thăm và làm việc tại một số cơ sở của Tổng cục 8, Bộ Công...

8
Đại BiểU NhâN dâN tòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn TIếNg NóI của QUốc hộI dIễN đàN của đạI bIểU QUốc hộI, hộI đồNg NhâN dâN và cử TrI Ngày 10 - 4 - 2018 Số 100 (5138) Thứ ba hUYện Võ nhai, Thái ngUYên Mở rộng diện tích chuyên canh cây ăn quả mỹ dọa rúT khỏi Thỏa ThUận hạT nhân iran Không dễ rút lui qUản Lý hoạT động Lập Vi bằng Siết chặt để tránh hệ lụy Tr.4 Tr.7 Tr.8 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm và làm việc tại một số cơ sở của Tổng cục 8, Bộ Công an Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại buổi làm việc Ảnh: Thế Minh Sáng 9.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, Thường trực Ủy ban đã tiến hành Phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung, đại diện một số cơ quan của QH, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, dân số. (Xem tiếp trang 2) Ngày 9.4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến với dự án Luật Đo đạc và bản đồ dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Xuân Dũng. Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Thường trực Ủy ban Pháp luật; đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường một số tỉnh, thành phố… Các đại biểu tham dự Hội thảo cơ bản tán thành với dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ đã được chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ Tư. (Xem tiếp trang 3) Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường lấy ý kiến dự án Luật Đo đạc và bản đồ Nghĩ đến thị trường trước khi gieo hạt Tại hội nghị Thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân Việt nam lần đầu tiên được tổ chức, Thủ tướng nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh yêu cầu phải giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng sản xuất bị động, dư thừa sản phẩm, phải giải cứu như thời gian qua. Thủ tướng cho rằng, trong quá trình tổ chức sản xuất, chính người nông dân phải đặt vấn đề tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ bao nhiêu, chất lượng thế nào. (Xem trang 5) dự án LUậT dân Số Nhiều vấn đề cốt lõi phải làm rõ Thực Thi pháp LUậT Về bảo Vệ động VậT hoang dã Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của Quốc hội Tại hội thảo tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và xã hội trong thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã do Văn phòng quốc hội tổ chức tại ninh bình vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị, quốc hội và đbqh cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để tạo sự thay đổi trong nhận thức, hành vi của toàn xã hội và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã. (Xem trang 3) Thủ Tướng đối Thoại Với nông dân phim TrUYện điện ảnh ViệT nam Thầm lặng sang trang Mấy năm gần đây, nhiều bộ phim Việt Nam được công chiếu, thu hút đông đảo khán giả và đạt doanh thu cao, phần lớn do tư nhân sản xuất. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều nhà chuyên môn tại tọa đàm “Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình 2017”, do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức sáng 9.4, có một số hạn chế khiến điện ảnh Việt Nam chưa hội nhập với nghệ thuật thứ bảy khu vực và thế giới. (Xem trang 8) “giải cứU” nông Sản đến bao giờ? Nông dân phải lớn mạnh đã qua rồi thời sản xuất nông nghiệp chỉ để tự cung tự cấp. c chuyên gia cho rằng tự thân nông dân cũng cần thay đổi để lớn mạnh. hỗ trợ nông dân trong hành trình này, nhà nước phải thể hiện được vai trò kiến tạo thông qua các chính sách về đất đai, đào tạo… (Xem trang 5) Ngày 9.4, tại Ninh Bình, Đoàn công tác của QH do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc về công tác thi hành án hình sự và công tác đặc xá tại cụm trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường Giáo dưỡng số 3, Tổng cục 8, Bộ Công an. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu và Đoàn công tác cùng các đơn vị liên quan đã trao đổi về những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện đặc xá, thi hành án phạt tù. Nhiều ý kiến đề nghị QH sớm xem xét thông qua các dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) và Luật Thi hành án hình sự, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng cơ chế hợp lý với sự tham gia của chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội vào hoạt động giúp đỡ người bị kết án sau khi hết án hòa nhập cộng đồng. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của các ngành đối với công tác thi hành án dân sự và cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trại giam cũng như gia đình phạm nhân trong thi hành các khoản tiền phạt, bồi thường, dân sự, án phí… (Xem tiếp trang 2) T rong cuộc đối thoại với người đứng đầu Chính phủ với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới”, hàng trăm đại biểu nông dân đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Những câu hỏi đầy trăn trở và cả bức xúc của cô bác nhà nông trên mọi miền đất nước, khiến chúng ta thêm hiểu, mặt trận nông nghiệp đang đối mặt với quá nhiều thách thức. Vì sao nhà nông mãi “tự bơi”, mãi khắc khoải trong tâm thế ngửa mặt trông trời với “may nhờ rủi chịu”? Vì sao các bộ, ngành cứ nói vì nhà nông, đồng hành với nhà nông, nhưng làm lại quá ít? Câu chuyện “4 nhà” rất hay, rất trúng, nhưng vì sao “nhà nọ” vẫn chưa chịu gắn kết với “nhà kia” để nhà nông bơ vơ giữa dòng chả biết kêu ai? Có tư duy bỏ mặc nhà nông tự lo không? Không thể trách người nông dân chậm bước. Càng không thể nói nhà nông kém nhanh nhạy, thông minh. Chính các bộ, ngành phải dũng cảm nhận trách nhiệm về quản lý nhà nước với kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều yếu kém, bất cập. Một đất nước gần 70% cư dân sống ở nông thôn, rõ ràng chính sách dành cho họ cần sát thực tiễn hơn. Muốn có chính sách trúng và đúng, trước hết phải hiểu thấu xem họ mong gì, cần gì? Chỉ đạo từ vĩ mô cho đến lãnh đạo chính quyền các địa phương chưa nhịp nhàng chăng? Làm nông nghiệp ít lợi nhuận, lắm rủi ro nên cách nhìn về kinh tế “tam nông” còn chưa đặt đúng vị trí? Bộ Kế hoạch và Đầu tư hãy tự trả lời xem quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp triển khai đã đúng tầm chưa? Việc quản lý sử dụng đất đai, khai thác nguồn lực, đầu tư cho nông nghiệp đã có những chính sách hợp lý, trúng lòng dân chưa? (Xem tiếp trang 2) Đừng để nhà nông mãi “tự bơi” n hà PhươNg “Ban hành Luật Dân số để làm gì” là câu hỏi được nhiều đại biểu đặt ra tại Phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số của Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội diễn ra sáng 9.4. Tất nhiên, các nhà lập pháp thấu hiểu hơn ai hết yêu cầu phải ban hành một đạo luật về dân số vì đó không chỉ là cụ thể hóa Nghị quyết số 21 của Trung ương mà còn bởi, các vấn đề dân số liên quan đến quyền cơ bản của con người đã được quy định trong Hiến pháp và dứt khoát phải được điều chỉnh bằng một đạo luật. Nhưng vẫn phải đặt câu hỏi này vì bản dự thảo mới nhất chưa làm rõ được những vấn đề cốt lõi nhất. (Xem trang 3) LUậT Tổ chức chính qUYền địa phương năm 2015 Những vướng mắc trong quá trình thực thi n NgUYễN ĐìNh Bích Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã góp phần củng cố địa vị pháp lý, để HĐND hoạt động thực quyền hơn. Tuy nhiên, còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND. (Xem trang 4)

Transcript of thăm và làm việc tại một số cơ sở của Tổng cục 8, Bộ Công...

Đại BiểU

nhân dântòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn

tiếng nói của quốc hộidiễn đàn của đại biểu quốc hội,hội đồng nhân dân và cử tri

Ngày 10 - 4 - 2018Số 100 (5138)Thứ ba

huyện Võ nhai, thái nguyên

Mở rộng diện tích chuyên canh cây ăn quả

mỹ dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân iran

Không dễ rút luiquản Lý hoạt động Lập Vi bằng

Siết chặt để tránh hệ lụyTr.4 Tr.7 Tr.8

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưuthăm và làm việc tại một số cơ sở của Tổng cục 8, Bộ Công an

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại buổi làm việc Ảnh: Thế Minh

Sáng 9.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trìcủa Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủyban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh,Thường trực Ủy ban đã tiến hành Phiên họp mởrộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn ThịKim Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luậtTrần Thị Dung, đại diện một số cơ quan của QH,các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, dân số.

(Xem tiếp trang 2)

Ngày 9.4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ vàMôi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến với dựán Luật Đo đạc và bản đồ dưới sự chủ trì củaỦy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy banPhan Xuân Dũng.

Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường TrầnHồng Hà; Thường trực Ủy ban Pháp luật; đại

diện Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Xâydựng; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trườngmột số tỉnh, thành phố…

Các đại biểu tham dự Hội thảo cơ bản tánthành với dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ đãđược chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ýkiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ Tư.

(Xem tiếp trang 3)

Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trườnglấy ý kiến dự án Luật Đo đạc và bản đồ

Nghĩ đến thị trường trước khi gieo hạttại hội nghị thủ tướng chính phủ đối thoại với nông dân Việt nam lần đầu tiên được tổ chức, thủtướng nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh yêu cầu phải giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường,tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng sản xuất bị động, dư thừa sản phẩm, phải giải cứunhư thời gian qua. thủ tướng cho rằng, trong quá trình tổ chức sản xuất, chính người nông dânphải đặt vấn đề tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ bao nhiêu, chất lượng thế nào. (Xem trang 5)

dự án Luật dân số

Nhiều vấn đề cốt lõiphải làm rõ

thực thi pháp Luật Về bảo Vệ động Vật hoang dã

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của Quốc hộitại hội thảo tăng cường phối hợp giữa các cơ quannhà nước và xã hội trong thúc đẩy thực thi các quyđịnh pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã do Vănphòng quốc hội tổ chức tại ninh bình vừa qua, nhiềuđại biểu đề nghị, quốc hội và đbqh cần vào cuộcmạnh mẽ hơn để tạo sự thay đổi trong nhận thức,hành vi của toàn xã hội và thực thi có hiệu quả phápluật về bảo vệ động vật hoang dã. (Xem trang 3)

thủ tướng đối thoại Với nông dân

phim truyện điện ảnh Việt nam

Thầm lặng sang trang

Mấy năm gần đây, nhiều bộ phim Việt Nam được công chiếu,thu hút đông đảo khán giả và đạt doanh thu cao, phần lớn do tưnhân sản xuất. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều nhà chuyên môn tạitọa đàm “Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình 2017”, doHội Điện ảnh Việt Nam tổ chức sáng 9.4, có một số hạn chếkhiến điện ảnh Việt Nam chưa hội nhập với nghệ thuật thứ bảykhu vực và thế giới. (Xem trang 8)

“giải cứu” nông sản đến bao giờ?

Nông dân phải lớn mạnhđã qua rồi thời sản xuất nông nghiệp chỉ để tự cung tự cấp. các chuyên gia cho rằng tự thân nôngdân cũng cần thay đổi để lớn mạnh. hỗ trợ nông dân trong hành trình này, nhà nước phải thể hiệnđược vai trò kiến tạo thông qua các chính sách về đất đai, đào tạo… (Xem trang 5)

Ngày 9.4, tại Ninh Bình, Đoàn công tác của QH doỦy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH Uông ChuLưu làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc về công tácthi hành án hình sự và công tác đặc xá tại cụm trại giam,cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường Giáo dưỡng số 3, Tổngcục 8, Bộ Công an.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu và Đoàn công táccùng các đơn vị liên quan đã trao đổi về những hạn chế,khó khăn, vướng mắc trong thực hiện đặc xá, thi hành ánphạt tù. Nhiều ý kiến đề nghị QH sớm xem xét thông quacác dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) và Luật Thi hành án hìnhsự, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng cơchế hợp lý với sự tham gia của chính quyền địa phương,các đoàn thể, tổ chức xã hội vào hoạt động giúp đỡ ngườibị kết án sau khi hết án hòa nhập cộng đồng. Trong đó, quyđịnh rõ trách nhiệm của các ngành đối với công tác thihành án dân sự và cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trạigiam cũng như gia đình phạm nhân trong thi hành cáckhoản tiền phạt, bồi thường, dân sự, án phí…

(Xem tiếp trang 2)

Trong cuộc đối thoại với người đứng đầu Chính phủ vớichủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếpđà 30 năm đổi mới”, hàng trăm đại biểu nông dân đã

đặt ra rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.Những câu hỏi đầy trăn trở và cả bức xúc của cô bác nhànông trên mọi miền đất nước, khiến chúng ta thêm hiểu, mặttrận nông nghiệp đang đối mặt với quá nhiều thách thức.

Vì sao nhà nông mãi “tự bơi”, mãi khắc khoải trong tâmthế ngửa mặt trông trời với “may nhờ rủi chịu”? Vì sao cácbộ, ngành cứ nói vì nhà nông, đồng hành với nhà nông, nhưnglàm lại quá ít? Câu chuyện “4 nhà” rất hay, rất trúng, nhưngvì sao “nhà nọ” vẫn chưa chịu gắn kết với “nhà kia” để nhànông bơ vơ giữa dòng chả biết kêu ai? Có tư duy bỏ mặc nhànông tự lo không?

Không thể trách người nông dân chậm bước. Càng khôngthể nói nhà nông kém nhanh nhạy, thông minh. Chính các bộ,ngành phải dũng cảm nhận trách nhiệm về quản lý nhà nướcvới kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều yếukém, bất cập. Một đất nước gần 70% cư dân sống ở nôngthôn, rõ ràng chính sách dành cho họ cần sát thực tiễn hơn.Muốn có chính sách trúng và đúng, trước hết phải hiểu thấuxem họ mong gì, cần gì?

Chỉ đạo từ vĩ mô cho đến lãnh đạo chính quyền các địaphương chưa nhịp nhàng chăng? Làm nông nghiệp ít lợinhuận, lắm rủi ro nên cách nhìn về kinh tế “tam nông” cònchưa đặt đúng vị trí?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hãy tự trả lời xem quy hoạch, kếhoạch phát triển nông nghiệp triển khai đã đúng tầm chưa?Việc quản lý sử dụng đất đai, khai thác nguồn lực, đầu tưcho nông nghiệp đã có những chính sách hợp lý, trúng lòngdân chưa? (Xem tiếp trang 2)

Đừng để nhà nông mãi “tự bơi”n hà PhươNg

“Ban hành Luật Dân số để làm gì” là câu hỏi được nhiều đạibiểu đặt ra tại Phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số củaThường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội diễn ra sáng 9.4. Tấtnhiên, các nhà lập pháp thấu hiểu hơn ai hết yêu cầu phải banhành một đạo luật về dân số vì đó không chỉ là cụ thể hóa Nghịquyết số 21 của Trung ương mà còn bởi, các vấn đề dân số liênquan đến quyền cơ bản của con người đã được quy định trongHiến pháp và dứt khoát phải được điều chỉnh bằng một đạo luật.Nhưng vẫn phải đặt câu hỏi này vì bản dự thảo mới nhất chưalàm rõ được những vấn đề cốt lõi nhất. (Xem trang 3)

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Những vướng mắc trong quá trình thực thin NguyễN ĐìNh BíchPhó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã góp phầncủng cố địa vị pháp lý, để HĐND hoạt động thực quyền hơn. Tuynhiên, còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triểnkhai thực hiện Luật, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt độngcủa HĐND. (Xem trang 4)

Số 100 10 - 4 - 2018 tin tức - sự kiện đại biểu nhân dân

Chính thức từ ngày 8.4, Uberhoàn toàn không còn hoạtđộng tại Đông Nam Á nói

chung và Việt Nam nói riêng. Sauthương vụ sáp nhập Uber - Grab,Uber rút đi, vẫn còn 53,3 tỷ đồng tiềnthuế chưa thực hiện mà cơ quan chứcnăng vẫn chưa biết phải xử lý ra sao.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ ThịMai cho rằng “Grab phải có nghĩa vụvới khoản nợ này, các nghĩa vụ củadoanh nghiệp sáp nhập thì doanhnghiệp mới thừa kế phải chịu tráchnhiệm đó”. Thế nhưng, đại diện Grablại khẳng định: “Grab không mua lạitư cách pháp nhân của Uber tại ViệtNam, do đó Uber phải chịu toàn bộtrách nhiệm pháp lý giải quyết các vấnđề về nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế”.

Một số luật sư cho rằng, sau khisáp nhập, Grab vẫn kinh doanh tại thịtrường Việt Nam và Uber vẫn nắmgiữ hơn ¼ cổ phần tại Grab. Là cổđông lớn, phía Grab phải có trách

nhiệm thực hiện khoản nợ thuế. Tuynhiên, thật khó để xác định tráchnhiệm nộp khoản nợ thuế kia cóthuộc về Grab hay không một khi hồsơ thương vụ sáp nhập cùng với cácđiều khoản thỏa thuận giữa hai bênchưa được làm rõ. Ngay cả các phântích của luật sư, chuyên gia kinh tếvề vấn đề này trong vài ngày vừa quacũng chỉ dựa trên các nguyên tắc,quy định chung.

Để chứng minh rằng theo thỏathuận, phía Uber nhận trách nhiệm tựgiải quyết vấn đề nợ thuế, thì chí ítGrab cũng phải chứng minh đượctrên cơ sở một văn bản nào đó cóthỏa thuận giữa hai bên. Nhưng trênthực tế, các điều khoản thỏa thuậngiữa Uber và Grab trong thương vụsáp nhập cũng chỉ có hai bên biết,các cơ quan chức năng chưa đượcbáo cáo. Ngay cả Cục Thuế TP HồChí Minh lúc này cũng đang rất bốirối chưa biết phải “nắm” ai để xử lý

món nợ thuế 53,3 tỷ đồng của Uber. Khi Uber còn hoạt động tại Việt

Nam, việc thu thuế của doanh nghiệpnày đã là không dễ. Cục Thuế TP HồChí Minh đã có thời gian chuẩn bịphong tỏa tài khoản tại 5 ngân hàngcủa Uber thì xảy ra vụ kiện của UberB.V đối với Cục Thuế TP Hồ ChíMinh khiến Cục Thuế không thể tiếnhành cưỡng chế truy thu do chính họđang bị kiện. Nay Uber đã đóng cửatại Việt Nam, chuyện truy thu thuế sẽcòn khó hơn nhiều nếu Grab khôngchịu trách nhiệm về khoản thuế này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Uberđang “nắm đằng chuôi” trong việc nébị truy thu 53,3 tỷ đồng. Kể cảtrường hợp tòa tuyên Cục Thuế TPHồ Chí Minh thắng kiện thì cũngkhông thể truy thu thuế của UberB.V khi doanh nghiệp này không cótài khoản ngân hàng tại Việt Nam.Nếu Grab cũng không phải chịutrách nhiệm thì cơ quan thuế chỉ còn

cách gửi yêu cầu cho cơ quan thuếHà Lan, nhưng biện pháp này khôngchắc hiệu quả...

