô thích hợp sau các câu hỏi dƣới đây.

1. Anh/Chị vui lòng cho biết chức vụ hiện nay của mình (hoặc đã từng giữ trƣớc

khi nghỉ hƣu) trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:

a) Các Bộ, ngành liên quan đến ngành than:

□ Lãnh đạo cấp vụ, cục trở lên

□ Trƣởng, phó phòng thuộc cục, vụ

□ Cán bộ, chuyên viên CM, NV

□ Khác

b) Các viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn, trường đại học liên quan đến ngành than:

□ Lãnh đạo viện, đơn vị tƣ vấn, trƣờng

□ Trƣởng, phó phòng, trƣởng, phó khoa và bộ môn

□ Cán bộ, chuyên viên, NV, giảng viên

□ Khác

c) Các tập đoàn, tổng công ty khai thác than:

□ Lãnh đạo TĐ, TCT

□ Trƣởng, phó ban, phòng chức năng

□ Quản đốc, phó Quản đốc

□ Cán bộ, chuyên viên CM, NV

d) Các công ty, doanh nghiệp khai thác than:

□ Lãnh đạo công ty, DN

□ Trƣởng, phó phòng ban chức năng

□ Quản đốc, phó Quản đốc

□ Cán bộ, chuyên viên CM, NV

2. Trong khai thác hầm lò, lƣợng than bị bỏ lại và không lấy ra đƣợc nữa là do

những nguyên nhân nào?

□ Điều kiện địa chất

□ Chi phí khai thác quá cao

□ Công nghệ khai thác

□ Chất lƣợng than xấu

Các nguyên nhân khác (nếu có): …. ….………………………………………......

………………………………………………………………………………………..

3. Theo Anh/Chị có thể áp dụng công nghệ mới tại các mỏ than hiện có để giảm

tổn thất than không?

□ Có □ Không □ Không rõ

4. Anh/Chị cho biết đã có quy định lập báo cáo về tổn thất than trong khai thác

cho cấp trên và các bộ, ngành liên quan chƣa?

□ Có □ Không □ Không rõ

5. Nếu có thì do cấp nào ban hành?

□ Cấp Chính phủ □ Cấp bộ □ Cấp TĐ, TCT □ Cấp công ty, DN

6. Anh/Chị cho biết đã có quy định về chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất than tối đa cho phép

trong khai thác than chƣa?

□ Có □ Không □ Không rõ

7. Nếu có thì do cấp nào ban hành?

□ Cấp Chính phủ □ Cấp bộ □ Cấp TĐ, TCT □ Cấp công ty, DN

8. Anh/Chị cho biết cơ quan, đơn vị đã định kỳ tổ chức công tác kiểm tra tình hình

tổn thất than trong khai thác tại các mỏ than chƣa?

□ Hàng tháng

□ Hàng năm

□ Hàng quý

□ Chỉ kiểm tra đột xuất

□ Không

9. Anh/Chị cho biết tại Công ty, DN khai thác than của Anh/Chị đã có sự kiểm tra

định kỳ về tổn thất than của các cơ quan hữu quan và của cấp trên chƣa?

□ Có

□ Có nhƣng không định kỳ

□ Chỉ có của cấp trên

□ Chỉ có của cơ quan hữu quan

□ Không

10. Anh/Chị có đồng ý với đề xuất giá tính thuế tài nguyên là giá than nguyên khai

tại cửa mỏ thay cho giá than thƣơng phẩm hay không?

□ Đồng ý □ Không đồng ý

11. Anh/Chị có đồng ý với đề xuất nên giảm thuế tài nguyên đối với than để giảm

giá thành nhằm khuyến khích doanh nghiệp khai thác tận thu than hay không?

□ Đồng ý □ Không đồng ý

12. Nếu đồng ý thì mức thuế suất thuế tài nguyên đối với than antraxít nên giảm

theo lộ trình trƣớc mắt đối với khai thác lộ thiên xuống 7% và khai thác hầm lò

xuống 5%; từ sau năm 2018 đối với khai thác lộ thiên xuống 5% và khai thác hầm

lò xuống 3%?

□ Đồng ý □ Không đồng ý □ Đồng ý nhƣng l i thời gian áp dụng

13. Anh/Chị có đồng ý với đề xuất miễn thuế tài nguyên cho phần sản lƣợng than

khai thác tận thu dƣới mức tỷ lệ tổn thất cho phép theo thiết kế đƣợc duyệt hay

không?

