TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học...

58
Tiu lun “Tài chính tin tTrang 1 TRƯỜNG ĐẠI HC NGOI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TIU LUN TÀI CHÍNH TIN TĐỀ TÀI: NGHIP VVN TIN GI TIT KIM CA MT SNGÂN HÀNG THƯƠNG MI VIT NAM GV hướng dn : Đặng Chí ThNhóm SV thc hin : Vũ ThHuyn Nguyn ThMinh Ngc Hoàng ThThu Phương Lp : Anh 6 – TCQT B – K46

Transcript of TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học...

Page 1: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: NGHIỆP VỤ VỒN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA

MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

GV hướng dẫn : Đặng Chí Thọ

Nhóm SV thực hiện : Vũ Thị Huyền

Nguyễn Thị Minh Ngọc

Hoàng Thị Thu Phương

Lớp : Anh 6 – TCQT B – K46

Page 2: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Thương mại là tiền tiết kiệm của các

tầng lớp dân cư, là tài sản tích luỹ cuả Quốc Gia, được xem là nguồn vốn nội

lực của đất nước, có vị trí quan trọng trong nghiệp vụ quỹ tiền gửi của Ngân

hàng thương mại. Hiện nay, gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng thương mại có

xu hưóng ngày càng tăng do : mức sống cao, mức thu nhập của người dân

ngày càng tăng , dịch vụ đa dạng, côngnghệ hiện đại đảm bảo độ an toàn

cao….vv.

Chính vì vậy mà nhóm sinh viên lớp Anh 6 – TCQT B - K46 chọn đề

tài “nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của các Ngân hàng thương mại ở Việt

Nam” với mong muốn hiểu rõ hơn về nghiệp vụ vốn tiền gửi của Ngân hàng

thương mại và tình hình hiện nay về tiền gửi tiết kiệm ở nước ta.

Bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự đóng

góp ý kiến của quý thày cô và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Page 3: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Vị trí, vai trò của tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm có vai trò là một trong những nguồn vốn quan trọng

nhất của ngân hàng.Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm

được những kỳ luân chuyển của vốn và vì vậy ngân hàng có thể dùng cho vay

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mà vẫn đảm bảo an toàn.

2. Định nghĩa tiền gửi tiết kiệm

Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích

hưởng lãi định kỳ.Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân

hàng công bố sắn.Các kỳ hạn thường là 1,3, 6,9,12 hoặc trên 1

năm(18,24…tháng).Các hình thức gửi tiết kiệm cũng rất đa dạng song hình

thức phổ biến và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ.Khi gửi tiền,

ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền

gửi vào và rút ra.Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một chứng thư xác

nhận về khoản tiền đã gửi.Ngoài ra còn có những hình thức khác như chứng

chỉ tiết kiệm(savings certificate), trái phiếu tiết kiệm(savings bonds).

3. Tiện ích của tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi cho các cá nhân với thủ tục đơn

giản thuận tiện, nhanh,lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh với các kỳ hạn phong

phú.

Bí mật và an toàn: Tiền mặt không phải giữ ở nhà hoặc công ty song

thông tin về khoản tiền gửi vẫn được thông báo tới người gửi một cách chính

xác va bảo mật.

Tiền gửi thanh toán giúp thỏa mãn nhu cầu nhanh và an toàn thông qua

các phương thức không dùng tiền mặt như séc, chuyển tiền, thẻ tín dụng…

Gửi tiền tiết kiêm là một hình thức hấp dẫn vì người gửi được hưởng

những dịch vụ và chương trình khuyến mãi của ngân hàng.

Page 4: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 4

Ngoài ra gửi tiền tiết kiệm còn rất nhiều tiện ích khác như nó có chức

năng xác định tài chính cho người gửi khi đi du lịch học tập ở nước ngoài…

4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam

4.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra

theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng.Ngân hàng trả

lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp.Loại tiền gửi này gần giống với tiền

gửi không kỳ hạn chỉ khác là nó luôn được hưởng lãi nhưng đổi lại không

được các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.Người gửi tiền dạng này là đảm

bảo an toàn cho khoản tiền và dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong thời

gian ngắn đồng thời cũng muốn hưởng chút lãi dù thấp.

4.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước.Loại tiền gửi

này không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi

không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân

hàng.Với các dạng tiền gửi này,người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút

ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn.Không cho phép bổ sung thêm vào số

tiền đã gửi khi chưa đến hạn. Mỗi lần gửi được xem là một khoản tiền gửi

riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng quy định.

4.3 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích:

Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà

cửa. Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay bổ

sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức tối đa cho vay bằng số dư

tiền gửi tiết kiệm.

Page 5: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 5

CHƯƠNG II. LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ VỐN TIỀN GỬI

1. Thực tế ở Việt Nam

1.1. Khái quát về tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tiền tiết kiệm bao gồm ba loại sau: Tiền tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần baod trước cho ngân hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này này nhưng rất thấp.

Tiền tiền tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gửi cố định trước. Loại tiền này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm là không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán ngân hàng. Với dạng tiền gửi này, người người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến kỳ hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã được gửi khi chưa hết hạn . Mỗi lần gửi đựoc coi là một khoản tiềngửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng quy định.

Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở.Những người gửi tiền ngoài hưởng lãi còn được ngân hàng cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở.Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm.

Sau đây là quy chế về tiền gửi tiết kiệm (Ban hành kèm theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN, ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước):

Quy chế về tiền gửi tiết kiệm

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này điều chỉnh các hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam giữa tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền.

Page 6: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 6

Điều 2. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

2. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận tiền gửi tiết kiệm.

Điều 3. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm

1. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.

Điều 4. Phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm

1. Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi cá nhân theo các loại kỳ hạn khác nhau.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ một năm trở lên của mọi cá nhân.

3. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức huy động tối đa.

4. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại giấy phép hoạt động và các văn bản pháp luật khác có liên quan về tiền gửi tiết kiệm.

5. Việc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Page 7: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 7

Điều 6. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

2. Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.

3. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

4. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

5. Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.

6. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán theo quy định tại Quy chế này.

7. Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

8. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

9. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

10. Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm.

11. Người cư trú được hiểu theo quy định tại các văn bản hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Page 8: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 8

Điều 7. Điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm:

Cá nhân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ Luật dân sự, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định ủa pháp luật Việt Nam đựơc thực hiện các giao dich liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.

Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.

Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ dược thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Điều 8. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm

1. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu:

a. Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:

Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân.

Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).

Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

b. Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hướng dẫn cho người gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu.

Page 9: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 9

c. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

d. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục nêu tại Điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này.

2. Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo:

a. Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản.

b. Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Điều 9. Thẻ tiết kiệm

Thẻ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau:

- Tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); lãi suất; Phương thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi.

- Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm chưa đến tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu).

- Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật).

- Số thẻ, con dấu, chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hoặc người được Tổng giám đốc (Giám đốc) uỷ quyền, chữ ký của giao dịch viên của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

- Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố thẻ tiết kiệm tại chính tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; xử lý đối với các trường hợp rủi ro.

- Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Page 10: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 10

Điều 10. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm

Thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 11. Sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm

1. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó.

Điều 12. Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm

1. Đối với mỗi thẻ tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp thẻ hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với mỗi thẻ tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và trình độ cán bộ để đảm bảo tiện lợi, chính xác, bí mật, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Điều 13. Lãi suất và phương thức trả lãi

1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày).

3. Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

Page 11: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 11

Điều 14. Hình thức tiền gửi tiết kiệm

1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

2. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

Điều 15. Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm

1. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

a. Xuất trình thẻ tiết kiệm

b. Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

c. Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).

d. Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, người gửi tiền ngoài việc thực hiện các thủ tục nêu tại Điểm a, b, và c Khoản 1 Điều này phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

e. Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định.

2. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác và an toàn.

3. Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.4. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn

Page 12: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 12

thanh toán trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi tiền gửi

tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên.

Điều 16. Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn

1. Người gửi tiền được rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nếu có thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi gửi tiền và phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và lãi suất áp dụng tối đa không vượt quá mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

3. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể vẫn cho phép người gửi tiền rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 nhưng phải chịu một mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

4. Người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được rút gốc tiền gửi tiết kiệm trước hạn đối với các khoản tiền đã có thời gian gửi từ một năm trở lên.

5. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thời hạn tối thiểu người gửi tiền phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn, lãi suất và mức phí áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn

Điều 17. Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế

Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 18. Rút tiền gửi tiết kiệm theo giấy ủy quyền

1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định các yếu tố cần thiết của giấy ủy quyền để đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Page 13: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 13

2. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy ủy quyền, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện việc chi trả tiền gửi tiết kiệm.

Điều 19. Kéo dài kỳ hạn gửi tiền

Khi đến hạn thanh toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu người gửi tiền không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn mới theo thỏa thuận của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với người gửi tiền.

Điều 20. Chuyển quyền sở hữu

Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Điểu 21. Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay

1. Thẻ tiết kiệm được sử dụng làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.

2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để thanh toán tiền gốc và lãi của khoản vay.

Điều 22. Mức thu phí đối với việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm và các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm

1. Việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện miễn phí (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 16 Quyết định này).

2. Đối với các dịch vụ khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức thu phí phù hợp với nội dung, điều kiện và phương thức thực hiện dịch vụ của tổ chức mình.

Điều 23. Xử lý các trường hợp rủi ro

Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định việc xử lý các trường hợp nhàu nát, rách, mất thẻ tiết kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với thẻ tiết kiệm theo quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình

Page 14: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 14

và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.

Điều 24. Quyền của người gửi tiền

1. Người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Người gửi tiền là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, được để lại thừa kế tiền gửi tiết kiệm, được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm theo quy định của pháp luật.

3. Người gửi tiền là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.

4. Người gửi tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo quy định tại Quy chế này và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 25. Trách nhiệm của người gửi tiền

1. Thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

2. Thông báo trước về yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

3. Thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản.

4. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Điều 26. Quyền của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

1. Được quyền từ chối việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm nếu người gửi tiền không thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế này và các thỏa thuận đã cam kết với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

2. Được quyền từ chối việc chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với thẻ tiết kiệm đã bị lợi dụng nhưng không phải do lỗi của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Page 15: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 15

Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

1. Căn cứ vào Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm ban hành và công bố công khai quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống của mình.

2. Nhận tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân vào các ngày và giờ thực hiện giao dịch.

3. Thanh toán tiền gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm đúng hạn và đầy đủ.

4. Công bố công khai lãi suất tiền gửi tiết kiệm, phương thức trả lãi, mức thu phí đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn (nếu có) và mức thu phí đối với các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm tại các địa điểm nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm.

5. Giữ bí mật số dư tiền gửi của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi cho chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm.

