Tan uoc( gian luot)

138
Tân Ước Giản Lược Tác giả: Huang Sabin Có thể dùng sách này vào những trường hợp nào? Kinh Thánh Tân Ước Ma-thi-ơ Mác Lu-ca Giăng Công Vụ Các Sứ Đồ Rô-ma 1Cô-rinh-tô 2Cô-rinh-tô Ga-la-ti Ê-phê-sô Phi-líp Cô-lô-se 1Tê-sa-lô-ni-ca 2Tê-sa-lô-ni-ca 1Ti-mô-thê 2Ti-mô-thê Tít Phi-lê-môn Hê-bơ-rơ Gia-cơ 1Phi-e-rơ 2Phi-e-rơ 1Giăng 2&3Giăng Giu-đe Khải Thị Ghi chú dành cho giáo viên... Danh mục độc giả Để dùng sách này vào những trường hợp nào? Mỗi chương trong sách này gồm 4 phần: Tản mạn. Thâm nhập. Trọng tâm.

Transcript of Tan uoc( gian luot)

Page 1: Tan uoc( gian luot)

Tân Ước Giản Lược Tác giả: Huang Sabin

Có thể dùng sách này vào những trường hợp nào?Kinh Thánh Tân ƯớcMa-thi-ơMácLu-caGiăngCông Vụ Các Sứ ĐồRô-ma1Cô-rinh-tô2Cô-rinh-tôGa-la-tiÊ-phê-sôPhi-lípCô-lô-se1Tê-sa-lô-ni-ca2Tê-sa-lô-ni-ca1Ti-mô-thê2Ti-mô-thêTítPhi-lê-mônHê-bơ-rơGia-cơ1Phi-e-rơ2Phi-e-rơ1Giăng2&3GiăngGiu-đeKhải ThịGhi chú dành cho giáo viên...Danh mục độc giảĐể dùng sách này vào những trường hợp nào?

Mỗi chương trong sách này gồm 4 phần:Tản mạn. Thâm nhập. Trọng tâm.

Page 2: Tan uoc( gian luot)

Thực hành. • Nếu là người phục vụ trong tư cách tín hữu bạn có thể dùng sách này làm sách nghiên cứu bồi linh trong 27 ngày hoặc 27 tuần.• Nếu đang hướng dẫn người khác học Kinh Thánh, bạn có thể giúp học viên nắm vững Kinh Thánh Tân Ước.• Nếu mới bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh, nhờ sách này bạn có thể gặt hái được những hiểu biết căn bản về Kinh Thánh Tân Ước.• Nếu đã có vốn liếng nhiều về Kinh Thánh, nhờ sách này bạn có thể tập tành nghiên cứu Kinh Thánh theo chủ đề và có hệ thống.• Nếu đang dạy lớp Kinh Thánh Chúa Nhật, bạn có thể dựa vào sách này mà soạn 27 bài dạy để dùng trong 27 Chúa Nhật.• Nếu đang làm mục sư, bạn có thể dùng sách này làm tư liệu để soạn 27 bài giảng.• Nếu đang dạy trong trường Kinh Thánh, bạn có thể dùng sách này làm sách giáo khoa đại cương.• Nếu đang làm truyền giáo, giáo sĩ, bạn có thể chuyển ngữ sách này và cải biên cho thích hợp với đối tượng độc giả tại những nơi thiếu sách giáo khoa về Tân Ước.Nếu không định tuần tự nghiên cứu trọn bộ Tân Ước, bạn có thể chọn ra những sách đáp ứng những vấn đề trong thực tế của bạn. Ở cuối sách, trong bảng mục lục có liệt kê “đối tượng” mà sách này phục vụ.Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn một sự nhận thức mới mẻ về Kinh Thánh Tân Ước.KINH THÁNH TÂN ƯỚC

Tác giả: 9 người đầy dẫy Đức Thánh Linh. Thời kỳ hình thành: Khoảng 45 SC -95 SC Mục đích: Để bày tỏ cho nhân loại biết rằng họ có thể trở về với Đức Chúa Trời, được phục hồi và nhận món quà của Ngài là sự sống đời đời. Độc giả: Tất cả những người muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, toại nguyện, được sự sống đời đời, được hoà thuận với Đức Chúa Trời, với người khác và với chính mình.

Thâm nhậpTân Ước gồm ba phần. Phần thứ nhất: sách Phúc Âm (Tin Lành) và sách Công Vụ. Phần thứ hai: các sách từ Rô-ma đến Giu-đe. Phần thứ ba là sách cuối cùng: Khải Thị. Năm sách trong phần thứ nhất là các sách lịch sử. Hai

Page 3: Tan uoc( gian luot)

mươi mốt sách trong phần thứ hai đều là các bức thư (còn gọi là các thư tín) . Phần thứ ba là sách tiên tri duy nhất trong Tân Ước.I. Tin nơi Đấng sáng lập Hội Thánh Bài học chính từ bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ, là chúng ta phải tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng đã sáng lập Hội Thánh thông qua sự chết và sống lại của Ngài vì cớ tội lỗi chúng ta.Tác giả sách Ma-thi-ơ nhắm đến thành phần sùng đạo, giãi bày cho họ hiểu rằng họ không cần phải nỗ lực xây dựng công bình riêng. Nhưng duy nhất một điều họ cần làm là tiếp nhận sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế để được vào thiên đàng.Sách Mác nhắm đến thành phần sợ bị bắt bớ vì cớ tin và truyền bá Phúc Âm. Ông Mác bảo đảm với chúng ta rằng chính Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống đời đời cho tất cả những người tin Ngài. Và Ngài sẽ ban thưởng cho tất cả những người truyền bá Phúc Âm (Tin Lành) .Sách Lu-ca nhắc đến giới Cơ Đốc nhân có địa vị cao. Họ cần hiểu tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với tội nhân đang bị hư mất trên toàn thế giới. Ông Lu-ca viết để thúc đẩy họ tham gia vào việc rao truyền Phúc Âm cho thế giới. Đồng thời, ông cũng cho chúng ta một nội dung để truyền bá đạo. Vì thế, chúng ta cũng có thể dùng sách Lu-ca để rao giảng Phúc Âm thành phần những người bị tội lỗi dày vò đang tìm kiếm sự cứu rỗi.Ông Giăng chủ yếu viết cho thế hệ Cơ Đốc nhân thứ hai (hoặc thứ ba, thứ tư…) . Nhiều người trong số này tin Đức Chúa Trời. Nhưng họ cảm thấy khó tin Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và là con đường duy nhất để nhận được sự sống đời đời. Ông Giăng viết để thuyết phục họ rằng hai việc này (Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và Ngài là con đường duy nhất để tiếp nhận sự sống đời đời) là đúng.Ông Lu-ca cũng là tác giả của sách Công Vụ. Sau khi đọc sách Lu-ca, những Cơ Đốc nhân được thúc giục rao truyền Phúc Âm cần đọc sách Công Vụ để được động viên làm nhiệm vụ truyền bá Tin Lành cho thế giới.Sách Ma-thi-ơ mô tả Chúa Giê-xu là Vị Vua công nghĩa. Sách Mác giới thiệu Ngài là bậc thầy (chứ không phải là người Đầy tớ) . Trong Phúc Âm Lu-ca, vai trò chính của Ngài là Cứu Chúa của cả nhân loại. Còn ông Giăng nhấn mạnh thần tánh của Ngài là Con Đức Chúa Trời.Ông Ma-thi-ơ dành hầu hết sách của ông cho các bài giảng của Chúa. Ông Mác nhấn mạnh lời hứa của Chúa dành cho những người tin Ngài và rao giảng Phúc Âm. Ông Lu-ca làm nổi bật lòng quan tâm của Chúa đối với tội nhân. Còn ông Giăng dùng những phép lạ của Chúa để chứng tỏ rằng Ngài thật là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời.II. Lòng yêu thương khi thực hiện nhiệm vụ của Hội Thánh Bốn sách Phúc Âm và Công Vụ cho chúng ta biết lịch sử hình thành Hội

Page 4: Tan uoc( gian luot)

Thánh. Hai mươi mốt thư tín hướng dẫn chúng ta về chuẩn mực thực hiện nhiệm vụ của Hội Thánh. Trong khi bốn sách Tin Lành và Công Vụ chú trọng đặt nặng vấn đề cần có niềm tin, các thư tín đặt nặng vấn đề cần có lòng yêu thương.Sách Rô-ma và Ga-la-ti cho chúng ta Hiến chương của Hội Thánh. Sách 1 & 2Cô-rinh-tô dạy chúng ta cách xử lý các vấn đề của Hội Thánh. Sách Ê-phê-sô hướng dẫn chúng ta cách gây dựng Thân Thể của Hội Thánh. Sách Cô-lô-se giúp chúng ta hiểu rõ về Chúa Cứu Thế Giê-xu và tương quan đúng đắn với Ngài, là Đầu của Hội Thánh. Sách Phi-líp chỉ dẫn chúng ta biết làm sao để có niềm vui trong khi phục vụ Hội Thánh. Sách 1 & 2Tê-sa-lô-ni-ca khuyến khích chúng ta làm mẫu mực của Hội Thánh. Sách Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và 1Phi-e-rơ tỏ cho chúng ta biết cách đương đầu với sự khổ đau (sự thử thách và cám dỗ) mà Hội Thánh phải chịu. Cuối cùng, sách 2Phi-e-rơ, 1, 2, 3Giăng và Giu-đe mô tả các tà thuyết nguy hại đối với Hội Thánh.III. Niềm hy vọng của Hội Thánh đối với tương lai Các sách Phúc Âm và Công Vụ tập trung vào sự hình thành của Hội Thánh, các thư tín tập trung vào nhiệm vụ của Hội Thánh. Còn sách Khải Thị nói với tương lai của Hội Thánh.Bài học chính từ các sách Phúc Âm và Công Vụ là chúng ta phải đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu - chúng ta tin rằng Ngài đã cất đi tội lỗi của chúng ta thông qua sự sống và sự chết của Ngài. Bài học chính từ các thư tín là chúng ta phải yêu thương các chi thể trong Thân Thể của Chúa Cứu Thế, tức là Hội Thánh. Bài học chính từ sách Khải Thị là chúng ta có niềm hy vọng để có thể chịu đựng sự khó khăn, gian khổ trong khi chúng ta chờ đợi Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại.Sách Khải Thị bảo đảm cho chúng ta rằng chung cuộc Hội Thánh sẽ đắc thắng vì chính Chúa Cứu Thế Giê-xu chiến đấu thay cho chúng ta và Ngài chiến thắng ma quỷ và sự chết. Ngài sẽ dựng nên trời mới đất mới. Tại đó, Hội Thánh sẽ sống với Ngài mãi mãi. Nơi đó là thiên đàng vì có chính Đức Chúa Trời ngự tại đó.Trọng tâmTin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu để có sự sống đời đời.Yêu thương lẫn nhau để có một đời sống mãn nguyện.Hy vọng cho thế giới để có một cuộc sống đầy ý nghĩa.Thực hànhNiềm tin thật thể hiện qua tình yêu thương (GaGl 5:6). Niềm tin thật cũng cho chúng ta niềm hy vọng (GaGl 5:5). Hy vọng đến từ tình yêu của Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta (RoRm 5:5). Như vậy, trong một phương diện, mọi sự đều quy vào tình yêu thương.Đường lối áp dụng Tân Ước (thật ra là toàn bộ Kinh Thánh) là chúng ta phải

Page 5: Tan uoc( gian luot)

yêu mến Chúa với cả tấm lòng, linh hồn, năng lực và tâm trí. Và cũng phải yêu thương người lân cận như chính bản thân (LuLc 10:27). Nhưng chỉ khi nào chúng ta có đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta mới có thể yêu mến Chúa và yêu thương người như vậy được. Rồi khi chúng ta yêu thương như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng trong khi trông chờ Chúa Giê-xu trở lại khi đó chúng ta sẽ kinh nghiệm cuộc sống vĩnh cửu, sung mãn, đầy ý nghĩa, sống hoà thuận với Đức Chúa Trời với người khác cũng như với chính mình.

Kinh Thánh Tân ƯớcTừ chính: SỐNG YÊU THƯƠNGChủ đề chính: Sự sống đời đờiChủ đề chính: “đức tin... yêu thương... hy vọng” (12 lần) Chủ đề chính: “Nhưng chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy giè giữ, mặc áo giáp bằng đức tin và lòng yêu thương, lấy sự trông cậy về sự cứu rỗi làm mão trụ. Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, là Đấng đã chết vì chúng ta, hầu cho chúng ta hoặc thức hoặc ngủ, đều được đồng sống với Ngài.” ITe1Tx 5:8-10)Bài học chính: Tin nơi Chúa Giê-xu để được sự sống đời đời; Yêu thương lẫn nhau để sống mãn nguyện; Hy vọng nơi thế giới để sống có ý nghĩa.

Ma-thi-ơ

Tác giả: Ông Ma-thi-ơ. Thời kỳ hình thành: Không biết rõ (50 - 80 S.C) Mục đích: 1. Chứng minh Chúa Giê-xu là Vị Vua Đức Chúa Trời đã hứa. 2. Giãi bày đường lối Chúa Giê-xu thiết lập vương quốc của Ngài. Đối tượng: Thành phần mộ đạo đang gặp nguy cơ bị giới lãnh đạo tôn giáo tìm kiếm sự công nghĩa theo cách riêng của mình dẫn dụ sai lạc. Tản mạnCuối cùng, tàu tuần tra của Hải quân tìm ra chiếc xuồng bị lật úp. Chiếc xuồng này đưa toán nhân viên trông coi ngọn hải đăng đến ngọn hải đăng. Khi xuồng bị lật, trên xuồng có sáu người.Các thuỷ thủ hải quân vội vớt những người sống sót nhờ bám chặt vào mạn của chiếc thuyền bị lật. Sau đó họ khám phá ra môt điều nghịch lý là: tất cả mấy người được cứu đều không biết bơi. Còn mấy người mất tích ( có lẽ

Page 6: Tan uoc( gian luot)

chết đuối) đều biết bơi.Trong lĩnh vực thuộc linh, tội nhân chờ đợi Chúa Cứu Thế cũng giống như mấy người không biết bơi trong câu chuyện có thật này. Nhưng hễ ai tin Chúa Cứu Thế Giê-xu đến để cứu họ đều được cứu và được vào Nước Trời. Nhưng ai trông cậy sự công bình riêng để vào Nước Thiên Đàng thì sẽ bị bỏ ra ngoài. Sự tự lực không thể cứu người biết bơi khỏi bị chết đuối. Còn công bình riêng cũng không thể cứu tội nhân thoát khỏi địa ngục.Thâm nhậpBài học chính Phúc Âm Ma-thi-ơ dạy chúng ta biết phải làm thế nào để có thể vào Nước Thiên Đàng . Chủ đề chính Nước Thiên Đàng được nhắc đến 33 lần trong sách này. Cụm từ chính “vào Nước Thiên Đàng” xuất hiện sáu lần (Mat Mt 5:20, 7:21, 18:3, 19:23,24, 23:13). Có thể chia Phúc Âm Ma-thi-ơ làm bảy phần. Phần đầu tiên và cuối cùng là phần dẫn nhập và kết luận. Tất cả năm phần giữa đều có ghi lại một bài giảng của Chúa Giê-xu. Cả năm bài giảng này đều kết với câu “khi Đức Chúa Giê-xu phán các lời ấy xong” (Mat Mt 7:28, 11:1, 13:53, 19:1, 26:1).I. Ăn năn để được vào vương quốc của Chúa Cứu Thế (1-4) Chương 1 đến 4 là phần dẫn nhập và phần thứ nhất của sách Phúc Âm này. Ở đây, ông Ma-thi-ơ giới thiệu Đức Vua (Chúa Cứu Thế) của Nước Trời bằng cách mô tả sự giáng sinh và chức vụ của Ngài trong giai đoạn đầu. Thánh Kinh Cựu Ước có ghi nhiều lời tiên tri về sự xuất hiện của vị Vua hợp pháp của dân Do Thái. Ông Ma-thi-ơ trình bày rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã làm ứng nghiệm tất cả những lời tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước chứng tỏ Ngài là Vị Vua hợp pháp (Mat Mt 1:22, 2:5, 15, 17, 23, 3:3, 4:14). Ngài cũng làm ứng nghiệm luật pháp thời Cựu Ước, như vậy cũng chứng tỏ Ngài là Vị Vua công nghĩa (Mat Mt 3:15).Thông điệp của Vua được loan báo trước tiên, không phải bởi chính Vua mà bởi người đi trước mở đường cho Ngài là ông Giăng Báp-tít. Sứ điệp đó là “Hãy ăn năn vì nước thiên đàng đã đến gần” (Mat Mt 3:2). Chính mình Vua cũng lặp lại sứ điệp này khi Ngài bắt đầu chức vụ (Mat Mt 4:17). Trong sứ điệp này, Ngài bày tỏ rằng muốn vào nước thiên đàng thì bước đầu tiên là ăn năn tội và quay về với Đức Chúa Trời.II. Tiếp nhận sự công nghĩa để vào vương quốc của Chúa Cứu Thế (5-7) Nếu ăn năn là bước thứ nhất để vào nước thiên đàng thì sự công nghĩa là nước thứ hai. Phần thứ hai có ghi lại bài giảng thứ nhất của Vua. Người ta thường mệnh danh cho bài giảng này là “Bài Giảng Trên Núi” vì Chúa Giê-xu truyền dạy cho các môn đệ Ngài ở một sườn núi (Mat Mt 5:1). Bài giảng này có hai chủ đề xuyên suốt năm phần nhỏ. Hai chủ đề đó là Sự Công Nghĩa và Nước Thiên Đàng. Năm phần nhỏ gồm có:

Page 7: Tan uoc( gian luot)

1. Tám phước lành của sự công nghĩa để sở hữu vương quốc (Mat Mt 5:1-16).2. Sáu tiêu chuẩn của sự công nghĩa để vào vương quốc (Mat Mt 5:17-48).3. Ba sự thực thi sự công nghĩa để làm hài lòng Cha trong vương quốc (Mat Mt 6:1-18).4. Ba điều nên làm, Bốn điều không nên làm trong khi tìm kiếm sự công nghĩa và vương quốc của Ngài (Mat Mt 6:19-7:12).5. Ba sự chọn lựa của sự công nghĩa để vào vương quốc (Mat Mt 7:13-27).Năm câu Kinh Thánh của năm phần nhỏ này cho chúng ta sứ điệp cốt lõi của bài giảng:1. “Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ” (Mat Mt 5:6).2. “Vì ta phán cho các ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng” (Mat Mt 5:20). (Thầy thông giáo và người Pha-ri-si là giới lãnh đạo cậy công đức riêng đang dẫn dắt dân Do Thái) .3. “Hãy giữ, đừng làm sự công bình trước mặt người ta, cho họ đều thấy. Bằng không, thì các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời” (Mat Mt 6:1).4. “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mat Mt 6:33).5. “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Mat Mt 7:21).Tóm lại, Bài Giảng Trên Núi dạy chúng ta cần nhận lấy sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế như một món quà (Mat Mt 7:11) để vào Nước Thiên Đàng. Ăn năn là bước thứ nhất và được xưng công nghĩa là bước thứ hai để vào Thiên Đàng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Nước Trời không phải là sự công bình riêng của chúng ta mà là sự công bình của Chúa Cứu Thế. Đó là sự công bình mà Chúa Giê-xu đã chứng minh Ngài vốn có khi Ngài làm ứng nghiệm luật pháp trong Kinh Cựu Ước.III. Tiếp nhận vô điều kiện vương quốc của Chúa Cứu Thế (8-10) Bài giảng thứ nhất ghi lại lời giảng đạo của Vua. Bài giảng thứ hai là lệnh của Vua truyền cho mười hai môn đệ. Ngài bảo họ ra đi rao truyền sứ điệp của Nước Trời. Sứ điệp mà họ sẽ rao giảng là “Nước Trời đã đến gần” (Mat Mt 10:7). Và Nước Trời được biếu không cho mọi người (Mat Mt 10:8).Trong phần này, Chúa Giê-xu thực hiện mười phép lạ trên bệnh tật, ma quỷ và sự chết để chứng tỏ rằng Ngài không những có quyền làm Vua mà Ngài còn có quyền năng và quyền lực của một Vị Vua. Rồi Ngài cũng ban cho các

Page 8: Tan uoc( gian luot)

môn đệ quyền năng đó để họ thực hiện các phép lạ như Ngài đã làm (Mat Mt 10:1). Quyền năng này trở nên bằng cớ minh chứng rằng lời giảng dạy của họ là xác thực.IV. Đừng khước từ vương quốc của Chúa Cứu Thế (11-13) Nhưng người Do Thái nghi ngờ sứ điệp của Chúa Giê-xu. Thật ra, ngay cả ông Giăng Báp-tít cũng đâm ra hoài nghi không rõ Ngài có phải là Vị Vua mà Đức Chúa Trời hứa ban cho nhân loại hay không (Mat Mt 11:2-3). Còn người Pha-ri-si thì khước từ Ngài cách thẳng thừng. Họ lên án Ngài dùng quyền của Sa-tan để làm phép lạ (Mat Mt 12:24). Sự thể này khiến Chúa Giê-xu giảng bài thứ ba.Bài giảng thứ ba hoàn toàn khác với hai bài giảng trước: hầu như trong toàn bộ bài giảng này Chúa Giê-xu giảng dạy bằng ẩn dụ (Mat Mt 13:3-52). Ngài dùng các ẩn dụ nhằm mục đích giấu sứ điệp về Nước Trời đối với những người (giống như người Pha-ri-si) từ khước Ngài (Mat Mt 13:14-15). Trái lại, trong hai bài giảng trước, mục đích của Ngài là tiết lộ sứ điệp của Ngài cho tất cả những người bằng lòng tiếp nhận Ngài.Trước thời điểm này, sứ điệp của Vua là vương quốc của Ngài đã “kề cận” (Mat Mt 3:2, 4:17, 10:7). Đến thời điểm này, Ngài tiết lộ rằng vương quốc vẫn bành trướng bất chấp sự cản trở của những thành phần chống đối quyết liệt (Mat Mt 11:12). Giờ đây, vương quốc đã đến với họ (Mat Mt 12:28). Dầu vậy, vì dân Y-sơ-ra-ên từ khước Đức Vua nên một thời gian nữa vương quốc của Ngài mới hình thành hoàn toàn (Mat Mt 13:31-33).V. Nhờ Chúa Cứu Thế để vào vương quốc của Chúa Cứu Thế (14-18) Sau khi người Pha-ri-si từ khước Chúa Giê-xu, Ngài tập trung giảng dạy riêng cho các môn đệ. Ngài dạy họ rằng mặc dù thiên hạ chưa nhận ra Ngài là Vua dân Do Thái Ngài vẫn tiếp tục xây dựng Vương quốc của Ngài trong một mảng khác mệnh danh là Hội Thánh (Mat Mt 16:18-19). Về sau ai nấy đều rõ là đại đa số người trong Hội Thánh này là dân ngoại tộc (không phải là dân Do Thái) .Chúa Giê-xu báo trước rằng việc dân Do Thái từ khước Ngài cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết của chính Ngài. Ngài biết các môn đệ sẽ nản lòng và thất vọng. Vì vậy, Ngài hứa với họ rằng Ngài sẽ từ kẻ chết sống lại để thiết lập Vương quốc của Ngài (Mat Mt 16:21-28).Nhưng trước khi hy sinh tính mạng, Chúa phải dạy họ bài học về đức tin. Trong phần này, ba lần Chúa Giê-xu quở trách các môn đệ Ngài vì cớ họ không có hoặc kém đức tin (Mat Mt 14:31, 16:8, 17:17-20). Ngược lại, Ngài đề cao một thiếu phụ người ngoại bang coi bà là một tấm gương về đức tin (Mat Mt 15:28). Rồi trong bốn bài giảng của Ngài (Chương 18) , Ngài dạy rằng họ phải có đức tin và khiêm tốn như một đứa trẻ thì mới được vào nước thiên đàng (Mat Mt 18:3-4). Dựa vào tấm gương về đức tin của thiếu phụ

Page 9: Tan uoc( gian luot)

người ngoại bang và tánh khiêm tốn của thiếu nhi, Chúa Giê-xu nhấn mạnh rằng các môn đệ cần phải khiêm nhu và tin cậy nơi Ngài.VI. Người công nghĩa sẽ vào Vương quốc của Chúa Cứu Thế (19-25) Nhưng làn sóng chống đối Chúa Giê-xu do người Pha-ri-si cầm đầu vẫn tiếp tục dâng cao. Chúa bình phẩm về thành phần giả hình này bằng những lời lẽ mạnh mẽ. Ngài cảnh cáo họ rằng giới thâu thuế và gái mãi dâm sẽ được vào Nước Trời trước họ (Mat Mt 21:31). Ngài sẽ cất Nước Trời khỏi dân Do Thái và ban cho Dân Ngoại (Mat Mt 21:43). Trong Chương 23, Ngài công bố bảy lời nguyền rủa đối với người Pha-ri-si. Nước Trời sẽ đóng kín đối với những người đạo đức giả và giả bộ tin kính (Mat Mt 23:13), là kẻ tự xem mình là công bình (Mat Mt 23:29); rồi Ngài sẽ ban Nước Trời cho những người mà Nước Trời đã sắm sẵn cho họ (Mat Mt 25:34).Ngoài việc công bố bảy lời nguyền rủa người Pha-ri-si, Chúa Giê-xu cũng trả lời hai câu hỏi của các môn đệ Ngài. Hai câu hỏi đó là:1. Khi nào Đền thờ Giê-ru-sa-lem sẽ bị huỷ phá? (Đây là dấu hiệu báo trước việc Đức Chúa Trời loại bỏ dân Do Thái khỏi Nước Trời) .2. Dấu hiệu nào báo trước ngày Chúa trở lại? (Đây là dấu hiệu báo trước Ngài Chúa trở lại để tái lập Nước Trời bao gồm cả người Do Thái) .Chúa Giê-xu giải đáp câu thắc mắc thứ nhất trong Mat Mt 24:4-29 và giải đáp thắc mắc thứ hai trong chương Mat Mt 24:30-44. Tiếp đó, Chúa Giê-xu bảo họ phải trung tín và khôn ngoan trong khi chờ đợi Ngài trở lại (Mat Mt 24:45). Ngài kể ra Ẩn dụ về Mười Người Nữ Đồng Trinh để minh họa ý nghĩa của sự khôn ngoan (Mat Mt 25:1-13). Ngài cũng kể Ẩn dụ về Các Ta-lâng để minh họa ý nghĩa của sự trung tín (Mat Mt 25:14-30). Trong phần cuối của bài giảng cuối cùng (bài giảng thứ năm) này, Chúa Giê-xu mô tả việc Ngài trở lại để phân chia người công nghĩa thật sự (Mat Mt 25:37) với kẻ giả hình, cậy công nghĩa riêng của mình. Những kẻ giả hình sẽ bị đưa vào nơi hình phạt đời đời, còn người công bình sẽ được hưởng sự sống vĩnh cửu trong Nước Trời (Mat Mt 25:46). Chúng ta cần chú ý cách “người trung tín và khôn ngoan” và “người công bình” nuôi dưỡng dân Đức Chúa Trời (Mat Mt 24:45 so sánh với Mat Mt 25:37). Từ đó, chúng ta biết rằng người trung tín và khôn ngoan cũng chính là người công nghĩa. Chúng ta cần phải trung tín và khôn ngoan khi chăm sóc dân Đức Chúa Trời trong lúc chúng ta chờ vào Nước Trời.VII. Sống lại để vào Vương quốc của Chúa Cứu Thế (26-28) Phần thứ bảy cũng là phần cuối cùng của sách Phúc Âm Ma-thi-ơ được dùng làm Phần Kết Luận. Phần này không ghi một bài giảng nào cả, nhưng ghi lại sự khổ nạn (tức là sự chịu khổ) của Vua vì cớ Vương quốc của Ngài. Người ta phản bội, đóng đinh và chôn Ngài không phải vì cớ Ngài có tội, nhưng vì Ngài phải làm ứng nghiệm những lời tiên tri của Cựu Ước báo trước về sự

Page 10: Tan uoc( gian luot)

chết của Vị Vua mà Đức Chúa Trời hứa ban cho nhân loại (Mat Mt 26:54, 56, 27:9). Qua cái chết, Ngài chứng tỏ rằng Ngài thực sự là Vị Vua công nghĩa và vô tội của dân Do Thái (Mat Mt 27:11, 29, 37, 42, 54).Nhưng trước khi hy sinh, Ngài đã hứa với các môn đệ rằng Ngài sẽ cùng với họ uống nước nho trong vương quốc của Cha Ngài (Mat Mt 26:29). Ngài nói điều này để báo trước việc Ngài sẽ từ kẻ chết sống lại. Qua sự sống lại, Ngài minh chứng rằng Ngài có quyền trên sự chết và mọi uy quyền trên trời dưới đất đều giao vào tay Ngài (Mat Mt 28:18). Ngay cả quyền hạn cho họ vào Nước Thiên Đàng cũng thuộc về Ngài. Dầu các môn đệ cũng phải trải qua sự chết, nhưng họ cũng sẽ sống lại và vào Nước Ngài.Trong phần thứ nhất của sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, tác giả trình bày rằng Ăn năn là bước đầu tiên để vào Nước Trời. Trong phần thứ hai, chúng ta học biết rằng Công nghĩa là bước thứ hai. Sang phần thứ ba, Vua Giê-xu mời chúng ta tiếp nhận vương quốc của Ngài một cách vô điều kiện. Đáng tiếc là người thì hoài nghi, trong khi một số người khác lại từ khước sứ điệp về vương quốc của Ngài trong phần thứ tư. Đến phần thứ năm, chúng ta khám phá ra rằng đức tin hoặc lòng tin cậy nơi Chúa Cứu Thế là con đường duy nhất để nhận được sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế và biến sự công nghĩa đó trở thành sự công nghĩa của chúng ta. Trong phần thứ sáu, Chúa Cứu Thế bày tỏ cho chúng ta thấy sự công nghĩa (Mat Mt 24:45-46, 25:35-40) của những người đã nhận lấy sự công nghĩa của Ngài: họ làm những việc công nghĩa cho dân Đức Chúa Trời và họ là những người trung tín và khôn ngoan. Cuối cùng trong phần thứ bảy, Vua chịu chết nhưng Ngài đã từ kẻ chết sống lại để gặp những người công bình tại vương quốc của Ngài trong tương lai.Trọng TâmYêu cầu của Đức Chúa Trời đối với những người muốn vào vương quốc của Ngài là họ phải có sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế chứ không phải sự công nghĩa riêng của họ.Thực hànhLời phát biểu sau đây đúng hoặc sai?Phải thực hiện càng ngày càng nhiều việc công nghĩa cho tới mức đủ tiêu chuẩn để vào vương quốc của Chúa Cứu Thế. Câu nói này sai! Nếu bạn nói rằng câu nói này đúng thì bạn đã mắc phải một sự hiểu lầm phổ biến khiến ông Ma-thi-ơ viết Phúc Âm Ma-thi-ơ để chỉnh sửa lại. Chúa không đòi hỏi bạn phải lo tự lực xây dựng sự công nghĩa theo ý của bạn. Nhưng Ngài muốn bạn xin sự công nghĩa của Ngài (Mat Mt 6:33, Mat Mt 7:7). Bạn cần nhận lấy sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế, tức là sự công nghĩa mà Ngài đã đạt đến thông qua đời sống công nghĩa và cái chết công nghĩa của Ngài. Bạn phải nhận lấy sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế

Page 11: Tan uoc( gian luot)

như một món quà từ Đức Chúa Trời (Mat Mt 7:11 xem thêm RoRm 5:17).Nhưng chẳng phải người công nghĩa được mô tả là người thực hiện việc công nghĩa sao?- Đúng! Người công nghĩa là người thực hiện việc công nghĩa, nhưng họ không làm việc công nghĩa để trở thành người công nghĩa. Họ làm điều công nghĩa vì Đức Chúa Trời đã khiến họ trở nên người công nghĩa. Có một sự khác biệt rõ rệt giữa hai điều ấy. Câu Kinh Thánh chủ chốt của sách Ma-thi-ơ làm sáng tỏ điều này: “Hoặc cho là cây tốt thì trái cũng tốt, hoặc cho là cây xấu thì trái cũng xấu; vì xem trái thì biết cây” (Mat Mt 12:33). Có thể diễn ý câu Kinh Thánh này như sau: Xem việc làm thì biết người. Giúp một người trở nên công nghĩa rồi đương sự sẽ làm việc công nghĩa, làm cho một người trở thành tội nhân rồi đương sự sẽ làm việc tội lỗi, vì “xem trái biết cây, xem mặt biết lòng”. Cây gai không thể trở thành cây vả bởi sinh ra trái vả. Cũng vậy, tội nhân không thể trở thành người công nghĩa nhờ làm những việc công nghĩa. Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về sự công nghĩa cao lắm, rất cao. Chúng ta không thể đạt đến bởi sức riêng của mình (Mat Mt 5:38 xem thêm RoRm 4:1-8). Nhưng sau khi Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trở nên công nghĩa trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì chúng ta có thể thực hiện những việc công nghĩa chẳng hạn như nuôi dưỡng người nghèo đói, cùng túng. Điều lạ lùng nhất là chúng ta thực hiện những việc đó mà chẳng hề nhớ là mình có làm việc công nghĩa (Mat Mt 25:37-39).Bạn còn nhớ câu chuyện về chiếc xuồng không? Mấy người không biết bơi đều được cứu khỏi chết đuối. Trong lãnh vực tâm linh, hễ ai biết rằng họ không bao giờ đạt đến sự công nghĩa theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời bằng sức riêng của họ thì sẽ được vào Nước Trời. Bạn đã nhận được sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế như một món quà mà Đức Chúa Trời ban cho bạn chưa? Hoặc bạn vẫn còn lo xây dựng sự công nghĩa riêng của bạn? Tựu trung thì đấy chỉ là sự công nghĩa theo tiêu chuẩn của bạn thôi. Nên nhớ rằng trong vương quốc của Đức Chúa Trời không có chỗ dành cho người cậy công nghĩa riêng.

Ma-thi-ơTừ chính: VƯƠNG QUỐC (TRÊN TRỜI) CỦA CHÚA CỨU THẾChủ đề chính: Nước Thiên Đàng / Nước TrờiCụm từ chính: ‘vào nước thiên đàng’ gr 8 (6 lần) #Bài học chính: “Hoặc cho là cây tốt thì trái cũng tốt, hoặc cho là cây xấu thì trái cũng xấu; vì xem trái thì biết cây.” (Mat Mt 12:33)Câu chính: Chúng ta được vào Nước Thiên Đàng không phải bởi sự công bình riêng nhưng bởi sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế.

Mác

Page 12: Tan uoc( gian luot)

Tác giả: Ông Mác. Thời kỳ hình thành sách: Thập niên 60 SC khi các Cơ Đốc nhân bị bức hại khốc liệt. Mục đích: Để chứng minh Chúa Giê-xu đã chịu khổ theo đúng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Phúc Âm. Đối tượng: Những người sợ phải chịu khổ vì tin và rao truyền Phúc Âm. Tản mạn“Nếu Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đức Chúa Trời và Ngài đã chết vì tôi thì không có điều gì là quá lớn lao đến nỗi tôi không thể hy sinh cho Ngài”. Đây là câu nói của một người đã từ bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn để trở thành một nhà truyền giảng Phúc Âm. Mặc dù đang là cầu thủ cricket sáng giá nhất nước Anh. Dù cũng tin Chúa sốt sắng, nhưng gia đình của anh đã hết sức can ngăn anh đừng hy sinh cơ hội đạt đến cuộc sống tiện nghi và thành công tại nước Anh để phục vụ Đức Chúa Trời tại một quốc gia khác. Thế nhưng vào năm 1931, lúc ông C.T. Studd qua đời, không những ông đã phục vụ Chúa tại Trung Quốc, Ấn Độ và Phi Châu mà còn thành lập tổ chức WEC quốc tế, một tổ chức truyền giáo đã thúc đẩy việc thành lập ít nhất mười Hội Truyền giáo khác.Có lẽ bạn thấy mình không can đảm, cũng không có các ân tứ thuộc linh lớn lao như ông C.T. Studd. Nếu thế, chúng ta cùng xem xét cuộc đời của một người khác tên là Giăng Mác. Khi cần thiết, ông rất muốn hy sinh để phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng rồi ông lại sợ hãi, lo âu. Trong Phúc Âm Mác. Ông cũng ghi lại những nỗi sợ hãi của các môn đệ (Mac Mc 4:40, 10:32, 16:8). Ông tham gia vòng truyền giáo thứ nhất với ông Phao-lô và ông Ba-na-ba. Nhưng nửa đường đứt gánh, ông bỏ họ trở về nhà mẹ tại Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 13:13). Có lẽ ông sợ chết vì bệnh tật trong vùng đang bị bệnh sốt hoành hành nơi ông Phao-lô và ông Ba-na-ba dự định đi đến. Có lẽ ông cảm thấy không chịu nổi cơn bức hại đang chờ đợi họ tại những thành phố mà họ sắp ghé qua. Cho dù vì lý do nào đi nữa, ông vẫn quyết định bỏ ngang cuộc hành trình và làm cho ông Phao-lô thất vọng vô cùng.Câu chuyện về ông Mác không kết thúc tại đó. Lâu năm về sau, ông Phao-lô lại nhận ông Mác làm bạn đồng sự của ông trong Chúa Phil Plm 1:24. Bằng cách nào đó, ông Mác đã khắc phục được nỗi sợ hãi và học biết rằng thật ra vì Chúa Giê-xu và vì Phúc Âm thì không có sự hy sinh nào là quá lớn lao. Ông viết Phúc Âm Mác để khích lệ những người sợ khổ vì tin và rao truyền Phúc Âm.

Page 13: Tan uoc( gian luot)

Thâm nhậpTrong thời kỳ ông Mác viết Phúc Âm, Cơ Đốc nhân đang phải sống dưới sự bức hại tàn khốc của đế quốc La-mã. Nhiều người ngoại đạo không dám tin Chúa vì sợ bị bức hại. Nhiều Cơ Đốc nhân khác không dám rao giảng Phúc Âm vì sợ bị bức hại. Nếu bạn lâm vào hoàn cảnh tương tự thì chắc chắn Phúc Âm Mác là một sự khích lệ đối với bạn.Có thể chia Phúc Âm Mác làm ba phần. Phần thứ nhất khuyến khích bạn tin Phúc Âm. Phần thứ hai khích lệ bạn hy sinh cho Phúc Âm. Và phần thứ ba khích lệ bạn truyền bá Phúc Âm.I. Tin Phúc Âm (1:1-8:26) Ông Mác nêu rõ chủ đề của ông ngay trong câu đầu tiên của chương thứ nhất “Đầu Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ, là Con Đức Chúa Trời” (Mac Mc 1:1), tức là Phúc Âm của Chúa Giê-xu . Từ “Phúc Âm” được nhắc đến mười hai lần trong bốn sách Phúc Âm, nhưng nội trong Mác từ này đã được nhắc đến tám lần. Trong khi ông Lu-ca dùng từ “Phúc Âm” dưới dạng động từ để nhấn mạnh là chúng ta phải truyền đạo (tức là rao truyền Phúc Âm) , phải Mác dùng dạng danh từ để nhấn mạnh tầm quan trọng và tự thân giá trị của Phúc Âm.Phúc Âm Mác cho biết Chúa Cứu Thế Giê-xu đến trần gian với mục đích truyền giảng Phúc Âm (Mac Mc 1:38). Nhưng lạ một điều là ông Mác chỉ ghi lại cách ngắn gọn nội dung giảng dạy của Chúa (so với Phúc Âm Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng) . Câu Kinh Thánh chủ chốt của phần thứ nhất tóm tắt nội dung đó: “Các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành” (Mac Mc 1:15 thử so sánh với Mat Mt 4:17). Ngay cả câu Kinh Thánh này không nhắc đến từ “Phúc Âm”. Nhưng ông Mác nhấn mạnh vào công tác và phép lạ của Chúa Cứu Thế Giê-xu cùng những phản ứng tiêu cực của con người đối với Ngài. Trong Chương 3, một số nhà lãnh đạo Do Thái “tuyên chiến” với Chúa Giê-xu bằng cách âm mưu giết Ngài (Mac Mc 3:6).Ông Mác muốn độc giả của ông biết rằng dù người ta chống đối Phúc Âm nhưng không có nghĩa là tự thân Phúc Âm hoặc việc truyền bá Phúc Âm là sai. Cả ba sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca đều ghi lại ẩn dụ về Bốn Loại Đất (Mat Mt 13:3-23, Mac Mc 4:3-20, LuLc 8:4-15). Ẩn dụ này giúp các môn đệ hiểu vì sao có nhiều người phản ứng cách tiêu cực đối với Phúc Âm. Nhưng trong số bốn ông viết Phúc Âm, duy nhất chỉ có ông Mác ghi lại Ẩn dụ về Hạt Giống (Mac Mc 4:26-29). Ẩn dụ này bảo đảm cho chúng ta rằng hạt giống Phúc Âm có năng lực đặc biệt để phát triển và đem lại một vụ mùa vào thời điểm thích hợp.Những người sợ bị bức hại cần phải tin và có đức tin nơi Phúc Âm. Vì vậy, ông Mác kể nhiều chuyện về đức tin, về việc thiếu kém đức tin để minh hoạ cho vấn đề này (Mac Mc 4:40, 5:33-36, 6:6, 50). Đức tin là phương thuốc

Page 14: Tan uoc( gian luot)

duy nhất chữa “bệnh” sợ hãi: tin nơi chính Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài. Đặt đức tin nơi Chúa Giê-xu bảo đảm cho chúng ta rằng tội lỗi chúng ta sẽ được tha (Mac Mc 2:5). Tin Phúc Âm bảo đảm sự cứu chuộc. II. Hy sinh cho Phúc Âm (8:27-10:45) Phần thứ nhất kêu gọi chúng ta ăn năn và tin Phúc Âm; còn phần thứ hai mở đầu với một lời hứa: “Ai vì cớ ta và đạo Tin Lành mà mất sự sống, thì sẽ được cứu” (Mac Mc 8:35). Cần chú ý là tất cả các câu Kinh Thánh tương đương trong Mat Mt 10:39, LuLc 9:24 và GiGa 12:25 đều không có các từ “và vì Phúc Âm” (Xem thêm Mat Mt 16:25).Phần thứ hai kết thúc bằng một lời hứa khác dành cho người hy sinh vì Phúc Âm: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau” (Mac Mc 10:29-30). Một lần nữa, chúng ta cùng so sánh câu Kinh Thánh này với các câu Kinh Thánh tương đương trong Mat Mt 19:29 và . Cả hai ông Ma-thi-ơ và ông Lu-ca đều không ghi lại nhóm từ “và vì Phúc Âm” và “với sự bức hại”. Ngoài ra, chúng ta cũng chú ý rằng ông Mác là người duy nhất kể ra các phần thưởng dành cho những người hy sinh cho Phúc Âm như “nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, vợ con và đất ruộng”. Nhờ đó chúng ta nhận biết rằng sự hy sinh của chúng ta vì Phúc Âm chẳng phải là vô ích nhưng chúng ta sẽ được ban thưởng.Trong phần thứ nhất, Chúa Giê-xu bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc và phục vụ đoàn dân đông. Đến phần thứ hai, Ngài tập trung chú trọng vào các môn đệ. Mục đích của phần thứ hai được xác định rất rõ ràng. Chúa Giê-xu muốn chuẩn bị cho các môn đệ tinh thần sẵn sàng đối diện với sự chết của Ngài (Mac Mc 9:30-31). Trong phần này, nhiều lần Ngài báo trước về khổ nạn và cái chết của chính Ngài (Mac Mc 8:31, Mac Mc 9:12, 31, Mac Mc 10:33-34). Các môn đệ bị sốc và sợ hãi trong lúc họ cùng Chúa đi đến thành Giê-ru-sa-lem. Họ sợ sự nguy hiểm và cái chết đang chờ đợi Ngài tại nơi đó (Mac Mc 10:32). Nhưng Chúa Giê-xu vẫn hướng về phía Giê-ru-sa-lem vì Ngài biết rằng Ngài “đến không phải để người ta hầu việc mình, nhưng để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mac Mc 10:45).Đến đây, một số bạn quen thuộc với sách Mác đều biết rằng hầu hết các diễn giả và các nhà bình giải Kinh Thánh đều chọn câu Kinh Thánh này (Mac Mc 10:45) làm câu Kinh Thánh chủ chốt của sách Mác. Đối với họ, chủ đề chính của sách Mác là Chúa Giê-xu trong vai trò một người tôi tớ, kẻ phục vu . Nhưng quan điểm này không có lý lẽ vững mạnh. Thứ nhất, Mac Mc 10:45 là câu sao chép đầy đủ hoàn toàn từ Mat Mt 20:28. Văn cảnh của câu này

Page 15: Tan uoc( gian luot)

trong sách Ma-thi-ơ cũng giống như trong sách Mác. Sao lại chọn câu Kinh Thánh này làm câu chủ chốt cho sách Mác mà lại không chọn câu này là câu chính cho sách Ma-thi-ơ? Thứ hai, Phúc Âm Giăng, chứ không phải Phúc Âm Mác ghi lại chuyện Chúa Giê-xu rửa chân cho các môn đệ, một câu chuyện minh họa phù hợp nhất về sự phục vụ của Chúa Cứu Thế (Giăng 13) . Thứ ba, so sánh với ba Phúc Âm Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng thì Phúc Âm Mác dùng các từ “phục vụ”, “sự phục vụ” và “đầy tớ” cũng tương đương như ba sách kia vậy thôi. Do đó, “thân phận đầy tớ, kẻ phục vụ” chỉ là một tiểu đề trong sách Mác, cũng như trong ba Phúc Âm kia. Còn chủ đề chính là “Phúc Âm” thì có nhiều lý lẽ vững chải hơn.Ông Ma-thi-ơ trình bày Chúa Giê-xu là Vua; ông Lu-ca trình bày Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế; còn ông Giăng trình bày Ngài là con của Đức Chúa Trời. Nhưng ông Mác trình bày Ngài là Người truyền bá Phúc Âm (chứ không phải là đầy tớ) . Ông Mác không nhấn mạnh nội dung các bài giảng của Chúa Giê-xu, nhưng ông nhấn mạnh sự kiện Chúa Giê-xu là Người giảng đạo (Mac Mc 1:14, 38, 39). Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các môn đệ là những người truyền bá Phúc Âm (Mac Mc 3:14, 6:12, 16:15, 20).III. Truyền bá Phúc Âm (11:1-16:20) Trong phần thứ nhất, ông Mác tập trung sự chú ý của chúng ta vào thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con của Đức Chúa Trời. Trong phần thứ hai, ông làm cho chúng ta tập trung chú ý vào việc huấn luyện các môn đệ. Đến phần thứ ba, ông lại làm cho chúng ta tập trung chú trọng vào thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Vua dân Do Thái.Phần thứ nhất kêu gọi chúng ta tin nhận Phúc Âm (Mac Mc 1:15). Phần thứ hai kêu gọi chúng ta sẵn sàng hy sinh cho Phúc Âm (Mac Mc 8:35, 10:29). Về phần thứ ba kêu gọi chúng ta truyền bá Phúc Âm (Mac Mc 16:15).Phần thứ ba mở đầu với sự kiện Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem cách vinh quang. Tại Giê-ru-sa-lem, Ngài dạy dân chúng phải có đức tin (Mac Mc 11:22-24), Ngài giảng dạy về sự trở lại của Ngài (Mac Mc 13:5-37), thân thể của Ngài được chuẩn bị sẵn cho ngày đem chôn (Mac Mc 14:3-9), Ngài lập lễ Tiệc Thánh (Mac Mc 14:12-26). Câu Kinh Thánh chủ chốt của phần này nằm trong bài giảng cuối cùng của Chúa Giê-xu (đây là bài giảng dài nhất trong Phúc Âm Mác) : “Còn các ngươi, phải giữ mình; họ sẽ nộp các ngươi trước toà án; các ngươi sẽ bị đánh trong các Nhà Hội, và vì cớ ta, sẽ đứng trước mặt các quan tổng đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ. Nhưng trước hết Tin Lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân đã” (Mac Mc 13:9-10).Chúng ta cần chú ý đến cách nói của ông Mác: “Phúc Âm phải được rao giảng”, còn ông Ma-thi-ơ chỉ nói cách đơn giản rằng “Phúc Âm sẽ được rao giảng” (Mac Mc 24:14). Chúng ta cũng cần chú ý là trong Phúc Âm Mác, lời

Page 16: Tan uoc( gian luot)

tuyên bố này nằm giữa những câu Kinh Thánh nói về sự bắt bớ. Vị trí này làm nổi bật mục đích của ông Mác khi viết Phúc Âm: để chứng minh rằng nếu Chúa chúng ta chịu khổ và chết theo đúng chương trình của Đức Chúa Trời đối với Phúc Âm thì chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chịu khổ vì truyền bá Phúc Âm.Trong phần thứ nhất của sách Mác, tác giả khuyên chúng ta tin Phúc Âm và tin như thế là bảo đảm chúng ta được Cứu . Trong phần thứ hai, ông khuyên chúng ta hy sinh cho Phúc Âm vì hy sinh như thế là bảo đảm chúng ta được Phần Thưởng. Sang phần thứ ba, ông nêu lên trách nhiệm của chúng ta là phải truyền bá Phúc Âm vì công tác của chúng ta đã được bảo đảm là có Kết Quả. Phúc Âm Giăng triển khai sâu hơn vấn đề tin Phúc Âm.Phúc Âm Ma-thi-ơ triển khai sâu hơn vấn đề hy sinh cho Phúc Âm.Phúc Âm Lu-ca triển khai sâu hơn vấn đề truyền bá Phúc Âm.Phúc Âm Ma-thi-ơ khắc phục Sự Kiêu Ngạo cản trở người ta tiếp nhận Chúa Cứu Thế.Phúc Âm Mác khắc phục Nỗi Lo Sợ cản trở người ta tin Chúa Cứu Thế.Phúc Âm Lu-ca khắc phục sự tình trạng Không Biết Rõ là Chúa Cứu Thế sẵn sàng tha thứ tội nhân.Phúc Âm Giăng khắc phục Mối Hoài Nghi đối với thần tánh của Chúa Giê-xu, là Đấng có quyền ban cho sự sống đời đời.Trọng tâm

Loại bỏ nỗi lo sợ vì chính Đức Chúa Trời bảo đảm cho Phúc Âm.Thực hànhKhi bạn mua một máy ti-vi, bạn muốn công ty bán ti-vi phải bảo hành cho bạn. Nếu chúng ta chịu khổ vì Phúc Âm thì chúng ta cũng cần có một sự bảo đảm.Phúc Âm không bảo đảm cho bạn một cuộc sống được miễn trừ khỏi bao nỗi khó khăn, gian khổ vì bị bức hại. Phúc Âm này không bảo đảm rằng bạn sẽ không bị mất gia đình, bạn bè, nhà cửa, của cải, hoặc mạng sống của bạn. Nhưng Phúc Âm bảo đảm rằng bạn sẽ được nhận lại gấp bội lần những điều bạn đã từ bỏ vì tin và rao truyền Phúc Âm.Bi kịch thê thảm nhất của mỗi người trong chúng ta không phải là chết bất ngờ trong tuổi thanh xuân. Nhưng bi kịch thê thảm nhất là chúng ta sống thọ mà sống riêng cho bản thân, không sống vì một điều gì hoặc vì một người nào cả. Bi kịch thê thảm nhất là chúng ta sống một cách vô dụng và chết một cách vô ích.Hãy tin Phúc Âm, hãy hy sinh cho Phúc Âm, hãy truyền bá Phúc Âm!Mác

Page 17: Tan uoc( gian luot)

Từ chính: PHÚC ÂM BẢO ĐẢMChủ đề chính: Phúc ÂmCụm từ chính: ‘vì Ta và Phúc Âm’ (2 lần) Bài học chính: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau.” (Mac Mc 10:29-30)Câu chính: Chính Đức Chúa Trời bảo đảm Phúc Âm.

