Tái định cư

112
KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ N¨m 2015 KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ CHO CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ LOẠI VỪA TIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ ----------------------------

Transcript of Tái định cư

Page 1: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

N¨m 2015

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯCHO CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ LOẠI VỪATIỂU DỰ ÁN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ----------------------------

Page 2: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

MỤC LỤC

TỪ VIÊT TẮT 1THUẬT NGỮ 2TÓM TẮT 41. MÔ TẢ DỰ ÁN 7

1.1. Bối cảnh dự án 71.2. Mục tiêu và các hợp phần của Dự án 71.3. Phạm vi của Kế hoạch Tái định cư 9

2. CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG 92.1. Các biện pháp giảm thiểu thu hồi đất và tái định cư 92.2. Các hạng mục bổ sung của Dự án và vấn đề tái định cư 102.3. Các dự án liên quan 132.4. Quy mô thu hồi đất và tái định cư 14

3. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ 164. CÁC NGHIÊN CỨU KINH TẾ - XÃ HỘI 16

4.1. Cách tiếp cận 164.2. Phương pháp thực hiện 164.3. Kết quả 17

5. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ 215.1. Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam (CPVN) 215.2. Chính sách về Tái định cư không tự nguyện của NHTG (OP 4.12) 225.3. So sánh chính sách của CPVN và NHTG về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư 236. NGUYÊN TẮC VÀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 28

6.1. Nguyên tắc chung 286.2. Chính sách bổi thường 29

7. TIÊU CHÍ HỢP LỆ VÀ QUYỀN LỢI 347.1. Người bị ảnh hưởng bởi dự án 347.2. Tính hợp lệ 357.3. Quyền bồi thường 36

8. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN 368.1. Mục tiêu của tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin 368.2. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị Dự án 368.3. Tham vấn cộng đồng trong giai đoạn thực hiện dự án 38

9. CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP 399.1. Chính sách hỗ trợ và phục hồi thu nhập 399.2. Các biện pháp phục hồi thu nhập 40

10. BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ 4410.1. Nhu cầu tái định cư 4410.2. Bố trí tái định cư 4510.3. Phương án di chuyển/ Tái định cư 47

11. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 4812. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 49

12.1. Ủy Ban Nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) 4912.2. Uỷ ban nhân dân thành phố 5012.3. Ban Quản lý Dự án (BQLDA) 50

v | P a g e

Page 3: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

12.4. Ủy ban Nhân dân phường/xã 5212.5. Người bị ảnh hưởng bởi dự án (người BAH) 52

13. kế hoạch thực hiện 5414. DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH 55

14.1. Khảo sát giá thay thế 5514.2. Dự toán chi phí 5814.3. Nguồn vốn 59

15. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 5915.1. Giám sát 5915.2. Giám sát Nội bộ 6015.3. Giám sát độc lập 6115.4. Phương pháp giám sát độc lập 62

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Ma trận quyền lợiPhụ lục 2 – Biên bản họp tham vấnPhụ lục 3 – Danh sách các hộ bị ảnh hưởngPhụ lục 4 - Ảnh điển hình

BẢNG

Bảng 1 - Tóm tắt các hạng mục đầu tư đề xuất của Dự án ....................................................7Bảng 2 - Thống kê sơ bộ tác động do thu hồi đất và tái định cư phục vụ các hạng mục bổ sung của Dự án....................................................................................................................................15Bảng 3 - Tổng quan khối lượng ảnh hưởng phục vụ các hạng mục bổ sung của Dự án...........17Bảng 4 -. Nghề nghiệp của chủ hộ..............................................................................................19Bảng 5 -.Thu nhập trung bình của của các hộ BAH bởi Dự án.................................................19Bảng 7 - Sở hữu tiện nghi sinh hoạt...........................................................................................20Bảng 8 -.Bảng so sánh giữa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới.....................................................................................................................24Bảng 9 - Tóm lược thông tin các cuộc tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin.....................37Bảng 10 - Các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách Hà Nam...............................43Bảng 11 - Nhu cầu tái định cư của dự án....................................................................................44Bảng 12 – Thông tin về Khu tái định cư Đình Tràng....................................................................45Bảng 13 - Kế hoạch thực hiện các hoạt động thu hồi đất và bồi thường đất..............................54Bảng 14 - Chi phí thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư.....................................................58

HÌNH

Hình 1. Vị trí xây dựng trường THCS Lương Khánh Thiện.........................................................11Hình 2. Vị trí kè Bắc sông Châu Giang........................................................................................11Hình 3. Vị trí đường phía bắc cơ sở khám chữa bệnh bệnh viện Bạch Mai nối với đường D4-N7 (27m)............................................................................................................................................12Hình 4. Vị trí đường tránh ĐT491................................................................................................13Hình 5. Vị trí Khu tái định cư Đình Tràng: Lô CL-B và CL-C.......................................................46Hình 6. Vị trí Khu tái định cư Đình Tràng: Lô CL-A......................................................................47

vi | P a g e

Page 4: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

TỪ VIÊT TẮT

CPVN/GOV : Chính phủ Việt Nam

NHTG (WB) : Ngân hàng thế giới

BQLDA (PMU) : Ban Quản lý Dự án

BAH : Bị ảnh hưởng

FS, NCKT : Nghiên cứu khả thi

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

PC, UBND : Ủy ban nhân dân

RP : Kế hoạch Tái định cư

RPF : Khung chính sách tái định cư

SES : Khảo sát kinh tế - xã hội

IOL : Khảo sát kiểm kê thiệt hại

DMS : Khảo sát đo đạc chi tiết

KT-XH : Kinh tế - xã hội

GPMB : Giải phóng mặt bằng

BT-GPMB : Bồi thường – giải phóng mặt bằng

TĐC : Tái định cư

BAH : Bị ảnh hưởng

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

VNĐ : Việt Nam đồng

USD : Đô la Mỹ

1 | T r a n g

Page 5: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

THUẬT NGỮ

Tác động dự án Bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt, chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Người bị ảnh hưởng Những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc do dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người có sinh kế bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực được chọn hợp pháp và các khu vực được bảo vệ.

Ngày khóa sổ Là ngày công bố công khai thu hồi đất các hạng mục của dự án. Những người Bị ảnh hưởng và các cộng đồng địa phương sẽ được thông báo về Ngày Khoá sổ đối với mỗi hạng mục của Dự án, và được thông báo rằng bất kỳ người nào lấn chiếm địa bàn Dự án sau thời hạn này sẽ không được Dự án bồi thường và hỗ trợ.

Tính hợp lệ Các tiêu chí để được nhận các quyền lợi bồi thường hay hỗ trợ theo chương trình tái định cư trong dự án.

Giá thay thế Là thuật ngữ dùng để xác định giá trị đủ để thay thế tài sản bị mất và trang trải các chi phí giao dịch. Đối với những mất mát không dễ định giá hoặc bồi thường bằng tiền như tiếp cận các dịch vụ công cộng, khách hàng, và các nguồn cung cấp; hoặc đánh bắt cá, đồng cỏ chăn nuôi, rừng… việc thiết lập khả năng tiếp cận tới các nguồn lực tương đương và phù hợp về văn hoá và các cơ hội tạo thu nhập sẽ được thực hiện.

Tái định cư Theo thuật ngữ của Ngân hàng Thế Giới trong Chính sách Tái định cư không tự nguyện (OP 4.12), tái định cư bao hàm tất cả những thiệt hại (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc quyền tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập, phương tiện sinh kế, dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển đến một vị trí khác hay không.

Quyền lợi : Là quyền nhận được bao gồm bồi thường và hỗ trợ cho những

2 | T r a n g

Page 6: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

người bị ảnh hưởng tùy thuộc vào loại hình bị ảnh hưởng và mức độ thiệt hại.

Kiểm kê thiệt hại : Là quá trình tính toán, xác định tài sản và thu nhập bị ảnh hưởng do thu hồi đất thực hiện dự án

Nhóm dễ bị tổn thương Các nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của tái định cư, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (không có chồng, góa hay chồng mất sức lao động) có người phụ thuộc, (ii) người tàn tật (không còn khả năng lao động), người già không nơi nương tựa, (iii) người nghèo theo tiêu chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) người không có đất đai, và (v) người dân tộc thiểu số.

Sinh kế : Các hoạt động kinh tế và tạo thu nhập, thường do tự lao động, lao động được trả lương bằng sức lao động và vật tư của chính bản thân để tạo đủ nguồn để đáp ứng các yêu cầu của bản thân và gia đình một cách bền vững.

Khôi phục (sinh kế) thu nhập

: Là những hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc mất đất sản xuất, thu nhập, công ăn việc làm hoặc các nguồn sống, nhằm bổ sung vào khoản thanh toán bồi thường cho phần đất bị thu hồi, tối thiểu phải khôi phục hoàn toàn mức sống và chất lượng cuộc sống như trước khi có dự án.

Người bị ảnh hưởng nặng

là tất cả những người bị ảnh hưởng (i) mất từ 20% (đối với hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thương là 10%) trở lên diện tích đất sản xuất và tài sản, và/hoặc nguồn thu nhập bị mất do thực hiện Dự án; và/hoặc (ii) phải tái định cư hoặc di dời nhà ở trên phần đất thổ cư còn lại.

Các bên có liên quan Bất kỳ và tất cả các cá nhân, nhóm, tổ chức, và các định chế có quan tâm đến dự án, có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án, hoặc có thể ảnh hưởng đến dự án

3 | T r a n g

Page 7: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

TÓM TẮT

Giới thiệu dự án

1. Thành phố Phủ Lý triển khai các công tác chuẩn bị thực hiện Tiểu dự án Phát triển thành phố Phủ Lý - Dự án phát triển các đô thị loại vừa với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới. Dự án gồm 4 hạng mục chính là:

- Hợp phần 1: Cải thiện dịch vụ và nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản- Hợp phần 2: Cải thiện vệ sinh môi trường- Hợp phần 3: Đường và cầu đô thị- Hợp phần 4: Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực.

2. Trong quá trình thực hiện dự án, một số hạng mục chưa thực hiện trong giai đoạn này như hạng mục kè hồ Lam Hạ 1 (thuộc Hợp phần 2). Nguồn vốn ấy sẽ chuyển sang để thực hiện các hạng mục bổ sung bao gồm: (i) Cải tạo nâng cấp trường THCS Lương Khánh Thiện (gói thầu PL1-03); (ii) Kè phía Bắc sông Châu Giang đoạn từ cửa xả trạm bơm Lạc Tràng II tới cầu Châu Giang (bổ sung vào gói thầu PL2-01); (iii) Xây dựng tuyến đường phía Bắc cơ sở khám, chữa bệnh Bênh viện Bạch Mai kết nối ra đường D4-N7 (bổ sung vào gói thầu PL3-01); (iv) Xây dựng tuyến đường tránh DT491 (bổ sung vào gói thầu PL03-02).

3. Kế hoạch Tái định cư này được chuẩn bị cho các hạng mục bổ sung của dự án, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến đền bù và thu hồi đất trong quá trình thực hiện các hạng mục bổ sung của Dự án.

Phạm vi trưng dụng đất

4. Tiểu dự án có ba (03) trong số bốn (04) hạng mục bổ sung là gây tác động thu hồi đất và tái định cư. Trong giai đọan nghiên cứu khả thi dự án, với sự hợp tác chặt chẽ với Ban quản lý dự án (Ban QLDA) và tham vấn với chính quyền địa phương các cấp, Tư vấn kỹ thuật đã thực hiện nhiều nỗ lực trong quá trình lựa chọn, xác định các phương án địa điểm công trình. Mục đích là nhằm tránh hoặc giảm thiểu và hạn chế sao cho quy mô thu hồi đất là ít nhất và mức độ tác động tái định cư là thấp nhất.

5. Dựa trên các thông tin khảo sát ban đầu, ước tính tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn bởi các hạng mục bổ sung này khoảng 44.729m2, trong đó: 2.551m2 đất thổ cư; 3.962m2 đất nông nghiệp và 38.216m2 đất khác do UBND phường/Thành phố quản lý. Số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất thực hiện Dự án là 109 hộ, trong đó 12 hộ bị ảnh hưởng nặng do thu hồi trên 20% đất nông nghiệp và 15 hộ phải di dời. Cụ thể:

- Hạng mục ii - Kè phía Bắc sông Châu Giang đoạn từ cửa xả trạm bơm Lạc Tràng II tới cầu Châu Giang. Hạng mục này thực hiện tại địa bàn phường Lam Hạ. Tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạng mục này là 3.962m2 đất nông nghiệp của 17 hộ dân (trong đó có 12 hộ bị ảnh hưởng do thu hồi trên 20% đất nông nghiệp.

- Hạng mục iii - Xây dựng tuyến đường phía Bắc cơ sở khám, chữa bệnh Bênh viện Bạch Mai kết nối ra đường D4-N7. Hạng mục này thực hiện tại địa bàn phường Lam Hạ. Tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạng mục này là 9.493m2 đất (gồm 409m2 đất ở; và 9.084m2 đất khác do UBND phường quản lý). Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 30 hộ với 3 hộ phải di chuyển đi nơi khác.

4 | T r a n g

Page 8: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

- Hạng mục iv - Xây dựng tuyến đường tránh DT491. Hạng mục này thực hiện tại địa bàn phường Liêm Chính. Tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạng mục này là 29.952m2 đất (gồm 2.142m2 đất ở; và 27.810m2 đất khác do UBND phường quản lý). Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 62 hộ với 12 hộ phải di chuyển đi nơi khác.

6. Hoạt động thi công dự kiến sẽ không trưng dụng đất tạm thời mà sẽ tập kết nguyên vật liệu, máy móc, lán trại trong khu vực thu hồi đất vĩnh viễn.

Khung pháp lý và chính sách quyền lợi

7. Chính sách quyền lợi áp dụng cho các hộ BAH bởi Tiêu dự án Phát triển đô thị Phủ Lý sẽ tuân theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về tái định cư không tự nguyện (OP/BP 4.12), các luật, quy định của Việt Nam và Khung chính sách Tái định cư (RPF) đã được thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

8. Nguyên tắc cơ bản áp dụng cho việc chuẩn bị Kế hoạch tái định cư là Người bị ảnh hưởng bởi dự án phải được trợ giúp đầy đủ để họ cải thiện mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất so với trước khi có dự án hoặc tối thiểu cũng phải bằng với mức trước khi có dự án. Tất cả những người bị ảnh hưởng bởi dự án đang sống ở những vùng dự án trước thời điểm khóa sổ đều được hưởng bồi thường hay hỗ trợ cho những thiệt hại của họ và được trợ giúp khôi phục. Thiếu các cơ sở pháp lý về việc sử dụng đất không cản trở các hộ bị ảnh hưởng có quyền được nhận bồi thường và/hoặc hỗ trợ khôi phục kinh tế. Các tài sản bị thiệt hại phải được bồi thường trên cơ sở giá thay thế.

Tổ chức thực hiện

9. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án do Ban giải phóng mặt bằng Thành phố, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố Phủ Lý trực tiếp thực hiện. Trong quá trình triển khai, các tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền phường, xã và cộng đồng dân cư trên địa bàn dự án để đảm bảo công tác đền bù - thu hồi đất minh bạch và đúng tiến độ và tuân thủ theo RP đã được phê duyệt.

Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin

10. Kế hoạch tái định cư dự án đã được xây dựng với sự hợp tác chặt chẽ của chính quyền địa phương, đại diện cộng đồng tại địa phương và những người bị ảnh hưởng. Chính quyền tại các phường, xã và đại diện của các hộ BAH đã được tham vấn thông qua các hình thức và kênh thông tin khác nhau bao gồm các cuộc họp và tham vấn cộng đồng, điều tra theo Phiếu điều tra đối với hầu hết các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án. Những thông tin thu được trong quá trình tham vấn là cơ sở quan trọng trong việc lập chính sách tái định cư của dự án gồm các phương án bồi thường, hỗ trợ và chương trình phục hồi thu nhập.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

11. Dự án sẽ thành lập một ban Giải quyết khiếu nại độc lập với các cơ quan hỗ trọ giải quyết và giám sát các quá trình liên quan đến khiếu nại, phàn nàn và các thắc mắc như một kết quả của sự can thiêp của dự án. Hệ thống được thiết lập bởi dự án này nhằm cho phép người bị ảnh hưởng (AP) khiếu nại và nhận được trả lời khiếu nại, theo khuôn khổ chính sách của dự án (RPF) và hướng dẫn hoạt động của dự án. Ba bước giải quyết khiếu nại thể hiện vai trò của Ban Giải quyết khiếu nại, UBND cấp Tỉnh, Tòa án cấp huyện. Cán bộ phụ trách mảng Tái định cư của Ban QLDA sẽ làm trực tiếp với những người bị ảnh hưởng, đây là bước đầu tiên chính

5 | T r a n g

Page 9: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

thức trước khi tới Ban giải quyết khiếu nại. Các thông tin về cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ được thông báo đầy đủ cho người bị ảnh hưởng bằng các biện pháp thích hợp.

Giám sát và đánh giá

12. Việc thực hiện Kế hoạch tái định cư chi tiết sẽ được kiểm tra và giám sát nội bộ. Đồng thời một đơn vị Tư vấn giám sát độc lập do PMU thuê để tiến hành giám sát và đánh giá độc lập công tác triển khai RP. Những vướng mắc và vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện sẽ được nêu ra và giải quyết kịp thời nhờ các hoạt động giám sát thường xuyên.

Kế hoạch thực hiện

13. Kế hoạch tái định cư được thực hiện gắn liền với công tác xây dựng các hạng mục công trình của Tiểu dự án. Công tác giải phóng mặt bằng là cần thiết để hoàn thành trước khi nhà thầu nhận mặt bằng thi công. Dự kiến công tác này sẽ hoàn thành vào Quý I/2016.

Ước tính chi phí

14. Tổng chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng và giám sát tái định cư độc lập của dự án ước khoảng 23.715.914.079VNĐ, tương đương 1.064.449USD (Tỷ giá quy đổi: 22.080VNĐ = 1 USD). Kinh phí này bao gồm chi phí bồi thường/hỗ trợ về đất, công trình, tài sản BAH bởi dự án, chương trình phục hồi thu nhập, hỗ trợ chuyển tiếp, giám sát đánh giá, và quản lý thực hiện và dự phòng phí. Kinh phí bồi thường - hỗ trợ cho các diện tích đất thuộc quản lý của phường/ xã (không thu tiền sử dụng đất) thì được tính vào nguồn vốn đầu tư của dự án.

15. Dự toán kinh phí thực hiện công tác giải phòng mặt bằng triển khai dự án sẽ được cập nhật theo thiết kế chi tiết và theo thời điểm thực hiện thu hồi đất.

Ngân sách

16. Kinh phí bồi thường, tái định cư của Tiểu Dự án sẽ sử dụng nguồn vốn đối ứng của dự án. Chi phí đào tạo thực hiện công tác Tái định cư, chi phí Giám sát độc lập Tái định cư sẽ lấy từ nguồn vốn vay IDA, chi phí tư vấn thẩm định giá độc lập sẽ lấy từ nguồn vốn đối ứng của Dự án.

6 | T r a n g

Page 10: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

1. MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1. BỐI CẢNH DỰ ÁN

17. Trong những năm qua, thành phố Phủ Lý không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cũng từng bước được cải thiện xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng vai trò và chức năng quan trọng của thành phố đối với tỉnh Hà Nam và vùng Bắc Bộ, cần phải giải quyết và khắc phục những tồn tại và các yếu kém về hạ tầng giao thông, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường, hệ thống cấp nước, hệ thống điện chiếu sáng… Do đó, việc đề xuất một sự án về phát triển thành phố loại vừa ở thành phố Phủ Lý nhằm đưa thành phố Phủ Lý phát triển đúng quy hoạch, đáp ứng được vai trò quan trọng đối với tỉnh Hà Nam nói riêng và cho toàn Vùng Bắc Bộ nói chung là cần thiết. Thành phố đã lập Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và đã được phê duyệt bởi UBND tỉnh Hà Nam. UBND tỉnh Hà Nam đã yêu cầu Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ tín dụng đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu thông qua Dự án Phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam.

18. Dự án Phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Phủ Lý sẽ thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật đa ngành cho thành phố Phủ Lý đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu và các nhu cầu dịch vụ đô thị như đã được phê duyệt tại Quy hoạch tổng thể của Thành phố. Đặc biệt, Dự án sẽ hỗ trợ cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu vực đô thị cũ, và đầu tư mới cơ sở hạ tầng cho các khụ vực đô thị mới. Việc đầu tư bao gồm nâng cấp mặt đường các tuyến phố và các đường nôi bộ hiện trạng tại các khu vực được lựa chọn; mở rộng hệ thống cấp nước và thoát nước; hoàn thiện các tuyến cống thu gom nước thải và xây dựng mới một trạm xử lý nước thải; cải tạo các hồ trong thành phố nhằm cải thiện cảnh quan xanh và tăng cường khả năng lưu giữ và thoát nước. Trong khu vực đô thị mới, Dự án sẽ đầu tư xây dựng một con đường trục và một cầu bắc qua sông Châu Giang nhằm tăng cường khả năng giao thông kết nối giữa khu vực phía Nam và phía Bắc của Thành phố. Con đường này sẽ được đầu tư đồng bộ với tuyến cấp nước và thoát nước dọc hai bên. Nước thải hai bên đường sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải mới của Dự án. Dự án cũng sẽ hỗ trợ Thành phố trong việc thực hiện dự án, tăng cường năng lực quy hoạch đô thị và quản lý các cơ sở hạ tầng.

1.2. MỤC TIÊU VÀ CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN

19. Mục tiêu của Dự án là tăng cường tiếp cận dịch vụ cải thiện cơ sở hạ tầng hạ tầng thành phố Phủ Lý một cách bền vững và hiệu quả.

20. Tiểu dự án thành phố Phủ Lý bao gồm 4 Hợp phần với các hạng mục đầu tư tương ứng với từng hợp phần được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 - Tóm tắt các hạng mục đầu tư đề xuất của Dự án

Stt Hạng mục Giai đoạn Mô tả

1 Hợp phần 1 Nâng cấp cơ sở hạ tầngcơ bản và cải thiện dịch vụ (3,86 triệu USD)

1.1Cơ sở hạ tầng phường Quang Trung

2

Phạm vi bao gồm (i) xây dựng một con đường nội bộ dài 0,9km, (ii) lắp đặt một mạng lưới thoát nước mưa dài 0,9km, (iii) lắp đặt một mạng lưới cung cấp nước kết nối với mạng cấp nước chính hiện có, tổng chiều dài khoảng 5km. (1,48 triệu USD)

1.2 Cơ sở hạ tầng Tổ 2 Phạm vi bao gồm (i) nâng cấp đường nội bộ hiện có, tổng chiều

7 | T r a n g

Page 11: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Stt Hạng mục Giai đoạn Mô tả

Hòa Lạc, phường Lam Hạ

dài khoảng 2,1km, chiều rộng giữ nguyên như hiện trạng; (ii) lắp đặt một hệ thống thoát nước thải kết hợp nước mưa, tổng chiều dài 2,7km, và (iii) lắp đặt mạng lưới cấp nước kết nối với mạng lưới cung cấp chính hiện có, tổng chiều dài khoảng 4,25km. (0,69 triệu USD)

1.3

Cơ sở hạ tầng tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính

2

Phạm vi bao gồm (i) nâng cấp đường nội bộ hiện có, tổng chiều dài khoảng 0.8km, chiều rộng như hiện trạng, (ii) lắp đặt và hệ thống thoát nước thải kết hợp với nước mưa, tổng chiều dài 0,8km, và (iii) lắp đặt một mạng lưới cung nước kết nối với mạng lưới cấp nước chính hiện có , tổng chiều dài 6,12km. (0,41 triệu USD)

1.4Xây dựng trường học tại phường Quang Trung

1 Xây dựng (i) một trường tiểu học cho 425 học sinh; và (ii) trường mẫu giáo cho 350 học sinh. (1,28 triệu USD)

2 Hợp phần 2 Cải thiện vệ sinh môi trường (14,35 triệu USD)

2.1Hồ điều hòa Lam Hạ và Quang Trung

2 Xây dựng các hồ điều hòa phường Lam Hạ, diện tích 14,7ha, và phường Quang Trung, diện tích 2,5ha. (6,00 triệu USD)

2.2

Hệ thống thoát nước thải Bắc Châu Giang dọc đường D4-N7.

