Tháng 12 - 2012 -...

40
Tháng 12 - 2012 Tel. & Fax: 1-714-549 3443 Email: [email protected] Web: http://www.nguoidan.net PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USA Số 268 Tháng 12- 2012

Transcript of Tháng 12 - 2012 -...

Tháng 12 - 2012

Tel. & Fax: 1-714-549 3443 Email: [email protected] Web: http://www.nguoidan.net PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USASố 268

Tháng 12- 2012

Người Dân Số 268Trang 2

Hiện nay, chúng tôi nhận định như sau:1. Đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh thổ, có nhà nước, được các nước công nhận / bang giao, và là hội viên Liên Hiệp Quốc.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để khuyến dụ người Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành, đấu đá về địa vị, về quyền lợi, và móc ngoặc làm ăn bất chính nên đã giầu có, tiền rừng bạc biển nhưng tối đại đa số đồng bào vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu, quyền sống, quyền mưu sinh, quyền suy nghĩ, và miễn cưỡng khuất phục bạo quyền.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để nói là đã có những thành phần ngoài Đảng có tiền, có quyền, đất nước đã có đấu tranh chính trị và có mầm mống tự do dân chủ.3. Đảng Cộng Sản và bạo quyền tự đồng nhất hóa với Tổ Quốc, Quốc Gia, Dân Tộc. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa cho rằng những ai còn chống Đảng, chống Nhà Nước là không ái quốc và cản trở công cuộc phát triển đất nước.4. Quốc Tế Cộng Sản đã tan, nay Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng, ra sức ca tụng công lao của Hồ Chí Minh và của Đảng, gán hết tội lỗi cho Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và những kẻ thất thế, để duy trì quyền bính và địa vị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa hùa theo, bày ra chuyện “đa nguyên” để duy trì sự hiện hữu của Đảng, hòng tâng công và được cho ăn ké.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày kế phản tỉnh, chống đối cuội, để trong trường hợp nào cũng chỉ lọt sàng xuống nia: Vẫn cộng sản phe này, phe nọ thống trị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ca tụng phe phản tỉnh cuội là những... chiến sĩ tự do dân chủ, để quyền bính có vào tay phe này, thì họ vẫn có cơ ăn có.6. Bạo quyền cộng sản kêu gọi lòng thương yêu đất nước, tôn giáo, đồng bào của người gốc Việt Nam, để những người này bùi tai mang công của về đóng góp. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa xúi người gốc Việt Nam theo tình tự về nguồn, dụ dỗ đầu tư tiền bạc, chất xám, gửi tiền nhiều thêm về cho thân nhân để xây dựng quê hương, thực chất là để tư bản đỏ và tay sai bỏ túi.7. Bạo quyền cộng sản Việt Nam phát động mạnh chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc bịp bợm để lường gạt những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp sức bằng những lời lẽ ‘cao thượng’ xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để ru ngủ người gốc Việt Nam ở hải ngoại.

8. Đảng Cộng Sản, bạo quyền và đảng viên cộng sản tiếp tục lên án những người thực tâm chống bạo quyền là Việt gian, phản quốc, tay sai, gián điệp để tạo ấn tượng bất lợi ở những người không am tường vấn đề.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đồng tấu, cho những người chống bạo quyền là chống cộng lạc hậu, xơ cứng, ngoan cố và quá khích.9. Cộng sản tung sách báo, băng dĩa, gửi văn công đi trình diễn để lung lạc những thành phần tò mò, dễ tính và chuộng lạ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay bằng việc cổ võ giao lưu đối thoại một chiều, loan tin, phỏng vấn các thành phần cộng sản, thiên cộng, phản đối việc chống đối giao lưu một chiều là không tôn trọng dân chủ và thiếu tinh thần tự do.10. Cộng sản thuê mướn những kẻ đón gió trở cờ ở mọi lãnh vực, từng bước lũng đoạn cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tâng bốc những tay sai đón gió trở cờ này là thức thời, phóng khóang, cởi mở, yêu nước và biết thương xót đồng bào.11. Cộng sản cho bọn tu sĩ quốc doanh ra ngoại quốc bòn tiền tín hữu về xây dựng cơ sở buôn thần bán thánh.-Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay xúi giục cộng đồng gốc Việt đóng góp hậu hĩ. 12. Cộng sản làm tay sai cho Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Cộng bành trướng. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa lập lờ kêu gọi chống Trung Cộng, củng cố chế độ để cộng sản đắc lực trong vai trò tay sai.13. Cộng sản được Hoa Kỳ yểm trợ vào WTO, khuyến khích tư bản Mỹ vào Việt Nam đầu tư để có tay sai, để được trao quyền khai thác dầu lửa và để Việt Cộng mang tiền bạc, nhân sự sang làm ăn ở Hoa Kỳ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi cộng đồng gốc Việt về nước kinh doanh, chấp nhận người và vốn trong nước mang ra kinh doanh tại hải ngoại.

Trước bất kỳ lời lẽ, hành động nào của cộng sản và của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức, chuyên gia, chính trị gia, đoàn thể, đảng phái, nếu chúng ta thử suy xét theo những nhận định trên đây, thì rất có thể thấy rõ họ thuộc thành phần nào, muốn cái gì, và người Việt Nam trong và ngoài nước có lợi gì hay không.

Chúng tôi hi vọng là các thân hữu/độc giả sẽ đóng góp thêm các nhận định khác vào bài nhận định đăng thường trực này, để chúng ta cùng suy gẫm và để khỏi bị bè lũ phản bội quốc gia, dân tộc lường gạt, khiến đất nước và dân tộc chóng thóat ách thống trị của chúng.

Kính Chiếu YêuNgười Dân

Tháng 12 - 2012 Trang 3

Dân với DânNguyen Hieu, N. Chesterfield VA: Người Dân có thể đăng

truyện dài để đọc cho… đỡ buồn được không? Có rất nhiều truyện của các tác giả hoặc còn trong nước (tác phẩm vừa in đã bị cấm, thu hồi, vv…) hay ngoại quốc vẽ nên hoàn cảnh xã hội các quốc gia dưới các chế độ độc tài rất đáng đọc. Cám ơn.

BPT Người Dân: NgD đã cố gắng đăng một cuốn trường thiên lịch sử tiểu thuyết rất có giá trị của cố văn sĩ Duyên Anh: Những Đứa Trẻ Thái Bình. Tuy nhiên vì số trang Người Dân quá ít mà những bài xã luận hay thời sự sốt dẻo của các thân hữu gửi về nhiều, nên chỉ đăng được vài đoạn ngắn lại phải tạm ngưng, chờ lúc có trang trống, và xem ra khó lòng lắm. Thành thử xin quí hữu được đàng nọ mất đàng kia vậy. Tuy nhiên NgD đã giải quyết một phần, là đăng một số truyện trên internet, nơi điện báo Người Dân (nguoidan.net) và Dân Nam (dannam.org), vì phương thức này không… tốn tiền. Quí hữu nào dùng internet có thể tìm đọc cho… đỡ buốn!

Lê Văn Long, Lilburn GA: Tôi xin giới thiệu vớì BPT NgD sáu ông bạn mới để BPT gửi báo biếu đến, nếu còn số 266 và các số trước. Kính chúc quí báo trường tồn. Khi nào tôi còn sống thì tôi vẫn tiếp tục đọc NgD. Năm nay tôi đã 76 tuổi rồì.

BPT Người Dân: Chúng cháu đã gửi ngay báo biếu từ số 267 cho… sốt dẻo. Xin vô cùng mang ơn Bác đã giới thiệu những độc giả mới.

Cao Thị Huỳnh, Lake Forest CA: Xin thưa ngay tôi không hề có hân hạnh quen biết cụ Lê Doãn Kim mà chỉ thấy tên Cụ trên báo chí, thời Ngô Đình Diệm, khi Cụ vận động việc “trung lập”, và bị lùng bắt, nghe đâu phải trốn lên Nam Vang.

Từ 1945, khi đó còn trẻ người non dạ, tôi vẫn nghĩ đường lối của ông Lý Đông A là sáng suốt hơn cả: Ông Lý tiên đoán là, sau đệ nhị thế chiến, thế giới sẽ trở thành lưỡng cực đối kháng, giữa tư bản Mỹ-cộng sản Nga, và khẳng định Việt Nam phải tránh dính líu với hai thế lực này. Nhưng rồi cộng sản… vớ được chính quyền tại Việt Nam, ông Lý giải tán đảng và biệt tích.

Kế đó là cụ Hồ Hữu Tường với chủ trương trung lập chế, nhận làm quân sư cho ông Bảo Đại, được trả một món tiền khá lớn, bỏ ra vận động tại Genève. Cũng chỉ là cóc vái trời mà thôi. Vì dưới áp lực này nọ, ông Bảo Đại… ủy ông Diệm về nước chống cộng [để ngăn cộng (contain) cho Mỹ và diệt cộng (ma quỉ) cho Tòa thánh Vatican].

Lúc đó cụ Lê Doãn Kim kêu gọi trung lập và bị nhà nước Ngô Đình Diệm lùng bắt, phải chạy sang Cao Miên (rồi từ đó tôi không nghe gì về Cụ nữa, cho đến mấy tháng gần đây thấy trên mục Thư Tín của NgD có rao nhờ độc giả nào biết địa chỉ Cụ xin chỉ dẫn, chưa kết quả thì tôi thấy cáo phó của

Trong Số Này

DÂN VỚI DÂNtr. 3

VIỆC TRONG NƯỚC, VIỆC NGOÀI NƯỚCĐại Dương, tr. 4-10

HOA KỲ ĐÃ HỘI ĐỦ YẾU TỐ LỤN BẠI

NGUYÊN NHÂN XÁO TRỘNỞ TRUNG ĐÔNG VÀ HỆ LỤY

QUÁI VẬT TRUNG CỘNGCHƯA ĐỦ RĂNG MÀ CỨ VẪN GẦM THÉT

HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6: GIƠ CAO ĐÁNH KHẼ

CÀNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤCVIỆT NAM CÀNG THỤT LÙI

SỔ TAY THƯỜNG DÂNTương Năng Tiên, tr. 11-23

BÁC SANG

BỖNG NHỚ ÔNG TUÂN NGUYỄN

HÔM NAY SINH NHẬT LÊ CÔNG ĐỊNH

DỐT NÁT VÀ NGỤY TÍN

ĂN HỌC VÀ ĂN NÓI

CÔNG AN VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CÔNG AN

ĐIỀM TRỜI GÌ ĐÂY?Mỹ Lộc, tr. 25

OBAMA THĂM SUU KYI Kim Bảng, tr. 30

BÀI HỌC MIẾN ĐIỆN

CÁCH MẠNG KHƯƠNG HOÀNGThiên Trường, tr. 33

Người Dân Số 268Trang 4

tang gia).Cuối cùng, có ông Nguyễn Hiến Lê, vốn thiên cộng, sau

năm năm sống với cộng sản, đổi sang mơ về một thể chế trung lập… toang hoác: chẳng theo ai, chẳng chống ai, ai bắt nạt, có người bênh thì tốt, không người bênh thì è cổ chịu trận.

Đúng ra thì sau này cũng có đôi ba lời kêu gọi nhắc đến chuyện trung lập. Nhưng chỉ là những tiếng nói yếu ớt, buông lửng chứ không có sự kiên trì, không có sự hiểu biết để chủ động, mà chỉ là kêu gọi các vị có hiểu biết xúc tiến mà thôi.

Nay, tình cờ đọc cáo phó của tang gia, biết cụ Lê Doãn Kim đã ra người thiên cổ, tôi thật thương tiếc một vị có lòng với đất nước và sáng suốt trong việc tìm giải pháp cho dân tộc, mà đến chết vẫn không thấy nguyện vọng được thỏa mãn lấy một phần.

Và tôi lại cũng vẫn thấy con đường cụ Lê Doãn Kim là thích đáng hơn cả. Liệu anh chị em NgD có phương cách nào lại nêu lên để khích động những vị đang lo chuyện quang phục quê hương chăng?

BPT Người Dân: Theo thiển ý chúng tôi, quang phục quê hương là chuyện quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa; lại tùy thuộc thời thế.

Thời thế đã đến khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, nhưng đã qua, vì quí vị quốc gia để chính quyền lọt vào tay cộng sản. Thời thế đã đến với Hiệp Định Genève, quí vị cầm quyền có thể chọn một thể chế trung lập riêng theo kiểu Việt Nam (khác với kiểu trung lập khuynh tả, thân Cộng, chống Mỹ, thiên xã hội chủ nghĩa,... của Ấn Độ, Ai Cập, Nam Dương, vv...) cùng khối thế giới thứ ba, nhưng đã chọn theo Mỹ và Vatican ngăn (contain) cộng sản. Thời thế đã đến vào 1975, khi vài thế lực ngoại quốc muốn giúp ông Dương Văn Minh cầm chân cộng sản, nhưng ông ta đã chối từ.

Bây giờ, chúng tôi (Người Dân) chưa nhìn thấy cái “thời thế” nào có thể giúp chúng ta. Thời nay, nước nào cũng lo thân chưa xong, còn người Việt chúng ta chưa có tập thể nào tạo nổi một chút thế lực; chỉ có những cá nhân trẻ trong nước hào hùng, nhưng chẳng thể thành một lực khiến bạo quyền nới tay.

Trước khi làm gì, chúng tôi thiển nghĩ, chúng ta cần một đường lối. Ngày nay, khi tìm đường lối, cũng theo thiển ý chúng tôi, có thể cũng phải bàn hay nhắc đến một thể chế trung lập đặc thù Việt Nam. Đường lối (thân Mỹ, thân Tây Phương, thân phe Tự Do nói chung, hay trung lập đặc thù Việt Nam, vv…) ra sao và bằng cách nào là điều các vị tài cao học rộng cần nghiên cứu và trình bày để mọi người theo và tạo ra sức mạnh, để gặp thời, thì có thế mà thực hiện.

Chúng tôi (Người Dân) chỉ là kẻ nặng phần chân tay mà nhẹ phần đầu óc, nên hơn hai mươi năm nay chỉ cố gắng làm phương tiện để quí vị phổ biến chương trình và kế hoạch, nhưng không đạt kết quả bao nhiêu.

Mới đây chúng tôi nhắc lại chuyện trung lập theo kiểu Việt Nam của cụ Lê Doãn Kim và xin thân hữu/độc giả giúp cách liên lạc mà chưa được tin gì, thì Cụ đã ra đi. Hi vọng rằng rồi ra sẽ tìm ra địa chỉ của Cụ, liên lạc với thân nhân, để tiếp tục công trình Cụ đề xuất.

Đại Dương

HOA KỲ ĐÃ HỘI ĐỦYẾU TỐ LỤN BẠI

Hậu bầu cử 2012 tại Hoa Kỳ đã biểu thị đủ yếu tố lụn bại của siêu cường duy nhất sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Có lẽ chỉ một phần rất nhỏ trong Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ muốn đất nước này lụn bại bởi lòng thù hận đến từ định kiến sai lầm về tôn giáo, về thể chế chính trị, về mối tương quan trong xã hội, nên chẳng bao giờ ngưng đòi hỏi Chính phủ phải thỏa mãn nhu cầu.

Một số khác đẻ ra, hoặc tưởng tượng các kế hoạch, chương trình chứa đầy loại ngôn từ vì nước, thương dân nhưng khi đem áp dụng chỉ làm đất nước lụn bại, dân tình khốn khó.

Khối đa số làm nền tảng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ canh cánh bên lòng “ta đã làm gì cho đất nước” và sẵn sàng hy sinh chút lợi ích cá nhân nhỏ nhen, đưa vai gánh vác trách nhiệm để xây đắp một quốc gia hùng cường, một xã hội hài hòa, một tương lai sáng lạn cho thế hệ mai sau.

Cuộc bầu cử năm 2012 tại Hoa Kỳ cũng đã phơi bày rõ rệt hai đường lối quốc-gia-hóa và xã-hội-hóa.

Chủ trương quốc-gia-hóa đề xướng những kế hoạch nhằm khai thác tiềm năng của dân tộc về nhân lực, tài nguyên thiên nhiên hầu nhanh chóng thoát khỏi cơn suy trầm kinh tế, duy trì địa vị siêu cường mà Hoa Kỳ từng giữ cho nhân loại khỏi rơi vào một trận thế chiến nữa.

Chính quyền vì quốc gia không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, giới tính, giai cấp nên chẳng bao giờ đấu tra-nh riêng lẻ cho một bộ phận nào trong xã hội để gieo thù hận, nghi kỵ, gây chia rẽ dân tộc.

Tiềm năng con người vô tận, nhưng không đồng đều trong mọi lĩnh vực, nên hãy để cho mỗi công dân tự chọn hướng đi cho cuộc đời. Dân giàu, nước mạnh

Tháng 12 - 2012 Trang 5

khi toàn dân dốc hết tiềm năng cho tổ quốc, xã hội.Thu hẹp guồng máy hành chính để tránh tình trạng

“hành dân là chính” mới tạo điều kiện cho tinh hoa dân tộc nở rộ.

Chủ trương xã-hội-hóa cho phép Chính quyền xen vào từng hoạt động của mỗi công dân, lo cho giới này, ép nhóm kia, tạo ra những hạt nhân bất ổn xã hội.

Khả năng của Chính quyền có giới hạn nên bất cứ guồng máy hành chính đồ sộ nào cũng cản trở sáng kiến cá nhân bằng luật lệ, quy định. Do đó, công chức, chính trị gia kết bè, kéo cánh thành Chính phủ thân hữu.

Hoa Kỳ luôn luôn dẫn đầu chỉ số cạnh tranh toàn cầu đã bị tụt xuống 6 bậc, nợ công thêm 5,000 tỉ USD, nợ Trung Cộng 1.2 tỉ USD, thất nghiệp 23 triệu người sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Obama.

Xã-hội-hóa kiểu cộng sản làm cho dân đói khổ cùng cực. Xã-hội-hóa kiểu Châu Âu đã đẩy một số nước lâm vào cảnh phá sản, những cường quốc một thời như Pháp, Anh, Ý, Nhật đang vật lộn với chiếc vòng kim cô ngày càng siết chặt.

Châu Âu, Nhật Bản và một số quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đã xây dựng Kế hoạch Bảo hiểm Y tế toàn dân khi nền kinh tế phồn thịnh, nợ công dưới 30% GDP, mà tới nay đã trên 100% GDP. Muốn thoát cũng thiên nan, vạn nan.

Không ai chối bỏ hệ thống bảo hiểm y tế Mỹ có nhiều khiếm khuyết cần sửa chữa. Nhưng không thể sửa vào giai đoạn suy trầm kinh tế toàn cầu. Nợ công của Mỹ 16,000 tỉ USD, hơn 100% GDP, lại phải vay thêm 3,000 tỉ USD để áp dụng Obamacare, chẳng phải cố tình làm cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ nghèo thêm hay sao?

Chính quyền không thể chạy theo nguyện vọng của từng nhóm nhỏ trong xã hội mà phải có chính sách bình đẳng toàn diện. Nếu không, Chính quyền sẽ bị nghiệp đoàn, tổ chức hòa bình xanh, các cộng đồng sắc tộc, nghiệp đoàn, vv... bắt làm con tin. Trường hợp này đã diễn ra nhan nhản ở Châu Âu, Nhật Bản khiến giới chính trị gia bó tay trước các kế họah cải cách kinh tế và tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu.

Dân nuôi Chính phủ thì đất nước phồn thịnh. Chính phủ nuôi dân mãi thì quốc gia phá sản. Lịch sử đã chứng minh điều này.

Nói cho cùng, xã-hội-hóa là do các chính trị gia thiếu-bản-lĩnh cấu kết với các nhóm, phe, phái trong xã hội để kiếm và giữ ghế trong Chính quyền bằng chi tiêu hoang phí công quỹ và vay mượn chồng chất.

Toàn-cầu-hóa không dành riêng cho các nước tư bản văn minh mà còn phải đương đầu với các thể chế tư bản man rợ đang muốn bứt phá luật lệ quốc tế trên mọi lĩnh vực. Thời gian 4 năm cầm quyền, Obama chỉ ký được 3 Hiệp ước tự do Mậu dịch do Chính quyền Bush đàm phán, so với 15 của Trung Cộng, nên hàng hóa của Mỹ khó cạnh tranh về giá cả với Khủng Long Đỏ.

Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh không thể đương đầu với Microsoft, Google, Boeing,... nhưng lại đứng cương vị chủ nợ, có thể chèn ép siêu cường Hoa Kỳ.

Nhà Thanh tiêu vong vì thuốc phiện. Thực dân Pháp độc quyền bán thuốc phiện làm dân tộc Việt Nam suy yếu. Một số Thống đốc Dân Chủ hợp-pháp-hóa cần sa, dẫn tới sức khoẻ suy yếu, băng đảng hoành hành, người người, nhà nhà trồng cần sa. Guồng máy chính quyền đã to lại phình ra để kiểm soát việc trồng và tiêu thụ cần sa, khiến cho những người dân có ý thức dân tộc phải è cổ đóng thuế.

Vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ đang suy yếu, không vì tiềm năng quân sự giảm sút mà do thiếu vị Tổng Tư lệnh am hiểu quân đội.

Tổng thống Obama rút quân khỏi Iraq theo Hiệp ước mà Bush đã ký với Thủ tướng Nouri al-Maliki. Obama tăng quân đột ngột kiểu Bush, nhưng 100,000 quân thiện chiến của Mỹ hoạt động như địa phương quân và chờ lính, cảnh sát A Phú Hãn giết, lãng phí và làm quân Mỹ xuống tinh thần.

Coi các tướng lĩnh như chiến lược gia quân sự như công chức, Obama tìm cách sa thải hoặc giáng chức 4 vị tướng tại chiến trường A Phú Hãn.

Tướng David McKiernan bị ép phải rời chức Tư lệnh tại A Phú Hãn ngày 11-05-2009 vì không thích hợp với chiến lược của Obama. Tướng Stanley Mc-Chrystal thay thế, chỉ tại vị được 13 tháng vì đã cùng các phụ tá chế nhạo những lãnh đạo dân sự dốt về chiến tranh. Tướng David Petraeus tiếp nhận vai trò Tư lệnh từ tháng 7-2010, khoảng một năm đã bị đưa về làm Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ từ tháng 9-2011, một công việc thư lại. Petraeus đã từ chức hôm 09-11-2012 vì ngoại tình. Tướng John Al-len thay cho Petraeus ở A Phú Hãn cũng đang bị điều tra liên quan đến phụ nữ.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định giới quân nhân thuộc quyền chỉ huy của các nhà lãnh đạo dân sự. Thực tế, các tướng lãnh đóng vai trò trọng yếu và bất khả thay thế trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thực thi chiến lược toàn cầu.

Cách xử sự độc đoán của Tổng thống Obama làm

Người Dân Số 268Trang 6

cho giới tướng lãnh không thể vận dụng tầm hiểu biết chiến lược quân sự để mang chiến thắng cho Hoa Kỳ. Đồng thời làm cho giới tướng lãnh mất uy tín đối với Quân đội.

Trong khi giới tướng lãnh đứng trước họng súng của kẻ thù khắp thế giới lại cứ bị vị Tổng Tư lệnh đâm sau lưng thì còn ai muốn giốc lòng vì tổ quốc? Kẻ thù của nước Mỹ mở sâm banh đều đều.

Tổng thống Obama tái cử, Hamas bèn rót phi đạn dồn dập vào lãnh thổ Israel vì biết rõ “người anh em” đang bắt vít trong Tòa Bạch Ốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản Thủ tướng Benjamin Netanyahu mở chiến dịch phản công vào Dải Gaza.

Kinh tế ì ạch với chiếc bóng suy trầm đợt hai chập chờn, các tập đoàn lo cắt giảm nhân viên, chuyển cơ sở sản xuất ra ngoại quốc hầu tránh thuế, trốn luật lệ khắt khe.

Trong khi đó, Obama tiếp tục chương trình kinh tế chi tiêu hoang phí, sẽ đưa Hoa Kỳ tiến dần tới bờ vực phá sản khi nợ công tăng vùn vụt.

Bảo hiểm Y tế rục rịch tăng giá theo Obamacare.Giới tướng lãnh chỉ trố mắt nhìn Trung Cộng, Nga,

Iran, Bắc Hàn, không thể thi thố chiến lược quân sự toàn cầu.

Con đường tàn lụi của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không do người Mỹ kém tài mà vì chọn nhầm lãnh đạo.

NGUYÊN NHÂN XÁO TRỘN Ở TRUNG ĐÔNG VÀ HỆ LỤY

Một siêu cường làm cho thế giới kính phục vì thái độ hào hiệp, có nền văn minh hợp với thời đại, kinh tế phồn thịnh, khoa học kỹ thuật hàng đầu, thể chế chính trị ổn định. Hoặc làm cho các quốc gia khác sợ hãi vì tiềm lực quân sự hùng hậu, quân đội tinh nhuệ và trang bị tối tân, kinh nghiệm tác chiến dồi dào, thừa khả năng đè bẹp đối phương.

Cộng hòa Liên bang Nga, tuy thừa hưởng vai trò siêu cường từ Liên Xô với kho vũ khí hạt nhân nhất nhì thế giới, nhưng kinh tế lẹt đẹt, tuy tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào, vẫn chưa lọt được vào Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, khoa học kỹ thuật, chỉ trội trong lĩnh vực quân sự, chính trị ổn định nhờ các biện pháp đàn áp có hệ thống. Quân đội thiếu tinh nhuệ, bạc nhược nên đã thua trong cuộc chiến với tiểu quốc Chechnya vào cuối thập niên 1990, và thiếu mạng lưới tiếp ứng và chỉ huy toàn cầu nên chỉ còn vị thế

cường quốc cấp vùng.Trung Cộng có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới,

nhưng lợi tức bình quân chỉ bằng 1/10 của nền kinh tế số 1. Kinh tế tăng trưởng một phần nhờ thủ đoạn kinh doanh bất chính, ăn cắp tài sản trí tuệ, bán mọi loại sản phẩm chứa chất độc với giá rẻ, lũng đoạn thị trường quốc tế. Hiện-đại-hóa quân sự nhờ mua và sao chép khí tài từ Nga và Tây Phương, thiếu kinh nghiệm hải hoặc không chiến, thiếu mạng lưới quân sự toàn cầu, dễ bị phong tỏa khi xảy ra chiến tranh. Thể chế độc tài kéo dài hơn nửa thế kỷ đã tích lũy vô vàn bất mãn, uất hận của dân chúng, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Bắc Kinh có thể bắt nạt nhược tiểu đơn độc mà khó làm chủ cấp vùng, vì các nước nhỏ thường có thỏa ước phòng thủ với cường quốc.

Trung Đông chỉ trở nên phồn thịnh nhờ Tây Phương khai phá các giếng dầu hỏa với trữ lượng dẫn đầu thế giới. Khu sa mạc trở thành nhộn nhịp, hiện đại nhờ giá dầu hỏa, khí đốt tăng theo tốc độ phi thuyền do đơn đặt hàng tới tấp từ các châu Âu, Mỹ, Á.

