Tải báo cáo tại đây

33
UBND TỈNH HẬU GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : /BC. SYT Hậu Giang, ngày tháng năm 2013 BÁO CÁO SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG NGÀNH Y TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 & KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG CUỐI NĂM ----------------------------- PHẦN MỘT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 A. THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ 1. Chương trình phòng chống dịch bệnh 1.1. Phòng chống dịch Sốt xuất huyết ( lũy kế từ 1/1/2013 đến 17/6/2013 ) Tổng số cas mắc trong 6 tháng là 168 cas ( Trong đó độ I, II: 149 cas, độ II,IV: 19 cas), giảm 22 cas so với cùng kỳ. Cụ thể: st t Địa phương Tháng 6/2013 6 tháng 2013 6 tháng 2012 So cùng kỳ Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết 1 Vị Thanh 2 8 1 + 6 cas 2 Vị Thủy 1 7 5 + 2 cas 3 Châu Thành 10 38 52 - 14 cas 1

Transcript of Tải báo cáo tại đây

Page 1: Tải báo cáo tại đây

UBND TỈNH HẬU GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : /BC. SYT Hậu Giang, ngày tháng năm 2013

BÁO CÁOSƠ KẾT HOẠT ĐỘNG NGÀNH Y TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

& KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG CUỐI NĂM -----------------------------

PHẦN MỘT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

A. THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ1. Chương trình phòng chống dịch bệnh

1.1. Phòng chống dịch Sốt xuất huyết ( lũy kế từ 1/1/2013 đến 17/6/2013 )

Tổng số cas mắc trong 6 tháng là 168 cas ( Trong đó độ I, II: 149 cas, độ II,IV: 19 cas), giảm 22 cas so với cùng kỳ. Cụ thể:

stt Địa phương

Tháng 6/2013

6 tháng 2013

6 tháng 2012 So cùng kỳ

Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết

1 Vị Thanh 2 8 1 + 6 cas

2 Vị Thủy 1 7 5 + 2 cas

3 Châu Thành 10 38 52 - 14 cas

4 Châu Thành A 3 18 24 - 6 cas

5 Phụng Hiệp 17 74 74 =

6 Long Mỹ 7 18 1 17 + 1 cas

7 Ngã Bảy 0 5 17 - 12cas

Tổng cộng 40 168 1 190 - 22 cas

1

Page 2: Tải báo cáo tại đây

Theo báo cáo tổng hợp của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, cho đến ngày 16/6/2013, Hậu Giang là tỉnh thứ 4 có cas mắc mới SXH thấp nhất / 20 tỉnh thành phía Nam.

1.2. Phòng chống dịch Tay - Chân - Miệng ( tính tới 17/6/2013):

Tổng số cas mắc trong 6 tháng là 391 cas, giảm 221 cas csk 2012 ; không có cas tử vong. Cụ thể:

Stt Địa phương

Tháng 6/2013

M/C

6 tháng 2013

6 tháng 2012

Lũy kế cả năm

2012

Lũy kế cả năm

2011

1 Tp.Vị Thanh 6/0 77/0 87/0 334/0 263/0

2 H.Vị Thủy 7/0 93/0 174/0 497/0 555/1

3 H.Long Mỹ 8/0 48/0 129/0 230/0 450/2

4 H.Phụng Hiệp 8/0 74/0 106/0 335/0 306/1

5 H. Châu Thành 10/0 48/0 43/0 116/0 100/0

6 H.Châu Thành A 4/0 36/0 54/0 176/0 98/1

7 TX. Ngã Bảy 4/0 15/0 19/0 83/0 88/1

Tổng cộng 47/0 391/0 612/0 1.771/0 1.860/6

Theo báo cáo tổng hợp của Viện Pasteur cho đến 30/6/2013, Hậu Giang là tỉnh đứng hàng thứ 5 có số cas mới thấp nhất/ 20 tỉnh thành phía Nam. (Cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh : 3.680 cas, thấp nhất là tỉnh Trà Vinh : 268 cas).

1.3. Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm khác

Nhìn chung, trong 6 tháng các bệnh truyền nhiễm như : thương hàn, lỵ, tiêu chảy, thủy đậu, cúm, quai bị, rubella có xảy ra nhưng không đáng kể, giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2012.

2. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR)

Duy trì tiêm chủng thường xuyên cho các trẻ trong độ tuổi, đúng lịch. Trong 6 tháng đầu năm, số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ là 6.712 trẻ, đạt 48.42%

2

Page 3: Tải báo cáo tại đây

3. Chương trình phòng chống HIV/AIDS

Đơn vị HIV AIDS Tử vong

MớiCộng dồn

MớiCộng dồn

MớiCộng dồn

TP. Vị Thanh 05 171 00 90 00 64

TX. Ngã Bảy 00 131 00 76 00 66

H. Phụng Hiệp 01 269 00 135 00 103

H. Châu Thành A

02 158 00 80 00 56

H. Châu Thành 00 85 00 49 00 25

H. Long Mỹ 01 120 00 53 00 43

H. Vị Thủy 00 114 00 67 00 41

Tổng cộng: 09 1.048 00 550 00 398

4. Chương trình phòng chống Sốt rét (SR)

Tổng số cas mắc mới là 02 cas, CD : 02 cas (giảm 3 cas sck). Đã cấp thuốc điều trị cho 559 lượt, thực hiện 11.048 lam xét nghiệm. Tử vong : 0 cas.

5. Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)

5.1. Thực hiện mục tiêu giảm sinh

Tổng số trẻ sinh ra sống trong 6 tháng đầu năm là 3.345 trẻ (giảm 11 trẻ sck). Có 19 trường hợp trẻ sinh lần 3 trở lên, chiếm tỷ lệ 0,6% (tăng 10 trẻ sck). Tỷ lệ giới tính là 76 trai/100 gái.

5.2. Các biện pháp tránh thai (BPTT)

Tổng các (BPTT) được thực hiện71.789/71.200, đạt 100,8% KH (tăng 0,3% sck). Trong đó: đình sản 109/100 cas, đạt 109% KH; dụng cụ tử cung: 7.385/7.300 (đạt 101,2% KH); thuốc tránh thai: Cấy: 548/1.380 (39,71%); Tiêm: 3.934/4.080 (96,4%); Uống 35.458/34.640 (102,4%); Bao cao su: 24.364/23.700 (102,8%) KH.