2

Xây dựng (i) một mạng lưới nước thải riêng biệt dựa trên một đường ống dài khoảng 7km dẫn đến nhà máy xử lý nước thải Bắc Châu Giang được tài trợ bởi dự án (xem dưới đây), và (ii) đường ống dẫn nước sạch sẽ song song với đường mới D4-N7 được tài trợ bởi dự án (xem bên dưới). (4,00 triệu USD)

2.3 Trạm bơm nước thải 2 Xây dựng 2 trạm bơm nước thải cho các đường ống dẫn được

xây dựng theo hạng mục 2.2. (0,43 triệu USD)

2.4Trạm bơm hồ điều hòa Quang Trung

2 Xây dựng một trạm bơm kiểm soát lũ với công suất 4.000 m3/giờ giữa hồ điều hòa Quang Trung và sông Nhuệ. (0,56 triệu USD)

2.5Nhà máy xử lý nước thải Bắc Châu Giang

2Xây dựng một nhà máy xử lý nước thải cho khu vực phía Nam của khu đô thị đề xuất Bắc Châu Giang, với công suất ban đầu là 3.000 m3 mỗi ngày. (3,35 triệu USD)

3 Hợp phần 3 Đường và Cầu đô thị (21,51 triệu USD)

3.1 Đường D4-N7 1 & 2

Xây dựng đường D4-N7, phục vụ cho một trung tâm đô thị mới ở phía bắc, là khu vực hành chính và thương mại của thành phố, dài 4,74km, với 4 làn tiêu chuẩn ban đầu, với lối đi bộ, thoát nước, chiếu sáng đường phố, và cung cấp các tiện ích cho người đi bộ. (13,64 triệu USD)

3.2 Cầu qua sông Châu Giang 2 Xây dựng cầu 4 làn ban đầu dài 195m, liên kết với đường D4-

N7. (7,87 triệu USD)

4 Hợp phần 4 Dự án Hỗ trợ quản lý và trợ giúp kỹ thuật (3,86 triệu USD)

4.1Hỗ trợ quản lý và giám sát xây dựng

1 & 2

Phạm vi bao gồm: (i) hỗ trợ cho tất cả các hoạt động của Ban Quản lý dự án, bao gồm cả mua sắm, báo cáo, tài chính và giám sát khác, (ii) giám sát tất cả các hoạt động xây dựng; và (iii) một chương trình Thông tin – Giáo dục – Cộng đồng (IEC). (2,27 triệu USD)

4.2 Giám sát độc lập 1 & 2Phạm vi bao gồm các dịch vụ độc lập cho (i) giám sát môi trường và tái định cư, (ii) kiểm toán tài chính ;và (iii) đánh giá sau dự án (0,36 triệu USD)

8 | T r a n g

Page 12: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Stt Hạng mục Giai đoạn Mô tả

4.3 Hỗ trợ kỹ thuật 1Phạm vi bao gồm các chương trình riêng biệt, đối với (i) quy hoạch đô thị; (ii) quản lý tài sản và xây dựng năng lực, (iii) Xây dựng năng lực Kiểm toán nội bộ (0,80 triệu USD)

4.4 Trang thiết bị và phương tiện 1

Phạm vi cung cấp cho các thiết bị và các nguồn lực cho Ban quản lý dự án và cho các cơ quan của thành phố liên quan với chương trình hỗ trợ kỹ thuật nêu trên. (0,20 triệu USD)

4.5 Đào tạo và tham quan hoc tập 1

Phạm vi bao gồm đào tạo và tham quan học tập có liên quan cho các quan chức thành phố, nhân viên Ban quản lý dự án, và nhân viên của các cơ quan công ích. (0,17 triệu USD)

4.6 Chi phí vận hành PMU 1 & 2

Phạm vi, sẽ được tài trợ bởi vốn đối ứng, tiền lương của Ban quản lý dự án, văn phòng và các chi phí khác liên quan đến công tác quản lý PMU của dự án. (1,42 triệu USD)

21. Trong quá trình thực hiện dự án, một số hạng mục chưa thực hiện trong giai đoạn này như hạng mục kè hồ Lam Hạ 1. Nguồn vốn ấy sẽ chuyển sang để thực hiện các hạng mục bổ sung bao gồm: (i) Cải tạo nâng cấp trường THCS Lương Khánh Thiện (gói thầu PL1-03); (ii) Kè phía Bắc sông Châu Giang đoạn từ cửa xả trạm bơm Lạc Tràng II tới cầu Châu Giang (bổ sung vào gói thầu PL2-01); (iii) Xây dựng tuyến đường phía Bắc cơ sở khám, chữa bệnh Bênh viện Bạch Mai kết nối ra đường D4-N7 (bổ sung vào gói thầu PL3-01); (iv) Xây dựng tuyến đường tránh DT491 (bổ sung vào gói thầu PL03-02).

22. Thời gian thực hiện Dự án dự kiến trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2012 và hoàn thành năm 2017. Tổng mức đầu tư của dự án là 68.7 triệu USD, trong đó IDA cung cấp USD57.5 triệu và 11,2 triệu USD là vốn đối ứng.

1.3. PHẠM VI CỦA KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

23. Kế hoạch Tái định cư này được chuẩn bị cho các hạng mục bổ sung của dự án, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến đền bù và thu hồi đất trong quá trình thực hiện các hạng mục bổ sung của Dự án.

2. CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG

2.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU THU HỒI ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

24. Trong quá trình chuẩn bị dự án, tư vấn Tái định cư, tư vấn Kỹ thuật và Ban QLDA đã cùng nhau phối hợp chặt chẽ trong việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật, so sánh và lựa chọn phương án theo nguyên tắc hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thu hồi đất của các hộ dân nằm trong khu vực dự án, ưu tiên lựa chọn phương án ít phải giải phóng mặt bằng hoặc sử dụng phần đất công do chính quyền địa phương quản lý.

25. Theo đó, chỉ có ba (03) trong số bốn (04) hạng mục bổ sung là gây tác động thu hồi đất và tái định cư tới cư dân trong vùng Dự án do cần phải thu hồi đất để xây dựng kè bờ sông và đường. Đây là một hoạt động quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án và sự thành công của dự án. Trong giai đọan nghiên cứu khả thi dự án, với sự hợp tác chặt chẽ với Ban quản lý dự án (Ban QLDA) và tham vấn với chính quyền địa phương các cấp, Tư vấn kỹ thuật đã thực hiện nhiều nỗ lực trong quá trình lựa chọn, xác định các phương án địa điểm công trình. Mục đích là nhằm tránh hoặc giảm thiểu và hạn chế sao cho quy mô thu hồi đất là ít nhất và mức độ tác động tái định cư là thấp nhất.

9 | T r a n g

Page 13: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

2.2. CÁC HẠNG MỤC BỔ SUNG CỦA DỰ ÁN VÀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ

2.2.1. HẠNG MỤC I - CẢI TẠO NÂNG CẤP TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN

26. Trường THCS Lương Khánh Thiện thuộc phường Lương Khánh Thiện được bổ sung đầu tư theo văn bản số 1491/UBND-NV ngày 4/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam, được xây dựng trên nền trường học cũ do UBND Thành phố quản lý. Do đó, hạng mục này sẽ không gây thu hồi đất của các hộ gia đình.

27. Hình 1 dưới đây mô phỏng vị trí xây dựng trường THCS Lương Khánh Thiện.

Hình 1. Vị trí xây dựng trường THCS Lương Khánh Thiện

2.2.2. HẠNG MỤC II - KÈ BỜ BẮC SÔNG CHÂU GIANG ĐOẠN TỪ QL1A TỚI CẦU CHÂU GIANG

28. Hạng mục này được đầu tư với chiều dài 816m, cao trình đỉnh tường sườn +5m, kết cấu bê tông cốt thép, vỉa hè giáp kè rộng 10m,có hệ thống điện chiếu sáng, rãnh tiêu nước

29. Khu vực kè bắc sông Châu Giang bao gồm phần đường kè dọc sông ảnh hưởng chủ yếu tới các hộ dân dọc sông và môi trường nước sông Châu Giang, nằm dọc theo sông từ

10 | T r a n g

Trường THCS Lương Khánh Thiện

Page 14: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

QL1A tới cầu Châu Giang, đất tiếp giáp một phần là đất ở của người dân (2.142 m2), phần đất còn lại do UBND phường quản lý (27.810m2), trên đó chủ yếu là bèo, cỏ dại, cây tre. Khu vực không có giao thông thủy. Trong khu vực này có 19 ngôi mộ cần di dời.

Hình 2. Vị trí kè Bắc sông Châu Giang

2.2.3. HẠNG MỤC III - XÂY DỰNG ĐOẠN ĐƯỜNG PHÍA BẮC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI KẾT NỐI RA ĐƯỜNG D4-N7

30. Tuyến đường được đầu tư xây dựng thuộc phường Lam Hạ với tổng chiều dài 185,5m và rộng 27m. Tuyến đường này sẽ kết nối đường D4-N7 (đầu tư theo hợp phần 3 của MCDP Phủ Lý) ở km2+350, kết nối với khu đất dịch vụ DVO4-NO2, qua đó cũng góp phần tạo sự kết nối với khu vực trung tâm thành phố, tạo sự giao thông thông suốt trong khu vực, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu đô thị bắc Châu Giang. Tuyến đường được bổ sung vào gói thầu PL3-01 theo văn bản 547/UBND-GTXD ngày 3/4/2015 của UBND tỉnh Hà Nam)

31. Hiện trạng đây là khu vực ruộng lúa của người dân, có mương nước tưới nông nghiệp chạy qua, khu vực hiện tại không có dân cư, giao thông thưa thớt.

11 | T r a n g

Kè bắc sông Châu Giang thuộc dự án

Bờ kè phía nam đã xây dựng

Cầu Châu Giang

Page 15: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Hình 3. Vị trí đường phía bắc cơ sở khám chữa bệnh bệnh viện Bạch Mai nối với đường D4-N7 (27m)

2.2.4. HẠNG MỤC IV - XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRÁNH ĐT491

32. Cầu Liêm Chính (thuộc hạng mục 3.2 – Đường và cầu đô thị của dự án MCDP Phủ Lý) sẽ thi công Quý 3/2015, thời gian thi công 24 tháng. Khi cầu Liêm Chính được xây dựng, nó sẽ cắt tuyền đường 491 cũ với cao độ không thuận lợi (khoảng 2m), vị trí giao cắt nằm ở đầu cầu, nơi có dốc dọc lớn, gây cản trở cho giao thông trên tuyến 491 hiện trạng. Mật độ giao thông trong khu vực khá cao. Do đó để đảm bảo giao thông, cần thiết phải xây dứng tuyến đường tránh đi phía dưới cầu Liêm Chính, dọc theo kè Nam Châu Giang và kết nối với đường 491 hiện trạng (xem hình 4). Tuyến đường tránh ĐT491 nằm phía dưới cầu Liêm Chính, chiều cao thông thoáng khoảng 4m. Hạng mục này được bổ sung vào gói thấu PL3-02 theo văn bản 694/UBND-GTXD ngày 28/4 của UBND tỉnh Hà Nam.

33. Tuyến đường tránh ĐT491 thuộc địa phận phường Liêm Chính, dài 586.67m, điểm đầu tuyến tránh nằm tại ngã ba cây xăng Liêm Chính (gần chùa Mễ Nội), nằm phía dưới cầu Liêm Chính, tuyến đi sát chùa Mễ Nội (khoảng 80m), đi dọc kè phía Nam Châu Giang đã được xây dựng (khoảng 320m), rẽ phải và kết nối với ĐT491 hiện trạng.

12 | T r a n g

Đường 27m

Page 16: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Hình 4. Vị trí đường tránh ĐT491

2.3. CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN

34. Thực tế cho thấy rằng các chương trình phát triển tích hợp thường được đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau (Ngân hàng Thế giới, các nhà tài trợ khác, dự án quốc gia). Dự án Phát triển đô thị Phủ Lý không phải là một ngoại lệ. Có nhiều dự án đã được đầu tư, đang được đầu tư hoặc sẽ được đầu tư tại thành phố Phủ Lý trong những năm gần đây.Về chính sách, OP 4.12 áp dụng cho các hoạt động khác nhau dẫn đến tái định cư không tự nguyện, mà theo đánh giá của Ngân hàng: ”(i) Có liên quan mật thiết và trực tiếp tới Dự án được Ngân hàng hỗ trợ; (ii) cần thiết để đạt được các mục tiêu như đã nêu trong hồ sơ Dự án; và (iii) đang thực hiện hoặc dự kiến được thực hiện song song với Dự án” (đoạn 4).

35. Trong quá trình thực hiện các Dự án, các công trình phúc lợi xã hội, đòi hỏi một số quỹ đất cần giải phóng mặt bằng, di dời, do đó để ổn định đời sống nhân dân, thành phố chủ trương đầu tư xây dựng các khu Tái định cư nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt của thành phố. Vì vậy, UBND tỉnh đã chấp thuận và giao cho UBND thành phố triển khai xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng hồ Lam Hạ 2 và kè bờ bắc sông Châu với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đồng bộ tại đường Lê Công Thanh kéo dài, tổ Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (sau đây gọi tắt là Khu tái định cư Đình Tràng).

13 | T r a n g

Đường tránh ĐT491

Đường 491 cũ

Cầu Liêm Chính qua sông Châu

Sông C

hấu G

iang

Sông C

hấu G

iang

Page 17: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

36. Dự án xây dựng Khu tái định cư Đình Tràng được coi là liên quan mật thiết với Dự án MCDP Phủ Lý. Tất cả các hoạt động bồi thường và tái định cư cho giải phóng mặt bằng của khu vực này do đó sẽ cần phải phù hợp với chính sách Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, toàn bộ khu đất thực hiện Dự án Khu tái định cư Đình Tràng này được đầu tư xây dựng tại khu đất trống có diện tích 3.585m2 do UBND phường Lam Hạ quản lý. Do vậy, Dự án không phải giải phóng mặt bằng.

2.4. QUY MÔ THU HỒI ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

37. Dựa trên các thông tin khảo sát ban đầu, ước tính tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn bởi các hạng mục bổ sung này khoảng 44.729m2, trong đó: 2.551m2 đất thổ cư; 3.962m2 đất nông nghiệp và 38.216m2 đất khác do UBND phường/Thành phố quản lý. Số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất thực hiện Dự án là 109 hộ, trong đó 12 hộ bị ảnh hưởng nặng do thu hồi trên 20% đất nông nghiệp và 15 hộ phải di dời. Thống kê sơ bộ các tác động do thu hồi đất và tái định cư của từng hạng mục được trình bày trong bảng dưới đây.

14 | T r a n g

Page 18: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Bảng 2 - Thống kê sơ bộ tác động do thu hồi đất và tái định cư phục vụ các hạng mục bổ sung của Dự án

STT Hạng mục

Tác động vĩnh viễnDiện

tích đất thu hồi

tạm thời (m2)

Số hộ BAH Diện tích (m2)

Trong đó

Đất ở Đất nông nghiệp Đất công

Diện tích (m2)

Hộ BAH

Hộ phải di dời

Diện tích (m2)

Hộ BAH

Hộ BAH nặng

Diện tích (m2)

Hộ BAH

1 Trường THCS Lương Khánh Thiện 0 1.322 0 0 0 0 0 0 1.322 0 0

2Đường nối từ Bệnh viện Bạch Mai ra đường D4-N7

17 3.962 0 0 0 3.962 17 121 0 0 0

3 Đường tránh ĐT491 302 9.493 409 27 3 0 0 0 9.084 53 0

4 Kè bờ bắc sông Châu Giang 62 29.952 2.142 62 12 0 0 0 27.810 0 0

TỔNG 109 44.729 2.551 89 15 3.962 17 12 38.216 5 0

Nguồn: Khảo sát tái định cư, 2015

1 Đây là các hộ bị mất hơn 20% đất nông nghiệp, không phải tái định cư.2 Có 2 hộ vừa bị ảnh hưởng do thu hồi đất ở, vừa bị ảnh hưởng cây trồng trên đất công.3 5 hộ này bị ảnh hưởng cây trồng trên đất công do UBND phường quản lý.

15 | T r a n g

Page 19: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

3. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

38. Tại Điều 6 của Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ có nêu một trong năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng ODA là “Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.” Khoản 2 Điều 87 của Luật đất đai 45/2013/QH13 cũng quy định: ”Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó”.

39. Việc lập Kế hoạch Tái định cư này được chuẩn bị dựa trên Khung chính sách Tái định cư đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt và Nhà tài trợ thông qua trước thời điểm đàm phán Hiệp định, đảm bảo hài hòa chính sách OP/BP 4.12 của Ngân hàng Thế giới (NHTG) và các văn bản pháp luật, các quy định của Chính phủ Việt Nam liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mục tiêu cơ bản của Kế hoạch Tái định cư nhằm đảm bảo tất cả những người bị ảnh hưởng bởi dự án (BAH) sẽ được bồi thường, hỗ trợ cho những tổn thất của họ bằng các chi phí thay thế và đưa ra những biện pháp phục hồi cuộc sống để giúp họ cải thiện, hoặc tối thiểu là duy trì điều kiện sống và khả năng tạo thu nhập như trước khi có dự án.

40. Kế hoạch Tái định cư này sẽ hướng dẫn các hoạt động liên quan đến đền bù và thu hồi đất trong quá trình thực hiện các hạng mục bổ sung của Dự án mà có yêu cầu thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, không phụ thuộc vào nguồn tài chính.

4. CÁC NGHIÊN CỨU KINH TẾ - XÃ HỘI

4.1. CÁCH TIẾP CẬN

41. Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng được sử dụng trong việc lập Kế hoạch tái định cư. Theo đó, người BAH được tham gia vào quá trình chuẩn bị Kế hoạch TĐC như trả lời phỏng vấn, thảo luận nhóm, đi thăm thực địa khu vực BAH cùng các chuyên gia. Đại diện của PMU, UBND cấp xã/phường BAH cũng được tham gia.

4.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

42. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk review).

Tư vấn đã thu thập, xem xét, nghiên cứu và phân tích/đánh giá các tài liệu liên quan đến đền bù và tái định cư của Dự án để xem xét, phân tích và đánh giá. Các tài liệu được thu thập tại PMU, UBND các xã/phường khu vực dự án, bao gồm: (i) Hồ sơ dự án (Thuyết minh và bản vẽ thiết kế các hạng mục dự án; Khung chính sách Tái định cư của Dự án;…) và các biên bản ghi nhớ được cung cấp bởi PMU; (ii) Các bản đồ giải thửa, trích lục bản đồ và các báo cáo Kinh tế - xã hội do UBND các xã cấp; (iii) Các chính sách có liên quan của WB, của Chính phủ Việt Nam và của UBND tỉnh Hà Nam… nhằm: (i) tìm hiểu các quy trình, quy định đã được đề xuất và đã được phê duyệt từ các tài liệu của dự án, (ii) tìm hiểu các phương án kỹ thuật đề xuất cho các hạng mục của Dự án, (iii) xem xét các báo

16 | T r a n g

Page 20: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

cáo kinh tế - xã hội sẵn có của địa phương, (iv) đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động và hướng dẫn các hoạt động tiếp theo của Dự án.

43. Phương pháp định tính.

Tham vấn, trao đổi với các bên liên quan khác nhau, bao gồm các cơ quan thực hiện, các tổ chức xã hội thông qua họp tham vấn, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Các biên bản làm việc được đính kèm Báo cáo này tại Phụ lục 02.

Thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu với nhóm mục tiêu các hộ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các hộ BAH nặng, các hộ di dời, các hộ dễ bị tổn thương

Tham quan thực địa khu tái định cư và khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án để xác định các tác động tiềm ẩn đối với người dân địa phương trong suốt quá trình thực hiện dự án.

44. Phương pháp định lượng.

Khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội (SES) bằng bảng hỏi: Khảo sát 100/109 hộ BAH, bao gồm 100% tổng số hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trên 50% tổng số hộ ảnh hưởng nhẹ. Danh sách các hộ được phỏng vấn xem chi tiết tại Phụ lục 03 của Báo cáo này.

Thống kê tài sản bị ảnh hưởng (IOL) được thực hiện với 100% các hộ bị ảnh hưởng.

45. Nhập và xử lý dữ liệu. Các thông tin thu thập được từ giám sát thực địa sẽ được xử lý trên các phần mềm chuyên dụng như SPSS (định lượng) và NVIVO (định tính).

4.3. KẾT QUẢ

4.3.1. THỐNG KÊ TÀI SẢN BỊ ẢNH HƯỞNG

46. Bảng dưới đây trình bày tổng quan khối lượng ảnh hưởng phục vụ các hạng mục bổ sung của Dự án.

Bảng 3 - Tổng quan khối lượng ảnh hưởng phục vụ các hạng mục bổ sung của Dự án

Nội dung ĐVT   Khối lượng ảnh hưởng

1. Hộ bị ảnh hưởng: hộ : 109Nhân khẩu Người : 447

Trong đó : + Hộ ảnh hưởng đất ở: hộ : 89

+ Hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp hộ : 17

+ Đất khác (UBND phường/phường/xã quản lý) hộ : 5

2. Diện tích ảnh hưởng m2 :  44.729Trong đó: + Diện tích đất ở m2 : 2.551

+ Diện tích đất nông nghiệp m2 : 3.962

+ Đất khác (UBND phường/TP quản lý) m2 : 38.216

3. Cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởngTrong đó:

+ Cây cối (Sấu, nhãn, vải, chuối,…) cây 3.473

4. Nhà và công trình bị ảnh hưởng

17 | T r a n g

Page 21: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Nội dung ĐVT   Khối lượng ảnh hưởng

Trong đó: + Vật kiến trúc m3 : 5.500

+ Mồ mả cái 19

5. Tôn tạo đấtTrong đó: + Đất trồng cây hàng năm m2 : 32.689

+ Đất trồng cây lâu năm m2 4.205

6. Số hộ di dời, tái định cư hộ : 15

7. Số hộ thuộc diện ảnh hưởng đất nông nghiệp từ 20% trở lên hộ : 12

8. Số hộ nghèo hộ : 02

9. Số hộ gia đình chính sách/ có công với cách mạng hộ : 04

10. Số hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ hộ : 30

11. Hộ gia đình bị ảnh hưởng kinh doanh hộ : 0

Nguồn: Khảo sát tái định cư, 2015

4.3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG

a) Nhân khẩu hộ gia đình và lực lượng lao động:

47. Tổng số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất thực hiện các hạng mục bổ sung của Dự án là 109 hộ với 447 nhân khẩu. Về thành viên của các hộ bị ảnh hưởng, khảo sát cho thấy số thành viên trung bình của mỗi hộ là 4,1 khẩu. Nếu xét theo độ tuổi, các gia đình có chủ hộ nằm trong độ tuổi trung bình từ 40 - 49 và 60 - 69 có số thành viên đông hơn so với các gia đình có chủ hộ nằm trong độ tuổi khác.

48. Số hộ do phụ nữ làm chủ bị ảnh hưởng do thu hồi đất trên địa bàn là 30 hộ, chiếm 27,5%.

b) Trình độ học vấn:

49. Trình độ học vấn của người bị ảnh hưỏng nhìn chung không cao, trên 40% số người có trình độ từ tiểu học đến trung học cơ sở. Những người có trình độ PTTH không cao với 89 người chiếm tỷ lệ 20%, trong khi đó chỉ có 214 người (6%) hiện có trình độ cao đẳng và đại học.

c) Nghề nghiệp của chủ hộ:

50. Do phần lớn diện tích đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở nông thôn nên hơn một nửa số chủ hộ (69%) bị ảnh hưởng là nông dân. Tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác để duy trì nguồn thu nhập như làm việc trong cơ quan nhà nước là 8%; kinh doanh/ buôn bán là 7%; làm thuê/ lao động tự do là 10% và hưu trí chiếm 5%. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 1%.

Bảng 4 -. Nghề nghiệp của chủ hộ

Hạng Mục Người Công nhân viên chức

Kinh doanh, buôn bán

Nông dân Hưu trí Nghề nghiệp tự

do

Thất nghiệp

18 | T r a n g

Page 22: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

S.lg % S.lg % S.lg % S.lg % S.lg % S.lg %Đường nối từ Bệnh viện Bạch Mai ra đường D4-N7

17 0 0,0 0 0,0 16 94,1 0 0,0 1 5,9 0 0,0

Đường tránh ĐT491 25 4 16,0 5 2,0 12 48,0 2 8,0 2 8,0 0 0,0

Kè bờ bắc sông Châu Giang

58 4 6,9 2 3,4 41 70,1 3 5,2 7 12,2 1 1,7

Tổng 100 8 8,0 7 7,0 69 69,0 5 5,0 10 10,0 1 1,0

51. Đối với các hộ bị ảnh hưởng nặng do thu hồi đất bởi các hạng mục bổ sung của Dự án (27 hộ, trong đó: 12 hộ bị ảnh hưởng do mất trên 20% diện tích đất nông nghiệp và 15 hộ phải tái định cư) thì có đến 72% số người là nông dân; 20% số người làm nghề kinh doanh, buôn bán; và 8% còn lại là làm nghề nghiệp tự do.

d) Thu nhập của hộ gia đình:

52. Kết quả khảo sát KT-XH các hộ khu vực bị ảnh hưởng cho biết thu nhập bình quân/tháng là 2.785.000 VNĐ/ hộ. Có sự khác biệt đáng kể giữa việc đóng góp vào nguồn thu nhập của hộ gia đình khi nam giới đóng góp tới trên 60% tổng thu nhập của hộ.

53. Mức thu nhập trung bình của 1 nhân khẩu/tháng của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Dự án là thấp, chỉ có khoảng 24 hộ (24%) có thu nhập trên 1.000.000 đồng/người/tháng. Khoảng 2 hộ (12%) gia đình bị ảnh hưởng đang sống dưới mức 500.000 đồng/người/tháng – chuẩn nghèo đối với khu vực thành thị theo quy định của Bộ Lao động, thương binh và xã hội (MOLISA), trong khi số còn lại nằm ở mức cận nghèo hoặc chỉ cao hơn ngưỡng này một chút.

54. Bên cạnh đó, số liệu khảo sát còn cho biết, có sự chênh lệch đáng kể về mức thu nhập trung bình/khẩu/tháng giữa các khu vực, cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 5 -.Thu nhập trung bình của của các hộ BAH bởi Dự án

Đơn vị: VNĐ/người/tháng

H¹ng môc c«ng tr×nh

Sè hé kh¶o s¸t

Sè hé thu nhËp<500.0

00500.000 ®Õn

1.000.000>1.000.

000Đường nối từ Bệnh viện Bạch Mai ra đường D4-N7

17 0 12 5Đường tránh ĐT491 25 0 18 7Kè bờ bắc sông Châu Giang 58 2 44 12Tổng 100 2 74 24e) Nhóm dễ bị tổn thương:

55. Đây là những nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của việc tái định cư. Bảng dưới đây thống kê số hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi Dự án:

Bảng 6 - Số lượng hộ BAH thuộc nhóm dễ bị tổn thương theo từng hạng mục của Dự án

H¹ng môc c«ng tr×nh

Nhãm dÔ bÞ tæn th¬ngHé nghÌo Hé gia ®×nh cã Hé gia ®×nh

19 | T r a n g

Page 23: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

ngêi khuyÕt tËt/ mÊt søc lao ®éng

chÝnh s¸ch, gia ®×nh cã c«ng víi

c¸ch m¹ngĐường nối từ Bệnh viện Bạch Mai ra đường D4-N7

0 0 0

Đường tránh ĐT491 0 0 03Kè bờ bắc sông Châu Giang

02 0 01

Tổng 02 0 0456. Số hộ nghèo được xác định gồm 02 hộ. Nhóm dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi dự án còn có 04 hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.

f) Sở hữu tiện nghi sinh hoạt:

57. Hầu hết các gia đình đều sở hữu nhiều hơn một tiện nghi, trong số 100 hộ trả lời thì có đên 64 hộ có phương tiện sở hữu là xe máy (chiếm 64%). Tất cả các hộ trả lời đều có ti vi. Số hộ có tủ lạnh là 29 hộ (29%). Số hộ sử dụng bếp ga có tỷ lệ thấp nhất với 13 hộ chiếm khoảng 13% số người được phỏng vấn.

