SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN...

8
vùng đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là quê hương của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Nghệ nhân giữ hồn chiêng TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Góp sức mình xây dựng thôn, buôn TRANG 7 CHÍNH TRỊ Những việc cần làm ngay trong thực hiện Nghị quyết TW4 ở Đam Rông TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4809 - THỨ BA NGÀY 13/6/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Buồn, vui công tác hậu đài TRANG 5 TRANG 3 TRANG 5 TRANG 4 Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà… không e cực khổ, không sợ oai quyền. SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP, NXB. CHÍNH TRỊ QUỐC GIA, HÀ NỘI. Di Linh vào vụ mùa. Ảnh: M.Đạo Mới đây, chúng tôi có dịp về quê hương sông nước Vĩnh Long, Nông dân hiến đất xây dựng quê hương TRANG 6 Gần 3 triệu lượt khách đến tham quan Lâm Đồng Di Linh đi lên từ khai thác thế mạnh Về thăm Khu Tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng 46/48 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 Tin từ UBND tỉnh cho biết, trong số 46 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008, đã có 40 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý cho tất cả các thủ tục hành chính; tổng số thủ tục hành chính đã áp dụng hệ thống quản lý đến nay trên địa bàn tỉnh là 3.917/4.058 thủ tục hành chính đã được phê duyệt. Hiện, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành tập trung công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu sự phiền hà, hạn chế tác động tiêu cực trong thi hành công vụ. NGUYỄN NGHĨA Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng ước đạt 2.954.000 lượt (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016); trong đó, khách quốc tế ước đạt 204.450 lượt (tăng 44,3% so với cùng kỳ 2016). Khách lưu trú đạt 2.058.850 lượt (tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2016). Doanh thu xã hội từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 5.317 tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ 2016). Nhìn chung, lượng du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 13,4% so với năm 2016. Đặc biệt, khách quốc tế tăng mạnh khoảng 44,3%. Một số thị trường khách quốc tế tiêu biểu như: Nga đạt 145,6%; Trung Quốc: 79,86%; Bồ Đào Nha: 65,3%; Malaysia: 56,7%; Philippin: 43,7%... Dự kiến từ nay đến cuối năm 2017, lượng khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng sẽ còn tăng; bởi đây là thời điểm có nhiều sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn như: Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ VII - kỷ niệm 30 năm thành lập huyện Lâm Hà (tháng 10/2017); Festival Hoa - Đà Lạt lần thứ VII lồng ghép với Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lần thứ 6 (tổ chức cuối tháng 12/2017); Tết Dương lịch 2017... THANH DƯƠNG HỒNG

Transcript of SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN...

Page 1: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

vùng đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là quê hương của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Nghệ nhân giữ hồn chiêng

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCGóp sức mình xây dựng

thôn, buônTRANG 7

CHÍNH TRỊNhững việc cần làm ngay trong thực hiện Nghị quyết

TW4 ở Đam RôngTRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4809 - THỨ BA NGÀY 13/6/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIBuồn, vui công tác hậu đài

TRANG 5

TRANG 3

TRANG 5

TRANG 4

Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà… không e cực khổ, không sợ oai quyền.

SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP, NXB. CHÍNH TRỊ QUỐC GIA, HÀ NỘI.

Di Linh vào vụ mùa. Ảnh: M.Đạo

Mới đây, chúng tôi có dịp về quê hương sông nước Vĩnh Long,

Nông dân hiến đất xây dựng quê hương

TRANG 6

Gần 3 triệu lượt khách đến tham quan Lâm Đồng

Di Linh đi lên từ khai thác thế mạnh

Về thăm Khu Tưởng niệm cố Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

46/48 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008

Tin từ UBND tỉnh cho biết, trong số 46 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008, đã có 40 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý cho tất cả các thủ tục hành chính; tổng số thủ tục hành chính đã áp dụng hệ thống quản lý đến nay trên địa bàn tỉnh là 3.917/4.058 thủ tục hành chính đã được phê duyệt.

Hiện, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành tập trung công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu sự phiền hà, hạn chế tác động tiêu cực trong thi hành công vụ.

NGUYỄN NGHĨA

Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng ước đạt 2.954.000 lượt (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016); trong đó, khách quốc tế ước đạt 204.450 lượt (tăng 44,3% so với cùng kỳ 2016).

Khách lưu trú đạt 2.058.850 lượt (tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2016). Doanh thu xã hội từ du lịch trong 6 tháng đầu năm 2017

ước đạt 5.317 tỷ đồng (tăng 13,4% so với cùng kỳ 2016).

