Số 07 - 2021

56
MUÏC LUÏC Số 07 - 2021 NĂM THỨ 43 ISSN 2354 - 1121 HoäI ÑoàNG BIEÂN TaäP: TS. Ñaëng Coâng Huaån Phoù Toång Thanh tra Chính phuû Chuû tòch Hoäi ñoàng Bieân taäp Buøi Ngoïc Lam Phoù Toång Thanh tra Chính phuû PHoÙ ToÅNG BIEÂN TaäP PHUÏ TRaÙCH: Ths. Nguyeãn Thò Hoa PHoÙ ToÅNG BIEÂN TaäP: Ths. Ñoã Maïnh Huøng Traàn Ñaéc Xuyeân Toaø SoaÏN: ÑC: 220 Ñoäi Caán, Ba Ñình, Haø Noäi Taïp chí ñieän töû: ThanhtraVietNam.vn Ñöôøng daây noùng: 091.863.5289 Phoøng Trò söï: ÑT: 080.49063 / Fax: 080.49065 E-mail: [email protected] Keá toaùn, taøi vuï - ÑT: 080.49069 Phoøng Phoùng vieân & Bieân taäp: ÑT: 080.49073 E-mail: [email protected] Phoøng Truyeàn thoâng vaø Phaùt haønh: ÑT: 080.49082 / 080.49070 Email: [email protected] Vaên phoøng Ñaïi dieän khu vöïc phía Nam: ÑC: Soá 35 Hoà Hoïc Laõm, quaän Bình Taân, TP. Hoà Chí Minh ÑT: 080.83224 / Fax: 080.84622 Email: [email protected] GIaáY PHEÙP XUaáT BaûN Soá: 407/GP-BTTTT, ngaøy 8/8/2016 Bìa 1: Toång Bí thö Nguyeãn Phuù Troïng phaùt bieåu taïi Hoäi nghò laàn thöù ba Ban Chaáp haønh Trung öông Ñaûng khoaù XIII aûNH Bìa 1: PV THIEáT kEá: Nguyeãn Taïo IN TaÏI: Coâng ty TNHH Thöông maïi Ñoâng Nam NoäP LÖU CHIEÅU: Thaùng 7/2021 AÁn phaåm ñöôïc phaùt haønh qua ngaønh Böu ñieän. Ñoäc giaû ñaët mua taïi caùc Böu ñieän trong caû nöôùc Giaù: 30.000 ñoàng www.thanhtravietnam.vn 16 Nguyễn Văn Chiến, Đại tá Nguyễn Văn Thảnh: Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 20 TS. Tăng Thị Thiệm, Ths. Lại Kim Dung: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn mới 23 Giảng viên chính, Ths. Phạm Tuấn Anh: Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Nhà nước và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp Nhà nước, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 27 Trung tá Nguyễn Trọng Vĩnh: Công an tỉnh Phú Thọ tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 29 TS. Vũ Việt Hà: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng CHÍNH LUAÄN 3 Nguyễn Thị Thu Hằng: Tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh miền Nam 6 TS. Lê Trung Kiên, Ths. Trương Tất Thắng: Tổng Thanh tra Chính phủ Hồ Tùng Mậu - chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất, trọn đời hiến dâng cho cách mạng NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI 9 TS. Đinh Văn Minh: Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư với việc nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát 12 TS. Nguyễn Thị Lê Thu: Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong kiểm soát tài sản, thu nhập

Transcript of Số 07 - 2021

Page 1: Số 07 - 2021

MUÏC LUÏC

Số 07 - 2021

NĂM THỨ 43

ISSN 2354 - 1121

HoäI ÑoàNG BIEÂN TaäP:TS. Ñaëng Coâng HuaånPhoù Toång Thanh tra Chính phuû

Chuû tòch Hoäi ñoàng Bieân taäp

Buøi Ngoïc LamPhoù Toång Thanh tra Chính phuû

PHoÙ ToÅNG BIEÂN TaäP PHUÏ TRaÙCH: Ths. Nguyeãn Thò Hoa

PHoÙ ToÅNG BIEÂN TaäP:Ths. Ñoã Maïnh Huøng

Traàn Ñaéc Xuyeân

Toaø SoaÏN:ÑC: 220 Ñoäi Caán, Ba Ñình, Haø Noäi

Taïp chí ñieän töû: ThanhtraVietNam.vn

Ñöôøng daây noùng: 091.863.5289

Phoøng Trò söï:ÑT: 080.49063 / Fax: 080.49065

E-mail: [email protected]

Keá toaùn, taøi vuï - ÑT: 080.49069

Phoøng Phoùng vieân & Bieân taäp:ÑT: 080.49073

E-mail: [email protected]

Phoøng Truyeàn thoâng vaø Phaùt haønh:ÑT: 080.49082 / 080.49070

Email: [email protected]

Vaên phoøng Ñaïi dieän khu vöïc phía Nam:ÑC: Soá 35 Hoà Hoïc Laõõm, quaän Bình Taân,

TP. Hoà Chí Minh

ÑT: 080.83224 / Fax: 080.84622

Email: [email protected]

GIaáY PHEÙP XUaáT BaûN Soá:407/GP-BTTTT, ngaøy 8/8/2016

Bìa 1: Toång Bí thö Nguyeãn Phuù Troïng

phaùt bieåu taïi Hoäi nghò laàn thöù ba Ban

Chaáp haønh Trung öông Ñaûng khoaù XIII

aûNH Bìa 1: PV

THIEáT kEá: Nguyeãn Taïo

IN TaÏI: Coâng ty TNHH Thöông maïi

Ñoâng Nam

NoäP LÖU CHIEÅU: Thaùng 7/2021

AÁn phaåm ñöôïc phaùt haønh qua ngaønhBöu ñieän. Ñoäc giaû ñaët mua taïi caùc Böu

ñieän trong caû nöôùc

Giaù: 30.000 ñoàng

www.thanhtravietnam.vn

16Nguyễn Văn Chiến, Đại tá Nguyễn

Văn Thảnh: Tham nhũng và đấu

tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

20TS. Tăng Thị Thiệm, Ths. Lại Kim

Dung: Một số giải pháp nâng cao

hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn mới

23Giảng viên chính, Ths. Phạm Tuấn

Anh: Thanh tra, kiểm tra doanh

nghiệp Nhà nước và trách nhiệm bồi thường,

hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp Nhà

nước, người đại diện phần vốn Nhà nước tại

doanh nghiệp

27Trung tá Nguyễn Trọng Vĩnh: Công

an tỉnh Phú Thọ tăng cường công

tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

29TS. Vũ Việt Hà: Hoàn thiện cơ chế

kiểm soát quyền lực Nhà nước theo

tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của

Đảng

CHÍNH LUAÄN

3Nguyễn Thị Thu Hằng: Tấm lòng củaChủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh

miền Nam

6TS. Lê Trung Kiên, Ths. Trương TấtThắng: Tổng Thanh tra Chính phủ Hồ

Tùng Mậu - chiến sỹ cộng sản kiên trung, bấtkhuất, trọn đời hiến dâng cho cách mạng

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

9TS. Đinh Văn Minh: Chỉ thị số 04-CT/TWcủa Ban Bí thư với việc nâng cao hiệu

quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát

12TS. Nguyễn Thị Lê Thu: Thẩmquyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ

chức, đơn vị, cá nhân trong kiểm soát tài sản,thu nhập

Page 2: Số 07 - 2021

32Luật gia - Ths. Lê Quang Kiệm: Để hoàn thiện pháp

luật về “tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp” trong điều kiện hội nhập quốc tế

36TS. Vũ Trung Kiên: Quan điểm, chính sách về tôn giáocủa Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán

38Ths. Đào Minh Tuân: Một số giải pháp xây dựng đạođức lãnh đạo trong điều kiện hiện nay

40Ths. Nguyễn Anh Tuấn: Đẩy mạnh công tác kiểm tra,giám sát trong Đảng ở cơ sở - nhìn từ thực tiễn Đảng bộ

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

42TS. Nguyễn Văn Trung: Phân tích công thức giá trị hànghóa của Marx để làm rõ nội dung, bản chất chi phí hàng

hóa

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

47Trần Văn Thiên: Ngan ngát những mùa sen...

48Truyện ngắn của Ngô Nữ Thùy Linh: Đồng đội

TÌM HIEÅU & GIAÛI ÑAÙP PHAÙP LUAÄT

50PGS, TS. Nguyễn Thị Tố Quyên: Nội dung cơ bản củaThông tư số 03/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và

Truyền thông

52Đỗ Quyên: Văn bản mới ban hành

KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI

54Dương Nguyễn: Cơ quan Hợp tác tư pháp của Liênminh Châu Âu (Eurojust): Công cụ hữu hiệu chống tội

phạm tham nhũng xuyên quốc gia

Page 3: Số 07 - 2021

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 3

CHÍNH LUAÄN

với thương binh miền NamTấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “... thà hysinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chốnglại quân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu ấy, quân và dân ta đã không tiếc máu xương, với tinh thần “quyết tử cho Tổquốc quyết sinh”, nhiều người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng trọn tuổi thanh xuân hoặc hy sinh một phần thân thể

Nguyễn Thị Thu HằngKhu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Bác Hồ kính yêu của chúng ta, sinh thời dù Người bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn luôn nhớ tới thương binh, liệt sĩ và rất quan tâm đến gia đình của họ.Ảnh tư liệu. Nguồn: Internet

Page 4: Số 07 - 2021

4 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

CHÍNH LUAÄN

của mình cho sự nghiệp độc lập tự do củaTổ quốc. Sự xả thân vì nước của đồng bàovà chiến sĩ là vô cùng cao quý và vô giá.Tổ quốc ta sẽ mãi mãi ghi công, Nhân dânta đời đời biết ơn và tưởng nhớ.

Tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minhchỉ thị chọn một ngày trong năm làm NgàyThương binh để Nhân dân ta có dịp tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đối với sự mất mát, hysinh của các thương binh, liệt sĩ. Thựchiện chỉ thị của Người, một hội nghị trù bịgồm đại biểu của các cơ quan, các ngànhở Trung ương, khu và tỉnh đã họp tại PhúMinh (Đại Từ, Thái Nguyên) và nhất trí đềnghị ngày 27/7/1947 làm “Ngày Thươngbinh, liệt sĩ” đầu tiên trong cả nước. Từ đóngày 27/7 hàng năm đã trở thành “NgàyThương binh, liệt sĩ”. Nói về sự hy sinhquên mình vì đất nước của các liệt sĩ, Chủtịch Hồ Chí Minh đã viết những dòng hếtmực trân trọng: “Máu đào của các liệt sĩđã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói.Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị chođất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do.Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệtsĩ”(1).

Riêng đối với đồng bào miền Nam,một nửa dân tộc kiên cường, bất khuất, đitrước về sau trong cuộc kháng chiến lâudài, gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãdành những tình cảm hết sức đặc biệt.Người nói miền Nam luôn ở trong trái timbởi đồng bào và chiến sĩ miền Nam lànhững người phải chịu rất nhiều đau khổ,hy sinh, mất mát trong cuộc chiến đấugiành độc lập, tự do cho dân tộc. Khángchiến chống Pháp thành công, trong khiNhân dân miền Bắc được làm chủ cuộcđời của mình, được sống trong hòa bình,có điều kiện phát triển kinh tế và văn hóa,xây dựng cuộc sống mới no ấm thì đồngbào miền Nam, trước đã cùng Nhân dâncả nước trải qua chín năm kháng chiếngian khổ và anh dũng chống thực dânPháp xâm lược, thì đến nay vẫn phải chịusống trong cảnh chiến tranh tàn khốc. Vìvậy, với những thương binh, liệt sĩ miềnTrung, miền Nam thành đồng anh dũng,

Người càng thương yêu, quan tâm hơn.Tình cảm ấy gói ghém cả nỗi niềm thươngnhớ khôn nguôi của Bác Hồ dành chomiền Nam xa cách.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọngnhững hy sinh, những nỗi đau thương,mất mát của thương binh, liệt sĩ

Tháng 12/1945, trước khi đề nghị đặtmột ngày riêng để cả dân tộc tưởng nhớ,ghi công các thương binh, liệt sĩ, Chủ tịchHồ Chí Minh đã có thư gửi các chiến sĩNam bộ và Nam phần Trung bộ: “Từ tháng3 năm nay, các anh chị em đã đem xươngmáu ra để giữ lấy từng tấc đất của Tổquốc”. Người “phấn khởi khi nghe nhữngchiến công oanh liệt do những vị vô danhvà hữu danh anh hùng của dân tộc tạonên”. Người “hồi hộp cảm động trướcnhững gương hy sinh vô cùng anh dũngcủa những người con yêu của Tổ quốc”(2).

Ngày 20/10/1962, Đoàn đại biểu Ủyban Trung ương Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền Nam ra thăm miền Bắc đếnchào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn đã dânglên Chủ tịch Hồ Chí Minh những kỷ vật củađồng bào, chiến sĩ miền Nam, trong đó cótập thơ viết tay của liệt sĩ Nguyễn TrọngTuyển. Nhà thơ Thanh Hải kể lại: “Trướckhi hy sinh, anh Trọng Tuyển có ước mơduy nhất là được gửi kính tặng Bác tập thơviết tay do anh tự viết. Ước mơ đó của anhhôm nay đã thành sự thật. Bác cầm tậpthơ trên tay, Người lặng đi, Bác đưa taylên ngực trái, nơi có trái tim và nói: Bácchẳng có gì tặng cả, chỉ có cái này. Ngừngmột chút, Bác nói tiếp với giọng đầy xúcđộng: Hình ảnh của miền Nam yêu quýluôn ở trong trái tim Bác. Lúc đó, cả đoànđều trào nước mắt”.

Trong cuộc chiến đấu giành toàn vẹnnon sông, đã có bao nhiêu người con ưutú ngã xuống, trong đó có liệt sĩ NguyễnVăn Trỗi. Với tình yêu đất nước và ý chídũng cảm, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập vàođội biệt động nội thành Sài Gòn. Vừa mớilập gia đình, anh vẫn xung phong nhậnnhiệm vụ đặc biệt là đặt mìn ở cầu

Công Lý - nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mc-Namara cùng phái đoàn Mỹ sẽ đi qua. Bịđịch phát hiện, chúng đã dùng mọi cựchình tra tấn dã man, chúng dụ dỗ và muachuộc anh để hòng phăng ra được cơ sởbí mật ở nội đô nhưng trước sau anh vẫntrả lời vì căm thù Mỹ, anh quyết giết Mc-Namara, ngoài ra không có ai, hay tổ chứcnào xúi giục. Tại sân sau nhà lao Chí Hòa,chúng đã đem bắn anh Trỗi. Trước phútgiây cuối cùng của cuộc đời, anh vẫn bìnhtĩnh, hiên ngang trước mặt kẻ thù. Chúngbịt mắt anh. Anh giật tấm băng đen, rồidõng dạc: “Hãy để tôi được nhìn Tổ quốctôi lần cuối”. Trước khi ngã gục, anh hôlớn: “Đả đảo Nguyễn Khánh! Việt Nammuôn năm!”. Cảm động trước tấm gươnghy sinh anh dũng của liệt sĩ Nguyễn VănTrỗi, trong bức ảnh chụp anh tại pháptrường trước lúc hy sinh, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã viết:

“Vì Tổ quốc, vì Nhân dân, liệt sĩNguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranhchống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng.Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là mộttấm gương cách mạng sáng ngời cho mọingười yêu nước - nhất là cho các cháuthanh niên học tập!

Bác Hồ”(3).

Đối với các đồng chí thương binhmiền Nam ra Bắc chữa bệnh, Chủ tịch HồChí Minh thường dành thời gian động viên,thăm hỏi ân cần. Những người con miềnNam nhớ mãi những giờ phút hiếm hoi ởbên Người. Gặp đồng chí Huỳnh Thị Kiển,người nữ du kích khi bị địch bắt, tra tấn,đã kiên quyết không khai nên bị chặt mộtchân, Bác hỏi: “Thường ban đêm cháu cóngủ được ngon giấc không? Chân cháucòn nhức không?”. Chị Kiển kể lại: Bácluôn dành cho tôi những câu hỏi thăm rấttỉ mỉ, rất tình cảm, không khác nào mộtngười ông đối với đứa cháu đi xa mới về.Bác hỏi cả trường hợp địch chặt chân tôi.Thấy tôi nhìn xuống cái chân giả, Bác hỏi:“Cháu có buồn không?”. Nghe trả lời:“Thưa Bác, cháu cũng như các bạn cháu

Page 5: Số 07 - 2021

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 5

CHÍNH LUAÄN

ở miền Nam cứ nghĩ rằng, trong chiến đấu,dù bị cụt hết tay chân mà còn đôi mắtsáng để ngày chiến thắng được nhìn thấyBác thì không bao giờ buồn. Hôm naycháu được gặp Bác, cháu chỉ biết vui suốtđời”, mắt Bác chớp nhanh, hai giọt nướcmắt lăn trên đôi gò má của Bác(4).

Anh hùng Trần Thị Lý kể trong thờigian ra Bắc chữa bệnh được vào thămBác, Bác thường dắt chị đi dạo trong vườnPhủ Chủ tịch để tinh thần thoải mái. Bácgiới thiệu những cây dừa, bưởi, cam Báctrồng và hái hoa hồng cho chị: “Bác dắttôi đi dạo trong vườn Phủ Chủ tịch. Báckhông đưa tôi đi trên những con đường sỏivì Bác biết chân tôi dẫm lên sỏi thì ảnhhưởng đến vết thương trên đầu. Bác chỉcho tôi những cây dừa, cây bưởi, cây camBác trồng... Tình thương bao la của Bácsưởi ấm lòng tôi. Tôi thấy như thêm sứcmạnh để chiến đấu với bệnh tật... Có lần,bác sĩ thấy bệnh tình tôi kéo dài do vếtthương ở bụng vẫn thường rỉ máu và chobiết nếu mổ dạ con thì đỡ ảnh hưởng đếnsức khỏe. Tôi cũng muốn mổ cho đỡ khổnhưng nghe vậy Bác không đồng ý. Bácnghĩ đến hạnh phúc của đời tôi”(5).

Như người ông, người cha lo lắng chocon gái, cháu gái nhỏ của mình nên từnhững việc như chăm lo sức khỏe, nơi ănở hay chuyện hạnh phúc riêng của cáccháu, Người cũng nghĩ rất sâu xa.

Trong số cán bộ, chiến sĩ của đấtQuảng anh hùng có đội trưởng Trần ThịKim Cúc. Bất chấp đòn thù tra trấn dãman, vẫn một mực không khai, khi ra tù,đồng chí được tổ chức bí mật đưa ra Bắcđiều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xôvà vinh dự được gặp Bác nhiều lần. Giámđốc Bệnh viện Việt - Xô thưa với Bác: “CôCúc ngoài các vết thương trong người còncó hai vết thương rất nặng: Vết thương ởđầu do bọn địch đóng đinh vào gây chấnthương não, để lại di chứng động kinh kéodài. Vết thương thứ hai ở cửa mình vẫn ramáu do mảnh vụn đèn neon địch tra tấn”.Nghe vậy, mắt Bác ngấn lệ. Người đưa tay

sờ lên vết thương trên đầu, lo lắng hỏi:“Đau thế, đêm cháu ngủ có được không?Cháu ăn có biết ngon miệng không?”. Bácđưa tay vẫy Chủ nhiệm khoa A1 lại gần,dặn: “Chú phải theo dõi cả việc ăn uốngcủa các cháu, nhắc nhà bếp phải thườngxuyên đổi món và chế biến thức ăn chohợp khẩu vị. Ở miền trong thường thíchmón cá nấu chua lắm!”(6). Mỗi cuộc đờigần Bác đều thấm nhuần sự chăm lo, suynghĩ của Người và từ sự chăm lo ấy gợi lênbao tình cảm mến thương, bao niềm tinyêu, cố gắng, hy vọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn độngviên, tin tưởng vào sự phấn đấu nỗ lựccủa thương binh trong học tập, laođộng, sản xuất để “thương binh tànnhưng không phế”

Trong ký ức của nhiều đồng chíthương binh vinh dự được gặp Bác, nhữnglời căn dặn, quan tâm, động viên củaNgười rất thiết thực, cụ thể, ấm áp đã khơisâu thêm sức mạnh vượt qua thử tháchcuộc sống. Theo tiếng gọi của Tổ quốc,nghe lời khuyên Bác Hồ, những thươngbinh vẫn thiết tha cống hiến cho đất nướctheo sức lực của mình. Biết bệnh củađồng chí Kim Cúc không thuyên giảm, Bácquyết định cho sang Trung Quốc chữa trị.Trước khi đi, Bác dặn: Cháu qua đó tranhthủ học tiếng nước bạn để sau này cần nóichuyện với họ, không có người phiên dịchmình vẫn có thể nói được. Biết cháu sangnhất định sẽ có nhà báo đến hỏi chuyệnnhưng nếu sức khỏe không tốt thì nghỉ, lúcnào khỏe hãy cho họ gặp để họ biết đượctinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộcta và tội ác của đế quốc Mỹ.

Nhớ lời Bác, đồng chí Cúc vừa chiếnđấu với bệnh tật vừa nỗ lực học hỏi, luyệncách giao tiếp bằng tiếng Trung. Sau gần2 năm, các vết thương được chữa lành,trở về Hà Nội, đồng chí được Bác cho xeđón vào Phủ Chủ tịch. Đồng chí kể lại:“Tiết trời se lạnh, Bác bảo đưa ra một cáikhăn và chiếc mũ ấm bảo tôi mang vàokẻo lạnh. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe

và bất ngờ hỏi: “Cháu đã học được tiếngnước bạn đến đâu rồi? Bác hỏi một câu,cháu trả lời Bác nghe thử”. Tôi lúng túngthưa với Bác cũng bằng tiếng Trung, Báckhen và dặn: “Có chí, ở hoàn cảnh nàohọc cũng được, cháu ạ!”(7). Tôi trình bàynguyện vọng muốn được trở về miền Namđánh giặc, mắt Bác rưng rưng. Bác bảohãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, vì người cònyếu thế chưa về được đâu”. Trong thờigian ở miền Bắc điều trị, đồng chí Cúc họcvăn hóa tại Trường Phổ thông Lao độngTrung ương Hưng Yên, sau đó thi đỗ vàoTrường Đại học Bách khoa Hà Nội. Lầncuối cùng đồng chí được gặp Bác là năm1969, khi Người đang ốm nặng. Nghe ĐàiTiếng nói Việt Nam đưa tin về cô gái TrầnThị Kim Cúc vừa đánh giặc giỏi, vừa họcgiỏi, Bác đã cho người về trường đón đếngặp. Bác vui lòng khi nghe thành tích họctập của cháu gái kiên cường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thànhtấm gương cho biết bao thế hệ thanh niênViệt Nam “thà chết không chịu làm nô lệ”.Khi nói tới người Việt Nam mà cả cuộc đờiđể lại ân tình sâu nặng cho Nhân dân thìkhông có một ai khác ngoài Chủ tịch HồChí Minh. Bác đã nâng tất cả lớn dậy cùngNgười trong tình yêu thương, tin tưởng: “Tabên Người, Người tỏa sáng trong ta/ Tabỗng lớn ở bên Người một chút” (Sángtháng Năm, Tố Hữu)./.

Chú thích:

(1), (2) Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ, NxbQuân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001, tr 13, tr 5, tr11;

(3) Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàngHồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Chủtịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr 142;

(4) Bác Hồ sống mãi với chúng ta, Nxb Chínhtrị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr 1074; tr1076;

(5) Những mẩu chuyện cảm động về Bác Hồ,Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,tr 181;

(6), (7) Trần Thị Kim Cúc, Chiến công và đònthù (hồi ký), Nxb Thanh niên, tr 242-243; tr 256.

Page 6: Số 07 - 2021

6 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

CHÍNH LUAÄN

Cuộc đời đầy oanh liệt của đồng chí HồTùng Mậu với hơn 31 năm hoạt độngvà cống hiến cho sự nghiệp cách mạngViệt Nam bắt đầu từ cuối tháng 4/1920khi cùng Lê Văn Phan (Lê Hồng Sơn),Ngô Quốc Chính xuất dương tìm đường

cứu nước đến ngày 23/7/1951, đồng chí bị máy bay địchphát hiện, đuổi bắn và hy sinh khi đang trên đường vàoLiên khu IV công tác. Đồng chí là một trong những ngườitham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là một chiếnsĩ cách mạng kiên cường, là tấm gương trong sáng về đạođức cách mạng. Đồng chí là học trò gần gũi của Chủ tịchHồ Chí Minh, đã cống hiến trọn đời cho Nhân dân, cho Tổquốc, cho Đảng, cho cách mạng. Trên những cương vị hoạtđộng cách mạng, đồng chí đã có đóng góp quan trọng vàocông tác tổ chức cán bộ của Đảng và Chính phủ.

1. Đồng chí Hồ Tùng Mậu tham gia thành lập tổchức Tâm Tâm xã và vận động thanh niên tham giahuấn luyện cán bộ tại Quảng Châu

Đồng chí Hồ Tùng Mậu (tên khai sinh là Hồ Bá Cự)sinh ngày 15/6/1896, mất ngày 23/7/1951 tại làng QuỳnhĐôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong cảnhđất nước đang lầm than, nô lệ, năm 1916, đồng chí HồTùng Mậu thoát ly gia đình, dạy học ở hai huyện ThanhChương và Anh Sơn (Nghệ An) mong tìm được bạn cùngchí hướng.

Mùa xuân năm 1923, đồng chí Hồ Tùng Mậu cùngvới 6 thanh niên yêu nước khác lập ra tổ chức Tân Việtthanh niên đoàn, tức là Tâm Tâm xã. Tôn chỉ mục đíchcủa tổ chức là “liên hiệp những người có trí lực trong toàndân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng phái, miễnlà có quyết tâm hy sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân,

đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người củangười Việt Nam”(1). Sau đó, Tâm Tâm xã phái đồng chí Hồ Tùng Mậu vềnước gây dựng cơ sở cách mạng và vận động thanh niên yêu nước xuấtdương tìm đường cứu nước. Đồng chí qua Xiêm về nước, trên đường đi có

chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất,trọn đời hiến dâng cho cách mạng

Tổng Thanh tra Chính phủ Hồ Tùng Mậu -

TS. Lê Trung KiênHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ths. Trương Tất ThắngĐại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an

Đồng chí Hồ Tùng Mậu. Ảnh tư liệu. Nguồn: Internet

Page 7: Số 07 - 2021

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 7

CHÍNH LUAÄN

gặp đoàn thanh niên gồm 16 người, trongđó có Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái.Cuộc gặp này là điều kiện thuận lợi cho cácthanh niên yêu nước sang Quảng Châu hoạtđộng và kết nạp vào Tâm Tâm xã. Sau đó,đồng chí Hồ Tùng Mậu tiếp tục về Nghệ An,rồi ra Hà Nội, đi qua Móng Cái sang QuảngChâu hoạt động.

Cuối năm 1924, đồng chí Nguyễn ÁiQuốc từ Liên Xô tới Quảng Châu hoạt động.Tại đây, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gặp tổchức Tâm Tâm xã, trao đổi thường xuyên vớiđồng chí Hồ Tùng Mậu; sau đó, Người chọncử ra 9 đồng chí để lập nhóm hạt nhân bímật. Tháng 6/1925, dưới sự chỉ đạo củalãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên ra đời để tập hợp nhữngthanh niên yêu nước Việt Nam. Các đồngchí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê HồngSơn là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt củaTổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hoạt độngtích cực và có những đóng góp quan trọngtrong kế hoạch huấn luyện chính trị cho lớpcán bộ đầu tiên của Việt Nam, lập Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên, một tổ chứctiền thân của Đảng, chuẩn bị toàn diện, mọimặt về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sựra đời chính đảng của giai cấp công nhânViệt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên được ghi nhận “là quả trứng, mà từ đó,nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộngsản)”(2).

Đồng chí Hồ Tùng Mậu là một trong sốhọc viên khóa đầu tiên được huấn luyệnchủ nghĩa Mác - Lênin, giúp cho lãnh tụNguyễn Ái Quốc tổ chức, quản lý lớp học,phiên dịch cho giảng viên người nước ngoàikhi lên lớp, thu xếp việc ăn, ở và sinh hoạtcho các học viên từ trong nước đến QuảngChâu. Sau khóa học, đồng chí Hồ Tùng Mậutrở thành một cán bộ xuất sắc, được kếtnạp là đảng viên cộng sản dự bị và đượctham gia vào việc tổ chức, hướng dẫn, phụgiảng cho các khóa huấn luyện tiếp theo.Đồng chí Hồ Tùng Mậu được đồng chíNguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Hội Việt NamCách mạng Thanh niên cử về nước vớinhiệm vụ tổ chức đường dây liên lạc trongnước với cơ quan của Tổng bộ ở QuảngChâu; lựa chọn thanh niên tiến bộ đưa sangQuảng Châu để huấn luyện chính trị. Tháng

11/1925, đồng chí Hồ Tùng Mậu đến PhòngThành, Đông Hưng, gặp nhiều người ViệtNam từ trong nước sang, đưa thanh niênvề Quảng Châu dự lớp huấn luyện. Tháng3/1926, đồng chí Hồ Tùng Mậu được giớithiệu và kết nạp vào Đảng Cộng sản TrungQuốc.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chíNguyễn Ái Quốc, từ tháng 6/1925, Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên xuất bản BáoThanh niên (bằng tiếng Việt) là cơ quantuyên truyền đường lối cách mạng, giác ngộthanh niên yêu nước và phê phán nhữngtồn tại của các tổ chức cách mạng khácnhư Việt Nam Quốc dân Đảng. Đến tháng3/1927, có hàng trăm thanh niên yêu nướcđược chọn cử xuất dương nhưng khó khănnên không đến được Quảng Châu; đồng chíHồ Tùng Mậu và đồng chí Lê Hồng Sơn vềtận biên giới để tổ chức một lớp huấn luyệnriêng cho số học viên này. Từ năm 1925đến năm 1927, cơ sở của Hội Việt NamCách mạng Thanh niên đã tổ chức được 10khóa huấn luyện với trên 200 học viên(3).Cuối năm 1927, đầu năm 1928, Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên phát triểnmạnh mẽ, các kỳ bộ lần lượt ra đời, sau đóthành tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng làhuyện bộ. Số lượng hội viên lên tới 1.700người và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã trởthành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấutranh của Nhân dân chống thực dân Pháp.

Như vậy, đồng chí Hồ Tùng Mậu xuấtphát từ lòng yêu nước, thương nòi mà đã tựnguyện dấn thân theo con đường cáchmạng, được giác ngộ và đi theo lý tưởng củacách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc huấnluyện, hoạt động không ngừng nghỉ trongcác tổ chức yêu nước, tuyên truyền vậnđộng thanh niên tham gia huấn luyện để trởthành một trong những cán bộ cốt cán củacách mạng Việt Nam.

2. Đồng chí Hồ Tùng Mậu tham giasáng lập Đảng và trở thành tấm gươngcán bộ tổ chức giàu kinh nghiệm, có bảnlĩnh và đạo đức trong sáng

Tháng 4/1927, Tưởng Giới Thạch phảnbội lại đường lối của Tôn Dật Tiên và thẳngtay đàn áp cộng sản. Tại Quảng Châu, cơquan của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên bị quân Tưởng khám xét và baovây. Hồ Tùng Mậu và một số người khác bịbắt. Sau 5 tháng bị giam giữ, cơ quan mậtvụ của Tưởng Giới Thạch biết Hồ Tùng Mậulà người yêu nước Việt Nam có quan hệ mậtthiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên họtìm mọi cách thủ tiêu. Được Đảng Cộng sảnTrung Quốc hậu thuẫn nên đồng chí HồTùng Mậu và các đồng chí khác kiên quyếtđấu tranh, buộc nhà cầm quyền Tưởng phảitrả lại tự do. Vừa ra khỏi nhà tù, đồng chíHồ Tùng Mậu đi ngay đến Quảng Tây để đónđoàn cán bộ từ trong nước sang. Đến NamKinh, đồng chí lại bị bắt. Vì không có chứngcớ, nên được tha ngay. Trở về Quảng Châu,đồng chí Hồ Tùng Mậu cùng Tổng bộ HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tụcmở các lớp huấn luyện chính trị theochương trình của đồng chí Nguyễn Ái Quốcđã giảng dạy trước đó. Ngày 12/12/1927,Quảng Châu Công xã bùng nổ. Trụ sở củaHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị đậpphá. Đồng chí Hồ Tùng Mậu và một sốngười của cơ quan Tổng bộ bị bắt. Nhờ tinhthần đấu tranh kiên quyết của Hồ Tùng Mậuvà các đồng chí khác, nhà chức trách buộcphải thả đồng chí và nhiều người khác. Đếntháng 7/1928, đồng chí Hồ Tùng Mậu lại bịbọn Tưởng bắt lần thứ tư, bị chúng giam giữcho tới cuối tháng 7/1929 mới trả tự do vàbị chúng trục xuất ra khỏi Quảng Đông. Sauđó, đồng chí sang Ma Cao, rồi đến HồngKông tìm bắt liên lạc với các đồng chí cònlại trong Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạngThanh niên để hoạt động.