6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lỗi của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

7. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước các số liệu liên quan đến hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê.

8. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được pháp luật cho phép nhận tiền gửi tiết kiệm có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 28. Xử lý vi phạm

Các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và phải bồi thường vật chất về những thiệt hại đã gây ra.

Điều 29. Sửa đổi, bổ sung

Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Page 16: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 16

Có thể nói việc ban hành Quy chế này đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất, phù hợp với các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và đáp ứng yêu cầu mở rộng huy động vốn an toàn và hiệu quả của các tổ chức tín dụng (TCTD). Nhìn chung, các TCTD đã thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Quy chế 1160 đã bộc lộ một số vướng mắc. Để giải quyết những vướng mắc đó, ngày 25/9/2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo Quy chế mới, tổ chức tín dụng được phép tự quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của TCTD và để khuyến khích người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, việc quy định như vậy không những tạo quyền chủ động cho các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm trong việc quy định phí rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn mà còn nâng cao trách nhiệm của người gửi tiền đối với các cam kết của mình với TCTD. Một số nội dung tại Quy chế mới được sửa đổi, bổ sung như sau: 1.Khoản 9 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"9. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm, trong đó người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định." 2.Điểm a Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: "a) Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau:

- Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài, phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. - Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Đối với cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nhưng có tài sản riêng, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực phải xuất trình giấy tờ để chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho, tặng, hoặc các giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào ngân hàng là tài sản của mình."

3. Điểm c Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Page 17: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 17

"c) Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài, phải xuất trình hộ chiếu được cấp thị thực còn thời hạn hiệu lực; nếu người gửi tiền đó nhập cảnh được miễn thị thực theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, thì xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực."

4. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

3. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể cho phép người gửi tiền rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16; tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được quyền quy định mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn."

5. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ, thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tín dụng cho vay để thu hồi nợ ."

6. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể quy định mức phí đối với việc nhận hoặc chi trả tiền gửi tiết kiệm."

Theo đó các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi trước ngày Quyết định số 47 có hiệu lực nhưng chưa đến hạn thanh toán, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã cam kết cho đến khi đến hạn thanh toán tiền gửi tiết kiệm hoặc các bên có thể thỏa thuận thực hiện theo các quy định tại Quyết định này.

Sau đây là quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ:

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ.

Page 18: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 18

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 26/12/1997;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày26/12/1997;

Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định này điều chỉnh các hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ giữa Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là "Tổ chức tín dụng được phép") với Người cư trú là cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.

Điều 2. Người gửi tiết kiệm.

Người cư trú là cá nhân dưới đây được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các Tổ chức tín dụng được phép:

1. Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam;

2. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;

3. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên;

4. Công dân Việt Nam đi du học, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn).

5. Công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ.

Page 19: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 19

Điều 3. Lãi suất, kỳ hạn và loại ngoại tệ gửi tiết kiệm.

Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép được quyền quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn tiết kiệm và các loại ngoại tệ nhận gửi tiết kiệm, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quy định khác.

Điều 4. Quyền của Người gửi tiết kiệm.

1. Được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc tại Tổ chức tín dụng được phép;

2. Được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ và được rút ra cả gốc và lãi bằng ngoại tệ.

Điều 5. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được phép.

1. Căn cứ vào Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Tổ chức tín dụng được phép ban hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ;

2. Công bố công khai loại ngoại tệ nhận gửi tiết kiệm, lãi suất và kỳ hạn của từng loại ngoại tệ;

3. Giữ bí mật theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi tiết kiệm cho Người gửi tiết kiệm.

4. Báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước các số liệu liên quan đến hoạt động huy động và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Quyết định này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Quyết định số 08/NH-QĐ ngày 14/1/1991 về việc ban hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; Thông tư 75/NH-TT ngày 16 tháng 3 năm 1991 hướng dẫn thi hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; Quyết định số 08/QĐ-NH7 ngày 25/1/1992 về việc sửa đổi một số nội dung của thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Điều 7. Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,

Page 20: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 20

thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

1.2. Các ngân hàng ở Việt Nam

1.2.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức cho các cá nhân với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú.Việc gửi tiền của khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật, được BIDV mua bảo hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Khách hàng gửi bằng tiền loại nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Trường hợp khách hàng gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận tiền bằng đòng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ khác(được BIDV công bố mua bán) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hấp dẫn. Nếu khách hàng cần tiền khi Sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán khách hàng có thể dễ dàng dùng Sổ tiết kiệm để vay thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt vay vốn tại BIDV được ưu tiên về lãi suất cho vay hoặc rút tiết kiệm trước hạn (theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ). Đối tượng • Đối với tiết kiệm bằng Việt Nam đồng: Mọi cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên. • Đối với Tiết kiệm bằng ngoại tệ: người cư trú là cá nhân bao gồm:

- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam. - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên (đủ tuổi để có thể xác lập các giao dịch dân sự theo quy định của nước mà người đó là công dân). - Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn). - Công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ.

Page 21: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 21

- Loại tiền gửi Đồng VN và ngoại tệ (áp dụng cho 2 loại ngoại tệ : Đô-la Mỹ, Euro). Quý khách không phải xuất trình nguồn gốc ngoại tệ. -Hình thức gửi: Tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản -Kỳ hạn gửi: Có kỳ hạn và không kỳ hạn tuỳ theo yêu cầu của quý khách.

-Mức gửi : Lần đầu tiên gửi tối thiểu 100.000 Đồng hoặc ngoại tệ có trị giá tương đương với 50 USD. Các lần gửi sau không quy định mức tối thiểu, không hạn chế mức tối đa.

-Cơ sở tính lãi, trả lãi: • Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Lãi được nhập gốc vào ngày rút hết số dư. • Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Thông thường trả lãi một lần vào thời điểm

đến hạn. • Đối với tiền gửi có kỳ hạn, nếu ngày đáo hạn trùng vào ngày nghỉ theo

quy định, khách hàng sẽ được thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. Khi đến hạn thanh toán nếu khách hàng không đến lĩnh tiền và không có yêu cầu gì khác, BIDV sẽ tự động nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn mới như kỳ hạn ban đầu hoặc kỳ hạn ngắn hơn kế tiếp (nếu BIDV không huy động kỳ hạn đó nữa) với lãi suất công bố tại thời điểm kéo dài.

• Nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất trước hạn, họ sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền trên số ngày thực gửi.

• Truờng hợp chủ sở hữu Sổ tiết kiệm không đi rút tiền được, có thể uỷ quyền cho người khác lĩnh thay, người được uỷ quyền phải xuất trình các giấy tờ sau:

- Sổ tiết kiệm do BIDV phát hành có ghi tên chủ sở hữu (người uỷ quyền) - Giấy uỷ quyền lĩnh tiền có chữ ký của người uỷ quyền, người được uỷ

quyền, có số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người được uỷ quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người uỷ quyền cư trú hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chữ ký của người uỷ quyền trên giấy uỷ quyền phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại BIDV.

Page 22: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 22

- Lãi suất Lãi suất tiền gửi tiết kiệm :được sử dụng linh hoạt, không thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại nhà nước khác trên địa bàn

1.2.2. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam VIETCOMBANK a-Tiết kiệm lãi định kì: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn lãi trả sau định kỳ, có tính linh hoạt cao do khách hàng được quyền lựa chọn chu kỳ cũng như phương thức nhận lãi. Khách hàng là tất cả các cá nhân có nhu cầu tiết kiệm tại Vietcombank.Loại tiền gửi: VND, USD và EUR

Lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm thông thường:

Kỳ hạn VND EUR USD

Tiết kiệm

Không kỳ hạn 3.00 % 1.00 % 1.00 %

1 tháng 16.50 % 1.75 % 4.00 %

2 tháng 16.80 % 1.85 % 4.00 %

3 tháng 17.00 % 1.95 % 5.00 %

6 tháng 17.00 % 2.25 % 5.20 %

9 tháng 17.00 % 2.35 % 5.30 %

12 tháng 17.00 % 2.50 % 5.50 %

24 tháng 15.00 % 2.75 % 4.50 %

36 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

48 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

60 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

Page 23: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 23

Tiền gửi có kỳ hạn

1 tháng 16.50 % 1.75 % 4.00 %

2 tháng 16.80 % 1.85 % 4.00 %

3 tháng 17.00 % 1.95 % 5.00 %

6 tháng 17.00 % 2.25 % 5.20 %

9 tháng 17.00 % 2.35 % 5.30 %

12 tháng 17.00 % 2.50 % 5.50 %

24 tháng 15.00 % 2.75 % 4.50 %

36 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

48 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

60 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

b- Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ:

Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ là hình thức gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ (USD, EUR,..) kết hợp tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của Vietcombank.Khách hàng là tất cả các cá nhân có nhu cầu mua chứng chỉ tiền gửi USD. Đặc điểm là lãi suất cao,hấp dẫn và thanh toánn gốc và lãi một lần vào thời điểm đến hạn.

Kỳ hạn VND EUR USD

Tiết kiệm

Không kỳ hạn 3.00 % 1.00 % 1.00 %

7 ngày 15.00 %

Page 24: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 24

14 ngày 15.50 %

1 tháng 16.50 % 1.75 % 4.00 %

2 tháng 16.80 % 1.85 % 4.00 %

3 tháng 17.00 % 1.95 % 5.00 %

6 tháng 17.00 % 2.25 % 5.20 %

9 tháng 17.00 % 2.35 % 5.30 %

12 tháng 17.00 % 2.50 % 5.50 %

24 tháng 15.00 % 2.75 % 4.50 %

36 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

48 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

60 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

Tiền gửi có kỳ hạn

1 tháng 16.50 % 1.75 % 4.00 %

2 tháng 16.80 % 1.85 % 4.00 %

3 tháng 17.00 % 1.95 % 5.00 %

6 tháng 17.00 % 2.25 % 5.20 %

9 tháng 17.00 % 2.35 % 5.30 %

12 tháng 17.00 % 2.50 % 5.50 %

24 tháng 15.00 % 2.75 % 4.50 %

Page 25: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 25

36 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

48 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

60 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

c- Tiết kiệm các kỳ hạn:

Gửi tiết kiệm tại Vietcombank mang lại cho khách hàng sự an tâm và khả năng sinh lời ngay trên từng đồng vốn.Khách hàng là tất cả các cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm tại Vietcombank. Đặc điểm là mức lãi suất hấp dẫn, phương thức thanh toán linh hoạt, tận dụng các tiện ích gia tăng tài khoản của Vietcombank.