Nhìn chung, lượng du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 13,4% so với năm 2016. Đặc biệt, khách quốc tế tăng mạnh khoảng 44,3%. Một số thị trường khách quốc tế tiêu biểu như: Nga đạt 145,6%; Trung Quốc: 79,86%; Bồ Đào Nha: 65,3%; Malaysia: 56,7%; Philippin: 43,7%...

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2017, lượng khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng sẽ còn tăng; bởi đây là thời điểm có nhiều sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn như: Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ VII - kỷ niệm 30 năm thành lập huyện Lâm Hà (tháng 10/2017); Festival Hoa - Đà Lạt lần thứ VII lồng ghép với Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lần thứ 6 (tổ chức cuối tháng 12/2017); Tết Dương lịch 2017...

THANH DƯƠNG HỒNG

Page 2: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

2 THỨ BA 13 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Phong cách làm việc của Bác rất đa dạng, nhưng tựu trung một số vấn

đề sau: Phong cách làm việc khoa học,

khách quan, trung thực: Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, để nắm thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng”. Về phần mình, để nắm tình hình, Người không chỉ dựa vào bộ máy giúp việc, mà còn thường xuyên trực tiếp đi cơ sở.

Bác không hề né tránh những sự việc tiêu cực, thường được đội danh là “nhạy cảm”, càng không cho phép lợi dụng hai chữ “nhạy cảm” để che chắn sai lầm, bưng bít sự thật, bênh che cho nhau.

Người coi đó là không trong sạch về đạo đức, không minh bạch về chính trị và không trung thực về khoa học. Hồ Chí Minh làm việc gì cũng có chương trình, kế hoạch, từ lớn đến nhỏ, từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn, từ tháng, tuần đến ngày, giờ nào việc nấy. Vì làm việc có kế hoạch, dù bận trăm công nghìn việc của Đảng, Nhà nước, nhưng Người lúc nào cũng ung dung, tự tại, vẫn có thời gian học tập, đọc sách, xem văn nghệ, đi xuống địa phương, đi thăm danh lam thắng cảnh… Từ thực tế và kinh nghiệm của mình, Người dạy: trong việc đặt kế hoạch không nên tham lam, phải thiết thực vừa sức, từ thấp đến cao, “chớ làm kế hoạch cho đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”.

Về phong cách làm việc luôn đổi mới: đó là phong cách không cố chấp, bảo thủ, thường xuyên đổi mới. Người nói: “Tư tưởng bảo thủ như những sợi dây cột chân cột tay người ta. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm”. Cuộc đời Người là một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, có sức khơi gợi, kích thích sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta.

Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong cách nói và viết của Người. Tùy theo mục đích, đối tượng, thể loại mà Người có cách viết khác nhau, theo tiêu chí mà Bác xác định là: viết cho ai? viết để làm gì?… Từ đó, Người có phong thái diễn đạt rất đa dạng, phong phú: uyên bác, hàn lâm với các chính khách phương

Tây; hàm súc, “ý tại ngôn ngoại” đối với các bậc đại nho; mộc mạc, giản dị đối với đồng bào còn ít chữ.

Phong cách diễn đạt của Bác là: cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng, có lượng thông tin cao; sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, sự ví von, so sánh cụ thể; phong cách diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, nhất là đối với những cán bộ trẻ, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan, đơn vị trong những lớp tập huấn ngắn hạn, trung hạn, các lớp quản lý nhà nước, lý luận

Học Bác để làm việc tốt hơnPhong cách Hồ Chí Minh mang đậm tính dân tộc và quốc tế, rất mực nhân từ nhưng triệt để cách mạng; uyên bác nhưng cực kỳ khiêm tốn; nguyên tắc về chiến lược nhưng linh hoạt trong sách lược; nhìn xa trông rộng nhưng thiết thực cụ thể; vĩ đại mà khiêm nhường giản dị.

chính trị, mỗi người phải luôn đề cao tinh thần tự học, học từ đồng chí đồng nghiệp, thường xuyên nghiên cứu nâng cao trình độ, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu công việc.

Ngoài học Bác về phong cách làm việc, mỗi người cần tự trang bị những kỹ năng mềm, như kĩ năng soạn thảo văn bản; việc lên kế hoạch, sắp xếp công việc hợp lý, kỹ năng làm việc nhóm; đồng thời cần phân chia hợp lý, quản lý hiệu quả thời gian, bao gồm lập kế hoạch làm việc, danh mục việc làm...

Để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, mỗi người đều có thể học từ Bác Hồ rất nhiều, trong đó có phong cách làm việc khoa học của Người, cùng với cách sắp xếp, tiết kiệm thời gian, tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm là phương pháp đơn giản, dễ học, dễ thực hiện.

