Tập 121, số 07, 2014

215

Transcript of Tập 121, số 07, 2014

Page 1: Tập 121, số 07, 2014
Page 2: Tập 121, số 07, 2014

oµ Tạp chí Khoa học và Công nghệ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – HÀNH VI

Mục lục Trang

Lê Thị Ngân - Đọc tiểu thuyết Sau phút sinh ly của Lê Văn Trương, nghĩ về ranh giới mong manh giữa thủy chung và phản bội 3

Nguyễn Diệu Linh, Nghiêm Thị Hồ Thu, Dương Ngọc Thùy - Giải mã ý nghĩa một số trò chơi trong Cho tôi xin

một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh 9

Nguyễn Thị Thanh Huyền - Sử dụng ca dao, đồng dao trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 15

Ngô Thị Thanh Nga - Nhân vật tài tử giai nhân trong tác phẩm Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và Truyện hoa tiên

kí - những nét tương đồng 19

Lương Thị Hạnh - Quan niệm của người Tày Bắc Kạn về sự sống và cái chết 23

Nguyễn Minh Tuấn, Lê Văn Hiếu - Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 – 2005 29

Phạm Quốc Tuấn - Kết cấu tự sự - trữ tình trong truyện thơ nôm Tày Tổng tân – Cúc hoa 35

Nguyễn Mậu Đức – Phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với việc hình thành năng lực nghiệp vụ sư phạm cho

sinh viên 41

Đinh Đức Hơi, Nguyễn Thị Yến - Biểu hiện về tri tuệ xuc cảm của học sinh trường trung học phô thông chuyên

Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên 49

Phan Thị Hòa, Hoàng Thị Nhung - Những khó khăn trong giảng dạy và phát triển khả năng đọc cho sinh viên

năm thứ hai trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 55

Nguyễn Thị Quế, Phùng Thị Hải Vân - Đề xuất kế hoạch hành động gồm bảy bước nhằm thực hiện đề án học

tập dựa trên vấn đề cho giáo viên tiếng Anh tham gia chương trình bồi dưỡng của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020

tại Đại học Thái Nguyên 61

Ngô Hữu Hoàng - Lời rào đón như phương tiện “đền bù” các vi phạm nguyên tắc lịch sự (dựa trên diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt) 65

Ngô Thị Huyền Trang, Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Nhân lực tác nghiệp tại các khách sạn ba sao

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp 73

Nguyễn Thị Kim Nhung, Chu Thị Thức - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng thương mại cô phần đầu tư và phát triển Thái Nguyên 79

Nguyễn Thị Nhung - Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 87

Lê Quang Đăng, Đỗ Thị Nga - Phân tich hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên

qua ma trận SWOT 95

Trần Thị Thanh Xuân - Nghiên cứu giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ bền vững cho tỉnh Thái Nguyên 101

Hà Thị Thanh Hoa, Dương Thị Thuý Hương - Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương - tỉnh

Thái Nguyên 111

Nguyễn Phương Thảo - Một số đánh giá về việc vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phi ở một số nước trên thế giới 115

Võ Thy Trang, Nguyễn Thu Hà - Nghiên cứu sự phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên 121

Đỗ Thị Thu Hằng, Trần Tuấn Anh, Đỗ Thị Thuý Phương - Bàn về kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam 135

Journal of Science and Technology

121(07)

N¨m 2014

Page 3: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Văn Hải, Nguyễn Tiến Đông, Lương Văn Hinh - Công tác giải phóng mặt

bằng tại dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ Lý - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 139

Nguyễn Thùy Linh, Phạm Văn Hải, Nguyễn Tiến Đông, Lương Văn Hinh - Đánh giá thực trạng công tác giao,

cho thuê đất của các tô chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 145

Đỗ Quang Quý, Trần A Hùng - Việt Nam hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân 151

Phạm Thị Hồng, Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Quang Tùng - Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 157

Hoàng Văn Hải, Hoàng Thị Thu Hằng - Tông quan về tiến trình quốc tế hóa của công ty 165

Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Thị Hà Trang - Nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh

tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên 171

Thăng Văn Liêm - Đôi điều suy nghĩ về đối tượng giáo dục, giáo hóa của nho giáo 177

Phạm Kim Thoa - Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và

Truyền thông – Đại học Thái Nguyên 181

Nguyễn Xuân Tiến - Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng Đại học Thái Nguyên – thực trạng và một số đề xuất 187

Nguyễn Thu Nga, Trần Thị Thùy Linh, Đặng Trung Kiên - Giải pháp nâng cao chất lượng tin dụng tại chi

nhánh ngân hàng thương mại cô phần quốc tế Thái Nguyên 191

Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Xuân Trường - Tình hình và triển vọng phát triển du lịch Hà Giang trong

tiến trình hội nhập 199

Dương Thị Hoa, Vũ Thị Hằng Nga - Nâng cao hoạt động dịch vụ cho sinh viên trong trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội 207

Page 4: Tập 121, số 07, 2014

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

3

ĐỌC TIỂU THUYẾT SAU PHÚT SINH LY CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG,

NGHĨ VỀ RANH GIỚI MONG MANH GIỮA THỦY CHUNG VÀ PHẢN BỘI

Lê Thị Ngân*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906- 1964) đã tạo ra được nhân vật người hùng được một thời

chấp nhận và say mê. Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất bản Tân Dân in lần đầu vào

năm 1942. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó

một luồng sinh khí mới và để nhân vật của mình thể hiện một cách sinh động triết lý “Người

hùng” qua từng trang truyện. Trong tác phẩm, cái ranh giới mong manh giữa tình yêu cao thượng

và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được tác giả thể hiện

khá linh diệu. Con người, để giữ được đạo lý, nhiều khi đã phải đấu tranh quyết liệt và hi sinh hết

sức đau đớn.

Từ khóa: Lê Văn Trương, người hùng, tình yêu, đạo lý, thủy chung, phản bội

Sau thời gian tiếp biến và chuyển mình, đến

những năm 30 của thế kỉ XX, đời sống văn

học Việt Nam thật sự chuyển sang đường ray

của một nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự

tiếp xúc với văn học Pháp nói riêng và văn

học phương Tây nói chung đã làm cho sinh

hoạt văn học tiền chiến trở nên sôi nổi. Làn

sóng văn minh Âu hóa lúc đó như sự đáp ứng

đầy thách thức trước cơn chuyển dạ của văn

học Việt Nam trong buổi giao thời. Một

phong trào sáng tác rộng lớn trên tất cả mọi

thể loại, và với sự kết tinh các thành tựu trong

không ít tác giả - tác phẩm tiêu biểu. Các văn

sĩ châu tuần quanh các tòa báo, các nhà xuất

bản, kiếm sống bằng ngòi bút và được xã hội

công nhận. Họ là Nhất Linh, Khái Hưng,

Thạch Lam, Lê Văn Trương, Vũ Bằng,

Nguyễn Tuân, Trần Huyền Trân, Vũ Trọng

Phụng, Thâm Tâm, Nam Cao, Tô Hoài,

Thanh Châu v.v… (Danh sách này còn có thể

kéo dài hơn nữa). Trong đó, Lê Văn Trương

là nhà văn ăn khách hơn cả. Với sức viết đặc

biệt của mình (hơn 200 cuốn tiểu thuyết cho

cuộc đời sáng tác, ông đã tạo ra được một

kiểu nhân vật “người hùng” "được cả một

thời chấp nhận và say mê”.[2]*

Đã từng bị coi là huênh hoang tiên sinh, là

hạng triết học nửa mùa, đã từng chịu những

* Tel: 0912 022777, Email:[email protected]

lời khinh khi, đố kị của văn đoàn Tự lực

nhưng Lê Văn Trương vẫn hồn nhiên là mình,

dám là mình, dù có “nhàm chết người” cũng

vẫn là mình một cách nhất quán trong suốt

đời thực và đời văn. Ông đã coi viết văn là

một nghề để sống và để tự ấn định mặt nạ

nhân cách của mình trên sàn diễn cuộc đời.

Không chịu “khép phòng văn hì hục viết”

(thơ Chế Lan Viên) như Tự lực văn đoàn, Lê

Văn Trương chường mặt ra giữa đời, xông

pha và ngao du sang tận Xiêm, Cao Miên,

Tàu mở điền, buôn bán, làm thầu khoán…và

viết văn. Và tuồng như đi đến đâu, ông mang

cả phong trần theo đến đấy. Con người ấy,

với sức lao động của mình đã tạo nên một

thành tựu, một bản sắc riêng trong đời văn.

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là xã

hội thuộc địa hỗn mang với quan niệm đạo

đức bị đảo lộn, ranh giới để phân định các giá

trị dường như rất mong manh. Nhưng một

điều dễ nhận thấy nhất của thời buổi “Á – Âu

tranh nhau, Đông - Tây lẫn lộn” là cuộc sống

của người dân một nước nông nghiệp kiểu

châu Á vốn luẩn quẩn, trì trệ, dù có xảy ra

bao nhiêu cuộc “bể dâu” thì luân thường vẫn

cứ được xem là “khuôn vàng thước ngọc”.

Trung thành với quan điểm sáng tác của

mình, Lê Văn Trương đã làm cho “xu hướng

văn tải đạo mới đượm khí sắc thời đại mà đua

nở với các xu hướng khác "[3]. Là luân lý mà

Page 5: Tập 121, số 07, 2014

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

4

không giáo điều, là tải đạo mà không cứng

nhắc chính bởi ông đã "chuyển ngòi bút nghệ

thuật thức thời để phát huy những thứ không

lỗi thời"[3]. Sau phút sinh ly là một trong

những tác phẩm thể hiện được tính thức thời

ấy của Lê Văn Trương. Trong tác phẩm, cái

ranh giới mong manh giữa tình yêu cao

thượng và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và

ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được

tác giả thể hiện khá linh diệu. Con người, để

được coi là sống có đạo lý, nhiều khi đã phải

đấu tranh quyết liệt và hi sinh đau đớn như

thế nào.

Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất

bản Tân Dân in lần đầu vào năm 1942. Tình

yêu nam nữ, đạo lý vợ chồng, tình người…

luôn chạm được đến thẳm sâu trái tim mỗi

người. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn

đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó

một luồng sinh khí mới và để nhân vật của

mình thể hiện một cách sinh động triết lý

“Người hùng” qua từng trang truyện.

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã bị

lối sống tư sản hóa thâm nhập. Trong môi

trường ấy, các tầng lớp và giai cấp xã hội ở

thành thị - tư sản và công nhân, tiểu thương,

tiểu chủ, công chức, dân nghèo thành thị, trí

thức tân tiến và nhà nho “Nôm na phá nghiệp

kiếm ăn xoàng” cho tới các cô sen, cậu bồi

tuy rất khác nhau về mức sống và khả năng

thực hiện ước mơ của mình, rất khác nhau,

thậm chí đối lập nhau về thái độ đối với chế

độ đương thời, vẫn gần nhau về những nét

tâm lý, thị hiếu: thích đua đòi, ăn chơi hưởng

lạc, muốn sống và giải trí trong môi trường

náo nhiệt, khao khát cái lạ, cái luôn luôn đổi

thay. Tức là, lối sống Âu hóa đã trở thành một

thứ mốt thời thượng, một vòng quay tịnh tiến

khiến con người phần nào thoát khỏi khuôn

khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến phương

Đông. Tinh thần này khúc xạ khá rõ nét trong

Sau phút sinh ly của Lê Văn Trương.

Tuấn là một công chức tiểu tư sản 26 tuổi, có

vợ và hai con. Hơn hết Tuấn được coi là một

trí thức Tây học vì anh biết tiếng Tây, hiểu

văn hóa Tây và cái tinh thần thể thao của anh

cũng đáng được xem là Tây lắm. Tuấn yêu vợ

và hết lòng vun đắp cho cái gia đình nhỏ ấy

của mình.

Cái nghĩa vụ làm cha, làm chồng của Tuấn sẽ

hoàn hảo biết bao nếu vào một sớm mai kia

trong lúc tập thể dục Tuấn không bắt gặp ánh

mắt nhìn của Cẩm - con gái bà chủ nhà. Cái

thân thể tráng kiện, một mình nhấc bổng cả

giang sơn ấy của Tuấn đã làm xao động tâm

hồn của Cẩm - một thiếu nữ mới 17 tuổi, e lệ,

dịu dàng, gia giáo và nhất là nàng cũng là một

người con gái đẹp!

Cái nhìn vụng trộm khó giấu ấy đã khiến

Tuấn chóng nhận ra. Trong Tuấn thấy “rộn

ràng những ý nghĩ khác”. Tâm hồn Tuấn

dường như bị lung lay, dao động. Nhất là khi

biết Cẩm trộm ngắm mình trong bộ véc đẹp,

trong anh thấy nhẹ nhõm, phơi phới lạ thường.

Có một chút gì như thể sự tự hào của Tuấn khi

được có một người con gái đẹp như thế để mắt.

Lần đầu tiên trong đời, Tuấn sinh ra ý nghĩ so

sánh vợ mình với người con gái khác.

Bằng ấy chi tiết mở đầu tác phẩm đã giúp

người đọc hình dung phần nào thiên cơ của

truyện. Câu chuyện sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu

thiếu đi sự khập khiễng giữa Cẩm và Châm -

vợ Tuấn. Cẩm là một người con gái đẹp, “nói

tiếng Tây rất đúng mẹo và có một giọng giống

đầm lắm”[1], nàng lại còn biết thưởng thức

cái đẹp và có gu thẩm mỹ nữa. Trong đó vợ

anh là một người phụ nữ đảm đang, siêng cần

nhưng chỉ là cô gái gốc gác quê mùa, không

có cái Tây học như Cẩm. Tuấn so sánh, và, tự

thấy cái suy nghĩ của mình thật lố bịch. Anh

thấy phục vợ, nếu không nói là biết ơn vợ và

thấy người con gái kia quá xa vời, chẳng thể

so với người vợ tảo tần của mình được.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ ban đầu. Cũng có

thể đó là suy nghĩ tự răn mình của Tuấn.

Cuộc đời là những chuỗi bất ngờ không ai

lường hết được. Một ngày, mẹ con Cẩm đang

tranh cãi với mấy người thợ mộc về việc họ

đóng đồ không đúng yêu cầu. Đám thợ thấy

mẹ con Cẩm toàn đàn bà con gái, cậy thế

Page 6: Tập 121, số 07, 2014

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

5

mạnh lấn tới. Sự việc đang đến hồi nguy nan

thì Tuấn xuất hiện và dàn xếp êm đẹp trong

tích tắc bằng chính cơ bắp và tài ăn nói của

mình. Tuấn xuất hiện như một chàng hiệp sĩ.

Cẩm quan sát không thiếu một hành động nào

của Tuấn và Tuấn cũng vì muốn gây ấn tượng

với Cẩm mà làm như thế. Chi tiết này là một

cái cớ thật hợp lý để Tuấn có cơ hội gần Cẩm.

Một sự vô tình đầy ngọt ngào.

Luôn luôn dành một niềm ngưỡng mộ và biết

ơn với vợ, đã từng cảm thấy “một hối hận

chớm mọc trong linh hồn”[1] nhưng ngay sau

cái lần ấy, Tuấn đã nghĩ nhiều hơn về Cẩm.

Bởi vì Cẩm hơn Châm, mà cái sự hơn ấy lại

hợp với Tuấn lắm. Được mẹ con bà Cả cảm

ơn và dành cho niềm tri ân, Tuấn lại càng cảm

thấy mình đang dần trở nên vĩ đại trong mắt

Cẩm. Tuấn có cơ hội dạy Cẩm học võ, học

đàn. Cái sự dạy dỗ ấy như một thứ “lửa gần

rơm lâu ngày cũng bén”, mầm mống tình cảm

yêu đương đang được nhen lên. Tình cảm ấy

lại làm bà Cả nghĩ theo chiều hướng khác. Bà

cảm động khi thấy Tuấn chăm lo cho Cẩm

như anh lo cho em, săn sóc việc nhà như việc

của mình thì đã nhận Tuấn làm con nuôi. Núp

sau cái bóng ấy, quan hệ giữa Tuấn và Cẩm

càng khiến người ta không thể nghi ngờ. Nó

được bảo vệ kiên cố bằng lòng tin của cả

Châm và bà Cả.

Tuấn như được sống thêm một cuộc đời khác

từ khi có được tình cảm của Cẩm dành cho,

không lúc nào Tuấn thôi nghĩ về Cẩm và vô

hình chung, anh đã đẩy Châm sang một bên.

Người đọc dễ dàng nhận thấy, Tuấn chỉ thuộc

về Châm phần xác còn phần hồn anh ký thác

nơi Cẩm. Anh trở nên khao khát cái thân thể

nõn nường của Cẩm, càng khát khao anh càng

cảm thấy cái thân hình sồ sề của một người

đàn bà đang bụng mang dạ chửa như Châm

hoàn toàn không phù hợp với thân thể cường

tráng và khổ người đẹp như anh. Người bố

của hai đứa con ấy, trong lúc vợ về quê thu

thóc nợ đã thả sức vui chơi đàn địch với

người con gái khác cho thoả mãn với những

khát khao trong tinh thần. Họ dạy nhau học,

họ chăm sóc cho nhau từng li từng tí - “Mới

hửng sáng, Cẩm đã xuống dựng Tuấn dậy lên

gác sân tập võ. Rồi Cẩm pha sữa cho Tuấn

uống”[1]. Họ thả mình trong những đêm

trăng bát ngát cùng đàn và rượu Tây trong khi

người vợ ở quê đang tất bật thu lúa.

Tuấn đang lạm dụng lòng tin của Châm! Anh

đã từng cho rằng cái ý nghĩ sánh vai cùng

Cẩm là gian tà, đã từng hối hận, bứt rứt…

nhưng rồi anh không vượt qua được. Từ khi

Cẩm xuất hiện, Tuấn sống ngợp trong cái gọi

là cảm xúc của tình yêu. Tình cảm mà Tuấn

dành cho Châm lúc này đơn thuần chỉ vì trách

nhiệm, tình nghĩa, lòng trung thành và những

đứa con chung. Trong lòng Tuấn có trăn trở,

chỉ là trăn trở bởi lòng chịu ơn với Châm. Lí

trí luôn nhắc nhở Tuấn rằng mình đã có vợ,

rằng vợ mình là một người hi sinh cho chồng

con, cho gia đình, nhưng lí trí ấy không thắng

sức hút mạnh mẽ và ghê gớm từ phía Cẩm.

Dù tòa án lương tâm dằn vặt, sự tra tấn mình,

anh vẫn cứ ao ước có được Cẩm.

Những phút giây bên nhau ngọt như mộng

ước, những cử chỉ trìu mến đong đầy yêu

thương tưởng chừng như không có điểm dừng

thì cái tin Châm thu thóc xong sắp ra đã làm

“cả hai đều thấy quặn ruột” – “thôi thế là từ

nay hết những giây phút thân mật mà người

ta hòa cảm giác vào nhau”[1]. Cẩm cáo ốm.

Mà nàng ốm thật. Còn Tuấn như người đã

chết. Chàng sụt đi trông thấy. Trước ánh mắt

xót xa của Châm, Tuấn đã dối vì nhớ Châm

mà Tuấn sa sút! Giá mà Châm biết cái tin

mình lên đã làm cho Tuấn thành ra như thế!

Giá như Châm gắt gỏng, Châm lạnh nhạt với

anh thì anh còn thấy dễ chịu hơn, đằng này

người vợ quê mùa ấy, người vợ không biết

tiếng Tây ấy lại lại rơm rớm nước mắt vì

thương chồng ở nhà một mình, tuyệt nhiên

không có một ý nghĩ lỉnh kỉnh nào hơn. Đọc

tác phẩm ta thấy Châm là một người phụ nữ

hiền đảm, rất mực cổ xưa. Một người vợ luôn

dành một niềm tin tuyệt đối nơi đức ông

chồng, lúc nào cũng chỉ thấy ở chồng mình

“siêu thường như thể - trên đời này tốt nhất là

anh”. Người mẹ ấy đã không chịu mặc tân

thời, không chịu phấn sáp nước hoa chỉ muốn

Page 7: Tập 121, số 07, 2014

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

6

để dành tiền cho con sau này ăn học. “Nàng

đã được bảo vệ bằng một triết lý yêu đời do

giáo dục của gia đình và hoàn cảnh của nàng

trước kia gây nên, nàng chỉ thấy ở đời những

góc đẹp”[1]. Ta tự hỏi tại sao trong tác phẩm

này Lê Văn Trương lại để nhân vật Châm

không biết một chút gì về mối quan hệ của

Tuấn và Cẩm? Dù chỉ là mảy may nghi ngờ

cũng không? Đàn bà thường giỏi linh cảm. Có

thể chứng cớ chưa có, nhưng linh giác mách

nước cho họ. Mà sự lúng túng của Tuấn, sự

gượng gạo của Cẩm khi hàng ngày giáp mặt

nhau, chả nhẽ Châm không hay? Đọc Lê Văn

Trương, độc giả thấy nhân vật nữ chính của

tiểu thuyết gia thường trong sáng đến tận

cùng như thế. Tác giả không nỡ để “linh hồn

trong sáng” của nàng vương phải những vẩn

đục. Giá như Châm đời thường hơn một chút,

nàng đã biết được mối quan hệ này. Và nếu

chi tiết ấy có thật trong tác phẩm thì cũng rất

có thể tinh thần của tác phẩm lại đi theo một

hướng khác, tức là Tuấn đã thành người phản

bội rồi.

Từ ngày Châm lấy thóc ở quê ra, Tuấn và

Cẩm không có những đêm trăng đẹp nữa. Cả

hai đều có cảm giác như bị tù đày. Cẩm như

chết mòn trong tinh thần vì từ nay sẽ không

được làm nũng Tuấn nữa, sẽ không còn

những cảm giác hồi hộp yêu đương. Tuấn đau

khổ đến tận cùng bởi sự giằng xé giữa một

bên là cảm xúc yêu đương với người tình,

một bên là tình thương đối với người vợ.

Tuấn biết bên kia vách, Cẩm cũng đang vật vã

vì đau đớn, vì hờn ghen, vì cảm giác tội lỗi.

Để thoát khỏi trạng thái này, Tuấn đã tự cho

mình buông thả không cần biết ngày đêm –

“Tuấn đi chơi vì chàng không chịu được cách

mình một bức tường, có một người con gái

đau đớn vì mình mà mình không có quyền

được an ủi”[1]. Tuấn phát điên, Tuấn thấy

nhục vì phải lừa dối. Và như một thông lệ của

những kẻ đang bế tắc, con người bất đắc chí

ấy tìm đến sự giải sầu giải uất trong men

rượu. Nhưng cả rượu cũng chẳng làm cho anh

vơi đi mà chỉ làm cho anh thêm thấm thía nỗi

khổ sở đắng cay của mình. Mỗi một lần uống

là anh lại cảm thấy đau xót, hối hận, hổ

thẹn… Anh vùi mình vào thế giới nửa người

nửa ma chỉ để “ru ngủ một cơn buồn”. Đó

không phải là thứ hối hận ồn ào hời hợt của

kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang cũng

không phải là thứ hối hận có tính chu kỳ của

những kẻ dùng để xoa dịu cái lương tâm rách

nát của mình trong khi mình vẫn buông thả

theo cái xấu. Với Tuấn đó là sự giằng xé chảy

máu giữa hai thái cực: giữa một bên là sự ân

hận của mình khi đã phụ lòng tin của Châm,

đã gần như là phản bội Châm với một bên là

cái khát khao trong tình yêu với Cẩm. Tuấn là

loại nhân vật có tư tưởng, cũng là một kiểu

“người hùng” mà Lê Văn Trương cất công

xây dựng.

Tuấn đã đóng dấu được suy nghĩ của mình

rằng vĩnh viễn từ nay không thể có Cẩm từ

sau buổi nói chuyện trên gác ấy. Họ đã nói

hết cùng nhau, bộc bạch hết suy nghĩ trăn trở

mà chỉ hai người mới hiểu. Cẩm yêu cầu

Tuấn chấm dứt ngay lối sống hiện tại và

“thương em với tấm lòng ân ưu của một

người”[1] mặc dù Cẩm biết và mãi mãi biết

một khi đã không thuộc về Tuấn thì cô sẽ

không thuộc về ai. Cả hai đều thấy việc thuộc

về nhau là hoàn toàn không thể. Mối quan hệ

này sẽ không đến một cái đích nào cả bởi về

bản chất đó là một cuộc tình mù quáng, nói gì

thì nói cũng đã giẫm đạp phần nào lên gia

pháp hôn nhân! Cẩm đã chọn cách chôn vùi

những kỷ niệm đẹp đã có và sống như trước

kia. Tuấn khác, để giải quyết dứt điểm cơn

“bão tình” này anh quyết định sẽ kén chồng

cho Cẩm tuy việc ấy không khác việc anh tự

đem muối xát lòng mình.

Cẩm đã không nghe theo sự sắp đặt ấy của

Tuấn. Sau lần sát cánh cuối cùng cùng Tuấn

trong chuyến thi đấu tại Hà Nội để tranh giải

quán quân bóng bàn Bắc kì, Cẩm đã thú nhận

đã nói dối Kế và Bằng trong bữa cơm hôm ấy.

Nàng nói với hai người rằng nàng đã có người

hỏi để họ dập tắt hi vọng có đựơc Cẩm. Nói

ra điều này, Cẩm cũng đồng thời khẳng định,

nàng chỉ muốn giữ nguyên một tấm lòng yêu

Page 8: Tập 121, số 07, 2014

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

7

với Tuấn mà thôi. Nhưng Tuấn đã quyết tâm.

Ngày nào chưa cưới được chồng cho “cô

Cẩm” ngày ấy “anh Cả” còn thấy bứt rứt

trong lòng. Phải yên vị với cái ý nghĩ rằng

Cẩm đã có chồng Tuấn mới không bị giày vò

nữa. Giải pháp này cho thấy Tuấn đã thực sự

“nhận chân lấy cái thiên chức của mình”, đã

dừng lại một cách đúng lúc, đã nhận ra rằng

chỉ có Châm mới là bến đỗ bình an nhất của

cuộc đời mình. Anh phải giữ trọn một mối

chung thủy với Châm, tin vào một hạnh phúc

gia đình có thật mà trước kia mình luôn có,

vào niềm tin son sắt của Châm.

Đám cưới của Cẩm và Kế, Tuấn cố tình tránh

mặt không đến dự. Dù rất cảm động tấm lòng

của bà Cả nhưng Tuấn biết mình không thể làm

khác, ở lại dự đám cưới - rất có thể chỉ chuốc

lấy một chứng tích trong tâm hồn mà thôi.

Cả nhà Tuấn rời Hải Phòng trong yên lặng và

đêm tối. Với Tuấn nó không khác một cuộc

chạy trốn. Khoảnh khắc ấy có hai con người

lặng lẽ bước trong nhau, lòng rạo rực – “Hình

như họ quên hết cả loài người. Họ bước mà

cũng không biết rằng mình bước, lúc ấy chân

họ chỉ có bản năng sai khiến”[1], họ không

còn bận lòng về những lối đi ẩm ướt và cũ kỹ

trong lòng nhau bởi thời gian khi ấy là một

cái gì quá đỗi xa xỉ, và người bước cạnh nhau

để tiếc thôi, chỉ tiếc thôi cũng vội vã lắm

rồi… Người đọc có cảm tưởng như nhà văn

muốn dẫn người đọc đi mãi hơn là muốn

người đọc tưởng tượng sau chuyến tàu ấy,

Tuấn sẽ thế nào khi mà trước “phút sinh ly”

đó anh chỉ bước một bước nữa thôi là sang bờ

bên kia của sự phản bội?

Lê Văn Trương vẫn nổi tiếng với thế giới

nhân vật người hùng của ông. Mỗi tác phẩm,

tác giả lại đem đến cho người đọc sự trân quí

một người hùng nào đó ở một khía cạnh nào

đó trong cuộc đời cuộc đời của họ. Đó là

Giáng Vân trong Cánh sen trong bùn, là

Trọng Khang trong Trường đời, là Chí trong

Trận đời, là Vượng trong Người anh cả, …

Nhưng trong tiểu thuyết Sau phút sinh ly,

người đọc thấy tác giả đã coi cả Tuấn, Châm

và Cẩm đều có thể được trân trọng gọi là

người hùng. Tuấn đã hi sinh cái cảm xúc

thăng hoa của tình yêu, hi sinh cả cái cơ ngơi

nếu lấy Cẩm có thể anh sẽ được thừa hưởng

để thủy chung với người vợ tào khang của

mình. Châm cả đời hi sinh cho chồng con,

chưa có một chút gì dám tự mình thưởng

hưởng. Cẩm đã dằn lòng quên đi mối tình đầu

ngang trái nhưng cũng đầy ngọt ngào và nồng

say của mình vì đạo lý và vì người mình yêu

thương, vì nếu như nàng cố tình tranh giành,

Châm có thể mất Tuấn lắm.

Cả ba người cùng hi sinh vì nhau như thế,

khiến cho phần kết của câu chuyện thật bâng

khuâng, đầy lắng đọng. Ranh giới của thủy

chung và phản bội mỏng manh biết bao nhiêu.

Giữ được nó ở bên bờ này hay bị đổ sang bờ

bên kia nhờ cả vào một sợi dây vô hình nhưng

bền chắc vô cùng: đó là đạo lý.

Hơn 70 năm đã qua, thiết nghĩ, câu chuyện về

nghĩa tình vẫn không bao giờ xưa cũ. Trong

giai đoạn xã hội sống đầy thực tế và có phần

bản năng như bây giờ, nhắc lại chuyện đạo lý

liệu có ai cho là giáo điều?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Trương (1942), Sau phút sinh li, Hà

Nội, Nhà in Tân Dân.

2. Lan Khai (1940), Mớ tài liệu cho văn sử Việt

Nam, Nhà xuất bản Minh Phương

3. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt

Nam, Quyển hạ, Ba thế hệ của văn học mới (1862-

1945), Trình bày xuất bản Sài Gòn.

Page 9: Tập 121, số 07, 2014

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

8

SUMMARY

AFTER READING NOVEL SAU PHUT SINH LY OF LE VAN TRUONG,

THINK ABOUT FINE LINE BETWEEN GENERAL

AND AQUATIC BETRAYAL

Le Thi Ngan*

College of Sciences – Thai Nguyen University

Novelist Le Van Truong (1906-1964) has created a hero accepts and charm. Novel physiological

minutes later the New Democratic print publishers first time in 1942. Le Van Truong has new

problems seemed outdated by blowing into it a new spirit and to express their characters vividly

philosophy "hero" through each story page. In the work, the fine line between love and lust noble

vile, between sacrifice and selfishness, between loyalty and betrayal was the author shows quite

flexible magic. Man, to keep the moral, sometimes had to fight fierce and downright painful

sacrifices.

Keywords: Le Van Truong, hero, love, morality, loyalty, betrayal

Ngày nhận bài:28/2/2014; Ngày phản biện:01/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Phương Thái – Trường Đại học Khoa học – ĐHTN

* Tel: 0912 022777, Email:[email protected]

Page 10: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Diệu Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 9 - 13

9

GIẢI MÃ Ý NGHĨA MỘT SỐ TRÒ CHƠI

TRONG CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Nguyễn Diệu Linh, Nghiêm Thị Hồ Thu*, Dương Ngọc Thùy Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh có khả

năng diệu kỳ trao cho người đọc chiếc vé để có thể lên chuyến tàu trở về tuổi thơ thăm lại miền ký

ức bị bỏ quên. Thế giới tuổi thơ trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hiện lên gần gũi, thân thương

và xúc động. Đó là những kỉ niệm tuổi thơ gắn với những trò chơi thú vị, hấp dẫn, những trải

nghiệm, suy ngẫm rất đáng yêu, đáng phải suy nghĩ và cũng rất ấn tượng. Qua 12 chương truyện

trong hành trình trở về tuổi thơ với những trò chơi của nhân vật chính - cu Mùi cùng nhóm bạn

thân thời tám tuổi, tác giả đã lôi kéo hàng triệu trẻ em và cả người lớn cùng hào hứng tham gia và

hồi tưởng.

Từ khóa: Trò chơi, kỷ niệm, tuổi thơ, làm người lớn, kho báu, quan tòa, đáng yêu

1. Trong tổng thể nền văn học dân tộc, văn

học thiếu nhi là một thành tố quan trọng

không thể thiếu. Với vai trò cung cấp tri thức,

vốn hiểu biết và cũng là phương tiện giải trí,

văn học thiếu nhi đặc biệt hơn so với các thể

loại văn học khác khi nó phải đảm nhận chức

năng định hình và bồi dưỡng tâm hồn cũng

như nhân cách trẻ em - thế hệ chủ nhân tương

lai của đất nước. Trong số những nhà văn có

đóng góp quan trọng cho nền văn học thiếu

nhi Việt Nam, có một gương mặt nổi bật, đó

là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cho tôi xin một

vé đi tuổi thơ là một trong số những truyện

nổi tiếng trong gia tài văn chương của

Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm có khả năng

diệu kỳ khi đã trao cho người đọc tấm vé để

có thể lên chuyến tàu trở về tuổi thơ, thăm lại

miền ký ức dường như bị bỏ quên. Đó là một

bức tranh đa màu sắc mà nhà văn đã vẽ nên

về cuộc sống của trẻ em thành thị Việt Nam

cùng với sự chiêm nghiệm về một phần tuổi

thơ đã qua của chính tác giả. *

Lấy trọng tâm là viết cho thiếu nhi, viết vì

thiếu nhi, truyện Nguyễn Nhật Ánh xoay

quanh những vấn đề về cuộc sống tâm hồn

của trẻ nhỏ. Tác phẩm của ông dường như

chứa đựng những bài học giáo dục tâm lý cho

trẻ. Trong đó, những trò chơi của trẻ em là

* Tel: 0912 591582, Email: [email protected]

một trong những phương tiện nghệ thuật quan

trọng để thể hiện tư tưởng của tác phẩm và

cũng là một dấu ấn giá trị thể hiện tài năng

của tác giả.

2. Thế giới tuổi thơ trong Cho tôi xin một vé

đi tuổi thơ hiện lên gần gũi, thân thương và

xúc động. Đó là những kỉ niệm tuổi thơ gắn

với những trò chơi thú vị, hấp dẫn như tìm

kho báu, đóng vai người lớn, tập làm bố mẹ,

đặt tên cho thế giới hay xử án… với những

trải nghiệm, suy ngẫm rất đáng yêu, ấn tượng

và đáng để suy nghĩ.

Thuộc đề tài viết về sinh hoạt của trẻ em

thành thị, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là bức

tranh sống động về cuộc sống của những trẻ

em gia đình có điều kiện tương đối đầy đủ,

chúng chỉ phải lo học hành và vui chơi. Mặc

dù đề tài này được khá nhiều tác giả quan tâm

nhưng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự

là một bức tranh có những nét vẽ độc đáo.

Qua những trò chơi của cu Mùi cùng nhóm

bạn thân thời tám tuổi, tác giả đã lôi kéo hàng

triệu trẻ em và cả người lớn cùng hào hứng

tham gia và hồi tưởng.

Trò chơi vốn là những hoạt động được bày ra

để vui chơi, giải trí. Với trẻ em, đây là hoạt

động chủ yếu và tự nhiên. Qua đó thể hiện

nhận thức, tâm lý, suy nghĩ và mong muốn

của trẻ. Nguyễn Nhật Ánh rất tinh tế và khéo

léo miêu tả những trò chơi quen thuộc gắn

Page 11: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Diệu Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 9 - 13

10

liền với trẻ em ở thành thị với một sức hấp

dẫn riêng và gửi gắm những ý tưởng nghệ

thuật thật sâu sắc.

Đó là trò chơi làm vợ chồng, làm bố mẹ - tập

làm người lớn. Nếu như người lớn nhiều lần

ước ao được trở lại làm trẻ con thì con trẻ

cũng nhiều lúc có mong muốn là được trở

thành người lớn. Những trò chơi gia đình giả

làm chồng làm vợ, giả làm bố mẹ là biểu hiện

của mong muốn ấy. Trong mắt chúng “cuộc

sống thật là cũ kỹ”. Vì vậy, những trò chơi

vui nhộn không chỉ mang tính chất giải trí mà

còn là những liều thuốc tinh thần hữu hiệu.

Trong đôi mắt ngây thơ của những đứa trẻ

tám tuổi, trò vợ chồng là “cái trò mà đứa trẻ

nào bằng tuổi tôi cũng rất thích, mặc dù khi

lớn lên thì chúng rất dè chừng” [1;31]. Đã là

vợ chồng rồi thì ắt sẽ có con. Đó là quy luật

tất yếu của con người. Và nếu gia đình của cu

Mùi là có thật thì vợ chồng cu Mùi hẳn phải

đạt điểm mười vì chỉ dừng lại với hai đứa con

đủ một trai một gái. “Tôi cưới con Tí sún

chừng năm phút thì lập tức đẻ liền một lúc hai

đứa con: thằng Hải và con Tủn” [1;32]. Và

ngay khi gia đình mà cả bố mẹ và con cái đều

ngang tuổi ấy được lập ra thì cũng đồng nghĩa

với việc một thế giới “gia đình đảo ngược”

được ra đời. Gọi là thế giới đảo ngược bởi vì

chỉ có những ông bố, bà mẹ trong thế giới đó

mới dạy con cái rằng “học bài là lêu lồng”,

rằng “con ngoan là phải chạy nhảy trèo cây,

tắm sông đánh lộn”, rằng “chỉ có bọn hư hỏng

mới ăn cơm đúng giờ” [1;41]. Thực tế cha mẹ

của những đứa trẻ này ngay thời điểm đó biết

chuyện chắc chắn sẽ tức giận và đánh cho

chúng một trận ra trò. Và rồi cái tôi kể

chuyện của cu Mùi - con mắt nhìn của

Nguyễn Nhật Ánh đã vượt thời gian nhìn

xuyên thấu vào hai thế giới để cảm nhận, giãy

bày và mơ ước. Ai dám bảo hai lần bốn

không phải là tám, đánh nhau mà quần áo

sạch sẽ là làm nhục tổ tiên hay chỉ có những

đứa trẻ nghịch ngợm và “nổi loạn” mới suy

nghĩ như vậy? Nhưng đằng sau sự nổi loạn ấy là

cả một câu chuyện mà Nguyễn Nhật Ánh đã

trân trọng và tinh tế kể lại với nhiều dụng ý.

Trẻ em ngày nay chịu nhiều áp lực trong học

hành, thi cử. Vì vậy, trò chơi đóng vai bố mẹ,

vợ chồng được miêu tả đã thể hiện một cách

tự nhiên những suy tư, tâm trạng và mong

muốn của trẻ thơ - điều mà bố mẹ nhiều khi

không để ý và đưa ra như một điều lệ với trẻ.

Thông qua trò chơi này, trẻ như muốn khẳng

định mình và mơ ước có được sự cảm thông,

tự do để được sáng tạo.

Trò chơi truy tìm kho báu gắn với đặc điểm

ham chơi và yêu thích tìm tòi khám phá là

bản chất của trẻ con. Hơn ai hết, nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh hiểu rất rõ điều này. Vì

vậy, trong những trò chơi của những đứa trẻ

ưa nghịch ngợm như cu Mùi, Hải cò, Tủn và

Tí sún ắt phải có trò gì đó mang tính chất

phiêu lưu khám phá và hiển nhiên về mặt này

thì những trò chơi như truy tìm kho báu là

một trong những trò phổ biến và phù hợp với

tâm lý các em. Nguyễn Nhật Ánh đã dành gần

một chương để kể về trò chơi truy tìm kho

báu của bốn đứa trẻ ngây thơ nhưng cũng rất

tinh quái này đưới tiêu đề “Chúng tôi trở

thành lũ giết người như thế nào”. Ở đây,

ngoài hình ảnh của những đứa trẻ ưa khám

phá và khát khao tìm hiểu thế giới, ta còn thấy

được hình ảnh của những đứa trẻ ngoan. Mặc

dù mong ước của chúng rất chính đáng nhưng

vì chúng luôn nhớ rằng chúng đang là những

đứa trẻ sống trong gia đình có khuôn phép, đi

đâu cũng phải xin bố mẹ đồng ý thì mới dám

làm. Trẻ em không được quyền quyết định

điều gì cả. Những lời khuyên hay ngăn cản

hoặc an ủi không chỉ nói cho cu Mùi nghe mà

dường như là nói với cả chính mình: “Đợi lớn

lên đi anh. Khi trở thành người lớn, tụi mình

có thể đi bất cứ đâu mà không có ai cấm

cản”. Thành người lớn - đó là điều mà cả bọn

trẻ đều nóng lòng mong muốn, đến mức phải

tự đóng vai mình làm người lớn, phải làm

những điều to tát như người lớn vẫn làm

(đóng bè, vượt biển để tìm kho báu). Thế

nhưng ý tưởng mới đưa ra đã sụp đổ chỉ vì

một lý do hết sức đơn giản: chúng đang là trẻ

con. Nỗi buồn chán bất lực xâm lấn đầu óc

ngây thơ của cu Mùi, nó phải thốt ra: “Như

Page 12: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Diệu Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 9 - 13

11

vậy, chúng tôi không ra đảo được, cũng

không lên núi hay vô rừng được. Tám tuổi thì

khốn khổ khốn nạn thế đấy: Cuộc đời nhìn

đâu cũng thấy những rào cản giăng giăng”

[1;142]. Nó kết luận: “Dường như mọi đứa

trẻ đều tin rằng có một kho báu nào được cất

giấu ở một nơi nào đó trên thế gian này đang

chờ đợi tụi nó” [1;145]. Đó hoàn toàn là đặc

điểm tự nhiên của trẻ con. Và Nguyễn Nhật

Ánh đã hiểu rất sâu sắc để viết một cách tự

nhiên và rất thật về trẻ em cũng như những

suy nghĩ của trẻ. Dù có những sai lầm nhưng

trò chơi đã thắp lên trong tâm hồn trẻ một

niềm vui khám phá và nhận thức về thế giới.

Và hẳn người đọc lớn tuổi sẽ nhận ra một

phần con người mình trong tuổi thơ đã qua

còn những trẻ em cùng thời sẽ tìm thấy một

người bạn đồng hành và không ngừng tưởng

tượng. Làm được điều này, nhà văn thực sự

đã rất thành công.

Trong hệ thống các trò chơi được tác giả tái

hiện, trò chơi làm quan tòa đã đem đến cho

trẻ một cặp “kính vạn hoa”. Có nhà văn đã

quan niệm rằng bạn đọc sẽ chỉ yêu thích tác

phẩm của tác giả ấy nếu như tác giả ấy biết

trân trọng quá khứ và tuổi thơ của chính

mình. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh hấp dẫn

cũng bởi nhà văn có sự công bằng và trân

trọng khi viết về những ký ức và kỉ niệm tuổi

thơ. Trong số những trò chơi hấp dẫn và

nghịch ngợm mà Nguyễn Nhật Ánh kể ra, trò

làm quan tòa là một trò chơi được nhiều em

nhỏ thích thú. Bộ tứ những đứa trẻ trong câu

chuyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã từng

rất hứng thú với trò chơi ấy.

Thời mới có tivi và được xem phim Bao

Thanh Thiên, chắc hẳn có nhiều cu cậu cũng

đẽo kiếm đóng giả Triển Chiêu để bắt chước

kiểu múa võ, bay nhảy tài phép và thay nhau

làm quân lính, làm quan Bao Thanh Thiên lập

tòa thăng đường xử án. Cu Mùi và nhóm bạn

thân cách đây mấy mươi năm cũng chơi trò

này nhưng có điểm đặc biệt là chúng đã lập ra

phiên tòa để xử án chính bố mẹ của chúng.

Đó là một phiên tòa trong mơ để được nói ra

những ấm ức dồn nén bấy lâu trong lòng, để

được trách móc, được kể tội và khao khát

được thông cảm. Phiên tòa ấy đặc biệt đến

mức “Những ngày hôm trước, nếu bốn đứa

tôi hăng hái giành nhau làm cha mẹ thì bây

giờ lại tranh nhau đến khô cả cổ để được làm

con cái. Phải tranh giành thôi vì đây là phiên

tòa vô tiền khoáng hậu: trẻ con xử người lớn”

[1;158]. Vì nếu như ở trong trò chơi lần trước,

được làm “cha mẹ” để có quyền dạy dỗ sai

bảo các “con” theo ý thích thì trong trò chơi

lần này, làm “cha mẹ” sẽ bị xử án và kết tội

bởi những đứa “con”. Đây hẳn là phiên tòa kỳ

lạ mà từ trước đến bây giờ mới có và cũng chỉ

có thể thể diễn ra trong trí tưởng tượng của

bọn trẻ mà thôi.

Trẻ con được xử người lớn, đó hẳn là suy

nghĩ của không chỉ riêng cu Mùi, Tí sún, Hải

cò và con Tủn trong Cho tôi xin một vé đi tuổi

thơ mà còn là niềm mong mỏi của nhiều trẻ

em khác. Và người đọc sẽ thích thú biết bao

nhiêu khi thấy trong phiên tòa ấy, những đứa

trẻ làm quan tòa xử án như thế này:

Khi cu Mùi đóng vai làm ba, Hải cò đóng vai

làm con:

“Hải cò nện lọ mực xuống mặt bàn đánh

“cốp”, mặt nó khó đăm đăm:

- Ba đi đâu mà giờ này mới về? Ba có biết

bây giờ là mấy giờ rồi không?

Tôi lí nhí:

- Ờ, ba đi gặp mấy người bạn…Vui miệng

làm mấy lỵ...

- Tuần trước ba say rượu, ủi xe vô gốc cây,

phải đưa đi cấp cứu, ba hổng nhớ hả?

(…)

Tôi tặc lưỡi:

- Nhớ chứ sao không.

- Nhớ sao ba còn tiếp tục say rượu? Rủi ba có

mệnh hệ gì thì vợ con bỏ cho ai nuôi?”.

Khi Tí sún đóng vai mẹ, Tủn đóng vai con:

“Con Tủn nhìn con Tí sún bằng ánh mắt

ngán ngẩm:

- Thiệt tình con không biết nói sao nữa mẹ à.

Con Tí sún đổi chân hai, ba lần, mặt lộ vẻ

bồn chồn, như thể nó biết nó tội lỗi đầy mình.

Page 13: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Diệu Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 9 - 13

12

Con Tủn đột nhiên nức nở:

- Mẹ không bao giờ tôn trọng con hết. Hu

hu hu.

Con Tí sún mặt mày xanh lè:

- Nín đi con. Con nói sao ấy chứ. Mẹ luôn

luôn thương con mà.

- Con nói mẹ không tôn trọng con chứ đâu có

nói mẹ không thương con.

Trước ánh mắt ngơ ngác của con Tí sún, con

Tủn ấm ức dằn từng tiếng:

- Thương là khác. Còn tôn trọng là khác”. [1;

158 - 161]

Còn gì hả hê và hạnh phúc hơn khi được trút

bỏ những tâm tư phiền muộn mà bấy lâu giữ

trong lòng không dám nói ra. Và những đứa

trẻ đóng vai trong trò chơi làm vợ chồng, giờ

đây lại thật mới mẻ, thật đáng yêu mà cũng vô

cùng đáng thương trong trò chơi đóng vai

quan tòa. Tuy chúng được sống trong một

giấc mơ ngắn và “phù du” khi “chúng tôi cảm

thấy đã lấy lại được sự công bằng, xả được

bao nhiêu là ấm ức, đã tưởng tượng ra được

cảnh người lớn xin lỗi trẻ con về bao nhiêu là

khuyết điểm mà nếu trẻ con không vạch ra thì

người lớn không bao giờ nhận thấy” [1; 163]

để rồi ngay sau đó, chỉ từ phiên tòa về đến

nhà là giấc mơ đã tan biến nhưng trẻ con đã

khẳng định được suy nghĩ cũng như thái độ

của mình: Dám nghĩ, dám làm, nhiều suy tư

mà nếu người lớn không lắng nghe thì không

bao giờ hiểu được trẻ.

Trẻ em ngày nay rất thông minh và óc quan

sát cũng thật nhanh nhạy, tinh tế. Từ khả năng

quan sát ban đầu giúp hình thành những quan

niệm, từ quan niệm hình thành những thói

quen là một quy luật tất yếu. Nơi trẻ quan sát

nhiều nhất chính là gia đình và nhà trường. Vì

vậy, người lớn cần suy nghĩ và hành động sao

để chính họ là tấm gương thực tế cho trẻ chứ

không phải là những khẩu hiệu hay lý thuyết

suông. Việc cu Mùi, Hải cò, Tí sún và Tủn

phải lập ra phiên tòa có một không hai ấy như

một lời nhắc nhở với những người làm cha

mẹ. Những bậc phụ huynh bấy lâu nay có thể

mải mê bận rộn với công việc mà quên đi

trách nhiệm nuôi dạy con cái, quen với cách

áp đặt trong giáo dục mà không gương mẫu,

không hiểu tâm lý trẻ hẳn sẽ phải giật mình

nhìn lại cách họ đối xử với con cái bấy lâu

nay. Làm được điều này, văn chương Nhật

Ánh đã thực sự tạo được hiệu ứng đầy tính

nhân văn.

Có ý kiến cho rằng: “Cuộc sống như một màn

kịch, mỗi người đang sống là một diễn viên

trong màn kịch ấy”. Nếu xem xét trên góc độ

này thì những đứa trẻ tám tuổi đã thực sự xuất

sắc khi hoàn thành vai diễn của mình với

nhiều vai trò như: làm bố mẹ, làm con cái,

làm nhà thám hiểm đi tìm kho báu hay thậm

chí làm quan toà và cũng làm cả luật sư (khi

bào chữa cho mình trong phiên tòa xử án).

Nguyễn Nhật Ánh đã cảm thông với những

đứa trẻ đang sống trong những gia đình tuy

đầy đủ về vật chất nhưng không được thấu

hiểu và chia sẻ. Những trò chơi thú vị của

những đứa trẻ tuy đôi khi có bị coi là ngỗ

ngược và gây ra những hậu quả nhưng chúng

có thể được cảm thông bởi đó là cách trẻ đến

với thế giới, khám phá thế giới theo cách

riêng, để chúng tự trưởng thành và phát triển

thật sự.

3. Các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh dành

cho thiếu nhi đã được đông đảo bạn đọc đón

nhận nồng nhiệt bởi chúng có sức hấp dẫn lạ

kỳ. Sức hấp dẫn ấy được tạo nên từ nội dung

đến nghệ thuật, từ giá trị nhận thức đến giá trị

giáo dục. Vì thế, truyện của Nguyễn Nhật

Ánh không chỉ hấp dẫn thiếu nhi mà còn có

ảnh hưởng sâu sắc tới người lớn. Đọc và say

mê các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh giúp

bồi đắp tâm hồn trẻ thơ, đưa các em đến cuộc

sống hướng thiện, tự hoàn thiện nhân cách.

Đó cũng là sự định hướng và khơi dậy cảm

hứng sáng tác cho các cây bút trẻ có nhiều tác

phẩm giá trị và khơi dậy niềm đam mê văn

hóa đọc.

Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa thành công

bức tranh sinh động về thế giới sống của cả

người lớn và trẻ thơ, nổi bật là bức tranh đời

Page 14: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Diệu Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 9 - 13

13

sống trẻ thơ gắn với những trò chơi nghịch

ngợm, quen thuộc mà đáng yêu nhưng để lại

nhiều suy ngẫm cho người lớn như trò làm vợ

chồng, làm cha mẹ, làm quan tòa hay truy tìm

kho báu… cùng các dạng thức tình cảm

phong phú của những đứa trẻ tám tuổi. Mặc

dù vắng bóng những trò chơi dân gian nhưng

sự thể hiện của những trò chơi nói trên trong

tác phẩm đã một lần nữa khẳng định cho

phong cách văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh - một

lối viết giản dị, tự nhiên, dí dỏm mà sâu sắc,

hướng thiện và mang một chất thơ trong trẻo

phù hợp với tâm lý trẻ em. Nó cũng chứng

minh một điều trẻ thơ không hề đơn giản như

nhiều người vẫn nghĩ. Qua những trò chơi ấy,

nhà văn đã giúp trẻ em tìm được tiếng nói

đồng điệu với mình và khiến người lớn phải

suy nghĩ và đồng tình với tác giả: để sống tốt

hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con

trước khi học làm người lớn…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi

tuổi thơ, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn

học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, (2006), Văn

học Việt Nam sau 1975 Những vấn đề nghiên cứu

và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

4. Lã Thị Bắc Lý (2008), Giáo trình văn học trẻ

em, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

5. Vân Thanh, Nguyên An (biên soạn 2002), Bách

khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1, Nxb

Từ điển bách khoa Hà Nội.

SUMMARY DECODING THE MEANING OF SOME GAMES

IN THE WORK “GIVE ME A TICKET BACK TO CHILDHOOD”

OF THE AUTHOR NGUYEN NHAT ANH

Nguyen Dieu Linh, Nghiem Thi Ho Thu*, Duong Ngoc Thuy College of Scienes - TNU

“Give me a ticket back to childhood” is a one of the most famous works of the author Nguyen

Nhat Anh. It brings readers a wonderful ticket to imagine that they are sitting on a train to revisit

childhood memories. The childhood world in the story is close, loving, and emotional. A lot of

childhood memories which are related to interesting and attractive games along with children’s

impressive thought. Through twelve chapters of the game journey back to childhood, the main

character namely Mui and his close friends have drawn millions of other children as well as adults

to be excited to participate and reminisce.

Keywords: games, memories, childhood, as an adult, treasure, judges, lovely.

Ngày nhận bài:25/4/2014; Ngày phản biện:28/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Lê Thị Ngân – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN

* Tel: 0912 591582, Email: [email protected]

Page 15: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Diệu Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 9 - 13

14

Page 16: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Thanh Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 15 - 18

15

SỬ DỤNG CA DAO, ĐỒNG DAO

TRONG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO

Nguyễn Thị Thanh Huyền*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Ca dao, đồng dao là những câu hát, câu vè mộc mạc, gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ bởi vần điệu vui tươi,

rộn ràng. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, ca dao, đồng dao có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng. Thông qua các bài ca dao, đồng dao giáo viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mẫu giáo ở các nội dung như: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm; Hình thành và phát triển vốn

từ; Phát triển lời nói mạch lạc; Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật; Với ưu thế như vậy nên trong quá

trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên mầm non cần nắm được nội dung các bài ca dao, đồng

dao, biết cách lựa chọn những bài ca dao, đồng dao phù hợp với mục tiêu giáo dục, như vậy ca

dao, đồng dao sẽ là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.

Từ khóa: Ca dao, đồng dao, phát triển, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo

1. Đối với sự hình thành và phát triển nhân

cách con người, đặc biệt là trẻ mẫu giáo ngôn

ngữ giữ một vai trò rất quan trọng, ngôn ngữ

không chỉ là phương tiện để giao tiếp, là công

cụ để tư duy mà ngôn ngữ còn là phương tiện

để giúp trẻ nhận thức được thế giới xung

quanh. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo có thể thực hiện qua nhiều con đường

khác nhau. Một trong những con đường mang

lại nhiều hiệu quả đó là thông qua tiếp xúc

với các bài ca dao, đồng dao.*

Với trẻ em các bài ca dao, đồng dao rất quen

thuộc và gần gũi, trẻ không chỉ được học ở

trường, ở lớp mà còn biết được qua lời ca, câu

hát của bà, của mẹ hay qua các trò chơi dân

gian. Ca dao, đồng dao là những câu vè ngắn

gọn, có âm điệu vui nhộn, dễ nhớ, dễ thuộc.

Nét đặc biệt này đã thu hút trẻ vào việc học

và chơi với những bài ca dao, đã mang lại

những giá trị to lớn, góp phần giáo dục trí tuệ,

thẩm mỹ, đạo đức, đặc biệt là phát triển ngôn

ngữ cho trẻ.

2. Thông qua các bài ca dao, đồng dao giáo

viên có thể tiến hành phát triển ngôn ngữ cho

trẻ mẫu giáo lớn ở các nội dung như:

* Giáo dục chuẩn mực ngữ âm: ở nội dung

này giáo viên có thể dùng nhiều bài ca dao,

đồng dao để phát triển ngôn ngữ cho trẻ:

* Tel:

Chẳng hạn để rèn khả năng nghe âm thanh

ngôn ngữ cho trẻ giáo viên có thể lựa chọn

các bài ca dao, đồng dao ở một số chủ đề

trong chương trình mẫu giáo như: Chủ đề

Trường mầm non có bài đồng dao “Nu na nu

nống”, “Kéo cưa lừa xẻ”. Chủ đề động vật có

bài “Con vỏi con voi”, “Con rùa” dạy trẻ tri

giác tính biểu cảm của âm thanh ngôn ngữ:

Khi buồn thì như thế nào? Khi vui thể hiện

như thế nào? Giọng nói âu yếm, nhẹ nhàng

hay quát nạt; Dạy trẻ tri giác được sắc thái

khác nhau của âm thanh như tốc độ, trường

độ, cao độ; Rèn cho trẻ khả năng chú ý nghe,

khả năng ngắt nhịp hay nhấn giọng khi đọc ca

dao, đồng dao.

- Luyện phát âm cho trẻ: Các bài ca dao, đồng

dao thường được dùng trong việc luyện phát

âm cho trẻ: Luyện khả năng nghe các âm tiết,

âm vị; Luyện cho trẻ phát âm đúng âm vị, âm

tiết Tiếng Việt trong sự kết hợp với nhau, dạy

trẻ phát âm đúng các âm vị và phân biệt được

các cặp âm vị nhất là các âm vị khó mà trẻ

hay nhầm lẫn l-n, ch- tr, r- d... Chẳng hạn như

câu ca dao:

Lúa nếp là lúa nếp làng

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng

Khi đọc câu ca dao này trẻ rất dễ nhầm lẫn

giữa l với n, “lúa nếp” sẽ thành “núa nếp” hay

“lúa lếp”. Do vậy đọc ca dao, đồng dao giáo

viên sẽ phát hiện ra những trẻ phát âm sai, nói

ngọng... và giúp trẻ phát âm đúng các âm vị.

Page 17: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Thanh Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 15 - 18

16

- Sửa lỗi sai cho trẻ về phát âm như: Lỗi phát

âm sai thanh điệu “~” thành “ ”, hoặc “ ? ”

thành “ .”. Ví dụ “ngã” thành “ngá”; Lỗi

phát âm sai âm đầu, sai phần vần như : n l,

ch kh....; Lỗi nói lắp, nói dài dòng.

- Rèn sức truyền cảm trong lời nói hàng ngày

và khi trẻ thể hiện bài ca dao, đồng dao. Ở nội

dung này giáo viên có thể dùng một số bài ca

dao về chủ đề gia đình, về tình cảm anh em...

Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Khi cho trẻ đọc bài ca dao trên, trẻ sẽ thể hiện

tình cảm, thái độ của mình đối với cha mẹ qua

các câu ca dao. Điều này sẽ rèn sức truyền

cảm trong lời nói của trẻ.

*Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ:

Đối với nội dung này, các bài ca dao, đồng

dao sẽ góp phần làm giàu vốn từ cho trẻ: về

các từ loại như danh từ, tính từ, động từ và

các từ về tự nhiên, xã hội. Giúp trẻ nắm được

nghĩa của từ; Tích cực hoá vốn từ cho trẻ.

Như:

“Cá bống còn ở trong hang

Cái rau tập tàng còn ở nương dâu

Ta về ta sắm cần câu

Câu lấy cá bống nấu rau tập tàng.

Hay

“Con cua mà có hai càng

Đầu tai không có bò ngang cả đời

Con cá mà có cái đuôi

Hai vây vung vẩy nó bơi rất tài

Con rùa mà có cái mai

Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra

Con voi mà có hai ngà

Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây

Con chim mà có cánh bay

Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ đường”.

Ca dao, đồng dao là kho từ vựng phong phú

cho trẻ, có thể nói chỉ một bài đồng dao

nhưng đã cung cấp cho trẻ số lượng lớn các từ

về tự nhiên, xã hội. Đây là điều đặc biệt trong

ca dao, đồng dao mà khó có thể loại văn học

nào có được. Chẳng hạn như trong chủ đề động

vật bài đồng dao “Bồ các là bác chim ri” sẽ

cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú về các loài

chim như: Chim Ri, chim Sáo, Tu hú...

Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đen

Sáo đen là em tu hú

Tu hú là chú bồ các

Bồ các là bác chim ri

Qua đồng dao, các em nhỏ như lạc vào vườn

bách thú với đủ các loài chim muông, các em

như được trải nghiệm một môi trường thực tế

có cảnh vật xung quanh, từ đó giúp trẻ có

những cảm xúc với thiên nhiên, với loài vật.

Hay khi dạy trẻ bài “Nu na nu nống” trong

chủ đề trường mầm non có thể cung cấp cho

trẻ các danh từ về động vật như: Cái bống,

con ong, con gà, con cóc... Các động từ:

Trong, ngoài, khóc, nhảy... Các từ về thức ăn:

Xôi, chè...

Nu na nu nống

Cái bống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Nhà cụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tay xoè chân rụt

Ca dao, đồng dao không chỉ giúp trẻ tìm hiểu

thế giới xung quanh, mà còn là cuốn từ điển

chứa đựng một kho từ vựng phong phú cung

cấp vốn cho trẻ, giúp trẻ nhận thức được tự

nhiên và xã hội. Ngôn ngữ ở các bài đồng

dao, ca dao phong phú và đa dạng cũng là

điều kiện để trẻ nắm được các từ loại khác

nhau như: Danh từ, tính từ, động từ... Các bài

Page 18: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Thanh Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 15 - 18

17

ca dao, đồng dao không chỉ cung cấp các từ

ngữ làm giàu vốn từ cho trẻ mà còn giúp trẻ

hiểu nghĩa của từ và biết cách sử dụng chúng

trong giao tiếp hàng ngày.

* Phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm vụ

quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu phát

triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong quá trình phát

triển lời nói mạch lạc cho trẻ, người ta thường

chú ý đến hai yếu tố: Khả năng phát âm và

khả năng diễn đạt. Điều này đã được tìm thấy

trong các bài đồng dao, đặc biệt là khi trẻ chơi

các trò chơi dân gian. Để giúp trẻ phát triển

ngôn ngữ mạch lạc, nhà giáo dục cần:

+ Dạy trẻ nói một cách trôi chảy, rõ ràng, lưu

loát, không ngọng, không lắp.

+ Dạy trẻ biết trò chuyện, đàm thoại, diễn đạt

nguyện vọng của mình.

Nội dung này được thể hiện thông qua ca dao,

đồng dao là khi trẻ đọc các bài ca dao, đồng

dao, hay khi trẻ đàm thoại về nội dung của nó.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ sẽ đọc

trôi chảy, sửa được các lỗi ngọng, lỗi đọc lắp.

Mặt khác, các bài đồng dao còn đến với trẻ

trong trò chơi dân gian, nó chính là luật của

trò chơi. Khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ

phải thảo luận cùng các bạn về cách chơi, luật

chơi, giải quyết các tình huống xảy ra trong

khi chơi. Điều này đòi hỏi trẻ phải có sự rõ

ràng, thống nhất, logic trong lời nói để bạn

chơi hiểu và tham gia tích cực trong khi chơi.

Đây là biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

mạch lạc. Khi tham gia chơi trò chơi dân gian

trẻ vừa hát đồng dao vừa làm động tác theo

nhịp bài đồng dao. Đó cũng là hoạt động để

phát triển thể lực cho trẻ, rèn luyện cho trẻ sự

khéo léo của tay, của mắt, sự mềm dẻo của cơ

thể, qua đó giáo dục thể chất cho trẻ. Ở

trường mầm non, các giờ thể dục buổi sáng

cũng được lồng ghép với những bài thể dục

gắn với trò chơi dân gian mà các em rất yêu

thích như bài: “Nhảy lò cò”, “Tập tầm

vông”, “Lộn cầu vồng”; “Thả đỉa ba ba”;

“Mèo đuổi chuột”...

Đọc đồng dao nghĩa là trẻ đang tham gia chơi,

một cách tự nhiên trẻ cảm nhận được âm điệu,

nhịp điệu, cách ngừng nghỉ, tất cả ăn sâu vào

tâm trí trẻ và dần trở thành vốn kinh nghiệm

trong ngôn ngữ của trẻ.

*Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ:

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ,

giáo viên cần phát triển ngôn ngữ nghệ thuật

cho trẻ thông qua:

+ Dạy trẻ cảm nhận được nhịp điệu âm điệu

của ca dao, đồng dao.

+ Dạy trẻ cảm nhận được các hình thức nghệ

thuật trong ca dao, đồng dao.

Trẻ mẫu giáo lớn rất nhạy cảm với nghệ thuật

ngôn từ. Vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với ca dao,

đồng dao chính là con đường phát triển lời

nói nghệ thuật cho trẻ. Ngoài việc góp phần

phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ca dao, đồng dao

còn góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ.

Những lời ca dao mượt mà, những câu đồng

dao ngắn gọn, dễ thuộc đã rất hấp dẫn trẻ thơ

với cái ngộ nghĩnh, hồn nhiên như chính

những đứa trẻ đã làm cho các em vui thích,

kích thích tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Chính điều này đã góp phần giáo dục trí tuệ

cho trẻ, bồi đắp cho trẻ sự hiểu biết về thế

giới xung quanh không chỉ với thiên nhiên,

với xã hội mà với cả lịch sử. Chẳng hạn như

bài ca dao quen thuộc mà các bà, các mẹ

thường hay hát ru cho trẻ:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Nếu như đồng dao là lời ngộ nghĩnh vui tươi,

thì ca dao lại bồi dưỡng cho các em thế giới

tình cảm phong phú, đa dạng. Đó là tình cảm

gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương

đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho trẻ lòng

yêu cái đẹp, biết quý trọng cái đẹp, lòng nhân

ái giữa con người với con người, con người

với thiên nhiên. Điều này cũng chính là ca dao,

đồng dao đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục

tình cảm, giáo dục thẩm mỹ, đạo đức cho trẻ.

Page 19: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Thanh Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 15 - 18

18

Như vậy có thể thấy ca dao, đồng dao của các

dân tộc Việt Nam rất phong phú đa dạng.

Những câu nói giản dị, những câu ca, câu vè

có nội dung về phản ánh về các hoạt động đa

dạng của con người, về các loài vật… tất cả

những đều rất gần gũi thân thuộc với trẻ mẫu

giáo. Mỗi bài ca dao, một khúc đồng dao đều

chứa đựng những giá trị văn hóa nhất định. Vì

vậy trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho

trẻ, giáo viên mầm non cần nắm được nội

dung các bài ca dao, đồng dao, biết cách lựa

chọn phù hợp với mục tiêu giáo dục, như vậy

ca dao, đồng dao sẽ là một phương tiện hữu

hiệu để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm (2005), Giáo dục học mầm non

tập 1-2-3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Phương Hoa, Bùi Hà Mi (2004), Bé với khúc

đồng dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Khoa (2009), Phương pháp phát

triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

4. Triều Nguyên (2004), Tìm hiểu đồng dao người

Việt, Nxb Thuận Hoá.

5. Hoàng Thị Oanh (2008). Phương pháp phát

triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, Nxb Đại học

Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

SUMMARY

USING FOLK – SONGS AND RHYMES IN LANGUAGE DEVELOPMENT

OF KINDERGARTEN CHILFREN

Nguyen Thi Thanh Huyen*

College of Education - TNU

Folk songs, rhymes are singing, rhymes rustic, friendly, catchy, easy to remember by playful

rhymes, busy. In the process of language development for preschoolers, folk songs, rhymes

significance of particular importance. Through song knives, and knives teachers can conduct

language development for preschoolers in the content, such as phonetic Education Standards;

Formation and development capital; Development of coherent speech; Developing language arts;

With such advantages should be in the process of language development for children, preschool

teachers need to understand the content of the song knives, and knives, to know how to choose the

song knives, and knives suitable for targeted education education, such folk, and knives will be a

useful vehicle for language education for children.

Keywords: folksong, rhymes, development, language, kindergarten

Ngày nhận bài:19/5/2014; Ngày phản biện:26/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel:

Page 20: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 19 - 22

19

NHÂN VẬT TÀI TỬ GIAI NHÂN TRONG TÁC PHẨM TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI

TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN HOA TIÊN KÍ - NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG

Ngô Thị Thanh Nga*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú mặc dù thuộc loại hình Ca bản nhưng theo lời bình điểm của Chung

Đới Thương, tác phẩm này được đánh giá là đệ bát tài tử thư bởi nó mang trong mình đầy đủ

những yếu tố của truyện tài tử giai nhân. Có thể nói mô hình nhân vật tài tử giai nhân của Ca bản

này về đại thể đã được Nguyễn Huy Tự tiếp thu khá trọn vẹn. Chính vì vậy, trong bài viết này,

chúng tôi đề cập đến những nét tương đồng về phương diện xây dựng nhân vật giai nhân tài tử

giữa hai tác phẩm. Qua đó người đọc phần nào thấy được bối cảnh văn hóa giữa hai nước Việt -

Trung, cũng như cảm nhận được sự đồng điệu về mặt cảm xúc của Nguyễn Huy Tự đối với tác giả

của Ca bản.

Từ khóa: Hoa tiên kí - Nguyễn Huy Tự - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú - Nhân vật - So sánh

Có thể nói, khi so sánh Hoa tiên kí của

Nguyễn Huy Tự và Tú tượng đệ bát tài tử tiên

chú (?) về phương diện xây dựng nhân vật,

độc giả dễ dàng nhận thấy sự tâm đắc của tiên

sinh Trường Lưu với mô hình nhân vật tài tử

giai nhân trong Ca bản bởi những yếu tố: tài,

sắc, tình, hiệp, thức.*Do đó về phương cách

xây dựng nhân vật, đặc biệt là các nhân vật

chính diện (tài tử và giai nhân), hai tác phẩm

lại cơ bản tương đồng. Chân dung hai nhân

vật Lương Phương Châu và Dương Dao Tiên

đều được khắc họa bằng các phẩm chất tài,

sắc, tình,…Về tài, sắc thì Lương sinh giỏi

giang, khôi ngô nức tiếng Tô Châu, Dao Tiên

ngoài tài thơ phú, nàng còn đẹp như người

con gái xứ Đào Nguyên làm Lương sinh

tưởng mình như đang trong cõi mộng. Đặc

biệt các tác giả rất dụng công trong việc thể

hiện cái tình của hai nhân vật này. Họ rất chú

trọng trong việc khắc họa tâm lý và tình cảm,

nhất là những tình cảm cũng như tâm lý yêu

đương của Lương, Dương. Cả chàng và nàng

đều rất trọng tình, trung trinh và sống hết

mình với chữ tình ấy. Tuy cách biểu đạt của

hai tác phẩm có khá khác nhau, nhưng khi

viết về tâm trạng của con người trong tình yêu

với bao nhiêu cung bậc như: tương tư, hồi

hộp, rạo rực, nhớ thương, sầu muộn, thất

vọng, bi quan, đau khổ, hạnh phúc, sung

* Tel: 0982 548560

sướng… thì cả hai ông Giải nguyên, Thám

hoa và Nguyễn Huy Tự đều miêu tả một cách

hết sức sinh động.

Đó là nỗi tương tư “nàng xiêm trắng” cứ trở

đi trở lại và ngày càng mãnh liệt của công tử

họ Lương trong Ca bản. Nó dường như đã

choán ngợp cả tâm hồn và thể xác của Lương

sau khi bước chân dạo chơi vô định trong

vườn trăng đã khiến chàng vô tình được gặp

và chứng kiến sắc đẹp hiếm lạ “tiểu nữ ngộ

đồng tục nữ trang” của Dao Tiên:

Tâm tâm huyền niệm thử kiều nương.

Đăng hạ kiến cừ chân mỹ mạo,

Tiểu nữ ngộ đồng tục nữ trang…

Mạc đạo tiểu sinh tâm sự sảng,

Liệu ưng ni Phật diệc tư lường.

Bắc biên huyền y nhân diệc hảo,

Tư tình chỉ ái bạch y nương.

Hoa gian nhất hội như giao tất,

Hận nan phi nhập bạng hồng trang…

(Lòng đau đớn nhớ nhung người đẹp ấy/ Dưới

đèn, thấy dung mạo nàng thật tuyệt vời/ Đẹp

khác xa bọn nữ nhi trần tục/… / Chớ nói tiểu

sinh này lòng mê sảng/ Mà đến cả tượng Phật

cũng khó biết tâm tư sẽ thế nào/ Người phía

Bắc mặc xiêm đen cũng đẹp/ Tình riêng chỉ

mê người xiêm trắng/ Một lần gặp bên hoa

mà như đã gắn keo sơn/ Hận không có cánh

để bay vào chốn lầu son/ …).

Page 21: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 19 - 22

20

(Hồi 7 - Lương sinh si tưởng)

Hoặc là sự bồi hồi, day dứt “như đứng đống

lửa, như ngồi đống than” rất giống với tâm lý

của chàng trai trong ca dao người Việt ở hồi 9

- Bộ nguyệt tương tư: “Đêm qua tưởng lầm

mình đã lạc vào con đường dẫn đến xứ Đào

Nguyên/ Những hình ảnh đó còn lưu lại cho

nên tương tư thấu đến tận tâm can/… / Từ lúc

đấy thì nhớ người không ngủ được/… / Liệu

người ngọc từ bấy đi đâu/ Có biết rằng có

người ở nơi quán lạnh đang đứt ruột không/

Chỉ còn cái nụ cười đó là còn đọng mãi trong

tâm can ta/ Khiến cho tình riêng của ta dằng

dặc, cách biệt như biển cả/ Đêm nay vì nàng

mà ta sầu nhớ vô cùng/… / Xưa nay đã nhớ

nhung ai là sầu khổ nhất trên đời/ Quả thật

đêm nay là một đêm tràn lan thê lương/… /

Khuê phòng của người đẹp chỉ cách trong tấc

gang mà như xa xôi tận chân trời/ Buồn bã

không biết nương tựa vào đâu chỉ tựa bên hoa

mà mong ngóng/… /”.

Đây cũng chính là nỗi tương tư nàng Dương

nữ đong đầy trong trái tim và khối óc của

chàng Lương trong truyện Hoa tiên kí. Chàng

nửa tỉnh, nửa mê. Chàng trông ngóng đứng

ngồi chẳng yên. Hình ảnh người con gái mặc

xiêm trắng như đến từ xứ Đào Nguyên cứ ám

ảnh chàng khiến chàng “Chập chờn cơn tỉnh

cơn mê trước đình”. Chàng trách mình, trách

người, chàng giải thích cho nỗi giày vò “tơi

bời” trong cảm xúc.

“Bỗng dưng vương lấy tơ tình,

Này đồ vườn Lãng, hay tranh non bồng.

Người sao ngọc đúc tuyết đông!

Vẻ sao giá chuốt gương trong hệt người!

Chớ chê dạ khách tơi bời,

Tượng sành ấy cũng rụng rời chân tay.

Xiêm huyền bên nọ đối bày,

Huyền kia tuy lịch, bạch này càng tôn.

Ví chăng bình tước gây khuôn,

Thì chi lắm giống tiêu hồn quấy ai”.

Tình dài thêm bận canh dài,

Lầu điêu nhẫn trót hiên cài bóng đông.

(Hồi 7 - Lương sinh si tưởng)

Nỗi tương tư ấy dường như thấm cả vào cảnh

vật bởi “Tấc gang gác khoá lầu then,

Bồng sơn dẫu cách muôn nghìn chẳng sai”.

Vì thế trong cái nhìn của chàng thiên nhiên

như làm “lòa dấu in”, hoa thì rụng, lá thời rơi.

Thiên nhiên trống vắng, hiu quạnh hay chính

là nỗi trống vắng hiu quạnh trong tâm hồn

Lương. Có thể nói chỉ có nỗi tương tư trong

tình yêu mới tạo nên ở con người cái nhìn chủ

quan như thế, đúng như đại thi hào Nguyễn

Du đã viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao

giờ” (Truyện Kiều)

Chiếc đình gió lọt sương pha,

Xạ phai trận rước, sen loà dấu in.

Chập chờn bóng tố trêu ai,

Hoa đâu rụng, lá đâu rơi trước rèm.

Tơ trần sớm ngỡ riêng giăng,

Thì lên nhờ cuội cung trăng kẻo còn.

Lại song, sầu bể sầu non,

Nào hay là khách lầu son đã về.

(Hồi 9 - Bộ nguyệt tương tư)

Còn đây là nỗi đau đớn, thất vọng, giận hờn

oán trách của tiểu thư Dao Tiên khi nàng hiểu

lầm Lương sinh đã phụ bạc mình và mối tình

đẹp của mình với chàng Lương đã không có

phương cách gì để nối lại được nữa trong hồi

31 - Phòng trung hóa vật mà chúng tôi đã

dẫn: “Dao Tiên vừa nghe xong lời a hoàn/ Lệ

mới vừa sa lệ cũ hãy còn ngấn/ Kiếp này của

ta không bao giờ được vui vầy nữa/ Sao có cả

một trời oan trái làm lỡ đời ta/ Ta biết mình

không có phận để trở thành cô dâu đẹp nữa/

Tóc mây ơ hờ còn đồ trang sức thì dửng

dưng/ Những vật ấy tất cả đều hữu dụng cả/

Cho nên đem những vật ấy đốt hết đi/ … /

Bởi vì còn ai nữa đâu mà phải tô điểm dung

mạo/ Những chuyện phong lưu khoái hoạt tất

thảy đều không còn hy vọng/… / Đẹp như

người qua cửa ải rơi lệ nước mắt ướt đầm cả

xiêm áo/ Mối tình Lộng Ngọc - Tiêu Lang

đều là giả cả thôi/… / Nơi trang đài còn hy

vọng gì nữa mà nối vòng thơ họa/… / Hóa ra

những việc phong lưu đều có ý vị/ Không

dưng mà nước mắt chảy máu ướt hết cả

Page 22: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 19 - 22

21

áo/…/ Đau đớn đứt ruột chàng Lương có biết

hay chăng?/ … / Các vật đem hết ra mà đốt

sạch/… / Nguyện đến chết làm một người

trinh tiết.”

(Ca bản)

Nỗi đau rất chân thực ấy của người con gái

trong tình yêu cũng được Nguyễn Huy Tự thể

hiện trọn vẹn trong những vần thơ Nôm giàu

cảm xúc. Một mình vật vã trong căn phòng,

Dao Tiên nhìn lại những kỉ vật hẹn thề, tượng

trưng cho tình yêu chung thủy giữa nàng và

chàng Lương mà lòng bao đau đớn. Nỗi đau

ấy như chà sát và bào mòn thể xác nàng:

Buồng riêng thức thức phô bày,

Lòng nào vui với vật này với ai.

Cầm nào kẻ biện thiêng tai,

Dù say, ai với ai nài điều say?

Cờ nào kẻ đấu ngang tay,

Dù mê, ai với ai vầy cuộc mê.

Thơ nào kẻ họa vần quê,

Giấy kia dù xướng nên đề ai liên?

Vẽ nào kẻ nhận nét truyền,

Bút kia dù trạng nên phiền ai xem?

Người đọc cảm nhận được rất sâu nỗi đau ấy,

sự tuyệt vọng ấy của Dao Tiên, một người

con gái quý tộc đã phải đấu tranh rất nhiều

với chính bản thân mình để bước qua rào cản

Nho giáo hướng tới tình yêu hạnh phúc. Vì

thế cũng thật không ngạc nhiên khi Dao Tiên

không chỉ “hóa vật” kỉ niệm của tình yêu mà

tất cả những đồ vật gắn bó với thú vui của

một người con gái quý tộc, nàng cũng “phó

cho ngọn lửa hồng”:

Nào gương, nào chỉ, nào kim,

Nào ai mà để chi thêm bận bùng.

Sạch sanh phó trận lửa hồng,

Dành chơi tiên thệ ghi lòng để sau.

(Truyện Hoa tiên kí)

Có thể nói cảm xúc chân thành này từ nỗi đau

tưởng mình bị phụ tình chỉ có được dựa trên

một tình yêu chân thành của một con người

sống thành thực với cảm xúc của mình. Có lẽ,

chỉ ở thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện, phát

triển khá mạnh mẽ của tư tưởng dân chủ mới

cho phép Nguyễn Huy Tự tiếp nhận và thể

hiện cảm xúc rất con người như thế.

Như vậy, qua những phân tích trên, chúng tôi

nhận thấy Nguyễn Huy Tự đã rất đồng cảm

với tác giả Ca bản trong việc xây dựng nhân

vật từ sắc, mạo, tài năng đặc biệt là quan niệm

tình yêu. Vì thế khi xây dựng những nhân vật

chính của tác phẩm, những nhân vật tài tử giai

nhân đang mang trong mình những khát khao

yêu đương, hạnh phúc, cả Nguyễn Huy Tự và

tác giả Ca bản đã khắc họa thật sinh động

những cung bậc tình cảm điển hình của họ.

Đây chính là nét tương đồng cơ bản trong

phương cách xây dựng nhân vật của các tác

giả Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên bằng

cảm quan dân tộc và lý tưởng thẩm mỹ của cá

nhân, những phẩm chất tài tử giai nhân trong

truyện Nôm Hoa tiên kí có phần đậm nhạt

khác nhau. Vì vậy để thấy được việc học tập

và tiếp biến văn học nước ngoài của tiên sinh

Trường Lưu như thế nào, chúng tôi cũng đã

đề cập đến vấn đề này ở một bài viết khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Văn Hùng (2000), Dòng văn Nguyễn Huy ở

Trường Lưu, Nxb Khoa học xã hội, H.

2. Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, Tĩnh Tịnh Trai

bình đính, Thư viện Viện thông tin Khoa học xã

hội, kí hiệu P.705 (Bản chụp của PGS Phạm Tú

Châu).

3. Nguyễn Huy Tự - Nguyễn Thiện (1961),

Truyện Hoa tiên, Lại Ngọc Cang khảo đính và

giới thiệu, Nxb Văn hóa, Viện Văn học, H.

Page 23: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 19 - 22

22

SUMMARY

THE SIMILARITY OF TALENTED MALE AND BEAUTIFUL FEMALE

CHARACTERS IN THE WORKS TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ

AND HOA TIÊN KÍ STORY

Ngo Thi Thanh Nga* College of Education – TNU

Although Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú belongs to the Ca bản type, this work is seen as Đệ bát tài

tử thư because it carries all characteristics of the talented male and beautiful female type of work,

according to Chung Đới Thương’s viewpoint. It can be said that the form of this Ca bản is

apprehended quite fully by Nguyễn Huy Tự. Therefore, in this article, we would like to study the

similarity of the method of character building of those two works. Through that, readers could be

able to understand the cultural contexts of Vietnam and China by that time as well as to learn the

syntony of emotions between the two authors.

Keywords: Hoa tiên kí - Nguyễn Huy Tự - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú - Character –

Comparison

Ngày nhận bài:06/4/2014; Ngày phản biện:27/4/2014; Ngày duyệt đăng:25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Hằng Phương – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 0982 548560

Page 24: Tập 121, số 07, 2014

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

23

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TÀY BẮC KẠN VỀ SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Lương Thị Hạnh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sự sống được bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Tận cùng của sự sống là gì? Chúng ta sẽ gặp điều

gì sau khi chết đi? Những cuộc tranh luận về vấn đề này từ hàng ngàn năm nay vẫn không dứt. Các

dân tộc và tôn giáo khác nhau đều có những giả thuyết, kiến giải riêng biệt đối với vấn đề này.

Quan điểm về sự sống và cái chết của Đạo giáo là sự dung hòa với lý luận trường sinh của đạo

Thần tiên nên đã nảy sinh ra quan điểm sự sống vĩnh hằng, đắc đạo thành tiên, trường sinh bất tử.

Trong khi quan điểm của Nho giáo là coi trọng giá trị cuộc sống, né tránh những sự việc xảy ra

đến với con người sau khi chết. Nho giáo cũng cho rằng cái chết là điều mà loài người không thể

kháng cự được. Theo quan niệm của Phật giáo, căn cứ vào lý luận “hành vi thiện ác khi còn sống

sẽ quyết định con người được sống ở đâu sau khi chết” được gọi là Nhân quả báo ứng,…

Từ khóa: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, Trường sinh bất tử, Nhân quả báo ứng…

VÀI NÉT KHÁI QUÁT*

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2009, người Tày ở Việt Nam có dân số

1.626.392 người, là dân tộc có số dân đứng

thứ 2 sau dân tộc Kinh (73,594 triệu người,

chiếm 85,7%) và có số dân đông nhất trong

các dân tộc thiểu số ở nước ta. Người Tày có

mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố và cư trú tập

trung nhất tại một số tỉnh vùng Đông Bắc,

trong đó có Bắc Kạn (155.510 người chiếm

52,9% dân số toàn tỉnh và 9,6% tổng số người

Tày ở Việt Nam).

Từ trước tới nay, các vấn đề liên quan đến cõi

sống, cõi chết của Đạo giáo, Nho giáo, Phật

giáo; các vấn đề về tín ngưỡng dân gian của

người Tày ở Việt Nam nói chung, Bắc Kạn

nói riêng đều đã ít nhiều được giới thiệu trong

các công trình về các dân tộc Tày, Nùng hoặc

văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Trong

khuôn khổ của bài biết, tác giả chỉ xin sơ lược

điểm qua một vài công trình sau:

Trước hết phải kể đến cuốn sách Sơ lược giới

thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam

của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [3]; Văn

hóa Tày - Nùng của các tác giả Lã Văn Lô,

Hà Văn Thư [4]; Tiếp đến phải kể đến cuốn

sách Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam [1]

do tập thể các cán bộ của Viện Dân tộc học

* Tel: 0914 892999, Email: [email protected]

thực hiện cũng đã dành một chương giới thiệu

về tín ngưỡng của người Tày, Nùng (chương

VI từ tr.228 đến tr.254); Hôn nhân và gia

đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam

của tác giả Đỗ Thúy Bình; Đạo giáo sinh tử

kỳ thư của Tống Đạo Nguyên [5]; Tín ngưỡng

dân gian Tày, Nùng của tác giả Nguyễn Thị

Yên [6];... Nhìn chung, các ấn phẩm nêu trên,

thực sự là những công trình nghiên cứu khá

đầy đủ về xã hội, con người và văn hoá của

hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung.

Các vấn đề trong đời sống xã hội được đề cập

khá đa dạng, điểm đáng chú ý nhất của các

công trình này là nguồn tư liệu thực địa khá

phong phú, trong đó các tác giả đã đề cập một

cách ngắn gọn, súc tích các vấn đề liên quan:

tín ngưỡng dân gian bản địa; các tín ngưỡng

du nhập; quan niệm về cái chết; nghi lễ và tín

ngưỡng liên quan đến sản xuất của người Tày,

Nùng. Tuy nhiên nhiều đặc trưng văn hoá

trong tín ngưỡng dân gian của người Tày Bắc

Kạn như quan niệm về cõi sống, cõi chết thì

chưa được các tác giả phân biệt rõ theo từng

nhóm địa phương khác nhau. Chính vì vậy,

việc tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những

quan niệm về cõi sống, cõi chết trong tín

ngưỡng dân gian của người Tày Bắc Kạn theo

tôi sẽ là một việc làm cần thiết để đóng góp

thực tế cho việc nghiên cứu văn hóa Tày ở

Việt Nam nói chung và người Tày ở Bắc Kạn

nói riêng.

Page 25: Tập 121, số 07, 2014

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

24

Khi nói đến những ảnh hưởng của tam giáo,

có thể khẳng định rằng, trong xã hội người

Tày dù có tiếp thu các yếu tố văn hóa du nhập

từ bên ngoài, song thật khó có thể xác định

tộc người Tày ở Việt Nam nói chung theo tôn

giáo nào. Bởi vì, trong tất cả các sinh hoạt của

cuộc sống tộc người, ta đều bắt gặp sự hiện

diện của các dòng văn hóa Nho giáo, Phật

giáo, Đạo giáo. Chẳng hạn, khi nói đến ảnh

hưởng của Phật giáo trong xã hội Tày, thì

chúng ta lại không tìm thấy có chùa thờ Phật,

không gặp những nhà sư hay tăng ni, phật tử,

mà chỉ có những người làm nghề cúng bái gọi

là Tào, Mo, Then, Pụt. Họ vốn là những tín

đồ đã được thụ phong, cấp bằng sắc, ấn tín

của Đạo giáo, nhưng khi thực hành nghi lễ

cầu cúng họ lại sử dụng sách cúng, kinh kệ,

tụng kinh Phật. Như vậy, các đệ tử Tào, Mo,

Then, Pụt bề ngoài là danh nghĩa tín đồ Đạo

giáo, nhưng đã được trang bị thêm giáo lý,

giáo luật của Đạo Phật.

Bài viết này, tác giả chỉ xin giới thiệu các

quan niệm về cõi sống, cõi chết của tam giáo

và của người Tày ở Bắc Kạn, chứ không đi

sâu tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của

tam giáo trong đời sống xã hội tộc người Tày.

CÁC QUAN NIỆM CỦA TAM GIÁO VỀ

SỰ SỐNG VÀ CÕI CHẾT

Quan điểm của Nho giáo về sự sống và cái chết

Cách đây 26 thế kỷ, vào thế kỷ thứ VI - V

TCN, Nho giáo - hệ tư tưởng chính trị chính

thống của giai cấp phong kiến thống trị đã ra

đời ở Trung Quốc. Người sáng lập ra Nho

giáo là Khổng Tử (551-479 TCN). Vì thế Nho

giáo còn gọi là Khổng giáo.

Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I TCN.

Nhưng, trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc,

ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam còn rất

hạn chế. Phải đến thế kỷ X, sau chiến thắng

Bạch Đằng của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt

Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và

thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh

Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước

phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội

Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu

đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở

Việt Nam.(

Quan điểm sinh tử của Nho giáo là coi trọng

giá trị cuộc sống, né tránh những chuyện xảy

đến sau khi chết. Nho giáo cũng cho rằng cái

chết là điều mà loài người không thể kháng

cự được, là số kiếp mà mỗi người không thể

trốn tránh. Và Khổng Tử còn cho rằng nên coi

cuộc sống hiện tại trong thế giới thực là trọng

tâm, không nên suy ngẫm quá nhiều đến

những chuyện sẽ xảy ra sau khi chết, chẳng

hạn như: sau khi chết sẽ như thế nào? Sẽ xảy

ra những chuyện gì? Cứ chờ đến khi chết thực

sự thì tự nhiên sẽ biết được cả thôi. Sống chết

đều do số mệnh nên không cần phải gắng

công tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới sau khi

chết, và cũng không cần hỏi bao giờ thì chết

mà chỉ nên hỏi xem trong cuộc sống hiện tại,

bản thân đã làm tốt những công việc và những

trách nhiệm bổn phận của mình trong cuộc

sống hay chưa [5, tr.24, 26].