Kỳ hạn VND EUR USD

Tiết kiệm

Không kỳ hạn 3.00 % 1.00 % 1.00 %

7 ngày 15.00 %

14 ngày 15.50 %

1 tháng 16.50 % 1.75 % 4.00 %

2 tháng 16.80 % 1.85 % 4.00 %

3 tháng 17.00 % 1.95 % 5.00 %

6 tháng 17.00 % 2.25 % 5.20 %

9 tháng 17.00 % 2.35 % 5.30 %

12 tháng 17.00 % 2.50 % 5.50 %

24 tháng 15.00 % 2.75 % 4.50 %

Page 26: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 26

36 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

48 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

60 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

Tiền gửi có kỳ hạn

1 tháng 16.50 % 1.75 % 4.00 %

2 tháng 16.80 % 1.85 % 4.00 %

3 tháng 17.00 % 1.95 % 5.00 %

6 tháng 17.00 % 2.25 % 5.20 %

9 tháng 17.00 % 2.35 % 5.30 %

12 tháng 17.00 % 2.50 % 5.50 %

24 tháng 15.00 % 2.75 % 4.50 %

36 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

48 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

60 tháng 15.00 % 3.00 % 4.50 %

1.2.3. Ngân hàng Công thương Việt Nam VIETINBANK

VietinBank hiện nay đang triển khai sản phẩm mới “Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt”.

Phát triển từ những ưu việt của các sản phẩm huy động vốn đang được Khách hàng tín nhiệm như: Tiết kiệm có kỳ hạn, Bậc thang theo thời gian .v.v., sản phẩm mới “Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt” của VietinBank áp dụng từ 1/9/2008 tiếp tục mang thêm lợi ích cũng như sự chủ động, linh hoạt trong sử dụng tiền gửi cho Khách hàng của mình.

Page 27: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 27

“Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt” là một sản phảm mới của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được áp dụng trên phạm vi toàn toàn quốc kể từ ngày 01/09/2008. Đây là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, được phép rút một phần gốc trước hạn tuỳ theo nhu cầu của người gửi tiền, số tiền gốc rút trước hạn được hưởng lãi bằng lãi suất của kỳ hạn tương ứng với thời gian thực gửi, phần gốc còn lại sẽ giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn gửi ban đầu. VietinBank đã nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới này trên cơ sở những ưu việt của các sản phẩm huy động vốn đang được Khách hàng tín nhiệm như: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, Tiết kiệm bậc thang theo thời gian, .v.v. theo hướng có lợi hơn cho Khách hàng, mong muốn đem đến cho Khách hàng của mình sự chủ động, thuận tiện, linh hoạt trong giao dịch, đồng thời đảm bảo lợi ích tối ưu cho người gửi tiền.

Sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt” được áp dụng đối với Khách hàng gửi tiền tiết kiệm bằng VND và gửi tiền tiết kiệm bằng USD ở các kỳ hạn: 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.

Lãi suất và phương pháp tính lãi như sau:

- Lãi suất: Bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường trả lãi sau trừ 1%/năm đối với VND và trừ 0,2%/năm đối với USD.

- Hình thức trả lãi: Cuối kỳ. Khi đến hạn, nếu khách hàng đã chọn phương thức trả lãi là nhập gốc mà chưa đến lĩnh, Ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và thực hiện chuyển sang kỳ hạn tiếp theo.

- Phương pháp tính lãi: Lãi được tính trên cơ sở số dư, số ngày thực tế và lãi suất tương ứng; cụ thể:

Thời gian gửi thực tế Lãi suất áp dụng khi rút trước hạn

Dưới 1 tháng Lãi suất tiền gửi tiết kiệm (TGTK) không kỳhạn hiện hành.

Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 1 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại chi nhánh (CN) khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 2 tháng đến dưới 3 tháng Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 2 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp

Page 28: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 28

dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 3 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 6 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 9 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 12 tháng đến dưới 18 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 18 tháng đến dưới 24 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 18 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

Từ 24 tháng đến dưới 36 tháng

Lãi suất TGTK thông thường có kỳ hạn 24 tháng trả lãi sau tại thời điểm gửi đang áp dụng tại CN khi gửi trừ 1%/năm với VND và trừ 0,2%/năm với USD.

-Từ 13/3/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tăng lãi

suất huy động VND các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng lên mức trần

12%/năm. Đồng thời, lãi suất của 2 chương trình Tiết kiệm Dự thưởng “Vui

Page 29: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 29

Xuân Mậu tý, Trúng thưởng Camry” và Kỳ phiếu Dự thưởng “Gửi kỳ phiếu –

Trúng Mercedes và Camry” đều được điều chỉnh tăng lên mức cao nhất. Đặc

biệt, giải thưởng xe ôtô và các giải thưởng giá trị khác theo cam kết không

thay đổi.

Cụ thể mức lãi suất huy động VND đối với chương trình Tiết kiệm dự

thưởng “Vui Xuân Mậu Tý, Trúng thưởng Camry” trên địa bàn Hà Nội và Tp

Hồ Chí Minh đối với kỳ hạn 6 tháng là 0,95%/tháng, kỳ hạn 12 tháng là

0,95%/tháng (áp dụng từ ngày 13/03/2008). Ngoài ra, mức lãi suất áp dụng

trong toàn hệ thống IncomBank đối với chương trình Kỳ phiếu dự thưởng

“Gửi Kỳ phiếu - Trúng thưởng Mercedes và Camry” đối với lãi suất huy động

VND: Kỳ hạn 7 tháng: 0,95%/tháng; Kỳ hạn 9 tháng: 0,95%/tháng; đối với lãi

suất huy động USD: Kỳ hạn 7 tháng: 4,9%/ năm; Kỳ hạn 9 tháng: 5,0%/ năm

(được áp dụng kể từ khi bắt đầu thực hiện chương trình ngày 20/02/2008).

Đối với số dư huy động trước ngày 13/03/2008, sẽ được tính toán và chi

bổ sung cho khách hàng phần chênh lệch giữa lãi suất mới và lãi suất cũ đã

ghi trên thẻ kỳ phiếu.

Mức lãi suất huy động vốn áp dụng trên địa bàn Hà nội như sau:

Loại huy động VND (%/tháng)

1- Tiền gửi không kỳ hạn 0,30

2- Tiền gửi có kỳ hạn (Cá nhân, Tổ chức KTXH)

Trả lãi cuối kỳ

Trả lãi trước

Trả lãi định kỳ hàng tháng

Trả lãi định kỳ hàng quý

Kỳ hạn 1 tuần 0,72

Kỳ hạn 2 tuần 0,73

Page 30: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 30

Kỳ hạn 3 tuần 0,75

Kỳ hạn 1 tháng 1,00

Kỳ hạn 2 tháng 1,00

Kỳ hạn 3 tháng 1,00 0,971

Kỳ hạn 6 tháng 0,95 0,899 0,928 0,937

Kỳ hạn 9 tháng 0,95 0,875 0,916 0,924

Kỳ hạn 12 tháng 0,95 0,853 0,904 0,912

Kỳ hạn 18 tháng 0,83 0,722 0,777 0,783

Kỳ hạn 24 tháng 0,83 0,692 0,760 0,766

Kỳ hạn 36 tháng 0,83 0,639 0,729 0,734

Kỳ hạn 48 tháng 0,83 0,594 0,701 0,706

Kỳ hạn 60 tháng 0,85 0,563 0,689 0,694

Loại huy động USD (%/năm) EUR (%/năm)

Tiền gửi không kỳ hạn 1,25 1,00

Kỳ hạn 1 tháng 4,40 1,50

Kỳ hạn 2 tháng 4,60 -

Kỳ hạn 3 tháng 4,90 1,90

Kỳ hạn 6 tháng 5,00 2,20

Kỳ hạn 9 tháng 5,05 2,40

Page 31: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 31

Kỳ hạn 12 tháng 5,20 2,70

Kỳ hạn 18 tháng 4,75 -

Kỳ hạn 24 tháng 4,80 -

Kỳ hạn 36 tháng 4,85 -

Kỳ hạn 48 tháng 4,90 -

Kỳ hạn 60 tháng 5,00 -

Từ ngày 20/6/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) triển khai sản phẩm huy động vốn “Tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời gian” được áp dụng trên phạm vi toàn hệ thống.

Theo đó, khi khách hàng cần rút tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất

hấp dẫn theo bậc thang thời gian thực gửi và số tiền gửi mà không phải chịu

lãi suất không kỳ hạn (thời gian trên 1 tháng). Ngoài ra, Lãi suất được áp

dụng cho loại tiền gửi VND và USD với kỳ hạn 13 tháng trả lãi cuối kỳ tương

ứng là 17% đối với VND và 6,8% đối với USD; Đặc biệt, Phương pháp tính

lãi được tính trên cơ sở số tiền gửi, số ngày gửi thực tế và lãi suất tương ứng.

Nếu khách hàng rút vốn trước hạn sẽ được hưởng lãi suất bậc thang theo thời

gian thực gửi với mức lãi suất được xác định như sau:

Thời gian gửi thực tế Lãi suất áp dụng khi rút ra trước hạn

Dưới 1 tháng Lãi suất không kỳ hạn hiện hành

Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trả lãi sau thông thông thường

Từ 2 tháng đến dưới 3 tháng

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 tháng trả lãi sau thông thông thường

Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng trả lãi sau thông thông thường

Page 32: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 32

Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trả lãi sau thông thông thường

Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng trả lãi sau thông thông thường

Từ 12 tháng đến dưới 13 tháng

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau thông thông thường

1.2.4.Ngân hàng Á Châu ACB

Ngân hàng cổ phần Á Châu đã tung ra hình thức tiết kiệm mới, "Tiết kiệm lãi suất thả nổi" kỳ hạn 12 tháng, dành cho khách hàng gửi tối thiểu 5 triệu đồng.

Theo đó, khách sẽ được rút trước hạn mà không phải trả lại số tiền lãi đã nhận tại các kỳ lãnh trước đó. Người gửi còn được nhận thêm lãi suất không kỳ hạn cho khoảng thời gian gửi không tròn kỳ. Ngoài số tiền lãi, ngày đáo hạn, khách hàng được tặng thêm 0,12% trên số vốn gốc ban đầu. Mức gửi tối thiểu là 5 triệu đồng.

Với các kỳ lãnh lãi tùy chọn 1, 2, 3, 6 tháng, khách hàng được rút lời từng kỳ bằng tiền mặt, hoặc yêu cầu ngân hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán để sử dụng qua thẻ ATM, hoặc tự động nhập lãi vào số vốn gốc ban đầu n ếu khách hàng không đến ACB rút lãi.

Đây là nhà băng đầu tiên đưa ra sản phẩm gửi tiết kiệm linh hoạt bằng cách thả nổi lãi suất.