□ Đồng ý □ Không đồng ý □ Đồng ý nhƣng quy định chặt chẽ hơn

14. Anh/Chị có đồng ý với đề xuất mức thuế suất thuế tài nguyên cụ thể (trong

khung thuế suất đã quy định trong Luật Thuế tài nguyên) nên đƣợc áp dụng theo mức

thuế tài nguyên đã đƣợc tính khi xác định hiệu quả của dự án đầu tƣ đƣợc duyệt của

từng mỏ hay không?

□ Đồng ý □ Không □ Đồng ý nhƣng có quy định chặt chẽ □ Ý kiến khác

15. Theo Anh/Chị có nên bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác than vừa để tránh

trùng lặp với thuế tài nguyên vừa để giảm chi phí nhằm khuyến khích doanh

nghiệp khai thác tận thu than hay không?

□ Đồng ý □ Đồng ý nhƣng luận giải rõ hơn □ Không đồng ý □ Ý kiến khác

16. Theo Anh/Chị có nên quy định chế tài thƣởng, phạt đối với doanh nghiệp khai

thác trong việc tuân thủ quy định về tỷ lệ tổn thất than trong khai thác?

□ Đồng ý □ Đồng ý nhƣng phải có quy định chặt chẽ □ Không đồng ý

17. Theo Anh/Chị có nên áp dụng giải pháp Nhà nƣớc trợ giá cho phần sản lƣợng

than khai thác tận thu thêm so với thiết kế đƣợc duyệt nhƣng có giá thành cao hơn

giá bán để khuyến khích khai thác tận thu than hay không?

□ Đồng ý □ Đồng ý nhƣng phải có quy định chặt chẽ □ Không đồng ý

18. Theo Anh/Chị có nên áp dụng giải pháp Nhà nƣớc hỗ trợ tài chính cho doanh

nghiệp đổi mới, hiện đại hóa công nghệ để nâng cao hệ số thu hồi than nhằm

khuyến khích khai thác tận thu than hay không?

□ Đồng ý □ Đồng ý nhƣng phải có quy định chặt chẽ □ Không đồng ý

19. Theo Anh/Chị có nên áp dụng giải pháp khoán trữ lƣợng tính thuế tài nguyên

theo thiết kế khai thác đƣợc duyệt nhằm bắt buộc, khuyến khích doanh nghiệp khai

thác tối đa trữ lƣợng than đã huy động?

□ Đồng ý □ Đồng ý nhƣng phải có quy định chặt chẽ □ Không đồng ý

20. Theo Anh/Chị Nhà nƣớc có nên quy định phải ƣu tiên thực hiện quy hoạch than

trƣớc và cấm các quy hoạch khác chồng lấn lên quy hoạch than để tạo điều kiện

khai thác tận thu nguồn tài nguyên than quý hiếm của đất nƣớc hay không?

□ Đồng ý □ Đồng ý nhƣng phải có quy định chặt chẽ □ Không đồng ý

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý vị!

Thông tin liên hệ:

Họ và tên: Đồng Thị Bích

Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Mỏ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

Email: [email protected]

PHẦN 2

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN

KẾT QUẢ

KHẢO SÁT

CHUNG

(81 PHIẾU)

DOANH

NGHIỆP

KHAI THÁC

(37 PHIẾU)

TẬP

ĐOÀN,TỔNG

CÔNG TY

(13 PHIẾU)

VIỆN NGHIÊN

CỨU, ĐƠN VỊ

TƢ VẤN

(14 PHIẾU)

CÁC BỘ,

NGÀNH

LIÊN QUAN

(17 PHIẾU)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

1 Nguyên nhân gây

ra tổn thất than

Điều kiện địa chất 70 86,4 37 100,0 8 61,5 12 85,7 13 76,5

Công nghệ khai thác 71 87,7 32 86,5 13 100,0 12 85,7 14 82,4

Chi phí sản xuất 47 58,0 21 56,8 7 53,8 8 57,1 11 64,7

Chất lƣợng than xấu 31 38,3 17 45,9 5 38,5 9 52,9

2 Có thể áp dụng

CN để giảm TTT

Có 62 76,5 22 59,5 11 84,6 13 92,9 16 94,1

Không 7 8,6 5 13,5 2 15,4

Không rõ 11 13,6 11 29,7

3 Quy định về lập

báo cáo TT

Có 65 80,2 32 86,5 12 92,3 12 85,7 9 52,9

Không 1 1,2 1 7,7

Không rõ 10 12,3 1 2,7 2 14,3 7 41,2

4 Cấp ban hành quy

định báo cáo TT

Chính phủ 4 4,9 4 30,8

Bộ 30 37,0 12 32,4 6 46,2 8 57,1 4 23,5

Tập đoàn, Tổng công ty 34 42,0 24 64,9 4 30,8 2 14,3 4 23,5

Công ty 5 6,2 2 15,4 2 14,3 1 5,9

5 Quy định về chỉ

tiêu TLTT tối đa

Có 60 74,1 34 91,9 9 69,2 9 64,3 8 47,1

Không 9 11,1 2 15,4 3 21,4 4 23,5

TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN

KẾT QUẢ

KHẢO SÁT

CHUNG

(81 PHIẾU)

