THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG · Tiếp cận theo phương pháp SNA (hệ thống...

58
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Văn Sơn Thành viên tham gia: ThS. Trần Minh Tuấn

Transcript of THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG · Tiếp cận theo phương pháp SNA (hệ thống...

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ

TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ

TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2004-2014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Văn Sơn

Thành viên tham gia: ThS. Trần Minh Tuấn

2

Hải Phòng, tháng 5/2016

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người

Biểu đồ 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người

Bảng 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người

Biểu đồ 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người

Bảng 2.3: Chỉ số GINI

Biểu đồ 2.3: Chỉ số GINI

Biểu đồ 2.4: Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư

Biểu đồ 2.5: Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam

Bảng 2.4: Chỉ số phát triển con người

Biểu đồ 2.6 Xếp hạng Chỉ số phát triển con người

Biểu đồ 2.7 Chỉ số phát triển con người

Biểu đồ 2.8 Biến động thời gian đến trường

Bảng 2.5: Biến động của chỉ số phát triển con người

Biểu đồ 2.9 Biến động của chỉ số phát triển con người

Bảng 2.6: Chỉ số bất bình đẳng giới

Biểu đồ 2.10 Xếp hạng Chỉ số bất bình đẳng giới

Biểu đồ 2.11 Chỉ số bất bình đẳng giới

Biểu đồ 2.12 Tỉ lệ trẻ em chết khi sinh

Biểu đồ 2.13 Tỉ lệ sinh của phụ nữ dưới 19 tuổi

Biểu đồ 2.14 Tỉ lệ nữ trong quốc hội

Biểu đồ 2.15 Tỉ lệ người lớn tốt nghiệp cấp 2

Biểu đồ 2.16 Tỉ lệ tham gia lao động

Bảng 2.7: Chỉ số nghèo khổ đa chiều

Biểu đồ 2.17 Tỉ lệ người nghèo quốc gia và tỉ lệ sống dưới ngưỡng

1,25USD

Bảng 2.8: Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP

Biểu đồ 2.18 Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.9: Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP

Biểu đồ 2.19 Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.10: Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP

Biểu đồ 2.20 Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.11: Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP

Biểu đồ 2.21 Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.12: Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp

Biểu đồ 2.22 Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp

21

21

21

22

22

23

23

24

24

24

25

25

25

26

26

27

27

27

28

28

29

29

31

32

32

33

33

34

34

35

35

36

36

37

3

Mục Lục

Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1. Các thước đó tăng trưởng.

1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng

1.2 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

1.3 NGHÈO KHÓ

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu

1.3.2 Nghèo khổ vật chất

1.3.3 Nghèo khổ đa chiều

1.4 BẤT BÌNH ĐẢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.4.1 Bất bình đẳng kinh tế

1.4.2. Bất bình đẳng giới

Chương 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của

Việt Nam

2.1. Sự biến động của các chỉ tiêu

2.1.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (theo giá năm 2005)

2.1.2 Chỉ tiêu GNI danh nghĩa cho một đầu người

2.1.3 Chỉ số GINI

2.1.4. Chỉ số phát triển con người

2.1.5 Chỉ số bất bình đẳng giới

2.1. 6 Chỉ số nghèo khổ đa chiều

2.1.7. Đóng góp của các nhân tố tác động đến tăng trưởng

2.2.2. Đánh giá chung

Chương 3: Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc

đẩy tiến bộ xã hội.

3.1. Tăng trưởng bao trùm đóng góp vào phát triển con người cao hơn

3.2. Thúc đẩy việc làm có năng suất

3.3. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế

3.4. Đẩy mạnh cải cách trong nước

3.5. Tăng cường năng lực công nghệ và nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo

3.6. Cải thiện dịch vụ giáo dục và y tế làm nền tảng của tăng trưởng bao

trùm

3.7. Hướng đến một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và công

bằng hơn

KẾT LUẬN

4

5

5

5

8

8

11

11

11

13

15

15

17

21

21

21

21

22

24

26

29

32

37

39

39

39

39

41

42

46

52

58

4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng cao từ khi mở cửa nền kinh

tế. Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã xác định những điểm mốc quan trọng,

hay gọi là những “cửa ải” cần phải vượt qua cho đến năm 2020, đó là: Thoát khỏi

khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp

vào năm 2020.

Song hành với sự tăng trưởng về kinh tế là những hệ quả của sự phát triển này:

sự hủy hoại môi trường, dãn cách giầu nghèo…

Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu để thấy được tăng trưởng kinh tế có kéo theo

tiến bộ xã hội không, tác động của tăng trưởng kinh tế đến tiến bộ xã hội như thế

nào. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội của Việt nam.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài bổ sung các dữ liệu và các vấn đề mới

phát sinh để làm rõ mối quan hệ và đề xuất các biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội của

Việt nam.

3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các

chỉ tiêu tiến bộ xã hội để chỉ rõ tăng trưởng kinh tế tác động đến tiến bộ xã hội như thế

nào dựa vào các dãy số thống kê, từ đó đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng

kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Đối tượng: mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến

bộ xã hội.

Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: 2000-2014.

Không gian: Các chỉ tiêu của Việt Nam và một số quốc gia.

4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Thống kê toán học; Khảo sát; Chuyên gia.

Kết cấu của công trình nghiên cứu:

Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Chương 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của Việt Nam

giai đoạn 2005-2015.

Chương 3: Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ

xã hội.

5. Kết quả đạt được của đề tài

Chỉ rõ sự biến động và mối quan hệ của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tiến bộ

xã hội;

Các đề xuất về chính sách.

5

Chương 1:

Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1. Các thước đó tăng trưởng.

Tiếp cận theo phương pháp SNA (hệ thống tài khoản quốc gia), thu nhập của nền

kinh tế được thể hiện qua các chỉ số sau đây:

a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định

(thường là một năm). Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ

nhất, đó là tổng do doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ

nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung

gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).

b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product)- là tổng giá trị sản phẩm

vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của

một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.

Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối.

Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh

tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong

nền kinh tế.

Như vậy: VA=

n

i 1 (VAi). Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, VAi, là

giá trị gia tăng ngành i.

VAi = GOi - ICi.

Trong đó: GOi là tổng giá trị sàn xuất, ICi là chi phí trung gian của ngành i.

Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia

đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương

mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).

GDP= C+ G + I + (X-M)

Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành

thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động

dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); Thu nhập của người có đất cho thuê (R);

Thu nhập của người có tiền cho vay (In); Thu nhập của người có vốn (Pr); Khấu hao

vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (T1).

GDP = W+R+In+Pr+Dp+T1

c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI-Gross national income). Đây là chỉ tiêu xuất hiện

trong bảng SNA năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA là muốn nói

6

theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như

GNP.

GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của

một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản

hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ

nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo

góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước

ngoài.

GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.

Chênh lệch thu nhập

nhân tố nước ngoài =

Thu lợi tức nhân tố

từ nước ngoài -

Chỉ trả lợi tức nhân tố ra

nước ngoài

Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố

với nước ngoài, ở các nước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thông

thường phần chênh lệch này nhận giá trị âm.

d. Thu nhập quốc dân (NI - National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và

dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu

nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp).

NI = GNI - Dp

e. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- National Disposable Income) là phần thu nhập

của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất

định. Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai,

thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về

chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. Tuy vậy, xét

trên toàn hộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ

triệt tiêu nhau, vì nếu có một đơn vị chi thì sẽ có một đơn vị khác làm chuyển nhượng.

Vì vậy NDI là NI sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước

ngoài:

NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài

Chênh lệch về chuyển

nhượng hiện hành với nước

ngoài

=

Thu chuyển nhượng

hiện hành với nước

ngoài

-

Chi chuyển nhượng

hiện hành ra nước

ngoài

f. Thu nhập bình quân đầu người

Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh

giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người).

Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và

tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là

tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày

càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được

sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.

Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời gian

cần thiết để nâng cao mức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo

dự bảo. Một phương pháp đơn giản và khá chính xác tiếp cận đến con số này gọi là

"Luật 70" tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp 2 lần được xác định xấp xỉ

7

bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm theo dự

báo. Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một nước đặt

ra là 5% năm thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm (70 : 5). Dự báo

mức tăng thu nhập bình quân trên đầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu

hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức

bình quân toàn thế giới.

Trong phân tích, đánh giá tăng trưởng, một điều quan trọng hơn cả nội dung kinh

tế, phương pháp tính toán các chỉ tiêu nói trên là ở chỗ, hiểu được các chỉ tiêu này được

sử dụng như thế nào? Cách phân tích và xu thế vận động hợp lý của nó trong quá trình

phát triển là gì? Vì vậy, cần lưu ý đến những điểm nhấn mạnh sau đây:

(1) Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh

chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. GDP có ưu điểm hơn GO ở chỗ loại

trừ trong tính toán phần giá trị trung gian của hàng hoá và lại đáng tin cậy hơn các chỉ

tiêu khác vì nó phản ánh toàn bộ là giá trị gia tăng hay giá trị sản phẩm hàng hoá và

dịch vụ cuối cùng tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Vì

vậy, khi đánh giá tăng trưởng kinh tế, chúng ta thường sử dụng chỉ số mức và tốc độ

tăng GDP và GDP đầu người (hoặc GNI/người). Mặt khác, xét đến cùng về mục tiêu

tăng trưởng, thì tốc độ tăng trưởng dân số cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Nếu tốc

độ tăng trưởng tổng thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số thì điều đó có

nghĩa là không có sự gia tăng về mặt lượng của tăng trưởng nếu xét theo mục tiêu cuối

cùng.

(2) Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị.

Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: Giá so sánh, giá

hiện hành và giá sức mua tương đương. Giá so sánh (giá cố định) là giá được xác định

theo mặt bằng của một năm gốc. Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của

năm tính toán. Giá sức mua tương đương (PPP- Purchasing power parity) được xác

định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ.

Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác

nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử

dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế các thời kỳ và có nghĩa so sánh theo thời gian.

Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt

được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng trong việc xác

định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương

mại..v.v.. Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng

thông tin về chỉ số giảm phát GDP (deflator GDP). Các chỉ tiêu tính theo giá phản ánh

thu nhập được điều chỉnh theo mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không

gian. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thường

dùng được so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tố

chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước

khác nhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc

tế.

(3). Mặc dù GDP phản ánh chính xác nhất kết quả sản xuất và dịch vụ của nền

kinh tế, tuy vậy bản thân chỉ số này hiện nay cùng chưa phải hoàn hảo khi sử dụng để

phân tích và đánh giá tăng trưởng. Có nhiều kết quả sản xuất và dịch vụ nhưng không

được tính vào GDP, đó là các hoạt động mang tính nội trợ, tự sản xuất, tự tiêu dùng;

8

trong khi đó một số tổn thất, mất mát trong quá trình sản xuất và dịch vụ lại không

được loại trừ đi khi tính GDP. UN thường xuyên quan tâm đến vấn đề này và luôn tìm

cách cải tiến chỉ số GDP, trong đó GDP xanh là một đề xuất của UN. Ngay từ năm

1993, UN đã biên soạn về Hệ thống tài khoản gắn kết kinh tế và môi trừơng (System of

integrated Enviromental And Economic Accounting - SEEA) và đã được chỉnh sửa và

hoàn thiện vào các năm 1994, 1998, 2000, 2003. Cuốn sách đã giới thiệu GDP xanh,

nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu này và đây cũng chính là bước hoàn thiện SNA

của UN, gắn kết kinh tế và môi trường. GDP xanh không chỉ phản ánh sự tăng trưởng

kinh tế mà còn phản ánh sự tăng trưởng của quốc gia đó có bền vững hay không. Nói

cách khác, GDP phản ánh sự tăng trưởng của một quốc gia một cách toàn diện về kinh

tế, xã hội, môi trường.

Vậy, GDP xanh là gi? Đó là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã trừ các chỉ

phí do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.

GDP xanh = GDP Thuần

(GDP-Khấu hao) -

Chi phí tiêu dùng tài nguyên và

mất mát về môi trường do các hoạt

động kinh tế

Trong đó, hoạt động kinh tế của con người tác động đến môi trường. Xét về quá

trình sản xuất này thể hiện cả đầu vào (lnput) và đầu ra (Output). Trong thực tế, nhiều

nưóc trên thế giới đã nghiên cứu và tính GDP xanh, như: Trung Quốc, Nhật Bản,

Indonesia,... Thí dụ, Nhật Bản, năm 1995, GDP xanh bằng 98.8% GDP (sở dĩ tỷ lệ

GDP xanh cao như vậy vì Nhật khai thác tài nguyên trong lòng đất không nhiều: Toàn

bộ nhiên liệu lỏng, rắn, các nguyên liệu quan trọng đều nhập từ nước ngoài; công nghệ

sản xuất tiên tiến nên hạn chế nhiều chất thải ảnh hướng tới môi trường,..). Trung Quốc,

năm 1992 GDP xanh bằng 94,9% GDP.

1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng

(1) Quan điểm truyền thống: 4 yếu tố đầu vào

Y= F(K,L,R,T)

Trong đó:

Y: giá trị đầu ra của nền kinh tế; K: vốn; L: lao động; R: tài nguyên, đất đai; T:

công nghệ kỹ thuật

(2) Quan điểm hiện đại: 3 yếu tố đầu vào

Y= F(K,L,TFP)

TFP: (Total Factor Productivity) Năng suất nhân tố tổng hợp:

- Hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, kết quả nghiên cứu triển

khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế;

- Tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn

nhân lực;

- Tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên “phần

dư” còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác động của yếu tố vốn và lao động.

1.2 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

a, Khái niệm

9

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) giới thiệu thước đo phát triển

kinh tế trong các ấn phẩm thường niên của mình, đó là Báo cáo phát triển con người.

Trong bản báo cáo đầu tiên được xuất bản năm 1990 với nhan đề “Mục tiêu duy nhất là

đặt lại con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển”, UNDP đã đưa ra quan

điểm về phát triển con người. Theo đó, “phát triển con người là một quá trình nhằm mở

rộng khả năng lựa chọn của dân chúng”, về nguyên tắc, những sự lựa chọn này là vô

hạn và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên ở các cấp độ phát triển, con người cần

có ba khả năng cơ bản sau: có cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ; được hiểu biết và có

được các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Song, phát triển con người không

dừng lại ở đó. Sự lựa chọn của dân chúng được đánh giá cao bao gồm sự tự do kinh tế,

xã hội, chính trị để con người có được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có

năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người.

Như vậy phát triển con người gồm 2 mặt: một là, sự hình thành các năng lực của

con người và mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các

hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con

người, mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không

phải thu nhập.

b, Thước đo phát triển con người

(1) Thước đo từng khía cạnh của phát triển con người

Thước đo năng lực tài chính, phản ánh việc bảo đảm nhu cầu cơ bản về mức

sống vật chất cho con người.

Việc bảo đảm nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối

thiểu bình quân một ngày đêm của con người, đảm bảo khả năng sống và làm việc bình

thường, con người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực

phẩm. Như vậy, chỉ số GNI/người (tính theo PPP) là thước đo chính thể hiện việc bảo

đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. Chỉ tiêu GNI/người càng cao

chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người.

Thước đo năng lực trí lực, phản ánh sự bảo đảm nhu cầu cơ bản về giáo dục và

trình độ dân trí.

Tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo

giới tính, khu vực; Tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi; tỷ lệ đến trường kỳ vọng. Ngoài ra

một số các chỉ số khác: tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông

trung học; số năm đi học trung bình (tính cho những người từ 7 tuổi trở lên); Tỷ lệ chi

ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP.

Thước đo năng lực thể lực, phản ánh xã hội bảo đảm nhu cầu cơ bản về chăm

sóc sức khoẻ.

UNDP đã nhấn mạnh đến các chỉ số: Tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới

sinh; Tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc

trong thời gian 5 năm; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân

nặng; Tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời

gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; Tỷ lệ trẻ em được

tiêm phòng dịch; Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế trong tổng chi ngân sách hoặc so với

GDP.,

10

Thước đo việc xã hội sử dụng năng lực của con người.

UNDP thường nhấn mạnh đến các chỉ số liên quan đến dân số và việc làm, như:

tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, nhu

cầu việc làm mới tăng lên, Tốc độ tăng trưởng dân số, mối quan hệ giữa tốc độ tăng

trưởng lao động với tốc độ tăng trưởng việc làm.

(2) Thước đo tổng hợp phát triển con người

HDI gồm ba yếu tổ phản ánh tương ứng ba khía cạnh thuộc về năng lực phát

triển của con người:

1. Năng lực tài chính (thu nhập): GNI/người tính theo ppp được đưa vào HDI phản

ánh thu nhập.

2. Năng lực trí lực (giáo dục): năm 1990 tính theo 2 tiêu chí là tỷ lệ người lớn biết chữ

và số năm đi học trung bình; Năm 2007 tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đến trường

đúng độ tuổi; Năm 2010, con sổ tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi được thay bằng số

năm đi học trung bình nhưng đầy đủ hơn, nó không chỉ bao gồm số năm đi học

trung bình của nhũng người từ 25 tuổi trở lên, mà còn bao gồm số năm đi học trung

bình kỳ vọng, tức là sô năm đi học trung bình dự báo tính cho những người hiện

trong độ tuổi đến trường.

3. Năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khoẻ): tính bằng tuổi thọ bình quân.

Về phương pháp tính HDI: Vì đơn vị đo của mỗi chỉ tiêu không giống nhau, nên

điều quan trọng là cần phải tìm ra một đơn vị đo lường chung cho các mục tiêu kinh tế -

xã hội. HDI thiết lập một giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị

trí hiện tại của từng quốc gia trong các giới hạn đó.

Cách tính HDI giới thiệu trong báo cáo phát triển con người năm 2010.

Bước 1: Thiết lập chỉ số thành phần cho mỗi loại phương diện. Bao gồm: chỉ số

thu nhập (Iw), chỉ số tuổi thọ (Ia) và chỉ số giáo dục (Ie)

Các chỉ số phụ được tính theo công thức:

Chỉ số = Giá trị thực tế - Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất.

Giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) được lập ra để các chỉ số

biến đổi chạy giữa 0 và 1.

Các chỉ số thành phần HDI

Chỉ số GTLN GTNN

Tuổi thọ 83.2 (Nhật Bản - 2010) 20

Số năm tới trường thực tế 13.2 (USA-2000) 0

Số năm kỳ vọng tới trường 20.6 (Úc - 2002) 0

Tổng hợp chỉ sổ giáo dục 0.951 (Newzealand - 2010) 0

Thu nhập bình quân (PPP) 108211 (United Arab Emirates - 1980) 163 (Zimbabwe -

2008)

11

Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2010, Liên Hợp Quốc

Khi tính chỉ số giáo dục, công thức được áp dụng tính cho cả 2 thành phần phụ

(số năm đến trường thực tế và số năm đến trường kỳ vọng)

Ie = (Chỉ số năm thực tế đến trường * chỉ số năm xem xét đến trường)

1/2 - 0

Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất

Khi tính với chỉ số thu nhập, bởi mỗi chỉ số là 1 số mang tính chất đại diện cho

khả năng xảy ra của chỉ tiêu này, hàm chuyển đổi từ thu nhập tới các khả năng là hàm

lõm, vì thế mà khi tính sử dụng logarit đối với các chỉ số thực tế, giá trị lớn nhất và nhỏ

nhất.

Iw = Ln*Wtt – Ln*Wmin

= 0.584 Ln*Wmax - Ln*Wmin

Bước 2: Tổng hợp các chỉ số thành phần để tính HDI:

HDI là tổng hợp của 3 chỉ số

3/13/13/1 .. wEA IIIHDI

Tác dụng chính của HDI là kiểm soát và đánh giá, so sánh trình độ phát triển con

người giữa các quốc gia với nhau cũng như đánh giá sự phát triển con người theo thời

gian. Trên cơ sở đó Chính phủ các nước có thế xác định các trọng điểm cần ưu tiên để

thực hiện sự can thiệp bằng các chính sách cụ thể nhằm cải thiện sự tiến bộ xã hội, nâng

cao trình độ phát triển con người. HDI tính theo phương pháp chỉ số và được xác định

bằng những con số trong khoảng từ 0 đến 1. HDI càng gần giá trị của 1 chứng tỏ trình

độ phát triển con người càng cao và ngược lại.

Có một điểm lưu ý từ phương pháp luận tính toán HDI toàn cầu. Kể từ khi xuất

hiện chỉ số HDI lần đầu tiên cho đến nay, đã có 3 lần thay đổi các bộ phận cấu thành

trong từng chỉ số bộ phận cũng như cách tính toán HDI, với mục đích để làm tăng thêm

độ chính xác của chỉ số HDI trong việc đánh giá trình độ phát triển con người cũng như

phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau.

1.3 NGHÈO KHÓ

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu và giải quyết vấn đề nghèo không những là việc của các nước đang

phát triển, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn cầu, của các nước phát triển, có thu nhập

cao với tư cách là lực đẩy tích cực, nhằm khắc phục những hạn chế về nguồn lực cho

xoá đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển.

Để có được chính sách toàn diện cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, cần phải có

hiểu phạm trù nghèo khổ theo những khía cạnh khác nhau. Nếu theo nghĩa hẹp thì

nghèo khổ được hiểu là sự thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống. Tuy vậy,

nghèo khổ cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn từ khía cạnh về phát triển toàn diện con

người, tức là nghèo khổ xét theo góc độ là việc loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản

nhất cho phát triển toàn diện con người.

1.3.2 Nghèo khổ vật chất

a. Khái niệm

12

(i) Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc

thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc

biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả

năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít

được tham gia vào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục, không được người

khác tôn trọng.

(ii) Đề đo lường nghèo khố vật chất, điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn nghèo

(ngưỡng nghèo). Những người có mức thu nhập dành cho chi tiêu vật chất dưới ngưỡng

này được coi là nhũng người nghèo.

(iii) Chuẩn nghèo là một thước đo tương đối, nó được thay đổi theo các điều kiện phát

triển kinh tế, xã hội và tập quán tiêu dùng dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay

đổi theo thời gian, theo vùng (thành thị, nông thôn, miền núi) và có xu hướng tăng lên

theo sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chuẩn nghèo chính là mức chi phí tối thiểu theo mặt bằng chung của quốc tế,

quốc gia. Chuẩn nghèo quốc tế, được sử dụng để xác định tình trạng nghèo đói ở phạm

vi quốc tế, chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở xác định tình trạng nghèo của cả nước. Chuẩn

nghèo quốc gia cũng được xem như là “mức sàn” để xác định chuẩn nghèo cho các địa

phương khác nhau.

b. Đo lường nghèo khó vật chất

Mức và Tỉ lệ nghèo khổ (chỉ số và tỉ lệ đếm đầu): đây là tiêu chí phản ánh rõ

nhất, tổng quát nhất tình trạng nghèo khổ và cũng là phương pháp đo lường đơn giản

nhất. Mức nghèo khổ (chỉ số đếm đầu - HC) được xác định trên cơ sở đếm đầu những

người sống dưới chuẩn nghèo, tức là những cá nhân hoặc hộ gia đình (i) có mức thu

nhập (yi) dưới mức chi tiêu tối thiểu (C). Còn tỷ lệ đếm đầu (HCR) sẽ là:

HCR = HC/n

trong đó: n là tổng dân số

Cùng là những người sống dưới ngưỡng nghèo, nhưng có những người nằm

ngay sát chuẩn nghèo, có người nằm dưới chuẩn nghèo rất xa. Do đó sẽ không đưa ra

chính sách thích họp đối với từng nhóm người. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm công cụ

đo lường khác đầy đủ hơn.

Tỷ số khoảng cách nghèo và tỷ số khoảng cách thu nhập. Có tác dụng xem

xét mức độ trầm trọng của nghèo khổ. Tỷ số khoảng cách nghèo là tỉ lệ giữa thu nhập

trung bình cần thiết để tất cả người nghèo đạt chuẩn nghèo chia cho thu nhập trung bình

toàn xã hội.

PGR = ∑ (C - yi)/n*m

Trong đó: m là thu nhập trung bình của toàn xã hội và i chỉ tính đối với những

người có thu nhập (yi)<C

Tỷ số khoảng cách nghèo phản ánh hai ý nghĩa:

(i) Đo lường mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo khổ vật chất so với thu nhập

toàn xã hội. Nếu PGR càng lớn thì mức độ trầm trọng của nghèo khổ vật chất

càng cao;

(ii) Cho phép đo lường được nguồn lực cần thiết để xoá bỏ nghèo đói.

13

Hạn chế của chỉ tiêu: so sánh khoảng cách thu nhập của người nghèo đến chuẩn

nghèo với mức thu nhập trung bình toàn xã hội. Trên thực tế, nếu một nước có tỷ lệ

nghèo đếm đầu cao nhưng thu nhập bình quân toàn xã hội lại thấp thì PGR vẫn rất nhỏ,

và như vậy nó sẽ phản ánh không chính xác tình trạng nghèo. Khắc phục nhược điểm

đó là không chia khoảng cách thu nhập của người nghèo đến chuẩn nghèo cho thu nhập

trung bình toàn xã hội mà chia cho tổng thu nhập cần thiết để cho tất cả mọi người đạt

tới chuẩn nghèo, con số nhận đựơc gọi là tỷ lệ khoảng cách thu nhập (IGR), công

thức tính:

HCyi)/C-(CR)(IG

Trong đó HC là số đầu người (hoặc hộ nghèo), i chỉ tính đổi với những người có

thu nhập (yi)<C

Tỷ lệ khoảng cách thu nhập tính toán theo công thức trên phản ánh mức độ gay

gắt của nghèo đói vì nó đo lường thu nhập cần thiết để xoá bỏ đói nghèo.

1.3.3 Nghèo khổ đa chiều

a. Khái niệm

Trải qua thời gian và thực tế của cuộc sống, khái niệm nghèo khổ ngày càng

được hoàn thiện hơn. Các yếu tố như nguồn lực người nghèo, mối quan hệ xã hội, khả

năng tham gia đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡ các rủi

ro đã được đưa vào nội dung của khái niệm nghèo đói. Nói cách khác, khái niệm nghèo

khổ đã mở rộng từ khái niệm nghèo đói vật chất đến nhìn nhận nghèo đói là khái niệm

đa chiều, nghèo khổ con người.

Nghèo khổ tổng hợp đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm

bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”.

b. Đo lường nghèo khổ đa chiều

(1) Chỉ số nghèo khổ con người (HPI - Human Poverty Index). Đây là chỉ số lần

đầu tiên được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 1997 nhằm cố gắng tập

hợp các đặc tính khác nhau về khía cạnh chất lượng cuộc sống con người vào trong một

chỉ số tổng hợp để tiến tới một sự đánh giá tổng hợp về mức độ nghèo khổ của một

cộng đồng.

HPI tập trung phản ánh sự bần cùng về ba khía cạnh thiết yếu của cuộc sống con

người đã được đề cập đến trong HDI, đó là: tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống.

Yếu tố đầu liên quan đến khả năng sống: khả năng bị tử vong ở độ tuổi tuơng đổi trẻ do

sự thiếu thốn, thể hiện trong HPI là phần trăm số người có khả năng sẽ chết trước tuổi

40. Khía cạnh thứ hai liên quan đến trình độ tri thức: bị tách khỏi thế giới giao tiếp và

đọc viết, đo bằng tỷ lệ phần trăm người lớn bị mù chữ. Khía cạnh thứ ba liên quan đến

chất lượng sống, đặc biệt là sự phân chia kinh tế nói chung, điều này phản ánh trong

HPI bằng cách tổng hợp ba yếu tố: tỷ lệ phần trăm số người không được tiếp cận với

dịch vụ sức khoẻ, nước sạch và tỷ lệ phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.

Phương pháp tính HPI

1. Cập nhật các thông tin: (i) tỷ lệ dân số không kỳ vọng sống quá 40 tuổi (Pi); (ii) Tỷ lệ

người lớn không biết chữ (P2); (iii) tỷ lệ suy dinh dưỡng (P3.1), tỷ lệ không tiếp cận

14

dịch vụ y tế (P3.2), tỷ lệ các hộ không được sử dụng nước sạch (P3.3) và P3 được tính

theo bình quân số học của 3 yếu tố trên P3= (P3.1+P3.2+ P3.3)/3

2. Tính HPI (áp dụng cho các nước đang phát triển), theo công thức:

3

1

3

3

3

2

3

1 )(3

1

PPPHPI

(2) Chỉ số nghèo khổ tổng họp (MPI - Multidimensional Poverty Index). Chỉ số

này được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 2010. Về cơ bản ý nghĩa và

các tiêu chí cấu thành chỉ số nghèo khổ tổng hợp mới vẫn không thay đổi, tức là nó

phản ánh mức độ thiếu hụt của mỗi cá nhân theo 3 phương diện: sức khoẻ, giáo dục và

chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, chỉ số này có hoàn thiện hơn về nội dung và cách tính

toán. Các yếu tố cấu thành mỗi tiêu chí có hoàn thiện theo hướng đưa vào nhiều nội

dung hơn, cụ thể, bao gồm 10 thành phần tương ứng với 3 phương diện. Phương diện

sức khoẻ, bao gồm hai thành phần: tình trạng suy dinh dưỡng và chết yếu; phương diện

giáo dục gồm hai thành phần là tình trạng không học hết 5 năm và trẻ em không được

đến trường; phương diện chất lượng cuộc sống, bao gồm 6 thành phần: tình trạng không

được sử dụng điện, nước sạch, nhà vệ sinh, nhà cửa tồi tàn, sử dụng nguyên liệu đun

nấu bẩn và không có phương tiện đi lại tối thiếu. Các kết quả thành phần nhận được

thông qua việc thực hiện các cuộc điều tra mẫu các hộ gia đình, từng thành viên trong

mỗi hộ gia đình trong mẫu đều được điều tra.

Mỗi cá nhân trong tùng hộ gia đình được xếp vào loại nghèo hoặc không nghèo

phụ thuộc vào số lượng thiếu hụt trong gia đình mình. Những số liệu này sau đó sẽ

được tập hợp vào thước đo về sự nghèo đói của quốc gia. Cụ thể: căn cứ vào kết quả

điều tra, mỗi người nhận được một kết quả căn cứ vào sự thiếu thốn của gia đình về

từng loại trong 10 chỉ số thành phần, như đã nêu ở trên (ký hiệu là d = 10). Điểm cao

nhất là 10 tính cho cả 3 phương diện, mỗi phương diện điếm tối đa nhận được là 31/3

.

Mỗi phương diện sức khoẻ và giáo dục có 2 thành phần, vì vậy mỗi thành phần có giá

trị là 5/3 (hoặc 1,67). Phương diện chất lượng cuộc sống có 6 thành phần, vì thế mỗi

thành phần có giá trị là 5/9 (hoặc 0,56).

Các ngưỡng sức khoẻ đó là có ít nhất một thành viên trong hộ gia đình bị suy

dinh dưỡng và có một hoặc nhiều trẻ bị chết. Các ngưỡng giáo dục là không có thành

viên hộ gia đình nào đã hoàn thành 5 năm học và có ít nhất 1 trẻ trong độ tuổi đi học

(khoảng 8 tuổi) mà không được đi học. Ngưỡng tiêu chuẩn sống liên quan tới điều kiện

sống thiếu điện, không được tiếp cận với nước sạch cũng như điều kiện vệ sinh đầy đủ,

phải sử dụng nhiên liệu nấu bếp bẩn (phân bón, gỗ hoặc than củi), sàn nhà bẩn, và

không có xe con, xe tải cũng như phương tiện gắn máy tương tự và sở hữu nhiều nhất

một trong số các tài sản sau: xe đạp, xe máy, đài radio, tủ lạnh, điện thoại hoặc TV.

Để xác định những người thuộc diện nghèo một cách toàn diện, người ta tính

tổng số điểm về mức độ thiếu hụt cho mỗi hộ gia đình (điểm nhận được của mỗi gia

đình ký hiệu là c). Nếu c bằng 3 hoặc lớn hơn, thì hộ gia đình đó được tính là nghèo

tổng hợp. Nếu 2<c<3 thì hộ gia đình đó được xét vào diện dễ bị tổn thương hoặc có

nguy cơ trở nên nghèo toàn diện.

Giá trị của MPI được tính theo kết quả tính toán hai giá trị cá biệt là: tỷ lệ nghèo

toàn diện và mức độ nghèo toàn diện.

15

Tỷ lệ nghèo toàn diện:

n

qH

Trong đó q là số người thuộc diện nghèo toàn diện và n là tổng dân số.

Mức độ nghèo:

qd

c

A

q

1

Trong đó c là tổng sổ những mặt thiếu thốn có trọng số mà người nghèo đang có,

và d là tổng sổ các chỉ số thành phần được xem xét.

MPI = H * A

HPI, MPI cung cấp một sự đo lường về nghèo khổ nhân văn của một quốc gia,

nó cho phép các nước xác định được tại thời điểm tính toán, tình trạng nghèo khổ xét

theo khía cạnh nhân văn ở mức độ như thế nào, có bao nhiêu phần trăm dân số (theo

tính toán này kết quả nhận được từ 0% đến 100%) phải đối mặt với sự nghèo khổ theo

góc độ phát triển con người? nếu HPI, MPI càng lớn chứng tỏ nguy cơ nghèo khổ con

người càng cao. Ví dụ HPI nhận được là 25%, điều đó có nghĩa là trung bình 25% dân

số của quốc gia này phải đối mặt với sự thiếu thốn, họ phải mất đi nhiều quyền tối thiểu

trong cuộc sống của hộ. Dựa vào những con số này, nhà nước sẽ tìm ra các phương

sách để làm thế nào lấy lại những gì người nghèo bị tước đoạt mất trong cuộc sống.

1.4 BẤT BÌNH ĐẢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bình đẳng xã hội không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực xã hội nào đó mà nó là sự

công bằng trong sự tham gia và hưởng thụ kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hoá, dân tộc, giới v.v.... Bình đẳng xã hội chỉ sự công bằng toàn diện mà

sự công bằng trong mỗi lĩnh vực chỉ là một bộ phận cấu thành của nó. Theo nghĩa đó,

bình đẳng xã hội gắn với sự phát triển toàn diện con người và là kết quả của sự phát

triển đó.