Hoa Kỳ phải đồn trú Hạm đội 5 tại tiểu vương quốc Bahrain để bảo vệ hải lộ vận chuyển dầu hỏa cho thế giới.

Cái giàu trời cho rơi phần lớn vào túi những kẻ quyền thế sống xa hoa, trong khi dân đen vẫn trung thành với các hủ tục Hồi giáo có từ thời Trung Cổ. Sự phẫn nộ của quảng đại quần chúng tích lũy, âm ỉ, sẵn sàng bùng nổ khi bị kích thích.

Chế độ thần quyền của Cộng hòa Hồi giáo Iran theo gương Liên Xô tập trung khả năng khoa học kỹ thuật để chế tạo khí tài quân sự hiện đại, phục vụ tham vọng bá quyền Trung Đông vốn từng nằm trong tay Ai Cập nhiều thập niên. Iran có tài nguyên dầu hỏa nhưng Tehran lại không chú trọng đầu tư vào kỹ nghệ khai thác và chế biến dầu hỏa, buộc phải mua xăng, nhớt từ nước ngoài.

Mặc dù vậy, sự phát triển kỹ thuật của Iran cũng đã thổi một luồng ảo tưởng về khả năng siêu việt của Đạo Hồi cho toàn cõi Trung Đông nói riêng và thế giới Hồi giáo nói chung.

Tham vọng sắt máu của họ đã bị các nhà cầm quyền khác, với sức mạnh quân sự vượt trội, kiềm chế nên khó mở rộng hoạt động.

Ngay khi lên cầm quyền vào năm 2008, Tổng thống Barack Hussein Obama, với nửa dòng máu Hồi giáo chảy trong huyết quản, đã thân hành đến tận Cairo, thủ đô Ai Cập để truyền thông điệp tới thế giới Hồi giáo “Hoa Kỳ quá kiêu ngạo nên cam kết tự hậu sẽ không tấn công bất cứ quốc gia Hồi giáo nào”.

Tháng 12 - 2012 Trang 7

Được lời như cởi tấm lòng, các nhóm Hồi giáo cực đoan mọc lên như nấm sau trận mưa rào. Tâm lý oán thù tông giáo, phe phái, văn hóa, chủng tộc đã biến thành bạo lực khắp nơi, mọi lúc, không có luật trừ cho bất cứ ai.

Sau khi trợ giúp cho phiến quân Taliban ở A Phú Hãn đủ khả năng tràn ngập chính phủ Hamid Karzai, tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda chuyển địa bàn hoạt động vào Yemen, thành lập Tổ chức Al-Qaeda trên Bán đảo Á Rập từ năm 2009.

Tổ chức này truyền bá tư tưởng và hành vi bạo động cũng như làm hạt nhân công khai hay kín đáo châm ngòi cho Mùa Xuân Á Rập.

Chính phủ Obama khuyến khích các cuộc nổi dậy của dân chúng Bắc Phi và Trung Đông nhằm lật đổ các nhà cai trị độc tài thân Mỹ nhhưng không biết hay không quan tâm đến các hạt nhân tổ chức biểu tình nằm ở đâu.

Tả phái Âu, Mỹ từng ủng hộ các cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng tự do dân chủ, do đảng cộng sản công khai hay bí mật lãnh đạo hay giật dây, đã làm cho thế giới cộng sản bành trướng khắp nơi. Chính họ ủng hộ hoạt động lật đổ Vua Reza Pahlavi để xây dựng nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Đảng cộng sản, giới giáo sĩ từng bước củng cố thể chế độc tài khắc nghiệt, tàn ác, phi nhân hơn các chính quyền độc tài bị lật đổ.

Tả phái Mỹ luôn chỉ trích chủ nghĩa săn cộng Mc-Carthy, nhưng nhờ nó mà Hoa Kỳ không bị đặt dưới chỉ đạo từ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.

Từ biểu tình chống đối tiến tới bầu cử dân chủ, Tunisia, Yemen, Ai Cập, Libya đều nằm trong vòng kiểm soát của các “đảng Hồi giáo chính trị”, viết Hiến pháp lấy Luật Sharia làm nền tảng. Các nhóm ủng hộ thể chế thế quyền, tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền, từng công khai lãnh đạo các biểu tình chống độc tài lần lần bị gạt ra bên lề quyền lực.

Quân đội Ai Cập ủng hộ thế quyền, cũng suy yếu dần vì bị Tổng thống Mohamed Morsi tỉa bớt vây cánh, trong khi các nhóm tả phái, cấp tiến, vốn đóng vai trò chính trong vụ lật đổ Hosni Mubarak, vẫn ác cảm với Quân đội và cảnh sát. Hai lực lượng đó mới sát cánh với thể chế thế quyền. Khi hiến pháp lấy luật Sharia làm nền tảng, tổng thống, hành pháp, lập pháp đều nằm trong tay Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và phái Salafi cực đoan, thì làm sao Ai Cập có thể xây dựng chế độ dân chủ phổ cập?

Tổng thống Yemen, Mansour Hadi, từng làm phó cho TT Ali Saleh, nên tiếp tục dùng Quân đội thu hồi

các thị trấn ở miền Nam bị lọt vào tay của Al-Qae-da do xáo trộn Mùa Xuân Á Rập. Al-Qaeda chuyển sang chiến thuật du kích và khủng bố, đe dọa cả Vịnh Aden, làm cho chính quyền khó bình định.

Lực lượng an ninh của Á Rập Saudi phải cứng rắn mới có thể hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo và mối đe dọa từ Iran.

Sau khi quân Mỹ rút khỏi Iraq vào cuối năm 2011, theo Hiệp ước do Tổng thống Bush và Thủ tướng Nouri al-Maliki ký vào cuối tháng 12 năm 2008, thì nước này trôi trở lại nội chiến Sunni-Shia. Al-Qaeda đã lấy lại vị thế như trước năm 2007 tại Iraq.

Đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel vẫn bế tắc, khó có thể tiếp nối, càng khắc sâu mối thù truyền kiếp giữa dân tộc Do Thái và người Hồi giáo Trung Đông.

Phe ủng hộ thế quyền thất vọng với Hoa Kỳ, phe giáo quyền gia tăng thù địch với Tây Phương, tạo điều kiện cho Nga và Trung Cộng chi phối tình hình Trung Đông.

Hoa Kỳ từ thua tới thua vì đi sai một nước cờ.

QUÁI VẬT TRUNG CỘNG CHƯA ĐỦ RĂNG

MÀ CỨ VẪN GẦM THÉT Hơn tháng qua, Trung Cộng diễu võ, dương oai

trên Biển Đông Trung Hoa, cứ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản.

Tại sao Bắc Kinh phải làm như vậy trong khi tiềm lực quân sự chưa đủ sức quật ngã “người lùn” nhưng có trí tuệ cao như Nhật Bản?

Mặc dù bị Hiến pháp Hòa bình năm 1947 hạn chế, Hải Quân Nhật hiện có 48 chiến hạm hạng nặng thiết kế để tấn công vào các hạm đội lớn của kẻ thù; 3 “hàng không mẫu hạm trực thăng” (còn có tên gọi “khu trục hạm trực thăng”) mà chiếc mới nhất có thể trang bị phi cơ cất và hạ cánh thẳng đứng F-35B; khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis; hải đội tiềm thủy đỉnh diesel-điện 16 chiếc.

Hải Quân Trung Cộng có 73 chiến hạm hạng nặng, 63 tiềm thủy đỉnh, kể cả 2 chiếc Hỏa tiễn Đạn đạo (SSBN), vượt trội về trọng tấn mà thiếu yếu tố chiến thắng trên biển so với Nhật. Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Cộng, cũng khó đương đầu với “khu trục hạm trực thăng” của Nhật.

Hoàng quân Nhật chiến thắng trận hải chiến trên

Người Dân Số 268Trang 8

Hoàng Hải năm 1894 nhờ vào thủy thủ đoàn chuyên nghiệp, cách sử dụng vũ khí hữu hiệu, tinh thần chiến đấu cao, mặc dù số chiến hạm và đại bác đều thua Trung Hoa. Hải chiến tại Eo biển Đối Mã năm 1905 làm vang danh Nhật Bản khi Nhật tiêu diệt 2/3 Hạm đội hùng hậu của Nga Hoàng. Thế chiến thứ hai giúp cho Hải Quân Nhật tích lũy thêm kinh nghiệm về chiến thuật dưới mặt nước và hải chiến với Hoa Kỳ.

Hải Quân Nhật thường xuyên thao dượt cùng với các cường quốc tân tiến trong khi Trung Cộng chỉ tập trận chung với Cộng hòa Liên bang Nga và mới tham gia hoạt động chống hải tặc Somalia với Hải Quân quốc tế.

Hành động ngang ngược của Bắc Kinh buộc Chính phủ Nhật phân bổ 212 triệu USD để mua thêm 7 tuần duyên hạm và 3 trực thăng cho Lực lượng Phòng vệ Duyên hải.

Cuộc tập trận Hải Quân với 37,400 lính Nhật và 10,000 Mỹ đã khai diễn từ 5 tháng 11 như một lời cảnh cáo Bắc Kinh về phối hợp tác chiến Mỹ-Nhật.

Khai mạc Đại hội 18 hôm 08-11-2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố “bảo đảm chắc chắn quyền lợi hàng hải và xây dựng Trung Cộng thành cường quốc hàng hải”.

Nhiều phân tích gia quốc tế cho rằng Hải Quân Nhật sẽ chiến thắng nếu Trung Cộng dám gây hấn.

Sở dĩ Bắc Kinh khuấy động vụ Đảo Điếu Ngư, do người Nhật quản trị dưới tên Đảo Senkaku, là nhằm tạo ra tình trạng tranh chấp trong vùng biển dự đoán có trữ lượng dầu hỏa tương đương với Iraq.

Hôm 25-10-2012, Tân Hoa Xã loan tin một nhà ngoại giao Trung Cộng đã tìm thấy tấm bản đồ do Đại tá Pierre Lapie, người Pháp, và con trai vẽ, đã chú thích tên Điếu Ngư Tự từ 1832. Nhưng chưa có tài liệu chứng tỏ Điếu Ngư Đài do người Tàu cai quản.

Ngược lại, Nhật Bản chiếm Quần đảo Senkaku vô chủ và sáp nhập vào Okinawa năm 1895. Tại Hội nghị Hòa bình ở San Francisco năm 1951, Đế quốc Nhật bị buộc phải từ bỏ chủ quyền tất cả các đảo đã chiếm đóng trên Thái Bình Dương và giao Senkaku cho Quân đội Mỹ quản trị. Không một quốc gia nào, kể cả Trung Hoa, phản đối. Năm 1972, Quân đội Mỹ trao trả Senkaku cho Nhật Bản.

Trên phương diện pháp lý hoặc thực tế, Bắc Kinh đều yếu thế nên viện dẫn “chủ quyền lịch sử”, một nhóm từ ngữ không được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như tập tục hàng hải quốc tế.

Bắc Kinh đang chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế

hệ thứ 5 trong bối cảnh dân chúng bất mãn về tình trạng gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo; môi sinh xa sút nghiêm trọng; phát triển mất cân bằng giữa vùng duyên hải và nội địa; tăng trưởng giảm xuống dưới 8%; tham nhũng bất trị; gia tăng bất ổn xã hội; tranh chấp biển, đảo gay gắt tại Biển Đông Trung Hoa và biển Nam Trung Hoa.

Những từ ngữ dao to búa lớn, hứa hẹn thay đổi chính trị, thực hiện xã hội hài hòa kết thúc vào năm 2020, do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào báo cáo trước Đại hội đảng cộng sản lần thứ 18 diễn ra hôm 08-11-2012 đã bị một người trên mạng Weibo (tương đương với Tweeter) chỉ trích “Bên phải và bên trái đều chặn, vậy phải đi đường nào”.

Hồ Cẩm Đào xác nhận chủ trương chống tham nhũng quyết liệt “không ai được đứng trên pháp luật”. Bắc Kinh từng tử hình hoặc phạt tù chung thân một số cán bộ cao cấp nhất, nhưng tham nhũng cứ tiếp tục mọc lên như nấm sau cơn mưa giông, vì chính đảng cộng sản luôn luôn đứng trên pháp luật.

Nhằm chống đỡ với sự mất tin tưởng của dân chúng vào lãnh đạo của đảng cộng sản, Bắc Kinh ra sức kích động chủ nghĩa Đại Hán, hàm chứa tinh thần ái quốc cực đoan và tham vọng bành trướng, thống trị tại Hoa Lục cũng như trong cộng đồng Hoa kiều khắp thế giới.

Biện pháp quân sự không thể áp dụng tại các vùng biển tranh chấp, vì cộng đồng quốc tế ngày càng xích lại gần nhau khi nguy “họa da vàng” gia tăng mà khả năng chiến thắng trên biển rất mong manh.

Kinh tế trì trệ, quân sự tốn kém, không hữu dụng, chính trị bế tắc, tham nhũng càng táo bạo hơn, bất ổn xã hội gia tăng, và ngoại giao thiếu thân thiện khiến thế hệ lãnh đạo thứ năm rơi vào cảnh lực bất tòng tâm.

HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6: GIƠ CAO ĐÁNH KHẼ

Hội nghị Trung ương 6 của đảng cộng sản Việt Nam bế mạc sau khi Bộ Chính trị đề nghị chịu hình thức kỷ luật tập thể và một Ủy viên Bộ Chính trị đã bị Ban Chấp hành Trung ương phủ quyết.

Mỗi khi Đảng cộng sản Việt Nam gây ra tội ác với dân tộc thì Bộ Chính trị lo chạy tội bằng cách chém dê tế thần.

Tuân lệnh Bắc Kinh, Hồ Chí Minh tiến hành chiến

Tháng 12 - 2012 Trang 9

dịch Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc từ năm 1953 đến năm 1956 với Hồ Viết Thắng làm Giám đốc trực tiếp điều hành, gây ra một thảm họa vô tiền khoáng hậu cho dân tộc.

Hồ Chí Minh viết thư xin lỗi cán bộ, đồng bào. Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt bị giáng chức. Hồ Viết Thắng bị loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Thắng trở lại với chức Bí thư đảng ủy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từ 1961 đến 1988 rồi phụ trách Bộ Lương thực và Thực phẩm từ 1979 nhờ con gái Hồ Thị Nghĩa trở thành tình nhân của Tổng bí thư Lê Duẩn.

Khi bế mạc Hội nghị Trung ương 6, họp mật 15 ngày đầu tháng 10 năm 2012, Nguyễn Phú Trọng phát biểu với giọng nghẹn ngào kiểu Hồ Chí Minh, nhưng không đủ uy lực để nêu đích danh và cách chức “một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị”.

Sai lầm của Chính phủ đã tác hại đến nền kinh tế quốc dân, tới niềm tin của dân chúng vào đảng cộng sản, nhưng cặp Trọng-Sang vẫn không bứng được Nguyễn Tấn Dũng khỏi chiếc ghế thủ tướng trước khi hết nhiệm kỳ thứ hai.

Tất cả 175 ủy viên trong Ban Chấp Hành Trung Ương trót tay đã lỡ nhúng chàm nên há miệng mắc quai. Cá nhân và gia đình của họ đều dính vào tham nhũng, hối lộ, hối mại quyền thế, bị đám công an lập hồ sơ, nên đành ngậm miệng ăn tiền trước nụ cười bí ẩn đầy nét chiến thắng của Dũng.

Tập san The Economist của Anh Quốc đã làm một so sánh chua chát khi viết về một anh xích lô say rượu, leo lên tượng Trần Nguyên Hãn ở bùng binh Chợ Bến Thành, nên bị phạt 35 USD trong khi Nguyễn Tấn Dũng làm thiệt hại ghê gớm cho nền kinh tế Việt Nam vẫn bình chân như vại.

Để vớt vát, Trọng và Sang lập tức đi gặp cử tri tại đơn vị bầu cử để xác nhận chủ trương “diệt tham nhũng triệt để”, và nói lấp lửng “Hội nghị Trung ương 6 sẽ không dừng tại đấy”.

Hai hôm sau, Nguyễn Tấn Dũng đến Đại học Quốc gia tp HCM để kể thành tích “đã đạt và vượt” 10 trong số 15 chỉ tiêu Quốc hội đưa ra. Đồng thời, xác định với đám để tử, lâu la rằng “đại ca” vẫn còn đây!

Dũng được Bộ Chính trị bố trí vào chức thủ tướng từ năm 2006 để thực thi chính sách tăng trưởng GDP bằng xuất khẩu và củng cố nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thành tích 6 năm của Thủ tướng Dũng được ghi

nhận: chỉ số cạnh tranh toàn cầu giảm 16 bậc, lạm phát 28% (cao nhất Đông Nam Á), tăng trưởng thấp nhất Đông Nam Á, nhập siêu 10 tỉ USD/năm, Đầu tư Phát triển Nước ngoài, FDI, 9 tháng 2012, chỉ bằng 72% cùng kỳ năm trước, khủng hoảng ngân hàng trầm trọng, nợ khó đòi chiếm 70% tổng số nợ công.

Sau khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới năm 2007, Việt Nam vẫn chưa sửa đổi luật pháp cho tương hợp với môi trường kinh doanh bình đẳng khiến nhiều đại công ty đa quốc phải ra đi. Ba hãng khí đốt khổng lồ Shell Hòa Lan, Mobil Mỹ, BP Anh đã dứt áo vì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để cho tình trạng chiết lậu khí đốt tràn lan.

Hai hãng Coca-Cola và Samsung dù không bị thiệt hại bản quyền vẫn quyết định rút quảng cáo vì web-site nghe và tải nhạc mp3.zing.vn, chiếm 40 thị phần, không tôn trọng bản quyền tác giả. Zing mới mua bản quyền 35,000 tác phẩm trong số 2 triệu bản ghi.

Sau khi chiếm vị trí thứ hai trong nền kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh sử dụng chiêu bài thu hồi chủ quyền biển, đảo lịch sử để gây chiến tranh kinh tế với cộng đồng quốc tế, đặc biệt nhắm vào hai đối thủ nặng ký Nhật Bản và Nam Hàn.

Nhiều năm qua, doanh nghiệp quốc tế cố thúc giục việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam để làm hậu cần cho hàng hóa đi vào thị trường Hoa Lục phòng khi Bắc Kinh giở quẻ.

Vì mối quan hệ thầy trò với Trung Cộng và thiếu viễn kiến nên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chẳng chớp được cơ hội ngàn năm một thuở mà bị rơi vào cảnh “rồng gẫy cánh”, “hổ sút móng”.

Nhiều nhà đầu tư đã chuyển vốn, cơ sở sang các quốc gia Đông Nam Á đang tăng trưởng cao hơn và kinh tế vĩ mô ổn định, dù xa thị trường có trên 1.3 tỉ người tiêu thụ.

Hội nghị thường niên của VinaCapital 2012 giữa tháng 10 quy tụ 75 nhà đầu tư đã kết luận “chờ Việt Nam thay đổi môi trường kinh doanh rồi mới thêm vốn, sớm nhất cũng vào đầu năm 2013”.

Các nhà đầu tư Nhật Bản lo tránh thuế thu nhập doanh nghiệp 41% và thuế tiêu thụ đặc biệt sắp tăng cao, Nam Hàn đang phát triển vũ bão nhưng chưa khai thác được thị trường nhân công Bắc Hàn, nên rất cần đất sống tại Việt Nam.

Đầu tư Phát triển Nước ngoài, FDI, trong 9 tháng chỉ được 9.5 tỉ USD, bằng 72% cùng thời kỳ của 2011, buộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo tìm biện pháp thu hút.

Với tinh thần mác xít cuồng tín, Nguyễn Phú Trọng

Người Dân Số 268Trang 10

không bao giờ nhìn thấy những sai lầm chết người suốt hơn nữa thế kỷ cầm quyền nên tăng quyền tuyệt đối cho đảng cộng sản “Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ðảng”.

Nhằm duy trì nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nguyễn Phú Trọng quyết định “tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt và những kết quả quan trọng đạt được của doanh nghiệp nhà nước”, bất chấp những thiệt hại vô cùng to lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Tham nhũng đất đai, quy hoạch treo do guồng máy hành chính và cán bộ cộng sản đã gây biết bao thương đau cho dân Việt bị Nguyễn Phú Trọng để ngoài tai mà tiếp tục chỉ đạo “Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch”.

Bất chấp “phần lớn bộ phận cán bộ cộng sản suy thoái đạo đức, thiếu khả năng”, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn được giao quyền sàng lọc và bổ nhiệm các cấp lãnh đạo.

Kết quả Hội nghị Trung ương 6 chứng tỏ đảng cộng sản không bao giờ minh bạch trong hành động; đặt quyền lợi đảng và phe nhóm trên hết; tiếp tục con đường thất bại kéo dài hơn nửa thế kỷ.

Đảng cộng sản thà thấy Việt Nam thành “rồng gẫy cánh”, “cọp sút móng” hơn là về nhà đuổi gà cho vợ.

Con Rồng cháu Tiên cứ để cho đảng cộng sản cưỡi rồng gẫy cánh, cọp sút móng mãi sao?

CÀNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤCVIỆT NAM CÀNG THỤT LÙI

Viện Nghiên Cứu Giáo Dục, Khoa học SCImago của Tây Ban Nha đã công bố kết quả xếp hạng 3,290 trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới năm 2012. Việt Nam có Viện Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội được lọt vào danh sách.

Bảng phúc trình so xét công trình nghiên cứu khoa học giáo dục trên thế giới qua các chỉ tiêu số lượng, phẩm chất, tầm ảnh hưởng của công trình.

Từ 1996-2010, Việt Nam có 39 công trình nghiên cứu khoa học giáo dục đăng trên các tập san quốc tế, bình quân 2 bài/năm, nên được xếp hạng 14 trong 21 quốc gia Đông Á, chỉ bằng 1/37 Đài Loan (xếp hạng

1). Trong 39 công trình chỉ có 7 bài của công dân Việt Nam, còn lại đều có tác giả nước ngoài đứng tên, chứng tỏ nước này còn phụ thuộc nhiều vào cộng đồng quốc tế.

Phẩm chất công trình được thể hiện qua số lần trích dẫn, gọi là chỉ số H, của Việt Nam là 4 so với 34 của Đài Loan và 17 của Trung Cộng. Không một ai ở Việt Nam có 5 công trình khoa học giáo dục quốc tế trong vòng 15 năm khi Tân Gia Ba được 71 tác giả.

Người Việt khắp năm châu đều đồng ý về nền giáo dục thụt lùi tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng phản ứng hơi khác nhau khi đọc phúc trình SCImago. Người Việt hải ngoại chỉ trích gay gắt cách điều hành nền giáo dục tại Việt Nam trong khi chuyên viên giáo dục của Nhà nước thừa nhận yếu kém, nhưng cố biện minh lý do thiếu kinh phí và mới cải tổ nên chưa thể nào mạnh.

Đã qua bao đợt cải tổ mà nền “giáo dục đang đi lạc đường”, như nhận xét của Giáo sư Hoàng Tụy, cây cổ thụ của ngành giáo dục Việt Nam, tại cuộc Hội thảo hôm 29-10-2012 nhân lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Ban Tuyên giáo Trung Ương đang xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện”. Không có ai đại diện cho hai cơ quan đó tại buổi hội thảo để nghe hoặc phản biện, nếu cần.

Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đặt trọng tâm đào tạo ra những “con người mới xã hội chủ nghĩa” được trang bị tư tưởng độc tài, đặt quyền lợi của đảng cộng sản lên trên tổ quốc, dân tộc; biết chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của đảng ủy các cấp. Tinh thần phản biện, sáng kiến khoa học bị tâm lý phục tùng đánh bại trước khi nẩy mầm.

Nhằm chế tạo những con ốc cho guồng máy Nhà nước, trong 150 trường Đại học Việt Nam vào năm 2008 chỉ có 1% giáo sư, 5,600 tiến sĩ, 15,000 thạc sĩ, so với Thái Lan 112 trường Đại học mà có 10% giáo sư, 14,000 tiến sĩ, 35,000 thạc sĩ. Việt Nam chú trọng đào tạo mà lơ là việc nghiên cứu nên số bài báo khoa học của Thái Lan đăng trên tạp chí quốc tế gấp 5 lần.

Việt Nam có 24,300 tiến sĩ mà chỉ có 7,900 làm việc trong các đại học và cao đẳng, so với 90% nhà nghiên cứu chuyên nghiệp Úc Đại Lợi làm việc trong ngành Đại học.

Với chủ trương phong hàm giáo sư và bổ nhiệm vào các chức vụ hành chính, Nhà nước cộng sản đã giáng một đòn chí mạng vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, và nô-lệ-hóa giới trí thức xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế trong thời đại tri thức phụ thuộc vào

Tháng 12 - 2012 Trang 11

khả năng khoa học giáo dục nên lợi tức bình quân của Việt Nam tăng 20 lần so với 21 lần của Mã Lai Á, 45 lần của Tân Gia Ba, kể từ năm 1970 đến nay. Lợi tức bình quân năm 1970 của Tân Gia Ba, hơn Việt Nam 15 lần, tăng lên 34 lần vào 2010.

Với triết lý giáo dục “dạy học như làm dịch vụ”, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (2006-2011) đã cho mở thêm 160 trường Đại học công lập và dân lập, nâng tổng số lên 440 đại học và cao đẳng trên toàn quốc, kể cả 77 ngoài công lập. Lạm phát đại học, cao đẳng trong khi số sinh viên tăng không đáng kể, số giảng viên như cũ, khiến cho nhiều trường phải đóng cửa hoặc giảm bớt các ngành học. Chủ trương liên thông đại học mới nhất của Bộ Giáo dục càng làm tăng thêm cảnh bát nháo trên thượng tầng học vấn.

Chính sách giáo dục ích kỷ của đảng cộng sản Việt Nam đã phục vụ cho lòng tham vô đáy của những kẻ cầm cân nẩy mực trong ngành giáo dục, gây tai họa cho phụ huynh và học sinh.

Giấy phép mở một đại học tư thục tốn từ 48,000 USD đến 240,000 USD qua trung gian của “cò giáo dục”. Giới “kỹ sư tâm hồn” viện cớ lương thấp nên dạy chơi trong trường và thu tiền thật ở lớp học thêm. Họ “sáng tạo” thêm lớp VIP đầy đủ tiện nghi và giáo viên giỏi nên học sinh phải học 2 lần cùng một chương trình theo kiểu nhồi sọ nếu phụ huynh chịu “chi nặng tay”.

Giới được ưu đãi trong xã hội, muốn hậu duệ được hưởng đặc quyền như bản thân, đã cùng với các “kỹ sư tâm hồn” tạo ra xã hội phân biệt giàu nghèo, số phận quá trắng trợn.

Nghiên cứu sinh do ngân sách Nhà nước đài thọ, tức tiền của toàn dân, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ở trong nước hay từ ngoại quốc, đều cố chạy cho được chức giáo sư hoặc phó giáo sư để lọt vào guồng máy hành chính mà hưởng phước suốt đời. Không cần nghiên cứu, giảng dạy vẫn được gắn nhãn hiệu giáo sư muôn năm. Nếu vào các viện nghiên cứu, cũng vẫn chỉ để thực hiện các phúc trình làm sáng tỏ chính sách của Nhà nước.