- Tiết kiệm Overnight (24 giờ): thời gian gửi linh hoạt tối đa: chỉ 24 giờ và được tiếp tục trong những kì kế tiếp với mức vốn mới (lãi đ ược nhập vào vốn). Khách hàng vừa được hưởng lãi suất cao (gần bằng tiết kiệm kì hạn một tuần) vừa có thể chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư. Mức gửi tối thiểu là 500 triệu đồng.

Lãi suất (% /năm) Kỳ hạn 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần Thời điểm lĩnh lãi

Từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng

15,70% 16,00% 16,50% Lĩnh lãi cuối kỳ

Từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng

15,94% 16,24% 16,74% Lĩnh lãi cuối kỳ

Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 16,00% 16,30% 16,80% Lĩnh lãi cuối kỳ

Page 33: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 33

tỷ đồng

Từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 16,06% 16,36% 16,86% Lĩnh lãi cuối kỳ

Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 16,12% 16,42% 16,92% Lĩnh lãi cuối kỳ

Từ 10 tỷ đồng trở lên 16,18% 16,48% 16,98% Lĩnh lãi cuối kỳ

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tuần bằng VND

Lưu ý: Mức lãi suất trên đã cộng lãi suất thưởng

Tiết kiệm Lãi suất thả nổi kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi hàng kỳ - VND

Lãi suất (%/năm) theo kỳ lãnh lãi Mức gửi (VND)

1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng

Dưới 100 triệu 17,55% 17,60% 17,80% 17,40%

Từ 100 triệu - dưới 500 triệu 17,79% 17,84% 18,04% 17,64%

Từ 500 triệu - dưới 01 tỷ 17,85% 17,90% 18,10% 17,70%

Từ 01 tỷ - dưới 05 tỷ 17,91% 17,96% 18,16% 17,76%

Từ 05 tỷ - dưới 10 tỷ 17,97% 18,02% 18,22% 17,82%

Từ 10 tỷ đồng trở lên 18,03% 18,08% 18,28% 17,88%

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bậc thang (*)

Số dư cuối ngày Lãi suất (%/năm)

Dưới 5 triệu đồng 3,00%/năm

Từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng 5,40%/năm

Từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng 6,60%/năm

Từ 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng 7,20%/năm

Page 34: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 34

Từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 7,56%/năm

Từ 5 tỷ đồng trở lên 8,40%/năm

(*) Lãi suất bậc thang theo số dư cuối ngày áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn VND có thể được thay đổi vào bất cứ thời điểm nào theo thông báo của ACB.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND (*)

Kỳ hạn VND (%/năm) Thời điểm lĩnh lãi

Kỳ hạn 1 tháng 17,25% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 2 tháng 17,20% Lĩnh lãi tháng

Kỳ hạn 2 tháng 17,30% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 3 tháng 17,29% Lĩnh lãi tháng

Kỳ hạn 3 tháng 17,50% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 6 tháng 16,60% Lĩnh lãi tháng

Kỳ hạn 6 tháng 17,10% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 9 tháng 16,05% Lĩnh lãi tháng

Kỳ hạn 9 tháng 17,00% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 12 tháng 15,85% Lĩnh lãi tháng

Kỳ hạn 12 tháng 16,40% Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 12 tháng 16,90% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 13 tháng(**) - Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 24 tháng 11,80% Lĩnh lãi tháng

Page 35: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 35

Kỳ hạn 24 tháng 12,95% Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 24 tháng 13,30% Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 36 tháng 11,10% Lĩnh lãi tháng

Kỳ hạn 36 tháng 13,30% Lĩnh lãi cuối kỳ

Lưu ý:

- (*) Mức lãi suất trên chưa cộng lãi suất thưởng

- (**) Lãi suất 17,50%/năm, áp dụng với số tiền gửi từ 30 tỷ trở lên; Khách hàng không được rút vốn trước hạn.

Lãi suất thưởng bậc thang áp dụng cho Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có lãi suất thưởng

= Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của kỳ hạn tương ứng

+ Lãi suất thưởng

Mức gửi Lãi suất thưởng (%/năm)

Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng 0,24%

Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng 0,30%

Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng 0,36%

Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng 0,42%

Từ 10 tỷ đồng trở lên 0,48%

Lưu ý:

- Không áp dụng cho Tiết kiệm Lộc - Bảo Toàn

- Không áp dụng Lãi suất thưởng bậc thang.

Tiết kiệm Lãi suất thả nổi kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi hàng kỳ - USD

Page 36: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 36

Lãi suất (%/năm) theo kỳ lãnh lãi Mức gửi (USD)

1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng

Từ 500 USD - dưới 7.000 USD 5,200% 5,250% 5,400% 5,550%

Từ 7.000 USD - dưới 30.000 USD 5,400% 5,450% 5,600% 5,750%

Từ 30.000 USD - dưới 60.000 USD 5,450% 5,500% 5,650% 5,800%

Từ 60.000 USD - dưới 300.000 USD 5,480% 5,530% 5,680% 5,830%

Từ 300.000 USD trở lên 5,500% 5,550% 5,700% 5,850%

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD (*)

Kỳ hạn Lãi suất Thời điểm lĩnh lãi

Không kỳ hạn 1,500 % / năm

Kỳ hạn 1 tháng 5,020 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 2 tháng 5,070 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 3 tháng 5,220 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 6 tháng 5,370 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 9 tháng 5,400 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 12 tháng 5,250 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 12 tháng 5,450 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 13 tháng 5,500 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 24 tháng 4,600 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 24 tháng 4,800 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 36 tháng 4,700 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Page 37: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 37

Lưu ý:

- (*) Mức lãi suất trên chưa cộng lãi suất thưởng

Lãi suất thưởng bậc thang áp dụng cho Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng USD

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳhạn USD có lãi thưởng

= Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của kỳ hạn USD

+ Lãi suất thưởng

Mức gửi Lãi suất thưởng (%/năm)

Từ 7.000 USD đến dưới 30.000 USD 0,200%

Từ 30.000 USD đến dưới 60.000 USD 0,250%

Từ 60.000 USD đến dưới 300.000 USD 0,280%

Từ 300.000 USD trở lên 0,300%

Lãi suất tiết kiệm bằng vàng

Kỳ hạn Lãi suất Vàng SJC Lãi suất Vàng ACB Thời điểm lĩnh lãi

Kỳ hạn 1 tháng 3,000 % / năm 3,200 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 2 tháng 3,150 % / năm 3,350 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 3 tháng 3,600 % / năm 3,800 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 6 tháng 3,550 % / năm 3,750 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 6 tháng 3,650 % / năm 3,850 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 9 tháng 3,550 % / năm 3,750 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Page 38: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 38

Kỳ hạn 9 tháng 3,650 % / năm 3,850 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 12 tháng 3,550 % / năm 3,750 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 12 tháng 3,700 % / năm 3,900 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 13 tháng 3,700 % / năm 3,900 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 24 tháng 3,300 % / năm 3,500 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 24 tháng 3,500 % / năm 3,700 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Kỳ hạn 36 tháng 3,000 % / năm 3,200 % / năm Lĩnh lãi hàng quý

Kỳ hạn 36 tháng 3,200 % / năm 3,400 % / năm Lĩnh lãi cuối kỳ

Lưu ý: Mức lãi suất trên đã cộng lãi suất thưởng

Tất toán TTK trước hạn 15 tháng được hưởng lãi suất như sau:

(Lãi suất: %/ năm)

Bước nhảy 15+/3T

Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Đúng hạn

Tỉ lệ % (*) 98% 99% 100% 101%

LS không tròn bước nhảy (**) KKH KKH KKH KKH KKH

15+/3T T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15

LS trên TTKthời gian thực gửi 15T (***)

Bước nhảy 15+/1

T

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đúng hạn

Tỉ lệ % (*) 96,5 97 97,5 98 98,5 99 99,5 100 100,5 101 101,5 102 102,5 103

LS không tròn

KKH KKH KKH KKH KKH KK

KKH KKH KKH KKH KKH KKH KKH KK

KK

LS trên TTK

thời gian thực gửi

15T (***)

Page 39: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 39

bước nhảy (**)

H H H

15+/1T

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14

T15

(*) Khách hàng rút gốc trước hạn được hưởng lãi suất bậc thang (lãi suất rút trước hạn) cho số ngày thực gửi tròn bước nhảy khách hàng đã chọn (= tỉ lệ của từng bước nhảy tương ứng * lãi suất kỳ hạn 15 tháng trên TTK). (**) Lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút cho số ngày thực gửi không tròn bước nhảy. (***) Tỷ lệ, lãi suất sản phẩm (lãi suất trên TTK), lãi suất bậc thang, lãi suất không kỳ hạn theo quy định của Tổng Giám Đốc trong từng thời kỳ.

Tiết kiệm Lộc - Bảo Toàn kỳ hạn 13 tháng VND

Lãi suất kỳ hạn 13 tháng 2,769%/năm

Phí rút trước hạn:

- Nếu thời gian thực gửi < 1 tháng 0,3% trên số tiền tất toán

- Nếu thời gian thực gửi >= 1 tháng 0,25%trên số tiền tất toán

2. Thực tiến thế giới

2.1. Bảo hiểm tiền gửi – cái nhìn từ Mỹ đến Việt Nam

Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một lĩnh vực mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng trên thế giới nó đã hình thành, phát triển từ rất lâu và ngày càng được hoàn thiện hơn. Hầu hết các quốc gia đều triển khai các hoạt động BHTG trong đó phải kể đến quốc gia đầu tiên triển khai hoạt động này là Mỹ.

1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động BHTG ở Mỹ Từ khi thế giới còn chưa hình thành khái niệm BHTG thì ở Mỹ đã tồn tại

Page 40: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 40

nhiều hình thức bảo vệ tiền gửi, trong đó chủ yếu nhất là hình thức "bảo vệ ngầm". "Bảo vệ ngầm" là việc Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hoặc Chính phủ có cam kết (không công khai) sẽ bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền nếu có hiện tượng đóng cửa ngân hàng hoặc ngân hàng đó không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Vì đây là cam kết không công khai nên không hình thành hợp đồng BH giữa người gửi tiền với ngân hàng hoặc NHTW. Đến nay, một số quốc gia vẫn còn tồn tại hình thức bảo vệ ngầm.

Xuất phát từ hoạt động "bảo vệ ngầm" mà hình thức "bảo vệ công khai" ra đời. BHTG là chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng tiền lãi nhập gốc trên tài khoản sẽ được thanh toán cho người gửi tiền theo cơ chế hợp đồng hoặc cam kết công khai. Bảo vệ tiền gửi công khai xuất hiện đầu tiên ở New York năm 1829 với tên gọi "Chương trình bảo hiểm trách nhiệm Ngân hàng".

