ATSKNN Tổng Hợp

29

Click here to load reader

Transcript of ATSKNN Tổng Hợp

Page 1: ATSKNN Tổng Hợp

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật LĐ? Ảnh hưởng của vi khí hậu trong SX? Tiếng ồn và rung động trong sản xuất? Phân loại độc tính và tác hại của hóa chất? Những biện pháp cơ bản

trong vấn đề an toàn hóa chất Những vấn đề cơ bản về cháy nổ? Phòng cháy trong công nghiệp? Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, những hiểu biết và

kinh nghiệm của riêng em?

I. Những nội dung vè an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật Lao Động

Điều 951- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương

tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường.

2- Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 961- Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử

dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận

Page 2: ATSKNN Tổng Hợp

chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

2- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.

Điều 97Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về

không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.

Điều 981- Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết

bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.2- Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các

bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.

Điều 991- Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục.

Page 3: ATSKNN Tổng Hợp

2- Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.

Điều 100Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động

phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.

Điều 101Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải

được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.

Điều 102Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải

căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động.

Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động chịu.

Điều 103Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho người

lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.

Điều 104

Page 4: ATSKNN Tổng Hợp

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân.

Điều 105Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức

năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 106Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của

nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.

Điều 1071- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám

định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao

Page 5: ATSKNN Tổng Hợp

động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.

3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương.

Điều 108Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp

đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

II. Ảnh hưởng của vi khí hậu trong sản xuất.Trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp

gồm: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và thông gió (vận tốc của không khí)Theo tính chất toả nhiệt của QTSX: 3 loại vi khí hậu

+ Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt tạo ra khoảng 20kcal/m3 không khí trong 1 giờ (xưởng dệt, cơ khí..)

+ Vi khí hậu nóng: toả nhiệt nhiều hơn 20kcal/m3.h (xưởng đúc, rèn, cán thép…)

+ Vi khí hậu lạnh: nhiệt toả ra nhỏ hơn 20kcal/m3.h (xưởng lên men rượu bia, nhà lạnh, kho lạnh trong chế biến TPCác yếu tố vi khí hậu:

• Nhiệt độ: tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất, To tối đa cho phép là 30oC, chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài không vượt quá 3-5oC

• Bức xạ nhiệt: phát sinh từ những vật mang nhiệt, khi ở t 500oC thì phát ra tia hồng ngoại, t = 1800-2000oC phát ra tia tử ngoại

• Cường độ xạ nhiệt: cal/m2.phút. TCCP: 1kcal/m2phútXưởng đúc, rèn, cán thép có cường độ bức xạ tới 5- 10kcal/m2.phút

Page 6: ATSKNN Tổng Hợp

Độ ẩm: là lượng hơi nước có trong không khí (g/m3) Độ ẩm tương đối: tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa. TCCP: 75-85%. Vận tốc chuyển động của không khí :V(m/s);

TCCP: V≤ 3m/s. Chỉ số nhiệt tam cầu

Đối lưu nhiệt là sự truyền nhiệt sinh ra bởi sự chuyển động của dòng chất khí (chất lỏng). Khí nóng luôn di chuyển trên và khí lạnh chìm xuống. Quy trình này được gọi là đối lưu tự nhiên.

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt (năng lượng nhiệt) dưới dạng sóng điện từ (tia hồng ngoại - Infra Red) xuyên qua khoảng không.Bức xạ nhiệt có hai chỉ số đặc trưng:

- Độ phát xạ E (Emittance/Emissivity): là đại lượng đặc trưng cho khả năng hấp thụ nhiệt và toả nhiệt (dạng bức xạ) của một bề mặt. Chỉ số phát xạ càng thấp, bức xạ nhiệt mà bề mặt đó nhận vào và phát ra càng thấp.

- Độ phản xạ R (Reflectance/Reflectivity): đặc trưng cho khả năng chống lại sự thâm nhập của các tia bức xạ. Đây chính là tỉ lệ năng lượng phản xạ ngược lại sau khi chạm vào một bề mặt.