Trước tình hình ở Việt Nam cùng mộtlúc có ba tổ chức cộng sản đang hoạt độnglà Đông Dương Cộng sản Đảng, An NamCộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sảnLiên đoàn, Hồ Tùng Mậu đã cùng với nhiềuđồng chí khác tích cực vận động để thốngnhất phong trào cộng sản Việt Nam. Tháng2/1929, được sự ủy nhiệm của Quốc tếCộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đếnHương Cảng để giải quyết sự bất đồng vàthống nhất các tổ chức cộng sản ở ViệtNam. Đồng chí Hồ Tùng Mậu vui mừngđược gặp lại lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đồngchí đã tích cực giúp đỡ Người trong côngviệc và góp phần vào thành công của hộinghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở ViệtNam tổ chức từ ngày 06/01 đến

Page 8: Số 07 - 2021

8 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

CHÍNH LUAÄN

07/02/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng (naylà Hồng Kông), Trung Quốc. Tham dự hộinghị có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đại diệnQuốc tế Cộng sản, hai đại biểu của ĐôngDương Cộng sản Đảng là Trịnh Đình Cửu vàNguyễn Đức Cảnh, hai đại biểu của An NamCộng sản Đảng là Châu Văn Liêm vàNguyễn Thiệu; Đông Dương Cộng sản Liênđoàn vì mới thành lập, không kịp cử đạibiểu đến dự. Ngoài ra, còn có hai đại biểulà đồng chí Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơnlàm nhiệm vụ giúp việc. Thành công củahội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Namcó sự đóng góp quan trọng của đồng chí HồTùng Mậu.

Đầu năm 1930, sau khi Đảng đượcthành lập, đồng chí Hồ Tùng Mậu rời HồngKông lên Hàng Châu gặp Nguyễn ThượngHiền và đi Nam Kinh ở nhà Hồ Sĩ Lan; điqua Thượng Hải, rồi trở lại Hồng Kông gặpNguyễn Ái Quốc và đồng chí Trần Phú.Tháng 6/1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bịcảnh sát Anh bắt tại Hương Cảng, đồng chíHồ Tùng Mậu đã cùng Trương Vân Lĩnh liênhệ với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ nhờ can thiệpvà vận động luật sư Loseby bào chữa choNguyễn Ái Quốc. Ngày 30/6/1931, khithuyền vừa cập bến Thượng Hải, đồng chíHồ Tùng Mậu bị mật thám Pháp bắt và giảivề Việt Nam xét xử. Đồng chí bị kết án tùchung thân, bị giam giữ qua các nhà tù ởHỏa Lò, Vinh, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn MaThuột và Trà Khê. Suốt 14 năm tù đày, làmột chiến sĩ cộng sản dũng cảm, kiêntrung, đồng chí Hồ Tùng Mậu vẫn hoạt độngtranh đấu chống bọn chúa ngục, chế độ laotù hà khắc, giữ vững khí tiết cách mạng,sáng tác thơ văn động viên, khích lệ bạn tùtin ở tương lai, tiền đồ xán lạn của cáchmạng khi có Đảng lãnh đạo, dẫn đường chỉlối. Trải qua các nhà tù, đồng chí luôn vậnđộng, tập hợp, đoàn kết bạn tù, chú trọngcông tác học tập nâng cao trình độ hiểu biếtvề chính trị và văn hóa cho bạn tù. Đồngchí đã chịu đựng nhiều gian lao, cực khổ,nhưng vẫn bền bỉ, kiên cường giữ vững khítiết cách mạng.

Tháng 3/1945, đồng chí Hồ Tùng Mậuđược trả tự do, về hoạt động ở Trung Bộ,tham gia việc chuẩn bị tiến hành Tổng khởinghĩa giành chính quyền, kháng chiếnchống Pháp. Năm 1946, được cử làm Chủ

tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liênkhu IV, đồng chí đã lãnh đạo, củng cố tổchức Đảng và công tác cán bộ. Từ đó, Liênkhu nhanh chóng hình thành tổ chức và xâydựng Đảng trong Liên khu bộ, trong các chihội của 6 tỉnh, hình thành hệ thống côngtác chính trị - tư tưởng của lực lượng vũtrang liên khu. Các tổ chức chính quyền,Mặt trận Việt Minh cũng được củng cố.Công tác quân sự cách mạng được diễn rathuận lợi, các lực lượng dân quân tự vệđược thành lập và phát triển. Đồng chí HồTùng Mậu đặc biệt quan tâm công tác đàotạo cán bộ hành chính các cấp và cán bộquân sự chính trị cấp cơ sở cho Liên khuIV.

Năm 1949, sau nhiều lần thảo luận vàthống nhất, chuẩn bị về mọi mặt, Chủ tịchHồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138 B-SL thànhlập Ban Thanh tra Chính phủ, cử đồng chíHồ Tùng Mậu làm Tổng Thanh tra. Dưới sựchỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hồ TùngMậu, công tác thanh tra Nhà nước đượctiến hành thường xuyên trong những năm1949 - 1951. Ban Thanh tra Chính phủ đãcử nhiều đoàn cán bộ liên tục đến các địabàn thuộc Liên khu Việt Bắc, Liên khu III,Liên khu IV... Các đoàn thanh tra luôn chútrọng thanh tra việc chấp hành sắc lệnhtổng động viên, việc thực hiện chính sáchruộng đất, chuẩn bị các chiến dịch quân sựlớn; thanh tra tình hình chi tiêu tài chính,quản lý ngân sách, thanh tra chấn chỉnhbiên chế; tình hình quan hệ giữa quân độivới các cơ quan chính quyền... Cùng với đó,lãnh đạo Ban Thanh tra phối hợp với BanKiểm tra Trung ương Đảng và Ban Thanhtra các bộ làm rõ một số vụ tham ô lớntrong và ngoài quân đội.

Trên cương vị công tác, đồng chí HồTùng Mậu đã hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ thanh tra Nhà nước và công tác Đảng,thể hiện là người có phẩm chất đạo đức,thanh liêm, trung thành, trung thực, sâusát, cụ thể. Đồng chí Hồ Tùng Mậu đã nêucao tinh thần dũng cảm, không sợ va chạm,vượt khó, lăn lộn trong Nhân dân, trongĐảng, đề cao trách nhiệm phát hiện nhữngvi phạm, sai phạm trong Đảng và trong bộmáy Nhà nước để kiến nghị xử lý đúng.Đồng chí Hồ Tùng Mậu nêu vấn đề trongcông tác thanh tra, kiểm tra là không chỉ

xử lý, mà cái quan trọng phải có biện phápngăn chặn. Đồng chí Hồ Tùng Mậu chorằng, nước sông sạch là nhờ nước suốitrong, muốn cho địa phương, cơ sở trở nêntốt, trước hết người làm công tác Đảng,công tác chính quyền phải rất trong sạch.Vì vậy, đồng chí Hồ Tùng Mậu luôn luôn tựmình rèn luyện, giữ liêm khiết tuyệt đối,không bao giờ bỏ túi cái kim, sợi chỉ củaNhà nước, của Nhân dân.

Tháng 2/1951, tại Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động ViệtNam, đồng chí Hồ Tùng Mậu được bầu làỦy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trungương Đảng; các chức vụ cũ của đồng chívẫn giữ nguyên. Chiều ngày 23/7/1951,trên đường đi công tác qua thị trấn Còng(Thanh Hóa), đoàn cán bộ của đồng chí HồTùng Mậu bị máy bay giặc Pháp phát hiệnvà đuổi bắn. Người lãnh đạo ngành Thanhtra đã hy sinh giữa lúc còn tràn đầy nănglực cống hiến. Thi hài đồng chí Hồ TùngMậu đã được đưa về quê hương an tángtrong niềm tiếc thương vô hạn của đồngbào, đồng chí.

Có thể nói, đồng chí Hồ Tùng Mậu đãdành trọn cuộc đời hiến dâng cho cáchmạng, trưởng thành từ một chí sĩ yêu nướcđến một chiến sĩ cộng sản. Dù ở cương vịnào, đồng chí cũng luôn thể hiện là một cánbộ cương trực, trung hậu, sẵn sàng làmnhiệm vụ với trách nhiệm cao, làm việcquên mình với tác phong chan hòa, bình dị,khảng khái, có uy tín lớn trong Nhân dân.Đồng chí đã có đóng góp quan trọng vàoviệc huấn luyện, tổ chức cán bộ Đảng,Chính phủ, các cấp cơ sở cho cách mạngvà cho quân đội Nhân dân. Cho đến phútcuối đời, đồng chí Hồ Tùng Mậu luôn xứngđáng với lòng tin của Nhân dân, của Đảng,của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm.

Chú thích:

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hànhTrung ương, Các tổ chức tiền thân của Đảng, BanNghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, HN,1977, tr. 319;

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốcgia Sự thật, HN, 2011, t. 3, tr. 14;

(3) Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiêncường, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, HN, 2002,tr. 87.

Page 9: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 9

Đấu tranh chống thamnhũng được xác định vừalà nhiệm vụ cấp bách,trước mắt, vừa là nhiệmvụ lâu dài theo suốt quátrình phát triển của đất

nước. “Quốc nạn” này lúc nào cũng cầnphải chống, nhưng ở mỗi thời kỳ, mỗi giaiđoạn lịch sử có những trọng tâm, trọng điểmvà phương pháp, biện pháp khác nhau. Thờigian gần đây, chúng ta quan tâm nhiều hơntới công tác thu hồi tài sản, bởi vì ngày càngnhận thức được rằng, tham nhũng không cómục đích gì khác là chiếm đoạt tài sản, tiềnbạc, cho nên mục tiêu của đấu tranh chống

tham nhũng chính là bảo vệ, thu hồi đượctài sản của Nhà nước, Nhân dân bị chiếmđoạt. Những vụ án gây thất thoát hoặc bịchiếm đoạt lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng,trong khi nguồn lực đất nước còn hạn hẹp,mới thấy hết được ý nghĩa và yêu cầu củaviệc thu hồi tài sản bức bách như thế nào.

Vừa qua, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số04-CT/TW ngày 02/6/2021 (Chỉ thị 04) vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thu hồi tài sản tham nhũng và tàisản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụán hình sự về tham nhũng, kinh tế. Đây làlần đầu tiên có một văn bản của Đảng

chuyên về công tác thu hồi tài sản thamnhũng, trong đó nhấn mạnh sự cần thiếtphải tăng quyền hơn nữa cho thanh tra viên,kiểm toán viên áp dụng các biện pháp ngănchặn việc tẩu tán tài sản; đồng thời hoànthiện chính sách, pháp luật về cơ chế thuhồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt khôngqua thủ tục kết tội... Chỉ thị 04 coi thu hồitài sản là “nhiệm vụ trọng tâm, thườngxuyên trong công tác phòng, chống thamnhũng”. Đó là một tư tưởng xuyên suốt vàđược coi trọng trong thời gian gần đây. Chỉthị này thể hiện một cách mạnh mẽ, rõ ràngnhư một cú hích lớn để cho các cơ quanthực thi nhiệm vụ làm tốt hơn, thậm chí xem

với việc nâng cao hiệu quả thu hồitài sản bị chiếm đoạt, thất thoát

TS. Đinh Văn MinhVụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ

Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư

Một phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Nguồn: Internet

Page 10: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

10 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

lại cơ chế chính sách còn vướng mắc để tiếptục sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện thuận lợihơn trong việc thu hồi tài sản.

Trước hết, Chỉ thị 04 nhấn mạnh việccần thiết phải nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của cấp uỷ, tổ chức Đảng, người đứngđầu các cấp đối với công tác thu hồi tài sảnbị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ ánhình sự về tham nhũng, kinh tế; xác địnhđây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốttrong quá trình thực hiện công tác phòng,chống tham nhũng. Tiếp tục đổi mới, đẩymạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, tổchức thực hiện có hiệu quả công tác thu hồitài sản tham nhũng. Người đứng đầu cấp uỷ,tổ chức Đảng, địa phương, cơ quan, đơn vịphải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịutrách nhiệm về công tác thu hồi tài sảntham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phươngmình.

Thực tiễn đấu tranh chống tham nhũngchỉ ra rằng, ở đâu cấp ủy, người đứng đầucấp ủy có nhận thức đầy đủ về trách nhiệmvà tầm quan trọng của công tác thu hồi tàisản, thì ở đó các vụ việc, vụ án tham nhũngkinh tế được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời; tiềnbạc, tài sản bị chiếm đoạt thất thoát đượcthu hồi chiếm tỷ lệ cao. Thời gian gần đây,công tác này đã có những chuyển biến rõnét theo hướng không nhất thiết phải chờtòa án xét xử thì tài sản mới được thu hồi.Điển hình là trong vụ án MobiFone mua95% cổ phần của AVG, chúng ta đã thu hồitoàn bộ tài sản thất thoát ngay trước khi xétxử. Đây là vụ án thu hồi được tài sản nhiềunhất từ trước đến nay, với tổng số tiền thuhồi là 8.845 tỷ đồng trên tổng số 8.697 tỷđồng của vụ án. Mặc dù hệ thống pháp luậtcủa chúng ta chưa có gì thay đổi nhưng tạisao lại thu hồi được số tài sản lớn như vậylà do có sự chỉ đạo kịp thời. Chính vì vậy,một trong những bài học quan trọng nhất ởvụ án này đó là có sự chỉ đạo của Trungương với tinh thần “rõ đến đâu xử đến đấy”,“làm đến đâu thu đến đấy”.

Đặc biệt, Chỉ thị đã chỉ ra những biệnpháp lâu dài, có tính chất đổi mới mạnh mẽ,căn bản nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tàisản: “Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng,hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luậtvề thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạttrong các vụ án hình sự về tham nhũng,kinh tế, nhất là các quy định về trình tự,

thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếmđoạt; về cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát,chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội”. Chođến nay, chúng ta mới chỉ thu hồi tài sảnthông qua bản án hình sự đã có hiệu lựcpháp luật. Tức là tòa án phải kết án mộtngười nào đó, sau đó mới tiến hành thu hồitài sản trên cơ sở bản án hình sự đó. Đâychính là vấn đề rất lớn và còn nhiều ý kiếnkhác nhau trong quá trình xây dựng LuậtPhòng, chống tham nhũng năm 2018. Đó làviệc, trong quá trình kiểm soát tài sản, thunhập, có những trường hợp người kê khaiche giấu tài sản hoặc giải trình không hợplý số tài sản tăng thêm, nguồn gốc tài sảnkhông rõ ràng, nhưng chúng ta mới chỉ xử lýsự không trung thực ở góc độ kỷ luật cán bộ,còn việc xử lý số tài sản đó như thế nào, thìvề mặt luật pháp vẫn còn nhiều vướng mắc,bất cập. Trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽbàn về vấn đề này một cách thấu đáo vàtoàn diện để kịp thời tháo gỡ những trườnghợp rất khó xử lý trong thực tế. Bộ Tư phápđã chủ trì phối hợp với các cơ quan hữuquan nghiên cứu và đưa ra những kiến nghịban đầu về vấn đề thu hồi tài sản không quathủ tục kết tội. Việc Ban Bí thư ban hành Chỉthị 04 là điều kiện thuận lợi để có những sửađổi, bổ sung pháp luật cần thiết, khắc phụcnhững hạn chế, vướng mắc này, để làm saochúng ta có thể thu hồi được tài sản bịchiếm đoạt, thất thoát mà không cần quabản án hình sự hoặc các hình thức khác.Những bất cập, vướng mắc trong việc kêbiên tài sản, phong toả tài khoản, thẩm địnhgiá, bán đấu giá tài sản, thành lập, giải thể,phá sản doanh nghiệp cũng cần sớm khắcphục.

Chỉ thị 04 cũng nhấn mạnh việc nghiêncứu rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật vềthanh tra, kiểm toán, tố tụng hình sự, thihành án dân sự và các quy định pháp luậtliên quan theo hướng bổ sung cho thanh traviên, kiểm toán viên thẩm quyền áp dụngcác biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tàisản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạmtham nhũng, kinh tế; xác định rõ tráchnhiệm của từng chủ thể trong việc truynguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong toảtài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểmtoán, điều tra, truy tố, xét xử.

Đây là những định hướng quan trọngcần lưu ý trong quá trình sửa đổi, bổ sung

Luật Thanh tra 2010, đặc biệt là cơ quanThanh tra Chính phủ, thanh tra cấp tỉnh,theo quy định của Luật Phòng, chống thamnhũng 2018 được xác định là cơ quan kiểmsoát tài sản, thu nhập và giao cho cácquyền hạn mạnh mẽ để một mặt xác địnhtính trung thực của việc kê khai tài sản, mặtkhác yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhâncó liên quan áp dụng các biện pháp cầnthiết để ngăn chặn việc tẩu tán, chuyểndịch, hủy hoại tài sản, bảo đảm cho việc thuhồi tài sản sau này.

Để bảo đảm cho việc thu hồi tài sảnkịp thời, Chỉ thị 04 nhấn mạnh cần phảikhẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốcgia về đất đai; quy định của pháp luật vềthanh toán không dùng tiền mặt; nghiêncứu, xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnhvực bất động sản, ngân hàng, chuyểnnhượng vốn góp, cổ phần để kiểm soát tàisản chặt chẽ, hạn chế việc tẩu tán, chegiấu, hợp thức hoá tài sản do phạm tội màcó, tạo thuận lợi cho công tác thu hồi tài sảntham nhũng.

Đấu tranh chống tham nhũng nói chungvà thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoátnói riêng là vấn đề rất khó khăn, phức tạpvì qua nhiều khâu, nhiều bước, liên quanđến nhiều cơ quan, vì vậy sự phối hợp giữacác cơ quan là yếu tố quan trọng để hiệuquả thu hồi được thuận lợi và nhanh chóng.Chỉ thị 04 yêu cầu nâng cao trách nhiệm vàhiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chứcnăng trong công tác thu hồi tài sản bị thấtthoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sựvề tham nhũng, kinh tế; xác định rõ vai trò,trách nhiệm của cơ quan kiểm tra, thanhtra, kiểm toán, cơ quan tiến hành tố tụng,cơ quan thi hành án dân sự, ban chỉ đạo thihành án dân sự các cấp; kịp thời áp dụngcác biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tàisản, đất đai, phong toả tài khoản ngay trongquá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,điều tra, truy tố, xét xử. Toà án các cấp thựchiện nghiêm quy định của pháp luật vềchuyển giao bản án, tài liệu liên quan đếntài sản bị kê biên, phong toả; kịp thời đínhchính, giải thích bản án và các kiến nghị củacơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.Cơ quan thi hành án dân sự kịp thời xử lýtheo pháp luật tài sản đã kê biên, phong toả,tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét

Page 11: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 11

xử, đồng thời tích cực xác minh, truy tìm và xử lý tài sản trong giai đoạn thihành án.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo thi hành ándân sự các cấp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhấtlà chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành ándân sự, thu hồi tài sản tham nhũng; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợpchặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơquan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản,đất đai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, kịp thời áp dụng các biệnpháp tạm giữ, kê biên, phong toả, xử lý tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trongquá trình tố tụng và thi hành án dân sự.

Con người là yếu tố quyết định trong việc đưa chủ trương, chính sách,pháp luật vào cuộc sống, vì vậy Chỉ thị 04 nêu rõ cần tiếp tục củng cố, kiệntoàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan điều tra, truytố, xét xử và thi hành án dân sự, bảo đảm đủ số lượng, vững về chuyên mônnghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm,chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng,chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Chỉ thị 04 cũng nhắc nhở cần tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra,kiểm sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ ánhình sự về tham nhũng, kinh tế; kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại,hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêucực trong công tác thu hồi tài sản. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các đoàn thể tăng cường giám sát công tác thu hồi tài sản bịthất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; có cơchế phát huy hiệu quả vai trò giám sát của Nhân dân, khuyến khích ngườidân phản ánh, tố giác tài sản bất minh và sai phạm trong công tác thu hồitài sản tham nhũng.

Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chốngtham nhũng là một trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trongđấu tranh chống tham nhũng. Sự tham gia giám sát của xã hội, người dân vàbáo chí là rất quan trọng; phải biết tận dụng và phát huy tối đa nguồn tin từquần chúng Nhân dân. Đó là thông tin rất tốt nhưng để tận dụng tối đa nguồnthông tin này thì cần phải có cơ chế phù hợp để tiếp nhận, giải quyết kịp thời,từ đó mới khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân vào công tác đấutranh, phát hiện hành vi tham nhũng.

Ngoài ra, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với việc ViệtNam là một nước thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống thamnhũng nên cần tăng cường hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng;chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền ởnước ngoài để xác minh, truy tìm và xử lý tài sản do phạm tội mà có đang ởnước ngoài. Đẩy mạnh tham gia, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hìnhsự giữa Việt Nam với các nước, tạo cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp trongphòng, chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài.

Một chỉ thị của Đảng chưa phải một thiết chế, nhưng nó là định hướngmà các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy cần quán triệt trong quá trình lãnhđạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, là cơ sở để các cơ quanNhà nước nghiên cứu, thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Chỉ thị04 của Ban Bí thư cũng là một tuyên ngôn rất mạnh mẽ, một lời cảnh tỉnhđối với những người có mưu đồ xấu muốn chiếm đoạt, che giấu tiền bạc, tàisản của Nhà nước và Nhân dân./.

Lời ru đất nước

Người về sông núi rộng dàiChiến trường giữ lại hình hài khói sươngTrái tim đặt ở biên cươngDấu chân mòn những dặm đường hành quân

Đi qua ngày tháng xoay vầnTên anh sáng mãi nghĩa ân nặng tìnhẨn sau hương khói lặng thinhMẹ thương đứt ruột bóng hình ngày xưa

Mấy mươi năm đó như vừaMênh mông nước mắt người chưa trở vềChập chờn như tỉnh như mêCầm giấy báo tử mà tê điếng lòng

Đêm dài bên ngọn đèn chongBóng mẹ thao thức lưng còng bể dâuNắng mưa nhớ đến bạc đầuLời ru đất nước ngàn sau vọng về…

Trần Thanh Thoa

Ảnh: PV

Page 12: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

12 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Việc kê khai tài sảncủa cán bộ, côngchức, viên chức đãđược thực hiện theoLuật Phòng, chốngtham nhũng năm

2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012)với ý nghĩa là một trong những biện phápphòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên trênthực tế qua 15 năm thi hành Luật, biệnpháp này được đánh giá là mang nặng tínhhình thức, ít có hiệu quả trong phòng, chốngtham nhũng, thậm chí còn gây ra không ítlãng phí, tốn kém công sức và thời gian. Bàiviết dưới đây tập trung làm rõ một số nộidung liên quan tới thẩm quyền, trách nhiệmcủa các chủ thể trong kiểm soát thu nhập,tài sản theo quy định của pháp luật hiệnhành, đặc biệt kể từ thời điểm Nghị định số130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 củaChính phủ (Nghị định 130) về kiểm soát tàisản, thu nhập của người có chức vụ, quyềnhạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có hiệulực thi hành.

Sự cần thiết phải sửa đổi quy địnhpháp luật về kê khai tài sản, thu nhập

Luật Phòng chống tham nhũng năm2005 quy định, bản kê khai tài sản, thunhập do đơn vị/ bộ phận phụ trách công táctổ chức nhân sự của cơ quan, tổ chức nơingười kê khai công tác quản lý. Đối vớingười có nghĩa vụ kê khai thuộc diện cấpủy quản lý thì ban tổ chức cấp ủy cùng cấpquản lý. Đây được nhận diện là một trong

những hạn chế của Luật dẫn đến tình trạngviệc xác minh tài sản, thu nhập của ngườicó nghĩa vụ kê khai ít được thực hiện trong15 năm qua. Theo các báo cáo tổng kết,việc kê khai tài sản năm nào cũng đượcthực hiện khá đầy đủ, đúng thời hạn, đúngquy trình… nhưng bản kê khai đó hầu hếtkhông được cơ quan tiếp nhận bản kê khaixem xét, đánh giá tính trung thực của ngườikê khai hay tìm ra các dấu hiệu của tài sảnbất minh. Thông thường, mọi bất thườngtrong tài sản của cán bộ, công chức dẫnđến có thể tiến hành xác minh lại chủ yếudo báo chí phản ánh hay dư luận từ quầnchúng Nhân dân. Ngay cả khi đã có nhữngdấu hiệu vi phạm thì việc tiến hành thẩm

tra xác minh cũng qua nhiều tầng nấc, điềukiện khó khăn và những người tiến hànhxác minh cũng thiếu tính chuyên nghiệp vàkhả năng phát hiện vấn đề...

Khắc phục hạn chế nêu trên, LuậtPhòng, chống tham nhũng năm 2018 đãquy định một hệ thống cơ quan kiểm soáttài sản, thu nhập một cách “bán chuyêntrách” - không thành lập mới mà giao thêmchức năng, nhiệm vụ cho hệ thống cơ quancó sẵn trong hệ thống. Theo đó, việc quảnlý bản kê khai tài sản, thu nhập sẽ đượcthực hiện một cách tập trung. Cơ quan, đơnvị quản lý tập trung bản kê khai là cơ quan,đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập củangười có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm

trong kiểm soát tài sản, thu nhậpTS. Nguyễn Thị Lê Thu

Học viện Hành chính Quốc gia

Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan,tổ chức, đơn vị, cá nhân

Hội thảo về “nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của ngườicó chức vụ, quyền hạn” do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức

Page 13: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 13

quyền. Điều này giúp cho việc theo dõi,giám sát và kiểm soát tài sản, thu nhậpcủa người có nghĩa vụ kê khai hiệu quả hơn,qua đó kịp thời xác minh để phát hiện, xửlý tham nhũng. Đồng thời, Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018 cũng quyđịnh về trình tự, thủ tục tiếp nhận bản kêkhai, cung cấp thông tin bản kê khai và xâydựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bản kê khai.

Quy định pháp luật hiện hành vềthẩm quyền, trách nhiệm của các chủthể trong kiểm soát tài sản, thu nhập

* Về hệ thống cơ quan kiểm soát tàisản, thu nhập:

Điều 30 Luật Phòng, chống thamnhũng năm 2018 quy định cơ quan kiểmsoát tài sản, thu nhập và đối tượng kiểmsoát tài sản, thu nhập của các cơ quan nàynhư sau:

- Thanh tra Chính phủ kiểm soát tàisản, thu nhập của người giữ chức vụ từgiám đốc sở và tương đương trở lên côngtác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, chính quyền địa phương, đơn vịsự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức doThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,doanh nghiệp Nhà nước; người có nghĩa vụkê khai thuộc thẩm quyền quản lý củamình.

- Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thunhập của người có nghĩa vụ kê khai côngtác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp Nhà nước thuộc chính quyền địaphương, trừ những đối tượng thuộc sự kiểmsoát của Thanh tra Chính phủ và nhữngngười thuộc sự kiểm soát của các cơ quan,tổ chức khác sẽ được xác định trong quychế phối hợp giữa các cơ quan có thẩmquyền kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập củangười có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơquan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhànước thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nướccủa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, trừ trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều này (tức là các đối tượngthuộc diện kiểm soát của Thanh tra Chínhphủ).

- Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụQuốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tàisản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạtđộng chuyên trách và người có nghĩa vụ kêkhai khác thuộc thẩm quyền quản lý cánbộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Văn phòng Quốc hội kiểm soát tàisản, thu nhập của người có nghĩa vụ kêkhai công tác tại cơ quan thuộc Ủy banThường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội,trừ trường hợp quy định tại điểm 2 nêu trên.

- Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soáttài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kêkhai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước.

- Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểmsát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nướckiểm soát tài sản, thu nhập của người cónghĩa vụ kê khai công tác tại tòa án nhândân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toánNhà nước.

- Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, cơ quan Trung ươngcủa các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soáttài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kêkhai công tác trong hệ thống cơ quan, tổchức đó.

Như vậy, ngành Thanh tra nói chungsẽ có trách nhiệm rất lớn trong việc kiểmsoát tài sản, thu nhập của những người cóchức vụ, quyền hạn bởi đối tượng kê khaitrong các cơ quan, tổ chức đơn vị nói trênlà rất lớn. Thanh tra Chính phủ sẽ kiểmsoát tài sản, thu nhập của cán bộ trung,cao cấp trở lên trong toàn quốc chỉ trừ mộtsố đối tượng tại một số cơ quan ở Trungương, cơ quan tư pháp, kiểm toán và cơquan Đảng, đoàn thể. Thanh tra cấp tỉnh sẽkiểm soát tài sản, thu nhập của hầu hếtcán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nướctại địa phương, trừ một số cơ quan tư pháp,cơ quan Đảng,đoàn thể. Trách nhiệm nàysẽ đặt ra cho ngành Thanh tra những yêucầu mới, đòi hỏi phải có sự điều chỉnhnhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cũngnhư chuyên môn nghiệp vụ trong thời giantới theo tinh thần sửa đổi Luật Thanh tra2010 tới đây.

Một nội dung đáng quan tâm là theoquy định tại Điều 30 Luật Phòng, chốngtham nhũng năm 2018 thì người có nghĩa

vụ kê khai tài sản nếu công tác trong hệthống cơ quan, tổ chức của Đảng chịu sựkiểm soát về tài sản, thu nhập của cơquan có thẩm quyền của Đảng. Nếu côngtác tại cơ quan Nhà nước thì chịu sự kiểmsoát của cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập thuộc Nhà nước. Nếu công tác tại tổchức chính trị - xã hội thì chịu sự kiểmsoát của cơ quan Trung ương của tổ chứcđó. Nội dung của kiểm soát tài sản, thunhập bao gồm cả việc kiểm tra, xác minhtính trung thực trong việc kê khai tài sản,thu nhập. Quy định này xuất phát từ đặcđiểm của hệ thống chính trị Việt Nam kháphức tạp với các nguyên tắc về quản lý cánbộ đặc thù.

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, trongcác cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội, doanh nghiệp Nhà nước có nhiềucán bộ giữ các chức vụ thuộc diện BộChính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo Quyđịnh số 85-QĐ/TW ngày 23/05/2017 củaBộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kêkhai tài sản của cán bộ thuộc diện BộChính trị, Ban Bí thư quản lý (Quy định số85) thì chủ thể kiểm tra việc kê khai tàisản của những cán bộ này là Bộ Chính trị,Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Theo Quy định số 126-QĐ/TW ngày28/02/2018 của Bộ Chính trị “một số vấnđề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” (Quy địnhsố 126) thì kê khai tài sản và thẩm tra, xácminh tính trung thực của cán bộ, đảng viênlà nội dung thuộc vấn đề chính trị của cánbộ, đảng viên và thẩm quyền thẩm tra, xácminh thuộc cấp ủy quản lý cán bộ, đảngviên đó.

Như vậy, nếu thực hiện theo đúng quyđịnh của Luật Phòng, chống tham nhũngnăm 2018 thì các cơ quan kiểm soát tàisản, thu nhập của Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội có thẩm quyền và có thể chủđộng kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhậpcủa tất cả các đối tượng thuộc phạm vikiểm soát của mình, bao gồm cả cán bộ,đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bíthư, cấp ủy quản lý. Nhưng với Quy định số85 và Quy định số 126 nêu trên thì việckiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập củacán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị,Ban Bí thư, cấp ủy quản lý đều thuộc thẩmquyền của các cơ quan của Đảng.

Page 14: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

14 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Vì vậy, để bảo đảm thực hiện đúng quyđịnh của Luật và phù hợp với quy định củaĐảng, cần có quy định về việc phối hợp giữacác cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội trong việc kiểm soát tàisản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện BộChính trị, Ban Bí thư, cấp ủy quản lý côngtác tại các cơ quan Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, doanh nghiệp. Đây sẽ làcơ sở để các cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập của Nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội xây dựng kế hoạch xác minh ngẫu nhiênhàng năm cũng như tiến hành công tác xácminh về tài sản, thu nhập khi có các điềukiện khác theo quy định của Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018.

Vì vậy Nghị định 130 đã quy định “mộtsố biện pháp thi hành Luật Phòng, chốngtham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhậpphù hợp với phân cấp quản lý cán bộ củaĐảng Cộng sản Việt Nam được quy định tạiquy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểmsoát tài sản, thu nhập theo quy định tạiĐiều 30 của Luật Phòng, chống thamnhũng”. Quy chế phối hợp sẽ bao gồm mộtsố nội dung quan trọng nhưng chưa đượcquy định trong Luật Phòng, chống thamnhũng năm 2018. Tuy nhiên, cho tới thờiđiểm hiện tại, chúng ta chưa ban hànhđược quy chế này, do vậy, việc quản lý bảnkê khai tài sản của các cán bộ thuộc diệnBộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đang làmviệc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chínhtrị xã hội, doanh nghiệp vẫn còn để ngỏ.