DOANH

NGHIỆP

KHAI THÁC

(37 PHIẾU)

TẬP

ĐOÀN,TỔNG

CÔNG TY

(13 PHIẾU)

VIỆN NGHIÊN

CỨU, ĐƠN VỊ

TƢ VẤN

(14 PHIẾU)

CÁC BỘ,

NGÀNH

LIÊN QUAN

(17 PHIẾU)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Không rõ 10 12,3 5 13,5 2 14,3 3 17,6

6 Cấp ban hành chỉ

tiêu TLTT tối đa

Chính phủ 9 11,1 3 8,1 5 38,5 1 7,1

Bộ 18 22,2 11 29,7 3 23,1 3 21,4 1 5,9

Tập đoàn, Tổng công ty 38 46,9 25 67,6 2 15,4 4 28,6 7 41,2

Công ty 1 1,2 1 7,1

7

Công tác kiểm tra

tình hình TT tại

mỏ

Hàng tháng 13 16,0 8 21,6 2 15,4 1 7,1 2 11,8

Hàng quý 34 42,0 20 54,1 8 61,5 3 21,4 3 17,6

Năm 18 22,2 9 24,3 6 42,9 3 17,6

Đột xuất 2 2,5 1 7,7 1 5,9

Không kiểm tra 5 6,2 3 8,1 2 11,8

8

Công tác kiểm tra

tình hình TT của

cấp trên và cơ quan

hữu quan đối với

các mỏ

Có 22 27,2 16 43,2 3 23,1 2 14,3 1 5,9

Có nhƣng không định kì 31 38,3 17 45,9 8 61,5 4 28,6 2 11,8

Chỉ có của 1 cấp hoặc không 15 18,5 5 13,5 1 7,7 3 21,4 6 35,3

9

Đề xuất giá tính

thuế TN là giá

than NK

Đồng ý 55 67,9 26 70,3 10 76,9 9 64,3 10 58,8

Không đồng ý 24 29,6 10 27,0 3 23,1 4 28,6 7 41,2

10

Giảm thuế TN đối

với than để

khuyến khích khai

thác tận thu

Đồng ý 67 82,7 32 86,5 12 92,3 8 57,1 15 88,2

Không đồng ý 11 13,6 2 5,4 1 7,7 6 42,9 2 11,8

TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN

KẾT QUẢ

KHẢO SÁT

CHUNG

(81 PHIẾU)

DOANH

NGHIỆP

KHAI THÁC

(37 PHIẾU)

TẬP

ĐOÀN,TỔNG

CÔNG TY

(13 PHIẾU)

VIỆN NGHIÊN

CỨU, ĐƠN VỊ

TƢ VẤN

(14 PHIẾU)