Lu-ca

Tác giả: Ông Lu-ca. Thời kỳ hình thành sách: Giữa năm 60 SC và 90 SC Mục đích: Nhằm khẳng định rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Cứu Chúa của cả nhân loại. Đối tượng: 1. Những Cơ Đốc nhân cần rao truyền Phúc Âm cho tội nhân đang hư mất. 2. Tội nhân đầy tội lỗi không biết chắc Đức Chúa Trời có tha tội cho họ hay không. Tản mạnTờ “Thời báo Nữu Ước” (New York Times) ngày 27.03.1964 tường thuật sự kiện sau đây:“Suốt hơn nửa tiếng đồng hồ, 38 công nhân đáng kính nể, biết tôn trọng luật pháp cư ngụ tại khu phố Queens (một khu ngoại ô của Nữu Ước) quan sát một tên giết người tấn công và đâm chém một thiếu phụ trong chung cư ở Kew Gardens. Hai lần tiếng nói của họ và ánh sáng phòng ngủ của họ thình lình bật sáng gây cản trở cho tên giết người khiến hắn phải ngại ngùng rút lui. Nhưng sau đó hắn quay lại, tìm và tiếp tục đâm thiếu phụ. Chẳng một ai điện thoại cho cảnh sát trong thời gian tên nọ giết người như vậy; sau khi thiếu phụ chết, một nhân chứng điện thoại báo tin cho công an.”Sự kiện này thúc đẩy các nhà nghiên cứu hành vi của con người điều tra tìm hiểu vì sao chẳng một ai cứu giúp bà Kitty Genovese là nạn nhân. Các nhà tâm lý học gọi thái độ này là thái độ của kẻ bàng quang. Đôi khi chuyện của người khác chẳng phải là chuyện của một người nào cả.Cũng vậy, việc đem Tin Tức Tốt Lành, là tin Chúa Giê-xu Đấng Cứu Thế đã chết thay cho tội nhân đến cho toàn thế giới đôi khi cũng bị coi như chẳng phải là việc của một người nào cả. Ông Lu-ca viết sách này cho thành phần

Page 18: Tan uoc( gian luot)

Cơ Đốc nhân có thái độ của kẻ bàng quang để giục lòng họ tham gia truyền bá Tin tức về Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế cho thế giới đầy dẫy tội nhân đang hư mất.Thâm nhậpCó hai nhóm người cần đọc Phúc Âm Lu-ca. Nhóm thứ nhất là những Cơ Đốc nhân giàu sang và giữ địa vị, chức vụ quan trọng trong xã hội. Họ đòi hỏi những sự kiện đủ sức thuyết phục. Nhưng thật ra cần tác động vào tấm lòng của họ chứ không phải thuyết phục lý trí.Họ đã trở thành những Cơ Đốc nhân bàng quang , là những người hầu như chẳng bao giờ làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu cho bà con, bạn bè, láng giềng và đồng nghiệp của họ cả. Nhóm người thứ hai là những người chưa tin nhận Chúa đang chìm đắm trong tội lỗi. Họ là bà con, dòng họ, bạn bè, láng giềng và đồng nghiệp của nhóm người thứ nhất. Họ chưa bao giờ bước chân vào nhà thờ hoặc dự một buổi truyền giảng nào. Họ cũng chưa hề nghe tin mừng là Chúa Cứu Thế Giê-xu muốn cứu họ ra khỏi tình trạng tội lỗi đáng thương.Nhân vật tiêu biểu cho nhóm người thứ nhất là ông Thê-ô-phi-lơ. Thê-ô-phi-lơ theo nghĩa đen có nghĩa là “người yêu của Đức Chúa Trời” (Lover of God) . Có lẽ ông là một viên chức La Mã giàu có vì ông Lu-ca dùng một danh hiệu khi viết thư cho ông: “Thê-ô-phi-lơ quý nhân” (LuLc 1:1, (Bản dịch Việt ngữ) LuLc 1:4, (King James Version) ).Đại diện của nhóm người thứ hai là vô số người nghèo khổ, bệnh tật và bị áp bức được nhắc đến trong Phúc Âm này. Họ đã tìm được sự cứu rỗi khi họ gặp Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vì thế, ông Lu-ca viết sách này nhằm hai mục đích tương ứng với hai nhóm người này. Thứ nhất, ông muốn những Cơ Đốc nhân giàu sang và có địa vị cao dùng của cải và ảnh hưởng của họ để truyền bá Phúc Âm. Thứ hai, ông muốn những người đã nhận biết mình là tội nhân cũng nhận biết rằng Đức Chúa Trời sẵn sàng tha thứ và cứu họ thông qua Con Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Để đạt hai mục đích đó ông Lu-ca phải cung ứng cho độc giả những dữ kiện chắc chắn đáng tin cậy về Chúa Giê-xu.Ông Lu-ca mô tả Chúa Cứu Thế Giê-xu không phải chỉ là Cứu Chúa mà Ngài còn là Cứu Chúa của trần gian. Chúa Cứu Thế Giê-xu đến không phải chỉ để cứu người giàu sang, quyền thế và quý phái; nhưng Ngài đến để cứu mọi người. Chủ đề chính của sách Lu-ca là Sự Cứu Rỗi . Các từ “sự cứu rỗi” và “Đấng Cứu Thế” được nhắc đến trong sách Lu-ca nhiều lần. So sánh với số lần ba Phúc Âm khác có dùng hai từ này thì ông Lu-ca dùng nhiều hơn cả ba tác giả kia hợp lại. Sự cứu rỗi của Chúa dành cho toàn thể nhân loại.I. Sự cứu rỗi dành cho toàn thể nhân loại (1-8) Phần thứ nhất gồm những bản tường thuật của người chứng kiến sự giáng sinh và khởi đầu chức vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Hầu hết các phép lạ

Page 19: Tan uoc( gian luot)

trong sách này đều nằm trong phần thứ nhất này. Cả những phép lạ về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu lẫn những phép lạ mà Chúa thực hiện trong lúc Ngài thi hành chức vụ đều nhắm vào cùng một mục đích - để chứng tỏ rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu thật sự là Đấng Cứu Thế mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho nhân loại và Ngài là Đấng có quyền tha tội (LuLc 1:47, 2:11, 5:24). Cơ Đốc nhân nào đã quen thuộc với những lời dạy này cần phải chắc chắn rằng các lời ấy dựa vào những sự kiện lịch sử đáng tin cậy.Chính dân của Ngài, con chiên Y-sơ-ra-ên lạc lầm, tức là dân Do Thái chối bỏ Ngài. ông Lu-ca ghi lại sự khước từ, chống đối của dân Do Thái đối với Chúa Giê-xu ngay lúc Ngài bắt đầu chức vụ (LuLc 4:28-30), chứ không phải ở giữa thời gian thi hành chức vụ như ông Ma-thi-ơ. Điều này cho phép ông Lu-ca tập trung vào việc viết về sự cứu rỗi của Chúa Giê-xu dành cho dân ngoại. Ông Lu-ca muốn độc giả biết rằng Chúa Giê-xu đến trần gian để cứu dân ngoại nữa.Trong khi ông Ma-thi-ơ chủ yếu viết cho dân Do Thái, ông Lu-ca chủ yếu viết cho tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Trong khi đối tượng của ông Ma-thi-ơ chủ yếu là giới sùng đạo thì độc giả của ông Lu-ca chủ yếu là giới doanh nhân và công chức của chính phủ. Ông Ma-thi-ơ chú tâm xử lý vấn đề công bình riêng , còn ông Lu-ca quan tâm xử lý vấn đề tự kỷ. Trong phần thứ nhất này, ông Lu-ca có hai sứ điệp tương ứng với hai mục đích của sách. Sứ điệp thứ nhất: Chúa Cứu Thế Giê-xu đến để cứu người nghèo khó và người bị áp bức (LuLc 4:18, 6:20, (Bản Anh ngữ) LuLc 4:18-19, (Bản dịch Việt ngữ) ). Không phải chỉ một mình ông Thê-ô-phi-lơ mà cả chúng ta cũng cần quan tâm, chăm lo cho những người nghèo khó và bị áp bức đang cần đến sự cứu rỗi của Chúa. Sứ điệp thứ hai: chúng ta có thể chắc chắn rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu có quyền tha tội. Lòng tin chắc này đặt cơ sở trên những sự kiện lịch sử được người chứng kiến tường thuật lại.II. Sự cứu rỗi dành cho mọi tội nhân đang hư mất (9-19) Phần thứ hai ghi lại rất ít phép lạ nhưng rất nhiều lời giảng dạy của Chúa Giê-xu. Riêng phần này có mười bốn ẩn dụ mà chỉ một mình ông Lu-ca ghi lại. Chúa Giê-xu kể hầu hết các ẩn dụ này cho các môn đệ (LuLc 11:1, 12:1, 22, 41, 16:1, 17:1, 22, 18:1). Rất có thể ông Lu-ca đưa những ẩn dụ này vào Phúc Âm nhằm thúc giục ông Thê-ô-phi-lơ (lẫn chúng ta) trở thành những người truyền bá Phúc Âm của Chúa. Trong phần thứ nhất, thành phần đang hư mất chối bỏ Chúa Giê-xu vì cớ lời công bố của Ngài. Trong phần thứ hai, Chúa Giê-xu tìm kiếm những người lầm lạc, hư mất thông qua các môn đệ của Ngài.Nhiều ẩn dụ và câu chuyện trong phần giữa này có liên quan đến tiền bạc và quyền thế. Chẳng hạn như ẩn dụ về Người Giàu Dại Dột, Người Con Trai Hoang Đàng, Quản Gia Bất Trung, Người Giàu và La-xa-rơ, Quan Án Bất

Page 20: Tan uoc( gian luot)

Công, Người Pha-ri-si và Người Thâu Thuế lẫn chuyện ông Xa-chê trở lại với Chúa. Chỉ có sách Lu-ca ghi lại ẩn dụ này trong phần thứ hai của sách, chứ các Phúc Âm khác không nhắc đến.Chúng ta nên nhớ rằng ông Thê-ô-phi-lơ là một người giàu và có thế lực. Đôi khi sự giàu sang có nguy cơ làm cho chúng ta hờ hững, không quan tâm đến người nghèo khó và thua thiệt. Vì thế, các ẩn dụ này nhằm dạy rằng đôi lúc chúng ta phải chấp nhận từ bỏ của cải và địa vị của mình để dẫn đưa người nghèo khó đến với Đấng Cứu Thế.Ẩn dụ về Người Con Trai Hoang Đàng (LuLc 15:11-32) là ẩn dụ chủ chốt. Ẩn dụ này kể lại chuyện hai anh em tương ứng với hai sứ điệp của Phúc Âm Lu-ca. Người em rời bỏ cha mình sống hoang đàng, phạm tội, nhưng rồi ăn năn và được cha tha thứ. Chàng thanh niên này là minh hoạ cho thành phần tội nhân biết ăn năn có thể tìm được sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Người anh ghen tị với em nên suýt đánh mất cơ hội ăn mừng em mình trở về. Anh tiêu biểu cho giới Cơ Đốc nhân làm kẻ bàng quang. Cần đánh thức họ khơi dậy trong họ lòng quan tâm đối với tội nhân hư mất. Chúng ta cần có tấm lòng giống như Đức Chúa Trời để cùng Ngài vui mừng khi có một tội nhân ăn năn và quay về với Ngài (LuLc 15:7).III. Chúa Cứu Thế cứu người hư mất (20-24) Trong phần thứ nhất, Đấng Cứu Thế bị tội nhân lạc mất chối bỏ vì Lời công bố của Ngài. Trong phần thứ hai, Đấng Cứu Thế tìm kiếm tội nhân lạc mất qua các môn đệ của Ngài. Đến phần cuối cùng, Đấng Cứu Thế cứu tội nhân hư mất qua sự chết của Ngài. Trong phần thứ nhất, sự cứu rỗi dành cho tất cả nhân loại (LuLc 3:6). Trong phần thứ hai, sự cứu rỗi dành cho tất cả tội nhân hư mất (LuLc 19:10). Trong phần thứ ba, sự cứu rỗi dành cho tất cả các dân tộc (LuLc 24:47).Trong phần thứ nhất, ông Lu-ca muốn chúng ta biết chắc rằng Con Người có quyền tha tội (LuLc 5:24). Trong phần thứ hai, ông muốn chúng ta biết chắc rằng Con Người đến trần gian để tìm và cứu tội nhân (LuLc 19:10). Trong phần thứ ba, ông muốn chúng ta biết chắc chắn rằng Con Người phải chịu đau đớn, chịu chết rồi từ kẻ chết sống lại để tất cả mọi tội nhân biết ăn năn sẽ được tha tội (LuLc 24:7, 26, 46-47).Ông Lu-ca tường thuật về việc Chúa chịu đóng đinh, việc an táng và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu rất tương đồng với tường thuật trong các sách Phúc Âm khác. Nhưng ông Lu-ca có ghi thêm sự kiện Chúa Giê-xu hiện ra cùng hai môn đệ trên đường về làng Em-ma-út (LuLc 24:13-35). Các Phúc Âm khác không đề cập đến sự kiện này. Trong sự kiện này, Chúa Giê-xu đã quở trách các môn đệ và dạy họ cách chắc chắn rằng Ngài phải chịu khổ hình trước khi bước vào sự vinh hiển (LuLc 24:26). Các môn đệ của Chúa Giê-xu không tin chắc rằng Ngài đã sống lại. Có thể nhận thấy mối nghi

Page 21: Tan uoc( gian luot)

hoặc đó nơi mười một môn đệ khi Chúa hiện ra với họ sau khi Ngài sống lại (LuLc 24:36-39). Đây là lý do khiến Chúa Giê-xu hỏi họ: “Sao các ngươi sợ, sao vẫn còn nghi ngờ?” (LuLc 24:38). Trong Phúc Âm Giăng, chỉ có ông Thô-ma nghi ngờ Chúa sống lại. Nhưng ông Lu-ca ghi lại rằng tất cả mười một môn đệ đều phải chiến đấu chống lại sự nghi hoặc. Hơn nữa, Chúa Giê-xu cho họ xem tay chân Ngài, bảo họ rờ đến Ngài và Ngài cùng ăn với họ để họ có bằng cớ chắc chắn bảo đảm về sự sống lại của Ngài (LuLc 24:39-43). Độc giả của ông Ma-thi-ơ không có sự công nghĩa, độc giả của ông Mác không có lòng can đảm, còn độc giả của ông Lu-ca không có niềm tin chắc chắn.Trọng tâm1. Chúa Giê-xu cứu tội nhân xấu xa nhất nếu họ biết ăn năn và trở lại với Ngài.2. Vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã hy sinh mạng sống của Ngài để cứu toàn thể nhân loại; chúng ta phải dâng hiến nguồn lợi tức, nguồn tài lộc của mình để đem sự cứu rỗi đến cho toàn thế giới.Thực hànhSự giáng sinh, sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu là những sự kiện lịch sử không thể phủ nhận được. Thế nhưng có người vẫn hoài nghi. Sự hoài nghi nảy sinh trong lòng họ vì cớ họ thấy vẫn còn nhan nhản những cảnh khổ đau, nghèo nàn, bất công, áp bức và bóc lột trên thế giới này. Nỗi khổ đau vẫn có thể hiện diện trong thế giới của Đức Chúa Trời giàu lòng bao dung tha thứ. Sự nghèo nàn vẫn có thể hiện diện trong thế giới của Đức Chúa Trời yêu thương. Chúa Cứu Thế Giê-xu phải chịu khổ đau và nỗi khổ đau của Ngài xoá tan những mối hoài nghi trong lòng chúng ta. Tất cả những điều này đã xảy ra đúng theo lời tiên tri. Chúng ta cần chú ý là ông Lu-ca không chỉ tường thuật một cách tổng quát về cuộc đời của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ông tường thuật cặn kẽ hơn vì ông muốn chúng ta biết chắc các sự kiện về sự sống và sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu (LuLc 1:4). Một lần nữa, chúng ta phải tự hỏi: “Chúng ta phản ứng như thế nào đối với sứ điệp của ông?”Tác giả kêu gọi chúng ta ăn năn. Làm sao ăn năn đây? Bạn không cần phải xưng ra tất cả tội lỗi của bạn. Phần đông chúng ta không thể nhớ tất cả tội lỗi mà chúng ta đã phạm trong quá khứ. Vì thế, làm sao chúng ta có thể xưng nhận tất cả? Ăn năn có nghĩa là thừa nhận rằng bạn là tội nhân (LuLc 18:13). Ăn năn có thể hoặc không kèm với nỗi đau buồn, vì cảm xúc đó không phải là yếu tố chủ chốt trong sự ăn năn. Yếu tố có tính quyết định là bạn muốn xây khỏi tội lỗi và quay về với Đức Chúa Trời, và bạn tin chắc rằng Chúa Giê-xu có thể cứu bạn.Nhưng Đức Chúa Trời có tha thứ cho bạn không? Chắc chắn Ngài sẽ tha

Page 22: Tan uoc( gian luot)

thứ. Đức Chúa Trời sẵn sàng tha thứ cho mọi tội nhân không ngoại trừ ai cả. Nếu bạn cảm thấy rằng mình không quan trọng, không giàu sang và không công nghĩa đúng mức để được Đức Chúa Trời tha thứ thì Phúc Âm Lu-ca trình bày những sự kiện đảm bảo với bạn rằng Chúa Giê-xu đã tha thứ cho mọi tội nhân biết ăn năn và đến với Ngài như thể nào thì chắc chắn Ngài cũng tha thứ cho bạn như thể ấy.Nếu bạn thật sự đã tin chắc nơi sự tha thứ của Chúa và tin rằng Ngài đến để cứu nhân loại, thì bạn cần sẵn sàng dùng bất cứ địa vị nào mà Chúa đặt để bạn cũng như của cải mà Ngài ban cho bạn để dẫn đưa nhân loại đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nếu muốn tham gia vào công tác truyền giảng Phúc Âm nhưng bạn chưa biết phải xoay sở ra sao thì ông Lu-ca có viết một sách khác để giúp bạn - sách Công Vụ. Hãy mở sách Công Vụ ra để tìm hiểu xem làm thế nào bạn có thể đem mọi người đến với Chúa Cứu Thế.Tâm trí bạn phải tin chắc rằng Cứu Chúa Giê-xu chịu chết vì mọi tội nhân hư mất.Tấm lòng bạn cần cảm nhận rằng Cứu Chúa Giê-xu luôn luôn vui mừng khi một tội nhân ăn năn quay về với Ngài.Lu-caTừ chính: ĐẤNG CỨU THẾ (ĐẢM BẢO) SỰ CỨU RỖIChủ đề chính: Sự cứu rỗiCụm từ chính: ‘sự tha tội’ (3 lần) Bài học chính: “Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem.” (LuLc 24:46, 47)Câu chính: Chúa Giê-xu cứu rỗi những tội nhân xấu xa nhất nếu họ biết ăn năn, quay về với Ngài. Vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã hy sinh mạng sống của Ngài để cứu nhân loại nên chúng ta phải dâng nguồn lợi tức, nguồn tài lộc của chúng ta để đem sự cứu rỗi đến cho toàn thế giới.

Giăng

Tác giả: Ông Giăng. Thời kỳ hình thành sách: Khoảng năm 90 S.C, sau khi thế hệ con cháu của các Cơ Đốc nhân thời sứ đồ Giăng đã trưởng thành. Mục đích: Nhằm mời gọi độc giả tin Chúa Cứu Thế Giê-xu để nhận được sự sống vĩnh

Page 23: Tan uoc( gian luot)

cửu. Đối tượng: Thành phần người tin Đức Chúa Trời nhưng không biết rõ họ có tin Chúa Cứu Thế Giê-xu hay không. Tản mạnNgày 30.06.1859, diễn viên xiếc người Pháp nổi tiếng Jean Francis Gravelet, với biệt danh là Blondin vì có mái tóc nâu, đi bộ trên một sợi dây dài 61 mét (200 feet) giăng trên thác nước chảy xiết Niagara. Khi anh đến đầu dây bên kia cách an toàn thì tiếng hoan hô nhiệt liệt vang dội từ phía đám đông gần 300.000 khán giả. Rồi điều gây kinh ngạc nhất đã xảy ra, ông Blondin nhìn đám đông và nói “Quý vị có tin rằng tôi có thể cõng một người tên lưng và đi trở lại đầu dây bên kia không?”Đám đông reo lên “Tin! Tin! Tin chớ! Anh là người làm xiếc vĩ đại nhất thế giới đấy!”Ông Blondin lại hỏi “Vậy thì ai xung phong đến đây với tôi?”Nhưng không ai xung phong cả. Ông Blondin vội quay sang ông bầu Harry Colcord và hỏi: “Ông có tin rằng tôi có thể cõng ông đi trên dây không?”Ông Harry trả lời: “Dĩ nhiên là tin chớ!”Ông Blondin lại hỏi một lần nữa: “Nếu vậy, ông muốn đi trên dây với tôi không?”Ông Harry đáp: “Muốn chớ! Cho tôi đi với!”Thế là ông Harry ngồi lên lưng, ôm cổ ông Blondin và họ bắt đầu cuộc đi chậm chạp và đầy nguy hiểm trên dây để trở về đầu dây bên kia. Hai lần họ suýt chết vì người đánh cuộc (tức là người có khả năng mất một số tiền lớn nếu hai ông thành công) rung dây với hy vọng làm cho họ ngã. Nhưng họ vẫn ráng xoay sở và đi đến đầu dây bên kia cách an toàn.Câu chuyện về ông Blondin và ông Harry Colcord minh họa một cách cụ thể vấn đề Tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, một vấn đề khá trừu tượng. Đám đông tin rằng ông Blondin có thể cõng một người đi trên dây băng ngang trên thác. Nhưng không ai có đủ lòng tin cậy để bám vào lưng của ông Blondin. Còn ông Harry Colcord không chỉ tin vào tài nghệ của ông Blondin, nhưng còn tin rằng ông Blondin là một người bạn đáng tin cậy, tin ông Blondin tới mức sẵn sàng giao mạng sống của mình cho ông Blondin.Ông Lu-ca viết Phúc Âm cho những người dám tin chắc vào các sự kiện liên quan đến Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ông Giăng viết Phúc Âm cho những ai hoài nghi không dám tin cậy Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong sách Giăng, tác giả kêu gọi chúng ta tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu. Chúng ta phải tin tới mức sẵn sàng giao phó mạng sống của mình vào trong tay Ngài.

Page 24: Tan uoc( gian luot)

Thâm nhậpVào thời ông Giăng viết Phúc Âm này, số Cơ Đốc nhân thế hệ thứ hai đã gia tăng đáng kể. Các Cơ Đốc nhân này cũng tương tự như Cơ Đốc nhân thế hệ thứ hai ngày nay - nhiều người không gặp Chúa Cứu Thế Giê-xu cách cá nhân. Đa số họ tin Đức Chúa Trời, nhưng không tin chắc Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Ông Giăng viết Phúc Âm này nhằm thuyết phục thành phần này tin rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Phương cách duy nhất để nhận được sự sống đời đời (GiGa 20:31) là tin nhận Ngài. Nếu nhiều năm qua bạn đi nhóm họp ở nhà thờ nhưng không nhận biết chắc chắn về Chúa Cứu Thế Giê-xu hoặc sự sống vĩnh cửu thì Phúc Âm Giăng cũng dành cho bạn đấy.Cụm từ chủ chốt của Phúc Âm này là “hễ ai tin Ngài thì được sự sống đời đời” (GiGa 3:15, 16, 36, 5:24, 6:27-29, 35, 40, 47, 68-69, 11:25-26, 20:31). Chỉ người nào tin Con Đức Chúa Trời thì người ấy mới được sự sống đời đời.Sách Giăng dùng từ “tin” đến 98 lần, tất cả đều dưới dạng động từ, chẳng có lần nào dưới dạng danh từ cả. Tin không phải chỉ là điều bạn có; mà đó là hành động mà bạn thực hiện .Có thể chia sách Giăng làm ba phần. Trong phần thứ nhất (Chương 1 đến 12) , Chúa Giê-xu lặp đi lặp lại rằng “giờ Ngài chưa đến” (GiGa 2:4, 7:6, 8, 30, 8:20). Trong phần thứ hai (Chương 13 đến 17) , Ngài phán rằng “giờ Ngài đã đến” (GiGa 12:23, 13:1, 16:21, 32, 17:1). Còn phần thứ ba (Chương 18 đến 21) mô tả “giờ” hy sinh và vinh hiển của Ngài.I. Tin Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời ban cho sự sống đời đời (1-12) Tiểu đề của phần thứ nhất là Sự Sống Vĩnh Cửu. Phần này dùng từ “sự sống đời đời” 32 lần trong tổng số 36 lần trong toàn sách. Phần này nhằm bày tỏ Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, là Đấng ban sự sống đời đời.Ông Giăng chỉ ghi lại bảy phép lạ của Chúa Giê-xu. Ông mệnh danh các phép lạ đó là “các dấu hiệu”. Các dấu hiệu này cho thấy rằng Chúa Giê-xu thật là Con Đức Chúa Trời.Cả bảy dấu hiệu đều nằm trong phần thứ nhất của sách Giăng:1. Chúa Giê-xu biến nước thành rượu (GiGa 2:1-11).2. Chúa Giê-xu chữa lành con trai quan thị vệ (GiGa 4:46-54).3. Chúa Giê-xu chữa lành người bại (GiGa 5:1-9).4. Chúa Giê-xu hoá bánh ra nhiều (cho 5000 người ăn) (GiGa 6:1-14).5. Chúa Giê-xu đi bộ trên mặt biển và “chuyên chở thần tốc”các môn đệ (6”16-21) .6. Chúa Giê-xu chữa lành người mù (GiGa 9:1-7).7. Chúa Giê-xu khiến ông La-xa-rơ sống lại (GiGa 11:1-46).Chúa Giê-xu làm những phép lạ này với mục đích làm cho các môn đệ tin

Page 25: Tan uoc( gian luot)

nơi Ngài (GiGa 2:11, 4:48, 10:25, 38).Bảy việc làm (phép lạ hoặc dấu hiệu) của Chúa Cứu Thế Giê-xu được ghi lại để minh hoạ cụ thể bảy lời phán của Ngài. Trong mười hai chương đầu, Chúa Giê-xu ban cho những người tin Ngài bảy lời hứa:1. Người sẽ chẳng bao giờ khát (GiGa 4:14).2. Người sẽ chẳng bao giờ đói (GiGa 6:35).3. Người sẽ chẳng bao giờ bị bỏ ra ngoài (GiGa 6:37).4. Người sẽ chẳng bao giờ đi trong nơi tối tăm (GiGa 8:12).5. Người sẽ chẳng bao giờ thấy sự chết (GiGa 8:51).6. Người sẽ chẳng bao giờ bị hư vong (GiGa 10:28).7. Người sẽ chẳng bao giờ chết (GiGa 11:26).Chúng ta cùng chú ý xem bảy việc làm của Chúa Giê-xu tương ứng với bảy lời hứa phán của Ngài như thế nào. Ngài hứa với những người tin Ngài rằng họ sẽ chẳng bao giờ khát và Ngài đã biến nước thành rượu. Ngài hứa rằng ai tin Ngài sẽ không bao giờ đói và Ngài đã hoá bánh đãi 5000 người ăn. Chúa Giê-xu hứa rằng người đến với Ngài sẽ không hề bị bỏ ra ngoài và Ngài đã đi bộ trên mặt nước để đến với các môn đệ, rồi nhanh như chớp Ngài đưa tất cả các môn đệ trong thuyền tới nơi họ cần đến. Chúa hứa rằng ai tin Ngài sẽ chẳng đi trong nơi tối tăm và Ngài đã chữa lành người mù. Chúa Giê-xu bảo đảm với các môn đệ rằng họ sẽ không hề thấy sự chết, chẳng hề bị hư mất hoặc chết. Tương ứng với lời hứa đó là sự chữa lành con trai thị vệ, chữa lành người bại và việc khiến La-xa-rơ, bạn của Ngài sống lại. Các phép lạ của Chúa Giê-xu minh chứng rằng Ngài thật là Con Đức Chúa Trời và Ngài có quyền năng ban sự sống vĩnh cửu cho tất cả những người tin Ngài. Bạn cũng có thể tin Ngài vì các việc Ngài làm chứng tỏ rằng lời dạy của Ngài là thật.Lúc đầu, có nhiều người tuyên bố rằng họ tin Ngài vì các công việc và lời dạy của Ngài (Chương 1 đến 4) . Nhưng khi Chúa Giê-xu bắt đầu công bố những điều lạ lùng về chính Ngài thì nhiều người lại bắt đầu nghi ngờ Ngài (Chương 5 và 6) . Một trong những lời công bố đó là họ phải ăn thịt và uống huyết Ngài để được sự sống vĩnh cửu (GiGa 6:53-54). Những lời công bố cùng những việc làm về sau của Chúa Giê-xu nhằm thử nghiệm niềm tin của họ nơi Ngài. Một trong những dịp thử nghiệm đó là Chúa Giê-xu chủ tâm hoãn ngày viếng thăm, cứu giúp ông La-xa-rơ, bạn của Ngài, đã chết (GiGa 11:15). Kết cuộc, dân chúng đã phân làm hai nhóm đối lập nhau: nhóm người không tin Chúa Giê-xu (GiGa 7:5, 48, 8:24, 45-46, 10:25, 38, 12:37) và nhóm người tin Ngài (GiGa 7:31, 8:30, 10:42, 11:45, 12:11, 42).II. Tin Con là con đường dẫn đến cùng Cha (13-17) Cuối phần thứ nhất, nhiều người không tin Chúa Giê-xu vì cớ lời dạy của Ngài (GiGa 6:60-64, 12:37). Tuy nhiên, cũng có những người tin Chúa Giê-

Page 26: Tan uoc( gian luot)

xu nhưng không dám công khai vì sợ hãi (GiGa 12:42). Trong phần thứ hai, Chúa Giê-xu tập trung dạy các môn đệ. Những lời dạy này hợp thành bài giảng tại phòng cao trong gần thứ hai (Chương 13-16) . Chủ đề chính của bài giảng này là tình yêu thương. Toàn bộ sách dùng danh từ tình yêu thương đến 7 lần, nhưng phần này dùng danh từ đó đến 6 lần. Còn toàn bộ sách dùng động từ yêu thương đến 37 lần. Thế mà phần hai dùng động từ này đến 25 lần. Chúa Giê-xu giải thích cho các môn đệ Ngài biết rằng vì yêu thương họ mà Ngài đành hy sinh tính mạng vì họ (GiGa 15:13). Thành phần người đến nhóm họp ở nhà thờ trải qua nhiều năm nhưng vẫn chưa tin chắc về Ngài cần phải nắm vững điều này: Chúa Giê-xu rất yêu thương bạn. Ngài yêu thương đến mức nào? Ngài yêu thương bạn đến mức hy sinh mạng sống Ngài vì bạn (GiGa 15:13).Nhưng khi Chúa Giê-xu báo trước rằng Ngài sắp chịu chết và xa rời họ thì các môn đệ vô cùng hoang mang, lo sợ. Họ không rõ Chúa đi đâu và làm sao họ có thể theo Ngài (GiGa 14:5). Nhiều lần Chúa đã giải thích cho các môn đệ rằng Ngài đi về với Cha và Ngài là Con đường, Chân lý và Nguồn sống duy nhất để đến với Cha (GiGa 13:1, 14:6, 12, 28, 16:10, 17). Thế nhưng các môn đệ vẫn không hiểu nổi. Chỉ khi Chúa giảng giải lần cuối rằng Ngài đến từ nơi Cha nên Ngài sắp rời trần gian trở về với Cha thì họ mới hiểu và tin (GiGa 16:28, 30). Khi ấy, Chúa Giê-xu nhận xét: “Bây giờ các con tin rồi sao?” (GiGa 16:31 -B.D.Y).Trong phần thứ nhất, Chúa Giê-xu thử nghiệm niềm tin của dân chúng đối với Ngài. Trong phần thứ hai, Chúa Giê-xu thử nghiệm niềm tin của các môn đệ đối với Ngài. Nhưng những cuộc thử nghiệm này không nhằm thử niềm tin để được cứu rỗi, nhưng nhằm thử niềm tin để phục vụ.Chúa Giê-xu thử các môn đệ ba lần. Lần thử thứ nhất ghi trong Chương 13. Trong chương này, Chúa Giê-xu thử các môn đệ bằng cách truyền dạy họ phải yêu thương lẫn nhau khi Ngài vắng mặt (GiGa 13:34). Lần thứ hai ghi trong Chương 14. Chúa Giê-xu báo cho các môn đệ rằng Ngài sẽ rời họ (thông qua sự chết của Ngài) , đi về cùng Cha, rồi sẽ trở lại với họ (GiGa 14:2-4). Chúa Giê-xu muốn thử xem các môn đệ có vui mừng vì cớ họ yêu thương Ngài hay không (GiGa 14:28). Lần thử nghiệm thứ ba ghi trong Chương 15 và 16. Sự thử nghiệm này nhằm thử xem họ đứng vững trong tình yêu thương của Ngài hoặc sẽ vấp ngã (GiGa 16:1). Chúa báo trước cho các môn đệ rằng họ sẽ bị bắt bớ (GiGa 15:20, 16:2). Nhưng họ phải làm chứng về Ngài (GiGa 15:27).Từ Chương 13 đến 16 là Bài Giảng của Con Đức Chúa Trời, Chương 17 là Lời Cầu xin của Con Đức Chúa Trời. Trong Lời cầu xin này (tức là Lời Cầu nguyện) , Chúa Giê-xu cầu nguyện cho bạn là người tin Ngài để bạn tin rằng Ngài là Đấng được Đức Chúa Cha sai đến thế gian (GiGa 17:20-21).

Page 27: Tan uoc( gian luot)

Trong phần thứ nhất, Bảy Dấu Hiệu bày tỏ cho chúng ta rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời. Phần thứ hai là Bài Giảng Của Ngài thử nghiệm niềm tin của chúng ta về sự kiện Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Còn phần thứ ba và là phần cuối là Sự Khổ Nạn Của Ngài chứng minh cách chắc chắn, không còn nghi ngờ gì được về sự kiện Ngài là Con của Đức Chúa Trời.III. Tin lời chứng của Con Đức Chúa Trời là thật (18-21) Phần thứ ba ghi lại sự kiện Con Đức Chúa Trời bị bắt (Chương 18) , chịu đóng đinh (Chương 19) , và sống lại (Chương 20) rồi hiện ra (Chương 21) . Ông Giăng tuyên bố rõ ràng rằng mục đích của ông khi viết sách là để chúng ta tin Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và nhờ niềm tin đó, chúng ta hưởng được sự sống vĩnh cửu (GiGa 20:30-31). Trong phần này, ba lần ông Giăng viết rằng đây là những lời chứng cho chân lý (GiGa 18:37, 19:35, 21:24). Chân lý là tiểu đề của phần này. Ba lần ông Phi-e-rơ chối bỏ Chân lý (GiGa 18:17, 25, 27). Ông Phi-e-rơ và ông Giăng tin chân lý khi họ bước vào trong mộ và thấy ngôi mộ trống (GiGa 20:8). Khi nhìn thấy dấu đinh nơi sườn Chúa Giê-xu, thì ông Thô-ma tin Chân lý và không còn hoài nghi nữa (GiGa 20:29).Trong phần thứ nhất, ông Giăng viết để thuyết phục bạn rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, là Đấng ban sự sống đời đời. Đến phần thứ hai, ông tìm cách thuyết phục bạn rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu yêu thương bạn đến nỗi Ngài sẵn sàng chịu chết vì bạn. Nếu bạn vẫn chưa tin, thì sang phần thứ ba, tác giả hy vọng rằng chân lý về sự sống lại sẽ thuyết phục bạn. Nếu bạn vẫn không tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì bạn làm cách nào lý giải sự kiện Ngài từ kẻ chết sống lại, một sự kiện chắc chắn như đinh đóng cột.Trọng tâmChỉ những ai tin Con Đức Chúa Trời mới nhận được sự sống vĩnh cửu.Thực hànhNhiều người tin Đức Chúa Trời hiện hữu. Như vậy là tốt. Nhưng tin như vậy chưa đủ để nhận được sự sống vĩnh cửu. Họ phải tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời nữa. Rồi phải tin rằng chỉ một mình Ngài có thể ban cho sự sống đời đời.Trước tiên, bạn phải tin các phép lạ của Chúa Giê-xu (GiGa 2:11) và lời chứng của Ngài (GiGa 4:39, 17:20). Đức Chúa Trời sẽ thử nghiệm niềm tin của bạn đối với các phép lạ của Ngài bằng cách truyền cho bạn những mệnh lệnh có vẻ vô lý. Chẳng hạn như Ngài bảo viên chức đi trở về nhà nơi con trai của ông đang đau nặng (GiGa 4:50). Ngài bảo người bại đứng lên, vác nệm đi về nhà (GiGa 5:18). Ngài bảo các môn đệ đãi đám đông 5000 người ăn (GiGa 6:5-6). Ngài bảo người mù đi đến ao rửa mắt (GiGa 9:7). Chúa thử đức tin của bạn đối với lời chứng của Ngài qua những lời tuyên bố nghe có vẻ phi lý. Chẳng hạn như Ngài phán rằng bạn phải ăn thịt và uống huyết của

Page 28: Tan uoc( gian luot)

Ngài (GiGa 6:53). Nhưng điều nghe có vẻ phi lý nhất có lẽ là chỉ có thông qua Ngài bạn mới có thể đến thiên đàng. Những người không có niềm tin đúng đắn chân thật ngay từ ban đầu đều sẽ bỏ cuộc và rời bỏ Ngài (GiGa 6:66).Thứ hai, bạn phải tin nơi chính Chúa Cứu Thế Giê-xu, như ông Harry Colcord đã tin tưởng và giao phó mạng sống của ông trên đời này cho diễn viên xiếc Blondin thể nào, thì bạn phải tin cậy Chúa là Đấng ban sự sống đời đời thể ấy (GiGa 6:67-69). Đức Chúa Trời thử nghiệm để xem bạn có tin rằng Ngài có thể ban cho bạn sự sống vĩnh cửu hoặc không tin (GiGa 11:25).Thứ ba, bạn phải vâng giữ điều răn của Ngài. Điều răn đó là bạn phải yêu mến Ngài và làm chứng về Ngài dù đang bị bức hại. Những điều răn này nhằm thử nghiệm những người mà Ngài muốn sai phái họ thực hiện những sứ mạng đặc biệt (GiGa 20:21). Cuộc thử nghiệm này gắt gao hơn bất cứ sự thử nghiệm nào khác đã diễn ra trước đó. Thí dụ như trường hợp ông Phi-e-rơ, ông bị thử nghiệm xem ông có chối Chúa Giê-xu hoặc không. Nhiều Cơ Đốc nhân (tương tự như ông Phi-e-rơ) thực sự thất bại trong cuộc thử nghiệm này (GiGa 16:32). Nhưng họ không mất sự cứu rỗi. Nếu phải đối phó với cuộc thử nghiệm thứ ba này thì không nên lo sợ vì Chúa luôn luôn báo trước và khích lệ chúng ta. Ngài sẽ ban sự bình an của Ngài cho chúng ta (GiGa 16:33, 20:21). Đối với những người thất bại trong cuộc thử nghiệm này, Chúa sẽ lần hồi phục hồi họ: Ngài ban cho họ một cơ hội thứ hai rồi lại giao phó công tác cho họ (GiGa 21:15-19).Tất cả các cuộc thử nghiệm này dẫn đến kết quả là bạn bắt đầu tận hưởng sự sống sung mãn và vĩnh cửu mà Chúa Giê-xu hứa ban cho ngay trên đời này. Nhưng sự sống vĩnh cửu là gì? Chúa Giê-xu cho chúng ta biết định nghĩa của Ngài trong GiGa 17:3 - sự sống vĩnh cửu là nhận biết Cha, cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng Cha đã sai đến.Chúa Giê-xu là Con Một của Đức Chúa Trời (GiGa 3:16).Ngài là con đường duy nhất dẫn đến với Cha (GiGa 14:6).Lời chứng của Ngài hoàn toàn chỉ là chân lý (GiGa 18:37).Để nhận được sự sống vĩnh cửu, chúng ta chỉ cần tin mà thôi (GiGa 1:12).Chỉ những người tin, tức là người được sự sống vĩnh cửu, mới có thể nhận biết Cha, cùng Con là Đấng Cha đã sai đến (GiGa 17:3).

GiăngTừ chính: TIN (ĐỂ) NHẬNChủ đề chính: TinCâu chính: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (GiGa 3:16)

Page 29: Tan uoc( gian luot)

Bài học chính: Chỉ những người tin Con Đức Chúa Trời mới nhận được sự sống vĩnh cửu.

Công vụ Các Sứ Đồ

Tác giả: Ông Lu-ca. Thời kỳ hình thành sách: Năm 63 SC khi phần lớn thế giới chưa có Phúc Âm. Mục đích: Nhằm chỉ dẫn phương cách thực hiện việc truyền bá Phúc Âm cho thế giới. Đối tượng: Thành phần Cơ Đốc nhân đã được thúc giục nhưng chưa được huy động để truyền bá Phúc Âm cho thế giới. Tản mạnTheo ước tính, dân số thế giới năm 1700 là 600 triệu.Năm 1800, dân số tăng đến 900 triệu.Năm 1900, dân số thế giới đạt mức khoảng 1,5 tỉ.Người ta tính là năm 2000, dân số thế giới sẽ vượt quá con số sáu tỉ, tức là gấp bốn lần dân số năm 1900. Rõ ràng là có cuộc bùng nổ dân số trên thế giới trong cuối thế kỷ này. Như vậy, còn có thể truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới không?Cơ Đốc nhân chiếm khoảng 33% dân số thế giới, và con số này vẫn tăng đều đều. Số người chưa tin Chúa nhưng có cơ hội nghe Phúc Âm chiếm 42%. Chỉ còn khoảng từ 15% đến 25% dân số thế giới chưa hề nghe Phúc Âm. Với các phương tiện truyền thanh và truyền hình Cơ Đốc, các nhà xuất bản, các khoá học Kinh Thánh hàm thụ, điện thoại và máy vi tính, công tác truyền bá đạo trở nên dễ dàng hơn trong một vài phương diện. Với những dữ kiện và số liệu trên đây, bạn còn cảm thấy công tác truyền đạo cho thế giới là một nhiệm vụ bất khả thi không?Hoàn toàn khả thi! Tuy nhiên, công tác này vẫn đòi hỏi mỗi Cơ Đốc nhân phải làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế Giê-xu để đem toàn thế giới trở lại với Ngài.Thâm nhậpÔng Lu-ca viết Phúc Âm để thúc giục Cơ Đốc nhân raotruyền Phúc Âm cho thế giới. Và ông viết sách Công Vụ để động viên Cơ Đốc nhân tiến hành công tác truyền bá đạo cho thế giới. Nếu chỉ thúc giục mà không chịu hành động thì sự thúc giục chỉ là vô ích mà thôi.Có thể chia sách Công Vụ làm ba phần theo những nội dung của câu Kinh Thánh chủ chốt gợi ý (Cong Cv 1:8). Theo câu Kinh Thánh này thì kế hoạch

Page 30: Tan uoc( gian luot)

truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới được thực hiện trong ba giai đoạn hoặc ba vùng. Vùng thứ nhất là Giê-ru-sa-lem (Chương 1-7) . Vùng thứ hai là xứ Giu-đê và Sa-ma-ri (Chương 8 đến 12) . Vùng thứ ba là khắp thế giới. Bắt đầu từ Chương 13, nhưng không kết thúc ở Chương 28 vì cho đến ngày nay công tác truyền bá Phúc Âm vẫn còn thực hiện.Câu Kinh Thánh chính cũng cho chúng ta biết chủ đề chính của sách này: chúng ta làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu bởi quyền năng của lẽ thật.I. Làm chứng tại Giê-ru-sa-lem (1-7) Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, các sứ đồ muốn Ngài cho họ biết khi nào Ngài sẽ trở lại để khôi phục nước Y-sơ-ra-ên (Cong Cv 1:6). Nhưng thay vì bày tỏ cho các sứ đồ việc Ngài sắp thực hiện, Chúa lại cho họ biết việc Ngài muốn họ thực hiện. Ngài giao cho họ trọng trách truyền đạo cho thế giới. Và họ sẽ thực hiện trọng trách này bằng cách làm chứng nhân cho Ngài bởi quyền năng của Thánh Linh (Cong Cv 1:5, 8).Trong phần thứ nhất, chúng ta có thể ghi nhớ trong các sự kiện sau đây:a. Sự thăng thiên của Chúa Giê-xu (Chương 1) .b. Khai sinh Hội Thánh vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Chương 2) . (Lễ Ngũ Tuần là ngày lễ của dân Do Thái đến sau Lễ Vượt Qua 50 ngày) . Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Linh giáng trên các sứ đồ và họ bắt đầu nói tiếng ngoại quốc như một dấu lạ về quyền năng mới ban cho họ. Kết quả là có ba ngàn người trở lại tin Chúa và chịu báp-tem trong ngày đó.c. Hoạn nạn (Chương 4) . Hoạn nạn xảy đến dưới hình thức bức hại từ bên ngoài (Chương 4) . Khi ông Phi-e-rơ và ông Giăng bắt đầu thực hiện các phép kỳ, dấu lạ và rao giảng Phúc Âm, thì các nhà lãnh đạo Do Thái bắt họ bỏ tù. Nhưng việc ấy chẳng ảnh hưởng gì đến sự lan tràn và phát triển của Cơ Đốc giáo. Trái lại, Hội Thánh tăng lên đến 5000 tín hữu (Cong Cv 4:4). Sau đó, các nhà lãnh đạo Do Thái thả ông Phi-e-rơ và ông Giăng ra vì cớ áp lực của dân chúng.d. Cám dỗ (Chương 5) xảy đến dưới hình thức tội lỗi trong nội tâm. Ông A-na-nia cùng với vợ là bà Sa-phi-ra đã thua sự cám dỗ đến nỗi nói dối Thánh Linh và bị hình phạt chết ngay tại chỗ. Hội Thánh của chúng ta phải giữ cho bằng được tiêu chuẩn cao về mặt đạo đức, đặc biệt trong những việc có liên quan đến Thánh Linh là Đấng ban quyền năng cho chúng ta để làm chứng cho thế giới.e. Sự lựa chọn Bảy chấp sự, ông Ê-tiên là người nổi tiếng nhất. Bảy người này được chọn vì họ được đầy dẫy Thánh Linh (Cong Cv 6:3, 5), chứ không phải vì họ có tài năng hoặc khả năng đặc biệt nào. Đây là đường lối chúng ta cần áp dụng để chọn người lãnh đạo Hội Thánh, chuẩn bị cho công tác truyền bá đạo cho thế giới. (Nên nhớ rằng có bảy chấp sự được chọn, và phần thứ nhất cũng kết thúc ở Chương 7, là chương chép về chấp sự Ê-tiên) .

Page 31: Tan uoc( gian luot)

Bài học chính nằm trong phần này. Sách này có tựa đầy đủ là Công Vụ Các Sứ Đồ. Nhưng thật sự thì sách ghi lại công vụ của Thánh Linh thực hiện qua các sứ đồ. Hàng ngàn người trở lại tin Chúa qua bài giảng của ông Phi-e-rơ vì ông đã làm chứng bởi quyền năng của Thánh Linh (Cong Cv 2:4, 4:8, 31, 5:32). Chúa Giê-xu đã cậy Thánh Linh mà khuyên dạy các sứ đồ (Cong Cv 1:2). Ngài làm báp-tem cho họ bằng Thánh Linh (Cong Cv 1:5, 8, 11:16). Ông Ê-tiên cũng làm chứng bởi quyền năng của Thánh Linh (Cong Cv 6:8, 10, 7:55). Hội Thánh được phát triển nhờ Chúa Thánh Linh (Cong Cv 9:31). Như vậy, bước đầu tiên để truyền bá Phúc Âm cho thế giới là chờ đợi Thánh Linh ban quyền năng cho chúng ta để làm chứng nhân cho Chúa Giê-xu.Đến đây chúng ta phải thận trọng, đừng chuyển sang hai quan điểm cực đoan về Thánh Linh. Thái độ cực đoan thứ nhất là phủ nhận rằng các phép lạ ghi trong sách Công Vụ không thể xảy ra trong thời nay. (Đôi khi người ta mệnh danh cho thái độ cực đoan này là sợ hãi ân tứ Thánh Linh, tức là sợ làm người tìm cầu ân tứ Thánh Linh) . Thái độ cực đoan thứ hai là bị các phép lạ mê hoặc đến nỗi quên mất mục đích của Đức Chúa Trời khi Ngài cho chúng ta thấy phép lạ. (Có thể mệnh danh cho thái độ này là “cuồng nhiệt đối với ân tứ Thánh Linh”, tức là quá khích trong vấn đề tìm cầu ân tứ Thánh Linh) . Căn cứ vào sự kiện Kinh Thánh gọi phép lạ là “dấu chứng” (Cong Cv 2:22, 43, 4:30, 5:12, 7:36, 8:13, 14:3), chúng ta có thể suy ra mục đích của phép lạ. Dấu hiệu, dấu chứng nhằm chỉ về đích đến. Thử tưởng tượng về một người ngây dại dừng chân bên lề đường để chiêm ngưỡng bảng chỉ đường mà quên đi theo phương hướng chỉ dẫn của bảng chỉ đường. Các biển báo được dựng lên để sử dụng , chứ không phải để ngắm nhìn . Phép lạ là một dạng “biển báo” chỉ về Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta dành nhiều thời gian cho chính các dấu lạ, chúng ta có thể quên sử dụng phép lạ để hướng dẫn người khác đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu.Thế quân bình giữa hai thái độ cực đoan này là nhờ quyền năng của Thánh Linh để làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cong Cv 1:8 là câu Kinh Thánh chủ chốt của sách nêu rõ kế hoạch này. Đôi khi quyền năng Thánh Linh được biểu thị qua phép lạ và việc kỳ diệu. Ở những thời điểm khác, quyền năng đó được biểu thị qua lòng can đảm của Thánh Linh khi rao giảng Phúc Âm (Cong Cv 4:31). Chúng ta phải để Thánh Linh làm việc trong chúng ta dù có hoặc không có phép lạ. Bổn phận của chúng ta là cầu nguyện (Cong Cv 1:14, 2:42, 12:5, 12). Cần chú ý là trong mấy câu Kinh Thánh này, các tín hữu đều đồng tâm nhất trí cầu nguyện với nhau (Cong Cv 4:32). Đó là trách nhiệm thứ hai của chúng ta - bày tỏ cho thế gian biết rằng giữa các Cơ Đốc nhân luôn có sự hiệp nhất với nhau. Sự bất hoà, chia rẽ thường xảy ra vì cớ các Cơ Đốc nhân cho phép tội lỗi len lỏi vào trong đời sống mình, tương tự như trường hợp ông A-na-nia và bà Sa-phi-ra vậy. Khi

Page 32: Tan uoc( gian luot)

tội lỗi bị xử lý cách nghiêm khắc, cả Hội Thánh đều kinh sợ và một lần nữa quyền năng Thánh Linh được biểu thị qua phép lạ cũng như qua sự ăn năn, trở lại với Chúa (Cong Cv 5:11-12).II. Làm chứng tại xứ Giu-đê và Sa-ma-ri (8-12) Do Hội Thánh bị bức hại, Cơ Đốc nhân buộc phải rời thủ đô Giê-ru-sa-lem và đi tản mát khắp nơi trong xứ Giu-đê và Sa-ma-ri (Cong Cv 8:1). (Có người cho rằng nếu Hội Thánh ngày nay không chịu vâng theo lời dạy trong Cong Cv 1:8, thì Đức Chúa Trời sẽ cho tái diễn Cong Cv 8:1).Chúng ta cũng có thể ghi nhớ nội dung của phần thứ hai một cách dễ dàng nhờ các chữ cái P - P - P - B. Chữ P thứ nhất là mẫu tự đứng đầu tên riêng của ông Phi-líp. Ông là Cơ Đốc nhân đầu tiên đi đến xứ Sa-ma-ri để rao giảng về Chúa Cứu Thế (Cong Cv 8:5).Chữ P thứ hai là mẫu tự đứng đầu tên riêng của ông Phao-lô. Sau khi tin Chúa Giê-xu, ông Sau-lơ được đổi tên thành ra Phao-lô (Chương 9) .Chữ P thứ ba là mẫu tự đứng đầu tên riêng của ông Phi-e-rơ, là người nhận được khải tượng từ Đức Chúa Trời. Khải tượng này đã soi sáng và giúp ông nhận biết rằng việc rao truyền Phúc Âm cho dân ngoại là vô cùng cần thiết (Chương 10-11) .Chữ B là mẫu tự đứng đầu từ Bức hại ngày càng khốc liệt chống lại Cơ Đốc nhân (Chương 12) . Nhưng nhờ sự cầu nguyện, tín hữu đã vượt qua cơn bắt bớ, hoạn nạn (Cong Cv 12:12).Một lần nữa, chúng ta cần chú ý xem quyền năng và Thánh Linh đi đôi với nhau ra sao trong phần này (Cong Cv 10:38) và quyền năng đó giúp các sứ đồ làm chứng về Chúa Giê-xu như thế nào (Cong Cv 10:39).III. Làm chứng cho khắp thế giới (13-28) Phần cuối cùng chép về bốn cuộc hành trình mà ông Phao-lô thực hiện để đem Phúc Âm đến cho tận cùng thế giới (mà thiên hạ biết trong thời đó) . Phần này bắt đầu từ Chương 13 (nên ghi nhớ là ông Phao-lô là vị sứ đồ thứ 13) .Ba cuộc hành trình đầu được gọi là ba vòng truyền giáo của ông Phao-lô. Cuộc hành trình thứ tư không phải là hành trình truyền giáo vì ông bị giải đến Rô-ma như một tù nhân, kèm với lời vu cáo là ông xúi giục nổi loạn. Có một mẹo đơn giản để ghi nhớ số các Chương Kinh Thánh chép về các cuộc hành trình của ông Phao-lô. Mỗi vòng truyền giáo chiếm hết ba Chương trong sách. Vòng truyền giáo thứ nhất được ghi trong Chương 13, 14 và 15. Vòng truyền giáo thứ hai được chép trong Chương 16, 17 và 18. Và vòng truyền giáo thứ ba được ghi lại trong Chương 19, 20 và 21. Cuối cùng, cuộc hành trình thứ tư được chép trong Chương 22 đến hết sách.Sau vòng truyền giáo thứ nhất, ông Phao-lô viết một trong số các thư tín của

Page 33: Tan uoc( gian luot)

ông (thư Ga-la-ti) . Trong vòng truyền giáo thứ hai, ông viết hai thư tín (thư 1, 2Tê-sa-lô-ni-ca) . Trong vòng truyền giáo thứ ba, ông viết ba bức thư (1, 2Cô-rinh-tôvà Rô-ma) . Và sau cuộc hành trình thứ tư, khi bị giam tại Rô-ma, ông viết bốn bức thư: Ê-phê-sô, Cô-lô-se, Phi-lê-môn và Phi-líp. Người ta mệnh danh cho các thư này là “Thư từ chốn ngục tù”. Các thư tín còn lại: 1, 2Ti-mô-thê và Tít (gọi là thư tín mục vụ vì ông Ti-mô-thê và ông Tít đều làm công tác chăn bầy) . Ông Phao-lô viết ba thư này sau các diễn biến nằm trong chương cuối của sách Công Vụ.Có thể thấy rõ bài học chính của sách Công Vụ trong các vòng truyền giáo của ông Phao-lô - phương pháp ông dùng để đem Tin Lành đến cho toàn thế giới là làm chứng cho Chúa Giê-xu bởi quyền năng Thánh Linh.Trong thế kỷ XX, phép lạ và việc kỳ diệu tăng nhiều dẫn đến sự phát triển vượt bực của Hội Thánh. Ngay cả các nhà phê bình cũng nhận thấy khó phủ nhận sự kiện hàng ngàn người đến với Chúa Cứu Thế là kết quả của quyền năng Thánh Linh, được biểu thị qua phép lạ và việc diệu kỳ.Đến đây chúng ta cũng thấy một nguy cơ. Một khi chúng ta vận dụng năng lực cách đúng đắn thì năng lực hữu dụng vô cùng. Còn nếu vận dụng năng lực sai thì năng lực trở thành sức tàn phá dữ dội. Cũng vậy, tìm kiếm quyền năng Thánh Linh mà không nhận biết mục đích có thể chuốc lấy sự đoán phạt trên chúng ta. Ông Si-môn, một tay phù thuỷ quan tâm tìm kiếm năng lực chỉ vì muốn có năng lực. Ông Phi-e-rơ cảnh cáo và quở trách ông cách nghiêm khắc. Mong là lời cảnh cáo và quở trách này trở thành lời nhắc nhở nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta (Cong Cv 8:20-23).Trọng tâmNhận lãnh quyền năng Thánh Linh để làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu cho toàn thế giới.Thực hànhChúa Cứu Thế bảo các môn đệ làm chứng về Ngài tại thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và khắp thế giới. Giê-ru-sa-lem là nơi bạn đang sống. Còn xứ Giu-đê và Sa-ma-ri là những nơi có nền văn hoá, dân tộc và ngôn ngữ hơi khác với nơi bạn ở. Khắp thế giới là nơi xa xôi nhất mà bạn có thể đi đến. Nói cách khác, chúng ta phải làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu không phải chỉ tại các đường phố nơi chúng ta sống, không phải chỉ vượt ngoài phạm vi làm chứng cho các dân tộc khác, nhưng còn vượt biển và đại dương để đến những vùng hoàn toàn khác lạ trên thế giới. Nếu chúng ta không nhìn thấy phần còn lại của thế giới như ông Phi-e-rơ thì chúng ta cần được cứu khỏi tình trạng này.Nhưng trước tiên chúng ta phải bắt đầu tại “Giê-ru-sa-lem” của chúng ta. “Tình cờ” ông Phi-e-rơ và Giăng nhìn thấy người què tại đền thờ (Cong Cv 3:1-10). Nhưng họ cũng thấy có cơ hội làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu

Page 34: Tan uoc( gian luot)

cho anh ta. Cũng vậy, khi những người mà chúng ta “tình cờ” gặp hằng ngày tại “Giê-ru-sa-lem” của chúng ta có nan đề, chúng ta phải thấy đó là cơ hội làm chứng cho họ. Phương cách làm chứng cho họ là cầu nguyện cho họ và cho họ biết rằng bạn đang cầu nguyện với Chúa Giê-xu cho họ. (Bạn cũng cần cầu nguyện xin Thánh Linh ban cho bạn sự dạn dĩ để chia sẻ Phúc Âm) . Một mặt, bạn phải tránh không tự tung tự tác mà hứa với họ rằng Chúa Giê-xu sẽ làm phép lạ để giải quyết nan đề của họ. Mặt khác, bạn cũng không nên e dè đến mức không dám làm chứng cho họ. Khuyên họ nên tin cậy Chúa Giê-xu để các nan đề của họ được giải đáp. Hãy giúp họ trong bất cứ điều gì bạn có thể làm được, nhưng nhớ để Đức Chúa Trời giải quyết các nan đề của họ. Khi Ngài hành động, (Ngài có thể làm bạn kinh ngạc vì một phép lạ) hãy chia sẻ Phúc Âm cho họ.Thứ hai, nên cầu nguyện cho Hội Thánh được Thánh Linh hướng dẫn để đem “xứ Giu-đê và Sa-ma-ri” của bạn đến với Chúa Cứu Thế. Thông thường, Thánh Linh sẽ phân tán các thành viên trong Hội Thánh bạn đến các nước láng giềng hoặc thành thị. Khi việc này xảy đến, bạn phải tìm cơ hội làm chứng cho Chúa Cứu Thế tại nơi mới mà Đức Chúa Trời đưa bạn tới.Thứ ba, hãy cầu nguyện cho có nhiều người trong Hội Thánh bạn được kêu gọi vào chức vụ truyền giáo. Hội Thánh An-ti-ốt sai phái ông Phao-lô và ông Ba-na-ba thể nào (Cong Cv 13:1-3) thì Thánh Linh cũng có thể thúc giục bạn tạo điều kiện cho những người được ơn và trưởng thành nhất (ngay cả vị mục sư của bạn) ra đi làm giáo sĩ ở nơi tận cùng của thế giới thể ấy. Khi đó, bạn cần ủng hộ họ bằng sự cầu nguyện và tài chánh để đưa họ vào địa hạt truyền giáo.Trong Phúc Âm Lu-ca, Đức Chúa Trời muốn thúc giục bạn đem toàn thế giới đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Còn trong sách Công Vụ, Đức Chúa Trời huy động bạn lẫn Hội Thánh của bạn làm chứng cho thế giới bằng quyền năng Thánh Linh. Hãy cầu nguyện, ra đi và sai phái nhiều người bước vào công tác truyền bá đạo cho thế giới.

Công Vụ Các Sứ ĐồTừ chính: LÀM CHỨNG (CHO) THẾ GIỚIChủ đề chính: Làm chứngCụm từ chính: ‘Các ngươi/chúng ta (là người) làm chứng’ gr 8 (4 lần) #Câu chính: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” (Cong Cv 1:8)Bài học chính: Hãy nhận lãnh quyền năng Thánh Linh để làm chứng về Chúa Giê-xu khắp các đường phố, qua mọi nền văn hoá và xuyên các đại dương.