Bất bình đẳng được quan niệm là trạng thái ngược lại của sự bình đẳng. Tình

trạng bất bình đẳng không phải chỉ tồn tại ở khía cạnh kinh tế, mà còn cả các khía cạnh

khác như bất bình đắng về giới, bất bình đẳng dân tộc, bất bình đẳng giữa các tầng lớp

dân cư khác nhau. Hai phương diện chính của sự bất bình đẳng xã hội, đó là bình đẳng

về kinh tế và bình đẳng giới xem như là những điểm nhấn quan trọng nhất cần giải

quyết.

1.4.1 Bất bình đẳng kinh tế

a. Khái niệm bình đẳng kinh tế

Theo quan điểm của Marx, bình đẳng kinh tế (còn gọi là công bằng xã hội) là sự

ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định, đó là

phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với hưởng thụ theo

nguyên tắc công hiến lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau.

16

Trước hết, nói đến bình đẳng về kinh tế, về cơ bản gắn với bình đẳng về phân

phối thu nhập: bình đẳng về thu nhập, về phúc lợi xã hội, về điều kiện sống nhìn từ khía

cạnh sinh hoạt - tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, của nhóm người.

Mặt khác, hiểu theo nghĩa rộng hơn, nói đến bình đẳng kinh tế cũng phải nói đến

bình đẳng về cơ hội phát triển của mỗi thành viên trong xã hội, nguồn gốc của bình

đẳng thu nhập chính là sự công bằng trong cơ hội phát triển.

b. Thước đo bất bình đẳng thu nhập

(1) Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz được biểu thị trong một đồ thị, trong đó trục đứng (trục

tung) là tỷ lệ phần trăm thu nhập cộng dồn (20%, 40%,v.v...100%), còn trục ngang (trục

hoành) là tỷ lệ phần trăm dân số cộng dồn được sắp xếp theo nhóm dân cư có mức thu

nhập tăng dần (20%, 40%, V.V....100%). Đường 45% phản ánh phân phối trong tình

trạng tuyệt đối công bằng (ứng với bao nhiêu % dân số thì có bấy nhiêu % thu nhập),

chúng ta gọi đây là đường phân phối lý thuyết. Đường Lorenz bắt đầu và kết thúc trên

đường 45%, điều đó có nghĩa là 0% dân số tương ứng với 0% thu nhập và 100% dân số

ứng với 100% thu nhập.Các điểm trên đường Lorenz phản ánh bao nhiêu % dân số ứng

với bao nhiêu % thu nhập

Đường Lorenz

Dân số cộngdồn (%)

Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ % của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn

được phân bổ tương ứng với tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân cư đã biết. Khoảng

cách chung giữa đường Lorenz với đường 45% là một dấu hiệu phản ánh mức độ bất

bình đẳng trong xã hôi mà nó thể hiện. Mức độ bất bình đắng thu nhập càng lớn khi

đường cong Lorenz càng thoát ly khỏi đường 45%.

Hạn chế của đường cong Lorenz. Có ba vấn đề nảy sinh với cách thể hiện đó.

Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến

việc tóm tắt mức độ bất bình đẳng bằng một con số, điều đó đôi khi thế hiện tính cụ thể

và lượng hoá tốt hơn hình vẽ. Thứ hai, khi so sánh sự bất bình đẳng trong phân phối

nhiều quốc gia với nhau, thì thật sự là rườm rà và rắc rối nếu mô tả quá nhiều đường

Lorenz trên một đồ thị, làm cho sự quan sát trực giác trở nên cực kỳ khó khăn.Thứ ba,

trong trường hợp có các đường đường Lorenz cắt nhau, thì nó sẽ không thể cho một

cách xếp hạng trình tự bất bình đẳng một cách hữu hiệu. Trong những trường họp như

17

vậy, thước đo sự bất bình đẳng thể hiện bằng con số về sự phân phối sẽ trở nên tối ưu

hơn.

(2) Hệ số GINI

Hệ số GINI về lý thuyết được xác định bằng tỷ số giữa phần diện tích tạo nên

bởi đường Lorenz và đường 45% với diện tích tam giác nằm dưới đường 45%. Theo đồ

thị biểu diễn đường Lorenz ở trên, nếu phần diện tích tạo nên bởi đường Lorenz và

đường 45% là A, diện tích tam giác nằm dưới đường Lorenz là B thì hệ số GINI (G)

được tính:

G = )( BA

A

Hệ số GINI theo cách tính toán trên, nhận giá trị 1< G < 0. GINI càng gần 0 thì

mức độ bất bỉnh đẳng thu nhập càng thấp và ngược lại càng gần 1, bất công bằng có xu

hướng tăng dần. Ngân hàng thế giới (WB) bằng thống kê thực nghiệm, đã nhận thấy hệ

số GINI trên thực tế nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,6. Nếu hệ số GINI nhận giá trị lớn

hơn 0,5 gọi là mức độ bất công bằng lớn; từ 0,4 đến cận 0,5 là bất công bằng vừa và

nhỏ hơn 0,4 được xem như bất công bằng chấp nhận được.

(3) Tỷ số Kuznets.

Tỷ số Kuznets là tỷ lệ giữa tỷ trọng thu nhập của x% dân sổ có mức thu nhập cao

nhất và tỷ trong thu nhập của y% dân số có mức thu nhập thấp nhất, (x có thể khác với

y, và nhận các giá trị 5%, 10%, 20% v.v...). Những tỷ số này thực chất là những “mẩu”

nằm trên đường Lorenz và nó chỉ đem lại một tác dụng duy nhất là đánh giá mức độ

phân hoá xã hội giữa hai cực giàu nhất và nghèo nhất. Có thể “cải biên” tỷ số Kuznets

bằng cách sử dụng số liệu dân số ở hai đầu cực bằng nhau, tức là %x= %y (x = y và có

thể bằng 5%, 10%, 20% v.v.v...) và được một hệ số gọi là hệ số dãn cách thu nhập. Hệ

số này phản ánh cụ thể hơn mức độ phân hoá ở hai đầu cực (đỉnh và đáy) của xã hội,

với cùng một quy mô dân số, nhưng những người giàu nhất có thu nhập lớn hơn bao

nhiêu lần những người nghèo nhất. Đây cũng là một thước đo bổ trợ đáng tin cậy, phản

ánh mức độ trầm trọng về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

(4) Tỷ trọng thu nhập của x% dân số nghèo nhất.

Cần phải quan tâm đến phần thu nhập của bộ phân dân số sống ở phần đáy xã

hội so với tổng thu nhập dân cư. Thước đo này gọi là tỷ trọng thu nhập của x% dân số

có mức thu nhập thấp nhất (x có thể là 10% hay 20% v.v...). Năm 2001, WB đã cụ thể

hoá tỷ số này thông qua Tiêu chuẩn “40”, tức là thông qua tỷ trọng thu nhập của 40%

dân số có mức thu nhập thấp nhất để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập của các quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, nếu thu nhập của 40% dân số có mức

thu nhập thấp nhất dưới 12% được gọi là bất bình đẳng cao; từ 12-17% gọi là bất bình

đẳng vừa, còn nếu lớn hơn 17%, xem như là bất bình đẳng thấp.

1.4.2. Bất bình đẳng giới

a.Khái niệm bình đẳng giới

Bình đẳng giới: Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc...) mà trong đó

phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử

dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của

18

mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát

triển đó.

Bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới

tham gia vào các hoạt động phải ngang bằng nhau mà bình đẳng giới là phụ nữ và nam

giới, trẻ em gái và trẻ em trai phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền

của họ. Như vậy nội hàm của bình đẳng giới bao gồm ba khía cạnh có liên quan đến ba

loại quyền: một là bình đẳng về cơ hội tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội, tức là

nam, nữ bình đẳng trong việc được trang bị các năng lực phát triển con người (trí lực,

thể lực, tài chính); hai là, nam nữ được bình đẳng trong cơ hội sử dụng, tức là không có

sự phân biệt nam hay nữ trong việc sử dụng họ vào trong các hoạt động kinh tế -xã hôi;

ba là, bình đẳng trong hưởng thụ các kết quả hay lợi ích xã hội, tức là không có sự phân

biệt nam hay nữ trong quá trình phân chia các kết quả lao động.

b. Thước đo bất bình đẳng giới

(1) Chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI).

Nếu HDI đo thành tựu phát triển con người chung, thì GDI có chức năng điều

chỉnh các thành tựu trung bình đó để phản ánh sự khác biệt về trình độ phát triển giữa

nam và nữ, hay nói cụ thể hơn, GDI phản ánh tổng hợp các khía cạnh năng lực phát

triển của con người (trí lực, thể lực và năng lực tài chính) đạt được mức độ như thế nào

nếu chú ý đến yếu tố giới, giúp chúng ta trả lời được cảu hỏi: có sự khác biệt không về

năng lực phát triển giữa nam và nữ?.

GDI phản ánh các thành tựu đạt được trên ba lĩnh vực giống như HDI đó là: một

cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ bình quân sau khi sinh; một

cuộc sống giàu tri thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các

cấp; một cuộc sống vật chất đầy đủ, được đo bằng thu nhập bình quân tính theo ppp.

Tuy vậy, khác với HDI, nó phản ánh được mức độ chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới

thể hiện trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

Để thực hiện được mục tiêu trên, những thông tin cơ sở để tính toán GDI cũng

tương tự như đối với chỉ sổ HDI, tuy vậy, mỗi chỉ tiêu đòi hỏi phải có các số liệu chi

tiết của nam và nữ riêng. Cụ thể là: (i) tuồi thọ bình quân của nữ và nam; (ii) Tỷ lệ biết

chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp tính riêng cho nam và nữ (lưu ý: theo cách

tính HDI năm 2010 thì hai giá trị này là số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ

vọng) (iii) Thu nhập bình quân đầu người tính riêng cho nam và nữ; (iv) Tỷ lệ nam và

nữ trong tổng dân số.

Phương pháp tính GDI

Việc tính toán chi tiêu GDI được thực hiện theo ba bước:

Bước một, tính riêng các chỉ số thành phần cho nữ và nam theo công thức chung ở phần

HDI;

Bước hai, xác định các chỉ số phân bổ công bằng thành phần trên cơ sở các chỉ số thành

phần tính riêng cho nam và nữ ở bước một để phản ánh sự chênh lệch giữa nam và nữ.

Các chỉ số phân bổ công bằng tính theo công thức chung sau đây

Chỉ số phân bổ Công bằng = [tỷ lệ dân số nữ * (chỉ số nữ)-1

+ Tỷ lệ dân số nam * (chỉ

số nam) -1

] -1

.

19

Bước ba, Chỉ số GDI được tính bằng cách tổng hợp các chi số phân bổ công bằng thành

một giá trị bình quân không có quyền sổ (tính bình quân số học của 3 chỉ sổ phân bổ

công bằng).

Theo phương pháp tính trên, GDI giảm khi các thành tựu đạt được về phát triển

con người của cả nam và nữ bị giảm hay sự phát triển không đồng đều giữa nam và nữ

tăng lên, sự phát triển không đều về các năng lực cơ bản của nam và nữ càng cao, GDI

của nước đó sẽ thấp hơn HDI. GDI chỉ đơn giản là HDI được chiết khấu hay được điều

chỉnh thấp xuống theo mức độ phát triển đều về giới tính. Như vậy mức độ phát triển

không đều về giới tính được xem xét bằng sự chênh lệch giữa HDI và GDI. Trong mỗi

nước, nếu giá trị và thứ hạng của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính

càng ít. trường họp hai chỉ số đều cao tương đương nhau chứng tỏ ở nước này không

chỉ có trình độ phát triển con người cao mà còn phản ánh sự phát triển khá đều giữa

nam và nữ. Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không

bình đẳng về phát triển con người giữa nam và nữ.

(2) Thước đo quyền lực theo giới tính (Gender Empowerment Measure - GEM)

Phát triển con người, vấn đề trung tâm của việc thực hiện mục tiêu tiến bộ xã hội

trong quá trình phát triển, không chỉ bao gồm quá trình mở rộng khả năng lựa chọn của

con người bằng việc tăng cường năng lực phát triển cho họ mà còn bao gồm khía cạnh

là làm thế nào để sử dụng những năng lực được trang bị vào các lĩnh vực hoạt động

cuộc sống. Vì vậy, cùng với chỉ tiêu HDI đo lường kết quả của việc mở rộng năng lực

về mọi mặt nói chung cho con người, GDI nhấn mạnh thành tựu mở rộng năng lực đó

trên cơ sở có sự điều chỉnh theo mức độ khác biệt giữa nam và nữ thì năm 1995, Cơ

quan phát triển của Liên hợp quốc đưa ra một chỉ tiêu thứ ba gọi là “quyền lực theo giới

tính - GEM). GEM nhằm mục tiêu đo lường kết quả của việc sử dụng năng lực đã được

trang bị của nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống.

Như vậy, GEM đánh giá những tiến bộ trong việc nâng cao vị thế của giới (đặc

biệt là giới nữ) về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật. Phương pháp này xem xét xem

liệu phụ nữ và nam giới có khả năng tham gia vào đời sống kinh tế và chính trị cũng

như tham gia vào quá trình ra quyết định hay không. Cấu thành trong GEM bao gồm ba

yếu tố: (i) Mức độ tham gia hoạt động chính trị và ra quyết định, được cụ thể bằng tỷ lệ

tham gia trong quốc hội của nam hay nữ; (ii) Tham gia hoạt động kinh tế, khoa học

công nghệ và ra quyết định, được thể hiện bằng hai tiêu chí là tỷ lệ nam hoặc nữ tham

gia các vị trí quản lý, điều hành và tỷ lệ nam hay nữ trong các vị trí quản lý khoa học;

(iii) Quyền sử dụng các nguồn lực kinh tế thông qua tiêu chí tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của

nam hay nữ chiếm trong tổng thu nhập dân cư.

Phương pháp tính GEM

Bước một: Điều tra thống kê số liệu tách biệt giữa nam và nữ về bốn tiêu chí: tỷ lệ tham

gia quốc hội của nam và nữ; tỷ lệ tham gia các vị trí quản lý và điều hành của nam và

nữ; tỷ lệ tham gia vị trí quản lý và điều hành lĩnh vực khoa học kĩ thuật và tỷ lệ thu

nhập của nam và nữ.

Bước hai: Tính toán phần trăm phân bổ công bằng theo từng tiêu chí, theo công thức:

Phần trăm phân bổ Công bằng = [tỷ lệ dân số nữ * (phần trăm nữ)-1

+ Tỷ lệ dân số

nam * (phần trăm nam)-1

]-1

20

Bước ba: GEM được tính bằng cách tổng hợp các phần trăm phân bổ công bằng thành

một giá trị bình quân không có quyền số (tính bình quân số học của ba phần trăm phân

bổ công bàng).

GEM được xác định theo phương pháp nói trên, là thước đo quyền lực của giới.

Nếu GEM càng lớn chứng tỏ xã hội đã có sự quan tâm cao đến sử dụng năng lực của cả

nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống. Thông thường khi đánh giá phát triển

con người có liên quan đến khía cạnh giới tính, phải quan tâm đồng thời đến cả hai chỉ

tiêu GDI và GEM. Trên thực tế có nước GDI khá cao, thể hiện sự quan tâm của xã hội

đến việc nâng cao năng lực của cả nam giới và nữ giới, nhưng chỉ số GEM lại không

cao, điều đó có nghĩa là mặc dù năng lực của phụ nữ được trang bị khá tốt, nhưng xã

hội lại không quan tâm đến khía cạnh sử dụng họ theo năng lực vốn, đây cũng phản ánh

một hạn chế trong phát triển con người.

(3) Chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GII)

Đây là chỉ số mới được đưa vào trong báo cáo phát triển con người 2010 của

UNDP. Chỉ số này phản ánh sự bất lợi của phụ nữ trên ba khía cạnh: sức khoẻ sinh sản,

quyền lực và thị trường lao động. GII phản ánh khá tổng hợp sự bất bình đẳng giới

trong các quốc gia, là cơ sở xác định các chính sách để điều chỉnh các yếu tố liên quan

đến sự thiếu hụt của phụ nữ về những khía cạnh của phát triển con người.

Theo ý nghĩa trên, cấu thành trong GII bao gồm ba yếu tố: (i) yếu tố phản ánh

sức khoẻ sinh sản, bao gồm tỷ lệ chết mẹ (MMS) được tính là số bà mẹ tử vong trong

số 100.000 trẻ em sinh ra còn sống và tỷ lệ vị thành niên mang thai (AFR) được tính

bằng số phụ nữ mang thai ở lứa tuổi từ 15 đến 19 trên 1.000 phụ nữ cùng độ tuổi; (ii)

Yếu tố quyền lực, bao gồm: tỷ lệ đại biểu quốc hội và tỷ lệ đến trường bậc trung học;

(iii) Yếu tố thị trường lao động, được tính theo tỷ lệ tham gia thị trường lao động.

Phương pháp tiếp cận đến GII bao gồm: thu thập và tính toán các giá trị theo

từng giới (nam, nữ), sau đó xác định chỉ số phân bổ công bằng và cuối cùng là tổng hợp

lại để có chỉ số GII. Giá trị GII nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Qua kết quả tính toán, nếu

GII ở gần 0 thì nam và nữ xem như bình đẳng, nhưng khi tới 1, phụ nữ bị đối xử tồi tệ

và bất bình đẳng là lớn nhất.