3

Page 4: Tải báo cáo tại đây

6. Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Tăng cường kiểm tra, giám sát VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán và giám sát định kỳ trong năm 2013 các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hơn 27 lượt cho các tuyến tỉnh/huyện/xã với hơn 4.100 người tham dự. Ngoài ra còn tuyên truyền với nhiều hình thức như: Nói chuyện, tập huấn, hội thảo, phát thanh và truyền hình v.v…

Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tổ chức 164 lượt kiểm tra. Số cơ sở SXCBTP được kiểm tra: 190/284, đạt 165 (88,2%). Số cơ sở KDTP kiểm tra: 1.061/2.341, đạt 901 (88,5%). Dịch vụ ăn uống kiểm tra: 2.950/3.045, đạt 2.600 (88,2%).

Trong 6 tháng, trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.

7. Chương trình phòng chống Lao

Tổ chức khám, điều trị bệnh lao và bệnh phổi, kiểm tra giám sát các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh về công tác phòng chống bệnh lao và bệnh phổi. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh lao. Trong 6 tháng khám phát hiện: 516/1.269 cas mới (40,6%); xét nghiệm 9.250/28.931 tiêu bản đàm (31,9%).

8. Chương trình Tâm thần kinh

Tăng cường phát hiện bệnh nhân mới, kiểm tra công tác quản lý và giám sát thống kê tại tuyến cơ sở, kiểm tra cung ứng thuốc và sử dụng an toàn, hợp lý thuốc hướng thần cho bệnh nhân tâm thần và động kinh.

Trong 6 tháng, khám phát hiện: 108/140 bệnh mới (đạt 77,14% KH), tổng số bệnh được quản lý: 2.544/2.712 (đạt 93,8% KH). Tổng số bệnh nhân chữa ổn định: 2.478/2.169 (đạt 114,2%).

9. Chương trình Phong – Da liễu

Tổng số phát hiện bệnh LTQĐTD trong tháng 6 là: 1.267, cộng dồn là 13.124/20.523 (đạt 63,95 %); tổng số khám và điều trị da 2.367, cộng dồn 16.273/32.368 (đạt 50.27 % ); tổng số BN phong mới phát hiện 01, cộng dồn là 03/10 (30%).

4

Page 5: Tải báo cáo tại đây

10. Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS)

10.1. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ

Tháng 6/2013: Số đẻ được quản lý thai : 3.082, cd: 10.610; phụ nữ có thai được khám thai 3 lần/ PN đẻ: 777, cd: 4.844 (88,93%); phụ nữ đẻ được tiêm VAT2

đủ liều: 779. cd: 5.181 (95,12%); Mổ lấy thai: 192, cd: 1.466 (26,0%); Đẻ con thứ 3 trở lên:11, cd: 108 (1,75%); 100% sản phụ sanh tại cơ sở y tế; chăm sóc sau sanh tại nhà trong tuần đầu : 844, cd: 5.184 (95,17%); Tai biến sản khoa: tử vong mẹ:0 cas (giảm 2 cas sck).

10.2. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em

100% trẻ sau sinh được cân; sơ sinh < 2.500 gram trong tháng 6: 11, cd: 96 ( (1,49%); tỷ suất chết chu sinh: 0 %0; tỷ suất chết trẻ < 1 tuổi : 0 cas, cd: 01cas (0,18 %o), giảm 2,89% sck; và 5 tuổi: 0 cas; cd: 03 (0,55%o), giảm 2,77% sck.

11. Chương trình phòng chống Suy dinh dưỡng (SDD)

Kết quả thực hiện: số phụ nữ có thai được uống viên sắt là 2.656 (đạt 84,21%); số sản phụ sau sanh được uống vit A 874 (92,88%); tổng số trẻ < 2 tuổi bị SDD: 11,34%; tổng số trẻ < 5 tuổi bị SDD 14,69%.

12. Chương trình Quân – Dân Y kết hợp

- Khám sức khoẻ cho thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự đợt I năm 2013;

- Bổ sung biên chế Đội điều trị dự bị động viên năm 2013 đúng quy định, đảm bảo động viên trong các tình huống khẩn cấp.

13. Chương trình Đái tháo đường, Tăng huyết áp (ĐTĐ, THA)

a. Đái tháo đường: Số đối tượng đang quản lý: 604, trong đó: ĐTĐ là 194, tiền ĐTĐ : 410. Ngoài ra, đã tư vấn 441 người với số lượt tư vấn 1.417 lượt, phát thanh 14 lần, truyền thông trực tiếp 02 buổi.

b. Tăng huyết áp: Số bệnh được quản lý: 4.065 người; số bệnh nhân điều trị đạt HA mục tiêu: 121 người. Tập huấn phòng chống tăng HA cho hơn 50 cán bộ phụ trách tuyến huyện/thị.

5

Page 6: Tải báo cáo tại đây

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

1. Chương trình phòng chống tiêu chảy cấp (CDD)

Số trẻ <5 tuổi trong chương trình: 62.080 trẻ; số trẻ <5 tuổi tiêu chảy: 1.240; trẻ >5 tuổi mắc tiêu chảy: 157; số gói ORS sử dụng:1.429; số sử dụng kháng sinh: 311; số bệnh nhân truyền tĩnh mạch: 33.

2. Chương trình Vệ sinh môi trường

a. Công tác kiểm tra vệ sinh: Tổng số lượt kiểm tra VSMT: 90 cơ sở, đạt chuẩn 100%; số lượt kiểm tra nhà máy nước 78 cơ sở, đạt chuẩn 100%; kiểm tra nước trường học 129 trường, đạt tiêu chuẩn 100%; kiểm tra nước bệnh viện 00 cơ sở, đạt tiêu chuẩn 0; kiểm tra nước khu vui chơi công cộng 14 cơ sở, đạt tiêu chuẩn: 100%.

b. Tình hình kiểm tra các công trình vệ sinh: Hố xí hợp vệ sinh đạt 118.257/141.175 (83,76%%); nước sạch đạt 134.962/141.175 (95%); nhà tắm hợp vệ sinh đạt 130.417/141.175 (92,3%).

3. Chương trình Vệ sinh lao động

Tổng số các đơn vị trên địa bàn tỉnh là 1.244. Trong 6 tháng , số đơn vị được khám sức khỏe định kỳ là 03, tổng số công nhân lao động được KSK là 6.606; có 392 công nhân được khám bệnh nghề nghiệp.