Page 35: Tan uoc( gian luot)

Rô-ma

Tác giả: Ông Phao-lô. Thời kỳ hình thành sách: Năm 57 S.C Mục đích: Nhằm trình bày toàn bộ Phúc Âm về sự cứu rỗi và sự tăng trưởng. Đối tượng: 1. Người chưa tin Chúa, chưa biết Phúc Âm. 2. Cơ Đốc nhân chưa hiểu tường tận Phúc Âm. Tản mạnVài năm về trước, có một chương trình ti-vi nổi tiếng dành cho thiếu nhi với nhan đề là He - Man. He - Man xuất hiện trên màn hình giơ cao thanh gươm và hét lên: “Ta có năng lực! ” Sau chương trình này đến một chương trình hoạt hoạ khác với tên gọi là Captain Planet. Captain Planet bảo thiếu nhi rằng: “Năng lực thuộc về các bạn!” Sau đó đến chương trình tên là Power Rangers, các nhân vật thừa hưởng năng lực từ khủng long. Các chương trình hoạt hoạ làm nổi bật một điểm lý thú: Năng lực có sức cuốn hút, ngay cả đối với thiếu nhi.Không phải chỉ các chương trình do phương Tây sản xuất mới có sức cuốn hút. Cũng không hẳn chỉ có các em trai mới bị lôi cuốn. Nhật Bản có sản xuất một chương trình hoạt hoạ dành cho các em gái với tên gọi là Sailor Moon. Năng lực của Sailor Moon đến từ mặt trăng.Có một thời giới doanh nghiệp thích ăn bánh mì nhồi thịt có nhãn hiệu là Power- lunches, mặc những bộ đồ có nhãn hiệu là Power-suites và ngồi làm việc nơi bàn giấy gọi là Power-desk. Năng lực quả là có sức thu hút. Nhưng cũng có thể có năng lực giả nữa. Năng lực mà thế giới này cung ứng thường là nhằm chế ngự kẻ thù, giành thắng lợi trong các cuộc đọ sức hoặc thi đấu và giành quyền kiểm soát. Năng lực thật mà Đức Chúa Trời cung ứng là năng lực trên tội lỗi. Đây là chủ đề của Phúc Âm của ông Phao-lô và là chủ đề của bức thư ông gửi cho Cơ Đốc nhân ở La-mã.Thâm nhậpÔng Phao-lô viết thư cho hai thành phần: thành phần chưa hề nghe Phúc Âm (RoRm 15:20) và thành phần đã biết đôi điều về Phúc Âm. Cả hai thành phần này đều cần đến một điều - sự truyền bá toàn bộ Phúc Âm (RoRm 15:19). Dường như đó là nhu cần của nhiều Cơ Đốc nhân cũng như người chưa tin Chúa ngày nay.Thư tín này gồm có năm phần. Các Cơ Đốc nhân và người chưa tin sẽ tìm

Page 36: Tan uoc( gian luot)

được nhiều điều rất bổ ích khi nghiên cứu kỹ tất cả năm phần này để vận dụng quyền năng đầy trọn của Đức Chúa Trời.I. Con người cần đến Phúc Âm (1-3) Sau khi dẫn nhập và nêu chủ đề của bức thư (RoRm 1:1-17), ông Phao-lô giải thích vì sao con người cần đến Phúc Âm: Vì “chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (RoRm 3:10). Người ngoại đạo, tức là những người công khai từ khước Đức Chúa Trời hoặc chưa hề nghe Phúc Âm, đều là tội nhân (RoRm 1:18-32). Ngay cả giới có đạo đức đứng ra xử tội kẻ khác (RoRm 2:1-16), và giới sùng đạo (RoRm 2:17-3:8) cũng vậy. Kết luận là không có một ngoại lệ nào cả: tất cả mọi người đều là tội nhân và đều cần đến Phúc Âm (RoRm 3:9-20).Trong phần này cũng có lời giải đáp cho vấn nạn: “Những người chưa hề nghe Phúc Âm thì sao?” (RoRm 1:19-23). Ai cho là mình vô tội cũng cần đọc phần này (RoRm 2:1). Ngay cả những người cố gắng sống cuộc sống sùng đạo cũng phải đọc phần này (RoRm 2:21-22). Tất cả chúng ta đều là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu không nhìn thấy tội lỗi của chính mình là nghiêm trọng thì chúng ta không bao giờ hiểu được quyền hạn và quyền năng vô cùng lớn lao của Đức Chúa Trời trên tội lỗi.II. Nguyên tắc của Phúc Âm (3-5) Ngay cả những người sùng đạo cũng không được cứu. Phần thứ nhất minh định đầy đủ rồi. Vậy thì làm sao chúng ta có thể được cứu? Ấy là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, bởi đức tin nơi Con Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-xu mà chúng ta được cứu. Đây là nguyên tắc của Phúc Âm. Phần thứ hai minh hoạ vấn đề này (RoRm 3:21-5:21).Ai đặc biệt cần đọc phần này? Người chưa tin và nhiều Cơ Đốc nhân có thể vẫn còn nghĩ rằng nhờ công đức hoặc lễ báp-tem hoặc ngay cả nhờ sự vâng lời Đức Chúa Trời, họ có thể được xưng công nghĩa. Sứ điệp của ông Phao-lô rất minh bạch: tất cả mọi tội nhân đều bị lên án bởi tội lỗi họ, họ phải nhờ đức tin vào Con Đức Chúa Trời để nhận sự tha thứ (RoRm 4:5, 5:1). Chúng ta nhận sự công nghĩa ở dạng một quà tặng (RoRm 5:17), chứ không phải là tiền công (RoRm 4:4). Nếu bạn chưa nhận được món quà đó thì Đức Chúa Trời mời gọi bạn tin Con Ngài và nhận sự công nghĩa của Ngài ngay giờ này. Bạn nên dừng lại tại đây và cầu nguyện thế này:“Lạy Chúa Cứu Thế Giê-xu, con nhận biết con là tội nhân. Con xin ăn năn tội lỗi của con và quay về với Ngài để nhận món quà của Ngài là sự công nghĩa. Cảm ơn đã chịu chết trên thập tự giá và tẩy sạch mọi tội lỗi của con. Amen”. III. Quyền năng của Phúc Âm (6-8) Thành phần Cơ Đốc nhân chậm tăng trưởng hoặc không tăng trưởng trong phần thuộc linh cần đọc phần thứ ba. Nhiều người hiểu rất mập mờ nội dung

Page 37: Tan uoc( gian luot)

của phần này. Chẳng có gì là lạ cả. Vì nhiều Cơ Đốc nhân liên tục thất bại trước những thói quen tội lỗi trong cuộc sống. Họ chưa kinh nghiệm quyền năng lớn lao của Đức Chúa Trời trên tội lỗi của bản thân họ.Ngay từ Chương 6 trong phần này họ đã hiểu cách mù mờ rồi vì có thể giải nghĩa RoRm 6:6 theo hai hướng cực đoan. Cách giải thích thứ nhất là cho rằng nếu thân thể tội lỗi của chúng ta đã bị diệt trừ (theo bản King James Version (K.J.V) ). Thế sao trong nội tâm Cơ Đốc nhân vẫn còn cuộc tranh chiến giằng co với tội lỗi (RoRm 7:1-25 và GaGl 5:1-26) ? Cách giải thích thứ hai cho rằng thân thể tội lỗi của chúng ta chưa bị diệt trừ hẳn nhưng đang trong quá trình bị diệt trừ. Những người giải thích theo lối này dựa vào thực tế là người thọ án tử hình trên thập tự giá ít khi chết ngay nhưng hấp hối suốt mấy ngày. Nhưng cách giải thích này cũng không đúng. Vì không phải ông Phao-lô chỉ xác định rằng chúng ta đã bị đóng đinh với Chúa Cứu Thế (RoRm 6:6), nhưng ông cũng nói rằng chúng ta đã bị chôn với Ngài (RoRm 6:4)! Chỉ có người đã thật sự chết mới bị chôn mà thôi! Thân thể tội lỗi của chúng ta không phải đang trong quá trình chết; nó đã chết hoàn toàn!Do đó, chúng ta có thể hiểu RoRm 6:6 rõ hơn theo bản N.A.S.B (New American Standard Bible) lẫn bản N.I.V (New International Version) trong phần chú thích: “Hầu cho thân thể tội lỗi của chúng ta trở nên bất lực.” Hiểu theo ý này chúng ta tránh được hai lối giải thích cực đoan trên đây. Một mặt, thân thể tội lỗi của chúng ta chưa bị tiêu diệt. Nghĩa là chưa biến mất đi, vẫn còn tồn tại. Mặt khác, nhưng giờ đây không còn khả năng khiến chúng ta phạm tội như trong quá khứ nữa. “Người cũ” của tôi đã bị tiêu diệt khi tôi chịu chết trên thập tự giá với Chúa Cứu Thế. Quyền lực của tội lỗi bị vô hiệu hoá trên thập tự giá vì tôi đã đồng chịu đóng đinh với Chúa Cứu Thế.Nguyên tắc ở đây là phải chịu chết trước khi sống, chịu đóng đinh trước khi sống lại. Giờ đây, chúng ta không còn thả lỏng cho chi thể mình làm những điều bất chính nữa vì quyền lực của tội lỗi trong chi thể chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá. Thay vào đó, chúng ta có thể dâng chi thể mình (tâm trí, môi miệng, đôi tay chúng ta…) làm dụng cụ của sự công chính để phục vụ Đức Chúa Trời (RoRm 6:13).Bạn không còn có những hành vi tội lỗi vì cớ bạn đã được giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi. Có thể một số Cơ Đốc nhân lâu năm bảo bạn rằng không phải chúng ta được giải phóng dứt điểm rồi nhưng chúng ta đang được giải phóng khỏi quyền lực của tội lỗi. Bạn nên xem lại RoRm 6:1-14 rồi tự quyết định. Nếu bạn để Thánh Linh mở trí, bạn sẽ khám phá ra rằng dù tội lỗi có quyền lực rất lớn mạnh cũng không còn ảnh hưởng trên bạn nữa. Phúc Âm đúng nghĩa, đầy đủ bao gồm cả tin mừng, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã khắc phục quyền lực của tội lỗi cho chúng ta bởi sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá. Chúng ta không cần phải khắc phục tội lỗi bằng sức của

Page 38: Tan uoc( gian luot)

mình nữa! Bạn cần tin Chúa Cứu Thế Giê-xu chịu chết trên thập tự giá để chịu án phạt về mọi tội lỗi của bạn (rồi bạn được xưng là công nghĩa) thể nào, thì bạn cũng phải tin rằng “con người cũ” của bạn đã chết trên thập tự giá với Chúa Giê-xu và tội lỗi trở nên bất lực trong đời sống bạn (rồi bạn sống nên thánh) thể ấy. Ông Phao-lô mô tả việc này là hành động “từ đức tin đến đức tin” (RoRm 1:17). Nhiều Cơ Đốc nhân có niềm tin để được công nghĩa. Nhưng họ dường như thiếu niềm tin để sống nên thánh.Nhưng ngay cả khi chúng ta tin về sự nên thánh, chúng ta vẫn còn phạm tội. Chúng ta vẫn cảm thấy như thể chúng ta đang trải qua những cuộc chiến nội tâm tương tự như trường hợp của ông Phao-lô trong Chương 7. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì chúng ta vẫn cứ cố gắng khắc phục tội lỗi bằng sức riêng của mình thay vì để Thánh Linh hướng dẫn và đưa chúng ta đến chiến thắng để sống một đời sống thánh khiết (Chương 8) . Thực sự, mục tiêu chính của Thánh Linh là thánh hoá đời sống của tín hữu (RoRm 15:16). Nhưng nhiều Cơ Đốc nhân lại chuyển sang một trong hai thái cực: hoặc chỉ quan tâm chú trọng đến phép lạ của Thánh Linh hoặc hoàn toàn hờ hững với sự cộng tác của Thánh Linh. Thế cân bằng giữa hai thái cực đó là tương quan với Thánh Linh theo ý của Ngài. Ngài muốn chúng ta tương quan với Ngài trong sự thánh khiết. Nếu Thánh Linh không thánh hoá chúng ta, thì chắc chắn có trục trặc sai trật nghiêm trọng nào đó trong chúng ta. Ngài không mang danh Thánh Linh chỉ để làm.Thánh Linh ban cho chúng ta năng lực để trưởng thành bằng cách bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời (RoRm 8:16) ngay cả khi chúng ta than van rên rỉ vì thất bại (RoRm 8:23). Khi chúng ta yếu đuối không thể cầu nguyện để chiến đấu chống tội lỗi được, thì Ngài cầu thay cho chúng ta (RoRm 8:26). Đáp ứng của chúng ta là chú trọng đến (tức là nghĩ đến) những điều thuộc về Thánh Linh (RoRm 8:5) và làm cho chết các việc của thể xác (RoRm 8:13). Nên nhớ rằng chúng ta chỉ làm cho chết các việc xấu xa của thể xác, chứ không phải làm chết chính thể xác. Đừng bao giờ cố gắng giết chết thân thể, xác thịt, hoặc tội lỗi. Chúng đã chết rồi!Nên chú ý rằng chúng ta cần kiểm soát tâm trí trước khi kiểm soát thân thể. Nhiều Cơ Đốc nhân cố gắng sống thánh khiết bằng cách tập trung kiểm soát các hành vi của thể xác. Do đó, họ thường phải nhượng bộ tội lỗi và sự cám dỗ là chuyện chẳng mới lạ gì cả. (Có người mặc trên mình cái áo in dòng chữ: TÔI CÓ THỂ CHỐNG LẠI MỌI THỨ , ngoại trừ sự cám dỗ !) Tuy nhiên, ông Phao-lô dạy chúng ta rằng chúng ta phải để Thánh Linh điều khiển tâm trí mình (RoRm 8:6). Khi Thánh Linh kiểm soát tâm trí thì chúng ta liên tục tăng trưởng.IV. Vấn nạn về Phúc Âm. Sau khi tuyên bố rằng dân Do Thái cũng như dân ngoại đều được cứu nhờ ân

Page 39: Tan uoc( gian luot)

điển, bởi đức tin, ông Phao-lô trả lời năm câu hỏi quan trọng liên quan đến dân Y-sơ-ra-ên.Năm câu hỏi đó là:1. Có phải Đức Chúa Trời bất công đối với dân Y-sơ-ra-ên không? (RoRm 9:14-18)2. Vì sao Đức Chúa Trời khiển trách dân Y-sơ-ra-ên? (RoRm 9:19-29)3. Có phải luật pháp làm cho dân Y-sơ-ra-ên thất bại không? (RoRm 9:30-10:21)4. Đức Chúa Trời có từ bỏ dân Y-sơ-ra-ên không? (RoRm 11:1-10)5. Phải chăng Đức Chúa Trời sẽ khôi phục dân Y-sơ-ra-ên? (RoRm 11:11-36)Trong lời giải đáp, ông Phao-lô bày tỏ rằng Đức Chúa Trời vẫn giữ lời hứa của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên, rồi đây cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu (RoRm 11:26).Những người cần đọc phần này là dân Do Thái và tất cả những người thắc mắc về sự công bằng của Đức Chúa Trời trong việc lựa chọn dân tộc này mà không lựa chọn các dân tộc khác. (Họ thường là con cháu của các Cơ Đốc nhân) . Họ cần nhận biết rằng Đức Chúa Trời cho họ được ưu tiên nghe rao giảng Phúc Âm. Đó là một đặc ân quý báu. Họ phải biết quý trọng. Thay vì chất vấn Đức Chúa Trời về sự công bình (RoRm 9:14) và quyền tối cao của Ngài khi Ngài lựa chọn người mà Ngài muốn (RoRm 9:21), họ nên đặt trọn niềm tin nơi Chúa Cứu Thế (RoRm 10:8-9).V. Thực hành Phúc Âm (12-15). Sau khi đọc bốn phần trên, chúng ta cần tự hỏi: “Tiếp theo là việc gì?” Sau khi chúng ta nhờ Phúc Âm để có đủ năng lực chiến thắng tội lỗi thì tiếp theo chúng ta nên làm gì?Phần thứ năm ở cuối sách Rô-ma cho chúng ta câu trả lời: Tâm trí của chúng ta cần đổi mới, nhờ đó mối quan hệ giữa chúng ta với người khác được thay đổi (RoRm 12:2). Từ Chương 12 đến 15, tác giả phác hoạ năm phương diện cần biến đổi trong mối quan hệ giữa hai người:1. Yêu thương dân Đức Chúa Trời ( RoRm 12:9-16).2. Sống hoà bình với kẻ thù mình (RoRm 12:17-21).3. Vâng phục các nhà cầm quyền trên trần gian (RoRm 13:1-7).4. Yêu thương người lân cận (RoRm 13:8-14).5. Tiếp nhận người yếu đức tin (RoRm 14:1-15:13).Trong phần kết, ông Phao-lô quay lại với chủ đề của ông là Phúc Âm với lời chào cuối thư hoặc lời kết bức thư (RoRm 15:17-16:27). Ông cho chúng ta biết rằng trên đời này ông có sứ mệnh truyền bá Phúc Âm của Chúa Cứu Thế khắp mọi nơi (RoRm 15:19, 29, 16:25-26).Trọng tâm

Page 40: Tan uoc( gian luot)

Quyền năng tột bậc chỉ đến từ toàn bộ Phúc Âm mà thôi.Thực hànhToàn bộ Phúc Âm là:Tin nơi sự công nghĩa của Đức Chúa Trời để có đầy đủ năng lực chiến thắng tội lỗi.Sống bởi sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế để có đầy đủ năng lực để phục vụ.Xét xem: bạn thuộc nhóm nào?1. Người chưa nhận ra họ là tội nhân. (Họ cần đọc Rô-ma từ Chương 1-3) .2. Nhóm người nghĩ rằng họ có thể đạt đến sự công nghĩa bằng cách làm các việc lành. Những người này cần phải cậy đức tin mà nhận món quà của Đức Chúa Trời tức là sự công nghĩa. (Họ cần đọc các Chương từ 3-5) .3. Những Cơ Đốc nhân tin rằng Chúa Cứu Thế chịu chết vì tội lỗi họ và sau khi họ chết họ sẽ được lên thiên đàng; nhưng họ cứ tưởng rằng trên đời này có những tội rất mạnh không thể chiến thắng nổi. Họ cần phải hiểu về quyền năng tột bậc của Phúc Âm. (Hãy đọc lại từ Chương 6-8) .4. Những người chất vấn Đức Chúa Trời về sự công bình của Đức Chúa Trời khi Ngài lựa chọn dân tộc này nghe Phúc Âm nhưng không chọn các dân tộc khác. (Họ cần đọc từ Chương 9 đến Chương 11) .5. Những Cơ Đốc nhân tin rằng Phúc Âm ban cho họ quyền năng tột bậc để chiến thắng tội lỗi. Nhưng họ chỉ chú trọng đến các phép lạ của Thánh Linh hoặc chỉ tập trung vào các hoạt động của Hội Thánh. Họ cần chú tâm đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (Đọc lại từ Chương 12 đến 15) .Nhân loại mải mê dùng năng lực, quyền thế để chinh phục thiên nhiên và bắt người khác phục vụ họ. Nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta dùng quyền năng Đức Chúa Trời để chiến thắng tội lỗi và phục vụ người khác.Rô-maTừ chính: SỰ GIẢI CỨU (KHỎI) TỘI LỖIChủ đề chính: (Toàn thể) Phúc ÂmCụm từ chính: ‘Phúc Âm của Chúa Cứu Thế / Đức Chúa Trời / Con Ngài’ (7 lần) Câu chính: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin-lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc; vì trong Tin-lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: ‘Người công bình sẽ sống bởi đức tin.’” (RoRm 1:16-17)Bài học chính: Quyền năng tột bậc chỉ đến từ toàn bộ Phúc Âm mà thôi.

1 Cô-rinh-tô

Page 41: Tan uoc( gian luot)

Tác giả: Ông Phao-lô. Thời kỳ hình thành sách: Năm 55 SC, khi Hội Thánh bắt đầu bị đồng hoá với xã hội. Mục đích: Nhằm dạy về những phương cách giải quyết các nan đề trong Hội Thánh và trả lời những thắc mắc về những thói tục trong Hội Thánh. Đối tượng: Các Hội Thánh đang rối trí vì những chuyện bất khiết chưa xử lý và những vấn đề khó xử khác. Tản mạnBạn có thể tiến hành thí nghiệm đơn giản này tại nhà riêng. Nhỏ vào bên trong một quả bong bóng hai ba giọt tinh dầu va-ni. Sau đó thổi quả bóng lên rồi cột chặt lại.Một lát sau, bạn khám phá ra một điều thật thú vị. Bạn có thể ngửi thấy mùi va-ni. Các phân tử va-ni thoát ra qua những lỗ siêu nhỏ trên quả bóng.Thí nghiệm đơn giản này minh hoạ cho một lẽ thật thuộc linh: Lớp vỏ của bong bóng không thể giữ cho tinh dầu va-ni khỏi rỉ ra ngoài thể nào thì bốn bức tường của nhà thờ cũng không thể ngăn cản tội lỗi ở bên ngoài đừng lan tràn vào trong Hội Thánh thể ấy. Ông Stanley Toussaint, giáo sư Viện Thần Học Dallas có nói: “Tội lỗi của nền văn hoá sẽ trở thành tội lỗi của Hội Thánh.” Thâm nhậpTrong thời sứ đồ Phao-lô, Cô-rinh-tô là một trong những thành phố gian ác nhất và theo ngoại giáo mạnh nhất. Hội Thánh tại Cô-rinh-tô không thể tự tách ly khỏi những tội lỗi của thành phố. Nhiều thành viên của Hội Thánh Cô-rinh-tô bắt đầu khốn khổ với những nan đề y như những nan đề nhan nhản trong môi trường văn hoá chung quanh họ. Còn những người cưỡng lại được những ảnh hưởng này lại thắc mắc không biết họ nên sống và quan hệ ra sao đối với các tín hữu khác trong Hội Thánh lẫn đối với người ngoài xã hội. Thư 1Cô-rinh-tô là bài đọc cần thiết đối với bất kỳ Hội Thánh nào nhận thấy chính mình đang sống giữa một xã hội vô thần và trần tục.Có thể lắm thư 1Cô-rinh-tô bắt nguồn từ hai bức thư. Từ Chương 1 đến Chương 6 là bức thư thứ nhất. Trong bức thư này, ông Phao-lô khuyên các tín hữu tại Cô-rinh-tô dùng sự hiểu biết và sự khôn ngoan Chúa ban để giải quyết các nan đề trong Hội Thánh. Tín hữu ở Cô-rinh-tô viết thư trả lời kèm với bốn thắc mắc về thói tục trong Hội Thánh.Ông Phao-lô trả lời những thắc mắc đó trong bức thư thứ hai (từ Chương 7 đến Chương 16) . Trong bức thư này, ông bảo họ dùng tình yêu thương

Page 42: Tan uoc( gian luot)

trong Chúa để giải quyết những vấn đề này. Chúng ta sẽ xem hai bức thư này là phần thứ nhất và phần thứ hai của thư 1Cô-rinh-tô.I. Nan đề của Hội Thánh (1-6) Phần thứ nhất đề cập đến hai vấn đề rất thường xảy ra trong nhiều Hội Thánh: Tinh thần chia rẽ (Chương 1-4) và kỷ luật, đúng hơn, là tình trạng thiếu kỷ luật giáo hội (Chương 5 và Chương 6) . Sự chia rẽ thường xảy đến từ hai nguyên nhân: thứ nhất là do sự khôn ngoan của thế gian (Chương 1 và 2) và thứ hai là do sự ghen tị (Chương 3 và 4) . Cả hai nguyên nhân đều dẫn đến tranh cãi và bất hoà trong Hội Thánh. Thứ nhất, thành phần nhờ cậy sự khôn ngoan của con người để lãnh đạo Hội Thánh sẽ gây ra sự chia rẽ trong Hội Thánh. Thứ hai, thành phần ghen tị người khác sẽ tỏ ra phách lối hợm hĩnh vì những việc họ làm cho Hội Thánh.Đối với nhóm người thứ nhất, ông Phao-lô khuyên đừng chia rẽ, nhưng phải hợp nhất và đồng tâm hiệp ý với nhau (ICo1Cr 1:10). Đối với nhóm người thứ hai, ông Phao-lô khuyên hãy trưởng thành, đừng sống và phục vụ theo xác thịt (ICo1Cr 3:3). Ông nhắc nhở nhóm người thứ nhất rằng họ chẳng có gì để khoe khoang cả vì khi được Đức Chúa Trời lựa chọn, họ chẳng phải là người khôn ngoan, quyền thế hoặc xuất thân từ giới quyền quý (ICo1Cr 1:26). Thực sự là thế gian không thể nhận biết sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Đối với họ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là khờ dại (ICo1Cr 1:21). Tương tự, ông Phao-lô khuyên bảo nhóm người thứ hai rằng họ chẳng có gì để khoe khoang cả vì bất cứ điều gì họ có đều là do Chúa ban cho họ (ICo1Cr 4:7). Đối với Đức Chúa Trời sự khôn ngoan của thế gian này là khờ dại (ICo1Cr 3:19).Ông Phao-lô khuyên nhóm người thứ nhất đừng chia rẽ nhau vì Chúa Cứu Thế (chứ không phải ông Phao-lô hoặc ông A-bô-lô) đã chịu đóng đinh thay cho họ (ICo1Cr 1:13). Ông bảo nhóm người thứ hai rằng chính Chúa Cứu Thế (chứ không phải ông Phao-lô cũng chẳng phải ông A-bô-lô) là Đấng làm cho Hội Thánh tăng trưởng phát triển (ICo1Cr 3:6-7). Ông Phao-lô và ông A-bô-lô chỉ là những đầy tớ của Chúa Cứu Thế mà thôi. Do đó, khi phục vụ Hội Thánh tất cả các tín hữu nên hướng về một mục tiêu. Trên thực tế, ông Phao-lô muốn nói với nhóm người thứ nhất rằng họ cần có cùng một đường lối suy nghĩ, cùng một sự khôn ngoan để lãnh đạo cùng một Hội Thánh. Đối với nhóm người thứ hai, ông khuyên tất cả nên phục vụ Chúa với những công tác khác nhau trong cùng một Hội Thánh.Vấn đề thứ hai mà ông Phao-lô đề cập đến là tình trạng thiếu kỷ luật trong Hội Thánh. Một số thành viên của Hội Thánh phạm tội cách công khai (Chương 5, 6) . Rõ ràng là từ Chương 1 đến 4, ông Phao-lô khuyên đừng xét đoán nhau về sự phục vụ trong Hội Thánh. Ở đây, trong Chương 5 và 6, ông Phao-lô bảo họ xét xử nhau về những hành động tội lỗi. Chương 5 và 6 nói

Page 43: Tan uoc( gian luot)

đến hai tội: tội gian dâm (ICo1Cr 5:1-13, 6:12-20) và kiện cáo nhau (ICo1Cr 6:1-11). Trong cả hai trường hợp, ông Phao-lô đều bảo họ xét xử với sự hiểu biết và sự khôn ngoan của Chúa. Nếu có anh em nào phạm tội gian dâm thì phải loại họ ra khỏi Hội Thánh. Đối với trường hợp anh em tín hữu có vấn đề muốn đưa nhau ra toà, họ phải nhờ các trưởng lão trong Hội Thánh giải quyết ổn thoả vấn đề.II. Các thắc mắc của Hội Thánh (7-16) Phần thứ nhất nói đến các nan đề trong Hội Thánh còn phần thứ hai đề cập đến các thắc mắc của Hội Thánh. Tín hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô hỏi ông Phao-lô bốn câu sau đây:1. Cơ Đốc nhân có được phép lập gia đình không?2. Cơ Đốc nhân có được phép ăn của cúng thần tượng không?3. Cơ Đốc nhân nên sử dụng các ân tứ thuộc linh như thế nào?4. Làm sao gom góp tiền bạc để giúp đỡ các tín hữu nghèo tại Giê-ru-sa-lem?Khi nói đến vấn đề hôn nhân (ICo1Cr 7:1-24), ông Phao-lô nhắc tín hữu đã lập gia đình nhớ mệnh lệnh của Chúa: không được ly dị. Tuy nhiên, nếu người vợ hoặc chồng không tin Chúa muốn ly dị, người chồng hoặc vợ đã tin Chúa nên cho ly dị. Về vấn đề độc thân (ICo1Cr 7:25-40), ông Phao-lô khuyên tín hữu còn độc thân nên duy trì hiện trạng của họ nếu có thể được. Sở dĩ ông khuyên như vậy vì ba lý do sau đây: Thứ nhất, lúc bấy giờ thành phố Cô-rinh-tô đang ở trong tình trạng khủng hoảng (ICo1Cr 7:26). Thứ hai, người lập gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn trong đời sống (ICo1Cr 7:28). Thứ ba, Chúa sắp trở lại và chúng ta không còn nhiều thì giờ. Do đó chúng ta nên chăm lo việc Chúa, chứ không phải lo việc riêng của mình (ICo1Cr 7:29, 32). Cần chú ý là đến nay lý do thứ hai và ba vẫn còn giá trị. Các Cơ Đốc nhân còn độc thân vẫn cần xem xét đến lời khuyên của ông Phao-lô về việc duy trì tình trạng độc thân. Tuy nhiên, nếu họ muốn lập gia đình thì cứ lập gia đình vì việc đó không phải là tội lỗi (ICo1Cr 7:28, 38).Về vấn đề của cúng thần tượng, ông Phao-lô nêu ra bốn điểm. Thứ nhất, ông bảo họ rằng thần tượng không có thật và ăn của cúng thần tượng chẳng hại gì. Nhưng chúng ta không ăn vì khi ăn có thể làm cho những người có lương tâm yếu đuối vấp ngã (Chương 8) . Thứ hai, ông Phao-lô đưa ra ví dụ về bản thân ông. Ông có quyền ăn, uống, lập gia đình và nhận thù lao…. Tuy nhiên, ông từ bỏ tất cả các quyền lợi đó vì ông muốn phục vụ người khác với tư cách là nô lệ của Chúa Cứu Thế (Chương 9) . Thứ ba, ông khuyên họ xa lánh, và đừng tham gia vào việc thờ cúng thần tượng. Tuy vậy, nếu được người chưa tin mời, cứ ăn các món họ dọn lên, đừng vì lương tâm mà hỏi han gì cả (Chương 10) . Cuối cùng, ông chỉ dẫn tín hữu, nam lẫn nữ về cách thờ phượng Chúa và cầu nguyện. Ông cũng khuyên dạy họ đừng dự Tiệc

Page 44: Tan uoc( gian luot)

Thánh cách không xứng đáng (Chương 11) .Rồi ông Phao-lô giải đáp thắc mắc thứ ba. Đó là vấn đề các ân tứ của Thánh Linh (Chương 12 đến 15) . Các ân tứ của Thánh Linh ông được sử dụng với lòng yêu thương. Lãnh vực này gây ra nhiều cuộc bàn cãi trong cuối thế kỷ 20. Thay vì xây dựng cho nhau, người nhận ân tứ của Thánh Linh đã hành động trái ngược, có khuynh hướng gây chia rẽ trong Hội Thánh (ICo1Cr 12:25). Do đó, chúng ta cần nhớ điều quan trọng là dù có ân tứ mà thiếu lòng yêu thương thì tín hữu có thể kiêu căng, trở thành như cái chiêng đồng phát tiếng rền vang khi đang đến, hoặc như đôi chập choả khi đập vào nhau phát ra âm thanh loảng xoảng (ICo1Cr 13:1). Thay vì lao vào những cuộc tranh luận vô ích nhằm tán thành hoặc phản bác tiếng lạ, chúng ta hãy tập trung vào vấn đề chính - tất cả chúng ta đều có những ân tứ khác nhau và chúng ta phải sử dụng các ân tứ này vì lợi ích chung (ICo1Cr 12:7, 14:4, 12, 26). Khi chúng ta sử dụng ân tứ Chúa ban cho trong tình yêu thương (ICo1Cr 14:1) và làm việc trong niềm hy vọng về sự sống lại trong tương lai, công khó của chúng ta trong Chúa chẳng phải là vô ích (ICo1Cr 15:58).Vấn đề thứ tư và cũng là vấn đề cuối cùng, ông Phao-lô bảo họ gom góp sẵn tiền bạc để giúp tín hữu nghèo ở Giê-ru-sa-lem (Chương 16) . Ông sẽ phái ông A-bô-lô đến nhận số tiền đó rồi mang đến Giê-ru-sa-lem. Một lần nữa, nguyên tắc yêu thương được nêu rất rõ: chúng ta nên cho tín hữu nghèo với lòng yêu thương và tiếp rước đầy tớ của Đức Chúa Trời đến với Hội Thánh chúng ta trong tinh thần yêu thương tôn trọng (cho dù họ đến với mục đích thu gom tiền) .Trọng tâmĐừng để tội lỗi của nền văn hoá trở thành tội lỗi của Hội Thánh bạn.Thực hànhĐể ngăn chặn tội lỗi của nền văn hoá trở thành tội lỗi của Hội Thánh, chúng ta phải dùng sự khôn ngoan của Chúa để xét xử các nan đề trong Hội Thánh và giải đáp từng vấn đề trong Hội Thánh với tình yêu thương trong Chúa.Thứ nhất, chúng ta phải có tri thức của Chúa. Tri thức, sự khôn ngoan cùng sự ganh ghét của thế gian thường gây ra tội lỗi; và tội lỗi có thể len lỏi vào trong Hội Thánh. Chúng ta phải dùng sự khôn ngoan của Chúa tức là bày tỏ sự hiệp nhất và khiêm nhu của chúng ta mà chống lại điều này. Chúng ta cũng phải xét xử tội lỗi trong phạm vi Hội Thánh chúng ta thay vì phơi bày sự xấu hổ của chúng ta cho thế gian xem.Thứ hai, chúng ta phải có tình yêu thương của Chúa. Ai đã lập gia đình, hãy yêu thương bạn đời của mình, đừng ly dị. Ai còn độc thân, hãy yêu thương nhau, đừng tìm cách lập gia đình. Cứ duy trì tình trạng có gia đình hoặc độc thân như lúc mới tin Chúa. Đừng ly dị hoặc lo lập gia đình. Đừng tìm kiếm một địa vị cao hơn trong xã hội hoặc quyền công dân ở một quốc gia khác.

Page 45: Tan uoc( gian luot)

Đừng tìm cách thoát ly khỏi mối quan hệ gắn bó, ràng buộc. Nhưng lo vun vén lòng yêu thương lẫn nhau mà thôi.Phát huy lòng yêu thương khi áp dụng bốn phương cách ngăn chặn văn hoá và phong tục tập quán ngoại đạo len lỏi vào trong Hội Thánh chúng ta. Thứ nhất, chúng ta biết rằng dù tham gia cách gián tiếp vào những phong tục ngoại giáo cũng chẳng có hại gì cho chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không nên tham gia. Thí dụ nếu có người rủ bạn đi tham quan đền, miếu với họ trong tư cách là khách du lịch, nếu bạn đi thì chẳng có hại gì cho bạn cả. Tuy nhiên, bạn không nên đi vì việc đó có thể gây vấp phạm cho một tín hữu khác có lương tâm yếu đuối. Cần bày tỏ lòng yêu thương đối với anh em tín hữu yếu đuối đó. Thứ hai, chúng ta có quyền làm nhiều điều (như uống rượu chẳng hạn) . Nhưng chúng ta không nên dùng những quyền đó nếu chúng cản trở chúng ta phục vụ Chúa Cứu Thế và vươn ra cứu giúp người khác. Hãy sử dụng quyền hạn của bạn trong tình yêu thương. Thứ ba, chúng ta đừng bao giờ tham gia trực tiếp vào bất kỳ tập tục ngoại giáo nào. Nhưng khi được người chưa tin Chúa cho chúng ta món ăn này nọ, chúng ta không nên từ chối vì cớ e ngại có thể gián tiếp dính dáng vào tập tục ngoại đạo. Đừng tìm cách phát hiện những dấu hiệu có dính dáng đến tập tục ngoại đạo nhưng hãy lo yêu thương người chưa tin Chúa. Cuối cùng, chúng ta cần thực hiện những nghi thức liên quan đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời dạy rằng phụ nữ phải trùm đầu (bằng tóc dài hoặc khăn trùm đầu) trong lúc thờ phượng, thì chúng ta hãy tuân thủ, đừng biện luận (ICo1Cr 11:16). Tìm cách bày tỏ lòng yêu thương lẫn nhau khi bạn thờ phượng Đức Chúa Trời và dự Tiệc Thánh.Cũng cần tuân thủ nghi thức thờ phượng ngay cả khi chúng ta vận dụng ân tứ của Đức Thánh Linh (ICo1Cr 14:40). Đừng bao giờ để buổi thờ phượng của chúng ta phản ánh sự hỗn loạn và sự tranh đua như tinh thần văn hoá chung quanh chúng ta. Chúng ta phải dùng các ân tứ của Thánh Linh để gây dựng cho nhau trong tình yêu thương.Câu Kinh Thánh chủ chốt của sách này gói ghém bài học chính: “Tri thức dễ sinh kiêu căng, còn lòng yêu thương gây dựng lẫn nhau” (ICo1Cr 8:1 -B.D.Y.;) Đang khi sống trong một xã hội trần tục, nếu chúng ta chỉ trang bị kiến thức mà thôi thì chưa đủ, nhưng chúng ta cũng cần có tình yêu thương nữa. Nếu không có lòng yêu thương, chúng ta cứ ăn của cúng thần tượng trong khi biết rằng có thể làm cho người yếu đuối vấp ngã. Nếu không có tình yêu thương, chúng ta chỉ lo thụ hưởng những quyền lợi của mình mà không phục vụ người khác. Nếu chỉ có kiến thức nhưng không có tình thương, lúc nào chúng ta cũng chất vấn người ta về mọi thức ăn mà họ mời chúng ta dùng. Nếu không có lòng yêu thương, chúng ta sẽ dự Tiệc Thánh trong tinh thần hoàn toàn không quan tâm đến người khác. Sự hiểu biết đúng

Page 46: Tan uoc( gian luot)

đắn và sự khôn ngoan của Chúa thật rất cần thiết để phòng ngừa sự chia rẽ và xử lý các vấn đề cần kỷ luật trong Hội Thánh. Nhưng phải thực hiện mọi việc trong tình yêu thương bằng không tín hữu sẽ sinh ra kiêu căng thay vì gây dựng Hội Thánh.

1 Cô-rinh-tôTừ chính: KHỦNG HOẢNG (TRONG) HỘI THÁNHChủ đề chính: Thói tục trong Hội ThánhCụm từ chính: ‘Hội Thánh/ Hội Thánh của Đức Chúa Trời’ gr 8 (5 lần) #Câu chính: “Luận đến của cúng các thần tượng thì chúng ta biết mình đều có sự hay biết cả. Song sự hay biết sinh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt.” (ICo1Cr 8:1)Bài học chính: Đừng để tội lỗi của nền văn hoá trong xã hội trở thành tội lỗi của Hội Thánh của bạn.

2 Cô-rinh-tô

Tác giả: Ông Phao-lô. Thời kỳ hình thành sách: Năm 55 SC, sau khi ông Phao-lô thay đổi chương trình hoạt động của ông. Mục đích: Nhằm bênh vực chức vụ và chức sứ đồ của ông Phao-lô chống lại những lời chỉ trích gièm pha. Đối tượng: Các con cái Chúa, các vị mục sư và giáo sĩ bị chỉ trích gièm pha cách bất công và đang trải qua sự thử thách. Tản mạnNhiều năm về trước, một người bạn trẻ nhưng khôn ngoan đã khuyên tôi một điều tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ. Anh ấy nói rằng: “Người dại nào cũng có thể gièm pha, chỉ trích, chỉ có người tin kính Chúa mới có thể xây dựng”. Dường như là hễ bạn thực hiện bất cứ một việc gì đáng làm trên đời này là bạn sẽ bị chỉ trích, gièm pha. Còn khi bạn làm một việc gì đáng làm trong Hội Thánh, bạn sẽ bị gièm pha, chỉ trích nhiều hơn nữa.Ông Phao-lô chẳng phải là trường hợp ngoại lệ. Có lẽ ông là vị sứ đồ làm việc đắc lực nhất nên ông bị tố cáo, gièm pha nặng nề nhất thì chẳng có gì lạ cả. May thay, ông để lại một bức thư dạy chúng ta biết phải làm thế nào để có thể xử lý lời chỉ trích, gièm pha cách khoan dung - với ân sủng của Đức Chúa Trời. Đó là thư thứ hai gởi cho Hội Thánh Cô-rinh-tô.

Page 47: Tan uoc( gian luot)

Thâm nhậpTrước tiên, lời chỉ trích thường bắt nguồn từ chuyện rất nhỏ nhặt, tầm thường. Ông Phao-lô thay đổi chương trình hoạt động của ông và trì hoãn ngày viếng thăm Hội Thánh Cô-rinh-tô. Vì thế, ông bị chỉ trích gay gắt.Thứ hai, lời chỉ trích, gièm pha thường biến thành một cuộc đả phá một cá nhân. Trong trường hợp của ông Phao-lô, những người chỉ trích ông quay sang chất vấn lòng chân thành và những điều kiện cho phép ông là sứ đồ và truyền giáo.Thứ ba là những lời gièm pha, chỉ trích thường gia tăng lan qua nhiều lãnh vực khác. Những kẻ tố cáo ông Phao-lô không chỉ chất vấn chức sứ đồ của ông, nhưng họ còn chất vấn động cơ thúc đẩy ông phục vụ và lòng trung thực của ông trong vấn đề tiền bạc.Ba làn sóng gièm pha, chỉ trích nhằm vào ông Phao-lô tạo thành ba phần của bức thư này. Ông lần lượt xử lý từng đợt gièm pha, chỉ trích trong mỗi phần.I. Ân sủng để có thể an ủi trong cơn thử thách (1-7) Trong phần thứ nhất, người ta chỉ trích ông Phao-lô là thay đổi chương trình hoạt động. Họ buộc tội ông là chỉ hứa suông, không đáng tin cậy về lời nói. Một khi họ bắt đầu nghi ngờ lời nói thì họ tiếp tục nghi ngờ lời giảng dạy và Phúc Âm mà ông rao giảng.Câu trả lời của ông Phao-lô cho người Cô-rinh-tô không chỉ bênh vực Phúc Âm và chức sứ đồ của ông, nhưng cũng là một bài học quan trọng giúp chúng ta biết phải làm thế nào để tiếp tục chức vụ bất chấp những lời chỉ trích oan ức.Thứ nhất, đáp lại lời chỉ trích, ông giải thích lý do thay đổi chương trình hoạt động: ông không muốn họ buồn rầu vì khi gặp mặt họ ông sẽ quở trách họ về những việc làm sai trái (1:1-2:13).Thứ hai, trước những lời đả phá Phúc Âm, chức sứ đồ và công tác của ông, ông tự biện giải: ông giải thích rằng chính Đức Chúa Trời, chứ không phải con người, ban cho ông khả năng và lòng tự tin để thi hành chức vụ (2:14-7:4).Thứ ba, ông Phao-lô đi thêm một bước trong sự phục vụ người khác. Ông trở lại với chương trình hoạt động của ông và giải thích rằng ông đến với họ nữa để an ủi họ trong lúc buồn rầu (IICo 2Cr 7:5-16).Ngoài việc trả lời cho những người chỉ trích, ông Phao-lô cũng chỉ dẫn tín hữu ở Cô-rinh-tô về việc họ nên làm: họ nên đáp ứng chức vụ của ông, phục hoà với Đức Chúa Trời (IICo 2Cr 5:20), và mở rộng lòng để đáp lại tình yêu thương của ông (IICo 2Cr 6:13, 7:2). Thay vì gièm chê, chỉ trích mục sư và các nhân sự trong Hội Thánh về những vấn đề nhỏ nhặt, các thành viên của Hội Thánh cần phải phục hoà với Đức Chúa Trời và nói về mục sư và giáo sĩ với lòng bao dung rộng rãi.

Page 48: Tan uoc( gian luot)

II. Ân sủng để có thể ban cho trong cảnh nghèo khó (8-9) Trong phần thứ hai, họ chỉ trích ông Phao-lô về vấn đề quản lý tiền quyên trợ giúp các tín hữu nghèo. Đáp lại lời chỉ trích đó, ông giải thích rằng người được các Hội Thánh cử đã cùng đi với ông để làm chứng rằng số tiền quyên trợ đó đã được phân phối đúng đắn (IICo 2Cr 8:18-21).Một lần nữa, ông Phao-lô không chỉ lo trả lời những người chỉ trích, ông còn dạy tín hữu ở Hội Thánh Cô-rinh-tô hai nguyên tắc về việc dâng hiến. Thứ nhất là Nguyên Tắc Cân Bằng: khi bạn có dư, hãy giúp người túng thiếu (IICo 2Cr 8:13, 14). Thứ hai là Nguyên Tắc Rộng Rãi: khi bạn dâng hiến cách rộng rãi, bạn sẽ được ban phước dồi dào (IICo 2Cr 9:6-7). Đức Chúa Trời ban ân sủng cho chúng ta để chúng ta thực hiện cả hai nguyên tắc này (IICo 2Cr 8:1, 6, 7, 9, 9:8).III. Ân sủng ban cho năng lực tuy con người yếu đuối (10-13) Lời chỉ trích thứ ba nhằm vào bản thân ông Phao-lô. Kẻ thù nghịch ông nói rằng: ông là một người kém cỏi và lời nói của ông chẳng có giá trị gì (IICo 2Cr 10:10). Để chứng minh ông Phao-lô là người tầm thường đến mức nào, những kẻ chỉ trích ông khoe khoang về vốn liếng của họ trong tôn giáo và địa vị đầy uy tín của họ. Để trả lời cho các giáo sư giả là người đả kích ông, ông Phao-lô cũng khoe về chính ông. Nhưng sự khoe khoang của ông khác xa sự khoe khoang của họ: ông khoe khoang trong mức hạn định cho ông và ông khoe khoang trong Chúa (IICo 2Cr 10:15-17), ông khoe về sự yếu đuối và sự khốn khó của ông (IICo 2Cr 11:30, 12:5), và ông khoe khoang đúng theo sự thật (IICo 2Cr 12:6).Một lần nữa, ông Phao-lô không chỉ lo tự biện minh. Ông chỉ dạy cho tín hữu ở Hội Thánh Cô-rinh-tô biết làm thế nào để họ cũng có năng lực (nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời) để phục vụ người khác bất chấp sự yếu đuối của chính họ (IICo 2Cr 12:9, 13:3-4, 9).Cả ba phần trong bức thư này đều có cùng một điểm chủ chốt: Ân sủng của Đức Chúa Trời. Ân sủng của Ngài ban cho chúng ta lòng tự tin trong chức vụ (IICo 2Cr 3:4-5), khả năng dâng hiến (IICo 2Cr 9:8), và năng lực trong sự yếu đuối (IICo 2Cr 12:9).Trọng tâmHãy xử lý mọi lời chỉ trích, chê bai cách khoan dung với ân sủng của Đức Chúa Trời.Thực hànhCó ba cách xử lý những lời chỉ trích. Cách thứ nhất là chịu thua và từ bỏ việc phục vụ Chúa. Cách thứ hai là chịu đựng những lời chỉ trích và cứ tiếp tục phục vụ Chúa nhưng lòng không vui. Cách thứ ba là nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời để chiến thắng, vượt lên trên những lời chỉ trích đó.Chúng ta cần noi theo gương của ông Phao-lô trong cách ông nhờ cậy ân

Page 49: Tan uoc( gian luot)

sủng của Đức Chúa Trời đối diện với những lời chỉ trích. Khi bị chỉ trích một cách bất công, ông vẫn có thể an ủi những người khác đang trong tình trạng nản lòng, thất vọng. Khi ông bị buộc tội một cách oan sai, ông vẫn giữ được lòng tự tin. Khi ông nghèo khó và thiếu thốn. Ông vẫn nghĩ đến việc giúp đỡ những người đói khát tại Giê-ru-sa-lem. Khi đối diện với những người hay khoe khoang, ông vẫn có thể giữ được tính khiêm nhu. Lý do khiến ông có thể làm được tất cả những việc đó là vì ông nhận biết rằng những điểm yếu kém nơi ông tạo cơ hội cho Đức Chúa Trời bày tỏ năng lực trọn vẹn của Ngài trong ông.Khi bị người ta chỉ trích và làm tổn thương, chúng ta thường có khuynh hướng trở nên tự kỷ trung tâm (tự cho mình là trung tâm) . Không mấy ai trong chúng ta, tương tự như ông Phao-lô, xem đây là những hoàn cảnh giúp chúng ta lớn lên trong ân điển của Đức Chúa Trời để phục vụ người khác. Khi người ta chất vấn về khả năng của chúng ta, lòng tự tin vào khả năng phục vụ người khác trong chúng ta thường bị lung lay. Khi lòng trung thực của chúng ta bị chỉ trích, việc dâng hiến của chúng ta thường giảm sút. Và khi người khác bắt đầu khoe khoang và so sánh thân phận cùng những thành tựu của họ với của chúng ta, thì chúng ta có khuynh hướng sa vào cùng một cái bẫy kiêu ngạo tương tự như họ vậy. Chúng ta hãy nhìn xa hơn sự tổn thương và đau đớn trong chính mình, và thấy cơ hội cho chúng ta an ủi người khác đang buồn rầu. Chúng ta hãy nhìn xa hơn sự nghèo khó của chính mình để thấy tình trạng đói khát của người khác. Chúng ta hãy nhìn xa hơn “cái gai nhọn đâm vào thịt”, để nhận ra rằng chúng ta cần khiêm tốn. Nguyện ân sủng của Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta thành người khoan dung, nhân từ khi chúng ta phóng tầm nhìn vượt qua những lời chỉ trích chê bai lẫn tình trạng yếu đuối của chúng ta để nhìn đến Chúa Giê-xu Cứu Thế.2 Cô-rinh-tôTừ chính: BUỒN RẦU (VÀ) KHỔ ĐAUChủ đề chính: Ân sủngCụm từ chính: ‘Ân sủng dư dật’ gr 8 (3 lần) #Câu chính: “Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi.” (IICo 2Cr 12:9)Bài học chính: Hãy xử lý mọi lời tố cáo, chỉ trích, gièm pha cách khoan dung, nhân từ với ân sủng của Đức Chúa Trời.

Ga-la-ti

Page 50: Tan uoc( gian luot)

Tác giả: Ông Phao-lô. Thời kỳ hình thành sách: khoảng năm 48 SC, khi các tín hữu trong thời ông Phao-lô chưa có KinhThánh Tân Ước. Mục đích: Nhằm cảnh báo Cơ Đốc nhân không nên làm theo luật pháp thời Cựu Ước để có thể tăng trưởng về phần thuộc linh. Đối tượng: Những người lỡ vướng vào một hệ thống tôn giáo duy luật pháp nhưng không dám từ bỏ vì sợ các lãnh đạo của họ bức hại. Tản mạnNgày 31 tháng 10 năm 1517, vào ngày lễ hội Halloween, trong một thị trấn nhỏ bé, tầm thường ở nước Đức, một vị tu sĩ 34 tuổi, ít tiếng tăm thuộc dòng Thánh Augustine, niêm yết một bản chuyên luận thần học nơi cánh cửa ra vào của một nhà thờ (cánh cửa đó cũng được dùng làm bảng bá cáo) . Tác giả rất ngạc nhiên khi trong vòng bốn tuần lễ, các bản sao của bản chuyên luận nặng tính chất nghiên cứu khá buồn tẻ đó đã được gởi đi khắp nước Đức và Thụy Sĩ. Bản chuyên luận làm lung lay thần học của Giáo hội Công Giáo La Mã đến tận nền tảng. Vị tu sĩ đó tên là Martin Luther.Sở dĩ ông Martin Luther viết bản chuyên luận ấy là vì cớ lúc bấy giờ một tu sĩ khác tên là ông Tetzel rao giảng và bán bùa xá tội gần thị trấn của ông. Ông Tetzel tuyên bố rằng ai mua bùa xá tội thì có thể lập tức giải phóng linh hồn người thân ra khỏi ngục luyện tội (người Công Giáo tin rằng ngục luyện tội tẩy sạch tội lỗi cho linh hồn người chết rồi họ mới được vào thiên đàng) . Ông Martin Luther nhận xét rằng việc mua bùa xá tội thật ra là phương thức cứu rỗi bởi công đức. Ông tin rằng đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu là điều kiện duy nhất để được sự cứu rỗi. Ông Martin Luther tìm đâu ra điểm thần học này? Từ bức thư ông Phao-lô gởi cho tín hữu ở Ga-la-ti. Về sau ông viết rằng: “Thư gởi cho người Ga-la-ti là thư tín gởi cho tôi. Cứ như thể tôi và bức thư này nên duyên phu phụ vậy. Thư Ga-la-ti là Katherine đối với tôi.” (Katherine là tên của vợ ông) .Nhiều Hội Thánh ngày nay lại lo rao giảng sự cứu rỗi nhờ công đức trở lại. Còn một số Hội Thánh khác thì tế nhị hơn. Họ không đặt vấn đề về sự cứu rỗi của bạn nhưng khi bạn không thực hiện những quy định của họ là họ liền cho rằng bạn kém tăng trưởng thuộc linh. Những quy định này thay đổi theo từng Hội Thánh:“Phải kiêng ăn ít nhất mỗi tuần một lần rồi bạn mới được Đức Chúa Trời chấp nhận”.