Nhiều du học sinh sang Âu, Mỹ không muốn trở về nước vì chẳng được nhận vào công việc thích hợp, chức vị tương xứng. Số trở về đã được gia đình “lót sẵn ổ nhung”.

Chính sách giáo dục nhồi sọ của đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra một tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa chỉ biết phục tùng giới cầm quyền, nô lệ đồng tiền, nên khó theo kịp đà tiến bộ của loài người.

BÁC SANG

Về sự nghiệp cách mạng rất huê dạng của bác Tôn Đức Thắng, giáo sư Nguyễn Văn Lục đã có đôi lời bàn (ra) nghe hơi cay đắng:

“Tôi nghĩ nếu người ta không đôn ông lên làm chủ tịch nước, nếu người ta không màu mè ca tụng ông khi ông đã nằm xuống. Nghĩa là người ta để ông yên ... Ông sẽ là một người bình thường, nhưng với môt nhân cách cao hơn nhiều người... Ông trước hết và sau cùng vẫn là một ông già miền Nam đúng nghĩa của nó - chơn chớt - có sao nói dzậy trước khi là một người cộng sản!!”

Nói khơi khơi như vậy (chắc) sợ thiên hạ có kẻ phiền lòng, và nghi ngại nên giáo sư Nguyễn Văn Lục đã vội vàng dẫn chứng:

- “Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: ‘Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cái chức chi hết’. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày trước buồn tay, buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. (…) . Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thời gian nghị quyết 9.. cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ‘Mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?’ Anh ngạc nhiên quá . Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:‘Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu’. (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày)”.

- “Con người của Tôn Đức Thắng một lần nữa được Ông già chợ Đệm, tức Nguyễn Văn Trấn mô tả rất trung thực: ‘Có lần anh chị em Nam Bộ đại biểu biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy?’ Bác

Người Dân Số 268Trang 12

Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dạy bước ra khỏi ghế, vừa đi vừa nói: ‘Đ... mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?’ ( Nguyễn Văn Trấn, Viết gửi Mẹ và Quốc Hội, trang 266-267)”.

Theo tui, sợ tới cỡ đó – kể như – là ... phải giá!Chớ đến bác Hồ mà cũng còn sợ thấy mẹ luôn thì

nói gì ai khác. Cuối đời, “bác kính yêu” của chúng ta (thôi) không muốn làm cha già của cả dân tộc nữa, và chỉ mong được làm tía một đứa bé sơ sinh thôi, nhưng mấy chú cũng đâu có chịu. Đã vậy, mấy chả còn lấy búa đập bể đầu tình nhân của Bác, quăng xác bả ra đường, rồi cho xe cán luôn mà ổng cũng vẫn nín khe thôi!

Im lặng (đúng) là vàng!Châm ngôn này bác Trường Chinh cũng nhớ nằm

lòng: “Trường Chinh đã không làm một hành động nhỏ nào để cứu cha tôi – người bạn, người đồng chí gần gụi của ông ta trong thời kỳ bí mật. Ông ta cũng không đến thăm mẹ tôi lấy một lần trong những năm cha con tôi ở tù. Cha tôi được thả rồi ông cũng không đến. Một số người biết tình bạn của hai ông cho rằng Trường Chinh không đến vì sợ Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ...” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997, 34).

Dù với thời gian, các chú đỡ dễ sợ hơn thấy rõ, nhưng mấy bác vốn sợ quen rồi nên vẫn cứ sợ (tiếp) cho nó chắc ăn – trừ bác Nguyễn Hữu Thọ, vào lúc cuối đời. Tại Đại Hội Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam năm 1988, vị Chủ Tịch Nước (36 ngày) này có lầu bầu nho nhỏ đôi câu: “Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn còn duy trì những thứ hình thức, hữu danh vô thực đó. Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự. Nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân chưa được đấu tranh thực hiện, người dân chưa thật sự chọn lựa được những người lãnh đạo theo sự tín nhiệm của họ.”

Từ đó về sau các bác kế tiếp đều là những người ... kín tiếng. Cho tới thời của bác Nguyễn Minh Triết nước ta mới có được một vị Chủ Tịch Nước năng nổ, hay đi lại và thích nói năng này nọ. Tới đâu ổng cũng phát biểu linh tinh khiến không ít người dở cười dở khóc. Bác Triết nổi tiếng là người thích diễu, diễu rất dở (và rất dai) nhưng được cái là hoàn toàn vô hại nên không đụng chạm tới quyền lực – cũng như quyền lợi – của bất cứ ai.

Bác Trương Tấn Sang thì khác. Ông nghiêm và buồn thấy rõ. Sự nghiêm trang của bác Sang, cùng với những lời lẽ hết sức nghiêm trọng của ổng – chả

may – đã gây ra ít nhiều ngộ nhận, và phát sinh ra nhiều kỳ vọng (cũng như thất vọng) cho khá nhiều người.

Ngày 20 tháng 10 năm 2012, tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm đã gửi đến Bác Trương Tấn Sang lá Thư Cầu Cứu Khẩn Cấp (vì một bạn học vừa bị bắt giữ) với tất cả sự tin tưởng, cùng với những lời lẽ vô cùng thống thiết:

“Kính xin bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ bạn ấy và gia đình. Bản thân bạn Nguyễn Phương Uyên là một người có đạo đức tốt, luôn được lòng các bạn bè và thầy cô trong trường. Bạn ấy luôn xung phong đi đầu trong các hoạt động về phúc lợi xã hội do đoàn trường phát động. Xin Bác hãy thương xót đến gia cảnh khó khăn của bạn ấy và nỗi lòng của một người cha, người mẹ đã mất con mà can thiệp giúp cho bạn Uyên sớm về lại với gia đình. ...

Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu tin chỉ có Bác mới giúp được cho bạn ấy. Chúng cháu đã có dịp đọc báo trên các trang báo của cơ quan nhà nước khi tường thuật lại buổi gặp gỡ của bác với đồng bào cử tri quận 4 TP HCM. Những lời của bác thật là giản dị, sâu sắc khiến cho sinh viên chúng cháu rất cảm động khi thấy Bác cương quyết với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, vấn nạn tham nhũng vẫn và đang tồn tại trong một số bộ phận cán bộ đang suy đồi đạo đức Cách Mạng. Nhưng thật may mắn thay cho dân tộc Việt Nam vẫn còn nhiều cán bộ trong bộ máy lãnh đạo như Bác đang nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải.”

Hơn tuần lễ sau, vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, lại có thêm Thư Khẩn Của 144 Nhân Sỹ Trí Thức Kính Gửi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang – cũng với nội dung khẩn trương không kém:

“Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước đòi cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định của pháp luật, mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào...

Tháng 12 - 2012 Trang 13

“Chúng tôi cũng đề nghị Chủ tịch xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp.”

Toàn là những “đề nghị” chính đáng và khẩn thiết nhưng (tiếc thay) đều vượt quá tầm tay của bác Sang, hoặc bất cứ bác nào. Chức năng của Chủ Tịch Nước, cũng như Quốc Hội, và Mặt Trận Tổ Quốc – ở nước CHXHCNVN – chỉ dùng để làm cảnh, chớ đâu phải để làm thiệt mà “đề nghị” nhiều thứ dữ vậy, hả Trời? Đã vậy, nhật báo Người Việt còn hân hoan thơ thới đi tin: “Quốc Hội CSVN đang họp ở Hà Nội vừa đưa ra một bản dự thảo sửa đổi bản hiến pháp 1992, nếu thành hiện thực sẽ gia tăng đáng kể quyền lực cho chủ tịch nước, mà hiện nay là ông Trương Tấn Sang.”

Ý, Trời đất, quỉ thần ơi. Mớ quyền hạn đang có bác Sang có bao giờ dám đụng tới đâu mà còn bầy đặt “gia tăng đáng kể” làm chi, cho má nó khi. Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ Tịch Nước C.X.H.C.N Việt Nam được qui định rành rành như sau:

“1. Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh2. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và

giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh

3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.............”

Quyền hạn (dữ dằn) tới cỡ đó mà bác Hồ không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn chỉ có mỗi một việc làm là ... sửa xe đạp cho nó qua ngày, và bác Sang thì biết rõ mảy may đứa nào là kẻ cõng rắn cắn gà nhà (đứa nào đang “ngoem ngoém tối ngày mồm róm”) nhưng ổng vẫn không dám chỉ mặt, đặt tên cho nó rõ ràng (chỉ dám gọi là đồng chí X) thì nói gì đến chuyện “miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ…” cho nó thêm rách việc.

Chắc không hiểu được nỗi khổ tâm của bác Sang nên nhà báo Bùi Tín còn lên tiếng ... xúi:

“Ông Trương Tấn Sang rất nên xét ân xá ngay cho các ông Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Phan Thanh Hải, bà Tạ Phong Tần vì họ đã bị phe nhóm

của ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên án không có cơ sở pháp lý, khi họ chỉ tỏ thái độ yêu nước, chống bành trướng. Ông Sang cũng nên ra lệnh trả ngay tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ vì rõ ràng ông Vũ đã bị ông Ba Dũng trả thù cá nhân ...

Ông Chủ tịch nước cũng nên xét ân xá ngay cho nhóm trí thức yêu nước Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, nhóm trẻ Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đòi lập công đoàn tự do cho lao động nước ta, cũng như ân xá ngay cho ông Nguyễn Hữu Cầu - người tù của Thế kỷ, đã nằm trong tù 34 năm, nay đang bị nhiều bệnh hiểm nghèo.

Chỉ cần làm ngay vài việc trên đây nằm trong quyền hạn hiến định của mình, ông Trương Tấn Sang sẽ lập tức nổi lên là con người có công tâm và quyết đoán, có bản lĩnh lãnh đạo công bằng, nghiêm cách, quần chúng sẽ xuống đường hoan nghênh ông đông đảo, khuyến khích ông đi tiếp trên con đường cải cách cần thiết. Cuộc sống đang thử thách bản lĩnh chính trị của ông Tư Sang. Cờ trong tay, sao ông không dám phất? Ông còn sợ gì, sợ ai?”

Rõ ràng, ông Bùi Tín muốn bác Sang phải trở thành một Gorbachev của Việt Nam. Chính bác Sang, không chừng, cũng có lúc nằm mơ như thế. Một giấc mơ ngó bộ rất xa vời.

Tất nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ rất chủ quan của một anh thường dân vớ vẩn và nát rượu, cỡ tui thôi. Tất nhiên, tôi có thể sai vì đã đánh giá bác Sang hơi (bị) thấp, và nếu đúng vậy thì đỡ cho dân tộc này biết mấy.

BỖNG NHỚ ÔNG TUÂN NGUYỄN(09/1933 – 04/1983)

“Việc xảy đến với Tuân thật đột ngột và bất ngờ. Nó cứ như tai họa từ đâu bỗng giáng xuống gia đình Vương Thúy Kiều vào năm Gia Tĩnh triều Minh… Trong một khoảng thời gian ngắn, tai họa đến với ba người bạn tôi: Tuân Nguyễn, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Huy Cương.”

Hà Nhật tâm sự như trên, trong bài viết “Tuân Nguyễn, Kẻ Mộng Mơ,” đọc được ở Talawas hôm 22 tháng 2 năm 08. Tôi không quen nhưng biết ba nhân vật này, cùng những tai họa “đính kèm” trong cuộc đời (lao đao) của họ. Câu chuyện hôm nay xin (chỉ) đề cập đến ông Tuân Nguyễn, như một nén hương lòng – gửi người đã khuất!

Người Dân Số 268Trang 14

Trong một bài viết khác (“Người Bạn Lính Cùng Tiểu Đội”), Phùng Quán kể lại:

“Hòa bình lập lại, Tuân ra khỏi quân ngũ, đi học tiếp và tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, làm thầy giáo. Sau đó được điều về Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam… Còn tôi, lâm vào cảnh khổ nạn văn chương Nhân văn Giai phẩm, phải về tá túc bên bờ hồ Tây, nhập phường câu cá trộm…

“Trong khi bạn bè thân thích, kể cả máu mủ ruột thịt, người yêu, đều xa lánh, thì Tuân Nguyễn vẫn gắn bó, cưu mang tôi. Mặc dầu lúc này anh là người có chức danh của một cơ quan quan trọng, bắt đầu có tiếng tăm trên thi đàn. Tuân mò tìm được nơi tôi tá túc, thường xuyên mang cho tôi áo quần, tem gạo, phiếu thịt, kẹo, thuốc lá căng tin…

“Một lần, tôi hỏi Tuân: - Cậu hay gặp mình, thế nào cơ quan họ cũng

biết. Cậu không ngại à…? - Có ngại cái con c[...]. Đ[...] mạ …!” (Phùng Quán, “Người Bạn Lính Cùng Tiểu Đội.”

Ba Phút Sự Thực. NXB Văn Nghệ: Sài Gòn 2007, 180-181)

Ở Việt Nam mà quan hệ và nói năng “linh tinh” như thế thì (e) sẽ lắm chuyện lôi thôi. Và rồi Tuân Nguyễn bị lôi thôi thật, lôi thôi lâu, và lôi thôi lớn. Ông bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964, và được thả… mười năm sau đó!

Sau đó, vẫn theo lời Phùng Quán:“Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đun bếp,

thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩng lên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:

- Trời… Tuân!Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Tuân

Nguyễn. Da mặt vàng úa và hơi phù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòng dây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặt lấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạn trần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt:

- Thế mà đã gần mười năm rồi… Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…

Tuân cười buồn:- Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?- Cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng

mơ… Cậu đâu được chuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…

Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay

gầy guộc, nói:- Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của

con người, cậu ạ.Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa

ngồi ăn ngay bên bếp.- Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không

chứa sẵn ít nhiều cái may. Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.

- Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào, tôi hỏi.

- Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định viết, vì đã viết được hai chương đầu… Nhưng điều may mắn này mới là quan trọng hơn cả: trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vô cùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn…”

(Phùng Quán, sđd, tr. 152-153).Số “vàng ròng” quí báu này, tiếc thay, Tuân

Nguyễn không bao giờ có dịp dùng đến. Ông đột ngột qua đời vì một tai nạn lưu thông.

Hà Nhật bùi ngùi kể lại: “Vào bệnh viện Chợ Rẫy thăm Tuân rồi đưa Tuân

đến nghĩa địa Gò Dưa bên Thủ Đức, cúng ‘mở cửa mả’ cho Tuân, những chuyện ấy dồn dập xảy ra cứ như là không có thật. Buổi chiều ấy, ngồi nói chuyện với Cao Xuân Hạo về Tuân Nguyễn, Hạo buông một câu nghe mà lạnh người:

- Tuân Nguyễn sinh ra ở đời là để đóng cái vai trò này: Khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi, sao mà tôi khổ thế?’, thì nhìn vào Tuân Nguyễn, sẽ thấy mình chưa phải là người khổ”.

Có lẽ vì “xót” bạn nên nhà ngữ học Cao Xuân Hạo đã nói (hơi) quá ra như thế. Chứ những mảnh đời te tua bầm dập, với chung cuộc thê thảm và lãng xẹc (cỡ) như Tuân Nguyễn – hay chỉ hơn thua chút đỉnh – đâu có nhằm nhò hay hiếm hoi gì ở Việt Nam. Nơi mà Phùng Quán mô tả là “chín người – mười cuộc đời rạn vỡ. Bị ruồng bỏ, và bị lưu đầy.”

Và những kẻ đã bị lưu đầy, theo lời Nguyễn Chí Thiện, không mấy ai trở lại:

Trại lính, trại tù người đi không ngớt…Người về thưa thớt, dăm ba!Nghe mà thấy ghê! Ông Tuân Nguyễn chỉ là một đại diện tiêu biểu

– cho hàng chục triệu người “đi không ngớt” vào những “trại lính, trại tù,” và cả chục triệu những “cuộc đời rạn vỡ” khác – ở Việt Nam, thế thôi! Hy vọng là giáo sư Cao Xuân Hạo đủ bao dung, cho

Tháng 12 - 2012 Trang 15

phép kẻ hậu sinh này đổi lại vài chữ trong câu nói (“lạnh người”) của ông – như sau:

“Người Việt sinh ra ở đời để đóng vai trò này: khi có ai đó muốn kêu lên “Trời ơi sao dân tộc tôi khổ thế này,” khi nhìn vào Việt Nam sẽ thấy nỗi khổ của dân tộc mình… cũng chưa đến nỗi!”

Khổ như thế, đã đành. Chuyện không đành là ở đất nước này khi đề cập đến những chuyện khốn nạn, tàn ác, bất nhân, vô luân… (đại loại như những chuyện nát lòng đã xẩy ra cho Tuân Nguyễn) thì mọi người bỗng dưng nhỏ giọng, thì thào; nếu không, cũng phải vội vàng rào đón hay che chắn trước sau.

Nghe mà phát mệt! Thử đọc một đoạn trong bài “Tuân Nguyễn Phận

Mỏng Cánh Cò,” ( của nhà thơ Vũ Từ Trang) trên Việt Báo, số phát hành vào 14 tháng 10 năm 2007, xem:

“Giá như anh không va vấp, không gục ngã, thì anh đã thành đạt như bao bạn bè trang lứa mê văn chương chữ nghĩa một thời… Cái chết của anh như một định mệnh. Một tai nạn giao thông với một con người lầm lũi sống và yêu cuộc sống. Một cái chết của một cánh cò trắng đang bay…”

Ủa, chớ ông Tuân Nguyễn “va vấp” vào cái con c[...] gì vậy Trời?

Giúp đỡ bạn bè trong cơn họan nạn, thẳng thắn trình bầy quan niệm sống của mình trước mọi người là cách hành xử bị coi là “va vấp,” đáng bị bỏ tù – hay sao? Ra tù, với “da mặt vàng úa hơi phù nề và cặp môi nhợt nhạt vì thiếu máu,” lúc phải ở nhờ, lúc thì sống chui rúc trong một căn phòng chỉ rộng bằng… chiếc chiếu. Xin đi làm việc thì bị khước từ vì có “thành tích là một tên phản động.” Vậy mà khi lìa đời thì được ông thi sĩ đồng nghiệp mô tả đó là “cái chết của một con cò trắng đang bay.”

Đ[...] mạ, “bay” kiểu chi mà kỳ cục rứa hè? Nếu không “đãi bôi” như vậy thì mọi người cũng

chỉ dám buồn rầu, khe khẽ thở dài, ái ngại đổ thừa cho “số phận” (không may) của Tuân Nguyễn mà thôi. Ông Hà Nhật đã nhắc lại điệp khúc “mất mùa vì tại thiên tai” – theo cung cách đó – để kết luận cho bài viết (thượng dẫn) như sau:

“Tên thật của Tuân Nguyễn là Nguyễn Tuân, ngẫu nhiên mà trùng tên với nhà văn tài hoa bậc nhất nước ta. Có lẽ khi đặt tên cho con, các vị thân sinh của anh không hề nghĩ gì đến chuyện này, vì phải rất lâu sau khi con trai họ ra đời thì Nguyễn Tuân mới có Vang bóng một thời cho người đời ca tụng.

Tránh việc trùng tên cho người ta khỏi ngộ nhận, hóa ra Tuân Nguyễn đã tự nhận mình như một sự đảo ngược của số phận: một người thì có đủ thứ vinh quang, một người thì gặp toàn nghiệt ngã.”

Cái được mệnh danh là “đủ thứ vinh quang” này, theo như chính Nguyễn Tuân xác nhận, ông gìn giữ được suốt đời là nhờ biết… sợ! Mà sợ hãi tới cỡ đó, vào thời buổi đó, nghĩ cho cùng, cũng phải (giá) thôi. Thời phải thế, thế thời phải thế.

Bỉ nhất thời dã. Thử nhất thời dã.Hồi đó là một thời. Bây giờ là thời thế khác.

Người Việt hôm nay ăn nói và hành sử (đã) khác xưa chăng? Đ[...] mẹ, không dám (khác) đâu. Đọc thử poster giới thiệu Hoàng Hưng, cách đây chưa lâu, của một “nhà thơ đương đại” là biết liền chớ gì:

“Tên thật Hoàng Thụy Hưng, con một gia đình trí thức Hà Nội, có thơ đăng báo từ năm 11 tuổi… Mười tám thi đỗ vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội… ông đã bỏ học, tình nguyện lên Tây Bắc… Hai mươi ba tuổi, ông về dậy văn cấp ba tại Hải Phòng… Về Hà Nội… Hoàng Hưng rẽ sang một hướng khác: ông không nhìn đời toàn mầu hồng nữa, ông kết bạn với những thành phần ‘phức tạp’, và đến năm 1982, vì một lý do ‘đáng tiếc’, ông phải bước vào trại cải tạo”.

Nghe cứ y như thể, Hoàng Hưng đang là một thanh niên trí thức, lý tưởng, tràn đầy nhiệt huyết (bỗng) đâm ra đổ đốn, giao du toàn với bọn đầu trộm đuôi cướp, rồi đến năm 1982 vì “một lý do đáng tiếc” không tiện nói (kiểu như móc túi hay giựt đồ và bị bắt gặp quả tang) ông phải bước vào trại cải tạo vậy!

Cái được mô tả là “thành phần phức tạp” và “lý do đáng tiếc” – khiến Hoàng Hưng phải vào tù – được chính ông tường thuật như sau, qua RFA, nghe được hôm 22 tháng 7 năm 2007:

“Cái lý do trực tiếp của nó là khi tôi cầm trong tay tôi bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982, khi tôi từ Thành Phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, nhà thơ Hoàng Cầm có tặng tôi bản thảo chép tay Về Kinh Bắc… Tôi không nghĩ là nó có vấn đề gì nhưng không ngờ họ lại bắt tôi và bảo tôi lưu truyền văn hóa phẩm phản động…”

Chữ “họ” trong đoạn văn thượng dẫn là một đại danh tự, dùng để chỉ (hay ám chỉ) cái tập đoàn cộng sản – những kẻ đã hành sử quyền lực một cách bất nhân và bạo ngược hơn nửa thế kỷ qua – ở Việt

Người Dân Số 268Trang 16

Nam. Bao giờ mà người dân Việt còn “kiêng,” chưa chỉ thẳng vào mặt và đặt thẳng tên cho chúng nó (rõ ràng) như vậy, thì “họ” vẫn tưởng mình là những người của “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm,” và vẫn còn có thể tiếp tục tác yêu tác quái, trên đầu muôn dân trăm họ.

HÔM NAY SINH NHẬTLÊ CÔNG ĐỊNH

(01/10/1968 - ?)

Vào những năm đầu của thập niên tám chục, lúc vừa bắt đầu cuộc đời tị nạn, khi sắp bước vào tuổi 30, tôi được nhiều vị trưởng thượng ở hải ngoại coi như là một mầm non – có rất nhiều triển vọng sẽ tiến (rất) xa trong tương lai – trong cả hai giới người: cầm chai và cầm bút.

Ba mươi năm đã trôi qua, cả đống nước sông (cũng như nước suối, và nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Tôi đã không “tiến xa” và trở thành một… nhà văn, như kỳ vọng. Lều văn, chòi văn hay túp văn cũng khỏi luôn.

Tôi quả có làm cho một số người (trong giới cầm bút) thất vọng. Tuy nhiên – nói nào ngay, và nói cho nó công bằng – tôi cũng đã khiến cho không ít vị thuộc giới cầm chai lấy làm (vô cùng) hãnh diện.

Tôi cầm viết bữa đực bữa cái nhưng cầm ly thì đều như bắp, chưa sót bữa nào. Đã vậy, nhiều bữa còn mải cầm ly mà quên cầm đũa nên… quá chén đều đều. Bởi vậy, cuối đời, tôi chỉ mong được là một thường dân mà cũng không xong. Thay vào đó, tôi trở thành một thằng nát rượu.

Lỗi, tất nhiên, không phải tại tôi!Tôi không có cái may mắn sinh ra trong một gia

đình có truyền thống văn học. Từ đời nọ đến đời kia, cả dòng họ tôi chưa từng có ai cầm bút. Họ chỉ cầm ly. Riêng bên ngoại, không mấy khi có người tỉnh táo. Ngoại tôi và mẹ tôi đều uống, và đều xỉn dài dài.

Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà. Tôi hư là phải (giá). Ngay từ lúc ấu thơ, tôi đã suốt ngày loanh quanh bên bàn tiệc. Do đó, những giai thoại về văn chương thơ phú thì tui mù tịt chớ chuyện quanh bàn nhậu thì (ôi thôi) tui biết nhiều vô số. Sẵn đang rảnh nên xin kể (một) nghe chơi.

Cuối thập niên năm mươi, khi chế độ Đệ I Cộng hòa ở miền Nam bắt đầu có tai tiếng về tính chất

độc tài, thì dân làng nhậu hay truyền tai chuyện (tiếu lâm) này:

“Có một ông lớn hầm hầm chạy vô ty cảnh sát, lôi một phụ nữ ra khỏi xe, nói như hét:

“Mấy anh điều tra vụ này liền cho tui.”Vài tiếng sau, ông nhận được điện thoại. Đầu

dây bên kia, giọng một nhân viên cảnh sát (nghe) có vẻ rụt rè:

“Dạ, thưa ông, con mẹ nhận tội rồi.”“Tội gì?”“Cộng sản nằm vùng.”“Ý trời, tui biểu mấy anh điều tra về vụ khác.

Nó ở nhà tui, và vợ tui mới mất cái hột xoàn, tìm hòai không ra, hiểu chưa?”

Chuyện giễu này được kể ở tất cả các quán nhậu của miền Nam, và nghe xong thì dân chúng “ở vùng địch tạm chiếm” đều bò lăn bò càng ra cười mệt nghỉ. Không ít người cười tới té ghế luôn.

Người Việt quả là thích cười đùa. Điều đáng tiếc là không phải lúc nào (và ở đâu) họ cũng có cơ hội cười cợt thỏai mái, hả hê như vậy.

Cùng thời điểm này, ở bên kia vĩ tuyến cũng có một chuyện giễu cợt hơn nhiều nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng ai cười, cười thầm hay cười lén (chắc) cũng không luôn. Và câu chuyện này - thay vì chỉ để kể quanh bàn nhậu, cho vui - đã được báo chí miền Bắc đồng loạt loan tin (“Vụ xử án gián điệp ở Toà án Nhân dân Hà Nội”) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép, nghe cứ y như thiệt vậy. Xin chầm chậm, lật lại vài trang (*) báo cũ - đã úa vàng và phủ bụi thời gian:

Báo Thủ đô Hà Nội ( 21/01/1960): “Tên Nguyễn Hữu Đang thú nhận: ‘Báo Nhân

văn có tính chất chính trị ngay từ số 1′. ‘Mục đích của tờ báo là khích động quần chúng cùng với chúng tôi chống lại lãnh đạo’. Để đạt mục đích ấy, - đây vẫn là lời của tên Đang - chúng tôi đã dùng lối bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, các bài báo của chúng tôi không đúng sự thật, cứ viết bừa nói bừa, chuyện không nói có và nói toàn những vấn đề quan trọng để gây những tác hại lớn.”

