TOUR CỦ CHI

33
http://m.baobinhthuan.com.vn/vn/chi-tiet-tin.aspx? news_id=42517&cat_id=580 http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/bi-mat-dia- dao-viet-va-nhung-cam-bay-kinh-hoang-621688.tpo NỘI DUNG THUYẾT MINH TOUR CỦ CHI: I. Lịch sử khai khẩn nam bộ: Ngày xưa khi chưa có sự tổ chức của nhà Nguyễn thì những người Việt đầu tiên đã vượt biển tới khai khẩn vùng đất này. Và sau cuộc kết hôn của công nương Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta 2 vào năm 1620 thì mối quan hệ giữa Chân Lạp và Đại Việt trở nên êm đẹp hơn và cư dân 2 nước có thể tự do qua lại sinh sống. Giai đoạn từ năm 1623 tới năm 1698 được xem như là thời kỳ hình thành Sài Gòn sau này. Năm 1623 chúa Nguyễn sai một phái đoàn đến yêu cầu vua Chey Chetta 2 cho lập đồn thuế tại Prei Nokor(Sài Gòn) vàKas Krobei(Bến Nghé), tuy đây là rừng rậm hoàng vắng nhưng lại nằm trên đường gia thông của các thương nhân Việt Nam qua Campuchia và Xiêm. Năm 1679 chúa Nguyễn cho nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh”tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698 chúa sai Nguyễn Hũu cảnh vào kinh lý miền nam, và ông đã cho lập ở Gia Định làm hai huyện Phước Long và Tân Bình và rừ đây nam bộ được sát nhập vào cương vực của Việt Nam, thời điểm này ở khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Và cuộc khai hoang được tiến hành theo phương thức mới và mang lại hiệu quả hơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn thì Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh việc khai khẩn miền nam và ông cho đào các kênh đào như Rạch Gía – Hàn Tiên, Vĩnh Tế…và qua hơn 300 năm thì các

description

d

Transcript of TOUR CỦ CHI

http://m.baobinhthuan.com.vn/vn/chi-tiet-tin.aspx?news_id=42517&cat_id=580

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/bi-mat-dia-dao-viet-va-nhung-cam-bay-kinh-hoang-621688.tpo

NỘI DUNG THUYẾT MINH TOUR CỦ CHI:

I. Lịch sử khai khẩn nam bộ:Ngày xưa khi chưa có sự tổ chức của nhà Nguyễn thì những người Việt đầu tiên đã vượt biển tới khai khẩn vùng đất này. Và sau cuộc kết hôn của công nương Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta 2 vào năm 1620 thì mối quan hệ giữa Chân Lạp và Đại Việt trở nên êm đẹp hơn và cư dân 2 nước có thể tự do qua lại sinh sống.Giai đoạn từ năm 1623 tới năm 1698 được xem như là thời kỳ hình thành Sài Gòn sau này. Năm 1623 chúa Nguyễn sai một phái đoàn đến yêu cầu vua Chey Chetta 2 cho lập đồn thuế tại Prei Nokor(Sài Gòn) vàKas Krobei(Bến Nghé), tuy đây là rừng rậm hoàng vắng nhưng lại nằm trên đường gia thông của các thương nhân Việt Nam qua Campuchia và Xiêm. Năm 1679 chúa Nguyễn cho nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh”tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698 chúa sai Nguyễn Hũu cảnh vào kinh lý miền nam, và ông đã cho lập ở Gia Định làm hai huyện Phước Long và Tân Bình và rừ đây nam bộ được sát nhập vào cương vực của Việt Nam, thời điểm này ở khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Và cuộc khai hoang được tiến hành theo phương thức mới và mang lại hiệu quả hơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn thì Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh việc khai khẩn miền nam và ông cho đào các kênh đào như Rạch Gía – Hàn Tiên, Vĩnh Tế…và qua hơn 300 năm thì các trung tâm nông nghiệp dần dần hình thành nên những khu đô thị sầm uất.

II. Tên gọi Sài Gòn: Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi, còn gòn tiếng Nam chỉ là bông gòn.

Người ta cho rằng tên đó phát sinh bởi nhiều sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ và dấu vết nay vẫn còn ơ chùa Cây Mai và các vùng lân cận .Năm 1896, thành phố đổi tên từ Gia Định tỉnh thành sài gòn và tên gọi này ngày càng rực sáng trên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ” là trung tâm thương mại sầm uất, có thương cảng để giao lưu kinh tế với nước ngoài”. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, Sài Gòn luôn đi đàu trên mọi trận tuyến, lịch sử Sài Gòn luôn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào hùng của các tầng lớp nhân dân lao động như công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tô thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước của người Sài Gòn. Và vào

tháng 7 năm 1976 thì Sài Gòn được quốc hội đổi tên thành “ Thành phố Hồ Chí Minh”và một kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ đây.

Cầu Tham LươngCầu Tham Lương thuộc dạng di tích cách mạng, nơi đây từng diễn ra trận đánh lịch sử giữa quân dân ta và binh lính Pháp.Cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cách mạng bùng nổ kể từ lúc quân Anh và Ấn Độ hỗ trợ tích cực cho bọn Pháp sau khi giải giới quân Nhật.

III. HÓC MÔN:Đường xuyên á (Quốc lộ 22)Đường Xuyên Á từ Bawngkok-Nông Pênh-tp.HCM-Vũng Tàu được chính phủ cho xây dựng vào 1996. Đây là công trình liên á đầu tiên với tổng chi phí 306 triệu USD, trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Mộc Bài đến Vũng Tàu dài 173km với chi phí là 120 triệu USD.

1. Hóc Môn Địa danh hóc môn thì cho tới bây giờ vẫn còn có nhiều ý kiến giải thích khác nhau, theo hiểu thông thường thì người ta nói rằng hóc là chỗ xa vắng vẻ (hóc bà tó)và ở đây có nhiều cây Môn nước mọc nên được gọi là Hóc Môn. (NÓI VỀ CÂY MÔN 1 XÍU= Tại Việt Nam có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn...

Ở miền Bắc, khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ bị sượng và ngứa.Khoai môn dùng để ăn tươi, chế biến thực phẩm như làm khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em. Cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Khoai môn còn có thể chữa được các bệnh: Chữa bệnh đái tháo đường, Chữa bệnh thận, bệnh viêm khớp, u hạch.Một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng khi gọt khoai môn

Nên đeo găng nilon khi gọt vỏ.Nếu không may bị ngứa, bạn hãy lấy giấm ăn pha vào nước ngâm tay khoàng 2 phút sẽ hết ngứa.Một số người da nhạy cảm, đôi khi ngứa toàn thân thì dùng 2 muỗng canh giấm pha vào nước tấm toàn thân sẽ hết.Ngoài ra, bạn có thể ăn rau má trộn dầu giấm. Cách này sẽ giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng. )

IV. MỘT SỐ TÊN GỌI Ở MIỀN NAM

1. Bàu:

Là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

2. Trảng:

Chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hoà có Trảng Bom, Trảng Táo.

