Đại BiểU - daibieunhandan.vndaibieunhandan.vn/ONA_BDT/BaoIn/2018/257/257.pdf · nhiên, sau...

8
Đại BiểU nhân Dân tòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn TIếNg NóI của QUốc hộI dIễN đàN của đạI bIểU QUốc hộI, hộI đồNg NhâN dâN và cử TrI Ngày 14 - 9 - 2018 Số 257 (5295) Thứ sáu (Xem tin trang 2) Kỷ niệm 25 năm ngàY mấT nhà nghiên cứU đỗ đức Dục Dấn thân không mệt mỏi đàm Phán Về bREXiT Sẵn sàng cho kịch bản xấu Hướng tới kỳ thi công bằng, minh bạch, chất lượng Tr.8 Tr.5 Tr.8 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith Bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith Ảnh: Trí Dũng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador Valdés Mesa Ảnh: Lâm Hiển Thi hành hiến PháP, LUậT, PháP Lệnh, nghị QUYếT của QUốc hội năm 2018 Thấy vướng là “đòi” sửa luật? Sau gần 5 năm triển khai thi hành hiến pháp 2013, chính phủ đã trình Qh, UbTVQh ban hành 54 trên tổng số 75 dự án luật, pháp lệnh - cơ bản hoàn thiện các đạo luật mang tính “xương sống” của hệ thống pháp luật. Dẫu vậy, tại phiên họp sáng qua, các ủy viên UbTVQh một lần nữa chỉ ra những nguy cơ “rất đáng lo ngại” trong công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ sự ổn định của hệ thống pháp luật. (Xem trang 3) Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia Ngày 13.9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Salvador Valdes Mesa, Trưởng đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Cuba đang ở thăm Việt Nam, dự các hoạt động kỷ niệm 45 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Fidel Castro tới vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (9.1973 - 9.2018). (Xem tiếp trang 2) Ngày 12 - 13.9, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Trần Văn Minh làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có nguy cơ ô nhiễm cao trên địa bàn về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường. (Xem tiếp trang 7) Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba thăm Việt Nam * Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Ngày làm việc thứ tư, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giám sát tại Đồng Nai Đ ất nước hội nhập sâu rộng, dứt khoát phải điều hành, chỉ đạo theo đúng pháp luật; kỷ cương, phép nước phải đặt lên đầu. Thế nên, những gì đi ngược, làm ngược là không thể chấp nhận; tư duy cố co kéo những chính sách, quy định lỗi thời, không hợp với thực tế dứt khoát phải bứt bỏ! Những thành tựu đất nước đạt được là rất đáng ghi nhận nhưng không thể không nhìn ra, chỉ ra những bất cập đang là rào cản làm chậm bước tiến của quốc gia. Như việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Nghị quyết của QH, còn rất nhiều bất cập, hạn chế phải tháo gỡ, khắc phục. Những quy định của luật không thiếu nhưng vì sao trong thi hành lại viện ra lý do này, lý do kia để biện minh cho những việc làm chậm chạp, trì trệ, không hiệu quả? Có hay không việc “né luật, lách luật”? Có hay không chuyện “nhờn luật”? Tại nhiều cuộc họp của các Ủy ban của QH đã chỉ rất thẳng tâm lý “vướng một tý là đề nghị sửa”. Nhiều luật lúc đầu đề nghị sửa 3 - 4 điều, rồi lên tới vài chục điều, sau đó sửa toàn diện - như Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đã chỉ ra. Có hay không tình trạng “tân quan tân chính sách”? Có hay không tư duy nhiệm kỳ trong thiết kế, kiến tạo chính sách? Phải nói thẳng là có. (Xem tiếp trang 2) Rào cản từ thực thi! n Đăng QUang Thiếu minh bạch và tính khả thi đó là nhận định của các ủy viên UbTVQh khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự. Dự luật có nhiều chính sách mới, quan trọng như quy định cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, cụ thể hóa quy định hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền công dân đối với phạm nhân… Tuy nhiên, ban soạn thảo vẫn chưa đánh giá được cụ thể, thực chất tác động của chính sách mới đối với thực tiễn thi hành. (Xem trang 3) “Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất” Sự kiện được đặc biệt mong đợi trong ngày cuối cùng của hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về aSEan 2018 là hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt nam (VbS) với chủ đề “Việt nam - đối tác kinh doanh tin cậy”. một tràng vỗ tay đã vang khắp khán phòng khi Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc nói: “Việt nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng Việt nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. Việt nam có đủ tự tin để làm điều đó”. (Xem trang 5) Diễn đàn Kinh Tế Thế giới Về aSEan 2018 Dự án LUậT Sửa đổi, bổ SUng mộT Số điềU của LUậT Thi hành án hình Sự Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp Ảnh: Nguyễn Bình (Xem tin trang 2) Ngày 13.9, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã làm việc với Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia (thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia), về việc thực hiện Pháp lệnh Thư viện. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thị Hoa làm Trưởng đoàn khảo sát. Đại diện các thư viện đều khẳng định, Pháp lệnh cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và thống nhất cho hoạt động thư viện phát triển. Tuy nhiên, sau gần 20 năm, một số quy định không còn phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, nhiều nội dung không đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động thư viện... (Xem tiếp trang 2) Đổi mới hoạt động thư viện để thu hút độc giả (Xem tin trang 3) Lễ bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 diễn ra chiều 13.9 tại Hà Nội sau 3 ngày làm việc với gần 60 sự kiện, hoạt động. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì lễ bế mạc. Phát biểu tại phiên bế mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, WEF ASEAN 2018 thực sự là ngày hội giao lưu các ý tưởng, đánh giá sâu sắc nhiều chiều về các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của các nước ASEAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trong số này có nhiều nhận thức mới, kinh nghiệm thực tiễn tốt, cũng như các ý tưởng, chính sách về khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sức sáng tạo của doanh nghiệp và người dân. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, chỉ có đổi mới sáng tạo với tầm nhìn đa chiều mới đưa các quốc gia, doanh nghiệp tiến lên trong thế giới ngày nay. Do đó, Chính phủ và doanh nghiệp các nước ASEAN cần tiếp tục phát huy nội lực, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo, cho cái mới nảy nở và lan tỏa; tạo nên động lực tăng trưởng mới cho phát triển thịnh vượng trong thế giới đang chuyển động nhanh bởi công nghệ mới. (Xem tiếp trang 5) Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh

Transcript of Đại BiểU - daibieunhandan.vndaibieunhandan.vn/ONA_BDT/BaoIn/2018/257/257.pdf · nhiên, sau...

Đại BiểU

nhân dântòa soạn: 37 hùng vương - hà nội * đt: 08046090 - 08046231 * FaX: 08046659 * thư điện tử: [email protected] * www.daibieunhandan.vn

tiếng nói của quốc hộidiễn đàn của đại biểu quốc hội,hội đồng nhân dân và cử tri

Ngày 14 - 9 - 2018Số 257 (5295)Thứ sáu

(Xem tin trang 2)

Kỷ niệm 25 năm ngày mất nhà nghiên cứu đỗ đức Dục

Dấn thân không mệt mỏi đàm Phán về brEXit

Sẵn sàng cho kịch bản xấuHướng tới kỳ thi công bằng,minh bạch, chất lượng

Tr.8 Tr.5 Tr.8

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

Bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith Ảnh: Trí Dũng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồngNhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador Valdés Mesa Ảnh: Lâm Hiển

thi hành hiến PháP, Luật, PháP Lệnh, nghị Quyết của Quốc hội năm 2018

Thấy vướng là “đòi” sửa luật?sau gần 5 năm triển khai thi hành hiến pháp 2013, chính phủ đã trình Qh,ubtvQh ban hành 54 trên tổng số 75 dự án luật, pháp lệnh - cơ bản hoàn thiệncác đạo luật mang tính “xương sống” của hệ thống pháp luật. Dẫu vậy, tại phiênhọp sáng qua, các ủy viên ubtvQh một lần nữa chỉ ra những nguy cơ “rất đánglo ngại” trong công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ sự ổn địnhcủa hệ thống pháp luật. (Xem trang 3)

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Ngày 13.9, tại Trụsở Trung ương Đảng,Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng đã thân mậttiếp Ủy viên Bộ Chínhtrị, Phó Chủ tịch thứnhất Hội đồng Nhànước và Hội đồng Bộtrưởng Cộng hòa CubaSalvador Valdes Mesa,Trưởng đoàn đại biểuĐảng, Nhà nước Cubađang ở thăm Việt Nam,dự các hoạt động kỷniệm 45 năm chuyếnthăm của Lãnh tụ FidelCastro tới vùng Giảiphóng miền Nam ViệtNam (9.1973 - 9.2018).

(Xem tiếp trang 2)

Ngày 12 - 13.9, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Côngnghệ và Môi trường do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Trần Văn Minhlàm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và mộtsố đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp, khuchế xuất có nguy cơ ô nhiễm cao trên địa bàn về tình hình thựchiện chính sách, pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường.

(Xem tiếp trang 7)

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba thăm Việt Nam* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp

Ngày làm việc thứ tư, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giám sát tại Đồng Nai

Đất nước hội nhập sâu rộng, dứt khoát phải điềuhành, chỉ đạo theo đúng pháp luật; kỷ cương, phépnước phải đặt lên đầu. Thế nên, những gì đi ngược,

làm ngược là không thể chấp nhận; tư duy cố co kéo nhữngchính sách, quy định lỗi thời, không hợp với thực tế dứtkhoát phải bứt bỏ!

Những thành tựu đất nước đạt được là rất đáng ghinhận nhưng không thể không nhìn ra, chỉ ra những bất cậpđang là rào cản làm chậm bước tiến của quốc gia. Như việcthi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Nghị quyết của QH,còn rất nhiều bất cập, hạn chế phải tháo gỡ, khắc phục.Những quy định của luật không thiếu nhưng vì sao trong thihành lại viện ra lý do này, lý do kia để biện minh cho nhữngviệc làm chậm chạp, trì trệ, không hiệu quả? Có hay khôngviệc “né luật, lách luật”? Có hay không chuyện “nhờnluật”? Tại nhiều cuộc họp của các Ủy ban của QH đã chỉrất thẳng tâm lý “vướng một tý là đề nghị sửa”. Nhiều luậtlúc đầu đề nghị sửa 3 - 4 điều, rồi lên tới vài chục điều, sauđó sửa toàn diện - như Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoạiNguyễn Văn Giàu đã chỉ ra.

Có hay không tình trạng “tân quan tân chính sách”? Cóhay không tư duy nhiệm kỳ trong thiết kế, kiến tạo chínhsách? Phải nói thẳng là có. (Xem tiếp trang 2)

Rào cản từ thực thi!n Đăng Quang

Thiếu minh bạch và tính khả thiđó là nhận định của các ủy viên ubtvQh khi cho ýkiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thi hành án hình sự. Dự luật có nhiều chính sáchmới, quan trọng như quy định cơ quan được giao mộtsố nhiệm vụ thi hành án hình sự đối với pháp nhânthương mại, cụ thể hóa quy định hiến pháp về bảođảm quyền con người, quyền công dân đối với phạmnhân… tuy nhiên, ban soạn thảo vẫn chưa đánh giáđược cụ thể, thực chất tác động của chính sách mớiđối với thực tiễn thi hành. (Xem trang 3)

“Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất”

sự kiện được đặc biệt mong đợi trong ngày cuối cùng của hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về asEan 2018là hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh việt nam (vbs) với chủ đề “việt nam - đối tác kinh doanh tin cậy”. mộttràng vỗ tay đã vang khắp khán phòng khi thủ tướng nguyễn Xuân Phúc nói: “việt nam không đặt tham vọngtrở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng việt nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. việtnam có đủ tự tin để làm điều đó”. (Xem trang 5)

Diễn đàn Kinh tế thế giới về asEan 2018

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án hình sự

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hộiNguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp Ảnh: Nguyễn Bình

(Xem tin trang 2)

Ngày 13.9, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,TN, TN và NĐ đã làm việc với Thư viện Quốc gia Việt Namvà Thư viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia (thuộc CụcThông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia), về việc thực hiệnPháp lệnh Thư viện. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thị Hoalàm Trưởng đoàn khảo sát.

Đại diện các thư viện đều khẳng định, Pháp lệnh cùng với cácvăn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo hành lang pháp lý tương đốiđồng bộ và thống nhất cho hoạt động thư viện phát triển. Tuynhiên, sau gần 20 năm, một số quy định không còn phù hợp với hệthống văn bản pháp luật hiện hành, nhiều nội dung không đáp ứngyêu cầu phát triển của hoạt động thư viện... (Xem tiếp trang 2)

Đổi mới hoạt động thư viện để thu hút độc giả

(Xem tin trang 3)

Lễ bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tếThế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018diễn ra chiều 13.9 tại Hà Nội sau 3 ngày làmviệc với gần 60 sự kiện, hoạt động.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương HòaBình chủ trì lễ bế mạc.

Phát biểu tại phiên bế mạc, Phó Thủtướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấnmạnh, WEF ASEAN 2018 thực sự là ngàyhội giao lưu các ý tưởng, đánh giá sâu sắcnhiều chiều về các vấn đề quan trọng đối vớisự phát triển của các nước ASEAN trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trong sốnày có nhiều nhận thức mới, kinh nghiệm

thực tiễn tốt, cũng như các ý tưởng, chínhsách về khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sứcsáng tạo của doanh nghiệp và người dân.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳngđịnh, chỉ có đổi mới sáng tạo với tầm nhìn đachiều mới đưa các quốc gia, doanh nghiệptiến lên trong thế giới ngày nay. Do đó,Chính phủ và doanh nghiệp các nướcASEAN cần tiếp tục phát huy nội lực, tạomôi trường thuận lợi cho sáng tạo, cho cáimới nảy nở và lan tỏa; tạo nên động lực tăngtrưởng mới cho phát triển thịnh vượng trongthế giới đang chuyển động nhanh bởi côngnghệ mới. (Xem tiếp trang 5)

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh

Số 257 14 - 9 - 2018 tin tức - sự kiện Đại Biểu nhân dân

Ngày 13.9, tại Trụ sở Trung ươngĐảng, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã tiếp Thủ tướng Chính phủnước Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào Thongloun Sisoulith nhân dịpsang dự Hội nghị Diễn đàn kinh tế thếgiới về ASEAN tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngchào mừng Thủ tướng LàoThongloun Sisoulith sang dự Hộinghị Diễn đàn kinh tế thế giới vềASEAN tổ chức tại Việt Nam; chúcmừng những thành tựu quan trọng vềđối nội và đối ngoại mà Lào đã giànhđược sau hơn hai năm triển khai Nghịquyết Đại hội lần thứ X của ĐảngNhân dân Cách mạng Lào; bày tỏ vuimừng về mối quan hệ đoàn kết đặcbiệt Việt Nam - Lào ngày càng pháttriển đi vào chiều sâu, thiết thực vàhiệu quả trên tất cả lĩnh vực.

Tổng Bí thư bày tỏ chia sẻ trướcnhững mất mát, thiệt hại to lớn về

người và tài sản của nhân dân tỉnhAttapeu do sự cố vỡ đập thủy điệngây ra và những thiệt hại do mưa lớn,lũ lụt gây ra tại các tỉnh của Lào vừaqua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo củaĐảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhândân Lào vùng bị nạn sẽ sớm khắcphục hậu quả, khôi phục sản xuất vàổn định cuộc sống.

Thủ tướng Lào ThonglounSisoulith cảm ơn Tổng Bí thư đã tiếpvà dành cho Đoàn những tình cảmthân thiết; trân trọng chuyển lời thămhỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch NướcLào Bounnhang Volachith tới TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướngLào Thongloun Sisoulith chúc mừngnhững thành tựu quan trọng mà ViệtNam đã đạt được thời gian qua; chúcmừng Việt Nam đã đăng cai và tổchức thành công Diễn đàn Kinh tế thếgiới về ASEAN. Thủ tướng Lào cảmơn sâu sắc về sự ủng hộ, giúp đỡ to

lớn, kịp thời và có hiệu quả mà ViệtNam đã dành cho Lào từ trước đếnnay, đặc biệt là vừa qua đã hỗ trợ vềvật chất, giúp nhân dân vùng bị thiệthại do sự cố vỡ đập thủy điện tại NamLào khắc phục khó khăn, ổn địnhcuộc sống.

Thủ tướng Thongloun Sisoulithkhẳng định Chính phủ Lào sẽ phốihợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Namchỉ đạo các bộ, ngành, địa phươngliên quan triển khai, thực hiện có hiệuquả các Thỏa thuận giữa Lãnh đạocấp cao hai Đảng, hai nước và các nộidung thỏa thuận tại Kỳ họp lần thứ40, chuẩn bị tốt các nội dung cho Kỳhọp lần thứ 41 Ủy ban liên Chính phủvề hợp tác Việt Nam - Lào.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngđánh giá cao kết quả hợp tác giữa haiChính phủ thời gian qua, kết quả cáccuộc gặp giữa hai Thủ tướng Chínhphủ gần đây và đề nghị hai Chính phủ

phối hợp chỉ đạo các bộ, ngành, địaphương, doanh nghiệp chủ động, tíchcực phối hợp triển khai có hiệu quảcác Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnhđạo hai Đảng, hai nước, các Hiệpđịnh hợp tác giữa hai Chính phủ, cácchương trình, kế hoạch hợp tác giữahai bên và kết quả chuyến thăm ViệtNam của Tổng Bí thư, Chủ tịch NướcBounnhang Volachith; tập trung tìmcác giải pháp, biện pháp, tháo gỡ khókhăn, vướng mắc để nâng cao hiệuquả hợp tác trên các lĩnh vực, nhất làvề kinh tế, đầu tư, thương mại; tíchcực, chủ động chuẩn bị cho Kỳ họplần thứ 41 Ủy ban liên Chính phủ ViệtNam - Lào.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngtrân trọng gửi lời thăm hỏi Tổng Bíthư, Chủ tịch Nước Lào BounnhangVolachith và lãnh đạo cấp cao Đảng,Nhà nước Lào.

T. Tâm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nướcvà Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador ValdesMesa nêu bật ý nghĩa to lớn của chuyến thămQuảng Trị của Tổng Tư lệnh Fidel Castro,khẳng định chuyến thăm đã trở thành biểutượng của mối quan hệ đặc biệt Cuba - ViệtNam.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dânCuba, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhànước và Hội đồng Bộ trưởng Salvador ValdesMesa khẳng định mong muốn và quyết tâm thựchiện di huấn của hai lãnh tụ lịch sử - Tổng Tưlệnh Fidel Castro và Chủ tịch Hồ Chí Minh -trong việc tăng cường, thúc đẩy và làm sâu sắchơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợptác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước vànhân dân hai nước Cuba - Việt Nam. Phó Chủtịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồngBộ trưởng Salvador Valdes Mesa cảm ơn Đảng,Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn tích cực,chủ động hợp tác với Cuba trong phát triển kinhtế, thương mại, đầu tư…; sẵn sàng chia sẻ kinhnghiệm trên các lĩnh vực với Cuba; phối hợpcùng Cuba trong các hoạt động hợp tác, hữunghị nhằm tăng cường, củng cố mối quan hệđặc biệt giữa hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệtchào mừng Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhànước và Hội đồng Bộ trưởng Salvador ValdesMesa dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nướcCuba sang thăm Việt Nam, dự kỷ niệm 45 nămchuyến thăm của Lãnh tụ Fidel Castro tới vùngGiải phóng miền Nam Việt Nam, sự kiện đã đivào lịch sử quan hệ giữa hai đảng, hai nước ViệtNam - Cuba. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Kỷ niệm45 năm là dịp để Đảng, Nhà nước và nhân dânViệt Nam bày tỏ sự tri ân đối với Lãnh tụ Fidel,với Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba anh em;đồng thời là dịp để hai nước cùng tôn vinh mốiquan hệ anh em mẫu mực, hữu nghị truyềnthống, hợp tác toàn diện, đoàn kết thủy chunggiữa Việt Nam - Cuba.

Tổng Bí thư cảm ơn Cuba luôn ủng hộ ViệtNam một cách chân thành, chí tình chí nghĩatrong mọi thời kỳ; hoan nghênh các chươngtrình, kế hoạch hợp tác giữa hai bên trên cáclĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chia sẻkinh nghiệm công tác, học hỏi kinh nghiệm lẫnnhau giữa hai nước. Cuba có nhiều kinh nghiệmViệt Nam có thể học tập. Trong thời gian tới, haibên cần tiếp tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộlẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, quốc tế.

Tổng Bí thư khẳng định mối quan hệ đặcbiệt Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minhvà Lãnh tụ Fidel Castro đặt nền móng là tài sảnvô giá mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hainước cần ra sức giữ gìn, bảo vệ, vun đắp vàtruyền lại cho các thế hệ mai sau vì lợi ích củanhân dân hai nước và sự nghiệp cách mạng củahai đảng. Câu nói bất hủ của Lãnh tụ Fidel: VìViệt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu củamình mãi mãi in sâu trong trái tim của mỗingười Việt Nam và trở thành biểu tượng thiêngliêng cho tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghịđặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng cảm ơn đồng chí Raul Castro và các nhàlãnh đạo, nhân dân Cuba đã nồng nhiệt, chântình đón tiếp trong chuyến thăm Cuba tháng 3vừa qua. Tổng Bí thư gửi lời chúc sức khỏe, lờithăm hỏi thân thiết tới đồng chí Raul Castrocùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba; trân trọngmời đồng chí Raul sang thăm lại Việt Nam.Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnhđạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cuba quangvinh, đứng đầu là đồng chí Raul Castro kínhmến, nhân dân Cuba anh em sẽ vượt qua mọithách thức, tiếp tục giành nhiều thắng lợi mới tolớn hơn nữa trong sự nghiệp cách mạng củamình, vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hộiphồn vinh và bền vững.

+ Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần ĐạiQuang, Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc vàChủ tịch Quốc hội nguyễn Thị Kim ngân đãcó các cuộc tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất hộiđồng nhà nước và hội đồng Bộ trưởng CubaSalvador Valdes Mesa.

Tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhànước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba SalvadorValdes Mesa tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốchội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừngđược gặp Phó Chủ tịch thứ nhất SalvadorValdés Mesa tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm45 năm Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến vùnggiải phóng miền Nam Việt Nam (9.1973 -9.2018). Đây là chuyến thăm duy nhất củanguyên thủ nước ngoài tới vùng giải phóngmiền Nam Việt Nam, bất chấp hiểm nguytrong bối cảnh chiến trường miền Nam còn rấtác liệt. Chuyến thăm đã đem đến cho nhân dânViệt Nam tình đoàn kết và sự ủng hộ quý báucủa đất nước Cuba anh em; khích lệ, độngviên cuộc đấu tranh của đồng bào, chiến sĩ ởmiền Nam Việt Nam.

Chủ tịch QH khẳng định, Việt Nam và Cubacó mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, đoàn kết gắnbó. Đối với nhân dân Việt Nam, Cuba luôn cómột vị trí hết sức quan trọng. Việt Nam khôngbao giờ quên câu nói của Lãnh tụ Fidel Castro:Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máucủa mình.

Chủ tịch QH bày tỏ vui mừng khi quan hệchính trị giữa hai nước không ngừng được củngcố thông qua việc duy trì thường xuyên trao đổiđoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao theo các kênhĐảng, QH và giữa các bộ, ngành, địa phương.Bên cạnh đó, việc duy trì và từng bước nângcao hiệu quả các cơ chế hợp tác đối thoại vàtrao đổi lý luận cũng như việc tăng cường traođổi ý kiến tại các tổ chức quốc tế và diễn đànđa phương đã góp phần ngày càng thắt chặtquan hệ đoàn kết, hợp tác toàn diện Việt Nam -Cuba. Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi tìnhhình của Cuba, vui mừng trước những thànhtựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Nhândân Cuba đã đạt được, đặc biệt là việc cập nhậthóa mô hình phát triển kinh tế trong các lĩnhvực như giáo dục, y tế.

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nướcvà Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador ValdesMesa cảm ơn Chủ tịch QH Nguyễn Thị KimNgân đã dành cho Đoàn sự đón tiếp chu đáo vànồng nhiệt. Bày tỏ vinh dự được đến Việt Namnhân kỷ niệm 45 năm Lãnh tụ Fidel Castro tớithăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam,Phó Chủ tịch thứ nhất Salvador Valdes Mesakhẳng định, chuyến thăm là sự kiện vô cùngquan trọng, đánh dấu mối quan hệ hữu nghị anhem của hai dân tộc.

Phó Chủ tịch thứ nhất Salvador ValdesMesa trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước vàNhân dân Việt Nam đã giúp đỡ, ủng hộ Cubatrong suốt thời gian qua. Đảng, Nhà nước vàNhân dân Cuba sẽ không bao giờ quên việcChủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân là vị kháchquốc tế đầu tiên đến viếng Lãnh tụ Fidel Castrotại Thủ đô La Habana và bài phát biểu sâu sắccủa Chủ tịch QH tại Lễ viếng.

Phó Chủ tịch thứ nhất Salvador ValdesMesa trân trọng cảm ơn Chủ tịch QH đã cónhững đóng góp quan trọng trong việc củng cốvà tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữahai nước, hai QH; đánh giá cao quan hệ hợp tácgiữa QH Việt Nam và QH Cuba. Hiện nay,Cuba đang tiến hành cải cách Hiến pháp. Đểthực hiện dự thảo Hiến pháp, Cuba đã dựa trênnền tảng là bản Hiến pháp hiện hành, đồng thờitham khảo những bản Hiến pháp khác ở khuvực châu Mỹ Latin và Hiến pháp của các nướctrong khối XHCN, đặc biệt là Hiến pháp củaViệt Nam. Bản dự thảo Hiến pháp của Cubađang được đưa ra xin ý kiến nhân dân Cuba cảtrong và ngoài nước. Phó Chủ tịch thứ nhấtSalvador Valdes Mesa nhấn mạnh, QH ViệtNam đã có những đóng góp đáng kể trong quátrình cải cách Hiến pháp của Cuba.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳngđịnh, Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ kinhnghiệm với Cuba trên cơ sở niềm tin chính trịtuyệt đối giữa hai nước.

+ Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Thườngtrực Trương Hòa Bình đã hội đàm với Phó Chủtịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồngBộ trưởng Cuba Salvador Valdes Mesa.

THanH Tâm - PHạm THúy

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba thăm Việt Nam

Tình trạng lùi, hoãn rút khỏi chương trình các dự án luật cũng từ đó mà ra. Đã đếnlúc Chính phủ phải chỉ đạo, chấn chỉnh các bộ, ngành. Phải rà soát đội ngũ cán bộ làmpháp chế đã đủ tài, đủ tâm, đã xứng tầm chưa? Có hay không một số bộ, ngành chưachú trọng đến công tác xây dựng thể chế? Còn có việc bộ trưởng ủy quyền cho thứtrưởng, thứ trưởng lại ủy quyền cho vụ trưởng, cuối cùng chỉ có chuyên viên tham gia.Thế mới có chuyện có chính sách chỉ là “ý tưởng” của một số chuyên viên, vừa “lóe”ra đã bị dư luận phản ứng kịch liệt... hay việc đề xuất sửa đổi điều luật này, điều luậtkia chỉ vì lợi ích riêng của bộ, ngành, mà quên đi tổng thể kỷ cương, luật lệ quốc gia.QH rất quyết liệt, kiên quyết cho dừng, lùi những dự án luật chậm hoặc thiết kế sơ sài,chuẩn bị chưa kỹ càng, không bảo đảm chất lượng vì mục tiêu khi ban hành luật phảiđược thực thi hiệu quả.

Mới thấy cái yếu hiện nay không chỉ là luật chưa đồng bộ, còn thiếu mà là việc thựcthi chưa chuẩn chỉ, nghiêm túc. Cứ nói “đúng quy trình”, sao vẫn còn những chuyện đềbạt, chọn người ở bộ ngành này, tỉnh, thành kia chưa chuẩn phải thu hồi quyết định? Hayviệc bổ nhiệm ào ạt cán bộ cuối nhiệm kỳ; việc quản lý đầu tư công nói là chặt chẽ nhưngsao vốn có mà không tiêu hết? Càng thấy tư duy nhiệm kỳ rất tinh vi, khó nhìn ra. Càngthấy phải mổ xẻ đến cùng xem có chuyện “lợi ích nhóm” trong xây dựng, ban hành chínhsách hay không?

Càng thấy việc chỉnh sửa luật cho sát với thực tế là rất cần! Nhưng cần hơn là thựcthi những điều luật đã có cho nghiêm túc. Kỷ cương phải đặt lên trên hết trong chỉ đạođiều hành kinh tế - xã hội quốc gia. Phải quyết liệt chống tình trạng né luật, lách luật vànhờn luật ngay trong chính các cơ quan thực thi pháp luật.

Một trong những rào cản làm chậm bước phát triển của đất nước chính là việc thực thi phápluật. Vậy nên phải quyết liệt, triệt để khắc phục tình trạng này.

Rào cản từ thực thi!(tiếp theo trang 1)

(tiếp theo trang 1)

Chiều 13.9, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủyviên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Về cácvấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, Thường trực Ủyban Về các vấn đề xã hội đã tổ chức phiên họp mởrộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng, chống tác hạicủa rượu bia.

Cùng dự có: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị KimTiến; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủyban Pháp luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TNvà NĐ, Ủy ban Kinh tế; lãnh đạo các bộ, cơ quanliên quan.

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Ytế Nguyễn Thanh Long khẳng định, việc phòng,chống tác hại của rượu, bia cần được Nhà nước và xãhội quan tâm giải quyết với các biện pháp đồng bộ,toàn diện, trong đó ban hành Luật Phòng, chống táchại của rượu, bia sẽ góp phần hạn chế gánh nặng dotác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình,cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm sự phát triểnbền vững của đất nước.

Hiện nay, các quy định pháp luật về kinh doanhrượu, bia thực hiện theo 2 văn bản là Nghị định số105/2017/NĐ-CP và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.Pháp luật hiện hành có rất ít quy định về phòng,chống tác hại của rượu, bia. Chỉ khi việc sử dụngrượu, bia dẫn đến hậu quả xấu trong các quan hệ xãhội như điều khiển phương tiện giao thông cơ giới cónồng độ cồn vượt mức quy định, bạo lực, tội phạmdo sử dụng rượu, bia hoặc vi phạm các điều kiện sảnxuất, kinh doanh thì mới bị xử lý. Các quy định về

hạn chế tính sẵn có và giảm tiêu thụ rượu, bia; hỗ trợxã hội để dự phòng hành vi uống rượu, bia ở mức cóhại; bảo đảm tài chính cho giảm thiểu tác hại, giảiquyết các hậu quả về sức khỏe liên quan đến sử dụngrượu, bia còn thiếu rất nhiều. Bên cạnh đó, các vănbản pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, biacòn tản mạn, hiệu lực pháp lý thấp, chủ yếu là nghịđịnh, thông tư, chỉ thị; đồng thời, có sự chồng chéo,chưa đồng bộ.

Mục tiêu quan trọng nhất của dự thảo Luật Phòng,chống tác hại của rượu, bia là bảo vệ sức khỏe củangười dân khỏi tác hại của rượu, bia, phù hợp với bốicảnh thực tiễn của nước ta. Vì thế, Thứ trưởngNguyễn Thanh Long nêu rõ, dự luật tập trung quyđịnh các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa,hạn chế và giảm thiểu tác hại của rượu, bia đối với sứckhỏe và hệ lụy xã hội khác trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, sử dụng rượu, bia như: Quy định các hànhvi bị nghiêm cấm, kiểm soát điều kiện kinh doanh,bảo đảm chất lượng, an toàn; đối tượng, địa điểm,phương thức, thời gian cấm/hạn chế bán và uốngrượu, bia; kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ,quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân, doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức… “Đây cũng là biện pháp,cách thức phù hợp với xu thế quốc tế mà hơn 100quốc gia từ nhiều thập kỷ trước đã thực hiện thànhcông, được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là hiệuquả và cần thiết”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hànhLuật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quan

điểm xây dựng luật như Tờ trình của Chính phủ. Dựthảo Luật lần này cũng đã tiếp thu nhiều ý kiến củacác đại biểu tại phiên họp mở rộng của Thường trựcỦy ban Về các vấn đề xã hội ngày 30.8. Theo PhóChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung, hồ sơdự án Luật đã tương đối đầy đủ theo yêu cầu củaLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về các nội dung cụ thể, một số đại biểu cho rằng,dự luật vẫn chưa xác định rõ hoạt động nào là phòng,chống tác hại của rượu, bia, nên đối tượng tác độngvà phạm vi điều chỉnh chưa rõ. Đồng ý với giải trìnhcủa cơ quan soạn thảo về 3 chính sách mang lại hiệuquả cao trong giảm tỷ lệ sử dụng và tác hại của rượu,bia là hạn chế tính sẵn có và tính dễ tiếp cận với đồuống có cồn; chính sách thuế, giá nhằm tăng giá đồuống có cồn và kiểm soát quảng cáo các sản phẩm,song các đại biểu cho rằng, việc luật hóa các chínhsách này trong dự thảo Luật chưa hợp lý và chưa bảođảm tính khả thi. Ví dụ, các chính sách về tăng thuếtiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp để giảm mứctiêu thụ hay chính sách thu khoản đóng góp bắt buộctừ rượu, bia để chi cho công tác phòng, chống tác hạicủa rượu, bia và nâng cao sức khỏe của cộng đồng…Các đại biểu cho rằng, các chính sách này phải điềuchỉnh theo Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thuế tiêuthụ đặc biệt, chứ không thể quy định trong dự luậtnày. Trong khi đó, hồ sơ dự án Luật cũng chưa có ýkiến của Bộ Tài chính về các chính sách này…

Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tụcrà soát các quy định cụ thể nhằm bảo đảm tính khảthi của luật; đồng thời, loại bỏ những điều đã đượcquy định tại các luật hiện hành để tránh chồng chéo.

nguyễn BìnH

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Đáng chú ý, quy định về phân loạithư viện thành 2 loại hình chính (Thưviện công cộng; thư viện chuyênngành, đa ngành) là chưa hợp lý, gâynhiều khó khăn cho chính cơ quanquản lý về thư viện cũng như hoạtđộng của chính các thư viện ở nước ta.Việc thực hiện liên thông giữa các thưviện còn rất yếu. Sự phối hợp giữa cácbộ trong những vấn đề liên quan đếnhoạt động của thư viện đôi khi chưanhịp nhàng. Chưa có quy định cụ thểđối với thư viện chuyên ngành, đangành nên trong hoạt động còn cónhững điều bất cập...

Để tạo hành lang pháp lý vững chắcgiúp các thư viện hoạt động hiệu quả,phù hợp với xu thế chung thế giới, đạidiện các thư viện kiến nghị sớm ban

hành Luật Thư viện. Trong đó, Thưviện Quốc gia cần được coi là loại hìnhthư viện đặc biệt không nằm trong loạihình thư viện công cộng như hiện nay.Có sự phân cấp quản lý rõ ràng cho hệthống thư viện chuyên ngành và đangành. Xây dựng chính sách độngviên, khuyến khích và bảo đảm quyềnlợi cho cán bộ thư viện như chế độ tiềnlương, chế độ làm ngoài giờ, trực thưviện, trực mạng và phụ cấp độc hại.Đặc biệt quan tâm tới việc thực hiệndịch vụ số hóa, sao chép trong thưviện, đây là những vấn đề thư việnnước ta đang rất vướng và có cách hiểukhông thống nhất, gây khó khăn chohoạt động thư viện trong kỷ nguyênsố...

Đoàn khảo sát ghi nhận nhữngđóng góp của hai thư viện thời gian quatrong việc lưu giữ, bảo quản kho tàng

xuất bản phẩm, ấn phẩm thông tin khoahọc - công nghệ... cũng như tổ chứccác dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đọc,học tập, nghiên cứu, giải trí của ngườidân. Đoàn khảo sát đề nghị các thư

viện đẩy mạnh liên thông hệ thống thưviện cả nước, hợp tác quốc tế; tiếp tụcđổi mới hoạt động, quảng bá hình ảnhđể thu hút bạn đọc đến với thư viện...

ng. anH

Đổi mới hoạt động thư viện để thu hút độc giả

Đoàn khảo sát thăm Điểm truy cập mở thông tin khoa học - công nghệ quốc gia, Thư viện Khoa học - Công nghệ Quốc gia Ảnh: Ng. Anh

(tiếp theo trang 1)

Mỗi bộ, ngành khi đề xuất mộtdự án luật đều đưa ra nhữngvấn đề có lợi cho quản lý,

điều hành, chỉ đạo của mình mà ít khinhìn đến tổng thể chung. Đây là ý kiếncủa Phó Chủ tịch Quốc hội PhùngQuốc Hiển nêu tại Phiên họp thứ 27 củaUBTVQH khi thảo luận về báo cáo củaChính phủ về tình hình thi hành Hiếnpháp, luật, nghị quyết của QH.

Dù không có con số thống kê chínhthức bao nhiêu chính sách cài cắm lợiích song trên thực tế tình trạng này đãvà đang diễn ra, ảnh hưởng không nhỏđến tính minh bạch của chính sách cũngnhư sự phát triển chung của đất nước.Thông thường, mỗi dự án luật đượcgiao cho bộ, ngành quản lý lĩnh vực ấychủ trì soạn thảo. Đây cũng là lý do dễphát sinh tâm lý xây dựng chính sáchcó tính chất cục bộ, “gài” quy định đểdễ cho việc quản lý của mình.

Vấn đề cục bộ, lợi ích trong xâydựng chính sách đã được cử tri vànhiều ĐBQH quan tâm. Phó TrưởngĐoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình NguyễnNgọc Phương từng chất vấn Bộ trưởngBộ Tư pháp Lê Thành Long, có haykhông lợi ích nhóm, lợi ích ngànhtrong các đề xuất, xây dựng chínhsách, văn bản pháp luật? Bộ trưởng BộTư pháp dù không chính thức thừanhận, nhưng cho rằng quy trình làmluật của chúng ta dù “ổn” song cơquan chủ trì soạn thảo bằng cách này,cách khác vẫn có cái nhìn thiên vị, cóphần dành thuận lợi hơn cho bộ, ngànhmình. Thậm chí, ông Long còn nhậndiện 4 biểu hiện “cục bộ” trong banhành chính sách, trong đó có quy địnhvề quỹ tài chính, hay tổ chức và bộmáy trong các đạo luật không phảichuyên ngành. Tình trạng cục bộ cònxảy ra khi xây dựng văn bản pháp luật

quy định về chế độ, chính sách và mộtsố điều kiện gia nhập thị trường vàđiều kiện sản xuất, kinh doanh.

Tình trạng cài cắm lợi ích khi xâydựng chính sách hay còn gọi là “thamnhũng chính sách” gây ra rất nhiều hệlụy. Chính sách thiết kế như vậy khôngbảo đảm lợi ích cho đa số người dânmà chỉ cho một nhóm người nào đó.Điều đó có thể dẫn tới nguồn lực đấtnước bị phân tán, hiệu quả kinh tếthấp. Đồng thời, làm méo mó thịtrường, phá hủy sự cạnh tranh lànhmạnh, suy giảm năng lực cạnh tranhquốc gia. Mặt khác, tình trạng nàycũng dẫn tới một bộ phận cán bộ nhànước sẽ hư hỏng, thoái hóa, bộ máynhà nước sẽ mất kỷ cương, giảm hiệulực, hiệu quả.

Để “tuýt còi” tình trạng này đòi hỏiquy trình xây dựng chính sách phải minhbạch hơn. Cơ quan soạn thảo cần công

khai rộng rãi dự thảo để người dân tiếpcận, đặc biệt là những đối tượng chịu sựtác động. Cần có cơ chế để thu hút sựtham gia đóng góp ý kiến của người dân,các chuyên gia, cơ quan truyền thôngngay từ khâu dự thảo. Tránh tình trạng,xây dựng chính sách trong “phònglạnh”. Đặc biệt, khi văn bản gửi xin ýkiến bộ, ngành, thì bộ, ngành được xin ýkiến cần đóng góp, phản hồi tráchnhiệm, thực chất. Muốn vậy, cán bộpháp chế phải thực sự có năng lực, trìnhđộ chuyên môn, đủ để phát hiện tính hợplý, hợp pháp của văn bản sắp ban hànhvà có hay không lợi ích của bộ, ngànhđược “trà trộn” trong đó.

Ngoài ra, với vai trò là cơ quan“gác cổng” của Chính phủ, Bộ Tưpháp cần làm tốt khâu thẩm định, đểchống lợi ích nhóm trong xây dựng thểchế. Nói như Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc, dứt khoát không được cài cắmvào luật những nội dung không vì lợiích chung mà chỉ để phục vụ lợi íchriêng của ngành mình hay của nhómngười nào đó.

Hà an

Ngăn chặn lợi ích cục bộ

Số 257 14 - 9 - 2018chính trịĐại Biểu nhân dân

Ngày 13.9, tiếp tục Phiên họp thứ 27, dưới sựđiều hành của Phó Chủ tịch Qh uông Chu Lưu,UBTVQH cho ý kiến với: Báo cáo của Chính phủvề tình hình thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh vànghị quyết của QH; dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Thi hành án hình sự.

Xem xét trách nhiệm khi văn bản hướng dẫn có sai sót

Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hànhHiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của QH doBộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày,trong đó nêu rõ, đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểmtra tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy địnhchi tiết, Chính phủ giao Bộ Tư pháp phối hợp vớiVăn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướngChính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm soát và báo cáoChính phủ về tình hình xây dựng, ban hành văn bảnquy định chi tiết tại các phiên họp thường kỳ hàngtháng, quý, 6 tháng, hàng năm và phiên họp chuyênđề xây dựng pháp luật.

Tình hình soạn thảo và nợ ban hành văn bản đượccông khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủvà của Bộ Tư pháp, thường xuyên có văn bản đôn đốccông tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh. Bộ trưởngLê Thành Long cho biết, tính từ tháng 8.2017 - 8.2018,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quanngang bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 204 văn bản(94 nghị định, 7 quyết định, 97 thông tư, 6 thông tưliên tịch) quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cácluật, pháp lệnh. Trong đó, các luật đã có hiệu lực đãban hành được 140/152 văn bản hướng dẫn chi tiết, đạt92,11%, còn 12/152 văn bản nợ chưa ban hành.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ,Thường trực Ủy ban Pháp luật đánh giá cao nhữngchuyển biến tích cực trong công tác xây dựng văn bảnhướng dẫn chi tiết luật, pháp lệnh thời gian qua. Tuy

nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sungbáo cáo cụ thể hơn về công tác chỉ đạo, điều hành củacác bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trongtriển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghịquyết; khắc phục việc một số bộ, ngành chưa thựchiện đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật để Thủ tướng Chính phủ phải có văn bản chấnchỉnh như vừa qua.

Thời gian qua, công tác kiểm tra văn bản quy địnhchi tiết đã được quan tâm triển khai, và qua kiểm tra6.732 văn bản (1.086 văn bản cấp bộ; 5.646 văn bảncủa địa phương), Bộ Tư pháp phát hiện 3/74 thông tưlà văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh cósai sót về hiệu lực và nội dung. Tuy nhiên, Thườngtrực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, báo cáo của Chínhphủ chưa thể hiện đầy đủ kết quả của công tác kiểm travăn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Do đó,cần bổ sung các đánh giá về công tác này như việc tuânthủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hìnhthức ban hành…; đồng thời, cần so sánh với kết quảcủa công tác này các năm trước để có cơ sở đánh giácụ thể hơn.