Trường hợp Uber đã tháo lui, haynhư Google, Facebook… những nămqua kinh doanh dịch vụ xuyên biêngiới tại Việt Nam nhưng trốn tránh,không đóng bất cứ một khoản thuếnào đang khiến cơ quan thuế chẳngkhác nào “cầm dao đằng lưỡi”. Trongtrường hợp nếu xảy ra tranh chấp haybất cứ vấn đề gì về kinh tế cũng khócó thể truy thu vì từ nhân viên đến bộmáy của họ đều không làm việc vàđặt tại Việt Nam.

Quan trọng hơn, việc không thuhồi được khoản nợ thuế sẽ thành tiềnlệ xấu khi các doanh nghiệp cứ thoảimái kinh doanh, nợ thuế rồi sang tayđưa các cơ quan quản lý thuế và quảnlý đầu tư kinh doanh vào thế “việtvị”. Thiết nghĩ, cơ quan quản lý nhànước cần sớm có giải pháp, lộ trìnhvà ứng xử pháp luật phù hợp để tránhthất thu thuế, khi hình thức kinhdoanh dịch vụ xuyên biên giới đangcó xu hướng ngày một phát triển.

chi AN

Tại buổi làm việc, nhấn mạnh mục đích, ý nghĩacủa cuộc khảo sát trong việc chuẩn bị trình UBTVQHvà QH xem xét các dự án luật quan trọng này, Bí thưTỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, đặc xálà chính sách đặc biệt nên trình tự, thủ tục cần đặc biệt,rõ các điều kiện, quy định trong đặc xá và thực hiệnchặt chẽ. Trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm củađịa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội trong việcgiúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng. Bí thư Tỉnhủy Ninh Bình cũng đề nghị Bộ Công an có đề xuất cụthể hơn về chế độ sinh hoạt (ở) đối với phạm nhân nữcho phù hợp với đặc điểm về giới.

Kết luận buổi làm việc, ghi nhận những kết quả đạtđược trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân củacác trại giam, qua đó góp phần giữ vững ổn định chínhtrị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Phó Chủtịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh sự cần thiết của việcsửa đổi Luật Đặc xá, Luật Thi hành án hình sự và đềnghị Bộ Công an quan tâm bố trí kinh phí đầu tư, xây

dựng các cơ sở giam giữ, bảo đảm tốt điều kiện sinhhoạt, cải tạo, giáo dục cho phạm nhân theo đúng quyđịnh của pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu đẩy mạnh xãhội hóa, tăng cường trách nhiệm của gia đình, cộngđồng xã hội trong việc quản lý, giáo dục phạm nhân,trong đó quan tâm giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiệncho người bị kết án sau khi hết án hòa nhập cộng đồng.

Nhấn mạnh đặc xá là thẩm quyền đặc biệt của Chủtịch Nước tha tù cho phạm nhân cải tạo tốt, có nhiềutiến bộ nhân các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đấtnước, Phó Chủ tịch QH nêu rõ, quy định của đặc xáphải thể hiện được chính sách của Đảng, Nhà nước vềkhoan hồng nhân đạo đối với người phạm tội, khuyếnkhích người bị phạt tù tích cực cải tạo tốt, sớm đượctrở lại với cộng đồng, phấn đấu trở thành người có íchcho xã hội. Phó Chủ tịch QH cũng trao đổi, làm rõ hơnnhững ý kiến, đề xuất của các đại biểu, đề nghị các cơquan có liên quan nghiên cứu, bổ sung vào các quyđịnh trong các dự án Luật cho phù hợp bảo đảm côngkhai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục.

Cụm trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trườnggiáo dưỡng số 3, Tổng cục 8, Bộ Công an đóng trên4 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.Trong những năm qua, các đối tượng quản lý diễnbiến phức tạp, tính chất mức độ đa dạng. Tuy nhiên,việc thực hiện các chế độ đối với phạm nhân luônđược các trại giam thực hiện theo các văn bản quyđịnh của pháp luật. Các phạm nhân được tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiểubiết về pháp luật, đồng thời các đơn vị cũng mở cáclớp giảng dạy văn hóa, giáo dục công dân cho phạmnhân. Bên cạnh đó, chế độ ăn, mặc, ở, chế độ sinhhoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, chế độ gặpthân nhân, công tác bảo đảm tái hòa nhập cộng đồngđược thực hiện theo các Nghị định của Chính phủ vàThông tư Hướng dẫn của Bộ Công an. Việc triển khaiquyết định của Chủ tịch Nước về đặc xá nhân sự kiệntrọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước cũng đượcbảo đảm đúng quy định.

theo ttXVN

Ngày 9.4, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnhThái Nguyên, Hội Hữu nghị Việt Nam - Làotỉnh Thái Nguyên đã tổ chức chương trình Gặpmặt hữu nghị chúc mừng Tết Bunpimay củaLào. Đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam,Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, lãnhđạo tỉnh Thái Nguyên cùng các lưu học sinhLào, Campuchia đang học tập, nghiên cứu tạicác trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đãtham dự.

Chương trình gồm nhiều hoạt động ý nghĩa,thiết thực được tổ chức như chúc Tết, tặng quàcác lưu học sinh; tổ chức nghi lễ đón Tết, buộcchỉ cổ tay, té nước theo phong tục của nước bạnLào... Nhiều tiết mục văn nghệ, ca múa nhạcđặc sắc do các sinh viên Lào và sinh viên Việt

Nam cùng biểu diễn đã tạo không khí vui tươi,phấn khởi; thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keosơn, lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc.Chương trình được tổ chức nhằm tạo cơ hội đểlưu học sinh nước bạn được giao lưu với sinhviên Việt Nam, tìm hiểu những nét văn hóatruyền thống giữa hai nước.

Trong những năm gần đây, lưu học sinh Làođến học tập tại các trường trên địa bàn tỉnh TháiNguyên ngày càng tăng: Năm học 2008 - 2009chỉ có 27 em học tập tại 4 trường, đến nay đã cógần 2.000 lưu học sinh Lào và 30 học sinhCampuchia đang học tập tại 13 trường ở 4 hệđào tạo gồm trung học phổ thông, cao đẳng, đạihọc, sau đại học.

N. chuNg

Gặp mặt hữu nghị chúc mừng Tết Bunpimay của Lào

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưuthăm và làm việc tại một số cơ sở của Tổng cục 8, Bộ Công an(tiếp theo trang 1)

Ngày 9.4, Đoàn giám sát củaBan Văn hóa - Xã hội HĐNDthành phố đã có buổi làm việc vớilãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo(GD - ĐT) về việc chấp hành cácquy định của pháp luật đối với cáccơ sở giáo dục mầm non ngoàicông lập trên địa bàn thành phố từnăm 2015 đến nay.

Theo báo cáo của Sở GD - ĐT:Toàn thành phố có 1.084 trườngmầm non, trong đó trường ngoàicông lập là 320 trường; số nhómtrẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thụcgồm 2.467 cơ sở; hiện 100% sốtrường mầm non ngoài công lập đãđược cấp phép thành lập và hoạtđộng… Tuy nhiên, vẫn tồn tại tìnhtrạng thiếu trường công lập vàngoài công lập tại các khu đô thị,khu công nghiệp, khu chế xuất;nhiều nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập tư thục vượt quá quy môtrẻ/lớp theo quy định; thủ tục cấpphép thành lập trường gặp nhiềukhó khăn… Đáng chú ý, cơ sở vậtchất một số cơ sở nhóm trẻ, lớpmẫu giáo chưa bảo đảm, mất antoàn cho trẻ, chủ yếu là thuê nhàcủa dân, phòng học bé, nhà vệ sinh

không đủ điều kiện sử dụng trangthiết bị của người lớn.

Kết luận buổi giám sát, TrưởngBan Văn hóa - Xã hội HĐNDthành phố Trần Thế Cương đánhgiá cao kết quả mà Sở GD - ĐT đãđạt được trong công tác quản lý cáccơ sở giáo dục mầm non ngoàicông lập; đồng thời chỉ ra nhữngtồn tại cần sớm phải khắc phục nhưviệc bảo đảm an toàn PCCC, antoàn thực phẩm; đội ngũ giáo viênngoài công lập không ổn định,thường xuyên biến động dẫn tới

tình trạng thiếu giáo viên; công tácnuôi dưỡng thực hiện chưa đúngquy định... Trưởng đoàn giám sátcũng cho biết, thời gian tới, Đoàngiám sát sẽ kiến nghị việc hạn chếcấp phép cho các cơ sở nhóm trẻ,tập trung cấp phép cho các trườngmầm non ngoài công lập; đề xuấtthu hồi những dự án giáo dục chậmtriển khai. Đồng thời, đề nghị SởGD - ĐT phối hợp với chính quyềncơ sở để quản lý tốt các trườngmầm non ngoài công lập.

Tin và ảnh: P.LoNg

Cầm dao đằng lưỡi?

Theo Tờ trình dự án Luật Dân số do Bộtrưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bàytại phiên họp, sau khi tiếp thu ý kiến của Thườngtrực Ủy ban Về các vấn đề xã hội và các chuyêngia tại Phiên họp mở rộng ngày 5.4, Bộ Y tế đãkhẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ dự án Luậtvà tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung cụ thể. Dựthảo hiện nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầutheo Nghị quyết số 21-NQ/TW đề ra, đó là: Duytrì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giớitính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụnghiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với giàhóa dân số; phân bố dân số hợp lý, nâng cao chấtlượng dân số, đặc biệt là các vấn đề sàng lọctrước sinh, sơ sinh; chăm sóc sức khỏe sinh sản;chiều cao; tuổi thọ cùng các giải pháp cụ thể,thiết thực của công tác y tế đặc trưng gắn vớidân số và phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ,Nghị quyết số 21 định hướng công tác dân sốphải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu,phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặttrong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm pháttriển nhanh, bền vững. Vì thế, Chính phủ đã xâydựng dự án Luật với phạm vi điều chỉnh toàndiện để phù hợp với chủ trương, định hướngchính sách dân số trong tình hình mới.

Một nội dung đang được dư luận quan tâmhiện nay là có hạn chế mức sinh của mỗi cặp vợchồng như giai đoạn trước khi có Nghị quyết 21nữa hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định:Dự thảo Luật quy định các cặp vợ chồng, cánhân có quyền quyết định tự nguyện, bình đẳngvà có trách nhiệm về thời gian sinh con, số con,khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứatuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, laođộng, thu nhập và nuôi dạy con tốt. Tuy nhiên,

để bảo đảm thực hiện mục tiêu của Nghị quyếtsố 21 đến năm 2030 duy trì vững chắc mức sinhthay thế, bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổisinh đẻ có 2,1 con, quy mô dân số 104 triệungười, giảm 50% chênh lệch mức sinh giữanông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng,50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế, Bộ trưởngNguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, mỗi cặp vợ chồng,cá nhân nên có 2 con.

Dự thảo Luật mới nhất mặc dù đã tiếp thunhiều nội dung được Thường trực Ủy ban Vềcác vấn đề xã hội, các chuyên gia góp ý bỏ nhiềunội dung mang tính tuyên ngôn, khẩu hiệu…nhưng theo đánh giá của các đại biểu, vẫn phảitiếp tục làm rõ tính cụ thể, khả thi của dự thảoLuật mới đủ điều kiện trình QH. Đơn cử nhưviệc bảo đảm nguồn lực để thực hiện các chínhsách dân số, đặc biệt là nguồn lực về tài chính,ngân sách; nội dung, trách nhiệm và cơ quanchịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nhànước về dân số; chế tài xử lý các vi phạm phápluật về dân số… Nhiều vấn đề khác cũng phảiđược giải trình thuyết phục hơn như: xã hội hóađối với công tác dân số thì cụ thể là xã hội hóacác nội dung nào, công tác nào, với đối tượngnào…; nội hàm của khái niệm chất lượng dân sốra sao; mục tiêu cao nhất phải đạt được của việcban hành dự luật Dân số này là gì?

Thống nhất với quan điểm của cơ quan soạnthảo về việc không phải nội dung nào của Nghịquyết 21 cũng có thể được cụ thể hóa trongphạm vi của dự luật Dân số mà Chính phủ có thểsử dụng nhiều công cụ khác, nhiều văn bản phápluật để điều chỉnh, điều hành, quản lý nhưng mộtsố đại biểu cũng lưu ý rằng, phải tính toán phạmvi điều chỉnh của dự luật một cách rõ ràng hơn,có thể thu hẹp phạm vi điều chỉnh, trên cơ sở đóxác định rõ các giải pháp pháp lý để bảo đảmtính khả thi của luật.

Tin và ảnh: QuỳNh chi

Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Dân số

hà nội:

Thiếu trường mầm non tại các khu công nghiệp

Toàn cảnh phiên họp

(tiếp theo trang 1)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hãy soi lại xem vai trò chủ đạo thế nào với kinh tếnông thôn. Nói tích tụ đất đai, sản xuất theo chuỗi rất hay, nhưng xem ra giải pháp thực thi lại quáxa, nếu không muốn chỉ thẳng là còn rất rời rạc. Bộ Công thương nói gì về trách nhiệm làm thịtrường, mở rộng thị trường để tiêu nông sản? Có hay: Đem được lô trái cây, hạt gạo, lô tôm, lô cá,chuyến cà phê, hồ tiêu, cao su… xuất khẩu sang các nước là cả một hành trình gian truân. Có hiểumỗi mùa thu hoạch, người nông dân như đứng trên lửa với thực trạng “được mùa mất giá, đượcgiá mất mùa”.

Nông nghiệp được xác định là “trụ đỡ” của nền kinh tế, nhưng đầu tư cho trụ đỡ này rõ ràngchưa xứng tầm. Nhìn từ hệ thống đê điều ở các tỉnh phía Bắc, hệ thống thủy nông, hồ chứa nước ởTây Nguyên, miền Tây Nam Bộ khi biến động khí hậu ngày một khắc nghiệt đang đặt ra những vấnđề không nhỏ. Vậy quy hoạch thủy lợi thế nào, đê bao, cống tưới tiêu, hồ chứa nước đang xuốngcấp tháo gỡ ra sao, nguồn bạc tiền thu xếp từ đâu? Việc tạo ra những giống cây, con đáp ứng chonhững thay đổi trong cơ cấu, quy hoạch của từng vùng đất cũng đang bày ra đủ nỗi lo.

Cải cách nền nông nghiệp theo hướng hiện đại là không thể khác. Nhưng doanh nghiệpđầu tư vào cho nông nghiệp còn quá mỏng, quá ít nên rất cần những chính sách ưu đãi từ vĩmô. Nhiều vùng quê đã trở thành xã, huyện nông thôn mới, với điện - đường - trường - trạm,trụ sở khang trang, nhưng thực chất bền vững trong mưu sinh của cô bác đòi hỏi phải có chiếnlược xa dài hơn. Đất nước tăng trưởng, nhà nông có tăng trưởng theo không? Cái khó củangười quê chính là đời sống và việc làm, là nỗi lo ô nhiễm môi trường khi công nghiệp kéovề. Nhìn cả loạt những dòng sông chết không thể không lo. Nhìn về thực trạng đền bù cho nhànông khi thu hồi đất chưa thỏa đáng kéo theo kiện tụng đông người chưa giảm không thểkhông suy nghĩ. Nỗi lo của nhà nông là không còn mãi tự bơi trước những sản phẩm, hànghóa do mình làm ra mỗi mùa vụ. Trăn trở của nhà nông là việc vay vốn ngân hàng sao cho dễdàng, thuận lợi hơn...

Lắng nghe đối thoại với nhà nông rất cần! Nhưng cần hơn là hành động, là các bộ, ngành cùngchung tay tháo gỡ, kiến tạo ra những chính sách trúng và đúng. Chính sách ấy phải hướng về nhànông, vì nhà nông, lo cho nhà nông thế nào để thoát ra cảnh “tự bơi”.

Đừng để nhà nông mãi “tự bơi”(tiếp theo trang 1)

Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thăm và chúc Tết cổ truyền đồng bào Khmer ở Trà Vinh

Ngày 9.4, Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Namdo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn đã đếnthăm và chúc mừng đồng bào Khmer Trà Vinh nhân dịpTết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây; làm việc với Ủy banMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh về công tác dân tộc, tôngiáo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới… trên địabàn tỉnh.

Đoàn đã đến thăm và tặng quà Hội đoàn kết sư sãiyêu nước tỉnh Trà Vinh, một số gia đình lão thành cáchmạng người dân tộc Khmer tiêu biểu trong tỉnh. Tại cácnơi đến thăm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ ViệtNam Trần Thanh Mẫn chúc các vị Hòa thượng, Thượngtọa, sư sãi, A char, gia đình lão thành cách mạng, đồngbào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây vuitươi, hạnh phúc. Đồng thời, đánh giá cao những đónggóp của các vị Hòa thượng, Thượng tọa, sư sãi, A char,đồng bào Khmer thực hiện tốt đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cựctham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vậnđộng do Mặt trận Tổ quốc phát động như: Xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bềnvững… từ đó, góp phần tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, xây dựng quê hương Việt Nam ngày càngphát triển, đúng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”.

Thay mặt các vị sư sãi và đồng bào Khmer tỉnh TràVinh, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hộiđồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam,Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh, Phó Chủtịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh bàytỏ niềm vui trước sự quan tâm và chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần cho đồng bào Khmer trong tỉnh củaĐảng và Nhà nước thời gian qua. Hòa thượng khẳngđịnh sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động chư tăng, phậttử, đồng bào Khmer đồng lòng, đồng thuận với Đảng,Nhà nước; giữ vững và phát huy truyền thống đạiđoàn kết toàn dân tộc.

Tại buổi làm việc với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnhTrà Vinh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ ViệtNam Trần Thanh Mẫn biểu dương những kết quả tỉnhTrà Vinh đạt được. Mặt trận các cấp đã triển khai kịpthời các kế hoạch, chương trình của Trung ương, làmtốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo… Chủtịch Trần Thanh Mẫn đề nghị, thời gian tới, Ủy banMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh tiếp tục chăm lo tốt đờisống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đẩymạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.Đồng thời, tập trung tuyên truyền, vận động người dânphát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vai trò tự quản,tăng cường thực hiện công tác giám sát, phản biện xãhội. Mặt trận các cấp cần hoàn thiện và nâng cao nănglực hoạt động.

Theo ttXVN

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn, ước tính quýi.2018, xuất khẩu gạo cả nước đạthơn 1,36 triệu tấn với giá trị khoảng669 triệu USD, tăng 9,4% về khốilượng nhưng tăng tới 24% về giá trịso với cùng kỳ năm 2017.