21

Chương 2:

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của

Việt Nam

2.1. Sự biến động của các chỉ tiêu

2.1.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (theo giá năm 2005)

Bảng 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)

Năm 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014

Singapore 24069.36681 27900.781 45933.004 52447.32 53608.231 54648.632 54592.621

United States 35892.42561 43640.667 47663.674 49005.509 50625.53 52102.594 53702.143

Korea 12215.49475 19095.862 22588.453 24674.708 24953.884 26481.576 28597.771

China 931.5914078 1735.1517 4375.4165 5345.0958 5976.078 6626.3175 7222.5505

Thailand 2023.436701 2880.5484 5101.9052 5511.664 5887.3305 6270.173 6032.6549

Philippines 1043.692194 1201.2823 2136.4295 2358.1177 2587.6169 2765.0856 2848.2314

Viet Nam 385.3807067 622.9385 1301.911 1507.435 1716.159 1867.61 2016.236

Lao 309.0614486 469.16767 1054.3968 1236.0392 1414.013 1589.371 1692.3148

Cambodia 299.9816955 471.16266 782.61976 878.38314 945.49465 1007.5662 1066.6663

Biểu đồ 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)

2.1.2 Chỉ tiêu GNI danh nghĩa cho một đầu người

Bảng 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)

YEAR 2000 2005 2010 2011 2012

United States 36278.70537 43970.29 48049.47 49942.86 51612.3

Singapore 23905.92783 26027.9 45397.74 50737.54 51550.05

Korea 11541.89927 17946.33 20971.85 22929.18 23180.15

China 924.5301093 1699.916 4342.212 5339.385 5957.523

Thailand 1983.46238 2747.594 4863.822 5308.347 5550.554

Philippines 1223.005008 1512.492 2574.569 2817.107 3087.492

Viet Nam 379.8597607 665.9996 1252.286 1442.469 1640.613

Lao 296.4237374 457.8932 985.6619 1142.516 1265.655

Cambodia 256.8715458 403.3632 745.6125 828.9887 898.57

22

Biểu đồ 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)

2.1.3 Chỉ số GINI

a. Chỉ số GINI

Bảng 2.3: Chỉ số GINI

GINI index (World

Bank estimate) Percentage share of income or consumption

Reference

year

GINI

index

Lowest

10%

Lowest

20%

Second

20%

Third

20%

Fourth

20%

Highest

20%

Highest

10%

Cambodia 2012 30.8 3.9 9.1 12.7 16.3 21.8 40.2 25.2

China 2010 42.1 1.7 4.7 9.7 15.3 23.2 47.1 30

Lao PDR 2012 37.9 3 7.3 11.1 15 20.8 45.9 30.8

Philippines 2012 43 2.5 5.9 9.5 13.8 21.2 49.6 33.4

Thailand 2012 39.3 2.8 6.7 10.4 14.8 21.8 46.3 30.4

United

States 2013 41.1 1.7 5.1 10.3 15.4 22.7 46.4 30.2

Vietnam 2012 38.7 2.6 6.5 10.8 15.3 21.8 45.7 30.1

23

Biểu đồ 2.3: Chỉ số GINI

b. Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư

Biểu đồ 2.4: Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư

c. Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam

Năm Giá trị

2012-12-31 35.62

2010-12-31 39.25

2008-12-31 35.57

2006-12-31 35.75

2004-12-31 36.81

2002-12-31 37.55

1998-12-31 35.52

1993-12-31 35.68

24

Biểu đồ 2.5: Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam

2.1.4. Chỉ số phát triển con người

Bảng 2.4: Chỉ số phát triển con người

HDI

rank

Human

Development

Index (HDI)

Life

expectancy

at birth

Expected

years of

schooling

Mean

years of

schooling

United States 8 0.915 79.1 16.5 12.9

Singapore 11 0.912 83.0 15.4 10.6

Korea 17 0.898 81.9 16.9 11.9

China 90 0.727 75.8 13.1 7.5

Thailand 93 0.726 74.4 13.5 7.3

Philippines 115 0.668 68.2 11.3 8.9

Viet Nam 116 0.666 75.8 11.9 7.5

Lao 141 0.575 66.2 10.6 5.0

Cambodia 143 0.555 68.4 10.9 4.4

Biểu đồ 2.6 Xếp hạng Chỉ số phát triển con người

25

Biểu đồ 2.7 Chỉ số phát triển con người

Biểu đồ 2.8 Biến động thời gian đến trường

Biến động của chỉ số phát triển con người

Bảng 2.5: Biến động của chỉ số phát triển con người

Human Development Index (HDI)

HDI

rank Country Value

1990 2000 2010 2011 2012 2013 2014

8 United States 0.859 0.883 0.909 0.911 0.912 0.913 0.915

11 Singapore 0.718 0.819 0.897 0.903 0.905 0.909 0.912

17 Korea 0.731 0.821 0.886 0.891 0.893 0.895 0.898

90 China 0.501 0.588 0.699 0.707 0.718 0.723 0.727

93 Thailand 0.572 0.648 0.716 0.721 0.723 0.724 0.726

115 Philippines 0.586 0.623 0.654 0.653 0.657 0.664 0.668

26

116 Viet Nam 0.475 0.575 0.653 0.657 0.660 0.663 0.666

141 Lao 0.397 0.462 0.539 0.552 0.562 0.570 0.575

143 Cambodia 0.364 0.419 0.536 0.541 0.546 0.550 0.555

Biểu đồ 2.9 Biến động của chỉ số phát triển con người

2.1.5 Chỉ số bất bình đẳng giới

Bảng 2.6: Chỉ số bất bình đẳng giới Gender

Inequality

Index

Mater

nal

mortali

ty ratio

Adolescen

t birth

rate

Share of

seats in

parliame

nt

Population with at

least some

secondary

education

Labour force

participation rate

Value Rank (deaths

per100,

000

live

births)

(births per

1,000

women

ages 15–

19)

(% held

by

women)

(% ages 25 and

older)

(% ages 15 and

older)

Female Male Female Male

Country 2014 2014 2013 2010/2015 2014 2005–

2014

2005–

2014

2013 2013

143 Cambodia 0.477 104 170 44.3 19 9.9 22.9 78.8 86.5

90 China 0.191 40 32 8.6 23.6 58.7 71.9 63.9 78.3

17 Korea 0.125 23 27 2.2 16.3 77 89.1 50.1 72.1

141 Lao .. 65 25 22.9 37 76.3 79.1

115 Philippine 0.42 89 120 46.8 27.1 65.9 63.7 51.1 79.7

11 Singapore 0.088 13 6 6 25.3 74.1 81 58.8 77.2

93 Thailand 0.38 76 26 41 6.1 35.7 40.8 64.3 80.7

8

United

States 0.28 55 28 31 19.4 95.1 94.8 56.3 68.9

116 Viet Nam 0.308 60 49 29 24.3 59.4 71.2 73 82.2

27

Biểu đồ 2.10 Xếp hạng Chỉ số bất bình đẳng giới

Biểu đồ 2.11 Chỉ số bất bình đẳng giới

Biểu đồ 2.12 Tỉ lệ trẻ em chết khi sinh

28

Biểu đồ 2.13 Tỉ lệ sinh của phụ nữ dưới 19 tuổi

Biểu đồ 2.14 Tỉ lệ nữ trong quốc hội

29

Biểu đồ 2.15 Tỉ lệ người lớn tốt nghiệp cấp 2

Biểu đồ 2.16 Tỉ lệ tham gia lao động

2.1. 6 Chỉ số nghèo khổ đa chiều

Bảng 2.7: Chỉ số nghèo khổ đa chiều

30

Bảng 2.7:

31

HDRO specification

s

2010 specifications

Population in multidimension

al poverty

Population near multidimensio

nal poverty

Population in severe multidimensio

nal povert

y

Contribution of deprivation in

dimension to overall poverty

Population living below

income poverty line (%)

Year and survey

Index Headcoun

t

Index Headcount

Headcount

Intensity of

deprivation

(%) National poverty

line

PPP $1.25

a day

Country 2005–2014

Value (%) Value (%) (thousands)

(%) (%) (%) Education

Health Living standa

rds

2004–2014

2002–

2012

Cambodia 2010 D 0.211 46.8 0.212 45.9 6,721 45.1 20.4 16.4 25.9 27.7 46.4 17.7 10.1

China 2012 N 0.023 5.2 0.023 5.2 71,939 43.3 22.7 1.0 30.0 36.6 33.4 .. 6.3

Lao 2011/2012

M 0.186 36.8 0.174 34.1 2,447 50.5 18.5 18.8 37.7 25.4 36.9 23.2 30.3

Philippines 2013 D 0.033 6.3 0.052 11.0 6,221 51.9 8.4 4.2 35.3 30.2 34.5 25.2 19.0

Thailand 2005/2006

M 0.004 1.0 0.006 1.6 664 38.8 4.4 0.1 19.4 51.3 29.4 12.6 0.3

Viet Nam 2010/2011

M 0.026 6.4 0.017 4.2 5,796 40.7 8.7 1.3 35.9 25.7 38.4 17.2 2.4

32

Biểu đồ 2.17 Tỉ lệ người nghèo quốc gia và tỉ lệ sống dưới ngưỡng 1,25USD

2.1.7. Đóng góp của các nhân tố tác động đến tăng trưởng

a. Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.8: Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

South Korea 0.3 0.5 0.3 0.3 0.3 0.3 0.2 0.2 0.2 0.2 0.2

United States 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

Singapore 0.8 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.2 0.2 0.2 0.2

Thailand 0.2 0.3 0.3 0.4 0.4 0.4 0.4 0.2 0.2 0.2 0.2

Philippines 0.1 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.1 0.1 0.1 0.1

China 0.2 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

Cambodia 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.2 0.2

Vietnam 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1

33

Biểu đồ 2.18 Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP

b. Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.9: Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

South Korea 3.6 -0.3 0.8 -0.4 -1.5 -0.7 -0.5 -2.0 3.7 -1.7 0.9

Cambodia 1.3 2.2 2.1 0.4 0.9 0.5 0.6 1.1 0.3 5.4 0.8

Thailand 0.8 0.1 0.4 0.6 0.8 0.7 0.4 0.4 0.5 0.0 -0.9

United

States 0.8 0.9 1.1 0.4 -0.6 -3.3 0.0 0.9 1.0 0.7 1.1

China 0.5 0.2 -0.1 -1.3 -0.5 0.2 2.2 -0.5 0.2 0.4 0.1

Vietnam -0.4 1.0 1.8 2.6 3.1 0.7 -0.8 2.0 0.6 0.8 0.4

Singapore -0.4 0.5 2.4 2.1 3.5 0.1 3.1 0.8 1.4 0.7 0.1

Philippines -1.0 0.9 0.0 1.6 0.4 0.9 1.6 0.2 0.4 0.4 0.2

34

Biểu đồ 2.19 Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP

c. Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.10: Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

China 1.1 1.4 1.5 1.2 1.0 0.9 0.8 0.7 0.9 0.9 0.8

China 1.1 1.4 1.5 1.2 1.0 0.9 0.8 0.7 0.9 0.9 0.8

Vietnam 0.7 1.1 1.2 1.2 1.3 1.2 1.1 1.3 1.6 1.7 1.3

Philippines 0.4 0.7 0.7 0.8 0.9 0.8 0.8 0.9 1.2 1.2 1.0

Thailand 0.4 0.6 0.7 0.7 0.6 0.6 0.5 0.6 0.8 0.8 0.7

Singapore 0.7 0.6 0.5 0.5 0.5 0.4 0.3 0.4 0.4 0.4 0.4

United States 1.2 0.5 0.5 0.6 0.5 0.4 0.3 0.3 0.4 0.5 0.4

South Korea 1.2 0.2 0.3 0.4 0.4 0.4 0.3 0.4 0.5 0.5 0.4

35

Biểu đồ 2.20 Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP

d. Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP

Bảng 2.11: Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Vietnam 5.3 5.2 4.9 5.4 5.5 4.9 4.8 4.8 4.7 4.5 4.7

China 3.5 5.1 5.3 5.6 5.5 5.7 6.1 5.9 5.9 5.8 6.2

Singapore 2.6 0.8 1.2 1.9 2.5 2.5 2.3 2.5 2.9 2.9 3.0

Cambodia 2.4 4.3 4.8 4.8 5.0 5.4 4.9 4.3 4.3 4.4 4.4

Philippines 1.5 1.7 1.8 1.7 1.5 1.4 1.6 1.9 2.0 2.2 3.1

United States 1.0 0.6 0.8 0.8 0.7 0.3 0.0 0.2 0.3 0.3 0.6

South Korea 0.8 1.0 1.1 1.2 1.1 0.9 1.0 1.3 1.0 0.9 1.0

Thailand 0.1 2.1 2.2 2.1 1.9 1.4 1.3 1.5 1.4 1.2 1.5

36

Biểu đồ 2.21 Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP

d. Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp (Total Factor Productivity)

Bảng 2.12: Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Philippines 3.2 1.1 2.4 2.0 1.0 -2.3 3.0 0.4 2.9 3.0 1.5

South Korea 2.5 2.3 2.6 3.9 2.5 -0.1 5.2 3.6 -3.2 3.0 0.6

Thailand 2.9 1.0 1.1 1.5 -2.1 -4.0 4.5 -2.1 4.0 0.6 -0.8

United

States 0.8 1.3 0.2 -0.2 -1.0 -0.2 2.1 0.1 0.5 0.6 0.1

China 3.4 3.8 5.1 7.6 3.0 1.8 0.7 2.7 0.4 0.1 -0.1

Singapore 4.9 5.0 4.0 3.9 -5.1 -4.0 8.0 2.1 -1.6 0.1 -0.9

Vietnam 0.9 0.7 -1.3 -2.4 -4.4 -1.7 1.0 -2.1 -2.0 -1.9 -1.0

Cambodia 4.3 5.9 3.2 4.3 0.5 -6.0 0.2 1.3 2.3 -2.8 1.4

37

Biểu đồ 2.22 Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp

2.2.2. Đánh giá chung

HDI của Việt Nam và xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2014 là 0.666- nằm ở

nhóm trung bình là 116 ra 188 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1980 đến năm 2014,

HDI tăng từ 0,463 lên 0,666, tăng 43,8 phần trăm, tăng bình quân hàng năm khoảng 1,07

phần trăm. Mức xếp hạng tương đương với El Salvador và Nam Phi.

Tiến bộ của Việt Nam trong mỗi tham số của chỉ số HDI: giai đoạn năm 1980 và

năm 2014, tuổi thọ trung bình tăng 8,2 năm, thời gian đến trường trung bình tăng 3,3

năm và kì vọng thời gian đến trường tăng 3,3 năm. GNI bình quân đầu người tăng lên

khoảng 371,5% giai đoạn năm 1980 và năm 2014

Về bất bình đẳng Giới tính (GII): tiến bộ dài hạn một cách hữu ích có thể được so

sánh với các nước khác. Ví dụ, trong khoảng thời gian giữa 1980 và 2014 Việt Nam,

Indonesia và Trung Quốc trải qua mức độ khác nhau của sự tiến bộ theo hướng gia tăng

HDIs của họ. Năm 2014 chỉ số HDI của 0,666 của Việt Nam là trên mức trung bình là

0,630 cho nhóm các quốc gia có chỉ số phát triển con người trung bình và thấp hơn mức

trung bình 0,710 cho các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, năm 2014 các nước xếp gần với Việt

Nam và tương đồng về quy mô dân số là Thái Lan và Philippines, tương ứng có HDIs

đứng thứ 93 và 115.

HDI là một thước đo trung bình của những thành tựu phát triển con người trong

một quốc gia. Giống như tất cả các con số trung bình, HDI chỉ là mặt nạ của bất bình

đẳng trong phân phối về phát triển con người trên dân số ở cấp độ quốc gia.

Về bất bình đẳng Giới tính (GII): Chỉ số bất bình đẳng Giới tính (GII) của Việt

Nam là 0,308, xếp thứ 60 trong số 155 quốc gia năm 2014. Tại Việt Nam, 24,3 phần trăm

38

số ghế trong quốc hội được nắm giữ bởi phụ nữ, và 59,4 phần trăm phụ nữ trưởng thành

học hết cấp 2 so với 71,2 phần trăm của nam giới. Trong 100.000 ca sinh, 49 phụ nữ chết

vì lý do liên quan đến mang thai; và tỷ lệ sinh vị thành niên có con là 29,0 trong 1000 phụ

nữ trong độ tuổi từ 15-19. Nữ tham gia vào thị trường lao động là 73,0 phần trăm so với

82,2 đối với nam giới. Trong khi đó, Thái Lan và Philippines được xếp hạng 76 và 89 về

chỉ số này.

Vê chỉ số nghèo Đa chiều (MPI): Số liệu điều tra gần đây của Việt Nam năm 2010/2011

cho thấy tại Việt Nam 6.4 phần trăm dân số (5796 nghìn người) là người nghèo đa chiều

và 8,7 phần trăm gần mức sống nghèo đa chiều gần (7.834 nghìn người).

39

Chương 3:

Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc

đẩy tiến bộ xã hội.

3.1. Tăng trưởng bao trùm đóng góp vào phát triển con người cao hơn

I. Trụ cột I: Tăng cường cơ hội thông qua việc làm có năng suất cao hơn;

II. Trụ cột II: Tăng cường năng lực thông qua cải thiện dịch vụ y tế và giáo dục;

III. Trụ cột III: Tăng cường sức chống chịu thông qua mở rộng và tăng cường bảo trợ

xã hội.

