TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN...

27
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ PHƢƠNG HOA TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG) Chuyên ngành: ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2020

Transcript of TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN...

Page 1: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐINH THỊ PHƢƠNG HOA

TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN

HÀNH CỦA VIỆT NAM ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ

(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG)

Chuyên ngành: ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Mã số: 9140115

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2020

Page 2: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phương Nga

GS. TSKH. Phạm Lê Hòa

Phản biện 1:……………………………………….

Phản biện 2:………………………………………

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 3: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Thế giới luôn thay đổi từng ngày, toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triển là

xu thế tất yếu. Tiếng Anh (viết tắt là TA) trong thế kỷ này vẫn được xem là một ngoại

ngữ quốc tế, là phương tiện giao tiếp quốc tế. Đất nước ta đang trên đà phát triển, đặc

biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới -

WTO thì vai trò của tiếng Anh càng trở nên quan trọng vì tiếng Anh là công cụ hỗ trợ

đắc lực đồng thời là một trong những điều kiện cần thiết đối với nguồn nhân lực quốc gia

để giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1400/QĐ-TTg (viết tắt là QĐ1400) phê duyệt Đề án "Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ

thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" và ngày 22 tháng 12 năm 2017, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2080/QĐ-TTg (viết tắt là QĐ2080) phê

duyệt điều chỉnh bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2017 – 2025. QĐ2080 đã nêu rõ phấn đấu đến năm 2025 thì tất cả các ngành

đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra (viết tắt là

CĐR) và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo

chuẩn đầu ra và ngành đào tạo. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong QĐ1400 là

xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất áp dụng cho các

chương trình đào tạo ngoại ngữ để xác định các bậc trình độ về năng lực nghe, nói, đọc,

viết của người học ngoại ngữ theo các tiêu chí từ bậc 1 đến bậc 6, sau đây gọi là Khung

năng lực ngoại ngữ Việt Nam, viết tắt là KNLNNVN (Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT

ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, viết tắt là Thông tư

01). Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học (viết tắt là GDĐH) phải xây dựng và công bố

công khai chuẩn đầu ra ngoại ngữ (viết tắt là CĐRNN) trước mỗi khóa/ mỗi kỳ học để

sinh viên (viết tắt là SV) có kế hoạch học tập và đạt chuẩn gồm SV tốt nghiệp đạt bậc

3/6 đối với cao đẳng, đại học không chuyên ngữ, bậc 4 đối với cao đẳng chuyên ngữ và

bậc 5 đối với đại học chuyên ngữ (công văn số 5957/BGDĐT- GDĐH của Bộ Giáo dục

và Đào tạo (viết tắt là BGD&ĐT) v/v hướng dẫn dạy học ngoại ngữ tăng cường ở các cơ

sở giáo dục đại học, viết tắt là CV5957).

Căn cứ KNLNNVN, BGD&ĐT đã xây dựng và ban hành Định dạng Đề thi đánh

giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 1 đến bậc 5 để đánh giá năng lực sử dụng tiếng

Anh của người học đạt chuẩn theo quy định hiện hành. Trong đó, Định dạng đề thi đánh

giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 2 đến bậc 5 (Quyết định 729/QĐ-BGDĐT ngày

11 tháng 3 năm 2015 (viết tắt là QĐ 729/QĐ-BGDĐT) và Quyết định số 1481/QĐ-

BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 (viết tắt là QĐ 1481/QĐ-BGDĐT) của Bộ trưởng

BGD&ĐT) thường được sử dụng cho các kỳ thi chuẩn đầu ra tiếng Anh (viết tắt là

CĐRTA) trước khi tốt nghiệp tại nhiều cơ sở GDĐH của Việt Nam và sau đây luận án

này sẽ gọi là Định dạng đề thi chuẩn đầu ra tiếng Anh. Như vậy, KNLNNVN được áp

dụng cho tất cả các chương trình đào tạo ngoại ngữ, học phần ngoại ngữ, các cơ sở đào

tạo chuyên và không chuyên ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân còn Định dạng Đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 1 đến bậc 5

theo KNLNNVN được áp dụng đánh giá năng lực tiếng Anh cho người học và sử dụng

tiếng Anh như một ngoại ngữ ở Việt Nam.

Quy định về áp dụng KNLNNVN được đánh giá là một yếu tố quyết định có ảnh

hưởng và tác động một cách trực tiếp đến toàn bộ quá trình của hoạt động dạy và học

ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, mức độ tác động của

KNLNNVN cũng còn phụ thuộc vào bối cảnh và nhu cầu đào tạo của từng cơ sở giáo

Page 4: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

2

dục. Sự tác động này có thể đã tạo ra những thay đổi lớn mang tính tích cực nhưng bên

cạnh đó cũng đã tồn tại song song những hạn chế nhất định trong hoạt động dạy và học

tiếng Anh tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (viết tắt là ĐHSPNTW).

Sự tác động này trước tiên ảnh hưởng đến các chủ trương chính sách, sau đó ảnh hưởng

đến người dạy và cuối cùng có thể sẽ ảnh hưởng đến người học. KNLNNVN có thể sẽ

tác động đến sự thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy (viết tắt là PPGD) của giảng

viên (viết tắt là GV), phương pháp học tập (viết tắt là PPHT) của SV, giáo trình tài liệu

học, kiểm tra đánh giá (viết tắt là KTĐG), trang thiết bị phục vụ học tập môn tiếng Anh.

Cho đến nay đã có rất nhiều các cơ sở GDĐH không chuyên ngữ đã triển khai

thực hiện áp dụng KNLNNVN, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào sâu đánh giá về

tác động của KNLNNVN đối với việc dạy và học tiếng Anh của các cơ sở GDĐH không

đào tạo chuyên ngữ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động

của Khung năng lực ngoại ngữ hiện hành của Việt Nam đến hoạt động dạy và học tiếng

Anh cho sinh viên không chuyên ngữ (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Sư phạm

Nghệ thuật Trung ương)” để nghiên cứu tìm ra những tác động của KNLNNVN đến hoạt

động dạy và học tiếng Anh và đề xuất các khuyến nghị thực hiện tiến tới đạt chuẩn theo

KNLNNVN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học tiếng Anh của Trường

ĐHSPNTTW nói riêng và các cơ sở GDĐH không chuyên ngữ nói chung ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về những

tác động của KNLNNVN đến hoạt động dạy học tiếng Anh của Trường ĐHSPNTTW, từ

đó đề xuất khuyến nghị đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập

tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường ĐHSPNTTW nói riêng và các cơ

sở GDĐH không chuyên ngữ nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ mục đích nghiên cứu, luận án triển khai những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, đánh giá tập trung vào những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn

về hoạt động dạy học tiếng Anh trước và sau khi có tác động của KNLNNVN, đồng thời

xác định rõ thực trạng những tác động của KNLNNVN hiện hành đến (i) văn bản do

Trường ban hành liên quan đến hoạt động dạy và học tiếng Anh, (ii) hoạt động dạy tiếng

Anh, và (iii) hoạt động học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hiện

hành đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh ở bậc đại học tại Trường ĐHSPNTTW.

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học tiếng Anh ở bậc đại học trong

Trường ĐHSPNTTW.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2015 đến hết tháng 6

năm 2018.

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Trường ĐHSPNTTW.

+ Giới hạn đối tượng khảo sát: sinh viên hệ đại học chính quy học học phần Tiếng

Anh 2 tại Trường ĐHSPNTTW. Giảng viên dạy học phần tiếng Anh 2 của Trung tâm

Ngoại ngữ tại Trường ĐHSPNTTW.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp gồm: phương

pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định tính định lượng, cụ thể là:

Page 5: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

3

(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực đo lường

và đánh giá trong giáo dục về các tác động trong giáo dục/dạy học ngoại ngữ/ ngoại ngữ;

thiết kế và chỉnh sửa công cụ nghiên cứu như phiếu khảo sát, phiếu dự giờ, bộ câu hỏi.

(ii) Phương pháp quan sát: dự giờ, ghi chép các hoạt động xảy ra trong các lớp

học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW.

(iii) Phỏng vấn: Hiệu trưởng, lãnh đạo phòng Đào tạo, Trung tâm Ngoại ngữ, GV

dạy tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ, SV học Tiếng Anh 2 hệ đại học chính quy tại

Trường ĐHSPNTTW.

(iv) Phương pháp phân tích tài liệu : phân tích các văn bản do Trường ban hành,

tài liệu giảng dạy và học tập.

(v) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS

4,1, Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong đề tài của luận án, tác

giả xây dựng 03 câu hỏi nghiên cứu như sau:

(i) Quy định về KNLNNVN đã tác động như thế nào đến các văn bản quy định về

hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành?

(ii) Quy định về KNLNNVN đã tác động như thế nào đến hoạt động dạy tiếng

Anh tại Trường ĐHSPNTW?

(iii) Quy định về KNLNNVN có tác động như thế nào đến hoạt động học tiếng

Anh của SV tại Trường ĐHSPNTW?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu: Trong khi thiết kế nghiên cứu tác động của KNLNNVN

đến hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ Trường ĐHSPNTTW,

tác giả đưa ra 03 giả thuyết nghiên cứu như sau: (i) Mọi văn bản do Trường ban hành

quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW đã được thay đổi

theo Quy định về KNLNNVN; (ii) Hoạt động dạy tiếng Anh được đổi mới theo sự

thay đổi của văn bản quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường

ĐHSPNTW ban hành trên cơ sở quy định về KNLNNVN; (iii) Hoạt động học tiếng

Anh được thay đổi do sự đổi mới trong hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án dự kiến có những đóng góp mới về khoa học như sau:

5.1. Về lý luận

- Hệ thống hóa và làm phong phú vấn đề lý luận về tác động của KNLNNVN đến

văn bản do Trường ĐHSPNTTW ban hành cũng như hoạt động dạy và học tiếng Anh tại

Trường.

- Đề xuất các khuyến nghị nhằm tác động tích cực đến sự thay đổi văn bản do

Trường ĐHSPNTTW ban hành cũng như hoạt động dạy và học tiếng Anh để giúp sinh

viên đáp ứng lộ trình đạt CĐRTA theo KNLNNVN.

5.2. Về thực tiễn

- Làm nổi bật bức tranh về sự tồn tại của tác động tích cực hoặc tiêu cực của

KNLNNVN đến văn bản liên quan đến hoạt động dạy và học do Trường ĐHSPNTTW

ban hành cũng như thực trạng hoạt động dạy – học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ

tại Trường.

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống, logic về cơ sở lý luận, các

nguyên tắc và cơ sở lý thuyết liên quan về tác động của KNLNNVN đến sự thay đổi của

văn bản liên quan đến hoạt động dạy và học tiếng Anh không chuyên do Trường

Page 6: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

4

ĐHSPNTTW ban hành cũng như hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên

ngữ của Nhà Trường.