Phân tích về tình hình xuấtkhẩu gạo trong những tháng đầunăm, Bộ Công thương đánh giá,gạo là 1 trong 3 mặt hàng thuộcnhóm nông sản có tăng trưởng xuấtkhẩu cao ngay trong tháng 2 - thờiđiểm có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

kéo dài. Đây là dấu hiệu tích cựccủa lĩnh vực xuất khẩu gạo. Đángmừng hơn là cơ cấu gạo đã chuyểndịch theo hướng phân khúc gạochất lượng trung bình và thấp giảm,phân khúc chất lượng cao tăng từngnăm. Nhờ đó, từ cuối năm 2017đến nay, giá gạo xuất khẩu của cảnước tăng mạnh và hiện đang ởmức cao hơn so với các nước cạnhtranh như Thái Lan, Pakistan, ẤnĐộ từ 50 - 100 USD/tấn.

Theo nhận định của nhiềuchuyên gia kinh tế, việc chuyểndịch cơ cấu xuất khẩu gạo từ phânkhúc chất lượng thấp và trung bìnhsang phân khúc chất lượng cao làđòi hỏi bắt buộc nhằm phù hợp vớixu hướng tiêu dùng trên thế giới.

Nhật chuNg

Kim ngạch xuất khẩu gạo quý I tăng mạnh

Số 100 10 - 4 - 2018đại biểu nhân dân

Thay đổi từ nhận thức đến hành viTheo kết quả khảo sát nhanh hoạt động buôn

bán động vật hoang dã, tại TP Hồ Chí Minh và cáctỉnh Bình Dương, Đồng Nai, năm 2016 có đến 568cơ sở kinh doanh, tiêu thụ động vật hoang dã, 358điểm có dấu hiệu buôn bán trái phép. Trong đó,Bình Phước đang là nguồn cung cấp động vậthoang dã lớn nhất cho 3 tỉnh, thành phố nêu trên;tiếp đến là Lâm Đồng, Đắk Lắk và Đắk Nông. Mộtsố nguồn cung cấp động vật hoang dã nhỏ lẻ khácđến từ TP Cần Thơ, tỉnh Bình Thuận và Long An.Tại Nghệ An, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểmlâm Nghệ An cho biết thêm, việc buôn bán động vậthoang dã ở địa phương không phổ biến, rầm rộ,nhưng vẫn xảy ra một cách nhỏ lẻ. Các hành vi nổilên chủ yếu là săn, bắt, bẫy, bắn động vật hoang dãthông thường, ít có giá trị kinh tế lớn. Bên cạnh đó,chủ yếu là tình trạng mua, bán vận chuyển trái phépđộng vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, có giá trị

lớn về mặt kinh tế của các đối tượng đầu nậu từ địabàn khác về Nghệ An hoặc đi qua Nghệ An để mangra Bắc tiêu thụ.

Nguyên nhân của tình trạng buôn bán, vậnchuyển động vật hoang dã cao được các đại biểu chỉra là do nhu cầu tiêu thụ trái phép và không bềnvững các loài hoang dã nguy cấp làm thực phẩmngâm rược, thuốc đông y, thú cảnh, trang trí và làmmón ăn đặc sản… Điều này thúc đẩy hoạt độngbuôn bán trái phép lên mức độ nghiêm trọng ngangvới buôn bán ma túy. Hơn nữa, nhận thức của toànxã hội đối với công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạngsinh học còn nhiều hạn chế. Nhận thức của cácngành, các cấp đã được nâng lên nhưng chưa đủquyết liệt để bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếmmột cách toàn diện và hiệu quả.

Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ Tư, QH Khóa XiVđã thông qua Luật Lâm nghiệp. Trong đó, có nhữngquy định cụ thể về các hành vi bị cấm, như săn, bắt,

nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bánđộng vật rừng, thu thập mẫu vật các loài động vậtrừng trái với quy định của pháp luật. Quy địnhtrong quản lý, bảo vệ, khai thác, kinh doanh độngvật hoang dã; các hoạt động bảo vệ và phát triểnrừng đặc dụng nhằm tạo môi trường bảo vệ và pháttriển động vật hoang dã; chính sách đầu tư của Nhànước trong việc bảo vệ, cứu hộ động vật rừng nguycấp, quý hiếm… Bảo vệ động vật hoang dã đượccoi là nội dung cấu thành quan trọng trong hoạtđộng phát triển rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đadạng sinh học, phát triển bền vững của quốc gia.Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộcNguyễn Lâm Thành, đây là lĩnh vực mới chưa đượcđề cập nhiều trong các hoạt động của cơ quan củaQH. Điều này đòi hỏi QH và các ĐBQH cần vàocuộc nhiều hơn để có sự thay đổi mạnh hơn trongnhận thức, hành vi của toàn xã hội và thực thi cóhiệu quả pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

Tăng cường giám sát chuyên đềỞ tầm QH, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

Nguyễn Lâm Thành khuyến nghị, các cơ quan củaQH, ĐBQH có thể giám sát bằng văn bản, thôngqua các báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 nămcủa cơ quan Chính phủ về thực thi chính sách, phápluật liên quan đến bảo vệ rừng và bảo vệ động vậthoang dã; giám sát, kiểm tra theo chuyên đề tìnhhình thực tế ở một số địa phương, cơ quan trọngđiểm, những điểm nóng dễ xảy ra các hoạt động viphạm, như vùng biên giới phía Nam, một số vườnquốc gia, vùng sản xuất, chế biến động vật cónguồn gốc hoang dã. Thúc đẩy công tác truyềnthông cho chính các ĐBQH, các nhà quản lý, hoạchđịnh chính sách về tầm quan trọng cũng như ýnghĩa và trách nhiệm trong việc bảo vệ động vậthoang dã.

Ở góc độ Chính phủ, thực thi những quy địnhmới của Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày1.1.2019, đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môitrường cũng nêu rõ sẽ sớm hướng dẫn và tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quanđến Luật Đa dạng sinh học và Luật Lâm nghiệp;thanh tra, kiểm tra liên ngành về đa dạng sinh họcvà bảo vệ phát triển rừng. Tham gia đề xuất, thẩmđịnh Danh mục các loài động vật, thực vật rừngnguy cấp, quý hiếm. Giám sát hoạt động bảo tồn,gây nuôi, xuất khẩu, nhập khẩu, nhập nội từ biển vàquả cảnh động vật hoang dã nguy cấp.

Bảo vệ động vật hoang dã phải bắt đầu thayđổi từ nhận thức, vì vậy, các địa phương cũng đề

xuất sẽ nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyềnnhằm đi đến hạn chế, chấm dứt việc sử dụng sảnphẩm của động vật hoang dã, quý hiếm trongcộng đồng. Thường xuyên phối hợp, trao đổithông tin với các lực lượng công an, kiểm lâm,hải quan, cảnh sát biển nhằm phát hiện, bắt giữvà xử lý đối với các hoạt động săn bắn, mua bán,vận chuyển động vật hoang dã, sinh vật quý hiếmtrái pháp luật.

Một số đại biểu cũng nêu thực tế hiện mới chútrọng phòng, chống săn bắn, vận chuyển, mua bánđộng vật hoang dã, nhưng lại “bỏ quên” việc độngvật hoang dã sẽ được bảo vệ như thế nào? Đơn cử,con số thống kê ở các tỉnh, thành phố gửi về các cơquan chức năng thường là bắt giữ được bao nhiêuđầu nậu, thu giữ được bao nhiêu động vật hoang dã.Nhưng số liệu bao nhiêu động vật hoang dã được táithả dường như còn thiếu. Và bảo vệ động vật hoangdã như thế nào để các loài động vật quý hiếm khôngbị tuyệt chủng?

Muốn vậy, trước hết, cần bắt đầu ngay từ việcnêu cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã mớimong chấm dứt được nhu cầu tiêu thụ động vậthoang dã. Không có “cầu” ắt giảm “cung”. Nhấnmạnh điều này, Phó Chủ nhiệm VPQH Lê BộLĩnh bày tỏ mong muốn, các cơ quan nhà nướcvà xã hội chung tay, biến yêu cầu bảo vệ độngvật hoang dã trở thành nhu cầu tự thân của mỗingười dân. Có như vậy, mới bảo tồn được độngvật hoang dã.

ANh thảo

thực thi pháp Luật Về bảo Vệ động Vật hoang dã

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của Quốc hội

“ban hành Luật dân số để làm gì” là câuhỏi được nhiều đại biểu đặt ra tại phiênhọp thẩm tra sơ bộ dự án Luật dân sốcủa thường trực ủy ban Về các vấn đề xãhội diễn ra sáng 9.4. tất nhiên, các nhàlập pháp thấu hiểu hơn ai hết yêu cầuphải ban hành một đạo luật về dân số vìđó không chỉ là cụ thể hóa nghị quyết số21 của trung ương mà còn bởi, các vấnđề dân số liên quan đến quyền cơ bảncủa con người đã được quy định tronghiến pháp và dứt khoát phải được điềuchỉnh bằng một đạo luật. nhưng vẫnphải đặt câu hỏi này vì bản dự thảo mớinhất chưa làm rõ được những vấn đề cốtlõi nhất.

Chính sách phải đi kèm ngân sách“Các đồng chí đã đánh giá tác động về ngân

sách hay chưa?” Cùng đặt câu hỏi này nhưng Ủyviên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sáchHoàng Quang Hàm và Ủy viên Thường trực Ủyban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng lại chỉra hai chiều hướng khác nhau của dự thảo Luật.Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, các quy định trongdự thảo Luật rất “nặng” về ngân sách nhà nước.Còn ông Hoàng Quang Hàm lại cho rằng, thực ra,cứ quy định chung chung như dự thảo Luật thìcông tác dân số sẽ vô cùng khó “chen” được vàodự toán ngân sách hàng năm vì hiện nay, cáckhoản chi ngân sách nhà nước đều đã được quyđịnh rất rõ trong Luật Ngân sách Nhà nước.

Đó cũng là những băn khoăn được đại diệnBộ Tài chính nêu tại Phiên họp. “Luật Dân sốcó phạm vi điều chỉnh rất rộng nhưng chúng tôiđọc dự thảo Luật thì không hiểu nguồn ngânsách bảo đảm thực hiện như thế nào”, nhấnmạnh điều này, đại diện Bộ Tài chính đã điểmdanh một loạt các quy định “chỉ liên quan đếntiền” cần phải được rà soát, làm rõ. Cụ thể làKhoản 1, Điều 12 quy định các cặp vợ chồng“… được khám phát hiện và điều trị hiếmmuộn, vô sinh… ” - nhưng không có một điềukhoản nào quy định nguồn lực bảo đảm thựchiện chính sách này là gì? Ai bảo đảm để cáccặp vợ chồng “được khám phát hiện và điều trịhiếm muộn, vô sinh”? Có phải là Nhà nướckhông? Nếu Nhà nước “bao cấp” toàn bộ thìchắc chắn không đủ nguồn lực. Vậy thì Nhànước bảo đảm những khâu nào, dịch vụ nàotrong việc phòng, tránh và điều trị hiếm muộn,vô sinh? Điều 24 về chăm sóc sức khỏe sinh sảnđối với trẻ em, người chưa thành niên, thanhniên cũng tương tự như vậy.

Hay các Điều 25 về tư vấn, khám sức khỏetrước hôn nhân; Điều 26 về tư vấn, tầm soát,chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; Điều27 về chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai làngười dân tộc thiểu số… Trước đây đã có đềxuất ngân sách nhà nước hỗ trợ một số đối tượngnhư hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng ở vùng cónguy cơ cao được thụ hưởng các chính sách này.Nhưng nếu quy định như dự thảo Luật thì cónghĩa là ngân sách nhà nước sẽ hoàn toàn khônghỗ trợ gì. Khi đó, người nghèo, cận nghèo,người ở địa bàn có nguy cơ cao… liệu có thểtiếp cận được với các dịch vụ được quy định tạiĐiều 25, 26, 27 hay không? - Chắc chắn là cựckỳ khó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đềxã hội Nguyễn Hoàng Mai khẳng định.

Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu đầyđủ các ý kiến mà Bộ Tài chính đã tham gia trướcđây, ngay tại Phiên họp của Thường trực Ủy ban

Về các vấn đề xã hội, đại diện Bộ Tài chính mộtlần nữa nhấn mạnh nguyên tắc: Dự thảo Luật phảicó một điều khoản quy định chính sách của Nhànước đối với công tác dân số là gì và đối với từngchính sách cụ thể như vậy thì phải xác định rất rõ,ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm những nội dungnào, hỗ trợ những nội dung, đối tượng nào, cònphần nào là xã hội hóa… thì sau này mới có thểtriển khai thực hiện cũng như cân đối ngân sáchcho công tác dân số được.

Trách nhiệm quản lý thuộc về ai? Dự án Luật Dân số có lẽ là một trong những

dự luật có sự thay đổi nhiều nhất, đặc biệt là khimới ở giai đoạn soạn thảo. Từ “phiên bản” đầutiên có khoảng 70 điều mà như chính Bộ trưởngBộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá “giốngmột chương trình hành động của Chính phủ hơnlà một dự thảo Luật”, giảm dần xuống còn hơn50 điều, “phiên bản” gửi sang Ủy ban Về cácvấn đề xã hội hôm 5.4 còn 35 điều và đến nay,“phiên bản” mới nhất chỉ còn 32 điều. “Chúngtôi đã bỏ đi rất nhiều điều khoản liên quan đếntổ chức, bộ máy và các điều khoản mang tínhtuyên ngôn, khẩu hiệu… như ý kiến đóng gópcủa các chuyên gia”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang, đại diện Ban soạnthảo khẳng định.

Nhưng ngay cả như vậy thì các giải pháp pháplý của dự thảo Luật vẫn còn hạn chế, các điềukhoản vẫn mang tính tuyên truyền, vận động làchủ yếu trong khi vẫn “trống” ở những vấn đềquan trọng nhất như thẩm quyền, trách nhiệmquản lý nhà nước đối với công tác dân số thuộcvề cơ quan nào? Nội dung quản lý nhà nước vềdân số ra sao?...

Thông thường, các đạo luật chuyên ngànhđều thiết kế một điều khoản khẳng định rõ cơquan nào chủ trì giúp Chính phủ thực hiệncông tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyênngành đó. “Nhưng tôi đọc cả dự thảo Luật Dân

số thì không xác định được cơ quan quản lýnhà nước về công tác dân số là bộ nào. Thậmchí, dự thảo Luật còn không quy định một điềukhoản riêng về nội dung quản lý nhà nước đốivới công tác dân số gồm những gì như cáchthức của các đạo luật khác”, Ủy viên Thườngtrực Ủy ban Tài chính - Ngân sách HoàngQuang Hàm nhận xét.

Thực ra, các nội dung quản lý nhà nước vềdân số đã được quy định rải rác ở từng chương,điều của dự thảo Luật. Nhưng cũng giống nhưvấn đề ngân sách nhà nước nêu trên, không rõ chủthể thực hiện, chủ thể bảo đảm là ai.

Ví dụ, quy định về điều chỉnh quy mô dân sốtại Điều 7 - vậy thì ai điều chỉnh? Khi nào thì điềuchỉnh? Điều chỉnh trên nguyên tắc nào? Bằng cácbiện pháp gì? Hay Điều 16 về phát huy lợi thế củacơ cấu dân số vàng thì ai xác định và công bố cáclợi thế của cơ cấu dân số vàng? Ai sẽ lồng ghéphoặc hoạch định chính sách để khai thác được lợithế của cơ cấu dân số vàng? Có những nội dungquản lý nhà nước được quy định giao cho chínhquyền địa phương nhưng Luật Tổ chức chínhquyền địa phương đã nêu rất rõ 3 chế địnhHĐND, UBND và Chủ tịch UBND, nếu quy địnhchung chung là chính quyền địa phương thì ai sẽthực hiện? Đó là chưa kể, còn nhiều điều khoảnliên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, các bộ,ngành, địa phương thậm chí còn không đúngnguyên tắc.

Chỉ rõ những bất cập trên, đại diện Bộ Tưpháp cũng nêu rõ, một đạo luật dứt khoát phải thểhiện được tính pháp lý.

“Vậy thì từ quan điểm của Bộ Tư pháp, dựluật Dân số có đủ điều kiện trình QH hay không”?Mặc dù không trả lời dứt khoát câu hỏi này củaPhó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội BùiSỹ Lợi, song, đại diện Bộ Tư pháp cũng cho rằng,tính quy phạm của dự thảo Luật ít quá, vẫn giốngNghị quyết của Trung ương nhiều hơn.

QuỳNh chi

tại hội thảo tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và xã hội trong thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ độngvật hoang dã do Văn phòng quốc hội tổ chức tại ninh bình vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị, quốc hội và đbqh cần vào cuộc mạnhmẽ hơn để tạo sự thay đổi trong nhận thức, hành vi của toàn xã hội và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

dự án Luật dân số

Nhiều vấn đề cốt lõi phải làm rõ

Khái quát nhưng vẫn phải khả thiNguyễN hoàNg MAi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội

tôi rất tán thành quan điểm của Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn thị Kim tiến và Ban soạn thảo về việcđối với công tác dân số chủ yếu phải là tuyên truyền, vận động, thuyết phục… Nhưng cũng phải quyđịnh rất rõ là Nhà nước làm gì, có chính sách gì thì mới định hướng được cho người dân, các cơ quan,tổ chức xã hội “đi theo” mục tiêu của Nhà nước. Ví dụ, chính sách tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trịtrước sinh và sơ sinh. Lợi ích của việc này thì không phải bàn cãi. Nhưng nếu chúng ta chỉ quy địnhtheo hướng: “… được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm bí mật riêng tư” mà không cóchính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước kèm theo là vô cùng khó thực hiện. Bây giờ nói ngườinghèo, đồng bào các vùng sâu, vùng xa mà đi tư vấn, tầm soát… thì chắc là không ai đi. hay một sốđối tượng “có nguy cơ cao”, thuộc diện “bắt buộc” phải tư vấn, tầm soát thì Nhà nước có chính sáchnhư thế nào? Dự thảo Luật cần xác định rõ từng nhóm đối tượng, khi xác định được đối tượng rồi thìphải xác định cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ họ, có thể là ngân sách nhà nước, có thể là bảo hiểm ytế, hoặc các chính sách khác để dù là người giàu hay người nghèo, khi rơi vào hoàn cảnh như vậy,thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao là có thể tiếp cận được dịch vụ. chúng ta quy định mang tínhkhái quát nhưng cũng phải bảo đảm tính khả thi của các chính sách.