Hay nói một cách đơn giản là mọi vật đều có

bản vị của nó, mọi sự đều có trước có sau rõ

ràng. Nếu những việc ở ngay trước mắt còn

làm không tốt thì sao có thể đảm bảo sẽ làm

tốt những việc về sau? Nếu không thể chăm

sóc tốt cuộc sống hiện tại thì làm sao có thể

chăm lo được đến cuộc sống ở kiếp sau – sau

khi chết? Như vậy cũng có nghĩa là phải ưu

tiên chăm lo tốt cho cuộc sống thực tại theo

đúng thứ tự tự nhiên mới phù hợp với nhân

tâm, nhân đạo.

Tư tưởng của Khổng Tử là hợp tình hợp lý,

phù hợp với nhân tính. Vì vậy, khi đối diện

với sự sống và cái chết, Khổng Tử cũng có

phần cảm tính khi tận mắt chứng kiến một

môn sinh tài giỏi của mình bị mắc bệnh hiểm

nghèo mà chết, Khổng Tử đã vô cùng buồn bã

mà than rằng “Người như vậy mà lại mắc

bệnh thế kia!”. Biểu hiện đó cho thấy sự đau

khổ, tiếc nuối vô hạn trong tâm hồn ông, tuy

bản thân là bậc thánh nhân nhưng cũng có

những nổi cảm thương vô hạn. Như vậy, có

thể thấy rằng, khi đối diện với sự sống và cái

chết, ngay đến cả bậc thánh nhân cũng còn có

Page 26: Tập 121, số 07, 2014

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

25

điều bất lực của riêng mình. Như vậy, tuổi thọ

của mỗi người dài hay ngắn đều là do số

mệnh, mệnh trời quyết định. Đứng trước số

mệnh đó, con người không thể thay đổi hay

trốn tránh mà nên có thái độ “lạc thiên tri

mệnh”, nghĩa là, khi biết rằng sự sống chết

đều do mệnh số thì dù có nhắm mắt xuôi tay

khi đã “hết mệnh” hay phải chết bất đắc kỳ tử

vì một sự cố nào đó thì đó cũng là số mệnh

của mỗi người. Bởi vậy, ngay khi còn sống

trên trần gian, mỗi người hãy tu thân hàng

ngày, luôn tích đức làm thiện ở mọi nơi, mọi

lúc, như vậy cho dù có đột ngột phải đối diện

với cái chết bất ngờ, thì bản thân cũng sẽ thấy

thanh thản [5, tr.34, 36].

Quan điểm của Phật giáo về sự sống và cái chết

Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào Trung

Quốc từ thời Lưỡng Hán và cũng tạo nên

những ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa

Trung Quốc. Phật giáo vào Việt Nam bằng

nhiều con đường khác nhau từ những năm

đầu công nguyên, nhưng phải đến khi nước

nhà được độc lập tự chủ (thế kỷ X) thì Phật

giáo mới có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống

xã hội Đại Việt và cũng bắt đầu từ đó Phật

giáo phát triển thịnh đạt đến thế kỷ XIV. Ảnh

hưởng của Đạo Phật tập trung rõ nhất ở việc

cầu xin bình an, khỏi bệnh tật, cầu phúc, đưa

hồn người chết lên cõi Niết Bàn. Mặc dù

người Tày không lấy Phật giáo làm tôn giáo

riêng của mình, song tư tưởng Phật giáo lại

ảnh hưởng và chi phối rất lớn tới các quan

niệm về cõi sống, cõi chết. Coi cái chết là kết

thúc một chu kỳ đời người trên cõi trần gian,

để sang một thế giới vĩnh hằng, ở đó cái chết

bắt đầu của sự sinh mới và có cuộc sống tốt

đẹp hơn, đó là vòng luân hồi chuyển kiếp của

sự sống.

Khi nhắc đến quan niệm sinh tử của con

người, theo quan điểm của Phật giáo, cuộc

đời con người có tám nỗi khổ ải chính là sinh

khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, oán tăng hội

khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ thủ uẩn khổ và ái

biệt ly khổ. Chẳng hạn: Sinh khổ chỉ nỗi khổ

khi được thụ thai và được sinh ra đời. Sau khi

hình thành hình hài, rồi sinh ra đời, hàng loạt

những nỗi khổ khác lại liên tiếp kéo đến, cuộc

đời là một chuỗi đau khổ bất tận cho đến lúc

chết, hoặc là Tử khổ là chỉ nỗi khổ của cuộc

sống vô thường, kết thúc sự sống sẽ là cái

chết và đây là một trong những nỗi khổ lớn

nhất của đời người. Chính vì cuộc đời có

nhiều nỗi khổ như vậy nên Phật giáo cho rằng

cuộc sống trên trần gian không có gì đáng để

lưu luyến, nuối tiếc mà điều cần chú trọng

hơn chính là sự giải thoát ở kiếp sau, tức là

cuộc sống tốt đẹp sẽ chỉ thực sự tồn tại ở kiếp

sau. Đó cũng chính là cõi Niết Bàn, nơi con

người trở thành Phật, thoát khỏi bể khổ trần

gian. Ngoài ra, đối với muôn vàn chúng sinh,

Phật giáo cũng cho rằng nếu không thể lên

được cõi Niết Bàn để hóa Phật thì chỉ có thể

luân hồi, chuyển từ kiếp này sang kiếp khác

nơi sáu cõi (sáu cõi luân hồi: trên cùng là cõi

Trời, cõi người, cõi quỷ đói, cõi địa ngục, cõi

súc sinh và cõi A tu la), mãi mãi không thể

kết thúc [5, tr.66].

Tư tưởng luân hồi chuyển kiếp, nhân quả báo

ứng của Phật giáo đã tạo nên những ảnh

hưởng rất lớn đến quan điểm của cư dân nông

nghiệp về sự sống và cái chết. Trong vấn đề

sống chết, ngoài chủ trương thông qua con

đường tu hành để đạt đến cõi Niết Bàn vô

sinh vô tử, đối với những người không thể đạt

đến cõi Niết Bàn, Phật giáo cho rằng cuộc

sống của con người đều ở trong vòng luân hồi

của sáu cõi, phi thường phi đoạn (vô thường

không gián đoạn). Trong sáu cõi, tuổi thọ của

chúng sinh có thể dài hoặc ngắn nhưng đều có

sống và chết, hơn nữa còn luôn sống ở cùng

một cõi. Theo quan niệm của Phật giáo, con

người đã được sinh ra tại cõi nào trong kiếp

sau hoàn toàn không phải do số mệnh hay

theo ngẫu nhiên, mà được quyết định bởi

chính những hành vi của người đó khi còn

sống trên trần gian. Khi còn sống nếu người

đó làm được nhiều việc thiện thì sau khi chết

sẽ được tái sinh tại ba cõi thiện. Ngược lại,

nếu khi con người sống làm nhiều việc ác thì

sau khi chết sẽ phải tái sinh tại ba cõi ác. Lý

Page 27: Tập 121, số 07, 2014

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

26

luận “hành vi thiện ác khi còn sống sẽ quyết

định con người được sống ở đâu sau khi chết”

được gọi là Nhân quả báo ứng. Căn cứ của

Nhân quả báo ứng chính là nghiệp nhân, bao

gồm ba dạng là nhân nghiệp, khẩu nghiệp và

ý nghiệp. Một người có nghiệp như thế nào

thì sẽ có báo ứng như thế; tự mình làm thì tự

mình phải chịu báo ứng, không ai có thể thay

thế được [5, tr.70].

Tuy nhiên, khi nói về cuộc sống của con

người, Phật giáo lại cho rằng con người là do

ngũ uẩn tạo thành, mà ngũ uẩn đều là hư ảo,

nên chư pháp vô ngã, con người cũng là ảo.

Nếu đã là vô ngã thì ai sẽ luôn hồi trong sáu

cõi kể trên? Rất khó để đưa ra câu trả lời

chính xác, bởi mỗi người đang sống đều chưa

từng chết, còn những người đã chết thì không

thể quay trở lại để nói cho chúng ta biết về

tình trạng của họ sau khi chết. Vì vậy, câu hỏi

này giống như một “nút chết” vậy.

Quan điểm của Phật giáo về sự sống và cái

chết, đặc biệt là tư tưởng luân hồi chuyển

kiếp, đã có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng trong

dân gian, khiến mọi người chú trọng hơn đến

những hành động, việc làm của mình ở kiếp

này (phải tích đức hành thiện, tránh xa điều ác

và tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn) với

mong muốn sẽ vượt qua được vòng luân hồi,

giải thoát mình khỏi sự sống chết.

Quan điểm của Đạo giáo về sự sống và cái chết

Đạo giáo cho rằng con người được sinh ra từ

sự hòa hợp giữa hai khí âm và dương, do khí

tụ lại mà sinh ra nên khi khí tán thì sẽ bị chết.

Do đó: “Sự sống hay cái chết đều là sự biến

hóa của vật chất và suy cho cùng thì chính là

sự biến hóa của đạo hay còn gọi là sự biến

hóa của khí. Sống hay chết đều chỉ là những

hiện tượng khác nhau của sự biến hóa. Chủ

thể biến hóa của sự sống và cái chết chính là

bản thân người có sinh mệnh đó nhưng khi

xét về mặt bản chất thì lại chính là sự biến

hóa của “đạo”, là sự biến hóa của “khí”.

“Đạo” biến hóa lần thứ nhất sẽ trở thành sự

sống của con người, biến hóa thêm lần thứ hai

sẽ trở thành cái chết; khí tụ tương ứng với sự

sống và khí tán lại tương ứng với cái chết. Vì

vậy, trên thực tế, sự biến hóa giữa sự sống và

cái chết chính là căn nguyên của sinh mệnh

đang biến hóa, là những nguyên liệu vật chất

của sinh mệnh đang biến hóa hay cũng là một

dạng biến hóa vật chất” [5, tr. 38].

Từ nhìn nhận về sự sống và cái chết dưới góc

độ “Đạo”, Trang Tử đã đưa ra kết luận rằng:

“Sự sống và cái chết chính là một thể thống

nhất”. Thể thống nhất ở đây bao hàm hai

phương diện: Phương diện thứ nhất là sự sống

và cái chết luôn song hành cùng nhau, không

thể chia tách được. Có sự sống tất sẽ có cái

chết và ngược lại, có cái chết thì chắc chắn sẽ

có sự sống. Sự sống và cái chết dựa vào nhau

đề cùng tồn tại, trở thành điểm đầu và điểm

cuối của nhau để tạo thành quá trình hoàn

chỉnh của sinh mệnh. Bất cứ một sinh mệnh

nào cũng đều không thể chỉ sống mà không

có chết hoặc chỉ có chết mà không có sống.

Phương diện thứ hai của nhận định này là sự

sống và cái chết đều có nền tảng vật chất

tương đương với nhau. Nền tảng vật chất đó

chính là “khí”. Bên cạnh đó, sự sống và cái

chết cũng có một căn nguyên cuối cùng tương

đồng với nhau. Căn nguyên cuối cùng đó là

“đạo”. Khi so sánh giữa “khí” và “đạo”, có

thể kết luận rằng: sự sống và cái chết chỉ có

khác biệt về hình thái chứ không khác biệt về

bản chất. Hay nói một cách đơn giản hơn,

sống hay chết chính là sự tụ hay tán của khí;

Sống là khởi đầu của một sinh mệnh còn chết

là sự kết thúc của sinh mệnh ấy. Đó chính là

sự tuần hoàn vô hạn và bất biến trong tự

nhiên từ xưa đến nay; cái chết là điểm kết

thúc một hành trình sống nhưng cũng là điểm

khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo. Sự sống

chuyển hóa thành cái chết, cái chết lại chuyển

hóa thành sự sống. Sự sống và cái chết cứ liên

tục chuyển hóa lẫn nhau như vậy, cái này là

điểm khởi đầu của cái kia. Vì vậy, xét đến

cùng, sự sống hay chết chẳng qua cũng chỉ là

những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên

mà thôi. Cuộc sống của con người chỉ có giới

hạn và rất ngắn ngủi, chỉ có cái chết mới là

vĩnh hằng, con người nên thuận theo lẽ sống

chết [6, tr.68].

Page 28: Tập 121, số 07, 2014

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

27

Từ những luận giải trên, Đạo giáo đã coi cuộc

sống là trách nhiệm với rất nhiều mệt mỏi,

gánh nặng còn chết lại là sự nghỉ ngơi, từ đó

làm nổi bật ý nghĩa của cái chết trong quá

trình sống của con người nói chung và người

Tày ở Việt Nam nói riêng. Vì vậy, trong quan

niệm của người Tày đều cho rằng khi con

người chết, tức là con người đó được giải

thoát khỏi gánh nặng của cuộc sống trần gian,

lên sống ở trên trời với tổ tiên để hưởng thụ

cuộc sống sung túc dưới một trạng thái khác

mà ở trần gian không có.

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TÀY BẮC

KẠN VỀ CÕI SỐNG VÀ CÕI CHẾT

Thế giới vô hình trong quan niệm và tưởng

tượng của người Tày là hết sức sinh động mà

cụ thể. Hình dung theo quan niệm của họ thì

thế giới là một thể thống nhất gồm 3 cõi: Cõi

Trời, cõi Người và cõi âm ti địa ngục. Ở cả ba

cõi đều có con người sinh sống, chim muông,

cây cối và trăm loài hoạt động khác nhau và

mối quan hệ ở mỗi cõi không giống nhau,

tương ứng với mỗi cõi lại có những dạng thần

linh, ma quỷ riêng.

Theo tín ngưỡng dân gian bản địa, lại chịu

ảnh hưởng của tam giáo, người Tày quan

niệm khi sống, con người gồm 2 phần: phần

xác và phần hồn (cả vía), tương ứng với 2

phần là hai thế giới khác nhau: thế giới hiện

hữu (cõi sống) và thế giới phi hiện hữu, huyền

bí (cõi chết, cõi âm). Đồng bào cho rằng cõi

người sống là phức tạp nhất, ở đó tồn tại

nhiều tầng lớp, nhiều loại người, tốt – xấu;

cao cả - thấp hèn,...

Thế giới hiện hữu mà con người đang sống

gọi là trần gian, ở thế giới này, con người

sống được là nhờ xác và hồn, khi xác và hồn

gắn vào nhau, thì con người sống. Nếu hồn lìa

khỏi thể xác sẽ làm cho mất cân bằng tự nhiên

đưa đến mộng mị, ốm đau, chết chóc. Do đó,

cuộc sống của con người ở trần thế chỉ là tạm

thời, giống như câu châm ngôn của người

Kinh “sống gửi thác về”, tức là cuộc sống của

một con người trên trần gian thì rất ngắn ngủi,

chỉ tính bằng những năm tháng, trong khi

cuộc sống ở bên kia cõi âm lại vĩnh hằng, nên

mới có câu “về nơi vĩnh hằng” trong các đám

ma. Đồng bào cũng tin số mệnh của mỗi con

người sung sướng hay khổ đau, giàu sang hay

nghèo hèn,… là do kiếp trước đã định. Chẳng

hạn, những đứa trẻ sơ sinh chết, là do kiếp

trước ăn ở bạc, Mẹ Bjoóc cho đầu thai, nay lại

bắt, để cả hồn và xác chúng thành con ma,

hoặc giả, nhà này ăn ở bạc, nay đầu thai

nhầm, không xứng đáng có những “đứa con

như thế”, và chúng trở thành ma trẻ con (phi

eng) không làm nên trò trống gì. Tuy nhiên,

vì chúng là ma trẻ con nên chúng rất tinh

nghịch và cũng thích vui đùa, thậm chí quấy

rầy, rủ rê trẻ con ở dương thế, khiến trẻ ốm

đau, khi đó phải đón thầy đến làm lễ gọi hồn

về. Người già qua đời (thai ké), hồn già đáng

kính, vì đã hoàn thành trọn nghiệp ở trần gian,

khi sống họ là những người ăn ở hiền lành,

phúc đức; khi chết họ chết nhẹ nhõm và hồn

họ sẽ trở thành ma lành, phù hộ cho con cháu.

Từ những viện dẫn trên, người Tày cũng quan

niệm rằng, những ai mong muốn khi chết

được siêu thoát lên mường Trời, và muốn

được đầu thai trở lại làm người tốt, thì khi còn

sống phải ăn ở đức hạnh. Ngược lại, nếu lúc

sống họ làm những việc bất nhân, thất đức

không chỉ bản thân bị báo ác (sống khổ sở,

chết vất vả) mà con cháu đời sau cũng phải

gánh chịu. Người nào có tội với trời sẽ bị chết

bất đắc kì tử (đặc biệt trường hợp bị sét đánh,

đồng bào cho rằng đó là bị trời đánh), con cháu

muốn cầu trời tha tội, cứu linh hồn phải mời

thầy Tào đến làm lễ để linh hồn người chết

không quấy quả con cháu, anh em họ hàng.

Thế giới bên âm hay còn gọi là cõi chết, là thế

giới dành cho phần hồn của mỗi người sau

khi chết. Vì thế giới sau khi chết trong tưởng

tượng của người Tày, hồn ma vẫn phải làm

ăn, vẫn có những nhu cầu sinh hoạt như cuộc

sống trên cõi trần gian. Theo họ con người

chết chẳng qua chỉ là sự chuyển đổi về bóng

dáng và nơi ở từ thế giới này sang thế giới

kia, thế giới của những vị thần và các loại ma.

Ở thế giới ấy cũng có đầy đủ mọi mối quan hệ

gia đình và xã hội, có tổ tiên, có gia đình gồm

Page 29: Tập 121, số 07, 2014

Lương Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 23 - 28

28

bố mẹ, anh em, vợ chồng, con cái,… và đầy

đủ mọi thứ như cuộc sống thực tại. Bởi vậy,

khi có người thân qua đời, dù gia đình khó

khăn cũng phải cố gắng vay mượn tổ chức

đám ma đầy đủ, chu đáo, với mong muốn

người quá cố sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn

với đầy đủ mọi thứ ở thế giới bên âm, từ đó

mà phù hộ cho con cháu có cuộc sống bình

an, khỏe mạnh ở trần thế.

Tóm lại, quan niệm về sự sống và cái chết có

sự tiếp nhận, ảnh hưởng từ Nho giáo, Đạo

giáo, Phật giáo. Trong đó, quan điểm cơ bản

nhất chính là “trọng sinh ố tử” (yêu sống ghét

chết) chiếm một phần đáng kể trong tổng thể

tín ngưỡng dân gian của người Tày ở Bắc

Kạn. Tín ngưỡng này có liên quan chặt chẽ và

ảnh hưởng đến cách ứng xử giữa con người

với con người và giữa con người với tự nhiên.

Trong nhiều nguyên nhân ốm đau hoặc chết

chóc của con người, theo người Tày đều có

liên quan đến mệnh số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam (1992),

Viện Dân tộc học xuất bản, Hà Nội.

2. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn (1999), Tín

ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số: B98-05-10.

3. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược

giới thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Là Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày –

Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

5. Tống Đạo Nguyên (2011), Đạo giáo sinh tử kỳ

thư, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian

Tày, Nùng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

SUMMARY

THE CONCEPTION OF THE TAY PEOPLE

IN BAC KAN LIFE AND DEATH Luong Thi Hanh*

College of Science – TNU

Where does life come from and where does life come to an end? What is the end of life? What will

we see after death? The debate on these issues has been going on for thousands of years. Different

ethnic groups and different religions have their own hypotheses and interpretations of these issues.

Perspectives on life and death of Taoism reconcile with the immortality theory of Fairy Religion,

which raise the concepts of eternal life, consummation and immortality. Meanwhile, Confucian

emphasizes life values and avoids to mention things which happen to people after death.

Confucian also believes that death is something that humans cannot resist. According to

Buddhism, “evil and good acts in life will determine where people live after death”, which is

called Causal rretribution.

Keywords: Taoism, Buddhism, Confucianism, Immortality, Causal Retribution ...

Ngày nhận bài:31/1/2014; Ngày phản biện:16/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0914 892999, Email: [email protected]

Page 30: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33

29

LÀM RÕ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN

VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1997 – 2005

Nguyễn Minh Tuấn*, Lê Văn Hiếu Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội mà không ngành kinh

tế nào có thể thay thế được. Do vậy, sự ổn định và phát triển của nông nghiệp là điều kiện để thực

hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế [1]. Trải qua 8 năm (1997 –

2005), kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều biến đổi tích cực, nó chứng tỏ vai trò

lãnh đạo của Đảng bộ.

Từ khóa: Nông nghiệp; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

MỞ ĐẦU*

Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa

vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng

đồng bằng Bắc bộ, là địa phương có nhiều

tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên

là 354.655 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên

cả nước, trong đó đất nông nghiệp là

80.883,91 ha, chiếm 22,67% đất tự nhiên. Đất

đai ở đây rất phù hợp với trồng cây công

nghiệp nhất là cây chè, cộng với khí hậu nhiệt

đới gió mùa, nguồn tài nguyên nước phong

phú từ sông Cầu, sông Công [6,tr.14], đó là

những điều kiện thuận lợi để kinh tế nông

nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển theo

hướng hiện đại.

NỘI DUNG

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, xu thế

CNH, HĐH nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết

để phát triển đất nước. Trong đó CNH, HĐH

nông nghiệp là vấn đề không thể thiếu đối với

nước ta. Vì vậy, từ sau Đại hội VI (12/1986)

Đảng luôn xác định: Bảo đảm cho nông, lâm,

ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu.

Trước khi tái lập (1997) Thái Nguyên cơ bản

vẫn là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu. Vốn đầu

tư cho nông nghiệp thấp, dẫn tới cơ sở vật

chất chưa đồng bộ và thiếu quy hoạch, mức

độ cơ giới hóa trong nông nghiệp rất thấp, tỷ

lệ diện tích đất được làm bằng máy đạt 20%,

* Tel: 01234 865145, Email: [email protected]

trong khâu thu hoạch đạt 15%, chăn nuôi là

5%, cho nên không đáp ứng được nhu cầu

phát triển.

Đứng trước thực trạng trên, muốn đưa nông

nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng

hóa lớn thì cần phải tiến hành CNH, HĐH

nông nghiệp. Sau một thời gian dài sáp nhập

với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, ngày

22/12/1996, Bộ Chính trị ra quyết định số

131/QĐNS/TW về việc “Kết thúc hoạt động

của Đảng bộ và Tỉnh ủy Bắc Thái, đồng thời

thành lập Đảng bộ Thái Nguyên”. Quyết định

này có hiệu lực từ ngày 1/1/1997. Từ đó, dưới

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các

dân tộc tỉnh Thái Nguyên bước vào thời kì

mới: thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong đó

CNH, HĐH nông nghiệp là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu.

CNH, HĐH nông nghiệp hiểu một cách tổng

quát theo tinh thần của Hội nghị lần thứ năm

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)

là: “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị

trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa,

thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa

học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh

học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện

đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm

nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức

cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị

trường” [5, tr. 92].

Page 31: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33

30

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

về CNH, HĐH nông nghiệp 1997 – 2005

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh

Thái Nguyên đã từng bước xây dựng đường

lối phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH phù hợp với điều kiện địa phương.

Trong thời gian 1997 – 2005 trải qua hai kỳ

đại hội lần thứ XV, XVI nhiều chủ trương,

chính sách được đưa ra nhằm phát triển nông

nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ

XV (11/1997) chủ trương: “Phát triển nông,

lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn theo

hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Tích cực chuyển dịch cơ

cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng

sản xuất tập trung gắn với phát triển nền nông

nghiệp sạch. Phát triển cây lương thực, thực

phẩm làm trọng tâm, cây ăn quả và cây công

nghiệp theo mô hình kinh tế vườn đồi là

hướng chiến lược quan trọng. Phát triển mạnh

đàn gia súc, gia cầm và một số con đặc sản

phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng.

Phát triển kinh tế đồi rừng gắn với ổn định và

cải thiện đời sống nhân dân miền núi, trước

mắt tập trung khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng

rừng mới, giao đất giao rừng để chăm sóc bảo

vệ, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,

rừng trồng, kết hợp giữa trồng rừng với cây

công nghiệp, cây ăn quả tăng nhanh tỷ trọng

cây công nghiệp và cây ăn quả trong giá

trị sản xuất. Ngành trồng trọt và tỷ trọng chăn

nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông

nghiệp, chú trọng phát triển chất lượng nông

sản, nâng cao giá trị gia tăng trên 1 đơn vị

diện tích” [3, tr. 25-26].

Đầu của thế kỷ XXI, nhiều thành tựu khoa

học - công nghệ hiện đại ra đời, đặc biệt là sự

bùng nổ của công nghệ thông tin và công

nghệ sinh học. Để đẩy mạnh công cuộc CNH,

HĐH nông nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên lần thứ XVI (1/2001) đã diễn ra với

những chính sách cụ thể hơn: “Muốn đưa

nông nghiệp phát triển phải tiến hành công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp bằng

cách: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng

hiệu quả cây trồng, ứng dụng mạnh mẽ tiến

bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản

xuất, tập trung cải tạo, chọn lọc giống trâu,

bò, lợn, gà, kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh

ở gia súc, gia cầm, phát triển hộ, nông trại

chăn nuôi gà thả vườn. Lợn hướng nạc, bò

“lai sind”, đưa gà thả vườn thành ngành chăn

nuôi lớn” [4, tr. 24].

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành

nhiều Nghị quyết để tiến hành các chủ trương

trên như: Nghị quyết 05 - NQ/TW ngày

31/07/1997 của Tỉnh ủy “Về đổi mới và phát

triển kinh tế hợp tác theo luật hợp tác xã”;

Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 28/06/2001

của Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh sản xuất và sử

dụng giống lúa có năng suất cao”; Nghị

quyết số 14 - NQ/TW ngày 27/06/2003 của

Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh và phát triển chăn

nuôi lợn nạc”. Từ đó nhiều chính sách hỗ trợ

phát triển sản xuất như: chăn nuôi bò sữa, tiền

tiêm vắcxin, hỗ trợ tiền giống cho chăn nuôi

lợn nái ngoại và lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, cũng

như việc thực hiện đưa các giống thủy sản

mới vào sản xuất (như cá rô phi đơn tính, cá

mè lai, cá chép lai, cá chim trắng…) được đẩy

mạnh. Ngoài ra tỉnh còn đề ra chính sách phát

triển tiểu thủ công nghiệp và hình thành các

làng nghề. Tỉnh ủy khóa 15 có Nghị quyết 04

- NQ/TW ngày 25/08/1998 về chủ trương và

giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Thái

Nguyên và Nghị quyết 12 - NQ/TW ngày

3/02/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về

phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp. Theo

đó Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh

có những quy định, quyết định đầu tư, hỗ trợ,

khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn

như việc đầu tư kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực:

sản xuất giống cây, vật nuôi, củng cố hệ thống

kênh mương, giao thông nông thôn, phát triển

công nghiệp và dịch vụ, nước sạch và bảo vệ

môi trường, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế,

khoa học công nghệ, xóa đói giảm nghèo.

Page 32: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33

31

Các chủ trương đúng đắn của Đảng bộ tỉnh

Thái Nguyên đã góp phần phát huy được

những tiềm năng của tỉnh và thúc đẩy nhanh

quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

ở Thái Nguyên.

Những thành tựu, hạn chế và bài học

kinh nghiệm

Thành tựu

Với chủ trương đúng đắn, kinh tế nông

nghiệp Thái Nguyên đã có những chuyển biến

rõ rệt, toàn diện và đạt được nhiều thành tựu

quan trọng:

Trồng trọt

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành kinh tế

nông nghiệp, trong những năm 1997 – 2005

Đảng bộ tỉnh đã đẩy mạnh việc đưa máy móc,

ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất:

Trong đó cây chè là cây công nghiệp truyền

thống tạo nên hương vị “chè Thái” đặc trưng,

là cây “kinh tế mũi nhọn” trong cơ cấu kinh tế

nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Đến

năm 1995, số hộ chế biến chè bằng máy

chiếm 63,7% số hộ trồng chè, số lượng máy

chế biến chè là 29.353 cái, trong đó máy sao

sấy thủ công: 20.567 cái (70,07%), máy sao

cải tiến: 7.929 cái (27,02%), máy vò mini:

857 cái (2,92%). Bên cạnh đó, nhiều giống

chè mới chất lượng cao được đưa vào trồng

bằng phương pháp giâm cành như: chè Shan,

chè tuyết, chè cành, phúc vân tiên… đạt sản

lượng ngày càng cao: năm 1997 đạt 38.284

tấn, đến năm 2005 tăng lên 93.746 tấn [6,tr.

64-66].

Lúa là cây lương thực chủ yếu của Thái

Nguyên, nhờ việc đưa giống lúa TH 3-3 cho

năng suất cao 6-8 tấn/ha với thời gian sinh

trưởng ngắn, phát triển tốt trên nhiều loại đất,

có khả năng chống chịu sâu bệnh, chất lượng

gạo trắng, thơm ngon, cho nên năng suất lúa

đã tăng liên tục từ 33,74 tạ/ha năm 1997 tăng

lên 45,98 tạ/ha vào năm 2005. Các giống ngô

lai như: DK999, HQ2000, VN61 được đưa

vào sản xuất chiếm 90% diện tích cây ngô, và

đây là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất từ

28,91 tạ/ha năm 1997 lên 34,55 tạ/ha vào năm

2005.

Là một tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên

có tiềm năng lớn về rừng. Với phương châm

“lấy ngắn nuôi dài”, thực hiện mô hình đan

xen cây dài ngày với cây ngắn ngày, công tác

quy hoạch cơ cấu cây trồng trên đất lâm

nghiệp được triển khai, kinh tế rừng của Thái

Nguyên đã có những thay đổi đáng kể, đưa độ

che phủ rừng từ 28% năm 1996 tăng lên 45%

năm 2005.

Chăn nuôi

Đàn trâu có xu hướng giảm dần do việc áp

dụng máy móc vào khâu làm đất, từ 135.000

con năm 1997 giảm xuống còn 114.438 con

năm 2005; Chương trình “Sind hóa” cho lai

bò vàng địa phương với bò đực ngoại (Zêbu)

đã được thực hiện nhằm nâng cao tầm vóc,

trọng lượng đàn bò và nâng cao khả năng sinh

sản của giống bò vàng địa phương, và thu

được nhiều kết quả tốt, năm 1997 là 19.000

con đến năm 2005 là 43.277 con.

Nhiều giống lợn đực ngoại xuất hiện như: Tân

Cương, Đại Bạch, Trung Bạch, Edel, lợn

Móng Cái. Một mạng lưới nhân giống được

xây dựng rộng khắp đến tận hợp tác xã để

phát triển lợn lai kinh tế (hay gọi là lợn F1)

trong toàn tỉnh. Việc làm này đã góp phần

đưa số lượng đàn lợn của tỉnh tăng lên từng

năm từ 326.000 con năm 1997 lên 491.289

con năm 2005. Sản lượng thịt hơi xuất

chuồng từ 27.445 tấn năm 2000, tăng lên

35.910 tấn vào năm 2005.

Việc chăn nuôi gia cầm đẩy mạnh với nhiều

giống, từ năm 1997 trở lại đây nhiều giống

gia cầm mới được nuôi thử nghiệm có hiệu

quả kinh tế cao, được áp dụng rộng rãi vào

sản xuất. Trong đó đáng chú ý là giống gà

mới Goldine, Tam Hoàng, Lương Phượng,

BE707, Hydine, các giống vịt hướng thịt: Bắc

Kinh, CV 2000 Layer, các giống ngan Pháp:

R31, K51, R71. Các mô hình nuôi gà Ri

thuần thả vườn, nuôi gà lông màu có năng

suất cao, thịt thơm ngon phát triển, số hộ gia

Page 33: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33

32

đình nuôi gia cầm quy mô công nghiệp khá

nhiều và tập trung ở huyện: Phổ Yên, Định

Hóa, Phú Bình.

Nhiều loại thủy sản nước ngọt lớn nhanh,

năng suất cao gấp hàng chục lần các loại thủy

sản truyền thống được đưa vào nuôi như: mè

hoa, trắm cỏ, chép Inđônexia thuần, cá trôi

Rohu, trôi Ấn Độ, Rophi đen chép lai, tôm

càng xanh…

Có thể thấy việc đưa máy móc và ứng dụng

những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào

trồng trọt, chăn nuôi đã làm tăng cả số lượng,

chất lượng hàng hóa. Những thành tựu đó

trước hết làm cho đời sống người nông dân và

bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đóng góp

to lớn vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh

Thái Nguyên.

Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì

kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

còn những hạn chế cơ bản sau đây:

Tốc độ tăng trưởng hàng năm tuy ổn định

nhưng chưa thực sự bền vững, chưa cân đối

giữa các lĩnh vực, còn phụ thuộc rất nhiều vào

biến động thị trường. Tập trung cho trồng

trọt, chăn nuôi, chưa chú trọng phát triển lâm

nghiệp và thủy sản. Ngành công nghiệp phục

vụ việc chế biến, bảo quản nông sản sau thu

hoạch còn rất nhiều hạn chế.

Nhận thức của cán bộ, người dân về phát triển

nông nghiệp nông thôn bền vững còn hạn chế.

Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp ở

không ít vùng nông thôn trong tỉnh đang là

vấn đề bức xúc. Số hộ nghèo trong tỉnh còn

nhiều ở khu vực nông thôn.

Việc đầu tư, thâm canh tăng năng suất cây

trồng chưa đảm bảo yếu tố bảo vệ môi

trường: còn bón quá nhiều phân hóa học, sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức và chưa

đúng yêu cầu, việc luân canh tăng vụ chưa

hợp lý làm suy kiệt dinh dưỡng trong đất. Kỹ

thuật canh tác đất dốc vùng đồi núi chưa được

áp dụng rộng rãi nên tỷ lệ xói mòn đất còn

cao. Tình trạng lạm dụng các chế phẩm hóa

học trong sản xuất nông nghiệp đã và sẽ gây

tác hại to lớn đối với cả người sản xuất, người

tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Bài học kinh nghiệm

Trải qua 8 năm 1997 – 2005 thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đảng

bộ và nhân dân Thái Nguyên đã rút ra được

bài học kinh nghiệm như sau:

Một là; Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các Chỉ

thị, Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà

nước. Căn cứ vào tình hình cụ thể Đảng bộ tỉnh

và nhân dân phải vận dụng đúng đắn, sáng tạo

vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Hai là; Thường xuyên chăm lo công tác xây

dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tăng

cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ba là; Cần tích cực đầu tư vốn vào việc xây

dựng cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học – kỹ

thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Bốn là; Thường xuyên củng cố khối đoàn kết,

thống nhất trong Đảng bộ, không ngừng mở

rộng khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc

trong tỉnh.

Năm là; Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao

trình độ hiểu biết của cán bộ và nhân dân về

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Sáu là; Tăng cường các hoạt động thanh tra,

kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng về công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Những kết quả mà nhân dân Thái Nguyên đã

làm được trong năm 1997 – 2005 về phát

triển kinh tế nông nghiệp đã cho thấy sự lãnh

đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh, sự

nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Trong suốt quá trình đó, Đảng bộ và nhân dân

Thái Nguyên luôn quán triệt việc đưa chủ

trương, đường lối của Đảng về vấn đề nông

nghiệp vào thực tế cuộc sống. Để đẩy mạnh

hơn nữa công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp

Page 34: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33

33

trong giai đoạn tiếp sau, sớm đưa nông nghiệp

tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

lớn thì Đảng bộ và nhân dân phải không

ngừng đoàn kết, hướng đến các mặt hàng kinh

tế mũi nhọn như: chè, lâm sản, nhằm sớm đạt

mục tiêu đưa Thái Nguyên thành tỉnh giàu

mạnh, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương. Bộ nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, Con đường CNH,

HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002.

2. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống

kê các năm 1986 – 1996, 1997, 1998,

1999, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2007. Nxb

Thống kê.

3. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV, năm 1997.

4. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị

lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002.

6. Trịnh Trúc Lâm, Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Sở

Giáo dục – Đào tạo Thái Nguyên, năm 2008

SUMMARY

COMMITE OF A PARTY’S ROLE IN THAI NGUYEN PROVINCE

IS WITH DEVELOPMENT AGRICULTURE ECONOMY PROBLEM

ACCORDING TO IN DUSTRY AND CONTEMPORARY PERIOD 1997 TO 2005

Nguyen Minh Tuan*, Le Van Hieu College of Sciences – TNU

Agriculture is one of the fiels to produce material to sell for the social which there is not any

economy can do it. So, stabilize and development of agriculture are conditions to push up

industryaim and contemporary period (industryaim and contemporary), the economy [1]. After

eight years of implementation (1997 - 2005), the agricultural economy of Thai Nguyen province

had many good changes. This shows that committee of a party is an important role.

Keywords: Agriculture, industrialization, modernization, Party, Thai Nguyen, Thai Nguyen Party

Ngày nhận bài:06/01/2014; Ngày phản biện:27/01/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 01234 865145, Email: [email protected]

Page 35: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33

34

Page 36: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Quốc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 35 - 40

35

KẾT CẤU TỰ SỰ - TRỮ TÌNH

TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY TỔNG TÂN – CÚC HOA

Phạm Quốc Tuấn* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa có cốt truyện vay mượn từ truyện thơ Nôm Kinh Tống

Trân - Cúc Hoa. Truyện thơ Tống Trân - Cúc Hoa có nguồn gốc từ truyện cổ tích Dã sử quan

Trạng Gầu. Truyện gồm 1680 câu lục bát. Hình thái cấu trúc của truyện giống truyện cổ tích với

mô hình: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ. Truyện gồm 23 sự kiện tình tiết chính.

Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa dài 3002 câu thơ, chia làm 17 đoạn, được viết bằng

chữ Nôm Tày và thể thơ thất ngôn trường thiên.

Vì vay mượn nên cơ bản cốt truyện của truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa không khác với

truyện thơ Nôm Kinh. Sự sáng tạo của tác giả người Tày thể hiện ở việc mở rộng, bớt, lược bỏ và

sáng tạo mới một số tình tiết. Đặc biệt, họ đã thêm vào 14 phiến đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng

nhân vật và cảnh thiên nhiên, điều này góp phần làm thay đổi kết cấu cốt truyện của văn bản gốc.

Từ khóa: Truyện thơ, Tổng Tân – Cúc Hoa, nôm Tày, tự sự, trữ tình, kết cấu

Truyện thơ Nôm Kinh (bình dân) có kết cấu

cốt truyện tự sự là chủ yếu thì truyện thơ Nôm

Tày xét trên quá trình phát triển của thể loại

có hai kiểu kết cấu: kết cấu trữ tình - tự sự (ở

giai đoạn đầu) và kết cấu tự sự - trữ tình (ở

giai đoạn sau). Sở dĩ có sự thay đổi này bởi

trong truyện thơ Nôm Tày đã thấy sự xuất

hiện yếu tố trữ tình. Chất trữ tình trong truyện

thơ Nôm Tày có thể biểu hiện ở dạng cốt

truyện giàu chất trữ tình hay xuất hiện kiểu

nhân vật trữ tình, có khi là những đoạn miêu

tả phong cảnh thiên nhiên đậm màu sắc trữ

tình... Có thể nhận thấy xu hướng trữ tình hóa

tác phẩm tự sự trong truyện thơ Nôm Tày

Tổng Tân - Cúc Hoa qua những phương diện

sau đây:*

Chất trữ tình bộc lộ qua cốt truyện

Từ xưa đến nay, theo cách hiểu truyền thống,

khi nói đến truyện người ta nhắc đến cốt

truyện. Tác phẩm hình thành trên cơ sở một

hay nhiều câu chuyện. Truyện có thể được kể

lại hấp dẫn nhờ tài năng của người kể. Truyện

thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa là kiểu

truyện ở trong thơ và thơ lồng trong truyện.

Đã là truyện, tác phẩm này cũng không nằm

ngoài quỹ đạo loại hình tự sự. Cốt truyện

* Tel: 0988 508007, E-mail: [email protected]

Tổng Tân - Cúc Hoa được xây dựng trên

những mâu thuẫn phức tạp của đời sống. Đó

là những nghịch cảnh, nghịch lý trớ trêu, ấm

ức ê chề diễn ra trong cuộc đời. Nghịch cảnh,

nghịch lý ấy được diễn đạt trên nền tảng của

chất trữ tình sâu lắng. “Sự” là thể xác mà

“Tình” là linh hồn. “Sự” xuất hiện trước làm

điểm tựa cho “Tình”. Có những đoạn thơ

“Tình” xuất hiện trước chi phối sự lựa chọn

các tình tiết, sự kiện, nhân vật làm cho “Sự”

được rõ ràng, rành rẽ hơn. “Sự” và “Tình ”

lúc thống nhất trong một chỉnh thể trọn vẹn,

khi bổ sung tôn nhau lên. Có khi ranh giới

giữa “Sự” và “Tình” tạm thời bị xoá nhoà,

che lấp. “Sự” và “Tình” giao thoa hòa quyện

với nhau, nhưng cũng có lúc tách bạch rạch

ròi, tương đối độc lập. “Sự” xuất hiện như hòa

vào cái dàn trải mênh mông của cảm xúc trữ

tình. Mỗi chi tiết, hành động của nhân vật đều

gắn với những trạng thái tình cảm con người.

Trong Tổng Tân - Cúc Hoa, có nhiều phiến

đoạn “Sự” và “Tình” gắn kết như vậy. Chẳng

hạn, việc Tổng Tân đi sứ chính là “Sự”, còn

chất “Tình” là dòng chảy tâm trạng nhân vật

đan xen trong suốt mười năm chàng ở xứ

người. Trong những năm đi sứ, Tổng Tân

không lúc nào nguôi nhớ nhà, nhớ người thân,

hình ảnh mẹ già và người vợ thảo hiền luôn

Page 37: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Quốc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 35 - 40

36

hiện hữu trong suy nghĩ của chàng. Tâm trạng

này được tác giả miêu tả tới 5 lần, trong đó có

những đoạn vô cùng sâu sắc và cảm động

(đoạn Tổng Tân chia tay mẹ già và người vợ

hiền để lên đường đi sứ). Khi nhận được

chiếu chỉ vua ban, Tổng Tân rất bàng hoàng,

đau xót bởi: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”,

“Chữ hiếu chưa trọn chữ tình dở dang”. Nếu

trong bản Kinh, tâm trạng này cũng được

nhắc tới trong 37 câu thơ thì ở bản Tày, tác

giả đã dùng đến 114 câu để miêu tả. Rõ ràng,

với hơn 100 câu thơ, tâm trạng của Tổng Tân,

Cúc Hoa được thể hiện tỉ mỉ, chi tiết giúp

người đọc hình dung rõ hơn về hoàn cảnh và

số phận nhân vật. Phẩm chất, tính cách, chân

dung nhân vật cũng được hiện lên gần gũi,

chân thật hơn. Có thể nói đây là đoạn thơ chia

tay đầy nước mắt, nó làm người ta liên tưởng

đến những câu thơ đã trở thành biểu tượng

cho sự chia li: đoạn Thúc sinh từ biệt Thúy

Kiều trong Đoạn trường tân thanh của

Nguyễn Du. Phải ra đi, điều đầu tiên Tổng

Tân nghĩ đến là thương mẹ già tuổi đã cao

không ai chăm sóc. Sau đó, chàng thương

người vợ hiền đã bao công nuôi mẹ, nuôi thầy

rồi nuôi chồng, mới được một chút hiển vinh

nay lại phải xa cách mà chưa biết bao giờ

đoàn tụ. Cả đoạn thơ chứa chan nước mắt với

những từ ngữ đầy buồn đau như: thảm hại, lệ

tuôn lai láng, thảm thương lo ngại, nước mắt

rơi lã chã, thảm thiết, xót xa… Từ giã gia

đình, Tổng Tân nói với người ở lại:

“Tổng Tân cẩu pác vọng Cúc Hoa / Tổng Tân

dặn lời với Cúc Hoa

Ngọc thẻo mừa trung gia đuổi mẻ /“ Nàng

hãy quay về nhà cùng mẹ

Dượng dục ngòi tua ké thả quan / Chăm sóc

bao xuân hạ chờ anh

Noọng nhiệu vỉ pây thàng bấu đảy / Nàng

khóc ta không đành đường trảy

Hất rừ dẳng vần nẩy rối bân/ Làm sao phải

thế vậy, trời ơi?

Soong gần tẳng vần hâng liền vyảc / Hai

người nói những lời xa cách

Thân nàng thẻo mừa các đuổi hiên/ Thân

nàng về lầu các mái hiên

Phít se quan Tạng nguyên nàng vọng / Dõi

theo bóng Trạng nguyên xa khuất..”.

Khảo sát các truyện thơ khác, đặc biệt là

trong Phạm Tử - Ngọc Hoa, Lưu Bình -

Dương Lễ, việc đan xen giữa “Sự ” và

“Tình” như trên diễn ra khá thường xuyên.

Cốt truyện vì thế mà giàu chất trữ tình hơn.

Như vậy, nội dung của tác phẩm bao giờ cũng

được phản ánh thông qua hình thức nghệ

thuật. Có nội dung được thể hiện dưới dạng

câu văn xuôi dài, mà yếu tố tự sự thường nổi

bật với “câu chuyện” được kể giữ vai trò chủ

chốt. Có khi nó được phản ánh bằng những

câu thơ trữ tình giàu hình ảnh, cảm xúc.

Truyện thơ là thể loại mang trong mình đầy

đủ cả hai đặc tính của văn học là tự sự và trữ

tình. Nó hòa quyện vào nhau làm cho câu

chuyện được “tự sự”, thuyết phục, chính xác,

lời văn thêm sinh động, lãng mạn “trữ tình”.

Chất trữ tình bộc lộ qua tâm trạng nhân vật

Tâm trạng của nhân vật trữ tình như được đan

cài vào từng sự kiện, hữu “Sự’’ hữu “Tình’’,

chúng quấn quýt với nhau khó tách bạch.

Cũng chỉ khi “Sự ”và “Tình” đi liền nhau thì

truyện thơ mới có được sự mạch lạc và trở

thành một thể thống nhất trọn vẹn. Trong

dòng tự sự mênh mông của truyện thơ Tổng

Tân - Cúc Hoa, xuất hiện nhiều đoạn xen vào

yếu tố trữ tình. Tác phẩm được mềm hoá bởi

những dòng tâm trạng, cảm xúc, tính chất kể

và tả cũng bớt nặng nề. Tính trữ tình làm sống

dậy thế giới hiện thực khách quan, giúp chúng

ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi

niềm tâm trạng trong nhân vật. Truyện thơ

Tổng Tân - Cúc Hoa đã xây dựng được tính

cách khái quát và riêng biệt của nhân vật ở

dạng “trữ tình”.

Tổng Tân và Cúc Hoa được tái hiện từ khi

còn thơ ấu. Gặp nhau trong cảnh trớ trêu:

nàng Cúc Hoa lá ngọc cành vàng, còn chàng

Tổng Tân ăn xin từng ngày nuôi mẹ. Ngay

giây phút ban đầu gặp gỡ, tình yêu giữa hai

Page 38: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Quốc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 35 - 40

37

người như đã nảy nở. Họ yêu nhau không bởi

hai chữ sắc tài hay danh lợi mà bằng tình cảm

chân thành nhân ái. Sự cộng kết này làm cho

mối tình thêm bền chặt. Tổng Tân, Cúc Hoa

nhớ đến nhau trong nỗi nhớ ân tình, gắn với

nhau trong lời nguyền ân nghĩa: “Phúc may

nhờ nhà quý cao sang/ Hai là đội ơn nàng

thương đến/ Cho tôi được ngần ấy gạo ngon/

Khác chi cho bạc vàng mười nén/ Ơn người

còn thương đến kẻ nghèo”. Khi phải xa nhau,

họ không bi thương tiêu cực, không oán hận

sầu đau, có chăng chỉ là lời trách móc, nghi

ngờ của Tổng Tân khi đi sứ: “Ngày về có còn

trông hay chẳng/ Nàng Cúc Hoa ở đợi tu

thân/ Hay là đã quên công anh cả/ Một là vợ

đợi đó không sai/ Hai là đã lâu rồi không

thấy”. Nhưng đó cũng chỉ là nét điểm xuyết

làm tăng tính chân thực của hình tượng nhân

vật. Tỏa sáng hơn cả vẫn là tấm lòng đôn hậu,

nghĩa tình của Tổng Tân và Cúc Hoa. Tấm

lòng ấy tạo thành dư vị “trữ tình” qua 17

đoạn thơ. Hơn thế, tình yêu của họ đã vượt

qua bao rào cản khó khăn, phép vua, lệ làng,

sự can thiệp của mẹ cha để thể hiện một ước

mơ giàu tính nhân bản “Tình đôi lứa gốc ở

tao khang”. Khát vọng ấy là nỗi khao khát

của những tâm hồn mạnh mẽ, khoẻ khoắn

quyết giữ trọn tình yêu và cao hơn là tình

người cao đẹp. Họ quý mến nhau ở cách cư

xử tình người, cảm phục nhau ở sự tài trí, giỏi

giang. Nhưng hai nhân vật đã rơi vào vòng

xoáy cuộc đời bởi sự toan tính nhỏ nhen của

cha Cúc Hoa. Không chỉ có vậy, tâm trạng

nhân vật Tổng Tân còn được phản ánh chân

thực qua nhiều đoạn độc thoại nội tâm cùng

những suy tưởng đầy cảm xúc.

Diễn biến tâm trạng hai nhân vật Tổng Tân và

Cúc Hoa là yếu tố chính làm nên chất trữ tình

đậm nét của tác phẩm. Những thử thách cuộc

sống được đặt ra trong truyện càng làm cho

tình yêu thêm rạng rỡ. Từ đó tâm trạng “trữ

tình” của đôi lứa thêm lấp lánh trong mọi tình

cảnh éo le. Cuộc đời họ đã trải qua trăm cay

nghìn đắng, rơi vào hết nạn nọ, kiếp kia. Khi

vất vả chẳng ai nhòm ngó, lúc vinh quy bái tổ,

vui chưa kịp hưởng đã phải chịu nỗi buồn

chia xa. Cúc Hoa nguyện ở nhà nuôi mẹ cho

chồng vững bước đường xa. Niềm tin ấy đã

biến thành sự lạc quan để họ động viên nhau

vượt qua khó khăn và hướng tới tương lai tươi

sáng. Tình yêu của đôi trẻ đã trở thành “thiên

tình sử” sâu sắc, đậm đà ý vị về một mối tình

lãng mạn, thơ mộng của tộc người Tày.

Tâm trạng nhân vật được viết theo kiểu tâm

tình thương nhớ, rất giàu chất trữ tình, tuy

diễn ra trong nhiều tình huống cụ thể nhưng

nó như đã phá vỡ lằn ranh giữa tự sự và trữ

tình để phát huy tối đa khả năng diễn tả cảm

xúc của nhân vật. Tuy vậy, sự phá vỡ này

chưa đạt đến độ xâm lấn và xóa nhòa hoàn

toàn ranh giới của hai yếu tố tự sự và trữ tình.

Xu hướng trữ tình hóa khiến cho tác phẩm trở

nên mượt mà, giàu cảm xúc, dễ thấm hơn

trong hồn người. Biểu hiện tình cảm được coi

như một chức năng đặc biệt của truyện thơ.

Mọi yếu tố trữ tình được vận dụng trong tác

phẩm đều nhằm hướng đến nội dung phơi trải

những tình cảm yêu thương, nhân nghĩa, thủy

chung của con người. Nói đúng ra, yếu tố trữ

tình trong truyện thơ đã tạo nên đặc trưng của

thể loại truyện trong thơ và cũng là thơ trong

truyện. Chất trữ tình được thể hiện sâu đậm

trong suy nghĩ, tình cảm của Cúc Hoa. Nàng

tuy có hướng về quá khứ (kể về những gì đã

xảy ra - yếu tố tự sự) nhưng sự hiện hữu đó

đều nằm trong dòng hồi tưởng, kí ức của

nàng. Tương lai được nói đến cũng chỉ là

những mơ tưởng, mong ước mà nàng tự vẽ

nên trong tâm trí, trong sự mỏi mòn chờ đợi

Tổng Tân. Vì thế trung tâm tác phẩm vẫn là

quãng thời gian hiện tại, lúc Cúc Hoa đối diện

với chính lòng mình, đang tự bộc bạch những

suy nghĩ diễn ra trong tâm tư. Điều đó không

chỉ diễn ra với Cúc Hoa mà quy luật tình cảm

ấy cũng xuất hiện nơi tiếng lòng Tổng Tân.

Những xúc động trữ tình của nhân vật trong

hiện tại phủ lên các sự kiện quá khứ và tương

lai tấm màn cảm xúc để chúng hiện lên như

đang diễn ra với những hình thái sống động.

Page 39: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Quốc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 35 - 40

38

Chất trữ tình bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên

Sự xuất hiện của thiên nhiên trong truyện thơ

Tổng Tân - Cúc Hoa được gắn chặt với việc

thể hiện tâm tình con người. Sau khi Cúc Hoa

xin đi sứ cùng chồng nhưng không được

(Chàng chia li chốn dạ mường xa/ Cho thiếp

cùng mẹ già theo trảy/ Bỏ thiếp cho ở lại làm

chi), Tổng Tân đành giã biệt ra đi trong màn

mưa nước mắt của mẹ và vợ. Trên hành trình

vượt “xa cách” đến “kinh kì”, thiên nhiên

xuất hiện như nói hộ chàng tiếng lòng nức nở

sầu thương: “Bỗng nghe tiếng từ quy ngựa

phóng/ Nghe ong ve rừng thẳm vọng thanh/

Trạng nguyên bỗng bực mình xa cách/ Nhớ

đến nàng thương nhớ Cúc Hoa”. Thiên nhiên

trong Tổng Tân - Cúc Hoa đã trở thành một

nhân vật thực thụ, làm minh chứng cho tình

yêu giữa Tổng Tân và Cúc Hoa. Đây là tiếng

ong, tiếng chim hay tiếng lòng khắc khoải của

chàng “Khi lại thấy chuồn chuồn bay lượn/

Thầy tớ cùng nhìn ngắm cho vui/… Ong ve

gọi lân la điềm gở/ Buồn lòng chàng ngồi

nghỉ gọi là/... Khảm khắc hót gần xa ngàn lạ/

Trạng nguyên thân nhớ mẹ nhớ nàng”. Ai đã

từng nghe tiếng chim khảm khắc vọng ra từ

rừng sâu mới thấy hết cái da diết, khắc khoải

của cõi lòng khi buồn nhớ. Tiếng chim khảm

khắc là hồn quê hương. Tổng Tân chân bước

đi nhưng lòng như níu chặt.

Không gian rộng lớn nơi xứ người cùng bước

đi nghiệt ngã của thời gian 10 năm làm se thắt

nỗi lòng Tổng Tân. Chàng cứ lo âu rồi phấp

phỏng, như nhận ra có điều gì bất trắc, xa

xăm, mơ hồ khi nghĩ về quê hương: “Bao giờ

đủ mười năm hoa nở/ Năm nay vượt mới có

một năm/ Còn thiếu những chín xuân chưa

đủ/ Trạng nguyên buồn lòng dạ buồn thay/

Ngày hết lại thấy ngay trăng đến/ Đêm tối rồi

mai sớm lần hồi”. Trong tâm trạng của Cúc

Hoa thì thiên nhiên cũng xuất hiện để nói hộ

nàng nỗi nhớ: “Sáng sớm đến chiều tà chiếc

lẻ/ Yêu chồng em nuôi mẹ thay chàng”.

Thiên nhiên trong truyện thơ không thơ mộng

mà khắc khoải trào dâng vì nỗi nhớ, niềm

thương của nhân vật. Vẫn là khung cảnh ngày

đêm, rừng núi và vầng trăng nhưng thiên

nhiên được khai thác ở chiều sâu đa diện,

được “hữu hình hóa”, có khối, hình, âm thanh

và tâm trạng. Nó làm cho tình vợ, nghĩa

chồng của Tổng Tân và Cúc Hoa thêm sâu

đậm và cũng giàu chất “bi kịch”.

Thiên nhiên không còn là sinh thể vô tri nữa

mà trở thành người bạn, một nhân vật thực

thụ. Đây là điểm sáng của truyện thơ Tổng

Tân - Cúc Hoa trong nghệ thuật truyền thống

“lấy thiên nhiên làm tâm cảnh”. Bút pháp

miêu tả nội tâm nhân vật làm cho truyện thơ

vượt lên trên các thể loại khác của văn học

dân gian.

Trong Tổng Tân - Cúc Hoa, nhân vật được

đặt trong cả ba chiều thời gian, không gian

đồng hiện: quá khứ - hiện tại - tương lai.

Những chiều kích đó được thể hiện bằng cách

khắc họa thêm những chi tiết, tình tiết trong

cuộc đời nhân vật. Chi tiết là kết quả của sự

vật, còn tình tiết là kết quả của sự việc. Chi

tiết mang nhiều yếu tố tự sự, nhưng tình tiết

lại chứa đựng chất trữ tình. Truyện thơ Tổng

Tân - Cúc Hoa có nhiều chi tiết, sự kiện...

Những chi tiết này đóng nhiều vai trò khác

nhau nhưng một trong các chức năng là biểu

đạt tâm trạng con người. Chẳng hạn, sự kiện

“người chồng đi sứ” chỉ đóng vai trò như

điểm tựa, chỗ dựa để khơi nguồn cho dòng

chảy cảm xúc chan chứa của con người. Nó là

cái cớ để Tổng Tân, Cúc Hoa thổ lộ tâm trạng

trong hoàn cảnh “ái biệt ly” và chất trữ tình

cũng giúp họ bày tỏ mong ước đoàn tụ. Mọi

chi tiết tự sự khác được nói đến cũng cùng

chung mục đích đó. Yếu tố trữ tình xuất hiện

khá linh hoạt và ở vị trí nào nó cũng là cơ sở

nhằm xây nên những trạng thái tình cảm của

nhân vật. Có khi trong một khổ thơ, câu trước

chỉ việc làm của nhân vật, câu sau lại biểu

hiện tâm trạng:“Bữa cơm người hầu hạ trưa

chiều/ Ngày hết lại trăng lên phiền muộn/

Thoảng nhớ nàng nhớ đến Cúc Hoa/ Nhớ vợ

châu lệ sa không cạn/ Nhớ đến mẹ lão mẫu

thân sinh”. Không gian xuất hiện cũng chỉ

nhằm đi vào chiều sâu tâm trạng nhân vật.

Nơi xứ người nghĩ về quê hương, những giấc

mộng hay niềm suy nghĩ, đều là không gian

Page 40: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Quốc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 35 - 40

39

tưởng tượng. Nó không xuất hiện ở cuộc đời

thực mà chỉ tồn tại trong dòng tâm tưởng

miên man bất tận của nhân vật. Nếu không có

khung cảnh ngày Tổng Tân trở về với cờ

giong trống mở: “Đi nhận chức mười xuân

hoa nở/ Mặt mũi chàng rạng rỡ ngọc châu/

Hướng đi về kinh đô Nam Việt” thì không thể

nào thấu hiểu cùng một lúc rất nhiều tâm

trạng đan xen trong lòng Tổng Tân. Niềm háo

hức gặp lại sau bao ngày xa cách chồng lấn

với nỗi xót xa cho số phận, tình cảnh:“Ta nói

ra xấu hổ với người/ Lúc nhỏ ta mồ côi không

bố/ Cùng mẹ đi tứ xứ ăn xin/ Nàng Cúc Hoa

động lòng cho gạo”. Lời giãi bày về gia cảnh

của Tổng Tân với quan quân nước Tần trên

đường hồi hương đủ thấy chàng là người

không quên tình nghĩa. Sau mười năm cách

biệt, biết bao sự kiện diễn ra nhưng quá khứ

vẫn hiện hình trong suy nghĩ của Tổng Tân rõ

ràng chi tiết, điều đó cho thấy chàng là người

thuỷ chung. Trong Tổng Tân - Cúc Hoa các

đoạn thơ liên kết với nhau bằng những câu

nối: “ Lại kể đoạn Tổng Tân nhật trình”, “Lại

kể đoạn Cúc Hoa cô ả” rồi “Lại kể đoạn

quan trạng Tổng Tân ”. Cũng có khi, liên

tiếp các khổ thơ chỉ toàn là những chi tiết bề

bộn như sự kể lể, không có dấu hiệu nào gắn

với tình cảm (chẳng hạn đoạn 6 đoạn 7 và

đoạn 8 kể chuyện Tổng Tân giải quyết những

vụ việc ở xứ người: dâm phụ giết chồng; lái

hương kiện cành đa; vụ Lí Vì sát hại họ

Lương....). Tất cả các đoạn thơ trên như đang

kể về công việc và cách giải quyết của Tổng

Tân. Dấu vết cảm xúc tưởng không hề có mặt

trong câu chữ. Nhưng không hoàn toàn như

vậy, bề sâu của những dòng thơ đầy chất tự

sự ấy là nỗi niềm khắc khoải trong mười năm

trông ngóng, chờ đợi ngày hồi hương. Chàng

Tổng Tân bên ngoài vẫn giúp đời, cứu người

bằng trí tuệ mẫn tiệp, cách phân xử công

minh, thấu lý đạt tình nhưng tâm trạng chàng

lại đau đáu nỗi niềm về mẹ già, vợ trẻ, thường

trực nỗi đoạn trường khi chưa phụng dưỡng

mẹ lúc tuổi già, chưa đáp đền công lao của vợ

từ thuở hàn vi. Khái quát lại, có thể thấy, mọi

chi tiết tự sự được sử dụng đều khiến tác

phẩm có xu hướng trữ tình hóa. Không chỉ để

làm phông, nền cho tâm trạng như một yếu tố

phụ mà trữ tình đóng vai trò khá quan trọng

trong cốt truyện. Không có nó, nhân vật sẽ

đơn điệu nhạt nhẽo, cốt truyện thuần tuý chỉ

là sự kiện rời rạc. Dòng tâm trạng của nhân

vật cũng vì thế mà không thể trôi chảy tự

nhiên, thuận lợi và dễ dàng trong chiều dài

3002 câu thơ. Điều quan trọng hơn xu hướng

trữ tình đã làm cho tâm trạng nhân vật trong

tác phẩm trở nên mới mẻ, sinh động, phong

phú. Tâm trạng nhân vật tuy có rất nhiều sắc

thái khác nhau nhưng đều đồng quy trong

những từ như nhớ, buồn, lo... nên thường có

sự lặp lại. Xu hướng trữ tình hoá các diễn

biến tâm trạng khiến cho tác phẩm bớt đi sự

tẻ nhạt, tăng độ hấp dẫn. Thử hình dung, nếu

truyện thơ Tổng Tân - Cúc Hoa không chêm

xen vào dòng chảy tình cảm những khúc đoạn

mang dấu vết trữ tình thì các đoạn thơ chỉ như

sự lặp lại một cách vụng về những việc làm,

sự kiện, tình tiết được kể lại trong cuộc đời

nhân vật. Chính yếu tố trữ tình giúp cho tác

phẩm có một sợi dây liên hệ bền chặt giữa các

chi tiết đồng thời làm những phiến đoạn miêu

tả tâm trạng nhân vật trở nên thật hơn. Xu

hướng trữ tình hoá tác phẩm tự sự góp phần

tạo nên nét đặc sắc cho truyện thơ Nôm Tày.

Bằng việc chỉ ra xu hướng trữ tình hoá trong

Tổng Tân - Cúc Hoa, chúng tôi có thêm

những cứ liệu để khẳng định đó cũng là xu

hướng tất yếu của những truyện thơ Nôm Tày

khác. Yếu tố tự sự tựa như cái khung, bệ đỡ

cho cảm xúc của nhân vật được bộc lộ. Yếu tố

trữ tình hiện diện còn là điều kiện để kéo dài

quy mô trường thiên của tác phẩm và quan

trọng hơn làm bật lên nội dung cốt lõi của

truyện thơ. Tự sự và trữ tình là hai phương

thức tái hiện đời sống khác nhau. Sự khác

nhau đó đã vạch ra đường ranh tưởng chừng

không thể bước qua của thể loại. Nhưng đến

truyện thơ, cụ thể trong Tổng Tân - Cúc Hoa,

ranh giới này đã bị “xâm lấn” nhằm đạt đến

hiệu quả nghệ thuật tinh tế của tác phẩm.

Chính việc “kể lể tình cảm” đã tạo khả năng

cho truyện thơ này có thể kéo dài đến 3002

câu thơ và diễn đạt một cách dễ dàng, thuận

lợi những tiếng tơ đàn muôn điệu trong tâm

hồn con người.

Page 41: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Quốc Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 35 - 40

40

Xem xét tổng thể những truyện thơ Nôm Tày

cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh

(Thạch Sanh, Phạm Tử - Ngọc Hoa, Lưu Bình

- Dương Lễ, Tổng Tân – Cúc Hoa), xét riêng

về mặt kết cấu, sự sáng tạo của người Tày thể

hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, họ đã

thay đổi kết cấu cốt truyện theo phương thức:

gặp gỡ - tai biến - lưu lạc thành kết cấu cốt

truyện xâu chuỗi, lắp ghép (trường hợp truyện

Thạch Sanh). Thứ hai, việc gia tăng chất trữ

tình cho cốt truyện, thêm vào nhiều phiến

đoạn lột tả diễn biến tâm trạng nhân vật, miêu

tả cảnh thiên nhiên đã biến đổi kiểu kết cấu

tác phẩm tự sự thuần túy của người Kinh

thành tác phẩm có kết cấu tự sự - trữ tình

trong truyện thơ Nôm Tày (các tác phẩm còn

lại). Xu hướng trữ tình hóa tác phẩm tự sự

làm cho nội dung truyện thơ Nôm Tày được

mở rộng đồng thời ghi dấu thành công nghệ

thuật xuất sắc của tác giả người Tày. Xu

hướng này cũng cho thấy sự giao thoa, tiếp

biến văn hóa sâu sắc giữa hai dân tộc Kinh -

Tày. Những thành công nghệ thuật đặc sắc

của bản Tày vừa là minh chứng cho quá trình

giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em

trong cộng đồng dân tộc Việt Nam vừa cho

thấy vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn của văn hóa

Tày, tâm hồn Tày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Triều Ân (1994), Truyện thơ Nôm Tày (tập 1),

Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

2. Triều Ân, Hoàng Quyết, Hoàng Thị Cành

(1995), Truyện thơ Nôm Tày (tập 2) (đạt giải ba

công trình nghiên cứu năm 1995 của Hội Văn

nghệ Dân gian Việt Nam - tài liệu mượn của tác

giả).

3. Nông Quốc Chấn (giới thiệu) (1964), Truyện

thơ Tày Nùng, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm lịch sử

phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

5. Phan Đăng Nhật (1997), Văn học các dân tộc

thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

6. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học các dân tộc ít

người ở Việt Nam, Nxb

Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Lục Văn Pảo (1992), Truyện Nôm Tày, Tạp chí

Văn hoá Dân gian (số 3).

8. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày - nguồn

gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội

SUMMARY

STRUCTURE NARRATIVE – ROMANCE

OF TAY PEOPLE TONG TAN - CUC HOA

Pham Quoc Tuan* College of Education - TNU

“Tong Tan - Cuc Hoa”, Nom-Tay (Nôm Tày) long poem, which has a plot borrowed from Nom-

Kinh (Nôm Kinh) poem “Tong Tran - Cuc Hoa”, originates from fairy tales “Trang Gau historical

epic tales” . Nom-Kinh poem “Tong Tran - Cuc Hoa” includes 1680 six-eight meter sentences. Its

structure is like fairy tales’ one with the same model: meeting - separation - reunion. It also

includes 23 main events.

Nom-Tay poem “Tong Tan - Cuc Hoa” consists of 3002 verses long, and is divided into 17

sections. It was written in Nom Tay language and in seven-lined stanza.

Because of borrowing from Nom-Kinh poem, the plot of the Nom-Tay poem “Tong Tran - Cuc

Hoa” does not differ from its original. The creations of Tay author are reflected in the expanding,

omitting, pruning and creating some new circumstances. Particularly, they added 14 sections

describing the changes in character’s mood and natural beauty. This contributed to the changes of

the structural of the original plot. Key words: poetic tales, Tong Tan - Cuc Hoa, Nom-Tay, narrative, romance, structure.

Ngày nhận bài:17/4/2014; Ngày phản biện:12/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh – Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0988 508007, E-mail: [email protected]

Page 42: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

41

PHÒNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM VỚI VIỆC HÌNH THÀNH

NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN

Nguyễn Mậu Đức* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong những năm qua, các trường Đại học Sư phạm trong cả nước đã và đang cố gắng đưa ra

những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên (GV) tương lai cho các cơ sở giáo dục.

Chính vì lẽ đó mà việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) phải được coi là một trong những

khâu quan trọng nhất làm nền tảng cho việc hình thành con người mới năng động và sáng tạo và

có hướng phát triển nghề nghiệp bền vững. Việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm không

chỉ qua những bài giảng về tâm lý hay giáo dục học, mà còn được rèn luyện trong môi trường thực

hành nghề mang tính hệ thống, chuyên môn sâu theo chương trình đào tạo, quy trình và môi

trường chuẩn mực nhất định, đó là phòng nghiệp vụ sư phạm ở trường sư phạm.

Từ khóa: nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm, sinh viên, năng lực, trường đại học sư phạm

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nghề sư phạm là một nghề mang tính chuyên

nghiệp với những kỹ năng sư phạm riêng (kỹ

năng giảng dạy và giáo dục học sinh). Những

kỹ năng này được hình thành và phát triển

trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm

và tiếp tục hoàn thiện dần trong quá trình hoạt

động nghề nghiệp. Phòng RLNVSP hướng

đến hình thành cả năng lực chuyên môn lẫn

năng lực sư phạm (SP). Việc trang bị hệ

thống tri thức chuyên môn và rèn luyện kỹ

năng SP, giáo dục nghệ thuật làm thầy… là

những vấn đề cực kỳ quan trọng, cần phải

được tiến hành trong suốt 4 năm học ở trường

Đại học Sư phạm.

Trong thực tế những phòng nghiệp vụ sư

phạm (NVSP) này chưa theo một quy chuẩn

nào và cho đến hiện nay cũng chưa có tiêu

chuẩn thiết kế cụ thể cho loại phòng học

mang tính chuyên sâu để hình thành tay nghề

cho sinh viên (SV). Nếu đối chiếu với yêu cầu

và chức năng của một phòng RLNVSP thì

hầu như chưa có phòng RLNVSP theo đúng

nghĩa, mà có chăng mới chỉ là phòng bộ môn

phương pháp với trang thiết bị tối thiểu và

giản đơn.

Thực hành RLNVSP cho SV đóng vai trò

quan trọng trong quá trình hình thành năng

lực nghề và cần thiết tiến hành thường xuyên

* Tel: 0983 834724, Email: [email protected]

liên tục và trong những điều kiện tập luyện

tốt. Trên thực tế các cuộc khảo sát qua đợt

thực tập tốt nghiệp của SV hằng năm cho thấy

SV của trường ĐHSP có kiến thức vững chắc

về các môn khoa học cơ bản và phương pháp

giảng dạy môn học, song kĩ năng SP vẫn còn

những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được

ngay với những yêu cầu của thực tiễn giáo

dục mà nguyên nhân ít được thực hành trước

đó. Để góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo thì phòng RLNVSP giúp SV nhanh

chóng tiếp cận với thực tế nghề nghiệp và

thực hành luyện tập một số kĩ năng dạy học,

giáo dục trước khi đi thực tập dưới trường

phổ thông [4]

NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CẦN PHÁT TRIỂN

Ở NGƯỜI GIÁO VIÊN

Khái niệm “nghiệp vụ” và “nghiệp vụ sư

phạm”

“Nghiệp vụ thường được hiểu là công việc

chuyên môn của một nghề xác định ”(Trần Bá

Hoành). Nghiệp vụ thể hiện tính chuyên biệt

của một nghề so với những nghề khác, đòi hỏi

tính chuyên nghiệp khi thực hiện hoạt động

của nghề cụ thể.

“Nghiệp vụ sư phạm là hoạt động dạy học và

giáo dục (nghĩa hẹp) học sinh của nhà giáo” .

“Nghiệp vụ sư phạm là công việc chuyên môn

của người làm “nghề dạy học”. Khả năng

Page 43: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

42

thực hiện công việc chuyên môn đó với một

chất lượng nhất định gọi là năng lực nghề

nghiệp. Người có năng lực nghề nghiệp hay

năng lực sư phạm hay năng lực nghiệp vụ sư

phạm là người biết vận dụng linh hoạt, sáng

tạo vốn kinh nghiệm cá nhân vào giải quyết

tốt các nhiệm vụ giáo dục, dạy học trong các

hoàn cảnh, các điều kiện cụ thể của nhà

trường. Rèn luyện NVSP cho SV cần phải đặt

ra một cái đích nào đấy thuộc về năng lực [2].

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Rèn luyện là một quá trình tập luyện, thực hành

một cách có hệ thống những kĩ năng chuyên

môn, nghiệp vụ cần thiết của một nghề [2].

"Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để

đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững

vàng, thông thạo". Muốn rèn luyện một năng

lực nào đó, một phẩm chất nào đó phải tiếp

xúc với thực tế, làm lại nhiều lần các thao tác

cụ thể. Phẩm chất ấy, năng lực ấy có thể được

hình thành, nảy sinh trong quá trình học tập.

Song muốn đạt được một trình độ vững vàng,

một phẩm chất bền vững, ổn định thì người

học phải thường xuyên được luyện tập trong

thực tế.

Theo đó, "Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là

một quá trình, trong đó SV được luyện tập,

thực hành một cách có hệ thống những kỹ

năng sư phạm cần thiết của một nhà giáo

tương lai; đồng thời củng cố, đào sâu, mở

rộng những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ

và bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với nghề

giáo dục"[2].

Năng lực nghiệp vụ sư phạm[2],[4]

Người giáo viên vừa tốt nghiệp trường Đại

học Sư phạm, khoa Sư phạm của các trường

Đại học khác, hoặc trường Cao đẳng Sư phạm

và mới bắt đầu làm nhiệm vụ ở cấp THPT

hoặc cấp THCS cần luôn liên hệ đối chiếu

bản thân với những yêu cầu về phẩm chất và

năng lực NVSP của người giáo viên, đó là :

+ Có kiến thức kỹ năng cơ bản về tâm lí học,

giáo dục học, phương pháp dạy học, biết vận

dụng vào dạy học - giáo dục (DH - GD) ở

trường THPT hoặc THCS.

+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, kế hoạch

dạy học của cấp THPT hoặc THCS và của

môn học, biết các quy định, chủ trương chỉ thị

hiện hành của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào

tạo về công tác DH - GD ở trường THPT

hoặc THCS.

+ Biết chẩn đoán nhu cầu, đặc điểm đối tượng

dạy học của mình để thiết kế kế hoạch DH -

GD phù hợp.

+ Biết lập kế hoạch DH - GD: nghiên cứu

mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo

khoa, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát

để lập kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm

soát được, đánh giá được; bản kế hoạch có

định rõ các điều kiện (đầu vào) và sản phẩm

(đầu ra) cùng với các họat động (có định rõ

tiến độ và phân công trách nhiệm).

+ Biết tổ chức thực hiện kế hoạch DH - GD:

Bước đầu có kỹ năng vận dụng các tri thức

khoa học và khoa học giáo dục đã được đào

tạo, biết lựa chọn phối hợp và vận dụng hợp lí

phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện, biết sử

dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm và các

phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, biết

phát triển năng lực học tập của học sinh, biết

tư vấn cho học sinh xây dựng các kế hoạch

học tập, cải tiến phương pháp học tập, góp

phần giáo dục hướng nghiệp, biết quản lí các

họat động DH - GD được giao, bảo đảm kế

hoạch đề ra được triển khai đầy đủ, được điều

chỉnh khi cần thiết, biết cách cuốn hút sự

tham gia của các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường, biết khích lệ động viên và

giúp đỡ các HS đóng góp vào tiến bộ chung

của lớp, của trường.

+ Biết cách giám sát, đánh giá kết quả các

hoạt động DH - GD. Nắm được các phương

pháp kĩ năng đánh giá chính xác, công bằng

kết quả học tập của học sinh. Biết phát triển

năng lực đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong

HS, giúp các em tự điều chỉnh cách học tập

rèn luyện.

Biết tự đánh giá kết quả DH - GD của bản

thân và điều chỉnh cách DH-GD cho hợp lí.

Nắm vững các phương pháp kiểm tra truyền

Page 44: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

43

thống, biết vận dụng một số phương pháp

kiểm tra hiện đại trên các thiết bị thông tin.

+ Bước đầu giải quyết những vấn đề nảy sinh

trong thực tiễn DH - GD bằng con đường

nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh

nghiệm. Có kĩ năng phát triển, nhận dạng nắm

được cách phát triển vấn đề cần giải quyết

thành đề tài nghiên cứu, biết xây dựng giả

thiết khoa học, xây dựng đề cương nghiên

cứu, bố trí điều tra nghiên cứu cơ bản, thực

nghiệm sư phạm, xử lí kết quả điều tra và thực

nghiệm, báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai

kết quả nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm.

+ Có năng lực hoạt động nhóm: Biết phối hợp

với đồng nghiệp, biết xây dựng tập thể các

đồng nghiệp.

CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG RÈN LUYỆN

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ

SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN [2],[3]

Như trên đã trình bày, năng lực được hình

thành và phát triển trong một môi trường hoạt

động nhất định. Song ngoài chương trình đào

tạo rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, người

hướng dẫn… thì môi trường (môi trường

phòng/ lớp, trang thiết bị cơ sở vật chất, môi

trường tâm lí của sinh viên và giảng viên sư

phạm…) cũng tạo nên những điều kiện cần

thiết để sinh viên có cơ hội thực hành, trải

nghiệm, rèn luyện tay nghề dạy học và giáo

dục theo nhiều cách khác nhau.

Phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một

phòng chuyên môn, mà ở đó giảng viên và

sinh viên thực hiện những nhiệm vụ nhất

định. Do đó phòng rèn luyện nghiệp vụ sư

phạm có những chức năng giúp sinh viên:

+ Làm một bộ phận giúp thực hiện chương

trình RLNVSP cho SV nhằm hình thành

phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho SV

sư phạm. Phòng RLNVSP ở trường sư phạm

kết hợp trường mầm non, phổ thông theo mô

hình liên kết đào tạo như dạy học, dự giờ,

sinh hoạt chuyên môn trực tuyến. Các phòng

học có kết cấu chuyên biệt sao cho sinh viên

có thể quan sát được hoạt động giữa giáo viên

và học sinh, học sinh với học sinh trong quá

trình tương tác. Có thể quan sát các hoạt động

dạy và học của học sinh và giáo viên, mối

quan hệ tương tác giữa thầy – trò; trò – trò với

nhau: những biểu hiện tâm lý của học sinh

trong quá trình họat động, những thao tác của

học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,

những hành động dạy học của giáo viên, quan

hệ giao tiếp… Trong quá trình quan sát đối

tượng giáo dục dần hình thành cho sinh viên

kĩ năng quan sát và hiểu đối tượng dạy học và

giáo dục.

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động SP mang

tính thực tiễn cho SV, giúp hiểu sâu sắc hơn

lý thuyết được học (trong tâm lý học, giáo

dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn…)

và hình thành kĩ năng cần thiết của GV (quan

sát, tìm hiểu đối tượng, nhận dạng các tình

huống SP và cách xử lí…).

+ Nghiên cứu các tài liệu tham khảo (sổ ghi

đầu bài, giáo án, kế hoạch của lớp, nhật kí

hàng ngày của lớp, sáng kiến kinh nghiệm, kế

hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, sách giáo

khoa và sách giáo viên, các công trình nghiên

cứu khoa học hoặc luận văn tốt nghiệp, luận

văn cao học, các bài tập đánh giá…).

+ Có những điều kiện để nghiên cứu bài học,

nghiên cứu những tài liệu tham khảo chuyên

môn. Từ đó sinh viên có thể tập lập kế hoạch

dạy học và giáo dục dưới sự hỗ trợ giúp đỡ

của giảng viên, chuẩn bị giáo án hay kế hoạch

hoạt động giáo dục, tùy theo mục đích đặt ra.

Vào đây, sinh viên có những tài liệu tham

khảo, trao đổi với bạn bè và chuẩn bị giáo án

cho chính mình.

+ Tập soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy

học cho tiết dạy. Ở đây, có luyện cách soạn

giáo án của các môn học, các loại tiết.

+ Chuẩn bị những điều kiện để dạy học hay tổ

chức họat động GD như: chuẩn bị và làm đồ

dùng dạy học, tập sử dụng đồ dùng dạy học,

các tài liệu ấn phẩm, tranh/ ảnh, các vật liệu,

luyện cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm và

Page 45: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

44

phối kết hợp với việc trình bày diễn giải hay

ra câu hỏi thảo luận, luyện cách viết bảng, tập

sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại.

+ Tập giảng và rèn luyện các kĩ năng cụ thể

như: kĩ năng trình bày bảng và lời nói; kĩ

năng giao tiếp SP; kĩ năng ra câu hỏi; kĩ năng

sử dụng phương tiện, đồ dùng trong dạy học,

kĩ năng kết hợp giảng dạy với sử dụng đồ

dùng thiết bị dạy học, kĩ năng đánh giá học

sinh, kĩ năng tổ chức thảo luận nhóm…

+ Thực hành giảng dạy, đóng vai trước khi đi

xuống thực tập tốt nghiệp tại trường mầm

non, phổ thông. Việc thực hành giảng dạy kết

hợp ghi hình theo phương pháp nghiên cứu

bài học để sinh viên có thể nghiên cứu, xem

lại băng hình, trao đổi sinh hoạt chuyên môn

sau giờ dạy, rút kinh nghiệm sau giờ dạy.

Việc ghi hình giúp cho sinh viên và giảng

viên có cơ hội xem lại, phân tích sâu sắc những

thành công và bài học rút kinh nghiệm – là điều

kiện để sinh viên tập luyện trước khi thực tập tốt

nghiệp tại trường mầm non, phổ thông.

Xét từ khía cạnh môn học, ngành học hay bậc

học cho thấy: mỗi khoa học và phương pháp

giảng dạy môn học có những đặc điểm riêng:

có những môn đòi hỏi việc giảng giải kết hợp

với làm thí nghiệm, thực nghiệm (môn hóa

học, vật lí học, sinh học…) nhưng có những

môn học có liên quan nhiều đến việc sử dụng

mẫu vật, tranh ảnh, thậm chí cả trang thiết bị

nghe nhìn như: xem phim, xem video, nghe

băng nhạc… (môn lịch sử, địa lí, văn học, âm

nhạc…). Vì vậy mà phòng rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm cho sinh viên của từng khoa

(khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục

tiểu học, giáo dục mầm non) có những yêu

cầu và tiêu chuẩn khác biệt, phù hợp với công

tác đào tạo nhằm hình thành tay nghề của

giáo viên một cách phù hợp.

Việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn của chương

trình RLNVSP, cũng như họat động RLNVSP

đang thực hiện tại trường ĐHSP cho thấy bức

tranh tổng thể về RLNVSP hiện nay ở trường

ĐHSP cũng như cách thức tổ chức và hướng

dẫn SV thực hành, thực tập tại trường, trước

khi xuống trường phổ thông. Ai cũng đều

nhận thức đúng đắn về họat động RLNVSP

nhằm hình thành các kĩ năng nghề nghiệp cho

SV là cần thiết. Có thể nói RLNVSP làm tốt

bao nhiêu, thì “tay nghề” của các GV tương

lai sẽ tốt bấy nhiêu. Để làm được việc thực

hành nghề của SV cần làm đúng, đủ và sáng

tạo đối với những vấn đề đã được học trong

chương trình RLNVSP. Bên cạnh đó, SV cần

được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật

dạy học hiện đại, còn chưa đưa kịp vào

chương trình đào tạo NVSP như: kĩ thuật dạy

học vi mô, dạy học theo dự án, dạy học theo

hợp đồng, dạy học theo góc; kĩ thuật các

mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bản… Đây là

những phương pháp và kĩ thuật dạy học mà

các dự án của Bộ GD-ĐT đã triển khai nhằm

trang bị cho đội ngũ GV của nhiều trường phổ

thông và SP. Nếu không nắm bắt kịp thời

những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới

này thì dù SV của chúng ta mới tốt nghiệp

vẫn luôn đi sau, lạc hậu với thực tế đổi mới ở

các trường PT.

Qua quá trình chúng tôi điều tra cũng cho

thấy cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật

chất, kĩ thuật cũng như nguồn lực con người

để phòng RLNVSP đó có thể thực hiện được

chức năng, nhiệm vụ đã được xác định. Đây

cũng chính là yêu cầu của GVSP cũng như

SV của các khoa đào tạo GV mầm non, GV

tiểu học và GV trung học. Phòng RLNVSP

cần có: một đội ngũ cán bộ có chuyên môn

sâu và có trình độ, kĩ năng nghiệp vụ SP tinh

thông, vững vàng để có thể đảm nhận việc rèn

luyện kĩ năng nghề cho SV. Bên cạnh đó, cần

có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết: phòng

thực hành với hệ thống nghe nhìn, tài liệu,

thiết bị thí nghiệm… để tạo điều kiện thuận

lợi nhất cho việc RLNVSP của từng cá nhân

và tập thể nhóm SV, phù hợp với đặc thù

nghề SP nói chung và đặc thù đào tạo GV cho

từng bậc học, cấp học hay GV bộ môn giảng

dạy nói riêng.

Page 46: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

45

MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN (DỰ

KIẾN) CỦA PHÒNG RÈN LUYỆN

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ

SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN

- Phòng RLNVSP phải là nơi giúp SV thực

hành những họat động mang tính nghiệp vụ

nhằm rèn luyện năng lực sư phạm.

- Phòng RLNVSP phải đảm bảo đủ diện tích

cần thiết và những trang thiết bị phù hợp để

SV có thể thực hiện các hoạt động RLNVSP.

- Phòng RLNVSP phải đảm bảo tính sư

phạm, tính giáo dục và tính thực hành cho SV

trường đại học sư phạm

Chính vì những chức năng riêng biệt, khác

với các phòng học bình thường, nên phòng

rèn luyện NVSP cần có cấu trúc không gian

với những tiêu chuẩn riêng về trang thiết bị và

đồ dùng chuyên biệt. Có thể nói phòng rèn

luyện NVSP cần đảm bảo theo những tiêu

chuẩn kĩ thuật nhất định nhằm thực hiện được

chức năng rèn luyện kĩ năng tay nghề cho

sinh viên sư phạm để sau khi tốt nghiệp, họ

có được những kĩ năng cơ bản của người GV,

nhanh chóng tham gia vào hoạt động nghề

giáo dục.

Về không gian

- Về phòng/ lớp có không gian đủ rộng để

sinh viên và giảng viên có thể tổ chức họat

động thoải mái và thuận tiện, phù hợp với

mục đích rèn luyện;

- Không gian đủ rộng phù hợp với số lượng

học sinh và giáo viên, tạo một không gian như

một lớp học bình thường.

- Nếu có thể có 2 – 3 phòng riêng biệt để

người ngồi quan sát (bên ngoài) hoặc thực

hiện những công việc khác mà không ảnh

hưởng đến họat động dạy học của học sinh và

giáo viên khi tiến hành tiết học.

Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Bục giảng điện tử cho giáo viên

1) Giúp GV quản lý lớp học, tạo bài giảng

tương tác, đánh giá và kiểm tra trắc nghiệm

qua các phần mềm: quản lý việc học của

người học ActivInspire 1.6; Giảng dạy trực

tuyến Come To Live; Sách giáo khoa điện tử.

2) Giúp GV kết nối máy chiếu, bảng tương tác

và máy tính của sinh viên một cách dễ ràng.

3) Tổ chức học tập thể, học nhóm, học cá

nhân theo yêu cầu của GV; Giảng viên có thế

kiểm tra và đánh giá việc sinh viên đang học

hay làm việc riêng và yêu cầu từng sinh viên

làm bài tập và nộp lại cho GV thông qua

bục giảng này.

4) GV hỏi và trả lời câu hỏi cho từng SV mà

không làm ảnh hưởng các SV khác; Sinh viên

có thể đặt câu hỏi cho giáo viên trả lời cho cá

nhân mình hay cả nhóm, tập thể cũng đều

thông qua bục giảng này.

Máy tính giáo viên cài đặt các phần mềm: tạo

bài giảng tương tác, giảng dạy trực tuyến,

sách giáo khoa điện tử, hệ thống quản lý việc

học (learning management system LMS)…

Bảng tương tác

1) Hiển thị thông tin từ bục giảng của GV.

2) Là một thiết bị thông minh có thể viết, vẽ

đồ họa, soạn thảo văn bản, giáo án điện tử,

mô hình ứng dụng trong các môn học một

cách trực quan và sinh động sau đó có thể ghi

lại toàn bộ tư liệu đã được thiết kế để phục vụ

cho giờ giảng lần sau.

3) Cập nhật mạng Internet để hiển thị các

thông tin cần thiết phục vụ cho bài giảng của

GV qua sự kết nối giữa bảng tương tác và

bục giảng điện tử của giáo viên.

4) Là màn hình lớn 100 inch có thể hiển thị

video, các hình ảnh sống động giúp GV và

SV có cái nhìn trực quan hơn đều thông qua

thiết bị này.

Máy tính xách tay trang bị cho người học

1) Giúp SV thực hành luyện tập, trình bày lời

giải bài tập, lưu trữ thông tin bài giảng.

2) Máy tính xách tay dễ di chuyển để hướng

dẫn thực hành nhóm và chia nhóm

Page 47: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

46

3) Hiển thị và kết nối camera trực tuyến tại

các vị trí di động trong phòng học giúp giảng

viên quan sát và hướng dẫn SV học nhóm một

cách dễ dàng.

4) Thay thế các phòng thực hành tin học

hiện nay của Trường, vì hệ thống máy tính

của các phòng này được trang bị từ lâu đã

bị hỏng gần hết.

Máy chiếu cự ly gần

1) Hiển thị các thông tin từ các phần mềm

ứng dụng.

2) Hỗ trợ tăng kênh hình trong dạy học

3) Giúp SV có thể trình bày kết quả hoạt động

nhóm nhanh chóng trước lớp.

