hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1253/TOMTATLA.pdf · để mở rộng sản...

55
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ***** NGUYỄN TỪ ĐỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỢP LÝ TRONG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN LỆ THỦY VÀ HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 62.85.01.03 Huế - 2018

Transcript of hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1253/TOMTATLA.pdf · để mở rộng sản...

1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

*****

NGUYỄN TỪ ĐỨC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

HỢP LÝ TRONG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP

CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN LỆ

THỦY VÀ HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số: 62.85.01.03

Huế - 2018

2

Công trình hoàn thành tại:

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Văn Chương

Phản biện 1:...............................................................................

Phản biện 2:...............................................................................

Phản biện 3:...............................................................................

3

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Địa bàn các huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng

Bình có người DTTS sinh sống chủ yếu là người Bru - Vân Kiều, phân

bố tập trung ở khu vực phía Tây, đây là cộng đồng DTTS định cư khá

lâu, chịu khó lao động và có ý thức cao trong việc nhận đất, nhận rừng

để mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống. Vì vậy, thời gian qua công tác

giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn luôn được

quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính

sách cho người DTTS vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn,

công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

cho đồng bào DTTS được thực hiện với tỷ lệ hoàn thành còn hạn chế,

hộ người DTTS thiếu đất rừng sản xuất vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ

yếu do phương pháp thực hiện chưa hiệu quả, lúng túng trong giải

quyết, chưa tiến hành nghiên cứu một cách đồng bộ từ lý luận đến thực

tiễn để đánh giá tổng thể chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào

DTTS vào nội dung thực hiện. Với đặc thù của cộng đồng người DTTS

trên địa bàn nghiên cứu là sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ,

nơi có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh

thái, rừng đầu nguồn, nơi có hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Vì vậy,

công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp cho người DTTS nơi đây để ổn

định đời sống là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, bền vững

cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng

của địa phương và khu vực.

Xuất phát từ vấn đề trên cho thấy việc tiến hành nghiên cứu đề

tài " Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hợp lý trong công

tác giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện

huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình" là quan

trọng và cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng về nhu cầu sử dụng đất cùng với những vấn

đề bất cập trong công tác giao đất lâm nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp hợp

lý và hiệu quả đối với công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp cho đồng

2

bào DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng

Bình.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

a.Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện

cơ sở lý luận về công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, đất

lâm nghiệp nói riêng và những định hướng trong giải pháp ổn định, phát

triển đời sống người DTTS một cách khoa học, trên cơ sở sử dụng đất

lâm nghiệp hợp lý và bền vững.

b.Ý nghĩa thực tiễn

Quá trình nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh tỉnh Quảng Bình

đang đẩy mạnh công tác thực hiện giao đất lâm nghiệp cho người dân

sản xuất, đặc biệt là người DTTS. Vì vậy, việc đi vào nghiên cứu nội

dung này sẽ góp phần giải quyết vấn đề đang được quan tâm tại địa bàn

nghiên cứu, đảm bảo cho lợi ích của người dân nói chung và người

DTTS nói riêng.

4. Tính mới của đề tài

- Đề tài luận án Tiến sĩ là công trình khoa học được nghiên cứu

theo định hướng chính sách mới của Luật đất đai 2013, quy định rõ

trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

với quan điểm: “Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc

thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất

nông nghiệp''

- Các nguồn số liệu về quản lý sử dụng đất của cơ quan nhà nước

thường được xác định bằng các phương pháp đo đạc truyền thống, đề tài

đã áp dụng công nghệ GIS và Viễn thám để phân tích được sự biến động

đất lâm nghiệp trong giai đoạn năm 2005 - 2015 trên khu vực nghiên

cứu, qua đó để đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp

cũng như quá trình chuyển đổi sử dụng đất trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội của địa bàn.

- Luận án đã làm rõ được thực trạng nhu cầu cấp thiết của người

DTTS về đất sản xuất lâm nghiệp, đồng thời, đã đưa ra được nhóm 4

giải pháp phù hợp để giải quyết hiệu quả chính sách giao đất lâm nghiệp

cho đồng bào DTTS, đảm bảo tính khả thi và triển khai vào thực tiễn

của địa bàn.

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Đất và đất lâm nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm về đất đai

1.1.1.2. Đất lâm nghiệp

1.1.2. Giao đất

1.1.2.1. Khái niệm về giao đất

1.1.2.2. Quản lý Nhà nước về giao đất

1.1.3. Những vấn đề chung về người dân tộc thiểu số

1.1.3.1. Khái niệm người dân tộc thiểu số

1.1.3.2. Tổng quan về người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên

thế giới

1.2.2. Những vấn đề về giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam

1.2.2.1. Tổng quan chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam từ

trước đến nay

1.2.2.2. Thực trạng nghiên cứu chính sách về giao đất lâm nghiệp ở

Việt Nam

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn phía Tây

Nam của tỉnh Quảng Bình nơi có chủ yếu người DTTS định cư, sinh

sống thuộc các huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, gồm các xã: xã

Kim Thuỷ, xã Ngân Thuỷ, xa Lâm Thuỷ (huyện Lệ Thủy); xã Trường

Sơn, xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh).

4

+ Phạm vi thời gian về số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu:

Số liệu nghiên cứu cơ bản được thu thập từ năm 2005 đến năm 2016.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng các hộ gia đình, cá nhân người DTTS và các tổ chức

đang quản lý, sử dụng đất liên quan trong khu vực phía Tây của các

huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Các chính sách của Nhà nước về đất đai và giao đất sản xuất lâm

nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân người DTTS trên địa bàn nghiên cứu.

- Tài nguyên đất lâm nghiệp phục vụ nghiên cứu và giao đất cho

người DTTS.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề về điều kiện tự nhiên và kinh

tế - xã hội tại một số xã khu vực phía Tây của các huyện Lệ Thủy và

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Phân tích sự biến động sử dụng đất lâm nghiệp trong quá trình

quản lý chính sách giao đất lâm nghiệp tại một số xã vùng núi của

huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với sự trợ giúp

của công nghệ GIS và Viễn thám.

- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng đất lâm

nghiệp với những hiệu quả mang lại từ công tác giao đất sản xuất lâm

nghiệp cho người DTTS trên địa bàn nghiên cứu.

- Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện và triển khai các chính sách

của Nhà nước đối với công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp cho đối

tượng người DTTS sinh sống trên địa bàn huyện Lệ Thủy và huyện

Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác giao đất sản xuất

lâm nghiệp cho đối tượng người DTTS tại vùng nghiên cứu hợp lý và

hiệu quả.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp

Phương pháp điều tra thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp được sử

dụng chủ yếu để phục vụ cho các nội dung về nghiên cứu tổng quan các

vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá việc thực hiện và

triển khai các chính sách của Nhà nước đối với công tác giao đất sản

5

xuất lâm nghiệp cho đối tượng người DTTS trên địa bàn nghiên cứu,

đồng thời giải quyết các vấn đề về số liệu cho nội dung đề tài luận án.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc

Để giải quyết về số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá

phân tích về nhu cầu cầu sử dụng đất, các chính sách đất đai và hiệu quả

từ công tác giao đất lâm nghiệp phục vụ sản xuất, đề tài đã tiến hành

phỏng vấn 318 hộ gia đình người DTTS trên địa bàn nghiên cứu với hệ

thống các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng được phỏng

vấn nhằm mang lại số liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu.

2.3.2.2. Phương pháp tham vấn các bên liên quan

Việc thực hiện tham vấn diễn ra bằng phỏng vấn cấu trúc với 63

đối tượng từ cấp xã đến các cấp tỉnh trong các cơ quan, đơn vị có liên

quan, tiến hành 70 cuộc phỏng vấn sâu.

2.3.2.3. Phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân

(PRA)

Phương pháp PRA đã được sử dụng để điều tra và cùng với các

thành viên bản địa tìm hiểu, phân tích và đánh giá các khó khăn, thuận

lợi trong công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp, đồng thời nắm rõ nhu

cầu về sử dụng đất và khuyến khích người dân đưa ra các giải pháp trên

cơ sở đó đi đến giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu.

2.3.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa

Việc đi khảo sát thực địa không chỉ trong vùng nghiên cứu mà

còn được tiến hành thực hiện ở các vùng liên quan, các vùng có đặc thù

tương ứng và những nơi có thể cung cấp được dữ liệu hữu ích cho nội

dung nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê

Các loại số liệu trên được phân tích, chọn lọc để nhập liệu xử lý

trên các phần mềm thống kê SPSS và phần mềm Microsoft Excel làm cơ

sở cho việc đánh giá, định hướng nội dung nghiên cứu một cách có khoa

học gắn liền với thực tiễn khách quan.

2.3.4. Phương pháp bản đồ

Các loại bản đồ đã được sử dụng cho mục đích nghiên cứu là:

Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ lâm

nghiệp và các bản đồ về hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất... để đánh

6

giá, phân tích giúp cho quá trình nghiên cứu có được cách nhìn tổng

quan nhất về vấn đề cần đạt được.

2.3.5. Phương pháp ứng dụng GIS và Viễn thám

Phương pháp ứng dụng GIS và Viễn thám đã được thực hiện dưới

hình thức sử dụng ảnh viễn thám với sự trợ giúp của công cụ GIS để

phân tích, giải đoán phục vụ đánh giá nghiên cứu diễn biến về đất lâm

nghiệp trên địa bàn. Các loại ảnh viễn thám được tiến hành giải đoán

trên phần mềm ENVI 5.2 và ArcGIS10.2.