Page 51: Tan uoc( gian luot)

“Phải cầu nguyện và dâng tiền cho Hội Thánh để Đức Chúa Trời giảm bớt sự hình phạt về tội lỗi của bạn”. “Phải dự Tiệc Thánh càng thường xuyên càng tốt để càng nhận được nhiều ân sủng cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn”. “Phải chịu báp-tem để được cứu rỗi linh hồn”. “Phải xưng ra mọi ý nghĩ, lời nói hoặc hành vi tiêu cực và tội lỗi với linh mục để được tha thứ”. Ông Phao-lô viết thư này cho những Cơ Đốc nhân trong các Hội Thánh có quy định như trên.Thâm nhậpChủ đề chính của sách này là chủ nghĩa duy luật pháp . Sáu chương của sách này từ “Luật pháp” nhắc đến 29 lần. Bài học chính của sách này là: không một ai được xưng nghĩa bởi luật pháp cả . Ông Phao-lô không muốn độc giả của ông bỏ sót điểm này. Vì thế, nội trong một câu Kinh Thánh thuộc phần thứ nhất, ông nhắc lại từ “Luật pháp” ba lần (GaGl 2:16). Sau đó trong phần thứ hai và thứ ba ông nhắc lại từ này nữa (GaGl 3:11, 5:4). Luật pháp mà ông Phao-lô đề cập ở đây là những quy định về tôn giáo trong năm sách đầu của Cựu Ước (từ Sáng Thế Ký đến Phục Truyền Luật Lệ Ký) . Lúc bấy giờ tín hữu ở Ga-la-ti chưa có Kinh Thánh Tân Ước (vì chưa được viết ra) , nên họ tưởng là phải sống theo luật pháp của Cựu Ước. Ngày nay nếu Cơ Đốc nhân không đọc Kinh Thánh thì họ cũng tưởng là phải sống theo những quy định của Hội Thánh.I. Chết đối với luật pháp (1-2) Mở đầu thư tín ông Phao-lô khuyên tín hữu ở Ga-la-ti đừng từ bỏ Phúc Âm đích thực để tiếp nhận một “Phúc Âm” bịa đặt. “Phúc Âm” bịa đặt mà có nguy cơ họ sẽ tiếp nhận - người ta có thể được cứu bởi việc làm - thực sự chẳng phải là Phúc Âm. Trái lại, Phúc Âm đích thực không phải là “Phúc Âm” do con người đặt ra, mà là sự khải thị từ chính Chúa Cứu Thế Giê-xu. Để chứng minh điểm này, ông Phao-lô kể lại ông nhận sự khải thị này trực tiếp từ Chúa Cứu Thế Giê-xu là thể nào chứ không phải qua trung gian các vị sứ đồ (GaGl 1:15-24). Về sau, các vị sứ đồ đã xác nhận Phúc Âm cùng chức vụ của ông (GaGl 2:6-9).Ông Phao-lô muốn tín hữu ở Ga-la-ti nhận biết rằng người đã được cứu bởi Phúc Âm đích thực cũng phải sống theo chân lý Phúc Âm (GaGl 2:14). Vì Phúc Âm bày tỏ rằng chúng ta được cứu là nhờ ân sủng bởi đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, nên chúng ta cũng phải tiếp tục sống nhờ ân sủng, bởi đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu vậy. Ai được xưng nghĩa bởi đức tin thì cũng phải được thánh hoá bởi đức tin.Vấn đề này nảy sinh vì cớ một nhóm người lãnh đạo công kích ông Phao-lô và Phúc Âm của ông bắt đầu dạy tín hữu ở Ga-la-ti rằng chính họ phải chịu

Page 52: Tan uoc( gian luot)

cắt bì, phải trở thành người Do Thái trước khi trở thành Cơ Đốc nhân, và phải sống theo bộ luật pháp của Cựu Ước. Ông Phao-lô gọi nhóm lãnh đạo này là Những Kẻ Chịu Cắt Bì (GaGl 2:12) (tức là những Cơ Đốc nhân Do Thái theo chủ trương phải chịu cắt bì mới được “cứu rỗi”) . Ông Phao-lô muốn tín hữu ở Ga-la-ti giữ mình để không vướng vào những quy định nghiêm ngặt về tôn giáo của nhóm người này.Ngay cả ông Phi-e-rơ, là người Do Thái, cũng rút lui không ăn chung với các tín hữu không phải là người Do Thái vì sợ nhóm người này. Do đó, ông Phao-lô phải khiển trách ngay cả ông Phi-e-rơ. Ông Phao-lô lập luận rằng không một người nào, ngay cả người Do Thái, được cứu nhờ tuân theo luật pháp thời Cựu Ước cả. Vì thế, họ không nên vâng giữ luật pháp để được cứu rỗi. Họ được cứu nhờ tin Chúa Cứu Thế Giê-xu; vì vậy, họ nên sống cho Đức Chúa Trời bởi đức tin.Ông Phao-lô dùng cụm từ “các việc của luật pháp” ba lần (GaGl 2:16). Sở dĩ ông dùng cụm từ này về thực sự ông không bài bác tự thân luật pháp của Cựu Ước. Nhưng ông công kích việc dùng luật pháp làm phương cách cứu rỗi. Vì thế, vâng giữ luật pháp trở thành các việc làm theo luật pháp để con người tìm kiếm sự cứu rỗi cho riêng mình. Ngày nay chúng ta mệnh danh cho chủ trương này là sự cứu rỗi bởi việc làm. Sự chết của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá khiến cho ngay cả người Do Thái như chính ông cũng phải chết đối với (các việc) luật pháp. Ông dùng cụm từ “chết đối với luật pháp” (GaGl 2:19) để nhấn mạnh việc ông hoàn toàn phân rẽ khỏi luật pháp. Ông nhấn mạnh rằng ông không bao giờ trở lại dưới luật pháp vì ông chẳng hề được cứu nhờ tuân theo luật pháp.II. Được cứu chuộc khỏi luật pháp (3-4) Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô viết về người Do Thái như ông Phi-e-rơ và chính ông. Trong phần thứ hai, ông Phao-lô hướng sự chú ý đến tín hữu ở Ga-la-ti, hầu hết là Cơ Đốc nhân người ngoại bang. Trong phần thứ nhất, ông bày tỏ cho họ biết rằng thậm chí người Do Thái cũng phải chết đối với (các việc làm) theo luật pháp. Đến phần thứ hai, ông Phao-lô cho họ biết rằng họ (người ngoại tộc) đã được cứu chuộc khỏi sự rủa sả của luật pháp (GaGl 3:13, 4:5). Tiểu đề trong phần thứ nhất là Phúc Âm mà ông rao giảng. (Trong phần này, ông dùng từ “Phúc Âm” mười lần) . Còn tiểu đề trong phần thứ hai là Lời Hứa của Đức Chúa Trời. (Ông dùng từ “lời hứa” mười một lần trong phần này) . Trong phần thứ nhất, ông so sánh ân sủng của Phúc Âm thật với các việc làm của “Phúc Âm” giả. Trong phần thứ hai, ông so sánh Lời Hứa của Chúa với sự rủa sả của luật pháp.Ông Phao-lô dùng cụm từ “luật pháp” không phải với ý là tự thân luật pháp là sự rủa sả. Nhưng hễ ai nỗ lực làm theo luật pháp để được cứu rỗi thì bị rủa sả. Sở dĩ người đó bị rủa sả là vì phải không chỉ tuân theo một số điều trong

Page 53: Tan uoc( gian luot)

luật pháp, nhưng phải vâng giữ mọi điều đã ghi trong luật pháp (GaGl 3:10 xem thêm PhuDnl 27:26 và GaGl 5:3). Thỉnh thoảng một số Cơ Đốc nhân trích dẫn sai lời của ông Phao-lô ở đây. Họ dùng cụm từ “những lời rủa sả (số nhiều) của luật pháp”. Họ nói rằng chúng ta có quyền xin phước lành của luật pháp vì Chúa Cứu Thế đã loại bỏ những sự rủa sả của luật pháp (GaGl 3:13). Nói như vậy là không chính xác cho lắm, ông Phao-lô không đề cập đến những lời rủa sả cụ thể trong luật pháp của Cựu Ước. Nhưng ông đề cập đến sự rủa sả (số ít) đối với việc cố gắng sống theo luật pháp của Cựu Ước.Chúng ta không thể xin những phước lành trong luật pháp của Cựu Ước vì chúng ta không còn sống dưới luật pháp nữa. Mục đích của luật pháp là dẫn chúng ta đến Chúa Cứu Thế và tin Ngài (GaGl 3:24). Do đó, nếu chúng ta đặt mình dưới luật pháp một lần nữa thì chẳng có ý nghĩa gì cả dù cho chúng ta làm việc ấy chỉ nhằm xin những phước lành của luật pháp. Lời hứa của Đức Chúa Trời tốt đẹp hơn, đáng mong đợi hơn những phước lành trong luật pháp nhiều.Lời hứa mà ông Phao-lô đề cập đến chính là giao ước của Đức Chúa Trời với ông Áp-ra-ham, thường gọi là Giao Ước Áp-ra-ham (SaSt 12:1-3, GaGl 3:16, 17). Về sau, một phần trong Giao Ước Áp-ra-ham được mở rộng gọi là Giao Ước “Mới” (Gie Gr 31:31-34). Giao Ước Mới này bao gồm lời hứa ban Thánh Linh cho tín hữu (EsIs 32:15, Gio Ge 2:28-29). Đó là lý do khiến ông Phao-lô nói rằng người ngoại bang cũng được nhận lời hứa của Chúa (GaGl 3:14). Nhận lãnh Thánh Linh là điều rất quan trọng vì trong phần thứ ba ông Phao-lô bày tỏ cho chúng ta biết phải nhờ cậy Thánh Linh như thế nào để sống một cuộc sống được giải phóng khỏi luật pháp. Luận điểm của ông là nếu chúng ta đã bắt đầu nhờ Thánh Linh thì chúng ta nên tiếp tục nhờ Thánh Linh hướng dẫn (GaGl 3:3).III. Được giải phóng khỏi luật pháp (5-6) Trong phần trước, ông Phao-lô chứng tỏ cho các tín hữu tại Ga-la-ti biết rằng họ đã chết đối với việc làm theo luật pháp và được cứu khỏi sự rủa sả của luật pháp. Trong phần thứ ba, ông cho họ biết họ đã được giải thoát khỏi sự ràng buộc của luật pháp (GaGl 5:1, 13). Nhưng sự tự do này có thể gây ra một vấn đề: khi chúng ta không ở dưới sự kiểm soát của luật pháp thì có nguy cơ xác thịt hoặc bản tánh tội lỗi trong chúng ta điều khiển chúng ta (GaGl 5:13). Vì vậy, chúng ta học tập sống theo Thánh Linh, chứ không theo xác thịt là điều quan trọng chủ chốt. Do đó, sự tương phản trong phần thứ ba không phải là giữa Luật Pháp và Ân Sủng mà là giữa Xác Thịt và Thánh Linh.Chủ đề chính thứ hai của sách này là Sự Đóng Đinh Vào Thập Tự Giá . Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô nói rằng ông đã chết đối với luật pháp vì ông đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Chúa Cứu Thế (GaGl 2:20). Trong

Page 54: Tan uoc( gian luot)

phần thứ hai, ông cho họ biết họ đã được cứu khỏi sự rủa sả của luật pháp vì Chúa Cứu Thế đã chịu đóng đinh thay họ (GaGl 3:1, 13). Nhưng trong phần thứ ba, bạn cần biết rằng xác thịt và thế gian đối với bạn đã bị đóng đinh và bạn đối với xác thịt và thế gian cũng đã bị đóng đinh vậy (GaGl 5:24, 6:14).Nhưng đối với bạn bị đóng đinh có nghĩa là gì? Có nghĩa là bạn không còn phải hành động cho xác thịt và thế gian; không còn bị xác thịt và thế gian rủa sả, hoặc không còn bị bó buộc phải tuân theo xác thịt và thế gian nữa. Thay vào đó, chúng ta sống (để phục vụ) cho Cha (GaGl 2:19), sống bởi đức tin nơi Con (GaGl 2:20), và sống theo sự hướng dẫn của Thánh Linh (GaGl 5:16).Như vậy, bài học chính của sách Ga-la-ti gồm có hai phần: phần phủ định và phần khẳng định. Bài học mang tính phủ định đó là: một khi chúng ta không được cứu nhờ vâng giữ các quy định, nên khi được cứu rỗi không nên để tự ràng buộc mình vào một số quy định đó. Còn bài học mang tính khẳng định là: vì chúng ta được cứu nhờ tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, nên chúng ta phải tiếp tục sống bởi đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Phương pháp xưng công nghĩa quy định phương pháp thánh hóa. Chúng ta được xưng nghĩa bởi sự đóng đinh, chứ không phải bởi phép cắt bì. Vì thế, chúng ta được thánh hóa bởi sự đóng đinh, chứ chẳng phải phép cắt bì.Trọng tâmĐừng rập khuôn tuân theo luật pháp; hãy để Thánh Linh, Chúa của tình thương hướng dẫn bạn.Thực hànhBạn có thể thấy là bên cạnh hai bài học chính cũng có hai phần áp dụng chính. Cần đặc biệt thận trọng khi áp dụng có tính cách phủ định và khẳng định. Phần áp dụng có tính cách phủ định để không áp dụng sai. Không tuân theo luật pháp không có nghĩa là hành động, cư xử vô luật pháp và không tôn trọng luật pháp. Thật ra, ông Phao-lô dạy rằng chúng ta phải làm trọn một luật pháp khác - luật pháp của Chúa Cứu Thế (GaGl 6:2). Không tuân theo luật pháp bao hàm hai ý nghĩa. Thứ nhất, nghĩa là đừng bao giờ để việc vâng giữ luật lệ hoá ra sự giả hình. Nếu vâng giữ luật pháp mà không có tình yêu thương thì hoá ra giả hình mà thôi (GaGl 5:6). Chẳng hạn như ông Phi-e-rơ và ông Ba-na-ba rút lui không ăn chung với Cơ Đốc nhân người ngoại tộc để làm hài lòng Những Người Chịu Cắt Bì. Họ giữ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, tức là không ăn một số thức ăn mà luật pháp cho là không tinh sạch và khinh thường Cơ Đốc nhân người ngoại tộc vì cớ họ ăn tất cả các loại thịt. Vì hành động như vậy nên ông Phi-e-rơ và ông Ba-na-ba cũng bị cuốn hút vào lối giả hình của đám người chịu cắt bì. Họ vâng giữ luật pháp, nhưng không có tình yêu thương.Thứ hai, đừng bao giờ cho phép sự vâng giữ luật lệ, quy định trở thành

Page 55: Tan uoc( gian luot)

thước đo mức tăng trưởng thuộc linh. Khi xảy ra chuyện đó, thì tuân theo luật pháp trở thành việc làm thuộc linh mà chúng ta nhờ cậy. Khi ấy chúng ta không còn nhờ cậy đức tin nữa (GaGl 3:5, 11). Rồi sự chết của Chúa Cứu Thế chẳng còn giá trị gì đối với chúng ta nữa (GaGl 5:2). Luật pháp hoá ra là sự rủa sả khi chúng ta không có đức tin.Thí dụ, khi tín hữu ở Ga-la-ti bắt đầu nghiêm ngặt giữ ngày Sa-bát lẫn các thánh nhật khác và biến việc này thành ra luật đối với mọi người (GaGl 4:10). Họ cũng bắt đầu chịu cắt bì và buộc mọi người khác phải chịu cắt bì (GaGl 5:3). Giữ ngày Sa-bát và chịu cắt bì là những việc hết sức quan trọng vì là dấu hiệu của giao ước buộc đương sự phải vâng giữ toàn bộ luật pháp của Cựu Ước (XuXh 31:13, Exe Ed 20:12, GaGl 5:3, 3:12). Khi làm như vậy, họ đặt chính họ dưới sự rủa sả của luật pháp (GaGl 3:10). Họ vâng giữ luật pháp, nhưng không có đức tin. Tín hữu ở Ga-la-ti đã mắc phải sai lầm là biến việc giữ ngày Sa-bát và phép cắt bì thành những quy định thuộc linh để được cứu rỗi và để tăng trưởng thuộc linh. Chúng ta đừng bao giờ mắc phải sai lầm tương tự là cho phép những lễ nghi tôn giáo tốt đẹp như báp-tem hoặc Tiệc Thánh hoặc sự cầu nguyện trở thành những yêu cầu của luật pháp để được cứu rỗi hoặc tăng trưởng thuộc linh.Giờ đây, chúng ta cùng xét đến phần áp dụng có tính cách khẳng định. Cần chú ý đến vai trò trọng yếu của Thánh Linh khi chúng ta nỗ lực sống cho Đức Chúa Trời, vì đó là việc rất quan trọng. Nhiều Cơ Đốc nhân (nhất là giới người phản đối người tìm cầu ân tứ Thánh Linh) có khuynh hướng bỏ qua vai trò của Thánh Linh trong sự nên thánh và họ dựa vào nỗ lực riêng để tăng trưởng tâm linh (GaGl 3:3). Nhưng không, chúng ta phải nhờ Thánh Linh mà trông đợi những kết quả tốt đẹp dành cho người công bình (GaGl 5:5), nhờ Thánh Linh mà sống (GaGl 5:16, 25), nhờ Thánh Linh hướng dẫn (GaGl 5:18), bước theo Thánh Linh (GaGl 5:25), và gieo giống tốt của Thánh Linh để gặt hái sự sống vĩnh cửu (GaGl 6:8).Ông Phao-lô cho chúng ta biết rằng mối quan hệ thoả đáng theo chiều dọc giữa chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến mối quan hệ chiều ngang hoà hợp với nhau. Nếp sống theo sự hướng dẫn của Thánh Linh đưa đến sự yêu thương nhau (GaGl 5:13, 14, 22). Sau khi nêu nguyên tắc chung trong Chương 5, ông Phao-lô đưa ra hai thí dụ cụ thể về cách áp dụng nguyên tắc này trong Chương 6.Thứ nhất, nếu có anh em tín hữu nào phạm lỗi, chúng ta phải sửa họ lại. Nhưng cần lưu ý là chúng ta phải làm việc này trong sự hướng dẫn của Thánh Linh và với lòng mềm mại (GaGl 6:1), vì mềm mại là bông trái của Thánh Linh (GaGl 5:22).Thứ hai, khi chúng ta làm việc thiện đối với nhau (GaGl 6:9-10) và khi chúng ta chia sẻ vật dụng, vật thực cho nhau (GaGl 6:6) thì chúng ta có thể

Page 56: Tan uoc( gian luot)

được Thánh Linh hướng dẫn. Một lần nữa, chúng ta cần chú ý là hiền lành cũng là bông trái của Thánh Linh (GaGl 5:22). Chúng ta cần đến Thánh Linh để làm việc thiện vì chúng ta rất dễ nản lòng khi thấy việc làm của chúng ta không có kết quả tốt đẹp, nhất là khi chúng ta làm việc thiện cho anh em trong đức tin (tức là các tín hữu) .Đây chỉ là hai thí dụ về hai trong chín bông trái Thánh Linh, chúng ta cần nghĩ đến những việc làm khác do Thánh Linh dẫn dắt để chúng ta có bảy trái Thánh Linh còn lại - yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, trung tín và tiết độ (GaGl 5:22-23).Nếu chúng ta vâng giữ luật pháp nhưng không có tình yêu thương thì các việc làm theo luật pháp chỉ là sự giả hình.Nếu chúng ta có luật pháp nhưng không có đức tin thì luật pháp hóa ra là sự rủa sả.Nhưng đức tin thể hiện qua hành động do tình yêu thương (GaGl 5:6) làm trọn luật pháp của Chúa Cứu Thế (GaGl 6:2).Nếu chúng ta sống theo xác thịt không theo Thánh Linh thì sẽ sinh ra ghen tị (GaGl 5:15, 21, 26) và dẫn đến sự hư hoại (GaGl 6:8).Khi bản tánh xác thịt bị đóng đinh vào thập tự giá, sẽ sinh ra tình yêu thương (GaGl 5:24).Nếu chúng ta sống theo thế gian không có Chúa Cứu Thế thì sẽ sinh ra khoe khoang, kiêu ngạo (GaGl 5:26, GaGl 6:4, 14) và dẫn đến sự tiêu diệt (GaGl 5:15).Khi thế gian bị đóng đinh vào thập tự giá sẽ sinh ra đức tin (GaGl 6:14).Cơ Đốc nhân bị đóng đinh với Chúa Cứu Thế là một người mới (GaGl 6:15).Cơ Đốc nhân được Thánh Linh hướng dẫn sẽ gặt hái sự sống đời đời (GaGl 6:8).Ga-la-tiTừ chính: DUY LUẬT PHÁP (CHỐNG LẠI) TỰ DO hoặcPHÉP CẮT BÌ (CHỐNG LẠI) SỰ ĐÓNG ĐINH (VÀO THẬP TỰ GIÁ)Chủ đề chính: Duy luật pháp và sự đóng đinh (vào thập tự giá)Cụm từ chính: “các việc làm theo Luật pháp” (9 lần) Câu chính: “Vả, bởi luật pháp, tôi đã chết cho luật pháp, để sống cho Đức Chúa Trời. Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” (GaGl 2:19-20)Bài học chính: Đừng vâng giữ cứng nhắc Luật pháp; Nhưng hãy để Chúa của tình thương hướng dẫn bạn.

Page 57: Tan uoc( gian luot)

Ê-phê-sô

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 60 SC, khi các Hội Thánh đương thời bắt đầu có dấu hiệu chia rẽ. Mục đích: Nhằm đưa ra kế hoạch gây dựng một Hội Thánh mạnh mẽ và trưởng thành. Đối tượng: Sách này dành cho bất cứ ai muốn thấy Hội Thánh phát triển mạnh mẽ và trưởng thành. Tản mạnỞHoa Kỳ, tại bang Pennsylvania có một cộng đồng Cơ Đốc nhân có tên là Amish. Họ sống rất đơn giản, không có xe hơi tân tiến, thậm chí có nơi chẳng có điện gì cả. Nhiều người trong số họ làm nghề nông và tự trồng lấy cây lương thực. Hễ một trong những nông dân Amish muốn dựng một nhà kho mới, ông ta thường bắt tay làm việc trong một cách thức độc đáo và lý thú.Tất cả dân chúng ở vùng phụ cận sẽ kéo nhau đến giúp ông dựng nhà kho. Một số ông lo cưa cây, đóng đinh, một số ông khác lo sơn phết. Các bà cũng phụ giúp bằng cách nấu ăn cho các ông. Nhờ hợp lực làm việc với nhau, họ hoàn tất toàn bộ nhà kho nội trong một ngày. Đây là hình ảnh minh hoạ về phương thức mà tất cả các thành viên trong Hội Thánh nên đồng công cộng tác với nhau để gây dựng Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Mỗi người làm công tác tùy theo khả năng của mình và tất cả đều nỗ lực hướng về một mục tiêu trong sự hiệp nhất và hoá hợp. Cơ Đốc nhân nào muốn thấy Hội Thánh mình được gây dựng mạnh mẽ và thống nhất đều nên đọc thư Ê-phê-sô.Thâm nhậpThư Ê-phê-sô viết về việc gây dựng Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh không phải là một toà nhà như nhiều người nghĩ. Hội Thánh là một tập hợp các tín hữu. Chính vì thế mà Kinh Thánh cũng gọi Hội Thánh là “Thân thể của Chúa Cứu Thế”. Do đó, khi nói đến việc gây dựng Hội Thánh thì không có ý nói đến một công trình liên quan tới gạch, bê tông và kính, nhưng nói đến việc làm cho dân của Chúa được mạnh mẽ. Việc bồi dưỡng thân thể, phát triển cơ bắp và tăng cường thể lực thể nào thì việc gây dựng Thân Thể của Chúa Cứu Thế cũng đưa đến sự trưởng thành và mạnh mẽ thể ấy.Sách này gồm hai phần bằng nhau. Nửa phần trước, bao gồm ba chương đầu, tập trung vào Giáo Lý về Hội Thánh. Nửa phần sau, gồm ba chương

Page 58: Tan uoc( gian luot)

cuối, nhấn mạnh vào Trách Nhiệm của Hội Thánh. Trong khi phần thứ nhất chép về các phước lành của Đức Chúa Trời cho tín hữu, phần thứ hai chép về hành vi xứng hợp với tín hữu. Nửa phần trước nói về Phước Hạnh của Hội Thánh và nửa phần sau nói về Trách Nhiệm của Hội Thánh.Chủ đề của sách Ê-phê-sô không phải chỉ là Hội Thánh mà là Hội Thánh Độc Nhất . Ông Phao-lô dùng cụm từ chính “một thân thể” bốn lần để mô tả Hội Thánh (2:16, 3:6, 4:4, 25) trong sách này.I. Phước hạnh của Hội Thánh Độc Nhất (1-3) Trong nửa phần trước, ông Phao-lô mô tả sáu phước hạnh mà Hội Thánh Độc Nhất nhận được từ Đức Chúa Trời. Nội trong phần này ông Phao-lô đã nhắc đến Sự giàu có của Đức Chúa Trời năm lần (Eph Ep 1:7-8, 2:7, 3:8, 16). Phần này chia làm sáu phân đoạn tương ứng với sáu phước hạnh trong Chúa Cứu Thế. Đó là:Eph Ep 1:3-14: Mục đích của Hội Thánh Độc Nhất - Được chọn để làm vinh hiển Đức Chúa Trời.Eph Ep 1:15-23: Cầu nguyện cho Hội Thánh Độc Nhất - Để có hy vọng và năng lực. Eph Ep 2:1-10: Quá khứ của Hội Thánh Độc Nhất - Được cứu nhờ Ân sủng. Eph Ep 2:11-22: Sự hoá thuận trong Hội Thánh Độc Nhất - Sự hợp nhất trong một người.Eph Ep 3:1-13: Người giảng đạo cho Hội Thánh Độc Nhất - Ân sủng để rao giảng.Eph Ep 3:14-21: Năng lực cho Hội Thánh Độc Nhất - Tình yêu của Chúa Cứu Thế.Ông Phao-lô mở đầu phần này bằng cách cho độc giả của ông biết về mục đích của Đức Chúa Trời đối với Hội Thánh Độc Nhất của Ngài. ông giải thích rằng:• Đức Chúa Trời đã lựa chọn hoặc tiền định chúng ta (Eph Ep 1:4, 5, 11).• Theo mục đích, lòng nhân từ và ý muốn của Ngài (Eph Ep 1:5, 9, 11, 3:11).• Để ca ngợi, tôn vinh Ngài (Eph Ep 1:6, 12, 14).Chúng ta cần chú ý ông Phao-lô ba lần lặp lại mỗi một điều trong ba điều này nhằm ghi khắc những điều đó trong lòng chúng ta: Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta để làm vinh hiển cho chính Ngài. Ngài làm thành việc đó bằng cách đặt vạn vật thọ tạo trong cõi vũ trụ và trên địa cầu này ở dưới quyền lãnh đạo của Chúa Giê-xu, Con Ngài (Eph Ep 1:10, 22). Khi toàn bộ tập thể Hội Thánh đầu phục Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Đầu Hội Thánh, thì mục đích của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh Ngài được thành tựu.Phân đoạn thứ nhất này cũng nêu ra một trường hợp bày tỏ Ba Ngôi Hiệp Một: Cơ Đốc nhân được lựa chọn bởi Đức Chúa Cha (Eph Ep 1:4, 5), được

Page 59: Tan uoc( gian luot)

cứu chuộc bởi Đức Chúa Con (Eph Ep 1:7), và được ấn chứng bởi Đức Thánh Linh (Eph Ep 1:13-14). Do đó, phước hạnh thứ nhất của chúng ta là được Đức Chúa Trời lựa chọn.Phân đoạn thứ hai (Eph Ep 1:15-23) là Lời Cầu Nguyện của ông Phao-lô cho Hội Thánh. Trong lời cầu nguyện này, ông cầu xin hai điều: thứ nhất, ông xin Đức Chúa Trời ban cho anh em tín hữu sự khôn ngoan để biết rõ hơn về Chúa Cứu Thế Giê-xu (Eph Ep 1:17); thứ hai, ông cầu xin Chúa cho họ biết niềm Hy Vọng về sự kêu gọi của Ngài (Eph Ep 1:18) và Năng Lực vô hạn của Ngài dành cho chúng ta (Eph Ep 1:19). Những điều này ( Hy Vọng và Năng Lực) là phước hạnh thứ hai mà chúng ta nhận được từ Chúa Cứu Thế.Trong phân đoạn thứ ba (Eph Ep 2:1-10), ông Phao-lô mô tả quá khứ của tín hữu trong Hội Thánh Độc Nhất. Chúng ta đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình. Nhưng Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và cho chúng ta cùng ngồi với Chúa Cứu Thế Giê-xu trong các nơi trên trời (Eph Ep 2:6). Cần chú ý là chúng ta đã được đồng ngồi với Chúa Cứu Thế. Bởi việc này, Đức Chúa Trời bày tỏ ân sủng dư dật của Ngài cho chúng ta (Eph Ep 1:7 so sánh với Eph Ep 2:7). Tác giả nhắc đến Ân sủng ba lần trong phân đoạn này (Eph Ep 2:5, 7, 8). Đó là ân sủng giải cứu chúng ta. Chúng ta được cứu không phải bởi việc lành của mình nhưng là bởi việc lành của Đức Chúa Trời (Eph Ep 2:9-11). Ân sủng là phước hạnh thứ ba của chúng ta trong Chúa Cứu Thế.Phân đoạn thứ tư bàn sâu hơn về sự cứu rỗi của từng cá nhân (Eph Ep 2:11-22). Trước kia Cơ Đốc nhân gốc ngoại tộc bị ngăn cách với dân Do Thái. Giờ đây họ được hợp nhất với nhau trở nên một thân trong Chúa Cứu Thế. Bằng cách này Chúa Cứu Thế đã triệt hạ bức tường ngăn cách dân Do Thái với dân ngoại tộc, và đem lại Hoà Bình cho Thân thể độc nhất. Hoà Bình là phước hạnh thứ tư trong Chúa Cứu Thế.Theo phân đoạn thứ năm (Eph Ep 3:1-13), ông Phao-lô là người rao truyền Phúc Âm cho Hội Thánh Độc Nhất. Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông bày tỏ ‘huyền nhiệm’ của Ngài cho dân ngoại. ‘Huyền nhiệm’ này là Dân Ngoại sẽ được hợp nhất với dân Do Thái, tạo thành một thân thể. Ân sủng mà Đức Chúa Trời ban cho ông Phao-lô để bày tỏ ‘huyền nhiệm’ này (Eph Ep 3:2, 7). Ân sủng đó là phước lành thứ năm mà Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh (Phước lành thứ ba và thứ năm tương tự nhau) .Cuối cùng, trong phân đoạn thứ sáu và cũng là phân đoạn cuối (Eph Ep 3:14-21), ông Phao-lô cầu xin Chúa cho họ có khả năng hiểu thấu tình yêu thương sâu rộng bao la của Chúa Cứu Thế (Eph Ep 3:18). Tình yêu thương này là phước lành thứ sáu mà Chúa Cứu Thế ban cho Hội Thánh của Ngài.II. Trách nhiệm của Hội Thánh (4-6) Nửa phần sau của sách Ê-phê-sô bắt đầu với mệnh lệnh của Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta phải sống xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài (Eph Ep

Page 60: Tan uoc( gian luot)

4:1). Nói cách khác, nửa phần sau nói về trách nhiệm của Hội Thánh Độc Nhất của Chúa Cứu Thế. Ông Phao-lô liệt kê năm trách nhiệm như sau:Eph Ep 4:2-4:6 : Duy trì sự hiệp một trong Hội Thánh Độc Nhất với sự hoá bình từ Cứu Chúa Độc Nhất.Eph Ep 4:7-4:16 : Phục vụ Hội Thánh với ân sủng mà chúng ta đã nhận lãnh từ Cứu Chúa Độc Nhất.Eph Ep 4:17-5:20 : Nhờ ánh sáng của Cứu Chúa Độc Nhất để sống đời sống yêu thương trong Hội Thánh.Eph Ep 5:21-6:9 : Lấy lòng kính sợ Chúa mà tùng phục nhau trong Hội Thánh Độc Nhất.Eph Ep 6:10-6:24 : Nhờ năng lực của Cứu Chúa Độc Nhất để đứng vững trong đức tin.Điều quan trọng là chúng ta biết cách dùng sáu phước lành đã đề cập trong phần trước để thực hiện năm nhiệm vụ này. Nhiều Cơ Đốc nhân lo sống đúng theo yêu cầu trong phần thứ hai của sách mà trước tiên không lo tích luỹ các phước lành trong phần một của sách. Vì thế chẳng lạ lùng gì khi nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay chẳng có phương cách nào để thi hành nhiệm vụ gây dựng Hội Thánh mà Đức Chúa Trời đã uỷ thác cho chúng ta.Trong nửa phần trước, Cơ Đốc nhân chúng ta là việc Đức Chúa Trời làm ra và Ngài làm việc trong chúng ta (Eph Ep 1:11, 19, 2:10, 3:7, 20). Trong nửa phần sau, chúng ta phải làm công việc của Đức Chúa Trời và Ngài làm việc qua chúng ta (Eph Ep 4:12, 16). Điều cực kỳ quan trọng là nhận biết phần một và phần hai có liên quan như thế nào: nếu Đức Chúa Trời không làm việc trong chúng ta, thì chúng ta không thể (nào) làm được công việc Ngài.Đây là một vài ví dụ khác: trước hết chúng ta phải nhận biết tình yêu thương của Chúa Cứu Thế (Eph Ep 3:17-19) rồi chúng ta mới có thể yêu thương giống như Chúa Cứu Thế (Eph Ep 4:2, 15, 16, 5:2, 25, 33, 6:23). Vì Thánh Linh đã chứng thực bạn là con cái Đức Chúa Trời (Eph Ep 1:13) nên bạn có thể thôi không làm Ngài buồn nữa (Eph Ep 4:30). Vì Thánh Linh ngự trong bạn (Eph Ep 2:22), nên bạn có thể đầy dẫy Thánh Linh (Eph Ep 5:18). Trong phần thứ nhất, tác giả nêu ra một trường hợp chứng minh về Ba Ngôi Hiệp Một (Eph Ep 1:3-14). Trong phần thứ hai, ông khuyên chúng ta giữ sự Hiệp Một Trong Hội Thánh (Eph Ep 4:3). Cần nhớ là luôn luôn nhờ cậy các Phước lành của Chúa Cứu Thế để làm trọn trách nhiệm của Hội Thánh. Trước hết, chúng ta phải vận dụng phước lành thứ tư của Chúa Cứu Thế để làm trọn trách nhiệm thứ nhất của Hội Thánh Độc Nhất, tức duy trì Sự Hiệp Một trong Hội Thánh (Eph Ep 4:3). Cần chú ý là chúng ta được kêu gọi không phải để chế tạo ra hoặc thực hiện sự hợp nhất. Nhưng sự hiệp nhất đã thực hiện xong cho chúng ta qua sự Hoà Bình mà Chúa Cứu Thế đã tạo nên. Sự Hoà Bình này là phước lành thứ tư mà Chúa Cứu Thế ban cho Hội Thánh

Page 61: Tan uoc( gian luot)

Độc Nhất của Ngài (Eph Ep 4:3 so sánh với Eph Ep 2:15-17). Đáng buồn vì các Hội Thánh ngày nay thiếu tinh thần đồng công cộng tác và hợp nhất với nhau. Có lẽ do chúng ta không quý trọng sự hoà bình mà chúng ta được hưởng trong Chúa Cứu Thế.Kế đến, chúng ta phải vận dụng phước lành thứ ba và năm để thực hiện nhiệm vụ thứ hai. Nhiệm vụ thứ hai của Hội Thánh là phục vụ lẫn nhau trong tập thể Độc Nhất của Hội Thánh. Chúng ta phải vận dụng ân sủng Đức Chúa Trời ban cho để làm việc này. Ân sủng này đến với chúng ta dưới hai dạng. Phần thứ nhất của sách đã đề cập đến cả hai dạng. Thứ nhất là Ân Sủng Cứu Rỗi, là phước hạnh thứ ba trong Chúa Cứu Thế (2: 5, 7, 8) . Thứ hai là Ân sủng về những ân tứ Thánh Linh. Ông Phao-lô có ân tứ rao giảng ‘huyền nhiệm’ của Phúc Âm cho dân ngoại bang. Đó là phước hạnh thứ năm mà Chúa Cứu Thế ban cho Hội Thánh Ngài (Eph Ep 3:7). Ngoài ông Phao-lô, Đức Chúa Trời cũng ban cho Hội Thánh Ngài nhiều người được những ân tứ khác. Ngài cho người này làm sứ đồ, người kia làm tiên tri, người khác làm truyền giáo, mục sư và giáo sư (Eph Ep 4:11). Đức Chúa Trời giao cho những người có ân tứ nhiệm vụ huấn luyện, trang bị và chuẩn bị cho các thành viên của Hội Thánh thực hiện công tác phục vụ hầu cho Thân của Chúa Cứu Thế là Hội Thánh được gây dựng và trưởng thành (Eph Ep 4:12-13). Thế nhưng, trong hầu hết các Hội Thánh hiện nay, mục sư và những người phục vụ Chúa trọn thời gian phải làm gần như tất cả các công việc. Nhưng trong bức thư gởi cho tín hữu ở Hội Thánh Ê-phê-sô, ông Phao-lô khuyên rằng chính các thành viên của Hội Thánh phải làm hầu hết mọi công tác phục vụ. Chẳng hạn như các thành viên của Hội Thánh phải đảm nhiệm phần lớn việc dạy đạo. Công việc chủ yếu của giáo sư là huấn luyện, đào tạo các thành viên của Hội Thánh để rồi họ dạy đạo cho người khác!Thứ ba, chúng ta phải vận dụng phước lành thứ sáu để thực hiện nhiệm vụ thứ ba. Hãy vận dụng tình yêu thương của Chúa Cứu Thế có ghi trong phần thứ nhất của sách (Eph Ep 3:17-19) để sống trong ánh sáng của Chúa Cứu Thế đã ghi trong phần hai của sách. Đây là trách nhiệm thứ ba của Hội Thánh (Eph Ep 4:17-5:20). Sống trong ánh sáng có nghĩa là không sống trong sự tối tăm. Sự tối tăm này là tình trạng không nhận biết Chúa (Eph Ep 4:18) lẫn những hành động tội lỗi (Eph Ep 5:11). Thay vào đó, chúng ta phải sống trong tình yêu thương vì Chúa Cứu Thế đã yêu thương chúng ta (Eph Ep 5:2). Tình yêu thương là phước lành thứ sáu mà Chúa Cứu Thế ban cho Hội Thánh.Thứ tư, chúng ta phải vận dụng phước lành thứ nhất của Chúa Cứu Thế có ghi trong phần thứ nhất của sách (Eph Ep 1:4, 5, 11), tức là Đức Chúa Trời lựa chọn người tin, để làm trọn trách nhiệm thứ tư. Bởi sự lựa chọn của Đức Chúa Trời, vạn vật đều được đặt dưới quyền lãnh đạo của Chúa Cứu Thế

Page 62: Tan uoc( gian luot)

(Eph Ep 1:10, 22). Điều này cho phép chúng ta có thể làm trọn trách nhiệm thứ tư, tức là phục tùng nhau trong Hội Thánh. Rất dễ bỏ qua điểm quan trọng này. Chúng ta thường nghe dạy rằng chúng ta phải phục tùng nhau. Nhưng ông Phao-lô khuyên Hội Thánh là phải “lấy lòng kính sợ Chúa Cứu Thế mà tùng phục nhau” (Eph Ep 5:21).Chúng ta có thể phục tùng nhau vì Đức Chúa Trời đã khuất phục mọi vật dưới quyền của Chúa Cứu Thế. Nói cách khác, phụ nữ Cơ Đốc có thể phục tùng chồng của họ là vì họ phục tùng Chúa (Eph Ep 5:22). Chú ý là ông Phao-lô luôn nhắc đến Chúa trong các lời khuyên về cách cư xử giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa chủ và tớ. Chúa Giê-xu là bí quyết để phục tùng và vâng lời. Và chúng ta phải vâng lời Chúa phục tùng nhau cả trong gia đình và trong mối quan hệ song phương (mối quan hệ giữa hai người) chứ không phải chỉ trong phạm vi Hội Thánh. Bạn không thể gây dựng một Hội Thánh mạnh mẽ với những gia đình yếu đuối. Theo ông Phao-lô, gia đình là ‘khối vuông trong trò chơi xây dựng’ hoặc ‘nhóm tế bào’ của Hội Thánh.Nhiệm vụ thứ năm và cũng là nhiệm vụ cuối cùng của Hội Thánh là đứng vững chống lại ma quỷ (Eph Ep 6:10-24). Ngay khi các thành viên của Hội Thánh bắt tay vào công việc gây dựng Hội Thánh của Chúa Cứu Thế, thì ma quỷ cũng quyết liệt tấn công hầu làm suy yếu Hội Thánh. Do đó, Đức Chúa Trời ban cho dân Ngài sức mạnh hoặc Năng lực của Ngài để kháng cự gian ác, chống xấu xa. Ở đây cần nhấn mạnh hai điều. Thứ nhất, kẻ thù của chúng ta là tội ác chớ chẳng phải là con người. Chúng ta phải yêu thương con người và triệt tiêu tội ác. Thứ hai, chúng ta phải chiến đấu bằng năng lực của Đức Chúa Trời, chứ không phải bằng sức riêng của chúng ta (Eph Ep 6:10). Năng lực này là phước lành thứ hai mà Chúa Cứu Thế ban cho Hội Thánh Ngài (Eph Ep 1:19-21). Chúng ta sẽ nhận được năng lực này qua sáu thứ khí giới của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện là phương cách giúp chúng ta nhận được năng lực của Chúa và mang vào người những khí giới này (Eph Ep 6:18). (Tôi thích nói đến Năng Lực của Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện hơn là Năng Lực của sự Cầu nguyện) . Trong nửa phần đầu của bức thư này, ông Phao-lô cầu nguyện cho anh em tín hữu tại Ê-phê-sô (Eph Ep 1:15-23 và Eph Ep 3:14-21). Trong nửa phần sau, ông nhờ họ cầu nguyện cho ông (Eph Ep 6:19-20). Chúng ta phải liên tục cầu thay cho nhau.Chúng ta chỉ có thể gây dựng một Hội Thánh mạnh mẽ và trưởng thành, làm vinh hiển Đức Chúa Trời bằng cách vận dụng sự Hòa bình, Ân sủng, Tình yêu thương, Tinh thần phục tùng và Năng lực mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.Trọng tâmHãy vận dụng vô số phước lành của Chúa để gây dựng Thân thể Độc Nhất

Page 63: Tan uoc( gian luot)

của Chúa.Thực hànhKhi các tín hữu bàn bạc, thảo luận về công tác xây dựng nhà thờ của Hội Thánh, họ thấy dễ tập trung lo ngân quỹ, lo xây dựng, và lo làm báp-tem nhưng khi gây dựng Hội Thánh thì họ thấy khó tập trung vào vấn đề Hiệp Một, Phục Vụ, Yêu Thương, Phục Tùng và Cầu Nguyện. Sự cám dỗ nằm đúng ở vấn đề này: chúng ta có thể vướng bận với công tác xây dựng cơ sở vật chất và hoạch định đủ loại chương trình mà bỏ qua việc gây dựng cá nhân từng người và gia đình của họ. Nhìn bề ngoài nhà thờ của Hội Thánh chúng ta trông rất đẹp nhưng bên trong Hội Thánh, trong gia đình chúng ta thì đầy dẫy nan đề.Cần áp dụng một số bài học chính trong thư gửi cho tín hữu ở Hội Thánh Ê-phê-sô vào nội bộ gia đình của các thành viên của Hội Thánh và vào phạm vi bên ngoài Hội Thánh (5:21-6:9). Vấn đề quan trọng hàng đầu không phải là tổ chức nhiều lớp Trường Chúa Nhật hoặc tổ chức nhiều buổi họp mặt thông công (mặc dù có những buổi này chắc chắn là hữu ích) . Vấn đề quan trọng là dùng sự hoà bình mà duy trì sự hiệp một trong tinh thần hoá bình, phục vụ lẫn nhau theo ân sủng Chúa cho, chuyện trò với nhau trong tình yêu thương, lấy lòng kính sợ Chúa Cứu Thế mà phục tùng nhau và vận dụng năng lực Chúa ban cho chúng ta để kháng cự tội ác. Chúng ta phải luôn luôn nhờ cậy nơi Của Cải từ ‘tài khoản ngân hàng’ trên trời của chúng ta (Eph Ep 1:3, 20, 2:6, 3:10). Mặc dù tín hữu trong Hội Thánh của chúng ta không đông đúc cho lắm, Hội Thánh của chúng ta vẫn có thể làm vinh hiển Đức Chúa Trời.Với tư cách là chi thể trong Thân Chúa Cứu Thế, chúng ta cần tự hỏi chính mình những câu hỏi nghiêm trọng sau đây:• • Tôi có tinh thần gây chia rẽ và thiếu phục tùng không?• Tôi có sống bình an, hoà thuận với các tín hữu và các Hội Thánh khác không?• Tôi có nhận biết Chúa ban cho tôi ân tứ thuộc linh nào không và tôi có dùng các ân tứ ấy để phục vụ người khác không?• Tôi đang thực hiện nhiệm vụ nhờ năng lực của Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện hoặc nhờ sức riêng của tôi?• Tôi đang chiến đấu chống lại ma quỷ và tội ác hoặc hay tôi đang chống lại dân Đức Chúa Trời?• Tôi có dành thời gian cầu thay cho các tín hữu trong Hội Thánh tôi không?• Tôi làm gì để bày tỏ lòng yêu thương đối với gia đình, bạn đồng nghiệp, và anh em tín hữu trong cùng Hội Thánh?• Tôi vận dụng các phước lành của Đức Chúa Trời để gây dựng Hội Thánh Đức Chúa Trời hầu làm vinh hiển danh Ngài như thế nào?

Page 64: Tan uoc( gian luot)

Ê-phê-sôTừ chính: PHƯỚC LÀNH CHO (XÂY DỰNG) HỘI THÁNHChủ đề chính: Hội Thánh Độc NhấtCụm từ chính: “một thân thể” (4 lần) Câu chính: “Ấy nhờ Ngài mà cả thân thể ràng buộc vững bền bởi những cái lắt léo, khiến các phần giao thông với nhau, tùy lượng sức mạnh của từng phần, làm cho thân thể lớn lên, và tự gây dựng trong sự yêu thương.” (Eph Ep 4:16)Bài học chính: Hãy dùng các phước lành của Chúa, để gây dựng Thân của Chúa.

Phi-líp

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 61 SC khi ông Phao-lô ở tù tại La-mã. Mục đích: Nhằm khích lệ thành phần Cơ Đốc nhân ủng hộ ông Phao-lô để họ không nản lòng về việc ông đang ở tù hoặc do tình trạng xung đột giữa những nhân sự trong Hội Thánh. Đối tượng: Các tín hữu (và các nhân sự) không còn cảm thấy vui vẻ khi phục vụ Chúa trong Hội Thánh. Tản mạnHỏi: Ông Phao-lô thích dầu gội đầu loại nào nhất?Đáp: Rejoice 2 trong 1!Hỏi: Ai nên dùng dầu gội đầu loại này?Đáp: Tất cả các Cơ Đốc nhân, đặc biệt là nhân sự phục vụ trọn thời gian!Vui mừng là loại dầu gội đầu 2 trong 1 vừa là dầu gội đầu vừa là dầu dưỡng tóc. Vì là dầu gội đầu, nó được pha chế nhằm tẩy sạch chất dơ trên tóc. Vì là dầu dưỡng tóc, nó được pha chế để cung cấp chất dưỡng tóc (Đây không phải là mẫu quảng cáo về dầu gội đầu đâu!) Bức thư của ông Phao-lô gởi cho người Phi-líp cũng tương tự như một loại dầu gội 2 trong 1. Nhưng thay vì tẩy sạch bụi dơ bẩn trên tóc, ông viết thư này nhằm xóa tan những ý nghĩ lo âu trong tâm trí. Và thay vì cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc, ông viết bức thư này nhằm đem lại những ý nghĩ vui mừng cho tâm hồn.

Page 65: Tan uoc( gian luot)

Một số người làm việc tích cực nhất trong Hội Thánh cũng là những người có ít niềm vui nhất. Thông thường, họ cảm thấy không ai quan tâm đến chức vụ cùng sự phục vụ của họ. Và khi họ có nhu cầu (cần tài chánh, nhân lực, sự giúp đỡ) thì chẳng có một người nào chăm sóc họ cả. Từ đó, họ mất hết niềm vui phục vụ và thậm chí có đôi lúc họ chẳng còn niềm vui sống nữa.Thâm nhậpChủ đề của sách Phi-líp là Vui Mừng . Trong bức thư ngắn ngủi gồm bốn chương này, từ ngữ “vui mừng” xuất hiện 16 lần ở dạng động từ hoặc danh từ. Lý do khiến ông Phao-lô liên tục giục giã tín hữu tại Phi-líp vui mừng là rất rõ ràng: họ không vui. Sở dĩ họ không vui vì vị mục sư cũng là nhà truyền giáo của họ, tức là ông Phao-lô, đang ở tù. Họ cũng không vui vì cớ có nhiều sự tranh chấp, cãi lẫy giữa những người cùng làm việc với nhau trong Hội Thánh. Do đó, ông Phao-lô khuyên bảo họ hãy “vui mừng trong Chúa.”Nhưng chúng ta cần chú ý rằng ông Phao-lô không chỉ khuyên bảo họ “vui mừng” nhưng “vui mừng trong Chúa” (Phi Pl 3:1, 4:4). Vì sao? Giữa “vui mừng” và “vui mừng trong Chúa” có gì khác biệt? Lời khuyên của ông Phao-lô khác hẳn lời khuyên của thế gian: “Hãy vui vẻ, đừng lo lắng” ra sao? Đây là những câu hỏi rất đơn giản. Nhưng nếu chúng ta không tự vấn với mấy câu hỏi này, có nguy cơ chúng ta đến gần, thật gần nhưng vẫn không tìm ra “bí quyết” vui mừng của ông Phao-lô.I. Gương vui mừng trong Chúa (1-2) Trong phần thứ nhất của bức thư (Chương 1 và 2) , bốn lần ông Phao-lô đề cập đến niềm vui mừng của chính mình ông (Phi Pl 1:4, 18, 2:2, 17). Sang phần thứ hai (Chương 3 và 4) , ông khuyên các tín hữu tại Phi-líp vui mừng trong Chúa hai lần (Phi Pl 3:1, 4:4). Vì thế, chúng ta có thể đặt tựa đề cho phần thứ nhất là Gương vui mừng trong Chúa của ông Phao-lô và phần thứ hai là Lời khuyên vui mừng trong Chúa của ông Phao-lô. Ông Phao-lô mở đầu bức thư với lời cầu nguyện bày tỏ Đối Tượng và Điều làm cho ông vui mừng. Thứ nhất: Đối tượng làm ông Phao-lô vui mừng là anh em tín hữu tại Hội Thánh Phi-líp (Phi Pl 1:4).Thứ hai: Điều khiến ông vui mừng. Ông vui mừng về Phúc Âm, hoặc cụ thể hơn, ông vui mừng vì tín hữu tại Phi-líp đã tích cực góp phần với ông trong công cuộc truyền bá Phúc Âm (Phi Pl 1:5). Phúc Âm là chủ đề chính của Chương 1. Nội dung chương này ông nói về Phúc Âm sáu lần (Phi Pl 1:5, 7, 12, 16 và 2 lần trong câu Phi Pl 1:27). Ông vui mừng vì mặc dù ông bị giam cầm vì cớ truyền giảng Phúc Âm, nhưng Phúc Âm cứ tiếp tục lan rộng (Phi Pl 1:12). Thật ra, không phải Phúc Âm vẫn lan rộng bất chấp cảnh lao tù của ông, nhưng vì cớ ông bị lao tù mà Phúc Âm ngày càng lan rộng.Khi thấy gương can đảm của ông Phao-lô, anh em tín hữu yêu mến ông bắt

Page 66: Tan uoc( gian luot)

đầu thay ông thực hiện công tác truyền giảng Phúc Âm (Phi Pl 1:14). Dầu vậy có một số người khác rao giảng vì muốn thành công hơn ông Phao-lô và muốn làm cho ông ghen tị (Phi Pl 1:15). Tuy nhiên, ông Phao-lô không bận tâm đến động cơ thúc đẩy họ rao giảng Phúc Âm. Ông vui mừng chỉ vì Phúc Âm của Chúa Cứu Thế được truyền bá (Phi Pl 1:18). Nói cách khác, ông Phao-lô vui mừng trong Chúa vì cớ dân của Chúa đang rao giảng về Chúa và đang tăng trưởng trong Chúa (Phi Pl 1:25). Sở dĩ ông Phao-lô có thể vui mừng trong Chúa là vì ông cũng tập trung nhắm đến cùng một mục đích như các tín hữu khác - truyền bá Phúc Âm (Phi Pl 1:27, 2:2).Chương 2 giải thích làm thế nào có thể vui mừng trong Chúa. Điều ngăn trở chúng ta vui mừng trong Chúa là Bản Ngã. Tôi phải nhắm vào mục đích chung là phổ biến Phúc Âm. Nhưng vì cớ lòng vị kỷ, tôi có khuynh hướng chăm về lợi riêng của tôi (Phi Pl 2:4). Ông Phao-lô đưa ra ba tấm gương về cách khắc phục vấn đề này - Chúa Cứu Thế (Phi Pl 2:5-11), chính ông Phao-lô (Phi Pl 2:12-18), và ông Ti-mô-thê và ông Ê-pháp-ra (Phi Pl 2:19-30).Bí quyết ở đây là phải đồng tâm nhất trí với nhau (xem Phi Pl 1:27, Phi Pl 2:2 trong bản chuyển ngữ hoặc bản New America Standard Bible. Chúng ta chỉ có thể đồng tâm nhất trí khi tất cả chúng ta đều có tâm tình của Chúa Cứu Thế. Chúa Cứu Thế không khư khư giữ lại quyền bình đẳng với Đức Chúa Cha, nhưng Ngài từ bỏ mọi địa vị, quyền thế, tự hạ mình xuống và cam chịu thân phận người đầy tớ. Không phải Chúa Giê-xu chỉ chịu “nhục nhã” một chút. Nhưng Ngài từ bỏ hết mọi vinh quang đến mức bị sỉ nhục. Ngài đã hạ mình xuống tới đáy thấp nhất.Nói cách khác, hễ chúng ta không thể vui mừng vì cớ lo nghĩ về lợi riêng mình thì chúng ta phải nghĩ đến sự khiêm nhu của Chúa Cứu Thế. Nhờ làm như vậy, ông Phao-lô không còn chú ý đến hoàn cảnh riêng của ông (ông đang ở trong vòng xiềng xích), nhưng ông có thể chú tâm đến đức tin của tín hữu ở Phi-líp (Phi Pl 2:17). Ông vui mừng và chia sẻ niềm vui với họ. Bạn không thể vui mừng trong cái tôi của bạn , nhưng bạn có thể vui mừng trong Chúa . Ông Ti-mô-thê cũng đồng một tâm tình đó và ông biểu lộ tâm tình đó qua việc chăm lo cho lợi ích của tín hữu ở Phi-líp chứ không phải lo việc riêng của ông (Phi Pl 2:19-21). Ông Ép-ba-phô-đích suýt bỏ mạng vì công việc của Chúa Cứu Thế (Phi Pl 2:25-30).II. Lời khuyên vui mừng trong Chúa (3-4) Sau khi nêu ra mấy tấm gương vui mừng trong Chúa ở phần thứ nhất, rốt cuộc ông đưa ra lời khuyên Vui mừng trong Chúa ở phần thứ hai (Phi Pl 3:1). Trong phần thứ nhất, ông nêu ra những gương tích cực của Chúa Cứu Thế, của chính ông, ông Ti-mô-thê và ông Ép-ba-phô-đích. Trong phần thứ hai, ông mở đầu lời khuyên bằng cách nêu ra gương tiêu cực của “những kẻ làm công gian ác” (Phi Pl 3:2), là những người không vui mừng trong Chúa.

Page 67: Tan uoc( gian luot)

Trong nửa phần đầu của bức thư, ông Phao-lô cho anh em tín hữu tại Phi-líp biết rằng ông đang nghĩ về họ (nghĩa đen “trông coi họ” - Phi Pl 1:7), và ông bảo họ phải đồng tâm nhất trí với nhau (Phi Pl 1:27, 2:2) và có cùng một tâm tình với Chúa Cứu Thế (Phi Pl 2:5 , nghĩa đen). Trong nửa phần sau của bức thư, ông bảo họ đừng giống như những “kẻ làm công gian ác” là những kẻ chỉ tập trung tâm trí vào những việc trần tục (Phi Pl 3:19). Trái lại, chúng ta phải có một tâm tình trưởng thành (Phi Pl 3:16 , nghĩa đen) giống như tâm tình của ông Phao-lô (Phi Pl 3:16 , nghĩa đen).“Những kẻ làm công gian ác” tập trung tâm trí vào những việc trần tục bằng cách “đặt lòng tin cậy vào xác thịt” (Phi Pl 2:4). Họ tập trung vào quá khứ theo đạo của họ và của tổ tiên họ và “chăm về việc riêng của họ”. Trái lại, ông Phao-lô chỉ tập trung vào mục đích mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông trong Chúa Cứu Thế Giê-xu (Phi Pl 3:14). Điều này có nghĩa là bản thân ông kinh nghiệm sự khổ đau, sự chết và quyền năng phục sinh của Chúa Cứu Thế (Phi Pl 3:10). Do đó, ông Phao-lô vui mừng giữa cảnh khổ đau không phải vì ông vui thích nỗi đau khổ nhưng vì nỗi khổ đau đó buộc ông từ bỏ lòng tin tưởng vào xác thịt và buộc ông học tập sự khiêm nhu của Người Phục Vụ Chịu Khổ Nạn.Trong Chương cuối, ông Phao-lô tập trung chú ý (của ông) đến các tín hữu đang phục vụ Chúa tại Hội Thánh Phi-líp và khuyên bảo họ một cách rõ ràng, cụ thể: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn” (Phi Pl 4:2-4). Sở dĩ họ không vui mừng vì họ không có cùng một tâm tình trong Chúa (Phi Pl 4:2, nghĩa đen). Có thể nguyên nhân đưa đến tình trạng này là do họ có nhiều sự lo lắng. Có lẽ một số người không kiếm đủ tiền để sống no đủ nên phải sống trong cảnh nghèo đói trong khi những người khác thì sống đầy đủ, sung túc (tình trạng phổ biến giữa vòng giới người phục vụ Chúa trong Hội Thánh ngày nay) . Phương cách xoá tan những nỗi lo nghĩ đó là tập trung tâm trí vào vấn đề Chúa sắp tái lâm và cầu nguyện trình dâng những nhu cầu cùng những điều lo lắng của chúng ta cho Đức Chúa Trời (Phi Pl 4:5-6). Khi chúng ta như vậy, Đức Chúa Trời sẽ dùng sự bình an của Ngài để bảo vệ trí óc và tâm khảm chúng ta trong Chúa Cứu Thế (Phi Pl 4:7). Và rồi tâm trí được bảo vệ bởi sự bình an của Chúa, chúng ta có thể tập trung tâm trí vào những điều chân thật và tốt lành (Phi Pl 4:8). Khi chính ông Phao-lô thực hiện việc này, ông không chỉ vui mừng trong Chúa (Phi Pl 4:10), nhưng ông cũng thoả lòng trong cơn túng ngặt cũng như trong lúc dư dật (Phi Pl 4:12).Trọng tâmHãy vui mừng trong Chúa, chứ không phải trong cái tôi của bạn.Thực hànhHãy vui mừng về những việc tốt đang xảy đến cho người khác chứ không phải cho chính bạn. Hãy vui mừng khi tài sản thuộc linh của người khác tăng

Page 68: Tan uoc( gian luot)

chứ không phải khi tình hình tài chính của bạn được cải thiện. Hãy vui mừng vì cớ có sự bảo đảm của Chúa chứ không phải vì cớ bạn tin nơi chính mình.Bước thứ nhất để vui mừng trong Chúa là đừng xét nét động cơ phục vụ của người khác nữa. Hãy vui mừng, miễn là đằng nào họ cũng phục vụ cho mục tiêu của Phúc Âm. Nếu bạn cứ thắc mắc về động cơ phục vụ của những người cùng làm việc với bạn trong Hội Thánh, thì chắc rằng bạn sẽ mất hết niềm vui (ICo1Cr 4:1-5).Bước thứ hai là quan tâm đến chức vụ của người khác, chứ không phải chỉ chú ý đến công việc của bạn. Ngay cả khi chức vụ của bạn gặp trở ngại, cần nhận thức rằng bạn có thể vui mừng về sự tiến triển trong chức vụ của người khác. Một khi mục tiêu tối hậu của họ cũng chính là mục tiêu của bạn (tức là phổ biến Phúc Âm) thì hãy vui mừng.Bước thứ ba là học tập khiêm nhu, hạ mình như chính Chúa Cứu Thế đã khiêm nhu. Điều này có nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn hạ mình chứ không phải chỉ hạ mình đến một mức nào đó. Hãy bằng lòng hạ mình xuống mức thấp nhất vì Đức Chúa Trời sẽ nâng bạn lên cao tột đỉnh. Nếu bạn muốn phục vụ, hãy học tập chịu đối xử như một đầy tớ.Bước thứ tư là đừng trông mong người khác đáp lại sự phục vụ của bạn dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu những người mà bạn phục vụ nhớ đáp ứng nhu cầu của bạn - hãy vui mừng. Nhưng cũng cứ vui mừng nếu họ quên đáp ứng và bỏ mặc bạn sống trong cảnh túng thiếu nghèo khó. Hãy học tập sống trong mọi cảnh ngộ, trong dư dật và trong túng ngặt.Một lần nữa, còn một bí quyết mở để áp dụng thành công sách này đó là tâm trí. Nếu bạn không biết chắc chắn về một vài điều nào đó (như động cơ phục vụ của nó khác chẳng hạn) , không rõ những điều đó có đúng đắn, công bằng, trong sạch hoặc đáng yêu chuộng hay không, thì bạn đừng nghĩ về những điều đó nữa. Nhưng hãy thay thế bằng ý nghĩ về những điều đúng đắn chân thật (Bạn vẫn nhớ dầu gội đầu 2 trong 1 chứ?) Cầu xin Đức Chúa Trời gìn giữ tấm lòng của bạn trong sự bình an, và tâm trí của bạn trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Mong rằng bạn sẽ chẳng hề dính dáng vào chuyện tranh chấp về quyền lợi với người khác trong Hội Thánh vì tất cả các bạn đều quan tâm đến lợi ích cho kẻ khác.Phi-líp

Từ chính: LỰA CHỌN (ĐỂ) VUI MỪNGChủ đề chính: Sự vui mừngCụm từ chính: ‘vui mừng trong Chúa’ gr 8 (3 lần) #Câu chính: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi”. (Phi Pl 4:4)

Page 69: Tan uoc( gian luot)

Bài học chính: Hãy vui mừng trong Chúa, chứ không phải trong cái tôi của bạn.