Báo Quân đội nhân dân (21/01/1960):“Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi

đã gây hòai nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.

Tháng 12 - 2012 Trang 17

Báo Nhân dân (21/01/1960):“Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ,

bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …”

Báo Văn học (05/02/1960):“Nguyễn Hữu Đang thú nhận: ‘Tư tưởng của

chúng tôi là phản động nên chúng tôi ra tờ báo Nhân văn để chống đối lãnh đạo, kích động quần chúng làm áp lực đấu tranh’. Ngoài báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang còn dùng nhà xuất bản Minh Đức làm một công cụ để chống cách mạng. Y cung khai: ‘Tôi đã biến nhà xuất bản Minh Đức thành một công cụ chống lãnh đạo.’”

Báo Thời Mới (21/01/1960):“NĂM TÊN GIÁN ĐIỆP PHẢN CÁCH MẠNG,

PHÁ Hoại HIỆN HÀNH CÚI ĐẦU NHẬN TỘINguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu,

bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam”.

Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:

… Gót nhọc men về thung cũQuì dưới chân quêTrăm sự cúi đầuXin quê rộng lượngChút thổ phần bò xéo cuối thôn(”Ăn năn” - Phùng Cung)Nguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn

lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một bụi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân bụi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người… Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).

Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như) chỉ là …một giấc ngủ trưa – với rất nhiều ác mộng!

Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”

Thiệt là mừng muốn chết!Cớ sao “cách mạng” lại “chiếu cố” đến Nguyễn

Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) tới cỡ đó? Một trong những nguyên do, có thể thấy được, là vì ông đã không chịu chấp nhận điều mà ông gọi là sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXH-CNVN.

Trên Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, Nguyễn Hữu Đang còn (trót dại) lật cái mặt nạ đang đeo của Đảng CSVN:

“Hòa bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tra-nh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe dọa chính trị trắng trợn…”

Ông đã bị mang đi chôn (sống) bằng bản án mười lăm năm tù, và vùi dập cho đến chết chỉ vì lên tiếng đòi hỏi một thể chế pháp trị “chính qui” như vậy.

Năm mươi năm sau, khi “Bàn Về Chính Danh Trong Thể Chế Pháp Trị”, một công dân Việt Nam khác – ông Lê Công Định – cũng đã phải một lỗi lầm (chí tử) tương tự, khi chỉ ra cho mọi người thấy “mặt thật” của những kẻ đang nắm quyền bính tại xứ sở này:

“Không cần phải chờ đến kết quả ‘bầu cử’ vào ngày 26 và 27 tháng 6/2006 vừa qua tại Quốc hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt

Người Dân Số 268Trang 18

Nam lần thứ X, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị nào sẽ đảm nhận những chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ...

Dư luận không hề ngạc nhiên khi biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng lần lượt được ‘tấn phong’ vào những vị trí then chốt đó.…

Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là ‘đảng trị’, chứ không phải ‘pháp trị’.”

Lê Công Định đã bị bắt giữ. Tất cả các cơ quan truyền thông của nước CHXHCNVN đều đồng loạt đưa tin là ông đã… nhận tội (rồi) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép – như họ đã từng dùng để nhục mạ Nguyễn Hữu Đang, năm mươi năm trước.

Trí nhớ của những người làm báo ở Việt Nam, xem chừng, không được tốt; hoặc giả tâm địa của họ hơi bị xấu. Còn giới lãnh đạo của xứ sở này [Việt Nam] thì rõ ràng là kém cỏi cả hai: về tâm địa cũng như ký ức.

Với tất cả quyền lực trong tay thì có khó khăn gì trong chuyện bắt một người đem giam, ép họ phải nhận tội để xin khoan hồng, rồi mang rêu rao (một cách hể hả) trên mọi phương tiện truyền thông.

Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Nội nhưng cứ theo lời kể của ông Phùng Quán thì đây là nơi :

Chín người - mười cuộc đời rạn vỡBị ruồng bỏ và bị lưu đầy…Nguyễn Hữu Đang chỉ là một trong vô số những

nạn nhân mà “cuộc đời rạn vỡ,” trong thời gian hơn năm mươi mà những người cộng sản nắm được quyền bính ở Việt Nam. Xin đừng ai ảo tưởng rằng nhà đương cuộc Hà Nội lại sẽ có thể tiếp tục gây những tội ác tương tự lên cuộc đời của Lê Công Định.

Thời thế đã đổi. Gió đã chuyển rồi. Hãy để dành “những lời thú tội” và “xin khoan hồng” cho những phiên tòa sắp tới, khi mà những kẻ tội phạm đích thực (của cả dân tộc Việt) sẽ bị mang ra xét xử - trong tương lai (rất) gần thôi.

DỐT NÁT VÀ NGỤY TÍN“Chỉ khi nào có sự thay đổi chế độ để nước ta trở

thành DÂN CHỦ thực sự, mới mong có sự cãi tổ toàn diện cho nền giáo dục VN. Bằng không, tất cả mọi

sửa chữa chỉ là VÁ VÍU và sẽ không đi đến đâu.”Khách Qua Đường – độc giả trang Dân Luận.

Tháng Chín năm 1975, giáo sư Lý Chánh Trung được mời ra Hà Nội để tham dự Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất. Chuyến đi được ông kể lại, với rất nhiều hào hứng:

“Ra Bắc, gặp một cô lái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư Lý Chánh Trung không? Đúng là tôi. ‘Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm...’

Lý Chánh Trung tấm tắc đưa ra nhận xét: Trình độ văn hóa ngoài Bắc cao. Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc Lý Chánh Trung ở trong Nam...” (Miền Đất Lạnh – Nguyễn văn Lục, ĐCV).

“Chiến tranh như thế” (rõ ràng) cũng có điểm rất ... hay, và người Việt quả là một dân tộc rất ... lạ. Họ chỉ đọc sách trong thời chiến thôi hà. Gần bốn mươi năm sau, sau khi đất nước hoà bình và thống nhất, và sau khi trình độ văn hóa (thấp) ở miền Nam đã được nâng lên cho bằng với văn hoá (cao) ở miền Bắc, trong một cuộc phỏng vấn dành cho VietNam-Net – vào ngày 3 tháng 5 năm 2012 – ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, kiêm Giám Đốc Thái Hà Books) rầu rĩ cho biết:

“Người Việt đọc chưa đến 1 cuốn sách/năm! Không thiếu những cuốn sách quý chở tư tưởng hiện đại và tư duy mới về Việt Nam, được dịch thuật một cách kì công. Nhưng câu chuyện về vỏn vẹn 500 bản in cho mỗi đầu sách quý này, tính trên số lượng 88 triệu dân – tức là chỉ có xấp xỉ 0,00057% dân số tiếp cận – quả là một con số giật mình.”

Chưa hết, báo Dân Trí vừa cho phổ biến công bố của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Toàn Cầu (World In-tellectual Property Organization) – theo đó “VN đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.”

Thảo nào mà ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội, đã bầy tỏ sự lo lắng “rằng trong các vụ tụ tập, biểu tình phản đối Trung Quốc, cũng có đa số là những người khiếu kiện đất đai bị lợi

Tháng 12 - 2012 Trang 19

dụng để gây phức tạp về an ninh – trật tự.” Tương tự, ông Nguyễn Văn Bình, TGĐNHVN,

cũng phàn nàn y như vậy: “Do dân trí VN chưa cao, nên người dân không biết ngân hàng nào tốt hay xấu.”

Ở nước ngoài, Đại Sứ Đỗ Xuân Đông cũng có nỗi băn khoăn tương tự: “Giá trị dân chủ là cái đích, mà tất cả chúng ta đều mong tiến tới. Nhưng trình độ dân trí của dân ta còn thấp lắm, nên chưa thể làm như vậy được.”

Thế còn quan trí?Câu trả lời xin được dành cho một nhân vật (rất)

có thẩm quyền, nhà báo Trương Duy Nhất:“Trong thành phần Chính phủ, tôi cũng có quen

vài người. Hôm nọ ngồi tiếp chuyện một vị, ổng bất chợt hỏi:

– Nghe nói chú có nhiều bài viết hay lắm, tìm thế nào để đọc được?

Tôi thật thà: – Ôi, anh nhiều việc thế chắc nói dài dòng không

nhớ nổi đâu. Tốt nhất cứ vào gút- gồ gõ chữ Trương Duy Nhất là ra hết !

Vậy mà ổng trợn tròn mắt: – Gút- gồ là cái chi rứa ? Thật tình không dám cười vì sợ thất thố!“Ông Trương Duy Nhất (rõ ràng) là một người vô

cùng lịch sự và tế nhị. Không phải nhà báo nào cũng có được những phẩm chất cao quí đó.

Bà Phạm Thị Hoài (rành rành) là một “nhà” như thế:

“Những lời hùng biện nổi tiếng của Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang có nguy cơ nhường vị trí đầu bảng cho phát ngôn của Bí thư Thành ủy Hải Phòng ngày 17.2.2012 tại CLB Bạch Đằng, trong đó ông Nguyễn Văn Thành cảnh báo nguy cơ từ tai nạn truyền thông về sự cố trong lãnh địa do ông cai quản, với hơn 1500 bài báo và ‘5 triệu người vào mạng Gú gờ chấm Tiên Lãng’...

Khả năng của Gú gờ là vô tận, chúng ta biết. Nhưng vẫn bị bất ngờ, mà chính Gú gờ cũng sửng sốt. Một chương mới trong lịch sử internet sắp mở. Gú gờ còn có thể chấm rất nhiều thứ khác.

Trước hết là chấm sự dốt nát của vị tiến sĩ kinh tế, cử nhân luật, cử nhân Anh văn Nguyễn Văn Thành, người lãnh đạo cao nhất của Hải Phòng, thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ ba trong toàn quốc, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở vị trí đó, theo cơ chế chia ghế của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành hiện là ủy viên Ban Chấp hành

Trung ương và có thể lên đến ủy viên Bộ Chính trị.Ai cũng có cái dốt của mình. Dốt mạng không

phải là tội. Nhưng trường hợp ‘Gú gờ chấm Tiên Lãng’ cho thấy hai điều đáng gọi là rùng rợn:

Thứ nhất, tác giả của phát minh nói trên, ông tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, là một trong 175 người lãnh đạo cao nhất của 90 triệu người Việt Nam, tức thuộc giới thượng lưu chính trị của đất nước. Thứ hai, một sự dốt nát như thế chỉ có thể dõng dạc diễn thuyết như thế, khi nó chắc mẩm rằng cử tọa còn ngu dốt hơn nhiều.”

Tôi đồ chừng rằng bà Phạm thị Hoài có thành kiến hay tư thù (chi đó) với ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Văn Thành nên mới nặng lời đến thế. Chứ sự dốt nát của hai quan chức này (nói nào ngay) cũng không tệ hại gì cho lắm, nếu so với một vị lãnh đạo (kính yêu) khác – ông Nguyễn Tất Thành: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.”

Tất nhiên không phải mọi người họ Nguyễn đều nói năng bậy bạ và nhảm nhí như quí ông Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn Thành, hay Nguyễn Tất Thành.

Xin đơn cử một thí dụ, ông Nguyễn Gia Kiểng: “Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm, chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố, và tội ác.”

Bác Kiểng nói không sai nhưng (e) hơi bị thiếu. Nếu thêm hai chữ (“dốt nát”) nữa vào cuối câu – chắc chắn – nghe sẽ đầy đủ và thuận nhĩ hơn:

“Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố, tội ác, và ... dốt nát.”

Họa cộng sản sẽ qua và (rất) có vẻ sắp qua nhưng nghèo khó, bạo lực, tội ác, và dốt nát (chắc) sẽ còn ở lại hơi lâu. Bao lâu thì tùy vào cái cách chúng ta tiếp nhận, cũng như xử lý những “di sản” thổ tả này trong những ngày tháng tới.

Riêng đối với sự dốt nát, hãy thử nhìn sang nước láng giềng xem người dân Miến Điện đang rục rịch phản công lại với giặc dốt ra sao trên mảnh đất khốn cùng của họ – theo như tường thuật của Từ Khanh, từ Yangon:

“Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 ‘trường’ tư. Đúng hơn nên gọi là ‘trường thí’, vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)... Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon....

Người Dân Số 268Trang 20

Khái niệm ‘trường’ sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám, xa trung tâm Yangon vài chục cây số...

Sau suốt ngày dài, chúng tôi từ giã bốn ngôi trường trong tâm trạng buồn bã nhưng tràn đầy hy vọng và phấn khích.

Nền giáo dục Miến Điện, như ở mọi thể chế không tự do, bị thui chột và đồng dạng. Bảy mươi phần trăm sinh viên đại học đều học hàm thụ, mỗi năm chỉ tập trung ở trường tám ngày. Trên năm mươi phần trăm trẻ em thất học. Những đứa trẻ được đến trường công thì cha mẹ phải đóng phí học thêm để thầy giáo kèm thi. Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.

Dù thực trạng não nề nhưng một con đường mới đang thắp sáng trước mắt. Những ngôi trường của bà Aung San Suu Kyi là một định hướng chiến lược, dù gần ba trăm giáo viên tình nguyện đang dạy trên 20.000 học sinh đều chưa qua trường lớp sư phạm, phần lớn mới học xong trung học. Một khởi sự đầy nhọc nhằn trong bầu khí dân chủ đang chuyển biến ngoạn mục trên quê hương đã quá nhiều lầm than.

Bắt đầu trang bị cho thế hệ mới những điều không được nói trên nửa thế kỷ qua từ khi nhà độc tài Ne Win chiếm quyền năm 1962. Bắt đầu công khai cấy ý thức dân chủ, thế nào là quyền căn bản của con người. Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh. Họ đã đạt được mục tiêu đó. Những chuyển động tài bồi dân trí hiện nay đang hướng về những kiến thức thời đại. Dạy làm người hiền lương là điều khó nhất nhưng họ làm được, trang bị những tri thức thời đại là điều tất nhiên sẽ thành.”

“Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.” Chùa chiền, thánh thất, giáo đường ở Việt Nam không có cái may mắn đó. Đám tướng lãnh ở Yangon (xem chừng) cũng không chuyên nghiệp và chu đáo như những vị lãnh tụ kính yêu ở Hà Nội hay ở Bắc Kinh, theo như ghi nhận của Dương Kế Thằng:

“Từ nhà trẻ đến đại học, sứ mệnh chính là cấy thế giới quan cộng sản vào tâm trí của học sinh, sinh viên các cấp. Các viện nghiên cứu khoa học xã hội, đoàn văn công, cơ quan truyền thông và trường học tất thảy đều trở thành công cụ cho sự độc quyền của Đảng về tư tưởng, tinh thần và quan điểm, và

tất cả các cơ quan này liên tục tham gia nhào nặn tâm hồn của thế hệ ...

“Trong hoàn cảnh suy nghĩ và thông tin bị bưng bít như vậy, chính quyền trung ương dùng bộ máy độc quyền của mình cho công tác lâu dài là làm cho mọi người thấm nhuần các giá trị cộng sản đồng thời phê phán và bài trừ bất cứ giá trị nào khác. Bằng cách này, tâm trí của giới trẻ hình thành những cảm xúc rõ rệt và sâu sắc về đúng/sai và yêu/ghét, và những cảm xúc đó hóa thành niềm khao khát mãnh liệt muốn biến các lí tưởng cộng sản thành hiện thực. Lúc đó, bất cứ lời nói hay hành động nào phản đối hay đi chệch khỏi những lí tưởng này sẽ bị toàn thể mọi người nhất loạt đả kích(*).”

Nạn nhân của chế độ quân phiệt, ngó bộ, dễ thoát hơn là nạn nhân của chế độ cộng sản – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”

Từ Khanh, qua bài viết thượng dẫn, cũng có nhận xét (gần) tương tự: “Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bĩ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc. Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày.”

Về tín ngưỡng, cũng như về văn hoá – xem chừng – nước Việt không có những ưu điểm tương đồng. Vì thế, trong việc đối phó và xóa bỏ vô số những điều ngụy tín đã thấm sâu vào lòng người, dân Việt chắc sẽ gặp rất nhiều trở lực. Dù vậy, chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân. (**)

Chú thích của Tác Giả:(*) Dương Kế Thằng – Nền chính trị hại dân của Mao

trong thời kì Đại Nhảy vọt ở Trung Quốc: Lời nói đầu cho cuốn “Bia mộ” (2). Nguồn: Tạp chí “Trung Hoa đương đại” (2010), số 19 (66), tháng 9, trang 755-776). Bản tiếng Anh (The Fatal Politics of the PRC’s Great Leap Famine: the preface to Tombstone). Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra; © 2012 Bùi Xuân Bách, Phạm Nguyên Trường, Phạm Vũ Lửa Hạ.

(**) Alan Phan – Gạch Nối Giữa Giáo Dục Và Tự Do.

Tháng 12 - 2012 Trang 21

ĂN HỌC VÀ ĂN NÓI“Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng dậy đạo đức

cho mình thì dễ chịu hơn.” Bùi Ngọc Tấn

Tôi không rành ngoại ngữ nên chỉ đoán non, đoán già rằng nhân loại (chắc) không mấy ai “đam mê” chuyện ăn uống như là dân Việt: ăn tết, ăn giỗ, ăn khao, ăn cưới, ăn đám, ăn mừng ... Ngoài ăn trưa, ăn tối, ăn chiều và (thỉnh thoảng) ăn vặt, ăn hàng – như đa phần thiên hạ – người Việt còn ăn chực, ăn ké, ăn chơi, ăn dặm, ăn quà, hay ăn vặt ... suốt ngày.

Và cách ăn của chúng ta, xem ra, lại (thường) không được thanh nhã hay tử tế gì cho lắm: ăn bẩn, ăn vụng, ăn hớt, ăn bớt, ăn xén, ăn chận, ăn lường, ăn quỵt, ăn theo, ăn mảnh, ăn lẻ, ăn gian, ăn không, ăn vạ... Đó là chưa kể đến chuyện ăn mày, ăn xin, ăn nhặt ... hoặc ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, và tệ nhất là ăn tiền, ăn hối lô, hay còn gọi một cách bóng bẩy là tham nhũng!

Trong giới hạn cho phép của một bài báo ngắn, câu chuyện hôm nay chỉ xin giới hạn vào hai chuyện (nhỏ) có liên quan đến miếng ăn: ăn học và ăn nói.

Vi tham nhũng nên dù sống trong một quốc gia có con số xuất khẩu lúa gạo cao nhất thế giới, nhiều người dân Việt vẫn không đủ cơm ăn – theo như tường trình của báo Dân Trí , đọc được vào hôm 5 tháng 09 vừa qua:

“Ở Huổi Chát, ở Mường Tè, ở vùng cao, việc đầu tiên của những cô giáo trước ngày khai trường, không phải là nghĩ ra các khoản thu, nghĩ ra cách thu tiền mà là ‘dân vận’ để cha mẹ học sinh đồng ý đưa con đến trường. Không thể có giáo dục nếu như không có những ngôi trường. Nhưng cũng không thể có những ngôi trường nếu như không có học trò. Chỉ buồn là giáo dục ở vùng cao không thể tách rời chuyện miếng cơm manh áo. Huổi Chát tất nhiên không phải ngoại lệ....

Miếng cơm manh áo thúc vào sườn họ đau và bức bối đến mức ước mơ đôi khi chỉ là bát cơm có miếng thịt. Và cái chữ, vì thế cũng là thứ gì đó xa xỉ, thậm chí xa lạ. Chúng tôi đi từ Văn Chấn, Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, ngược lên Phong Thổ, Mường Tè, qua 9 điểm bản và nhận ra một điều rằng, ở bất cứ trường học vùng cao nào cái khó nhất của thầy trò nơi đây chính là bữa ăn...”

Cái đói, tất nhiên, không chỉ giới hạn ở những vùng thượng du miền Bắc mà hiển hiện khắp mọi nơi. Tại một phiên chợ sớm, họp lúc nửa khuya và tan lúc trời

vừa hừng sáng – tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế – phóng viên Như Ý và Văn Long đã ghi lại được nhiều hình ảnh mưu sinh (nhọc nhằn) của những bé thơ miền núi:

“Em Hồ Thị Nhơn, 5 tuổi (thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo) thức dậy từ 2h đêm với mớ rau má mang đi. Em Hồ Thị Hiền, học sinh THCS Hồng Quảng đang ngồi bên chậu hến. Hồ Thị Hiền tâm sự: ‘Buổi chiều, khi cô giáo cho lớp nghỉ là em lên cái suối xa để mò con hến, rồi chờ đến sáng sớm mai để đem xuống chợ.’ Mỗi lon hến tươi của Hiền có giá 1.000 đồng. Em vẫn đi mò thường xuyên, và sau mỗi buổi chợ em có được 10 đến 15 ngàn để giúp mẹ cải thiện bữa ăn gia đình và mua thêm sách vở.”

Không cần phải là thầy bói, người ta cũng đoán được rằng trên bàn tay của các em Hồ Thị Nhơn và Hồ Thị Hiền không có đường học vấn; hoặc, lỡ có, chắc cũng ngắn thôi. Không đứa bé nào có thể tiếp tục thức dậy lúc hai giờ sáng để em hến đem rau ra chợ bán, xong vội vã đến trường, rồi tan trường lại lật đật đi hái rau mò hến .... cho buổi chợ hôm sau mãi mãi.

Đời sống có những nhu cầu ưu tiên sắp sẵn: ăn – học. Cơm chưa có đủ ăn, áo chưa có đủ mặc. Nói chi đến chuyện học hành cho nó thêm rách việc.

Miếng ăn ở miền xuôi, về cơ bản, coi như tạm ổn. Chuyện ăn/học không còn là một vấn nạn lớn cho phần đông dân chúng. Tuy nhiên, người dân lại phải đôi diện với một vấn nạn khác: ăn/nói.

“Sếp ăn dữ quá...Một chuyến đi Hồng Kông về được là bao. Sếp xuống gặp thuyền trưởng nói thẳng: Chuyến này lo cho hai trăm triệu nhé... Hai trăm trịệu chứ ba trăm triệu cũng phải nôn ra. Thế là anh em lại phải đóng góp. Đây chỉ là khoản đóng góp đột xuất thôi. Các chuyến khác thấp hơn nhưng vẫn phải bảo đảm chỉ tiêu...những buổi họp cán bộ chủ chốt, đến hội nghị công nhân viên chức, sếp lên nói chuyện. Sếp toàn nói về những điều to lớn hệ trọng, về toàn tâm toàn ý xây dựng xí nghiệp, xây dựng chủ nghĩa xã hội, về năng động sáng tạo, và chống lãng phí tham ô, về vấn đề phát huy tinh thần làm chủ, đấu tranh xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nói mà không hề ngượng nghịu, không hề vấp váp.

- Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.

- Cái tài của các sếp chính là ở chỗ ấy. Có thế mới làm sếp được...” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008,197).

Theo Khánh Phương tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá “nói bằng ngôn ngữ trực quan của mồ hôi, nước

Người Dân Số 268Trang 22

mắt, máu, và cả tiếng thở dài” về “những góc khuất của đời sống và con người” trong một công ty đánh cá quốc doanh, khi Việt Nam vừa bước vào Thời Kỳ Đổi Mới.

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, “các sếp” mỗi lúc một “ăn dữ” hơn và “nói” cũng nhiều hơn mà chả hề “ngượng nghịu” hay vấp váp” gì ráo trọi. Về chuyện ăn, gần đây, blogger Đào Tuấn ghi nhận:

“Ngày 5-6-2006, tại kỳ họp thứ 8, QH khóa XI, Báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận đã đề cập tới nhiều vấn đề ‘chưa được giải quyết’, ‘chưa chuyển biến rõ’, thậm chí ‘ngày càng nghiêm trọng hơn trước. Điểm tên cụ thể một số vụ án tham nhũng điển hình: vụ xây dựng khu du lịch ở Khánh Hòa; dự án nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2; mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện các tỉnh; vụ Cảng Thị Vải trong ngành dầu khí và tất nhiên, vụ tham nhũng, tiêu cực tại Ban quản lý các dự án PMU 18, báo cáo đánh giá: Tham nhũng lãng phí ‘ngày càng nghiêm trọng hơn trước’... Điều này không khó hiểu khi mức độ thiệt hại chỉ của riêng một tập đoàn đã gây lãng phí bằng tất cả các vụ từ năm 2006 đến nay cộng lại.”

Cái “tập đoàn” mà Đào Tuấn vừa đề cập đến đã được tác giả Nguyễn Trung chỉ tên và mô tả như sau:

“Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Vinashin khởi hành chuyến đi đầu tiên từ Văn phòng của Thủ tướng với quyết định 103/QĐ- TTg và cái đích đến là 10% thị phần đóng tàu biển của thế giới… Sau bốn năm hành trình và chưa rời bến được bao xa thì Vinashin đã chìm xuống biển sâu... dù vụ đắm tàu Vinashin không cướp đi những mạng người, nhưng cơn ác mộng của nó gây ra không phải là nhỏ. Hàng chục ngàn người mất việc. Nhiều công ty bị đẩy đến bờ vực phá sản hay chìm ngập trong nợ nần vì hùn hạp làm ăn với Vinashin, vì nhận thầu của Vinashin. Nhiều gia đình, mà trong có nhiều người về hưu, thương bệnh binh lâm vào sự khó khăn túng quẫn vì đã lỡ cho Vinashin vay mà không đòi được tiền.”

Dư luận, trong cũng như ngoài nước – xem ra – đều có vẻ đồng thuận với nhận xét khắt khe, thượng dẫn. Theo phân tích của blogger Đào Tuấn, Vinashin chỉ là một cái bánh vẽ. Còn theo tuần báo Trẻ – phát hành từ Dallas, Texas – cái gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, thiệt ra, đúng là một “cái máy rửa tiền.”

Nó rửa đâu cỡ chừng ... vài tỉ Mỹ Kim! Xong, ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng nói

tỉnh queo: “Quyết tâm năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”

Trong khi chờ đợi “cái mới” này thì nhà báo Ngô Nhân Dụng khám phá ra một “cái mới” khác:

“Hết cái lỗ hổng Vinashin lại đến cái lỗ ALC II! (Ban kiểm toán công ty ALC cuối tháng 10, 2010 cho biết, năm 2009 ALC II lỗ tới 3,004 tỷ đồng bạc Việt Nam (gấp 8.5 lần vốn điều lệ chỉ có 350 tỷ). Công ty ALC II làm thất thoát số tiền của Nhà nước tới 4,617 tỷ đồng. Trong số các món nợ có đến 60% là nợ xấu, tức là người vay không trả được đúng hạn! Trong ba tháng cuối năm 2009, ALC II thiếu 1,763 tỷ đồng không có tiền để trả ai hết; và đến cuối năm 2010 đã thất thoát 4,000 tỷ”.

Rồi ổng than trời: “Đã bao năm khai thác tài sản của nước Việt Nam, sức lực của người Việt Nam, không biết bao giờ đến lượt cái tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng mới về hưu?”