4. Chương trình Y tế trường học và Nha học đường

a. Y tế trường học

Trong 6 tháng, đã khám sức khỏe định kỳ cho 163 trường; số học sinh được khám sức khỏe định kỳ: 68.447; số trường cấp đủ nước uống cho học sinh: 318; số trường thực hiện phong trào xanh, sạch đẹp: 334; số trường có đủ các công trình vệ sinh: 334; số trường có bếp ăn tập thể phục vụ học sinh: 83; số học sinh ăn tại bếp ăn: 12.980; số trường được kiểm tra ATVSTP tại căn tin, bếp ăn: 65; tổng số cán bộ làm công tác YTTH: 334.

b. Nha học đường

Tổng số trường Tiểu học có giáo dục nha khoa: 171/171Tổng số học sinh Tiểu học có giáo dục nha khoa: 67.097/67.097Tổng số trường Tiểu học có chải răng : 171 /171Tổng số học sinh Tiểu học có chải răng : 67.097/67.097

6

Page 7: Tải báo cáo tại đây

5. Chương trình phòng chống bướu cổ - Thiếu hụt Iod

Tổng số điểm bán MI: 1.699 điểm. Số lượng MI tiêu thụ: 874.922 kg. Số mẫu kiểm tra chất lượng muối: 2.425. Phát thanh tuyên truyền: 975 lượt. Siêu âm bướu cổ: 0 cas.

6. Chương trình phòng chống mù lòa

Trong 6 tháng/2013 thực hiện 208 cas mổ đục thủy tinh thể.

B. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN

I. CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH VÀ BẢO HIÊM Y TẾ

1.1. Tình hình Khám chữa bệnh

TT Nội dung Tháng 62013

6 tháng2013

% Đạt KH năm SCK (%)

1 Tổng số lần khám 216.908 1.187.982 48.39% - 8,13%  BV tỉnh 14.604 94.617 38.78% - 11,18%  BV huyện,thị 111.867 626.769 54.98% - 3,51%  PKKV 9.667 58.120 37.26% - 33,19%  Trạm Y tế xã (PYT) 80.770 406.321 44.41% - 10,5%2 Tổng số BN điều trị nội trú 9.767 49.518 46.28% - 11,05%  BV tỉnh 2873 15.324 51.59% - 11,29%  BV huyện, thị 5.855 30.627 47.34% - 11,47%  PKKV 1039 3.567 28.31% - 6,54%3 Ngày điều trị trung bình 4.59 4.84 + 0,43%  BV tỉnh 6.16 5.89 + 0,38%  BV huyện, thị 4.52 4.80 #  PKKV 0.63 0.67 - 1,76%4 Công suất sử dụng GB 109% 73% - 18,86%  BV tỉnh 116% 77% - 19,86  BV huyện, thị 103% 69% - 23,67%  PKKV 16% 11% - 31,255 Tỷ lệ Tử vong 0.07% 0.06% + 0,02%  - BV tỉnh 0.11% 0.12% + 0,07%  - BV huyện, thị 0.06% 0.03% - 0,02%6 Tổng số phẫu thuật 660 4.246 - 1.5327 Xét Nghiệm 115.778 625.215 - 133.5958 X.quang 12.782 81.638 - 2.7499 Siêu âm 7.870 48.235 + 57010 Điện tim 4.656 26.219 - 2.21211 Vật lý trị liệu 1.520 14.137 + 5.58612 Nội soi 284 1.329 + 34613 CT Scanner 173 2.096 + 466

7

Page 8: Tải báo cáo tại đây

14 Thận nhân tạo 326 2.486 - 99015 TS tai nạn ngộ độc, CT 677 4942 - 1.793

* Hoạt động Y học cổ truyền :

- Tổng số lượt khám bệnh bằng YHCT : 3.459, CD : 24.863

- Tổng số lượt điều trị nội trú : 118, CD : 998.

1.2. Tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo ( đến hết tháng 5/2013):

* Khám chữa bệnh cho người nghèo có BHYT:

- Ngoại trú : Tổng số lượt BN khám : 40.187 lượt.

Tổng số tiền : 2.823.873.783 đ.

- Nội trú:Tổng số lượt BN khám : 1.918 lượt.

Tổng số tiền : 1.816.130.677 đ.

* Người cận nghèo có BHYT:

- Ngoại trú :Tổng số lượt BN khám : 23.387 lượt.

Tổng số tiền : 2.130.584.675 đ.

- Nội trú:Tổng số lượt BN khám : 1.918 lượt.

Tổng số tiền : 1.816.130.677 đ.

* Khám bệnh trẻ em dưới 6 tuổi (nội và ngoại trú )::

Tổng số lượt : 70.963 lượt.

Tổng số tiền : 4.478.374.503 đ.

II. CÔNG TÁC DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ (TTBYT)

* Quản lý hành nghề dược: Hiện toàn tỉnh có 353 cơ sở hành nghề dược, 74 quầy thuốc Trạm Y tế xã; nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP: 44/47 nhà thuốc ( 93,62%); quầy thuốc đạt GPP: 21/230 (9,13%); công ty đạt GDP: 2/2 (100%).

* Cung ứng thuốc:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tăng cường triển khai công tác quản lý giá thuốc trên địa bàn, tập trung kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định về quản lý giá thuốc, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý.

8

Page 9: Tải báo cáo tại đây

- Đấu thầu tập trung các thuốc, hóa chất, vật tư cho các đơn vị trực thuộc theo hướng dẫn của Thông tư số 01/2012/TTLT-BYT-BTC, kết quả rất khả quan, tiền thuốc giảm 28,1% so với kế hoạch được đuyệt, đảm bảo cung ứng đủ các thuốc phục vụ nhu cầu điều trị tại đơn vị.

- Ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc đấu thầu mua hóa chất xét nghiệm phục vụ nhu cầu chẩn đoán cận lâm sàng.

* Quản lý dược: Thông báo đình chỉ các thuốc vi phạm các Quy chế dược hiện hành và vi phạm chất lượng; quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại các cơ sở công lập và cơ sở hành nghề dược tư nhân; tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm và giám sát hậu mại trên thị trường.

Tỷ lệ sử dụng thuốc nội: 48,5% so với 55,28% sck.

Tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh: 48,81% so với 44,72% sck.

* Trang thiết bị y tế: Khảo sát thực trạng và xây dựng đề án mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực.

@ Nhận xét: còn một số tồn tại nhất định

- Công tác dược lâm sàng còn yếu, hoạt động chưa có kết quả do chưa đủ nhân lực dược, các dược sỹ còn e ngại trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho các bác sỹ.

- Tổ chức quản lý cung ứng thuốc tại các bệnh viện còn rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chủng loại mặt hàng, giá cả ... do các phần mềm quản lý còn thô sơ, các mẫu biểu báo cáo không còn phù hợp.

- Công tác quản lý mỹ phẩm còn gặp nhiều khó khăn do các cơ sản xuất chủ yếu là các cơ sở có quy mô nhỏ, sản xuất thủ công là chính, chưa triển thực hiện C-GMP do thiếu về nhân lực và vốn.

- Các máy xét nghiệm hiện có tại các đơn vị đa số không hoạt động do bị hư hỏng hoặc không có hóa chất tương thích; Chủ yếu hoạt động bằng các máy xét nghiệm do các công ty lắp đặt theo hình thức liên doanh, liên kết.

- Việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị tại nhiều nơi còn nhiều bất cập: ít bảo dưỡng định kỳ, quản lý chủ yếu bằng sổ sách nên khó khăn trong việc báo cáo theo dõi tình hình sử dụng.

9

Page 10: Tải báo cáo tại đây

III. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM, MỸ PHẨM, THỰC PHẨM

Theo dõi và giám sát các thuốc có thông báo thu hồi, thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc hết hạn đăng ký lưu hành, xử lý các mẫu lấy không đạt chất lượng từ các cơ sở.

Kết quả: Trong tháng 6/2013: mẫu lấy là 69, cd: 309/370 mẫu (83,51% KH); Thuốc kiểm nghiệm không đạt: 01, cd: 11; lượt kiểm tra 72, cd: 235, trong đó lập biên bản 22 cas, chuyển thanh tra: 04 trường hợp.

Hoạt động khác: Đăng cai tổ chức lớp tập huấn về công tác quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và GLP do Viện kiểm nghiệm Trung ương đào tạo cho các Trung tâm kiểm nghiệm thuộc khu vực 12 tỉnh ĐBSCL tại tỉnh Hậu Giang vào ngày 20-21/06/2013.

* Một số hạn chế:

- Thiếu kinh phí để trả tiền mẫu lấy, nên Trung tâm còn hạn chế việc lấy mẫu, chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc.

- Công tác kiểm nghiệm thuốc còn hạn chế do thiếu trang thiết bị chỉ thực hiện một số chỉ tiêu (tính chất, độ đồng đều khối lượng, hàm lượng, định tính, định lượng, độ rã). Trong đó đặc biệt là độ hòa tan, phòng vi sinh, đông dược phải gửi lên viện Kiểm nghiệm Thuốc TP. HCM và Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm TP. Cần Thơ để kiểm tra chất lượng.

IV. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH Y KHOA – GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

5.1. Công tác Giám định sức khỏe: Khám, giám định chung: 1.371/1.762 (đạt 77,8% KH) ; khám phúc quyết: 1.367/1368 (đạt 99,9% KH).

5.2. Công tác Pháp Y: Giám định tử thi: 34, cd: 73; giám định thương tích: 30, cd: 73; giám định khác: 40, cd: 89.

V. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE (TTGDSK)

1. Hoạt động tuyến tỉnh: Tổ chức 05 cuộc nói chuyện chuyên đề phòng, chống Cúm A(H1N1,H5N1,H7N9), Tay-Chân-Miệng, Sốt xuất huyết tại cộng đồng. Thực hiện 01 phóng sự truyền hình: “Phòng, chống Cúm A(H7N9)”; 02 thông điệp Cúm A(H5N1, H1N1).Thực hiện Tờ Thông tin Dân số-Sức khỏe Hậu Giang tháng 6. Thiết kế 01 tờ bướm với chủ đề “ Dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi”

10

Page 11: Tải báo cáo tại đây

2. Hoạt động tuyến huyện: Chuyên mục cố định: 16 lần/16 bài, cộng dồn 143 lần/130 bài. Chuyên mục không cố định: 10 lần/8 bài, cộng dồn 158 lần/2 tin, 147 bài. Nội dung: Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh bướu cổ, phòng chống bệnh tay-chân-miệng, tiêm ngừa viêm gan B, những điều cần biết về bệnh SXH...

3. Công tác truyền thông: Thảo luận nhóm: 443 lần/3.691 lượt, cộng dồn 4.292 lần/26.115lượt người tham dự ;Tư vấn cá nhân - thăm hộ gia đình: 6.991 lần/6.991 lượt, cộng dồn 41.964 lần/48.355 lượt người tham dự; Tài liệu hỗ trợ: 6500 tờ rơi, 230 áp phích. Nội dung tuyên truyền: Bệnh viêm não mô cầu, tuyên truyền Cúm A(H7N9), lợi ích của việc sử dụng muối I-ốt, suy dinh dưỡng trẻ em, VSATTP, vệ sinh môi trường, nuôi con bằng sữa mẹ...

4. Số góc giáo dục sức khoẻ đã thực hiện:

* Tuyến huyện, thị - xã, phường, thị trấn: 77/81 góc giáo dục sức khỏe.

* BVĐK tỉnh, thành phố, huyện, thị xã: 64/64 góc giáo dục sức khỏe; Tài liệu hỗ trợ tuyên truyền: 5.356 tờ bướm tờ rơi, 50 sách báo, 97 tranh ảnh.

- Nội dung tuyên truyền: Phòng chống bệnh tay - chân - miệng, phòng chống bệnh lao, phòng chống sốt xuất huyết, lợi ích nguồn sữa mẹ, phòng chống bệnh uốn ván, tăng huyết áp...

VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN

Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức thẩm định và phát 361 chứng chỉ hành nghề và 195 giấy phép hoạt động hành nghề khám chữa bệnh cho các đối tượng bác sỹ, kỹ thuật viên, hộ sinh, điều dưỡng viên và lương y hoạt động trên địa bàn tỉnh.