CÁC BỘ,

NGÀNH

LIÊN QUAN

(17 PHIẾU)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

11

Lộ trình giảm

thuế đối với than

HL 5% xuống 3%

Đồng ý 64 79,0 33 89,2 11 84,6 7 50,0 13 76,5

Đồng ý nhƣng l i thời gian áp dụng 8 9,9 3 8,1 1 7,7 2 14,3 2 11,8

Không đồng ý 6 7,4 4 10,8 2 14,3

12

Miễn thuế TN đối

với phần than KT

tận thu dƣới mức

TT thiết kế

Đồng ý 38 46,9 15 40,5 6 46,2 7 50,0 10 58,8

Đồng ý nhƣng quy định chặt chẽ hơn 31 38,3 17 45,9 6 46,2 4 28,6 4 23,5

Không đồng ý 9 11,1 2 5,4 1 7,7 3 21,4 3 17,6

13

Xác định thuế TN

ngay từ khi lập dự

án

Đồng ý 29 35,8 12 32,4 6 46,2 5 35,7 6 35,3

Đồng ý nhƣng phải quy định chặt chẽ 31 38,3 19 51,4 6 46,2 2 14,3 4 23,5

Không đồng ý 18 22,2 6 16,2 1 7,7 6 42,9 5 29,4

14 Bỏ quy định về

TCQ khai thác

Đồng ý 34 42,0 16 43,2 7 53,8 7 50,0 4 23,5

Đồng ý nhƣng phải luận giải rõ 39 48,1 19 51,4 5 38,5 4 28,6 11 64,7

Không đồng ý 7 8,6 2 5,4 3 21,4 2 11,8

Khác 1 1,2 1 2,7

15

Quy định chế tài

thƣởng, phạt đối với

DNKT trong việc

tuân thủ quy định

về TLTT

Đồng ý 45 55,6 23 62,2 5 38,5 9 64,3 8 47,1

Đồng ý nhƣng phải quy định chặt chẽ 35 43,2 15 40,5 8 61,5 4 28,6 8 47,1

Không đồng ý 1 1,2 1 5,9

16 Áp dụng trợ giá Đồng ý 29 35,8 14 37,8 4 30,8 5 35,7 6 35,3

TT CÂU HỎI ĐÁP ÁN

KẾT QUẢ

KHẢO SÁT

CHUNG

(81 PHIẾU)

DOANH

NGHIỆP

KHAI THÁC

(37 PHIẾU)

TẬP

ĐOÀN,TỔNG

CÔNG TY

(13 PHIẾU)

VIỆN NGHIÊN

CỨU, ĐƠN VỊ

TƢ VẤN

(14 PHIẾU)

CÁC BỘ,

NGÀNH

LIÊN QUAN

(17 PHIẾU)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối, %

đối với than thu

hồi thêm

Đồng ý nhƣng phải quy định chặt chẽ 36 44,4 20 54,1 7 53,8 4 28,6 5 29,4

Không đồng ý 13 16,0 2 5,4 2 15,4 4 28,6 5 29,4

17

Áp dụng giải

pháp khoán trữ

lƣợng trong các

doanh nghiệp khai

thác

Đồng ý 35 43,2 18 48,6 3 23,1 7 50,0 7 41,2

Đồng ý nhƣng phải quy định chặt

chẽ 39 48,1 17 45,9 10 76,9 7 50,0 5 29,4

Không đồng ý 7 8,6 3 8,1 4 23,5

PHỤ LỤC 2

CÁC CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ TỰ NHIÊN CỦA DỰ ÁN SUỐI LẠI; VÀNG DANH (KHU CÁNH GÀ); MÔNG DƢƠNG II

Bảng 1: DỰ ÁN SUỐI LẠI

TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

1 Doanh thu Trđ 144.837 338.338 404.781 816.397 862.182 862.182 862.182

2 CPSX hàng năm (không tính thuế tài nguyên) Trđ 117.451 247.428 299.338 577.921 652.735 653.448 687.524

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 121.571 466.516 769.932 1.065.186 1.128.660 1.027.296 928.777 850.848

Lãi ròng trên vốn SXKD của nhà đầu tƣ 10.941 41.986 69.294 95.867 101.579 92.457 83.590 76.576

4 Tổng thu nhập Trđ 0 27.386 90.910 105.443 238.475 209.447 208.734 174.658

Tổng thu nhập 2.378.271

Thu nhập thuần Trđ 0 25.125 76.517 81.421 168.942 136.126 124.461 95.544

Tổng thu nhập thuần 1.217.763

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ -10.941 -14.600 21.616 9.576 136.896 116.991 125.144 98.082

Tổng GTTN mỏ KS 1.492.753

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ -10.941 -13.395 18.194 7.394 96.981 76.036 74.619 53.654

Tổng GTTN mỏ KS thuần 681.346

6 Tô mỏ Trđ -14.027 -26.443 2.072 -17.464 108.245 90.913 101.567 76.483

Tổng giá trị tô mỏ 1.242.991

Tô mỏ thuần Trđ -14.027 -24.259 1.744 -13.485 76.684 59.087 60.561 41.839

Tổng GT tô mỏ thuần 530.049

Thu nhập đơn vị KS đ/t 290.387

GTTN đơn vị KS đ/t 182.265

Tô mỏ đơn vị KS đ/t 151.769

Tô mỏ/doanh thu % 12,13

Bảng 1: DỰ ÁN SUỐI LẠI (tiếp)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029

1 Doanh thu Trđ 862.182 862.896 862.698 862.195 863.978 719.444 506.230 412.924

2 CPSX hàng năm (không tính thuế tài nguyên) Trđ 692.311 683.745 677.555 677.402 655.851 586.280 407.404 248.780

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 770.092 688.504 598.665 491.579 382.710 286.761 209.639 52.359

