Tổng Hợp Từ Cafebiz

39
Làm sao để đọc báo báo tài chính chỉ trong 1 phút? 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại Bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số loại tài khoản sau: * Doanh thu Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán. Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra. Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT. Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ. Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm. * Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm:

description

mẹo tổng hợp

Transcript of Tổng Hợp Từ Cafebiz

Page 1: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Làm sao để đọc báo báo tài chính chỉ trong 1 phút?

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại Bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm.

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số loại tài khoản sau:

* Doanh thu

Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán. 

Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.

Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.

Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.

Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm.

* Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán sỉ hàng hóa…

Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 100.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 100.000.000 đồng.

Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công

Page 2: Tổng Hợp Từ Cafebiz

ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.

* Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

* Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “ keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách

* Lợi nhuận ròng

Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu- Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.

2. Bảng cân đối kế toán

Page 3: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.

Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng ghóp của các nhà đầu tư vào công ty.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ

Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 loại tài khoản sau:

Khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “ khoản phải thu” hay còn gọi là “ Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường  xuyên các khoản phải thu này.

Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu. Bạn có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi.

Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm ( sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo , Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa

Page 4: Tổng Hợp Từ Cafebiz

bán….Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.

Cần phải duy trì hồ sơ của tất cả các mặt hàng tồn kho để phòng ngừa mất cắp và để lẫn hàng hóa. Giữ số lượng hàng tồn kho cất giữ ở mức tối thiểu đồng thời theo dõi các xu hướng kinh doanh. Ngày mua, số lượng, giá mua, ngày bán và giá bán là tất cả các thông tin liên quan cần có trong hồ sơ hàng tồn kho

Khoản phải trả:

Tài khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả…

Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng trong điều khoản sau  30 – 90 ngày mới phải thanh toán thì đây là khoản phải trả. Chú ý, Bạn chỉ cần đảm bảo thanh toán trước 90 ngày không cần phải trả sớm kể cả khi có tiền sẵn trong két để duy trì lượng tiền mặt trong tay. Trong giai đoạn công ty mới thành lập điều này đặc biệt quan trọng, nên nếu có thể bạn cần phải thương lượng với các nhà cung cấp để gia hạn thời gian thanh toán các khoản nợ cho mình càng dài càng tốt.

Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 

Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm. Có tiền là mới là vua. Nếu không đủ tiền, công ty không thể trang trải chi phí hàng tháng và buộc phải phá sản.

Ví dụ:

Page 5: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ - Công Ty TNHH ANZ

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (tính theo triệu đồng)

Lợi nhuận ròng sau thuế: 890

Khấu hao tài sản cố định: + 320

Thay đổi trong Tài sản và Nợ

Khoản phải thu: - 20

Hàng tồn kho: + 60

Khoản phải trả: +100

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: +80

Lưu Chuyển Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh: 1.430

Trong ví dụ trên, mặc dù thu nhập ròng sau thuế chỉ có 890 triệu đồng nhưng công ty lại có tới 1 tỷ 430 triệu đồng tiền mặt. Khoản tiền này được gọi là Tiền thu từ hoạt động kinh doanh. Chúng ta thấy số tiền doanh nghiệp thực sự nhận được cao hơn so với lợi nhuận kiếm được? Điều này là do những khoản như khấu hao tài sản cố định được tính là chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng công ty không thật sự phải chi tiền. Do vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ quan trọng để biết số tiền mặt thực sự của doanh nghiệp.

5 cách giúp Start-up kiểm soát tiền bạc dễ dàng mà không lãng phí thời gian

Trở nên thông minh hơn khi ghi chép sổ sách kế toán sẽ giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và nỗ lực khi doanh nghiệp đến hạn phải nộp báo cáo thuế. Nhưng hầu hất các chủ doanh nghiệp tôi từng trao đổi đều không biết họ nên bắt đầu từ đâu.

Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu để có phương pháp hiệu quả khi ghi chép và theo dõi sổ sách kế toán không bao giờ là vô ích cả.

Dưới đây là một số lý do tại sao việc trả tiền cho việc làm sổ sách kế toán lại quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn:

Page 6: Tổng Hợp Từ Cafebiz

- Bạn có thể kiểm soát tất cả chi phí và không bỏ qua các khoản nợ xấu

- Dễ dàng đưa ra những quyết định quản trị tốt hơn ngay trong năm tài chính.

- Bạn sẽ không phải chờ đợi cho đến những tháng sau mới có thể phân tích được các nguồn thu nhập và chi phí của doanh nghiệp mình.

- Bạn sẽ cảm thấy ít căng thẳng và đau đầu khi biết sổ sách của mình được chăm sóc một cách cẩn thận.

- Bạn sẽ tiết kiệm tiền cho các chi phí để dọn dẹp sổ sách kế toán vào cuối năm.

- Chủ động trong việc lập kế hoạch thuế trong suốt cả năm, nhờ đó sẽ tiết kiệm các khoản thuế phải nộp.

Tất cả bắt đầu với việc có một hệ thống để bạn không phải là một nô lệ của doanh nghiệp và sổ sách kế toán của mình, nhưng bạn phải kiểm soát được. Có năm cách để phát triển chiến lược và giúp bạn cảm thấy hoàn toàn yên tâm vào hệ thống sổ sách của doanh nghiệp mình:

1. Kiểm tra lại tất cả các chi phí đầu vào và học những kiến thức cơ bản về kế toánTôi biết điều này sẽ khiến nhiều người sợ hãi. Thực tế, thì đây cũng là lý do tại sao sổ sách của bạn vẫn chưa hoàn chỉnh. Tôi khuyên bạn nên dành thời gian để hiểu những kiến thức cơ bản về sổ sách. 

Nếu có thể bạn nên in ra những báo cáo và kiểm tra sự chính xác công việc của nhân viên làm. Nhưng bạn vẫn có thể ủy thác một số phần quy trình công việc và dành một vài giờ hàng tuần để kiểm tra chi phí cơ bản và quản lý toàn bộ quy trình của mình

2. Thuê một thành viên trong gia đình làm công việc sổ sách kế toán

Tôi thích ý tưởng này nếu bạn có người con lớn học từ cấp 2 trở lên hoặc người anh chị mà vẫn đang phải chu cấp về tài chính. Đây là cách tuyệt vời để giúp họ tự kiếm tiền nuôi bản thân và học hỏi về quá trình kinh doanh. 

Chúng sẽ hiểu được về trái tim và linh hoạt của doanh nghiệp nhỏ thông qua việc làm sổ sách và ghi chép lại các khoản thu nhập và chi phí. Và nếu sắp xếp chúng vào biên chế công ty thì chi phí đó cũng là một chi phí hợp pháp được khấu trừ

3. Thuê một người làm số sách kế toán gần nhàĐó có thể là một sinh viên muốn học việc và thực tập. Đó thậm chí cũng có thể là kế toán đã nghỉ hưu với chi phí hợp lý. Điều này có thể là một lựa chọn hợp lý giúp bạn giải phóng thời gian để kiếm tiền cho doanh nghiệp. Đó cũng là một bước tự nhiên trong sự phát triển của một doanh nghiệp.4. Tuyển người làm bán thời gian hoặc toàn thời gian tại doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều sinh viên đại học hoặc nhân viên kế toán muốn nhận một số công việc bán thời gian làm theo giờ. Bạn có thể cho người này làm văn phòng hàng ngày, hoặc chỉ một vài ngày trong tuần để nhập dữ liệu và in các báo cáo. 

Page 7: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Tuy nhiên bạn cũng cần phải giám sát công việc hoặc nhờ kế toán có kinh nghiệm bạn biết để hướng dẫn và giám sát các nhân viên này. Sẽ rất là thuận tiện nếu có người làm tại doanh nghiệp để sắp xếp và lưu trữ hóa đơn và chứng từ theo đúng trật tự

5. Sử dụng các kế toán có chứng chỉ hành nghề, các CPA ( Kế toán, Kiểm toán viên quốc tế) hoặc dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp trong suốt cả năm hoặc trong thời điểm quyết toán thuế

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ thích sự thoải mái và yên tâm khi có kế toán chuyên nghiệp giúp họ thực hiện cả mảng kế toán và thuế. Mặc dù chi phí cao hơn nhưng về lâu về dài thì hiệu quả mang lại lớn hơn số tiền bỏ ra rất nhiều. Chắc chắn khi đó doanh nghiệp sẽ trưởng thành hơn và chủ doanh nghiệp sẽ trở thành người ghi chép sổ sách có kinh nghiệm hơn theo thời gian

Bây giờ chính là thời điểm hoàn hảo trong năm để sắp xếp lại mọi thứ, nhờ đó bạn có thể dễ dàng làm các kê khai thuế vào mùa xuân và chuẩn bị cho năm 2015 với sổ sách tốt hơn. 

