TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ -...

55
i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN THU NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ-NĂM 2015

Transcript of TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ -...

Page 1: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

i

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ VĂN THU

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ-NĂM 2015

Page 2: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

ii

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân

PGS.TS. Trần Văn Hòa

Phản biện 1: ……………………………………..

Phản biện 2: ……………………………………..

Phản biện 3: ……………………………………..

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học

Huế tại:

Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Trung tâm học liệu – Đại học Huế

Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Page 3: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu của thế giới. Năm 2011

tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong

đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm.

Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với ba thị trường lớn

nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã từng bước phát triển và đóng góp tỷ trọng

lớn trong tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và trong GDP của nền kinh tế nước ta; nó là

một trong những ngành mà loại hình sản xuất chủ yếu là nông hộ, đang tồn tại và ngày càng

phát huy thế mạnh trong bối cảnh hội nhập, từng bước khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh

tranh và khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế.

Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi là “con đường” mà sản phẩm tôm nuôi được tạo ra và đi qua

để đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi kết nối cung cầu trên thị trường là nơi chuyển tải

thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tôm nuôi đến với người nuôi tôm.

Chuỗi có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý ngành hàng tôm nuôi trong môi

trường cạnh tranh hiện nay.

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật

nuôi trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, từ đó đã làm cho đời sống kinh tế của

người dân khá hơn. Tuy nhiên, người nông dân nói chung, những hộ nuôi tôm nói riêng còn

gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, thu nhập tuy cao nhưng chưa ổn

định, chịu sự tác động bởi dịch bệnh và những biến động bất lợi của thị trường các yếu tố

đầu vào và đầu ra sản phẩm tôm nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá

trình đó là do chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi hoạt động chưa hiệu quả, mối liên kết giữa các

tác nhân tham gia trong chuỗi, khả năng kiểm soát các vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh

an toàn thực phẩm trong từng mắt xích còn hạn chế; lợi ích giữa các tác nhân, nhất là người

nuôi tôm chưa được phân phối hợp lý.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung sản

phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Page 4: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

2

Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp hoàn hiện chuỗi cung sản phẩm tôm

nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung

sản phẩm tôm nuôi (CCSPTN);

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xét trong

mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng sản phẩm

tôm nuôi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Để đạt được những mục tiêu như đã đề ra, luận án tập trung nghiên

cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, bao gồm phân tích cấu trúc, các tác nhân tham gia (mắt

xích), quá trình tạo giá trị, các dòng sản phẩm, thông tin, tài chính cùng các mối quan hệ

giữa các tác nhân trong chuỗi cung; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi;

đi sâu phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các

hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đánh giá lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản

phẩm tôm nuôi trong khuôn khổ kinh tế nguồn lực có hạn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải

pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh

và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

+ Về không gian: Để có thể đánh giá sâu và đưa ra được những kết luận hợp lý, luận án

giới hạn phạm vi chính là ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, bao gồm các tác nhân trong

tỉnh tham gia hoạt động trong CCSPTN phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và

xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến những tác nhân tham gia cung cấp các

yếu tố đầu vào chủ yếu và trực tiếp phục vụ nuôi tôm và các tác nhân tham gia thực hiện vai

trò tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm nuôi có nguồn gốc sản xuất ở Quảng Nam.

Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các tác nhân ngoài tỉnh này cho phép đảm bảo tính

Page 5: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

3

tổng quát của chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi.

+ Về thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến năm 2012; số liệu sơ cấp, tập

trung điều tra năm 2012; số liệu dự kiến đến năm 2020 về các vấn đề có liên quan.

4. Những đóng góp mới luận án

Những kết quả trong luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề về lý

luận và thực tiễn của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi. Luận án nghiên cứu những vấn đề liên

quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu

quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi. Trước hết, thực trạng CCSPTN ở

tỉnh Quảng Nam được phân tích thông qua khung nghiên cứu với mô hình phân tích chuỗi

cung theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị

gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Mô hình này xác định các tác nhân

tham gia trong từng mắt xích thông qua quá trình vận động của dòng sản phẩm vật chất tạo

nên cấu trúc của CCSPTN, quá trình tạo giá trị, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ

hợp tác giữa các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính của

quản lý chuỗi cung. Phân tích CCSPTN cũng bao gồm cả việc đánh giá các nhóm nhân tố tác

động đến quá trình hoạt động của chuỗi. Từ đó luận án xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá và

các phương pháp nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Với kết quả phân tích quá trình hoạt

động tạo giá trị, luận án đã đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ

chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi này. Luận án chỉ ra những hạn chế và bất cập về dòng thông tin,

về quan hệ liên kết hợp tác, quá trình tạo giá trị và sự bất hợp lý trong quá trình phân phối giá trị

gia tăng giữa các tác nhân với nhau, làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của hộ

nuôi tôm trong quá trình phân phối lợi ích đó. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng

suất, hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đồng thời, xác định

lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi, khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của ngành

hàng này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luận án đã đi sâu đánh giá mức độ

tác động theo hướng tích cực lẫn tiêu cực của từng nhân tố đến quá trình hoạt động của

CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, đó là nhóm nhân tố: i) Điều kiện tự nhiên; ii) Thị trường; iii) Hộ

nuôi tôm; iv) Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam; v) Quản lý

CCSPTN; vi) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và dịch vụ hỗ trợ. Trên cơ sở phân tích thực trạng

CCSPTN ở Quảng Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm

nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi.

Page 6: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

4

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm

nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi. Các đề tài nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác

nhau của chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến:

Aramyan (2007) nghiên cứu về “Đo lường hiệu suất chuỗi cung trong lĩnh vực nông

nghiệp- thực phẩm”.

Normansyah Syahruddin (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý chuỗi cung bền

vững, trường hợp nghiên cứu ngành hàng ca cao ở Inđônêsia ”.

Võ Thị Thanh Lộc (2006), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý chất lượng chuỗi cung

thực phẩm hải sản: cải tiến chất lượng chuỗi cung tôm - triển vọng của các công ty thủy sản

ở đông bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam”.

Trương Chí Hiếu (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Chuỗi cung tôm, quản lý tài sản

sở hữu chung và ô nhiễm môi trường tại phá Tam Giang Cầu Hai, Việt Nam”.

2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản

phẩm tôm nuôi

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm

nuôi, đề cập ở phần trên đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận của chuỗi

cung sản phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, chỉ nghiên cứu các

lĩnh vực quản lý của ngành nông nghiệp trong mối quan hệ với chuỗi cung. Vì vậy, hầu hết không

đi sâu phân tích mô hình chuỗi cung, mà chỉ xem chuỗi cung là một mô hình tổ chức kết nối hoạt

động giữa các tác nhân với nhau trong chuỗi ngành hàng của một sản phẩm cụ thể, hoặc đi sâu

nghiên cứu một mặt nào đó của chuỗi cung. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu

CCSPTN nào có tính hệ thống, về khía cạnh lý luận đi sâu phân tích mô hình CCSPTN theo

quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của

Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm

nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm

nuôi với mục tiêu là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi để nâng

cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam.

Page 7: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG

SẢN PHẨM TÔM NUÔI

1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung, bản

chất kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung, phân biệt chuỗi cung và chuỗi giá trị,

tác giả đưa ra khái niệm về CCSPTN như sau: Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ,

hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể

nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm

chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, TTYTS… và các sản phẩm qua xử

lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu của

quản lý chuỗi cung là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ chuỗi.

Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học kinh tế đã đưa ra rất nhiều

đặc điểm khác nhau về chuỗi cung, theo quan điểm quản lý chuỗi cung trong nông nghiệp,

CCSPTN phân thành hai nhóm đặc điểm sau: i) Nhóm đặc điểm của sản phẩm tôm nuôi khi tham

gia thị trường; ii) Tính khác biệt về sản phẩm tôm nuôi cũng như quá trình nuôi và tiêu thụ sản

phẩm tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành CCSPTN.

Từ bản chất của việc phân tích mô hình chuỗi cung, nội dung phân tích của mô hình

CCSPTN tập trung vào những vấn đề sau: Xác định các tác nhân tham gia CCSPTN, quá trình

chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị trong CCSPTN. Muốn đạt

được mục tiêu này mỗi khách hàng trung gian trong CCSPTN phải đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng trên chúng. Đơn vị sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc

tạo giá trị cho chuỗi cung.

Dòng tài chính, dòng thông tin và các mối quan hệ trong CCSPTN. Theo các chuyên

gia Ngân hàng thế giơi (2008), chuỗi cung thực phẩm trong nông nghiệp là các mạng

lưới có ba dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm vật chất,

dòng thông tin và dòng tài chính. Vì vậy, CCSPTN cũng tồn tại ba dòng chảy trên.

Trên cơ sở lý luận chung về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung, sử dụng

phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

liên quan đến CCSPTN và nghiên cứu thực địa của tác giả. Xác định một số nhóm nhân tố

quyết định đến quá trình hoạt động của CCSPTN như nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên,

Page 8: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

6

nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm, nhóm nhân tố về thị trường, chính phủ và các cơ

quan quản lý nhà nước, quản lý chuỗi cung và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng.

Trong mô hình phân tích CCSPTN cho thấy phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị của

chuỗi cung là nội dung cốt lõi. Để tối ưu hóa giá trị tạo ra, đòi hỏi các tác nhân phải cố gắng tối

thiểu hóa chi phí hoạt động tạo giá trị thông qua sự dẫn dắt của các dòng sản phẩm, thông tin và

tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của CCSPTN. Lợi thế cạnh

tranh cho biết xem sản phẩm của một quốc gia có thể cạnh tranh thành công hay không trên thị

trường thế giới. CCSPTN muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi sản phẩm tôm nuôi phải có khả năng

cạnh tranh. Trước hết là phải đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Một khi ngành hàng tôm nuôi có lợi thế

cạnh tranh thì có điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, khai thác các

nguồn lực tự nhiên một cách có hiệu quả. Như vậy, phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và

khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi là ba nội dung cơ bản có mối quan hệ hữu cơ

với nhau trong nghiên cứu luận án nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

1.2. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Từ các kinh nghiệm tổ chức, quản lý CCSPTN của các quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu

thế giới và thực trạng chuỗi cung hay chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở Việt Nam, có thể rút ra

các bài học kinh nghiệm cho quản lý CCSPTN ở Quảng Nam: Đổi mới công nghệ nuôi tôm,

người nuôi tôm Thái Lan luôn học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới để hạn chế ô nhiễm

môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm; thành lập tổ chức tiếp thị

nghề cá (Thái Lan) hay liên minh nuôi trồng thủy sản (Bangladesh) hay thành lập các HTX của

nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tổ chức này tập trung tư vấn về khoa học công nghệ, làm dịch

vụ hỗ trợ cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm cho hộ nuôi tôm. Điều này cho

phép họ trang trải chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì vị thế trong thương lượng, cho phép họ

tham gia vào mối quan hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu tôm; tăng cường truy xuất nguồn gốc

thực phẩm và giám sát VSATTP, thông qua hệ thống kiểm tra ở các địa phương, nhằm đáp ứng

yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ; tăng cường các mối

liên kết dọc theo chuỗi, khuyến khích các nhà máy chế biến và xuất khẩu liên kết với các hộ

nuôi thông qua các hợp đồng ký kết. Xây dựng các công ty tích hợp theo chiều dọc, đầu tư nuôi

trồng, chế biến thức ăn và cung cấp giống, có như vậy mới quản lý tốt chất lượng sản phẩm và

thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giải quyết tốt các lợi ích giữa các thành viên

tham gia trong CCSPTN, loại bỏ các trung gian không cần thiết nhằm tối thiểu hóa chi phí và

tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng.

Page 9: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

7

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến CCSPTN ở Quảng Nam

Tài nguyên đất mặt nước ở tỉnh Quảng Nam phù hợp cho NTTS, đặc biệt là nuôi tôm

nước lợ. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.043.837 ha, chiếm 3,09% diện tích cả nước.

Trong đó có hai nhóm đất thích hợp cho nuôi tôm vùng ven sông và ven biển (đất phù sa, đất

cồn cát và đất cát ven biển). Khí hậu ở Quảng Nam rất đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa

đông bắc và gió tây nam, vì vậy để phát triển nuôi tôm đảm bảo năng suất, sản lượng và chất

lượng cần phải xây dựng lịch thời vụ chính xác để thả giống theo đúng các quy luật diễn biến

thời tiết Trong NTTS, giá trị sản xuất tôm nuôi chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 chiếm tỷ trọng

60,46%, trong khi đó cá chiếm 17,05% và nuôi khác 22,49%. Chính vì vậy, con tôm được coi

là con nuôi chủ lực của NTTS ở tỉnh Quảng Nam. Qua số liệu thống kê cho thấy thời kỳ

2005-2012 tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất tôm nuôi là 33,36%, đây là

mức tăng thấp hơn cá và các loại nuôi khác, ảnh hưởng đến tốc độ tăng bình quân giá trị sản

xuất của ngành NTTS. Vì vậy, trong thời gian đến địa phương cần có những giải pháp cụ thể

để phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững là vấn đề hết sức cần thiết.

2.2. Thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam thời kỳ 2007- 2012

Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam bao gồm hộ

nuôi tôm, các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào như cơ sở sản xuất tôm giống, trại lưu

giữ tôm giống, các cơ sở chế biến TACN cho tôm, cơ sở sản xuất TTYTS và các tác nhân

phân phối sản phẩm tôm nuôi bao gồm: tác nhân thu gom, chế biến và xuất khẩu thủy sản,

bán buôn, bán lẻ. Mỗi tác nhân trong ngành hàng tôm nuôi của tỉnh có những đặc điểm khác

nhau. Hộ nuôi tôm là chủ thể nuôi tôm chủ yếu, có đặc điểm quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh

mún, thiếu phương tiện sản xuất, chế biến và thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường

và tiến bộ kỹ thuật. Nguồn cung tôm giống là do các cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh

cung cấp theo hai hình thức trực tiếp đến hộ nuôi hoặc gián tiếp qua các trại lưu giữ tôm

giống ở địa phương. Nguồn cung thức ăn công nghiệp cho tôm bao gồm các cơ sở sản xuất

trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tôm được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất

và chế biến tôm có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, việc chế biến tôm không ổn định. Vì vậy,

tôm nuôi ở Quảng Nam chủ yếu cung cấp nguyên liệu chế biến và xuất khẩu cho các cơ sở

chế biến và xuất khẩu ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận (87,4%).