Lãi ròng trên vốn SXKD của nhà đầu tƣ 69.308 61.965 53.880 44.242 34.444 25.808 18.868 4.712

4 Tổng thu nhập Trđ 169.871 179.151 185.144 184.793 208.127 133.163 98.825 164.144

Tổng thu nhập

Thu nhập thuần Trđ 85.253 82.486 78.207 71.613 73.997 43.435 29.573 45.064

Tổng thu nhập thuần

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ 100.563 117.185 131.264 140.551 173.684 107.355 79.958 159.432

Tổng GTTN mỏ KS

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ 50.469 53.955 55.447 54.468 61.751 35.017 23.927 43.770

Tổng GTTN mỏ KS thuần

6 Tô mỏ Trđ 81.014 99.708 116.067 128.072 163.969 100.075 74.636 158.103

Tổng giá trị tô mỏ

Tô mỏ thuần Trđ 40.658 45.908 49.028 49.632 58.297 32.642 22.335 43.405

Tổng GT tô mỏ thuần

Thu nhập đơn vị KS đ/t

GTTN đơn vị KS đ/t

Tô mỏ đơn vị KS đ/t

Tô mỏ/doanh thu %

I. DỰ ÁN VÀNG DANH (KHU CÁNH GÀ)

Bảng 2: DỰ ÁN VÀNG DANH (KHU CÁNH GÀ)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Doanh thu Trđ 2.706 10.118 19.230 138.925 445.417 544.853 596.473 927.580 1.054.933

2

CPSX hàng năm (không

tính thuế tài nguyên) Trđ 2.056 7.220 15.807 109.004 329.532 292.358 402.909 699.063 873.024

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 4.321 39.114 94.027 214.856 345.515 460.291 649.378 787.819 862.356 844.696 890.338

Lãi ròng trên vốn SXKD

của nhà đầu tƣ 389 3.520 8.462 19.337 31.096 41.426 58.444 70.904 77.612 76.023 80.130

4 Tổng thu nhập Trđ 0 0 650 2.898 3.423 29.921 115.885 252.495 193.564 228.517 181.909

Tổng thu nhập 6.626.972

Thu nhập thuần Trđ 0 0 547 2.238 2.425 19.447 69.099 138.123 97.143 105.215 76.840

Tổng thu nhập thuần 1.495.789

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ -389 -3.520 -7.812 -16.439 -27.673 -11.505 57.441 181.591 115.952 152.494 101.779

Tổng GTTN mỏ KS 3.944.854

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ -389 -3.230 -6.575 -12.694 -19.604 -7.478 34.250 99.337 58.192 70.212 42.993

Tổng GTTN mỏ KS thuần 804.536

6 Tô mỏ Trđ -499 -4.513 -10.199 -21.893 -36.444 -23.190 40.957 161.593 94.061 131.052 79.178

Tổng giá trị tô mỏ 3.188.359

Tô mỏ thuần Trđ -499 -4.141 -8.584 -16.905 -25.818 -15.072 24.421 88.397 47.206 60.340 33.446

Tổng GT tô mỏ thuần 609566,4

Thu nhập đơn vị KS đ/t 239713,6

GTTN đơn vị KS đ/t 142694,9

Tô mỏ đơn vị KS đ/t 115330,6

Tô mỏ/doanh thu % 8,15

Bảng 2: DỰ ÁN VÀNG DANH (KHU CÁNH GÀ) (tiếp theo)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026

1 Doanh thu Trđ 1.530.652 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802

2

CPSX hàng năm (không

tính thuế tài nguyên) Trđ 1.262.438 1.385.670 1.407.531 1.429.277 1.458.719 1.490.794 1.489.790 1.489.494 1.495.752 1.467.719 1.437.496

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 1.298.786 1.330.871 1.336.853 1.340.420 1.347.823 1.325.319 1.302.816 1.280.313 1.233.899 1.189.898 1.148.310

Lãi ròng trên vốn SXKD

của nhà đầu tƣ 116.891 119.778 120.317 120.638 121.304 119.279 117.253 115.228 111.051 107.091 103.348

4 Tổng thu nhập Trđ 268.214 284.132 262.271 240.525 211.083 179.008 180.012 180.308 174.050 202.083 232.306

Tổng thu nhập

Thu nhập thuần Trđ 103.942 101.019 85.547 71.976 57.950 45.087 41.596 38.224 33.851 36.058 38.028

Tổng thu nhập thuần

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ 151.323 164.353 141.954 119.887 89.779 59.730 62.758 65.080 62.999 94.992 128.958