Ba trụ cột này dựa trên khung phân tích đã được Ngân hàng Phát triển châu Á xây

dựng, được sửa đổi phản ánh quan điểm của phát triển con người, nhấn mạnh việc tăng

cường năng lực con người.

Ba trụ cột được đặt trong phạm vi phát triển con người và được hỗ trợ bởi các lựa

chọn chính sách bao trùm và các biện pháp cải cách thể chế.

3.2. Thúc đẩy việc làm có năng suất

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khả năng của mọi người ở tất cả các mức độ

của nền kinh tế và xã hội có thể tìm được việc làm bền vững và có năng suất. Điều này

40

giúp cho việc tận dụng hết năng lực của họ, và tạo cơ hội để có thu nhập và năng suất cao

hơn trong suốt quá trình làm việc của mình. Cần rất nhiều biện pháp chính sách để thúc

đẩy việc làm có năng suất để hỗ trợ cho nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm hơn, cũng như

việc làm có chất lượng và cải thiện sinh kế. Các thành tố chính bao gồm: ổn định kinh tế

vĩ mô; nâng cao hiệu quả; và tăng cường năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo.

1. Giải quyết bất ổn kinh tế vĩ mô để đảm bảo tăng trưởng bao trùm

Bất ổn kinh tế vĩ mô dưới hình thức lạm phát cao và mất cân đối vĩ mô nghiêm

trọng như thâm hụt ngân sách và thương mại lớn vào cuối những năm 2000 là nguyên

nhân chính gây tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện cần

thiết cho phát triển, nhưng nó không phải là điều kiện đủ.

Các nhà hoạch định chính sách phải tích cực thúc đẩy tăng trưởng bao trùm đồng

thời cùng với một loạt các cải cách khác. Ở mức độ bất ổn vĩ mô cao, rủi ro hệ thống

khiến các nguồn lực tài chính chuyển sang các hoạt động đầu cơ, làm ảnh hưởng tiêu cực

đến năng lực sản xuất, năng lực công nghệ và phát triển kỹ năng. Tốc độ tăng trưởng thấp

hơn thường làm chậm lại quá trình chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp,

giảm tốc độ phát triển của khu vực chính thức và cản trở quá trình chuyển đổi cơ cấu

trong thị trường lao động trong cả bốn hình thức chuyển đổi. Người nghèo là người chịu

gánh nặng chủ yếu từ lạm phát cao (Nguyễn Việt Cường, 2009, Vũ Hoàng Linh và Paul

Glewwe, 2009). Tóm lại, bất ổn kinh tế vĩ mô gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng

bao trùm và phát triển con người.

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô - được thể hiện thông qua lạm phát thấp và mất cân

đối vĩ mô (thâm hụt thương mại và ngân sách, nợ công và nợ nước ngoài) ở mức vừa phải

- là tiền đề cho duy trì tăng trưởng nhanh và công bằng. Về mặt này, chính sách tài khoá

thận trọng và nghịch chu kỳ có thể là một công cụ mạnh.

Trong bối cảnh nợ công đang tăng nhanh lên gần trần cho phép là 65% GDP và do

đó đang gây sức ép làm giảm dư địa của chính sách tài khoá, thâm hụt ngân sách cần phải

hạ xuống mức bền vững. Thách thức là làm sao vừa đạt được ổn định kinh tế vĩ mô mà

vẫn thúc đẩy tăng trưởng bao trùm cũng như không hy sinh tính bao trùm xã hội. Việc

này đòi hỏi mức độ linh hoạt trong cách tiếp cận và thực hiện nhiều điều chỉnh đối với cả

thu và chi ngân sách trong trung hạn và dài hạn. Điều đó chủ yếu phụ thuộc vào tái phân

bổ ngân sách ưu tiên cho phát triển bao trùm. Chi tiêu công phải mang tính lũy tiến hơn

để ngăn chặn bất bình đẳng và phải hỗ trợ sự chuyển đổi của Việt Nam sang mô hình

tăng trưởng mới, bao gồm thông qua đầu tư vào các dịch vụ giáo dục, y tế, và an sinh xã

hội. Việc giảm dần trợ cấp năng lượng hoá thạch đi kèm với các biện pháp phù hợp để

bảo vệ người nghèo sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách, đồng thời tăng hiệu quả, công bằng

và bền vững. Thực hiện điều này sẽ kích thích các công ty và hộ gia đình chuyển sang sử

dụng các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường - một

bước đi cần thiết khi chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh hơn. Hơn nữa, trợ cấp năng

lượng trên diện rộng mang tính lũy thoái do người giàu sử dụng năng lượng nhiều nhất

nhận được nhiều trợ cấp nhất. Gần đây, việc giảm dần trợ cấp trở nên khả thi hơn trong

bối cảnh lạm phát thấp nói chung và giá nguyên liệu hoá thạch nói riêng đang ở mức

41

thấp. Cần đẩy nhanh tiến trình này để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng

trưởng mới với trọng tâm là hiệu quả và bền vững.

Đối với thu ngân sách, mở rộng cơ sở thuế là cần thiết, như áp dụng thuế tài sản để

tăng doanh thu ngân sách và cải thiện tính bền vững của nợ công. Điều này cũng giúp

nâng cao hiệu quả - thông qua việc khuyến khích sử dụng hợp lý đất đô thị đang ngày

càng hiếm, cũng như công bằng - thông qua thu chủ yếu từ chủ sở hữu đất đô thị vốn là

những người hưởng lợi một cách quá mức từ quá trình đô thị hóa. Vẫn còn dư địa tăng

thuế tiêu thụ đặc biệt, ví dụ như với thuốc lá và đồ uống có cồn, và cần có lộ trình áp

dụng thuế môi trường. Cả hai loại thuế này đều hợp lý trên cơ sở hiệu quả và công bằng.

Về chính sách tiền tệ, các biện pháp bao gồm trao cho Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam quyền độc lập lớn hơn, tránh tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách và tránh cung tiền quá

mức. Gắn với chính sách tiền tệ là chính sách tỷ giá hối đoái, trong đó cách thức chung

bao gồm nâng cao dự trữ ngoại hối ở những thời điểm thuận lợi và tăng tính linh hoạt của

tỷ giá để giúp nền kinh tế hấp thụ tốt hơn các cú sốc từ bên ngoài, qua đó tạo thêm dư địa

cho chính sách tiền tệ theo nguyên tắc ‘bộ ba bất khả thi’. Một ưu tiên khác là tránh tỷ giá

bị định giá quá cao vì như vậy sẽ dịch chuyển nguồn lực từ sản xuất các hàng hoá và dịch

vụ xuất nhập khẩu được sang các hàng hoá và dịch vụ không có khả năng xuất nhập khẩu

được.

Xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với quá trình mở rộng khu vực chính thức. Tỷ

giá hối đoái được định giá quá cao sẽ có tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp chế tạo

vốn đóng vai trò thiết yếu với quá trình công nghiệp hoá và việc nâng cấp khả năng công

nghệ lẫn kỹ năng lao động do ngành này có mức độ hội nhập quốc tế rất cao.

2. Nâng cao hiệu quả thông qua đẩy nhanh cải cách trong nước song song với tiếp tục

hội nhập quốc tế

Việt Nam đứng trước giai đoạn chuyển đổi sang tăng trưởng dựa vào hiệu quả cao

hơn,đồng nghĩa với việc phụ thuộc nhiều hơn vào các chính sách và thể chế. Nhiều

nghiên cứu và thảo luận chính sách đã đưa ra các đề xuất chính sách quan trọng, nhất là

tại các diễn đàn kinh tế hai lần một năm do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức với hỗ trợ

kỹ thuật và tài chính từ UNDP.

3.3. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế

Việt Nam thực hiện nhất quán việc hội nhập kinh tế quốc tế trong ba thập niên

qua. Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, Việt Nam đã

ký kết nhiều thoả thuận thương mại mà gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương. Nhìn chung, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực lên tăng trưởng

kinh tế nói chung và sự thay đổi cơ cấu của thị trường lao động nói riêng theo bốn sự

chuyển đổi đã được nêu. Tuy nhiên, những cải cách trong nước đóng vai trò quyết định

đối với việc tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro liên quan đến hội nhập quốc tế.

Nhìn về tương lai, mặc dù Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và các hiệp

định thương mại tự do thế hệ mới khác là cần thiết, song không đủ để giúp Việt Nam đạt

42

được những kết quả to lớn hơn liên quan đến tăng trưởng bao trùm và phát triển con

người. Cần có thời gian để đánh giá tác động của các nghĩa vụ của Việt Nam trong các

chương của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương về doanh nghiệp nhà nước, quan

hệ lao động, quyền sở hữu trí tuệ, v.v... Điều quan trọng hơn là việc tiếp cận tốt hơn thị

trường của các đối tác thành viên và sự gia tăng của các luồng thương mại và FDI đi kèm

vẫn không bảo đảm được Việt Nam có thể vượt lên khỏi phân khúc thấp của chuỗi giá trị

toàn cầu.

Chuyển đổi từ các hoạt động năng suất thấp lên năng suất cao hơn đối với việc làm

nông nghiệp và việc làm chính thức cũng sẽ không tự động xảy ra, bởi vì chúng chủ yếu

phụ thuộc vào tiến độ cải cách trong nước. Chi phí điều chỉnh liên quan đến tái cơ cấu

một số lĩnh vực nông nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế thấp như chăn nuôi có thể sẽ

tương đối lớn. Tuy việc các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tham gia ngày càng

nhiều vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng hứa hẹn mang đến nguồn vốn

cũng như công nghệ và lợi thế kinh tế nhờ quy mô cần thiết để ngành này nâng cao khả

năng cạnh tranh, nhưng nguy cơ các trang trại quy mô nhỏ không trụ lại được trên thị

trường là hiện hữu. Chủ sở hữu những trang trại này, nhất là những nông dân đã có tuổi

với trình độ học vấn thấp có thể sẽ không tìm được các cơ hội thu nhập thay thế.

3.4. Đẩy mạnh cải cách trong nước

Nhiều cải cách trong nước cần thực hiện cùng quá trình tự do hoá đối ngoại để tạo

điều kiện cho chuyển đổi nhanh và suôn sẻ sang tăng trưởng nhờ hiệu suất. Nâng cao

hiệu lực của cải cách hành chính công

Các giải pháp cơ bản nhằm thiết lập một nền kinh tế thị trường vận hành tốt bao

gồm củng cố quyền sở hữu nhằm thúc đẩy đầu tư dài hạn; thực hiện hiệu quả cải cách

hành chính công nhằm tăng tính minh bạch, giảm quan liêu và hạ chi phí giao dịch vốn

có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cải cách hành chính đang diễn ra hiện nay của Việt Nam đã được tăng tốc từ năm

2014 nhằm đạt đến mức độ của sáu nước ASEAN tiên tiến hơn, với trọng tâm hướng vào

nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến môi trường kinh doanh (CIEM 2014). Thời gian

thông quan cho xuất nhập khẩu, thanh toán thuế, đăng ký kinh doanh, sự dễ dàng và độ

tin cậy của cung cấp điện là một số vấn đề đang được phân tích kỹ lưỡng thông qua các

chỉ số có thể giám sát được (Ngân hàng Thế giới 2014).

Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy năng lực cạnh

tranh quốc gia. Từ góc độ tăng trưởng bao trùm, những biện pháp đó có thể góp phần đẩy

nhanh quá trình chính thức hoá nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng,

bởi vì quan liêu dẫn đến tăng chi phí kinh doanh, khiến các doanh nghiệp phi chính thức

hiện nay lẫn các doanh nghiệp mới nhập cuộc nản chí trong việc thực hiện đăng ký. Cần

duy trì và nhân rộng các nỗ lực đó trên toàn quốc, bao gồm cải thiện quản trị ở cấp địa

phương và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nói chung, và thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và

vừa nói riêng.

43

Những biện pháp này đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở những tỉnh nằm ngoài

“cực tăng trưởng”, và trong một chừng mực nào đó sẽ giúp trung hoà xu hướng tăng

trưởng tập trung ở những vùng trọng điểm.

Cần xử lý tham nhũng một cách quyết liệt, vì đây được coi là gốc rễ của nhiều vấn

đề nghiêm trọng trong nền kinh tế và xã hội hiện nay. Tham nhũng là vật cản chính cho

phát triển doanh nghiệp, là nguyên nhân chính gây hiệu quả thấp trong đầu tư công và

những rắc rối cho hệ thống ngân hàng, và là mối đe doạ thực sự cho gắn kết xã hội. Việc

giảm mạnh tham nhũng đòi hỏi cả quyết tâm chính trị mạnh mẽ lẫn thực thi hiệu quả các

biện pháp chống tham nhũng hiện có. Đặc biệt, cần tăng cường đáng kể minh bạch ở cả

trung ương lẫn địa phương và tính giải trình cả từ trên xuống lẫn từ dưới lên. Chính phủ

điện tử cần được mở rộng mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực - kinh tế, dịch vụ xã hội và an sinh xã

hội - và cần cung cấp hỗ trợ phù hợp cho người nghèo và người có thu nhập thấp để họ có

thể tiếp cận công cụ mạnh mẽ này, qua đó cải thiện sự tham gia của họ vào đời sống kinh

tế và xã hội.

Tăng tốc cải cách cơ cấu

Chính phủ đã khởi động các cải cách cơ cấu quan trọng tập trung vào đầu tư công,

doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng gắn với quá trình chuyển đổi mô hình tăng

trưởng với hiệu quả cao hơn.

Tái cơ cấu và tăng hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước: Khu vực này

nhìn chung vẫn đang cản trở nền kinh tế; hút một lượng đáng kể nguồn vốn, tín dụng, đất

đai v.v… Hậu quả là khu vực tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải vật lộn

với việc thiếu hụt nguồn vốn và do đó không đạt được quy mô cần thiết. Khi xem xét con

đường phát triển tiếp theo, có nhiều quan điểm khác nhau, từ một bên là quan điểm xoá

bỏ hoàn toàn đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước đến một bên là cần cải thiện quản trị nội

tại trong doanh nghiệp nhà nước. Cho dù là quan điểm nào thì đều phải công nhận về tình

trạng hiệu quả thấp và hành động chậm trễ.

Các giải pháp chính sách được đề xuất là để các doanh nghiệp nhà nước phải đối

mặt với cạnh tranh, kỷ luật thị trường, ràng buộc ngân sách cứng và có mức độ minh

bạch như áp dụng với các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trong dài hạn hơn, minh chứng rất rõ ràng là Nhà nước cần rút vốn khỏi các hoạt

động sản xuất ở những lĩnh vực không xảy ra thất bại thị trường, nơi khu vực tư nhân

phát huy được tối đa tiềm năng, và tạo ra kết quả tối ưu cả về hiệu quả lẫn công bằng.

Việc rút vốn sẽ cho phép Nhà nước tập trung vào các chức năng cốt lõi là giải quyết

những thất bại của thị trường cũng như những quan ngại về công bằng. Tuy nhiên, nhiều

lĩnh vực thuộc hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên thực tế là độc quyền tự nhiên,

và vẫn còn là căn nguyên để duy trì các tập đoàn lớn nhằm tạo dựng năng lực sản xuất

chính và tạo thuận lợi trong lan tỏa công nghệ. Ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà

nước độc quyền hoặc vẫn sở hữu quyền lực thị trường đáng kể do thiếu vắng cạnh tranh

trên thị trường hoặc do thất bại của thị trường, cần có các cơ quan điều tiết nhà nước độc

lập để giám sát và điều tiết những doanh nghiệp này một cách thích hợp. Ở các lĩnh vực

44

có lan toả công nghệ song có năng lực sản xuất chưa phù hợp và khu vực tư nhân chưa

sẵn sàng tham gia, chỉ nên giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nhà nước tốt nhất, với

bằng chứng về hoạt động có hiệu quả và công bằng để có thể bắt kịp về công nghệ. Cần

áp dụng chặt chẽ nguyên tắc ‘củ cà rốt và cây gậy’ khi thực hiện đãi ngộ trong quá trình

này, bởi vì nếu không chúng có thể bị lạm dụng, dẫn đến thất bại của của quản trị nhà

nước trong khi thất bại thị trường vẫn chưa giải quyết được.

Thúc đẩy phát triển của khu vực tư nhân

Cải cách thành công các doanh nghiệp nhà nước sẽ giải phóng nguồn lực đáng kể

và mở ra những cơ hội kinh doanh vô cùng cần thiết cho việc phát triển khu vực tư nhân -

động ơ chính của tăng trưởng việc làm. Trong quá trình cải cách quản trị rộng hơn ở cả

cấp trung ương và địa phương, cần giải quyết vấn đề các doanh nghiệp có được đặc

quyền nhờ có ‘mối quan hệ’, vì nếu không sẽ không thể tạo ra được sân chơi bình đẳng

thực sự. Các doanh nghiệp tư nhân khác không có mối quan hệ thuận lợi sẽ không thể

tăng trưởng được, dẫn đến sự chậm lại của quá trình thay đổi cơ cấu của nền kinh tế và

thị trường lao động trong cả bốn chuyển đổi.