Bảng 7 - Sở hữu tiện nghi sinh hoạt

Hạng mục công trình

Số hộ Tivi Xe máy Tủ lạnh Bếp ga

Hộ % Hộ % Hộ % Hộ %Đường nối từ Bệnh viện Bạch Mai ra đường D4-N7

17 17 100 9 52 4 23 4 23

Đường tránh ĐT491 25 25 100 21 84 8 32 3 12Kè bờ bắc sông Châu Giang 58 58 100 34 58 17 29 6 10

Tổng 100 100 100 64 64 29 29 13 13

g) Cơ sở hạ tầng:

58. Trong bối cảnh các nơi định cư đều ở gần trung tâm thành phố, tất cả các hộ bị ảnh hưởng của dự án đều được tiếp cận hệ thống điện lưới quốc gia. Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các hạng mục của dự án - cho phép họ tiếp cận các dịch vụ đô thị và dịch vụ xã hội cơ bản, như bệnh viện, trường học, chợ và khu trung tâm thành phố.

h) Nhà vệ sinh:

59. Trong số 100 hộ khảo sát, có đến 87 hộ (chiếm 87%) trả lời rằng họ sử dụng nhà vệ sinh thông thường (bán tự hoại), trong khi đó chỉ có 9 hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại và 4 hộ sử dụng hố xí thùng.

i) Vệ sinh môi trường:

60. Vấn đề môi truờng được khá nhiều người dân quan tâm trong số 100 hộ đựoc hỏi có tới 53 hộ (chiếm khoảng 53%) cho rằng môi trưòng sống hiện nay đang ô nhiễm. Khi được hỏi về nguyên nhân gây ô nhiễm có 12 người (12%) cho rằng do bụi, rác gây ra. Có 19 người (19%) cho rằng là do ngập lụt đây là những hộ chủ yếu sinh sống tại khu vực trũng vì vậy tỷ lệ hộ chọn vấn đề này ở những khu vực đó khá cao. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng là một trong những lo lắng của người dân khi có 33 người (33%) cho rằng có ô nhiễm nguồn nước tại địa phương.

20 | T r a n g

Page 24: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

5. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ

61. Kế hoạch Tái định cư này được lập trên cơ sở Khung chính sách Tái định cư của Dự án được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị Đề cương chi tiết của Dự án (PDO) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nhà tài trợ không phản đối. Đồng thời, Kế hoạch Tái định cư này sẽtuân thủ luật pháp, thông tư, nghị định quy định việc thu hồi đất, bồi thường và tái định cư tại Việt Nam, và chính sách của Ngân hàng Thế giới về tái định cư không tự nguyện.

5.1. KHUNG PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM (CPVN)

62. Khung Pháp lý của Chính phủ Việt Nam: Các quy định pháp luật và nghị định liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường và tái định cư được áp dụng tại Việt Nam như Hiến pháp của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Luật đất đai 2013 (sửa đổi) và các nghị định, thông tư, quy định của các Bộ, thành phố/tỉnh. Các luật sau đây của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng:

- Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật Đất đai năm 2013 (số 45/2013/QH13) có hiệu lực ngày 01/07/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thực hiện một số điều của Luật đất đai số 45/2013/QH13.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định thu phí sử dụng đất.

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định thu tiền thuê đất và thuê mặt nước.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 84/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phát triển nhà và tái định cư.

- Nghị định số 38/2013/NĐ-CP, ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ TNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ TNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/11/2012 quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

63. Các luật, nghị định, và quy định khác liên quan tới quản lý đất, thu hồi đất và tái định cư gồm có: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014 về các hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng công trình và các hoạt động xây dựng; Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 12/2/2009 về quản lý các dự án đầu

21 | T r a n g

Page 25: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

tư xây dựng; Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, quy định rằng tất cả các giấy tờ đăng ký tài sản và quyền sử dụng đất phải đề tên của cả vợ và chồng.

64. Các nghị định liên quan tới bảo vệ và bảo tồn tài sản văn hóa có trong Nghị định 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, theo đó yêu cầu các khu vực được công nhận là di tích văn hóa và lịch sử không xâm phạm hoặc làm tổn hại theo các quy định pháp lý hiện hành.

65. Văn bản liên quan đến cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Luật khiếu nại 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại.

66. Các quyết định của tỉnh Hà Nam liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh cũng sẽ được áp dụng, cụ thể:

- Quyết định 38/ 2014/QĐ-UBND ngày 12/09/2014 về việc ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 ban hành Quy định về quản lý quỹ đất tái định cư.

- Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 ban hành Quy định hạn mức giao đất; hạn mức công nhận đất ở; diện tích tối thiểu được tách, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Quyết định số 50/2014/ QĐ-UBND ngày 19/12/2014 về việc ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Quyết định số 49/2014/QĐ – UBND ngày 20/11/2014 về việc ban hành Đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất.

- Quyết định số 01/2014 QĐ-UBND ngày 9/1/2014 về việc ban hành Đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

5.2. CHÍNH SÁCH VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHÔNG TỰ NGUYỆN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (OP 4.12)

67. Ngân hàng Thế giới nhận định tái định cư không tự nguyện có thể gây ra những khó khăn, bần cùng kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu không lên kế hoạch và thực hiện các giải pháp phù hợp một cách cẩn trọng. Chính sách tái định cư OP 4.12 của Ngân hàng quy định về các chính sách an toàn để giải quyết và giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường do tái định cư không tự nguyện gây ra.

68. Mục tiêu của chính sách tái định cư không tự nguyện của Ngân hàng Thế giới bao gồm:

(i) Tái định cư không tự nguyện cần được tránh hoặc được giảm đến mức tối thiểu, sau khi đưa ra nhiều phương án có thể lựa chọn trong quá trình thiết kế kỹ thuật;

(ii) Trong trường hợp tái định cư không tự nguyện là không thể tránh khỏi, các hoạt động tái định cư cần được quan niệm và thực hiện như những chương trình phát triển bền vững, cung cấp đầy đủ các nguồn lực để cho phép những người bị ảnh hưởng bởi dự án có

22 | T r a n g

Page 26: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

phần hưởng lợi. Những người bị ảnh hưởng phải được tham vấn đầy đủ và được tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư.

(iii) Người bị ảnh hưởng của dự án cần được hỗ trợ cùng với nỗ lực của họ để cải thiện sinh kế và mức sống, hoặc ít nhất là khôi phục lại được mức sống theo đúng nghĩa bằng với mức sống trước khi có dự án hoặc bằng với mức sống phổ biến trước khi bắt đầu thực hiện dự án, tùy thuộc theo mức nào cao hơn.

5.3. SO SÁNH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ NHTG VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

69. Có sự khác biệt giữa luật, quy định, chính sách của Chính phủ Việt Nam liên quan đến thu hồi đất/tái định cư và chính sách tái định cư không tự nguyện của Ngân hàng Thế giới OP4.12. Bảng dưới đây nêu bật những khác biệt chính nhằm thiết lập cơ sở cho các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và phục hồi sinh kế sẽ được áp dụng cho dự án này.

23 | T r a n g

Page 27: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Bảng 8 -.Bảng so sánh giữa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới

Chủ đề Chính sách hoạt động OP4.12 của NHTG

Chính phủ Việt Nam Chính sách áp dụng cho dự án

1.Tài sản đất

1.1.Mục tiêu chính sách

Người bị ảnh hưởng của dự án cần được hỗ trợ trong nỗ lực của họ để cải thiện sinh kế và mức sống hoặc là khôi phục lại được ít nhất tương đương với mức sống trước khi di dời hoặc với mức sống trước khi bắt đầu thực hiện dự án.

Không được đề cập

Tuy nhiên, có một điều khoản hỗ trợ được xem xét bởi UBND tỉnh để đảm bảo họ có một nơi để sống, để ổn định đời sống và sản xuất của họ. (Điều 25 Nghị định 47).

Trong trường hợp số tiền bồi thường/hỗ trợ là không đủ cho người dân tái định cư để mua một lô đất tái định cư/căn hộ tối thiểu, họ sẽ được hỗ trợ về tài chính để có thể mua một lô đất tái định cư / căn hộ tối thiểu (Điều 86.4 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 27 của Nghị định 47)

Sinh kế và nguồn thu nhập sẽ được phục hồi trong thực tế hoặc là khôi phục lại được ít nhất tương đương với mức sống trước khi di chuyển hoặc với mức sống trước khi bắt đầu thực hiện dự án.

1.2.Hỗ trợ cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng là những người không có quyền pháp lý hoặc yêu cầu bồi thường đất

Hỗ trợ phục hồi cho tất cả những người bị di dời để đạt được mục tiêu của chính sách (để cải thiện sinh kế và mức sống bằng hoặc cao hơn so với mức sống trước khi di chuyển hoặc so với mức sống phổ biến trước khi bắt đầu thực hiện dự án, tùy thuộc mức nào cao hơn).

Chỉ đất nông nghiệp được sử dụng trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 là hợp lệ để được bồi thường. Các trường hợp khác có thể được xem xét hỗ trợ của UBND tỉnh nếu cần thiết.

Hỗ trợ phục hồi cho tất cả những người bị ảnh hưởng, bất kể tình trạng pháp lý của họ cho tới khi sinh kế và mức sống được khôi phục tốt hơn hoặc ít nhất bằng với mức sống trước khi có dự án.

24 | T r a n g

Page 28: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Chủ đề Chính sách hoạt động OP4.12 của NHTG

Chính phủ Việt Nam Chính sách áp dụng cho dự án

mà họ đang chiếm giữ

1.3.Đền bù cho các công trình bất hợp pháp

Đền bù theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người BAH.

Không bồi thường Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả công trình kiến trúc bị ảnh hưởng, bất kể tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người BAH.

2. Đền bu

2.1.Phương pháp xác định mức đền bù

Đền bù cho mất đất đai và các tài sản khác cần được trả theo chi phí thay thế đầy đủ.

Bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị mất được tính theo giá sát với giá chuyển nhượng trên thị trường hoặc chi phí của công trình mới xây dựng. Uỷ ban nhân dân tỉnh được phép xác định giá bồi thường cho các loại tài sản khác nhau. Đơn vị thẩm định giá đất độc lập có thể được sử dụng để xác định giá đất. Giá này sẽ được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định giá đất trước khi phê duyệt của UBND tỉnh.

Đơn vị thẩm định độc lập xác định giá thị trường cho tất cả các loại tài sản bị ảnh hưởng để Hội đồng thẩm định xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo chi phí thay thế.

2.2.Đền bù cho mất thu nhập hoặc mất phương tiện sinh kế

Tất cả các mất mát về thu nhập cần được đền bù (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời)

Chỉ hỗ trợ mất thu nhập cho những hộ có đăng ký kinh doanh. Hỗ trợ tài chính bổ sung sẽ được cung cấp.

Tất cả các mất mát về thu nhập sẽ phải được đền bù và khi cần thiết cần đạt được mục tiêu chính sách, các hỗ trợ phát triển sẽ được bổ sung cho phần bồi thường.

25 | T r a n g

Page 29: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Chủ đề Chính sách hoạt động OP4.12 của NHTG

Chính phủ Việt Nam Chính sách áp dụng cho dự án

2.3. Đền bù cho tác động gián tiếp do việc chiếm dụng đất và các công trình kiến trúc.

Theo thông lệ tốt thì bên vay cần tiến hành đánh giá xã hội và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động kinh tế - xã hội bất lợi, nhất là đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương.

Không được giải quyết Việc đánh giá xã hội cần được tiến hành, và các biện pháp cần được xác đinh và thực hiện nhằm giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động bất lợi, nhất là đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương

2.4.Hỗ trợ và khôi phục sinh kế

Cung cấp hỗ trợ và khôi phục sinh kế để đạt được các mục tiêu chính sách

Cung cấp các biện pháp hỗ trợ và khôi phục sinh kế. Không có hoạt động theo dõi việc phục hồi sinh kế đầy đủ sau khi kết thúc TĐC.

Cung cấp hỗ trợ và khôi phục sinh kế và các biện pháp để đạt được các mục tiêu chính sách. Những yếu tố này sẽ được giám sát chi tiết trong báo cáo Kế hoạch hành động TĐC.

2.5.Tham vấn và công bố thông tin

Tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện, đặc biệt là khẳng định các tiêu chí đủ điều kiện nhận bồi thường và hỗ trợ, và tiếp cận cơ chế giải quyết khiếu nại.

Tập trung chủ yếu vào tư vấn trong quá trình lập kế hoạch (tham khảo ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo điều kiện cho công việc tìm kiếm); chia sẻ thông tin và công bố thông tin.

Sự tham vấn và sự tham gia của người dân phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình lập và thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư cùng với việc chia sẻ thông tin về Kế hoạch hành động tái định cư với các hộ ảnh hưởng và các bên liên quan.

3. Cơ chế giải quyết khiếu nại

26 | T r a n g

Page 30: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Chủ đề Chính sách hoạt động OP4.12 của NHTG

Chính phủ Việt Nam Chính sách áp dụng cho dự án

Cơ chế giải quyết khiếu nại cần phải độc lập.

Cùng một cơ quan ra quyết định về đền bù, tái định cư và giải quyết các khiếu nại ở bước đầu tiên.

Tuy nhiên, người khiếu nại có thể khiếu nại tại Tòa án từ bước thứ hai nếu muốn.

Cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại độc lập sẽ được thiết lập xây dựng trên cơ sở hệ thống có sẵn của Chính phủ và với sự tham gia của cơ quan giám sát độc lập.

4. Theo doi & Đánh giá

Cần phải có theo dõi nội bộ và theo dõi độc lập.

Công dân được phép giám sát và báo cáo về hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai (hoặc thông qua các tổ chức đại diện), bao gồm cả thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 199 của Luật Đất đai năm 2013).

Không có yêu cầu rõ ràng về theo dõi, bao gồm cả theo dõi nội bộ và theo dõi độc lập.

Giám sát nội bộ và giám sát bên ngoài (giám sát độc lập) được duy trì thường xuyên (trên cơ sở các báo cáo hàng tháng đối với giám sát nội bộ và một năm hai lần đối với giám sát độc lập). Vào thời điểm kết thúc dự án, báo cáo cuối cùng được hoàn thiện đánh giá các mục tiêu của chính sách OP4.12 đã đạt được hay chưa.

27 | T r a n g

Page 31: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

6. NGUYÊN TẮC VÀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG

70. Tất cả những người bị ảnh hưởng (BAH) bởi Dự án có tài sản hoặc sinh sống trong khu vực bị chiếm dụng phục vụ dự án trước ngày khóa sổ đều có quyền được đền bù cho các thiệt hại. Những người bị mất thu nhập và/hoặc kế sinh nhai sẽ đủ điều kiện nhận hỗ trợ phục hồi sinh kế căn cứ theo các tiêu chí hợp lệ do Dự án quy định, có tham vấn với người BAH. Trước khi kết thúc Dự án nếu thấy sinh kế vẫn chưa được phục hồi bằng với mức trước khi có dự án thì cần xem xét có các biện pháp bổ sung.

a) Các mức bồi thường sẽ được xác định đúng lúc và có sự tham vấn dựa trên các kết quả thẩm định độc lập giá trị đất/tài sản gắn liền với đất. Tất cả các lệ phí và thuế về chuyển nhượng đất và/hoặc nhà ở sẽ được miễn trừ, hoặc sẽ nằm trong gói bồi thường về đất và các công trình/hoặc nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh. Chính quyền địa phương sẽ đảm bảo rằng người BAH tự tái định cư sẽ nhận được quyền sở hữu tài sản và các giấy chứng nhận theo quy định tương tự như các gói bồi thường dành cho những người chọn phương án chuyển đến khu tái định cư do dự án đề xuất mà không phải mất thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào.

b) Đất sẽ được bồi thường theo cơ chế “đất đổi đất” hoặc bồi thường bằng tiền mặt tùy theo lựa chọn của người bị ảnh hưởng bất cứ khi nào có thể. Những người mất đất sản xuất từ 20% diện tích trở lên phải được ưu tiên lựa chọn đất đổi đất. Nếu không có đất, bên vay phải đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của NHTG, rằng thực sự không có đất để đổi đất. Những người mất từ 20% diện tích đất sản xuất trở lên có thể cần được hỗ trợ thêm nhằm phục hồi sinh kế. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với những người nghèo và những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương mà bị mất từ 10% diện tích đất sản xuất trở lên.

c) Những người bị ảnh hưởng chọn phương án “đất đổi đất” sẽ được cấp những lô đất với khả năng sản xuất tương đương với những lô đất bị mất, hoặc được cấp lô đất tiêu chuẩn ở khu định cư mới gần nơi ở cũ và khoản điều chỉnh bằng tiền mặt để bù cho sự chênh lệch giữa lô đất bị mất và lô đất được cấp. Khu vực tái định cư sẽ được quy hoạch một cách phù hợp và được thực hiện trên cơ sở tham vấn với những người bị di chuyển. Tất cả các cơ sở hạ tầng cơ bản như hệ thống cấp thoát nước, cấp nước sạch, đường dây điện và điện thoại sẽ được cung cấp.

d) Những người bị ảnh hưởng chọn phương án bồi thường bằng tiền sẽ được bồi thường bằng tiền mặt theo mức chi phí thay thế. Những người bị ảnh hưởng này sẽ được hỗ trợ trong việc phục hồi sinh kế và tự thu xếp để di dời.

e) Mức bồi thường cho các công trình nhà ở, công trình thương mại, hoặc các loại công trình khác sẽ được trả theo mức chi phí thay thế mà không tính khấu hao công trình và không trừ các phần vật liệu có thể thu hồi được. Các công trình sẽ được định giá riêng rẽ. Nếu mức bồi thường được xác định theo loại công trình thì phải sử dụng giá của công trình có giá trị cao nhất trong nhóm công trình đó (chứ không phải sử dụng mức giá trị thấp nhất).

f) Những hộ BAH đến nhà ở buộc phải di dời (di chuyển ra khỏi nơi ở ban đầu do diện tích đất còn lại không đảm bảo điều kiện sắp xếp lại nhà ở theo quy định của Luật xây dựng hay bị thu hồi đất hoàn toàn) Ban bồi thường tái định cư địa phương cần tiến hành các hoạt động tham vấn và thỏa thuận giải pháp hỗ trợ tìm kiếm sắp xếp chỗ ở mới cho hộ BAH.

28 | T r a n g

Page 32: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

g) Những hộ BAH đến nhà ở, có khả năng sắp xếp lại nhà ở trên phần đất còn lại phù hợp với điều kiện cụ thể theo quy định của địa phương (không thuộc diện buộc phải di dời) thì áp dụng chính sách chung của dự án theo ma trận quyền lợi đã được thống nhất.

h) Những người bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ đầy đủ (bao gồm cả tiền trợ cấp di chuyển) để vận chuyển đồ dùng và tài sản cá nhân ngoài khoản bồi thường theo chi phí thay thế cho nhà cửa, đất, và những tài sản khác.

i) Việc bồi thường và hỗ trợ phục hồi cho người BAH phải được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi thu hồi đối với những người không phải di dời đi và 60 ngày đối với những người sẽ phải di dời. Cần phải xem xét áp dụng ngoại lệ đối với những đối tượng dễ bị tổn thương, bởi họ có thể cần nhiều thời gian hơn trước khi bị ảnh hưởng về mặt sinh kế hay nơi ở.

j) Nếu như đến cuối dự án mà sinh kế vẫn chưa phục hồi được như mức trước dự án thì các biện pháp bổ sung phải được xem xét nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách.

k) Các hỗ trợ khác như là hỗ trợ phục hồi kinh tế, đào tạo tập huấn và các hình thức hỗ trợ khác sẽ được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng bị mất nguồn thu nhập, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương để nâng khả năng phục hồi và cải thiện thu nhập sau này.

6.2. CHÍNH SÁCH BỔI THƯỜNG

71. Chính sách về quyền lợi áp dụng cho những người bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất, thiệt hại nhà cửa và những tài sản khác của Dự án Phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam – Tiểu dự án Thành phố Phủ Lý do Ngân hàng Thế giới tài trợ sẽ tuân theo Khung Chính sách Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư (sau đây gọi là Khung chính sách tái định cư) của Dự án đã được Chính phủ Việt Nam (GOV) phê duyệt tại Văn bản số 259/TTg-QHQT ngày 01/3/2012. Khung Chính sách Tái định cư này cũng áp dụng cho mọi hoạt động khác liên quan tới tái định cư mà những họat động tái định cư đó có thể là do (a) liên quan trực tiếp đến Dự án; hay (b) là cần thiết để đạt được những mục tiêu của Dự án; và (c) đã được tiến hành hoặc đã có kế hoạch tiến hành song hành với Dự án.

72. Dưới đây là các chính sách cụ thể áp dụng cho Dự án:

6.2.1. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Người có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc có thể hợp pháp hóa quyền sử dụng đất:73. Quỹ đất nông nghiệp của các phường có thu hồi đất là không có sẵn, do vậy việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.

74. Đền bù bằng tiền áp dụng:

(i) Bồi thường: hộ sẽ được hưởng bồi thường bằng tiền mặt cho diện tích đất và hoa màu trên đất bị thu hồi, theo 100% chi phí thay thế, và

(ii) Hỗ trợ: Ngoài bồi thường bằng tiền mặt cho diện tích bị mất theo 100% chi phí thay thế (hoặc cho toàn bộ lô đất bị ảnh hưởng nếu phần còn lại của lô đất không có khả năng canh tác):

75. Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở trên đất thì ngoài việc được bồi thường theo giá thay thế đất nông nghiệp trồng cây lâu năm hoặc giá đất vườn còn được hỗ trợ bằng 20% (đối với khu vực đô thị) hoặc 30% (đối với khu

29 | T r a n g

Page 33: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

vực nông thôn) giá đất ở trung bình của địa phương có đất bị thu hồi (diện tích được hỗ trợ này không vượt quá 05 lần hạn mức giao đất của địa phương).

Người sử dụng đất tạm thời hoặc thuê đất để sử dụng:(i) Nếu phần diện tích bị thu hồi nhỏ hơn 20% tổng diện tích đang sử dụng của hộ, hộ sẽ

được bồi thường một khoản bằng tiền tương ứng với khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) hay tương đương với 30% giá thay thế của đất.

(ii) Nếu phần diện tích bị thu hồi lớn hơn 20% tổng diện tích đang sử dụng của hộ, hộ sẽ được ưu tiên cấp đất sử dụng tạm thời khác, hoặc, theo yêu cầu của người BAH hay nếu không có sẵn đất thay thế thì bồi thường bằng tiền tương đương giá trị đầu tư còn lại vào đất, hoặc bằng 30% giá thay thế của đất.

Trong trường hợp giá trị đầu tư còn lại vào đất lớn hơn 30% giá thay thế của đất, Ban BT&GPMB sẽ xem xét điều chỉnh tương ứng cho từng trường hợp cụ thể.

Người sử dụng không có quyền sử dụng đất(i) Thay cho việc bồi thường đất, người bị ảnh hưởng sẽ được nhận một khoản hỗ trợ

tương đương 60% giá thay thế của diện tích bị thu hồi.

(ii) Đối với những hộ nghèo và thuộc nhóm dễ bị tổn thương, nông dân, kể cả người không có đất, thì chính quyền địa phương ưu tiên cấp cho họ đất nông nghiệp theo mức giao đất được thực hiện ở địa phương theo Nghị định 64/1993/CP, hoặc, nếu không có đất để giao, hoặc nếu đó là sự lựa chọn của hộ, thì ngoài hỗ trợ trên, một chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm sẽ được cung cấp có giá trị gấp hai (02) lần giá đất nông nghiệp tối thiểu cho toàn bộ diện tích bị thu hồi (chỉ áp dụng cho đất trồng cây hàng năm). Trong trường hợp hộ gia đình mong muốn tham gia một khóa đào tạo nghề, họ sẽ được đăng ký học tại trung tâm đào tạo nghề của tỉnh và được miễn học phí cho khóa học đó (kể cả mức sơ cấp, trung cấp và cao đẳng dạy nghề) cho những người trong độ tuổi lao động (không áp dụng cho các trường hợp đăng ký học ngoài tỉnh).

76. Trường hợp người bị ảnh hưởng sử dụng đất công (khoảng lưu không hoặc hành lang bảo vệ của công trình thủy lợi) phải trả lại cho nhà nước khi dự án thu hồi, thì họ sẽ không được bồi thường cho phần đất đó, nhưng sẽ được bồi thường cho cây cối hoa màu theo 100% giá thị trường.

77. Người bị ảnh hưởng thiệt hại hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp chưa thu hoạch sẽ được bồi thường theo giá thị trường. Các cây trong thời kỳ sản xuất sẽ được bồi thường theo giá thay thế.

6.2.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG ĐẤT Ở

78. Những người bị mất đất thổ cư không có công trình trên đất: (i) Bồi thường cho đất bị mất bằng tiền mặt với 100% giá thay thế cho những người có đủ điều kiện nhận bồi thường về đất hoặc có thể hợp pháp hóa về đất. (ii) Hỗ trợ bằng tiền mặt cho giá trị đầu tư vào đất còn lại hoặc tương đương với 50% giá thay thế của diện tích đất đó cho người sử dụng không có quyền sử dụng đất hợp pháp.

79. Những người bị mất đất thổ cư có công trình trên đất mà phần đất còn lại đủ để xây dựng lại các công trình đó (Người bị ảnh hưởng tự sắp xếp lại):

80. Bồi thường cho đất bị mất bằng tiền: (i) với 100% giá thay thế cho người có đủ điều kiện nhận bồi thường về đất; (ii) Hỗ trợ một khoản tương đương giá trị đầu tư còn lại vào đất đối với hộ không đủ điều kiện nhận bồi thường về đất, tương đương với 50% giá thay thế.

30 | T r a n g

Page 34: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

a. Bồi thường cho các công trình bị ảnh hưởng với 100% giá thay thế.

b. Nếu nhà/công trình bị ảnh hưởng một phần, người sử dụng sẽ được bồi thường bổ sung cho phần chi phí sửa chữa và khôi phục các công trình của họ như trước hoặc tốt hơn (tương đương với 20% tổng giá trị các công trình bị ảnh hưởng).