Bác Ngô Nhân Dụng nói chuyện về hưu khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (Công Chức Bị Buộc Thôi Việc Nếu Hai Năm Liền Làm Việc Kém) đọc được trên tờ Dân Trí vào ngày hai tháng 7 năm 2009:

“Có hai trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc, gồm: có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản; bị cơ quan, tổ chức, đơn vị cho thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ... Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày một tháng giêng năm 2010.”

Bây giờ là tháng 11 năm 2012, tuyệt nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy “tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng sắp hay sẽ về hưu” hết trơn hết trọi. Đã thế, theo BBC: “tại một buổi nói chuyện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật ngày 21/10 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công chức nhà nước phải có lòng tự trọng để khỏi rơi vào tình trạng tham nhũng.”

Ông Dũng khiến tôi lại nhớ đến đoạn văn thượng dẫn (trong “Biển Và chim Bói Cá” của Bùi Ngọc Tấn):

“Sếp toàn nói về những điều to lớn hệ trọng, về ... xây dựng chủ nghĩa xã hội, về năng động sáng tạo, và chống lãng phí tham ô, về vấn đề phát huy tinh thần làm chủ, đấu tranh xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nói mà không hề ngượng nghịu, không hề vấp váp.

- Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.

- Cái tài của các sếp chính là ở chỗ ấy. Có thế mới làm sếp được...”

Đúng là tài ăn/nói!

,

Tháng 12 - 2012 Trang 23

,

CÔNG AN VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CÔNG AN

Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho

toàn dân tộc. - Huy Đức

Bữa rồi, vừa mới đặt mắt vào trang Dân Luận đã thấy hình – ngó buồn thiu – cùng với những lời càm ràm của nhà báo Trương Duy Nhất:

“Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi.

Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra…

Một ‘biên bản lấy lời khai’ được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi ‘Tôi không đồng ý với cách ghi lời khai’ bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”.

Trước đây, đã có bữa, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng cằn nhằn (nghe) y chang như vậy:

“Mà thằng Tây gian ác cũng lạ… Nó cóc có Ban Tư tưởng, cóc có A25, cóc có hàng chục cơ quan, hàng trăm người thò tay, thò chân vào nắn nắn từng con chữ như chế độ độc lập, tự do bây giờ. Trong thời Tây, nô lệ muôn vàn, gian ác muôn vàn, không hiểu các bố nhà văn ta hồi ấy tự do sáng tác ở đâu ra mà sinh ra không biết bao nhiêu là kiệt tác truyền tới hôm nay…”

‘Trong thời Tây nô lệ muôn vàn’ và ‘gian ác muôn vàn’ thưở trước, nói nào ngay, Việt Nam không có đủ kiểu và đủ cỡ công an như hiện nay: công an giao thông, công an vũ trang, công an kinh tế, công an tôn giáo, công an biên phòng, công an phòng chống tội phạm, công an môi trường, công an an ninh, công an hình sự, công an tư pháp, công an hải quan, công an phi trường, công an bến cảng...”

Đất nước này, không chừng, dám là xứ sở duy nhất có một lực lượng được mệnh danh là Công An Văn Hoá (cùng với một thứ văn hoá đặc thù mà nhà báo Bùi Tín đặt tên là nền Văn Hoá Công An) có mặt ở khắp mọi nơi – từ hè phố đông người, vào

đến trong trong đồn kín: “Thỉnh thoảng người ta lại mở một đợt càn quét

vỉa hè. Phải nói sức sống vỉa hè thật là dai dẳng. Hàng đoàn công an, phòng thuế, quản lý thị trường, khu phố… giằng từng quang rau muống, xách từng sảo cà chua, thu từ nồi bún riêu, rá xôi. Vỉa hè sạch bách được vài ngày. Rồi như Phạm Nhan, nó lại mọc ra. Lại phải mở một đợt càn quét mới. Biết bao giai thoại, huyền thoại chung quanh việc đó. Nào là một anh quản lý thị trường kéo cái thúng của bà bán xôi đội trên đầu xuống, thế là cả một nồi cứt ụp lên mặt anh ta. Rồi chuyện mấy anh liên ngành thu nồi bún riêu vào trụ sở đang ngồi đánh chén với nhau thì bà bán bún vào, bà móc túi lấy ra mấy quả chanh để các thủ trưởng dùng ‘vì riêu nhà em hôm nay ít chua.’” ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 43).

Khi vào miền Nam, ảnh hưởng tính ôn hoà của sông nước Cửu Long, Văn Hoá Công An – xem ra – có phần xuê xoa hơn chút xíu:

Samit nói ít hiểu nhiềuBa Con Năm (555) vừa nằm vừa ký.

Qua đến Thời Kỳ Đổi Mới, tác giả Hồ Phú Bông có nhận xét như sau:

“Thế giới bắt đầu đổ tiền của đầu tư vào ViệtNam. Tài nguyên, biển, đảo, đất đai, cộng thêm sức cần cù lao động của nông dân, công nhân nghèo khó, ‘Đảng ta’ đem đánh đổi tất cả cho Trung Cộng và Tư Bản để chia chác lợi nhuận. Cũng chẳng cần che dấu, bất cứ nơi nào cơ ngơi của ‘Đảng ta’cũng bề thế hơn của chính phủ. Đảng ủy, Chính trị viên bao giờ cũng nắm trọn quyền lực. Tài sản của đảng viên, viên chức, con cái và gia đình giàu nứt đố đổ vách trước sự cùng khốn của cả ¾ dân số cả nước. Kỳ công nầy là phần thưởng tự chia chác của tầng lớp cai trị và phe cánh.”

Phần thưởng của phe công an, tất nhiên, không nhỏ. Nhờ thế, tô bún riêu, điếu thuốc lá (thời bao cấp) không còn là nhu cầu thiết thân hàng ngày của họ nữa.

Phú quí sinh lễ nghĩa. Đám công an, từ đó, mỗi lúc một thêm quan quyền và quan cách. Họ có thể bóp cổ người dân chỉ vì “đi xe máy và bật đèn pha quá sáng” – theo tường thuật của báo Dân Trí:

“Ông Nguyễn Văn Thanh (Phó trưởng Công an xã Long Hòa, thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã dừng xe anh Bùi Văn Hùng, trói tay chân rồi cùng 2 người khác đánh đập, bóp cổ cho đến khi anh Hùng bị kiệt sức. Lý do chỉ vì nạn nhân đi xe máy

Người Dân Số 268Trang 24

và bật đèn pha quá sáng. Sự việc xảy ra tối 5/7, tại ấp Tân, xã Long Hòa. Anh Hùng dọa sẽ tố cáo, liền bị ông Thanh dùng chân đạp thẳng vào mặt anh nhiều lần.”

Dùng chân “đạp thẳng vào mặt người dân” không phải là phương cách tác nghiệp riêng biệt của ông Nguyễn Văn Thanh ở Tiền Giang, hay ông Nguyễn Đức Minh ở Hà Nội. Cứ theo như “sưu tập” của tác giả Trương Nhân Tuấn (đọc được trên trang Thông Luận) thì công an ở bất cứ đâu cũng đều tai quái như thế cả:

- Ngày 8/8, anh Nguyễn Văn Hô, trong lúc đi xe đạp ngang qua đồn công an phường Thanh Xuân, Hà Nội, đã bị hai công an chạy từ trong đồn ra gọi giật lại, rồi bị đánh nhiều lần vào đầu, ngực, tát và giật tóc. Lý do chỉ vì anh Hô bị vẩu nặng, răng chìa ra, theo lời hai công an thì “trông ngứa mắt”, “như trêu tức chúng ông”.

- Ngày 4/6, chị Trần Thị Thắm, mua bán đồng nát, đã bị ông Trần Nguyên, phó đồn công an ở thị xã Phú Thọ, bắt giam 24 tiếng. Lý do là chị đã rao “Ai sách báo giấy cũ bán đêêê….” quá to làm mất giấc ngủ trưa của ông Nguyên. Theo người dân xung quanh kể lại, chị Thắm đã bị bắt tự tay đốt hết đống giấy và các-tông thu lượm được trong ngày, và bị dán băng dính vào miệng trước khi được thả ra về

- Ngày 24/3, đầu bếp và chủ nhà hàng thịt chó Hồng Cẩu ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã bị bốn công an đuổi đánh. Hai người này phải nhảy xuống ao bơi mới thoát được trận đòn. Lý do là món dựa mận của nhà hàng “không được nhừ”, ngoài ra lại bị “hết bánh đa”. Không bắt được chủ quán, bốn công an quay lại đập phá bát đũa, bàn ghế...

Chỉ vì bật đèn quá sáng, rao hàng quá lớn, hay nấu món rựa mận không nhừ mà người dân Việt bị công an đạp vào mặt, dán băng dính vào miệng, hay tẩn cho nhừ đòn là chuyện thường ngày – lâu nay – vẫn xẩy ra ở huyện. Nó đã trở thành truyền thống văn hóa, Văn Hóa Công An.

Và với thời gian thì mức độ tàn ác của cái thứ văn hóa bạo ngược này mỗi lúc một đáng ngại, theo như nhận xét (tổng quát) của blogger Lê Anh Hùng:

“... như vụ việc Đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ huy quân lính bắn xối xả vào nhà ông Đoàn Văn Quý ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5/1/2012 để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, rồi sau đấy lại tự vỗ ngực huênh hoang rằng đó là ‘trận đánh đẹp’; vụ Trung tá Nguyễn Văn Ninh (Hoàng Mai, Hà Nội)

đánh ông Trịnh Xuân Tùng gẫy cổ ngày 28/2/2011, khiến ông tử vong nhưng chỉ bị Toà án Hà Nội tuyên xử 4 năm tù giam; vụ anh Nguyễn Công Nhựt chết tại đồn công an huyện Bến Cát (Bình Dương) với nhiều thương tích trên người, song phía công an lại thông báo là anh Nhựt ‘tự nguyện ở lại đồn công an trong 4 ngày từ 21-25/4/2011 rồi tự tử vì ân hận’, còn viên cảnh sát được giao điều tra vụ việc khi anh Nhựt đang bị tạm giữ thì trắng trợn gạ tình vợ đương sự; hay hiện tượng tiêu cực ngày càng ngang nhiên và lộ liễu trong lực lượng CSGT suốt bao năm qua, v.v...”

Sau “trận đánh đẹp” ở Hải Phòng của đại tá Đỗ Hữu Ca, nền Văn Hoá Công An còn vượt lên cao hơn nữa qua câu nói của Trung Tá Vũ Văn Hiển (“tự do cái con c...”) vào ngày 24 tháng 9 – khi đương sự nhìn thấy một thanh niên VN, mặc áo có in dòng chữ “tự do cho những người yêu nước.”

Rồi nó lên đến đỉnh cao chói lọi sau khi đại tá Nguyễn Sáu - Thủ Trưởng Cơ Quan An Ninh Điều Tra tỉnh Long An - khẳng định:

“Chúng tôi thực hiện đúng thủ tục tố tụng. Một ngày sau khi khởi tố và bắt tạm giam bị can Nguyễn Phương Uyên, cơ quan điều tra gửi thông báo cho gia đình Uyên ở Bình Thuận. Từ lúc cơ quan điều tra gửi thông báo gia đình bị can Uyên nhận phải mất vài ngày chứ không phải không thông báo như một số thông tin trên mạng đã nêu.”

Theo nhận xét của blogger Lê Diễn Đức thì đây “là một người khoác mã đại diện pháp luật nhưng trong não bộ trống rỗng kiến thức về pháp luật, hoặc là một kẻ trơ tráo, vô liêm sỉ và coi thường dư luận. Một sự dối trá chính danh, được ký tên đóng dấu!”

Đỗ Hữu Ca, Vũ Văn Hiển, Nguyễn Sáu ... không phải là những kẻ mới từ trên Giời rơi xuống. Họ đều sinh trưởng trong lòng cách mạng Việt Nam, và đều là thành quả tự nhiên của chế độ công an trị.

Chế độ này đã từng có vị Bộ Trưởng Công An đầu tiên, tên Trần Quốc Hoàn, là một kẻ sát nhân (trong vụ thảm sát hai chị em bà Nông Thị Xuân và Nông Thị Vàng) và vị Bộ Trưởng Công An đương nhiệm, tên là Trần Đại Quang, là một kẻ đang bị dư luận kết án về tội “đổi trắng ra xanh” và “man khai lý lịch cũng như bằng cấp.”

Những tên vô lại này sẵn sàng nhúng tay vào bất cứ tội ác nào – miễn là “còn Đảng còn mình”, cho dù là đảng cướp.

Tháng 12 - 2012 Trang 25

ĐIỀM TRỜI GÌ ĐÂY?

Mỹ Lộc

Đúng một tuần lễ trước ngày bẩu cử tổng thống Hoa Kỳ (6.11.2012), đêm 30.10, tại bờ biển Đại Tây Dương nổi lên trận cuồng phong Sandy kinh hoàng lớn nhất trong lịch sử. Trời rung đất chuyển có thể là những điềm trời báo trước những biến cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình thế giới.

SẮC BẤT BA ĐÀO DỊ MỊCH NHÂN <*>Đúng ngày TT Obama đắc cử, ngày 6.11.2012, có tin

tướng 4 sao David Petraeus, 60 tuổi, giám đốc CIA từ 6.9.2011, ngoại tình với cô Paula Broadwell. Ông nhận lỗi và đệ đơn từ chức vào ngày 9.11.

Paula là thiếu tá tình báo trừ bị, theo học US Military Academy (Westpoint), có chồng là Scott Broadwell, chuyên viên quang tuyến X, và 2 con. Cách nay 4 năm, Paula viết luận án tiến sĩ chủ đề là biệt tài lãnh đạo đầy sáng tạo của tướng Petraeus, vì thế thường xuyên làm việc với Petraeus. Tháng 6.2010, Petraeus, thay tướng Stanley McChrystal, sang A Phú Hãn chỉ huy chiến trường. Broadwell sang tận A Phú Hãn gặp ông tướng 6 lần lấy thêm tài liệu luận án tiến sĩ, hoàn thành cuốn tiểu sử “All In: The Education of General David Petra-eus”. Sau khi sách xuất bản, Paula xuất hiện nhiều lần trên CNN, Fox, vv... được hỏi ý kiến về các vấn đề to lớn như chính sách Hoa Kỳ tại A Phú Hãn, nội chiến Syria, Iran sử dụng kỹ thuật hạch tâm, vv.. Paula cũng là nghiên cứu viên tại Center for Public Leadership của ĐH Harvard. Khi nghiên cứu tiểu sử tướng Petraeus, Paula thực tình khâm phục ông và hai người yêu nhau say đắm từ mùa thu 2011 nhưng ý thức được là mối tình tội lỗi nên đến mùa hè 2012, họ đồng ý chấm dứt.

Tuy phải xa nhau nhưng Paula vẫn thầm yêu David nên khi thấy ông sắp bị sa ngã vào tay một người đàn bà khác đầy thủ đoạn, bèn tìm cách bảo vệ ông. Người đàn bà ấy là Jill Kelley, nhũ danh Jill Khawam. Jill lấy Scott Kelley, bs phẫu thuật ung thư ở Tampa, Florida, mua một dinh thự đồ sộ $1.5 triệu nhìn ra vịnh Tampa. Năm 2010, Chase kiện vợ chồng Kelley đòi $25,880 tiền nợ thẻ tín dụng và nợ mua nhà không trả.

Chị em song sinh của Jill là Natalie Khawam, một luật sư lương sơ sơ $270,822/năm, kiện chánh sở tài

chánh hãng Cohen, Alan Goldberg, về tội sách nhiễu tình dục. Cô viện cớ khi đòi công tác phí thì ông này hỏi sao cần tiền, cô nói là mẹ độc thân và cần trả luật sư ly dị. Goldberg đáp, “Cô có cặp đùi đẹp, luật sư không bỏ rơi cô đâu”. Cohen nói Natalie có tiền án nói dối tòa án. Năm 2010, Natalie bỏ hãng, khai phá sản, ly dị chồng là Grayson Wolfe. Chánh án Neal Kravitz phán Natalie thiếu thành thật và chính trực, ra lệnh Nata-lie trả Wolfe $350,000 án phí và cho Wolfe độc quyền nuôi con trai. Tháng 9 vừa rồi, Natalie lại kiện xin thăm con nhiều hơn. Hồ sơ tòa án cho biết hai ông tướng Pe-traeus và John Allen, chỉ huy chiến trường A Phú Hãn, đều có gửi thư cho tòa, can thiệp cho Natalie.

Nhà Kelley gần căn cứ KQ MacDill, nơi đồn trú Bộ Chỉ Huy Trung Phần (Central Command). Jill Kelley nổi tiếng trong giới thượng lưu (socialite), thường tổ chức những buổi tiếp tân cho gia đình các tướng lãnh nên được vinh danh là sứ thần giao tế (social ambassa-dor). Bà còn được cấp thẻ tự do ra vào căn cứ MacDil, nơi Petraeus chỉ huy Central Command từ 2008 đến 2010, với tướng 4 sao John Allen là chỉ huy phó. Cả hai đều thường xuyên đến nhà cặp Kelley. Hôn lễ của Anne Petraeus, con Petraeus, có PTT Joe Biden tham dự. An ninh bố trí rất nghiêm mật, thế mà chị em Jill và Natalie cũng được mời, cho thấy gia đình Petraeus và Kelley thân nhau thật! Khi Petraeus chuyển sang A Phú Hãn, Jill hàng ngày vẫn điện thư cho ông. Gần đây, Jill nhận được 5 bức điện thư hăm dọa từ một người vô danh và một bức thứ sáu nói biết cả ngày giờ Jill có hẹn với tướng Petraeus và khuyên Jill xa ông ra.

Jill có người bạn là Frederick Humphries, 47 tuổi, nhân viên FBI, nổi tiếng trong vụ “âm mưu khủng bố thiên niên kỷ”, phá vỡ kế hoạch đánh bom phi trường Los Angeles vào đêm giao thừa 1999 của Ahmed Ras-sam, thành viên al Qaeda người Algerie, và trong vụ điều tra Youssef Megahed và Ahmed Mohamed, cả hai bị bắt tại South Carolina cùng tang vật thuốc nổ. Năm 2010, Humphries được bổ nhiệm điều khiển toán Liên tịch Lực lượng Đặc biệt Khủng bố (Joint Terror-ism Task Force) của FBI ở Tampa và liên lạc viên căn cứ MacDill, vì thế quen Jill Kelley. Mùa hè vừa rồi, Jill cho hắn xem các bức điện thư hăm dọa để xin ý kiến. Theo New York Times, Humphries e rằng vụ này có nguyên nhân chính trị và liên lạc với DB Dave Re-ichert, R-Wash. Reichert giới thiệu Humphries với chủ tịch đa số Hạ Viện Eric Cantor, R-Va. Cantor báo cho giám đốc (GĐ) FBI, Robert Mueller. Nhưng luật sư của Humphries bảo y “báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo đúng nội quy FBI” chứ không khi nào tiết lộ nội

Người Dân Số 268Trang 26

vụ với các dân biểu vì thừa biết làm thế là tiêu tùng sự nghiệp. Do Humphries báo cáo, FBI mở cuộc điều tra mới biết tác giả các bức điện thư là Paula Broadwell, từ đó lòi ra vụ ngoại tình Petraeus-Broadwell.

Paula Broadwell bị nghi là đã thu thập các tài liệu quân sự, kể cả các tài liệu mật. Bà nhận với FBI có lấy số tài liệu ấy từ các công ốc được bảo mật, lưu trữ trong máy điện toán riêng và sẵn sàng trao lại cho FBI khi họ đến nhà bà tối 12.11.2012. Là một sĩ quan tình báo trừ bị, bà có quyền đọc các tài liệu ấy, vì thế chưa biết công tố viện có truy tố bà hay không. Vụ này quan trọng đến nỗi ngày 14.11, giám đốc FBI Mueller và ông phó, Sean Joyce, phải điều trần trước các Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện và Thượng Viện. Mueller có thể phải đích thân bào chữa cho FBI vì bị lưỡng Viện khiển trách đã không báo tin cho quốc hội trước khi truyền thông phổ biến. Nội Quy FBI cấm thảo luận những vụ án hình sự đang diễn tiến. Giám đốc xử lý thường vụ CIA, Mi-chael Morell, cũng phải gặp lưỡng Viện để giải thích.

Tháng 7.2011, tướng Allen thay Petraeus ở A Phú Hãn. Ông liên lạc với Jill Kelley, qua 20,000 đến 30,000 trang tài liệu và điện thư, từ 2010 đến 2012. Các quan chức khẳng định ông không làm gì sai trái. Một quan chức bảo Fox News, “Những ai xem xét các điện thư cho rằng phải trình vấn đề lên bộ trưởng Quốc Phòng và bộ trưởng quyết định đưa sang tổng thanh tra. Ông không đưa việc này ra ánh sáng nếu không có nguyên nhân chính đáng”. Nếu có bằng chứng là Allen, đã có vợ, lại ngoại tình với Kelley thì, theo Quân Luật, ông phạm trọng tội. TT Obama đã chỉ định Allen làm chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Âu Châu kiêm Chỉ huy tối cao Liên quân NATO, chỉ còn đợi Thượng Viện chuẩn y đầu 2013. Nay bộ trưởng Quốc Phòng Panetta đề nghị, và Obama đồng ý, đình hoãn việc bổ nhiệm này nhưng vẫn để Allen tạm giữ chức ở A Phú Hãn.

Có thể liệt Jill Kelley vào loại “đàn bà chết người” (femme fatale), nhiều thủ đoạn, ưa danh vọng hão, thích giao du thân mật với những giới quyền quý. Dù sao thì “sắc bất ba đào dị nịch nhân”, thời nào và ở đâu cũng thế.

AI MÀ LẤY THÚNG ÚP VOI <**>Mối tình tay ba, tay tư, tay năm... gây ra những hậu

quả nghiêm trọng liên quan đến hai đại tướng danh tiếng bực nhất Hoa Kỳ, và chưa biết còn những ai nữa, đến nay cả tổng thống, lưỡng viện Quốc Hội, Ngũ Giác Đài, CIA, FBI, chưa ai tuyên bố đã biết được hết.

Trên tờ Foreign Affairs, ngày 13.11.2012, trong bài “Could Petraeus scandal enable fiscal cliff deal by di-

verting media glare?” (Có thế nào vụ tai tiếng Petraeus khiến có thể đối phó với tình huống tài chánh cheo leo bằng cách đánh lạc hướng cái nhìn soi mói của truyền thông?), Liz Marlantes bình luận: “Với truyền thông khóa chặt vào vở siêu kịch liên quan đến cựu giám đốc CIA và người viết tiểu sử của ông – và bây giờ đang gài bẫy các quan chức hàng đầu khác – tranh cãi ồn ào về đề tài tài chánh cheo leo mù mờ không còn được chú trọng nhiều như dự đoán. Điều này có thể giúp ích”.

Nếu vụ ngoại tình này chỉ được dùng để đánh hỏa mù thì còn là nhẹ. Nặng hơn, nhiều khi nó lan sang lãnh vực quốc gia đại sự: chính phủ tiền hậu bất nhất trong vụ tấn công tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Benghazi, Libya khiến đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ thiệt mạng.

Xin tóm tắt biến cố tại Benghazi, Libya nói trên ngày 11 tháng 9, 2012:

9g30, bọn tấn công trang bị súng phóng lựu đến bao vây 3 mặt lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Benghazi, Libya, phá cửa trước và tường phía đông. Khoảng 20 người Mỹ từ trong bắn ra. Lãnh sự quán không hề được bảo vệ kiên cố và không có thủy quân lục chiến nào ứng chiến. Bọn tấn công bắn lựu đạn, vào được bên trong. Toán bảo vệ người Lybia cầu cứu. Họ không tìm được ông Stevens. 10g, lãnh sự quán bốc cháy. Quân chính phủ Libya đến tăng cường, gác cổng trước, cổng sau. 10g45, nhân viên an ninh Mỹ cố chiếm lại tòa nhà chính nhưng không được, phải di tản sang trạm CIA kiên cố hơn, cách lãnh sự quán 1.2 dặm, trên 2 chiếc xe. 12g30, bọn hôi của vào kéo ông đại sứ ra. 1g sáng, ông đại sứ được đưa đến Trung tâm Y tế Benghazi nhưng đã chết, có lẽ vì bị ngạt khói. 1g30, toán cứu viện Mỹ từ Tripoli đến phi trường Benghazi và lái xe đến trạm CIA. 2g, đợt tấn công thứ nhì bắt đầu, có bằng chứng là đã được hoạch định từ trước và có phối hợp. Khi nhân viên Mỹ định rời khỏi trạm CIA thì bị bắn. Hơn 20 nhân viên rút vào trong nhà. Các bảo vệ viên Tyrone Woods và Glen Doherty bị bắn chết. Tờ Times viết: “Bọn tấn công đã bố trí sẵn, im lặng quan sát khi toán tiếp cứu gồm cả 8 nhân viên dân sự của bộ Ngoại Giao vừa đáp xuống phi trường Benghazi, đến bằng những đoàn xe lớn. Trận tấn công này ngắn thời gian hơn trận tấn công đầu nhưng phức tạp và tinh vi hơn. Nó là một cuộc phục kích”. Từ 3g đến 4g sáng, các lực lượng an ninh Libya tìm thấy xác đại sứ Stevens tại bệnh viện Benghazi. 6g30, những người Mỹ sống sót và xác 4 người Mỹ về tới Tripoli. Ngày 28.10.2012, trung tá Tony Schafer nói với Fox News rằng có tin cho biết TT Obama theo dõi cuộc tấn công lãnh sự quán ở Beng-

Tháng 12 - 2012 Trang 27

hazi trực chiếu qua hình ảnh do máy bay không người lái chụp và truyền về suốt 7 tiếng đồng hồ. Schafer bảo, “Chỉ có tổng thống có thể ra lệnh cứu những người Mỹ đang bị quân khủng bố tấn công và tổng thống hiển nhiên được thông tin về tình hình đang diễn biến... Và câu hỏi trở thành: “Tổng thống đã làm hay không làm cái gì trong khi ông nhìn sự kiện diễn ra? Ông -- chỉ có ông – có thể ban chỉ thị cho bộ trưởng Quốc Phòng Panetta làm cái gì đó”.

Chính phủ đang bị chất vấn về nhiều điểm thiếu minh bạch, trong đó có hai điểm chính:

1/ Tổ chức nào tấn công lãnh sự quán Mỹ?Theo tin hành pháp, vào khoảng 8 giờ, một bọn

Hồi giáo tụ tập quanh lãnh sự quán để phản đối phim “Innocence of Muslims” lảm ở Mỹ. Tuy nhiên, theo CBS, những người chứng kiến bảo không hề có biểu tình chống Mỹ bên ngoài lãnh sự quán. Tờ New York Times cũng báo cáo, “Các nhân chứng Libya, kể cả 2 bảo vệ của tòa nhà, nói rằng vùng chung quanh lãnh sự quán yên tĩnh cho đến khi bọn tấn công đến”.