Bộ thiết bị kiểm tra trắc nghiệm

Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem

như phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ

năng trong dạy học một cách trực tiếp và biết

ngay kết quả của từng cá nhân trong lớp học

cũng như cả lớp học.

Máy chiếu vật thể hiển thị các vật thể với kích

thước tỷ lệ theo yêu cầu.

Hệ thống camera IP: thu hình ảnh và âm

thanh từ các nơi theo yêu cầu.

1) Có chức năng kết nối các giờ giảng từ các

trường mầm non, THCS, THPT, các trường

đại học, các phòng học với nhau nhờ thiết bị

bục giảng, bảng tương tác, máy chiếu...

2) Ghi lại 01 giờ giảng mẫu để thực hành cho

các bài học lần sau.

3) Giúp cho Phòng Thanh tra khảo thí và

phòng đào tạo kiểm tra giờ giảng và việc học

của SV một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Bàn ghế sinh viên: có thể di động (ghế cá nhân).

Có thể tạo nhóm dễ dàng giúp GV sử dụng

các kỹ thuật dạy học tích cực (Dạy học hợp

tác, học theo góc, dạy học vi mô, …)

Bảng viết phấn có ray trượt

1) Là bảng linh hoạt giúp cho GV, SV khi

không sử dụng thiết bị thông minh, thì có thể

quay về việc viết phấn theo kiểu truyền thống.

2) Là một loại bảng được thiết kế để có thể sử

dụng cả trình chiếu và cả viết phấn mà không

ảnh hưởng đến không gian của bảng.

Hệ thống thiết bị mạng và bộ phát sóng không dây

Mic không dây: Kết hợp với hệ thống loa, âm

ly để tăng âm cho phòng học.

Mic không dây đeo tai: Gắn vào tai không cần

sử dụng tay như micro.

Thiết bị kết nối mạng Lan; wifi: Kết nối mạng

Lan, wifi… có tác dụng hỗ trợ dạy học:

+ Dạy học trên mạng tạo điều kiện cho

người học vượt qua “rào cản về thời gian và

không gian”.

+ Dạy học trên mạng giúp cho việc dạy học

vượt qua “rào cản liên quan đến đối tượng

học tập”.

+ Nhờ dạy học trên mạng người học có thể

vượt qua được “rào cản về tư liệu học tập”.

Camera di động, máy in, máy scanner…

- Đồ dùng thí nghiệm, đồ dùng rèn luyện kĩ

năng (đàn, đồ dùng vẽ, thiết bị thí nghiệm lí,

hóa, sinh…)

- Máy ảnh, máy quay, ghi băng hình, camera..

+ Ghi lại hình ảnh và âm thanh trong phòng học.

+ Giám sát hoạt động của sinh viên.

+ Chia sẻ, kết nối với hình thức đào tạo trực tuyến.

+ Ghi lại những thước phim tư liệu dạy học.

KẾT LUẬN

Xây dựng phòng rèn luyện nghiệp vụ cho sinh

viên sư phạm là cần thiết vì nó đóng vai trò

quan trọng trong quá trình rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm, đào tạo sinh viên sư phạm trở

thành những giáo viên có trình độ chuyên

môn vững vàng, có tri thức lý luận và kỹ năng

sư phạm phong phú, có tinh thần độc lập, tự

chủ, sáng tạo trong giảng dạy cũng như trong

việc xử lý các tình huống giáo dục chung. Vì

vậy cần cấu trúc, thiết kế và trang bị cho các

phòng này các phương tiện, thiết bị và đồ

dùng dạy học phù hợp đảm bảo việc rèn luyện

tay nghề dạy học và giáo dục cho sinh viên

đạt hiệu quả cao, nhưng đồng thời cũng cần

chú ý đến những đặc thù riêng của bộ môn

khoa học mà giáo viên sẽ đảm nhận công việc

giảng dạy.

Page 48: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

47

Mô hình phòng học RLNVSP liên kết phòng học khác

Mô hình phòng rèn luyện NVSP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bộ

giáo dục và Đào tạo (1995)

2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội “Nâng cao

chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các

trường Đại học Sư phạm ” – Kỷ yếu hội thảo

(2010)

3. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: “Mục tiêu đào tạo và

Mô hình Đại học Sư phạm Việt Nam trong giai

đoạn mới”. Viện nghiên cứu giáo dục - ĐHSP

TPHCM tháng 5/2005.

4. Kỉ yếu Hội thảo khoa học:“Đào tạo nghiệp vụ

sư phạm tại các trường Đại học Sư phạm” Viện

nghiên cứu giáo dục - ĐHSP TPHCM tháng

4/2006.

Page 49: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48

48

SUMMARY

DEPARTMENT OF THE PEDAGOGIC PROFESSION WITH FORMATION

OF THE PEDAGOGIC PROFESSIONAL CAPACITY FOR STUDENTS

Nguyen Mau Duc* College of Education - TNU

In recent years, Universities of Education in the whole country have been trying to take measures

to improve the training quality of future teachers (Ts) for educational facilities. Therefore, the

professional pedagogic training (PPT) must be considered as one of the most important steps that

underlie the formation of new humans with dynamics and creation and availability of direction of

sustainable professional development. Teaching capacity formed and developed is not only

lectures on psychology or education, but also trained in systematic practicing environment, depth

expertise under the training program, process and certain standard environment that is a

department of the pedagogic profession at university of Education

Keywords: business, pedagogic, student, capacity, Universities of Education

Ngày nhận bài:07/4/2014; Ngày phản biện:14/4/2014; Ngày duyệt đăng:25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Hà – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 0983 834724, Email: [email protected]

Page 50: Tập 121, số 07, 2014

Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53

49

BIỂU HIỆN VỀ TRI TUỆ XUC CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHÔ THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

Đinh Đức Hơi*, Nguyễn Thị Yến Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ đặc biệt, nó có liên quan đến nhận thức, tình cảm và hành động ý chí

của con người. Trí tuệ xúc cảm phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động. Có thể hiểu

trí tuệ xúc cảm là loại hình trí tuệ thể hiện năng lực của chủ thể đối với các vấn đề có liên quan đến

xúc cảm, thể hiện ở năng lực cảm nhận và kiểm soát xúc cảm của bản thân và người khác, phân

biệt chúng và sử dụng thông tin này để hướng dẫn tư duy nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ trong

cuộc sống”. Nhà trường là nơi bồi dưỡng và phát triển trí tuệ xúc cảm cho người học.

Từ khóa: Trí tuệ, xúc cảm, học sinh, năng lực

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cuối của thế kỷ XX, hàng loạt công trình

khoa học nghiên cứu về cảm xúc đã ra đời.

Nhờ có nhiều phương pháp đổi mới, như công

nghệ về hình ảnh chúng ta có thể thấy rõ bộ

não hoạt động như thế nào, điều gì thật sự

diễn ra khi chúng ta suy nghĩ, cảm nhận,

tưởng tượng và ước mơ. Đôi khi chúng ta hay

đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ (chỉ số thông

minh). Vậy cái gì giúp chúng ta thành công

hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc sống? Đâu là

những nhân tố tác động? Liệu nó có nằm ở

năng lực Trí tuệ cảm xúc (emotional

intelligence) là l loại hình trí tuệ thể hiện năng

lực của chủ thể với những vấn đề có liên quan

đến cảm xúc. Với những năng lực đó giúp con

người nhận biết, sử dụng và kiểm soát được

cảm xúc ở bản thân và ở người khác từ đó

giúp chủ thể giải quyết tốt các tình huống

đang diễn ra trong cuộc sống. Trường Trung

học phổ thông Chuyên là loại hình trường

chuyên biệt, đối tượng học sinh THPT chuyên

là đối tượng học sinh độ tuổi từ 15 – 18 tuổi,

có chỉ số thông minh (IQ), chỉ số sáng tạo

(CQ) ở mức khá cao thể hiện ở việc có năng

lực nổi trội trong một môn học như Toán,

Văn, Sinh, Anh,… Động cơ học tập, thái độ,

hứng thú học tập và niềm say mê thể hiện rõ

đối với một môn học nhất định. Nhờ đó học

sinh THPT Chuyên thường đạt được những

thành công đối với môn học họ đam mê. Chỉ

* Tel: 0915 943456

số IQ, CQ cao và có những thành công trong

hoạt động học tập gợi dẫn cho các nhà nghiên

cứu tâm lý học câu hỏi: liệu học sinh THPT

có thể nhận thức tốt những cảm xúc của mình

và đâu là môi trường phát triển trí tuệ xúc

cảm cho học sinh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành đo trắc nghiệm và khảo

sát tại Trường THPH Chuyên tỉnh Thái

Nguyên: là học sinh trường THPT chuyên

tỉnh Thái Nguyên các khối lớp Chuyên 10,

11, 12; phân ra thành 2 khối chuyên tự nhiên

và chuyên xã hội.

Chúng tôi sử dụng thang đo của MSCEIT để

đo lường mức độ trí tuệ cảm xúc chung của

học sinh THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên,

thang đo đã được dịch ra Tiếng Việt bản dịch

của tác giả Nguyễn Công Khanh, cùng nhóm

chuyên gia thẩm định, Việt hóa: Trần Trọng

Thủy, PGS. TS. Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy

Tú, Nguyễn Công Khanh. Trí tuệ cảm xúc của

học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái

Nguyên được thể hiện và đánh giá thông qua

4 năng lực sau: Năng lực nhận biết xúc cảm;

Năng lực hiểu xúc cảm; Năng lực xúc cảm

hóa ý nghĩ; Năng lực điều khiển và quản lý

xúc cảm.

Kết quả mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc

của học sinh trường THPT chuyên tỉnh

Thái Nguyên

Năng lực trí tuệ cảm xúc của một người theo

thang đánh giá MSCEIT của J. Mayer và P.

Page 51: Tập 121, số 07, 2014

Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53

50

Salovey được cấu trúc bởi 4 năng lực thành

phần: Năng lực nhận thức xúc cảm, năng lực

hiểu xúc cảm, năng lực xúc cảm hóa suy nghĩ

và năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm.

Vì vậy, chỉ số trí tuệ cảm xúc của một người

tính bằng điểm được tính bằng tổng điểm của

cả 4 năng lực hợp thành đó.

Bảng 1 cho thấy: kết quả điểm thô trung bình

mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh

trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên là 77

với độ lệch chuẩn 20. So với điểm lý tưởng

của thang đo MSCEIT là 141, điểm thô trung

bình trắc nghiệm của học sinh trường THPT

chuyên tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 55%.

Điều này cho thấy mức điểm của học sinh

chỉ giữ ở mức điểm trung bình so với điểm

lý tưởng.

Xét điểm trung bình EQ trên với thang đánh

giá Wechsler cho ta đánh giá tổng quan về

mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh chuyên ở

nhóm trung bình (90 < EQ = 100 < 109). Tuy

vậy, độ lệch chuẩn lại rất cao (SD = 15) nói

lên rằng chỉ số EQ của từng học sinh chuyên

là không đồng đều, có học sinh đạt điểm rất

cao nhưng có những học sinh đạt điểm rất

thấp. Cụ thể như học sinh Phương Việt Bùi

lớp 11 Anh có chỉ số EQ = 122 điểm thuộc

nhóm có EQ cao (120 <EQ =122 <129)

nhưng học sinh nữ lớp 12 Anh chỉ số EQ = 64

điểm thuộc nhóm có EQ thấp (EQ =64 <89).

Kết quả khảo sát trí tuệ cảm xúc ở mức trung

bình cho thấy: học sinh chuyên đạt điểm trung

bình các năng lực nhận thức xúc cảm, năng

lực hiểu xúc cảm, năng lực xúc cảm hóa suy

nghĩ, năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm

ở mức trung bình. Học sinh đã bắt đầu nhận

thức được các xúc cảm đang diễn ra trong

mình và trong người khác nhưng chưa thực sự

rõ ràng; học sinh còn gặp khó khăn khi hiểu,

lý giải những xúc cảm diễn ra trong mình, và

của mọi người trước mọi tình huống gặp phải

và từ đó khi suy nghĩ, điều khiển, chế ngự và

quản lý xúc cảm của mình và người khác trở

nên bối rối, đôi khi lúng túng không làm chủ

được xúc cảm.

Kết quả khảo sát về mức độ biểu hiện của

trí tuệ cảm xúc (trên 4 thành phân của

năng lực)

Dựa trên cách đánh giá năng lực trí tuệ cảm

xúc theo thang đo MSCEIT và cơ sở lý luận

của trí tuệ cảm xúc ta thấy có thể mức độ biểu

hiện năng lực trí tuệ cảm xúc của một người ở

mức trung bình nhưng mức độ biểu hiện năng

lực trí tuệ cảm xúc của từng thành phần năng

lực riêng cấu thành năng lực trí tuệ cảm xúc

của người đó không hoàn toàn đều ở mức

trung bình. Hoàn toàn có thể, năng lực nhận

thức xúc cảm của người này đạt chỉ số điểm

rất cao, hoặc cao còn năng lực hiểu xúc cảm,

năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm lại

chỉ đạt chỉ số điểm ở mức khá hoặc thấp và

ngược lại.

- Bảng so sánh mức độ biểu hiện của từng

năng lực cấu thành năng lực trí tuệ cảm của

học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái

Nguyên được trình bày cụ thể ở bảng 2.

Bảng 1: Kết quả điểm trung bình của mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc

ở học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên

Tổng số (n) X SD

Điểm thô 48 77.4792 20.04462

EQ 48 100.32 15.00

Bảng 2. So sánh mức độ biểu hiện của từng năng lực cấu thành năng lực trí tuệ cảm xúc

của học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên

STT Thang đo ĐTB

thang đo

SD Số item

1 Nhận thức xúc cảm (AE) 26.54 11.61 50

2 Xúc cảm hóa ý nghĩ (BF) 17.27 5.06 30

3 Hiểu xúc cảm (CG) 20.73 3.91 32

4 Điều khiển và quản lý xúc cảm (DH) 12.94 4.35 29

5 MSCEIT 77.47 20.04 141

Page 52: Tập 121, số 07, 2014

Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53

51

Kết quả bảng 2 cho thấy: Trong kết quả điểm trung bình item của các thang đo thì điểm

trung bình của thang đo DH (ĐTB = 12.94) là thấp nhất với độ lệch chuẩn SD = 4.35. Thang

đo DH là thang đo phản ánh mức độ biểu hiện năng lực điểu khiển và quản lý xúc cảm. Điều

này cho ta kết luận học sinh THPT có khả năng thấp trong việc điều khiển, chế ngự và

quản lý xúc cảm của mình và của mọi người. Đây là một năng lực quan trọng trong hình

thành và phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc ở mỗi người, chỉ số điểm của năng lực này thấp

sẽ khiến cho năng lực trí tuệ cảm xúc tổng thể không cao. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của

thang đo DH thấp còn nói lên đa số học sinh đều có chỉ số điểm ở năng lực điều khiển và

quản lý xúc cảm chưa cao.

Trong kết quả điểm trung bình item của các

thang đo điểm trung bình của thang đo AE – năng lực nhận thức xúc cảm là cao nhất (ĐTB

= 26.54) cho thấy học sinh chuyên có khả năng nhận biết, gọi tên, chỉ ra, phân loại được

những xúc cảm đang diễn ra trong bản thân và trong mọi người ở mỗi tình huống. Điều

này góp phần nâng cao chỉ số điểm EQ của họ. Nhưng thang đo AE lại có độ lệch chuẩn

cũng cao nhất (SD = 11.61), điều này nói lên có sự không đồng đều trong năng lực nhận

thức xúc cảm của mỗi học sinh. Có học sinh nhận thức rất cao, cao và cũng có học sinh

nhận thức trung bình, thấp.

Nếu tất cả các năng lực cấu thành năng lực trí

tuệ cảm xúc của học sinh đều đạt chỉ số điểm cao thì mới có thể đạt được chỉ số điểm EQ

cao. Vì vậy, nhà giáo dục cần chú ý bồi dưỡng từng năng lực trí tuệ cảm xúc cho học

sinh, phát huy năng lực có chỉ số cao và không ngừng gia tăng điểm số cho những

năng lực còn hạn chế.

- Sự khác biệt về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT chuyên tỉnh

Thái Nguyên theo khối lớp.

Ở mỗi lớp, mỗi độ tuổi con người sẽ có mức

độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc khác nhau. So sánh mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc các

khối lớp với nhau giúp ta nhận thấy sự khác nhau này.

Kết quả so sánh sự khác biệt về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc qua thang đo MSCEIT

của học sinh theo khối lớp 10, 11, 12 được thể hiện ở bảng 3.

Kết quả bảng 3 cho thấy: học sinh lớp 10 có

phần trăm học sinh đạt mức điểm ở nhóm

điểm trung bình cao nhất (82.4%). Lớp 12 là

lớp có phần trăm số học sinh đạt mức điểm ở

nhóm điểm thấp nhiều nhất (58.8%). Có thể

nhận thấy ở 3 khối lớp, lớp 11 có mức điểm

khá cao trong đó có 28.6% học sinh đạt mức

điểm ở nhóm điểm cao, 42.6% học sinh ở

nhóm điểm khá và 28.6% học sinh đạt mức

điểm ở nhóm điểm trung bình. Những lý giải

về việc phân loại đánh giá số điểm học sinh

đạt được thông qua thang đánh giá của

Wechsler là sự giải thích cho sự khác nhau

giữa số điểm EQ trung bình mà mỗi khối lớp

đạt được. Cụ thể, lớp 11 có số điểm EQ trung

bình cao nhất (EQ =112), độ lệch chuẩn 9.44

cho thấy đa số học sinh lớp 11 đều đạt được

mức điểm 112 này, không có sự chênh lệch

lớn giữa số điểm của mỗi học sinh. Lớp 12 có

số điểm EQ trung bình thấp nhất trong 3 lớp

(EQ = 88), tuy vậy độ lệch chuẩn lại rất lớn

(SD = 15.84) cho thấy sự chênh lệch lớn về số

điểm EQ mà mỗi học sinh trong khối 12 đạt

được, có học sinh đạt điểm khá nhưng lại

những học sinh chỉ đạt điểm EQ thuộc nhóm

điểm thấp.

Bảng 3: Sự khác biệt về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc qua thang đo MSCEIT theo khối lớp

STT

Lớp

Mức độ

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Tân số % Tân số % Tân số %

1 Nhóm rất cao 0 0 0 0 0 0

2 Nhóm cao 0 0 4 28.6 0 0

3 Nhóm khá 3 17.6 6 42.8 2 11.8

4 Nhóm trung bình 14 82.4 4 28.6 5 29.4

5 Nhóm thấp 0 0 0 0 10 58.8

6 Tổng số học sinh 17 14 17

EQ 103 SD = 6.76 112 SD = 9.44 88 SD = 15.84

Page 53: Tập 121, số 07, 2014

Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53

52

Từ những chỉ số định lượng trên, ta thấy chỉ

số EQ của học sinh lớp 11 là cao nhất có thể

do trong 3 khối lớp đây là khối lớp đã quen

với môi trường học ở trường chuyên THPT,

học sinh ở khối này không còn gặp khó khăn

trong việc thay đổi môi trường từ cấp II lên

cấp III như học sinh lớp 10. Họ đã làm chủ

được công việc học ở trường và tự gây dựng

được cho mình những nề nếp học tập phù hợp

để đạt được kết quả học tập cao nhất. Thời

gian dành cho việc học được cân đối với thời

gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn

hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao bổ ích khác.

Từ những nguyên nhân đó khiến cho chỉ số trí

tuệ cảm xúc của học sinh khối lớp này cao

hơn các khối lớp khác.

Học sinh khối 12, là khối lớp có nội dung

chương trình học tập nặng nhất trong 3 khối

lớp. Đặc biệt, lớp 12 là một lớp học quan

trọng đối với tương lai của mỗi học sinh, họ

phải tập trung cao độ vào công việc học tập,

tích lũy tri thức thật chắc và rộng để có thể

tham gia kỳ thi Đại học của quốc gia, đỗ vào

trường Đại học mà họ mơ ước hoặc có cơ hội

theo đuổi con đường đam mê tri thức của họ

với một môn học cụ thể qua kỳ thi Olimpic

trong và ngoài nước. Từ đó, chính trong họ có

rất nhiều áp lực khách quan và chủ quan ảnh

hưởng, tác động đến hoạt động của mỗi học

sinh. Ở khối lớp này, có nhiều học sinh rơi

vào trạng thái tự kỷ, trầm cảm và thường

xuyên cảm thấy hoang mang và lo sợ trước

khi đối mặt với những kỳ thi quan trọng trong

đời họ. Từ những nguyên nhân do hoạt động

chủ đạo – hoạt động học tập đem lại có thể

khiến cho khi làm bài tập trắc nghiệm này học

sinh lớp 12 không thực sự tập trung làm, họ

có thái độ chưa tích cực, chưa thực sự chú

tâm suy nghĩ trong thời gian làm từng item

nên số điểm EQ học sinh đạt được là thấp

nhất. Bên cạnh đó, có thể trong chính mỗi học

sinh xúc cảm đang rất hỗn độn, trong thời

điểm này họ thực sự không có thời gian để

tâm, lắng nghe xúc cảm trong mình và trong

người khác nên học sinh lớp 12 gặp những

khó khăn, trở ngại trong việc xúc cảm hóa ý

nghĩ hay điều khiển và quản lý xúc cảm của

bản thân và của người khác.

Từ thực trạng trên mong rằng nhà trường và

các nhà giáo dục sẽ quan tâm đến đặc điểm

tâm sinh lý của học sinh từng khối lớp, đặc

biệt của học sinh khối lớp 12 tìm ra những

biện pháp, nội dung dạy học và giáo dục phù

hợp giúp học sinh có thể cân bằng việc học

của mình với các hoạt động khác. Giúp học

sinh không cảm thấy quá áp lực với việc học,

giảm số học sinh bị tự kỷ, trầm cảm, stress

trong học tập, góp phần nâng cao chỉ số trí tuệ

cảm xúc của mỗi học sinh khối lớp này. Hình

thành một nhân cách toàn diện ở người học.

KẾT LUẬN

Để có một năng lực trí tuệ cảm xúc được đánh

giá ở nhóm mức cao thì phải đảm bảo đạt các

năng lực thành phần cũng phải đạt ở nhóm

mức cao. Và cũng rất có thể năng lực trí tuệ

cảm xúc cao thì năng lực nhận thức xúc cảm

ở nhóm mức cao nhưng năng lực điều khiển

và quản lý xúc cảm lại mới chỉ đạt nhóm mức

trung bình. Vì vậy, nhà giáo dục cần chú ý

đánh giá chính xác năng lực trí tuệ cảm xúc

của từng học sinh, của nhóm học sinh để có

thể tìm ra những mục tiêu nâng cao, phát triển

năng lực trí tuệ cảm xúc và từ đó xây dựng

nội dung chương trình, tìm phương pháp,

phương thức và hình thức tổ chức nâng cao

phù hợp với đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học

sinh. Bên cạnh đó, để hiệu quả công việc đạt

được cao nhất nhà giáo dục cũng cần chú ý

đánh giá năng lực trí tuệ cảm xúc của mỗi học

sinh, nhóm học sinh trên từng năng lực riêng

cấu thành năng lực trí tuệ xúc cảm của một

người. Từ đó, phát triển những năng lực riêng

được đánh giá cao và chú trọng nâng cao

những năng lực riêng chưa có mức đánh giá

cao, trung bình hoặc còn thấp. Việc nâng cao,

phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc cho học

sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên

có ý nghĩ lớn trong việc xây dựng một nhân

cách toàn diện ở người học mà nhà trường

cần quan tâm.

Page 54: Tập 121, số 07, 2014

Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Daniel Goleman (2012), Trí tuệ xúc cảm ứng

dụng trong công việc (Phương Thúy, Minh

Phương, Phương Linh dịch, Alpha books hiệu

đính), Nhà xuất bản lao động – xã hội.

2. Phan Trọng Nam, (2012), Trí tuệ cảm xúc của

sinh viên Đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ Tâm lý

học, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện khoa học giáo

dục Việt Nam.

3. Nguyễn Huy Tú (2003), Trí tuệ cảm xúc –

bản chất và phương pháp chuẩn đoán, Tạp chí

Tâm lý học.

4. Dương Thị Hoàng Yến (2010), Trí tuệ cảm xúc

của giáo viên Tiểu học, Luận án tiến sĩ Tâm lý học,

Viện Tâm lý học – Viện khoa học xã hội Việt Nam.

5. Nguyễn Thị Yến (2013), Trí tuệ xúc cảm của

học sinh Trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên,

Thái Nguyên.

SUMMARY

EMOTIONAL INTELLECTURAL DEVELOPMENT

TO STUDENT PRIVATE SCHOOL

Dinh Duc Hoi*, Nguyen Thi Yen

College of Education - TNU

Emotional intelligence is a special type of Intelligence, it is related to cognition, feelings and

actions will of the people. Intellectual emotional development in humans process and river

activities. Intelligence can understand emotional intelligence is the type of show the subject's

capacity for problems related to emotions, reflected in the capacity to feel and control the emotions

of themselves and others, distinguish them and use this information to guide thinking for solving

tasks in life. "Where the school is to foster and intellectual development for learners emotional.

Keywords: intellectual, emotional, students, faculty

Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:27/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 0915 943456

Page 55: Tập 121, số 07, 2014

Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53

54

Page 56: Tập 121, số 07, 2014

Phan Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 55 - 60

55

DIFFICULTIES IN TEACHING AND DEVELOPING READING ABILITIES

OF SECOND YEAR NON-ENGLISH MAJOR STUDENTS

OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF SCIENCES

Phan Thi Hoa*, Hoang Thi Nhung College of Sciences – TNU

SUMMARY

Reading is a great way leading people to the world of knowledge. Teaching and developing

reading abilities, however, are facing many abtacles. This descriptive correlational study attempts

to analyse some difficulties and establish relationship between teachers’ factors and the profile of

students to their reading abilities. The study sought to answer the question of whether there are

significant relationship between the teachers’ professional qualities, English background

knowledge and students’ reading abilities in terms of comprehension, extensive, intensive reading.

The respondents of the study were 100 non-English major students of the College of Sciences,

Thai Nguyen University in the second semester of the academic year 2012-2013. The findings

revealed significant correlation exists between reading competence and the ability of the teacher to

set and explain course objectives and expectations, focus on meaning of words in the different

contexts as well as the capacity of the teacher to adjust teaching strategies according to students’

level of understanding.

Key words: difficulties, reading abilities, significantly related, non-English major students, Thai

Nguyen University of Sciences.

INTRODUCTION*

English is a dominant international language

in communication, science, business, aviation,

entertainment, radio and diplomacy. It is the

language of the global marketplace, global

village [2]. In Vietnam, following a rather

unstable past, Vietnam has stablilized and

seen an influx of foreign diplomacy policy

over the past several years. Due to this boost

in international involvement, the demand for

English has taken off. And the study of

English has always partaken of a plurality

consciousness since the time it began in the

first decades of the century. English is now

included in the curricula program of every

school, especially at universities and colleges,

with the focus on the development of the four

skills reading, writing, listening and speaking.

Reading is necessary when students further

the study, especially at the university level.

They need good reading skills for acquiring

knowledge and learning new information [4] .

Of the four language skills that learners need

* Tel: 0986 249 269, Email: [email protected]

to acquire, reading is the most necessary skill

for non-English majors at the universities and

colleges [8] . The final goal of learning

foreign languages for many non-English

majors is to use English as a means to read

the materials to help them with the

professions they have chosen in the future.

However, it can be seen from a small

survey that most students’ reading abilities at

Thai Nguyen College of Sciences arenot good

enough. Even some students have rather low

reading comprehension skills. Many students

after leaving universities and colleges are not

able to read texts in English for their career

fields or for study purposes .

At Thai Nguyen College of Sciences,

undergraduate students are required to take an

English course in three terms in the first two

years. In this time students are provided with

the general English program consisting of

four skills: speaking, listening, reading, and

writing. In the second term of the first year,

the students learned English in 45 periods of

the New English file (elementary). After

fifteen weeks, the students had a final test

Page 57: Tập 121, số 07, 2014

Phan Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 55 - 60

56

which consisted of four parts: Vocabulary,

Grammar, Reading comprehension and

speaking. The result of the test in the reading

comprehension section of the English test

wasnot satisfactory although they had good

marks in the other parts of the test. One of the

main reasons lies in the fact that the teachers

often simply give students a text and require

them to answer a series of comprehension

questions when they have finished reading the

test. The teachers do almost nothing to

provide them with the skills or strategies

needed to become efficient and independent

readers. This does not lead to effectiveness of

reading comprehension lessons.

Being an English teacher, the researcher has

always been aware of the importance of

developing reading abilities for students.

Within the scope of this study, the researcher

aims to conduct a study on typical problems

that are encountered by teachers and the

second year students of Thai Nguyen

University of Sciences in the process of

teaching and developing English reading

abilities of the students.

SUBJECT AND METHODOLOGY:

The research uses the descriptive corelational

method to establish relationship between the

competence of the students in terms of

reading comprehension, extensive reading,

intensive reading to their profile and teachers’

factors in terms of professional qualities,

English background knowledge. The

respondents of this study were 100 freshmen

English major students at the College of

Sciences during the second semester of the

academic year 2012-2013. The data gathered

were described statistically using percentage,

frequency, mean, standard deviation, Pearson

r, Chi-square test of correlation at a threshold

P-value of 0.05.

FINDINGS

The following are the findings of the study:

1. The profile of the respondents showed that

76.2 percent of non-English student -

respondents are female and 23.8 percent are

male; 40 out of 100 respondents who chose

newspaper as their reading interest; for novel,

science fiction, news story are 26,3%, 17.5%,

15%, 11.3%, 8.8% respectively, in which 32.5

percent like reading books and 33.8 percent

love reading love story; the number of

students having difficulty in vocabulary with

the highest frequency of 58; there are 29 have

problem in determining message of the

selection; or 23 for words and sentence

relationship; 20 have other reading diffictulties

like pronunciation and literal translation. The

lowest number of students 15 face the problem

of clarifying the purposes of reading.

2. The teachers' profile in terms of

professional qualities as to knowledge of the

subject matter, teaching methods and

techniques and English background

knowledge is "much" with a mean of 3.69,

3.47 and 3.51.

3. The level of the students' reading abilities as

to comprehension, extensive and intensive are

all "poor" with a mean of 6.0, 5.5 and 5.7.3.

4. Relationships

Table 1 indicates that significant correlation

exists between reading comprehension and

the ability of the teacher to set and explain

course objectives and expectations, focus on

meaning of words in the different contexts

with the obtained P-value of 0.040 and 0.016,

being less than the threshold level of

significance of 0.05. Thus, the foregoing null

hypothesis was rejected.

The study failed to show any significant

correlation between comprehensive reading

and the ability of the teacher to present the

subject matter accurately and systematically,

relate subject matter with other areas of

knowledge and community affairs, exhibit

thorough and broad knowledge of the subject

matter, read and understands the texts fluently

and explain the meaning of a text or a

sentence in the lessons understandably.

Page 58: Tập 121, số 07, 2014

Phan Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 55 - 60

57

Table 2 shows that there is significant

correlation between reading comprehension

and the ability of the teacher to adjust

teaching strategies according to students’

level of understanding; the obtained P-value

of 0.030, being less than the threshold P-value

of 0.05. Thus, the foregoing null hypothesis

was rejected.

The study failed to show any significant

correlation between comprehensive reading

and others.

Table 3 implies that significant correlation

exists between extensive reading and the

ability of the teacher to adjust teaching

strategies according to students’ level of

understanding; the obtained P-value of

0.002, being less than the threshold P-value

of 0.05. Thus, the foregoing null hypothesis

was rejected.

The study failed to show any significant

correlation between extensive reading and the

ability of the teacher to organize subject

matter according to the given learning

competencies and follow it systematically,

use appropriate strategies and approaches

depending on the lessons to be presented or

discussed and skills to be developed, give

comprehensive explanation and teaches in

an interesting way, accept students

comment for further analysis even the point

of views is different.

Table 4 says that significant relationship

exists between intensive reading and the

ability of the teacher to adjust teaching

strategies according to students’ level of

understanding; the obtained P-value of

0.004, being less than the threshold P-value

of 0.05. Thus, the foregoing null hypothesis

was rejected.

The study failed to show any significant

correlation between intensive reading and the

ability of the teacher to organize subject

matter according to the given learning

competencies and follow it systematically,

use appropriate strategies and approaches

depending on the lessons to be presented or

discussed and skills to be developed, give

comprehensive explanation and teaches in

an interesting way, accept students

comment for further analysis even the point

of views is different.

Table 1. Significance of Relationship between Reading Comprehension of the Students and

Professional Qualities of the Teachers with Respect to Knowledge of the Subject Matter

Variables tested for relationship r-value P-value Remarks

Reading Comprehension and Knowledge of the Subject

Matter

1. Presents the subject matter accurately and systematically.

0.448

0.449

NS

2. Relates subject matter with other areas of knowledge and

community affairs.

0.799

0.105

NS

3. Exhibits thorough and broad knowledge of the subject

matter (content, grammar, vocabulary).

0.832

0.081

NS

4. Sets and explains course objectives and expectations.

0.895

0.040

S

5. Reads and understands the texts fluently 0.672 0.214 NS

6. Explains the meaning of a text or a sentence in the lessons

understandably

0.761 0.135 NS

7. Focuses on meaning of words in the different contexts. 0.944 0.016 S

Legend: P-value > 0.05 - Not significant

P-value < 0.05 - Significant

Page 59: Tập 121, số 07, 2014

Phan Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 55 - 60

58

Table 2. Relationship between Reading Comprehension Abilities of the Students and Professional

Qualities of the Teachers with Respect to Teaching Methods and Techniques

Variables tested for relationship r-value P-value Remarks

Reading Comprehension and Teaching Methods and Techniques

1. Organizes subject matter according to the given learning

competencies and follow it systematically.

-0.102

0.870

NS

2. Adjusts teaching strategies according to students’ level of

understanding

0.913

0.030

S

3. Uses appropriate strategies and approaches depending on the lessons

to be presented or discussed and skills to be developed

0.847

0.070

NS

4. Gives comprehensive explanation and teaches in an interesting way. 0.180 0.772 NS

5. Accepts students comment for further analysis even the point of

views is different.

-0.221

0.721

NS

Legend: P-value > 0.05 - Not significant

P-value < 0.05 - Significant

Table 3. Relationship between Extensive Reading Abilities of the Students and Professional Qualities

of Teacher with Respect to Teaching Methods and Techniques

Variables tested for relationship r-value P-value Remarks

Extensive Reading and Teaching Methods and Techniques

1. Organizes subject matter according to the given learning

competencies and follow it systematically.

-0.269

0.662

NS

2. Adjusts teaching strategies according to students’ level of

understanding

0.984

0.002

S

3. Uses appropriate strategies and approaches depending on the

lessons to be presented or discussed and skills to be developed

0.728

0.163

NS

4. Gives comprehensive explanation and teaches in an interesting way. -0.206 0.739 NS

5. Accepts students comment for further analysis even when the

point of views is different.

-0.274

0.656

NS

Legend: P-value > 0.05 - Not significant

P-value < 0.05 - Significant

Table 4. Relationship between Intensive Reading Abilities of the Students and Professional Qualities

of Teacher with Respect to Teaching Methods and Techniques

Variables tested for relationship r-value P-value Remarks

Intensive reading and Teaching Methods and Techniques

1. Organizes subject matter according to the given learning

competencies and follow it systematically.

-0.223

0.718

NS

2. Adjusts teaching strategies according to students’ level of

understanding

0.979

0.004

S

3. Uses appropriate strategies and approaches depending on the

lessons to be presented or discussed and skills to be developed

0.775

0.123

NS

4. Gives comprehensive explanation and teaches in an interesting way. -0.094 0.881 NS

5. Accepts students comment for further analysis even when the

point of views is different.

-0.263 0.670 NS

Legend: P-value < 0.05 - Significant;

P-value > 0.05 - Not significant

Page 60: Tập 121, số 07, 2014

Phan Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 55 - 60

59

CONCLUSIONS

Based on the foregoing findings, the

following conclusions were drawn:

The findings show that significant correlation

exists between reading comprehension

abilities and the ability of the teacher to set and

explain course objectives and expectations,

focus on meaning of words in the different

contexts; but none with the others.

The findings gave the conclusion that there

were significant correlations between reading

comprehension abilities, extensive and

intensive and the ability of the teacher to

adjust teaching strategies according to

students’ level of understanding; but none

with the others.

There is no significant relationship between

reading comprehension, extensive and intensive

reading abilities of the students and English

background knowledge of the teacher.

There is no significant relationship exists in

extensive and intensive reading abilities of the

students and professional qualities of teacher

with respect to knowledge of the subject matter.

RECOMMENDATION

In the light of findings gathered in this

study, the researcher hereby recommends

the following:

Various measures and strategies may be

utilized to improve the reading abilities of the

students. And varied drills and activities may

be introduced to expose the students on the

different situations that will enhance their

reading abilities.

Teachers may continuously pay attention to

the layout, content, etc. in the book and the

feedback from the students. Adaptations and

adjustment may be considered and made to

have more appealing teaching materials.

Also, teachers may be very flexible in

working with materials and try to add more

“flavor” to the extra materials. That means the

reference materials should not be confined to

the international and authentic materials.

Sometimes, teachers can choose materials on

domestic but hot issue so that students can

have a sense of achievement with reading.

It is recommended that teachers may pay

attention on the needs of the students having

reading difficulties to find the exact ways

helping them improve their reading abilities.

And it is further recommended that teachers

may have regular reading inventory to know if

the students show some improvement or not.

REFERENCES 1. Christine Nuttalli (2000) Teaching Reading

Skills in a Foreign Language. Oxford:Macmillan

Heinemann ELT.

2. Cohen, A.D.(1998) Strategies in Learning and

Using a Second Language. London: Longman.

3. Grallet (1999) A practical guide to reading

comprehension exercises. Cambridge University

Press.

4. Karlin, A & Kartin, A.R. (1998) Teaching

Elementary Reading: Principles and strategies.

Harcourt Brace Jovanovich Publishers.

5. Mendoza, Rosa Cheng.(2002) Reading Skills on

Series. Fourth Edition Mission Commercial

Corporation, Quezon City.

6. Silberstein, S. (1998) Techniques and

Resources in Teaching Reading. Oxford

University Press.

7. Stanovich. (1999) “What principals need to

know about reading”. December.

8. Strang,R. (1999) "Reading today and

tomorrow". Open Milton Keynes.

9. Sheila B. Porto (2006). Determinants of

Reading Difficulties among First year High

School Students of Santa Maria, Languna.

10. Ziauddin Khan. “Teaching Reading Skills:

Problems and Suggestions”. August 2007.

Page 61: Tập 121, số 07, 2014

Phan Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 55 - 60

60

TÓM TẮT

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIẢNG DẠY

VÀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐỌC CHO SINH VIÊN NĂM THỨ HAI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Phan Thị Hòa*, Hoàng Thị Nhung

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

Đọc là nhu cầu tất yếu để có tri thức. Tuy nhiên, việc giảng dạy và phát triển khả năng đọc hiểu

cho sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích một số

khó khăn và tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về người dạy và người học với khả năng

đọc tài liệu tiếng Anh của sinh viên và từ đó đề xuất các giải pháp để dạy và học kỹ năng đọc đạt

hiệu quả cao. Đối tượng của nghiên cứu là 100 sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Thái

Nguyên của học kỳ II năm học 2012-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng đọc của sinh

viên có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực của giáo viên trong việc đặt ra cũng như giải thích mục

tiêu của khóa học, làm rõ nghĩa của từ trong những ngữ cảnh khác nhau cũng như khả năng điều

chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên sao cho phù hợp với trình độ của sinh viên.

Từ khóa: khó khăn, khả năng đọc, mối quan hệ chặt chẽ, sinh viên không chuyên ngành tiếng

Anh, Trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên

Ngày nhận bài:17/3/2014; Ngày phản biện:31/3/2014; Ngày duyệt đăng:25/6/2014

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 0986 249 269, Email: [email protected]

Page 62: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 61 - 64

61

PROPOSED SEVEN-STEP ACTION PLANS IN IMPLEMENTING PROBLEM-

BASED LEARNING PROJECTS FOR ENGLISH TEACHERS IN NFLP 2020

TRAINING PROGRAMS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY

Nguyen Thi Que*, Phung Thi Hai Van College of Sciences - TNU

SUMMARY

What kinds of research does Vietnam need to build in order to foster its English teachers’

proficiency competence and teaching capacity? This article introduces a new approach in teacher

action research, a key component of the NFL2020 Project vision. At Thai Nguyen University, this

approach is named Problem-based learning (PBL) projects which have been experimented with

initial success for the past two years. In this paper, we will briefly look at what PBL is, how a PBL

project is carried out and why it is important in English language learning and teaching. After that,

we will walk through the major steps to successfully implement a PBL project with proposed

seven-step action plans. Our purpose is to create capable and motivated life-long learners, so the

paper is for teachers at any level who want to learn how PBLP projects can improve their language

proficiency. It is also hoped to encourage teachers of English to implement the use of self-study

and cooperative learning strategies in PBLPs to solve problems in their classroom language

teaching.

Key words: Teacher action research, problem-based learning projects, seven-step action plans,

improving language proficiency, National Foreign Language Project 2020, Thai Nguyen

University

INTRODUCTION*

For years in Vietnam, the quality of English

teaching and learning at all levels of

education has become a question for debate

and teachers’ weaknesses in English

proficiency and teaching methodologies were

blamed for students’ failure to communicate

or use English in their study and work after 9

years at school and college [2].

The above challenge served as a driving force

to put forward Decision 1400 issued by

Vietnam Government in 2008, with the goal

of thoroughly renovating the tasks of teaching

and learning foreign languages within the

national educational system [5]. Two years

later, in 2010, The National Foreign

Language 2020 Project (NFLP2020) was set

up by Ministry of Education and Training of

Vietnam to implement this decision at

national level.

Under this project, Thai Nguyen University

(TNU) has been officially chosen as one of

* Tel: 0963 888288, Email: [email protected]

five regional foreign language centers of the

whole country to carry out NFLP2020 with a

specific focus of action research. In 2012, the

Center for Human Resource Development for

Foreign Language Studies (CFORD) was

founded to shoulder responsibilities given by

NFLP2020 at TNU. Since its establishment,

TNU English educators and foreign experts at

CFORD have tried hard to develop a training

program in which Problem-based Learning

Project (PBLP) was integrated as a

compulsory component. During two years of

training, more than 400 PLB projects have

been executed by over 1.500 primary,

secondary and high school English teachers of

8 Northern provinces of Vietnam and helped

those teachers solve their problems in English

language proficiency.

PROBLEM-BASED LEARNING

What

Problem based learning, also known as action

learning, is defined as “putting ourselves in

the driving seat of our learning” [1] or “a

dynamic approach to teaching in which

Page 63: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 61 - 64

62

students explore real-world problems and

challenges, simultaneously developing

language teaching and study skills while

working in small collaborative groups” [3].

Graph 1. Action learning [3].

PBL projects require students to take

responsibility for their learning by making

choices about their priorities and fulfill action

learning plans to achieve their goals in

learning. These projects are meant to be

structured experiments in practical study

strategies and collaborative learning. This is

an unfamiliar approach to many Vietnamese

ELT instructors and the whole class will

typically struggle at the beginning to grasp

the idea if they are not clearly instructed.

Why

Because problem based learning is filled with

active and engaged discoveries, it inspires

students to obtain a deeper knowledge of the

subjects they are studying. Research also

indicates that students are more likely to

retain the knowledge gained through this

approach far more readily than through

traditional teacher-centered learning. In

addition, students develop confidence and

self-direction as they move through both

team-based and independent work.

In the process of completing their projects,

students also hone their organizational and

research skills, develop better communication

with their peers, and often work within their

community while seeing the positive effect of

their work.

As students are evaluated on the basis of their

projects, rather than on the comparatively

narrow rubrics defined by exams, essays, and

written reports, assessment of project-based

work is often more meaningful to them. They

will quickly see how they progress and their

weaknesses are solved within certain periods

of time [3].

How

Graph 2. Action Research Steps [4]

As can be seen from graph 2, PBL projects

foster habits well-suited for lifelong learning

by requiring participants through the process

of selecting a specific issue related to

language skill development, planning detailed

action steps to follow through, implementing

the planned steps to address the problem or

concern, analyzing the results and finally

reflecting on the outcome.

The next part of the paper will discuss in

details of how a PLB project is carried out

with specific guidance for learners who want

to apply this approach in solving their

language difficulties.

PROPOSED SEVEN-STEP ACTION

PLANS in PBLPs.

To guarantee the success of a PBL project for

better improvement of learners’ English

capacity, we proposed that seven-step

action plans should be strictly followed as

described below:

Identify the problem

This is an essential step in the process of

doing a PBL project in which learners

identify real-life difficulties, analyze their

Page 64: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 61 - 64

63

language learning needs and weaknesses (or

those of their students) that limit the success

in using the English language.

Make a team

It is important to think carefully about a team

(ideally with no more than four people) since

each member will work extensively with this

group of people both face-to-face and online

between the beginning and the end of the

course. Most obviously, team members

should all be able to agree upon a project

focus that will help them build their language

skills in specific areas. Moreover, it will help

if participants are from the same school or

district so that they can easily meet with one

another outside of class time.

Question it

The next step would be finalizing the project

focus and plan by writing it in the form of a

question. A good question will be specific and

action oriented.

The work as a team is in fact a determined

effort to find an answer to the question

created. This question should simultaneously

describe the common problem that members

face as a team as well as the strategies that

they will use to find solutions.

Plan it

Planning your PBL projects refers to drawing

up a step-by-step picture about what a group

can do to actively answer their action learning

question. The plan should include specific

action steps that can be carried out over a four

to six week time period.

Do it

Once the plan is approved by the instructor,

team members should carry out the action

steps as outlined in their plan. The majority

of class-time during PBLP tutorials will be set

aside for each team to work together on the

project. It is noted that each group is required

to bring one laptop computer and one USB

3G modem for internet access to tutorial

meetings. It is also the learners’

responsibility to bring any other resources

needed to complete their project.

Discuss it

Every week PBLP tutorial sessions will also

include time for participants and their team to

discuss the effectiveness of what they are

doing to answer their action learning question.

The instructor will serve as a consultant and

coach during this time to ensure that students’

work is focused and effective.

During team discussions, group members will

analyze what is helpful about what they have

been doing and what has been less helpful

than expected. As a result, they may decide

to make some changes to their original plan if

they think that doing something different would

help them reach their project goal more quickly.

Share it

The goal, again, is to find answers to the

original question by means of members’

effort and experience. The final report is an

essential part of that process. It is an

opportunity for learners and their team to

summarize what they have learned from these

projects. An excellent report will also provide

invaluable advice and resources to colleagues

who face problems similar to their own. The

final report is therefore also a cooperative

effort among team members.

CONCLUSION

It is obvious that a key priority with the

NFLP2020 is renovating the way languages

are taught and learned in Vietnam.

Renovation requires rethinking about old

assumptions and discovering new ways of

doing things. PBL projects are one way to

accomplish this renewal of learning and have

been proved to be of great help to teachers of

English in improving their language

proficiency at TNU. It is expected that these

teachers will continue applying PLBPs to

solve problems in their classroom teaching

when coming back to their schools with the

ambition of building a community of practice

in the whole country to better implement

NFLP2020.

Page 65: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 61 - 64

64

REFERENCES 1. Gawith, G. (1995). Action learning: student

guide to research and information skills.

Auckland: Longman Paul.

2. Nguyen Ngoc Hung (2010). “Innovation in

English Language Education in Vietnam:

Challenges, Opportunities and Solutions.

International Conference in TESOL, Hue.

3. William C. Frence et al. (2013). Problem-based

learning project workbook. TNU

4.http://actionresearch.pbworks.com/w/page/1353

001/FrontPage (retrieved 20/02/2014)

5. http://tuoitrenews.vn/education/8231/english-

teaching-in-vietnam-teacher-reeducation (retrieved

15/02/2014)

TÓM TẮT

ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GỒM BẢY BƯỚC NHẰM THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN HỌC TẬP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CỦA ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ

QUỐC GIA 2020 TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Quế*, Phùng Thị Hải Vân Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

Việt Nam cần những loại hình nghiên cứu nào để phát triển năng lực ngoại ngữ và phương pháp

giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh? Bài báo này sẽ giới thiệu một cách tiếp cận mới với nghiên

cứu hành động dành cho giáo viên – một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án Ngoại ngữ

quốc gia (ĐANNQG) 2020. Trong hai năm qua, tại Đại học Thái Nguyên, các đề án nghiên cứu

hành động đã được thử nghiệm với những thành công ban đầu cùng với tên gọi: Đề án học tập dựa

trên vấn đề. Bài viết sẽ giới thiệu ngắn gọn thế nào là học tập dựa trên vấn đề, cách thức thực hiện

và lợi ích của các đề án này đối với việc dạy và học ngoại ngữ. Sau đó, chúng tôi đưa ra đề xuất

gồm bảy bước cụ thể để thực hiện một dự án nghiên cứu hành động thành công. Với mục đích

hướng tới việc tạo ra những người học có khả năng học tập suốt đời và có quyết tâm cao, bài viết

này phù hợp với giáo viên tiếng Anh ở mọi trình độ mong muốn tìm hiểu xem các dự án nghiên

cứu hành động có thể giúp họ cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình bằng cách nào. Hy vọng rằng,

các chiến lược tự học và học cộng tác theo nhóm đề án trong mô hình này sẽ được các giáo viên

tiếng Anh các cấp tiếp tục áp dụng và nhân rộng để giải quyết các vấn đề liên quan đến phương

pháp giảng dạy của mình ở cơ sở đào tạo.

Từ khoá: Nghiên cứu hành động cho giáo viên, đề án học tập dựa trên vấn đề, kế hoạch hành động

bảy bước, cải thiện năng lực ngoại ngữ, Đề án Ngoại ngữ Quốc Gia 2020, Đại học Thái Nguyên

Ngày nhận bài:28/2/2014; Ngày phản biện:03/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 0963 888288, Email: [email protected]

Page 66: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

65

LỜI RÀO ĐÓN NHƯ PHƯƠNG TIỆN “ĐỀN BÙ”

CÁC VI PHẠM NGUYÊN TẮC LỊCH SỰ

(DỰA TRÊN DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)

Ngô Hữu Hoàng* Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

TÓM TẮT

Lời rào đón (hedges) như đã biết, thường được sử dụng trong giao tiếp để đền bù những vi phạm

về nguyên tắc lịch sự mà người nói, dù ý thức hay vô thức, có thể nghĩ rằng mình đang gây ra. Bài

viết, dựa trên diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt, điểm qua một số các vấn đề của lời rào đón dựa

trên cơ sở chức năng (1) đền bù sự vi phạm “Ba chiến lược lịch sự” của Lakoff; (2) ngăn chặn

“Hành vi đe doạ thể diện” của Goffman, Brown & Levinson và (3) đền bù sự vi phạm “Phương

châm hội thoại” của Grice.

Từ khóa: lời rào đón, nguyên tắc lịch sự, Goffman, Brown & Levison, Grice

DẪN NHẬP*

Khi phát ngôn, thông thường người nói đều

“linh cảm” lời nói của mình có khả năng gây

tổn hại đến sự tế nhị, phép xã giao trong giao

tiếp mà các nhà nghiên cứu ngữ dụng học gọi

là sự vi phạm “nguyên tắc lịch sự” (violation

of politeness principle). Trong đa số các

trường hợp, dù vô thức hay có ý thức, người

nói đều cố “đền bù” sự vi phạm cho phát

ngôn của mình bằng những cách nói sao cho

sự tổn hại giao tiếp xuống đến mức tối đa.

Yule gọi phương tiện đền bù ngôn ngữ này là

“hedges”, được tạm dịch trong tiếng Việt là

“lời rào đón” (LRĐ) và phát biểu:

Có một vài cách diễn đạt mà người nói sử

dụng để báo hiệu rằng họ đang có nguy cơ vi

phạm nguyên tắc lịch sự. Những cách nói này

được gọi là lời rào đón (1998: 38).

Bài viết này điểm qua một vài khía cạnh của

LRĐ dùng để (1) đền bù sự vi phạm “Ba

chiến lược lịch sự” của Lakoff, (2) ngăn chặn

“Hành vi đe doạ thể diện” của Brown và

Levinson, và (3) đền bù sự vi phạm “Phương

châm hội thoại” của Grice.

PHÁT TRIỂN

Lý thuyết về lịch sự (politeness)

Thuật ngữ “phép lịch sự” của tiếng Việt và

“Politeness” của tiếng Anh chỉ ra một phạm

* Tel: 01647 087320

trù lớn trong giao tiếp học, ngữ dụng học

cũng như các ngành văn hoá, xã hội học khác.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lịch sự.

Theo Robin Lakoff, đó là:

Một hệ thống quan hệ liên nhân được thiết

lập nhằm thúc đẩy giao tiếp thành công bằng

cách giảm đến mức tối ta những tiềm năng

xung đột và đối đầu vốn có trong giao tiếp

của con người. (1990: 38)

Richard dựa trên cơ sở ngôn ngữ để định

nghĩa lịch sự là:

Cách thức mà ngôn ngữ phản ánh khoảng

cách xã hội giữa các thành viên giao tiếp và

phản ánh các mối quan hệ của các vai giao

tiếp khác nhau (1999: 281).

Yule (1997) cho rằng lịch sự (thường là thông

qua ngôn ngữ) có mối quan hệ chặt chẽ đến

khoảng cách xã hội hoặc sự thân mật

(informality), trang trọng (formality). Tóm

lại, theo chúng tôi, lịch sự là quy củ của giao

tiếp trong một nền văn hoá nào đó, được thực

hiện thông qua các phương tiện khác nhau,

đặc biệt là phương tiện ngôn ngữ, nó duy trì

và làm cho tất cả mọi quan hệ giao tiếp của

con người trong nền văn hoá ấy tồn tại và trở

nên tốt hơn.

Những cách tiếp cận lịch sự trong ngôn

ngữ của một số tác giả

Robin Lakoff đề xuất ba phương châm về lịch

sự là:

Page 67: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

66

- Không áp đặt (Don’t impose): Người nói

không áp đặt chủ kiến của mình lên người nghe.

- Đề xuất lựa chọn (Give options): Người nói

trao cho người nghe quyền lựa chọn, hoặc cho

phép người nghe quyết định sự lựa chọn..

- Làm người nghe hài lòng (Make H feel

good): Người nói làm người nghe cảm thấy

thoải mái để tiếp thu thông tin.

Goffman (1981), Brown và Levinson (1997)

tiếp cận lý thuyết lịch sự bằng khái niệm “thể

diện” (Face). Theo Goffman (1981), thể diện

là sự thể hiện giá trị xã hội của chính bản

thân, là chính hình ảnh “cái tôi” (self-image)

mà con người cần có và cần được gìn giữ một

cách có hiệu quả trong tương tác xã hội. Các

tác giả đề nghị phân chia thể diện ra làm hai

loại chính:

- Thể diện âm tính (negative face): Không

thích người khác áp đặt cho mình, định hướng

tự do cá nhân, mong không gặp trở ngại từ

phía người khác.

- Thể diện dương tính (positive face): Mong có

được sự tán đồng, yêu thích từ phía người khác

trong cộng đồng, định hướng sự đoàn kết.1

Hai loại thể diện này đòi hỏi người nói phải

có những ứng xử sao cho người nghe cảm

thấy thoả mãn về các nguyên tắc của chúng.

Nếu người nói làm được, tức là họ đã đáp ứng

được những nhu cầu thể diện (face wants) và

hành vi giao tiếp của họ được gọi là hành vi

gìn giữ thể diện (Face Saving Act - FSA). Khi

người nói làm ngược lại FSA tức là họ đã

khiến người nghe khó chịu, dễ tạo ra khả

năng xung đột giao tiếp, thì đó là hành vi đe

doạ thể diện (Face Threatening Act - FTA).

Grice (1975: 158) giới thiệu khái niệm về

nguyên tắc chung trong hội thoại mà tác giả

1 “negative” và “positive” là hai thuật ngữ

được dùng để chỉ ra hai khuynh hướng lịch sự

có đặc tính đối kháng nhau như hai cực của

dòng điện. Từ đó, “negative” vì thế không có

nghĩa là “bad” (tiêu cực),và từ “positive”

không có nghĩa là “good” (tích cực) (Yule,

1997: 61-62).

gọi là “nguyên lý cộng tác” (cooperative

principle) trong đó gồm có một số các

phương châm. Theo Grice, các phương châm

này tuy không được nói ra, nhưng thông

thường, người tham gia giao tiếp phải ngầm

tuân thủ. Tác giả cũng cho là các phương

châm được đưa ra chỉ là những phương châm

nổi bật trong khái niệm “cộng tác hội thoại”,

đó là phương châm Lương (quanlity): Phần

đóng góp của người nói có chứa lượng thông

tin đúng như nó được đòi hỏi; Chất (quality):

Phần đóng góp của người nói luôn là chân

thật; Quan hệ (relevance): Phần đóng góp của

người nói có liên quan đến chủ đề đang được

nói. Cách thức (manner): Phần đóng góp của

người nói nên mạch lạc, không mơ hồ.

Có một số ý kiến tranh cãi về vấn đề “phương

châm hội thoại” của Grice và không chia sẻ

các phương châm này vì suy cho cùng thì

giao tiếp của con người, theo đúng với

phương châm hội thoại như thế là máy móc

và không thể tránh khỏi hiện tượng “vi phạm”

liên tục. Tuy nhiên cũng chính vì không thể

tránh khỏi vi phạm mà người nói, như đã nói

trên, dù ý thức hay không ý thức, bằng cách

nào đó, cố tìm cách đền bù cho sự vi phạm này.

Sự chọn lựa phổ biến nhất mà chúng ta có thể

thấy là cách nói rào đón cho những gì mà người

nói muốn hướng tới trong phát ngôn.

Thật vậy, trong giao tiếp, người nói có vẻ như

“nhận biết” được mình đang có khả năng vi

phạm một hoặc một vài phương châm lịch sự

nào đó. Ví dụ như, có thể họ đang vi phạm về

phương châm “chất” (họ e ngại rằng họ đang

bị đánh giá là quá quyết đoán) hoặc “quan hệ”

hoặc “lượng” (họ e ngại rằng họ đang nói dài

quá), về quan hệ (họ e ngại rằng họ đang nói

lạc chủ đề), hoặc về cách thức (họ e ngại rằng

họ đang nói thiếu mạch lạc, thiếu bố cục rõ

ràng), v.v... Đứng về phương châm của

Lakoff, người nói có cảm giác rằng câu nói

của mình vi phạm phương châm 1 (không áp

đặt) tiến đến sự phá vỡ phương châm 2 (đề

xuất lựa chọn) và phương châm 3 (làm người

nghe hài lòng). Trong khái niệm FTA của

Page 68: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

67

Goffman, cũng như Brown và Levinson,

người nói có khuynh hướng nhận thức được

hành vi giao tiếp của mình có khả năng tạo

xung đột bằng những phát ngôn đe doạ “cái

tôi” của người nghe, làm người nghe cảm

thấy e dè, ngượng nghịu, thất vọng, thậm chí

bực tức,...

Lời rào đón là gì?

Quay lại với định nghĩa của Yule đã được đưa

ra bên trên, có thể thấy LRĐ là một dấu hiệu

(marker) trong diễn ngôn với mục đích làm

giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của phát ngôn, khiến

phát ngôn nghe ít bị áp đặt, võ đoán hơn.

Trong mối liên hệ với lịch sự, khi LRĐ hướng

đến những mục đích giảm nhẹ phát ngôn thì

cũng đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến việc

đảm bảo các nguyên tắc lịch sự. Đó là đền bù

nguy cơ phá vỡ những nguyên tắc mà tự thân

phát ngôn luôn có tiềm năng tạo ra. Hình thức

của LRĐ có thể là một âm thanh e hèm:

- Uhm/Ehm, this dress doesn’t suit you. (Cái

váy này không hợp với em đâu.)

(Những âm thanh được dùng như LRĐ

thường bị kéo dài.)

hay một từ đơn:

- Well/Honestly, this dress doesn’t suit you.

hay một quán ngữ:

- To be honest, this dress doesn’t suit you.

hay một mệnh đề:

- If I may say so, this dress doesn’t suit you.

thậm chí là một sự gắn kết nhiều loại rào đón

cùng một lúc với nhau

- Uh, well, to be honest, this dress doesn’t suit

you, if I may say so.

Xưa nay, văn hoá của người Việt vốn chuộng

lối nói năng tế nhị, ý tứ, thiên về duy tình hơn

duy lý (“một bồ cái lý không bằng một tí cái

tình”) và coi trọng sự cân bằng các mối quan

hệ. Nét văn hoá ấy thường làm cho người

Việt có thói quen “rào trước đón sau” trong

khi giao tiếp. Vì thế những phát ngôn kiểu

tiếng Anh như trên cũng rất phổ biến, thậm

chí còn có mầu sắc phức tạp hơn:

- Ừm, cái váy này xem ra không hợp với chị

nhỉ, em thấy thế, không biết có đúng không,....

LRĐ từ đó là một công cụ hữu hiệu để ngăn

chặn những tiềm năng xung đột giao tiếp mà

hầu như trong một phát ngôn nào dù trong

hoàn cảnh nào cũng có thể xảy ra.

LRĐ như những phương tiện đền bù

“hành vi đe doạ thể diện”

LRĐ đền bù cho hành vi vi phạm 3 chiến lược

lịch sự của Lakoff

Với Lakoff, một trong những điều quan trọng

đầu tiên và quan trọng nhất để tránh tình trạng

sốc giao tiếp là cách nói rào đón làm sao cho

người nghe không có cảm giác bị áp đặt. Ví

dụ trong một lời khuyên, lời kiến nghị, lời

mời, người Anh có khuynh hướng sử dụng

cấu trúc rào đón “If I were you”, “If you

like”, “How/What about...?” để ngầm ý “trao

quyền” quyết định cho người nghe. Với

những cấu trúc như thế, người nghe chắc hẳn

thấy thoải mái dễ chịu hơn để thực hiện ý

định của người nói so với một cách nói ngắn

gọn, cộc lốc thiếu hiệu quả giao tiếp. Xét mẩu

đối thoại sau đây, chúng ta sẽ thấy hai người

tham gia giao tiếp đều có ý thức đền bù

những gì mà họ cho rằng có thể bị vi phạm:

A: If you don’t mind, could you put on the

fan, please?

(Nếu không thấy phiền gì thì xin anh bật quạt

giúp được không?)

B: Sure, and how about opening the window?

(Được chứ, thế thì cửa thế nào, anh có muốn

mở không?)

(A) đã tránh áp đặt bằng mẫu LRĐ “If you

don’t mind” làm cho (B) có cảm giác có

quyền không bật quạt nếu (B) thấy phiền. Đến

lượt (B) thì “giao phó” sự lựa chọn đề nghị

“mở cửa sổ” cho (A) suy xét.

Những cách mà người Việt thường lựa chọn

trong đền bù sự vi phạm nguyên tắc lịch sự

trong tiếng Việt là “Hình như ...”, “Có lẽ

...”, “Dường như...”, “Hay là...”, “Nên

chăng...”, “Nghe nói ...”. Ví dụ, khi thủ

Page 69: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

68

trưởng một đơn vị tuyên bố bắt đầu buổi

họp cơ quan bằng câu:

Có khi ta bắt đầu làm việc nhé.

thì LRĐ “có khi” giúp người nói mềm hoá

trong hiệu lệnh, làm người nghe bắt đầu với

tâm lý thoải mái hơn. Những dấu hiệu dụng

học (pragmatic marker) như thế luôn là một

khía cạnh thú vị trong nghiên cứu văn hoá và

dịch thuật qua lại giữa hai thứ tiếng.

LRĐ đền bù cho hành vi tạo FTA của Brown

và Levison

Để xem xét việc sử dụng các LRĐ giúp

đương đầu với khả năng xảy ra FTA, thử

phân tích sơ đồ của Brown và Levinson

(1997) với năm cách “mượn một chiếc bút”

sau đây. Trước tiên chúng ta có lược đồ lịch

sự dương tính và âm tính do Brown và

Levinson đề xuất như đã thể hiện bên dưới.

Cách thứ nhất là sử dụng trực tiếp lời thỉnh

cầu mà không cần đến LRĐ. Hành vi thỉnh

cầu này tiềm ẩn “đe doạ thể diện” rất cao vì

thiếu phương tiện rào đón tạo nên biểu thức

thỉnh cầu lịch sự:

Give me your pen.

(Cho tớ mượn chiếc bút của cậu đi.)

Cách thứ hai là dùng yếu tố đền bù lịch sự

dương tính, làm cho hành động bớt nguy cơ

FTA hơn bằng cách dùng các LRĐ báo hiệu

sự “tỏ ra lạc quan”, “tin tưởng” rằng người

nghe sẽ cho mình mượn. Ví dụ:

I think you could lend me your pen.

(Tớ nghĩ cậu có thể cho tớ mượn cây bút

của cậu.)

Cách thứ ba, dùng yếu tố đền bù lịch sự âm tính

bằng cấu trúc phủ định, để chứng tỏ không

muốn can thiệp vào quyền tự do hành động và

quyền “không bị áp đặt” của người nghe:

I don’t suppose you could lend me your pen.

(Tớ không nghĩ cậu có thể cho tớ mượn cây

bút của cậu.)

Cách rào đón “tớ không nghĩ là” khá xa lạ với

tiếng Việt vì nó thuộc về chiến lược tiêu biểu

của lịch sự âm tính “tỏ ra bi quan” của người

Anh, chứng tỏ sự sẵn sàng chấp nhận lời từ

chối của phía người nghe thay vì “Tôi nghĩ

là” trong LRĐ thuộc lịch sự dương tính, chỉ

ra sự lạc quan tin tưởng rằng sẽ được chấp

nhận lời thỉnh cầu. Tuy nhiên khi người nói tỏ

ra quá chắc chắn rằng về sự đồng ý của người

nghe thì cũng có nghĩa là họ đã áp đặt lên

người nghe ý đồ của họ mà trường phái lịch

sự âm tính thường coi là một hành vi FTA.

1. Không có hành động đền bù, thẳng thừng (without

redressive action)

2. Lịch sự dương tính

(Positive Politeness)

Công khai

(on record)

Có hành động đền bù

(With redressive actions)

Gây ra FTA

(Do the FTA)

3. Lịch sự âm tính

(Negative Popliteness) 4. Không công khai

(off record)

5. Không gây ra FTA

(Do not do the FTA)

Page 70: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

69

Cách thứ tư là không công khai hỏi mượn, chỉ

gián tiếp chỉ ra rằng mình không có bút:

I left my pen at home.

(Tớ đã để quên cây bút ở nhà rồi.)

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của chúng tôi, đây

cũng là một lới “ướm”2 trước khi người nói

đặt vấn đề “mượn” cây bút. Người nói có thể

phát triển thêm như sau:

Tớ để quên cây bút ở nhà rồi. Chà, chà, biết

làm sao đây nhỉ?

Thế rồi quan sát thái độ của người nghe,

người nói có thể đi vào cầu đề nghị:

Cậu có thể cho tớ mượn cây bút của cậu

được không?

Cách thứ năm đơn giản là ta không làm/ nói

điều gì có thể “đe dọa thể diện”.

Ví dụ, người nói chỉ giả vờ lục tìm trong túi

sách của mình. Tuy nhiên cách cuối cùng này

thuộc chiến lược phi ngôn từ, có thể làm cho

người nghe không hiểu ý, và như vậy, ý đồ

giao tiếp của người nói có khả năng không

thành công.

Chiến lược “đền bù” các vi phạm phương

châm hội thoại của Grice

- Về chất:

Một số lượng lớn LRĐ được sử dụng để đền

bù về chất khi mà người nói “tự nhận thấy”

hay cố tình tự cho là những điều mình đang

nói ra là có thể không hoàn toàn xác đáng.

Chúng được coi là có tác dụng hạn định giá

trị chân thực của điều nói ra vào trong phạm

vi ý kiến của chính người nói: “Theo chỗ tôi

biết ...”, “Nếu tôi không nhầm ...”, “Theo tôi

...”, “Tôi cho rằng ...”, “Tôi không chắc lắm

nhưng ...”, “Riêng tôi thì ...”, “(Theo) tôi

nghĩ ...”, “Nghe nói ...”, “Nghe họ bảo ...”,

2 Diệp Quang Ban (2010:215) phân biệt lới nói

“ướm” (pre-senquences) với LRĐ nhưng theo

chúng tôi, những lời nói có chức năng như thế

đều phục vụ cho sự “rào trước đón sau” của

người giao tiếp và có thể đều được xếp vào

cùng một phạm trù “che chắn” cho thông tin

diễn ngôn.

“Nghe đồn ...”, “Hình như có thông tin ...”

v.v... Trong tiếng Anh, có các LRĐ khá trang

trọng loại này như “As far as I know ...”, “I

may be mistaken but ...”, “It is a rumor that

...”, “People say that ...”, “I think ...”, “I

suppose ...”. Ví dụ phát ngôn sau đây:

They told me that Boss is about to retire.

(Thấy chúng nó bảo sếp sắp hết tuổi rồi.)

Người nói có thể chắc chắn hoặc không chắc

thông tin mà họ đưa ra nhưng rõ ràng là sẽ có

chiến lược giao tiếp hơn so với một phát ngôn

không có “che chắn” sau đây:

Boss is about to retire.

(Sếp sắp hết tuổi rồi.)

Bởi lẽ, sự cam kết về chất lượng thông tin của

phát ngôn trên quá tuyệt đối khiến người nói

thấy có tiềm năng giao tiếp bất lợi, vì thế, họ

vừa phải chuyển “trách nhiệm” thông báo

thông tin cho một chủ thể mơ hồ “chúng

nó/họ” vừa để chứng minh là mình có ý thức

đang đền bù sự vi phạm phương châm hội

thoại với cách thức “vờ” như là tin chưa được

xác tín, chỉ là “Người ta nói vậy thôi. Tôi

không nói”.

- Về lượng:

Những LRĐ cũng có thể được dùng để chỉ ra

rằng người nói có ý thức về phương châm chỉ

lượng, “phòng thủ” sự thừa thãi về thông tin

mình đưa ra nên những lời mở đầu phát ngôn

sau đây được tạo ra trong quá trình người nói

đề cập đến kì nghỉ gần đây của mình:

As you probably know, I am terrified of dogs.

(Chắc là anh biết, tôi rất sợ chó.)

I want to cut a long story short but if say for

short you may not understand what was

happening to me that time

(Tôi muốn rút ngắn câu chuyện nhưng nếu tôi

kể tóm tắt thì tôi lại sợ anh không hiểu được

những gì đang xảy ra với tôi lúc ấy.)

Trong cả hai ngôn ngữ, các cách nói kiểu này

rất phong phú thường xuất hiện thông qua

những mẫu gần như được làm sẵn (ready-

made) như “As (far as) you know, in short, I

Page 71: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

70

don’ want to kill your time, ... (Như anh đã

biết, Tôi không muốn giết thời gian của anh,

Nói ra hơi dài dòng một chút nhưng, Đại

loại/Đại khái là, Nói tóm lại, Nói chung, Nói

vắn tắt là, Nói nôm na là ...). Người nói tỏ ra

cố gắng “rút ngắn” cho thông tin vừa đủ

nhưng thực tế những cách rào đón như thế đôi

khi không phản ảnh thực tế ý đồ thực sự

muốn tuân thủ phương châm dựa trên những

gì họ phát ngôn tiếp theo sau đó.

- Về quan hệ:

Khi người nói có ý thức về việc không đảm

bảo được yêu cầu của “phương châm quan

hệ”, nghĩa là nói những điều không nên,

không đáng được nói ra hoặc lạc đề, họ càng

có những hành vi che chắn bằng ngôn từ để

chứng tỏ cho người nghe biết là những gì họ

sắp nói ra không liên quan nhiều đối với chủ

đề giao tiếp hoặc bị nhạy cảm nhưng cũng

“không thể không nói”. Thực tế, đây cũng là

một chiến lược tránh cho người nghe cảm

giác đột ngột nhằm chỉ ra rằng người nói có

“tự giác” về nguy cơ của chủ đề đang bị đi

lệch hoặc không phù hợp:

Not to change the subject, but why don’t you

tell her about that?

(Xin hỏi ra ngoài lề một chút, sao anh không

nói với cô ấy về việc đó?)

Người Việt thường dùng những quán ngữ như

LRĐ như “Nói khí không phải ...”, “Nói khí

vô phép ...”, “Nói bỏ ngoài tai ...”, “Nói trộm

bóng ...”, “Nói của đáng tội ...”, “Nói anh bỏ

quá cho ...”, “Không biết có nên nói không

...”, “Tiện đây ...”, “À nhân tiện ...” v.v... để

“tự công nhận” mình đang vi phạm phương

châm hội thoại và dùng chúng như là những

phương tiện đền bù.

- Về cách thức:

Việc nhận thức được các mong muốn của

người nghe về cách thức nói năng của người

nói khiến người nói có khuynh hướng dùng

rào đón để đền bù, ngăn chặn hiện tượng

người nói cho là có khả năng vi phạm

“phương châm rõ ràng”. Trong tiếng Anh là

“I’m not sure but ...” (“Tôi không chắc lắm

nhưng ...”), “That may be a bit confused but

...” (“Nếu không có gì nhầm lẫn ...”), “I’m not

sure if what I’m talking about is clear to you

but ...” (“Không biết tôi những gì tôi nói có

rõ nghĩa không, ...”). Ví dụ:

This may be a bit confused, but I was asleep.

(Nếu tôi nhớ không nhầm thì lúc đó tôi

đang ngủ.)

Về sự đền bù cho nguyên tắc này, tiếng Việt

đó là những quán ngữ như “Nếu tôi nhớ

không nhầm thì ...”, “Hình như là ...”, “Có

thể là ...”.

THAY LỜI KẾT

Tất nhiên LRĐ còn có thể có nhiều chức năng

hơn nữa và tồn tại dưới nhiều hình thức ngôn

ngữ và văn phong khác nhau. Trong giới hạn

của một bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu LRĐ

phổ biến trong giao tiếp bằng tiếng Anh và

tiếng Việt. Những phân tích, bình luận cũng

chỉ giới hạn với những nguyên tắc lịch sự

được đề ra bởi một số tác giả nổi tiếng trong

nghiên cứu ngữ dụng học. Đây là vấn đề

ngôn ngữ và văn hoá phản ánh được năng

lực giao tiếp của người nói/viết vì vậy cũng

là vấn đề cần được quan tâm trong học tiếng

và dịch thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, (2010), Từ điển thuật ngữ

ngôn ngữ học (Sơ thảo), Nxb Giáo Dục Việt

Nam, Hà Nội.

2. Brown, P. & Levison, S., (1997). Politeness -

Some Universals in Language Usage Phenomena,

CUP.

3. Grice, H.P., (1969). Utterer’s Meaning and

Intention, Philosophical Review No. 78 (147-177),

4. Goffman, E., (1981). Forms of Talk, University

of Philadelphia Press, Philadelphia PA.

5. Lakoff, R., (1990). Talking Power-The Politics

of Language, Basic Books.

6. Richards, J.C & Platt, J., (1999). Dictionary of

Language Teaching & Applied Liguistics,

Longman.

7. Yule, G., (1997). Pragmatics, OUP.

Page 72: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

71

SUMMARY

HEDGES AS A “COMPENSATION” MEAN

OF THE VIOLATIONS OF POLITENESS PRINCIPLES

(BASED ON ENGLISH AND VIETNAMESE PRAGMATIC)

Ngo Huu Hoang* University of Languages and International Studies - VNU

As they are known, hedges are used to compensate the “violations” of politeness principles which

the speaker may think, consciously or unconsciously, that he or she is causing while s/he is

uttering. The paper, in that observation, discusses some issues of hedges in terms of some

functions of (1) compensations for violations of “three politeness policies” by Lakoff, (2)

prevention of the “face threatening act” by Brown and Levinson, and (3) compensations of the

cooperative principle by Grice illustrated by English and Vietnamese.

Keywords: hedges, politeness principles, Lakoff, Brown and Levison, Grice

Ngày nhận bài:31/1/2014; Ngày phản biện:12/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thành Long – Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN

* Tel: 01647 087320

Page 73: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

72

Page 74: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Huyền Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 73 - 78

73

NHÂN LỰC TÁC NGHIỆP TẠI CÁC KHÁCH SẠN BA SAO TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngô Thị Huyền Trang*, Trân Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tại các khách sạn ba sao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho

thấy, nhân lực tác nghiệp đóng góp một vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của

các khách sạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đào tạo nguồn nhân lực tác nghiệp tại các khách

sạn ba sao vẫn còn nhiều khó khăn, chi phí đào tạo vẫn còn hạn chế… Thông qua kết quả nghiên

cứu để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tác nghiệp của các

khách sạn, đặc biệt là các khách sạn ba sao, nơi mang lại nguồn doanh thu lớn cho hoạt động kinh

doanh khách sạn của tỉnh Thái Nguyên.

Từ khóa: Nhân lực tác nghiệp, khách sạn ba sao, tỉnh Thái Nguyên, thực trạng giải pháp

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thế giới đang từng bước đi vào nền kinh tế tri

thức, chuyển từ việc lấy khoa học kỹ thuật

làm trung tâm sang lấy con người làm trung

tâm. Yếu tố con người đã và đang trở thành

tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia nói

chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Các khách sạn ba sao là một hệ thống có vai

trò to lớn trong sự phát triển của lĩnh vực kinh

doanh khách sạn ở Thái Nguyên. Cùng với sự

phát triển không ngừng của nền kinh tế, cũng

giống như sự cạnh tranh khốc liệt của các

công ty, các khách sạn ba sao trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên được coi là điểm nhấn quan

trọng trong sự phát triển đó. Các khách sạn ba

sao hoạt động khá ổn định, khởi sắc, tự khẳng

định mình trên thị trường do ngoài việc tìm

nguồn khách hàng còn tăng cường việc củng

cố chất lượng sản phẩm và chú trọng đến chất

lượng nguồn nhân lực của khách sạn.

Nhân lực nói chung và nhân lực tác nghiệp

nói riêng là yếu tố then chốt đối với sự phát

triển của mỗi khách sạn, đặc biệt là hệ thống

các khách sạn ba sao, là nơi cung ứng các

dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của các đối

tượng khách khác nhau. Thực trạng nghiên

cứu tại các khách sạn ba sao trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên cho thấy, hiệu quả sử dụng lao

* Tel: 0973 101496, Email: [email protected]

động tác nghiệp của các khách sạn ba sao còn

gặp rất nhiều khó khăn. Nghiên cứu khảo sát

cũng chỉ ra nguyên nhân do chất lượng đào

tạo nhân lực tác nghiệp chưa được chú trọng,

các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

như: mục tiêu đào tạo, nội dung và chương

trình đào tạo còn chưa sát với thực tế, phương

pháp đào tạo còn nặng về lý thuyết, thụ

động… Từ những nguyên nhân trên để đưa ra

được các giải pháp nâng cao hiệu quả của

nguồn nhân lực tác nghiệp.

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TÁC NGHIỆP

CỦA CÁC KHÁCH SẠN BA SAO TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Trong quá trình kinh doanh của mình đội ngũ

lao động tác nghiệp của các khách sạn ba sao

đã đóng góp rất nhiều thành quả giúp cho các

khách sạn có được kết quả kinh doanh tốt.

Tuy nhiên, trong một xã hội luôn biến động

như hiện nay thì việc cải tiến và nâng cao chất

lượng đào tạo lao động tác nghiệp luôn là vấn

đề cần sự quan tâm của toàn thể nhà lãnh đạo

trong các khách sạn.

Quá trình điều tra và phỏng vấn trực tiếp tại

các khách sạn ba sao đối với 3 đối tượng

trong khách sạn là nhà quản trị, nhân viên tác

nghiệp và khách hàng thì tình hình nhân lực

tác nghiệp của các khách sạn ba sao được thể

hiện như sau:

Page 75: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Huyền Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 73 - 78

74

- Về phía nhà quản trị: Là những người lãnh

đạo trong khách sạn, nhà quản trị đề ra những

kế hoạch về nhân sự cho khách sạn trong

ngắn hạn và dài hạn, do đó nhà quản trị đã

nhận thức được tầm quan trọng của công tác

đào tạo nhân lực tác nghiệp trong khách sạn,

từ việc xác định đối tượng đào tạo, căn cứ để

xác định đối tượng đào tạo, đưa ra các nội

dung cần thiết trong chương trình đào tạo, lựa

chọn các phương pháp đào tạo... Tuy nhiên,

các hoạt động này chưa được thực hiện rõ

ràng, chiếu lệ nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn

chế cần giải quyết để có thể nâng cao chất

lượng đào tạo nhân lực tác nghiệp. Đặc biệt

các chi phí dành cho việc đào tạo nhân lực tác

nghiệp của các khách sạn ba sao còn ít, chưa

có sự tập trung trọng điểm trong đào tạo.

Thực tế cho thấy số nhân lực tác nghiệp được

đào tạo của các khách sạn nghiên cứu đã có

sự tăng lên. Tuy nhiên, chi phí đào tạo

chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí của

các khách sạn.

Kết quả này cho thấy, các khách sạn vẫn chưa

tập trung đầu tư kinh phí nhiều cho công tác

đào tạo nhân lực tác nghiệp

- Về phía nhân viên tác nghiệp: Do trình độ

còn hạn chế hơn so với các nhà quản trị khách

sạn nên sự lựa chọn về các tiêu chí đưa ra

trong phiếu điều tra có sự lựa chọn khác với

các nhà quản trị. Các nhà quản trị cũng cần

quan tâm đến các ý kiến đóng góp từ phía

nhân viên để đảm bảo công tác đào tạo nhân

lực tác nghiệp được thực hiện có hiệu quả.

Bảng 1: Chi phí đào tạo nhân lực tác nghiệp của các khách sạn nghiên cứu năm 2012- 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Tính

Năm

2012

Năm

2013

So sánh 12/13

± %

1 Số nhân lực tác nghiệp được đào tạo Người 52 68 16 130,7

2 Tổng chi phí Trđ 70.810 72.943 2.133 103

Chi phí đào tạo nhân lực tác nghiệp Trđ 235 326 91 138,7

Tỷ trọng % 0,33 0,4 0,07 _

3 Chi phí đào tạo nhân lực tác

nghiệp bình quân Trđ/ng 0,274 0,396 0,122 144,5

(Nguồn: Tổng hợp từ 3 khách sạn nghiên cứu)

Bảng 2: Cơ cấu lao động tác nghiệp của một số khách sạn nghiên cứu năm 2012 - 2013

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh

(2013/2012)

Số

lượng

Tỷ

trọng

Số

lượng

Tỷ

trọng

+/ - %

1 Tổng số lao động tác nghiệp 120 - 210 - 90 175

Giới tính

Nam 30 25 50 23,8 20 166,7

Nữ 90 75 160 76,2 70 177,8

3 Trình độ chuyên môn

Đại học – Cao đẳng 25 20,8 45 39,02 20 180

Trung cấp 58 48,3 70 50,2 12 120,7

Sơ cấp 37 30.9 95 10,78 58 257

4 Trình độ ngoại ngữ

Tiếng Anh A 80 66,7 125 59,5 12 156,3

Tiếng Anh B 28 23,3 55 26,2 11 196,4

Tiếng Anh C 12 10 30 14,3 7 250

5 Tuổi bình quân 28 -- 29,5 -- 1,5 --

(Nguồn: Tổng hợp từ các khách sạn nghiên cứu)

Page 76: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Huyền Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 73 - 78

75

Có thể nói độ tuổi lao động trung bình như

vậy vẫn là cao, các khách sạn cần có biện

pháp để trẻ hoá đội ngũ nhân viên ở các bộ

phận tác nghiệp. Nguyên nhân của sự tăng lên

về cơ cấu lao động giữa năm 2013 và năm

2012 là do một số khách sạn đã mở rộng các

loại hình kinh doanh dịch vụ, nâng cấp cơ sở

vật chất, quy mô các khách sạn tăng lên.

Đa số lao động ở bộ phận nhà hàng có trình

độ trung học và cao đẳng. Trình độ ngoại ngữ

của nhân viên khách sạn chưa cao, chủ yếu là

trình độ tiếng Anh A và trình độ B, nhân viên

có trình độ tiếng Anh C là còn ít. Sự nâng cao

về trình độ qua các năm ở mức độ trung bình.

Đây chính là điểm hạn chế trong việc phục vụ

khách quốc tế của nhân viên các khách sạn ba

sao. Mặc dù đối tượng khách quốc tế đến với

các khách sạn cũng không nhiều.

- Về phía khách hàng: Khách hàng là những

người đánh giá khách quan từ phía bên ngoài

khách sạn về chất lượng phục vụ của nhân

viên tác nghiệp, qua đó nhà quản trị có thể

đánh giá được các mặt ưu điểm, hạn chế của

nhân viên từng bộ phận, có biện pháp đào tạo

các nhân viên đó để chất lượng phục vụ của

nhân viên được nâng cao, đáp ứng nhu cầu

của khách hàng tốt hơn.

Nhìn chung, công tác đào tạo nhân lực tác

nghiệp đã được các nhà quản trị quan tâm, kế

hoạch đào tạo đã được đề ra nhưng khi thực

hiện thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn,

nhân viên tác nghiệp vẫn chưa thực sự được

đào tạo theo phương pháp phù hợp, kinh phí

dành cho đào tạo chưa cao... dẫn đến trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên không

được cải thiện, ảnh hưởng đến chất lượng

phục vụ khách hàng của nhân viên. Do đó,

các khách sạn cần đưa ra những giải pháp cụ

thể để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

tác nghiệp trong khách sạn của mình.

MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC ĐÀO

TẠO NHÂN LỰC TÁC NGHIỆP TẠI CÁC

KHÁCH SẠN BA SAO TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

- Nhà quản trị khách sạn chưa xác định được

vai trò và trách nhiệm của mình trong công

tác nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tác

nghiệp của khách sạn mình.

- Các hình thức đào tạo mới chưa được áp

dụng phổ biến, chủ yếu vẫn là hình thức đào

tạo bên trong khách sạn.

- Nội dung đào tạo vẫn còn nặng về lý

thuyết, chưa liên hệ nhiều đến thực tế, các

khách sạn ít thay đổi nội dung đào tạo cho

nhân viên tác nghiệp.

- Quá trình triển khai đào tạo chưa đạt hiệu

quả cao thể hiện thông qua: Việc xác định

nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của người lao

động tại các khách sạn hầu như là chưa có, kế

hoạch xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực

tác nghiệp của một số khách sạn còn chưa rõ

ràng, thiếu tới đâu đào tạo tới đó chứ chưa có

chiến lược cụ thể từ đầu…

- Nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo của các

khách sạn chưa thực sự được các nhà quản trị

quan tâm, hiện tại, các khách sạn chỉ có thể

đầu tư một lượng kinh phí nhỏ trích từ lợi

nhuận kinh doanh. Do đó việc tổ chức công

tác đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, nhân lực tác nghiệp là nhân tố

ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của

các khách sạn. Qua phân tích có thể thấy cơ

cấu lao động của các khách sạn là tương đối

hợp lý, tuy nhiên trình độ chuyên môn của

người lao động ở các khách sạn chưa cao, số

lượng nhân viên có trình độ chuyên môn chưa

cao so với yêu cầu của bộ phận. Để tạo sự phát

triển toàn diện của các khách sạn, nhà quản trị

cần có những biện pháp đào tạo đội ngũ nhân

viên tác nghiệp có trình độ tay nghề cao.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TÁC

NGHIỆP CỦA CÁC KHÁCH SẠN BA SAO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Từ những kết quả nghiên cứu, trong bối cảnh

nền kinh tế hội nhập đầy cạnh tranh, trước

những xu thế mới trong đào tạo nhân lực tác

nghiệp, có một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo nhân lực trong các khách

sạn ba sao như sau:

Page 77: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Huyền Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 73 - 78

76

Xác định rõ nhiệm vụ nhà quản trị cân

làm trong công tác nâng cao chất lương

đào tạo nhân lực tác nghiệp

Các nhà quản trị khách sạn có thể thực hiện

một số các công việc cụ thể sau:

- Tổ chức các buổi thảo luận định kỳ về sự

cần thiết phải nâng cao trình độ của nhân viên

tác nghiệp để làm cho nhân viên đó thấy được

ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao

kiến thức, kỹ năng làm việc của mình trong

hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của

khách sạn hiện nay.

- Nhà quản trị cũng có thể tổ chức các cuộc

thi, các cuộc trao đổi để cho nhân viên tác

nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi

kinh nghiệm của nhau, trau dồi thêm những

kiến thức chung về chuyên môn, nghiệp vụ

của từng bộ phận tác nghiệp.

- Đi đôi với việc tuyên truyền để nâng cao

nhận thức của tất cả các nhân viên từ nhà

quản trị xuống dưới với chất lượng đào tạo

nhân lực tác nghiệp thì nhà quản trị phải tiến

hành xây dựng các chiến lược đào tạo đội ngũ

nhân viên tác nghiệp sao cho phù hợp với chức

năng và nhiệm vụ của từng bộ phận tác nghiệp.

Đổi mới, đa dạng hoá hình thức đào tạo

nhân lực tác nghiệp

Những hình thức đào tạo cần được thực hiện là:

Thứ nhất, đào tạo thông qua trường lớp theo

các hình thức như đào tạo chính quy, đào tạo

ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo về du lịch –

khách sạn cho các nhân viên đang làm việc để

nâng cao trình độ, hình thức này phù hợp với

các nhân viên đã có hợp đồng dài hạn tại

khách sạn… Các hình thức đào tạo trên đều

có ưu điểm và nhược điểm nhất định, tuỳ vào

từng đối tượng nhân viên tác nghiệp mà bố trí

các hình thức học khác nhau.

Thứ hai, đào tạo tay nghề cho nhân viên tác

nghiệp thông qua các buổi hội thảo, các cuộc

thi tay nghề, tổ chức tham quan trao đổi học

tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Đây là hình thức đào tạo cụ thể, thiết thực cho

nhiều đối tượng có trình độ khác nhau đều có

thể tiếp thu được, nó tác động trực tiếp tới

chất lượng của đội ngũ nhân viên tác nghiệp

trong khách sạn.

Thứ ba, đào tạo theo yêu cầu công việc: Đào

tạo theo yêu cầu công việc là một loại hình đào

tạo dựa trên sự cá biệt hoá quá trình đào tạo

theo từng cá nhân, trên cơ sở phân tích và đánh

giá năng lực, trình độ do công việc đặt ra.