Hãy nhớ rằng: Việc kiểm soát sổ sách không chỉ giúp bạn được khấu trừ thuế, đó còn là sức mạnh khi có thông tin tốt để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và hiệu quả.

4 lời khuyên kế toán dành cho các doanh nhân trẻTheo một nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ thì 82% số doanh nghiệp thất bại là do quản lý tài chính quá yếu kém. Một trong những lý do chính khiến chúng ta dấn thân vào con đường kinh doanh nhưng lại thường bị coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cho đến khi nhiều vấn đề phát sinh ta mới chú ý đến chính là vấn đề tiền bạc trong công ty.Tiền bạc chính là huyết mạch của công ty. Mặc dù tất cả chúng ta bước vào kinh doanh với niềm khao khát được làm những việc mình yêu thích và tạo ra sự khác biệt cho những người mà chúng ta phục vụ, thì tiền bạc vẫn là thứ không thể bỏ qua. Đây là vấn đề mà chúng ta luôn cần phải quản lý và quan tâm thích đáng để đạt được thành công.Tôi từng gặp rất nhiều doanh nhân làm việc chăm chỉ và thu hút được rất nhiều khách hàng mang lại doanh số rất cao cho công ty. Nhưng vì không có ai chú trọng đến số sách kế toán, dẫn đến cuối năm nhìn lại thì chẳng nhận được bao nhiêu thậm chí bị lỗ. Họ không hiểu toàn bộ số tiền kiếm về lại đi đâu mất. Công việc kinh doanh vì thế mà cũng dần lụi bại. Nhưng điều này có thể tránh được nếu người chủ doanh nghiệp hiểu và quan tâm nhiều hơn đến quản lý tài chính và kế toán trong công ty mình.Dưới đây là 4 lời khuyên kế toán cho các start-up trẻ khởi sự để có thể luôn kiểm soát được tiền bạc và tình hình tài chính của công ty dễ dàng nhất:1. Tạo thói quen xem xét sổ sách kế toán Mỗi buổi sáng cùng với việc check mail hay xem lại bản kiểm kê hàng hóa mỗi tuần, hãy tạo cho mình thói quen xem lại sổ sách kế toán định kỳ. Hãy cài đặt vào lịch làm việc của bạn với nội dung “ Kiểm tra sổ sách”. Tần suất kiểm tra tùy thuộc vào bạn, nhưng bạn nên dành ít nhất mỗi tháng một lần, hoặc nhiều hơn.2. Tìm hiểu các biệt ngữ kế toán, thuế

Page 8: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Các thuật ngữ kế toán phức tạp đôi khi là trở ngại lớn nhất: Hệ thống tài khoản kế toán? Sổ cái? Tiền mặt với Tiền lũy kế? Những biệt ngữ kế toán không phải hiểu như thông thường, nếu chúng ta bỏ qua thì sẽ không thể nắm bắt được “ điểm số” của doanh nghiệp mình liệu chúng ta đang thắng hay thua, nó giống như người không biết đọc chữ vậy. Vì vậy, cần phải mất một thời gian để hiểu những điều cơ bản. 

Các khóa đào tạo ngắn hạn, hiệp hội kế toán VNF hay các trang web chuyên về kế toán là những nơi tốt để bắt đầu tìm hiểu về kế toán và thuế. Còn nếu tốt hơn hãy tìm cho mình một chuyên gia kế toán để giúp bạn bất cứ khi nào gặp vướng mắc.3. Tìm phần mềm kế toán phù hợp với bạn

Doanh nghiệp có thể tốn nhiều tiền để tuyển kế toán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí và thời gian hơn khi sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp.Nếu doanh nghiệp ban đầu nhỏ thì những phần mềm như Exel hay một vài phần mềm miễn phí là lựa chọn cũng khá hiệu quả. 

Còn nếu doanh nghiệp bạn đã có doanh thu tính bằng tiền tỷ mỗi tháng mà nhu cầu của bạn hay di chuyển nhiều, mà thường xuyên dùng các thiết bị như Ipad thì các phần mềm kế toán điện toán đám mây như Fast hay Misa là lựa chọn hữu hiệu để bạn theo dõi bất cứ lúc nào.4. Tìm những lời khuyên giá trị

Nếu bạn có đủ thời gian để tìm hiểu, bạn hoàn toàn có thể tự giải quyết các vấn đề kế toán của doanh nghiệp mình. Nhưng thực tế là, bạn phải điều hành một doanh nghiệp. Điều đó nghĩa là bạn phải nộp thuế hàng tháng, hàng quý – không chỉ hàng năm – cho nên luôn đòi hỏi các vấn đề về kế toán, thuế phải được giải quyết cấp bách. 

Để nhận được sự trợ giúp, hãy tham gia vào các cộng đồng doanh nghiệp như: BNI, Vinasme, Hasmea…để được tư vấn. Những nhóm cộng đồng doanh nghiệp thường sẽ có một lịch trao đổi hoặc lớp học đặc biệt dành cho doanh nhân. 

Ngoài ra có thể tham khảo những chủ doanh nghiệp cũ trước đây bạn làm việc hay những chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực như của bạn về những đầu mối họ thường tìm đến để tham khảo. Hoặc nếu có điều kiện, những kế toán có kinh nghiệm làm bán thời gian hoặc công ty dịch vụ kế toán chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên có giá trị rất tốt. 

Đặc biệt, khi phải làm việc với cơ quan thuế, họ sẽ biết cách để giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng kế toán không thực sự đáng sợ như nhiều chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ. Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu ngay, sau này bạn sẽ không còn phải đau đầu về nó nữa. Và tất nhiên bạn luôn tự tin dù kế toán của bạn là ai và không phải lo sợ khi mỗi khi cơ quan thuế đến thăm hỏi mình.

10 ‘bí kíp’ để học nhanh và thành công bất cứ điều gì

Page 9: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Khi cuộc sống, những công cụ làm việc của bạn đang thay đổi hàng năm, thứ bạn cần là một phương pháp học hỏi tốt.

Nội dung nổi bật:  Khi cuộc sống, những công cụ làm việc của bạn đang thay đổi hàng năm, thứ bạn cần là một phương pháp học hỏi tốt.

- Để hiểu một vấn đề, hãy hỏi “Tại sao” 5 lần- Giữ thái độ tích cực- Đừng chỉ học, hãy thực hành - Tìm một chuyên gia và hỏi kinh nghiệm của họ về chuyên môn- Tìm một người đồng hành tin cậy- Khi bạn không hiểu, hãy lên tiếng- Lặp lại, lặp lại và lặp lại- Đừng chỉ viết, hãy vẽ nó ra- Học thứ khó khăn tại thời điểm đầu ngày- Sử dụng quy tắc 80/20

Học là một kỹ năng riêng của mỗi người. Khi cuộc sống, những công cụ làm việc của bạn đang thay đổi hàng năm, thứ bạn cần là một phương pháp học hỏi tốt. Sau đây là 10 chiến lược tối ưu giúp nhanh chóng cải thiện hiệu suất nghiên cứu và có thể áp dụng đối với bất kỳ lĩnh vực nào được thảo luận trên mạng Quora.