Đồng tình với đề nghị của Thường trực Ủy banPháp luật, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hảinêu thực trạng: Qua công tác kiểm tra văn bản theothẩm quyền, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phươngđã phát hiện 5.639 văn bản trái pháp luật, gồm 1.236văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật về thẩmquyền ban hành và nội dung; 3.829 văn bản quy phạmpháp luật sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuậttrình bày văn bản; 574 văn bản không phải là văn bảnquy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm phápluật. Tình trạng văn bản quy định chi tiết có sai sót vềhiệu lực và nội dung không chỉ mới xuất hiện, mà đãnhiều năm nay, Trưởng ban Dân nguyện NguyễnThanh Hải nêu rõ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ban hành vănbản quy định chi tiết có sai sót, trong đó, theo Trưởngban Dân nguyện, cử tri nhận định do chưa quyết liệttrong xem xét trách nhiệm của cán bộ, công chức

tham mưu, tham gia soạn thảo, thẩm định những vănbản này. Cho rằng đây là nguyên nhân lớn nhất,Trưởng ban Dân nguyện cho rằng, nếu đánh giá tráchnhiệm của cán bộ nghiêm minh, và thực hiện bồithường theo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nướctrong một vài vụ điển hình, chắc chắn tình trạng nàycó thể được cải thiện.

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thốngpháp luật cũng là một yêu cầu được các Ủy viênUBTVQH nhấn mạnh khi cho ý kiến với Báo cáo củaChính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, pháplệnh và nghị quyết của QH. Để thực hiện được yêu cầunày, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, phảiquán triệt ngay từ khâu lập chương trình, đến soạnthảo, thẩm tra, rà soát kỹ thuật trước khi ban hành. Cáckhâu này phải thực hiện nghiệm quy định của LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật, để không phảinhắc lại những hạn chế cũ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách NguyễnĐức Hải chỉ ra thực tế, dù Luật Ngân sách Nhà nướclà luật cơ bản, nhưng tại nhiều luật chuyên ngành vẫnđưa quy định về miễn thuế, lập quỹ, hay quy định cứngtỷ lệ chi ngân sách nhà nước hàng năm cho ngành, lĩnhvực. Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng, BộTư pháp cần kiên quyết hơn nữa trong kiểm soát “đầuvào”, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống phápluật, nhất là các luật chuyên ngành phải bám sát quyđịnh tại luật cơ bản.

Đề xuất xem xét theo quy trình 3 kỳ họpTrình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hìnhsự, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, so vớiLuật Thi hành án hình sự năm 2010, dự thảo Luật mởrộng phạm vi điều chỉnh về thi hành quyết định tha tùtrước thời hạn có điều kiện; về thi hành bản án, quyếtđịnh đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạtđộng vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trongmột số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và các

biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thươngmại phạm tội; về quyền, nghĩa vụ của pháp nhânthương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp.Với phạm vi đó, dự thảo Luật đã sửa đổi 92/182 điều,bổ sung 52 điều, bãi bỏ một mục (Mục 3 Chương X),4 điều. Kết cấu của Luật Thi hành án hình sự năm 2010cũng được thay đổi, bằng bổ sung một chương(Chương Xa), 7 mục (mục 02A vào Chương iii và 6mục vào Chương Xa), nhiều nội dung sửa đổi là chínhsách lớn, cơ bản của Luật Thi hành án hình sự năm2010. Với những thay đổi này, Bộ trưởng Tô Lâm chobiết, Chính phủ đề nghị đổi tên gọi của dự án Luật làLuật Thi hành án hình sự (sửa đổi)…

Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật, do Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày, đa số ý kiến Ủyban Tư pháp tán thành với đề nghị của Chính phủ vềviệc mở rộng phạm vi sửa đổi và đổi tên gọi của dự ánLuật thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) vì dựthảo Luật sửa đổi rất nhiều nội dung, trong đó có nhiềuchính sách lớn, cơ bản của Luật hiện hành. Tuy nhiên,Ủy Tư pháp lưu ý, việc thay đổi phạm vi sửa đổi và têngọi của dự án Luật như đề nghị của Chính phủ sẽ đặtra yêu cầu phải bổ sung, hoàn thiện nhiều vấn đề như:Tổng kết thực tiễn thi hành toàn diện, đầy đủ hơn;đánh giá kỹ tác động nhiều chính sách mới (như việcthi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp đối với phápnhân thương mại (PNTM), về cụ thể hóa quy địnhquyền, nghĩa vụ của phạm nhân theo Hiến pháp); hoànthiện tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế; chuẩn bịđầy đủ dự thảo văn bản hướng dẫn những nội dung màLuật giao cho Chính phủ, các bộ, ngành quy định chitiết… Do vậy, việc Chính phủ để đến thời điểm trìnhUBTVQH mới có đề xuất thay đổi phạm vi, tên gọicủa dự án Luật cho thấy sự bị động trong chuẩn bị dựán Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga nêu rõ, việc thayđổi phạm vi sửa đổi Luật Thi hành án hình sự cũng tạokhó khăn cho cơ quan thẩm tra trong việc bảo đảmchất lượng ý kiến thẩm tra theo quy định của Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, Ủy ban Tưpháp đề nghị, trường hợp QH chấp nhận đề nghị củaChính phủ về thay đổi tên gọi, phạm vi sửa đổi của dựán Luật thì cũng cần quyết định lùi thời gian thông qua

dự thảo Luật. Những vấn đề vướng mắc trong việc thihành án hình sự liên quan đến các đạo luật về tư phápmới được ban hành, trước mắt cần giao cho các cơquan tư pháp phối hợp hướng dẫn thực hiện.

Tuy nhiên, một số ý kiến của Ủy ban Tư pháp chorằng, dự án Luật này đã được điều chỉnh lùi thời giantrình QH từ Kỳ họp thứ Năm sang Kỳ họp thứ Sáu,việc chậm sửa đổi, bổ sung Luật ảnh hưởng đến việctriển khai các đạo luật về tư pháp mới ban hành. Vìvậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần khẩn trương chuẩnbị dự án Luật theo đúng các Nghị quyết của QH vớiphạm vi sửa đổi, bổ sung phù hợp, nhằm kịp thời triểnkhai thực hiện quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luậtTố tụng hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện.Những vấn đề khác cần tiếp tục nghiên cứu kỹ để đưavào khi sửa đổi toàn diện Luật.

Nhiều thành viên UBTVQH cho rằng, thi hành ánhình sự là vấn đề quan trọng để triển khai thi hànhHiến pháp 2013, các luật liên quan đến tố tụng hìnhsự được QH thông qua. Các ý kiến cũng đánh giá caosự cố gắng của Ban soạn thảo, khi chuẩn bị công phuhồ sơ, với 14 tài liệu đi kèm, 2 tài liệu mật được inriêng, tạo điều kiện cho tiếp cận thông tin liên quanđến dự án Luật này. Ngoài ra, do Ban soạn thảo sửađổi trên 50% số điều của Luật hiện hành, bổ sung trên20 điều, thay đổi kết cấu Luật hiện hành, nên theoChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định,việc đổi tên thành dự án Luật Thi hành án hình sự(sửa đổi) là phù hợp. Song, với phạm vi sửa đổi nhưvậy, thì cách viết, thể hiện từng điều, khoản trong dựthảo Luật phải khác.

Và, với phạm vi sửa đổi toàn diện Luật hiện hành,UBTVQH thống nhất cho rằng, trên cơ sở ý kiến củacơ quan chủ trì thẩm tra, UBTVQH, Ban soạn thảo cầntiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, để trình QH cho ýkiến tại Kỳ họp thứ Sáu tới, về những chính sách lớn,nội dung sửa đổi quan trọng. Qua quá trình ĐBQH choý kiến lần đầu với dự án Luật này, QH cũng sẽ quyếtđịnh quy trình xem xét, thông qua dự án Luật như đềxuất ban đầu (qua hai kỳ họp), hay như đề xuất của Ủyban Tư pháp (qua ba kỳ họp), Phó Chủ tịch QH UôngChu Lưu nhấn mạnh.

PHương THủy

Ngày làm việc thứ tư, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

sau gần 5 năm triển khai thi hành hiếnpháp 2013, chính phủ đã trình Qh,ubtvQh ban hành 54 trên tổng số 75 dựán luật, pháp lệnh - cơ bản hoàn thiệncác đạo luật mang tính “xương sống”của hệ thống pháp luật. Dẫu vậy, tạiphiên họp sáng qua, các ủy viên ubtvQhmột lần nữa chỉ ra những nguy cơ “rấtđáng lo ngại” trong công tác xây dựngpháp luật, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ sựổn định của hệ thống pháp luật.

Đã cơ bản hoàn thành các luật “xương sống”

Theo Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13,Chính phủ được QH giao chủ trì xây dựng 75 dựán luật, pháp lệnh (bao gồm cả ban hành mới vàcác luật được sửa đổi, bổ sung) để triển khai thihành Hiến pháp 2013. Gần 5 năm thực hiện,Chính phủ đã trình QH ban hành được 54 luật,pháp lệnh (đạt 72%), có 4 dự án luật đã được đưavào Chương trình lập pháp năm 2018 và 2019(chiếm 5,3%). Như vậy, chỉ còn lại 17 dự án(chiếm 22,6%) chưa được đưa vào chương trìnhlập pháp của QH.

Báo cáo với UBTVQH về các dự luật chưađược ban hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê ThànhLong cho biết, theo Danh mục tại Nghị quyết số718, có một số dự án luật, pháp lệnh qua đánhgiá thấy chưa đủ căn cứ để ban hành luật riêngđiều chỉnh, hoặc quan hệ xã hội được điều chỉnhchưa thực sự cấp thiết, hoặc điều kiện kinh tế -xã hội của đất nước chưa đáp ứng được yêu cầucủa việc tổ chức thực thi luật nên Chính phủ, cáccơ quan khác chưa đề xuất hoặc xin lùi thời hạnban hành luật. Cùng với đó, một số luật về quyềncon người, quyền công dân là những vấn đề mới,phức tạp, chưa có tiền lệ; bối cảnh tình hình quốctế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiếncủa ĐBQH, cán bộ lão thành, chuyên gia, nhàkhoa học và cử tri về một số nội dung của dự luậtcòn khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ đểbảo đảm phù hợp với nội dung, tinh thần củaHiến pháp, bảo đảm tính khả thi, phù hợp điềukiện thực tiễn của Việt Nam nên Chính phủ cũngđề nghị QH lùi thời hạn trình, thông qua đểchuẩn bị kỹ hơn. Một số dự án luật không rõphạm vi điều chỉnh hoặc đã được quy định trongcác luật liên quan; một số luật vẫn còn trong thờihạn đến năm 2020...

Tuy chưa hoàn thành Danh mục các dự ánluật, pháp lệnh phải sửa đổi, bổ sung hoặc banhành mới để triển khai thi hành Hiến pháp 2013theo Nghị quyết 718 của QH, song theo đánh giácủa các Ủy viên UBTVQH, về cơ bản, Chính phủđã chuẩn bị và trình QH ban hành hầu hết các đạoluật quan trọng, mang tính “xương sống” của hệthống pháp luật. Hơn nữa, thời gian qua, khốilượng công việc của Chính phủ nhằm triển khaicác Nghị quyết của Trung ương, của QH liên quanđến công tác xây dựng pháp luật và cải cách bộmáy nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, kinhdoanh rất lớn. Chia sẻ với áp lực của Chính phủtrong nhiệm vụ xây dựng thể chế, các Ủy viênUBTVQH cũng ghi nhận và đánh giá cao việc

Chính phủ đã xác định công tác xây dựng thể chếlà trọng tâm, đã tổ chức nhiều phiên họp chuyênđề, dành nhiều thời gian trong các phiên họpthường kỳ để thảo luận về công tác xây dựng thểchế. “Chúng tôi cho đó là những chuyển biến rấttích cực”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Ngađánh giá.

“Tân quan - tân chính sách” là có thậtCác Ủy viên UBTVQH cũng không quá lo

ngại với việc hoàn thành các dự án luật, pháp lệnhcòn lại trong Danh mục để triển khai thi hànhHiến pháp 2013. Tuy nhiên, điều rất đáng phải longại được Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển,Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chỉ rõ làtính ổn định của hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chobiết, đến thời điểm này, điều khiến bà lo lắngchính là hệ thống pháp luật thiếu ổn định, thayđổi liên tục, đến mức “nhiều khi cầm một luậtcũng không biết được luật này đã bị sửa bởi cácluật nào và sẽ tiếp tục bị sửa bởi luật nào. Dườngnhư có tâm lý các bộ, ngành khi làm việc gì đóđụng đến luật thấy vướng là nghĩ ngay đến việcsửa luật”.

Nhưng có đúng là chỉ “dường như có tâm lýcứ thấy áp dụng luật có gì vướng mắc là nghĩ ngayđến việc sửa luật” hay không?

Theo Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, hệthống pháp luật hiện nay đã khá đầy đủ, toàndiện, nên vấn đề quan trọng nhất là do tổ chứcthực hiện chưa tốt. Có tình trạng cứ thấy vướngmắc là lại đề nghị sửa đổi nên “tuổi thọ” của luậtrất ngắn. Điều đáng nói, “vướng mắc ở đây là dotổ chức thực hiện chứ không phải do sự khônghợp lý, không hoàn thiện của luật”. Nhấn mạnhđiều này, Phó Chủ tịch QH nêu ví dụ cụ thể làLuật Đầu tư công. “Cứ kêu vướng mắc rồi sửa,nhưng không biết sửa như thế nào. Hôm trước,tôi làm việc với Ủy ban Tài chính - Ngân sáchcũng nói không biết sửa Luật Đầu tư công nhưthế nào, sửa có thể hoàn thiện hơn cái cũkhông?”. Hay với Luật Phòng, chống thamnhũng, 3 nhiệm kỳ liên tiếp QH đều phải sửa đổiLuật này. Hiện nay, dự án Luật Phòng, chốngtham nhũng (sửa đổi) đã được trình QH thảo luậnqua 2 kỳ họp, nhưng cũng chưa ngã ngũ nhiềunội dung quan trọng. Phó Chủ tịch QH PhùngQuốc Hiển cho rằng, nếu thực hiện tốt luật cũ,

cộng với hệ thống pháp luật liên quan như LuậtChống rửa tiền, luật về thuế, các chính sách tàikhóa, chính sách tiền tệ… cũng đã góp phần rấttốt vào việc phòng, chống tham nhũng.

Ở góc nhìn khác, việc liên tục sửa đổi các luật,theo nhận xét của các Ủy viên UBTVQH là bởi cósự thiếu thống nhất của các cơ quan Chính phủ.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêuthực tế, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số luật cóliên quan đến Luật Quy hoạch sẽ được trìnhUBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 27 này,phạm vi sửa đổi tác động đến 37 luật nhưng 6h tốingày 31.8 - ngày làm việc cuối cùng trước dịpnghỉ lễ Quốc khánh, Ủy ban Kinh tế mới nhậnđược dự thảo Luật. Thời gian nghiên cứu, thẩm tradự án Luật rất ngắn. “Chúng tôi phải làm việctrong cả ngày nghỉ lễ mới bảo đảm tiến độ, nhưngkhi Thường trực Ủy ban tổ chức họp thẩm tra thìý kiến của các bộ, ngành rất khác nhau”, Chủnhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết.

“Mỗi bộ, mỗi ngành đề xuất một dự án luậtđều đưa ra những vấn đề có lợi cho quản lý, điềuhành, chỉ đạo của bộ, ngành đó chứ không nhìntổng thể chung. Nhiều dự án luật, bản thân trongChính phủ chưa thống nhất nhưng vẫn đưa sangQH. Có nhiều cuộc họp bên QH, có 3 - 4 Bộtrưởng dự thì Bộ trưởng được ủy quyền, thay mặtChính phủ nói khác, các Bộ trưởng đi dự lại nóikhác”, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển chỉrõ. Đó là chưa kể, tình trạng như Chủ nhiệm Ủyban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nhận xét, “tânquan, tân chính sách là có thật”, “dấu ấn nhiệmkỳ là có thật”.

Hệ thống pháp luật không ổn định sẽ có tácđộng tiêu cực nhiều mặt đến quản lý nhà nước vàxã hội, đặc biệt là tâm lý, niềm tin của người dân,các nhà đầu tư. Sửa đổi, bổ sung những quy địnhpháp lý đã lỗi thời và thiết lập các khuôn khổ pháplý mới, tiến bộ hơn, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi củathực tiễn phát triển là yêu cầu khách quan và tấtyếu của công tác lập pháp. Nhưng việc sửa đổi, bổsung, hoàn thiện này phải bảo đảm tuân thủ nhữngnguyên tắc cơ bản trong xây dựng pháp luật.

Có nhiều việc phải làm để nâng cao chấtlượng công tác lập pháp nói chung, bảo đảm tínhthống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật nóiriêng, trong đó, dứt khoát phải xóa bỏ ngay tưduy cứ thấy thực thi luật có vấn đề gì vướng là lại“đòi” sửa luật.

Lam anH

thi hành hiến PháP, Luật, PháP Lệnh, nghị Quyết của Quốc hội năm 2018

Thấy vướng là “đòi” sửa luật?

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh

Cái khó là thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về thi hành ánhình sự đối với pháp nhân thương mại, bao gồm thi hànhcác hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉhoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt độngtrong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn; thihành các biện pháp tư pháp. Đây là quy định mới, nướcta chưa có tiền lệ, vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luậtNguyễn Khắc Định nhấn mạnh, quy định thi hành ánhình sự đối với pháp nhân thương mại là một vấn đề rấtkhó. Nhất là khi theo cơ quan thẩm tra - Ủy ban Tư phápnhận định, cơ quan soạn thảo chưa hình dung đầy đủ vềtổ chức, hoạt động của cơ quan có trách nhiệm thi hànhán. Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan; trình tự, thủtục thi hành án một cách chi tiết; trình tự, thủ tục và hậuquả pháp lý của việc cưỡng chế thi hành án, trong đó cócả thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mạinước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Đáng lưu ý là, quy định này trong dự thảo Luật cònthiếu tính đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.Chỉ rõ những vướng mắc này, Chủ nhiệm Ủy ban Phápluật Nguyễn Khắc Định thẳng thắn, Điều 79 Bộ luậtHình sự đã quy định hai trường hợp xử lý trong việcđình chỉ vĩnh viễn hoạt động của pháp nhân thươngmại. Thứ nhất là, chấm dứt hoạt động pháp nhânthương mại trong một hoặc một số lĩnh vực. Thứ hailà, đối với pháp nhân thương mại được thành lập ra chỉđể thực hiện tội phạm thì đình chỉ vĩnh viễn toàn bộhoạt động. Qua rà soát dự thảo luật mới quy định chấmdứt hoạt động đối với pháp nhân thương mại trong mộthoặc một số lĩnh vực; trường hợp thi hành án hình sựđối với pháp nhân thương mại bị đình chỉ vĩnh viễntoàn bộ hoạt động dường như chưa được đề cập rõ.

Dự thảo luật cũng quy định tại Khoản 3, Điều 40,cấp giấy chứng nhận sau khi đình chỉ hoạt động vĩnhviễn đối với pháp nhân thương mại. Đã vĩnh viễn tứclà xóa sổ, khai tử pháp nhân thương mại này, tại saocòn phải cấp giấy chứng nhận sau khi đình chỉ hoạtđộng vĩnh viễn pháp nhân thương mại, Chủ nhiệm UBNguyễn Khắc Định hỏi? Bên cạnh đó, trách nhiệm củapháp nhân thương mại đối với các chủ thể có quan hệdân sự, kinh tế, như trách nhiệm thanh toán các khoảnnợ, trách nhiệm với khách hàng kể cả khi bị đình chỉmột phần và đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ sẽ như thế nào?Những vấn đề đã nêu ra đều cần được ban soạn thảotìm ra phương án giải quyết.

Quyền của phạm nhân được thể hiện như thế nào?

Dự thảo Luật cũng bổ sung Điều 25a quy định 9nhóm quyền của phạm nhân phải được bảo đảm và 1nhóm quyền mang tính nguyên tắc Phạm nhân đượchưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạnchế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trườnghợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đangchấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết, nguyên tắcvề quyền cơ bản của con người, quyền công dân đãđược quy định trong Hiến pháp, do đó các luật chuyên

ngành cần phải cụ thể hóa các quyền này. Tuy nhiên,đối với người chấp hành án phạt tù, do họ bị hạn chếquyền tự do đi lại, bị cách ly khỏi xã hội nên có một sốquyền công dân khác sẽ khó bảo đảm thực hiện đượcđầy đủ như đối với công dân bình thường đang ở ngoàixã hội. Ngoài những quyền cơ bản, thiết yếu nhất nhưquyền bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể; quyền bảođảm chế độ ăn, mặc, ở, thăm gặp gia đình; quyền laođộng, học tập, học nghề... cần phải bảo đảm thực hiệntốt, thì một số quyền khác như quyền kết hôn, quyềnsinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng,quyền hiến mô, hiến tạng đối với người chấp hành ánphạt tù còn phụ thuộc vào điều kiện KT - XH, khả năngđáp ứng của Nhà nước. Cụ thể, phạm nhân được hưởngnhững quyền gì phải được ban soạn thảo rà soát quyđịnh cho rõ trong luật, chứ không phải trong văn bảnhướng dẫn thi hành luật.