Đổi mới, cải tiến nội dung đào tạo nhân lực

tác nghiệp

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tác

nghiệp cần được cải tiến theo hướng sau đây:

- Cải tiến nội dung cần tập trung vào những

kiến thức chủ yếu cho việc phát triển kỹ năng

chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý

tình huống... kết hợp hài hoà với tình hình

thực tế. Cần phải xây dựng một chương trình

với các môn học có tính nền tảng như tâm lý

học du lịch, marketing du lịch, lịch sử văn

hoá Việt Nam truyền thống, khoa học và nghệ

thuật giao tiếp đồng thời với các môn học về

nghiệp vụ tác nghiệp của từng bộ phận như

buồng, bàn – bar, lễ tân, bảo vệ... với các thao

tác cụ thể.

- Xác định lại khung kiến thức cần có cho

từng loại nhân viên tác nghiệp, đây thật sự là

khâu rất quan trọng vì chỉ khi xác định được

khung kiến thức mới có thể bồi dưỡng có hiệu

quả cao.

Đa dạng hoá và lựa chọn phương pháp đào

tạo thích hơp

Các khách sạn có thể đào tạo thông qua một

số phương pháp như sau:

- Kèm cặp trong quá trình làm việc: Đối với

nhân viên các bộ phận trực tiếp phục vụ khách

hàng như lễ tân, buồng, phục vụ bàn, bar...

- Gửi đi đào tạo tại các trường, các cơ sở đào

tạo chuyên nghiệp: Khách sạn gửi một số

nhân viên bộ phận lễ tân, bếp, marketing... đi

đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, các

trường dạy nghề chính quy của Nhà nước để

được đào tạo bài bản.

- Đào tạo theo lớp: Khách sạn đứng ra mở lớp

mời giáo viên bên ngoài cùng cán bộ quản lý

Page 78: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Huyền Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 73 - 78

77

trong doanh nghiệp tham gia giảng dạy về

kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử

với khách hàng cho các nhân viên các bộ

phận trực tiếp phục vụ khách hàng như lễ tân,

buồng, bàn, bar.

- Tự đào tạo: Phương pháp này đòi hỏi nhân

viên phải tự chủ động học hỏi để nắm vững

chuyên môn, công việc của mình. Tự đọc

sách báo, tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của

những người đi trước, ghi tên học tập ở các

lớp ngoài giờ...

Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo

nhân lực tác nghiệp

Lao động trong khách sạn là một nguồn lực

hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt là lao động tác nghiệp, là bộ phận có

đóng góp lớn nhất trong doanh thu của khách

sạn. Đầu tư vào nguồn lực con người là hoạt

động đầu tư mang lại lợi ích lâu dài cho

khách sạn, do đó khách sạn cần phải tăng

cường kinh phí cho đào tạo và bồi dưỡng

nhân lực.

Thực trạng cho thấy, khoản kinh phí dành cho

đào tạo trong khách sạn chưa phải là cao, chỉ

chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí kinh

doanh của khách sạn do đó khi thực hiện đào

tạo thì khách sạn chưa đáp ứng được thuê các

giáo viên giảng dạy có chất lượng từ các

trường, các cơ sở đào tạo có uy tín hay các

chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn. Cho nên

nó có ảnh hưởng rất lớn tới thời gian và chất

lượng của các chương trình đào tạo.

KẾT LUẬN

Tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu

quả kinh doanh là một trong những công việc

mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải đề

cập tới. Để có thể làm tốt công việc này thì

các khách sạn ba sao cần phải có nhiều biện

pháp và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

đặc biệt là nhân lực tác nghiệp là một biện

pháp hợp lý, đội ngũ nhân lực tác nghiệp đã

mang lại tính hiệu quả trong kinh doanh nhờ

có trình độ chuyên môn cao, được trang bị

các kỹ năng cần thiết trong phục vụ nhu cầu

của khách hàng, sự ưu việt của đội ngũ nhân

viên sẽ tạo ra một sản phẩm mang tính chất

đặc thù của các khách sạn và giúp cho các

khách sạn hoạt động một cách hiệu quả hơn

trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và nền

kinh tế khủng hoảng như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2009),

Nghiệp vụ quản trị du lịch lữ hành, lễ tân, nhà

hàng, khách sạn và các quy định mới nhất về kinh

doanh du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb

Lao động, Hà Nội

2. Dennis L. Foster (1999), Giới thiệu về ngành

kinh doanh khách sạn, (tài liệu dịch), Hà Nội

3. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân

lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội

4. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu,

Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2008), Quản trị

doanh nghiệp khách sạn – du lịch, Nxb Đại học

Quốc gia

5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007),

Quản trị nhân lực, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân,

Hà Nội

6. Phạm Xuân Hậu (2004), Quản trị chất lượng dịch

vụ khách sạn – du lịch, Nxb Quốc gia, Hà Nội

7. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự,

Nxb Thống kê, Hà Nội

8. http://www.hrlink.vn – Cộng đồng nhân sự

9. www.quantri.com.vn

10. www.saga.vn

11.http://www.tourism.edu.vn/index.php?catid=15

&itemid=62

12. www.vietnamtourism.gov.vn

13. www.vietnamtourism.com

14. http://vi.wikipedia.org – Bách khoa toàn thư mở

Page 79: Tập 121, số 07, 2014

Ngô Thị Huyền Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 73 - 78

78

SUMMARY

HUMAN RESOURCE IN THREE STAR HOTELS

IN THAI NGUYEN PROVINCE

Ngo Thi Huyen Trang*, Tran Thi Tuyet, Nguyen Thi My Hanh College of Economics and Business Administration – TNU

It can be said that human resources have been playing an important role in hotel operation. Human

resource can help to generate revenue, profit to hotel. In fact, quality of human resource is far to

reach the world standard. Thus, it is necessary to train them to be skilled, qualified staff. However,

in Thai Nguyen, three star hotels still face with the difficulties in training, mainly because of

limited training cost. Through this research, somes solutions can be given to improve the quality of

hotel workforce in order to help hotels generate more revenue and profit.

Key words: hotel operations, three star hotels, Thai Nguyen province, quality

Ngày nhận bài:19/2/2014; Ngày phản biện:26/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Công Toàn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0973 101496, Email: [email protected]

Page 80: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

79

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Kim Nhung*, Chu Thị Thức Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Xu thế hội nhập quốc tế đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói

chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp

tục phát triển nhanh và ổn định sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng. Hiện

nay, đa số nguồn thu nhập hiện nay của các ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, một

hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài các

dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho ngân hàng thương

mại Việt Nam đặc biệt là dịch vụ bán lẻ trong tương lai không xa. Nhận thức được sự thay đổi.

Không nằm ngoài xu hướng đó, trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu

tư và Phát triển chi nhánh Thái Nguyên đã mở ra những hướng mới để phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ.

Từ khóa: phát triển dịch vụ, ngân hàng bán lẻ, BIDV

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thái Nguyên là địa bàn có nhiều ngân hàng

tham gia kinh doanh. Hệ thống ngân hàng

thương mại tại địa bàn tương đối phát triển.

Tính đến năm 2012, trên địa bàn thành phố

Thái Nguyên có 15 hệ thống ngân hàng

thương mại (NHTM) đang hoạt động, góp

phần tạo thêm sinh khí cho thị trường tài

chính tiền tệ trong tỉnh. Các NHTM trên địa

bàn thành phố Thái Nguyên giữ vững vị thế

"top 3" trên bản đồ NH cả nước. Cũng chính

vì thế mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

diễn ra khá quyết liệt trên mọi mặt hoạt động.

Để có thể giữ vững được vị thế của mình

trong mọi lĩnh vực đặc biệt là dịch vụ, một

yêu cầu cấp thiết đối với chi nhánh Ngân

Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái

Nguyên trong giai đoạn hiện nay là phải phát

triển các dịch vụ hiện có cũng như đa dạng

hóa các loại hình dịch vụ để tăng khả năng

tiếp cận với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu

của khách hàng, tăng doanh thu cũng như vị

thế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Vai trò của dịch vụ ngân hàng trong nền

kinh tế

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã đánh giá

cao vai trò của dịch vụ ngân hàng, cụ thể:

* Tel: 0917 007223, Email: [email protected]

Đối với nền kinh tế, dịch vụ ngân hàng góp

phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền

kinh tế, cho khách hàng và ngân hàng thông

qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và

chuyên môn hoá của từng loại dịch vụ: giảm

chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận

chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực để

thực hiện giảm chi phí dịch vụ, giúp khách

hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm

dịch vụ. Đồng thời, dịch vụ ngân hàng

(DVNH) tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển

về; cùng với đó, DVNH góp phần chống tham

nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn

thuế. Có thể nói dịch vụ ngân hàng tác động

trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các khía

cạnh của nền kinh tế.

Đối với các khách hàng, thông qua các DV

cho vay, hệ thống NHTM giúp các doanh

nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch

chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị,

công nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng

cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội

nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.

Đối với ngân hàng, dịch vụ ngân hàng đem

lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn về

phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa

dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến

phương thức thanh toán, đơn giản hóa thủ tục,

mở rộng mạng lưới hoạt động... khách hàng

Page 81: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

80

đang lưu ký trên tài khoản thanh toán, ký quỹ.

Những tài khoản này ngân hàng không phải

trả lãi hoặc trả lãi thấp làm cho chi phí đầu

vào của nguồn vốn huy động giảm xuống, tạo

ra chênh lệch lớn giữa lãi suất bình quân cho

vay so với lãi suất bình quân tiền gửi.

Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng

gay gắt như hiện nay, việc đa dạng và phát

triển các dịch vụ ngân hàng sẽ đem lại ưu thế

vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của

ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong

phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ

thu hút được khách hàng đến với mình.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi

nhánh Ngân Hàng TMCP Đâu tư và phát

triển Thái Nguyên

Hoạt động tại một tỉnh có nền kinh tế đa

thành phần, khách hàng là những doanh

nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ cá

thể và cá nhân, với số tài khoản tiền gửi có

nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tương đối

lớn như Thái Nguyên, trong thời gian vừa

qua, BIDV Thái Nguyên đã không ngừng

quan tâm, chú trọng đến dịch vụ ngân hàng để

khai thác và thu hút tối đa thị trường.

Về huy động vốn, từ năm 2010 – 2012, BIDV

Thái Nguyên vẫn giữ được quy mô tăng

trưởng khá cao trong huy động vốn. Tổng huy

động vốn tăng từ 2010 tỷ đồng lên 2.792 tỷ

đồng năm 2012. Kết quả này cho thấy khả

năng huy động vốn của chi nhánh BIDV Thái

Nguyên là rất mạnh, khách hàng khá tin

tưởng vào uy tín ngân hàng.

Về hoạt động tín dụng, chi nhánh BIDV Thái

Nguyên đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hoá

hình thức tài trợ sao cho vốn ngân hàng tiếp

cận được khách hàng nhiều nhất qua các hình

thức cho vay: thu mua nông sản; dự trữ vật tư,

nguyên liệu phục vụ sản xuất; chiết khấu bộ

chứng từ hàng xuất, đầu tư mở rộng, bổ sung

tài sản cố định, phục vụ tiêu dùng. Năm 2012,

tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh

là 3965 tỷ đồng và vẫn giữ mức tăng ổn định

so với các năm 2010 và 2011.

Với phương châm như trên, tổng dư nợ cho

vay nền kinh tế của Chi nhánh tăng trưởng

qua các năm từ 2.899 tỷ đồng vào năm 2010

và đến năm 2011 là 3.496 tỷ đồng, tăng

20,5% so với năm 2011. Năm 2011 do chính

sách thắt chặt tín dụng và suy thoái kinh tế

xong con số này vẫn tăng 41,76% so với năm

2012. Hiện nay chi nhánh BIDV Thái Nguyên

đáp ứng ngày nhiều hơn nhu cầu vốn cho nền

kinh tế. Những năm trở lại đây, Chi nhánh tập

trung phát triển khối doanh nghiệp ngoài quốc

doanh và hộ gia đình với mức tài trợ cho đối

tượng này bắt đầu tăng dần qua các năm và

giảm dần việc tài trợ cho khối DNNN không

hiệu quả. Đồng thời, chi nhánh cũng giảm dần

việc xem xét cho vay không có bảo đảm bằng

tài sản với tỷ lệ nợ không có tài sản bảo đảm

năm 2012 là 10,69% giảm so với 17,5% của

năm 2010 nhằm giảm rủi ro không có khả

năng thu hồi vốn từ tài sản đảm bảo. Thị phần

tín dụng chiếm 25,84% địa bàn, tăng 5,94%

so năm 2011.

Về dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại.

Chi nhánh vận dụng nhiều kênh thanh toán

(thanh toán song phương với hệ thống

NHCT, NHNN VÀ PTNT, HSBC,Kỹ

Thương, Quốc tế…; Thanh toán bù trừ, thanh

toán điện tử…) với các phương thức thanh

toán qua ngân hàng như: ủy nhiệm thu, ủy

nhiệm chi, chuyển tiền điện tử… để phục vụ

nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng.

Tình hình dư nơ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nơ 2.899 3.495 3.965

Trong đo:

- Dư nợ ngắn hạn 2.058 2.542 3.103

Tỷ trọng(%) 70,9 72,7 62,6

- Dư nợ trung và dài hạn 841 954 1107

Tỷ trọng(%) 29,1 27,3 37,4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Page 82: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

81

Tình hình thanh toán nội địa tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

-Tổng doanh số phương thức TT qua NH 22.105 27.165 31.561

- Doanh số TT bằng tiền mặt 1.095 564 356

Tỷ trọng(%) 4,9 2,07 1,1

- Doanh số TT không dùng tiền mặt 21.010 26.601 30.856

Tỷ trọng(%) 95,7 97,9 98.9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Doanh số tài trơ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Thanh toán nhập khẩu

- L/C 109,2 124 134

2.Thanh toán xuất khẩu

- L/C 54 70 97

Doanh số chiết khấu BCT xuất khẩu 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Chi nhánh vận dụng nhiều kênh thanh toán

(thanh toán song phương với hệ thống

NHCT, NHNN VÀ PTNT, HSBC,Kỹ

Thương, Quốc tế…; Thanh toán bù trừ, thanh

toán điện tử…) với các phương thức thanh

toán qua ngân hàng như: ủy nhiệm thu, ủy

nhiệm chi, chuyển tiền điện tử… để phục vụ

nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng.

Năm 2010 lượng thanh toán không dùng tiền

mặt là 21.010 tỷ đồng, con số này ước đến

cuối năm 2011 tăng 97.9% đạt 26.601tỷ đồng.

Bên cạnh đó thanh toán không dùng tiền mặt

vào cuối năm 2011 cũng tăng 98.9% so với

năm 2012. Tỷ trọng thanh toán không dùng

tiền mặt chiếm hơn 80% vào năm 2010 cho

thấy những năm gần đây thanh toán bằng tiền

mặt đang giảm dần và thay vào đó thanh toán

không dùng tiền mặt có sự gia tăng đáng kể.

Thái Nguyên là nơi cũng có khu công nghiệp

địa bàn không thuận lợi, chi nhánh đã tận

dụng được lợi thế về uy tín cũng như chất

lượng của mình để đầu tư vào các khu công

nghiệp cũ và mới. Vì vậy hoạt động tài trợ

xuất nhập khẩu của chi nhánh khá mạnh. Con

số có thể biểu hiện qua bảng trên. Hoạt động

tài trợ XK tại chi nhánh Ngân Hàng

TMCPĐT và PT Thái Nguyên ngày càng phát

triển, do tận dụng địa thế chi nhánh TMCP

Đầu Tư và Phát Triển Thái Nguyên đưa ra

nhiều chính sách thu hút khách hàng, đặc biệt

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó,

doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi

nhánh khá mạnh. Uớc đến cuối năm 2010

doanh số thanh toán nhập khẩu tăng 55% so

với năm 2012. Trong đó doanh số thanh toán

L/C tăng 48% so với năm 2011. Tỷ trọng của

thanh toán L/C so với tổng thanh toán nhập

khẩu tính đến cuối năm 2010 chiếm khoảng

gần 50%.

Dịch vụ thẻ, hiện nay, BIDV Thái Nguyên đã

thực hiện trả lương qua tài khoản cho trên 200

đơn vị cả ngân sách và ngoài ngân sách. Tổng

số thẻ ATM đã phát hành 25.815 thẻ. Tổng

phí dịch vụ thẻ là 530 trđ tăng 61,66% so với

năm trước. Hiện chi nhánh có 10 máy ATM

do được lựa chọn kỹ vị trí nên đã phát huy

hiệu quả hoạt động của các máy. Số giao dịch

bình quân là 380 giao dịch/máy/ngày và

doanh số giao dịch bình quân 750

trđ/máy/ngày. Từ tháng 7/2009 nhằm vào đối

tượng khách hàng có nguồn thu nhập cao nên

việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Trong

năm chi nhánh đã phát hành 80 thẻ VISA,

nâng tổng số thẻ VISA lên 286 thẻ.

Page 83: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

82

Tình hình sử dụng thẻ ATM tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số thẻ quốc tế Thẻ 80 190 216

Số thẻ nội địa Thẻ 6.388 18.809 19.032

Số dư trên tài khoản thẻ Tỷ đồng 9.592 10.955 13.867

Số lượng máy ATM Máy 10 13 13

Số lượng ĐVCNT Đơn vị 12 16 44

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Tình hình mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

- Doanh số mua ngoại tệ 70 85 105.45

- Doanh số bán ngoại tệ 99.57 101 154.7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Tình hình thu chi tiền mặt tại Chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu VNĐ 614,915 736,802 805,25

Chi VNĐ 570 602 791

Thu ngoại tệ (USD) 2,6 3,5 4,85

Chi ngoại tệ (USD) 0,373 0,586 1,05

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên)

Tổ nghiệp vụ thẻ ATM trong năm qua đã tích

cực triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị

dịch vụ thẻ và triển khai chỉ thị 20 trả lương

qua tài khoản cho các đơn vị hưởng lương từ

NSNN. Hiện nay đã thực hiện trả lương qua

tài khoản cho trên 200 đơn vị cả ngân sách và

ngoài ngân sách, với hàng nghìn cán bộ công

nhân viên. Tổng số thẻ ATM đã phát hành

25.815 thẻ trong đó số thẻ phát hành mới

trong năm 2010 là 6.388 thẻ. Tổng phí dịch

vụ thẻ là 530 trđ tăng 61,66% so với năm

trước. Hiện chi nhánh có 10 máy ATM thực

hiện bình quân là 380 giao dịch/máy/ngày và

doanh số giao dịch bình quân 750

trđ/máy/ngày. Chi nhánh mới thực hiện phát

hành thẻ VISA tới khách hàng từ tháng

7/2009 nhằm vào đối tượng khách hàng có

nguồn thu nhập cao nên việc triển khai còn

gặp nhiều khó khăn. Trong năm chi nhánh đã

phát hành 80 thẻ VISA, nâng tổng số thẻ

VISA lên 286 thẻ.

Về kinh doanh tiền tệ, doanh số bán ngoại tệ

của BIDV Thái Nguyên năm 2012 có sự gia

tăng mạnh mẽ so với những năm trước đó.

Từ kết quả tổng kết, có thể dễ dàng nhận thấy

doanh số bán ngoại tệ năm 2010 là 99,57

USD tăng 102,5% so với năm 2009. Tổng thu

dịch vụ ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

đạt: 2,6 tỷ đồng tăng. Trong khi đó, doanh số

bán ngoại tệ năm 2011 là 101 triệu USD tăng

1,1% so với năm 2010. Tổng thu dịch vụ ròng

từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh

(gồm cả số ghi nhận) đạt: 9,5 tỷ đồng. Doanh

số bán ngoại tệ năm 2012 là 154,7 triệu USD

tăng 53% so với năm 2011. Tổng thu dịch vụ

ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái

sinh đạt: 7,66 tỷ đồng.

Về dịch vụ ngân quỹ, thực hiện chỉ đạo của

TW, chi nhánh đã chủ động tính toán, cân đối

xác định lượng tiền mặt tồn quỹ phù hợp. Chủ

động trong công tác lập kế hoạch nguồn tiền

mặt, căn cứ doanh số giao dịch tiền mặt

thường xuyên hàng ngày, lượng tiền xuất đầu

ngày cho các PGD, quỹ tiết kiệm, lượng tiền

nạp cho máy ATM để cân đối nguồn tiền mặt,

giảm thiểu lượng tiền mặt tồn tại quỹ, nâng

cao hiệu suất sử dụng vốn và hiệu quả kinh

doanh của chi nhánh. Công tác tiền tệ kho quỹ

Page 84: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

83

luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối với tinh thần

trách nhiệm cao, nghiêm chỉnh chấp hành các

quy định về chế độ giao nhận, bảo quản, vận

chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trị.

Lượng tiền VNĐ thu vào năm 2010 là

614,915 tỷ đồng, đến cuối năm 2011 tăng

19%, tương ứng lượng tiền chi tại quầy vào

năm 2012 cũng tăng 9% so với năm 2011.

Có thể thấy hoạt động từ dịch vụ ngân quỹ rất

mạnh, lượng tiền thu chi tăng đều qua các

năm. Lượng tiền VNĐ thu vào năm 2010 là

614,915 tỷ đồng, đến cuối năm 2011 tăng

19%, tương ứng lượng tiền chi tại quầy vào

năm 2012 cũng tăng 9% so với năm 2011.

Các dịch vụ khác như : E-Banking, bankplus,

Bảo lãnh ngân hàng, Dịch vụ kiều hối, Dịch

vụ chuyển tiền du học đều có những bước

tăng trưởng đáng kể.

Có thể thấy, đóng góp đáng kể của mảng dịch

vụ trong tỷ trọng lợi nhuận của ngân hàng

BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã tăng đáng

kể qua các năm. Phát triển dịch vụ là hướng

đi bền vững cho ngân hàng thương mại nói

chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng.

Trong ba lĩnh vực hoạt động chính của BIDV

(tín dụng, đầu tư và dịch vụ), hoạt động tín

dụng là hoạt động truyền thống đã được khai

thác một cách triệt để. Qua các kết quả đã đạt

được, có thể thấy, đóng góp đáng kể của

mảng dịch vụ trong tỷ trọng lợi nhuận của

ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã

tăng đáng kể qua các năm nhờ đó giúp bù đắp

một phần sự sụt giảm từ mảng tín dụng (xem

biểu đồ).

Một số đề xuất nhằm phát triển dịch vụ

bán lẻ của BIDV Thái Nguyên

Trong thị trường dịch vụ ngân hàng đầy sôi

động và cạnh tranh như hiện nay thì Chất

lượng - Tiện ích - Tính đa dạng sản phẩm -

Mạng lưới phân phối rộng khắp là điều mà

khách hàng đòi hỏi ở dịch vụ Ngân hàng

nhiều hơn là giá cả dịch vụ. Vì thế, để phát

triển hoạt động dịch vụ theo hướng mới và

hiện đại, BIDV Thái Nguyên cần chủ động

nghiên cứu để có giải pháp phù hợp đối với

từng mảng dịch vụ, cụ thể:

Đối với dịch vụ thẻ ATM: Khai thác tất cả các

lợi thể tiện ích của thẻ về các ưu điểm: số tiền

rút được nhiều, giao dịch tại máy ATM để trả

tiền dịch vụ cung ứng qua thẻ, các chính sách

khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đi kèm.

Đặc biệt khai thác ưu thế công nghiệp thẻ

chip. Sử dụng triệt để các phương thức

khuyến mãi, tạo giá trị gia tăng để khai thác

khách hàng tập thể tại các trường học, cơ

quan, doanh nghiệp, tổ chức..., phát triển

mạnh dịch vụ trả lương qua ATM bán chéo

các sản phẩm như: bảo hiểm, cho vay thấu

chi... Đi đôi với tăng lượng máy ATM, soát

xét lại từng vị trí đặt máy bảo đảm các yêu

cầu hiệu quả như: thuận tiện cho khách, có

sức thu hút, tăng tối đa thời gian giao dịch,

bảo đảm an toàn, trang trí maquette đẹp,

thống nhất đặc trưng thương hiệu thẻ của đơn

vị và khai thác triệt để khả năng quảng cáo

hình ảnh thương hiệu trên màn hình chờ của

máy. Cùng với kênh phân phối mới này là

vấn đề bảo mật và an toàn, vì đây là rủi ro của

DVNH và vấn đề chuyên viên kỹ thuật để bảo

hành công nghệ.

Đối với dịch vụ ngoại hối và thẻ tín dụng

quốc tế: Củng cố bàn đổi ngoại tệ trực tiếp tại

các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch.

ngân hàng căn cứ tỷ giá thông báo đầu ngày

của Hội sở để yết giá mua, bán từng loại

ngoại tệ hợp lý, có tính cạnh tranh trên địa

bàn nhằm thu hút khách hàng giao dịch ngoại

tệ cả tiền mặt lẫn chuyển khoản. Các phòng

giao dịch đủ điều kiện nên kết hợp tổ chức

mua bán đổi ngoại tệ.

Đối với dịch vụ Ngân hàng về du học: Nghiên

cứu, tổng kết mô hình dịch vụ du học khép

kín từ nghiệp vụ cho vay, phát hành thư bảo

lãnh đến nghiệp vụ chuyển tiền học phí ra

nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ dịch thuật, xác

nhận số dư..., từ đó triển khai thành quy trình

nghiệp vụ chung trong toàn chi nhánh.

Page 85: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

84

Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh BIDV Thái Nguyên

Một điểm quan trọng tiếp theo là cần kết hợp

dịch vụ hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm mang

tính tổng hợp. Dịch vụ này sẽ giúp ngân hàng

tạo lập và duy trì quan hệ với những khách

hàng có thể tạo triển vọng sinh lời, mang lại

thành công ổn định, lâu dài cho ngân hàng,

đồng thời có thể thu hút thêm nhiều khách

hàng của các công ty bảo hiểm sử dụng sản

phẩm và dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp đồng

bộ đã nêu trên để đối với các mảng dịch vụ,

BIDV Thái Nguyên cần đổi mới về nhiều

mặt: quản trị điều hành; bổ sung chỉ tiêu định

lượng trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch; về

công tác marketing, chăm sóc khách hàng;

phát triển về công nghệ ngân hàng tạo điều

kiện cho BIDV Thái Nguyên có điều kiện

phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân

hàng; tăng cường năng lực hoạt động và tài

chính của ngân hàng; phát triển và nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực để thu hút nhân

tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có

trình độ cao đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh

doanh trong xu thế hội nhập thông qua xây

dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản

lý lao động phù hợp; xây dựng các hình thức

quảng bá đa dạng như: phát hành bản tin,

trang website, tham gia quảng cáo... để lôi

cuốn hướng dẫn khách hàng cũng như

khuyếch trương hình ảnh của mình.

KẾT LUẬN

Thái Nguyên là một môi trường kinh tế năng

động, đang trên đà phát triển ở nhịp độ cao

với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện

đại lớn. Trong tương lai không xa, doanh số

và lợi nhuận của hoạt động dịch vụ sẽ dần

chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng

trong kinh doanh của BIDV Thái Nguyên. Vì

vậy, phát triển dịch vụ là một hướng đi bền

vững, lâu dài cho NHTMCP Đầu tư và phát

triển chi nhánh Thái Nguyên.

Bài viết với nội dung phát triển dịch vụ bán lẻ

của BIDV Thái Nguyên đã tập trung giải

quyết một số vấn đề sau.

- Vai trò của dịch vụ ngân hàng trong nền

kinh tế

- Phản ánh thực trạng phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên.

- Đưa ra một số đề xuất phát triển dịch vụ bán

lẻ tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Tiền Tệ

Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê

2. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, (2012), Nghiệp

vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao

động-xã hội.

3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi

nhánh Thái Nguyên (2010,2011,2012), Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo

cáo tài chính đã được kiểm toán.

4. Quốc hội, Luật tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12 ban hành ngày 01/01/2011.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1.Tổng

nguồn vốn

2. Nguồn

vốn tự huy

động

3. Tổng dư

nợ

4. Lợi nhuận

trước thuế

5. Thu dịch

vụ ròng

Tốc độ phát triển

bìnhquân(%)

Năm2012

Năm2011

Năm 2010

Page 86: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

85

SUMMARY

DEVELOPING RETAIL BANKING SERVICES AT BIDV

(BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM)

- THAI NGUYEN BRANCH

Nguyen Thi Kim Nhung*, Chu Thi Thuc College of Economic and Business Administrations - TNU

The trend toward international intergration has brought many opportunities and challenges for

Vietnam’s economy in general and finance – banking in particular. In addition, the commercial

banking system maintains a rapid and stable development continuously which will bring out a

fiercely competition for the banks. Currently, the most of present income of commercial banks

come from credit sector and itself contains implicit risks. Therefore, orientation of wide - open for

Vietnamese commercial banks especially retail services in the near future. Being aware of that

change. Not out of that trend, in recent years, joint Stock commercial Bank for Investment

and Development of Vietnam branch of Thai Nguyen has opened new directions to develop

retail services.

Keywords: serviece development, retail bank, BIDV

Ngày nhận bài:14/4/2014; Ngày phản biện:27/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0917 007223, Email: [email protected]

Page 87: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Kim Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 79 - 85

86

Page 88: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

87

NGHIÊN CỨU CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Nhung*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái nguyên

TÓM TẮT Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây và thực sự

trở thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Đối với từng quốc gia, đầu tư ra nước

ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp

đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Với những lợi ích to lớn đó, các doanh

nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng đã mạnh dạn tham gia vào thị trường này từ năm

1989 và đến nay đã đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập.

Trong khi Việt Nam vẫn rất cần vốn từ trong nước để phát huy nội lực thì vẫn có tới gần 70% vốn

đầu tư ra nước ngoài thuộc các tập đoàn của Nhà nước với gần 69% vốn đầu tư dưới hình thức

100% vốn Việt Nam và đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tới 78,74% tổng vốn đầu tư ra nước

ngoài… Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ 1989 đến

nay, tác giả nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành; cơ cấu đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ; cơ cấu

đầu tư theo tỉnh, thành phố của nước đầu tư và cuối cùng là nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo hình thức,

chủ thể đầu tư từ đó chỉ ra những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện

kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới.

Từ khóa: đầu tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ cấu đầu tư

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

quốc tế đang diễn ra nhanh chóng đã và đang

tác tộng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển

của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của các

quốc gia. Song song với việc thu hút vốn đầu

tư trực tiếp từ bên ngoài (FDI), đầu tư trực

tiếp ra nước ngoài (OFDI) là phương thức

không thể thiếu được ở một quốc gia thực

hiện chính sách kinh tế mở để hội nhập kinh

tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực

chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế

so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước

như vốn, lao động, công nghệ,... ra bên ngoài

phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng

cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên

thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong

nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu

được lợi ích cao nhất trong kinh tế. Do vậy,

sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh

hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính

bền vững của kinh tế toàn cầu. Đối với từng

quốc gia, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có ý

* Tel: 0984 238716, Email: [email protected]

nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được

coi là “chiếc bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà

qua đó nó còn tạo điều kiện để các doanh

nghiệp tự hoàn thiện mình để nâng cao vị thế

của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần

phát triển kinh tế, hoàn thiện các chính sách

kinh tế của đất nước. Năm 1989, Việt Nam

bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài với duy nhất một dự án là dự án

giữa đối tác Việt Nam với một đối tác Nhật

Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD. Tuy

số vốn đăng ký của dự án không nhiều nhưng

đây được coi là dự án có tính chất mở đường

cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

của nước ta. Đến nay, hoạt động đầu tư trực

tiếp nước ngoài đã có những khởi sắc, hiện

Việt Nam đã có 742 dự án của các doanh

nghiệp Việt Nam đầu tư ra 59 quốc gia và

vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký

đạt trên 33,48 tỷ USD, trong đó phần vốn của

nhà đầu tư Việt Nam đã vượt 15,5 tỷ USD[2].

Trong khi câu chuyện thu hút và hấp thụ vốn

FDI của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn

đang gây tranh cãi, thì hiệu quả của những dự

án đầu tư ra nước ngoài cũng là một vấn đề

Page 89: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

88

“nóng” khác. Trên thực tế, trong khoảng vài

năm trở lại đây, có nhiều dự án đầu tư ra nước

ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra

khá hiệu quả. Đó là các dự án đầu tư trong

các lĩnh vực như công nghệ, viễn thông, hàng

không,... Bên cạnh đó, không phải không có

những trường hợp lập dự án ảo để chuyển

ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho

nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích

tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với

định hướng. Chính vì thế, để có thể nhìn nhận

rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước

ngoài, cần có những cơ chế “lọc”, xem xét cơ

cấu dòng vốn này một cách hợp lý tức là

trước hết ta phải nghiên cứu được cơ cấu đầu

tư để thấy được tính hợp lý hay bất hợp lý,

tính phù hợp với điều kiện hiện tại, có theo

đúng quy luật phát triển kinh tế hay không?

Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng

phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh-

một phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cơ

cấu đầu tư để thấy rõ được thực trạng, những

cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian

tới căn cứ vào điều kiện kiện tại của Việt

Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các

nước khác trên thế giới.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình đâu tư ra nước ngoài của Việt

Nam giai đoạn 1989 - 2013

Tính đến ngày 20/3/2013 đã có 742 dự án đầu

tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp

Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt

15,5 tỷ USD. Như vậy, nếu tính quy mô bình

quân vốn một dự án thì so với dự án FDI quy

mô vốn bình quân chỉ là 14,5tr$/dự án thì với

dự án OFDI bình quân lên tới trên 45,1tr$/dự

án, nếu dựa theo số vốn thực hiện là 15,5tỷ$

thì bình quân cũng lên tới 20,89tr$/dự án [2].

Điều này cho thấy hoạt động OFDI của Việt

Nam không còn manh mún, nhỏ lẻ.

Qua số liệu trên cho thấy, từ năm 2000 đặc

biệt từ năm 2006 đến nay có sự bùng nổ mạnh

mẽ về số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam

đầu tư ra nước ngoài, điều này có được là do

chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta

đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Nghiên cứu cơ cấu đâu tư ra nước ngoài

của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013

Để thấy rõ phần nào thực trạng của hoạt động

đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, ta nghiên

cứu cơ cấu đầu tư theo ngành, địa bàn đầu tư,

địa bàn chủ đầu tư, và theo chủ thể, hình thức

đầu tư.

Bảng 1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013

Năm Số dự

án Tổng vốn

(USD) Vốn bình

quân 1 dự án Năm Số dự

án Tổng vốn

(USD) Vốn bình

quân 1 dự án

1989 1 563380 563380 2002 15 721726576 48115105

1990 0 0 (-) 2003 24 312690970 13028790

1991 3 4000 1333.333 2004 15 10760923 717394.9

1992 3 5282051 1760684 2005 35 549321749 15694907

1993 4 691 172.7078 2006 35 150558728 4301678

1994 3 1306811 435603.7 2007 80 1067558005 13344475

1995 0 0 (-) 2008 105 3051673234 29063555

1996 0 0 (-) 2009 90 2176537203 24183747

1997 0 0 (-) 2010 108 14501623055 134274287

1998 2 1850000 925000 2011 78 2384425566 30569559

1999 9 12177793 1353088 2012 84 1414416528 16838292

2000 15 7165370 477691.3 T3/2013 20 7115376388

355768819,4

2001 13 7696452 592.0348 Tổng 742 33,485,026,751 45128068.4

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Page 90: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

89

Biểu đồ 1: Biểu đồ phản ánh tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo thời gian (1989 -2013)

Bảng 2: Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành

TT Ngành Số dự án Cơ cấu

(%)

Vốn đâu tư của dự

án ở nước ngoài

(USD)

Cơ cấu

(%)

Công nghiệp 261 35.18 26,365,155,942 78.74

1 Khai khoáng 99 13.34 23,471,679,986 70.10

2 CN chế biến,chế tạo 124 16.71 718,562,144 2.15

3 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 9 1.21 2,117,875,678 6.32

4 Xây dựng 29 3.91 57,038,134 0.17

Nông nghiệp 80 10.78 2052822766 6.13

5 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 80 10.78 2,052,822,766 6.13

Dịch vụ 401 54.04 5067048043 15.13

6 Thông tin và truyền thông 42 5.66 1,494,470,243 4.46

7 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 28 3.77 572,844,000 1.71

8 Dvụ lưu trú và ăn uống 29 3.91 545,136,549 1.63

9 KD bat động sản 29 3.91 466,640,259 1.39

10 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 158 21.29 294,845,159 0.88

11 Vận tải kho bui 19 2.56 269,149,379 0.80

12 Y tế và trợ giúp XH 5 0.67 79,180,471 0.24

13 HĐ chuyên môn, KHCN 63 8.49 44,848,783 0.13

14 Nghệ thuật và giải trí 5 0.67 1,239,215,000 3.70

15 Hành chính và dvụ hỗ trợ 11 1.48 38,780,000 0.12

16 Cấp nước;xử lý chat thải 2 0.27 8,900,000 0.03

17 Dịch vụ khác 7 0.94 4,722,500 0.01

18 Giáo dục và đào tạo 3 0.40 8,315,700 0.02

Tổng số 742 100.00 33,485,026,751 100.00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư)

0

20

40

60

80

100

120

Page 91: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

90

Cơ cấu đầu tư theo ngành

Đến năm 2013, các dự án đầu tư của Việt

Nam đầu tư ra nước ngoài ở ngành công

nghiệp với 261 dự án với 26.365.155.942

USD vốn đăng ký, trong đó lại tập trung phần

lớn vào ngành công nghiệp khai khoáng với

99 dự án, chiếm tới 70% vốn đầu tư. Như

vậy, các dự án đầu tư thuộc ngành công

nghiệp chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án

nhưng chiếm tới gần 4/5 vốn đầu tư đăng ký.

Điều này cho thấy mức độ tập trung vốn vào

ngành này là rất lớn. Tuy nhiên, vốn đầu tư

vào ngành này cũng có xu hướng giảm dần,

năm 2007 chiếm tới 84,54% tổng vốn đầu tư

nhưng đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn

63,72% vốn thực hiện năm 2013 trong khi đó

ngành nông nghiệp và dịch vụ tuy chiếm số

vốn đầu tư ít hơn nhưng đang có xu hướng

tăng đặc biệt là ngành dịch vụ có tỷ lệ vốn

đầu tư thực hiện tăng nhanh nhất từ 8,83%

năm 2007 tăng lên 27,25% năm 2011.Tiếp

theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến

với 80 dự án, tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD

(chiếm 10,8% số dự án và 12,6% tổng vốn

đầu tư). Ngành dịch vụ, đến năm 2013 có tới

401 dự án chiếm trên 54% nhưng vốn đầu tư

chỉ chiếm 15,13% tổng vốn đăng ký.

Qua phân tích ở trên cho thấy, đầu tư ra nước

ngoài của Việt Nam là khá đa dạng về lĩnh

vực, ngành nghề kinh doanh nhưng chủ yếu

vẫn tập trung vào những ngành có công nghệ

sản xuất thấp để tận dụng nguồn nhân công

giá rẻ, tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào của

các nước điều này phản ánh thực trạng về

tài chính và công nghệ của các doanh

nghiệp Việt Nam và sự thiếu hụt về năng

lượng, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất

trong nước.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong

những biện pháp quan trọng để mở rộng tiêu

thụ sản phẩm và chủ động được nguồn

nguyên liệu, tài nguyên, khoáng sản, năng

lượng cung cấp về trong nước, góp phần thúc

đẩy sản xuất trong nước phát triển trong dài

hạn. Do vậy, trong thời gian đầu, nước ta tập

trung đầu tư vào ngành công nghiệp là khá

hợp lý. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu thì hoạt

động đầu tư ra nước ngoài thường gắn với các

tập đoàn nhà nước mà để phát huy lợi thế

chuyên môn, ngành nghề của doanh nghiệp

thì thường cũng là các lĩnh vực, công nghiệp

khai khoáng, sản xuất phân phối điện, công

nghiệp chế tạo nên cơ cấu vốn đầu tư ra nước

ngoài chiếm gần 80% ở lĩnh vực này vẫn là

phù hợp. Tuy nhiên, khi hoạt động đầu tư của

các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước giảm

dần mà chuyển sang các loại hình khác thì cơ

cấu đầu tư cũng cần chuyển sang lĩnh vực

phát triển hệ thống phân phối sản phẩm,

ngành dịch vụ, đây là những ngành không đòi

hỏi vốn đầu tư nhiều và rủi ro không lớn như

ngành công nghiệp khai khoáng.

Bảng 3: 10 quốc gia có số dự án đầu tư của Việt Nam lớn nhất tính đến năm 2013

TT Quốc gia Số dự án Cơ cấu (%) Vốn đâu tư (USD) Cơ cấu (%)

1 Lào 227 30.59 4,994,334,586 14.92

2 Campuchia 129 17.39 2,924,868,170 8.73

3 Hoa Kỳ 97 13.07 378,563,626 1.13

4 Singapore 46 6.20 1,022,967,701 3.06

5 Hàn Quốc 23 3.10 10,618,500 0.03

6 Liên bang Nga 17 2.29 4,630,851,831 13.83

7 Nhật Bản 17 2.29 4,294,167 0.01

8 Australia 15 2.02 187,994,540 0.56

9 Hồng Kông 14 1.89 15,998,875 0.05

10 Trung Quốc 12 1.62 15,071,900 0.05

Tổng 10 quốc gia 597 80.46 14185563896 42.36

Tổng 59 quốc gia 742 100.00 33,485,026,751 100.00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Page 92: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

91

Bảng 4: Tỷ trọng số dự án và vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo các châu lục

Châu lục Cơ cấu theo số dự án (%) Cơ cấu phân theo vốn đâu tư (%)

Châu Á 69,90 55,19

Châu Mỹ 14,60 29,20

Châu Âu 10,20 8,73

Châu Phi 3,30 5,72

Châu Úc 2,00 1,16

Tổng 100,00 100,00

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ

Tính đến năm 2013, các doanh nghiệp Việt

Nam hiện cũng không chỉ tập trung vào đầu

tư ở các nước láng giềng hay đối tác quen

thuộc như Lào, Campuchia hay Nga mà phát

triển ra những khu vực xa hơn như các nước

khu vực Châu Phi, Châu Mỹ, thậm chí cả

những nước kinh tế phát triển như Australia,

Mỹ, Singapore, Nhật Bản… với tổng số là 59

quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với số liệu trên cho thấy, Lào và Campuchia

là hai quốc gia láng giềng có số dự án đầu tư

tập trung nhiều nhất lên tới 356 dự án chiếm

tỷ lệ 47,98% tổng số dự án đầu tư, tuy nhiên

các dự án vào hai quốc gia này với quy mô

vốn đầu tư tương đối nhỏ, chỉ chếm 23,65%

tổng vốn đầu tư. Quốc gia thứ ba mà các

doanh nghiệp Việt Nam cũng chú trọng tới là

Hoa Kỳ, đây là thị trường rất tiềm năng, có

nhiều dự án hấp dẫn đặc biệt là sau khi Việt

Nam gia nhập WTO. Bên cạnh đó là Hàn

Quốc và Trung Quốc, đây là các thị trường

cũng được đánh giá là có tiềm năng nhưng

hiện tại mức độ khai thác từ hai quốc gia này

vẫn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, nếu xét về

quy mô vốn đầu tư thì Lào đứng vị trí thứ

nhất với 227 dự án với tổng vốn đầu tư gần 5

tỷ USD (chiếm 30,6% số dự án và 14,9% vốn

đầu tư), Campuchia đứng vị trí thứ 2 với 129

dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,9 tỷ

USD (chiếm 17,4% số dự án và 8,37% vốn

đầu tư), tiếp theo là Liên bang Nga và

Venezuela.

Như vậy, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

thời gian qua chủ yếu tập trung vào các nước

thuộc khu vực Châu Á 518 dự án chiếm

69,9% tổng số dự án được cấp phép với số

vốn đăng ký vào khu vực này tương ứng

chiếm 55,19% tổng vốn đầu tư việt Nam đầu

tư ra nước ngoài[1]. Sở dĩ các nhà đầu tư tập

trung đầu tư nhiều vào Châu Á mà cụ thể là

Lào và Campuchia là do nguồn tài nguyên

thiên nhiên ở các nước này khá dồi dào, giá

thuê nhân công tương đối rẻ, điều kiện đi lại

thuận tiện, chi phí thấp cũng như có nhiều nét

tương đồng về văn hóa,…Với Châu Phi và

Châu Úc, đây là hai địa bàn khá mới mẻ với

Việt Nam, khoảng cách địa lý xa, phong tục

tập quán có nhiều khác biệt,…. Tuy nhiên đến

nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam

mạnh dạn đầu tư vào hai thị trường này, và

đây được coi là thị trường rất có triển vọng

mà các doanh nghiệp Việt Nam trong thời

gian tới cần chú ý do đại đa số các quốc gia ở

khu vực này là các nước đang phát triển, có

trình độ phát triển kinh tế thấp hơn Việt Nam.

Ta thấy, địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp

Việt Nam ngày càng được mở rộng, Việt

Nam đã đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài

với 59 quốc gia trên cả 5 châu lục, điều này

phần nào cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam

đã trưởng thành không ngừng và đã nhanh

chóng hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Với trình độ công nghệ, năng lực kinh doanh

và tiềm lực tài chính hiện nay thì hoạt động

đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung

nhiều vào các nước đang phát triển (Châu Á,

Châu Phi) mà đặt biệt là Lào và Campuchia,

đây là hướng đi đúng tuy nhiên qua nghiên

cứu cơ cấu đầu tư này cũng cho thấy Trung

Quốc là một quốc gia đông dân hàng đầu thế

giới, là thị trường tiêu thụ khổng lồ, nhiều

tiềm năng, đặc biệt, với nước ta đó là một thị

trường có chi phí vận chuyển thấp, có nhiều

điểm tương đồng về văn hóa thế nhưng hoạt

động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vào

Page 93: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

92

thị trường này chưa phát triển mạnh, chỉ đứng

thứ 10 trong số 59 quốc gia với lượng vốn

đầu tư rất khiêm tốn, chỉ khoảng 0,05% tổng

vốn đầu tư của Việt Nam. Như vậy, cơ cấu đầu

tư về địa bàn, lãnh thổ cần được khuyến khích

điều chỉnh sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích

rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài phân theo tỉnh,

thành phố của nước chủ nhà

Đến nay, Việt Nam đã có 48 tỉnh, thành phố

trong cả nước có đơn vị có dự án đầu tư trực

tiếp ra nước ngoài trong đó tập trung nhiều

vào 10 tỉnh, thành phố đã có số dự án là 575

dự án chiếm 77,49% tổng số dự án tương ứng

với số vốn đầu tư là 26.117.748.611 USD

chiếm 78% vốn đầu tư ra nước ngoài của cả

nước. Với số liệu trên cho thấy, các doanh

nghiệp, tập đoàn lớn tập trung chủ yếu ở Hà

Nội với 236 dự án chiếm 31,81% với vốn đầu

tư ra nước ngoài tương ứng là 20.395.024.211

USD chiếm tới trên 60% tổng vốn đầu tư.

Điều này cho thấy, các dự án có vốn lớn vẫn

tập trung ở các đơn vị ở Hà Nội, trung bình

một dự án là 86.419.594 USD trong khi đó,

thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh

tế lớn của cả nước cũng có số dự án tương

đối, chiếm tới 28,98% tổng số dự án nhưng

xét về vốn đầu tư lại chỉ chiếm 6,36%. Điều

này cho thấy, các dự án đầu tư của các đơn vị

trên địa bàn này chủ yếu đầu tư vào các dự án

ngành dịch vụ với nhu cầu vốn đầu tư không

cao, trung bình chỉ là 9.901.113 USD bằng

11,45% vốn bình quân một dự án của các đơn

vị đầu tư ở Hà Nội.

Cơ cấu đầu tư theo hình thức và chủ thể

đầu tư

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có rất nhiều

nhân tố tác động đến như môi trường kinh

doanh trong nước, môi trường kinh doanh

nước nhận đầu tư, môi trường kinh doanh

quốc tế nên hoạt động này tương đối phức

tạp, thực ra khi các doanh nghiệp tham gia

hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể lựa

chọn các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư

trực tiếp 100% vốn hoặc bằng cách mua lại và

sáp nhập. Tuy nhiên, trong thời gian qua các

nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu lựa chọn hình

thức liên doanh và đầu tư trực tiếp 100% vốn.

Trong những năm đầu (năm 2001) liên doanh

chiếm 46,2% số dự án, đầu tư trực tiếp 100%

vốn chiếm 53,8%, đến những năm gần đây

(năm 2011) liên doanh chiếm 31,2% số dự án

còn hình thức đầu tư 100% vốn Việt Nam

chiếm tới 68,8%. Như vậy, hình thức đầu tư

trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng

tăng lên do hình thức này cho phép các doanh

nghiệp Việt Nam chủ động hơn khi tiến hành

đầu tư và không bị ràng buộc vào các đối tác

ở nước chủ nhà ngoài nước, tuy nhiên với các

dự án có nhiều rủi ro, nhu cầu vốn lớn như ở

lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai

thác khoáng sản,… cũng vẫn ưu tiên hình

thức liên doanh để cùng chia sẻ rủi ro nếu có.

Bảng 5: 10 tỉnh, thành phố có số dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất tính đến năm 2013

TT Quốc gia Số dự

án Cơ cấu (%) Vốn đâu tư của dự

án Cơ cấu (%)

1 Hà Nội 236 31.81 20,395,024,211 60.91 2 TP Hồ Chí Minh 215 28.98 2,128,793,446 6.36 3 Nghệ An 29 3.91 293,721,156 0.88 4 Bình Dương 21 2.83 188,572,697 0.56 5 Gia Lai 20 2.70 920,266,786 2.75 6 Đồng Nai 15 2.02 1,232,878,197 3.68 7 Hải Phòng 13 1.75 20,535,818 0.06 8 Đà Nẵng 9 1.21 853,244,283 2.55 9 Kon Tum 9 1.21 80,448,428 0.24

10 An Giang 8 1.08 4,263,589 0.01 Tổng 10 tỉnh, thành phố 575 77.49 26,117,748,611 78.00 Tổng 48 tỉnh, thành phố 742 100.00 33,485,026,751 100.00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư)

Page 94: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

93

Về chủ thể đầu tư ra nước ngoài của việt Nam

cũng khá đa dạng, như các tập đoàn, doanh

nghiệp tư nhân, công ty liên doanh,… nhưng

theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

vốn đầu tư của 5 tập đoàn lớn: Tập đoàn Dầu

khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Sông Đà,

Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn than

& Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam đã chiếm tới 69,9%

tổng số vốn đầu tư.

Theo tác giả nghiên cứu cho thấy, trong giai

đoạn đầu hoạt động đầu tư ra nước ngoài chủ

yếu được thực hiện bởi các công ty, tập đoàn,

doanh nghiệp nhà nước để nhà nước phát huy

được lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả

đầu tư, đảm bảo lợi ích cho các quốc gia là

phù hợp. Song, đến nay, sau gần 25 năm tham

gia trên trường quốc tế, hoạt động đầu tư ra

nước ngoài của Việt Nam không còn non trẻ

thì nhà nước nên tạo cơ hội để đẩy mạnh các

thành phần kinh tế sở hữu vốn ngoài nhà

nước đầu tư ra nước ngoài vì thực tế cho thấy,

các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp

tư nhân thường có hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh cao hơn. Do vậy, cơ cấu đầu

tư ra nước ngoài theo chủ thể hiện nay ở nước

ta chưa thật hợp lý mà cần tăng tỷ lệ vốn đầu

tư tư nhân tham gia vào hoạt động này trong

thời gian tới.

KẾT LUẬN

Qua phân tích cơ cấu đầu tư của hoạt động

đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam những

năm qua, có thể thấy làn sóng đầu tư ra nước

ngoài đã và đang gia tăng mạnh mẽ. Làn sóng

này đã mở ra một mặt trận kinh tế thứ hai

nhằm khai thác thị trường và lợi thế cạnh

tranh của các nước khác để bổ sung, hỗ trợ sự

phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị

thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và

trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những

thành tựu, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của

Việt Nam vẫn còn gặp không ít những khó

khăn thách thức, cơ cấu đầu tư đã đến lúc cần

phải chuyển hướng. Cơ cấu đầu tư trong giai

đoạn đầu được đánh giá là tương đối phù hợp

với quy luật, ban đầu khi các doanh nghiệp

trong nước chưa đủ mạnh thì nhà nước

khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty,

doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn sang các

nước láng giềng, các nước đang phát triển với

lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp, khai khoáng,

viễn thông, những lĩnh vực kinh doanh chủ

yếu của các công ty, tập đoàn lớn mạnh của

đất nước với hình thức đầu tư chủ yếu là liên

doanh. Đến nay, khi Việt Nam bắt đầu có

được vị thế trên trường quốc tế, tuy còn

khiêm tốn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam

đã tạo được chỗ đứng trên thương trường thì

Việt Nam cần duy trì sự hoạt động của các dự

án đã đầu tư và khuyến khích dần sang các

lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực phân phối sản

phẩm sang thị trường các nước Châu Phi,

châu Úc và dần tiếp cận thị trường các nước

kinh tế phát triển với chủ thể đầu tư đa dạng

hơn và chuyển dần sang cơ cấu vốn đầu tư

của các doanh nghiệp tư nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ kế hoạch & Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài,

Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài Quý I

2013, 2012, 2011, Hà Nội.

2. Bộ kế hoạch & Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài

(2013), Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước

ngoài lũy kế đến QI năm 2013, Hà Nội

3. Đỗ Đức Bình (2012), Giáo trình Đầu tư quốc

tế, trường Đại học KTQD, Nxb Khoa học kỹ thuật,

Hà Nội.

4. Đinh Trọng Thịnh, 2006, Thúc đẩy doanh

nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,

Nxb Tài chính

5. Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2010, Chiến lược đầu

tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2009), Kinh nghiệm

đầu tư ra nước ngoài của các nước đông Nam Á và

bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế,

(220), tr 33-38.

Page 95: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94

94

SUMMARY

STRUCTURE REARSEARCH OUTWARD

FOREIGN DIRECT INVESTMENT OF VIET NAM

Nguyen Thi Nhung* College of Economic & Business Administration - TNU

International Investment activity is growing strongly in recent decades and actually become a

fundamental characteristic of modern economies. For each country, outward foreign investment is

extremely important sence, the movement of its works great and direct impact to the growth and

sustainability of the global economy. With the enormous benefits that enterprises in Viet Nam

intergration process has also strongly involved in this market since 1989 and has achieved initial

success, however, is still pretty much and counter. While Viet Nam is still in need of capital from

the country to promote internal strength is still almost 70% of outward foreign investment capital

of state corporations with nearly 69% of outward foreign investment capital in the form of a 100%

Viet Nam capital and invested in industry accounted for 78.74% of total outward foreign

investment…To find out more about the current status of outward foreign direct investment in Viet

Nam from 1989 until the present, the author studies the structure investment by country of territory; by

province and finally investment research structure in the form of investment, the investor can then only

the investment structure should be adjusted in the future based on conditions in the event of Viet Nam

as well as from the experiences of other countries in the world.

Keywords: investment, outward foreign direct investment, the investment structure

Ngày nhận bài:31/12/2013; Ngày phản biện:10/1/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0984 238716, Email: [email protected]

Page 96: Tập 121, số 07, 2014

Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100

95

PHÂN TICH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

DU LỊCH THÁI NGUYÊN QUA MA TRẬN SWOT

Lê Quang Đăng*, Đỗ Thị Nga

Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thái Nguyên được đánh giá là mảnh đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Trong những năm

qua, kinh tế du lịch Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh

những mặt tích cực, du lịch Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Để

khai thác triệt để tiềm năng nhằm đưa du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của

tỉnh thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bài viết dưới đây tập trung vào phân

tích một số điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của kinh tế du lịch Thái Nguyên thông qua

ma trận SWOT để từ đó đưa ra một số giải pháp gợi mở chính sách và chiến lược phát triển kinh tế

du lịch Thái Nguyên trong thời gian tới.

Từ khóa: Thái Nguyên, du lịch, kinh tế du lịch, phát triển du lịch, ma trận swot.

GIỚI THIỆU VỀ MA TRẬN SWOT*

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu

tiên của các từ Tiếng Anh: Strengths (điểm

mạnh), Weaknesses (điểm yếu),

Opportunities (cơ hội), Threats (đe dọa hay

thách thức). SWOT là một mô hình nổi tiếng

trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp

xuất hiện vào khoảng thập niên 60, 70 của thế

kỷ XX do nhóm tác giả: Marion Dosher, Otis

Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart

thuộc viện nghiên cứu Standford, Melo Park,

California xây dựng nhằm mục đích tìm hiểu

quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm

ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận

và tiếp tục thực hiện việc hoạch định chiến

lược, thay đổi cung cách quản lý [1]. Cho đến

nay, mô hình SWOT đã được sử dụng rộng

rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế học. Mô

hình SWOT mang lại một cách nhìn toàn diện

về các vấn đề của kinh tế để từ đó các nhà

quản lý, nhà hoạch định chính sách có thể sử

dụng làm căn cứ cho những quyết định mang

tính chiến lược. Phân tích SWOT là việc đánh

giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp

xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự

lô-gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và có

thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết

định. Mẫu phân tích SWOT được trình bày

* Tel: 0987 860183, Email: [email protected]

dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm

4 phần: S – W (yếu tố bên trong) và O - T

(yếu tố bên ngoài - Hình 1).

Hình 1: Mô hình ma trận SWOT

PHÂN TÍCH DU LỊCH THÁI NGUYÊN

QUA MA TRẬN SWOT

Yếu tố bên trong (S – W)

- Điểm mạnh (Strengths):

+ Tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú:

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi

phía Bắc có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,

khí hậu thuận lợi, cùng với những giá trị lịch

sử truyền thống lâu đời và sự hội tụ tinh hoa

văn hóa của nhiều dân tộc anh em đã tạo nên

cho Thái Nguyên những tiềm năng du lịch vô

cùng phong phú và đa dạng. Tính đến nay,

tỉnh Thái Nguyên có 780 di tích, với 474 di

tích lịch sử, 12 di tích khảo cổ, 43 di tích

thắng cảnh, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật,

225 di tích tín ngưỡng tôn giáo. Trong số đó

Page 97: Tập 121, số 07, 2014

Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100

96

có 36 di tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch

thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 72

di tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch được

xếp hạng cấp tỉnh [2]. Đây là những lợi thế

không nhỏ để Thái Nguyên để có thể khai

thác và thu hút du khách trong và ngoài nước.

+ Thương hiệu và hình ảnh của du lịch Thái

Nguyên: Thái Nguyên là mảnh đất giàu

truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết

đến. Nhắc đến Thái Nguyên hẳn du khách

không thể không nhắc đến những địa danh nổi

tiếng đã từng đi vào thơ ca, sự tích và được

lưu truyền trong những câu ca: “Thái Nguyên

– Huyền thoại Hồ Núi Cốc”, “Thái Nguyên –

Thủ đô gió ngàn”, “Thái Nguyên – Đệ nhất

danh trà”... Thông qua việc đăng cai năm du

lịch quốc gia (2007) và tổ chức những lễ hội,

sự kiện (festival Trà Quốc tế - 2011, 2013) đã

đưa thương hiệu du lịch Thái Nguyên lên một

tầm cao mới. Với những lợi thế này, du lịch

Thái Nguyên hằng năm đã thu hút lượng lớn

du khách trong và ngoài nước. Năm 2009,

lượng du khách trong nước đến với Thái

Nguyên là 1,3 triệu lượt và du khách quốc tế

là 31.000 lượt, đến năm 2011 số du khách nội

địa tăng lên 1,5 triệu lượt và du khách quốc tế

là 36.000 lượt (Bảng 1).

Bảng 1: Số lượt khách đến Thái Nguyên [3]

2009 2010 2011

Nội địa 1.324.500 1.448.320 1.563.600

Quốc tế 31.000 21.680 36.200

Tổng 1.355.500 1.470.000 1.600.000

+ Các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn:

Hiện nay du lịch Thái Nguyên đang tập trung

mạnh vào một số nhóm sản phẩm đặc thù

như: Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng – vui

chơi, giải trí; du lịch sinh thái gắn với văn hóa

lịch sử; du lịch lễ hội; du lịch tham quan làng

nghề… Trong đó có rất nhiều sản phẩm du

lịch nổi tiếng đang được khai thác như: Hồ

Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà;

Không gian văn hóa chè Tân Cương; Di tích

khảo cổ học Thần Sa; Khu di tích ATK Định

Hóa… Cùng với việc phát triển các sản phẩm

du lịch, tỉnh Thái Nguyên cũng quan tâm đầu

tư xây dựng phát triển các dịch vụ phụ trợ cho

ngành du lịch đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ, vui

chơi giải trí của du khách. Hiện nay, trên toàn

tỉnh có khoảng 160 cơ sở kinh doanh lưu trú,

hệ thống khách sạn, nhà nghỉ gần 2700 phòng

trong đó có khoảng 800 phòng nghỉ cao cấp,

nhiều khách sạn 2-3 sao [4].

- Điểm yếu (Weaknesses):

+ Hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch chưa

thực sự tốt: Mặc dù Thái Nguyên sở hữu tài

nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa

dạng, tuy nhiên việc khai thác những tài

nguyên này vẫn còn chưa thực sự hiệu quả,

chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế

mạnh vốn có. Nhiều di tích lịch sử và địa

danh du lịch đang bị suy thoái và hủy hoại bởi

những điều kiện tự nhiên gây ra. Thêm vào

đó, một số địa danh do ý thức chưa tốt của

người dân và du khách đã làm cho tốc độ và

phạm vi bị tàn phá rộng hơn, nhiều rừng

nguyên sinh bị tàn phá, nhiều loại động thực

vật quý hiếm bị săn bắn, sự ô nhiễm môi

trường ở khu du lịch… là những vấn đề lớn

mà du lịch Thái Nguyên đang gặp phải.

+ Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được nhu

cầu phát triển du lịch: Mặc dù trong những

năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều ưu

tiên trong chính sách phát triển du lịch, nhiều

dự án trọng điểm được triển khai; nhiều di

tích, địa danh được đầu tư tu bổ, tôn tạo;

nhiều tuyến đường giao thông được mở mới,

sửa chữa và nâng cấp. Tuy nhiên, do đặc thù

về địa hình phức tạp và kinh phí thi công còn

thấp nên chất lượng cũng như số lượng hạ

tầng cơ sở được xây dựng vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu thực tế cho phát triển du lịch. Ở

một số điểm du lịch vấn đề giao thông, hệ

thống nước sạch, thông tin liên lạc, vấn đề xử

lý rác thải và cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống,

giải trí vẫn còn rất thiếu và yếu [5].

+ Chất lượng sản phẩm du lịch chưa thực sự

cao, nhiều loại hình du lịch chưa được khai

thác: Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng,

có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát

triển của du lịch. Mặc dù Thái Nguyên đã có

Page 98: Tập 121, số 07, 2014

Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100

97

một số sản phẩm du lịch đặc thù trở thành

thương hiệu riêng có như Hồ Núi Cốc, ATK

Định Hóa, không gian văn hóa chè Tân

Cương… Tuy nhiên, việc khai thác các sản

phẩm du lịch của Thái Nguyên là vẫn còn rất

hạn chế, những sản phẩm du lịch vẫn còn rất

nghèo nàn chưa có sức hấp dẫn. Nhiều tài

nguyên du lịch chưa được tận dụng khai thác

như: du lịch mua sắm; du lịch thể thao leo

núi, thể thao mặt nước; du lịch công nghiệp

và du lịch MICE…

Yếu tố bên ngoài (O – T)

- Cơ hội (Opportunities):

+ Tính bền vững, ổn định tương đối của các

sản phẩm du lịch truyền thống và nhu cầu du

lịch hiện thời: Không giống với những tỉnh

thành phố có lợi thế về du lịch biển, đảo, Thái

Nguyên là tỉnh có thế mạnh về du lịch sinh

thái – nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du

lịch thắng cảnh, du lịch lễ hội, du lịch làng

nghề… đây là những loại hình du lịch ít chịu

ảnh hưởng của của sự thay đổi khí hậu, thời

tiết theo mùa, vì thế tỉnh Thái Nguyên có thể

tận dụng lợi thế này để tập trung đầu tư, phát

triển các loại hình du lịch và khai thác tài

nguyên du lịch quanh năm. Hơn thế, trong

giai đoạn hiện nay loại hình du lịch “về

nguồn” đang rất được coi trọng, thu hút mọi

đối tượng du khách tham quan. Thái Nguyên

được mệnh danh là “thủ đô gió ngàn” – đại

bản doanh một thời của chiến khu Việt Bắc

với nhiều địa danh diễn ra những sự kiện lịch

sử quan trọng của Đảng và Chính phủ, Vì thế,

Thái Nguyên sẽ là điểm đến được nhiều du

khách lựa chọn trong thời gian tới. Tính bền

vững, ổn định tương đối và nhu cầu du lịch

hiện thời vẫn là cơ hội tốt để Thái Nguyên tập

trung khai thác, phát huy thế mạnh của mình.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường

kinh doanh, mở rộng thị trường và thu hút du

khách: Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, du lịch Thái Nguyên đứng trước

nhiều cơ hội to lớn mà trước hết là cơ hội mở

rộng thị trường du lịch, quảng bá thương hiệu,

đưa hình ảnh du lịch của tỉnh Thái Nguyên

vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia.

Thực tế cho thấy, kể từ khi Việt Nam gia

nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO),

lượng khách quốc tế đến với Thái Nguyên đã

có sự biến chuyển rõ rệt. Nếu năm 2005

lượng khách quốc tế đến Thái Nguyên là

10.000 lượt thì đến năm 2012, con số này đã

tăng lên 32.705 lượt. Ngoài ra, hội nhập kinh

tế quốc tế còn tạo cơ hội để Thái Nguyên tổ

chức các sự kiện và thực hiện các hoạt động

giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch với các

quốc gia trong khu vực và trên thế giới, qua

đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du

khách nước ngoài đến với Thái Nguyên.

Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng tạo điều

kiện để Thái Nguyên học hỏi, trao đổi kinh

nghiệm phát triển du lịch, thu hút đầu tư và

đón nhận sự giúp đỡ của các quốc gia có nền

kinh tế du lịch phát triển lâu đời trên thế giới.

+ Đầu tư vào ngành du lịch đang trở thành

một xu thế của xã hội: Hiện nay du lịch đang

được coi là một xu hướng phổ biến trên toàn

cầu và là một ngành mang lại lợi nhuận cao.

Được mệnh danh là ngành “công nghiệp

không khói”, “công nghiệp đẻ trứng vàng”,

kinh tế du lịch đang thu hút mạnh mẽ sự quan

tâm đầu tư của các cá nhân, tổ chức và xã hội.

Đây là cơ hội tốt để Thái Nguyên kêu gọi, thu

hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế

cho ngành du lịch của tỉnh. Thu hút đầu tư

vào du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn là một

biện pháp hữu hiệu để phát triển bền vững

kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xóa

đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho

nhân dân ở các khu du lịch.

+ Nhu cầu du lịch trong nước và trên thế giới

ngày càng tăng cao: Trong giai đoạn hiện

nay, khi đời sống vật chất của con người ngày

càng được nâng cao thì nhu cầu nghỉ dưỡng,

giải trí, nhu cầu đi du lịch của con người cũng

tăng lên mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của

tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc

(UNWTO) tổng lượt du khách trên thế giới

đạt mức 982 triệu lượt trong năm 2011 và

tăng lên 1 tỷ lượt trong năm 2012 [6]. Còn

Page 99: Tập 121, số 07, 2014

Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100

98

theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê

Việt Nam, số lượt khách nội địa có sự tăng

lên liên tục trong những năm gần đây. Cụ thể:

năm 2009 số lượt du khách nội địa là 25 triệu

lượt, đến năm 2012 là 32,5 triệu lượt và ước

tính trong năm 2013 sẽ là 35 triệu lượt.

- Thách thức (Threats):

+ Áp lực cạnh tranh đối với những vùng có

sản phẩm du lịch tương đồng: Mặc dù Thái

Nguyên có lợi thế về tiềm năng du lịch to lớn,

song do tính chất tương đồng về điều kiện tự

nhiên, giá trị lịch sử và văn hóa nên một số

tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía

Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang…

cũng có những gói sản phẩm du lịch tương

đồng với Thái Nguyên. Điều này đã ảnh

hưởng lớn đến thị phần du lịch của Thái

Nguyên và đặt ra thách thức lớn trong cạnh

tranh thu hút du khách. Không chỉ thế, hội

nhập quốc tế còn làm cho tính chất của cạnh

tranh thêm phức tạp hơn khi Thái Nguyên

phải cùng lúc đối diện với nhiều “đối thủ”

như: cạnh tranh với các tỉnh lân cận, cạnh

tranh với các tỉnh trong khu vực, cạnh tranh

với các tỉnh thành phố trong nước, cạnh tranh

với các quốc gia trên thế giới...

+ Sự biến đổi phức tạp của tình hình kinh tế,

chính trị trong nước, trong khu vực và trên

thế giới cũng là mối đe dọa lớn cho sự phát

triển kinh tế du lịch Thái Nguyên. Khủng

hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với

những bất ổn, tranh chấp chính trị trong khu

vực, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông là

những lý do có thể ảnh hưởng trực tiếp tới

lượng du khách quốc tế đến với Việt Nam nói

chung và Thái Nguyên nói riêng. Số lượng du

khách quốc tế đến Thái Nguyên trong những

năm gần đây có thay đổi bất thường. Năm

2009 số du khách đến Thái Nguyên là 31.000

lượt, đến năm 2010 giảm xuống còn 21.000

lượt, năm 2011 lại tăng lên 36.000 lượt, trong

khi năm 2012 giảm xuống còn 32.605 lượt

(Bảng 1). Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu

và vấn đề môi trường cũng là mối đe lớn đối

với du lịch Thái Nguyên. Nó không những

góp phần làm giảm lượng du khách đến với

Thái Nguyên mà còn là nguyên nhân gây nên

sự hủy hoại tự nhiên đối với môi trường, cảnh

quan và các di tích lịch sử, làm suy giảm tính

hấp dẫn của các địa danh du lịch.

+ Sự phát triển của KHCN đặc biệt là

CNTT&TT đã tác động trực tiếp tới những

hoạt động du lịch và trở thành nhân tố thúc

đẩy kinh tế du lịch phát triển. Các địa

phương, tỉnh, thành phố trong nước đang đẩy

mạnh ứng dụng CNTT đối với ngành du lịch

cũng là mối đe dọa tới du lịch Thái Nguyên

bởi nếu không kịp thời ứng dụng CNTT cho

công tác quản lý du lịch, quảng bá du lịch, đặt

tour và thanh toán trực tuyến, trao đổi thông

tin trực tuyến… thì du lịch Thái Nguyên sẽ bị

tụt hậu và mất thị phần du lịch vào tay các

“đối thủ” cạnh tranh.

Thiết lập ma trận SWOT

Từ những phân tích về hiện trạng kinh tế du

lịch Thái Nguyên, ta có các thông số (biến số)

đầu vào được thể hiện trên bảng ma trận, đó

là các biến số về các yếu tố bên trong (S – W)

và biến số về các yếu tố bên ngoài (O – T).

Việc kết hợp các biến số của S – W với các

biến số của O – T sẽ tạo thành bảng biến số

đầu ra gồm bốn thái cực, bốn thái cực này thể

hiện bốn nhóm chiến lược cơ bản (cụ thể xem

Bảng 2).

Bốn nhóm chiến lược này là những gợi ý cho

các nhà quản lý trong việc hoạch định chính

sách và lập kế hoạch phát triển du lịch. Tùy

thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ

thể, các nhà quản lý có thể cùng lúc khai thác

đồng thời cả bốn nhóm chiến lược hoặc khai

thác tập trung từng nhóm chiến lược.

HAI GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÁI NGUYÊN

Từ bốn nhóm chiến lược trên, bằng phương

pháp phân tích, đánh giá và khảo sát thực

nghiệm, bài báo rút ra 2 chiến lược mang tính

quyết định nhất làm tham vấn cho chính sách

phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên trong

thời gian tới.

Page 100: Tập 121, số 07, 2014

Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100

99

Bảng 2: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch Thái Nguyên thông qua ma trận SWOT

Ma trận

SWOT

Cơ hội: O (Opportunities)

1. Tính bền vững, ổn định tương đối

của các sản phẩm du lịch truyền

thống và nhu cầu du lịch hiện thời.

2. Hội nhập quốc tế tạo lập môi

trường kinh doanh, mở rộng thị

trường và du khách.

3. Đầu tư vào ngành du lịch đang

trở thành một xu thế của xã hội.

4. Nhu cầu du lịch trong nước và

trên thế giới ngày càng tăng cao.

Thách thức: T (Threats)

1. Áp lực cạnh tranh đối với

những vùng có sản phẩm du lịch

đồng dạng.

2. Sự biến đổi phức tạp của tình

hình kinh tế, chính trị, vấn đề

môi trường và vấn đề biến đổi

khí hậu toàn cầu.

3. Sự tác động mạnh mẽ của

KHCN, đặc biệt là CNTT&TT

đối với ngành du lịch.

Điểm mạnh: S (Strengths)

1. Tiềm năng du lịch đa dạng,

phong phú.

2. Thương hiệu và hình ảnh

du lịch nổi tiếng, được nhiều

người biết đến.

3. Sản phẩm du lịch đa dạng,

hấp dẫn.

S – 0:

- Chiến lược xây dựng và phát triển

thương hiệu du lịch qua các sản

phẩm du lịch đặc thù.

- Chiến lược thu hút vốn đầu tư để

phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

- Chiến lược mở rộng thị trường,

thu hút du khách.

S – T:

- Chiến lược cải tiến nâng cao

chất lượng và sức hấp dẫn của

các sản phẩm du lịch.

- Chiến lược phát triển sản phẩm

du lịch, đa dạng hóa các loại hình

du lịch.

- Chiến lược ứng dụng CNTT

cho ngành du lịch Thái Nguyên

Điểm yếu: W (Weaknesses)

1. Hiệu quả khai thác tiềm

năng du lịch chưa thực sự tốt.

2. Chính sách đầu tư du lịch

chưa đáp ứng được nhu cầu

phát triển du lịch.

3. Chất lượng sản phẩm du

lịch chưa thực sự cao, nhiều

loại hình du lịch chưa được

khai thác.

W – O:

- Chiến lược liên doanh liên kết với

nước ngoài, hợp tác đầu tư phát

triển du lịch Thái Nguyên.

- Chiến lược liên kết, học tập kinh

nghiệm quản lý và phát triển du lịch

từ các nước có nền du lịch phát

triển.

- Chiến lược thu hút đầu tư để khai

thác và phát triển du lịch.

W – T:

- Chiến lược liên doanh, liên kết,

hợp tác phát triển du lịch.

- Chiến lược phát triển sản phẩm,

đa dạng hóa và khác biệt hóa các

loại hình du lịch.

- Chiến lược đổi mới, cải cách cơ

chế quản lý nhà nước về du lịch.

- Chiến lược ứng dụng CNTT

vào công tác quản lý nhà nước.

Hai giải pháp chiến lươc cơ bản:

1. Chiến lược thu hút vốn đầu tư của xã hội cho sự phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên.

2. Chiến lược quảng bá thương hiệu và giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên.

Chiến lươc thu hút vốn đâu tư của xã hội

cho sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh

Thái Nguyên

Du lịch là ngành kinh tế mang tính xã hội hóa

và tính liên ngành cao vì thế cần có chiến

lược để thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội.

Ngoài việc thu hút những nguồn đầu tư từ

ngân sách nhà nước, ngân sách của tỉnh, đầu

tư FDI, ODA, đầu tư của doanh nghiệp nội

địa… thì cũng cần phát huy nguồn đầu tư của

đại bộ phận cư dân trên địa bàn tỉnh. Thu hút

đầu tư dân cư là một giải pháp chiến lược

quan trọng, cơ bản và lâu dài bởi nó không

chỉ giúp tăng nguồn vốn đầu tư vào ngành du

lịch mà còn là giải pháp để kêu gọi sự tham

gia của nhân dân bản địa vào các hoạt động

kinh doanh du lịch, nâng cao mức thu nhập,

cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và góp

phần bảo vệ môi trường cảnh quan ở các khu

du lịch. Việc kêu gọi, thu hút đầu tư cũng cần

phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan

quản lý trong việc lập kế hoạch, chiến lược và

quản lý các gói đầu tư để vừa đảm bảo đầu tư

vào những khu du lịch trọng điểm lại vừa đảm

bảo đầu tư khai thác, phát triển tổng thể tiềm

năng du lịch trên toàn tỉnh.

Chiến lươc quảng bá thương hiệu, giới

thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên

Ngoài chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển

du lịch, chiến lược quảng bá thương hiệu và

giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên cũng

giữ vị trí vô cùng quan trọng bởi nó là công

cụ mang thông tin, truyền tải thông điệp về du

lịch đến với du khách trong nước và quốc tế.

Có nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu

du lịch như: sử dụng các hình thức marketing

Page 101: Tập 121, số 07, 2014

Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100

100

truyền thống (thông qua báo, đài, vô tuyến,

tuyên truyền, cổ động, hội thảo…), marketing

online (sử dụng CNTT và internet, các

website, mạng xã hội, thư điện tử, forum…)

và thông qua tổ chức các lễ hội, sự kiện

(festival, lễ hội văn hóa, thể thao…). Ngày

nay, dưới tác động mạnh mẽ của KHCN hiện

đại việc ứng dụng CNTT và internet trong

quảng bá và giới thiệu hình ảnh du lịch là một

yêu cầu tất yếu khách quan nhằm nâng cao

sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Thái Nguyên,

mở rộng thị trường du lịch, thu hút du khách

trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Vì

thế trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần

tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phát

triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn. Để làm được điều này đòi hỏi tỉnh

Thái Nguyên cần tập trung đầu tư xây dựng,

nâng cấp và phát triển hạ tầng CNTT, thu hút

và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có

khả năng sử dụng thành thạo CNTT và đổi

mới cơ chế quản lý từ quản lý hành chính thủ

công sang quản lý hành chính điện tử, đáp

ứng nhu cầu phát triển của du lịch trong bối

cảnh mới, tình hình mới.

KẾT LUẬN

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích một

hoạt động kinh doanh, một quá trình hay một

vấn đề kinh tế tuy không phải là việc làm quá

mới mẻ, song việc sử dụng SWOT để phân

tích hiện trạng kinh tế du lịch Thái Nguyên

vẫn mang lại những hiệu quả nhất định.

Thông qua mô hình SWOT, những mặt “tốt”,

“xấu” của du lịch Thái Nguyên được đưa ra

phân tích một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ

quan sát và dễ so sánh. Đặc biệt, thông qua

ma trận SWOT ta có thể dễ dàng phát hiện và

đưa ra các giải pháp chiến lược từ sự kết hợp

các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới

sự phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên.

Đây là những căn cứ làm tham vấn chính sách

cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định

chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái

Nguyên trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Humphrey Albert, (2005), “SWOT analysis for

Management Consulting”, SRI international

(Stanford Research Institute).

2. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái

Nguyên, (2011), Số liệu thống kê du lịch.

3. Cục thống kê Thái Nguyên, (2013), Niên giám

thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012, Nhà xuất

bản Thống kê.

4. Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục du

lịch Việt Nam, (2012), Du lịch Thái Nguyên khởi

sắc,http://www.dulichvn.org.vn/index.php?categor

y=1005&itemid=18627

5. Tạ Thị Kim Niên, (2009), Tiền năng du lịch

Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, Luận

văn Thạc sĩ, Số hóa bởi Trung tâm học liệu - Đại

học Thái Nguyên, tr.65-66.

6. Đại Hải, (2012), Lượng du khách trên thế giới

đạt kỷ lục, http://ww.vietnamplus.vn

SUMMARY

ANALYSIS STATUS AND PROPOSED SOLUTIONS

TO DEVELOP THAI NGUYEN’S TOURISM ECONOMY

THROUGH SWOT MATRIX

Le Quang Dang*, Do Thi Nga College of Information and Communication Technology - TNU

Thai Nguyen is assessed a potentially huge tourism land. In recent years, Thai Nguyen’s tourism

economy has made encouraging achievements, but besides that still exist many difficulties and

limitations. To exploit fully the tourism potential in order to make Thai Nguyen's tourism becomes

spearhead economic sector of the province still poses a lot of problems. Through the SWOT

model, the article focuses on analysing of the strengths, weaknesses, opportunities and challenges

of ThaiNguyen tourism economy, from there propose some solutions to suggest policy and

strategy for the development of Thai Nguyen's tourism in the future.

Keywords: Thai Nguyen, tourism, tourism economy, development tourism, SWOT matrix

Ngày nhận bài:28/2/2014; Ngày phản biện:11/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Huân – Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐHTN

* Tel: 0987 860183, Email: [email protected]

Page 102: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

101

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI,

DỊCH VỤ BỀN VỮNG CHO TỈNH THÁI NGUYÊN

Trân Thị Thanh Xuân* Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Cơ sở ĐT Thái Nguyên)

TÓM TẮT Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh có

sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong tốc độ tăng trưởng

kinh tế (GDP) có xu hướng tăng lên và tỷ trọng nông, lâm, nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên

sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh vẫn còn chậm, trong đó có giá trị gia tăng khu vực dịch vụ thấp

hơn so với chỉ tiêu phát triển ngành. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ chính trị về

phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi

Bắc Bộ đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII,

nhiệm kỳ 2010-2015 diễn ra trong các ngày từ 20 đến 23-10-2010 đưa ra. Để đạt được mục tiêu,

tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tới tăng 12-13%, GDP bình quân đầu người đến năm

2015 đạt 45 triệu đồng. Vậy đâu là giải pháp thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển bền vững?

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thương mại, dịch vụ và

trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ các siêu thị bán lẻ

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ việc phỏng vấn

ngẫu nhiên 200 khách hàng đến siêu thị mua sắm. Các phương pháp được sử dụng để phân tích dữ

liệu thu thập là: thống kê mô tả, phân tích số, phân tích nhân tố và phân tích chéo.

Từ khóa: Siêu thị, chất lượng dịch vụ, Trung tâm thương mại

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc tiếp giáp

với thủ đô Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh

Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Thái

Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541 km2 và

dân số hơn 1 triệu người, với 8 dân tộc anh

em chủ yếu sinh sống. Thái Nguyên có địa

hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng

thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp.

Thái Nguyên một tỉnh ở đông bắc Việt Nam

là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà

Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm

đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh còn là thành

phố loại I trực thuộc tỉnh, phấn đấu năm 2020

thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên

trực thuộc Trung ương. Chính vì thế có nhiều

điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại

và dịch vụ.

Đặc biệt trong thời gian qua tuyến đường cao

tốc Quốc lộ 3 mới được xây dựng và đưa vào

lưu thông (12/2013) nối liền tuyến giao thông

* Tel:

với các tỉnh miền núi phía Bắc và cả nước.

Trong những năm gần đây Tỉnh có nhiều

chuyển biến tích cực trong hoạt động thương

mại, dịch vụ năm 2013 tổng mức bán lẻ hàng

hóa dịch vụ đạt 16.531 tỷ đồng trong đó

thương mại chiếm 88%. Tuy nhiên ngành

dịch vụ thương mại vẫn còn nhiều hạn chế:

Chưa xứng tầm là một trung tâm thương mại

cấp khu vực, tốc độ phát triển dịch vụ thương

mại chưa có sự quy hoạch dẫn đến nhiều vấn

đề bất cập, các dịch vụ thương mại ở nông

thôn còn chậm… Song trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với

vai trò là “một trung tâm kinh tế - xã hội lớn

của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du

và miền núi phía bắc”. Tỉnh Thái Nguyên cần

vượt qua những khó khăn hiện tại và thách

thức để xây dựng chiến lược phát triển ngành

thương mại, dịch vụ bền vững.

NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng hoạt động thương

mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Page 103: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

102

- Đánh giá được lợi thế, khó khăn ảnh hưởng

đến sự phát triển thương mại, dịch vụ trong

tỉnh Thái Nguyên

- Số liệu điều tra phải khách quan và phải

đàm bảo độ tin cậy

- Đưa ra được định hướng phát triển ngành

thương mại, dịch vụ bền vững cho Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện

phát triển thương mại dịch vụ bền vững cho

tỉnh Thái Nguyên.

Đối tương nghiên cứu:

Hệ thống siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên (chọn mẫu 3 siêu thị: Siêu thị Minh

Cầu; siêu thị Tôn Mùi và siêu thị điện máy

Thanh Niên).

Nội dung nghiên cứu:

- Phân tích thực trạng và đánh giá phát triển

thương mại, dịch vụ của tỉnh trong năm

2012-2013.

- Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân

trong chính sách phát triển thương mại dịch

vụ của Tỉnh.

- Đề xuất định hướng phát triển ngành thương

mại, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên trong thời

gian tới.

Phương pháp nghiên cứu:

- Điều tra số liệu thực tế tại cơ sở trên địa bàn

nghiên cứu bằng phiếu điều tra và phỏng vấn

hỏi trực tiếp sinh viên với 200 phiếu.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

THỰC TRẠNG NGÀNH THƯƠNG MẠI,

DỊCH VỤ TỈNH THÁI NGUYÊN

Những đóng góp của ngành thương mại và

dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội của

Thái Nguyên

Cùng góp phần tăng trưởng của kinh tế của

Tỉnh năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 16.531 tỷ

đồng, trong đó ngành thương mại đạt:

14.547,28 tỷ đồng và 1.818,41 tỷ đồng từ dịch

vụ thương mại.

Hoạt động bán lẻ ở tỉnh Thái Nguyên: Hệ

thống các siêu thị phát triển khá nhanh trong

Tỉnh nhưng chủ yếu tập trung ở địa bàn khu

vực thành phố. Năm 2004 siêu thị đầu tiên

được thành lập với hình thức là siêu thị tổng

hợp Tôn Mùi tại TP Thái Nguyên và chỉ sau 6

năm đã có hơn 15 siêu thị kinh doanh các loại

trong đó có 8 siêu thị kinh doanh tổng hợp

(Siêu thị điện máy Thanh niên, Tôn Mùi,

Minh cầu1,2 , Do’s Mart, Dung Quang, Siêu

thị chợ Phú Thái) và 7 siêu thị chuyên doanh

(2 siêu thị thế giới số; Siêu thị sách Thái

Nguyên, Máy tính IEC,…) với tổng diện tích

đất xây dựng của các siêu thị trên 14.000m2,

tổng diện tích sàn trên kinh doanh hơn

12.500m2 Tổng doanh thu thương mại đạt

bình quân khoảng hơn 105 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra còn có các chuỗi cửa hàng tiện lợi

và có 137 chợ truyền thống. Năm 2013 doanh

thu từ hoạt động bán lẻ đạt: 16.531 tỷ đồng.

Qua đó có thể thấy rằng hoạt động bán lẻ có

vai trò quan trọng đối với ngành thương mại,

dịch vụ của Tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 1: Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2013

Ngành kinh tế Năm 2012

(tỷ đồng)

Năm 2013

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Năm 2013 so

với năm

2012(%)

Tổng số 13,771.5 16.531 100 +15

Phân theo loại hình kinh tế

Kinh tế nhà nước 1,067.5 1.171 7 +13.2

Kinh tế dân doanh 12,704.0 15.360 93 +20,5

Phân theo ngành kinh doanh

Thương nghiệp 12,364.2 14.547,28 88 +14,8

Dịch vụ lưu trú, nhà hàng 926.2 1.157,17 7.5 +14,9

Dịch vụ khác 481.1 661,24 4.5 +15

Nguồn: Sở công thương Thái Nguyên, 2013

Page 104: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

103

Bảng 2: Một số siêu thị điển hình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tên Siêu thị Địa điểm

Năm

hoạt

động

Xếp

hạng

Diện tích kinh

doanh(m2) Ghi chú

Tôn mùi P. Phan Đình Phùng, P. Thịnh đán 2004 3 >1.000

Nội thất Hoàng Bình Đường Bắc Kạn – TPTN 2006 3 1.000

Minh cầu 1 P. Phan Đình Phùng 2006 3 >1.000

Thế giới số -cơ sở 1 127- Đường cách mạng tháng 8 -TPTN 2006 3 >500

Dung Quang TT Ba hàng – Phổ Yên – TN 2008 3 2.500

Thanh niên Plaza P. Tân Thịnh- TPTN 2011 3 >1.000

……

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, 2013

Bảng 4: Lý do khách hàng chọn siêu thị

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát 12/2013

Hiện tại, tỉnh đang xây dựng trung tâm

thương mại Minh Cầu giai đoạn 2. Tạo nên

một bức tranh về sự cạnh tranh và năng động

trong tỉnh. Theo qui hoạch phát triển hệ thống

chợ, siêu thị và trung tâm thương mại Sở

Công thương tỉnh Thái Nguyên thông qua đến

năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có 178 chợ,

Trung tâm thương mại 16, siêu thị 35.

Xây dựng vận tải: Với vốn đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng và được huy động từ nhiều

nguồn và đầu tư xây dựng hợp lý. Tỉnh Thái

Nguyên tập chung chủ yếu xây dựng các công

trình hạ tầng giao thông và các công trình

phúc lợi. Đặc biệt công trình Quốc lộ 3 mới

với mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng sau khi xây

dựng đưa vào hoạt động (1/2014) và hệ thống

đường trong thành phố giúp lưu thông tiện lợi,

việc phân phối hàng hóa trở nên dễ dàng.

Tài chính và tín dụng: Hệ thống ngân hàng

tỉnh Thái Nguyên trong năm 2013 đã thành

lập thêm 1 chi nhánh ngân hàng thương mại,

nâng tổng số lên 12 địa điểm có giao dịch

ngân hàng.

Giáo dục đào tạo và chuyển giao khoa học

kỹ thuật: Tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển

biến tích cực cả về quy mô số lượng và chất

lượng. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm văn

hóa với trên 20 trường đại học, cao đẳng,

trường nghề, viện nghiên cứu. Là nơi đào tạo

tri thức và chuyển giao khoa học công nghệ

và kỹ thuật cho các tỉnh miền núi phía Bắc và

cả nước. Trong đó phải kể đến các đơn vị

Trường thuộc Đại học Thái Nguyên, Cao

đẳng kinh tế Thái Nguyên… là nơi đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực

miền núi phía Bắc.

Kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng

khi mua sắm tại các siêu thị

Lý do khách hàng chọn siêu thị là nơi mua sắm

Qua điều tra cho thấy: hàng hóa đa dạng, chất

lượng đảm bảo là nguyên nhân chủ yếu để

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Gần nhà, gần trung tâm

Gía cả niêm yết đúng

Hàng hóa đa dạng, chất lượng

đảm bảo

Văn minh lịch sự Không gian sạch sẽ, tiện lợi

Tự do chọn lựa Chương trình khuyến mãi, quà tặng, giảm giá tốt

Số

ng

ườ

i trả

lới

Lý do

Page 105: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

104

khách hàng lựa chọn siêu thị là nơi mua sắm.

Trong tổng số 200 phiếu hỏi thì có tới 142

lượt người chọn lý do này, chiếm tỷ lệ 71%.

Bên cạnh đó việc được tự do lựa chọn hàng

thỏa mái theo ý muốn cũng là một trong

những nguyên nhân chính dẫn đến khách

hàng lựa chọn mua sắm tại siêu thị có 148

người lựa chọn lý do này, chiếm 74,1%.

Ngoài ra không gian sạch sẽ, thoáng mát, đội

ngũ nhân viên phục vụ tận tình và có các

chương trình giảm giá, khuyễn mãi, quà

tặng… cũng được khách hàng đặc biệt quan

tâm chiếm tỷ lệ 52,4%.

Chủng loại hàng hoa mà khách hàng

thường lựa chọn và quyết định mua

Qua tham khảo lấy ý kiến của các nhân viên

bán hàng và các chuyên gia kết hợp với phân

tích trên phiếu cho thấy ngành thực phẩm,

hóa mỹ phẩm được khách hàng lựa chọn

nhiều nhất với tổng số 971 điểm, tiếp đến là

đồ dùng gia đình với 890 điểm và đứng thứ 3

là đồ may mặc 636 điểm. Hàng điện máy và

giày dép chiếm tỷ lệ nhỏ cho thấy rằng khách

hàng đến siêu thị không lựa chọn mặt hàng

này nhiều, điều này phản ánh khá thực nếu

mua hàng điện máy hay giầy dép thì phần lớn

khách hàng sẽ đến các siêu thị chuyên doanh

hoặc các cửa hàng đại lý.

Đánh giá của khách hàng về chất lượng

dịch vụ tại các siêu thị

Kết quả thống kê cho thấy nhìn chung vấn đề

về chất lượng và giá cả ở các siêu thị đều thực

hiện khá tốt về giá cả chúng thể hiện tương

đối đồng đều nhau không có sự biến động

lớn. Nhìn chung khách hàng đánh giá ở mức

hài lòng.

Mặt khác về thái độ phục vụ của đội ngũ nhân

viên không quá lớn trong số những siêu thị

khảo sát tốp đầu vẫn dẫn điểm đó là siêu thị

Minh Cầu, tiếp đến là Tôn Mùi và Siêu thị

Thanh niên. Các siêu thị sở hữu bởi “vị trí

vàng” cả hai hệ thống cửa hàng đều nằm

trung tâm thành phố theo nhận xét của khách

hàng thì đây là nơi rất thuận tiên cho việc

mua sắm khi họ tranh thủ đi làm về và đưa

đón con đi học dù có về muộn xong đi mua

hàng hóa trong siêu thị vẫn rất yên tâm không

lo bị hết hàng như là đi chợ. Hơn nữa trong

siêu thị trưng bày hàng hóa chính là bộ mặt và

tạo ấn tượng ban đầu của bất kỳ doanh nghiệp

nào trong mắt người tiêu dùng. Điều này tuy

đơn giản nhưng nó thật sự rất quan trọng đối

với việc việc nghiên cứu sắp xếp, sự sáng tạo

và nghiên cứu tâm lý thói quen… của khách

hàng. Tuy nhiên sự đánh giá hài lòng của

khách hàng lại hướng về sự tiện lợi của siêu

thị Tôn mùi là hơn cả về tính thuận tiện. Siêu

thị này có mặt tiền rộng chỗ bãi đậu xe rộng

cửa ra vào lớn.

Bảng 5: Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn hàng hóa

Thứ tự

ưu tiên

Thang

điểm

Thực phẩm Hóa mỹ phẩm

Đồ dùng

gia đình Đồ may mặc Điện máy Giây dép

Tân

số Điểm

Tân

số Điểm

Tân

số Điểm

Tân

số Điểm

Tân

số Điểm

Tân

số Điểm

1 6 102 612 102 612 55 330 8 48 3 18 2 12

2 5 38 190 38 190 85 425 17 85 5 25 7 35

3 4 26 104 26 104 22 88 72 288 8 32 5 20

4 3 9 27 9 27 12 26 41 164 7 21 11 33

5 2 13 26 13 26 15 30 29 38 35 70 72 144

6 1 12 12 12 12 9 9 13 13 142 142 103 103

Tổng 200 971 200 971 200 896 200 636 200 308 200 347

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát 2/2013

Page 106: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

105

Bảng 7: Mối liên hệ giữa mức độ hài lòng và việc lựa chọn siêu thị để mua sắm

Siêu thị

Mức độ hài lòng

Tổng Rất hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng

Minh câu 42 52 8 102

Tỷ lệ % 41 51 8 100

Tôn mùi 38 22 5 65

Tỷ lệ % 58.5 34 7.5 100

Thanh niên 21 9 3 33

Tỷ lệ % 64 27 9 100

Mối liên hệ giữa mức độ hài lòng và việc lựa

chọn siêu thị để mua sắm

Kết quả thống kê ở Bảng 7 cho thấy, trong

200 khách hàng được phỏng vấn ưu tiên thứ

nhất cho siêu thị Minh Cầu về việc mua sắm

có 102 khách hàng, 65 khách hàng chọn Tôn

Mùi và 33 khách hàng chọn Điện máy Thanh

Niên. Hầu hết khách hàng đánh giá ở mức độ

rất hài lòng và khá hài lòng, không có khách

hàng nào đánh giá siêu thị ở mức độ hoàn

toàn không hài lòng.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số khách hàng

đánh giá chất lượng dịch vụ của siêu thị ở

mức không hài lòng. Tại Minh cầu có 8/102

khách hàng đến siêu thị không hài lòng chiếm

8% tương tự như với Tôn mùi và Thanh niên.

Nguyên nhân qua tìm hiểu cho thấy chủ yếu

là khâu gửi xe, thanh toán tiền và không

hướng dẫn cụ thể đối với từng loại sản phẩm,

hay thái độ còn thờ ơ của nhân viên…

Vậy các siêu thị cần nâng cao chất lượng dịch

vụ hơn nữa để làm gia tăng con số “hài lòng,

rất hài lòng” và làm giảm số lượng khách

hàng “ không hài lòng”. Theo kết quả khảo

sát cho thấy khách hàng sẽ loại bỏ không sử

dụng nếu dịch vụ đó tồi.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển

thương mại, dịch vụ trong thời gian qua.

Những mặt được

Trong những năm vừa qua, chính sách

khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành

phần và bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành

phần kinh tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy

sự phát triển các hoạt động thương mại, dịch

vụ trên địa bàn tỉnh, nên đã hỗ trợ cho việc

sản xuất, kinh doanh phát triển thuận lợi hơn,

khu vực kinh tế dân doanh tăng nhanh, hàng

hóa mua bán trao đổi trên thị trường ngày

càng đa dạng, phong phú, phục vụ tương đối

tốt nhu cầu của nhân dân địa phương và

khách du lịch.

Sự phát triển các siêu thị và nâng cấp xây mới

các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, đã tạo

điều kiện cho đồng bào các dân tộc mua được

các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời

sống với giá cả không chênh lệch nhiều so với

vùng đồng bằng, vùng đô thị. Ngược lại nhân

dân cũng có điều kiện để bán được một phần

sản phẩm do họ tự sản xuất ra góp phần giảm

bớt khó khăn trong sản xuất và trong đời

sống, phát triển sản xuất hàng hóa và thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Việc phát triển thương mại, dịch vụ trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần giải quyết

việc làm, thực hiện phân công lại lao động

trong tỉnh.

Bên cạnh những đóng góp của ngành thương

mại Thái Nguyên phải kể đến chức năng quản

lý của Sở công thương tỉnh Thái Nguyên. Sở

Công thương Thái Nguyên là cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên có chức

năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện

chức năng quản lý Nhà nước về thương mại

dịch vụ, được đổi mới cơ bản về chức năng

nhiệm vụ. Công tác quản lý Nhà nước về

Công thương trên địa bàn đã có nhiều chuyển

biến tích cực, vai trò tham mưu cho cấp ủy và

chính quyền địa phương được đề cao và phát

huy, đặc biệt là công tác lập, hướng dẫn triển

khai và giám sát thực hiện các quy hoạch

chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế chính

sách, chỉ đạo định hướng chiến lược phát

Page 107: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

106

triển, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh.

Sự phát triển của thương mại, dịch vụ trên địa

bàn tỉnh trong thời gian qua đã giúp các hoạt

động kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh đạt

được những bước tiến tích cực. Kim ngạch

xuất khẩu tăng liên tục, cơ cấu mặt hàng xuất

khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng

nhanh các mặt hàng chế biến, chế tạo, hạn chế

xuất khẩu hàng hóa chưa chế biến, thị

trường xuất khẩu hàng hóa ngày càng được

mở rộng, góp phần tiêu thụ sản phẩm hàng

hóa của địa phương và thúc đẩy các ngành

sản xuất phát triển.

Hạn chế và tồn tại của ngành thương mại

dịch vụ tỉnh Thái Nguyên

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh

tế, ngành thương mại dịch vụ tỉnh Thái

Nguyên cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc

biệt là hoạt động kinh doanh tại các siêu thị

và chợ truyền thống. Phần lớn các siêu thị,

chợ tập trung chủ yếu ở các trung tâm thành

phố bán kính dưới 5km. Vì vậy sức cạnh

tranh vô cùng khốc liệt, một số siêu thị, cửa

hàng bán lẻ đã phải đóng cửa hay hoạt động

cầm chừng vì không hoạt động hiệu quả.

Trong khi các huyện thị xã thì vắng bóng các

siêu thị. Từ đó cho thấy mạng lưới bán lẻ của

tỉnh chưa phát triển đồng bộ. Mặt khác, hệ

thống chợ vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là cơ

sở hạ tầng và mạng lưới phát triển, các chợ

cóc, chợ tạm tự phát mọc ra ảnh hưởng rất

nhiều đến hoạt động quản lý thương mại dịch

vụ của tỉnh.

Tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò vị trí chiến

lược, là cầu nối giữa các vùng trung du Miền

núi phía Bắc. Tuy nhiên qua nhiều năm sử

dụng và không được duy tu bảo dưỡng

thường xuyên cũng như chính sách phát triển

cơ sở hạ tầng nên các tuyến đường trong và

ngoài tỉnh đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Lòng đường hẹp, nhiều ổ gà… khó đảm bảo

ATGT. Từ đó khiến cho ngành dịch vụ vận

tải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

Đặc biệt là tình trạng ngập lụt đường khi mùa

mưa đến hệ thống thoát nước không đảm bảo.

Các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng

chưa đạt kết quả như mong muốn đã làm hạn

chế sự phát triển hệ thống thương mại dịch

vụ. Mối liên kết kéo dài giữa thương mại với

sản xuất, giữa doanh nghiệp với thương mại

với doanh nghiệp sản xuất để hình thành hệ

thống lưu thông ổn định, xây dựng thị trường

cung ứng và tiêu thụ vững chắc chưa được

thiết lập, đặc biệt là trên những khu vực nông

thôn miền núi và vùng cao. Việc tổ chức cung

ứng vật tư, giống và thu mua nông sản,

nguyên liệu còn yếu, giá cả bất lợi cho người

nông dân, việc cung cấp, tiêu thụ hàng hóa

còn chưa phù hợp với sức mua và thị hiếu của

từng địa bàn trong tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề nêu trên chủ

yếu là do:

- Thu nhập bình quân đầu người tính chung toàn

tỉnh đang ở mức thấp, sức mua của dân không

cao đã hạn chế sự phát triển thị trường, dẫn đến

sự chậm phát triển thương mại, dịch vụ.

- Đa phần các doanh nghiệp trên địa phương

của tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, vốn ít, cơ sở

vật chất nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn

trong quá trình mở rộng sản xuất và phát triển

thương mại, dịch vụ. Đồng thời, sự phối hợp

giữa các ngành trong việc nghiên cứu thị

trường, hướng dẫn, chỉ đạo, tiêu thụ sản phẩm

còn bị hạn chế.

- Hệ thống cơ chế chính sách chưa hoàn chỉnh

và đồng bộ hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến

công tác quản lý Nhà nước và hiệu quả đầu tư

vào phát triển thương mại, dịch vụ trong tỉnh.

- Hạ tầng cơ sở của Thái Nguyên (đường sá,

cầu cống, điện, nước…) chưa đồng bộ đã tác

động đến tốc độ phát triển thương mại, dịch

vụ của toàn tỉnh.

- Đầu tư của tỉnh vào lĩnh vực thương mại

những năm qua còn ít so với yêu cầu đòi hỏi

của sự phát triển. Các doanh nghiệp, các hộ

kinh doanh thương mại chỉ đầu tư ngắn hạn

chưa có đầu tư dài hạn và theo chiều sâu.

Hiện mới chỉ có 1 trung tâm mua sắm Minh

Cầu đang thực hiện ở giai đoạn 2.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

Qua phân tích thực trạng cho thấy, ngành

thương mại và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên

Page 108: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

107

đã có sự phát triển tương đối nhanh và đóng

vai trò quan trọng trong khu vực và cả nước.

Tuy nhiên hệ thống này chưa đáp ứng được

nhu cầu của một thành phố, trung tâm khu

vực với hơn 1 triệu dân. Để phát triển ngành

thương mại và dịch vụ tỉnh Thái Nguyên cần

xứng tầm với vai trò trung tâm động lực của

các tỉnh miền núi phía Bắc.

Định hướng chung:

- Phát triển dịch vụ với tốc độ nhanh, có chất

lượng hơn hẳn các năm trước với tốc độ tăng

trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn

tỉnh. Nhanh chóng đưa Thái Nguyên trở thành

một trung tâm phát triển dịch vụ lớn của vùng

Trung du miền núi Bắc Bộ. Tốc độ GDP

dịch vụ tăng 13,2%/năm, lao động dịch vụ

đạt khoảng 157.100 người, và đạt 250.800

người vào năm 2020 (chiếm 30,9% lao

động xã hội). (Nguồn: Công thương tỉnh

Thái Nguyên, 2013)

- Nâng dần thị phần và tầm ảnh hưởng của

một số phân ngành dịch vụ, sản phẩm dịch vụ

có thế mạnh của Thái Nguyên trên thị trường.

Đảm bảo cho những năm tiếp theo một số sản

phẩm dịch vụ của tỉnh có vị thế quan trọng

trong vùng và cả nước (du lịch, thương mại,

giáo dục, giao thông vận tải, hành chính…).

Ưu đãi về chính sách, ưu tiên về các nguồn

lực cho một số ngành, sản phẩm dịch vụ chủ

lực, có lợi thế, được xác định là ngành, sản

phẩm có tính đột phá trong giai đoạn này.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ đối

với kinh tế tỉnh, đảm bảo nâng tỷ trọng ngành

dịch vụ chiếm 39,5% GDP toàn tỉnh vào năm

2014 và trên 42% vào năm 2020, tăng phần

đóng góp cho ngân sách và có vai trò thúc đẩy

các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

- Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo

hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực, hình

thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ

mới có giá trị tăng cao, phù hợp với lợi thế

của tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển của

vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, tăng dần các

dịch vụ cao cấp, dịch vụ chất lượng cao, tăng

tỷ trọng khu vực tư nhân trong cung cấp các

loại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh

thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát

huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, hài

hòa lợi ích kinh tế và ổn định chính trị - xã

hội và quốc phòng an ninh toàn địa bàn.

- Dịch vụ trung tâm thương mại, siêu thị, chợ:

Để phục vụ các nhu cầu xã hội. Do vậy, trung

tâm thương mại, siêu thị, chợ phải được qui

hoạch, tổ chức xây dựng và quản lý trên cơ

sở: Phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là qui hoạch

đô thị giao thông phát triển các vùng dân cư

và các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung,

làng nghề truyền thống; Phát triển mạng lưới

trên cơ sở cải tạo và nâng cấp đảm bảo văn

minh hiện đại, điều kiện mua bán thuận tiện

nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc, đúng pháp

luật hiện hành nhưng phải phù hợp với tập

quán tiêu dùng của cư dân trên địa bàn.

Bên cạnh đó còn phát triển thêm một số

ngành dịch vụ khác như:

- Dịch vụ du lịch: Phấn đấu doanh thu dịch

vụ - khách sạn – nhà hàng đạt trên 1.200 tỷ

đồng năm 2014 và đạt 5.000 tỷ đồng vào năm

2020 (tăng bình quân trên 18%/năm). Số lượt

khách đến du lịch Thái Nguyên khoảng 3

triệu lượt (trong đó khách quốc tế trên 70

nghìn lượt) tăng 13,4%/năm. Số khách lưu trú

đạt bình quân 2 ngày/lượt khách.

- Dịch vụ tài chính ngân hàng: Xây dựng

dịch vụ đa năng, hiệu quả phù hợp hệ thống

ngân hàng cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để

các ngân hàng lớn trong và ngoài nước thành

lập các chi nhánh tại Thái Nguyên, nâng cao

chất lượng và đổi mới hoạt động của hệ thống

ngân hàng trong tỉnh, khuyến khích phát triển

các hình thức ngân hàng cổ phần tín dụng

ngoài quốc doanh để phát triển các dịch vụ

tiền tệ. Mở rộng phát triển đa dạng các dịch

vụ tiện ích ngân hàng và bảo hiểm, phát triển

các hình thức thanh toán không dùng tiền

mặt, phát triển thị trường chứng khoán, đa

dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhận gửi cho

vay, cho thuê tài chính, thanh toán và chuyển

tiền, thế chấp và cam kết giao dịch qua tài

khoản, môi giới cho vay quản lý tài sản… Mở

rộng các loại hình dịch vụ bảo hiểm trong mọi

Page 109: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

108

lĩnh vực sản xuất, đời sống. Hiện đại hóa cơ

sở vật chất kỹ thuật, tăng cường hợp tác quốc

tế, nâng cao chất lượng, trình độ các dịch vụ

tài chính, ngân hàng đạt tới các tiêu chuẩn

quốc tế và khu vực.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông: Phát triển

nhanh chóng theo hướng đổi mới nâng cao

trình độ thiết bị, công nghệ tốc độ cao, đa

phương thức, hạ giá cước, tăng chất lượng

dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo thông

tin liên tục, thông suốt, an toàn, văn minh,

tiện lợi, phát triển mạng, bưu cục, điểm bưu

điện một cách hợp lý. Nâng cao chất lượng

dịch vụ bưu chính, phát triển các dịch vụ mới,

tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Phát triển

nhanh, mạnh, vững chắc các dịch vụ có hàm

lượng chất xám cao như: Dịch vụ tư vấn, dịch

vụ khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản,

đầu tư… Đảm bảo chất lượng dịch vụ dần

theo kịp với các trung tâm dịch vụ khác trong

cả nước. Đặc biệt cần chuyển dần từng bước

các hoạt động sự nghiệp công ích như:

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, y tế, giáo

dục, văn hóa, thể thao, dịch vụ đô thị… sang

cơ chế hoạt động phù hợp với kinh tế thị

trường định hướng XHCN.

Giải pháp chủ yếu để thực hiện phát

triển thương mại dịch vụ bền vững cho

tỉnh Thái Nguyên

Một là, tăng cường công tác tổ chức và

quản lý:

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà

nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên được tiến hành thông qua việc

hoàn thiện các qui định pháp luật, chính sách

và cơ chế quản lý thương mại, dịch vụ sử

dụng công cụ (hành chính, thuế…) để điều

tiết hoạt động thương mại… Sở công thương

Thái Nguyên là cơ quan quản lý Nhà nước về

thương mại trên địa bàn, có trách nhiệm tổ

chức, hướng dẫn thi hành các văn bản hướng

dẫn thi hành luật Thương mại các qui định

khác của pháp luật về phát triển thương mại

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các

qui định của Nhà nước hướng dẫn công tác

quản lý thị trường, thanh tra, chống buôn lậu

và gian lận thương mại… cho phù hợp với

tình hình thực tiễn ở địa phương.

Các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước

về thương mại, thị trường trên địa bàn tỉnh,

tập trung nghiên cứu dự báo thị trường, qui

hoạch và kế hoạch phát triển dịch vụ, kiểm

tra, kiểm soát thị trường. Đồng thời phải gắn

việc quản lý trên phạm vi toàn tỉnh với đặc

thù của riêng các huyện, thị xã, thành phố.

Trong phạm vi chức năng quyền hạn được

giao, các cơ quan này cần chủ động đề xuất

với cơ quan tỉnh và ngành về việc thực hiện

hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính

sách liên quan đến phát triển thương mại, dịch

vụ trên địa bàn, góp phần ổn định thị trường.

Hai là, Xúc tiến thương mại và phát triển

trên thị trường:

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại:

Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại

định hướng xuất khẩu hàng hóa cho từng giai

đoạn. Xây dựng trang thông tin thương mại,

nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu

các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo các

ngành hàng, tuyên truyền xuất khẩu và quảng

bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của thị

trường Thái Nguyên ra thị trường nước ngoài.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả của sàn giao

dịch thương mại điện tử tạo cầu nối giữa các

doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp

ngoài tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế

thông qua mạng internet, góp phần vào công

tác xúc tiến, thông tin thị trường các nước,

thông tin về xuất nhập khẩu, về vấn đề pháp

luật vấn đề quảng bá giới thiệu tiềm năng của

tỉnh, định hướng phát triển những cơ chế

chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư, giúp

các doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh của

doanh nghiệp, xây dựng gian hàng ảo giới

thiệu sản phẩm của mình, chào mua, chào

bán, tìm đối tác bên ngoài, góp phần nâng cao

sức cạnh tranh trên thị trường…

Đào tạo tập huấn ngắn hạn trong và ngoài

nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến

thương mại cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã

dịch vụ thương mại…

Tổ chức các hoạt động bán hàng, thực hiện

chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các

khu công nghiệp, khu đô thị… thông qua các

doanh nghiệp kinh doanh theo ngành hàng,

hợp tác xã cung ứng dịch vụ trên địa bàn.

Page 110: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

109

- Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa

thị trường Thái Nguyên với thị trường nước

ngoài. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị

trường Thái Nguyên với thị trường các tỉnh,

thành phố khác và với các thị trường ngoài

nước trên cơ sở phát huy lợi thế và bảo đảm

lợi ích của các bên tham gia. Đây là một trong

những giải pháp quan trọng để tạo ra thị

trường ổn định hơn trong điều kiện nền kinh

tế thị trường luôn biến động, hơn nữa giải

pháp này cũng góp phần khắc phục tình trạng

thiếu vốn, thiếu thông tin, hỗ trợ năng lực

hoạt động marketing còn non kém của doanh

nghiệp trong tỉnh.

Đối với thị trường trong nước: Ưu tiên hàng

đầu cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết

giữa thị trường Thái Nguyên với Hà Nội,

Quảng Ninh, Hải Phòng… vì đây là thị

trường có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh

tế, thương mại của tỉnh, giúp tỉnh nâng cao vị

thế khi tiếp xúc với các thị trường khác trong

cả nước. Đồng thời duy trì và mở rộng mối

quan hệ với các tỉnh phụ cận: Vĩnh Phúc,

Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc

Kạn… cũng như các tỉnh địa phương khác

trong cả nước để tạo liên kết bổ sung và phân

tán rủi ro.

Đối với thị trường ngoài nước: Cần chủ động

trong việc tạo lập các mối liên kết song

phương, đa cấp độ và đa hình thức. Các mối

liên kết chủ yếu với thị trường ngoài nước.

Phát triển thị trường tiêu thụ một số sản phẩm

chủ lực của Thái Nguyên: Thị trường chè, thị

trường tiêu thụ hoa quả và sản phẩm chăn

nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm may, thị

trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí, máy móc

thiết bị, công cụ, dung cụ, nhóm hàng khoáng

sản kim loại….

Ba là, giải pháp về cơ chế chính sách thu

hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương

mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Năm qua tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 2 trong

cả nước về thu hút vốn đầu tư. Đây là nguồn

vốn tạo thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ

tầng để tỉnh tạo điều kiện nâng cấp hệ thống

đầu tư xây dựng chợ, đầu tư xây dựng hạ tầng

kỹ thuật, chính sách kinh doanh kết cấu hạ

tầng thương mại. Để tỉnh Thái Nguyên trở

thành trung tâm thương mại cấp vùng, đầu

mối cho mọi hoạt động thương mại vùng và

liên vùng. Nghiên cứu giải pháp khuyến khích

hợp tác công tư trong việc nâng cấp trang

thiết bị hệ thống dịch vụ y tế tuyến huyện thị,

nâng cấp hệ thống trường lớp các cấp. Ngoài

ra cần đầu tư nâng cấp giao thông ở các tuyến

đường quan trọng của tỉnh. Giải quyết ngay

hệ thống thoát nước, không để tình trạng còn

ngập lụt tái diễn mỗi khi trời mưa to.

Bốn là, giải pháp phát triển nguồn nhân lực

hoạt động trong lĩnh vực thương mại:

Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh

doanh trong và ngoài nước vào ngành thương

mại. Để doanh nghiệp thương mại phát triển

trên thị trường đòi hỏi phải có biện pháp nâng

cao năng lực của các nhà quản trị doanh

nghiệp để từng bước tăng cường khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại.

UBND tỉnh có chính sách ưu đãi để mời gọi,

chiêu mộ việt kiều từ các nước là những nhân

tài hiểu biết về thị trường của các nước phát

triển làm việc, công tác hoặc tư vấn cho các

doanh nghiệp của Thái Nguyên.

Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành

thương mại tỉnh Thái Nguyên để khuyến

khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh

doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ

kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng

công nghệ thông tin trong quản lý. Tổ chức

các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị về

những kiến thức cần thiết trước hết là cho các

doanh nhân.

Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp học để nâng

cao kiến thức và kỹ năng quản lý, các chương

trình tư vấn về kinh doanh, phát triển thương

hiệu… dành cho các doanh nghiệp thương

mại tư nhân.

KẾT LUẬN

Qua phân tích thực trạng ngành thương mại

và dịch vụ tỉnh Thái Nguyên đưa ra một số

kết luận như sau:

Thứ nhất, ngành thương mại, dịch vụ của

tỉnh Thái Nguyên có nhiều đóng góp đáng

Page 111: Tập 121, số 07, 2014

Trần Thị Thanh Xuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 101 - 110

110

chú ý cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái

Nguyên, góp phần củng cố vị thế trung tâm

kinh tế của vùng miền núi Bắc Bộ. Trong đó

phải kể đến các ngành quan trọng như: Ngành

bán lẻ, tài chính, giáo dục…

Thứ hai, bên cạnh những mặt đạt được ngành

thương mại dịch vụ cũng còn tồn tại những

khó khăn hạn chế cần khắc phục: cơ sở hạ

tầng phục vụ cho thương mại và dịch vụ,

công tác quản lý thương mại và dịch vụ…

Dựa trên thực trạng, thành tựu đạt được và

khó khăn tồn tại cần khắc phục. Tôi đề xuất

một số giải pháp phát triển ngành thương mại

và dịch vụ tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, giúp

kinh tế tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ

hơn, ngành thương mại và dịch vụ phát triển

bền vững, xứng đáng với vai trò là trung tâm

động lực của khu vực miền núi Bắc Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của

Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế -

xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung

du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. năm 2004.

2. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh

Thái Nguyên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010-

2015, năm 2010.

3. Quy hoạch phát triển KCHTTM gồm: chợ, siêu

thị, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-

2020, UBND tỉnh Thái Nguyên, năm 2009

4. Quy hoạch phát triển thương mại Tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2011-2020, năm 2011.

5. Báo cáo tình hình hoạt động ngành công

thương 11 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm

2013, kế hoạch 3 năm 2011-2013 và dự kiến

xây dựng kế hoạch năm 2014, kế hoạch 2 năm

2014-2015, năm 2013

6. Niên gián thống kê, năm 2012.

7. Báo cáo kinh tế công thương, Sở công thương

Thái Nguyên, năm 2013

SUMMARY

RESEARCH TO DEVELOP COMMERCIAL SOLUTIONS

AND SERVICES FOR A SUSTAINABLE THAINGUYEN PROVINCE

Tran Thi Thanh Xuan*

University of Transport Technology

In recent years, along with the economic growth rate was high, the province's economic structure

shift in the right direction, the proportion of industry - construction and services in Gross Dometic

Product(GDP) tend to increase and the proportion of agriculture, forestry, industry tends to

decrease. However, the shift of the provincial economy is still slow, including value-added

services sector is lower than the industry development targets. The resolution No. 37-NQ/TW

dated 01/7/2004 of the Ministry of Politics about the direction of economic development - social

and ensuring national defense and security in the northern midland 2020. The Resolution of 18th

Thai Nguyen Congress Party, took place from October 20 to 23 2010 in the 2010-2015 term, offer:

To achieve the goal, the economic growth average rate in 5 years increase 12-13 %, per capita

GDP in 2015 reaches 45 million. So what is sustainable development solution of the province for

commerce and services?

The objective of the study was to find out the factors affecting the commercial quality, service, and

on this basis propose some contributory solutions to improving the quality of service retail

supermarkets in Thai Nguyen. Data sources for the study obtained from interviews with 200

random customers shopping in supermarket. The method is used to analyze and collect the data

are: descriptive statistics, analysis, factor analysis and cross analysis.

Keywords: Suppermarket, Service quality, commercial center

Ngày nhận bài:02/5/2014; Ngày phản biện:19/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Đỗ Anh Tài – Đại học Thái Nguyên

* Tel:

Page 112: Tập 121, số 07, 2014

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 111 - 114

111

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CỦA HUYỆN PHU LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN

Hà Thị Thanh Hoa*, Dương Thị Thuý Hương Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

quốc gia, nhất là với một đất nước có 70% dân số sống ở nông thôn như Việt Nam. Phát triển nông

nghiệp, nông thôn là một yêu cầu cấp bách được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Bài viết đề

cập đến hiện trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và từ đó

đề xuất những giải pháp giúp huyện nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới,

làm bài học kinh nghiệm thực tế hữu ích cho các huyện khác áp dụng.

Từ khóa: nông thôn mới, nông nghiệp, Phú Lương

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan

trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

quốc gia, nhất là với Việt Nam, là nước nông

nghiệp, dân số sống ở khu vực nông thôn

chiếm 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển

nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu cũng

như thách thức trong quá trình phát triển.

Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà

nước đã rất quan tâm đến vấn đề này. Ngày

05/08/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết

số 26 – NQ/TW về nông nghiệp, nông dân

nông thôn. Mục tiêu của Nghị quyết, đến năm

2020: “… Giải quyết cơ bản việc làm, nâng

cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên

2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông

nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ

lao động nông thôn thông qua đào tạo đạt

trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

khoảng 50%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội nông thôn…”

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH

THÁI NGUYÊN

Giới thiệu về huyện Phú Lương

* Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng

phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp

* Tel: 0949 330585

với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam

và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía

Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam

giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện

Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách

trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía

Bắc. Huyện Phú Lương có 16 đơn vị hành

chính cấp xã/phường gồm 2 thị trấn và 14 xã.

Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Phú Lương

có điều kiện để thúc đẩy giao thương hàng

hóa, tạo điều kiện thuận lợi để sớm thực hiện

thành công mục tiêu nông thôn mới do Chính

phủ đề ra, qua đó đây sẽ là bài học kinh

nghiệm thực tế hữu ích cho các địa phương

khác trong tỉnh áp dụng.

* Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan

trọng trong nền kinh tế huyện Phú Lương.

Ngoài ra, nhân dân huyện còn trồng các loại

cây hoa màu khác như chè, lạc, đỗ tương ...

và các cây công nghiệp như chè, các cây lấy

gỗ, trong đó, cây chè chiếm vị trí chủ đạo

trong nền kinh tế.

Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn

đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm như:

trâu, bò, lợn, gà... để cung cấp nguồn thực

phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng ruộng.

Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp và

chăn nuôi, huyện Phú Lương còn đẩy mạnh

trồng cây lâu năm nhằm cung cấp cho

ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như

gỗ, tre, nứa, ...

Page 113: Tập 121, số 07, 2014

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 111 - 114

112

Phú Lương là huyện có nhiều nghề thủ công,

giỏi nghề đan lát, làm trống, sản xuất gạch ngói.

Thực trạng xây dựng nông thôn của huyện

Phú Lương

* Kết quả phát triển kinh tế nông thôn của

huyện giai đoạn 2010 – 2012

Kết quả phát triển kinh tế trong nông thôn của

huyện năm 2013 là 284.605 triệu đồng trong

đó ngành nông nghiệp là 254.072 triệu đồng,

chiếm 89,27%, thu công nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp là 21.781 triệu đồng chiếm 7,75%, thu

dịch vụ là 8.752 triệu đồng chiếm 3,07%.

Qua bảng trên ta thấy rằng ở khu vực nông

thôn tổng thu nhập về nông nghiệp là rất lớn

tốc độ phát triển bình quân là 113,3%, còn thu

nhập của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

cũng phất triển rất nhanh và cao là 149,1%,

thu dịch vụ là 126,9% thể hiện ở nông thôn

huyện Phú Lương, thu nhập của người dân

tăng đều qua các năm.

* Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp

của địa phương

Biểu đồ trên cho biết kết quả hoạt động sản

xuất nông nghiệp của địa phuơng được thể

hiện qua các số liệu. Chúng ta thấy rằng thu

về trồng trọt và lâm nghiệp tốc độ phát triển

mạnh hơn so với các ngành khác ngành trồng

trọt năm 2010 tổng thu là 120.545 triệu đồng

năm 2012 là 186.012 triệu đồng, ngành lâm

nghiệp năm 2010 là 19.700 triệu đồng năm

2012 là 27.361 triệu đồng còn các ngành khác

như chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp

thu nhập còn rất thấp.

Bảng 01. Kết quả phát triển kinh tế nông thôn của huyện qua 3 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 TD

PTBQ

I Tổng thu nhập Tr.đ 213.018 231.623 284.605 115.6%

1 Thu Nông nghiệp 197.793 208.112 254.072 113,3%

2 Thu CN – TTCN 9.792 16.636 21.781 149,1%

3 Thu dịch vụ 5.433 6.875 8.752 126,9%

II Cơ cấu %

Tổng số 100,00 100,00 100,00

1 Thu nông nghiệp 48% 46% 42,7%

2 Thu CN – TTCN 32% 37% 40,3%

3 Thu dịch vụ 20% 17% 17%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Lương (năm 2012)

Hình 1. Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông thôn huyện

118.4% 124.2%

107.9% 101.8%

117.9%

106.6%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

140.0%

Tổng thu

nhập

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp Thu dịch vụ

nông

nghiệp

Series1

Page 114: Tập 121, số 07, 2014

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 111 - 114

113

* Tình hình phát triển xã hội nông thôn của địa phương

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 TĐPTBQ

1 Thu nhập bq/ng Tr.đ 5.25 6.55 8.50 127.2%

2 Thu nhập bq/ld - 5.50 7.00 9.15 129.0%

3 Số hộ nghèo Hộ 2.300 2.184 2.811 110.6%

4 Tỷ lệ hộ nghèo % 0.06 0.06 0,07 108.0%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Lương (năm 2012)

Hình 2. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn của địa phương

Qua bảng trên ta thấy, thu nhập bình quân đầu

người tại nông thôn còn rất thấp tốc độ phát

triển không cao trong 3 năm tốc độ phát triển

là 127,2%, tổng thu nhập bình quân lao động

tại khu vực này đạt 129,0%, tỉ lệ hộ nghèo

khu vực nông thôn huyện năm 2010 đến năm

2011 có giảm đi một ít là năm 2010 có 2.300

hộ năm 2011 giảm xuống còn 2.184 tỉ lệ giảm

không đáng kể nhưng đến năm 2012 thì tăng

đột biến lên 2.811 hộ. Điều này có thể giải

thích do sự dịch chuyển của chuẩn nghèo, lạm

phát, khủng hoảng kinh tế khiến hàng hóa

tăng giá cao, trong khi thu nhập của người

dân không được cải thiện, dẫn đến tình trạng

khá nhiều hộ nông dân tái nghèo.

GIẢI PHÁP

Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả

các cấp các ngành và người dân tham gia

xây dựng nông thôn mới

Là huyện miền núi, trình độ dân trí thấp, lao

động việc làm khó khăn, vì vậy trước hết phải

được sự đồng lòng đoàn kết của toàn dân. Để

dân hiểu, dân làm, huyện Phú Lương phải tổ

chức tuyên truyền, vận động và giáo dục

người dân biết tầm nhìn quan trọng và ý nghĩa

của xây dựng nông thôn mới. Các cấp các

ngành được nâng cao nhận thức cùng tham

gia, thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Huyện ủy lãnh đạo chính quyền và các tổ

chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội

triển khai nâng cao nhận thức và thực hiện

xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan tuyên

truyền thực hiện nhiều phương pháp và nâng

cao tần suất tuyên truyền, vận động các

phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao trình độ cán bộ và dân trí của

người dân địa phương

Thực trạng điều tra cho thấy trình độ cán bộ

xã, thôn còn rất thấp so với yêu cầu về xây

dựng nông thôn mới. Từ kinh nghiệm của một

số nước trên thế giới và tiêu chí cần phải đạt

về xây dựng nông thôn mới thì huyện phải có

chủ trương thu hút nhân tài, quy hoạch và đào

tạo cán bộ xã, cán bộ thôn nâng cao trình độ

để tiếp thu, triển khai các chiến lược, chính

sách của Đảng và Nhà nước đồng thời có khả

năng vận động người dân áp dụng tiến bộ

khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

127.2% 129.0%

108.0%

95.0%

100.0%

105.0%

110.0%

115.0%

120.0%

125.0%

130.0%

Tổng thu nhập

bq/người

Tổng thu nhập bq/lđ Tỷ lệ hộ nghèo

Page 115: Tập 121, số 07, 2014

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 111 - 114

114

Thực trạng lao động của huyện, trình độ dân

trí còn thấp và chủ yếu là người dân tộc thiểu

số trình độ canh tác, sản xuất lạc hậu vì vậy

cần triển khai nâng cao trình độ dân trí của

nông dân thông qua các lớp đào tạo, bồi

dưỡng tập huấn, các chương trình khuyến

nông, khuyến lâm.

Triển khai công tác quy hoạch nông thôn

Hiện nay ở huyện Phú Lương chưa có quy

hoạch nông thôn, trong khi đó xây dựng nông

thôn mới yêu cầu đặt ra trước tiên phải có quy

hoạch nông thôn theo hướng tiên tiến hiện

đại. Vì vậy việc cấp bách là phải triển khai

ngay công tác quy hoạch nông thôn theo tiêu

trí quy hoạch trong bộ tiêu chí.

Căn cứ vào tiêu chí và tình hình thực tế của

xã để xây dựng quy hoạch tổng thể và quy

họach chi tiết cho xã, thôn bản gồm:

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội

cần thiết theo tiêu chuẩn quy định bao gồm:

Điện, giao thông, trường học, nhà văn hóa,

khu thể thao xã...

Quy hoạch chi tiết phát triển các khu dân cư;

quy hoạch môi trường (cây xanh, hồ ao, nghĩa

địa, khu xử lý rác thải, hệ thống thoát nước

thải và khu xử lý nước thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCH trung ương Đảng Việt Nam (2008), “Nghị

quyết số 26-NQ/T.Ư Về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn”

2. Bộ NN & PTNT, “Chương trình phát triển

nông thôn làng xã mới giai đoạn 2006-2010”, Nà

Nội 9/2005

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

(2009), thông tư số: 54/2009/TT-BNNPTNT

“Về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia

về nông thôn mới”

4. TS. Mai Thanh Cúc – TS. Quyền Đình Hà –

THS. Nguyễn Thị Tuyết Lan – THS. Nguyễn

Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn.

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2010), Niên

giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010

6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên

giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011

7. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên

giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012

SUMMARY

SOLUTIONS FOR NEW RURAL RECONSTRUCTION

AT PHU LUONG DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE

Ha Thi Thanh Hoa*, Duong Thi Thuy Huong College of Economics and Business Administration - TNU

Agriculture and rural area play a very important role in social and economic development of each

country, especially for a country with 70% of people live in rural area as Vietnam. Agricultural

and rural development is urgent requirement that attracts much attention of Communist Party and

Vietnamese Government. This paper studies the real state of agriculture and rural development at

Phu Luong District, Thai Nguyen Province and since then some solutions are proposed to help this

district to accomplish its goals of new rural reconstruction quickly. The results from applying these

solutions may be considered as an useful experience lesson for other districts when implementing

new rural reconstruction.

Keywords: new rural, agriculture, Phu Luong

Ngày nhận bài:17/3/2014; Ngày phản biện:30/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Công Toàn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0949 330585

Page 116: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119

115

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHI PHÍ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Nguyễn Phương Thảo*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thực tế áp dụng các mô hình kế toán quản trị chi phí tại các quốc gia trên thế giới rất phong phú.

Mặc dù các lý thuyết kế toán quản trị chi phí có sự phát triển từ các mô hình truyền thống tới các

mô hình hiện đại, nhưng trên thực tế các mô hình kế toán quản trị chi phí truyền thống vẫn đang

được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Bài viết sau đây tập

trung đánh giá việc sử dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại Mỹ, Nhật và một số quốc gia đang

phát triển tại Châu Á, từ đó xây dựng định hướng vận dụng các mô hình này cho các doanh nghiệp

tại Việt Nam.

Từ khóa: Kế toán quản trị, mô hình, vận dụng, chi phí, quản lý

MỞ ĐẦU*

Kế toán quản trị (KTQT) đã trở thành công cụ

quản lý hữu hiệu trong nền kinh tế hiện đại. Ở

Việt Nam, việc xây dựng và áp dụng mô hình

kế toán quản trị còn khá mới mẻ, đặc biệt tại

các doanh nghiệp sản xuất. Việc tìm hiểu kinh

nghiệm vận dụng mô hình quản trị chi phí của

các nước trên thế giới là một phương pháp

hữu ích nhằm nâng cao ý thức đánh giá tầm

quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong

công tác quản lý.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán

quản trị chi phí ở Mỹ

Mỹ là một quốc gia có bề dày phát triển kế

toán quản trị chi phí cả về lý luận và thực

tiễn. Các doanh nghiệp Mỹ hầu hết đều áp

dụng mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và

kế toán tài chính, hoặc mô hình phối hợp với

hệ thống kế toán quản trị chi phí được tách

riêng. Về các phương pháp kế toán quản trị

chi phí, theo kết quả điều tra các doanh

nghiệp sản xuất ở Mỹ năm 1987 của Hội Kế

toán quốc gia (NAA), 38% các doanh nghiệp

áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sản

xuất chung theo từng bộ phận sản xuất là một

tỷ lệ tương đối cao so với các nền kinh tế

tương đối phát triển lúc bấy giờ (ở Nhật Bản

chỉ có 15% và Hàn Quốc là 24%). Một đặc

* Tel: 0988 090796, Email: [email protected]

điểm nổi bật nữa của hệ thống kế toán quản

trị chi phí áp dụng tại các doanh nghiệp Mỹ là

phương pháp chi phí thông thường được áp

dụng phổ biến và phương pháp chi phí thực tế

hầu như không được áp dụng.

Mặc dù các lý thuyết về phương pháp kế toán

chi phí theo hoạt động (ABC) được phát triển

ở Mỹ từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước và

được đánh giá là phương pháp chi phí duy

nhất đúng trong việc xác định giá phí sản

phẩm trong môi trường hoạt động phức tạp vì

phương pháp này sẽ giúp phát hiện các hoạt

động không gia tăng giá trị và có thể cắt giảm

chi phí cho doanh nghiệp. Phương pháp này

còn được đánh giá là một công cụ để kết nối

hệ thống xác định giá phí sản phẩm với các

mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tuy

nhiên việc áp dụng nó ngay tại nước Mỹ còn

khá hạn chế. Việc áp dụng phương pháp ABC

cũng đã tăng lên trong những năm gần đây.

Theo kết quả cuộc điều tra các doanh nghiệp

sản xuất năm 2003 tại Mỹ, có 35% các doanh

nghiệp áp dụng các phương pháp kế toán chi

phí truyền thống, 8% áp dụng phương pháp

ABC, 30% áp dụng cả các phương pháp

truyền thống và phương pháp ABC, 26% áp

dụng phương pháp chi phí biến đổi. Như vậy,

tổng cộng kết quả điều tra năm 2003 có 38%

các doanh nghiệp áp dụng phương pháp ABC,

một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với kết quả của

các cuộc điều tra trước, tuy nhiên các phương

Page 117: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119

116

pháp xác định chi phí truyền thống cũng vẫn

được áp dụng khá phổ biến trong các doanh

nghiệp Mỹ.

Rõ ràng là tại Mỹ các doanh nghiệp đang tiếp

tục áp dụng các phương pháp kế toán chi phí

khác nhau. Lý do của thực tế này là các

phương pháp kế toán chi phí khác nhau có

bản chất và phạm vi thông tin cung cấp khác

nhau. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy

không có sự khác biệt rõ ràng về cơ cấu chi

phí, mức độ phức tạp của quá trình sản xuất

giữa các doanh nghiệp Mỹ áp dụng các

phương pháp chi phí khác nhau. (Cơ cấu chi

phí sản phẩm bình quân của các doanh nghiệp

sản xuất ở Mỹ là 53% nguyên vật liệu, 18%

nhân công và 28% chi phí sản xuất chung.

Về vấn đề xác định giá bán sản phẩm, kết quả

điều tra cho thấy 62% các doanh nghiệp xác

định giá bán sản phẩm trên cơ sở giá thị

trường, chỉ có 17% xác định giá trên cơ sở chi

phí, tuy nhiên có mối quan hệ rất rõ ràng giữa

mức độ cạnh tranh về giá và nỗ lực của doanh

nghiệp để cắt giảm chi phí.

Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán

quản trị chi phí ở Nhật Bản

Mặc dù không có một bề dày phát triển như ở

các nước Anh, Mỹ, nhưng kế toán quản trị chi

phí ở Nhật Bản đã có sự vươn dậy mạnh mẽ.

Tại Nhật Bản khái niệm kế toán nội bộ được

hiểu đồng nghĩa với khái niệm kế toán chi

phí. Hệ thống kế toán quản trị chi phí trong

các doanh nghiệp Nhật Bản thường được xây

dựng tách rời với hệ thống kế toán tài chính.

Nhật Bản có một ban soạn thảo các nguyên

tắc kế toán chi phí (Japanese Cost Accounting

Principles Board), mặc dù các nguyên tắc này

không phải là một phần trong hệ thống luật

pháp của Nhật Bản nhưng nó được Bộ Tài

chính giám sát chặt chẽ. Các doanh nghiệp

sản xuất Nhật Bản đánh giá hệ thống kế toán

chi phí có vai trò quan trọng trong việc quản

lý chi phí, lập và kiểm soát dự toán và có vai

trò không lớn trong việc xác định giá bán sản

phẩm cũng như ra các quyết định kinh doanh.

Hệ thống kế toán chi phí tiêu chuẩn cũng

được áp dụng khá rộng rãi ở Nhật Bản với

mục đích chủ yếu là để kiểm soát chi phí và

cắt giảm chi phí. Hệ thống chi phí tiêu chuẩn

tại các doanh nghiệp Nhật Bản được xem xét

lại thường xuyên bình quân 6 tháng một lần.

Việc lập dự toán ở các doanh nghiệp Nhật

Bản không được thực hiện đầy đủ. Có khoảng

50% các doanh nghiệp điều tra chỉ lập mỗi dự

toán kết quả kinh doanh và kỳ lập dự toán của

các doanh nghiệp Nhật Bản là hàng năm và

nửa năm, chỉ có 4% các doanh nghiệp lập dự

toán theo tháng và quí.

Phương pháp kế toán chi phí trực tiếp không

được áp dụng phổ biến trong các doanh

nghiệp Nhật Bản, chỉ có 31% các doanh

nghiệp điều tra áp dụng phương pháp này.

Phương pháp này được các doanh nghiệp

Nhật Bản chủ yếu áp dụng để hoạch định lợi

nhuận và lập dự toán trong khi các doanh

nghiệp Anh, Mỹ chủ yếu sử dụng phương

pháp này để ra các quyết định về giá, hoạch

định lợi nhuận và kiểm tra các dự án đầu tư.

Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và

những năm đầu của thế kỷ XXI, các phương

pháp kế toán chi phí truyền thống vẫn giữ vai

trò quan trọng trong hệ thống kế toán quản trị

chi phí trong các doanh nghiệp Nhật Bản, thí

dụ như phương pháp chi phí toàn bộ. Đối với

việc phân bổ các chi phí sản xuất chung, mặc

dù phương pháp kế toán theo hoạt động đã

được khuyến khích áp dụng nhưng tiêu thức

phân bổ theo thời gian lao động hoặc chi phí

nhân công vẫn được áp dụng chủ yếu trong

các doanh nghiệp Nhật Bản (57%). Hơn nữa

việc phân bổ chi phí sản xuất chung chủ yếu

được thực hiện cho một nhóm các bộ phận

sản xuất, chứ không phân bổ theo từng bộ

phận sản xuất: có đến 68% các doanh nghiệp

điều tra phân bổ chi phí chung theo phương

pháp này.

Tuy nhiên đóng góp của hệ thống kế toán

quản trị chi phí vào sự thành công của các

doanh nghiệp Nhật Bản là không thể phủ

nhận và một trong những nguyên nhân của sự

thành công này đó là những nhân viên kế toán

quản trị có sự hiểu biết sâu sắc về doanh

Page 118: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119

117

nghiệp của mình. Trước khi là nhân viên kế

toán quản trị các nhân viên này phải làm việc

trong nhiều lĩnh vực khác của doanh nghiệp,

như bộ phận sản xuất, bộ phận marketing,

thiết kế,… Số nhân viên kế toán quản trị trong

một doanh nghiệp Nhật Bản cũng lớn hơn so

với các nước khác. Theo kết quả điều tra,

bình quân có 18 nhân viên kế toán quản trị

trong một doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản,

còn chỉ có 9 nhân viên kế toán quản trị trong

các doanh nghiệp sản xuất Anh, và ở các

nước khác con số này còn nhỏ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, hệ thống kế toán quản trị chi phí

trong các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia rất

chặt chẽ vào quá trình ước tính chi phí cho

các sản phẩm mới. Việc ước tính chi phí cho

các sản phẩm mới trong các doanh nghiệp

Nhật Bản được tiến hành rất sớm, ngay từ giai

đoạn lập kế hoạch. Trong giai đoạn sản xuất

sản phẩm các doanh nghiệp Nhật Bản lại áp

dụng phương pháp chi phí Kaizen để quản lý

và cắt giảm chi phí, đặc biệt là trong các

doanh nghiệp sản xuất ô tô.

Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán

quản trị chi phí tại các nước khác ở châu Á

Tại các nước như Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a,

Ấn Độ hay Trung Quốc kế toán quản trị chi

phí đang có sự phát triển cả về lý luận và thực

tiễn. Các lý thuyết về kế toán quản trị chi phí

tưởng là đã lạc hậu nhưng vẫn được áp dụng

khá phổ biến ở các nước này.

Việc sử dụng dự toán như là một công cụ

kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động khá

phổ biến ở các nước này. Trước năm 1979,

nhận thức và thực tiễn áp dụng kế toán quản

trị tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi cơ chế

quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các

nhà quản lý không thấy có trách nhiệm trong

việc lập kế hoạch doanh thu, lợi nhuận. Tuy

nhiên việc mở cửa nền kinh tế là tiền đề để

Trung Quốc nhận thấy tầm quan trọng cũng

như học tập các cách thức kế toán quản trị chi

phí của phương Tây. Mặt khác, do mở cửa

nền kinh tế, các công ty nước ngoài hoạt động

kinh doanh tại Trung Quốc đã mang các hệ

thống kế toán quản trị chi phí của họ du nhập

vào Trung Quốc. Các lý thuyết về phân biệt

giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, phân

tích lợi nhuận gộp, phân tích chi phí – khối

lượng – lợi nhuận, dự toán linh hoạt ngày

càng được nhìn nhận là hữu ích và được áp

dụng trong thực tiễn tại Trung Quốc.

Phương pháp chi phí tiêu chuẩn cũng được sử

dụng khá phổ biến tại các nước đang phát

triển ở châu Á. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử

dụng phương pháp chi phí tiêu chuẩn ở Ấn

Độ là 68%, ở Xing-ga-po là 56% và ở Ma-lai-

xi-a là 70%. Phương pháp chi phí tiêu chuẩn

được các doanh nghiệp này sử dụng để xác

định giá phí sản phẩm, lập dự toán, kiểm soát

chi phí và đánh giá hoạt động. Tại Trung

Quốc tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng phương

pháp chi phí tiêu chuẩn đặc biệt cao (93%) do

từ những năm 1950 Trung Quốc đã áp dụng

mô hình kế toán quản trị chi phí của Liên Xô

cũ với các lý thuyết về chi phí tiêu chuẩn, tuy

nhiên hệ thống chi phí tiêu chuẩn thời kỳ này

chỉ được sử dụng chủ yếu là công cụ để lập kế

hoạch. Ngày nay, hệ thống chi phí tiêu chuẩn

ngày càng được sử dụng như là một công cụ

kiểm soát hoạt động, đặc biệt là trong các

doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp

liên doanh ở Trung Quốc. Phân tích chi phí -

khối lượng - lợi nhuận mặc dù có nhiều hạn

chế và có nhiều nhà quản lý cho rằng ít có ích

trong thực tế nhưng cũng được áp dụng khá

phổ biến ở các nước đang phát triển ở châu Á.

Tỷ lệ các doanh nghiệp tiến hành phân tích

chi phí – khối lượng – lợi nhuận ở Xing-ga-po

là 66% và ở Ma-lai-xi-a là 65%.

Việc đánh giá kết quả hoạt động là một chức

năng quan trọng của kế toán quản trị chi phí

và cũng được áp dụng khá phổ biến ở các

nước đang phát triển ở châu Á. Tại Ấn Độ,

100% các doanh nghiệp điều tra tiến hành

đánh giá hoạt động trên cơ sở chỉ tiêu ROI,

tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh

giá kết quả hoạt động ở Ma-lai-xi-a rất hạn

chế: chỉ có 17% các doanh nghiệp điều tra sử

dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả quản

Page 119: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119

118

lý, tỷ lệ này ở Xing-ga-po là 56%. Tại Trung

Quốc khái niệm kế toán trách nhiệm của

phương Tây được vận dụng khá nhiều với sự

đánh giá cao của các nhân viên kế toán, tuy

nhiên các doanh ngiệp Trung Quốc thường sử

dụng kết hợp chỉ tiêu ROI với các phương

pháp khác để đánh giá hiệu quả quản lý.

Phương pháp ABC được coi là một phương

pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại nhưng

việc áp dụng phương pháp này tại các nước

đang phát triển ở châu Á còn khá khiêm tốn

so với các phương pháp truyền thống. Tại

Xing-ga-po chỉ có 13% các doanh nghiệp

điều tra áp dụng phương pháp này, với mục

đích chủ yếu là để xác định các nguồn hoạt

động phát sinh chi phí. Tại Ma-lai-xi-a tỷ lệ

này là 18% năm 2002, tăng rất nhiều so với

4% năm 1998. Tại Trung Quốc tỷ lệ này vô

cùng thấp, chỉ khoảng từ 1% tới 2%.

Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi

phí ở các nước trên thế giới cho thấy mặc dù

các lý thuyết về kế toán quản trị chi phí có

những bước phát triển rất dài nhưng việc áp

dụng các lý thuyết đó vào thực tế ở các nước

rất đa dạng. Không phải tất cả những lý

thuyết kế toán quản trị hiện đại khi ra đời đều

được áp dụng ngay và cũng không phải tất cả

các lý thuyết kế toán quản trị cổ điển đều

không còn giá trị thực tiễn, mà việc áp dụng

các lý thuyết kế toán quản trị phụ thuộc vào

môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế và

trình độ của các nhân viên kế toán.

KẾT LUẬN

Theo kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị ở

các nước trên thế giới, ngay tại các nước có

nền kinh tế phát triển, có bề dày phát triển kế

toán quản trị chi phí trên cả hai phương diện

lý luận và thực tiễn thì việc áp dụng những lý

thuyết kế toán quản trị chi phí hiện đại còn

khá hạn chế. Chính vì vậy, với điều kiện kinh

tế thấp hơn và nền móng về kế toán quản trị

chi phí hầu như chưa có, những lý thuyết về

kế toán quản trị chi phí hiện đại (phương pháp

ABC, phương pháp chi phí mục tiêu, phương

pháp chi phí Kaizen…) chưa thể áp dụng

được ngay một cách triệt để trong các doanh

nghiệp Việt Nam. Trước mắt, các doanh

nghiệp Việt Nam sẽ từng bước áp dụng các lý

thuyết kế toán quản trị chi phí truyền thống

nhưng vẫn rất có ích trong việc xây dựng hệ

thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Có thể

tin tưởng rằng, xuất phát từ tính cạnh tranh

ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh,

các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự thấy nhu

cầu thiết yếu đối với hệ thống thông tin kế

toán quản trị chi phí và sẽ có những vận dụng

linh hoạt các lý thuyết kế toán quản trị chi phí

cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh

doanh của đơn vị mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Lợi,

(2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản

trị, Nxb Tài chính

2. Drury (2001), Management Accounting for

Business Decisions, Thomson Learning, United

Kingdom.

3. Garrison (1991), Managerial Accounting:

Concepts for Planning, Control, Decision Making,

Irwin, Boston.

4. Godfrey, Hodgson & Holmes (1997), Accounting

Theory, Jacaranda Wiley Ltd., Australia.

5. Ghosh, B. C., Hong Chung Lai, Yoong Wan

Chew, (1987), “Management Accounting in

Singapore”, Management Accounting, Dec. Vol.

65. Iss. 11, page 28.

6. Kim Il-Woon, Song Ja (1990), “U.S., Korea, &

Japan: Accounting Practices in Three Countries”,

Management Accounting, Aug. Vol.72. Iss. 2.

Page 26.

7. Maliah Sulaiman, Nik Nazli Nik Ahmad &

Norhayati Alwi (2004), “Management

accounting practice in selected Asian countries:

A review of the literature”, Managerial Auditing

Journal, Vol. 19, Is. 4. Page 493-508.

8. Michael Jones, Max Munday & Tony Brinn

(1998), “Speculations on barriers to the

transference of Japanese management accounting”,

Accounting, auditing & Accountability Journal, Vol.

11, Iss. 2, page 204-215.

9. Mike Jones, Jason Xiao (1999),

“Management Accounting in China Changes,

Problems and the Future”, Management

Accounting, Jan. Vol.77. Iss. 1, page 48-49.

10. Susan B Hughes & Kathy A Paulson Gjerde

(2003), “Do Different Cost Systems make a

Page 120: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119

119

Difference?”, Management Accounting Quarterly,

Fall. Vol. 5, Iss. 1, page 22.

11. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Kế toán quản

trị, Nxb Đại học kinh tế quốc dân

12. Yoshikawa Takeo, Innes John & Mitchell

Falconer (1989), “Japanese Management

Accounting: a Comparative Survey”, Management

Accounting, Nov. Vol. 67. Iss. 10. Page 20.

SUMMARY

SOME COMMENTS ON THE APPLICATION ON COST MANAGEMENT

ACCOUNTING MODEL IN SOME COUNTRIES IN THE WORLD

Nguyen Phuong Thao* College of Economics and Business Administration - TNU

The application of cost management accounting model in countries around the world is very

plentiful. Although the theory on cost management accounting has developed from traditional

model to modern model, but in fact, the traditional one is still commonly applied in many areas,

especially in developing countries. The following paper focuses on assessing the use of cost

management accounting models in the U.S, Japan and some developing countries in Asia, which

built the direction to apply of these models for enterprises in Vietnam.

Keywords: Managerial accounting, Model, Application, Expense, Management

Ngày nhận bài:14/2/2014; Ngày phản biện:28/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐHTN

* Tel: 0988 090796, Email: [email protected]

Page 121: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119

120

Page 122: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

121

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Võ Thy Trang*, Nguyễn Thu Hà

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của từng địa

phương và cả nước. Phát triển khu công nghiệp đã có tác động tích cực như đẩy mạnh huy động

các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế... Bên cạnh đó nó cũng tạo ra nhiều thách thức cho môi trường và xã hội cần giải

quyết. Vì vậy việc nghiên cứu phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên là hết sức cần thiết. Bài viết đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền

vững của khu công nghiệp. Trên cơ sở đó đã tập trung phân tích thực trạng phát triển bền vững các

khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2012 thông qua đánh giá phát

triển bền vững nội tại khu công nghiệp như tình hình thu hút đầu tư, hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp trong KCN; Đánh giá tác động lan tỏa về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó

đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

Từ khóa: Phát triển, Phát triển bền vững, Khu công nghiệp, bền vững nội tại, tác động lan tỏa

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ở Việt Nam phát triển Khu công nghiệp là

nhu cầu khách quan, phù hợp với tiến trình

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập

kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX

của Đảng cũng định rõ “Hình thành các KCN

tập trung tạo địa bàn thuận lợi cho xây dựng

các cơ sở công nghiệp mới” và “Phát triển

từng bước và nâng cao hiệu quả các Khu

công nghiệp”. Hơn 20 năm xây dựng và phát

triển mô hình khu công nghiệp (KCN), trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành một

mạng lưới các KCN và đã có những đóng góp

nhất định vào sự phát triển kinh tế của các địa

phương, vùng và cả nước. Tuy nhiên nó cũng

tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt là tính bền

vững trong phát triển các KCN. Vì thế việc

đánh giá thực trạng hoạt động của các KCN

trên địa bàn tỉnh Thái nguyên trên theo quan

điểm phát triển bền vững. Từ đó đề xuất các

giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững các

KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hoàn

toàn cấp thiết.

* Tel: 0915 259889, Email: [email protected]

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KHU CÔNG NGHIỆP

Phát triển bền vững KCN là việc bảo đảm sự

tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày

càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với

việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi

trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn

định xã hội, an ninh quốc phòng trong khu vực

có KCN. Như vậy, bảo đảm phát triển bền vững

KCN phải được xét trên hai góc độ [8]

(1) Bảo đảm duy trì tính chất bền vững và

hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh

và dịch vụ của bản thân KCN

(2) Tác động lan tỏa của KCN đến hoạt động

kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương

có KCN

Mô hình phát triển bền vững của World Bank

Page 123: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

122

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Vấn đề Tiêu chí Chỉ số

1. Nghiên cứu bền vững về kinh tế

1.1. Bền vững

kinh tế nội tại

KCN

(1) Vị trí đặt KCN Khả năng tiếp cận về cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay,

bến cảng

(2) Quy mô KCN Đối chiếu với quy mô bình quân, cơ cấu diện tích KCN có

hiệu quả

(3) Tỷ lệ lấp đầy KCN - Tỷ lệ diện tích đất có thể cho thuê/diện tích tự nhiên

- Tỷ lệ diện tích đã cho thuê/diện tích đất có thể cho thuê

(4) Hiệu quả hoạt

động của DN trong

KCN

- Năng suất lao động tính theo doanh thu: doanh thu/lao

động

- Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận/doanh thu

- Doanh thu trên một đơn vị diện tích

(5) Trình độ công

nghệ

- Qui mô vốn đầu tư/ dự án

- Tỷ lệ vốn/lao động

- Tính chất công nghệ

(6) Hoạt động liên kết

sản xuất của DN

- Năng lực liên kết trong sản xuất của các DN trong KCN

- Tính chất chuyên ngành của KCN

(7) Nhóm chỉ tiêu

phản ánh mức độ đáp

ứng nhu cầu đầu tư

- Chất lượng hệ thống CSHT của địa phương, CSHT trong

và ngoài KCN

- Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ

1.2. Bền vững

về kinh tế địa

phương có

KCN

(1) Đóng góp của

KCN vào tăng trưởng

kinh tế địa phương

- Giá trị SXCN của KCN đóng góp vào giá trị SXCN của

địa phương

- Qui mô và giá trị XK của KCN chiếm trong giá trị XK của

địa phương

- Tỷ lệ giá trị SXCN/ diện tích KCN của địa phương

- Tỷ lệ giá trị XK/ diện tích KCN của địa phương

(2) Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của địa

phương

- Cơ cấu ngành kinh tế trong địa phương

- Tỷ trọng các ngành trong giá trị gia tăng của địa phương

- Đo lường sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

(3) Tác động đến hệ

thống hạ tầng kinh tế

địa phương

- Tác động của KCN đến thay đổi về hạ tầng ngoài hàng rào

KCN: hệ thống đường xá, các công trình điện, nước, hệ

thống thông tin ở KCN

2. Nghiên cứu bền vững về xã hội

2.1. Chất

lương mức

sống của

người lao

động trong

KCN

(1) Thu nhập của

người lao động

- Mức thu nhập bình quân /tháng/người so sánh với lao động

cùng ngành nghề của KCN khác

(2) Đời sống vật chất

của người lao động

- Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động

- Các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người

lao động

- Số lượng và chi phí thiệt hại cho người lao động trong

KCN do hỏa hoạn, tai nạn lao động…

(3) Đời sống tinh thần

của người lao động

- Số điểm văn hóa, vui chơi, giải trí phục vụ người lao động

- Số lượt tổ chức các hoạt động văn hóa do DN, KCN tổ

chức hàng năm

2.2. Địa

phương bị

ảnh hưởng có

KCN phát

triển

(1) Chuyển dịch cơ

cấu lao động địa

phương

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, tính chất công

việc và trình độ lao động

- Tỷ lệ sử dụng lao động địa phương trong tổng số lao động

KCN

(2)Thay đổi về đời

sống vật chất của

người dân

- Thu nhập của người dân địa phương trước và sau khi có

KCN

- Tốc độ đô thị hóa tại địa phương có KCN

(3) Tình hình an ninh,

trật tự

- Số vụ gây rối trật tự, số lượng nghiên ngập, phát sinh các tệ

nạn xã hội… trong KCN

- Số lượng và tỷ lệ gia tăng các vụ án hình sự trong KCN

Page 124: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

123

3. Nghiên cứu bền vững về môi trường

Tác động của

việc phát

triển KCN

đến môi

trường trong

và ngoài

KCN

(1) Đánh giá việc xử

lý nước thải các KCN

- Quy mô hệ thống xử lý nguồn nước thải tập trung của toàn

bộ KCN, của từng DN

- Mức độ xử lý các nguồn thải từ KCN so với tỷ lệ đạt tiêu

chuẩn

(2) Đánh giá việc xử

lý chất thải rắn các

KCN

- Tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lý và phân loại chất thải rắn,

hệ thống tái chế chất thải rắn, hệ thống xử lý tại chỗ rác thải

- Tỷ lệ được các DN xử lý trước khi thải ra môi trường bên

ngoài, đặc biệt là các chất thải nguy hại

(3) Ô nhiễm về không

khí

- Các chỉ số phản ánh chất lượng không khí trong và ngoài

KCN như nồng độ SO2, NO2, chì….

- Quy mô giá trị đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi

trường không khí của các DN trong KCN trước khi xả thải

ra môi trường bên ngoài.

KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Ma trận phân tích SWOT

Opportinities (Cơ hội)

- Xu thế tăng trưởng cao của các

tỉnh lân cận: Hà Nội, Bắc Ninh,

Vĩnh Phúc...

- Sản phẩm có cơ hội thâm nhập

vào thị trường quốc tế

- Được ưu tiên, chú trọng phát triển

theo Nghị quyết số 37/NQ- TW

của Bộ Chính trị

Threats (Thách thức)

- Tụt hậu so với các địa

phương khác trong cả nước.

- Sản phẩm không có khả năng

cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập

và thực hiện các cam kết trong

khuôn khổ AFTA, WTO...

- Phá vỡ cảnh quan, môi

trường, khai thác cạn kiệt các

nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nghiên cứu lý luận

phát triển bền vững

khu công nghiệp

Tiêu chí đánh giá

PTBV KCN

Hệ thống chỉ tiêu PTBV KCN

Khảo sát,

thu thập số

liệu

Đánh giá PTBV các KCN trên địa bàn Tỉnh Thái

Nguyên

Nghiên cứu kinh nghiệm của

các địa phương về

PTBVKCN

Bài học về PTBVKCN trên

địa bàn Tỉnh TN

PHƯƠNG PHÁP

CHUYÊN GIA

PHƯƠNG PHÁP

SWOT

Xác định các yếu tố AH đến

PTBVKCN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Page 125: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

124

Strengths (điểm mạnh)

- Có nhiều cơ sở đào tạo, đảm bảo

có nguốn nhân lực có chất lượng

cao.

- Có nguồn tài nguyên và nguyên

liệu phong phú cho phát triển công

nghiệp.

- Có vị trí địa lý thuận lợi.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của 1 số

ngành công nghiệp tương đối phát

triển: cơ khí, luyện kim, sản xuất

vật liệu xây dựng, khai thác chế

biến khoáng sản.

*Kết hợp điểm mạnh và cơ hội

- Xác định ngành công nghiệp mũi

nhọn là ngành cơ khí chế tạo, bên

cạnh đó vẫn ưu tiên chú trọng các

ngành công nghiệp truyền thống và

có thế mạnh khác của địa phương:

luyện kim, sản xuất vất liệu xây

dựng, chế biến...

- Bước đầu xây dựng và dần hình

thành các khu công nghiệp mới, có

kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại như:

công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu

mới...

*Kết hơp điểm mạnh và nguy

- Nâng cao năng lực cạnh tranh

của các ngành công nghiệp

truyền thống.

- Việc phát triển các ngành

công nghiệp truyền thống phải

gắn với yêu cầu PTBV bằng

cách thực hiện đầy đủ và

nghiêm túc các biện pháp

BVMT, giải quyết thích đáng

các vấn đề xã hội.

Weeknesses (điểm yếu)

- Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng phục vụ phát triển KCN còn

hạn chế.

- Năng lực tài chính và quản lý các

nhà đầu tư còn hạn chế

- Thâm dụng tài nguyên, nguyên liệu

sẽ có tác động rất lớn đến môi trường,

đe dọa đến sự PTBV của địa phương

cũng như các khu vực lân cận.

*Kết hơp điểm yếu và cơ hội:

- Huy động mọi nguồn vốn đầu tư

của để phát triển cơ sở hạ tầng

đồng bộ các KCN.

- Có chính sách ưu đãi để thu hút

đầu tư vào KCN

*Kết hơp điểm yếu và nguy

cơ:

- Phát triển KCN không vì lợi

ích trước mắt

- Tập trung nguồn lực để đầu

tư phát triển KCN công nghệ

cao.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Đánh giá phát triển bền vững nội tại trong

khu công nghiệp

Công tác xây dựng quy hoạch KCN

Theo Quyết định số 1107/QĐ – TTg ngày

21/8/2006; Văn bản số 1854/TTg – KTN

ngày 08/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ và

Văn bản số 1645/TTg – KTN ngày

15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc

điều chỉnh bổ sung một số KCN của tỉnh Thái

Nguyên đến năm 2020. Tỉnh Thái Nguyên có

06 KCN bao gồm KCN Sông Công I; KCN

Sông Công II; KCN Nam Phổ Yên; KCN Yên

Bình I; KCN Điềm Thụy, KCN Quyết Thắng.

Riêng KCN Tây Phổ Yên sẽ quy hoạch sau

năm 2020. Đến nay, có 4/6KCN đã có quy

hoạch chi tiết được duyệt bao gồm: Điềm

Thụy, Nam Phổ Yên, Sông Công I, Sông

Công II; còn lại 02 KCN Yên Bình I và KCN

Quyết Thắng đã cơ bản hoàn thành công tác

quy hoạch và đang trong quá trình hoàn tất hồ

sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để

trình duyệt [1].

Các KCN được quy hoạch với tính chất là

KCN đa ngành. Các ngành nghề chủ yếu thu

hút đầu tư vào KCN là: Luyện cán thép kim

loại, gia công cơ khí, y cụ, phụ tùng, chế biến

nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may

mặc, điện tử... Với diện tích quy hoạch đã

được duyệt của các KCN đảm bảo đáp ứng về

quỹ đất với tính chất, chức năng hoạt động

của các KCN. Tuy nhiên, những diện tích trên

của các khu công nghiệp chỉ là trên quy hoạch

còn trên thực tế thì trong số đó phần diện tích

là quỹ đất sạch còn rất hạn chế do đó còn gây

nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư. Nhiều

KCN còn đang thu hút chủ đầu tư hạ tầng, các

nhà đầu tư thứ cấp vào KCN chủ yếu là các

doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chưa tạo ra

được hiệu quả kinh tế - xã hội mang tính chất

đột phá.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại các

khu công nghiệp

Diện tích đất quy hoạch của các KCN đã đảm

bảo điều kiện cần thiết cho KCN cấp tỉnh

nhưng diện tích đất đã được GPMB chưa

nhiều và chậm, có nhiều khó khăn trong quá

trình GPMB do đơn giá trả đền bù còn thấp.

Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng việc giải tỏa

đền bù là do người dân đòi giá đền bù cao,

khu tái định cư chưa sẵn sàng tiếp nhận di

Page 126: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

125

dời, chính quyền thị xã Sông Công chưa có

biện pháp kiên quyết kịp thời. Điều này sẽ

ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đạt hiệu quả

và phát triển bền vững cho các KCN. Điều

này gây nhiều khó khăn trong quá trình đầu

tư dẫn đến chưa thu hút được các nhà đầu tư

lớn, chưa đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội

lớn cho tỉnh.

* Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên còn thấp. Cụ thể KCN Sông

Công I là 41,7%, KCN Nam Phổ Yên là 11%.

Hầu hết các KCN mới đang hoàn thiện cơ sở

hạ tầng và đi vào hoạt động, số còn lại đang

trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, tốc độ

giải phóng mặt bằng chậm, điều này đã gây

khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiếp cận đất

đai để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đi vào

hoạt động. Bên cạnh đó, với sự phát triển ồ ạt

các KCN của các tỉnh cũng là một trong nguyên

nhân dẫn đến khó khăn hơn trong thu hút đầu tư

vào các KCN của tỉnh Thái Nguyên.

Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN

Tính đến tháng 12/2012, KCN Sông Công I

đã thu hút được 69 dự án, vốn đầu tư thực

hiện chưa cao (vốn đầu tư đăng ký đạt 5701,1

tỷ đồng và 2387 triệu USD, tổng vốn thực

hiện là 1902,75 tỷ đồng và 4,32 triệu USD).

Trong đó có 30 dự án đi vào hoạt động với

tổng số vốn đăng ký là 2353,1 tỷ đồng và

17,476 triệu USD; Vốn thực hiện đạt 77% đối

với doanh nghiệp trong nước và 16% đối với

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các

dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

nhưng đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ

tầng, thực hiện bồi thường GPMB hoặc chưa

triển khai nên chưa có số vốn đầu tư thực

hiện. Điều này thể hiện tiến độ triển khai hạ

tầng các chủ đầu tư còn chậm, chưa bố trí

kinh phí đúng mức đã gây ảnh hưởng đến

việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp và tiến độ

thực hiện dự án vào KCN.

Bảng 01: Tình hình GPMB của KCN trên địa bàn tỉnh TN

TT Tên KCN

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích đã

BTGPMB (ha)

Diện tích chưa

GPMB (ha)

Tỷ lệ diện tích chưa

GPMB (%)

2011 2012

2011 2012 2011 2012

1 KCN Sông Công I 220 72,27 89,1 147,73 130,9 67,72 65,5

2 KCN Sông Công II 250 Hoàn thành lập quy hoạch chi tiết

3 KCN Nam Phổ Yên 200 69 70 131 130 65,5 65

4 KCN Điềm Thụy 350 10 30 340 320 97,2 91,42

5 KCN Quyết Thắng 200 Đang hoàn thành lập quy hoạch chi tiết

6 KCN Yên Bình I 200 - 100 100 - 50

(Nguồn: Ban Quản lý KCN tỉnh Thái Nguyên)[4]

Bảng 02: Tình hình đầu tư tại KCN Sông Công I (tính đến tháng 12/2012)

Chỉ tiêu DN FDI

(tr USD) DN DDI

(tỷ đồng)

Tỷ lệ so sánh (%)

DN FDI DN DDI

Đang

hoạt

động

Số doanh nghiệp 2 28 50 43

Vốn đăng kí 17,476 2353,1 0,72 41,3

Vốn thực hiện 2,82 1820,75 65 32

Đang

XDCB

Số doanh nghiệp 1 4 25 6,2

Vốn đăng kí 2367 286 99,16 5

Vốn thực hiện 1,5 82 4,3

Chưa

triển

khai

Số doanh nghiệp 1 33 25 50,8

Vốn đăng kí 3,0 3062 0,12 53,7

Vốn thực hiện 0 0 0 0

(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên) [5]

Page 127: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

126

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

Bảng 03: Hiệu quả sản xuất kinh doanh các DN tại KCN trên địa bàn tỉnh TN

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 Chênh lệch 2012/2010

Mức %

I. KCN Sông Công I

I.1 Các dự án DDI

Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 1531,52 1820,75 +289,23 + 18,8

Lao động Người 5682 5223 - 459 - 8,07

Diện tích sử dụng Ha 62 64 +2 +3,22

Doanh thu Tỷ đồng 3883,19 3455,1 -428,1 -11,02

Xuất khẩu 379,31 540,4 + 161,1 + 42,46

Nhập khẩu 686,32 458,14 -228,18 - 33,24

Lợi nhuận Tỷ đồng 19,8 0,23 -19,57 - 98

Nộp ngân sách Tỷ đồng 36,809 38,1 +1,29 + 3,5

Vốn đầu tư/Diện tích Tỷ đồng/ha 24,7 28,4492 +3,75 15,17

Lao động/ Diện tích Người/ha 91,65 81,6093 -10,04 - 11

Nộp ngân sách/ Diện tích Tr. đồng/ha 593,6 595,3 -0,3 - 0,05

Doanh thu/Vốn đầu tư lần 2,5355 1,8976 -0,6379 - 25,15

Doanh thu/Lao động Tr.đồng/Người 683,4 661,5 -21,9 -0,032

Lợi nhuận/Vốn đầu tư % 1,29 0,01 -1,28 -99

Lợi nhuận/Lao động 1000đ/Người 3400 44 - 3356

I.2. Các dự án FDI

Vốn đầu tư thực hiện Tr. USD 3,21 2,82 -0,39 - 12,14

Lao động Người 164 327 + 163 + 99

Diện tích sử dụng Ha 6,5 9 +2,5 + 38

Doanh thu Tr. USD 7,9 4,07 - 3,83 - 48

Xuất khẩu Tr. USD - 1,285

Nhập khẩu Tr. USD - 0,091

Nộp ngân sách Tỷ VNĐ 0,129 0,335 + 0,2

Lợi nhuận Tr. USD 0,05 -

Vốn đầu tư /Diện tích Tr. USD/ha 0,4938 0,3133 - 0,228

Lao động/Diện tích Người/ha 25 37 + 12 + 48

Nộp ngân sách/Diện tích Tr. USD/ha 19 37,2 + 12,2 + 64

Doanh thu/Vốn đầu tư lần 2,46 1,4432 -1,01 + 41

Doanh thu/Lao động Tr. USD/người 0,048 0,0124 -0,03 -74

II. KCN Nam Phổ Yên

Các dự án DDI

Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 100 100 0 0

Lao động Người 100 70 -30 -30

Diện tích sử dụng Ha 7,1 7,1 0 0

Doanh thu Tỷ đồng 24 25,58 +1,58 6,5

Nộp ngân sách Tỷ đồng 2,2 2,5 +0,3 1,36

Vốn đầu tư/Diện tích Tỷ đồng/ha 14,08 14,08 0 0

Lao động/Diện tích Người/ha 14,08 10 -4,08 29

Nộp ngân sách/ Diện tích Tỷ đồng/ha 0,31 0,3521 +0,4

Doanh thu/Vốn đầu tư % 24 25,58 +1,58 +6,5

Doanh thu/Lao động Tr đ/Người 240 365,4 +125,4 +52

(Nguồn: [5] và phần tự tính toán của tác giả)

Page 128: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

127

So sánh năm 2012 so với năm 2010 ta thấy,

các doanh nghiệp DDI có xu hướng tăng dần

thể hiện qua vốn đầu tư và nộp ngân sách trên

1ha đất công nghiệp nhưng doanh thu và lợi

nhuận có xu hướng giảm rõ rệt. Điều này dẫn

đến hiệu suất sử dụng vốn, lao động và đất

chưa cao, giá trị nộp ngân sách còn thấp. Các

doanh nghiệp FDI không ổn định, vốn đầu tư

thực hiện giảm - 0,39 triệu USD (tương ứng

giảm 12%); số lao động thu hút vào khối doanh

nghiệp này có xu hướng tăng nhưng doanh thu

lại có xu hướng giảm. Điều này phán ánh tính

thiếu bền vững trong phát triển KCN.

- Về trình độ công nghệ và ứng dụng công

nghệ trong KCN

Tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh và

sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp (đặc

biệt việc sử dụng công nghệ ở những ngành

nghề chính của KCN) trong nội bộ khu công

nghiệp cũng như giữa các KCN với nhau.

Thực tế tại KCN Sông Công I các doanh

nghiệp hoạt động trên lĩnh vực luyện cán kim

loại đen chủ yếu sử dụng công nghệ lò nấu

thép trung tần và hồ quang, loại lò này chỉ

dùng được những nguyên liệu đầu vào là thép

phế, sỉ và phôi gang đúc sẵn không sử dụng

được nguyên liệu đầu vào là quặng (một

nguyên liệu có sẵn tại Thái Nguyên) mà phải

nhập hoặc mua lại phôi gang; đối với ngành

luyện cán kim loại mầu thì chỉ có 02 doanh

nghiệp là CN HTX CN& VT Chiến Công và

Nhà máy kẽm điện phân TN có công nghệ

luyện nấu sử dụng nguyên liệu từ quặng. Như

vậy có thể nói việc sử dụng công nghệ của

các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu vẫn là

công nghệ trung bình, có nguy cơ ảnh hưởng

không tốt đến môi trường KCN.

- Mức độ hợp tác và liên kết kinh tế

Các DN hoạt động trong KCN chủ yếu tập

trung ở một số ngành: Chế biến nông sản,

thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Cơ khí chế tạo,

May mặc, điện tử.... Ngoài ra, có một số DN

hoạt động trong lĩnh vực DV: vận tải, dịch vụ

khách sạn, dịch vụ ăn uống, sân chơi thể thao,

kho bãi, xuất nhập khẩu, ngân hàng... Trong

các KCN đều quy hoạch diện tích dùng để

đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, kho trung

chuyên hàng hoá... thu hút các DN DV vận

tải, cho thuê kho đầu tư, tổ chức hoạt động

phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của

các DN KCN. KCN Sông Công I được đầu tư

xây dựng các trạm biến áp, hệ thống điện

động lực, chiếu sáng; Trạm cấp nước sạch, hệ

thống cấp nước sạch; Hệ thống thoát nước

mưa, nước thải; Trạm xử lý nước thải, với

công suất thiết kế đảm bảo nhu cầu của các

nhà đầu tư.

- Về mức độ thỏa mãn nhu cầu các nhà đầu tư

Xét một cách tổng thể, KCN Sông Công I

chưa thật sự làm hài lòng các nhà đầu tư. Mặc

dù có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng còn nhiều

vấn đề cần phải được giải quyết. Cụ thể: hoàn

thiện hạ tầng KCN (có khu nhà ở cho công

nhân, hoàn thiện các công trình còn đang thi

công dang dở…); có chính sách đào tạo

nguồn lao động theo nhu cầu tuyển dụng của

nhà đầu tư; chính sách khuyến khích phát

triển các ngành công nghiệp phụ trợ….

Mối quan hệ liên kết giữa các KCN với nhau,

giữa các doanh nghiệp trong KCN còn hạn

chế, sự liên kết trong sản xuất kinh doanh còn

ít, chủ yếu là liên kết sử dụng các sản phẩm

hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ.

Mối quan hệ liên kết kinh tế chủ yếu được

thực hiện giữa các DN sản xuất với các DN

dịch vụ trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi....

Tình hình lao động và thu nhập tại các doanh

nghiệp trong KCN

Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng số lao

động hiện trong KCN là 5570 lao động (lao

động của các doanh nghiệp trong nước là

5223 lao động và 347 lao động trong các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); thu

nhập bình quân đạt 2,8 triệu đồng

/người/tháng; thực hiện chế độ BHXH,

BHYT và quyền lợi khác đạt 100%. Năm

2011, tổng số lao động trong KCN là 5049 lao

động, số lao động trong năm 2012 tăng lên

521 lao động, nhưng thu nhập bình quân giảm

240.000 đồng/người/tháng (thu nhập bình

Page 129: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

128

quân năm 2011 là 3,040 triệu

đồng/người/tháng). Mức thu nhập này cũng

tạm đủ sống với nhu cầu tối thiểu của người

lao động. [2]

* Tình hình tai nạn lao động trong các doanh

nghiệp trong KCN như sau:

Trong năm 2012 có tổng số 12 vụ tai nạn,

trong đó Công ty Đầu tư và Thương mại TNG

là 10 vụ và Nhà Máy Gạch Ốp lát Việt – Ý là

2 vụ. Trong các vụ tai nạn đó không có tai

nạn chết người, chỉ có bị thương nhẹ và chủ

yếu là nữ ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Nguyên

nhân dẫn đến các vụ tai nạn chủ yếu do không

sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc bảo

hộ lao động. Người bị nạn vi phạm quy trình,

biện pháp đảm bảo an toàn trong sản xuất.

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động là 169

ngày, tổng số ngày thiệt hại năm 2012 giảm

xuống so với năm 2011 (năm 2011 là 566

ngày); Tổng chi phí thiệt hại là 93.562 (nghìn

đồng). Điều này báo động đến các doanh

nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến công tác

bảo hộ an toàn lao động. [3]

Về khía cạnh môi trường

Trong 06 KCN thì chỉ có KCN Sông Công I

là có hệ thống xử lý nước thải, còn các KCN

còn lại chưa xây dựng hệ thống xử lý nước

thải. Trong đó KCN Nam Phổ Yên triển khai

xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2009 và đã có

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh từ 2010

nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng Hệ thống xử

lý nước thải. Khi nghiên cứu nội tại KCN Sông

Công I đã chỉ ra rằng đây lại là yếu tố phát triển

thiếu tính bền vững. Cụ thể như sau:

Toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN Sông

Công I đã thực hiện xả nước thải vào hệ thống

xử lý tập trung của KCN, tuy nhiên chỉ có 03

doanh nghiệp thực hiện xả thải có hợp đồng

xử lý, có thiết kế điểm đấu nối, có đồng hồ đo

lưu lượng nước thải. Các doanh nghiệp còn

lại xả thải vào hệ thống xử lý còn thiếu đồng

hồ đo lưu lượng và hợp đồng xử lý. Các

doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đều thực

hiện quan trắc giám sát môi trường định kì,

tuy nhiên tần suất thực hiện chỉ đạt 70% nội

dung đã cam kết.

Khu công nghiệp Sông Công I đi vào hoạt

động từ năm 2000 nhưng đến tháng 11/2010

hệ thống xử lý nước thải tập trung toàn khu

công nghiệp mới được đưa vào hoạt động.

Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường

không khí ổn định. So sánh với QCVN 05:

2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng không khí xung quanh cho thấy

không có chỉ tiêu nào vượt so với quy định.

Có đến 80% các doanh nghiệp trong KCN sản

xuất kinh doanh trong ngành cơ khí như là

Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, Nhà

máy luyện thép Sông Công… Vấn đề môi

trường lớn nhất là nguy cơ gây ô nhiễm từ

nước thải, khí thải và chất thải rắn do công

đoạn luyện cán thép kim loại, nhuộm, tẩy do

sử dụng hóa chất và tiếng ồn, bụi... từ quá

trình gia công sản phẩm cơ khí. Hiện tại công

trình xử lý nước thải của KCN Sông Công I

chưa xử lý được các chỉ tiêu kim loại trong

nước thải đạt quy chuẩn QCVN 40: 2011/

BTNMT (cột B) khi thải ra môi trường. Theo

kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra

của nhà máy xử lý nước thải tập trung của

KCN Sông Công quý II năm 2012 và so sánh

với QCVN 40: 2011/BTNMT (cột B) cho

thấy: có 03 thông số kim loại nặng là không

đạt quy chuẩn, cụ thể là: thông số Cadimi

(Cd) vượt 9,25 lần, Mangan (Mn) vượt 21,8

lần và kẽm (Zn) vượt 27,2 lần. [6],[7]

Đánh giá tác động lan tỏa của KCN

Đánh giá sự tác động lan tỏa về mặt kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân

5 năm (năm 2005-2010) thị xã Sông Công đạt

19,19%, tỉnh Thái Nguyên đạt 11,11%, của

Việt Nam là 7%; GDP bình quân đầu người

giai đoạn năm 2005 - 2010 của thị xã Sông

Công là 1.117 USD (Kế hoạch đề ra là 1.000

USD), tỉnh Thái Nguyên 800 USD (Năm

2010 đạt 950USD), ở Việt Nam là 1.168

USD, như vậy có thể nói KCN Sông Công đã

góp phần không nhỏ làm tăng tốc độ tăng

trưởng GDP, GDP bình quân đầu người của

thị xã Sông Công và tỉnh Thái Nguyên trong

những năm qua.