3. Giồng:

Là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: "trên đất giồng mình trồng khoai lang..."

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Hóc Môn có ngã 3 giồng thuộc xã xuân thới thượng là vùng đất chuyển giao giữ cánh đồng phèn chua sâu trũng sang vùng đất gò cao hơn, ngày xưa trên đây có nhiều câu bằng lăng mọc lên nên tên cũ gọi đầy đủ là ngã ba giồng bằng lăng. Nơi đây xưa kia pháp đã dựng một trường bắn để tử hình hàng trăm chiến sỹ cách mạng như: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… và điểm bắn này được bao quanh bởi ba con đường Phan Văn Hớn-Nguyễn Văn Bứa và tỉnh lộ 19. Trên gò đất này, thực dân pháp một hàng 6 cột cao 2,2m cách đều nhau, cột bằng gỗ tròn 20cm chân cột đính chặt xuống đất bằng xi măng trộn đá xanh. Phía sau hàng cột là những mô đất dài và cao trệ 2m, cách hàng cột 1,5m dùng để chắn đạn. Chính vì những sử liệu như vậy mà giồng đất còn có tên giồng Bằng Lăng và Mười tám thôn vườn trầu đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ suốt 70 năm qua.

Tại đây có một nhà truyền thống lưu giữ hơn một trăm bức ảnh về sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong khuôn viên di tích này còn được tôn tạo với nhiều bồn hoa, chậu kiểng, một bờ tường bảo vệ có sông sắt và hàng rào cây dầu gió tạo bóng mát và hàng năm thì có nhiều du khách đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử

Như ở Bến Tre thì có giồng Trôm, ở Tiền Giang thì có giồng dứa vì ở đây được trồng rất nhiều dứa.

"Ai dzìa Giồng Dứa qua truông

Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em..."

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Luơng đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

4. Nghề nuôi Ngựa:

Vùng Xuân Thới Thượng, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP.HCM vẫn có những người bám trụ với nghề nuôi ngựa đua, nuôi ngựa vì tình yêu và thú vui tiêu khiển.Tới khu vực này, khi được hỏi ông Tây nuôi ngựa, tức ông Baudron Jean Yves, người Pháp gốc Việt, còn có tên gọi thân mật là chú Sáu…người dân ai cũng biết. Hiện tại ông nuôi tất cả 9 con ngựa đua, Với niềm đam mê ngựa đua của mình, ông cùng một số người bạn vẫn cố gắng duy trì đàn ngựa. Ông luôn trăn trở, lo lắng vì tương lai trường đua, những giải đua không biết bao giờ sẽ mở cửa trở lại? Số phận những con ngựa đua vì vậy cũng hết sức chông chênh.Ông Baudron Jean Yves hiện đang nuôi 9 chú ngựa đua. Hàng tháng ông phải bỏ gần 30 triệu đồng để duy trì đàn ngựa. Đây đều là những chú ngựa từng vô địch giải đấu cấp quốc gia trước kiaTrong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, hàng tháng ông Jean Yves vẫn bỏ hàng chục triệu đồng để duy trì đàn ngựa. Ông khẳng định: “tôi còn ngựa còn, tuyệt đối không bán, giết hại nó”.Trường đua đóng cửa, không riêng chủ ngựa là những người chịu thiệt. Mà kéo sau đó là cả hệ thống bị ảnh hưởng.Theo ông Jean Yves, các anh em trước kia gắn với nghiệp huấn luyện ngựa, giờ cuộc sống rất khó khăn; các em nài ngựa thất nghiệp, người chăm sóc ngựa, người đóng móng ngựa rồi không biết sẽ đi về đâu, trong khi vợ con, gia đình bỏ xứ đi cả.

Nhiều người nuôi ngựa đua tại Xuân Thới Thượng, xã Xuân Thới Sơn huyện Hóc Môn hi vọng trường đua sẽ được phục hồi trong tương lai không xa.Vì không đành lòng đứng nhìn đàn ngựa bị xẻ thịt dần, ông Jean Yves đứng ra tập hợp những người còn đam mê với nghề trong vùng, xin phép thành lập “Hội thể dục thể thao

ngựa đua”, đồng thời chuẩn bị khoảnh đất để tổ chức tập dượt, định hình một đường đua trong tương lai.Theo kế hoạch, những ngày Tết tới hơn 200 chủ ngựa sẽ cùng đăng kí tham gia cuộc thi. Tuy chỉ là giải đấu phong trào nhưng ông và mọi người vô cùng hào hứng vì đó cũng là cách khuyến khích động viên anh em không bán ngựa cho các lò mổ.

Đã thấy trong cái lạnh giá buốt mùi hương nếp thơm, đã thấy lá dong xốn xang bày

bán... Tết cận kề và năm mới sắp sang. Chúc Tết được xem là một trong những nét văn hóa đẹp nhất của người Việt. Đón năm Giáp Ngọ, lời chúc nào sẽ là hay nhất?Theo dân gian, với năm Ngựa, câu chúc "Mã đáo thành công" sẽ là câu chúc Tết hay nhất. Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Như vậy, Tết năm nay, bên cạnh lời chúc sức khỏe, bạn có thể gửi đến bạn bè, người thân, gia đình, câu chúc "Mã đáo thành công" cho một năm mới 2014 đầy hứa hẹn.Dưới đây là những câu chuyện thú vị xung quanh câu chúc "Mã đáo thành công".Lý giải câu chúc “Mã đáo thành công”“Mã đáo thành công” dịch nôm có nghĩa là “ngựa về ắt sẽ thành công” hay “có ngựa ắt sẽ thành công”. Ý nghĩa của câu chúc trên gắn liền với những lý giải như sau:Xưa kia, ngựa là phương tiện đi lại thuận lợi nhất vì ngựa chạy nhanh, sức bền, thông minh, trung thành. Cuộc sống con người khi xưa rất gần gũi với loài ngựa. Ngựa cùng con người đồng cam cộng khổ trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, đi lại buôn bán và cả khi ra trận.Mỗi lần đi làm ăn xa, ngựa cùng con người có khi đi cả năm cả tháng. Khi ra chiến trận, thường “đi mười về một”. Vì vậy, “mã đáo” - “có ngựa quay về” - chính là một hình ảnh ẩn dụ cho sự thành công bởi còn người là còn tất cả.Ngoài ra còn có một cách lý giải khác: Thời xưa, người Trung Quốc ở phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ thường gia tăng số lượng gia súc trong đàn bằng cách thuần dưỡng ngựa hoang.Đến mùa xuân, người ta thường thả ngựa nuôi trong nhà vào các cánh rừng để những con ngựa này dụ ngựa hoang trở về trang trại khi mùa đông khắc nghiệt kéo đến.Một khi thả ngựa nuôi trong nhà ra thì có hai khả năng xảy đến: hoặc là ngựa của mình vĩnh viễn đi mất (có thể do bị thú dữ ăn thịt, có thể bị người ta bắt mất cũng có thể do nhập đàn với ngựa hoang và bỏ đi luôn...) hoặc là ngựa sẽ quay trở về và còn dẫn theo những con ngựa hoang khác.Vì vậy, hình ảnh ngựa quay về được coi là tượng trưng cho thắng lợi. Ít nhất, nếu ngựa về một mình, vậy là người chủ đã không mất nó, lúc này là “hòa vốn”. Nếu ngựa nhà còn dắt thêm ngựa hoang về cùng là đã bắt đầu “có lãi”.

Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Câu chúc này thường được dùng vào dịp năm mới, trong năm ngựa, lời chúc “mã đáo thành công” càng trở nên phù hợp và ý nghĩa.Lý giải tranh phong thủy “Mã đáo thành công”Các bức tranh về ngựa vốn được xếp vào hàng những món đồ phong thủy. Nhiều người thường chọn hình tượng ngựa để trang trí trong nhà hay tại nơi làm việc bởi theo quan niệm truyền thống, ngựa là con vật trung thành, kiên nhẫn, bền bỉ, nhanh nhẹn và thường mang lại may mắn, tài lộc.Một trong những món đồ phong thủy thường thấy về loài ngựa là bức tranh ngựa phi nước đại tượng trưng cho sự phát đạt về tiền tài hay thăng tiến về danh vọng. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, rất thích hợp với những người hay đi công tác, thường xuyên bôn ba đây đó.Nổi tiếng trong dòng tranh ngựa là bức “Mã đáo thành công” thường có tám con ngựa bởi tám - “bát” (八) - khá gần âm với từ “phát”, tức là phát đạt. Tranh phong thủy “Mã đáo thành công” được sử dụng rộng rãi trong đời sống bởi nó phù hợp với nhiều đối tượng, từ người làm ăn buôn bán, theo đuổi tiền tài cho tới người đang trên đường quan lộ, tìm kiếm danh vọng.Ở tranh “Mã đáo thành công”, ngựa biểu trưng cho tốc độ. Thời cổ, khi chưa có động cơ tân tiến thì ngựa là loài vật chuyên chở có tốc độ cao hàng đầu. Câu nói “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, xe bốn ngưa cũng không đuổi kịp) đã cho thấy tốc độ ưu việt của ngựa hoặc xe ngựa chỉ thua tốc độ lan truyền của lời nói.Tranh vẽ tám ngựa còn được cho là bắt nguồn từ điển tích “Bát tuấn đồ” kể về tám con ngựa của Mục Vương bên Trung Quốc, là vị vua thứ năm của nhà Chu.“Bát tuấn” (tám con ngựa) có tên Xích Ký, Đạo Ly, Bạch Mã, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lư và Duyên Nhĩ. Tương truyền, cỗ xe tám ngựa của Mục Vương đã chở nhà vua rong ruổi khắp đất nước để xem xét dân tình thế thái.Chu Mục Vương được hậu thế tôn vinh là minh quân bởi ông đã có công giúp cho nhà Chu hưng thịnh trở lại. Hình ảnh tám ngựa có lẽ trở nên nổi tiếng cũng một phần nhờ điển tích lịch sử ấy.Dòng tranh về ngựa thường có hai loại:Ngựa phi ra biểnNgựa phi ra biển: Ngựa tượng trưng cho hành hỏa trong ngũ hành, biển là nước nước tượng trưng cho hành thủy. Hỏa - thủy tương khắc. Ý nghĩa của bức tranh này là mong có một ý chí vươn lên phi thường.Ngựa phi trên đồng cỏNgựa phi trên đồng cỏ: Đây là bức tranh hợp với phong thủy. Ngựa mệnh hỏa, đồng cỏ gồm cả hai yếu tố mộc (cây cỏ) và thổ (đất đai). Bức tranh ngựa phi trên đồng cỏ là một

vòng tròn tương sinh Mộc - Hỏa - Thổ. Treo bức tranh này, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi

5. Nuôi gà: Chọi gà hay đá gà là trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam, Trò chơi này đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành.Nhiều nước vì lý do bảo vệ gia súc vật nên cấm đá gà. Tại ba tây từ năm 1934, tại Anh quốc từ 1835.

1. Bà điểm Ở Hóc Môn có một số địa danh nổi tiếng như địa danh Bà Điểm, thì tại sao lại có tên gọi là Bà Điểm thì người ta giải thích như sau: vào năm 1868, đoàn người từ huyện Bố Chính tức thuộc tỉnh Quảng Bình vào vùng đất miền nam khai phá đến đây họ gặp một người phụ nữ bán nước tên là Điểm nên họ dùng cái tên này để gọi cho vùng đất này là “Bà Điểm”, Bà Điểm cũng được dùng đặt tên cho một cái tên ở huyện HÓC MÔN nơi đây bán hàng khá dễ chịu không nói thách như những ngôi chợ khác. Thường hoạt động sôi nổi vào buổi sáng, buổi chiều thưa thớt, đó là chợ BÀ ĐIỂM Mặt hàng nổi tiếng ở chợ này là trầu cau, ai chuẩn bị cho ngày cưới cần mua trầu cau thì hãy tham khảo ở chợ này. Trầu cau rất tươi ngon mà giá thì rất rẻ bà Điểm. cũng là một trong 5 bà vợ của người thiết kế nên cầu Ông Lãnh nối từ quận nhất sang quận 4

2. 18 thôn vườn trầu.

Lúc đầu thì vùng đất này còn rất hoang sơ nhiều hẻm hóc, cây cối um tùm dân cư thưa thớt chỉ có 6 thôn đầu tiên. Nhưng đến đầu thế kỷ 17 do quá trình di dân của lưu dân miền trung đến sinh cơ lập nghiệp thì phát triển thành 12 thôn và dần dần phát triển thành 18 thôn. Vào thời đó thì ở đây có rất nhiều thú dữ cây cỏ rậm rạp và nhắc tới địa danh này thì nhiều cụ cao niên cho biết rằng xưa ở đây có nhiều hổ lắm, ban ngày thì chúng đi giữa các đường làng, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá. bởi vậy người ta mới có câu “dữ như hổ 18 thôn vườn trầu”, nên xưa kia khi người dân đi bán trầu xa phải nhập đám lên tới 30-40 người để có thể giúp đỡ nhau tránh được những rủi ro do thú dữ gây ra.

Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi việc trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra vì vậy mà vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia tạo thành một màu một màu xanh bất tận. Ở đây

trước cũng là nơi cung cấp trầu ngon cho thành phố và các vùng lân cận và được nhiều nơi ưa chuộng.

Tục ăn trầuNgày nay thì cuộc sống càng hiện đại nên tục ăn trầu đó không còn nữa, cho nên cây trầu cũng không được trồng nhiều như ngày xưa nữa, nhưng ngày xưa đây là một nét đẹp của văn hóa Việt nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, trầu là biểu hiện cho tình cảm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nó đi vào tâm linh người Việt Nam như là ngày tết, trên mâm cúng, lên chùa đêm giao thừa hay vao ngày lễ hỏi cưới thì miếng trầu không thể thiếu được, tục ăn trầu có từ thời hàng nghìn năm gắn liền với sự tích trầu cau hay là trong chuyện Tấm Cám chúng ta cùng đã từng được biết đến miếng trầu têm cánh phượng của Tấm và cũng nhờ miếng trầu têm cánh phượng đó mà giúp cho cô Tấm với nhà vua lại được đoàn tụ với nhau nên chúng ta có thể thấy được miếng trầu nó có từ cuộc sống nó đi vào huyền thoại, thơ ca và nhạc họa Ngày xưa ở các chợ quê bao giờ cũng có một bà lão bán trầu trước cổng(cách đây ở vùng Phú Thọ vẫn còn có những bà bán bà bán trầu đằng trước cổng).. Xưa trước khi lợp nhà san sân đào ao thì người ta thường cắm mấy gốc cau trước nhà, và ngày xưa người ta thường có câu “chuối đằng sau cau đằng trước” thì khi chúng ta về cới huế hay là với vùng đất Quảng Nam thì chúng ta sẽ thấy điều này rõ hơn. Người ta trồng cau đằng trước là tại vì cau thì trồng nó lên không chiếm nhiều diện tích nên người ta thường trồng cau đằng trước và trồng chuối đằng sau là để che gió bấc vào mùa đông. Và “chuối đằng sau cau đằng trước” còn chỉ cách ăn: Chuối đằng sau thì mỏng vỏ ngon và cau đằng trước thì nắng không táp nên ngon. Người xưa xem việc têm trầu như một nghệ thuật, qua cách têm trầu têm trầu để phán đoán tính nết của con người. Miếng trầu têm vụng về là người không khéo tay, miếng trầu nhỏ cau to là người không biết tính toán làm ăn và miếng trầu quệt nhiều vôi là người hoang phí không biết lo xa nên khi chọn con đâu tương lai thì nhà trai đòi gặp bằng được con dâu tương lai trước là để xem mặt mũi con dâu sau là xem cử chỉ têm trầu của cô gái để phán đoán tính nết.Và để làm một miếng trầu để trở thành đầu câu chuyện thì ta phải có một số nguyên liệu chính như lá trầu, quả cau, vôi và rễ cây. Với lá trầu thì chia ra làm hai loại lá nhỏ được gọi là trầu cay, lá trầu lớn hơn thì được gọi là trầu ngọt, khi têm trầu thì phải ngắt cái ngọn phía trên vì người ta quan niệm rằng ngọn trầu không có đẹp. Với cách têm trầu thì bình thường người ta chỉ quết vôi và quấn lại, còn khi bày ra để mời khách thì cắt lá trầu ra cho khéo tạo thành trầu cánh phượng. Với quả cau thì người ta thường bổ 4 hoặc bổ 6 thành những phần bằng nhau còn vôi thì thường người ta nấu lên bỏ vào một cái bình tròn bên trên có một cái lỗ nhỉ dùng để bỏ cái que nhỏ vào để lấy têm trầu, và cũng chính

vì vậy mà ngày xưa vào ngày lễ thì người ta thường thắp hương cúng ông bình vôi và tục thờ ông bình vôi cũng có từ đây, tục này chỉ phổ biến ở miền bắc và miền trung bộ mà thôi, bở vậy thời đó bình vôi còn được tôn là bà chúa trong nhà biểu tượng cho quyền lực của người phụ nữ trong gia đình.Và khi mời trầu thì người mời trầu phải đưa hai tay ra và người kia cũng đưa hai tay ra lễ phép đón lấy miếng trầu. Người ăn trầu thì bao giờ cũng bỏ miếng trầu vào trong miệng trước, sau đó lấy miếng cau ra tách vỏ và cho vào ăn và khi cho vào miệng thì ngẫm xem là cau già hay cau trẻ và khi nhai cả cau lẫn trầu rồi thì phải có miếng vỏ để mình lau nhẹ những cái bị dính vào môi và cho vào nhai luôn với cau và trầu.Khi nhai thì người ta thường lấy tay che miệng lại và ngẫm cái vị ngọt của cau, cay của trầu, nồng của vôi và đắng của rễ cây và khi nhai xong thấy nước trầu đỏ thì tức là câu chuyện đã thành công. Khi ăn trầu thì người ta không nuốt nước nên những người giàu thì thường có một cái ống nhổ và cái đó cũng để cho họ khoe cái sự giàu sang của mình, còn dân đen thì ở nhà tranh vách đất nên khi ăn xong chỉ nhổ toẹt xuống nền đất là xong.Miếng trầu không chỉ là một thú vui mà nó còn tượng trưng cho tình yêu chung thủy lứa đôi là chếc cầu kết nối nam nữ nên duyên vợ chồng nó còn đi vào thơ ca để nói lên tình nghĩa vợ chồng và biểu đạt tình yêu tinh tế qua những lời tỏ tình mộc mạc chân thành:Vào vườn hái quả cau xanhBổ ra làm sáu mời anh xơi trầuTrầu này trầu tính trầu tìnhTrầu loan trầu phượng trầu mình đôi ta.Hay còn nói lên mối tình không trọn vẹn, không đến được với nhau rồi muộng màng và nhẹ nhàng trách móc trong cảnh chia ly.Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếtEm có chồng anh tiếc lắm thayBa đồng một mớ trầu caySao anh không nói những ngày còn xanhBây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng như cắn câuCá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra.Giờ đây những hàng cau xanh ở trong các làng quê không còn như ngày xưa mà là chỉ đôi hàng cau già lơ thơ, cau không còn được sử dụng phổ biến như ngày xưa nữa nên người ta không để hoa thành quả mà thường bẻ hoa cau để đi bán dọc phố như một nhu cầu kinh tế vì người ta mua hoa cau nhiều hơn là mua quả vì hoa cau có mùi thơm người

ta thường mua một vài nhánh hoa cau về chưng trên bàn thờ vì hoa cau có nhiều tác dụng chưng trong nhà thì khiến cho không khí trong nhà trong nhà trong lành hơn, ngửi mùi hoa cau sẽ khiến cho người cảm thấy thư giản hơn và sảng khoái hơn….Và ở ngoài bắc mà nhà nào còn những thế hệ trước như ông bà mà còn những hàng cau thì người ta thường để cho quả cau chín già đỏ au như những quả hồng, người ta để như vậy chỉ cho đẹp và để hồi ức lại một hoài niệm về trầu cau từ thời ông bà cha mẹ.