Luận án đã đóng góp vào hệ thống lý luận về đổi mới hoạt động dạy và học tiếng

Anh không chuyên để đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh hiện hành của Việt Nam cũng

như phân tích được những tác động của KNLNNVN đến hệ thống văn bản liên quan về

hoạt động dạy và học tiếng Anh không chuyên do cơ sở giáo dục đại học ban hành, hoạt

động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại các cơ sở giáo dục đại học. Đề

tài của luận án là đề tài đầu tiên ở Việt Nam đi sâu đánh giá tác động của KNLNNVN

đến hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ. Trên hết, luận án đã có

những đóng góp tích cực vào việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học tiếng Anh

cho SV không chuyên ngữ khối văn hóa nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật tại Việt Nam

hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, Kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị của Luận án đã tạo

dựng được là cơ sở lý luận được kiểm nghiệm trong thực tiễn để những nhà quản lý giáo

dục, các GV trực tiếp giảng dạy tiếng Anh không chuyên cho nhóm ngành văn hóa nghệ

thuật và sư phạm nghệ thuật ứng dụng vào thực tiễn quản lý điều hành việc học ngoại

ngữ không chuyên và đổi mới hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên

ngữ đáp ứng lộ trình đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh theo KNLNNVN và đáp ứng mục tiêu

định hướng đến năm 2025 là SV không chuyên ngoại ngữ phải đạt bậc 3/6 KNLNNVN

khi tốt nghiệp và đáp ứng nhu cầu cần cần nhân lực tốt nghiệp đại học có trình độ ngoại

ngữ để tác nghiệp; đồng thời tạo dựng được bức tranh đa chiều để các cơ sở giáo dục đào

tạo các ngành văn hóa nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật thấy được sinh động và sâu sắc

hơn về ý nghĩa và vai trò của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh không chuyên nói riêng

trong các cơ sở giáo dục đào tạo các ngành văn hóa nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật.

Bổ sung, cập nhật những yêu cầu của xã hội đối với cử nhân các ngành văn hóa

nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật hiện nay, đồng thời giúp cho các cơ sở GDĐH chuyên

đào tạo các ngành văn hóa nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật có cái nhìn sâu sắc hơn về

ý nghĩa và vai trò của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh không chuyên nói riêng trong

sự nghiệp đào tạo cử nhân chuyên ngành văn hóa nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật để

ngày càng có nhiều sáng kiến, giải pháp hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

các chuyên ngành này đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm giầu thêm cơ sở khoa học cho việc học

tập, nghiên cứu tiếp theo cho các học viên chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo

dục và những người quan tâm đến lĩnh vực đo lường, đánh giá trong giáo dục. Những đề

xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp

theo cho các học viên chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục và đặc biệt là

những người làm việc chuyên sâu về giảng dạy tiếng Anh hoặc giảng dạy ngoại ngữ.

7. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 03 chương và phần

kết luận

- Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Kết luận và khuyến nghị

Ngoài 04 phần chính, luận án còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và các

phụ lục.

Page 7: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ

TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẠY

VÀ HỌC TIẾNG ANH

KNLNNVN là khái niệm hoàn toàn mới trong lịch sử đào tạo ngoại ngữ của Việt

Nam trước nay. Kể từ khi quy định về KNLNNVN được ban hành và có hiệu lực đến

nay, rất nhiều cơ sở GDĐH đã tổ chức nhiều hội thảo hoặc bài viết tập trung nghiên cứu

về vấn đề giảng dạy ngoại ngữ ở trường đại học tại Việt Nam, đổi mới dạy và học đáp

ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh, E-learning,... hoặc dạy/học ngoại ngữ gắn với chuyên

ngành......nhưng chưa có một nghiên cứu trường hợp chuyên sâu nào dành riêng cho việc

đánh giá tác động của KNLNNVN đến hoạt động dạy và học cho SV không chuyên ngữ

của các chuyên ngành văn hóa nghệ thuật nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của

Khung năng lực ngoại ngữ hiện hành của Việt Nam đến hoạt động dạy và học tiếng Anh

cho sinh viên không chuyên ngữ (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Sư phạm Nghệ

thuật Trung ương)”.

Lịch sử nghiên cứu tác động trong giáo dục trên thế giới trước đây chỉ chủ yếu

nghiên cứu tác động của đề thi trong lĩnh vực ngoại ngữ ứng dụng và phải sau khi có sự

ra đời Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu (viết tắt là CEFR) vào năm

2001 mới bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu về tác động CEFR ở một số

nước trên thế giới. Tuy nhiên, những công trình khoa học đó vẫn chủ yếu nghiên cứu tác

động của CEFR thông qua việc nghiên cứu tác động của Định dạng đề thi đánh giá năng

lực ngoại ngữ được thiết kế theo quy định của CEFR theo tùy từng bối cảnh giáo dục. Để

tìm hiểu rõ vấn đề trước khi tiến hành công trình nghiên cứu trường hợp của luận án này,

tác giả sẽ hệ thống hóa các khái niệm và các công trình khoa học theo lịch sử vấn đề

nghiên cứu xuất phát từ tác động đề thi tiếng Anh đến tác động của CEFR và

KNLNNVN đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh trên thế giới và Việt Nam như sau:

1.1. Hệ thống khái niệm của vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm “tác động”

1.1.1.1. Khái niệm “tác động”

Tác động là tất cả những thay đổi dự kiến có thể xảy ra trong các khoảng thời

gian khác nhau, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ

ý hoặc không chủ ý đến các tác nhân khác nhau và có liên quan ở các quy mô khác nhau

do thực hiện và áp dụng một lựa chọn/ can thiệp chính sách nhất định trong quá trình

đánh giá tác động.

1.1.1.2. Khái niệm “tác động của đề thi” (washback hoặc backwash)

Tác động của đề thi (washback) là ảnh hưởng của các dạng đề thi đến hoạt động

dạy và học ngoại ngữ (tiếng Anh) về các mặt chính sách, nội dung giảng dạy, phương

pháp giảng dạy và học tập, giáo trình tài liệu, kiểm tra đánh giá thực tiễn trong lớp học.

1.1.1.3. Khái niệm tác động của đề thi như là một tiêu chuẩn của đánh giá đề thi

Tác động của đề thi như là một tiêu chuẩn của đánh giá đề thi là tác động là một

phần giá trị của đề thi được đo bằng tác động tích cực của đề thi đó đến thực tế của hoạt

động giảng dạy và học tập trên lớp học.

1.1.1.4. Khái niệm tác động của đề thi như là cơ sở đối với chính sách đổi mới trong

giáo dục

Tác động của đề thi như là cơ sở đối với chính sách đổi mới trong giáo dục là tác

động của đề thi được xem như nhân tố có ảnh hưởng đến sự đổi mới chính sách trong

giáo dục khi các cơ sở giáo dục thường xuyên phải thay đổi chương trình và PPGD theo

định hướng nội dung của đề thi dẫn đến thay đổi hoạt động học để nâng cao năng lực của

sinh viên đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Page 8: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

6

Thuật ngữ “washback”/tác động đề thi của Messick (1989, 1996) có nội hàm giá

trị hệ quả (consequential validity), đồng thời “washback”/tác động đề thi là một hiện

tượng tác động trong giáo dục mà chủ yếu tập trung vào “sự thay đổi”, do đó tác giả sẽ

sử dụng thuật ngữ “washback”/tác động đề thi của Messick trong luận án này là để làm

cơ sở tìm hiểu nghiên cứu việc thay đổi đề thi/khung năng lực ngoại ngữ trong hệ thống

giáo dục có thể hay không tạo ảnh hưởng dẫn đến tác động việc thay đổi hoạt động dạy

và hoạt động học.

1.1.2. Khung năng lực ngoại ngữ

1.1.2.1. Khái niệm “năng lực”

Năng lực là chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học đối với môn tiếng

Anh không chuyên.

1.1.2.2. Khái niệm “chuẩn đầu ra ngoại ngữ”

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (tiếng Anh) là sự phát triển năng lực chung của người

học gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, năng lực học tập... của người học và kết quả

của quá trình đào tạo mà người học học xong chương trình đào tạo đó phải đạt được.

1.1.2.3. Mối quan hệ giữa “năng lực” và “chuẩn đầu ra”

Năng lực (competence) là năng lực hoặc trình độ chuyên môn về ngoại ngữ;

chuẩn đầu ra (learning objective(s)) hoặc trình độ đạt được khi người học tốt nghiệp

một chương trình đào tạo tiếng Anh.

1.1.2.4. Khái niệm “khung năng lực”

Khung năng lực là một khung tổ hợp chung để tích hợp, sắp xếp và căn chỉnh

các mô hình năng lực khác nhau để đạt đến khả năng hoàn thành một vị trí hay công

việc nhất định.

1.1.2.5. Khung năng lực ngoại ngữ và Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung

Châu Âu

(I) Khái niệm “khung năng lực ngoại ngữ”

Khung năng lực ngoại ngữ là khung năng lực được sử dụng để xác định mức độ

hiệu quả năng lực ngoại ngữ, cho phép đo lường sự tiến bộ của người học ở từng giai

đoạn học tập và học tập suốt đời.

(II) Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu

1.1.3. Khung năng lực dạy học tiếng Anh

Năng lực NDTA và KNLDHTA trong hoạt động dạy và học tiếng Anh gồm PPGD,

PPHT, kiểm tra đánh giá và biên soạn giáo án giáo trình.

1.1.4. Hoạt động dạy học tiếng Anh

1.1.4.1. Khái niệm hoạt động dạy học:

Hoạt động là hệ thống thao tác hành vi có ý thức và mục đích của con người với

thế giới xung quanh và hoạt động dạy học là mối tương quan và tương tác giữa sự trao

đổi, truyển lại tri thức của người dạy và sự chiếm lính tri thức của người học.

1.1.4.2. Tiếng Anh: “Tiếng Anh/English” được sử dụng như một ngoại ngữ và là công cụ

giao tiếp trong các quốc gia không nói tiếng Anh truyền thống.

1.1.4.3. Khái niệm hoạt động dạy tiếng Anh

Dạy học tiếng Anh như một ngoại ngữ (TEFL)” là hoạt động dạy và học tiếng

Anh để người học được sử dụng như một công cụ giao tiếp trong các quốc gia không nói

tiếng Anh truyền thống.

1.1.4.4. Phương pháp dạy tiếng Anh

(1) Phương pháp dịch-ngữ pháp là phương pháp dạy học tiếng Anh truyền thống.

(2) Phương pháp giảng dạy theo định hướng giao tiếp

1.1.4.5. Giáo trình tài liệu

Page 9: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

7

Giáo trình là nguồn học liệu hữu ích và nguồn thông tin chuẩn cho một nội dung

đã được nghiên cứu biên soạn chính thức phục vụ hoạt động giảng, học tập và thiết kế

chương trình đào tạo.

1.1.5. Hoạt động học tiếng Anh

1.1.5.1.Khái niệm về hoạt động học tập

1.1.5.2. Khái niệm về học ngoại ngữ

Học tập ngoại ngữ là quá trình hoạt động học tập thành thạo ngoại ngữ bản xứ và

phát triển năng lực giao tiếp ngoại ngữ của người học hoặc xác định năng lực ngoại ngữ

có thể đạt được là kết quả của quá trình học tập ngoại ngữ theo kế hoạch tại một cơ sở

đào tạo ngoại ngữ

1.1.6. Kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy và học tiếng Anh

1.1.6.1. Các loại hình kiểm tra, đánh giá tiếng Anh

1.1.6.2. Đánh giá kết quả học tập tiếng Anh

Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập tiếng Anh là quá trình thu thập thông tin bằng

cách dùng các đề thi và các công cụ đo lường khác như quan sát của giáo viên, nhận xét

của giáo viên, của bạn học, tự nhận xét của người học …để đo lường kết quả học tiếng

Anh của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

1.1.7. Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

KNLNNVN gồm 6 bậc và các tiêu chí, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ

quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và

xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào

tạo ngoại ngữ giữa các cấp học. Tuy nhiên, KNLNNVN không quy định thời lượng cụ thể

cho hoạt động dạy và học đối với từng bậc trình độ ngoại ngữ.