Q. chi ghi

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trườnglấy ý kiến dự án Luật Đo đạc và bản đồ

Dự thảo Luật đã cơ bản đưa nhữngnội dung cần được luật hóa trong côngtác đo đạc và bản đồ, đặc biệt bổ sungmột số nội dung mới có ý nghĩa vớingành như công tác đo đạc, bản đồcông trình ngầm, xây dựng cơ sở hạtầng dữ liệu không gian quốc gia…Một số ý kiến đề nghị, cần chú ý sửdụng từ ngữ dễ hiểu, cố gắng Việt hóacác khái niệm; có quy định để khớpnối dữ liệu quốc gia và dữ liệu cơ sở,dữ liệu chuyên ngành; tiếp tục cụ thểhơn quy định hoạt động tài chính chođo đạc và bản đồ…

Nhiều đại biểu cũng đề nghị, cầntiếp tục rà soát các điều khoản về đođạc, thành lập bản đồ địa chính, dữliệu không gian địa lý quốc gia, chứngchỉ đo đạc, bản đồ… để tránh mâuthuẫn, chồng chéo với các luật liênquan. Ví dụ khái niệm bản đồ địachính được quy định tại Khoản 1,Điều 25, dự thảo Luật khác với kháiniệm tương tự được Luật Đất đai quyđịnh, mà tiếp tục định nghĩa lại kháiniệm này sẽ gây chồng chéo giữa cácluật. Ngoài ra, Khoản 3, Điều 25, dựthảo Luật quy định Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành quy chuẩn kỹthuật quốc gia về đo đạc, thành lậpbản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữliệu địa chính. Song, theo quy địnhcủa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹthuật, thì chưa có đủ căn cứ để banhành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềđo đạc, thành lập bản đồ địa chính.Trên thực tế, trong năm 2012, Tổng

cục Quản lý đất đai đã xây dựng dựthảo quy chuẩn kỹ thuật về bản đồ địachính, nhưng Bộ Khoa học và Côngnghệ đã có văn bản trả lời không đủcăn cứ để ban hành quy chuẩn kỹthuật quốc gia với hoạt động này.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ nhiệmỦy ban Khoa học, Công nghệ và Môitrường Phan Xuân Dũng ghi nhận,đánh giá cao ý kiến góp ý của cácchuyên gia, đại diện một số bộ, ngành,địa phương; cho biết sẽ tiếp thunghiêm túc các ý kiến đề nghị điềuchỉnh quy định về hệ thống khôngảnh, xây dựng chiến lược phát triển đođạc và bản đồ, thành lập bản đồ địachính, chứng chỉ hành nghề đo đạc vàbản đồ…

Chủ nhiệm Ủy ban Phan XuânDũng khẳng định, các ý kiến khácnhau đối với một số vấn đề của dự ánLuật đều được cân nhắc kỹ tại các

cuộc làm việc giữa cơ quan chủ trìthẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo.

Đối với trách nhiệm của Bộ Quốcphòng trong công tác đo đạc và bảnđồ, Chủ nhiệm Ủy ban Phan XuânDũng nêu rõ, việc quy định Bộ Quốcphòng chịu trách nhiệm tổ chức triểnkhai hoạt động đo đạc và bản đồ quốcphòng, song với đo đạc, thành lập hảiđồ lại giao Chính phủ phân công thựchiện cụ thể. Việc thể hiện như vậy sẽtạo điều kiện thuận lợi để Bộ Quốcphòng, cũng như các bộ, ngành kháctriển khai tại những địa điểm hay thờigian nhạy cảm, nhất là những vấn đềliên quan đến biển đảo và chủ quyềnquốc gia. Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiếncủa Bộ Quốc phòng, sẽ xây dựngphương án 2, trình UBTVQH, QHcho ý kiến trước khi thông qua dự ánLuật này.

Tin và ảnh: PhươNg thủy

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trườngPhan Xuân Dũng phát biểu tại hội thảo

(tiếp theo trang 1)

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp Ảnh: P. Thúy

chính trị

Chính sách cử tuyển đã được quy định tại Nghịđịnh số 134/2006/NĐ - CP ngày 14.11.2016quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo

dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệthống giáo dục quốc dân và Nghị định số49/2015/NĐ - CP ngày 15.5.2015 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào cáccơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấpthuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thực hiện chính sách trên, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cho biết, từ năm 2010- 2013, Bắc Kạn đã cử 76 học sinh đi học cử tuyển.Thế nhưng, từ năm 2014 đến nay, tỉnh không tuyểnsinh đào tạo do không có nhu cầu. Đáng lưu ý hơn,tổng số học sinh, sinh viên cử tuyển tốt nghiệp giaiđoạn 2010 - 2015 là 123 người. Trong đó, đại học112 người, cao đẳng 1 người, trung cấp chuyênnghiệp 10 người. Số học sinh, sinh viên cử tuyển tốtnghiệp giai đoạn 2010 - 2015 được xét tuyển vào vịtrí việc làm là 90 người. Số còn lại 33 người dokhông có biên chế để xét tuyển nên hết thời gian quyđịnh, tỉnh đã trả lại hồ sơ cho sinh viên. Và số sinhviên này đều phải tự liên hệ công tác.

Thông tin này gây hoang mang đối với Đoàngiám sát của Hội đồng Dân tộc về việc thực hiệnchính sách, pháp luật về phát triển giáo dục vùng dântộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2010 - 2017. Theothành viên Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủyban Văn hóa, Giáo dục TN, TN và NĐ Nguyễn ThịMai Hoa, đã cử học sinh đi cử tuyển thì phải bố trícông việc. Nếu người được cử đi học cử tuyển khôngthực hiện công việc theo phân công thì phải hoàn lạisố tiền học cử tuyển. Một thực tế nữa được chính Bíthư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn

Văn Du thừa nhận là, nếu không có cử tuyển thìngười dân tộc thiểu số không bao giờ vào được côngchức. Nhu cầu tuyển dụng cán bộ là người dân tộcthiểu số có, nhưng chất lượng cử tuyển không cao,khó có thể vượt qua các kỳ thi tuyển dụng công chức.Đây thực sự là bài toán nan giải.

Không riêng Bắc Kạn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộcHà Ngọc Chiến bổ sung, một số địa phương đã dừngthực hiện chính sách cử tuyển. Thế nhưng, quan điểmchung của nhiều địa phương vẫn là không thể bỏchính sách cử tuyển. Nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, chưacó đồng bào dân tộc thiểu số ít người nào có thể thiđỗ đại học mà không dựa vào chính sách cử tuyển. Ởlực lượng vũ trang, một số quân khu vẫn đề nghị cóchính sách cử tuyển. Nên chăng, cần tính toán kỹ vềmặt chính sách để có những thay đổi cho phù hợp vớithực tiễn. Đơn cử, thi công chức, trong lựa chọn cánbộ là người dân tộc thiểu số nên thi lựa chọn giữa họcsinh là người Mông với người Mông, người Dao vớingười Dao. Không lấy những đồng bào dân tộc thiểusố chịu nhiều thiệt thòi về giáo dục để “thi chọi” vớinhững người có điều kiện học tập tốt hơn.

Một vấn đề nữa cũng được Đoàn giám sát củaHội đồng Dân tộc nêu ra là, có tình trạng học sinh ỷlại vào chính sách cử tuyển. Cứ cử tuyển là vàothẳng, học xong ra trường là có việc làm. Do vậy,chính sách cử tuyển cũng cần có sự thay đổi đểkhuyến khích học sinh cử tuyển có ý thức phấn đấu,vươn lên. Như quan điểm của Chủ tịch Hội đồng Dântộc Hà Ngọc Chiến là đào tạo cử tuyển phải gắn vớinhu cầu, gắn với vị trí việc làm. Chúng ta đã có nhiềutấm gương học sinh cử tuyển trở thành cán bộ lãnhđạo ở Trung ương và địa phương. Một chính sách tốtđẹp, có tính nhân văn cao, chắc chắn không thể bỏ.

Ý Nhi

Không thể bỏ chính sách cử tuyển

Số 100 10 - 4 - 2018 đại biểu nhân dânhội đồng nhân dân và cử tri

nhịp cầu

Phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vữngTheo Sở NN - PTNT Phú Yên, năm 2017, tổng giá trị

sản xuất nông - lâm - thủy sản toàn tỉnh ước đạt 11.103tỷ đồng (tăng 3,7% so với năm 2016). Trong đó, giá trị

ngành thủy sản đạt 3.632 tỷ đồng (tăng 3,4%), giá trị sản xuấtthủy sản đạt khoảng 5.827 tỷ đồng (tăng 6,9% so năm 2016),chiếm tỷ trọng 35,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Phú Yên đang triểnkhai giám sát môi trường và dịch bệnh tại các vùng nuôi, chútrọng đầu tư, phát triển quy trình nuôi theo hướng VietGAP,an toàn sinh học. Tỉnh cũng tập trung quy hoạch chi tiết cácvùng nuôi thủy sản để công tác quản lý thuận lợi hơn.

Đối với lĩnh vực khai thác, Phú Yên đang cơ cấu lại theohướng giảm tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ, pháttriển đội tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Năm 2018, diệntích nuôi trồng thủy sản của tỉnh khoảng 2.800ha, thủy sảnương nuôi bằng lồng, bè khoảng 31.000 lồng; tổng sản lượngthủy sản phấn đấu đạt khoảng 71.000 tấn. Trong đó, sản lượngkhai thác khoảng 59.500 tấn, sản lượng nuôi trồng khoảng11.500 tấn; giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.838 tỷ đồng, trongđó khai thác đạt 2.069 tỷ đồng, nuôi trồng đạt 1.769 tỷ đồng…

Tại Hội nghị chuyên đề về thủy sản Phú Yên mới đây, Thứtrưởng Bộ NN - PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu tỉnh Phú Yên cầntăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát tàu cánhằm hạn chế tình trạng vi phạm khai thác bất hợp pháp,không khai báo và không theo quy định. Thứ trưởng Vũ VănTám nhấn mạnh yêu cầu triển khai các giải pháp cấp bách vàlâu dài để phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững, trong đóđặc biệt chú ý đến quy hoạch, quản lý quy hoạch, sắp xếp sốlồng nuôi một cách khoa học, phù hợp; môi trường nuôi cầnđược kiểm soát chặt chẽ. Về lâu dài, Phú Yên cũng như cácđịa phương khác phải nghiên cứu thêm giải pháp nuôi tômhùm trên bờ và ngoài biển. Việc tổ chức sản xuất và thị trườngcũng cần liên kết theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng củacon tôm hùm nuôi…

Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú YênTrần Hữu Thế yêu cầu Sở NN - PTNT và các sở, ngành, địaphương liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp cấpbách khắc phục thẻ vàng của Ủy ban châu Âu về khai thác bấthợp pháp, không khai báo và không theo quy định đã đượcthảo luận tại Hội nghị. UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở NN -PTNT và địa phương liên quan sớm triển khai quy hoạch chitiết vùng nuôi, tăng cường quản lý và kiểm soát môi trườngcác vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh…

ANh NgỌc

Vĩnh Long: góp ý Dự án Luật Đo đạc và bản đồ

Đoàn ĐBQH tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến vào Dự án Luật Đo đạc và bản đồ. Cơ bản thống nhất vớibố cục và nội dung dự luật, song các đại biểu đề nghị tại Chương ii, Điều 16 quy định cụ thể hơn việc đo đạcthành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn 1/2000 để xác định việc cập nhật hệ thống bản đồ, tránh chồng chéo,lãng phí; bổ sung cụm từ “và đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về bề mặt trái đất” sau cụm từ “cứu nạn”tại Điều 4 về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ.

Chương iii, các đại biểu đề nghị Điều 61 về trách nhiệm của UBND các cấp, cần tách riêng trách nhiệmcủa cấp huyện, cấp xã và quy định rõ ràng, cụ thể. Riêng đối với UBND cấp xã cần bổ sung nội dung “tiếpnhận bàn giao và quản lý bảo vệ mốc đo đạc theo phân cấp”. Đồng thời, đề nghị xem lại trình tự thủ tục vềđấu thầu cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ tại Khoản 2, Điều 52, tuân thủ theo các quy định củaLuật Đấu thầu, Luật Xây dựng; quy định thời gian đo đạc, vẽ lại bản đồ do tình hình thực tế ảnh hưởng biếnđổi khí hậu, sạt lở làm thay đổi địa hình tự nhiên.

PhươNg LiNhhậu giang: Tập trung rà soát, phân loại vụ việc

Ban Pháp chế HĐND tỉnh vừa giám sát kết quả công tác thi hành án dân sự (THADS) năm 2017 tại CụcTHADS tỉnh. Kết quả giám sát cho thấy, năm 2017 ngành THADS tỉnh đã thụ lý 10.048 việc, giảm 133 việc so vớicùng kỳ. Trong đó, đã thi hành xong 9.945 việc, vượt hơn 2% so với chỉ tiêu QH giao. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồitiền, tài sản còn đạt thấp so với chỉ tiêu Tổng cục THADS giao; tình trạng tái chiếm ở một số địa phương vẫnxảy ra, chưa chủ động phối hợp với các đoàn thể trong THADS…

Tại buổi làm việc, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Cục THADS tỉnh; đồngthời, đề nghị đơn vị tiếp tục quan tâm lãnh đạo tư tưởng; tập trung rà soát, phân loại chính xác các vụ việc; tăngcường phối hợp, kiểm tra chuyên môn các Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt các kiến nghị củaViện Kiểm sát nhân dân.

tRẦN hÙNg DẠ LANh. phúc thọ, hà nội: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động HĐND các cấp

Theo đánh giá tại Hội nghị giao ban đánh giá công tác quý i, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý ii củaThường trực HĐND huyện: Quý i, Thường trực, các ban HĐND huyện đã chủ động thực hiện nhiệm vụ theochương trình, kế hoạch đề ra. Trong đó, Thường trực HĐND huyện đã thành lập đoàn giám sát công tác QLNNvề vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ ởmột số xã. Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện đã giám sát công tác vệ sinh ATTP tại một số cơ sở sản xuất kinhdoanh bánh kẹo, sản xuất rượu thủ công, giò, chả; giám sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướngan toàn, nâng cao giá trị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, để nângcao chất lượng hoạt động HĐND các cấp, cần tiếp tục tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng chođại biểu HĐND cấp xã, thị trấn; nâng cao chất lượng TXCT, chất lượng giám sát chuyên đề...

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoàng Mạnh Phú đề nghị Thường trực HĐND huyện và các xã, thịtrấn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, chất lượng các kỳ họp, trong đó tập trung vào thảoluận và chất vấn; đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát. Các đại biểu HĐND phải gần dân, sát dân để hoànthành tốt nhiệm vụ.

Bảo tRÂMtX. hồng Lĩnh, hà tĩnh: Tiếp xúc cử tri chuyên đề về đất đai

Đoàn giám sát chuyên đề về đất đai của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã vừa phối hợp với tổ đại biểu HĐNDthị xã, Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ các phường TXCT chuyên đề về đất đai tại tổ dân phố 7 (phường BắcHồng) và tổ dân phố 8 (phường Nam Hồng) để tham vấn ýkiến cử tri. Tại các điểm tiếp xúc, cử tri phản ánh côngtác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các hướng dẫn liên quan chưa sâu; chất lượng, nội dungtuyên truyền chưa thu hút; vẫn còn tình trạng hồ sơ giải quyết chậm, giải thích chưa rõ, khiến người dân phảiđi lại nhiều lần... Cử tri đề nghị các cấp đổi mới hình thức tuyên truyền, nhất là tuyên truyền qua hệ thống phátthanh, truyền hình để người dân dễ dàng tiếp cận; làm rõ trách nhiệm chậm giải quyết việc công nhận lại đấtở cho các hộ có đất trước ngày 18.12.1980 và tạo điều kiện cho người dân được công nhận lại...

Tại buổi tiếp xúc, đại diện ngành chuyên môn đã giải thích cụ thể các vướng mắc, băn khoăn về quy trình,TTHC lĩnh vực đất đai đối với các trường hợp cụ thể mà cử tri phản ánh. Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã yêucầu lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tiếp thu, phối hợp hộ dân liên quan để có biện pháp giải quyết ngay các kiếnnghị thuộc thẩm của địa phương…

BìNh NguyÊN

những năm gần đây, diện tích vùngcây ăn quả trên địa bàn huyện Võ nhai(thái nguyên) liên tục tăng nhanh,đến nay có khoảng trên 1.100ha, trongđó 645ha đang cho thu hoạch. Với tiềmnăng về đất đai còn lớn, huyện Võ nhaitiếp tục mở rộng diện tích, xây dựngvùng chuyên canh cây ăn quả theohướng hàng hóa, bền vững.

Phát huy tiềm năng, thế mạnhDiện tích đất đồi bãi rộng lớn rất thích hợp

để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tếcao; nguồn lực lao động dồi dào với 90% dânsố tham gia sản xuất nông nghiệp; hệ thống cơsở hạ tầng của huyện đang từng bước đượcđồng bộ, có tuyến Quốc lộ 1B từ TP Lạng Sơnchạy qua trung tâm huyện về TP Thái Nguyên- trung tâm vùng Đông Bắc, đồng thời tiếpgiáp với Thủ đô Hà Nội, đáp ứng nhu cầu sảnxuất và tiêu thụ nông sản. Đó là những lợi thếđể Võ Nhai chọn cây ăn quả là loại cây kinh tếmũi nhọn, giảm nghèo và làm giàu cho bà connông dân. Võ Nhai cũng nằm trong quy hoạchphát triển vùng cây ăn quả mang lại giá trị kinhtế cao của tỉnh Thái Nguyên, do đó đượchưởng nhiều chính sách ưu đãi và các điềukiện thuận lợi để phát triển vùng cây ăn quả.

Đến nay, toàn huyện có trên 1.100ha cây ănquả các loại, trong đó có 645ha đang cho thuhoạch. Trên địa bàn huyện đã hình thành mộtsố vùng thâm canh cây ăn quả tập trung như:Na, nhãn La Hiên; bưởi Diễn Tràng Xá; camVinh Lâu Thượng; nhãn, quýt Phú Thượng...cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Diện tíchcây ăn quả đang tiếp tục được mở rộng đến tậnxóm, bản vùng sâu, vùng xa để thay thế cácloại cây lương thực kém hiệu quả và tận dụngnhững khu vườn tạp, vùng đất trống, thay đổitập quán canh tác, góp phần giảm nghèo vàđem lại thu nhập cho người dân.

Là một trong những hộ sớm đưa cây bưởivề trồng tại địa phương, gia đình bà NguyễnThị Nga (xóm Lò Gạch, xã Tràng Xá) hiện cótrên 200 cây bưởi Diễn, bưởi Hoàng đang chothu hoạch, mang lại nguồn thu khoảng 200triệu đồng/năm. Bà Nga phấn khởi chia sẻ:“Trước đây, người dân xã Tràng Xá đều trồnglúa, ngô, mía, nhưng không hiệu quả, thậm chíđể vườn tạp. Theo sự vận động, tuyên truyền

của cấp ủy, chính quyền huyện, xã, nhiều hộgia đình đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đấtcanh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả.Gia đình tôi vừa trồng thêm 200 gốc bưởi, chỉ1 - 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch”.

Chủ tịch UBND xã Tràng Xá Nguyễn AnhTuấn cho biết, do hợp điều kiện khí hậu, thổnhưỡng nên diện tích cây ăn quả được mở rộngnhanh chóng, đến nay cả xã đã có trên 200hacây ăn quả. Từ trồng bưởi và một số loại câyăn quả khác, đời sống người dân trong xã đượcnâng lên rõ rệt, nhiều hộ có thu nhập hàng trămtriệu đồng mỗi năm.