VII. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ BẢN (XDCB)

Tổng vốn đầu tư trong năm 2013: 59.973 tỷ đồng; Trong đó: Trái phiếu Chính phủ : 46,2 tỷ đồng; Vốn Ngân sách: 13,773 tỷ đồng.

Khối lượng thực hiện đến 6/2013 là 83,4 tỷ đồng; giải ngân đến thời điểm hiện tại là: 46,6 tỷ đồng (đạt tỷ lệ: 78%). Trong đó: vốn NSNN : 7,2 tỷ đồng, (đạt 53%), vốn TPCP : 39,3 tỷ đồng (đạt 85%).

Hiện tại, Ngành Y tế có 17 công trình xây dựng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ gồm: 09 bệnh viện (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 06, còn lại đang thi

11

Page 12: Tải báo cáo tại đây

công 03); 08 PKĐKKV (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 07, còn 01 phòng khám Trà Lồng đang thi công). Ngoài ra, còn có 04 công trình thuộc nguồn khác (gồm TTPC HIV/AIDS, Bệnh viện Y học cổ truyền, TTYTDP tỉnh và Chi cục vệ sinh ATTP): có 02 công trình đang thi công (TT PCHIV/AIDS và TTYTDP), còn lại đang giai đoạn thẩm định phê duyệt dự án. Nhìn chung, công tác xây dựng cơ bản do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối nên tiến độ thực hiện còn chậm.

VIII. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

* Công tác thu chi ngân sách:

- Tổng chi ngân sách trong 5 tháng đầu năm/2013: 65,7/267,7 tỷ đồng (đạt 24,6% KH), tổng thu sự nghiệp 89,8/204,7 tỷ đồng (đạt 43,0%).

* Các hoạt động tài chính khác:

+ Giao dự toán ngân sách, thu viện phí, phí, chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013. Ghi thu, ghi chi viện phí và thẩm tra quyết toán năm 2012 của các đơn vị trực thuộc.

+ Thẩm tra phương án thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho tất cả các đơn vị trực thuộc trình UBND tỉnh phê duyệt lại giai đoạn năm 2013-2015.

+ Tổng hợp kinh phí phụ cấp trực, thủ thuật, phẫu thuật, phòng chống dịch theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Bộ Tài chính.

+ Đề xuất Sở Tài chính mở lớp tập huấn “ Bồi dưỡng kiến thức về tài chính, tài sản và kế toán hành chính sự nghiệp lĩnh vực y tế ” cho Thủ trưởng và kế toán các đơn vị.

+ Thẩm định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTC-BYT trình Hội đồng nhân dân tỉnh, nhưng chưa được thông qua vào kỳ hợp này do tình hình kinh tế tỉnh còn khó khăn.

@ Nhận xét:

* Thuận lợi: Kinh phí được phân bổ kịp thời ngay đầu năm, đối với các Trung tâm dự toán giao đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên. Các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ hết thời kỳ 3 năm giai đoạn 2010-2012, được phê duyệt lại giai đoạn tiếp theo 2013-2015 kịp thời.

12

Page 13: Tải báo cáo tại đây

* Khó khăn: Đối với các Bệnh viện ngân sách cấp chỉ đảm bảo chi lương và phụ cấp không có kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn thu không đạt theo kế hoạch, giá khám dịch vụ đối với danh mục C4 (thủ thuật, phẫu thuật) chưa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua mặc dù Sở Y tế đã chủ động thẩm định trình 02 lần. Tình hình vượt quỹ BHYT chưa được thanh toán kịp thời dẫn đến các Bệnh viện thiếu nợ tiền thuốc các công ty dược quá hạn hợp đồng, do đó các công ty không cung ứng thuốc. Một số Bệnh viện đang bị mất cân đối do đó việc hoàn ứng ngân sách tỉnh năm 2012 với số tiền 3.886.000.000 đồng là hết sức khó khăn.

* Công tác quản lý tài chính.

- Về ngân sách thực hiện 5 tháng: Tuyến tỉnh đạt 45%, thu đạt 40%; tuyến huyện: 47%, thu đạt 45%, Tuyến huyện khối khám chữa bệnh, ngân sách đạt 47%, thu đạt 45%,; Khối Trung tâm Y tế ngân sách đạt 27% thu đạt 38%.

- Về công tác quản lý tài chính: Qua thẩm tra quyết toán năm 2012 cho thấy còn sai phạm trong công tác tài chính:

+ Về đấu thầu mua sắm và đấu thầu hóa chất chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 85/NĐ-CP của Chính phủ như: không thông báo mời thầu, chấm thầu có sai lệch (Nhà thầu chào giá thấp nhưng không được trúng thầu).

+ Về quản lý kho thuốc kế toán không hạch toán đúng theo quy định, giữa kế toán và khoa dược số liệu không khớp, chứng tỏ là Kế toán chưa quản lý được số liệu nhập, xuất, tồn tại khoa dược, việc quyết toán tiền thuốc chưa thực hiện đúng theo quy định của Bộ Tài chính: không quyết toán theo số liệu xuất kho mà quyết toán theo số liệu thanh toán cho nhà cung ứng thuốc, một số đơn vị còn để tồn kho thuốc với số lượng lớn, nhưng thực tế đã đưa vào quyết toán cụ thể là các đơn vị sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Tình hình xuất toán BHYT đáng báo động, nhiều năm liền khi kiểm tra là có xuất toán, tình trạng lạm dụng dẫn còn, các đơn vị không có biện pháp khắc phục, năm 2012 lại có hiện tượng sai phạm về BHXH.

+ Việc cho thuê nhà thuốc tại các Bệnh viện không thực hiện đúng theo Thông tư số 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế và Công văn số 865/SYT-TC ngày 11/8/2011 của Sở Y tế Hậu Giang về việc tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc, cho thuê bãi giữ xe, căn tin của các đơn vị thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP;

13

Page 14: Tải báo cáo tại đây

+ Ghi thu, ghi chi viện phí không đúng theo báo cáo quyết toán của đơn vị (số liệu ghi thu số này, số liệu báo cáo quyết toán số khác).

* Kiến nghị:

- Thành lập đoàn kiểm tra về công tác đấu thầu mua sắm, hóa chất năm 2012 tại các đơn vị có tổ chức đấu thầu và chào hàng cạnh tranh.