Nội dung KNLNNVN mô tả ba nhóm năng lực ngoại ngữ gồm kỹ năng (1) tiếp

nhận ( nghe hiểu và đọc hiểu); (2) tương tác (nói và viết) và (3) sản sinh (nói và viết)

theo chủ điểm, ngữ liệu, các dạng câu hỏi và hoạt động được quy định cho bậc 2/6 phải

đạt như sau:

Bảng 1.4. Nội dung, PPGD và PPHT bậc 2/6 KNLNNVN (trích dẫn theo Thông tư số 01)

Các kỹ năng

Nội dung, kiến thức ngoại ngữ của bậc 2/6 KNLNNVN

TT(*) Chủ điểm TT

(*) Ngữ liệu

TT

(*) Dạng câu hỏi

TT

(*)

Dạng hoạt động

Nghe hiểu,

nói tƣơng tác và sản

sinh,

đọc hiểu,

viết sản sinh và

tƣơng tác

1 Gia đình 1 Các đoạn thông báo ngắn

1 Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn 1 Thảo luận nhóm

2 Mua sắm 2 Các đoạn hội thoại 2 Điền từ vào chỗ trống 2 Đóng kịch

3 Nơi ở

3 Tin nhắn và Tin nhắn thoại

3 Lựa chọn câu trả lời đúng trong số các lựa chọn cho trước

3 Độc thoạ

4 Nghề nghiệp

4 Các bài nói chuyện 4 Điền thông tin còn thiếu 4 Hội thoại

5 Cuộc sống hàng ngày

5 Bản tin (đài và truyền hình)

5 Trả lời câu hỏi 5 Miêu tả (tranh, người,...)

6 Giao thông (chỉ đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng)

6 Thư từ và văn bản điện tử cơ bản

6 Viết câu hoàn chỉnh từ những cụm từ cho sẵn

6 Hỏi và trả lời câu hỏi

7 Quá trình học tập, làm việc

7 Tờ thông tin và quảng cáo

7 Viết những câu đơn giản, các mệnh đề và những cụm từ (nối với nhau bằng những liên từ đơn giản như: và, nhưng, bởi vì).

8 Sức khỏe và thời tiết

8 Các bài báo ngắn mô tả sự kiện

8 Viết theo yêu cầu cho sẵn

9 Các loại hình dịch vụ

9 Danh mục tham khảo và thời gian biểu

10 Ăn uống 10 Các biển báo, thông báo

Page 10: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

8

11 Thời gian rảnh rỗi và giải trí

11 Thực đơn, hướng dẫn sử dụng và danh bạ

12 Thích và không thích

12 Đoạn văn ngắn

13 Ghi chép

14 Ghi chú ngắn

15 Biểu mẫu

16 Bưu thiếp

17 Tranh vẽ

04 kỹ năng 12 chủ điểm 17 ngữ liệu 08 dạng câu hỏi 06 dạng hoạt

động

* Thứ tự

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.

1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu tác động của đề thi đến hoạt động dạy và học tiếng

Anh.

1.2.1.1.1. Mô hình nghiên cứu tác động đề thi tiếng Anh của Alderson và Wall năm 1993

và 1996

1.2.1.1.2. Mô hình nghiên cứu tác động đề thi của Hughes năm 1993

1.2.1.1.3. Mô hình nghiên cứu tác động của đề thi TOEFL của Alderson và Hamp-Lyons

năm 1996

1.2.1.1.4. Mô hình nghiên cứu tác động đề thi của Cheng năm 1999

1.2.1.1.5. Tác động của kiểm tra đánh giá trong lớp học: Nghiên cứu hưởng tác động đối

với chương trình tiếng Anh dành cho người di dân Australia

1.2.1.1.6. Tác động của các Đề thi ngoại ngữ ở các cơ sở GDĐH của Nhật Bản

1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu tác động của Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ

chung Châu Âu đến hoạt động dạy và học tiếng Anh.

1.2.1.2.1. Tác động của đề thi TOEFL iBT ở các nước Trung Âu và Đông Âu

1.2.1.2.2. Tác động của bài thi chuẩn đầu ra tiếng Anh khi tốt nghiệp bậc đại học đến

hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên ở Đài Loan

1.2.1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của CEFR đến việc đào tạo tiếng Anh ở Nhật Bản năm

2016

1.2.1.2.4. Tác động của Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu đến hoạt

động dạy và học tiếng Anh trong bối cảnh địa phương.

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu tác động của đề thi đến hoạt động dạy và học tiếng Anh.

1.2.2.1.1. Tác động đề thi của Hệ thống kiểm tra Anh ngữ Quốc tế - IELTS tại Đại học

Quốc Gia Hà Nội

1.2.2.1.2. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu tác động của đề thi VSTEP và

KNLNNVN đến hoạt động dạy và học tiếng Anh.

Hầu như tất cả các nghiên cứu trên thế giới trong những năm 1980 đến năm

2016 tập trung nghiên cứu về tác động của đề thi tiếng Anh đến nội dung dạy học

(gồm: luyện thi, thu hẹp khung chương trình đào tạo, tài liệu do giáo viên chuẩn bị và

các phương pháp đánh giá) hoặc phương pháp dạy học (gồm: giới hạn phương thức và

thời gian giảng dạy, thay đổi PPGD). Thiết kế nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu

sử dụng phương pháp khảo sát (thường là phỏng vấn hoặc viết phiếu hỏi) hoặc phương

pháp quan sát. Hiệu quả tác động của các công trình nghiên cứu trước cũng đều chủ

yếu dựa vào dữ liệu tự báo cáo của giáo viên và SV. Dữ liệu tự báo cáo có thể sẽ cung

cấp một lượng lớn thông tin về mối quan hệ giữa dạy, học và đề thi nhưng khó có thể

cung cấp một kết luận rõ ràng và chính xác về những gì thực sự đang xảy ra trong lớp

học. Do đó, cách tốt nhất để nhận dạng tác động là thông qua việc kết hợp khảo sát

Page 11: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

9

giáo viên/SV và quan sát lớp học. Trong số các nghiên cứu trước đây thì chỉ có bốn

ngoại lệ vẫn là mô hình nghiên cứu điển hình đến tận thời điểm hiện tại, đó là công

trình nghiên cứu của Alderson và Wall (1993), Alderson và Hamp-Lyons (1996),

Nguyễn (1997) và Cheng (2004), đặc biệt giá trị là công trình nghiên cứu về sự tồn tại

tác động đề thi ngoại ngữ của Alderson và Wall (1993). Bốn công trình này đều có

điểm chung là sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu như khảo sát/dự giờ và

phỏng vấn. Do vậy, phát triển các nghiên cứu mới cho lĩnh vực này là hết sức cần thiết.

Với những lý do trên, luận án này sẽ kết hợp các mô hình nghiên cứu của Alderson và

Wall (1993) Alderson và Hamp-Lyons (1996), Nguyen (1997) và Cheng (2004) để làm

cơ sở định hướng nghiên cứu mới cho luận án. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các công

trình khoa học và các PPNC về tác động của đề thi kinh điển trước đây, tác giả sẽ sử

dụng kết hợp PPNC định tính và định lượng, trong đó sử dụng phương pháp tam giác đạc

bao gồm phân tích dữ liệu, khảo sát, dự giờ lớp học và phỏng vấn bán cấu trúc để dữ liệu

thu được từ những phương pháp này sẽ có thể so sánh, đối chiếu và kiểm chứng lẫn nhau

để đưa ra được kết quả chính xác nhất về việc xác định có tồn tại hay không tác động của

KNLNNVN đến hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ Trường

ĐHSPNTTW.

1.2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu có liên quan, tác giả dựa

trên bốn mô hình nghiên cứu tác động đề thi tiếng Anh của Alderson và Wall (1993),

Alderson và Hamp-Lyons (1996), Nguyễn (1997) và Cheng (2004) xây dựng Khung lý

thuyết nghiên cứu tác động của KNLNNVN đến hoạt động dạy và học tiếng Anh cho

sinh viên không chuyên ngữ (nghiên cứu trường hợp: Trường ĐHSPNTTW) để trả lời ba

câu hỏi nghiên cứu của luận án này như sau:

Hình 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án

Thông tư 01 nêu rõ KNLNNVN là căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế

hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo. Do đó,

Khung lý thuyết nghiên cứu (Hình 1.8) mang tính dự báo này chỉ rõ KNLNNVN có thể

sẽ tác động và có khả năng dẫn đến một số thay đổi của mọi văn bản cũng như hoạt động

KHUNG

NĂNG

LỰC

NGOẠI

NGỮ

VIỆT

NAM

VĂN BẢN

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH

Nội dung

học tập

(Tài liệu,

đài đĩa,..)

Phương

pháp

học tập

HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH

Nội dung

giảng dạy

(Tài liệu,

đài đĩa,..)

Phương

pháp

giảng

dạy

Kiểm

tra,

đánh

giá

Page 12: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

10

dạy và học tiếng Anh của SV không chuyên ngữ Trường ĐHSPNTTW. Hướng mũi tên

từ trái qua phải phía trên cùng cho thấy KNLNNVN có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các

văn bản do Trường ban hành liên quan đến hoạt động dạy và học tiếng Anh (như Quy

định về CĐRTA, Đề cương chi tiết môn học tiếng Anh, quy định về KTĐG tiếng

Anh,...). Đồng thời, hướng mũi tên từ trái qua phải phía dưới cùng cho thấy KNLNNVN

có thể không cần tác động qua các văn bản về hoạt động dạy và học mà có thể tác động

trực tiếp đến hoạt động dạy và hoạt động học tại Trường. Hướng hai mũi tên trực tiếp từ

trên xuống dự đoán việc các văn bản quy định về hoạt động dạy và học đã được thay đổi

theo KNLNNVN có thể đồng thời tác động cùng lúc đến cả hoạt động dạy và học tiếng

Anh. Tuy nhiên, tác giả luận án xác định sự thay đổi của các văn bản về dạy học của

Trường do KNLNNVN có thể được xem là thành tố trung gian quan trọng nhất tạo ra tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp làm đổi mới Hoạt động dạy qua: (i) Nội dung giảng dạy

(tài liệu, đài đĩa,..), (ii) PPGD và (iii) Hình thức KTĐG. Sau đó sự đổi mới về nội dung,

PPGD và KTĐG của GV tiếp tục tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến Hoạt động học

qua: (i) Nội dung học tập (tài liệu, đài đĩa,..) và (ii) PPHT có thể sử dụng trong lớp học.

Cuối cùng, các mũi tên hai chiều trong Khung lý thuyết gợi ý có thể xảy ra tác động qua

lại giữa nội dung, PPGD, KTĐG và PPHT trong hoạt động dạy và hoạt động học do chịu

tác động của sự thay đổi của các GV, các văn bản liên quan và KNLNNVN.

Do tác động không phải là hiện tượng có thể vận hành một cách tự động. Tác

động có thể xảy ra đối với một số GV và SV nhưng không có nghĩa là có thể xảy ra với

tất cả GV và các SV. Tác giả luận án cũng không hy vọng rằng tất cả những dự đoán trên

đều có thể xảy ra trong các lớp học tiếng Anh mà có thể chỉ có một phần trong các dự

đoán trên đây sẽ có thể có tác động đến một nhóm các GV và SV chứ không phải là tác

động đến tất cả các GV và SV. Do đó, luận án này sẽ tập trung nghiên cứu để tìm ra sự

tồn tại của tác động cũng như các hình thức tác động của KNLNNVN đến hoạt động

dạy và học cho SV không chuyên ngữ Trường ĐHSPNTTW.