Không chỉ Tràng Xá, ở xã La Hiên, cây nagắn bó với người dân hàng chục năm qua và đãphát triển thành vùng trồng na lớn nhất tỉnh Thái

Nguyên với tổng diện tích đang cho thu hoạch lênđến 230ha. Cây na được trồng khắp các đồi bãi,chân núi đá, đem đến giá trị kinh tế lớn hơn gấpnhiều lần so với trồng cây lương thực, hoa màutruyền thống. Từ trồng cây ăn quả, La Hiên đã trởthành một trong những xã có tốc độ phát triểnkinh tế mạnh ở huyện Võ Nhai với mức thu nhậpcao hơn mức bình quân chung của toàn huyện vàđược công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hướng đến phát triển bền vữngThực tế, dù đã hình thành một số vùng

chuyên canh nhưng cả huyện Võ Nhai mới chỉcó 2 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã, hầu như chưacó sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân

từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Liên kết tiêuthụ sản phẩm chưa được bảo đảm dẫn đến thịtrường không bền vững. Cùng với đó, diện tíchtrồng cây ăn quả trên địa bàn huyện còn manhmún, người dân canh tác tự phát, chưa chú ý ápdụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, dẫn đến năngsuất, chất lượng thấp. Tình trạng “được mùamất giá” vẫn xảy ra. Bên cạnh những hộ thu lãilớn thì vẫn còn rất nhiều hộ trồng cây ăn quả bịtư thương ép giá phải chấp nhận bán với giá rẻhoặc thua lỗ vì không có khách mua.

Trao đổi về phương án phát triển vùng câyăn quả theo hướng bền vững, Phó Bí thư Huyệnủy, Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai Dương VănTiến cho biết, huyện đã xây dựng Dự án “Pháttriển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế caohuyện Võ Nhai giai đoạn 2016 - 2020” và đangtriển khai. Dự án sẽ giúp mở rộng và ổn địnhdiện tích, thay thế dần một số giống cây ăn quảgià cỗi, năng suất và chất lượng thấp bằngnhững giống cây mang lại giá trị kinh tế cao,đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, giúp xâydựng mới và duy trì mô hình sản suất cây ănquả an toàn theo quy trình VietGAP, góp phầncải thiện môi trường, nâng cao hiệu quả sảnxuất, là mô hình để các hộ dân tham quan họchỏi và chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, manh múntruyền thống sang hướng sản suất tập trung, antoàn, chất lượng cao.

Ông Tiến cho biết thêm, tới đây, huyện sẽtiếp tục xây dựng cơ chế ưu đãi về sử dụng đấttrồng cây ăn quả, xây dựng các công trình dịchvụ kỹ thuật và thương mại, kết cấu hạ tầng vùngsản xuất cây ăn quả; xây dựng cơ chế khuyếnkhích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tưphát triển cây cây ăn quả và các nhà máy sảnxuất, chế biến sản phẩm từ cây ăn quả trên địabàn huyện, nhằm tạo thêm việc làm cho laođộng và đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, đẩymạnh khuyến công, khuyến nông, cung cấpthông tin, nâng cao năng lực thị trường chonông dân; tăng cường quảng bá sản phẩm, liênkết với doanh nghiệp nhằm tìm thị trường bềnvững cho sản phẩm cây ăn quả của Võ Nhai.

tưỜNg Vy

“huyện Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng mới 500ha và cải tạo 100ha cây ăn quả,góp phần năng diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt trên 1.500ha. trong đó, cây ăn quảgiá trị kinh tế cao chiếm trên 80% diện tích, giá trị sản xuất đạt 240 - 250 triệu đồng/ha. Xâydựng và chứng nhận được ít nhất 2 mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn theo quy trình VietgAP.Phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng thâm canh tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩmđể cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, giải quyết việc làm cho trên 3.000 laođộng trên địa bàn”.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai DươNg VăN TiếN

Mô hình trồng cam của gia đình ông Vương Văn Tiến, xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Ảnh: Tường Vy

Chưa xác lập rõ thực quyền quyết định

Trước hết, phải kể đến vướng mắcđối với việc triển khai thực hiện đượcđúng và đầy đủ các nhiệm vụ, quyềnhạn của HĐND các cấp, nhất là vềquyền quyết định của HĐND. Nguyênnhân chính là do các luật chuyên ngànhchưa bám sát Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương để quy định cụ thể về nhiệmvụ, quyền hạn của HĐND trong cácngành, lĩnh vực. Thậm chí, có nhữngquy định đưa sang nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND mà bỏ qua HĐND.

Luật Tổ chức chính quyền địaphương và nhiều luật chuyên ngànhchưa xác lập rõ thực chất nhiệm vụ,quyền hạn quyết định các vấn đề củađịa phương không chỉ ở kỳ họpHĐND mà còn do Thường trựcHĐND (quyết định giữa 2 kỳ họp). Từđó, chưa quy định rõ kỳ họp quyếtđịnh gì; những gì Thường trực HĐNDquyết định giữa 2 kỳ họp. Vì thế,HĐND mặc dù đã có cơ quan thườngtrực nhưng công việc quyết định gầnnhư được mặc định dồn vào vài ngàycủa các kỳ họp HĐND trong năm. Dođó, không bảo đảm thời gian để thựchiện đầy đủ nhiệm vụ, thẩm quyềnquyết định của HĐND (nếu cố gắngđưa vào kỳ họp nhiều nội dung quyếtđịnh thì chỉ mang tính hình thức).

Bên cạnh đó, hiệu lực và hiệu quảcác quyết định của HĐND cũng là vấnđề đáng bàn. Trên thực tế, nhiều nghịquyết và nội dung nghị quyết củaHĐND không được coi có hiệu lực bắtbuộc thực hiện đúng, đủ, kịp thời đốivới các cơ quan quản lý nhà nước và cáctổ chức, cá nhân liên quan. Nhiều nghịquyết của HĐND chưa được UBND cókế hoạch thực hiện, định kỳ sơ kết, tổngkết và chưa bố trí nguồn lực thực hiện...

Nhiều kiến nghị, kết luận qua giám sátcủa HĐND, Thường trực, các ban, tổđại biểu HĐND, qua xem xét đơn thưgửi tới HĐND, chưa được UBND theosát giải quyết đến cùng, làm giảm hiệuquả giám sát của HĐND.

Thiếu hướng dẫn rõ ràngTrong triển khai thi hành Luật Tổ

chức chính quyền địa phương, khôngthể không kể đến khó khăn, vướng mắctrong điều hành, vận hành hoạt độngcủa HĐND, các cơ quan của HĐND.Nguyên nhân chính do chưa có hướng

dẫn rõ ràng, cụ thể quy trình, thủ tục,trách nhiệm điều hành, phối hợp hoạtđộng của Thường trực, các ban, tổ đạibiểu HĐND. Nhất là chưa quy địnhđầy đủ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạncủa Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịchHĐND; chưa quy định phân công PhóChủ tịch Thường trực HĐND, trongkhi Chủ tịch HĐND hoạt động kiêmnhiệm; chưa rõ ai là người chịu tráchnhiệm điều hành công việc hàng ngàycủa HĐND; trách nhiệm chỉ đạo,chuẩn bị cho Thường trực HĐND hoạtđộng; điều hòa, phối hợp các ban, các

tổ đại biểu HĐND; chỉ đạo Văn phòngHĐND thực hiện nhiệm vụ tham mưu,giúp việc HĐND.

Pháp luật cũng chưa quy định cụthể ai là đại diện UBND dự các phiênhọp của Thường trực HĐND, các banHĐND; ai đại diện Thường trực HĐNDdự các phiên họp của UBND. Đại diệnHĐND và Thường trực HĐND có phảiChủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyêntrách, trong trường hợp Chủ tịch HĐNDhoạt động kiêm nhiệm? Quy định chỉ cóChủ tịch HĐND là Chủ tọa kỳ họp cũngkhó khăn ở góc độ pháp lý trong thựctiễn điều hành kỳ họp (khi trên bàn Chủtọa kỳ họp không có Chủ tịch HĐNDthì ai là chủ tọa? Không có chủ tọa thìnội dung kỳ họp lúc đó có hiệu lực pháplý không?).

Chưa quy định chế độ huy động chuyên gia

Các quy định về Trưởng ban, Phótrưởng các ban HĐND (từ Trưởngphòng các sở, ngành làm Phó Trưởngban, từ Phó Giám đốc các sở, ngành làmTrưởng ban), là không phù hợp vớinhiệm vụ, quyền hạn thẩm tra, giám sátcủa các ban HĐND. Chưa quy định tiêuchuẩn cụ thể về cán bộ, công chức,chuyên viên Văn phòng HĐND; quytrình, thủ tục, chế độ huy động chuyêngia giúp HĐND; phần lớn đại biểuHĐND, thành viên các ban hoạt độngkiêm nhiệm, có chức vụ trong Đảng caohơn Trưởng ban HĐND.

Về tổ chức tham mưu, giúp việc choHĐND hoạt động: Văn phòng thu gọnvề quy mô, cơ cấu; đặc biệt các sở, cơquan thuộc UBND không còn nhiệm vụtham mưu, giúp việc cho HĐND.

Luật Tổ chức chính quyền địaphương quy định chưa rõ ràng, cụ thểvề mối quan hệ giữa lãnh đạo HĐNDvới lãnh đạo UBND, lãnh đạo các banHĐND với lãnh đạo các sở, ngànhthuộc UBND; chưa quy định rànhmạch, đầy đủ về trách nhiệm trướcHĐND của UBND với tư cách là cơquan chấp hành của HĐND.

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Bài 1: Những vướng mắc trong quá trình thực thi

n NguyễN ĐìNh Bích - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã góp phần củng cố địa vị pháp lý, để hđnd hoạtđộng thực quyền hơn. tuy nhiên, còn có một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thựchiện Luật, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hđnd.

thực tế, các cuộc họp của chính phủ, cơ quan trung ương đối với chính quyềncác địa phương chỉ mời trực tiếp tới chủ tịch hĐND, không mời Phó chủ tịchhĐND, ủy viên thường trực hĐND tham dự; trong khi mời trực tiếp các ủy viênuBND, tỉnh, thành phố và lãnh đạo uBND cấp dưới. trong giải quyết các vụ việcliên quan đến hĐND, các cơ quan thuộc chính phủ chỉ mời uBND, không mờihĐND dự. Nhiều bộ, ngành tham mưu cho chính phủ trình Quốc hội ban hành vănbản pháp luật chưa quan tâm đến các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn củahĐND được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Một buổi tiếp xúc cử tri chuyền đề của Thường trực HĐND TP Hải Phòng

huyện Võ nhai, thái nguyên:

Mở rộng diện tích chuyên canh cây ăn quả

kinh tế - xã hộiđại biểu nhân dân Số 100 10 - 4 - 2018

đã qua rồi thời sản xuất nông nghiệpchỉ để tự cung tự cấp. các chuyên giacho rằng tự thân nông dân cũng cầnthay đổi để lớn mạnh. hỗ trợ nôngdân trong hành trình này, nhà nướcphải thể hiện được vai trò kiến tạothông qua các chính sách về đất đai,đào tạo…

Thay đổi cách làm quy hoạch và bộ máy

Thực tế nông sản dư thừa cần “giải cứu” thờigian qua cho thấy, đã đến lúc công tác lập quyhoạch phát triển nông nghiệp cũng như hệ thốngquản lý nhà nước cũng cần thay đổi để phù hợpvới tình hình sản xuất.

Theo đó, quy hoạch chỉ nên đưa ra nhữngnguyên tắc chung, ví dụ nên quy định hệ thống cơsở hạ tầng thế nào, yêu cầu cảnh quan, môitrường ra sao, việc khai thác sử dụng tài nguyênđến đâu… thay vì quy định sẵn vùng đó nuôi congì, diện tích, sản lượng bao nhiêu như cách làmhiện nay. Bên cạnh đó, các cân đối chính phảiđược tính toán kỹ và thông tin rộng rãi tới ngườidân như cung - cầu. Chẳng hạn, đối với vùngđược quy hoạch chuyên canh sản xuất nôngnghiệp, người dân phải biết cùng loại hàng hóanày hàng năm sản xuất diện tích thế nào, sảnlượng tăng giảm ra sao. Khi biết thông tin, tựnông dân sẽ quyết định điều chỉnh tăng hay giảmquy mô sản xuất. Tiến lên bước nữa, người nôngdân, doanh nhân cần được thông tin rộng rãi đốithủ cạnh tranh của họ là ai, sản xuất ra sao, quymô thế nào, khách hàng đòi hỏi tiêu chuẩn gì,chính sách ở thị trường có gì mới…

Song song với việc thay đổi cách làm quyhoạch, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược vàChính sách phát triển nông nghiệp nông thônĐặng Kim Sơn cho rằng, cũng cần từng bướcthay đổi cơ cấu quản lý bên trên. Cụ thể, bộ máycác cục, vụ, viện phụ trách sản xuất trong các bộphụ trách sản xuất, kinh tế... hiện chiếm khoảng70 - 80% cần giảm xuống còn 20 - 30%. Côngtác quản lý kỹ thuật, quản lý thị trường (giámsát chất lượng, giá cả, xuất xứ, vệ sinh an

toàn…) cần kết hợp giữa bộ máy nhà nước vớitổ chức đại diện cho người sản xuất kinh doanhmới thực sự bao quát và khách quan, chỉ đạođược toàn bộ quá trình và địa bàn sản xuất cảnước. “Chú ý là liên kết trong công việc chứđừng để đất công, công trình công bị tư nhânhóa”, ông Sơn lưu ý.

Ngược lại các cục, vụ, viện phụ trách sau sảnxuất như chế biến, thương mại, xúc tiến thị trường,tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng phải tăng lên 70- 80% lực lượng và đầu tư để cung cấp các dịch vụcông mà người dân chưa tự làm được. Đồng thời,phải tạo ra động lực để đội ngũ cán bộ, nhân viêntrong các đơn vị công quyền cống hiến, gắn bó vớisản xuất, lo lắng phục vụ dân. Chẳng hạn, nếu sảnxuất nông nghiệp không còn dịch bệnh gây hại thìnhững người làm công tác bảo vệ thực vật phảiđược thưởng, tăng lương. Các viện nghiên cứukhông có tiến bộ kỹ thuật áp dụng rộng trong sảnxuất phải bị giải thể. “Khi đó, họ sẽ dốc sức làmviệc chứ không phải ngồi đợi có chỉ đạo mới làm”,ông Sơn tin tưởng.

Nói cách khác, muốn dứt điểm vấn nạn thừacung thì cần có sự thay đổi cả hệ thống quản lý nhànước lẫn hệ thống cung cấp dịch vụ công đểchuyển từ kích cung sang trợ cầu. Để làm đượcđiều này, dĩ nhiên không thể trông chờ riêng Bộ

NN - PTNT điều chỉnh mà Chính phủ phải kiênquyết chỉ đạo kiến tạo, trong đó cần giao tráchnhiệm cụ thể cho Bộ Công thương trong công tácchế biến, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao trongcông tác đàm phán thương mại, vượt qua hàng ràothuế quan…

Nhà nước phải thực sự kiến tạoTrên thực tế, người nông dân hiện nay tuy là

lực lượng đông đảo nhất nhưng chưa đóng vai tròchủ thể trọng yếu của chuỗi giá trị ngành hàng.Sản xuất manh mún, họ hoàn toàn dựa theo tínhiệu thị trường của thương lái và doanh nghiệp.

Đã qua rồi thời sản xuất nông nghiệp chỉ để tựcung tự cấp. Theo các chuyên gia, tự thân nôngdân cũng cần thay đổi để lớn mạnh. Một mặt, quymô sản xuất từng hộ phải tăng lên tầm cỡ trangtrại, lúc đó họ mới thực sự có năng lực để sản xuấthàng hóa hướng đến thị trường mang tầm thế giới.Mặt khác, trong bối cảnh chỉ có khoảng 1% doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp thì tự thân ngườinông dân cũng phải liên kết lại với nhau trong kinhtế hợp tác, chia nhau công việc để có người sảnxuất, có người người tìm hiểu thông tin thị trường,có người tham gia chế biến, người lo việc bánhàng chứ không thể “ai cũng chạy hết ra đồng”dẫn đến dư thừa nông sản.

Khi đã có đội ngũ nông dân “lớn” đồng nghĩacó nhu cầu tập trung và tích tụ ruộng đất. “Lúc nàyNhà nước phải tạo khuôn khổ pháp lý để có thịtrường đất đai đích thực, đồng thời tạo nguồn cungcho thị trường này bằng cách biến nông dân trởthành thị dân một cách bền vững, sao cho dân sốsống bằng nông nghiệp ở mức dưới 10%. Muốnthế, các khu công nghiệp phải được xây dựng cùngkhu dân sinh nhằm tạo ra đời sống cao và bềnvững cho những người nông dân chuyển thành thịdân. Chỉ khi đó người nông dân mới vui lòng bánhoặc cho thuê ruộng đất một cách lâu dài ở quêhương mình. Khi đó, cung và cầu về đất đai mớigặp gỡ nhau trên thị trường”, chuyên gia kinh tếnông nghiệp Vũ Trọng Khải phân tích.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thể hiện vaitrò kiến tạo thông qua việc khuyến khích, thúcđẩy doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sảnứng dụng công nghệ cao lớn mạnh. Bởi chỉ códoanh nghiệp mới giải quyết được ba vấn đề màngười nông dân không thể làm, đó là: Nghiêncứu thị trường và xây dựng thương hiệu; áp dụngcông nghệ tiên tiến giúp nông dân thực hiệntrong cả khâu canh tác, chăn nuôi và đánh bắtthủy hải sản; vốn cho sản xuất thông qua hợpđồng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanhnghiệp và nhà nông.

Theo đó, Nhà nước nên có chính sách miễngiảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanhnghiệp thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng trongmột khoảng thời gian nhất định, hoặc tài trợ lãisuất cho các doanh nghiệp mua công nghệ hiệnđại, ứng dụng công nghệ cao để thực hiện chuỗigiá trị ngành hàng. Khi khối doanh nghiệp nàyphát triển mới trở thành người lãnh đạo củachuỗi giá trị ngành hàng, nhờ đó người nông dânsản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm củadoanh nghiệp chứ không phải theo tín hiệu củathương lái. Chỉ khi đó, quan hệ cung cầu trongsản xuất và tiêu thụ nông sản mới được xác lậpbền vững, xóa bỏ tình trạng dư thừa nông sảnnhư hiện nay.

Vũ thủy

“giải cứu” nông sản đến bao giờ?