81. Những người bị mất đất thổ cư có công trình trên đất mà phần đất còn lại không đủ để xây dựng lại công trình đó (Những người bị ảnh hưởng phải di dời), có quyền:

a. Chính sách bồi thường đất thổ cư như sau:

(i) Người bị ảnh hưởng có đủ điều kiện để nhận bồi thường về đất hoặc có thể hợp pháp hóa quyền sử dụng đất có thể được lựa chọn một trong những phương thức bồi thường đất sau:

Bồi thường bằng đất thổ cư tại khu tái định cư của dự án;

Một khoản tiền mặt bồi thường cho toàn bộ diện tích đất ở theo 100% giá thay thế, cộng thêm các khoản chi phí về hạ tầng cơ sở.

(ii) Người bị ảnh hưởng không đủ điều kiện để nhận bồi thường về đất hoặc hợp pháp hóa quyền sử dụng đất sẽ được hưởng quyền lợi như sau:

Đối với những hộ có nơi ở khác trong cùng một phường/xã với nơi bị ảnh hưởng, Dự án sẽ hỗ trợ một khoản bằng tiền mặt tương đương giá trị đầu tư còn lại vào đất, hoặc bằng 50% giá thay thế của đất.

Đối với những hộ nghèo hay hộ dễ bị tổn thương chưa có đất thổ cư trong cùng phường/xã, Dự án sẽ: (i) cấp một lô đất thổ cư có qui mô diện tích tối thiểu tại khu TĐC với đầy đủ quyền pháp lý về đất; hoặc, (ii) theo yêu cầu của người BAH khi họ được cung cấp đủ thông tin, Dự án sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí tương đương 60% giá trị thay thế của đất bị thu hồi để người BAH tự sắp xếp di dời đến nơi ở mới, trong đó đã bao gồm cả chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản.

b. Bồi thường cho công trình bị ảnh hưởng đầy đủ với 100% giá thay thế;

6.2.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG CÔNG TRÌNH, VẬT KIẾN TRÚC

82. Đối với công trình/ vật kiến trúc bị ảnh hưởng, người có công trình bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường như sau:

(i) Bồi thường bằng tiền mặt cho toàn bộ công trình bị ảnh hưởng bằng 100% chi phí thay thế cho vật liệu, nhân công, không kể đến họ có chứng nhận sử dụng đất hay giấy phép xây dựng hay không. Kinh phí bồi thường đủ để xây dựng mới lại công trình tương đương công trình cũ theo thời giá thị trường.

(ii) Nếu công trình bị ảnh hưởng một phần, dự án sẽ bồi thường thêm kinh phí sửa chữa, để khôi phục lại công trình như cũ hoặc tôt hơn, tương đương với 20% tổng giá trị công trình bị ảnh hưởng.

(iii) Các khoản bồi thường và hỗ trợ được trả bằng tiền mặt. Không tính khấu hao giá trị sử dụng cũng như không khấu trừ đối với vật liệu tận dụng lại.

(iv) Giá bồi thường được tính theo diện tích thực tế bị ảnh hưởng chứ không căn cứ vào diện tích sử dụng.

83. Đối với mồ mả: Mức bồi thường cho mồ mả phải di dời sẽ bao gồm tất cả các chi phí đào, di chuyển, cải táng, cúng tế và các chi phí liên quan hợp lý khác. Tiền bồi thường sẽ được trả đến từng hộ bị ảnh hưởng.

84. Người thuê nhà của nhà nước:

31 | T r a n g

Page 35: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Người thuê nhà của Nhà nước có thời hạn sẽ được hỗ trợ giá trị bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Diện tích công trình, nhà ở, vật kiến trúc thuộc sở hữu hợp pháp của người BAH sẽ được đền bù tương ứng với toàn bộ giá thay thế. Trong trường hợp các công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc vi phạm quy định, hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thay thế theo quyết định của UBND Tỉnh. Nếu người thuê nhà có yêu cầu sẽ được thuê hoặc mua một căn hộ mới tương đương với căn hộ bị ảnh hưởng.

Người thuê nhà thuê nhà riêng phục vụ cho mục đích ở sẽ được hỗ trợ tương đương với giá trị còn lại của hợp đồng thuê nhà, nhưng không được vượt quá tổng giá trị thuê nhà, trong vòng 6 tháng và hỗ trợ tiền di chuyển tương đương với 1.500.000 cho việc di chuyển tài sản cũng như hỗ trợ tìm nơi ở.

6.2.4. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG CÂY CỐI VÀ HOA MÀU

85. Với cây hoa màu hàng năm và cây lâu năm bị mất, không kể đến tình trạng hợp pháp của đất, tiền bồi thường được trả cho người đang canh tác, theo giá thị trường cho hoa màu và/hoặc theo chi phí thay thế cho cây dài ngày.

6.2.5. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THU NHẬP VÀ TÀI SẢN SẢN XUẤT/KINH DOANH

86. Đối với người bị ảnh hưởng do bị mất nguồn thu nhập và/hoặc tài sản sản xuất/kinh doanh do bị thu hồi đất, cơ chế bồi thường sẽ là:

(i) Bồi thường bằng tiền cho những mất mát về thu nhập trong thời gian chuyển tiếp, tương đương với thu nhập ròng trung bình hàng tháng, ít nhất cho 6 tháng;

(ii) Bồi thường cho các công trình kinh doanh, tư liệu sản xuất bị mất theo chi phí thay thế đầy đủ của công trình, không tính khấu hao; và,

(iii) Nếu vị trí kinh doanh bị di dời, cung cấp địa điểm kinh doanh thay thế được người bị ảnh hưởng chấp nhận, hoặc, bồi thường bằng tiền mặt cho diện tích bị mất có đủ điều kiện được bồi thường theo giá thay thế, cộng với hỗ trợ vận chuyển để di dời các tài sản, tư liệu sản xuất kèm theo.

6.2.6. BỒI THƯỜNG NHỮNG ẢNH HƯỞNG TẠM THỜI TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

87. Đối với đất trồng trọt bị ảnh hưởng tạm thời:

(i) Bồi thường cho một vụ thu hoạch hoa màu/cây cối đầy đủ theo giá thị trường hoặc giá thay thế;

(ii) Bồi thường cho mất mát về thu nhập cho các vụ tiếp theo trong thời gian đất bị Dự án chiếm dụng; Và,

(iii) Khôi phục lại đất như nguyên trạng hoặc cải tạo chất lượng đất bằng hoặc tốt hơn khi chưa có dự án; Và

(iv) Trường hợp đất bị Dự án chiếm dụng quá 2 năm, người bị ảnh hưởng có thể lựa chọn: 1) tiếp tục sử dụng đất, hoặc, 2) chuyển giao đất cho dự án và nhận bồi thường bằng tiền như đất bị mất vĩnh viễn

88. Đối với đất thổ cư bị mất tạm thời:

(i) Bồi thường cho toàn bộ những tài sản trên đất bị ảnh hưởng theo giá thay thế

(ii) Khôi phục lại nguyên trạng đất hoặc cải thiện chất lượng tốt hơn.

89. Đối với các tác động tạm thời đến đất sản xuất, kinh doanh:

32 | T r a n g

Page 36: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(i) Bồi thường cho những thiệt hại về thu nhập với mức tương đương thu nhập ròng trung bình hàng tháng, ít nhất cho 3 tháng.

(ii) Bồi thường cho những tài sản trên đất bị ảnh hưởng theo giá thay thế .

(iii) Khôi phục lại nguyên trạng đất hoặc cải thiện chất lượng tốt hơn.

90. Bồi thường những thiệt hại đối với công trình của hộ gia đình hoặc công cộng phát sinh trong quá trình thi công:

(i) Nhà thầu thi công sẽ nhanh chóng khôi phục lại nguyên trạng hoặc tốt hơn những công trình bị thiệt hại, sau khi thi công xong.

(ii) Theo những điều khoản cụ thể trong Hợp đồng xây lắp, nhà thầu được yêu cầu phải đặc biệt cẩn thận, tránh làm hư hại tài sản trong thời gian thi công. Khi thiệt hại xảy ra, yêu cầu buộc nhà thầu phải bồi thường ngay cho những gia đình, nhóm, cộng đồng, hoặc cơ quan nhà nước theo các mức bồi thường được áp dụng cho những tài sản khác bị thiệt hại bởi Dự án. Hơn nữa, việc phục hồi tài sản bị thiệt hại như chất lượng trước đó phải được thực hiện ngay sau khi hoàn thành các hoạt động xây lắp.

6.2.7. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO ẢNH HƯỞNG GIÁN TIẾP

91. Điều này áp dụng đối với những người bị ảnh hưởng do lấy đất làm địa điểm tái định cư phân tán hoặc khu tái định cư tập trung. Do những người bị ảnh hưởng gián tiếp cũng bị ảnh hưởng giống như những người bị ảnh hưởng trực tiếp do dự án, nên họ cũng được quyền hưởng những biện pháp bồi thường và hỗ trợ tương tự như những người bị ảnh hưởng trực tiếp.

6.2.8. BỒI THƯỜNG NHỮNG TÀI SẢN CÔNG CỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG

92. Trong trường hợp cơ sở hạ tầng công cộng như trường học, cầu, nhà máy, nguồn nước, đường, đường điện, hệ thống cấp nước hoặc nước thải… bị thiệt hại, UBND thành phố, Ban Quản lý Dự án các cấp sẽ phải đảm bảo rằng những công trình hạ tầng đó được khôi phục hoặc sửa chữa lại tuỳ theo trường hợp cụ thể, và cộng đồng không phải trả cho chi phí đó.

6.2.9. TRỢ CẤP VÀ HỖ TRỢ PHỤC HỒI TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP KHÁC

93. Đối với những hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp, ngoài các khoản bồi thường như đã nêu trên, Dự án sẽ cung cấp thêm các hỗ trợ phục hồi, bao gồm:

(i) Hỗ trợ ổn định đời sống: mức hỗ trợ là 15.000 đồng/m2 đất nông nghiệp bị thu hồi.

(ii) Hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp: Mức hỗ trợ tối thiểu bằng 2 (hai) lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Trong trường hợp hộ gia đình có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh và được miễn học phí đào tạo cho một khoá học (kể cả các cấp độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề) đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động (không áp dụng đối với các đối tượng xin học nghề ngoài tỉnh)(1).

(iii) Các hình thức hỗ trợ đào tạo nghề cần được tham vấn đầy đủ với những người được hưởng quyền lợi để chắc chắn rằng họ sẽ có những phương tiện thích hợp và hiệu quả để khôi phục lại năng lực sản xuất chung và mức thu nhập của họ. Hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt cần được kết hợp với các hoạt động hỗ trợ

1 (?) Dựa trên nghị định 69/2009, tất cả những hộ có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng sẽ được tham gia vào chương trình đào tạo nghề, chi phí cho khóa đào tạo sẽ được tính vào chi phí đền bù, hỗ trợ.

33 | T r a n g

Page 37: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

khuyến nông/phù hợp để giúp đỡ những hộ nông dân nghèo, khó khăn, cải thiện năng lực sản xuất của họ.

94. Đối với những hộ ảnh hưởng đất ở, ngoài các khoản bồi thường như đã nêu trên, Dự án sẽ cung cấp thêm các hỗ trợ phục hồi, bao gồm:

(i) Hỗ trợ di chuyển: a) Cho hộ gia đình chuyển đến nơi ở mới trong địa bàn tỉnh 10.000.000 đồng; b) di chuyển ngoài địa bàn tỉnh tối đa là 15.000.000 đồng cho mỗi hộ. Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở nhưng phải xây dựng lại nhà trên diện tích còn lại sau thu hồi thì được bồi thường bằng 50% mức bồi thường tại điểm a nêu trên.

(ii) Hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian xây nhà mới: mức hỗ trợ cụ thể như sau: a) Hỗ trợ 2.000.000đ/hộ/tháng trong vòng 8 tháng đối với các phường/thị trấn; b) hỗ trợ 1.500.000đ/hộ/tháng trong vòng 8 tháng đối với các khu vực còn lại. Nếu sau 8 tháng, cơ quan có thẩm quyền không thu xếp được nơi tái định cư mới cho họ, UBND thành phố sẽ ra quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho người BAH cho đến khi họ nhận được khu đất tái định cư mới và hỗ trợ thêm tiền thuê nhà trong thời gian xây dựng nhà mới.

(iii) Nếu người bị ảnh hưởng phải xây dựng lại nhà chính (không nhất thiết phải di chuyển đến nơi ở mới), họ sẽ được nhận 50% hỗ trợ như được nêu ở mục (ii) ở trên.

95. Thưởng giao mặt bằng đúng tiến độ: Đối với người sử dụng đất chấp hành di chuyển tài sản, hoa màu, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về thời gian thực hiện dự án, được thưởng tuỳ theo loại cấp công trình kiến trúc, mức thưởng không vượt quá 3.000.000 đồng/hộ.

96. Nhóm dễ bị tổn thương: những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất (kể cả những hộ ở trên đất công, trên đất người khác) thuộc (i) hộ nghèo thì được hỗ trợ 6.000.000 đồng/hộ; (ii) thuộc hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ và các hỗ trợ khác (nếu có) theo quy định cụ thể của địa phương.

6.2.10. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI

97. Đối với các hộ dân bị ảnh hưởng nặng bởi dự án, sẽ được tham gia các chương trình của dự án nhằm hỗ trợ các hộ gia đình này phục hồi cuộc sống và đảm bảo các chi phí bồi thường được tính theo mức giá thay thế, theo từng loại hình ảnh hưởng.

98. Ngoài ra, các hộ bị ảnh hưởng nặng (hoặc đối với các hộ nghèo và dễ bị tổn thương), ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ như được nêu ở các phần trên, và theo yêu cầu của các hộ dân bị ảnh hưởng, sẽ được tham gia vào các chương trình hỗ trợ phục hồi khác như hỗ trợ vay vốn tín dụng lãi suất thấp để đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Việc lựa chọn và phát triển các chương trình hỗ trợ này sẽ được thể hiện chi tiết trong các báo cáo Kế hoạch tái định cư của dự án.

7. TIÊU CHÍ HỢP LỆ VÀ QUYỀN LỢI

7.1. NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN

99. Người bị ảnh hưởng bởi dự án l à Những người BAH bởi dự án là những người chịu tác động:

(i) Bởi việc thu hồi đất không tự nguyện và điều này dẫn đến:

Buộc phải di dời đến nơi khác hoặc bị mất chỗ ở;

34 | T r a n g

Page 38: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Bị mất tài sản hoặc mất khả năng tiếp cận tới tài sản;

Mất nguồn thu nhập hay phương tiện sống, bất kể họ có phải di dời đến nơi ở mới hay không;

(ii) Bị hạn chế một cách không tự nguyện khả năng tiếp cận tới các khu rừng cấm hay các khu rừng được bảo vệ, gây tác động bất lợi tới nguồn sống của họ.

7.2. TÍNH HỢP LỆ

100. Tính hợp lệ để được hưởng các quyền bồi thường được xác định dựa trên các tiêu chí về quyền sở hữu tài sản như sau:

(i) Những người có quyền lợi hợp pháp đối với đất đai được chính thức công nhận (bao gồm cả các quyền sử dụng đất theo truyền thống và tập quán được luật pháp nhà nước công nhận. Khi xem xét các trường hợp này, giấy tờ xác minh thời gian sử dụng đất hoặc các tài sản gắn với đất của người BAH sẽ được sử dụng);

(ii) Những người không có quyền lợi hợp pháp đối với đất đai được chính thức công nhận tại thời điểm bắt đầu thống kê nhưng có yêu cầu bồi thường về đất hoặc các tài sản, miễn là các yêu cầu đó được pháp luật nhà nước công nhận hoặc được công nhận thông qua quá trình được xác định trong kế hoạch hành động tái định cư;

(iii) Những người không thể hợp thức hóa quyền sử dụng đất hoặc không được công nhận để yêu cầu bồi thường đối với đất đai mà họ đang chiếm giữ.

101. Những người trong mục (i) và (ii) của đoạn trên đây được bồi thường cho đất bị mất và được nhận các hỗ trợ khác theo quy định trong Khung chính sách TĐC. Những người trong mục (iii) sẽ không được bồi thường cho đất chiếm giữ bị thu hồi, họ sẽ chỉ được hỗ trợ tái định cư và các hỗ trợ khác, nếu cần thiết, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong chính sách này nếu đất đó bị chiếm giữ trước ngày khóa sổ do Bên vay quy định và được NHTG chấp nhận. Những người lấn chiếm vào khu vực Dự án sau ngày khóa sổ sẽ không được hưởng bồi thường hay bất kỳ hình thức hỗ trợ tái định cư nào. Tất cả những người trong mục (i), (ii), hoặc (iii) được bồi thường cho những thiệt hại về tài sản không phải là đất mà họ đang sử dụng hoặc sở hữu.

102. Ngày khóa sổ là ngày công bố công khai thu hồi đất các hạng mục của dự án. Những người Bị ảnh hưởng và các cộng đồng địa phương sẽ được thông báo về Ngày Khoá sổ đối với mỗi hạng mục của Dự án, và được thông báo rằng bất kỳ người nào lấn chiếm địa bàn Dự án sau thời hạn này sẽ không được Dự án bồi thường và hỗ trợ. Đối với các hạng mục bổ sung của Dự án thì ngày khoá sổ được quy định khác nhau đối với từng hạng mục khác nhau, cụ thể:

(i) Đối với Hạng mục ii – Xây dựng kè bờ Bắc sông Châu Giang: Ngày khoá sổ kiểm kê là ngày kết thúc kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng (IOL) và được xác định đó là ngày 28/2/2015;

(ii) Đối với Hạng mục iii – Xây dựng tuyến đường phía Bắc Bệnh viện Bạch Mai kết nối ra đường D4-N7: được xác định là thời điểm công bố công khai thu hồi đất – Cuối tháng 9/2015;

(iii) Đối với Hạng mục iv – Đường tránh ĐT491 ngày khoá sổ kiểm kê được xác định theo 2 trường hợp như sau:

o Đối với 25 hộ BAH được xác định theo phương án thiết kế ban đầu thuộc Dự án xử lý khẩn cấp sạt lở bờ kết hợp chỉnh trang đô thị (đoạn thượng lưu cống Phủ lý từ cầu Phủ Lý qua Quốc lộ 1A đến cổng xả trạm bơm Mễ và kéo dài từ cống xả trạm bơm Mễ đến cầu Liêm Chính – Tp.Phủ Lý: ngày khoá sổ kiểm kê được xác định là ngày 24 /11/2014 – ngày công bố thu hồi đất đối với hạng mục đầu tư liên quan

35 | T r a n g

Page 39: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(Quyết định số 1745/QD-UBND). Đối với những tài sản thống kê bị thiếu, công tác kiểm đếm bổ sung đã được thực hiện, công bố và phê duyệt tại Quyết định số 1599/QD-UBND ngày 30/6/2015.

o Đối với 7 hộ BAH bổ sung do điều chỉnh thiết kế: ngày khoá sổ kiểm kê được xác định là ngày 22/10/2015.

7.3. QUYỀN BỒI THƯỜNG

103. Căn cứ theo từng nhóm hợp lệ mà các quyền bồi thường có thể là các khoản tiền bồi thường và các hình thức hỗ trợ khác được cung cấp cho người BAH (tham khảo Ma trận quyền lợi tại Phụ lục 01).

8. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN

8.1. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN

104. Phổ biến thông tin cho những người bị ảnh hưởng bởi Dự án và những cơ quan tham gia là một phần quan trọng trong công tác chuẩn bị và thực hiện Dự án. Tham vấn với những người bị ảnh hưởng và đảm bảo cho họ tham gia tích cực sẽ giảm khả năng phát sinh mâu thuẫn và giảm thiểu rủi ro làm chậm dự án. Điều này cũng cho phép Dự án thiết kế chương trình tái định cư và khôi phục như một chương trình phát triển tổng hợp, phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của người bị ảnh hưởng, và do đó, tăng tối đa hiệu ích kinh tế và xã hội của nguồn vốn đầu tư. Các mục tiêu của chương trình thông tin và tham vấn cộng đồng bao gồm:

Đảm bảo rằng, cấp có thẩm quyền ở địa phương cũng như đại diện của những người bị ảnh hưởng, sẽ được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Ban QLDA sẽ hợp tác chặt chẽ với UBND Thành phố/phường/xã tham gia Dự án trong quá trình thực hiện dự án. Sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong khi thực hiện sẽ được tiếp tục bằng cách đề nghị từng Thành phố/phường/xã mời đại diện của những người bị ảnh hưởng làm thành viên trong Hội đồng/Ban Bồi thường, Tái định cư của Thành phố và tham gia vào các hoạt động tái định cư (đánh giá tài sản, bồi thường, tái định cư, và giám sát).

Chia sẻ toàn bộ thông tin về các hạng mục và hoạt động dự kiến của tiểu Dự án với người bị ảnh hưởng.

Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng, cũng như nhận thông tin về phản ứng của họ về chính sách và hoạt động dự kiến.

Đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng có thể được thông báo đầy đủ các quyết định trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập và mức sống của họ, và họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động và ra quyết định về các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới họ.

Đạt được sự phối hợp và tham gia của những người bị ảnh hưởng và cộng đồng trong các hoạt động cần thiết cho lập kế hoạch và thực hiện tái định cư.

Đảm bảo sự minh bạch ở tất cả các hoạt động liên quan tới thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và Khôi phục.

8.2. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN

105. Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án, việc phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng nhằm mục đích thu thập thông tin để đánh giá những tác động tái định cư của Dự án và đưa ra các khuyến nghị về các phương án lựa chọn. Điều này nhằm làm giảm hoặc loại bỏ những tác

36 | T r a n g

Page 40: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

động tiêu cực tiềm ẩn của dự án đối với cư dân địa phương và chuẩn bị trước để đối phó với những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện.

106. Phương pháp phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng có thể gồm phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia và tham vấn của các bên liên quan, sử dụng các kỹ thuật như tới thăm hộ gia đình và nơi bị ảnh hưởng, họp cộng đồng, họp nhóm và thảo luận nhóm tập trung, cùng điều tra kinh tế - xã hội.

107. Ngay trong giai đoạn bắt đầu chuẩn bị Dự án, chính quyền địa phương, các hội/đoàn thể địa phương, dân cư khu vực dự án và các hộ gia đình/tổ chức bị ảnh hưởng được thông báo về Dự án, về mục tiêu và các hoạt động của Dự án. Họ được tham khảo ý kiến và tham gia một cách tích cực vào các cuộc thảo luận về nhu cầu phát triển và ưu tiên của địa phương họ. Các hộ được tham vấn đánh giá về tác động tiêu cực có thể có của Dự án và các biện pháp giảm thiểu chúng, và biện pháp tăng lợi ích của Dự án đối với họ. Bảng dưới đây tóm lược thông tin các cuộc họp tham vấn đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn này.

Bảng 9 - Tóm lược thông tin các cuộc tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin

Nội dungThời gian/ địa điểm

Họp tham vấn cộng đồngThành phần tham dự Nội dung/ Chương trình

8h – 11h ngày 22/10/2015 tại hội trường UBND phường Lam Hạ

- Đại diện chính quyền địa phương và các hội/đoàn thể địa phương: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên…

- Đại diện các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án

- Đại diện Ban QLDA- Đại diện đơn vị tư vấn

(Chi tiết xem phần phụ lục - Biên bản họp tham vấn )

1. Giới thiệu dự án

- Giới thiệu về dự án (mục tiêu, vị trí, quy mô và kế hoạch của dự án…);

- Các đề xuất kỹ thuật của dự án; Các hạng mục/ công trình thực hiện tại địa bàn phường/xã ;

- Chính sách liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng/ tái định cư của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và của Dự án.

2. Tham vấn ý kiến cộng đồng về vấn đề tái định cư.

13h – 16h ngày 22/10/2015 tại hội trường UBND phường Liêm Chính

15h – 17h ngày 22/10/2015 tại hội trường UBND phường Lương Khánh Thiện

108. Chính quyền địa phương và các hộ BAH được tham khảo ý kiến về sự đồng thuận của họ cũng như cam kết của họ về thực hiện Chính sách Tái định cư được mô tả trong Khung Chính sách của dự án, là chính sách phản ánh cả mục tiêu chính sách của Ngân hàng và của Chính phủ. Theo kết quả tham vấn:

Tất cả các các hộ đều nhất trí ủng hộ dự án;

Hình thức chi trả:

+ Đối với các hộ BAH đất nông nghiệp: Các hộ đều lựa chọn hình thức chi trả bằng tiền mặt với giá thay thế cho đất bị thu hồi và giá thị trường cho cây cối/ hoa màu trên đất;

+ Đối với các hộ phải di dời: Hầu hết các hộ lựa chọn hình thức nhận đất tái định cư của dự án với cơ sở hạ tầng khu tái định cư phải phù hợp và đề xuất được ưu tiên vị trí thuận tiện cho việc buôn bán trong khu tái định cư.

Người dân và cộng đồng trong vùng dự án đồng ý tham gia thực hiện đúng quy trình kiểm kê, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; đồng thời thực hiện đúng quy trình khiếu nại.

37 | T r a n g

Page 41: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Riêng đối với địa bàn phường Lương Khánh Thiện: Hạng mục Trường THCS Lương Khánh Thiện thuộc phường Lương Khánh Thiện được xây dựng trên nền trường học cũ do UBND Thành phố quản lý. Do đó, hạng mục này sẽ không gây thu hồi đất của các hộ gia đình. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho công tác thi công, Trường sẽ phải bố trí cô và trò của Trường thuê tạm tại trụ sở cũ của Trường chuyên Biên Hoà để không bị gián đoạn công tác dạy và học (Trường Biên Hoà đã được xây mới và đi vào vận hành tại vị trí mới). UBND phường kiến nghị Dự án sớm triển khai thi công và hoàn thiện để cô và trò Trường Lương Khánh Thiện sớm ổn định cơ sở dạy và học.

Dưới đây là một số câu hỏi của các hộ dân và giải đáp của Ban quản lý Dự án:

Câu hỏi 1: Cần công bố sớm kế hoạch và cần khẳng định việc giải tỏa và di dời, tránh quy hoặc treo cho dân đỡ khổ.