Liên quan đến quy định trại giam, trại tạm giam,nhà tạm giữ có thể phối hợp với doanh nghiệp, cá nhânhoặc tổ chức trên địa bàn để tổ chức lao động cho phạmnhân với sự đồng ý của phạm nhân, Tổng thư ký QH,Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây làquy định nhân văn, phạm nhân có thể ra ngoài làm việcvà có thêm thu nhập. Tuy nhiên, ban soạn thảo cần tổngkết, đã có bao nhiêu trường hợp trốn trại khi đi lao độngngoài trại giam? Cách thức tổ chức lao động ngoài trạigiam như thế nào? Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Về cácvấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, nếu tổ chức lao độngngoài trại giam thì hình thức ký kết hợp đồng lao độnggiữa chủ doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức trên địabàn với phạm nhân như thế nào? Trong trường hợp cóquan hệ lao động từ 3 tháng - 1 năm, theo Luật Bảo hiểmxã hội người lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội,trong trường hợp của phạm nhân có đóng bảo hiểm xãhội hay không? Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, thìcho rằng, lao động là phương thức giáo dục, cải tạophạm nhân đem lại hiệu quả tích cực, đã được thực tiễnkiểm chứng. Chúng ta mở rộng phạm vi lao động khôngphải theo hướng bắt buộc mà trên cơ sở tự nguyện củaphạm nhân là hợp lý, giúp phạm nhân có thêm thu nhập,quy định này nên được ủng hộ. Song cần làm rõ các điềukiện bảo đảm an ninh trật tự và chống bỏ trốn khi tổchức lao động ngoài nhà giam.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtThi hành án hình sự đã sửa đổi một số lượng lớn cácđiều luật (92/182 điều; bổ sung 52 điều), việc sửa đổitoàn diện khác cơ bản so với sửa đổi, bổ sung một sốđiều. Vì thế, nhiều Ủy viên UBTVQH cũng thống nhấtđề nghị thay đổi tên gọi dự thảo Luật thành dự thảoLuật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Đồng thời yêu cầuChính phủ phải tổng kết thực tiễn thi hành toàn diện,đầy đủ hơn; đánh giá kỹ tác động nhiều chính sách mớinhư việc thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp đốivới pháp nhân thương mại, cụ thể hóa quy định quyền,nghĩa vụ của phạm nhân theo Hiến pháp. Mọi quy địnhtrong dự án Luật đều phải minh bạch và khả thi. Căncứ vào chất lượng dự án Luật trình QH tại Kỳ họp thứSáu, QH sẽ xem xét việc thông qua dự án luật tại 2 kỳhọp (như chương trình đã thông qua), hay tại 3 kỳ họp(theo đề nghị của Ủy ban Tư pháp).

Ý nHi

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án hình sự

Thiếu minh bạch và tính khả thiđó là nhận định của các ủy viên ubtvQh khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật thi hành án hình sự. Dự luật có nhiều chính sách mới, quan trọngnhư quy định cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự đối với pháp nhânthương mại, cụ thể hóa quy định hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền côngdân đối với phạm nhân… tuy nhiên, ban soạn thảo vẫn chưa đánh giá được cụ thể, thựcchất tác động của chính sách mới đối với thực tiễn thi hành.

Số 257 14 - 9 - 2018 Đại Biểu nhân dânhội đồng nhân dân và cử tri

Chậm vì vốn đối ứngGiai đoạn 2016 - 2018, TP Bắc Ninh

thực hiện thẩm định chủ trương đầu tư 198công trình, thẩm định 100 gói thầu, thựchiện thẩm tra quyết toán 246 công trìnhđầu tư xây dựng cơ bản với giá trị đượcphê duyệt quyết toán là 378.576 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Đoàn giám sát, cácdự án được khảo sát đều cần thiết phục vụcho việc phát triển kinh tế - xã hội, xácđịnh rõ nguồn vốn, khả năng cân đối vốnphù hợp với tình hình ngân sách củangành và địa phương. Một số dự án đượchoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụngphát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có dựán kéo dài nhiều năm, tiến độ thi côngchậm. Việc xác định chủ trương đầu tư,quy mô và tính chất đầu tư còn mang tínhước lượng, gây khó khăn cho đơn vị tưvấn trong công tác lập dự án, kéo dài thờigian chuẩn bị đầu tư.

Khảo sát thực tế của Đoàn giám sát vềcông tác đấu thầu dự án cho thấy, nhiềunhà thầu bị loại ngay ở bước đánh giá tưcách hợp lệ và năng lực, kinh nghiệm. Dolàm hồ sơ sơ sài, hình thức, thiếu chứngminh năng lực, kinh nghiệm... Một số dựán lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật chưabảo đảm chất lượng, lựa chọn đơn vị tưvấn, khảo sát, thiết kế thiếu năng lực, kinhnghiệm dẫn đến các hồ sơ trình cơ quanthẩm định còn chỉnh sửa nhiều lần, ảnhhưởng đến tiến độ triển khai.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP BắcNinh Nguyễn Văn Hiếu, đa số các côngtrình do xã, phường làm chủ đầu tư chậmtiến độ do khó khăn về nguồn vốn đối ứng.Nguồn vốn này chủ yếu từ tiền sử dụng đấtvà đấu giá tập trung nhưng trình tự cácbước để thực hiện dự án đấu giá mất nhiềuthời gian nên nguồn vốn được khai thác từquỹ đất chậm. Công trình sau khi đã hoànthiện bước phê duyệt thiết kế bản vẽ thicông, dự toán chi tiết, chờ được bố trí đủ35% vốn đối ứng để khởi công thì giá cảnguyên vật liệu lại thay đổi, không ổn địnhnên phải thẩm định và phê duyệt dự toánlại, rất mất thời gian.

Tăng cường kiểm tra, giám sát Các thành viên Đoàn giám sát đặc biệt

quan tâm đến công tác giải phóng mặtbằng và thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánhgiá chất lượng đối với các dự án, côngtrình. Công tác đền bù giải phóng mặtbằng đã có nhiều chuyển biến quan trọngsong còn khó khăn về chính sách đền bù.Với dự án không dùng ngân sách nhà nước

thì doanh nghiệp có thể tự bỏ kinh phí thỏathuận hỗ trợ thêm cho hộ giải tỏa, còn dựán dùng ngân sách nhà nước thì phải ápkhung giá theo quy định của tỉnh. Song,khung giá bồi thường lại thấp do áp dụngđơn giá từ năm 2009.

Đối với chế độ báo cáo giám sát, đánhgiá đầu tư, các thành viên Đoàn giám sátnhận định, công tác này được thực hiệntương đối tốt, đã có sự chủ động trongquản lý chất lượng, quản lý dự án đầu tưtheo phân cấp. Tuy nhiên, vẫn còn bấtcập, đặc biệt là giám sát cộng đồng đốivới các dự án công trình công cộng. Điềunày thể hiện qua chất lượng công trìnhchưa đáp ứng được yêu cầu về mặt thẩmmỹ, chất lượng.

Ví dụ như Dự án Nhà chứa quan họthôn Viêm Xá, xã Hòa Long, một số thanhgỗ của 2 bức vách ngăn giữa nhà chính và2 gian đầu hồi cong vênh do kỹ thuật,khung cửa sổ và một số cột chính nứt vỡlớn, dùng keo dán sơ sài; chất lượng gỗchưa bảo đảm theo đúng Báo cáo kinh tế -kỹ thuật của dự án. Bên cạnh đó, việc thựchiện kết luận của thanh tra, kiến nghị xử lý

sau thanh tra còn chậm. Có thể kể tới Dựán đầu tư cống và cầu trên kênh nối giữatrạm bơm Kim Đôi 1 và trạm bơm KimĐôi 2 mới thực hiện giảm trừ thanh toánđược 15,7% hay Dự án xử lý ô nhiễm môitrường Tri Phương chưa thực hiện giảmtrừ thanh toán do chưa quyết toán gói thầu.

Để hoàn thành kế hoạch đầu tư cônggiai đoạn 2019 - 2020, Đoàn giám sát đềnghị UBND tỉnh, UBND TP Bắc Ninh chỉđạo các chủ đầu tư tăng cường công tác tưvấn, giám sát đối với các dự án đầu tưcông trên địa bàn; bảo đảm khách quan,công khai, minh bạch trong quản lý vàhoạt động đấu thầu. Đồng thời, tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánhgiá chất lượng đối với các dự án, côngtrình. Khi kết thúc dự án cần có đánh giánăng lực nhà thầu, đơn vị tư vấn, thiết kế...để có sự lựa chọn cho các dự án tiếp theo.Các địa phương, cơ quan liên quan cầntăng cường công tác phối hợp giải phóngmặt bằng, quan tâm tới việc bố trí vốn chocác dự án có kinh phí đền bù, giải phóngmặt bằng lớn.

Quang Tuấn

Băn khoăn tiến độ dự ánTheo kết luận giám sát, trong giai

đoạn 2016 - 2018, UBND thị xã Từ Sơnđã phê duyệt chủ trương đầu tư 176 côngtrình, thời điểm giám sát có 67 dự án đãhoàn thành; có 42 dự án đang triển khai.Các dự án đầu tư công trên địa bàn đượctriển khai, thực hiện cơ bản bảo đảm tiếnđộ, tuân thủ quy trình, thủ tục đầu tư theoquy định của pháp luật từ giai đoạn chuẩnbị như tổ chức khảo sát địa chất; lập, thẩmđịnh, trình phê duyệt dự án, thiết kế; việclựa chọn nhà thầu tới giai đoạn thi công,bao gồm giải phóng mặt bằng, thi côngxây dựng công trình, giám sát thi công,nghiệm thu, đánh giá chất lượng côngtrình, đến việc phân bổ, quản lý nguồnvốn và thanh toán, quyết toán. Mặt khác,nhiều công trình đang được chủ đầu tư vànhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ, sớmđưa vào sử dụng theo yêu cầu của tỉnh,không để xảy ra tình trạng nợ đọng xâydựng cơ bản.

Qua giám sát, các đại biểu cũng traođổi, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc,những bất cập trong quá trình triển khaithực hiện chính sách pháp luật về đầu tưcông thuộc trách nhiệm của UBND thị xãnhư công tác chuẩn bị đầu tư còn gặpkhông ít khó khăn, do trình tự, thủ tục theoquy định pháp luật phức tạp; hồ sơ, thủ tụcmột số dự án chưa bảo đảm chất lượng dẫnđến phải chỉnh sửa nhiều lần, ảnh hưởngđến tiến độ triển khai, thực hiện dự án.Qua kiểm tra hồ sơ các dự án lưu trữ tạicác cơ quan, đơn vị còn tình trạng thiếumột số văn bản theo quy định như thiếubiên bản nghiệm thu, văn bản phê duyệt,xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền...

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự ánđầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, triển khaimột số dự án còn sai do kết quả khảo sátkhông đúng với thực tế, áp dụng định mức,đơn giá, nhân công chưa phù hợp, dẫn đếnkhối lượng dự toán chưa đúng so với thiếtkế phê duyệt làm tăng giá trị xây lắp, ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng thi công.

Cần phân bổ nguồn vốn kịp thờiTheo UBND thị xã Từ Sơn, tổng vốn

kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 -2020 là 5.332.896 triệu đồng, trong đóvốn kế hoạch cho các công trình thị xãlàm chủ đầu tư là 2.378.699 triệu đồng,vốn kế hoạch cho các công trình xã,phường làm chủ đầu tư là 2.954.197 triệuđồng. Tổng vốn đã thực hiện trong 3 nămtừ 2016 - 2018 là 1.671.457 triệu đồng,trong đó các công trình do thị xã làm chủđầu tư là 767.419 triệu đồng; các côngtrình do xã, phường làm chủ đầu tư là904.038 triệu đồng.

Song, một số dự án lập chủ trương đầutư vẫn chưa sát với thực tiễn dẫn đến phảiđiều chỉnh vốn so với kế hoạch, đơn cửnhư dự án cải tạo, sửa chữa Trường THCSThị xã Từ Sơn, điều chỉnh dừng hạng mụcnhà ăn hay Dự án xây dựng trụ sở phườngTrang Hạ đã được phê duyệt chủ trương

đầu tư, quyết định đầu tư khi chưa xácđịnh rõ nguồn vốn đối ứng.

Một trong những nguyên nhân dẫn tớitiến độ triển khai các dự án còn chậm,được nhiều đại biểu chỉ ra đó là theo quyđịnh, tỉnh sẽ phân bổ kinh phí ưu tiên chocác địa phương tập trung để trả nợ xâydựng cơ bản, không phân bổ cho các dự ánkhởi công mới. Như vậy, đối với địaphương không nợ đọng, có nguồn xử lý nợxây dựng cơ bản tốt như thị xã Từ Sơn,nguồn vốn sẽ được phân bổ ít hơn.

Đoàn giám sát cũng ghi nhận kiến nghịcủa địa phương về việc cần phân bổ nguồnvốn kịp thời bởi thực tế, một số đơn vị hiệnkhó khăn về nguồn vốn đối ứng làm ảnhhưởng đến việc triển khai đầu tư xây dựngcông trình. Đặc biệt, cần sự hỗ trợ từ ngânsách để thực hiện các dự án theo đúng lộtrình, có cơ chế vốn đối ứng trong công tácđầu tư khởi công xây dựng các công trìnhphù hợp với tình hình thực tế của từng địaphương.

Tại cuộc giám sát, Chủ tịch HĐND tỉnhBắc Ninh Nguyễn Hương Giang nhấnmạnh, để giải quyết những khó khăn, ngaygiai đoạn đầu khi trình dự án đầu tư, địaphương cần có kế hoạch, cần cân đối nguồnvốn để phân bổ đều, nhằm giải quyết tìnhtrạng khó khăn nguồn vốn đối ứng trongcông tác triển khai đầu tư xây dựng.

PHan PHương

thông qua việc thực hiện có hiệu quả Luậtđầu tư công 2014, sở Kế hoạch và đầu tưtỉnh bắc ninh đã xây dựng kế hoạch đầutư công trung hạn hàng năm, qua đó bảođảm tính công khai, minh bạch trongquản lý, sử dụng nguồn lực của nhà nước.tuy nhiên, do có nhiều nội dung mới nênviệc triển khai thực hiện Luật đầu tư côngtrên địa bàn tỉnh bắc ninh thời gian quagặp một số khó khăn. đây là nội dungđược đề cập trong cuộc giám sát củahđnD tỉnh bắc ninh, tại sở Kế hoạch vàđầu tư, ngày 13.9.

Hoàn thành tiêu chíTheo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh,

mục tiêu cơ bản của kế hoạch đầu tư công trung hạngiai đoạn 2016 - 2020 sẽ cơ cấu lại và nâng cao hiệuquả nguồn vốn đầu tư công, tạo tiền đề thu hút vàsử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việcthực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tếxã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030, hướng tới mục tiêu trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương vào năm 2022.

Trong tiến trình thực hiện mục tiêu đã đề ra,việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công đãgóp phần quan trọng hoàn thành các tiêu chí vềphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàntỉnh. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnhtập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết củaChính phủ về công tác giải ngân nguồn vốn đầutư công. Năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đãtham mưu 33 quyết định điều chuyển vốn giữacác dự án, số vốn điều chuyển là 346 tỷ đồng, tỷlệ giải ngân các nguồn vốn đầu tư công đạtkhoảng 92%, chuyển nguồn vốn từ kế hoạch năm2016 sang năm 2017 là 169,6 tỷ đồng. Năm

2017, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đầu tư côngđạt khoảng 85%.

Về việc thanh toán nợ xây dựng cơ bản, hàngnăm tỉnh ưu tiên phân bổ dự toán đầu năm và cácnguồn bổ sung trong năm để thanh toán cho các dựán, hạng mục công trình được phê duyệt. Năm 2016là 309,6 tỷ đồng, năm 2017 là 349,5 tỷ đồng, năm2018 là 506,7 tỷ đồng.

Lúng túng trong thực thiTrong giai đoạn 2016 - 2020, HĐND và

UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt 155 chủtrương đầu tư các dự án, trong đó UBND tỉnh

phê duyệt 118 đề xuất chủ trương đầu tư, tổngmức đầu tư dự kiến là 2.939 tỷ đồng, trong đó đãphê duyệt 98 dự án với tổng đầu tư là 2.308 tỷđồng. HĐND phê duyệt 31 dự án với tổng mứcđầu tư là 4.400 tỷ đồng.

Theo đánh giá của đoàn giám sát HĐND tỉnhvề công tác giám sát, đầu tư, những năm qua, côngtác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên địabàn Bắc Ninh có những chuyển biến rõ rệt, cơ bảnchấp hành các quy định của Luật Đấu thầu và thựchiện theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, các văn bản chỉ đạo của UBNDtỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Nhiều công trình

cơ bản lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực về tàichính và kinh nghiệm, thực hiện gói thầu đúngtiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

Tại cuộc giám sát, các đại biểu khẳng định, đểdự án đạt hiệu quả thì việc lựa chọn nhà thầu rấtquan trọng. Thời gian qua, việc triển khai đấu thầuqua mạng bước đầu được triển khai sâu rộng đếntất cả các chủ đầu tư trên địa bàn. Cụ thể, theo sốliệu 6 tháng đầu năm 2018, có 31 gói thầu rộng rãiqua mạng và trên 143 gói thầu quy mô nhỏ thuộcdự án sử dụng vốn ngân sách tỉnh, đạt khoảng 73%so với lộ trình quy định. Tỷ lệ tiết kiệm trong đấuthầu được các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện,mang lại hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, tiết kiệmmột phần ngân sách cho địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thông qua cáccuộc giám sát của các ban thuộc HĐND tỉnh, các đạibiểu đã chỉ ra những bất cập trong quá trình thực hiệnđầu tư công tại một số đơn vị, địa phương như việcphân bổ vốn chưa kịp thời; công tác giải phóng mặtbằng còn chậm, một số dự án chậm quyết toán. Bêncạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quanchưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối vớimột số dự án chưa thực hiện thường xuyên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật Đầu tưcông có nhiều nội dung mới, nên gặp không ít khókhăn khi triển khai. Đơn cử như quy định dự ánphải được phê duyệt chủ trương đầu tư mới đượcđưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn để bố trívốn thực hiện hay việc xác định tiêu chí để sắpxếp thứ tự ưu tiên đầu tư, quy định về đánh giátính hiệu quả của dự án đầu tư. Mặt khác, trongcông tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn hàngnăm, một số địa phương chưa tuân thủ đầy đủtrình tự khi lập, thẩm định và phê duyệt chủtrương đầu tư. Nguyên nhân là do quy trình thựchiện chủ trương đầu tư đối với các dự án cấphuyện, cấp xã sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh,huyện, cấp xã còn chung chung, chưa rõ ràng,chưa phù hợp với thực tiễn triển khai.

PHương Hoa

bắc ninh thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

Đổi mới, nâng cao hiệu quả Chủ tịch HĐnD tỉnh Bắc ninh nguyễn

Hương giang nhấn mạnh, để giải quyết nhữngkhó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành liênquan cần nâng cao vai trò trách nhiệm trongquản lý, chỉ đạo công tác đầu tư công, bảo đảmđúng theo quy định pháp luật; đầu tư phân bổnguồn vốn có trọng tâm vào mục tiêu kế hoạchtrong lộ trình Bắc ninh trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương. Đồng thời chỉ đạouBnD cấp xã tăng cường công tác kiểm tra,giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư xâydựng cơ bản; bố trí kinh phí hỗ trợ giám sátđầu tư cộng đồng trên địa bàn theo quy định.

Đặc biệt, để các dự án mang hiệu quả cao,Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tăng cường phốihợp với HĐnD tỉnh và các đơn vị trong việc xâydựng văn bản, nghị quyết liên quan đến đờisống người dân cho phù hợp với thực tế, trướckhi trình HĐnD và uBnD tỉnh.

HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Ảnh: Tuấn Đỗ

Phát huy vai trò giám sát của cộng đồngDự án chậm được thi công, năng lực quản lý một số dự án do ubnD xã, phường làm chủ đầu tư còn hạn chế,chưa phát huy hiệu quả vai trò giám sát, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều khó khăn…thực tế đó đòi hỏi cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đối với các dựán, công trình. đó là những vấn đề được đặt ra trong đợt giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư côngtrung hạn giai đoạn 2016 - 2020 tại tP bắc ninh.

TP Bắc ninh cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quảnlý nhà nước về đầu tư công, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Tiến hành ràsoát, lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trong giai đoạn 2019 - 2020bảo đảm trọng tâm, trọng điểm và cân đối được nguồn ngân sách. nâng caochất lượng công tác thẩm định, đấu thầu, quyết toán; tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công, phát huy vai trògiám sát đầu tư của cộng đồng. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả các nguồnvốn đầu tư công, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh NguyễN XuâN THu

Kiểm tra công trình Nhà chứa quan họ thôn Viêm Xá

Bảo đảm tiến độ các dự áncông tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế; hồ sơ, thủ tục chưa bảo đảmchất lượng dẫn đến phải chỉnh sửa nhiều lần, mất nhiều thời gian nên đãảnh hưởng đến tiến độ triển khai, thực hiện dự án. đó là kết luận giámsát của hđnD tỉnh bắc ninh về tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư côngtrung hạn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thị xã từ sơn.

Theo kế hoạch nhu cầu vốn đầu tưcác dự án giai đoạn 2018 - 2020 tại thị xãTừ Sơn sẽ là 3.661.439 triệu đồng, trongđó nhu cầu đối với các dự án do thị xãlàm chủ đầu tư là 1.611.280 triệu đồng,các dự án do xã phường làm chủ đầu tư là2.050.159 triệu đồng.