2.3.6. Phương pháp chuyên gia

Nghiên cứu đã sử dụng kiến thức chuyên gia để làm hoàn thiện cơ

sở đề xuất các giải pháp thực hiện công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp

cho đối tượng người DTTS. Đã tổ chức 09 cuộc họp, đợt làm việc về

các nội dung liên quan đến đề tài, đã tham gia nhiều cuộc họp, hội thảo

chuyên ngành liên quan đến nội dung nghiên cứu, qua đó có thể tận

dụng được ý kiến của các chuyên gia cũng như các đối tượng liên quan

để đóng góp cho kết quả nghiên cứu.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu nằm ở vị trí phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình,

Được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 16o55' đến 17o26' độ vĩ Bắc và từ

106o17' đến 106o52' độ kinh Đông.

3.1.1.2. Địa hình

3.1.1.3. Khí hậu

3.1.1.4. Thủy văn

3.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng

3.1.1.6. Thảm thực vật rừng

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

7

3.1.2.2. Dân số

3.1.2.3. Việc làm

3.1.2.4. Y tế

3.1.2.5. Giáo dục - Đào tạo

3.1.2.6. Giao thông

3.1.3. Đặc điểm văn hoá, tín ngưỡng và phong tục tập quán canh tác

của người DTTS trên địa bàn nghiên cứu

Điều dễ nhận thấy là văn hóa, tín ngưỡng của người Bru - Vân

Kiều luôn hướng về tổ tiên và thần linh, vấn đề đó tác động rất lớn đến

phong tục, tập quán canh tác nông nghiệp người dân. Ở đây, cây rừng và

đất rừng luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh tồn hàng

ngày. Bởi lẽ, người dân tộc Bru - Vân Kiều ở đây từ xa xưa đã được coi

là đứa con của núi rừng và có niềm tin rất lớn và vững chắc đối với thần

linh. Đối với họ, rừng chính là máu thịt, là lá chắn chở che, là hoa lợi từ

đất trời ban cho để duy trì và phát triển giống nòi. Thế nên họ luôn trân

trọng và biết ơn màu xanh bạt ngàn nơi những cánh rừng già. Họ coi đó

là địa hạt của sự linh thiêng và bất cứ thời khắc nào cũng có thần linh

trú ngụ và cai quản rừng rú.

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.4.1. Ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giao đất sản xuất lâm

nghiệp cho đồng bào DTTS

Địa hình hiểm trở, bị chia cắt sâu bởi nhiều dãy núi cao, một số

khu vực có độ dốc lớn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến

việc triển khai công tác giao đất cũng như quá trình thực hiện sản xuất

canh tác của người dân.

Đồng bào DTTS sống phân bố rải rác, xa trung tâm, vì vậy, việc

tuyên truyền phổ biến các chính sách của nhà nước nói chung và chính

sách về giao đất lâm nghiệp nói chung bị hạn chế, mất nhiều thời gian

hơn khi cần phải có sự phối hợp của người dân cùng tham gia. Điều kiện

kinh tế khó khăn có ảnh hưởng rất lớn đến việc người dân nhận đất để

sản xuất canh tác, thiếu kinh phí để đầu tư sản xuất dẫn đến đất không

8

được sử dụng hiệu quả, hoang hóa và nảy sinh các vấn đề về tranh chấp

đất đai.

Trình độ văn hóa còn thấp và phong tục, tập quán canh tác của

người DTTS còn lạc hậu có tác động rất lớn đến công tác giao đất sản

xuất lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.

3.1.4.2. Tác động tích cực đến công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp

cho đồng bào DTTS

- Có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc triển khai công tác

giao đất lâm nghiệp..

- Đất xám Feralit (Xf), chiếm 81,09% tổng diện tích tự nhiên khu

vực nghiên cứu, đây là loại đất tốt, thích hợp cho việc sử dụng vào mục

đích nông lâm nghiệp, thích nghi cho trồng cây lâm nghiệp, thúc đẩy

người dân trong vấn đề nhận đất để phát triển sản xuất, nâng cao đời

sống.

- Hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi cho việc thực

hiện chính sách giao đất lâm nghiệp.

3.2. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

GIAI ĐOẠN NĂM 2005 - 2015 TẠI KHU VỰC PHÍA TÂY CÁC

HUYỆN LỆ THỦY VÀ HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG

BÌNH

3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu được cung cấp từ Cục

Viễn thám Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với các loại ảnh

SPOT 5, độ phân giải 2,5m; VNRED-SAT1, độ phân giải 2,5m trên

kênh phổ Panchromatic. Dữ liệu ảnh Vệ tinh đạt chuẩn mức độ 3, được

hiệu chỉnh phổ và nắn chỉnh hình học theo hệ tọa độ Quốc gia VN -

2000.

3.2.2. Xử lý ảnh vệ tinh

Với ảnh vệ tinh sau khi nắn chỉnh tiến hành phân tích ảnh theo 4

đối tượng - loại đất như sau: Đất rừng tự nhiên; Đất rừng trồng; Đất thủy

văn; Đất khác.

9

Kết quả đánh giá độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh trong các năm

2005 và năm 2015 cho thấy: Lơp đât rưng trông được phân loại với độ chính

xác cao nhất (năm 2005 là 0,90%, 2015 là 0,94%). Với các độ chính xác tổng

thể (Overall Accuracy) các năm 2005 là 0,85%; năm 2015 là 0,91% và chỉ

số Kappa tương ứng là 0,8 và 0,88 đã cho kết quả phân tích với các chỉ

số đạt mức độ tốt đến rất tốt, làm cơ sở vững chắc để thực hiện các nội

dung nghiên cứu.

3.2.3. Thành lập bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp được xây dựng trên

phần mềm ArcGIS 10.2 được hiệu chỉnh trên bản đồ giấy phục vụ cho

công tác đối chiếu, so sánh giữa các nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu.

Hình 3.3. Hiện trạng đất lâm nghiệp vùng nghiên cứu năm 2005 và năm

2015

10

3.2.4. Đánh giá sự biến động đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu

giai đoạn năm 2005 - 2015

Luận án thực hiện nội dung đánh giá sự biến động đất lâm nghiệp

ngoài việc để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, còn để thấy được tổng

quan của quá trình chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn năm 2005 - 2015

trên địa bàn nghiên cứu, qua đó làm rõ thêm về nguồn gốc và dự báo về

xu hướng mở rộng của diện tích đất rừng trồng sản xuất.

Bảng 3.7. Biến động diện tích đất lâm nghiệp của khu vực nghiên cứu

Đơn vị tính: ha

Loại hình sử

dụng đất

Thời gian

Chênh lệch năm

2005 -2015 Năm

2005

Năm

2015

Đất rừng trồng 44 168,35 71 683,11 +27 514,77

Đất rừng tự nhiên 126 811,18 90 845,06 -35 966,12

Đất khác 5 607,23 13 307,74 +7 700,51

Đất thủy văn 4 616,92 5 367,77 +750,85

Trong giai đoạn năm 2005 -2015, diện tích đất rừng trồng tăng

lên rất đáng kể với 27 514,77 ha, năm 2005 có diện tích 44 168,35 ha và

sau 10 năm đã tăng lên đến 71 683,11 ha. Đứng thứ hai là nhóm đất

khác, tăng 7 700,51 ha. Trái ngược với hiện tượng tăng diện tích của các

loại hình đất đai trên, diện tích đất rừng tự nhiên bị giảm mạnh từ 126

811,18 ha xuống còn 90 845,06 ha, giảm 35 966,12 ha.

11

Bang 3.8. Chu chuyên cac loại đất giai đoạn năm 2005 - 2015

Đơn vị tính: ha Chu chuyển

Loại đất

Đất rừng

trồng

Đất rừng tự

nhiên Đất khác

Đất thủy

văn Năm 2015

Đất rừng trồng 38 165,75 31 067,36 2 450,00 0,00 71 683,11

Đất rừng tự

nhiên 0,00 90 845,06 0,00 0,00 90 845,06

Đất khác 5 475,51 4 692,00 3 140,23 0,00 13 307,74

Đất thủy văn 527,09 206,76 17,00 4 616,92 5 367,77

Năm 2005 44 168,35 126 811,18 5 607,23 4 616,92 181 203,68

Kết quả phân tích biến động sử dụng đất đã thể hiện khá rõ nét về

quá trình chuyển đổi loại đất, theo đó đất rừng tự nhiên chuyển đổi sang

đất rừng trồng chiếm phần lớn diện tích đất biến động, với 31 067,36 ha.

3.3. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

CỦA NGƯỜI DTTS TẠI VÙNG PHÍA TÂY CÁC HUYỆN LỆ

THỦY VÀ HUYỆN QUẢNG NINH

3.3.1. Hiện trạng về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn

nghiên cứu

Bảng 3.10.Thống kê đất lâm nghiệp theo chủ sử dụng và quản lý tại các

xã nghiên cứu năm 2015

Xã nghiên

cứu

Diện tích đất theo đối tượng sử dụng (ha) Diện tích

đất giao để

UBND xã

quản lý

(ha)

Tổng diện

tích giao sử

dụng

Hộ gia

đình, cá

nhân

Tổ chức

kinh tế

Tổ chức

sự nghiệp

công lập

Cộng đồng

dân cư và

Cơ sở tôn

giáo

Trường Sơn 69 349,38 1 710,81 26 423,19 40 576,11 639,26 5 509,80

Trường Xuân 12 320,83 2 140,13 717,26 9 463,45 0 842,08

Lâm Thủy 19 304,33 276,62 19 027,71 0 0 2 624,34

Kim Thủy 42 769,63 6 718,65 17 676,28 18 374,7 0 2 867,78

Ngân Thủy 11 104,77 377,11 10 727,66 0 0 2 062,53

Tổng: 154848,94 11 223,31 74 572,10 68 414,26 639,26 13 906,53

12

Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp thuộc quyền sử dụng của các tổ

chức kinh tế và đơn vị sự nghiệp nhà nước, với 142 986,36 ha chiếm

92,33% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao sử dụng và chiếm 84,72%

tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn. Trái lại, đất lâm nghiệp được

giao cho hộ gia đình, cá nhân chỉ chiếm trung bình 6,66% diện tích đất lâm

nghiệp.