* Về nhiệm vụ, quyền hạn của hệthống cơ quan kiểm soát thu nhập, tàisản:

Điều 31 Luật Phòng, chống thamnhũng năm 2018 quy định nhiệm vụ, quyềnhạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập. Theo đó, cơ quan kiểm soát tài sản,thu nhập có nhiệm vụ sau đây:

- Quản lý, cập nhật bản kê khai tàisản, thu nhập (sau đây gọi là bản kê khai)và các thông tin về kiểm soát tài sản, thunhập.

- Giữ bí mật thông tin thu thập đượctrong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp

dụng biện pháp bảo vệ người cung cấpthông tin có liên quan đến việc kiểm soáttài sản, thu nhập. Việc bảo vệ người cungcấp thông tin được thực hiện như bảo vệngười tố cáo theo quy định của pháp luậtvề tố cáo. Người phản ánh, báo cáo về hànhvi tham nhũng được áp dụng các biện phápbảo vệ như bảo vệ người tố cáo.

- Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữliệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi cóyêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có thẩm quyền.

- Trong quá trình kiểm soát tài sản, thunhập nếu phát hiện hành vi vi phạm phápluật thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhậpphải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩmquyền giải quyết.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhậpcó các quyền hạn sau đây:

- Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khaicung cấp, bổ sung thông tin có liên quan,giải trình khi có biến động tăng về tài sản,thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên sovới tài sản, thu nhập đã kê khai lần liềntrước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tàisản, thu nhập.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có liên quan cung cấp thông tin về tàisản, thu nhập của người có nghĩa vụ kêkhai để phục vụ việc xác minh tài sản, thunhập.

- Xác minh tài sản, thu nhập và kiếnnghị xử lý vi phạm quy định của pháp luậtvề kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thunhập áp dụng các biện pháp cần thiết theoquy định của pháp luật nhằm ngăn chặnviệc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản,thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạtđộng xác minh tài sản, thu nhập.

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền định giá, thẩm định giá,giám định tài sản, thu nhập phục vụ việcxác minh.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhânđược yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây

gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệmcung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thôngtin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịutrách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

Người được yêu cầu phải chấp hànhquyết định của người yêu cầu cung cấpthông tin. Như vậy, trong mọi trường hợp,người được yêu cầu có thể đưa ra những lýdo trong việc chậm trễ cung cấp thông tinđược yêu cầu nhưng việc đánh giá và chấpnhận lý do đó hay không thuộc về quyềncủa người yêu cầu. Quy định này nhằm bảođảm cho các cơ quan kiểm soát tài sản,thu nhập thực hiện được trách nhiệm củamình trong quá trình tiến hành xác minh,tránh được những khó khăn có thể gặp phảivì sự bất hợp tác thậm chí là chống đối củangười được yêu cầu cung cấp thông tin.

Những quy định nói trên cũng được ápdụng đối với việc yêu cầu và thực hiện yêucầu cung cấp thông tin đối với doanhnghiệp, tổ chức thuộc khu vực ngoài Nhànước và cá nhân.

Đặc biệt, việc yêu cầu và thực hiệnyêu cầu cung cấp thông tin đối với tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàitại Việt Nam được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về cung cấp thông tin kháchhàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài tại Việt Nam.

Đây là một quy định hết sức quantrọng bởi vì theo quy định tại Điều 14 LuậtCác tổ chức tín dụng năm 2010 (được sửađổi, bổ sung năm 2017) thì “tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphải bảo đảm bí mật thông tin liên quanđến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và cácgiao dịch của khách hàng tại tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.Tuy nhiên, để có thể đấu tranh với các hànhvi rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các hànhvi vi phạm pháp luật khác trong đó có việcche giấu tài sản, thu nhập, Luật này cũngquy định “tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài không được cung cấpthông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi,tài sản gửi, các giao dịch của khách hàngtại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừtrường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhànước có thẩm quyền theo quy định của

Page 15: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 15

pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng”. Cơ quankiểm soát tài sản, thu nhập là một trong những cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin mà tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được quyền từchối với lý do giữ bí mật thông tin cho khách hàng.

Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 về việcgiữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dung,chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định khá nhiều chủ thể cóthẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng,theo đó có thể thấy, hệ thống cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhậpcó đầy đủ các quyền hạn để phục vụ cho việc kiểm soát tình hìnhthực tế, sự biến động của tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụkê khai và qua đó đánh giá về tính trung thực của việc kê khai cũngnhư các dấu hiệu nghi ngờ về sự thiếu trung thực, che giấu tài sảnhoặc các nghi ngờ liên quan đến hành vi tham nhũng. Đặc biệt làcơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền chủ động tự mìnhquyết định xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạmquy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. Đây là mộtquyền hạn rất quan trọng để khắc phục những hạn chế của quyđịnh hiện hành khiến cho việc tiến hành xác minh tài sản, thu nhậpcủa người có chức vụ, quyền hạn là hết sức khó khăn.

Để bảo đảm các quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập được thực hiện, Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng năm2018 cũng đã nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:

Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài tại Việt Nam, cơ quan công an, cơ quan quản lý thuế, hảiquan, cơ quan quản lý về đất đai, đăng ký tài sản và cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, có trách nhiệm sau đây:

- Cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh về tàisản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan kiểm soát tài sản, thunhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời củathông tin đã cung cấp; trường hợp không cung cấp được thì phải trảlời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luậtđể làm rõ thông tin liên quan đến nội dung xác minh tài sản, thunhập hoặc để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tàisản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tàisản, thu nhập.

- Tiến hành định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thunhập theo quy định của pháp luật.

Việc Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cáctrách nhiệm trên đây của cơ quan, tổ chức có liên quan đều nhằmgiúp cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thể thu thập thôngtin, tài liệu một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhất phục vụcho việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyềnhạn góp phần phòng, chống tham nhũng cũng như thu hồi tài sảntham nhũng có hiệu quả./.

Chiều ở nghĩa trangliệt sĩ…

Nghĩa trang chiều mây trắngNắng tháng Bảy rót mật tán thông xanhNhững dáng đứng anh hùng đã tạc vào dáng núiTrăm năm một lời thề sắt son

Ta cúi đầu nghe tiếng gió đại ngànCác anh tề tựu về đây trong vòng tay đất mẹNgười gửi lại giấc mơ nơi rừng sâu chiến tuyếnNgười dở dang lời hẹn giữa muôn trùng tháng năm

Chiếc bi đông, đôi dép đứt, mũ tai bèoNhững dấu vết đạn bom đâu dễ gì bôi xoáNhững nấm mộ vô danh Nghiêng bóng dài khắc khoảiCỏ xanh xao xác ru tháng ngày

Nén tâm nhang cay mắt hoàng hônTriệu dòng máu nóng hoá màu trời rực đỏTa lặng lòng nghe thẳm sâu cất tiếngHạt bụi vương trên áo có hồn cốt cha ông…

Chiều tháng BảyTán rừng già vi vútĐáy mắt Mẹ sâu hút những đêm dài nhớ con…

Trần Văn Thiên

Ảnh: PV

Page 16: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

16 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

ỞViệt Nam, tham nhũngđược nhận diện là“quốc nạn”, một trongbốn nguy cơ lớn đe dọađến sự tồn vong củaĐảng và chế độ, cản

bước công cuộc đổi mới; làm xói mòn niềm

tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo củaĐảng. Tham nhũng tự ngụy trang tinh vi, ẩngiấu ngay trong nội bộ, len lỏi từng ngócngách của đời sống xã hội. Công tác phòng,chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâudài, khó khăn, cam go và phức tạp, cần cóquyết tâm cao của cả hệ thống chính trị,

phải được tiến hành đồng bộ, liên tục, kiênquyết, kiên trì, không có vùng cấm, khôngcó ngoại lệ.

Tham nhũng xuất hiện, tồn tại trongchế độ xã hội nhất định

Các nghiên cứu về lịch sử nhân loạicho thấy, tham nhũng và chống tham

ở Việt Nam

Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Nguyễn Văn ChiếnTạp chí Cộng sản

Đại tá Nguyễn Văn ThảnhTạp chí Quốc phòng toàn dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng,chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020

Page 17: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 17

nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâutrong lịch sử loài người. Đặc biệt, từ nửacuối thế kỷ XX, tham nhũng nổi lên như cănbệnh ác tính bùng phát, với tính chất vôcùng nguy hại, đe dọa nền kinh tế, văn hóa,đạo đức của loài người; có sức tàn phá vàngăn cản lớn đối với sự phát triển của mỗiquốc gia.

Tham nhũng được hiểu, đề cập vớinhững tên gọi khác nhau; phạm vi rộng,hẹp cũng khác nhau, nhưng điểm chungcủa vấn nạn này là gây ra những hậu quảnghiêm trọng, cản trở hoặc đối lập với sựtiến bộ xã hội. Căn nguyên của hiện tượngnày nằm ngay trong lòng xã hội, do cá nhânhay bộ phận giữ những trọng trách trong bộmáy công quyền thực hiện với mục đích vụlợi, làm cản trở, kìm hãm quá trình vậnđộng, phát triển của xã hội. Vì thế, đây đượcxác định là cuộc chiến lâu dài, gian nan,phức tạp đối với tất cả các quốc gia, trongđó có Việt Nam.

Từ lý luận và những bằng chứng thựctiễn, khoa học cho thấy, ngay từ thuở “sơkhai”, loài người muốn tồn tại phải đoànkết, sống theo kiểu “bầy đàn”, cùng nhausáng tạo ra công cụ lao động, chinh phục,cải tạo tự nhiên và cùng nhau sản xuất, sửdụng tư liệu sinh hoạt; do đó, mọi của cảivật chất đều là của chung, chưa có hànhvi chiếm hữu nên chưa có tham nhũng. Khisản xuất phát triển đến một trình độ nhấtđịnh, năng suất lao động được nâng lên, tưliệu sinh hoạt chung được sản xuất ra vượtquá nhu cầu duy trì sự sống của cộng đồng,dẫn đến hiện tượng dư thừa; khi đó, bắtđầu xuất hiện những cá nhân, bộ phậnngười bị “tha hóa”, tìm cách độc chiếmlượng tư liệu sinh hoạt dư thừa đó làm củariêng và từ đó, hành vi tham nhũng xuấthiện. Khi sự “tha hóa” ngày càng tăng, nhucầu chiếm hữu ngày càng lớn, dẫn đếnchiếm đoạt về lao động và tư liệu sản xuất,đồng thời, tổ chức lực lượng chuyên tráchđể bảo vệ, mở rộng nội dung, phạm vi, lãnhthổ chiếm hữu, dẫn đến sự ra đời của Nhànước cùng chế độ chiếm hữu nô lệ - xã hộicó đối kháng về địa vị, lợi ích giữa các giaicấp.

Như vậy, có thể khẳng định, thamnhũng xuất hiện từ cuối xã hội nguyên thủy.Khởi đầu là hành vi chiếm đoạt tư liệu sinhhoạt dư thừa trong cộng đồng; sau đó, nộidung, phạm vi chiếm hữu ngày càng mởrộng. Về thành phần, ban đầu là một, haymột bộ phận người trong cộng đồng, rồi đếngiai cấp bóc lột (trong xã hội có đối khánggiai cấp). Khi xã hội phát triển đến giaiđoạn mà nhu cầu tối thượng của mỗi ngườilà lao động, cống hiến, “làm theo năng lực,hưởng theo nhu cầu”, không còn đối khánggiai cấp, không còn cơ sở xã hội cho sự tồntại của nó nữa, có thể tham nhũng sẽ mấtđi. Hiện nay, nhân loại đang trong giai đoạnphát triển, có sự đan xen giữa cái cũ và cáimới, vẫn còn cơ sở tồn tại, nên vẫn còn tìnhtrạng tham nhũng, Việt Nam cũng khôngngoại lệ.

Hành vi tham nhũng do người,nhóm người bị “tha hóa” thực hiện

Quá trình nghiên cứu xây dựng họcthuyết về con người, các nhà kinh điển Mác- Lê-nin khẳng định: “Con người khác vớicon cừu chỉ là ở chỗ trong con người, ýthức thay thế bản năng, hoặc bản năngcủa con người là bản năng đã được ýthức”(1). Thực tế là, sự tồn tại của con ngườiluôn gắn liền với bản năng, nhu cầu tựnhiên như ăn, uống, mặc, ở, đi lại... nó được“ý thức hóa”, đó là sự khác biệt căn bảnnhất giữa con người so với con vật. Quátrình hoạt động thực tiễn làm cho sự thốngnhất biện chứng giữa bản năng sinh vật vàmặt xã hội trong con người ngày càng hoànthiện; nhu cầu về đời sống vật chất, tinhthần, lợi ích ngày càng cao, không có giớihạn, vì nó được “ý thức hóa”. Ngược lại,những nhu cầu đó tác động mạnh mẽ trởlại, thúc đẩy hoạt động thực tiễn, làm choý thức con người phát triển ngày càng hoànthiện.

Để thỏa mãn nhu cầu của mình, mỗingười, bộ phận, cộng đồng người đều cómục đích, cách thức tiến hành riêng; phầnđông (nhất là thành phần lao động trong xãhội chiếm đa số) đều mong muốn đượcphát triển toàn diện, cống hiến tài năng, trítuệ, sức lực của mình, góp phần vào sựphát triển chung của cộng đồng, xã hội, mọi

người đều bình đẳng trong thực hiện quyềnlợi, nghĩa vụ của mình. Mặc dù “trong tínhhiện thực của nó, bản chất con người làtổng hòa những quan hệ xã hội”(2) và,“hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/phần nhiềudo giáo dục mà nên”(3), nhưng sự tác động,chi phối của quy luật phát triển không đồngđều làm cho cá nhân, bộ phận và thậm chílà giai cấp (trong xã hội có đối kháng giaicấp) bị “tha hóa”; hoạt động của họ lànhằm thỏa mãn nhu cầu về địa vị xã hội,lợi ích riêng, chứ không vì sự phát triểnchung của cộng đồng, xã hội. Nguy hại vàvô cùng khó khăn, phức tạp trong phòng,chống hiện tượng này là sự “tha hóa” chủyếu rơi vào những cá nhân, bộ phận nắmgiữ những trọng trách nhất định trong xãhội; họ thường xuyên, trực tiếp, gián tiếpliên quan đến những quyết sách, điều tiếtvề mặt lợi ích, quyền lực xã hội. Trong thựctế, có những người được xã hội giao cho giữcương vị quan trọng nhưng vẫn thamnhũng(4).

Tuy số lượng cá nhân, bộ phận ngườibị “tha hóa” nhỏ hơn nhiều so với thànhphần lao động và các tầng lớp khác trongcộng đồng, xã hội, nhưng hành vi thamnhũng luôn kìm hãm, gây hậu quả khônlường, nghiêm trọng đối với mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội. Bởi vì, bản năng, nhucầu tự nhiên của họ được “ý thức hóa” theohướng tiêu cực, luôn tìm mọi thủ đoạn,mánh lới để vụ lợi, biến tài sản chung củaxã hội, tập thể thành tài sản riêng, làm đảolộn những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạođức và đời sống xã hội, làm mục ruỗngnhân tâm, làm nhiễu loạn không ít chốncông quyền... Ăn cắp của công, tham nhũngquyền lực không chỉ đẻ ra nhiều căn bệnhkhác mà còn làm băng hoại cá nhân, cónguy cơ tan tành thể chế.

Đôi nét về phòng, chống thamnhũng ở Việt Nam qua các thời kỳ

Trải qua nhiều hình thái kinh tế - xãhội, thời kỳ phong kiến Việt Nam diễn ratình trạng tham nhũng phức tạp, làm chođời sống Nhân dân lao động lâm vào cảnhbần hàn, cơ cực... Nhiều triều đại sớm nhậnrõ sự nguy hại và có những quy định ngănngừa, nghiêm trị hành vi tham nhũng, điển

Page 18: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

18 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

hình như Nhà nước phong kiến triều Lý(1009 - 1225) đề ra những quy định khắtkhe để ngăn ngừa, trừng trị hành vi thamô, ăn trộm của công của quan lại. Cụ thể,nếu quan nha, thư lại nào mà thu thuế vượtquá số lượng thì bị khép vào tội ăn trộm vàbị xử nặng tội. Năm 1043, Lý Thái Tông đặtthêm quy định, ai trộm lúa của dân sẽ bịđánh 100 trượng; nếu không lấy được màlàm bị thương người khác sẽ bị tội lưu (tộiđem đi nơi phương xa, suốt đời không đượcvề). Quân lính lấy của cải của dân sẽ bịđánh 100 trượng và thích 30 chữ. Đại Việtsử ký toàn thư ghi chép: Vào năm Quý Mùi(1043), vua đã xuống chiếu cho Quyến khốty (ty coi việc kho lụa) “ai nhận riêng mộtthước lụa của người thì xử 100 trượng, từ 1tấm đến 10 tấm trở lên thì phạt trượng theosố tấm, gia thêm khổ sai 10 năm”(5).

Điều 138, Bộ luật Hồng Đức thờivua Lê Thánh Tông ghi rõ, quan lại màtham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phépnước thì bị phạt: Tham ô từ 1 đến 9 quantiền bị cách chức; từ 10 đến 19 quan thì bịđánh trượng rồi đi đày; từ 20 quan trở lênbị xử chém. Đối với của hối lộ, một phần trảlại chủ, một phần sung vào kho. Chứng kiếncảnh tham nhũng và ảnh hưởng tiêu cựccủa nó đối với đời sống xã hội thời vua Lê,chúa Trịnh, nhà bác học Lê Quý Đôn (từnggiữ chức Thượng thư Bộ Công) đã tổng kếtdâng tấu (tờ trình dâng lên vua); trong đó,chỉ ra năm nguy cơ dẫn đến mất nước gồm:Một, trẻ không kính già (đạo đức suy đồi);hai, trò không trọng thầy (giáo dục suy đồi);ba, binh kiêu tướng thoái (quân đội suyđồi); bốn, tham nhũng tràn lan (thể chế suyđồi); năm, sĩ phu ngoảnh mặt (niềm tin suyđồi).

Trong thời kỳ kháng chiến chống thựcdân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng,Nhân dân ta chung sức, đồng lòng đánhđuổi giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc,giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ hy sinh cả xươngmáu, tính mạng của mình; Nhân dân ra sứcđóng góp tiền của, sức lực cho cách mạngvà luôn sẵn sàng với tinh thần “mỗi ngườidân là một chiến sĩ”; vậy mà tình trạngtham nhũng vẫn diễn ra. Một trong nhữngsự thật đau lòng cách đây hơn 70 năm,

ngày 5-9-1950, tại chiến khu Việt Bắc diễnra một phiên tòa đặc biệt gây chấn động dưluận xã hội lúc bấy giờ. Đó là vụ án Trần DụChâu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu cantội ăn cắp công quỹ và làm nhiều điều bỉổi. Tại phiên toà, trước những chứng cứđanh thép, Trần Dụ Châu phải cúi đầu nhậntội và bị tuyên phạt với mức án cao nhất -tử hình. Bản án đã nhanh chóng được báocáo lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi cânnhắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác đơn xingiảm tội của Trần Dụ Châu. Quyết định củaBác thể hiện tính nghiêm minh của phápluật, được Nhân dân đồng lòng ủng hộ. Điềuđó cho thấy sự nghiêm minh và quyết tâmcủa Đảng, Chính phủ, Bác Hồ trong việcđấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãngphí. Sau vụ án Trần Dụ Châu, tại phiên họpHội đồng Chính phủ từ ngày 15 đến ngày17-11-1950, trong bài phát biểu kết luận,Bác căn dặn: “Lúc tìm người phải tìm cảtài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cánbộ biết thương dân, tiếc của dân thì khôngxảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáodục, cải tạo, kiểm tra cán bộ”(6).

Sau khi giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước, nhất là từ khi thực hiện côngcuộc đổi mới đến nay, tình trạng thamnhũng ở Việt Nam diễn ra với tính chất,mức độ khác nhau đã phần nào làm trì trệsự phát triển của xã hội, làm xói mòn niềmtin của Nhân dân đối với Đảng và Nhànước. Để đấu tranh ngăn chặn, phòng,chống “quốc nạn” này, Đảng, Quốc hội,Chính phủ ban hành nhiều chủ trương,chính sách phù hợp với từng giai đoạn. Hộinghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóaVII của Đảng (từ ngày 20 đến 25-1-1994)xác định tham nhũng là một trong bốn nguycơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xãhội chủ nghĩa. Đại hội VIII của Đảng năm1996 tiếp tục khẳng định bốn nguy cơ nàyvẫn còn tồn tại. Đến Đại hội IX của Đảngnăm 2001 nhấn mạnh thêm:“Nạn thamnhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gâybất bình trong Nhân dân và là một nguycơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta”(7).Đại hội X của Đảng năm 2006 một lần nữanêu quyết tâm: “Tích cực phòng ngừa vàkiên quyết chống tham nhũng, lãng phí làđòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm

chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng mộtbộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch,vững mạnh, khắc phục một trong nhữngnguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chếđộ ta”(8).

Đảng ta dùng các từ “phổ biến”,“nghiêm trọng”, “kéo dài”, “đe dọa”… đểnói về tình trạng tham nhũng ở nước ta.Tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp,tinh vi, liên kết thành các nhóm lợi ích. Dođó, phòng, chống tham nhũng là một cuộcchiến cam go, quyết liệt, kéo dài nhằmchống lại kẻ thù “nội xâm” từ chính trongnội bộ của chúng ta, thậm chí là những cánbộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nếu khôngchiến thắng trong “cuộc chiến” này thìchúng ta không thể hiện thực hóa các mụctiêu của chủ nghĩa xã hội.

Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta banhành nhiều nghị quyết chuyên đề, lồngghép nội dung phòng, chống tham nhũngvào các nghị quyết của Trung ương. Cùngvới đó, hệ thống luật, nghị định, hướng dẫnthực hiện do Nhà nước ban hành ngày cànghoàn thiện; hệ thống cơ quan chỉ đạo, cơquan chuyên trách được tổ chức từ Trungương đến địa phương bảo đảm tính đồngbộ, thống nhất, chuyên sâu. Đặc biệt, từđầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Đảng vàNhà nước ta đã đẩy mạnh cuộc đấu tranhphòng, chống suy thoái về tư tưởng, chínhtrị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cựcvà đã đạt được thành quả quan trọng, tạosức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảngviên và Nhân dân hoan nghênh, đồng tìnhủng hộ.

Cách làm mới đột phá, đồng bộ, bàibản

Với nguyên tắc “không có vùng cấm,không có ngoại lệ”, trong nhiệm kỳ Đại hộiXII của Đảng, công tác phòng, chống thamnhũng có bước tiến mạnh, đột phá, đạtnhiều kết quả rất quan trọng, tích cực, toàndiện, rõ rệt, là dấu ấn nổi bật trong nhiệmkỳ, được cán bộ, đảng viên và Nhân dânđồng tình, đánh giá cao, cộng đồng quốc tếghi nhận, góp phần quan trọng vào côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổnđịnh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội

Page 19: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 19

của đất nước. Đặc biệt, công tác điều tra,truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinhtế được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt,không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm.Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tếđặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cảnhững vụ việc tồn đọng từ nhiều năm trướcvà các vụ án xảy ra trong ngành, lĩnh vựcđược cho là “vùng cấm, nhạy cảm” đượctập trung chỉ đạo điều tra, làm rõ bản chấtchiếm đoạt, vụ lợi; xử lý nghiêm minh, côngkhai, kể cả cán bộ cao cấp, đương chức haynghỉ hưu.

Trong giai đoạn 2013 - 2020, cấp ủy,ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luậthơn 131 nghìn đảng viên. Riêng từ đầunhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hànhkỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên,trong đó có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luậtliên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷluật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ươngquản lý (27 Ủy viên Trung ương Đảng,nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viênBộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượngvũ trang)(9). Các cơ quan tiến hành tố tụngở Trung ương và địa phương đã khởi tố, điềutra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơthẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo vềtham nhũng, kinh tế, chức vụ. Qua công tácthanh tra, kiểm toán, đã kiến nghị thu hồi,xử lý tài chính hơn 700 nghìn tỷ đồng, hơn20 nghìn héc-ta đất; kiến nghị xử lý tráchnhiệm hơn 14 nghìn tập thể, nhiều cá nhân;chuyển cơ quan điều tra xử lý gần 700 vụviệc có dấu hiệu tội phạm(10). Công tác xâydựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế- xã hội, phòng, chống tham nhũng, xâydựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩymạnh, từng bước hình thành cơ chế phòngngừa chặt chẽ để “không thể thamnhũng”(11).

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng tiếptục diễn ra với quy mô, mức độ, tính chấtkhác nhau, xảy ra ở nhiều cấp, nhiềungành, địa phương. “Tham nhũng trên mộtsố lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng,phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinhvi”(12). Tổ chức Minh bạch Quốc tế (viết tắtlà TI) công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng(CPI) năm 2020, Việt Nam đạt 36/100

điểm, giảm 1 điểm so với năm 2019, đứngthứ 104/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu.Điểm CPI của Việt Nam thấp hơn điểmtrung bình của khu vực ASEAN (42/100)nhưng cao hơn một số quốc gia trong khuvực, trong đó có Philippines, Lào, Myanmarvà Campuchia(13).

Đấu tranh phòng, chống tham nhũngở Việt Nam đã và đang được tiến hànhmạnh mẽ, quyết liệt, bài bản, đi vào chiềusâu, diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành và “đạtnhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt, đượccán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình,ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghinhận”(14). Kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo,chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chốngtham nhũng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệtlà sự gương mẫu, nói đi đôi với làm củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lãnhđạo Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực, tập trungphối hợp nhịp nhàng của các cấp ủy, tổchức Đảng, các bộ, ngành, địa phương; sựkế thừa, tiếp nối của quá trình đấu tranhphòng, chống tham nhũng kiên trì, liên tục,bền bỉ qua nhiều nhiệm kỳ; sự đồng lòng,quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toànquân và sự vào cuộc của cả hệ thống chínhtrị; góp phần đem lại niềm tin cho Nhândân, là biểu hiện sinh động để phê phán,đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái,thù địch, chống phá Đảng ta./.

Chú thích:(1); (2) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập,

Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tập3, tr. 44; tr.19

(3)) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trịquốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 3, tr. 413

(4) Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myuag Bak,bị truy tố vào tháng 4-2018 và nhận mức án 17 nămtù giam; cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak, bịkết án 12 năm tù vào ngày 28-7-2020

(5) Trần Đức: Vị vua ban hành Bộ luật Hình sựđầu tiên của Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dânđiện tử, ngày 27-12-2019

(6) Bùi Sỹ Lợi: Đấu tranh chống tham nhũngkhông khoan nhượng - một quyết tâm chính trị củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Trang thông tin điện tử,Hội đồng Lý luận Trung ương, ngày 10-11-2018

(7) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,2001, tr. 50

(8) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006,tr. 46

(9); (11) Hội nghị toàn quốc tổng kết công tácphòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020,Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 13-12-2020

(10) Phan Đình Trạc: Một số vấn đề về phòng,chống tham nhũng trong thời gian qua, Tạp chí Cộngsản điện tử, ngày 17-6-2020

(12); (14) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,2021, tập 1, tr. 213; tr.206

(13) Chỉ số CPI 2020: Cần tiếp tục đẩy mạnhphòng, chống tham nhũng quyết liệt để đạt hiệu quảhơn ở Việt Nam, Trang thông tin điện tử tổng hợp,Ban Nội chính Trung ương, ngày 6-2-2021.

Ảnh: Trần Chính

Page 20: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

20 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Đầu tư công là hoạt độngđầu tư của Nhà nướcvào các chương trình,dự án xây dựng kết cấuhạ tầng kinh tế xã hộivà đối tượng đầu tư

công khác. Đây là hoạt động không thểthiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của một quốc gia là công cụ cần thiếtcủa Nhà nước để khắc phục những hạn chếcủa nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy kinhtế để đầu tư các khu vực còn lại phát huyhiệu quả cao thông qua việc xây dựng kếtcấu hạ tầng kinh tế, đồng thời phát triển

các mặt xã hội mà các thành phần kinh tếtư nhân ít khi tham gia được.

Thành tựu đạt được

Vốn đầu tư công trong những năm quachiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng 30%đến 40% tổng đầu tư toàn xã hội), được lấytừ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếuChính phủ, vốn vay, nguồn vốn viện trợ, vốnNhà nước khác. Quản lý và sử dụng vốnđầu tư công có hiệu quả đóng vai trò rấtquan trọng và quyết định đến sự ổn địnhvà phát triển nền kinh tế quốc gia, đảm bảoan ninh quốc phòng của cả nước cũng nhưtừng địa phương. Ngược lại, nếu sử dụng

nguồn vốn này lãng phí sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến ổn định kinh tế vĩ mô, dẫn đến nợcông, bất ổn tài chính ngân sách.

Thực tiễn đầu tư công giai đoạn 2011-2019 cho thấy: Đầu tư Nhà nước đã pháthuy vai trò trong những giai đoạn kinh tếkhó khăn và là động lực quan trọng, gópphần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổicơ cấu nền kinh tế, có tác động lan tỏa lớn,nhất là đối với các dự án phát triển kết cấuhạ tầng giao thông, năng lượng... Cơ cấuđầu tư công đã có những chuyển biến tíchcực. Khu vực này đã tăng cường đầu tư chocơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môitrường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

Một số giải pháp

TS. Tăng Thị Thiệm

Ths. Lại Kim DungThanh tra Chính phủ

nâng cao hiệu quả đầu tư côngtrong giai đoạn mới

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Page 21: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 21

xử lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầutư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranhtrong nền kinh tế. Ngân sách Nhà nước đãtập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triểncon người, nâng cao trình độ của người laođộng. Cụ thể, trong tổng mức đầu tư pháttriển từ ngân sách Nhà nước, đầu tư chophát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ lệkhá lớn (trên 90% tổng chi đầu tư pháttriển từ ngân sách Nhà nước). Đã hìnhthành được bộ khung pháp luật tương đốiđồng bộ để điều chỉnh các hoạt động đầutư nói chung và đầu tư Nhà nước nói riêng.Trong đó, phải kể đến Luật Đầu tư côngnăm 2019; Luật Đầu tư năm 2020; LuậtĐầu tư theo phương pháp đối tác công - tư(PPP) năm 2020.

Có thể nói, những năm qua, hệ thốngpháp luật quản lý vốn đầu tư công đã đápứng phần nào quá trình triển khai vốn đầutư công vào các chương trình, dự án và cáchạng mục đầu tư khác, góp phần tăngtrưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội,an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc banhành và thực hiện pháp luật về quản lý vốnđầu tư công đã và đang bộc lộ rất nhiềuhạn chế, một lượng vốn đầu tư công lớn bịsử dụng lãng phí, thất thoát, nhiều dự ánđầu tư xong không phát huy được hiệu quả.

Những hạn chế, sai phạm vànguyên nhân

Qua thanh tra, kiểm toán việc thựchiện pháp luật về đầu tư công, các cơ quancó chức năng đã phát hiện và chỉ ra khôngít sơ hở, sai phạm, đề xuất sửa đổi nhiềucơ chế chính sách, pháp luật có liên quan,kiến nghị thu hồi hàng chục ngàn tỷ đồngcho ngân sách Nhà nước, xử lý kỷ luật hànhchính, xử lý hình sự nhiều cán bộ, côngchức, viên chức và các cá nhân.