Bài cuối: Nông dân phải lớn mạnhtại buổi họp báo quý i.2018 mới đây, thứ

trưởng Bộ NN - PtNt hà công tuấn khẳng định,trong năm nay, giải pháp ổn định và mở rộng thịtrường nông sản quốc tế là quan trọng nhất.“Đó là hướng đi hoàn toàn đúng, mang tínhchiến lược. Vấn đề còn lại là phải làm sao để cácbộ, ngành nhiệt tình tham gia, đồng thời khôngchỉ quan tâm tới thị trường quốc tế mà cần quantâm cả thị trường trong nước, trong đó có cả thịtrường nông thôn”, nguyên Viện trưởng Việnchiến lược và chính sách phát triển nôngnghiệp nông thôn Đặng Kim Sơn nêu ý kiến.

Nông dân muốn sản xuất lớn phải có thị trường đất đai đích thực Nguồn: baonghean.vn

hải phòngXem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính

Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP Hải Phòng NguyễnKim Pha cho biết, Hải Phòng đang xin ý kiến người dân về quy địnhtrách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệptrên địa bàn trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Theo đó,Chủ tịch UBND thành phố sẽ đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xemxét, quyết định hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu không hoànthành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính.

Hải Phòng sẽ thực hiện chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thànhnhiệm vụ của lãnh đạo các sở, các cơ quan ngang sở, đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc UBND thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện;người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Sở; Chủ tịchUBND các xã, phường, thị trấn; người được giao quyền lãnh đạo cácđơn vị kể trên sẽ được đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cải cáchthủ tục hành chính trên các tiêu chí chỉ đạo, điều hành công tác cảicách thủ tục hành chính; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện vănbản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơchế một cửa, một cửa liên thông, một cửa hiện đại; cải cách tổ chức bộmáy hành chính; xây dựng, nâng cao đội ngũ công chức, viên chức;quản lý tài chính và hiện đại hóa hành chính.

Trong quy định này, Chủ tịch thành phố sẽ thực hiện đánh giámức độ hoàn thiện của người đứng đầu cấp sở, đơn vị sự nghiệp cônglập trực thuộc UBND thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện.giám đốc các sở, Chủ tịch UBND các quận, huyện, lãnh đạo các đơn vịsự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố sẽ đánh giá mức độ hoànthành nhiệm vụ của cấp xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộccác sở.

Để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trựcthuộc, Hải Phòng cũng đề nghị người dân, doanh nghiệp và cơ quanbáo chí cùng tham gia giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệmvụ, kịp thời phát hiện, phản ánh những trường hợp vi phạm, kiến nghịcác biện pháp, giải pháp để thực hiện nghiêm quy định đánh giá mứcđộ hành thành nhiệm vụ trong cải cách thủ tục hành chính.

Người đứng đầu sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện bị đánhgiá không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị Chủ tịch thành phố phê bình.Chủ tịch thành phố sẽ đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét,quyết định hình thức kỷ luật về công tác cán bộ theo quy định.

Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP Hải Phòng NguyễnKim Pha cho biết thêm, quyết định xem xét, đánh giá mức độ hoànthành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính người đứng đầu củaUBND thành phố Hải Phòng sẽ được quyết định sau khi thực hiện lấyý kiến người dân, được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra. Dự kiếntrong tháng 4.2018, quyết định này bắt đầu có hiệu lực để triển khaiđánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quanhành chính, sự nghiệp công lập trong năm 2018.

ĐôNg Bắc

grab có vi phạm Luật Cạnh tranh không?

Ngày 9.4, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Côngthương vừa phát đi thông tin về việc grab mua lại hoạt động kinh doanhcủa Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Trước đó, grab đã công bố thông tin này. Cụ thể, grab sẽ tiếpnhận mảng dịch vụ chia sẻ xe và vận chuyển thực phẩm trong khu vựcĐông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng côngnghệ của grab. Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng sốcổ phần của grab.

Sau đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã gửi Côngvăn số 190/CT-TKT đề nghị Công ty TNHH grabTaxi (grabTaxi) cungcấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại nêu trên.

Đến ngày 5.4, Cục này đã nhận được văn bản trả lời của grab.Theo đó, grabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của grab và Uber trên thịtrường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%. Do đó,grab hiểu rằng các bên tham gia giao dịch không phải thông báo chocơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịchtại Việt Nam.

Tiếp đó, trong ngày 6.4, Cục đã có buổi làm việc với đại diện hợppháp của grabTaxi. Tại buổi làm việc, grabTaxi chưa đưa ra được cáccăn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định của mình về thị phần trênthị trường liên quan nêu tại văn bản của grabTaxi. Do vậy, Cục đãkhuyến nghị công ty cung cấp các căn cứ này, đồng thời đánh giá kỹthị phần kết hợp của grab và Uber trên thị trường liên quan để bảođảm tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế của pháp luật cạnhtranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam.

“Theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợpcủa các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan màkhông thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanhnghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanhthu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếuvượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện. Cục đãthông báo cụ thể tới grab các thông tin này để grab cân nhắc” - CụcCạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông tin.

MiNh hươNg

Hạt điều Bình Phướcđược chứng nhận chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm hạt điều Bình Phước vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấpgiấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước bao gồm vùng nguyên liệu sảnxuất và sản phẩm hạt điều nguyên liệu, hạt điều nhân, hạt điều rangmuối...

Hạt điều Bình Phước nổi tiếng cả nước và xuất khẩu đến hàngchục nước trên thế giới với đặc điểm chắc, mẩy, cuống hạt phình to,bề mặt vỏ cứng sáng, mịn, bóng, lắc hạt ít kêu hoặc không kêu, thânhạt điều nguyên liệu dày, kích thước bề dày từ 14,5mm - 18mm, tỷ lệnhân thành phẩm thu hồi không nhỏ hơn 30% tính theo khối lượng,số lượng không lớn hơn 200 hạt/kg, khối lượng hạt từ 5g/hạt - 6g/hạt.

Bình Phước hiện hình thành vùng nguyên liệu trồng điều lên đếnhơn 150.000ha, trở thành “thủ phủ” điều của cả nước (chiếm 50% diệntích điều cả nước). Hiện có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 400 cơ sởchế biến điều; trong đó, có 31 doanh nghiệp lớn với tổng công suấtkhoảng 82.000 tấn/năm, sản phẩm đã được xuất khẩu đến 25 quốc giavà vùng lãnh thổ, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên chokhoảng 50.000 lao động và hàng nghìn lao động trực tiếp sản xuất vàthu gom điều tại vườn; 75.000 hộ nông dân đang sống nhờ kinh tếvườn điều; trong đó, phần lớn hộ gia đình dân tộc thiểu số.

Mh

tại hội nghị thủ tướng chính phủ đốithoại với nông dân Việt nam lần đầutiên được tổ chức, thủ tướng nguyễnXuân phúc nhấn mạnh yêu cầu phảigiải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thịtrường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tốiđa tình trạng sản xuất bị động, dưthừa sản phẩm, phải giải cứu như thờigian qua. thủ tướng cho rằng, trongquá trình tổ chức sản xuất, chínhngười nông dân phải đặt vấn đề tiêuthụ ở đâu, tiêu thụ bao nhiêu, chấtlượng thế nào.

Hội nghị đối thoại có chủ đề “Tháo gỡvướng mắc; Khơi dòng động lực; Tiếpđà 30 năm Đổi mới” do Trung ương Hội

Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnhHải Dương tổ chức ngày 9.4 với sự tham dự củakhoảng 600 đại biểu.

Sản xuất theo tín hiệu của thị trườngĐề cập đến việc dư thừa nông sản ở một số

địa phương thời gian qua, nông dân Tăng XuânTrường (thôn Phúc Tân, xã Gia Tân, Gia Lộc,Hải Dương) đặt câu hỏi với Thủ tướng về tìnhtrạng được mùa, rớt giá vẫn thường xuyên xảyra. Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng khẳng địnhnhững thành quả lớn của ngành nông nghiệpnước nhà và cho rằng tình trạng su hào, củ cải,mía... rớt giá thời gian qua chỉ là hiện tượng nhỏlẻ, cục bộ, song cần có giải pháp khắc phục.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ luôn nỗ lựctìm kiếm thị trường cho nông sản Việt Nam;các doanh nghiệp, nông dân cần tự điều chỉnhkhâu sản xuất theo tín hiệu của thị trường.Trước khi gieo hạt, người nông dân cần phảitính “sản xuất bao nhiêu và bán cho ai” để việctiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao. Đồng thời,cần sự phối hợp, đồng hành giữa 6 nhà: Nhànông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanhnghiệp, nhà băng và nhà phân phối. Cùng vớiđó, Thủ tướng đề cập đến tầm quan trọng củakhâu chế biến với vai trò điều tiết thị trường.Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tíchcực xây dựng nhà máy chế biến để nâng caogiá trị nông sản Việt Nam.

Nhấn mạnh người nông dân cảm thấy bế tắckhi liên tục rơi vào cảnh sản xuất rồi không tiêuthụ được, việc tìm kiếm thông tin thị trường tiêu

thụ khó khăn do thiếu định hướng và thông tin,nông dân Đặng Thị Dịu (khu 7, phường HảiHòa, TP Móng Cái, Quảng Ninh) mong muốnThủ tướng cho biết chính sách để các cơ quanchức năng làm tốt công tác định hướng và thôngtin thị trường giúp nông dân tiêu thụ và xuấtkhẩu nông sản ra thị trường thế giới? Được Thủtướng phân công trả lời câu hỏi này, Bộ trưởngBộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết,để giải quyết bài toán thị trường chủ chốt vẫnphải là liên kết chặt chẽ với nhau. Nông sản Việtmuốn đi xa hơn nữa thì các chủ thể phải liên kếtthành chuỗi. Người nông dân có tiền lương 5- 7triệu tháng, yên tâm đầu ra, không lo được mùamất giá.

Để nông dân tiếp cận được vốn tín dụng

Bên cạnh thị trường, vốn cho sản xuất nôngnghiệp cũng đang là khó khăn lớn với nông dân.Nông dân Tô Hiến Thành (xã Danh Thắng, HiệpHòa, Bắc Giang) cho biết bản thân phải vay vốnngân hàng với lãi suất cao, thậm chí phải vay“tín dụng đen” để duy trì sản xuất và nêu câuhỏi: Thủ tướng có chính sách gì hỗ trợ giảm lãisuất cho vay nông nghiệp? Chính phủ có giảipháp gì để ngăn chặn tình trạng tín dụng đenđang hoành hành ở nông thôn? Dẫn chứng nhiều

nước trên thế giới, lãi suất vay vốn sản xuấtnông nghiệp chỉ bằng một nửa lĩnh vực khác,nông dân Nguyễn Đăng Cường (huyện ThuậnThành, Bắc Ninh) hỏi Thủ tướng có giảm 50%lãi suất cho nông dân vay so với lĩnh vực kháckhông? Nông dân Lương Minh Đồng (xã ĐạiHồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) hỏi Thủtướng có chỉ đạo tăng thêm nguồn vốn này đểnhiều hộ nông dân được vay không?

Thủ tướng giao Phó Thống đốc Ngân hàngNhà nước Đào Minh Tú trả lời và yêu cầu cầnphải làm rõ vì sao nông dân không vay đượcvốn? Ngành có những đề xuất gì với Thủ tướngvà Chính phủ để giải quyết các khúc mắc củanông dân. Về các lý do cụ thể mà nông dân nêura khi không tiếp cận được vốn tín dụng, PhóThống đốc Đào Minh Tú cho biết sẽ trực tiếplàm việc để giải quyết. Ông Tú cho rằng, ngườidân khó tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàngcòn do thông tin của nông dân không minh

bạch, rõ ràng nên ngân hàng không thể cho vay,bởi rất nhiều người vay vốn nhưng không sửdụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mụcđích. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu,khiến các ngân hàng siết chặt quy định cho vay.

Cũng tại buổi đối thoại, Thủ tướng và đạidiện các bộ, ngành địa phương đã giải đáp cáccâu hỏi của nông dân về giải pháp để hạn chế,ngăn chặn tình trạng phân bón, thuốc bảo vệthực vật giả, kém chất lượng; quyết sách để giảiquyết vấn đề đất đai cho nông dân trong đó tạothuận lợi cho nông trong tích tụ ruộng đất.Người đứng đầu Chính phủ cũng đã lắng nghe,giải đáp câu hỏi về cơ chế “đặc thù” để giúphàng nghìn nông dân sáng tạo đăng ký được bảnquyền sáng chế; giải pháp hỗ trợ nông dân xâydựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho nôngsản; hỗ trợ của Chính phủ để nông dân tiếp cậncuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

thANh BìNh

thủ tướng đối thoại Với nông dân

Nghĩ đến thị trường trước khi gieo hạt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị Ảnh: Thanh Bình

tại hội nghị, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường cảicách hành chính, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn theohướng sâu sát, phù hợp hơn; tạo điều kiện để nông dân, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốnvay, giảm lãi suất cho vay 0,5 - 1 điểm phần trăm. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tưvào nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ nét, tậptrung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp và mở rộng thiết lập quan hệ đối tác với nông dân.

Số 100 10 - 4 - 2018 đại biểu nhân dân

Số 100 10 - 4 - 2018pháp luật - đời sốngđại biểu nhân dân

Lập vi bằng để hợp thức hóaTheo Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ

chức và hoạt động thừa phát lại tại TP HồChí Minh, vi bằng là nguồn chứng cứ để tòaán xem xét khi giải quyết vụ án; căn cứ đểcơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyếtcác công việc thuộc chức năng, nhiệm vụcủa mình; căn cứ để thực hiện giao dịchgiữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quyđịnh của pháp luật”, trường hợp có tranhchấp về vi bằng thì “các bên có quyền khởikiện yêu cầu tòa án giải quyết”. Như vậy, vềbản chất, việc lập vi bằng chính là tạo lậpchứng cứ. Bên cạnh đó, Nghị định 103/NĐ-CP của Chính phủ quy định, thừa phát lại(TPL) không được lập vi bằng đối với cáctrường hợp thuộc thẩm quyền của côngchứng, bao gồm các hợp đồng mua bán,chuyển nhượng nhà đất. Việc mua bán bấtđộng sản phải theo quy định của Luật Đấtđai năm 2013. Theo đó, các loại hợp đồng,văn bản thực hiện các quyền của người sửdụng đất phải được công chứng, chứng thựcgồm (hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho,thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất; văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất,quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất).

Theo quy định của pháp luật, khi thựchiện việc lập vi bằng, TPL phải giải thích rõcho người dân hiểu giá trị của loại giấy tờnày. Cụ thể, TPL phải giải thích rõ vi bằngchỉ là văn bản được lập nhằm ghi nhậnkhách quan một sự kiện, hành vi có thựcxảy ra. Vi bằng không xác thực nội dungthỏa thuận, không làm phát sinh quyền,nghĩa vụ của các bên và không có giá trịnhư văn bằng công chứng. Quy định của

pháp luật đã rõ ràng tuy nhiên trên thực tếlại là chuyện khác. Không hiếm cá nhân, tổchức khi sử dụng dịch vụ lập vi bằng hiểunhầm (hoặc cố tình) có giá trị thay thế vănbản công chứng. Thực tiễn triển khai hoạtđộng thí điểm TPL cho thấy, có hai trườnghợp phổ biến nhờ đến lập vi bằng. Thứ nhấtlà nhà, đất chuyển nhượng chưa đủ điềukiện hợp lệ hoặc để giảm thiểu nghĩa vụ tàichính. Thứ hai, lợi dụng việc lập vi bằng đểphân lô bán đất nông nghiệp trái phép. Liênquan đến vấn đề này, ngay chính TPL cũngcó những cách hiểu chưa thống nhất. Ý kiếnthứ nhất cho rằng, TPL không được lập vibằng liên quan đến việc mua bán, chuyểnnhượng những tài sản này vì đó là nhữnggiao dịch trái pháp luật. Việc lập vi bằng

cũng đồng nghĩa với việc hợp thức hóa giaodịch trái pháp luật. Ý kiến còn lại lập luận,hoạt động mua bán, chuyển nhượng nhà,đất không có giấy chứng nhận hiện nay rấtphổ biến dưới hình thức hợp đồng viết tay,nếu không thông qua vi bằng thì hoạt độngđó vẫn diễn ra. Do vậy, việc lập vi bằngtrong trường hợp này là để bảo vệ quyền lợicủa các bên tham gia giao dịch.

“Khoanh vùng” lĩnh vựcLà địa phương đầu tiên trong cả nước

thực hiện thí điểm, nên đến thời điểm này,TP Hồ Chí Minh có số lượng lớn văn phòngTPL hoạt động, đại diện Sở Tư pháp TP HồChí Minh nêu thực tế, năm 2017 số lượngvi bằng mà TPL đã lập là 55.000. Chính vì

thế, bên cạnh việc tăng cường công tácquản lý đối với việc lập vi bằng, đại diện Sởnày cũng đề xuất thu phí khi thực hiện đăngký vi bằng tại Sở. Đồng tình với ý kiến trên,Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành ándân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Sơn nhấnmạnh, phải chấn chỉnh triệt để, siết chặtquản lý, chỉ đạo điều hành để hạn chế tối đacác sai sót, hệ lụy trong hoạt động lập vibằng. Muốn làm được điều này, vấn đề mấuchốt phải bắt đầu từ thể chế. Theo đó, cầnrà soát, lập danh mục các lĩnh vực mà TPLđược lập vi bằng. Cũng là một trong nhữngtỉnh, thành phố thực hiện thí điểm TPL, đạidiện Sở Tư pháp Hà Nội thừa nhận đang rấtkhó quản lý đối với những trường hợp TPLkhông giải thích giá trị pháp lý của vi bằng.Bởi vì khi có tranh chấp thì mới biết TPLkhông giải thích, lúc đó thì hậu quả pháp lýđã xảy ra rồi.

Thực tế, việc quản lý vi bằng khôngthể dừng lại ở việc các Văn phòng TPLphải thực hiện việc đăng ký thủ tục, bởiđây là hoạt động mới mẻ đối với ngườidân và ngay cả cơ quan chức năng. Vai tròquản lý của Nhà nước cần được thể hiệnqua hoạt động thanh tra, kiểm tra về hìnhthức cũng như kiểm soát nội dung của vibằng. Để làm được điều này, cần bổ sungtrách nhiệm công khai thông tin đăng kývi bằng trên cổng thông tin đăng ký vibằng của Sở Tư pháp và trang thông tinđiện tử của văn phòng TPL. Ngoài ra,cũng như nhiều lĩnh vực bổ trợ tư phápkhác, đạo đức nghề nghiệp TPL và ý thứcpháp luật người dân là hai yếu tố góp phầnquan trọng tới công tác quản lý nhà nướctrong lĩnh vực này. Chính vì thế, Thứtrưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chorằng, muốn hạn chế tối đa các phát sinhtrong hoạt động lập vi bằng, cần siết chặthơn nữa công tác quản lý nhà nước, nângcao hiệu quả trong chỉ đạo điều hành; cầnxử lý nghiêm các TPL vi phạm đạo đứchành nghề, vi phạm pháp luật.