Cô-lô-se

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 60 SC khi các tà thuyết vừa khởi phát. Mục đích: Nhằm chỉnh sửa lại niềm tin sai lạc về Chúa Cứu Thế. Đối tượng: Những người tìm cách tăng trưởng về phần tâm linh bằng cách trau giồi kiến thức “đặc biệt” hoặc tuân thủ nghiêm nhặt các luật lệ. Tản mạnHồi chúng tôi còn nhỏ có một lần anh tôi bày tôi một trò đùa: khi em ở trong một chiếc xe buýt chật ních mà xe qua chỗ có một tai nạn giao thông nghiêm trọng, thì em la lên: “Tôi thấy một cái đầu người! Một cái đầu người!” Thế là tất cả hành khách trên xe tranh nhau đến bên cửa sổ để nhìn xuống đường. Khi chẳng thấy gì cả, họ ngỡ ngàng trở về chỗ ngồi và hỏi em: “Cái đầu người đâu? Chẳng thấy đầu người nào cả?” Lúc ấy em chỉ vào đầu một hành khách nào đó và trả lời: “Đó!”Hằng ngày trong cuộc sống, chúng ta đều nhìn thấy nhiều đầu người, nhưng chúng ta chẳng hề kinh hãi. Lý do rất đơn giản: mỗi đầu người mà chúng ta thấy toàn là những cái đầu còn gắn liền với thân thể của người ta. Chỉ khi nào cái đầu bị đứt rời khỏi thân thể thì mới trở thành một cảnh tượng đáng khiếp sợ!Chúa Cứu Thế là Đầu của Hội Thánh và chúng ta là các chi thể trong thân thể Ngài, tức là Hội Thánh. Khi các chi thể trong thân được liên hiệp cách đúng đắn với Đầu, thì chúng ta mới có thể sống và phát triển đúng mức. Nhưng khi thân thể không còn liên hiệp với Đầu, thì chẳng có một sự phát triển nào cả.Tản mạnMột giáo sư (hoặc vài giáo sư) tà giáo, tức là người “chẳng còn liên hiệp gì với Đầu” (CoCl 2:19 N.I.V) dạy tín hữu tại Cô-lô-se rằng một mình Chúa Cứu Thế không thể đáp ứng thoả đáng hoặc không tạo đủ điều kiện để cứu rỗi họ và làm cho họ tăng trưởng. Muốn cho đời sống thuộc linh tăng trưởng họ phải có thêm kiến thức huyền nhiệm về thiên sứ họ các linh trong thế giới huyền bí. Niềm tin sai lạc này đã dẫn đến hàng loạt những hành vi sai trái. Vì Chúa Cứu Thế (trong sự hiểu biết sai lạc của họ) chưa hội đủ điều kiện

Page 70: Tan uoc( gian luot)

cho sự cứu rỗi và tăng trưởng của họ, nên họ phải sống khắc khổ ép xác để đạt đến sự đầy trọn hoặc trọn vẹn trong nếp sống Cơ Đốc (của họ) .Do đó, với bức thư gửi cho tín hữu ở Cô-lô-se ông Phao-lô nhắm vào hai mục tiêu. Trong nửa phần đầu (CoCl 1:1-2:5), ông chỉnh sửa niềm tin sai lạc của họ về Chúa Cứu Thế. Trong nửa phần sau (CoCl 2:6 đến CoCl 4:18), ông chỉnh sửa hành vi sai trái của họ trong Chúa Cứu Thế.I. Nhận biết cách đầy đủ về Chúa Cứu Thế (1:1-2:5) Nửa phần trước bức thư cho biết ông Phao-lô làm ba điều để chỉnh sửa niềm tin sai lạc của họ:• Ông cầu nguyện cho họ (CoCl 1:9).• Ông khuyên dạy họ (CoCl 1:23) và• Ông lao khổ vì họ (CoCl 1:29).Trước tiên, ông cầu nguyện cho họ (CoCl 1:1-14). Ông xin Đức Chúa Trời ban cho họ hiểu đầy đủ về Chúa Cứu Thế (CoCl 1:9). Hiểu biết đầy đủ về Chúa Cứu Thế bắt đầu bằng sự hiểu biết về Đức Chúa Cha. Đức Chúa Cha đã làm ba việc cho chúng ta thông qua Con Ngài:• Ngài “làm cho chúng ta xứng đáng chung hưởng cơ nghiệpvới các thánh đồ” (CoCl 1:12).• Ngài “giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của sự tối tăm” (CoCl 1:13), và• Qua Con Ngài “chúng ta có sự cứu chuộc nhờ huyết Ngài” (CoCl 1:14).Cả ba việc này đều thuộc về thì quá khứ. Như vậy nghĩa là các việc ấy đã hoàn tất và dành sẵn cho chúng ta. Vì thế chúng ta không cần phải làm thêm bất cứ điều gì cả.Thứ hai, ông Phao-lô khuyên họ phải hiểu biết đầy đủ hơn về Chúa Cứu Thế (CoCl 1:15-24), tức là nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-xu là:• Hoàn toàn là Đức Chúa Trời (CoCl 1:19), là Đấng sáng tạo vạn vật (CoCl 1:15-17).• Hoàn toàn là Đầu của Hội Thánh, là Đấng đã từ kẻ chết sống lại (CoCl 1:18) và• Là Con Người toàn hảo, là Đấng đã chịu chết vì chúng ta (CoCl 1:20-22).Thứ ba, ông Phao-lô lao khổ vì họ (CoCl 1:25-2:5). Ông nỗ lực làm việc vì sự trưởng thành của họ trong Chúa Cứu Thế. Cần chú ý rằng ông Phao-lô làm việc không phải để họ được đầy đủ hơn trong Chúa Cứu Thế. Họ đã hoàn hảo trong Chúa Cứu Thế rồi (CoCl 2:10). Ông Phao-lô chịu khổ nhọc vì họ để họ được trưởng thành hơn trong Chúa Cứu Thế (CoCl 1:28). Một em bé dù đã hoàn hảo, nhưng phải lớn lên để trưởng thành. Cũng vậy, Cơ Đốc nhân đã được hoàn hảo trong Chúa Cứu Thế, nhưng họ vẫn cần lớn lên để trưởng thành trong Chúa Cứu Thế.Đời sống trưởng thành trong Chúa Cứu Thế gồm có ba đặc điểm sau đây:• Kiên trì trong đức tin (CoCl 1:23).

Page 71: Tan uoc( gian luot)

• Hy vọng về Phúc Âm (CoCl 1:23, 27), và• Hiệp nhất trong tình yêu thương (CoCl 2:2).Nói cách khác, các tín hữu tại Cô-lô-se phải học tập thể hiện tri thức thành hành động, thể hiện đức tin thành tình yêu thương. Họ phải tiến từ chỗ Học Biết về Chúa Cứu Thế đến chỗ thể hiện nếp sống mới trong Chúa Cứu Thế. Họ cần trưởng thành từ chỗ hiểu biết về Chúa Cứu Thế, là Đầu Hội Thánh, đến chỗ hiệp nhất làm Thân Thể Chúa Cứu Thế. Phần thứ nhất (CoCl 1:1-2:5), tức là phần tập trung vào sự hiểu biết về Chúa Cứu Thế, được gói ghém với lời cầu nguyện trong CoCl 1:9: “xin Đức Chúa Trời ban cho anh em… hiểu biết thiêng liêng”. Phần thứ hai, là phần tập trung vào nếp sống trong Chúa Cứu Thế, được tóm tắt bằng câu Kinh Thánh kế tiếp - “hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường” (CoCl 1:10).II. Cuộc sống hoàn hảo trong Chúa Cứu Thế (2:6-4:18) Phần thứ nhất tập trung vào tri thức và sự hiểu biết (CoCl 1:9, 2:2). Phần thứ hai tập trung vào cuộc sống và sống (CoCl 2:6, 20, 3:3, 4, 7, 4:5). Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô khuyên chúng ta hãy hiểu biết đầy đủ (CoCl 2:2). Trong phần thứ hai, ông khuyên chúng ta phải hoàn hảo trong việc làm (CoCl 4:7). Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô cầu xin Chúa ban cho anh em tín hữu tại Cô-lô-se “được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn Ngài với mọi thứ khôn ngoan và hiểu biết” (CoCl 1:9). Trong phần thứ hai, ông nhắc đến lời cầu nguyện của một người bạn đồng công với ông để họ “trở nên toàn vẹn và trọn lòng vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời” (CoCl 4:12).Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô làm ba việc: ông cầu nguyện, dạy dỗ và lao nhọc để họ hiểu biết đầy đủ trong Chúa Cứu Thế. Trong phần thứ hai, ông cũng làm ba điều. Ông cho họ biết rằng một đời sống liên hệ mật thiết với Chúa Cứu Thế là:• Không bị người khác xét đoán (CoCl 2:6-23).• Chiến thắng tội lỗi (CoCl 3:1-11) và• Hiệp nhất với người khác trong tình yêu thương (CoCl 3:12-4:6).Chúng ta được liên kết chặt chẽ với Chúa Cứu Thế trong những phương diện sau đây:• Chúng ta đã Tin Nhận Chúa Cứu Thế (CoCl 2:6) và do đó, chúng ta cũng đã:• Đâm rễ trong Ngài (CoCl 2:7)• Được hoàn hảo trong Ngài (CoCl 2:10 theo nguyên văn: “được đầy dẫy”)• Chịu cắt bì trong Ngài (CoCl 2:11)• Được chôn với Ngài bởi phép báp-tem (CoCl 2:12 theo nguyên ngữ: “đồng chôn”)• Được sống lại với Ngài (CoCl 2:12, 3:1 nguyên ngữ “đồng sống lại”)

Page 72: Tan uoc( gian luot)

• Được làm cho sống lại với Chúa Cứu Thế (CoCl 2:13 nguyên ngữ “đồng được làm cho sống lại”)• Cùng chết với Chúa Cứu Thế (CoCl 2:20, 3:3)• Được giấu kín với Chúa Cứu Thế (CoCl 3:3) và sẽ được• Hiện ra với Ngài (CoCl 3:4).Một khi bạn thực hiện mục thứ nhất trong số những mục này (tin nhận Chúa Cứu Thế) , tất cả những mục còn lại trong bảng liệt kê sẽ tự động được thực hiện cho bạn.Giờ đây, chúng ta chuyển trọng tâm chú ý sang ba kết quả của sự kiện chúng ta liên kết chặt chẽ với Chúa Cứu Thế. Thứ nhất, mối liên hệ khắng khít với Chúa Cứu Thế làm cho chúng ta khỏi bị người khác xét đoán về món ăn thức uống và việc chúng ta làm trong Ngài thánh (CoCl 2:16). Vì chúng ta đã được đồng chôn và đồng sống lại với Chúa Cứu Thế (CoCl 2:12), Chúa Cứu Thế đã huỷ bỏ món nợ tội lỗi của chúng ta (CoCl 2:13-14). Ai tìm cách tăng trưởng tâm linh bằng sự thờ lạy thiên sứ (CoCl 2:18) và sống khắc khổ ép xác (CoCl 2:21) là người dạy một hệ thống tôn giáo đặt cơ sở trên những nguyên tắc của thế gian (CoCl 2:8). Sống cuộc đời Cơ Đốc theo các luật lệ nghiêm nhặt “dầu bề ngoài có vẻ khôn ngoan, là bởi thờ lạy theo ý riêng, cách khiêm nhượng và khắc khổ thân thể mình; nhưng không ích gì để chống cự lòng dục của xác thịt” (CoCl 2:23).Khi chúng ta sống trong mối liên hệ khắng khít với Chúa Cứu Thế dẫn đến kết quả thứ nhất là chúng ta được tha tội; còn kết quả thứ hai là chúng ta có thể đắc thắng tội lỗi (CoCl 3:1-11). Vì Chúa Cứu Thế đã tách rời chúng ta ra khỏi thân thể tội lỗi (CoCl 2:11), nên chúng ta có thể tiêu diệt các việc (theo nguyên ngữ: “những chi thể”) của thế gian (CoCl 3:5). Phương cách thực hiện điều này là tập trung tâm trí vào các việc trên trời, chứ không phải các việc thế gian (CoCl 3:2). Chúng ta không nên khởi đầu bằng cách nỗ lực kềm chế thể xác. Việc này chẳng đem lại kết quả gì. Khi chúng ta tập trung vào việc kềm chế thể xác là chúng ta tập trung tâm trí vào các việc trần gian. Muốn tập trung tâm trí vào việc thiên thượng, chúng ta phải tập trung vào mối liên lạc khắng khít với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta phải thắng trận trong cuộc chiến ở nội tâm trước rồi mới có thể thắng trận trong cuộc chiến thuộc thể. Do đó, nguyên tắc căn bản ở đây là phải tiếp nhận và vận dụng những điều Chúa Cứu Thế đã ban cho chúng ta chứ không phải là tìm tòi và thâu thập thêm kiến thức cùng tu thân ép xác.Thứ ba, mối tương quan mật thiết giữa chúng ta với Chúa Cứu Thế cho phép chúng ta lập mối tương quan với người khác trong tình yêu thương (CoCl 3:12-4:6). Vì chúng ta đã được mặc lấy “người mới” (CoCl 3:10), chúng ta có thể mặc lấy những đức hạnh của con người mới trong Chúa Cứu Thế (CoCl 3:12-14). Chúng ta phải vận dụng những đức hạnh này vào sinh hoạt

Page 73: Tan uoc( gian luot)

của chúng ta trong Hội Thánh (CoCl 3:15-17), trong gia đình (CoCl 3:18-21), trong việc mưu sinh (CoCl 3:21-4:1), và trong đời sống cầu nguyện của chúng ta (CoCl 4:2-6). Chúa Cứu Thế phải là Đầu (của) Hội Thánh, của gia đình, của công việc, và dĩ nhiên là Đầu của sự cầu nguyện của chúng ta.Bài học chính của bức thư này nhằm nhắc nhở chúng ta duy trì và phát triển, tăng trưởng đời sống tâm linh trong mối tương quan mật thiết với Chúa Cứu Thế, là Đầu chúng ta. Nếu thiếu mối tương quan với Đầu, chúng ta sẽ mất khả năng kiểm soát thể xác và các lãnh vực khác trong đời sống của chúng ta.Trọng tâmCứ duy trì mối tương quan với Đầu, thì bạn sẽ duy trì được khả năng kiểm soát thể xác của bạn.Thực hànhKhi chúng ta đối đầu với tội lỗi, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là Bản Ngã của chúng ta. Và để chiến thắng con người cũ, chúng ta phải luôn ghi nhớ ba nguyên tắc căn bản dưới đây:Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc của Chúa Cứu Thế: chúng ta chỉ có thể sống một cuộc đời mới trong Chúa Cứu Thế khi chúng ta (tức là người cũ của chúng ta) đã bị đóng đinh với Chúa Cứu Thế.Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc của tâm hồn: chúng ta phải chiến thắng cuộc chiến trong tâm hồn trước chớ đừng tìm cách chiến thắng cuộc chiến chống tội lỗi trong thể xác trước.Thứ ba là nguyên tắc thay thế: hãy thay thế những ý nghĩ về những việc thuộc về trần gian bằng những ý nghĩ về việc thuộc về thiên quốc.Có thể mệnh danh cho chiến thuật đem lại sự đắc thắng tội lỗi này là chiến thuật tiền nội công hậu ngoại kích vì khởi đầu với điều Chúa Cứu Thế đã làm để thay đổi nội tâm của chúng ta trước khi chúng ta nỗ lực khắc phục các việc tội lỗi thuộc thể xác (chiến thuật này khác biệt với một vài đường lối của thế tục, cũng là bắt đầu với việc khắc phục nội tâm trước ở chỗ chiến thuật này bắt đầu bằng việc Chúa Cứu Thế đã làm cho nội tâm của chúng ta trước rồi) .Bức thư của ông Phao-lô gởi cho tín hữu ở Cô-lô-se mô tả một nhóm người chủ trương đường lối tăng trưởng tâm linh tiền ngoại kích hậu nội công . Đường lối này vận dụng các quy định và luật lệ bên ngoài để khắc phục những đam mê và ham muốn trong nội tâm. Họ tìm cách đưa bản ngã vào kỷ luật bằng cách kềm chế. Cá nhân từng người phải tự nỗ lực chế ngự bản ngã. Chẳng có gì đáng lạ cả, vì đây là phương pháp phổ biến của phần nhiều các tôn giáo và triết thuyết khác. Do đó, ông Phao-lô lên án các giáo sư giả tại Cô-lô-se về việc họ xây dựng phương pháp tăng trưởng tâm linh trên cơ sở “các nguyên tắc thế tục” (CoCl 2:8, 20). Thoạt tiên chủ trương lầm lạc này

Page 74: Tan uoc( gian luot)

len lỏi vào Hội Thánh Cô-lô-se. Rồi kể từ đó mọi nỗ lực nhằm tiêu trừ chủ trương này đều thất bại. Nhiều Hội Thánh và tổ chức Cơ Đốc ngày nay vẫn còn áp dụng phương pháp “tiền ngoại kích hậu nội công”. Phương pháp tiền ngoại kích hậu nội công thường tạo nên hai loại tín hữu trong Hội Thánh. Loại thứ nhất (đôi khi gọi là các “thánh đồ”) bao gồm những người có tính kỷ luật tự giác. (Thực ra, thậm chí khi chưa tin Chúa họ đã có kỷ luật tự giác rồi!) Họ dạy người khác rằng phương cách chiến thắng tội lỗi là tuân thủ nghiêm nhặt các quy tắc, luật lệ theo định kỳ, tức là kiêng ăn món này món nọ và tự kềm chế không làm một số việc nào đó trong những ngày ấn định. Loại tín hữu thứ hai (thường gọi là “tội nhân”) gồm những người còn lại trong chúng ta, là những người không bao giờ đạt được các tiêu chuẩn cao do những mớ quy định và luật lệ mà các “thánh đồ” đã đề ra. Nhưng lẽ thật trong Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng ngay cả những người kém kỷ luật (như tôi chẳng hạn!) cũng có thể sống cuộc đời đắc thắng tội lỗi bằng cách thường xuyên tập trung tâm hồn vào mối tương quan mật thiết với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong Kinh Thánh, tất cả các Cơ Đốc nhân đều được gọi là thánh đồ.Trong thư Cô-lô-se, ông Phao-lô nhấn mạnh vào sự chết của chúng ta với Chúa Cứu Thế, chứ không phải là sự chết của Chúa Cứu Thế vì chúng ta. Chúng ta tiếp nhận sự đắc thắng trong đời sống vì con người cũ của chúng ta đã đồng bị đóng đinh với Chúa Cứu Thế trước rồi. Sau đó, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, Sa-tan và những hành động hướng ngã của chúng ta. chúng ta có thể sống hoá hợp với mọi người chung quanh vì cớ con người cũ ích kỷ của chúng ta không còn can thiệp vào mối liên hệ giữa cá nhân chúng ta với họ nữa.Tín hữu nào chưa am tường những lẽ thật này thường dễ trở thành nạn nhân của những người bán sách và các cuộc hội thảo hội đồng tức là những cuộc họp hứa hẹn dẫn dắt họ đào sâu vào lãnh vực ma quỷ và thiên sứ, hoặc bí quyết để hành thân ép xác; nhằm đạt đến nếp sống Cơ Đốc “trọn vẹn hơn”. Các Cơ Đốc nhân này hăng hái, nhiệt tâm nhưng bị dẫn dắt sai lạc không ý thức được rằng những quyển sách và những buổi hội thảo này thực ra ngụ ý rằng công việc của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá là chưa đầy đủ. Đừng bao giờ để người dẫn dụ lầm đường lạc lối như vậy. Chúng ta phải thường xuyên quay về với những điểm căn bản thiết yếu là có đức tin, hy vọng và tình yêu thương trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Rồi cuộc sống trọn vẹn của chúng ta sẽ được thể hiện qua mối liên hệ giữa cá nhân chúng ta với Hội Thánh, gia đình, bạn đồng nghiệp và người hàng xóm của chúng ta.

Cô-lô-seTừ chính: ĐẦY TRỌN (TRONG) CHÚA CỨU THẾ

Page 75: Tan uoc( gian luot)

Chủ đề chính: Quyền lãnh đạo (của Chúa)Cụm từ chính: ‘được đầy đủ... trong Ngài’ (3 lần) Câu chính: “Cho nên, chúng tôi cũng vậy, từ ngày nhận được tin đó, cứ cầu nguyện cho anh em không thôi, và xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Ngài, với mọi thứ khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng nữa, hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường, nẩy ra đủ các việc lành, càng thêm lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời.” (CoCl 1:9-10)Bài học chính: Nếu cứ duy trì mối liên lạc với Đầu của bạn, thì bạn sẽ duy trì được khả năng kiểm soát thân thể của bạn.

1Tê-sa-lô-ni-ca

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 51 SC sau khi ông Phao-lô có dịp lưu lại tại thành phố Tê-sa-lô-ni-ca một thời gian ngắn. Mục đích: Nhằm an ủi, khích lệ các tín hữu đang thối chí ngã lòng vì gặp hoạn nạn và vì nghe đồn về việc Chúa tái lâm. Đối tượng: Giới tín hữu cảm thấy bị bỏ rơi cảm thấy chưa đủ đức tin, chưa đủ lòng yêu thương, chưa có hy vọng lẫn chưa hiểu thấu đáo giáo lý. Tản mạn“Sắp sửa tới nhà rồi đấy!” Câu nói này khuấy lên cảm xúc gì trong lòng bạn? Phải chăng đây là:- Câu bạn nói với gia đình sau một thời gian dài bạn sống ở nước ngoài?- Câu nói của thân phụ của bạn trong một cuộc điện thoại đường dài?- Câu nói của vị mục sư lãnh đạo với ngụ ý là: “Tôi sắp tới nhà anh rồi đấy!”Bạn cảm thấy vui hoặc buồn? Có thể vui buồn lẫn lộn.Có thể bạn cảm thấy lòng nặng nề vì cớ khi bạn chưa đi ra nước ngoài bạn có phạm một việc sai trái. Hoặc có lẽ bạn chưa thực hiện việc cha bạn căn dặn. Hoặc có lẽ bạn cảm thấy bạn chưa sống đúng mức mong muốn của vị mục sư lãnh đạo.Các tín hữu trong Hội Thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca nhận biết rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ tái lâm. Nhưng họ cảm thấy buồn nhiều hơn vui về viễn cảnh đó. Họ cảm thấy buồn chán vì họ nghĩ rằng cuộc sống Cơ Đốc của họ chẳng mấy tốt đẹp. Lúc bấy giờ, họ không có Kinh Thánh Tân Ước và chắc hẳn họ nghĩ rằng sự hiểu biết của họ kém cỏi quá còn đức tin của họ đang bị đe doạ.

Page 76: Tan uoc( gian luot)

Sứ đồ Phao-lô chỉ lưu lại với các tín hữu tại Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca được ba tuần. Sau khi ông rời thành phố, họ chẳng nhận được bức thư nào từ ông cả. Chắc hẳn họ cảm thấy như ông Phao-lô và có thể cả Đức Chúa Trời đã bỏ rơi họ. Ngoài ra, họ còn bị bức hại vì cớ tin Chúa Cứu Thế nữa.Thâm nhậpKhi bạn hỏi một tín hữu nhiệt thành nào đó rằng: trong đời sống thuộc linh của anh, anh cảm thấy thiếu đức tính gì, có thể anh ta sẽ trả lời là anh thiếu đức tin, hy vọng và tình yêu thương, đặc biệt là thiếu tình yêu thương. Còn khi bạn hỏi rằng: về kiến thức thuộc linh, anh thiếu điều gì, có thể anh ta sẽ đáp là anh cần biết nhiều hơn về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế. Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca có những tín hữu tương tự như thế. Nếu bạn sống trong hoàn cảnh của họ, có thể bạn cũng cảm thấy buồn chán, thất vọng như họ.Yên tâm đi, Đức Chúa Trời không bỏ mặc chúng ta đến nỗi không có được một lời khích lệ nào. Ngài đã bảo tồn bức thư của ông Phao-lô gởi cho tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca nhằm khích lệ tất cả những ai rơi vào tình trạng chán ngán, thất vọng tương tự như họ. Bức thư của ông Phao-lô được chia làm hai phần. Trong nửa phần đầu (Chương 1-3) , ông tập trung bàn ba điều làm cho các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca buồn chán, thất vọng. Trong nửa phần sau (Chương 4 và 5) , ông trả lời hai câu hỏi và giải đáp hai vấn đề mà tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca đã nêu ra:I. Thất vọng về sự tái lâm (1-3) Tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca buồn và thất vọng về ba điều:• Ông Phao-lô im lặng không viết thư cho họ (ITe1Tx 1:2-10).• Ông Phao-lô có vẻ như thất bại trong chức vụ (ITe1Tx 2:1-16).• Ông Phao-lô không đến thăm họ (ITe1Tx 2:17-3:13).Trước tiên, họ buồn nản vì cớ ông Phao-lô im lặng, không viết thư cho họ và không khen ngợi đức tin của họ (ITe1Tx 1:8). Từ đó, họ kết luận rằng hoặc họ thiếu đức tin hoặc thực sự Đức Chúa Trời không chọn họ làm con cái Ngài.Để đáp lại, ông Phao-lô làm hai điều: ông khen ngợi đức tin, hy vọng và tình yêu thương của họ (ITe1Tx 1:3) đồng thời ông cũng cho họ biết rằng Đức Chúa Trời đã yêu thương và lựa chọn họ (ITe1Tx 1:4). Ông nhấn mạnh việc họ thành thật trở lại với Chúa là bằng chứng về sự lựa chọn của Đức Chúa Trời (ITe1Tx 1:5-10). Ông bảo đảm với họ rằng họ sẽ được giải cứu “khỏi cơn đoán phạt hầu đến” trong ngày phán xét (ITe1Tx 1:10). Khi bạn thất vọng về đức tin bạn, hãy tìm đến những lời này và nghe ông Phao-lô khích lệ bạn.Điều thứ hai làm cho các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca buồn chán, thất vọng là một vài người nhận định rằng ông Phao-lô, một nhà truyền giáo và mục sư yêu dấu của họ, là một mẫu người thất bại (ITe1Tx 2:1-2). Lúc ấy, ông

Page 77: Tan uoc( gian luot)

Phao-lô phải trốn từ thành phố này đến thành phố nọ để thoát khỏi sự bức hại. Đám người cáo buộc đó cũng nghi ngờ về động cơ thúc đẩy ông lập Hội Thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca, họ cho rằng ông làm việc đó vì lợi lộc cá nhân và vì muốn làm hài lòng con người (ITe1Tx 2:3-5).Để đáp lại những lời cáo buộc này, ông Phao-lô nhắc nhở họ ba điều. Trước hết, ông không làm buồn lòng Đức Chúa Trời. Trái lại, những việc ông làm luôn phát xuất từ lòng mong muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời (ITe1Tx 2:4). Chính những kẻ buộc tội ông mới là người làm buồn lòng Đức Chúa Trời (ITe1Tx 2:15-16). Thứ hai, ông nhắc nhở họ về sự hy sinh của ông và các bạn đồng lao với ông vì cớ các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca (ITe1Tx 2:6-12). Thế thì cá nhân ông có thể thu gom lợi lộc gì từ nơi họ? Thứ ba, ông bày tỏ cho họ biết là ông không thất bại vì chính các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca là bằng chứng về sự thành công của ông (ITe1Tx 2:13-14). Đừng vội nghi ngờ giới lãnh đạo của bạn chỉ vì nghe ai đó phê phán buộc tội họ. Hãy xem xét cuộc sống của họ và nhớ lại sự hy sinh của họ vì cớ bạn.Lý do thứ ba làm tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca nản lòng, thất vọng là: ông Phao-lô không đích thân trở lại viếng thăm họ và họ đang trải qua những cơn thử thách khốc liệt. Cảnh ngộ này khiến họ tin rằng nếu không có sự hiện diện của ông Phao-lô thì đức tin của họ không thể nào vững vàng được (ITe1Tx 3:3). Có lẽ họ băn khoăn không rõ ông Phao-lô bất mãn về họ trong việc gì và phải chăng chính vì thế mà ông không đến thăm họ.Để giải tỏa thắc mắc này, ông Phao-lô giải thích rằng chính Sa-tan đã ngăn cản ông đến thăm họ (ITe1Tx 2:18). Vì thế ông cử ông Ti-mô-thê đến khích lệ họ thay vì đích thân ông đến thăm họ. Ông vẫn còn chờ đợi Đức Chúa Trời mở đường cho ông đích thân đi thăm họ (ITe1Tx 3:11). Ông bảo đảm với họ rằng họ vẫn là niềm hãnh diện về niềm vui của ông (ITe1Tx 2:19-20). Đừng vội nghi ngờ lòng quan tâm lo lắng của mục sư hoặc giới lãnh đạo dành cho bạn chỉ vì họ không đến thăm bạn trong một thời gian nào đó. Đừng suy đoán về lý do họ không viếng thăm bạn. Có thể chỉ vì họ không có cơ hội mà thôi. Đừng lo sợ là sẽ mất đức tin trong cơn hoạn nạn vì mục sư không đích thân chăm sóc bạn: Chính Đức Chúa Trời sẽ củng cố tinh thần và niềm tin để bạn vững mạnh cho đến ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại (ITe1Tx 3:13).Cả ba điều làm tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca nản lòng đều phát sinh từ sự hiểu sai về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Họ hiểu sai về ba điểm sau đây:• Họ sẽ gánh chịu cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời trong ngày phán xét vì cớ họ thiếu đức tin thật.• Giới lãnh đạo họ cũng sẽ trải qua cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời nếu họ không thành công trong chức vụ, vì sự thất bại của họ trong chức vụ chứng tỏ họ phục vụ vì những động cơ sai trái.

Page 78: Tan uoc( gian luot)

• Họ sẽ không giữ được đức tin cho đến ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại nếu mục sư không đích thân quan tâm chăm sóc họ.Để tháo gỡ sự hiểu lầm này, ông Phao-lô đưa ra ba lời giải thích tương ứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Đây là lý do khiến ông đề cập đến sự tái lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu ở phần cuối của cả ba chương:• Tất cả các Cơ Đốc nhân chứng tỏ họ thực sự trở lại với Chúa bởi đức tin, hy vọng và tình yêu thương đều được thoát khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong ngày phán xét (ITe1Tx 1:10).• Trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu tái lâm, Đức Chúa Trời chỉ giáng cơn thạnh nộ của Ngài trên những kẻ ngăn trở việc truyền giảng Phúc Âm; chứ Ngài không giáng thạnh nộ trên những người trung tín rao giảng Phúc Âm (ITe1Tx 2:16).• Chính Đức Chúa Trời sẽ gìn giữ lòng họ thánh khiết mười phân vẹn mười cho đến khi Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại (ITe1Tx 3:13).II. Nan đề và thắc mắc xung quanh chuyện Chúa tái lâm (4-5) Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô hoá giải ba điều làm các tín hữu tại Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca nản chí. Trong phần thứ hai, ông Phao-lô giải toả hai nan đề và hai thắc mắc mà các tín hữu Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca nêu ra:• Vấn đề thứ nhất là sự cám dỗ về tính dục (ITe1Tx 4:1-8).• Thắc mắc thứ nhất là thắc mắc về tình huynh đệ (ITe1Tx 4:9-18).• Thắc mắc thứ hai là thắc mắc về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế (ITe1Tx 5:1-11).• Vấn đề thứ hai là tình trạng thiếu tôn trọng người lãnh đạo (ITe1Tx 5:12-23).Đối với nan đề thứ nhất, tức là sự gian dâm (ITe1Tx 4:1-8), ông Phao-lô nhắc nhở họ giữ gìn thân thể cho thánh khiết (ITe1Tx 4:4, 7). Đối với nan đề thứ hai là tình trạng thiếu tôn trọng người lãnh đạo (ITe1Tx 5:12-18), ông Phao-lô nhắc họ phải quý trọng những người lãnh đạo của họ trong tình yêu thương (ITe1Tx 5:13) và hết sức vận dụng mọi cách để giữ mình hoàn thiện toàn mĩ trước mặt Đức Chúa Trời (ITe1Tx 5:23).Xen giữa nan đề thứ nhất và thứ hai, ông Phao-lô giải đáp hai thắc mắc mà người Tê-sa-lô-ni-ca đã nêu ra. Thắc mắc thứ nhất là làm thế nào để anh em tín hữu yêu thương lẫn nhau (ITe1Tx 4:9-12). Khi lưu lại tại Tê-sa-lô-ni-ca ba tuần ngắn ngủi, ông Phao-lô không đủ thời gian để dạy dỗ họ về chủ đề đó. Nhưng ông Phao-lô không cần phải làm việc đó vì chính mình Đức Chúa Trời dạy bảo họ làm thế nào để yêu thương lẫn nhau (ITe1Tx 4:9).Thay vào đó, ông Phao-lô hướng sự chú ý của họ vào vấn đề khác: họ đau buồn vì giữa vòng họ có người qua đời trước ngày Chúa Cứu Thế trở lại. Tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca hiểu sai lầm là tất cả mọi người đều sống để đón ngày Chúa tái lâm. Khi một số thành viên trong Hội Thánh qua đời, họ ban đầu

Page 79: Tan uoc( gian luot)

thắc mắc phải chăng vì những người đó có làm điều gì buồn lòng Đức Chúa Trời. Ông Phao-lô chỉnh sửa họ bằng cách bảo đảm rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chịu chết và sống lại thể nào, thì những người thân yêu của họ đã qua đời chắc chắn sẽ sống lại trong ngày Chúa tái lâm thể ấy. Rồi tất cả sẽ gặp nhau và sẽ ở với Chúa mãi mãi (ITe1Tx 4:13-18) (các nhà thần học mệnh danh cho biến cố này là Hoan hỉ trùng phùng ) . Đừng suy đoán rằng Cơ Đốc nhân nào chết yểu là vì phạm tội hoặc xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Nhưng hãy tập trung nghĩ đến niềm vui mừng khi bạn gặp lại họ trong ngày Chúa trở lại.Thắc mắc thứ hai của tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca là thắc mắc về Ngài Chúa tái lâm. Ông Phao-lô cho họ biết rằng không ai có thể biết đích xác ngày Chúa trở lại (ITe1Tx 5:1-3). Ông lái sự chú ý của họ vào vấn đề thiết yếu là phải luôn luôn tỉnh táo cảnh giác. Muốn luôn luôn tỉnh táo cảnh giác thì cứ tiếp tục bước đi trong đức tin, hy vọng và tình yêu thương (ITe1Tx 5:8). Chúng ta có niềm hy vọng vì Đức Chúa Trời chẳng chọn chúng ta để hình phạt nhưng để cứu chúng ta do công lao Chúa Cứu Thế Giê-xu (ITe1Tx 5:9). Đừng suy đoán về ngày Chúa trở lại. Nhưng hãy tập trung vào vấn đề tăng trưởng trong đức tin, yêu thương và hy vọng.Để giải toả điểm thắc mắc thứ nhất, ông Phao-lô cho họ biết là ông không cần phải dạy bảo họ về tình huynh đệ (ITe1Tx 4:9). Để giải tỏa điểm thắc mắc thứ hai, ông Phao-lô bảo rằng ông không cần phải cho họ biết về ngày Chúa trở lại (ITe1Tx 5:1). Trong lời giải đáp thứ nhất, ông Phao-lô bày tỏ rằng nhân loại còn lại chẳng có hy vọng (ITe1Tx 4:13). Trong lời giải đáp thứ hai, ông bày tỏ rằng nhân loại còn lại chẳng thể nào tránh thoát sự huỷ diệt (ITe1Tx 5:3). Ở phần cuối lời giải đáp thứ nhất, ông khuyên họ nên dùng lời của ông mà an ủi nhau (ITe1Tx 4:18). Ở phần cuối lời giải đáp thứ hai, ông khuyên bảo họ hãy cứ tiếp tục an ủi nhau như họ thường làm (ITe1Tx 5:11).Trong phần thứ nhất của bức thư này, ông Phao-lô khích lệ đức tin của tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca bằng cách cử ông Ti-mô-thê đến với họ (ITe1Tx 3:2). Bù lại, ông cũng được an ủi, khích lệ bởi đức tin của họ (ITe1Tx 3:7). Trong phần thứ hai, ông bảo họ hãy dùng lời nói và việc làm mà an ủi nhau (ITe1Tx 4:18, 5:11). Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô khen ngợi công việc cùng lòng nhẫn nại của họ, đó là bằng chứng về đức tin, sự yêu thương và niềm hy vọng của họ (ITe1Tx 1:3). Trong phần thứ hai, ông khuyên bảo họ cứ tiếp tục sống trong đức tin, tình yêu thương và niềm hy vọng; đó là dấu hiệu chứng tỏ họ đang bước đi giữa ban ngày (ITe1Tx 5:8). Qua phần thứ nhất của bức thư, chúng ta học được rằng khi có đức tin, tình yêu thương và niềm hy vọng chắc chắn chúng ta có thể đối đầu với hoạn nạn, sự hoài nghi về bản thân, sự phê bình chỉ trích của người khác và tình trạng thiếu sự quan

Page 80: Tan uoc( gian luot)

tâm chăm sóc của mục sư và người lãnh đạo. Qua phần thứ hai của bức thư, chúng ta học được rằng việc thể hiện đức tin, tình yêu thương và niềm hy vọng ngăn cản chúng ta khỏi rơi vào tình trạng mê ngủ hoặc say sưa khi chúng ta bước đi trên con đường thuộc linh (ITe1Tx 5:7).Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô nêu gương sống thánh khiết toàn thiện toàn mỹ cho chúng ta (ITe1Tx 2:10). Trong phần thứ hai, ông bảo chúng ta hãy sống thánh khiết (ITe1Tx 4:4, 7) và toàn thiện toàn mỹ (ITe1Tx 5:23) trong niềm hy vọng về sự tái lâm của Chúa. Cuối phần thứ nhất, ông cầu chúc rằng chính Đức Chúa Trời làm cho chúng ta vững mạnh, thánh khiết và toàn thiện toàn mỹ trong ngày Chúa Giê-xu chúng ta tái lâm (ITe1Tx 3:11-13). Cuối phần thứ hai, ông cũng cầu xin Chúa ban cho chúng ta phước lành tương tự, tức là ông cầu xin chính Chúa bảo toàn chúng ta được toàn thiện toàn mỹ cho đến ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại. Đức Chúa Trời là Đấng dạy bảo chúng ta về tình yêu thương anh em và Đức Chúa Trời cũng là Đấng bảo toàn tâm linh, tâm hồn và thân thể chúng ta cho đến ngày Chúa Giê-xu trở lại (ITe1Tx 5:23). Đây là lời an ủi, khích lệ cho tất cả các Cơ Đốc nhân đang thối chí, ngã lòng vì thiếu đức tin và thiếu hiểu biết về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế: Chính Ngài sẽ làm việc đó! (ITe1Tx 5:24).Trọng tâmHãy giữ mình trong sạch vì chính Đức Chúa Trời sẽ bảo toàn bạn.Thực hànhSách này đem lại nhiều sự an ủi, khích lệ cho hai nhóm người:• Giới mục sư, giáo sĩ và nhân sự chăm sóc bị buộc phải rời xa tân tín hữu đức tin còn rất non kém và chưa được dạy dỗ đầy đủ (ITe1Tx 3:10).• Giới tín hữu bị những cơn thử thách, hoạn nạn (ITe1Tx 3:3) làm nao núng niềm tin.Cả hai thành phần này đều nhận được cùng một lời khích lệ: Chính Đức Chúa Trời sẽ làm cho con cái Ngài vững mạnh và bảo toàn chúng ta cho đến ngày Chúa Giê-xu trở lại.Điều thứ nhất chúng ta cần thực hành trong thực tế là cảm thấy được khích lệ, được phấn khởi, nặng tính cách thụ động. Điều thứ hai nặng tính cách chủ động hơn: Sống thánh khiết toàn thiện toàn mỹ. Sống thánh khiết trong lãnh vực tính dục. Đối với giới lãnh đạo thuộc linh, bạn hãy xử sự sao cho toàn thiện toàn mỹ.Trong khi nỗ lực sống thánh khiết, hãy rà soát những điều cám dỗ bạn: khiêu dâm, thủ dâm, thông dâm, gian dâm. Có loại tạp chí, tranh ảnh hoặc băng video nào mà bạn cần vứt bỏ không? Có số điện thoại nào bạn phải xoá bỏ để thôi đừng gọi nữa không? Có thói quen nào bạn phải từ bỏ không?Trong khi nỗ lực sống sao cho toàn thiện toàn mỹ, hãy nghĩ xem bạn có thể ủng hộ thành phần Cơ Đốc nhân đang lãnh đạo bằng cách nào trong tinh

Page 81: Tan uoc( gian luot)

thần quý trọng và yêu thương họ. Làm thế nào để bạn có thể ủng hộ thay vì chống đối họ? Làm thế nào bạn có thể lắng nghe lời khuyên bảo của họ chứ không nghĩ rằng họ chưa được huấn luyện đầy đủ, không có đủ ân tứ, không đủ thành công để lãnh đạo bạn?“Cầu xin chính Chúa Hoà bình thánh hoá anh em hoàn toàn. Cầu xin tâm linh, tâm hồn và thân thể anh em được bảo vệ trọn vẹn trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại”.1 Tê-sa-lô-ni-caTừ chính: CHÚA CỨU THẾ TÁI LÂMChủ đề chính: Sự tái lâmCụm từ chính: ‘Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại’ (4 lần) Câu chính: “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta đến! Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó.” (ITe1Tx 5:23-24)Bài học chính: Hãy giữ mình thánh sạch vì chính Đức Chúa Trời nắm chắc bạn trong tay Ngài.

2Tê-sa-lô-ni-ca

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 51 SC vài tháng sau khi ông viết thư ITê-sa-lô-ni-ca. Mục đích: Nhằm sửa những quan niệm sai về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế. Đối tượng: Các tín hữu quá lo lắng về sự kiện Chúa tái lâm và về các biến cố xảy ra trong thời kỳ cuối cùng. Tản mạnTháng năm năm 1780, một sự việc khác thường diễn ra ở New England (Mỹ) . Không rõ vì cớ gì, bầu trời bỗng nhiên trở nên tối tăm. Khắp xứ đều náo động hỗn loạn. Dân chúng bỏ hết mọi công việc thế tục, lo cầu nguyện và làm việc thiện vì họ nghĩ rằng Ngày Phán xét cuối cùng đã đến. Họ nghĩ sự tối tăm là dấu hiệu của cơn phẫn nộ của Đức Chúa Trời.Lúc ấy, cơ quan lập pháp của tiểu bang Conneticut, Mỹ đang họp. Khi thấy bầu trời bỗng trở tối giữa ban ngày, mọi người liền yêu cầu ngưng cuộc họp. Duy chỉ có một người trong cơ quan lập pháp phản đối. Ông đứng lên và phát biểu rằng:

Page 82: Tan uoc( gian luot)

“Thưa ông chủ toạ, hôm nay hoặc là ngày đại phán xét hoặc không phải. Nếu không phải là ngày phán xét cuối cùng, thì chúng ta không cần phải ngưng họp. Còn nếu đúng là ngày đại phán xét, thì tôi muốn Chúa nhìn thấy tôi đang làm việc khi Ngài đến. Tôi đề nghị thắp nến lên và chúng ta tiếp tục cuộc họp”. Sự tái lâm của Chúa không làm khiếp sợ những người có đèn cháy sáng. Đừng bao giờ để Chúa bắt gặp chúng ta đang lơ là khi Ngài trở lại. (Trích từ “Những chuyện đáng kể” (Tales Worth Telling) của Dr. G.D. James)Thâm nhậpBức thư thứ nhất của ông Phao-lô gửi cho tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca làm cho một số tín hữu được an ủi, khích lệ. Nhưng vì cớ tinh thần của một số người khác, ông phải viết bức thư thứ hai cho Hội Thánh này. Trong bức thư thứ hai, ông đã làm ba việc được ghi lại trong ba Chương hoặc ba phần của bức thư.I. Hãy tỏ ra xứng đáng để chịu khổ trong khi chờ đợi Chúa tái lâm (1) Việc thứ nhất là an ủi, khích lệ các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca hiện còn chịu những cơn bức hại và thử thách. Ông đảm bảo với họ rằng Đức Chúa Trời sẽ cho họ an nghỉ. Đồng thời Ngài sẽ hình phạt những người bức hại họ trong ngày Chúa trở lại (IITe 2Tx 1:6-7). Ông Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng sự gian khổ, đau đớn mà chúng ta chịu vì Chúa Cứu Thế chứng tỏ rằng chúng ta xứng đáng làm công dân Nước Trời và xứng đáng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời (IITe 2Tx 1:5, 11).II. Cần nhận biết rằng những việc kỳ lạ sẽ diễn ra trước khi Chúa tái lâm (2) Việc thứ hai là xử trí tình trạng các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca hiểu sai về sự tái lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Họ hốt hoảng khi nghe tin đồn dối trá rằng ngày Chúa tái lâm đã đến rồi (IITe 2Tx 2:1-2). Ông Phao-lô bảo đảm với họ là ngày Chúa chưa đến vì Con Người Tội Ác (Kẻ nghịch cùng luật pháp) chưa xuất hiện. Con Người Tội Ác là An-ti Christ, tức là kẻ đứng đầu chống nghịch Đấng Cứu Thế, phải xuất hiện đến trước ngày Chúa tái lâm (IITe 2Tx 2:8-9). Con Người Tội Ác đó sẽ làm đủ thứ phép lạ, dấu lạ và việc kỳ lạ để lừa dối mọi người (IITe 2Tx 2:9). Phương cách đối phó với tin đồn này là hãy đứng vững trong giáo lý của chúng ta bằng cách trở về với Kinh Thánh (IITe 2Tx 2:15). Đừng bị dao động bởi những tin tức về các phép lạ và biến cố trên thế giới để rồi nghĩ rằng chúng ta sẽ bị bỏ lại trong ngày Chúa Cứu Thế tái lâm.III. Cần làm việc trong khi chờ đợi ngày Chúa tái lâm (3) Việc thứ ba là giải quyết tình trạng một số người chỉ “ăn không ngồi rồi” và ưa xen vào chuyện người khác (IITe 2Tx 3:11). Chúng ta không rõ vì sao họ không lo mưu sinh. Một số học giả Thánh Kinh tin rằng họ bỏ việc làm vì cớ nghĩ rằng ngày Chúa gần kề đến nỗi họ chẳng cần làm việc để mưu sinh.

Page 83: Tan uoc( gian luot)

Ông Phao-lô khuyên bảo nhóm người này làm việc trở lại vì ai không chịu làm việc, cũng đừng nên ăn (IITe 2Tx 3:10).Cần được làm sáng tỏ điểm này. Ông Phao-lô không nói rằng ai không thể làm việc thì đừng nên ăn. Nhưng ông nói ai không chịu làm việc, cũng đừng nên ăn. Điều này có nghĩa là những người không thể làm việc vì bị thôi việc do tình trạng suy thoái kinh tế, hoặc người khuyết tật đều đáng được Hội Thánh và các tín hữu khác giúp đỡ về tài chính. Hội Thánh không nên nuôi dưỡng những người có khả năng làm việc nhưng không chịu làm việc. Trong bức thư thứ nhất, ông Phao-lô đã khuyên tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca những lời tương tự (ITe1Tx 4:11-12, IITe 2Tx 5:14). Rõ ràng là giữa vòng họ có vài người không chịu vâng lời ông. Họ cứ tiếp tục biếng nhác, ăn dưng ở rỗi. Ông biết có một số người vẫn không chịu vâng theo lời khuyên của ông. Do đó, ông bảo tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca tách khỏi (tức là cắt đứt liên lạc) với những người như thế (IITe 2Tx 3:14). Tuy nhiên, đừng coi họ là thù địch nhưng chỉ khiển trách như anh em (IITe 2Tx 3:15).Lời khuyên này cũng rất hữu ích đối với trường hợp không vâng lời trong các lãnh vực khác. Khi một thành viên trong cùng một Hội Thánh không vâng lời Đức Chúa Trời thì chúng ta nên liên hệ với đương sự như thế nào? Đối xử với đương sự như kẻ thù là hành động cực đoan. Còn nếu đối xử với đương sự như bạn thì chúng ta lại rơi vào một thái cực khác. Hành động ôn hoà giữa hai thái cực này là đối xử với đương sự như một anh em lầm lỗi: chúng ta cắt đứt mối thông công với đương sự nhưng khi đương sự thành thật cần chúng ta giúp đỡ, thì chúng ta nên giúp đương sự như anh em.Trọng tâmBạn hãy làm việc để mưu sinh trong khi chờ đợi ngày Chúa trở lại.Thực hànhChúng ta đáp ứng ra sao trước sự kiện Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại?• Được an ủi, khích lệ nhưng không âu lo, sợ hãi. • Trông mong nhưng không lo lắng. • Chăm chỉ làm việc chứ không biếng nhác, ăn không ngồi rồi, ăn dưng ở rỗi. Nếu Chúa trở lại hôm nay , Ngài thấy bạn đang làm gì?2 Tê-sa-lô-ni-ca

Từ chính: SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA CỨU THẾChủ đề chính: Sự tái lâmCụm từ chính: ‘sự hiện đến của Ngài’ gr 8 (3 lần) #Câu chính: “Nguyền xin chính Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, và Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là Đấng đã yêu thương chúng ta, và đã lấy ân điển Ngài mà ban cho chúng ta sự yên ủi đời đời và sự trông cậy tốt lành, hãy yên

Page 84: Tan uoc( gian luot)

ủi lòng anh em, khiến anh em được bền vững trong mọi việc lành cùng mọi lời nói lành!” (IITe 2Tx 2:16-17)Bài học chính: Bạn hãy làm việc để mưu sinh trong khi chờ đợi ngày Chúa trở lại.

1 Ti-mô-thê

TÁC GIẢ Ông Phao-lô THỜI KỲ HÌNH THÀNH SÁCH Năm 63-64 SC, khi những chủ trương sai lạc bắt đầu len lỏi vào Hội Thánh. MỤC ĐÍCH Nhằm chống lại các giáo sư giả trong Hội Thánh. ĐỐI TƯỢNG Tất cả các tín hữu muốn đảm bảo là giới lãnh đạo Hội Thánh chỉ dạy giáo lý chân chính thuần tuý. Tản mạnTháng 8 năm 1990, báo chí Tân-gia-ba tường thuật vào cuối phiên toà vị thẩm phán tuyên bố bà Anne Aaron là: “một phụ nữ phi Cơ Đốc, mánh khóe quỷ quyệt, chìm đắm trong ảo tưởng gian tà”.Đối với các thành viên của nhóm tôn giáo tự nhận là “Nhà Y-sơ-ra-ên”, bà Anne Aaron là “Sơ Anne” hoặc “Mẹ Anne”, “người mẹ thuộc linh” của họ. Họ để cho bà kiểm soát những chuyện riêng tư nhất của đời họ, kể cả việc họ nên đi đâu, nên ăn, mặc ra sao, nên làm gì, nên lập gia đình với ai, nên chi tiêu bao nhiêu tiền và nên áp dụng những biện pháp hình phạt nào đối với những việc làm sai trái của họ. Họ hôn tay bà và tin rằng bà có quyền năng chữa lành bệnh cho họ. Giới trưởng thành làm ra tiền đều nộp tiền lương cho bà. Một nhân chứng nhớ là bà khoe rằng: “Đôi tay này tiếp nhận từ 30.000 đến 40.000 đô-la một tháng.”Chuyên gia về tín ngưỡng làm chứng tại phiên toà xử bà Anne Aaron, gọi bà là “Nữ hoàng Anne - một người có uy lực khiến những ai làm trái ý bà đều phải sợ hãi.” Chuyên gia cũng phát biểu rằng: “Muốn xác định một tổ chức có tính cách tín ngưỡng hay không, ta phải thẩm tra cả chủ trương thần học lẫn phương diện xã hội và tâm lý nữa.” Dĩ nhiên quan toà tán thành ý kiến của chuyên gia.Sứ đồ Phao-lô có lẽ cũng đồng ý với chuyên gia đó. Trong bức thư thứ nhất gởi cho ông Ti-mô-thê, ông Phao-lô dặn Ti-mô-thê đề phòng những người lãnh đạo phiếm giáo. Họ dẫn dắt tín hữu vào chỗ lầm đường lạc lối. Chẳng những họ dạy những thuyết thần học đáng nghi ngờ, mà đời sống họ cũng

Page 85: Tan uoc( gian luot)

thể hiện những hành vi cực đoan nữa. Trong khi sách Ga-la-ti và 2Phi-e-rơ đề cập đến nhóm người được gọi là tà đạo, sách 1, 2Ti-mô-thê và Giu-đe đề cập đến loại người lãnh đạo được gọi là phiếm giáo. Họ không dạy tà thuyết rõ rệt của tà đạo, và trong cách sống họ cũng không phạm tội cách trắng trợn. Tuy nhiên, Cơ Đốc nhân cần nhận thức rằng cả hai nhóm người này đều nguy hiểm như nhau, đồng thời cần biết cách ngăn chặn ảnh hưởng xấu của họ đối với Hội Thánh. Chung cuộc, hoạt động của cả hai nhóm người này đều dẫn đến hậu quả như nhau - tín hữu bị dẫn dụ “lầm đường lạc lối”, tức là lạc xa khỏi chân lý của Đức Chúa Trời.Thâm nhậpÔng Ti-mô-thê, mục sư của Hội Thánh Ê-phê-sô phải đối phó với vài trưởng lão dạy dỗ những điều sai lầm (ITi1Tm 1:3-6). Cầm đầu các trưởng lão này có lẽ là Hy-mê-nê và A-léc-xan-đơ (ITi1Tm 1:20). Thành phần dễ dàng hưởng ứng lời dạy dỗ của họ nhất là goá phụ, đặc biệt là các góa phụ còn trẻ (ITi1Tm 3:11-15 cũng xem IITi 2Tm 3:6-9). Vị mục sư trẻ tuổi Ti-mô-thê có lẽ không biết phải xử trí như thế nào đối với các giáo sư giả này.Do đó, ông Phao-lô nhấn mạnh hai điều trong thư ông gởi cho ông Ti-mô-thê: công cử các giáo sư tin kính (Chương 1-3) và xây dựng sự dạy dỗ chân chính thuần tuý (Chương 4-6) .I. Ngăn chận những sự dạy dỗ bất kính (1) Chương 1 dẫn nhập vào các chương khác trong bức thư này. Trong phần dẫn nhập, ông Phao-lô giới thiệu bốn chủ đề ông sẽ khai triển trong những chương sau. Chủ đề thứ nhất nói về nhóm người dạy những điều sai (ITi1Tm 1:3). Ông Phao-lô bàn rộng hơn về vấn đề này trong Chương 2 và 3. Ông bàn rộng hơn về vấn đề này và đưa ra những lời chỉ dẫn về cách chọn các giáo sư chân chính thuần tuý để đối phó nhóm giáo sư giả mạo ấy.Chủ đề thứ hai nói về chính những lời dạy sai của họ. Những lời dạy này phát sinh vào sự suy đoán (ITi1Tm 1:4) và sự áp dụng sai luật pháp trong Cựu Ước (ITi1Tm 1:7-10). Điều dạy sai đó dẫn đến cuộc sống bất kính, bất khiết và tội lỗi (ITi1Tm 1:9). Trong Chương 4 đến Chương 6 ông Phao-lô bàn sâu vào chi tiết về vấn đề này.Chủ đề thứ ba nói về sự dạy dỗ đúng đắn (ITi1Tm 1:12-17). Những lời dạy đó dựa vào đức tin (ITi1Tm 1:4-5, 14), và niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu (ITi1Tm 1:16). Điều đó được bày tỏ qua sự tin kính và dẫn đến tình yêu thương (ITi1Tm 1:5, 14). Trong suốt sách này ông Phao-lô cứ nhắc nhở ông Ti-mô-thê hoài về đức tin, niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, về sự tin kính và tình yêu thương.Cuối cùng, chủ đề thứ tư mà ông Phao-lô giới thiệu trong Chương 1 là lời khuyến giục ông Ti-mô-thê làm thành tựu lời báo trước về bản thân ông Ti-mô-thê. Lời báo trước này bày tỏ rằng ông Ti-mô-thê sẽ chiến đấu chống lại

Page 86: Tan uoc( gian luot)

những lời dạy sai cùng các giáo sư giả bằng cách chăm lo trau dồi ân tứ giảng dạy để dạy dỗ những lời chân thật (ITi1Tm 1:18-19). Trong phần cuối của thư, ông Phao-lô cũng nhắc lại lời khuyến giục này (ITi1Tm 4:14). Sau đây là bốn điều mà Hội Thánh cần thực hiện để ngăn chặn những lời dạy sai thâm nhập vào trong Hội Thánh:1. Thay thế giáo sư bất kính bằng giáo sư tin kính.2. Triệt phá những lời dạy sai, tức là lời dạy dựa vào sự suy đoán và làm nảy sinh sự bất kính.3. Xây dựng những lời dạy dỗ chân thật, là lời dạy dựa vào đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu.4. Giao phó nhiệm vụ cho người có ân tứ giảng dạy dạy Kinh Thánh.II. Lập người nhân đức và thành thật lên làm giáo sư (2-3) Phần thứ hai (Chương 2 và 3) đưa ra những lời chỉ dẫn về cách chọn các giáo sư tin kính trong Hội Thánh. Chương 2, ông Phao-lô nói một cách chung chung về tất cả các Cơ Đốc nhân - nam lẫn nữ. Chương 3, ông nói cụ thể về người lãnh đạo - trưởng lão và chấp sự. Chương 2, ông bảo ông Ti-mô-thê rằng phụ nữ không được dạy dỗ (ITi1Tm 2:12). Còn Chương 3, ông cho ông Ti-mô-thê biết là tất cả các trưởng lão phải là người khéo dạy dỗ (ITi1Tm 3:2). Ông bắt đầu phần này bằng cách nói rằng mục đích của chúng ta là sống cuộc đời tin kính (ITi1Tm 2:2 cũng xem ITi1Tm 2:10). Ông kết thúc phần này bằng cách cho chúng ta biết rằng “bí quyết” để sống một cuộc đời tin kính đó là tin nhận các lẽ thật căn bản trong Kinh Thánh về Chúa Cứu Thế Giê-xu (ITi1Tm 3:16).Mở đầu phần này ông giải thích rằng chính Đức Chúa Trời, Cứu Chúa muốn mọi người đều được cứu rỗi (ITi1Tm 2:3-4). Cuối phần này ông bày tỏ rằng nhân loại nhận được sự cứu rỗi nhờ tin Đức Chúa Trời (ITi1Tm 3:16 , xem thêm ITi1Tm 3:13). Hãy chọn những người tin kính, tức là người hết lòng tin Chúa Giê-xu, làm giáo sư trong Hội Thánh của bạn.Mở đầu phần này, ông Phao-lô dùng một từ xuất hiện bốn lần trong thư và chỉ xuất hiện trong phần thứ hai thôi - đạo đức đoan chính Chúa ban. Ông giải thích đạo đức đoan chính là dấu hiệu của sự tin kính (ITi1Tm 2:2 từ “đạo đức đoan chính” trong bản N.A.S.B (New America Standard Bible) được dịch là “thành thật” trong bản K.V.J (King James Version) và dịch là “thánh khiết” trong bản N.I.V (New International Version) ). Trong Chương 2, ông Phao-lô bảo mọi tín hữu phải sống trong “nhân đức và thành thật” (ITi1Tm 2:2). Trong Chương 3, ông viết rằng con cái của các trưởng lão phải “ngay thật trọn vẹn” (ITi1Tm 3:4), còn các chấp sự phải là người “nghiêm trang” (ITi1Tm 3:8) và vợ các chấp sự cũng phải “nghiêm trang” (ITi1Tm 3:11).Người thiếu lòng nhân đức và thành thật thường có những biểu hiện nào?