Để hiểu một vấn đề, hãy hỏi “Tại sao” 5 lần

Trong cuốn sách “The Lean Startup”, tác giả Eric Ries đưa ra phương pháp “5 câu hỏi tại sao” để tìm ra gốc rễ của một vấn đề. Để hiểu rõ hơn, hãy xem xét một ví dụ của Eric Ries sau đây:

1. Một phiên bản mới đã vô hiệu một chức năng của khách hàng. Tại sao? Do một máy chủ cụ thể vị lỗi.

2. Tại sao máy chủ này bị lỗi? Bởi một hệ thống phụ ít được biết đến được sử dụng sai cách.

3. Tại sao hệ thống này sử dụng sai cách? Kỹ sư sử dụng nó không biết làm sao để vận hành đúng cách.

4. Tại sao anh ta không biết? Bởi vì anh ta chưa bao giờ được đào tạo.

5. Tại sao anh ta không được đào tạo? Bởi người quản lý không tin tưởng vào việc đào tạo những kỹ sư mới, bởi anh ta và đội ngũ của mình quá bận rộn.

Page 10: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Bằng cách thúc đẩy điều tra 5 lần, Ries cho biết chúng ta sẽ nhìn thấy cách tại sao một lỗi kỹ thuật nhanh chóng tiết lộ một vấn đề lớn liên quan tới quản lý nhân sự.

Giữ thái độ tích cực

Việc lo lắng rằng bạn sẽ không thể học một thứ gì đó là một đầu tư sai lầm nguồn năng lượng tinh thần của bạn, giáo sư Alison Wood Brooks thuộc trường kinh doanh Harvard cho biết.

“Những lo lắng ngăn cản bạn khám phá ra giải pháp, suy nghĩ, giả thuyết sẽ cho ra được các giải pháp giải quyết thực sự”, bà viết. Nhưng khi bạn cảm thấy tốt về chuyện gì có thể xảy ra, bạn sẽ dành được cơ hội suy nghĩ đúng hướng. 

Đừng chỉ học, hãy thực hành

“Bạn không thể học golf từ một quyển sách. Bạn cần một câu lạc bộ, một quả bóng”, một thành viên Quora là người đứng đầu bộ phận công nghệ tại công ty tài chính Funding Knight cho biết. “Bạn không thể học nền tảng mã nguồn mở Ruby on Rails từ sách vở- bạn cần thực hành và đưa chúng lên một web.”

Tìm một chuyên gia và hỏi kinh nghiệm của họ về chuyên môn

Nếu bạn dang cố gắng học về một chủ đề nào đó, hãy nói chuyện với chuyên gia có thể giải thích về nó. Đơn giản là bạn có thể hẹn họ ăn trưa và hỏi họ về những điều còn thắc mắc. Tim Ferriss, tác giả cuốn sách “The 4-hour workweek” là chuyên gia trong việc này. Khi ông đang cố gắng học một môn thể thao, ông sẽ tìm ra những người đoạt huy chương bạc gần nhất, sắp xếp một cuộc phỏng vấn và sau đó rèn luyện các kỹ thuật.

Page 11: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Tìm một người đồng hành tin cậy

Hãy tìm một ai đó cũng đang cố gắng xây dựng kỹ năng như bạn, có thể là học leo núi, học đàn hay nấu ăn và tham khảo quá trình học của họ. Lập thời gian thường xuyên để kiểm tra quá trình của bạn, có thể gặp mặt hoặc qua Skype.

Khi bạn không hiểu, hãy lên tiếng

Một bí quyết khác chia sẻ tại Quora cho biết: Khi bạn không hiểu một điều gì đó trong cuộc họp, hãy giơ cánh tay của bạn lên và hỏi “Xin lỗi, anh/ chị có thể giải thích tại sao không?”. Việc lên tiếng sẽ giúp những người khác bổ sung, giải thích cho bạn nhanh hơn là để điều không hiểu trôi qua.

Lặp lại, lặp lại và lặp lại

Điều này không có nghĩa rằng bạn thực hành tạo ra hoàn hảo, nó chỉ làm cho những hành động của bạn nhanh hơn. Điều này là do khi bạn làm điều gì đó một lần, rồi một lần nữa- như cách đọc bảng chữ cái của một đứa trẻ, bạn sẽ tăng cường liên kết giữa các tế bào não.

Một sinh viên y khoa tại Úc góp ý: “Sự lặp lại dẫn đến tình trạng điều phối thần kinh. Não bộ là hệ phức hợp và nó cho phép những con đường thần kinh truyền tin với tốc độ nhanh hơn trước một thông tin có tính chu kỳ. Điều này giải thích tại sao bạn nhanh chóng đọc ra bảng chữ cái ABC hay số đếm 123 nhanh chóng nhưng nếu lật ngược lại bạn sẽ gặp vấn đề khó khăn lớn hơn.”

Đừng chỉ viết, hãy vẽ nó ra

Đây là nội dung được nhấn mạnh trong 2 cuốn sách về tư duy thị giác “The Black of the Napkin”và “Blah Blah Blah” của tác giả Dan Roam. Ông cũng từng tư vấn cho các công ty lớn như Google, eBay, GE và Wal-Mart. Việc vẽ ra giúp bạn khám phá những khía cạnh tri thức mà không thể truyền tải hết bằng ngôn từ.

Ngôn từ và hình ảnh bổ sung cho nhau. “Thông thường cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết những vấn đề và nảy sinh các ý tưởng đến từ sự kết hợp giữa ngôn từ và hình ảnh”, Dan Roam cho biết. “Khi bạn thêm những bức ảnh, những hình minh họa kích thích suy nghĩ- điều mà phần lớn không thể đạt được nếu chỉ để ngôn từ đứng riêng rẽ. Đây là một cách để đặt các ý tưởng của bạn xuống mà vẫn giữ được nó trong tình trạng một dòng chảy.”

Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy hay sơ đồ khối để trực quan hóa những ý tưởng với nhau.

Page 12: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Học thứ khó khăn tại thời điểm đầu ngày

Một nghiên cứu cho thấy, ý chí con người là có giới hạn. Chúng ta có nhiều thứ vào thời điểm khởi đầu một ngày, nhưng chính điều này cũng làm suy yếu những quyết định và sự chống lại những cám dỗ. (Đó là lý do tại sao việc mua sắm lại mệt mỏi.) Vì vậy nếu bạn đang học một ngoại ngữ, âm nhạc hay bất cứ điều gì khác siêu phức tạp, hãy lên lịch để thực hiện nó vào thời điểm đầu ngày, khi mà bạn có nguồn năng lượng tinh thần lớn nhất.

Sử dụng quy tắc 80/20

Quy tắc 80/20 chỉ ra rằng bạn sẽ có được 80% giá trị trong 20% công việc. Trong kinh doanh, 20% các hoạt động tạo ra 80% kết quả mà bạn muốn. Những người học nhanh áp dụng logic tương tự vào công việc nghiên cứu của họ.

Sau đây là ví dụ được một người dùng Qoura chia sẻ:

Khi tôi đọc một cuốn sách, tôi thường nhìn vào trang mục lục và lập ra danh sách từ 1-5 thành một chương với nội dung gần giống nhau nhất. Khi theo dõi một video hướng dẫn, tôi thường bỏ qua đến phần giữa, nơi mà các hành động hay kỹ thuật được giải thích, sau đó tôi mới trở lại 1 lần nữa để xem bối cảnh và các nguyên tắc.

Phần mở đầu của phần lớn các video thường được mở đầu bằng mô tả và phần lớn các cuốn sách được phân lớp với những phần phụ để đảm bảo độ dài yêu cầu. Vì vậy với một chút khôn ngoan, bạn có thể tiếp cận được phần lớn kiến thức từ những nguồn này trong khi đầu tư phần nhỏ thời gian.

Page 13: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Muốn làm việc hiệu quả hơn: Hãy thử 17 công cụ sau!

Sau đây là một vài công cụ sáng tạo và rất hữu ích sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn đồng thời tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian trong khoảng thời gian dài.

Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, không ai trong chúng ta muốn lãng phí thời gian hơn mức cần thiết. Sau đây là một công cụ sáng tạo và rất hữu ích sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn đồng thời tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian trong khoảng thời gian dài:

Clear Focus: Đây là bộ đếm thời gian để ngăn cản bạn lãng phí thời gian vào các việc gây mất tập trung. Trang web này sẽ giúp bạn tập trung vào những gì thực sự quan trọng bằng việc xen kẽ các phần việc với những thời gian nghỉ nhỏ. Bạn sẽ thấy việc tập trung trở nên dễ dàng hơn và đạt được điều cần thực hiện. Bạn chỉ cần khởi động nó 1 lần và bắt tay vào làm việc.