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Bối cảnh nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại

Trƣờng ĐHSP Nghệ thuật TW

2.1.1. Bối cảnh chung

2.1.2. Thực trạng dạy và học tiếng Anh trước khi áp dụng quy định về KNLNNVN.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu của luận án này được thực hiện theo kế

hoạch (Bảng 2.1). Toàn bộ dữ liệu được thu thập từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 6 năm

2018. Tác giả sử dụng các công cụ nghiên cứu bao gồm: các văn bản do Trường ĐHSP

NTTW ban hành quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh trước và sau khi

KNLNNVN được ban hành, phiếu khảo sát, dự giờ lớp học, phỏng vấn bán cấu trúc, xin

ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, tác giả còn thu thập một số dữ liệu khác từ GV, SV (tài liệu

giảng dạy, học tập). Việc phân tích các tài liệu xác thực liên quan đến thử nghiệm,

nghiên cứu thí điểm, khảo sát câu hỏi, dự giờ lớp học, phỏng vấn đều phụ thuộc lẫn nhau

và liên quan đến nghiên cứu. Tác giả đã phân tích bối cảnh nghiên cứu và thực trạng hoạt

động dạy học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại Trường. Trên cơ sở đó, tác giả

thiết kế 06 giai đoạn nghiên cứu, gồm giai đoạn I: Chọn mẫu (05 bước); giai đoạn II:

Thiết kế, thử nghiệm và chuẩn hóa công cụ (07 bước); giai đoạn III: Thực hiện nghiên

cứu (06 bước: phỏng vấn và khảo sát); giai đoạn IV: Thực hiện nghiên cứu (02 bước: dự

giờ trực tiếp); giai đoạn V: Phỏng vấn bán cấu trúc (03 bước); giai đoạn VI: Tổng hợp và

báo cáo kết quả nghiên cứu;

Page 13: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

11

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu định lượng và định tính

2.3.2. Phương pháp tam giác đạc/kiểm tra chéo (triangulation)

2.3.3. Phương pháp khảo sát

2.3.4. Phương pháp quan sát

2.3.5. Phương pháp phỏng vấn

2.3.6. Phương pháp phân tích tài liệu

2.3.7. Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trong đề tài của luận án, tác

giả xây dựng 03 câu hỏi nghiên cứu như sau:

(i) Quy định về KNLNNVN đã tác động như thế nào đến các văn bản quy định về

hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành?

(ii) Quy định về KNLNNVN đã tác động như thế nào đến hoạt động dạy tiếng

Anh tại Trường ĐHSPNTW?

(iii) Quy định về KNLNNVN có tác động như thế nào đến hoạt động học tiếng

Anh của SV tại Trường ĐHSPNTW?

2.3.8. Giải thuyết nghiên cứu gồm (i) Mọi văn bản do Trường ban hành quy định về

hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW đã được thay đổi theo Quy định

về KNLNNVN; (ii) Hoạt động dạy tiếng Anh được đổi mới theo sự thay đổi của văn

bản quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành

trên cơ sở quy định về KNLNNVN; (iii) Hoạt động học tiếng Anh được thay đổi do sự

đổi mới trong hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW.

2.3.9. Khung lý thuyết nghiên cứu

Tác giả xây dựng Khung lý thuyết nghiên cứu tác động của KNLNNVN đến hoạt

động dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ (nghiên cứu trường hợp:

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) để trả lời 3 câu hỏi và giả thuyết

nghiên cứu của luận án. Đồng thời, căn cứ vào 3 câu hỏi nghiên cứu, 3 giả thuyết nghiên

cứu và Khung lý thuyết nghiên cứu tác động của KNLNNVN (Hình 1.8.), tác giả đã lựa

chọn phương pháp chọn mẫu, thiết kế nghiên cứu và các công cụ nghiên cứu trong các

phần tiếp theo của luận án này.

Hình 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án

KHUNG

NĂNG

LỰC

NGOẠI

NGỮ

VIỆT

NAM

VĂN BẢN

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH

Nội dung

học tập

(Tài liệu,

đài đĩa,..)

Phương

pháp

học tập

HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH

Nội dung

giảng dạy

(Tài liệu,

đài đĩa,..)

Phương

pháp

giảng

dạy

Kiểm

tra,

đánh

giá

Page 14: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

12

2.4. Thiết kế và thử nghiệm công cụ nghiên cứu

2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu

2.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu

2.4.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu của luận án này là 12/12 GV dạy tiếng Anh 2 thuộc TTNN và

679 SV học học phần Tiếng Anh 2 hệ đại học chính quy của Trường ĐHSPNTTW.

2.4.2. Thiết kế công cụ nghiên cứu

2.4.2.1. Các khái niệm được xác định và hệ thống chỉ báo

Các hệ thống chỉ báo của khái niệm cơ sở, bao gồm chỉ báo trung gian và chỉ

báo thực nghiệm của các công cụ khảo sát thu thập dữ liệu được sử dụng để thử nghiệm

mô hình nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu được thao tác hóa khái niệm trên

cơ sở kết quả phân tích hệ thống khái niệm của vấn đề nghiên cứu, các loại phương pháp

và công cụ khác nhau của các công trình nghiên cứu trước trong phần mô tả tổng quan

kết hợp kết quả phân tích “bậc 2/6 KNLNNVN”. Ngoài ra, nội dung, PPGD và PPHT

tiếng Anh của bậc 2/6 KNLNNVN trong Bảng 1.4. (mục 1.1.7.) cũng là căn cứ để phân

tích, đối sánh với giáo trình tài liệu và đề cương môn học tiếng Anh 2 để từ đó tìm ra sự

tồn tại tác động của KNLNNVN đối với sự lựa chọn giáo trình và việc chỉnh sửa hoặc

thiết kế đề cương chi tiết môn học tiếng Anh 2 tại ĐHSPNTTW.

2.4.2.2. Phiếu khảo sát dành cho GV và SV

2.4.2.3. Phiếu dự giờ

2.4.2.4. Câu hỏi phỏng vấn

2.4.3. Thử nghiệm và chuẩn hóa công cụ nghiên cứu

2.4.3.1. Thử nghiệm

2.4.3.2. Khảo sát chính thức

2.4.3.2.1. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với bộ phiếu khảo sát chính

thức dành cho GV: Tổng số phiếu phát ra gồm 12, tổng số phiếu thu về gồm 12, tổng số

phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích gồm 12. Các thang đo được thể hiện bằng nhiều

biến quan sát nhưng những biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 không

được đưa vào phần phân tích tiếp theo, như sau: Bảng 2.3. Tổng hợp độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các item về nội dung và PPGD của GV

trên lớp và sau giờ lên lớp của Phiếu khảo sát dành cho GV (câu 2 và câu 3 phần 2)

Thứ tự (Label) Nội dung

Kỹ năng nghe Kỹ năng nói Kỹ năng đọc Kỹ năng viết

GV Số

biến GV

Số

biến GV

Số

biến GV

Số

biến

Phần 2

Nhóm item câu 2 Nội dung và phương pháp giảng dạy trên lớp

C2.2.1. Chủ điểm .909 9 .923 10 .910 11 .922 12

C2.2.A Ngữ liệu .946 16 .938 16 .930 16 .941 16

C2.3.B Dạng câu hỏi và các

hoạt động .924 7 .891 10 .916 7 .866 7

Nhóm item câu 3 Nội dung và phương pháp giảng dạy sau giờ lên lớp

C3.3.1. Chủ điểm .956 12 .972 11 .959 11 .967 12

C3.2.A. Ngữ liệu .948 16 .966 15 .920 16 .943 15

C3.3.B. Dạng câu hỏi và các

hoạt động .924 14 .905 12 .955 14 .936 14

2.4.3.2.2. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với bộ phiếu khảo sát chính

thức dành cho SV

Tổng số phiếu phát ra gồm 715, tổng số phiếu thu về gồm 683, tổng số phiếu hợp

lệ để đưa vào phân tích gồm 679. Các thang đo được thể hiện bằng nhiều biến quan

sát nhưng những biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 không được đưa vào

phần phân tích tiếp theo, như sau:

Page 15: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

13

Bảng 2.4. Tổng hợp độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các item về nội dung và PPHT của SV

trên lớp và sau giờ lên lớp của Phiếu khảo sát dành cho SV (câu 2 và câu 3 phần 2)

Thứ tự (Label) Nội dung

Kỹ năng nghe Kỹ năng nói Kỹ năng đọc Kỹ năng viết

SV Số

biến SV

Số

biến SV

Số

biến SV

Số

biến

Phần 2

Nhóm item câu 2 Nội dung và phương pháp học tập trên lớp

C2.2.1. Chủ điểm .855 11 .925 11 .894 12 .863 12

C2.2.A Ngữ liệu .916 17 .913 17 .929 17 .9.12 16

C2.2.B Dạng câu hỏi và

các hoạt động .849 10 .871 11 .865 11 .805 10

Nhóm item câu 3 Nội dung và phương pháp học tập sau giờ lên lớp

C3.3.1. Chủ điểm .901 12 .887 12 .878 10 .880 8

C3.2.A. Ngữ liệu .915 13 .930 15 .929 17 .930 16

C3.2.B. Dạng câu hỏi và

các hoạt động tự

học

.923 13 .935 14 .932 14 .914 13

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các kết quả nghiên cứu của Chương 3 trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và giả

thuyết nghiên cứu, đồng thời tác giả khẳng định được KNLNNVN có tác động đến đến

hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại Trường ĐHSPNTTW.

3.1.Tác động của KNLNNVN đến các văn bản liên quan do Trƣờng ban hành Các kết quả nghiên cứu sau đây trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1 với giả thuyết 1

của luận án: “mọi văn bản do Trường ban hành quy định về hoạt động dạy và học tiếng

Anh tại Trường ĐHSPNTW đã được thay đổi theo Quy định về KNLNNVN”.

3.1.1. Quy định về chuẩn đầu ra tiếng Anh và Định dạng đề thi CĐRTA

3.1.2. Quy định về đề cương chi tiết môn học tiếng Anh 2 và hình thức kiểm tra đánh

giá tiếng Anh 2

3.1.2.1. Về nội dung, PPGD, PPHT và tài liệu dạy học

3.1.2.2. Về kiểm tra đánh giá

Tóm lại, KNLNNVN không chỉ tác động đến sự thay đổi và chỉnh sửa Quy định

về CĐRTA và Định dạng đề thi CĐRTA cho kỳ thi CĐRTA mà còn tác động đến sự thay

đổi và xây dựng lại nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, tài liệu dạy

học, hình thức KTĐG thành phần trong Đề cương tiếng Anh 2 năm 2017 cũng như hình

thức KTĐG chuẩn đầu ra tiếng Anh kể từ năm 2017 trở đi nhưng không tác động đến sự

thay đổi thời lượng dạy học, hình thức đánh giá tổng kết/thi kết thúc học phần của môn

tiếng Anh 2 cho SV của Trường. Như vậy, kết quả phân tích văn bản đã trả lời câu hỏi

nghiên cứu 1 và giả thuyết 1 rằng: mọi văn bản do Trường ban hành quy định về hoạt

động dạy và học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW đã được thay đổi từng phần theo Quy

định về KNLNNVN. Sự thay đổi từng phần của mọi văn bản do Trường ban hành quy

định về hoạt động dạy và học tiếng Anh được coi là tác động tích cực của chính sách quy

định về KNLNNVN.

3.2. Tác động của KNLNNVN đến hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Trƣờng

ĐHSPNTW

Các kết quả nghiên cứu sau đây trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết 2 và 3

của luận án là KNLNNVN đã tác động đến hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Trường

ĐHSPNTW. Phiếu khảo sát dành cho GV và SV được thiết kế trên cơ sở các tiêu chí của

KNLNNVN (xem 1.1.7), do đó nội dung trả lời khảo sát của GV và SV đã được đối sánh

trực tiếp với KNLNNVN.