NguyễN MiNh

Người dân và chính quyền cơ sởTham gia tích cực và chủ động vào đời sống chính trị, kinh tế - xã hội

của đất nước là quyền hiến định của người dân, đặc biệt là nhữngngười từ 18 tuổi trở lên. Sự tham gia này thể hiện ở 2 khía cạnh, một

là đo lường tri thức công dân về quyền tham gia và mức độ hiệu quả của cáccấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để người dân thực hành tốt nhấtquyền tham gia đó.

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2017 (PAPi2017) cho thấy, ở nội dung này có 13 tỉnh, thành phố có tiến bộ so với năm2016. Trong đó có Quảng Ninh, Bạc Liêu, Trà Vinh và An Giang có mức giatăng điểm nhiều nhất với 15%; 14 tỉnh, thành phố tụt lùi so với kết quả năm2016 Hậu Giang, Điện Biên và Đắk Lắk có mức giảm điểm lớn nhất 10%).Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân cho biết, có 2 ứng cử viên trở lên để lựa chọnvị trí trưởng thôn/tổ trưởng dân phố - tăng nhẹ so với năm 2016 (từ 42% lên49%); đặc biệt tỷ lệ người trả lời cho biết việc tu sửa, xây mới công trìnhcông cộng được ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng tăngmạnh (từ 21% lên 34%).

Có thể thấy, sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở gắn liền với tráchnhiệm giải trình của chính quyền. Trong mối quan hệ này có sự hỗ trợ, tácđộng lẫn nhau. Bởi, khi nhận thức của người dân về quyền tham gia củamình được nâng cao thì cũng đồng nghĩa với việc chính quyền cơ sở phảităng cường trách nhiệm giải trình. Thực tế đây cũng là quyền giám sát, thamgia giám sát của người dân hoặc các tổ chức đại diện. PAPi 2017 cho thấy,25% người dân đã liên hệ với cán bộ, công chức địa phương khi có khúcmắc, nhưng chỉ có 33% cho rằng tố cáo của họ đã được trả lời thỏa đáng vàcó 81% người trả lời hài lòng với kết quả của cuộc tiếp xúc với đại diệnchính quyền địa phương. Hai con số này, đều giảm so với năm 2017.

Có rất nhiều giải pháp đã được đề cập tới trong việc nâng cao tráchnhiệm giải trình của chính quyền, đặc biệt là khi ý thức của người dân về sựtham gia đối với hoạt động của chính quyền cơ sở. Hiện nay, hiệu quả hoạtđộng của ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư cộng đồng còn rấtthấp, người dân dường như chưa biết sự tồn tại của hai thiết chế này. Nguyênnhân chủ yếu do tính hình thức khi hoạt động của hai thiết chế đó cũng nhưtác động của nó đến hoạt động của bộ máy chính quyền thấp làm cho niềmtin của người dân vào hai thiết chế không cao. Ban thanh tra nhân dân và bangiám sát đầu tư cộng đồng đều có chung đặc điểm là thiết chế bán chính thứcdo người dân lập lên, nhằm kiểm soát các hoạt động của chính quyền cấp cơsở. Tuy nhiên, hoạt động của nó thường chỉ dừng lại ở việc kiến nghị kếtluận hoạt động lên chính quyền địa phương mà không có quyền giải quyết,do đó thường chỉ tồn tại dưới danh nghĩa và ít mang tính răn đe vốn có củamột cơ quan thanh tra, giám sát. Từ thực tế hoạt động của ban giám sát đầutư cộng đồng và ban thanh tra nhân dân nhiều ý kiến cho rằng, điều quantrọng nhất là gia tăng được khả năng ảnh hưởng của nó đối với hoạt độngcủa chính quyền cơ sở thông qua hoạt động giám sát.

PhẠM hải

Liên kết với doanh nghiệp tạo đầu racho học nghề được xem là giải phápnhằm tạo ra những bứt phá mới tronggiáo dục nghề nghiệp. tuy nhiên,thực tế cho thấy để việc “bắt tay” nàyđem lại hiệu quả không dễ.

Doanh nghiệp không mặn màMới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

(GDNN) thuộc Bộ LĐ, TB - XH đã có buổilàm việc với Tập đoàn VinGroup và FLC vềnội dung chương trình hợp tác giai đoạn2018 - 2020. Các chương trình hợp tác đàotạo với hai tập đoàn trong giai đoạn 2018 -2020 tập trung vào các lĩnh vực như: Dulịch, xây dựng, cơ khí chế tạo, chăm sóc sứckhỏe, nông nghiệp công nghệ cao...; tổ chứcđào tạo nhân lực các lĩnh vực này theo tiêuchuẩn, vị trí việc làm tại doanh nghiệp (DN).Thực hiện gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghềnghiệp với tập đoàn trong tuyển sinh, đàotạo, thực tập đào tạo, thực hành sản xuất vàtuyển dụng lao động. Sự liên kết này đượckỳ vọng sẽ đem lại sự đột phá mới trongGDNN. Tuy nhiên, để thực sự trở thành cầunối còn rất nhiều việc phải làm.

Cơ sở GDNN “bắt tay” với DN khôngcòn là câu chuyện mới, mà đã được đề cậplâu nay nhưng mối quan hệ giữa hai bên chủyếu vẫn dừng lại ở việc đưa sinh viên đithực tập ở DN. Lý giải nguyên nhân dẫn đếnsự hợp tác giữa DN và nhà trường khônghiệu quả, tại hội nghị tổng kết giai đoạn 1dự án Hợp tác chiến lược về đào tạo nghềgiữa Việt Nam và Đan Mạch do Bộ LĐ, TB- XH tổ chức mới đây, Hiệu trưởng TrườngCao đẳng Công nghệ Thủ Đức Nguyễn ThịLý thẳng thắn cho biết, đến nay các chươngtrình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp củatrường vẫn chưa đạt được kết quả như mụcđích ban đầu.

Cũng theo bà Lý, dù cơ sở GDNN đã tạomọi điều kiện thuận tiện nhất trong quá trìnhhợp tác cùng doanh nghiệp, thế nhưng việc mởrộng chương trình đào tạo kép vẫn còn nhiềutrở ngại. Doanh nghiệp đòi hỏi năng lực làmviệc thực tế của sinh viên thực tập cũng nhưcần sự kết nối lâu dài từ các chương trình cụthể. Trong khi đó, chương trình đào tạo hiệnhành không cho phép các trường gửi sinh viênđi thực tập quá lâu. Nhiều yếu tố ràng buộckhác cũng khiến trường chưa thể triển khaiđồng bộ việc đào tạo kép cho toàn bộ chươngtrình đào tạo.

Đánh giá việc triển khai hợp tác giữa DNvà cơ sở đào tạo nghề, đại diện Tổng cụcGDNN thừa nhận, lâu nay sự hợp tác này

vẫn còn lỏng lẻo chưa hiệu quả. “Nhiềutrường cao đẳng, trung cấp vẫn còn thụđộng, khi liên kết với DN nhưng không biếtDN cần gì, muốn gì. Trái lại, về phía DNcũng có không ít DN chỉ coi việc liên kếtvới nhà trường là hoạt động phong trào,thành tích mà chưa thực sự coi trọng việcliên kết là cầu nối đào tạo nguồn nhân lực cóchất lượng” - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạochính quy, Tổng cục GDNN Đỗ Văn Giangcho biết.

Có cơ chế hỗ trợ phù hợpNăm 2018, xác định GDNN là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm, Chính phủ, BộLĐ, TB - XH đã ban hành nhiều văn bản chỉđạo, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới hệthống tổ chức và quản lý, nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vịsự nghiệp công lập. Đặc biệt, việc đổi mớichất lượng GDNN theo hướng gắn kết giáodục nghề nghiệp với thị trường lao động,việc làm; các hoạt động gắn kết với DN sẽđược đẩy mạnh, có những hoạt động cụ thể,thường xuyên.

Để thực hiện được mục tiêu, các chuyêngia cho rằng, trước mắt phải giải quyết đượcnhững khó khăn tồn tại thông qua các cơchế, chính sách hỗ trợ cụ thể. Theo đó, vớinhững DN đào tạo nhiều lao động sẽ đượcNhà nước hỗ trợ về thuế và các ưu đãi khác.Hỗ trợ thuế cho DN đào tạo nghề cho ngườilao động được nhiều nước trên thế giới ápdụng và đã đem lại hiệu quả rất lớn. Đơn cửnhư tại Vương quốc Anh, Giám đốc các

chương trình giáo dục của Hội đồng AnhHoàng Vân Anh cho biết, Chính phủ nướcnày đã thực hiện chính sách thu thuế họcnghề để đầu tư cho kiến tập nghề. Cụ thể làđánh thuế tất cả các nhà tuyển dụng trên toànbộ lãnh thổ để tài trợ cho học nghề theo hìnhthức kiến tập nghề. Chính sách này rất có lợicho DN khi nhận đào tạo nghề, bởi theo tínhtoán các DN phải đóng thuế 0,5% nhưng sẽcó được lợi ích lên tới 15.000 bảng. Càngnhiều người học kiến tập nghề, càng cónhiều tài trợ từ Chính phủ cho các chươngtrình đào tạo nghề.

Về vấn đề này, đại diện Bộ LĐ, TB - XHcho biết, việc liên kết giữa DN và các cơ sởGDNN chưa được hiệu quả là một thực tếđáng quan tâm. Chính vì vậy, mới đây Bộ đãcó văn bản đề nghị các bộ, ngành cùngUBND các tỉnh, thành phố miễn, giảm thuếcho DN có đóng góp và tham gia đào tạo,đồng thời DN cung cấp thông tin nhu cầu sửdụng lao động cho cơ sở GDNN. Đặc biệtBộ cũng đề nghị đẩy mạnh việc hợp tác babên Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệptrong GDNN. Trong đó, đa dạng hóa cáchình thức hợp tác về xây dựng chuẩn đầu ra,chương trình đào tạo; tổ chức ký kết đào tạotheo đơn đặt hàng của DN… Và, có sự phốihợp hợp tác với cơ sở GDNN cho sinh viênvừa học, vừa làm tại cơ sở GDNN và DN.Đồng thời, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ kỹ năng và cấp chứng chỉnghề cho lao động của DN và tuyển ngườivào học nghề, tập nghề để làm việc cho DN.

thái yếN

quản Lý hoạt động Lập Vi bằng

Siết chặt để tránh hệ lụyVi bằng là văn bản do tPL lập, ghi

nhận sự kiện, hành vi được dùng làmchứng cứ trong xét xử và trong các quanhệ pháp lý khác (Điều 2 Nghị định61/2009/NĐ-cP)

Việc không ít người dân có sự nhầm lẫn giữa giá trị pháp lý của hoạt động lập vi bằng và công chứng các giấy tờliên quan đến quyền sử hữu đất đai đã tiềm ẩn những rủi ro pháp lý khi có tranh chấp. siết chặt hoạt động quảnlý thông qua việc đăng ký vi bằng tại sở tư pháp; đồng thời xác định rõ phạm vi hoạt động của việc lập vi bằngcó phải là giải pháp căn cơ?

Liên kết doanh nghiệp tạo đầu ra cho học nghề

Khó cũng phải làm

Để doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề cần có chính sách hỗ trợ cụ thể

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, chủ đề năm 2018của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là “Tiếp sức cho những thayđổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới và sáng tạo”. Theo đó,Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Câu lạc bộ Doanh nhânSáng tạo tổ chức Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2018 tại ViệtNam (World iP Day 2018 in Vietnam) vào ngày 21.4. Đây làsự kiện nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng,đặc biệt trong sinh viên, thanh niên - những người trực tiếptham gia vào các hoạt động của đổi mới sáng tạo và sở hữu

trí tuệ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cộng đồngdoanh nghiệp khởi nghiệp.

Dự kiến, 2.000 người tham gia trực tiếp tại địa điểm tổ chứcsự kiện ở Tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. Tại đây cũng sẽ diễn raTriển lãm giới thiệu ảnh về phụ nữ với đổi mới và sáng tạo. Cácsự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới còn có các hoạtđộng như tọa đàm; cộng đồng chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ;hội nghị khoa học sinh viên về sở hữu trí tuệ 2018 …

P. hải

Sở Lao động, Thương binh và Xã hộiTP Cần Thơ cho biết, bắt đầu từ tháng 4,Sở đã phối hợp với các sở, ngành hữuquan thực hiện và nhân rộng mô hình“Điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện matúy tại cộng đồng”.

Theo kế hoạch, mỗi quận, huyện sẽthành lập một điểm tư vấn cai nghiệnđặt tại cơ sở điều trị hoặc điểm cấpphát thuốc methadone theo lộ trình từnay đến năm 2020. Cụ thể, năm 2018,thành phố thành lập 2 điểm tư vấn tạiquận Ô Môn và quận Thốt Nốt. Năm

2019, thành lập 6 điểm tư vấn tại quậnNinh Kiều, quận Cái Răng, quận BìnhThủy, huyện Vĩnh Thạnh, huyện PhongĐiền và huyện Thới Lai. Năm 2020 sẽthành lập 1 điểm tư vấn tại huyện CờĐỏ. Tổng kinh phí thực hiện dự kiếnkhoảng 2,6 tỷ đồng. Đội ngũ tư vấnviên do Sở Y tế phụ trách đào tạo vàcung cấp. Cần Thơ đặt mục tiêu đếncuối năm 2020, mô hình cai nghiện matúy cộng đồng phải được triển khai tạitoàn bộ 85/85 xã, phường, thị trấn trênđịa bàn thành phố.

Được biết, hiện 9/9 quận, huyện củathành phố đều có người nghiện ma túy;tổng số có 2.630 người nghiện. Công táccai nghiện ma túy tại gia đình và tạicộng đồng được triển khai quyết liệtnhưng kết quả đạt được chưa cao.Nguyên nhân chính là do số ngườinghiện nhiều nhưng thành phố chỉ có 5cơ sở điều trị và 5 điểm cấp, phát thuốcmethadone. Bên cạnh đó, tình trạngbệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng,chỉ khoảng 500 người đang duy trì điềutrị methadone. Đ. KhoA

tp cần thơ

Nhân rộng mô hình điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng

Nhiều hoạt động hướng tới Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26.4

Bộ Y tế vừa ra Quyết định 2318/QĐ-BYT công bố thủ tụchành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực an toàn thựcphẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộnày. Theo đó, có 28 thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thựcphẩm, dinh dưỡng bị bãi bỏ, như thủ tục về cấp giấy xác nhậnnội dung quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ;cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng,thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; cấp lại giấy tiếpnhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợpquy định an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế; cấp

lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức quảngcáo thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện giới thiệu thực phẩm,phụ gia thực phẩm trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng…

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng công bố 10 thủ tục hành chính mớiban hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó có xác nhậnnội dung quảng cáo đối thực phẩm bảo vệ sức khỏe; xác nhậnnội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thựcphẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùngcho trẻ đến 36 tháng tuổi…

thảo Mộc

28 thủ tục về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng bị bãi bỏ

Theo Tổng cục Hải quan, số vụ án cơquan hải quan khởi tố hình sự quý i tăng4 vụ, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2017,cơ quan Hải quan đã chuyển cơ quankhác kiến nghị khởi tố 4 vụ. Cụ thể, từngày 16.12.2017 đến ngày 15.3.2018,ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ vàxử lý 3.232 vụ vi phạm pháp luật hải

quan (tăng 2,7% so với cùng kỳ năm2017); trị giá hàng hóa vi phạm ước tínhhơn 85 tỷ đồng (tăng 28,86% so vớicùng kỳ năm 2017). Số tiền phạt, thunộp ngân sách nhà nước là 44,5 tỷ (tăng32,86% so với cùng kỳ năm 2017). Trongđó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã chủtrì và phối hợp bắt giữ 52 vụ vi phạm

pháp luật hải quan, trị giá hàng hóa viphạm ước tính hơn 25,7 tỷ đồng, thungân sách nhà nước ước tính hơn 1,7 tỷđồng; khởi tố 3 vụ án hình sự. Thammưu Lãnh đạo Tổng cục ra 6 Quyết địnhxử lý vi phạm hành chính, số tiền phạt là1,57 tỷ đồng.

Đỗ QuyÊN

Ngành Hải quan khởi tố hình sự 10 vụ buôn lậu trong quý i

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đãđề xuất tiêu chí xác định rừng đặc dụng gồm Vườn quốc gia, khudự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh. Theo dự thảo, vườnquốc gia đáp ứng ít nhất một trong hai tiêu chí như có ít nhất 1mẫu chuẩn hệ sinh thái đặc trưng của một vùng sinh thái hoặc củaquốc gia, quốc tế; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 10.000ha,trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng; diện tích đấtnông nghiệp và đất thổ cư xen kẽ phải nhỏ hơn 5%. Hai là có ítnhất 1 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn sinh

cảnh trên 5 loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định củapháp luật; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 7.000ha, trong đó ítnhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nôngnghiệp và đất thổ cư xen kẽ phải nhỏ hơn 5%.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữuhoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; phảibảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bềnvững các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; có diện tíchliền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài sinh vật đặchữu, nguy cấp, quý, hiếm. DươNg cẦM

Tiêu chí xác định rừng đặc dụng

Số 100 10 - 4 - 2018 Quốc tế đại biểu nhân dân

Tổng biên tập: Đỗ CHÍ NGHĩA Phó Tổng biên tập: NGUYỄN QUỐC THẮNG - LÊ THANH KiM biên tập: MậU THịNH Trình bày: TRUNG DŨNGTài khoản : 2161.0000.397421 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT in tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp ii công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an

đại biểunhân dân

Giá : 4.900đ

văn hóa

Phim tư nhân lấn átNăm 2015, lần đầu tiên trong lịch

sử, có tới 41 phim truyện điện ảnh ViệtNam ra mắt, với 7 phim nhà nước, 34phim tư nhân. Năm 2016 - 2017, tất cảphim ra rạp đều do tư nhân sản xuất,với lần lượt 35 và 38 phim. 2 nămvắng bóng hoàn toàn phim nhà nước,theo đạo diễn, NSND Đào Bá Sơn,“luôn luôn và liên tục có những cuộccạnh tranh khốc liệt giữa phim ViệtNam với phim bom tấn nước ngoài.Vài năm trước, phim Việt Nam chỉ cóvào dịp Tết, nhưng đến nay đã pháttriển đến mức ra rạp quanh năm. Đángmừng là nhiều phim Việt ăn khách,như Em chưa 18, Mẹ chồng, Cô ba SàiGòn, Cô gái đến từ hôm qua... vớidoanh thu hàng chục, hàng trăm tỷđồng. Thành công đó có thể thấy điệnảnh Việt đã bước sang trang mới, mộtcách thầm lặng, trong cuộc cách mạngnghe nhìn và mang đến niềm tin vàonhững mùa phim năm sau sẽ có nhữngnhà sản xuất tài ba”.