Tục nhuộm răng:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua

cùng với tục ăn trầu thì tục nhuộm răng đen có từ xa xưa tao thành những nét văn hóa độc đáo, thì tại sao tục ăn trầu lại thường đi kiền với tục nhuộm răng đen thì có thể lý giải rằng khi mà người ta ăn trầu thì sẽ làm cho răng của mình bị ố và ngả màu nên người ta mới hình thành tục nhuộm răng đen và khi ăn trầu thì sẽ làm cho hàm răng đen thêm óng. Tục nhuộm răng thì co từ thời hùng vương dựng nước và đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với sắc dân khác khi trải qua hơn một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa bọn chúng bắt dân ta phải theo phong tục của chúng nhưng người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa trong đó có tục ăn trầu và tục nhuộm răng đen.

Ngày xưa cứ tối đến thì cả trai lẫn gái, già lẫn trẻ từng tốp 5-6 người thường quay quần bên bếp lửa cùng nhau nhuộm răng và nhiều đôi trai gái còn nhuộm răng cho nhau nữa vậy nên mới có câu:

Răng đen ai nhuộm cho người

Cho răng mình đẹp cho chàng thêm say

Tại vì đây là một nét đẹp của người phụ nữ nên con gái chừng 10 tuổi trở lên khi rụng hết răng sữa mọc đủ răng mới thì bắt đầu nhuộm răng và cách nhuộm răng thì trải qua nhiều công đoạn khó khăn và đau đớn.

Giai đoạn 1 là phải làm vệ sinh răng thật sạch cho đến khi lấy tay sờ vào thân răng thấy trơn láng thì mới tiếp tục công đoạn khác, cách vệ sinh răng thì trong vòng 3 ngày đầu người ta phải đánh răng và xỉa răng bằng cau khô với than bột trộn với muối. Trước khi nhuộm răng một ngày nhai hoặc ngậm chanh, hạnh nhân và súc miệng bằng riệu trắng pha với chanh để lớp men răng mềm đi, công đoạn này thường làm cho người ta cảm thấy rất đau đớn vì răng, môi, lưỡi, lợi và niêm mạng trong vòng họng bị sưng tấy lên.

Giai đoạn 2 là lấy cánh kiến tán nhỏ, vắt nước chanh để kín 7 ngày rồi trước khi đi ngủ lất thuốc đó phết lên hhai mảnh lá dừa hoặc lá cau mà phết lên hai hàm răng, và trong khi nhuộm thì phải kiêng nhai ăn cái gì cũng phải nuốt, vì nhai thì sợ thuốc sẽ bị phai. Nhuộm như vậy khoảng 5 đến 7 ngày thì răng bắt đầu đỏ già ra màu cánh kiến thì bôi thuốc nhuộm.

Giai đoạn khi thuốc nhuộm đã được hoàn thành bằng phèn đen với cánh kiến tán nhỏ và chỉ nhuộm độ một hai lần là đen kịt lại sau đó lấy gáo dừa đốt chảy ra lấy nhựa đó phết lên răng cho không phai màu ra được nữa và từ đó thì có thể nhai được. Về phần đàn ông thì nhuộm một hai lần còn phụ nữ thì mỗi năm nhuộm lần, nhuộm mãi đến ngoài 30 tuổi mới thôi.

Bởi vậy ngày xưa nếu như đàn ông để răng trắng thì chẳng sao nhứng người phụ nữ con nhà tử tế nà để răng trắng thì coi như là một cái gì đó không thể chấp nhận được , bởi nhuộm răng như là một thước đo cho sự chuẩn mực cho cái đẹp và răng của người nào mà càng đen càng đen nhánh thì được khen là người khéo léo:

Năm quan mua lấy miệng cười.

Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

V. CỦ CHI:

Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn chảy qua địa bàn của huyện. Gồm 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã. Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Củ Chi cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức).

Hiện nay, huyện Củ Chi là nơi có nhiều khu công nghiệp. Tại đây cũng có dự án đô thị mới Củ Chi – Hậu Nghĩa rộng 4000 ha đã được phê duyệt và đang được triển khai. Huyện Củ Chi có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Củ Chi được coi là vùng “đất thép”, là căn cứ quan trọng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Mỹ đã trút

xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân, bố ráp. Chỉ tính riêng huyện Củ Chi đã có 18.000 người trực tiếp tham gia kháng chiến, có 10.510 liệt sỹ, 2.314 thương binh, 659 bệnh binh, 769 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8.663 hộ liệt sỹ với 11.256 thân nhân liệt sỹ, 4.395 người có công với cách mạng, 648 người bị tù đày, 86 người bị nhiễm chất độc da cam… Sau năm 1975, huyện Củ Chi được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương cũ.

Huyện Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1956 chuyển sang tỉnh Bình Dương. Đến năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập.

Cũng nhìn về phía tay phải là bến xe Củ Chi và đi thêm một đoạn nữa là khu công nghiệp tây bắc Củ Chi. Tiếp tục đi thêm một đoạn đường nữa chúng ta sẽ tới con đường rẽ vào khu di tích địa đạo Củ Chi

1.Vị trí và điều kiện tự nhiên:

Là cửa ngõ Sài Gòn nên Củ Chi trở thành một vị trí “yếu đầu” đối với địch như chúng ta đã từng đánh giá một cách ngiêm túc “ Củ Chi còn, Sài Gòn mất”. Đây là vùng bàn đạp thuật lợi của chúng ta, đồng thời là vị trí xung yếu sống còn đối với địch. Vì thế mà chúng đã tăng cường cho tuyến phòng thủ Củ Chi một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc vào bậc nhất ở vùng trung tuyến cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn với gần 200 căn cứ lớn nhỏ trên một diện tích chưa đến 43.000ha. Ngoài ra còn có hàng chục trận địa pháo binh ở những địa bàn lân cận chi viện cho Củ Chi khi cần thiết.

Điều kiện tự nhiên của Củ Chi có ưu thế là đất ở đây có ưu việt hơn so với các vùng ven khác, do có vùng tiếp giáp với vùng giải phóng rộng lớn phía sau và dáng đất có bình độ từ 4m đến 25m cao hơn mặt nước biển, rất thuận lợi cho việc cấu trúc đường hầm.