Page 10: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

8

2.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung nghiên cứu CCSPTN

Các dịch

vụ hỗ trợ

Thu gom- Hậu cần

- Tài chính

- Kỹ thuật

Cung cấp

đầu vào

Hộ nuôi

tôm

Cơ sở chế

biến và

xuất khẩu

Bán

buôn

Bán lẻ

Người

TDTN

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

ng

sản

phẩ

mvậ

tchấ

t

ng

tài

ch

ính

ng

thô

ng

tin

Qu

átr

ình

tạo

giá

trị

CÁC NHÓM NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

Nhóm nhân tố điều

kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố về hộ

nuôi tôm

Nhóm nhân tố

thị trường

Chính phủ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ

Quản lý CCSPTN

NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

Hệ thống giải pháp để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam

CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thống kê kinh tế

Phân tích chuỗi cung

Hàm sản xuất

Xác định lợi thế

cạnh tranh

Chuyên gia

SWOT

Hạch toán tài chính Các dịch

vụ hỗ trợ

Thu gom- Hậu cần

- Tài chính

- Kỹ thuật

Cung cấp

đầu vào

Hộ nuôi

tôm

Cơ sở chế

biến và

xuất khẩu

Bán

buôn

Bán lẻ

Người

TDTN

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

ng

sản

phẩ

mvậ

tchấ

t

ng

tài

ch

ính

ng

thô

ng

tin

Qu

átr

ình

tạo

giá

trị

Thu gom- Hậu cần

- Tài chính

- Kỹ thuật

Cung cấp

đầu vào

Hộ nuôi

tôm

Cơ sở chế

biến và

xuất khẩu

Bán

buôn

Bán lẻ

Người

TDTN

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

ng

sản

phẩ

mvậ

tchấ

t

ng

tài

ch

ính

ng

thô

ng

tin

Qu

átr

ình

tạo

giá

trị

CÁC NHÓM NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

Nhóm nhân tố điều

kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố về hộ

nuôi tôm

Nhóm nhân tố

thị trường

Chính phủ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ

Quản lý CCSPTN

CÁC NHÓM NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG

Nhóm nhân tố điều

kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố về hộ

nuôi tôm

Nhóm nhân tố

thị trường

Chính phủ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi

và dịch vụ hỗ trợ

Quản lý CCSPTN

NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

Hệ thống giải pháp để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,

khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam

CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thống kê kinh tế

Phân tích chuỗi cung

Hàm sản xuất

Xác định lợi thế

cạnh tranh

Chuyên gia

SWOT

Hạch toán tài chính

CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thống kê kinh tế

Phân tích chuỗi cung

Hàm sản xuất

Xác định lợi thế

cạnh tranh

Chuyên gia

SWOT

Hạch toán tài chính

Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tác giả

Quá trình nghiên cứu CCSPTN được tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Khung nghiên

cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam là sự tích hợp giữa chuỗi cung truyền thống với quan điểm

giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Nó đã phản ánh được mối

quan hệ mật thiết giữa phân tích chuỗi cung/ chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả

kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục đích qua đó đề xuất những

giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và

phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu tác nhân nuôi tôm, chúng tôi điều tra chọn mẫu 270 hộ ở 9 xã đại diện 3

địa phương: huyện Núi Thành, Thăng Bình và thành phố Hội An. Mỗi địa phương chọn 3 xã

đại diện, mỗi xã 30 hộ chiếm từ 25% đến 30% số hộ nuôi ở mỗi xã…

Đối với các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi được chọn

Page 11: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

9

mẫu ngẫu nhiên: 10 cơ sở SXTG, 5 cơ sở chế biến TACN trong tỉnh, 5 cơ sở chế biến thức ăn

ngoài tỉnh, 10 trại lưu giữ tôm giống trong, 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 1, 10 đại lý TACN và

TTYTS cấp 2, 10 thu gom lớn, 10 thu gom nhỏ, 10 hộ bán buôn ngoài tỉnh, 6 bán buôn trong

tỉnh, 10 hộ bán lẻ ngoài tỉnh, 10 bán lẻ trong tỉnh, 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài

tỉnh, 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tỉnh.

Nguồn thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản

Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, Sở Công Thương Quảng Nam, Phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện, thành phố trong tỉnh, Trung tâm

khuyến ngư, Niên giam thống kê tỉnh Quảng Nam. Thu thập các báo cáo khoa học có liên

quan đến hoạt động nuôi tôm.

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu điều tra của các cơ sở sản xuất tôm giống, cơ sở

sản xuất thức ăn, thuốc phòng và điều trị dịch bệnh cho tôm, các đại lý, hộ nuôi tôm, hộ thu

gom, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, hộ bán buôn và hộ bán lẻ.

Phân tích thông tin, số liệu bằng các phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp thống

kê kinh tế; phương pháp hạch toán tài chính; phương pháp phân tích chuỗi cung; phương

pháp xác định lợi thế cạnh tranh; phương pháp hàm sản xuất; phương pháp chuyên gia;

phân tích ma trận SWOT.

Page 12: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

10

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM

TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Cấu trúc về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quát CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2012

Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, hộ nuôi là tác nhân trung tâm, sản xuất ra sản

phẩm tôm nuôi cung cấp cho thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Căn cứ vào dòng sản phẩm vật chất đi qua hộ nuôi tôm, CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được

phân thành: dòng về phía thượng nguồn và dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN.

Sơ đồ 3.2. Dòng thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Dòng về phía thượng nguồn CCSPTN phản ánh các mối quan hệ giữa các tác nhân

Thu gom lớn

trong tỉnh Bán buôn trong tỉnh

Hộ nuôi tôm

CSSX tôm giống ngoài tỉnh

bán trực tiếp cho hộ CSSX tôm giống ngoài tỉnh

bán gián tiếp

Trại lưu giữ tôm giống

trong tỉnh

Cơ sở chế biến

TACN cho tôm

trong tỉnh

CSSX thuốc

thú y thủy sản

ngoài tỉnh

Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Cơ sở CBXK

thủy sản

Nhà nhập khẩu

nước ngoài

Người tiêu dùng

nước ngoài

Bán buôn

ngoài tỉnh

Bán lẻ

ngoài tỉnh

Người tiêu dùng

ngoài tỉnh

Bán lẻ trong tỉnh

Người tiêu dùng

trong tỉnh

Thu gom nhỏ

87,3% 12,7%

95,6%

4,4% 66,7%

33,3%

87,4% 8,5% 4,1%

65,8%

34,2%

Cơ sở chế biến

TACN cho tôm

ngoài tỉnh

100%

6 5,5% 34,5%

Cơ sở sản xuất

TTYTS ngoài tỉnh

Cơ sở chế biến TACN cho

tôm ngoài tỉnh

CSSX tôm giống

ngoài tỉnh bán gián tiếp

Hộ nuôi

tôm

Đại lý cấp 2

Trại lưu giữ tôm

giống trong tỉnh

CSSX tôm giống ngoài

tỉnh bán trực tiếp 63,8%

36,2%

66,7%

33,3%

Cơ sở chế biến TACN

cho tôm trong tỉnh

Đại lý cấp 1

Page 13: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

11

cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu cho hộ nuôi tôm bao gồm: tôm giống, thức ăn công

nghiệp và thuốc thú y thủy sản. Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn cung tôm giống cho

các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đều được cung cấp trực tiếp hay gián tiếp từ các cơ sở

SXTG ngoài tỉnh. Đối với các cơ sở SXTG có thương hiệu như: Công ty TNHH đầu tư thủy

sản Nam miền Trung, Công ty TNHH Việt - Úc.., đều bán trực tiếp cho các hộ nuôi, chiếm

63,8% số lượng tôm giống cung cấp cho toàn tỉnh. Số lượng tôm giống còn lại chiếm 36,2%

được cung cấp bởi các cơ sở SXTG ngoài tỉnh thông qua các trại lưu trữ giống trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam. Đối với thức ăn công nghiệp và thuốc thú y thủy sản cho tôm không được

cung cấp trực tiếp từ cơ sở chế biến TACN hay cơ sở sản xuất TTYTS cho hộ nuôi, mà

thông qua hệ thống đại lý của nó.

Sơ đồ 3.3. Luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu

Căn cứ vào tỷ lệ sản lượng tôm nuôi tiêu thụ ở các loại thị trường, cho thấy dòng về

phía hạ nguồn CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam có hai luồng phân phối chính: luồng sản phẩm

xuất khẩu chiếm 87,4% và luồng sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so với tổng khối

lượng sản phẩm tôm nuôi do người thu gom lớn cung cấp. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu

thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ thấp (4,1%). Vì vậy, luồng này không đại diện

cho thị trường mục tiêu của hộ nuôi tôm. Trong luận án này chỉ tập trung vào hai luồng sản

phẩm tiêu thụ chính: luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu và luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu

thụ ngoài tỉnh.

Sơ đồ 3.4. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh

Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh phản ánh sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ở

thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Quảng Ngãi. Người thu gom lớn bán tôm cho người

bán buôn tại các chợ đầu mối ngoài tỉnh với tỷ lệ sản lượng chiếm 8,5% sản lượng mua của

hộ nuôi. Tại chợ đầu mối người bán buôn bán tôm cho người bán lẻ tại các chợ địa phương.

Đối với thu gom nhỏ, họ là người của địa phương, thu mua tôm với số lượng dưới 1 tấn và

cung cấp cho người bán lẻ ở ngoài tỉnh, thường là những người quen biết tỷ lệ sản lượng

BB ngoài tỉnh Hộ nuôi tôm Thu gom lớn

NTD

ngoài tỉnh

Thu gom nhỏ 4,4%

34,2%

8,5% 95,6%

BL ngoài tỉnh

2.2

2.1

NTD nước

ngoài Cơ sở CBXK

Hộ nuôi tôm Thu gom lớn

Nhà nhập khẩu

nước ngoài

87,4% 100% 100% 95,6%

1.1

Page 14: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

12

tiêu thụ chiếm 4,4% sản lượng tôm nuôi của hộ nuôi cung cấp. Họ vận chuyển bằng xe máy,

sản phẩm có thể là tôm ướp đá, tôm tươi sống. Do tỷ lệ sản lượng tiêu thụ ít, nên luận án chỉ

tập trung phân tích luồng sản phẩm (2.1), vì đây là luồng tiêu thụ chính, đại diện cho thị

trường tiêu thụ ngoài tỉnh.

3.1.2. Quá trình tạo giá trị trong CCSPTN ở Quảng Nam

3.1.2.1. Hộ nuôi tôm

Để sản xuất ra 1 tấn tôm, hộ nuôi tôm ở huyện Thăng Bình đầu tư chi phí 76,88 triệu

đồng, huyện Núi Thành 71,15 triệu đồng, ở Hội An mức đầu tư cao nhất 80,84 triệu

đồng/tấn. Xét về mức đầu tư trên 1ha nuôi tôm, huyện Núi Thành đầu tư cao nhất (454,25

triệu đồng/ha), Hội An có mức đầu tư thấp nhất (197,01 triệu đồng/ha). Do năng suất tôm

nuôi ở Hội An thấp nên chi phí bình quân trên tấn tôm thu hoạch là cao nhất. Tỷ suất lợi

nhuận trên chi phí sản xuất/tấn huyện Núi Thành cao nhất (0,37lần) cao hơn mức trung bình

chung là 0,05 lần. Điều này, cho thấy nuôi tôm ở huyện Núi Thành đạt hiệu quả kinh tế cao

hơn hai địa phướng kia.

Tổng chi phí HĐTGT của hộ tính trên 1tấn tôm nuôi là bằng tổng chi phí sản xuất của

hộ trừ đi giá vốn con giống và thức ăn công nghiệp do tác nhân cơ sở sản xuất tôm giống và

cơ sở chế biến TACN là 24,6 triệu đồng (trong đó chi phí hoạt động nuôi tôm là là 24,48

triệu đồng, chi phí marketing là 0,12 triệu động), tạo ra giá trị lợi nhuận 24,16 triệu

đồng/tấn. Nhờ liên kết với các tác nhân cung cấp đầu vào và đầu ra nên hộ giảm được chi

phí vận chuyên hàng hóa sản phẩm, giảm chi phí marketing, tăng thêm lợi nhuận.

3.1.2.2. Quá trình tạo giá trị của tác nhân về phía dòng thượng nguồn CCSPTN

(1) Cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh

Quá trình tạo giá trị của cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh bao gồm: (i) Hoạt động tạo

giống; (ii) Hoạt động marketing. Kết quả tính toán số liệu điều tra cho thấy cứ 1 tấn tôm

nuôi thì cơ sở SXTG bán được bình quân là 12,54 triệu đồng tôm giống, với chi phí sản xuất

kinh doanh bình quân là 9,58 triệu đồng và lợi nhuận thu được 23,6 triệu đồng. Trong đó, kết

quả và hiệu quả kinh tế tính trên 1 tấn tôm nuôi của cơ sở SXTG ngoài tính bán trực tiếp cho

hộ cao hơn kết quả và hiệu quả kinh tế của trại lưu giữ tôm giống. Nguyên nhân là giá bán

bình quân 1 vạn con tôm giống của các cơ sở sản xuất giống bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm là

529,34 ngàn đồng, tổng chi phí 401,46 ngàn đồng tính trên 1 vạn con tôm giống PL12, chiếm

75,84% giá bán, trong đó chi phí mua tôm bố mẹ sinh sản 168,28 ngàn đồng, chiếm 33,1%

giá bán. Trong khi đó giá bán bình quân của trại lưu giữ giống là 310 ngàn đồng trên 1 vạn

Page 15: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

13

con giống (thấp hơn 0,6 lần so với cơ sở SXTG bán trực tiếp), tổng chi phí là 257,74 ngàn

đồng, chiếm 83,13% giá bán

(2) Cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm

Kết quả điều tra cho thấy, cứ 1 tấn tôm nuôi, cơ sở chế biến TACN nuôi tôm bình

quân bán được doanh thu 34,9 triệu đồng, tổng chi phí chế biến 21,98 triệu đồng chiếm

62,98%, lợi nhuận bình quân là 12,92 triệu đồng chiếm 37% so với doanh thu, tỷ suất lợi

nhân trên chi phí 0,59 lần, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn 23,65% so với giá trị

doanh thu. Tổng chi phí HĐTGT là 13,73 triệu đồng, bao gồm chi phí hoạt động chế biến,

chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị. Các cơ sở chế biến TACN trong tỉnh đạt được lợi

nhuận cũng như hiệu quả kinh tế trên 1 đồng chi phí cao hơn các cơ sở chế biến TACN nuôi

tôm ngoài tỉnh. Nguyên nhân, do lợi thế về khoảng cách tiêu thụ, nên chi phí vận chuyển

thấp, cho dù giá bán thấp hơn nhưng lợi nhuận vẫn cao hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh

tranh cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mới đảm bảo đạt được kết quả và

hiệu quả cao bền vững.