Tổng GTTN mỏ KS

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ 58.643 58.433 46.302 35.876 24.648 15.044 14.502 13.796 12.253 16.950 21.110

Tổng GTTN mỏ KS thuần

6 Tô mỏ Trđ 118.354 130.570 108.019 85.861 55.565 26.087 29.687 32.579 31.677 64.787 99.809

Tổng giá trị tô mỏ

Tô mỏ thuần Trđ 45.866 46.422 35.233 25.694 15.255 6.570 6.860 6.907 6.161 11.560 16.339

Tổng GT tô mỏ thuần

Thu nhập đơn vị KS đ/t

GTTN đơn vị KS đ/t

Tô mỏ đơn vị KS đ/t

Tô mỏ/doanh thu %

Bảng 2: DỰ ÁN VÀNG DANH (KHU CÁNH GÀ) (tiếp theo)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034 2035 2036 2037

1 Doanh thu Trđ 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.669.802 1.366.454 772.283

2

CPSX hàng năm (không tính

thuế tài nguyên) Trđ 1.412.632 1.369.292 1.338.792 1.345.049 1.337.778 1.335.885 1.335.885 1.350.504 1.347.610 1.115.315 674.494

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 1.109.135 1.072.374 1.061.936 1.051.498 1.041.060 1.030.623 1.020.185 1.009.747 998.827 943.350 134.567

Lãi ròng trên vốn SXKD của

nhà đầu tƣ 99.822 96.514 95.574 94.635 93.695 92.756 91.817 90.877 89.894 84.901 12.111

4 Tổng thu nhập Trđ 257.170 300.510 331.010 324.753 332.024 333.917 333.917 319.298 322.192 251.139 97.789

Tổng thu nhập

Thu nhập thuần Trđ 38.622 41.405 41.841 37.661 35.325 32.593 29.902 26.232 24.284 17.366 6.204

Tổng thu nhập thuần

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ 157.348 203.996 235.436 230.118 238.328 241.161 242.100 228.421 232.298 166.237 85.678

Tổng GTTN mỏ KS

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ 23.631 28.107 29.760 26.686 25.356 23.539 21.680 18.766 17.509 11.495 5.435

Tổng GTTN mỏ KS thuần

6 Tô mỏ Trđ 129.193 176.775 208.479 203.426 211.901 214.999 216.203 202.788 206.943 142.291 82.262

Tổng giá trị tô mỏ

Tô mỏ thuần Trđ 19.402 24.356 26.353 23.591 22.545 20.986 19.361 16.660 15.598 9.839 5.219

Tổng GT tô mỏ thuần

Thu nhập đơn vị KS đ/t

GTTN đơn vị KS đ/t

Tô mỏ đơn vị KS đ/t

Tô mỏ/doanh thu %

Bảng 3: DỰ ÁN MÔNG DƢƠNG II

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

1 Doanh thu Trđ 1.681.979 2.099.130 2.095.486 2.093.676 2.093.676 2.097.208 2.099.130 2.102.474

2

CPSX hàng năm (không

tính thuế tài nguyên) Trđ 1.621.272 1.718.519 1.714.404 1.680.002 1.712.514 1.785.001 1.822.073 1.891.736

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 1.278.699 1.140.194 1.310.172 1.365.103 1.344.023 1.448.045 1.553.435 1.611.271

Lãi ròng trên vốn SXKD

của nhà đầu tƣ 115.083 102.617 117.916 122.859 120.962 130.324 139.809 145.014

4 Tổng thu nhập Trđ 60.707 380.611 381.082 413.674 381.162 312.207 277.057 210.738

Tổng thu nhập 6.991.242

Thu nhập thuần Trđ 60.707 349.185 320.749 319.432 270.025 202.913 165.200 115.281

Tổng thu nhập thuần 3.181.459

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ -54.376 277.994 263.167 290.815 260.200 181.883 137.247 65.724

Tổng GTTN mỏ KS 4.859.089

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ -54.376 255.040 221.502 224.562 184.332 118.211 81.836 35.953

Tổng GTTN mỏ KS thuần 2.048.389

6 Tô mỏ Trđ -86.835 249.050 229.909 256.162 226.083 145.124 97.814 24.822

Tổng giá trị tô mỏ 4.257.712

Tô mỏ thuần Trđ -86.835 228.487 193.510 197.804 160.163 94.321 58.323 13.579

Tổng GT tô mỏ thuần 1.728.805

Thu nhập đơn vị KS đ/t 222.085

GTTN đơn vị KS đ/t 154.355

Tô mỏ đơn vị KS đ/t 135.251

Tô mỏ/doanh thu % 9,66

Bảng 3: DỰ ÁN MÔNG DƢƠNG II (tiếp theo)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030