Chủ tịch HĐnD tỉnh Bắc ninhnguyễn Hương giang ghi nhận nhữngkết quả nhất định của Thị xã Từ Sơn vềthực hiện kế hoạch đầu tư công trunghạn giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên,nhìn vào sự phát triển kinh tế - xã hộicủa Thị xã Từ Sơn hiện nay đang rấtchậm so với những năm trước và cácđịa phương trong tỉnh, Chủ tịch đềnghị, với tiêu chí và mục tiêu trở thànhđô thị loại 3, rất cần sự bứt phá, pháthuy tiềm năng, lợi thế của Từ Sơn.Trước mắt, cần tăng cường công tácgiám sát cộng đồng, khắc phục quản lývốn, tiến độ công trình. những nộidung vướng mắc mà Từ Sơn đề đạt sẽđược đưa vào báo cáo để trình uBnDtỉnh xem xét, giải quyết.

Thị xã Từ Sơn ngày càng hiện đại

Số 257 14 - 9 - 2018kinh tế - xã hộiĐại Biểu nhân dân

Lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị

Trong bài phát biểu tại VBS với chủđề “Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu”,thay vì kể ra những thành quả, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu vớimột số thực trạng chưa đạt được kỳvọng. Đó là, hiện chỉ có khoảng 21%doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thamgia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơnnhiều so với tỷ lệ 46% ở các nước trongkhu vực ASEAN. Nhìn chung, nhiềudoanh nghiệp mới tham gia chuỗi giá trịtoàn cầu ở các khâu đơn giản như lắpráp, đóng góp sản phẩm - thường có giátrị gia tăng không cao và thiếu bền vững.Tỷ lệ giá trị sản phẩm được doanhnghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDi)mua từ các nhà chế biến, chế tạo trongnước hiện đạt chưa tới 27% tổng giá trịđầu vào, phần còn lại là mua từ doanhnghiệp FDi khác hoặc nhập khẩu.

Trước thực trạng này, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc cho biết “Việt Namđặt mục tiêu nâng cấp và dịch chuyểnlên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trịtoàn cầu, tăng cường sự liên kết giữadoanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệpFDi”. Và để đạt mục tiêu, Thủ tướng chorằng, doanh nghiệp Việt Nam phải tựnâng cấp mình, cải thiện năng lực quản

trị và độ tinh thông trong hoạt động, theođuổi các giá trị và tầm nhìn dài hạn. Vềphía Chính phủ cam kết đóng vai tròkiến tạo phát triển, đồng hành cùngdoanh nghiệp trong toàn bộ tiến trình.Về phía nhà đầu tư nước ngoài, Thủtướng bày tỏ mong muốn nhiều tập đoànquốc tế, doanh nghiệp FDi cởi mở hơntrong chính sách cung ứng của mình, tạocơ hội nhiều hơn và hỗ trợ doanh nghiệpViệt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗigiá trị, tăng cường chuyển giao côngnghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam,cũng như đặt niềm tin nhiều hơn vàonăng lực của doanh nghiệp Việt.

Những chỉ dấu tích cực Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam

đang có những lợi thế mới, động lực mớicho sự phát triển và cũng là cơ sở tạoniềm tin cho các nhà đầu tư.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam (VCCi) Vũ Tiến Lộcdẫn báo cáo của Mạng lưới khởi nghiệptoàn cầu vừa công bố vào năm nay, theođó, chỉ số khởi nghiệp của Việt Namđứng thứ 6 trong số 54 nền kinh tế thamgia khảo sát. Kết quả nghiên cứu củaAlphaBeta cũng xếp hạng Việt Nam ở vịtrí thứ 2 về môi trường đầu tư công nghệvà thứ 3 về nhân tài số trong khu vựcchâu Á Thái Bình Dương… “Đó là

những lợi thế mới của Việt Nam trongnền kinh tế số, bên cạnh những lợi thếtruyền thống: vị trí địa chính trị, địa kinhtế thuận lợi, sự ổn định về chính trị - xãhội, quy mô thị trường lớn được gắn kếtvới các hiệp định thương mại tự do, lựclượng lao động trẻ, dồi dào và chi phíthấp…”, Chủ tịch VCCi khẳng định.Một động lực mới khác là nỗ lực cảicách thể chế, chủ trương xây dựng Nhànước kiến tạo, phát triển, đặt người dânvà doanh nghiệp ở vị trí trung tâm. Đầutuần này, Chính phủ đã quyết định thànhlập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ Điệntử do đích thân Thủ tướng làm Chủ tịch.Quyết định này, theo Chủ tịch VCCi VũTiến Lộc, lan tỏa một thông điệp mạnhmẽ: Chính phủ sẽ đi đầu trong nền kinhtế số - hướng tới một nền hành chínhminh bạch và hiệu quả - yêu cầu quantrọng bậc nhất của nền kinh tế thị trườnghiện đại.

“Môi trường kinh doanh ở Việt Namhoàn toàn có thể ươm mầm nên nhữngdoanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranhvà hợp tác quốc tế”, Thủ tướng NguyễnXuân Phúc khẳng định, sau khi kể tênmột số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnhcủa Việt Nam và nhiều tập đoàn trong sốđó là thành viên của Diễn đàn Kinh tế thếgiới (WEF). Đặc biệt, Việt Nam đang trởthành một trong những công xưởng của

thế giới, là một điểm tựa cho các tập đoànlớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm,dịch vụ cạnh tranh trên toàn cầu. Độ mởthương mại của quốc gia hiện đạt trên200% GDP. Hiện nay có gần 26 nghìndoanh nghiệp FDi đang hoạt động với sốvốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đếntừ gần 130 quốc gia, đối tác, trong đó cósự hiện diện của nhiều tập đoàn hàng đầuquốc tế. Đây là những chỉ dấu tích cực vềsức hấp dẫn của môi trường đầu tư vàtiềm năng tăng trưởng của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chobiết, Việt Nam không đặt tham vọng trởthành người giỏi nhất trong toàn cầu hóanhưng “muốn là bạn của những ngườigiỏi nhất” và “có đủ tự tin để làm điềuđó”. Ngay khi ông dứt lời, một tràng vỗtay đã vang lên khắp khán phòng - nơi cómặt hơn 1.000 đại biểu của các doanhnghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới vàtrong nước tham dự.

Hồng Loan

Diễn đàn Kinh tế thế giới về asEan 2018

“Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất”“nhiều nông sản của Việt nam giữ vị trí

top đầu trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu,cà phê, điều, cá basa, tôm… nhiều chuỗicung ứng hoa quả, trái cây như thanh long,xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi… thựchành theo quy trình nông nghiệp sạch,thông minh, được xuất khẩu đi nhiều quốcgia có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặtnhư Hoa Kỳ, châu âu, nhật Bản, Hàn Quốc,úc… Với mỏ vàng nông nghiệp tiềm năngcòn chưa được khai thác hết, đây sẽ là tiềmnăng thu hút đầu tư và hợp tác rất lớn màViệt nam trông đợi”.Thủ tướng Chính phủ NguyễN XuâN PHúC

sự kiện được đặc biệt mong đợi trong ngày cuối cùng của hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về asEan 2018 làhội nghị thượng đỉnh Kinh doanh việt nam (vbs) với chủ đề “việt nam - đối tác kinh doanh tin cậy”. một tràngvỗ tay đã vang khắp khán phòng khi thủ tướng nguyễn Xuân Phúc nói: “việt nam không đặt tham vọng trởthành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng việt nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. việt nam cóđủ tự tin để làm điều đó”.

Kiến nghị xử lý tài chính hơn 353 nghìn tỷ đồng

- Xin ông cho biết những kết quả màKTNN đạt được thời gian qua trong thựchiện mục tiêu tăng cường minh bạch ngânsách nhà nước?

- Từ khi thành lập đến nay, KTNN đãkiến nghị xử lý tài chính hơn 353 nghìn tỷđồng. Trong đó, riêng 2 năm 2016 - 2017kiến nghị xử lý 129,7 nghìn tỷ đồng,chiếm 36,7%. 8 tháng đầu năm nay, chúngtôi kiến nghị xử lý 32,5 nghìn tỷ đồng.Điều đặc biệt là, kiến nghị xử lý tài chínhnhững năm qua đã được phần lớn đơn vịchấp hành nghiêm túc. Số liệu thực hiệnkiến nghị kiểm toán năm sau luôn cao hơnnăm trước. Cụ thể năm 2015 tỷ lệ thựchiện là 64,3%, năm 2016 là 75,6% và năm2017 là 78,2%.

KTNN đã cung cấp nhiều thông tin,kiến nghị quan trọng và kịp thời để QHxem xét, phê chuẩn dự toán ngân sách nhànước, quyết định phân bổ ngân sách trungương, chủ trương đầu tư chương trình mụctiêu, dự án quan trọng quốc gia; cung cấpthông tin đầy đủ, kịp thời cho Chính phủ,cơ quan quản lý sử dụng trong công tácquản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnlực tài chính công và kiềm chế lạm phát,ổn định nền kinh tế.

Thông qua kiểm toán, KTNN đã pháthiện những hạn chế, bất cập trong quản lý,sử dụng tài chính, tài sản công và kiến nghịcác đơn vị được kiểm toán có biện phápkhắc phục; đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổsung, hủy bỏ hàng trăm văn bản có liênquan đến quản lý, sử dụng tài chính công,tài sản công không phù hợp với thực tiễnhoặc trái với quy định, tạo lỗ hổng, gâythất thoát nguồn lực công. Giai đoạn 2011- 2017, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổsung, hủy bỏ 669 văn bản. Qua đó, gópphần quan trọng làm minh bạch ngân sáchnhà nước, quản lý tài chính công, tài sảncông hiệu quả và lành mạnh nền tài chínhquốc gia cũng như phòng, chống thamnhũng, lãng phí.

- Để có được những kết quả trên,KTNN đã triển khai những hoạt động cụthể nào, thưa ông?

- KTNN luôn chủ động cụ thể hóa chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước thông qua xây dựng và triển khaicác đề án, chương trình hành động, kếhoạch công tác kịp thời, phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ và điều kiện đặc thù củaKTNN. Đặc biệt là việc lựa chọn đúng chủđề kiểm toán, những lĩnh vực nhiều lỗhổng, dễ xảy ra thất thoát được xã hội quantâm, như: BOT, BT, đất đai, xây dựng cơbản... Đồng thời, chú trọng đào tạo chuyênmôn, nâng cao đạo đức, bản lĩnh chính trị,văn hóa ứng xử cho đội ngũ cán bộ, kiểmtoán viên; bảo đảm tất cả hoạt động củakiểm toán viên theo hướng Công minh -Chính trực - Nghệ tinh - Tâm sáng.

Trong quá trình kiểm toán, TổngKTNN đã kịp thời ban hành nhiều văn bảnchỉ đạo, điều hành, đồng thời thườngxuyên quán triệt, chỉ đạo, kiểm tra, đônđốc kết quả thực hiện. Qua đó, nâng caochất lượng, hiệu lực kiểm toán, nhận thức,trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việcthực hiện nhiệm vụ được giao. Ngành cũngđẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý hoạt động kiểm toán và ápdụng công nghệ cao trong kiểm toán mộtsố lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, tàinguyên, khoáng sản... Bên cạnh đó, lãnhđạo KTNN luôn quan tâm, phát độngphong trào đăng ký và bình chọn các cuộckiểm toán đạt chất lượng vàng để kịp thờikhen thưởng các tập thể, cá nhân có thànhtích xuất sắc.

Hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASOSAI

- KTNN sẽ thực hiện những giải pháp gìđể đạt mục tiêu đến năm 2020 xây dựngKTNN thành cơ quan kiểm tra tài chínhcông có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêucầu hiện đại hóa đất nước, phù hợp vớithông lệ và chuẩn mực quốc tế, thưa ông?

- Để đạt được các mục tiêu như Chiếnlược Phát triển KTNN đến năm 2020 đã đề

ra, KTNN luôn bám sát nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvào tổ chức và hoạt động của KTNN, bảođảm sự lãnh đạo của Đảng, QH và Chínhphủ để KTNN luôn hoạt động đúng địnhhướng, phục vụ tốt nhất việc thực hiện mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

KTNN tiếp tục hoàn thiện đầy đủ khuônkhổ pháp lý, chuẩn mực, quy trình vàphương pháp chuyên môn, nghiệp vụ cho tổchức và hoạt động kiểm toán. Trong đó, tậptrung xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtKTNN 2015, bảo đảm tổ chức và hoạt độngcủa KTNN độc lập, hoạt động hiệu quả, trởthành công cụ quan trọng, hữu hiệu của Nhànước trong kiểm tra, kiểm soát tài chínhcông và tài sản công.

Đồng thời, chúng tôi tiếp tục hoàn thiệntổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn; nângcao chất lượng nguồn nhân lực, mỗi kiểmtoán viên là một chuyên gia trong kiểmtoán lĩnh vực được giao. KTNN sẽ tậptrung thu hút nhân tài, nguồn nhân lực trẻchất lượng cao, chuyên gia các lĩnh vực vàtăng cường đào tạo thường xuyên, liên tụcđể nâng cao năng lực cho cán bộ, kiểm toánviên; chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạtđộng kiểm toán.

Cùng với đó, ngành sẽ chủ động hộinhập quốc tế trong lĩnh vực KTNN. Trongđó, tăng cường mối quan hệ hợp tác chiếnlược với một số cơ quan kiểm toán tối cao cóthế mạnh trên một số lĩnh vực; đẩy mạnhtrao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, côngnghệ nhằm tăng cường năng lực cho KTNN.Đặc biệt, KTNN sẽ nỗ lực hoàn thành tốt vaitrò là Chủ tịch Các cơ quan kiểm toán tốicao châu Á (ASOSAi) nhiệm kỳ 2018 -2021, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnhcủa quốc gia trên trường quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!Lâm Hiển thực hiện

Lỗ hổng từ yếu tố cá nhânXác định công tác thi, kiểm tra đánh

giá là khâu quan trọng trong quá trìnhdạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đãnhiều lần đổi mới, cải cách về thi cử. Từnăm 2015, kỳ thi THPT Quốc gia đãđược tổ chức vừa lấy kết quả để xét tốtnghiệp THPT, đồng thời làm cơ sở chocác trường ĐH, CĐ xét tuyển. Theo PhóChủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,TN, TN và NĐ Phạm Tất Thắng, nhữngnăm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cónhiều cố gắng đổi mới hình thức thi tốtnghiệp THPT, đặc biệt hai năm vừa rồiđã có kết quả đáng ghi nhận. Nghị quyết88/2014/QH13 về đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũngđề cập đến việc đổi mới phương thứckiểm tra đánh giá tương ứng với đổi mớidạy và học. Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện có nhiều điểm cần lưu ý. Cụthể, kỳ thi năm học 2017 - 2018 đã bộclộ hạn chế, bất cập trong tổ chức, quảnlý kỳ thi. Cần khắc phục theo hướng làmcho kỳ thi tốt lên, bên cạnh đó, xác địnhlộ trình duy trì phương thức thi cho đếnkhi có chương trình, sách giáo khoa mới.

PGS. TS. Nguyễn Phương Nga -Giám đốc Trung tâm Kiểm định chấtlượng giáo dục (Hiệp hội Các trườngđại học, cao đẳng Việt Nam) chia sẻ:Kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2017 -2018 giảm thiểu chi phí công, lo âutrong xã hội bởi thời gian thi ít hơn.Tuy nhiên, điểm chưa được của kỳ thinày là đã xảy ra một số tiêu cực, dùcông nghệ cao nhưng người trực tiếptham gia cố tình vi phạm. Do đó, phảithay đổi gốc của vấn đề, tất nhiên là cầncó thời gian, lộ trình, không thể trongngày một, ngày hai.

Tại tọa đàm, các đại biểu cũng nhìnnhận: Gây nên những sai phạm, tiêu cựctrong kỳ thi vừa qua là do yếu tố conngười, một số cá nhân tiếp tay cho tiêucực, thậm chí chủ trì tiêu cực. “Lỗ hổng”này có thể khắc phục bằng cách đưa raquy trình chặt chẽ hơn, bởi “vỏ quýt dàyphải có móng tay nhọn”.

Ổn định phương thức thi đến năm 2020

Cho rằng chủ trương tổ chức thi tạiđịa phương là đúng nhưng thực hiện

thế nào để hạn chế tối đa tiêu cực, cầnbàn kỹ, TS. Quách Tuấn Ngọc -nguyên Cục trưởng Cục Công nghệthông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đềxuất: Thay kỳ thi “2 trong 1 đề” bằngkỳ thi “2 trong 1” buổi, tức là đề sẽ cóhai phần (phục vụ tốt nghiệp THPT vàphần phục vụ xét tuyển ĐH, CĐ). Thísinh thi vào ĐH, CĐ sẽ làm cả haiphần. Thí sinh tốt nghiệp chỉ làm phầntốt nghiệp. Còn theo Hiệu trưởngTrường THCS và THPT Marie Curie(Hà Nội) Nguyễn Xuân Khang: Trảiqua 4 năm thực hiện kỳ thi “2 trong 1”cho thấy, phương thức tương đối ổn,tạo được hiệu ứng tốt trong xã hội. Tuynhiên, tương lai, kỳ thi tốt nghiệpTHPT cần phải cắt gọn và có thể giaocho trường. Đối với tuyển sinh đại học,theo xu thế thế giới, cần tạo điều kiệnra đời Trung tâm Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng độc lập.

Về phương thức tổ chức thi, Thứtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo NguyễnHữu Độ cho biết, Bộ đã báo cáo vàChính phủ đồng ý giữ ổn định phương

thức thi hiện nay đến năm 2020, nhữngnăm tiếp theo tổ chức trên tinh thần kếthừa kết quả phương án thi các nămtrước và khắc phục tồn tại năm nay.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng(Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mai VănTrinh chỉ ra nhiều vấn đề cần giải quyết:Một là, tiếp tục hoàn thiện, chuẩn chỉnhngân hàng câu hỏi đủ lớn, đạt chấtlượng, phù hợp với tính chất, mục tiêucủa kỳ thi. Hai là, tiếp tục hoàn thiện kỹthuật công nghệ. Ba là, rà soát toàn bộquy trình để làm rõ hơn trách nhiệm củanhững đơn vị tham gia tổ chức thi, từ đócó giải pháp phù hợp, vừa tăng cườngtrách nhiệm vừa xử lý nếu có vi phạm.Hiện nay, những nội dung này đangđược tích cực thực hiện, để phục vụ kỳthi THPT Quốc gia giai đoạn hiện nayvà chuẩn bị bước vào tổ chức kỳ thi theochương trình giáo dục phổ thông mới,dự kiến bắt đầu từ năm 2024. Trong lộtrình này, cần tính toán để việc đổi mớithi cử không bị ngắt quãng, không gâysốc cho học sinh và xã hội.

THảo nguyên

Ảnh: Lâm Hiển

Hướng tới kỳ thi công bằng, minh bạch, chất lượng

Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng và đang “kiến tạo” môi trường thuận lợi chophát triển. Cùng với đó, khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, người dân, đặc biệtlà thế hệ trẻ phát huy năng lực sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, đóng góp vào sự pháttriển năng động của quốc gia.

Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh Hội nghị đã đưa ra nhiều ý tưởng khuyến nghịvề hướng trang bị cho người dân, nhất là thế hệ trẻ về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năngsố để làm chủ công nghệ mới và đáp ứng yêu cầu của việc làm mới. Đây cũng chínhlà cơ hội cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào giáo dục thông minh ở các nướcASEAN.

Theo nhận định của Phó Thủ tướng, sự biến chuyển nhanh chóng của thế giớitạo ra những cơ hội to lớn cho ASEAN trong hiện thực hóa tầm nhìn cộng đồngASEAN năm 2025. Cùng với tăng cường đoàn kết, đồng thuận, phát huy nội lựctự cường, ASEAN đang mở rộng cánh cửa hợp tác với các đối tác trong khu vựcvà trên thế giới. Phó Thủ tướng mong muốn WEF - nơi khởi nguồn của nhiều ýtưởng mới và sáng tạo mang tầm chiến lược toàn cầu - phối hợp chặt chẽ với cácnước ASEAN trong hiện thực hóa ý tưởng, sáng kiến thiết thực, được các nhà lãnhđạo ASEAN nêu tại Hội nghị, thành kế hoạch, chương trình hợp tác cụ thể.

Tại phiên bế mạc, ông Kevin Sneader, Giám đốc quản lý toàn cầu Công ty tư vấnMcKinsey khẳng định, Diễn đàn lần này đã tạo cơ hội cho các cuộc tiếp xúc, trao đổigiá trị, tập hợp được nhiều ý kiến, quan điểm, tiếng nói khác nhau để cùng bàn thảohướng tới tương lai lạc quan hơn cho ASEAN. Ông cũng tin tưởng các quốc giaASEAN sẽ chung tay vượt qua khó khăn, ngày càng đạt được sự phát triển thịnhvượng dù phải đối mặt với nhiều thách thức và xáo trộn.

Bà Anne-Birgitte Albrectsen, Giám đốc điều hành Tổ chức Plan international chorằng, các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn đã đem tới cơ hội thảo luận một cáchcởi mở về nhiều vấn đề mà chính phủ các quốc gia ASEAN cũng như các tổ chức tưnhân, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm, đặc biệt là sự bao trùm của nội dung thíchnghi trong bối cảnh nền kinh tế số và thúc đẩy, tạo cơ hội cho mọi người tham giavào cách mạng công nghiệp 4.0 để không ai bị bỏ lại phía sau. Những nội dung thiếtthực như rủi ro liên quan đến tin giả khiến hệ thống thông tin báo chí chính thống bịảnh hưởng, nạn quấy rối tình dục nơi công sở, tạo điều kiện bình đẳng để phụ nữ,nhất là phụ nữ trẻ được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển của các quốcgia… đã được thảo luận nhằm đưa ra biện pháp giải quyết.

+ Tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị WEF ASEAN 2018 vào chiều 13.9, Thứtrưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn lại lời ông Klaus Schwab, nhà sáng lậpkiêm Chủ tịch WEF cho hay Hội nghị WEF năm nay là sự kiện thành công nhấttrong 27 năm tổ chức diễn đàn khu vực về ASEAN. Nội dung của hội nghị đượcđánh giá phù hợp với các nước ASEAN và Việt Nam, trong bối cảnh các nước đềuphải vươn lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nếu không sẽ bị tụthậu. Có 9 lãnh đạo cao nhất của khu vực Đông Nam Á và ngoài khu vực và hơn1.000 doanh nghiệp hàng đầu, là thành viên của WEF, tham dự hội nghị. “Điều đóthể hiện sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế với Đông Nam Á và Việt Nam”,ông Sơn nói.

Theo thống kê của WEF, năm nay có gần 8.000 bài viết về hội nghị, so với2.000 bài năm 2017, có 7 triệu lượt người tương tác trên mạng xã hội về WEF,13.000 lượt bài và bình luận trên Facebook, 90.000 lượt người xem trực tuyến trêntrang của WEF.

Hà Lan

Bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN

những tiêu cực trong kỳ thi thPt Quốc gia năm 2018 đã bộc lộ những lỗ hổng trong tổ chức kỳ thi và chấm thi ởmột số tỉnh cần đánh giá, rút kinh nghiệm. báo đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm chủ đề “đổi mới thi cử - thựctiễn và những vấn đề đặt ra” nhằm tìm giải pháp hoàn thiện quy trình thi cử hiện nay, hướng tới một kỳ thi côngbằng, minh bạch, chất lượng, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục việt nam.

“Có 4 mấu chốt để quyết định thành công của một kỳ thi THPT là: Đề thi, tổ chứcthi, chấm thi, xét tuyển. Do đó, phải đánh giá kỹ lưỡng cả 4 khâu để rút kinh nghiệmvà phải làm tốt cả 4 khâu này, nếu không dễ xảy ra sơ hở, năm nay là vấn đề này, nămsau sẽ là vấn đề khác. Để một kỳ thi tuyển sinh thành công thì 4 khâu ấy phải trọn vẹn”.

gS.TSKH NguyễN ĐìNH ĐứC Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội

(tiếp theo trang 1)

Các đại biểu tham gia tọa đàm trực tuyến Ảnh: Quang Khánh

Kiểm toán Nhà nước chủ động hội nhập

để đạt mục tiêu đến năm 2020 trở thành cơ quan kiểm tra tài chính côngcó trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đất nước, phùhợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, ủy viên trung ương đảng,tổng Kiểm toán nhà nước hồ đức Phớc cho biết, Kiểm toán nhà nước(Ktnn) sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực, quy trìnhvà phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động hội nhập quốc tế,đặc biệt là hoàn thành tốt vai trò chủ tịch asosai nhiệm kỳ 2018 - 2021.

Số 257 14 - 9 - 2018 Đại Biểu nhân dân

CHuyêN TRANg HộI ĐồNg NHâN DâN Và Cử TRI Hà NộI

Thực hiện: Ban Công TáC hội Đồng nhân dân

theo kết luận của tổ đại biểu 24 hđnD thành phố,tiến độ triển khai các dự án xử lý nước thải làng nghềtrên địa bàn huyện hoài đức hiện vẫn chậm so vớitiến độ đề ra. nguyên nhân do sự phối hợp giữa cácsở, ngành của tP, ubnD huyện hoài đức và các chủđầu tư còn chưa chặt chẽ.

Tiến độ triển khai các dự án chậmTheo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội

Nguyễn Ngọc Tuấn, Tổ trưởng Tổ đại biểu 24 HĐND thànhphố, tổng hợp ý kiến các kỳ TXCT của Đại biểu HĐND thànhphố có rất nhiều lượt cử tri kiến nghị, yêu cầu xử lý tình trạngnước thải gây ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Nhuệ,sông Đáy. Qua đánh giá của thành phố cho thấy, một phần ônhiễm nguồn nước tại lưu vực các sông trên có việc xả thảicủa một số làng nghề huyện Hoài Đức. Chính vì lý do trên, Tổđại biểu 24 đã tiến hành giám sát tiến độ triển khai, công tácquản lý, vận hành, khai thác các dự án xử lý nước thải(XLNT) làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Qua khảo sát thực tế, Tổ đại biểu 24 cho biết, tổng lượng nướcthải tại cụm điểm công nghiệp, làng nghề và sinh hoạt trên địa bànhuyện Hoài Đức khoảng 4.830.720m3/năm, trong đó nước thảilàng nghề khoảng 4.651.000m3/năm, tập trung ở các làng nghề:Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế, La Phù. Toàn bộ số nước thảitrên chưa qua xử lý được xả thải thẳng vào hệ thống kênh tiêu,chảy vào sông Đáy và sông Nhuệ. Đồng thời, do tập quán sản xuấtkinh doanh nhỏ lẻ, mang tính thủ công nên các hộ sản xuất chưaquan tâm tới việc XLNT, chất thải mà thường trực tiếp xả thải racống, kênh mương, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnhhưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Trước tình trạng trên, thành phố đã chỉ đạo triển khai 3 dự ánXLNT làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức với tổng mức đầutư khoảng 704 tỷ đồng, gồm: dự án nhà máy XLNT Cầu Ngà(công suất 20.000m3/ngày đêm), hiện đã đi vào khai thác vậnhành từ tháng 10.2016; 2 dự án gồm nhà máy XLNT tại xã SơnĐồng (công suất 8.000m3/ngày đêm) và tại xã Vân Canh (côngsuất 4.000m3/ngày đêm) hiện đang được triển khai đầu tư, nếuhoàn thành sẽ cơ bản thu gom hết nước thải làng nghề trên địabàn huyện Hoài Đức.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phốcũng chỉ rõ tiến độ triển khai thực hiện 3 dự án XLNT nêu trêncòn chậm, đặc biệt là nhà máy XLNT tại xã Vân Canh đến nay

vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Bên cạnh đó, mức độ sẵnsàng chi trả tiền dịch vụ thoát nước và XLNT của các hộ dân sảnxuất làng nghề vẫn còn hạn chế.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Qua làm việc với lãnh đạo huyện cũng như đại diện các sở,

ngành của thành phố, đoàn giám sát của Tổ đại biểu 24 chorằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các trạmXLNT trên địa bàn chậm triển khai, chưa hiệu quả một phầndo các quy định hiện nay của pháp luật về ưu đãi đầu tư tronglĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường còn hạn chế, chưa thu hútđược nhà đầu tư tham gia các dự án XLNT làng nghề trên địabàn Thủ đô.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các sở, ngành của thành phố,UBND huyện Hoài Đức và các chủ đầu tư còn chưa chặt chẽ. Vìvậy, chưa kịp thời xử lý các khó khăn phát sinh trong quá trìnhđầu tư xây dựng, quản lý vận hành dự án các nhà máy XLNT.“Đáng chú ý, hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền để nângcao trách nhiệm của người dân và các hộ sản xuất kinh doanhlàng nghề trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảovệ môi trường còn hạn chế” - Tổ đại biểu đánh giá.

Để khắc phục tình trạng này, Tổ đại biểu 24 kiến nghịUBND thành phố cần tiếp tục có các cơ chế phù hợp để thu hút,kêu gọi đầu tư bằng vốn xã hội hóa đối với các dự án XLNT làngnghề trên địa bàn thành phố nói chung, dự án tại huyện HoàiĐức nói riêng. Về phía các sở, ngành có liên quan, cần tập trung,đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khaithực hiện các dự án trên địa bàn huyện Hoài Đức. Nếu vấn đềnào vượt thẩm quyền thì cần đề xuất các giải pháp báo cáoUBND thành phố xem xét, giải quyết.

Riêng đối với UBND huyện Hoài Đức, Tổ đại biểu yêu cầucần đẩy nhanh tiến độ GPMB, tạo mặt bằng, quỹ đất để thi côngcác hạng mục của các dự án XLNT; tập trung đẩy mạnh công táctuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh thực hiện tốt các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường… Đặc biệt, các chủ đầutư cần đẩy nhanh tiến độ dự án như đã cam kết với UBND thànhphố để sớm đưa các trạm XLNT trên địa bàn huyện Hoài Đức đivào hoạt động.

Long HuỲnH

Đầu tư trạm bơm cho khu vực Đại Kim Trả lời cử tri quận Hoàng Mai, UBND TP Hà Nội cho biết:

Hệ thống mạng lưới cấp nước trong KĐT Đại Kim do Công tyCP Kinh doanh Phát triển nhà & Đô thị Hà Nội (HANHUD) thicông xây dựng, quản lý, ký hợp đồng đấu nối cung cấp nướcsạch cho các hộ dân. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước sạch củaKĐT tăng cao, trong khi nguồn cung cấp nước sạch từ nhà máynước mặt sông Đà giảm nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụngnước sạch cho các hộ dân KĐT Đại Kim dẫn tới việc thiếu nướcthường xuyên xảy ra ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.

Để giải quyết việc cung cấp nước sạch cho các hộ dân tạiđây, Công ty ViWACO đã phối hợp với Công ty HANHUD đầutư xây dựng trạm bơm, bể chứa 400m3 kết hợp cải tạo mạnglưới đường ống cấp nước trong KĐT nhằm bảo đảm cung cấpnước ổn định, lâu dài cho các hộ dân trong KĐT. Đến nay, bểchứa đã xây dựng xong, phần trạm bơm tăng áp đang đượcnghiên cứu giảm quy mô, Công ty ViWACO đã đề xuất giảipháp sử dụng bơm chìm để triển khai thực hiện, khi trạm bơmđưa vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho KĐTĐại Kim - Định Công.

Nhiều phương án dự phòng khi mất nước Còn hệ thống mạng lưới cấp nước trong KĐT Linh Đàm do

Công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và KĐT (HUDS) thi côngxây dựng, quản lý, vận hành và ký hợp đồng đấu nối cung cấpnước sạch cho các khách hàng trong khu vực. Tổng lượng nướccung cấp cho KĐT Linh Đàm do Công ty HUDS quản lý trungbình hiện nay là khoảng 127.356m3/tháng (4.250m3/ngày đêm)gồm nguồn do Công ty HUDS cung cấp và nguồn nước sạchsông Đà do Công ty ViWACO cung cấp.

Để giải quyết việc cung cấp nước sạch cho các hộ dân KĐTmới Linh Đàm bảo đảm ổn định lâu dài, UBND thành phố đãchỉ đạo Sở Xây dựng yêu cầu: Công ty HUDS phải thườngxuyên thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa thay thế thiết bị,duy trì sản xuất, vận hành an toàn tối đa công suất cơ sở cấpnước hiện có. Phối hợp với ViWACO điều tiết, vận hành mạnglưới cấp nước nhằm bảo đảm đủ số lượng và chất lượng nướcsạch cho nhân dân trong KĐT.

Đặc biệt, phải xây dựng phương án cụ thể, chi tiết ứng phóvới trường hợp khi nguồn nước sạch sông Đà giảm lưu lượnghoặc ngừng cung cấp để khắc phục sự cố, giảm thiểu ảnh hưởngtới sinh hoạt của người dân trong khu đô thị như: Kịp thời thôngbáo cho nhân dân, khách hàng dùng nước biết để có phương ánsử dụng nước tiết kiệm; phát huy tối đa công suất cấp nước củaCông ty, sử dụng hợp lý nguồn nước, điều tiết cấp nước luânphiên; cấp nước bằng xe téc cho khu vực bất lợi về nguồn; vậnhành điều tiết mạng lưới cấp nước để đưa nước tới khu vực cuốinguồn sớm nhất...

UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị quản lý vậnhành cấp nước cho nhân dân phải phối hợp chặt chẽ trong việcbảo đảm nguồn nước và chất lượng nước thông qua hợp đồngcung cấp và tiêu thụ nước sạch. Theo đó, Công ty ViWACOcó trách nhiệm cân đối nguồn, vận hành, điều tiết mạng lưới,phối hợp cùng các đơn vị liên quan bảo đảm cung cấp đủnguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân khu đô thị.

L. HuỲnH

Chương Mỹ giám sát công tácphòng, chống thiên tai

HĐND huyện Chương Mỹ vừa ban hành quyết định thành lập đoàngiám sát của Thường trực HĐND huyện giám sát việc chấp hành phápluật về công tác phòng, chống thiên tai 8 xã và thị trấn Xuân Mai. Thôngqua đợt giám sát này, Thường trực HĐND huyện sẽ chỉ ra những tồn tại,hạn chế và nguyên nhân, đề xuất kiến nghị phù hợp đối với các cơ quancó trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và thực thi thời gian tới.Thời gian giám sát dự kiến từ nay đến hết tháng 9.2018.

P. Long

Thanh tra 21 dự án chậm triển khai tại 7 huyện

uBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo Sở TN - MT Hà Nội thanh tra, kiểm tra21 dự án bỏ hoang đất, chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm pháp luậtđất đai tại địa bàn 7 quận, huyện. uBND thành phố yêu cầu phải xácđịnh rõ trách nhiệm của sở ngành, uBND quận huyện, xã phường vàcác đơn vị liên quan trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nóichung. Đồng thời, các đơn vị phải thực hiện nghiêm việc thu hồi đất,chấm dứt thực hiện tại các dự án không triển khai, để hoang hóa lâungày, chủ đầu tư không bảo đảm năng lực thực hiện, vi phạm các quyđịnh của Luật Đất đai…

L. HuỲnH

Khảo sát công tác thông tin tuyên truyềncủa HĐND các cấp

Theo dự kiến, trong tháng 9 và 10.2018, Đoàn khảo sát của HĐND TPsẽ tổ chức khảo sát công tác thông tin tuyên truyền của HĐND các cấptrên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2016 đến nay đối với hoạt động của Cổnggiao tiếp điện tử cấp quận, huyện, thị xã. Thông qua khảo sát nhằm đánhgiá kết quả đạt được; làm rõ hạn chế; khó khăn, vướng mắc trong côngtác thông tin tuyên truyền về hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã;hoạt động cổng giao tiếp điện tử. Qua đó, kịp thời xác định trách nhiệmcác cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan có liên quan.

n. KHÔi

Quận hoàng mai

Bảo đảm nước sinh hoạt cho các khu đô thị cử tri quận hoàng mai đề nghị ubnD thành phố quantâm giải quyết triệt để vấn đề nước sinh hoạt tại cáckhu đô thị (Kđt) như Kđt định công - đại Kim, KđtLinh đàm… nhằm tránh gây bức xúc trong dân cưtại khu vực trên.

Khẩn trương tổ chức phiên giải trình

Xử Lý nước thải Làng nghề tại huyện hoài đức

Chậm triển khai do phối hợp chưa tốt

Đoàn công tác kiểm tra trạm xử lý nước thải huyện Hoài Đức Ảnh: P. Long

theo đánh giá của ban Pháp chế hđnDtP hà nội, việc đề xuất các giải pháp bổsung, thay thế để tổ chức thực hiện, khắcphục các điều kiện bảo đảm về an toànphòng cháy, chữa cháy (Pccc) theo nghịquyết 05 của hđnD tP tại một số nơi cònlúng túng, nhất là đối với loại hình nhàtập thể cũ hay cụm làng nghề truyềnthống. vì thế, tiến độ khắc phục các côngtrình vi phạm Pccc hiện vẫn còn chậm sovới tiến độ đề ra.

Tiến độ thực hiện Nghị quyết chậm Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP

Nguyễn Hoài Nam, ngay sau khi HĐND TP HàNội ban hành Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐNDquy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảmyêu cầu về PCCC trên địa bàn TP được đưavào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực,UBND TP đã ban hành Kế hoạch 183 chỉ đạocác sở, ngành, UBND quận, huyện thực hiệnnghiêm Nghị quyết 05 với nhiệm vụ cụ thể,triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn thànhphố. Theo đó, UBND các quận, huyện đềuthành lập các tổ công tác để thực hiện kế

hoạch; tăng cường giám sát công tác PCCCtrên địa bàn…

Tuy nhiên, Đoàn giám sát Ban Pháp chế cũngcho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 05vẫn cònnhiều hạn chế. Cụ thể, tiến độ triển khai thực hiệnNghị quyết 05 và Kế hoạch 183 vẫn còn chậm;một số quận, huyện chậm trong việc ban hành kếhoạch thực hiện, quyết định thành lập tổ côngtác… “Đáng chú ý, việc rà soát các đối tượngthuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết 05 cònnhiều thiết sót. Đối với loại hình nhà tập thể cũchưa có trong danh mục; cụm điểm công nghiệpvà làng nghề; một số loại hình như chợ, trung tâmthương mại, cơ sở kinh doanh gas… chưa đượcđưa vào danh mục của thành phố” - Trưởng banPháp chế chỉ rõ.

Ngoài ra, việc đề xuất các giải pháp bổ sung,thay thế để tổ chức thực hiện khắc phục các điềukiện về bảo đảm an toàn PCCC tại các cơ sở cònlúng túng. Đến nay, vẫn chưa có giải pháp chotừng loại hình cụ thể, nhất là đối với nhà tập thểcũ, cụm làng nghề truyền thống… dẫn tới các cơsở không thể xây dựng được kế hoạch, lộ trình,kinh phí khắc phục.

Tăng cường kiểm tra các cơ sở tiềm ẩn cháy nổ

Theo Trưởng ban Pháp chế Nguyễn HoàiNam, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những tồn tạinêu trên là do một số sở, ngành, địa phương chưathực sự quan tâm, nghiêm túc trong việc triểnkhai Nghị quyết 05 và Kế hoạch 183. Trong đó,có không ít đơn vị còn tâm lý trông chờ vào chỉđạo của thành phố, ỷ lại và giao phó toàn bộ nộidung thực hiện cho lực lượng cảnh sát PCCC.Đồng thời, công tác phối hợp giữa các sở, ngànhvới nhau, giữa sở, ngành với quận, huyện chưachặt chẽ, chưa kịp thời xử lý khó khăn, vướngmắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. Ngoàira, việc đôn đốc, phối hợp giữa cảnh sát PCCCTP với cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra, xửlý vi phạm còn hạn chế, chưa quyết liệt. Một sốquận huyện và cảnh sát PCCC tại khu vực chưathường xuyên rà soát, kiểm tra để bổ sung đốitượng vào danh mục, trong khi việc hướng dẫn đểcác cơ sở thực hiện khắc phục còn chậm.

“Đáng chú ý, do đối tượng thuộc diện điềuchỉnh của Nghị quyết 05 còn rất đa dạng và

phức tạp, số lượng đối tượng rà soát lần 2 tănggần 2 lần so với ban đầu. Trong khi chưa cóvăn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn quy trình,điều kiện khắc phục với từng loại hình, cơ sởphải điều chỉnh theo Nghị quyết 05, nhất làcác giải pháp để bổ sung, thay thế cũng khiếncho việc thực hiện Nghị quyết không đượchiệu quả như mong muốn” - ông Nguyễn HoàiNam nhấn mạnh.

Theo kiến nghị của Đoàn giám sát, UBNDTP cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành,quận, huyện đẩy mạnh tiến độ triển khai các nộidung theo kế hoạch. Đồng thời, tăng cường bảođảm công tác an toàn PCCC trên địa bàn, đặcbiệt là những công trình tiềm ẩn nhiều nguy cơcháy nổ như khách sạn, nhà chung cư, tập thể,các cơ sở sản xuất, kho tàng… Bên cạnh đó, lựclượng cảnh sát PCCC cần tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra, việc chấp hành của các cơsở; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở kinhdoanh có điều kiện không tuân thủ các quy địnhvề an toàn PCCC.

Riêng đối với các quận, huyện, thị xã, cầntiếp tục tuyên truyền, quán triệt việc thực hiệnNghị quyết 05 nói riêng và công tác bảo đảmPCCC nói chung với các hình thức đa dạng, thiếtthực và hiệu quả. Trong quá trình triển khai Nghịquyết 05, nếu như có khó khăn, vướng mắc thìphải báo cáo ngay với UBND TP để có cách tháogỡ hiệu quả, kịp thời. PHi Long

Dân hỏi - Chính quyền trả lời

Chú trọng công tác tổ chức Ngay sau khi kết thúc buổi thảo luận

chuyên đề “Trao đổi kinh nghiệm trong côngtác chuẩn bị, tổ chức phiên giải trình giữa haikỳ họp của Thường trực HĐND”, Phó Chủ tịchThường trực HĐND TP Hà Nội Nguyễn NgọcTuấn đã đề nghị Thường trực HĐND các quận,huyện, thị xã tập trung vào một số nhiệm vụ cụthể: Trước hết, đối với 11 quận, huyện chưa tổchức phiên giải trình, Thường trực HĐND yêucầu phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tổchức phiên giải trình trong năm 2018. Trong

quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khănvướng mắc, liên hệ với các Ban, Văn phòngHĐND thành phố để kịp thời hướng dẫn vàcung cấp các văn bản, tài liệu liên quan.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổchức phiên giải trình, chú trọng công tác chuẩnbị tổ chức, vì đây là bước quyết định thànhcông của phiên giải trình. Ngoài những nộidung đã trao đổi tại hội nghị, cần đặc biệt lưu ýmột số nội dung như: Lựa chọn chủ đề phùhợp; tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng;tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quancủa UBND, Ủy ban MTTQ các cấp...

Sau phiên giải trình, thông báo kết luận đểlàm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị liên quantổ chức thực hiện. HĐND các cấp cần tăngcường thực hiện việc rà soát, đôn đốc, tái

giám sát các nội dung đã nêu trong phiên giảitrình và các nội dung cần thực hiện theo chỉđạo của chủ tọa. Đặc biệt, cần lượng hóađược số các kiến nghị, vấn đề đã nêu để thựchiện việc theo dõi, giám sát hiệu quả... “Đốivới một số nội dung các cơ quan, đơn vị, cánhân thực hiện chưa tốt, kiến nghị cấp ủy choý kiến xem xét, xử lý trách nhiệm và tổ chứcgiám sát, chất vấn việc thực hiện các nộidung đã kết luận” - Phó Chủ tịch Thường trựcHĐND thành phố đề nghị.