(4) Hệ thống đại lý cung cấp thức ăn công nghiệp cho tôm

Qua kết quả số liệu điều tra cho thấy doanh thu bình quân của một đại lý trên 1 tấn tôm

nuôi là 2,91 triệu đồng, chi phí HĐTGT chúng chính là chi phí kinh doanh của đại lý, bình

quân 2,45 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân của đại lý là 0,45 triệu đồng. Mức lợi nhuận trên 1

tấn tôm nuôi của đại lý cấp 1 cao hơn đại lý cấp 2, trên thực tế mức chiết khấu thu nhập của

đại lý cấp 2 là 7% thấp hơn đại lý cấp 1; đồng thời khối lượng tiêu thụ cũng ít hơn nên các

khoản chi phí phân bổ nhiều hơn trên 1 tấn thức ăn. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bình quân

của đại lý là 0,18 lần. Đây chính là phần thưởng của các cơ sở chế biến dành cho các đại lý để

thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng sản phẩm tồn kho.

3.1.2.3. Quá trình tạo giá trị của các tác nhân dòng về phía hạ nguồn CCSPTN

(1) Tác nhân thu gom lớn

Quá trình tạo giá trị của thu gom lớn thông qua hoạt động mua thu gom và bán tôm cho các

cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản hay cho người bán buôn. 1 tấn tôm nguyên liệu cung cấp

cho cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có giá bán bình quân 116,34 triệu đồng/tấn, tổng chí phí

đầu tư 103,69 triệu đồng/tấn, lợi nhuận bình quân 12,65 triệu đồng/tấn; tôm cung cấp cho thị

trường ngoài tỉnh có giá bán bình quân là 117,41 triệu đồng/tấn, tổng chi phí đầu tư bình quân

103,19 triệu đồng/tấn. Sở dĩ có sự khác biệt về giá bán tôm và chi phí thu gom giữa các khách

hàng là do yêu cầu về chất lượng tôm, sản phẩm tôm (tôm ướp đá hay tươi sống), kích cỡ, địa

Page 16: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

14

điểm, thời gian bán từ đó chi phí thu gom đầu tư, giá bán khác nhau, tuy nhiên trên thực tế sự

khác biệt này là không lớn giữa các luồng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường.

(2) Cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản

Để chế biến 1tấn tôm thành phẩm cần 1,5tấn tôm nguyên liệu. Chi phí đầu tư chế biến tôm

120,01 triệu đồng/tấn tôm, giá bán bình quân 197.87 triệu đồng/tấn thành phẩm, quy ra tôm

nguyên liệu 132,57triệu đồng/tấn tôm nguyên liệu, lợi nhuận bình quân 12,5 triệu đồng/tấn tôm

nguyên liệu. Trong các khoản mục chi phí, chi phí mua tôm nguyên liệu là 116,34 ngàn đồng/tấn

tôm, chiếm 87,76% so với giá bán, chi phí chế biến 3,67 triệu đồng/tấn tôm chiếm 2,8% so với

giá bán. Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí đầu tư là 0,1 lần, so với các tác nhân trong chuỗi thì

hiệu quả thấp hơn, tác nhân thu gom, người nuôi tôm. Chi phí HĐTGT của cơ sở chế biến và xuất

khẩu là 3,73 triệu đồng trên 1 tấn tôm nguyên liệu. Nó bao gồm tất cả các hoạt động tạo giá trị

như đã trình bày. Giá vốn tôm nguyên liệu là phần giá trị được tạo ra do các tác nhân ở phía trước

CCSPTN đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu..

(3) Người bán buôn ngoài tỉnh

Thông qua các hoạt động mua và hoạt động bán tác nhân bán buôn đã gia tăng chi phí

bảo quản và vận chuyển đến người bán lẻ. Tổng chi phí bán buôn ngoài tỉnh là 122,88 triệu

đồng/tấn. Trong đó, giá vốn mua tôm là 117,41 triệu đồng/tấn, chiếm 84,55% doanh thu, chi

phí hoạt động bán buôn là 5,47 triệu đồng/tấn, bao gồm chi phí tiền điện chạy kho đông

lạnh, nước đá bổ sung, chi phí vận chuyển đến các chợ địa phương giao hàng cho người bán

lẻ. Trong khoản mục chi phí HĐTGT cho thấy, chi phí vận chuyển bình quân trên 1 tấn tôm

của bán buôn lớn hơn thu gom lớn 60 nghìn đồng/tấn. Đặc biệt, là do thời gian lưu trữ và

bảo quản lâu ngày nên cao hơn thu gom lớn 740 nghìn đồng/tấn. Nguyên nhân là do phụ

thuộc vào tình hình tiêu thụ tôm hàng ngày của người bán lẻ, bán nhanh thì nhập nhanh, bán

chậm thì nhập chậm. Do vậy, hiệu quả kinh tế của bán buôn thấp hơn thu gom lớn. Đây là

hạn chế cần phải có giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho bán buôn.

(4) Người bán lẻ ngoài tỉnh

Doanh thu bình quân là 155,65 triệu đồng/tấn, tổng chi phí đầu tư bán lẻ bình quân

143,75 triệu đồng/tấn tôm chiếm 92,35% và lợi nhuận bình quân 11,9 triệu đồng/tấn tôm,

chiếm 7,65% so với doanh thu; giá vốn mua tôm bình quân 138,87 triệu đồng/tấn, chiếm

89,22% so với doanh thu. Tổng chi phí hoạt động của bán lẻ bình quân là 4,88 triệu

đồng/tấn chiếm 3,14% doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 0,08 lần thấp hơn tác

nhân bán buôn trong cùng luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh. Chi phí HĐTGT

của người bán lẻ bằng chi phí hoạt động bán lẻ là 4,88 triệu đồng/tấn.

Page 17: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

15

Qua phân tích chuỗi hoạt động của quá trình tạo giá trị gia tăng trong từng tác nhân

trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy: Mỗi tác nhân đảm nhận một số hoạt động tạo

giá trị khi sản phẩm vật chất đi qua nó, biến nguồn nguyên vật liệu thô, các nguồn lực tự

nhiên thành sản phẩm tôm nuôi, sản phẩm chế biến từ tôm nuôi đáp ứng nhu cầu đa đạng

của người tiêu dùng; trong toàn bộ CCSPTN, chỉ có duy nhất người nuôi tôm tạo ra sản

phẩm tôm nuôi, các tác nhân khác là người cung cấp, người phân phối là cầu nối các yếu tố

đầu vào và đầu ra với thị trường; kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân phụ thuộc

vào cách thức tổ chức quá trình hoạt động tạo giá trị của từng tác nhân đó.

3.1.3. Dòng tài chính trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

3.1.3.1. Quá trình chi trả và hiệu quả kinh tế của chuỗi

Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân trong

CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

(tinh trên 1 tấn tôm nuôi ) ĐVT: triệu đồng

Diễn giải Cơ sở

SXTG

Cơ sở

chế biến

TACN

Đại lý

bán

TACN

Hộ

nuôi

tôm

Thu

gom

lớn

Cơ sở

CBXK

thủy

sản

Bán

buôn

ngoài

tỉnh

Bán lẻ

ngoài

tỉnh

Chuỗi

giá trị

I. Dòng 1.1

1. Doanh thu (Giá bán) 12,54 34,90 2,90 99,24 116,34 132,57 - - 132,57

2. Chênh lệch giá sản phẩm

tôm(%) - - - 100,00 117,40 113,95 - -

133,59

3. Chi phí sản xuất 9,58 21,98 2,45 74,94 103,69 120,01 - - 66,73

3. Lợi nhuận 2,96 12,92 0,45 24,30 12,65 12,56 - - 65,84

5. LN/C 0,31 0,59 0,18 0,32 0,12 0,10 - - 0,99

II. Dòng 2.1

1. Doanh thu (Giá bán) 12,54 34,90 2,90 98,12 117,41 - 138,87 155,65 155,65

2. Chênh lệch giá sản phẩm

tôm(%) - - - 100,00 118,48 - 111,08

119,35 158,63

3. Chi phí sản xuất 9,58 21,98 2,45 74,94 103,19 - 122,88 143,75 74,03

3. Lợi nhuận 2,96 12,92 0,45 23,18 14,22 - 15,99 11,90 81,62

5. LN/C (lần) 0,31 0,59 0,18 0,31 0,14 - 0,13 0,08 1,10

Nguồn: Tính toán của tác giả

Dòng 1.1 chênh lệch giá giữa tác nhân cuối với hộ nuôi là 33,77%. Tương tự, ở dòng

2.1 chênh lệch giá giữa hộ nuôi với tác nhân cuối cùng là 58,63%. Giá bán tôm cho người

tiêu dùng cuối cùng là 155,65 triệu đồng/tấn cao hơn giá xuất khẩu (132,57 triệu

đồng/tấn). Đây là nguyên nhân làm cho nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước thấp. Trong dòng

2.1, 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,10 đồng lợi nhuận, hiệu quả cao hơn dòng 1.1, tuy

nhiên sản lượng tiêu thụ hạn chế 8,5% so với sản lượng hộ nuôi cung cấp cho thị trường.

Qua phân tích quá trình chi trả giữa các tác nhân cho thấy, hộ nuôi là tác nhân trung tâm,

sản xuất đạt được lợi nhuận tính trên 1 tấn tôm nuôi thu hoạch là cao nhất (từ 23,18 triệu

Page 18: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

16

đồng đến 24 triệu đồng) so với các tác nhân khác trong chuỗi, đạt được hiệu quả kinh tế

cao hơn so với các tác nhân trong dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam. Kết

quả điều tra tính toán, cho thấy tổng thu nhập hỗn hợp trong năm của một tác nhân thì

mức thu nhập của hộ nuôi là thấp nhất (bình quân 188,7 triệu đồng/hộ), vì thế thu nhập

hỗn hợp bình quân trên một lao động đạt 80 triệu đồng/người/năm cũng là mức thấp nhât.

3.1.3.2. Vị thế tài chính và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong CCSPTN

Bảng 3.2, cho thấy, CCSPTN đối với thị trường ngoài tỉnh, chi phí hoạt động để tạo

giá trị ở mỗi tác nhân (mắt xích) là khác nhau. Trong chuỗi cung này, hộ nuôi tôm có chi

phí hoạt động tạo giá trị là lớn nhất (39,9%), bao gồm tiền công lao động, chi phí TTYTS và

hóa chất, chí phí hoạt động marketting. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận thu được của hộ lại không

tương xứng với vị thế tài chính của hộ nuôi (28,4%). Tương tự, trong CCSPTN thị trường

xuất khẩu (Bảng 3.3), hộ nuôi tôm có chi phí HĐTGT 24,6 triệu đồng/tấn chiếm 45,2%,

nhưng lợi nhuận thu được 24,3 triệu đồng/tấn chỉ chiếm 36,9% trong tổng giá trị của chuỗi.

Trong khi đó tất cả các tác nhân khác về phía hạ nguồn có lợi nhuận chiếm tỷ lệ cao hơn vị

thế tài chính của mình.

Bảng 3.2. Tỷ trọng chi phí HĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào CCSPTN thị

trường tiêu thụ ngoài tỉnh

(tính trên 1 tấn tôm nuôi ) ĐVT: triệu đồng

Tác nhân

Chi phí

Đơn giá

Lợi nhuận

Tổng

chi phí

SXKD

Chi phí

HĐTGT

%

Chi phí

HĐTGT

LN %

LN

1. Cơ sở SXTG 9,58 5,81 9,43 12,54 2,96 3,63

2. Cơ sở chế biến TACN 21,98 13,32 21,62 34,90 12,92 15,83

3. Đại lý TA 2,45 2,45 3,98 2,90 0,45 0,55

4. Hộ nuôi tôm 74,94 24,60 39,94 98,12 23,18 28,40

5. Thu gom lớn 103,19 5,07 8,23 117,41 14,22 17,42

6. BB NT 122,88 5,47 8,88 138,87 15,99 19,59

7. BL NT 143,75 4,88 7,92 155,65 11,9 14,58

Tổng cộng 61.60 100,00 81,62 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm, cần phải có các giải

pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị tăng thêm cho hộ nuôi. Các giải pháp này bao gồm cả lĩnh

vực quản lý kinh tế vi mô lẫn quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện tốt nhất để vừa giải

quyết được lợi ích của hộ vừa đạt được mục tiêu tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng hay

Page 19: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

17

tối đa hóa giá trị gia tăng của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Bảng 3.3. Tỷ trọng CPHĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia

vào CCSPTN thị trường xuất khẩu

(tính trên 1 tấn tôm nuôi ) ĐVT: triệu đồng

Tác nhân

Chi phí

Đơn giá

Lợi nhuận

Tổng

chi phí

SXKD

Chi phí

HĐTGT

%

Chi phí

HĐTGT

LN %

LN

1. Cơ sở SXTG 9,58 5,81 10,70 12,54 2,96 4,50

2. Cơ sở chế biến TACN 21,98 13,32 24,50 34,90 12,92 19,63

3. Đại lý TA 2,45 2,45 4,50 2,90 0,45 0,68

4. Hộ nuôi tôm 74,94 24,60 45,30 99,24 24,30 36,91

5. Thu gom lớn 103,70 4,46 8,20 116,30 12,64 19,20

6. Cơ sở chế biến và xuất

khẩu thủy sản 120,01 3,67 6,80 132,60 12,56 19,08

Tổng cộng 54,31 100,00 65,83 100,00

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012

3.1.4. Dòng thông tin trong chuỗi

- Mức độ trao đổi thông tin theo chiều dọc: Mức độ chia sẻ thông tin giữa các đối tác có ý

nghĩa quan trọng, nó phản ánh được chất lượng của dòng thông tin là thông suốt hay ách tắc của

chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi. Trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam mức

độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong mối quan hệ đối tác khác nhau là khác nhau.

- Với các tác nhân dòng thượng nguồn: Qua kết quả khảo sát 4 tác nhân về phía dòng

thượng nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) của CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy có 2 tác nhân cho

rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân còn lại là trung bình, đó là hộ nuôi

tôm (mức trung bình là 3,019) và cơ sở chế biến TACN/ đại lý.

- Với các tác nhân dòng hạ nguồn: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 5 tác nhân được

khảo sát ở dòng hạ nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) thì có 3 tác nhân cho rằng mức độ trao đổi

thông tin giữa họ với các tác nhân có quan hệ trực tiếp ở mức trung bình, đó là tác nhân thu

gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản.

- Mức độ trao đổi theo chiều ngang: Mức độ trao đổi trong từng khâu là rất yếu.

Nhìn chung mức độ trao đổi thông tin trong CCSPTN ở Quảng Nam là hạn chế, các thông

tin có được thông qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi là chủ

yếu. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dòng thông tin trong chuỗi thiếu minh bạch,

gây ách tắc, tác động đến quan hệ hợp tác của các tác nhân, làm giảm hiểu quả kinh tế và ảnh

Page 20: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

18

hưởng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị tạo ra cho sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi cung này.

3.1.5. Phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi

- Với các tác nhân ở dòng thượng nguồn: Qua khảo sát 3 tác nhân dòng thượng

nguồn CCSPTN ở Quảng Nam, họ đánh giá mức độ quan hệ hợp tác giữa họ với các tác

nhân khác là quan hệ hợp tác yếu (mức trung bình < 2,6).

- Với các tác nhân ở dòng hạ nguồn: Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan hệ hợp

tác giữa các tác nhân với nhau ở dòng hạ nguồn là chưa cao. Trong 5 tác nhân khảo sát có 3

tác nhân là thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu nhận định mức độ

hợp tác của họ với các tác nhân khác là trung bình (2,9; 2,7; 3,1).

- Quan hệ hợp tác theo chiều ngang chưa chặt chẽ, thiếu liên kết bền vững

Tóm lại, qua phân tích các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân ở cả 2 phía thượng

nguồn trong CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy: mức độ các mối quan hệ hợp tác giữa các tác

nhân là thấp, đây là những mối quan hệ trực tiếp phát sinh trong quá trình trao đổi mua bán

thông thường, biểu hiện của sự manh nha, rời rạc, cục bộ chưa đạt được mức độ tích hợp theo

chiều dọc. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành

hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

3.2. Các nhân tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư

nuôi tôm của hộ.

Các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập như: giống, thức ăn công nghiệp, công lao

động, kiểm dịch giống, hệ thống cấp thoát nước riêng, tập huấn đều dương và có mức ý

nghĩa trên 90%.

Bảng 3.4. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ nuôi tôm theo phương thức TC

vụ 1 và TC vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam

Các biến và hệ số TC vụ 1 TC vụ 2

Coefficients T-stat Coefficients T-stat

Hệ số tự do (C) -2,946**

-2,523 -2.866**

-2,152

LnX1- Ln(Mật độ giống) 0,205***

4,176 0,193***

3,474

LnX2- Ln(Thức ăn công nghiệp) 0,642***

17,360 0,588***

17,326

LnX3- Ln(Công lao động) 0,350**

1,998 0,333*

1,658

D1- Kiểm dịch giống 0,088*

1,704 0,129**

2,235

D2- Môi trường ao nuôi -0,071*

-1,665 -0,188***

-4,183

D3- HT kênh cấp thoát nước 0,098**

2,087 0,086*

1,763

D4- Dịch bệnh -0,090*

-1,883 -0,107***

-2,159

D5- Tập huấn 0,086**

1,999 0,084*

1,798

F-Statistic 125,072***

108,355***

R2 0,7931 0,7720

R2 điều chỉnh 0,7868 0,7649

Số quan sát 270 265

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012

Page 21: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

19

Ghi chú:(*) ý nghĩa thống kê 90% (**) ý nghĩa thống kê 95 (***) ý nghĩa thống kê 99%,

Hệ số hồi quy riêng biến môi trường xung quanh ao nuôi, dịch bệnh làm giảm năng suất

tôm nuôi với mức ý nghĩa thống kê từ 90% trở lên ở cả hai mô hình. Điều này có nghĩa là

năng suất tôm nuôi biến động tăng (giảm) theo dấu của các hệ số hồi quy riêng. Dịch bệnh và

môi trường ao nuôi là 2 yếu tố chủ yếu làm giảm năng suất nuôi tôm. Trong điều kiện các yếu

tố khác không đổi, nếu dịch bệnh xảy ra được khắc phục kịp thời làm năng suất giảm (8,6%

đối với nuôi TC vụ 1, 10,45% đối với nuôi TC vụ 2) so với hộ không xảy ra dịch bệnh. Tương

tự môi trường nước xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm làm giảm năng suất (6,8% đối với nuôi

TC vụ 1, 17,14% đối với nuôi TC vụ 2) so với hộ nuôi có môi trường xung quanh ao nuôi

không bị ô nhiễm. Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh là yêu cầu

thường xuyên đối với nuôi tôm thẻ chân trắng nhất là đối với nuôi TC vụ 2

Bảng 3.5. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chủ yếu đối với nuôi tôm ở Quảng Nam

Yếu tố đầu vào ĐVT Xbq

Năng suất

cận biên- MPxi

(tấn/ha)

Gía trị sản phẩm

cận biên- MPVxi

(triệu đồng)

Vụ 1 Vụ 2 Vu 1 Vụ 2

X1- Mật độ giống Vạn con/ha 125,56 0,009 0,007 0,869 0,696

X2- Thức ăn CN tấn/ha 7,47 0,514 0,318 51,138 31,358

X3- Lao động Công/ha 706,16 0,003 0,002 0,267 0,211

Nguồn: số liệu điều tra hộ

Trên cơ sở các hàm sản xuất được thiết lập tương ứng với từng vụ nuôi trong năm theo

phương thức nuôi thâm canh, năng suất cận biên, giá trị sản phẩm cận biên của từng yếu tố

đầu vào được xác định ở Bảng 3.5, trên cơ sở đó, chúng ta tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư

của các yếu tố đầu vào tương ứng.

Hiệu quả kinh tế đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu được phản ánh ở Bảng 3.6, với giá bán

tôm trung bình là 99,1 triệu đồng/tấn, nếu tăng thêm 1vạn con/ha nuôi TC vụ 1 lời được 0,352

triệu đồng, nuôi thâm canh vụ 2 lời 0,179 triệu đồng; nếu tăng thêm 1 tấn thức ăn CN trên 1ha

nuôi TC vụ 1 lời gần 25,5 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời trên 5,6 triệu đồng; nếu tăng thêm 1

ngày công lao động, trong trường hợp nuôi TC vụ 1 lời 0,166 triệu đồng, nuôi TC vụ 2 lời

0,110 triệu đồng. Điều này cho thấy, việc tăng thêm số lượng thức ăn, mật độ giống, ngày công

lao động cho nuôi tôm trong điều kiện này thì đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế ở cả 2 vụ

nuôi. So sánh giữa 2 vụ nuôi cho thấy cả 3 yếu tố mật độ tôm giống thả nuôi, ngày công động,

thức ăn CN làm cho hiệu quả đầu tư nuôi TC vụ 1 cao hơn hiệu quả đầu tư nuôi TC vụ 2.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để đạt được hiệu quả đầu tư trong nuôi tôm thẻ

Page 22: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

20

chân trắng ở Quảng Nam đòi hỏi các hộ nuôi cần phải tập trung nuôi thâm canh một vụ ở

những vùng thấp trũng, tăng cường mật độ nuôi, tăng ngày công chăn sóc tôm nuôi ở tất cả

các khâu từ khâu cho ăn, theo dõi thời gian sục khí, kiểm tra màu nước, phòng ngừa dịch

bệnh và kịp thời xử lý môi trường ao nuôi, cần lựa chọn nguồn cung thức ăn đảm bảo chất

lượng để nâng cao năng suất tôm, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam

Yếu tố đầu vào

MPVxi

(tr.đ) Pxi

(tr.đ)

MPVxi-Pxi

(tr.đ)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2

X1- Mật độ giống thả nuôi 0,869 0,696 0,517 0,352 0,179

X2- Thức ăn CN 51,138 31,358 25,682 25,456 5,676

X3- Lao động 0,267 0,211 0,101 0,166 0,110

Nguồn: số liệu điều tra hộ

3.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

3.3.1. Tính hệ số DRC của sản phẩm tôm nuôi

Kết quả này cho thấy nuôi tôm TC vụ 1, TC vụ 2 đều có lợi thế cạnh tranh cao, vì tất

cả DRC/SER đều nhỏ hơn 1 (DRC nuôi TC vụ 1 là 0,4892, TC vụ 2 là 0,5853 đều nhỏ hơn

1). Tuy nhiên, nuôi TC vụ 1 có lợi thế cạnh tranh cao hơn nuôi thâm canh vụ 2. Nguyên

nhân là do nuôi TC vụ 1 có năng suất cao, mức ô nhiễm môi trường thấp, bệnh dịch ít xảy

ra, thời gian nuôi không bị áp lực bởi lũ lụt nên mức đầu tư cao.

Bảng 3.7. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi

thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam

(tính cho 1 tấn tôm nuôi)

STT Chỉ tiêu ĐVT TC vụ 1 TC vụ 2

I Yếu tố nội nguồn không thể mua bán

và sản xuất nội địa 1000VND 66689,51 80805,27

II Yếu tố nhập khẩu USD 241,62 265,81

III Chi phí thu mua, chế biến 1000VND 8180,00 8180,00

IV Giá trị đầu ra USD 9500,00 9500,00

V DRC 12,23 14,63

VI Tỷ giá chính thức USD 20,83 20,83

VII Tỷ gía hối đoái mờ USD 24,99 24,99

VIII Tỷ số DRC/SER lần 0,4892 0,5853

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Hệ số này cho thấy, ở vụ 1 nếu bỏ ra 0,4892 USD đầu tư nuôi với thời gian bình quân 80

Page 23: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

21

ngày thì thu hoạch và xuất khẩu sẽ thu được giá trị ngoại tệ gia tăng là 1 USD. Trong khi đó ở

vụ 2 phải bỏ ra 0,5853 USD nuôi tôm và xuất khẩu mới thu được giá trị ngoại tệ gia tăng

1USD. Điều này, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh

tế của địa phương.

3.3.2. Phân tích độ nhạy của DRC

Bảng 3.8. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi

thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam

STT Thay đổi chi phí và giá tôm xuất khẩu TC vụ 1 TC vụ 2

I Kịch bản cơ sở 0,4892 0,5853

II Chi phí sản xuất nội địa

2.3 Tăng 15% 0,5612 0,6677

2.4 Tăng 30% 0,6331 0,7529

III Chi phí nhập khẩu

3.3 Tăng 15% 0,4921 0,5863

3.4 Tăng 30% 0,4950 0,5901

IV Giá tôm xuất khẩu

4.3 Giảm 15% 0,5796 0,6906

4.4 Giảm 30% 0,7109 0,8480

V Chi phí và giá tôm xuất khẩu

5.3 Tất cả chi phí đều tăng 15% và giá tôm xuất khẩu giảm 15% 0,6695 0,7977

5.4 Tất cả chi phí đều tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm 30% 0,9359 1,1168

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

Qua Bảng 3.8 cho thấy, các kịch bản về thay đổi giá cả đầu vào và đầu ra đều bất lợi đối

với nuôi tôm ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng chỉ số DRC/SER luôn

nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, khi giá chi phí nội địa, nhập khẩu tăng 30% và giá tôm xuất khẩu giảm

30% thì nuôi tôm vụ 2 không có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Mặt khác, do các mối

quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi không có tính ràng buộc chặt chẽ nên khi giá cả

đầu vào tăng và đầu ra giảm sẽ tác động bất lợi cho hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam là điều

không thể tránh khỏi.

Với giá bình quân thực tế xuất khẩu tôm nuôi (tôm thẻ chân trắng): ở vụ 1 chỉ số

DRC/SER luôn nhỏ hơn 1, vụ 2 năm 2008 và 2009 có chỉ số DRC/SER lớn 1, do chi phí

đầu vào tăng cao và giá tôm xuất khẩu giảm hơn so với năm 2007 làm cho hiệu quả kinh tế

thấp, giảm lợi thế cạnh tranh. Đây là cơ sở khoa học, đòi hỏi các cấp quản lý phải quan tâm

khuyến khích hộ nuôi tôm đối với vùng hạ triều nên nuôi 1vụ ăn chắc đảm bảo hiệu quả

kinh tế và lợi thế cạnh tranh hơn.

3.4. Đánh giá chung thực trạng chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam

Page 24: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

22

- Từ kết quả điều tra cho thấy chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam bao

gồm nhiều tác nhân tham gia, mỗi tác nhân là một mắt xích, thực hiện các hoạt động được

chuyên môn hóa trong từng giai đoạn. Trước hết, hộ nuôi tôm được xem xét với tư cách là

tác nhân trung tâm và là tác nhân duy nhất sản xuất ra sản phẩm tôm nuôi đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng của thị trường.

- Mỗi tác nhân trong chuỗi đều có vị trí quan trọng trong quá trình tạo giá trị của chuỗi.

Thông qua các hoạt động của mình, các tác nhân làm gia tăng giá trị sản phẩm tôm nuôi của

chuỗi cung. Trong dòng hạ nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam, hộ nuôi tôm có hiệu quả

kinh tế cao nhất, có vị thế tài chính cao nhất, nhưng lợi nhuận phân phối chưa tương xứng.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế cho thấy: Các yếu

tố mật độ giống, ngày công lao động, số lượng thức ăn công nghiệp, kiểm dịch, tập huấn và

đầu tư hệ thống kênh cấp thoát nước làm tăng năng suất tôm nuôi. Bệnh dịch, ô nhiễm môi

trường ao nuôi làm giảm năng suất tôm nuôi. Yếu tố mật độ giống, ngày công lao động, số

lượng thức ăn công nghiệp làm tăng hiệu quả kinh tế đầu tư nuôi tôm của hộ.

- Sản phẩm tôm nuôi của CCSPTN ở Quảng Nam có lợi thế lợi thế cạnh tranh

(DRC/SER<1). Tuy nhiên, nếu giá cả các yếu tố đầu và và đầu ra biến động tăng, giảm trên

30% thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Thực tế cho thấy nuôi tôm thâm canh vụ1 có

hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao hơn nuôi tôm thâm canh vụ 2,. khi giá tôm xuất khẩu

bình quân ở mức 4,27 nghìn USD/tấn, thì nuôi tôm ở vụ 2 không còn lợi thế cạnh tranh nữa.

- Nhóm nhân điều kiện tự nhiên, thị trường, hộ nuôi tôm, chính phủ và các cơ quan quản

lý Nhà nước ở Quản Nam, nhóm nhân tố thuộc về quản lý CCSPTN cung như nhóm nhân tố

thuộc về cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ có động đến quá trình hoạt động của

CCSPTN ở Quảng Nam. Trong đó, nhân tố quy hoạch vùng nuôi tôm, quy mô diện tích của hộ

nuôi, hệ thống thủy lợi yếu kém, dịch vụ hậu cần hỗ trợ chưa tốt, hệ thống giao thông yếu kém

tác động rõ nét, đang cản trở quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam. Đây là những

hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chuỗi cung để nâng cao hiệu quả

kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam.