Tiếp theo từ 1831-1858, 6 bang ở Mỹ đã thành lập các tổ chức BHTG với mục đích bảo vệ các ngân hàng (NH) sắp đổ bể và bảo vệ người gửi tiền cá thể, người giữ các công cụ huy động tiền gửi. Cả 6 tổ chức BHTG này đều hoạt động rất thành công và đã có tác dụng rất lớn đối với hệ thống NH Mỹ thời kỳ đó. Nhưng đến năm 1870 do một số biến dộng tài chính đã làm cho cả 6 tổ chức này bị đóng cửa.

Giai đoạn tiếp theo 1908-1930, BHTG lại tiếp tục được thành lập ở 8 bang khác. Trong 8 tổ chức BHTG này có bốn tổ chức quy định BHTG là bắt buộc, 2 tổ chức quy định tự chọn và 2 tổ chức còn lại quy định tính chất bắt buộc tùy thuộc vào từng đối tượng và từng thời điểm.

Đến năm 1930 cả 8 tổ chức trên đều bị đóng cửa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lớn (1929-1933) làm cho nhiều NH bị phá sản dẫn đến các tổ chức BHTG mất khả năng thanh toán.

Những năm đầu 1930, đặc biệt là giai đoạn 1930-1934, tình hình ngày càng trở nên khó khăn. Mỗi năm có hơn 1000 NH ngừng hoạt động. Riêng năm 1933 có tới 4000 NHTM lâm vào tình trạng phá sản. Trước tình hình đó, tháng 1/1934, tổ chức BHTG liên bang Mỹ ra đời lấy tên viết tắt là FDIC. Đây là tổ chức có thời gian hoạt động lâu dài nhất thế giới với quá trình hoạt động như sau:

- Từ 1/1/1934 đến 30/6/1935: Xây dựng chương trình thử nghiệm. - Từ 1/7/1935 đến nay bắt đầu đi vào hoạt động hiệu quả. Vốn của tổ chức này do Kho bạc Mỹ đống góp 150 triệu USD và 12 ngân hàng nhà nước liên bang đống góp 130 triệu USD.

Page 41: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 41

Một số quy định của FDIC:

- Đối tượng gồm:

+ Đối tượng bắt buộc: Tất cả các NH quốc gia, NH được cấp giấy phép của các bang, các tổ chức tiết kiệm ở Mỹ.

+ Đối tượng không bắt buộc: Các ngân hàng Mỹ đăng ký hoạt động ở nước ngoài. - FDIC chỉ bảo hiểm với các tổ chức, NH có đủ vốn hoạt động.

- Cách tính phí bảo hiểm: Khi mới thành lập các NH tham gia FDIC phải nộp một mức phí hàng năm như nhau là 1% số dư tiền gửi thuộc đối tượng BH nhưng chỉ phải trả trước một nửa mức phí. Phần còn lại là đóng khi FDIC yêu cầu. Đến năm 1935 do luật NH mới ra đời làm thay đổi mức phí còn 1/12 của 1% tổng số dư tiền gửi tương đương với 8,3 cent phí BHTG cho 100 USD tiền gửi huy động.

Năm 1950 phí BHTG giảm xuống còn 3,7 cent/100 USD tiền gửi. Sau đó tiếp tục giảm xuống còn 3,1 cent/100 USD tiền gửi

Sau năm 1980 nhiều NH đổ bể làm cho FDIC phải chi phí rất nhiều và mức phí BHTG lại lên tới 8,7 cent/100 USD tiền gửi. Do luật cải cách FDIC nên từ tháng 1/1993 đến nay, FDIC áp dụng cách tính tỷ lệ phí BHTG có phân biệt theo mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Mức phí hàng năm cho các tổ chức này dao động từ 0.001% đến 0,27% tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm tại mỗi ngân hàng.

- Về cách tính hạn mức chi trả:

+ Từ tháng 1 tới tháng 6 năm 1934 hạn mức chi trả BH của FDIC là 2.500 USD/người gửi tiền thuộc đối tượng được BH tại một tổ chức tham gia BHTG. + Từ 1/7/1934 hạn mức chi trả tạm thời tăng lên 5.000 USD/người. Đến năm 1950 hạn mức chi trả lên tới 10.000 USD/người.

+ Năm 2001 tăng 130.000 USD với tiền gửi thông thường và tăng ít nhất 250.000 tiền gửi tiết kiệm hưu trí và mức này được duy trì cho tới nay. Việc tăng hạn mức chi trả của FDIC nhằm củng cố niềm tin của quần chúng với các hoạt động ngân hàng, kích thích khả năng huy động vốn trong dân chúng và phù hợp với mức tăng lạm phát theo thời gian.

Page 42: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 42

- Về công tác kiểm tra giám sát của tổ chức BHTG: FDIC là tổ chức có sự quan tâm chú ý đến công tác kiểm tra giám sát các NH nhất trong các tổ chức BHTG trên thế giới. Ngay từ khi mới thành lập tổ chức này đã có hơn 4.000 ủy viên thực hiện công tác kiểm tra. Và cho tới nay con số này đã lên tới khoảng 8.000 người.

Nội dung kiểm tra giám sát gồm:

+ Kiểm tra việc đảm bảo là thành viên tham gia BHTG và bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng

+Kiểm tra khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng với bốn nội dung:

.Xác định chất lượng tài sản hiện có

.Phát hiện các hoạt động phát sinh có thể dẫn đến khó khăn tài chính

.Thẩm định điều hành ngân hàng

.Phát hiện các hoạt động không bình thường và có dấu hiệu vi phạm phát luật.

Ngay từ khi mới thành lập, FDIC đã có 13.021 NH tham gia và 214 tổ chức tiết kiệm. Các năm về sau số NHTM tham gia vào FDIC có tăng song với số lượng ít.

Từ năm 1934 đến 1997 ở Mỹ đã có 2.192 ngân hàng đóng cửa và FDIC đã thực hiện chi trả 106.560 triệu USD và thu hồi sau thanh lý 68 triệu USD

Có thể nói Mỹ là một quốc gia có hệ thống GHTG phát triển và hình thành khá sớm trên thế giới. Từ đó đến nay BHTG luôn phatys huy vai trò của nó trong việc phát triển và bảo vệ hệ thống NH, ổn định thị trường tài chính, giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và phát triển.

2. Thực tiễn ở Việt Nam và một số kinh nghiệm rút ra.

Hệ thống NH Việt Nam hiện nay bao gồm NHTW, NHTM, NH chính sách và xã hội, NH liên doanh, quỹ tín dụng... Đặc điểm của hệ thống NHVN là các NH có sự chênh lệch khá lớn về quy mô vốn, phạm vi hoạt động. Vì vậy khả năng cạnh tranh cũng khác nhau. Đặc biệt sự chênh lệch về thị phần làm cho các ngân hàng nhỏ khó duy trì hoạt động. Thêm nữa các NH có mức vốn thấp, nợ xấu cao, kiến thức về nghiệp vụ còn kém. Từ đó làm cho các NH dễ bị tổn thương khi có biến động xấu xảy ra.

Page 43: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 43

Trước thực tế như vậy, đã thúc đẩy hoạt động BHTG ở Việt Nam sớm hình thành. Hiện nay tổ chức BHTG duy nhất tồn tại ở Việt Nam là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN). Tổ chức này tuy mới thành lập song đã có những thành công nhất định trong việc xây dựng mô hình hoạt động như: xác định đối tượng BH, loại tiền gửi được BH, hạn mức chi trả, công tác kiểm tra giám sát...

Một thành công nữa là từ quý II/2003, BHTGVN chính thức trở thành thành viên của tổ chức BHTGQT. Từ đó Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm về hoạt động cũng như cách thức tổ chức từ các nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ

Một số kinh nghiệm đúc rút ra như sau: - Trong một nước không nhất thiết phải tồn tại nhiều hơn một tổ chức BHTG FDIC vẫn tồn tại và đóng vai trò rất lớn ở Mỹ thì BHTGVN cũng sẽ phát huy tốt vai trò của mình hơn nữa. - Đối tượng BH được mở rộng thêm ra tất cả các hộ gia đình, tổ chức hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công tư hợp danh thay vì chỉ là cá nhân gửi tại NH tham gia BHTG như trước đây. - Tăng hạn mức chi trả BH từ 30 triệu VNĐ/tổng tiền gửi nhập lãi của một cá nhân lên mức 100 triệu VNĐ, tăng 70%, làm tăng niềm tin cho người gửi tiền từ đó tạo điều kiện thuật lợi cho huy động vốn trong và ngoài nước. - Tổ chức BHTG có thể hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức cho vay bảo lãnh, mua lại nợ ngay cả khi tổ chức đó chưa có nguy cơ phá sản. - Không BHTG cho những người trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định sự tồn tại của tổ chức nhận gửi tiền. - Mức phí BHTG sẽ được điều chỉnh theo sự đánh giá của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước và có xu hướng giảm mức phí bằng 0 khi BHTGVN có khả năng tự lực tài chính.

Như vậy, để phát huy vai trò ngày càng cao hơn nữa thì BHTGVN cần phát triển, nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra rủi ro đạo đức phát sinh, hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao nghiệp vụ BHTG. Thực hiện tốt và kịp thời những vấn đề trên BHTGVN sẽ có vị trí nhất định trong khu vực và quốc tế.