- Đề nghị Sở Tài chính xem xét cấp bổ sung kinh phí để hoàn ứng cho ngân sách tỉnh số tiền 3.886.000.000 đồng vì hiện tại các bệnh viện đang bị mất cân đối và rất khó khăn về kinh phí.

- Đối với các đơn vị sau khi cân đối không có chênh lệch thu chi thì không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Phòng Tài chính kế toán Sở Y tế thẩm tra quyết toán nếu đơn vị nào thực hiện không đúng quy định thì sẽ bị loại khỏi quyết toán.

- Các đơn vị bị xuất toán BHXH và BHYT phải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân để bị xuất toán. Nếu xét thấy có cố ý làm sai phải bắt buộc bồi thường lại kinh phí cho đơn vị.

IX. CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA

* Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo: trong 6 tháng nhận được 28 đơn thư khiếu nại tố cáo và đề nghị (tăng 22 đơn sck 2012), đã xử lý 22 đơn, còn 06 đơn đang giải quyết.

* Công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành:

+ Hành nghề y, dược tư nhân: Kiểm tra 04 cơ sở bán lẻ thuốc tây. Kết quả: 03 cảnh cáo, 01 phạt tiền, với số tiền phạt: 5.000.000 đồng.

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiểm tra 282/5.670 cơ sở, vi phạm 63 cơ sở (22,3%, giảm 4,8% sck). Nội dung vi phạm chủ yếu là: điều kiện vệ sinh (8,9%), không đạt về trang thiết bị dụng cụ (6,4%), điều kiện về con người (11%), vi phạm khác 17,3%).

+ Kết quả thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013: Đã kiểm tra 1.438/5.670 cơ sở, số cơ sở đạt 84,7%, tăng 5,8% sck.

@ Nhận xét: Qua công tác thanh, kiểm tra liên ngành 6 tháng đầu năm năm 2013, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã giảm rõ so với cùng kỳ năm 2012, người dân ý thức được việc kinh doanh phải an toàn và đúng quy định

14

Page 15: Tải báo cáo tại đây

của Pháp luật nhất là các cơ sở kinh doanh. Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan được thực tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

* Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí: qua thanh kiểm tra cho thấy việc thực hiện biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt, không phát hiện vụ việc tham nhũng, việc trả lương cũng như thu nhập của cán bộ nhân viên trong ngành đều được cải thiện và việc chi trả đều được thực hiện qua tài khoản ngân hàng.

X. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hướng dẫn các đơn vị đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học năm 2013 và dự thông qua đề cương tại các đơn vị trực thuộc.

Trong 6 tháng/2013, nghiệm thu 02 đề tài cấp tỉnh, và thẩm định nhiều đề tài khác của ngành.

XI. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ - MẠNG LƯỚI – Y TẾ CƠ SỞ

11.1. Công tác cán bộ: Tham mưu Ban Giám đốc ký hợp đồng lao động mới, công nhân hết thời gian tập sự, đề nghị bổ nhiệm ngạch chính thức viên chức, chuyển loại đúng theo quy định. Tham mưu Ban Giám đốc xét tuyển viên chức ngành y tế năm 2013. Tổ chức thành công các lễ, hội như: Hội nghị cán bộ, công chức năm 2013, lễ khánh thành BVĐK HG, Tổ chức giải Quầy vợt ngành Y tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long tranh cúp Imexpharm lần thứ 6 tổ chức tại tỉnh Hậu Giang.

11.2. Công tác đào tạo: Triển khai Kế hoạch đào tạo năm 2013. Làm việc với Trường ĐHYT tp HCM và Trường ĐHYT Cần Thơ về Công tác đào tạo ngành Y tế Hậu Giang năm 2013.

11.3. Công tác hành chính: Công tác phát hành công văn đi: 2.365 (Trong đó: công văn 840, tờ trình 81, quyết định 1.178, báo cáo 81, thông báo : 74, kế hoạch : 48, giấy mời : 48, đề án : 00, HĐ : 00, biên bản: 48, chương trình:02, SY:04, hướng dẫn : 01) Công tác tiếp nhận công văn đến: 2.554.

11.4. Công tác thi đua khen thưởng:

Tổng hợp xét khen thưởng năm 2012 và tổ chức hợp xét thi đua khối Văn hóa Xã hội năm 2012.

Kết quả: Ngành Y tế đạt hạng Nhất khối Văn hóa Xã hội năm 2012.Riêng đối với ngành, kết quả khen thưởng năm 2012 cụ thể như sau:

15

Page 16: Tải báo cáo tại đây

- LĐTT:+ Tập thể : 241+ Cá nhân : 2.171

- Tập thể LĐSX : 65- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở : 242- Giấy khen Sở :

+ Tập thể : 43+ Cá nhân : 143

- Bằng khen UBND tỉnh:+ Tập thể : 19+ Cá nhân : 94

- Bằng khen Thủ tướng : + Tập thể : 02

+ Cá nhân : 05- Huân chương lao động hạng 3 : 01Ngoài ra, còn xét và khen thưởng theo chuyên đề trong nhiều lĩnh vực.

11.5. Công tác cơ sở: Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thành lập đoàn đi khảo sát nhu cầu thực tế của các trạm y tế xã, phường, thị trấn về cơ sở vật chất, trang thiết bị để có hướng củng cố và xây dựng các xã đạt tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới trong giai đoạn tới.

XII. KẾT QUẢ KIỂM TRA BỆNH VIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

a. Kết quả chấm điểm:

TT Đơn vị Điểm đạt Tỉ lệ %1 BVĐK Châu Thành A 56.95/97 58.712 BVĐK TP.Vị Thanh 69.01/100 69.013 TTPCBXH 61.68/93 66.324 BVĐK Phụng Hiệp 69.21/98 70.625 BV Lao & Bệnh phổi 65.12/93 70.026 BVĐK Vị Thủy 75.28/97 77.617 BVĐK Châu Thành 75.55/100 75.558 BVĐK Hậu Giang 76.11/98 77.669 BVĐK KV Ngã Bảy 78.28/97 80.7010 BVĐK Long Mỹ 81.45/100 81.45

b. Nhận xét:

b.1. Các nội dung thực hiện tương đối tốt:

Công tác kế hoạch; công tác kiểm tra; công tác thường trực cấp cứu; hội chẩn, vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện; công tác điều dưỡng; công tác khoa khám bệnh.

16

Page 17: Tải báo cáo tại đây

b.2. Các nội dung thực hiện chưa tốt:

* Về cơ sở hạ tầng trang thiết bị: Một số BV sau khi đưa vào sử dụng vẫn còn một số hạng mục công trình chưa hoàn chỉnh hoặc không đạt chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của BV. Ngoài ra, công tác duy tu bảo dưỡng TTBYT chưa thực hiện tốt, các thiết bị y tế chưa có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị.

* Về thực hiện chức năng nhiệm vụ: Điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày thực hiện quá ít; công suất sử dụng giường bệnh đạt tỉ lệ thấp; danh mục kỹ thuật đạt tỉ lệ thấp; triển khai kỹ thuật mới không có tên trong danh mục .

* Về đào tạo, nghiên cứu Khoa học, hợp tác quốc tế: Hội đồng NCKH của bệnh viện chưa nắm được qui chế hoạt động KHCN; Đề tài NCKH, sáng kiến sáng chế nhiều nhưng chất lượng chưa cao.

* Về công tác chỉ đạo tuyến: Công tác chỉ đạo tuyến nội dung khảo sát không rõ ràng dẫn đến không đánh giá được năng lực của tuyến dưới; chưa xây dựng kế hoạch luân phiên cán bộ; công tác chỉ đạo tuyến có tính chất áp đặt; công tác chỉ đạo tuyến chưa có kế hoạch tập huấn chuyên môn, chưa có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với tuyến dưới.

* Về quản lý tài chính: Các bệnh viện đều trong tình trạng mất cân đối, cao nhất là BVĐK tỉnh hơn 14 tỷ đồng, lý do: nguồn thu giảm và chi phí tăng hơn so cùng kỳ; phải bù đắp do BHXH từ chối thanh toán tiền thuốc và vật tư khám, chữa bệnh BHYTvà do phải trả nợ phần mất cân đối lũy kế từ những năm trước mang sang.

Một số đơn vị còn những tồn tại và hạn chế như: Kế toán không cung cấp được số liệu cho đoàn kiểm tra; sổ thủ quỹ chưa khoa học, chưa ký tên hàng tháng, thủ quỹ không có trình độ chuyên môn về kế toán; chưa có biện pháp chống lãng phí và thực hành tiết kiệm; năm 2012 chưa trích nộp 40% cải cách tiền lương; nhà thuốc cho tư nhân thuê mặt bằng chưa thực hiện đúng Thông tư 15/2010/TT-BYT.

* Về công tác thường trực cấp cứu: Một số trang thiết bị cần thiết cho cấp cứu chưa được quan tâm trang bị như đèn đặt NKQ; tổ chức buồng bệnh cấp cứu chưa tốt; chưa trang bị đủ những phương tiện dụng cụ cần thiết trong khoa HSCC và không sử dụng được máy thở.

17

Page 18: Tải báo cáo tại đây

* Về chăm sóc sơ sinh nhẹ cân, non tháng: Các bệnh viện đều không tổ chức đơn nguyên hoặc góc chăm sóc sơ sinh theo quy định của Bộ Y tế (ngoại trừ BVĐK Long Mỹ).

* Về chế độ Hồ sơ bệnh án và kê đơn: Chỉ định sử dụng thuốc chưa phù hợp với chẩn đoán; Bệnh án tử vong không ghi diễn biến theo qui chế; còn phân công YS kê đơn thuốc; số liệu phẩu thuật chưa phù hợp.

* Về công tác dinh dưỡng, tiết chế: Công tác dinh dưỡng tiết chế nhìn chung các bệnh viện tổ chức đạt yêu cầu theo quy định Thông tư 08/2011/TT-BYT. Tuy nhiên, còn một số BV sử dụng cơ sở khoa dinh dưỡng sai mục đích sử dụng.

* Về công tác Dược bệnh viện: Công tác dược của một số BV thực hiện chưa đúng quy chế, điển hình như quản lý tài chính về thuốc không chặt chẽ như: cân đối Kho thuốc không khớp giữa KT dược và KT bệnh viện; để thuốc tồn kho vượt định mức quy định; tình trạng nợ tiền thuốc các công ty dược với số lượng lớn kéo dài; các BV chưa đảm bảo việc cung ứng thuốc KCB bảo hiểm y tế xã theo quy định.

Mặt khác, một số Khoa dược để thuốc quá hạn phải thanh lý, kháng sinh tồn kho quá nhiều; Thực phẩm chức năng kê vào hóa đơn thuốc trong khi BS không kê đơn; số thống kê nhập xuất tồn của khoa dược không phù hợp; cấp thuốc cho tuyến xã chưa đảm bảo theo qui định; chưa có Dược sĩ Đại học phụ trách Dược lâm sàng cho đơn vị.

* Về thực hiện quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử và y đức: Chưa niêm yết bảng quy tắc ứng xử và y đức tại các điểm như phòng khám, quầy dược; chưa bố trí phòng tiếp dân; chưa tổ chức đánh giá sự hài lòng của người bệnh hàng tháng đối với BV, hàng tuần đối với các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh.

C. NHẬN XÉT CHUNG NHỮNG VIỆC LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI

1. Về công tác phòng chống dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh tương đối ổn định. Dịch mới không xuất hiện. Dịch SXH và tay chân miệng có số cas mắc mới giảm hơn so với cùng kỳ. Tỉnh Hậu Giang là một trong 5 tỉnh thành có số cas mắc mới thấp nhất so với 20 tỉnh thành phía Nam.

Kết quả trên có được là do sự nỗ lực vượt bật của toàn ngành, nhất là lĩnh vực y tế dự phòng, đã tăng cường công tác phòng chống dịch chủ động, đẩy mạnh

18

Page 19: Tải báo cáo tại đây

tuyên truyền vận động, gia tăng sự kiểm tra giám sát ở cộng đồng nhằm phát hiện và chăn đứng sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên vẫn có 01 cas tử vong do SXH. Điều này cho thấy việc phát hiện và xử lý ban đầu đối với bệnh SXH ở tuyến cơ sở chưa được thực hiện tốt. Do đó, trong thời gian tới ngành cần đặc biệt quan tâm hơn nữa lĩnh vực này.

2. Về thực hiện các chương trình mục tiêu

Tổng số vốn 2013: 13,540 tỷ; khối lượng thực hiện đến hết tháng 5/2013 là 4,346 tỷ; tỷ lệ giải ngân: 29,46%.