3.3.2. Vai trò của đất sản xuất lâm nghiệp đối với đời sống của

người DTTS tại vùng nghiên cứu

- Tác động đến cơ cấu nghề nghiệp của người DTTS.

- Tác động đến nguồn thu nhập của người DTTS.

- Tác động đến chất lượng cuộc sống của người DTTS.

3.3.3. Đánh giá nhu cầu sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp của người

DTTS

Các số liệu phản ánh nhu cầu về giao đất trồng rừng sản xuất của

đồng bào DTTS đã được điều tra làm rõ và cụ thể theo bảng 3.14.

Bảng 3.14. Nhu cầu được giao đất trồng rừng sản xuất của đồng bào

DTTS

Stt Địa bàn điều tra,

phỏng vấn

Nhu cầu về giao đất trồng rừng

sản xuất

Chiếm tỷ lệ

(%)

Số hộ điều

tra

(hộ)

Số hộ có

nhu cầu

(hộ)

Diện

tích

(ha)

1 Xã Trường Xuân 31 30 94 96,77

2 Xã Trường Sơn 94 94 403 100

3 Xã Lâm Thủy 50 50 303 100

4 Xã Ngân Thủy 53 53 503 100

5 Xã Kim Thủy 90 89 723 98,88

Tổng cộng 318 316 2.026 99,37

Có đến 316 hộ có nhu cầu được giao thêm đất để trồng rừng sản

xuất, chiếm 99,37 %, với diện tích là 2 026 ha, tại các xã Trường Sơn,

xã Lâm Thủy và xã Ngân Thủy có đến 100% các hộ được phỏng vấn có

13

nhu nhu cầu được giao thêm đất sản xuất lâm nghiệp với diện tích 1 209

ha, trung bình mỗi hộ cần thêm 6,4 ha.

Bảng 3.15. Diện tích đất rừng trồng sản xuất người DTTS đang sử dụng

đến năm 2016

Hạn mức

đất đang

sử dụng

Trường

Xuân

(hộ)

Trường

Sơn

(hộ)

Kim

Thủy

(hộ)

Ngân

Thủy

(hộ)

Lâm

Thủy

(hộ)

Tổng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Ghi

chú

Không có

đất 03 39 40 26 34 142 44,65

Nhóm

thiếu

đất

Dưới 01 ha 01 08 03 0 02 14 4,41

Từ 01ha -

dưới 2,5 ha 13 32 29 18 09 101 31,76

Từ 2,5ha -

05 ha 12 14 13 06 05 50 15,72 Nhóm

đủ đất Trên 05 ha 02 01 05 03 0 11 3,46

Tổng

cộng: 31 94 90 53 50 318 100

Có đến 142/318 hộ gia đình DTTS không có đất rừng trồng sản

xuất, chiếm 44,65%, nhưng bên cạnh đó tỷ lệ hộ gia đình đang sử dụng

đất rừng trồng sản xuất có diện tích từ 01 ha đến dưới 2,5 ha khá cao,

101 hộ với 31,76%. Tuy nhiên, theo quy định định mức diện tích đất sản

xuất lâm nghiệp dưới 2,5 ha/hộ được xem là hạn mức thiếu đất cho 01

hộ gia đình người DTTS. Vì vậy, xét về hạn mức diện tích đất rừng

trồng sản xuất đang sử dụng, vẫn có đến 257 hộ còn thiếu đất, chiếm

80,81%.

Đối với người dân nói chung và người DTTS nói riêng việc triển

khai chính sách về GĐLN đến nay vẫn rất cấp thiết, có đến 174 hộ gia

đình, chiếm 54,7% trong tổng số 318 hộ được hỏi cho rằng vấn đề giao

đất sản xuất lâm nghiệp cho người dân là cấp thiết và có đến 136 hộ,

chiếm 42,7% cho rằng rất cấp thiết.

14

Thời gian qua, nhà nước đã triển khai nhiều chính sách về vùng

đồng bào DTTS, hạ tầng xã hội luôn được đầu tư khá đầy đủ, nhưng qua

nghiên cứu cho thấy cuộc sống của đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó

khăn, chậm phát triển. Có đến 138/318 hộ, chiếm 43,4% cho rằng cuộc

sống năm 2016 không thay đổi so với năm 2010 và 121/318 hộ, chiếm

38% hộ cảm nhận được cuộc sống có thay đổi nhưng tăng ít.

Biến động đất sản xuất lâm nghiệp của người DTTS năm 2016 so

với năm 2010 cũng không rõ nét, qua điều tra, trong tổng số 176 hộ có

đất sản xuất lâm nghiệp, có 116 hộ cho biết diện tích đất sản xuất lâm

nghiệp của hộ gia đình năm 2016 không thay đổi so với năm 2010; 11

hộ có diện tích tăng lên và có đến 49 hộ diện tích đất sản xuất lâm

nghiệp bị giảm diện tích. Với 116/176 hộ người DTTS có diện tích đất

sử dụng ổn định, cho thấy diễn biến về chính sách GĐLN không có

nhiều tác động đáng kể đến hiện trạng sử dụng đất của người dân.

Qua điều tra, khảo sát nhu cầu được giao đất lâm nghiệp của người

DTTS vẫn là nhu cầu thiết yếu trong các nhu cầu cần được hỗ trợ để

phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, theo bảng 3.19.

Bảng 3.19. Nhu cầu cần được hỗ trợ để phát triển sản xuất của đồng

bào DTTS

Vấn đề Số hộ đề xuất Tỷ lệ (%)

Cấp đất sản xuất 314 98,7

Cấp giống 154 48,4

Tạo việc làm 86 27,0

Nước (nước tưới) 153 48,1

Cấp lương thực 176 55,3

Cấp vốn 225 70,7

Công cụ sản xuất 31 9,7

Hạ tầng nông thôn (đường, điện,

hồ chứa nước…) 71 22,3

15

Có thể thấy, hầu hết người dân đều có nhu cầu được cấp thêm

đất sản xuất, chiếm đến 98,7% số hộ được phỏng vấn, cũng là nhu cầu

cấp thiết hơn so với các nhu cầu còn lại. Khá nhiều hộ có nhu cầu được

cấp vốn và cấp giống, lần lượt chiếm các tỷ lệ 70,7% và 48,4%, đa số

các trường hợp do điều kiện kinh tế khó khăn, không có kinh phí để

thực hiện sản xuất, canh tác, vì vậy họ cần được hỗ trợ vốn để phát triển

sản xuất lâm nghiệp.

3.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ GIAO

ĐẤT SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CHO ĐỒNG BÀO DTTS TRÊN

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.4.1. Chính sách quản lý Nhà nước về giao đất sản xuất lâm nghiệp

trong thời gian qua

- Từ những năm cuối thập kỷ 90: Trong thời gian này, chính sách

GĐLN được thực hiện trong điều kiện còn nhiều bất cập trong công tác

triển khai và những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách cũng

như nguồn nhân lực thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Giai đoạn từ năm 2000 - 2005: Tuy nhiên, những bất cập trong

chính sách GĐLN lại nảy sinh nhiều vấn đề mới, các công ty lâm

nghiệp, nông lâm trường nắm quyền khai thác tài nguyên đất lâm

nghiệp, hộ gia đình cá nhân trong vai trò là đối tượng được thuê khoán,

chăm sóc và bảo vệ rừng còn hạn chế về quyền sử dụng đất, đời sống

của người dân còn rất khó khăn.

- Từ năm 2005 đến nay, công tác GĐLN có nhiều chuyển biến

quan trọng, đã giải quyết cơ bản những phát sinh, tồn tại trong chính

sách GĐLN thời gian qua, đồng thời tập trung ưu tiên đánh giá về nhu

cầu sử dụng đất để thực hiện giao đất đúng đối tượng và quan tâm nhiều

hơn đến vấn đề môi trường, giảm nghèo, phát triển bền vững và đối

tượng dễ bị tổn thương, người DTTS... nhiều chính sách của Nhà nước

về GĐLN được ban hành.

16

3.4.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giao đất sản xuất lâm

nghiệp cho người DTTS trên địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.20. Kết quả GĐLN cho đồng bào DTTS trên địa bàn

nghiên cứu từ trước đến năm 2015

St

t Tên xã Huyện

Diện tích ĐLN hộ

gia đình, cá nhân

đang sử dụng (ha)

Diện tích

GĐLN giao

cho đồng

bào DTTS

(ha)

Chiếm

tỷ lệ (%)

1 Trường Sơn Quảng

Ninh

1 710,81 1 499,8 87,66

2 Trường Xuân 2 140,13 937,9 43,82

3 Kim Thủy

Lệ Thủy

6 718,64 1 748,0 26,01

4 Ngân Thủy 377,11 125,6 33,30

5 Lâm Thủy 276,62 140,1 50,64

Tổng: 11 223,31 4 451,4 39,66

Theo kết quả nghiên cứu, trong tổng số diện tích 11 223,31 ha đất

sản xuất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, có 4 451,4

ha của người DTTS có nguồn gốc được nhà nước giao sử dụng, chiếm

39,66%.