Liên quan trực tiếp đến tăng trưởng bao trùm là phát triển các doanh nghiệp nhỏ

và vừa và phát triển chuỗi giá trị. Trợ giúp chính phủ với các doanh nghiệp này đã được

thể chế hoá về pháp luật ở nhiều khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,

Đài Loan Trung Quốc, Thái Lan, và Hoa Kỳ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2015). Cộng hoà

Hàn Quốc thông qua luật năm 1961 và sửa đổi năm 1975 nhằm hạn chế các công ty lớn

hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực được chủ ý dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và

vừa. Từ năm 1975, các hãng lớn ở những ngành thuê ngoài nhiều được yêu cầu dừng sản

xuất linh kiện trước đó được thuê ngoài (Mukoyama 1999). Những quy định như vậy

giúp tăng cường mối liên kết giữa các hãng nhỏ và lớn, cho phép hãng nhỏ hưởng lợi thế

kinh tế dựa vào quy mô nhờ thực hiện chuyên môn hoá cao hơn trong các chuỗi giá trị

lớn. Loại hình sản xuất này đã tăng trưởng ngoạn mục trong thập niên qua, cùng với

những cải cách không ngừng trong thương mại quốc tế và đổi mới công nghệ.

Tuy vậy, Việt Nam đã không tận dụng được hết lợi ích từ xu hướng toàn cầu này.

Ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đang soạn thảo dự

thảo Luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ họ toàn diện hơn. Mặc dù còn cần

thời gian cho việc hoàn tất dự thảo và đánh giá tác động tiềm năng lên cộng đồng doanh

nghiệp, luật này được kỳ vọng sẽ khuyến khích việc làm phi nông nghiệp và chính thức,

giảm bớt nhiều cản trở mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động hiện

đang phải đối mặt.

Tái cơ cấu khu vực ngân hàng

Các khuyến nghị chính sách được đề xuất bao gồm tăng tốc xử lý nợ xấu, ví dụ

như thông qua việc thực hiện những thay đổi phù hợp trong các luật về doanh nghiệp, phá

sản, đất đai, v.v…nhằm tạo điều kiện hình thành thị trường với chức năng đầy đủ để giải

quyết nợ xấu; giám sát tốt hơn ngân hàng thương mại; thực hiện hiệu quả hơn các quy

định về trích lập dự phòng rủi ro, xoá bỏ cho vay dựa vào quan hệ.

45

Từ góc độ tăng trưởng bao trùm, khu vực ngân hàng cần phục vụ các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tốt hơn. Hàn Quốc là một ví dụ hay. Ngân hàng Công nghiệp Vừa và

Nhỏ và Ngân hàng Quốc dân được thành lập đầu những năm 1960 chủ yếu để cung cấp

tín dụng cho các doanh nghiệp này. Quỹ Bảo hiểm Tín dụng ra đời cùng quãng thời gian

đó đã thực hiện bảo lãnh cho các khoản vay không thế chấp, và khuyến khích các ngân

hàng thương mại tư nhân cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân

hàng thương mại tư nhân sau đó được yêu cầu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với

tỷ lệ ít nhất là 30 phần trăm tín dụng mới - mục tiêu này sau đó đã nâng lên 35 phần trăm.

Ngân hàng Công nghiệp Vừa và Nhỏ và Ngân hàng Quốc dân cung cấp ít nhất 80 phần

trăm tín dụng của họ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mukoyama 1999).

Tái cơ cấu đầu tư công

Các giải pháp chính sách được đề xuất bao gồm thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư

Công được thông qua gần đây. Trong bối cảnh dư địa tài khoá thu hẹp, sự tham gia của

khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng được xác định là giải pháp nhằm thực hiện

một trong ba đột phá mà Việt Nam cần theo đuổi thông qua chính sách và khuôn khổ

pháp luật phù hợp. Tuy nhiên cần có thời gian để cho các hình thức đối tác công-tư khác

nhau được phát triển nên việc thực hiện đầu tư công cần ưu tiên thúc đẩy mối liên kết nội

địa và với bên ngoài để Việt Nam tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế, đặc biệt là thông qua

tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Để đạt được điều đó, cần cải thiện đáng kể quy

hoạch vùng và đô thị, để sao cho lợi ích quốc gia không bị lấn át bởi lợi ích địa phương

trong bối cảnh tăng cường phân cấp. Việc đầu tư có chọn lọc phải giúp các tỉnh nông

nghiệp khai thác tốt hơn lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy lợi thế kinh tế nhờ quy mô

và tập trung nhờ đô thị hoá đang tăng tốc.

Cải thiện hiệu quả của thị trường lao động

Cách thức thị trường lao động vận hành cóảnh hưởng quan trọng đến cả hiệu quả lẫn

công bằng. Di cư là kênh chủ yếu cho lao động từ các tỉnh ngoại vi tham gia vào tăng

trưởng kinh tế có xu hướng tập trung vào các cực tăng trưởng của cả nước, và là kênh cho

người sử dụng lao động mở rộng lựa chọn tuyển dụng. Di chuyển lao động cả về địa lý

lẫn nghề nghiệp có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng bao trùm bằng cách nâng cao hiệu

quả và tăng cường công bằng. Điều này có thể tuỳ thuộc vào việc tránh điều tiết quá

nhiều và quá ít đối với thị trường lao động (Ngân hàng Thế giới 2012b), lợi ích từ các

chương trình xã hội không bị giới hạn theo không gian (Ngân hàng Thế giới 2003), và

nới lỏng hệ thống đăng ký thường trú hộ khẩu nhằm giúp lao động từ các tỉnh ngoại vi

hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình đô thị hoá.

3.5. Tăng cường năng lực công nghệ và nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo

Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá: Với chỉ hơn 30% dân số sống ở đô thị, Việt Nam

vẫn còn nhiều dư địa để tăng tốc của quá trình đô thị hoá bằng các công cụ chính sách sẵn

có, đặc biệt là quy hoạch và quản lý đô thị hiệu quả, đầu tư công có hiệu quả, và các động

lực phù hợp để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng

và mềm. Kết quả chính phải là hình thành nên một hệ thống hiện đại các trung tâm đô thị

46

liên kết với nhau, gồm các thành phố lớn đáng sống là nơi cung cấp dịch vụ chất lượng

cao và các trung tâm nghiên cứu và triển khai; các thành phố có quy mô trung bình là nơi

có các cụm liên kết ngành; và các thành phố nhỏ, nơi doanh nghiệp nông nghiệp có thể dễ

dàng vươn tới người nông dân ở nông thôn nhưng đồng thời kết nối chặt chẽ với khách

hàng ở khắp nơi trong cả nước. Các thành phố có quy mô khác nhau được kết nối chặt

chẽ với nhau sẽ góp phần nâng cao tính sẵn sàng về công nghệ và nuôi dưỡng đổi mới

sáng tạo; và điều quan trọng không kém là sẽ hỗ trợ việc chia sẻ thành quả từ quá trình

này trong cả nước.

Phát triển cơ sở hạ tầng xương sống để đảm bảo tính kết nối và sẵn sàng công

nghệ: Công nghệ thông tin, Internet, truyền thông, hậu cần, v.v… đóng vai trò hết sức

quan trọng trong việc cải thiện tính kết nối và hội nhập về không gian giữa các thị trường

hàng hoá và lao động, và trong việc tăng cường tính sẵn sàng về công nghệ. Những lĩnh

vực này phải là những ưu tiên quan trọng trong quá trình quy hoạch chiến lược của Việt

Nam, và phải được hỗ trợ bằng các chính sách và thể chế thích hợp. Các chỉ số thực hiện

phải được giám sát chặt chẽ, tương tự như cách Việt Nam đang thực hiện với các chỉ số

trong báo cáo Doing Business - Làm ăn Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Phải dành

nhiều nỗ lực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổi mới và công nghệ, ví dụ như

trung tâm kiểm định, hệ thống xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ sản phẩm, v.v...

Tăng cường chi tiêu nhằm thúc đẩy công nghệ và đổi mới sáng tạo: Tài chính dài

hạn vô cùng quan trọng cho áp dụng và truyền tải công nghệ, chưa kể sáng chế và đổi

mới sáng tạo, bởi vì các hoạt động này rất tốn thời gian. Điều đó hàm ý là cần phát triển

một thị trường tài chính dài hạn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp, như kinh nghiệm của

các nước Đông Á. Bản chất ‘rủi ro cao, lợi nhuận cao’ của phát triển và áp dụng công

nghệ và đổi mới sáng tạo đồng nghĩa với việc cần thiết lập các thể chế giúp vốn đầu tư

mạo hiểm ra đời và phát triển. Nếu Việt Nam muốn tránh bẫy thu nhập trung bình, cần

sớm hành động để phát triển các thị trường còn thiếu.Tăng cường mối liên kết giữa các

doanh nghiệp trong nước và khu vực nước ngoài sử dụng nhiều công nghệ: Các mối liên

kết này hiện còn rất yếu. Với sự hiện diện ngày càng gia tăng tại Việt Nam của nhiều tập

đoàn đa quốc gia dẫn dắt các mạng lưới sản xuất toàn cầu, cần thúc đẩy các hoạt động

liên quan đến công nghệ tầm trung, coi đây là con đường giúp các doanh nghiệp trong

nước thâm nhập thành công vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc

hỗ trợ nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thiếp lập các cụm liên kết ngành sản

xuất linh kiện ở tầm trung về mức độ vốn và độ tinh vi công nghệ. Vì các doanh nghiệp

này gặp rào cản quá cao về rủi ro, vốn và sự sẵn có về kỹ năng họ cần được hỗ trợ bằng

một cơ chế mà trọng tâm là đối tác công-tư, minh bạch và quản lý các ưu đãi một cách

phù hợp.

Hai loại hình doanh nghiệp sau có khả năng đóng vai trò quan trọng trong quá

trình này. Nhóm thứ nhất gồm các công ty khởi nghiệp liên quan đến công nghệ thực hiện

đổi mới sáng tạo công nghệ hoặc phi công nghệ, và do đó cần được nuôi dưỡng và hỗ trợ

bằng các chính sách và khuôn khổ thể chế phù hợp. Nhóm thứ hai gồm các doanh nghiệp

đang vận hành hiệu quả có những thành tích về đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ,

47

kể cả các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt với lợi thế nhất định về quy mô và công

nghệ. Vai trò của Nhà nước ở đây là tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của cái

gọi là hệ sinh thái cho công nghệ và đổi mới, trong đó khu vực doanh nghiệp làm việc

chặt chẽ với các trường đại học và các viện nghiên cứu công nghệ và Nhà nước trong

những chương trình khả thi về phát triển công nghệ tầm trung.

Trong nông nghiệp, các cơ chế tương tự phải hỗ trợ nỗ lực của nông dân nhằm sản

xuất ra các sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và các tiêu chuẩn nghiêm

ngặt về an toàn thực phẩm và tăng trưởng xanh cũng như các yêu cầu đa dạng từ khách

hàng, để qua đó tạo được thu nhập cao hơn.

3.6. Cải thiện dịch vụ giáo dục và y tế làm nền tảng của tăng trưởng bao trùm

Cải thiện chất lượng và mở rộng cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục đóng vai trò

then chốt đối với tăng trưởng bao trùm cũng như chuyển dịch sang một nền kinh tế thịnh

vượng, có năng suất và hiện đại. Giáo dục và y tế - những năng lực con người chủ yếu -

là trọng tâm của phát triển con người và mang lại cơ hội để người dân phát huy đầy đủ

tiềm năng của mình.

Trong khi việc chú trọng lâu nay vào cung ứng giáo dục cơ bản là quan trọng, thì

giờ đây cần phải mở rộng hơn nữa. Giáo dục mầm non, sau phổ thông và giáo dục dạy

nghề là chìa khóa để đạt được năng suất cao hơn và đáp ứng với các yêu cầu của thị

trường lao động.

Trong chăm sóc sức khoẻ, các cải cách mang tính hệ thống cần hướng tới việc tiếp

cận công bằng với các dịch vụ có chất lượng trên phạm vi cả nước. Điều này đòi hỏi phải

giải quyết vấn đề chi phí dịch vụ ngày càng gia tăng nhanh chóng và những gánh nặng

khác đối với nhóm trung lưu và nhóm người nghèo đã và đang trở nên trầm trọng hơn do

những cải cách ‘xã hội hóa’.

1. Vượt qua mức giáo dục cơ bản: Mở rộng học tập suốt đời

Một nền kinh tế hiện đại và có năng suất cao hơn phụ thuộc rất nhiều vào việc

nâng cấp kỹ năng và trau dồi vốn con người, điều chỉ có thể có được thông qua giáo dục

cho mọi người và giáo dục có chất lượng cao. Hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực cùng

với một xã hội đang già hoá về dân số khiến điều này là hết sức sống còn để Việt Nam có

thể đuổi kịp với các nước đối thủ và tiến xa hơn ngoài việc đảm bảo cung cấp giáo dục

tiểu học và trung học cơ sở. Mặc dù vẫn cần phổ cập giáo dục ở các mức cơ bản này,

nhưng giờ đây, cần chú tâm hơn đến giáo dục đầu đời, đào tạo nghề và giáo dục đại học.

Về trung hạn, việc mở rộng ở những cấp đó sẽ đóng góp cho tăng trưởng và nâng cao

năng suất, đồng thời giảm tình trạng loại trừ, thông qua mở rộng cơ hội việc làm.

Tầm quan trọng của học tập suốt đời đã được công nhận ở nhiều chính sách và

chiến lược của chính phủ. Khuôn khổ Quốc gia về xây dựng xã hội học tập của Việt Nam

có khát vọng tạo cơ hội cho mỗi công dân được tiếp cận học tập suốt đời, và kết nối điều

đó với tiến bộ kinh tế-xã hội và phát triển nền kinh tế tri thức. Nghị quyết số 29 và số 44

của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục kêu gọi việc xây dựng nhanh chóng

48

nguồn nhân lực chất lượng cao. Những tài liệu này và nhiều nhiều đầu vào khác có thể

được tổng hợp thành một bộ các chính sách nhấn mạnh việc mở rộng và cải thiện chất

lượng nói chung.

Một khuyến nghị chính là nhanh chóng hoàn thiện phổ cập cấp THCS và sau đó là

mở rộng ở bậc học mầm non, sau phổ thông, và dạy nghề, nhất là cho các nhóm có thu

nhập thấp. Việc đó đòi hỏi phải sắp xếp lại ưu tiên phân bổ ngân sách và có các thay đổi

luật pháp và thể chế để tạo điều kiện cho cung cấp dịch vụ tư và độc lập, đặc biệt trong

lĩnh vực dạy nghề nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với chủ sử dụng lao động. Ở những nơi cần

nguồn lực để giải quyết bất bình đẳng, các khoản tiền công cần được dùng cho những

nhóm chưa được phục vụ đầy đủ, nhưng việc này cần bao gồm hỗ trợ cả các nhóm thu

nhập trung bình lẫn các nhóm bị thiệt thòi nhất, có thể dựa trên thành tích của các tổ chức

trong việc giải quyết bất bình đẳng ở địa phương của họ. Về lâu dài, Việt Nam phải

hướng tới phổ cập giáo dục cho trẻ em trong lứa tuổi đi học (6-18 tuổi). Việc chuyển sang

người dùng trả phí trong trường học, nhất là ngoài phạm vi giáo dục tiểu học và THCS

dựa vào việc xã hội hoá giáo dục, đã dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Điều đó

đòi hỏi cần khẩn trương xem xét lại, đặc biệt là khi Chính phủ đã đề xuất mở rộng thêm

các cải cách này (xem Hộp 3.1).

Tuy xã hội hóa đã ăn sâu vào hệ thống, huy động được nhiều nguồn lực đáng kể,

nhưng cách vận hành hiện nay trong bối cảnh điều tiết và quản lý nhà nước yếu đặt ra

nhiều lo ngại về tính công bằng và hiệu quả. Cách làm hiện nay đã dẫn đến tình trạng tiêu

dùng dịch vụ dưới điểm tối ưu, nhất là đối với các gia đình thu nhập thấp hơn. Chính phủ

nên nhìn nhận lại tác động của chi phí trường học đối với các gia đình nghèo và thu nhập

trung bình, và nên cân nhắc cách sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất trước khi mở rộng

cách tiếp cận này.

Dựa vào mô hình điều tiết mạnh hơn trong giáo dục tiểu học, các chính quyền

trung ương và địa phương có thể đảm nhiệm vai trò giám sát nhiều hơn, và bắt buộc phải

đảm bảo mức độ minh bạch và giải trình cao hơn. Các phương án đưa ra có thể bao gồm

phương thức một khoản phí duy nhất chỉ định, hoặc một biểu giá được thống nhất và

công khai đối với tất cả các dịch vụ không phải là cốt lõi.

Xây dựng nền tảng vững chắc thông qua phát triển đầu đời

Việc phát triển tuổi mầm non tạo nền tảng cho việc giảm cách biệt và thúc đẩy

phát triển bao trùm. Trích dẫn Báo cáo Phát triển con người toàn cầu 2014: “Các sự kiện

đầu đời ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, tương tác kiểu gen-môi trường, và lập

trình các hệ thống miễn dịch, thần kinh và nội tiết của cơ thể (UNDP, 2014b). Các năng

lực nhận thức, xã hội, xúc cảm và xã hội được hình thành ở những năm đầu đời và góp

phần xây dựng nền tảng cho các năng lực suốt đời. Từ góc độ tổng hợp, những điều này

sẽ đến lúc phản ánh trong chất lượng vốn con người của một quốc gia. Như Hình 3.1 cho

thấy, khi đầu tư cho năng lực diễn ra sớm trong đời, triển vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

Can thiệp về sau có thể giúp các cá nhân hồi phục, nhưng thường chỉ được phần nào mà

chi phí lại cao hơn nhiều.