Những sai phạm điển hình được chỉ raqua thanh tra, kiểm toán quản lý vốn đầutư công là: (1) Chất lượng công tác chuẩnbị đầu tư còn thấp, tiến độ thực hiện dự ánchậm làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư;(2) Công tác phê duyệt chủ trương đầu tưnhiều dự án chưa xác định rõ nguồn vốn vàkhả năng cân đối vốn; còn tình trạng phêduyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tưchưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục,

không phù hợp với quy hoạch vùng, trùnglắp với dự án khác đã được phê duyệt, cónhiều trường hợp phê duyệt vượt định mức;(3) Quyết định đầu tư chưa xác định rõnguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; (4)Xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếuchính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giátrị lớn; (5) Hồ sơ mời thầu của một số dựán chưa đầy đủ theo quy định; (6) Phêduyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầuchưa đúng quy định; (7) Hồ sơ dự thầu (hồsơ đề xuất) của một số nhà thầu chưa tuânthủ đầy đủ yêu cầu của hồ sơ mời thầu; (8)Quá trình chấm thầu vẫn còn sai sót; (9)Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khôngđúng quy định; (10) Công tác thương thảo,ký kết hợp đồng chưa bảo đảm theo quyđịnh, một số điều khoản hợp đồng ký kếtcòn thiếu chặt chẽ gây thất thoát ngân sáchNhà nước; (11) Tiến độ thực hiện tại nhiềudự án còn chậm so với kế hoạch ban đầuhoặc chậm được đưa vào sử dụng làmgiảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tình trạngdàn trải quá mức, hiệu suất còn hạn chếtrong hoạt động và phân bổ, yếu kém tronggiám sát. Bên cạnh đó, hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế, saiphạm, tồn tại đó được chỉ ra từ các cuộcthanh tra, kiểm toán quản lý vốn đầu tưcông là:

Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan

- Thể chế pháp luật về đầu tư côngchưa thực sự đồng bộ, thống nhất; chưakhắc phục triệt để tình trạng chồng chéogiữa các quy định tại các văn bản pháp luậtcó liên quan đến đầu tư công; vẫn còn lúngtúng trong việc triển khai Luật Đầu tư côngvà các văn bản hướng dẫn; cách hiểu vàcách tiếp cận thực hiện của các bộ, ngànhvà địa phương còn khác nhau, dẫn đến mấtnhiều thời gian trong hoàn thiện thủ tục cácdự án đầu tư công.

- Có nhiều văn bản mới, nhiều sự thayđổi về cơ chế, chính sách này dẫn đến việccác bộ, địa phương, chủ dự án còn lúngtúng trong quá trình triển khai.

- Công tác giải phóng mặt bằng chậm,năng lực hạn chế của các nhà thầu, chậm

giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư vànhà thầu, quá trình thẩm định của cơ quancho vay lại đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập thường bị kéo dài là nguyên nhânchậm giải ngân vốn đầu tư công.

Thứ hai, về nguyên nhân kháchquan

- Do tác động ảnh hưởng từ biến độngcủa tình hình chính trị, kinh tế thế giới, kinhtế trong nước suy giảm; tổng cầu yếu, dẫnđến việc huy động các nguồn vốn đầu tưcủa các thành phần kinh tế khác phục vụcho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn; các tồntại, bất cập về đầu tư công trong giai đoạntrước chưa thể xử lý dứt điểm ngay trongngắn hạn; các dự án, chương trình cũ, tồnđọng từ trước vẫn cần tiếp tục được xử lý,sắp xếp...

- Chất lượng của quy hoạch còn thấp,tính dự báo còn hạn chế, thiếu tính liên kết,đồng bộ gây lãng phí và kém hiệu quả đầutư đối với một số dự án hạ tầng. Công tácgiải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại,vướng mắc, mất nhiều thời gian, nên làmchậm tiến độ của hầu hết các dự án. Nhiềudự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầutư do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao,gây khó khăn trong cân đối vốn và hoànthành dự án theo đúng tiến độ.

- Vẫn còn tình trạng một số dự ánchuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án mangtính hình thức để có điều kiện ghi vốn. Khidự án đã được quyết định đầu tư và bố trívốn mới thực sự tiến hành chuẩn bị đầu tư,nên chưa thể tiến hành thi công và giảingân hết số vốn theo kế hoạch.

- Việc chấp hành các nguyên tắc, tiêuchí phân bổ vốn kế hoạch ở một số bộ,ngành, địa phương chưa nghiêm, dẫn đếnviệc phải bổ sung, sửa đổi phương án phânbổ vốn nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độgiao kế hoạch đầu tư phát triển. Công táckiểm tra, kiểm soát, thanh tra chưa đượcquan tâm đúng mức...

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tưcông trong giai đoạn mới

Page 22: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

22 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Trong thời gian tới, đầu tư công vẫnđược xác định là nguồn lực quan trọng đốivới quá trình phát triển kinh tế - xã hội ViệtNam. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công,Việt Nam cần tập trung triển khai một sốgiải pháp trọng tâm sau:

Một là, nâng cao chất lượng thể chếquản lý đầu tư công; nghiêm túc triển khaithực hiện các quy định pháp luật về đầu tưcông; khẩn trương rà soát, sửa đổi nhữngquy định của pháp luật về đầu tư công cònvướng mắc trong quá trình thực hiện.

Hai là, tăng cường quản lý đầu tưcông, chú trọng nâng cao hiệu quả công tácchuẩn bị đầu tư; tăng cường công tác ràsoát để bảo đảm các chương trình, dự ánbố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạnvà hàng năm được triển khai theo quy địnhcủa Luật Đầu tư công; quản lý chặt chẽ việcsử dụng nguồn vốn dự phòng trong kếhoạch đầu tư công trung hạn. Khoản vốndự phòng chỉ được sử dụng cho các mụctiêu thật sự cần thiết, cấp bách theo quyđịnh của Luật Đầu tư công, nghị quyết củaQuốc hội và các nghị định hướng dẫn thihành Luật Đầu tư công, không được sửdụng vốn dự phòng cho các dự án khôngđúng quy định. Đặc biệt, cần thể chế hóasâu hơn nữa việc trao quyền (phân cấpchính trị và hành chính) cho các bên liênquan. Thực hiện cơ chế ngân sách trọngói hoặc trợ cấp đối ứng trên nguyên tắckhuyến khích tinh thần tự chủ, tự ra quyếtđịnh, tự chịu trách nhiệm.

Ba là, tăng cường công tác phối hợpgiữa các cấp, các ngành và các địa phươngtrong triển khai thực hiện. Chú trọng côngtác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạchđầu tư công và thực hiện các chương trình,dự án đầu tư cụ thể. Thực hiện nghiêm chếđộ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạchđầu tư công định kỳ hoặc đột xuất theo chếđộ báo cáo quy định; trong đó, phải đánhgiá kết quả thực hiện, những tồn tại, hạnchế và đề xuất kiến nghị các cấp có thẩmquyền giải quyết những khó khăn, vướngmắc. Theo dõi, đôn đốc (chủ đầu tư, banquản lý dự án, nhà thầu) đẩy nhanh tiến độthực hiện, giải ngân dự án. Kịp thời báo cáocấp có thẩm quyền giải quyết những khókhăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạchđầu tư công và thực hiện dự án. Chủ động

báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kếhoạch đầu tư trung hạn, hàng năm để thúcđẩy giải ngân nâng cao hiệu quả đầu tư.Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm minhbạch và giải trình công khai. Các thông tinvề dự án đầu tư công phải được công bốcông khai, đầy đủ, kịp thời và chính xác,gồm trách nhiệm của các bên thực hiện dựán, các tài liệu về tài chính và quản trị dựán... Phải đảm bảo tiếng nói của người dânđược lắng nghe và phản hồi. Cần có cơ chếhiệu lực để người dân truyền đạt ý nguyệnvà các ưu tiên tới chính quyền; người dânphải có quyền giám sát, phản ánh, đòi hỏi...

Bốn là, tiếp tục thực hiện tốt, có hiệuquả quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Huyđộng tối đa và sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơchế thị trường. Trong đó, đối với vốn đầu tưcông cần tập trung đầu tư cho các chươngtrình mục tiêu quốc gia, các dự án quantrọng quốc gia, các chương trình mục tiêuvà dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, lan tỏađến phát triển kinh tế - xã hội của cả nướcvà liên vùng, liên địa phương. Đối với cácnguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội (ODA, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước...): Cần tập trungưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấuhạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại;phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt lànguồn nhân lực chất lượng cao, phát triểnkhoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.Đồng thời, tạo đột phá thu hút vốn đầu tưtheo hình thức đối tác công-tư (PPP); đẩymạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đốivới các dịch vụ công cộng, đặc biệt trongcác lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe Nhândân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao,các công trình dự án cơ sở hạ tầng phục vụsản xuất và sinh hoạt của người dân ở nôngthôn; huy động nguồn lực đất đai và tàinguyên cho đầu tư phát triển.

Năm là, đổi mới đầu tư công phảihướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ cảicách hành chính Nhà nước, bảo đảm chobộ máy hành chính hoạt động thông suốt,chuyên nghiệp và hiệu quả. Đầu tư côngkhông chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lựccho bộ máy công quyền hoạt động, quantrọng là phải thông qua đó tác động mạnhmẽ đến việc điều chỉnh tổ chức và tính hiệuquả của hoạt động bộ máy. Vì vậy, cần gắn

việc đổi mới đầu tư công với xây dựng bộmáy trong sạch, vững mạnh, đồng thời phảicoi đây là một trong những mục tiêu cầnchú trọng thực hiện.

Thông qua cải cách, đổi mới hoạt độngđầu tư công bảo đảm cho việc sản xuất vàcung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng côngbằng và hiệu quả hơn. Thực tiễn cho thấy,hầu hết việc sản xuất và cung cấp hànghóa dịch vụ công cộng đều do bộ máy côngquyền từ Trung ương đến địa phương đảmnhận. Nếu bộ máy công quyền thiếu trungthực, không minh bạch, nạn tham nhũngdiễn ra tràn lan, thì việc sản xuất và cungcấp hàng hóa, dịch vụ công cộng khó đạtđược yêu cầu công bằng và hiệu quả. Dođó, vấn đề đặt ra là cải cách, đổi mới hoạtđộng đầu tư công hướng theo mục tiêu bảođảm công bằng và hiệu quả.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiệncác nghị quyết, chủ trương của Đảng vàNhà nước về đổi mới, sắp xếp lại hệ thốngdoanh nghiệp Nhà nước; đặc biệt là cơ chếquản lý vốn, tách bạch tài chính doanhnghiệp với tài chính Nhà nước. Đối với tàichính của các cơ quan công quyền và cácđơn vị sự nghiệp công lập, nội dung đổi mớicần tập trung nâng cao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm gắn việc đổi mới với côngcuộc cải cách hành chính và việc cung cấphàng hóa, dịch vụ công cộng…

Bảy là, nâng cao năng lực và hiệu lựchoạt động của các cơ quan có nhiệm vụkiểm tra, giám sát kết quả quản lý và sửdụng đầu tư công. Quy định rõ ràng tráchnhiệm vật chất của những người đứng đầucơ quan chính quyền Nhà nước mỗi cấptrước kết quả quản lý đầu tư công của cấpđó. Đổi mới công tác thanh tra, giám sát tàichính trong toàn bộ quá trình quản lý tàichính công.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả đầu tưcông trong thời gian tới, cần thực hiện đồngbộ các giải pháp nói trên, chú trọng hoànthiện pháp luật, tăng cường quản lý vốnđầu tư công; coi thanh tra, kiểm toán là mộttrong những công cụ hữu hiệu để phát hiệnnhững sơ hở, bất cập trong cơ chế, chínhsách, pháp luật về quản lý vốn đầu tư côngđể các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi,bổ sung, khắc phục./.

Page 23: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 23

hành hoạt động thanh tra, kiểm tra đối vớicác đối tượng quản lý trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.Thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện, xử lý,ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạmpháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả của quản lý Nhà nước.

Đối với hoạt động quản lý vốn Nhànước đầu tư vào doanh nghiệp cũng vậy,công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò quantrọng. Trong thời gian vừa qua đã xảy ranhiều vụ việc vi phạm của người quản lýdoanh nghiệp Nhà nước, người đại diệnphần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp diễnra trong một thời gian dài dẫn tới những

và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của ngườiquản lý doanh nghiệp Nhà nước, người đại diệnphần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Nhà nước

Thanh tra, kiểm tra là chứcnăng thiết yếu của quản lýNhà nước, là công cụ củangười lãnh đạo, quản lý.Trong quá trình thực hiệnchức năng quản lý Nhà

nước, các cơ quan quản lý Nhà nước tiến

Giảng viên chính, Ths. Phạm Tuấn AnhTrường Cán bộ Thanh tra

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Page 24: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

24 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là các vụviệc tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy ViệtNam (Vinashin); Tổng Công ty Hàng hải ViệtNam (Vinalines); Tập đoàn Dầu khí ViệtNam; Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khíViệt Nam (PVC); Công ty Gang thép TháiNguyên (Tisco)... đã gây hậu quả đặc biệtlớn về vốn, tài sản của Nhà nước. Qua xửlý những vụ việc trên đặt ra nhiều vấn đềvề công tác thanh tra, kiểm tra doanhnghiệp Nhà nước và trách nhiệm bồithường, hoàn trả của người quản lý doanhnghiệp Nhà nước, người đại diện phần vốnNhà nước tại doanh nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệpNhà nước

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Nhànước được hiểu là hoạt động của cơ quanNhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc độtxuất xem xét, xác minh, đánh giá, kết luậnvà xử lý đối với việc chấp hành pháp luậtvà tuân thủ các quyết định của chủ sở hữudoanh nghiệp Nhà nước theo căn cứ, trìnhtự, thủ tục do pháp luật quy định. Theo LuậtDoanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệpNhà nước bao gồm các doanh nghiệp doNhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ,tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Quyđịnh này của Luật Doanh nghiệp năm 2020có sự thay đổi so với Luật Doanh nghiệpnăm 2014 (Khoản 8, Điều 4 Luật Doanhnghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệpNhà nước là doanh nghiệp do Nhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ). Sự thay đổitrong quy định của Luật Doanh nghiệpkhiến cho số lượng doanh nghiệp Nhà nướctăng lên đáng kể. Điều này càng đòi hỏicông tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệpNhà nước phải có sự thay đổi mới đáp ứngđược yêu cầu. Theo Nghị định số49/2014/NĐ-CP ngày 20/05/2014 về giámsát, kiểm tra, thanh tra đối với doanhnghiệp Nhà nước trong việc chấp hànhpháp luật và tuân thủ các quyết định củachủ sở hữu thì thẩm quyền thanh tra doanhnghiệp Nhà nước được quy định như sau:

- Thanh tra Chính phủ thanh tra việcchấp hành pháp luật và tuân thủ các quyếtđịnh của chủ sở hữu đối với các doanh

nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập và các doanh nghiệp cấp 2.

- Thanh tra bộ quản lý ngành có thẩmquyền: Thanh tra việc chấp hành pháp luậtvà tuân thủ các quyết định của chủ sở hữuđối với các doanh nghiệp cấp 1 do bộtrưởng quyết định thành lập hoặc đượcchuyển đổi từ các doanh nghiệp Nhà nướcthuộc bộ hoặc được giao cho bộ quản lý vàcác doanh nghiệp cấp 2. Đối với các doanhnghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập mà bộ quản lý ngành đượcgiao là cấp trên trực tiếp của hội đồngthành viên, thì thanh tra bộ tiến hành thanhtra sau khi đã báo cáo và thống nhất vớiTổng Thanh tra Chính phủ; thanh tra việcchấp hành pháp luật chuyên ngành, quyđịnh về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắcquản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm viquản lý Nhà nước của bộ đối với các doanhnghiệp theo quy định của pháp luật vềthanh tra.

- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có thẩm quyền thanh tra việcchấp hành pháp luật và tuân thủ các quyếtđịnh của chủ sở hữu đối với doanh nghiệpcấp 1 do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định thành lập hoặc được chuyển đổitừ các doanh nghiệp Nhà nước thuộc ủyban nhân dân cấp tỉnh và các doanhnghiệp cấp 2; thanh tra việc chấp hànhpháp luật đối với các doanh nghiệp theoquy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định49/2014/NĐ-CP khi được chủ tịch ủy bannhân dân cấp tỉnh giao. Trường hợp thanhtra tỉnh không đáp ứng các yêu cầu cầnthiết để tiến hành thanh tra thì có tráchnhiệm báo cáo Thanh tra Chính phủ để xemxét, xử lý.

- Thanh tra sở thanh tra việc chấphành pháp luật chuyên ngành, quy định vềchuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lýngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý củasở đối với doanh nghiệp cấp 1 do chủ tịchủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thànhlập hoặc được chuyển đổi từ các doanhnghiệp Nhà nước thuộc ủy ban nhân dâncấp tỉnh; việc chấp hành pháp luật chuyênngành của các doanh nghiệp theo quy định

tại khoản 3 Điều 29 Nghị định49/2014/NĐ-CP khi được chủ tịch ủy bannhân dân cấp tỉnh giao.

Theo quy định của Luật Quản lý, sửdụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất,kinh doanh tại doanh nghiệp, ngoài côngtác kiểm tra, thanh tra của Chính phủ còncó hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơquan đại diện chủ sở hữu. Cụ thể, cơ quanđại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát,kiểm tra, thanh tra các hoạt động: Đầu tư,quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanhnghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinhdoanh, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nướctại doanh nghiệp; thực hiện quyền, tráchnhiệm của người quản lý doanh nghiệp,kiểm soát viên, người đại diện phần vốnNhà nước; việc chấp hành chính sách,pháp luật của doanh nghiệp; đầu tư, thuhồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tạicông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên; thực hiện kiếnnghị, cảnh báo của cơ quan quản lý Nhànước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơquan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quảnlý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanhnghiệp.(*)

Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhànước cũng có sự thay đổi so với trước đâyvới sự ra đời của cơ quan chuyên trách làỦy ban Quản lý vốn Nhà nước. Ủy ban Quảnlý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cơquan thuộc Chính phủ; được Chính phủgiao thực hiện quyền, trách nhiệm của đạidiện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanhnghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tạicông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên theo quy địnhcủa pháp luật. Sau khi Ủy ban Quản lý vốnNhà nước ra đời, trách nhiệm đại diện chủsở hữu Nhà nước tại nhiều doanh nghiệpđã được chuyển từ nhiều bộ, ngành về Ủyban Quản lý vốn Nhà nước.

Như vậy, hiện nay có nhiều cơ quan cóthẩm quyền thanh tra, kiểm tra doanhnghiệp Nhà nước. Để nâng cao hiệu quảcông tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệpNhà nước, tránh tình trạng nhiều cơ quan

Page 25: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 25

có thẩm quyền nhưng chồng chéo, hiệu quảthấp, không xác định rõ được trách nhiệm,cần thực hiện đồng bộ một số giải phápsau:

Thứ nhất, pháp luật cần có quy địnhphân định rõ thẩm quyền gắn với tráchnhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.Điều này sẽ hạn chế sự trùng lắp về nộidung, đối tượng trong hoạt động thanh tra,kiểm tra doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thờikhi xảy ra vấn đề bỏ sót, bỏ lọt hành vi viphạm pháp luật sẽ có cơ sở để xác địnhtrách nhiệm của cơ quan có thẩm quyềnthanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, cần tăng cường sự phối hợpgiữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra để đạthiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước.Đồng thời phải tăng cường trách nhiệm củacơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nướctrong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp Nhà nước. Bởi đây là cơ quanđược giao chức năng chính trong quản lývốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thứ ba, qua công tác thanh tra, kiểmtra phát hiện hành vi vi phạm nhưng phảicó cơ chế xử lý nghiêm minh, nhanh chóng,kịp thời. Đặc biệt ngoài xử lý kỷ luật, xử lýhành chính hay xử lý hình sự đối với ngườiquản lý doanh nghiệp, người đại diện phầnvốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì cần cócơ chế hữu hiệu trong xử lý trách nhiệm bồithường, hoàn trả. Qua công tác thanh tra,kiểm tra phát hiện người quản lý doanhnghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nướcvi phạm gây thiệt hại cho Nhà nước. Vậy cơchế nào để buộc người đại diện bồi thườngkịp thời thiệt hại cho Nhà nước, cho doanhnghiệp. Đương nhiên, Nhà nước hoặc doanhnghiệp Nhà nước có thể thực hiện cơ chếkhởi kiện tại tòa án để yêu cầu bồi thườngthiệt hại. Tuy nhiên, nếu thực hiện cơ chếđó sẽ mất rất nhiều thời gian mà người viphạm có thể đã kịp thời tẩu tán tài sản.Như một số các vụ đại án vừa qua, mặc dùngười nắm giữ các chức vụ quản lý trongdoanh nghiệp Nhà nước bị tòa án tuyênphạm tội và phải bồi thường thiệt hại chonhà nước nhưng số tiền cưỡng chế thu hồiđược đạt tỷ lệ khiêm tốn so với số thiệt hạiđược xác định.

Trách nhiệm bồi thường, hoàn trảcủa người quản lý doanh nghiệp Nhànước, người đại diện phần vốn Nhà nướctại doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Quản lý, sửdụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất,kinh doanh tại doanh nghiệp thì người quảnlý doanh nghiệp, người đại diện phần vốnNhà nước tại doanh nghiệp có hành vi viphạm gây thất thoát tài sản Nhà nước, gâythiệt hại cho doanh nghiệp Nhà nước thìphải bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy địnhcụ thể về áp dụng trách nhiệm bồi thường,hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp,người đại diện phần vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp. Đối với cán bộ, công chức đãcó quy định cụ thể về trách nhiệm bồithường, hoàn trả của cán bộ, công chứctheo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhànước. Người quản lý doanh nghiệp, ngườiđại diện phần vốn Nhà nước tại doanhnghiệp hiện nay không phải là cán bộ, côngchức do vậy không thể áp dụng quy định vềtrách nhiệm bồi thường, hoàn trả của cánbộ, công chức đối với người quản lý doanhnghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nướctại doanh nghiệp. Hơn nữa, việc thực hiệncông vụ của cán bộ, công chức trong quảnlý Nhà nước khác với hoạt động quản trịsản xuất, kinh doanh của người quản lýdoanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhànước tại doanh nghiệp.

Hiện nay, ngoài những vụ việc bị xử lýhình sự và tòa áp dụng trách nhiệm bồithường cùng bản án hình sự đối với ngườiphạm tội thì đối với những trường hợp hànhvi vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểmtra doanh nghiệp, chưa có cơ chế để ápdụng trách nhiệm bồi thường, hoàn trả đốivới người quản lý doanh nghiệp, người đạidiện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.Do vậy, cần thiết phải đưa vào quy định củapháp luật cơ chế áp dụng trách nhiệm bồithường, hoàn trả của người quản lý doanhnghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nướctại doanh nghiệp.

Một là, cần quy định rõ thẩm quyền vàtrình tự, thủ tục giải quyết trách nhiệm bồi

thường, hoàn trả của người quản lý doanhnghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nướctại doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Trongđó cần xác định rõ các vấn đề:

- Thẩm quyền, trách nhiệm yêu cầungười vi phạm bồi thường, hoàn trả. Thẩmquyền cần quy định gắn với cơ quan thựchiện trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốnNhà nước tại doanh nghiệp. Cơ quan thanhtra, kiểm tra phát hiện, kết luận sai phạmcó trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thực hiệnkết luận thanh tra, kiểm tra. Trên cơ sở đó,gắn liền trách nhiệm của các cơ quan trongviệc yêu cầu bồi thường, hoàn trả. Nếungười có thẩm quyền không thực hiện yêucầu người quản lý doanh nghiệp, người đạidiện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệpcó hành vi vi phạm gây thiệt hại bồi thường,hoàn trả cho Nhà nước, doanh nghiệp cóthể phải chịu trách nhiệm liên đới.

- Quy định rõ trình tự, thủ tục yêu cầubồi thường, hoàn trả. Đây có thể coi là trìnhtự, thủ tục mang tính chất hành chính củacơ quan quản lý Nhà nước. Ví dụ: Qua côngtác thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi viphạm, cơ quan thanh tra hoặc cơ quan đạidiện chủ sở hữu vốn Nhà nước có kết luậnvề hành vi vi phạm của người quản lýdoanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhànước gây thiệt hại cho Nhà nước, doanhnghiệp. Trên cơ sở kết luận về hành vi viphạm, người có thẩm quyền ra quyết địnhthành lập hội đồng xem xét trách nhiệm bồithường, hoàn trả. Hội đồng họp xác địnhtrách nhiệm bồi thường, hoàn trả của ngườiquản lý doanh nghiệp, người đại diện phầnvốn Nhà nước có hành vi vi phạm. Trên cơsở kết quả họp của hội đồng xác định tráchnhiệm bồi thường, hoàn trả, người có thẩmquyền ban hành quyết định bồi thường,hoàn trả trong đó nêu rõ mức bồi thường,hoàn trả, thời hạn thực hiện, cơ quan, tổchức thu nộp…

Hai là, xác định trách nhiệm bồithường, hoàn trả: Người quản lý doanhnghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nướctại doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thườngtoàn bộ thiệt hại gây ra cho Nhà nước,doanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp cónhiều người quản lý hoặc đại diện phần vốn

Page 26: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

26 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Nhà nước tại doanh nghiệp cùng có hành vi vi phạm thì phải liên đớichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đối với trách nhiệm hoàn trả, nếu người quản lý doanh nghiệp, ngườiđại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hành vi gây thiệt hạicho người khác và doanh nghiệp Nhà nước đã bồi thường thiệt hại chongười bị hại thì người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốnNhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp.Trường hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từngngười được xác định theo phần lỗi của họ đối với tổng thiệt hại.

Ba là, xác định thiệt hại phải bồi thường, hoàn trả: Xác định mứcđộ thiệt hại là bao nhiêu để yêu cầu bồi thường, hoàn trả là một vấn đềcần được quy định rõ. Trước tiên có thể xác định thiệt hại do hành vi viphạm của người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhànước trên cơ sở kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.Trong trường hợp không có kết luận hoặc kết luận không xác định rõ mứcđộ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra thì cơ quan có thẩm quyền hoặcdoanh nghiệp Nhà nước bị thiệt hại có thể thuê định giá tài sản, giámđịnh thiệt hại về tài sản. Đồng thời có thể quy định thêm cơ chế thỏathuận để xác định mức độ thiệt hại trong trường hợp không đủ cơ sở đểgiám định.

Bốn là, việc thu hồi tiền bồi thường, hoàn trả: Cần quy định rõ trườnghợp nào bồi thường, hoàn trả vào ngân sách Nhà nước, trường hợp nàobồi thường, hoàn trả cho doanh nghiệp Nhà nước; trách nhiệm đôn đốcthu hồi tiền bồi thường, hoàn trả sau khi đã có quyết định bồi thường,hoàn trả đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốnNhà nước tại doanh nghiệp.

Năm là, trách nhiệm khởi kiện yêu cầu bồi thường, hoàn trả: Trongtrường hợp đã hết thời hạn mà người quản lý doanh nghiệp, người đạidiện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không thực hiện hoặc chưathực hiện xong nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả mà không có lý do chínhđáng thì cơ quan có thẩm quyền (hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp, tổchức, cá nhân) khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường, hoàn trả. Trongtrường hợp cơ quan có thẩm quyền không thực hiện việc khởi kiện gâythiệt hại cho Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp ngườiquản lý doanh nghiệp Nhà nước, người đại diện phần vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp có hành vi gây thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự thì việc giải quyết trách nhiệm bồi thường, hoàn trả được thực hiệntheo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp Nhà nước là công tác quantrọng trong việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Nếuhoạt động thanh tra, kiểm tra có hiệu quả sẽ giúp cho việc xử lý, ngănchặn kịp thời hành vi vi phạm, giảm thiểu thiệt hại cho Nhà nước, doanhnghiệp Nhà nước. Đồng thời, cần có cơ chế áp dụng kịp thời trách nhiệmbồi thường, hoàn trả của người quản lý doanh nghiệp, người đại diệnphần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho thiệt hại củaNhà nước, doanh nghiệp Nhà nước được kịp thời khắc phục, đảm bảohoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp./.

Chú thích:(*) Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

tại doanh nghiệp

CHIỀU THÀNH CỔ (Tưởng nhớ liệt sỹ Thành Cổ - Quảng Trị)

Cùng bạn bè về thăm Thành Cổ

Nhớ một thời máu lửa đã qua

Nơi đồng đội bao người ngã xuống

Vì Tổ quốc hòa bình - độc lập - tự do.

Dẫu chiến tranh đã lùi vào quá khứ

Cỏ xanh non tơ phủ kín chiến hào

Ký ức ùa về trong thẳm sâu nỗi nhớ

Thạch Hãn “đáy sông - nơi đó bạn tôi nằm”

Thành Cổ chiều nay gió nắng xôn xao

Mây ngàn bay trắng trời Quảng Trị

Kính cẩn cúi đầu trước anh linh liệt sỹ

Lòng tự hào - nước mắt rưng rưng./.

Lê Xuân Đạm

Thành Cổ - Quảng Trị. Ảnh nguồn: Internet

Page 27: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 27

lý Nhà nước về an ninh trật tự, xây dựng lựclượng Công an nhân dân (CAND) ngày càngtrong sạch, vững mạnh.

Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4năm 2021, các đơn vị trong lực lượng Côngan tỉnh đã tiếp 330 lượt công dân đến kiếnnghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và tố giáctội phạm; đã tiếp nhận tổng số 2016 đơn(khiếu nại: 187 đơn; tố cáo: 172 đơn; kiếnnghị, phản ánh: 860 đơn; tố giác tội phạm:797 đơn), trong đó đơn thuộc thẩm quyền

giải quyết 1729 đơn (khiếu nại: 153 đơn;tố cáo: 125 đơn; kiến nghị, phản ánh: 692đơn; tố giác tội phạm: 759 đơn); có 287đơn không thuộc thầm quyền giải quyết(khiếu nại: 34 đơn; tố cáo: 47 đơn; kiếnnghị, phản ánh: 168 đơn; tố giác tội phạm:38 đơn), đã được Công an tỉnh chuyển đếncác đơn vị giải quyết theo thẩm quyền. Đốivới đơn khiếu nại nội dung chủ yếu khiếunại quyết định hành chính và lĩnh vực tốtụng hình sự; đơn tố cáo chủ yếu tập trung

tăng cường công tác tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo

Công an tỉnh Phú Thọ

Trung tá Nguyễn Trọng VĩnhPhó Chánh Thanh tra Công an tỉnh Phú Thọ

Nhận thức sâu sắc vịtrí, vai trò của côngtác tiếp công dân, giảiquyết khiếu nại và tốcáo, trong những nămqua Đảng uỷ, Ban

Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ luôn chútrọng, quan tâm chỉ đạo triển khai theođúng quy định của pháp luật về công táctiếp công dân, giải quyết đơn thư, qua đó,góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới cho Công an tỉnh Phú Thọ tháng 12/2020.Ảnh: Báo Phú Thọ

Page 28: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

28 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

tố cáo cán bộ công an vay nợ quá thời hạnkhông trả, tố cáo cán bộ vi phạm phẩmchất đạo đức… Đảng uỷ, Ban Giám đốcCông an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chứcnăng giải quyết 100% đơn thư khiếu nại,tố cáo liên quan đến cán bộ, chiến sỹ(CBCS). Quá trình giải quyết đảm bảo côngtâm, khách quan, trung thực, có lý, có tình,được người khiếu nại, tố cáo đồng tình vàthực hiện. Qua công tác tiếp công dân, giảiquyết đơn thư, các đơn vị đã phát huynhững ưu điểm đồng thời chỉ ra những hạnchế, thiếu sót của CBCS, kịp thời chấnchỉnh tư thế, lễ tiết tác phong và thái độ,văn hoá ứng xử của CBCS.

Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnhcũng đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đônđốc công tác tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo của các đơn vị; đẩy mạnh tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tới toànthể CBCS trong lực lượng Công an tỉnh như:Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; LuậtTố cáo; Nghị định số 124/2020/NĐ-CPngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành LuậtKhiếu nại; Nghị định số 22/2019/NĐ-CPngày 25/02/2019 của Chính phủ quy địnhvề tố cáo, giải quyết tố cáo trong CAND; Kếhoạch số 106-KH/ĐUCA ngày07/10/2014 của Đảng ủy Công anTrung ương về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác tiếp công dân và giải quyết khiếunại, tố cáo; Thông tư số 30/2015/TT-BCAngày 03/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công anquy định về công tác tiếp công dân; Thôngtư số 85/2020/TT-BCA ngày 03/8/2020 củaBộ trưởng Bộ Công an quy định việc tiếpnhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lýcông tác giải quyết tố cáo trong CAND;Thông tư số 129/2020/TT-BCA của Bộtrưởng Bộ Công an ngày 8/12/2020 quyđịnh quy trình giải quyết tố cáo trong CAND;Quyết định số 451/QĐ-CAT-PV24 ngày21/3/2016 của Công an tỉnh Phú Thọ banhành quy định địa điểm tiếp công dân...