Trả lời: Nhất trí là sẽ thông báo chính thức cho dân ngay sau khi dự án được phê duyệt.

Câu hỏi 2: Cần công khai chính sách bồi thường và hỗ trợ sớm đến các hộ dân để họ được biết các phương án bồi thường và có các cơ hội để lựa chọn.

Trả lời: Điều này sẽ được thực hiện theo đúng tinh thần của Kế hoạch Tái định cư.

Câu hỏi 3: Người dân bị ảnh hưởng phải tái định cư mong muốn được dời đến những nơi gần nơi ở hiện tại của họ cho mục đích kinh doanh thuận lợi và làm việc

Trả lời: UBND Tỉnh Hà Nam đang xúc tiến công tác chuẩn bị các khu tái định cư ngay trên địa bàn phường/ xã nơi có người dân bị ảnh hưởng phải tái định cư (tham chiếu phần 2.1 và chương 10 của Kế hoạch tái định cư này)

Câu hỏi 4: Cần cho dân biết khi lấy mặt bằng, dân sẽ ở đâu trong thời gian có thể chờ tái định cư lại? Nguyện vọng của họ là mong được bồi thường trước, có chỗ xây dựng nhà mới xong mới trao trả mặt bằng.

Trả lời: Trong khi chưa có Khu tái định cư để bố trí đất cho dân thì người dân sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà.

Câu hỏi 5 : Mồ mả bị di chuyển sẽ được đưa về đâu? Và nên bố trí chi phí bồi thường, hỗ trợ cho các trường hợp phải di dời mồ mả có lưu ý đến thời điểm thuận lợi theo phong tục (thường công tác di dời mồ mả được thực hiện vào cuối năm).

Trả lời: Mồ mả phải di dời sẽ được bố trí về Nghĩa trang Đình Tràng hoặc Nghĩa trang Thành phố Phủ Lý. Theo phong tục của người Việt Nam, cũng như tín ngưỡng, tâm linh tại địa phương, thời gian di chuyển mồ mả thuận lợi nhất là vào các tháng 9, 10 và tháng 11 dương lịch hàng năm. Việc tính toán giá trị bồi thường cho khối lượng mồ mả bao gồm tất cả các chi phí cho việc xây mới và chi phí về tâm linh và các chi phí phát sinh khác.

109. Công bố thông tin: Sau khi hoàn thiện, dự thảo RP này đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND thành phố Phủ Lý và Văn phòng UBND các phường Liêm Chính, Lam Hạ và Lương Khánh Thiện vào ngày 19/11/2015. Thông tin về việc công bố được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử thành phố Phủ Lý. 

110. Sau khi Dự án được phê chuẩn, các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả chương trình truyền hình và báo chí địa phương sẽ giới thiệu rộng rãi về đề xuất dự án tại các địa điểm công cộng, bao gồm những thông tin về mục tiêu, hợp phần và các hoạt động của Dự án.

8.3. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN

111. Phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng: Trong quá trình thực hiện dự án, các Ban Quản lý Dự án, với sự hỗ trợ của tư vấn dự án, sẽ đảm nhận những nhiệm vụ sau:

38 | T r a n g

Page 42: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(i) Cung cấp thông tin cho Hội đồng/Ban Bồi thường Giải tỏa ở tất cả các cấp thông qua các hội thảo đào tạo. Cung cấp thông tin chi tiết về chính sách Dự án và thủ tục thực hiện.

(ii) Tổ chức phổ biến thông tin và tham vấn cho tất cả những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình dự án.

(iii) Cập nhật đơn giá của tỉnh, và khẳng định lại qui mô thu hồi đất và tác động tới tài sản dựa vào kết quả Khảo sát đo đạc chi tiết (DMS), có tham vấn với người bị ảnh hưởng.

(iv) Sau đó Hội đồng/Ban Bồi thường, Tái định cư thành phố sẽ áp giá, tính toán quyền bồi thường, và hoàn chỉnh Phương án tính toán bồi thường tài sản cho từng hộ gia đình bị ảnh hưởng. Ban QLDA sẽ trình bày thông tin về quyền lợi được hưởng trực tiếp cho người bị ảnh hưởng trong các cuộc thăm tiếp theo tới hộ gia đình.

(v) Tiếp theo, Phương án bồi thường tài sản nêu rõ các tài sản bị ảnh hưởng và quyền được bồi thường của hộ gia đình, sẽ phải được người bị ảnh hưởng ký để thể hiện sự đồng thuận của họ với kết quả đánh giá. Bất kỳ thắc mắc nào của người bị ảnh hưởng về nội dung phương án đều phải được ghi nhận lúc này.

(vi) Cần gửi thư/câu hỏi liên quan đến các phương án tái định cư tới tất cả những người bị di chuyển (a) để thông báo cho họ về các phương án tái định cư (giải thích rõ ràng về hậu quả lựa chọn từng phương án), (b) đề nghị người bị ảnh hưởng khẳng định lựa chọn của họ về phương án tái định cư và khẳng định sơ bộ của họ về địa điểm khu tái định cư, và (c) đề nghị người bị ảnh hưởng nêu rõ các dịch vụ mà họ hiện đang sử dụng như giáo dục/ y tế/ thị trường và khoảng cách tiếp cận các dịch vụ đó.

(vii) Tham vấn người bị ảnh hưởng về mong muốn của họ đối với phương án hỗ trợ khôi phục. Phần này áp dụng cho những người bị ảnh hưởng nặng và người bị ảnh hưởng dễ bị tổn thương. Hội đồng/Ban Bồi thường, Tái định cư sẽ thông báo cho người bị ảnh hưởng về phương án và quyền nhận hỗ trợ kỹ thuật trước khi đề nghị họ nêu rõ mong muốn về hỗ trợ Khôi phục đó.

112. Họp cộng đồng: Các buổi họp cộng đồng ở từng phường/xã được triển khai để cấp thông tin thường xuyên cho người BAH và tạo cơ hội để thảo luận công khai về chính sách và thủ tục tái định cư ở từng khu vực BAH. Tất cả các hộ BAH được mời tham dự và đóng góp ý kiến. Những thông tin và tài liệu liên quan về nội dung dự án, những ảnh hưởng và quyền lợi người BAH được cấp trực tiếp cho các đối tượng BAH trong các buổi họp.

113. Bồi thường và khôi phục: Thư thông báo sẽ được gửi đến từng hộ bị ảnh hưởng với thời gian, địa điểm, và thủ tục để nhận thanh toán bồi thường. Những người bị ảnh hưởng nặng và dễ bị tổn thương sẽ được gặp trực tiếp để khẳng định những mong muốn của họ về hỗ trợ khôi phục.

114. Công bố thông tin: Bên cạnh việc thông báo công khai đối với những người chịu tác động và các cộng đồng của họ, Khung chính sách tái định cư này và các Kế hoạch Tái định cư phải có ở các trung tâm thông tin công cộng của tỉnh, tại các tỉnh và ở BQLDA thành phố có Dự án, tại Trung tâm Thông tin của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội và Washington DC.

9. CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP

9.1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHỤC HỒI THU NHẬP

115. Thực hiện dự án hoàn thành bên cạnh việc xây dựng các công trình mang ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn thì việc quan tâm đến những người bị ảnh hưởng của dự án để họ có một

39 | T r a n g

Page 43: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

cuộc sống bình thường là sự đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án. Mục tiêu của chương trình phục hồi thu nhập là nhằm giúp cho các đối tượng-hộ bị thiệt hại về thu nhập do việc triển khai dự án như: (i) ngừng sản xuất, kinh doanh do mất địa điểm, phương tiện sản xuất và (ii) phải chuyển đổi nghề do bị mất đất sản xuất nông nghiệp. v.v....khôi phục nguồn thu như mức trước khi có dự án hoặc cao hơn và sẽ đảm bảo rằng những người BAH của dự án thích nghi với điều kiện mới trong thời gian ngắn nhất.

116. Dự án đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ đầy đủ cho đất, công trình, tài sản bị ảnh hưởng theo chi phí thay thế. Bên cạnh đó các chính sách quyền lợi để hỗ trợ nhằm phục hồi thu nhập cho các đối tượng BAH cũng được đảm bảo và được nêu đầy đủ trong Khung Chính sách Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư của Dự án đã được Chính phủ Việt Nam (GOV) phê duyệt.

9.2. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI THU NHẬP

117. Kinh nghiệm cho thấy, nếu không giảm nhẹ, tổn thương của việc tái định cư kết quả của các dự án phát triển thường gây ra các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế nghiêm trọng: Đối với những hộ bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất nông nghiệp (đặc biệt là các hộ bị ảnh hưởng nặng, mất trên 20% tổng diện tích đất nông nghiệp) các hệ thống sản xuất bị phá hủy. Người dân đối mặt với việc mất công cụ sản xuất khi tài sản sản xuất của họ bị ảnh hưởng hoặc không có nguồn thu nhập thay thế; Còn với những hộ phải di dời, tái định cư thì bị ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân phần lớn là trong những tháng đầu sau khi di dời nếu thu nhập của hộ dựa vào đất hoặc địa điểm kinh doanh. Họ chuyển đến một môi trường nơi kỹ năng sản xuất của họ không thể áp dụng và phải cạnh tranh cao hơn, tính cộng đồng và hệ thống xã hội yếu kém, họ hàng bị phân tán, và nền văn hóa, quyền lợi truyền thống và sự trợ giúp lẫn nhau bị giảm bớt hoặc mất đi. Thêm vào đó, những người có vị trí trong xã hội và/hoặc tình trạng vật chất và kinh tế của họ khó có khả năng phục hồi hơn những người khác và, do đó đối mặt với rủi ro cao hơn với sự kiệt quệ, những người này bị rơi vào nhóm các hộ bị tổn thương.

118. Từ những đặc điểm đặc thù của dự án Phát triển đô thị loại vừa tại Phủ Lý, một chương trình phục hồi sinh kế với những chính sách và biện pháp phục hồi sẽ tập trung vào các hướng sau: Hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm; Hỗ trợ đối với người bị ảnh hưởng do bị mất nguồn thu nhập và kinh doanh/sản xuất; Hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương; Hỗ trợ về tài chính (hỗ trợ vốn cho hộ có khả năng tự kinh doanh và tự tìm việc làm) ... Dưới đây là các biện pháp phục hồi thu nhập cụ thể:

9.2.1. HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM

119. Với dự án phát triển thành phố Phủ Lý, việc thực hiện triển khai xây dựng các hạng mục bổ sung của dự án sẽ thu hồi vĩnh viễn 44.729 m2, trong đó 3.962 m2 là đất nông nghiệp gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ thuần nông. Do đó, bên cạnh chính sách bồi thường đầy đủ cho đất, công trình, tài sản bị ảnh hưởng theo chi phí thay thế còn áp dụng các hình thức hỗ trợ sau:

Hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp bằng tiền đối với các hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất nông nghiệp tối thiểu 2 lần (200%) giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.

40 | T r a n g

Page 44: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

9.2.2. HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ:

120. Áp dụng đối với người trong độ tuổi lao động bị ảnh hưởng trực tiếp sản xuất nông nghiệp nêu trên và có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, vay vốn tạo việc làm theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:

Hỗ trợ đào tạo nghề:

+ Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề như tham gia khóa học: (i) Khóa học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp hoặc dạy nghề dưới 3 tháng) theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ; (ii) Học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng.

+ Đồng thời được hỗ trợ vay vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành.

Hỗ trợ tạo việc làm trong nước:

+ Tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc sở Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội;

+ Ưu tiên vay vốn từ Quỹ Quốc Gia về việc làm.

Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

+ Hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

+ Hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hỗ trợ tiền ăn hàng ngày trong thời gian đi học

+ Hỗ trợ tiền đi lại 1 lượt đi và về từ nơi cư trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15km;

+ Ngoài ra còn được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

121. Kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ Trung cấp, cao đẳng được bố trí từ kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nằm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của Dự án đầu tư; Kinh phí hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bố trí từ Quỹ Phát triển đất của địa phương.

122. Giới thiệu việc làm: Dự án sẽ ưu tiên bố trí việc làm cho người có khả năng kể cả nam và nữ trong quá trình xây dựng và vận hành dự án như: Dự án sẽ xem xét ưu tiên cho con em của những hộ di dời làm công nhân trong quá trình xây dựng, công nhân cho nhà máy... Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh còn có các trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Nam hoạt động rất hiệu quả trong việc đào tạo và giới thiệu việc làm cho các lao động có nhu cầu trong Tỉnh như:

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Hà Nam (Địa chỉ: Đường Trần Quang Khải, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý Điện thoại: 03513.854.362)

Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Phủ Lý (Địa chỉ: Đường Trần Quang Khải, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý. Điện thoại: 03513.858.764)

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Hà Nam (Địa chỉ: Đường Trần Văn Chuông, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý. Điện thoại: 03513.854.108)

41 | T r a n g

Page 45: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

123. Tổ chức thực hiện: Song song với việc phổ biến các thông tin về dự án, công bố, niêm yết công khai các thông tin liên quan đến đền bù và giải phóng mặt bằng thì Dự án cũng sẽ lồng ghép để phổ biến thông tin về chương trình đào tạo tới người bị ảnh hưởng, lấy nguyện vọng từ phía người dân từ đó lên danh sách các học viên đăng ký tham gia các khóa đào tạo khác nhau thuộc chương trình đạo tào của Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam. Danh sách học viên này sẽ được chuyển về trường Cao đẳng Nghề Hà Nam cùng với kinh phí đào tạo nhằm đáp ứng nguyện vọng học nghề, chuyển đổi nghề của các hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất phục vụ dự án.

9.2.3. HỖ TRỢ CÁC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

124. Đây là những nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của việc tái định cư. Họ là:

02 hộ nghèo;

04 hộ gia đình chính sách/ gia đình có công với cách mạng.

125. Rõ ràng trong các nơi bị ảnh hưởng bởi dự án, không thể tránh khỏi có những người ở trong những khu vực bất lợi hơn các khu vực cộng đồng xung quanh. Những đối tượng này thường rơi vào các hộ gia đình chủ hộ là phụ nữ có người phụ thuộc, các hộ gia đình có người tàn tật, hộ gia đình sống dưới mức tối thiểu và các hộ gia đình không có đất. Đây là những nhóm dễ bị tổn thương nhất do việc thu hồi đất của dự án. Họ có thể là những người khó có thể có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động khi nguồn sống của họ phụ thuộc vào diện tích đất đai đã có. Do vậy, cần có các chương trình hỗ trợ đặc biệt ưu tiên cho nhóm hộ này. Các chương trình này có thể trùng với các chương trình hỗ trợ chung cho toàn bộ các hộ gia đình bị ảnh hưởng của dự án nhưng có những sự ưu tiên nhất định cho nhóm hộ dễ bị tổn thương.

126. Các chính sách hỗ trợ cụ thể bao gồm:

Người bị ảnh hưởng không đủ điều kiện để nhận bồi thường về đất hoặc hợp pháp hóa quyền sử dụng đất mà thuộc diện hộ nghèo hay hộ dễ bị tổn thương chưa có đất thổ cư trong cùng phường/xã nơi có đất bị thu hồi, Dự án sẽ: (i) cấp một lô đất thổ cư có qui mô diện tích tối thiểu tại điểm TĐC phân tán hoặc khu TĐC với đầy đủ quyền pháp lý về đất; hoặc, (ii) theo yêu cầu của người BAH khi họ được cung cấp đủ thông tin, Dự án sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí tương đương 60% giá trị thay thế của đất bị thu hồi để người BAH tự sắp xếp di dời đến nơi ở mới.

Ưu tiên đào tạo nghề hoặc bố trí việc làm.

Hỗ trợ lương thực hoặc vật chất đối với những hộ đặc biệt khó khăn và không có khả năng lao động (kết hợp với chính sách bảo trợ xã hội của địa phương)

Cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi (Bao gồm cả hộ gia đình sống trên đất công cộng hoặc thuê đất): (i) hộ nghèo được hỗ trợ 6.000.000 đồng/hộ; (ii) hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ.

9.2.4. HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT ĐỐI VỚI NHỮNG HỘ MẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP:

127. Tất cả Hộ BAH có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc có thể hợp pháp nếu bị ảnh hưởng do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án thì ngoài việc được bồi thường cũng như hỗ trợ chung thì còn nhận được khoản hỗ trợ nhằm ổn định đời sống là 15.000 VNĐ/m2 đất nông nghiệp bị thu hồi.

42 | T r a n g

Page 46: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

9.2.5. HỖ TRỢ VỐN:

128. Những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Nam thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các chương trình tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ những đồng vốn đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, diện mạo thôn xóm ở Hà Nam ngày một khởi sắc.

129. Hiện NHCSXH Hà Nam đang triển khai thực hiện 5 chương trình tín dụng: cho vay đối với hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, học sinh - sinh viên, nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời trên địa bàn thành phố cũng đang có quỹ cho vay vốn tên là “Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm”. Một số thông tin về các chương trình này được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 10 - Các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách Hà Nam

STT Đối tượng cho vay Mức cho vay Thời gian cho vay

I – Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

1. Cho vay sản xuất, kinh doanh Tối đa 30 triệu đồng/ hộ

Tối đa 60 tháng (5 năm)

2. Cho vay sửa chữa nhà ở Tối đa 3 triệu đồng/ hộ

3. Cho vay chi phí lắp đặt điện chiếu sáng

Tối đa 1,5 triệu đồng/ hộ

4. Cho vay chi phí xây dựng, cải tạo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đối với các hộ gia đình cư trú tại các xã/ thị trấn. Mỗi hộ được vay tối đa 02 loại công trình (01 công trình nước sạch, 01 công trình vệ sinh)

Tối đa 4 triệu đồng trên một loại công trình

5. Cho vay chi phí học tập cho con em theo học các cấp phổ thông, học nghề tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

tối đa 15 triệu đồng/ học sinh, sinh viên

tối đa 13 năm

6. Cho vay để đi xuất khẩu lao động tối đa 30 triệu đồng/ lao động

Thời gian cho vay tối đa bằng thời gian đi xuất khẩu lao động

II – Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

7. Đối với hộ gia đình Tối đa 20 triệu đồng/ hộ

Tối đa 60 tháng (5 năm)

8. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Tối đa 500 triệu đồng/ dự án

43 | T r a n g

Page 47: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

130. Về thủ tục vay vốn:

Đối với các đối tượng vay vốn thuộc mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, và 7: Người vay viết giấy đề nghị vay vốn theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp, gửi cho Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn hoặc cán bộ NHCSXH

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (mục 8):

+ Xây dựng dự án: Các đối tượng vay vốn, khi có nhu cầy vay vốn thì phải xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng chính sách xã hội địa phương.

+ Thẩm định dự án: NH CSXH địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định bảo đảm các chỉ tiêu về tạo việc làm mới và bảo tồn vốn, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.

+ Thẩm quyền phê duyệt dự án: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Thủ trưởng cơ quan TW thực hiện chương trình ra quyết định phê duyệt các dự án vay vốn từ quỹ; UBND tỉnh Hà Nam phân cấp cho UBND các huyện, thành phố ra quyết định phê duyệt các dự án có mức vốn vay, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các đối tượng vay vốn.

131. Thêm vào đó, tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và nguồn nhân lực và vật lực của hộ gia đình, mỗi một hộ tham dự đủ điều kiện có thể chọn một nguồn sinh kế để coi như nguồn thu nhập thứ hai, đặc biệt khi nguồn sinh kế chính không thể mang lại thu nhập hàng ngày lập tức, như chăn nuôi và trồng trọt. Nguồn sinh kế thứ hai sẽ giúp các hộ duy trì cuộc sống hàng ngày, nội dung chính của chương trình là để đảm bảo mỗi hộ gia đình có phương tiện để duy trì cuộc sống hàng ngày. Mục đích chính của chương trình là để đảm bảo cho mỗi hộ gia đình có tiền để duy trì cuộc sống hàng ngày.

132. Đối với 12 hộ bị ảnh hưởng nặng do thu hồi trên 20% đất nông nghiệp phục vụ các hạng mục đầu tư bổ sung của Dự án, khi được hỏi về nhu cầu/mong muốn/lựa chọn nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất của các hộ này, kết quả ghi nhận như sau: i) 67% các hộ đề nghị được hỗ trợ vốn và kỹ thuật trồng trọt để họ tiếp tục với công việc đồng áng trên mảnh đất còn lại của họ; ii) 83% có nguyện vọng được dự án hỗ trợ trong việc đào tào nghề và tìm kiếm công ăn việc làm cho các thành viên trong độ tuổi lao động của gia đình mà chưa có việc làm ổn định; iii) 33% đề nghị được cho vay vốn để chuyển hướng làm kinh doanh. Như vậy, chương trình hỗ trợ phục hồi sinh kế của địa phương/dự án như đề cập trên đây sẽ căn bản đáp ứng nhu cầu/mong muốn của các hộ. Để phát huy tối đa hiệu quả của Chương trình, công tác truyền thông của Dự án tới người dân sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về Dự án cũng như các Chương trình hỗ trợ phục hồi thu nhập trong suốt quá trình thực hiện Dự án.

133. Ngoài những biện pháp trên, Thành phố sẽ có những biện pháp hỗ trợ bổ sung (nếu cần thiết) nhằm hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất phục vụ dự án được khôi phục được cuộc sống.

10. BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ

10.1. NHU CẦU TÁI ĐỊNH CƯ

134. Theo ước tính sẽ có khoảng 109 hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất thực hiện các hạng mục bổ sung của Dự án, trong đó có 15 hộ (với 49 khẩu) sẽ phải di dời tập trung vào 2 hạng mục đó là Hạng mục ii – Kè bờ Bắc sông Châu; và Hạng mục iv – Đường tránh ĐT491, cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

44 | T r a n g

Page 48: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Bảng 11 - Nhu cầu tái định cư của dự ánKý hiệu Hạng mục Số hộ Số khẩu Số lô TĐCii Kè bờ bắc sông Châu 12 43 12iv Đường tránh ĐT 491 3 6 3

Tổng cộng 15

135. Dự án phát triển đô thị loại vừa thành phố Phủ Lý không bao gồm hạng mục đầu tư xây dựng khu tái định cư, bởi vì theo quy hoạch của Tỉnh Hà Nam, tại mỗi xã/phường (Lam Hạ, Liêm Chính) đều có những dự án phát triển khu đô thị mới/ khu tái định cư (thuộc dự án liên kết) để phục vụ nhu cầu tái định cư của toàn bộ các dự án trên địa bàn. Chi tiết về nguyên tắc bố trí tái định cư và khu tái định cư/ khu đô thị mới được trình bày tại mục 10.2.

136. Ban giải phóng mặt bằng và Ban Quản lý Dự án cùng với sự hỗ trợ của UBND phường/ xã sẽ điều tra và cập nhật danh sách các hộ bị ảnh hưởng và hộ sẽ di dời vào khu tái định cư dựa trên cơ sở xác định nhu cầu của những hộ bị ảnh hưởng .

10.2. BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ

137. Tham vấn ý kiến của chính quyền tỉnh Hà Nam cũng như ý kiến từ các hộ gia đình phải di dời bởi các hạng mục bổ sung của Tiểu dự án, việc bố trí các khu tái định cư cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Địa điểm xây dựng khu TĐC phù hợp với Quy hoạch của Tỉnh/Thành phố và việc xây dựng khu tái định cư là một hoạt động giúp cho Thành phố quy hoạch khu dân cư để cải tạo cảnh quan cho thành phố đẹp hơn trong tương lai;

Điều kiện sống tại khu tái định cư phải tốt hơn nơi ở cũ của các hộ dân phải di dời;

Các hộ gia đình bị di dời trong khoảng cách ngắn. Đảm bảo phong tục tập quán, lối sống của các hộ di dời ổn định, không bị xáo trộn, thay đổi nhiều.

138. Tiểu dự án cũng đã tiến hành tham vấn đối với những hộ/ cộng đồng xung quanh khu vực dự kiến phát triển khu tái định cư. Ý kiến của họ hoàn toàn ủng hộ việc phát triển khu tái định cư tại vị trí dự kiến vì song song với phát triển khu tái định cư này thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực cũng được chú trọng.

139. Đối với các hộ phải di dời thuộc địa bàn phường Lam Hạ (12 hộ): UBND tỉnh đã chấp thuận và giao cho UBND thành phố triển khai xây dựng khu tái định cư Đình Tràng để bố trí tái định cư các các hộ phải di dời này với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại đường Lê Công Thanh kéo dài, tổ Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Toàn bộ khu đất thực hiện Dự án Khu tái định cư Đình Tràng này được đầu tư xây dựng tại khu đất trống có diện tích 3.585m2 do UBND phường Lam Hạ quản lý do vậy Tiểu dự án không phải giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện: Từ Quý II/2015 đến đầu năm 2016. Khu tái định cư Đình Tràng được đầu tư xây dựng với 3 vị trí đáp ứng cho 30 lô đất, cụ thể:

Bảng 12 – Thông tin về Khu tái định cư Đình Tràng

Vị tríSố lô TĐC

Diện tích mỗi lô

(m2/lô)Ký hiệu Đặc điểm

Vị trí 01: Lô CL-A Diện tích: 1.339,5m2

Ranh giới:

18 Từ 68,75m2 đến 82,55m2

45 | T r a n g

Page 49: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

- Phía Bắc giáp khu dân cư;

- Phía Nam và phía Đông giáp đường quy hoạch;

- Phía Tây giáp cửa xả Trạm bơm Lạc Tràng II.

Vị trí 02: Lô CL-B Diện tích: 450,7m2

Ranh giới:

- Phía Bắc giáp đường dạo quy hoạch phía Nam Hồ Lam Hạ 2;

- phía Nam và phía Đông giáp khu dân cư;

- phía Tây gần khu Miếu thờ

6 Từ 70,26m2 đến 76,54m2

Vị trí 03: Lô CL-C Diện tích: 549,5m2

Ranh giới:

- Phía Đông Bắc giáp khu đất trồng cây lâu năm;

- phía Tây Bắc giáp đường dạo quy hoạch phía Nam hồ Lam Hạ 2;

- phía Đông Nam giáp khu dân cư; phía

- Tây Nam giáp ngõ trong khu dân cư

5 Từ 76,08m2 đến 105,06m2

46 | T r a n g

Page 50: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Hình 5. Vị trí Khu tái định cư Đình Tràng: Lô CL-B và CL-C

47 | T r a n g

Page 51: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Hình 6. Vị trí Khu tái định cư Đình Tràng: Lô CL-A

140. Đối với các hộ phải di dời thuộc địa bàn phường Liêm Chính (3 hộ): UBND tỉnh Hà Nam đã đầu tư xây dựng Khu tái định cư Liêm Chính thuộc DA đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở (rộng 13ha) thuộc quy hoạch khu đô thị Liêm Chính và sẵn sang để bố trí tái định cư cho các hộ dân phải di dời nếu có nhu cầu vào khu tái định cư này.