Nếu như các vùng khác như Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn,… nhiều sình lầy sông nước chủ yếu là loại “ đất không chân” hoặc cát pha thì ở vùng Củ Chi phần lớn đất khô ráo, dưới sâu là đất thịt có độ kết cấu rắn chắc. Trên địa đạo là lớp mặt màu mỡ thích hợp với cây trái, hoa màu, nhưng xuống sâu đất càng chắc nịch; có nơi đất màu gan gà chịu lực rất khỏe. Trên mặt đất lại có nhiều tổ mối đùn lên rất cứng, lưỡi cuộc chạm vào có khi tóe lửa. Địa đạo hầm bí mật đào xuyên dưới tổ mối, gốc tầm vông là lý tưởng nhất, loại đạn pháo bình thường không thể xuyên qua được.

Với địa hình cao ráo và chất đất như thế, qua thực tế hàng ngàn cuộc hành quân càn quét đánh phá của quân Mỹ có xe tăng, thiết giáp đi kèm và hàng vạn tấn bom pháo trút xuống, địa đạo Củ Chi vẫn tồn tại và phát triển. Đường hầm có “gáy” dày 1,5m trở lên

có thể chịu được sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, thậm chí cả những xe tăng M41,M48 trọng lượng hàng chục tấn.

2. Mô tả khái quát về hệ thống địa đạo:

Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến trên 200km với ba tầng sâu khác nhau.

Tầng 1 cách mặt đất 3m chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.

Tầng 2 cách mặt đất 5m có thể chống được bom cỡ nhỏ.

Tầng 3 cách mặt đất từ 8-10m hết sức an toàn.

Hệ thống địa đạo bao gồm nhiều “hạng mục công trình” liên quan với nhau gồm:

- Đường trục chính

- Các nhánh ăn thông ra với đường trục chính tạo thành đường xương cá

- Hầm làm việc thường là của cán bộ chỉ huy; nóc hầm có thả cây đà, lót kín, đắp đất dày để chóng bom pháo hoặc lợp bằng tranh, trên ngụy trang kín đáo. Hầm có nhiều lối thoát ăn thông với địa đạo hoặc chiến hào; trong hầm có bán ghế và nơi mắc võng để nghỉ ngơi.

- Hầm chữ A kiên cố, ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ trú ẩn khi địch ném bom, bắn pháo.

- Hầm giải phẫu, điều trị thương bệnh binh, có cấu trúc chắc chắn và thoáng khí

- Hầm hội họp, liên hoan văn nghệ trực thăng và bộ binh không thể phát hiện được; có nhiều ngách ăn thông với địa đạo, hầm có thể chứa được một trung đội gồm 20-3- người hoặc nhiều hơn.

- Hầm ngủ có thả đà ngang, đắp đất hoặc nhà hầm được ngụy trang kín đáo, hai đầu có đóng cọc để mắc võng.

- Hầm in ấn tài liệu, rộng chắc chắn có thể để máy móc và làm việc

- Hầm chứa lương thực, thực phẩm, nước uống, cất dấu vũ khí

- Bếp Hoàng Cầm là loại bếp dẫn khói lên mặt đất, quá trình vận chuyển khói bị đất ẩm giữ lại và tan biến không bóc lên cao giữ được bí mật cho địa đạo và căn cứ.

- Giếng nước: Được đào trực tiếp trong lòng địa đạo nhưng vẫn có nắp đậy bí mật để phòng quân địch xuống địa đạo phát hiện sẽ dùng mình phá hủy hoặc bỏ chất độc trái màu xuống. Hầu hết khu vực địa đạo có bình độ cao, vì thế phải đào rất sâu mới có nước. Tính từ độc cao mặt đất, có giếng phải đào sâu hơn 10m thậm chí 15m mới có nước.

- Ngoài ra, các chiến hào nối liền với đường hầm, các ụ chiến đấu, ổ chiến đấu, các trận địa mình trái, cạm bẫy… đi theo cũng nằm trong hệ thống địa đạo

3.Điều kiện sinh hoạt trong địa đạo:

Dưới địa đạo có thể ở từng người, từng tổ, từng nhóm,từng đơn vị có khi hàng trăm người, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, hoàn cảnh, điều kiện… từng đoạn địa đạo cho phép. Có những nơi địa đạo chứa quá nhiều người và do địch đánh phá căng thẳng, đường hầm nhanh chóng bị ngợp thở, nhiều người cơ thể yếu bị ngất xỉu, phải đưa ra phía của hầm hô hấp nhân tạo mới khở tử vong.

Trong địa đạo việc sinh hoạt, ăn ở rất khó khăn vất vả do chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, nhất là về mùa ẩm ướt, phải đối phó với các loại côn trùng phát sinh trong lòng đất. Đối với phụ nữ khi sinh hoạt lại càng khó khăn hơn, nhất là những chị em trong thời kỳ kinh nguyệt, quần áo giặt không có chỗ phơi, có khi phải mặc luôn để nhờ nhiệt độ trong người để làm khô áo quần. Địa đạo càng ở đông thì càng phức tạp, có động khó khăn, dễ lộ dấu vết khi ra vào, lên xuống đường hầm. Người đông lượng oxi vơi dần, thở càng nhanh càng dễ bị ngộp, nhất là những lúc có thương binh, vết thương bị hoại thư bốc mùi càng ngột ngạt hơn. Những lúc như thế mỗi người cần phải biết kiềm chế, thở nhẹ, không có la lối ráng hết sức chịu đựng để vượt qua thời điểm khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên những lúc bình thường, ở dưới địa đạo có thể nghỉ ngơi, viết thư, xem sách báo, nói chuyện, ca hát…. Nói chung ở địa đạo cần phải rèn luyện bản thân, kể cả tinh thần, tâm lý, sức chịu đựng… để có thể chóng chọi với những năm tháng kháng chiến ác liệt và đầy khó khăn.

4. Nghệ thuật chống càn quét của quân và dân Củ Chi:

Từ năm 1960 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chông Mỹ, quân Mỹ-Ngụy đã thực hiện 5000 cuộc hành quân càn quét vào vùng căn cứ địa Củ Chi. Mỗi năm có khoảng 330 trận càn với đủ sắc lính, các cấp hành quân, các loại hình chiến thuật, với cấu trúc và sử dụng hệ thống địa đạo chiến độc đáo, hiểm hóc, Củ Chi đã tránh được những cuộc càn quét của Mỹ như trong cuộc hành quân Crimp năm 1966, chúng dùng xe tăng pháo binh, máy bay…và dùng máy bơm bơm từ nước sông Sài Gòn lên để đổ vào địa đạo nhưng với hàng trăm km đường hầm, khi chúng dùng đội quân “chuột cống” đấnh phá địa đạo đều