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM

NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

Đánh giá đúng thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam và xu thế tiêu thụ tôm nuôi

trong nước và thế giới là cơ sở quan trọng nhằm đề xuất những giải pháp hữu hiệu bảo đảm

hoàn thiện CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Các quan điểm, định hướng hoàn thiện CCSPTN để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả

Page 25: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

23

năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững, cũng như dựa và kết quả phân

tích ma trận SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành

hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam là những căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp

hoàn thiện CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Các nhóm giải pháp hoàn thiện CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam bao gồm:

4.1. Giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Bao gồm (i) Nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi tôm của hộ; (ii) Tăng cường mối

quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin để nâng cao giá trị gia tăng cho từng tác nhân trong

chuỗi; (iii) Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của từng tác nhân trong CCSPTN.

4.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam

Bao gồm (i) Quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm chuỗi

cung ổn định, chất lượng, hiệu quả; (ii) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và dịch vụ

hậu cần theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững

ngành hàng tôm nuôi; (iii) Chính sách vốn cho việc hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao

hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh

Quảng Nam; (iv) Phát huy vai trò của tổ cộng đồng, tiến tới thành lập các HTX dịch vụ nuôi

tôm để giải quyết tốt lợi ích cho hộ nuôi tôm thông qua hoàn thiện CCSPTN; (v) Nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành hàng tôm nuôi; (vi) Mở rộng thị trường tiêu thụ

tôm trong nước và xuất khẩu (vii) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với CCSPTN,

tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững.

Phần III KẾT LUẬN

Mô hình phân tích CCSPTN tập trung vào phân tích các tác nhân tham gia chuỗi

cung, quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị, quá trình chi

trả, quá trình trao đổi thông tin và các mối quan hệ trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá

trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục đích của chuỗi cung. Phân tích CCSPTN

không chỉ dừng lại việc phân tích các bộ phận, thành phần của nó mà còn phân tích các

nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chuỗi. Các phương pháp nghiên cứu

được lựa chọn thích hợp, nhất là phương pháp phân tích chuỗi cung, phân tích hàm sản

xuất, lợi thế cạnh tranh nhằm giải quyết mối liên hệ cơ bản giữa phân tích chuỗi

cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và

khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi.

Kết quả nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy để sản phẩm tôm nuôi đến tay

Page 26: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

24

người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian, đó là người thu gom, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế

biến và xuất khẩu thủy sản, nhà nhập khẩu nước ngoài với các dòng sản phẩm đa dạng. Chuỗi

hướng đến việc thỏa mản nhu cầu sản phẩm tôm nuôi cho các thị trường xuất khẩu, ngoài

tỉnh, trong tỉnh. Hình thành hai dòng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ chính với tỷ lệ tiêu thụ sản

phẩm cao. Dòng xuất khẩu trong tỉnh chiếm 87,4%, dòng tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so

với tổng sản lượng tôm nuôi do người thu gom lớn cung cấp. Mỗi tác nhân đều phát huy

được vị trí, vai trò của mình trong quá trình tạo giá trị của sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi,

được phản ánh qua kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung.

Tuy nhiên, qua phân tích CCSPTN của tỉnh, còn có những mặt hạn chế sau:

Khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng và giá xuất khẩu giảm 30% so với điệu kiện hiện

nay, sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam rơi vào tình thế bất lợi cho nuôi TC vụ 2 và ở một

số địa phương. Dòng thông tin trong chuỗi cung chưa hoàn hảo, các tác nhân được chia sẻ

thông tin chủ yếu qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp. Điều này ảnh hưởng đến quá

trình thực hiện chuỗi cung ở từng mắt xích, đặc biệt là người nuôi tôm với thu gom. Mức

độ quan hệ hợp tác trong chuỗi còn lỏng lẻo, chưa xác lập các mối liên kết chặt chẽ, hình

thành các liên minh chiến lược thông qua các mối quan hệ tích hợp theo chiều dọc.

Kết quả phân tích dòng tài chính và quá trình tạo giá trị của CCSPTN cho thấy, các

tác nhân đều có được kết quả và hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là hộ nuôi tôm. Tuy nhiên,

ở các chuỗi cung đều cho thấy vị thế tài chính của hộ nuôi là rất lớn (Chiếm giữ tỷ trọng

chi phí HĐTGT trong tổng chi phí HĐTGT toàn chuỗi lớn) nhưng LN được chia sẻ chưa

tương xứng, trong khí đó các tác nhân trung gian trong chuỗi như thu gom lớn, bán buôn,

bán lẻ, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có chi phí HĐTGT chiếm tỷ trọng thấp nhưng

LN thu được lại chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động cao

gấp nhiều lần so với hộ nuôi tôm.

Qua khảo sát cho thấy, các nhân nhân tố đều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của

CCSPTN ở Quảng Nam. Trong đó các yếu tố về quy hoạch vùng nuôi tôm, cơ sở hạ tầng

và dịch vụ hỗ trợ, quy mô sản xuất (vốn, diện tích), VSATTP, đang là điểm nghẽn ảnh

hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện chuỗi cung này. Trên cơ sở những kết quả đã phân

tích, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN ở tỉnh Quảng

Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành

hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, với các giải pháp đã được xây dựng đồng bộ, có tính hệ

thống, đột phá và bổ sung cho nhau, mang tính khả thi cao.

Page 27: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

25

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mai Văn Xuân, Lê Văn Thu (2012), “Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm

nuôi trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Đại

học Huế, 72B(3), tr.413-425.

2. Lê Văn Thu, Mai Văn Xuân (2014), “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân

trắng của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học và Công

nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(77) 2014, tr 141-144.

Page 28: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

26

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF ECONOMICS

LE VAN THU

A STUDY ON THE SUPPLY CHAIN OF FARMED

SHIRMP IN QUANG NAM PROVINCE

Specialty: Agricultural Economics

Code: 62.62.0115

PhD Thesis Summary

HUE, 2015

Page 29: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

27

This research project done at: College of Economics, Hue University

Academic supervisor: Associate Prof. Dr. Mai Văn Xuân

Associate Prof. Dr. Trần Văn Hòa

Reviewer 1: ……………………………………………………

Reviewer 2: ……………………………………………………

Reviewer 3: …………………………………………………….

The dissertation has been defended under the assessment of Hue University

Doctoral Assessment Committee:

On: … h, …… ….. 2015

This dissertation is accessible at:

- Centre for Academy, Hue University

- College of Economics Library, Hue University

Page 30: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

28

INTRODUCTION

1. The rationale of the thesis

Vietnam is one of the leading shrimp exporters in the world. In 2011, the total shrimp

export turnover reached US$ 2.4 billion, up 17.64% from 2010, in which black tiger shrimp and

white-leg shrimp accounted for 59.7% and 29.3% respectively. Vietnam’s shrimp products have

been used in more than 91 countries and territories, among those USA, Japan and EU are the

biggest markets making up over 65% of the shrimp export value in Vietnam.

For over the last two decades, the shrimp industry has gradually developed and

considerably contributed to the total value added of the fishery sector and the country’s GDP.

Vietnam’s shrimp industry, which is dominated by a vast majority of small-scale farmers, has

been proving its strength in the context of integration and steadily exploiting its competitive

advantage on the international market.

The supply chain of farmed shrimp is “the path” in which shrimp is created and goes

through to the final customer. The chain connects the market supply and demand and is to convey

information on shrimp demand from customers to farmers. It takes an important role in

organizing and managing the shrimp industry in today’s competitive environment.

In recent years, Quang Nam Province has diversified crops and livestock structure in

Agriculture-Forestry-Fishery production to improve the local residents’ living standards.

However, farmers in general, shrimp farmers in particular have faced host of constraints in

growing out and consuming products. The income is high, yet unstable and suffers heavily

from disease outbreaks and unfavourable volatility of the shrimp input and output market.

One of the most influential reasons is due to the ineffective operation of the shrimp supply

chain, limited collaboration of the involved actors and ability to take control of environmental

pollution, food hygiene and safety, and the improper benefit allocation between actors,

especially to farmers.

Stemming from the above-mentioned reasons, the author chose “A study on the supply

chain of farmed shrimp in Quang Nam Province” to be the research topic for his doctoral

thesis.

2. Research objectives

2.1. Overall objectives

The thesis aims to provide scientific backgrounds and propose solutions to improving the

Page 31: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

29

supply chain of farmed shrimp for the sake of elevated economic efficiency and sustainable

development of the shrimp industry in Quang Nam Province.

2.2. Specific objectives

(1) Systematizing and clarifying the theoretical and practical issues related to the supply

chain of farmed shrimp (CCSPTN);

(2) Analysing and evaluating the current situation of CCSPTN in Quang Nam

Province;

(3) Proposing key solutions to improve CCSPTN to increase economic efficiency,

competitiveness and the sustainable development of the shrimp industry in Quang Nam

Province.

3. The object and scope of the study

3.1. The object of study

The study object is issues related to the supply chain/value chain in the intimate

relationship with economic efficiency and competitiveness of the shrimp industry.

2.3 The scope of study

+ Content: To achieve the objectives set out, the thesis focused on the study of CCSPTN in

Quang Nam Province, which included the in-depth analysis of the chain structure, the involved

actors, the value creating process, the flows of products, information, finance and the relationship

between actors in the chain; factors affecting the operation of the supply chain, the productivity and

economic efficiency of shrimp farmers – the central actors of the chain; and the evaluation of

comparative advantage and competitiveness of farmed shrimp within the limited economic

resources. One the basis of those analyses, the thesis proposed key solutions to improving CCSPTN

to increase economic efficiency, competitiveness and sustainable development of the shrimp

industry in Quang Nam Province.

+ Space: To obtain in-depth analyses and draw logical conclusions, the thesis is limited to the

scope of the shrimp industry in Quang Nam, including the involved actors inside the province to meet

the demand of domestic and export market. In addition, the thesis also refers to primary and direct

input suppliers, consumers, processors and exporters of the shrimp originally produced in Quang

Nam. The expansion to the actors outside the province allows the well-rounded generalization of the

supply chain/value chain of farmed shrimp.

+ Time: Secondary data used in the thesis covering the period 2005-2012, primary data

Page 32: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

30

mainly collected from the survey in 2012, predicted data on related issues up to 2020.

4. Contributions of the thesis

The research results contributed to systematizing and clarifying theoretical and practical

issues related to the supply chain/ value chain of farmed shrimp in the intimate relationship

with economic efficiency and competitiveness of farmed shrimp. First of all, the model of

supply chain analysis resulted from the perspective of integrating conventional supply chain

analysis and Michael Porter’s value chain was employed to analyse the current situation of

CCSPTN in Quang Nam province. This model identified the actors involved in each chain

through the movement of the flows of material products consisting of the structure of

CCSPTN, of the flows of value creating process, finance, information and the collaboration

between the involved actors in CCSPTN in Quang Nam Province.

The value creating process is the most important process in the chain and also the key target

of the supply chain management. Analysing CCSPTN also incorporates evaluating the groups of

factors affecting the operation of supply chain, which eventually serves as the foundation for

identifying the system of evaluation criteria and research methods of CCSPTN in Quang Nam

Province. Based on the analysis of value creating process, the thesis came up with an evaluation

of the performance and economic efficiency of each actor and the whole supply chain of farmed

shrimp. The thesis also pointed out limitations and shortcomings in the flows of information, the

collaboration, the value creating process and irrationality in the value added distribution between

the actors and clarified the causes of the loss of shrimp farmers in the process of benefit

distribution. In addition, the research analysed the key factors affecting productivity, investment

efficiency of shrimp farmers – the central actors of the chain, and at the same time determined the

competitive advantage of farmed shrimp products, and confirmed the viability and the potentials

of this industry in the context of global integration. The thesis carried out an in-depth evaluation

on the negative and positive impacts of each factor having on the operation of CCSPTN in Quang

Nam province, including: i) natural conditions, ii) market, iii) shrimp farmers, iv) Government

and state governance agencies, v) the management of CCSPTN, iv) infrastructure in the cultured

areas and support services. Based on the analysis of the current situation of CCSPTN in Quang

Nam, the thesis proposed key solutions to increase economic efficiency, competitiveness and

develop the farmed shrimp industry in a sustainable manner.

Page 33: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

31

LITERATURE REVIEW OF THE RELATED RESEARCH

1. Recent research into the supply chain of agricultural products and farmed shrimp

In recent years, there have been many studies on the supply chain of agricultural

products, farmed shrimp. These researches addressed different aspects of the supply chain

of agricultural products, of which some must be mentioned as follows:

Aramyan (2007) a study on “Measuring the performance of the supply chain in the

field of agriculture – food sector”

Normansyah Syahruddin (2012), a doctoral thesis on “Sustainable management of

the supply chain, a case study of the cocoa sector in Indonesia”

Vo Thi Thanh Loc (2006), a doctoral thesis on “Quality management of the seafood

supply chain: improving the quality of the shrimp supply chain– prospect of seafood

companies in Mekong Delta”.

Truong Chi Hieu (2012), a doctoral thesis: “ Shrimp supply chain, common property

and pollution management: A case study of Tam Giang Cau Hai Lagoon”.

2. Overall assessment of the previous research into the supply chain of agricultural

products, farmed shrimp

Overall, the mentioned research into the supply chain of agricultural products, farmed

shrimp contributed to systematizing and shedding light on the theoretical backgrounds of the

supply chain of agricultural products. However, they merely focused on the governance aspect of

the agriculture sector in the connection with the supply chain. As a result, they didn’t look deeply

into the supply chain model, but only investigating supply chain as an organisational model

connecting involved actors in a commodity chain of a certain product or some research

specifically studied a specific aspect of the supply chain. Up to date, there hasn’t been any

research adopting the perspective of integrating conventional supply chain analysis and

Michael Porter’s value chain in the model of supply chain analysis. On that basis, the thesis

studied the supply chain in the intimate relationship with economic efficiency and

competitiveness of the farmed shrimp industry with the purpose of proposing solutions to

improve the supply chain of farmed shrimp to increase economic efficiency,

competitiveness and develop it sustainably in Quang Nam province.

Page 34: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

32

CHAPTER 1

THEORETICAL AND PRACTICAL BACKGROUNDS OF

FARMED SHRIMP SUPPLY CHAIN

1.1. Theoretical backgrounds of farmed shrimp supply chain

On the basis of studying the concepts, structure and the involved actors in the supply

chain, economic nature, factors affecting the supply chain, distinguishing supply chain and

value chain, the author suggested the definition of CCSPTN as: A system of organisations,

persons, technology, activities, information and the resources related to launching the

farmed shrimp products from farmers to consumers. The operation of the supply chain is

also the process of creating value to transform the resources of water, land, seed, feed,

veterinary drugs... and unprocessed products, to complete products and bring the products to

the final consumers. The ultimate goal of supply chain management is to optimize the value

created for the whole chain.

Pursuant to different approached, economists have suggested many distinct characteristics

of supply chain. According to the supply chain management in agriculture, CCSPTN is divided

into 2 groups of characteristics: i) The characteristics of farmed shrimp products when launched

to the market, ii) The distinct characteristics of farmed shrimp as well as its production and

consumption process leading to unique features in the formation of CCSPTN.

From the nature of supply chain analysis, the matters involved in this process are:

Identifying actors of CCSPTN, the transformation process of the flows of material products,

value creating process in CCSPTN. To achieve this goal, each intermediary in CCSPTN has

to meet the demand of the customer above it. Manufacturing businesses play an important

role in creating value for the supply chain.

The flows of finance, information and relationships in CCSPTN: According to

experts from World Bank (2008), the supply chain in agriculture is a network embracing

three cross-cutting flows along the length of chain: the flows of material products (physical

flows), information and finance. CCSPTN, therefore, includes these 3 flows in it.

On the basis of theoretical backgrounds of factors affecting the supply chain, and the

synthesis of experts’ viewpoints, domestic and international research related to the research

Page 35: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

33

topic, and the author’s field study, the thesis identified a number of groups of factors

affecting the operation of CCSPTN like: natural conditions, shrimp farmers, market,

Government and State governance agencies, supply chain management and infrastructure.

It can be seen from the analysis model of CCSPTN that the analysis of value creating

process is the core content. To optimize the created value, the actors have to make effort in

minimizing the costs of value creating activities through the leading of the flows of products,

information and finance. This also means increasing economic efficiency of CCSPTN. Competitive

advantage decides if a national product can compete successfully in the world market.

The survival and development of CCSPTN requires that farmed shrimp products must

obtain competitive advantage. Once the farmed shrimp industry obtains competitive advantage, it

inherently attracts other socio-economic resources and successfully exploits the natural resources.

Hence, the supply chain analysis, economic efficiency and competitiveness are the three core

contents interrelated with each other to achieve the research objectives of the thesis.

1.2. CCSPTN management lessons in other countries and in Vietnam

Based on the experience of CCSPTN organisation and management in leading shrimp

exporters in the world and the current situation of supply chain/value chain of farmed shrimp in

Vietnam, some lessons can be drawn for the management of CCSPTN in Quang Nam:

Innovating shrimp farming technology, shrimp farmers in Thailand continuously learn and

apply latest technology to reduce environmental pollution, disease and improve productivity

and economic efficiency of shrimp farming; founding organisations of fishery marketing

(Thailand) or aquaculture associations (Bangladesh) or establishing cooperatives for small-scale

farmers to provide consultancy services on technology, input and output support services for

shrimp farmers. These incentives assist farmers cover the input costs without losing their status

in negotiation, allow them to participate in the direct relationship with shrimp exporters,

enhance the traceability of the products and monitor the requirements of food hygiene and

safety, through the local inspection system to meet the demand of consumers in EU, Japan and

USA market, foster vertical chain relationship, encourage processing exporting mills to

collaborate with shrimp farmers through formal contracts. Building companies vertically

integrated in aquaculture investment, food processing and seed provision to manage the product

quality and the traceability of products; properly distributing the benefits between actors in

CCSPTN, removing unnecessary intermediaries to minimize the costs and maximize the

consumers’ interest.

Page 36: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

34

CHAPTER 2

INTRODUCTION TO THE STUDY SITE AND

RESEARCH METHODOLOGY

2.1. Natural and Socio-economic conditions of the cultured areas in Quang Nam

province

Surface water resources in Quang Nam province are suitable for aquaculture, especially

for brackish water shrimp farming. The total natural land area of the province is 1,043,837 ha,

accounting for 3.09% of the total land area of the country. There are two kinds of soil suitable for

riverside and coastal shrimp farming (alluvial soil, sand dune soil, and coastal sandy soil). Quang

Nam’s climate is diversifying, influenced by northeast and southwest monsoon. Therefore, to

ensure the shrimp productivity, crop yield and quality it is necessary to design accurate seasonal

calendar for stocking the ponds in accordance with the weather patterns. Shrimp production make

up a high proportion of the aquaculture value, 60.46% in 2010 compared to 17.05% by fish

farming and 22.49% by others. Due to this value contribution, shrimp is considered as key sector

in aquaculture in Quang Nam province. According to statistical data, the period 2005 – 2012

witnessed the annual growth rate of shrimp production value is 33.36%, lower than fish and

others, which affected the average growth rate of production value in aquaculture. It is, therefore,

of crucial importance that there must be effective solutions to develop the shrimp farming in a

sustainable manner.

2.2. The current situation of shrimp farming in Quang Nam in the period 2007-2012

The main economic organisations in shrimp farming industry in Quang Nam

province are shrimp farmers, input suppliers like hatcheries, feed suppliers, veterinary drugs

production and actors distributing farmed shrimp including: collectors, seafood processers

and exporters, wholesalers and retailers. Each actor in the province’s farmed shrimp

industry has its own characteristics. Shrimp farmers - the primary shrimp farming agent are

mainly small-scale, fragmented and lacking in production and processing facilities,

information, especially information about market, and technology know-how. The supply of

shrimp seed is from the hatcheries outside the province through 2 main forms of either

directly to shrimp farmers or indirectly through the local seed nurseries.

The supply of industrial feed for shrimp farming is from the production agencies

inside and outside the province. Shrimp products are for domestic consumption and exports.

Shrimp production and processing establishments are characterized by small-scale, low

investment capital, and unstable shrimp processing. Due to these features, shrimp

Page 37: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

35

production in Quang Nam is mainly to supply raw material for the processing and exporting

establishments in Da Nang city and some neighboring provinces (87.4%)

2.3. Research approach and CCSPTN research framework

A system of solutions to improve CCSPTN to increase economic efficiency,

competitiveness and to sustainably develop the shrimp farming

industry in Quang Nam

Natural conditions

shrimp farmers

Market

Government

infrastructure in the

cultured areas

THE ANALYSIS OF THE SUPPLY CHAIN OF FARMED SHRIMP

RESEARCH METHODS

Economic statistics

Supply chain analysis

Production function

Identifying competitive

advantage

Expert in-depth interview

SWOT

Financial planning

IMPACTS OF EACH

FACTOR

Support

services

Collectors

- Logistics

- Finance

-Techical

issues

Input

suppliers

Shrimp

farmers

Processing

and exporting

establishments

Wholes

alers

Retailers

Domestic

Consu-

mers

MODEL OF THE FARMED SHRIMP SUPPLY CHAIN

Fin

an

cia

lF

low

s

In

form

ati

on

Flo

ws

Valu

e C

reati

ng

process

Ph

ysic

al

Flo

ws

Supply chain

management

A system of solutions to improve CCSPTN to increase economic efficiency,

competitiveness and to sustainably develop the shrimp farming

industry in Quang Nam

Natural conditions

shrimp farmers

Market

Government

infrastructure in the

cultured areas

Natural conditions

shrimp farmers

Market

Government

infrastructure in the

cultured areas

THE ANALYSIS OF THE SUPPLY CHAIN OF FARMED SHRIMP

RESEARCH METHODS

Economic statistics

Supply chain analysis

Production function

Identifying competitive

advantage

Expert in-depth interview

SWOT

Financial planning

RESEARCH METHODS

Economic statistics

Supply chain analysis

Production function

Identifying competitive

advantage

Expert in-depth interview

SWOT

Financial planning

IMPACTS OF EACH

FACTOR

Support

services

Collectors

- Logistics

- Finance

-Techical

issues

Input

suppliers

Shrimp

farmers

Processing

and exporting

establishments

Wholes

alers

Retailers

Domestic

Consu-

mers

MODEL OF THE FARMED SHRIMP SUPPLY CHAIN

Fin

an

cia

lF

low

s

In

form

ati

on

Flo

ws

Valu

e C

reati

ng

process

Ph

ysic

al

Flo

ws

Collectors

- Logistics

- Finance

-Techical

issues

Input

suppliers

Shrimp

farmers

Processing

and exporting

establishments

Wholes

alers

Retailers

Domestic

Consu-

mers

MODEL OF THE FARMED SHRIMP SUPPLY CHAIN

Fin

an

cia

lF

low

s

In

form

ati

on

Flo

ws

Valu

e C

reati

ng

process

Ph

ysic

al

Flo

ws

Supply chain

management

Figure 2.1. Research framework for the supply chain of farmed shrimp

in Quang Nam province

The systematic approach was adopted in the study of CCSPTN. The research

framework for CCSPTN in Quang Nam province is the integration of conventional supply

chain and the perspective of value added in Michael Porter’s value chain. This reflects the

intimate connection between the analysis of the shrimp supply chain/ value chain and

economic efficiency and competitiveness of the farmed shrimp industry to propose solutions

to improve the supply chain, increase economic efficiency, competitiveness and develop the

shrimp farming industry in a sustainable manner.

Page 38: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

36

2.4. Research methods

The survey involved 270 households in 9 communes representing 3 localities: Nui

Thanh district, Thang Binh district and Hoi An city. Three communes were selected from

each locality, 30 households/commune accounting for 25% - 30% of the shrimp farming

households in each commune.

The input suppliers and shrimp consumers were selected through the use of random

sampling: 10 hatcheries, 5 feed establishments inside the province, 5 feed establishments outside

the province, 5 shrimp seed establishments inside the province, 10 feed and veterinary drugs

dealers level 1, 10 feed and veterinary drugs dealers level 2, 10 big collectors, 10 small collectors,

10 wholesalers outside the province, 6 wholesalers inside the province, 10 retailers outside the

province, 10 retailers inside the province, 10 seafood processing and exporting establishments

outside the province, and 10 processing and exporting establishments inside the province.

The information sources and secondary date were collected from Quang Nam

Department of aquaculture, Quang Nam Province’s Department of Agriculture and rural

development, Quang Nam Department of Trade and Industry, office of agriculture and rural

development in districts, and cities in the province, Centre of fishery extension, Statistical

yearbook of Quang Nam province. The author also consulted the scientific reports related to

shrimp farming activities.

The primary data were collected from the survey conducted at hatcheries and shrimp

seed suppliers, feed production establishments, veterinary drugs to prevent and treat shrimp

diseases dealers, shrimp farmers, collectors, seafood processing and exporting companies,

wholesalers and retailers.

The data were processed using main methods including economic statistics, financial

planning, supply chain analysis, identifying competitive advantage, production function,

expert interview, and SWOT matrix analysis.

Page 39: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

37

CHAPTER 3

CURRENT SITUATION OF THE FARMED SHRIMP SUPPLY

CHAIN IN QUANG NAM PROVINCE

3.1. The analysis of the farmed shrimp supply chain in Quang Nam Province

3.1.1. The structure of CCSPTN in Quang Nam Province

Diagram 3.1. Overall diagram of CCSPTN in Quang Nam Province

Source: synthesized from the survey results in 2012

In CCSPTN in Quang Nam province, shrimp farmers are central actors producing

shrimp for exports and consumption markets inside and outside the province. On the basis

of the flows of material products through shrimp farmers, CCSPTN in Quang Nam province

is divided into: upstream flows and downstream flows

Shrimp seed suppliers

12,7%

95,6%

66,7%

33,3%

87,4%

65,8% Big collectors

in the

province Wholesalers inside the

province

Shrimp farmers

Hatcheries outside the

province sell directly to

famers

Hatcheries outside the

province sell indirectly

to farmers

Feed suppliers inside

the province

Veterinary drugs

outside the province

Dealers level 1

Dealers level 2

Seafood processing

and exporting

companies

Foreign importers

Foreign consumers

Wholesalers outside

the province

Retailers

outside the

province

Consumers outside

the province

Retailers inside the

province

Consumers inside the

province

Small collectors

87,3%

4,4%

8,5% 4,1%

34,2%

Feed suppliers

outside the

province

100%

6 5,5% 34,5%

Dealers level 1

Veterinary drugs

establishment outside the

province

Feed production

establishment outside the

province

Hatcheries outside the

province sell indirectly to

farmers

Shrimp farmers

Dealers level 2

Shrimp seed nurseries

Hatcheries outside the

province sell directly to

farmers

63,8% 36,2%

66,7%

33,3%

Feed production

establishments inside

the province

Page 40: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

38

Diagram 3.2. The upstream flows of CCSPTN in Quang Nam province

The upstream flows of CCSPTN reflect the relationship between main input

suppliers: shrimp seed, feed, veterinary drugs. According to the survey, the shrimp seeds are

directly or indirectly supplied to the farmers by the hatcheries outside the province. The

hatcheries with brandnames like: South Central Seafood investment Ltd Company, Viet-Uc

Ltd Company,... sell shrimp seeds directly to shrimp farmers, accounting for 63.8% the

volume of shrimp seeds provided to the whole province. The remaining supply of shrimp

seed accounting for 36.2% is from the hatcheries outside the province, sold indirectly

through shrimp seed nurseries in Quang Nam province. The shrimp feed and veterinary

drugs are not sold directly from the production establishments to farmers, but through the

medium of their systems of dealers.

Diagram 3.3. Flows of shrimp products for exports

Based on the ratio of the shrimp consumed in various types of markets, it can be seen

that the downstream flows of CCSPTN in Quang Nam province consist of 2 main flows of

distribution: the flows of products for exports accounting from 87.4% and the flows of

products consumed outside the province accounting from 8.5% of the total volume of

farmed shrimp provided by big collectors. The flows of products consumed within the

province make a low consumption proportion of 4.1%. Therefore, this flow does not

represent the target market of the shrimp farmers. The thesis only focused on 2 main flows

of product consumption: the flows of products for exports and the flows of products

consumed outside the province.

Diagram 3.4. The flows of shrimp products consumed outside the province

The flows of shrimp consumption outside the province reflect the shrimp

consumption in Da Nang, Quy Nhon, Quang Ngai. Big collectors sell shrimp to wholesalers

Foreign

consumers

Processors and

exporters

Shrimp

farmers

Big collectors Foreign

importers

87,4% 100% 100% 95,6%

1.1

8,5%

Wholesalers

outside the

province

Shrimp

farmers

Big

collectors

Consumers

outside the

province

Small

collectors 4,4%

34,2%

95,6%

Retailers

outside the

province

2.2

2.1

Page 41: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

39

in wholesale markets outside the province at the ratio of 8.5% of the total volume purchased

at shrimp farmers. At the wholesale markets, wholesalers sell shrimp to retailers/hawkers in

local markets. For the small collectors, they are local residents and purchase under 1 ton of

shrimp to supply for retailers outside the province, usually acquaintances, at the ratio of

4.4% of the shrimp volume provided by shrimp farmers. They tend to use motorbikes for

transportation, products purchased can be frozen shrimp or fresh raw shrimp. Due to its

small consumption volume, the thesis only focused on analyzing the flows of products in

(2.1), for it is the main flows of product consumption, representing the consumption markets

outside the province.