Đến năm 2016, lực lượng tham gia vào công tác GĐLN cho đồng

bào DTTS ngày càng đông, lan rộng trong đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh

đến cấp xã, với tỷ lệ trung bình 73% đối tượng cán bộ các cấp đã từng

tham gia vào hoạt động GĐLN cho đồng bào DTTS và 100% ý kiến cho

rằng công tác GĐLN cho đồng bào DTTS rất quan trọng. Tuy nhiên,

trên địa bàn nghiên cứu đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về tính

hiệu quả của công tác GĐLN, cụ thể có 55,6% ý kiến cho rằng có hiệu

quả, với tỷ lệ 44,4% ý kiến còn cho rằng công tác giao đất đang diễn ra

ít hiệu quả.

Một trong những kết quả nổi bật của công tác GĐLN trên địa bàn

trong thời gian qua là công tác cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp

cho hộ gia đình, cá nhân người DTTS khá cao.

17

Bảng 3.24. Hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

sản xuất lâm nghiệp đến năm 2016

Hiện trạng về

quyền sử

dụng đất

Trường

Xuân

(hộ)

Trường

Sơn

(hộ)

Kim

Thủy

(hộ)

Ngân

Thủy

(hộ)

Lâm

Thủy

(hộ)

Tổng

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Đã có

GCNQSDĐ 25 32 17 14 12 100 56,82

Đang làm thủ

tục cấp GCN 01 06 22 01 2 32 18,18

Chưa có

GCNQSDĐ 2 17 11 12 2 44 25,00

Tổng: 28 55 50 27 16 176 100

Theo kết quả điều tra từ 318 hộ gia đình DTTS được phỏng vấn,

có 176 hộ đang có đất rừng trồng sản xuất, trong đó có 100/176 hộ,

chiếm 56,82% đã được cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, đang làm hồ sơ cấp

giấy 32/176 hộ chiếm 18,18%, còn lại 44/176 hộ chiếm 25,0% chưa

được cấp GCN. Qua nghiên cứu cho thấy, GCNQSDĐ lâm nghiệp đang

có vai trò rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến quá trình khai thác,

thu mua sản phẩm cây lâm nghiệp của người dân.

3.4.3. Một số khó khăn trong công tác GĐLN cho người DTTS trên

địa bàn nghiên cứu

3.4.3.1. Về chính sách

+ Sự bất định về chính sách đất đai, lâm nghiệp.

+ Các văn bản luật còn chồng chéo, tính ràng buộc chưa cao.

+ Quyền của đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp chưa được đảm

bảo đầy đủ.

+ Công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng chưa đồng bộ,

thiếu chính xác.

18

+ Chính sách hỗ trợ sau giao đất chưa rõ, thiếu hiệu quả.

3.4.3.2. Về công tác tổ chức thực hiện

+ Quy trình thực hiện thiếu đồng bộ, phương pháp chưa hợp lý.

+ GĐLN chưa gắn với giao rừng.

+ Quá trình thực hiện chính sách GĐLN chưa thực sự ưu tiên cho

đối tượng người DTTS.

Bảng 3.25. Kết quả thực hiện GĐLN cho đồng bào DTTS trên

địa bàn nghiên cứu giai đoạn năm 2009 - 2015

Stt Thời gian

Diện tích đất thu hồi

giao địa phương

quản lý (ha)

Diện tích đất được

giao cho đồng bào

DTTS (ha)

Chênh lệch

diện tích (ha)

1 Năm 2009 6 514,70 0 +6 514,70

2 Năm 2010 0 0 0

3 Năm 2011 0 0 0

4 Năm 2012 2 222,20 499,40 +1 722,8

5 Năm 2013 271,10 1 073,34 -802,24

6 Năm 2014 4 112,74 1 748,07 +2 364,67

7 Năm 2015 0 961,10 -961,10

Tổng: 13 120,74 4 281,91 +8 838,83

+ Thiếu quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp của các cấp chưa chặt chẽ;

ý thức, trình độ cán bộ hạn chế.

3.4.3.3. Các trở ngại từ điều kiện thực tiễn

+ Tập quán canh tác lạc hậu của người DTTS.

+ Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn.

+ Tranh chấp giữa các đối tượng về quyền sử dụng đất.

+ Đất đai manh mún, phân tán xa khu dân cư.

+ Vướng mắc tài sản trên đất khi giao về địa phương quản lý.

+ Thiếu kinh phí thực hiện.

19

3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ

CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CHO ĐỒNG BÀO DTTS

3.5.1. Bài học kinh nghiệm

- Các chương trình, dự án của Nhà nước và tổ chức Phi chính phủ

(NGO).

- Các hoạt động giao đất lâm nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi

trường triển khai.

- Hoạt động giao đất lâm nghiệp theo thẩm quyền của các địa

phương.

3.5.2. Đề xuất các giải pháp

3.5.2.1. Cơ sở đưa ra các giải pháp

Trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 4 năm 2016, đã thực hiện

điều tra, phỏng vấn và tổ chức các cuộc họp để tham vấn các ý kiến của

đối tượng liên quan. Kết quả thực hiện các cuộc phỏng vấn các bên liên

quan, có 63 ý kiến, đạt tỷ lệ 100% số phiếu điều tra đưa ra các giải pháp

cụ thể để công tác giao đất sản xuất lâm nghiệp cho đồng bào DTTS

trên địa bàn phát huy hiệu quả. Ngoài phỏng vấn cấu trúc, nghiên cứu

cũng đã thực hiện phỏng vấn sâu và tổ chức nhiều cuộc họp với đối

tượng liên quan, từ đó tiếp nhận được nhiều quan điểm có giá trị để định

hướng đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Quá trình nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn cấu trúc 318 hộ trên

địa bàn 05 xã vùng nghiên cứu, theo khối lượng mẫu được xác định theo

ngẫu nhiên, đảm bảo độ tin cậy về thông tin. Toàn bộ 318 hộ điều tra

đều có ý kiến đánh giá về công tác giao đất lâm nghiệp trong thời gian

qua.Việc lấy ý kiến của những đối tượng liên quan để đánh giá, phân tích

làm cho số liệu trở nên khách quan, sát thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu

về nội dung nghiên cứu.

3.5.2.2.Các giải pháp đề xuất

a, Các giải pháp đề xuất của các bên liên quan

- Nhóm giải pháp 1 - Tổ chức thực hiện.

- Nhóm giải pháp 2 - Tài chính.

20

- Nhóm giải pháp 3 - Chính sách.

- Nhóm giải pháp 4 - Quản lý nhà nước.

Bảng 3.27. Kết quả đề xuất giải pháp từ các bên liên quan

Stt Nhóm giải

pháp

Cấp

Cấp

huyện

Cấp

tỉnh Khác Tổng

Tỷ lệ

(%)

01 Giải pháp 1 4 5 4 9 22 15,83%

02 Giải pháp 2 9 16 1 12 38 27,34%

03 Giải pháp 3 7 12 6 10 35 25,18%

04 Giải pháp 4 15 16 7 6 44 31,65%

Tổng: 35 49 18 37 139 100%

b, Các giải pháp đề xuất

* Giải pháp về triển khai thực hiện:

- Các địa phương, cơ quan chuyên môn cần ban hành một quy

trình, phương pháp về giao đất lâm nghiệp cho người DTTS thống nhất.

- Thực hiện giao đất sản xuất lâm nghiệp ở những khu vực gần

khu dân cư trước.

- Đánh giá đầy đủ nhu cầu và hạn mức sử dụng đất lâm nghiệp

của đồng bào DTTS để tiến hành giao đất đúng đối tượng, diện tích đất

phù hợp với nhu cầu sản xuất.

* Giải pháp về tài chính:

- Cần tập trung ưu tiên nguồn kinh phí cho nhiệm vụ tổ chức

GĐLN cho đồng bào DTTS.

- Chính quyền luôn phải sâu sát và có chính sách hỗ trợ về vốn,

giống cây và chuyển giao kỹ thuật canh tác cho người dân đảm bảo hoạt

động sản xuất canh tác được hiệu quả, tạo tâm lý hứng khởi thúc đẩy

quá trình nhận đất phục vụ cho sản xuất canh tác của đồng bào DTTS.

21

- Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần có trách nhiệm

trong việc cung cấp các thông tin về thị trường, hướng tiêu thụ các sản

phẩm đầu ra.

* Giải pháp về chính sách:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến dưới mọi hình thức

về công tác GĐLN.

- Phải nêu cao vai trò tham gia, sự phối hợp của người dân.

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về người DTTS và nâng cao

trình độ chuyên môn về quản lý đất đai, GĐLN cho đội ngũ cán bộ thực

hiện ở các cấp.

* Giải pháp quản lý:

- Phải có sự tham gia, vào cuộc của các ngành liên quan, các cấp

chính quyền.

- Tiến hành rà soát, đánh giá việc sử dụng đất lâm nghiệp của các

tổ chức, kiên quyết thu hồi những diện tích quản lý, sử dụng không hiệu

quả để giao cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư khác quản lý, sử

dụng hiệu quả hơn.

- Bổ sung các quy định về hạn chế quyền chuyển nhượng sử dụng

đất lâm nghiệp sau khi giao đất cho các đối tượng chính sách, người

DTTS.

- Cần có quy hoạch cụ thể các khu vực đất lâm nghiệp để định

hướng giao cho người dân tại địa bàn vùng sâu, vùng xa trên cơ sở các

phân tích, đánh giá đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

c, Thực hiện các giải pháp

Theo từng vấn đề cụ thể trong mỗi giải pháp, có thể được giao

trách nhiệm cho các cấp chính quyền hay các cơ quan chuyên môn, sự

tham gia vào cuộc của các tổ chức xã hội để cùng triển khai đồng bộ các

giải pháp, như vậy tính khả thi của các giải pháp có thể được phát huy,

cụ thể theo bảng 3.28.