Page 87: Tan uoc( gian luot)

Thứ nhất là hay cãi cọ, thường dính líu vào những cuộc tranh chấp (ITi1Tm 3:3 xem thêm ITi1Tm 2:8). Thứ hai, là người bỏ bê gia đình và con cái (ITi1Tm 3:4, 5, 12 xem thêm ITi1Tm 2:15). Thứ ba là người tham tiền (ITi1Tm 3:3, 8). Đừng bao giờ lập các loại người này lên làm giáo sư trong Hội Thánh.Ông Phao-lô viết trong phần thứ hai rằng người phụ nữ “sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi” (ITi1Tm 2:15). Câu Kinh Thánh này gây không ít hoang mang, bối rối cho nhiều độc giả. Ở đây, người phụ nữ được cứu khỏi điều gì? Phải chăng họ được cứu khỏi hoả ngục? Không phải thế. Cần chú ý là trong Chương 2 và 3 không có chỗ nào đề cập đến sự hình phạt đời đời cả. Vì thế, ở đây ông Phao-lô không có ý nói được cứu khỏi sự chết tâm linh. Lời giải thích dễ hiểu nhất đối với câu Kinh Thánh này là người phụ nữ được cứu khỏi nếp sống bất kính, bất khiết và tội lỗi. Chúng ta có thể giải thích như vậy vì vế thứ hai của câu Kinh Thánh này ghi rằng: “nếu họ bền đỗ trong đức tin… và sự thánh khiết…” (ITi1Tm 4:16). Cũng cần ghi nhận chủ đề của phần hai là sự tin kính (ITi1Tm 2:2, 10, 3:16). “Bí quyết” hoặc “lẽ huyền nhiệm” của sự tin kính là gì (ITi1Tm 3:9, 16)? Đó là chúng ta phải tin Chúa Cứu Thế Giê-xu (ITi1Tm 3:16, 1:16).III. Xây dựng sự dạy dỗ tin kính đúng mức (4-6) Trong phần thứ hai, ông Phao-lô tập trung vào việc lập người tin kính làm giáo sư. Trong phần thứ ba, ông Phao-lô tập trung vào sự xây dựng những lời dạy dỗ đúng đắn. Trong phần thứ hai, ông Phao-lô chi tiết hoá chủ đề sự bất khiết và sự tin kính (được giới thiệu trong ITi1Tm 1:9). Trong phần thứ ba, ông Phao-lô bàn chi tiết về những lời dạy sai và đáng nghi ngờ ( được giới thiệu trong ITi1Tm 1:4, 7).Những lời dạy sai phát xuất từ sự suy đoán về gia phả của Cựu Ước và việc áp dụng sai luật pháp thời Cựu Ước. Các giáo sư giả trong sách Ga-la-ti dạy rằng tuân theo luật pháp Cựu Ước là điều kiện cần thiết để được cứu rỗi. Còn các giáo sư sai lạc trong sách 1, 2Ti-mô-thê lại dạy rằng tuân theo luật pháp là điều cần thiết cho sự tin kính. Như vậy không có nghĩa là những lời dạy sai trong 1, 2Ti-mô-thê ít nguy hiểm hơn. Ông Phao-lô xác định rằng những lời dạy này đến từ ác quỷ (ITi1Tm 3:9-7, 4:1). Ông báo trước cho ông Ti-mô-thê là những lời dạy này sẽ làm cho một số người “bỏ đức tin” (ITi1Tm 4:1), “chối bỏ đức tin” (ITi1Tm 5:8), “bỏ niềm tin ban đầu” (ITi1Tm 5:12), và “mất đức tin” (ITi1Tm 6:10, 21). Ở một mức nào đó, những lời dạy sai được đề cập đến trong 1, 2Ti-mô-thê nguy hiểm hơn lời dạy của các giáo sư giả trong sách Ga-la-ti, nguy hại hơn vì tinh tế hơn. Những người có trách nhiệm giảng dạy phải quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng đúng luật pháp thời Cựu Ước (ITi1Tm 1:8). Luôn luôn tập trung dạy các giáo lý quan trọng trong Kinh Thánh (như đức tin chẳng hạn) . Đừng suy

Page 88: Tan uoc( gian luot)

đoán những vấn đề ít quan trọng trong Kinh Thánh (chẳng hạn như gia phả) .Trong Chương 1, ông Phao-lô bày tỏ rằng lời dạy sai phát sinh từ việc áp dụng sai luật pháp (ITi1Tm 1:7). Trong phần thứ ba, ông cho chúng ta biết rằng áp dụng sai luật pháp dẫn đến tình trạng Duy luật pháp (Chương 4) , Dâm loạn (Chương 5) và Duy lợi (Chương 6) .Thứ nhất là tình trạng Duy Luật Pháp. Các giáo sư giả đặt ra đủ thứ luật lệ hạn chế tín hữu. Họ cấm kết hôn và bảo kiêng cữ một vài loại thức ăn (ITi1Tm 4:3). Cần cảnh giác để có thể phát hiện những kiểu hạn chế tương tự do con người đặt ra trong Hội Thánh bạn.Thứ hai là Dâm Loạn. Các giáo sư giả dẫn dụ người khác sống buông lung theo thú vui (ITi1Tm 5:6, 11). Giờ đây, chắc là bạn thắc mắc làm sao họ có thể giảng dạy cả duy luật pháp lẫn sự dâm loạn vì hai điều ấy có vẻ trái ngược nhau. Có lẽ họ dạy rằng Cơ Đốc nhân được phép thưởng thức những điều mà luật pháp Cựu Ước không dứt khoát cấm. Vì thế, họ vẫn có thể thoả mãn những thèm khát nhục dục mà không vi phạm một luật cấm nào trong luật pháp. Thời nay, một số giáo sư Kinh Thánh cũng dạy rằng Cơ Đốc nhân được phép làm những điều mà Kinh Thánh không cụ thể cấm (như kết hôn với người đồng tính và thủ dâm chẳng hạn) . Chúng ta phải chống lại những lời dạy dỗ tương tự.Thứ ba, áp dụng sai luật pháp dẫn đến Duy lợi (tức là ham tiền) . Các giáo sư lầm lạc nghĩ rằng kết quả của lòng tin kính là sự giàu có (ITi1Tm 6:5). Họ muốn giàu có (ITi1Tm 6:9) và ham tiền bạc (ITi1Tm 6:10 xem thêm ITi1Tm 3:3, 8). Ngày nay, thành phần này xuất hiện dưới dạng người rao giảng Phúc Âm, sức khoẻ và sang giàu, tức là người hô hào đòi quyền hưởng những phước lành vật chất của Cựu Ước (với tư cách là Cơ Đốc nhân, chúng ta chỉ có thể đòi quyền hưởng phước lành thuộc linh trong Cựu Ước vì chúng ta không phải là người Do Thái sống dưới Luật Pháp Cựu Ước) . Ông Phao-lô cho ông Ti-mô-thê biết rằng tự thân niềm tin kính là lợi ích (thuộc linh) lớn chớ nó không dẫn đến lợi ích lớn (về tài chính) (ITi1Tm 6:6).Để chống lại những lời dạy này, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê phải dạy dỗ “những điều đó” là những điều ông Phao-lô đã dạy ông Ti-mô-thê. Cụm từ “những điều đó” xuất hiện bảy lần nội trong phần thứ ba này. Ông Ti-mô-thê phải “ghi nhớ những điều đó” (ITi1Tm 4:6), “răn bảo và dạy dỗ những điều đó” (ITi1Tm 4:11), “suy niệm về những điều đó” (ITi1Tm 4:15), “bền đỗ trong những điều đó” (ITi1Tm 4:16), “dạy rõ những điều đó” (ITi1Tm 5:7), “tuân giữ những điều đó” (ITi1Tm 5:21), và “dạy dỗ, khuyên bảo những điều đó” (ITi1Tm 6:2).Nhưng “những điều đó” mà mục sư Ti-mô-thê phải dạy là gì?• Trước tiên, ông phải dạy rằng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của mọi người

Page 89: Tan uoc( gian luot)

(ITi1Tm 4:10).• Thứ hai, sự cứu rỗi đến từ niềm tin và đức tin (ITi1Tm 4:3, 10).• Thứ ba, đời sống đức tin của tín hữu được thể hiện qua lòng tin kính (ITi1Tm 4:7-8, 6:6, 11) và các việc lành (ITi1Tm 5:10, 25, 6:18).• Cuối cùng, đặc điểm của đời sống tin kính Chúa là tình yêu thương (ITi1Tm 4:12, 6:11).Như vậy, đây là những điều mà ông Phao-lô muốn nói đến qua “đạo lý theo sự tin kính” (ITi1Tm 6:3).Trọng tâmGiáo huấn tốt nhằm đem lại lòng tin kính chứ không phải giàu sang, tiền của.Thực hànhTrong sách 1 và 2Tê-sa-lô-ni-ca, các tín hữu có nguy cơ mất niềm hy vọng vì cớ những cơn thử thách, hoạn nạn và khốn khó. Trong sách 1 và 2Ti-mô-thê, các tín hữu có nguy cơ mất đức tin vì các giáo sư giả và giáo huấn sai lầm.Sách này cho chúng ta biết ai nên giảng dạy trong Hội Thánh và họ nên dạy dỗ về điều gì - các giáo sư tin kính Chúa nên dạy đạo lý theo sự tin kính.Nhưng bên nào có trước: giáo sư tin kính hoặc giáo huấn theo sự tin kính? Con gà có trước hoặc quả trứng có trước? Nếu không có đạo lý theo sự tin kính, thì làm sao có những giáo sư tin kính? Và nếu không có các giáo sư tin kính, thì làm sao có thể có giáo huấn theo sự tin kính? Lời giải đáp cho vấn đề này là sự cầu nguyện đến trước cả hai (ITi1Tm 2:1). Chúng ta phải cầu nguyện với lòng tin chắc chắn, không chút nghi ngờ (ITi1Tm 2:8). Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể tiến đến bước thứ hai là lập các giáo sư tin kính lên (Chương 3) . Bước thứ ba là xây dựng sự giáo huấn theo sự tin kính (từ Chương 4 đến Chương 6) . Con gà có trước quả trứng, giáo sư tin kính có trước giáo huấn theo sự tin kính.Nhiều Hội Thánh chọn người lãnh đạo bất kính, hoặc người lãnh đạo dạy không đúng đắn, hoặc người lãnh đạo không có khả năng dạy dỗ gì cả. Chúng ta có thể đoán trước rằng về sau các Hội Thánh như thế sẽ rơi vào ba tình trạng sau đây. Thứ nhất, Hội Thánh ngày càng tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp hơn. Thứ hai, Hội Thánh ngày càng sống theo thú vui nhục dục hơn. Và thứ ba, Hội Thánh càng ngày càng tập trung tâm trí vào tiền bạc. Ước mong Hội Thánh bạn can đảm làm theo đạo lý (đã nhận được qua Kinh Thánh) để loại bỏ thành phần lãnh đạo bất kính và thay thế họ bằng các giáo sư tin kính, là người có đủ những phẩm chất được ghi trong 1Ti-mô-thê Chương 3. “Bí quyết” phát triển lòng tin kính mà ai ai cũng biết là gì? Đó là tin Cứu Chúa Giê-xu (ITi1Tm 3:16).1 Ti-mô-thê

Page 90: Tan uoc( gian luot)

Từ chính: GIÁO SƯ (VÀ) GIÁO HUẤNChủ đề chính: Giáo huấn tốt/ Giáo lý chân chính thuần tuýCụm từ chính: ‘dạy dỗ những điều đó’ (2 lần) Câu chính: “Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu.” (ITi1Tm 4:16)Bài học chính: Giáo huấn tốt nhằm gây dựng lòng tin kính chứ không phải tiền của.

2 Ti-mô-thê

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 66 SC ngay trước khi ông Phao-lô qua đời. Mục đích: Nhằm bảo đảm việc giảng dạy lời Đức Chúa Trời vẫn được thực hiện bất chấp những gian khổ và mặc dù ít người ưa thích. Đối tượng: Giới phụ huynh, giáo viên Trường Chúa Nhật, người chăn bầy, và bất kỳ ai thấy cần phải giảng dạy Kinh Thánh. Tản mạnCó một tổ chức mang tên là tổ chức Delancey Street. Tổ chức này điều hành các hoạt động của nhiều trung tâm cai nghiện ma tuý ở Mỹ. Chín trong số mười người cai nghiện ma tuý sau khi được cai nghiện ở các trung tâm nào đều không tái nghiện ngập nữa, và người ta đặt cho chương trình này biệt danh Phép Lạ Chín Mươi Phần Trăm (The 90 percent Miracle) . Lạ lùng hơn nữa là các trung tâm này chẳng có bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia khải đạo, cũng chẳng nhận tài trợ nào của chính phủ cả. Người cai nghiện cư ngụ tại các trung tâm lo tự quản tự trị. Năm 1996, có 12.000 người trước đây nghiện rượu, ma tuý và các chất gây nghiện khác đã rời các trung tâm này để sống cuộc đời hữu ích, không còn làm nô lệ cho ma tuý nữa.Làm sao họ gặp hát được thành quả như thế? Mỗi người vào trung tâm phải học cho được ba nghề để mưu sinh trong tương lai. “Giáo viên” của họ là thành phần vào cai nghiện trước tại trung tâm chớ chẳng phải chuyên viên nào khác. Phương châm của trung tâm là Mỗi người dạy một người (Each one, teach one) . Phương châm này là bài học chính rút ra từ bức thư thứ hai của ông Phao-lô gởi cho vị mục sư trẻ tuổi Ti-mô-thê.Thâm nhập

Page 91: Tan uoc( gian luot)

Ông Phao-lô viết thư thứ nhất cho ông Ti-mô-thê để khuyên ông này ở lại thành Ê-phê-sô dạy dỗ các tín hữu. Tiếp theo ông viết thư thứ hai để chỉ dẫn vị mục sư trẻ tuổi Ti-mô-thê cách chuyển giao nhiệm vụ giảng dạy lại cho người khác chuẩn bị cho ngày ông rời khỏi thành Ê-phê-sô (IITi 2Tm 2:2, 4:9, 21). Bằng cách này, ông Ti-mô-thê có thể đảm bảo là lời giáo huấn của ông Phao-lô sẽ tiếp tục được truyền dạy ngay cả sau khi ông rời Ê-phê-sô. Ông Phao-lô rất quan tâm, lo lắng về việc này vì ông biết ông sắp qua đời (IITi 2Tm 4:6-7). Ông muốn đảm bảo rằng giáo huấn của ông cứ tiếp tục được truyền dạy ngay cả khi ông đã mất (IITi 2Tm 1:13, 2:2, 3:10, 4:15, 17). Chủ đề của sách 1Ti-mô-thê là Xây dựng lời giáo huấn còn chủ đề của sách 2Ti-mô-thê là Liên tục giáo huấn . Các từ “giáo sư”, “dạy dỗ”, và “giáo lý” (hoặc “giáo huấn”, “lời dạy” theo bản N.I.V) được nhắc đi nhắc lại trong 2Ti-mô-thê (IITi 2Tm 1:11, 4:3, 2:2, 23, 3:10, 16, 4:2,3). Các từ “chân lý/ lẽ thật” và “những lời lành” cũng được dùng nhiều lần (IITi 2Tm 2:15, 18, 25, 3:7, 8, 4:4, 1:13). Trong 1Ti-mô-thê, ông Phao-lô bảo ông Ti-mô-thê ngăn chặn thành phần dạy các giáo lý sai lạc. Trong sách 2Ti-mô-thê, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê cứ tiếp tục dạy dỗ người khác. Trong 1Ti-mô-thê, ông Phao-lô khuyến giục ông Ti-mô-thê chận đứng giới giáo sư dạy những giáo lý sai lạc. Khi làm như thế có thể ông Ti-mô-thê bị các giáo sư bất kính bắt bớ lại. Vì thế, ông Phao-lô phải viết bức thư thứ hai cho Ti-mô-thê để giục giã ông Ti-mô-thê cứ tiếp tục giảng dạy chớ không bỏ cuộc.I. Tiếp tục dạy, không hổ thẹn (1:1-18) Trong Chương thứ nhất, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê cứ giữ những lời dạy dỗ có ích của ông (IITi 2Tm 1:13) chớ không nên hổ thẹn. Trước tiên, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê đừng hổ thẹn khi làm chứng về Chúa Cứu Thế (IITi 2Tm 1:6-11). Thứ hai, ông Phao-lô bảo cho ông Ti-mô-thê hãy nhìn gương của chính ông. Ông chẳng hề hổ thẹn vì ông tin chắc rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng ông tin cậy, sẽ bảo vệ lời dạy của ông (IITi 2Tm 1:12-14). Thứ ba, ông Phao-lô nêu ra gương sáng của ông Ô-nê-si-phô-rơ, là người không hổ thẹn dù ông Phao-lô bị lao tù (IITi 2Tm 1:15-18). Còn một số khác, như Phy-ghen và Hẹt-mô-ghen chẳng hạn, đã xấu hổ và bỏ rơi ông Phao-lô vì ông vào chốn lao tù (IITi 2Tm 1:15). Về vấn đề này, ông Phao-lô phải đoan chắc với ông Ti-mô-thê rằng chẳng có gì đáng phải xấu hổ cả. Ông Phao-lô chịu lao tù chỉ vì ông dạy dỗ chân lý của Đức Chúa Trời (IITi 2Tm 1:11-12). Không thể vin vào nỗi gian khổ của ông mà kết luận là ông đã giảng dạy những điều sai lạc. Nên nhớ rằng các giáo sư bất kính lại chủ trương và dạy rằng lòng tin kính sẽ được hưởng nhiều lợi ích trong lãnh vực kinh tế (IITi 2Tm 6:5). Do đó, khi ông Phao-lô bị tù tội họ liền nắm lấy sự kiện này mà công kích ông Phao-lô.Từ chuyện này chúng ta rút được bài học là đừng hổ thẹn về các giáo sư tin

Page 92: Tan uoc( gian luot)

kính của chúng ta, cũng đừng xấu hổ về lời dạy của họ chỉ vì họ bị bức hại hoặc sống nghèo khổ. Thực ra, họ chịu gian khổ vì họ cứ tiếp tục dạy các lẽ thật theo sự tin kính. Không phải cứ hễ họ có vẻ thất bại theo nhãn quan của con người là lời giảng dạy của họ không có giá trị.II. Tiếp tục giảng dạy với năng quyền (2:1-13) Chương 1, ông Phao-lô khuyến giục ông Ti-mô-thê nên tiếp tục dạy dỗ chớ đừng hổ thẹn. Chương 2, ông Phao-lô khuyến giục ông Ti-mô-thê phải mạnh mẽ, bạo dạn (IITi 2Tm 2:1) thi hành nhiệm vụ giảng dạy (IITi 2Tm 2:2). Cần chú ý là hầu hết các bản dịch, mệnh lệnh của ông Phao-lô đều được chuyển ngữ là: “Hãy mạnh mẽ”. Nhưng chuyển ngữ như thế không lột tả được vấn đề, không sát với vấn đề cho lắm. Bảo ông Ti-mô-thê “Hãy mạnh mẽ” thì chẳng khác gì bảo một người bệnh “Hãy mạnh khoẻ” hoặc bảo người nghèo khó “Hãy giàu có”. Nên chuyển ngữ đầy đủ ý nghĩa hơn như sau: “Hãy nhận thêm sức lực” . Như vậy tức là phải có người khác ban sức lực cho bạn. Nhưng bằng cách nào? Sức lực không phát xuất từ năng lực của tư duy tích cực, nhưng từ ân sủng của Chúa Cứu Thế Giê-xu (IITi 2Tm 2:1 xem thêm IITi 2Tm 4:17).Vì sao ông Ti-mô-thê cần có thêm sức lực? Vì cớ ông sẽ phải đương đầu với nhiều gian khổ trong tư cách một người trung tín dạy đạo lành (IITi 2Tm 2:2). Ba lần ông Phao-lô nói rằng ông Ti-mô-thê sẽ chịu gian khổ (IITi 2Tm 2:3, 10, 12). Lần đầu, ông Phao-lô bảo ông Ti-mô-thê hãy cùng chịu đựng gian khổ với ông và ông Lu-ca (IITi 2Tm 2:3-7 xem thêm IITi 2Tm 4:11). Lần thứ hai, ông Phao-lô bảo ông Ti-mô-thê hãy chịu đựng gian khổ vì những người được Chúa lựa chọn (IITi 2Tm 2:8-10). Lần thứ ba, ông đảm bảo với ông Ti-mô-thê rằng những người chịu đựng gian khổ cũng sẽ được cai trị với Chúa Cứu Thế (IITi 2Tm 2:11-13). Ở nhiều nơi, thành phần chăn bầy Cơ Đốc, tức là người giảng dạy lời Đức Chúa Trời, thường phải hy sinh nhiều cũng như chịu đựng thiếu thốn và gian khổ về mọi mặt. Chúng ta phải tiếp tục dạy dỗ bất chấp gian khổ đó. Đừng bỏ cuộc để sau này còn nhận phần thưởng của mình (IITi 2Tm 4:8).Vậy, chúng ta phải dạy dỗ ai? Người trung tín, có khả năng dạy dỗ người khác. Không những chúng ta phải dạy đạo lý theo sự tin kính, nhưng cũng phải dạy những người trung tín và có khả năng dạy dỗ. Mỗi người phải dạy một người. Mỗi thành viên của Hội Thánh phải là người dạy đạo bằng cách này hoặc cách khác.III. Tiếp tục dạy dỗ và giữ mình tránh khỏi tội lỗi (2:14-3:17) Thật ra, Chương 3 bắt đầu từ IITi 2Tm 2:14 chứ không phải là từ IITi 2Tm 3:1. Chủ đề của phần thứ ba (IITi 2Tm 2:14-3:17) là Niềm Tin Kính (IITi 2Tm 2:16, IITi 2Tm 3:5, 12). Do đó, trong phần này, ông Phao-lô căn dặn ông Ti-mô-thê cứ tiếp tục dạy dỗ chứ đừng dính dấp vào những việc tội lỗi.

Page 93: Tan uoc( gian luot)

Tương tự phần thứ nhất và thứ hai, cũng có thể chia phần này làm ba phần. Trước tiên, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê tránh những người bất kính như Hy-mê-nê và Phi-lết (IITi 2Tm 2:14-2:26). Thứ hai, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê nên tránh xa những người chỉ giữ hình thức đạo đức như Gian-nét và Giam-be (IITi 2Tm 3:1-9). Thứ ba, ông Ti-mô-thê phải noi gương những người tin kính và đạo đức thật như chính ông Phao-lô (IITi 2Tm 3:10-17).Trong Chương 1, điều cản trở ông Ti-mô-thê tiếp tục giảng dạy đạo lành là sự hổ thẹn ở trong bản thân ông. Trong Chương 2, hoạn nạn, khốn khó trên thế gian sẽ cản trở ông. Trong phần thứ ba, chính những người tội lỗi trong thời kỳ cuối cùng sẽ cản trở ông Ti-mô-thê. Trong Chương 4, điều ngăn trở ông Ti-mô-thê giảng đạo lành là những người nghe với tinh thần kén chọn theo sở thích mình: thành phần tín hữu thích nghe chuyện huyền hoặc, chuyện do con người bịa đặt ra hơn là nghe lời Đức Chúa Trời.IV. Tiếp tục dạy dỗ bất chấp cảnh ngộ (4:1-22). Vì thế, trong Chương 4, ông Phao-lô khuyên ông Ti-mô-thê hãy giảng Đạo Chúa dù gặp thời hoặc không (IITi 2Tm 4:2) và cứ giảng dạy trong mọi hoàn cảnh (IITi 2Tm 4:5). Ông Ti-mô-thê phải công bố Đạo Chúa dù người ta có lắng nghe hoặc không.Trong phần thứ nhất, ông Phao-lô gọi ông Ti-mô-thê là người được ơn (IITi 2Tm 1:16), được giao phó trọng trách rao giảng Lời Đức Chúa Trời (IITi 2Tm 1:14). Trong phần thứ hai, ông gọi ông Ti-mô-thê là chiến sĩ anh dũng của Chúa Cứu Thế Giê-xu (IITi 2Tm 2:3). Nhưng trong phần thứ ba có điểm khác biệt, đó là ông Phao-lô nói đến tất cả các Cơ Đốc nhân (ông dùng “họ” trong IITi 2Tm 2:14 “tất cả mọi người” trong IITi 2Tm IITi3:12 xem thêm IITi 2Tm 3:17). Trong phần thứ tư, ông Phao-lô trở lại gọi ông Ti-mô-thê là người giảng Phúc Âm và đầy tớ Chúa (IITi 2Tm 4:5).Ngoài chủ đề chính Tiếp tục giảng Lời Đức Chúa Trời, sách này còn có một chủ đề phụ, đó là Chịu gian khổ . Nguyên nhân của những nỗi gian khổ này là do giảng dạy Lời Chúa. Trong Chương 1 và 2, ông Ti-mô-thê phải cùng ông Phao-lô chịu gian khổ vì Phúc Âm (IITi 2Tm 1:8, 12, 2:3, 8-10). Còn trong Chương 3, ông Ti-mô-thê phải chịu khổ như ông Phao-lô đã chịu (IITi 2Tm 3:10-11). Trong Chương 4, ông phải chịu khổ trong chức vụ làm người giảng Phúc Âm (IITi 2Tm 4:5).Sự dạy dỗ của ông Phao-lô đặt cơ sở trên Phúc Âm - Chương 1 (IITi 2Tm 1:8-10). Đối tượng trong kế hoạch dạy dỗ - Chương 2 (IITi 2Tm 2:2, 24). Mục đích dạy dỗ lòng tin kính - Chương 3 (IITi 2Tm 3:17). Và cuối cùng, chúng ta có thể tìm thấy nội dung lời dạy của ông Phao-lô trong Chương 4 - Đạo Chúa (IITi 2Tm 4:2).Liên tục giảng dạy là nhiệm vụ rất quan trọng vì dù ông Ti-mô-thê có đức

Page 94: Tan uoc( gian luot)

tin chân thành (IITi 2Tm 1:5), nhưng vẫn có những giáo sư, như Hy-mê-nê và Phi-lết, phá hoại đức tin của người khác (IITi 2Tm 2:17-18). Họ giống như Gian-nét và Giam-be. Đức tin của họ không chịu thử thách được (IITi 2Tm 3:8). Còn ông Ti-mô-thê thì trở nên giống như ông Phao-lô, là người giữ vững niềm tin cho đến cuối cùng (IITi 2Tm 4:7).Trọng tâmNếu chỉ dạy đạo lý với lòng tin kính mà thôi thì chưa đủ, nhưng cần phải huấn luyện, đào tạo các giáo sư tin kính nữa. Hoặc: “Mỗi người dạy một người”.Thực hànhKhi bạn nỗ lực giữ nếp sống tin kính và dạy đạo lý theo sự tin kính, chắc chắn bạn sẽ bị bức hại (IITi 2Tm 3:12). Đây là lý do giải thích vì sao bạn cần có sức mạnh (IITi 2Tm 2:1). Nhưng làm sao bạn có được sức mạnh này? Bạn không thể có được sức lực ấy bằng cách phát triển sức bạn đang có, nhưng bằng cách nhận lãnh sức mới. Sức mới không phải là sứccủa bạn, mà là sức của Chúa. Cần biết rằng khi bạn bị bắt bớ hoặc bị mọi người ruồng bỏ thì chính Chúa sẽ giúp đỡ và thêm sức cho bạn (IITi 2Tm 4:17). Ngài sẽ giải thoát bạn khỏi mọi điều ấy và đưa bạn vào Nước Trời (IITi 2Tm 4:18). Vì thế, đừng chỉ thiết lập đạo lý theo sự tin kính (1Ti-mô-thê) , nhưng cũng phải tiếp tục dạy đạo lý theo sự tin kính (2Ti-mô-thê) . Chúng ta không chỉ lựa chọn người có tài dạy dỗ (IITi 2Tm 3:2), nhưng cũng phải chọn người trung tín dạy dỗ nữa (IITi 2Tm 2:2).2 Ti-mô-thêTừ chính: DẠY DỖ (TRƯỚC KHI) RA ĐIChủ đề chính: Dạy dỗCụm từ chính: ‘có tài dạy dỗ’ (2 lần)Câu chính: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác.” (IITi 2Tm 2:2)Bài học chính: Nếu chỉ dạy đạo lý với lòng tin kính mà thôi thì chưa đủ, chúng ta cũng phải huấn luyện, đào tạo các giáo sư tin kính nữa.

Tít

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 63 SC sau khi ông Phao-lô thoát cảnh tù tội.

Page 95: Tan uoc( gian luot)

Mục đích: Nhằm hướng dẫn ông Tít đảm đương nhiệm vụ mới khi ông làm mục sư cho Hội Thánh tại Cơ-rết. Đối tượng: Những người trẻ tuổi, các vị tân mục sư và những người lãnh đạo Hội Thánh. Tản mạnMôn thể thao duy nhất mà tôi tập luyện thường xuyên (hoặc khá thường xuyên) là bơi lội. Tôi bơi để cảm thấy khỏe. Tôi muốn cơ thể được sung sức để giảm bệnh tật.Trong số những người đến bơi lội, tôi quan sát và nhận thấy về cơ bản có ba loại người: người muốn tạo dáng vẻ khỏe mạnh, họ chỉ quanh quẩn ở hồ bơi để có nước da rám nắng; người muốn cảm thấy khoẻ khoắn như tôi chẳng hạn; và thứ ba là người muốn làm người hữu dụng trong việc bơi lội, họ tập luyện với huấn luyện viên và đồng hồ bấm giờ.Trong Hội Thánh, cũng có ba loại tín hữu:• Người muốn mình trông có vẻ tốt.• Người muốn cảm thấy mình tốt; và• Người muốn làm việc tốt và người tốt thật.Sách Tít được viết cho loại Cơ Đốc nhân thứ ba.Thâm nhậpCụm từ chính “làm việc lành” xuất hiện sáu lần trong bức thư này (Tit Tt 1:16, 2:7, 15, 3:1, 8, 14, 3:5). Đây là lời khuyên bảo chính yếu của ông Phao-lô dành cho Tít. Chương 1 nói rất rõ về lý do khiến ông Phao-lô nhấn mạnh với ông Tít nhiều hơn là với ông Ti-mô-thê về vấn đề làm việc lành .I. Người dạy đạo không lo làm việc lành (1) Chương 1 gồm hai phần. Phần thứ nhất (sau lời chào mừng đầu thư) bàn về người tốt và phần thứ hai bàn về người không tốt. Trong phần thứ nhất (Tit Tt 1:5-9), ông Phao-lô dặn ông Tít bổ nhiệm người lãnh đạo tin kính tại Hội Thánh Cơ-rết mà ông (Tít) quản nhiệm. Trong phần thứ hai (Tit Tt 1:10-16), ông Phao-lô bảo ông Tít hãy khiển trách những người bất phục tùng trong Hội Thánh. Đặc điểm chính của người không vâng phục là chỉ giỏi huênh hoang, trách cứ và lừa dối người khác (Tit Tt 1:10) thay vì làm việc lành (Tit Tt 1:16). Họ chỉ lưu tâm đến những việc nghe có vẻ tốt và thấy có vẻ tốt lành.Thậm chí có một số người còn tiến tới mức chủ trương và dạy Duy luật pháp - con người được cứu rỗi nhờ việc làm như chịu cắt bì chẳng hạn (Tit Tt 1:10). Ông Phao-lô bác bỏ chủ trương này trong phần thứ hai của thư (Tit Tt 3:5). Ở đây, ông nêu ra các đặc điểm của con người bất phục tùng. Nhờ đó ông Tít (và chúng ta) nhận diện được loại người như thế trong Hội Thánh.

Page 96: Tan uoc( gian luot)

Thật bổ ích nếu chúng ta đối chiếu bản liệt kê đặc điểm tốt của trưởng lão tin kính (Tit Tt 1:6-9) với bản liệt kê đặc điểm xấu của con người bất phục tùng (Tit Tt 1:10-16). Trong khi trưởng lão có tài giảng dạy đạo lành thì người bất phục tùng làm tổn hại người khác bằng sự dạy dỗ sai lạc. Trưởng lão là người đáng tin cậy, còn người không vâng phục là kẻ nói dối. Tất cả các trưởng lão phải tỏ lòng hiếu khách, nhưng người bất phục tùng lại không làm được các việc lành loại này. Do đó, cần chú ý là ông Phao-lô không chỉ bảo ông Tít khiển trách họ mà phải khiển trách nghiêm minh (Tit Tt 1:13).Lý do khiến ông Phao-lô nhấn mạnh vấn đề làm việc lành giờ đây đã rõ ràng. Lúc ấy, ông Tít lãnh đạo Hội Thánh giữa một xã hội “hay nói dối, ham mê ăn uống và lười biếng” (Tit Tt 1:12). Ông Phao-lô nói đến cả hai vấn đề làm việc lành và giảng dạy đạo lành với cả ông Tít (tại Cơ-rết) lẫn ông Ti-mô-thê (tại Ê-phê-sô) . Nhưng trong khi việc giảng dạy đạo lành tại Hội Thánh của ông Ti-mô-thê là vấn đề cấp bách hơn thì tình trạng thiếu các việc lành tại Hội Thánh của ông Tít lại là vấn đề nghiêm trọng hơn.II. Tấm gương về việc lành (2) Chương 1 bàn về giới bất phục tùng trong Hội Thánh; Chương 2 bàn về các tín hữu khác trong Hội Thánh. Trong Chương 1, ông Phao-lô báo trước cho ông Tít về ảnh hưởng tiêu cực của giáo sư suy đồi (Tit Tt 1:15); trong Chương 2, ông Phao-lô cảnh báo ông Tít về ảnh hưởng xấu của xã hội băng hoại chung quanh (Tit Tt 2:12). Trong Chương 1, ông Phao-lô chỉ dẫn ông Tít chọn trưởng lão có tiết độ (Tit Tt 1:8); trong Chương 2, ông bảo ông Tít khuyên các thuộc viên khác trong Hội Thánh cũng phải sống cho tiết độ. Người có tuổi phải sống tiết độ (Tit Tt 2:2); phụ nữ cũng phải tiết độ (Tit Tt 2:5); thanh niên phải tiết độ (Tit Tt 2:6); thật vậy, mọi người đều phải sống tiết độ (Tit Tt 2:12). Trong khi Chương 1 tập trung vào nhóm người bất kính xung quanh ông Tít, thì Chương 2 tập trung vào thời kỳ vô đạo mà ông Tít đang sống (Tit Tt 2:12).Chương 1 giải thích rõ lý do cần làm việc lành vì cần phản bác lại các giáo sư giả trong Hội Thánh (Tit Tt 1:16). Còn Chương 2 nêu rõ việc lành là cần thiết vì người chưa tin Chúa đang quan sát nếp sống của giới tín hữu (Tit Tt 2:5, 7, 8, 11). Trong Chương 1, ông Tít phải bổ nhiệm các trưởng lão dạy đạo lành (Tit Tt 1:9) hầu cho người khác có đức tin vẹn lành (Tit Tt 1:13). Trong Chương 2, ngoài việc nhắc lại hai điều thiết yếu là đạo lành và đức tin vẹn lành, ông Phao-lô còn thêm vào khía cạnh thứ ba - nói năng phải lời (Tit Tt 2:8).Lời khuyên chính trong Chương 1 là hãy khiển trách người bất phục (Tit Tt 1:13). Lời khuyên chính trong Chương 2 là hãy khuyên bảo và quở trách Hội Thánh (Tit Tt 2:15). Trong Chương 1, ông Tít phải bổ nhiệm các trưởng lão có khả năng khuyên bảo người khác và quở trách kẻ chống đối (Tit Tt 1:9).

Page 97: Tan uoc( gian luot)

Trong Chương 2, ông Tít phải thực hiện nhiệm vụ khuyên bảo và quở trách (Tit Tt 2:15).III. Chuyên tâm làm việc lành (3) Phần thứ hai chỉ nói sơ lược về các việc lành, nhưng phần thứ ba và Chương cuối triển khai vấn đề đó. Lời khuyên bảo chính của ông Phao-lô ở đây là hãy nhắc nhở các tín hữu “sẵn sàng làm mọi việc lành” (Tit Tt 3:1). Ông Phao-lô nhắc lại lời khuyên bảo này hai lần nữa trong phần còn lại của Chương 3 (Tit Tt 3:8, 14).Trong Chương 1 và 2, ông Phao-lô cảnh báo về những người suy đồi và phóng đãng. Còn trong Chương 3, ông cảnh báo là hãy tránh xa những cuộc tranh luận vô ích. Những vụ cãi vả về gia phả và luật pháp mà ông Ti-mô-thê phải đối đầu cũng đã lan tràn đến Hội Thánh của ông Tít (Tit Tt 3:9). Những vấn đề tranh luận này khiến cho Hội Thánh chia rẽ.Lời cảnh báo này cũng có giá trị đối với các vị mục sư ngày nay vì nhiều người trong số họ cũng phải đối diện với những cuộc tranh luận tương tự, và có nguy cơ gây chia rẽ trong Hội Thánh. Khi xử lý những vấn đề như thế, họ phải nhớ đến hai điều. Thứ nhất, giải pháp không phải là lao vào tranh luận vì những cuộc tranh luận đó rất tai hại cho dù có thắng cuộc đi nữa vẫn kể như thất bại vì cớ lãng phí thời gian. Thứ hai, giải pháp cho những vấn đề gây tranh luận là làm việc lành. Hãy để tự thân các việc lành nói lên lý lẽ đúng đắn của bạn vì trong khi những việc lành hữu ích (Tit Tt 3:8), thì sự suy đoán và tranh luận chỉ gây tai hại mà thôi (Tit Tt 3:9).Những cuộc tranh luận đó đặc biệt tai hại khi những vấn đề thuộc về Kinh Thánh bị họ luận giải cực đoan. Vấn đề mà ông Tít gặp phải trong Hội Thánh của ông là những cuộc cãi vả về luật pháp Cựu Ước (Tit Tt 3:9). Hình như một số người bắt đầu coi việc tuân giữ luật pháp ngang với sự cứu rỗi. Vì lý do này, ông Phao-lô nhắc nhở ông Tít rằng chúng ta được cứu không phải bởi “việc công bình chúng ta đã làm”, nhưng bởi Đức Chúa Trời “ban Thánh Linh rửa sạch tội lỗi và đổi mới chúng ta” (Tit Tt 3:5).Đức Chúa Trời (hoặc Chúa Giê-xu ) , Cứu Chúa chúng ta cũng là chủ đề của sách này. Đây là đạo lành giữ chúng ta đứng vững vàng trước những cuộc tranh luận và xu hướng. Đức Chúa Trời hoặc Chúa Giê-xu được gọi là Cứu Chúa chúng ta sáu lần trong bức thư ngắn ngủi này (Tit Tt 1:3, 4, Tit Tt 2:10, 133:4, 6;). Đức tin vẹn lành lập vững nơi Chúa Giê-xu, Cứu Chúa chúng ta. Hễ khi nào bạn bị cám dỗ dính dấp vào những cuộc tranh luận vô ích, cần nhớ là chỉ tập trung vào vấn đề chính yếu chứ đừng nói đến những vấn đề thứ yếu nhỏ nhặt. Quan trọng nhất trong tất cả các giáo lý là niềm tin chúng ta phải được lập vững nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, Cứu Chúa chúng ta, chớ không dựa vào bất cứ một việc làm nào khác của chúng ta.Trọng tâm

Page 98: Tan uoc( gian luot)

Chúng ta được cứu không phải bởi việc lành, nhưng chúng ta được cứu để làm việc lành.Thực hànhPhải chăng Hội Thánh bạn đang sống giữa một xã hội ham ăn mê uống và lười biếng? Nếu vậy bạn cần đọc và giảng dạy thư tín Tít. Nhưng các vị mục sư và giới lãnh đạo Hội Thánh thường bận rộn giảng dạy đến nỗi quên làm việc lành. Nên nhớ rằng Chúa Giê-xu cứu chúng ta để chúng ta làm việc lành (Tit Tt 2:14). Đôi khi giới lãnh đạo Hội Thánh hết sức tránh không dạy rằng chúng ta được cứu bởi việc lành, nhưng cũng quên luôn không dạy là chúng ta được cứu để làm việc lành. Vì thế, thư tín Tít nhắc nhở chúng ta đúng lúc để cân bằng việc dạy đạo lành với làm việc lành.Trong sách 1 và 2Ti-mô-thê, chúng ta học rằng giáo huấn tốt đem lại niềm tin kính chứ không phải đem lại lợi ích về tài chính. Còn qua thư tín Tít, chúng ta biết rằng giáo huấn tốt phải dẫn đến việc lành. Giữa thuộc linh và thực tế cần có sự quân bình. Trong khi 1 và 2Ti-mô-thê tập trung vào đặc điểm của tín hữu, thì sách Tít lại tập trung vào nhiệm vụ của tín hữu: dùng việc lành để chống lại sự dạy dỗ sai lạc.Nhưng nếu bạn cố gắng làm việc lành bằng sức riêng, thì bạn sẽ nản lòng và thất vọng. Chúng ta không được thối chí ngã lòng rồi bỏ cuộc. Nhưng chúng ta phải tập trung vào niềm hy vọng về sự sống vĩnh cửu trong Chúa Giê-xu, Cứu Chúa chúng ta (Tit Tt 1:2, 3:7, 2:13). Đây là động cơ thúc đẩy chúng ta cứ tiếp tục làm việc thiện.Bạn đang tập trung vào những việc trông có vẻ tốt, nghe có vẻ tốt, cảm thấy tốt hoặc bạn tập trung chú ý làm việc tốt?TítTừ chính: TRỞ NÊN TỐT (ĐỂ LÀM) VIỆC LÀNHChủ đề chính: Việc lànhCụm từ chính: ‘làm việc lành’ (6 lần) Câu chính: “Lời này là chắc chắn, ta muốn con nói quyết sự đó, hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành: đó là điều tốt lành và có ích cho mọi người.” (Tit Tt 3:8)Bài học chính: Chúng ta được cứu không phải bởi công đức. Nhưng Chúa Giê-xu cứu chúng ta để chúng ta làm các việc thiện.

Phi-lê-môn

Tác giả: Ông Phao-lô Thời kỳ hình thành sách: Năm 60 SC, có lẽ lúc ông bị giam tại Rô-ma.

Page 99: Tan uoc( gian luot)

Mục đích: Nhằm kêu gọi ông Phi-lê-môn tha thứ cho Ô-nê-sim, người nô lệ bỏ nhà chủ trốn đi. Đối tượng: Cơ Đốc nhân (đặc biệt là giới làm chủ) phải tha thứ cho người đã lường gạt mình. Tản mạnÔng Phiên sở hữu một công ty nọ. Một trong số các nhân viên ăn cắp tiền của ông rồi biệt dạng. Sau đó, nhân viên ấy bị cảnh sát bắt và giam giữ. Ở trong tù, người này gặp một Cơ Đốc nhân tên là Lương. Khi nghe ông Lương làm chứng thì người này trở lại tin Chúa. Sau khi mãn hạn tù, nhân viên đó muốn trở về với người chủ cũ để xin ông tha thứ. Nhưng liệu người chủ có tha cho anh ta không? Ông có nhận anh ta vào làm việc tại công ty như xưa không? Anh biết ông chủ cũ đó là người Cơ Đốc. Nhưng liệu niềm tin Cơ Đốc có làm cho ông đối xử với anh cách khác biệt không?Nếu bạn là ông chủ, bạn sẽ làm gì? Bạn có cho nhân viên này, người xưng nhận mình gian lận, vào làm việc như xưa không?Đây là chuyện dẫn đến một trong các bức thư của ông Phao-lô. Người chủ tên là Phi-lê-môn, còn “nhân viên” của ông thực sự là người nô lệ bỏ trốn tên là Ô-nê-sim.Thâm nhậpÔng Phi-lê-môn là người nổi tiếng về đức tin và tình yêu thương (c.5) . Qua nhiều năm, chắc là ông đã ân cần đón tiếp nhiều vị khách bộ hành người Cơ Đốc nơi phòng khách nhà ông. Ông Phao-lô là một trong những vị khách ấy. Ông Phi-lê-môn đã thâu thái được nhiều điều bổ ích từ chức vụ của ông Phao-lô. Thật sự là ngay cả ông Phao-lô cũng nói rằng ông Phi-lê-môn mắc ông món nợ “cải tử hoàn sinh” (c.19) .Nhưng ông Phi-lê-môn có mở rộng lòng yêu thương Cơ Đốc cho thành phần nô lệ trong nhà của ông không? Ông có dành lòng yêu thương cho người nô lệ đã bỏ trốn không? Chính ông Phi-lê-môn là người biết rõ nhất câu trả lời. Bức thư này gồm lời ông Phao-lô kêu gọi ông Phi-lê-môn không những tha thứ cho ông Ô-nê-sim, mà còn nhận lại ông ta vào làm việc trong gia đình ông.I. Lời khen ngợi của ông Phao-lô (1-7) Trong phần thứ nhất của bức thư (sau lời chào thăm đầu thư từ câu 1 đến câu 3) , ông Phao-lô khen ngợi ông Phi-lê-môn về tấm lòng yêu thương ông dành cho các thánh đồ (c.5, 7) . Ông cũng cầu xin Chúa cho ông Phi-lê-môn cứ tiếp tục chia sẻ đức tin cho người khác (c.6) . “Mối thông công trong đức tin” hoặc chia sẻ đức tin ở đây không có ý nói đến công tác truyền đạo nhưng ngụ ý đến mối thông công với người khác trong niềm tin Cơ Đốc

Page 100: Tan uoc( gian luot)

cũng như bày tỏ lòng yêu thương đối với họ cách thực tiễn như qua việc ân cần tiếp đãi khách chẳng hạn.II. Lời yêu cầu của ông Phao-lô (8-21) Trong phần thứ hai (là phần chính của bức thư) , ông Phao-lô khẩn thiết yêu cầu ông Phi-lê-môn nhận lại ông Ô-nê-sim, không coi như người nô lệ nữa, nhưng như anh em trong Chúa Cứu Thế. Hai lần (c.12, 17) ông Phao-lô yêu cầu ông Phi-lê-môn “nhận lấy người”.Trong phần thứ nhất của bức thư, ông Phao-lô khen ngợi ông Phi-lê-môn là đã sưởi ấm lòng của tất cả các thánh đồ (qua lòng mến khách của ông) . Trong phần thứ hai, ông Phao-lô yêu cầu ông Phi-lê-môn nhận lấy ông Ô-nê-sim như nhận lấy cả tấm lòng của ông Phao-lô. Khi làm việc đó, ông Phi-lê-môn làm cho ông Phao-lô được thoả lòng trong Chúa Cứu Thế (c.20) .Ông Phao-lô có quyền bảo ông Phi-lê-môn tiếp nhận ông Ô-nê-sim vì cớ ông Phi-lê-môn mắc ông Phao-lô một món nợ rất lớn. Tuy nhiên, ông Phao-lô muốn ông Phi-lê-môn làm việc ấy cách vui lòng và trong tình yêu thương (c.9) . Ông Phao-lô hứa sẽ trả lại cho ông Phi-lê-môn đủ số tiền mà Ô-nê-sim đã đánh cắp (c.19) . Đây là hình ảnh tuyệt đẹp về những điều Chúa Cứu Thế Giê-xu đã làm vì món nợ của chúng ta nợ Đức Chúa Trời - Ngài đã trả trọn vẹn món nợ đó vì cớ chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta có tình yêu thương thật chúng ta mới có thể thay trả nợ lẫn tiếp nhận người biết ăn năn.III. Kế hoạch của ông Phao-lô (22-25) Phần thứ ba ghi lại lời yêu cầu cuối cùng của ông Phao-lô (c.22) và lời chào kết thúc bức thư (c.23-25) . Ông nhờ ông Phi-lê-môn dọn sẵn phòng trọ cho ông. Ông Phao-lô mong rằng ông sẽ sớm được tự do và có cơ hội viếng thăm ông Phi-lê-môn. Rồi ông Phi-lê-môn sẽ tiếp tục an ủi, khích lệ lòng ông Phao-lô qua cung cách ân cần tiếp đãi khách. Tình yêu thương được thể hiện qua sự giúp đỡ thực tiễn.Trọng tâmHãy tiếp nhận người ăn năn, hối cải: bất kể người ấy là ai và bất chấp những việc người ấy đã làm. Thực hànhCon người thường nhắc nhở chúng ta “Hãy tha thứ và quên đi”. Nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta Hãy tha thứ và tiếp nhận. Dù anh em chúng ta có ăn năn hoặc không, thì chúng ta cũng phải tha thứ cho người ấy (Eph Ep 4:32). Còn khi anh em chúng ta ăn năn, chúng ta hành động vượt quá sự tha thứ nữa, đó là chúng ta phải tiếp nhận đương sự và không được đòi hỏi đương sự trả lại những điều đương sự mắc nợ chúng ta khi trước.Trong bức thư này, chúng ta thấy được đôi điều về lòng yêu thương của ông Phao-lô. Chúng ta cũng cần noi theo gương sáng của ông. Nhiều người trong chúng ta nhận thấy rất dễ yêu thương những người Cơ Đốc xa lạ đối với

Page 101: Tan uoc( gian luot)

mình. Nhưng yêu thương người đồng nghiệp hoặc người chủ Cơ Đốc thì có vẻ khó hơn nhiều. Riêng vấn đề yêu thương người chủ đã lừa gạt và chiếm đoạt tiền bạc của chúng ta thì càng khó hơn nữa. việc tiếp nhận họ khi họ ăn năn xưng tội trở nên cuộc thử nghiệm đích thực về tình yêu thương của chúng ta trong Chúa. Tha thứ cho anh em tín hữu lừa gạt tín hữu khác là một chuyện. Nhưng tha thứ cho anh em tín hữu lừa gạt chính chúng ta lại là chuyện khác. Chúng ta có vượt qua được cuộc thử nghiệm về tình yêu thương đó không?Phi-lê-mônTừ chính: THA THỨ (VÀ) ĐÓN NHẬNChủ đề chính: Sự tha thứCụm từ chính: ‘hãy tiếp nhận người’ (2 lần)Câu chính: “người như lòng dạ tôi vậy.” (Phi-lê-môn 12)Bài học chính: Hãy tiếp nhận người ăn năn, hối cải: bất kể người ấy là ai, và bất chấp những việc người ấy đã làm.

Hê-bơ-rơ

Tác giả: Không rõ (ông Ba-na-ba?) Thời kỳ hình thành sách: Năm 50-70 SC Mục đích: Nhằm bày tỏ rằng Chúa Giê-xu là Cứu Chúa Chí Tôn và Cơ Đốc giáo là tôn giáo cao trọng nhất. Đối tượng: Thành phần tín hữu có nguy cơ quay trở lại lối sống cũ hoặc tôn giáo cũ vì cớ những gian khổ hoặc sự bắt bớ, hoạn nạn. Tản mạnNăm ngoái, khi tôi đến Sri Lanka, có người kể với tôi câu chuyện kinh dị về một vị tu sĩ Cơ Đốc bị kết án là đã giết vợ ông. Ông âm mưu với tình nhân giết dần vợ ông bằng cách mỗi ngày bỏ một tí thuốc độc vào thức ăn của bà. Bà vợ của vị tu sĩ mắc một chứng bệnh lạ rồi qua đời. Chẳng một ai nghi ngờ gì về cái chết của bà mãi đến khi ông chồng của bà tình nhân của vị tu sĩ cũng qua đời vì căn bệnh kỳ lạ tương tự. Mấy người con đã trưởng thành của vị tu sĩ bắt đầu điều tra vụ giết người. Cuối cùng, họ đã vạch trần tội ác của cha họ trước cảnh sát.Với những câu chuyện như thế, làm sao người Cơ Đốc có thể tuyên bố là họ có chân lý? Làm sao họ dám khẳng định rằng tôn giáo của họ là tôn giáo tối ưu trên thế giới? Chúng ta có thể tìm thấy giải đáp cho vấn nạn hóc búa này

Page 102: Tan uoc( gian luot)

trong sách Hê-bơ-rơ.Thâm nhậpCác Phúc Âm được viết nhằm thuyết phục người ta cải đạo tin theo Cơ Đốc giáo, sách Hê-bơ-rơ được viết để ngăn chặn người ta rời bỏ Cơ Đốc giáo. Đối tượng cần đọc sách này là những người bị cám dỗ từ bỏ Cơ Đốc giáo, rời khỏi Hội Thánh hoặc vì cớ họ bị bức hại, hoặc vì cớ họ phải chịu đựng những gian khổ trong cuộc sống.Sách Hê-bơ-rơ gồm có năm phần. Trong mỗi phần đều có một lời cảnh cáo cùng một lời khuyên bảo. Chúng ta có thể tìm thấy bốn lý do trong bốn phần đầu giải thích vì sao Cơ Đốc giáo là tôn giáo ưu việt nhất trên thế giới. Phần cuối cho chúng ta biết làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục sống theo niềm tin của người Cơ Đốc và không trở lại với lối sống cũ hoặc tôn giáo cũ của chúng ta khi xưa.I. Con cao trọng hơn thiên sứ (1-2) Trước hết, Cơ Đốc giáo là tôn giáo ưu việt nhất vì Chúa Cứu Thế Giê-xu là Sứ Giả cao trọng nhất trong vũ trụ, Ngài cao trọng hơn cả thiên sứ (HeDt 1:4). Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng cao trọng vì Ngài là Con Một của Đức Chúa Trời và Danh Ngài vượt trổi hơn bất cứ danh nào khác. Danh cao cả ấy biểu hiện quyền thế và địa vị cao trọng của Ngài.Lời cảnh cáo trong phần thứ nhất là chúng ta đừng để mình bị trôi giạt khỏi sứ điệp cứu rỗi (HeDt 2:1-4). Một số tôn giáo thường tuyên bố rằng sứ điệp của họ đến từ Đức Chúa Trời qua trung gian một thiên sứ hoặc nhiều thiên sứ. Như vậy, sứ điệp của Cơ Đốc giáo do Chính Con Đức Chúa Trời đem đến cho chúng ta há chẳng quan trọng, quý báu hơn sao? Lời khuyên bảo trong phân đoạn này là chúng ta phải giữ vững lấy sứ điệp do Con Đức Chúa Trời đem đến cho chúng ta hơn cả những lời do đầy tớ và thiên sứ của Đức Chúa Trời rao truyền (HeDt 2:1).II. Chúa Giê-xu là Đấng được sai phái cao trọng hơn các nhà tiên tri (3-4) Thứ hai, Cơ Đốc giáo là tôn giáo ưu việt nhất trên thế giới vì chúng ta có một vị sứ giả hoặc một Nhà Tiên Tri cao trọng hơn bất cứ nhà tiên tri nào đã từng sống trên đời này. Chúa Cứu Thế Giê-xu vinh hiển, cao trọng hơn cả tiên tri Môi-se (HeDt 3:3). Ông Môi-se là vị tiên tri vĩ đại nhất trong thời Cựu Ước. Nhưng sự vinh hiển của ông chẳng khác nào một ngôi nhà sang trọng. Cũng theo lối so sánh này thì sự vinh hiển, cao trọng của Chúa Cứu Thế Giê-xu tương tự như sự vinh hiển của vị kiến trúc sư tài ba xây ngôi nhà sang trọng (HeDt 3:3). Hiển nhiên, Ngài cao trọng hơn tất cả các vị tiên tri đã sống trước hoặc sau thời đại Ngài. Ngài là Đấng dựng nên tất cả các nhà tiên tri! Không một tôn giáo nào có thể tuyên bố là họ có một nhà tiên tri lớn hơn cả.Vì thế, lời khuyên trong phần này là chúng ta chớ cứng lòng và hoài nghi

Page 103: Tan uoc( gian luot)

(HeDt 3:7-19). Chúng ta đừng xây lưng khước từ Đức Chúa Trời hằng sống (HeDt 3:12). Nhưng phải giữ vững niềm tin nơi Chúa Cứu Thế cho đến cuối cùng (HeDt 3:14). Lời khuyên bảo giữ vững niềm tin quan trọng đến mức tác giả sách Hê-bơ-rơ tiếp tục bàn vào chi tiết về vấn đề đó trong trọn Chương kế tiếp (HeDt 4:1-16). Dù ông Môi-se là một nhà lãnh đạo và một vị tiên tri vĩ đại, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, dân Do Thái vẫn không được vào “nơi an nghỉ” là Miền Đất Hứa. Con đường duy nhất để chúng ta được vào nơi an nghỉ của Đức Chúa Trời (tức là thiên đàng) là tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng tiên tri vĩ đại nhất.III. Thầy tế lễ Thượng phẩm tối cao, cao trọng hơn ông A-rôn (5-6) Lý do thứ ba chúng ta không nên từ bỏ Cơ Đốc giáo là vì chúng ta có một Thầy Tế Lễ Tối Cao trọn vẹn nhất trên thế gian này. Trong phần trước, tác giả so sánh Chúa Giê-xu với tiên tri Môi-se. Trong phần này, tác giả so sánh Chúa Giê-xu với anh của ông Môi-se là ông A-rôn, thầy tế lễ thượng phẩm đầu tiên và lớn nhất trong Do Thái giáo. Bởi đâu Chúa Giê-xu cao trọng hơn ông A-rôn? Bởi sự kêu gọi của Ngài (HeDt 5:4). Ông A-rôn được Đức Chúa Trời kêu gọi qua trung gian ông Môi-se. Nhưng Chúa Giê-xu được Đức Chúa Trời trực tiếp kêu gọi (HeDt 5:5). Đức Chúa Trời cũng gọi Chúa Giê-xu là “Con Ta”. không một thầy tế lễ nào, giữa vòng người sống hoặc kẻ đã qua đời, có thể tuyên bố họ được kêu gọi như vậy. Vì Chúa Giê-xu là Thầy Tế Lễ Tối Cao vĩ đại nhất, nên Ngài có quyền ban cho chúng ta niềm hy vọng vững chắc, là cái neo của linh hồn chúng ta (HeDt 6:19-20).Bởi chúng ta có niềm hy vọng đó trong Chúa Cứu Thế, chúng ta phải sốt sắng trong các việc lành, là những việc đi kèm với sự cứu rỗi (HeDt 6:4-12). Nhiều Cơ Đốc nhân trở nên biếng nhác không làm điều thiện (HeDt 6:12) khi họ mất hy vọng. Tác giả khuyên họ nên sốt sắng làm việc lành và giữ vững đức tin cho đến cuối cùng (HeDt 6:11-12).Đến đây, tác giả sách Hê-bơ-rơ nhận thấy rất khó giải thích thêm vì sao Chúa Giê-xu được xưng là Thầy Tế Lễ Tối Cao lớn nhất. Độc giả của ông không thể nắm bắt được vấn đề ở mức độ cao hơn mà ông muốn triển khai (HeDt 5:11). Do đó, ông thách thức họ tiến đến giai đoạn trưởng thành để hiểu được những điều đó (HeDt 6:1-3).IV. Chức Tế Lễ Tối Cao cao trọng hơn chức Tư Tế Lê-vi (7-10) Trong phần thứ tư, tác giả bắt đầu nói về “thức ăn đặc” dành cho Cơ Đốc nhân trưởng thành (HeDt 5:14), tức là những điều khó hiểu hơn. Ông tiếp tục triển khai đề tài Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm cao quý nhất trần gian. Ông đưa ra bốn lý do để chứng minh điểm này:1. Chúa Cứu Thế Giê-xu có phẩm trật tế lễ cao trọng nhất (Chương 7) .2. Chúa Cứu Thế Giê-xu có giao ước cao quý nhất với Đức Chúa Trời (Chương 8) .