10.3. PHƯƠNG ÁN DI CHUYỂN/ TÁI ĐỊNH CƯ

141. Tất cả những hộ bị di dời có nhà ở, đất ở hợp pháp, đều được bố trí đất tại khu tái định cư không phân biệt họ có hộ khẩu hay không có hộ khẩu. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một xuất đất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ phần chênh lệch đó. Trường hợp không nhận đất ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

142. Đối với các trường hợp sử dụng đất ở không thuộc đối tượng bồi thường về đất, nếu không còn nơi ở nào khác mà có xác nhận của chính quyền địa phương thì được xét giao đất làm nhà ở có thu tiền sử dụng đất. Đối với hộ không đủ tiền để mua đất tại khu tái định cư sẽ được xét cho nợ tiền sử dụng đất.

143. UBND thành phố và chính quyền địa phương đã cung cấp thông tin đến những người bị ảnh hưởng phải di dời do tác động của dự án về các phương án và các tiêu chí lựa chọn khu tái định cư trong các buổi họp tham vấn cộng đồng, bao gồm:

Chuẩn bị về thể chế và kỹ thuật cho việc xác định và chuẩn bị các khu tái định cư về các yếu tố khả năng sản xuất, thuận lợi về địa thế và các yếu tố tối thiểu khác so với nơi ở cũ đồng thời dự tính thời gian cần thiết và chuyển giao đất và các công trình phụ thuộc khác.

48 | T r a n g

Page 52: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Thực hiện các biện pháp cần thiết ngăn chặn đầu cơ đất hoặc xâm phạm trái phép vào các khu tái định cư đã được lựa chọn.

Các thủ tục di chuyển của dự án, bao gồm lịch trình và việc chuẩn bị và bàn giao mặt bằng, và

Sắp xếp về thể chế cho việc có được giấy phép và chuyển giao quyền tái định cư.

Nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội. Các kế hoạch cung cấp (hoặc cung cấp tài chính tái định cư) nhà ở, cơ sở hạ tầng (như cung cấp nước, đường xá), và các dịch vụ xã hội (như trường học, cơ sở khám chữa bệnh); các kế hoạch đảm bảo các dịch vụ tương đương với dân địa phương; bao gồm việc phát triển khu tái định cư cần thiết, kỹ thuật và các thiết kế về mặt kiến trúc cho các công trình đó.

Vạch ranh giới của khu tái định cư; và một đánh giá các ảnh hưởng môi trường đối với khu tái định cư đề xuất và các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát các tác động này (kết hợp với đánh giá môi trường của hạng mục đầu tư chính trong khu tái định cư).

144. Trong trường hợp các hộ bị ảnh hưởng cần bố trí TĐC nhưng lựa chọn nhận bằng tiền và tự bố trí TĐC, các hộ này sẽ được nhận một khoản hỗ trợ bằng một suất đầu tư hạ tầng theo quy định áp dụng tại địa phương.

11. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

145. Những người chịu tác động của Dự án có quyền khiếu nại liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc triển khai dự án như: quyền được hưởng bồi thường, chính sách và đơn giá bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và các quyền được hưởng liên quan đến các chương trình hỗ trợ tái thiết. Những khiếu nại của những người bị ảnh hưởng của Dự án được thể hiện bằng văn bản. Người bị ảnh hưởng có thể trình bày trường hợp của họ đến Ban quản lý Dự án, Uỷ ban nhân dân phường/xã, quận, huyện mà không phải trả bất cứ chi phí nào.

146. Dự án sẽ thành lập một ban Giải quyết khiếu nại độc lập với các cơ quan phụ trách công tác bồi thường GPMB, trong đó thành phần sẽ bao gồm Lãnh đạo thành phố, nhóm cán bộ chính sách an toàn của Ban QLDA (1-2 người), các tổ chức quần chúng/tổ chức dân sự/CBO/NGO (1-2 người), hội/ liên đoàn luật sư… và đại diện người BAH để đảm bảo tính công bằng trong quá trình giải quyết khiếu nại cho người BAH. Ban Giải quyết khiếu nại thực hiện theo cơ chế kiêm nhiệm, có hưởng phụ cấp trích từ kinh phí 2% bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án. Ban QLDA sẽ báo cáo hàng tháng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoặc các đơn từ khiếu nại của các hộ dân (nếu có) cho Ban Giải quyết khiếu nại để tạo điều kiện cho Ban này tham gia và theo dõi quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của dư án.

147. Ban giải quyết khiếu nại độc lập cũng sẽ là nơi tiếp nhận bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến dự án và hỗ trợ người dân chuyển đến các đơn vị có thẩm quyền.

148. Đối với những hộ dễ bị tổn thương/ những người bị hạn chế về trình độ học vấn (mù chữ)… thì Ban giải quyết khiếu nại độc lập sẽ hỗ trợ để đưa ý kiến thắc mắc, khiếu nại của họ thành những văn bản khiếu nại.

149. Theo cơ cấu tổ chức nêu trên, người khiếu nại có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Nếu bất kỳ người nào cảm thấy không hài lòng với bất kỳ vấn đề nào của chương trình phục hồi và tái định cư, thì có thể trình bày miệng hoặc viết thư khiếu nại đến Ban Giải quyết khiếu nại. Ban Giải quyết khiếu nại sẽ có trách nhiệm giải quyết bằng văn bản trong vòng 15 ngày.

Ban Giải quyết khiếu nại độc lập sẽ (bước 1) tổ chức họp tham vấn cộng đồng hoặc/và trao đổi trực tiếp với người khiếu nại; nếu công tác thực hiện ở bước 1

49 | T r a n g

Page 53: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

không hiệu quả, Ban Giải quyết khiếu nại sẽ thực hiện (bước 2) đề xuất, tham mưu UBND thành phố giải quyết các trường hợp khiếu nại của người dân liên quan đến công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

Bước 2. Nếu người khiếu nại vẫn chưa hài lòng với quyết định ở cấp thành phố, người đó có thể khiếu nại lên UBND tỉnh trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được quyết định của cơ quan chức năng cấp thành phố. UBND tỉnh sẽ ra quyết định đối với khiếu nại trong vòng 15 ngày.

Bước 3. Nếu người khiếu nại vẫn không hài lòng với quyết định của UBND, thì có thể trình toà án thành phố xem xét trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận quyết định của Ban Giải quyết khiếu nại cấp thành phố.

150. Tuy nhiên, quy trình khiếu nại của Dự án không cản trở việc nộp đơn lên tòa án mọi thời điểm. Những người bị ảnh hưởng có khiếu nại sẽ được miễn phí hành chính hay lệ phí cho việc khiếu nại.

151. Cán bộ phụ trách của Ban QLDA sẽ làm việc trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng như là bước đầu tiên trong công tác giải quyết khiếu nại. Người này đồng thời sẽ hỗ trợ những hộ/cá nhân không hiểu biết hoặc dễ tổn thương trong quá trình khiếu nại, hồi đáp và thu thập đơn thư khiếu nại và điều phối với đơn vị GPMB, các xã phường và cộng đồng giải quyết vấn đề.

152. Ngoài ra, một tài khoán ký quỹ để chi trả cho công tác tái định cư sẽ được sử dụng nếu quá trình giải quyết khiếu nại kéo dài để tránh sự chậm trễ của dự án, đồng thời vẫn đảm bảo được công tác bồi thường sau khi khiếu nại được giải quyết.

153. Mọi đơn thư khiếu nại, thắc mắc, đề xuất sẽ được ghi nhận và lưu trữ, sau đó sẽ được chuyển đến Ban QLDA và các cơ quan có thẩm quyển để theo dõi hàng tháng. Chi phí thành lập và duytrì Ban hòa giải sẽ bao gồm trong chi phí dự án.

154. Các thông tin về giải quyết cơ chế khiếu nại sẽ được thông báo đầy đủ cho các hộ bị ảnh hưởng bằng các biện pháp thích hợp.

12. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

155. Việc thực hiện các hoạt động tái định cư yêu cầu có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức địa phương các cấp quốc gia, tỉnh, thành phố, huyện và xã. Ủy ban Nhân dân tỉnh tham gia Dự án sẽ chịu trách nhiệm tổng thể về việc thực hiện Khung Chính sách tái định cư chung và Kế hoạch hành động tái định cư cụ thể của tiểu dự án thuộc tỉnh mình. Các Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư sẽ được thành lập ở cấp tỉnh/huyện phù hợp với quy định của Nghị định Nghị định 47/2014/CP. Các điều khoản và chính sách của Khung chính sách tái định cư và của Kế hoạch Tái định cư này sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ các hạng mục bổ sung của Dự án phát triển đô thị loại vừa – Tiểu dự án Thành phố Phủ Lý.

12.1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (UBND TỈNH)

156. UBND tỉnh của mỗi tỉnh tham gia Dự án chịu trách nhiệm hoặc uỷ quyền cho UBND thành phố thành lập và chỉ đạo Hội đồng Thẩm định phù hợp với nhu cầu của Dự án. UBND tỉnh hoặc UBND thành phố (nếu được uỷ quyền) có trách nhiệm:

(i) Thẩm định và phê duyệt các Kế hoạch Tái định cư sau khi bản thảo cuối cùng được Ngân hàng thông qua;

(ii) Phê duyệt việc thu hồi và cấp đất trong dự án;

50 | T r a n g

Page 54: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(iii) Ra quyết định cuối cùng và ban hành đơn giá bồi thường, mức hỗ trợ, trợ cấp, và các chính sách hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng và các nhóm dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng, theo Khung Chính sách này và (các) Kế hoạch Tái định cư đã phê duyệt;

(iv) Chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan và các sở thuộc tỉnh để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư theo Kế hoạch Tái định cư đã phê duyệt;

(v) Cấp đầy đủ ngân sách cho các hoạt động tái định cư;

(vi) Đảm bảo để các hoạt động tái định cư của Tiểu Dự án được thực hiện phù hợp với Khung Chính sách và Kế hoạch Tái định cư đã được duyệt.

12.2. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

157. UBND thành phố chịu trách nhiệm xác định quyền pháp lý về đất và công trình, thu hồi đất ở của người BAH và cấp đất tái định cư (đất ở); bổ nhiệm các thành viên của Ban/Hội đồng bồi thường/tái định cư thành phố và giao chức năng nhiệm vụ cho Ban/Hội đồng tái định cư thành phố.

Ban/Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và Tái định cư thành phố158. Ban/Hội đồng Bồi thường thiệt hại và Tái định cư thành phố chịu trách nhiệm về:

(i) Lập kế hoạch và thực hiện tất cả các hoạt động Tái định cư thường nhật trong phạm vi thành phố.

(ii) Chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát tổ chuyên gia TĐC kiểm kê thu hồi đất, hoàn chỉnh biểu bồi thường, chuẩn bị các bảng biểu tổng hợp bồi thường, thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ TĐC để trình lên UBND tỉnh hoặc UBND thành phố (nếu được uỷ quyền) phê duyệt và phối hợp với BQLDA chi trả tiền bồi thường trực tiếp cho từng đối tượng bị ảnh hưởng sau khi nhận được vốn bồi thường;

(iii) Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan để hoà giải để giải quyết các khiếu nại của người bị ảnh hưởng bởi dự án về chính sách bồi thường và các quyền bồi thường;

(iv) Thành lập, (nếu cần thiết) ban bồi thường thiệt hại cấp xã/phường và chỉ đạo hoạt động của họ trong thực hiện các hoạt động Bồi thường hỗ trợ và Tái định cư;

(v) Dành sự quan tâm đặc biệt tới nhu cầu và nguyện vọng của những nhóm đặc biệt (nhóm dân tộc thiểu số) và những người dễ tổn thương (trẻ em, người già, chủ hộ là nữ/độc thân);

(vi) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức giám sát độc lập.

12.3. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (BQLDA)

159. Ban quản lý Dự án (BQLDA, tiếng Anh viết tắt là PMU) sẽ do chủ đầu tư thành lập cho (Tiểu) Dự án của mình. Ban Quản lý Dự án là cơ quan chịu trách nhiệm thường trực về thực hiện Kế hoạch Tái định cư của Dự án. Theo đó, các cán bộ dự án với số lượng phù hợp, có trình độ năng lực và kinh nghiệm sẽ được bổ nhiệm, hoặc chỉ định để chịu trách nhiệm về công tác an toàn môi trường và xã hội thuộc Dự án. Các cán bộ này cần được tham gia các khoá đào tạo liên quan đến các chính sách và quy trình thủ tục hiện hành trong từng lĩnh vực tương ứng ngay trong giai đoạn đầu thực hiện. Danh sach các cán bộ bổ nhiệm, kèm theo lý lịch công tác và chương trình đào tạo nêu trên cần có sự thống nhất và thông qua từ phía Ngân hàng thế giới. Cụ thể, trách nhiệm của Ban QLDA bao gồm:

51 | T r a n g

Page 55: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(i) Thay mặt Chủ đầu tư hoặc thành phố, thực hiện và giám sát tất cả các hoạt động Tái định cư trong phạm vi Dự án, dưới sự quản lý của UBND tỉnh hoặc thành phố;

(ii) Cập nhật và/hoặc chuẩn bị các kế hoạch tái định cư phù hợp với Kế hoạch Tái định cư và Khung chính sách đã được duyệt, trình ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố và Ngân hàng Thế giới phê chuẩn trước khi thực hiện Kế hoạch Tái định cư đã duyệt.

(iii) Hướng dẫn tất cả các hoạt động Tái định cư của thành phố và phường/xã, thực hiện theo các chính sách và hướng dẫn của Kế hoạch Tái định cư của dự án;

(iv) Thiết lập các thủ tục/qui trình mẫu về chiến dịch thông tin và việc tổ chức tham vấn có liên quan như thư thông báo hàng tháng tới các cộng đồng về hoạt động dự án. Điều phối với các hợp phần khác và các cơ quan khác tham gia vào kế hoạch Tái định cư, thực hiện và giám sát Tái định cư;

(v) Kiểm tra và tư vấn cho UBND tỉnh về đơn giá bồi thường đất và các tài sản khác, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, dựa trên những nguyên tắc của Khung Chính sách tái định cư này;

(vi) Phối hợp, giám sát, và theo dõi thực hiện các hoạt động Tái định cư trong dự án của mình;

(vii)Tham mưu cho UBND thành phố, Hội đồng bồi thường/tái định cư thành phố Về việc thành lập tổ chuyên gia giúp việc cho Hội đồng BT-GPMB và tái định cư để thực hiện các quá trình đo đạc kiểm kê chi tiết, hoàn chỉnh các phương án bồi thường, chuẩn bị các bảng biểu tổng hợp bồi thường, lập phương án bồi thường hỗ trợ TĐC để trình lên Hội đồng bồi thường/tái định cư thành phố thẩm định; Tổ chuyên gia tái định cư chịu sự chỉ đạo và giám sát của BQLDA và Hội đồng bồi thường/tái định cư thành phố

(viii) Chuẩn bị xây dựng các khu TĐC và các thủ tục về đất để Tái định cư các hộ bị di dời; quản lý các khu đất TĐC để phục vụ đất Tái định cư cho các hộ gia đình cá nhân bị di dời nằm trong phạm vi dự án.

(ix) Thiết lập cơ chế liên lạc để đảm bảo trợ giúp kỹ thuật và hậu cần thích hợp cho việc các cơ quan thực hiện bồi thường, tái định cư;

(x) Thành lập các tiêu chuẩn cơ sở dữ liệu về những người bị ảnh hưởng của từng hợp phần, cũng như cho toàn bộ dự án.

(xi) Thành lập thủ tục về thực hiện giám sát nội bộ để theo dõi việc tuân thủ chính sách của dự án.

(xii)Thiết lập thủ tục phối hợp giám sát giữa nhà thầu với cộng đồng địa phương và đảm bảo xác định và bồi thường nhanh chóng cho các tác động về tài sản công cộng và của tư nhân trong thời gian thi công.

(xiii) Tuyển chọn, giám sát, và thực hiện theo kiến nghị của tổ chức giám sát độc lập, tổ chức thẩm định giá độc lập.

(xiv) Lập thủ tục để nhanh chóng thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết và tham mưu cho chủ đầu tư giải quyết các khiếu nại.

(xv) Phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp việc làm liên quan tới dự án cho những người bị ảnh hưởng (tư vấn với nhà thầu về cơ hội nghề nghiệp cho dân địa phương, thông tin cho người bị ảnh hưởng về cơ hội và cách đạt được những cơ hội đó).

(xvi) Nhận mặt bằng bị thu hồi của các hộ bị ảnh hưởng và chuyển giao mặt bằng cho các đơn vị thi công;

52 | T r a n g

Page 56: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(xvii) Lựa chọn và huy động đơn vị tư vấn thẩm định giá độc lập để tiến hành các cuộc khảo sát giá đất, nhằm làm cơ sở cho UBND tỉnh Hà Nam ra quyết định đơn giá đất áp dụng cho dự án và đảm bảo sát với giá thị trường.

(xviii) Phối hợp chặt chẽ với tổ chức giám sát độc lập; và tổ chức thẩm định giá độc lập

(xix) Báo cáo định kỳ về các hoạt động TĐC lên Ngân hàng Thế giới.

(xx) Mỗi Ban QLDA cần có một nhân viên chuyên trách làm việc trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng như là bước đầu tiên trong việc giải quyết khiếu nại. Nhân viên này đồng thời sẽ trợ giúp cho các đối tượng không có khả năng/dễ tổn thương trong việc phản ánh khiếu nại. Các hộ dân bị ảnh hưởng sẽ được miễn lệ phí hành chính và pháp lý có thể phát sinh trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Thông tin chi tiết về trách nhiệm của nhân viên này sẽ được mô tả trong Điều khoản tham chiếu cho nhân sự chủ chốt về an toàn xã hội.

12.4. ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG/XÃ

160. Giao trách nhiệm cho cán bộ trong phường/xã tham gia trợ giúp thực hiện các hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong địa bàn xã mình:

(i) Hỗ trợ các đơn vị, tổ chức khác (trong đó có Ban quản lý dự án) tiến hanh đăng tải phổ biến thông tin và tổ chức các cuộc họp cộng đồng và tham vấn ý kiến của những người bị ảnh hưởng;

(ii) Hỗ trợ các đơn vị tổ chức khác, kể cả Ban quản lý dự án trong việc khảo sát điều tra nhân khẩu hộ gia đình, khảo sát chi phí/giá thay thế, khảo sát điều tra đo đạc chi tiết và các hoạt động tái định cư khác ;

(iii) Tham gia vào mọi hoạt động thu hồi và phân bổ đất, tái định cư, hỗ trợ phục hồi và các hoạt động hỗ trợ phát triển xã hội ;

(iv) Hỗ trợ những người BAH trong tất cả các hoạt động tái định cư và Khôi phục cuộc sống. Thông báo cho những người BAH về lịch trình bồi thường và giám sát việc thực hiện bồi thường, đồng ký vào các văn bản bồi thường với người BAH ;

(v) Đảm bảo việc thực hiện đấy đủ cơ chế giải quyết khiếu nại đối với người BAH. Ghi chép tất cả các khiếu nại và lưu hồ sơ về tất cả các khiếu nại. Hỗ trợ và tư vấn người BAH, nhanh chóng giải quyết các khiếu nại.

(vi) Có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án.

12.5. NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN (NGƯỜI BAH)

161. Người bị ảnh hưởng có trách nhiệm:

(i) Phối hợp với các nhóm nghiên cứu kiểm tra và xác nhận các tài sản và đất đai bị ảnh hưởng cũng như các quyền lợi của mình;

(ii) Tham gia trong tất cả các giai đoạn của quá trình chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch TĐC và đưa ra các ý kiến phản hồi để cải thiện chất lượng Kế hoạch TĐC và đưa ra các biện pháp thực hiện Kế hoạch TĐC hiệu quả; và

(iii) Di chuyển đến địa điểm mới theo đúng kế hoạch sau khi được bồi thường đầy đủ các quyền lợi.

53 | T r a n g

Page 57: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

13. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

162. Kế hoạch thực hiện cho các hoạt động thu hồi đất của Dự án phát triển đô thị loại vừa tại Việt Nam – Tiểu dự án thành phố Phủ Lý được thể hiện ở bảng dưới đây bao gồm: (i) các hoạt động lập Kế hoạch Tái định cư đã hoàn thiện; (ii) các hoạt động thực hiện thu hồi đất; (iii) các hoạt động giám sát độc lập.

Bảng 13 - Kế hoạch thực hiện các hoạt động thu hồi đất và bồi thường đất

Hoạt động Kế hoạch

Phổ biến thông tin Suốt quá trình thực hiện Dự án

Các công tác chuẩn bị: Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC; đào tạo cho cán bộ tái định cư ; lập hồ sơ địa chính..

Hoàn thành trong Quý IV/ 2015

Khảo sát và đo đạc chi tiết Hoàn thành trong Quý IV/ 2015

Cập nhật đơn giá thay thế Hoàn thành trong Quý IV/ 2015

Lập phương án bồi thường và GPMB chi tiết Hoàn thành trong Quý IV/ 2015

Chi trả bồi thường, hỗ trợ Hoàn thành trong Quý IV/ 2015

Bàn giao mặt bằng và thi công công trình Quý I/2016

Giám sát nội bộ và giám sát độc lập Sau khi bắt đầu thi công xây dựng công trình 1 tháng đến khu kết thúc các hoạt động xây dựng

Giám sát sau cùng của cơ quan giám sát độc lập

6 – 12 tháng sau khi kết thúc các hoạt động xây dựng

54 | T r a n g

Page 58: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

14. DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH

14.1. KHẢO SÁT GIÁ THAY THẾ

14.1.1. NGHIÊN CỨU GIÁ THAY THẾ

163. Mục tiêu quan trọng của việc khảo sát giá thay thế là đảm bảo rằng đơn giá cho việc tính toán bồi thường toàn bộ các tài sản bị ảnh hưởng là mức giá thay thế. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua quá trình khảo sát chi tiết thị trường và/hoặc nhân tố như năng lực sản xuất, các yếu tố tương đương, giá trị của các tài sản thay thế, sự bất lợi của các đối tượng bị ảnh hưởng..., đồng thời so sánh và đánh giá về các đơn giá mà uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành.

Xác định giá đất tại thời điểm hiện tại

Xác định giá cây cối, hoa màu tại thời điểm hiện tại

Xác định giá vật liệu và nhân công xây dựng nhà ở, vật kiến trúc tại thời điểm hiện tại

Xây dựng phương án giá thay thế cho đất, tài sản, cây cối, hoa màu tại thời điểm nghiên cứu.

164. Công tác khảo sát giá thay thế được Tư vấn tiến hành đồng thời thông qua các kênh khác nhau như các hộ dân trong khu vực BAH và lân cận, cán bộ địa phương, các văn phòng nhà đất tại địa phương từ ngày 15/10/2015 đến ngày 25/10/2015. Việc khảo sát giá thay thế được thực hiện thông qua:

Tiếp xúc trực tiếp với các hộ dân trong khu vực BAH và khu vực lân cận để thu thập thông tin về giá đất, công trình được đánh giá trên thực tế tại địa phương thông qua việc sử dụng một bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc để tìm kiếm thông tin về giá các loại đất và tài sản trên đất trong khu vực.;

Thông qua những lần tiếp cận với chính quyền địa phương, xác định giá các loại đất, hoa màu và các tài sản khác tại khu vực BAH, thu thập các văn bản pháp lý đã được ban hành gồm các bộ đơn giá các loại đất và đơn giá cho các loại tài sản khác (bao gồm cả hỗ trợ)

Tiếp cận với các văn phòng nhà đất, các trang web nhà đất tại địa phương để tìm hiểu thông tin.

14.1.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁ THAY THẾ

Đơn giá bồi thường đất: Đối với đất nông nghiệp: Hầu như không có hoạt động chuyển nhượng, mua bán đất nông

nghiệp, và các loại đất khác trong những năm vừa qua. Các chuyển nhượng đất nông nghiệp chỉ có những chuyển nhượng trong nội bộ gia đình con cháu, anh em., không (hoặc chưa) qua chứng thực của UBND xã/phường vì thế cũng không thể xác định được giá cả là bao nhiêu trong sự chuyển nhượng này.

Đối với đất ở: Một số hộ trên địa bàn các xã/phường có sự giao dịch đất ở, đất vườn nhưng chỉ tập trung ở đất mặt đường, đất khu trung tâm các xã/phường.

+ Tại địa bàn thôn Mễ Nội, phường Liêm Chính, có một số trường hợp vừa mới mua đất ở hồi cuối năm 2014 với giá khác nhau tuỳ từng vị trí, dao động từ 5.500.000 ÷ 6.500.000 đồng/m2 tại các vị trí mặt đường Trần Hưng Đạo. Theo đánh giá của họ thì đây là mức giá bán phổ biến của các lô đất trong khu vực và được duy trì ổn định trong năm.

55 | T r a n g

Page 59: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

+ Tại địa phận phường Lam Hạ: Vị trí đất khác nhau có giá đất cũng rất khác biệt.

Đất ở đoạn từ đường Lê Hoàn đến UBND xã Lam Hạ có giá 3.000.000 đồng/m2;

Tuy nhiên, phần đất ở các trục thôn, xóm, tổ dân phố thị lại có giá chỉ khoảng 1.000.000 đồng/m2.

Theo đánh giá của họ thì mức giá bồi thường do UBND tỉnh ban hành (Quyết định số 50/2014/ QĐ–UBND) là phù hợp với giá đất thực tế tại địa phương.

Đơn giá cho vật kiến trúc Tìm hiểu đơn giá cho vật kiến trúc đối với vùng bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn. Thời

gian gần đây, giá nguyên vật liệu xây dựng dao động thất thường. Do sự đa dạng loại hình kết cấu nhà cửa trên địa bàn nên đơn giá được áp dụng sẽ được tính cho từng hạng mục phù hợp.