Coffitivity: Khoa học đã chứng minh rằng con người làm việc tốt hơn trên nền âm thanh nhất định. Trang web này tái tạo lại âm thanh của một quán cà phê để đạt được sự kết hợp hoàn hảo của tĩnh và động. Nó sẽ giúp bạn khơi dậy được dòng cảm hứng sáng tạo khi bạn không cảm thấy bị mắc kẹt hay làm phiền. Một số trang web cũng cung cấp nền âm thanh làm việc tốt cho việc tập trung như Rainymood hay Focus at will.

Do nothing for 2 minutes: Mặc dù điều này dường như phản thực tế nhưng trang web là nguồn tuyệt vời để bạn tái tập trung sau một cuộc họp hành hay cuộc gọi căng thẳng. Tất cả chỉ trong 120 giây.

Doodle: Bạn đang cố gắng sắp xếp lịch trình cho một cuộc họp? Bạn không bao giờ cần phải chịu đựng những email tẻ nhạt của tất cả mọi người về thời gian rỗi nữa. Thay vào đó, hãy sử dụngDoodle để tìm ra một vài thời điểm phù hợp cho cuộc họp và hỏi mọi người xác định thời gian họ cần để làm việc trong những khung giờ trên. Doodle sẽ dễ dàng tìm ra thời gian phù hợp chung cho tất cả mọi người.

Evernote: Ứng dụng ghi chú đơn giản này là huyền thoại trong việc cải thiện hiệu quả làm việc. Nó tổ chức những ghi chú của bạn một cách gọn gàng, cho phép bạn tìm kiếm văn bản trong một hình ảnh, chụp tất cả mọi thứ từ file PDF đến trang web, thậm chí bạn có thể lưu bất cứ điều gì bạn nhìn thấy trực tuyến nhờ Webclipper chỉ với một click chuột duy nhất.

Feedly: Đây là trang web hữu ích tổ chức nội dung của những trang tin tức ưa thích hay blog của bạn thành một nguồn, vì vậy bạn có thể đọc và chia sẻ dễ dàng hơn những thứ quan trọng với bạn.

FocusWriter: Đây là công cụ cung cấp môi trường viết đơn giản, không bị phân tán cho bất kỳ ai cần để hoàn thành nhanh chóng việc viết lách. Bạn sẽ nhận được một mành hình trống hoàn toàn để

Page 14: Tổng Hợp Từ Cafebiz

tập trung vào trang mà bạn giấy mà bạn phải viết. Nó cũng gồm cả công cụ đếm thời gian, hẹn giờ, thiết lập mục tiêu, hình nền, hiệu ứng âm thanh gõ bàn phím, thống kê và kiểm tra chính tả.

Hootsuite: Nếu bạn cần một công cụ quản lý hàng loạt tài khoản xã hội, đây là trang web dành cho bạn. Hootsuite là một bảng điều khiển truyền thông xã hội giúp bạn giảm thời gian bạn tiêu tốn cho Twitter và Facebook bằng cách lên lịch đang bài cho những tuần sắp tới. Hãy để mạng xã hội rời khỏi con đường làm việc của bạn sau một khối thời gian, thay vì sử dụng vài giờ mỗi ngày dành cho nó.

IFTTT: Hãy tạo ra chuỗi việc làm hiệu quả với ứng dụng đơn giản này. Nó sử dụng ý tưởng nếu điều này trước, thì sau đó đến điều kia, từ đó bạn có thể tạo ra chuỗi làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn có thể tạo 1 danh sách gồm không tắt chuông điện thoại khi bạn ở nhà, tắt chuông trước khi đi ngủ hoặc gửi tin nhắn cho vợ khi rời khỏi nơi làm việc.

Lift: Bạn có muốn chạy thể dục mỗi này? Uống nhiều nước hơn? Đọc sách 15 phút trước khi đi ngủ? Lift sẽ giúp bạn phát triển các thói quen tốt bằng cách theo dõi quá trình hàng ngày của bạn và gửi cho bạn thông báo để nhắc nhở bạn giữ tiến độ. Một trang web thú vị khác giúp xây dựng thói quen là HabitForge, chương trình này sẽ gửi cho bạn nhắc nhở hàng ngày về mục tiêu của bạn.

Pocket: Sử dụng Pocket để giúp bạn lưu trữ thông tin, đường dẫn và hình ảnh mà bạn có thể tìm kiếm chúng sau này. Nó cũng thú vị với chức năng đánh dấu để đọc lại về sau. Một nguồn lưu trữ các bài viết thú vị khác là Instapaper, cho phép bạn nhấn mạnh những thông tin quan trọng.

Productivity Owl: Đây là tiện ích mở rộng của Google Chrome sẽ buộc bạn làm việc hiệu quả hơn. Một con cú sẽ theo dõi tất cả các trang web bạn ghé qua và bay dọc trang web khi bạn đang sử dụng không hiệu quả sau một thời gian nhất định.

Selfcontrol: Đây là ứng dụng thú vị tạm thời khóa bạn khỏi những trang gây nhiều như Facebook, Tumblr hay Youtube. Tuy nhiên nó chỉ sử dụng với người dùng Mac. Ngoài ra ứng dụngCold Turkey cũng có chức năng tương tự, đặc biệt dành cho người dùng Windows.

Unroll Me: Khi bạn đăng ký vào Unroll Me, bạn sẽ tìm ra một danh sách tất cả các email đăng ký theo dõi các trang web của bạn. Hãy bỏ theo dõi đối với những nguồn mà bạn không muốn. Đối với những nguồn bạn vẫn muốn giữ, Unroll Me sẽ cuộn chúng tại thành một dòng thông báo, bạn có thể nhìn chúng trong giây lát thay vì đọc hết hàng tá email. Những nguồn quản lý email hiệu quả khác gồm Mailbox hay Sanebox.

Wakerupper: Trang web này cung cấp cho bạn công cụ nhắc nhở trên điện thoại đơn giản. bạn có thể thiết lập báo thức tại một tời điểm nhất định, nhắc nhở bản thân những sự kiện quan trọng, nhắc nhở giờ uống thuốc, tránh một cuộc hẹn hay họp nhàm chán, đơn giản hơn là lập danh sách theo dõi nhiệm vụ bạn cần làm. Một ứng dụng iPhone tương tự là Due, với cơ chế lặp lại nhắc nhở về những nhiệm vụ của bạn cho tới khi bạn hoàn thành chúng.

Page 15: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Workflowy: Với công cụ tổ chức này, bạn có thể để đầu óc thảnh thơi khỏi hàng tá việc lộn xọng và khiến cuộc sống trở nên dễ chịu hơn. Nó sẽ giúp bạn tổ chức, sắp xếp những nhiệm vụ cá nhân, những nhóm dự án, lên ghi chú, viết nghiên cứu, giữ lịch trình, lập kế hoạch những sự kiện lớn.

Wunderlist: Đây là cách đơn giản nhất để quản lý và chia sẻ danh sách những việc cần làm của bạn. Nó được áp dụng cho mọi thứ từ kế hoạch du lịch đến danh sách mua sắm, thậm chí là vận hành việc kinh doanh của bạn. Những nguồn hữu ích tuyệt vời khác trong việc quản lý công việc có thể kể đến như Any.do, Remember the milk, Todoist

Page 16: Tổng Hợp Từ Cafebiz

17 thói quen đơn giản sẽ giúp bạn thành công sau 5 năm tới

Câu hỏi này được đưa ra bởi một sinh viên mới ra trường tuy nhiên những lời khuyên, góp ý đều có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Trên mạng xã hội Quora gần đây, một câu hỏi được trao đổi khá sôi nổi giữa các thành viên: "Tôi có thể làm gì từ hôm nay để tự giúp ích cho bản thân sau 5 năm nữa?”. Câu hỏi này được đưa ra bởi một sinh viên mới ra trường tuy nhiên những lời khuyên, góp ý đều có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Sau đây là những thói quen dễ tạo lập nhưng cực hữu ích đối với bạn trong 5 năm tới.