3.2.1. Kết quả khảo sát

Page 16: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

14

Kết quả nghiên cứu dưới đây trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2 với giả thuyết nghiên cứu

2.

3.2.1.1. Phần thông tin chung của đội ngũ GV

Tổng số GV giảng dạy tiếng Anh của TTNN có 13 nhưng tác giả là 1 trong số 13

GV đó nên để đảm bảo khách quan tác giả không tham gia vào việc trả lời phiếu khảo

sát, phỏng vấn và giảng dạy để được dự giờ. 12/12 GV còn lại đều tình nguyện tham gia

nghiên cứu này.

3.2.1.2. Về nội dung và phương pháp giảng dạy

3.2.1.2.1. Nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe

3.2.1.2.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng nói

3.2.1.2.3. Nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng đọc

3.2.1.2.4. Nội dung và phương pháp giảng dạy kỹ năng viết

Tóm lại, nội dung và PPGD của GV được đổi mới theo sự thay đổi của văn bản

quy định về dạy và học tiếng Anh do Trường đã ban hành kể từ năm 2014 về chủ điểm,

ngữ liệu, các dạng câu hỏi và hoạt động theo kỹ năng nghe hiểu/ nói tương tác và sản

sinh/đọc hiểu và viết tương tác và sản sinh tương thích với KNLNNVN.

3.2.1.3. Về nội dung và phương pháp học tập của SV

Phiếu khảo sát dành cho SV được thiết kế sử dụng các tiêu chí của KNLNNVN

(xem 1.1.7), do đó kết quả nghiên cứu dưới đây trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 với giả

thuyết nghiên cứu 3 là:“hoạt động học tiếng Anh được thay đổi từng phần do sự đổi mới

từng phần trong hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW”.

3.2.1.3.1.Nội dung và phương pháp học tập kỹ năng nghe

3.2.1.2.2. Nội dung và phương pháp học tập kỹ năng nói

3.2.1.2.3. Nội dung và phương pháp học tập kỹ năng đọc

3.2.1.2.4. Nội dung và phương pháp học tập kỹ năng viết

Tóm lại, nội dung và PPHT trên lớp và sau giờ lên lớp của SV đã thay đổi theo

nội dung và PPGD của GV. Sự thay đổi từng phần về nội dung và PPHT của SV đã chịu

tác động gián tiếp từng phần của KNLNNVN.

Như vậy, từ các kết quả phân tích dữ liệu của phiếu khảo sát dành cho GV và SV

trên đây, tác giả thấy rằng nội dung và PPGD của GV đã thay đổi khi giảng dạy 04 kỹ

năng nghe hiểu/nói sản sinh và tương tác/đọc hiểu/viết sản sinh và tương tác theo chủ

điểm, ngữ liệu, các dạng câu hỏi, hoạt động thuộc KNLNNVN. Do đó, nội dung và

PPHT của SV cũng đã thay đổi theo và thay đổi từng phần khi học và tự học 04 kỹ năng

nghe hiểu/nói sản sinh và tương tác/đọc hiểu/viết sản sinh và tương tác đã được học trên

lớp. Ngoài ra, GV giao BTVN đúng theo nội dung và PPGD trên lớp để củng cố nội

dung và PPHT của SV. Như vậy, nội dung và PPGD của GV cũng như nội dung và

PPHT của SV đã thay đổi từng phần do chịu tác động gián tiếp của KNLNNVN.

3.2.1.4. Việc sử dụng tài liệu, đài đĩa CD, TV để giảng dạy và học tập của GV và SV

trong lớp học

Kết quả khảo sát về tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy và học tiếng Anh.

Bảng.3.27. Tài liệu giảng dạy của GV và tài liệu học tập của SV Anh/ Chị hiện đang sử dụng tài liệu tiếng Anh nào để

giảng dạy/ học tập trên lớp? Percent of Cases (%) Percent of Cases (%)

GV SV

Lifelines Pre-intermediate 33.30 0

New English File (Pre-intermediate) 66.7 100

New Headway 3rd Ed (Pre-intermediate) 91.7 66,1

Solution (Pre-intermediate) 16.7 0.6

Inside Out (Pre-intermediate) 8.30 0

English File (Pre-intermediate) 100 100

Tài liệu khác: 75 75,4

Page 17: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

15

3.2.1.5. Việc sử dụng thiết bị giảng dạy trong lớp học:

Kết quả khảo sát về việc sử dụng đa dạng thiết bị giảng dạy kỹ năng nghe. Bảng 3.28. Hình thức và thiết bị giảng dạy trong lớp

Anh/ Chị luyện kỹ năng nghe cho SV qua hình thức: Percent of Cases (%) Percent of Cases (%)

GV SV

Người Việt Nam đọc 83.3 100,0

CDs do người bản xứ đọc 25.0 100,0

Videos do người bản xứ đọc 100.0 73,2

Hình thức khác 83.3

3.2.1.6. Hình thức kiểm tra đánh giá trong hoạt động giảng dạy học Kết quả khảo sát về việc GV áp dụng hình thức KTĐG đối với các bài kiểm tra

thành phần được quy định trong Đề cương tiết môn học tiếng Anh. Bảng 3.29. Kết quả khảo sát về hình thức KTĐG của GV đối với các bài kiểm tra thành phần

được quy định trong Đề cương chi tiết môn học

Anh/ Chị cho SV làm các bài kiểm tra thành phần trên lớp theo hình thức nào

dưới đây?

Percent of Cases

(%)

Nghe 100

Nói 100

Đọc 8.3

Viết 50.0

Hình thức khác 41.7

Kết quả khảo sát về việc GV có áp dụng cho SV làm thêm các bài kiểm tra khác

ngoài quy định của Đề cương tiết môn học tiếng Anh.

Bảng 3.30. Kết quả khảo sát về hình thức KTĐG của GV đối với các bài kiểm tra ngoài

quy định của Đề cương chi tiết môn học Ngoài số bài kiểm tra đã được quy định trong Đề cương chi tiết môn học, Anh/

Chị cho SV làm thêm các bài kiểm tra theo các hình thức nào dưới đây?

Percent of Cases

(%)

Nghe 100.0

Nói 83.3

Đọc 100.0

Viết 100.0

Như vậy, có thể thấy rằng sự thay đổi về nội dung (tài liệu và thiết bị giảng dạy),

PPGD và KTĐG thành phần của GV cũng như sự thay đổi về nội dung (tài liệu và thiết

bị giảng dạy) và PPHT của SV được xem là tác động tích cực của quy định về

KNLNNVN, ngược lại quy định về KNLNNVN không tác động đến sự thay đổi hình

thức thi kết thúc học phần tiếng Anh 2. Kết quả nghiên cứu thu được từ việc phân tích số

liệu khảo sát về nội dung, PPGD và KTĐG thành phần của GV đã trả lời câu hỏi nghiên

cứu 2 là hoạt động dạy tiếng Anh được đổi mới theo sự thay đổi của văn bản quy định

về hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành trên cơ sở quy

định về KNLNNVN. Đồng thời, kết quả nghiên cứu thu được từ việc phân tích số liệu

khảo sát về nội dung và PPHT của SV cũng đã trả lời câu hỏi nghiên cứu 3 là hoạt động

học tiếng Anh được thay đổi do sự đổi mới trong hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường

ĐHSPNTW. Kết quả này khẳng định KNLNNVN đã tác động vừa trực tiếp và gián tiếp

cũng như có tác động tích cực và tác động từng phần đến sự đổi mới hoạt động dạy và

học tiếng Anh 2 cho SV không chuyên ngữ cũng như việc ban hành các văn bản có liên

quan.

3.2.2. Kết quả dự giờ

Kết quả nghiên cứu này trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 và 3 là KNLNNVN có tác

động đến hoạt động dạy và học tiếng tại Trường ĐHSPNTTW.

Page 18: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

16

3.2.2.1. Kết quả dự giờ Vòng 1

(1) Về nội dung, PPGD, PPHT và KTĐG

Kết quả dự giờ Vòng 1 về nội dung, PPGD, PPHT và KTĐG:

Bảng 3.31. Dự giờ lớp học Vòng 1: nội dung, PPGD và PPHT (% thời gian)

T

Các

chủ

điểm

Ngữ liệu

Các

dạn

g

câu

hỏ

i

Kỹ

năn

g

ng

he

Kỹ

năn

g

i

Kỹ

năn

g

đọ

c +

viế

t

Ng

ữ p

háp

Từ

vự

ng

Ph

át â

m

Bài

th

i v

iết

(trắ

c

ng

hiệ

m +

tự l

uận

)

Bài tập

về nhà

T1 Ăn

uống

Tranh vẽ Điền thông tin còn

thiếu 0

0 0 0 0

50

4 0

20

Các bài nói

chuyện

Dạng câu hỏi nhiều

lựa chọn 26 0

T2

Th

ời

gia

n

rản

h r

ỗi Tranh vẽ

Điền thông tin còn

thiếu

0

0

0 0

0 34

0 2

Hội thoại

Điền từ vào chỗ

trống 0 24

Trả lời câu hỏi 40 0 0

T3

Sứ

c k

hỏ

e

thờ

i ti

ết

Các bài báo

Viết câu hoàn chỉnh

từ những cụm từ cho

sẵn 0 0 0 0 70 0 0 4

Tranh vẽ Viết theo yêu cầu

cho sẵn 26 0

T4

Gia

o t

ng

Tranh vẽ Điền từ vào chỗ

trống 0 0

0 0

20 20

0 4

Hội thoại

Điền thông tin còn

thiếu 20 0 0 0

Đóng vai 0 36 0 0

T5

Th

ời

gia

n r

ảnh

rỗ

i

Tranh vẽ

Nối câu (Matching)

0

0

0

0

40

0 0 2

Viết câu hoàn chỉnh

từ những cụm từ cho

sẵn 0 0

Trả lời câu hỏi 40 0 0

Viết theo yêu cầu

cho sẵn 0 18 0

T6

Mu

a sắ

m

Bưu thiếp Trả lời câu hỏi

0 0 0 0 78

0 2 Tranh vẽ

Nối câu (Matching) 0

Điền thông tin còn

thiếu 0

Hội thoại Trả lời câu hỏi 20 0

T7

Ng

hề

ng

hiệ

p

Tranh vẽ

Nối câu (Matching)

0 0 70 0

0 0 0 2 Viết theo yêu cầu

cho sẵn

28

T8

Nghề

nghiệ

p

Tranh vẽ

Nối câu (Matching)

0 0 66 0

0 0 0 4 Viết theo yêu cầu

cho sẵn

30

T9 Ăn

uống Tranh vẽ

Dạng câu hỏi nhiều

lựa chọn 26 0 0 0

0 50 20 4

T1

0

Th

ời

gia

n

rản

h r

ỗi Hội thoại

Điền từ vào chỗ

trống

0

0

0 0

24 0

0 2 Trả lời câu hỏi 40 0 0

Tranh vẽ Điền thông tin còn

thiếu 0 0 34

Ghi chú: T = GV;

Page 19: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

17

Kêt quả dự giờ Vòng 1 về việc GV sử dụng tài liệu và thiết bị giảng dạy trong lớp:

Bảng 3.32. GV sử dụng tài liệu và thiết bị giảng dạy trong lớp Dự giờ lớp học Vòng 1 (% thời gian)

Tài liệu và thiết bị giảng dạy T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