Ngày 13.11.2102, trưởng trạm CIA gửi báo cáo về Hoa Thịnh Đốn. Ngày 15, CIA gửi Quốc Hội các điểm thuyết trình (briefing points) nói rằng “Các cuộc biểu tình ở Benghazi tự phát, do các cuộc biểu trước tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Cairo kích động và biến thành một vụ tấn công trực tiếp”. Một phân tích gia của CIA cũng điều trần rằng các điểm thuyết trình của cơ quan tình báo gửi Tòa Bạch Ốc thảo ngay sau vụ tấn công minh thị sự khẳng định rằng al-Qaeda giữ một vai trò trong cuộc tấn công. Nhưng sau khi đi qua các khâu, đoạn nói về al-Qaeda bỗng biến mất. Nay lại có tin là văn phòng của Clapper làm chuyện cắt xén báo cáo của CIA.

Sau khi các ủy ban tình báo Quốc Hội đòi xem tài liệu, Tòa Bạch Ốc đổi giọng, bảo là có lẽ cuộc tấn công là do nhóm có liên hệ với al-Qaeda và trước đó, và không có công chúng biểu tình. Ngoại trưởng Hillary Clinton, bỏ đi công du quốc ngoại liên tục trong suốt thời gian đó, đổ cho “sương mù chiến tranh” đã gây ra các báo cáo mâu thuẫn.

Anne Flaherty, Associated Press, ngày 18.11.2012, giải thích: “Các đảng viên Cộng Hòa tố cáo rằng có sự che đậy kiểu Watergate, cáo giác các phụ tá Tòa Bạch Ốc giấu liên hệ khủng bố trong thời gian tiến đến cuộc bầu cử tổng thống ngày 6.11 để các cử tri không chất vấn về khẳng định của Obama rằng lực lượng al-Qaida đã giảm thiểu... Tuần lễ trước, trong cuộc điều trần kín trước các ủy ban, cựu giám đốc CIA David Petraeus bảo điều nói về al-Qaida đã bị rút ra từ phiên bản cuối cùng của các điểm thuyết trình tuy ông không

biết chắc ai hay cơ quan liên bang nào đã xóa nó” (Congress wants to know who created Benghazi ‘talk-ing points,’ why terrorism link was omitted).

Nhiều tuần lễ trước cuộc bầu cử, Obama và Biden đã khoe lớn “al-Qaeda đang trên đường thất bại và Osama bin Laden đã chết”.

Như thế, hành pháp có thể mắc hai tội: nói dối là cuộc tấn công là do dân tự phát nổi lên và sửa chứng từ. Tướng Petraeus, là giám đốc CIA, phải biết rõ những điều này. Hành pháp rất có thể phải tìm cách “khóa mõm” ông lại, ít nhất là cho đến khi bầu cử xong, để ông đừng khui những gì có hại cho việc Obama tái đắc cử. Gần như chắc chắn chính phủ đã biết cuộc ngoại tình Petraeus với Broadwell, nhưng không khui ra vì, tuy là một lỗi đạo lý, nó không phải là một tội trạng, Nay cần, nó là một vũ khí lợi hại để bắt bí giám đốc CIA vì ông này biết quá nhiều những điều chính quyền muốn giấu.

Ngày 14.11.2012, trên Newsmax.com, trong bài “Krauthammer: Tòa Bạch Ốc có thể dùng chuyện ngoại tình của Petraeus để ảnh hưởng lời cung khai vụ Benghazi”, Bill Hoffmann viết “Nhà bỉnh bút Charles Krauthammer của Washington Post, tối Thứ Ba [13.11] nói trên đài Fox News, chương trình Special Report, “Đây là người [Petraeus] biết rằng hành pháp nắm vận mệnh ông trong tay. Và ông làm chứng hoàn toàn không đúng với điều mà bộ trưởng Quốc Phòng đã nói hôm trước, không đúng với điều mà ông nghe từ trạm trưởng ở Tripoli, và với tất cả những gì chúng ta đã nghe... Ông hiểu rằng chức vụ, danh tiếng, sự nghiệp, trọn đời vinh quang của ông nằm trong tay hành pháp. Và ông chờ mong họ sẽ bảo vệ ông bằng cách giữ kín. Đó là điều liên hệ hai vụ tai tiếng với nhau. Và đó là điều duy nhất khiến cho vụ tai tiếng tình dục có lý” (“Krauthammer: White House May Have Used Petra-eus Affair to Influence Benghazi Testimony”).

Nhưng tại sao Obama cần mua chuộc tướng Petraeus để ông phải khai gian?

Ngày 15.11.2012, Sarah Parnass viết: “...Krautham-mer [như Hoffmann thuật trên đây] có vẻ ám chỉ rằng tác giả cuốn sách về chiến tranh ở A Phú Hãn và Iraq [tức Petraeus] nói dối Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện để tự cứu khi ông bảo vụ tấn công là tự phát, khích động bởi phim “The Innocence of Muslims”. Khi tướng Petra-eus thuyết trình, không ai ở Tòa Bạch Ốc biết FBI điều tra liên hệ của Petraeus với Broadwell.

Cựu chánh án Tối cao pháp viện New Jersey, Andrew Napolitano, viết một bài Op-ed [opposite the editorial page] trên Washington Times ngày 14.11, bảo rằng rõ

Người Dân Số 268Trang 28

ràng Petraeus bị ép từ chức để bắt ông im lặng. Ông không phỏng đoán là im lặng về cái gì. Cuối tháng 10, Petraeus đến Libya điều tra nhân viên CIA có mặt ở Benghazi đêm bị tấn công. Những ám chỉ rằng Petra-eus che đậy cho Tòa Bạch Ốc vô tình sa vào (play into) một lý thuyết rộng hơn chung quanh các giới bảo thủ rằng các quan chức hành pháp Obama muốn Petraeus và đại sứ tại LHQ, Susan Rice, cố tình đánh lừa dân Mỹ sau vụ tấn công ở Benghazi.

Tns Lindsey Graham, R-S.C. và John McCain, R-Ariz. bảo Jon Karl của đài ABC hôm Thứ Tư [14.11] rằng họ sẽ chống việc Obama bổ nhiệm Rice làm ngoại trưởng, Graham bảo ông không “tin bà ấy”.TT Obama trong buổi họp báo đầu tiên sau khi đắc cử, bênh vực, ‘Bà ấy xuất hiện là do Tòa Bạch Ốc yêu cầu và đã cho sự hiểu biết tốt nhất theo tin tức tình báo đã được cung cấp cho bà. Nếu tns McCain và tns Graham và những người khác muốn kiếm chuyện với ai đó [có ngon] thì hãy kiếm chuyện với tôi này’” (“Some Conservatives Voice Petraeus Conspiracy Theories” trên ABC OTUS News). Obama nổi tiếng hùng biện nhưng ít khi thấy ông trổ tài hùng biện -- và cả hùng hổ -- đến thế. Cái gì đã khiến vị tổng thống có tiếng là lỳ mất bình tĩnh? Cùng ngày 15.11, Frontpagemag.com có bài “Để ca tụng Lindsey Graham đã đương đầu với đích thực thủ phạm vụ Benghazi)”, sau khi thuật lại cuộc đối đáp giữa Obama và hai tns, bình luận: “Theo chỉ thị tòa Bạch Ốc, Rice liên miên nói dối dân Mỹ về nguyên nhân của vụ thảm sát Benghazi, táo bạo mô tả việc hạ sát bốn người Mỹ, kể cả đại sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens, là hậu quả của việc bạo loạn tự phát bởi cuốn video hắc ám về Mohammed, tuy rằng hành pháp thừa biết rằng đó là kết quả của một vụ tấn công khủng bố jihad có phối hợp. Tại cuộc họp báo hôm qua, Obama hùng hổ (vigorously) bênh vực Rice và việc trình diễn đáng xấu hổ của bà, cảnh cáo Graham và McCain rằng nếu họ phản đối Rice thì sẽ có vấn đề với ông. Còn lâu mới lùi bước, Graham đáp môt cách đanh thép rằng ông đã có vấn đề với Obama rồi, vì chính những lần tổng thống tránh né nhiệm vụ trước, đang và sau vụ vây hãm nhiều giờ đã trực tiếp dẫn đến việc những người Mỹ bị thiệt mạng. Chính vì thế mà những vụ điều trần kiểu Water-gate mà các đảng viên Cộng Hòa trong Quốc Hội triệu tập là bắt buộc” (“In Praise of Lindsey Graham for Confronting the True Benghazi Culprit”). Ngày 16.11, trong một cuộc điều trần kín, tướng Petraeus bảo ông vẫn tin rằng chính bọn khủng bố Hồi giáo đã tấn công lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Benghazi, như thế đã phản lại những gì ông khai hai tháng trước, vào ngày 14.9.

Robert Spencer trên tờ Foreign Affairs ngày 9.11.2012, nhận định: “Obama vội vàng chấp thuận đơn xin từ chức của Petraeus... có thể muốn biết Pe-traeus có dính dấp gì với tuyên bố của CIA ngày 26.10, ‘Không ai ở bất cứ cấp bực nào của CIA bảo bất cứ ai đừng giúp những người cần giúp; khẳng định khác thế giản dị chỉ là không chính xác’. Điều này xảy ra sau khi cùng ngày, Fox News báo cáo rằng, ‘Những nguồn tin ở ngay Benghazi cho biết một yêu cầu khẩn cấp từ trạm CIA xin yểm trợ quân sự trong cuộc tấn công lãnh sự quán Hoa Kỳ và các cuộc tấn công sau đó vài giờ vào chính trạm bị các tầng cấp chỉ huy (chain of com-mand) CIA từ chối -- họ cũng bảo các tổng đài viên CIA hai lần ‘rút lui khỏi vị trí’ (stand down) thay vì giúp toán đại sứ khi nghe thấy tiếng súng vào khoảng 9g40 sáng tại Benghazi ngày 11.9’. Nếu không phải do Petraeus ra lệnh không giúp đại sứ Chris Stevens và nhân viên của ông khi bọn jihad tấn công tòa đại sứ, thì lệnh phải xuất phát từ cấp trên của giám đốc CIA. Do đó, việc Petraeus chối đã ra lệnh chỉ thẳng vào Barack Obama. Và trong khi đại trào truyền thông [main stream] cắm đầu cắm cổ vào sự kiện trước bầu cử, có lẽ Ủy ban Ngoại Giao Hạ Viện phải hỏi Petra-eus đúng là ai đã ra lệnh” (“The Convenient Resigna-tion of General Petraeus”).

Ngày 15.11.2012, trong bài “Các hậu quả của vụ tai tiếng Petraeus” trên FrontPage Magazine, Alan W. Dowd hàm ý có một cuộc mặc cả giữa Obama và Pe-traeus: “ABC News báo cáo rằng Petraeus đi Libya để đích thân tiến hành thẩm định vụ tấn công Benghazi… chỉ vài tuần trước vụ tai tiếng tình dục bùng ra, một cách rất thuận tiện, hai ngày trước cuộc bầu cử tổng thống. Có người, như trung tá hồi hưu Ralph Peters, cho rằng Petraeus biết quá nhiều rằng vụ tai tiếng được dùng để bắt ông im mồm. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Peters bảo, ‘Như hành pháp khẳng định là hoàn toàn ngẫu nhiên mà vụ ngoại tình này nổi lên ngay sau cuộc bầu cử, không phải trước, nhưng ngay sau, nhưng trước khi các đầu xỏ tình báo đến Đồi Cap-itol (Quốc Hội) để bị quay. Là một cựu sĩ quan phân tích tình báo... tôi có thể hoàn toàn sai [nhưng] đây là cách diễn giải của tôi, hành pháp không sung sướng gì với việc Petraeus không chơi banh 100% theo cách tường thuật của đảng họ... Tôi không thích thuyết âm mưu... nhưng việc chọn thời điểm của việc này, ngay sau bầu cử và ngay trước khi Petraeus bị quay tại Capitol Hill, thực sự bốc mùi’” (“Consequences of the Petraeus Scandal”).

Ngày 13.11.2012, trong bài “Phải chăng Petraeus

Tháng 12 - 2012 Trang 29

bị hy sinh cho Obama?” trên FrontPage Magazine, Matthew Vadum tiết lộ một chuyện động trời: “Bây giờ TT Obama đã an toàn vượt qua lằn mốc chót của cuộc tranh cử, ông được thảnh thơi chú trọng vào việc loại bỏ những trở ngại còn sót lại đe dọa kế hoạch “thay đổi tận gốc” Hoa Kỳ của ông (Now that Presi-dent Obama is safely past the electoral finish line, he is free to focus on eliminating any remaining obstacles that threaten his project to ‘fundamentally transform’ the United States). Đã có bằng chứng rằng 2 giờ sau khi phái bộ ở Benghazi, Libya bị tấn công chí tử, Tòa Bạch Ốc của Obama đã biết vụ tấn công này được bọn khủng bố Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda điều động. Thay vì cố giải quyết vấn đề, TT Obama nhẩy lên Air Force One vào ngày kỷ niệm 9/11 và chuồn đi Las Vegas vận động gây quỹ. Các lực lượng Hoa Kỳ, chỉ cách có 1 giờ bay, có thể giải cứu, ngồi dài cổ chờ lệnh không bao giờ đến. Benghazi có thể là Watergate của Obama... Nixon làm một cái gì đó tương đối bình thường; Obama không làm gì cả và khiếm khuyết của ông đã làm hại nhiều mạng sống người Mỹ, kể cả đời một đại sứ đương nhiệm” (“Was Petraeus Sacrificed for Obama?”).

2/ Tại sao TT Obama không cứu đại sứ Stevens?Cựu nhân viên CIA, Clare Lopez, cho rằng nguyên

nhân cái chết của Stevens ở Benghazi là “quan hệ của chính phủ Hoa Kỳ, đại sứ Christopher Stevens và phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Libya với Al Qaeda”.

Tháng 3.2011, Stevens thành liên lạc viên Hoa Kỳ với phe đối lập Libya, điều hành viện trợ Mỹ cho du kích quân chống Gaddafi. Abdelhakim Belhadj, chỉ huy quân sự tối cao, lãnh đạo Nhóm Chiến đấu Lybia Hồi giáo (LIF) lại thân với al-Qaeda. Sau khi Gaddafi chết, LIF giải tán, một số gia nhập nhóm quân ô hợp Ansar al-Shariah (Chiến sĩ Shariah) chính là nhóm đã tham gia vào việc giết Stevens đêm 11.9.2012. Hoa Kỳ chống lại việc cung cấp vũ khí nặng cho các phiến quân Syria. Trạm CIA ở Benghazi có nhiệm vụ thu thập tin tức về việc phân tán vũ khí hôi được từ các kho vũ khí của Gaddafi. Tháng 9.2011, Belhadj, nay là thủ lãnh Hội đồng Quân sự Tripoli, tiếp xúc với các thủ lãnh Quân đội Syria Tự Do ở Istanbul và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để giúp tân chính phủ Libya cung cấp tiền và vũ khí cho loạn quân Syria, phần lớn là đám thánh chiến quân (jihadist), là những chiến sĩ thiện chiến nhất trong nhóm chống lại tổng thống Bashar Hafez al- As-sad. Suốt 2011 và 2012, tàu từ Benghazi băng qua Địa Trung Hải đến Syria và Lebanon chuyển vũ khí cho phiến quân Syria.

Năm 2011, có báo cáo rằng các loạn quân Libya đã lấy được các hỏa tiễn địa không từ kho vũ khí của Gaddafi. Mỹ lo rằng thất thoát đến 15,000 MANPADs (man-portable air defense systems=hỏa tiễn địa-không cầm tay). Phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao, Andrew Sha-piro, nói với USA Today rằng chính quyền Obama lập tức có biện pháp thu hồi các vũ khí này. Đã có dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng đại sứ Stevens được giao trọng trách này?

Tháng 9.2012, tờ Times ở London loan tin một tàu Libya bỏ neo ở Thổ Nhĩ Kỳ, chở chuyến vũ khí lớn nhất (400 tấn) cho Syria, gồm hỏa tiễn cao xạ địa không SA-7 và súng phóng lựu, có thể là từ kho 20,000 hỏa tiễn tầm nhiệt, đa số là SA-7, của Gaddafi. Reuters cho biết quân phiến loạn dùng vũ khí này để bắn hạ trực thăng và phản lực cơ chiến đấu của chính phủ Syria.

Nên biết đại sứ Stevens vừa kết thúc buổi thảo luận với tổng lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ tại lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, lúc 8g ngày ngày 11 tháng 9, 2012, thì đến 9g30 vụ tấn công xẩy ra. Bao nhiêu câu hỏi không có câu trả lời: ĐS Stevens và tồng lãnh sự Thổ đều có văn phòng ở Tripoli, tại sao lại kéo nhau về Benghazi họp vào giờ khuya khoắt như thế? Phải chăng họ bàn việc thu hồi hay phân phối số vũ khí trên chiếc tàu nói trên? Phải chăng họ phải đến Benghazi vì thuyền trưởng chiếc tàu ấy là người Benghazi có thể đã về nhà. Khi thương lượng không có kết quả và tổng lãnh sự Thổ đã ra về, bọn khủng bố đã bố trí sẵn mới ra tay?

TT Obama, tướng Petraeus, bà Clinton phải biết trước và theo dõi vụ thương lượng nói trên. Đáng lẽ họ phải củng cố lãnh sự quán và tăng cường bảo vệ ông đại sứ và các người Mỹ khác trước khi có buổi họp. Khi bị tấn công, lãnh sự quán Benghazi điện về cầu cứu 3 lần. Hoa Thịnh Đốn có thể điều động Bộ Chỉ Huy Phi Châu do tướng Carter F. Hamm cầm đầu hay/và Carrier Task Force Three do phó đô đốc Charles M. Gayouette cầm đầu, đến tiếp cứu. Nhưng họ không nhúc nhích. Có thể là họ muốn ỉm đi một sự kiện Paula Broadwell tiết lộ ngày 26.10 trước hội nghị chuyên đề của cựu sinh viên Đại học Denver: “Tôi không biết nhiều bạn có nghe thấy điều này không, nhưng trạm CIA hiện giữ hai tù nhân là thành viên của quân du kích Libya. Và họ cho rằng tấn công vào lãnh sự quán là một nỗ lực để lấy những tù nhân này về. Vậy điều này hãy còn bưng bít”. Nhưng phát ngôn nhân CIA hôm Chủ Nhật nói với The Daily Beast rằng CIA “không có quyền giam giữ người từ tháng 1.2009 khi Sắc Lệnh số 13491 được ban hành. Hàm ý nào cho rằng cơ quan vẫn còn giữ người là không được thông tin và vô căn cứ”. Paula Broadwell

Người Dân Số 268Trang 30

cũng nói thêm là nhóm Delta Force, “những tay tài ba nhất mà chúng ta có trong nhà binh”, có thể được phái đi tăng cường cho lãnh sự quán ở Benghazi nhưng họ không được phái đi. Thay vào đó, Hoa Kỳ cuốn gói đi ngay lập tức, không kiểm soát lại phạm trường Beng-hazi cho đến nhiều ngày sau, khi đó thì phần lớn trang bị và có lẽ mọi tang chứng đã bị hôi hay phá hoại.

Trong một công văn gửi chủ tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân, tướng Martin Dempsey, bộ trưởng Quốc Phòng, Leon Panetta, viết, “Như vừa xẩy ra mới đây, khi có những sai sót, chúng có tiềm năng soi mòn tín nhiệm của dân chúng vào lãnh đạo của chúng ta và hệ thống thực thi các tiêu chuẩn đạo lý cao của chúng ta. Tệ hơn nữa, chúng có thể tác hại cho việc thi hành nhiệm vụ của chúng ta để bảo vệ dân Mỹ” (Adam Goldman và Eileen Sullivan, “A single spiteful email unlocks a Pandora’s box”. AP 15.11.2012).

Nếu những chuyện trên đây là đúng thì quả là điềm trời nghiệm thật: việc TT Obama tái đắc cử có thể có vấn đề. Nhưng vấn đề này có lẽ không bao giờ được nêu lên vì, 1/ nó quá phức tạp và nghiêm trọng, có thể gây ra những xáo trộn trong nước, vốn đã có đủ thứ vấn đề hầu như nan giải, nay lại thêm việc nghĩ lại về quyết định cuộc bầu cử tổng thống thì có lẽ cả nước “xuống hố cả nút”; và 2/ đa số các cường quốc đã vui mừng gửi điện đến chúc tụng TT Obama tái đắc cử. Có lẽ họ thành thực vì... lợi ích của họ. Chung cuộc, nếu dân Hoa Kỳ bị buộc phải băn khoăn về việc tái tín nhiệm TT Obama thì các cường quốc này sẽ tẽn tò, chẳng còn ra cái ... tổng thống gì cả!

Chú thích của Tác Giả:<**> Đôi câu đối: “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách. Sắc bất ba đào dị nịch nhân” nghĩa là “Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách. Nhan sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người”. Tương truyền là khi Nguyễn Trãi đi học, tan trường gặp mưa lớn, không về được, thầy ra vế trên “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách”, bảo học trò đối. Nguyễn Trãi đối, “ Sắc bất ba đào dị nịch nhân”. Thầy khen hay nhưng bảo về sau sẽ bị hại vì đàn bà đẹp. Lại có thuyết khác cho rằng vế trên là của thượng thư Đàm Thận Huy dạy học trò. Vế dưới là của Nguyễn Giản Thanh, sinh năm 1482, người làng Me, huyện Đông Ngàn, nay là Từ Sơn, Bắc Ninh, sau đỗ trạng nguyên, nên được gọi là Trạng Me. Nguyễn Chiểu Huấn đối, “Nguyệt hữu loan cung bất xa nhân”, nghĩa là trăng có cái cung chẳng bắn ai. Một học trò thứ ba đối, “Phẩn bất uy quyền dị sử nhân”, nghĩa là cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người. Cụ thượng phán: Về vế đối của Nguyễn Giản Thanh: “Câu này đối hay lắm, giọng văn này có thể đỗ trạng nguyên nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp”. Về vế đối của Nguyễn Chiểu Huấn, “Câu này kém sắc sảo nhưng tỏ ra khí chất hiền hòa, sau này sẽ lảm nên, cuộc sống sẽ chu toàn”. Về vế đối của học trò thứ ba, “Sau này sang nhưng là hàng bỉ lậu”. Mấy lời cụ thượng đoán trước đều đúng cả. <**> Ca dao: “Ai mà lấy thúng úp voi, úp sao cho khỏi lòi vòi lòi đuôi”.

OBAMA THĂM SUU KYI

Kim Bảng

Tổng thống Obma vừa đắc cử nhiệm kỳ II được mấy ngày đã vội vàng tuyên bố sang thăm ba quốc gia Đông Nam Á. Ông sẽ đến Phnom Penh ngày 18 để dự thượng đỉnh thường niên của khối ASEAN mà Cao Miên là chủ tịch đương nhiệm, đặc biệt lần này không có sự tham dự của Tàu. Sau đó, ngày 19, ông sẽ đến Miến Điện và cuối cùng là Thái Lan.

Nhiều bình luận gia cho rằng ông hơi hấp tấp. Ngày 9.11.2012, Dan Murphy của tờ Foreign Af-fairs bình luận: “Chuyến đi của Obama được ghi là từ 17 đến 20.11 sẽ gồm cả những trạm dừng chân ở Thái Lan, Cao Miên và Miến Điện, như là một phần của việc ông đang thúc đẩy chính sách Hoa Kỳ ngày càng tăng tập trung vào Á Châu... Nếu mọi sự đều hanh thông, sự khai thông vào Miến Điện của chính phủ Obama sẽ được ghi xuống như là một thành tựu chính sách ngoại giao chính, và quan trọng hơn nhiều là một dấu hiệu cho một tương lai tươi sáng hơn cho hơn 48 triệu dân Miến. Nhưng cũng có những thách thức và cạm bẫy phía trước... Hy vọng rằng Obama không đi Miến Điện quá sớm” (“Obama to visit Myanmar, an overture to a one-time pariah”).

Theo thiển ý, nếu có sự hấp tấp thì đó là hấp tấp có chủ ý. Dĩ nhiên, ban tham mưu của tổng thống đã cân nhắc kỹ lưỡng việc này và đã có kế hoạch ngay cả trước ngày bầu cử.

Chuyến đi của Obama có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Obama muốn chứng tỏ rằng ông tự tin là sẽ đắc cử nên sau khi có kết quả bầu cử, ông đã bắt tay ngay vào việc. Và ông muốn cho thấy việc quan trọng nhất là xác định sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Bằng chuyến thăm Miến Điện, ông cũng muốn cám ơn bà Suu Kyi và tổng thống Thein Sein đã giúp ông đạt được một thắng lợi nổi bật trong chính sách ngoại giao. Ông có thể khoe nhiều thành tích khác nhưng đều có người khen kẻ chê. Thành tích chuyển hóa thể chế Miến thì không ai phủ nhận. Nó chứng minh hai điều, một là chế độ độc tài quân phiệt khống chế nhân dân suốt cả mấy chục năm

Tháng 12 - 2012 Trang 31

cũng có thể chỉ trong thời gian ngắn hoán cải thành dân chủ với Hoa Kỳ hỗ trợ, hai là anh hưởng của Tàu dù được củng cố đến đâu cũng vẫn có thể bị rũ bỏ. Thành tích này có thể coi là kiệt tác của Obama trong nhiệm kỳ một. Hy vọng ông sẽ thành tựu một kiệt tác nữa trong nhiệm kỳ hai tại Việt Nam.

KIỆT TÁC CỦA OBAMANgày 8.11.2012, Pierre Selger của ASIE INFO

loan tin: “Tháng 11.2011, Barack Obama đã điện thoại cho Aung San Suu Kyi để được đảm bảo là bà nắm vững việc chuyển tiếp dân chủ đang tiến hành. Sau khi được xác nhận, tổng thống đã quyết định cử ngoại trưởng Hillary Clinton sang Miến Điện. Hoa Thịnh Đốn có ý trở thành đối trọng của ảnh hưởng ngày càng tăng của Tàu trong vùng, cũng muốn ngỏ ý hậu thuẫn hoàn toàn cho những nỗ lực cải cách do tổng thống Thein Sein chỉ đạo. Vừa mới tái đắc cử, tổng thống Mỹ đã có thể đánh dấu bước đầu của nhiệm kỳ mới bằng cách củng cố sự thân thiện này” (Barack Obama annoncé en Birmanie”).

Ngày 8.11.2012, trong bài “Barack Obama đến Miến Điện để gặp Aung San Suu Kyi” (Barack Obama en Birmanie pour rencontrer Aung San Suu Kyi) có nhận định: “TT Mỹ tái đắc cử đã tiếp nhà đối lập Miến tháng 9 vừa qua. Lần này, chính Barack Obama lại đến gặp Aung San Suu Kyi vào ngày 19 sắp tới” (http://www.elle.fr/Societe/News/Barack-Obama-en-Birmanie-pour-rencontrer-Aung-San-Suu-Kyi-2243582#).