Page 130: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

129

- Thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng

bình quân của thị xã Sông Công là 20%, tỉnh

Thái Nguyên 18%. Số thu ngân sách về thuế

tại KCN Sông Công hàng năm tăng, trong

năm 2010, đạt 36,52 tỷ đồng, bằng 3% thu

ngân sách của tỉnh và bằng 56,6% số thu ngân

sách của thị xã Sông Công.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kết quả

chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5 năm 2005 - 2011

cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh và của thị xã

Sông Công đã chuyển dịch đúng hướng theo

hướng CNH - HĐH, đó là tăng tỷ trọng công

nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng

nông lâm nghiệp trong GDP. Cụ thể năm

2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp -

xây dựng 38,64%; dịch vụ 34,82%; nông -

lâm nghiệp - thuỷ sản 26,54%, năm 2011 cơ

cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp -

xây dựng 41,54% (tăng 2,9%); dịch vụ

36,73% (tăng 1,91%), nông lâm nghiệp - thuỷ

sản: 21,73 % (giảm 4,81%); tại thị xã Sông

Công còn có sự chuyển dịch mạnh hơn: ngành

công nghiệp tăng 5%; dịch vụ tăng 2,5% và

nông lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 7,5%.

Đánh giá sự tác động lan tỏa về mặt xã hội

- Về giải quyết việc làm: Sự phát triển của

KCN là yếu tố quan trọng tác động đến việc

làm, đời sống người lao động… Tính đến thời

điểm 31/12/2012, tổng số lao động hiện trong

KCN là 5570 lao động (lao động của các

doanh nghiệp trong nước là 5223 lao động và

347 lao động trong các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài); thu nhập bình quân đạt

2,8 triệu đồng /người/tháng; thực hiện chế độ

BHXH, BHYT và quyền lợi khác đạt 100%.

KCN đã góp phần tạo công ăn việc làm cho

người lao động đặc biệt là những người dân bị

mất đất do xây dựng KCN. Điều này vừa thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, vừa làm

tăng thu nhập bình quân đầu người và là dấu

hiệu chứng tỏ phát triển KCN có yếu tố của

sự phát triển bền vững.

- Thu nhập bình quân của người lao động:

Mức thu nhập này đã đáp ứng tối thiểu đời

sống của người lao động và cao hơn so với

thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên

muốn trở thành lao động trong các khu công

nghiệp thì người dân cần phải đạt một trình

độ nhất định nào đó về tay nghề. Mức thu

nhập thấp đã không chỉ ít hẫp dẫn nhân lực,

kể cả nhân lực phổ thông, mà còn là một

nguyên nhân khiến trong những năm qua, người

lao động đã không có cơ hội tự đào tạo và nâng

cao chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp.

Đánh giá sự tác động lan tỏa về mặt về môi trường

Trong KCN không có tình trạng ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng do các doanh nghiệp tập

trung trong một khu vực, đã có hệ thống xử lý

chất thải chung. Trên địa bàn có KCN, người

dân tương đối hài lòng về sự tồn tại của KCN

và chưa có phàn nàn gì về vấn đề môi trường

trong cũng như ngoài KCN. Tuy nhiên, vẫn

có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy

đủ các kết về xử lý chất thải: Khói bụi, tiếng

ồn… Một chỉ tiêu khác của yếu tố bền vững

về môi trường là tiết kiệm tài nguyên, việc

khai thác tài nguyên luôn được sự kiểm tra,

giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng

nên nhìn chung hợp lý, không có vi phạm

nghiêm trọng xảy ra, đảm bảo yếu tố phát

triển bền vững và cân bằng sinh thái.

MỘT SỐ HẠN CHẾ TỒN TẠI

Qua phân tích trên cho thấy sự phát triển

KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển

còn thiếu tính bền vững. Cụ thể là:

- Năng lực tài chính của các chủ đầu tư hạ

tầng hạn chế dẫn đến tiến độ triển khai bồi

thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết

cấu hạ tầng chậm và không thực hiện theo

đúng cam kết

- Các dự án thứ cấp thu hút đầu tư vào KCN

giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu là các doanh

nghiệp có dự án quy mô đầu tư vừa và nhỏ,

công nghệ trung bình, năng lực sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, giá trị lợi

nhuận và tỷ suất lợi nhuận còn khiêm tốn. Do

đó hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế -

xã hội tạo ra cho KCN còn thấp và chưa

tương xứng với tiềm năng và mức độ sử

dụng nguồn lực.

Page 131: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

130

- Trong KCN, việc thiếu nguồn lực tập trung

cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,

tạo quỹ đất sạch gắn với đầu tư xây dựng

đồng bộ về kết cấu hạ tầng đã là một cản trở

rất lớn trong việc lựa chọn và thu hút các nhà

đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, nâng

cao tỷ lệ lấp đầy các KCN.

- Quá trình đầu tư thiết bị và công nghệ trong

các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế, dẫn

đến sự cố về môi trường, có những tác động

không tốt đến môi trường sống tại KCN và

xung quanh KCN.

- Những vấn đề khó khăn phát sinh của các

doanh nghiệp trong KCN liên quan đến nhiều

ngành, nhiều cấp chưa được giải quyết triệt

để, thời gian giải quyết còn kéo dài như Thủ tục

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập

thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác

động môi trường của các dự án trong KCN.

- Về tổ chức của Bộ máy quản lý của BQL

KCN Thái Nguyên thiếu tính ổn định (10 năm

thay đổi 05 thủ trưởng Ban) đã ảnh hưởng

không nhỏ đến công tác quản lý KCN và xúc

tiến thu hút đầu tư vào KCN

- Hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển

KCN đã có sửa đổi, bổ sung nhưng trên thực

tế khi triển khai thực hiện còn có sự chồng

chéo, mẫu thuẫn giữa các văn bản và giữa các

cơ quan quản lý.

- Quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành

công nghiệp diễn ra theo hướng tăng dần tỷ

trọng công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, xu

hướng chuyển dịch còn chậm, có sự mất cân

đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và

các ngành công nghiệp phụ trợ, chưa có nhiều

sản phẩm mang tính đột phá, các ngành có

trình độ cao. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

còn thiếu thân thiện với môi trường và tiềm

ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung

chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài

nguyên, sử dụng nhiều năng lượng, có tác

động lớn đến môi trường như luyện kim,

sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác

khoáng sản, sản xuất giấy...

- Quá trình sản xuất của phần lớn các doanh

nghiệp công nghiệp trong KCN chưa đáp ứng

được yêu cầu về quá trình Sản xuất sạch hơn,

sản phẩm thân thiện môi trường, một phần là

do công nghệ sản xuất, một phần là do ý

thức của chủ doanh nghiệp trong việc

BVMT chưa tốt, ô nhiễm môi trường đã có

biểu hiện gia tăng.

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn

hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã không thực

hiện đầy đủ các biện pháp BVMT, đảm bảo

điều kiện làm việc cho người lao động, các

chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động cho

công nhân, thiếu quan tâm đến các vấn đề về

phát triển cộng đồng... Bên cạnh đó, việc thực

hiện trách nhiệm xã hội thông qua áp dụng

các bộ quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn như

SA 8000, WRAP, ISO 14000 trong các doanh

nghiệp của Thái Nguyên chưa được quan tâm

đúng mức.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Đâu tư xây dựng đồng bộ hạ tâng kỹ thuật

Một trong những điểm yếu nổi bật của các

KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hệ

thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện. Cụ

thể: Không có quỹ đất sạch, không có hạ tầng

sẵn cho doanh nghiệp thuê, chưa trồng cây

xanh đầy đủ, chưa có khu nhà ở công

nhân…Vì vậy trong thời gian tới cần đẩy

nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng

hạ tầng tạo quỹ đất sẵn sàng cho doanh

nghiệp thuê, trồng cây xanh, khu nhà ở công

nhân; Tập trung huy động mọi nguồn lực hỗ

trợ các nhà thầu xây lắp và vốn ứng trước của

các nhà đầu tư thứ cấp để tạo ra quỹ đất sạch

từ 30 – 50 ha thường xuyên tại các KCN gắn

với kết cấu hạ tầng đồng bộ để tạo động lực

thu hút đầu tư các dự án có chất lượng vào

các KCN.

Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư

Đổi mới nâng cao chất lượng công tác xúc

tiến đầu tư và lựa chọn dự án đầu tư theo

hướng tập trung vận động, thu hút chủ yếu

Page 132: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

131

các dự án FDI đầu tư trong lĩnh vực công

nghệ cao, hiệu quả kinh tế xã hội lớn, có sức

tác động lan tỏa vào các KCN làm hạt nhân

và gắn liền với thu hút các dự án công nghiệp

phụ trợ để tạo ra sản phẩm hoàn thiện tại

KCN, nâng cao tỷ lệ diện tích lấp đầy KCN

đã hoàn thiện tương đối đồng bộ về cơ sở hạ

tầng KCN như KCN Sông Công I.

- Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư một

cách hiệu quả, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

trong từng giai đoạn.

- Phối hợp với các tổ chức thương mại quốc

tế và các cơ quan xúc tiến đầu tư tại tỉnh tiến

hành công tác xúc tiến đầu tư có mục tiêu, có

địa chỉ cụ thể đối với các quốc gia có tiềm

năng về vốn đầu tư và công nghệ.

- Liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng lân

cận trong công tác thu hút đầu tư và phân bố

ngành nghề hợp lý căn cứ trên lợi thế cạnh

tranh của từng tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ

chức quốc tế, các hiệp hội trên địa bàn tỉnh

định kỳ tiến hành tổ chức các hội chợ công

nghệ - thiết bị tại các KCN, giao lưu giữa các

doanh nghiệp trong, ngoài KCN, từng bước

đẩy nhanh quá trình chuyển giao đổi mới

công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ kỹ

thuật trong KCN lên trình độ tiên tiến.

Nâng cao hiệu quả quản lý của Ban quản lý

KCN tỉnh Thái Nguyên

- Thực hiện cải cách hành chính theo hướng

đơn giản hóa các thủ tục và rút ngắn thời gian

thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan

đến xây dựng và hoạt động sản xuất kinh

doanh trong KCN. Cải cách hợp lý hoá các

quy trình nghiệp vụ tại Ban quản lý theo

hướng nâng cao hiệu quả trong công tác quản

lý điều hành KCN.

- Tiếp tục rà soát đối với dự án đã đăng kí đầu

tư nhưng triển khai chậm hoặc không triển

khai để đánh giá, phân loại và kiên quyết xử

lý thu hồi đối với các dự án không triển khai.

- Nâng cao chất lượng công tác đối thoại với

doanh nghiệp định kỳ, phối hợp chặt chẽ với

các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và

các Bộ ngành trung ương trong việc tháo gỡ

các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cơ

sở trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây

dựng, môi trường... Kiên quyết trong xử lý

các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo sự

phát triển ổn định và bền vững.

- Tiếp tục rà soát để điều chỉnh quy hoạch

phát triển KCN theo các tiêu chí PTBV, gắn

quy hoạch KCN với phát triển kinh tế - xã

hội, quy hoạch đô thị với quy hoạch hệ thống

giao thông

Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung

cấp cho DN trong KCN

Lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu

cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy nhiều

doanh nghiệp KCN không sử dụng lao động

địa phương. Giải pháp cho vấn đề này là trên

cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển các

ngành nghề, tiến hành khảo sát thăm dò nhu

cầu nhân công của các doanh nghiệp đã, đang

và sẽ đầu tư vào KCN để tổ chức đào tạo lao

động một cách hợp lý; BQL KCN cần nghiên

cứu xây dựng, ban hành các chính sách thu

hút, đãi ngộ đào tạo nghề trong các ngành

công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn. Có

chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ

chuyên môn kỹ thuật cao là người địa

phương làm việc tại KCN.

Xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân và

các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN

Đến nay các KCN đang có doanh nghiệp hoạt

động vẫn chưa có khu nhà ở cho công nhân.

Trong khi đó số lượng lao động đang làm việc

trong KCN khoảng 6.000 người phải thuê trọ

trong các khu dân cư nên cuộc sống còn khó

khăn. Do đó, cần sớm có khu nhà ở dành

riêng cho công nhân góp phần giải quyết khó

khăn về chỗ ở của người lao động đồng thời

hạn chế những tệ nạn xã hội trên địa bàn

KCN. Bởi đó là vấn đề cấp thiết không thể

kéo dài trong sự chờ đợi mòn mỏi của hàng

ngàn người lao động. Đến thời điểm này BQL

Page 133: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

132

KCN mới đang trong giai đoạn xây dựng quy

hoạch các Khu tái định cư và khu nhà ở cho

người lao động của các KCN.

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp

- Có chính sách hỗ trợ vay vốn để các doanh

nghiệp đẩy nhanh quá trình triển khai dự án, tổ

chức sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ,

hỗ trợ đào tạo tay nghề cho người lao động.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương

mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường

thông qua các chương trình xúc tiến thương

mại trong và ngoài nước, tăng cường công tác

tiêu thụ sản phẩm.

- Cung cấp những thông tin cơ bản về doanh

nghiệp trong KCN như: địa chỉ, ngành nghề

hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ: vận tải,

xuất nhập khẩu, cung cấp thiết bị quản lý,

trình độ quản lý, xử lý vệ sinh môi trường góp

phần nâng cao mối liên kết giữa các doanh

nghiệp trong và ngoài KCN.

Giải pháp về bảo vệ môi trường trong KCN

- Thu hút đầu tư vào KCN cần được tiến hành

theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp

sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề

phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô

nhiễm của tỉnh. Những dự án có cùng ngành

nghề và gây ô nhiễm cao nên được bố trí vào

một khu vực thuận tiện cho công tác xử lý

chất thải.

- Việc thẩm định yếu tố bảo vệ môi trường

trong các dự án đầu tư vào KCN có ý nghĩa

rất quan trọng. Nó là cơ sở để các cơ quan

quản lý Nhà nước thanh tra, giám sát thậm chí

xử lý các vi phạm về môi trường sinh thái của

các chủ đầu tư trong các KCN. Vì vậy, giải

pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án

thành lập KCN và dự án đầu tư vào KCN rất

cần thiết. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp

phần đáng kể giảm thiểu các ô nhiễm môi

trường trong KCN.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững vừa là nhu cầu tất yếu và

vừa tạo ra nhiều thách thức lớn trong tiến

trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại

hóa đất nước. Trong đó phát triển bền vững

KCN sẽ tạo ra tiền đề vững chắc cho phát

triển công nghiệp bền vững, góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế hội

nhập quốc tế. Ở quy mô địa phương, việc

nghiên cứu PTBV KCN trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên đang thu hút được sự quan tâm của

các cấp quản lý nhà nước. Bài viết đã xây

dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát

triển bền vững của KCN. Trên cơ sở đó đã tập

trung phân tích thực trạng PTBV KCN trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 –

2012 thông qua đánh giá phát triển bền vững

nội tại KCN như tình hình thu hút đầu tư,

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

trong KCN; Đánh giá tác động lan tỏa về mặt

kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó đã đề

xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát

triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên. Với mong muốn sự phát triển

các KCN sẽ trở thành động lực thúc đẩy quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái

Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên,

Báo cáo quá trình xây dựng và phát triển các

KCN trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, số 156/BC –

BQL ngày 02 tháng 4 năm 2013.

2. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên,

Báo cáo lao động năm 2011, số 70/BQL - QLLĐ

ngày 29 tháng 02 năm 2012.

3. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên,

Báo cáo lao động năm 2012, số 65/BQL - QLLĐ

ngày 28 tháng 01 năm 2013.

4. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên,

Tổng kết công tác chuyên môn năm 2012, số

49/BC – BQL, ngày 23 tháng 01 năm 2013.

5. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên,

Báo cáo định kì tình hình xây dựng và phát triển

KCN năm 2012, số 60/BQL - ĐTDN ngày 24

tháng 01 năm 2013.

Page 134: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

133

6. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên,

Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi

trường các KCN, số 569/BQL – QH & MT, ngày

28 tháng 11 năm 2011.

7. Ban quản lý Khu Công Nghiệp Thái nguyên, Báo

cáo công tác bảo vệ môi trường các KCN năm 2011,

số 28/BQL – BC, ngày 17 tháng 01 năm 2012.

8. Lê Thế Giới, “Hệ thống đánh giá phát triển bền

vững các KCN Việt nam”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ (2008), Hà nội.

SUMMARY

RESEARCH ON SUSTAINABLE DEVELOPMENT

OF INDUSTRIAL ZONE IN THAI NGUYEN PROVINCE

Vo Thy Trang*, Nguyen Thu Ha

Collecge of Economics & Business Administration - TNU

Industrial zones have made significant contributions to economic and social development of the

country and local areas. Developing industrial zones had positive impacts such as promoting

investment, creating jobs, generating income for workers and promoting economic

restructuring....Besides, it also creates challenges for environment and society that need to be

solved. Therefore, the study about sustainable development of industrial zones in Thai Nguyen

province is extremely essential. This paper has built a system of criteria for evaluating the

sustainable development of industrial zones. Based on that, the study have focused on analyzing

the real situation of sustainable development of Thai Nguyen Province’s industrial zones in period

2010 - 2012 by assessing the internal sustainable development of industrial zones such as the

status of attracting investment, the performance of the businesses in the industrial zone; doing

assessment on pervasive impact for economic, society and environment. Thereby the author has

proposed some practical solutions to develope sustainably industrial zones in Thai Nguyen,

contribute to the process of economic restructuring of Thai Nguyen province in the direction of

industrialization and modernization.

Key words: Development, Sustainable development, Industrial zone, Internal sustainable,

pervasive impact

Ngày nhận bài:06/12/2013; Ngày phản biện:20/12/2013; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Công Toàn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0915 259889, Email: [email protected]

Page 135: Tập 121, số 07, 2014

Võ Thy Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 121 - 133

134

Page 136: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 135 - 138

135

BÀN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đỗ Thị Thu Hằng*, Trân Tuấn Anh, Đỗ Thị Thuý Phương Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc

kiểm tra, đánh giá và đưa ra các đề xuất về chất lượng hoạt động cần được kiểm toán phục vụ yêu

cầu quản trị nội bộ đơn vị. Sự ra đời của bộ phận KTNB nhằm mục đích: Giám sát một cách độc

lập các hoạt động chức năng trong doanh nghiệp; Xem xét các số liệu tài chính, các thủ tục thực

hiện và đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính;

Trợ giúp cho hệ thống quản lý doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu lực hoạt động, đẩy mạnh và

phát huy hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện các điều tra đặc biệt đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo

vệ tài sản của doanh nghiệp.

Từ khóa: Kiểm toán, KTNB, sai phạm, kiểm soát nội bộ, công ty

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một bộ phận độc

lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công

việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra các đề xuất

về chất lượng hoạt động cần được kiểm toán

phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.

KTNB có vai trò hết sức to lớn trong việc hỗ

trợ ban quản lý và các bộ phận khác hoàn

thành nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp

đã đề ra một cách có hiệu quả, tiết kiệm.

KTNB là một công cụ quản lý có hiệu quả và

là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại

kiểm của hoạt động kiểm toán từ bên ngoài

đối với đơn vị kinh doanh. KTNB ra đời xuất

phát từ nhu cầu quản lý doanh nghiệp. Để

quản lý, điều hành có hiệu quả, các nhà quản

lý phải thiết lập một hệ thống kiểm tra, kiểm

soát đối với các hoạt động thuộc phạm vi

quản lý. Với nội dung chủ yếu là kiểm toán

hoạt động tại đơn vị cơ sở nên có tác dụng rất

lớn trong việc sớm phát hiện, ngăn chặn và xử

lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý

và điều hành, nâng cao hiệu quả sử dụng tài

sản và các nguồn lực trong đơn vị, hoàn thiện

đổi mới môi trường làm việc trong cơ quan.

CÔNG TÁC KTNB TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM

Trên thế giới, KTNB đã ra đời từ lâu nhưng

chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính

* Tel: 0977 814119, Email: [email protected]

ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những

năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật

Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002.

Luật này quy định các công ty niêm yết trên

thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về

hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công

ty. Để trong khi hoạt động của kiểm toán độc

lập giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính

(mức độ trung thực và hợp lý), hoạt động của

KTNB không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi

nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán

hàng đến quản lý tài chính, nhân sự hay công

nghệ thông tin. Mục đích của KTNB là phục

vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, chứ

không phải cho đối tác bên ngoài. KTNB

không chỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống

quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và

ngoài công ty.

KTNB có thể đem lại cho DN rất nhiều lợi

ích. Đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến

những điểm yếu trong hệ thống quản lý của

DN. Thông qua công cụ này, ban giám đốc và

hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động

tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng

đạt được các mục tiêu kinh doanh. Còn tại

Việt Nam, thời gian gần đây, KTNB đã được

nhắc đến nhiều như là một công cụ hoặc một

chức năng quản trị DN. Trong khi chưa có

các quy định hoặc yêu cầu từ phía các cơ

quan chức năng, các hiệp hội chuyên nghiệp

hoặc các thể chế về KTNB, thì nhiều DN

Page 137: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 135 - 138

136

cũng đã bắt đầu xây dựng cho mình một cơ

chế KTNB như là một phần của công tác

hoạch định chiến lược kinh doanh và quản trị

DN. Hiện nay, khung pháp lý cao nhất cho

hoạt động KTNB là Luật Doanh nghiệp 2005.

Khái niệm đầu tiên liên quan đến KTNB quy

định trong luật là ban kiểm soát do cổ đông

bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, trách

nhiệm của ban kiểm soát còn quá mơ hồ, làm

công việc của thanh tra mang tính chất đột

xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên. Các

doanh nghiệp nhà nước có thêm một quy

định, hướng dẫn về vấn đề KTNB - Quyết

định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997. Theo

đó, phòng KTNB vẫn báo cáo lên tổng giám

đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của

tổng giám đốc. Điều này làm giảm tính độc

lập của phòng KTNB, vì toàn bộ hệ thống

quản lý trong doanh nghiệp đều là đối tượng

đánh giá của KTNB. Trong khi đó, theo thông

lệ phổ biến trên thế giới, phòng KTNB chịu

trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho ban

kiểm soát hoặc hội đồng quản trị, tức là cấp

cao hơn ban giám đốc.

KTNB phải xác định, phân tích, đánh giá

những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho

từng hoạt động của tổ chức tín dụng. Kết quả

đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để trưởng KTNB

làm việc với Ban kiểm soát, Tổng giám đốc

và Hội đồng quản trị trong quá trình lập kế

hoạch KTNB hàng năm. Các rủi ro sẽ được

xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó

những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ

được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời

gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước

và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt

động có rủi ro thấp hơn.

Kế hoạch KTNB phải được xây dựng dựa trên

kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật,

thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến,

thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng và

sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.

Trong không ít trường hợp, KTNB vẫn

thường trực thuộc một bộ phận quản lý nhất

định, không có được tính độc lập khách quan

và cũng chưa được xem là một mắt xích của

quản trị DN. Vai trò của KTNB trong việc

đưa ra đảm bảo và đưa ra các tư vấn cho DN.

Cụ thể:

Với vai trò đưa ra đảm bảo: Các tổ chức và

doanh nghiệp thường kỳ vọng KTNB sẽ cung

cấp được các dịch vụ mang tính đảm bảo cho

hệ thống nội bộ của mình. Trong nền kinh tế

thị trường có mức độ cạnh tranh gay gắt như

hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng tới

nhiều mục tiêu cùng một lúc bao trùm cả các

mảng quản trị, kinh tế, đạo đức kinh doanh,

xã hội và môi trường... KTNB cần phải có đủ

các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đưa

ra được các đảm bảo cho doanh nghiệp về

việc doanh nghiệp đã và đang vận hành một

cách hiệu quả nhằm đạt được đồng thời các

mục tiêu đề ra. Các đảm bảo do KTNB mang

lại chủ yếu tập trung vào quản trị doanh

nghiệp thông qua quản trị rủi ro và kiểm soát

nội bộ; và các vấn đề về đạo đức kinh doanh

và trách nhiệm xã hội (bao gồm cả các vấn đề

môi trường và các vấn đề tuân thủ). Trong khi

ban giám đốc và lãnh đạo doanh nghiệp chịu

trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống kiểm

soát nội bộ thì hoạt động KTNB đưa ra đảm

bảo cho ban giám đốc và Ủy ban kiểm toán

(hoặc HĐQT) các đảm bảo là hệ thống kiểm

soát nội bộ được vận hành một cách hiệu quả

như kỳ vọng. Để tránh xung đột về lợi ích và

đảm bảo tính độc lập, KTNB thường chịu

trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT hoặc đại

diện của HĐQT như Ủy ban kiểm toán;

Với vai trò tư vấn: Công việc của KTNB bao

gồm từ đánh giá phương châm cũng như văn

hóa quản lý rủi ro của một doanh nghiệp đến

xem xét và báo cáo tính hiệu quả của việc

thực hiện các chính sách quản lý. Dựa trên

các công việc đó, KTNB được kỳ vọng sẽ đưa

ra các khuyến nghị để hoàn thiện các bộ phận

có cơ hội phát triển hoặc có những khiếm

khuyết cần khắc phục. Mặt khác, KTNB cũng

có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn trợ giúp

một cách riêng biệt cho tất cả các cấp trong

đơn vị nhằm thực hiện trách nhiệm của mình

một cách hiệu quả.

Page 138: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 135 - 138

137

Việc tư vấn của KTNB trong nhiều doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay thường chỉ dừng

lại ở các khuyến nghị xuất phát từ kết quả của

các công tác kiểm tra, kiểm soát cụ thể. Tính

độc lập giữa vai trò tư vấn và kiểm toán cũng

chưa được đặt thành vấn đề với chức năng

KTNB.

KTNB ở Việt Nam đang trong giai đoạn hình

thành và hoàn thiện. Việc hình thành kiểm

toán nội bộ trong các doanh nghiệp ở nước ta

hiện nay là một vấn đề tất yếu cần thiết để

đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính

trong doanh nghiệp cũng như tính tuân thủ,

tính hoạt động của Doanh nghiệp. Nhận thức

tầm quan trọng KTNB nên đã có nhiều công

ty lớn áp dụng kiểm toán nội bộ trong việc

kiểm tra việc tuân thủ các quy định kiểm soát

liên quan đến một số hoạt động, chẳng hạn

như: Tổng công ty cổ phần may 10, Tổng

công ty may Thăng Long, Tổng công ty xây

dựng công trình giao thông 4, công ty cổ phần

Gang thép Thái Nguyên…Tuy nhiên vẫn còn

rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa áp

dụng KTNB vào đơn vị mình.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một là, nhận thức về KTNB: Quyền hạn và

trách nhiệm của KTNB cần phải được chia sẻ

và đồng tình của các bên có liên quan cũng

như các cấp quản lý. Đặc biệt việc giải quyết

xung đột lợi ích của ban giám đốc liên quan

đến chức năng kiểm soát của KTNB. Thường

thì ban giám đốc sẽ có ý kiến không tán đồng

về quyền hạn cũng như chức năng KTNB nếu

họ thấy không có quyền kiểm soát trực tiếp

bộ phận này.

Hai là, nguồn nhân lực cho KTNB: Tạo điều

kiện cho các nhân viên có được bằng cấp

chuyên môn cùng với việc chuyển giao kiến

thức từ các công ty cung cấp dịch vụ chuyên

nghiệp là một điểm cần lưu ý trong việc phát

triển nguồn nhân lực cho KTNB.

Ba là, kế hoạch đầu tư: Việc đầu tư vào xây

dựng (nhân sự, tuyển dụng, cơ sở vật chất

v.v.) và đào tạo KTNB cần được xem xét. Lợi

ích của việc tăng cường quản trị doanh nghiệp

bao gồm cả quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ…

cần được cân nhắc với chi phí đầu tư và duy

trì bộ máy KTNB.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy KTNB: Chức năng,

nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ và KTNB cần

được phân biệt rõ, các cấp lãnh đạo và nhân

viên ngân hàng cần hiểu rõ sự khác biệt giữa

hai bộ phận này. Tách bạch hoạt động KTNB

và kiểm soát nội bộ trên cơ sở: Bộ phận

KTNB thực hiện đánh giá một cách độc lập

hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; rà soát,

đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu

quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ

chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và

các báo cáo tài chính; cơ chế, quy định, quy

trình quản trị, điều hành, tác nghiệp của ngân

hàng; các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản;

đánh giá tính kinh tế và hiệu quả các các hoạt

động, tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng

các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp

giữa kết quả đạt được và mục tiêu đề ra;

Năm là, các thông lệ và các chuẩn mực:

Trong khi Việt Nam chưa có quy định hoặc

hướng dẫn cụ thể thì việc tham khảo các

thông lệ trên thế giới hoặc việc đầu tư xây dựng

quy chế KTNB của riêng mình qua các đơn vị

tư vấn chuyên nghiệp sẽ được cân nhắc.

Sáu là, quản lý và giám sát chất lượng: Hiện

tại đây vẫn là hạn chế cho một doanh nghiệp

Việt Nam khi muốn đầu tư vào KTNB. Câu

hỏi đặt ra là làm thế nào để HĐQT và ban

giám đốc điều hành doanh nghiệp đánh giá

được và đảm bảo chất lượng của bộ máy

KTNB của mình. Hiệp hội Kế toán Công Hoa

Kỳ (AICPA) cũng giới thiệu một bộ công cụ

cho Ủy ban kiểm toán để giúp đánh giá chức

năng KTNB. Các doanh nghiệp có thể tham

khảo bộ công cụ này cũng như tham khảo tư

vấn của các công ty dịch vụ chuyên nghiệp

trong việc quản lý và giám sát chất lượng

KTNB.

Vì vậy, hoạt động của KTNB tại các doanh

nghiệp Việt Nam bởi vậy nên tập trung vào

các nội dung chính sau:

Page 139: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 135 - 138

138

- Đánh giá các rủi ro: KTNB sẽ phải nhận

diện các hoạt động chủ chốt của DN cùng các

rủi ro có liên quan và sẽ đánh giá mức độ

trọng yếu của các rủi ro này. KTNB nên lưu ý

việc thay đổi các điều hiện kinh doanh và

hoạt động của doanh nghiệp sẽ có tác động

đến cách thức đánh giá các rủi ro mình.

Phương pháp tiếp cận của hoạt động KTNB

sẽ chuyển dịch từ hình thức thụ động dựa trên

các thủ tục kiểm soát sang hình thức chủ động

hơn dựa trên các rủi ro. Cách thức này sẽ giúp

KTNB nắm bắt trước được các vấn đề và các cơ

hội trong tương lai, đồng thời nhận diện các tồn

tại hiện hữu trong quản trị doanh nghiệp.

- Đánh giá các thủ tục kiểm soát và khuyến

nghị hoàn thiện các thủ tục kiểm soát ở tất cả

các cấp: Các phòng ban, chi nhánh, số lượng

và phạm vi mẫu… sẽ được thực hiện theo kế

hoạch kiểm toán được xây dựng dựa trên các

đánh giá rủi ro. KTNB sẽ phải báo cáo về các

phát hiện liên quan đến tính hiệu quả của các

thủ tục kiểm soát được đánh giá cùng với các

khuyến nghị và kế hoạch hành động phù hợp

để hoàn thiện các thủ tục này.

- Phân tích hoạt động và thông tin liên quan:

Doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về

nhân lực, các chu trình và các hệ thống hỗ trợ

để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh

cũng như quản lý được các nguồn lực của

mình một cách hiệu quả. KTNB sẽ phối hợp

cùng các cấp quản lý để đánh giá các hoạt

động của doanh nghiệp và báo cáo các phát

hiện liên quan. Để làm được việc đó thì

KTNB phải hiểu một cách thấu đáo về mục

đích chiến lược của doanh nghiệp, từ đó sẽ

nắm bắt được việc vận hành của bất kỳ một

bộ phận nào trong doanh nghiệp trong toàn bộ

hoạt động của doanh nghiệp đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính, “Quy chế kiểm toán nội bộ” áp

dụng cho DNNN ban hành kèm theo quyết định số

832 TC/QĐ/CĐKT ngày 20/10/1997 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính.

2. Hoàng Đức Hùng: Kiểm toán nội bộ với việc

nâng cao quản trị DN.

3. Khuyến nghị của Ernt & Young Việt Nam về

việc thực hiện quy định về tỷ lệ an toàn đảm bảo,

phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tại các tổ

chức tín dụng;

4. Quyết định 36/2006/QĐ – NHNN ngày

01/08/2006 và Quyết định 37/2006/QĐ – NHNN

ngày 01/08/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban

hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ

chức tín dụng và Quy chế KTNB của tổ chức tín

dụng.

5. Victor Z.Brink & Herbert Witt, ( 2000), Kiểm

toán nội bộ hiện đại, Nxb Tài chính.

SUMMARY

STUDYING INTERNAL AUDIT IN VIETNAMESE ENTERPRISES

Do Thi Thu Hang*, Tran Tuan Anh, Do Thi Thuy Phuong College of Economics and Business Administration - TNU

Internal audit is an independent appraisal function of an organisation to review the performance of

internal operations for management requirement. The roles of internal audit are independent

assessment of functional operations in the organisation; review the quality and confidence of

economic and financial information; assist the management function through strengthening the

internal control system and conduct special assessments required. Therefore, the establishment of

internal audit is essential for any company.

Key words: Audit, Internal audit, Errors, Mistakes, Internal control, company

Ngày nhận bài:18/12/2013; Ngày phản biện:25/12/2013; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0977 814119, Email: [email protected]

Page 140: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143

139

CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG HỒ KHE VÁN

XÃ PHỦ LÝ - HUYỆN PHU LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Phương Thảo1*, Phạm Văn Hải1,

Nguyễn Tiến Đông1, Lương Văn Hinh2

1Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi là thành thành viên của Tổ chức

thương mại Thế giới WTO, nước ta có nhiều triển vọng về phát triển kinh tế xã hội. Trong những

năm qua Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực:

kinh tế, văn hoá, xã hội... Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đầu tư một cách mạnh mẽ vào thị

trường Việt Nam đầy tiềm năng. Những dự án đầu tư xây dựng các công trình đang được phát triển

trên tất cả các vùng trong cả nước. Để dự án đầu tư xây dựng có tính khả thi, xây dựng đúng tiến độ

thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến

hiệu quả sử dụng vốn của chủ đầu tư.

Từ khóa: Giải phóng mặt bằng,Tổ chức Thương mại Thế giới, Hồ Khe Ván, Phủ Lý, Phú Lương

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong năm qua công tác BT & GPMB huyện

Phú Lương đã tổ chức thực hiện công tác

thống kê, lập phương án BT theo đúng quy

trình, trình tự, thủ tục, đảm bảo yêu cầu dân

chủ, công khai. Tất cả các dự án thực hiện

công tác BT&GPMB đều thực hiện theo đúng

quy trình. Các dự án đều đã được các cấp

chính quyền quán triệt thống nhất và thông

báo công khai cho toàn thể nhân dân được

biết thông qua các hội nghị của xã phường, để

mọi cán bộ Đảng viên được hiểu về lợi ích

của các dự án, những đóng góp của dự án vào

sự phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó thu

hút sự ủng hộ của nhân dân trong việc thực

hiện dự án. Khi dự án được triển khai trên địa

bàn thì cấp Uỷ đảng đã xây dựng và triển khai

tổ chức thực hiện công tác GPMB phục vụ dự

án. Đã kịp thời giải quyết những vướng mắc,

có sự phối hợp với các ngành, hội đồng BT

cấp tỉnh giải quyết những khiếu nại liên quan

đến công tác BT&GPMB. Nhìn chung công

tác GPMB các công trình xây dựng cơ bản

trên địa bàn huyện Phú Lương được hoàn

thành tương đối tốt.

Trong năm 2010 trên địa bàn huyện tổng số

dự án đã và đang thực hiện là 22 dự án, tổng

* Tel: 01685 149693

số diện tích đất bị thu hồi là 112,50 ha, với

tổng số tiền bồi thường là 48.691 triệu đồng.

Tổng số bị ảnh hưởng là 322 hộ. Trong đó, số

hộ thuộc diện phải bố trí tái định cư là 207 hộ.

Với hàng loạt các dự án lớn nhỏ, huyện Phú

Lương dường như đã được thay da đổi thịt

trong những năm gần đây nhờ vào việc xây

dựng các dự án.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng công tác bồi thường GPMB tại

dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ Lý,

huyện Phú Lương.

- Kết quả thực hiện công tác bồi thường

GPMB của dự án.

- Một số nhận xét và các đề xuất phương án

giải quyết.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu

thập các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan hữu

quan thực hiện và quản lý dự án và đối soát

với hệ thống văn bản pháp quy hiện hành của

Nhà nước.

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Phương

pháp phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến của các

chuyên gia trong từng lĩnh vực để phản ánh

kết quả.

Page 141: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143

140

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có

sự tham gia của người dân (PRA): trên cơ sở

xây dựng các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở

các nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung

nhất định để phản ánh kết quả phản hồi của

người dân trong vùng dự án.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng

mặt bằng dự án hồ Khe Ván xã Phủ Lý,

huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên

Đối tượng và điều kiện bồi thường

Bảng 1 phản ánh kết quả như sau, hầu hết các

hộ gia đình, cá nhân đều đủ điều kiện bồi

thường. Trong đó có 21 hộ có GCNQSD đất,

09 hộ có giấy chuyển nhượng và giấy tờ mua

bán hợp lệ khác. Có 02 trường hợp không

được bồi thường đó là hộ gia đình ông Bùi

Quốc Thửa và Bùi Công Thức đều đại diện

cho xóm. Vì 02 trường hợp này được Nhà

nước giao đất mà không phải nộp tiền sử

dụng đất theo quy định tại khoản 4 Điều 22

Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều Luật Đất đai

năm 2001 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 197

nhưng sau khi bị thu hồi đất được giao đất

mới và được đền bù thiệt hại về tài sản gắn

liền trên đất.

Kết quả công tác bồi thường giải phong mặt

bằng dự án xây dựng hồ Khe Ván xã Phủ

Lý, huyện Phú Lương được thể hiện qua các

bảng số liệu bên dưới.

Bảng 1: Đối tượng và điều kiện bồi thường

STT Điều kiện BT

Đối tương BT Diện tích

(m2) Ghi chú Hộ gia đình Tổ

chức

1 Có GCN QSDĐ 21 0 86.370,6 Đủ điều kiện BT

2 Có giấy chuyển nhượng QSD đất

và các giấy tờ liên quan khác 09 0 5.847,4 Đủ điều kiện BT

3 Có các loại giấy tờ về viêc giao đất 0 0 0 Không đủ điều kiện

BT

Bảng 2: Kết quả Bồi thường đất nông nghiệp

Đơn vị tính: nghìn đồng/m2

STT Loại đất Số hộ Diện tích (m2) Đơn giá Thành tiền

1 Đất trồng lúa nước còn lại 15 19.939,3 37 737.754,1

2 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 05 2.184,0 33 72.072

3 Đất có rừng trồng sản xuất 20 29.191,8 10 291.918

4 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 08 11.183,7 31 346.694,7

5 Đất trồng cây lâu năm khác VT1, KV2 03 3.420,8 34 116.307,2

6 Đất trồng cây lâu năm khác VT2, KV2 04 6.750,2 31 209.256,2

7 Đất nuôi trồng thủy sản 04 15.913,2 24 381.916,8

Tổng 88.583 2.155.919

Bảng 3: Kết quả bồi thường đất phi nông nghiệp

STT

Họ và tên

Diện tích

(m2)

Đơn giá

(đồng/m2) Thành tiền (đồng)

1 Hoàng Văn Hành 400 170.000 68.000.000

2 Lưu Thị Lần 108,7 170.000 18.479.000

3 Hoàng Văn Khánh 400 170.000 68.000.000

4 Bùi Quốc Thửa 1.000 170.000 170.000.000

5 Bùi Công Thức 1.000 170.000 170.000.000

6 Nguyễn Thanh Toàn 400 170.000 68.000.000

7 Hoàng Quốc Việt 98 170.000 16.660.000

8 Nguyễn Thanh Hội 228,3 170.000 38.811.000

Tổng 3.635 617.950.000

Page 142: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143

141

Bảng 4: Kết quả bồi thường tài sản gắn liền với đất

STT Chỉ tiêu Thành tiền (đồng)

1 Cây cối và hoa màu 616.909.000

2 Nhà cửa và vật kiến trúc 657.551.705

1.174.460.705

Bảng 5: Tổng hợp kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng

STT Hạng mục bồi thường, hỗ trơ Thành tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Bồi thường đất 2.773.869.000 26,98

2 Bồi thường tài sản 1.174.460.705 11,42

3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 4.933.245.000 47,98

4 Hỗ trợ ổn định đời sống 518.917.300 5,05

5 Thưởng bàn giao mặt bằng 69.291.500 0,67

6 Hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ tự tái định cư 171.000.000 1,67

7 HT đất vườn cùng thửa hoặc có nguồn gốc cùng thửa đất ở 500.735.000 4,87

8 Hỗ trợ hộ nghèo 71.280.000 0,69

9 Hỗ trợ thuê nhà, di chuyển chỗ ở 53.000.000 0,52

10 Hỗ trợ đất mượn thi công 15.639.000 0,15

Tổng 10.281.437.505 100,00

Bảng 6: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra

STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ

1

Mức bồi thường đã: 30 100,00

Thỏa đáng 12 40,00

Chưa thỏa đáng 18 60,00

2

Mức hỗ trơ đã: 30 100,00

Thỏa đáng 9 30,00

Chưa thỏa đáng 21 70,00

Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra

Khi thực hiện đề tài để đánh giá công tác bồi

thường GPMB dự án hồ Khe Ván xã Phủ Lý,

huyện Phú Lương, điều tra thực tế từ 30 phiếu

thăm do ý kiến người dân trong khu vực

GPMB phản hồi sau công tác bồi thường

GPMB tại dự án này, kết quả được tổng hợp

trong bảng 6.

Một số nhận xét

Kết quả đạt được

- Các văn bản, quyết định thực hiện chính

sách của Nhà nước về BT và hỗ trợ khi Nhà

Nước thu hồi đất được cập nhật thường xuyên

để sát với thực tế.

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và

kịp thời của tỉnh, Đơn vị chủ đầu tư và các

ngành chuyên môn nên các vướng mắc trong

công tác BT & GPMB đã được giải quyết tốt,

đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động để

người dân hiểu về chủ trương của Đảng, chế

độ chính sách của nhà nước và thực hiện.

- Trình độ dân trí của người dân ngày càng

được nâng cao nên việc tuyên truyền, vận

động người dân trở nên thuận lợi hơn.

- Lực lượng chuyên môn với năng lực ngày

càng cao giúp cho công tác thống kê BT diễn

ra nhanh, chính xác, đảm bảo lợi ích của cả

Nhà nước và người dân.

Khó khăn và tồn tại

- Do giá BT đất, cây cối, hoa màu và tài sản

còn thấp so với thực tế trên thị trường nên

nhiều hộ dân chưa hài lòng dẫn đến các hộ

dân chậm nhận tiền, có nhiều đơn đề nghị,

khiếu nại về xem xét lại đơn giá bồi thường

về đất vì vậy Hội đồng BT&GPMB phải đề

nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung đơn giá

đất và ra thêm nhiều quyết định BT bổ sung.

- Nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật

của một số người dân còn hạn chế nên gây

khó khăn trong công tác thống kê. Tình trạng

đơn thư khiếu nại mặc dù đã được trả lời

Page 143: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143

142

xong vẫn tái diễn gây phiền hà cho cơ quan

chuyên môn.

- Do Ban BT&GPMB mới thành lập nên trình

độ chuyên môn vẫn còn hạn chế nên sau khi

thẩm định và công bố kết quả thì vẫn chưa

được người dân chấp nhận khiến tiến độ dự

án chậm lại.

- Khi chủ đầu tư lập dự án chưa tính đến di

dân tái định cư nên khi triển khai công tác

BT&GPMB còn vướng mắc trong công tác bố

trí tái định cư, tính đến nay vẫn còn 07 hộ

chưa được giao đất tái định cư.

Đề xuất một số giải pháp

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm

tiến độ GPMB là do các chính sách về

BT&GPMB, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ,

đơn giá BT lại thấp hơn so với giá thực tế

khiến người dân cảm thấy không hài lòng. Để

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác

BT&GPMB thì cần thực hiện tốt một số nội

dung sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến

pháp luật, chính sách của Nhà nước để từng

bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong

lĩnh vực quản lí, sử dụng đất đai nói chung từ

đó chấp hành tốt các Quyết định của Nhà

nước liên quan đến công tác BT&GPMB.

- Nên có những chính sách, cơ chế thưởng

phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi

đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống

đối, gây khó khăn cho công tác GPMB.

- Công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ

trích đo địa chính của cơ quan chuyên môn

cần có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp

cho việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại

nhanh chóng, thuận lợi, chính xác.

- Tổ chức công khai quy hoạch của dự án, chế

độ chính sách bồi thường, kế hoạch di chuyển.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ

năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần

trách nhiệm cao để thực hiện công việc.

- Tiếp thu, xem xét ý kiến đóng góp của người

dân, từ đó mới tạo được lòng tin của nhân dân.

Điều đó sẽ giúp cho công tác BT&GPMB được

diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

- Ban quản lý các dự án phải tính trước đến

phương án tái định cư bố trí chỗ ở ổn định cho

người dân bị thu hồi đất, kết hợp với việc hỗ trợ,

thưởng cho những người chấp hành tốt.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các

cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ

một số hạng mục đất có tính phức tạp của các

gia đình nằm trong diện GPMB công trình

được giải quyết nhanh, chính xác để người

dân không thắc mắc, khiếu kiện.

- UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại

đất phù hợp với từng vị trí tuỳ vào thời điểm

nhất định. Đơn giá BT tài sản, cây cối và hoa

màu phải hợp lí với khả năng sinh lời mà

chúng mang lại. Các chính sách hỗ trợ phải

xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của

người dân.

- Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống

nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan.

UBND tỉnh, các cơ quan liên quan quan tâm

đầu tư và có chính sách tốt hơn cho công tác

thực hiện GPMB như điều chỉnh chế độ

hưởng % của công trình. Đề nghị UBND

huyện giao nhiệm vụ cho Ban BT&GPMB

theo đúng tính chất về nhiệm vụ bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban bồi thường GPMB huyện Phú Lương (2011),

“Báo cáo kết quả công tác bồi thường GPMB tại dự

án xây dựng hồ Khe Ván, xã Phủ Lý”.

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-

CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành

Luật Đất đai 2003.

3. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-

CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về bồi thường,

hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4. Chính phủ (2010), Quyết định 01/2010/QĐ-CP

ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Chính Phủ về việc

ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.

Page 144: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143

143

SUMMARY

GROUND CLEARANCE WORK PROJECTS

AT CONSTRUCTION KHE VAN LAKE PHU LY TOWN

PHU LUONG DISTRICT - THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Thi Phuong Thao1*, Pham Van Hai1,

Nguyen Tien Dong1, Luong Van Hinh2 1College of Economics and Technology – TNU,

2College of Agriculture and Forestry - TNU

In the integration into the world economy, especially after being a member of the World Trade

Organization (WTO), our country has great potential for economic and social development. In

recent years, Vietnam has achieved critical success in all areas: economy, culture, society, etc.

Domestic and foreign investors are investing strongly into Vietnam-potential market. Investment

projects for construction are being developed in all regions of the country. To make investment

projects for construction feasible, constructed on schedule, the compensation and ground clearance

is a very important issue which affects on the efficiency of invested capital.

Key word: Ground clearance, WTO, Khe Van Lake, Phu Ly, Phu Luong

Ngày nhận bài:31/1/2014; Ngày phản biện:25/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Duy Lam – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN

* Tel: 01685 149693

Page 145: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 139 - 143

144

Page 146: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 145 - 149

145

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO, CHO THUÊ ĐẤT CỦA CÁC TÔ CHỨC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thùy Linh1, Phạm Văn Hải1,

Nguyễn Tiến Đông1, Lương Văn Hinh2 1Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên,

2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,

TÓM TẮT Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Đông Bắc bộ,

Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu

tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ

tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố. Với

84 tổ chức, khu đất với tổng diện tích là 1.664.069,02 m2 trong giai đoạn 2010-2012. Trong giai

đoạn này UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành giao đất cho 4 loại hình tổ chức là cơ quan hành

chính nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế với tổng diện tích là

1.183.818,70; tiến hành cho thuê đất đối với 61 tổ chức kinh tế với tổng diện tích là 434.234,60.

Từ khóa: Tổ chức, giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, Thành phố Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của

thành phố Thái Nguyên trong những năm gần

đây cũng như dự báo phát triển kinh tế - xã

hội trong tương lai theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất cũng

như công tác quản lý, sử dụng đất đai ở thành

phố Thái Nguyên nói chung, của các tổ chức

trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một

thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà

nước về đất đai. Vì vậy việc đánh giá thực

trạng giao đât, cho thuê đất của các tổ chức là

việc làm có ý nghĩa thiết thực trong công tác

quản lý Nhà nước về đât đai, để kịp thời đưa

ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đất, tránh để lãng phí thất thoát

nguồn tài nguyên hữu hạn vô giá này

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài

(i) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã

hội có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng đất

của các tổ chức.

(ii) Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất

đối với các tổ chức trên địa bàn thành phố

Thái Nguyên.

(iii) Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất

của các tổ chức.

* Tel: 0986704654; Email:[email protected]

Phương pháp nghiên cứu

(i) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ

cấp: Là các số liệu từ các công trình nghiên

cứu trước thu thập từ các cơ quan liên quan

thuộc UBND TP Thái Nguyên được lựa chọn

sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ

nét về nội dung nghiên cứu.

(ii) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ

cấp: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp,

Phương pháp chuyên gia

(iii) Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng

phương pháp thống kê so sánh, Phương pháp

tổng hợp, phân tích xử lý số liệu bằng phần

mềm Excel, phân tích các tài liệu đã có trên

địa bàn thành phố, các tài liệu có liên quan

đến việc sử dụng đất đai.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm

ở trung tâm vùng Trung du miền núi Đông

Bắc bộ. Có toạ độ địa lý: 210 đến 22027’ vĩ độ

Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông,

được bao quanh bởi 5 huyện của tỉnh Thái

Nguyên: Phía Bắc giáp: Huyện Đại Từ, huyện

Phú Lương và huyện Đồng Hỷ. Phía Nam

giáp: Thị xã Sông Công. Phía Tây giáp:

Huyện Đại Từ. Phía Đông nam giáp: Huyện

Phú Bình.

Page 147: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 145 - 149

146

Thành phố Thái Nguyên còn có vị trí rất quan

trọng, có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế cho vùng tam giác kinh tế

trọng điểm phía Bắc nước ta (Hà Nội - Hải

Phòng - Quảng Ninh) [3].

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện chiến lược

ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành

phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn

năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình

quân nhiệm kỳ (2010 - 2012) đạt 14,90%.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và

xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2010 - 2012

đạt 15,87%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình

quân đạt 18,26% và tốc độ tăng trưởng nông

nghiệp bình quân đạt 4,55%. Những năm cuối

nhiệm kỳ, mặc dù chịu tác động của suy giảm

kinh tế, tài chính nhưng thành phố đã tập

trung chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp đồng

bộ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát

triển. Tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp

tăng từ 95,38 % năm 2010 lên 95,94% năm

2012. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông

nghiệp giảm tương ứng từ 4,62% xuống

4,06% [4].

Dân số lao động và việc làm

Tổng số lao động đang làm việc trong khu

vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa

phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610

người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm

việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090

người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào

tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên

nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao

động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động

có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây

dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ

lao động thất nghiệp chiếm 4,46%. [4]

Hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả thống kê năm 2012, tổng diện

tích tự nhiên toàn thành phố là 18.630,56 ha

trong đó đất nông nghiệp là 12.102,74 ha

chiếm 64,96%; đất phi nông nghiệp là

6.160,17 ha chiếm 33,06%; đất chưa sử dụng

là 367,65ha chiếm 1,97% [2].

Trong giai đoạn 2010-2012 toàn thành phố có

1.664.069,20 m2 đất được giao cho các loại

hình tổ chức sử dụng, cụ thể là 4 loại hình tổ

chức: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ

chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế. Trong

đó đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng

nhiều nhất 1.266.717,30 m2 (chiếm 76,12%);

đất phi nông nghiệp là 369.068,70 m2 (chiếm

22,17%), đất chưa sử dụng là 28.283,20m2

(chiếm 1,70%) [5].

Tình hình giao đất, cho thuê đất đối với các

tổ chức trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên giai đoạn 2010-2012

Thời gian qua công tác giao đất, cho thuê trên

địa bàn thành phốThái Nguyên đã được quan

tâm thực hiện, cơ bản phù hợp với quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt, đáp ứng

đủ quỹ đất phục vụ cho nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội và tiến trình chuyển đổi cơ

cấu sử dụng đất. Giai đoạn 2010-2012,

UBND tỉnh đã tiến hành giao đất, cho thuê

đất đối với 92 tổ chức (bao gồm 4 loại hình tổ

chức: cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức

xã hội, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh

tế) với tổng diện tích là 1.664.069,20 m2 cụ

thể tại bảng 1.

Tình hình giao đất cho các tổ chức

Trong 2 năm 2010, 2011 UBND tỉnh Thái

Nguyên đã tiến hành giao đất không thu tiền

và có thu tiền sử dụng đất cho 4 tổ chức với

tổng diện tích là 1.183.818,70 m2 chiếm

96,25% tổng diện tích đã giao cho các tổ chức

trong 3 năm, kết quả thể hiện ở bảng 2.

Đạt được kết quả như trên do đây là những

năm tỉnh Thái Nguyên thực hiện cải cách phát

triển kinh tế- xã hội của Tỉnh theo hướng

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên việc dành

quỹ đất cho phát triển hạ tầng đóng vai trò

quan trọng đặc biệt là các dự án có xây dựng

công trình công cộng (y tế, giáo dục, văn hoá,

du lịch…….), trụ sở cơ quan, khu dân cư, khu

đô thị, đất sử dụng vào mục đích an ninh,

quốc phòng, lợi ích quốc gia…

Page 148: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 145 - 149

147

Bảng 1: Tổng số tổ chức và diện tích sử dụng đất của các tổ chức giai đoạn 2010-2012

ST

T

Loại hình

tổ chức

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số

tổ chức

Tổng diện

tích (m2)

Tổng số

tổ chức

Tổng diện

tích (m2)

Tổng số

tổ chức

Tổng diện

tích (m2))

1 Cơ quan

HC NN 2 3.776,10 2 1.167,70 1 420,00

2 TC xã hội 3 10.943,50 - - - -

3 TC SN

công 4 64.116,40 3 330.811,60 3 45.595,90

4 TC kinh tế 33 301.687,00 18 849.555,80 14 55.995,20

Tổng số 42 380.523,00 23 1.181.533,10 18 102.011,10

Bảng 2: Tình hình giao đất cho các tổ chức

(Đơn vị: m2)

S

T

T

Loại hình tổ

chức

Tổng diện

tích

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giao đất

không

thu tiền

Giao đất

có thu

tiền

Giao đất

không

thu tiền

Giao đất

có thu

tiền

Giao đất

không

thu tiền

Giao

đất co

thu

tiền

1 Cơ quan hành

chính nhà nước 5.363,80 3.776,10 - 1.167,70 - 420,00 -

2 Tổ chức xã hội 10.943,50 10.943,50 - - - - -

3 Tổ chức sự

nghiệp công 440.523,90 64.116,40 - 330.811,60 - 45.595,90 -

4 Tổ chức kinh tế 773.003,40 - 145.603,80 353.857,50 273.542,10 - -

Tổng số 1.229.834,60 78.836,00 145.603,80 685.836,80 273.542,10 46.015,90 -

Bảng 3: Tình hình thuê đất của các tổ chức

STT Năm Số tổ chức Diện tích đất cho

thuê (m2) Tỷ lệ (%)

1 Năm 2010 30 156.083,20 35,94

2 Năm 2011 17 222.156,20 51,16

3 Năm 2012 14 55.995,20 12,90

Tổng số 61 434.234,60 100

Năm 2012 chỉ giao không thu tiền sử dụng

đất 46.015,90 m2 cho 2 loại hình tổ chức đó

là cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức sự

nghiệp công. Đây là năm Tỉnh đã cơ bản hoàn

thành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ

cho phát triển kinh tế- xã hội, các dự án chủ

yếu tập trung vào khu vực nông thôn, miền

núi nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời

sống tinh thần của đồng bào các dân tộc miền

núi (một số dự án: xây dựng nhà văn hoá,

trạm y tế, đường giao thông……) và khu tái

định cư cho một số dự án trọng điểm của Tỉnh

Tình hình thuê đất của các tổ chức

Số liệu bảng 3 cho thấy đất do các loại hình tổ

chức thuê sử dụng trên phạm vi toàn thành

phố là 434.234,60 m2, trong đó tất cả đều là

các tổ chức kinh tế sử dụng đất. Trong giai

đoạn này đối với thành phố Thái Nguyên có

tất cả 61 tổ chức kinh tế được UBND tỉnh tiến

hành cho thuê đất. Trong đó năm 2010, 2011

là những năm thu hút được các nhà đầu tư

nhiều nhất với số tổ chức là 47 tổ chức diện

tích sử dụng là 378.239,40 m2 do đây là

những năm Tỉnh đã có những chính sách về

ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư và

từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, hoàn

thành mục tiêu của Tỉnh đề ra là đưa tỉnh Thái

Nguyên cơ bản trở thành Tỉnh Công nghiệp.

Page 149: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 145 - 149

148

Đánh giá chung tình hình giao đất, cho thuê

của các tổ chức

Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản

lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn

tỉnh được Nhà nước giao, cho thuê còn một số

tồn tại như sau:

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng

còn những điều bất cập như: Diện tích đất

trong quyết định giao đất, cho thuê đất không

trùng với diện tích trong giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức, quản lý

bằng phần mềm chuyên ngành còn gặp rất

nhiều khó khăn,...

Các chủ đầu tư sau khi được giao đất đã tích

cực trong công tác bồi thường GPMB, sử

dụng đất có hiệu quả, quan tâm đến chính

sách tạo việc làm cho người mất đất. Nhiều

khu đô thị mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng đồng bộ, tạo quỹ đất đáp ứng nhu cầu đất

ở của địa phương (như Khu dân cư số 1

phường Hoàng Văn Thụ, Khu dân cư số 3, số

4 phường Đồng Quang), góp phần tích cực

phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tạo

việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu

cho ngân sách địa phương.

Bên cạnh các đơn vị, tổ chức phát huy được

hiệu quả sử dụng đất, còn có một số đơn vị

(chủ yếu là đơn vị thuê đất ý thức chấp hành

pháp luật về đất đai chưa cao, chưa thực hiện

đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử

dụng đất, sử dụng đất chưa hiệu quả; triển

khai dự án chậm; sử dụng đất sai mục đích .

Ngoài ra, hiện nay tình trạng một số khu dân

cư đang được quy hoạch ồ ạt. Các chủ đầu tư

chưa xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng

nhưng đã bán đất ở quy hoạch cho người dân,

sau đó là tình trạng mua bán trao tay tạo nên

cơn sốt đất ảo. Thực tế những hộ gia đình, cá

nhân thực sự có nhu cầu đất ở không nhiều.

Đối với trường hợp này cần phải có biện pháp

thắt chặt quản lý, nghiên cứu kỹ về nhu cầu

sử dụng đất ở ngay từ khi lập quy hoạch.

KẾT LUẬN

1. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I,

nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi

Đông Bắc bộ, Thành phố đã và đang có

những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp

trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố.

Trong những năm gần đây, việc quản lý, sử

dụng đất đai nói chung và đất của các tổ chức

được Nhà nước giao, cho thuê nói riêng đã

được chú ý quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và

hiệu quả.

2. Giai đoạn 2010 – 2012 toàn thành phố có

84 tổ chức sử dụng đất trong đó: tổ chức kinh

tế chiếm 72,54% tổng diện tích quản lý sử

dụng đất của các tổ chức, tổ chức sự nghiệp

công chiếm 26,47% tổng diện tích quản lý sử

dụng đất của các tổ chức, cơ quan hành chính

nhà nước chiếm 0,33% tổng diện tích quản lý

sử dụng đất của các tổ chức, các tổ chức xã

hội chiếm 0,66% tổng diện tích quản lý sử

dụng đất của các tổ chức. Diện tích đất của

các tổ chức đang sử dụng hiện nay chủ yếu là

diện tích đất được nhà nước giao đất thu tiền

sử dụng đất thuộc loại hình sử dụng đất của tổ

chức kinh tế. Các tổ chức sử dụng đất theo

hình thức thuê đất trả tiền một lần và trả tiền

hàng năm chủ yếu là tổ chức kinh tế (chiếm

100% diện tích thuê đất).

3. Trình tự, thủ tục giao đất, thuê đất có

vướng mắc nhiều nhất là giai đoạn bồi

thường, giải phóng mặt bằng do các chính

sách của Nhà nước còn nhiều bất cập và luôn

thay đổi. Với việc giải quyết các thủ tục thông

qua “một cửa liên thông” là một bước đột phá

trong công tác cải cách hành chính của thành

phố Thái Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi,

giảm chi phí, thời gian cho các tổ chức trong

việc thực hiện các thủ tục hành chính. Nhiều

dự án sau khi được giao đất, cho thuê đất đã

phát huy hiệu quả, góp phần vào sự phát triển

kinh tế, xã hội của địa phương. Bên cạnh đó

vẫn còn một số tổ chức sau khi được giao đất,

cho thuê đất chưa phát huy được hiệu quả sử

dụng đất.

Page 150: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 145 - 149

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo thống kê

đất đai năm 2012.

2. Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, Kết quả giao đất,

cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên năm 2010, 2011, 2012.

3. UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên, Báo cáo QH tổng thể phát triển KT-XH

TP Thái Nguyên đến năm 2020.

4. UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên, Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội năm 2011.

5. UBND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên, Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội năm 2011, phương hướng nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội năm 2012.

SUMMARY

EVALUATION OF LAND ASSIGNMENT AND LAND LEASE

OF ORGANIZATIONS IN THAI NGUYEN CITY

Nguyen Thuy Linh1*, Pham Van Hai1,

Nguyen Tien Dong1, Luong Van Hinh2 1College of Economics and Technology – TNU,

2College of Agriculture and Forestry - TNU

Thai Nguyen City is classified as the first class city in Viet Nam, the city is located in the central

of mountainous and midland of Northeast region. The city have offered priority policies to attract

enterprises and foreigns to invest. In order to improve the investiment environment, much of

administrative procedures have been improved to create the best opportunities for the investors.

From 2010 – 2012, there were 84 organizations with total area of 1.664.069,02 m2. During this

time, Thai Nguyen city people committee (CPC) have assigned land for four types of

organizations, namely state administration, social organizations, publis service and economic

organizations with the total area of 1.183.818,70 m2; Thai Nguyen CPC have also leased 61

economic organizations with total land area of 434.234,60 m2.

Key words: Organization, Land assignment, Land lease, Land use, Thai Nguyen City

Ngày nhận bài:28/1/2014; Ngày phản biện:25/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Duy Lam – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN

* Tel: 0986704654; Email:[email protected]

Page 151: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thùy Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 145 - 149

150

Page 152: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Quang Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 151 - 156

151

VIỆT NAM HƯỚNG TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

Đỗ Quang Quý1*, Trân A Hùng2

1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên, 2Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

TÓM TẮT

Bảo hiểm y tế toàn dân là giải pháp hữu hiệu thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế. Kinh nghiệm

thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, cũng

như ở các địa phương cho thấy, luật pháp bắt buộc thực hiện BHYT toàn dân; thời gian hoàn

thành BHYT toàn dân có khác nhau. Ở Việt Nam, chính sách BHYT đã triển khai hơn 20 năm, và

gần 4 năm thực hiện Luật BHYT đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chính sách BHYT

còn một số tồn tại: Số người tham gia chưa nhiều; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi

và mức đóng BHYT… Để BHYT toàn dân đúng nghĩa, đúng lộ trình, theo chúng tôi cần giải

quyết tốt mối quan hệ của 3 đối tượng: đối tượng quản lý quỹ, đối tượng cung cấp dịch vụ y tế, và

đối tượng tham gia.

Từ khóa: Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm y tế toàn dân; chính sách Bảo hiểm y tế; Luật Bảo hiểm y tế;

kinh nghiệm Bảo hiểm y tế

BẢO HIỂM Y TẾ*

Khái niệm Bảo hiểm y tế (BHYT), có nhiều

quan điểm. Tuy nhiên, theo Từ điển bách

khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995, trang

151 thì "BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước

tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp

của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để

chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh

cho nhân dân" [7]. Cũng như hầu hết các quốc

gia trên thế giới, BHYT là một nội dung thuộc

an sinh xã hội và là loại hình bảo hiểm phi lợi

nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người

tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật.

Theo Luật BHYT do Quốc hội ban hành ngày

14/11/2008, BHYT là hình thức bảo hiểm

được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức

khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà

nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có

trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật

[1]. Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một

khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá

nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do

Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi

thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản

tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ

chăm sóc sức khỏe, khi người tham gia không

may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó,

mà không phải trực tiếp trả chi phí khám

* Tel: 0912 290326

chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ

thanh toán khoản chi phí này theo quy định

của Luật BHYT.

BHYT là một trong những chính sách an sinh

xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững

chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của

nhân dân. Thực hiện BHYT sẽ tạo mọi điều

kiện để mọi người dân được chăm sóc sức

khỏe. Đây là quan điểm nhất quán của Nhà

nước ta hướng tới thực hiện công bằng trong

chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân.

BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

Bảo hiểm y tế toàn dân, là chương trình bảo

hiểm nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người dân

được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản

(tăng cường sức khỏe, dự phòng, điều trị và

phục hồi chức năng với chi phí hợp lý). Nói

cách khác, BHYT toàn dân là mọi người dân

đều được quyền tham gia và được bảo vệ bởi

hệ thống BHYT. BHYT toàn dân có nghĩa là

tất cả mọi người có thể tiếp cận dịch vụ y tế

chất lượng mà không cần phải lo sợ tới gánh

nặng từ tài chính mang lại.

Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới

(WHO), vấn đề BHYT toàn dân phải được

tiếp cận đầy đủ trên cả ba vấn đề về chăm sóc

sức khỏe toàn dân: Bao phủ về dân số, tức là

tỷ lệ dân số tham gia BHYT; Bao phủ gói

quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y

Page 153: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Quang Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 151 - 156

152

tế được đảm bảo; Bao phủ về chi phí hay mức

độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền

túi của người bệnh.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế điều kiện kinh

tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, vấn đề

thực hiện BHYT toàn dân hướng tới việc gia

tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT được xác

định là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y

TẾ TOÀN DÂN

Ở một số nước

Hàn Quốc, vào những năm 50 thế kỷ trước,

ngay sau khi hết chiến tranh, mặc dù ở thời

điểm cực kỳ khó khăn song Chính phủ Hàn

Quốc xác định càng khó khăn càng sớm phải

thực hiện BHYT toàn dân để mọi người có

thể chia sẻ cho nhau lúc khó khăn ốm đau,

bệnh tật. Hàn Quốc đã kiên trì thực hiện lộ

trình 12 năm để đạt được BHYT toàn dân.

Chính sách BHYT toàn dân của Hàn Quốc đã

phát huy tác dụng tích cực góp phần ổn định

an sinh xã hội. Hiện nay, Hàn Quốc đã thành

công trong việc bao phủ BHYT toàn dân gần

100% dân số [8].

Singapore, tài chính cho y tế triệt để áp dụng

nguyên tắc phát huy trách nhiệm cá nhân,

Nhà nước đảm bảo các dịch vụ y tế thiết yếu,

cá nhân đóng góp chi phí dịch vụ y tế cao.

Singapore áp dụng chương trình tiết kiệm y tế

bắt buộc (Medisave) từ năm 1984, nhằm giúp

cá nhân tiết kiệm tiền cho chi phí y tế. Theo

Medisave, mỗi người lao động phải nộp vào

tài khoản y tế cá nhân 6 – 8% lương và được

sử dụng nguồn tiền này cho bản thân và người

thân khi khám chữa bệnh. Mỗi người được tự

do lựa chọn người cung ứng dịch vụ và tự trả

chi phí khám chữa bệnh cho bệnh viện từ tài

khoản y tế cá nhân của mình. Tuy nhiên, tài

khoản y tế cá nhân không thể đủ trang trải chi

phí y tế lớn do không có sự san sẻ rủi ro theo

nguyên lý bảo hiểm. Do đó 1990, Chính phủ

Singapore triển khai chương trình BHYT

mang tên Medishield. Đây là chương trình

BHYT bán tự nguyện. Tiền đóng BHYT lấy

từ tài khoản y tế cá nhân được trích chuyển tự

động bởi Chính phủ, trừ trường hợp cá nhân

tự làm đơn đề nghị không tham gia. Người

tham gia bảo hiểm nộp 20% cùng chi trả và

phải nộp thêm một khoản tiền đương nhiên

mỗi khi đi khám bệnh. Để tránh lạm dụng

quỹ, pháp luật BHYT Singapore quy định

khoản tiền phải nộp này khá cao. Mức đóng

của khoản tiền này được điều chỉnh để mỗi

năm có không quá 10% tổng số lượt điều trị

nội trú xin thanh toán từ quỹ này và khống

chế thêm bởi trần thanh toán chi phí nội trú là

không quá 120 đô la Singapore/ngày điều trị.

Như vậy, chương trình BHYT bán tự nguyện

Medishield là sự bổ sung không thể thiếu cho

chương trình tiết kiệm y tế Medisave [4].

Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên ban

hành Luật BHYT từ năm 1922. Tiếp đó, năm

1938 Nhật Bản ban hành Luật BHYT quốc

gia, năm 1939 ban hành Luật BHYT cho

người lao động, Luật BHYT cho ngư dân và

đến năm 1961, Nhật Bản thực hiện BHYT

cho toàn dân [5]. Đối tượng tham gia BHYT

theo quy định của pháp luật Nhật Bản bao

gồm: những người làm công ăn lương, lao

động tự do, nông dân và người không có nghề

nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật BHYT còn có

những quy định phù hợp dành riêng cho từng

đối tượng: BHYT cho người lao động được

thực hiện theo nơi làm việc; BHYT quốc gia

được thực hiện theo vị trí địa lý. Nguồn quỹ

BHYT được hình thành từ sự đóng góp của

người lao động, chủ sử dụng lao động và tài

trợ của Nhà nước. Trách nhiệm đóng BHYT

được thực hiện theo nguyên tắc mức phí đóng

BHYT được chia đều, người lao động đóng

50%, chủ sử dụng lao động đóng 50%. Luật

BHYT Nhật Bản xác định riêng hai loại quỹ

cho các đối tượng để có sự hỗ trợ cho những

đối tượng yếu thế. Quỹ BHYT quốc gia áp

dụng cho lao động tự do, nông dân và người

không có nghề nghiệp. Nhà nước bảo trợ

nhiều hơn cho loại quỹ này, vì đối tượng của

quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn

định. Quỹ BHYT của người làm công ăn

lương, đây là đối tượng có thu nhập thường

xuyên và ổn định. Luật BHYT Nhật Bản quy

định bệnh nhân BHYT phải thực hiện trách

nhiệm cùng chi trả. Quy định này nhằm tăng

thêm chi phí cho quỹ BHYT, đồng thời hạn

chế sự lạm dụng quỹ từ phía người thụ

hưởng. Mức cùng chi trả phụ thuộc vào đối

tượng hoặc nhóm đối tượng. Cụ thể: người

Page 154: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Quang Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 151 - 156

153

lao động tự do trả 30%, công chức trả 20%,

người lao động hưởng lương trả 10% chi phí

khám chữa bệnh.

Thái Lan, từ năm 1975 đến năm 2001, Chính

phủ đã thực hiện BHYT cho nhóm người

nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đến năm

1981, Chính phủ triển khai chương trình cấp

thẻ cho người có thu nhập thấp (LIC) đến

những người có thu nhập hàng tháng dưới

1.000 baht/tháng. Năm 1983, chương trình

LIC mở rộng đến những người già trên 60

tuổi. Vào năm 1993, LIC được mở rộng đến

trẻ em dưới 12 tuổi và các lãnh đạo tôn giáo.

Với việc ngày càng mở rộng đối tượng, đến

tháng 4 năm 2002 Thái Lan đã thực hiện

thành công BHYT toàn dân.

Ở một số địa phương

Thành phố Hà Nội, trong hai ngày 3/3 và

4/3/2014, đoàn Đại biểu Quốc hội tổ chức

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Bảo hiểm y tế. Đại diện các sở ban ngành,

quận huyện và các bệnh viện tại Hà Nội tham

gia góp ý vào dự thảo luật. Tại hội nghị, đa số

ý kiến cho rằng, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung

Luật Bảo hiểm y tế cho phù hợp với tình hình

thực tế hiện nay; đề nghị nên quy định Bảo

hiểm Y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/3/2014 Ủy

ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội phối

hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại

Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Đại biểu dân

cử với chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc thực

hiện bảo hiểm y tế toàn dân là rất cần thiết,

phù hợp với tình hình chung và cần quy định

là hình thức bắt buộc.

Kinh nghiệm các nước, cũng như ở một số địa

phương cho thấy hầu hết luật pháp bắt buộc

thực hiện BHYT toàn dân; đối tượng được

mở rộng dần. Vì thế, thời gian hoàn thành

BHYT toàn dân có khác nhau.

THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

Ở VIỆT NAM

Về Chính sách, pháp luật

Chính sách BHYT của Việt Nam được bắt

đầu thực hiện từ ngày 15/8/1992, Chính phủ

ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định

299/HĐBT. Từ khi ra đời Điều lệ BHYT đầu

tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng

dẫn mới đã được ban hành nhằm điều chỉnh,

sửa đổi chính sách BHYT, thể hiện sự quan

tâm của Nhà nước trong việc phát triển

BHYT. Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã

làm cho chính sách BHYT ngày càng phù hợp

với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng

thời kỳ của đất nước. BHYT toàn dân là một

nội dung quan trọng trong đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước. Các Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001),

lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) của

Đảng đều nhất quán chủ trương “Tiến tới

BHYT toàn dân” và định hướng phải có lộ

trình thực hiện phù hợp, hiệu quả.

Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng,

lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đã được

quy định trong Luật BHYT số 25/2008/QH12

do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008. Mục

tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số

tham gia BHYT đã được xác định bởi Nghị

quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội

nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương

khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã

hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-

NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về

tăng cường lãnh đạo công tác BHXH. Đề án

thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày

29/03/2013 với một lộ trình cụ thể, đó là:

“Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tiếp tục

duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia

BHYT đạt 100%, mở rộng các nhóm đối

tượng để đến năm 2015 trên 70% dân số tham

gia BHYT, đến năm 2020 trên 80% dân số

tham gia BHYT”. Mục tiêu của Đề án là mở

rộng phạm vi bao phủ của BHYT tiến tới

BHYT toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe

nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả,

chất lượng và phát triển bền vững. Ngày

8/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết

định số 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ

đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ

gia đình cận nghèo, bao gồm các ưu đãi về

BHYT cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc

biệt khó khăn.

Page 155: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Quang Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 151 - 156

154

Những kết quả đạt đươc

Về đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong những năm

qua, số người tham gia BHYT gia tăng nhanh

chóng. Từ khi Luật BHYT năm 2008 ra đời

đã mở rộng các đối tượng tham gia lên 25 đối

tượng, bao trùm hầu hết các tầng lớp nhân

dân. Và số người tham gia BHYT cũng gia

tăng (Bảng 1).

Kết quả cho thấy tỷ lệ dân số tham gia BHYT

tăng từ 60,27% (năm 2010), lên 64,65% (năm

2012), nhóm có tỷ lệ tham gia đạt 100% là

nhóm công chức viên chức hành chính sự

nghiệp, người hưu trí, người có công với cách

mạng. Nhóm có tỷ lệ tham gia cao gồm người

nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Nhóm có tỷ lệ

tham gia trung bình là học sinh sinh viên, đạt

83%. Nhóm có tỷ lệ tham gia thấp bao gồm:

Doanh nghiệp (53%), cận nghèo (32%), tự

nguyện (47%) [3].

Về tiếp cận dịch vụ y tế và quản lý quỹ

Trong những năm gần đây, số lượt người có

thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tăng nhanh cả

về số lượng và tần suất tại tất cả các tuyến y

tế. Năm 2012, ước tính có 121 triệu lượt

người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh, tăng

gần 2,6 triệu lượt so với năm 2011. Tân suất

khám chữa bệnh tăng hàng năm, đặc biệt

là ở tuyến y tế cơ sở, đạt 2,1

lân/người/năm. Tham gia BHYT, mỗi

người dân đã đươc hưởng những quyền lơi

tiếp cận dịch vụ y tế từ nội trú, ngoại trú,

phục hồi chức năng, dự phòng, dịch vụ kỹ

thuật cao. Nguồn thu từ BHYT đã đóng góp

khoảng 80% tổng kinh phí phục vụ khám

chữa bệnh tại các bệnh viện, góp phần nâng

chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Phần đóng góp của người dân chiếm khoảng

58% trong tổng thu BHYT. Tỷ lệ cùng chi trả

là 0% đối với đối tượng người có công với

cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi; 5% đối với

đối tượng người nghèo, người hưu trí, bảo trợ

xã hội; 20% đối với các đối tượng còn lại. Từ

năm 2010 đến nay, quỹ BHYT kết dư trên 10

ngàn tỷ đồng (Bảng 2).

BHYT Việt Nam sau hơn 20 năm, và gần 4

năm thực hiện Luật BHYT, đã khẳng định:

- Tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn

chính sách tài chính y tế thông qua BHYT. Số

người tham gia BHYT tăng hàng năm và đã

mở rộng các đối tượng tham gia BHYT. Cùng

với chính sách bảo hiểm xã hội, BHYT đã

góp phần hình thành và phát triển mạng lưới

an sinh xã hội ở nước ta.

- Nguồn kinh phí từ BHYT đã góp phần quan

trọng, ổn định trong việc bảo đảm ngân sách

hoạt động của các bệnh viện và từng bước nâng

cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế.

Bảng 1: Số lượng người tham gia Bảo hiểm y tế giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tốc độ phát triển (%)

11/10 12/11 Bq

Dân số (nghìn người) 86950 87840 91519 101,02 104,19 102,59

Số người tham gia BHYT (nghìn người) 52407 57982 59164 110,64 102,04 106,25

Tỷ lệ dân số tham gia (%) 60,27 66,01 64,65 - - -

Nguồn: [2]Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y

tế giai đoạn 2009 – 2012, ngày 9/tháng 9/2013. Bảng 2: Thu, chi Bảo hiểm y tế giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tốc độ phát triển (%)

11/10 12/11 Bq

Thu BHYT (tỷ đồng) 25581 29981 40237 117,20 134,21 125,42

Chi BHYT (tỷ đồng) 19686 25564 35584 129,86 139,20 134,45

Chi /Thu (%) 76,96 85,27 88,44 - - -

Nguồn: [2]-Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y

tế giai đoạn 2009 – 2012, ngày 9/tháng 9/2013.

Page 156: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Quang Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 151 - 156

155

- Với việc mở rộng cơ sở khám chữa bệnh

BHYT, cả công và tư, BHYT đã tạo thuận lợi

cho người bệnh trong việc lựa chọn cơ sở

khám chữa bệnh. Việc mở rộng khám bệnh,

chữa bệnh BHYT tại tuyến xã đã góp phần

củng cố và phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất

lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám

chữa bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở.

- Chính sách BHYT đã góp phần vào thực

hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và công

bằng xã hội, góp phần làm thay đổi nhận thức

của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp

tài chính để chăm lo sức khỏe của bản thân.

Những bất cập thực hiện BHYT

Về tỷ lệ tham gia BHYT

Hiện vẫn còn hơn 30% dân số chưa tham gia

BHYT, trong đó có cả những người thuộc đối

tượng có trách nhiệm phải tham gia BHYT

theo quy định của pháp luật, người thuộc đối

tượng được Nhà nước hỗ trợ mức đóng

BHYT. Vẫn còn 18 tỉnh có tỷ lệ tham gia

BHYT dưới 60%, 4 tỉnh có tỷ lệ tham gia

BHYT dưới 50% [6]. Dù đã được Nhà nước,

các tổ chức quốc tế hỗ trợ từ 70 - 90% kinh

phí mua thẻ BHYT nhưng hiện mới có gần

1,7 triệu người/khoảng 6 triệu người cận

nghèo tham gia BHYT. Nhóm học sinh - sinh

viên bắt buộc phải tham gia BHYT theo luật

định nhưng tỉ lệ tham gia mới đạt 70%. Nhóm

đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp,

lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có tới

20 triệu người cũng có tỷ lệ tham gia BHYT ở

mức thấp.

Nguyên nhân được nhận định là từ chính sách

pháp luật đến cách thức tổ chức thực hiện như: Thiếu những quy định chặt chẽ, rõ ràng

và đủ mạnh trong Luật BHYT và các văn bản dưới Luật; việc tuân thủ pháp luật về BHYT

và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong tổ chức thực hiện Luật BHYT còn hạn

chế; công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng đáp ứng, tiếp cận

dịch vụ y tế và chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm

sóc sức khỏe của nhân dân; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương còn

thiếu chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện

chính sách BHYT. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tham gia BHYT ở nước ta đang theo tâm

lý ngược chiều: chỉ khi ốm hoặc sắp ốm, người dân mới thấy xuất hiện nhu cầu mua

thẻ BHYT. Mua BHYT chỉ có lợi khi người bệnh mắc bệnh nặng, nan y, chi phí điều trị

cao. Còn nếu cần khám chữa bệnh mang tính chất kiểm tra sức khỏe hoặc bệnh thông

thường thì người bệnh sẵn sàng chi trả bằng tiền túi để tránh phải chờ đợi

Về chất lượng khám chữa bệnh

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ở tuyến

dưới chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về

nhân lực chuyên môn và kỹ thuật y tế, gây

quá tải trong khám chữa bệnh BHYT ở các

bệnh viện tuyến trên; tinh thần thái độ và y

đức của cán bộ y tế chưa được cải thiện ở

nhiều nơi, tạo tâm lý lo ngại đối với người

tham gia BHYT. Vẫn còn tồn tại tình trạng

chênh lệch giá thuốc cùng loại giữa các bệnh

viện trong tỉnh, giữa các tỉnh, giữa bệnh viện

với thị trường, tình trạng không công bằng về

chi trả quỹ BHYT cho mỗi ca bệnh ở các

bệnh viện cùng hạng; tình trạng chênh lệch

quá nhiều về tần suất khám chữa bệnh, có nơi

người có thẻ BHYT bình quân sử dụng 3 - 4

lần đi khám chữa bệnh/năm, song có nơi chưa

đến 1 lần/năm. Công tác quản lý cũng như áp

dụng công nghệ thông tin nhằm cải tiến thủ

tục cho người bệnh còn hạn chế. Tình trạng

sai thông tin trên thẻ, cấp chậm, trùng thẻ

BHYT ở nhiều tỉnh với số lượng khá lớn gây

khó khăn cho người có thẻ cũng như lãng phí

ngân sách; thủ tục khám chữa bệnh, thanh

toán BHYT rườm rà, chậm cải tiến…

Thực tế cho thấy, việc cung ứng và chất

lượng dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở tuyến cơ

sở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và cán

bộ chuyên môn chưa đáp ứng. Tình trạng quá

tải còn khá phổ biến, nhất là ở các cơ sở tuyến

tỉnh, tuyến Trung ương và tình trạng chuyển

tuyến khó kiểm soát. Chất lượng khám, chữa

bệnh BHYT, thủ tục hành chính, phân tuyến

kỹ thuật chưa phù hợp.

Tóm lại, bên cạnh những kết quả đã đạt được,

quá trình thực hiện chính sách BHYT còn một

số tồn tại, bất cập sau:

Page 157: Tập 121, số 07, 2014

Đỗ Quang Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 151 - 156

156

- Đối tượng tham gia BHYT đã mở rộng

nhưng số người tham gia chưa nhiều, mức độ

bao phủ BHYT trong dân số chưa cao, đối

tượng tham gia BHYT hiện tại chủ yếu là

diện bắt buộc. Chưa giải quyết được một số

vấn đề, nhất là trong việc bắt buộc sự tham

gia đầy đủ của các nhóm đối tượng hay của

các chủ sử dụng lao động.

- Một số quy định về quyền lợi của người

tham gia BHYT chưa rõ ràng. Nổi cộm hiện

nay là những vấn đề liên quan đến phạm vi

quyền lợi của người tham gia BHYT; quy

trình thủ tục trong khám chữa bệnh; chuyển

tuyến, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa

bệnh bằng BHYT…

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền

lợi và mức đóng BHYT khi mở rộng phạm vi

bao phủ và quyền lợi, nhất là với các nhóm

được ngân sách nhà nước hỗ trợ và nhóm

tham gia BHYT tự nguyện, ảnh hưởng đến sự

an toàn của quỹ BHYT.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách,

pháp luật BHYT chưa mạnh, chưa đồng bộ,

thiếu tính hấp dẫn; sự phối hợp, hợp tác giữa

BHXH với cơ sở khám chữa bệnh còn hạn

chế, thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung là

công bằng, hiệu quả, cải thiện chất lượng điều

trị và thoả mãn sự hài lòng của người bệnh

BHYT.

Tóm lại, nghiên cứu kinh nghiệm BHYT toàn

dân của các nước, cũng như thực tế ở Việt

Nam cho thấy để BHYT toàn dân đúng nghĩa,

đúng lộ trình, theo chúng tôi cần giải quyết tốt

mối quan hệ của 3 đối tượng chính: đối tượng

quản lý quỹ, đối tượng cung cấp dịch vụ y tế,

và đối tượng tham gia BHYT./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008

2. Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH về việc

thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế

(BHYT) giai đoạn 2009 – 2012, ngày 9/tháng 9/2013

3. Phan Văn Toàn, Lộ trình/Chiến lược tiến tới

BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020,

Tài liệu Hội thảo tập huấn "Tìm hiểu các chiến

lược tăng cường tiếp cận thuốc cứu mạng" do

Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng

(SCDI) tổ chức ngày 27 - 28/8/2013

4. Tạp chí bảo hiểm xã hội số 8 năm 2007

5. Tetsuo Fukawa (2002), Public Health

Insuarance in Japan, World Bank Institute,

Washington, D.C.

6. Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995.

7. www.baohiemxahoi.gov.vn

SUMMARY

VIETNAM TOWARDS GLOBAL POPULATION HEALTH INSURANCE

Do Quang Quy1*, Tran A Hung2

1College of Economics and Business Administration - TNU, 2Land development center in Van Don district, Quang Ninh province

The universal health insurance is an effective solution to implement the socialization of health

care. Experience implementing universal health insurance in other countries: Japan, South Korea,

Singapore, Thailand, as well as at the local shows, enforce the law of universal health insurance,

the completion time of universal health insurance different people. In Vietnam, health insurance

policies have developed over 20 years, and nearly 4 years of implementation of the health

insurance Law has made positive changes . However, some health insurance policies also exist:

The number of participants is not much; not resolve the relationship between benefits and health

insurance premiums ... For true universal health insurance, the roadmap, according to our need to

address the relationship of three objects: objects funds management , supply objects medical

services, and audience participation.

Keywords: Health insurance; Universal health insurance; Health insurance policies; Health

Insurance Act; Health insurance experience

Ngày nhận bài:31/3/2014; Ngày phản biện:29/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Đàm Thanh Thủy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 290326

Page 158: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

157

NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Phạm Thị Hồng*, Nguyễn Bích Ngọc,Phạm Quang Tùng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Có thể nói rằng kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối

với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức chuyên môn,

sinh viên cần phải nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải tất cả các em

đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này và chủ động rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm

cho mình. Để đánh giá được thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh

doanh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, điều tra 260 sinh viên các khóa gồm k7, k8, k9,

k10 của trường trong năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho

sinh viên, giúp các em có thể sớm tiếp cận với môi trường làm việc mới một cách hiệu quả nhất.

Từ khóa: sinh viên, kỹ năng mềm, thực trạng, nguyên nhân tác động, giải pháp, ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh

MỞ ĐẦU*

Theo V.A Kruchetxki thì “kỹ năng là thực

hiện một hành động hay một hoạt động nào

đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những

phương thức đúng đắn” [1;88]. Ông cho

rằng: chỉ cần nắm vững phương thức hành

động là con người đã có kỹ năng, không cần

xem xét đến kết quả của hành động. Còn

trong Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng

chủ biên định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực

vận dụng có kết quả tri thức về phương thức

hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực

hiện những nhiệm vụ tương ứng” [2; 132]. Kỹ

năng được chia thành hai nhóm: kỹ năng cứng

và kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ

năng quan trọng trong cuộc sống con người

như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm

việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,

thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và

đổi mới… là những vấn đề thường không

được học trong nhà trường, không liên quan

đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm,

không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ

thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người [8].

Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc

* Tel: 0948 104288, Email: [email protected]

ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính

cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố

không thể thiếu đặc biệt với các bạn trẻ.

Tuy nhiên nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ra

trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về

các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm

để thích nghi với môi trường làm việc mới.

Trong hội nghị "Lấy ý kiến doanh nghiệp về

dự thảo chiến lược phát triển dạy nghề giai

đoạn 2011-2020”- do tổng cục dạy nghề (Bộ

LĐ- TB& XH) tổ chức, phần lớn doanh

nghiệp cho rằng nhân lực trình độ cao ở nước

ta còn thiếu, trong đó kỹ năng mềm và ngoại

ngữ vẫn còn rất yếu. Do đó nhiều sinh viên ra

trường mất đi cơ hội việc làm tốt và doanh

nghiệp tuy tuyển được người, nhưng lại mất

khá nhiều thời gian để đào tạo lại.

Trong những năm gần đây, cụm từ "kỹ năng

mềm" đã được nhắc đến nhiều hơn trong môi

trường đại học, nhưng không phải trường đại

học nào cũng có những chính sách đào tạo

đặc biệt về kỹ năng mềm cho sinh viên.

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh-

ĐH Thái Nguyên cũng là một trong những

trường giành sự quan tâm tới sự phát triển các

kỹ năng cho sinh viên thông qua việc chuyển

đổi hình thức học tập theo cơ chế tập trung

sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên

Page 159: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

158

nhà trường chưa có một môn học chính thức

nào về kỹ năng mềm cho sinh viên. Chỉ có

một số em chủ động tìm hiểu thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tự đăng

ký học các khóa học về kỹ năng mềm của một

số công ty đào tạo. Nhưng việc học này cũng

không có hệ thống và không có cơ hội được

ứng dụng nhiều.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tương nghiên cứu

Kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trường ĐH Kinh tế và Quản

trị Kinh doanh Thái Nguyên

- Về thời gian: Năm 2013.