Global (Elementary) 10 30 0 0 0 0 0 0 10 0

English File (Pre-intermediate) 10 0 10 10 10 10 20 10 10 30

New English File (Pre-intermediate) 0 0 10 0 0 0 0 0 0 0

New Headway 3rd Ed (Pre-intermediate) 0 0 0 10 10 0 0 0 0 0

Solutions (Pre-intermediate) 0 0 0 0 0 10 0 10 0 0

Life-line (Pre-intermediate) 10 0 0 0 0 0 0 0 10 0

Slides (các bài giảng điện tử) 10 0 20 0 10 10 0 0 20 0

Videos 10 0 0 10 0 0 0 0 10 0

CD 10 0 0 0 0 10 0 0 0 0

Các loại tranh vẽ 10 0 20 20 30 20 20 20 10 0

Handouts (Các loại bài báo, bài tập

photo,...) 0 40 10 20 10 0 20 20 10 50

Máy tính xách tay 20 0 10 10 10 10 0 0 10 0

Máy chiếu 10 0 10 10 10 10 0 0 10 0

Bảng + phấn 0 30 10 10 10 20 40 40 0 20

Ghi chú: T = GV;

3.2.2.2. Kết quả dự giờ Vòng 2

(1) Về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp học tập và kiểm tra đánh giá

Kết quả dự giờ Vòng 1 về nội dung, PPGD, PPHT và KTĐG: Bảng 3.33. Dự giờ lớp học Vòng 2: nội dung, PPGD, PPHT và KTĐG (% thời gian)

T Các

chủ điểm Ngữ liệu Các dạng câu hỏi

Kỹ

năn

g n

gh

e

Kỹ

năn

g n

ói

Kỹ

năn

g đ

ọc

+ v

iết

chữ

a b

ài

Ng

ữ p

háp

Từ

vự

ng

Ph

át â

m

Bài

th

i v

iết

(trắ

c n

gh

iệm

+ t

ự l

uận

)

chữ

a b

ài

Bài

tập

về

nh

à

T1

Thời gian

rảnh rỗi;

Thế giới

tự nhiên;

Gia đình;

Nơi ở;

Sức khỏe

và Thời

tiết;

.

Các đoạn thông

báo ngắn; Các

bài nói chuyện;

Câu đơn giản;

Tờ báo;

Tạp chí; các bài

báo;

Thư từ và văn

bản điện tử cơ

bản;

Ghi chú ngắn;

Tờ thông tin và

quảng cáo

Nối câu;

Dạng câu hỏi

nhiều lựa chọn;

Lựa chọn câu trả

lời đúng trong số

các lựa chọn cho

trước;

Hoàn thành từ;

Viết câu hoàn

chỉnh từ những

cụm từ cho sẵn ;

Trả lời câu hỏi;

Viết theo yêu cầu

cho sẵn.

0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T2 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T3 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T4 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T5 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T6 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T7 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T8 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T9 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

T1

0 0 0 46.67 0 0 0 50 3.33

Ghi chú: T = GV

(2) Về sử dụng tài liệu, thiết bị giảng dạy và học tập.

Kết quả dự giờ về việc sử dụng tài liệu, thiết bị giảng dạy và học tập :

Page 20: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

18

Bảng 3.34. Dự giờ lớp học Vòng 2: Tài liệu và thiết bị giảng dạy (% thời gian)

Tài liệu và thiết bị giảng dạy T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

The KET (1) 46.67 0 0 0 0 0 0 0 46.67 0

The KET (2) 0 0 20 0 0 0 0 46.67 0 0

The KET (3) 0 0 0 36.67 0 46.67 0 0 0 46.67

The KET (5) 0 20 0 0 0 0 0 0 0 0

The KET (7) 0 0 0 0 46.67 0 46.67 0 0 0

New English File – Test Booklet (Pre-

intermediate) 0 26.67 26.67 0 0 0 0 0 0 0

Bài thi theo hình thức viết (Written Test) 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50

English Grammar in Use (Raymon

Murphy, 2011) 0 0 0 10 0

0 0 0 0

Bảng + phấn 3.33 3.33 3.33 3.33 3.33 3.33 3.33 3.33 3.33 3.33

Ghi chú: T = GV

Qua kết quả dự giờ lớp học của vòng 1 và vòng 2, tác giả phát hiện ra điểm mới

khác rằng 10 GV được phân công giảng dạy 10 lớp riêng biệt khác nhau. Thêm vào đó,

các GV có thể sử dụng nhiều giáo trình để giảng dạy các chủ điểm, ngữ liệu, dạng câu

hỏi và hoạt động không giống nhau đối với các lớp SV khác nhau. GV gần như dành

toàn bộ thời gian tập trung ôn luyện các dạng bài thi, đề thi cho SV vào tuần cuối cùng

của kỳ học. Tuy nhiên, kết quả dự giờ lớp học của vòng 1 và vòng 2 vẫn khẳng định tất

cả nội dung và PPGD/PPHT đều thuộc KNLNNVN. Do đó, tác giả thấy rằng kết quả

phân tích dự giờ Vòng 1 và Vòng 2 không khác và hoàn toàn trùng khớp với kết quả

khảo sát của GV và SV. Kết quả này được mở rộng làm rõ thêm danh mục các tài liệu

học tập, nội dung PPGD và PPHT của tuần cuối, đồng thời cũng làm rõ việc hình thức

thi kết thúc học phần của năm học 2017- 2018 đã tác động đến nội dung PPGD và PPHT

của tuần cuối. Điều này có nghĩa là KNLNNVN có tác động đến nội dung, PPGD/PPHT

và KTĐG thành phần tiếng Anh 2 và tác động đến hoạt động dạy học tiếng Anh tại

Trường.

Như vậy, kết quả dự giờ lớp học và kết quả khảo sát của GV và SV đều giống

nhau và khẳng định trả lời câu hỏi 2 và 3 là KNLNNVN đã tác động đến hoạt động dạy

và học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW.

3.2.3. So sánh nội dung và phương pháp giảng dạy giữa KNLNNVN, tài liệu học tập

và đề cương môn học tiếng Anh

3.2.3.1. Về chủ điểm

3.2.3.2. Về ngữ liệu

3.2.3.3. Về dạng câu hỏi và các hoạt động

Tóm lại, trung bình tỷ lệ tương thích giữa nội dung và PPGD 04 kỹ năng

nghe/nói/đọc/viết theo chủ điểm (64.58%), ngữ liệu (52.92%), dạng câu hỏi (59.38%),

dạng hoạt động (95.83%) của giáo trình English File (trình độ A2-B1) và bậc 2 của

KNLNNVN nên GV có thể dạy những dạng chủ điểm, ngữ liệu, câu hỏi và hoạt động

khác so với KNLNNVN và Đề cương tiếng Anh 2. Điều này đã làm rõ cho kết quả dự

giờ Vòng 1 và Vòng 2 về việc nội dung mà GV đã dạy có khác chút ít so với nội dung

KNLNNVN. Do đó, tác giả khẳng định KNLNNVN có tác động từng phần đến việc biên

soạn đề cương và lựa chọn sử dụng giáo trình của Trường ĐHSPNTTW theo chủ điểm,

ngữ liệu, dạng câu hỏi và hoạt động.

3.2.4. Kết quả phỏng vấn

3.2.4.1. Mọi văn bản do Trường ban hành quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh tại

Trường ĐHSPNTW đã được thay đổi theo Quy định về KNLNNVN (xem phụ lục 10).

Page 21: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

19

Kết quả phỏng vấn lãnh đạo Nhà trường, phòng Đào tạo và TTNN làm sáng tỏ

việc thay đổi lộ trình áp dụng Quy định CĐRTA từ bậc 3/6 xuống bậc 2/6 theo

KNLNNVN đối với SV khônng chuyên ngữ của Trường ĐHSPNTTW, qua đó cho thấy

KNLNNVN đã có ảnh hưởng và tác động đến sự thay đổi và chỉnh sửa toàn bộ các chính

sách, quy định liên quan đến hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV không chuyên cho

phù hợp với bối cảnh của cơ sở GDĐH (xem mục 3.1.).

3.2.4.2. Hoạt động dạy tiếng Anh được đổi mới theo sự thay đổi của văn bản quy định

về hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành trên cơ sở quy

định về KNLNNVN và KNLNNVN.

(1) Về nội dung và phương pháp giảng dạy

(2) Về tài liệu, thiết bị giảng dạy

(3) Về kiểm tra đánh giá

Như vậy, kết quả phỏng vấn GV cho thấy, việc hiểu biết về KNLNNVN đã giúp

cho GV thuận lợi hơn trong việc thay đổi nội dung, PPGD và KTĐG. GV quan niệm nội

dung học luôn phải hướng tới hình thức KTĐG được quy định. Do đó, GV tích cực trong

việc thiết kế lại nội dung giảng dạy theo đề cương cho phù hợp với nhu cầu của người

học thông qua sự đổi mới các nội dung và hoạt động dạy trong lớp và sau giờ lên lớp dẫn

đến đổi mới các nội dung và hoạt dộng học trong lớp và sau giờ lên lớp. Tuy vẫn còn có

SV e ngại trong luyện nói vì nhiều lý do khác nhau nhưng một số SV khác vẫn hào hứng

và tích cực phát biểu hơn khi được học cả 4 kỹ năng nghe/nói/đọc/viết. Sự thay đổi này

được coi là tác động tích cực của KNLNNVN đến hoạt động dạy và học tại Trường.

Ngoài ra, kết quả phỏng vấn làm sáng tỏ nguyên nhân việc thay đổi lựa chọn sử dụng

nhiều tài liệu và thiết bị giảng dạy của GV và SV là tối ưu trong bối cảnh hiện tại của cơ

sở GDĐH do (1) chịu tác động từ sự thay đổi của văn bản quy định về hoạt động dạy

và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành trên cơ sở quy định về KNLNNVN

và (2) điều kiện cung cấp của thị trường sách thiết bị ngoại ngữ của Việt Nam.

3.2.4.3. Hoạt động học tiếng Anh được thay đổi do sự đổi mới trong hoạt động dạy tiếng

Anh tại Trường ĐHSPNTW và KNLNNVN.

Tóm lại, kết quả phỏng vấn của SV hoàn toàn trùng khớp với kết quả phỏng vấn

của GV và khẳng định làm rõ một số kết quả khảo sát và kết quả dự giờ lớp học. Điều

này cho thấy nội dung và PPGD của GV đã tác động làm thay đổi nội dung và PPHT của

nhóm SV này nhưng không làm thay đổi nội dung và PPHT của nhóm SV khác.

Các kết quả phỏng vấn lần nữa khẳng định câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu

1, 2, 3 cũng như làm rõ thêm một vài chi tiết trong quá trình phân tích các dữ liệu. Điều

này có nghĩa là KNLNNVN đã có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tích cực và tác động

từng phần đến hoạt động giảng dạy và học tập tiếng Anh của GV và SV không chuyên

ngữ tại Trường ĐHSPNTTW.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào những vấn đề mang tính lý luận và

thực tiễn về những tác động của KNLNNVN đến hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV

không chuyên ngữ tại Trường ĐHSPNTTW. Do đó, để tìm ra những tác động của

KNLNNVN, tác giả đã kết hợp PPNC định lượng (phương pháp khảo sát, phương pháp

thống kê và xử lý số liệu) và PPNC định tính (phương pháp khảo cứu, phương pháp

chuyên gia, phương pháp quan sát dự giờ, phỏng vấn bán cấu trúc, phương pháp phân tích

tài liệu) trong luận án này và đã làm rõ một số nội dung như sau:

4.1. Kết luận về hệ thống các khái niệm nền tảng và tổng quan các nghiên cứu liên

quan

4.1.1. Về hệ thống các khái niệm nền tảng

Page 22: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

20

Luận án đã phân tích các khái niệm mà nhiều nghiên cứu trước đã sử dụng để từ đó

tác giả lựa chọn đưa ra các khái niệm chính làm công cụ nghiên cứu, các khái niệm này

đã được làm rõ về định nghĩa và nội hàm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài bao

gồm: tác động; ảnh hưởng; tác động đề thi nói chung và đề thi tiếng Anh nói riêng; các

loại tác động của đề thi đến hoạt động dạy và học tiếng Anh; năng lực; chuẩn đầu ra.