Tại địa điểm tiếp công dân của Côngan tỉnh và các đơn vị được trang bị đầy đủphương tiện phục vụ công tác tiếp côngdân; niêm yết nội quy tiếp công dân, lịchtiếp công dân của Giám đốc Công an tỉnhvà thủ trưởng các đơn vị, số điện thoại

đường dây điện thoại nóng của Bộ Công anvà Công an tỉnh; công khai, minh bạch cácthủ tục hành chính, đảm bảo thuận tiện chocông dân liên hệ, giải quyết công việc, trongđó tập trung một số lĩnh vực công tác như:Cấp, phát chứng minh nhân dân, hộ tịch,hộ khẩu; đăng ký, quản lý phương tiện giaothông cơ giới đường bộ; quản lý, xuất - nhậpcảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện về anninh trật tự... phân công cán bộ thường trựcđường dây điện thoại nóng 24/7 để tiếpnhận, xử lý các thông tin liên quan đến anninh trật tự và các hiện tượng tiêu cực,tham nhũng của CBCS và thực hiện tốtphòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Bên cạnh đó, Đảng uỷ, Ban Giám đốcCông an tỉnh cũng chú trọng trong công tácđào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhằm nângcao trình độ cho cán bộ làm nhiệm vụ tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Côngan tỉnh đã tổ chức tập huấn công tác tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chocán bộ thanh tra kiêm nhiệm các phòng,công an huyện, thành, thị và 146 đồng chílàm công tác điều tra; cử nhiều lượt CBCStham gia các lớp tập huấn công tác tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cáclớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên,thanh tra viên chính, chuyên viên chính doThanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Uỷ bannhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức.

Nhằm hạn chế những sai phạm củaCBCS dẫn đến đơn thư khiếu nại, tố cáo,Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnh xácđịnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,siết chặt kỷ luật kỷ cương, điều lệnh CAND,xây dựng lực lượng Công an trong sạch,vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm thenchốt. Chủ động tổ chức triển khai, quántriệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quảkhẩu hiệu hành động do Bộ Công an vàCông an tỉnh phát động: “Chủ động - Đổimới - Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệuquả”; “Công an Phú Thọ: Phát huy truyềnthống, ra sức lập công, vì an ninh Đất Tổ”gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnhviệc học tập và làm theo tư tưởng đạođức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyếtsố 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIvề tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu

hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ...

Cùng với công tác quản lý, giáo dụcchính trị, tư tưởng; siết chặt kỷ luật kỷcương, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnhđã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừasai phạm như: Tổ chức kiểm tra tráchnhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong côngtác tiếp dân và tiếp nhận, quản lý, giảiquyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị -phản ánh, tố giác tội phạm; chấn chỉnhviệc quản lý, sử dụng phương tiện công (ôtô, xe máy) trong lực lượng Công an tỉnh.Chỉ đạo Thanh tra Công an tỉnh thườngxuyên tổ chức kiểm tra việc quản lý, sửdụng tại các đơn vị; ban hành kế hoạchkiểm tra, phòng ngừa, phát hiện tiêu cựctrong công tác tiếp công dân, giải quyết thủtục hành chính trong lực lượng Công antỉnh; thành lập nhiều tổ thanh tra đặc biệttiến hành kiểm tra công tác tuần tra kiểmsoát giữ gìn trật tự an toàn giao thông củalực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàntỉnh... Tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra, đôn đốc hướng dẫn việc thực hiện tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảmbảo đúng quy định của pháp luật và củangành công an. Qua đó kịp thời phát hiện,chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót để cácđơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phụckịp thời.

Nhờ thực hiện tốt công tác tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cùng cácmặt công tác khác, Công an tỉnh Phú Thọđã lập nhiều chiến công lớn trên mặt trậngiữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn xãhội. Trong 5 năm liên tục, Công an tỉnh PhúThọ vinh dự được Chính phủ, Bộ Công antặng thưởng cờ thi đua xuất sắc, nhiều lượttập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh cũngđược các cấp, các ngành khen tặng nhiềuphần thưởng cao quý. Đặc biệt, năm 2020,Công an tỉnh Phú Thọ vinh dự được Đảng,Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.Đó là sự động viên, khích lệ to lớn và cũnglà phần thưởng xứng đáng cho những đónggóp quan trọng của lực lượng Công an tỉnhPhú Thọ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệan ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toànxã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương./.

Page 29: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 29

Có thể nói, kiểm soátquyền lực Nhà nước lànhu cầu tất yếu trongquá trình tổ chức thựcthi quyền lực Nhà nước.Lý luận và thực tiễn đã

chỉ ra rằng quyền lực Nhà nước phải đượckiểm soát, bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhânnào khi được giao sử dụng quyền lực Nhà

nước đều phải chịu sự kiểm soát để khôngxảy ra các tệ nạn độc quyền, cửa quyền,đạc quyền, lạm quyền... làm tha hoá bảnchất và mục đích ban đầu của quyền lựcNhà nước. Vấn đề kiểm soát quyền lực Nhànước được đặt ra ở tất cả các quốc gia,không phân biệt đó là quốc gia phát triển,đang phát triển hay kém phát triển. Ở ViệtNam, kiểm soát quyền lực là một trongnhững nội dung quan trọng được đề cập tới

trong các văn kiện Đại hội của Đảng, Cươnglĩnh xây dựng và phát triển đất nước thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, quy định trongcác bản Hiến pháp và các văn bản quyphạm pháp luật khác, tạo cơ sở chính trịvà cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soátquyền lực Nhà nước ở Việt Nam.

Về cơ sở chính trị, Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm

theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội lần thứ XIII của Đảng

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước

TS. Vũ Việt HàKhoa Luật, Học viện Chính trị CAND

Các đại biểu biểu quyết, thông qua Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Internet

Page 30: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

30 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

2011) khẳng định: “Nhà nước ta là Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tấtcả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhândân... Quyền lực Nhà nước là thống nhất;có sự phân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”;“Nhà nước phục vụ Nhân dân, gắn bó mậtthiết với Nhân dân, thực hiện đầy đủquyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng,lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sựgiám sát của Nhân dân; có cơ chế và biệnpháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô tráchnhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dânchủ của công dân”.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII vềtăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngănchặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộnhấn mạnh “các cấp uỷ, tổ chức Đảng chỉđạo rà soát, hoàn thiện và thực hiệnnghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểmsoát việc thực thi quyền lực của người cóchức, có quyền, theo hướng quyền hạnđến đâu trách nhiệm đến đó; phân địnhrõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cánhân trong từng công đoạn giải quyết côngviệc và có chế tài xử lý nghiêm nhữnghành vi vi phạm”.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ươngKhóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cánbộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩmchất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệmvụ nêu rõ quan điểm: “Phân công, phâncấp gắn với giao quyền, ràng buộc tráchnhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra,giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lýnghiêm minh sai phạm…”. Về mục tiêucụ thể đến năm 2020 được Nghị quyết xácđịnh, đó là: “Hoàn thiện cơ chế kiểm soátquyền lực; kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức,chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tìnhtrạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” trong cán bộ, đảng viên”. Một trongnhững nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyếtchỉ rõ, đó là: “Thể chế hóa, cụ thể hóa cácchủ trương, đường lối của Đảng về côngtác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên

thông, nhất quán trong hệ thống chính trịvà phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phâncấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệmvà kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặtkỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điềukiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệcán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá,dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”.

Về cơ sở pháp lý, lần đầu tiên vấn đềkiểm soát quyền lực Nhà nước được quyđịnh một cách chính thức trong Hiến phápnăm 2013 - văn bản quy phạm pháp luậtcó giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thốngvăn bản quy pháp luật của Việt Nam. Điều2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa (XHCN) Việt Nam là Nhà nước phápquyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân,vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam doNhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhànước thuộc về Nhân dân mà nền tảng làliên minh giữa giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất,có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan Nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp”.

Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, cácđạo luật liên quan đến kiểm soát quyền lựcNhà nước không ngừng được bổ sung, hoànthiện, hình thành và thiết lập cơ chế kiểmsoát quyền lực phù hợp với vị trí, tính chấtcủa từng thiết chế quyền lực như: Luật Tổchức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ,Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổchức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chứcchính quyền địa phương, Luật Phòng, chốngtham nhũng, Luật Thanh tra, Luật Khiếunại, Luật Tố cáo, Luật Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Luật Tiếp công dân...

Có thể nói hoạt động kiểm soát quyềnlực Nhà nước ở Việt Nam được Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát saovà rất quyết liệt. Qua đó, đã đạt đượcnhững kết quả rất đáng ghi nhận: “Cơ chếphân công, phối hợp và kiểm soát quyềnlực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc

thực hiện các quyền lập pháp, hành phápvà tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyểnbiến tích cực”(1); “công tác kiểm tra, giámsát, kỷ luật Đảng được chỉ đạo tập trung,quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, có nhiều đổimới, có hiệu lực, hiệu quả, nhất là ở cấpTrung ương; hoạt động của cấp uỷ, uỷ bankiểm tra các cấp được tăng cường, ngàycàng siết chặt kỷ luật, kỷ cương”(2).

Bên cạnh những thành tựu đạt được,cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm: “Cơchế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện;vai trò giám sát của Nhân dân chưa đượcphát huy mạnh mẽ”(3).

Để khắc phục những hạn chế nêu trên,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII củaĐảng tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầmquan trọng và những quan điểm, định hướngnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểmsoát quyền lực Nhà nước ở Việt Nam trongthời gian tới. Cụ thể: Một trong những địnhhướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 -2030 được nêu trong Nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đólà:“Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền XHCN trong sạch, vững mạnh, tinhgọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhândân phục vụ và vì sự phát triển đất nước.Tăng cường công khai, minh bạch, tráchnhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắnvới siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạtđộng của Nhà nước và của cán bộ, côngchức, viên chức”(4); “chú trọng công tácbảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăngcường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luậtĐảng, công tác đấu tranh phòng, chốngtham nhũng và công tác dân vận củaĐảng”(5); đồng thời khẳng định các đột pháchiến lược đó là: “Đẩy mạnh phân cấp,phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thờităng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soátquyền lực bằng hệ thống pháp luật”(6).

Như vậy, để hoàn thiện cơ chế pháp lýkiểm soát quyền lực Nhà nước theo tinhthần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII của Đảng cần thực hiện tốt mộtsố giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế kiểmsoát quyền lực bên trong bộ máy Nhànước:

Page 31: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 31

Đổi mới tổ chức và hoạt động củaQuốc hội theo hướng đổi mới phương thức,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động,phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tínhchuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội, trong thực hiện chức nănglập pháp, quyết định những vấn đề quantrọng của đất nước và giám sát tối cao. Tiếptục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trìnhlập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiệnthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệquyền con người, quyền công dân; hoànthiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giámsát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối vớinhững người giữ chức vụ do Quốc hội, hộiđồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Bảođảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chấtlượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý sốlượng đại biểu hoạt động chuyên trách;giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơquan hành pháp, tư pháp.

Cần tiếp tục sắp xếp tinh gọn lại hệthống cơ quan hành chính Nhà nước theohướng thu gọn đầu mối, tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả. Xây dựng nền hànhchính Nhà nước phục vụ Nhân dân, dânchủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại,trong sạch, vững mạnh, công khai, minhbạch. Bảo đảm tính độc lập, có đủ thựcquyền của hệ thống cơ quan thanh tra Nhànước nhằm nâng cao chất lượng của hoạtđộng kiểm soát quyền lực trong nội bộ hệthống hành pháp.

Xây dựng nền tư pháp Việt Namchuyên nghiệp, hiện đại, công bằng,nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổquốc, phục vụ Nhân dân. Tiếp tục đổi mớitổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệuquả hoạt động và uy tín của toà án nhândân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điềutra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổchức tham gia vào quá trình tố tụng tưpháp.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao hiệulực, hiệu quả công tác kiểm tra, giámsát, kỷ luật Đảng:

Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chứcĐảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ởnhững nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có nhiều

- xã hội như: Tham gia bầu cử đại biểuQuốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân; tổchức các hoạt động lấy ý kiến đóng góp củaNhân dân đối với các dự án luật; phản ánhý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, tổchức việc tiếp công dân, tham gia công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá; giámsát và phản biện xã hội ở một số nội dung,lĩnh vực phù hợp với điều kiện, năng lựccủa các tổ chức chính trị - xã hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội cần xâydựng kế hoạch, chương trình phối hợp kiểmsoát với các cơ quan báo chí truyền thông.Các cơ quan này với ưu thế về mặt cungcấp, truyền tải thông tin rộng rãi, kịp thờiđến với các tầng lớp nhân dân sẽ góp phầnquan trọng nâng cao hiệu quả, hiệu lựckiểm soát quyền lực Nhà nước của các tổchức chính trị - xã hội. Các tổ chức chínhtrị - xã hội có thể thông qua các phươngtiện báo chí, truyền thông công bố kết quảkiểm soát quyền lực Nhà nước; chuyển tảicác đề xuất, kiến nghị đến các cơ quanquyền lực Nhà nước; đồng thời tạo dựngsức ép từ dư luận xã hội để buộc các cơquan được kiểm soát nhanh chóng có ýkiến phản hồi, tiếp thu hoặc thu hút sự chúý để các cơ quan chức năng sớm có độngthái điều tra, xử lý các sai phạm. Với việcmở rộng sự tham gia của người dân, các tổchức chính trị - xã hội sẽ tiết kiệm được chiphí cho hoạt động kiểm soát, đa dạng hóacác nguồn thông tin từ “tai, mắt” của cáctầng lớp nhân dân, tạo áp lực dư luận xãhội để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạtđộng kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Chú thích:(1); (2); (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sựthật, năm 2021, tr.72; tr.75; tr.89;

(4); (5); (6) Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sựthật, năm 2021, tr.118; 119; 203.

Tài liệu tham khảo: 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XIII, tập 1, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,năm 2021;

2. Hiến pháp năm 2013;3. Điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sựthật, năm 2021.

bức xúc nổi cộm, dư luận quan tâm; xử lýkịp thời, kiên quyết, triệt để, đồng bộ,nghiêm minh các tổ chức Đảng, đảng viênvi phạm. Tăng cường quản lý, kiểm tra,giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộlãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp để kịpthời phát hiện, ngăn chặn ngay từ xa, từđầu, giải quyết từ sớm, không để vi phạmnhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài vàlan rộng. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát củatổ chức Đảng cấp trên đối với cấp dưới.

Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quảcông tác kiểm tra, giám sát của Đảng vớigiám sát, thanh tra, kiểm toán Nhà nướcvà điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quanbảo vệ pháp luật. Tăng cường phối hợp giữagiám sát, kiểm tra của Đảng với giám sát,thanh tra của Nhà nước và giám sát củaMặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xãhội để tăng cường sức mạnh tổng hợp vànâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểmtra, tránh chồng chéo, trùng lắp, lãng phínguồn lực, không hiệu quả. Tăng cườngkiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn vớikiểm soát quyền lực, chống chạy chức,chạy quyền. Chú trọng đổi mới, kiện toàntổ chức bộ máy uỷ ban kiểm tra các cấp;xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ kiểm tra các cấp theo hướng chuyênnghiệp hoá.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế pháp lýNhân dân kiểm soát quyền lực Nhànước:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháthuy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhândân và các cơ quan thông tin đại chúngtrong quá trình hoạch định chiến lược,chính sách phát triển kinh tế - xã hội vàtrong việc phát hiện, đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí.

Hoạt động kiểm soát quyền lực Nhànước của các tổ chức chính trị - xã hội cầnđược thực hiện có trọng tâm, trọng điểm,tránh tổ chức tràn lan, dàn trải nhằm nângcao hiệu quả trong điều kiện năng lực kiểmsoát còn nhiều hạn chế. Trước mắt, cần lựachọn và chú trọng tập trung triển khai cáchình thức kiểm soát quyền lực phù hợp vớinăng lực thực tế của các tổ chức chính trị

Page 32: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

32 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

1. Đặt vấn đề

Thực tế cho thấy, việc vi phạm phápluật sở hữu trí tuệ luôn tạo ra siêu lợinhuận nhưng mức xử phạt lại chủ yếudừng ở mức xử phạt hành chính và chưađủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm.Bên cạnh đó, để thể hiện sự nghiêm túc

của Nhà nước Việt Nam trong việc thực thicác cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diệnvà Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)nói riêng và các cam kết trong các hiệpđịnh hợp tác phát triển kinh tế songphương và đa phương nói chung mà ViệtNam đã, đang và sẽ tham gia thì việc hoàn

thiện pháp luật về tội xâm phạm quyềnsở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu vàchỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 1Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2017 - sau đây gọichung là BLHS) là rất cần thiết, thể hiệnsự nghiêm minh, công bằng của pháp luật

trong điều kiện hội nhập quốc tế

Để hoàn thiện pháp luật về “tội xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp”

Luật gia - Ths. Lê Quang Kiệm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Page 33: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 33

Việt Nam. Qua đó, góp phần tạo môi trườngpháp lý an toàn, thuận lợi cho tổ chức, cánhân mà trực tiếp là tổ chức, cá nhân làchủ thể quyền sở hữu công nghiệp, từ đóthu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy pháttriển kinh tế, xã hội.

2. Khái quát về “tội xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp”

“Xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp” được hiểu là các hành vi trái phépxâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sởhữu đối với sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bándẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địalý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo rahoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranhkhông lành mạnh theo quy định của LuậtSở hữu trí tuệ.

Còn theo BLHS thì người nào cố ý xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang đượcbảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hànghóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lývới quy mô thương mại hoặc thu lợi bấtchính theo quy định tại Điều 226 BLHS thìđó là “tội xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp”. Như vậy, theo BLHS có thể hiểu:“Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”là “hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữucông nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉdẫn địa lý”. Tuy nhiên, “quy mô thươngmại” được quy định tại Điều 226 BLHS lạiđược sử dụng khá mới trong BLHS hiệnhành và cho đến nay vẫn chưa có hướngdẫn cụ thể cho khái niệm này.

Chiếu theo quy định này trên thế giới,cụ thể là theo quy định tại các Hiệp định vềcác khía cạnh thương mại liên quan đếnquyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và Hiệp địnhThương mại song phương Việt Nam - HoaKỳ (BTA) thì “quy mô thương mại” là đặcđiểm mang tính bắt buộc của các hành vixâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đặcđiểm này vừa đòi hỏi mức độ lớn của tầmcỡ hành vi, vừa đòi hỏi tính chất kinh tế củahành vi. Đồng thời, vừa mang tính chất địnhtính, định lượng và các nước thành viên cónghĩa vụ quy định áp dụng các thủ tục hìnhsự và các hình phạt để áp dụng ít nhất vớicác trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệunhằm mục đích thương mại (Điều 14 BTA)

hoặc cố ý giả mạo nhãn hiệu với quy môthương mại (Điều 61 TRIPs).

Có thể hiểu rộng ra, hành vi xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp với “quy môthương mại” chỉ bị coi là tội phạm xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp nếu hànhvi đó được thực hiện với quy mô thương mạihoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc nhằmmục đích gây thiệt hại cho chủ sở hữu vàđược Nhà nước Việt Nam bảo hộ tức là đãđược cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp.

Nếu xét về hành vi cấu thành tội xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp, chúng tacó thể xem xét trên các khía cạnh như sau:

Một là, về chủ thể: Người nào từ đủ 16tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hìnhsự hoặc pháp nhân thương mại đủ điềukiện chịu trách nhiệm hình sự theo quyđịnh tại Điều 75 BLHS.

Hai là, về khách thể: Xâm phạm quyềnsở hữu công nghiệp là xâm phạm đến trậttự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực bảohộ quyền sở hữu công nghiệp, đây là nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạmnền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợiích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổchức và của công dân qua việc vi phạmquy định của Nhà nước trong quản lý kinhtế, quản lý xã hội. Tội xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp xâm phạm tới quyền sởhữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức.

Ba là, về chủ quan: Tội xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp được thực hiệnvới lỗi cố ý. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắtbuộc của tội phạm này.

Bốn là, về khách quan: Đối tượngphạm tội có một trong các hành vi cố ý xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp (chiếmđoạt hoặc sử dụng trái phép đối với nhãnhiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộtại Việt Nam, như: Đặt tên nhãn hiệu, chỉdẫn địa lý gây nhầm lẫn…). Nội dung nàycó thể hiểu rộng ra như sau: (1) Xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuđang được bảo hộ tại Việt Nam đó là việcsử dụng các loại nhãn, mác hàng hóa, sảnxuất hàng hóa có kiểu dáng như loại hànghóa đã được Nhà nước bảo hộ... Nhãn hiệu

là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khácnhau. (2) Xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang được bảohộ tại Việt Nam và chỉ dẫn địa lý là dấuhiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốctừ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hayquốc gia cụ thể ở dạng một từ ngữ, dấuhiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh một quốcgia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phươngthuộc một quốc gia nhằm chỉ dẫn hànghóa đó có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia,vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào gắnliền với đặc trưng về chất lượng, uy tín,danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sảnphẩm này. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lýthuộc về tổ chức, cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật.

Trong thực tiễn cần phân biệt “tội xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp” với “tộisản xuất, buôn bán hàng giả”, bởi lẽ chúngcó những điểm tương đồng và khác biệt cơbản. Điểm giống nhau nhất là “hàng hóasản xuất ra có cùng kiểu dáng, nhãn máctương tự như hàng thật, hàng được bảo hộ”nhưng tội xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp khác với tội sản xuất, buôn bánhàng giả (được quy định tại Điều 192 BLHS)ở chỗ trong tội xâm phạm quyền sở hữucông nghiệp chất lượng của hàng hóa cóthể tương đương (giá trị sử dụng có thểbằng hoặc thấp hơn loại hàng hóa đã đượcbảo hộ) so với hàng được bảo hộ, còn trongtội sản xuất, buôn bán hàng giả thì hànghóa không chỉ giả về nội dung (chất lượng)sản phẩm mà còn giả cả về hình thức - baogói, nhãn mác… Hàng giả không chỉ khôngcó giá trị sử dụng, thậm chí có thể còn gâynguy hại cho sức khỏe, tính mạng ngườitiêu dùng.

Có thể khẳng định BLHS 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2017) quy định tội “xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp” bước đầuđã phù hợp với các quy định pháp luật vềdân sự, kinh doanh thương mại và sở hữutrí tuệ; theo đó, tội “xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp” là hành vi cố ý xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuhoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tạiViệt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạonhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.

Page 34: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

34 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Như vậy, từ việc quy định tất cả cáchành vi chiếm đoạt, sử dụng các đối tượngthuộc quyền sở hữu công nghiệp theo LuậtSở hữu trí tuệ thì nay, mặt khách quan củatội này chỉ còn là hành vi cố ý xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnhiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộtại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giảmạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý. Tộiphạm này được xác định là tội ít nghiêmtrọng với mức hình phạt cao nhất là đến 03năm tù đối với cá nhân phạm tội, hoặc phạttiền từ 2.000.000.000 đồng đến5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạtđộng có thời hạn từ 06 tháng đến 02 nămđối với pháp nhân thương mại phạm tội.Đây là những bước đi quan trọng để hoànthiện khung pháp lý nhằm đáp ứng việc hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng của ViệtNam.

3. Thực trạng tội phạm về xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp tại ViệtNam trong thời gian qua

Hiện nay, việc xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp đang diễn ra khá phổ biếnvới rất nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, cókhả năng gây hậu quả nghiêm trọng chongười tiêu dùng và cho xã hội. Tuy nhiên,việc xử lý chủ yếu là xử phạt vi phạm hànhchính còn khởi tố vụ án liên quan đến xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp tại ViệtNam trong thời gian qua khá ít, việc thựcthi tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệptrong điều kiện hội nhập quốc tế của ViệtNam hiện nay cũng còn một số tồn tại, hạnchế:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS),cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể khởi tốvụ án hình sự về tội xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉdẫn địa lý khi có yêu cầu của người bị hại.Đồng thời, khoản 8 Điều 157 BLTTHS cũngđang quy định theo hướng một trong nhữngcăn cứ không khởi tố vụ án hình sự trongtrường hợp tội phạm quy định tại khoản 1Điều 226 của BLHS là bị hại hoặc người đạidiện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Tuynhiên, điểm g khoản 6 Điều 18.77 CPTPPquy định: “Đối với các hành vi phạm tội

mô tả tại khoản từ 1 đến 5, mỗi bên phảiquy định: … (g) Các cơ quan có thẩmquyền của mình có thể chủ động thực hiệnhành động pháp lý mà không cần có khởikiện chính thức từ người thứ ba hay chủthể quyền” (trong đó, các hành vi phạm tộimô tả tại các khoản từ 1 đến 5 là các hànhvi phạm tội liên quan đến xâm phạm quyềnsở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu). Nhưvậy, quy định tại khoản 1 Điều 155 vàkhoản 8 Điều 157 BLTTHS chưa tương thíchvới điểm g khoản 6 Điều 18.77 CPTPP.

Thứ hai, theo Thông tư liên tịch số01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTPngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứutrách nhiệm hình sự đối với các hành vixâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đề cậpđến thuật ngữ này. Theo đó “qui mô thươngmại” được hiểu là đánh giá bằng tiêu chímức độ từ nghiêm trọng đến đặc biệtnghiêm trọng thể hiện bằng tiêu chí lợinhuận, giá trị gây thiệt hại và giá trị hànghóa. Thông tư này hướng dẫn Điều 171 củaBLHS năm 1999, trong khi Điều 171 củaBLHS năm 1999 chưa đề cập đến thuậtngữ “quy mô thương mại”. Vậy nên, yếu tố“quy mô thương mại” là trường hợp phạmtội mới được bổ sung theo Luật sửa đổi, bổsung một số điều của BLHS năm 2015.

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạmpháp luật hướng dẫn về tình tiết “quy môthương mại” trong khi đó các điều ước quốctế mà Việt Nam là thành viên mặc dù đãcó điều khoản quy định thuật ngữ này nhưTRIPs, BTA nhưng lại không giải thích cụthể nên chưa có cơ sở để áp dụng trongthực tiễn xử lý.

Thứ ba, giữa BLHS và Nghị định99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực sở hữu công nghiệp chưa có sự thốngnhất, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.Cụ thể: Điều 226 BLHS quy định về tội xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp “đối tượnglà hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉdẫn địa lý”, nhưng tại Điều 12, Nghị định99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệpcũng quy định về đối tượng là hàng hóa giảmạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý và mức

phạt tối đa 250 triệu đồng với cá nhân, 500triệu đồng với tổ chức (theo khoản 2, Điều2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP), lại khôngquy định mức trị giá hàng hóa tối đa đểchuyển sang xử lý hình sự, nên dù trị giáhàng hóa vi phạm có thể lên đến hàng tỷđồng hoặc nhiều hơn cơ quan chức năngvẫn có thể xử lý hành chính.

Thứ tư, hiện nay mức độ xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp ngày càng đadạng, tinh vi, trong khi lực lượng chức năngđể xử lý vi phạm này còn hạn chế.

Trên thực tế, các vi phạm do xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càngtinh vi về phương pháp và cách thức thựchiện, trong khi tiềm lực của các đơn vị quảnlý được giao trực tiếp xử lý các vụ việc viphạm về xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp lại chưa đủ mạnh ngang tầm nhiệmvụ, dẫn tới chưa đáp ứng kịp yêu cầu đấutranh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Cụthể: Về phương thức vi phạm, các đối tượngcó xu hướng chuyển dịch từ tiếp thị, phânphối theo phương thức truyền thống sanghình thức thương mại điện tử (thông quacác kênh bán hàng trực tuyến, website bánhàng và đặc biệt là mạng xã hội (facebook,zalo...). Hiện nay chưa có quy định phápluật về quản lý cụ thể những đối tượng bánhàng qua zalo, facebook, riêng quy định vềtrang thương mại điện tử chủ yếu là ápdụng cho doanh nghiệp. Do vậy, các cơquan chức năng đang vướng trong xử lý viphạm đối với hình thức này.

4. Một số kiến nghị góp phần hoànthiện pháp luật về tội xâm phạm quyềnsở hữu công nghiệp trong bối cảnh hộinhập quốc tế hiện nay

Thứ nhất, cần sửa đổi khoản 1 Điều155 BLTTHS theo hướng bãi bỏ nội dungdẫn chiếu tới Điều 226 của BLHS để chophép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tốvụ án hình sự về tội xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp mà không cần có yêu cầucủa người bị hại và sửa đổi khoản 8 Điều157 BLTTHS theo hướng bãi bỏ nội dungdẫn chiếu tới Điều 226 của BLHS để bỏ căncứ không khởi tố vụ án hình sự trong trườnghợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226của BLHS mà bị hại hoặc người đại diệncủa bị hại không yêu cầu khởi tố.

Page 35: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 35

Việc sửa đổi BLTTHS theo hướng như trên thể hiện sự nghiêm túc của Nhànước Việt Nam trong việc thực thi các cam kết tại CPTPP nói riêng và các camkết trong các hiệp định hợp tác phát triển kinh tế song phương và đa phương nóichung mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia; góp phần bảo vệ sớm và triệt đểquyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 1 Điều 226BLHS đều được xử lý hình sự một cách nghiêm minh, công bằng.

Thứ hai, sớm ban hành nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật trongđiều tra, truy tố, xét xử các điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ quyđịnh trong BLHS, trong đó có quy định cụ thể về “quy mô thương mại” tại Điều226 BLHS. Đặc biệt hướng dẫn việc áp dụng chế tài hình sự đối với pháp nhânthương mại phạm tội nói chung, tội liên quan đến quyền sở hữu công nghiệpnói riêng.

Kịp thời rà soát sửa đổi những quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa rõràng để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng có thể hiểu và áp dụng một cáchthống nhất. Trong đó, cần có những quy định rõ ràng ở mức độ nào thì xử phạthành chính, mức độ nào thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, sớm nghiên cứu thiết lập tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ để gia tăngtính chuyên nghiệp, hiện đại của tòa án và để tăng tính khả thi xử lý xâm phạmbằng biện pháp dân sự, biện pháp hình sự. Bởi lẽ, tòa chuyên trách sở hữu trítuệ sẽ có nhân lực và nguồn lực chuyên trách đủ để xử lý các vụ án liên quanđến tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Mô hình này đã được các nước ápdụng hiệu quả như: Tòa sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế Thái Lan, là mộttrong các tòa thành lập sớm trong khu vực châu Á từ năm 1997; Tòa chuyêntrách về sở hữu trí tuệ Malaysia thành lập từ năm 2007; Tòa sở hữu trí tuệ NhậtBản thiết lập năm 2005 được tổ chức ở cấp tỉnh; Anh thành lập Tòa sáng chếthuộc Tòa Tối cao và Tòa dân sự sáng chế ở địa phương. Song song với việc thiếtlập tòa án chuyên trách sở hữu trí tuệ cần sớm sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự,Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các văn bản luật liên quan về cơ cấu tổ chức,thẩm quyền chung của tòa và ban hành văn bản dưới luật quy định thẩm quyền,nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cụ thể của tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, thực tiễn xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong thươngmại điện tử hiện nay đang diễn ra rất phức tạp, khó xử lý. Vậy nên, cần tăngcường bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong thị trường thương mại điện tửxuất phát từ nền kinh tế kỹ thuật số và hội nhập quốc tế. Cụ thể, đó là hoànthiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền sở hữucông nghiệp đồng bộ, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn thiếu sóthoặc chưa phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, các giải pháp nâng cao năng lựcthực thi của các cơ quan Nhà nước, chủ thể quyền, cộng đồng xã hội cần đượctriển khai, trong đó chú trọng vào các giải pháp như: Xây dựng tòa chuyên tráchsở hữu trí tuệ; thiết lập cơ quan đầu mối nhận đơn khiếu nại, tố cáo; thiết lậpcơ quan đầu mối giải quyết khiếu nại về đăng ký sở hữu công nghiệp, xác địnhhành vi xâm phạm.

Đặc biệt, cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chứcnăng, có biện pháp truyền thông để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng,các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá và chủđộng khiếu nại khi bị xâm phạm. Công khai các cá nhân, tổ chức bị xử lý vềhành vi này để Nhân dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng biết, chủ động phòngtránh./.

Năm tháng đã trôi quaChiến tranh đã lùi vào quá khứTóc bạc, lưng còng: Mẹ vẫn đợi con

Những buổi chiều hoàng hônNhững ban mai nắng dọiMẹ vẫn chờ, vẫn đợi Mà sao con chưa về

Lòng nhớ thương trăm bềMẹ cạn khô nước mắt Chỉ mong ngày gặp mặt Nào có thấy con đâu

Dù thời gian trôi mauTóc bạc phơ mái đầu Mẹ tin con sẽ vềTrong vòng tay của mẹ./.

Lê Hồng Điệp

Ảnh nguồn: Internet

Ảnh nguồn: Internet

MẸ VẪN CHỜ ANH(Nhớ Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7)

Page 36: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

36 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Đã từ lâu, Đảng và Nhànước Việt Nam luôn quantâm đến các hoạt độngtôn giáo và ban hànhnhững chủ trương, chínhsách nhằm tạo điều kiện

cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉmục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quanđiểm nhất quán của Đảng Cộng sản ViệtNam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng vàbảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,quyền theo hoặc không theo tôn giáo củangười dân, bảo đảm sự bình đẳng, khôngphân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tínngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chứctôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểmnhất quán này đã được ghi nhận trong Hiếnpháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiếnpháp 2013.