Page 44: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 44

ơ

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng vốn tiền gửi tiết kiệm

1.1. Người gửi tiết kiệm : biết hay không biết ?

Nhiều ngân hàng đang rao lãi suất tiết kiệm lên tới trên 19%/năm để thu hút khách Nhưng muốn đạt lãi suất này, người gửi tiết kiệm phải thoả mãn rất nhiều điều kiện. Trong khi lãi suất gửi tiết kiệm thực tế hiện nay chỉ dao động trong khoảng 17,10 - 18,24%/năm.Chưa bao giờ người gửi tiết kiệm có nhiều lựa chọn cũng như được ngân hàng o bế như hiện nay. Ngoài chuyện lãi suất được nâng lên để tránh lạm phát, thì hàng loạt các chương trình khuyến mãi, dự thưởng lớn tung ra liên tiếp.Ngân hàng đưa ra nhiều tiện ích gia tăng quyền lợi cho người gửi. Chẳng hạn, lãi suất tài khoản tiết kiệm sẽ tự động điều chỉnh theo khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất (nếu có), nhưng không thấp hơn mức lãi suất gửi ban đầu.Tuy nhiên, các chương trình ngân hàng tung ra không hẳn thuận lợi nằm hoàn toàn về phía khách hàng, có nhiều điều kiện khiến người gửi tiết kiệm khó được hưởng lợi ích.Thông thường các ngân hàng sẽ khống chế thời gian gửi và số tiền gửi khi tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng hoặc khuyến mãi:

Lấy thí dụ, mới đây ngân hàng An Bình (ABBank) tung ra chương trình “Tiết kiệm tỉ phú - vận may vạn lộc”. Chỉ cần mức gửi tối thiểu một triệu đồng hoặc 50 USD là có thể tham gia chương trình. Nhưng một triệu đồng hoặc 50 USD đó phải gửi với thời hạn 60 tháng. Hoặc muốn kỳ hạn ngắn hơn, ví dụ như 3 tháng thì phải gửi ít nhất 10 triệu đồng.Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt nam (Eximbank) công bố lãi suất tiết kiệm một năm ở mức cao 18,24%, nếu cộng cả lãi suất thưởng (0,6%/năm) vào sẽ lên 18,84%. Nhưng để được mức lãi suất cao ngất này, người gửi phải gửi từ 10 tỉ đồng trở lên. Còn gửi từ 5 đến dưới 10 tỉ đồng chỉ được thêm 0,54%/năm, từ 100 đến dưới 500 triệu đồng chỉ được thêm 0,36%/năm.Ở các ngân hàng lớn như ACB thì mức lãi suất huy động (17,10%/năm) tương đối thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ khác. Nếu cộng mức lãi suất thưởng bậc thang (0,6%/năm) cũng lên được 17,7%/năm. Nhưng tương tự Eximbank, để có lãi suất thưởng bậc thang người gửi phải gửi từ 100 triệu đồng.ACB cũng là ngân hàng thường tung ra

Page 45: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 45

các chương trình bốc thăm trúng thưởng, khuyến mãi để bù lại cho khách hàng mức lãi suất tiết kiệm khá thấp của mình. Nhưng mức tiền gửi tham gia chương trình tối thiểu ở ACB thường cao hơn các ngân hàng khác, thường ở mức 5 triệu đồng.

Trên thực tế với lãi suất tiết kiệm cao nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng người gửi đã không còn thực lời do tốc độ trượt giá quá nhanh; trong khi khách nhà băng vẫn thấy hấp dẫn vì lãi cao nhất trong vòng 5 năm nay. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, mức lãi suất hiện tại ở ngân hàng đến thời điểm này đã thực âm so với lạm phát.Muốn tính lãi suất tiền gửi tính cho cả năm thì phải lấy chỉ số lạm phát của cả một năm để so sánh. Ví dụ so với tháng 4 năm trước, lạm phát tháng 4 năm nay đã ở mức 19%, cao hơn 7% so với lãi suất hiện tại của nhà băng(12%). Điều đó cho thấy người gửi đang hưởng lãi suất thực âm.Theo các chuyên gia kinh tế phân tích, lãi suất tiền gửi được điều chỉnh từng đợt không bắt kịp tốc độ trượt giá liên tục của đồng tiền.Người gửi chỉ được hưởng mức lãi suất dương trong tháng 4 khi chỉ số giá tiêu dùng còn mức thấp, hiện tại lãi trần 12% cũng đã bị âm so với tỷ lệ lạm phát bởi tốc độ trượt giá đã đi trước chính sách điều chỉnh lãi tiền gửi. Vì vậy nên để thị trường tự do quyết định lãi suất thay vì áp dụng trần.Giáo sư đại học Hawaii Hà Tôn Vinh, một chuyên gia về hội nhập kinh tế, cũng nhận định mức lãi suất tiền gửi 12% vào thời điểm tháng 4/2008 là cao nhưng so với lạm phát thì đã âm. Ông Vinh khuyên người dân nên gửi ngắn hạn trong thời điểm này vì không biết sẽ còn những biến động gì. Khi nền kinh tế ổn định, lúc ấy nên gửi ngân hàng kỳ hạn lâu dài.Dù nhận định lãi tiết kiệm hiện nay đã không thực lời cho người gửi, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng, nếu không gửi ngân hàng, người dân thậm chí không hưởng được mức lãi suất âm đó nữa. Trong khi đó đồng tiền giữ bên mình nhanh chóng mất giá mà không có khả năng sinh lời thêm đồng nào.

Mặc dù vậy, nếu lại tăng lãi suất đầu vào, tức lãi tiền gửi, thì tất yếu sẽ nâng lãi suất cho vay, đối tượng chịu thiệt là các doanh nghiệp. Nhiều ý kiến chỉ trích phía nhà băng "mạnh tay" với doanh nghiệp, do vậy, khó có thể chu toàn để người được vay có lợi trong lãi suất, lại vừa "nhẹ tay" với lãi suất đầu ra cho các doanh nghiệp... Hơn nữa, ngân hàng hiện đang chịu quy định trần lãi suất của Hiệp hội ngân hàng nên dù có biết lãi tiết kiệm thấp hơn tỷ lệ lạm phát cũng khó thể tăng cao hơn.

Page 46: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 46

1.2. Biến động lãi suất tiết kiệm

Sau thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm 2008 gần chạm ngưỡng 16%, một số ngân hàng bắt đầu điều chỉnh lãi suất huy động, tạo khả năng thiết lập một mặt bằng mới. Mức lãi suất 15,6% không còn là cá biệt, mà đã được một số nhà băng áp dụng.Ngay sau thông tin tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm được công bố,nhiều khách hang nhận thấy gửi tiền tiết kiệm “chưa ăn thua” nên đã tính tới việc rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng

Theo Tổng cục thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng CPI của Việt Nam ở mức 15,96% so với cuối năm 2007. Tỷ lệ lạm phát trung bình kỳ, một tiêu chí được nhiều ngân hàng trung ương sử dụng khi hoạch định chính sách tiền tệ, lên mức 19,09%. Giá lương thực là một yếu tố quan trọng tác động đến CPI của tháng 5. Sau thông tin này, một số ngân hàng đã công bố điều chỉnh lãi suất huy động tiền đồng. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho hay, từ ngày 28/52008 áp dụng biểu lãi suất huy động mới. Theo đó, lãi suất cho kỳ hạn trên 13 tháng là 14% mỗi năm và với kỳ hạn 12 tháng trở xuống là 14,1-14,4%. Riêng khách hàng gửi 20 triệu đồng trở lên được hưởng thêm lãi suất thưởng từ 0,24%-1,8% mỗi năm tùy theo kỳ hạn. Trước đó, lãi suất tối đa của ngân hàng này là 14%. Lãi suất cho kỳ hạn 3-12 tháng của Ngân hàng Nam Á cũng từ các mức 14,4-14,8% mỗi năm đồng loạt tăng lên 15,6%. Cùng với Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), đây là 2 nhà băng có mức lãi suất huy động hàng đầu hiện nay.

Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất cơ bản huy động vốn lên 14%, các nhà băng lại bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm trong tư thế nhìn nhau để lên. Hai ngày sau khi trần lãi suất tiền gửi mở đến 21% (150% lãi suất cơ bản), có nhà băng đã áp biểu lãi suất mới 19,2%, nhiều ngân hàng điều chỉnh lên 18,6% một năm. Tuy nhiên ngay trong ngày, lãi suất lại được kéo xuống theo mức bình quân chung là 17-17,6% một năm. Ngay sau đó vài ngày,lãi suất tiền gửi VND tại các ngân hàng thương mại không còn xoay quanh 17-17,5% một năm. Mức trên 18% một năm đã xuất hiện ở nhiều nhà băng.Theo biểu lãi suất mới của Nam A Bank, khách hàng gửi tiền các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng hưởng lãi cao nhất là 17,88%. Mức lãi suất trên 18% chỉ áp dụng với khách gửi số tiền lớn. Cụ thể ở kỳ hạn 1-3 tháng, ngân hàng áp dụng

Page 47: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 47

lãi suất cao nhất 18,36% một năm đối với khách hàng gửi từ 5 tỷ đồng trở lên. Số tiền gửi từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, khách hưởng lãi 18,24%; từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng áp lãi 18,12%. Khách gửi 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hưởng lãi 18%, trong khi nếu số tiền dưới 100 triệu đồng lãi đã thấp hơn nhiều, còn 17,88% một năm.Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN (VPBank) sáng nay áp dụng mức lãi cao nhất lên đến 18,5% một năm đối với kỳ hạn gửi 6 tháng, với điều kiện khách hàng cam kết không rút trước hạn. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mở ra kỳ hạn 370 ngày để cạnh tranh với các hạn 12 hay 13 tháng; mức lãi lên đến 18,4% một năm. Trong khi đó lãi suất tiết kiệm tiền gửi kỳ hạn 1-9 tháng tại SCB đang ở mức 17,8%.

Hiện nay, hầu hết ngân hàng thực hiện thu phí 0,02% trên tổng số tiền gửi đối với khách hàng gửi tiền hôm nay ngày mai rút. Một số ngân hàng tạm ngưng cho vay một số loại hình vay và tạm ngưng giải ngân. Đây là biện pháp nhà băng áp dụng nhằm đề phòng khách hàng bất ngờ rút tiền, dẫn đến ngân hàng không cân đối được nguồn vốn, kiểm soát lượng tiền gửi vào - rút ra.

Không chỉ lãi suất tiền đồng, lãi suất đôla của một số ngân hàng cũng nhích lên. Sở Giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tại Hà Nội mới đây nâng lãi suất huy động đôla lên mức 5,8-5,9% mỗi năm. Riêng với khách hàng gửi USD với khối lượng lớn, lãi suất có thể được nâng lên 6,8%. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng điều chỉnh lãi suất đôla cho kỳ hạn 13 tháng lên 7,5% mỗi năm. Với các kỳ hạn ngắn hơn, lãi suất dao động trong khoảng 6,95-7,45%.Lãi suất tiền gửi USD cũng được nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy lên. Hôm nay Ngân hàng Việt Á tăng lãi suất USD lên 6,5% một năm. Cũng trong đợt tăng lãi suất mới này, đối với tiền gửi USD, VIBank áp dụng lãi suất 6,5-7% một năm ở các kỳ hạn 1-6 tháng.

1.3. Vốn huy động tiền Việt giảm

Tính đến hết tháng 8/2008, ước tính tổng số dư vốn huy động trên địa bàn Hà Nội của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 388.000 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối năm 2007. Đây có thể là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong nhiều năm gần đây. Xét về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ, thì vốn huy động ngoại tệ tăng rất mạnh, tới 26,57% so với cuối năm 2007, trong khi đó số dư tiền gửi nội tệ lại giảm 6% so với cuối năm 2007. Xét về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng thì số dư tiền gửi của các tổ chức tại các NHTM lại giảm 3% so với cuối năm 2007.Tại nhiều

Page 48: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 48

thành phố lớn khác cũng có tình trạng diễn ra tương tự, vốn huy động bằng ngoại tệ tăng nhanh hơn vốn huy động nội tệ của NHTM. Tại một số NHTM quy mô lớn, việc huy động vốn cũng nằm trong xu hướng chung nói trên.Nguyên nhân của diễn biến trên có nhiều, có thể tổng hợp một số lý do chủ yếu sau đây:

Trước hết là tiền gửi thanh toán bằng nội tệ của doanh nghiệp và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm nội tệ không kỳ hạn giảm mạnh do lãi suất cho vay cao, tới 20-21%/năm nên doanh nghiệp và hộ gia đình tận dụng vốn cho kinh doanh, hoặc cho đối tác, người thân mượn để kinh doanh.