49

Cái nghèo và dễ bị tổn thương phá vỡ sự phát triển đầu đời. Nhiều trẻ em nghèo

đến trườngmà không sẵn sàng cho việc học (cùng nguồn ở trên). Việt Nam có thể áp

dụng chiến lược phát triển tuổi mầm non tích hợp, bao gồm cả cung cấp tiếp cận giáo dục

mầm non với chi phí chấp nhận được và hỗ trợ thông qua hệ thồng an sinh xã hội, cũng

như khởi đầu tập trung vào các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Cũng như nhiều vấn đề

khác, điều này đòi hỏi tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa các bộ chủ quản và những

người ra quyết sách.

Nhìn chung, Chính phủ đã nhận ra khi nhân rộng phổ cập trước tiểu học cho trẻ 5

tuổi, tiếp cận học tập trước tiểu học cần mang tính bao trùm rộng hơn. Đây là diễn biến

tích cực, nhưng nếu Việt Nam muốn tối đa hoá tác động của học tập trước tiểu học, các

kế hoạch này cần tham vọng hơn. Một vấn đề cơ bản còn tồn tại là trẻ thuộc nhóm thu

nhập thấp và thiểu số vẫn chưa đi học đầy đủ. Có thể bắt đầu việc mở rộng cung cấp giáo

dục phổ cập bằng cách tập trung vào các vùng thiệt thòi nơi tỷ lệ nhập học thấp và tỷ lệ

bỏ học cao. Việc khắc phục khoảng cách trong cung cấp dịch vụ giáo dục giữa vùng nông

thôn và thành thị cũng là một bước đi quan trọng khác.

Đầu tư vào giáo dục sau phổ thông để thu hẹp khoảng cách kỹ năng

Thiếu hụt và khoảng cách về kỹ năng trong lực lượng lao động được nhìn nhận là

đang ảnh hưởng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới của Việt Nam, và do đó cản

trở triển vọng mở rộng việc làm hiệu quả. Ðiều này có thể trở thành nút thắt nghiêm trọng

cho việc tận dụng tối đa cơ hội từ các cuộc thương lượng Ðối tác xuyên Thái Bình Dương

mới kết thúc gần đây. Tình hình này đặc biệt khó khăn cho lao động trẻ vừa gia nhập thị

trường - những người phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kỹ năng phù

hợp. Trong khi sự thiếu hụt kỹ năng và sự ghép lệch người lao động có kỹ năng này với

việc làm đòi hỏi kỹ năng khác là dấu hiệu của một nền kinh tế năng động, điều lo ngại

thực sự ở đây làliệu hệ thống giáo dục và đào tạo có thể điều chỉnh kịp thời với những

nhu cầu liên tục biến động đối với kỹ năng kỹ thuật hay không. Tuy tỷ lệ nhập học chung

ở các cấp học sau phổ thông tăng nhanh trong những năm gần đây, cùng với việc xây

dựng nhiều trường đại học và cao đẳng mới, song, như hình 3.2 chỉ ra, chúng vẫn còn

thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong ASEAN, cho thấy phần cung cần tăng lên

nhanh chóng. Trước nhiều lo ngại về chất lượng lao động, Chính phủ cần giải quyết chất

lượng giáo dục sau phổ thông. Một vấn đề cụ thể ở đây là tính liên quan giữa đào tạo đại

học với thế giới việc làm hiện đại. Về học nghề, cần chú trọng hơn mở rộng việc cung

cấp song hành với cải thiện chất lượng vì tỷ lệ tham gia hiện nay vẫn còn thấp và mang

tính phân tầng xã hội.

Giáo dục dạy nghề cần mở rộng với sự tham gia của người sử dụng lao động,

tương ứng với thị trường, tạo cơ hội học tập liên tục, và sẵn sàng hấp thu công nghệ mới.

Quá trình này bao hàm việc cải thiện thuế và những động cơ khác để khuyến khích công

ty cung cấp đào tạo tại chỗ, vì cách làm này thường tiết kiệm thời gian hơn so với đào tạo

trong trường học và thường liên quan chặt chẽ hơn với đòi hỏi của công việc. Trong khu

vực châu Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷlệ đào tạo tại các doanh nghiệp thấp

nhất.

50

Khu vực tư nhân, bao gồm cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng lao động

tiềm năng cần tham gia chặt chẽ hơn vào việc phát triển giáo trình cho các tổ chức đào

tạo nghề và kỹ thuật (ADB, 2014). Điều này có liên hệ mật thiết với việc sử dụng công

nghệ vì tiềm năng phát triển giáo dục nằm ở việc cung ứng dịch vụ dựa vào công nghệ

thông tin và truyền thông, thông qua các khoá học từ xa và thiết lập các cơ sở đào tạo qua

mạng.

Trong giáo dục bậc cao, Việt Nam chủ yếu tập trung vào đầu vào như cơ sở hạ

tầng mà đánh đổi với các yếu tố khác như quản trị thể chế, hệ thống nhân sự dựa vào khả

năng, và cam kết tự do học thuật. Với mức độ tự chủ cao trong vận hành và các vấn đề

học thuật, điều này là tiền đề cho các trường đại học trở thành trung tâm xuất sắc về

nghiên cứu và giảng dạy (Chirot và Wilkinson, 2010). Như ởcác cấp giáo dục khác, xu

hướng bao trùm hiện nay là thương mại hoá (xem Hộp 3.2), thể hiện ở phòng học đông

kín, các chương trình bán thời gian nhằm tăng doanh thu, và các thể chế tư nhân tìm kiếm

lợi nhuận. Phâncấp đã chuyển trách nhiệm cho các chính quyền và đại học địa phương

trước khi thiết lập nên các cơ chế giải trình phù hợp. Điều tiết và giám sát cần được tăng

cường song hành với phân cấp.

2. Tạo ra một nền y tế bao trùm và hiệu quả hơn

Hệ thống y tế của Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức to lớn trước mắt trong

bối cảnh cơ cấu bệnh thay đổi và dân số đang già đi. Khoảng một phần ba người Việt

Nam đang mắc bệnh không lây truyền kinh niên và tỷ lệ này còn tiếp tục tăng. Hệ thống y

tế, nhất là ở các cấp thấp hơn như trung tâm y tế xã, không đủ phương tiện để ứng phó

với những thay đổi này, dẫn đến gánh nặng ngày càng cao cho các bệnh viện và cơ sở

chữa bệnh ở cấp cao hơn. Đô thị thoá sẽ càng gia tăng các áp lực đó, trong khi chi phí

chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng bởi các nhân tố như công nghệ mới và chữa trị, cho

thấy nhu cầu cấp bách cần xem xét lại mức độ nguồn lực và bố trí cấp vốn.

Còn nhiều khoảng trống lớn khi nói đến tính bao trùm trong y tế. Hệ thống hiện

nay tập trung chủ yếu vào chăm sóc ở phân cấp cao hơn ở thành thị. Các gia đình thu

nhập trung bình vật lộn với gánh nặng chi phí cao trong khi eo hẹp tài chính ngày càng

tăng khi các nhà cung cấp đưa ra những dịch vụ tốn kém và không cần thiết. Nỗ lực của

Chính phủ nhằm mở rộng Quỹ Bảo hiểm Y tế tạo điều kiện xử lý những vấn đề này,

hướng tới mục tiêu trung hạn là phổ cập dịch vụ. Tuy nhiên, nếu không có miễn trừ

và/hoặc trợ cấp, người dân ở khu vực phi chính thức có thể sẽ không muốn tham gia. Lao

động di cư ở khu vực phi chính thức càng không có động lực tham gia bởi những hạn chế

ở quy mô sử dụng dịch vụ.

Khuyến khích tăng diện bao phủ

Để xử lý những vấn đề này, có thể bắt đầu bằng việc tăng hỗ trợ cho tham gia tự

nguyện, bao gồm mở rộng miễn trừ cho người cận nghèo và sinh viên. Cần cố gắng điều

tiết để sao cho các nhóm đối tượng như lao động khu vực chính thức chưa có bảo hiểm sẽ

đáp ứng được đóng góp của họ. Cần cải cách quy định thường trú để người dân có thể sử

dụng dịch vụ ở các địa bàn khác nhau và tạo điều kiện bao phủ cho người di cư và gia

51

đình của họ. Chính phủ cũng nên bảo đảm các khoản cùng đóng góp sẽ ở mức chi trả

được, nhất là cho các nhóm thu nhập thấp không nhất thiết được định nghĩa là “nghèo”.

Cần tận dụng khả năng của Quỹ Bảo hiểm Y tế trong việc bảo đảm các cơ sở chăm sóc

sức khoẻ không áp các khoản phí dư thừa và không được bảo hiểm hỗ trợ.

Chính phủ đã chứng tỏ quyết tâm mạnh mẽ sẽ cải thiện tính bao trùm của chăm

sóc sức khoẻ, thể hiện qua mức cấp tài chính chomiễn trừ và trợ cấp, tăng diện bao phủ

của bảo hiểm y tế lên 75% năm 2015 và thông qua Luật bảo hiểm y tế mới. Giờ đây, cần

nỗ lực quyết liệt nhằm thực thi các điều khoản luật trong việc xử lý những vấn đề liên

quan đến chi trả của bên cung cấp, thiếu minh bạch, quản lý yếu kém các khoản chi trả

bảo hiểm y tế, thiếu điều tiết trong việc chuyển bệnh nhân lên tuyến v.v…Cải thiện quản

trị hệ thống y tế, bao gồm việc tăng cường minh bạch và giải trình trong quản lý Quỹ Bảo

hiểm Y tế, sẽ mang lại nhiều niềm tin hơn trong công chúng và giúp giải toả vòng quay

niềm tin đang xuống thấp, sự tham gia hạn chế, nguồn lực tài chính không phù hợp và

chất lượng kém.

Dưới đây là các đề xuất cụ thể hơn (nằm trong phần an sinh xã hội) để đảm bảo

bao phủ y tế toàn dân trong việc giải quyết các khó khăn của nhóm “trung lưu bị bỏ sót”.

Giải quyết mối quan ngại về chi trả và quản trị nhà nước

Cách thức cấp tài chính và quản trị dịch vụ y tế hiện nay gây nhiều mối quan ngại

nghiêm trọng về hiệu suất. Trong đó có các dịch vụ không cần thiết, chú trọng quá mức

đến dịch vụ ở phân cấp cao và lạm dụng các công nghệ y tế đắt đỏ. Các vấn đề khác gồm

thiếu chú trọng đến phòng ngừa và y tế cơ sở, lạm phát giá nhanh trong bối cảnh bệnh

nhân phải chi trả nhiều từ tiền túi, mập mờ giữa các hoạt động công và tư, và hình thành

hệ thống chăm sóc hai cấp. Giám sát và điều tiết còn yếu kém, vai trò của nhiều vụ và

nhiều cấp trùng lặp và lẫn lộn, các cơ chế chứng nhận và cấp phép cũng như vậy. Hoạt

động thể chế không được giám sát chặt chẽ và đánh giá, việc thực hiện các tiêu chuẩn

antoàn và chất lượng không đồng bộ. Cần tái điều tiết khu vực này, bắt đầu bằng việc làm

rõ quyền và trách nhiệm, tăng cường minh bạch và giải trình.

Với dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội (2016-2020) đưa ra việc tăng

cường xã hội hoá (Hộp 3.1), cần thực hiện rà soát xem xã hội hoá đã vận hành ra sao, và

tác động của nó về mặt hiệu suất và công bằng như thế nào nhằm cung cấp thông tin cho

các cải cách tiếp theo. Cụ thể, cần nghiên cứu tác động lên tính bền vững tài chính của

bảo hiểm y tế về ngắn, trung, và dài hạn; tác động ngân sách chính phủ; và đặc biệt là tiếp

cận công bằng với các dịch vụ có chất lượng cho nhóm nghèo và thu nhập trung bình

thấp.

Tiếp theo, việc tăng tính hiệu suất, thay đổi cơ cấu tạo và phân bổ nguồn lực có

phần cấp bách hơn là nâng cao mức độ nguồn lực. Tái cân bằng chi tiêu ngân sách nhà

nước vào đầu tư vốn và các khoản chi hiện nay, đồng thời quản lý và điều tiết tốt hơn để

nâng cao hiệu quả, có thể tạo thêm nguồn lực cho việc trợ cấp bảo hiểm y tế và giảm

gánh nặng chi trả cho người sử dụng.

Xem xét các yếu tố xã hội và môi trường của sức khỏe

52

Cải thiện kết quả sức khoẻ và giảm thiểu bất bình đẳng không chỉ dừng ở cải cách

khu vực y tế mà còn phụ thuộc vào việc giải quyết các nhân tố xã hội và môi trường

quyết định đến sức khoẻ. Cần thêm nỗ lực y tế công cộng, phối hợp chặt chẽ với các lĩnh

vực chính sách công khác, nhất là cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh, an toàn thực

phẩm và dinh dưỡng, an sinh xã hội, an toàn nơi làm việc và giao thông, và các chính

sách môi trường.

3.7. Hướng đến một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và công bằng hơn

Hiện đại hoá hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đóng vai trò căn bản trong việc

thúc đẩy phát triển bao trùm hơn. Điều này bảo đảm rằng tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều

cơ hội việc làm và năng suất cao hơn sao cho mọi công dân có khả năng tận dụng những

cơ hội ấy, và trong quá trình đó, vừa góp phần tạo ra tăng trưởng, vừa hưởng lợi từ tăng

trưởng cao hơn. An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng

chống chịu trước rủi ro và giảm nghèo.

Mặc dù đạt được những tiến bộ ấn tượng về giảm nghèo, song 40% người dân Việt

Nam vẫn hoặc đang nghèo, hoặc dễ bị tổn thương trước nghèo, trong khi 40% khác có

thu nhập không bảo đảm hoặc bấp bênh. Điều đó có nghĩa là hầu hết các hộ gia đình, nhất

là hộ có người già hoặc trẻ em, hoặc có người thân bị khuyết tật, phải vật lộn để đáp ứng

nhu cầu của mình, tiết kiệm cho tương lai, đầu tư cho con cái, và ứng phó với các cú sốc.

Các khủng hoảng về mặt cá nhân, như mất thu nhập, ốm đau hay ở mức cộng đồng, như

thiên tai có thể đẩy những đối tượng dễ tổn thương trở lại cái nghèo bất cứ lúc nào.

Những điểm dễ bị tổn thương như vậy hạn chế lựa chọn phát triển con người, ví dụ như

theo đuổi các cơ hội việc làm mới và tốt hơn. Hầu hết người dân không được an sinh xã

hội bao phủ, cho dù Hiến pháp đảm bảo mọi công dân có quyền hưởng an sinh xã hội.

Hệ thống an sinh xã hội hiện nay có nhiều khoảng trống lớn. Đó là khoảng trống ở

cả “nhóm trung lưu bị bỏ sót” của khu vực phi chính thức và cả những người không có

thu nhập đầy đủ, và một loạt khoảng trống trong vòng đời liên quan đến tuổi thơ, ngườiở

độ tuổi lao động bị khuyết tật, và người già tuổi trong độ tuổi từ 65-79. Nhiều nước khác,

nhất là các nước phát triển và thu nhập trung bình, đã ưu tiên các nhóm này đặc biệt là

thuộc nhóm nghèo nhất. Hơn nữa, phạm vi hỗ trợ xã hội còn thấp, kể cả với những người

đang sống trong nghèo đói. Cùng với phạm vi bao phủ thấp và giá trị trợ cấp tiền mặt

thấp, các hạn chế này làm giảm đóng góp tiềm năng của an sinh xã hội đối với sự an bình

của các gia đình cũng như tăng trưởng kinh tế.

Cũng như ở nhiều nước thu nhập trung bình khác, thách thức chủ yếu của Việt

Nam là phát huy các bài học cũ và tiến tới an sinh xã hội bao trùm hơn. Hệ thống nên tập

trung vào việc giúp người nghèo nhất duy trì được các điều kiện sống tối thiểu và hướng

đến việc bảo đảm các nhóm thu nhập trung bình dễ bị tổn thương không rơi vào cảnh

nghèo và giúp họ duy trì ở nhóm trung bình thấp và tiến lên. Một hệ thống như vậy sẽ

giúp tất cả người dân Việt Nam tăng cường khả năng hồi phục của mình, đồng thời làm

sâu sắc hơn cố kết và ổn định xã hội - những thành phần cần thiết cho tãng trưởng bền

vững.

53

Để đạt được một hệ thống an sinh xã hội công bằng và toàn diện, các vấn đề cần

đặt ra là hướng đi chiến lược cho cải cách, các mục tiêu khả thi ngắn và trung hạn, và các

bước đi thực tế và khả thi phù hợp với điều kiện hiện tại và các mục tiêu tăng trưởng dự

tính cho tương lai.

1. Tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân

Việc mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân nên tiếp tục tập trung vào người nghèo, đồng

thời cần bao gồm cả nhóm “trung lưu bị bỏ sót” đặc biệt là các nhóm dễ tổn thương nhất

như người cận nghèo, người già và các nhóm bị nhiễm các căn bệnh được y tế công ưu

tiên như HIV, lao…). Điều đó cần cân nhắc các tác động tài chính. Tuy diện bao phủ bảo

hiểm y tế tăng khá ấn tượng nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong việc đưa bảo hiểm đến

với những người còn lại, chủ yếu là số dân có thu nhập trung bình và làm việc trong các

khu vực phi chính thức. Trongbối cảnh gia tăng diện bao phủ và mức độ trợ cấp của

chính phủ có mối tương quan mạnh, việc tăng diện bảo phủ lên đầy đủ có thể cần thêm

rất nhiều đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (2014),

dựa trên tỷ lệ bao phủ 60% năm 2010, sẽ cần thêm 0,8-1,7% GDP nữa để đạt bảo phủ

toàn diện.

Trước các sức ép ngân sách như hiện nay, có lẽ sẽ khả thi hơn nếu mở rộng dần

dần trợ cấp bảo hiểm y tế cho người cận nghèo và cho người có thu nhập trung bình và

làm việc trong khu vực phi chính thức. Quá trình này nên bắt đầu ở các xã, huyện, và tỉnh

nghèo nhất, nhất là những tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số, đồng thời khuyến khích

các tỉnh giàu hơn mở rộng tài chính từ nguồn lực của chính họ. Cũng cần chú ý tới các

nhóm dễ tổn thương như đã nêu ở phần trên. Một số dạng trợ giúp, đặc biệt là đối với các

nhóm bệnh nhiễm bệnh như HIV và lao trước đây từng được sự trợ giúp tài chính rất

nhiều từ các nhà tài trợ quốc tế, nhưng cũng sẽ sớm rút khỏi Việt Nam khi đã trở thành

nước thu nhập trung bình.

2. Tiến tới một hệ thống bảo hiểm xã hội được hỗ trợ đầy đủ

Một trong những hạn chế chủ yếu đối với việc mở rộng bảo hiểm xã hội Việt Nam

đó là tình trạng mất cân đối tài chính kinh niên của quỹ VSS, đặt ra những rủi ro về sự

tồn tại lâu dài của hệ thống và vị trí tài khóa của nhà nước (với tư cách là người bảo lãnh

của quỹ). Lương hưu tiếp tục dồi dào so với mức đóng góp, và tuổi nghỉ hưu còn thấp

trong bối cảnh dân số đang già đi và tuổi thọ gia tăng. Trong vòng ít nhất mười năm tới,

trợ cấp của chính phủ cho VSS - bao gồm cho chính cán bộ, viên chức của quỹ và những

người nghỉ hưu trước năm 1995, và có thể để phục vụ sự bền vững tài chính nói chung -

sẽ tiếp tục ở mức cao. Cho dù các ước tính cho thấy mức chi trả hiện nay cho những

người về hưu trước 1995 - chiếm khoảng một phần trăm GDP và sẽ giảm xuống 0,3%

vào năm 2025, nếu không hợp lý hoá các lợi ích và tiêu chí được hưởng, VSS sẽ vẫn là

gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nước.

Cùng với trợ cấp nhà nước đối với bảo hiểmthất nghiệp và trợ cấp trước 1995

chiếm đến 1,37% GDP, mối đe dọa tài khoá tiềm tàng sẽ cao hơn nhiều so với rủi ro từ

mở rộng chi tiêu cho trợ giúp xã hội. Ngoài ra, khi VSS chưa được cấp vốn đầy đủ, khó

54

có thể vừa mở rộng diện bao phủ thấp hiện nay đối với lao động khu vực phi chính thức

mới ở mức 0,51% vào năm 2014, trong khi cũng duy trì mức lương hưu trung bình hiện

nay mà không để lại hậu quả tài chính nghiêm trọng. Đây là điều quan trọng cần cân nhắc

khi xem xét các đề xuất mở rộng kế hoạch lương hưu đóng góp sang khu vực phi chính

thức thông qua các kế hoạch lương hưu đóng góp tự nguyện được nhà nước trợ cấp, vốn

được thiết kế dựa trên cách tiếp cận ở những quốc gia an toàn hơn về tài khoá và có mức

phi chính thức thấp hơn. Trên thực tế, những kế hoạch này - vốn liên quan đến việc ghép

các đóng góp trong quá khứ với trợ cấp nhà nước - mang tính chắp vá. Mặc dù chúng tạo

phương tiện tăng diện bao phủ, lấp các khoảng trống vòng đời và vươn tới “nhóm trung

lưu bị bỏ sót”, nhưng các chương trình đó, nhất là kế hoạch hướng đến cung cấp lương

hưu tương lai ở mức “bền vững” là vô vùng tốn kém và thiên vị các nhóm có thu nhập

cao hơn. Tuy chưa có ước tính chi phí song kinh nghiệm quốc tế cho thấy chi phí thực

hiện kế hoạch lương hưu đóng góp tự nguyện do nhà nước trợ cấp cho khu vực phi chính

thức của Việt Nam có thể ở mức quá cao, vượt xa khả năng ngân sách của Nhà nước.

Đồng thời, khi không có trợ cấp đáng kể, mức tăng diện bao phủ dự định cho nhóm thu

nhập trung bình thấp và lao động không chính thức sẽ có thể đáng thất vọng.

Với những ràng buộc ngân sách hiện nay, trong vòng mười năm tới, VSS cần tập

trung chủ yếu vào lao động khu vực chính thức. Việc mở rộng diện bao phủ có thể tăng

lên khi khu vực chính thức được mở rộng - với tốc độ khoảng 2% mỗi năm trước 2011,

và khi năng lực của hệ thống VSS gia tăng trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội bắt

buộc.Tăng tuổi nghỉ hưu như đề ra trong dự thảo

Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội (2016-2020); san bằng tuổi về hưu cho phụ nữ

và đàn ông; và tăng tốc ghép lợi ích hưu trí với đóng góp là các hành động ngắn hạn cần

thiết nhằm bảo đảm quản lý cân đối quỹ VSS trong vòng 10-15 năm tới. Những hành

động này - hướng tới việc giúp VSS trở nên tự chủ tài chính - sẽ đặt nền tảng vững chắc

cho sự sống còn về mặt tài chính và mở rộng bền vững trong dài hạn.

Việc giải quyết thách thức do “bỏ sót tầng lớp trung lưu” đặt ra phải tập trung chủ

yếu vào cải cách và mở rộng mức trợ giúp xã hội sao cho có thể bổ sung vào hệ thống

VSS chính thức và bảo hiểm thất nghiệp, và bảo vệ người dân ở các nhóm có thu nhập

trung bình thấp, cận nghèo và nghèo.

3. Hướng tới các chương trình mở rộng trợ giúp xã hội (bằng trợ cấp tiền mặt)

Tổng đầu tư vào an sinh xã hội của Việt Nam ở ngang mức nhiều nước có thu

nhập trung bình khác, nhưng chi tiêu cho trợ cấp tiềnmặt là thấp hơn đáng kể, và rải rác

trong nhiều kế hoạch nhỏ và phân tán khác nhau, nhất là các kế hoạch cho người nghèo.

Mặc dù cần tăng đầu tư vào trợ giúp xã hội bằng tiền mặt song cũng cần củng cố các kế

hoạch hiện hành cho đồng bộ với thiết kế tổng thể hệ thống trợ giúp xã hội để trở thành

một bộ phận hợp nhất trong hệ thống an sinh xã hội rộng lớn hơn, từ đó giảm tình trạng

phân tán. Nếu không, việc dàn mỏng các khoản đầu tư mới cho nhiều kế hoạch nhỏ sẽ chỉ

hạn chế tác dụng của chúng mà thôi.

Củng cố các chương trình trợ giúp xã hội bằng trợ cấp tiền mặt

55

Tình trạng phân tán các kế hoạch trợ giúp xã hội, nhất là những kế hoạch liên quan

đến các chương trình giảm nghèo, đã được chính phủ nhận diện. Nghị quyết 80 kêu gọi

xem xét lại các chương trình và chính sách như vậy, loại bỏ những chương trình/ chính

sách hiệu quả thấp, và củng cố các chương trình/chính sách hiệu quả trong các chương

trình/chính sách thường xuyên của các bộ chủ quản. Các chương trình/chính sách này cần

được quản lý theo một hệ thống trợ giúp xã hội nhất quán và theo chương trình giảm

nghèo mục tiêu quốc gia mới cho giai đoạn 2016-2020.

Tuy đã có quyết định giảm số lượng chương trình từ 16 xuống 2 trong vòng năm

năm tới, việc rà soát, củng cố, và hình thành các chương trình ngành còn chậm trễ, chứng

tỏ cần nỗ lực hơn nhiều để giải quyết tình trạng phân tán. Đề án Tổng thể đổi mới trợ

giúp xã hội được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho các chương trình trợ giúp xã hội toàn diện

hơn để trở thành một phần không thể tách biệt của một hệ thống an sinh xã hội bao trùm.

Đây là cơ hội quan trọng cho việc củng cố các kế hoạch trợ giúp xã hội, không chỉ nhằm

giải quyết tình trạng phân tán mà còn để xác định một khuôn khổ dài hạn, nhất quán và

hàng loạt các kế hoạch chủ chốt.

Việc củng cố có thể bao gồm xem các các biện pháp lựa chọn đối tượng hưởng lợi

dựa trên các đánh giá vững vàng, sử dụng lăng kính bao trùm, công bằng, hiệu quả và tác

động kinh tế-xã hội để bảo đảm áp dụng các biện pháp phù hợp nhất. Phụ lục 8 thảo luận

chi tiết hơn các vấn đề này. Quá trình củng cố cũng tạo cơ hội lên kế hoạch chuyển dịch

dần từ các nguồn lực được phân bổ cho các hợp phần về cơ sở hạ tầng trong các Chương

trình mục tiêu Quốc gia sang tài trợ cho các chương trình trợ giúp xã hội theo vòng đời,

một khi các chỉ tiêu xây dựng hạ tầng đã đạt được.

Củng cố và thực thi hiệu quả Đề án tổng thể cải cách trợ giúp xã hội sẽ đòi hỏi

việc xây dựng và điều tiết nhất quán các chính sách trợ giúp xã hội và an sinh xã hội. Với

tư cách là cơ quan có thẩm quyền về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội sẽ cần năng lực mạnh hơn về nghiên cứu chính sách để theo dõi

tính dễ bị tổn thương, để xây dựng và áp dụng các cơ chế chi trả hiện đại, để giám sát và

đánh giá cũng như quản lý thông tin, và để củng cố việc quản lý các hệ thống trợ giúp và

an sinh xã hội cũng như nhiều vấn đề khác.

Tăng đầu tư vào trợ giúp xã hội bằng tiền mặt như một phần không thể tách rời để thúc

đẩy phát triển

Thay vì bị xem là chi phí đối với nhà nước, trợ giúp xã hội bằng tiền mặt cần được

coi là một khoản đầu tư và một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế-

xã hội của đất nước. Đầu tư vào trợ giúp xã hội bằng tiền mặt trên mức hiện nay có thể

giúp Việt Nam quay trở lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, tạo điều kiện gia tăng

năng suất và sự tham gia của lực lượng lao độngcũng như cải thiện sự an bình và khả

năng phục hồi của người dân.

Ðầu tư vào trợ giúp xã hội thường xuyên hiện còn rất thấp: trong năm 2013 mới

đạt 0,19% GDP; nếu tính thêm cả trợ cấp tiền mặt để miễn học phí và cung cấp phí sinh

hoạt cho sinh viên nghèo thì mới là 0,42% (con số này tăng lên 1,59% khi tính cả trợ cấp

56

cho những người có công). Con số tổng này nằm ở đáy cuối khi so với quốc tế nhưng sẽ

tăng lên khi Việt Nam phát triển tiếp và khi cơ sở tính thuế nói chung tăng lên. Ðầu tư

nhiều hơn sẽ cho phép mở rộng diện bao phủ trợ giúp xã hội và giá trị trợ cấp bằng tiền

mặt, và do đó sẽ tăng tác động lên giảm nghèo và tính dễ bị tổn thương của cả hệ thống

an sinh xã hội, đặc biệt là các chương trình an sinh xã hội có đóng góp như bảo hiểm xã

hội và bảo hiểm thất nghiệp, còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện bao

phủ.

Có một số vấn đề liên quan đến mức đầu tư tối ưu trong những năm tới và tốc độ

tăng đầu tư. Đầu tư của Việt Nam có thể tiếp nối xu hướng ở các nước thu nhập trung

bình khác và đạt 3-5% GDP trong hai thập niên tới (Kidd và Abu-el-Haj, sắp xuất bản).

Với mức độ đầu tư và eo hẹp ngân sách hiện nay, trong năm năm tới, đầu tư vào trợ giúp

xã hội bằng tiền mặt thường xuyên - không tính các khoản cho người có công và miễn

học phí/trợ cấp sinh hoạt cho học sinh/sinh viên - có thể ở tầm 0,8% GDP. Đây có thể là

tỷ lệ mở rộng thận trọng khi nền kinh tế mở rộng.

Phân tích dựa vào khuôn khổ ma trận hạch toán xã hội tiêu chuẩn cho thấy về

trung hạn, việc mở rộng này sẽ xứng đáng vì trợ giúp xã hội bằng tiền mặt nhiều hơn sẽ

dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn và bù đắp cho các hộ gia đình cao hơn. Phân tích này

so sánh hiệu suất của tăng chi tiêu cho trợ giúp xã hội với một dự án cơ sở hạ tầng có

cùng giá trị, và kết quả là cái đầu sẽ giúp GDP tăng thêm 2%, tương tự với tác động của

khoản đầu tư cơ sở vật chất. Nó sẽ tăng tiêu dùng hộ gia đình thêm 4,3%, trên cả mức

tăng do một khoản chi tiêu cơ sở vật chất tương đồng mang lại. Các lĩnh vực ưu tiên cần

đầu tư nhiều hơn và chương trình đề xuất trợ giúp xã hội bằng tiền mặt

Cần ưu tiên khoản tăng khiêm tốn trong đầu tư. Có thể ưu tiên các kế hoạch giải

quyết rủi ro theo vòng đời cho các nhóm khác nhau, đặc biệt là lương hưu xã hội tuổi già

toàn diện, mở rộng lợi ích cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động, lợi ích cho phụ nữ

mang thai và trẻ em trong những năm đầu đời, và lợi ích cho trẻ khuyết tật.

Trợ giúp xã hội bằng tiền mặt cũng có thể hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác, nhưng phải

dựa trên một số cân nhắc và nguyên tắc chủ chốt.

Trước hết, mọi kế hoạch đề xuất phải hướng đến bao phủ nhiều hơn trong các

nhóm hưởng lợi cụ thể, xác định dựa vào loại rủi ro theo vòng đời, phù hợp với việc theo

đuổi tăng trưởng bao trùm của Việt Nam. Điều đó sẽ giúp tăng tiếp cận đến cả người

nghèo lẫn nhóm có quy mô lớn hơn trong dân số đang có nguy cơ tụt lại về mức sống.

Thông qua việc bao phủ rộng hơn, các kế hoạch trên sẽ có thể được công dân ủng hộ về

mặt chính trị, và điều này sẽ khuyến khích đầu tư nhiều hơn và dài lâu hơn.

Một cân nhắc khác trong khi phát triển hệ thống an sinh xã hội là cần tiếp tục tập

trungvào người già, người khuyết tật và trẻ em, cho dù là tập trung tối thiểu vào trẻ em

nhỏ, bởi đây là những lĩnh vực chính sách chính mà trợ giúp xã hội bằng tiền mặt hiện

đang bao phủ. Việt Nam nên tiếp tục đi theo cách tiếp cận an sinh xã hội dựa vào quyền

(phù hợp với Hiến pháp Việt Nam) để với nguồn lực sẵn có, hướng đến dần dần giúp mọi

công dân tiếp cận an sinh xã hội.

57

Khi các yếu tố và lợi ích cho các nhóm đáng được hưởng khác sẽ được triển khai

dần trong dài hạn, việc ưu tiên hoá các kế hoạch chủ chốt của một hệ thống an sinh xã hội

theo vòng đời sẽ bảo đảm Việt Nam đi theo con đường hầu hết các nước chuyển từ thu

nhập thấp lên cao đã đi, và tạo cơ sở cho sàn an sinh xã hội quốc gia. Trong mọi giai

đoạn của quá trình này, cần cân nhắc tác động và hiệu suất chi phí, tính khả thi và bền

vững về tài chính, cũng như các bước đi thực hiện mang tính thực tế.

58

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và những thành tựu

quan trọng đạt được trong lĩnh vực này, trình độ phát triển con người của Việt

Nam cũng có những tiến bộ.

Trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ phát triển con người vẫn là một

trong những vấn đề đặt ra hàng đầu của VN nhằm đạt được mục tiêu trở thành

nước công nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã xác định cụ

thế: đến năm 2020, Việt Nam phải nằm trong danh sách các nước có chỉ số phát

triển con người HDI đạt mức trung bình cao của thế giới. Điều này đòi hỏi chứng

ta phải có chiến lược đúng đắn và cần thực hiện nhiều giải pháp thiết thực đế nâng

cao các chỉ số bộ phận. Trong ba chỉ số bộ phận của HDI, điểm tập trung cần cải

thiện với tốc độ nhanh hơn trong thời gian tới là tăng nhanh thu nhập bình quân

đầu người và cải thiện hơn nữa về giáo dục, nhất là cần có các chính sách để tăng

tỷ lệ học sinh đi học của các cấp phổ thông trung học và sau phổ thông.