22

Bảng 3.28. Mức độ tham gia thực hiện giải quyết các giải pháp

đề xuất

Cấp thực hiện

Giải pháp Trung

ương Tỉnh Huyện Xã

Thôn

, bản Khác

Thang

điểm

- Giải pháp về triển

khai thực hiện

2 30 53 7 3 5 100

- Giải pháp về tài

chính

5 38 30 10 2 15 100

- Giải pháp về chính

sách

2 22 29 25 18 4 100

- Giải pháp quản lý 7 38 33 19 2 1 100

Tổng điểm: 16 128 145 61 25 25 400

Tỷ lệ (%): 4,00 32,00 36,25 15,25 6,25 6,25 100

Kết quả phân tích chung mức độ tham gia hiệu quả của các giải

pháp thuộc thẩm quyền chủ yếu của cấp huyện và cấp tỉnh với mức

điểm 145 và 128 tương ứng với tỷ lệ tham gia là 36,25% và 32,00%.

Trong các giải pháp được đề xuất, vai trò của Chính phủ và các Bộ

ngành trung ương cũng không thể thiếu để việc thực hiện các giải pháp

được hiệu quả, như: Đôn đốc giám sát chỉ đạo, công tác xây dựng các

văn bản pháp luật, hỗ trợ về tài chính,... cho chính sách GĐLN cho đối

tượng người DTTS, tuy nhiên mức độ tham gia rất hạn chế, chỉ với tỷ lệ

thấp nhất 4,00%.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1) Đồng bào DTTS của các huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh

sinh sống chủ yếu ở khu vực phía Tây, trên địa bàn các xã Trường Sơn,

xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh), xã Kim Thủy, xã Ngân Thủy, xã

Lâm Thủy (huyện lệ Thủy) là các địa phương có điều kiện tự nhiên khó

23

khăn, kinh tế - xã hội chưa phát triển. Dân số là người DTTS chiếm

62,52% tổng dân số, nơi đây đồng bào DTTS là người Bru - Vân Kiều

có phong tục, tập quán canh tác vẫn còn tương đối lạc hậu, trình độ văn

hóa thấp... Đó là những yếu tố cơ bản có tác động, ảnh hưởng lớn đến

công tác quản lý đất đai nói chung và công tác GĐLN cho đồng bào

DTTS nói riêng trong thời gian qua.

2) Với sự trợ giúp của công nghệ GIS và Viễn thám, nghiên cứu

đã cho kết quả khá chính xác về quá trình biến động đất lâm nghiệp giai

đoạn năm 2005 - 2015 trên khu vực phía Tây các huyện Lệ Thủy và

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Theo đó, đất có rừng tự nhiên có

sự biến động lớn nhất, giảm diện tích 35 966,12 ha, tiếp đến đất rừng

trồng biến động tăng 27 514,77 ha. Biến động các loại đất trên có

nguyên nhân chủ yếu từ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất với

nhau, đất rừng tự nhiên chuyển đổi sang đất rừng trồng có diện tích

nhiều nhất. Ngoài các nguyên nhân khách quan, việc đẩy mạnh thực

hiện chính sách của nhà nước về phát triển rừng trồng và GĐLN là

nguyên nhân chính làm cho quá trình biến động sử dụng đất trên địa bàn

nghiên cứu trong thời gian qua.

3) Thực tế cho thấy, đất sản xuất lâm nghiệp có vai trò rất quan

trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, tác động đến cơ cấu nghề

nghiệp, nguồn thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy,

nhu cầu về đất sản xuất lâm nghiệp của người dân rất cao, qua khảo sát

chỉ có 176/318 hộ, chiếm 55,34% hộ được điều tra có đất trồng rừng sản

xuất. Có đến 316/318 hộ, chiếm 99,37% hộ có nhu cầu được giao đất để

trồng rừng sản xuất, với diện tích 2 026 ha và còn 257 hộ thiếu đất,

chiếm 80,81%. Vì vậy, thiếu đất trồng rừng sản xuất đang là vấn đề cấp

thiết và quan trọng trong mọi nhu cầu đời sống hàng ngày của đồng bào

DTTS.

4) Trên địa bàn phía Tây các huyện Lệ Thủy và huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình, công tác GĐLN cho đồng bào DTTS đã có

nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2015, tổng diện tích đất rừng trồng

sản xuất đã được giao cho người DTTS đạt 4 451,4 ha chiếm 39,6%

diện tích đất hộ gia đình cá nhân đang sử dụng, đặc biệt từ năm 2012

đến năm 2015 đã giao được 4 281,9 ha. Lực lượng tham gia vào công

24

tác GĐLN cho đồng bào DTTS ngày càng lớn; thông tin về chính sách

GĐLN luôn được phổ biến rộng rãi; Nhận thức của cán bộ đối với công

tác GĐLN cho đồng bào DTTS nâng cao và công tác cấp GCNQSDĐ

lâm nghiệp đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác GĐLN cho

đồng bào DTTS vẫn chưa cao, còn rất nhiều khó khăn tồn tại trong công

tác GĐLN từ chính sách, khâu tổ chức thực hiện và các trở ngại từ điều

kiện thực tiễn địa bàn.

5) Trên cơ sở đánh giá các kết quả của quá trình GĐLN trong thời

gian qua, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất được 04

nhóm giải pháp về: Triển khai thực hiện; Tài chính; Chính sách và Giải

pháp về Quản lý. Các nhóm giải pháp đầy đủ các yếu tố, nội dung cần

thiết có thể giải quyết những khó khăn, bất cập trong công tác GĐLN

cho đồng bào DTTS trên khu vực phía Tây các huyện Lệ Thủy và huyện

Quảng Ninh trong thời gian qua, hướng đến công tác GĐLN cho người

dân nói chung, cho người DTTS nói riêng đạt được hiệu quả.

2. Đề nghị

1) Cần đẩy mạnh công tác GĐLN cho đồng bào DTTS, bên cạnh

đó tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các thể chế, chính sách về

đất đai và lâm nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng dễ bị tổn

thương, người DTTS.

2) Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu nội dung về công tác GĐLN

trên các địa bàn khác, đặc biệt đi sâu các phân tích về định lượng và

thống kê để có một cách nhìn tổng thể hơn về chính sách quản lý, giao

đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo các chủ trương, chính sách

của Nhà nước.

3) Các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn nên tham khảo các

kết quả của nghiên cứu, đặc biệt là các giải pháp được đề xuất để thực

hiện và đưa công tác GĐLN cho người DTTS đi vào ổn định, xóa đói

giảm nghèo, đảm bảo môi trường sinh thái.

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CỦA LUẬN ÁN

1. Nguyễn Từ Đức, Huỳnh Văn Chương (2016), Đánh giá tình

hình giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển

sản xuất trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí

Kinh tế sinh thái, ISSN 1859-2317, Số 50, tháng 4/2016.

2. Nguyễn Từ Đức (2016), Thực trạng nhu cầu sử dụng đất sản

xuất lâm nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477,

Số 8, kỳ 2 - tháng 4/2016.

3. Nguyễn Từ Đức, Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Ngọc Thanh

(2016), Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu xu hướng biến động đất

lâm nghiệp khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 -

2015. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, ISSN 1859-1388, Tập 124, Số

10, năm 2016.

4. Nguyễn Từ Đức, Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Ngọc Thanh,

Đinh Vũ Long (2017), Nghiên cứu thực hiện chính sách giao đất sản

xuất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn phía Tây

tỉnh Quảng Bình. Tạp chí NN và PTNT, ISSN 1859 - 4581. Số tháng

3/2017.

5. Nguyễn Từ Đức, Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Ngọc Thanh

(2016), Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu xu hướng biến động đất

lâm nghiệp, trường hợp nghiên cứu tại xã Trường Xuân, huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2015. Kỷ yếu Hội thảo Ứng

dụng GIS toàn quốc - Đại học Huế, năm 2016.

1

HUE UNIVERSITY

HUE UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY

*****

NGUYỄN TỪ ĐỨC

A STUDY OF ACTUAL STATUS AND ELIGIBLE

SOLUTIONS IN FOREST LAND ALLOCATION TO ETHNIC

MINORITIES IN LE THUY AND QUANG NINH DISTRICTS,

QUANG BINH PROVINCE

NGUYỄN TỪ ĐỨC

DISSERTATION SUMMARY

Discipline: LAND MANAGEMENT

Code: 62.85.01.03

Huế - 2018

2

The study is finished at:

Hue University of Agriculture and Forestry

Hue University

Supervisor: Assoc.Prof.Dr Huynh Van Chuong

Reviewer 1:...............................................................................

Reviewer 2:...............................................................................

Reviewer 3:...............................................................................

3

1

INTRODUCTION

1. Topic’s significance

In the area of Le Thuy, Quang Ninh districts of Quang Binh

province, ethnic minorities are mostly Bru-Van Kieu accommodating in

the West. This is long-term inhabitant community who are hard-working

and they take land allocation seriously to develop their life conditions.

Therefore, during past years, land allocation and land title have always

attracted attention. However, policies for ethnic minorities have not met

real requirements; there is also low completion rate of land allocation

and land title to ethnic minorities; and shortage of forest land for

production to ethnic minority households. This is due to ineffective

performance method, asynchronized research from reasoning to reality

in order to comprehensively evaluate forest land allocation to ethnic

minorities. Ethnic minorities habitat is characterized with geographical

location along with great Truong Son range where is a strategic place of

national defense and security, ecological environment protection,

watershed, and diversedecological system. Hence, forest land allocation

for inhabitant stability is an important and strategic task for socio-

economical developmet, national-defense and security locally and

regionally.

Therefore, it is essential for the author to proceed the study of:

"A study on the actual status and eligible solutions in forest land

allocation to ethnic minorities at Le Thuy and Quang Ninh districts,

Quang Binh province”.