Do lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng biến động mạnh, người dân phải chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống, nên số tiền nhàn rỗi có thể gửi NHTM giảm mạnh.Thị trường bất động sản ít giao dịch, giá giảm, nên vốn bị đọng tại lĩnh vực đầu tư này, tiền không quay trở lại NHTM. Một số người mua đất dự án phải tiếp tục đeo đuổi đóng tiền các đợt tiếp theo, nên phải tìm mọi nguồn kể cả vay mượn cá nhân để nộp theo hợp đồng ký với chủ dự án.

Thị trường vàng diễn biến phức tạp, giá vàng lên cao cộng với lạm phát cao, nên không ít người sử dụng tiền mua vàng đầu cơ, tích trữ. Thời gian gần đây, giá vàng lại giảm mạnh, nhiều người thua lỗ, hụt vốn do đầu cơ, hoặc một số khác thì vẫn cứ giữ vàng, nên giảm lượng tiền gửi NHTM.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, thu hút một lượng tiền nhất định của nhà đầu tư trở lại thị trường, nên cũng giảm tiền gửi NHTM.Lãi suất tiền gửi USD tại NHTM hấp dẫn, có thời điểm lên tới 8%/năm, hiện nay cũng dao động ở mức 6 – 6,8%/năm.

Trong điều kiện lo ngại lạm phát, nên không ít người chuyển sang tích trữ USD, đầu cơ ngoại tệ. Nhiều người gửi USD vào NHTM vừa được hưởng lãi suất hấp dẫn, lại an toàn.

Trước đây tiền gửi nội tệ của các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các chủ dự án đầu tư bất động sản... chiếm vị trí đáng kể trong số dư tiền gửi của các tổ chức tại NHTM, thì hiện nay các chủ dự án phải rút tiền ra để triển khai dự án và thực hiện các nghĩa vụ khác. Các công ty chứng khoán do tình hình khó khăn chung của thị trường, nên giảm tiền gửi tại NHTM. Các công

Page 49: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 49

ty bảo hiểm cũng giảm tiền gửi để thực hiện chiến lược kinh doanh riêng của mình trong bối cảnh cụ thể. Do đó tiền gửi nội tệ của các tổ chức giảm mạnh.

Hiện đa phần khách hàng gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1-2 tháng, nhiều người sử dụng kỳ hạn một vài tuần, một phần vì cho rằng giá tiêu dùng có thể tăng tiếp, một phần đề phòng trường hợp lãi suất tiếp tục nhích lên thì sẽ dịch chuyển sang ngân hàng khác.

1.4. Xu hướng tiền gửi USD vẫn tăng cao

Cũng do diễn biến nói trên nên trong một số thời điểm thanh khoản vốn nội tệ tại các NHTM trở nên khan hiếm, thậm chí cá biệt có thời điểm căng thẳng, mặc dù thời gian gần đây tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Hiện nay nhiều NHTM đang điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất huy động vốn nội tệ và USD, nhưng nhìn chung lãi suất USD vẫn hấp dẫn và tâm lý lo ngại lạm phát vẫn còn, do đó xu hướng tiền gửi USD vẫn tăng cao hơn so với VND tiếp tục diễn ra.Việc điều hành chính sách tiền tệ hầu như chỉ tác động được vào việc tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, còn lãi suất USD thì theo diễn biến của thị trường tiền tệ quốc tế. Song lãi suất USD hiện nay ở nước ta đang có bất hợp lý lớn.Trong khi lãi suất Libor ( thị trường liên ngân hàng Luân Đôn) và lãi suất Sibor (thị trường liên ngân hàng Singapore) kỳ hạn 1 năm chỉ xoay quanh mức 3% thì lãi suất tiền gửi USD ở nước ta cao gấp 2-2,5 lần; lãi suất cho vay USD cao gấp 2,5 – 3,5 lần. Lãi suất cho vay USD cao đang làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2. Nghiên cứu nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank

Các hình thức gửi tiết kiệm : - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tiết kiệm có kỳ hạn. - Tiết kiệm gửi góp. - Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi. - Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi. - Tiết kiệm có thưởng. - Tiết kiệm bằng vàng - Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng. - Phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu …

Page 50: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 50

Thủ tục gửi tiền:

Quý khách mang theo chứng minh thư nhân dân và điền các yếu tố quy định trên mẫu gửi tiền đã in sẵn do AGRIBANK cung cấp, đăng ký chữ ký mẫu và nộp tiền. Sau khi nộp tiền Quý khách được nhận sổ tiền gửi và toàn quyền sử dụng tiền gửi của mình để thực hiện quyền tài sản theo luật định.

Thủ tục rút tiền:

Khi rút tiền khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm,Chứng minh thư nhân dân và điền đầy đủ các yếu tố quy định trên giấy yêu cầu rút tiền (theo mẫu đã in sẵn).

Khách hàng khi gửi tiền được đảm bảo an toàn, bí mật. Khách hàng là cá nhân được AGRIBANK mua Bảo hiểm tiền gửi theo luật định. Khách hàng gửi bằng loại tiền nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng lọai tiền đó. Trường hợp khách hàng gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận bằng tiền VNĐ sẽ được AGRIBANK quy đổi, mua lại thành tiền VNĐ với tỷ giá do AGRIBANK công bố theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước VN quy định tại thời điểm đó.

Tất cả các chi nhánh AGRIBANK đều niêm yết các mức lãi suất tương ứng với mỗi kỳ hạn gửi tiền, khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn hình thức gửi tiền thích hợp nhất cho kế hoạch tài chính của mình.

Đối với khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu hết kỳ hạn, khách hàng chưa rút vốn, AGRIBANK nhập lãi vào gốc, chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng và áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Nếu tại thời điểm chuyển, AGRIBANK không quy định loại kỳ hạn tương ứng thì khách hàng được hưởng lãi theo mức lãi suất cao nhất của loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn liền kề trước đó mà AGRIBANK đang huy động. Trường hợp hết kỳ hạn, khách hàng chỉ rút lãi thì AGRIBANK chi trả lãi cho họ, số tiền gốc được chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng theo nội dung trên. AGRIBANK thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và áp dụng trả lãi hàng tháng, 3 tháng 1 lần và bội số của 3 tháng 1 lần.

* Đặc biệt nếu khách hàng cần tiền khi sổ tiền gửi chưa đến hạn thanh toán, khách hàng có thể dễ dàng dùng sổ tiền gửi để vay thế chấp, cầm cố, chiết khấu hoặc rút vốn trước hạn và được AGRIBANK trả lãi cụ thể như sau:

- Nếu khách hàng gửi dưới 2/3 thời gian cam kết thì được trả lãi suất không kỳ hạn.

Page 51: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 51

- Nếu khách hàng gửi từ 2/3 thời gian cam kết trở lên thì được trả tối đa bằng 75% lãi suất cùng kỳ hạn tại thời điểm rút vốn.

* Trường hợp chủ sở hữu Sổ tiền gửi không đi rút tiền được, có thể uỷ quyền cho người khác : Người uỷ quyền phải lập giấy uỷ quyền cho người khác đến lĩnh tiền thay mình. Gíây uỷ quyền gồm có các nội dung sau :

- Họ tên, địa chỉ của người uỷ quyền và người được uỷ quyền.

- Giấy chứng minh thư của người được uỷ quyền.

- Có chữ ký, mã hiệu ( nếu có) của người uỷ quyền (đúng như đã đăng ký với ngân hàng) và chữ ký của người được uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú.

Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Agribank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu cung cấp các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng bằng đồng Việt Nam, Vàng, các loại ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng luôn được đảm bảo an toàn và sinh lợi cao với lãi suất hấp dẫn.

http://www.agribank.com.vn/Agribank/eNews/InfoDetails.aspx?NewsID=2064

Đối tượng: Cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu gửi tiết kiệm tại Agribank.

Tiện ích:

- Hình thức và kỳ hạn gửi đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng được cầm cố thẻ tiết kiệm để đảm bảo khi mở thẻ Tín dụng bằng số dư trong tài khoản.

- Khách hàng có thể rút vốn trước hạn hoặc cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn tại Agribank. - Được Agribank xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài. - Khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và ngược lại. - Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ SMS Banking.

Loại tiền gửi: VND, USD, EUR, vàng.

Kỳ hạn gửi: Kỳ hạn từ 01 đến 36 tháng.

Page 52: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 52

Phương thức trả lãi: Lãi của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được trả hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cuối kỳ hoặc theo thoả thuận giữa khách hàng với Agribank.

Phí và lãi suất: Vui lòng tham khảo biểu phí & lãi suất hiện hành của Agribank.

Hồ sơ và thủ tục gửi tiền:

- CMND hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực).

(Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.) - Khách hàng điền thông tin vào “Giấy gửi tiền tiết kiệm” theo mẫu của Agribank và nhận sổ tiết kiệm từ nhân viên giao dịch.

Quy định khác:

- Khách hàng được rút gốc một phần, phần gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất ban đầu nếu rút đúng hạn. Lãi suất rút trước hạn được áp dụng theo quy chế tiền gửi tiết kiệm của Agribank theo từng thời kỳ.

- Khi đến hạn, nếu người gửi tiền không đến lĩnh hoặc không có yêu cầu gì khác, Agribank sẽ tự động nhập lãi vào vốn gốc và kéo dài thêm kỳ hạn mới. Trường hợp đến ngày đáo hạn, Agribank không còn huy động kỳ hạn mà khách hàng đăng ký thì thẻ tiết kiệm của khách hàng sẽ được tái tục với một kỳ hạn mới bằng kỳ hạn ngắn hơn liền kề.

* Với mục đích làm đa dạng các sản phẩm huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, tăng trưởng thêm nguồn vốn huy động từ dân cư, đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế, từ ngày 10/7/2008 Agribank mở đợt huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt.

Agribank nhận tiền gửi tiết kiệm VNĐ, USD, EUR với số tiền gửi tối thiểu là: 1.000.000 VNĐ, 100.USD, 100 EUR, kỳ hạn gửi tối thiểu là 01 tháng. Tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank, khách hàng rút vốn trước hạn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi và được ghi ngay vào sổ tiết kiệm khi khách hàng gửi tiền.