Page 104: Tan uoc( gian luot)

3. Chúa Cứu Thế Giê-xu có đền thờ vinh hiển nhất (Chương 9) .4. Chúa Cứu Thế Giê-xu có sinh tế hoàn hảo nhất (Chương 10) .Trước tiên, phẩm trật tế lễ của Ngài là cao trọng nhất vì thuộc cấp bậc Mên-chi-xê-đéc. Đặc điểm của dòng tế lễ này là tồn tại đời đời (HeDt 7:3, 16). Vì Chúa Giê-xu sống vĩnh cửu nên Ngài là Thầy Tế Lễ đời đời (HeDt 7:21-24). Vì cớ đó, chúng ta có niềm hy vọng lớn lao hơn, nhờ niềm hy vọng đó chúng ta được đến gần Đức Chúa Trời (HeDt 7:19).Thứ hai, Đức Chúa Trời đã lập giao ước cao quý nhất với Chúa Cứu Thế Giê-xu vì lập trên những lời hứa quý báu hơn - những lời hứa vô điều kiện (HeDt 8:6). Điều quý báu nhất về những lời hứa đó chính là Đức Chúa Trời sẽ tha thứ mọi tội lỗi chúng ta (HeDt 8:12).Thứ ba, Chúa Cứu Thế Giê-xu thi hành chức tế lễ tại nơi thánh hoặc đền thánh tốt nhất vì đó là đền thờ thật trên trời, chớ chẳng phải đền thờ trần gian. Bởi đó, Chúa Giê-xu chỉ vào Đền Thánh dâng sinh tế một lần đủ cả (HeDt 9:25). Sinh tế Ngài đã dâng đem lại sự tẩy sạch hoặc sự thánh hoá hoàn toàn, tức là không chỉ tẩy sạch bề ngoài, nhưng hoàn toàn tẩy sạch lương tâm chúng ta (HeDt 9:14, 9).Thứ tư, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã dâng sinh tế hoặc lễ vật tốt nhất. Ngài không dâng súc vật làm sinh tế để làm trọn nhiệm vụ của một thầy tế lễ nhưng Ngài dâng hiến chính Ngài làm sinh tế vì vâng lời Đức Chúa Trời. Bởi đó chúng ta nhờ huyết Ngài mà được nên thánh (HeDt 10:10, 12).Hầu hết mọi tôn giáo trên thế gian đều có thầy tế lễ và thầy tế lễ tối cao riêng. Tất cả các tôn giáo đó, bất luận thời nào, cũng có những thầy tế lễ phạm đủ thứ tội ác ghê gớm. Và Cơ Đốc giáo cũng chẳng được miễn trừ. Đã bao lần, Hội Thánh phải bối rối và xấu hổ vì những tội lỗi khủng khiếp và ghê tởm do các thầy tế lễ của Hội Thánh phạm. Sự khác biệt duy nhất giữa Cơ Đốc giáo với các tôn giáo khác không phải là khác biệt về thầy tế lễ, nhưng khác biệt về Thầy Tế Lễ Tối Cao, tức là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Thầy Tế Lễ Tối Cao của Hội Thánh không những là Đấng trọn vẹn (HeDt 7:28), mà còn là Đấng sống vĩnh cửu (HeDt 7:24) và Ngài hiện đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (HeDt 8:1, 10:12).Do đó, có lời cảnh cáo chúng ta chớ bỏ lòng dạn dĩ để đến gần Đức Chúa Trời (HeDt 10:35). Chúng ta đừng trở lại với lối sống cũ đầy tội lỗi (HeDt 10:26) chỉ vì muốn tránh cuộc sống gian khổ do tin Chúa Cứu Thế (như bị tước đoạt của cải chẳng hạn - HeDt 10:34). Trái lại, chúng ta phải đến gần Đức Chúa Trời và gần gũi nhau để khích lệ nhau trong cuộc sống Cơ Đốc (HeDt 10:19-25).Mọi tôn giáo trên trần gian đều dễ bị thay đổi. Có điều gì cản trở một sứ giả khác của Đức Chúa Trời đem đến cho chúng ta một sứ điệp mới để thay thế cho sứ điệp cũ chăng? Cơ Đốc giáo là tôn giáo duy nhất có thể tuyên bố là

Page 105: Tan uoc( gian luot)

có được Lời Đức Chúa Trời vì Chính Con Đức Chúa Trời (HeDt 8:6), chớ chẳng phải thiên sứ hoặc nhà tiên tri, làm trung gian đem Lời ấy đến cho chúng ta.Tất cả các tôn giáo của thế gian đều có nhà hội, đền, chùa, nhà thờ riêng. Một số điện đền này đã bị thiêu rụi, còn một số khác lại bị mạo phạm. Nhưng chỉ có Cơ Đốc giáo mới có thể tuyên bố là mình có đền thánh trên trời và tồn tại đời đời (HeDt 9:24).Mọi tôn giáo trên thế gian đều dâng hiến sinh tế, lễ vật. Nhưng Cơ Đốc giáo là tôn giáo duy nhất có sinh tế hoàn hảo hoàn toàn được Đức Chúa Trời nhận lấy mà thôi.V. Có đức tin cao trọng hơn thối lui, nản lòng (11-13). Nhưng cho dù Chúa Cứu Thế Giê-xu là Sứ Giả, Nhà Tiên Tri, Thầy Tế Lễ Tối Cao và Sinh Tế hoàn hảo nhất; và cho dù Cơ Đốc giáo là tôn giáo ưu việt nhất trên trần gian, thì đã sao? Sự kiện đó chẳng làm cho chúng ta tốt hơn chút nào nếu chúng ta không có đức tin, nơi Chúa Giê-xu cứ lo quay về với tôn giáo cũ hoặc lối sống cũ đầy tội lỗi khi xưa.Trong phần thứ năm và cũng là phần cuối của sách Hê-bơ-rơ, tác giả khuyến giục chúng ta hãy có đức tin, đừng nản lòng (HeDt 12:3, 5). Ông khích lệ chúng ta bằng cách nêu ra một nhóm anh hùng đức tin trong quá khứ, là những người đã bền đỗ trong đức tin dù gặp phải mọi sự bắt bớ, khốn khổ, hoạn nạn (Chương 11) . Ông cảnh cáo chúng ta đừng xem thường sự sửa dạy của Đức Chúa Trời đối với con cái yêu dấu của Ngài (HeDt 12:5-11). Ông khuyên chúng ta loại bỏ mọi tội lỗi dễ vấn vương, và cứ tiếp tục giữ vững niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu (HeDt 12:1-3).Trọng tâmHãy giữ vững niềm tin của bạn vì Cứu Chúa của bạn là Đấng Cao Trọng, Chí Tôn.Thực hànhNhiều tín hữu thối chí, ngã lòng muốn từ bỏ niềm tin. Mấy người trong số họ nói rằng: “Hội Thánh đầy những người đạo đức giả”, hoặc “Cơ Đốc nhân không thực tế”, hoặc “Nếu có Đức Chúa Trời, sao tôi lại phải chịu đựng gian khổ như thế?” hoặc “Vì sao tôi phải chịu bức hại khi làm người Cơ Đốc?” Thành phần này có cùng một đặc điểm chung - họ không còn chăm chú vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng lại tập trung chú ý vào Hội Thánh, vào vài vị lãnh đạo Hội Thánh hoặc vào những nỗi khổ đau, hoạn nạn của riêng họ. Thông thường, khi chúng ta chịu khổ, chúng ta quên rằng phần lớn nỗi khổ đau của chúng ta là do tội lỗi của chính chúng ta gây ra (HeDt 12:16). Chúng ta cần xưng những tội lỗi đó với Đức Chúa Trời và tiếp tục sống đời sống thánh khiết (HeDt 12:14).Nhưng đôi khi chúng ta chịu khổ vì đức tin chớ chẳng phải vì tội lỗi chúng

Page 106: Tan uoc( gian luot)

ta. Trong đời sống của chúng ta vẫn còn nhiều điều khác, không phải là tội lỗi, nhưng có thể gọi là những “gánh nặng” (HeDt 12:1). Tuy nhiên, đây là những điều cản trở chúng ta trong cuộc đua Cơ Đốc cũng như trong cuộc sống thánh khiết. Trong số các gánh nặng đó có thể kể sự cay đắng (HeDt 12:15), tham tiền (HeDt 13:5), và tin đạo lạ (HeDt 13:9). Để chạy tốt trong cuộc đua, chúng ta cần loại bỏ những gánh nặng này và yêu thương nhau như anh em một thịt (HeDt 13:1), ân cần tiếp đãi khách (HeDt 13:2), nhớ đến những người chịu khổ trong lao tù vì cớ đức tin của họ (HeDt 13:3), tôn trọng hôn nhân (HeDt 13:4), vâng lời người lãnh đạo (HeDt 13:7, 17), chịu khổ nhục (HeDt 13:13). Và trên hết mọi sự hãy nhìn chăm Chúa Cứu Thế Giê-xu (HeDt 12:2) là Sứ Giả, Nhà Tiên Tri, Thầy Tế Lễ Tối Cao vĩ đại, là Con Một của Đức Chúa Trời, và là Đấng hôm qua, ngày nay, cho đến muôn đời không hề thay đổi (HeDt 13:8).Hê-bơ-rơTừ chính: CHÚA CỨU THẾ (LÀ) ĐẤNG CAO TRỌNGChủ đề chính: Sự cao trọngCụm từ chính: ‘tốt hơn/ cao trọng hơn’ (15 lần) Câu chính: “Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Giê- xu, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin.” (HeDt 4:14)Bài học chính: Hãy giữ vững niềm tin của bạn vì Cứu Chúa của bạn cao trọng hơn.

Gia-cơ

Tác giả: Ông Gia-cơ, em cùng mẹ với Chúa Giê-xu. Thời kỳ hình thành sách: Năm 50 SC, sau khi các tín hữu bị tản lạc khắp thế giới. Mục đích: Nhằm cảnh báo các tín hữu về sự cám dỗ của đời này. Đối tượng: Thành phần tín hữu có thể bị đồng hoá với đời này mà bản thân không hề nhận ra điều đó. Tản mạnTuvalu là một đảo quốc nhỏ giữa Thái Bình Dương. Phần đông cư dân đều là người Cơ Đốc và phương châm của đất nước này là Tuvalu sống cho Đức Chúa Trời. Cuối năm 1996, giới lãnh đạo đảo quốc Tuvalu phát hiện một điều kinh

Page 107: Tan uoc( gian luot)

ngạc. Khoảng 10% ngân sách toàn quốc năm 1997 đến từ một công ty đặt cơ sở ở Tân Tây Lan. Công ty này dùng số điện thoại ngắn của Tuvalu cho đường dây điện thoại thông tin về tình dục cho khắp thế giới. Tên nước Tuvalu được quảng cáo khắp thế giới cho mọi người biết để họ gọi điện đến nghe những thông tin bẩn thỉu về tình dục. Thế là 9900 người dân Tuvalu đứng trước một cuộc thử nghiệm: họ có thể làm ngơ trước những sự suy nghĩ của thế giới nghĩ đối với họ để mỗi năm ngân sách thu được thêm 1, 2 triệu đô-la mà không cần phải lao nhọc gì cả. Hoặc họ không cho công ty điện thoại về tình dục ấy dùng tên của đất nước họ mà quảng cáo về dịch vụ này và đành chấp nhận mất 10% thu nhập.Ông Gia-cơ viết cho giới người đang đối diện với loại cám dỗ tương tự. Họ không tìm đến sự cám dỗ nhưng sự cám dỗ tự tìm đến và mời mọc họ. Thậm chí khi bạn sống ở địa đàng giữa Thái Bình Dương mênh mông bạn cũng chẳng được miễn trừ khỏi sự cám dỗ của đời này.Thâm nhậpSách Gia-cơ có năm chương. Chương 1 là phần dẫn nhập, còn Chương 2 đến Chương 5 mô tả bốn loại cám dỗ có thể xảy đến với bạn.I. Cảnh báo về cuộc thử nghiệm niềm tin (1) Gia-cơ là sách nằm kế tiếp sách Hê-bơ-rơ trong Kinh Thánh của chúng ta. Trong sách Hê-bơ-rơ, tác giả khuyến giục chúng ta giữ vững đức tin. Còn trong sách Gia-cơ, tác giả cho biết rằng đức tin của chúng ta sẽ được thử nghiệm.Khi tôi nói: “Đức tin bạn sẽ được thử nghiệm”, thì bạn liên tưởng đến điều gì? Bạn nghĩ đến khổ đau và bức hại hoặc giàu có và thịnh vượng? Chắc là bạn sẽ nghĩ đến cả hai. Đức tin bạn được thử nghiệm bởi sự bức hại là vấn đề của sách tiếp theo trong Kinh Thánh - sách 1Phi-e-rơ. Nhưng trong sách Gia-cơ, đức tin bạn được thử nghiệm chủ yếu bởi tiền bạc và của cải vật chất, là những thứ thường thường khiến chúng ta liên hệ với sung sướng và vui thú. Sở dĩ chúng ta biết được điều này vì trong Chương 1, ông Gia-cơ nói về tiền bạc và của cải (Gia Gc 1:9-11) xem giữa hai câu Kinh Thánh nói về vấn đề xử trí với sự thử thách và cám dỗ (Gia Gc 1:3, 12).Nhưng không phải ông Gia-cơ chỉ cho chúng ta biết về vấn đề cám dỗ, mà ông còn cho chúng ta biết giải pháp - Lời Đức Chúa Trời (Gia Gc 1:22-24). Phương cách chống lại sự cám dỗ không phải chỉ là lắng nghe Lời Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta cũng phải làm theo Lời Ngài nữa.II. Niềm tin được thử nghiệm bởi của cải (2) Hình thức cám dỗ này xảy đến qua những người giàu có đến với Hội Thánh chúng ta. Nếu chúng ta thiên vị và đối xử đặc biệt với người giàu, tức là chúng ta thiếu niềm tin và rơi vào sự cám dỗ. Thiên vị là phạm tội (Gia Gc 2:9). Đúng là như thế!

Page 108: Tan uoc( gian luot)

Cách chiến thắng sự cám dỗ này là làm việc thiện cho người nghèo. Niềm tin chân thành sẽ đưa đến việc lành. Khi chúng ta gặp hoặc nghe nói về người nghèo, chúng ta cần nhận biết rằng đó là lúc niềm tin chúng ta được thử nghiệm. Chúng ta phải vượt qua cuộc thử nghiệm này bằng cách giúp đỡ họ về những nhu cần thuộc thể (Gia Gc 2:15-16).III. Niềm tin được thử nghiệm bởi lời nói (3) Đức tin chúng ta được thử nghiệm trong lãnh vực thứ hai là lãnh vực chúng ta không ngờ đến - đó là lời nói của chúng ta. người kiềm chế được lưỡi mình thật là người có đức tin và đủ phẩm cách làm thầy (Gia Gc 3:1-2). (Người trưởng thành không phải là người có khả năng nói tiếng lạ, nhưng là người kiềm chế được lưỡi mình) .Trong chúng ta ai là người khôn ngoan sáng suốt và xứng đáng làm thầy? Đó là những người có sự khôn ngoan thiên thượng. Không những họ làm việc lành, mà họ còn làm lành bởi sự khôn ngoan và nhu mì (Gia Gc 3:13).IV. Niềm tin được thử nghiệm bởi tinh thần tranh cạnh của đời này (4) Vấn đề khiêm nhu trong Chương 3 được triển khai thêm trong Chương 4. Lòng kiêu căng sẽ dẫn đến sự tranh chấp. Chúng ta cãi cọ, tranh giành nhau vì chúng ta ham muốn những điều thế gian ham muốn (Gia Gc 4:1-4). Chúng ta chỉ tìm kiếm những điều đem lại thoả mãn, vui thú cho riêng mình (Gia Gc 4:3) và chúng ta tranh giành nhau (Gia Gc 3:16). Đức tin chúng ta được thử nghiệm qua tinh thần tranh cạnh trên thế gian (Gia Gc 4:4).Giải pháp cho vấn đề thứ ba là hãy khóc lóc về những lỗi lầm mình đã phạm (Gia Gc 4:9), hãy phục tùng Đức Chúa Trời hoặc hạ mình xuống trước mặt Ngài (Gia Gc 4:7, 10). Chúng ta cần khóc lóc về những tội: nói hành nhau, xét đoán người khác (Gia Gc 4:11), và khoe khoang về những điều thuộc về đời này (Gia Gc 4:16). Trái lại, chúng ta phải tỏ lòng khiêm nhường bằng cách thuận phục Chúa về mọi kế hoạch của mình (kể cả những kế hoạch mưu sinh thế tục) (Gia Gc 4:13-17).V. Niềm tin được thử nghiệm bởi thành phần giàu có (5). Niềm tin chúng ta được thử nghiệm qua hình thức thứ 4 là bị kẻ giàu bóc lột. Ông Gia-cơ mở đầu Chương thứ 5 với lời mạnh mẽ quở trách người giàu có, là những người làm giàu bằng cách ăn gian tiền công của các thợ gặt (Gia Gc 5:1-6). Nhưng đối tượng chính là những người bị bóc lột. Ông khuyên giục họ hãy kiên nhẫn chịu đựng (Gia Gc 5:7-11).Phản ứng đúng đắn trước hình thức thử nghiệm đức tin thứ tư là cầu nguyện. Sự hoạn nạn hoặc đau yếu luôn được xem như lời kêu gọi thúc giục chúng ta cầu nguyện (Gia Gc 5:13-14). Lời cầu nguyện của người công chính có năng lực và rất hiệu nghiệm (Gia Gc 5:16). Bởi lời cầu nguyện, trời sẽ đổ mưa và đất đai sinh sản hoa màu để cung cấp thức ăn cho con người thay vì hạn hán và đói kém. Nhờ lời cầu nguyện, chúng ta không còn sống trong tội lỗi và

Page 109: Tan uoc( gian luot)

yếu đau, bệnh tật, nhưng sẽ nhận được sự tha thứ và chữa lành.Có người nói rằng: “Đức tin không được thử nghiệm thì không thể tin cậy được.” Còn sứ điệp ông Gia-cơ đem đến cho chúng ta là “Đức tin chẳng hề chịu thử nghiệm sẽ không bao giờ tăng trưởng được.” Mục đích Đức Chúa Trời cho phép đức tin chúng ta chịu thử nghiệm là nhằm làm cho đức tin chúng ta tăng trưởng. Chúng ta không coi những gian lao thử thách là điều dễ chịu. Nhưng sự trưởng thành, kết quả của thử thách, sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui mừng trọn vẹn (Gia Gc 1:2-4).Trọng tâmĐức tin chẳng hề chịu thử nghiệm thì sẽ không bao giờ tăng trưởng được.Thực hànhSách Gia-cơ có nhiều bài học rõ ràng, thực tiễn đến nỗi hầu hết các tín hữu đều có thể nhận ra cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chẳng phải là họ không biết áp dụng điều gì; nhưng vấn đề là khi nào thì áp dụng. Chúng ta thường tương tự như vị giáo sư đãng trí, là người biết bữa ăn trưa mình cần ăn những gì, nhưng lại quên vào lúc nào thì ăn trưa. Do đó, chúng ta nên tự vấn mình về những điểm cơ bản sau:1. Mới đây tôi có bị cám dỗ thiên vị người giàu có không?2. Tôi có bị cám dỗ không kiềm chế lời nói của mình không?3. Tôi có bị cám dỗ ham muốn những điều thuộc về thế gian chăng?4. Tôi có bị cám dỗ bóc lột người nghèo chăng? Hoặc,5. Tôi có bị cám dỗ từ bỏ niềm tin khi bị người giàu có bóc lột chăng?Nếu chúng ta trả lời Có ở bất cứ một câu hỏi nào, thì chúng ta cần phải trở lại với khâu:1. Đọc Lời Đức Chúa Trời,2. Làm việc lành,3. Nói năng với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời,4. Khóc lóc về tội lỗi mình trong tinh thần khiêm nhu, hạ mình; và5. Cầu nguyện trong đức tin.Gia-cơTừ chính: THỬ THÁCH (VÀ) CÁM DỖChủ đề chính: Đức tinCụm từ chính: ‘phước cho những người chịu thử thách’ (2 lần)Câu chính: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.” (Gia Gc 1:2- 4)Bài học chính: Đức tin chẳng hề được thử nghiệm thì sẽ không bao giờ tăng trưởng.

Page 110: Tan uoc( gian luot)

1 Phi-e-rơ

Tác giả: Ông Phi-e-rơ Thời kỳ hình thành sách: Thập niên 60 SC Mục đích: Nhằm khuyên bảo giới tín hữu đang chịu khổ đau đừng trả đũa khi bị bức hại. Đối tượng: Thành phần tín hữu chịu khổ đau dưới sự bất công của người cầm quyền, người làm chủ, người lãnh đạo và người làm chồng. Tản mạnVào tháng 5 năm 1990, một sự việc bi thảm đã xảy ra tại thành phố Durban, Nam Phi. Một người đàn ông bị xé thành từng mảnh khi thang máy đóng cửa kẹp đôi chân ông ta rồi chuyển động. Chi tiết làm cho tai nạn này càng bi thảm hơn là trong lúc người đàn ông lo giữ cửa thang máy ở vị trí mở cho các hành khách khác, thì sự trục trặc xảy ra, cửa thang máy đóng sầm lại và thang máy lập tức chuyển động. Người đàn ông hầu như chết ngay tức khắc.Khi đọc câu chuyện này, chắc là lòng bạn xốn xang muốn phản đối. Vì sao, trong tất cả mọi người, tai hoạ này lại xảy đến với một người đang lo giúp đỡ người khác? Nếu ông ta là người xấu xa đang làm một việc gian tà, thì có thể chúng ta còn chấp nhận tai hoạ đó. Nhưng vì tai hoạ lại xảy đến cho một người đang làm điều tốt, nên chúng ta cảm thấy tức tối. Chúng ta xót thương cho ông và chia buồn với gia đình ông.Kinh Thánh không cho chúng ta biết vì sao có người phải chịu khổ vì làm điều đúng. Nhưng Kinh Thánh cho biết chúng ta nên chịu khổ như thế nào khi chúng ta làm điều phải.Thâm nhậpChủ đề của thư 1Phi-e-rơ là Sự khổ đau bất công . Khổ đau mà ông Phao-lô muốn nói đến không phải là khổ đau vì bệnh tật và tai nạn. Nhưng ông nói đến nỗi khổ đau bất công vì nó xảy đến trong khi chúng ta làm điều đúng. Các tín hữu kiên quyết làm điều ngay thẳng thường nhận thấy mình bị người chủ, người chồng hoặc người cầm quyền ngược đãi mình. Người Cơ Đốc nên làm gì khi gặp phải hình thức thử thách này? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong thư 1Phi-e-rơ.Bức thư này gồm hai phần xấp xỉ bằng nhau. Do thư có năm chương, nên mỗi phần gồm hai chương rưỡi. Cả hai phần đều bàn đến cùng một chủ đề.

Page 111: Tan uoc( gian luot)

Nhưng nửa phần đầu của thư trực tiếp nói đến người phụ nữ và đầy tớ (người làm công) , thì nửa phần sau nói về người nam và người làm chủ.I. Người làm công và người phụ nữ chịu khổ cách bất công (1:1-3:6) Trong nửa phần đầu của thư, ông Phi-e-rơ đưa ra lời chỉ dạy về ba thái độ người làm công và làm vợ nên chịu khổ khi họ bị đối xử bất công.1. Họ phải chịu khổ với niềm hy vọng về sự cứu rỗi cuối cùng trong vinh quang (IPhi 1Pr 1:3-12). Lý do chúng ta phải chịu khổ là vì nỗi khổ đau đó chứng tỏ đức tin chúng ta là chân thật và thuần khiết (IPhi 1Pr 1:7).2. Họ phải sống thánh khiết và ngày càng tăng trưởng trong Chúa (IPhi 1Pr 1:13-2:3). Chúng ta phải ăn ở thánh thiện vì chúng ta được tạo nên để làm những hòn đá sống trong Hội Thánh Đức Chúa Trời, là nhà được xây trên Tảng Đá móng sống là Chúa Cứu Thế Giê-xu (IPhi 1Pr 2:4-10).3. Họ phải vâng phục những người cầm quyền, dù họ là người làm chủ hoặc làm chồng (IPhi 1Pr 2:11-3:6). Đức Chúa Trời muốn bạn làm lành để làm câm miệng những kẻ bạc đãi bạn (IPhi 1Pr 2:12, 15, 3:1).Khi đưa ra lời chỉ dạy về ba cách đối phó với sự ngược đãi, ba lần ông Phi-e-rơ nhắc nhở chúng ta đừng phạm tội (IPhi 1Pr 1:14, 2:1, 11). Sở dĩ ông nhắc nhở như vậy vì trong những lúc chúng ta gặp thử thách và khổ đau thì chúng ta cũng bị cám dỗ phạm tội rất mạnh. Bạn sẽ bị cám dỗ làm điều sai trái nhằm thử “sửa sai” những cách cư xử của người khác đối với bạn. Bạn cũng sẽ bị cám dỗ:1. Mất niềm hy vọng về tương lai.2. Ngừng tăng trưởng tâm linh; và3. Không tôn trọng những người bạc đãi bạn.Đây là lý do khiến ông Phi-e-rơ chỉ dạy chúng ta ba cách cụ thể để cứ tiếp tục làm lành. Động cơ thúc đẩy chúng ta làm lành xuất phát từ Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta, là Đấng đã chịu khổ mà chẳng hề phạm tội (IPhi 1Pr 2:21-22).II. Người nam và người làm chủ chịu khổ cách bất công (3:7-5:14) Không những người làm công và người làm vợ lắm khi bị bạc đãi. Đôi khi người làm chồng, người lãnh đạo và người làm chủ cũng bị đối xử bất công. Nửa phần sau bức thư này bàn về trường hợp của họ.Trong nửa phần sau, ông Phi-e-rơ cũng chỉ dạy người nam về ba cách chịu khổ:1. Họ phải chịu khổ mà không phạm tội (IPhi 1Pr 3:8-4:6). Với tư cách là đầy tớ Đức Chúa Trời, họ nên trung tín phục vụ người khác (IPhi 1Pr 4:7-11).2. Họ đừng kinh ngạc và hổ thẹn khi phải chịu khổ (IPhi 1Pr 4:12-19). Nhiều Cơ Đốc nhân thường trông mong Đức Chúa Trời ban cho họ những điều tốt đẹp khi họ làm lành. Họ ngạc nhiên khi bị bạc đãi. Đôi khi họ cảm thấy hổ

Page 112: Tan uoc( gian luot)

thẹn vì làm người Cơ Đốc. Ông Phi-e-rơ bảo họ đừng hổ thẹn vì làm môn đệ của Chúa. Nhưng họ chỉ nên hổ thẹn khi họ chịu khổ vì phạm tội ác (IPhi 1Pr 4:15).3. Họ phải chịu khổ trong tinh thần khiêm nhường (IPhi 1Pr 5:1-11). Các trưởng lão nên chăm sóc, chớ đừng áp chế bầy chiên mà Đức Chúa Trời giao cho họ (IPhi 1Pr 5:2-3). Các bạn thanh niên hãy vâng phục các trưởng lão (IPhi 1Pr 5:5), người làm chồng nên săn sóc vợ, quan tâm đến những nhu cầu của vợ (IPhi 1Pr 3:7). Mọi người hãy phục vụ nhau với tinh thần khiêm nhường (IPhi 1Pr 5:5-6).Ba thái độ khi gánh chịu sự khổ đau tương ứng với ba sự cám dỗ mà người nam phải đương đầu trong những hoàn cảnh đó.1. Bị cám dỗ trả thù. Vì thế, chúng ta đừng lấy ác trả ác (IPhi 1Pr 3:9).2. Bị cám dỗ buồn chán. Do đó, chúng ta phải vui mừng (IPhi 1Pr 4:13).3. Bị cám dỗ xúc phạm người cầm quyền chúng ta. Do đó, chúng ta hãy tích cực phục vụ những người dưới quyền chúng ta (IPhi 1Pr 5:2).Trên hết mọi sự, khi chúng ta phải chịu khổ cách bất công chúng ta phải có tinh thần sống cho Đức Chúa Trời tương tự như Chúa Cứu Thế Giê-xu (IPhi 1Pr 4:1-2).Trọng tâmHãy chịu khổ như Chúa Cứu Thế đã chịu.Thực hànhBạn thử mường tượng tình huống sau đây: một ông chồng chưa tin Chúa về nhà trong tình trạng say rượu. Ông đòi hỏi người vợ đã tin Chúa, sau khi làm việc ở sở suốt cả ngày, phải nấu bữa ăn tối rồi sau đó lau dọn nhà cửa. Ông nói rằng bà không được đi nhà thờ tham gia buổi nhóm cầu nguyện khi chưa làm xong việc nhà. Cảnh tượng này lặp đi lặp lại suốt mười hai năm qua trong cuộc sống vợ chồng của họ. Ông cũng không cho phép bà đưa cậu con trai một của họ đến nhà thờ. Nếu người phụ nữ này đến với bạn xin một lời khuyên, thì bạn khuyên bà nên làm gì?Câu trả lời rất đơn giản, có thể gói trọn trong mấy chữ: Làm điều hay lẽ phải (IPhi 1Pr 3:6). Điều lành mà bà vợ cần làm là vâng phục chồng bà (IPhi 1Pr 3:1-2). Không mấy ai chuộng lời khuyên này vì cũng chẳng dễ thực hiện. Đúng ra, hết sức khó thực hiện theo lời khuyên này. Vấn đề không phải là bà này không biết phải làm gì. Vấn đề là làm sao thực hiện được việc đó suốt nhiều năm ròng rã. Nhưng niềm hy vọng của bà là ở chỗ đó - hy vọng không nằm trong hoàn cảnh hiện tại nhưng trong vinh quang chung cuộc (IPhi 1Pr 1:7, 8, 11).Hãy làm việc lành chứ không phải làm việc thực tiễn, việc phổ biến, việc được nhiều người ưa thích, việc hợp lý, việc thuận lợi, việc dễ làm, việc dễ

Page 113: Tan uoc( gian luot)

chịu. Cứ lo làm điều lành , thế thôi. Đây là cách chịu khổ như Chúa Cứu Thế đã chịu.

1 Phi-e-rơTừ chính: KIÊN NHẪN (CHỊU) BẮT BỚChủ đề chính: Chịu khổCụm từ chính: (chịu khổ theo) ‘ý muốn của Đức Chúa Trời’ (4 lần) Câu chính: “Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài.” dc IPhi 2:21;)Bài học chính: Phải trải nghiệm nỗi khổ đau như Chúa Cứu Thế đã chịu.

2 Phi-e-rơ

Tác giả: Ông Phi-e-rơ Thời kỳ hình thành sách: Năm 65-68 SC, sau khi các giáo sư giả bắt đầu xuyên tạc các thư tín của ông Phao-lô và các sách khác trong Kinh Thánh. Mục đích: Nhằm cảnh báo về các tiên tri giả, là những kẻ dẫn người khác đi đến chỗ huỷ diệt. Đối tượng: Thành phần tín hữu tiếp cận với các tà đạo về ngày tận thế. Loại tà đạo này dạy rằng đời sống Cơ Đốc nhân phải nhận được “sự nhận biết bổ sung và sự nhận biết về những điều bí ẩn”. Tản mạnTháng 11 năm 1978, ông Jim Jones, lãnh đạo của một tà đạo có tên là Peoples’ Temple, ở San Francisco. Ông đã dẫn các thành viên của hội đến Jonestown, một thị trấn xa xôi, hẻo lánh ở Guyana. Tại đó, ông thuyết phục họ rằng họ không thể sống sót sau cơn thạnh nộ của thế giới bên kia rồi truyền cho họ uống thuốc độc (nước trái cây pha với hoá chất xyanua, một hợp chất hoá học rất độc) .Chín trăm mười ba (913) người đã chết trong vụ này, tin tưởng là họ cùng nhau lên thiên đàng.Tháng 9 năm 1985, khoảng 60 người thuộc bộ lạc Ata ở Phi-lip-pin theo lệnh của thầy thượng tế đã uống thuốc độc vì tin rằng nhờ hành động đó họ được “thấy mặt Đức Chúa Trời”.Tháng 4 năm 1993, ông David Koresh, lãnh đạo một nhóm người thuộc tà đạo Branch Davidians cố thủ trong một trang trại ở Texas. Sau 51 ngày bao

Page 114: Tan uoc( gian luot)

vây và bắn tỉa, cảnh sát liên bang đã tiến chiếm nơi cố thủ của họ. Toà nhà bắt lửa và 86 người, kể cả một số trẻ con còn nhỏ tuổi, đều chết trong ngọn lửa. Xem ra, chính các thành viên trong nhóm tà đạo đó đã đốt ngôi nhà. Ông Koresh cũng chết trong cơn hoả hoạn.Tháng 3 năm 1995, ở Nhật, đạo sĩ Shoko Asahara - giáo chủ của phái Aum Shinrikyo, có nghĩa là “Chân Lý Tối Cao” (Supreme Truth) , một tà đạo về ngày tận thế, truyền cho các đồ đệ rải hơi độc “sarin” trên đường xe điện ngầm ở Tokyo làm 12 người chết và 5000 người khác bị nhiễm độc.Tháng ba năm 1997, ở California, 39 người thuộc nhóm tà đạo Higher Source (Nguồn Sống Cao Hơn) đã uống thuốc an thần (Phénobarbitol) hoà với rượu Vodka (Theo “Những điềm báo về ngày tận thế”) . Nhóm này tin rằng họ sẽ được đưa lên tầng cao hơn nhân loại (“Level Above Human”) , đến “Literal Heaven” (“Thiên đàng đúng nghĩa”) . Ông Barry Applewhite, người cầm đầu nhóm này vốn là con của một mục sư. Ông bảo các thành viên trong nhóm rằng họ sẽ được đi trong một phi thuyền không gian lạ đang bay phía sau sao chổi Hale-Bopp (lúc đó sao chổi này đang bay gần tới trái đất) . Một bài báo đã mô tả hiện tượng trên đây bằng công thức sau đây:Chủ trương về Ngày tận thế + Lãnh đạo thuộc phái Tìm cầu ân tứ thánh linh = Thảm hoạ.Còn rất nhiều lãnh đạo tương tự đã xuất đầu lộ diện, và chắc chắn nhiều lãnh đạo của các tà đạo khác sẽ xuất hiện. Rồi cũng sẽ có nhiều người, theo họ đi tới chỗ huỷ diệt hơn. Tuy nhiên, tín hữu nào đã đọc thư tín thứ hai của ông Phi-e-rơ, thì những thông tin đó chẳng có gì là lạ lùng cả. Gần 2000 năm trước, ông Phi-e-rơ đã cảnh cáo chúng ta rằng các “tiên tri” và “giáo sư” giả thuộc loại này sẽ dẫn chúng ta tới chỗ huỷ diệt. Do đó, thay vì dành thời gian nghiên cứu về từng tà đạo trong vô số các nhóm tà đạo này, chúng ta tập trung chú ý vào Lời Đức Chúa Trời.Thâm nhậpNhiều người không chấp nhận việc gọi các hội giáo khác là tà đạo. Nhưng sự thật vẫn còn đó cho dù bạn gọi các hội giáo ấy là gì đi nữa, thì họ cũng truyền bá các giáo lý độc hại và dẫn nhiều người tới chỗ huỷ diệt. Thư 2Phi-e-rơ mô tả ba giáo lý độc hại, tức ba tà thuyết, là những “nét đặc trưng” của một tà đạo.I. Nhận biết đúng đắn về Chúa Cứu Thế là đủ (1) Giáo huấn độc hại thứ nhất của tà đạo là phủ nhận Kinh Thánh là đủ cho đời sống tin kính. Vào thời điểm ông Phi-e-rơ viết thư này, có một nhóm người đi khắp nơi dạy dỗ Cơ Đốc nhân rằng để được tăng trưởng tâm linh, họ phải có thêm tri thức “đặc biệt” ngoài lời dạy của các sứ đồ.Về sau, nhóm người này được gọi là nhóm Trí Huệ (Gnostics) vì trong Hi-văn từ gnosis có nghĩa là “tri thức”. Họ dạy rằng chỉ có một nhóm người

Page 115: Tan uoc( gian luot)

được đặc ân nhận tri thức “đặc biệt” đó từ Đức Chúa Trời thông qua sự mặc khải và lời tiên tri.Phản ứng trước lời dạy dỗ độc hại này, ông Phi-e-rơ bảo đảm với chúng ta là sự hiểu biết về Chúa Cứu Thế Giê-xu thực sự đã đủ để chúng ta sống một cuộc đời tin kính (IIPhi 2Pr 1:3). Chân lý “cũ” về Chúa Cứu Thế được khải thị trong Kinh Thánh cần phải được dạy đi dạy lại (IIPhi 2Pr 1:12). Chúng ta không cần đến “chân lý mới” mà chẳng phải là chân lý chút nào.Mặt khác, các nhóm tà đạo phát triển là nhờ lôi kéo các tín hữu rời bỏ Hội Thánh bằng cách hứa hẹn với họ một tri thức “mới” và “đặc biệt” chỉ dành riêng cho giới ưu tú. Họ tuyên bố rằng những người không có tri thức đó là vì không được ban cho hoặc thậm chí không được cứu khỏi tội lỗi. Đó là lý do giải thích vì sao họ thường có những quyển sách hoặc các tác phẩm đặc biệt mà họ coi là có thẩm quyền ngang hàng với Kinh Thánh. Trong thực tế, họ thường nghiên cứu các tác phẩm loại này đến mức họ khinh suất hoặc xuyên tạc Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 3:16).Ông Phi-e-rơ gợi ý là các tác phẩm của họ thật ra là “những câu chuyện khéo bịa đặt” chứ không được chứng minh bởi những sự kiện lịch sử đáng tin cậy hoặc bởi những bản tường thuật của người chứng kiến. Nếu bạn nghiên cứu một vài nhóm tà đạo hiện đại, bạn sẽ nhận thấy điều ông Phi-e-rơ nói là hoàn toàn đúng. Các tà thuyết của họ căn cứ vào những câu chuyện về từng trải cá nhân không được xác minh.Mặt khác, sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã được lịch sử chứng minh là chính xác vì đây là những sự kiện mà mọi người đều biết và đã diễn ra công khai. Chính các sứ đồ đã chứng kiến những sự kiện này (IIPhi 2Pr 1:16) và họ giảng dạy theo sự cảm ứng của Thánh Linh chớ không theo tri thức của con người (IIPhi 2Pr 1:21). Nhờ được tăng trưởng trong sự hiểu biết Chúa Giê-xu qua lời dạy của các sứ đồ, chúng ta sẽ không bị sa vào cạm bẫy mà quên rằng chúng ta đã được cứu khỏi tội lỗi ngày trước của mình (IIPhi 2Pr 1:9).Giới tín hữu lo tìm kiếm tri thức “mới” và “đặc biệt” là những tấm bia quan trọng nhất mà các nhóm tà đạo nhắm vào. Họ đã chán nghe “những chuyện thường thấy” trong Kinh Thánh. Họ muốn làm thành viên của một nhóm Cơ Đốc nhân “thật đặc biệt”. Nếu bạn đang ở trong tình trạng tương tự - hãy thận trọng! Rồi sẽ có nhiều người tự xưng mình là tiên tri và sẵn sàng nói những “lời tiên tri” mới mẻ, lý thú nhằm lôi kéo bạn vào tà đạo của họ.II. Sự nhận biết giả mạo về Chúa Cứu Thế sẽ dấy lên (2) Giáo lý độc hại thứ hai của một tà đạo là chối bỏ quyền làm Chúa và sự cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu (IIPhi 2Pr 2:1). Họ nói rằng họ tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng khi bạn chất vấn thêm, bạn sẽ phát hiện rằng “Chúa Cứu Thế Giê-xu” mà họ tin chẳng phải là Chúa Cứu Thế Giê-xu trong Kinh

Page 116: Tan uoc( gian luot)

Thánh. “Chúa Giê-xu” của họ thường là con người hoá thần hoặc Ngài chỉ là người làm “bình chứa” thần linh của Đức Chúa Trời, hoặc Ngài ra đời nhờ có cuộc giao hợp giữa Đức Chúa Trời và bà Ma-ri. Thậm chí có một số tà đạo tuyên bố rằng Ngài là một con người kỳ lạ từ một hành tinh khác tới! Chúa Cứu Thế Giê-xu thật, trái lại, hoàn toàn là thần nhân. Ngài không phải là loài thọ tạo, nhưng Ngài là Đấng Sáng Tạo toàn cõi vũ trụ.Ngoài việc phủ nhận quyền làm Chúa của Chúa Cứu Thế Giê-xu, các tà đạo còn chối bỏ sự cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu (IIPhi 2Pr 2:1). Từ ngữ cứu chuộc xuất xứ từ phong tục mua hoặc chuộc nô lệ ở khu buôn bán nô lệ của người La Mã thời xưa. Chúa Cứu Thế Giê-xu, bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá vì cớ chúng ta, đã mua hoặc cứu chuộc chúng ta khỏi cuộc đời làm nô lệ cho tội lỗi.Các tà giáo thường dạy rằng nếu bạn chỉ tin Chúa Cứu Thế Giê-xu mà thôi thì bạn chưa hội đủ điều kiện để được giải thoát khỏi tội lỗi. Họ bảo bạn phải trải qua những nghi lễ đặc biệt như lễ báp-tem bằng nước, hoặc lễ hôn phối đặc biệt, hoặc bạn phải làm việc lành, hoặc phải đầu thai để được cứu chuộc. Nếu tình cờ bạn gặp một nhóm đạo nào dạy rằng chỉ tin vào sự chết của Chúa Cứu Thế mà thôi thì chưa hội đủ điều kiện để được cứu, thì nhóm đạo đó là tà đạo.Bạn cũng có thể nhận ra tà giáo bằng cách xem xét đời sống của người sáng lập họ giáo chủ của họ. Thông thường, bạn sẽ nhận thấy rằng họ:• Kiêu căng, khinh dễ quyền phép (IIPhi 2Pr 2:10).• Gian dâm (IIPhi 2Pr 2:14).• Tham lam (IIPhi 2Pr 2:14).Nếu bạn nghiên cứu về các tà phái hiện đại, bạn sẽ khám phá ra rằng có nhiều giáo chủ của các tà phái dạy tín đồ của mình chống lại chính phủ hoặc tổ quốc. Còn một số giáo chủ khác lại sống gian dâm bằng cách cưới nhiều vợ hoặc có nhiều tình nhân. Còn một số giáo chủ khác thì sống cực kỳ xa hoa và sự xa hoa đó chính là dấu hiệu của lòng tham lam nơi họ. Ông Phi-e-rơ đã tiên tri các đặc điểm của tà đạo chính xác 100%.Một đặc điểm chung khác của các giáo chủ tà đạo là nhiều người trong số họ từ lúc đầu đã rời khỏi Hội Thánh thuần tuý (Hội Thánh tin vào thẩm quyền tuyệt đối của Kinh Thánh trên nền tảng căn bản cho niềm tin Cơ Đốc) . Ông Phi-e-rơ mô tả họ là những người “đã bỏ đường ngay” (IIPhi 2Pr 2:15), sau khi “đã biết đường công bình” thì họ lại “từ bỏ những điều răn thánh” (IIPhi 2Pr 2:21).Dù sinh trưởng trong môi trường nào chăng nữa, tương lai của các giáo chủ tà đạo đó đều như nhau - rơi vào thảm hoạ, và huỷ hoại. Bất cứ ai theo họ cuối cùng sẽ chịu chung số phận với họ (IIPhi 2Pr 2:1, 3, 12). Một số giáo chủ tà đạo đã dẫn dụ tín đồ của mình uống thuốc độc để thoát khỏi thế giới

Page 117: Tan uoc( gian luot)

trần tục này. Còn các giáo chủ khác, cũng nguy hiểm không kém, lại dạy đồ đệ mình những giáo lý độc hại. Nhưng con đường để Cơ Đốc nhân thật “thoát khỏi sự ô uế của thế gian” (IIPhi 2Pr 2:20) đó là “nhờ sự nhận biết Chúa Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa của mình”. Chính Đức Chúa Trời hứa rằng trước đây Ngài đã bảo vệ, giải cứu ông Nô-ê (IIPhi 2Pr 2:5) và ông Lót (IIPhi 2Pr 2:7-9) thể nào, thì Ngài cũng sẽ bảo vệ và giải cứu người công chính của Ngài thể ấy. Có lẽ một số tà đạo cũng có một mục đích cao quý là cố gắng thoát khỏi nếp sống tội lỗi của trần gian này. Nhưng do họ loại bỏ Đức Chúa Trời mà tự cố công gắng sức làm điều đó, nên cuối cùng họ rước lấy kết cuộc tự tiêu diệt mình (và đôi khi cũng tiêu diệt người khác nữa) .III. Sự nhận biết chân thật về Chúa Cứu Thế trông đợi Ngài tái lâm (3) Giáo lý độc hại thứ ba của tà đạo là phủ nhận sự tái lâm của Chúa Cứu Thế (IIPhi 2Pr 3:4). Đây là chuyện lạ, vì phần nhiều các tà giáo đều bị cuốn hút cách kỳ lạ vào vấn đề thế giới bị huỷ diệt trong tương lai. Báo chí gọi đó là nỗi ám ảnh về ngày tận thế (Doomsday thinking) . Nhưng trong khi người Cơ Đốc trông chờ Chúa Cứu Thế Giê-xu tái lâm với niềm hy vọng, các tà giáo lại tìm kiếm những con đường khác để thoát khỏi “ngày tận thế”. Nhiều người trong số họ thẳng thừng phủ nhận sự kiện Chúa Cứu Thế tái lâm, viện cớ rằng sau 2000 năm rồi mà Chúa Cứu Thế vẫn không trở lại.Kinh Thánh giải thích rằng sở dĩ Chúa Cứu Thế chậm trở lại vì lòng nhân từ và nhịn nhục của Đức Chúa Trời, Ngài dành thêm thì giờ cho tội nhân có dịp ăn năn (IIPhi 2Pr 3:9, 15). Trong tinh thần cảnh giác, chờ đợi ngày Chúa Cứu Thế trở lại, chúng ta phải sống một cuộc đời thánh khiết và tin kính (IIPhi 2Pr 3:11, 14).Tóm lại, chúng ta có thể nhận biết tà giáo qua ba giáo huấn độc hại của họ sau đây:1. Phủ nhận sự nhận biết Kinh Thánh có giá trị đầy đủ;2. Phủ nhận quyền làm Chúa và sự cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu (IIPhi 2Pr 2:1);3. Phủ nhận sự tái lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu (IIPhi 2Pr 3:4).“Thuốc giải độc” hoặc “phương thuốc” cứu chữa những giáo lý độc hại đó là sự hiểu biết chân thật về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chủ đề chính của thư 2Phi-e-rơ là Nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-xu . Cụm từ này (với những thay đổi nhỏ) được lặp lại sáu lần trong ba chương (IIPhi 2Pr 1:2, 3, 8, 2:20, 3:18).Trong chương thứ nhất, ông Phi-e-rơ cho chúng ta biết rằng sự hiểu biết chân thật về Chúa Cứu Thế Giê-xu (chúng ta đã nhận được qua Thánh Kinh) là đầy đủ sống cuộc đời tin kính (IIPhi 2Pr 1:3) và điều đó phải được dạy dỗ và nhắc đi nhắc lại (IIPhi 2Pr 1:12). Trong chương thứ hai, ông cho biết là chúng ta có thể thoát khỏi nếp sống tội lỗi của thế gian nhờ nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-xu (IIPhi 2Pr 2:20). Trong Chương thứ 3, ông nhắc nhở chúng

Page 118: Tan uoc( gian luot)

ta hãy tấn tới trong sự thông biết Chúa Giê-xu là Chúa và Cứu Chúa chúng ta để khỏi bị những lý thuyết sai lầm của bọn người ác ấy dẫn dụ, quyến rũ (IIPhi 2Pr 3:17-18).Trọng tâmNhận biết Chúa Cứu Thế là “phương thuốc” cứu chữa chúng ta khỏi tà đạo.Thực hànhChúng ta có nguy cơ say mê tìm hiểu, nghiên cứu về các nhóm tà giáo đến mức không tra xem Kinh Thánh và tăng trưởng đời sống tâm linh. Có rất nhiều nhóm tà đạo chúng ta không thể nghiên cứu hết được. Thay vì cảnh báo chúng ta về mọi tà đạo có khả năng dấy lên, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta thư 2Phi-e-rơ nhằm giúp chúng ta nhận biết tà giáo khi chúng ta gặp họ. Ngài bày tỏ cho chúng ta ba điều cần biết khi gặp một nhóm người đáng nghi ngờ tự xưng là “người Cơ Đốc”. Chúng ta cần hỏi họ các điểm sau đây:1. Ngoài Kinh Thánh ra, họ có quyển sách hoặc tác phẩm nào khác có thẩm quyền không?2. Họ có hoàn toàn tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thần Nhân, tin rằng Ngài không phải là vật thọ tạo và tin rằng Ngài chịu chết trên thập tự giá để đền tội cho những người tin Ngài?3. Họ có cảnh giác, chờ đợi ngày Chúa Cứu Thế tái lâm bằng cách sống cuộc đời thánh khiết, vâng phục và không tham lam không?Ông Phi-e-rơ cũng dạy chúng ta phải tăng trưởng trong sự tin kính và thánh khiết như thế nào:1. Chúng ta phải trưởng thành trong đức tin, trong sự nhân đức, sự học thức, sự tiết độ (hoặc tự chủ) , sự kiên nhẫn (hoặc nhịn nhục) , sự tin kính, trong tình yêu thương và lòng yêu mến (IIPhi 2Pr 1:5-7). Những kết quả đó bày tỏ rằng sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Giê-xu chẳng phải là vô ích.2. Chúng ta phải tin chắc mình đã thật được Đức Chúa Trời kêu gọi, cứu rỗi (IIPhi 2Pr 1:10-11) và bảo vệ, giải cứu (IIPhi 2Pr 2:5-7).3. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại bằng cách sống cuộc đời thánh khiết (IIPhi 2Pr 3:14).Nhiều Cơ Đốc nhân không thật sự tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã “ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính” (IIPhi 2Pr 1:3). Nhiều người trong số họ nói như vầy: “Đức Chúa Trời đã ban cho tôi mọi nhu cầu để sống cuộc đời tin kính ngoại trừ _________”. Vài người trong số họ không tin họ có thể đạt đến sự công nghĩa trên phương diện đạo đức. Những người khác thì không tin họ có thể chiến thắng tội lỗi. Còn những người khác nữa lại không tin họ có thể yêu thương anh em mình. Điều đó chứng tỏ họ không có đức tin nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng tìm kiếm phương cách sống cuộc đời tin kính ở ngoài Kinh Thánh, bằng không thì chẳng khác

Page 119: Tan uoc( gian luot)

gì chúng ta mở cửa cuộc đời của mình để đón nhận đủ thứ giáo sư giả và lời tiên tri giả. Phương cách để chúng ta có thể sống cuộc đời “không vết, không tì và không chỗ trách được” thật ra đã được bày tỏ cho chúng ta rồi: từng bước một. Hãy bắt đầu bằng bước đức tin, rồi tiếp tục bước đến những bước kế tiếp, đó là sự nhân đức, sự học thức, sự tự chủ, nhịn nhục, tin kính rồi bạn sẽ đạt đến đích là tình yêu thương anh em và lòng tin kính (IIPhi 2Pr 1:5-7). Hãy xác định xem bạn đang ở bước phát triển nào?2 Phi-e-rơTừ chính: LỜI TIÊN TRI (VÀ) TÀ THUYẾTChủ đề chính: Giáo sư giảCụm từ chính: ‘nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-xu và Cứu Chúa chúng ta’ gr 8 (3 lần) # Câu chính: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em đã được biết trước, vậy hãy giữ cho cẩn thận, e anh em cũng bị sự mê hoặc của những người ác ấy dẫn dụ, mất sự vững vàng của mình chăng. Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ.” (IIPhi 2Pr 3:17-18a)Bài học chính: ‘Phương thuốc’ đối phó với tà đạo là nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-xu.