3.1.2. The value creating process in CCSPTN in Quang Nam

3.1.2.1. Shrimp farmers

To produce 1 ton of shrimp, shrimp farmers in Thang Binh district paid a investment

cost of 76.88 million dongs, shrimp farmers in Nui Thanh paid 71.15 million dongs, and

those in Hoi An paid the highest cost of 80.84 million dongs/ton. In terms of investment

cost per ha of shrimp farming, farmers in Nui Thanh district paid highest cost of 454.25

million dongs/ha, those in Hoi An paid the least of 197.01 million dongs/ha. The reason is

that the shrimp productivity in Hoi An was low leading to highest average investment cost.

The benefit –cost ratio per ton in Nui Thanh district was highest (0.37), 0.05 higher than the

average level. This reality proves that shrimp farming in Nui Thanh district obtained higher

economic efficiency than in the other two districts.

The total cost of value creating process/household/ton of shrimp is the sum of total

production cost deducting the expenses of shrimp seeds and feed provided by the shrimp

seed and feed establishment, which is 24.6 million dongs (including the cost of shrimp

farming activities is 24.48 million dongs and marketing cost of 0.12 million) creating value

profit of 24.16 million dongs/ton. Thanks to the collaboration between input and output

actors, the shrimp farmers can reduce the transportation and marketing cost, which in turn

helps to increase the profit.

3.1.2.2. The value creating process of actors involved in the upstream flows of CCSPTN

(1) Hatcheries outside the province

The value creating process of hatcheries outside the province includes: (i) breeding

activities, (ii) marketing activities. According to the survey data analysis, for every ton of

shrimp, hatcheries sell 12.54 million dong shrimp seed on average, in which the production

Page 42: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

40

cost is 9.58 million dongs and the profit obtained is 2.96 million dongs. The economic

efficiency of the direct sale of 1 ton of shrimp from hatcheries outside the province to

farmers is higher than that of shrimp seed nurseries. The reason is that the average price of

ten thousand shrimp seeds sold directly to farmers is 529,034 thousand dong, in which the

total cost/ten thousand PL12 shrimp is 401,046 thousand dong accounting for 75.84% of the

selling price and the cost of buying stock is 168,028 thousand dong accounting for 33.1% of

the selling price. In comparison, the average price offered by the shrimp nurseries is

310,000 thousand dong/ten thousand shrimp seeds (0.6 lower than direct selling price by

hatcheries), in which the total cost is 257,074 thousand dong accounting from 83.13% of the

selling price.

(2) Feed production establishments for shrimp farming industry

According to the survey results, for every ton of farmed shrimp, feed production

establishment recorded a turnover of 34.9 million dongs, in which the total production cost

is 21.98 million dongs accounting for 62.98%, the average profit is 12.92 million dong

accounting from 37% of the turnover, the benefit-cost ration is 0.59, in which material costs

make up a large proportion of 23.65% of the turnover. The total cost of value creating

process is 13.73 million dongs, including costs of production activities, transportation,

advertisement and marketing. The feed production establishments inside the province

achieve higher economic efficiency over 1 dong spent than the feed production

establishment outside the province. However, in this competitive market, it is necessary to

continuously improve product quality to ensure the sustainable and high economic

efficiency.

(4) The system of feed dealers for shrimp farming industry

According to the survey results, the average turnover/dealer/ton of shrimp is 2.91

million dong, in which the cost of value creating process coinciding with the cost of

business operation of the dealer is 2.45 on average. The average profit obtained in 0.45

million dong. The profit/ton of shrimp obtained by dealers level 1 is higher that by dealers

level 2. In reality the income discount of dealers at level 2 is 7% lower than dealers level 1,

combined with lower consumption volume leading to higher costs distributed/ton of feed.

The average benefit-cost rate of the dealers is 0.18. This is the reward of the feed production

establishments offering to dealers to promote consumption and reduce inventory products.

3.1.2.3. The value creating process of actors involved in downstream flows of CCSPTN

Page 43: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

41

(1) Big collectors

The value creating process of big collectors is through the activities of collecting and

selling shrimp to seafood processing and exporting establishments or to wholesalers. The average

selling price of 1 ton of shrimp to seafood processing and exporting establishments is 116.34

million dong/ton, in which the average total investment cost is 103.69 million dongs/ton and the

average profit is 12.65 million/ton. Shrimp supplied for the markets outside the province for the

average price of 117.41 million dong/ton, in which the average total investment cost is 103.19

million/ton. The difference in shrimp’s selling price and collecting cost between actors is due to

different requirements on shrimp quality, shrimp products (frozen shrimp or fresh raw shrimp),

size, location, selling time. However the actual difference in reality is not big between different

flows of products in the markets.

(2) Seafood processing and exporting establishments

A ton of processed shrimp requires 1.5 ton of raw shrimp. The investment cost is 120.01

million dong/ton, the average selling price is 197.87 million dong/ton of processed shrimp, in

which the price of raw shrimp is 132.57 million dong/ton, the average profit is 12.5 million

dong/ton of raw shrimp. Among the production costs, the cost of raw shrimp is 116.34 million

dong/ton accounting for 87.76% of the selling price, the processing cost is 3.67 million dong/ton

accounting for 2.8% of the selling price. The return rate on 1 dong investment cost is 0.1, lower

economic efficiency compared to other actors in the chain like collectors or shrimp farmers. The

cost of value creating process of the processing and exporting establishments is 3.73 million

dong/ton of raw shrimp. The price of raw shrimp is the value created by the previous actors in

CCSPTN for the processing and exporting establishments.

(3) Wholesalers outside the province

Through the buying and selling activities, the actors of wholesales add the storage

and transportation cost for retailers. The total cost paid by wholesalers is 122.88 million

dong/ton, in which the cost of raw shrimp is 117.41 million dong/ton, accounting for

84.55%, the cost of trading activities is 5.47 million dong/ton including the costs of

electricity to run freezer, additional ice, delivery transportation to retailers/hawkers in local

markets. Among the cost of value creating process, the average transportation cost/ton of

shrimp paid by wholesalers is 60,000 thousand dong higher than that of big collectors.

Especially, in case of prolonged storage, the difference reaches 740,000 thousand dong/ton.

The main reason is due to the dependence on the daily consumption of retailers, which leads

to the wholesalers obtaining lower economic efficiency than big collectors. There should be

Page 44: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

42

measures to enhance the value added to the wholesalers.

(4) Retailers outside the province

The average turnover is 155.65 million dong/ton, in which the average total

investment cost is 143.75 million/ton accounting for 92.35% and the average profit is 11.9

million dong/ton accounting from 7.65% of the turnover; the average cost of purchasing raw

shrimp is 138.87 million dong/ton, accounting for 89.22% of the turnover. The average total

cost of retailing activities is 4.88 million dong/ton accounting from 3.14% of the turnover.

The return rate on the investment cost is 0.08 lower than wholesalers lying in the same

flows of products consumed outside the province. The cost of value creating process is the

cost of retailing activities at 4.88 million dong/ton.

The analysis of the value creating process of each actor in CCSPTN in Quang Nam

province indicates that: each actor undertakes a number of value creating activities when the

flows of material products go through it, transforms the raw materials and natural resources

to shrimp product, processed shrimp products meet the various need of consumers; in the

whole CCSPTN only farmers produce shrimp, other actors are suppliers, distributors

bridging the input and output factors to the markets; the results and economic efficiency of

each actor depend on the organisation of its value creating process.

3.1.3. The flows of finance in the farmed shrimp supply chain in Quang Nam

3.1.3.1. The payment process and economic efficiency of the chain

Table 3.1. The performance of finance activities of the actors in CCSPTN in

Quang Nam province

(per 1 ton of shrimp ) unit: million dong

Justification Hatcheries

Feed

production

establishments

Feed

dealers

Shrimp

farmers

Big

collectors

Processors

and

exporters

Wholesalers

Outside

The

province

Retailers

outside

the

province

Value

chain

I. Flow 1.1

1. Turnover (selling price) 12,54 34,90 2,90 99,24 116,34 132,57 - - 132,57

2. Difference in shrimp price(%) - - - 100,00 117,40 113,95 - - 133,59

3. Production cost 9,58 21,98 2,45 74,94 103,69 120,01 - - 66,73

4. Benefit 2,96 12,92 0,45 24,30 12,65 12,56 - - 65,84

5. Benefit/cost 0,31 0,59 0,18 0,32 0,12 0,10 - - 0,99

II. Flow 2.1

1. Turnover (selling price) 12,54 34,90 2,90 98,12 117,41 - 138,87 155,65 155,65

2. Difference in shrimp price(%) - - - 100,00 118,48 - 111,08 119,35 158,63

3. Production cost 9,58 21,98 2,45 74,94 103,19 - 122,88 143,75 74,03

4. Benefit 2,96 12,92 0,45 23,18 14,22 - 15,99 11,90 81,62

5. Benefit/cost 0,31 0,59 0,18 0,31 0,14 - 0,13 0,08 1,10

Page 45: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

43

Source: the author’s calculation

In Flow 1.1, the difference between the end actors and farmers is 33.77%. Similarly, in

Flow 2.1 the price difference between farmers and the end actor is 58.63%. The shrimp selling

price to the final consumer is 155.65 million dong/ton higher than the export price (132.57

million dong/ton), which leads to the low shrimp consumption in the domestic market. In the

flow 2.1, 1 dong of investment gain 1.10 dong of profit, higher economic efficiency than in

flow 1.1, yet limited consumption of 8.5% compared to the yield provided for the market by

shrimp farmers. The analysis of the payment process between the actors shows that shrimp

farmers are the central actors earning the highest return rate on the investment (from 23.18

million dong to 24 million dong/ ton of harvested shrimp). This rate is higher than that of other

actors in the chain and shrimp farmers also obtain higher economic efficiency than actors in the

downstream flow in CCSPTN in Quang Nam. Based on the survey data analysis, shrimp

farmers earn the lowest total mixed income (on average 188.7 million dong/household) and so

the mixed income per capita is also lowest reaching 80 million dong/person/year.

3.1.3.2. The financial position and profit distribution among actors in CCSPTN

It can be seen from Table 3.2 that in CCSPTN for markets outside the province, the

cost of value creating process in each chain varies. In this chain, shrimp farmers have

highest cost of value creating process (39.9%) including wages, expenses of veterinary

drugs and chemical substances, marketing cost. However, the profit earned is not

comparable with the financial position of shrimp farmers (28.4%). Similarly in CCSPTN for

export markets (Table 3.3), shrimp farmers pay the cost of value creating process at 24.6

million dong/ton accounting for 45.2%, yet the earned profit is only 24.3 million dong/tan

accounting for 36.9% of the total chain value while the other actors in downstream flow

obtain a profit proportion higher than their financial position.

Table 3.2. The proportion of the value creating cost, profit earned by actors in

CCSPTN for markets outside the province

(per ton of shrimp) unit: million dong

Actors

Cost

price

Profit

Total

production

cost

Value

creating

cost

Proportion

of value

creating

cost

Profit Profit

proportion

1. Hatcheries 9,58 5,81 9,43 12,54 2,96 3,63

2.Feed production

establishments 21,98 13,32 21,62 34,90 12,92 15,83

3. Feed dealers 2,45 2,45 3,98 2,90 0,45 0,55

Page 46: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

44

4. Shrimp farmers 74,94 24,60 39,94 98,12 23,18 28,40

5. Big collectors

103,19 5,07 8,23

117,4

1 14,22 17,42

6. Wholesalers outside the

province 122,88 5,47 8,88

138,8

7 15,99 19,59

7. Retailers outside the

province 143,75 4,88 7,92

155,6

5 11,9 14,58

Total 61.60 100,00 81,62 100,00

Source: survey data in 2012

The data analysis indicates that to improve CSPTN to increase economic efficiency,

competitiveness, and sustainable development of the shrimp farming industry, it is critical to

adopt effective solutions to elevate the value added for shrimp farmers. These solutions

include micro-economic and macro-economic management to create best conditions to

simultaneously resolve the benefits of shrimp farming and achieve the optimization of

customers’ benefits or maximise the value added of the whole supply chain of farmed

shrimp in Quang Nam province.

Table 3.3. The proportion of value creating cost, profit earned by actors in

CCSPTN for export markets

(per ton of shrimp ) unit: million dong

Actors

Cost

price

Profit

Total

production

cost

Value

creating

cost

Proportion

of value

creating

cost

Profit Profit

proportion

1. Hatcheries 9,58 5,81 10,70 12,54 2,96 4,50

2.Feed production

establishments 21,98 13,32 24,50 34,90 12,92 19,63

3. Feed dealers 2,45 2,45 4,50 2,90 0,45 0,68

4. Shrimp farmers 74,94 24,60 45,30 99,24 24,30 36,91

5. Big collectors 103,70 4,46 8,20 116,30 12,64 19,20

6. Wholesalers outside the

province 120,01 3,67 6,80 132,60 12,56 19,08

Total 54,31 100,00 65,83 100,00

Source: survey data in 2012

3.1.4. The flows of information in the chain

- The level of vertical information exchange: The level of information shared among

actors reflects the quality of the information flow which is smooth or blocked in the shrimp

supply chain. In CCSPTN in Quang Nam province, the level of information exchange between

actors in the relationship of partners is varied.

- Among the upstream actors: The survey of 4 upstream actors (including shrimp

Page 47: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

45

farmers) in CCSPTN in Quang Nam shows that there are two actors having the average

level of information exchange with the other two, they are shrimp farmers (3.019) and feed

production establishments /dealers

- Among the downstream actors: The survey of 5 downstream actors (including

shrimp farmers) shows that there are 3 actors having average level of information exchange

with actors in their direct relationship, they are big collectors, wholesalers outside the

province and the seafood processing and exporting establishments.

- Level of horizontal information exchange: There is weak communication in each

stage.

In general, the level of information exchange in CCSPTN in Quang Nam is limited, the

information shared mainly through direct trading relationship between actors in the chain. This is

one of the reasons leading to the lack of transparency, congestion of the information flow,

affecting the collaboration between actors, economic efficiency reduction and constraints to

maximise the chain value.

3.1.5. The collaboration between the actors in the supply chain

- Among the upstream actors: Through the survey of 3 upstream actors in CCSPTN

in Quang Nam, the collaboration between actors were self-evaluated as weak (average level

<2.6)

- Among the downstream actors: The survey results show that the collaboration

between downstream actors is not yet high. Among the 5 actors surveyed, there are 3 actors

namely big collectors, wholesalers outside the province, the processing and exporting

establishments reaching the relatively average level (2.9, 2.7 and 3.1 respectively)

- Horizontal collaboration not yet close and lacking in sustainable links

In short, the analysis of the collaboration of both upstream and downstream actors in

CCSPTN in Quang Nam shows that the level of cooperation between actors is low, mainly

depending on the direct relationships born during the trading activities. This is the embryonic

sign of incoherent and partial relationship, yet to reach the level of vertical integration, which

consequently leads to reducing economic efficiency and competitiveness of shrimp farming in

Quang Nam province.

3.2. The key input factors affecting productivity and economic efficiency of shrimp

Page 48: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

46

farming

The regression coefficients of the independent variables such as seed, industrial feed,

labor wage, quarantine, separate water supply system and training were positive and had

the significance level of over 90%

Table 3.4. The estimated results of Cobb-Douglas production function of shrimp farmers adopting

intensive farming season 1 and intensive farming season 2 in Quang Nam

Variables and coefficients

Intensive farming

season1

Intensive farming

season 2

Coefficients T-stat Coefficients T-stat

Constant (C) -2,946**

-2,523 -2.866**

-2,152

LnX1- Ln(stocking density) 0,205***

4,176 0,193***

3,474

LnX2- Ln(feed) 0,642***

17,360 0,588***

17,326

LnX3- Ln(labor) 0,350**

1,998 0,333*

1,658

D1- Quarantine 0,088*

1,704 0,129**

2,235

D2- Farming pond environment -0,071*

-1,665 -0,188***

-4,183

D3- Irrigation system 0,098**

2,087 0,086*

1,763

D4- Diseases -0,090*

-1,883 -0,107***

-2,159

D5- Training 0,086**

1,999 0,084*

1,798

F-Statistic 125,072***

108,355***

R2 0,7931 0,7720

R2 -Adjusted R Square 0,7868 0,7649

Observations 270 265 Source: survey data in 2012

Notes:(*) statistically significant 90% (**) statistically significant 95% (***) statistically

significant 99%,

The regression coefficients of farming pond environment, diseases decrease shrimp productivity

with the statistical significance of 90% or above in both farming models. This means that shrimp

productivity decrease or increase positively with individual regression coefficients. Diseases and

farming pond environment are the two prominent factors affecting shrimp productivity. Provided that

the other factors are constant, if diseases occur and are timely controlled, the productivity reduces (8.6%

for intensive farming crop 1, 10.45% for intensive farming crop 2) in comparison with shrimp farms

having no diseases or infection. Likewise, if the farming pond water is contaminated, the productivity

reduces (6.8% for intensive farming crop 1, 17.14% for intensive farming crop 2) in comparison with

uncontaminated shrimp ponds. Therefore frequent pond treatment and disease prevention is a must in

white-leg shrimp’s intensive farming, crop 2.

Table 3.5. Marginal productivity of primary inputs to shrimp farming in Quang Nam

Inputs unit X mean

Marginal

productivity- MPxi

(ton/ha)

Marginal

product value- Movie

(mill. dong)

Page 49: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

47

crop 1 crop 2 crop 1 Crop 2

X1- Stocking density Ten thousand /ha 125,56 0,009 0,007 0,869 0,696

X2- Feed ton/ha 7,47 0,514 0,318 51,138 31,358

X3- Labor Worked hours/ha 706,16 0,003 0,002 0,267 0,211 Source : household survey data

Based on the production function established corresponding to each season of intensive

farming in a year, the marginal productivity and marginal product value of each input factor were

identified as in Table 3.5. From that, economic efficiency of each input factor was also calculated.

Economic efficiency of input factors was indicated in Table 3.6, with the average selling

price of 99.1 million dong/ ton of shrimp, if ten thousand shrimp seeds/ha is added, intensive

farming crop 1 earns a profit of 0.352 million dong, and intensive farming crop 2 is 0.179 million

dong. Increasing 1 ton of feed/ha will bring about a profit of 25.5 million dong and 5.6 million

dong for intensive farming crop 1 and crop 2 respectively. Increasing one day of hired work will

bring about a profit of 0.166 million dong and 0.110 million dong for intensive farming crop 1

and crop 2 respectively. Comparison between the two crops shows that the three factors of

stocking density, labor and feed bring about higher investment efficiency for intensive farming

crop 1 than for crop 2.

Table 3.6. Economic efficiency of primary input factors for white-leg shrimp farming

in Quang Nam province

Input factors

Movie

(mill. dong) Pxi

(mill. dong)

Movie-Pxi

(mill. dong)

Crop 1 Crop 2 Crop 1 Crop 2

X1- Stocking density 0,869 0,696 0,517 0,352 0,179

X2- Feed 51,138 31,358 25,682 25,456 5,676

X3- Labour 0,267 0,211 0,101 0,166 0,110

Source: household survey data

As can be seen from the above analysis, to achieve economic efficiency in white-leg

shrimp farming in Quang Nam, the shrimp farmers should focus on intensive farming crop 1

in low land areas, increasing stocking density, worked hours to take care of shrimp at all

stages from feeding, aeration monitoring, checking water color, preventing diseases and

giving timely treatment to pond environment. It is advisable to select high quality feed to

increase shrimp productivity, shrimp product value and economic efficiency.

3.3. Competitive advantage of farmed shrimp in Quang Nam Province

Page 50: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

48

3.3.1. DRC coefficient of farmed shrimp products

The results below show that both farmed shrimp in both crop 1 and crop 2 has high

competitive advantage because all DRC/SER are smaller than 1 (DRC of crop 1 is 0.4892,

of crop 2 is 0.5853). However, farmed shrimp in crop 1 has higher competitive advantage

than in crop 2. The reason is that farmed shrimp in crop 1 has high yield, low level of

environmental pollution and diseases, no pressure of floods which results in high

investment.

Table 3.7. DRC of intensively farmed shrimp in two crops for exports in Quang Nam province

(per a ton of farmed shrimp)

No Criteria Unit Crop 1 Crop 2

I Endogenous factors that can’t be purchased

and domestically produced 1000VND 66689,51 80805,27

II Imported factors USD 241,62 265,81

III Cost of collecting and processing 1000VND 8180,00 8180,00

IV Output value USD 9500,00 9500,00

V DRC 12,23 14,63

VI Official rate USD 20,83 20,83

VII Shadow exchange rate USD 24,99 24,99

VIII DRC/SER times 0,4892 0,5853

Source: survey data and the author’s calculation

This coefficient shows that in case of crop 1 if $ 0.4892 investment is spent, within

the average duration of 80 days, the harvested and exported shrimp products will earn an

added foreign currency of 1 USD while in case of crop 2 the investment spent is 0.5853 for

the same value added. This finding has a significant impact on the local economic strategy

development.

3.3.2. DRC sensitivity analysis

Table 3.8. DRC sensitivity analysis of intensively farmed shrimp for exports in two

crops in Quang Nam province

No. Change in cost of price of exporting shrimp Crop 1 Crop 2

I Scenarios 0,4892 0,5853

II Domestic production cost

2.3 Increase 15% 0,5612 0,6677

2.4 Increase 30% 0,6331 0,7529

III Exporting cost

3.3 Increase 15% 0,4921 0,5863

3.4 Increase 30% 0,4950 0,5901

IV Price of exporting shrimp

4.3 Decrease 15% 0,5796 0,6906

Page 51: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

49

4.4 Decrease 30% 0,7109 0,8480

V Cost and price of exporting shrimp

5.3 All the costs increase 15% and the price of exporting shrimp decreases 15% 0,6695 0,7977

5.4 All the costs increase 30% and the price of exporting shrimp decrease 30% 0,9359 1,1168

Source: Survey data and the author’s calculation

From the table 3.8, the scenarios of change in input and output costs are unfavourable for

shrimp farming in local areas in Quang Nam province, yet the ratio of DRA/SER is always under

1. However, when domestic production cost and exporting cost increase 30% and the price of

exporting shrimp decrease 30%, shrimp farming in crop 2 loses its comparative and competitive

advantage. On the other hand, since the collaboration between actors in the chain is not binding

tightly, the increase of input cost and decrease of output price will unavoidably have adverse

impacts on shrimp farmers in Quang Nam.

With the average export price of white-leg shrimp: in crop 1 the ratio DRC/SER is

always under 1, in crop 2 in 2008 and 2009 the ratio is bigger than 1 due to the increased input

costs and decreased exporting price compared to that in 2007, which led to a reduction on

economic efficiency and competitiveness. This is the strong scientific evidence for the state

governance agencies to take into consideration to encourage the shrimp farmers in low-lying

areas to adopt one farming crop to ensure the economic efficiency and competitiveness.

3.4. Overall assessment of the current situation of the shrimp supply chain in Quang Nam

- The survey results indicated that the shrimp supply chain in Quang Nam province

consists of a number of actors, each actor is a chain performing specialized activities in each

stage. First and foremost, shrimp farmers are regarded as the central actors and the sole actors that

produce shrimp products to serve the market consumption.

- Each actor in the chain holds an important role in creating the value of the chain. Through its

own activities, the actors contribute to the value added to the shrimp product in the supply chain. In

downstream flows of CCSPTN in Quang Nam, shrimp farmers have highest economic efficiency and

financial position, yet the benefits are not yet properly distributed.

- The analysis of factors affecting shrimp productivity and economic efficiency shows that:

the factors of stocking density, labor, amount of feed, quarantine, training and investment in

irrigation system contribute to increasing shrimp productivity. Diseases and contaminated farming

pond reduce shrimp productivity. The factors of stocking density, labor, amount of feed also

contribute to increasing economic efficiency of shrimp farmers.

- The farmed shrimp products in Quang Nam province have competitive advantage with

DRC/SER<1. However, if the input costs and output price increase and decrease respectively over

30%, farmed shrimp products’ competitiveness will be low. The reality shows that crop 1 yielded

higher economic efficiency and competitive advantage than crop 2. When the average export price

reaches US$ 4.27 thousand/ton, the farmed shrimp in crop 2 loses its competitive advantage.

Page 52: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

50

- The factors of natural conditions, market, shrimp farmers, government and state

governance agencies in Quang Nam, the factors in CCSPTN management as well as factors of

infrastructure in the cultured areas and support services have impacts on the operation of CCSPTN

in Quang Nam. In particular, factors of cultured area planning, scale and farming area, weak

irrigation system, unqualified logistics support, poor transportation systems are hindrances to the

operation of CCSPTN in Quang Nam. These limitations need to be addressed to improve the

supply chain to increase economic efficiency, competitiveness and to develop the shrimp farming in

a sustainable manner.

CHAPTER 4

SOLUTIONS TO IMPROVE THE SHRIMP SUPPLY CHAIN IN

QUANG NAM PROVINCE

Accurate assessment of the current situation of CCSPTN in Quang Nam and the

domestic and international shrimp consumption trend serves as a strong foundation for

effective solutions to improve CCSPTN in Quang Nam Province.

The proposed solutions to improve CCSPTN in Quang Nam province were also

based on perspectives, orientation of improving CCSPTN to increase economic efficiency,

competitiveness and to sustainably develop the shrimp farming industry as well as the

analysis of SWOT matrix about the strengths, weaknesses, opportunities, threats of the

shrimp farming in Quang Nam province.

The key groups of solutions to improve CCSPTN in Quang Nam province includes

4.1. Solutions to each actor in the chain

This includes (i) increasing shrimp productivity and economic efficiency for the

shrimp farmers, (ii) enhancing the collaboration and information exchange for each actor in

the chain, (iii) taking food hygiene and safety into consideration in each actor in the chain

4.2. Solutions to state governance agencies in Quang Nam province

This group of measures includes (i) planning the shrimp cultured areas towards

sustainable development, ensuring the stability, quality and efficiency of the chain, (ii)

upgrading the infrastructure of the cultured areas towards increasing economic efficiency,

competitiveness and sustainable development; (iii) financial policy to improve CCSPTN;

(iv) promoting the role of community groups, towards establishing cooperatives of shrimp

farming services to resolve benefits for shrimp farmers; (v) improving human resources

serving in the shrimp farming industry; (vi) expanding domestic shrimp consumption

markets and export markets; (vii) strengthening state management of CCSPTN, creating

favorable conditions for the sustainable development of shrimp farming industry.

CONCLUSIONS

The analysis model of CCSPTN focused on analysing actors involved in the supply

Page 53: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

51

chain, the transformation of flows of material products, value creating process, payment

process, information exchange and collaboration in the chain. In which, value creating

process is the most important one and also the ultimate purpose of the chain. The analysis of

CCSPTN did not only analyse its actors but also groups of factors affecting the operation of

the chain. The thesis adopted appropriate research methods including supply chain analysis,

production function analysis, competitive advantage to solve the core relationship of supply

chain/ value chain in intimate connection with economic efficiency and competitiveness of

the shrimp farming industry.

The research results indicate that the shrimp products has to go through many

intermediaries to the hand of consumers, which are collectors, wholesalers, retailers, seafood

processors and exporters, foreign importers. The supply chain aims to satisfy the shrimp

demand for export markets and domestic markets outside and inside the province. There are

two main flows of high shrimp consumption, flows of shrimp exports and shrimp consumption

outside the province provided by big collectors accounting from 87.4% and 8.5% respectively.

Each actor able to promote its position and roles in the value creating process of the farmed

shrimp supply chain, which is reflected through the performance and economic efficiency of

each actor and the whole supply chain.

However, there are still limitations as follows:

When the input costs increase and the exporting price decreases by 30% compared to the

current conditions, the farmed shrimp products in Quang Nam fall to disadvantaged situation for

intensive shrimp farming in crop 2 and in some local areas. The flows of information exchange are

not perfect, actors sharing information mainly through direct trading relationships, which affects the

operation of the supply chain in each chain, especially between shrimp farmers and collectors. The

collaboration of actors in the chain is weak, not yet establishing close links and strategic alliance

through vertical integration.

The analysis of the flows of finance and value creating process in CCSPTN indicates that all

the actors obtained high economic efficiency, especially shrimp farmers. However, despite the

important financial position in the supply chain, shrimp farmers are not given comparable benefits

while the intermediaries such as big collectors, wholesalers, retailers, seafood processors and

exporters contribute low proportion of value creating costs, but gain many times higher mixed

income per capita than shrimp farmers.

The survey results show that all the factors affecting the operation of CCSPTN in Quang

Nam, in which factors of cultured area planning, infrastructure and support services, production

scale (capital, farming area), food hygiene and safety are the bottleneck situation hindering the

performance of the supply chain. On the basis of research results, the author proposed

synchronous, systematic, highly feasible and complementary groups of solutions to improve the

CCSPTN in Quang Nam province.

Page 54: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

52

Page 55: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1026/TOMTATLA.pdf · 2 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải

53

THE AUTHOR’S PUBLICATIONS RELATED TO THE

RESEARCH TOPIC

1. Mai Văn Xuân, Lê Văn Thu (2012), “Analysing the supply chain of farmed shrimp in the

area of Thang Binh district, Quang Nam province”, Hue University’s journal of science,

72B(3), p.413-425.

2. Lê Văn Thu, Mai Văn Xuân (2014), “The economic efficiency of white-leg shrimp

farming of farming households in the area of Quang Nam province” , Da Nang University’s

journal of science and technology, Da Nang University, Vol. 4(77) 2014,p.141-144.