1 Doanh thu Trđ 2.102.474 2.102.474 2.102.474 2.102.474 2.102.474 2.102.474 2.102.474 2.102.474

2

CPSX hàng năm (không

tính thuế tài nguyên) Trđ 1.868.036 1.774.636 1.763.978 1.759.659 1.766.007 1.788.829 1.781.840 1.733.076

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 1.526.686 1.554.948 1.445.482 1.274.702 1.103.045 988.511 867.599 716.888

Lãi ròng trên vốn SXKD

của nhà đầu tƣ 137.402 139.945 130.093 114.723 99.274 88.966 78.084 64.520

4 Tổng thu nhập Trđ 234.438 327.838 338.496 342.815 336.467 313.645 320.634 369.398

Tổng thu nhập

Thu nhập thuần Trđ 117.656 150.946 142.984 132.852 119.626 102.304 95.949 101.414

Tổng thu nhập thuần

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ 97.036 187.892 208.402 228.091 237.193 224.679 242.551 304.878

Tổng GTTN mỏ KS

GT tự nhiên mỏ KS

thuần Trđ 48.699 86.511 88.031 88.393 84.330 73.286 72.582 83.701

Tổng GTTN mỏ KS

thuần

6 Tô mỏ Trđ 58.282 148.421 171.709 195.734 209.192 199.586 220.527 286.680

Tổng giá trị tô mỏ

Tô mỏ thuần Trđ 29.250 68.337 72.532 75.853 74.375 65.101 65.992 78.705

Tổng GT tô mỏ thuần

Thu nhập đơn vị KS đ/t

GTTN đơn vị KS đ/t

Tô mỏ đơn vị KS đ/t

Tô mỏ/doanh thu %

Bảng 4: DỰ ÁN MÔNG DƢƠNG II (tiếp theo)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2031 2032 2033 2034 2035 2036 2037

1 Doanh thu Trđ 2.102.474 2.102.474 2.102.474 2.102.474 1.401.649 742.874 350.412

2

CPSX hàng năm (không tính

thuế tài nguyên) Trđ 1.774.138 1.741.512 1.718.808 1.696.931 1.082.952 590.442 309.776

3 Vốn SXKD hàng năm Trđ 648.582 551.910 459.079 449.798 388.549 342.976 320.893

Lãi ròng trên vốn SXKD của

nhà đầu tƣ 58.372 49.672 41.317 40.482 34.969 30.868 28.880

4 Tổng thu nhập Trđ 328.336 360.962 383.666 405.544 318.697 152.432 40.636

Tổng thu nhập

Thu nhập thuần Trđ 82.698 83.409 81.335 78.874 56.865 24.953 6.103

Tổng thu nhập thuần

5 Giá trị tự nhiên mỏ KS Trđ 269.963 311.290 342.349 365.062 283.728 121.564 11.756

Tổng GTTN mỏ KS

GT tự nhiên mỏ KS thuần Trđ 67.996 71.931 72.576 71.001 50.626 19.900 1.766

Tổng GTTN mỏ KS thuần

6 Tô mỏ Trđ 253.499 297.280 330.696 353.644 273.865 112.858 3.610

Tổng giá trị tô mỏ

Tô mỏ thuần Trđ 63.849 68.694 70.105 68.780 48.866 18.475 542

Tổng GT tô mỏ thuần

Thu nhập đơn vị KS đ/t

GTTN đơn vị KS đ/t

Tô mỏ đơn vị KS đ/t

Tô mỏ/doanh thu %

PHỤ LỤC 3

XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN CHI PHÍ CỦA

MỘT SỐ NGÀNH SỬ DỤNG THAN LÀM NGUYÊN LIỆU ĐẦU

VÀO

Bảng 1: Tỉ trọng giá trị gia tăng trên chi phí của một số công ty ngành điện

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Nhiệt điện

Phả lại

Nhiệt điện

Hải Phòng

Nhiệt điện

Ninh Bình Bình quân

CPSXKD theo yếu tố 6.804.982 7.626.370 649.551 15.080.903

1 CP Nguyên Vật Liệu 5.653.059 5.185.389 459.210 11.297.658

2 Chi phí nhân công 395.324 156.935 114.283 666.542

3 CP KH TSCĐ 456.122 1.897.046 6.325 2.359.493

4 CP dịch vụ mua ngoài 20.410 109.378 2.830 132.618

5 CP khác 280.067 277.622 66.903 624.592

GTGT 1.401.319 919.846 143.588 2.464.753

Chi phí nhân công 395.324 156.935 114.283 666.542

Thuế, phí 401.504 371.341 29.305 802.150

LNst 604.491 391.570 996.061

Z 21 12 22 16 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty năm 2015

Bảng 2: Tỉ trọng giá trị gia tăng trên chi phí của một số công ty ngành thép

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Công ty CP

Gang thép

Thái nguyên

Công ty

CP thép

Nhà Bè

Công ty CP

thép Biên

Hòa

BQ

CPSX theo yếu tố 8.093.630 1.154.484 627.428 9.875.542

1 CP nguyên liệu, vật liệu 6.802.060 1.057.433 450.683 8.310.176

2 Chi phí nhân công 475.689 34.950 40.944 551.583

3 Khấu hao TSCĐ 152.421 10.731 14.222,0000 177.374

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 51.473 30.707 112.284 194.464

5 Chi phí khác bằng tiền 611.987 20.663 9.295 641.945

GTGT 933.781 222.566 85.789 1.242.136

Chi phí nhân công 475.689 34.950 40.944 551.583

Thuế, phí 449.910 131.215 22.680 603.805

Lợi nhuận 8.182 56.401 22.165 86.748

Z 12 19 14 13 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty năm 2015

Bảng 3: Tỉ trọng giá trị gia tăng trên chi phí của một số công ty ngành xi măng

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Xi măng

Bỉm Sơn

Xi măng

Hoàng

Mai

Xi măng

Hải

Phòng

Xi măng

Bút Sơn Bình quân

CPSXKD theo yếu tố 3.879.456 1.700.225 164.724 2.657.788 8.402.193

1 CP Nguyên Vật Liệu 2.093.025 793.677 128.587 1.608.618 4.623.907

2 Chi phí nhân công 376.981 133.737 20.563 203.788 735.069

3 CP KH TSCĐ 282.808 123.071 2.425 264.310 672.614

5 CP dịch vụ mua ngoài 671.292 445.128 7.349 446.718 1.570.487

6 CP khác 455.350 204.612 5.800 134.354 800.116

GTGT 852.346 282.071 46.682 450.561 1.631.660

Chi phí nhân công 376.981 133.737 20.563 203.788 735.069

Thuế, phí 332.679 73.253 20.754 104.769 531.455

LNst 142.686 75.081 5.365 142.004 365.136

Z 22 17 28 17 19 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty năm 2015

Bảng 4: Tỉ trọng giá trị gia tăng trên chi phí của một số công ty ngành giấy-gỗ-diêm

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Công ty

Cp giấy

việt trì

Công ty

Diêm

Thống

Nhất

CT CP nông

lâm sản, thực

phẩm Yên Bái

Bình quân

CPSXKD theo yếu tố 921.478 100.626 200.780 1.222.884

1 CP Nguyên Vật Liệu 612.886 61.521 152.870 827.277

2 Chi phí nhân công 158.900 22.268 24.135 205.303

3 CP KH TSCĐ 50.655 2.308 7.639 60.602

5 CP dịch vụ mua ngoài 90.460 7.002 10.857 108.319

6 CP khác 8.577 7.527 5.279 21.383

GTGT 194.129 34.476 70.985 299.590

Chi phí nhân công 158.900 22.268 24.135 205.303

Thuế, phí 18.727 10.237 15.603 44.567

LNtt 16.502 1.971 31.247 49.720

Z 21,07 34,26 35,35 24,50 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty năm 2015

Bảng 5: Tỉ trọng giá trị gia tăng trên chi phí của một số công ty

ngành phân bón-hóa chất

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Công ty

Hóa chất

Lâm thao

Công ty CP

phân lân

Ninh Bình

Công ty CP

phân lân nung

chảy Văn Điển

BQ

CPSXKD theo yếu tố 2.860.688 535.877 938.197 4.334.762

1 CP Nguyên Vật Liệu 2.182.533 420.378 674.938 3.277.849

2 Chi phí nhân công 248.412 39.617 73.907 361.936

3 CP KH TSCĐ 42.797 4.783 5.883 53.463

5 CP dịch vụ mua ngoài 351.795 65.836 137.326 554.957

6 CP khác 35.151 5.263 46.143 86.557

GTGT 562.387 63.961 160.816 787.164

Chi phí nhân công 248.412 39.617 73.907 361.936

Thuế, phí 91.764 6.706 21.726 120.196

LNst 222.211 17.638 65.183 305.032

Z 20 12 17 18 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty năm 2015