Đối với các công trình của người dân, không tính trừ khấu hao và thường đảm bảo giá tương đương, thay thế sát giá xây mới.

Đơn giá cho cây trồng, vật nuôi Đối với cây trồng vật nuôi, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 49/2014/QĐ – UBND

ngày 20/11/2014 về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất. Trong đó có áp giá cụ thể và chi tiết cho từng loại cây trồng trên đất.

Đơn giá bồi thường cho cây trồng, vật nuôi cũng được ghi nhận là phù hợp với giá cả thực tế.

14.1.3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

Kết luận165. Về việc lập đơn giá bồi thường cho các hoạt động thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của tỉnh Hà Nam đã được tiến hành theo từng năm và có những điều chỉnh khi thị trường có biến động.

166. Trong khu vực ảnh hưởng của dự án, cơ bản hướng tuyến ảnh hưởng đến các khu vực đất UBND xã quản lý, đất nông nghiệp và một phần đất ở. Tại những khu vực này hầu như chưa có thị trường nhà đất và ít có các giao dịch mua bán liên quan đến việc chuyển nhượng đất và tài sản trên đất;

167. Giá đất bồi thường theo Quyết định số 50/2014/ QĐ–UBND tỉnh được cho là phù hợp với giá đất thực tế.

168. Giá bồi thường cho nhà, vật kiến trúc:

Phương thức tính toán bồi thường nhà, vật kiến trúc được xác định trong Quyết định số 01/2014 QĐ – UBND ngày 9/1/2014:

Trong đó: + Giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc = Diện tích xây dựng (sàn) x Đơn giá xây

dựng mới x Hệ số bồi thường theo khu vực giá.

56 | T r a n g

Mức bồi thường nhà, vật kiến trúc

=Giá trị xây mới của ngôi nhà và vật kiến

trúc+(-)

Một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc (nếu có)

Page 60: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(Hệ số bồi thường theo khu vực giá là hệ số tăng giá giữa các khu vực trong tỉnh so với đơn giá được ban hành của UBND tỉnh do cước phí vấn chuyển, mức giá vật liệu xây dựng bình quân tới chân công trình ở các khu vực).

+ Khoản cộng/trừ bằng tỷ lệ % trên giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc là khoản tăng giảm khi áp dụng khung giá nhà và vật kiến trúc có 1 số điểm khác loại (về kết cấu, trang trí, ...) nhà đã nêu trong khung giá định áp dụng. Mức tăng, giảm từ 5-20%.

+ Trong quá trình tính toán bồi thường những công trình có kết cấu mỹ thuật, kỹ thuật cao hơn so với quy định trong bảng giá thì được cộng từ 5 – 15 % so với mức giá chuẩn.

Như vậy, với đơn giá xây mới do UBND tỉnh ban hành hàng năm, phương thức tình mức bồi thường linh động có tính đến hệ số bồi thường theo khu vực và hệ số nhân thêm đối với những công trình có tính kế câu mỹ thuật cao so với mức giá chuẩn cộng với việc không tính trừ khấu hao thì mức bồi thường nhà và vật kiến trúc thường đảm bảo giá tương đương, thay thế sát giá xây mới.

169. Giá bồi thường cây trồng vật nuôi của UBND tỉnh Hà Nam tương đối phù hợp và tương đối sát với giá thị trường.

Khuyến nghị áp dụng đơn giá:170. Đơn giá đề xuất bồi thường đất:

Đối với các loại đất nông nghiệp: Dựa trên năng suất sản xuất, tư vấn khuyến nghị sử dụng mức bồi thường theo đơn giá của UBND tỉnh Hà Nam, đó là Quyết định số 50/2014/ QĐ – UBND ngày 19/12/2014; Áp dụng đơn giá 58.000 đồng/m2 đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản; 70.000 đồng.m2 đối với đất trồng cây lâu năm.

Đối với đất ở:

Địa điểm Giá theo Quyết định số 50/2014/ QĐ – UBND (đồng)

Giá đề xuất (đồng)

Phường Liêm Chính(đoạn đường Trần Hưng Đạo)

5.500.000 ÷ 6.500.000 6.500.000

Phường Lam Hạ(đoạn đường Nguyễn Chí Thanh)

3.000.000 3.000.000

Phường Lam Hạ(các vị trí đường liên thôn, xóm)

980.000 ÷ 1.300.000 1.300.000

171. Đơn giá cho vật kiến trúc: Sử dụng mức bồi thường theo đơn giá của UBND tỉnh Hà Nam tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết;

172. Đơn giá cho cây trồng, vật nuôi: Sử dụng mức bồi thường theo đơn giá của UBND tỉnh Hà Nam tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết;

173. Trong khi tính toán chi phí đền bù, các giá đền bù sẽ được cập nhật để phản ánh giá thị trường và các chi phí thay thế của việc bồi thường đối với các hộ bị ảnh hưởng. Các đơn giá này sẽ được xác định bởi một đơn vị thẩm định giá độc lập ngay trước thời điểm áp giá bồi thường để chi trả cho các tổ chức/cá nhân bị ản hưởng.

14.2. DỰ TOÁN CHI PHÍ

174. Chi phí ước tính cho công tác thực hiện Kế hoạch Tái định cư bao gồm:

57 | T r a n g

Page 61: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

a. Chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: bao gồm các hạng mục đã được mô tả trong ma trận quyền lợi.

b. Chi phí giám sát độc lập :

+ Chi phí giám sát độc lập cho RP ước tính bằng 1% tổng chi phí giai đoạn thực hiện khảo sát đo đạc chi tiết, bồi thường và hỗ trợ phục hồi.

+ Tư vấn Giám sát độc lập sẽ chuẩn bị đề xuất kỹ thuật và tài chính cho công tác đấu thầu. Chi phí thực tế sẽ được quyết định thông qua giá trị hợp đồng cho Tư vấn giám sát độc lập.

c. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: bao gồm cả chi phí khảo sát đo đạc chi tiết, chi phí lập hồ sơ thu hồi đất và chi phí thẩm định giá độc lập… ước tính tối đa bằng 2% tổng chi phí thực hiện bồi thường và hỗ trợ phục hồi.

d. Chi phí dự phòng : Tỷ lệ cho dự phòng tạm tính 10% tổng chi phí đền bù và chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư. Ngân sách dự phòng của sẽ được sử dụng trong trường hợp điều chỉnh giá đền bù do lạm phát, hoặc bất kỳ sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động TĐC được phê duyệt.

175. Chi phí thực hiện Kế hoạch tái định cư được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 14 - Chi phí thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư

STT Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá

Thành tiềnTỷ giá quy đổi: 20.800VNĐ =

1 USDVNĐ USD

I. Hạng mục iv- Kè bờ bắc sông Châu Giang   6.705.920.000 322.4001 Bồi thường về đất m2 716 1.300.000 930.800.000 44.7502 Bồi thường về nhà cửa m2 250 3.385.000 846.250.000 40.685

3Bồi thường về vật kiến trúc m3 2.000 1.485.000 2.970.000.000 142.788

4Bồi thường về cây cối hoa màu cây 358 300.000 107.400.000 5.163

5 Hỗ trợ di chuyển hộ 5 10.000.000 50.000.000 2.4046 Hỗ trợ thuê nhà tháng.hộ 40 2.000.000 80.000.000 3.846

7Hỗ trợ tôn tạo đất trồng cây hàng năm m2 27.810 58.000 1.612.980.000 77.547

8Bồi thường di chuyển mồ mả mộ 19 5.710.000 108.490.000 5.216

II. Hạng mục ii - Đường nối từ Bệnh viện Bạch Mai ra đường D4-N7   785.061.000 37.743

1 Bồi thường về đất m2 3.959 58.000 229.622.000 11.0402 Bồi thường về hoa màu m2 4.090 9.000 36.810.000 1.7703 Hỗ trợ ổn định đời sống m2 3.959 15.000 59.385.000 2.855

4Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề m2 3.959 116.000 459.244.000 22.079

III. Hạng mục iii - Đường tránh ĐT491   13.440.982.000 646.2011 Bồi thường về đất m2 683 6.500.000 4.439.500.000 213.4382 Bồi thường về nhà cửa m2 240 3.385.000 812.400.000 39.058

3Bồi thường về vật kiến trúc m3 3.500 1.485.000 5.197.500.000 249.880

58 | T r a n g

Page 62: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

4Bồi thường cây cối hoa màu cây 3.115 750.000 2.336.250.000 112.320

5Hỗ trợ tôn tạo đất trồng cây hàng năm m2 4.879 58.000 282.982.000 13.605

6Hỗ trợ tôn tạo đất trồng cây lâu năm m2 4.205 70.000 294.350.000 14.151

7 Hỗ trợ di chuyển hộ 3 10.000.000 30.000.000 1.4428 Hỗ trợ thuê nhà tháng.hộ 24 2.000.000 48.000.000 2.308

IV. Giám sát độc lập = 1%(I+II+III) 209.319.630 10.063V. Chi phí quản lý= 2%*(I+II+III) 418.639.260 20.127VI. Tổng (I +II+III+IV+V) 21.559.921.890 1.036.535VIII. Dự phòng phí = 10%*Tổng 2.155.992.189 103.653

Tổng cộng 23.715.914.079 1.140.188

176. Dự toán chi phí thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư của Dự án là 1.140.188 USD. Dự toán này chưa bao gồm chi phí đào tạo bởi chi phí này được đưa vào mức đầu tư dành cho Hợp phần 4 của từng tiểu dự án.

14.3. NGUỒN VỐN

177. Để chuẩn bị ngân sách cho các chi phí của dự án, việc dự toán chi phí sơ bộ là rất cần thiết để đảm bảo phục hồi sinh kế cho người bị ảnh hưởng. Chi phí cho Kế hoạch hành động tái định cư của từng tiểu dự án sẽ được thực hiện dựa theo giá thay thế và chi phí cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Khung chính sách TĐC. Các đơn giá bồi thường sẽ do đơn vị định giá đất độc lập đề xuất, phản ánh giá thay thế của tất cả các tài sản bị ảnh hưởng tại thời điểm thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư.

178. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các tiểu dự án và chi phí định giá đất độc lập sẽ được lấy từ vốn đối ứng của dự án. Chi phí đào tạo để thực hiện công tác tái định cư và chi phí giám sát tái định cư độc lập sẽ được lấy từ vốn vay IDA.

15. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

15.1. GIÁM SÁT

179. Giám sát là một quá trình liên tục của việc đánh giá thực hiện Dự án, liên quan tới lịch thực hiện đã được thống nhất, về việc sử dụng các đầu vào, hạ tầng cơ sở và dịch vụ của dự án. Giám sát cung cấp cho tất cả các bên liên quan những phản ảnh liên tục về tình hình thực hiện. Nó xác định được thực tế và khả năng thành công và khó khăn nảy sinh ngay khi có thể, để tạo điều kiện có thể chấn chỉnh kịp thời trong giai đoạn hoạt động Dự án.

180. Giám sát có 2 mục đích:

(i) Giám sát các hoạt động của Dự án đó có hoàn thành một cách hiệu quả hay không, kể cả về số lượng, chất lượng và thời gian.

(ii) Đánh giá những hoạt động này có đạt được mục tiêu và mục đích Dự án đề ra hay không, và mức độ đạt được như thế nào.

181. Các cơ quan thực hiện (Ban QLDA) cũng như tư vấn giám sát độc lập do Ban QLDA thuê tuyển sẽ theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực hiện các Kế hoạch hành động tái định cư.

59 | T r a n g

Page 63: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

15.2. GIÁM SÁT NỘI BỘ

182. Giám sát Nội bộ việc thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư của các tiểu dự án là trách nhiệm của cơ quan thực hiện, với sự hỗ trợ của tư vấn dự án. Các tổ chức thực hiện sẽ giám sát tiến độ của việc chuẩn bị và thực hiện TĐC thông qua các báo cáo tiến độ thường xuyên.

183. Giám sát nội bộ nhằm mục đích:

(i) Đảm bảo thanh toán bồi thường cho người bị ảnh hưởng theo loại hình tổn thất và tác động được thực hiện theo chính sách đền bù đã thống nhất trong Khung chính sách TĐC và Kế hoạch hành động TĐC.

(ii) Đảm bảo các hoạt động tái định cư được thực hiện theo chính sách đền bù đã thống nhất trong Khung chính sách TĐC và Kế hoạch hành động TĐC.

(iii) Xác định xem quá trình chuyển đổi, các biện pháp phục hồi thu nhập và hỗ trợ tái định cư yêu cầu được cung cấp đúng thời hạn hay không.

(iv) Đánh giá xem các hỗ trợ phục hồi thu nhập đã được cung cấp chưa và đề xuất các biện pháp khắc phục nếu các mục tiêu phục hồi thu nhập của các hộ gia đình không đạt được.

(v) Phổ biến công khai thông tin và thủ tục tham vấn.

(vi) Xác định xem các thủ tục khiếu nại có được tuân thủ hay không và có các vấn đề tồn đọng cần sự chú ý của cấp quản lý hay không.

(vii) Ưu tiên cho các mối quan tâm và nhu cầu của người bị ảnh hưởng, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn thương

(viii) Đảm bảo sự chuyển tiếp giữa di dời và giải phóng mặt bằng và bắt đầu thi công công trình dân dụng nhịp nhàng và rằng các khu vực thi công sẽ không được bàn giao cho các công trình dân dụng cho đến khi các hộ gia đình bị ảnh hưởng đã được đền bù, hỗ trợ và tái định cư thỏa đáng.

184. Các cơ quan thực hiện sẽ thu thập thông tin hàng tháng từ các Ban bồi thường khác nhau. Một cơ sở dữ liệu về thông tin theo dõi thực hiện tái định cư của Dự án sẽ được duy trì và cập nhật hàng tháng gồm cả việc giải quyết các đơn thư khiếu nại nếu có.

185. Các cơ quan thực hiện sẽ gửi báo cáo giám sát nội bộ về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động Tái định cư lên Nhà tài trợ như một phần của báo cáo quý mà họ phải nộp cho bên cho vay. Các báo cáo Giám sát nội bộ phải chứa đựng các thông tin sau:

(i) Số lượng các hộ BAH theo loại hình bị ảnh hưởng và theo hợp phần Dự án và tình trạng chi trả bồi thường, di dời và khôi phục nguồn thu nhập cho mỗi hạng mục.

(ii) Số kinh phí được phân bổ cho các hoạt động hoặc cho chi trả bồi thường và kinh phí đã giải ngân cho từng hoạt động.

(iii) Danh sách các kiến nghị ;

(iv) Kết quả cuối cùng về giải quyết các khiếu nại và bất cứ vấn đề tồn tại nào đòi hỏi cơ quan quản lý các cấp giải quyết.

(v) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

60 | T r a n g

Page 64: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

(vi) Tiến độ thực hiện tái định cư thực tế đã cập nhật.

15.3. GIÁM SÁT ĐỘC LẬP

186. Mục tiêu. Mục tiêu chung của giám sát độc lập là để cung cấp định kỳ kết quả đánh giá và xem xét độc lập về kết quả thực hiện các mục tiêu tái định cư, những thay đổi về mức sống và việc làm, việc khôi phục nguồn thu nhập và cơ sở xã hội của những người bị ảnh hưởng, hiệu quả, tác động và tính bền vững của quyền được hưởng của người dân, sự cần thiết có thêm các biện pháp giảm thiểu thiệt hại nếu có, và để rút ra những bài học chiến lược cho việc lập chính sách và kế hoạch sau này.

187. Cơ quan chịu trách nhiệm. Theo các yêu cầu của NHTG về thuê tư vấn, Ban QLDA sẽ thuê một tổ chức để giám sát và đánh giá độc lập việc thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư. Tổ chức này, được gọi là Tư vấn giám sát độc lập (TVGSĐL), có chuyên môn về khoa học xã hội và có kinh nghiệm về giám sát độc lập Tái định cư. TVGSĐL nên bắt đầu công việc của mình ngay khi Dự án bắt đầu thực hiện.

188. Mục tiêu giám sát và đánh giá. Các chỉ tiêu dưới đây sẽ do TVGSĐL giám sát và đánh giá:

(i) Chi trả bồi thường như: a) toàn bộ tiền bồi thường được chi trả đầy đủ cho những người bị ảnh hưởng trước khi lấy đất hay không; b) chi trả đầy đủ có tương xứng với việc thay thế các tài sản bị ảnh hưởng.

(ii) Hỗ trợ những người phải xây lại nhà của mình trên diện tích đất còn lại, hoặc những người bị di dời phải xây dựng lại nhà ở những địa điểm mới do dự án thu xếp, hoặc được giao mới.

(iii) Hỗ trợ khôi phục thu nhập, sinh kế.

(iv) Tham vấn cộng đồng và phổ biến công khai về chính sách bồi thường: a) người bị ảnh hưởng phải được thông tin và tham vấn một cách đầy đủ về thu hồi đất, các hoạt động thuê đất và thay đổi vị trí; b) TVGSĐL phải tham dự ít nhất một cuộc họp tham vấn cộng đồng để giám sát thủ tục tham vấn cộng đồng, các vấn đề nảy sinh trong quá trình họp và đề xuất các giải pháp; c) đánh giá về nhận thức cộng đồng đối với các chính sách và quyền được bồi thường được thực hiện với những người bị ảnh hưởng bởi Dự án; và d) đánh giá nhận thức về các phương án khác nhau dành cho người bị ảnh hưởng được quy định trong Kế hoạch hành động tái định cư.

(v) Những người bị ảnh hưởng sẽ được giám sát về khía cạnh phục hồi các hoạt động sản xuất.

(vi) Mức độ thoả mãn cuả người bị ảnh hưởng về những khía cạnh khác nhau của Kế hoạch hành động tái định cư sẽ được giám sát và ghi chép lại. Hoạt động của cơ chế giải quyết khiếu nại và tốc độ giải quyết khiếu nại cũng được giám sát.

(vii) Qua quá trình thực hiện, những xu hướng về mức sống được quan sát và điều tra. Bất cứ vấn đề tiềm tàng nào trong việc khôi phục mức sống đều được báo cáo và các biện pháp phù hợp sẽ được đề xuất để đảm bảo mục tiêu dự án.

189. Phụ lục 4 của Khung chính sách tái định cư này đưa ra bộ chỉ số giám sát và đánh giá bao gồm, nhưng không giới hạn, các chỉ số giám sát và đánh giá do TVGSĐL thực hiện. Bộ chỉ số giám sát này sẽ kết hợp cùng một số các thông số đánh giá định tính và định lượng khác

61 | T r a n g

Page 65: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

được xác định thông qua khảo sát điều tra, làm công cụ cho quá trình đánh giá, phân tích cách ảnh hưởng của dự án qua các đợt giám sát định kỳ và sẽ được thể hiện trong các báo cáo giám sát.

15.4. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT ĐỘC LẬP

190. Khảo sát điều tra mẫu

Cần có một cuộc khảo sát điều tra kinh tế xã hội trước, trong và sau khi thực hiện Tái định cư để có sự so sánh rõ ràng về thành công hoặc vướng mắc của Kế hoạch hành động tái định cư. Giám sát sẽ tiến hành trên cơ sở mẫu. Quy mô mẫu có thể là 100% các hộ phải di dời và các hộ bị ảnh hưởng nặng, và ít nhất 20% trong số các hộ bị ảnh hưởng còn lại.

Cuộc khảo sát điều tra này cần điều tra cả nữ giới, người già, và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Cần có sự đại diện bình đẳng của cả nam và nữ.

191. Lưu trữ dữ liệu

TVGSĐL sẽ duy trì một cơ sở dữ liệu về thông tin giám sát tái định cư. Cơ sở dữ liệu này chứa đựng các hồ sơ kết quả giám sát, các hộ được giám sát và được cập nhật thông tin được thu thập trong các đợt tiếp theo. TVGSĐL có thể truy cập đến tất cả các cơ sở dữ liệu đã được tổng hợp bởi Nhà tài trợ và Ban QLDA.

192. Báo cáo

TVGSĐL phải trình báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và nêu những phát hiện trong quá trình giám sát. Các báo cáo giám sát này sẽ được nộp cho Ban QLDA sau đó Ban QLDA sẽ nộp cho Ngân hàng Thế giới dưới hình thức phụ lục của các báo cáo tiến độ.

Báo cáo sẽ gồm (i) một báo cáo về tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư; (ii) sự chệch hướng, nếu có, với các điều khoản và nguyên tắc của Kế hoạch hành động tái định cư; (iii) xác định các vấn đề tồn tại và các giải pháp được đề xuất, qua đó các cơ quan thực hiện được thông báo về tình hình đang diễn ra và có thể giải quyết khó khăn một cách kịp thời; và (iv) một báo cáo về diễn biến của các khó khăn và vấn đề đã được xác định trong báo cáo trước.

193. Báo cáo giám sát tiếp theo

Các báo cáo giám sát sẽ được thảo luận trong một cuộc họp giữa cơ quan giám sát độc lập và các Ban QLDA. Cuộc họp này được tổ chức ngay sau khi Ban QLDA nhận được báo cáo. Những hoạt động tiếp theo sẽ được tiến hành dựa trên những khó khăn và các vấn đề đã được xác định trong báo cáo và kết quả của các cuộc thảo luận giữa các bên.

194. Báo cáo đánh giá cuối cùng

Trên thực tế, đây là việc đánh giá tại thời điểm đã quy định về tác động của tái định cư và các mục tiêu đã đạt được. Giám sát độc lập sẽ thực hiện một đánh giá về quá trình tái định cư và tác động sau từ 6 đến 12 tháng sau khi hoàn thành tất cả các hoạt động tái định cư. Hệ thống câu hỏi đánh giá được sử dụng

62 | T r a n g

Page 66: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

dựa trên những cơ sở dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu dự án và những câu hỏi mẫu đã được sử dụng trong các hoạt động giám sát.

Cuối cùng, một nội dung tóm tắt công tác hậu đánh giá tái định cư thuộc Báo cáo hoàn thành của Dự án sẽ được chuẩn bị trước khi kết thúc Dự án. Việc đánh giá bao gồm các tác động của dự án (số hộ bị ảnh hưởng, phạm vi thu hồi đất của tiểu dự án, tiền bồi thường cho người bị ảnh hưởng, bất kỳ vấn đề cấp phát sinh từ việc thu hồi đất và cung cấp thông tin nếu đời sống của người bị ảnh hưởng được khôi phục, hoặc ít nhất là bằng mức trước khi thực hiện dự án.

Kế hoạch tái định cư này sẽ chưa được coi là kết thúc, đến khi một cuộc đánh giá cuối cùng hoặc kiểm toán kết thúc dự án khẳng định rằng tất cả các hộ bị ảnh hưởng đã nhận đủ các khoản bồi thường, hỗ trợ và quá trinh phục hồi cuộc sống được thực hiện theo đúng kế hoạch.

63 | T r a n g

Page 67: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Phô lôc 1 – MA TRËN QUYÒN LîI

STT Loại thiệt hại Áp dụng Phân loại người bị ảnh hưởng

Chính sách bồi thường Các vấn đề về thực hiện

1 Mất đất trồng trọt vĩnh viễn

Người có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất

Hộ BAH được hưởng: Bồi thường: - bằng đất được ưu tiên, và - bằng tiền nếu đất không có sẵn hoặc theo yêu cầu của hộ bị ảnh hưởng … cho cây cối, hoa màu bị thiệt hại với giá thay thế.

Nếu phần đất còn lại nhỏ hơn đơn vị sản xuất tối thiểu có khả năng sinh lợi thì sẽ được thu hồi nốt và hộ sẽ rơi vào trường hợp sau.

Người sử dụng đất tạm thời, thuê đất để sử dụng, không có quyền sử dụng đất hợp pháp lâu dài.

(i) Ưu tiên bồi thường đất sử dụng tạm thời đổi đất sử dụng tạm thời khác, hoặc, theo yêu cầu của người BAH hay không sẵn đất thay thế thì bồi thường bằng tiền tương đương giá trị đầu tư còn lại vào đất, hoặc 30%giá thay thế của đất; Và,(ii) Bồi thường bằng tiền cho cây cối, hoa màu bị thiệt hại với giá thị trường;

Nếu giá trị đầu tư còn lại vào đất lớn hơn 30% giá thay thế đất, Hội đồng bồi thường sẽ xem xét để đưa ra những điều chỉnh tương ứng.

Người không có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất

(i) Thay vì bồi thường đất, người bị ảnh hưởng được hưởng một khoản trợ cấp tương đương 60% giá thay thế đất;(ii) Đối với những hộ nông dân nghèo và thuộc nhóm dễ bị tổn thương, kể cả người không có đất, thì chính quyền địa phương ưu tiên cấp cho họ đất nông nghiệp theo mức giao đất được thực hiện ở địa phương theo Nghị định 64/1993/CP, hoặc, nếu không có đất để giao, hoặc nếu đó là sự lựa chọn của hộ, thì ngoài hỗ trợ trên, một chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm sẽ được cung cấp có giá trị gấp hai (02) lần giá đất nông nghiệp tối thiểu cho toàn bộ diện tích bị thu hồi (chỉ áp dụng cho đất trồng cây hàng năm). Trong trường hợp hộ gia đình mong muốn tham gia một khóa đào tạo nghề, họ sẽ được đăng ký học tại trung tâm đào tạo nghề của tỉnh và được miễn học phí cho khóa học đó (kể cả mức sơ cấp, trung

Trong trường hợp các hộ ngẫu nhiên sử dụng đất công cộng để trồng trọt mà nay dự án cần thu hồi, họ sẽ không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường cho cây cối, hoa màu bị thiệt hại theo giá thị trường.Hỗ trợ phục hồi sẽ được cung cấp cho các hộ nghèo hoặc dễ bị tổn thương nếu phương án bồi thường bằng tiền mặt được áp dụng.

i | T r a n g

Page 68: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

cấp và cao đẳng dạy nghề) cho những người trong độ tuổi lao động (không áp dụng cho các trường hợp đăng ký học ngoài tỉnh).(iii) Bồi thường cho cây cối và hoa màu bằng giá thị trường.