Luận án đã tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước để làm rõ và lựa chọn sử dụng

trong nghiên cứu này gồm các lý thuyết về KNL; KNL dạy học ngoại ngữ; KNL dạy học

tiếng Anh; khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu; KNLNNVN; tiếng

Anh; hoạt động dạy tiếng Anh; hoạt động học tiếng Anh; PPGD tiếng Anh; PPHT tiếng

Anh; giáo trình tài liệu; các loại hình KTĐG tiếng Anh; đánh giá kết quả học tập; các

dạng câu hỏi kiểm tra tiếng Anh.

4.1.2. Về tổng quan các nghiên cứu liên quan

Luận án đã tổng hợp, phân tích 20 công trình nghiên cứu đánh tác động của đề thi

tiếng Anh và khung năng lực ngoại ngữ của một số nước trên thế giới và Việt Nam về

bối cảnh, mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, PPNC, công cụ nghiên cứu, khung

lý thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn phân tích ưu nhược điểm của các công trình

nghiên cứu này để xác định được kết quả nghiên cứu tác động của đề thi và khung năng

lực ngoại ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Tuy các

công trình khoa học nghiên cứu tác động đề thi và KNLNN đã nêu trên không hoàn

toàn chỉ có ưu điểm và không phải tất cả các nghiên cứu này đều thành công nhưng kết

quả nghiên cứu định tính và định lượng của các công trình này đã tạo nên nền tảng

khoa học vững chắc cho tác giả thực hiện luận án.

Qua quá trình tổng hợp phân tích hệ thống các khái niệm, lý thuyết và 20 công trình

khoa học đó, tác giả phát hiện chưa có nghiên cứu tác động của khung năng lực ngoại

ngữ đến hoạt động dạy học cho SV không chuyên ngữ tại Việt Nam. Do đó, tác giả đã

lựa chọn xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của KNLNNVN và nghiên cứu tác

động của KNLNNVN đến hoạt động dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên

ngữ (nghiên cứu trường hợp: Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương).

Tác động của KNLNN nói chung và KNLNNVN nói riêng không phải là hiện

tượng có thể vận hành một cách tự động. Tác động có thể xảy ra đối với một số GV và

SV nhưng không có nghĩa là tác động có thể xảy ra với tất cả GV và các SV. Vì lý do đó,

tác giả đã sử dụng phương pháp tam giác đạc kết hợp nghiên cứu định lượng (phương

pháp khảo sát, phương pháp thống kê và xử lý số liệu) và nghiên cứu định tính (phương

pháp khảo cứu, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát dự giờ, phỏng vấn bán

cấu trúc, phương pháp phân tích tài liệu) để tìm ra đáp án về sự tồn tại của các loại hình

tác động trong luận án này. Sau khi hoàn thành nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc sử

dụng phương pháp tam giác đạc để đo lường, đánh giá tác động đã giúp luận án đạt kết

quả nghiên cứu mang tính giá trị hệ thống hiệu quả nhất.

4.2. Kết luận về thực tiễn kết quả nghiên cứu của luận án

Các kết quả nghiên cứu trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu và 3 giả thuyết nghiên

cứu như sau:

4.2.1. Vấn đề nghiên cứu thứ nhất: “mọi văn bản liên quan đến hoạt động dạy và học

tiếng Anh do Trường ĐHSPNTTW đã ban hành được thay đổi theo KNLNNVN”. KNLNNVN không chỉ tác động trực tiếp đến sự thay đổi mà còn tác động đến

việc chỉnh sửa lộ trình Quy định về CĐRTA, Định dạng đề thi CĐRTA cho kỳ thi

CĐRTA và xây dựng lại Đề cương tiếng Anh 2 (gồm bậc năng lực 2/6 KNLNNVN, nội

dung, PPGD, PPHT, tài liệu dạy học, hình thức KTĐG thành phần) nhưng không tác

động đến sự thay đổi thời lượng dạy học, hình thức thi kết thúc học phần của môn tiếng

Anh 2 cho SV của Trường. Sự thay đổi của mọi văn bản do Trường ban hành quy định

Page 23: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

21

về hoạt động dạy và học tiếng Anh được coi là tác động tích cực của chính sách quy định

về KNLNNVN. Tuy nhiên, thời lượng dạy học tiếng Anh 2 và hình thức KTĐG kết thúc

học phần không thay đổi do không chịu tác động của KNLNNVN.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nội dung của các văn bản liên quan đến hoạt

động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTTW ban hành từ năm 2013 trở về trước

khác với quy định của KNLNNVN.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất rằng: mọi văn

bản do Trường ban hành quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Trường

ĐHSPNTW đã được thay đổi từng phần theo Quy định về KNLNNVN. Đồng thời, tác

giả có thể kết luận vấn đề nghiên cứu thứ nhất đã khẳng định KNLNNVN đã có tác động

trực tiếp tích cực và tác động từng phần đến sự thay đổi các văn bản liên quan đến hoạt

động dạy và học tiếng Anh do Trường ban hành.

4.2.2. Vấn đề nghiên cứu thứ hai: hoạt động dạy tiếng Anh được đổi mới theo sự

thay đổi của văn bản quy định về hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường

ĐHSPNTW ban hành trên cơ sở quy định về KNLNNVN và KNLNNVN.

KNLNNVN không chỉ tác động trực tiếp mà còn tác động tích cực đến sự thay đổi

nội dung và PPGD của GV. Việc hiểu biết về KNLNNVN đã giúp cho GV thuận lợi hơn

trong việc thay đổi nội dung, PPGD và KTĐG. GV quan niệm nội dung học luôn phải

hướng tới hình thức KTĐG được quy định. Do đó, GV tích cực trong việc thiết kế lại nội

dung giảng dạy và KTĐG theo đề cương và giáo trình cho phù hợp với nhu cầu của

người học và từng lớp học thông qua sự đổi mới các nội dung và hoạt động dạy trong lớp

và sau giờ lên lớp dẫn đến đổi mới các nội dung và hoạt dộng học trong lớp và sau giờ

lên lớp. Sự thay đổi nội dung và PPGD của GV được coi là tác động tích cực của

KNLNNVN đến hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW. Do đó, GV có vai

trò quan trọng trong việc giúp thay đổi thói quen học tập của SV.

Tuy nhiên, do sĩ số lớp đông với nhiều trình độ khác nhau và thời lượng dạy học

tiếng Anh ít cho nên GV không thể cùng một tiết học dạy được đủ bốn kỹ năng nghe

hiểu/nói tương tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh, vì vậy dẫn đến việc SV

ít có cơ hội được thực hành các kỹ năng nghe hiểu/nói tương tác và sản sinh/đọc hiểu/viết

tương tác và sản sinh. Ngoài ra, GV vẫn phải dành thời gian để luyện các dạng bài tập, bài

thi của kỹ năng đọc và viết cho SV vào tuần cuối cùng trước kỳ thi do ảnh hưởng của hình

thức thi viết của bài thi kết thúc học phần tiếng Anh 2.

GV thay đổi dần từ PPGD truyền thống sang định hướng giao tiếp của

KNLNNVN để tạo điều kiện cho SV tăng cường năng lực nghe và nói thông qua việc

tiếp xúc/tiếp cận với âm, giọng, ngữ điệu, phát âm của người nước ngoài và người bản

ngữ nói tiếng Anh.

GV đã thay đổi lựa chọn và sử dụng đa dạng tài liệu và thiết bị giảng dạy là giải

pháp tối ưu trong bối cảnh hiện tại của cơ sở GDĐH do (1) chịu tác động từ của

KNLNNVN và (2) không có giáo trình tiếng Anh được thiết kế theo KNLNNVN dành

cho SV không chuyên ngữ của Trường.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai rằng: hoạt động

dạy tiếng Anh được đổi mới từng phần theo sự thay đổi từng phần của văn bản quy

định về hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTW ban hành trên cơ sở

quy định về KNLNNVN. Đồng thời, tác giả có thể kết luận vấn đề nghiên cứu thứ hai

đã khẳng định KNLNNVN đã có tác động trực tiếp tích cực và tác động từng phần đến

sự thay đổi hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW.

4.2.3. Vấn đề nghiên cứu thứ ba: hoạt động học tiếng Anh được thay đổi do sự đổi

mới từng phần trong hoạt động dạy tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW và KNLNNVN.

Page 24: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

22

KNLNNVN không chỉ tác động trực tiếp mà còn tác động gián tiếp tích cực đến

sự thay đổi từng phần nội dung và PPHT của SV.

Tuy nhiều SV hầu như không biết hoặc chưa tìm hiểu về KNLNNVN nhưng

lại biết khá rõ hoạt động học tập tiếng Anh đang theo 04 kỹ năng nghe hiểu/nói tương

tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh do tiếp thu nội dung và PPGD của

GV trên lớp. Do đó, phần lớn SV cũng khẳng định được học trên lớp theo giáo trình

cố định kèm theo nhiều loại tài liệu khác nhau. Chỉ có rất ít SV không nhớ tên loại tài

liệu đang được học. Tuy vẫn còn có SV e ngại trong giờ luyện kỹ năng nói vì nhiều lý

do khác nhau nhưng một số SV khác vẫn hào hứng và tích cực phát biểu hơn khi

được học cả 4 kỹ năng nghe hiểu/nói tương tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và

sản sinh.

Phần lớn SV thường xuyên tự học tự luyện BTVN nhưng vẫn tồn tại việc một số

SV không tự học hoặc số khác chỉ tự học sau giờ lên lớp trừ khi được GV giao BTVN.

SV có nhiều nội dung và PPHT khác nhau nhưng phần lớn là học lại bài trên lớp theo 4

kỹ năng nghe hiểu/nói tương tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh. Ngoài

ra, một số SV khác học theo tài liệu tự tìm được hoặc học tại các trung tâm Anh ngữ

hoặc mời giáo viên dạy tại nhà.

Phần lớn SV đã dần thay đổi nội dung và PPHT truyền thống như đọc bài khóa, học

thuộc lòng, làm bài tập ngữ pháp sang nội dung và PPHT với 04 kỹ năng (nghe hiểu/kỹ

năng nói tương tác và sản sinh/kỹ năng đọc hiểu/kỹ năng viết tương tác và sản sinh) theo

sự thay đổi nội dung và PPGD của GV. Nhu cầu gia tăng về thời gian tự học, thay đổi

PPHT và nhu cầu sử dụng giáo trình tài liệu phục vụ cho hoạt động học tập được coi là tác

động tích cực của chính sách quy định về KNLNNVN. Điều này cũng cho thấy nội dung

và PPGD của GV đã tác động làm thay đổi nội dung và PPHT của nhóm SV này nhưng

không làm thay đổi được nội dung và PPHT của nhóm SV khác.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba rằng: hoạt động

học tiếng Anh được thay đổi từng phần do sự đổi mới từng phần trong hoạt động dạy

tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTW. Đồng thời, tác giả có thể kết luận vấn đề nghiên cứu

thứ ba đã khẳng định KNLNNVN đã có tác động trực tiếp tích cực và tác động từng

phần đến sự thay đổi hoạt động học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW, tuy nhiên,

KNLNNVN đã tác động làm thay đổi nội dung và PPHT của nhóm SV này nhưng không

tác động làm thay đổi được nội dung và PPHT của nhóm SV khác

4.3. Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại tác động của KNLNNVN

đến hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ trong bối cảnh của

nghiên cứu tại Trường ĐHSPNTTW.