2. Research objective

To evaluate the actual status of land use need and unsolved issues in

forest land allocation to bring forward suitable and effective solutions for forest

land allocation over to ethnic minorities in the area of Le Thuy, Quang Ninh

districts, Quang Binh provinve.

2

3. Scientific impact and practical relevance

a.Scientific impact

The research result adds to literature review of the government

management in real estate in general, forest land in particular and

directions in stabilizing and developing ethnic minoniries living

standard in a scientific manner, on rational and sustainable use of forest

land.

b.Practical relevance

The research takes place on the ground that Quang Binh

province is accelerating forest land allocation over to household for

productions, especially ethnic minorities. Therefore, this study partly

resolve an issue of concern at the related spot, for the sake of the

neighborhood and ethnic minorities.

4. Findings

- The PhD research is a scientific work which is studied under the

new policy orientation of 2013 Land Law, clearly defining the State's

responsibility for land for ethnic minorities with the viewpoint that

"Adopting policies which creates conditions for ethnic minority people

who directly make agricultural production in rural areas with

agricultural production land."

- The state agencies’ data sources on land use management are

often determined by traditional measurement methods. The study

applies GIS and Remote Sensing to analyze forest land variability

during the phase of 2005 - 2015 in the study area, also the assess actual

status of forest land use, management and transition in socio-economic

in the area.

- The study clarifies the actual status of ethnic minorities’ utmost

need over forest land; maps out 4 suitable solutions related to forest land

allocation over ethnic minorities, which is plausible to implement on

spot.

3

Chapter1. OVERVIEW

1.1. THEORETICAL BASIS

1.1.1. Land and forest land

1.1.1.1. Land definition

1.1.1.2. Forest land

1.1.2. Land allocation

1.1.2.1. Land allocation definition

1.1.2.2. Governmental management on land allocation

1.1.3. Common issues of ethnic minorities

1.1.3.1. Definition of ethnic minority

1.1.3.2. The overview of ethnic minorities in Vietnam

1.2. PRACTICAL BASIS

1.2.1. Research result of forest management and forest land

worldwide

1.2.2. Forest land allocation issues in Vietnam

1.2.2.1. The overview of forest land allocation policy in Vietnam

1.2.2.2. The study of actual status of forest land allocation in Vietnam

1.3. SOME DISSERTATION-RELATED WORKS

Chapter 2. RESEARCH TARGET, CONTENT AND

METHODOLOGY

2.1.Research scope and target

2.1.1. Research scope

+ Spatial scope: The study takes place in the southwest of Quang

Binh province with mostly ethnic minorities neighbourhood, at Le Thuy

4

and Quang Ninh districts and specifically in communes of Kim Thuy,

Ngan Thuy, Lam Thuy, Truong Son and Truong Xuan.

+ Timely scope: study figures accumulated from 2005 to 2016.

2.1.2. Research target

- Research targets are househoulds and individuals who are ethnic

minorities and related land users and managers in the west of Le Thuy,

Quang Ninh districts, Quang Binh province.

- Governmental policies related to land and forest land allocation

over to ethnic minority individual and household in the study area.

- Research-related forest land resource and land allocation of

ethnic minorities.

2.2. Research content

-Research gererally the natural, socio-economic conditions in

various communes in the west of Le Thuy, Quang Ninh districts, Quang

Binh province.

- Analyze forest land use variability in forest land allocation

policy in mountainous communes of Le Thuy, Quang Ninh districts,

Quang Binh province with the support of GIS and Remote Sensing.

- Study, analyze and assess forest land use need together with

effects seen from forest land allocation over to ethnic minorities in the

study area.

- Study and evaluate the implementation of governmental policies

of forest land allocation to ethnic minorities in Le Thuy, Quang Ninh

districts, Quang Binh province.

- Recommend solutions of effective forest land allocation over to

ethnic minorities in the study area.

2.3. Research methodology

2.3.1.Secondary data

Methodology to accumulate secondary data mostly for the study

of natural, socio-economic conditions, to assess the implementation of

5

governmental policies towards forest land allocation to ethnic minorities

in the study area, and to solve data issues for the research.

2.3.2. Primary data

2.3.2.1. Semi structured interview

To acquire data for the study, for the analysis and assessment of

land use need, land policies and effects of forest land allocation for

production, the study interviews 318 ethnic minority households in the

study area with simple and suitable question survey.

2.3.2.2. Stakeholder data

This is implemented by structured interview towards 63 targets

from commune level to provincial level in related units. The study

conducted 70 in-depth interviews, 09 meetings and working sessions on

research-related content. The author also participated in various

seminars and confrerences.

2.3.2.3. Participatory rural appraisal (PRA)

With the support of indigenous, PRA method is used to

investigate, assess and analyze difficulties and advantages in forest land

allocation, and to clarify land use need, to encourage the neighborhood

to raise their solutions in order to resolve related issues.

2.3.2.4. Fieldtrip method

The fieldtrip is taken place not only in the study area but also in

related areas where bear similar characteristics and provide fruitful data

for the research.

2.3.3. Statistics

Data is selected and analyzed to be processed on statistical

software SPSS and Microsoft Excel as foundations for the assessment to

direct the study scientifically and practically.

2.3.4. Mapping method

Map types used for the study: cadastral map, topographical map,

edaphic map, forest map, actual status maps of land use and allocation

to evaluate, analyze to help with the most general overview of the study.

6

2.3.5. GIS application and Remote Sensing

GIS application and Remote Sensing are conducted by remote

sensing images with the support of GIS to analyze and interpret for the

study of forest land in the area. Remote sensing images are interpreted

on the softwares of ENVI 5.2 and ArcGIS 10.2.

2.3.6. Expert method

The research used expert knowledge to finalise the

recommendations for forest land allocation to ethnic minority people. 09

meetings on the research’s related topics have been organized. Experts’

and other opinions from related workshops have been used for the

research/ results.

Chapter 3. RESEARCH RESULT AND DISCUSSION

3.1. THE IMPACT OF NATURAL, SOCIO-ECONOMIC

CONDITIONS ON THE RESEARCH CONTENT

3.1.1. Natural condition

3.1.1.1. Geographical position

The study area is in the southwest of Quang Binh province within

geographiccoordinates of 16o55'-17o26' North and 106o17'-106o52' East.

3.1.1.2.Topography

3.1.1.3. Climate

3.1.1.4. Hydrography

3.1.1.5. Edaphic characteristics

3.1.1.6. Forest vegetation

3.1.2. Socio-economic conditions

3.1.2.1. Economy

7

3.1.2.2. Population

3.1.2.3. Job

3.1.2.4. Healthcare

3.1.2.5. Education-Training

3.1.2.6. Transportation

3.1.3. Cultural and religious characteristics; cultivation practice of

ethnic minorities in the study area

It can be easily seen that Bru-Van Kieu culture and religion is on

their ancestor and god, which has a substantial impact on farming

practice by the neighborhood. Forest trees and forest land place an

important part in daily life. It is due to the fact that Bru -Van Kieu has

been considered forest’s children who have great faith in god. For them,

forest is blood and the shield, the yield granted by god for their

reproduction. Therefore, they always appreciate the green color of the

forest. As for them, it is the land of sacred value where god exists.

3.1.4. General assessment on natural and socio-economic conditions

3.1.4.1. Negative effect on allocation of forest land to ethnic minority

people

The land allocation and cultivation have been affected by rough

terrain, which is deeply divided by high mountain ranges, with steep

slopes in some areas, and also severe climate conditions.

Ethnic minority people live scatteredly and far from the center.

Therefore, the propaganda and dissemination of gorvernment’s policies

in general and policy on forestland allocation are limited, taking more

time in need of the involement of people. Difficult economic conditions

have a great impact on people whoreceiving land for cultivation because

they do not have enough expense to invest in production, leading to

ineffective use of land, fallow and land dispute.

8

The low level of culture and the backward cultivation practices of

the ethnic minority people have a great impact on the allocation of forest

land to them.

3.1.4.2. Positive impact on forest land allocation to the ethnic minority

people

- Geographic location is relatively favorable for the forest land

allocation.

- Gray soil Feralit (Xf) accounts for 81.09% of the total natural

area of the research area. This is a good soil type which is suitable for

use in agro-forestry, encouraging people in receiving land for expanding

production and improving life.

- Road system is relatively convenient for forest land allocation

policy.

3.2.THE ANALYSIS OF 2005-2015 FOREST LAND

VARIABILITY IN THE WEST OF LE THUY AND QUANG

NINH DISTRICTS, QUANG BINH PROVINCE

3.2.1. Research data

Remote sensing image in the study is provided by Vietnam

National Remote Sensing Center, Ministry of Natural Resources and

Environmen. Image types are SPOT 5, 2,5m pixel; VNRED-SAT1,

2,5m pixel on Panchromatic. Satellite image data reaches the standard

of level 3, Satellite data reaches third level standard, which is adjusted

along with Vietnam National - 2000 coordinates.

3.2.2. Satellite image processing

As for adjusted satellite images, they are analyzed into 4 targets-

soil types as follows: natural forest land, cultivated forest land,

hydrographic forest land, other land.

Assessment result of satellite image classification accuracy of 2005

and 2015 is that: cultivated forest land is classified with highest accuracy

degree (0,90% of 2005, and 0,94% of 2015). As for Overall Accuracy, it is

0,85% of 2005 and 0,91% of 2015. Corresponding Kappa indexes are 0,8

9

and 0,88. Those constitutes good and very good numbers as firm

foundation for the research.

3.2.3. Actual forest land mapping

Actual forest land map is built on the software of ArcGIS 10.2,

adjusted on papar map for the correlation and comparision among

research resources.