1. Trong các văn kiện của Đảng luônnhất quán quan điểm: Tín ngưỡng, tôn giáolà một nhu cầu tinh thần của một bộ phậnNhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộctrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH) ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo làmột bộ phận của khối đại đoàn kết toàndân tộc. Thực hiện nhất quán chính sáchtôn trọng và đảm bảo quyền tự do tínngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáonào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thườngtheo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạtđộng trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳngtrước pháp luật.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổsung, phát triển 2011) - một văn kiện cógiá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sảnViệt Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và bảođảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vàkhông tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân

theo quy định của pháp luật. Đấu tranh vàxử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạmtự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tínngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích củaTổ quốc và Nhân dân”.

Trong các văn bản riêng về tôn giáo,tín ngưỡng có thể xem Nghị định số69/NĐ-HĐBT ngày 21/3/1991 của Hộiđồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam “quy định về các hoạt độngtôn giáo” là văn bản mở đầu. Ngày4/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị địnhsố 37-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn vàtổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo củaChính phủ, cơ quan có chức năng quản lýNhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạmvi cả nước. Sau đó, một loạt văn bản khácđã được ban hành như: Nghị định26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 củaChính phủ về các hoạt động tôn giáo, Quyếtđịnh số 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ, ngày 18/6/2003 về việc phê duyệtchương trình hành động của Chính phủthực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (KhoáIX) về công tác tôn giáo...

Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ĐảngCộng sản Việt Nam khóa VI ban hành Nghịquyết số 24/NQ-TW về tăng cường công táctôn giáo trong tình hình mới. Đây được coilà dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt pháttriển nhận thức về tôn giáo của Đảng Cộngsản Việt Nam. Nghị quyết này có hai luậnđiểm mang “tính đột phá” là: Tín ngưỡngtôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộphận Nhân dân và tôn giáo có những giá trịvăn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới.Ngày 12/3/2004, Đảng Cộng sản Việt Namban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về côngtác tôn giáo. Đến nay, Nghị quyết này vẫnđược xem là “kim chỉ nam” cho công táctôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam.Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những

của Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quánQuan điểm, chính sách về tôn giáo

TS.Vũ Trung KiênHọc viện Chính trị Khu vực 3

Người dân Sài Gòn trong đêm Giáng sinh. Nguồn: Internet

Page 37: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 37

chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sảnViệt Nam đối với tôn giáo. Nghị quyết khẳngđịnh tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinhthần của một bộ phận Nhân dân, đang vàsẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xâydựng CNXH ở Việt Nam. Đồng bào các tôngiáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dântộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiệnnhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảmquyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khôngtheo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáobình thường theo đúng pháp luật được bảođảm. Các tôn giáo hoạt động trong khuônkhổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tạigia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quyđịnh của pháp luật. Các tổ chức tôn giáođược Nhà nước thừa nhận được hoạt độngtheo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.Việc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tuhành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửachữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo củamình theo đúng quy định của pháp luậtđược tạo điều kiện thuận lợi. Nghị quyếtcũng chỉ rõ việc theo đạo, truyền đạo cũngnhư mọi hoạt động tôn giáo khác đều phảituân thủ Hiến pháp và pháp luật; khôngđược lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo,hoạt động mê tín dị đoan, không được épbuộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm cáctổ chức truyền đạo và các cách thức truyềnđạo trái phép, vi phạm các quy định củaHiến pháp và pháp luật v.v...

2. Một dấu mốc quan trọng phải kể tớinữa, đó là ngày 18/6/2004, Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kýban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo,Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hộikhóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày18/11/2016 và được Chủ tịch nước ký Lệnhsố 12/2016/L-CTN ngày 01/12/2016 côngbố. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáolà sự cụ thể hóa quan điểm và chủ trươngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo,thể hiện nhất quán chủ trương tôn trọng tựdo tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. LuậtTín ngưỡng, tôn giáo cũng cụ thể hóa nhữngquy định của Hiến pháp 2013 về quyền conngười, quyền công dân liên quan đến quyềntự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng,tôn giáo được bổ sung để tạo sự tương thíchvới luật pháp quốc tế trong bối cảnh ViệtNam hội nhập sâu rộng với quốc tế, ký kếtvà thi hành nhiều hiệp định.

Từ những chủ trương nhất quán này,Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiềuchính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tínngưỡng tôn giáo của người dân. Tất cảnhững quyền của người dân về tôn giáo đềuđược Nhà nước Việt Nam quy định rõ từviệc quản đạo, hành đạo, truyền đạo… Nơithờ tự của các tôn giáo được luật pháp ViệtNam bảo vệ. Tất nhiên, pháp luật Việt Namcũng quy định việc thành lập tổ chức tôngiáo phải được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cho phép; hoạt động tín ngưỡng, tôngiáo phải đúng quy định của pháp luật, phùhợp với đạo đức, văn hóa và thuần phongmỹ tục của dân tộc.

Cũng như tất cả các quốc gia trên thếgiới, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyềnquản lý xã hội của mình trên lãnh thổ ViệtNam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Để quảnlý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệuquả, phát huy tác dụng, tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, sinhhoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân,đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải ápdụng các biện pháp nhằm ngăn chặn cáchành vi vi phạm các quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc biệtlà các hành động lợi dụng tôn giáo vì cácmục đích khác nhau trái với Hiến pháp vàpháp luật Việt Nam.

3. Ở Việt Nam hiện nay, những ngày lễlớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản,Vu lan, Noel... không chỉ là của những ngườitheo các tôn giáo mà trở thành ngày vuichung, ngày hội lớn của người dân. Có lẽ vìvậy mà trong những năm qua, số tín đồ củacác tôn giáo ngày một tăng lên khôngngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mớiđã được Nhà nước Việt Nam tạo mọi điềukiện cấp phép hoạt động. Các tổ chức tôngiáo hoạt động đúng pháp luật, đúng tônchỉ, mục đích luôn được Nhà nước và cấpchính quyền quan tâm, tôn trọng và tạođiều kiện hoạt động, phát triển.

Quyền con người, quyền tự do tôn giáoở Việt Nam được bảo đảm ngày một tốthơn; các tôn giáo đã phát triển nhanh cảvề số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu nhưnăm 2006, cả nước mới có 6 tôn giáo và16 tổ chức tôn giáo được công nhận vàđăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 38 tổchức thuộc 16 tôn giáo khác nhau đượccông nhận (số liệu đến tháng 6/2020). Cảnước có khoảng trên 25 triệu tín đồ, trên110 nghìn chức sắc, nhà tu hành (số liệuđến hết năm 2019). Các cơ sở thờ tự củacác tôn giáo ngày càng được xây dựngkhang trang cùng nhiều cơ sở xã hội, từthiện đã góp phần quan trọng vào việc thựchiện công tác xã hội. Các cơ sở đào tạochức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như:Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúagiáo và các trường cao đẳng, trung cấp củacác tôn giáo đã và đang hoạt động với sựgiúp đỡ của các cấp chính quyền địaphương. Các ấn phẩm về tôn giáo được Nhànước tạo điều kiện thuận lợi trong in ấn vàphát hành.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.500lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức.Trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo hiệnnay, rất nhiều vị được Nhà nước tạo điềukiện để đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nướctrên thế giới. Nhiều lễ hội tôn giáo lớn ở ViệtNam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đảnLiên hợp quốc vào các năm 2008, 2014; LễBế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hộiCông giáo Việt Nam được tổ chức long trọngtại giáo xứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễkỷ niệm 72 năm khai đạo Phật giáo HòaHảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáohội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huânchương Hồ Chí Minh; Hội nghị Thượng đỉnhPhật giáo thế giới vào năm 2010... Kể từnăm 2011, Vatican đã cử đại diện khôngthường trú tại Việt Nam và đặc phái viênkhông thường trú này đã thực hiện nhiềuchuyến thăm tới hầu hết các tỉnh, thành ởViệt Nam.

Có thể nói, hòa chung với sự hội nhậpquốc tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặtcủa đất nước, hoạt động tôn giáo ở ViệtNam ngày càng sôi động, những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nướcViệt Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn,tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạtđộng tôn giáo./.

Page 38: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

38 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ củathời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cầncù, sáng tạo, yêu lao động, là tình yêu quêhương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xãhội, là sống và làm việc theo Hiến pháp vàpháp luật, có lối sống văn minh, lànhmạnh, có tinh thần nhân đạo và tinh thầnquốc tế cao cả.

Đối với người cán bộ, lãnh đạo ở ViệtNam, những phẩm chất đạo đức cơ bảnbao gồm: Trung với nước, hiếu với dân; cần,kiệm, liêm chính, chí công vô tư; có tráchnhiệm cao với công việc và tinh thần tháiđộ làm việc đúng mực; giữ vững tínhnguyên tắc và tuyệt đối chấp hành kỷ luật;có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và

những người có liên quan trong thực thicông vụ; làm việc với tinh thần sáng tạo,có phương pháp làm việc tốt, biết đề xuấtsáng kiến để nâng cao năng suất lao động,hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao.

Trong điều kiện hiện nay, để xây dựngđạo đức lãnh đạo, cần tập trung vào nhữnggiải pháp sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế xã hộitheo hướng nhanh, bền vững nhằm tạotiền đề vật chất để xây dựng đạo đức chođội ngũ cán bộ lãnh đạo

Đạo đức phản ánh và chịu sự quy địnhcủa đời sống kinh tế mà trực tiếp là quanhệ lợi ích của con người. Chúng ta nói nângcao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa

Một số giải pháp

Ths. Đào Minh TuấnTrường Cán bộ quản lý giao thông vận tải

Sinh thời, Chủ tịch Hồ ChíMinh từng nói: Làm lãnh đạocũng là một nghề, phải rènđức, luyện tài, trong đó đứcphải là gốc. Thực tiễn đãchứng minh, người lãnh đạo,

quản lý là một trong những nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của cách mạng, xây dựngmột đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý “vừahồng, vừa chuyên” là một trong nhữngnhiệm vụ then chốt trong công tác xây dựngĐảng. Vì thế, phẩm chất, nhân cách vànăng lực của người lãnh đạo, quản lý giữvai trò vô cùng quan trọng.

Người xưa quan niệm: Được mất, vinhnhục không phải do nghề mà do người hànhnghề quyết định. Trong các chức năng chủyếu của lãnh đạo đối với sự thành công củatổ chức, chức năng điều hành và lãnh đạocon người là quan trọng nhất. Nhà lãnh đạolà người điều hành một tổ chức, biết dựkiến, lập kế hoạch, tổ chức, điều động vàkiểm tra kết quả, nhằm mục đích làm chotổ chức thực hiện tốt nhất những nhiệm vụvà chức năng của mình.

Dù nhìn nhận theo cách nào, thì mộtnhà lãnh đạo phải đảm bảo được ba yếu tố,đó là khả năng tạo tầm nhìn, khả năngtruyền cảm hứng và khả năng gây ảnhhưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnhđạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìncho một tổ chức hay một nhóm và biết sửdụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởngcho những người đi theo thực hiện tầm nhìnđó.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quantrọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạođức được hiểu là hệ thống các quy tắc,chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tựgiác điều chỉnh hành vi của mình cho phùhợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

Ngày nay, với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cácquy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biếnđổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩalà các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi,thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Cácgiá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sựkết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt

xây dựng đạo đức lãnh đạotrong điều kiện hiện nay

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Page 39: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 39

cá nhân, điều đó không có nghĩa là khôngquan tâm đầy đủ đến lợi ích chính đáng củatừng người. Lợi ích của tập thể và cá nhâncó mối quan hệ hữu cơ, thống nhất vớinhau, trong đó, lợi ích của tập thể phải đặtlên trên hết, trước hết. Tách rời và đối lậphai mặt đó với nhau là một quan điểm sailầm. Vì vậy, bằng việc chăm lo phát triểnkinh tế, qua đó nâng cao đời sống vật chấtcho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và Nhân dânlà nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu tạo nền tảngcủa việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng chocán bộ lãnh đạo hiện nay.

Thực tế cho thấy rằng, ở đâu và lúcnào mà tình hình kinh tế - xã hội phát triểnthuận lợi, tình hình chính trị ổn định thì sẽtạo tiền đề cho đạo đức cách mạng đượccủng cố, duy trì và phát triển.

Thứ hai, phát huy vai trò của hệ thốngchính trị các cấp ở địa phương trong việcxây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũcán bộ lãnh đạo

Bất kỳ tổ chức nào cũng do con ngườilập ra và đến lượt nó, các tổ chức lại quyđịnh hành vi của các thành viên theonhững chuẩn mực nhất định. Cán bộ lãnhđạo là những người hoạt động trong các tổchức thuộc hệ thống kinh tế - chính trị,trong đó, Đảng là hạt nhân lãnh đạo. Việcphát huy vai trò của các tổ chức nhằmquản lý, giáo dục, kiểm tra, giám sát, phêbình cán bộ lãnh đạo có tác dụng to lớn đốivới việc nâng cao đạo đức cách mạng,chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn ngừa, hạnchế và khắc phục những biểu hiện tiêu cựckhác về mặt đạo đức của cán bộ lãnh đạo.

Thứ ba, chú trọng tự giáo dục và giáodục đạo đức cách mạng, đẩy mạnh phongtrào “học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” trong cán bộ lãnh đạo

Giáo dục là con đường cơ bản, phổbiến để hình thành và phát triển nhữngnăng lực và phẩm chất cần thiết cho mỗingười chuẩn bị bước vào cuộc sống laođộng và trở thành công dân hữu ích cho xãhội. Việc chú trọng tự giáo dục, tự rèn luyệnđạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảngviên là biện pháp có ý nghĩa quyết định,ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc

tự giác hóa quá trình hình thành, phát triểnđạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ,đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấnmạnh rằng, đạo đức cách mạng không phảitừ trên trời sa xuống, mà nó được củng cốvà phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rènluyện bền bỉ hàng ngày. Vì vậy, cùng với sựquản lý, giáo dục thường xuyên của tổ chức,mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự mìnhtrau dồi, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạođức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.

Thứ tư, nâng cao trình độ về các mặt,nhất là trình độ lý luận chính trị - hànhchính của cán bộ lãnh đạo

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡngtrình độ lý luận chính trị - hành chính chocán bộ, đảng viên cần tổ chức nhiều hơncác đợt học tập, nâng cao trình độ chính trị- hành chính cho cán bộ, đảng viên, nhấtlà cán bộ chủ chốt; tăng cường bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ,tin học. Để đạt hiệu quả cao, công tác nàyđòi hỏi ý thức tự giác học tập rèn luyện củamỗi người. Trong tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa, để khắc phục tình trạng yếukém về đạo đức của một bộ phận nhỏ cánbộ, đảng viên thì việc tổ chức Đảng chămlo đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ, đảngviên cả về phẩm chất chính trị lẫn học vấntri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,năng lực quản lý là một việc làm quan trọngvà cấp bách hiện nay.

Thứ năm, thực hiện tốt quy chế dânchủ cơ sở, tăng cường sự giám sát củaNhân dân đối với cán bộ lãnh đạo

Đạo đức cách mạng của cán bộ lãnhđạo nảy sinh trong quá trình xây dựng xãhội mới qua hoạt động thực tiễn của họ.Cán bộ lãnh đạo là những người trực tiếptiếp xúc với Nhân dân, giải quyết những vấnđề có liên quan đến lợi ích của Nhân dânvà bản thân họ. Đạo đức của cán bộ lãnhđạo không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất vànăng lực tự giải quyết công việc của họ màcòn phụ thuộc vào quyền làm chủ củaNhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã gópphần quan trọng vào sự đổi mới phươngthức lãnh đạo của cấp uỷ, sự điều hành củachính quyền. Qua đó, cán bộ lãnh đạo đãkhắc phục dần lối làm việc tuỳ tiện, cảm

tính; gần gũi, sâu sát với Nhân dân hơn,lắng nghe ý kiến đúng đắn của Nhân dân,tiếp thu nguyện vọng chính đáng của Nhândân trong việc xây dựng các chương trình,mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội ở nước ta; tệ quan liêu, độc đoán, cửaquyển giảm dần, niềm tin của Nhân dân đốivới cán bộ, đảng viên ngày càng được củngcố. Điều đó góp phần làm ổn định trật tự ởđịa phương, tăng cường niềm tin của Nhândân đối với các cấp uỷ và các cơ quan lãnhđạo.

Thứ sáu, kiên quyết đấu tranh chốngchủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêucực về đạo đức trong một bộ phận cán bộlãnh đạo

Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớncho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Vìvậy, thắng lợi của cách mạng không thểtách rời cuộc đấu tranh bài trừ chủ nghĩacá nhân.

Có thể nói, đạo đức là phẩm chất quantrọng của nhân cách, là nền tảng để xâydựng thế giới tâm hồn của mỗi con người.Dù ở thời đại nào và ở bất cứ quốc gia nào,việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cánbộ lãnh đạo là trung tâm chú ý của các nhàlãnh đạo và Chính phủ. Bởi nghĩa vụ đạođức không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu đối vớicá nhân mà còn là nhu cầu của sự tiến bộ,của sự hoàn thiện đối với bản thân mỗingười./.

Tài liệu tham khảo:

(1) PGS.TS. Ngô Thành Can, Đạo đức côngchức trong thực thi công vụ, Nxb Tư pháp, 2018;

(2) Avinash K.Dixit, Bary J. Nalebuff, Tư duychiến lược, Nxb Tri thức, HN.2007;

(3) HaroKoontz, Cyril Odonnell, HeinzWeihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NxbKhoa học và kỹ thuật, HN.2004;

(4) John P. Kotter, Dẫn dắt sự thay đổi, NxbLao động Xã hội, HN.2009;

(5) First News & Harvard Business School,Các kỹ năng quản lý hiệu quả, Nxb Tổng hợp, TP. HồChí Minh, 2000;

(6) Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần(2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại; Nxb Chính trịquốc gia Sự thật.

Page 40: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

40 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Kiểm tra, giám sát là nội dungquan trọng trong công táclãnh đạo của Đảng, trước hếtlà của cấp ủy, người đứngđầu cấp ủy, do cấp ủy trựctiếp tiến hành. Mọi tổ chức

Đảng và đảng viên đều phải thực hiện và chịusự kiểm tra, giám sát. Quán triệt tinh thầnđó, những năm qua, một trong những nhiệmvụ trọng tâm trong công tác kiểm tra, giámsát của Ủy ban Kiểm tra về xây dựng hệ thốngchính trị Trường Đại học Sư phạm Thể dụcThể thao Hà Nội đó là cấp ủy các cấp tăngcường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnhcông tác kiểm tra, giám sát trong Đảng; tíchcực triển khai thực hiện toàn diện các nhiệmvụ theo quy định của Điều lệ Đảng; tham mưugiúp cấp ủy triển khai chương trình, kế hoạchkiểm tra, giám sát theo đúng kế hoạch đề ra.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ủy TrườngĐại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội đãtriển khai, quán triệt đầy đủ kịp thời các nghịquyết, chỉ thị, quy định của Trung ương và củathành phố Hà Nội về công tác kiểm tra, giámsát, kỷ luật về Đảng; về ý nghĩa tầm quantrọng của kiểm tra, giát sát đối với công tácxây dựng Đảng đến toàn thể đảng viên gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả công táckiểm tra, giám sát. Nhiều cán bộ, đảng viêntrong Đảng bộ, nhất là người đứng đầu đã đềcao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,đạo đức, lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụyvới công việc.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảngủy Nhà trường luôn thực hiện tốt nguyên tắctắc tập trung dân chủ trong Đảng, sức mạnhcủa kỷ luật Đảng và vai trò giám sát của cán

bộ, đảng viên và quần chúng; đẩy mạnh côngtác kiểm tra, giám sát với các tổ chức Đảng,đơn vị, cá nhân có liên quan đến công tác cánbộ của Nhà trường và tạo cơ chế để cấp dưới,cán bộ, đảng viên và quần chúng trong trườnggiám sát cấp trên.

Công tác kiểm tra, giám sát luôn đượcĐảng ủy coi trọng. Đảng ủy và Ủy ban Kiểmtra đã chủ động xây dựng kế hoạch công táccho toàn nhiệm kỳ và từng năm nhằm thựchiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các tổchức Đảng và đảng viên theo Điều lệ Đảng.Đồng thời, tổ chức kiểm tra việc thực hiệnĐiều lệ Đảng cũng như các nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng và chính sách, pháp luật của Nhànước đối với các tổ chức Đảng và đảng viêntrong toàn Đảng bộ. Qua kiểm tra, giám sátgiúp các chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện

nhìn từ thực tiễn Đảng bộ Trường Đại họcSư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Đẩy mạnh công tác kiểm tra,giám sát trong Đảng ở cơ sở -

Ths. Nguyễn Anh TuấnTrường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Một buổi học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Nguồn: internet

Page 41: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 41

tốt nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiệntốt công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghịquyết của Đảng đến đảng viên và quầnchúng. Các mặt công tác chính trị tư tưởng,chuyên môn, công tác xây dựng Đảng và côngtác xây dựng cơ quan từng bước nâng cao gópphần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đượcgiao.

Những năm qua, việc triển khai thựchiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộTrường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao đãcó nhiều chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đúngquy trình; chất lượng các cuộc kiểm tra, giámsát được nâng lên, góp phần nâng cao hiệuquả công tác xây dựng Đảng. Công tác kiểmtra, giám sát đã đi vào nề nếp và duy trìthường xuyên trong từng năm, trong cả nhiệmkỳ và đã được đoàn kiểm tra của Đảng ủyKhối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nộiđánh giá cao. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy đãphát huy tốt vai trò của mình, chủ động, sángtạo trong tham mưu cấp ủy cùng cấp và thựchiện toàn diện nhiệm vụ theo quy định củaĐiều lệ Đảng. Đồng thời, phối hợp với thanhtra cùng cấp để xem xét, xử lý các đề xuất,kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cán bộ,đảng viên; chỉ đạo xem xét, xử lý đồng bộ vềĐảng và chính quyền đối với các trường hợpsai phạm sau kết luận kiểm tra, giám sát, kếtluận thanh tra. Bước đầu phát huy sức mạnhcủa hệ thống chính trị tham gia công tác kiểmtra, giám sát, kỷ luật Đảng; phát huy vai tròngười đứng đầu cấp ủy, chính quyền trongkiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụcủa cán bộ, đảng viên.

Các nội dung kiểm tra, giám sát tậptrung vào các lĩnh vực như: Thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở, đào tạo, tuyển sinh,tuyển dụng cán bộ, tài chính, công sản, việcgiữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, giữ gìnmối liên hệ với tổ chức Đảng và thực hiệnnghĩa vụ công dân nơi cư trú, thực hiện nhữngđiều đảng viên không được làm; việc thựchiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng,thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh (Chỉ thị 05) gắn với Nghị quyết Trungương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” trong nội bộ (Nghị quyết Trung ương 4).

Thực hiện Quy định 102-QĐ/TW năm2017 ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành

Trung ương về việc xử lý kỷ luật đảng viên viphạm, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy đã công khaikết quả các vụ việc, thi hành kỷ luật tổ chứcĐảng, đảng viên, có tác dụng tích cực trongviệc giáo dục cán bộ, đảng viên, được cán bộ,đảng viên đồng tình, ủng hộ.

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy và Ủyban Kiểm tra đã thực hiện 20 cuộc giám sátchuyên đề; 12 cuộc kiểm tra theo kế hoạch;1 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm;giám sát thường xuyên đối với tất cả các tổchức Đảng và đảng viên của Đảng bộ. Saukiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủyđã chỉ ra những sai sót để các tổ chức điềuchỉnh, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạocủa Đảng; đồng thời cũng đề nghị Đảng ủy xửlý kỷ luật với các vi phạm; đã thi hành kỷ luật4 đảng viên bằng hình thức khiển trách. Quakiểm tra, giám sát, việc thi hành kỷ luật đượcthực hiện theo đúng trình tự, quy định. Saukhi thi hành kỷ luật Đảng, tình hình của đơnvị đã được cải thiện theo hướng ổn định hơn.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực,song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, côngtác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy TrườngĐại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nộivẫn còn có những tồn tại, hạn chế. Một số chibộ kiểm tra đảng viên theo Điều 30 Điều lệĐảng thường tập trung vào cuối năm dẫn đếnchất lượng còn chưa cao; chưa có sự biểudương khen thưởng đối với chi bộ và đảngviên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát.Nguyên nhân chủ yếu là do nhân sự cho côngtác kiểm tra, giám sát còn mỏng và chưađược đào tạo bài bản về nghiệp vụ. Công táckiểm tra, giám sát chưa bao quát hết các mặthoạt động của Nhà trường.

Để nâng cao chất lượng công tác kiểmtra, giám sát trong nhiệm kỳ tới góp phần xâydựng Đảng bộ Trường Đại học sư phạm Thểdục Thể thao Hà Nội trong sạch, vững mạnhcần tiếp tục thực hiện tốt một số giải phápsau:

Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dụcchính trị tư tưởng; tu dưỡng, rèn luyện phẩmchất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệmcủa cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệmvụ, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp; quán triệt thườngxuyên, liên tục các chỉ thị, nghị quyết củaTrung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI, XII) của Đảng gắn với thực hiện Chỉthị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chínhtrị (khóa XII) để qua đó nâng cao nhận thứccủa các chi bộ và đảng viên, trước hết là

người đứng đầu cấp ủy về vị trí, vai trò, tầmquan trọng và chức năng, nhiệm vụ công táckiểm tra, giám sát, từ đó tạo sự chuyển biếnthật sự trong hoạt động kiểm tra, giám sát,kỷ luật Đảng.

Thứ hai, căn cứ vào hướng dẫn của cấptrên, Đảng ủy, các chi bộ xây dựng kế hoạchkiểm tra, giám sát toàn khóa. Khi xây dựngkế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa phảibám sát vào Nghị quyết Đại hội; xác định rõđối tượng, thời gian tiến hành kiểm tra phùhợp với chức năng, nhiệm vụ. Bên cạnh đó,các chi bộ căn cứ vào tình hình thực tế, hàngnăm triển khai cụ thể nhiệm vụ kiểm tra,giám sát đối với đảng viên. Công tác kiểm tra,giám sát toàn diện đối với mỗi đảng viênnhằm giúp cho đảng viên thấy được nhữngưu điểm để phát huy, đồng thời chỉ ra nhữngđiểm hạn chế, để đảng viên tiếp tục phấnđấu, hoàn thiện bản thân; góp phần hoànthành tốt nhiệm vụ được giao và xây dựng tổchức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, kiểm tra, giám sát là công việchệ trọng, phải được tiến hành thường xuyên,liên tục, kiên quyết, kiên trì, không tự thỏamãn, bằng lòng với những kết quả đạt đượctừ đó góp phần tích cực vào việc nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.Để làm được điều đó, cần thường xuyên kiệntoàn và nâng cao chất lượng đội ngũ đảngviên làm công tác kiểm tra, giám sát, đủ cảsố lượng và chất lượng. Người làm công kiểmtra phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết vớicông việc; thường xuyên nghiên cứu kỹ nhữngquy định của Đảng về công tác kiểm traĐảng; trong kiểm tra, giám sát cần làm tốtcông tác giáo dục, thuyết phục, vận động, đềcao ý thức tự phê bình và phê bình của mỗiđảng viên.

Thứ tư, Ban Chấp hành Đảng ủy và Uỷban Kiểm tra phải làm tốt công tác giám sátđối với các chi bộ; các chi bộ thực hiện giámsát đảng viên trực thuộc. Phương thức giámsát cần đa dạng, đúng quy định; nhất là việcgiám sát thực hiện nhiệm vụ được giao, thôngqua đánh giá tại các buổi sinh hoạt định kỳhàng tháng, thông qua sơ kết định kỳ, nhằmgiúp cho tổ chức Đảng và đảng viên phấn đấuhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phầnxây dựng Đảng bộ Trường Đại học Sư phạmThể dục Thể thao Hà Nội trong sạch, vữngmạnh toàn diện./.

Page 42: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

42 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

dung cốt lõi của qui luật giá trị, một qui luậtcơ bản của sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên,việc hiểu rõ bản chất và nội dung của nóđể vận dụng vào việc xác định nội dung,bản chất chi phí hàng hóa còn có nhữnghạn chế nhất định do nhiều nguyên nhânchủ quan và khách quan như: Nhận thức,quan điểm của người nghiên cứu và tínhlịch sử của nó...

Từ những hạn chế nêu trên, cần thiếtphải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, nhậndiện, làm rõ bản chất và nội dung các yếutố trong công thức giá trị hàng hoá của

Marx để vận dụng nó vào việc xác định nộidung, bản chất của chi phí hàng hóa nhằmphục vụ cho công tác quản lý chi phí củadoanh nghiệp cũng như của Nhà nước.

1. Diễn đạt lại công thức giá trịhàng hóa của Marx

Trong bộ “Tư bản”, Marx đã khởi đầucho quá trình nghiên cứu giá trị của mìnhbằng việc phân tích hàng hóa.

Bằng phương pháp trừu tượng hóakhoa học trong nghiên cứu, Marx đã làm rõđược nội hàm của ba khái niệm: Giá trị sửdụng, giá trị trao đổi, giá trị và đưa ra được

để làm rõ nội dung, bản chất chi phí hàng hóaPhân tích công thức giá trị hàng hóa của Marx

TS. Nguyễn Văn TrungKhoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng

Công thức giá trị hànghóa G = C + V + mcủa Marx được viếttrong bộ sách kinh điển“Tư bản”, là công thứccó ý nghĩa và giá trị rất

lớn trong lý luận cũng như trong thực tiễn.Nó là cơ sở và nền tảng cho lý luận củaMarx về giá trị thặng dư, tỷ suất giá trịthăng dư, chi phí, lợi nhuận, lợi tức, địa tô,lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận, giácả, cấu tạo tư bản… mang tính khoa họcvà thực tiễn đến bây giờ. Đặc biệt, nó là nội

Page 43: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 43

hai thuộc tính của hàng hóa là: Giá trị vàgiá trị sử dụng, cũng như tính hai mặt củalao động là lao động cụ thể và lao động trừutượng. Đây là những phát hiện hết sức quantrọng của Marx.

Mỗi một vật có ích như sắt, xi măng,gạch… đều có thể xét về hai mặt: Mặtchất và mặt lượng. Mỗi một vật như thế làtổng thể của nhiều thuộc tính và vì vậy màcó thể có ích về nhiều mặt khác nhau.

Tính có ích của một vật làm cho vậtđó trở thành một giá trị sử dụng. Marx viết:“Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dungvật chất của của cải, chẳng kể hình tháicủa của cải đó như thế nào”. Giá trị sửdụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụnghay tiêu dùng thông qua con người. Giá trịsử dụng cấu thành cái nội dung vật chấtcủa vật đó. Do nhu cầu tiêu dùng cho sinhhoạt hoặc sản xuất mà con người cần phảitrao đổi với nhau những giá trị sử dụngkhác nhau, từ đó dẫn tới giá trị sử dụngđồng thời cũng là những vật mang giá trịtrao đổi.

Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ranhư là một quan hệ về số lượng, là một tỷlệ theo đó một số vật có giá trị sử dụng nàyđược trao đổi với một số vật có những giátrị sử dụng khác, quan hệ này luôn luônthay đổi theo thời gian và địa điểm.

Là những giá trị sử dụng, các sảnphẩm khác nhau trước hết về chất; lànhững giá trị trao đổi, các sản phẩm chỉ cóthể khác nhau về lượng mà thôi, do đó khitrao đổi với với nhau, người ta không thểcăn cứ vào giá trị sử dụng của sản phẩmđể trao đổi, mặc dù giá trị sử dụng là mụcđích của trao đổi. Còn những sản phẩmgiống nhau về chất, cùng giá trị sử dụng thìkhông ai mang trao đổi với nhau làm gì.

“Nếu gạt giá trị sử dụng của vật thểhàng hóa ra một bên, thì vật thể hàng hóachỉ còn một thuộc tính mà thôi, cụ thểchúng là sản phẩm của lao động”. Bây giờvật thể hàng hóa không còn là một sảnphẩm cụ thể nào nữa, với những tính năngsử dụng nào nữa và là sản phẩm lao độngcủa người lao động cụ thể nào nữa. Tínhhữu ích của sản phẩm lao động mà biến đi

thì đồng thời tính hữu ích của những loạilao động biểu hiện ra trong các loại hànghóa ấy, các hình thái cụ thể khác nhau củanhững loại lao động ấy hay lao động cụ thểcủa con người cũng biến đi theo, những loạilao động ấy không còn khác nhau nữa màđược qui thành thứ lao động giống nhau,thành lao động trừu tượng của con ngườilao động. Tất cả các sản phẩm ấy bây giờchỉ còn biểu hiện một điểm chung là: Trongviệc sản xuất ra chúng, lao động của conngười đã được tích lũy vào nó, hay nói cáchkhác là hao phí lao động của người lao độngđã kết tính trong hàng hóa đó - giá trị củahàng hóa.

Cần lưu ý là, nếu giá trị của một hànghóa là do lượng lao động đã kết tinh tronghàng hóa đó quyết định thì người ta có thểtưởng rằng người sản xuất ra hàng hóacàng lười biếng, vụng về hoặc trình độ kém,năng suất lao động thấp thì giá trị hàng hóalao động của người đó càng lớn vì người đóphải dùng nhiều thời gian để sản xuất rahàng hóa đó-Đây là hao phí lao động cábiệt của người sản xuất. Khi xác định giá trịcủa hàng hóa người ta phải căn cứ vào haophí lao động xã hội trung bình cần thiết.Hao phí lao động xã hội trung bình cần thiếtlà hao phí lao động của người lao động cótay nghề trung bình, điều kiện sản xuấttrung bình và với một cường độ làm việctrung bình.

Ở đây, cũng cần phải nói thêm, mộtvật có thể là một giá trị sử dụng mà khôngphải là một giá trị. Đó là trường hợp khi sựcó ích của vật ấy đối với con người khôngphải do lao động tạo ra. Ví dụ: Không khí,nước tự nhiên... Hoặc một vật có thể có íchvà là sản phẩm lao động của con người,nhưng để cho người làm ra nó sử dụng chứkhông phải để mang đi trao đổi thì vật nàycũng chỉ có giá trị sử dụng chứ không cógiá trị. Nói cách khác thì giá trị sử dụng làmột phạm trù vĩnh viễn còn giá trị là mộtphạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tếhàng hóa, thông qua việc trao đổi trên thịtrường. Sản phẩm của người lao động chỉđược coi là hàng hóa khi sản phẩm đó đượcsản xuất ra là nhằm mục đích trao đổi(mua bán) trên thị trường chứ không phảiđể người sản xuất ra nó tiêu dùng.

2. Giải thích công thức giá trị hànghóa của Marx

Phần trên đã diễn đạt lại quá trình màMarx phát hiện ra giá trị của hàng hóa. Tiếptheo, sẽ nghiên cứu, giải thích công thứcgiá trị hàng hóa của Marx nhằm làm rõ bảnchất, nội dung các nhân tố cấu thành tronggiá trị hàng hóa.

Khi phân tích quá trình sản xuất giá trịthặng dư của tư bản, Marx đã xác định nộidung của giá trị hàng hóa gồm tư bản bấtbiến-C, tư bản khả biến-V, giá trị thặng dư-m như sau:

Để sản xuất giá trị thặng dư, nhà tưbản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sảnxuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ), tức làchuyển hóa tư bản tiền tệ thành hai hìnhthái khác nhau của tư bản sản xuất. Mỗibộ phận tư bản ấy có vai trò khác nhautrong quá trình làm tăng thêm giá trị.

Một bộ phận tồn tại dưới hình tháiTLSX trong quá trình sản xuất. Giá trị củaTLSX được lao động cụ thể của người côngnhân chuyển vào sản phẩm mới không tănglên hay giảm đi. Bộ phận tư bản ấy đượcgọi là tư bản bất biến, ký hiệu là C.

Đối với bộ phận tư bản dùng để muaSLĐ thì xảy ra như sau: Sau quá trình sảnxuất, bằng lao động trừu tượng của mình,người lao động tạo ra một giá trị mới khôngnhững đủ bù đắp lại giá trị SLĐ do nhà tưbản trả cho người lao động, mà còn có bộphận giá trị thặng dư cho nhà tư bản, kýhiệu là m. Do vậy, bộ phận tư bản dùng đểmua SLĐ đã có sự biến đổi về lượng trongquá trình sản xuất. Bộ phận tư bản nàyđược gọi là tư bản khả biến, ký hiệu là V.Giá trị của hàng hóa được thể hiện bằngcông thức:

G = C + V + m

Tuy nhiên, nếu tiếp cận vấn đề theoquá trình sản xuất giá trị thặng dư thì việcgiải thích nội dung, bản chất của công thứcgiá trị hàng hóa để áp dụng vào thực tếquản lý chi phí sẽ gặp nhiều khó khăn. Vìvậy, việc nghiên cứu phải có cách tiếp cậnkhác.

Page 44: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

44 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Marx viết: “Với tư cách là sự thốngnhất giữa quá trình lao động và quá trìnhtạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là mộtquá trình sản xuất hàng hóa. Với tư cáchlà sự thống nhất giữa quá trình lao động vàquá trình làm tăng giá trị thì quá trình sảnxuất là một quá trình sản xuất tư bản chủnghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa củanền sản xuất hàng hóa”.

Ở đây, để nghiên cứu nội dung, bảnchất công thức giá trị hàng hóa của Marx,việc nghiên cứu sẽ tiếp cận theo quan điểmthứ nhất - với tư cách là sự thống nhất giữaquá trình lao động và quá trình tạo ra giátrị thì quá trình sản xuất là một quá trìnhsản xuất hàng hóa.

Quá trình sản xuất hàng hóa mà Marxnói ở đây là một nền sản xuất được phâncông lao động xã hội rất chặt chẽ. Hàng hóasản xuất ra được trao đổi thông qua thịtrường và thị trường điều tiết nguồn lực sảnxuất của xã hội.

Quá trình sản xuất hàng hóa là quátrình sản xuất chung của nhân loại, khôngphải của riêng một xã hội nào, tư bản chủnghĩa hay xã hội chủ nghĩa… nên việc tìmhiểu nội dung, bản chất của công thức giátrị hàng hóa trong quá trình sản xuất hànghóa sẽ mang tính bao quát cao, có thể ứngdụng cho nhiều trường hợp trong đó có cảtrường hợp sản xuất tư bản chủ nghĩa(trường hợp riêng).

Để sản xuất ra hàng hóa, con người sửdụng các tư liệu lao động (TLLĐ) tác độngvào đối tượng lao động (ĐTLĐ) nhằm tạo racác hàng hóa theo mục đích của mình.Trong quá trình tác động đó, người côngnhân gắn vào ĐTLĐ và công cụ lao độngmột giá trị mới, bằng cách kết hợp vào đómột lượng lao động nhất định, không kể nộidung cụ thể, mục đích và tính chất kỹ thuậtcủa lao động đó như thế nào nghĩa là laođộng trừu tượng. Mặt khác, khi hàng hóađược sản xuất ra, những giá trị của TLSXđã tiêu dùng lại được tìm thấy dưới dạngnhững bộ phận cấu thành giá trị của hànghóa. Giá trị của TLSX (TLLĐ và ĐTLĐ) đượcbảo toàn nhờ chuyển vào sản phẩm và việcchuyển giá trị của TLSX vào giá trị sảnphẩm được thực hiện nhờ lao động của conngười.

Trong tác phẩm “Tư bản” của mình,Marx đã sử dụng phương pháp trừu tượnghóa khoa học để nghiên cứu và đưa ra kếtluận: Quá trình lao động, sản xuất của conngười để chuyển giá trị TLSX vào giá trị sảnphẩm mới tạo ra được thực hiện như sau:Thứ nhất, bằng lao động cụ thể, phù hợpvới ngành nghề, sở trường, nghiệp vụchuyên môn của mình, người lao động sẽbiến đổi giá trị sử dụng của các đối tượngtrong TLSX thành hàng hóa, sản phẩm cógiá trị sử dụng mới và toàn bộ giá trị củaTLSX được chuyển nguyên vẹn vào giá trịhàng hóa, sản phẩm mới; thứ hai, bằng laođộng trừu tượng của mình, người lao độnggắn thêm một giá trị mới cùng với giá trị cũcủa TLSX gia nhập vào giá trị hàng hóa mớisản xuất ra.

Như vậy, với thuộc tính chung, trừutượng của nó, với tư cách là một sự hao phíSLĐ của người lao động, lao động của ngườithợ sắt, thợ ván khuôn, thợ đổ bê tông…đã gắn thêm một giá trị mới vào giá trị củaTLSX; còn với cái thuộc tính cụ thể, đặc thù,có ích của nó với tư cách là một quá trìnhthi công đổ bê tông, thì lao động của ngườithợ sắt, thợ ván khuôn, thợ đổ bê tông…chuyển toàn bộ giá trị của những TLSX đósang sản phẩm và do đó đã bảo tồn giá trịcủa TLSX sang sản phẩm.

Từ những giải thích ở trên, theo tácgiả, những nhân tố khác nhau của quátrình lao động tham gia một cách khácnhau vào sự hình thành giá trị của hànghóa chính là cơ sở, nguồn gốc để nhận diệnnội dung và bản chất của giá trị hàng hóa.Tác giả cho rằng nội dung, bản chất của giátrị hàng hóa được hiểu như sau:

- Nội dung của giá trị hàng hóa baogồm: Giá trị cũ (C)- được chuyển nguyên xitừ giá trị của TLSX (do lao động cụ thể thựchiện) và giá trị mới (V+m)- được thực hiệndo lao động trừu tượng của người lao động.

- Bản chất của giá trị hàng hóa là: Haophí lao động xã hội trung bình cần thiết kếttinh trong hàng hóa đó. Mọi giá trị củahàng hóa đều được qui về thời gian hao phílao động xã hội cần thiết để tạo ra sảnphẩm đó. Thời gian lao động được đo bằnggiờ, ngày, tháng… tùy thuộc vào đặc điểm

của sản xuất sản phẩm đó và phươngpháp, mục đích quản lý sản xuất của nhàquản lý.

3. Phân tích công thức giá trị hànghóa của Marx

* Nếu xem xét theo cách tiếp cậnthông qua quá trình sản xuất hàng hóa làmtăng giá trị, Marx cho rằng:

C-Tư bản bất biến gồm hai phần: C1 -Phần chuyển dần giá trị vào sản phẩm làmra gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị...; C2- Phần chuyển toàn bộ một lần, nguyên xigiá trị vào sản phẩm làm ra gồm nguyênliệu, nhiên liệu, vật tư...

V - Tư bản khả biến: Bộ phận tư bảndùng để mua SLĐ đã có sự biến đổi vềlượng trong quá trình sản xuất. Là bộ phậntạo ra giá trị thặng dư.

m - Giá trị thặng dư: Do tư bản khảbiến tạo ra. Nhà tư bản chiếm không củacông nhân.

Marx còn nhấn mạnh máy móc, vật tư,nguyên liệu… dù có hiện đại như thế nàothì cũng chỉ là lao động chết. Nó phải đượclao động sống “cải tử hoàn sinh” để biếnthành nhân tố của quá trình sản xuất. Nhưvậy tư bản bất biến - C chỉ là điều kiện, còntư bản khả biến - V là nguồn gốc tạo ra giátrị thặng dư.

* Nếu xem xét theo cách tiếp cậnthông qua quá trình sản xuất hàng hóa tạora giá trị cần hiểu như sau:

Giả thiết rằng, người công nhân nhậnđủ tiền công của mình mà không bị chủdoanh nghiệp (nhà tư bản) chiếm đoạt mộttý nào, trong khi giá trị TLSX chuyển hết vàogiá trị sản phẩm, hàng hóa mới tạo ra. Vậy,câu hỏi đặt ra là phần chi trả cho chủdoanh nghiệp lấy ở đâu để bù đắp vào cáckhoản sau:

- Tiền công của chủ doanh nghiệp.Chủ doanh nghiệp cũng lao động như côngnhân, nhưng ở đây là lao động trí óc. Ngườicông nhân đầu tư bằng sức lao động củamình, còn chủ doanh nghiệp ngoài việc đầutư TLSX họ còn đầu tư “vốn con người”- làtài sản vô hình, đó là: Trình độ quản lý, điềuhành; trình độ tổ chức sản xuất; trí tuệ…

Page 45: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 45

- Chủ doanh nghiệp giảm bớt chi tiêuhiện tại và dùng tiền tiết kiệm được để mởrộng sản xuất và nâng cao chất lượng hànghóa, sản phẩm, dịch vụ. Chủ doanh nghiệpphải “chờ” để được chi tiêu. Thu nhập từtiền lãi phản ánh yếu tố “chờ” trong quátrình sản xuất.

- Bù đắp cho những rủi ro trong sảnxuất, sản phẩm làm ra dù bán được haykhông bán được, dù có bán được nhiều haybán được ít thì hàng tháng, người côngnhân vẫn nhận được tiền công còn chủdoanh nghiệp có thể không nhận được đồngnào, thậm chí còn phá sản.

- Chi trả tiền lãi vay nếu chủ doanhnghiệp đi vay để sản xuất, chi trả tiền thuêđất nếu chủ doanh nghiệp đi thuê đất, chiphí lưu thông nếu có…

Câu hỏi trên cần phải được trả lời, nếukhông trả lời được thì việc xác định nguồngốc các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóasẽ gặp khó khăn, từ đó cũng khó khăn choviệc xác định nội dung, bản chất của giá trịhàng hóa.

* Nếu xem xét quá trình sản xuất hànghóa theo quan điểm lý thuyết hệ thống thìcó thể coi chủ doanh nghiệp, công nhân,TLSX là các phần tử của hệ thống. Khi cácphần tử này tác động qua lại với nhau trongđiều kiện môi trường nhất định thì sẽ sinhra tính “trồi” của hệ thống. Tính “trồi” củahệ thống này chính là giá trị mới tạo ra.

Cũng theo lý thuyết hệ thống thì nếuthiếu một trong các phần tử trên, hoặc cácphần tử trên đứng riêng rẽ, biệt lập, khôngcó sự tương tác với nhau thì hệ thống sẽkhông sinh ra tính “trồi”. Như vậy, rõ ràngchủ doanh nghiệp là một phần của hệthống sản xuất, không thể tách rời, nếutách chủ doanh nghiệp ra thì sẽ không cóai ứng TLSX để sản xuất, không có ái thuênhân công để làm việc, không có ai bố trí,lãnh đạo, điều hành sản xuất, không có aithực hiện việc tiêu thụ sản xuất ra... sẽkhông tạo ra giá trị mới, cũng như nếukhông có công nhân thì cũng không tạo ragiá trị.

Từ sự phân tích ở trên bằng các cáchtiếp cận khác nhau, theo quan điểm củatác giả thì phần được hưởng của chủ doanhnghiệp phải được lấy từ giá trị mới tạo ra(V+m) vì phần giá trị cũ (C) tức TLSX đãđược chuyển hết và bảo toàn vào sản phẩmmới tạo ra.

Khi phân tích quá trình sản xuất giá trịthặng dư, Marx đã đưa ra qui luật kinh tếtuyệt đối của chủ nghĩa tư bản là qui luậtgiá trị thặng dư. Cho nên, khi nghiên cứuphân phối thu nhập quốc dân trong xã hộitư bản, Marx đã phát hiện ra qui luật phânphối cơ bản giữa các giai cấp cơ bản củaxã hội tư bản dựa trên nguyên tắc mọikhoản thu nhập của các nhà tư bản đềuđược phân chia từ giá trị thặng dư, là phần

mà các nhà tư bản đã chiếm không củacông nhân. Quá trình phân phối thu nhậpquốc dân theo sơ đồ 1 (phía dưới):

Trong sơ đồ 1, thể hiện rõ bản chất, nộidung, kết cấu các khoản mục chi phí trongcông thức giá trị của Marx. Mặt khác, nócho thấy phần lợi nhuận của tư bản côngnghiệp, tư bản thương nghiệp; phần lợi tứccủa tư bản cho vay; phần địa tô của tư bảnnông nghiệp đều được lấy từ giá trị thặngdư - phần mà các nhà tư bản chiếmkhông của công nhân.

Xuất phát từ qui luật kinh tế cơ bảncủa sản xuất hàng hóa là qui luật giá trị,nếu xem xét quá trình sản xuất hàng hóatrên góc độ tạo ra giá trị, bỏ qua việc tăngthêm giá trị (sản xuất giá trị thặng dư) thìquá trình phân phối thu nhập quốc dântrong xã hội tư bản theo sơ đồ 1 phải đượcđiều chỉnh lại cho phù hợp quá trình sảnxuất hàng hóa trên góc độ tạo ra giá trị;Đồng thời phải mang tính đại diện cao;nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị của sơđồ 1 ở trên của Marx. Mặt khác, nếu vậndụng công thức giá trị của Marx vào thựctế một cách máy móc, rập khuôn, giáo điềukhông xuất phát từ khách quan, mang nặngtính chủ quan hoặc chưa hiểu hết ý nghĩasâu xa của nó thì sẽ dẫn đến việc khôngthể giải thích được nội dung, bản chất củachi phí hàng hóa theo quan điểm quá trìnhsản xuất hàng hóa trên góc độ tạo ra giá

Sơ đồ 1: Phân phối thu nhập quốc dân trong xã hội tư bản

T ng s n ph m xã h i (C+V+m)

Thu nh p qu c dân (V+m)

u s n xu d ng (C)

n kh bi n (V)

Giá tr th (m)

L i nhu n c n công nghi p

L i nhu n c n p

L i t c

a tô

Ti n công c a công nhân

Page 46: Số 07 - 2021

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

46 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

trị. Vì vậy, sơ đồ 1 được điều chỉnh theo sơđồ 2.

Dựa vào sơ đồ 2 có thể biết được bảnchất, nội dung, kết cấu và nguồn gốc củacác khoản mục trong giá trị hàng hóa. Từđó giúp cho các nhà quản lý có cơ sở khoahọc để quản lý chi phí. Trong sơ đồ 2, bộphận giá trị gia tăng hay giá trị mới (V+m)được phân bổ cho lợi nhuận của doanhnghiệp sản xuất; tiền công của công nhân;chi phí lưu thông trả cho doanh nghiệp

thương nghiệp; chi phí trả lãi vay cho tổchức cho vay vốn; tiền thuê đất, tiền sửdụng đất cho tổ chức, cá nhân… Bộ phậncũ - C dùng để bù đắp TLSX đã sử dụng.

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên,và căn cứ vào sơ đồ 2 đi đến kết luận sau:

- Bản chất cốt lõi của chi phí hàng hóalà: Hao phí lao động sống (đã qui ra tiền)và hao phí lao động vật hóa (đã qui ra tiền)kết tinh trong hàng hóa.

- Nội dung, cấu tạo của chi phí hànghóa gồm: Giá trị mới (V+m) và giá trị cũ (C).

- Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nữa họcthuyết giá trị nói chung, công thức giá trịhàng hóa nói riêng của Marx ở nhiều góc độkhác nhau để vận dụng nó trong nghiên cứucũng như trong hoạt động thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢOKarl Mark Tư bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, năm 1984.

Sơ đồ 2: Phân phối thu nhập quốc dân theo quan điểm của tác giả

T ng s n ph m xã h i

(C+V+m )

Thu nh p qu c dân (V+m)

u s n xu d ng (C)

Giá tr hay Giá tr m i (V+m)

u vào v t ch t hay giá tr (C)

L i nhu n c a doanh nghi p

thông

Ti n tr lãi vay

Ti n thuê t

Ti n công c a công nhân

Page 47: Số 07 - 2021

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 47

Bữa nọ mở ô cửa sổ, bắt gặpmột gánh sen hồng của chịhàng hoa từ ngoại ô vàophố. Chợt nhận ra mùa senlại về giữa những cánh giónhẹ bâng, bảng lảng, níu

giữ một làn hương lặng thầm. Chị hàng hoanhư đã gói cả tấm lòng chắt chiu, thơmthảo vào từng bó sen. Hương sen đằm thắmngỡ lạ mà quen, gợi về trong tôi những niềmriêng kín đáo, xao động cả vùng trời nhớthương.

Có một chiều mùa hạ, khi vệt nắngcuối ngày đổ dài trên thềm vắng, hương sennhư vẫn còn phảng phất trong tâm tưởng.Nghe xa xôi vọng về tiếng cuốc gọi chiều,dắt hồn tôi trở lại một thuở xanh xưa. Xómlàng bao đời êm ả tựa nhịp ca dao mẹ hát,những đóa sen khẽ chạm vào giấc mơ mùahạ màu thiên thanh. Mùa sen nở, cả mộtquãng đồng bát ngát hiện ra, hồn ngườicũng lâng lâng trong sắc hương ngây ngấtcủa mùa. Lá sen xanh loang phiến sươngtrong trắng, những nụ gầy e ấp xen lẫnnhững đóa hoa bung tỏa cánh mềm. Lòngtự hỏi hương sen ngày ấy có còn vương trêntóc người con gái năm nào, giờ đã áo lụatheo chồng mấy mùa trăng qua...

Suốt dọc dài đất nước, hoa sen hiệnhữu trong những xóm làng, đồng bãi thênh

thang; trong những điệu hò, điệu lý, miềncổ tích xa xưa, câu hát ru à ơi bên cánhvõng; cả trong chén trà thanh tao của cha,vị chè vấn vương của mẹ. Mỗi mùa sendường như đều cất giữ bao câu chuyện, baovui buồn, sâu đậm khó quên. Có mùa hoanở lại nhắc nhớ về mối tình tha thiết, câuhẹn ước lỡ làng, từng ngỡ rằng không thểchia xa. Có mùa hoa lại chạm vào thẳmsâu rung cảm, đánh thức cả miền cố hươngluôn canh cánh trong tim người con xa xứ.Sau tất cả, vén lớp bụi mờ thời gian, mùihương là thứ vẫn còn dư âm mãi. Nhữngđiều không trọn vẹn thường khiến người tahoài khắc khoải, khôn nguôi.

Ngày nhỏ, những lần theo cha ra đồngđặt lưới, tôi thường đòi cha chèo thuyền vàogiữa ao sen để hái sen mang về. Mùi rongrêu, bùn đất ngai ngái đọng trên lau lách,cỏ dại - những chỗ kín đáo là nơi lũ cá lóc,cá rô hay ở. Nhưng khi cha chèo thuyền đếnao sen giữa đồng nước, hương sen thơmthoảng khiến những mơ mộng thơ bé củatôi trỗi dậy. Mường tượng nơi này vào nhữngđêm sáng trăng, sẽ có một tiên nữ nhẹnhàng bước ra từ đóa sen lộng lẫy nhất, vớigiọng hát như mật ngọt và đôi má ửng tựamàu sen mới nở. Mái tóc dài được gội bằnghương sen. Đêm về áp mặt vào lòng mẹthoảng mùi mồ hôi thân thuộc, thủ thỉ với

mẹ về một cô tiên bước ra từ đóa sen. Giónhè nhẹ thổi, rồi tôi thiu thiu ngủ giữakhoảng trời nhiệm màu bình yên.

Sen lặng thầm bồi lắng tâm hồn tôimột vẻ đẹp trong veo, vô ngần. Nhớ về sen,tôi lại nhớ những tà áo dài mềm mại, nhữngchiếc nón lá đượm nét duyên thầm của chịtôi, của những người con gái quê tôi. Senvươn lên từ bùn nâu, từ phù sa thấm đẫmân tình, giữ vẹn nguyên nét nguyên sơ, nềnnã. Những mùa sen rạo rực bung nở rồi kiệtcùng úa tàn theo vòng thời gian, như tuổixuân của người con gái chỉ thắm một lầntrong đời. Nhưng đến khi rũ xuống, sen vẫngiữ làn hương kín đáo ướp vào hồn người,vào mảnh trời ký ức nguyên xanh. Mùa senrồi sẽ qua, nhưng ong bướm sẽ lưu luyếnmãi một thứ mật ngọt không dễ phai nhạt.Dẫu lận đận duyên tình, những người congái quê vẫn sắt son một giấc mơ hạnhphúc.

Mỗi mùa hoa đi qua đều gợi về trongtâm khảm một niềm riêng man mác, nhưlà duyên cớ để lòng tôi được giãi bày. Cảmơn sen đã mở ra trong tôi những khoảng trờicao rộng của tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn làvẻ đẹp không gì thay thế được. Bắt đầu từmạch nguồn quê xứ bao dung...

Trần Văn Thiên

Ngan ngát những mùa sen...Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Page 48: Số 07 - 2021

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

48 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Tháng Bảy Tây Nguyên, nắngvàng màu mật ong. ÔngBình ngồi bên hiên nhànghe lũ ong vo ve bayngang vườn. Mấy nhànhphong lan tỏa hương thoang

thoảng. Cảm giác thư thái len vào cơ thểnhẹ bẫng.

Tháng Bảy ùa về như một cơn gió. Lúcnày ông đang miên man nhớ về nhữngtháng ngày bom đạn nơi chiến trường.Mảnh đất này, thấm đượm những gian laothời tuổi trẻ.

Chàng trai Hà Thành thời bấy giờ tìnhnguyện lên đường nhập ngũ khi vừa trònmười bảy tuổi. Hối ấy, sau những ngày đấutranh tư tưởng cùng mẹ và gia đình, cuối

cùng bố ông phán một câu: “Đi được vềđược nhé, chiến trường không phải nơi đểđùa giỡn tuổi thanh xuân, đi là để phụng sựTổ quốc”.

Ông cúi đầu vâng dạ. Đó là nhữngtháng ngày ngọn lửa trong ông hừng hựccháy. Dọc những tuyến đường vào TâyNguyên, ông nghe bạn bè xì xào về nhữngchiến công hiển hách, vang dội mà quânđội ta giành được. Tuy nhiên, cũng cónhững mất mát đau thương nơi mũi tênhòn đạn.

Ông được biên chế vào lực lượng vũtrang của huyện Sơn Hòa, Phú Yên. Rồi cứthế theo vòng xoáy chiến đấu quyết liệt. Cónhững ngày vác súng chạy dọc sườn núi,vai nặng trĩu. Bị địch bao vây, cả bọn ngồi

chung nhau trong cái hầm tối như bưng.Mùi cơ thể từng đứa bốc ngào ngạt. Thỉnhthoảng một đứa la lên vì bị kiến vàng chích.Ấy vậy mà trung đội vẫn kiên cường, duy trìsĩ số cho đến cuối năm 1967. Rồi đợt tậpkích, Mỹ ném bom ào ạt, ông nhớ mìnhđứng trên đồi dốc thoai thoải, hoa sim tímbuổi chiều đầy lãng mạn. Chợt đì đùng vangxa tận phía con sông Con. Rồi thấy bóngthằng Hào tung lên trong gió, rớt xuống ngaycạnh căn cứ điểm. Lần đầu tiên nhìn bạnhi sinh, ông giật mình thảng thốt. Chiếntranh không phải là thứ để đùa giỡn rồi. Mớihôm qua đây thôi, mấy đứa còn nằm trênvõng giữa rừng, kể cho nhau nghe về miềnquê từng đứa. Thằng Hào, thằng Minh quêPhú Thọ. Hai đứa gần nhà nhau. Ngày nhậpngũ cũng đi với nhau một lần. Thằng Chiến

Đồng độiTruyện ngắn của Ngô Nữ Thùy Linh

Minh họa: Phùng Minh

Page 49: Số 07 - 2021

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 49

ở Hải Phòng. Ninh, Tân, Luận ở Lâm Đồng.Có hai đứa đồng hương với ông đó là Phúvà Nhật. Thằng Hào còn giỡn chơi, nhảy lênvõng thằng Phú đòi tụt quần nó. Vậy màtrong phút chốc thôi, ông và các đồng độiđã thấy nó nằm im bất động. Chỉ kịp đắpcho bạn nấm mồ.

Khi nhận được lệnh bổ sung cho cácđơn vị của tỉnh Phú Yên, lực lượng của SơnHòa tiếp tục cùng các đội công tác ở cácấp chiến lược tổ chức đánh vào lô cốt CâyDa ở Củng Sơn và một mũi khác tập trungđánh ở Đức Bình. Bên cạnh đó, các lựclượng nhỏ cũng được bố trí đánh đều khắpở các ấp chiến lược, tạo nên hiệu ứng đồngloạt tổng tiến công trong toàn tỉnh, diệt mộtsố đơn vị chủ lực nhỏ của địch, làm tan rãcác ấp chiến lược, vận động bà con về vùngcăn cứ giải phóng. Trong không khí tưngbừng chiến thắng, năm 1968, lực lượng vũtrang Sơn Hòa tiếp tục tiến công chiến khu,quận lỵ hành chính Củng Sơn, đánh thiệthại nặng một trung đội bảo an, sau đó tiếncông vào khu dồn dân Sơn Hà, tiêu diệtnhanh gọn một trung đội Trường Sơn củađịch, giải phóng hơn hai nghìn dân trở vềlàng cũ làm ăn.

Ông cùng đồng đội trải qua nhữngngày chiến tranh đầy hào hùng như thế.Hôm đó, đang lúi húi rửa chân bên suối thìông bắt gặp một cụ già đi lấy măng. Cụ bảo“chiến thắng Sơn Hòa đã giúp bà con trởvề, tiếp tục cày xới làm ăn. Công lao củacác chú bộ đội, chúng tôi chẳng bao giờquên được”. Rồi ông cụ ngập ngừng: Nhàcó hai cô con gái, đến tuổi lấy chồng rồi,một cô làm y tá phục vụ trạm y tế xã, tiếpnhận các ca bộ đội bị thương. Một cô đanglà giáo viên tiểu học.

Ông muốn các chú bộ đội ghé nhàchơi.

Ông Bình cùng các đồng đội lúc đóđứng ngây người ra. Những đồng chí khácmặt đỏ lựng. Các chàng trai tuổi trẻ khinhắc đến tình yêu cứ như chạm vào dâythần kinh xấu hổ. Nhưng rồi cả lũ đồngthanh hứa, chiến đấu xong sẽ ghé lại nhàcụ.

Chuyện nên duyên thế mà có thật.Chàng trai Hà Thành ở lại Tây Nguyên kết

duyên với cô gái hiền dịu, đẹp người đẹpnết.

Ngày hai người gặp nhau không phảilà ngày cả đội rủ nhau về nhà ông cụ màchính là ngày ông bị bom Mỹ ném trúng.Chiếc chân lìa khỏi cơ thể, bay ở góc chântrời nao, khi tỉnh dậy, ông thấy mình nằmtrên giường bệnh, xung quanh một màutrắng xóa. Cơn đau ập đến, ông thò tay sờxuống chân, cảm giác xa lạ, nhẹ bẫng vàxót xa dâng lên lồng ngực. Ông nhớ lại tiếngthét của thằng Phú: “Nằm xuống Bình ơi,có bom”. Đó cũng là câu cuối cùng ôngnghe được từ người bạn đồng hương. Bâygiờ nằm cảm nhận cơn nhức rút vào từngthớ thịt, nước mắt ông tự nhiên chảy ào ạtxuống gối. Thuốc tê đã hết. Bóng dáng mộty tá vụt qua lán, rồi chừng năm phút sauquay lại với dụng cụ rửa vết thương. Cô nhẹnhàng:

- Anh để tôi rửa vết thương cho. Tốiqua đồng đội anh đưa anh về đây khi mọisự đã rồi. Cũng may kịp thời. Nếu nó hoạitử, chắc anh không sống nổi đâu.

Ông Bình càu nhàu:

+ Sao cô không bảo với đồng đội tôiđể tôi chết luôn đi. Sống làm gì khi mộtchân đã cụt ngủn thế này.

Cô y tá quay sang nhìn ông, nét mặtnghiêm nghị:

- Anh tưởng chết dễ thế sao? Ngoài kiabao nhiêu đồng đội của anh đã nằm xuống,chẳng bao giờ còn cơ hội để được về với giađình, với quê hương. Còn anh, mất mộtphần cơ thể, là mất cho đất nước, mất vìanh đã chiến đấu để cống hiến và phụngsự Tổ quốc. Ít ra anh còn có cơ hội gặp lạingười thân ở quê nhà, anh có hiểu không?

Lòng ông Bình dịu lại. Lúc này đây ôngchẳng biết đồng đội mình còn bao nhiêungười. Đứa nào mất, đứa nào còn. Ông ngồiim cho cô y tá rửa vết thương. Giờ mới cócơ hội nhìn rõ khuôn mặt của cô. Nét dịudàng hiện lên trên gương mặt đầy đặn. Đôibàn tay thoăn thoắt. Ông ngập ngừng:

+ Cảm ơn cô y tá nhé!

- Có gì đâu, đây là nhiệm vụ của tụiem mà.

Đó là những tháng ngày đau đớnnhưng cũng đầy thi vị nơi vùng đất TâyNguyên này. Những ngày được sự săn sóctận tình của đội ngũ y bác sỹ nơi đây, ôngbình phục và dần dần cảm mến cô y tá nhỏxinh, đẹp người đẹp nết. Ngày cô y tá đưaông về nhà, chạm mặt nhau ngay ở cửa,ông già ồ lên:

- Là chú bộ đội hôm nọ sao?

Ông Bình lúc đó đỏ rần rần mặt:

+ Dạ là con đây bác, nhưng bây giờchân con...

Sự ngập ngừng của ông Bình lúc đókhiến cụ già thương cảm. Cụ dìu cậu thanhniên vào nhà, nhẹ nhàng, ân cần. Đó cũnglà lí do ông Bình yêu mảnh đất này, đến tậnbây giờ ông chưa bao giờ quên được ân tìnhấy.

Tiếng chó sủa ngoài sân vang lên. Xóatan luồng suy nghĩ của ông Bình. Có tiếngai là lạ:

- Ông Bình ơi, có nhà không?

Là ai thế nhỉ? Ông Bình chống gậybước ra. Bóng dáng một người đàn ông vớibộ quân phục đang lóng ngóng trước cổngnhà. Ông nghe tim mình đập rộn ràng.

+ Thằng nào đấy, trời ơi sao bây giờmới nhớ tao mà đến?

Giọng ông già ngoài cổng vang vang:

- Bố khỉ, không thông tin ai mà biết.Mấy chục năm giời rồi chứ đâu. Tao cứtưởng mày rơi rớt ở xó xỉnh nào rồi. Ai dèlấy được con gái Tây Nguyên, đẹp người,đẹp nết.

Ông Bình lóng ngóng mở cửa. Là ôngChiến, quê Hải Phòng. Hai người ôm nhauchặt cứng, khóc như những đứa trẻ. Mộtđứa què chân, một đứa cụt tay. Từng làđồng đội của nhau, vào sinh ra tử với nhau.Vậy mà biền biệt mấy chục năm, giờ mớicó cơ hội ngồi lại gần nhau, ôn lại kỉ niệmxưa cũ thời chiến tranh. Ông Bình hàohứng:

+ Hồi ấy, sau trận đánh, mày cũng bịthương sao không thấy ở cùng chỗ với tao?

- Ai biết. Khi mấy đứa móc tao ra khỏimặt đất, tao nghĩ chẳng còn sống được nữaấy chứ. Rồi người ta chuyển về Bắc, những

Page 50: Số 07 - 2021

50 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

TÌM HIEÅU & GIAÛI ÑAÙP PHAÙP LUAÄT

Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BTTTT (Thông tư03), ngày 25/6/2021 quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặcxét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyềnthông.

Thông tư 03 áp dụng đối với viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông (biên tập viên,phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình, an toàn thông tin, quản trị viên hệ thống, kiểmđịnh viên công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựngphim, quay phim) làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liênquan.

Nội dung, hình thức và việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyênngành thông tin và truyền thông được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xéttuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệpviên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xétthăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

của Thông tư số 03/2021/TT-BTTTTcủa Bộ Thông tin và Truyền thông

PGS, TS. Nguyễn Thị Tố QuyênHọc viện Báo chí & Tuyên truyền

đứa còn lại tao còn khôngbiết chúng sống chết rasao. Mãi sau này hòa bìnhlập lại, cũng tìm kiếm nhaurồi mới ra. Đội quân tụimình còn được năm đứathôi.

Ông Bình lặng cúingười.

+ Là những đứa nào,mày kể tao nghe?

- Thằng Minh, thằngTân, Thằng Luận với thằngNhật!

+ Ủa, mới bốn mà?

- Thằng ngốc, tao nữalà năm chứ đâu!

Hai ông bạn già ômnhau cười khùng khục. Nụcười của bốn mươi sáunăm về trước bây giờ thấmđượm kí ức, buồn, vui lẫnlộn. Ánh mắt của hai đồngđội nhìn nhau, im lặngtrong chiều hoàng hôn lànhlạnh Tây Nguyên.

+ Ngày mai tao kêuthằng lớn lấy xe, chở màylên Hòa Sơn thăm tụi nónhé!

Ông Chiến gật đầu,hai người dìu nhau vào nhàtrong.

Ông bảo bà cũng sắpđi làm về rồi. Tây Nguyênmùa này có mật ong, tráicây ngọt lịm. Ở đây ngủ vớinhau mấy bữa, ôn lại kỉniệm chiến trường xưa cũ.Rồi liên lạc với mấy đồngđội kia. Phải ngồi bênnhau, hát bài ca chiến trậnchứ!

- Ừ, bốn mươi sáumùa Xuân rồi, phải ôn lạichớ... phải ôn lại chớ. Tiếnghai ông bạn thì thầm vớinhau. Chiều Tây Nguyênmát rượi, thơm nức hươnghoa.../.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nội dung cơ bản

Page 51: Số 07 - 2021

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 51

TÌM HIEÅU & GIAÛI ÑAÙP PHAÙP LUAÄT

Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thănghạng

Viên chức chuyên ngành thông tin vàtruyền thông được cử dự thi thăng hạng khicó đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Một là, được cấp có thẩm quyền cử dựthi thăng hạng chức danh nghề nghiệp căncứ theo yêu cầu của vị trí việc làmvà nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, đang giữ chức danh nghềnghiệp viên chức chuyên ngành thông tinvà truyền thông hạng thấp hơn liền kề vớihạng dự thi quy định tại Thông tư liên tịchsố 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV; Thông tư số45/2017/TT-BTTTT và Thông tư số02/2018/TT-BNV; Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV.

Ba là, được xếp loại chất lượng ở mứchoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong nămcông tác liền kề với năm nộp hồ sơ dự thithăng hạng; có phẩm chất chính trị, đạođức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật,không trong thời gian thực hiện các quyđịnh liên quan đến kỷ luật viên chức quyđịnh tại Điều 56 Luật Viên chức năm 2010(được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtCán bộ, công chức và Luật Viên chức năm2019).

Bốn là, có năng lực, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danhnghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạngchức danh nghề nghiệp hiện giữ; đápứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ vàyêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danhnghề nghiệp dự thi thăng hạng theo quyđịnh tại Thông tư liên tịch số11/2016/TTLT-BTTTT-BNV; Thông tư số45/2017/TT-BTTTT và Thông tư số46/2017/TT-BTTTT.

Năm là, đáp ứng yêu cầu về thời giancông tác tối thiểu giữ chức danh nghềnghiệp hạng dưới liền kề như sau: Viênchức thăng hạng chức danh nghề nghiệp từhạng II lên hạng I phải có thời gian giữ chứcdanh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đươngtối thiểu là 06 năm, từ hạng III lên hạng IIphải có thời gian giữ chức danh nghề

nghiệp hạng III hoặc tương đương tối thiểulà 09 năm, từ hạng IV lên hạng III phải cóthời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạngIV hoặc tương đương tối thiểu là 02 nămđối với trường hợp khi tuyển dụng có trìnhđộ cao đẳng trở lên, 03 năm đối với trườnghợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp.Trường hợp có thời gian tương đương thìphải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữchức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kềcủa hạng chức danh nghề nghiệp dự thitính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăngký dự thi hoặc xét thăng hạng. Đây là điểmmới, giản lược yêu cầu so với quy định liênquan tại Thông tư liên tịchsố 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV, Thông tư số45/2017/TT-BTTTT và Thông tư số46/2017/TT-BTTTT. Chính vì thế mà kể từngày 15/8/2021, sau khi Thông tư 03 cóhiệu lực thì các nội dung quy định có liênquan ở Thông tư liên tịchsố 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV, Thông tư số45/2017/TT-BTTTT và Thông tư số46/2017/TT-BTTTT cũng chính thức hếthiệu lực thi hành.

Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thănghạng

Một trong những nội dung mới, quantrọng ở Thông tư 03 là quy định cụ thể vềtiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng.Theo đó, viên chức chuyên ngành thông tinvà truyền thông có thành tích xuất sắctrong hoạt động nghề nghiệp được cử dự xétthăng hạng chức danh nghề nghiệp khi cóđủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Một là, đáp ứng đầy đủ quy định nóitrên về các tiêu chuẩn, điều kiện dự thithăng hạng.

Hai là, có thành tích xuất sắc như sau:

(1) Đối với viên chức dự xét thănghạng từ hạng II lên hạng I: Trong thời giangiữ chức danh nghề nghiệp hạng II đượckhen thưởng Huân chương Lao động hạngBa trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ Thiđua toàn quốc;

(2) Đối với viên chức dự xét thănghạng từ hạng III lên hạng II: Trong thời giangiữ chức danh nghề nghiệp hạng III được

khen thưởng Bằng khen của Thủ tướngChính phủ hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thiđua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thểTrung ương trở lên;

(3) Đối với viên chức dự xét thănghạng từ hạng IV lên hạng III: Trong thời giangiữ chức danh nghề nghiệp hạng IV đượckhen thưởng Bằng khen cấp bộ, ban,ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trởlên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơsở.

Hồ sơ dự thi hoặc dự xét thăng hạng

Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc dự xét thănghạng chức danh nghề nghiệp bao gồm: Sơyếu lý lịch viên chức theo quy định hiệnhành; bản nhận xét, đánh giá của ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sửdụng viên chức hoặc của người đứng đầucơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sựnghiệp công lập về việc đáp ứng các tiêuchuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc dự xétthăng hạng chức danh nghề nghiệp củaviên chức; quyết định tuyển dụng, quyếtđịnh bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệpviên chức chuyên ngành thông tin và truyềnthông (hoặc tương đương), quyết định nângbậc lương gần nhất; bản sao các văn bằng,chứng chỉ theo yêu cầu của chức danhnghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;bản sao các văn bản của cấp có thẩmquyền chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩnvề năng lực chuyên môn, nghiệp vụ củachức danh nghề nghiệp dự thi hoặc dự xétthăng hạng theo quy định; quyết định khenthưởng của cấp có thẩm quyền đối với viênchức dự xét thăng hạng chức danh nghềnghiệp.

Nội dung, hình thức xét thăng hạng

Nội dung và hình thức kiểm tra, sáthạch cụ thể do hội đồng xét thăng hạngchức danh nghề nghiệp xem xét, báo cáongười đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩmquyền tổ chức xét thăng hạng thống nhấttrước khi thực hiện. Vòng 1: Hội đồng xétthăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽthẩm định hồ sơ dự xét thăng hạng theoquy định nói trên, nếu đáp ứng đủ điều kiệntheo quy định thì người dự xét được thamdự vòng 2. Ở vòng 2, hội đồng xét thăng

Page 52: Số 07 - 2021

52 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

TÌM HIEÅU & GIAÛI ÑAÙP PHAÙP LUAÄT

hạng chức danh nghề nghiệp sẽkiểm tra, sát hạch về năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ;tin học theo yêu cầu củachức danh nghề nghiệp viên chức dựxét thăng hạng bằng hình thứcphỏng vấn hoặc thực hành. Điểm thiphỏng vấn hoặc thực hành của mỗibài kiểm tra, sát hạch được chấmtheo thang điểm 100.

Xác định viên chức trúngtuyển trong kỳ xét thăng hạng

Viên chức trúng tuyển trong kỳxét thăng hạng chức danh nghềnghiệp viên chức chuyên ngànhthông tin và truyền thông là viênchức có tất cả các bài kiểm tra,sát hạch ở vòng 2 (chuyên môn,nghiệp vụ; ngoại ngữ; tin học) đạttừ 50/100 điểm trở lên lấy theo thứtự tổng điểm từ cao xuống thấptrong phạm vi chỉ tiêu thăng hạngchức danh nghề nghiệp được giao.Trường hợp có từ 02 người trở lêncó tổng điểm kiểm tra, sát hạchbằng nhau ở chỉ tiêu thăng hạngcuối cùng thì việc xác định ngườitrúng tuyển được thực hiện theothứ tự ưu tiên cho viên chức cóthành tích khen thưởng cao hơn;viên chức có kết quả kiểm tra, sáthạch chuyên môn, nghiệp vụ caohơn; viên chức là người dân tộcthiểu số; viên chức nhiều tuổi hơn(tính theo ngày, tháng, năm sinh),viên chức có thời gian công tácnhiều hơn; viên chức có thời giangiữ chức danh nghề nghiệp hiện tạilâu hơn. Trường hợp vẫn không xácđịnh được thì hội đồng xét thănghạng chức danh nghề nghiệp viênchức chuyên ngành thông tin vàtruyền thông thảo luận và quyếtđịnh theo đa số. Đồng thời, khôngbảo lưu kết quả cho các kỳ xétthăng hạng chức danh nghề nghiệplần sau.

Thông tư này có hiệu lực thihành kể từ ngày 15/8/2021./.

VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH

* Đổi mới cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 18/6/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VPCP Kếhoạch thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtĐề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tụchành chính”.

Theo đó, trong tháng 7/2021, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì, phối hợp với cácbộ, ngành, địa phương xây dựng Bộ chỉ số đánh giá, giám sát, đo lường chất lượng giải quyếtthủ tục hành chính; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quanđể bảo đảm tính phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật; phối hợp với Bộ Nội vụ, BộThông tin và Truyền thông hướng dẫn lưu trữ điện tử đối với hồ sơ thủ tục hành chính.

Trong quý III, IV/2021, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp,Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng Nghịđịnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thôngtư số 01/2018/TT-VPCP và hướng dẫn Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020.

Đến quý II/2022, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Bộ chỉ số đánhgiá, giám sát, đo lường chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.

Kế hoạch cũng yêu cầu Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì xây dựng tài liệu hướngdẫn nhận diện thương hiệu của bộ phận một cửa các cấp và hệ thống thông tin giải quyết thủtục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; hướng dẫn chuẩn hóa danh mục tài liệu, quy định mã số củagiấy tờ số hóa để chia sẻ giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủtục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác hoàn thành trongquý IV/2021…

Phối hợp với các bộ, cơ quan: Công an, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyênvà Môi trường, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương kết nối, chia

Page 53: Số 07 - 2021

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 53

TÌM HIEÅU & GIAÛI ÑAÙP PHAÙP LUAÄT

sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công quốcgia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tụchành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giảiquyết thủ tục hành chính với: Cơ sở dữ liệuquốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịchđiện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu thuế, Cơ sở dữliệu quốc gia về đất đai, Cơ sở dữ liệu bảohiểm xã hội.

Đồng thời, Cục Kiểm soát thủ tục hànhchính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành,địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; kịpthời báo cáo Thủ tướng Chính phủtháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quátrình tổ chức thực hiện.

* Quy định mới về cơ chế tự chủtài chính của đơn vị sự nghiệp

công lập

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hànhNghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơchế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệpcông lập (gọi tắt là Nghị định số 60). Nghịđịnh này được ban hành nhằm khắc phụcmột số tồn tại, hạn chế của Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015.

Theo Nghị định số 60, đối với dịch vụsự nghiệp công không sử dụng ngân sáchNhà nước, đơn vị sự nghiệp công được tựchủ quyết định các khoản chi để cung cấpdịch vụ sự nghiệp công đảm bảo tính hợplý, hợp lệ và phải quy định trong quy chếchi tiêu nội bộ; phải tổ chức công tác kếtoán theo đúng quy định của pháp luật vềkế toán; mở sổ sách kế toán, sử dụng, quảnlý chứng từ, tổ chức hạch toán, theo dõiriêng đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xácdoanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chiphí đối với từng hoạt động; phải đăng ký,kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngânsách khác (nếu có) theo quy định của phápluật; thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ đầyđủ, định kỳ; thực hiện chế độ báo cáo tàichính đúng, kịp thời với các cơ quan quảnlý cấp trên và các cơ quan có liên quantheo quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệpcông chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý,

sử dụng tài sản công, đất đai được Nhànước giao quản lý, sử dụng; nguồn tài chínhtại đơn vị theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hoạt động dịch vụ sựnghiệp công không sử dụng ngân sách Nhànước có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vịphải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằngcác nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị,ngân sách Nhà nước không cấp bù.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công sửdụng ngân sách Nhà nước thì ngân sáchNhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vịsự nghiệp công sang hỗ trợ trực tiếp chođối tượng người nghèo, đối tượng chínhsách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp côngcơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơchế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhànước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấpdịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chấtlượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịchvụ sự nghiệp công.

Việc bố trí ngân sách Nhà nước đểthực hiện các dịch vụ sự nghiệp công sửdụng ngân sách Nhà nước thực hiện theophân cấp hiện hành của pháp luật về ngânsách Nhà nước, phù hợp với khả năng cânđối của ngân sách Nhà nước và lộ trìnhđiều chỉnh tính đủ các chi phí hình thànhgiá dịch vụ theo quy định của cơ quan cóthẩm quyền.

Theo quy định của Nghị định số 60,nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp cônglập bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước,

nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thuphí, nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ vànguồn thu khác. Để tách bạch rõ nguồn thutừ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trịdo Nhà nước giao và nguồn thu từ các hoạtđộng kinh doanh dịch vụ, Nghị định số 60quy định, nguồn thu hoạt động sự nghiệpbao gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ sựnghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất,kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kếtvới các tổ chức, cá nhân theo đúng quyđịnh của pháp luật và được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệpcông; thu từ cho thuê tài sản công.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính đồng bộvà thống nhất chung về việc phân phối kếtquả từ hoạt động liên doanh, liên kết củađơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định 60cũng bổ sung quy định về tự chủ trong hoạtđộng liên doanh, liên kết. Cụ thể, đơn vị sựnghiệp công lập được quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổchức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đápứng nhu cầu của xã hội. Việc sử dụng tàisản công vào mục đích liên doanh, liên kếtphải bảo đảm các yêu cầu quy định tạikhoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tàisản công và thuộc các trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụngtài sản công.

Nghị định có hiệu lực từ ngày15/8/2021./.

Đỗ Quyên

Page 54: Số 07 - 2021

KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI

54 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

Để đẩy mạnh cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, quy mô lớn, vào năm 2000, Hội đồng Châu Âu

đã thống nhất thành lập một đơn vị bao gồm các công tố viên, thẩm phán, sĩ quan cảnh sát... thuộc các quốc gia

thành viên. Ngày 14 tháng 12 năm 2000, theo sáng kiến của Bồ Đào Nha, Pháp, Thụy Điển và Bỉ, một đơn vị hợp

tác tư pháp lâm thời được thành lập với tên gọi Pro-Eurojust, có trụ sở đặt tại Brussels (thủ đô của Bỉ). Đơn vị này

là tiền thân của Eurojust (Cơ quan Hợp tác tư pháp của Liên minh Châu Âu (EU)).

Cơ quan Hợp tác tư phápcủa Liên minh Châu Âu (Eurojust):

Công cụ hữu hiệu chống tội phạmtham nhũng xuyên quốc gia

Page 55: Số 07 - 2021

KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI

TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021 55

Vào tháng 4 năm 2003, Eurojustchuyển trụ sở đến Hague (thành phốlớn thứ ba ở Hà Lan sau Amsterdam vàRotterdam). Eurojust đã và đang đàm pháncác thỏa thuận hợp tác với các quốc gia thứba (quốc gia không phải là thành viên EU)và các cơ quan khác của EU, cho phép traođổi thông tin tư pháp và dữ liệu cánhân. Các thỏa thuận đã được ký kết vớiNa Uy, Iceland, Liechtenstein, Cộng hòaMacedonia thuộc Nam Tư cũ, Moldova,Montenegro, Ukraine, Mỹ, Croatia và ThụySĩ, cũng như với Văn phòng chống gian lậnChâu Âu OLAF (Cơ quan điều tra gian lận,tham nhũng đối với ngân sách của EU vàhành vi phạm pháp nghiêm trọng trongcác tổ chức Châu Âu, phát triển chínhsách chống gian lận cho Ủy ban Châu Âu,bắt đầu hoạt động vào năm 2000 và có trụsở tại Brussels), Europol (Cơ quan thực thipháp luật của EU xử lý thông tin tình báotội phạm, chống tội phạm có tổ chức quốctế nghiêm trọng bằng sự hợp tác giữa cáccơ quan thực thi pháp luật có liên quancủa các nước thành viên), Ủy ban Châu Âuvà nhiều tổ chức quốc tế khác. Ngoài cácthỏa thuận hợp tác, Eurojust cũng duy trìmột mạng lưới các đầu mối trên toàn thếgiới, hiện tại là 42 đầu mối liên lạc bênngoài EU. Eurojust đã ký một thỏa thuậnhợp tác với Thụy Sĩ với tư cách là quốc giathứ ba cho phép cử công tố viên đầu mốiđến Eurojust. Thỏa thuận này có hiệu lựctừ năm 2011. Trách nhiệm chính của côngtố viên đầu mối là tạo điều kiện và điềuphối hợp tác quốc tế trong các vấn đề hìnhsự giữa Thụy Sĩ và các quốc gia có đại diệntại Eurojust. Điều đó bao gồm một loạt hoạtđộng, từ việc thực hiện các yêu cầu củaCông ước MLA (Công ước về hỗ trợ lẫn nhautrong các vấn đề hình sự giữa các quốc giathành viên của EU) đến tổ chức các cuộchọp phối hợp giữa các công tố viên và cảnhsát điều tra từ các quốc gia khác nhau đểlập kế hoạch và xác định một chiến lượcđiều tra phối hợp.

Tổng cộng có khoảng 350 người làmviệc tại Eurojust gồm: Nhân viên thường

trực (Văn phòng Giám đốc Hành chính, Vănphòng Kế hoạch và Ngân sách, Văn phòngTruyền thông Doanh nghiệp, Bảo mật, Quảnlý Thông tin), một phần của Mạng lưới vàCơ quan Thư ký do Eurojust điều hành(Mạng lưới Tư pháp Châu Âu và Ban Thưký Nhóm Điều tra chung...), đơn vị phântích về pháp lý của Eurojust có đội ngũ luậtsư từ nhiều khu vực khác nhau; cùng 28 cơquan đại diện của các quốc gia thành viênEU và các quốc gia thứ ba có đại diện tạiEurojust.

Thẩm quyền quản lý Eurojust thuộcGiám đốc Hành chính và Quản lý (hậu cần,quản lý ngân sách...). Eurojust có BanQuản lý làm việc dựa trên nguyên tắc khôngcan thiệp vào công việc của các cơ quanđại diện của các quốc gia và các công tốviên đầu mối. Mỗi cơ quan quản lý côngviệc của mình và đặt ra các ưu tiên riêngtrong thực thi các hoạt động. Các cơ quanđại diện có thể đăng ký các nguồn lực tốtụng bổ sung từ các cơ quan quản lý Nhànước của họ. Tất cả các công tố viên làmviệc tại Eurojust hay làm việc với tư cáchlà công tố viên đầu mối chỉ làm việc tạiEurojust trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, trung bình khoảng bốn năm, sau đósẽ quay trở lại lĩnh vực hoạt động ở quốcgia của họ.

Eurojust không phải là Văn phòng côngtố Châu Âu, không tự dẫn dắt các cuộc điềutra. Chức năng của Eurojust là hỗ trợ cáccơ quan công tố quốc gia và là một tổ chứchoạt động theo yêu cầu và hỗ trợ các côngtố viên từ các quốc gia trong các cuộc điềutra cụ thể. Điều đó có nghĩa là Eurojust canthiệp trong các trường hợp khẩn cấp hoặcđồng hành với một vụ việc phức tạp trongthời gian dài. Eurojust có thể yêu cầu tổchức nhiều cuộc họp phối hợp trong khoảngthời gian vài năm. Lợi thế khi làm việc tạiEurojust là có “tầm nhìn toàn cảnh” vànắm bắt được toàn bộ các cuộc điều tra tộiphạm với các phân nhánh quốc tế ở cácquốc gia thành viên. Tuy nhiên, Eurojustkhông thể gây ảnh hưởng hoặc đưa ra quyết

định trong các cuộc điều tra này. Eurojustchỉ có thể đưa ra đề xuất và khuyến nghịcho các công tố viên, những người chịutrách nhiệm về các cuộc điều tra. Trongtrường hợp hành vi tội phạm được thực hiệntại một quốc gia thành viên nhưng lại gâyra hậu quả vượt ra ngoài biên giới củaquốc gia đó, Eurojust cung cấp cho cácquốc gia thành viên kinh nghiệm và kiếnthức chuyên môn sâu rộng trong hợp táctư pháp, bao gồm một loạt công cụ để xửlý các vấn đề như xung đột quyền tàiphán, dẫn độ, tiếp nhận bằng chứng,phong tỏa và thu hồi tài sản. Vì có khảnăng đáp ứng các cơ quan có thẩm quyềntừ tất cả quốc gia thành viên và các quốcgia thứ ba khác nên Eurojust có thể phảnhồi các yêu cầu một cách nhanh chóng,đôi khi giúp giải quyết một số vụ việc chỉtrong vòng vài giờ.

Eurojust hỗ trợ các công tố viên trongcác trường hợp phức tạp và khẩn cấp cầnsự hợp tác với các quốc gia khác. Ví dụ:Một công tố viên Thụy Sĩ đang điều tra mộtvụ án tham nhũng và rửa tiền cần hợp táchoặc trao đổi thông tin với một hoặc nhiềuquốc gia thành viên EU có thể yêu cầu tổchức một cuộc họp phối hợp với các côngtố viên từ các quốc gia liên quan khác. Mộtcuộc họp như vậy cho phép các công tốviên làm quen với nhau, thảo luận và pháttriển một chiến lược điều tra phối hợp cũngnhư để làm rõ những trở ngại tiềm ẩn vềpháp lý. Thông qua các cuộc họp như vậy,các công tố viên và cảnh sát điều tra có thểlàm việc trực tiếp với nhau và khả năng vềviệc tổ chức một cuộc họp phối hợp tiếptheo tại Eurojust hoàn toàn có thể xảy ra.Eurojust thanh toán chi phí cho đại diệncủa mỗi quốc gia tham gia, nếu cuộc họpđiều phối được tổ chức bởi Eurojust. Cácnước tham gia cũng có thể cử thêm thànhviên, tuy nhiên họ phải tự chịu chi phí chonhững người tham gia bổ sung.

Với chức năng hỗ trợ các công tốviên và cảnh sát điều tra, việc liên hệgiữa cơ quan công tố quốc gia và đại

Page 56: Số 07 - 2021

KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI

56 TAÏP CHÍ THANH TRA SOÁÂ 07/2021

diện tại Eurojust có thể được thiết lập mộtcách không chính thức qua e-mail hoặcđiện thoại. Nếu một cuộc họp phối hợp đượctổ chức với những người tham gia bênngoài, cơ quan đại diện hoặc công tố viênđầu mối của nước thứ ba sẽ chủ trì cuộchọp. Sự hợp tác giữa các cơ quan tư phápkhác nhau tham gia cuộc họp phối hợp doEurojust tổ chức phải luôn tuân thủ nghiêmngặt các điều khoản của Công ước MLAhiện hành. Các cuộc họp của Eurojust tạođiều kiện và hỗ trợ hợp tác, nhưng khôngthay thế các quy tắc MLA được áp dụngchính thức.

Ngân sách hàng năm của Eurojustlấy từ ngân sách của EU. Hội đồng ChâuÂu và Nghị viện Châu Âu quyết định ngânsách hàng năm của Eurojust, dựa trêncác đề xuất của Ủy ban Châu Âu và BanQuản lý của Eurojust. Năm 2016, ngânsách của Eurojust là 47,9 triệu EUR, trongđó khoảng 12,3 triệu EUR được cam kếtcho việc xây dựng và chuyển đến trụ sởmới của Eurojust. Các quốc gia thành viêntrả lương cho các nhân viên của nướcmình làm việc tại Eurojust. Nhân viênhành chính của Eurojust do Ủy ban ChâuÂu trả lương, vì những người này được Ủyban Châu Âu trực tiếp tuyển dụng.

Bên cạnh đó, Eurojust còn được xemlà một nền tảng của tri thức. Kiến thứcchuyên sâu về luật pháp và hoạt động củahệ thống tư pháp của tất cả các quốc giathành viên EU và các quốc gia thứ ba đềucó sẵn tại đây. Trên cơ sở đó, Eurojust tổchức các cuộc họp, hội thảo nhằm thảoluận chiến lược và chuyên đề về các chủ đềcụ thể mỗi năm, ví dụ về các nhóm điều trachung, buôn lậu người nhập cư bất hợppháp, tham nhũng xuyên biên giới, chốngkhủng bố, tội phạm thuế, tội phạm mạngvà nhiều chủ đề khác. Tùy thuộc vào chủđề của cuộc họp, các chuyên gia từ tất cảcác quốc gia thành viên EU và các quốc giathứ ba có đại diện tại Eurojust, các chuyêngia từ khu vực tư nhân... sẽ được mời thamdự các cuộc họp này.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động,Eurojust công bố báo cáo thường niên trêntrang web của mình, trong đó đề cập đếnhiệu suất làm việc và các số liệu thống kêchi tiết. Sau mỗi cuộc họp phối hợp và cuộchọp chiến lược/chuyên đề, những ngườitham gia được yêu cầu điền vào bảng câuhỏi và đưa ra phản hồi về tất cả các khíacạnh của cuộc họp mà họ đã tham gia.

Eurojust đóng vai trò quan trọng trongcuộc chiến chống tham nhũng xuyên biêngiới và có quy mô quốc tế, đặc biệt là nạnrửa tiền. Sự khác biệt trong hệ thống phápluật, kiến thức không đầy đủ về tổ chức cơquan tư pháp giữa các quốc gia và đôi khiđơn giản chỉ là sự thiếu tin cậy giữa các cơquan có thẩm quyền của các quốc gia khácnhau có thể tạo thành những trở ngại đángkể cho các công tố viên và cảnh sát điềutra trong những nỗ lực, quyết tâm chốngtham nhũng. Eurojust có thể thu hẹp nhữngkhoảng cách này và giúp thiết lập các mốiliên hệ trực tiếp đáng tin cậy giữa các côngtố viên và cảnh sát điều tra.

Theo bà Maria Schnebli, công tố viênThụy Sĩ biệt phái tại Eurojust, trong hai nămrưỡi làm việc dưới cương vị là công tố viênđầu mối của Thụy Sĩ tại Eurojust, đã thamgia cũng như tổ chức các cuộc họp phối hợpđa phương trong một số vụ án tham nhũngquy mô lớn. Nhiều biện pháp hữu hiệu nhấtđã được trao đổi trong các cuộc họp nhưvậy, đồng thời nhiều liên hệ cá nhân dựatrên sự tin tưởng được thiết lập. Việc này cóthể tiết kiệm một lượng lớn thời gian và tiềnbạc bằng cách gặp gỡ tất cả các cơ quanđiều tra và truy tố làm việc trong cùng mộtvụ án phức tạp. Tất nhiên, bản thân điềuđó không đảm bảo được sự thành côngcủa việc truy tố. Mỗi công tố viên thamgia cuộc họp phối hợp do Eurojust tổ chứcvẫn phải đối mặt với tòa án và luật sư bàochữa trong vụ án của mình, nhưng ít nhấthọ biết rằng họ không đơn độc trong cuộcchiến.

Eurojust đã và đang làm việc để củngcố và tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin

với các cơ quan và tổ chức khác của EU,chẳng hạn như Europol, OLAF... Do Eurojustlà một mạng lưới liên lạc rất quan trọng,việc thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽhơn với các đầu mối liên hệ bên ngoài củaEurojust tại một số quốc gia ngoài EU làmột hướng đi đúng đắn trong tươnglai. Trước đây, cuộc họp thường niên của tấtcả các điểm đầu mối này đã được tổ chứctại Eurojust, tuy nhiên do hạn chế về ngânsách, các cuộc họp này đã bị dừng lại. Sẽrất tốt nếu tất cả các công tố viên và liênlạc viên đầu mối của các quốc gia làm việctại Eurojust có thể gặp được các đầu mốiliên lạc bên ngoài từ các quốc gia, vùnglãnh thổ như Georgia, Israel, Mông Cổ, ĐàiLoan... một năm một lần.

Các công tố viên từ các nước khôngphải thành viên EU vẫn có thể cộng tác vớiEurojust. Họ có thể yêu cầu các đồngnghiệp từ một quốc gia thành viên EU,những người mà họ cùng làm việc trong mộtcuộc điều tra quốc tế, liên hệ với cơ quanđại diện của họ tại Eurojust với yêu cầu tổchức một cuộc họp phối hợp và mời cáccông tố viên từ các quốc gia thứ ba. Mặcdù các công tố viên từ các quốc gia thứ bakhông thể tự mình tiến hành một cuộc họp,nhưng họ vẫn có thể thúc đẩy một cuộc họpnhư vậy diễn ra.

Việc thành lập một tổ chức nhưEurojust là một quá trình lâu dài và tốnnhiều thời gian. Điều này đòi hỏi mộtcam kết liên tục và đặc biệt là đầu tư tàichính của tất cả các quốc gia có đại diệntại Eurojust, không chỉ riêng Hà Lan với tưcách là quốc gia chủ nhà củaEurojust. Trong suốt quá trình hình thànhvà phát triển, Eurojust đã trải qua nhiềuthay đổi, cải cách và quá trình này vẫnđang tiếp tục diễn ra. Có thể khẳng định,một thể chế khu vực mạnh mẽ như vậychính là nền tảng rất quan trọng nhằmcủng cố và hỗ trợ các cơ quan điều tra, truytố./.

Dương Nguyễn

(Theo U4 Anti-Corruption Resource Centre)