1 Giăng

Tác giả: Ông Giăng, vị sứ đồ được yêu quý. Thời kỳ hình thành sách: Năm 85-90 SC, khi các tà thuyết và thái độ thờ ơ, lãnh đạm trở thành nan đề trong Hội Thánh. Mục đích: Nhằm cung ứng ba cách kiểm nghiệm giúp Cơ Đốc nhân biết rõ rằng họ là môn đệ thật của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Đối tượng: Thành phần tín hữu bị đám giáo sư giả dạy bảo rằng họ cần có “tri thức đặc biệt” để được sự sống đời đời. Tản mạnLàm sao bạn phân biệt được cây chết và cây sống khi cả hai cây đều trụi lá? Nếu bạn đốn hạ cây để xem xét, thì vô tình bạn giết chết cây còn sống. Như vậy, làm sao bạn có thể phân biệt mà không làm hại cây còn sống?Làm sao bạn phân biệt giữa Hội Thánh chết với Hội Thánh trong tình trạng ngủ mê? Trông cả hai đều như nhau; cả hai Hội Thánh đều chẳng có dấu hiệu nào về sự sống thuộc linh cả. Nếu bạn cho rằng cả hai Hội Thánh đều

Page 120: Tan uoc( gian luot)

sống nhưng thật ra cả hai đều đã chết, thì khi vào thiên đàng bạn sẽ chẳng thấy Hội Thánh nào ở đó cả! Nhưng nếu bạn nghi ngờ về sự cứu rỗi của cả hai và bạn cứ nhắc đi nhắc lại là cả hai Hội Thánh phải cầu nguyện tiếp nhận Chúa Cứu Thế, thì có thể bạn làm cho một trong hai Hội Thánh nghi ngờ về sự cứu rỗi của chính họ. Như vậy, bạn giải quyết thế nào đối với hội chúng trông có vẻ đã chết hoặc ngủ mê?Phương cách phân biệt cây chết và cây sống là bón phân, tưới nước và chăm sóc cả hai cây. Cây còn sống sẽ ra lá, đơm hoa và kết quả. Quả là dấu hiệu chắc chắn của sự sống. Tương tự, phương cách giải quyết tình trạng một cộng đồng tín hữu không có dấu hiệu về sự sống thuộc linh là thách thức họ tăng trưởng và kết quả thuộc linh. Kết quả thuộc linh là dấu hiệu chắc chắn của sự sống thuộc linh. Phương cách tốt nhất để biết chắc đã được cứu là kết quả thuộc linh.Thâm nhậpLý do ông Giăng viết bức thư thứ nhất là vì có một số giáo sư giả thâm nhập vào Hội Thánh. Các giáo sư giả này đi khắp nơi truyền dạy rằng chỉ một mình họ có “sự hiểu biết thật” về Đức Chúa Trời (IGi1Ga 2:4). Vì vậy, về sau người ta mệnh danh cho họ là nhóm Trí Huệ (Gnostics) (có nguồn gốc từ từ gnosis trong Hi-văn, có nghĩa là “tri thức / sự hiểu biết”) . Họ cũng cho rằng thể xác hoàn toàn xấu xa tội lỗi còn tâm linh thì hoàn toàn tốt lành. Do đó, dù thân xác một người phạm tội tâm linh người ấy vẫn ngay lành, công nghĩa. Chủ trương này dẫn họ đến chỗ sống cuộc đời tội lỗi công khai.Nhiều người bị các giáo sư đó dẫn dụ vào con đường sai lạc. Vì thế, ông Giăng cố gắng thực hiện hai việc cần thiết trong thư. Trước tiên, ông chứng tỏ rằng những giáo lý đó là tà thuyết. Thứ hai, ông quả quyết với các tín hữu về sự cứu rỗi họ. Ông đạt được cả hai mục tiêu bằng cách đề nghị với các tín hữu ba cuộc kiểm nghiệm để phân biệt Cơ Đốc nhân thật với “Cơ Đốc nhân giả”. Bức thư của ông gồm có ba phần. Mỗi phần đều đề cập đến ba cuộc kiểm nghiệm này, với trình tự khác nhau.Phần thứ nhất trình bày ba cuộc kiểm nghiệm theo thứ tự sau đây (IGi1Ga 1:1-2:27).1. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi (IGi1Ga 1:5-2:2)2. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương (IGi1Ga 2:3-11)3. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu (IGi1Ga 2:18-27)Phần thứ hai cũng bàn đến ba cuộc kiểm nghiệm theo cùng một thứ tự (IGi1Ga 2:28-4:6):1. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi (IGi1Ga 2:28-3:10a)2. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương (IGi1Ga 3:10b-24)3. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu (IGi1Ga 4:1-6)Tuy nhiên, phần thứ ba (IGi1Ga 4:7-5:21) lại trình bày theo một thứ tự khác:

Page 121: Tan uoc( gian luot)

1. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương (IGi1Ga 4:7-5:5)2. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu (IGi1Ga 5:6-13)3. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi (IGi1Ga 5:14-21)I. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi Trong bức thư này, ông Giăng mô tả cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi qua ba cách:1. Thứ nhất, chứng cớ của tội lỗi (IGi1Ga 1:5-2:2). Bất luận người nào (như người Trí Huệ chẳng hạn) nói rằng mình không còn phạm tội nữa đều là kẻ nói dối (IGi1Ga 1:8, 10).2. Thứ hai, làm điều tội lỗi (IGi1Ga 2:28-3:10a). Ai cứ làm điều tội lỗi là người không sanh bởi Đức Chúa Trời; và thuộc về ma quỷ (IGi1Ga 3:8). Còn ai làm điều công chính là người công chính, tương tự như Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng công chính (IGi1Ga 3:7).3. Thứ ba, cầu nguyện cho tội nhân (IGi1Ga 5:14-21). Chúng ta phải cầu nguyện cho những người tín hữu phạm tội (chứ không phải những người phạm tội đáng chết) . Ông Giăng không xác định “tội đáng chết” là tội nào. Có lẽ đây là tội thờ lạy thần tượng (IGi1Ga 5:21). Hoặc có lẽ đó là tội liên tục chối bỏ chân lý như Trí Huệ phái (IGi1Ga 5:21). Ai phạm “tội đáng chết” này không phải là Cơ Đốc nhân thật.Không những ông Giăng đưa ra ba cách kiểm nghiệm để biết chắc một tín hữu là Cơ Đốc nhân thật hoặc giả, nhưng ông còn bảo đảm với chúng ta về ba điều:1. Bảo đảm được tha thứ - ai xưng tội với Chúa sẽ được Ngài tha thứ và tẩy sạch mọi tội lỗi (IGi1Ga 1:9).2. Bảo đảm được vững lòng tin - ai tin cậy Chúa Cứu Thế sẽ không bị hổ thẹn khi Ngài ngự đến (IGi1Ga 2:28).3. Bảo đảm được bảo vệ - ai sanh bởi Đức Chúa Trời không còn tiếp tục phạm tội như người Trí Huệ vì Chúa bảo vệ họ và ma quỷ không thể động chạm đến họ được (IGi1Ga 5:18).II. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương Cuộc kiểm nghiệm thứ hai là cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương. Cuộc kiểm nghiệm này cũng có thể được thực hiện theo ba cách:1. Kiểm nghiệm xem một tín hữu có giữ điều răn của Đức Chúa Trời là kính mến Ngài hoặc chỉ nói mình biết Ngài mà thôi (IGi1Ga 2:4-5).2. Kiểm nghiệm xem người ấy có yêu thương các tín hữu khác không (IGi1Ga 3:10b).3. Kiểm nghiệm xem người ấy có thù ghét các anh em tín hữu khác hay không (IGi1Ga 4:20).Trong phần mô tả thứ nhất về cuộc kiểm nghiệm này (IGi1Ga 2:3-11), ông Giăng cho chúng ta biết nhiệm vụ tình yêu thương -yêu thương người khác

Page 122: Tan uoc( gian luot)

là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, chứ không phải là một sự lựa chọn. Trong phần mô tả thứ hai (IGi1Ga 3:10b-24), ông Giăng cho chúng ta biết cách yêu thương - chúng ta phải thật lòng yêu thương người khác và chứng tỏ tình yêu ấy bằng hành động chứ không phải chỉ yêu thương đầu môi chót lưỡi (IGi1Ga 3:18). Còn trong phần mô tả thứ ba (IGi1Ga 4:7-5:5), ông nêu ra động cơ thúc đẩy chúng ta yêu thương - chúng ta yêu thương nhau vì Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta trước (IGi1Ga 4:11).III. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu Cuộc kiểm nghiệm thứ ba để phân biệt Cơ Đốc nhân thật với “Cơ Đốc nhân” giả là xét xem đương sự tin điều gì về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Một lần nữa, ông Giăng đưa ra ba cách áp dụng cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu:1. Kiểm nghiệm xem đương sự có phủ nhận Chúa Giê-xu vừa có nhân tánh và thần tánh (tức là vừa là con người vừa là Đức Chúa Trời) hay không. Nếu đương sự chối bỏ lẽ thật này, thì đương sự là “Cơ Đốc nhân” giả (IGi1Ga 2:22).2. Xét xem đương sự có tin Chúa Cứu Thế Giê-xu đã ra đời trong xác thịt hoặc không, hoặc đương sự chỉ tin Ngài là thần linh. Nếu đương sự xưng nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu ra đời trong xác thịt, thì thần linh ở trong đương sự là bởi Đức Chúa Trời (IGi1Ga 4:2-3).3. Kiểm nghiệm xem đương sự có xưng nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời hoặc không. Nếu có, thì Đức Chúa Trời đang ngự trong lòng đương sự (IGi1Ga 4:15, 5:1, 10).Ông Giăng cũng đưa ra ba lời bảo đảm cho người Cơ Đốc trong cuộc kiểm nghiệm này:1. Bảo đảm là Chúa Giê-xu xức dầu cho chúng ta. Ngài xức dầu cho chúng ta bằng Thánh Linh (IGi1Ga 2:20, 27).Thánh Linh bày tỏ cho chúng ta biết ai là “Cơ Đốc nhân” giả.2. Bảo đảm là chúng ta có thần linh của Chúa Giê-xu . Thần linh này cũng là Thánh Linh. Ngài là Đấng thuyết phục chúng ta tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu chào đời trong xác thịt (IGi1Ga 4:2-3).3. Bảo đảm là chúng ta có những bằng chứng về Chúa Giê-xu (IGi1Ga 5:7-9). Có ba bằng chứng xác nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Đó là Thánh Linh, nước (Chúa Giê-xu giáng sinh và chịu lễ báp-tem) và huyết (Ngài chịu chết trên thập tự giá, chịu chôn và sống lại) . Từ ba bằng chứng này, chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa Giê-xu thật là Con Đức Chúa Trời.Trọng tâmKhi đời sống một tín hữu có kết quả thuộc linh thì chúng ta biết chắc đương sự có sự sống thuộc linh.Thực hành

Page 123: Tan uoc( gian luot)

Một cây xanh còn sống khi ra lá và kết quả. Cũng vậy, một tín hữu có sự sống thuộc linh khi người ấy sinh hoa kết trái thuộc linh. Ba trái thuộc linh được mô tả trong sách Giăng là:1. Công nghĩa - Tôi sống trong sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế, tôi làm những việc công nghĩa. Tôi không phạm tội.2. Nhận biết - Tôi nhận biết và tin rằng Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời.3. Yêu thương - Tôi yêu thương (người khác) tương tự như Chúa Cứu Thế Giê-xu yêu thương. Tôi thành thật yêu thương người khác và thể hiện tình yêu thương đó bằng hành động.Nhờ đó, tôi thật sự biết rằng tôi có sự sống vĩnh cửu (IGi1Ga 5:13). Tôi có thể biết chắc là tôi được cứu.Chúng ta có thể dùng sách này để bảo đảm với tín hữu có đời sống đang kết quả rằng đương sự có sự sống vĩnh cửu. Hoặc dùng để thách thức những tín hữu chưa kết quả, đang ở trong tình trạng ngủ mê thuộc linh để họ sanh bông trái. Hoặc dùng để phát hiện ra “Cơ Đốc nhân” giả đang lừa gạt, dẫn dụ người khác đi lạc. Bạn sẽ sử dụng sách này vào mục đích nào?1 GiăngTừ chính: NHẬN BIẾT SỰ SỐNGChủ đề chính: Nhận biết (sự bảo đảm) về sự cứu rỗiCụm từ chính: ‘các con/chúng ta biết’ (18 lần) Câu chính: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” (IGi1Ga 5:13)Bài học chính: Kết quả thuộc linh bảo đảm cho chúng ta về sự sống thuộc linh.

2 & 3Giăng

Tác giả: Ông Giăng, vị sứ đồ được yêu quý. Thời kỳ hình thành sách: Năm 90 SC Mục đích: Nhằm chỉ dẫn cho tín hữu biết cách nhận diện và đối xử tốt với những người truyền giáo lưu động chân chính. Đối tượng: Những tín hữu muốn hành động theo chân lý và thể hiện lòng yêu thương đối với các nhà truyền giáo lưu hành chân chính. Tản mạn

Page 124: Tan uoc( gian luot)

Quán trọ, nhà nghỉ trong thời đại Kinh Thánh rất khác với nhà nghỉ ngày nay. Tệ nạn gây khó khăn cho lữ khách Cơ Đốc trong thế kỷ thứ I là nạn mãi dâm! Quán trọ là nơi khách lữ hành nghỉ qua đêm và cho súc vật thồ ăn, đồng thời cũng là nhà chứa. Không những thế, quán trọ hầu như còn là ‘ổ trộm cướp’. “Chính vì lý do này mà Chúa Giê-xu bảo các môn đệ Ngài trọ ở nhà riêng của dân (Mat Mt 10:11). Và chính vì lý do này mà lòng hiếu khách là vô cùng quan trọng đối với Cơ Đốc nhân sống ở thế kỷ thứ nhất (RoRm 12:13, ITi1Tm 3:2, IPhi 1Pr 4:9).” (Trích từ Các phong tục, tập quán trong thời đại Kinh Thánh (The New Manners and Customs of Bible Times) của Ralph Gowers, trang 234). Thậm chí ông Phao-lô còn xem lòng hiếu khách là một trong những tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo (trưởng lão) (ITi1Tm 3:2).Bài học chính của 2Giăng là chúng ta đừng tiếp rước những nhà truyền đạt lưu động không rao giảng chân lý của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đón rước họ tức là chúng ta gián tiếp giúp họ truyền bá tà thuyết. Còn sứ điệp chính của 3Giăng đó là chúng ta phải ân cần tiếp đãi người rao giảng chân lý của Đức Chúa Trời vì khi đó chúng ta giúp họ truyền giảng Lời Đức Chúa Trời.Thâm nhậpChủ đề chính của cả hai sách 2 và 3Giăng là Chân lý của Đức Chúa Trời. Từ ngữ “chân lý / lẽ thật” được nhắc đến năm lần trong 2Giăng và sáu lần trong 3Giăng.I. Đừng tiếp rước người chối bỏ chân lý (2Giăng) 2Giăng gồm hai phần. Phần I (từ c.1-c.6) dạy chúng ta sống theo chân lý và tình yêu thương. Chúng ta phải yêu thương nhau và làm theo điều răn của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.Phần II (c.7-c.13) bảo chúng ta đừng hoan nghênh những người không rao giảng Chân lý. Như vậy có nghĩa là đừng rước họ vào nhà chúng ta. Tình yêu thương phải cân bằng với chân lý. Nếu chúng ta có lòng yêu thương nhưng không có chân lý, chúng ta ân cần tiếp rước luôn cả những thành viên của tà giáo.Chân lý mà sách này đề cập đến là thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Người không giảng dạy Chân lý của Đức Chúa Trời phủ nhận sự kiện “Chúa Cứu Thế Giê-xu ra đời trong xác thịt như con người” (c.7) . Ngày nay nhiều nhóm tà giáo cũng phủ nhận như vậy. Vài nhóm chủ trương rằng Chúa Giê-xu (con người) và Chúa Cứu Thế (thần) là hai hữu thể riêng biệt.Chủ trương như vậy tức là phủ nhận Chúa Cứu Thế có thân xác con người. Những người theo tà giáo này tin rằng chỉ có “Chúa Giê-xu” là con người chịu chết trên thập tự giá. Còn “Chúa Cứu Thế” đã rời khỏi “Chúa Giê-xu” ngay trước khi Ngài (“Chúa Giê-xu”) chết trên thập tự giá. Nhưng có những

Page 125: Tan uoc( gian luot)

nhóm khác lại tin rằng Chúa Giê-xu là con người chứ không phải là Đức Chúa Trời. Còn những người khác nữa thì cho rằng Ngài chỉ là con người 50% và Đức Chúa Trời 50%…. Tất cả những niềm tin này đều sai. Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thần-Nhân trọn vẹn (Thần (100%) , Nhân (100%) ;) trong một Thân vị. Thánh Kinh gọi người giảng dạy tà thuyết là “kẻ phản Chúa Cứu Thế” (c.7) . Chúng ta đừng bao giờ tham gia (cách trực tiếp hoặc gián tiếp) vào việc truyền bá những giáo lý sai lầm của họ.II. Ân cần tiếp rước người giảng dạy chân lý (3Giăng) 3Giăng gồm ba phần. Trong phần thứ nhất (c.1-1.8) , ông Giăng nói với ông Gai-út, người làm việc cho chân lý. Trong phần thứ hai (c.9-11) , ông mô tả ông Đi-ô-trép là người không chịu tiếp rước người rao giảng chân lý. Trong phần thứ ba (c.12-14) , ông Giăng khen ông Đê-mê-triu, một người thật sự sống đạo. Sứ điệp chính của ông là chúng ta phải cùng nhau làm việc để truyền bá chân lý của Đức Chúa Trời qua lòng hiếu khách. Làm điều ấy, chúng ta trở nên “người đồng công phục vụ chân lý” (c.8) .Lời cảnh báo ở đây là chúng ta đừng bao giờ bắt chước Đi-ô-trép, là người ưa đứng đầu Hội Thánh (c.9) . Vấn đề là có thể chúng ta cũng tìm cách cầm đầu Hội Thánh mà không ngờ. Cần lưu ý là ông Đi-ô-trép đã dùng những lời nói hiểm độc để công kích người khác (c.10) . Ngoài ra, ông còn muốn điều khiển các tín hữu khác và ngăn cản họ tiếp rước các nhà truyền giáo lưu động. Thánh Kinh xác định hành động đó là “điều ác” (c.11) .Chúng ta có thể dùng hai điểm này để xét lại chính mình. Nếu chúng ta phạm tội công kích người khác, hoặc chúng ta tìm cách cai trị trên các thuộc viên của Hội Thánh, thì có lẽ đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta cũng đang tìm cách giành ưu thế trên Hội Thánh. Chúng ta phải dành nhiều thời gian làm những việc tốt (như tiếp đãi khách chẳng hạn) và đừng phí thời gian làm điều ác. Chúng ta phải giống như ông Đê-mê-triu luôn luôn tìm cách ủng hộ Chân lý. Trọng tâmChỉ truyền bá chân lý của Đức Chúa Trời và chỉ tiếp rước các đầy tớ Đức Chúa Trời.Thực hànhVới tư cách là một mục sư truyền giáo lưu động, tôi có thể làm chứng về tầm quan trọng của lòng hiếu khách đối với chức vụ này. Tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng về phương diện thuộc linh lẫn thuộc thể khi đến nơi mới lạ để phục vụ Chúa. Khi đi lại, tôi thường dễ ngã bệnh. Gia đình các tín hữu đón tiếp tôi luôn luôn góp phần làm giảm bớt căng thẳng, nhờ đó tôi có thể tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy chân lý của Đức Chúa Trời.Có lẽ ngày nay không nhất thiết phải lo chỗ ăn ở cho các vị mục sư truyền giáo Cơ Đốc lưu động như trong thời đại Kinh Thánh. Nhưng vẫn cần tiếp

Page 126: Tan uoc( gian luot)

rước họ như thời xưa. Nhiều mục sư truyền giáo không cần ở lại tại nhà chúng ta. Nhưng chắc chắn là chúng ta có thể giúp họ trong nhiều việc thực tế, chẳng hạn như giúp họ gia hạn visa, mời họ với gia đình tại nhà, đưa rước họ đến sân bay hoặc sân ga, mua đồ dùng cá nhân cho họ. Chúng ta có thể lo liệu những việc đó để họ có thể tập trung vào việc truyền bá chân lý của Đức Chúa Trời. Đây là những việc thực tế để chúng ta thể hiện tình yêu thương của Đức Chúa Trời và dự phần truyền bá chân lý của Ngài. Biết đâu, nhờ hiếu khách mà có khi chúng ta tiếp đãi thiên sứ mà không biết (HeDt 13:2).2 & 3 GiăngTừ chính: (CHỈ) TRUYỀN BÁ CHÂN LÝChủ đề chính: Chân lýCụm từ chính: ‘chân lý’ (11 lần) Câu chính: “Nếu ai đến cùng các ngươi mà không đem đạo ấy theo, thì chớ rước họ vào nhà, và đừng chào hỏi họ.” (2 Giăng 10) Bài học chính: Người Cơ Đốc chỉ truyền bá chân lý của Đức Chúa Trời và chỉ tiếp rước các đầy tớ của Ngài mà thôi.

Giu-đe

Tác giả: Ông Giu-đe, em cùng mẹ với Chúa Giê-xu. Thời kỳ hình thành sách: Khoảng năm 65 SC Mục đích: Nhằm khai trừ người lãnh đạo vô đạo ra khỏi Hội Thánh. Đối tượng: Cộng đồng các tín hữu có lãnh đạo Hội Thánh lầm lạc vô đạo. Tản mạn“TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN GIẢNG PHÚC ÂM TRÊN TI-VI ĐỀU LÀ NHỮNG KẺ VÔ ĐẠO”Một trong các giáo sư tại viện thần học khiến chúng tôi sửng sốt với câu tuyên bố trên đây. Tôi không dám tin vào tai mình nữa! Tôi nói thầm: “Thôi đi! Chắc chắn đa số những người đó là người đạo đức chứ?” Nhưng lời tuyên bố đó đã in sâu vào trí nhớ tôi. Trải qua nhiều năm người ta vạch trần tội lỗi lừa đảo, thụt két và tà dâm của nhiều người truyền giáo Phúc Âm trên ti-vi. Dù sao, giờ đây tôi không còn dám quả quyết là giáo sư nọ nói sai nữa.Gần 2000 năm về trước, ông Giu-đe đã cảnh báo chúng ta về những người lãnh đạo đồi bại và vô đạo trong Hội Thánh. Nếu chúng ta chú ý học sách Giu-đe hơn, ít có người bị những nhà rao truyền Phúc Âm trên ti-vi này lừa

Page 127: Tan uoc( gian luot)

gạt và dẫn đi sai lạc. Và nhiều người được giải cứu khỏi bọn vô đạo đó hơn.Thâm nhậpThư 2Phi-e-rơ và thư Giu-đe có nội dung tương tự nhau. Trong số 25 câu của thư Giu-đe (sách ngắn hơn) chúng ta có thể tìm thấy 15 câu nằm trong thư 2Phi-e-rơ (sách dài hơn) . Trong 2Phi-e-rơ, ông Phi-e-rơ cảnh báo chúng ta về những lãnh đạo tà đạo và đưa ra cho chúng ta ba cách nhận diện tà giáo. Nhưng trong bức thư của ông Giu-đe (chắc là ông viết trước ông Phi-e-rơ) , ông cảnh cáo chúng ta về những người có thể gọi là lầm lạc chứ chưa lập thành tà đạo. Sở dĩ chúng ta gọi họ là lầm lạc vì họ có các dấu hiệu của tà đạo nhưng tà thuyết của họ chưa “xây dựng, triển khai đầy đủ” thành tà giáo.Thư tín của ông Giu-đe gồm hai phần. Phần thứ nhất (câu 1-16) là lời cảnh báo về người lầm lạc, vô đạo. Phần thứ hai (c.17-25) cho chúng ta biết ba cách tránh xa bọn người lầm lạc, vô đạo ấy.I. Cảnh báo về người vô đạo (1-16) Trước tiên, ông Giu-đe cảnh cáo chúng ta rằng có vài kẻ vô dạo “trà trộn vào hàng ngũ anh em” (c.4) . Ông Giu-đe cảnh cáo về thành phần lầm lạc giữa vòng Hội Thánh hoặc giáo phái của chúng ta. Đặc điểm của họ là sống cuộc đời vô đạo và chối bỏ Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta. Dù ông Giu-đe không nói chi tiết về đặc điểm thứ hai, nhưng ông cho chúng ta biết bốn điều về đặc điểm thứ nhất. Trước tiên, người vô đạo chắc chắn sẽ bị hình phạt (c.5-7) . Thứ hai, thân thể họ bị ô uế và lòng họ kiêu căng (c.8-10) . Thứ ba, ông đưa ra vài hình ảnh mô tả hoặc nói ví về người vô đạo (c.11-13) . Cuối cùng, ông nói trước về việc Chúa ngự đến để phán xét họ (c.14-16) .II. Phương cách tránh xa người vô đạo (17-23) Trong phần thứ hai của bức thư, ông Giu-đe thực hiện ba điều. Thứ nhất, ông chỉ cho chúng ta biết cách nhận diện giáo sư vô đạo trong Hội Thánh (c.17-19) : qua lòng dục vọng xấu xa của họ. Thứ hai, ông chỉ dạy chúng ta cách giữ mình khỏi những giáo sư vô đạo đó (c.20-21) : bằng cách giữ vững niềm tin Cơ Đốc của chúng ta và cầu nguyện trong Thánh Linh. Thứ ba, ông khuyên dạy chúng ta cách cứu người khác khỏi người vô đạo (c.22-23) : hãy tỏ lòng thương xót họ khi bạn giải cứu họ khỏi cuộc đời ô uế.Trong phần thứ nhất của bức thư, ông Giu-đe cho biết sự vô đạo sẽ xảy đến với Hội Thánh chúng ta và thể nào sự vô đạo sẽ bị phán xét. Còn trong phần thứ hai, ông chỉ bảo chúng ta phương cách chống lại tình trạng vô đạo ấy.Trọng tâmHãy đề phòng người vô đạo trong Hội Thánh bạn.Thực hànhNhìn chung các Cơ Đốc nhân là người “tốt”. Họ không muốn nói xấu thành phần người bất kính trong Hội Thánh của họ. Thông thường, họ cứ dung

Page 128: Tan uoc( gian luot)

dưỡng người không tin kính cho đến khi những người ấy nắm quyền lãnh đạo và làm hư hoại Hội Thánh của họ. Chúng ta phải ngăn chặn trước không để tình trạng này xảy ra.Ông Giu-đe không dạy chúng ta phải làm gì đối với bản thân giáo sư vô đạo. Nhưng ông bày chúng ta cách biết nhận diện họ và cảnh cáo những người khác. Khác với ông Phao-lô trong 2Ti-mô-thê, ông Giu-đe không nêu rõ danh tánh kẻ đối nghịch. Có lẽ không nhất thiết phải luôn luôn nêu đích danh. Nhưng cần nhất là nhận diện họ. Chúng ta có thể nhận diện họ bởi cách sống theo xác thịt (c.10-18) chớ không theo Thánh Linh (c.19-20) . Chẳng hạn như họ sống theo xác thịt bằng cách chế nhạo ma quỷ (c.9-10) . (Dù ma quỷ là tà linh gian ác, xấu xa, chúng ta cũng không có quyền quở trách chúng) . Họ nói những lời lẽ ngạo mạn (c.15) , họ là những kẻ hay lằm bằm hay phàn nàn (c.16) . Họ cũng kiêu căng, phỉnh nịnh người ta để lợi dụng (c.16) .Khi đã phát hiện các giáo sư vô đạo ấy, chúng ta phải kéo những người theo họ rời xa họ. Khi chúng ta làm điều đó tức là chúng ta vực họ “ra khỏi lửa” (c.23) .Cầu xin tất cả vinh quang, uy nghiêm, sức mạnh, quyền thế đều thuộc về Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp ngã và khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển Ngài cách rất vui mừng. A-men (c.25) .Giu-đeTừ chính: ĐỀ PHÒNG NGƯỜI VÔ ĐẠOChủ đề chính: Sự vô đạoCụm từ chính: ‘vô đạo’ gr 8 (6 lần) #Câu chính: “Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta, là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Giê-xu Christ.” gr 8 (Giu-đe 4) #Bài học chính: Hãy đề phòng người vô đạo - trong Hội Thánh của bạn.

Khải thị

Tác giả: Sứ đồ Giăng. Thời kỳ hình thành sách: Khoảng năm 90 SC, thời điểm đầy khó khăn và nguy hiểm đối với những người làm môn đệ Chúa. Mục đích: Nhằm cảnh báo Hội Thánh về tội lỗi và hoạn nạn

Page 129: Tan uoc( gian luot)

Đối tượng: Những Hội Thánh đang chịu đợt cám dỗ và những cuộc bức hại khốc liệt. Tản mạnÔng Stanley Toussaint, một giáo sư tại Viện Thần Học Dallas kể với sinh viên câu chuyện sau đây (Chủng viện Dallas nổi tiếng về việc nghiên cứu sách Khải Thị) :Một hôm, một nhóm sinh viên chủng viện đến phòng thể dục của trường để chơi bóng rổ. Trong giờ giải lao, một trong số các sinh viên để ý thấy một người lao công ngồi gần đó đọc một quyển sách trông giống như quyển Kinh Thánh. Cậu sinh viên xem kỹ rồi hiểu xem người lao công đang đọc sách gì. Người lao công trả lời: “Tôi đọc sách Khải Thị”.Cậu sinh viên hỏi tiếp (có lẽ với giọng khá khiêm tốn) : “Ông có hiểu điều ông đang đọc không? Sách Khải Thị nói về điều gì thế?”Người lao công trả lời: “Tất nhiên là tôi hiểu! Sứ điệp của sách Khải Thị là: Chung cuộc, Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ chiến thắng”. Thâm nhậpSứ điệp của sách Khải Thị đơn giản, dễ hiểu nhưng sâu sắc như thế đấy! Chủ đề của Khải Thị là Chiến Thắng - chiến thắng chung cuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu trên mọi sức mạnh và quyền thế. Kết cuộc, Ngài sẽ đắc thắng cả ma quỷ lẫn sự chết. Vào thời đó, đối tượng nhận thư tín của ông Giăng là các tín hữu đang cần gấp sứ điệp này. Phần đông các tín hữu đang phải trải qua cơn bức hại khốc liệt. Chính vì thế mà sứ đồ Giăng, tác giả bức thư, tự nhận mình là bạn cùng chia sẻ hoạn nạn với họ (KhKh 1:9).Ông Giăng viết sách này cho bảy Hội Thánh trong vùng thuộc về nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay (KhKh 1:11). Họ cần biết rằng dù gặp phải thử thách, hoạn nạn, nhưng cuối cùng họ sẽ xuất hiện trong chiến thắng với Chúa Cứu Thế. Các sách khác trong Kinh Thánh Tân Ước cũng viết về sự bức hại. Nhưng trong khi các sách đó, như Hê-bơ-rơ và 2Phi-e-rơ chẳng hạn, dạy Cơ Đốc nhân cách sống trong hoạn nạn vì niềm tin, thì sách Khải Thị dạy Cơ Đốc nhân chuẩn bị sẵn sàng chịu chết vì niềm tin trong cơn bức hại.Trong KhKh 1:19, Chúa bảo ông Giăng ghi chép những việc ông đã thấy (quá khứ) , những việc hiện nay (hiện tại) , và những việc sắp đến (tương lai) . Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết cấu trúc của sách Khải Thị. Khải tượng về Chúa Cứu Thế Giê-xu là điều ông Giăng đã thấy (trong quá khứ) . Đây là phần thứ nhất của sách (Chương 1) . Phần thứ hai (Chương 2 và 3) gồm có bảy sứ điệp và bảy Lời Thề Ước hoặc lời hứa cho bảy Hội Thánh trong hiện tại. Phần thứ ba (Chương 4-22) mô tả tính ác liệt của các biến cố sẽ xảy đến trong thời kỳ cuối cùng trên toàn cầu.I. Khải tượng về chiến thắng (1) Khải tượng ông Giăng thấy trong Chương 1 là khải tượng về Chúa Giê-xu,

Page 130: Tan uoc( gian luot)

Đấng đã sống lại trong vinh quang lẫm liệt. Cần chú ý Chúa mô tả chính Ngài là Đấng đã chết nhưng nay hiện đang sống (KhKh 1:18 so sánh KhKh 1:5). Ngài cũng là Đấng giữ chìa khoá âm phủ và cõi chết (KhKh 1:18). Điều này nhằm nhấn mạnh chiến thắng của Ngài trên sự chết, hậu quả của tội lỗi chúng ta (KhKh 1:5).Trong lúc đọc chương thứ nhất, nhiều độc giả bắt đầu cảm thấy băn khoăn, bối rối. Họ cảm thấy lo ngại vì những biểu tượng trong các khải tượng của sách này. Chẳng hạn, tác giả mô tả Chúa Giê-xu ở giữa bảy giá đèn bằng vàng (KhKh 1:13) và tay phải Ngài cầm bảy ngôi sao (KhKh 1:16). Những biểu tượng này có ý nghĩa gì? Nếu bạn cũng cảm thấy lo ngại tôi xin phép trấn an rằng ý nghĩa của tất cả các biểu tượng đều có trong sách này. Chẳng hạn, bản văn giải thích rằng bảy ngôi sao là bảy thiên sứ / sứ giả của Hội Thánh, và bảy giá đèn bằng vàng là bảy Hội Thánh (KhKh 1:20). Do đó, vấn đề trọng yếu của khâu giải kinh không phải là ý nghĩa của các biểu tượng.Thế thì vì sao rất nhiều nhà thần học giải kinh không nhất trí về cách giải luận sách này? Họ không bàn cãi nhiều về ý nghĩa các biểu tượng, nhưng bàn cãi về sự nhận diện các biểu tượng trong lịch sử. Chẳng hạn, tất cả đều đồng ý rằng bảy giá đèn bằng vàng là các Hội Thánh, nhưng họ lại không nhất trí về những Hội Thánh được nói đến. Một số người cho rằng bảy Hội Thánh đó là Hội Thánh phổ thông trong bảy thời kỳ của lịch sử Hội Thánh. Một số người khác lại nói rằng đó là bảy Hội Thánh tại nước Thổ Nhĩ Kỳ trong thời sứ đồ Giăng.Nhưng có lẽ tốt nhất là tập trung vào sứ điệp gởi cho bảy Hội Thánh này chứ không phải tập trung vào bản thân các Hội Thánh. Nếu sứ điệp nào trong số những sứ điệp này có liên quan tới Hội Thánh chúng ta ngày nay, thì chúng ta nên lo thực hành đúng theo điều đã được viết ra (KhKh 1:3).Hiển nhiên, mỗi một sứ điệp trong số bảy sứ điệp đều áp dụng, theo một nghĩa rộng hơn, cho tất cả bảy Hội Thánh. Bản văn xác định như vậy (KhKh 1:4, 11, 2:7, 11, 17, 29, 3:6, 13, 22). Do đó, chúng ta nên tập trung vào sứ điệp riêng của Đức Chúa Trời gởi cho chúng ta và tránh suy đoán về mối liên quan giữa các biểu tượng và số liệu với những biến cố trong lịch sử.II. Lời Thề Ước về chiến thắng (2-3) Phần thứ hai (Chương 2 và 3) gồm bảy sứ điệp gởi cho bảy Hội Thánh. Khi đọc những Chương Thánh Kinh thuộc loại này, thường chúng ta không phát hiện được điểm quan trọng nhất của sứ điệp vì chúng ta quá mải mê với chi tiết. Để tránh tình trạng này, chúng ta cần nắm được bài học chính bằng cách tìm xem sứ điệp nào được nhắc đi nhắc lại chung cho cả bảy Hội Thánh. Đa số các sứ điệp đều bắt đầu với Lời Khen ngợi, tiếp theo là Lời Khiển trách, và kết thúc với Lời Kêu gọi ăn năn. Nhưng trong sứ điệp gởi cho Hội Thánh thứ hai và thứ sáu không có Lời

Page 131: Tan uoc( gian luot)

Khiển trách lẫn Lời Kêu gọi ăn năn mà chỉ có Lời Khen ngợi. Sứ điệp được nhắc lại chung cho cả bảy Hội Thánh là Lời hứa của Chúa Cứu Thế Giê-xu dành cho mọi người chiến thắng (KhKh 2:7, 11, 17, 26, 3:5, 12, 21). Các lời hứa dành cho bảy Hội Thánh đều tương tự nhau - tất cả các lời hứa mà Chúa hứa ban cho người chiến thắng đều có liên quan tới phần thưởng đời đời trong đời sau. Nhưng họ phải chiến thắng điều gì? Họ phải thắng sự cám dỗ và thử thách hoạn nạn. Do đó, lời khuyên quan trọng nhất ấy là hãy chiến thắng sự cám dỗ và hoạn nạn. Một lý do nữa khiến cho các lời hứa trở nên chủ chốt là vì cớ tất cả bảy lời hứa đều có lời kêu gọi lắng nghe đi kèm. Hễ khi nào Chúa bảo chúng ta lắng nghe , thì chúng ta phải lắng nghe.Có thể chia bảy Hội Thánh này làm ba loại: Hội Thánh thứ nhất (Ê-phê-sô) , Hội Thánh thứ năm (Hội Thánh Sạt-đe) và Hội Thánh thứ bảy (Hội Thánh Lao-đi-xê) thuộc loại thứ nhất. Cả ba đều rơi vào tình trạng sa sút thuộc linh từ bên trong. Hội Thánh Ê-phê-sô đánh mất tình yêu ban đầu đối với Đức Chúa Trời. Hội Thánh Sạt-đe rơi vào tình trạng ngủ mê thuộc linh, còn Hội Thánh Lao-đi-xê lại hâm hẩm (tâm linh không nóng cũng không lạnh) .Hội Thánh thứ hai và thứ sáu (Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi) thuộc loại thứ hai. Nan đề của họ là họ bị bức hại từ bên ngoài. Điều đáng chú ý là cả hai Hội Thánh này đều không vướng phải bất cứ vấn đề nội tại nào.Hội Thánh thứ ba và thứ tư (Hội Thánh Bẹt-găm và Thi-a-ti-rơ) thuộc loại thứ ba. Cả hai đều bị ảnh hưởng của sự thờ lạy thần tượng và lối sống vô luân. Nan đề của họ là họ bị ô uế từ bên trong.Đến khâu áp dụng, chúng ta phải tự vấn xem Hội Thánh chúng ta thuộc loại nào. Chúng ta sa sút, suy sụp từ bên trong, bị bức hại tư bên ngoài, hoặc bị ô uế bề trong? Bảy Hội Thánh này bao trùm toàn bộ phạm vi các vấn đề. Do đó, chúng ta nhận biết rằng ít nhất một trong bảy sứ điệp ấy là dành cho Hội Thánh chúng ta.III. Diễn biến quyết liệt trước khi chiến thắng (4-22) Phần thứ nhất nói đến Khải tượng về chính Chúa. Phần thứ hai nói về Lời hứa của Chúa dành cho bảy Hội Thánh. Phần thứ ba nói về chấn động khốc liệt sẽ xảy đến cho toàn thể nhân loại trước khi Chúa giành được chiến thắng cuối cùng. Phần thứ nhất nói đến khải tượng về Vua . Phần thứ hai nói về Mão Triều Thiên mà Đức Chúa Trời hứa ban cho những người chiến thắng. Và phần thứ ba chép về Cuộc chiến cuối cùng giữa thiện và ác. Phần thứ nhất mô tả chiến thắng của nhân chứng thành tín, tức là Chúa Cứu Thế Giê-xu chiến thắng Sự chết và Tội lỗi (KhKh 1:5). Phần thứ hai mô tả chiến thắng của các thánh đồ đối với Cơn thử thách, hoạn nạn và cám do (KhKh 2:10). Và phần thứ ba mô tả chiến thắng chung cuộc của Chúa Cứu Thế Giê-xu đối với Ma quỷ và Cõi chết (KhKh 20:10, 14).Phần thứ nhất đề cập đến bảy Thần linh của Đức Chúa Trời (tức là Thánh

Page 132: Tan uoc( gian luot)

Linh) . Phần thứ hai gồm bảy sứ điệp của Đức Chúa Trời. Còn phần thứ ba mô tả bảy ấn hình phạt, bảy cây kèn hình phạt và bảy bát hình phạt. Hai mươi mốt hình phạt này mô tả thảm hoạ toàn cầu sẽ giáng trên cả thế giới trong thời kỳ cuối cùng. Những hình phạt đó gồm có chiến tranh, đói kém, sự chết và động đất. Tất cả những điều này đã từng diễn ra trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong thời kỳ cuối cùng các tai hoạ ấy sẽ xảy ra trên khắp hoàn cầu. Với hai cuộc thế chiến trong thế kỷ này, với những thông tin về sự ấm dần của trái đất, và một loại vi-rút như vi-rút E-bo-la, có khả năng giết 1/3 dân số thế giới, những thảm hoạ toàn cầu đó giờ đây không còn là điều khó hình dung nữa. Những hiện tượng đại loại trong thế kỷ hiện nay khiến nhiều người Cơ Đốc tin rằng chúng ta sống rất cận kề ngày tận thế, có thể ngày ấy xảy đến trong thế hệ chúng ta hiện nay.Nhưng những hình phạt đó nhằm mục đích gì? Đó là hình phạt của Đức Chúa Trời giáng trên thế giới để báo ứng việc họ đã sát hại người Cơ Đốc (KhKh 6:10) và tạo cho họ cơ hội cuối cùng để ăn năn (KhKh 9:20-21, 16:9, 11, 21).Hai mươi mốt hình phạt này diễn ra trong thời kỳ Đại nạn kéo dài khoảng bảy năm (Cựu Ước có nói đến thời kỳ 70 năm Lưu đày, Tân Ước nói về thời kỳ bảy năm Đại nạn) . Sách Khải Thị nhiều lần nhắc đến khoảng thời gian 42 tháng (KhKh 11:2, 13:5), 1260 ngày (KhKh 11:3, 12:6) và ba năm rưỡi (KhKh 12:14). Khi chúng ta đặt sách này bên cạnh sách Đa-ni-ên (DaDn 7:25, 9:27, 12:7, 11). Chúng ta có thể thấy toàn bộ bức tranh: bảy năm đại nạn được chia làm hai giai đoạn bằng nhau, mỗi giai đoạn là ba năm rưỡi (42 tháng = 1260 ngày = 3 năm rưỡi) . Trong ba năm rưỡi đầu, kẻ chống lại Chúa Cứu Thế (Antichrist) sẽ nắm quyền và giấu diếm đặc tính thật của nó. Trong ba năm rưỡi sau, nó sẽ bộc lộ bản chất thật và bắt đầu hành hạ dân Đức Chúa Trời, làm 144.000 người chết. Cuối bảy năm, Chúa Cứu Thế trở lại đánh bại Antichrist (gọi là con thú) trong một trận chiến lớn (KhKh 19:19-21). Ngài quăng quỷ vương, kẻ nắm quyền lực, vào vực thẳm trong 1000 năm (KhKh 20:1-3). Một số nhà thần học gọi 1000 năm ấy là Thiên Hy Niên. 144000 người bị giết vì cớ đức tin. Họ được hưởng đặc ân là cùng cai trị với Chúa Cứu Thế trong Thiên Hy Niên này. Đầu Thiên Hy Niên / 1000 năm, các Cơ Đốc nhân tuận đạo sẽ sống lại để cùng cai trị với Chúa Cứu Thế. Đó là Sự Sống Lại Thứ Nhất (KhKh 20:5, 6). Cuối 1000 năm, tất cả những người không tin Chúa sẽ được sống lại và bị xét xử tùy theo công việc họ làm trước mặt Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng ngồi trên chiếc ngai lớn và trắng (KhKh 20:11-15). Đó là Sự Sống Lại Thứ Hai. Vì thế, cuộc xét đoán những người không tin vào cuối Thiên Hy Niên thường được gọi là Cuộc Phán Xét Trước Toà Lớn và Trắng. (Những người tin Chúa sẽ không trải qua sự phán xét này) . Những kẻ chẳng tin cùng ma quỷ, âm phủ và sự

Page 133: Tan uoc( gian luot)

chết đều bị quăng xuống hồ lửa (KhKh 20:10, 14). Vào hồ lửa là chết lần thứ hai (KhKh 20:14).Sau đây là chuỗi sự kiện xảy đến cho người không tin Chúa:1. Ra đời;2. Chết lần thứ nhất;3. Thân thể họ bị chôn dưới đất, còn linh hồn họ đi vào địa ngục;4. Cuối Thiên Hy Niên, họ được sống lại trong Sự Sống Lại Thứ Hai (chỉ có 144000 được dự phần trong Sự Sống Lại Thứ Nhất) ;5. Họ bị xét xử trước Toà Lớn và Trắng;6. Họ bị quăng xuống hồ lửa, tức là chết lần thứ hai.Đối với Cơ Đốc nhân, chuỗi sự kiện diễn ra khác hẳn:1. Ra đời;2. Tin nơi Chúa Cứu Thế và được tái sanh;3. Chết lần thứ nhất như người không tin Chúa;4. Thân thể họ được chôn dưới đất nhưng linh hồn họ được ở cùng Chúa Giê-xu;5. Trong thời kỳ Hoan Hỉ (xảy ra đầu bảy năm Đại Nạn) thân thể họ được sống lại, và linh hồn họ mặc lấy thân thể mới, họ được đưa về thiên đàng ở với Chúa Cứu Thế (ITe1Tx 4:13-18);6. Họ trở lại mặt đất sau 1000 năm hoà bình;7. Họ thoát khỏi Sự Phán Xét Trước Toà Lớn và Trắng, và thoát khỏi Sự Chết Thứ Hai vào cuối Thiên Hy Niên;8. Họ sống với Chúa Cứu Thế mãi mãi sau khi Trời Mới Đất Mới được dựng nên.Đối với 144000 người tuận đạo (và có lẽ tất cả những Cơ Đốc nhân tuận đạo khác) , các sự kiện xảy đến cho họ theo một thứ tự đặc biệt:1. Họ tin Chúa trong bảy năm đại nạn.2. Họ bị giết hại vì Chúa Cứu Thế Giê-xu.3. Họ sống lại trong kỳ sống lại lần thứ nhất xảy ra giữa Bảy Năm Đại Nạn và Thiên Hy Niên.4. Họ cai trị với Chúa Cứu Thế mãi mãi sau khi Trời Mới Đất Mới được dựng nên.(Dù hầu hết các nhà thần học đều nhất trí về các sự kiện, nhưng họ lại không nhất trí về thời điểm các sự kiện ấy diễn ra) .Chương 21 và 22, hai chương cuối của sách này, mô tả một thế giới tuyệt hảo. Sách kết thúc với lời cầu chúc Đức Chúa Trời ban phước hạnh cho tất cả những người thuộc về Ngài (KhKh 22:21 xem thêm KhKh 22:7, 14).Trọng tâmCuối cùng, Chúa Cứu Thế sẽ chiến thắng.Thực hành

Page 134: Tan uoc( gian luot)

Sau khi biết mọi điều này, chúng ta cần tự vấn mình: “Rồi sao?” Chúng ta làm gì với tất cả thông tin này? Chúng ta còn nhớ đối tượng nhận thư tín của sứ đồ Giăng không? Họ bị bắt bớ dữ dội, một số người bị bức hại đến mức tuận đạo. Do đó, sách này là một nguồn an ủi, khích lệ rất lớn đối với họ. Nếu ngày nay bạn cũng đang sống trong hoàn cảnh tương tự, bạn có thể chắc chắn rằng dù bạn, hoặc những người thân yêu của bạn, bị giết hại vì tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì bạn sẽ chẳng phải trải qua sự chết lần thứ hai. Tương tự như 144000 người bị giết trong bảy năm đại nạn, Đức Chúa Trời sẽ trút cơn phẫn nộ xuống thế giới suốt bảy năm đại nạn để báo ứng việc họ sát hại bạn. Và chắc chắn bạn được sống lại để cùng cai trị với Chúa Cứu Thế mãi mãi! Bạn phải giống như 144000 người đã tỏ lòng nhịn nhục và trung tín khi bị bắt bớ cực độ (KhKh 13:10, 14:12).Sứ điệp của sách này không chỉ dành cho những Cơ Đốc nhân bị bức hại đến nỗi tuận đạo, nhưng cũng dành cho Cơ Đốc nhân nào đã đánh mất tình yêu ban đầu đối với Đức Chúa Trời, đã ngủ mê, hoặc trong tình trạng hâm hẩm. Bên cạnh đó, sứ điệp của sách còn dành cho tín hữu nào bị lôi cuốn vào những thói tục đồi bại và thờ thần tượng. Như vậy, sứ điệp dành cho những hạng Cơ Đốc nhân trên đều như nhau - Hãy chiến thắng.Nhiều tín hữu phải đương đầu với nhiều nan đề trong đời sống thuộc linh vì cớ họ không sẵn sàng chịu chết cho Chúa của họ. Nếu họ sẵn sàng vì Chúa mà hy sinh tính mạng, thì họ không thể đánh mất tình yêu ban đầu đối với Ngài, hoặc không thể rơi vào tình trạng ngủ mê thuộc linh hoặc hâm hẩm. Nếu họ liên tục được nhắc nhở rằng có thể họ được kêu gọi hy sinh tính mạng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu ở bất cứ giờ phút nào, thì họ không thể vướng vào sự thờ lạy thần tượng và lối sống đồi bại.Do đó, mỗi Cơ Đốc nhân cần phải tự vấn rằng: Tôi có sẵn sàng chết vì Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa tôi không? Nếu bạn sẵn sàng hy sinh tính mạng cho Chúa Giê-xu, thì có lẽ bạn sẽ sẵn sàng sống cho Ngài.Khải ThịTừ chính: CHIẾN THẮNG (VÀ) CHUNG CUỘCChủ đề chính: Chiến thắngCụm từ chính: ‘kẻ nào thắng/ người nào thắng’ (8 lần) Câu chính: “Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Người nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không. Người nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta.” (KhKh 21:6-7)Bài học chính: Chung cuộc, Chúa Cứu Thế sẽ chiến thắng.

Page 135: Tan uoc( gian luot)

GHI CHÚ DÀNH CHO GIÁO VIÊN và NGƯỜI GIẢNG DẠY SỬ DỤNG SÁCH NÀY Nội dung hai phần Thâm nhập và Trọng tâm trong sách này được xem luôn luôn phù hợp ở mọi nơi và mọi lúc. Còn nội dung của hai phần Tản mạn và phần Thực hành thì chắc là sẽ phù hợp hơn cho Hội thánh của bạn hoặc học viên của bạn nếu bạn tự soạn. Do đó trong sách này hai phần trên chỉ được xem là mẫu gợi ý.Khi soạn phần Tản mạn , tức là phần dẫn nhập, bạn nên cố gắng thực hiện ít nhất là hai trong ba điểm sau đây:(1) Thu hút sự chú ý của độc giả hoặc thính giả.(2) Làm sao cho thính giả muốn nghe thêm hoặc độc giả muốn đọc thêm.(3) Giới thiệu đề tài hoặc chủ đề chính.Bạn có thể đưa vào phần Tản mạn một câu chuyện, một mẫu tin cắt từ báo chí, một bài hát hoặc một tấm hình. Bạn nên chọn tư liệu sao cho phù hợp với độc giả hoặc thính giả.Cũng nên soạn lại phần Thực hành hoặc phần áp dụng của mỗi chương, vì cớ khi áp dụng Kinh Thánh (ứng dụng bài học Kinh Thánh vào cuộc sống) chúng ta cần tôn trọng hai tiền đề sau đây: Thứ I, một phân đoạn Kinh Thánh chỉ có một ý nghĩa chính xác, nhưng có thể vận dụng sự dạy dỗ của Kinh Thánh vào cuộc sống bằng nhiều hình thức. Tiền đề thứ hai là mặc dù lời của Đức Chúa Trời được rao giảng ra dưới dạng những mệnh lệnh yêu cầu mọi người phải tuân theo, nhưng chúng ta không thể ép buộc người khác phải áp dụng lời Đức Chúa Trời theo hình thức riêng của chúng ta. Chẳng hạn như Chúa dạy rằng tất cả chúng ta phải trở nên nguồn phước cho người khác (phần áp dụng của sách Sáng Thế Ký) , nhưng mỗi người trong chúng ta sẽ trở thành nguồn phước cho người khác thông qua nhiều hình thức khác nhau.Khi soạn phần Thực hành , bạn cần lưu tâm đến cảnh ngộ mà thính giả của bạn đang hoặc sẽ trải qua. Đừng quên thính giả của bạn là người công nhân, sinh viên, nông dân, giám đốc doanh nghiệp hoặc nội trợ. Hãy gợi ý cho họ ít nhất 1 hoặc 2 cách chuyển nguyên tắc Kinh Thánh thành kế hoạch cụ thể và khả thi.Hầu hết các giáo viên và người giảng đạo đều mắc phải một khuyết điểm là áp dụng một cách chung chung. Một số mục sư, truyền đạo tổng quát hoá tới mức lồng tất cả các sách trong Kinh Thánh và các phân đoạn Kinh Thánh vào cùng một khung áp dụng duy nhất: ai nấy phải lo đọc Kinh Thánh và cầu nguyện nhiều hơn. Vì vậy họ đánh mất những bài học sâu sắc, phong phú trong Kinh Thánh. Do đó chúng ta đề ra những phương hướng áp dụng lời Đức Chúa Trời cách cụ thể để giúp thính giả của chúng ta chuyển tất cả

Page 136: Tan uoc( gian luot)

lời của Đức Chúa Trời qua khâu thực hành. Một phần Thực hành bổ ích phải xác định 3 điều sau đây:(1) Điều cần áp dụng(2) Cách áp dụng(3) Thời điểm áp dụngSau nhiều nỗ lực soạn một vài phần Tản mạn và Thực hành có lẽ bạn nhận thấy rằng trái với suy đoán của bạn lâu nay, là soạn phần Thực hành cho thật tốt khó hơn nhiều so với phần Tản mạn . Nhưng Đức Chúa Trời ban Kinh Thánh cho chúng ta không phải chỉ nhằm cung cấp một số thông tin mà chủ yếu là nhằm biến đổi chúng ta. Do đó chúng ta cần tận tâm tận lực để tìm ra những đường lối Thực hành cho riêng chúng ta.Nguyện Đức Chúa Trời ban thưởng cách dư dật cho nỗ lực của bạn.

Danh mục Đọc giả

Dành cho bất cứ ai muốn sống cuộc đời có ý nghĩa, thoả lòng và muốn hưởng sự sống đời đời tức là sống hoà thuận với Đức Chúa Trời, với người khác và với chính mình.

Thành phần tín hữu có nguy cơ bị những người cậy sự công bình riêng dẫn đi sai lạc.

Thành phần sợ chịu khổ vì tin Phúc Âm và rao giảng Phúc Âm

1. Thành phần tín hữu cần rao truyền Phúc Âm cho những tội nhân hư mất.

2. Thành phần tội nhân mang nặng mặc cảm tội lỗi không biết chắc Đức Chúa Trời có tha tội cho họ hoặc không.

Thành phần người tin Đức Chúa Trời nhưng không dám chắc là họ có tin Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Thành phần Cơ Đốc nhân cảm thấy phải lo truyền bá Phúc Âm cho thế giới nhưng chưa được động viên (chưa đi đến hành động).

1. Thành phần chưa tin Chúa, tức là những người chưa biết gì về Phúc Âm.

2. Thành phần tín hữu chưa hiểu tường tận về Phúc Âm.

Bất cứ Hội Thánh nào đang rối reng vì những trục trặc nội bộ.

Các tín hữu, các vị mục sư và giáo sĩ bị tố cáo, chỉ trích cách bất công và đang chịu thử thách.

Thành phần tín hữu bị ràng buộc vào một hệ thống tôn giáo duy luật pháp nhưng

Tân Ước

Ma-thi-ơ

Mác

Lu-ca

Giăng

Công Vụ Các Sứ Đồ

Rô-ma

1 Cô-rinh-tô

2 Cô-rinh-tô

Ga-la-ti

Ê-phê-sô

Phi-líp

Cô-lô-se

Page 137: Tan uoc( gian luot)

không dám rời bỏ vì sợ sự bức hại từ phía giới lãnh đạo.

Dành cho bất cứ ai muốn thấy Hội Thánh của mình phát triển mạnh mẽ và trưởng thành.

Các tín hữu (và các nhân sự) đánh mất niềm vui trong công tác phục vụ Chúa giữa Hội Thánh.

Thành phần tín hữu tìm cách tăng trưởng tâm linh thông qua tri thức “đặc biệt” hoặc sự tuân thủ nghiêm nhặt các luật lệ.

Thành phần tín hữu cảm thấy bị từ bỏ, cảm thấy thiếu đức tin, tình yêu thương, niềm hy vọng và sự hiểu biết về giáo lý.

Thành phần tín hữu quá lo âu về sự kiện Chúa tái lâm lẫn các biến cố sẽ xảy ra trong thời kỳ cuối cùng.

Tất cả các tín hữu muốn đảm bảo rằng lãnh đạo Hội Thánh của họ chỉ dạy dỗ những giáo lý lành mạnh.

Các bậc phụ huynh, giáo viên Trường Chúa Nhật, các vị mục sư và bất cứ ai nhận thấy việc giảng dạy Thánh Kinh là cần thiết.

Giới chăn bầy trẻ tuổi, mới nhận nhiệm vụ và giới lãnh đạo Hội Thánh.

Thành phần tín hữu (đặc biệt là giới làm chủ) cần tha thứ cho người đã lừa dối họ.

Thành phần tín hữu có nguy cơ quay trở lại lối sống hoặc tôn giáo cũ của họ vì cớ những gian khổ hoặc sự bắt bớ, hoạn nạn.

Thành phần tín hữu có thể bị đồng hoá với thế gian mà không hề nhận ra điều ấy.

Thành phần tín hữu chịu khổ đau trong tay người cầm quyền, người làm chủ, người lãnh đạo và người làm chồng bất công.

Thành phần tín hữu tiếp cận với các tà đạo về ngày tận thế.

Thành phần tín hữu bị các giáo sư giả dạy rằng họ phải có “tri thức đặc biệt” để được sự sống vĩnh cửu.

Thành phần tín hữu muốn thực hành yêu thương và chân lý đối với các nhà truyền giáo lưu hành.

Các hội chúng có lãnh đạo Hội Thánh sai lạc (chứ chưa tà giáo).

Các Hội Thánh đang chịu cám dỗ cùng cực hoặc chịu bức hại khốc liệt.

1 Tê-sa-lô-ni-ca

2 Tê-sa-lô-ni-ca

1 Ti-mô-thê

2 Ti-mô-thê

Tít

Phi-lê-môn

Hê-bơ-rơ

Gia-cơ

1 Phi-e-rơ

2 Phi-e-rơ

1 Giăng

2 & 3 Giăng

Giu-đe

Khải Thị

Page 138: Tan uoc( gian luot)