1. Chọn một sở thích thể thao mà bạn có thể theo đuổi trong nhiều năm

Nếu không tập thể thao, cuộc sống của bạn bắt đầu từ giảng đường đại học và tiếp tục là công việc văn phòng sẽ làm tổn hại đến tư thế ngồi, lưng về hệ tiêu hóa của bạn. Công việc văn phòng đang giết chết bạn một cách từ từ. Đây là công việc bảo vệ bạn khỏi điều này.

2. Viết ra những điểm quan trọng mà bạn đã làm trong ngày

Bạn có thể xem nó là chuyện tầm phào nhưng điều này sẽ chỉ ra cách bạn sử dụng một ngày như thế nào. Theo nghiên cứu của trường kinh doanh Harvard cho thấy khoảng thời gian ngắn 15 phút viết lại những gì đã diễn ra vào cuối ngày có thể khiến bạn hiệu quả hơn trong công việc.

3. Nói chuyện với một người lạ mỗi ngày

Những người lạ cũng là những cơ hội mới. Cơ hội này giúp bạn có thêm bạn mới, bắt gặp những ý tưởng mới, thoát khỏi sự sợ hãi nói chuyện với người lạ, bắt đầu một công việc kinh doanh. Bạn không thể biết trước tương lai, sự nghiệp hay hạnh phúc của mình ra sao, vì vậy hãy mở rộng mối quan hệ của bạn càng nhiều nếu có thể.

4. Học cách lắng nghe

Mọi người đều thích thú khi nói về bản thân mình, vì vậy hãy nuôi dưỡng khả năng để họ làm điều đó.

5. Kiểm soát lãng phí thời gian ít nhất

Cuộc sống là chuỗi sự kiện nhiều ngày, mỗi ngày là chuỗi hàng giờ, mỗi giờ lại là chuỗi các phút. Và chỉ có thể dành được nhiều thời gian sống nếu không lãng phí nó.

6. Tìm ra hạnh phúc trên con đường thực hiện những giấc mơ của bạn

Page 17: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Hãy tránh phong cách sống trì hoãn. Thay vào đó hãy bắt tay vào những việc bạn phải làm ngày bây giờ và sau đó là thực hiện những việc bạn muốn làm tại một thời điểm mơ hồ nào đó trong tương lai, tìm ra cách thực hiện điều bạn thích hiện tại.

7. Xây dựng tình bằng hữu và tốt với mọi người

Có được những mối quan hệ bạn bè tốt là nền tảng giúp bạn trở nên thành công sau này. Bạn giống bạn bè của mình nhiều hơn bạn nghĩ.

8. Đa dạng hóa các trải nghiệm

Trải nghiệm cuộc sống của bạn càng rộng mở, những ý tưởng của bạn sẽ sáng tạo hơn, mối quan hệ của bạn với mọi người cũng sẽ tốt hơn.

9. Tiết kiệm tiền

Hãy giữ lại một ít tiền lương mỗi tháng và thực hiện nó một cách tự động, khi đó bạn sẽ không bỏ lỡ điều này nữa.

10. Cạn ly với người lớn tuổi

Họ nhiều kinh nghiệm hơn bạn, đã đi trước bạn khá lâu và họ sẵn sàng chia sẻ với bạn những câu chuyện của bản thân. Từ đó bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ từ những người lớn tuổi.

11. Bắt đầu tập thiền

Thiền đào tạo trí não bạn khả năng giải quyết với những điều điên rồ mỗi ngày.

12. Học cách đối phó với xấu hổ và nghi ngờ

Tất cả mọi người đều trải qua những cảm xúc này, nhưng hiếm người học được cách đối phó lành mạnh với chúng.

13. Hoạt động ngoài trời

Thật dễ dàng để ra ngoài và thực hiện một thứ gì đó. Các nhà tâm lý học cho rằng một chút hoạt động ngoài trời có thể là công cụ hữu ích chống lại trầm cảm và mệt mỏi.

14. Tìm hiểu những người khác biệt với bạn

Nếu bạn là người theo chủ nghĩa tự do, hãy làm bạn với những người bảo thủ. Nếu bạn là một con chuột thành phố, hãy tìm cách để hiểu một con chuột vùng đồng quê. Tại sao? Có nhiều lý do, một trong số đó là chúng ta sẽ ra quyết định tốt hơn trong một nhóm tổ chức đa dạng.

Page 18: Tổng Hợp Từ Cafebiz

15. Lên lịch mọi thứ

Hãy tập thói quen lên lịch mọi thứ, từ cuộc hẹn với một ai đó, lịch một cuộc họp, việc biết thời điểm một việc nào đó sẽ xảy ra là cách hữu ích giúp bạn không phải phỏng đoán, hay không có sự chuẩn bị.

16. Đọc tiểu thuyết

Tiểu thuyết là thứ mô phỏng những tình huống, cảm xúc của con người. Những cuốn tiểu thuyết sẽ giúp bạn hiểu thêm về trải nghiệm cuộc sống của người khác.

17. Lập ra những mục tiêu nhỏ

Hãy đặt ra những mục tiêu như đọc 15 trang sách mỗi ngày, tập chống đẩy 20 cái,…Đây là cách bạn đạt được những dự án khổng lỗ bằng những nhiệm vụ hàng ngày.

7 'bí kíp' cần nhớ để làm việc thông minh hơnKhông thể chỉ làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu quan trọng nhất mà bạn đặt ra cho bản thân và tổ chức của mình. Thứ bạn cần là cách làm việc thông minh.

Một quan niệm sai lầm khá phổ biến là một người làm việc càng chăm chỉ thì sẽ càng dành được nhiều thành công. Không thể chỉ làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu quan trọng nhất mà bạn đặt ra cho bản thân và tổ chức của mình. Thứ bạn cần là cách làm việc thông minh. 

Như bậc thầy quản lý Peter Drucker từng nói : “Tính hiệu quả là làm việc đúng hướng. Sự hiệu quả là làm đúng việc”. Sau đây là 7 cách để làm việc thông minh hơn và từ đó sẽ thành công hơn bất kể công việc của bạn là gì.

1. Tạo thói quen sử dụng tốt nhất thời gian của bạn

Hãy lên lịch thực hiện những công việc vụn vặt, những buổi họp hành và gặp gỡ hợp lý để bạn không phải rời khỏi văn phòng nhiều lần trong một ngày. Kết hợp thêm bữa trưa của bạn trong khoảng thời gian này, và có thể “kiểm kê” chính xác bao nhiêu thời gian bạn đang sử dụng cho mỗi công việc mỗi ngày.

2. Lập danh sách việc cần làm theo ngày, tuần và tháng

Hãy nhấn mạnh các việc quan trọng nhất mà cần thực hiện mỗi tháng và sau đó lên lịch các nhiệm vụ cần làm để hoàn thành chúng theo những tuần, những ngày cụ thể trong danh sách của bạn. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo rằng một dự án lớn sẽ không bị bỏ qua và thời gian của bạn đang được sử dụng có hiệu quả nhất.

Page 19: Tổng Hợp Từ Cafebiz

3. Tìm ra điều gì phải hoàn thành chỉ bởi bạn và phần còn lại từ nguồn lực bên ngoài

Đừng để bản thân bạn bị kéo lại khỏi các công việc quan trọng bởi sự bận rộn. Đầu tiên hãy nhìn vào đội ngũ của bạn, liêu có ai khác trong nhóm có thể san sẻ bớt những công việc trên tay bạn? Nếu không, có rất nhiều trang web hữu ích như Fiverr hay Fancy Hands, với phí dịch vụ khá rẻ để giải quyết những công việc đơn điệu hàng ngày của bạn.

4. Tìm những người giỏi công việc bạn không thành thạo và thuê họ

Bạn có đang xử lý một dự án mà cần thời việc viết lách nhưng bạn thực sự ghét điều này? Hãy thuê một ai đó yêu viết lách và chịu trách nhiệm với việc này. Điều này đáng đồng tiền để trút bỏ gánh nặng khỏi đôi vai bạn. Hãy tận dụng những thế mạnh của mình và thuê người khác bổ sung vào điểm yếu của bạn.