Chuẩn bị tốt kỳ họp cuối năm Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực

HĐND thành phố, một nội dung quan trọngkhác mà Thường trực HĐND quận, huyệncần tập trung thực hiện trong thời gian tới đó

là, để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạchnăm 2018 đã đề ra, Thường trực HĐND cáccấp cần thực hiện tốt các hoạt động phối hợpvới các cơ quan, đơn vị để triển khai hiệu quảcác nghị quyết của HĐND, các chương trìnhcông tác lớn, nhiệm vụ trọng tâm của thànhphố và từng địa phương; phấn đấu hoànthành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT -XH, an ninh, quốc phòng, dự toán ngân sáchnăm 2018.

Thường trực HĐND thành phố cũng đềnghị HĐND các quận, huyện cần phối hợpchặt chẽ, chuẩn bị chu đáo nội dung kỳ họpthường kỳ cuối năm 2018 của HĐND các cấpbảo đảm chất lượng, hiệu quả; chủ động sớmtrong công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp, đặcbiệt là nội dung lấy phiếu tín nhiệm đối vớingười giữ chức vụ do HĐND bầu, theo hướngdẫn của cấp có thẩm quyền.

“Để tăng cường nâng cao chất lượng hoạtđộng của HĐND các cấp cần đẩy mạnh hoạtđộng giám sát, khảo sát; tiếp tục đổi mới vàthực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri chuyên đề giữahai kỳ họp, nhằm lắng nghe đầy đủ tâm tư, ýkiến, nguyện vọng của cử tri và nhân dân; pháthuy vai trò của Tổ đại biểu HĐND, chú trọngcông tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại,tố cáo của công dân…” - Thường trực HĐNDthành phố yêu cầu.

Bên cạnh đó, Thường trực HĐND quận,huyện, xã, phường phải quán triệt và tổ chứcthực hiện nghiêm túc các nội dung công tác củaHĐND các cấp trong các tháng cuối năm, đểthực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra, phấn đấuhoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ pháttriển KT - XH năm 2018.

nguyên KHÔi

việc tổ chức phiên giải trình đượcthường trực hđnD tP hà nội hết sứcchú trọng, coi đây là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm trong hoạt độngcủa hđnD các cấp. thông qua cácphiên giải trình, các vấn đề dân sinhbức xúc được các cơ quan từ thànhphố tới cơ sở giải quyết một cách thấuđáo, triệt để. tuy nhiên, hiện vẫn còn11 quận, huyện chưa tổ chức phiêngiải trình, thường trực hđnD các đơnvị này cần khẩn trương xây dựng kếhoạch tổ chức trong năm 2018.

Thông qua phiên giải trình, các vấn đề dân sinh bức xúc được giải quyết thấu đáo và triệt để Ảnh: P. Long

triển Khai nghị Quyết 05 của hđnD thành Phố

Còn nhiều vướng mắc

Số 257 14 - 9 - 2018pháp luật - đời sốngĐại Biểu nhân dân

Người lao động chịu thiệtĐiều 37 của Bộ luật Lao động hiện hành

quy định quyền đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động của người lao động phải gồm 2điều kiện: Người lao động không được bố trítheo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặckhông được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏathuận trong hợp đồng lao động; không được trảlương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thờihạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; bịngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức laođộng… và tuân thủ thời hạn báo trước. Riêngđối với người lao động làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn thì chỉ cầnbáo trước 45 ngày mà không cần lý do.

Quá trình tổng kết thi hành Bộ luật Laođộng cho thấy, việc đưa ra 2 điều kiện nêutrên sẽ gây khó khăn cho người lao động,nhất là các trường hợp mà người lao động căncứ vào đó thực hiện quyền đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động. Bởi, trong một sốtrường hợp, người lao động rất khó để chứngminh việc mình bị ngược đãi, cưỡng bức laođộng; không được bố trí theo đúng côngviệc…Vì vậy, việc đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động trong những trường hợp nàythường khó khăn. Cũng vì lý do này, cókhông ít lao động đã chấp nhận chịu phạt vìchấm dứt việc làm không đúng luật.

Theo quy định hiện hành, người lao độngkhi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngtrái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấpthôi việc ngay cả khi thỏa mãn điều kiện đilàm đủ thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

Đồng thời, người lao động phải bồi thườngcho người sử dụng lao động nửa tháng tiềnlương theo hợp đồng lao động. Trường hợpngười lao động vi phạm về thời hạn báo trướcviệc đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng thì phải bồi thường cho người sử dụnglao động một khoản tiền tương ứng với tiềnlương của người lao động trong những ngàykhông báo trước.

Cần báo trước thời gian nghỉ việc Xuất phát từ thực tế trên, để bảo đảm

quyền lợi cho người lao động tốt hơn, nhiềuđại biểu cho rằng, cần sửa đổi Bộ luật Laođộng theo hướng chỉ cần yêu cầu về thời hạnbáo trước để người lao động có thể đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc bãibỏ quy định này để bảo đảm quyền lợi được

lựa chọn việc làm tốt hơn cho người lao độngvà phòng, chống cưỡng bức lao động. Theo đó,bất cứ khi nào người lao động cho rằng ngườisử dụng lao động có hành vi cưỡng bức laođộng hoặc cảm thấy không hài lòng với việclàm hiện tại hoặc tìm kiếm được cơ hội việclàm tốt hơn thì họ sẽ thực hiện quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động màkhông cần có lý do. Người lao động chỉ cầnbáo trước một thời hạn nhất định để doanhnghiệp chủ động tìm kiếm lao động thay thế.

Các chuyên gia thuộc Tổ chức Lao độngQuốc tế (iLO) cũng cho rằng, Việt Nam phảituân thủ và tôn trọng các công ước về chốnglao động cưỡng bức. Người lao động có quyềnđơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngnhưng người lao động và người sử dụng laođộng đều phải có trách nhiệm không được gâytổn hại cho bên kia. Theo đó khi đơn phươngchấm dứt hợp đồng người lao động cũng cầnphải báo trước để người sử dụng lao động bốtrí lao động khác thay thế.

Đề xuất này cũng nhận được sự đồng tìnhcủa đại diện nhiều doanh nghiệp tại buổi hộithảo tham vấn về Bộ luật Lao động sửa đổi doBộ LĐ,TB và XH tổ chức mới đây. Theo đó,nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc sửa đổimở rộng quyền được đơn phương chấm dứthợp đồng lao động cho người lao động là cầnthiết. Trong đó, không cần thiết nêu lý do chỉcần báo trước thời gian trước khi nghỉ. Tuynhiên, để tránh tình trạng người lao động lạmdụng quy định để nhảy việc cần có quy địnhngười lao động phải bồi thường cho doanhnghiệp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồngtrong trường hợp đã được doanh nghiệp hỗtrợ đào tạo nghề.

THái yến

bộ Luật Lao động (sửa đổi):

Mở rộng quyền của người lao độngbảo đảm quyền tự do tìm kiếm việclàm tốt hơn cho người lao động vàphòng ngừa, xóa bỏ lao động cưỡngbức bằng việc mở rộng quyền đơnphương chấm dứt hợp đồng lao độngcho người lao động là một trong nộidung được đưa vào sửa đổi tại bộLuật Lao động lần này. tuy nhiên, đểbảo đảm quyền lợi cho người laođộng, nhưng đồng thời bảo đảmquyền lợi cho doanh nghiệp thì việcsửa đổi cần có những tiêu chí đểtránh tình trạng lạm dụng quyền đểnhảy việc.

Sửa quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng để người lao động có quyền chọn lựa công việc tốt hơn

Đa dạng hình thứcTheo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, ở

Việt Nam, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnhtruyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khánghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình mỗinăm có khoảng gần 170 vụ với hơn 5.000 ngườimắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm.Trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhândo vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

“Thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay đã tới mứcbáo động đỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sựphát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sứckhỏe và cả tính mạng của cộng đồng. Chính vì vậy,việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách,pháp luật về ATTP đã được tăng cường trong thờigian qua với nhiều hình thức đa dạng” - Phó trưởngphòng Truyền thông, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Ytế Nguyễn Thị Yến cho biết.

Đơn cử như cùng với các hình thức truyềnthống, mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phốihợp với Công ty cổ phần Vietup tổ chức hoạt độngtruyền thông cơ động, cổ động về công tác bảo đảmATTP. Chiến dịch được triển khai mở đầu tại TP HàNội, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Độitruyền thông với cờ phướn, khẩu hiệu mang thôngđiệp về bảo đảm ATTP đã diễu hành các tuyến phốchính tại các thành phố lớn; cùng với đó là hoạtđộng phát tờ rơi tuyên truyền về công tác bảo đảmATTP tại một số chợ đầu mối.

Hay tại Quảng Bình, các ngành chức năng củatỉnh đã tích cực phối hợp với các cơ quan thông tinđại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vệ

sinh ATTP. Đặc biệt, tập trung tuyên truyền theocác chuyên đề, chuyên mục chuyển tải thông tinvề ATTP trong các dịp Tết Nguyên đán, mùa dulịch, Tết Trung thu và kịp thời đưa tin về các hoạtđộng kiểm tra, xử lý vi phạm các đợt cao điểmkiểm soát ATTP.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ thựcphẩm Việt Nam Lưu Duẩn nhận định, nội dungtuyên truyền về ATTP thời gian qua thường ngắngọn, súc tích dễ hiểu, dễ tiếp thu nhắm đến quầnchúng nhân dân. Công tác giáo dục kiến thức cũngbước đầu hình thành hệ thống từ thấp đến cao nhằmvào các đối tượng có cùng điều kiện hoặc trình độnhận thức như người sản xuất kinh doanh trực tiếpvới thực phẩm, học sinh, người nội trợ…

Hiệu quả chưa caoMặc dù đa dạng về hình thức truyền thông song

kết quả thu được vẫn còn hạn chế, công tác bảo đảman toàn vệ sinh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn,thách thức. Phó trưởng phòng Truyền thông, CụcAn toàn thực phẩm Nguyễn Thị Yến thừa nhận,công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTPvẫn chưa thường xuyên, còn tình trạng nội dungthông tin không chính xác hoặc chưa được kiểmchứng, thiếu căn cứ khoa học, gây ảnh hưởng đếnsản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân đốivới công tác quản lý”.

Dưới góc độ tổ chức xã hội, Phó Chủ tịch Hiệphội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Trần NgọcThanh cho rằng, hiệu quả công tác truyền thôngchưa cao, chưa kết nối được thực phẩm sạch hay

các địa chỉ xanh với người tiêu dùng. Đôi khi chưacông khai được cơ sở vị phạm an toàn vệ sinh thựcphẩm, các địa chỉ đỏ trên phương tiện thông tin đạichúng. Truyền thông tư vấn trực tiếp hầu như chưađược quan tâm đúng mức; kiến thức và hiểu biết vềan toàn vệ sinh thực phẩm của người dân còn rấthạn chế.

Sở dĩ có tình trạng như vậy, theo nhiều chuyêngia, còn sự chồng chéo trong hoạt động cung cấpthông tin và phản hồi trong lĩnh vực về ATTP.Không ít địa phương vẫn hiểu theo tinh thần “ruộngchuồng của Bộ Nông nghiệp”, “chợ của Bộ Côngthương”, “bàn ăn của Bộ Y tế” nên công tác tuyêntruyền đôi lúc còn rời rạc, thiếu gắn kết.

Đại diện Ban Quản lý ATTP TP Hồ Chí MinhPhan Thị Hoài Trân cho biết, gặp rất nhiều khókhăn trong công tác truyền thông về ATTP như cácthông tin đa chiều liên quan đến ATTP chưa đượckiểm soát kịp thời gây tâm lý hoang mang, lo lắngcho người dân; nhiều thông điệp, khẩu hiệu truyềnthông từ cơ quan cấp trên phân phối xuống cònchưa kịp thời; nguồn lực phục vụ cho công táctruyền thông còn mỏng chưa có nhiều kiến thứcchuyên môn truyền thông về ATTP của ngành côngthương và nông nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lýATTP tuyến quận huyện, phường xã thường kiêmnhiệm, thay đổi thường xuyên.

“Mưa dầm, thấm lâu” Để tăng tính hiệu quả truyền thông, giáo dục về

ATTP, Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ thựcphẩm Việt Nam Lưu Duẩn kiến nghị, không có

cách nào khác ngoài phương pháp “mưa dầm, thấmlâu” góp phần nâng cao ý thức của cơ sở sản xuấtkinh doanh cũng như kiến thức của người dân. Cácphương pháp tuyên truyền phải được thực hiệnthường xuyên, lặp đi lặp lại, phù hợp với các đốitượng, trình độ dân trí, để người dân có thể mắtthấy, tai nghe, miệng nói, tay làm. Đồng thời, tậndụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, ấnphẩm để tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớpquần chúng.

Đại diện Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuậtViệt Nam cho rằng, truyền thông ATTP cần hướngmạnh tới bốn cấp độ là nâng cao nhận thức, thay đổithái độ, tạo dựng niềm tin và thay đổi hành vi của

người dân và cộng đồng về ATTP. Bên cạnh đó,truyền thông cần bám sát theo chuỗi giá trị của sảnphẩm theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”, baogồm các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vậnchuyển, phân phối và tiêu dùng. Mỗi sản phẩmđược gọi là an toàn cần phải đáp ứng yêu cầu vềtiêu chuẩn an toàn ở tất cả các khâu, các công đoạncủa chuỗi giá trị sản phẩm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, truyền thông cầnhướng tới mục tiêu kết nối được thực phẩm sạch,các địa chỉ xanh với người tiêu dùng, đồng thời côngkhai được cơ sở vị phạm, các địa chỉ đỏ trên phươngtiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết.

Dương Cầm

truyền thông về an toàn thực Phẩm

“Mưa dầm, thấm lâu”để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm (attP) thời gian qua, ngoài nguyên nhân do tâm lý hám lợi của cơ sở sản xuất, kinhdoanh còn có nguyên nhân do công tác truyền thông về attP còn hạn chế. đó là khẳng định của đại diện cục an toàn thực phẩm,bộ y tế.

Theo số liệu từ Tập đoàn Hóa chất Việt nam, mỗi năm Việt nam chi khoảng nửa tỷ uSD để nhập khẩukhoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật, với 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chấthóa học để sản xuất thuốc trừ sâu hóa học. Đây là một trong những vấn đề đáng lo ngại về aTTP.

Truyền thông cơ động về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại TP Đà Nẵng

Bảo hiểm tiền gửi Việt nam kiểm tracác tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thế nào?- Được biết, một trong những hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam là kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi,vậy xin hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam kiểm tra các tổ chức tham giabảo hiểm tiền gửi như thế nào?

nguyễn Thị Minh huệ (Kim Sơn, ninh Bình)- Theo Khoản 9, Điều 13, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luậtvề bảo hiểm tiền gửi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý các hành vivi phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện kiểm tra định kỳ theokế hoạch kiểm tra hàng năm đã được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửiViệt Nam phê duyệt hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện tổ chức thamggia bảo hiểm tiền gửi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về bảohiểm tiền gửi hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quannhà nước có thẩm quyền khác.

Nội dung kiểm tra (quy định tại Quy chế kiểm tra của Bảo hiểm tiềngửi Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ban hànhkèm theo Quyết định số 801/QĐ-BHTG-HĐQT ngày 30/12/2015của Hộiđồng quản trị) bao gồm:

(1) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểmtiền gửi trong thời kỳ kiểm tra, gồm:

a) Những thay đổi, bổ sung về hồ sơ pháp lý tham gia bảo hiểm tiền gửi;b) Việc quản lý và niêm yết Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi;c) Việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi;d) Việc hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi được bảo hiểm và hồ sơ,

tài liệu, sổ sách, chứng từ liên quan đến tiền gửi được bảo hiểm;đ) Việc cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm, các thông tin

và báo cáo khác theo yêu cầu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. (2) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị trong văn bản kết luận của

đợt kiểm tra trước (trong trường hợp cần thiết).(3) Kiểm tra các nội dung khác theo yêu cầu hoặc ủy quyền của cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.BHTgVn

Tôn vinh tài năng, y đức của cán bộ y tế tuyến cơ sở

Ngày 13.9, tại Phú Thọ, Bộ ytế đã tổ chức Cuộc thi y tế cơ sởgiỏi năm 2018 khu vực Trungdu Bắc Bộ với sự tham gia củacác cán bộ y tế cơ sở 6 tỉnh: yênBái, Phú Thọ, Bắc giang, QuảngNinh, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Phát biểu khai mạc cuộcthi, Thứ trưởng Bộ y tế Phạm LêTuấn cho biết, đây là lần thứ 3cuộc thi được tổ chức nhằm tônvinh các cán bộ y tế tuyến cơ sở.

Qua đó nhân rộng gương người tốt việc tốt, giúp cộng đồng hiểu hơn những khókhăn, thách thức của cán bộ y tế cơ sở. Sau 2 lần tổ chức, cuộc thi y tế thôn bản giỏiđã đem lại hiệu ứng tích cực, lan truyền lòng yêu ngành, yêu nghề đối với đội ngũcán bộ tuyến cơ sở, đặc biệt là nhân viên y tế thôn bản.

Cuộc thi y tế cơ sở giỏi năm nay được tổ chức ở 3 khu vực là Trung du Bắc Bộ,Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi khu vực lựa chọn 6 tỉnh tham gia, sauđó là cuộc thi chung kết tổ chức tại Hà Nội. Các đội thi vòng chung khảo trải qua 3phần thi. Nội dung thi gồm những câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tình huống và tự luậnvề chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Bộ y tế và các cấp chính quyền vềcông tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân xoay quanh 6 lĩnh vực baogồm chức năng và nhiệm vụ của cán bộ y tế cơ sở; quản lý bệnh không lây nhiễm;phòng chống dịch bệnh HIV/AISD; công tác tiêm chủng mở rộng; chăm sóc bà mẹmang thai, kế hoạch hóa gia đình; bác sĩ gia đình.

Ngoài ra, các phần thi của mỗi đội còn thể hiện các kiến thức, kỹ năng chăm sócsức khỏe ban đầu; xử lý các tình huống giao tiếp, ứng xử; trình bày các sáng kiếntrong công tác tư vấn và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay tại cơ sở thông qua cáctiểu phẩm sân khấu hóa, thuyết trình, đóng vai tư vấn, hùng biện, thơ ca, hò, vè, hát,múa... Phần thi của mỗi đội có hình thức thể hiện sinh động, độc đáo, truyền tải cácthông điệp chăm sóc sức khỏe rõ ràng, đầy đủ và chính xác.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng cho độiPhú Thọ; 1 giải Nhì cho đội yên Bái; 1 giải Ba cho đội Bắc giang và một số giải phụ.

Lan CHi

Đội Phú Thọ giành giải Nhất

Cùng dự có: Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh ĐồngNai Hồ Văn Năm; đại diện Thường trực, thànhviên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môitrường, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môitrường...

Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh cho biết,theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai sẽ hình thành 35khu công nghiệp. Hiện nay, đã có 32 khu côngnghiệp được thành lập với tổng diện tích đất10.242,59ha, trong đó 31 khu công nghiệp có dựán đi vào hoạt động. Việc hình thành và phát triểnnhanh các khu công nghiệp đã tạo ra động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địaphương. Tuy nhiên, hoạt động của các khu côngnghiệp đã gây nhiều áp lực về bảo vệ môi trường,nhất là công tác thu gom, xử lý lượng lớn nướcthải công nghiệp phát sinh trong quá trình hoạtđộng sản xuất, gồm nước thải có thành phần, tínhchất phức tạp, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng,kim loại nặng và chất hoạt động bề mặt với nồngđộ cao.

Từ năm 2015 đến nay, định kỳ hàng tháng,Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đo đạc,thu mẫu nước thải tại các khu công nghiệp theo

Chương trình quan trắc nước thải các khu côngnghiệp trên lưu vực sông Đồng Nai để theo dõichất lượng nước thải sau xử lý của các khu côngnghiệp. Sở cũng thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các côngty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tập trung,phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, BanQuản lý các khu công nghiệp, UBND huyện,Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môitrường kiểm tra, giám sát, kiểm soát ô nhiễm vàphối hợp giải quyết các đơn thư khiếu nại vềcông tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Từđầu năm 2015 - 30.5.2018, UBND tỉnh Đồng Naiđã xử phạt 84 trường hợp vi phạm với tổng sốtiền hơn 17 tỷ đồng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Côngnghệ và Môi trường Trần Văn Minh đánh giácao sự vào cuộc của các cấp chính quyền vàngành chức năng địa phương trong việc kiểmsoát môi trường bằng việc yêu cầu các đơn vịxây dựng hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, hệthống quan trắc tự động tại các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, Đồng Nai đã đầutư hơn 200 tỷ đồng để xử lý hơn 300 nghìn tấnrác thải tồn đọng nhiều năm qua. Phó Chủ

nhiệm Ủy ban Trần Văn Minh đề nghị ĐồngNai tiếp tục tăng cường giải pháp để bảo vệ môitrường.

+ Trước đó, Đoàn giám sát đã khảo sát thựctế tại các doanh nghiệp, nhà máy và đơn vị kinhdoanh hạ tầng, gồm: Công ty cổ phần Phát triểnđô thị công nghiệp số 2 (D2D) tại Khu côngnghiệp Nhơn Trạch 2; Công ty Cổ phần SY Vina;Tổng công Công ty cổ phần phát triển khu côngnghiệp Đồng Nai (SONADEZi); Nhà máy hóachất Biên Hòa và Nhà máy ắc quy Đồng Nai.