Nhiệt độ hiệu quả tương đương thqtđ để đánh giá tác động tổng hợp các yếu tố, nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt của con người.Các quá trình điều nhiệtĐiều nhiệt hóa học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do oxy hóa các chất dinh dưỡng. Biến đổi chuyển hóa thay đổi tùy theo nhiệt độ không khí bên ngoài và trạng thái nghỉ ngơi hay lao động của cơ thể.Điều nhiệt lý học: là tất cả các quá trình biến đổi thải nhiệt của cơ thể gồm: truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ, bay hơi mồ hôi…Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người -Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng

- Cơ thể có sự cân bằng giữa lượng nước uống vào (2.5-3 lit) và lượng nước thải ra qua thận và theo hơi thở, mồ hôi.

- Làm việc trong điều kiện nóng, lượng mồ hôi tiết ra có thể tới 5-7 lit/ca trong đó chứa muối ăn, một số muối khoáng khác

Page 7: ATSKNN Tổng Hợp

- Mất nhiều nước, tỷ trọng máu tăng lên, tim phải làm việc nhiều để thải nhiệt thừa.

- Nước qua thận còn ít nên ảnh hưởng tới chức năng thận, mất nước, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng, phản xạ giảm dễ xảy ra tai nạn

Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người -Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh

- Lạnh làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt, nhịp tim, nhịp thở giảm, cơ co lại, mạch máu co thắt

- Dễ gây ra các bệnh viêm khớp, viêm phế quản, hen…Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người -Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt

- Trong phân xưởng nóng, các dòng bức xạ nhiệt chủ yếu là tia hồng ngoại

- Tuỳ cường độ, thời gian chiếu xạ diện tích bề mặt bị chiếu, tác động: giảm thị lực

- Tia tử ngoại A xuất hiện ở to cao, có trong tia lửa hàn, đèn huỳnh quang

- Tia từ ngoại B xuất hiện ở các đèn thuỷ ngân, lò hồ quang. Tác động: giảm thị lưc, bỏng da, ung thư da

Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người -Ảnh hưởng của vận tốc không khí

- Tùy đặc điểm vệ sinh của mỗi quy trình công nghệ mà mỗi cơ sở bố trí, lắp đặt hệ thống thông gió, chống nóng, phòng hơi độc: vkk ≤ 3 m/s.

- Nếu tăng tốc độ không khí, sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng nhận biết, phân biệt, phân tích…

- Ngược lại, nếu giảm vận tốc gió sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều nhiệt lý học của cơ thể. Để cơ thể duy trì cân bằng nhiệt bằng cách thải nhiệt, nếu nhiệt độ không khí cao hơn 34 0C, quá trình thải nhiệt không thể thực hiện, có thể gây ra những biểu hiện bệnh lý.

Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu- Các giải pháp phòng ngừa: bảo ôn, thu hồi nhiệt, thay đổi công

nghệ, thiết bị…

Page 8: ATSKNN Tổng Hợp

- Tổ chức lao động hợp lý: dựa trên cơ sở tiêu chuẩn vệ sinh LĐ từ lập kế hoạch đến SX

- Quy hoạch nhà xưởng hợp lý- Hệ thống thông gió tốt- Làm nguội : tạo các màng chắn nước trước của lò , phun nước (cỡ

hạt 50-60Mm) đảm bảo độ ẩm 13-14g/m3 hoặc thay độ vận tốc gió để tản nhiệt tốt hơn

III. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất

Tiếng ồn

• Âm thanh là dao động sóng trong môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể, không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm

• Cường độ âm (I): là năng lượng sóng truyền qua diện tích bề mặt 1cm2, vuông góc với phương truyền sóng trong 1 giây

Trong không gian tự do cường độ âm tỉ lệ nghịch với khoảng cách r tới nguồn âm . Ir = I/4 Ðr2

Ir là cường độ âm ở cách nguồn điểm khoảng cách r.Là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người ta làm việc và nghỉ ngơi. Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tác dụng kích thích quá mức, hoặc xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ ngơi đều bị coi là tiếng ồn.

Khái niệm về tiếng ồn có tính chất ước lệ.

Phân loại tiếng ồn về phương diện vật lý

Theo tính chất vật lý của âm thanh Tiếng ồn ổn định: Mức thay đổi cường độ âm không quá 5 dB

trong suốt thời gian có tiếng ồn. Tiếng ồn không ổn định : Mức thay đổi cường độ âm theo thời

gian vượt quá 5 dB. Có 3 loại +Tiếng ồn dao động.

Page 9: ATSKNN Tổng Hợp

+Tiếng ồn ngắt quãng. +Tiếng ồn xung.

Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số: Tiếng ồn dải rộng Tiếng ồn dải hẹp hay tiếng ồn âm sắc

Mức độ cuờng độ âm đo bằng đêxiben (dB)- Tiếng tim đập : 10 dB - Nói thầm : 20 dB - Nói to : 70 dB - Cơ khí : 75 − 85 dB - Còi ô tô : 90 dB - Búa máy (150kg) : 93 − 95 dB - Dệt : 98 − 100 dB - Máy cưa : 98 − 105 dB - Búa khoan bằng khí nén : 110 − 115 dB

Rung:- Là THNN (vật lý) hay gặp, tăng theo tốc độ cơ giới hóa, hiện đại hóa- Nhiều máy móc có mức rung mạnh và khác nhau: tần số cao

thấp/biên độ/vận tốc- Dao động quanh điểm cân bằng- Đa số rung có biên độ vận tốc cố định- Dạng rung đơn giản nhất = chuyển động hình sin.- Ba đại lượng đặc trưng: độ dời (quãng đường), vận tốc (độ dời/t) gia

tốc (ứng với sự thay đổi của v/t)Phân loại:Theo tính chất tiếp xúc. - Lâu dài/ định kỳ - Phối hợp/ thuần nhất (tương đối) - Toàn thân/ Cục bộPhân loại theo tần số rung chuyển.

- Rung tần số rất thấp (dưới 2 Hz) Tầu thủy, máy bay, xe lửa, ô tô = “say”Rung chuyển tần số thấp (2-10 Hz) Xe lớn: xe tải chở hàng, máy kéo, máy ủi = Đau cột sống, HC thắt lưng-tọa, HC cột sống-lồng ngực, HC dạ dày-tá tràng.

Page 10: ATSKNN Tổng Hợp

- Rung chuyển tần số cao ( trên 20-1000 Hz)+ Tần số 40 Hz (biên độ cm) – tổn thương xương khớp+ Tần số 40-300 Hz (biên độ mm) – Rối loạn vận mạch bàn tay ( Hiện tượng Raynaud)+ Tần số trên 300 Hz (biên độ 0,01 mm) – Tổn thương cơ, thần kinh vai, cánh, cẳng, bàn tay Tiêu chuẩn: + TCVN 5126 – 90: Rung toàn thân+ TCVN 5127 – Rung cục bộ+ QĐ 3733/2002/QQĐ-BYTYếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người

- Bản chất vật lý của tiếng ồn- Tính chất công tác- Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người

Bản chất vật lý của tiếng ồn- Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người- Tiếng ồn có cường độ càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới cơ thể càng

lớn. Tiếng ồn có cường độ tới 150 dB có thể gây đau chói ở tai và làm thủng màng nhĩ.

- Tiếng ồn có tần số càng cao, càng gây tác hại lớn, đặc biệt đối với các cơ quan phân tích thính giác.

- Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn những tiếng ồn ổn định. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không có quy luật. - Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích thích mạnh hơn là những tiếng ồn do tự mình phát ra.

- Tiếng ồn có phối hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng mạnh.

Tính chất công tác- Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn

biểu hiện càng rõ và mạnh. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng nhiều.

- Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể càng rõ và nặng.

Page 11: ATSKNN Tổng Hợp

- Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín, chật hẹp và con người phải làm việc thường xuyên ở đó.Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người

- Trẻ nhỏ, phụ nữ, người kém sức khỏe dễ nhạy cảm với những tiếng ồn mạnh.

- Những người sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác như viêm tai giữa, xơ tai, viêm thần kinh thính giác, bệnh thần kinh suy nhược ... thì khả năng chịu đựng tiếng ồn kém. a. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể con người

Tác hại toàn thân- Mức 40 − 45 dBA là không gây ra những biến đổi đáng kể nào về mặt

chức phận ở con người.- Mức tiếng ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối

loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não. - Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện

sản xuất, sau ngày làm việc thường có cảm giác đau đầu dai dẳng, luôn như có tiếng ve, tiếng muỗi kêu trong tai, hay bị chóng mặt, người nặng nề mỏi mệt, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, giảm sức tập trung chú ý, giảm khả năng làm việc, người hay bị vã mồ hôi, giấc ngủ bị rối loạn. Nói chung đó là những triệu chứng suy nhược thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật.

- Về tim mạch, thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm ...

Tác hại tới cơ quan thính giác- Có thể gây rách màng nhĩ, xô đẩy lệch các xương nhỏ ở tai giữa

(xương búa, xương đe, xương bàn đạp), làm tổn thương cả tai trong, máu chảy ra ngoài tai, gây đau nhức dữ dội. Các thương tổn này có thể phục hồi nhờ điều trị tích cực, nhưng chức năng nghe của tai vẫn bị giảm sút nhiều.

- Trong điều kiện lao động sản xuất, tổn thương bệnh lý ở cơ quan thính giác thường xảy ra một cách từ từ, qua nhiều giai đoạn và khó phục hồi. Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề

- nghiệp.

Page 12: ATSKNN Tổng Hợp

- Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, hàng chục năm. Chậm nhưng vẫn tiến triển và không có quy luật về thời gian. Diễn biến lâm sàng có thể chia ra 4 giai đoạn :

- Mệt mỏi thính lựco Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau

khi tiếp xúc với tiếng ồn. o Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có

cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến. Dấu hiệu suy nhược thần kinh, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ.

o Đo thính lực sau ngày làm việc : giảm sút giới hạn ở tần số

4000 Hz. Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn toàn. Tần số 4000 Hz hồi phục chậm nhất.

- Giai đoạn tiềm tàngo Giai đoạn này kéo dài hàng năm, đến 5 − 7 năm. Người bệnh

ít chú ý, vì các triệu chứng chủ quan- Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn

o Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe được tiếng nói

thầm.- Giai đoạn điếc rõ rệt

o Ở giai đoạn này, tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh nhân ù tai

thường xuyên, nói chuyện khó khăn. o Thính trường thu hẹp, không những ngưỡng nghe tăng cao mà

ngưỡng đau còn hạ thấp. b. Tác hại của rung

- Tần số thấp (<2Hz): gây say- Tần số từ 2-20Hz : gây nên tổn thương cột sống và một số bệnh

khác- Tần số từ 20-1000 Hz rung cục bộ: gây nên bệnh rung nghề nghiệp,

nếu rung toàn thân : gây nên rối loạn thần kinh, tuần hoàn và hội chứng tiền đình

- - Raynaud (rèi lo¹n vËn m¹ch)

Công nhân thao tác dụng cụ cầm tay các loại. (Tần số 40-300 Hz/biên độ 0,5-5mm)

Page 13: ATSKNN Tổng Hợp

+ Giai đoạn đầu: Thiếu máu cục bộ, da trắng bệch-xanh nhợt. Cảm giác lạnh, tê cóng. + Giai đoạn sau: đau các ngón tay (giữa, nhẫn). Đỏ bừng-tím tái-nóng dữ dội. (khu trú ngón tay, 1 bên, không hoại thư) + Soi mao mạch: co-giãn mao mạch, biến dạng mao mạch, tuần hoàn chậm. Giải pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệpBiện pháp kỹ thuật:

- Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh : nguồn phát sinh tiếng ồn có thể do va chạm, cọ xát, rung chuyển, cộng hưởng âm, động cơ nổ ... hay hỗn hợp các nguyên nhân.

- Cải tiến lại máy móc, thiết bị, giảm ma sát bằng bôi trơn, tra dầu mỡ, dùng đệm cao su, lò xo ...

- Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn : làm hệ thống hai cửa ra vào, hai cửa sổ, tường dày, gạch rỗng, vật liệu xốp ...

- Giảm tiếng ồn bằng dùng vật liệu hấp thu bề mặt : loại bỏ các bề mặt phản xạ, thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh, dạ, sợi gỗ, sơn đặc biệt ... các bề mặt phản xạ thường có là sàn nhà, tường, trần.Biện pháp phòng hộ cá nhân

- Sử dụng dụng cụ chống ồn cá nhânNút tai : nút tai có thể làm bằng sáp, bằng bông, cao su xốp,

chất dẻo.... Chụp tai : tai chụp hay mũ chụp.

- Có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ với lao động, lao động một giờ nghỉ 15 phút hay hai giờ nghỉ nửa giờ. - Tại nơi lao động, có thể bố trí các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi.

Biện pháp quy định giới hạn tối đa cho phép- Biện pháp quy định giới hạn tối đa cho phép

Tần số cao > 800 Hz. → 75 − 80 dB. Tần số trung bình 300 − 800 Hz. → 85 − 90 dB. Tần số thấp < 300 Hz. → 90 − 100 dB.

Page 14: ATSKNN Tổng Hợp

- Các quy định đề ra dựa trên quy định không gây thương tổn trong hiện tại cũng như trong tương lai.

- Mức quy định tiêu chuẩn tối đa cho phép (theo dBA) của Việt nam là 90 dBA trong suốt thời gian làm việc. Biện pháp y tế- Khám tuyển Không tuyển những công nhân giảm thính lực, khả năng nghe tiếng nói thầm dưới 1m, mắc các bệnh viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, xơ tai, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, bệnh tuyến nội tiết. - Khám định kỳ Tất cả các trường hợp dấu hiệu mệt mỏi thính giác, dị thanh, nhức đầu, chóng mặt thường xuyên ... cần được đo thính lực âm để phát hiện sớm khả năng bị bệnh điếc nghề nghiệp để điều trị hoặc chuyển sang công tác khác. Tổ chức lao động hợp lýGiám sát môi trường sản xuấtTuyên truyền nâng cao ý thức về ATSKNN

IV. Phân loại độc tính và tác hại của hóa chất? Những biện pháp cơ bản trong vấn đề an toàn hóa chấtKhái niệm cơ bản

- Hoá chất là các nguyên tố hoá học và các hợp chất của chúng, tồn tại ở dạng tự nhiên hoặc được tạo ra trong các quá trình sản xuất, thông qua các phản ứng hoá học, quá trình chiết tách và tinh chế các hợp chất sẵn có trong thiên nhiên.

- Hoá chất nguy hiểm là hoá chất độc và hoá chất có thể gây nổ, gây cháy, gây ăn mòn mạnh; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc phòng.

- Hàng năm có tới hơn 1000 tấn hóa chất mới được sản xuất, và hiện có 8000 chất đang lưu hành trên thị trường.

- - Việt Nam đã sử dụng 9 triệu tấn hóa chất/năm (trong đó, có hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ).

Page 15: ATSKNN Tổng Hợp

- Trong vòng 50 năm trở lại đây, số lượng hóa chất được sản xuất tăng gấp 4 lần.

- Ngưỡng định lượng hoá chất nguy hiểm là giới hạn khối lượng hoặc nồng độ hoá chất mà nếu vượt quá giới hạn đó trong một không gian giới hạn có thể gây tử vong, gây tai biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người trong môi trường đó.

- Rủi ro hoá chất là khả năng xẩy ra các tình huống có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và tài sản, gây hại cho động thực vật, môi trường và có thể gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội trong quá trình hoạt động hoá chất.

- Đánh giá rủi ro hoá chất là quá trình xem xét, đánh giá mức độ tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất và khả năng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom tiêu huỷ và thải bỏ hóa chất.

- Nhận dạng hoá chất nguy hiểm1. Xác định theo tên gọi và theo các tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy phạm quốc tế đã được Việt Nam công nhận.2. Tên của hoá chất nguy hiểm được viết theo danh pháp quốc tế, công thức hoá học và phải dịch ra tên thường gọi bằng tiếng Việt (nếu có).Phân loại hóa chất nguy hại

1. Đối tượng sử dụng, nguồn gốc, trạng thái, đặc điểm nhận biết2. Phân loại theo độc tính:

- Độ bền vững sinh học, vật lý hóa học - Chỉ số độc tính cấp LTm96 – mg/l (Median Lethal Threshold ), LD50 (mg/kg cân nặng), LC50 (mg/m3) - Tính độc hại nguy hiểm: ăn mòn, cháy nổ, … - Theo nồng độ tối đa cho phép

3. Tác hại lên cơ thể ngườiPhân loại độc tính và tác hại của hóa chất

Phân loại thông dụng1. Phân loại theo đối tượng sử dụng, nguồn gốc, trạng thái, đặc điểm

nhận biết

Page 16: ATSKNN Tổng Hợp

2. Đối tượng sử dụng hóa chất: nông nghiệp, công nghiệp, y tế, thực phẩm, dịch vụ.

3. Nguồn gốc của hóa chất: nước sản xuất, nơi sản xuất, thời gian, thành phần hóa học, độ độc, thời gian sử dụng.

4. Trạng thái của hóa chất: dạng rắn, lỏng, khí (bụi kim loại, than, acid, base,…).Theo đặc điểm nhận biết1. Trực giác tức thời của con người2. Phân tích bằng các máy móc, thiết bị phân tích (Khí độc như

khí ozone, nitơ oxit, các bon oxit).3. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe người lao động: gây ra

nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính.

Xâm nhập, chuyển hóa chất độc trong cơ thể- Phổi (Hô hấp - Inhalation): Nếu hít phải các khói, bụi, hơi độc trong

môi trường- Bề mặt da (Hấp thụ -Absorption) Chất lỏng hoặc rắn dính hoặc thấm

lên cơ thể người lao động hay tác động tới giác mạc của họ.- Miệng (Tiêu hóa - Ingestion) Gặp phải khi vô tình ăn, nuốt các loại

hóa chất độc hại

Page 17: ATSKNN Tổng Hợp

TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT TỚI MỘT SỐ CƠ QUAN CHỨC NĂNGCơ quan chức năng

Nhiệm vụ Một số hóa chất gây nhiễm độc

Triệu chứng và tác hại do nhiễm độc lâu dài

Gan Chuyển hóa các chất trong máu

Alcohol, carbon tetraclorua, clorofoc, trichlo ethylene

Vàng da, vàng mắt, hủy hoại mô gan viêm gan

Thận Đào thải chất cặn bã, duy trì cân bằng

Ethylene glycol, carbon disulfua, carbon tetra chlorua,…

Cản trở sự đào thải chất độc của thận.

Hệ thần kinh Điều khiển hoạt động của cơ thể

Dung môi hữu cơ Mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn. Rối loạn vận động.

Hexan, mangan, chì Ảnh hưởng tới thần kinh ngoại biên, gây liệt.

Phosphate hữu cơ: thuốc trừ sâu, carbon disulfua…

Suy giảm hoạt động của hệ thần kinh, rối loạn tâm thần…

Hệ sinh dục Sinh sản Khí gây mê, benzen, dung môi hữu cơ…

Làm mất hoặc giảm khả năng sinh sản…

Ảnh hưởng đến sức khỏe:- Kích thích và gây bỏng acid, base- Dị ứng thuốc nhuộm hữu cơ, toluen …- Ngạt thở- Gây mê, tê- Tác hại đến cơ quan chức năng

gan, thận, hệ thần kinh, hệ sinh dục, phổi- Chì- Asen- Thủy ngân- Thuốc trừ sâu- Thuốc bảo vệ thực vật

Page 18: ATSKNN Tổng Hợp

- Hóa chất hữu cơ- Các hợp chất biến đổi hệ nội tiết

Biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệpBiện pháp phòng ngừa

- Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại- Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm- Thông gió- Phương pháp bảo vệ sức khỏe người lao động- Mục đích: Loại trừ hoặc giảm bớt tới mức thấp nhất rủi ro bởi các

hóa chất nguy hiểm, độc hại cho sức khỏe con người và môi trường lao động.

Biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệpBảo vệ sức khỏe người lao động

- Khám sức khỏe định kỳ- Giáo dục, đào tạo, phổ biến kinh nghiệm, biện pháp- Biện pháp bảo vệ cá nhân: trang bị phòng hộ

Biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệpBiện pháp khẩn cấp

- Kế hoạch khẩn cấp- Tổ chức đội cấp cứu- Sơ tán, sơ cứu thông thường- Phương án xử lý khi có sự cố

Biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệpBiện pháp kỹ thuật nhằm đề phòng

- Loại trừ các nguyên liệu độc, dùng thay thế bằng các chất ít độc- Cơ khí, tự động hóa quá trình sản xuất, điều khiển từ xa- Bọc kín máy móc, thiết bị, kiểm tra khả năng rò rỉ- Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất- Xây dựng và kiện toàn các chế độ vệ sinh an toàn lao động

V. Những vấn đề cơ bản về cháy nổ? Phòng cháy trong công nghiệp?Khái niệm cơ bảnQuá trình cháy là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiện lớn và phát sáng Ví dụ: sự cháy của than, củi, sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, …Bản chất của quá trình cháy có thể coi là một quá trình oxi hóa khử: chất cháy đóng vai trò của chất khử, chất oxi hóa thì tùy phản ứng Ví dụ: - Than cháy trong không khí: chất khử (than), chất oxi hóa (oxi)

Page 19: ATSKNN Tổng Hợp

Tốc độ của quá trình cháy:- Tốc độ của phản ứng hóa học- Tốc độ quá trình vật lý (khuếch tán khí và truyền nhiệt)

- Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí

Biện pháp/nguyên lý phòng chống cháy nổ Biện pháp quản lý phòng chống cháy nổ ở cơ sở Biện pháp kỹ thuật: công nghệ và trang thiết bị phù hợp, vật liệu kết cấu, vật liệu xây dựng, hệ thống báo hiệu và chữa cháy …. Biện pháp tổ chức: phương án phòng chống; tổ (đội) phòng cháy chữa cháy; huấn luyện, tuyền truyền; phổ biến quy địnhNguyên lý phòng chống cháy nổ Nguyên lý phòng cháy nổ: tách rời 3 yếu tố chất cháy, chất oxi hóa, mồi bắt lửa

Nguyên lý chống cháy nổ: - Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy- Phát tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy- Hạn chế khối lượng chất cháy (chất oxi hóa) - Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất oxi hóa- Cách ly nguồn pháp sinh tia lửa- Nối đất các thiết bị có khả năng sinh tĩnh điện- Lưu ý các quá trình sản xuất có liên quan đến sử dụng ngọn lửa

trần (không được tiến hành trong môi trường có khí cháyPhương tiện chữa cháy:Chất chữa cháy:

- Hiệu quả chữa cháy cao- Dễ kiếm, rẻ- Không gây độc trong bảo quản và sử dụng- Không làm hư hỏng thiết bị cứu chữa và thiết bị đồ vật được

cứu chữaNước (đám cháy có nhiệt độ < 1700oC, ko dùng chữa cháy kim loại hoạt động Na, K, Ca); Bụi nước ; Hơi nước; Bọt chữa cháy; Bột chữa cháy; Khí (CO2, N2); Hợp chất Halogen (bông, vải, sợi)Xe chữa cháy chuyên dụngPhương tiện báo và chữa cháy tự động.

VI. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, những hiểu biết và kinh nghiệm của riêng em?