bị quân du kích bắn chết hoặc dùng lê đâm xuyến qua cổ cắm chặt vào thành hầm, chúng dùng chó bẹcjê săn lùng phát hiện để phá thì quân và dân ta cũng đã vô hiệu hóa những con chó bằng cách đặt ở những miệng hầm những đồ dùng của quân Mỹ - Ngụy để chúng thấy mùi quen mà không phát hiện ra, còn với những trận càn quét bằng xe cơ giới ủi phá thì đi đến đâu cũng đều bị đánh trả quyết liệt vào bao vây vu hồi tấn công diệt nhiều xe cơ giới và bộ binh của Mỹ, buộc địch phải bỏ chiến thuật cày ủi căn cứ, phá hủy địa đạo, quân và dân ta đã lập được những chiến tích thần kỳ trong những cuộc đụng đầu lịch sử với Mỹ, trận địa nhiều tuyến, nhiều nhiều ổ, nhiều cụm chiến đấu, lỗ bắn tỉa, xã ấp chiến đấu liên hoàn, vừa là trận địa vây hãm, ngăn chặn địch nống na, lại vừa là bàn đạp tấn công đột nhập tấn công vào căn cứ địch. Cấu trúc địa trận linh hoạt theo từng địa hình cụ thể từng khu vực chống càn, nắm được những quy luật hoạt động của địch nên phòng chống rất hữu hiệu, tránh tối đa thương vong bẻ gãy được nhiều đợt xung phong của lực lượng Mỹ

Vai trò chiến lược:

Địa đạo Củ Chi ban đầu chủ yếu làm nơi trú ẩn, tạo điểm tựa để hoạt động để chiến đấu trong lòng địch nhằm thoát khỏi thế cô lập, chia cắt. Từ đó, do tính chất phát triển của cuộc chiến, do đặc điểm của địa hình và địa chất mà ta sáng tạo ra địa đạo mang tính năng động với hiệu quả ngày càng cao như: Phát huy thế tiến công địch mọi lúc mọi nơi, mọi thời tiết. Áp sát địch tạo bất ngờ khi tấn công chúng. Cơ động chống địch càn quét đánh phá ở bất cứ quy mô nào. Hợp thành thế liên hoàn chiến đát hỗ trợ chiến đấu cho nhau. Có điều kiện tối ưu trong xây dựng làng xã chiến đấu, bảo vệ căn cứ, bảo vệ quê hương. Cất giấu vũ khí, lương thực nuôi dưỡng thương bệnh binh tương đối an toàn. Chiến đấu rất linh hoạt, hiệu quả nhưng địch khó phản ứng đánh lại ta. Phòng tránh hạn chế thương vong do phi pháo và chất độc hóa học của địch. Tạo điều kiện bảo vệ vững chắc vùng căn cứ cách mạng và bám trụ chiến đầu lâu dài trên địa bàn xung yếu tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Làm tăng niềm tin ý chí chiến đấu của lực lượng vũ trang và nhân dân, quyết tâm dành thắng lợi cuối cùng.

Do đó, nghệ thuật chiến tranh nhân dân càng phát triền, địa đạo càng phát huy tác dụng to lớn trong chiến đấu. Với sự phát triển nhanh chóng, rộng rãi, liên hoàn, đa dạng… đã tạo ra thế trận độc đáo và hiểm yếu như “mê hồn trận” đối với kẻ thù. Bất kỳ máy bay, xe tăng, bộ binh, biệt kích… vào khu vực địa đạo đều bị tiêu diệt với mọi hình thức tác chiến của bộ đội và du kích. Dựa vào địa đạo, Củ Chi phát sinh ra mọi kiểu cách đánh làm thất điên bát đảo Mỹ, Ngụy.

5. Giá trị lịch sử của địa đạo:

Địa danh Củ Chi gắn liền với tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường, bất chấp mọi gian khổ hi sinh và lập được nhiều chiến công xuất sắc. Ý chí thép của Củ Chi chiến đấu vì “độc lập tự do”đã góp phần khả năng đanh Mỹ của quân và dân ta. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn, tinh thần bám trụ “ Một tấc không đi, một ly không rời" chiến đấu dũng cảm sáng tạo mưu trí, phát huy khí thế toàn dân đánh giặc mạnh mẽ , Củ Chi trở thành một trong những lá cờ diệt Mỹ của toàn miền nam và được mặt trận dân tộc giải phóng miền nam tặng danh hiệu “ CỦ CHI ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG”. Hệ thống địa đạo trở thành nỗi kinh hoàng đối với quân xâm lược và bọn tay sai. Trên thực tế số lượng địch và phương tiện chiến tranh của chúng bị tiêu diệt trong vùng căn cứ địa đạo rất cao so với những vùng khác. Do có sự sáng tạo và ý chí quyết thắng cao độ mà ta chuyển địa đạo từ thế thụ động bảo vệ thành năng động tiến công, đưa địa đạo lên nghệ thuật chiến tranh nhân dân đỉnh cao trong thời ký chống Mỹ, cứu nước. Đây chính là ý nghĩa bao trùm của địa đạo Củ Chi, được cô động trong 3 từ “địa đạo chiến”

Kiến trúc: Theo bản thiết kế địa đạo được xây dựng dựa theo kinh nghiệm từ trước, bằng cách cứ khoảng 16m lại đào một cái giếng, đường kish 0,6 m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều sâu 50cm, cao 80cm. Địa đạo theo thế vừa chiến đấu vừa tiếp nối từ hầm này đến hầm khác thành một liên hoàn được tính toán rất khoa học, Bởi vì vậy có những đoạn cắt ngắn, có những đoạn song song, đoạn giao nhau, đoạn trên dưới, vòng vèo, quanh co kéo dài đến trên 100 cây số.Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải trườn hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có chốt an toàn. Chốt là một khúc gỗ đầu nhọn dài hoặc một khúc gỗ cao su đường kính 40 cm có dây dài, để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo mạnh dây, nút thắt cao su, hoặc khúc gỗ sẽ bịt kín đường hẹp địa đạo. Chốt an toàn nhằm ngừa địch sử dụng hơi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo.Miệng địa đạo là một trong những cấu trúc đặc biệt rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối và kích thước vừa vặn một người chui vào 30cm*40cm. Nắp hầm là mảnh gỗ dày 10cm, mặt khỏa cỏ tươi chụp vừa mặt hầm. Những lỗ thông hơi được tạo theo đường xiên 45 độ núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Tại các miệng xuống địa đạo thỉnh thoảng có bẫy chông, phía trên là ván bắc ngang còn phía dưới là bàn chông, kẻ lạ bước lên lập tức rơi xuống bẫy. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới mặt đất. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến trên 200km với ba tầng sâu khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 3m chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.Tầng 2 cách mặt đất 5m có thể chống được bom cỡ nhỏ.Tầng 3 cách mặt đất từ 8-10m. Đường lên xuống của các nắp hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn và dọc đường

hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với các địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi có chỗ để dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp hoàng cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẩu… Còn có cả hầm lớn, mái lớp thoáng mát, ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Lúc này địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp. kho chứa vũ khí… Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ước, nóng bức và điều kiện về sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trúng, bạc da và các bệnh về xương. Ngoài ra việc thiếu thốn về lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là khó khăn lớn cho cư dân địa đạo.Trong chiến tranh bí mật là một trong những tiêu chí hàng đầu. Việc nấu ăn là việc khó giấu kín được vì ban đêm thấy lửa ban ngày thất khói và rất nhiều thương vong của bộ đội xuất phát từ việc “ khói bốc lên giữ rừng”. Và do những nhu cầu quan trọng và thiết yếu nên bếp Hoàng Cầm đã ra đời bếp được đặt theo tên người sáng tạo ra nó: Hoàng Cầm nguyên là anh nuôi trong bộ đội, ông sinh năm 1916 quê gốc ở Cát Nội, xã Trực Đại, Nam Ninh Nam Hà, nay thuộc tỉnh Nam Định. Khi nhắc đến ông thì nhiều người h thường nhầm ông với nhà thơ Hoàng Cầm tác giả của bài thơ “ bên kia sông đuống”. Với sáng tạo ra bếp Hoàng Cầm thì bộ đội ta không phải lo sợ bị quâ địch phát hiện vì bếp Hoàng Cầm hoàn hảo với việc giấu khói theo phương châm: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Bếp được sử dụng lần đầu tiên trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình năm 1951-1952 và bắt đầu được phổ biến rộng rãi và năm 1954 khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.Ngày nay địa đạo Củ Chi còn khoảng 120km được bảo vệ và trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho khách du lịch khách du lịch khi đến với thành phố Hố Chí Minh và đặc biệt là với những đoàn cựu chiến binh thì đây là điểm đến đầu tiên của họ khi đến với thành phố Hồ chí Minh.

ĐỀN BẾN DƯỢC.Bến Dược được gọi là vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng.Đền tưởng niệm Bến Dược-Củ Chi là nơi tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh và mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam trong chiến tranh đông dương và chiến tranh Việt Nam. Đến được khởi công xây dựng vào ngày 19 tháng 5 năm1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của chủ tịch Hồ Chí Minh trên một vùng đất rộng 7 ha nó nằm trong quần thể khu du tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Và đền được khánh thành vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và bắt đầu đón tiếp khách trongvà ngoài nước đến tưởng niệm.

Cổng tam quan:

1. Cổng tam quan :

Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn , trên lợp ngói âm dương . Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề : Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang .

2.Nhà văn bia:

Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m , nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn ( Đà Nẵng ) và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc có khắc bài văn bia “ đời đời nhớ ơn” của nhà thơ Viến Phương.

3. Đền chính:Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam, vừa tôn nghiêm, vừa tĩnh mịch.

Điện thờ bố trí theo hình chử U: Trung tâm là bàn thờ tổ quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốcghi công. Đời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc theo các bậc tường bên trái là tên liệt sỹ khối dân chính Đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sỹ lực lượng võ trang.

Tên liệt sỹ được khắc vào tấm bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 44.520 liệt sỹ được khắc tên trong Đền, gồm có mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng , liệt sỹ, trong đó có 9.322 liệt sỹ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác.

Bên ngoài tường Đền chính là ba bức tranh hoành tráng bằng gốm sứ do Trường Đại học Mỹ thuật thực hiện , thể hiện các nội dung : Dân khai hoang thành lập xứ ; Sức tiếp sức chống xâm lăng ; Nhân dân ta bị đô hộ áp bức & vùng lên đoàn kết đấu tranh thắng lợi.

4.Tháp:

Tháp thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai.

Tháp có 9 tầng cao 39m. Trên vách tháp có nhiều hoa văn, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi Đất thép thành đồng. Tầng cao của tháp để chúng ta ngắm nhìn một phần của vùng căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử vùng Tam giác sắt.

5. Hoa viên:

Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay Đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ

nhân và các ban ngành gởi tặng. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở hoa viên trước Đền.

Hoa viên phía sau Đền là biểu tượng Hồn thiêng Đất nước, cao 16m, nặng 243 tấn, được làm bằng đá granit đặt giữa vườn hoa mặt hướng ra sông Sài Gòn . Biểu tượng được thể hiện qua hình tượng một giọt nước mắt, khái quát về sự đau thương mất mát của bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu hy sinh để giữ gìn đất nước. Toàn khối biểu tượng hình dung như một bông sen được dôi bàn tay nâng niu

Trên thân biểu tượng chạm khắc một số hình ảnh những sự kiện lịch sử Việt Nam từ thời vua Hùng Vương dựng nước đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.

6. Tầng hầm:

Tầng hầm của Đền có 9 không gian, với chủ đề Sài Gòn Chợ Lớn kiên cường bất khuất, thể hiện lại các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn chiến tranh của quân và dân trong vùng Tam giác sắt nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc và bọn tay sai . Các sự kiện ấy được tái hiện sinh động bằng những bức tranh hoành tráng, tượng, sabàn, hiện vật, mô hình sân khấu hóa, các loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc . . . Ở mỗi không gian thể hiện một nội dung lịch sử.

•Không gian thứ nhất: Giặc Pháp xâm lăng, quên mình giữ nước.

•Không gian thứ hai: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 tại Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định.

•Không gian thứ ba: Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định nổ phát súng đầu tiên , mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quyết tâm bảo vệ nền độc lập.

•Không gian thứ tư: Đỉnh cao ba mũi giáp công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định.

•Không gian thứ năm: Chiến tranh du kích của nhân dân ngoại thành với Củ Chi đất thép thành đồng.

•Không gian thứ sáu: Quân dân ta xuống đường, nổi dậy tiến công trong dịp Tết Mậu Thân.

•Không gian thứ bảy: Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.

•Không gian thứ tám: Vì nghĩa lớn, lấy thân mình làm đuốc sống.

•Không gian thứ chín: Miền Nam đi trước về sau, vì khát vọng hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do.

Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược được những nhà kiến trúc, khoa học, sử học, chính trị, kỹ sư xây dựng và những người tâm huyết tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng mang bản sắc văn hóa Việt một cách tinh tế, dịu dàng như tâm hồn dân tộc Việt.

Ý NGHĨA CỦA CỜ ĐỎ SAO VÀNG:

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Năm đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính giữa lá cờ và bán kính bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể hiện ý tưởng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, còn có giả thuyết khác lại cho rằng cái nền đỏ phía trong tượng trưng cho cách mạng còn cái nền vàng phía ngoài là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.

Cờ Tổ quốc Việt Nam

Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca.". Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.

Lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên nền trời hòa bình

Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.

Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:

Hỡi những ai máu đỏ da vàng

Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc

Nền cờ thắm máu đào vì đất nước

Sao vàng tươi da của giống nòi

Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi

Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:

Anh em đi trọn con đường nhé

Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.

Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.