Ghi nhận việc các đơn vị, doanh nghiệp tuânthủ quy định về bảo vệ môi trường gắn với sảnxuất, kinh doanh, Đoàn giám sát nêu rõ, việc đầutư xây dựng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp,trong đó có hệ thống xử lý nước thải, rác thải vàlắp đặt hệ thống quan trắc tự động khá đồng bộ,bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Riêng đối với Công ty Cổ phần SY Vina, quagiám sát cho thấy, công tác bảo vệ môi trường củađơn vị chưa tốt, thường xuyên phát hiện có viphạm và bị xử phạt hành chính. Mới đây nhất,tháng 5.2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đãban hành quyết định xử phạt 160 triệu đồng.Cũng theo đánh giá của Đoàn giám sát, thiết bịxử lý nước thải của doanh nghiệp đang sử dụngcũ và lạc hậu, có mùi hôi bay ra không khí, ảnhhưởng đến môi trường, hệ thống cây xanh quáít... Từ thực tế này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban TrầnVăn Minh cho biết, sẽ xem xét có văn bản đềnghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp vớicác cơ quan chức năng thanh tra toàn diện Côngty SY Vina và trách nhiệm của Chi cục Môitrường tỉnh Đồng Nai.

Tin và ảnh: PHạm Duy

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giám sát tại Đồng Nai(tiếp theo trang 1)

Số 257 14 - 9 - 2018 Quốc tế Đại Biểu nhân dân

Tổng Biên tập: Đỗ CHí NGHĩA Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUỐC THẮNG - LÊ THANH KiM - PHạM THỊ THANH HUYỀN Biên tập: HồNG ÁNH Trình bày: TRUNG DũNGTài khoản : 2161.0000.397421 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT in tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp ii công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an

Đại Biểunhân dân

Giá : 4.900đ

văn hóa

Kế hoạch dự phòngTheo BBC, cuộc họp Nội các do bà

May chủ trì kéo dài 3 tiếng. Sau cuộchọp này, Chính phủ Anh dự kiến sẽcông bố đợt tài liệu thứ hai về nhữnglĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nếu Anh vàEU không đạt được thỏa thuận vềBrexit. Đợt tài liệu thứ hai sẽ đưa ranhững khuyến cáo của Chính phủ dànhcho công chúng và doanh nghiệp, tậptrung vào những thay đổi về cước phíchuyển vùng quốc tế đối với điện thoạidi động, các vấn đề liên quan đến bằnglái xe và hộ chiếu, sau khi Anh tự độngra khỏi EU vào ngày 29.3.2019.

Trước đó, Chính phủ Anh ngày23.8 đã công bố đợt tài liệu đầu tiên,nêu ra một loạt vấn đề mà xứ sở sươngmù sẽ phải đối mặt trong trường hợpBrexit diễn ra mà không có thỏa thuậnnào. Tổng cộng, Chính phủ Anh nêuchi tiết các vấn đề thuộc 25 lĩnh vực,trong đó có tài chính, thương mại, trợgiá nông nghiệp, kiểm nghiệm thựcphẩm, vận chuyển nội tạng thay thế,xử lý nhiên liệu phóng xạ dân dụng…mà Anh không thể đơn phương giảiquyết. Những lĩnh vực này đều thuộcphạm vi điều chỉnh của các quy địnhdo EU thiết lập, vì vậy, nếu không cóthỏa thuận thay thế, hai bên sẽ khôngthể tiếp tục hợp tác.

Giải thích cho việc công bố nhữngtài liệu trên, Bộ trưởng phụ tráchBrexit của Anh Dominic Raab cho hay,

hành động này nhằm giúp doanhnghiệp cũng như người dân ý thứcđược nguy cơ Brexit không có thỏathuận, mặc dù đó không phải điềuChính phủ Anh mong muốn. Tuynhiên, bản tài liệu được công bố vẫnkhẳng định ưu tiên lớn nhất củaLondon là duy trì sự ổn định. Chínhphủ Anh cũng tiếp tục tin tưởng vàokhả năng đạt được thỏa thuận với EU.

Ông Raab còn cảnh báo, việc Anhvà EU không đạt được thỏa thuận nàovề Brexit có thể đồng nghĩa với “hóađơn ly hôn” mà hai bên đạt được trướcđó, trị giá khoảng 39 tỷ bảng (tươngđương 50 tỷ USD), cũng sẽ bị hủy bỏ.Ông Raab cho hay, Chính phủ Anhđang thúc đẩy chuẩn bị kế hoạch dựphòng cho kịch bản xấu nhất.

Tia hy vọng cho bà MayCác cuộc đàm phán về Brexit giữa

Anh và EU diễn ra từ hơn 1 năm nay,mặc dù đã đạt được đột phá về thỏathuận liên quan đến nghĩa vụ tài chính,nhưng hiện vẫn bế tắc trong vấn đề vềđường biên giới giữa lãnh thổ Bắcireland (thuộc Anh) với Cộng hòa

ireland (thuộc EU), cũng như bản chấtquan hệ thương mại giữa Anh và EUtrong tương lai. Sau vòng đàm phándiễn ra giữa tháng 8, hai bên không thểgiải quyết những bất đồng trên. Cácnhà đàm phán của Anh và EU đã nhấttrí tiến hành đàm phán liên tục từ naycho đến Hội nghị Thượng đỉnh EU vàocuối tháng 10, thay vì chia ra làm cácvòng đàm phán ngắt quãng như trước.

Cả Anh và EU đều đang chịu sứcép lớn về thời gian, do chỉ còn 7 thángBrexit có hiệu lực và trên thực tế haibên cần đạt được thỏa thuận chậm nhấtvào tháng 11 tới. Trong khi đó, các đềxuất về Brexit của chính quyềnTheresa May, được thông qua sau cuộchọp Nội các ở Chequers tháng 7, liêntục vấp phải phản ứng quyết liệt từ mộtsố thành viên Nội các và nghị sĩ trongđảng Bảo thủ cầm quyền, cho rằng quánhượng bộ với Brussels.

Bất đồng quan điểm về kế hoạchChequers đã bộc lộ chia rẽ sâu sắctrong nội bộ đảng cầm quyền về Brexit,cản trở Chính phủ Anh đạt được thỏathuận với EU. Tuy nhiên, mới đây, bàMay đã đón nhận tín hiệu tích cực khimột số nghị sĩ phản đối kế hoạch

Chequers không thể công bố kế hoạchthay thế. Nhóm Nghiên cứu châu Âu(ERG) do nghị sĩ bảo thủ Jacob Rees-Mogg đứng đầu trước đó cho hay, đãtìm ra giải pháp cho vấn đề về đườngbiên giới giữa Bắc ireland và Cộng hòaireland; đồng thời tuyên bố, sẽ đưa rakế hoạch nhằm thay thế kế hoạchChequers, với hy vọng có thể phế truấtbà May. Tuy nhiên, đến phút chót ngày12.9, ông Rees-Mogg cho biết, khôngthể công bố kế hoạch đầy đủ và ERGđang xem xét lại kế hoạch này.

Phố Downing coi đây là sự thởphào, đồng thời tin tưởng, những tuầnsắp tới sẽ suôn sẻ trong các cuộc đàmphán giữa Anh và EU. Các nguồn tintừ Nội các Anh cho rằng, kế hoạchChequers sẽ đối mặt với ít trở ngạihơn, do thành phần Nội các giờ đây đãtương đối ổn định sau sự ra đi của mộtsố nhân vật có ảnh hưởng như cựuNgoại trưởng Boris Johnson và cựu Bộtrưởng phụ trách Brexit David Davis.Nếu có ý kiến hay động thái nào nhằmphản đối hay cản trở kế hoạch này, thìchí ít cũng sẽ chỉ xuất hiện khi có thayđổi đáng kể.

ngọC KHánH

Nở rộ kinh doanh qua mạngKhi nền kinh tế kỹ thuật số được hình thành,

ngày càng nhiều cá nhân và doanh nghiệp trêntoàn thế giới hoạt động kinh doanh trên mạng.Thực tế này đặc biệt đúng đối với Trung Quốc khimà từ năm 2012, số người dùng internet ở đây đãđạt 537 triệu người, tạo ra một thị trường trựctuyến trong mơ.

Gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc có xuhướng chuyển sang mua sắm online. Nămngoái, doanh thu bán lẻ tại thị trường thươngmại điện tử dẫn đầu thế giới này đã lần đầu tiênvượt quá 1 nghìn tỷ USD, trong khi tốc độ tăngtrưởng đạt hơn 30%. Có thể nói, Trung Quốcvượt xa Mỹ, thị trường thương mại điện tử lớnthứ hai trên thế giới, cả về doanh số lẫn tăngtrưởng. Nhờ đó, Trung Quốc đã tạo ra rất nhiềuviệc làm cho người dân trong lĩnh vực kinh tếkỹ thuật số, đặc biệt ở vùng nông thôn. Theothống kê, hiện nay có khoảng 28 triệu nhâncông nông thôn Trung Quốc đang làm việc chocác doanh nghiệp kinh doanh trên mạng.

Nhanh, tiện nhưng phải thực chấtLuật Thương mại điện tử được thông qua

cuối tháng 8, yêu cầu những công ty thương mạiđiện tử lớn như Alibaba, JD.com và Pinduoduo- nền tảng chuyên kinh doanh hàng giá rẻ, giảmgiá phải chịu trách nhiệm nếu sản phẩm bán bịphát hiện vi phạm bản quyền. Trước đây, chỉnhững cá nhân, doanh nghiệp bị bắt quả tangbán hàng nhái mới phải chịu trách nhiệm.

Động thái mới của cơ quan lập pháp là nỗ lựcmới nhất của đất nước Vạn Lý Trường Thànhnhằm lấy lại hình ảnh quốc gia vốn từ lâu luônbị coi là lãnh địa của hàng hóa giá rẻ và hàngnhái. Những đại gia như Alibaba hay JD.comtrước đây cũng từng bị chỉ trích là quá nươngnhẹ đối với những người bán hàng rởm, kémchất lượng được đăng ký trên các trang thương

mại điện tử của mình. Gần đây, trang kinh doanhthương mại Pinduoduo bị điều tra khi phát hiệnrất nhiều gian hàng trực tuyến trên trang này bánđồ giả và đồ nhái, từ dao cạo râu đến rượu vangPenfolds và Château Lafite Rothschild.

Cũng theo theo luật mới, các nhà vận hànhnền tảng thương mại điện tử không được phépxóa bình luận chê bai sản phẩm rao bán trên đó.Để đối phó với những chỉ trích vì để hàng rởmbán công khai trên trang web của mình, nhữngcông ty như Alibaba và JD.com đã tự thành lậpliên minh để bảo vệ bản quyền. Khoảng240.000 gian hàng trực tuyến trên trang Taobaocủa Alibaba đã bị công ty thương mại điện tửlớn nhất Trung Quốc đóng cửa vì bán hàng giả.Tencent, một trong những cổ đông của JD.comvà là chủ sở hữu của mạng xã hội lớn nhất đấtnước WeChat, cũng bị phạt sau khi các nhà chứctrách phát hiện ra 72.000 tài khoản dính líu đếnhoạt động buôn bán hàng không đạt tiêu chuẩn.

Luật Thương mại điện tử sẽ có hiệu lựcngày 1.1.2019.

ngọC minH

đàm Phán về brEXit:

Sẵn sàng cho kịch bản xấuthủ tướng anh theresa mayngày 13.9 đã triệu tập cuộc họpnội các đặc biệt, thảo luận vềnhững khả năng trong trườnghợp anh không đạt được thỏathuận về brexit với Liên minhchâu Âu (Eu), còn gọi là kịchbản brexit “cứng”. mặc dù nỗlực thúc đẩy để đạt được thỏathuận với Eu, song Londonkhông loại trừ khả năng phảiđối mặt với kịch bản tệ nhất.

Trung Quốc “tuýt còi” gian lận thương mại trên mạngnhững ai kinh doanh hàng rởm, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên mạng tạitrung Quốc sẽ phải đối mặt với án phạt lên tới 2 triệu nhân dân tệ (tương đươngkhoảng 291.000 usD). tất cả là nhờ Quốc hội nước này vừa thông qua luật vềthương mại điện tử chưa từng có tiền lệ.

“Thư Đồng Văn” gửi về Hà NộiKhoảng 50 tác phẩm ảnh đen trắng của nhà nhiếp ảnh, nhà quayphim gạo cội - nsnD nguyễn hữu tuấn sẽ được giới thiệu tới côngchúng thủ đô trong triển lãm “thư đồng văn”, khai mạc ngày mai(15.9) tại trung tâm thông tin văn hóa hồ gươm, số 2 Lê thái tổ,hà nội.

Quá trình bấm máy bộ phim cùng tên“Thư Đồng Văn”, cuộc sống đồng bào nơiđịa đầu Tổ quốc gợi mở cho nghệ sĩ nhiềusuy ngẫm, thôi thúc ông dùng ngôn ngữnhiếp ảnh để ghi lại. Trong từng khuônhình, nét đẹp của đồng bào dân tộc Môngnơi cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giangtoát lên hương sắc thiên nhiên hùng vĩ vàkhoảnh khắc đời sống bình dị.

Đặc biệt, tác giả sử dụng 20 ảnh được phóng rọi thủ công từ phim nhựa (negativefilm) lên khổ giấy 50x60cm. Đây là sự hội tụ những tinh túy của quy trình chụp - tráng- rọi song hành cùng nhiếp ảnh phim nhiều năm trước. Ảnh rọi tuy mộc mạc nhưngtôn thêm giá trị khó diễn tả thành lời về một Đồng Văn 20 - 30 năm trước. Qua đó,“Thư Đồng Văn” muốn mang đến cho mỗi người cảm xúc lắng đọng và khát khao tiếpnối giữ gìn, bảo tồn nét tinh túy trên cao nguyên đá Đồng Văn.

THái minH

Trọn vẹn quê hươngsau tiếng vang tại Liên hoan sân khấu quốc tế avignon mùa hè năm2017, vở kịch “sài gòn” của caroline guiela nguyen liên tục công diễntại các nhà hát danh giá trên thế giới. tP hồ chí minh là điểm dừngcủa vở kịch trong tháng 9 này.

Vở kịch kể lại cuộc đời của nhữngngười Pháp, người Việt Nam bị đẩy đưatheo dòng lịch sử trải dài 40 năm. Mọi việcdiễn ra trong một nhà hàng Sài Gòn năm1956 và tại quận 12 Paris năm 1996 - nơi cónhiều người Việt Nam xa xứ đến sinh sống.Đó là câu chuyện của hai người yêu nhaumà phải chia ly, của một anh lính Pháp yêumột cô gái Việt và đưa cô về Pháp, củangười con lai và mẹ mình… Sự đan xen

không gian, thời gian mang đến nhiều cung bậc cảm xúc về quê hương cùng nỗi đaucách trở.

Để xây dựng vở diễn, Caroline Guiela Nguyen cùng các cộng sự đã đến TP HồChí Minh năm 2015 - 2016. Sau quá trình tìm hiểu và cảm nhận Việt Nam, họ quayphim, chụp hình, ghi lại cảm xúc của các nhân vật và tham khảo tài liệu lưu trữ,nghiên cứu về chiến tranh Đông Dương. Kịch bản được sáng tác theo phương pháp“ứng tác”, nghệ sĩ tự đặt lời thoại cho vai diễn của chính mình. Một số diễn viên chínhcủa vở kịch là Dan Artus, Pierric Plathier, Trần Nghĩa Hiệp, Trần Nghĩa Ánh, NguyễnPhú Hậu…

“Sài Gòn” sẽ được biểu diễn vào ngày 21 - 22.9, tại Nhà hát Bến Thành.THái minH

Tại hội thảo “Kỷ niệm 25 năm ngày mất nhà nghiêncứu Đỗ Đức Dục” tổ chức sáng 13.9, đa số đại biểucho rằng, ở lĩnh vực nào Đỗ Đức Dục cũng có

những đóng góp đáng ghi nhận.

“Tôi như con dao pha...”Sinh ra và lớn lên tại làng Xuân Tảo, nay là phường

Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Đỗ Đức Dục từ Nhohọc chuyển sang Tây học tại Trường Albert Sarraut,trường Bưởi, rồi tốt nghiệp hạng ưu Cử nhân Luật ViệnĐại học Đông Dương năm 1938. Những năm trước Cáchmạng tháng Tám, trí thức trẻ Đỗ Đức Dục hăng hái thamgia phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, gia nhập nghề báovà là chủ bút tạp chí Thanh Nghị, cổ súy cho tự do, dânchủ và mở mang dân trí nước nhà.

Tại tòa soạn báo Thanh Nghị, ông viết nhiều lĩnh vựckhác nhau như chính trị, kinh tế, nhất là xã hội và vănhóa. Có lúc ông kiêm cả lược thuật tin tức thế giới, viếtvà dịch một số tác phẩm văn học hay sáng tác một sốtruyện ngắn và thơ… Theo Giám đốc Bảo tàng Báo chíViệt Nam Trần Thị Kim Hoa: “Ngòi bút của ông cho thấysức đọc, sức viết và phạm vi càn lướt ấn tượng của ngườithanh niên trí thức họ Đỗ. Viết nhiều thể loại, từ nghị luậnđến phóng sự, tạp văn, phê bình văn học, đặc biệt nhữngbài luận chiến sắc bén, Đỗ Đức Dục được ví như con daopha trên báo Độc Lập, tờ báo mà ông gắn bó nhiều nămtrong và sau kháng chiến chống Pháp, trở thành ngòi bútxông xáo của báo chí cách mạng Việt Nam”.

“Tôi như con dao pha của tờ báo, có khi phải viết ngaytrên máy in để bổ sung tờ báo vào giờ chót, trước khi báo

lên khuôn. Tôi đặc biệt chú ý đến các vấn đề thời sự, chínhtrị và qua những bài xã luận, nhằm cổ động lòng yêu nướccủa thanh niên, sự quan tâm của họ đến vận mệnh của đấtnước, nhất là từ sau khi quân Nhật đặt gót lên ĐôngDương, chuyển tình thế nước ta vào cục diện mới đầy dựbáo”, bà Trần Thị Kim Hoa dẫn lời Đỗ Đức Dục. Đâycũng chính là thời điểm ông dấn thân vào hoạt động chínhtrị bằng những bài báo nhạy bén và giàu tính thời sự. “Tinhthần dấn thân và khát vọng thay đổi xã hội của ông đã tácđộng sâu sắc đến đông đảo trí thức và thanh niên yêunước, góp phần vào cuộc vận động tư tưởng dân tộc dânchủ và cải cách, nhằm đem lại nền độc lập dân tộc, tự docho nhân dân”, PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, Trung tâm Disản các Nhà Khoa học Việt Nam nhận định.

Một trí thức “ưu thời mẫn thế”Những hoạt động xã hội và chính trị sôi nổi đã đưa

ông trở thành Đại biểu Quốc hội Khóa i và đảm nhiệmnhiều trọng trách: Tham gia tiểu ban soạn thảo Hiến phápđầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Giám đốcTrường viết báo Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch HộiNhà báo Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa… Có thể coinhững năm liền kề trước và sau Cách mạng tháng Tám làquãng thời gian “đắc ý” nhất của Đỗ Đức Dục trong tưcách là nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng.

Nghiên cứu của nhà giáo, dịch giả Vũ Thế Khôi chothấy, trong vai trò lớn hơn, luật gia Đỗ Đức Dục cùngthực tiễn đấu tranh cách mạng và vũ khí báo chí, đã thuyếtphục được Quốc hội Khóa i thông qua Hiến pháp 1946,theo đó “kiên quyết bảo vệ nguyên tắc tập quyền vớiQuốc hội một viện, phản đối phân quyền, dân chủ đạinghị với hai viện, nhất quán ủng hộ nguyên tắc tập trungdân chủ của chế độ dân chủ mới”.

Trên cương vị lãnh đạo Bộ Văn hóa, ông đã tích cựctham gia vận động thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trởthành một trong những hội viên sáng lập Hội năm 1957.

Với tất cả những đóng góp của mình, Đỗ Đức Dục trởthành một trí thức “ưu thời mẫn thế”, vì sự phát triển củađất nước, một người luôn kiên định với lý tưởng là tậnhiến cho Tổ quốc và nhân dân.

Có lẽ không thể nêu hết những vai trò và trọng tráchmà nhà trí thức Đỗ Đức Dục từng đảm nhiệm, song đủ đểthấy nội lực mạnh mẽ cũng như bản lĩnh vững vàng củaông. GS.TS Lộc Phương Thủy, Viện Văn học cho biết,bản lĩnh ấy đáng được trân quý khi ông rẽ sang con đườngkhác sau khi từ giã chính trị, trở thành nhà nghiên cứu vănhọc. Từ nghiên cứu trào lưu văn học hiện thực Pháp nóiriêng, của phương Tây nói chung, đến văn học Việt Nam,Đỗ Đức Dục đã để lại bao bài học quý giá: Cách ứng xửvững vàng với sóng gió cuộc đời đến việc định hướng lâudài, có tính chất hệ thống trong nghiên cứu, dịch thuật…

Bản lĩnh của một trí thức vững vàng đã giúp ôngkhông chỉ trụ lại giữa cuộc đời, mà còn để lại những thànhquả có ích cho đời.

Hương Sen

Kỷ niệm 25 năm ngày mất nhà nghiên cứu đỗ đức Dục

Dấn thân không mệt mỏi “hơn nửa thế kỷ hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đỗ đức Dục chính là hiện thân sinh động và đẹp đẽcủa mẫu hình trí thức dấn thân không mệt mỏi trong thế kỷ XX đầy biến động. Ở ông, ta bắt gặp sựkết hợp hài hòa ba trong một: nhà hoạt động xã hội sôi nổi, nhà văn hóa giàu sáng tạo và nhà nghiêncứu văn học tâm huyết” - Pgs.ts. nguyễn đăng điệp, viện trưởng viện văn học khẳng định.

Hiện vật, tư liệu về nhà báo, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục trưng bày tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam