ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG · - Tiền sử dị ứng với băng keo, nhựa,...

20
ĐẶT NG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MC TIÊU HC TP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khnăng: 1.1. Thc hin giao tiếp với người bnh, thông báo, gii thích cho người bnh quy trình kthut đặt ng thông niệu đạo bàng quang. 1.2. Nhận định tình trạng người bnh, chun bdng cđặt ng thông niệu đạo bàng quang đầy đủ phù hp. 1.3. Thc hin kthut đặt ng thông niệu đạo bàng quang theo đúng qui trình và đảm bo các nguyên tc vô khun. 1.4. To san toàn, thoi mái và kín đáo cho người bnh trong sut quá trình thc hin kthut. 1.5. Thiết lập môi trường chăm sóc an toàn và hiu qu, xlý cht thi, dng cvà rác đúng quy định, thu dn dng cđúng cách. 1.6. Đảm bảo chăm sóc liên tục: ghi htheo đúng qui định. 2. SINH VIÊN CHUN B: - Sinh viên đọc các tài liu: Sách gii phu, sinh lý htiết niu. Sách “Kỹ thuật Điều dưỡng cơ sda trên chuẩn năng lực”. Giáo trình lý thuyết Điều dưỡng cơ sở. - Xem phim kthuật trước khi đến lp và trli các câu hi sau: Động tác nào trong phim yêu cu tuân thcác nguyên tc vô khun? Động tác nào gây mt an toàn cho người bnh (phm vô khun, nguy cơ gây tổn thương, té ngã)? Những điểm nào trong phim cn lưu ý? Những điểm khác bit gia các bước thc hin kthut trong phim và bng kiểm đã được cung cp? Lý gii vì sao có skhác bit này? - Sinh viên chun btrước nhng thc mắc liên quan đến kthut sau khi xem tài liu ti nhà. 3. PHÂN BTHI GIAN: 4 tiết - Xem phim và tho lun: 15 phút - Giảng viên hướng dn kthut: 35 phút - Sinh viên thc hành: 140 phút - Gii quyết tình huống và lượng giá cui bài: 10 phút 4. DNG CCN THIT - Máy chiếu projector, máy tính, màn chiếu - Phim kthut - Mô hình đặt ng thông niệu đạo - bàng quang - Dng cđặt ng thông niệu đạo - bàng quang

Transcript of ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG · - Tiền sử dị ứng với băng keo, nhựa,...

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO – BÀNG QUANG

1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên

có khả năng:

1.1. Thực hiện giao tiếp với người

bệnh, thông báo, giải thích cho

người bệnh quy trình kỹ thuật đặt

ống thông niệu đạo – bàng quang.

1.2. Nhận định tình trạng người bệnh,

chuẩn bị dụng cụ đặt ống thông

niệu đạo – bàng quang đầy đủ và

phù hợp.

1.3. Thực hiện kỹ thuật đặt ống thông

niệu đạo – bàng quang theo đúng

qui trình và đảm bảo các nguyên

tắc vô khuẩn.

1.4. Tạo sự an toàn, thoải mái và kín

đáo cho người bệnh trong suốt quá

trình thực hiện kỹ thuật.

1.5. Thiết lập môi trường chăm sóc an

toàn và hiệu quả, xử lý chất thải,

dụng cụ và rác đúng quy định, thu

dọn dụng cụ đúng cách.

1.6. Đảm bảo chăm sóc liên tục: ghi hồ

sơ theo đúng qui định.

2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ:

- Sinh viên đọc các tài liệu:

Sách giải phẫu, sinh lý hệ tiết

niệu.

Sách “Kỹ thuật Điều dưỡng cơ

sở dựa trên chuẩn năng lực”.

Giáo trình lý thuyết Điều dưỡng

cơ sở.

- Xem phim kỹ thuật trước khi đến

lớp và trả lời các câu hỏi sau:

Động tác nào trong phim yêu

cầu tuân thủ các nguyên tắc vô

khuẩn?

Động tác nào gây mất an toàn

cho người bệnh (phạm vô khuẩn,

nguy cơ gây tổn thương, té ngã)?

Những điểm nào trong phim cần

lưu ý?

Những điểm khác biệt giữa các

bước thực hiện kỹ thuật trong

phim và bảng kiểm đã được

cung cấp? Lý giải vì sao có sự

khác biệt này?

- Sinh viên chuẩn bị trước những thắc

mắc liên quan đến kỹ thuật sau khi

xem tài liệu tại nhà.

3. PHÂN BỐ THỜI GIAN: 4 tiết

- Xem phim và thảo luận: 15 phút

- Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật: 35

phút

- Sinh viên thực hành: 140 phút

- Giải quyết tình huống và lượng giá

cuối bài: 10 phút

4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT

- Máy chiếu projector, máy tính, màn

chiếu

- Phim kỹ thuật

- Mô hình đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang

- Dụng cụ đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang

5. NỘI DUNG

5.1 Mục đích

5.1.1. Đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang thường

Dẫn nước tiểu ra ngoài tạm thời hoặc

cần lấy nước tiểu làm xét nghiệm

5.1.2. Đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang liên tục

- Dẫn lưu nước tiểu ra ngoài liên tục.

- Ngăn chặn sự chảy máu trong

trường hợp mổ tuyến tiền liệt hoặc

niệu đạo nhờ tác dụng tạo sự chèn

ép lên thành niệu đạo của bóng

chèn.

- Theo dõi sự bài tiết nước tiểu trong

các bệnh về hệ tiết niệu.

- Theo dõi tình trạng tuần hoàn của

người bệnh: choáng, phẫu thuật…

5.2. Chỉ định – chống chỉ định

5.2.1. Chỉ định

5.2.1.1. Đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang thường

- Bí tiểu

- Cần lấy nước tiểu thử nghiệm về vi

trùng

- Để chẩn đoán các bệnh về tiết niệu

- Trước khi sinh

- Trước khi phẫu thuật

5.2.1.2 Đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang liên tục

- Giải phẫu các cơ quan thuộc hệ tiết

niệu: thận, bàng quang, niệu đạo,

tuyến tiền liệt.

- Mổ tái tạo niệu đạo

- Người bệnh được chỉ định phẫu

thuật đại phẫu: chấn thương sọ não,

cắt dạ dày, gan, mật, chỉnh hình…

- Bí tiểu thường xuyên.

- Theo dõi về khả năng bài tiết của

thận mỗi giờ: bệnh lý về thận,

choáng, tình trạng mất máu, mất

dịch…

5.2.2. Chống chỉ định

- Nhiễm khuẩn niệu đạo

- Dập rách niệu đạo

5.3. Quy trình kỹ thuật

5.3.1. Nhận định

- Tuổi, giới tính.

- Tri giác, khả năng hợp tác, sự vận

động.

- Tổng trạng, dấu sinh hiệu.

- Tình trạng bệnh lý hiện tại liên quan

đến đường tiết niệu, bệnh cấp cứu,

phẫu thuật.

- Tình trạng bệnh lý đi kèm: thần

kinh, bệnh mạn tính…

- Lý do đặt đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang? có xét nghiệm kèm

theo?

- Khả năng bài tiết nước tiểu: tự chủ

hay không tự chủ, tiểu khó?

- Tình trạng bàng quang: có căng

chướng? đau?

- Tình trạng bộ phận sinh dục, lỗ tiểu:

da, niêm, vệ sinh.

- Thời gian đi tiểu lần cuối.

- Nhận định tình trạng nước tiểu:

Số lượng?

Màu sắc, tính chất, độ trong, mùi

nước tiểu?

Cảm giác khi đi tiểu?

- Số lần đi tiểu/ngày, số lượng nước

tiểu mỗi lần.

- Đã đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang lần nào chưa?

- Tiền sử dị ứng với băng keo, nhựa,

cao su, chất trơn.

- Kiến thức của người bệnh về tình

trạng bệnh lý của họ và việc đặt ống

thông niệu đạo - bàng quang.

Trường hợp đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang liên tục cần nhận định

thêm:

- Có đang đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang không? Ngày, giờ đặt?

Tình trạng vệ sinh của ống? Kích

thước ống thông? Đang mở niệu

quản hay bàng quang ra da không?

(nếu có cần xem xét tình trạng hệ

thống dẫn lưu).

- Kết quả xét nghiệm: công thức máu,

tổng phân tích nước tiểu…

5.3.2. Chuẩn bị dụng cụ

Đặt ống thông niệu đạo - bàng quang

thường

Đặt ống thông niệu đạo - bàng quang liên

tục

- Dụng cụ vô khuẩn:

1-2 ống Nelaton.

Bồn hạt đậu.

Gòn, gạc miếng.

Kềm Kelly (nhíp không mấu)

Khăn có lỗ

Một chén chung chứa dung dịch sát khuẩn.

Chất bôi trơn tan trong nước.

Găng tay vô khuẩn.

Ống nghiệm (nếu cần)

- Dụng cụ sạch:

Tấm lót không thấm.

Vải đắp.

Bình phong.

- Dụng cụ vô khuẩn:

1-2 ống Foley kích cỡ phù hợp với từng lứa tuổi người bệnh

Bồn hạt đậu (nếu cần).

Gòn, gạc miếng.

Kềm Kelly (nhíp không mấu)

Khăn có lỗ

Hai chén chung: một chứa dung dịch

sát khuẩn bộ phận sinh dục, một chứa

nước cất bơm bóng.

Chất bôi trơn tan trong nước.

Bơm tiêm 10ml

Găng tay vô khuẩn.

Hệ thống dẫn lưu nước tiểu: dây câu và túi chứa

Ống nghiệm (nếu cần).

- Dụng cụ sạch:

Tấm lót không thấm.

Vải đắp.

Bình phong.

5.3.3. Quy trình kỹ thuật

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng đặt ống thông niệu đạo - bàng quang thường

STT Nội dung Mục đích Yêu cầu

1 Nhận định tình

trạng người bệnh.

Biết được tình

trạng hiện tại của

người bệnh để có

hướng theo dõi,

can thiệp phù hợp,

cụ thể cho từng

người bệnh.

- Nhận định: Dấu sinh hiệu, tri

giác, tuổi, giới, tình trạng bệnh

lý hiện tại, bệnh lý đi kèm.

- Tình trạng bàng quang, khả năng

bài tiết nước tiểu, tình trạng lỗ

tiểu, thời gian đi tiểu lần cuối.

2 Vệ sinh bộ phận

sinh dục của người

bệnh (người bệnh

có thể tự làm nếu

được)

Làm sạch một

phẩn bộ phận sinh

dục, hạn chế nhiễm

khuẩn

- Nam: rửa từ lỗ tiểu rộng ra xung

quanh.

- Nữ: rửa từ trên xuống dưới, từ

trước ra sau, tránh dấy dịch tiết

từ hậu môn lên bộ phận sinh dục.

3 Vệ sinh tay thường

quy

Hạn chế lây truyền

vi sinh vật

Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ sót

các mặt của bàn tay.

4 Chuẩn bị dụng cụ

đầy đủ và phù hợp

Tiến hành kỹ thuật

được thuận lợi và

an toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị

sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ

thuật.

5 Báo, giải thích cho

người bệnh

Người bệnh hiểu

được lý do đặt ống

thông, các bước

thực hiện và hợp

tác với nhân viên y

tế.

- Tự giới thiệu, báo và giải thích

rõ mục đích của kỹ thuật, những

can thiệp trên người bệnh trước

khi thực hiện kỹ thuật đặt ống

thông niệu đạo – bàng quang

thường cho người bệnh hiểu và

hợp tác.

- Luôn giải thích từng bước cho

người bệnh yên tâm trong lúc

thực hiện kỹ thuật.

6 Che bình phong Giữ cho người

bệnh có không

gian riêng

Đảm bảo che kín cho người bệnh,

ngăn cách với các giường xung

quanh, bình phong phải đủ lớn.

7 Trải tấm lót không

thấm dưới mông

người bệnh

Tránh làm ướt

vùng mông và

giường bệnh.

- Nếu người bệnh có thể hỗ trợ

được thì có thể yêu cầu người

bệnh nhấc mông lên để trải.

- Người bệnh không hỗ trợ được

thì trải từng bên, khi xoay trở

cần đảm bảo an toàn cho người

bệnh.

8 Phủ vải đắp, bỏ hẳn

quần người bệnh ra

( nếu có)

Giữ cho NB được

kín đáo

Không giũ đồ vải khi trải.

9 Quấn vải đắp vào

chân

Vải đắp được giữ

chắt và thực hiện

- Đặt mền đắp theo hình thoi, 1

góc trên vùng ngực, 1 gốc ở chân

kỹ thuật an toàn bên xa, 1 gốc ở giữa hai chân,

gốc còn lại ở chân bên gần.

- Quấn vải đắp ở bàn chân (đối

với nữ) hoặc cổ chân (đối với

nam). Góc giữa hai chân xếp rẽ

quạt trên vùng bộ phận sinh dục.

10 Để tư thế người

bệnh phù hợp

Để dễ dàng bộc lộ

vị trí lỗ niệu đạo

và việc thực hiện

kỹ thuật thuận tiện,

an toàn.

Tư thế nằm ngữa,

- Nữ: chân chống bẹt rộng ra (tư

thế khám phụ khoa).

- Nam: hai chân dang rộng.

11 Mở vải đắp để lộ

bộ phận sinh dục

Thực hiện kỹ thuật

thuận tiện, an toàn.

Chỉ bộc lộ vùng bộ phận sinh dục

12 Vệ sinh tay thường

quy

Hạn chế nhiễm

khuẩn.

Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ sót

các mặt của bàn tay

13 Mở mâm dụng cụ

vô khuẩn

Thực hiện kỹ thuật

thuận tiện, an toàn. Mở mâm đúng theo các nguyên

tắc vô khuẩn, an toàn, không

phạm vào các vùng vô khuẩn

trong mâm

14 Mang găng tay vô

khuẩn

Đảm bảo vô khuẩn

khi thực hiện kỹ

thuật.

- Mang găng tay vô khuẩn đúng

cách và an toàn: tay đã mang

găng không được chạm vào vật

không vô khuẩn.

- Tay găng luôn để phía trước mặt,

trên thắt lưng và trong tầm mắt.

15 Sắp xếp dụng cụ

trong mâm hợp lý,

thuận tiện.

Bôi trơn đầu ống

thông

Thuận tiện cho

việc tiến hành các

thao tác kỹ thuật,

tránh choàng qua

vùng vô khuẩn.

- Các dụng cụ nào cần sử dụng

trước thì sắp xếp gần người thực

hiện.

- Sử dụng chất trơn vô khuẩn, tan

được trong nước: KY, Xilocain

2% (tùy theo quy định của cơ

quan làm việc hoặc tình trạng

của NB khi đặt).

- Bôi trơn đầu ống thông, bôi từ

đầu ống lên tránh bít tắc ống:

4-6cm trong trường hợp đặt

cho nữ.

16-20 cm trong trường hợp

đặt cho nam.

16 Trải khăn có lỗ chỉ

để lộ bộ phận sinh

dục

Tạo vùng vô khuẩn

rộng cho việc thực

hiện kỹ thuật được

an toàn

Tay cầm mặt ngoài của khăn trải

gọn gàng lên bộ phận sinh dục để

lộ lỗ tiểu mà không làm nhiễm

khuẩn tay găng vô khuẩn.

17 Bộc lộ lỗ tiểu, sát

khuẩn lỗ tiểu rộng

từ trong ra ngoài.

Thực hiện kỹ thuật

an toàn, hiệu quả,

phòng ngừa nhiễm

- Tay giữ dương vật vuông góc,

kéo da qui đầu xuống (người

bệnh nam) hoặc kéo 2 môi lớn,

trùng tiểu. bé hướng lên phía trên xương

mu (người bệnh nữ) để bộc lộ lỗ

tiểu trong suốt quá trình sát

khuẩn lỗ tiểu.

- Sát khuẩn vùng bộ phận sinh

dục:

Đối với người bệnh nam: sát

khuẩn từ lỗ tiểu xoắn ốc rộng

ra ngoài ít nhất 5cm.

Đối với người bệnh nữ: sát

khuẩn từ bên xa đến bên gần

và từ vùng sạch đến vùng dơ,

từ trên xuống dưới và ngay lỗ

tiểu cũng sát khuẩn theo dạng

xoắn ốc rộng từ trong ra

ngoài.

- Trong quá trình sát khuẩn

luôn giữ cho tay cầm kềm/

nhíp không chạm vào các vùng

không vô khuẩn.

- Động tác nhẹ nhàng, dứt khoát,

thao tác kẹp gòn dấu mũi

kềm/nhíp, tránh làm tổn thương

người bệnh.

18 Dùng tay thuận đặt

bồn hạt đậu vô

khuẩn dọc giữa hai

đùi của người

bệnh.

Hứng nước tiểu

chảy ra

- Khi đặt bồn hạt đậu, tránh để tay

mang găng vô khuẩn chạm vào

các vùng xung quanh.

- Đặt bồn hạt đậu theo chiều dọc,

cầm ở một đầu, đặt một đầu bồn

hạt đậu xuống giường sau đó

buông nhẹ tay ra.

19 Tay thuận cầm đầu

ống thông đặt vào

lỗ tiểu, đuôi ống

đặt trong bồn hạt

đậu.

Dẫn lưu nước tiểu

ra ngoài

- Luôn giữ tay bộc lộ lỗ tiểu tránh

để da qui đầu (nam) hay 2 mép

môi bé (nữ) khép lại làm nhiễm

lại vùng lỗ tiểu đã được sát

khuẩn.

- Động tác cầm và đặt ống thông

tiểu gọn gàng tránh chạm ống

vào các vùng không vô khuẩn

trong quá trình đặt thông tiểu.

- Thao tác đặt nhẹ nhàng, không

dùng lực đẩy vào khi gặp trở

ngại, hướng dẫn người bệnh

thư giãn, hít thở đều làm giãn

cơ và giúp việc đặt ống thông

tiểu vào bàng quang một cách

dễ dàng tránh làm tổn thương

niêm mạc niệu đạo.

- Đặt ống vào đúng vị trí:

Người bệnh là nam: đặt sâu

khoảng 16cm-20cm (tư thế

dương vật vuông góc với

thân người)

Người bệnh là nữ: đặt sâu

khoảng từ 4cm -6cm.

20 Cho nước tiểu chảy

ra từ từ, khi gần hết

bấm ống lại, rút ra

cho vào túi chứa

rác thải.

Hạn chế kích thích,

tổn thương bàng

quang

- Kiểm soát dòng nước tiểu chảy

chậm bằng cách bấm nhẹ ống.

- Khi dòng nước tiểu chảy ra

không liên tục nữa (gần hết nước

tiểu) thì rút ống.

- Cầm ống thẳng lên cho nước tiểu

trong ống chảy hết vào bồn hạt

đậu để tránh khi dọn nước tiểu bị

rơi vãi ra bên ngoài.

21 Lấy bồn hạt đậu ra Dọn dẹp dụng cụ Cầm nhẹ nhàng tránh làm đổ nước

tiểu, đặt bồn hạt đậu ở tầng dưới của

xe.

22 Chậm khô lỗ tiểu

bằng gạc.

Giữ cho người

bệnh được khô ráo

- Người bệnh là nam: chậm khô từ

lỗ tiểu rộng ra xung quanh

- Người bệnh là nữ: chậm khô từ

trên xuống

23 Lấy khăn lỗ ra, che

lại bộ phận sinh

dục cho người

bệnh.

Tạo sự kín đáo cho

người bệnh

- Cầm khăn lỗ ở mặt không tiếp

xúc với người bệnh, gấp gọn,

mặt dơ gấp vào bên trong, đặt ở

tầng dưới của xe.

- Kéo gốc mền che bộ phận sinh

dục lại.

24 Tháo găng, vệ sinh

tay thường quy.

Tránh làm dính

dịch tiết lên người

bệnh

- Tháo găng đúng cách, tránh phơi

nhiễm dịch tiết từ găng vào tay

của người thực hiện.

- Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ

sót các mặt của bàn tay.

25 Mặc quần áo lại

cho người bệnh

Tiện nghi cho

người bệnh

Thao tác nhẹ nhàng, tế nhị, tôn trọng

người bệnh.

26 Báo cho người

bệnh biết việc đã

xong, cho người

bệnh nằm lại tư thế

tiện nghi.

Giao tiếp, tạo niềm

tin cho người

bệnh.

- Lời nói nhẹ nhàng, từ tốn.

- Thái độ ôn hòa, tôn trọng người

bệnh.

- Tùy theo tình trạng bệnh mà cho

người bệnh nằm lại tư thế phù

hợp.

27 Thu dọn dụng cụ,

xử lý chất thải lây

Phòng ngừa lây

nhiễm ra môi

- Đổ nước tiểu vào bồn tiêu.

- Ngâm kềm, chén chung, bồn hạt

nhiễm và đồ vải

đúng cách.

trường xung

quanh, cho người

bệnh và bản thân

nhân viên y tế.

đậu vào thau chứa dung dịch khử

khuẩn.

- Ngâm đồ vải dơ vào thau chứa

dung dịch khử khuẩn.

- Rửa mâm sạch với xà phòng và

úp lên nơi quy định (có thể hấp

tùy theo quy định của cơ quan

làm việc).

- Xử lý chất thải đúng ngay tại

nguồn: phân biệt được rác thải

lây nhiễm và rác thải thông

thường.

28 Vệ sinh tay thường

quy

Tránh lây nhiễm ra

môi trường xung

quanh

Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ sót

các mặt của bàn tay

29 Ghi hồ sơ Đảm bảo chăm sóc

liên tục

Ghi hồ sơ đầy đủ nội dung yêu cầu:

ngày giờ đặt ống thông, lý do đặt

ống thông, tình trạng lỗ tiểu, kích

thước ống thông, số lượng màu sắc

tính chất nước tiểu, phản ứng của

người bệnh, xử trí (nếu có), nội

dung giáo dục sức khỏe cho người

bệnh và gia đình về việc chăm sóc

vùng lỗ tiểu sau khi đặt ống thông

niệu đạo – bàng quang, tên người

thực hiện.

Kết quả

Anatomy atlases curated by Ronald A. Bergman

Nursing education, Urinary catheter care

Hình 1: Cách đặt ống thông niệu đạo – bàng quang

Bảng kiểm lượng giá kỹ năng đặt ống thông niệu đạo - bàng quang thường

STT Nội dung

Đánh giá

Đạt Không

đạt

1 Nhận định tình trạng người bệnh

2 Vệ sinh bộ phận sinh dục của người bệnh (người bệnh có

thể tự làm nếu được)

3 Vệ sinh tay thường quy

4 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp

5 Báo, giải thích cho người bệnh

6 Che bình phong

7 Trải tấm lót không thấm dưới mông người bệnh

8 Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người bệnh ra (nếu có)

9 Quấn vải đắp vào chân: bàn chân (nữ), cổ chân (nam)

10 Để tư thế người bệnh nằm ngửa:

- Nữ: chân chống bẹt rộng ra (tư thế khám phụ khoa)

- Nam: hai chân dang rộng

11 Mở vải đắp để lộ bộ phận sinh dục

12 Vệ sinh tay thường quy

13 Mở mâm dụng cụ vô khuẩn

14 Mang găng tay vô khuẩn

15 Sắp xếp dụng cụ trong mâm hợp lý, thuận tiện.

Bôi trơn đầu ống thông:

- 4-6cm trong trường hợp đặt cho nữ

- 16-20 cm trong trường hợp đặt cho nam

16 Trải khăn có lỗ chỉ để lộ bộ phận sinh dục

17 Dùng tay không thuận:

Vạch hai mép nhỏ (đối với nữ) hoặc kéo da quy đầu (đối

với nam) để lộ lỗ tiểu, sát khuẩn lỗ tiểu rộng từ trong ra

ngoài.

18 Dùng tay thuận đặt bồn hạt đậu vô khuẩn dọc giữa hai đùi

của người bệnh.

19 Tay thuận cầm đầu ống thông đặt vào lỗ tiểu, đuôi ống đặt

trong bồn hạt đậu.

- Nữ: đặt sâu 4-6cm

- Nam: đặt sâu 16-20cm (tư thế dương vật vuông gốc với

thân người)

20 Cho nước tiểu chảy ra từ từ, khi gần hết bấm ống lại, rút ra

cho vào túi chứa rác thải.

21 Lấy bồn hạt đậu ra

22 Chậm khô lỗ tiểu bằng gạc

23 Lấy khăn lỗ ra, che lại bộ phận sinh dục cho người bệnh

kín đáo

24 Tháo gang, vệ sinh tay thường quy

25 Mặc quần áo lại cho người bệnh

26 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh

nằm lại tư thế tiện nghi.

27 Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng

cách

28 Vệ sinh tay thường quy

29 Ghi hồ sơ

Kết quả

Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng đặt ống thông niệu đạo - bàng quang liên tục

STT Nội dung Mục đích Yêu cầu

1 Nhận định tình

trạng người

bệnh

Biết được tình trạng

hiện tại của người

bệnh để có hướng theo

dõi, can thiệp phù

hợp, cụ thể cho từng

người bệnh.

- Nhận định: Dấu sinh hiệu, tri

giác, tuổi, giới, tình trạng bệnh

lý hiện tại, bệnh lý đi kèm.

- Tình trạng bàng quang, khả năng

bài tiết nước tiểu, tình trạng lỗ

tiểu, thời gian đi tiểu lần cuối.

2 Vệ sinh bộ phận

sinh dục của

người bệnh

(người bệnh có

thể tự làm nếu

được)

Làm sạch một phần bộ

phận sinh dục, hạn chế

nhiễm khuẩn

- Nam: rửa từ lỗ tiểu rộng ra xung

quanh.

- Nữ: rửa từ trên xuống dưới, từ

trước ra sau, tránh dấy dịch tiết

từ hậu môn lên bộ phận sinh

dục.

3 Vệ sinh tay

thường quy

Hạn chế nhiễm khuẩn Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ sót

các mặt của bàn tay.

4 Chuẩn bị dụng

cụ đầy đủ và

phù hợp

Tiến hành kỹ thuật

được thuận lợi và an

toàn

Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, chuẩn bị

sẵn sàng trong việc thực hiện kỹ

thuật.

5 Báo, giải thích

cho người bệnh

Người bệnh hiểu được

lý do đặt ống thông,

các bước thực hiện và

hợp tác với nhân viên

y tế.

- Tự giới thiệu, báo và giải thích

rõ mục đích của kỹ thuật, những

can thiệp trên người bệnh trước

khi thực hiện kỹ thuật đặt ống

thông niệu đạo – bàng quang

liên tục cho người bệnh hiểu và

hợp tác.

- Luôn giải thích từng bước cho

người bệnh yên tâm trong lúc

thực hiện kỹ thuật.

6 Che bình phong Giữ cho NB có không

gian riêng

Đảm bảo che kín cho người bệnh,

ngăn cách với các giường xung

quanh, bình phong phải đủ lớn.

7 Trải tấm lót

không thấm

dưới mông

người bệnh

Tránh làm ướt vùng

mông và giường bệnh.

- Nếu người bệnh có thể hỗ trợ

được thì có thể yêu cầu người

bệnh nhấc mông lên để trải.

- Người bệnh không hỗ trợ được

thì trải từng bên, khi xoay trở

cần đảm bảo an toàn cho người

bệnh.

8 Phủ vải đắp, bỏ

hẳn quần người

bệnh ra (nếu có)

Giữ cho NB được kín

đáo

Không giũ đồ vải khi trải.

9 Quấn vải đắp

vào chân

Vải đắp được giữ chắt

và thực hiện kỹ thuật

an toàn

- Đặt mền đắp theo hình thoi, 1

góc trên vùng ngực, 1 gốc ở

chân bên xa, 1 gốc ở giữa hai

chân, gốc còn lại ở chân bên

gần.

- Quấn vải đắp ở bàn chân (đối

với nữ) hoặc cổ chân (đối với

nam). Góc giữa hai chân xếp rẽ

quạt trên vùng bộ phận sinh dục.

10 Để tư thế người

bệnh phù hợp

Để dễ dàng bộc lộ vị

trí lỗ tiểu và việc thực

hiện kỹ thuật thuận

tiện, an toàn.

Tư thế nằm ngữa,

- Nữ: chân chống bẹt rộng ra (tư

thế khám phụ khoa).

- Nam: hai chân dang rộng.

11 Mở vải đắp để

lộ bộ phận sinh

dục

Thực hiện kỹ thuật

thuận tiện, an toàn.

Chỉ bộc lộ vùng bộ phận sinh dục

12 Vệ sinh tay

thường quy

Hạn chế nhiễm khuẩn. Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ sót

các mặt của bàn tay.

13 Mở mâm dụng

cụ vô khuẩn

Thực hiện kỹ thuật

thuận tiện, an toàn. Mở mâm đúng theo các nguyên

tắc vô khuẩn, an toàn, không

phạm vào các vùng vô khuẩn

trong mâm

14 Mang găng tay

vô khuẩn

Đảm bảo vô khuẩn khi

thực hiện kỹ thuật. - Mang găng tay vô khuẩn đúng

cách và an toàn: tay đã mang

găng không được chạm vào

vật không vô khuẩn.

- Tay găng luôn để phía trước

mặt, trên thắt lưng và trong tầm

mắt.

15 Sắp xếp dụng cụ

trong mâm hợp

lý, thuận tiện.

Thuận tiện cho việc

tiến hành các thao tác

kỹ thuật, tránh choàng

qua vùng vô khuẩn

Các dụng cụ nào cần sử dụng trước

thì sắp xếp gần người thực hiện.

16 Rút dịch bơm

bóng vào bơm

tiêm 10ml (số

lượng tùy loại

ống thông)

Chuẩn bị sẵn dung

dịch bơm bóng để quá

trình thực hiện kỹ

thuật được thuận tiện

- Sử dụng dung dịch phù hợp

khi bơm vào bong bóng của

ống thông (nước cất là tốt

nhất) với số lượng 10-15ml

hoặc hơn tùy theo dung tích

của bong bóng và mục đích

của việc đặt ống thông niệu

đạo – bàng quang liên tục.

- Khi rút tránh làm ướt mâm.

17 Gắn bộ dây câu

nối nước tiểu

vào đuôi ống

thông niệu đạo -

bàng quang.

Chứa nước tiểu chảy

ra.

- Đảm bảo nối chắc chắn.

- Khi nối cần quản lý tốt hệ thống

ống thông và túi chứa, tránh để

chạm vào vùng không vô khuẩn.

18 Bôi trơn đầu

ống thông

Thao tác đặt dễ dàng,

tránh làm tổn thương

- Bôi trơn ống thông từ đầu ống

lên thân ống (nam: 16-20cm, nữ:

đường niệu đạo. 4-6cm), không làm bít lỗ đầu

ống thông.

- Đặt gọn gàng trên mâm.

19 Trải khăn có lỗ

chỉ để lộ bộ

phận sinh dục

Tạo vùng vô khuẩn

rộng cho việc thực

hiện kỹ thuật được an

toàn

Tay cầm mặt ngoài của khăn trải

gọn gàng lên bộ phận sinh dục để

lộ lỗ tiểu mà không làm nhiễm

khuẩn tay găng vô khuẩn.

20 Bộc lộ lỗ tiểu,

sát khuẩn lỗ tiểu

rộng từ trong ra

ngoài.

Thực hiện kỹ thuật an

toàn, hiệu quả, phòng

ngừa nhiễm trùng tiểu.

- Tay giữ dương vật vuông góc,

kéo da qui đầu xuống (người

bệnh nam) hoặc kéo 2 môi lớn,

bé hướng lên phía trên xương

mu (người bệnh nữ) để bộc lộ lỗ

tiểu trong suốt quá trình sát

khuẩn lỗ tiểu.

- Sát khuẩn vùng bộ phận sinh

dục:

Đối với người bệnh nam: sát

khuẩn từ lỗ tiểu xoắn ốc rộng

ra ngoài ít nhất 5cm.

Đối với người bệnh nữ: sát

khuẩn từ bên xa đến bên gần

và từ vùng sạch đến vùng dơ,

từ trên xuống dưới và ngay

lỗ tiểu cũng sát khuẩn theo

dạng xoắn ốc rộng từ trong ra

ngoài.

- Trong quá trình sát khuẩn

luôn giữ cho tay cầm kềm/

nhíp không chạm vào các vùng

không vô khuẩn.

- Động tác nhẹ nhàng, dứt khoát,

thao tác kẹp gòn dấu mũi

kềm/nhíp, tránh làm tổn thương

người bệnh.

21 Tay thuận cầm

đầu ống thông

đặt vào lỗ tiểu

Dẫn lưu nước tiểu ra

ngoài

- Luôn giữ tay bộc lộ lỗ tiểu tránh

để da qui đầu (nam) hay 2 mép

môi bé (nữ) khép lại làm nhiễm

lại vùng lỗ tiểu đã được sát

khuẩn.

- Động tác cầm và đặt ống thông

tiểu gọn gàng tránh chạm ống

vào các vùng không vô khuẩn

trong quá trình đặt thông tiểu.

- Thao tác đặt nhẹ nhàng,

không dùng lực đẩy vào khi

gặp trở ngại, yêu cầu sự hỗ trợ

từ NB (nếu NB tỉnh) mở

miệng, hít thở sâu làm giãn cơ

và giúp việc đặt ống thông tiểu

vào bàng quang một cách dễ

dàng tránh làm tổn thương

niêm mạc niệu đạo.

- Đặt ống vào đúng vị trí:

Người bệnh là nam: đặt sâu

khoảng 16cm-20cm (tư thế

dương vật vuông góc với

thân người)

Người bệnh là nữ: đặt sâu

khoảng từ 4cm -6cm.

- Sau khi bơm bóng cần kéo đuôi

ống thông nhẹ nhàng sát vào cổ

BQ.

22 Khi thấy nước

tiểu chảy ra đẩy

ống vào sâu

thêm ít nhất

5cm

Đảm bảo ống vào hẳn

trong bàng quang

Thao tác nhẹ nhàng.

23 Bơm nước cất

vào bong bóng

Giữ ống thông lại

trong bàng quang

Khi bơm bóng cần bơm chậm,

quan sát biểu hiện của người bệnh

và hỏi cảm giác của người bệnh.

24 Kéo nhẹ đuôi

ống thông ra

cho bong bóng

nằm sát cổ bàng

quang.

Hạn chế rò nước tiểu

qua lỗ niệu đạo

Thao tác nhẹ nhàng, vừa cứng tay

thì dừng lại.

25 Lấy khăn lỗ ra,

chậm khô lỗ

tiểu bằng gạc,

che lại bộ phận

sinh dục cho

người bệnh kín

đáo

Giữ cho người bệnh

được khô ráo, tạo sự

kín đáo cho người

bệnh

- Người bệnh là nam: chậm khô từ

lỗ tiểu rộng ra xung quanh

- Người bệnh là nữ: chậm khô từ

trên xuống

- Cầm khăn lỗ ở mặt không tiếp

xúc với người bệnh, gấp gọn,

mặt dơ gấp vào bên trong, đặt ở

tầng dưới của xe.

- Kéo gốc mền che bộ phận sinh

dục lại.

26 Treo túi chứa

nước tiểu

Phòng ngừa nhiễm

trùng ngược dòng

- Thao tác treo túi nhẹ nhàng,

không đưa túi lên cao hơn bàng

quang, tránh căng dây.

- Treo túi thấp hơn bàng quang ít

nhất 60cm, không chạm đất.

27 Dán băng keo

cố định hệ

Phòng ngừa tai biến rò

niệu đạo và tránh sút

- Cố định chỗ nối giữa ống thông

và túi chứa nước tiểu chắc chắn

thống ống thông

niệu đạo - bàng

quang

ống và cố định ống thông tiểu lên

người bệnh đúng cách:

Người bệnh là nam: quặc

ngược dương vật lên trên, cố

định ống thông lên vùng bẹn

Người bệnh là nữ: cố định

ống thông ở mặt trong của

đùi

- Khi cố định, cần chừa khoảng

cách đủ rộng không gây đè ép

lên niêm mạc niệu đạo gây hoại

tử hay ép lên dây dẫn làm hạn

chế dòng chảy.

- Không dán đè ống thông lên da

người bệnh.

28 Tháo găng, vệ

sinh tay thường

quy

Tránh làm dính dịch

tiết lên người bệnh

- Tháo găng đúng cách, tránh phơi

nhiễm dịch tiết từ găng vào tay

của người thực hiện và vùng

xung quanh.

- Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ

sót các mặt của bàn tay.

29 Mặc quần lại

cho người bệnh

(nếu cần)

Tiện nghi cho người

bệnh

Thao tác nhẹ nhàng, tế nhị, tôn

trọng người bệnh.

30 Báo cho người

bệnh biết việc

đã xong, cho

người bệnh nằm

lại tư thế tiện

nghi.

Giao tiếp, tạo niềm tin

cho người bệnh.

- Lời nói nhẹ nhàng, từ tốn.

- Thái độ ôn hòa, tôn trọng người

bệnh.

- Tùy theo tình trạng bệnh mà cho

người bệnh nằm lại tư thế phù

hợp.

31 Thu dọn dụng

cụ, xử lý chất

thải lây nhiễm

và đồ vải đúng

cách

Phòng ngừa lây nhiễm

ra môi trường xung

quanh, cho người bệnh

và bản thân nhân viên

y tế.

- Ngâm kềm, chén chung, bồn hạt

đậu vào thau chứa dung dịch

khử khuẩn.

- Ngâm đồ vải dơ vào thau chứa

dung dịch khử khuẩn.

- Rửa mâm sạch với xà phòng và

úp lên nơi quy định (có thể hấp

tùy theo quy định của cơ quan

làm việc).

- Xử lý chất thải đúng ngay tại

nguồn: phân biệt được rác thải

lây nhiễm và rác thải thông

thường.

32 Vệ sinh tay

thường quy

Tránh lây nhiễm ra

môi trường xung

quanh

Vệ sinh tay hiệu quả, tránh bỏ sót

các mặt của bàn tay

33 Ghi hồ sơ Đảm bảo chăm sóc

liên tục

Ghi hồ sơ đầy đủ nội dung yêu cầu:

ngày giờ đặt ống thông, lý do đặt

ống thông, tình trạng lỗ tiểu, kích

thước ống thông, số lượng màu sắc

tính chất nước tiểu, phản ứng của

người bệnh, xử trí (nếu có), nội

dung giáo dục sức khỏe cho người

bệnh và gia đình về việc chăm sóc

vùng lỗ tiểu sau khi đặt ống thông

niệu đạo – bàng quang, tên người

thực hiện.

Kết quả

Anatomy atlases curated by Ronald A. Bergman

Berman.A (2016), Fundamental of Nursing, tenth edition

Hình 2: Cách cố định ống thông niệu đạo – bàng quang liên tục

Bảng kiểm lượng giá

STT Nội dung

Đánh giá

Đạt Không

đạt

1 Nhận định tình trạng người bệnh

2 Vệ sinh bộ phận sinh dục của người bệnh (người bệnh có

thể tự làm nếu được)

3 Vệ sinh tay thường quy

4 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp

5 Báo, giải thích cho người bệnh

6 Che bình phong

7 Trải tấm lót không thấm dưới mông người bệnh

8 Phủ vải đắp, bỏ hẳn quần người bệnh ra ( nếu có)

9 Quấn vải đắp vào chân: bàn chân (nữ), cổ chân (nam)

10 Để tư thế người bệnh nằm ngữa:

Nữ: chân chống bẹt rộng ra (tư thế khám phụ khoa)

Nam: hai chân dang rộng

11 Mở vải đắp để lộ bộ phận sinh dục

12 Vệ sinh tay thường quy

13 Mở mâm dụng cụ vô khuẩn

14 Mang găng tay vô khuẩn

15 Sắp xếp dụng cụ trong mâm hợp lý, thuận tiện.

16 Rút dịch bơm bóng vào bơm tiêm 10ml (số lượng tùy loại

ống thông)

17 Gắn bộ dây câu nối nước tiểu vào đuôi ống thông niệu đạo -

bàng quang.

18 Bôi trơn đầu ống thông:

4-6cm trong trường hợp đặt cho nữ

16-20 cm trong trường hợp đặt cho nam

19 Trải khăn có lỗ chỉ để lộ bộ phận sinh dục

20 Dùng tay không thuận:

Vạch hai mép nhỏ (đối với nữ) hoặc kéo da quy đầu (đối

với nam) để lộ lỗ tiểu, sát khuẩn lỗ tiểu rộng từ trong ra

ngoài.

21 Tay thuận cầm đầu ống thông đặt vào lỗ tiểu:

Nữ: đặt sâu 4-6cm

Nam: đặt sâu 16-20cm (tư thế dương vật vuông gốc với

thân người)

22 Khi thấy nước tiểu chảy ra đẩy ống vào sâu ít nhất 5cm để

chắc chắn ống vào hẳn trong bàng quang.

23 Bơm nước cất vào bong bóng để giữ ống thông lại trong

bàng quang

24 Kéo nhẹ đuôi ống thông ra cho bong bóng nằm sát cổ bàng

quang

25 Lấy khăn lỗ ra, chậm khô lỗ tiểu bằng gạc, che lại bộ phận

sinh dục cho người bệnh kín đáo

26 Treo túi chứa nước tiểu thấp hơn bàng quang ít nhất 60cm

27 Dán băng keo cố định ở chỗ nối ống thông niệu đạo - bàng

quang và hệ thống túi chứa nước tiểu

Dán băng keo cố định ống thông niệu đạo - bàng quang lên

mặt trong đùi đối với nữ và trên vùng bẹn đối với nam

28 Tháo găng, vệ sinh tay thường quy

29 Mặc quần lại cho người bệnh (nếu cần)

30 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm

lại tư thế tiện nghi.

31 Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng

cách

32 Vệ sinh tay thường quy

33 Ghi hồ sơ

Kết quả

5.3.4. Ghi hồ sơ

- Ngày giờ đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang, ngày giờ thay ống.

- Lý do đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang.

- Kích thước ống thông niệu đạo -

bàng quang.

- Tình trạng vệ sinh bộ phận sinh

dục, lỗ tiểu của người bệnh.

- Loại xét nghiệm (nếu có).

- Tình trạng người bệnh sau khi đặt

ống thông niệu đạo - bàng quang.

- Số lượng, màu sắc, tính chất khác

thường của nước tiểu.

- Phản ứng của người bệnh (nếu có).

- Xử trí trên người bệnh (nếu có).

- Nội dung giáo dục cho người bệnh

và gia đình về việc chăm sóc vùng

lỗ tiểu sau khi đặt ống thông niệu

đạo - bàng quang.

- Tên người thực hiện.

5.4. Những điểm cần lưu ý

5.4.1 Đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang thường

- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn hoàn

toàn.

- Tránh đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang nhiều lần, không nên đặt ống

thông niệu đạo - bàng quang quá 4-

6 giờ/lần: nếu cần thì nên đặt đặt

ống thông niệu đạo - bàng quang

liên tục, đặt ống nhiều lần dễ gây

tổn thương và nhiễm trùng niệu

đạo.

- Phải vệ sinh bộ phận sinh dục trước

khi đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang.

- Dùng chất trơn tan được trong nước

để hạn chế sự nhiễm trùng và kích

thích trong bàng quang.

- Chọn lựa kích cỡ ống thông phù

hợp với độ tuổi, thể trạng, và kích

thước lỗ tiểu của người bệnh:

Người lớn: 14 – 16 F

Trẻ em: 8 – 10 F

- Không nên dùng sức để đẩy ống

thông vào khi gặp trở ngại

- Người bệnh bị bí tiểu nhiều không

nên lấy ra hết một lần: sẽ làm người

bệnh đau bàng quang do sự co thắt

quá nhiều, và sự giảm áp suất đột

ngột có thể làm người bệnh bị mệt

hoặc tiểu ra máu.

- Nếu cần lấy nước tiểu tìm vi trùng

thì nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm

vô trùng.

5.4.2. Đặt ống thông niệu đạo - bàng

quang liên tục

Giống như phần lưu ý trong đặt ống

thông niệu đạo - bàng quang thường,

nhưng trong đặt ống thông niệu đạo -

bàng quang liên tục cần lưu ý thêm:

- Ống thông niệu đạo - bàng quang

kích thước lớn có thể làm tổn

thương lỗ tiểu và niệu đạo, kích

thích bàng quang và gây rò rỉ nước

tiểu xung quanh ống thông do co

thắt. Vì vậy, nên sử dụng ống có

kích thước phù hợp với lứa tuổi, thể

trạng và kích thước lỗ tiểu của

người bệnh để làm giảm sự tổn

thương và khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, trong trường hợp thay ống

thì cần xem xét đến kích thước ống

đặt ở lần gần nhất.

- Khi thực hiện kỹ thuật, nếu tình

trạng bệnh nặng, béo phì, không

tỉnh táo…thì cần sự hỗ trợ của nhân

viên y tế khác để giữ tư thế người

bệnh.

- Phải chắc chắn ống vào đúng trong

bàng quang mới được bơm bóng.

- Khi bơm bóng, nếu người bệnh than

đau hoặc có kháng lực thì đừng

bơm bóng, cho dịch chảy vào bơm

tiêm, đẩy ống vào sâu hơn rồi tiếp

tục bơm bóng.

- Dung dịch bơm bóng là nước cất vô

khuẩn, không dùng các dung dịch

có chứa tinh thể vì dễ gây sỏi trong

bàng quang và khó khăn khi cần rút

ống thông. Lượng nước cất cần bơm

để giữ ống trong bàng quang: 10 -

15ml

- Cố định ống thông phải đúng cách:

đối với người bệnh nam cần giữ cho

dương vật ở tư thế quặt ngược lên

vùng bẹn để ngừa biến chứng dò

niệu đạo.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày

để tránh nhiễm trùng ngược dòng.

- Cần theo dõi và quan sát hằng ngày:

Sự lưu thông của nước tiểu và vị

trí ống thông.

Tình trạng da, niêm mạc bộ

phận sinh dục và lỗ tiểu của

người bệnh.

Số lượng, màu sắc, tính chất

nước tiểu.

- Khi cần tập bàng quang hoạt động

để ngăn ngừa teo bàng quang thì

khóa ống lại, mỗi 3 giờ mở một lần

cho nước tiểu chảy ra và chỉ áp

dụng trong trường hợp không cần

theo dõi nước tiểu mỗi giờ.

- Luôn giữ cho hệ thống dây dẫn, túi

chứa được vô khuẩn, một chiều

(luôn để thấp hơn bàng quang

60cm) và giữ khô ráo, nhất là vị trí

bộ phận lọc khí.

6. THỰC HÀNH

- Xem phim

- Thảo luận nhóm

- Thực hành nhóm nhỏ

- Thực hành với mô hình và người

bệnh giả

- Bảng kiểm lượng giá

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn thực

hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ

bản tập 1, 2, Nhà xuất bản Giáo

dục Việt Nam.

2. Đoàn Thị Anh Lê (2014), Kỹ

thuật điều dưỡng cơ sở dựa trên

chuẩn năng lực, Nhà xuất bản y

học, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Thị Thuận (2008), Điều

dưỡng cơ bản tập 1, 2, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

4. Berman.A, Snyde.S, Frandsen.G

(2016), Fundamental of

Nursing, tenth edition, Pearson

Education.Inc, United States of

America.

5. Perry, A.G., Potter, P.A., &

Ostendoft, W.R. (2014). Clinical

Nursing Skillsand Techniques 8

th ed. Mosby.

6. Potter, P.A., & Perry, A.G.

(2013). Fundamentals of

Nursing (13 th ed.).

Philadelphia, PA: F.A. Davis

Company.