Figure 3.3. Actual status of forest land in the study area in 2005 and

2015

3.2.4. To evaluate 2005-2015 forest land variability in the study area

The study assesses forest land variability to reach research

objective, and to have the overall picture of land use variability during

the phase of 2005 – 2015 in the study area, clarifying the origin and

forecast the broadening tendency of cultivated forest land.

10

Table 3.7. Forest land variability in the study area

Unit: ha

Land use type

Time

Difference by year

2005 -2015 Year

2005

Year

2015

Cultivated forest land 44 168,35 71 683,11 +27 514,77

Natural forest land 126 811,18 90 845,06 -35 966,12

Other land 5 607,23 13 307,74 +7 700,51

Hydrographic land 4 616,92 5 367,77 +750,85

During the phase of 2005 - 2015, cultivated forest land increases

remarkably with 27 514,77 ha, it is 44 168,35 ha in 2005 and reaches

71 683,11 ha after 10 years. Second to this group is the Other land, with

7 700,51 ha growth. On the contrary, natural forest land dramatically

drops from 126 811,18 ha to 90 845,06 ha, experiencing the decrease of

35 966,12 ha.

Table3.8. Flows of land type in the phase of 2005 - 2015

Unit: ha Flows

Land types

Cultivated

forest

land

Natural

forest land

Other

land

Hydrographic

land 2015

Cultivated

forest land 38 165,75 31 067,36 2 450,00 0,00 71 683,11

Natural forest

land 0,00 90 845,06 0,00 0,00 90 845,06

Other land 5 475,51 4 692,00 3 140,23 0,00 13 307,74

Hydrographic

land 527,09 206,76 17,00 4 616,92 5 367,77

2005 44 168,35 126 811,18 5 607,23 4 616,92 181 203,68

11

Analysis result of land use variability clearly shows the transition

of land type. According, the transition from natural forest land to

cultivated forest land constitutes a large proportion of land use

variability, with 31 067,36 ha.

3.3. THE ACTUAL STATUS OF FOREST LAND USE NEED OF

ETHNIC MINORITIES IN THE WEST OF LE THUY AND

QUANG NINH DISTRICTS

3.3.1. Actual status of forest land use and management in the study

area

Table 3.10.Forest land inventory by users and managers in related

communes in 2015

Communes in

study

Land area by users (ha) Land area

under the

management

of

Communes’

People

Committee

(ha)

Total

approved

land use

area

Household/

individual

Economic

organization

Government

-controlled

entities

Neighborh

ood and

religious

unit

Trường Sơn 69 349,38 1 710,81 26 423,19 40 576,11 639,26 5 509,80

Trường Xuân 12 320,83 2 140,13 717,26 9 463,45 0 842,08

Lâm Thủy 19 304,33 276,62 19 027,71 0 0 2 624,34

Kim Thủy 42 769,63 6 718,65 17 676,28 18 374,7 0 2 867,78

Ngân Thủy 11 104,77 377,11 10 727,66 0 0 2 062,53

Total: 154848,94 11 223,31 74 572,10 68 414,26 639,26 13 906,53

Most of forest land use right is in hands of economic orgranizations

and government-controlled entities, with 142 986,36 ha accounting for

92,33% of total approved forest land use, and accounting for 84,72% of

total forest land in the area. On the contrary, forest land allocated to

households and individuals only accounts for 6,66% of forest land area.

12

3.3.2. The role of production forest land as for ethnic minorities’ life

in the study area

- Impact on employment structure of ethnic minorities.

- Impact on income source of ethnic minorities.

- Impact on living quality of ethnic minorities.

3.3.3. Ethnic minorities’ forest land-use need assessment

Figures reflecting on ethnic minorities’ need of production forest

land allocation are as follows in table 3.14.

Table3.14. Ethnic minorities’ need of being allocated with production

forest land

No. Study area

The need of production forest

land allocation

Percentage

(%) Households

in the study

(unit)

Households

in need

(unit)

Area

(ha)

1 Trường Xuân

commune

31 30 94 96,77

2 Trường Sơn

commune

94 94 403 100

3 Lâm Thủy

commune

50 50 303 100

4 Ngân Thủy

commune

53 53 503 100

5 Kim Thủy

commune

90 89 723 98,88

Total 318 316 2.026 99,37

316 households in need are allocated with production forest land,

accounting for 99,37 %, with the area of 2 026 ha, at Trường Sơn, Lâm

Thủy and Ngân Thủy communes, 100% of interviewed households are

13

in need of more allocated production forest land with the area of 1 209

ha, constitutingthe average of 6,4 ha on each household.

Table3.15. Production forest land area in use by ethnic minorities until

2016

Area

range of

land in

use

Trường

Xuân

commu

ne

(househ

old)

Trường

Sơn

commu

ne

(househ

old)

Kim

Thủy

com

mune

(hous

ehold

)

Ngân

Thủy

comm

une

(hous

ehold)

Lâm

Thủy

comm

une

(hous

ehold)

Total

(hou

sehol

d)

Rate

(%) Note

No land 03 39 40 26 34 142 44,65

Deficient

land

group

Under 01

ha 01 08 03 0 02 14 4,41

From

01ha to

under 2,5

ha

13 32 29 18 09 101 31,76

From

2,5ha to

05 ha

12 14 13 06 05 50 15,72 Suficient

land

group Over 05

ha 02 01 05 03 0 11 3,46

Total: 31 94 90 53 50 318 100

142/318 ethnic minority households have no production forest

land, accounting for 44,65%. The rate of household in use of production

forest land from 01 to under 2,5 ha is quite high with 101 households

and 31,76%. However, under related guidelines, under 2,5 ha of

production forest land on one ethnic minority household is the deficient

14

range. Then, in terms of forest land range in use, 257 households are

still short of land, accounting for 80,81%.

It is essential to develop forest land allocation for the population

in general and ethnic minorities in particular. 174 households (54,7%) in

the total of interviewed 318 households affirm that forest land allocation

to the population is essential. Meanwhile, 136 households (42,7%)

address that it is extremely essential.

During the past years, the government has conducted various

policies towards ethnic minorities, social infrastructure has always been

substantially invested, but ethnic minorities still suffer from

underdeveloped living conditions. 138/318 households (43,4%) answer

that living conditions in 2016 do not develop over 2010. 121/318

households (38%) sense changes but the changes are not substantial.

Production forest land variability of ethnic minorities in 2016 does

not change a lot compared to that of 2010. In the study, 116 in 176

households who are forest land user answer that their forest land area

stands still compared to the area in 2010; 11 households witness land

area growth, while 49 households experience land area drop. As for

116/176 ethnic minority households of stable land area, it can be seen

that forest land allocation policy does not impact in a remarkable way

on land use status of the population.

In the study, among essential needs, it is substantially essential for

ethnic minorities to be allocated with production forest land to support

production and improve living standards, as in table 3.19.

15

Table3.19. Need of being supported to develop production of ethnic

minorities

Item Proposals by

household

Rate(%)

Allocate production land 314 98,7

Provide seed 154 48,4

Create jobs 86 27,0

Water (irrigation water) 153 48,1

Supply food 176 55,3

Grant capital 225 70,7

Production tools 31 9,7

Rural infrastructure (road,

electricity, reservoir…) 71 22,3

It can be seen that most of the neighborhood is in need of extra

allocated forest land, accounting for 98,7% interviewed households.

This is also more essential need than other. Numerous households need

captital and seed supply, with 70,7% and 48,4% respectively. The

majority suffers from poor living conditions, there is no capital for

production and cultivation. Therefore, they need capital supply for

forest production.

3.4.THE EVALUATION OF IMPLEMENTING FOREST LAND

ALLOCATION POLICY TOWARDS ETHNIC MINORITIES IN

THE STUDY AREA

3.4.1. Governmental policy on forest land allocation during the past

time

- Late 1990s: during this phase, there were hindrances in

implementing forest land allocation due to policy and human resources.

- 2000 - 2005: however, unsolved issues in forest land allocation

lead to other context. Forestry and agroforestry companies own the

exploitation right over forestry resources whereas households are rented

16

to conserve the forest. There is limitation of land use right by

households who then suffer from bad living conditions.

- Since 2005, there have been improvements in forest land

allocation which resolve long-lasting issues in the past time. The

priority is shifted to need assessment of land use so that allocation

policy can reach right target, being environmental friendly, poverty

reduction, sustainable development and vulnerable target, ethnic

minorities…Accordinly, various governmental policies of forest land

allocation have been issued.

3.4.2. The result assessment of forest land allocation policy towards

ethnic minorities in the study area

Talbe 3.20. Forest land allocation result towards ethnic

minorities in the study area up to 2015

N

o.

Name of

commune District

Forest land in use

by households,

individuals (ha)

Forest land

area

allocated to

ethnic

minorities

(ha)

Rate

(%)

1 Trường Sơn Quảng

Ninh

1 710,81 1 499,8 87,66

2 Trường Xuân 2 140,13 937,9 43,82

3 Kim Thủy

Lệ Thủy

6 718,64 1 748,0 26,01

4 Ngân Thủy 377,11 125,6 33,30

5 Lâm Thủy 276,62 140,1 50,64

Tota: 11 223,31 4 451,4 39,66

The study shows that in the total forest land of 11 223,31 ha in

use by household and individual, 4 451,4 ha are allocated by the

government, accounting for 39,66%.

In 2016, there is a substantial growth of human resource in forest

land allocation, varying from provincial staff to commune staff, on

average 73% staff of all levels participated in forest land allocation.

17

100% of this resource agree that forest land allocation to ethnic

minorities are extremely important. However, there is controversy as to

its effectiveness. 55,6% agrees that it is effective, whereas 44,4%

proposes that forest land allocation is not effective substantially.

One of remarkable result of forest land allocation in the area is

the numerous certificate grant of land use right for household and

individual who are ethnic minorities.