5. Thiết lập thời hạn và tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được nó

Việc lên một thời hạn và chìa khóa then chốt để đạt được những mục tiêu của bạn. Hãy lên hạn chót sớm hơn một vài ngày trước thời hạn thực sự của bạn để đảm báo rằng bạn đã hoàn thành mọi thứ đúng hạn, đồng thời điều này sẽ đem lại cho bản thân khoảng thời gian thư giãn hít thở. Việc đạt được những mục tiêu sớm đem lại cho đầu óc bạn khoảng trống để bắt đầu lên kế hoạch dự án gì sẽ làm tiếp theo, giữ bạn luôn dẫn đầu cuộc chơi thay vì luôn bị trễ lại phía sau.

6. Giữ môi trường làm việc không bị phân tán

Hãy tránh xa các trình duyệt Internet (nếu công việc của bạn không cần đến), chơi smartphone, thực hiện những cuộc gọi cá nhân hay chạy theo các công việc vụn vặt trong suốt ngày làm việc hay cho phép người khác làm phiền tới trên con đường đạt được mục tiêu của bạn. Nếu bạn phát triển thói quen giữ công việc tại nơi làm việc và chuyện cá nhân tại nhà, bạn sẽ dễ hoàn thành những thứ cần làm trong ngày. Và nó sẽ khiến thời gian của bạn tại nhà cũng thư thả và thú vị hơn.

7. Giữ những e-mail ngắn gọn và có trọng điểm

Bạn không cần phải gửi một đoạn văn khi một câu cũng có thể làm điều đó. Nó không chỉ khiến lãng phí thời gian của bạn và người nhận mà mọi người thường có xu hướng trả lời nhanh hơn với những email đi thẳng vào vấn đề và ngắn gọn. Nhưng nhớ một điều, luôn luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn.

Steve Jobs và 7 nguyên tắc thành công

Page 20: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Đối với các doanh nhân, di sản lớn nhất mà Jobs để lại chính là hệ thống các nguyên tắc giúp ông đạt tới đỉnh cao thành công sự nghiệp.

Những ảnh hưởng của Steve Jobs đến đời sống mỗi người hiện nay khó có thể ước lượng được. Những phát minh của ông chạm gần đến mọi khía cạnh như máy tính, phim ảnh, âm nhạc và di động. Đối với các doanh nhân, di sản lớn nhất mà Jobs để lại chính là hệ thống các nguyên tắc giúp ông đạt tới đỉnh cao thành công sự nghiệp. Sau đây là 7 nguyên tắc thành công của Steve Jobs do chuyên gia truyền thông nổi tiếng Carmine Gallo tổng hợp:

Làm điều bạn yêu thích

Trong một lần được hỏi về lời khuyên dành cho giới doanh nhân, Steve Jobs chia sẻ: “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tôi sẵn sàng nhận công việc bồi bàn hoặc một việc nào đó cho đến khi tôi tìm ra thứ mình thực sự đam mê”. Với Steve Jobs, đam mê chính là tất cả mọi thứ.

Có tầm nhìn lớn

Jobs vô cùng tin tưởng vào sức mạnh của việc nhìn ra trông rộng. Đã có lần ông từng đặt câu hỏi với chủ tịch hãng Pepsi John Sculley: “Ông muốn dành cả đời mình để bán nước có đường hay muốn thay đổi thế giới?". Đừng bao giờ đánh mất tầm nhìn lớn của bạn.

Tạo những kết nối

Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ với nhau. Ông cho rằng những người có một tập hợp kinh nghiệm sống phong phú có thể thường xuyên nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Steve Jobs tham gia những lớp học thư pháp mà chưa từng sử dụng thực hành lần nào trong cuộc sống của ông cho tới khi Jobs xây dựng Macintosh. Jobs từng du lịch đến Ấn Độ và châu Á. Ông học về thiết kế và khách sạn. Đừng sống một cuộc đời trong bong bóng. Hãy kết nối những ý tưởng đến từ những lĩnh vực khác nhau. 

Nói không với 1.000 thứ

Jobs rất tự hào về những thứ Apple lựa chọn không làm như việc ông tự hào về những điều Apple đã làm. Khi ông qua về Apple vào năm 1997, Steve Jobs lãnh đạo một công ty với 350 sản phẩm và giảm xuống chỉ còn 10 sản phẩm trong 2 năm. Tại sao ông làm vậy? Chính vì Steve Jobs có thể xây dựng được hẳn “Đội A” cho mỗi sản phẩm. Bạn đang nói không với điều gì?

Tạo ra các trải nghiệm điên rồ khác nhau

Jobs cũng luôn tìm cách đổi mới trong trải nghiệm phục vụ khách hàng. Khi ông lần đầu tiên đưa ra cách tiếp cận với Apple Store, ông cho rằng các cửa hàng này sẽ khác biệt bởi thay vì chỉ di chuyển những chiếc hộp sản phẩm, chúng sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng. Tất cả mọi trải

Page 21: Tổng Hợp Từ Cafebiz

nghiệm bạn có được khi đến một cửa hàng Apple đều được mở rộng để làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và tạo ra cảm xúc của bạn với thương hiệu Apple. Bạn đang làm gì để vun đắp thêm cho cuộc sống của những khách hàng của mình?

Bậc thầy về truyền thông điệp 

Bạn có thể có ý tưởng tuyệt vời nhất thế giới nhưng nếu bạn không thể truyền tại những ý tưởng mình mình thì nó không còn sức mạnh ban đầu nữa. Jobs là doanh nhân kể chuyện tuyệt vời nhất thế giới. Thay vì đơn giản mang đến một bài thuyết trình như phần lớn mọi người, ông truyền đạt, giảng giải, truyền cảm hứng va giải trí, tất cả có trong một bài giới thiệu.

Bán những giấc mơ, không phải các sản phẩm 

Jobs nắm bắt được trí tưởng tưởng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Ông biết rằng những chiếc máy tính bảng sẽ không đồng nhịp với trí tưởng tượng của chúng ta nếu chúng quá phức tạp. Kết quả là gì? Chỉ một nút nhấn xuất hiện phía trước thiết kế iPad. Chính vì đơn giản nên một đứa trẻ 2 tuổi cũng có thể sử dụng nó.

Những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Thứ họ quan tâm chính là bản thân, những hy vọng, tham vọng của họ. Jobs dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng đạt được giấc mơ của họ, bạn luôn chiến thắng họ.

Một câu chuyện về sự nghiệp của Jobs tại Apple được lưu truyền lại là việc một giám đốc chịu trách nhiệm sáng tạo lại của hàng Disney Store đã gọi điện cho ông và xin lời khuyên. Jobs nói rằng hãy ước mơ lớn hơn. Đây cũng là lời khuyên tuyệt vời nhất mà ông để lại cho hậu thế. Hãy nhìn ra thiên tài trong sự điên khùng của bạn, tin tưởng vào bản thân, tin vào tầm nhìn của bạn và liên tục chuẩn bị để bảo vệ cho những ý tưởng này.

Page 22: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Với nhà đầu tư trẻ tuổi hay thậm chí là tuổi teen, để tìm được những lời khuyên đầu tư phù hợp với lứa tuổi là điều không mấy dễ dàng.

Nội dung nổi bật:Sau đây là 4 quan điểm đầu tư nổi tiếng của Warren Buffett mà bất kỳ nhà đầu tư trẻ nào cũng nên học hỏi.

- Về sức mạnh thời gian: Thời gian là người bạn của những doanh nghiệp tuyệt vời, kẻ thù của những hãng tầm thường.

- Tư duy mua và giữ: Trên thực tế, khi chúng tôi sở hữu một phần của những doanh nghiệp xuất sắc cùng với ban lãnh đạo xuất sắc, điều ưa thích của chúng tôi là nắm giữ mãi mãi.

- Nhìn về tương lai: Tôi không bao giờ trong chờ có kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi mua với giả định rằng họ có thể đóng thị trường vào ngày mai và không mở lại nó trong 5 năm tới.

- Giữ cái đầu lạnh và tránh đi theo bầy đàn: Hãy sợ hãy khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi.

Page 23: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Với nhà đầu tư trẻ tuổi hay thậm chí là tuổi teen, để tìm được những lời khuyên đầu tư phù hợp với lứa tuổi là điều không mấy dễ dàng. Các học giả hay chuyên gia tài chính hiếm khi đến một trường trung học hay đại học để nói chuyện về đầu tư, tiền bạc.