Nguyên nhân giải ngân thấp: Do vốn Trung ương cấp trễ; có một số điều chỉnh vốn giữa các chương trình; một số hoạt động dự án chưa đến thời điểm thực hiện (dự án quân dân y). Dự báo đến cuối năm sẽ giải ngân 100% vốn.

3. Về công tác khám chữa bệnh

Các chỉ tiêu về KCB đạt khá so với kế hoạch, số lượt khám ngoại trú và nội trú đạt gần 50% (do ảnh hưởng của tháng Tết và do nhiều bệnh viện phải di dời). Qua kiểm tra bệnh viện 6 tháng đầu năm cho thấy còn nhiều tồn tại ở mọi mặt, cần phải nghiêm túc chấn chỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là công tác quản lý Dược và quản lý tài chính trong bệnh viện.

4. Về thực hiện Y đức – Y nghiệp

Đầu năm 2013, Sở Y tế đã chủ động xây dựng và triển khai “Kế hoạch Nâng cao Y đức và tính chuyên nghiệp Y học”, tổ chức thọc tập sâu rộng trong toàn thể CB, CC-VC trong toàn ngành. Đặc biệt, Sở đã mời GSTSKH. Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Chủ tịch Hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đến thuyết giảng về nội dung rèn luyện nâng cao Y đức và tính chuyên nghiệp Y học và tham mưu một số vấn đề về kinh tế y tế cho hơn 305 đại biểu là những cán bộ đầu ngành y tế. Nội dung buổi học tập đã được ghi hình và phát hành thành đĩa gửi cho các đơn vị dùng làm tài liệu để học tập.

Sau đợt học tập, phần lớn CB, CC-VC có sự chuyển biến về nhận thức về Y đức và Y nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhân viên của ngành còn vi phạm những quy định về Y đức, nhất là vấn đề văn hóa ứng xử đối với người bệnh chưa được thực hiện tốt, đã gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Điều này cho thấy nhận thức về Y nghiệp, Y đức của một bộ phận CB, CC-VC chưa được tốt. Do đó,

19

Page 20: Tải báo cáo tại đây

trong thời gian tới ngoài việc tăng cường giáo dục thường xuyên thì việc áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh là thật sự là cần thiết.

5. Về công tác đào tạo:

Hiện tại, ngành đang gặp khó trong việc hỗ trợ kinh phí đào tạo do những quy định mới của tỉnh. Điều này đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của các học viên. Bên cạnh đó, Đề án quy hoạch về đào tạo ngành Y tế đến năm 2020 dù đã trình nhiều lần đến các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Do đó, trong thời gian tới ngành cần chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh tích cực hơn nữa để sớm thông qua đề án này.

6. Về thực hiện kỷ cương của ngành:

Trong thời gian qua, với những vi phạm, thiếu sót trong công tác điều hành quản lý tại một số đơn vị cho thấy việc chấp hành những quy định, chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành từng lúc, từng nơi còn chưa thực hiện nghiêm, dẫn tới một số hệ quả không tốt. Hiện tượng này cần phải được nghiêm túc nhìn nhận và khắc phục tích cực trong thời gian tới.

20

Page 21: Tải báo cáo tại đây

PHẦN HAI

MỘT SỐ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM

1. Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt dịch cúm gia cầm A(H1N1), A(H5N1), A(H7N9); bệnh tay chân miệng, Sốt xuất huyết... khống chế không để dịch bộc phát thành diện rộng; đồng thời, chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ số thuốc dự trữ để phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh dịch.

2. Hoàn thành việc xây dựng “Đề án vị trí việc làm” cho các đơn vị sự nghiệp theo CV số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012; Quyết định giao biên chế cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế sau khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch biên chế ngành Y tế năm 2013.

3. Tăng cường các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện Quy tắc ứng xử, quy định về chế độ giao tiếp đối với người bệnh. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Y đức, gây phiền hà đối với người bệnh và thân nhân người bệnh tại các cơ sở y tế.Trong thời gian tới, tiếp tục tổ chức kiểm tra giám sát việc đăng ký thực hiện nâng cao Y đức, tính chuyên nghiệp y học và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu” năm 2013.

4. Xây dựng và hoàn thiện bổ sung giá dịch vụ theo Thông tư 04/BYT để trình HĐND tỉnh tại kỳ họp 6 tháng cuối năm 2013.

5. Tập trung chỉ đạo việc thực hiện xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về Y tế cho các xã đăng ký trong năm 2013 và định hướng đến năm 2015.

6. Xây dựng Kế hoạch về việc luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013-2020 trình UBND tỉnh phê duyệt. Trước mắt xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm tại 2 huyện Châu Thành A và Phụng Hiệp.

7. Hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho y tế xã và các bệnh viện huyện để trình UBND tỉnh xin hỗ trợ từ nguồn vốn XSKT.

8. Tiếp tục làm việc với các sở, ban ngành có liên quan về việc tháo gỡ khó khăn phần kinh phí đào tạo của ngành Y tế theo chỉ đạo của Tỉnh ủy.

9. Lập kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí năm 2014 và báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2013 của ngành Y tế.

21

Page 22: Tải báo cáo tại đây

10. Lập dự trù kinh phí nâng cấp sửa chữa Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang cũ để đảm bảo cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Vị Thanh và một số Trung tâm trực thuộc dời về đúng theo kế hoạch.

11. Phối hợp với BHXH, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT để có kế hoạch tháo gỡ khó khăn cho các Bệnh viện hiện nay đang bị mất cân đối nghiêm trọng có liên quan đến việc sử dụng quỹ BHYT và thiếu hụt kinh phí chi thường xuyên

12. Các đơn vị gấp rút hoàn thành các Đề án đã được UBND tỉnh giao thực hiện trong năm 2013

13. Triển khai kế hoạch xét Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú năm 2013. Xét khen thưởng thành tích năm 2013. Xét khen thưởng khối Văn hóa xã hội và đánh giá công chức viên chức năm 2013 ./.

* Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - UBND Tỉnh; - Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy; - Sở KH & ĐT; - Cục Thống kê tỉnh; - Các đơn vị trực thuộc Sở; - Phòng Y tế các huyện, thị; - Các phòng chức năng; - Lưu VP, KH .

22