Cụ thể như sau:

Quy định thời gian thực gửi Lãi suất áp dụng Nhỏ hơn 1/3 kỳ hạn gửi ghi trên sổ Lãi suất không kỳ hạn Từ 1/3 kỳ hạn gửi đến dưới 2/3 kỳ hạn gửi 60% lãi suất ghi trên sổ

Page 53: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 53

Từ 2/3 kỳ hạn gửi đến dưới kỳ hạn gửi 80% lãi suất ghi trên sổ Đủ thời gian của kỳ hạn gửi 100% lãi suất ghi trên sổ

Lãi được trả theo thời gian khách hàng thực gửi theo công thức:

Tiền lãi = Vốn gốc x Thời gian thực gửi x Lãi suất áp dụng

Thời gian thực gửi để tính lãi được tính tròn tháng, trường hợp lẻ ngày thì tính 01 tháng là 30 ngày.

Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Agribank nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của quý khách bằng đồng Việt Nam và USD.Khách hàng có thề gửi và rút tiền bất kỳ lúc nào tại hơn 2000 chi nhánh của Agribank trên cả nước.

Đối tượng khách hàng: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài.

Lợi ích:

- Được Ngân hàng xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài.

- Được cầm cố, bảo lãnh vay vốn của ngân hàng.

- Khách hàng được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để thanh toán tiền vay hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác của chính chủ tài khoản tại Agribank.

- Tự động nhập lãi khi đến kỳ hạn trả.

- Thông báo và xem số dư tài khoản qua SMS-Banking.

Đặc điểm sản phẩm:

- Loại tiền gửi: VND, USD, EUR.

- Ðối với tài khoản ngoại tệ, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ. - Số tiền tối thiểu ban đầu:

Page 54: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 54

- Số tiền gửi lần đầu thấp nhất là 100.000 đồng Việt Nam, đối với ngoại tệ là tương đương 50 USD.

Phương thức trả lãi: Lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được trả vào ngày cuối cùng hàng tháng.

Phí và lãi suất: Vui lòng tham khảo biểu phí & lãi suất hiện hành của Agribank tại địa chỉ : vbard.com/Agribank/eServices/InterestRate.aspx

Hồ sơ và thủ tục gửi tiền:

- CMND hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực)

(Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.) - Khách hàng điền thông tin vào “Giấy gửi tiền tiết kiệm” theo mẫu của Agribank và nhận sổ tiết kiệm từ nhân viên giao dịch.

2.2. Ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank

Bắt đầu từ ngày 12/5/2008, Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) giới thiệu ra thị trường một sản phẩm tiết kiệm ưu việt: Tiết kiệm VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng. Đây là sản phẩm huy động vốn bảo đảm bảo giá trị tiền gửi quy đổi theo giá vàng SJC 99,99 tại thời điểm gửi và hưởng chênh lệch khi giá vàng lên tại thời điểm đáo hạn STK.

Khi lựa chọn hình thức tiết kiệm này, khách hàng được bảo toàn gốc theo giá vàng trong mọi điều kiện, không thấp hơn giá trị tiền gửi ban đầu. Ngoài ra lãi suất tiền gửi cao hơn so với gửi tiết kiệm bằng vàng thông thường. Ví dụ: khi khách hàng tham gia chương trình tiết kiệm VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng, giá vàng là 17 triệu đồng/lượng nhưng tại thời điểm STK đáo hạn, giá vàng tăng lên 20 triệu đồng/lượng, khách hàng sẽ được thanh toán tiền gốc ở mức 20 triệu đồng/lượng. Nếu giá vàng giảm xuống 15 triệu đồng/lượng, OceanBank vẫn áp dụng mức giá 17 triệu đồng/lượng để tính tiền gốc cho khách hàng. Trong cả hai trường hợp khách hàng đều được hưởng lãi suất. Như vậy khách hàng luôn luôn có lãi.

Sản phẩm Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo Vàng thể hiện cam kết của Ocean Bank luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Khi tham gia chương trình, khách hàng được hưởng các giá trị sau:

Page 55: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 55

- Bảo toàn vốn: Khi mua vàng dự trữ, giá vàng xuống sẽ mất tiền, tham gia chương trình, được bảo toàn vốn ban đầu ngay cả khi vàng xuống giá.

- Kinh doanh hiệu quả: Được hưởng lợi giống như mua vàng cất trữ khi giá vàng lên. Lãi suất đồng thời lớn hơn lãi suất tiết kiệm bằng vàng.

- An toàn: Mua vàng dự trữ - có thể mất cắp, gửi vàng vào két ngân hàng - mất phí. Gửi “Tiết kiệm bằng VNĐ, bảo đảm giá trị theo vàng”: không mất cắp, không mất phí, hưởng mức lãi tối ưu.

Đối tượng Khách hàng, thời gian triển khai và phạm vi áp dụng

- Đối tượng khách hàng: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

- Phạm vi áp dụng: Trên toàn hệ thống OceanBank.

- Thời gian triển khai chương trình: Bắt đầu từ 12/05/2008.

Nội dung Chương trình

- Loại tiền gửi: Tiền VND quy đổi theo giá Vàng do OceanBank công bố tại thời điểm giao dịch.

- Kỳ hạn gửi: 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, 18 tháng.

- Số tiền gửi tối thiểu: Tiền VND quy đổi tương đương giá trị 01 chỉ Vàng theo giá Vàng do OceanBank công bố tại thời điểm khách hàng gửi tiền.

- Giá vàng do OceanBank công bố được căn cứ vào giá vàng do Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn công bố.

- Lãi suất: áp dụng theo biểu lãi suất Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo Vàng của Ocean Bank công bố công khai tại các điểm giao dịch trong từng thời kỳ. Mức lãi suất luôn lớn hơn lãi suất tiết kiệm bằng vàng và không thay đổi trong suốt kỳ hạn gửi.

Biểu lãi suất huy động tiền gửi "Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo Vàng", từ ngày 23/07/2008

http://www.oceanbank.vn/chitietlaixuat.php?laixuat=44

BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VND BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ THEO VÀNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 284/2008/QĐ-HĐQT

Page 56: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 56

ngày 22/ 07 /2008 của HĐQT)

Áp dụng từ ngày 23 /07 /2008

Kỳ hạn VND (%/năm)

3 tháng 6,00

6 tháng 6,10

9 tháng 6,40

12 tháng 6,70

18 tháng 6,90

Chú ý o Phương thức trả lãi: Trả một lần khi rút gốc. o Khách hàng không được rút gốc trước hạn.

Đến ngày đáo hạn Sổ tiết kiệm, nếu Khách hàng không đến rút: OceanBank sẽ giữ hộ lãi, không nhập lãi vào gốc và Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với số tiền lãi chưa lĩnh đó. Phần gốc sẽ được chuyển sang một kỳ hạn mới bằng kỳ hạn cũ theo lãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Trường hợp tại thời điểm đó, OceanBank không triển khai loại hình tiết kiệm này, OceanBank sẽ tự động chuyển phần gốc sang loại hình tiết kiệm thông thường với kỳ hạn mới bằng kỳ hạn cũ hoặc kỳ hạn ngắn hơn liền kề theo lãi suất tại thời điểm tái tục.

Trường hợp Khách hàng có Sổ tiết kiệm đến hạn vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ thì Khách hàng sẽ rút vào ngày làm việc kế tiếp, những ngày quá hạn hưởng lãi không kỳ hạn.

o Khách hàng gửi tiền tiết kiệm theo biểu lãi suất này đồng thời được tham gia các chương trình khuyến mãi của OceanBank áp dụng trong từng thời kỳ. Hồ sơ, thủ tục gửi Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo Vàng:

- Giấy gửi tiền tiết kiệm (theo mẫu của OceanBank)

Page 57: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 57

- Công dân Việt Nam: CMND hoặc hộ chiếu;

- Công dân nước ngoài:

- Trường hợp xuất nhập cảnh được miễn thị thực: Hộ chiếu;

- Trường hợp xuất nhập cảnh có thị thực: Hộ chiếu kèm thị thực.

- Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng CMND hoặc hộ chiếu; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu số tiền gửi OceanBank.

OceanBank cũng áp dụng chương trình cho vay VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng áp dụng đối với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng tiền VNĐ quy đổi theo giá vàng tại OceanBank. Thời hạn và mức cho vay tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất cho vay triển khai theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong từng thời kỳ nhưng đảm bảo thấp hơn nhiều so với hình thức vay bằng VNĐ thông thường. Gốc và lãi vay được hoàn trả hàng tháng hoặc cuối kỳ theo thỏa thuận của Đơn vị kinh doanh với khách hàng. Lãi được trả theo lãi suất cố định ghi trên hợp đồng tín dụng.

http://www.oceanbank.vn/news.php?tinid=192

Page 58: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - Tài Liệu Học Tậpdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van... · 2015-07-20 · chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng

Tiểu luận “Tài chính tiền tệ”

Trang 58

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 3

1. Vị trí, vai trò của tiền gửi tiết kiệm............................................................ 3 2. Định nghĩa tiền gửi tiết kiệm ..................................................................... 3 3. Tiện ích của tiền gửi tiết kiệm ................................................................... 3 4. Các hình thức tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam............................................. 4

4.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:........................................................... 4 4.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: ................................................................. 4 4.3 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: ............................................................. 4

CHƯƠNG II. LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ VỐN TIỀN GỬI ......................... 5 1. Thực tế ở Việt Nam.................................................................................... 5

1.1. Khái quát về tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam.......................................... 5 1.2. Các ngân hàng ở Việt Nam ................................................................ 20

1.2.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................. 20 1.2.2. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam VIETCOMBANK .............. 22 1.2.3. Ngân hàng Công thương Việt Nam VIETINBANK...................... 26 1.2.4.Ngân hàng Á Châu ACB ............................................................... 32

2. Thực tiến thế giới ..................................................................................... 39 2.1. Bảo hiểm tiền gửi – cái nhìn từ Mỹ đến Việt Nam............................. 39

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................ 44

1. Thực trạng vốn tiền gửi tiết kiệm............................................................. 44 1.1. Người gửi tiết kiệm : biết hay không biết ? ....................................... 44 1.2. Biến động lãi suất tiết kiệm................................................................ 46 1.3. Vốn huy động tiền Việt giảm.............................................................. 47 1.4. Xu hướng tiền gửi USD vẫn tăng cao............................................... 49

2. Nghiên cứu nghiệp vụ vốn tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng thương mại Việt Nam................................................................................... 49

2.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank .......... 49 2.2. Ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank .................................... 54