Đạo diễn, NSƯT Đỗ Minh Tuấnnhận định, trong khi phim Nhà nước luivề phía sau, thì lực lượng xã hội hóa đã“xông ra” đảm nhận 3 nhiệm vụ, cả thịtrường, định hướng, và lan tỏa giá trịnhân văn. Có thể thấy, phim dù hay, dởnhưng đều “tới bến” về tình huống vàtính cách, “tới số” về thân phận nhânvật, “tới tầm” về thủ pháp và xúc cảm.Nhưng kèm theo đó là bạo lực trànngập, không chỉ hành động mà trong cảứng xử, lời nói và lối sống. Đâu đó cònthiếu chút gì ngập ngừng, bảng lảng,tần ngần, tinh tế của tâm hồn Việt.

Mặc dù 38 phim Việt ra rạp năm2017, nhưng chỉ 13 phim tham dự

giải Cánh diều. Theo đạo diễn, NSƯTVũ Xuân Hưng, Ban giám khảo phimtruyện điện ảnh, chắc chắn 13 phimấy không nói được một cách đầy đủvề chất lượng phim truyện điện ảnhsản xuất trong năm, nhưng đã thểhiện phần nào cái được và chưa được,qua đó đánh giá chất lượng nghệthuật, nội dung và cách thể hiện. Cóthể thấy, chất lượng phim không đồngđều, ít phim bảo đảm các tiêu chí

nghệ thuật, nhân văn và giá trị xã hội;nhiều phim thể hiện được tiêu chí nàythì mất tiêu chí khác. Về đề tài, 13phim tập trung vào gia đình, tình yêuvà học đường, 4 phim làm lại phimnước ngoài hoặc phỏng theo kịch bảnnước ngoài. Một số phim đã sử dụngkỹ xảo hình ảnh, âm nhạc khá hiệuquả, làm giàu cảm xúc về hình ảnh vànội dung tác phẩm. Nhưng cũng cónhững phim ôm đồm nhiều tuyến

chuyện, nhân vật, nên tối nghĩa, lờithoại “đao to búa lớn”, hóa trangkhông hợp, dẫn tới cảm giác giả tạo...

Chưa gắn với đời sống xã hội“Hiện nay, nền điện ảnh Việt Nam

đã chuyển vào tay một thế hệ mới, trẻtrung, năng động và không kém tâmhuyết so với các thế hệ trước” - đạodiễn, NSND Đặng Nhật Minh nhậnxét. Nhà biên kịch Nguyễn Thị HồngNgát, Phó Chủ tịch Thường trực HộiĐiện ảnh Việt Nam cũng bày tỏ sựủng hộ nhiệt tình khi các hãng tư nhânbỏ tiền sản xuất nhiều bộ phim vớichất lượng ngày càng cao, nỗ lực từbỏ phim “mì ăn liền”. “Các nhà sảnxuất đã hướng đến văn hóa dân tộc, cốgắng tiếp cận đề tài lớn về thân phậncon người, đất nước. Tuy nhiên, mongmuốn thì tốt, nhưng phim chưa đạtđến giá trị cao, vì chuyên môn, tínhnghề nghiệp không nhất quán; đề tàihay nhưng cách kể chuyện phức tạp,rắc rối, nhiều chi tiết vô lý. Diễn xuấttrong phim cũng chưa chuyên nghiệp.Đó là nhược điểm cần tránh để mùaphim năm nay tốt hơn”.

Đạo diễn, NSND Nguyễn ThanhVân - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuậtgiải Cánh Diều 2017 đồng tính, chorằng, khán giả và thị trường đã tácđộng chuyển hướng đầu tư, chuyểnhướng đề tài của nhà sản xuất. Nhưngdù chuyển hướng như vậy, tính giải trívẫn được duy trì, và nhìn chung, điệnảnh Việt đang tách khỏi đời sống xãhội. Hơn thế, vài ba năm gần đây, khảnăng phim Việt tiếp cận và được traogiải tại các liên hoan phim khu vực vàthế giới rất thấp.

“Chúng ta hoàn toàn vắng bóng ởcác liên hoan khu vực như Singapore,Dubai... bởi các nhà tuyển chọn thậtsự khó tìm ra dự án phim Việt tươngtương với mặt bằng thế giới. Đây làđiều đáng suy nghĩ. Hy vọng trongnhững năm tiếp theo, trên nền tảng sốlượng ngày càng nhiều phim được sảnxuất, kỹ thuật làm phim ngày cànghiện đại, sẽ xuất hiện những cá nhânđộc đáo, cá tính, với những tác phẩmmang dấu ấn riêng, tiếp cận được vớiđiện ảnh thế giới” - NSND NguyễnThanh Vân nói.

thảo NguyÊN

phim truyện điện ảnh Việt nam

Thầm lặng sang trangmấy năm gần đây, nhiều bộ phim Việt nam được công chiếu, thu hút đông đảo khán giả và đạt doanhthu cao, phần lớn do tư nhân sản xuất. tuy nhiên, theo ý kiến nhiều nhà chuyên môn tại tọa đàm “nhìnlại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình 2017”, do hội điện ảnh Việt nam tổ chức sáng 9.4, có một sốhạn chế khiến điện ảnh Việt nam chưa hội nhập với nghệ thuật thứ bảy khu vực và thế giới.

Các phim truyện điện ảnh tham dự giải Cánh diều 2017

“trong 1 - 2 năm nay, phim điện ảnh có điểm mới với sự hợp tác của nhiều nhàsản xuất. Điều này giúp tránh rủi ro vì các khâu được chuyên nghiệp hóa, công nghệlàm phim cũng có tiến bộ rõ rệt. Nhưng cũng có hạn chế là gần đây, nhiều khán giảchỉ nhớ tên phim mà khó nhớ tác giả, bởi dấu ấn cá nhân không được thể hiện rõtrên phim. trong khi đó, diện mạo của một nền điện ảnh lại phụ thuộc vào nhữngcá nhân xuất sắc, không có nền điện ảnh mang diện mạo chung chung. càng nhiềucá nhân có dấu ấn sẽ góp phần tạo nên nền điện ảnh đặc sắc”.

Đạo diễn, NSND NgUYễN THANH VâN

số phận thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa iranvà nhóm p5+1 (gồm mỹ, anh, pháp, nga, trungquốc và đức) trở nên mong manh hơn bao giờhết, khi cả mỹ và iran đều sẵn sàng rút khỏi thỏathuận lịch sử này.

Mọi phương án đặt trên bànChủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách đối

ngoại của Quốc hội iran Alaeddin Boroujerdi khẳng định,iran chắc chắn sẽ rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàndiện (JCPOA), thường được biết đến là thỏa thuận hạt nhâniran, nếu Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với nướcnày. Ông Alaeddin Boroujerdi nhấn mạnh, mục tiêu quantrọng nhất của JCPOA là bãi bỏ những biện pháp trừng phạtnhằm vào iran. Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Nănglượng Nguyên tử iran (AEOi) Ali Akbar Salehi cảnh báo,iran có thể sẽ nối lại hoạt động sản xuất 20% lượng uraniumlàm giàu chỉ trong vòng 4 ngày nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuậnhạt nhân. Theo thỏa thuận giữa iran và P5+1, Tehran hạnchế các hoạt động làm giàu uranium để đổi lấy việc dỡ bỏcác lệnh trừng phạt của quốc tế.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Đại sứ Mỹ tại LiênHợp Quốc Nikki Haley thông báo, nhiều khả năngWashington sẽ rút khỏi JCPOA và tái áp đặt lệnh trừng phạtnhằm vào iran, với cáo buộc Tehran hậu thuẫn khủng bố vàvi phạm các điều khoản của JCPOA. Tháng 1 vừa qua,Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư với Tehranrằng JCPOA cần được “sửa chữa” trước ngày 12.5, nếukhông Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận này.

Giới chức cấp cao của Mỹ cho biết, ông Donald Trumpmuốn đạt thỏa thuận khác với Anh, Pháp và Đức, kèm theobiện pháp kiểm soát cứng rắn hơn với Tehran, nhằm bảođảm iran không thể đạt bước tiến mới trong chương trìnhhạt nhân và tên lửa đạn đạo. Theo thỏa thuận màWashington đề xuất, việc iran tiến hành các vụ thử nghiệmtên lửa bị coi là vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận. ÔngTrump còn muốn Quốc hội Mỹ sửa đổi đạo luật xem xétviệc Mỹ tham gia thỏa thuận hạt nhân iran theo hướng bổsung một số điều khoản cho phép Mỹ lập tức áp đặt lại lệnhtrừng phạt iran khi thỏa thuận bị vi phạm. Theo luật phápMỹ, cứ 120 ngày Tổng thống Mỹ lại phải ký gia hạn miễntrừ lệnh trừng phạt với iran liên quan tới thỏa thuận hạtnhân. Ngoài ra, Mỹ còn đưa ra các điều kiện nhằm duy trìthỏa thuận hạt nhân iran, trong đó cho phép các thanh sátviên quốc tế tiến hành thanh sát mọi cơ sở hạt nhân của iran.Tuy nhiên, iran tuyên bố sẽ không thực thi bất kỳ yêu cầunào của Mỹ ngoại trừ các cam kết trong JCPOA và cũngkhông chấp nhận thay đổi thỏa thuận này.

Mỹ “đơn thương độc mã”Các chuyên gia cho rằng, khả năng Mỹ rút khỏi thỏa

thuận hạt nhân iran rất cao, sau khi thời hạn sửa thỏathuận mà ông Trump đề ra kết thúc. Bên cạnh đó, việc

ông Trump thay Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, vốnnhiều lần lên tiếng khẳng định sẽ duy trì thỏa thuận hạtnhân lịch sử với iran, cho thấy Washington sẵn sàng hủybỏ thỏa thuận này bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ngay cả khikịch bản trên xảy ra, Mỹ sẽ chỉ đơn thương độc mã. Cácnhà ngoại giao phương Tây cho biết, mặc dù sẵn sàngthảo luận các biện pháp gia tăng sức ép lên iran nhưnggiới chức châu Âu không sẵn sàng xem xét một thỏathuận phụ trợ, bên cạnh JCPOA. Tại cuộc gặp giữa Ngoạitrưởng ba nước Anh, Pháp, Đức với người đồng cấp iranMohamed Javad Zarif ở Brussel tháng 1 vừa qua, dưới sựchủ trì của Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đốingoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini, cácquan chức châu Âu đã tái khẳng định sự ủng hộ đối vớiJCPOA và không gì có thể thay thỏa thuận này.

Thực chất, những đòi hỏi của ông Trump nhằm gây sứcép buộc iran thay đổi chính sách của mình tại Trung Đông,làm yên lòng hai đồng minh khu vực là israel và Ảrập Xêút,vốn quan ngại iran có kế hoạch mở hành lang qua lãnh thổiraq tới Syria đe dọa an ninh của họ. Mặt khác, đây cũng làthời điểm ông Trump cần thực hiện lời hứa trong chiến dịchtranh cử. Ông Trump cho hay, Washington không hài lòng

việc iran gia tăng ảnh hưởng trong khu vực thông qua canthiệp vào Yemen, Syria và cung cấp vũ khí cho Hezbollah…Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng cho thấy Tehrancó những động thái trên.

Theo nhà phân tích Dennis Ross, Viện Nghiên cứuWashington, việc gây sức ép lên iran chỉ phát huy tác dụngkhi Mỹ nhận được sự hưởng ứng của những nước khác.Trên thực tế, iran chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán hạtnhân với P5+1, sau khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạtlên ngành dầu mỏ của iran. Trong khi đó, Wendy Sherman- nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời chính quyềntiền nhiệm Obama, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ tại cáccuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân với iran năm 2015, chorằng, ông Trump có thể tin rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuậnhạt nhân sẽ gây sức ép lên Tehran và chứng tỏ lập trườngcứng rắn của Washington, song điều này lại gây tổn hạinghiêm trọng tới uy tín và mức độ đáng tin cậy của Mỹ,nhất là trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị tiến hành cuộcgặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-unvào cuối tháng 5 tới, nhằm tìm kiếm thỏa thuận về giải trừhạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

NgỌc KháNh

Vụ tấn công bằng Vũ khí hóa học tại syria

Mỹ đổ lỗi cho Nga và Iran trên mạng xã hội twitter, tổng thống mỹ donald trump đã đổlỗi cho nga và iran về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra tạisyria mới đây.

Ông Donald Trumpcho rằng, Tổngthống Nga

Vladimia Putin và chínhquyền iran phải chịutrách nhiệm về vụ tấncông trên vì đã hậuthuẫn chính quyền Tổngthống Syria Bashar al-Assad. Ông còn cảnhbáo, chính quyền Syriacó thể phải trả giá đắtnếu tìm ra bằng chứngvụ tấn công do lựclượng chính phủ Syria tiến hành.

Trước đó, các nhà hoạt động tại Syria cho hay, trực thăng của quân độiSyria đã thả nhiều quả bom chứa khí độc xuống thị trấn Douma, gần Thủđô Damascus do lực lượng phiến quân kiểm soát. Theo thông báo chungcủa tổ chức cứu hộ Mũ bảo hiểm trắng (White Helmets) và Nhóm từ thiệnY tế xã hội Mỹ tại Syria, vụ tấn công đã làm 48 người thiệt mạng, trong đóphần lớn là dân thường. Khoảng 500 người đã được đưa tới các cơ sở y tế,với những biểu hiện phản ứng do tiếp xúc với tác nhân hóa học.

Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA dẫn “nguồn tin chính thức” phủnhận những thông tin trên và cho biết, vụ tấn công nhiều khả năng là hànhđộng hiếu chiến của Mỹ. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc bác bỏ cáo buộc này.

Thông tin về vụ tấn công hóa học mới tại Syria xuất hiện vào thời điểmcách đây 1 năm, đích thân Tổng thống Donald Trump ra lệnh bắn 59 quảtên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân al-Shayrat của Syria ở gần thànhphố Homs, nơi có cả lực lượng Nga đồn trú, nhằm trả đũa cuộc tấn cônghóa học xuống idlib, Syria, ngày 4.4.2017. Trong vụ tấn công ở idlin,khoảng 100 người, trong đó có hàng chục trẻ em, có dấu hiệu nhiễm chấtđộc thần kinh đã tử vong sau đó. Chính phủ Mỹ tin rằng, hóa chất được sửdụng trong vụ tấn công idlib là chất độc thần kinh sarin, vốn bị cấm dùngtrong các cuộc xung đột, và cho rằng vụ tấn công được thực hiện bởi lựclượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Khi được hỏi Mỹ có đáp trả vụ tấn công ở Douma ngày 7.4 vừa quakhông, Cố vấn an ninh nội địa của Nhà Trắng Tom Bossert nói với kênhtruyền hình ABC rằng, không loại trừ mọi khả năng có thể xảy ra. Trongkhi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo sẽ tấn công Syrianếu chính quyền Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dânthường; đồng thời, kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhóm họpkhẩn cấp nhằm thảo luận vấn đề này.

N.AN

mỹ dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân iran

Không dễ rút lui

Trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” từ

ngày 12.4 và kéo dài đến tháng 7.2018. Trưng bày gồm các chủ đề: Báu vật khảo cổ học thời Tiền sử; báu vậtkhảo cổ học thời đại Kim khí với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai; báu vật khảo cổ học lịch sử của ViệtNam 10 thế kỷ đầu công nguyên, văn hóa Óc Eo - Phù Nam, Champa và Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, vănhóa - văn minh Đại Việt…

Với hơn trên 300 hiện vật, đây là lần đầu tiên một trưng bày có quy mô lớn, số lượng hiện vật nhiều nhấtđược tuyển lựa từ các bảo tàng trải dài từ Bắc đến Nam. Trưng bày từng được giới thiệu tại Đức từ tháng10.2016 - 2.2018, trong một hành trình quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam. Đến nay, khi “Báu vật khảo cổ họcViệt Nam” trở về nước, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng trongnước, du khách quốc tế về lịch sử, văn hóa Việt Nam thông qua những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ họctiêu biểu từ thời Tiền sử đến thế kỷ XVii - XViii trên mọi miền đất nước…

h. SeN

Chính trực và dũng cảmđáng mừng mà cũng đáng buồn thay khi cái kết có hậu lại đến từ hội đồnggiáo dục của một trường tư thục, trong khi thành phố lại chọn cách ủng hộ...“giải pháp chạy trốn”.

Sau quyết định chuyển trường, em Phạm Song Toàn - nữ sinh lên tiếng việc cô giáolên lớp không nói trong suốt 3 tháng vừa được một trường tư thục tiếp nhận và traohọc bổng “Vì sự chính trực và lòng dũng cảm”. Lần đầu tiên trong vụ “lộn xộn kỳ

cục” này, tôi mới thấy một tin ý nghĩa đến thế đối với cuộc sống và giáo dục.Thông tin kỳ quặc về “cô giáo im lặng”, thông tin kỳ quặc về việc buộc phải lên tiếng

của Phạm Song Toàn giữa một tập thể những chàng trai - cô gái đang đến tuổi trưởngthành, sắp làm chủ số phận của mình nhưng không thể lên tiếng về cách hành xử kỳ quặccủa giáo viên.

Khi đối diện với cách hành xử không đúng với vị trí và công việc của nhà giáo, lẽ ra, họctrò phải lên tiếng, lẽ ra cơ chế kiểm soát của nhà trường phải biết, lẽ ra phụ huynh phải biết...- thì tất cả chỉ biết trong một buổi làm việc với lãnh đạo Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh.

Lẽ ra, dù chậm, cái kết có hậu đã dừng lại ngay lúc em thốt ra lời cầu cứu về chuyện kỳquặc trong giờ toán - thì nó lại tiếp tục trở thành bi kịch khi em bị “dòm ngó”, kỳ thị, nhàtrường “bình chân như vại” đến mức Phó Chủ tịch UBND thành phố phải lên tiếng canthiệp, đốc thúc việc chuyển trường (theo nguyện vọng) cho nữ sinh này.

Một xã hội mà người thể hiện lòng dũng cảm đã phải vội vã ra đi - thì quả là tuyệt vọng!Cái kết có hậu chỉ đến từ một Hội đồng giáo dục của một trường tư thục - trong khi đáng

lẽ, thành phố phải tuyên dương, tưởng thưởng về lòng dũng cảm, chính trực của học sinh,làm gương sáng cho giới trẻ.

Thành phố không thể ủng hộ một giải pháp “chạy trốn” như thế. Người cần “chạy trốn”nếu có thì phải là “cô giáo im lặng” - chứ không phải đăng đàn trên báo nói về... “tinh thầntrách nhiệm” của mình. Kế đến, là ban giám hiệu, hội đồng giáo dục của nhà trường. Bởihọ đã không có đủ độ chính trực để bảo vệ học trò.

Quan điểm trong hành xử việc này đang và đã là... Không có quan điểm. Cho nên, cáicần ở đây chính là giá trị về CHÍNH TRỰC VÀ DŨNG CẢM. Từ đó mới hành xử đúng.

NguyễN VăN tiếN hÙNg