KNLNNVN đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tích cực và tác động từng phần

đến hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại Trường ĐHSPNTTW

ở các mức độ khác nhau, từ tác động ở mức độ thấp (chỉ có số ít GV và SV chịu tác

động) đến tác động ở mức độ cao (hầu hết GV và SV chịu tác động), từ tác động từng

phần (có thể tác động đến nội dung và PPGD, PPHT của một vài GV và SV này nhưng

không tác động đến nội dung và PPGD, PPHT của một vài GV và SV khác) đến tác

động làm thay đổi cơ bản hoạt động dạy và học (tác động làm thay đổi cơ bản nội

dung, PPGD, PPHT của một số GV và SV). Tác động của KNLNNVN không chỉ xảy

ra trong lớp học mà còn xuất hiện và tồn tại trong quá trình chuẩn bị bài học trước giờ

lên lớp, giao bài tập về nhà tự luyện cho SV ngoài lớp học. Tuy nhiên KNLNNVN

không tác động làm thay đổi thời lượng dạy học và hình thức thi kết thúc học phần môn

tiếng Anh.

Page 25: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

23

Tóm lại, Khung Lý thuyết nghiên cứu tác động KNLNNVN của tác giả đã được

thử nghiệm và kiểm tra bằng PPNC định tính và PPNC định lượng. Các kết quả phân

tích định lượng và định tính về tác động của KNLNNVN đến hoạt động dạy và học

tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ tại TĐHSPNTW đã trả lời 3 vấn đề nghiên cứu và

cũng đều khẳng định sự gắn kết chặt chẽ và có tác động qua lại giữa KNLNNVN với

hoạt động dạy và học tiếng Anh cho SV không chuyên ngữ trong Khung Lý thuyết

nghiên cứu tác động KNLNNVN của luận án này. Kết quả nghiên cứu tác động

KNLNNVN của luận án tương thích với các nghiên cứu trước đây đã được đề cập trong

Chương 1 về các loại hình thức tác động của đề thi và khung năng lực ngoại ngữ đến

hoạt động dạy và học tiếng Anh.

4.4. Hạn chế của luận án và triển vọng cho các nghiên cứu khác tƣơng tự trong

tƣơng lai

Nghiên cứu này mới chỉ thực hiện với số mẫu nhỏ và phạm vi trong một cơ sở

GDĐH đào tạo ngoại ngữ không chuyên với chuyên môn chính là các chuyên ngành liên

quan đến văn hóa nghệ thuật và sư phạm nghệ thuật.

Tóm lại, đây mới chỉ là những tác động ban đầu của KNLNNVN, cần có những

nghiên cứu dài hạn ở các cơ sở GDĐH khác để có thể phát hiện những quả tác động khác

của KNLNNVN.

4.5. Khuyến nghị

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, KNLNNVN đã có tác động trực tiếp hoặc gián

tiếp tích cực và tác động từng phần đến (1) sự thay đổi các văn bản liên quan đến hoạt

động dạy và học tiếng Anh do Trường ban hành; (2) đổi mới hoạt động dạy tiếng Anh và

(3) sự thay đổi hoạt động học tiếng Anh tại Trường ĐHSPNTTW. Từ những kết luận đã

đưa ra ở trên, tác giả đề xuất những khuyến nghị sau:

4.5.1. Đối với Nhà trường

- Duy trì áp dụng chính sách quy định về KNLNNVN và mọi văn bản liên quan đến

hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường đã ban hành được thay đổi theo KNLNNVN.

- Xây dựng rõ lộ trình đạt bậc năng lực cho SV trước khi tốt nghiệp để GV và SV có

kế hoạch giảng dạy và học tập đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh.

- Tăng thời lượng dạy học tiếng Anh 2. Điều tiết và phân loại biên chế lớp phù hợp

tiêu chuẩn dạy học ngoại ngữ. Trang bị phòng học dành cho hoạt động giảng dạy môn

tiếng Anh không chuyên kết hợp đầu tư trang thiết bị giảng dạy theo tiêu chuẩn của hoạt

động giảng dạy chuyên tiếng Anh.

- Thay đổi hình thức thi kết thúc học phần từ chỉ áp dụng hình thức thi viết (tự luận

và trắc nghiệm) sang thi đánh giá năng lực theo 4 kỹ năng nghe hiểu/nói tương tác và sản

sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh. Đồng thời phát triển và áp dụng kiểm tra đánh

giá kết hợp các bài thi đánh giá năng lực và hồ sơ học tập tiếng Anh như một phần của

tiêu chí đánh giá tốt nghiệp để khuyến khích SV học tập đồng bộ cả 4 kỹ năng

nghe/nói/đọc/viết hơn là chỉ học để thi đạt bài thi duy nhất vào kỳ thi kết thúc học phần

hoặc tốt nghiệp.

4.5.2. Đối với giảng viên

- Duy trì và phát triển nội dung, PPGD và KTĐG theo đề cương mà GV đã thiết

kế và đang thực hiện phù hợp với nhu cầu của người học và từng lớp học thông qua sự

đổi mới các nội dung và hoạt động dạy trong lớp và sau giờ lên lớp dẫn đến đổi mới các

nội dung và hoạt dộng học trong lớp và sau giờ lên lớp.

- Kết hợp nội dung và PPGD bốn kỹ năng kỹ năng nghe hiểu/nói tương tác và sản

sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh theo KNLNNVN với đa dạng tài liệu dạy học để

Page 26: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

24

SV có cơ hội tiếp cận đa dạng kiến thức tiếng Anh và giảm bớt tâm lý e ngại của SV do

thiếu kiến thức để thực hành kỹ năng nói. Khuyến khích SV tham gia các câu lạc bộ

tiếng Anh, hoạt động ngoài trời có người nước ngoài tham gia,...

- Phát triển và áp dụng dạy học tích hợp để có thể dạy cả bốn kỹ năng nghe

hiểu/nói tương tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh trong cùng 1 tiết học

để tăng cơ hội thực hành các kỹ năng nghe/nói/đọc/viết trên lớp cho SV.

- Tiến tới thay thế toàn bộ các bài nghe đều do người bản xứ phát âm/đọc/hội

thoại thông qua xem các video hoặc ứng dụng công nghệ 4.0 (hoặc hơn thế nữa) vào

hoạt động giảng dạy trên lớp để tạo hứng thú cho người học và tạo cho SV thói quen

luyện nghe/nói và có khả năng phát âm tương tự người nước ngoài.

- Duy trì việc thường xuyên giao BTVN với dạng kỹ năng nghe hiểu/nói tương

tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh theo KNLNNVN. Đồng thời cũng

thường xuyên kiểm tra việc làm BTVN của SV bằng hình thức chấm điểm chuyên cần

để tạo động lực và giúp thay đổi thói quen học tập cho SV.

- Đề xuất thiết kế và viết giáo trình Tiếng Anh nội bộ theo KNLNNVN dành riêng

cho đối tượng SV không chuyên ngoại ngữ của Trường.

- Đề xuất xây dựng Chuẩn đầu ra tiếng Anh cùng với bộ công cụ đánh giá phù

hợp đối tượng SV không chuyên ngoại ngữ của Trường. Việc này sẽ giúp cho các nhà

quản lý cũng như GV trực tiếp đo lường đánh giá được hiệu quả của quá trình giảng dạy,

nhận ra được những điểm mạnh, những điểm yếu trong quá trình giảng dạy để từ đó điều

chỉnh, bổ sung nội dung và PPGD cho phù hợp để có thể đạt được mục tiêu của

KNLNNVN.

4.5.3. Đối với sinh viên

- Tìm hiểu quy định về KNLNNVN và mọi văn bản mọi văn bản liên quan đến

hoạt động dạy và học tiếng Anh do Trường ĐHSPNTTW đã ban hành được thay đổi

theo KNLNNVN để có kế hoạch học tập môn tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra theo quy định.

- Thay đổi thói quen học tập truyền thống (như đọc bài khóa, học thuộc lòng, làm

bài tập ngữ pháp), kết hợp nội dung và PPHT gồm bốn kỹ năng kỹ năng nghe hiểu/nói

tương tác và sản sinh/đọc hiểu/viết tương tác và sản sinh theo KNLNNVN với đa dạng

tài liệu học tập do GV giao hoặc tự sưu tầm để tích lũy đa dạng kiến thức, từ vựng tiếng

Anh nhằm giảm bớt tâm lý e ngại do thiếu kiến thức để tự tin hơn khi thực hành kỹ năng

nói.

- Chủ động thường xuyên học lại bài trên lớp, làm BTVN theo nội dung và PPGD

của GV và KNLNNVN ngay cả khi không có sự giám sát của GV.

- Thường xuyên tự học, tự luyện đa dạng bài tập bằng nhiều hình thức như tham

gia các câu lạc bộ tiếng Anh, hoạt động ngoài trời có người nước ngoài tham gia,...

Page 27: TÁC ĐỘNG CỦA KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ HIỆN …education.vnu.edu.vn/files/LATS.BẢN TÓM TẮT.Đinh Thị Phương Hoa.pdf(i) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đinh Thị Phương Hoa, (2015), Một số giải pháp tăng cường các kỹ năng thực

hành tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Sư phạm

Nghệ thuật Trung ương. Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, số 15, tháng 11 năm

2015, tr.80-85.

2. Đinh Thị Phương Hoa. (2017). Tác động của đề thi ngoại ngữ đến hoạt động dạy

và học tiếng Anh ở một số nước trên thế giới và Việt nam: đối sánh kết quả từ

nghiên cứu lý luận. Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, số 23, tr.51-57.

3. Đinh Thị Phương Hoa. (2018), Washback of The Vietnam Six-levels of Foreign

Language Proficiency Framework on Institutional Policies and Teaching English

as Foreign Language for non-English major students at National University of Arts

Education (Tác động của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam đến các chính sách

và hoạt động dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Sư

phạm Nghệ thuật Trung ương). Proceeding of Education for All (Kỷ yếu Hội thảo

quốc tế về Giáo dục cho tất cả, tháng 9 năm 2018). Nhà xuất bản Đại học Quốc

Gia Hà Nội, ISBN 978-604-62-6622-8, tr. 217-229.

4. Hoa, Đinh Thị Phương. (2019), Washback of The Vietnam Six-levels of Foreign

Language Proficiency Framework on Teaching English as Foreign Language for

non-English major students at National University of Arts Education. In R.K.

Prabhakara (Ed.) Proceeding of The 5th International Conference Language,

Society, and Culture in Asian Context (LSCAC 2018). (pp.1550-1578). Jakarta,

Indonesia: MNC Publishing. ISBN 978-602-462-248-0.

5. Đinh Thị Phương Hoa. (2019). “Các giải pháp nâng cao năng lực dạy học tiếng

Anh cho giảng viên, sinh viên ngành sư phạm nghệ thuật theo mục tiêu của Đề án

Ngoại ngữ Quốc Gia 2020”. Đề tài khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mã

số GD – 17. Năm 2017 – 2018: xếp loại Đạt.

6. HOA, Dinh Thi Phuong. (2020). Washback of English Proficiency Test in

Classroom Activities at National University of Arts Education. VNU Journal of

Science: Education Research, [S.l.], Vol. 36, No. 1, tr.89-103. ISSN 2588-1159.

DOI: https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4335