Tuy nhiên, chính những người trẻ tuổi này lại là những người có lợi thế lớn nhất so với bất kỳ ai trên thị trường: Thời gian. Nó bao gồm cả thời gian để học hỏi, thích nghi với thị trường chứng khoán nhưng một phần quan trọng hơn cả chính là thời gian để gặt hái thành quả từ những thương vụ lớn qua nhiều năm trời.

Một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế giới, Warren Buffett bước vào con đường đầu tư từ năm 11 tuổi, và ông cũng là người có nhiều lời khuyên hữu ích dành cho những hậu bối trẻ tuổi bước theo con đường của mình. Sau đây là 4 quan điểm đầu tư nổi tiếng của Warren Buffett mà bất kỳ nhà đầu tư trẻ nào cũng nên học hỏi:

Sức mạnh của thời gian

Thời gian là người bạn của những doanh nghiệp tuyệt vời, kẻ thù của những hãng tầm thường.

Những doanh nghiệp vĩ đại luôn phát triển qua thời gian. Tuy nhiên với những doanh nghiệp tầm thường, thời gian lại là yếu tố bào mòn dần sự sống. Trong lá thư gửi cổ đông năm 2001, Buffett từng viết “Bạn chỉ tìm ra ai đang bơi ổn khi cơn sóng qua đi”. Cũng tương tự, khi thời gian trôi qua, chúng ta luôn luôn có thể nhận ra những doanh nghiệp thực sự tốt. Thách thức ở đây chính là xây dựng một danh mục đầu tư toàn những công ty tốt nhất. Và những công ty tốt có thể mở rộng và tăng trưởng trong nhiều năm, đem lại phần thưởng xứng đáng cho những nhà đầu tư kiên nhẫn như Warren Buffett.

Hãy xem xét về lãi gộp để thấy rõ hơn về sức mạnh của thời gian trong đầu tư. Nếu bạn bỏ 100 USD dưới gối của mình, mỗi năm nhét thêm 50 USD trong 5 năm tới. Sau 5 năm, số tiền bạn có sẽ là 350 USD. Tuy nhiên nếu bạn cũng tiền ra tương tự trên thị trường chứng khoán với mức lãi trung bình 5% với chỉ số S&P 500 mỗi năm, bạn sẽ nhận được 417,72 USD cũng sau 5 năm. Thậm chí nếu bạn thực hiện tới 10 năm, bạn sẽ có hơn 800 USD. Rõ ràng thời gian và phương thức tính lãi gộp là điều tuyệt vời để tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Mua và nắm giữ

Trên thực tế, khi chúng tôi sở hữu một phần của những doanh nghiệp xuất sắc cùng với ban lãnh đạo xuất sắc, điều ưa thích của chúng tôi là nắm giữ mãi mãi. Chúng tôi chỉ ở vị thế đối lập với những người vội vàng bán và lấy lời khi các công ty trở nên tốt mặc dù đã kiên trì nắm giữ qua những thời điểm thất vọng nhất.

Phương thức đầu tư ưa thích của vị tỷ phú thiên tài này là tìm kiếm những doanh nghiệp dường như đã đủ sức để cạnh tranh và tăng trưởng trong nhiều năm. Quan trọng nhất là nếu những doanh nghiệp này trở thành các khoản đầu tư tuyệt với, đừng vội vàng đút túi lợi nhuận ngắn hạn của bạn. Những nhà

Page 24: Tổng Hợp Từ Cafebiz

đầu tư vĩ đại như Buffett hay Peter Lynch đo lường lợi nhuận bằng năm và thập lý, không phải đơn vị ngày hay tháng.

Nhìn vào tương lai

Tôi không bao giờ trông chờ kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi mua với giả định rằng họ có thể đóng thị trường vào ngày mai và không mở lại nó trong 5 năm tới.

Tìm ra được những công ty tuyệt vời bạn sẽ cảm thấy hài lòng với việc sở hữu nó nếu thị trường chứng khoán đóng cửa từ 5 đến 10 năm. Những biến động thị trường ngắn hạn là điều không thể dự đoán. Hãy tập trung năng lượng đầu tư của bạn vào việc nhận ra những doanh nghiệp chất lượng mà bạn muốn trở thành đồng sở hữu trong nhiều năm tới.

Ví dụ, trong suốt giai đoạn 1988-1989, Buffett đầu tư chỉ hơn 1 tỷ USD vào Coca-Cola. Ông bị ấn tượng bởi CEO Roberto Goizueta của hãng cũng như sự tăng trưởng hiện diện thương hiệu Coca-Cola trên toàn cầu. Quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của Buffett vẫn sở hữu những cổ phiếu Coca-Cola sau 35 năm và họ dành được hơn 1.200% giá trị đầu tư so với ngày đầu.

Giữ cái đầu lạnh và tránh đi theo bầy đàn

Tháng 10 năm 2008, khi chỉ số S&P 500 bốc hơi tới 25% trong một tháng và được xem là những bước đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Warren Buffett đã viết những dòng sau đây.

Page 25: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Nguyên tắc đơn giản của tôi khi đặt lệnh mua: Hãy sợ hãy khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Và chắc chắn nhất, nỗi sợ ngày nay trở nên mở rộng, thậm chí còn lan ra cả những nhà đầu tư lão luyện. Điều đúng đắn mà các nhà đầu tư nên làm là cảnh giác với tình trạng sử dụng đòn bẩy quá cao hoặc các vị thế cạnh tranh yếu trong kinh doanh. Những công ty này sẽ thực sự gặp trục trặc về thu nhập, điều mà họ luôn mắc phải. Nhưng hầu hết những công ty lớn sẽ lập những kỷ lục lợi nhuận sau 5, 10 và 20 năm kể từ hiện tại.

Ngay cả những công ty thành công nhất cũng sẽ gặp va vấp qua thời gian. Chìa khóa đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là người trẻ tuổi là nhìn xa hơn những tin nóng hổi diễn ra hàng ngày trên các mặt báo và tập trung vào những điểm mạnh dài hạn của một doanh nghiệp. Tất nhiên nói thường dễ hơn làm, đặc biệt là khi mọi thứ trở nên mờ mịt như năm 2008, nhưng sự nỗ lực bền bỉ, tính kỷ luật và tập trung vào dài hạn sẽ mang lại thành quả xứng đáng ngoài mong đợi của bạn trong tương lai.

Làm lãnh đạo, 'chê' sao cho khéo

Nhân viên có biểu hiện năng lực làm việc đi xuống, vậy trên cương vị là nhà lãnh đạo, bạn cần phải xử lý tình huống này như thế nào để vừa tạo động lực cho họ vừa tránh rơi vào tình huống khó xử?

Bạn đang băn khoăn về việc biểu hiện làm việc của nhân viên trong công ty không được tốt. Nhưng không biết cần phải nhắc nhở họ như thế nào để tạo động lực tiếp tục làm việc, tránh việc làm họ tổn thương, đau buồn, hoặc bị suy sụp vì bị lãnh đạo “chê”.

Trong trường hợp khác, có thể do không kìm chế được, bạn có lời lẽ cao giọng, thậm chí là lăng mạ, xỉ nhục tới nhân viên.

Tất cả những trường hợp kể trên đều dễ gây ra tình huống khó xử và rắc rối cho chính bản thân người lãnh đạo và cả nhân viên bị khiển trách. 

Thay vì tạo ra một cuộc trò chuyện cởi mở để cùng giải quyết vấn đề, bạn lại khiến những người này rơi vào trạng thái buồn phiền, nguy hiểm hơn nhiều lãnh đạo thậm chí còn biến đây trở thành một tình huống với lối hành xử thiếu đạo đức và hoàn toàn không thể giúp nhân viên thúc đẩy làm việc được.

Dưới đây là chia sẻ của một số lãnh đạo cùng chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự để giải quyết tình huống này.

Không so sánh họ với người khác

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược và nhân sự Jappreet Sethi, nhiều nhà quản lý có thói quen so sánh 2 cá nhân tại cùng một vị trí và chức năng, nhiệm vụ.

Và nếu như vậy, thay vì tập trung nói với nhân viên mắc lỗi, bạn lại đang khiến người này cảm thấy không thoải mái và hoàn toàn không nhận ra được vấn đề cốt lõi là vì sao họ lại đang làm việc kém hiệu quả.

Page 26: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Bỏ qua những thành quả mà họ từng đạt được

Nếu muốn xem xét, nhắc nhở thất bại thì lãnh đạo cũng không nên bỏ qua những thành quả mà nhân viên đó đã đạt được. Hành động này giúp nhắc nhở họ về những điểm mạnh, từ đó tăng thêm động lực cho họ vượt qua tình trạng khó khăn hiện tại.

Tránh làm những hành động gây “sốc” cho nhân viên

Trong những tình huống như thế này, bạn nên xử lý khéo léo thông qua những buổi trò chuyện cởi mở và mang tính xây dựng, tránh nói thẳng thừng và gây “sốc” với nhân viên về vấn đề họ đang làm việc kém hiệu quả.

Ngoài ra, điều kiêng kị nhất trong tình huống này là bạn bất ngờ đưa ra quyết định sa thải. Theo Eric Jackson, nhà sáng lập hãng Iron Capital: “Đây là sự trừng phạt ‘tàn nhẫn’ nhất đối với một người nhân viên. Họ bị sốc và khủng hoảng với quyết định này”.

Bỏ qua những yếu tố bên ngoài có thể là “đồng phạm” gây nên biểu hiện làm việc đi xuống của nhân viên

Tác giả đồng thời là nhà đầu tư Michael Mauboussin cho rằng, ngay cả khi cân nhắc tới thành công hay thất bại của nhân viên cũng đều phải xem xét đến những yếu tố ngoại lai có thể tác động vào. Hành động này đảm bảo tính công bằng đối với nhân viên.

Đừng làm mất đi lòng nhiệt huyết của nhân viên

Các lãnh đạo cần phải ghi nhớ tránh xa việc công kích vào lòng nhiệt huyết của nhân viên với những lời lẽ như: “Bạn đã không cố gắng hết mình, Không quan tâm tới mọi việc….

Đưa ra những lý do có tính chất cá nhân đổ lỗi cho việc nhân viên làm việc thiếu hiệu quả

Người lãnh đạo cần lưu lý tránh đưa ra những lý do cá nhân, như cuộc sống gia đình, thói quen ăn mặc hay niềm tin cá nhân và đổ lỗi cho việc làm việc thiếu hiệu quả của người nhân viên.

Chuyên gia tư vấn chiến lược và nhân sự Jappreet Sethi nói: “Trong trường hợp này, bạn chỉ cần phải đưa ra lý do ít, nhưng có tác dụng và thuyết phục thật sự”.

Giúp nhân viên đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm việc mới

Cuối cùng, mục đích cuộc nói chuyện về vấn đề hiệu suất làm việc kém đi của nhân viên không phải là trách móc và đưa ra hàng loạt lý do về sự thất bại trong công việc của họ. Việc của bạn là làm sao để nhân viên vượt qua được và quay trở lại làm việc tốt hơn. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên cùng họ xác lập lại mục tiêu, giúp họ lên kế hoạch để khắc phục thất bại.

Page 27: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Chiến lược đối phó với những nhân viên 'đứng núi này trông núi nọ'

Đừng mất bò mới lo làm chuồng!

Bí quyết trong tình huống này là:

- Đối với nhân viên có ý quyết ra đi thì những cố gắng của bạn có thể sẽ uổng phí. Lúc này, đừng nghĩ rằng sẽ có lúc họ suy nghĩ lại và quay lại. Việc bạn phải làm là tạo ra một cái kết có hậu, khiến sự việc trở nên vui vẻ.

- Đối với những kẻ hai lòng, cần giao cho họ nhiều trách nhiệm, đãi ngộ cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng nói chuyện với họ về công việc là biện pháp sáng suốt để lung lạc trái tim của họ.

Trong mỗi doanh nghiệp, khó tránh khỏi có những người không yên phận, đứng núi này trông núi nọ, do lợi ích và cơ hội phát triển của nơi khác ưu việt hơn doanh nghiệp của bạn. Họ đa số muốn chọn "sách lược thông minh" là con người luôn vươn đến chỗ cao hơn. Điều đó không có gì là lạ, nhưng lại không công bằng với doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể cũng trả cho họ "sự đãi ngộ" rất cao, hoặc đã phải bỏ nhiều công sức, tiền của để bồi dưỡng, đào tạo họ. Nhưng họ lại vứt bỏ tất cả để nghiễm nhiên ra đi, đối với doanh nghiệp của bạn mà nói, đó là một thiệt hại cả về của cải và nhân lực, cũng chính là sự tổn thương đến lòng tự trọng của bạn.

Những nhân viên "đứng núi này trông núi nọ" này phần lớn là kiểu tham vọng và có chí tiến thủ, sử dụng biện pháp cứng rắn để giữ chân họ sẽ dẫn đến cảnh "trứng thì vỡ, còn chim thì bay mất", bất lợi cho cả đôi bên. Đối xử với họ tốt nhất là theo nguyên tắc "công tâm" (đánh vào lòng người).

Khi bạn nhận ra trong nhân viên có tâm trạng không yên tâm, thì ngay lập tức bạn phải "xuất kích" và làm tốt công tác "yên dân". Bạn có thể đưa ra lời hứa thích hợp, đúng mức với họ. Tiền đề ở đây là phải ghi nhớ lời hứa. Tác dụng của lời hứa trước hết là để nhân viên đó uống thuốc "định tâm", để có thời gian thực hiện chiến lược "công tâm" tiếp theo.

"Công tâm" là thuyết phục người khác bằng lý lẽ, cảm hóa người khác bằng tình cảm. Bạn có thể bày ra viễn cảnh của công ty cùng với những khó khăn tạm thời của công ty. Bạn phải nhấn mạnh tương lai tươi sáng, hơn nữa đó không phải là hão huyền. Ở đây, bạn phải có sự khẳng định chắc chắn địa vị của họ trong công ty.

Tất nhiên, trong chiến lược "công tâm" này, bạn có thể đề cập đến việc công ty, đơn vị đã phải đầu tư rất lớn, vì sự phát triển của cá nhân nhân viên đó, vấn đề then chốt là ở chỗ nắm mức độ. Bởi vì nhắc quá nhiều, sẽ khiến nhân viên có những suy nghĩ là công ty luôn lợi dụng họ, mà không có đãi ngộ đúng mức.

Page 28: Tổng Hợp Từ Cafebiz

Phép "công tâm" phải dự vào trí tuệ của bạn cùng với kỹ xảo xử lý vấn đề. Nhưng đối với nhân viên có ý định quyết tâm ra đi, thì bạn có cố gắng bao nhiêu cũng sẽ uổng phí. Lúc này, bạn đừng ảo tưởng rằng sẽ có ngày họ nghĩ lại. Việc bạn cần phải làm là để có cái kết có đầu có cuối, khiến cả hai bên đều vui vẻ.

Người muốn ra đi, khi đi luôn mang theo nỗi day dứt ân hận nhất định. Bạn không nên ngại nói với anh ta rằng: "Cánh cửa ở đây luôn mở rộng đối với anh/chị, lúc nào rảnh rỗi anh/chị cứ đến". Câu nói này phát ra có thể sẽ tác động làm người đó xúc động. Trong hoàn cảnh mới, họ sẽ không bao giờ quên tập thể mà họ đã từng sống và làm việc, cũng có thể trong việc làm ăn sau này, người đó sẽ vẫn giúp bạn một cách đắc lực.

Ngoài ra, đừng để "Mất bò mới lo làm chuồng", hãy tìm cách giữ chân những nhân viên ưu tú ngay khi họ còn đang tận tâm tận lực với công ty, với một số phương pháp sau:

- Giao thêm nhiều trách nhiệm.- Trả công thật hậu hĩnh.- Thường xuyên nói về công việc của họ với họ.- Cố gắng níu kéo bằng được những nguofi ra đi.- Thỏa mãn hứng thú và ý chí của nhân tài.- Phải trao đổi tư tưởng với những người có năng lực, có tài.- Đề bạt nhanh chóng.- Coi trọng những người trẻ có tiền đồ.