Ngày 9.11.2012, Howard LaFranchi, phóng viên của báo Foreign Affairs, nhận định: “Đi Miến Điện ngày 19.11, Obama sẽ trưng bầy một trong những thành quả chính sách ngoại giao của nhiệm kỳ đầu của ông... Dân biểu Dân chủ Joseph Crow-ley khu New York, một nhà hoạt động lâu năm cho cải cách Miến Điện, ngày 8, sau khi tòa Bạch Ốc loan tin chuyến đi của Obama, bảo: ‘Chuyến thăm Miến Điện của TT Obama có cơ hội là biện pháp có ý nghĩa nhất trong nỗ lực ủng hộ nhân quyền và dân chủ tại Miến Điện’... Walter Lohman, giám đốc Asian Studies Center tại Heritage Founda-tion ở Hoa Thịnh Đốn... nhấn mạnh lực lượng cải cách nổi bật của Miến Điện, nhà hoạt động Aung San Suu Kyi, ủng hộ việc các lãnh tụ quốc tế viếng thăm nước bà, kể cả Obama. Ông bảo, ‘Ở Phnom Penh, Obama phải tập trung vào các vấn đề hàng hải ở biển Nam Hoa và thông điệp của ông phải chú trọng đến việc giải quyết những yêu sách ấy

mà không cần phải dùng đến cưỡng bách’. Ông nói thêm, điều này có thể làm Tàu bực mình... Tàu không muốn đẩy hẳn Hoa Kỳ ra. Họ đánh giá rằng một hiện diện nào đó của Hoa Kỳ giúp duy trì ổn định. Nhưng cuối cùng, họ nhắm vào việc tạo ra một trật tự mới trong vùng, ở đó Hoa Kỳ có một vai trò thu hẹp” (“What Obama will accomplish with a visit to Myanmar”).

Ngày 9.11.2012, tờ Al Jazeera có trụ sở tại Doha, Qatar bình luận: “Sự hiện diện của Obama tại Miến Điện sẽ làm nổi bật cái mà chính phủ của ông coi như là một thành tựu về chính sách ngoại giao của nhiệm kỳ đầu và một triển khai có thể đương đầu với ảnh hưởng Tàu ở một vùng quan trọng về phương diện chiến lược” (“Obama to make historic visit to Myanmar”).

Tất nhiên Tàu phải thấy điều này, nhưng để giữ sĩ diện, vẫn làm ra vẻ “hoan hỉ”.

Ngày 9.11.2012, Aung Hla Tun và Matt Spet-alnick của Reuters bình luận: “Ở Bắc Kinh, Tần Quang Vinh (Qin Guangrong), bí thư tỉnh ủy Vân Nam, bên lề Đại Hội Đảng, bảo Tàu không thấy quyền lợi bị đe dọa bởi chuyến thăm của Obama. Ông nói với các phóng viên, “Chúng tôi hiểu và ủng hộ ước vọng của nhà cầm quyền Miến Điện muốn mở cửa để thành một bộ phận của thế giới. Chúng tôi tin rằng các lãnh đạo Miến sẽ vận dụng trí tuệ của họ để hướng dẫn việc mở cửa của nước họ. Họ biết rằng nhân dân Tàu luôn luôn là các bạn chân thành của Miến Điện” (“Obama to make landmark visit to Myanmar this month”).

Tòa Bạch Ốc loan tin chuyến công du Đông Nam Á của TT Obama đúng vào ngày khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản XVIII Tàu, ngày 8.11.2012, để xác định thế hệ cầm quyền thứ 5, có thể là để cảnh báo các lãnh tụ mới của Tàu nên nhìn cái gương Miến Điện mà thay đổi chính sách.

THOÁTÁCH TÀUMỹ đôi khi có chính sách ngoại giao rất “quân tử

Tàu”, không chơi với các lãnh đạo quốc gia độc tài, vi phạm nhân quyền và dân chủ.

Vì thế, Miến Điện đã một thời bị Hoa Kỳ, kéo theo cả Tây phương, cấm vận, bị cô lập với thế giới bên ngoài. Tàu lợi dụng cơ hội, mua chuộc các tướng lãnh để trục lợi. May cho Miến Điện là có được một Suu Kyi kiên cường tranh đấu ròng rã suốt hai chục năm. May hơn nữa lại có một tướng lãnh hướng thiện, biết cải tà quy chính để thành

Người Dân Số 268Trang 32

tổng thống Thein Sein. Ông có một toán chuyên đọc báo chí trong và ngoài nước để cung cấp cho ông tin tức và dư luận. Ông cũng sáng suốt chọn các cố vấn của ông bất kể đảng phái, miễn là đắc lực, để tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế.

Ông đã chỉ định ông U Myint -- một bạn thân và đồng chí của Suu Kyi, vốn là một tướng lãnh dám công khai chỉ trích chính quyền quân phiệt -- cầm đầu một ban cố vấn cho tổng thống có nhiệm vụ làm trung gian giữa những người cai trị và những người bị trị, một định chế mà Miến không hề biết trong suốt nửa thế kỷ. Ban cố vấn này gồm 9 người: 3 người phụ trách các vấn đề kinh tế; 3 người phụ trách các vấn đề pháp lý, trưởng toán là một cựu đại tá công an; 3 người phụ trách các vấn đề chính trị, trưởng toán là Ko Ko Hlaing, một sĩ quan quân đội đang phụ trách tin tức quốc tế trên đài TV quốc do-anh. Hoạt động của ban này có kết quả ngoạn mục là đề xướng việc đình chỉ xây dựng đập Myitsone, một sự kiện đánh dấu việc “lột xác” của Miến Điện, một bước ngoặt 180 độ lịch sử.

Dự án đập thủy điện Myitsone ở thượng nguồn sông Irrawaddy, nơi nhập lưu của sông Mali và sông N’Mai trong bang Kachin ở miền Bắc Miến, do bộ Điện Lực Miến Điện, Asia World Company of Burma, và China Power Investment Corporation (CPI) cùng hoạch định, dự trù hoàn tất năm 2017 với kinh phí US$3.6 tỷ, đa số do Tàu đài thọ. Con đập này lớn hàng thứ 15 trong số các đập thủy điện trên thế giới, có thể sản xuất từ 3,600 đến 6,000 megawatt, 90% sẽ cung cấp cho Vân Nam trong 50 năm, tuy Miến Điện đang thiếu điện trầm trọng. Nó tạo ra một hồ chứa rộng 766 cây số vuông, hơn diện tích Tân Gia Ba một chút. Tổ chức Kachin Độc Lập cho rằng con đập này là một đe dọa trực tiếp cho dân và đời sống của họ. Hàng ngàn dân đã phải di tản, hàng ngàn khác chờ để di tản khi dự án tiến hành. Thế nhưng không hề có sự tham khảo ý kiến của dân. Việc khảo sát ảnh hưởng môi sinh của dự án này không hề công bố cho dân chúng biết. Tin tức thẩm lậu ra ngoài cho biết có đề nghị xây hai đập nhỏ để giảm thiểu ảnh hưởng này, nhưng không được cứu xét.

Ngày 30.9.2011, TT Thein Sein tuyên bố dự án đập Myitsone đình hoãn trong suốt nhiệm kỳ của ông. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Tàu Hồng Lợi kêu gọi Miến Điện tham khảo ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án này. Tháng 10.2011, ngoại trưởng Miến U Wunna Maung Lwin sang Bắc

,

Kinh để giải quyết vấn đề nhưng quyết định của tổng thống chắc chắn không thể đảo ngược được vì nó theo ý dân.

Tàu chỉ biết tư lợi, bất kể lòng dân địa phương và những gì thiêng liêng đối với họ. Đối với dân Miến là con đập này xây ngay trên đất tổ của họ.

Aung Zaw, biên tập viên trang mạng Irrawaddy, viết: “Ai cũng cảm thấy gắn bó với nó. Đó là lý do khiến chiến dịch phản đối con đập được hậu thuẫn mạnh đến thế”. Grace Mang, thuộc nhóm vận động Internastional Rivers, bảo: “Họ làm ngập theo đúng nghĩa đen quê hương của Miến Điện. Vì thế mới có nhiều người phản đối như vậy”. Quan chức Miến rõ là chỉ biết phục vụ quyền lợi Tàu để chấm mút. Bộ trưởng Điện Lực Zaw Min mới đây còn tuyên bố, “Chúng tôi không bao giờ lùi bước”. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao ở Rangoon nói với BBC: “Có những dấu hiệu bất an ngày càng tăng giữa vài bộ trưởng ở Nay Pyi Taw. Có lẽ vài lãnh đạo chính trị không muốn di sản của họ là một trong những tổn thất không cứu vãn được cho sông Irrawaddy”.

Tổng thống Thein Sein có vẻ đồng ý. Chính phủ muốn cho thấy quyết định đình chỉ công tác xây đập Myitsone là một bằng chứng cụ thể chính phủ sẵn sàng nghe ý dân và phục vụ quyền lợi của dân tộc. Aung Zaw cho rằng việc đình chỉ này có thể khuyến khích các nhà hoạt động Miến đã chịu đau khổ từ lâu. Ông cũng nói lên một điều quan trọng: “Đó là một quyết định táo bạo, đứng lên chống lại Tàu nhưng vẫn còn nhiều con đập họ dự định kiến thiết trên sông Irrawaddy. Còn những siêu dự án với Tàu, kể cả đường ống dẫn khí thì sao? Tôi tiên liệu sẽ còn nhiều chiến dịch trong tương lai”.

Những điều trên đây do thông tín viên đài BBC vùng Đông Nam Á Rachel Harvey viết ngày 30.9.2011 (“Burma dam: Why Myitsone plan is be-ing halted”). Bây giờ tình hình đã thay đổi rồi.

Việc đình chỉ dự án đập Myitsone là một bài học cho các quốc gia có lãnh đạo đã “bán linh hồn” cho quỷ đỏ. Hy vọng đây là một bài học cho những kẻ có quyền có thế thích “đánh đu với tinh”. Người xưa đã dạy:

Dữ hảo nhân xử, như vụ lộ trung hànhTuy bất thấp y, thời thời tư nhuậnDữ ác nhân xử như đao kiếm trung lậpTuy bất thương nhân thời thời kinh khủng.Chơi với người tốt như đi trong sươngKhông ướt áo nhưng thân thường mát rượiChơi với kẻ dữ như đứng giữa rừng gươm

Tháng 12 - 2012 Trang 33

,

Tuy chưa bị thương nhưng thường sợ hãi.Các quân phiệt Miến trước kia còn “đáng đu với

tinh” cả với Bắc Hàn nữa, may mà sớm chấm dứt cuộc phiêu lưu kinh khủng này.

Ngày 12.11.2012, Reuters phổ biến bài “U.S. says Myanmar “on right track” over North Korea arms ties” (Hoa Kỳ bảo Miến Điện đi đúng đường về các liên hệ vũ khí với Bắc Hàn): “Đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về Chính sách Bắc Hàn Glyn Da-vies nói với các phóng viên ở Bắc Kinh, ‘Tôi cho rằng Miến Điện đang đi đúng đường, rằng họ đã có một quyết định chiến lược để thay đổi tận gốc quan hệ với Bắc Hàn và để cuối cùng sẽ đình chỉ quan hệ này’... Tháng 6, bộ trưởng Quốc Phòng Miến bảo rằng Miến Điện đã hủy bỏ nghiên cứu về một chương trình hạch tâm chưa hề tiến triển xa và đã rút lui khỏi các liên hệ quân sự và chính trị với Bắc Hàn. Cách nay 2 năm, có tin Miến Điện nhận được kỹ thuật làm giầu uranium của Bắc Hàn cùng với các bộ phận để chế tạo vũ khí hạch tâm” (Report-ing by Terril Yue Jones; Writing by Ben Blanchard; Editing by Nick Macfie).

Có thể đây cũng là hậu quả và điều kiện của chuyến công du của TT Obama.

Miến Điện có thời bị Tàu thao túng nay đã thoát ách Tàu. Đến bao giờ nước ta không còn bị Tàu khống chế nữa? Miến Điện đình chỉ được dự án xây đập Myitsone để cung cấp điện cho Tàu. Đến bao giờ ta đình chỉ được thì dự án Boxite Cao Nguyên? Miến Điện một thời theo chế độ độc tài quân phiệt nay đã thành một quốc gia dân chủ thân Tây phương. Đến bao giờ nước ta thoát ách cộng sản thành dân chủ? Miến Điện đã “lột xác”. Đến bao giờ ta “lột xác”?

CÁCH MẠNG KHƯƠNG HOÀNG

Thiên Trường

Con sâu róm lởm chởm lông nom gớm ghiếc, đụng vào bị ngứa gãi đến rách da. Thế mà đúng lúc, nó hóa thân thành con bướm đẹp nhởn nhơ bay lượn trên các cánh hoa để gợi hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác bài “Bướm Hoa” mà thanh niên thời tiền chiến thường ngâm nga. Chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện cũng ghê tởm như con sâu róm lột xác thành thể chế tự do như con bướm duyên dáng. Nếu không có bàn tay chuyên lần tràng hạt của các tăng ni góp phần thì việc biến chuyển ngoạn mục này chưa chắc đã xảy ra.

CÁCH MẠNG KHƯƠNG hOÀNG <*>Sư sãi Phật giáo Miến Điện có truyền thống bỏ chùa

cứu nước khi quốc gia hữu sự. Dưới thời Anh thuộc, sư U Wisara chết trong tù năm 1929 sau 166 ngày tuyệt thực để phản đối thực dân Anh, sư U Ottama tuyệt thực chết trong tù vào tháng 9.1939, vì đòi đuổi toàn quyền Sir Reginald Craddock về nước.

Gần đây, số sư sãi Miến ngang với quân số, khoảng 400,000. Năm 1978, giới quân phiệt muốn kiểm soát tăng già, lấy cớ là để “thanh lọc” Phật giáo và biết rằng kế hoạch của họ không thể thành công nếu các hòa thượng viện trưởng Mahasi Yeiktha ở Rangoon và Tri-pitikadara ở Minghun không tham gia. Để ép các ngài tham gia, tập đoàn quân nhân giải truyền đơn bôi xấu các ngài, tố cáo viện trưởng Mahasi nói chuyện với các thần linh “nat” <**> và viện trưởng Tri-pitika-dara liên quan đến một “sự kiện không thuận lợi” 2 năm sau khi nhập tăng già tức đoàn thể sư sãi.

Năm 1981, chính quyền quân sự thành lập tổ chức Phật giáo quốc doanh, sư phải đăng ký ở một tu viện nhà nước, mỗi tu viện có 55 sư. Ngày xưa, mỗi một tu viện có 25 sư và có năm tu viện nằm cạnh nhau. Từ cuộc “Cách mạng Khương Hoàng” năm 2007, nhiều

Người Dân Số 268Trang 34

nhất 5 sư được sống cùng nhau. Họ không được phép đọc báo chí chính trị, không được phép liên lạc với Liên Minh Quốc gia cho Dân chủ (NLD). Họ không có quyền bầu cử, nhưng khi một nhà sư bảo dân nên bầu cho ai thì họ sẽ làm như thế.

Thực ra cuộc “Cách mạng Khương Hoàng” không phải do các nhà sư khởi xướng. Sự cai trị tàn bạo và ngu xuẩn của tập đoàn quân nhân đã khiến Miến Điện đang từ một quốc gia phồn thịnh trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, với lợi tức đầu người thường niên trung bình $300, trẻ con cứ 3 đứa thì 1 đứa thiếu dinh dưỡng. Trong khi đó, bọn quân phiệt vơ vét của cải sống xa phí. Điển hình là hôn lễ của Thandar Shwe, con gái tướng Than Shwe, là một dịp để cô khoe kim cương trị giá nhiều triệu Mỹ kim. Từ khi Than Shwe lên cầm quyền, khoảng 300 sư sãi bị bắt hoàn tục và lên án tù dài hạn. Năm 1990, hơn 130 tu viện bị bố ráp và niêm phong ở Mandalay, vì sư tẩy chay chính phủ quân phiệt. Kinh Hoàng dường như đã bẻ gãy ý chí quật cường của dân và dân có lẽ cứ cắn răng chịu đựng mãi. Thế nhưng, phải chăng vì thời cơ đã đến nên tập đoàn quân nhân đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng, như giọt nước cuối cùng tràn ly.

Ngày 15.8.2007, công ty dầu khí quốc doanh Myan-ma Oil and Gas Enterprise đột ngột tăng giá dầu die-sel và dầu hôi, từ $1.40 lên $2.80 một gallon, giá hơi đốt lên 500%, khiến giá thực phẩm và chuyên chở tăng vô tội vạ, nhiều người sạt nghiệp. Ngày 19, một số lãnh đạo sinh viên “thế hệ 8888” và các nhà hoạt động dân chủ biểu tình ôn hòa để phản đối, bị chính quyền đánh đập và bắt đi 13 người bất đồng chính kiến nổi tiếng, kể cả Min Ko Naing, Ko Ko Gyi, Min Zeya, Ko Jimmy, Ko Pyone Cho, Arnt Bwe Kyaw và Ko Mya Aye. Ngày 21, phái viên VOA Luis Ramirez báo cáo: “Các cơ quan truyền thông nhà nước ở Miến Điện cho hay chính phủ đã bắt giữ những thành phần hoạt động thuộc một tổ chức sinh viên. Báo chí trích lời các giới hữu trách gọi những người hoạt động này là các phần tử gây rối, và lên án họ là mượn cớ tăng giá xăng dầu để kích động tình hình bất ổn”.

Sang đến tháng 9.2007, xẩy ra nhiều biến cố quan trọng. Chư tăng bắt đầu tiếp tay cho sinh viên rồi thay họ, lãnh đạo cuộc tranh đấu cho tự do, nhân quyền, khởi xướng cuộc “Cách Mạng Khương Hoàng”.

Từ ngày 5 đến 20, số sư sãi nhập cuộc biểu tình ngày càng tăng, có nơi lên đến hơn 3,000, như vào ngày 20, tại chùa Shwedagon trong thủ đô cũ Ran-goon và càng lan ra nhiều nơi như thị trấn Pakoku, thị trấn Kyaukapduang, hải cảng Sittwe... Họ bị công an

bắt giữ, đánh đập, hàng chục người bị thương. Ngày 21, Hiệp hội các nhà sư Miến Điện ra tuyên

cáo lên án chính quyền quân phiệt là kẻ thù của nhân dân, chính thức kêu gọi dân chúng trên toàn quốc tẩy chay chính quyền quân phiệt, vận động dân cầu nguyện 15 phút trước cửa nhà mình vào lúc 20 giờ ngày chủ nhật 23.9 và biểu tình cho đến khi nào loại trừ được chế độ độc tài quân phiệt, đồng thời kêu gọi hơn 400,000 tăng ni trên toàn quốc tham dự các cuộc tuần hành chống tăng giá nhiên liệu và đòi cải thiện đời sống dân chúng. Biện pháp đáng sợ và hữu hiệu nhất là lệnh tẩy chay giới nhà binh và gia đình họ, không nhận bố thí của họ bằng cách lật úp bát khất thực xuống và không thi hành các nghi lễ tôn giáo cho họ như cầu nguyện cho họ lúc lâm chung. Đây là một hình thức giống như rứt phép thông công bên Công giáo.

Ngày 22, khoảng 2,000 sư tuần hành trên đường phố Rangoon, vượt qua rào cản cảnh sát, tiến tới nhà bà Suu Kyi, lúc đó đang bị quản thúc tại gia. Bà mặc áo mầu cam và váy màu nâu nhạt, bước ra khỏi hàng rào sắt, hai tay chắp trước ngực, nức nở khóc, cầu nguyện bình an cho mọi người, xác định sự ủng hộ hỗ tương giữa tăng sĩ và phong trào dân chủ. Chư tăng đọc kinh cầu nguyện cho bà trước sự chứng kiến của lực lượng an ninh cầm khiên chống bạo loạn. Hình ảnh cảm động này đã lôi cuốn sự tham gia của các ni cô và dân chúng vào những ngày kế tiếp. Sự kiện này cũng đánh dấu sự gia nhập của Suu Kyi vào cuộc “Cách mạng Khương Hoàng”. Sau đó các sư tiếp tục tuần hành dưới cơn mưa tầm tã với vũ lượng lên đến 29.31cm, lớn nhất từ 39 năm. Phải chăng sự hy sinh và thống khổ của dân Miến, của sư sãi, của Suu Kyi đã thấu lòng trời?

Ngày 23, dân chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp hội các nhà sư. Hơn 30,000 người tham gia cuộc tuần hành được hàng ngàn sư sãi dẫn đầu, làm tắc nghẽn lưu thông trong thủ đô Rangoon. Cảnh sát ngăn cản không cho đoàn biểu tình đi ngang nhà bà Suu Kyi, sợ lộ việc bà đã bị đem đi giam tại nhà tù Insein. Ngày 24, hơn 100,000 người tiếp tục biểu tình. Đây là cuộc biểu tình tuần hành lớn nhất (dài hơn 1 cây số) trong vòng 20 năm qua. Chính phủ không dám đàn áp. Ngày 25, chính quyền bố trí quân xa tại chùa Shwedagon là địa điểm sư tập hợp để biểu tình. Họ bị binh lính dùng dùi cui và xịt hơi cay để giải tán. Những người chứng kiến cho biết có khoảng 5,000 sư sãi, được dân chúng vây quanh bảo vệ như lá chắn bằng người, tiến đến chùa Shwedagon.

Tháng 12 - 2012 Trang 35

Ngày 26, Than Shwe ra lệnh giới nghiêm tại Man-galay và Rangoon, cho quân đội đàn áp biểu tình, bắt đi gần 3,000 người kể cả hàng trăm sư, khiến ít nhất 15 người chết (thực ra có đến mấy trăm người), trong đó có ít nhất là 3 nhà sư, 1 phụ nữ và phóng viên nhiếp ảnh Nhật Kenji Nagai của APF Tsushin. Tòa đại sứ Nhật ở Miến Điện xác nhận tin này và có cuốn video cho thấy Nagai bị cố tình bắn vào đầu và 1 người lính Miến lấy máy ảnh của ông. Ngày 4.10, thi hài của Kenji Nagai được đưa về Nhật để khám nghiệm tử thi. Các quan chức Nhật bảo rằng không phải ông bị vô tình bắn mà bị bắn cận kề. APF News đòi Miến phải trả lại máy quay phim của ông. Toru Yamaji, giám đốc APF News, bảo: “Việc quan trọng nhất của chúng tôi bây giờ là xác định và phúc trình về cái gì trong máy quay phim của ông và ông muốn nói gì với người ta vào ngày cuối đời”.

Ngày 27, hàng ngàn sư sãi dẫn đầu cuộc biểu tình ôn hòa được dân chúng nhiệt liệt hoan hô và tiếp tế thực phẩm. Ít nhất 200 sư ở Rangoon và hơn 500 sư ở miền đông bắc bị bắt và ít nhất có 50 người chết. Quân đội cũng lục soát 4 tu viện ở Rangoon, bắt đi vài sư. Tu viện Phật học 6 tầng trong chùa Chaukhtatgyi, tu viện Moe Kaung tại thị trấn Yan Kin, tu viện Mag-gin tại thị trấn Thingankyun và tu viện tại vùng Thein Phyu bị lục soát. Tại Rangoon, 50,000 người xuống đường, có người bị các lực lượng an ninh đánh phun máu đầu. Đài BBC nhận được tin chưa được kiểm chứng rằng các đội cứu hỏa được lệnh đồ đầy xe cứu hỏa với thuốc diệt trừ sâu bọ. Những xe này được thấy gần chợ Theingyi ở Rangoon. Cùng ngày, tướng Than Shwe thấy tình thế nguy ngập phải cho vợ lưu vong.

Ngày 29, AFP loan tin các lực lượng an ninh tấn công 1 nhóm khoảng 100 người biểu tình trên cầu Pansoedan ở trung tâm Rangoon. Tại Mandagay, khoảng 5,000 dân biểu tình bị 3 quân xa xông vào tách ra, đuổi các sư đâu về đó. Tu viện Ngwe Kyar Yan ở nam Okkalarpa, bị bố ráp trước đấy vài ngày, được tu bổ để xóa những vết tích khủng bố.

Ngày 30, tu viện Ngwe Kyar Yan, nơi giam 200 sư từ 2 ngày trước, bị lính hôi của, vật có giá trị đều bị lấy đi mất, kể cả hơn 40 tượng Phật và một đầu Phật lớn nhất nạm đá qúy. Dân tại Myitkyina và các đô thị khác ở phía bắc Myanmar, mỗi gia đình 2 người, bị cưỡng bức dự mít tinh ủng hộ chính phủ, không đi bị phạt.

Tại Kyaukpadaung thuộc vùng Mandalay, khoảng 30,000 người được khoảng 1,000 sư hướng dẫn, tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất dưới sự quan sát của an ninh và quân đội. Khoảng 10,000 nông dân ở làng

Wra Ma, 30 dặm bắc Taungup, bang Nam Rakhine, biểu tình chống chính phủ đã đàn áp sư ở Rangoon. Nhà cầm quyền phái một tiểu đội cảnh sát đến làng để giải tán. Một tu viện trên đường Wei-za-yan-tar ở Rangoon bị đột kích, các sư từng người một bị dập đầu vào tường gạch, mặt đất loang đầy máu, áo bị xé và bị quăng lên xe tải, chỉ còn 10 trong số 200 trốn ở lại, đến chiều thì vị sư trú trì chết. Dân tụ tập để giúp sư bị lưỡi lê của lính đẩy lui.

Ngày 1.10.2007, tại Rangoon, hàng ngàn quân đội võ trang tận răng gác 4 cổng chùa Shwedagon và nhiều góc phố, đi tuần các đường để ngăn cản biểu tình, khám xét bộ hành và xe để tìm máy ảnh. Khoảng 4,000 sư bị lùa vào một trường đua bỏ hoang. Các sư cho biết có ít nhất 5 vị bị giết trong các vụ đụng độ. BBC cho biết sư bị lột áo và bị cùm. Xác một vị sư nổi lên ở cửa sông Rangoon. Tại thị trấn Sanchaung, 3 người biểu tình bị bắt. Tại thành phố Man Aung, bang Rakhine, 5,000 người biểu tình tụ tập từ buổi sáng,

Ngày 3, an ninh đột kích một chùa ở Rangoon, bắt 25 sư. Cảnh sát dẹp bạo loạn và quân đội có hình ảnh những người biểu tình ngày 29.9, đi nhận diện để bắt. Quân xa tuần tiễu các phố với loa phóng thanh kêu oang oang, “Chúng tôi có hình ảnh. Chúng tôi đang lùng bắt”. Khoảng 80 sư và 149 ni bị bắt trong cuộc đàn áp trước được thả. Một cư dân thuật lại, “Đêm nào cũng đàn áp. Khi không có ai chứng kiến, chúng lái xe vào các vùng ngoại ô và giết người”.

Ngày 5, Reuters loan tin những người hoan hô biểu tình có thể bị kết án 5 năm tù ở, các lãnh đạo 20 năm. Khoảng 60 lính thuộc tiểu đoàn đồn trú tại Akyab được phái đi thành phố Man Aung ở đảo Man Aung, để dẹp biểu tình đang diễn ra suốt 3 ngày. Ngày 8, dân ném đá quân đội, một số bị an ninh bắt giam.