Table 3.24.The actual status of certificate grant of land use right

up to 2016

The status of

land use right

Trường

Xuân

commune

(househol

d)

Trường

Sơn

commune

(househol

d)

Kim

Thủy

commune

(househol

d)

Ngân

Thủy

comm

une

(house

hold)

Lâm

Thủy

comm

une

(house

hold)

Tổng

(hous

ehold

)

Rate

(%)

Granted with

certificate 25 32 17 14 12 100 56,82

Proceduring

with

certificate

01 06 22 01 2 32 18,18

Without

certificate 2 17 11 12 2 44 25,00

Total: 28 55 50 27 16 176 100

Among 318 interviewed ethnic minority households, 176 are in

use of production forest land. Among which, 100/176 households

(56,82%) are granted with land use right certificates; 32/176 households

(18,18%) are in the process, and 44/176 households (25,0%) are

without certificate. The study shows that certificate of forest land use

right plays an important role and directly impacts on exploitation and

purchase of forest trees by households.

18

3.4.3. Difficulties in forest land allocation to ethnic minorities in the

study area

3.4.3.1. In terms of policy

+ Instability of land and forestry policies

+ Overlapping legal documents with poor law enforcement

+ Insuficient rights of forest land users.

+ Land use planning, forestry planning are asynchronized.

+ Post land allocation policy is unclear and ineffective.

3.4.3.2. In terms of development

+ Asynchronized process, insuitable method.

+ Forest land allocation is not attached with forest allocation.

+Forest land allocation does not create favorable conditions for

the users who are ethnic minorities.

Table 3.25. Result of forest land alloction for ethnic minorities

in the study area during 2009 - 2015

No. Year

Confiscated land

area over to local

management (ha)

Land area

allocated to ethnic

minorities (ha)

Land area

difference

(ha)

1 2009 6 514,70 0 +6 514,70

2 2010 0 0 0

3 2011 0 0 0

4 2012 2 222,20 499,40 +1 722,8

5 2013 271,10 1 073,34 -802,24

6 2014 4 112,74 1 748,07 +2 364,67

7 2015 0 961,10 -961,10

Total: 13 120,74 4 281,91 +8 838,83

+ There is still a shortage of leadership, collaboration among

various levels, and low level of awareness of related staff.

19

3.4.3.3. Practical hindrances

+ Old-fashioned cultivation practice of ethnic minorities

+ Severe climate conditions, difficulties of geographical

condition.

+ Dispute of land use right among land users.

+ Land fragmentation from the neighborhood.

+ Land asset dispute under local management.

+ Budget shortage.

3.5. LESSONS LEARNT AND PROPOSED SOLUTIONS OF

FOREST LAND ALLOCATION TO ETHNIC MINORITIES

3.5.1. Lessons learnt

-Programs, projects of the government and non-governmental

organization (NGO).

-Forest land allocation activity by Department of Natural

Resources and Environment.

- Forest land allocation activity by local authority.

3.5.2. Proposed solutions

3.5.2.1. Solutions’ basis

From February to April, 2016, investigation, interviews and

meetings are conducted for stakeholders’ feedback. The study shows that

63 ideas (100% of survey) propose concrete solutions of forest land

allocation in the study area. Apart from structured interview, the study

proceeds with in-depth interview with various stakeholders, getting access

to numerous viewpoints for plausible solutions.

There are 318 structured interviews with households in the area of

05 related communes, random sample is proceeded to ensure validity.

All 318households feedback over the status of forest land allocation in

the past time. Feedback from stakeholders help data to be objective and

realistic in the study.

20

3.5.2.2.Proposed solutions

a, Proposed by stakeholders

- Solution group 1 - Implement.

- Solution group 2 - Finance.

- Solution group 3 - Policy.

- Solution group 4–Governmental management.

Table 3.27. The result of proposed solutions by stakeholders

No. Solution

group

Commune

level

District

level

Provincial

level Others Total

Total

(%)

01 1 4 5 4 9 22 15,83

02 2 9 16 1 12 38 27,34

03 3 7 12 6 10 35 25,18

04 4 15 16 7 6 44 31,65

Total: 35 49 18 37 139 100

b, Solutions

* In terms of implementation:

- Local and professional bodies issue a unified procedure, method

of forest land allocation for ethnic minorities.

- Allocate forest land bordering the neighborhood.

- Full assement of need and range of forest land use of ethnic

minorities to implement the allocation to the right target user with

appropriate land area for production.

* In terms of finance:

- Give budget priority to forest land allocation to ethnic

minoritires.

- The authority needs to be along with the neighborhood,

providing capital policy, seed policy and cultivation technology transfer

21

so that the neighborhood can effectively cultivate and feel eager to

receive forest land for farming.

-The authority and professional bodies are in charge of providing

information related to the market and output product cosuming trend.

* In terms of policy:

- Stress on propaghanda of forest land allocation.

- Highlight participatory role of the neighborhood.

- Provide related staff of all levels training courses of ethnic

minorities and professional knowledge of land planning and forest land

allocation.

* In terms of management:

- Attract participatory role of related bodies of various levels of

authority.

- Revise and assess forest land use by organizations; to strongly

confiscate land of ineffective use and management to allocate to

individual, household and other neighborhood for more effective use.

- Add more regulations to limit land use transfer after allocating

to priority users who are ethnic minorities.

- Detailed planning of forest land for allocating directions towards

the neighborhood in remote and mountainous areas on the basis of need

assessment.

c, Implementing solutions

On each issue among solutions, various authority level or

professional body is assigned related tasks, together with the

participation from socio-economic organizations to synchronize

solutions. Then, the related solutions can be realized, according to table

3.28.

22

Table 3.28. Participatory level in implementing proposed

solutions

Implementing level

Solution Centre Provi

nce District

Com

mune

Ham

let Other Scale

- In terms of

implementing

2 30 53 7 3 5 100

- In terms of finance 5 38 30 10 2 15 100

- In terms of policy 2 22 29 25 18 4 100

-In terms of

management 7 38 33 19 2 1 100

Total points: 16 128 145 61 25 25 400

Rate (%): 4,00 32,00 36,25 15,25 6,25 6,25 100

The study shows that effective participatory role belongs to district

and provincial level with the respective scale of 145 and 128, whereas

participatory rate of 36,25% and 32,00%. Among proposed solutions,

the role from central bodies is indispensable for the solutions’ effect,

such as: continuous leadership, legal document, financial support, etc

for the forest land allocation to ethnic minorities. However, the

participatory rate is lowest, at 4,00%.

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

1. Conclusions

1) Ethnic minorities of Le Thuy and Quang Ninh disctrics

accommodate mainly in the west, in the area of Trường Sơn commune,

Trường Xuân commune (Quảng Ninh distric), Kim Thủy commune,

Ngân Thủy commune, Lâm Thủy commune (Lệ Thủy district) where

suffer from difficult and underdeveloped living conditions. Ethnic

minorities account for 62,52% of total population. In this area, Bru-Van

23

Kieu still has old-fashioned cultivation practive, with low levels f

education. Those factors impact a great deal on land management and

forest land allocation to ethnic minorities in the past years.

2) With the support of GIS and Remote Sensing, the study shows

exact result of forest land variability during 2005 - 2015 in the west of

Lệ Thủy and Quảng Ninh districts, Quảng Bình province. Accordingly,

natural forest land suffers from biggest variability, with the area drop of

35 966,12 ha, cultivated forest land increases by 27 514,77 ha. Land

variability is resulted from purpose transition of land use whereas

natural land to cultivated land transition witnesses the largest area.

Apart from objective reasons, the land variability is also resulted from

strengthened governmental policy of forestation and forest land

allocation in the study area in the past time.

3) As a matter of fact, production forest land plays an important

role in the livelihood of ethnic minorities, impacting on employment

structure, income and living quality. Therefore, their need of production

forest land is quite substantial. In the study, surveyed 176/318

households (55,34%) have cultivated forest land. 316/318 households

(99,37%) are in need of cultivated forest land with 2 026 ha. 257

households are short of forest land, accounting for 80,81%. Then, the

shortage of cultivated forest land is an essential issue, which is very

important for daily living conditions of ethnic minorities.

4) In the west of Lệ Thủy and Quảng Ninh districts, Quảng Bình

province, forest land allocation for ethnic minorities has seen positive

changes. By 2015, total cultivated forest land allocated to ethnic

minorities reaches 4 451,4 ha, accounting for 39,6% of land area in use

of households. This number is 4 281,9 ha during 2012-2015 period.

Resources participated in forest land allocation increase, information of

forest land allocation is wide spread, related staff’s awareness towards

forest land alloction to ethnic minorities is improved, certificates of land

use right are more numerous. However, forest land allocation to ethnic

minorities are not effective enough, there are difficulties in forest land

allocation in terms of policy, implementation and practical hindrances.

24

5) On the basis of evaluating results of forest land allocation in

the past time, on practical conditions, the study proposes 4 solution

groups in terms of implementation, finance, policy and management.

Solution groups have all related content to tackle hindrances and

unsolved issues in forest land allocation to ethnic minorities in the west

of Lệ Thủy and Quảng Ninh districts in the past time, creating favorable

conditions in forest land allocation for the neighborhood, and for ethnic

minorities in particular.

2. Recommendations

1) To strengthen forest land allocation towards ethnic minorities,

to continue the study to add and revise institution, policy of land and

forestry for the sake of vulnerable target who is the ethnic minorities.

2) To broaden the study of forest land allocation in other area, to

analyze the quantity and statistics to have an overall viewpoint of

management policy, forest land allocation to households, individuals in

line with governmental regulations.

3) Authority bodies and professional bodies shoud refer to

research result, especially proposed solutions to conduct and make

forest land allocation consistent for poverty reduction and ecological

environment.