2 Mất đất thổ cư Đất bị thu hồi không có công trình trên đất.

Người sử dụng đất Hộ BAH sẽ được bồi thường cho đất bị thu hồi bằng tiền với (i)100% giá thay thế cho người có đủ điều kiện được nhận bồi thường, và (ii) giá trị đầu tư còn lại vào đất, tương đương 50% đối với hộ không đủ điều kiện nhận bồi thường đất .

Đất bị thu hồi có công trình trên đất và phần đất còn lại có đủ để xây dựng lại các công trình đó

Hộ phải xây dựng lại nhà chính trên đất còn lại.

(i) Bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi bằng tiền với 100% giá thay thế cho người có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất; hoặc hỗ trợ một khoản giá trị đầu tư còn lại vào đất bị thu hồi, tương đương 50% đối với hộ không đủ điều kiện bồi thường về đất(ii) Bồi thường công trình bị ảnh hưởng với giá thay thế, Và,(iii) Nếu nhà/công trình bị ảnh hưởng một phần, người sử dụng sẽ được bồi thường bổ sung cho phần chi phí sửa chữa và khôi phục các công trình của họ như trược hoặc tốt hơn (tương đương với 20% tổng giá trị các công trình bị ảnh hưởng).

Đất bị thu hồi có công trình trên đất và phần đất còn lại không đủ để xây dựng lại các công trình đó.

Những hộ phải di dời.

(1) Chính sách bồi thường đất:(i) Đối với hộ có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất:- Bồi thường đất bằng đất thổ cư tại vị trí được BAH chấp thuận với một khoản tiền đủ để phát triển cơ sở hạ tầng thuận tiện như đường giao thông, điện, nước sạch, thoát nước, hoặc các điều kiện này được dự án cung cấp; Hoặc Nếu hộ yêu cầu, -Có thể bồi thường đất bị thu hồi bằng tiền với giá thay thế đủ để họ tự bố trí nơi tái định cư, cộng với số tiền cho phát triển hạ tầng. (ii) Đối với hộ không đủ điều kiện bồi thường thiệt hại về đất: - Đối với những hộ có nơi ở khác trong cùng một phường/xã

Trường hợp nếu nhà thuê của nhà nước là nhà nhiều tầng thì mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất ở được quy ra cho từng tầng theo hệ số tầng nhà để xác định khoản tiền tự lo chỗ ở; hoặc được mua nhà ở tại khu tái định cư.

ii | T r a n g

Page 69: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

với nơi bị ảnh hưởng, Dự án sẽ hỗ trợ một khoản bằng tiền mặt tương đương giá trị đầu tư còn lại vào đất, hoặc bằng 50% giá thay thế của đất.- Đối với những hộ nghèo hay hộ dễ bị tổn thương chưa có đất thổ cư, Dự án sẽ: (i) cấp một lô đất thổ cư có qui mô diện tích tối thiểu tại điểm TĐC phân tán hoặc khu TĐC với đầy đủ quyền pháp lý về đất; hoặc, (ii) theo yêu cầu của người BAH khi họ được cung cấp đủ thông tin, Dự án sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí tương đương 50% giá trị thay thế của đất bị thu hồi để người BAH tự sắp xếp di dời đến nơi ở mới. (2) Bồi thường công trình bị ảnh hưởng với giá thay thế,

3 Nhà cửa/công trình và mồ mả

Nhà cửa/công trình trong khu vực dự án thu hồi.

Chủ công trình bị ảnh hưởng.

(i) Bồi thường công trình bị ảnh hưởng với 100% giá thay thế. Không khấu trừ đối với vật liệu tận dụng hay khấu hao giá trị.(ii) Nếu công trình bị ảnh hưởng một phần, ngoài bồi thường cho phần bị mất, còn cấp thêm chi phí để sửa chữa lại công trình như ban đầu hoặc tốt hơn.

Đơn giá tính toán, các hỗ trợ sẽ được điều chỉnh dựa trên mức độ trượt giá do lạm phát và dựa trên diện tích bị ảnh hưởng thay vì tính theo diện tích sử dụng.

Người thuê nhà Người thuê nhà của Nhà nước có thời hạn sẽ được hỗ trợ giá trị bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Diện tích công trình, nhà ở, vật kiến trúc thuộc sở hữu hợp pháp của người BAH sẽ được đền bù tương ứng với toàn bộ giá thay thế. Trong trường hợp các công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc vi phạm quy định, hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thay thế theo quyết định của UBND Tỉnh. Nếu người thuê nhà có yêu cầu sẽ được thuê hoặc mua một căn hộ mới tương đương với căn hộ bị ảnh hưởng.Người thuê nhà thuê nhà riêng phục vụ cho mục đích ở sẽ được hỗ trợ tương đương với giá trị còn lại của hợp đồng thuê nhà, nhưng không được vượt quá tổng giá trị thuê nhà, trong vòng 6 tháng và hỗ trợ tiền di chuyển tương đương với 1.500.000 cho việc di chuyển tài sản cũng như hỗ trợ tìm nơi ở.

Mồ mả bị ảnh Hộ có mồ mả. Hộ được bồi thường đầy đủ các chi phí đào, di chuyển và cải Đối với những mồ mả vô chủ bị

iii | T r a n g

Page 70: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

hưởng. táng, cúng tế và các chi phí liên quan khác. ảnh hưởng, Ban QLDA ký hợp đồng với đơn vị độc lập nhận bồi thường và sẽ tổ chức di dời mộ đến vị trí khác.

4 Cây cối và hoa màu bị thiệt hại

Hoa màu bị thiệt hại.

Chủ sở hữu hoa màu bị thiệt hại

Hộ được bồi thường cho hoa màu bị thiệt hại theo giá thị trường.

Hộ sẽ được thông báo trước khi thu hồi vài tháng. Những hoa màu được trồng sau khi thông báo giới hạn không được bồi thường.

Cây cối bị thiệt hại.

Chủ sở hữu cây cối bị thiệt hại.

Hộ được bồi thường cho hoa màu bị thiệt hại theo giá thị trường dựa trên loại, tuổi, và giá trị sinh lợi.

Phương pháp tính giá thay thế của hoa màu và cây cối, vật nuôi trồng thủy sản được thực hiện theo điều 24 của Nghị định 197/2004/CP

5 Thiệt hại về thu nhập và tư liệu sản xuất, kinh doanh

Mất nguồn thu nhập và các tài sản phục vụ sản xuất/kinh doanh

Người bị mất nguồn thu nhập/chủ sở hữu những tài sản phục vụ sản xuất/kinh doanh bị ảnh hưởng.

(i) Bồi thường cho thu nhập bị mất trong giai đoạn chuyển tiếp, tương đương với thu nhập ròng trung bình hàng tháng, ít nhất cho 6 tháng.(ii) Bồi thường cho các công trình bị ảnh hưởng đầy đủ với giá thay thế. Không khấu trừ đối với vật liệu tận dụng hoặc khấu hao.(iii) Nếu hộ phải di dời đến vị trí mới, sẽ cung cấp cho họ một địa điểm mới với quy mô tương đương, hoặc, bồi thường bằng tiền theo giá thay thế, cộng với một khoản hỗ trợ để vận chuyển các tài sản đến vị trí mới.

Hộ được ưu tiên nhận các vị trí dọc đường quốc lộ, đường liên xã, dọc theo kênh và gần cầu để họ có cơ hội kinh doanh.Khoản hỗ trợ sẽ được điều chỉnh theo lạm phát tại thời điểm bồi thường.

6 Tác động tạm thời trong giai đoạn thi công

Đất trồng trọt bị ảnh hưởng tạm thời

Người sử dụng đất bị ảnh hưởng

(i) Bồi thường cho một vụ mùa cây cối/hoa màu bị ảnh hưởng đầy đủ theo giá thị trường(ii) Bồi thường cho mất thu nhập từ vụ mùa tiếp theo do không trồng trọt được trong giai đoạn dự án sử dụng đất, Và (iii) Khôi phục lại nguyên trạng đất hoặc cải thiện tốt hơn bằng các biện pháp cải tạo đất khi chất lượng đất bị giảm sút hay bị nhiễm chua phèn, Và (iv) Nếu thời gian dự án sử dụng đất quá 2 năm, PAP được

Nếu chất lượng đất bị thay đổi khi hoàn trả lại cho hộ, theo yêu cầu của hộ, sẽ bồi thường bằng tiền cho các thiệt hại được dự tính để khôi phục lại chất lượng đất.

iv | T r a n g

Page 71: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

lựa chọn: 1) Tiếp tục sử dụng đất, Hoặc, 2) giao đất cho dự án và nhận bồi thường như đất bị mất vĩnh viễn

Đất thổ cư bị mất tạm thời

Người có đất bị ảnh hưởng

(i) Bồi thường cho tài sản trên đất bị ảnh hưởng với giá thay thế(ii) Khôi phục lại đất như nguyên trạng ban đầu

Tác động tạm thời đối với kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh (i) Bồi thường cho mất mát thu nhập trong giai đoạn bị ảnh hưởng tương đương thu nhập ròng trung bình tháng, ít nhất cho 3 tháng.(ii) Bồi thường cho tài sản bị ảnh hưởng với giá thay thế(iii) Đất phải được khôi phục lại nguyên trạng

Những hư hại đến công trình tư nhân và công cộng hoặc đất do thi công công trình

Chủ sở hữu hay người sử dụng công trình bị ảnh hưởng

(i)Nhà thầu được yêu cầu phải chi trả bồi thường ngay cho các cá nhân, cộng đồng, tổ chức, cơ quan có công trình bị hư hỏng do thi công.(ii) Các hư hại cần được khắc phục ngay để trả lại nguyên trạng công trình.

Khoản hỗ trợ sẽ được điều chỉnh theo lạm phát tại thời điểm bồi thường.

7 Bị ảnh hưởng loại hai

Mất đất và tài sản do phát triển khu tái định cư

Người sử dụng đất Vì những người bị ảnh hưởng gián tiếp cũng chịu những tác động giống như những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, nên họ cũng được hưởng bồi thường như những hộ BAH trực tiếp.

8 Tài sản công cộng bị ảnh hưởng

Công trình nhà cửa kiến trúc công cộng, rừng, đất chăn nuôi hay các loại đất khác, hệ thống tưới bị ảnh hưởng vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Làng, khu phố, Đơn vị quản lý hành chính.

(i) Khôi phục lại các công trình công cộng bị ảnh hưởngít nhất trở lại nguyên trạng ban đầu, hoặc(ii) Thay thế tại vị trí khác có sự tham vấn với cộng động và các tổ chức liên quan, hoặc(iii) Bồi thường theo giá thay thế cho đất và tài sản công cộng bị ảnh hưởng.

Nếu có những thiệt hại về thu nhập (ví dụ như. Hệ thống tưới, rừng, dất chăn nuôi của cộng đồng), cộng đồng sẽ được hưởng bồi thường cho toàn bộ những thiệt hại về sản xuất và khoản bồi thường này được dùng chung để khôi phục lại thu nhập hoặc tạo ra cơ sở hạ tầng mới.

9 Hỗ trợ phục hồi Hỗ trợ di dời. Hộ phải di dời đi Hỗ trợ di chuyển cho hộ gia đình (i) chuyển đến nơi ở mới Khoản hỗ trợ sẽ được điều chỉnh

v | T r a n g

Page 72: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

nơi khác và các hộ phải xây dung lại nhà ngay trên đất cũ

trong địa bàn tỉnh 10.00.000/hộ và hỗ trợ tối đa là 15.000.000 VND cho mỗi hộ nếu di chuyển đến tỉnh khác

theo lạm phát tại thời điểm bồi thường.

Hỗ trợ thuê nhà

Hộ phải di dời đi nơi khác và các hộ phải xây dung lại nhà ngay trên đất cũ

Hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian xây nhà mới: Những người bị thu hồi đất ở có quyền được phân bổ một lô đất tái định cư sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà: 1) trên địa bàn phường/thị trấn, mức hỗ trợ là 2.000.000đ/hộ/tháng trong vòng 8 tháng; ii) đối với khu vực khá, mức hỗ trợ là 1.500.000 đ/hộ/tháng trong 6 thángNếu sau 8 tháng, cơ quan có thẩm quyền không thu xếp được nơi tái định cư mới cho họ, UBND thành phố sẽ ra quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho người BAH cho đến khi họ nhận được khu đất tái định cư mới và hỗ trợ thêm tiền thuê nhà trong thời gian xây dựng nhà mới. Các hộ phải xây dung lại nhà ngay trên đất cũ sẽ được hỗ trợ 50% các khoản mực được đề cập ở phần trên

Hỗ trợ phục hồi

Các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và nhận đền bù bằng tiến mặt

Ổn định đời sống: mức hỗ trợ 15.000đ/2 đất thu hồi Hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp: Mức hỗ trợ tối thiểu bằng 2 (hai) lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (phần đất trồng cây hàng năm). Trong trường hợp hộ gia đình có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh và được miễn học phí đào tạo cho một khoá học (kể cả các cấp độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề) đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động (không áp dụng đối với các đối tượng xin học nghề ngoài tỉnh).

Khoản hỗ trợ sẽ được tham vấn cụ thể với các hộ dân nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của họ, hỗ trợ hộ bị ảnh hưởng để khôi phục hoặc cải thiện đời sống của mình.Khoản hỗ trợ phục hồi được cấp khi không thể áp dụng phương thức bồi thường đất đổi đất.Hình thức hỗ trợ cần được kết hợp với các hỗ trợ khuyến nông/phù hợp để giúp đỡ những hộ nông dân nghèo, khó khăn, cải thiện năng lực sản xuất của họ.

vi | T r a n g

Page 73: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

vii | T r a n g

Page 74: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Phô lôc 2 – BI£N B¶N LµM VIÖC

viii | T r a n g

Page 75: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Phô lôc 1 – danh s¸ch c¸c hé vµ tµi s¶n bÞ ¶nh hëng bëi dù ¸n

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

Hạng mục - XÂY DỰNG BỜ KÈ BẮC SÔNG CHÂU GIANG (ĐOẠN TỪ CỬA XẢ TRẠM BƠM LẠC TRÀNG II TỚI CẦU CHÂU GIANG

1. Nguyễn Thị Vân Đình Tràng – Lam Hạ x 4 x

2. Nguyễn Tiến Bình Đình Tràng – Lam Hạ 4 ODT 127 x

3. Nguyễn Thị Bích Hằng Đình Tràng – Lam Hạ x 4 ODT 8 x

4. Trịnh Văn Uông Đình Tràng – Lam Hạ 5 ODT 150 x Hộ phải tái định cư

5. Đỗ Viết Bình Đình Tràng – Lam Hạ 6 x

6. Vũ Văn Huấn Đình Tràng – Lam Hạ 2 ONT 128 x

7. Đinh Hữu Ngạn Đình Tràng – Lam Hạ 6 x

8. Vũ Thị Nụ Đình Tràng – Lam Hạ x 3 x

9. Bạch Ngọc Quyết Đình Tràng – Lam Hạ 6 ODT 25 x Hộ phải tái định cư

10. Đinh Hữu Trí Đình Tràng – Lam Hạ 1 LNK 24 x

11. Nguyễn Văn Thuỳ Đình Tràng – Lam Hạ 3 x

12. Nguyễn Đình Ngô Đình Tràng – Lam Hạ 2 x

13. Nguyễn Thị Tầu Đình Tràng – Lam Hạ x 5 x

14. Ngô Thị Tân Đình Tràng – Lam Hạ x 5 x

ix | T r a n g

Page 76: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

15. Nguyễn Văn Điệp Đình Tràng – Lam Hạ 5 x

16. Nguyễn Văn Hoan Đình Tràng – Lam Hạ 2 x

17. Đỗ Văn Hồng Đình Tràng – Lam Hạ 1 ODT 26 x

LNK 25 x Hộ nghèo

18. Đỗ Đức Thuận Đình Tràng – Lam Hạ 6 ODT 180 x Hộ phải tái định cư

19. Ngô Văn Mạnh Đình Tràng – Lam Hạ 4 X x Hộ phải tái định cư

20. Bùi Thị Hái Đình Tràng – Lam Hạ x 1 x Hộ chính sách

21. Trịnh Văn Cư Đình Tràng – Lam Hạ 4 ODT 4 x

BHK 229 x

22. Nguyễn Thị Vinh Đình Tràng – Lam Hạ x 1 BHK 115 x

23. Trịnh Văn Thiện Đình Tràng – Lam Hạ 5LNK 306 x

ODT 6 x

24. Kiều Thị Lý Đình Tràng – Lam Hạ x 2 x

25. Trịnh Văn Quỳnh Đình Tràng – Lam Hạ 4 x

26. Trịnh Văn Phương Đình Tràng – Lam Hạ 6 X x

27. Bạch Thị Nở Đình Tràng – Lam Hạ x 6 ODT 9 x

x | T r a n g

Page 77: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

28. Hứa Thị Thuỷ Đình Tràng – Lam Hạ x 7 x

29. Nguyễn Văn Điệp (Hoà) Đình Tràng – Lam Hạ 4ODT x

LNK x

30. Ngô Đức Khoa Đình Tràng – Lam Hạ 5 ODT 81 x Hộ phải tái định cư

31. Ngô Duy Cường Đình Tràng – Lam Hạ 3 x

32. Ngô Duy Cương Đình Tràng – Lam Hạ 4 x

33. Ngô Hoài Anh Đình Tràng – Lam Hạ 4 x

34. Đinh Thị Huệ Đình Tràng – Lam Hạ x 4 x

35. Nguyễn Thị Vân (My) Đình Tràng – Lam Hạ 4ODT 79 x

LNK 214 x

36. Nguyễn Thị Toàn (Tỵ) Đình Tràng – Lam Hạ 2 LNK 72 x

37. Nguyễn Thị Vượng Đình Tràng – Lam Hạ x 2 x Hộ nghèo

38. Dương Văn Tiến Đình Tràng – Lam Hạ 3 x

39. Hoàng Thị Liên Đình Tràng – Lam Hạ x 4 x

40. Trương Văn Dung Đình Tràng – Lam Hạ 6 x

41. Nguyễn Thị Tiệm Đình Tràng – Lam Hạ x 3 x

xi | T r a n g

Page 78: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

42. Trương Văn Thăng Đình Tràng – Lam Hạ 3 x

43. Ngô Thị Thuấn Đình Tràng – Lam Hạ x 3 x

44. Bạch Thị Vinh Đình Tràng – Lam Hạ x 3 x

45. Đinh Văn Cường Đình Tràng – Lam Hạ 3 x

46. Đinh Công Thắng Đình Tràng – Lam Hạ 3 x

47. Đoàn Thị Lưu Đình Tràng – Lam Hạ x 4 x

48. Bạch Thị Chai Đình Tràng – Lam Hạ x 2 x

49. Đinh Quang Luận Đình Tràng – Lam Hạ 4 x

50. Đinh Quang Hải Đình Tràng – Lam Hạ 6 ODT 10 x

51. Vũ Thị Thùy Dương Đình Tràng – Lam Hạ x 3 ODT 45 x

52. Đặng Thu Hồng Đình Tràng – Lam Hạ 6 ODT 44 x

53. Đặng Thị Vinh Đình Tràng – Lam Hạ x 2 ODT 36 x

54. Vũ Xuân Đáp Đình Tràng – Lam Hạ 4 ODT 36 x

55. Lưu Thị Luyến Đình Tràng – Lam Hạ x 6 ODT 65 x

56. Đặng Văn Lực Đình Tràng – Lam Hạ 6 ODT 68 x

57. Trịnh Văn Thắng Đình Tràng – Lam Hạ 4 ODT 6 x

xii | T r a n g

Page 79: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

58. Trịnh Văn Chiến Đình Tràng – Lam Hạ 4 ODT 5 x

59. Trịnh Mạnh Cường Đình Tràng – Lam Hạ 5 ODT 5 x

60. Trịnh Năm Sâm Đình Tràng – Lam Hạ 6 ODT 5 x

61. Bạch Thị Vinh Đình Tràng – Lam Hạ 4 x

62. Trương Mạnh Hùng Đình Tràng – Lam Hạ 4 x

HẠNG MỤC - XÂY DỰNG ĐOẠN ĐƯỜNG PHÍA BẮC CS KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BV BẠCH MAI KẾT NỐI RA ĐƯỜNG D4 – N7

63. Vũ Hùng Mạnh Hòa Lạc – Lam Hạ 4 BHK 350 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

64. Nguyễn Văn Ngung Hòa Lạc – Lam Hạ 6 BHK 1.211 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

65. Nguyễn Thị Bẩy (Chung) Hòa Lạc – Lam Hạ 4 BHK 121 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

66. Nguyễn Văn Tiến (T) Đường Ấm – Lam Hạ 5 BHK 272 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

67. Nguyễn Thị Chòe Đường Ấm – Lam Hạ x 3 BHK 164 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

68. Trần Văn Toáng (Lừ) Đường Ấm – Lam Hạ 4 BHK 217 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

69. Trần Văn Cường (M) Đường Ấm – Lam Hạ 6 BHK 163 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

70. Nguyễn Văn Mãn Đường Ấm – Lam Hạ 4 BHK 326 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

71. Nguyễn Văn Sỹ Đường Ấm – Lam Hạ 5 BHK 109 x

72. Nguyễn Văn Xà (Thiểu) Đường Ấm – Lam Hạ 5 BHK 164 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

73. Nguyễn Tiến Lợi Đường Ấm – Lam Hạ 6 BHK 218 x Hộ bị ảnh hưởng trên

xiii | T r a n g

Page 80: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

20% đất nông nghiệp

74. Nguyễn Thanh Chương Đường Ấm – Lam Hạ 6 BHK 273 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

75. Nguyễn Xuân Trường Đường Ấm – Lam Hạ 4 BHK 218 x Hộ bị ảnh hưởng trên 20% đất nông nghiệp

76. Nguyễn Thị Phố Đường Ấm – Lam Hạ x 4 BHK 70 x

77. Đinh Thị Thuận Đường Ấm – Lam Hạ x 4 BHK 68 x

78. Nguyễn Văn Vệ Đường Ấm – Lam Hạ 6 BHK 15 x

79. Nguyễn Văn Vân Đường Ấm – Lam Hạ 5 x

HẠNG MỤC - XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRÁNH ĐT491

80. Chùa Mễ Nội Mễ Nội – Liêm Chính x

81. Đình Mễ Nội Mễ Nội – Liêm Chính x

82. Đào Văn Thiệp (Oanh) Mễ Nội – Liêm Chính 5 BHK 72,4 x

UB 139 x

83. Đào Thị Luân Mễ Nội – Liêm Chính x 3 LNK 11,6 x

BHK 45 x

84. Lê Ngọc Anh Mễ Nội – Liêm Chính 6 ONT 137.7 x

BHK 89 x

85. Lê Thị Thanh Vân Mễ Nội – Liêm Chính x 4 x Hộ phải tái định cư

xiv | T r a n g

Page 81: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

86. Đỗ Thị Hảo Mễ Nội – Liêm Chính x 3 ONT 116,4 x Hộ chính sách

87. Đỗ Hùng Mạnh Mễ Nội – Liêm Chính 4 ONT 71,3 x

88. Nguyễn Minh Hải Mễ Nội – Liêm Chính 6 x

89. Đỗ Quang Cảnh Mễ Nội – Liêm Chính 4 x

90. Đỗ Thế Hiệu Mễ Nội – Liêm Chính 7 ONT 35,8 x

UB 14 x

91. Lại Trọng Trung Mễ Nội – Liêm Chính 5 ONT 92,2 x

UB 220 x

92. Lại Trọng Ninh Mễ Nội – Liêm Chính 4 x Hộ phải tái định cư

93. Nguyễn Văn Thái Mễ Nội – Liêm Chính 3 ONT 21,1 x

UB 2 x

94. Nguyễn Thị Cúc Mễ Nội – Liêm Chính x 5 ONT 19,8 x

UB 49 x

95. Nguyễn Duy Tới Mễ Nội – Liêm Chính 4 ONT 21 x

UB 44 x

96. Nguyễn Văn Điềm Mễ Nội – Liêm Chính 4 ONT 18 x

xv | T r a n g

Page 82: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

UB 34 x

97. Nguyễn Văn Sử Mễ Nội – Liêm Chính 4 ONT 27,9 x

UB 43 x

98. Nguyễn Văn Công Mễ Nội – Liêm Chính 4 ODT 24,3 x

99. Nguyễn Văn Bằng Mễ Nội – Liêm Chính 5 UB 137,3 x

100. Đỗ Quang Phúc Mễ Nội – Liêm ChínhTSN 131,7 x

6 UB 9 x Hộ chính sách

101. Đỗ Quang Thức Mễ Nội – Liêm Chính 4 ONT 6,1 x

TSN 95 x

102. Đỗ Quang Thọ Mễ Nội – Liêm Chính 4 ONT 4,5 x

TSN 57 x

103. Đỗ Quang Chính Mễ Nội – Liêm Chính 4 TSN 63,6 x

104. Đan Văn Xuân Mễ Nội – Liêm Chính 4 x

105. Bùi Thị Hà Mễ Nội – Liêm Chính x4

106. Đan Thị Hạnh (Hải) Mễ Nội – Liêm Chính4

ONT 60 Hộ phải tái định cư

107. Nguyễn Thị Lý Mễ Nội – Liêm Chínhx 3

ONT 106 Hộ phải tái định cư

xvi | T r a n g

Page 83: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

STT Họ và tên Địa chỉ Nữ làm chủ hộ

Số khẩu

Đất bị thu hồi Tài sản trên đất

BAHGhi chúLoại đất

BAHDiện tích

BAH(m2)

108. Đan Văn Cương Mễ Nội – Liêm Chính3

ONT 105 Hộ phải tái định cư

109. Chính Mễ Nội – Liêm Chính4

ONT 3

Ghi chú:- ONT: đất ở nông thôn- BHK: đất trồng câu hàng năm- LNK: đất trồng cây lâu năm- UB: đất Ủy Ban- TSN: đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

xvii | T r a n g

Page 84: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Phô lôc 4 – ¶nh ®iÓn h×nh

Các hình ảnh điển hình trong buổi họp tham vấn cộng đồng về tái định cư tại phường Lam Hạ

xviii | T r a n g

Page 85: Tái định cư

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ

Các hình ảnh điển hình trong buổi họp tham vấn cộng đồng về tái định cư tại phường Liêm Chính

xix | T r a n g