- Về nội dung: Kỹ năng mềm của sinh viên ĐH

Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận định tính và

định lượng ; tiếp cận cá biệt và so sánh; tiếp

cận nhóm

- Phương pháp nghiên cứu:

+Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập

thông tin thứ cấp từ các xuất bản phẩm, báo

cáo tổng hợp của Phòng CTCT- HSSV,

nguồn số liệu thống kê về vấn đề dạy và học

kỹ năng mềm. Thu thập số liệu sơ cấp bằng

bảng hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và quan

sát. Đề tài đã tiến hành phát phiếu điều tra

cho 260 sinh viên thuộc các khóa k7, k8, k9,

k10 trong năm 2013 và phỏng vấn cán bộ

quản lý, giảng viên trong trường. Cỡ mẫu

được lựa chọn theo công thức Slovin:

n = N/(1+N.e2)

Trong đó: n là cỡ mẫu, N là tổng số sinh viên

các khóa gồm 5783 em gồm (k7: 1333 em,

k8: 1748 em; k9: 1271 em; k10: 1431 em). e

là khả năng sai số. Mức sai số được chọn

trong khảo sát này là 6% .

+ Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp và xử

lý số liệu: sử dụng máy tính và phần mềm

Excel. Phương pháp phân tích số liệu: phương

pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,

tổng hợp.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,

giảng viên và sinh viên trường ĐH Kinh tế

và Quản trị kinh doanh về kỹ năng mềm

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,

giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của

kỹ năng mềm với sinh viên

Để đánh giá về nhận thức của cán bộ quản lý,

giảng viên và sinh viên về kỹ năng mềm,

nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều

tra lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và

sinh viên trong trường về vấn đề này. Kết quả

điều tra được trích dẫn trong bảng 1.

Qua kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy, hầu

hết các đối tượng được điều tra đều thấy vai

trò quan trọng của việc giáo dục kỹ năng

mềm cho sinh viên hiện nay, thể hiện qua

việc: 60 % tất cả đối tượng được điều tra lựa

chọn mức rất quan trọng, 40% cán bộ quản lý

và giảng viên lựa chọn mức quan trọng.

Không có đối tượng được điều tra nào cho

rằng kỹ năng mềm đối với sinh viên là không

quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận

sinh viên cho rằng kỹ năng mềm "ít quan

trọng" đối với họ (chiếm khoảng 3%) và

6.92% sinh viên được khảo sát cho rằng, vai

trò của kỹ năng mềm là "bình thường" với họ.

Kết quả này cho thấy vẫn còn có sinh viên

chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị kỹ

năng mềm.

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,

giảng viên, sinh viên về vai trò của kỹ năng

mềm với sinh viên

Qua việc phát phiếu điều tra cho 260 sinh

viên và 30 cán bộ quản lý, giảng viên, dựa

trên phiếu điều tra thông tin, chúng tôi tổng

hợp lại kết quả như sau:

Page 160: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

159

Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên

STT Các mức độ

CBQL, giảng viên Sinh viên

Số lương

(người)

Cơ cấu

(%)

Số lương

(người)

Cơ cấu

(%)

1 Không quan trọng 0 0 0 0

2 Ít quan trọng 0 0 8 3.08

3 Bình thường 0 0 18 6.92

4 Quan trọng 12 40 78 30

5 Rất quan trọng 18 60 156 60

Tổng số 30 100 260 100

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )

010203040506070

Không quan

trọng

Ít quan trọngBình thường Quan trọng Rất quan

trọng

Series1

Series2

Series1: cán bộ quản lý, giảng viên

Series2: sinh viên

Biểu đồ 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên

Bảng 2: Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên

Stt Vai trò của kĩ năng mềm

đối với sinh viên

Cán bộ quản lý,

giảng viên Sinh viên

SL

(người)

Cơ cấu

(%)

SL

(người)

Cơ cấu

(%)

1 Nâng cao hiệu quả trong học tập của

sinh viên 27 89 220 84.6

2

Giúp sinh viên tự tin, năng động hơn

trong mọi hoàn cảnh (thuyết trình, giao

tiếp, xin việc...)

24 80 189 72.7

3 Giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu của các

nhà tuyển dụng khi đi xin việc 18 62 179 68.8

4 Giúp dễ thăng tiến trong công việc sau này 12 42 155 59.6

5 Giúp tiết kiệm thời gian và sức lực 15 50 146 55.4

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )

Bảng 3: Mức độ nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên

STT Các mức độ Số lương

(người)

Cơ cấu

(%)

1 Không mong muốn 6 2.3

2 Ít mong muốn 10 3.8

3 Bình thường 15 5.7

4 Mong muốn 80 30.8

5 Rất mong muốn 149 57.4

Tổng số 260 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Page 161: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

160

Biểu đồ 2: Nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên

Kết quả ở bảng 2 cho thấy không có đối

tượng được điều tra nào không nhận ra được

vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên.

Những ý nghĩa được sinh viên đánh giá với tỷ

lệ tương đối cao là: "Nâng cao hiệu quả trong

học tập" (84.6%), "giúp bản thân tự tin, năng

động hơn trong mọi hoàn cảnh" (72.7%), "đáp

ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng" (68.8%).

Những vai trò còn lại của kỹ năng mềm đối

với sinh viên tuy không được đánh giá cao

bằng những ý kiến trên, nhưng kết quả sự lựa

chọn cũng không phải là thấp. Điều đó cho

thấy sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh

doanh đang rất cần có kỹ năng mềm làm hành

trang cho cuộc sống của mình.

Nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng

mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD

Qua việc phát phiếu điều tra cho 260 sinh

viên, dựa trên phiếu điều tra thông tin, chúng

tôi tổng hợp lại kết quả ở bảng 3.

Bảng số liệu 3 cho thấy sinh viên ĐH Kinh tế

và Quản trị kinh doanh có nhu cầu được học

tập, rèn luyện kỹ năng mềm rất cao (trên

30.8% sinh viên chọn phương án "mong

muốn" và 57.4 % chọn phương án "rất mong

muốn"). Kết quả này cho thấy, sinh viên rất

cần có kỹ năng mềm bởi họ đã nhận thức

được tầm quan trọng và sự cần thiết của nó.

Số sinh viên không có nhu cầu được đào tạo

kỹ năng mềm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Đây là

một vấn đề mà Nhà trường, Đoàn thanh niên,

Hội sinh viên, các thầy cô giáo cần lưu tâm để

có chính sách khuyến khích sinh viên tìm hiểu

và tạo môi trường thuận lợi để sinh viên có

thể rèn luyện, ứng dụng kỹ năng mềm trong

học tập, cuộc sống.

Một số nhận xét về kỹ năng mềm của sinh

viên trường ĐH Kinh tế và QTKD

Có nhiều cách phân loại kỹ năng mềm, nhưng

trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này

chúng tôi đề cập tới 5 kỹ năng mềm cơ bản

đối với sinh viên là: kỹ năng học và tự học,

kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết

trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết

vấn đề. Qua tổng hợp phiếu điều tra về thực

trạng 5 kỹ năng trên của sinh viên, chúng tôi

rút ra nhận xét như sau:

Ưu điểm

Nhìn chung sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh đã biết vận dụng một số kỹ năng

mềm của mình trong quá trình học tập, tham

gia hoạt động tập thể. Việc áp dụng hình thức

học tập, đào tạo theo tín chỉ đã tạo cho các em

tính tự giác, chủ động trong quá trình học.

Các em sinh viên từ năm thứ 2 do đã quen với

môi trường học tập tại bậc đại học nên biết áp

dụng phương pháp học và tự học tốt hơn so

với các sinh viên mới bước vào trường. Trong

các buổi thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh

viên biết cách tổ chức, lãnh đạo nhóm để

hoàn thành nhiệm vụ mà các thầy cô giao

phó. Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm

thứ ba và năm thứ tư có sự tiến bộ hơn so với

sinh viên năm thứ nhất.

Các em sinh viên là thành viên của các đơn

vị, tổ đội, câu lạc bộ tình nguyện đều thể hiện

sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của

2% 4%6%

31%57%

Không mong muốn

Ít mong muốn

Bình thường

Mong muốn

Rất mong muốn

Page 162: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

161

mình thông qua việc tự đứng ra tổ chức, xin

tài trợ cho các chương trình rất ý nghĩa như :

đêm hội của những chiến sĩ Tueba, áo ấm

mùa đông, hiến máu nhân đạo... Bên cạnh đó

đánh giá của một số doanh nghiệp đã tuyển

dụng sinh viên của trường ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh cho biết: đa số sinh viên

tốt nghiệp đều có sự tự tin, bộc lộ được bản

lĩnh nghề nghiệp, một số sinh viên khá nhanh

nhẹn, năng động và có tinh thần cầu tiến.

Tồn tại, hạn chế

Tuy sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD đã có ý

thức trong việc rèn luyện kỹ năng mềm, xong

số lượng sinh viên có kỹ năng tốt vẫn còn ít,

chủ yếu chỉ tập trung vào một vài nhóm sinh

viên chăm chỉ, nhiệt tình và năng động trong

lớp. Đa số sinh viên có kỹ năng học và tự học

chưa tốt, chưa chủ động tìm kiếm sách tham

khảo và tập trung đào sâu suy nghĩ về các vấn

đề mà thầy cô đưa ra thảo luận trên lớp.

Chính vì vậy, kết quả học tập của nhiều em

không cao. Và chính các em cũng thừa nhận

về vấn đề này khi kết quả điều tra cho thấy

trên 50% sinh viên được khảo sát có lập kế

hoạch cho công việc của mình nhưng lại trên

60% số sinh viên cho biết họ có rơi vào tình

trạng nhàn rỗi đến nhàm chán rồi lại bù đầu vì

công việc dồn dập, đặc biệt là trong vấn đề

học tập. Trong khi đó, kỹ năng thuyết trình của

sinh viên nhìn chung là yếu, chưa thể hiện sự

giao tiếp với người nghe, nếu có thì cũng chỉ tập

trung ở một số sinh viên nổi trội trong lớp.

Sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD còn kém

năng động hơn rất nhiều so với sinh viên của

một số trường đại học lớn trong cả nước như

ít đặt câu hỏi lại cho giảng viên, ít chịu tư duy

về vấn đề đặt ra, hạn chế tra cứu tài liệu trên

thư viện để nâng cao kiến thức chuyên môn

cho mình.

Hoạt động phong trào của sinh viên trong các

tổ đội, câu lạc bộ chưa phong phú, sự sáng

tạo, táo bạo trong đột phá về ý tưởng còn hạn

chế do kỹ năng tư duy sáng tạo còn yếu.

Đối với sinh viên năm thứ ba và năm cuối, đa

số sinh viên chưa chủ động xác định định

hướng nghề nghiệp cho mình, cũng như chưa

chủ động tìm hiểu, luyện tập về những kỹ

năng phục vụ cho việc phỏng vấn nghề

nghiệp sau khi ra trường. Chính vì vậy tỷ lệ

sinh viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng

chưa cao, đa số các nhà tuyển dụng cho rằng

sinh viên còn thiếu kiến thức thực tế và yếu

về các kỹ năng mềm.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện

kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và

QTKD

- Nguyên nhân chủ quan

+ Còn một bộ phận sinh viên chưa nhận

thức được hết được tầm quan trọng của kỹ

năng mềm.

+ Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của đa số

sinh viên còn kém, không chủ động nắm bắt

cơ hội trong quá trình học tập và hoạt động

đoàn thể để nâng cao kỹ năng mềm cho bản

thân mình.

- Nguyên nhân khách quan

+ Môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cho

sinh viên vẫn còn thiếu

+ Hoạt động đào tạo kỹ năng mềm của nhà

trường: Tuy trường ĐH Kinh tế và QTKD đã

chuyển hình thức đào tạo theo niên chế sang

đào tạo theo tín chỉ, nhưng nhà trường vẫn

chưa có một bộ phận chuyên trách nào phát

triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhà trường

cũng không có một môn học riêng về kỹ năng

mềm trong chương trình đào tạo chính khóa.

+ Sự liên kết giữa nhà trường và doanh

nghiệp: So với một số trường đại học, cao

đẳng trong cả nước thì trường ĐH Kinh tế và

Quản trị kinh doanh vẫn chưa có sự liên kết

thật chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt

là các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh.

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm

cho sinh viên trường ĐH Kinh tế và QTKD

Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện

kĩ năng mềm của sinh viên

Giáo viên trực tiếp giảng dạy cần nhấn mạnh

về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và việc

Page 163: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

162

rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thông

qua phương pháp học tập, đồng thời hướng

dẫn sinh viên kỹ lưỡng về cách thức làm việc

nhóm, phương pháp thuyết trình, phương

pháp thảo luận trên lớp và phương pháp tự

học, tự nghiên cứu cho sinh viên.

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Trung tâm

tư vấn và hỗ trợ sinh viên cần tăng cường tổ

chức những buổi hội thảo về kỹ năng mềm do

chính sinh viên trong trường tự tổ chức.

Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với đại

diện các doanh nghiệp để sinh viên thấy rõ

được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong

môi trường làm việc sau này. Tổ chức các

buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh

viên trong trường với sinh viên các trường khác

ở trong và ngoài tỉnh về cách thức và phương

pháp học tập, rèn luyện kỹ năng mềm.

Giải pháp nhằm tạo môi trường cho sinh

viên được rèn luyện kĩ năng mềm

Đoàn thanh niên và Hội sinh viên của trường

có thể định hướng cho sinh viên thành lập

thêm một số mô hình câu lạc bộ tình nguyện

của sinh viên: như CLB tình nguyện về bảo

vệ môi trường, CLB tình nguyện phòng

chống tệ nạn xã hội, CLB Kỹ năng mềm,

CLB tổ chức sự kiện...với những hoạt động

phong phú và sôi nổi hơn. Tổ chức chương

trình tập huấn kỹ năng giành cho các bạn sinh

viên, giúp các em áp dụng lý thuyết vào thực

hành. Bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện,

khuyến khích các tổ đội, câu lạc bộ tình

nguyện trong trường tự đứng ra tổ chức các

chương trình của sinh viên. Đoàn Thanh niên

và Hội sinh viên cần tăng cường trao quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm cho sinh viên về các

chương trình của mình.

Giải pháp nhằm nâng cao sự liên kết giữa

doanh nghiệp và cơ sở đào tạo thích ứng với

sự phát triển của nền kinh tế

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

cần chủ động tăng cường sự liên kết với các

doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đồng thời

phối hợp với các doanh nghiệp trong việc tư

vấn kỹ năng mềm cho sinh viên. Tổ chức các

chương trình "Ngày hội việc làm", "Tư vấn

kỹ năng phỏng vấn", kỹ năng nghề nghiệp

cho sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối

trong đó có sự tham gia của các chuyên gia về

nhân sự, các công ty cung cấp nhân sự chất

lượng cao, đại diện doanh nghiệp trong và

ngoài tỉnh. Bên cạnh đó vấn đề đào tạo theo

yêu cầu của doanh nghiệp cũng đang là vấn

đề được nhiều trường đại học quan tâm, nhằm

đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và thực tế làm

việc hiện nay.

Giải pháp về hoạt động đào tạo kỹ năng

mềm cho sinh viên của nhà trường

Trong thời gian tới việc nhà trường ngày càng

hoàn thiện và nâng cao hình thức đào tạo theo

tín chỉ, hình thức đào tạo này sẽ góp phần cải

thiện kỹ năng mềm cho sinh viên. Với những

bài học kinh nghiệm của một số trường đại

học trong và ngoài nước, trường ĐH Kinh tế

và Quản trị kinh doanh có thể xem xét để xây

dựng một đề án giảng dạy kỹ năng mềm cho

sinh viên hoặc nghiên cứu để xây dựng một

chương trình mới, đưa kỹ năng mềm vào

nhóm các môn học tự chọn. Để nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực mà trường ĐH Kinh tế

và Quản trị kinh doanh cung cấp, nhà trường

có thể đưa ra tiêu chí chuẩn đầu ra mới trong

đó có yêu cầu sinh viên cần đạt được những

kỹ năng mềm cơ bản cần thiết nhất.

Trung tâm tư vấn, hỗ trợ sinh viên cần liên

kết chặt chẽ hơn nữa với nhiều doanh nghiệp

để tạo môi trường cho sinh viên được ứng

dụng kỹ năng mềm vào công việc thực tế.

Đồng thời thành lập một bộ phận chuyên

trách về đào tạo kỹ năng mềm thuộc trung

tâm để hỗ trợ các chương trình đào tạo kỹ

năng mềm cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Nhìn chung sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh đã biết vận dụng một số kỹ năng

mềm của mình trong quá trình học tập, tham

gia hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn, Hội do

nhà trường và các tổ chức xã hội phát động.

Trong bối cảnh hiện nay khi nhà trường đang

Page 164: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

163

áp dụng hình thức học tập, đào tạo theo tín

chỉ đã tạo cho các e tính tự giác, chủ động

trong quá trình học. Tuy sinh viên ĐH Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh đã có ý thức trong

việc rèn luyện kỹ năng mềm, xong số lượng

sinh viên có kỹ năng tốt vẫn còn ít, chủ yếu

chỉ tập trung vào một vài nhóm sinh viên

chăm chỉ, nhiệt tình và năng động trong lớp.

Chính vì vậy đề tài đề xuất giải pháp nâng cao

kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Kinh tế và

Quản trị kinh doanh như sau: nâng cao ý thức

rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên, tạo môi

trường cho sinh viên được rèn luyện kĩ năng

mềm, nâng cao sự liên kết giữa doanh nghiệp và

cơ sở đào tạo thích ứng với sự phát triển của

nền kinh tế và giải pháp về chính sách đào tạo

kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kruchexki.V.A , 1982, Những cơ sở tâm lý học

sư phạm, Nxb Giáo dục.

2. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý

học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình, 2008, Giáo dục Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới, Nxb ĐH Sư Phạm

4. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh

doanh 25 (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu

cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Phùng

Xuân Nhạ, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà

Nội.

5. Adam Khoo, 2007, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế,

Nxb Phụ nữ

6. http://vi.wikipedia.org

7.http://tamviet.edu.vn

8. http://kynangsong.org

9. http://kynangmem.com

10. www.saga.vn

SUMMARY

IMPROVING SOFT SKILLS FOR THAI NGUYEN UNIVERSITY

OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION' STUDENTS

Pham Thi Hong*, Nguyen Bich Ngoc, Pham Quang Tung College of Economics and Business Administration - TNU

It can be say that soft skill becomes more and more important in our life. Knowledge is necessary

condition but it is not sufficient condition for student. In addition, students need to enhance the

soft skills for their self. However, not all of students have awareness of the importance of this

issue, and practice to develop their skills. To evaluate the circumstances of student's soft skills

at Thainguyen university of Economics and Business Administration, a survey that was conducted

by my research group included participation from 260 students of Thainguyen university

(including courses K7, K8, 98, K10, from the freshmen to the final students). During the time of

doing this survey, observation and summarization, my group hopes that the solutions are proposed

hereinafter will help student gain and improve their soft skills and take better approach of

workplace success.

Key words: student, soft skill, the fact, cause and effect, solution, Thainguyen university of

Economics and Business Administration

Ngày nhận bài:03/3/2014; Ngày phản biện:14/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0948 104288, Email: [email protected]

Page 165: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163

164

Page 166: Tập 121, số 07, 2014

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 165 - 170

165

AN OVERALL VIEW OF A FIRM’S INTERNATIONALIZATION PROCESS

Hoang Van Hai*, Hoang Thi Thu Hang College of Economics and Business Administration - TNU

SUMMARY In an era of globalization today, more and more companies try to internationalize since they are

aware of the importance of internationalization on the growth and expansion of their capacity and

resource generation. In the attempt to create an overall picture of what the process might be, the

paper provides a set of basic information of a firm’s internationalization process, including the

most prevailing definitions of the process, advantages a firm can gain from internationalization,

the model of internationalization, determining factors for a firm’s internationalization, and

obstacles preventing firms from internationalizing.

Keywords: internationalization, internationalizing firms, host countries, managers, resources

INTRODUCTION*

Vietnam has being integrated global economy

widely and deeply. It is shown through the

integration of the country into ASEAN in

1995, WTO in 2007, participating in Trans-

Pacific Partnership (TPP), negotiating the free

trade agreement with EU as well as Russian,

Belarus, Kazhastan.... With Vietnam’s

business community, internationalization,

therefore, is inevitable. In the effort of

providing a primary understanding of what

the process could be, the paper introduces a

set of basic information related to firms’

internationalization. Of course, these

information can be found in corresponding

literatures, yet they are scattered in lots of

papers instead of one, thus the paper is just a

collection of basic things relative to the

process and hopefully, it will offer readers an

overview of firms’ internationalization within

reasonable amount of time. The paper content

is presented through the following order:

definition of firms’ internationalization

process, advantages a firm can gain from

internationalization, the model of

internationalization, determining factors for a

firm’s internationalization, and obstacles

preventing firms from internationalizing.

DEFINITION OF INTERNATIONALIZATION

PROCESS

The term internationalization was first

introduced in 1920s as the organization

* Tel: 0912 697605, Email: [email protected]

started creating cross border relation within

the market economies. There is no consensus

among researchers on the definition of firms’

internationalization. To provide a

fundamental concept of what

internationalization process might be, two

following definitions are worth consulting

According to Johanson and Vahlne (1977: 23)

“internationalization of a firm is a process in

which the firms gradually increase

international involvement”[14].

In the same subject, Lehtinen and Penttinen

(1999: 13) indicated that “Internationalization

of a firm of a firm concerns the relationships

between the firm and its international

environment, derives its origin from the

development and utilization process of the

personnel’s cognitive and attitudinal readiness

and concretely manifested in the development

and utilization process of different

international activities, primarily inward,

outward and cooperative operations” [17].

WHY DO FIRMS HAVE TO

INTERNATIONALIZE?

Internationalization offers internationalizing

firms lots of advantages. Of these benefits,

three most prominent advantages are:

Internationalizing firms may be able to select

possible strategies to minimize their costs in

particular locations such as labor intensive

activities in low-wage countries or software

development in India [9][22],

Page 167: Tập 121, số 07, 2014

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 165 - 170

166

Internationalizing firms can make use of cross-

national difference dynamically by shifting

production or locations in response to changes

in wage, exchange and tariff rates [20].

Internationalizing firms are able to gain

tremendous learning opportunities through

satisfying various tastes of customers and

responding to different rivals in international

markets [16][26]. This learning can be

transferred to their other affiliates at

negligible additional costs, improving their

performance as a whole [20].

THE STAGES IN THE

INTERNATIONALIZATION

In the subsection, the Uppsala model, which

is developed by Johanson and Widersheim-

Paul in 1975 and then modified by Johanson

and Vahlne in 1977, is chosen to describe

stages of internationalization process since it

is the most accepted one regarding

internationalizing firms. This model describes

the process as slow, sequential and gradual. It

includes four following stages: sporadic

export, export modes, establishment of

foreign sales subsidiary, and foreign

production/manufacturing units [8].

Stage 1

This is a stage when a firm starts export into a

foreign market that has not been familiar

before. Since the firm has no information of

the country’s resource, no market experience

will be drawn.

Stage 2

The stage is marked with the firm’s

establishment of channel to export. Its

products are distributed via local distributors

in the concerned country. At the stage, the

firm consequently gains some superficial

knowledge of the market.

Stage 3

In the stage, the firm set up a sales subsidiary in

the concerned country. Its knowledge of the

market is broadened and the firm, as a result, is

easy to control its business in the country.

Stage 4

The stage is marked with the establishment of

the firm‘s manufacturing unit in the concern

country. Because of having deep knowledge

of the market, the firm itself starts

manufacture there.

Johansson and Vahlne (1990) indicated that

firms sometimes skip some stages and jump

to another stage. For instance, a firm can start

exports with the chosen country and neglect

stage 2 and directly establishes sales

subsidiary in the country. Or in the second

and third stage, a firm can create its

relationship via joint ventures with earlier

representatives. There is a direct relationship

between market knowledge and market

commitment. The more the market

knowledge, the more the firm’s market

commitment [13].

DECISION TO INTERNATIONALIZE

To answer the questions of what are

determining factors for firms’

internationalization process, researchers have

focused on elements triggering a firm’s

decision to make an entry in foreign markets

[2]. Two main following factors drawn from

corresponding literature are: organizational

factors and environment factors [1].

Organization factors

Organizational factors can be divided into two

forces: decision-maker characteristics and

firm-specific factors

Decision-maker characteristics

These characteristics arise from the

recognition by the top managers or the top

management teams of the importance of the

firms’ internationalization process.

According to Reid (1981), the following

characteristics affected positively the

internationalization decision: [21]

Traveling and experiencing abroad. Managers

traveling abroad extensively are more likely

to have open mind and be desirable in foreign

affairs, thus being more eagerness to meet

Page 168: Tập 121, số 07, 2014

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 165 - 170

167

foreign managers and build business

partnerships. They are also more

opportunities to recognize advantages offered

by foreign partners and foreign countries,

having a business network abroad, and being

able to contact and negotiate with managers

from various cultures,

Foreign language proficiency. The number of

languages spoken by the top managers is

pivotal to show his or her interest in

international operation. The abilities of

speaking several languages make the top

managers to be eager to travel abroad more,

thus being able to form social and business

contacts, understand business practices,

negotiate and sign good deals for the company.

The decision-maker background. Top

managers who was born, lived, studied, or

worked abroad are more likely to possess

extensive international experience, and have

international orientation,

Personal characteristics. Managers who are

natural risk-takers are more likely to

internationalize than risk-averse ones.

Similarly, high ambition managers are more

motivate in internationalizing than low

ambitions ones.

Firm-specific factors

There are two firm-specific factors [18]:

Firm size. Firms in big size tend to

internationalize more than small ones since

they own more managerial and financial

resources, reach higher level of economics of

scales, and tend to attribute risk to lower level

in international operation,

International appeal. A unique product or

service with an international appeal could as

an engine stimulating for firms’

internationalization process. Take products

like Nike shoes, Levi’s jean, Pepsi,

McDonal’s, and electronics appliances as

good examples. These products have all

crossed global borders as a result of their

international appeal.

Environmental factors

The external business environment has

significant influence on a firm’s strategic

direction. Among external driving forces for

firms’ internationalization process, the most

important factors are showed as follows:

Unsolicited proposals

Some unsolicited proposals from foreign

governments, distributors, or client trigger

firms’ internationalization [33]. Take

automaker Volkswagen as an example. In the

visit to Volkswagen’s headquarters in

Germany in 1978, Chinese delegation

proposed a joint venture with strong support

of the Chinese government. Because of the

attractive proposal, the automaker decided

to enter into Chinese auto market, and later

became China’s largest manufacturer of

cars [18].

Because of the popularity of the internet, a

firms’ internationalization process may be

marked by receiving unsolicited inquiries

through its website. For example, Ekomate,

the Indian software development firm, made

the first international contract with a British

firm as a result of receiving unsolicited

proposal from British partner through the

company’s website by chance. After the first

oversea entry, Ekomate entered into US

market and its clients included multinational

firms such as IBM, Ford, and Citibank [18].

The bandwagon effect

Internationalizing firms can take advantages

from its internationalization process rather

than its competitions in the home markets.

These benefits may include gaining cheap

materials, new knowledge, or large

economies of scale. The internationalization

of a firm, therefore, brings the fear of being

left behind to its rival thus may force the

competitions to mimic the internationalizing

firm’s strategic move to expand abroad

[12][10][15]. It calls bandwagon effect. For

example, seven different US

telecommunications have invested large

amount of capital in the local long distance

market in Mexico at about the same time [10].

Page 169: Tập 121, số 07, 2014

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 165 - 170

168

Attractiveness of the host country

Attractiveness describes how desirable the

country’s host market is for the business

activities by foreign firms. Market size of

destination countries is one of the determining

factors influence investment decisions of

foreign firms since it provides

internationalizing firms with greater potential

for growth, profit, and stability of operations.

Aside from market size, per capital income is

a good indicator for a country’s

attractiveness. The higher the per capital

income, the higher the purchasing power and

demand for industrial and consumer good.

Cheap labor, availability of skills, and

proximity to the market are also important

factors attract foreign firms [7][24].

OBSTACLES TO

INTERNATIONALIZATION

The difficulties of internationalizing firms can

be derived from at least four different types of

liabilities

Liability of foreignness. The difficulties is

due to the different norms and rules

conducting human behavior, including

culture, language, religion, and politics. It

prevents companies from operating

successfully in foreign markets due to their

lack of knowledge and social networks to

realize the differences [25][19],

Liability of expansion. The difficulties come

from an increase in the scale of a firm’s

operation. Domestic firms may face problems

of increased transportation, communication,

and coordination due to their expansion.

These problems, however, are usually higher

for multinational companies as a result of

high costs of coordinating in international

operations [11][4],

Liability of smallness. The difficulties

associate with small and medium –sized

enterprises as a result of limited financial

resources for investing abroad, limited

information about the characteristics of

foreign markets, a lack of human resource to

implement relevant business development

work, and less negotiating leverage in relation

to potential business partners and foreign

governments [3][5],

Liability of newness. The difficulties relates

to being new to a market. New domestic

market entrants are in disadvantage position

compared to existing firms, these problems,

however, may be larger for internationalizing

firms due to a lack of experience of foreign

transactions or lack of certain resources

needed in foreign markets [4][6],

When Carrefour, a well-known French

retailer, made expansion in China, it

encountered the liability of foreignness

(Carrefour was boycotted by Chinese

nationalists in 2008 because of being French

company); the liability of expansion

(Carrefour experienced problems of

transportation, communication and

coordination due to China’ vast geographical

size, it, therefore, has to establish eleven

regional procurement centers); and the

liability of newness (At first, Carrefour was

impossible to find the best local supplier and

get along with local government authorities,

therefore it had to be dependent on the

knowledge of local Chinese joint venture

partners) [18].

CONCLUSION

Evidently, internationalization is not easy to

implement, especially with small and medium

sized firms. Yet it is still a vital factor for

enterprises to grow and expand their capacity

and resource generation as well as to improve

their competition in both domestic and

international markets. A basic understanding

of the process is, therefore, helpful for

students who are trained to be either policy

makers or managers because they both have a

key role in accelerating the internationalization

of firms. Of course the paper, as being a

reference, would provides lectures and students

in other majors with useful information related

to their particular interests corresponding to

internationalizing firms.

Page 170: Tập 121, số 07, 2014

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 165 - 170

169

REFERENCES 1. Aharoni, Y. (1966)” The Foreign Investment

Decision Process”, Boston, MA: Graduate School

of Business Administration, Harvard University.

2. Albaum, G. (1983) “ Effectiveness of

government export assistance for smaller-sized

manufacturers: some empirical evidence”,

International marketing Review, 1(1): 68-75

3. Aldric, H., and Auster, E. (1986) “Even dwarfs

started small: liabilities of size and age and their

strategic implications”, in B. Staw and L.L.

Cummings (eds), Research in Organizational

Behavior, Vol. 8 (Greenwich: Jai Press): 98-165

4. Cuervo-Cazurra, A., Maloney, M. M., and

Manrakhan, S. (2007)”Causes of the difficulties in

internationalization”, Journal of International

Business Studies, 38(5): 25-709

5. Child, J., Rodrigues, S. B., and Frynas, J. G.

(2009)”Psychic distance, its impact and coping

modes: interpretations of SME decision makers”,

Management International Review, 49(2): 199-224

6. Freeman, J., Carroll, G. R., and Hannan, M. T.

(1983) “ The liability of newness: age dependence

in organization death rates”, American

Sociological Review, 48(5): 692-710

7. Ferdows, K. (1997)”Making the most of foreign

factories”, Harvard Business Review, 75(2):73-28

8. Falvo, F. and Parshad, M. (2005)” The

internationalization process of a firm – the case of

Volvo company”, 23-26.

9. Ghoshal, S. (1987) “Global strategy: An

organizing framework”, Strategic management

Journal, 8: 425-440.

10. Gimeno, J., Hoskisson, R. E., Beal, B. D., and

Wan, W. P. (2005)”Explaining the clustering of

international expansion moves: a critical test in the

U.S telecommunications industry:, Academy of

Management Journal, 48(2): 279-319.

11. Hitt, M. A., Hoskisson, R. E., and Kim, H.

(1997)” International diversification: effects on

innovation and firm performance in product-

diversified firms”, Academy of Management

Journal, 40(4): 98-767.

12. Head, K., Mayer, T., and Ries, J. (2002)

“Revisiting oligopolistic reaction: are decisions on

foreign direct investment strategic complements?”,

Journal of Economics & Management Strategy,

11: 72-453

13. Johanson, J & Vahlne, J. (1990) “ The

Mechanics of Internationalisation”, International

marketing review: Stockholm, Almquist and

wiksell International.

14. Johanson, J. and Vahlne, J. (1997) “ The

internationalization process of the Firm – A Model

of Knowledge Development and Increasing

Foreign Market Commitment”, Journal of

International Business studies.

15. Knickerbocker, F. T. (1973) “Oligopolistic

Reaction and Multinational Enterprise”, (Boston,

MA: Division of research, Graduate School of

Business Administration, Harvard University

16. Kostova, T., & Roth, K. (2002) “ Adoption of

an organizational practice by subsidiaries of

multinational corporations: institutional and

relational effects”, Academy of Management

Journal, 45: 215-233.

17. Lehtinen, U. & Penttinen, H. (1999)”

Definition of the internationalization of the firm,

in Lehtinen, U. & Seristoe, H. (Eds)”, Perspectives

on Internationalization; 3-19

18. “Managing the internationalization process”:

148-182

19. Mezias, J. M. (2002) “Identifying liabilities of

foreignness and strategies to minimize their effects”,

Strategic Management Journal, 23(3): 44-229

20. Pangarkar, N. (2008) “Internationalization

and performance of small – and medium – sized

enterprises”, Journal of World Business, 43: 475

– 485.

21. Reid, R. S. (1981) “The decision-maker and

export entry and expansion”, Journal of

International Business Studies, 12(2): 12-101.

22. Thomas, D. E., & Eden, L. (2004) “What is

the shape of multinationality-performance

relationship”, The Multional Business Review,

12(1): 89-110.

23. Wiedersheim-Paul, F., Olson, H. C., and

Welch, L. A. (1978)” Pre-export activity: the first

steps in internationalization”, Journal of

International Business Studies, 9(1): 47-58.

24. Vereecke, A., and Van Dierdonck, R. (2002) “

The strategic role of the plant: testing Ferdows’s

model”, International Journal of Operations &

Production Management, 22(5): 492-514.

25. Zaheer, S. (1995) “Overcoming the liability of

foreignness”, Academy of Management Journal,

38(2): 63-341

26. Zahra, S.A., Ireland, R.D., & Hitt, M. A.

(2000) “ International expansion by new venture

firms: International diversity, mode of market

entry, technological learning and performance”,

Academy of Management Journal, 43(5): 925-950.

Page 171: Tập 121, số 07, 2014

Hoàng Văn Hải và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 165 - 170

170

TÓM TẮT

TÔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH QUỐC TẾ HÓA CỦA CÔNG TY

Hoàng Văn Hải*, Hoàng Thị Thu Hằng

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, ngày càng nhiều công ty cố gắng quốc tế hóa vì họ nhận

thấy được tầm quan trọng của tiến trình này đối với sự tăng trưởng và mở rộng khả năng sản xuất

cũng như sản sinh nguồn tài nguyên. Với cố gắng để tạo ra một bức tranh chung về quá trình quốc

tế hóa, bài báo cung cấp một tập hợp những thông tin cơ bản của sự quốc tế hóa của một công ty,

bao gồm những định nghĩa phổ biến nhất, những lợi ích mà công ty nhận được từ tiến trình này,

các bước của tiến trình quốc tế hóa, những nhân tố quyết định đến sự quốc tế hóa và những trở

ngại ngăn cản sự quốc tế hóa của công ty.

Từ khóa: quốc tế hóa, công ty quốc tế hóa, nước chủ nhà, tài nguyên.

Ngày nhận bài:05/3/2014; Ngày phản biện:25/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 697605, Email: [email protected]

Page 172: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175

171

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

– ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Nam Hà*, Nguyễn Thị Hà Trang Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cố vấn học tập có vai trò đặc biệt, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ(HCTC), một

trong những thay đổi quan trọng về quản lý đào tạo của học chế tín chỉ là sự thay thế đội ngũ giáo

viên chủ nhiệm bằng hệ thống cố vấn học tập. CVHT là một chức danh được đặt ra để phục vụ

công tác đào tạo và quản lý HSSV. Tuy nhiên, hoạt động này còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó

khăn so với công tác chủ nhiệm lớp trước đây đối với hệ niên chế. Bài viết này tập trung phân tích

thực trạng hoạt động cố vấn học tập, từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp với thực tiễn, góp

phần nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh- Đại học Thái Nguyên.

Từ khóa: Hoạt động Cố vấn học tập.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế & QTKD đã

chuyển đổi từ hình thức đào tạo từ niên chế

sang đào tạo theo tín chỉ cho hệ đào tạo đại

học chính quy từ năm học 2008-2009. Đào

tạo theo tín chỉ được xây dựng nhằm tạo ra

mối quan hệ mềm dẻo trong quá trình dạy và

học; giữa giảng viên và sinh viên với những

yêu cầu: giảng dạy cụ thể về nội dung chương

trình đào tạo từ phía nhà trường, giảng viên

kết hợp với tính chủ động trong việc tự xây

dựng kế hoạch học tập của cá nhân sinh viên.

Đến nay, sau 5 năm thực hiện, đào tạo theo

học chế tín chỉ đang từng bước đi vào nề

nếp, các quy trình quản lý và các quy định

liên quan cũng đang được xây dựng hoàn

thiện hơn. Và để giúp cho sinh viên có thể

thực hiện quyền tự chủ của mình, một trong

những thay đổi quan trọng về quản lý đào tạo

của học chế tín chỉ là sự thay thế đội ngũ giáo

viên chủ nhiệm bằng hệ thống cố vấn học tập.

CVHT là một chức danh được đặt ra để phục

vụ công tác đào tạo và quản lý HSSV[2]. Hệ

thống này sẽ phụ trách tư vấn học tập cho

sinh viên để giúp các em ra quyết định chọn

ngành học, môn học phù hợp với nhu cầu, khả

* Tel:

năng, sở thích, kế hoạch cá nhân và xã hội ở

hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, công tác

cố vấn học tập luôn được Nhà trường xác

định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối

với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục

kỷ cương của trường. Việc đề xuất những

biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn

học tập sẽ góp phần đổi mới hoạt động quản

lý, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà

trường theo học chế tín chỉ.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN

HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH

TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH- ĐHTN

Đánh giá chung

Tự khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ, về cơ

bản Nhà trường vẫn áp dụng mô hình quản lý

sinh viên như trong đào tạo theo hình thức

niên chế, công tác quản lý sinh viên được tổ

chức theo từng đơn vị lớp, có tổ chức tương

đối chặt chẽ, ổn định và xuyên suốt qua các

năm học cho đến khi sinh viên ra trường, mỗi

lớp có 01 giáo viên chủ nhiệm kiêm cố vấn

học tập bao quát toàn bộ các lĩnh vực học tập,

phong trào, các hoạt động đoàn thể, hoạt động

xã hội. Nhưng trên thực tế, xuất hiện đồng

thời hai hệ thống tổ chức (lớp sinh viên theo

khoa và lớp theo mỗi học phần).

Trong đó, lớp sinh viên biên chế theo khoa -

nơi hình thành các tổ chức đoàn thể của sinh

Page 173: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175

172

viên, tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của

sinh viên sẽ được giữ cố định trong cả khóa

học, song chỉ là danh nghĩa và hình thức bởi

phần lớn thời gian ở trường sinh viên lên lớp

theo lớp học phần (lớp học tín chỉ ) theo từng

học kỳ, các lớp này thường là tạm thời, chủ

yếu tập trung vào việc cung cấp các thông tin

về học tập và tổ chức các hoạt động học tập

liên quan đến học phần đó[4]. Đến nay, toàn

trường có 5117 sinh viên hệ chính quy dài

hạn biên chế thành 95 lớp, tương ứng có 95

CVHT, phân bố tại các đơn vị như sau:

TT Khoa

Số lớp

Số sinh

viên

1 Quản trị Kinh doanh 25 1444

2 Kế toán 25 1656

3 Kinh tế 29 1590

4 Ngân hàng - Tài chính 14 326

5 Quản lý - Luật kinh tế 2 101

Tổng cộng 95 5117

(Nguồn: Phòng Công tác HSSV- trường đại học

Kinh tế &Quản trị Kinh doanh)

Điều này cho thấy, sự đa dạng trong công tác

quản lý sinh viên khi chuyển từ hình thức đào

tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín

chỉ. Quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín

chỉ có thể xem như là quản lý “động”. Việc

quản lý theo kiểu “động“ là một khó khăn,

thách thức và đòi hỏi phải thay đổi nhận thức

và cách thức tổ chức đào tạo, cách thức quản

lý sinh viên

Tuy nhiên, được sự quan tâm và chỉ đạo

của các cấp lãnh đạo trường đến CVHT trong

quá trình quản lý sinh viên học tập theo học

chế tín chỉ, hoạt động cố vấn học tập của Nhà

trường trong những năm qua cũng đã đạt

được những kết quả nhất định, đội ngũ cố vấn

học tập đã được hình thành, bước đầu phát

huy tác dụng trong vai trò hướng dẫn sinh

viên về đăng ký môn học về các mặt sinh

hoạt, học tập, và các lĩnh vực khác, nhất là

đối với nhóm sinh viên mới vào trường.

Kết quả thực hiện

Đối với Nhà trường:

Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ

của giảng viên cố vấn học tập, nhà trường đã

ban hành Quy định Công tác Cố vấn học tập

tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh

doanh, trong đó nêu rõ: Nhiệm vụ, Quyền

hạn, Trách nhiệm của cố vấn học tập; Thời

gian và nội dung làm việc với lớp sinh viên;

Tổ chức đội ngũ CVHT; Chế độ báo cáo;

Quyền lợi; Khen thưởng và kỷ luật và Hướng

dẫn tổ chức thực hiện [3],

Nhà trường đã cung cấp các tài liệu, văn bản

liên quan đến công tác CVHT như: Niên giám

trường đại học, sổ tay sinh viên, sổ tay giáo

viên chủ nhiệm, đây là các công cụ rất hữu

ích để CVHT hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho quá

trình học tập của sinh viên cũng như giúp

CVHT nắm bắp kịp thời những thay đổi trong

HCTC từng bước được quan tâm và đáp ứng

như: Trung tâm học liệu, website điện tử.

Thời gian sinh hoạt lớp được xây dựng thực

hiện trong cùng một khoảng thời gian, tránh

hiện tượng khi sinh hoạt lớp các sinh viên bị

vắng mặt do đang phải tham gia học văn hóa

tại các lớp học phần khác nhau

Đối với Cố vấn học tập

Trong hình thức đào tạo theo niên chế, giáo

viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò là cầu nối

giữa nhà trường và sinh viên, thực hiện nhiệm

vụ của nhà trường trong công tác quản lý sinh

viên, còn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ,

cố vấn học tập vừa thực hiện nhiệm vụ của

giáo viên chủ nhiệm trước đây, vừa đồng thời

đảm nhận vai trò là người tư vấn, trợ giúp

sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa

học, để giúp các em ra quyết định chọn

chương trình, môn học phù hợp với nhu cầu,

khả năng, sở thích, kế hoạch cá nhân và xã

hội ở hiện tại và tương lai. Hệ thống này có

ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong

học tập và lựa chọn nghề nghiệp của người

sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong

suốt quá trình học tập.

Cho đến thời điểm hiện tại, công tác cố vấn

học tập đang bắt đầu đi vào nề nếp, đa phần

giảng viên được phân công làm nhiệm vụ cố

vấn học tập đã quen dần với việc thực hiện

Page 174: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175

173

những nhiệm vụ theo qui định và sinh viên

cũng ý thức rõ hơn về vai trò của cố vấn học

tập ngay từ khi vào trường cho đến lúc tốt

nghiệp ra trường và những vướng mắc ban

đầu trong việc xử lý những tình huống nảy

sinh đã được giải quyết thông qua sự phối

hợp giữa cố vấn học tập với các đơn vị phòng

ban chức năng. Nhìn chung, những công tác

sau đây đã được thực hiện[1].

- Tổ chức sinh hoạt lớp, nắm danh sách lớp,

thông tin cá nhân sinh viên, cử hoặc tổ chức

bầu Ban cán sự lớp để Khoa phê duyệt. Trả

lời các câu hỏi của sinh viên liên có liên quan

đến việc học tập của sinh viên trong phạm vi

thẩm quyền của mình.

- Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh

viên vào cuối kỳ.Thực hiện việc đánh giá kết

quả rèn luyện của sinh viên theo đúng qui

trình và thời gian qui định. Tổ chức đánh giá

xếp loại sinh viên. Thông tin cho sinh viên về

các nguồn học bổng

- Tổ chức thảo luận, triển khai cho sinh viên

các quy định, quy chế về học chế tín chỉ, các

văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của

sinh viên; Theo dõi việc đăng ký học phần

của sinh viên.

- Kết hợp với khoa, trường trong việc xử lý

những trường hợp cảnh báo học vụ và sinh

viên có học lực kém. Nhắc nhở sinh viên khi

kết quả học tập của họ bị giảm sút.

- Cung cấp cho sinh viên số điện thoại, Email

và các phương tiện liên lạc khác để hỗ trợ

sinh viên trong trường hợp cần thiết.

Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt đươc, công tác

cố vấn học tập của trường còn những tồn tại

chủ yếu sau :

Đối với Nhà trường

- Một số quy định về công tác cố vấn học tập

chưa thực sự hợp lý, tạo sự quá tải trong

khối lượng công việc mà cố vấn học tập phải

thực hiện trong khi những nhiệm vụ đó lại

trùng lắp với chức năng của một số đơn vị

chức năng trong trường. Việc duyệt kế hoạch

học tập của cố vấn học tập còn mang tính

hình thức, khi mà sinh viên tự đăng ký trên

mạng, đặc biệt là những lớp có sĩ số đông: có

trường hợp khi đến đợt xét tốt nghiệp thì sinh

viên mới biết mình chưa đăng ký một vài học

phần, thậm chí có trường hợp quên đăng ký 6

tín chỉ thay thế khóa luận tốt nghiệp.

- Nhà trường chưa xây dựng được tiêu chuẩn

đánh giá, chưa tổ chức khen thưởng cho

những CVHT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đối với Cố vấn học tập

- Đội ngũ đảm nhiệm công tác CVHT hiện

nay của Nhà trường đều là giảng viên kiêm

nhiệm, thời gian làm việc chủ yếu là giảng

dạy đa số đã vượt giờ chuẩn theo quy định

chế độ làm việc đối với giảng viên, nhiều

giảng viên xin không tham gia công tác này,

đặc biệt là các giảng viên lớn tuổi, đã giữ các

chức vụ quản lý khác, số giảng viên trẻ cần

nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu

cũng như học tập nâng cao trình độ chuyên

môn, ngoại ngữ, tin học… nên phần lớn sẽ

dành ít thời gian cho công việc CVHT.

- Rất nhiều CVHT là những giảng viên trẻ

mới được giữ lại trường chưa lâu, có nhiệt

huyết, trách nhiệm nhưng chưa có kinh

nghiệm, bản thân cũng chưa nắm hết được

những quy định cơ bản của chương trình đào

tạo theo tín chỉ, do đó còn gặp nhiều khó khăn

trong quá trình hướng dẫn và giải đáp những

thắc mắc của sinh viên. Thậm chí còn có

nhiều CVHT còn chưa nắm vững hết quy chế

đào tạo, quy chế quản lý sinh viên cũng như

các quy định khác để tư vấn cho sinh viên về:

+ Phương pháp học đại học, phương pháp tự

học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu

thập, cập nhật, xử lý thông tin, tài liệu học tập;

+Tính quan trọng của kế hoạch học tập toàn

khóa và việc xây dựng kế hoạch học tập toàn

khóa vì thế đa phần sinh viên chưa quan tâm,

chú trọng xây dựng, lưu giữ kế hoạch học tập

toàn khóa cũng như việc đăng ký học tập theo

kế hoạch học tập của trường;

+Những quy định, ràng buộc về điểm số cần

đạt trong mỗi học kỳ của mỗi năm học cũng

Page 175: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175

174

như điều kiện để học theo hình thức tín chỉ

chưa rõ ràng, cụ thể nên đã có những trường

hợp đáng tiếc sinh viên đăng ký quá nhiều tín

chỉ nhưng không đảm bảo yêu cầu của trường

nên không đủ điều kiện để học tiếp.

- Chưa có sự liên lạc chặt chẽ giữa CVHT và

sinh viên. Số buổi trao đổi, tư vấn của CVHT

còn ít so với nhu cầu của sinh viên, chưa có

địa điểm làm việc cụ thể của CVHT, thường

chỉ ở những buổi sinh hoạt do Nhà trường xếp

lịch, CVHT lắm lúc chỉ làm việc với ban cán

sự hoặc ban chấp hành chi đoàn. Khoảng thời

gian hạn hẹp đó không thể giúp CVHT đáp

ứng và giải đáp những thắc mắc của sinh viên

một cách đầy đủ được.

- Hiện tại, việc kiểm tra kết quả học tập, phân

loại học lực của từng sinh viên của CVHT

còn chậm, chưa theo dõi được thành tích học

tập của sinh viên khi kết quả học tập của sinh

viên bị giảm sút và trợ giúp sinh viên điều

chỉnh kế hoạch học tập kịp thời, việc nắm bắt

thông tin những sinh viên tự ý bỏ học là rất

khó đặc biệt đối với những cố vấn học tập

không giảng dạy cho lớp sinh viên mình làm

cố vấn, điều này làm hạn chế việc tư vấn cho

sinh viên học tập, đánh giá xếp loại và điều

chỉnh kế hoạch học tập của sinh viên một

cách kịp thời và hiệu quả.

Tất cả những điều này khiến chất lượng công

tác CVHT chưa thật sự đạt hiệu quả như

mong muốn, dẫn đến hoạt động CVHT đôi

khi bị hiểu như chỉ là hình thức.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC

TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đối với Nhà trường

- Hoàn thiện Quy định Công tác Cố vấn học

tập; Xây dựng và ban hành các qui trình giải

quyết công việc cụ thể để CVHT làm cơ sở tư

vấn cho sinh viên trên tinh thần “Tôn trọng

người học, xem người học là trung tâm của

quá trình đào tạo”, công tác sinh viên được

coi như mảng công tác đào tạo, tổ chức của

nhà trường, một mảng hoạt động dịch vụ cộng

đồng của nhà trường, mỗi thành viên trong

Nhà trường từ lãnh đạo, giảng viên đến viên

chức tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình

đều phải tham gia công tác “hỗ trợ sinh viên”,

chứ không chỉ “quản sinh viên”.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng cho

Cố vấn học tập, thực hiện tốt công tác kiểm

tra, đánh giá, khen thưởng, chế độ đối với

CVHT. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các công cụ

dành cho cố vấn học tập

- Định kỳ tổ chức đối thoại với CVHT để

nghe các thông tin phản hồi cũng như các khó

khăn cần giải quyết.

- Nhà trường cần xây dựng được bộ tiêu

chuẩn đánh giá, tổ chức khen thưởng cho

những CVHT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đối với Cố vấn học tập

- Thực hiện tốt Quy định Công tác Cố vấn

học tập của trường [3]

- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản liên

quan đến công tác CVHT của Bộ, ĐHTN và

của trường.

- Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ; Tổ chức và

thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành lớp

theo đúng nội quy, quy chế của Bộ giáo dục

và Đào tạo[4]

- Thực hiện tốt sự phối hợp giữa BCS lớp -

CVHT - Khoa - Nhà trường, thực hiện công

tác kiểm tra giám sát tình hình học tập, rèn

luyện của sinh viên, giữ mối quan hệ thường

xuyên giữa với giáo viên tham gia giảng dạy

cho lớp trong từng học kỳ;

- Thực hiện tốt công tác tư vấn cho sinh viên,

đặc biệt là học tập theo học chế tín chỉ giúp

sinh viên lựa chọn, đăng ký môn học, nắm

được mục tiêu, nội dung, chương trình đào

tạo của ngành và chuyên ngành, phương pháp

học tập, định hướng nghề cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Việc nâng cao hoạt động Cố vấn học tập có

vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu

trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên,

Page 176: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175

175

công tác này còn khá mới mẻ so với công tác

chủ nhiệm lớp trước đây đối với hệ niên chế

nên việc áp dụng những biện pháp nêu trên sẽ

thúc đẩy hoạt động cố vấn học tập tại trường

Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại

học Thái Nguyên ngày càng đổi mới và hiệu

quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ giáo dục,

đào tạo chung của Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác cố vấn học tập trường

đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ngày 2

tháng 4 năm 2012.

2. Quy chế Đào tạo Đại học, Cao Đẳng hệ Chính

quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15 tháng

8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo)

3. Quyết định của Hiệu trưởng trường đại học

Kinh tế và Quản trị kinh doanh ngày 27/3/2011 về

việc ban hành Quy định Công tác Cố vấn học tập

tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh

doanh.

4. Quy chế Học sinh, sinh viên các trường đại học,

cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-

BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

SUMMARY

ENHANCING ACADEMIC ADVISORY

AT THE UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION

- THAI NGUYEN UNIVERSITY

Nguyen Nam Ha*, Nguyen Thi Ha Trang College of Economics and Business Administration - TNU

Counselors have a special role, integral training of a credit (HCTC), an important change in the

management training of the credit system to replace teachers dean of academic advising system.

CVHT is a title coined to serve and train students to manage. However, this activity is quite new

and difficult than the work before homeroom class for young generation mechanism. This article

analyzes the centralized state academic advising activities, which proposed a number of measures

in accordance with the practice, contribute to improving operational efficiency academic adviser at

the University of Economics and Management Business-Thai Nguyen University.

Keywords: Activity Learning Advisor.

Ngày nhận bài:05/5/2014; Ngày phản biện:21/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thanh Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN

* Tel:

Page 177: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175

176

Page 178: Tập 121, số 07, 2014

Thăng Văn Liêm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 177 - 180

177

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC,

GIÁO HÓA CỦA NHO GIÁO

Thăng Văn Liêm*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nho giáo là một trong những trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ, trung đại. Vấn đề con

người và đào tạo con người được các nhà Nho đề cao, xem trọng. Tuy nhiên, do là hệ tư tưởng của

giai cấp địa chủ phong kiến nên các quan điểm của Nho giáo cũng vẫn còn những hạn chế nhất

định. Song, ở khía cạnh về giáo dục Nho giáo lại có những đóng góp tích cực. Trong quan niệm về

đối tượng giáo dục, giáo hóa các nhà Nho đã có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau để từ đó đề

xuất các biện pháp giáo dục, giáo hóa con người nhằm đưa xã hội Trung Quốc bấy giờ thoát khỏi

cảnh loạn lạc, trở nên trật tự, ổn định, phát triển.

Từ khoá: Nho giáo, giáo dục, giáo hoá, con người, Khổng Tử

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nho giáo (Nho gia) do Khổng Tử sáng lập ra,

là một trong những trường phái triết học lớn

của Trung Hoa cổ đại. Nó ra đời vào thời kỳ

quá độ từ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong

kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm

hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ

đại là những vấn đề thuộc đời sống chính trị -

đạo đức của xã hội. Để trị nước và ổn định

trật tự xã hội, Nho giáo đã đưa ra rất nhiều

các thuyết khác nhau như: nhân trị, đức trị, lễ

trị… Trong đó, vấn đề về giáo dục được Nho

giáo đề cao và coi trọng. Tư tưởng về giáo

dục được các nhà Nho đề cập đến như là một

thành tố trong hệ thống những tư tưởng khác

của Nho giáo. Giáo dục không chỉ là một

thành tố mà còn gắn chặt với tư tưởng chính

trị - xã hội, tư tưởng đạo đức, với đường lối

Đức trị (hay Nhân trị, Lễ trị). Nho giáo coi giáo

hóa con người là phương tiện, biện pháp hiệu

quả nhất để đào tạo con người, hoàn thiện con

người đi đến ổn định, phát triển xã hội.

CƠ SỞ ĐỂ NHO GIÁO ĐỀ RA ĐƯỜNG

LỐI GIÁO DỤC, GIÁO HÓA

Nho giáo xuất hiện vào thời Xuân Thu –

Chiến quốc, loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên

miên. Sự tranh giành về quyền lực, địa vị xã

hội đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào sự

hỗn loạn. Khổng Tử nói rằng đó là thời kỳ

* Tel: 0912 797737

“quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử

bất tử” (vua không phải đạo vua, tôi không

phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con

không phải đạo con) [2, tr.483]. Những cuộc

chiến tranh đều nhằm mục đích tranh bá,

tranh vương. Mạnh Tử nói rằng: “đánh nhau

giành đất, giết người thây chất đầy đồng,

đánh nhau giành thành, giết người thây chất

đầy thành”[4, tr.26-27]. Sinh ra và lớn lên

trong thời loạn lạc, Khổng Tử nhận thấy rằng

xã hội bất ổn, có chiến tranh là do con người

“vô đạo” (không có đạo đức), do đó, theo

ông, cần phải đưa con người trở về “hữu

đạo” (có đạo đức) bằng cách “giáo hóa” (giáo

dục). Chính vì thế, Khổng Tử đã rất coi trọng

vấn đề giáo dục. Theo ông mọi người đều cần

được giáo dục; nội dung của giáo dục là đạo

đức và nhân cách để làm hoàn thiện con

người; để đưa xã hội vào một vòng trật tự

nhất định, thịnh vượng, thái bình. Điều này

cho thấy, Nho giáo nói riêng và nhiều trường

phái triết học Trung Hoa thời bấy giờ đã luôn

xem trọng vấn đề giáo dục, giáo hóa con

người, coi đó như một cách thức, biện pháp

góp phần vào sự ổn định xã hội, làm cho xã

hội trở lên tốt đẹp hơn.

Như vậy, cơ sở cũng như xuất phát điểm để

các nhà Nho đề xuất ra đường lối giáo dục,

coi trọng nó chính bắt nguồn từ yêu cầu và lợi

ích của giai cấp địa chủ phong kiến Trung

Quốc trước một thực trạng xã hội hết sức rối

Page 179: Tập 121, số 07, 2014

Thăng Văn Liêm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 177 - 180

178

loạn; đồng thời, cũng xuất phát từ quan niệm

của các nhà Nho cho rằng: bằng giáo dục có

thể thay đổi bản tính vốn có của con người.

Chính vì vậy trong sách Luận ngữ, Khổng Tử

đã coi công việc giáo dục là công việc chính

sự quan trọng nhất của nhà cầm quyền, là

biện pháp cần thiết hơn biện pháp kinh tế.

Ông quan niệm “khi dân đã đông thì nhà cầm

quyền phải giúp họ làm giàu. Và khi họ đã

giàu thì phải giáo hóa họ”. [3, tr.203]. Còn

Mạnh Tử coi giáo hóa là công việc quan trọng

nhất của kế sách giữ nước. Ông nói: Thành

quách chẳng hoàn bị, đồ kinh pháp chẳng

nhiều, chẳng phải tai nạn trong nước vậy;

ruộng nương chẳng mở mang, của cải chẳng

tích tụ, chẳng phải là sự nguy hại cho nước

vậy. Người trên không có lễ giáo, người dưới

không có học thức, kẻ dân tàn tặc dấy lên,

nước mất đến nơi.

Từ thời Hán về sau, giáo dục, giáo hóa lại

được chính quyền phong kiến coi như một

công cụ đắc lực nhất để duy trì bảo vệ địa vị

thống trị giai cấp. Chính Đổng Trọng Thư đã

nói: Kìa muôn dân chạy theo cái lợi, như

nước chảy xuống chỗ thấp, nếu không lấy

giáo hóa mà ngăn chặn thì không thể giữ lại

được. Thế cho nên, giáo hóa xây dựng được

thì gian tà đều ngừng lại và việc ngăn ngừa

mới hoàn thành, giáo hóa mà bị phế bỏ thì

gian tà đua nhau mà nảy ra, hình phạt không

thể kể xiết, việc ngăn ngừa bị hỏng. Các bậc

vua xưa hiểu rõ điều đó, thế nên họ cứ ngồi

yên mà trị thiên hạ, không ai coi việc giáo hóa

là việc lớn.

Như vậy, điểm khác biệt rất cơ bản giữa Nho

giáo với các học thuyết đương thời Trung

Quốc là đã coi giáo dục, giáo hóa là một

phương tiện chính trị, là một biện pháp cai trị.

Và chính vì coi trọng giáo dục mà từ thời

Tuân Tử về sau, chính quyền phong kiến đã

đặc biệt khuyến khích giáo dục, thi cử, mở

trường dạy học, tiến cử nhân tài ra làm quan

thông qua con đường học tập, thi cử…

Do đó, theo các nhà Nho, phải giáo dục, giáo

hóa con người hướng về cái thiện, làm theo

điều thiện. Ở khía cạnh này, có thể lý giải vì

sao Nho giáo coi trọng giáo dục, giáo hóa và

coi đó là một công cụ cai trị, thực hiện công

việc giáo hóa cũng là thực hiện các nhiệm vụ

chính trị.

ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC, GIÁO HÓA CỦA

NHO GIÁO

Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử viết: “Hữu

giáo vô loại” (giáo dục không phận biệt kẻ

sang hèn, kẻ cao người thấp) [2, tr.588]. Tư

tưởng này của Khổng Tử nói riêng và của

Nho giáo nói chung đều muốn khẳng định sự

bình đẳng trong giáo dục đối với mọi người

dân, không phân biệt sang hèn, cao thấp.

Nho giáo không chỉ coi tầng lớp quý tộc,

thống trị là đối tượng của giáo dục, giáo hóa

mà dân, những người bình thường cũng là đối

tượng của giáo dục, giáo hóa. Khổng Tử nói:

“Đối với những người đem lễ xin học từ một

bó nem trở lên, ta chưa hề chối người nào,

không dạy bảo” (Tự hành thúc tu dĩ thượng,

ngô vị thường vô hối dã) [2, tr.347]. Đây là tư

tưởng mang tính tiến bộ của Khổng Tử, thể

hiện tính nhân bản cứu đời của ông. Ở thời

đại ông, sự phân chia đẳng cấp, xã hội còn

nhiều bất công là điều không thể khắc phục

được, ông luôn mong muốn tạo ra những

nhân tố mới, tiến bộ nhằm cải cách dần thể

chế xã hội cũ. Quan điểm giáo dục, đào tạo

con người của Khổng Tử chính là nhằm thực

hiện hoài bão này. Do vậy, đối tượng chủ yếu

trong giáo dục của Nho giáo nói chung và

Khổng Tử nói riêng là đào tạo những người

thuộc giai cấp thống trị; đào tạo những người

thuộc giai cấp khác nhưng có thể bổ sung cho

giai cấp thống trị; đào tạo những người dân

biết “đạo” (đạo lý). Vì thế, cũng đã có không

ít người xuất thân từ tầng lớp thứ dân nhờ vào

việc học tập mà làm quan, hưởng lộc, được

đứng vào tầng lớp thống trị.

Nhưng thực tế thì không phải mọi người dân

đều là đối tượng của giáo dục, giáo hóa. Bởi

vì, thứ nhất, trong xã hội phong kiến không

phải người dân nào cũng có đủ điều kiện để

học tập, đặc biệt là những người nghèo khổ,

Page 180: Tập 121, số 07, 2014

Thăng Văn Liêm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 177 - 180

179

những người mà theo Mạnh Tử: chỉ lo cái ăn

còn chưa xong, chứ thời giờ đâu mà học lễ,

nghĩa. Thứ hai, trong sách Luận ngữ, một mặt

ông ta chủ trương “giáo hóa vô loại” mặt

khác, ở nơi khác đối với người nông dân –

những người ông đã gọi là những kẻ tiểu

nhân, hèn kém về đạo đức thì ông ta áp dụng

chính sách ngu dân. Theo ông đối với họ, chỉ

có thể sai khiến họ chứ không thể làm cho họ

hiểu biết được. Ông nói: đối với dân, chuyện

nào cần làm thì khiến họ làm, chớ không nên

giảng giải nghĩa lý sâu xa, vi diệu với họ”

(Dân khả sử do chi, bất khả sử trí tri). [3,

tr.125]. Như vậy, ở Khổng Tử cho dù ông có

chủ trương “Hữu giáo vô loại” nhưng vẫn có

phân biệt và không phải bất cứ ai cũng được

“Hữu giáo vô loại”. Với ông, người dân nào

chấp nhận và nghe theo lời dạy của các bậc

thánh hiền mới là đối tượng của giáo dục,

được ông ta quan tâm trong giáo dục. Trong

thực tế ông cũng đã nói: kẻ tiểu nhân ngu dốt

chẳng hiểu mạng trời, nên chẳng kính sợ, họ

khinh nhạo bậc đại nhân, họ coi rẻ lời dạy của

thánh nhân. Do đó, với hạng người này không

thể là đối tượng của giáo dục. Đây cũng là

hạn chế trong cách quan niệm và phân chia

các hạng người của Khổng Tử. Đặc biệt

Khổng Tử không coi trọng người phụ nữ

trong xã hội phong kiến đây cũng là hạn chế

chung của hệ tư tưởng phong kiến. Khổng Tử

xếp phụ nữ vào hạng tiểu nhân, do đó phụ nữ

không phải là đối tượng của giáo dục và

không được nhận nền giáo dục phong kiến.

Điều này dẫn tới sự bất bình đẳng về giới

trong xã hội phong kiến bấy giờ.

Đến Mạnh Tử, dẫu ông ta có đề ra chính sách

“Dưỡng dân” (trong đó có bảo hàm cả việc

dạy dỗ, giáo dục), “phú nhi hậu giáo” (làm

cho họ giàu rồi mới giáo dục)… nhưng không

phải mọi người dân đều là đối tượng của giáo

dục. Ngoài ra, khi bàn về tính, ông ta cho

rằng, con người khi sinh ra đã có tính sẵn từ

thiện tâm: Trắc ẩn, Tu ố, Cung kính, thị phi –

những cái mà theo ông là “điểm khác nhau

chả mấy tí giữa con người và con vật”. Tức là

trong quan niệm của Mạnh Tử họ là những

con vật và con vật thì không thể là đối tượng

của giáo dục. Hơn nữa, trong vòng cương tỏa

của chế độ phong kiến thì cái được gọi là dân

ấy làm sao “giàu” được để sau đó mà “giáo”.

Đối với Tuân Tử, ông quả quyết rằng kẻ tiểu

nhân sinh ra và mãi mãi là kẻ tàn bạo, gian ác,

thèm muốn của cải mà không biết tu dưỡng,

rèn luyện, chỉ biết thả lỏng tính tình. Do đó,

với những người như vậy, họ cũng không

phải là đối tượng của giáo dục.

Từ thời Hán trở đi, các nhà Nho cũng quan

niệm rằng những kẻ thứ dân, kẻ tiểu nhân

cũng không phải là đối tượng của giáo dục,

không học được. Dù có học được thì dưới con

mắt của các nhà Nho và giới cầm quyền thống

trị, học cũng chỉ là những kẻ hạ ngu, không

nghe theo giáo hóa, khinh thường giáo hóa,

khinh nhờn lời dạy của thánh hiền.

KẾT LUẬN

Như đã phân tích ở trên, Nho giáo đã có rất

nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng của

giáo dục, giáo hóa. Ở Khổng Tử, ông xem

mọi người dân đều là đối tượng của giáo dục,

giáo hóa. Song, hạn chế trong cách nghĩ của

ông là ở chỗ ông coi những người bị xếp vào

hạng tiểu nhân lại không phải là đối tượng

của giáo dục, giáo hóa. Đến các học trò của

ông và sau này, những người kế tục phát triển

Nho giáo họ vẫn luôn đề cao giáo dục nhưng

đối tượng để được giáo hóa lại tập trung nhiều

vào những người được coi là quân tử trong xã

hội. Vì thế, nếu so với các trường phái triết

học cùng thời, xét về đối tượng giáo dục, Nho

giáo cũng vẫn thể hiện tính chất bất bình

đẳng, tính giai cấp rõ rệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Doãn Chính (chủ biên), Đại cương triết học

Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1997

2. Nguyễn Đức Lân (dịch và chú giải), Chu Hy tứ

thư tập chú, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội,

1998.

3. Đoàn Trung Còn (dịch), Khổng Tử - Luận ngữ,

Sài Gòn, 1950.

Page 181: Tập 121, số 07, 2014

Thăng Văn Liêm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 177 - 180

180

4. Đoàn Trung Còn (dịch), Mạnh Tử - quyển hạ,

Trí Đức Tòng Thơ, Sài Gòn, 1950.

5. Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi, Tuân Tử, Nxb Văn

hoá, Hà Nội, 1994.

SUMMARY

FEW THINGS TO THINK ABOUT OBJECTS OF EDUCATION,

CIVILIZATION OF CONFUCIANISM

Thang Van Liem* College of Education - TNU

Confucianism is one of the major philosophical schools of Chinese ancient, medieval. Human

problems and human training was upholded and considered importan by Confucians. However,

due to the ideology of the feudal landlord class to the views of Confucianism is still certain

limitations. But, Confucian had positive contributions in aspect of education. In the conception of

the object of education, civilization of the Confucians had different ways about understanding and

explaining from that proposed educational measures, civilized measures people to bring Chinese

society escaped chaos, became orderly, stability and development.

Keyword: Confucianism, education, civilization, human, Khong Tu

Ngày nhận bài:07/5/2014; Ngày phản biện:22/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Vũ Minh Tuyên – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

* Tel: 0912 797737

Page 182: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186

181

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Phạm Kim Thoa*

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Văn hóa ứng xử trong học đường là vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo

dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Hiện nay, một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học

tập và hành vi, thái độ ứng xử trong nhà trường chưa chuẩn mực. Đây là vấn đề đáng lo ngại của

các nhà quản lí giáo dục và toàn xã hội. Bài báo này trình bày về kết quả khảo sát thực trạng và

nguyên nhân dẫn đến những hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận sinh viên

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên.

Từ khóa: Văn hóa ứng xử, hành vi, thái độ, sinh viên, cán bộ, viên chức, bộ quy tắc, xây dựng,

Đại học Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Những năm gần đây, ý thức học tập, rèn luyện

sút kém và hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn

hóa trong nhà trường của một bộ phận sinh

viên là một vấn đề đáng lo ngại của các nhà

quản lí giáo dục và toàn xã hội. Đó là hiện

tượng sinh viên vi phạm các nội quy, quy

định, quy chế như: thiếu lễ phép với thầy cô

và cán bộ, viên chức trong nhà trường, cử chỉ,

ngôn ngữ giao tiếp với bạn bè chưa phù hợp,

nghỉ học tự do, không trung thực trong học

tập, thi cử,…

Văn hóa ứng xử trong nhà trường là một vấn

đề rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng

đến chất lượng đào tạo; tinh thần làm việc của

cán bộ, viên chức; ý thức, thái độ học tập, rèn

luyện của sinh viên mà còn tác động đến tư

tưởng của các bậc phụ huynh và dư luận xã

hội. Vì vậy giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh

viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và

Truyền thông nói riêng và sinh viên Đại học

Thái Nguyên nói chung là nhiệm vụ cấp thiết

hiện nay của tập thể cán bộ, viên chức toàn

Đại học. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp

các em hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức, đạo lí

làm người để từ đó có những hành vi ứng xử

tốt đẹp hơn.

* Tel:

KHÁI NIỆM VĂN HÓA ỨNG XƯ TRONG

NHÀ TRƯỜNG

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số

quan niệm về văn hóa ứng xử, văn hóa học

đường, văn hóa ứng xử trong nhà trường, ví dụ:

- “Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể

hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ,

lối hành động của một cộng đồng người trong

việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ

giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi

mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian)”[3].

-“Văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn

mực, giá trị giúp các cán bộ quản lí nhà

trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các

em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ,

tình cảm, hành động tốt đẹp"[1].

-“Văn hóa ứng xử trong nhà trường là những

biểu hiện hoạt động của mỗi cá nhân (hoặc

nhóm người), được thể hiện ở lối sống, nếp

sống, suy nghĩ, sự giao tiếp và cách ứng xử

của con người đối với bản thân, với những

người xung quanh, trong công việc và môi

trường hoạt động giáo dục hằng ngày”[2].

Những quan niệm trên cho thấy văn hóa ứng

xử là cách ứng xử của những người trong

cùng một cộng đồng với nhau và với môi

trường xung quanh. Còn văn hóa ứng xử

trong nhà trường thì được hiểu cụ thể hơn, đó

không chỉ là cách thể hiện thái độ, hành động,

Page 183: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186

182

lời nói của các thành viên trong nhà trường

với nhau mà còn với mọi người xung quanh,

với cảnh quan môi trường, với hoạt động dạy

và học,... Vì vậy, chúng tôi cho rằng Văn hóa

ứng xử trong nhà trường là những chuẩn mực

đạo đức quy định cách giao tiếp giữa các

thành viên trong nhà trường với nhau (cụ thể,

đó là thái độ giảng dạy, thái độ làm việc, thái

độ học tập và tiếp thu kiến thức, là cách ăn

mặc, cách ứng xử với cảnh quan, môi trường

của cán bộ, viên chức và sinh viên), đồng

thời, là cách giao tiếp giữa các thành viên

trong nhà trường với khách và phụ huynh.

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA

ỨNG XƯ CỦA SINH VIÊN

Mục tiêu, phạm vi, nội dung, đối tương,

thời gian khảo sát và phương pháp xử lí số

liệu điều tra

Mục tiêu và phạm vi khảo sát

Hiện nay, trong các trường đại học luôn tồn

tại hai nhóm sinh viên: một bên là những sinh

viên có ý thức, thái độ học tập tích cực, chủ

động, có nhận thức đúng đắn về đạo lí thầy

trò, về lễ nghi phép tắc; một bên là những

sinh viên có hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có

ý thức, thái độ học tập đáng lên án như chây

ỳ, ỷ lại, thờ ơ, vô trách nhiệm với bản thân,

gia đình và xã hội.

Với mục tiêu tìm ra những biện pháp khắc

phục thiết thực nhất góp phần xây dựng môi

trường giáo dục kỉ cương, lành mạnh, thân

thiện và hiệu quả, trong phạm vi bài viết này,

chúng tôi chỉ khảo sát về các hành vi vi phạm

văn hóa ứng xử trong nhà trường của sinh

viên, qua đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến

tình trạng ứng xử kém văn hóa của sinh viên

hiện nay.

Nội dung khảo sát

Phiếu điều tra về “Văn hóa ứng xử trong học

đường của sinh viên” sử dụng kết hợp hai loại

câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở

với nội dung đan xen và xoay quanh một số

vấn đề sau: Lễ nghi, phép tắc có thực sự cần

thiết trong các trường chuyên nghiệp? Hiện

nay, sinh viên ứng xử với cán bộ, giảng viên,

nhân viên và bạn bè như thế nào? Lí do sinh

viên không chào thầy cô? Sinh viên bình luận

về cán bộ viên chức như thế nào trong và

ngoài Facebook? Những biểu hiện tiêu cực

trong thi cử? Những lỗi sinh viên mắc phải

trong giao tiếp và trong học tập? Nguyên

nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

khiến văn hóa học đường đang có biểu hiện đi

xuống? Biện pháp khắc phục tốt nhất là gì?

Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là sinh viên các khóa K8,

K9, K10, K11 của các khoa: Khoa Công nghệ

Thông tin, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế,

Khoa Công nghệ Tự động hóa, Khoa Công

nghệ Điện tử truyền thông của Trường Đại

học Công nghệ Thông tin và Truyền thông –

Đại học Thái Nguyên.

Số lượng phiếu phát ra là 750, số phiếu thất

lạc là 82, số phiếu được khảo sát là 668.

Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2013

Phương pháp xư lí số liệu điều tra

Vì phiếu điều tra có sử dụng kết hợp cả hai

loại câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở nên

chúng tôi xử lí số liệu điều tra bằng phương

pháp thống kê, phân loại.

Kết quả khảo sát

Số liệu khảo sát trong bảng trên sau khi quy

về giá trị tương đối (%) được thể hiện dưới

dạng biểu đồ hình cột. Trong biểu đồ, trục

tung thể hiện số phần trăm trên tổng số 668

sinh viên được khảo sát; trục hoành thể hiện

hành vi vi phạm.

Hình 1. Biểu đồ mức độ vi phạm quy chế, quy

định của sinh viên trong nhà trường

Page 184: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186

183

Bảng 1. Kết quả khảo sát một số vi phạm của sinh viên trong nhà trường

STT Hành vi vi phạm Số phiếu Tỷ lệ phiếu

1 Nghỉ học tự do 234/668 35%

2 Đi học muộn (hoặc thường xuyên đi học muộn) 227/668 34%

3 Nhờ người đi điểm danh 117/668 17,5%

4 Trốn học sau khi điểm danh 240/668 36%

5 Ra vào lớp học không xin phép giáo viên 73/668 11%

6 Chưa thực hiện tốt văn hóa chào hỏi 447/668 67%

7 Gây áp lực với giảng viên trẻ 97/668 14,5%

8 Cử chỉ và ngôn ngữ khi giao tiếp không phù hợp 387/668 58%

9 Nói leo, làm việc riêng trong giờ học, ngủ gật 374/668 56%

10 Sử dụng điện thoại trong giờ học 220/668 33%

11 Gian lận trong thi cử 471/668 70,5%

Biểu đồ cho thấy, một số hành vi vi phạm phổ

biến của sinh viên hiện nay là gian lận trong

thi cử (chiếm 70,5%), không tập trung học

tập (chiếm 56%), giao tiếp kém

(chiếm 58%), thiếu lễ phép (chiếm 67%);

một số hành vi vi phạm với tỉ lệ thấp hơn

nhưng có ảnh hưởng lớn đến tinh thần, thái độ

và kết quả học tập của sinh viên đó là nghỉ

học tự do (chiếm 35%), đi học muộn

(chiếm 34%), sử dụng điện thoại trong giờ

học (chiếm 33%), nhờ người điểm danh

(chiếm 17,5%), gây áp lực với giảng viên

trẻ (chiếm 14,5%), ra vào lớp không xin

phép (chiếm 11%).

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chủ quan

Do nhận thức

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của

chính sinh viên. Vì nhận thức xã hội chưa đầy

đủ, chưa đúng đắn, cộng thêm sự thiếu bản

lĩnh nên một bộ phận sinh viên thiếu ý thức

học tập, rèn luyện; thái độ, hành vi trong giao

tiếp chưa chuẩn mực.

Do chất lượng đầu vào

Hiện nay, nhiều sinh viên có điểm đầu vào

không cao. Điều đó không những ảnh hưởng

đến khả năng tiếp nhận kiến thức chuyên môn

sâu mà còn là một trong những nguyên nhân

của thái độ học tập kém.

Nguyên nhân khách quan

Do hiệu quả của giáo dục trong gia đình và

trường phổ thông còn hạn chế

- Sự giáo dục chưa hiệu quả từ gia đình:

Chúng ta biết rằng gia đình là nền tảng văn

hóa của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không phải

tất cả các bậc phụ huynh đều cư xử đúng mực

và có biện pháp giáo dục con cái một cách

hiệu quả, thậm chí, có những em còn bị ảnh

hưởng xấu từ chính gia đình.

- Sự giáo dục chưa hiệu quả từ trường phổ

thông: Cuộc sống hiện đại ngày càng coi

trọng việc tạo ra của cải vật chất và chú trọng

sinh lời trong đầu tư, kinh doanh, phát triển

nên các môn học về khoa học tự nhiên ngày

càng được hầu hết các trường phổ thông coi

trọng, ngược lại, các môn học chuyên ngành

khoa học xã hội càng lúc càng không được ưa

chuộng như môn Giáo dục công dân, Lịch sử,

Ngữ văn,… Do đó, giáo dục nhân cách cho

học sinh trong các cấp học cũng dần bị coi

nhẹ theo xu hướng này.

Do sự tác động từ môi trường bên ngoài

Hằng ngày, các em phải tiếp xúc với thế giới

bên ngoài với rất nhiều hiện tượng tiêu cực

của xã hội, tiếp nhận biết bao thông tin không

lành mạnh từ những đối tượng xấu, những ấn

phẩm đồi trụy, từ những thông tin truyền

miệng đến những thông tin cập nhật thường

xuyên trên mạng Internet. Điều đó ảnh hưởng

rất lớn đến nhận thức xã hội, đến tư tưởng,

niềm tin của các em vào thế hệ đi trước.

Do sự hạn chế của công tác giáo dục ở

trường đại học

Điều này thể hiện ở hai nguyên nhân sau:

Page 185: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186

184

* Nhà trường chưa có biện pháp quản lí chặt

chẽ và chưa xử lí kiên quyết các vi phạm nên

quy chế, quy định, nội quy chưa phát huy hết

tác dụng

- Có tới 61% phiếu (trả lời cho câu hỏi mở)

cho rằng kỉ luật của nhà trường còn thiếu

nghiêm khắc, thiếu sự kiểm tra giám sát của

các phòng ban chức năng. Việc xử lí các

trường hợp vi phạm chưa thực sự triệt để

khiến sinh viên và một số cán bộ, giảng viên,

nhân viên chưa nghiêm túc thực hiện quy chế,

quy định, nội quy, do đó các văn bản này

chưa phát huy được hết tác dụng. Ví dụ: Quy

định về thái độ học tập, làm việc; về giờ giấc;

hành vi ứng xử; về mặc đồng phục, đeo thẻ;

Quy chế thi, kiểm tra,…

* Cán bộ, viên chức chưa thực hiện tốt nhiệm

vụ giáo dục và đào tạo

- Thầy cô chưa thực sự tâm huyết với công

tác giáo dục và đào tạo:

Bên cạnh rất nhiều giảng viên luôn đề cao

nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tư tưởng và đào

tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người học,

hiện nay vẫn còn một số giảng viên có những

biểu hiện không tốt về đạo đức nghề nghiệp,

chưa tâm huyết với nghề. Chẳng hạn, trước

những biểu hiện xấu của người học, họ thờ ơ,

cho qua, không nhắc nhở hoặc xử lí nghiêm

khắc; để sinh viên thích thì học, không thích

thì thôi. Đồng thời có cả những giảng viên

chưa chuyên tâm vào công tác chuyên môn,

chỉ dạy lí thuyết mà chưa có nội dung thực

hành khiến các em không phục.

Thực tế cho thấy, người học có tập trung

trong giờ học hay không phụ thuộc rất nhiều

vào thái độ và phương pháp giảng dạy của

người thầy. Nhưng vẫn còn những thầy cô có

nghiệp vụ sư phạm hạn chế, phương pháp

truyền đạt kiến thức chưa phù hợp, chưa tạo

được không khí sôi nổi trong giờ học để thu

hút sự chú ý của sinh viên.

- Thầy cô chưa nêu gương về văn hóa ứng xử:

Với lỗi vi phạm quy định về giờ giấc lên lớp

như nghỉ học tự do, đi học muộn, trốn tiết,…

sinh viên cho rằng ngoài lí do ý thức học của

sinh viên kém còn có một lí do khác, đó là có

một số giảng viên chưa thực hiện nghiêm giờ

lên lớp, chẳng hạn: vào muộn nhưng không

xin lỗi học sinh, có chuông báo hết giờ nghỉ giải

lao không vào lớp ngay, thậm chí còn có giảng

viên để sinh viên ngồi chơi không cả giờ.

Một số giảng viên khác thì không xử lí

nghiêm một số hành vi vi phạm như: biết học

trò nghỉ học tự do quá quy định nhưng vẫn

cho thi, học trò đi học quá muộn vẫn cho vào

lớp, học trò đi muộn thường xuyên vẫn không

nhắc nhở, không xử lí nghiêm những người

trốn học sau khi điểm danh.

Với lỗi vi phạm quy định về thái độ học tập,

một số ý kiến cho rằng họ không tập trung

nghe giảng không chỉ vì họ a dua theo các bạn

khác mà còn có lí do khác, đó là có những

sinh viên làm việc riêng trong giờ học nhưng

không bị thầy cô xử lí.

Đối với những hành vi không tôn trọng giảng

viên, các em cho rằng có một vài thầy cô

cũng chưa có thái độ ứng xử chuẩn mực,

nhiều lúc không tôn trọng người học bằng

việc thể hiện thái độ khinh miệt hoặc quát

mắng một cách thái quá, không những không

thể hiện thái độ thân thiện, không sẵn sàng

giúp đỡ mà còn gây áp lực, gây “khó dễ” cho

học trò.

Về những biểu hiện thiếu lễ phép của sinh

viên, một số em chia sẻ (trong phiếu điều tra):

có ba lí do khiến các em chưa thực hiện tốt

“văn hóa chào hỏi”, đó là: ngại chào thầy cô

vì sợ bạn chế nhạo; thầy cô không nhận ra

mình nên không chào; nhiều lần chào hỏi

nhưng một số thầy cô không thể hiện thái độ

gì nên không chào nữa. Thậm chí có ý kiến tiêu

cực còn cho rằng nguyên nhân là do những thầy

cô đó vi phạm đạo đức nghề nghiệp nên không

xứng đáng nhận được lời chào.

- Cán bộ, viên chức chưa nêu gương trong

việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra:

Theo phản hồi của sinh viên, hiện nay, một số

nhân viên phòng ban và một số giảng viên

Page 186: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186

185

còn gây áp lực với sinh viên, sau đó gợi ý để

sinh viên đến thăm, đưa “quà”. Khóa trước

đồn khóa sau, trường này đồn trường khác

dẫn đến hiện tượng sinh viên gọi điện, nhắn

tin hoặc gặp trực tiếp cán bộ, viên chức để

“chạy điểm”.

Ngoài ra, một số thầy cô khác không có biểu

hiện xấu nhưng khi đón nhận thông tin lại

không có ý kiến phản đối cũng làm cho sinh

viên lầm tưởng là rất nhiều cán bộ, viên chức

có biểu hiện xấu, khiến họ có thái độ coi

thường đội ngũ nhân viên, giảng viên.

Bên cạnh đó, ở một số trường đại học còn có

những giảng viên bất chấp đạo đức nghề

nghiệp, quá coi trọng vật chất và nhu cầu của

bản thân nên dám ngang nhiên “ra giá” với

học trò, vì vậy, sinh viên và gia đình các em

lầm tưởng rằng “học đại học là như thế cả”,

là “học trò cần điểm, giảng viên cần tiền”.

Trả lời về những lỗi vi phạm quy chế thi,

kiểm tra, sinh viên cho rằng “nếu chúng em

không quay cóp thì sẽ thiệt vì nhiều bạn khác

đều quay cóp cả...”. Có phiếu cũng phản hồi

rằng em rất bất bình đối với một số ít cán bộ,

giảng viên làm lộ đề và một số cán bộ coi thi

chưa xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm

nên đã tạo nên một môi trường thi cử không

công bằng, thiếu văn hóa, tạo tiền lệ xấu trong

môi trường giáo dục.

- Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện tốt

nhiệm vụ được giao:

Từ trước đến nay, giáo viên chủ nhiệm luôn là

người gần gũi, quan tâm sát sao đến việc học

tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên. Tuy

nhiên, hiện nay, không phải tất cả các giảng

viên được phân công làm công tác này đều

thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Theo phản hồi của sinh viên, một số giáo viên

chủ nhiệm cũng chưa có mối quan hệ mật

thiết với sinh viên lớp chủ nhiệm, chưa làm

tốt nhiệm vụ cố vấn học tập, chưa có tinh thần

trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ mà nhà

trường giao cho, chẳng hạn đến sinh hoạt lớp

một cách miễn cưỡng, không có sự đầu tư cho

nội dung sinh hoạt, thậm chí, nhờ giáo viên

thiếu kinh nghiệm đi sinh hoạt hộ, khiến mối

quan hệ giữa thầy và trò ngày càng trở nên

lỏng lẻo.

KẾT LUẬN

Để khắc phục thực trạng trên và hướng đến

mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục kỉ

cương, thân thiện, hiệu quả, ngoài những biện

pháp mà các nhà trường đã và đang triển khai

thực hiện, tác giả bài viết cho rằng Đại học

Thái Nguyên cần xây dựng và ban hành Bộ

quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức và sinh

viên Đại học Thái Nguyên.

Trong môi trường giáo dục đại học, Bộ quy

tắc ứng xử có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu

việc hoàn thiện và triển khai áp dụng được

tiến hành triệt để thì Bộ quy tắc sẽ là một

công cụ tạo khả năng minh bạch hóa các hành

vi trong các mối quan hệ trong nhà trường,

đồng thời là khung tham chiếu giúp mọi cá

nhân nhận diện, phát hiện ra các hành vi vi

phạm pháp luật, vi phạm đạo lí, đạo đức nghề

nghiệp để phòng tránh và kịp thời lên án.

Tuy nhiên, để nội dung Bộ quy tắc thực sự

khách quan và phù hợp với tất cả các đơn vị

thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên thì cần

có sự quan tâm, chỉ đạo và đóng góp ý kiến

của các cấp lãnh đạo, viên chức, phụ huynh

và sinh viên. Những nội dung này, chúng tôi

sẽ đề cập đến trong những bài viết sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Hạc (2009), Văn hóa học đường:

Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục

giá trị, Tạp chí Nghiên cứu Con người - Số

2/2009.

2. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2, Một

số biện pháp xây dựng nền nếp văn hóa ứng xử

trong nhà trường http://trungtamgdqphanoi2.edu.vn/nghien-cuu-

khoa-hoc/mot-so-bien-phap-xay-dung-nen-nep-

van-hoa-ung-xu-trong-nha-truong-

260.html#.UgmaGJKNhwg 3. Tiểu luận “Văn hóa ứng xử, văn hóa nói”

(2010).http://luanvanfree.com/f/tai-lieu/6994-Van-

hoa-ung-xu-van-hoa-noi.html

Page 187: Tập 121, số 07, 2014

Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186

186

SUMMARY

A SURVEY ON THE CURRENT STATUS OF THE STUDENTS’

BEHAVIORAL CULTURE IN COLLEGE OF INFORMATION AND

COMMUNICATION TECHNOLOGY - TNU

Pham Kim Thoa*

College of Information and Communication Technology - TNU

Behavioral culture in school is a very important issue which has a great influence on the quality of

education and training of institutions of higher education. Currently, several students lack of

awareness of study, their behavior and attitudes in schools have not met the standards yet. This is a

worrying issue to education administrators and to the whole society. This paper presents the results

of the survey on the actual situation and the causes of the decline in the behavior and attitudes of

several students at Thai Nguyen University of Information and Communication Technology.

Keywords: behavioral culture, behavior, attitude, student, staff, official, set of rules, to create,

Thai Nguyen University

Ngày nhận bài:03/4/2014; Ngày phản biện:23/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Đoàn Đức Hải – Đại học Thái Nguyên

* Tel:

Page 188: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Xuân Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 187 - 190

187

CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Nguyễn Xuân Tiến*

Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Sau gần 4 năm được thành lập theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ (4/4/1994), ngày 01-8-

1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và đầu tư bước I - Đại học Thái

Nguyên tại Quyết định số 600/TTg.Trong thời gian qua, công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt

bằng đã phần nào góp phần tích cực vào công tác xây dựng và phát triển ĐHTN. Từ kết quả của

công tác giải phóng mặt bằng ĐHTN đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình. Tuy nhiên,

để đáp ứng được quy mô đào tạo ngày một tăng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà

nước giao, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt, đồng bộ nêu trên để có thêm quỹ đất

để phục vụ cho các dự án tiếp theo của Đại học Thái Nguyên.

Từ khóa: giải phóng mặt bằng, Đại học Thái Nguyên, quy hoạch

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT

BẰNG XÂY DỰNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN*

Quy mô dự án

Sau gần 4 năm được thành lập theo Nghị định

số 31/CP của Chính phủ (4/4/1994), ngày 01-

8-1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

quy hoạch tổng thể và đầu tư bước I - Đại học

Thái Nguyên tại Quyết định số 600/TTg.

Theo Quyết định trên, khu vực quy hoạch xây

dựng Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) chỉ nằm tại

các 4 phường, xã trên địa bàn T.P thái Nguyên

với tổng diện tích sử dụng đất 300 ha.

Trong quá trình triển khai quy hoạch, đặc biệt

sau khi T.P Thái Nguyên được công nhận là

Đô thị loại II (2002), trên cơ sở đề nghị của

UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Xây dựng, Thủ

tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

278/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 về việc

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây

dựng T.P Thái Nguyên đến năm 2020, trong

đó cho phép ĐHTN giữ nguyên quỹ đất theo

quy hoạch chung ĐHTN được phê duyệt (QĐ

600/TTg) và bổ sung thêm các cơ sở ngoài

quy hoạch chung được phê duyệt gồm: Đại

học Kỹ thuật công nghiệp; Đại học Y dược và

Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật (nguyên là

Trường Công nhân kỹ thuật) với tổng diện

tích sử dụng đất 360 ha.

* Tel: 0913 386027

Đến tháng 8- 2006, Bộ Giáo dục- Đào tạo ký

Quyết định 4158/QĐ-BGDĐT phê duyệt Đề

án “Quy hoạnh phát triển ĐHTN thành Đại

học trọng điểm, trung tâm đào tạo, nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ vùng đến

năm 2020” và xác định ĐHTN sẽ bao gồm:

Khu Trung tâm điều hành; 9 trường đại học

thành viên; 3 viện nghiên cứu và 4 đơn vị trực

thuộc. Trên cơ sở Đề án được phê duyệt,

ĐHTN tiếp tục điều chỉnh quy hoạch tổng thể

và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định

số 821/QĐ-UBND ngày 21/4/2009 với tổng

diện tích sử dụng đất lên tới 436,5 ha, trong

đó quy mô điều chỉnh là 341,83 ha trải rộng

trên 5 khu, thuộc 6 xã, phường trên địa bàn

Thành phố (xã Quyết Thắng và Phúc Hà;

phường Quang Trung; Tân Thịnh; Thịnh Đán

và Tích Lương.

Kết quả giải phóng mặt bằng

Dự án xây dựng ĐHTN được phê duyệt quy

hoạch từ đầu tháng 8-1997 nhưng đến năm

1999, Chủ đầu tư Đại học Thái Nguyên

(ĐHTN) mới thực hiện công tác GPMB. Giai

đoạn từ năm 1999- 2005, ĐHTN thực hiện

bồi thường GPMB 3 dự án (đường vành đai;

Lô 17 và Lô 18) với tổng diện tích 11,2 ha;

giá trị bồi thường trên 19,3 tỷ đồng. Giai đoạn

2006- 2010, ĐHTN thực hiện GPMB 11 dự

án với tổng diện tích 15,9 ha; giá trị bồi

thường gần 43,5 tỷ đồng, trong đó có 1, 2 ha,

Page 189: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Xuân Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 187 - 190

188

kinh phí gần 1,5 tỷ đồng là nguồn tiền tự có

của Trường Đại học Công nghệ thông tin và

Truyền thông. Trong năm 2011 và 2012, đơn

vị chỉ giải ngân được trên 22,6 tỷ đồng cho

công tác GPMB nhưng chủ yếu tập trung vào

việc giải quyết tồn tại và xây dựng hạ tầng

khu tái định cư. Như vậy, sau 14 năm tiến

hành bồi thường GPMB, Chủ đầu tư mới

GPMB được trên 27 ha.(*)

Hạn chế, tồn tại

Sở dĩ công tác GPMB chỉ mới tiến hành được

một phần rất nhỏ, chậm và kéo dài là do nhiều

nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất

là thiếu kinh phí GPMB, xây dựng khu tái

định cư. Bên cạnh đó, do chế độ chính sách

về bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư của

Nhà nước có nhiều thay đổi (giá đất tăng hàng

năm), công tác quản lý Nhà nước về đất đai

trên địa bàn còn nhiều bất cập cũng là những

nguyên nhân làm ảnh hưởng tới tiến độ thực

hiện GPMB. Một số hộ gia đình, cá nhân

không hợp tác với tổ chức được giao nhiệm

vụ giải phóng mặt bằng trong việc khảo sát,

điều tra, kiểm đếm. Đặc biệt, hiện nay diện

tích đất trong quy hoạch của các Trường: Đại

học Sư phạm (10.000m2); Đại học Y dược

(3.700m2) và Đại học Kỹ thuật công nghiệp

(10.000m2) vẫn bị hàng chục hộ dân lấn

chiếm do công tác quản lý thiếu chặt chẽ của

các trường và địa phương (do nhiều năm

trước các trường đã cấp, cho mượn, nhiều hộ

đã được chính quyền cấp bìa đỏ) nên gây rất

nhiều khó khăn cho công tác thu hồi, GPMB

xây dựng các công trình, dự án.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT

Định hướng

Để thực hiện được mục tiêu: “Phát triển

ĐHTN thành Đại học trọng điểm, trung tâm

đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ vùng đến năm 2020” theo QĐ số

4158/QĐ-BGDĐT ngày 17/ 8/ 2006 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, Đảng, Nhà nước, Bộ

Giáo dục - Đào tạo, UBND tỉnh Thái Nguyên

cần quan tâm bổ sung nguồn kinh phí bồi

thường GPMB và đẩy nhanh tiến độ thi công

các công trình, dự án. Bên cạnh đó, Đại học

Thái Nguyên cũng cần nỗ lực tìm kiếm các

nguồn tài trợ, các đối tượng liêt kết đào tạo,

kêu gọi đầu tư kinh phí để phục vụ cho công

tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt ngoài

việc phối hợp với chủ đầu tư làm tốt công tác

bồi thường GPMB, đề nghị các sở, ngành,

UBND T.P Thái Nguyên cần tham mưu cho

UBND tỉnh giành thêm quỹ đất để xây dựng

hạ tầng các khu tái định cư nhằm tạo điều

kiện tốt nhất cho các hộ dân bị ảnh hưởng của

Dự án.

Đề xuất

Về chế độ chính sách

Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đất đai,

chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng,

chính sách hỗ trợ cho người dân bị mất đất

sao cho phù hợp với sự phát triển của khu vực

và toàn xã hội.

Thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương đường lối

của Đảng, chính sách của Nhà nước về công

tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Kiến nghị

với các cấp có thẩm quyền những ý kiến thắc

mắc chính đáng của nhân dân. Công tác định

giá đất cần phù hợp với từng giai đoạn, từng vị

trí, không nên đánh đồng giá đất theo khu vực.

Biện pháp thực hiện

Tăng cường công tác vận động tuyên truyền

để các hộ dân hiểu rõ hơn nữa về chủ trương

của Đảng, chính sách của Nhà nước trong

công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt

bằng phục vụ các công trình xã hội

Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho công tác

thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

Khi triển khai thực hiện dự án đầu tư, ĐHTN

cần phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp bàn

về kế hoạch tổ chức thực hiện thu hồi đất,

khảo sát, điều tra, kiểm đếm và các biện pháp

thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không hợp

tác với tổ chức được giao nhiệm vụ giải

phóng mặt bằng trong việc khảo sát, điều tra,

kiểm đếm, ĐHTN cần đề nghị với UBND

thành phố Thái Nguyên ra quyết định khảo

Page 190: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Xuân Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 187 - 190

189

sát, điều tra, kiểm đếm bắt buộc để lập hồ sơ,

xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư.

Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền đã

tuyên truyền, giải thích, vận động, thuyết

phục nhưng hộ gia đình, cá nhân không nhận

tiền bồi thường, hỗ trợ, không bàn giao mặt

bằng thì chuyển tiền bồi thường, hỗ trợ vào

tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước và

thực hiện các biện pháp hành chính để thu hồi

đất theo quy định.

Nâng mức thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng

đối với chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, công tác thu hồi, đền bù,

giải phóng mặt bằng đã phần nào góp phần

tích cực vào công tác xây dựng và phát triển

ĐHTN. Từ kết quả của công tác giải phóng

mặt bằng ĐHTN đã đầu tư xây dựng nhiều

hạng mục công trình để nâng cấp được 2

trường Đại học là Đại học Khoa học và Đại

học CNTT&TT, chuyển trường Đại học Kinh

tế và QTKD đến cơ sở mới, thành lập thêm 2

cơ sở đào tạo là Khoa Ngoại ngữ và Khoa

Quốc tế, Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây

dựng, đảm bảo cảnh quan môi trường. Hệ

thống đường giao thông, sân chơi, nhà ở KTX

sinh viên được mở rộng, tạo điều kiện thuận

lợi cho cán bộ công nhân viên chức và học

sinh sinh viên.

Tuy nhiên, để đáp ứng được quy mô đào tạo

ngày một tăng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị

được Đảng và Nhà nước giao, cần tiếp tục

thực hiện những giải pháp quyết liệt, đồng bộ

nêu trên để có thêm quỹ đất để phục vụ cho

các dự án tiếp theo của Đại học Thái Nguyên.

(*) Trong tổng số 436,5 ha đất theo quy hoạch,

hiện ĐHTN mới quản lý được trên 200 ha. Do

kinh phí GPMB được Bộ cấp hàng năm rất ít so

với nhu cầu nên công tác GPMB, tạo quỹ đất sạch

để xây dựng các công trình, dự án trong toàn

ĐHTN gặp rất nhiều khó khăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 600/TTG ngày 01/8/1997 của Thủ

tướng Chính phủ về việc: QĐ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể và đầu tư bước I Đại học Thái Nguyên

2. Luật đất đai ngày 26/11/2003;

3. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng

12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

4. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5

năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi

đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

5. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009

của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử

dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư;

6. Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày

01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy

định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và

trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

7. Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày

5/1/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban

hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên;

8. Quyết định số 4158/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/ 8/

2006 của Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt Đề án

“quy hoạch phát triển tổng thể ĐHTN thành đại

học trọng điểm trung tâm đào tạo, khoa học của

vùng đến 2020”;

9. Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Ban

Quản lý CSVC và DAPT Đại học Thái Nguyên.

Page 191: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Xuân Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 187 - 190

190

SUMMARY

THE BUILDING CLEARANCE AT

UNIVERSITY OF THAI NGUYEN - SITUATION AND SOME PROPOSALS

Nguyen Xuan Tien*

Thai Nguyen University

After nearly 4 years of established by Decree of the Government No.31/CP (04/04/1994), dated

01-8-1997, the Prime Minister has approved the master plan and investment steps I - General Thai

Nguyen University in Decision 600/TTg. Last time, the work of recovery, compensation, land

clearance has partly contributed actively in the formulation and development of TNU. From the

results of ground clearance TNU has invested more construction works. However, to scale to meet

increasing training, satisfy political tasks assigned by the Party and the State, should continue to

implement aggressive solutions, sync above for more land to serve for the next project of the

University of Thai Nguyen.

Keyworks: clearance, Thai Nguyen University, planning

Ngày nhận bài:08/5/2014; Ngày phản biện:23/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: ThS. Hà Anh Tuấn – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0913 386027

Page 192: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

191

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN QUỐC TẾ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thu Nga*, Trân Thị Thùy Linh, Đặng Trung Kiên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (gọi tắt là VIB Thái Nguyên) được

thành lập năm 2007 với hoạt động tín dụng là chủ yếu, khẳng định vai trò của hệ thống ngân hàng

là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển bền vững nhất là

trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập và đang trong tình trạng ảm đạm hiện nay. Việc tìm ra các

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thông qua nghiên cứu và đánh giá hoạt động kinh doanh và

phân tích chất lượng tín dụng của VIB Thái Nguyên sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín

dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại.

Từ khóa: chất lượng tín dụng, VIB Bank

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng

thương mại Việt Nam nói chung và Ngân

hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

nói riêng đang đứng trước những thời cơ cũng

như thách thức rất lớn trong quá trình hội

nhập quốc tế. Bên cạnh việc có một hệ thống

ngân hàng khá vững chắc từ Trung ương đến

cơ sở được xây dựng hàng chục năm nay, các

ngân hàng thương mại từng bước được tiếp

cận với các cộng nghệ hiện đại, kinh nghiệm

quản lý và kinh doanh tiên tiến, hệ thống luật

pháp và cơ chế chính sách ngày càng hoàn

thiện góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, các ngân

hàng thương mại cũng đứng trước nhiều khó

khăn thách thức: chất lượng tín dụng còn

thấp, hệ quả là hiệu quả kinh doanh thấp, tình

trạng nợ xấu chiếm tỷ lệ cao và luôn là nguy

cơ tiềm ẩn của khủng hoảng và Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Quốc tế Thái Nguyên cũng

không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong bối

cảnh đó, vấn đề “Nâng cao chất lượng tín

dụng tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại

cổ phần Quốc tế Thái Nguyên” có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn cấp bách

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT

NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN GIAI

ĐOẠN 2010 – 2012

Chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp vốn tín

dụng của VIB chi nhánh Thái Nguyên

Qua bảng 1, có thể thấy: Cho vay trung, dài

hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường gấp

khoảng từ 1,5 tới xấp xỉ 2 lần so với cho vay

ngắn hạn. Mặc dù cho vay trung, dài hạn đem

lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tiềm ẩn

nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn.

Ngoài ra các khoản cho vay trung, dài thường

tạo ra dư nợ lớn, nên khi rủi ro xảy ra càng

gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn

vốn của ngân hàng phải nằm quá lâu trong tay

của khách hàng vay vốn.

Bảng 1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian tại VIB Thái Nguyên*

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ bình quân 884,203 100 957,713 100 1.030,867 100

1.Cho vay ngắn hạn: 354,565 40,10 335,295 35,01 384,926 37,34

2.Cho vay trung, dài hạn: 529,638 59,9 622,418 64,99 645,941 62,66

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012)

* Tel: 0915 505626

Page 193: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

192

Bảng 2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2010 - 2012 phân theo nhóm khách hàng

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

+/- (%) +/- +/- (%) +/-

Tổng dư nơ Tỷ đồng 884,203 957,713 1.030,867 73,510 8 73,154 7

Doanh số cho vay DN Tỷ đồng 491,227 536,335 581,357 45,108 9,18 45,022 8,39

Tỷ trọng % 55,55 56,0 56,39

Doanh số cho vay CN Tỷ đồng 392,976 401,378 449,510 8,402 2,13 48,132 12

Tỷ trọng (%) % 44,45 44 43,61

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012)

Từ năm 2010 tới năm 2012, tỷ trọng cho vay

trung và dài hạn của VIB Thái Nguyên đã có

sự thay đổi, nhưng vẫn giữ tỷ trọng cao. Hoạt

động tín dụng của VIB Thái Nguyên được

đánh giá là phát triển cân đối hài hòa trong cơ

cấu danh mục theo kỳ hạn, khách hàng, theo

ngành và chú trọng quản trị rủi ro. VIB Thái

Nguyên đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài

trợ cho vay trung dài hạn. Từ đó cho thấy

VIB Thái Nguyên huy động nguồn vốn trung

dài hạn từ cá nhân và tổ chức kinh tế còn hạn

chế. VIB Thái Nguyên cần có chính sách huy

động phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng

và phù hợp với tốc độ tăng trưởng và phát

triển kinh tế của đất nước và thế giới.

Chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp vốn tín

dụng của VIB Thái Nguyên cho nhóm

khách hàng, ngành và thành phân kinh tế

Từ bảng 2 cho ta thấy doanh số cho vay của

chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể vào

năm 2010 mức cho vay đối với các doanh

nghiệp trong tổng doanh số cho vay là

55,55% nhưng sang tới năm 2011 tăng lên

56,0% và tiếp tục cho tới năm 2012 là

56,39%. Nhận thấy tỷ trọng này không chênh

lệch nhiều so với Doanh số cho vay cá nhân.

Nếu nhìn vào con số tuyệt đối ta thấy sự tăng

trưởng tín dụng mạnh mẽ nhất vào năm 2011

với sự tăng lên của tổng doanh số cho vay là

73,510 tỷ đồng so với mức 73,154 tỷ đồng

năm 2012. Năm 2012 mức tăng này hạ do

chính sách thắt chặt tiền tệ và hạn chế tăng

trưởng tín dụng của NHNN mà con số cho

vay của chi nhánh ở mức 1.030,867 tỷ đồng

so với mức tăng của năm 2011 thì tốc độ tăng

trưởng giảm đi 1%. Tuy nhiên, nếu xét về

doanh số cho vay doanh nghiệp (DN) thì mức

tăng trưởng có vẻ đều đặn hơn năm 2010 là

491,227 tỷ đồng tăng lên 556,335 triệu đồng

vào năm 2011 và đến năm 2012 là 632,357

triệu đồng. Sự khác biệt này cho thấy VIB đã

thực hiện theo chỉ đạo của NHNN về việc mở

rộng cho vay doanh nghiệp sản xuất, thu hẹp

cho vay tiêu dùng bởi vậy mà tổng doanh số

cho vay có tốc độ tăng ít hơn trong khi doanh số

cho vay DN lại tăng nhiều hơn và ổn định hơn.

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

của VIB Thái Nguyên

Hoạt động của một ngân hàng thương mại

được đánh giá là tốt và lành mạnh là thu nhập

từ hoạt động cho vay phải đóng vai trò chủ

đạo trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Từ bảng 3, rút ra nhận xét là tỷ trọng của thu

nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập

của VIB Thái Nguyên luôn ổn định ở mức rất

cao, khoảng 86% mỗi năm. Tỷ lệ này ở mức

như vậy là tốt và hợp lý, vì ngoài hoạt động

tín dụng, VIB Thái Nguyên, nằm giữa trung

tâm thành phố Thái Nguyên, còn thực hiện

những hoạt động, dịch vụ ngân hàng khác của

một ngân hàng hiện đại, và những hoạt động

đó cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho

VIB Thái Nguyên. Điều này cũng thể hiện

việc đa dạng hoá đầu tư hay phân tán rủi ro

tốt của VIB Thái Nguyên.

Page 194: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

193

Bảng 3: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

2011/2010 2012/2011

+/- (%)+/- +/- (%)+/-

Thu nhập trước thuế từ hoạt động

tín dụng 108,14 167,84 244,71 59,7 35,57 76,87 31,41

Tổng thu nhập trước thuế 138,32 205,41 287,2 67,09 32,66 81,79 28,48

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín

dụng(%) 84,78 85,84 87,76 1,06 1,23 1,92 2,19

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên các năm 2010 - 2012)

Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại VIB Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

2011/2010 2012/2011

+/- (%)+/- +/- (%)+/-

Tổng dư nợ bình

quân 884,203 957,713 1.030,867 73,51 7,68 73,15 7,1

Tổng dư nợ quá

hạn bình quân 26,526 36,776 36,080 10,25 27,87 -0,696 -1,93

Tỷ lệ quá hạn trên

tổng dư nợ (%) 3 3,84 3,5 0,84 21,88 -0,34 -9,71

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012)

Chỉ tiêu nơ xấu

Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu

rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất

khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như

hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá

trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay

không, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư

nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi

được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay

thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành

mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở mức cho phép.

Qua bảng 4 ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn ngân

hàng dưới 4%, đây là tỷ lệ nợ quá hạn chấp

nhận được, vì là bất kỳ một ngân hàng thương

mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn, rủi

ro như là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín

dụng của ngân hàng thương mại. Vấn đề mà

ngân hàng thương mại phải giải quyết không

phải là tìm cách nào để loại trừ hoàn toàn nợ

quá hạn, mà là khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở

một mức độ thấp nhất có thể.

Tuy nhiên, VIB Thái Nguyên vẫn cần phải có

những biện pháp để củng cố và nâng cao

những thành tích đã đạt được trong vấn đề về

nợ quá hạn này, để giảm thiểu nợ quá hạn,

cũng như tỷ lệ nợ quá hạn. Muốn vậy, một

trong những công việc đơn vị cần làm là tìm

hiểu sâu về đặc điểm của các khoản nợ đã trở

thành nợ quá hạn.

Đánh giá chung về chất lương tín dụng tại

VIB Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

Ưu điểm

Về độ an toàn của hoạt động tín dụng, các chỉ

tiêu đã phân tích cho thấy độ an toàn tín dụng

tại VIB Thái Nguyên những năm vừa qua đã

dần được cải thiện, cụ thể là chỉ tiêu tỷ lệ nợ

quá hạn và chỉ tiêu tỷ lệ mất vốn khá thấp và

có giảm dần qua các nặm.

Về khả năng sinh lời, trong những năm

nghiên cứu, mức sinh lời vốn tín dụng của

VIB Thái Nguyên ở mức khả quan, thu nhập

từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng thu nhập của đơn vị và ngày càng

tăng thêm cùng với sự tăng trưởng dư nợ.

Hoạt động tín dụng của VIB Thái Nguyên

ngày càng được mở rộng, thể hiện ở tốc độ

Page 195: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

194

tăng trưởng tín dụng qua các năm, năm sau có

tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước.

Việc mở rộng tín dụng kết hợp với đa dạng

hoá các hình thức tín dụng, cùng với việc mở

rộng đối tượng cho vay đã tạo điều kiện cho

việc tiếp cận giữa vốn tín dụng ngân hàng với

doanh nghiệp được thuận lợi hơn.

Công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín

dụng của VIB Thái Nguyên ngày càng được

hoàn thiện và nâng cao, góp phần giảm thiểu

và khống chế rủi ro tín dụng cũng như nâng

cao hiệu quả tín dụng tại đơn vị.

Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại VIB

Thái Nguyên

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng của VIB chưa

phù hợp với khả năng huy động vốn qua các

năm. Công tác huy động nguồn vốn trung dài

hạn từ cá nhân và tổ chức kinh tế còn hạn chế

chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay trung và dài

hạn của khách hàng để đầu tư hoạt động kinh

doanh. Hoạt động tín dụng của VIB chủ yếu

dựa vào nguồn huy động ngắn hạn tài trợ cho

vay trung dài hạn.

Thứ hai, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao, điều

đó cho thấy hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều

rủi ro, chất lượng tín dụng chưa cao.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực liên quan

đến hoạt động tín dung của ngân hàng còn có

nhiều thiếu sót cần được cải thiện.

Thứ tư, hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB

chưa cao so với yêu cầu hội nhập quốc tế.

VIB cần nâng cao tiềm lực tài chính và uy tín

của mình trong nước và trên thế giới

Nguyên nhân những hạn chế

Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế

Yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải hiểu

biết về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng

của mình đang hoạt động sản xuất kinh

doanh. Hiện nay tại VIB Thái Nguyên việc

phân công cán bộ tín dụng được dựa theo địa

bàn hoặc thành phần kinh tế. Với cách phân

công như vậy đã gây khó khăn cho cán bộ

tín dụng trong việc thu thập và xử lý thông

tin tín dụng.

Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn

chưa cao. Nhiều cán bộ thẩm định dự án mặc

dù đã được qua đào tạo nhưng trong chưa thích

ứng với cơ chế thị trường, mới ở mức bổ túc

thông tin mới, chưa thực sự đào tạo bài bản.

Công tác thẩm định trước khi cho vay chưa

thực sự hiệu quả

Tại VIB Thái Nguyên, nhiều khoản nợ trở

thành quá hạn còn quá chú trọng vào tài sản

đảm bảo, chưa chú trọng đúng mức đến tính

khả thi, hiệu quả dự án, hoặc đánh giá không

chính xác về giá trị tài sản đảm bảo, dẫn đến

khi rủi ro xảy ra, khó xử lý tài sản đảm bảo và

phát mại tài sản đảm bảo được.

Ngoài ra, trong công tác thẩm định trước khi

cho vay, VIB Thái Nguyên chưa chú ý tìm

hiểu về khách hàng qua các đối tượng có liên

quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

khách hàng đó.

Công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế

Các hình thức huy động vốn của VIB Thái

Nguyên hiện nay tuy khá đa dạng nhưng chưa

có sự khác biệt nhiều so với ngân hàng khác,

dẫn đến hiệu quả của công tác huy động vốn

chưa cao, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả

tín dụng.

Bên cạnh đó, chiến lược Marketing cho công

tác huy động vốn cũng cần được đổi mới, cải

tiến hơn nữa mới có thể góp phần nâng cao

hiệu quả của công tác huy động vốn của VIB

Thái Nguyêntrong thời gian tới.

Chiến lược khách hàng đối với khách hàng tín

dụng còn chưa mang tính năng động

Chiến lược khách hàng của VIB Thái Nguyên

chưa quan tâm đúng mức tới các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, khiến cho tỷ trọng cho

vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn

thấp trong tổng dư nợ. Trong khi đó đây là bộ

phận kinh tế ngày càng linh hoạt, và năng

động, nhiều triển vọng phát triển mạnh với

nhu cầu vốn lớn.

Hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng còn

chưa cao

Hiện VIB Thái Nguyên mới chỉ có phòng

thông tin điện toán, với chức năng chủ yếu là

Page 196: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

195

thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì,

bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt

động của hệ thống máy tính của chi nhánh.

Như vậy, VIB Thái Nguyên chưa có bộ phận

chuyên trách thu thập thông tin tín dụng.

Ngoài ra, trong việc khai thác thông tin tín

dụng, VIB Thái Nguyên chưa áp dụng được

những phương tiện, công cụ hiện đại và tiện

ích, theo kịp công nghệ hàng đầu thế giới. Từ

đó, hệ thống thông tin tín dụng chưa có được

sự nhạy bén, hiệu quả để có thể phục vụ đắc

lực cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại

đơn vị.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI

NHÁNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015

Đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Một ngân hàng thương mại được đánh giá có

chất lượng tốt thể hiện quy mô tín dụng ngày

càng tăng trưởng. Để mở rộng hoạt động tín

dụng, VIB Thái Nguyên cần đa dạng hóa đối

tượng khách hàng:

Đối với doanh nghiệp có uy tín, kinh doanh

có hiệu quả và các doanh nghiệp truyền thống

của ngân hàng thì VIB Thái Nguyên tiếp tục

củng cố mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc

các khách hàng này về ưu đãi lãi suất, phí,

mua bán ngoại tệ, dịch vụ tư vấn, rút ngắn

thời gian giao dịch…

Từ trước đến nay, khách hàng có quan hệ tín

dụng với VIB Thái Nguyên chủ yếu là khách

hàng doanh nghiệp lớn thì thời gian tới VIB

Thái Nguyên cần tập trung hướng tới các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ kinh

doanh cá thể. Mặc dù quy định về cho vay

thành phần kinh tế này đòi hởi chặt chẽ, đảm

bảo mức an toàn cao nhưng không vì thế mà

ngân hàng không cho vay thờ ơ với khách

hàng, coi những khoản vay này là nhỏ bé…

Trong việc mở rộng đối tượng khách hàng,

chắc chắn sẽ có các khách hàng chuyển quan

hệ tín dụng từ các ngân hàng khác sang quan

hệ tín dụng với ngân hàng, vì vậy VIB Thái

Nguyên cần tuân thủ đúng các quy định tín

dụng hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Không vì đặt mục tiêu cạnh tranh khách hàng

mà nói lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Đảm

bảo mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức hội nghị

khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp của

doanh nghiệp về sản phẩm tín dụng và nhu

cầu phát sinh. Qua đó giúp VIB Thái Nguyên

hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm tín

dụng và chính sách chăm sóc khách hàng

nhằm hướng đến sự thỏa mãn tốt hơn nhu cầu

của khách hàng.

Chính sách chăm sóc đối với từng đối tượng

khách hàng

Việc đảm bảo sự thành công của bất cứ doanh

nghiệp nào cũng phải kể đến chính sách chăm

sóc khách hàng và đóng vai trò quan trọng

trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Trong

điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường,

chăm sóc khách hàng được xem như một

trong những phương tiện hữu hiệu đảm bảo

cho ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh.

Một ngân hàng thương mại xây dựng và thực

hiện tốt chính sách chăm sóc cho từng đối

tượng khách hàng là hình thức quảng cáo

miễn phí nhưng mang lại hiệu quả cao cho

ngân hàng.

Đối với khách hàng tiềm năng: Khách hàng

tiềm năng là khách hàng chưa sử dụng sản

phẩm dịch vụ của VIB Thái Nguyên và khách

hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tổ

chức tín dung khác. VIB Thái Nguyên căn cứ

vào đặc điểm của mỗi sản phẩm dịch vụ, khảo

sát thị trường, đánh giá kết quả kiểm tra, xác

định thị trường mục tiêu cho mỗi sản phẩm

dịch vụ trên từng địa bàn.

Đối với khách hàng vừa và nhỏ: Ngân hàng

nên thực hiện điều tra, nghiên cứu nhu cầu

một số khách hàng tiêu biểu nhằm tìm hiểu và

nắm bắt các yêu cầu của khách hàng. Thực

hiện các giải pháp tiếp thị, quảng cáo trực tiếp

tới khách hàng nhằm duy trì khách hàng sử

dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Thực hiện

các hoạt ðộng chãm sóc khách hàng nhý các

Page 197: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

196

hình thức khuyến mãi riêng; tặng quà nhân

dịp các sự kiện lớn.

Đối với khách hàng chủ yếu: VIB Thái

Nguyên cần quan tâm chăm sóc các khách

hàng hiện có nhằm tạo quan hệ tốt với các

khách hàng để kích thích, gia tăng nhu cầu,

giữ vững và phát triển các sản phẩm dịch vụ

tín dụng mới đối với khách hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng

Nghiên cứu cung cấp sản phẩm tín dụng mới

phù hợp với từng đối tượng khách hàng dựa

trên việc phân tích cơ cấu thị phần tín dụng,

điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh

tranh. Trên cơ sở đó VIB Thái Nguyên tập

trung vào phát triển sản phẩm có lợi thế và có

thể chiếm thị phần lớn nhất. Thực tế cho thấy

nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tín dụng

ngân hàng của mỗi loại khách hàng là khác

nhau.Vì vậy, để thu hút được nhiều khách

hàng, VIB Thái Nguyên cần tăng cường thực

hiện các hình thức cấp tín dụng đa dạng và

phù hợp hơn. Hơn nữa, đa dạng hóa sản

phẩm, dịch vụ tín dụng luôn hướng đến.

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa

hiện nay, việc VIB Thái Nguyên không xây

dựng và triển khai các hình thức tín dụng đa

dạng đồng nghĩa với việc bản thân ngân hàng

tự loại bỏ cơ hội giảm thiểu rủi ro của mình.

Để góp phần đa dạng hóa hoạt động tín dụng

của mình, VIB Thái Nguyên cần áp dụng thực

hiện các hình thức cấp tín dụng như: đồng tài

trợ, bao thanh toán, bảo lãnh.

+ Nâng cao hoạt động marketing:

Đẩy mạnh hoạt động marketing góp phần

nâng cao uy tín của VIB Thái Nguyên bên

cạnh việc cung cấp các nghiệp vụ phù hợp với

nhu cầu của khách hàng.

+ Hoàn thiện quy trình tín dụng

Quy trình cho vay phải đảm bảo các nguyên

tắc cơ bản sau:

- Phải phù hợp việc cải tiến bộ máy giám sát

chất lượng tín dụng

- Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng

được yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động:

Khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro trình phê

duyệt tín dụng, quản trị tín dụng, tạo khả năng

kiểm soát và xác định trách nhiệm liên quan

của các thành viên trong bộ máy đối với chất

lượng tín dụng của ngân hàng.

- Xây dựng phương thức quản lý quan hệ tổng

thể với khách hàng bảo đảm tính thông suốt

trong quản lý theo chiều dọc (theo các khối)

và theo chiều ngang (theo chi nhánh) để việc

xử lý các luồng thông tin, báo cáo được nhanh

chóng, rõ ràng và không bị trùng lặp, đảm bảo

tính linh hoạt trong cấp tín dụng cho khách

hàng, đảm bảo tín cạnh tranh của ngân hàng.

+ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo

thông lệ quốc tế

Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước

chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro theo thông lệ

quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy

trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách

hàng khoa học đóng vai trò quan trọng.

+ Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động

tín dụng là một biện pháp quan trọng vì thông

qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn

ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện

nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động

kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện điều đó

nhằm hạn chế rủi ro nâng cao chất lượng tín

dụng ngân hàng

+ Hoàn thiện chính sách về tài sản đảm bảo

VIB nên thành lập bộ phận chuyên định giá

tài sản đảm bảo. Trong những năm tới, cùng

với sự phát triển của đất nước thì ngày càng

có nhiều doanh nghiệp ra đời và cần vốn vay

ngân hàng bằng hình thức thế chấp tài sản

nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển

sản xuất. Do đó, công việc định giá có ý nghĩa

to lớn trong quyết định cho vay của ngân

hàng nên chỉ có bộ phận chuyên môn, thường

xuyên được bổ sung nguồn kiến thức về mọi

vấn đề có liên quan. Họ phải định giá các tài

sản đảm bảo có cấu trúc phức tạp như công

trình xây dựng, cơ sở hạ tầng… Sau đó, phải

thông báo bằng văn bản cho từng cán bộ tín

Page 198: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

197

dụng đã trực tiếp nhận hồ sơ của chính khách

hàng đó.

+ Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng

VIB cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu

chứa đựng những thông tin phong phú bổ ích

tạo điều kiện cho mọi cán bộ tín dụng có thể

truy cập để phục vụ tốt nhất cho công việc

được giao. Việc xây dựng hệ thống thông tin

tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc

“Hiểu biết khách hàng”

Bên cạnh đó, VIB cần nâng cao khả năng sinh

lời và khả năng thanh toán. Mở rộng hoạt

động cho vay đồng thời hạn chế rủi ro tín

dụng và đảm bảo tăng khả năng thanh khoản

trên cơ sở tạo sự cân đối giữa nguồn vốn và

sử dụng vốn, sự phù hợp về cấu trúc giữa tài

sản có và tài sản nợ.

KẾT LUẬN

Bài viết với nội dung giải pháp nâng cao chất

lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế

VIB Thái Nguyên giải quyết cơ bản những

vấn đề sau:

- Luận giải một cách có hệ thống các chỉ tiêu

phản ánh chất lượng tín dụng và nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng trong việc

nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

- Đánh giá được thực trạng chất lượng tín

dụng tại VIB - Chi nhánh Thái Nguyên

- Chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên

nhân của hạn chế về thực trạng chất lượng tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

- Chi nhánh Thái Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng tín dụng tại VIB - Chi nhánh

Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Basel II (2008), Sự thống nhất quốc tế về đo lường

và các tiêu chuẩn vốn, Nxb Văn hóa Thông tin

2. Lê Thị Huyền Diệu (2007), Mô hình quản lý rủi

ro tín dụng ở Citibank, số 16 - Tạp chí Ngân hàng

3. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài

chính và định giá doanh nghiệp, Nxb Thống Kê

4. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng

và thị trường tài chính, Nxb Khoa học Kỹ thuật

5. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005

của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong

hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

SUMMARY

SOLUTIONS TO IMPROVE THE LENDING QUALITY IN VIET NAM

INTERNATONAL BANK VIB – THAI NGUYEN BRANCH

Nguyen Thu Nga*, Tran Thi Thuy Linh, Dang Trung Kien College of Economics and Business Administration

Viet Nam International Bank – Thai Nguyen Branch (hereinafter referred to as VIB Thai Nguyen)

was established in 2007 with credit operations primarily, confirming the role of the banking

system is an important financial intermediaries of the economy. With the goal of sustainable

development, especially in the period of integration and economies are in the doldrums today.

Finding solutions that enhance credit quality through researching and evaluating business

operations and credit quality analysis of VIB Thai Nguyen will play an important role in the credit

activity of the banking and business operations of commercial banks.

Key word: lending quality, VIB bank, Thai Nguyen

Ngày nhận bài:12/5/2014; Ngày phản biện:28/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0915 505626

Page 199: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 191 - 197

198

Page 200: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

199

TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

HÀ GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

Nguyễn Thị Phương Nga1, Nguyễn Xuân Trường2* 1Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, 2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Cùng với sự kiện cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu, trong

những năm gần đây, du lịch Hà Giang được biết đến là điểm du lịch đầy mới lạ. Song song với

việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa loại hình du lịch, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch

sẵn có, du lịch Hà Giang đã đạt được những thành quả nhất định trong quá trình phát triển. Các chỉ

tiêu hoạt động ngành như: nguồn khách, doanh thu, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật,…đều tăng

trưởng cả về số lượng và chất lượng. Vấn đề đặt ra đối với tỉnh là cần xây dựng một hệ thống các

giải pháp thiết thực và đồng bộ để phát huy tối đa lợi thế của mình nhằm tăng sức hấp dẫn đối với du

khách, chắp cánh cho du lịch Hà Giang đủ sức vươn lên trong xu thế hội nhập.

Từ khóa: Hà Giang, du lịch, hội nhập.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cùng với sự kiện cao nguyên đá Đồng Văn

được công nhận là công viên địa chất toàn

cầu, trong những năm gần đây, du lịch Hà

Giang được biết đến là điểm du lịch đầy mới

lạ. Được đánh giá là vùng đất nguyên sơ,

thuần khiết, còn nhiều bí ẩn thôi thúc sự khám

phá của du khách, tỉnh Hà Giang đã bước đầu

khơi dậy tiềm năng của địa phương và đặt

mục tiêu với nhiều kỳ vọng cho việc phát

triển ngành kinh tế du lịch nơi địa đầu Tổ

quốc. Với những bước đi ban đầu, cùng với

chính sách đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng,

đa dạng hóa loại hình du lịch, khai thác hiệu

quả tài nguyên du lịch sẵn có, du lịch Hà

Giang đã đạt được những thành quả nhất định

trong quá trình phát triển của mình. Các chỉ

tiêu hoạt động ngành như: nguồn khách,

doanh thu, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật …

đều tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

NỘI DUNG

Những lơi thế của du lịch Hà Giang

Hà Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát

triển du lịch so với cả nước nói chung, các

tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, đó là:

- Sức hấp dẫn, mời gọi của địa danh du lịch

mới trên bản đồ du lịch Việt Nam: Cột cờ

* Tel: 0914 765087

Lũng Cú - Đồng Văn, cảnh quan đẹp và hùng

vĩ của sông Nho Quế và đèo Mã Pì Lèng; chợ

vùng cao Hà Giang, chợ tình Khâu Vai…,

những khối núi đất hùng vĩ với những thửa

ruộng bậc thang nối tiếp nhau ở những huyện

miền Tây (Hoàng Su Phì, Xín Mần), đặc biệt

là cao nguyên đá Đồng Văn đã được

UNESCO công nhận là Công viên địa chất

toàn cầu vào ngày 03/10/2010. Từ đây, hình

ảnh du lịch Hà Giang đã được quảng bá ra thế

giới và trong nước.

- Sức hấp dẫn của một vùng văn hóa đậm đà

bản sắc của cộng đồng các dân tộc. Hà Giang

là nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em như

Mông, Dao, Pu Péo, Tày, Nùng, Pu Péo, Cờ

Lao, La Chí, Bố Y… Những nét văn hóa đặc

sắc, hoàn toàn khác biệt so với nhiều địa

phương khác trong vùng cũng như trong cả

nước, đặc biệt là văn hóa thích ứng và ứng xử

với môi trường tự nhiên vùng cao nguyên đá

của đồng bào dân tộc.

- Môi trường sống an toàn và ổn định, người

dân thân thiện. Cộng đồng các dân tộc vùng

cao đa dạng, đa bản sắc văn hóa, hiếu khách,

trung thực cùng với sự hấp dẫn của cảnh quan

thiên nhiên tạo nên một môi trường sống thỏa

mái và thư giãn đối với du khách.

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương

và địa phương đến phát triển du lịch Hà

Giang. Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt

Page 201: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

200

Nam tầm nhìn đến năm 2030, để tập trung ưu

tiên phát triển các khu du lịch quốc gia, từ

năm 2013 đến năm 2015, Tổng cục Du lịch

phối hợp với các địa phương sẽ lập quy

hoạch cho 10 khu du lịch trọng điểm quốc

gia, trong đó có Công viên Địa chất Đồng

Văn (Hà Giang).

Với điều kiện về tài nguyên du lịch sẵn có, Hà

Giang có nhiều thuận lợi để đa dạng hóa các

sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc

thù. Một số sản phẩm du lịch tiêu biểu của Hà

Giang hiện có: (i) Sản phẩm du lịch văn hóa

lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các

đặc trưng văn hóa của các dân tộc ít người;

(ii) Sản phẩm du lịch sinh thái (khu bảo tồn

như Tây Côn Lĩnh, Phong Quang, Du Già,

Bát Đại Sơn, Bắc Mê, Khau Ca, rừng nguyên

sinh đèo Gió - thác Tiên; các danh thắng như

núi Cô Tiên, cổng trời Quản bạ); (iii) Sản

phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với các nguồn

nước khoáng (suối khoáng Thượng Sơn, suối

nước nóng Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên),

suối nước nóng Quảng Nguyên (huyện Xín

Mần),…(iv) Sản phẩm du lịch cộng đồng (các

bản dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa đặc

trưng kết hợp môi trường cảnh quan, nghề thủ

công truyền thống tạo thành nguồn tài nguyên

giá trị để phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà

Giang); (v) Sản phẩm du lịch mạo hiểm (leo

núi Tây Côn Lĩnh, đi thuyền vượt thác hẻm

vực sông Nho Quế,...).

Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Giang

giai đoạn 2000 - 2012

Thu hút khách du lịch

Trong hơn 10 năm trở lại đây (2000 - 2012),

hoạt động du lịch Hà Giang bước đầu đạt kết

quả đáng khích lệ, đặc biệt là sau năm 2010

khi cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận

là Công viên địa chất quốc tế đầu tiên ở Việt

Nam. Lượng khách du lịch đến Hà Giang

không ngừng tăng với tốc độ tăng trưởng

khách trung bình năm khá nhanh. Số liệu

thống kê qua các năm cho thấy năm 2000, Hà

Giang đón được 30.236 lượt khách, năm 2005

đón 69.408 lượt khách, năm 2008 đón

188.091 lượt khách, năm 2009 đón 250.532

lượt khách, năm 2010 đón 301.330 lượt

khách, năm 2011 đón gần 330.000 lượt khách

và năm 2012 đón 417.809 lượt khách. [3].

Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến Hà Giang du lịch

với mục đích thăm quan vãn cảnh trên cao

nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi

xuồng cao su khám phá hẻm vực sông Nho

Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh

quan nguyên sinh, thăm thú hang động), du

lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản

địa, văn hóa làng bản, chợ vùng cao)... Các

năm 2011, 2012, khách du lịch quốc tế tăng

nhanh và đột biến. Số liệu cho thấy, năm

2000 khách quốc tế đạt 13.796 lượt khách;

năm 2005 đạt 31.868 lượt khách; năm 2010

đạt 48.030 lượt khách, chiếm xấp xỉ 20% tổng

số du khách đến Hà Giang; năm 2012 đạt

126.859 lượt khách, chiếm hơn 30% trong

tổng số khách du lịch.

Khách du lịch quốc tế đến Hà Giang đến từ

nhiều nước khác nhau, đông nhất là thị trường

khách Trung Quốc. Lượng khách từ thị

trường Trung Quốc luôn chiếm từ 89 - 95,5%

(năm 2013 khách Trung quốc chiếm hơn

97%) ; thị trường truyền thống châu Âu chiếm

từ 2,5 - 4%; thị trường Úc chiếm 0,3 - 0,4% ;

Bắc Mỹ từ 0,1 - 0,23%, ngoài ra còn thị trường

Trung Đông, Đông Nam Á và các thị trường

khác chiếm số lượng không đáng kể. [4]

Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa đến Hà Giang theo xu

hướng chung tăng nhanh với tốc độ tăng

trưởng trung bình giai đoạn 2000 - 2012 đạt

27%/năm, trong đó nếu chỉ tính cho giai đoạn

2000 - 2010 đạt 34,1%. Số liệu cho thấy, năm

2000 du lịch Hà Giang đón được 16.440 lượt

khách nội địa, năm 2005 đạt 37.450 lượt, năm

2010 đón 253.300 lượt và năm 2012 đón

được 290.950 lượt. [4]

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của lượng khách

du lịch cao trong hơn 10 năm, song so với

một số tỉnh, lượng khách đến Hà Giang bằng

1/2 lượng khách của Lào Cai, 1/5 lượng

Page 202: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

201

khách của Lạng Sơn (năm 2012). Cả 3 địa

phương trên cùng là địa phương giáp biên,

tuy nhiên số khách quốc tế đến Lạng Sơn cao

hơn gấp hơn 5 lần của Hà Giang, Lào Cai

cũng cao hơn gấp đôi. Điều này cho thấy, khả

năng thu hút khách của Hà Giang còn lớn,

thúc đẩy ngành du lịch cần có định hướng

quảng bá, xây dựng các sản phẩm du lịch độc

đáo, hấp dẫn.

Doanh thu du lịch

Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Hà

Giang, tổng thu từ du lịch của tỉnh những năm

qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2000

mới đạt 17 tỷ đồng, năm 2005 đạt 95 tỷ đồng;

năm 2010 đạt 308 tỷ đồng, năm 2012 đạt 327 tỷ

đồng đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 30%/năm. [2]

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng với

mức 327 tỷ đồng năm 2012, du lịch Hà Giang

chưa khai thác được nhiều mức chi tiêu từ du

khách. Đến nay, do hoạt động lữ hành và vận

chuyển du lịch trên địa bàn Hà Giang còn hạn

chế, nên hầu hết nguồn thu từ hoạt động du

lịch được thu từ các cơ sở lưu trú du lịch. Căn

cứ trên các số liệu tổng thu từ khách du lịch,

sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10 -

15%; ăn uống: 60 - 65%; vận chuyển du lịch:

20 - 25%; bán hàng lưu niệm: 5 - 7%; dịch vụ

khác: 15 - 20), thì khả năng đóng góp GDP

của ngành du lịch Hà Giang năm 2000 đạt

xấp xỉ 11 tỷ đồng, năm 2005 đạt 62 tỷ, năm

2010 đạt 200 tỷ và năm 2012 đạt gần 215 tỷ

đồng.[3].

Về chi tiêu của khách du lịch, theo thống kê

của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà

Giang thì giai đoạn 2000 - 2012, chi tiêu của

khách du lịch quốc tế tăng từ 150.000 VND

(tương đương 10 USD) năm 2000, lên

200.000 VNĐ (tương đương 12 USD) năm

2005 và khoảng 500.000 VNĐ (25 USD) năm

2010, hiện nay ở mức 650.000 – 730.00

VNĐ.[2]. Khách du lịch nội địa chi tiêu trong

khoảng 80.000 đồng/ngày (năm 2000) lên

200.000 đồng (năm 2005) và hiện nay khoảng

500.000 đồng (tương đương 25USD). Khách

du lịch chủ yếu chi tiêu nhiều cho các dịch vụ

lưu trú (dao động từ 50% - 55%) và ăn uống

(tỷ lệ này dao động 24% - 25%). [2]

Nguyên nhân của vấn đề trên là do cơ sở vật

chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế,

chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu

cầu của khách du lịch. Ở một số điểm du lịch,

hoạt động dịch vụ gần như không có hoặc

hoạt động không có hiệu quả, dẫn đến thời

gian lưu trú của khách không dài, làm giảm

nguồn thu của ngành.

Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Trong giai đoạn 2000 - 2012, hệ thống cơ sở

lưu trú tỉnh Hà Giang đã phát triển với tốc độ

khá nhanh. Năm 2000, cả tỉnh chỉ có 32 cơ sở

lưu trú với 264 buồng, thì đến năm 2005 số

cơ sở lưu trú tăng lên 69 cơ sở với 810 buồng,

năm 2010 toàn tỉnh có 100 cơ sở với 1.340

buồng, năm 2012 có 111 cơ sở với 1.669

buồng [3]. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho

giai đoạn 2000 - 2012 về cơ sở lưu trú du lịch là

11%/năm, về số buồng là 16,6%/năm. Điều đó

chứng tỏ quy mô cơ sở lưu trú ngày càng lớn.

Bảng 1: Số lượng khách du lịch của Hà Giang và so sánh với một số địa phương

trong vùng giai đoạn 2000 - 2012 (Đơn vị: Lượt khách)

Tỉnh Khách du lịch 2000 2003 2005 2007 2010 2012

Hà Giang

Quốc tế 13.796 23.502 31.868 44.780 48.030 126.859

Nội địa 16.440 27.500 37.450 121.060 253.300 290.950

Tổng số 30.236 51.002 69.408 165.840 301.330 417.809

Lạng Sơn

Quốc tế 60.000 68.000 85.000 85.000 250.000 247.900

Nội địa 120.000 475.000 850.000 1.307.000 1.650.000 1.760.660

Tổng số 180.000 543.000 935.000 1.392.000 1.900.000 2.008.560

Lào Cai

Quốc tế 141.200 135.000 180.000 223.000 389.007 375.530

Nội địa 69.300 245.000 330.000 409.000 499.390 573.080

Tổng số 210.500 380.000 510.000 632.000 888.397 948.610

Nguồn: Tổng hợp từ [2 ], [3 ]

Page 203: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

202

Bảng 2: Số cơ sở lưu trú ở Hà Giang và so sánh với một số địa phương

trong vùng giai đoạn 2005 – 2012

Tỉnh

2005 2009 2010 2012

Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng Cơ sở Buồng

Hà Giang 69 810 98 1.317 100 1.340 111 1.669

Cao Bằng 38 597 56 754 66 869 100 1288

Lào Cai 235 3.477 335 3.877 348 4.112 369 4.640

Vùng TDMNBB 1.281 18.026 1.707 21.765 1.889 24.148 2.298 29.309

Nguồn: Tổng hợp từ [3]

Trong số các cơ sở lưu trú, chủ yếu là cơ sở

được xếp hạng 1 sao, 2 sao, các khách sạn 3

sao trở lên chưa có. Năm 2007, Hà Giang có

1 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, đến năm

2012, có 2 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao.

Như vậy, xét về chất lượng cơ sở lưu trú còn

tăng chậm, chủ yếu là các nhà nghỉ với quy

mô vừa và nhỏ. Số lượng các nhà nghỉ, khách

sạn còn ít so với nhu cầu của khách, đặc biệt là

chất lượng các cơ sở này còn hạn chế, làm ảnh

hưởng đến số ngày lưu trú của khách du lịch.

Công xuất sử dụng phòng bình quân đạt 65 -

70 %. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú phân bố

không đồng đều chủ yếu tập trung ở khu vực

thành phố Hà Giang, ở các huyện số lượng

còn ít, quy mô nhỏ nên thường xuyên thiếu

phòng cho khách du lịch vào các ngày cuối

tuần hoặc các ngày lễ hội như các huyện

Đồng Văn, Mèo Vạc... Trên thực tế, hoạt

động du lịch của Hà Giang tập trung vào một

số thời điểm nhất định chủ yếu vào tháng 10

đến tháng 3 năm sau. Vào những thời điểm này,

lượng khách du lịch đến Đồng Văn khá đông,

dẫn đến việc thiếu nhà nghỉ cho khách, những

thời gian còn lại số phòng trống khá nhiều.

Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực

tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp

là số lao động làm việc trong các công ty lữ

hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch

vụ khác. Ở Hà Giang, lao động trực tiếp trong

ngành du lịch còn hạn chế chiếm tỷ lệ thấp.

Theo số liệu thống kê, năm 2000 cả tỉnh có

120 lao động trong ngành du lịch, đến năm

2005 có 613 lao động, năm 2010 có 1.032 lao

động và năm 2012 có 1.038 lao động trực tiếp

trong ngành. Tốc độ tăng trưởng trung bình

lao động trong giai đoạn 2000 - 2012 là

19,6%. [3]

Nguồn nhân lực làm việc du lịch có trình độ

đại học và trên đại học ở mức độ thấp (Năm

2000 chiếm 7,5% năm 2005 chiếm 2,3%, năm

2012 chiếm 5,3% trên tổng số lao động). Lao

động có trình độ cao đẳng và trung học năm

2000 chiếm 12,5%, năm 2005 chiếm gần 5%,

năm 2012 chiếm xấp xỉ 10%. Số lao động

chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ

nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn.[2]

Số lượng lao động được tăng lên hàng năm

song chất lượng chuyên môn lại chưa được

cải thiện, trình độ ngọai ngữ còn rất thấp,

chưa đáp ứng yêu cầu của ngành. Số lượng

hướng dẫn viên được cấp thẻ còn thấp, năm

2012 có 6 hướng dẫn viên được cấp thẻ, trong

đó có 2 hướng dẫn viên cấp thẻ quốc tế, 4

hướng dẫn viên cấp thẻ nội địa. Như vậy, số

hướng dẫn viên có nghiệp vụ đáp ứng được

yêu cầu còn rất ít, ảnh hưởng lớn đến chất

lượng dịch vụ du lịch.

Đầu tư phát triển du lịch

Nhờ những chính sách đúng đắn, Hà Giang đã

huy động được một nguồn vốn ngày càng

tăng của Nhà nước và tư nhân đầu tư vào phát

triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào các điểm

du lịch tiềm năng của tỉnh. Năm 1999, tổng số

vốn đầu tư vào phát triển du lịch là 42,4 tỷ

đồng, trong đó đầu tư vào các điểm du lịch

37,5 tỷ đồng (chiếm 88,0% tổng số vốn đầu

tư); năm 2010, tổng số vốn đầu tư vào phát

triển du lịch là 566,0 tỷ đồng, đầu tư vào các

điểm du lịch chiếm 90,0% tổng số vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, Hà Giang còn đang đầu tư xây

dựng một số công trình vui chơi, giải trí hiện

Page 204: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

203

đại có quy mô lớn như: Công viên nước Hà

Phương, khu du lịch núi Cấm, khu du lịch

Suối Tiên, Khu vui chơi Thạch Lâm Viên,...

Nhiều điểm du lịch đã được các thành phần

kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư xây dựng,

nâng cấp. Tuy nhiên với nguồn vốn còn hạn

chế cùng với việc thiếu các dự án quy hoạch

cụ thể cho từng khu, điểm du lịch nên thực tế

các điểm du lịch đó chưa được xây dựng hoàn

chỉnh và chưa khai thác được tiềm năng du

lịch ở đó. Một khâu không kém phần quan

trọng và đang được đầu tư chưa hợp lý chính

là Hà Giang chưa chú trọng vào xây dựng một

số cơ sở sản xuất các mặt hàng lưu niệm như:

lanh, lụa, tơ tằm, thổ cẩm,... vốn là một trong

những thế mạnh sẵn có của tỉnh.

Công tác Maketing và xúc tiến du lịch

Cùng với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch,

trong thời gian qua các cơ quan chức năng và

chính quyền địa phương của tỉnh Hà Giang đã

chú trọng và có nhiều nỗ lực trong công tác

Maketing và quảng bá du lịch ở trong nước

cũng như ở nước ngoài.

Trong giai đoạn 2006- 2011, ngành du lịch

tỉnh đã tổ chức và tham gia tổ chức các hội

thảo làm việc với cán bộ ngành Trung ương,

các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài

tỉnh nhằm tuyên truyền các chính sách của

tỉnh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư

vào lĩnh vực hoạt đông kinh doanh du lịch

trên địa bàn tỉnh. Tổ chức được nhiều đoàn

Famtrip đến khảo sát du lịch tại Hà Giang,

tăng cường xúc tiến du lịch với tỉnh Vân Nam

(Trung Quốc). Tích cực tham gia nhiều hội

chợ quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

Năm 2009, tham gia gian hàng quảng bá tại

Đồng Mô, trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà

Nội), hội chợ du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa);

Năm 2010, phối hợp với Trung tâm Văn hóa -

Triển lãm tham gia gian hàng hội chợ du lịch

tổ chức tại đền Hùng, tham gia gian hàng

triển lãm Festival sinh viên các dân tộc thiểu

số Việt Nam (Hà Nội), tham dự lễ hội văn

hóa ẩm thực thế giới Vũng Tàu - Việt Nam,

tham gia liên hoan du lịch quốc tế Thăng

Long - Hà Nội (Hà Nội)…Phối hợp với các

Công ty, các tập đoàn du lịch tổ chức xây

dựng sản phẩm du lịch, quảng bá hình ảnh và

con người Hà Giang đến với khách du lịch

châu Âu. Tăng cường các nội dung quảng bá

hình ảnh du lịch về danh lam thắng cảnh, di

tích, bản sắc dân tộc Hà Giang trên website

của ngành du lịch và website của Công viên

địa chất Đồng Văn.

Những hạn chế trong phát triển du lịch

- Xuất phát điểm du lịch của Hà Giang quá

thấp, cơ sở vật chất nơi đây vẫn khá nghèo nàn,

chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư,

làm giảm hiệu quả hoạt động của ngành.

- Việc quy hoạch và đầu tư du lịch chưa được

thực hiện bài bản, vẫn còn mang tính chất

phong trào và chưa có chiều sâu, điển hình

như việc đầu tư xây dựng dàn trải các làng

(thôn, bản) văn hóa du lịch tại các huyện, việc

đầu tư các khu vui chơi giải trí ở thành phố

Hà Giang rơi vào tình trạng đình đốn.

- Du lịch Hà Giang chưa tạo được bản sắc

riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo.

Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư

đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong

phú, thiếu tính chuyên nghiệp. Thương hiệu

du lịch cũng chưa được chú trọng xây dựng

đúng mức để du khách có ấn tượng.

- Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu

và yếu, chưa thực sự tâm huyết với nghề.

Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp.

Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao

động còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc

thu hút khách du lịch nước ngoài.

- Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa

phương, các tỉnh lân cận nhằm khai thác đồng

bộ các điểm, tuyến du lịch và phát huy thế

mạnh của mỗi địa phương còn yếu, điều này

ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Hà

Giang nói riêng và các địa phương trong

vùng nói chung.

- Hà Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc

anh em cùng nhau sinh sống, mức sống thấp,

trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn

Page 205: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

204

chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du

lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh

doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở

địa phương theo hướng du lịch cộng đồng.

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ

hội phát triển cho du lịch cả nước nói chung

và Hà Giang nói riêng. Lượng khách du lịch

quốc tế đến Việt Nam và Hà Giang ngày càng

tăng mạnh. Việc gia nhập vào tổ chức WTO

đem đến cho Việt Nam nói chung và Hà

Giang nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với

những thị trường tiềm năng để thu hút khách

du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để

thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Công viên đá Đồng Văn được Hội đồng

mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu thuộc

UNESCO chính thức công nhận là thành viên

từ ngày 03/10/2010. Nhận thức của người dân

trong việc giữ gìn di sản thiên nhiên và bảo

tồn bản sắc văn hóa được nâng lên, hoạt động

du lịch, dịch vụ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc

làm và nguồn thu cho nhân dân. Từ đây, hình

ảnh du lịch Hà Giang đã được quảng bá ra thế

giới và trong nước.

- Hà Giang có biên giới tiếp giáp với nước

bạn Trung Quốc. Do tính chất về vị trí địa lí

này nên Hà Giang có nhiều cửa khẩu như

Thanh Thủy (đã quy hoạch thành khu kinh tế

cửa khẩu), Săm Pun, Phó Bảng, Xín

Mần…Đây là một thuận lợi để Hà Giang có

thể mở rộng giao lưu kinh tế và thu hút nguồn

khách du lịch từ nước bạn (Trung Quốc).

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá

Đồng Văn cũng đã được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn,

tôn tạo và phát huy giá trị giai đoạn 2012-

2020 và tầm nhìn 2030” theo Quyết định số

310/QĐ-TTg ngày 7/2/2013. Các dự án đầu

tư của quốc tế và nhà nước bảo tồn và phát

huy giá trị Công viên địa chất Đồng Văn, quy

hoạch khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các

làng văn hóa dân tộc, sự cải thiện của hệ

thống đường giao thông là những cơ hội to

lớn của Hà Giang trong phát triển du lịch.

KẾT LUẬN

Hà Giang là địa phương có nhiều tiềm năng

và lợi thế để phát triển du lịch. Vì thế để khai

thác hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này cần

có một chiến lược phát triển du lịch. Vấn đề

đặt ra đối với tỉnh là cần xây dựng một hệ

thống các giải pháp thiết thực và đồng bộ để

phát huy tối đa lợi thế của mình. Trong đó,

trước hết là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng,

cơ sở lưu trú đáp ứng được yêu cầu của khách

du lịch, đồng thời cần nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực du lịch; đa dạng hóa sản

phẩm du lịch dựa trên nguồn tài nguyên du

lịch. Rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch và

quản lí quy hoạch du lịch. Tăng cường quảng

bá du lịch để hình ảnh Hà Giang trở nên quen

thuộc với mọi người trong và ngoài nước.

Ngành du lịch cần đầu tư đa dạng hóa sản

phẩm du lịch, tăng cường xây dựng mới và

nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, đặc

biệt các dịch vụ làm tăng khả năng chi tiêu

của khách. Thực hiện công tác liên kết phát

triển du lịch giữa Hà Giang và các tỉnh Lào

Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc

Kạn, Thái Nguyên. Đồng thời, cần phối hợp

với các ngành liên quan, các doanh nghiệp, xã

hội hóa hoạt động du lịch, tăng sức hấp dẫn

đối với du khách, chắp cánh cho du lịch Hà

Giang đủ sức vươn lên cạnh tranh trong xu

thế hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Bào và nk (2011), Công viên địa chất

cao nguyên đá Đồng Văn- khả năng khai thác cho

phát triển kinh tế và bảo tồn. Kỷ yếu hội thảo

khoa học “Vì Hà Giang phát triển”, UBND tỉnh

Hà Giang, 2011.

2. Cục thống kê Hà Giang, Niên giám thống kê Hà

Giang năm 2011,2012.

3. Trung tâm thông tin du lịch - Tổng cục du lịch

(2013), Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch

giai đoạn 2000 -2012, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

4. UBND tỉnh Hà Giang (2013), Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2020,

định hướng 2030.

5. Nguyễn Xuân Trường (2012), Xây dựng chiến

lược Marketing lãnh thổ nhằm thu hút du khách và

thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Hà Giang, Kỷ yếu

Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI -

Huế, 2012, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ,

Hà Nội.

Page 206: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

205

SUMMARY

SITUATION AND PROSPECTS TOURISM DEVELOPMENT

OF HA GIANG IN INTEGRATION PROCESS

Nguyen Thi Phuong Nga1, Nguyen Xuan Truong2*

1Viet Bac High School, 2Thai Nguyen University

In recent years, with events Dong Van stone plateau is recognized as a global geological park,

tourism of Ha Giang is known to be full of new points. With these initial steps, with the innovation

path, complete infrastructure, diversify the types of tourism, exploitation of tourism resources

effectively available, tourism of Ha Giang has achieved certain results during its development. The

target sector activities such as tourists, revenue, labor, material and technical basis, ... are growing

both in number and quality. At issue is the need for the province to build a system of practical

solutions and synchronized to maximize their advantage in order to increase the attractiveness for

tourists, the tourism of Ha Giang enough rising competition in the integration trend .

Key words: Ha Giang, tourism, Integration

Ngày nhận bài:26/4/2014; Ngày phản biện:27/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: ThS. Lê Tiến Dũng – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0914 765087

Page 207: Tập 121, số 07, 2014

Nguyễn Thị Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 199 - 205

206

Page 208: Tập 121, số 07, 2014

Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212

207

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CHO SINH VIÊN

TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Dương Thị Hoa*, Vũ Thị Hằng Nga Đại học Nông nghiệp Hà Nội

TÓM TẮT Trong những năm gần đây, với xu thế mở rộng đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu

của xã hội, nhiều trường đại học đã mở thêm một số ngành đào tạo bên cạnh những ngành trọng

điểm của nhà trường. Chính vì vậy mà lượng sinh viên hằng năm được tuyển sinh tăng lên nhanh

chóng. Cùng với đó là nhu cầu cấp thiết về một số dịch vụ (DV) cung cấp cho sinh viên như chỗ ở,

dịch vụ ăn uống, thông tin thư viện, tài liệu,… Sự hài lòng của sinh viên về dịch vụ trong nhà

trường là điều rất quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ trong các trường đại học.

Từ khóa: hoạt động dịch vụ, sinh viên, trường đại học nông nghiệp Hà Nội

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết về việc cung

cấp dịch vụ cho sinh viên trong giai đoạn hiện

nay, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

cũng như nhiều hộ gia đình ở các khu vực lân

cận đã chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh

mới là kinh doanh dịch vụ như: cho thuê

phòng trọ, ăn uống, internet, cho thuê giáo

trình tài liệu.... Đi đến bất kì một con đường

nào thuộc khu vực trong và ngoài trường ta

đều dễ dàng bắt gặp những loại hình dịch vụ

này. Vậy thực trạng kinh doanh dịch vụ cho

sinh viên ở đây như thế nào? Số lượng, chất

lượng, giá cả các dịch vụ ra sao? Có những

thuận lợi và nguy cơ tiềm ẩn nào qua các dịch

vụ đó?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp

Gồm những tài liệu đã được công bố như

sách, báo, nghị quyết, các công trình nghiên

cứu, niêm giám thông kê,…và các tài liệu liên

quan đến chất lượng dịch vụ và giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ. Đây là

nhưng tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để xây

dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề

tài, ngoài ra thông qua đó để biết thêm thông

tin về vấn đề đang nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp

Phỏng vấn trực tiếp sinh viên đang học năm

thứ nhất, thứ 2, thứ 3 và thứ 4 đang sử dụng

các dịch vụ của trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội. Các sinh viên này được lựa chọn để

thu thập các thông tin cần thiết thông qua các

mẫu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Việc

phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về vấn đề

chất lượng của các hoạt động dịch vụ, đồng

thời muốn biết thêm về nhu cầu và mong

muốn của họ đối với các dịch vụ đang phát

triển tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Cụ thể số lượng mẫu điều tra phỏng vấn mỗi

đối tượng như bảng sau:

Bảng 1. Số lượng mẫu điều tra *

Đối tương phỏng vấn Số phiếu

Sinh viên năm thứ nhất (K57) 15

Sinh viên năm thứ 2 (K56) 15

Sinh viên năm thứ 3 (K55) 15

Sinh viên năm thứ 4 (K54) 15

Tổng 60

* Tel:

Page 209: Tập 121, số 07, 2014

Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212

208

Phương pháp tổng hơp số liệu

Sử dụng công cụ trợ giúp: thực hiện xử lý

toàn bộ số liệu điều tra bằng chương trình

excel và Stata.

Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để

nghiên cứu hoạt động dịch vụ đối với sinh

viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số loại hình dịch vụ của Nhà trường

Dịch vụ nhà ở

Trường đã đầu tư xây dựng một hệ thống ký

túc xá (KTX) sạch sẽ, thoáng mát nằm trong

khuôn viên trường ngay từ những ngày đầu

thành lập trường. Hiện nay, KTX của trường

gồm 10 khu: A1, A2, A3, B2, B3, B4, C2, C3

và khu lưu học sinh (sinh viên nước ngoài),

khu sinh viên cao học. Trong đó, chỉ có A3 là

khu vệ sinh chung, còn lại các khu khác có

khu phụ khép kín. Ngoài khu C2 và khu lưu

học sinh có 5 tầng, khu C3 có 7 tầng, các khu

khác đều có 3 tầng.

KTX của trường rộng 14. 373 m2 với 3.450

sinh viên/ hơn 22.000 sinh viên toàn trường,

mở cửa từ 5h đến 23h. Hiện tại, ký túc có 430

phòng đang sử dụng. Theo như Ban quản lý,

trong thời gian tới khu A3 sẽ được tu sửa lại.

Khu lưu học sinh là tòa nhà 5 tầng, gồm sinh

viên các nước Lào, Campuchia, Mông Cổ,

Bangladess, trong đó chủ yếu là sinh viên Lào

Và Campuchia. Khu có 40 phòng, mỗi phòng

hai sinh viên. Điều đặc biệt là ở khu này sinh

viên có chỗ tự nấu ăn.

Dịch vụ ăn uống

Nhà ăn của KTX phục vụ sinh viên hai bữa

chính: trưa và tối. Giá một xuất ăn tại đây

cũng rất ưu đãi từ 10.000 - 20.000 đồng/ xuất,

với đa dạng các món, đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm. Sau mỗi lượt sinh viên ăn xong

đều có nhân viên phục vụ dọn dẹp bát đũa,

giấy ăn và lau bàn. Vì vậy, trong nhà ăn luôn

sạch sẽ.

Dịch vụ gửi xe

Để phục vụ cho nhu cầu gửi xe của cán bộ và

sinh viên trong toàn trường, trường đã xây

dựng 9 bãi để xe phục vụ nhu cầu đó. Trong

đó có 7 bãi gửi xe ở các giảng đường, phục vụ

việc trông xe buổi tối và 2 bãi gửi xe ở KTX,

phục vụ việc trông xe cho sinh viên qua đêm.

Chi phí gửi xe: 1000 đồng/ xe đạp và 2000

đồng/xe máy.

Dịch vụ phục vụ dạy và học

Trường đã trang bị hệ thống máy chiếu hiện

đại cho mỗi phòng học ở các giảng đường

giúp cho việc dạy và học của giảng viên và

sinh viên thuận lợi hơn. Với mỗi giảng

đường, mỗi ca làm việc đều có cán bộ trực

giảng đường thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Đun nước, vệ sinh ấm chén, pha trà; mở cửa,

đóng cửa phòng học; vệ sinh phòng chờ và

WC phòng chờ; vệ sinh bục giảng, bàn giáo

viên, phòng học (nhặt giấy, rác thường

xuyên); vệ sinh xunh quanh giảng đường; vệ

sinh WC công cộng, xối nước thường xuyên

WC; cho mượn - quản lý dụng cụ, trang thiết

bị phục vụ học tập, cấp phấn cho phòng học

có nhu cầu; bấm chuông vào/ra cho mỗi tiết

học. Bên cạnh cán bộ trực giảng đường,

Trung tâm bố trí các kĩ thuật viên trợ giúp về

mặt kĩ thuật, tin học cho cán bộ giảng viên và

sinh viên khi cần thiết. Nhờ sự trang bị cơ sở

vật chất đầy đủ, cán bộ phục vụ dạy và học

chuyên nghiệp đã nâng cao hiệu quả học tập

trong mỗi tiết học. Ngoài ra, để sinh viên có

một không gian học tập tốt, Ban quản lý của

Trung tâm dịch vụ trường học đã tổ chức đã

tổ chức tạo mỗi tầng KTX có một phòng tự

học. Sinh viên khi đến phòng tự học phải thực

hiện đúng quy định tại phòng, trong giờ tự

học sinh viên không được tiếp khách trong

phòng, có ý thức giữ trật tự chung để tạo

không gian yên tĩnh, nghiêm túc để học tập có

hiệu quả. Sinh viên trong KTX có thể dùng

mạng tìm kiếm tài liệu bằng Wifi hoặc có thể

đến thư viện Lương Định Của đặt ngay trong

ký túc để mượn tài liệu học tập.

Dịch vụ vui chơi giải trí

Sinh viên tham gia vào một số các hoạt động

vui chơi giải trí, thể dục thể thao do Đoàn

thanh niên, Hội sinh viên tổ chức hoặc tự tổ

Page 210: Tập 121, số 07, 2014

Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212

209

chức thành các nhóm nhỏ để chơi bóng rổ,

bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, đá cầu,

chạy,… Dịch vụ vui chơi giải trí cho sinh

viên chưa có nhiều hoạt động đa dạng đáp

ứng nhu cầu của các em.

Thực trạng sử dụng dịch vụ của các đối

tương điều tra

Đối tượng điều tra

Nhóm nghiên cứu lựa chọn 60 mẫu điều tra,

với đối tượng là sinh viên trường đại học

Nông nghiệp Hà Nội, tập trung chủ yếu vào

sinh viên nội trú (70%) và sinh viên ngoại trú

(30%) là những sinh viên đã và đang trực tiếp

sử dụng dịch vụ của trung tâm dịch vụ trường

học để từ đó tìm hiểu sự hài lòng của sinh

viên trong việc sử dụng dịch vụ của trường.

Sinh viên sử dụng các dịch vụ của nhà trường

- Một số loại hình dịch vụ sinh viên sử dụng

Thông qua bảng thống kê 2 ta thấy được số

lượng sinh viên sử dụng dịch vụ học tập,

nghiên cứu là cao nhất, 57 sinh viên (95%)

trong tổng số sinh viên điều tra và dịch vụ vui

chơi giải trí là dịch vụ có số lượng sinh viên sử

dụng ít, chỉ có 23 sinh viên (38,33%); có nhiều

lý do để lý giải cho vấn đề này như: dịch vụ vui

chơi giải trí còn ít các hoạt động, chưa phát

triển, chưa gắn kết được sinh viên,…

Trong thời gian trở lại đây nhà trường đã liên

tục có các hoạt động dịch vụ để nâng cao chất

lượng học tập cho sinh viên như: tổ chức các

hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao

chất lượng dịch vụ của thư viện nhằm đáp

ứng nhu cầu đọc sách cho sinh viên,.. điều đó

khiến cho sinh viên ngày càng tiếp cận được

với các dịch vụ học tập nghiên cứu có chất

lượng, vì thế số lượng sinh viên sử dụng dịch

vụ này ngày càng gia tăng.

Bảng 2: Số lượng sinh viên tham gia phỏng vấn

Đối tương phỏng vấn Số lương

Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 60

Trong đó: - Sinh viên chính quy 60

+ Ngoại trú 18

+ Nội trú 42

- Sinh viên tại chức 0

- Sinh viên, học viên khác 0

( Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)

Bảng 3: Một số loại hình dịch vụ sinh viên sử dụng

Đối tương Số lương Tỷ lệ (%)

Tổng số SV điều tra 60 100,00

SL SV sử dụng dịch vụ nhà ở

SL SV ở ngoại trú

SL SV ở nội trú

60

18

42

100,00

30,00

70,00

2. SL SV sử dụng dịch vụ điện nước, vệ sinh 60 100,00

3. SL SV sử dụng internet 60 100,00

4. SL SV sử dụng dịch vụ ăn uống 39 65,00

5. SL SV sử dụng dịch vụ học tập, nghiên cứu 57 95,00

6. SL SV sử dụng dịch vụ gửi xe 46 76,67

7. SL SV sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí 23 38,33

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)

Page 211: Tập 121, số 07, 2014

Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212

210

100% sinh viên được điều tra đều sử dụng

dịch vụ điện nước, vệ sinh của Nhà trường.

Đây là các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết

yếu của sinh viên. Dịch vụ Internet của Nhà

trường cũng được rất nhiều sinh viên sử dụng

trong việc học tập, tìm kiếm tài liệu cũng như

thông tin liên lạc. Số lượng sinh viên sử dụng

dịch vụ ăn uống là 39 sinh viên chiếm 65%

trong tổng số sinh viên điều tra, so sánh với

con số 42 sinh viên ở nội trú chiếm 70% trong

tổng số sinh viên điều tra thì con số này vẫn

thấp hơn 5%; thêm vào đó, một phần số sinh

viên ngoại trú vẫn sử dụng dịch vụ này của

nhà trường. Từ đó có thể thấy 1 thực trạng

vẫn còn một số sinh viên nội trú sử dụng các

dịch vụ ăn uống bên ngoài hoặc tự động nấu

ăn trong KTX, việc này dễ gây ra cháy nổ

trong kí túc xá. Vì vậy, Ban quản lý KTX cần

tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối

với sinh viên trong KTX.

- Mức độ sử dụng các dịch vụ của sinh viên

Bảng thống kê 4 cho ta thấy dịch vụ điện

nước, vệ sinh, Internet được sinh viên sử

dụng rất thường xuyên hoặc thường xuyên vì

đây là loại dịch vụ thiết yếu, có 55 sinh viên

trong tổng số sinh viên điều tra chiếm 92% rất

thường xuyên sử dụng dịch vụ điện nước, vệ

sinh và 50 sinh viên chiếm 83% rất thường

xuyên sử dụng dịch vụ internet. Dịch vụ gửi

xe, dịch vụ học tập nghiên cứu được cả sinh

viên nội trú và cả sinh viên ngoại trú sử dụng

rất thường xuyên, vì thế nhà trường cần đặc

biệt chú trọng vào việc nâng cao chất lượng

của hai dịch vụ này.

- Mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng

các dịch vụ

Sử dụng mô hình hồi quy để đo mức độ hài

lòng của sinh viên về dịch vụ trường học. Mô

hình sử dụng 7 biến:

1. Sự thuận tiện của cấp dịch vụ

2. Sự đảm bảo của dịch vụ

3. Yếu tố tạo sự chú ý của dịch vụ (Sự khác

biệt của DV)

4. Giá của dịch vụ

5. Thời gian chờ đợi để sử dụng dịch vụ

6. Thái độ phục vụ

7. Trang thiết bị phục vụ dịch vụ

Bảng 4: Mức độ sinh viên sử dụng dịch vụ của nhà trường

Mức độ

Dịch vụ

Rất

thường

xuyên

Thường

xuyên

Bình

thường

Không

thường

xuyên

Không

sử dụng

1. Dịch vụ nhà ở (nội trú) 25 16 1 0 18

2. Dịch vụ điện nước, vệ sinh 55 5 0 0 0

3. Dịch vụ Internet 50 5 5 0 0

4. Dịch vụ ăn uống 12 9 10 8 21

5. Dịch vụ học tập, nghiên cứu 18 17 10 8 7

6. Dịch vụ gửi xe 15 14 14 2 15

7. Dịch vụ vui chơi, giải trí 4 4 17 13 22

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)

Kết quả chạy mô hình

_cons -1.310576 .340771 -3.85 0.000 -1.994383 -.626769 tangibility .1677995 .0787795 2.13 0.038 .0097169 .325882 attitude .3513941 .0624861 5.62 0.000 .2260065 .4767817 time .1412186 .0747744 1.89 0.065 -.0088272 .2912644 price .0416314 .0900788 0.46 0.646 -.139125 .2223877 difference -.2120272 .1242215 -1.71 0.094 -.4612959 .0372414 assurance .1990866 .0752086 2.65 0.011 .0481694 .3500037 convenience .0642724 .0847674 0.76 0.452 -.1058258 .2343706 satisfaction Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Page 212: Tập 121, số 07, 2014

Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212

211

Kết quả chạy tương quan giữa các biến

Kết quả trên cho thấy sự thuận tiện và sự đảm

bảo có sự tương quan tới 57,27%; sự khác

biệt và sự đảm bảo tương quan là 50,63%....

Điều đó giải thích cho mô hình hồi quy ở trên,

chỉ có 4 biến ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng

của sinh viên, 3 biến còn lại có mức độ ảnh

hưởng ít hoặc rất ít.

Giải pháp nâng cao hoạt động dịch vụ

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở trang thiết bị của một đơn vị là một

trong những điều kiện để thực hiện dịch vụ.

Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đòi hỏi phải có một

hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng,

các dịch vụ của trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội cũng nằm trong quy luật đó. Hệ thống

cơ sở vật chất cần phải đảm bảo: tiện nghi,

thẩm mỹ, an toàn và vệ sinh.

Nhà trường cần đảm bảo đủ về số lượng cung

cấp cũng như chất lượng phòng KTX cho sinh

viên, đặc biệt vào thời điểm đầu năm học. Về

cơ bản, các phòng hiện nay khá khang trang,

đẹp đẽ; cần tiến hành tu bổ thường xuyên để

đảm bảo cơ sở vật chất cho sinh viên khi sử

dụng, đặc biệt là khu vực KTX A3, đây là

KTX có từ rất lâu và đã xuống cấp từ nhiều

năm nay. Nhà trường cần có các biện pháp để

cải thiện tình hình này

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Mỗi năm nhà trường cần tăng cường, tạo điều

kiện cho từng bộ phận được đi học các lớp về

chuyên môn nghiệp vụ. Đơn vị có thể hỗ trợ

toàn bộ kinh phí hoặc một phần kinh phí cho

người học và yêu cầu người lao động phải

quay về phục vụ sau khi hoàn thành khóa học.

Tạo sự đa dạng, phong phú đối với các loại

hình dịch vụ

Đối tượng phục vụ của nhà trường là sinh

viên, vì vậy các hình thức dịch vụ ở đây cần

tạo sự đa dạng về nội dung, đảm bảo chất

lượng để phù hợp với sinh viên. Một điểm

khác biệt của trường Đại học Nông nghiệp Hà

Nội đó là trường nằm cách khá xa trung tâm

thành phố, vì vậy cần chú ý tăng thêm các

dịch vụ về thể thao, văn hóa vừa tạo sân chơi

bổ ích, vừa rèn luyện sức khỏe cho sinh viên

nhà trường.

KẾT LUẬN

Dịch vụ trong giáo dục chính là dịch vụ đào

tạo và dịch vụ hỗ trợ sinh viên; trong đó dịch

vụ đào tạo thường được các Trường rất chú

trọng còn dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên đôi khi

chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc

nghiên cứu sự thỏa mãn của sinh viên đối với

các dịch vụ hỗ trợ trong nhà trường là rất cần

thiết, giúp cho việc nắm bắt nguyện vọng của

sinh viên và hạn chế những khó khăn khi

cung cấp các dịch vụ này, nhằm nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần cho sinh viên.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ

trong các trường đại học cần phải có các biện

pháp đối với đơn vị cung cấp dịch vụ và

người sử dụng dịch vụ sao cho thật hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Hoa (2004), Tìm hiểu thực trạng và

đề ra một số định hướng chủ yếu giải quyết vấn đề

việc làm thêm cho sinh viên trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học,

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

tangibility 0.5048 0.5883 0.5072 0.3622 0.1136 0.1136 0.0462 attitude 0.0486 -0.0612 0.3323 0.1143 0.4722 0.4722 1.0000 time -0.0607 -0.1528 0.2593 0.4264 1.0000 1.0000 time -0.0607 -0.1528 0.2593 0.4264 1.0000 price 0.1216 0.1147 0.2076 1.0000 difference 0.3660 0.5063 1.0000 assurance 0.5727 1.0000 convenience 1.0000 > > tangib~y conven~e assura~e differ~e price time time attitude

Page 213: Tập 121, số 07, 2014

Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212

212

2. Quỳnh Như, Thương mại – dịch vụ ở Mỹ Phước

(Bến Cát): chuyển mình theo phát triển công

nghiệp, http://www.baobinhduong.org.vn.

3. Trí Quang, “Dịch vụ đời sống” ở làng Đại học,

http://vietbao.vn.

4. Nguyễn Hữu Tiến, Dịch vụ nông nghiệp vùng

đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp,

Nxb Nông nghiệp.

5. Nguyễn Trung Thành, diễn đàn sinh viên làm

thêm nên hay không,

http://www1.thanhnien.com.vn.

6. Bài giảng điện tử, Vai trò và các nhân tố ảnh

hưởng đến đặc điểm ngành dịch vụ,

http://baigiang.bachkim.vn.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế

chính trị, Trường TH quản lý và công nghệ.

8. Giáo trình kinh tế phát triển (1999) tập I,

Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

9. Học viện ngân hàng, Giáo trình marketing dịch

vụ, Nxb Thống kê.

10. Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc

quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại – dịch

vụ giai đoạn 1998 – 2010 trên địa bàn tỉnh Phú

Thọ, http://laws.dongnai.gov.vn

11. Tin địa phương, Kinh tế thương mại dịch vụ

Hải Phòng, http://www.haiphong.gov.vn

12. Tin địa phương, Hoà Nam: phát triển kinh tế

thương mại dịch vụ,

http://nguoinongdan.vietnamgateway.org

SUMMARY

ENHANCING SERVICE ACTIVITIES FOR STUDENTS

IN HANOI UNIVERSITY OF AGRICULTURE

Duong Thi Hoa*, Vu Thi Hang Nga Hanoi University of Agriculture

In recent years, the trend extended training and human resources to meet society's needs, many

universities have opened several training programs besides the key sectors of the university.

Therefore, the amount of annual student enrollment is increasing rapidly. Along with that is an

urgent need for some services (DV) as provided for student housing, food services, library

information, materials, ... student satisfaction in the service school is very important to evaluate the

service quality in universities.

Từ khóa: service activities, students, Hanoi University of Agriculture

Ngày nhận bài:13/4/2014; Ngày phản biện:23/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014

Phản biện khoa học: TS. Đoàn Đức Hải – Đại học Thái Nguyên

* Tel:

Page 214: Tập 121, số 07, 2014

oµ soT Tạp chí Khoa học và Công nghệ

SOCIAL SCIENCES - BEHAVIOR

Content Page

Le Thi Ngan - After reading novel Sau phut sinh ly of Le Van Truong, think about fine line between general and

aquatic betrayal 3

Nguyen Dieu Linh, Nghiem Thi Ho Thu, Duong Ngoc Thuy - Decoding the meaning of some games in the

work “Give me a ticket back to childhood” of the author Nguyen Nhat Anh 9

Nguyen Thi Thanh Huyen - Using folk – songs and rhymes in language development of kindergarten chilfren 15

Ngo Thi Thanh Nga - The similarity of talented male and beautiful female characters in the works Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú and Hoa tiên kí story 19

Luong Thi Hanh - The conception of the Tay people in Bac Kan life and death 23

Nguyen Minh Tuan, Le Van Hieu - Commite of a party’s role in Thai Nguyen province is with development

agriculture economy problem according to in dustry and contemporary period 1997 to 2005 29

Pham Quoc Tuan - Structure narrative – romance of Tay people Tong tan - Cuc hoa

35

Nguyen Mau Duc - Department of the pedagogic profession with formation of the pedagogic professional

capacity for students 41

Dinh Duc Hoi, Nguyen Thi Yen - Emotional intellectural development to student private school 49

Phan Thi Hoa, Hoang Thi Nhung - Difficulties in teaching and developing reading abilities of second year non

-english major students of Thai Nguyen University of Sciences 55

Nguyen Thi Que, Phung Thi Hai Van - Proposed seven -step action plans in implementing problem -based learning projects for english teachers in NFLP 2020 training programs at Thai Nguyen University 61

Ngo Huu Hoang - Hedges as a “compensation” mean of the violations of politeness principles (based on English

and Vietnamese pragmatic) 65

Ngo Thi Huyen Trang, Tran Thi Tuyet, Nguyen Thi My Hanh - Human resource in three star hotels in Thai Nguyen province 73

Nguyen Thi Kim Nhung, Chu Thi Thuc - Developing retail banking services at BIDV (Bank for Investment

and Development of Vietnam) - Thai Nguyen branch 79

Nguyen Thi Nhung - Structure rearsearch outward foreign direct investment of Viet Nam 87

Le Quang Dang, Do Thi Nga - Analysis status and proposed solutions to develop Thai Nguyen’s tourism

economy through SWOT matrix 95

Tran Thi Thanh Xuan - Research to develop commercial solutions and services for a sustainable Thai

Nguyen province 101

Ha Thi Thanh Hoa, Duong Thi Thuy Huong - solutions for new rural reconstruction at Phu Luong district,

Thai Nguyen province 111

Nguyen Phuong Thao - Some comments on the application on cost management accounting model in some

countries in the world 115

Vo Thy Trang, Nguyen Thu Ha - Research on sustainable development of industrial zone in Thai Nguyen province 121

Do Thi Thu Hang, Tran Tuan Anh, Do Thi Thuy Phuong - Studying internal audit in Vietnamese enterprises 135

Journal of Science and Technology

121(07)

2014

Page 215: Tập 121, số 07, 2014

Nguyen Thi Phuong Thao, Pham Van Hai, Nguyen Tien Dong, Luong Van Hinh - Ground clearance work

projects at construction Khe Van lake Phu Ly town PhuL district - Thai Nguyen province 139

Nguyễn Thùy Linh, Phạm Văn Hải, Nguyễn Tiến Đông, Lương Văn Hinh - Evaluation of land assignment

and land lease of organizations in Thai Nguyen city 145

Do Quang Quy, Tran A Hung - Vietnam towards global population health insurance 151

Pham Thi Hong, Nguyen Bich Ngoc, Pham Quang Tung - Improving soft skills for Thai Nguyen University

of Economics and Business Administration' students 157

Hoang Van Hai, Hoang Thi Thu Hang - An overall view of a firm’s internationalization process 165

Nguyen Nam Ha, Nguyen Thi Ha Trang - Enhancing academic advisory at the College of Economics and

Business Administration - Thai Nguyen University 171

Thang Van Liem - Few things to think about objects of education, civilization of confucianism 177

Pham Kim Thoa - A survey on the current status of the students’ behavioral culture in College of Information and Communication Technology - TNU 181

Nguyen Xuan Tien - The building clearance at University of Thai Nguyen - situation and some proposals 187

Nguyen Thu Nga, Tran Thi Thuy Linh, Dang Trung Kien - Solutions to improve the lending quality in Viet

Nam Internatonal Bank VIB – Thai Nguyen branch 191

Nguyen Thi Phuong Nga, Nguyen Xuan Truong - Situation and prospects tourism development of Ha Giang

in integration process 199

Duong Thi Hoa, Vu Thi Hang Nga - Enhancing service activities for students in Hanoi University of

Agriculture 207