Tuy tập đoàn quân nhân Miến đã cố hết sức ngăn cản tin tức lọt ra ngoài nhưng nhờ những phương tiện truyền thông tối tân cũng không ngăn được hết. Thông tín viên đài Swedish National Radio ở Rangoon tường trình có 300 người kể cả sư sãi bị bắt giữ và mô tả, “Dân chúng tự động đến với tôi và phát biểu ý kiến theo cách mà trước đây không bao giờ họ dám làm: ‘Dân chúng rất ngưỡng mộ các vị sư can đảm’”.

Sự can đảm của các sư khiến dân chúng cũng không còn sợ chính quyền như trước nữa. Một khi dân hết sợ chính quyền thì chính quyền phải sợ dân. Chính quyền phải dùng đến những tiểu xảo để chống lại dân. Tổ chức Burma Campaign UK cho biết họ đặt mua hàng trăm bộ áo nâu của sư. Tại Mandalay, lính và một số tù nhân không phải là sư bị cạo đầu, có thể là

Người Dân Số 268Trang 36

để xâm nhập tăng già gây rối loạn loạn và nghi kỵ. Những mẹo này không qua được mắt công chúng và cả quân đội nữa, lại có phản tác dụng.

LÍNH KHÔNG GIẾT SƯNgày 27.9.2007, tập đoàn quân nhân thành lập những

trung đoàn mới để đàn áp biểu tình. Theo nguồn tin thân cận với tập đoàn, nhiều tướng lãnh được chỉ định chỉ huy những trung đoàn này nhưng từ chối, tướng Than Shwe đành đích thân lãnh nhiệm vụ này.

Ngày 28, Rangoon vắng vẻ hơn mọi khi nhưng vẫn có một số xuống đường hát những khẩu hiệu như “Kẻ ác mới giết sư”, “Tướng Aung San dạy lính không giết dân”. Một nhóm quân chống bạo loạn thiện chiến được thành lập trong Lữ đoàn 77 do đại tá Thein Han chỉ huy dưới quyền bộ trưởng Aung Thaung và được tướng Htay Oo’s giám sát. Tướng Maung Oo, bộ trưởng Canh Nông, và tướng Kyaw Hsan, bộ trưởng Thông Tin, được phân công ban đêm đi bắt các sư.

Tuy nhiên, trong số những quân sĩ được lệnh đàn áp cực kỳ tàn bạo sư sãi, đã có những phần tử chống lại lệnh trên. Điều này cũng không có gì lạ vì họ là dân một quốc gia nhận Phật giáo làm quốc giáo, thì khó có thể nhẫn tâm mạnh tay với những người mà họ coi là trưởng tử của Đức Phật.

Cùng ngày 28, có tin quân đội thuộc bộ tư lênh trung bộ Miến Điện tại căn cứ Taungoo và thuộc bộ tư lệnh Đông Nam Miến Điện bắt đầu tiến về Rangoon, không rõ là để tăng cường hay đối kháng quân đội ở Rangoon trong việc bắn sư. Phó tướng Maung Aye của Than Shwe, và là tổng tư lệnh quân đội, không đồng ý với việc bạo hành những người biểu tình. Ông đã có hẹn gặp Suu Kyi, nhưng bà đã bị chuyển đến trại lính Yemon ở ngoại ô Rangoon. Một tin khác cho biết Maung Aye có âm mưu đảo chánh Than Shwe và quân của ông đã canh gác nhà của Suu Kyi. Tổ chức Helfen ohne Grenzen (Cứu trợ không biên giới) cho biết quân đội thuộc Sư đoàn 66 Khinh binh đã trở súng chống lại quân đội chính phủ và có thể cả cảnh sát ở thị trấn Bắc Okkalappa, Rangoon, để bảo vệ những người biểu tình. Trong khi đó quân đội Sư đoàn 33 Khinh binh bất tuân thượng lệnh đàn áp biểu tình và cố thủ trong trại. Lại có tin Sư đoàn 99 Khinh binh được phái đi để chống lại họ.

Ngày 30, có tin đại tá Hla Win, một thành viên trung ương tập đoàn quân nhân, xin tỵ nạn chính trị tại Na Uy, sau khi bỏ trốn vào rừng với các người sắc tộc Karen nổi loạn, vì được lệnh ruồng xét 2 tu viện và bắt giữ, giết và vứt xác vào rừng hàng trăm tu sĩ. Ông

bảo, “Còn rất nhiều người hơn là quý vị nghe được bị giết trong những ngày gần đây. Có thể đếm được nhiều ngàn cái xác”. Ngày 9.10, Ye Min Tun, một quan chức bộ Ngoại Giao 10 năm công vụ, từ chức vì cách đối xử “kinh khủng” các sư Phật giáo trong những cuộc phản kháng tháng trước. Ông nói với đài BBC, “Tôi cho rằng không phải là một chung cuộc. Tôi cho rằng mới chỉ là khởi sự của cách mạng”.

Ngày 10, có tin 5 tướng lãnh và hơn 400 binh sĩ thuộc Sư đoàn Sikai gần Mandalay đã bị bắt vì không chịu bắn và đánh đập sư và thường dân trong những cuộc biểu tình. Nhiều công chức không đến sở làm để phản đối hành động của tập đoàn quân nhân.

QUỐC TẾ CAN THIỆPNhiều quốc gia trên thế giới, xúc động vì sự đau

khổ của dân chúng và sư sãi Miến, đã lên tiếng can thiệp, chỉ có Tàu vẫn vô cảm, giữ thái độ “không can thiệp vào nội bộ” Miến Điện, nhưng cuối cùng cũng phải kêu gọi một giải pháp ôn hòa. Tháng 9.2007, Tàu vẫn cho Miến vay US$200 triệu để mua thực phẩm và trang bị quân sự của Tàu.

Các tổ chức Miến ở ngoại quốc như Trung tâm Miến Điện ở Praha (thủ đô Cộng hòa Séc) biểu tình trước tòa đại sứ Tàu để phản đối Tàu ủng hộ chế độ quân phiệt Miến, tin rằng Tàu là chìa khóa cho các thay đổi ở Miến Điện, vì Tàu tài trợ nhiều nhất cho chế độ độc tài Miến.

Tháng 5.2006, phó tổng thư ký LHQ phụ trách chính trị, Ibrahim Gambari, đến Miến để thảo luận với chính quyền quân sự về vấn đề nhân quyền cũng như việc lập lại dân chủ, gặp bà Suu Kyi.

Ngày 25, Nhật đình chỉ viện trợ tài chánh cho Miến sau khi yêu cầu thả “ngay” Suu Kyi và cải cách dân chủ, nhưng vô hiệu.

Ngày 22.8, Hoa Kỳ phản đối, yêu cầu nhà cầm quyền Miến thả ngay những người này đồng thời chấm dứt bạo hành nhằm đe dọa và bịt miệng những người tranh đấu bất bạo động cho dân chủ và nhân quyền. Chính quyền Miến Điện không quan tâm.

Ngày 23, ngoại trưởng Condoleezza Rice đến LHQ tuyên bố với báo chí rằng TT Bush đang theo dõi rất sát xem chính phủ Miến đối đãi với các người biểu tình như thế nào. Bà bảo, “Dân Miến xứng đáng cuộc sống khá hơn trong tự do cũng như mọi người. Sự tàn ác của chế độ ai cũng biết và chúng tôi sẽ nói về việc này và tôi cho rằng TT sẽ nói về việc này với nhiều đồng sự của ông”. Ngày 25, trong bài diễn văn đọc tại Đại Hội Đồng LHQ, TT Bush cho biết Hoa Kỳ

Tháng 12 - 2012 Trang 37

sẽ có biện pháp trừng phạt tài chánh đối với các nhà lãnh đạo cao cấp của chế độ, và trừng phạt cả những ai giúp đỡ nhà cầm quyền Rangoon, nếu xảy ra cuộc đàn áp. Ông cũng kêu gọi các quốc gia khác có những biện pháp tương tự. TTK LHQ, Ban Ki Moon, cũng lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền quân phiệt Miến phải tự chế, lắng nghe nguyện vọng của các nhà sư và dân chúng, không đàn áp bằng vũ lực, nên nhân dịp này đối thoại với đối lập, nhất là với bà Suu Kyi. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng ban phép lành cho những người Miến tranh đấu cho tự do.

Sau khi Hội Đồng Bảo An LHQ họp tại New York kêu gọi kiềm chế, phe quân phiệt Miến Điện bị áp lực, ngày 27, đã đồng ý cho phép đặc sứ LHQ Ibrahim Gambari vào Miến Điện.

Ngày 28, TT Phi Luật Tân, Gloria Macapagal-Ar-royo, thúc hối Miến Điện tiến tới dân chủ, và cảnh cáo nếu không thả lãnh tụ đối lập Suu Kyi thì Phi sẽ ngưng viện trợ kinh tế cho Miến. Bà cũng kêu gọi Tàu áp lực Miến và ASEAN tham gia vào việc thúc đẩy LHQ cử một phái đoàn đến Miến.

Ngày 29, đặc sứ LHQ Ibrahim Gambari đến Naypy-idaw, nhưng không được tướng Than Shwe tiếp kiến, đàm phán với xử lý thường vụ thủ tướng, Khin Aung Myint và Kyaw Hsan.

Trong khi đó, có tin các lao công lò hỏa táng Yae-Way khóc vì họ bị lính bắt phải thiêu những người biểu tình bị thương chưa chết. Times Online cho biết các vụ hỏa táng đã bắt đầu từ đêm 28. Mizzima news tường thuật rằng Win Mya Mya, ủy viên tổ chức của chi bộ NLD Mandalay, bị phó thanh tra công an Tun Lwin Naung bắt lúc 11 đêm tại nhà trong khi đang dưỡng thương từ một vụ biểu tình trước. Em cô là Tin Win Yee cho các phóng viên biết có vẻ cô Tun Lwin Naung đã chuẩn bị sắp sẵn quần áo để mang theo.

Ngày 30, đặc sứ Gambari được phép gặp Suu Kyi, tại nhà khách chính phủ ở Rangoon. Thủ tướng Tàu Ôn Gia Bảo loan tin, “Tàu hy vọng các phe liên hệ ở Miến Điện tỏ ra tự chế, phục hồi ổn định bắng các phương tiện hòa bình càng sớm càng hay và thực hiện dân chủ và phát triển”. Javier Solana, thủ lãnh chính sách ngoại giao Liên Âu, đốc thúc Tàu ép Miến mạnh hơn nữa. Mark Canning, đại sứ Anh tại Miến nói với BBC về các nguyên nhân chính trị và kinh tế sâu xa của các cuộc biểu tình không dễ gì mà tiêu tan.

Bước sang tháng 10.2007, áp lực quốc tế gia tăng. Ngày 2, ông Gambari lại đến tân thủ đô Naypyidaw, hội kiến với tướng Than Shwe, bầy tỏ sự quan ngại về việc đàn áp tàn bạo những người đối lập. Sau đó ông

gặp Suu Kyi lần thứ nhì. Trong khi đó, các sư trong tù không chịu nhận thực phẩm do quân đội cung cấp để tỏ ý tẩy chay chế độ. Ngày 3, BBC loan tin ông Gambari đi Tân Gia Ba gặp thủ tướng Lý Hiển Long, chuẩn bị một phúc trình về các cuộc đàm phán với các lãnh tụ Miến để thuyết trình tại Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngày 4, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ thăm 15 tu viện, thấy trống không, các tu viện khác bị lính phong tỏa. Có tin 10,000 người, phần đông là sư, dẫn đầu các cuộc biểu tình bị gom lại để lấy khẩu cung từ mấy hôm trước.

Tập đoàn quân nhân đề nghị đàm phán với Suu Kyi có điều kiện, nhưng bị phe đối lập bác. Shari Villarosa, lãnh đạo ngoại giao của Hoa Kỳ tại Miến, được mời thảo luận với tập đoàn quân nhân sau khi đài truyền hình quốc doanh loan tin trong số gần 2,100 người bị bắt tuần trước có khoảng 200 người đã được thả. Một phát ngôn viên Hoa Kỳ tuyên bố, “Phái đoàn phải chuyển rõ ràng lời Hoa Thịnh Đốn, lên án vụ đàn áp đẫm máu tuần trước”.

Ngày 8, tướng hồi hưu U Aung Kyi, thứ trưởng Lao Động, được chỉ định làm liên lạc viên giữa Suu Kyi và tập đoàn quân nhân. Ngoại trưởng Mã Lai Á Syed Hamid Albar tuyên bố Ấn Độ và Tàu có nhiều liên hệ với Miến Điện, phải giúp đem hòa bình và ổn cố cho nước này. Ngày 10, Win Shwe, một đảng viên của NLD chết trong khi bị thẩm vấn tại Sagaing sau khi ông và 5 đồng chí bị bắt ngày 26.9. Phát ngôn nhân ngoại giao sự vụ tòa Bạch Ốc Gordon Johndroe tuyên bố, “Hoa Kỳ cực lực lên án những hành động tàn bạo mà tập đoàn quân nhân đã phạm phải và kêu gọi một cuộc điều tra cặn kẽ cái chết của Win Shwe trong khi bị giam ở Miến Điện. Tập đoàn quân nhân phải đình chỉ việc đối xử tàn ác dân của họ, nếu không sẽ phái đối diện với những chế tài mới của Hoa Kỳ”. Xác của Win Shwe không được trả cho gia đình. Những người thẩm vấn ông bảo họ đã đem thiêu rồi. Hãng-Rolls Royce ra tuyên ngôn đình chỉ mọi giao dịch với tập đoàn quân nhân, đình chỉ công tác tu bổ động cơ máy bay và chấm dứt hợp đồng thuê bao một máy bay cho hàng không Miến Điện. Một phát ngôn viên bảo, “Đến đây, Rolls-Royce sẽ không còn liên hệ gì với Miến Điện nữa”. Ngày 11, Hội Đồng Bảo An LHQ ra tuyên ngôn mạnh mẽ lên án cuộc đàn áp quân sự và yêu cầu thả tất cả các tù nhân chính trị, mở cuộc “đối thoại chân chính” với Suu Kyi và các phe liên hệ khác. Ngày 15, Liên Âu tăng các biện pháp cấm vận Miến Điện.

Nhiều nơi trên thế giới dân chúng cũng lên tiếng ủng

Người Dân Số 268Trang 38

hộ “Cách mạng Khương Hoàng”. Ngày 16, phát động chiến dịch toàn cầu gọi là “Quần lót cho Hòa bình” (Panties for Peace), gửi quần lót phụ nữ đến các tòa đại sứ Miến. Các tướng Miến, nhất là Than Shwe, tin dị đoan rằng cứ nhìn thấy đồ lót phụ nữ là bị xúi quẩy, mất hết quyền uy. Ở Miến, dân chúng còn đeo hình Than Shwe vào cổ chó hoang với tấm bảng “Sát thủ Than Shwe”. Theo tục Miến, đó là một xỉ nhục nặng nề nhất. Họ cũng lấy sơn xịt khẩu hiệu đả đảo Than Shwe lên tường các trạm xe buýt và xe hỏa. Ngày 19, Hoa Kỳ tăng các biện pháp cấm vận Miến Điện.

Ngày 29.11, Gambari lại đến Naypyidaw nói chuyện với các tướng lãnh và yêu cầu được gặp Suu Kyi nhưng bị từ chối. Đêm hôm ấy, quân đội đặt thêm khẩu liên thanh bên ngoài nhà bà. Đúng là “nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”. Thực ra, LHQ không cho ông phương tiện để đạt được kết quả, vì Nga Tàu luôn luôn dùng quyền phủ quyết để chặn mọi chế tài mà LHQ có thể dùng để làm áp lực.

Ngày 20.3.2008, Suu Kyi được lãnh giải “Al Neu-harth Free Spirit of the Year Award” trị giá $1 triệu của Diễn Đàn Tự Do. Ngày 5.5, bà được Thượng Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu tặng Huy Chương Vàng Quốc Hội là danh dự dân sự cao nhất Hoa Kỳ. Ngày 5 và 12.5.2011, Suu Kyi đọc hai diễn văn trong chuơng trình phát thanh Reith Lectures thường niên của BBC Radio 4. Ngày 22.6, bà thuyết trình trước Tiểu ban Á Châu và Thái Bình Dương Hạ Viện Mỹ bằng một băng video ghi âm trước, kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ việc thành lập một Ủy ban LHQ điều tra những vi phạm nhân quyền ở Miến. Bà cũng yêu cầu Hoa Kỳ khuyến khích chính phủ Miến thả các tù nhân chính trị và thực thi các cải cách chính trị.

Tháng 11, Suu Kyi điện đàm với TT Barack Obama, đồng ý ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ viếng thăm Miến. Ngày 1.12, Clinton gặp Suu Kyi, trao lá thư của TT Obama, nội dung có những đoạn như như sau:

“...Tôi vui mừng vì chính phủ Miến Điện đã có những bước đi khích lệ theo hướng dân chủ và cải cách. Chuyến thăm của bà Ngoại trưởng Clinton sẽ tìm hiểu xem Hoa Kỳ sẽ ủng hộ như thế nào các nỗ lực thúc đẩy sự cởi mở về chính trị và sự tôn trọng những quyền con người phổ quát, cũng như biểu tỏ sự cam kết nghiêm túc của chúng tôi trong việc giúp đỡ nhân dân Miến Điện thực hiện được những khát vọng dân chủ của mình.

...Cảm ơn bà vì hứng khởi mà bà đã đem lại cho chúng tôi trên khắp thế giới, những người chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, và công lý. Chúng tôi

luôn sát cánh với bà, bây giờ và trong mọi lúc...”Bà Clinton sau đó gặp thủ tướng Thein Sein, cho

biết các chế tài chỉ có thể được giải tỏa nếu tất cả các tù nhân chính trị được thả, nỗ lực chấm dứt các tranh chấp võ trang với các nhóm dân tộc và các cuộc bầu cử trong tương lai tự do, bình đẳng và khả tín. Ngày 21.12, thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra gặp Suu Kyi tại Rangoon. Ngày 5.1.2012, ngoại trưởng Anh William Hague công du Miến Điện nhắc lại tuyên bố của bà Clinton.

Ngày 19.10.2012, có tin Hoa Kỳ sắp mời Miến Điện tham gia, với tư cách quan sát viên, cuộc tập trận đa quốc gia Cobra Gold gồm khoảng 10,000 quân nhân Mỹ, Thái và nhiều quốc gia Á Châu khác (http://www.20minutes.fr/ledirect/1025564/usa-vont-inviter-birmanie-exercices-militaires).

Trên đây, các diễn tiến của cuộc cách mạng Miến Điện đã được thuật lại từng bước cho thấy mọi biến chuyển đã liên tiếp xảy ra và đan kết với nhau thành một bức tranh, trên đó nền dân chủ Miến Điện dần dần hiện rõ, mỗi lúc lại được tô điểm thêm bằng những hành động hy sinh cao cả triền miên của toàn dân Miến, của tăng ni, của Suu Kyi đồng lòng hành động nhịp nhàng trong những điều kiện ngày càng thuận lợi như đúng thời cơ.

Chú thích của Tác Giả:<*> “Saffron Revolution” thường được dịch là “Cách mạng vàng nghệ” ám chỉ cuộc cách mạng của sư sãi Miến Điện mặc áo cà sa màu vàng nghệ. Có người cho là gọi như thế không đúng vì sư sãi Miến mặc áo mầu nâu (marron).Thường hiểu lầm “saffron” là củ nghệ. Ngay Việt Nam Tân Tự Điển Minh Họa của Thanh Nghị cũng định nghĩa: Nghệ (p: safran) loại cây gừng, củ có màu vàng dùng làm thuốc nhuộm. Thực ra nghệ là curcuma (Tàu dịch là Hoàng khương) còn saffron là khương Hoàng hay uất kim, lấy từ đầu nhụy của hoa. Muốn có 1 lb saffron khô phải cần từ 50,000 đến 75,000 cái hoa và phải mất 20 giờ công hái nên khương Hoàng là thứ gia vị đắt nhất, giá từ US$500 đến $5,000 một lb. Hiện nay, cả thế giới sản xuất mỗi năm 300,000 kg, riêng Iran chiếm 90%. Mầu áo cà sa của sư sãi Miến đúng là màu khương Hoàng. <**> Phật giáo được vua A Dục du nhập miền nam Miến Điện khoảng năm 200 trước Kitô, ở miền bắc mãi đến năm 1020 mới được vua Anaoyatazo đem vào. Trước đó, người Miến thờ một bách thần miếu, gồm các thần linh gọi là “Nat” khác nhau tùy theo vùng, có khi là nước, rừng, không khí... nói chung là thiên nhiên. Có vùng tin ai cũng có thiện thần (Nat-gon) và ác thần (Nat-so) luôn luôn chiến đấu với nhau. Ông thiện thắng thì người tốt, ông ác thắng thì là người xấu. Hàng năm mỗi vùng có ngày lễ thờ cúng các “nat”. Đồ cúng chỉ gồm gạo, trái cây và nước. Có lẽ họ chịu ảnh hưởng của Phật giáo, kiêng sát sinh. Hiện nay, ở vài nơi, đạo thờ “Nat” có khi pha trộn với Phật giáo.

Tháng 12 - 2012 Trang 39

BƯU VÀ ẤN PHÍ TạiHoaKỳ:cho12số: gửiBulkRate$US18.00 gửiFirstClass$US30.00 (xinvuilòngghirõFirstClass) TạiCanada,Âuchâu:$US34.00 (12số,gửiAirMail) TạiÚc,ÁvàPhichâu:$US40.00(12số,gửiAirMail)Saukhinhậnđượcchiphiếu,NguờiDânsẽgửisốđầutiênvàolầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượctrongvòngmộttháng,xinvuilòngliênlạcvớiBanPhụTráchNguờiDânđểtìmnguyênnhân.Khiđổiđịachỉ,xinvuilòngthôngbáotrướctốithiểu30ngàyđểkịpđiềuchỉnhdanhsáchcholầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượcsaukhiđếnđịachỉmới,xinbáochoNguờiDânđượcrõ.

Chiphiếu,thưtừ,liênlạcxinđề:Người Dân

PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USATel: 1-714-549 3443 - Fax: 1-714-549 3443

ISSN No. 1065 6871 Chọn bài : Vương Đạo Thực hiện : Đức & Mỹ Phân phối : Mai Văn

THỂ LỆ CHUNGXingửibàiđếnNguờiDânbằngEmail(hoặclàfloppydisk,đĩaCDđểtránhhưhạidọcđường,vàxinchobiếtđãdùngloạitiếngViệtnào,cùngloạiprogramnào).Tácgiảcóthểdùngnhiềubúthiệu,nhưngphảichobiếttênthật,địachỉ,sốđiệnthoạiđểtiệnliênlạckhicần.

BàigửichoNguờiDânxinđừnggửichocácbáokhácvàngượclại.NguờiDânkhôngtrảlạibảnthảo,đĩaCDhayfloppydisk.

Bàimuốnđăngkịpsố,xingửitớitrướcngày15thángtrước.

NgoạitrừnhữngbàicóghirõlàLờiTòaSoạn(LTS),hoặcBanPhụTráchNgườiDân(BPTNgD),mọiýkiếnlàcủangườiviết,khôngnhấtthiếtlàcủaNguờiDânhayphảnảnhquanđiểm,chủtrươngcủaNguờiDân.

BàitríchđăngtừNguờiDân,xinvuilòngnêurõxuấtxứ.

C Ả M Ơ NBPT Nguời Dân thành thật tri ân các thân hữu/độc giả nhiệt tình ủng hộ, hoặc tặng bạn bè dài hạn

dưới đây:

Có những trường hợp chi phiếu đến lúc đã lên khuôn hoặc phát hành rồi, nên nếu các bạn không thấy liệt kê tên mà vẫn nhận được... hồng thiệp, xin vui lòng xá tội và bỏ qua cho.

BPT cũng thành thật mang ơn các đồng nghiệp và thân hữu gửi cho NgD các tài liệu, bản tin, báo dưới đây: Florida Việt Báo 265, P.O. Box 277625 Miramar FL 33027-7625; Thông Tin, 61-2, Postfach 6266, D-0062 Hannover; Hiệp Hội 265, P.O. Box 22, Chidori, Tokyo 146-8691.

Nguyen Hư Thoai, Chamblee, GA, 1 năm 3. 0Le Dinh Bo, Charlette, NC, 1 năm 25.00Salt Lake City Library, SLC, UT, 1 năm 16.00Lã Hoàng Trung, Westminster, CA, 100.00Trần Thế Kiệt, Los Angles, CA, 100. 00

40 NĂM VIỆT NAMHoàng Hôn, 562 trang, $20.00

DÂN THẮC MẮCHoàng Hôn, 560 trang, $20.00

DÂN BÀNHoàng Hôn, 530 trang, $20.00

STORIES OF A TIMEMai Phuong, 308 pages, $10.00

tủ sách Người Dân VietBooks

Sách Mới

Doan Van Tu, Long Beach, CA, 1 năm 30.00Nguyen Đai Nhon, Reading, PA, 1 năm 30.00UC, Berkeley, CA, 1 năm 18.00Nguyen T. Hieu, N. Chesterfield, VA, 1 năm 20.00Nguyen Van Binh, Dusseldorf, GERMANY, 1 năm 40.00

Người Dân Số 268PRESORIED STANDARD

U.S. POSTAGE PAIDSANTA ANA, CA

PERMIT NO. 4085

Tạp chí Người DânPO Box 2674Costa Mesa, CA 92628 USA

DĨ VÃNG, Sĩ Quốc, 310 trang, $10.00LŨY TRE XƯA, Hoàng Thị, 330 trang, $10.00MÙA THU CUỐI LỐI, Hoàng Hôn, 370 trang, $12.00ĐỜI VÀO THU, Hồng Vân, 310 trang, $10.0040 NĂM VIỆT NAM, Hoàng Hôn, 562 trang $20.00ĂN ỐC NÓI MÒ, Hoàng Hôn, 640 trang, $20.00NGHĨ QUẨN VIẾT QUANH, Hoàng Hôn, 610 tr $20.00DÂN NGHĨ, VIẾT, ĐỌC VÀ NÓI, H. Hôn, 610 tr, $20.00DÂN Ý, Hoàng Hôn, 690 trang, $22.00DÂN LUẬN, Hoàng Hôn, 670 trang $22.00DÂN BÀN, Hoàng Hôn, 532 trang $20.00DÂN THẮC MẮC, Hoàng Hôn, 560 trang $20.00CỘNG SẢN ĐANG LỪNG LỮNG TRỞ LẠI, Đại Dương, 660 tr, $20.00BÊN LỀ PHẬT GIÁO I (Darsana), Nguyễn Trần Ai, 600 tr, $20.00BÊN LỀ PHẬT GIÁO I I (Yoga, Tantra), Nguyễn Trần Ai, 840 tr, $30.00Behind The Bamboo Hedges, Mai Phương, 340 tr, $10.00 Autumn, Mai Phương, 300 trang, $10.00 Stories Of A Time, Mai Phương, 340 tr, $10.00Vietnamese Communists, Việt Thường, 450 tr, $20.00

tủ sách Người Dân

Mua sách cộng chung trên $100.00 chỉ phải trả 50% giá đề