LƯU VĂN TUỆ

TIN VẮN

Ôn g K h ổ n g Đ ứ c Kiên - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy (BTCHU) - người

chịu trách nhiệm chính trong tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy (BTVHU) về triển khai thực hiện Nghị quyết TW4 cho biết: Trước những thuận lợi, khó khăn nói trên, bám sát vào đặc điểm tình hình của địa phương, BTCHU đã tham mưu BTVHU xây dựng, ban hành chương trình hành động theo phương châm “Trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “nói đi đôi với làm”, “nói ít, làm nhiều” gồm 10 nhiệm vụ thực hiện ngay, thường xuyên và giao nhiệm vụ cho các các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ trong việc thực hiện Nghị quyết theo lộ trình.

Theo đó, các nhiệm vụ cần thực hiện ngay, thường xuyên mà Huyện ủy Đam Rông đặt ra bao gồm: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn mục đích, ý nghĩa, nội dung, để cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức đúng tầm quan trọng của Nghị quyết TW4. Tổ chức kiểm điểm, tự phê bình, phê bình tập thể, cá nhân theo tinh thần Nghị quyết gắn với kiểm điểm hàng năm và đột xuất, tiến hành đồng thời ở các cấp. Cấp trên và người

đứng đầu gương mẫu, tự giác kiểm điểm để cấp dưới học tập, làm theo. Nội dung kiểm điểm phải tập trung làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, liên hệ với những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, sửa chữa. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đạo đức trong sáng, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, có tinh thần trách nhiệm, tiền phong, gương mẫu, có tác phong gần dân, hiểu dân, gắn bó với dân, vì lợi ích của nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những vụ việc tham nhũng, những sai phạm, tồn đọng gây bức xúc trong dư luận, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như: Đầu tư, QLBV rừng, đất đai… Rà soát, cho từ chức những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, miễn nhiệm, thay thế những cán bộ không đảm bảo về tiêu chuẩn, kém về năng lực, về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm. Kịp thời biểu dương, khen thương và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận của cấp trên. Thực hiện tốt chủ trương học tập, bồi dưỡng, bổ sung, nâng

cao trình độ lý luận chính trị, cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, xử lý thông tin của quần chúng nhân dân tố giác về các hành vi tiêu cực, tham nhũng, những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên...

Cùng với việc triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ thực hiện ngay, thường xuyên nói trên, các Ban xây dựng Đảng, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, cơ quan, đơn vị các cấp ở Đam Rông, theo chỉ đạo của BTVHU cũng đã xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện Nghị quyết TW4 gắn với nhiệm vụ chính trị của mình.

Do vậy, việc thực hiện Nghị quyết TW4 bước đầu đạt được một số kết quả khả quan như: Hầu hết cán bộ, đảng viên đã nêu cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện Nghị quyết, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đạo đức, lối

sống, không vi phạm 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, góp phần nâng cao tỷ lệ TCCS đảng trong sạch, vững mạnh và tỷ lệ cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngày càng được nâng cao. Và, điều quan trọng hơn là, việc thực hiện nghiêm Nghị quyết TW4 đã tác động tích cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, cũng theo ông Khổng Đức Kiên, việc thực hiện Nghị quyết TW4 tại huyện Đam Rông vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế, đó là: Một số đảng viên vừa gặp khó khăn về kinh tế, vừa cho rằng nội dung sinh hoạt chi bộ nhàm chán, nên tham gia sinh hoạt không đều. Dù chưa rõ nét, nhưng có hiện tượng một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, thiếu lòng tin vào Đảng, Nhà nước. Một số cán bộ, đảng viên thiếu yên tâm, gắn bó với địa phương... Trước thực tế đó, BTVHU Đam Rông đang chỉ đạo các TCCS đảng, các ngành chức năng và chính quyền các cấp triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế vừa nêu, nhằm thực hiện Nghị quyết TW4 ngày càng đạt hiệu quả cao.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Những việc cần làm ngay trong thực hiện Nghị quyết TW4 ở Đam RôngLà một trong 62 huyện nghèo của cả nước và lại “sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển so với nhiều địa phương khác, nên việc triển khai thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” ở huyện Đam Rông cũng có tính đặc thù, đòi hỏi phải có cách làm phù hợp, sáng tạo...

* Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đam Rông vừa tổ chức lễ ra quân

xây dựng mô hình tuyến đường hoa tại khu vực thôn 1, xã Rô Men

và thôn 4, xã Liêng S’rônh.Sau lễ phát động, cán bộ, hội

viên phụ nữ đã tham gia trồng hoa kết chữ dọc tuyến đường từ

Tỉnh lộ 722 vào thôn 1, xã Rô Men và thôn 4, xã Liêng S’rônh.

Việc xây dựng mô hình tuyến đường hoa nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân trong

việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp gắn với

việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

* Từ việc triển khai mô hình 1+1, 1+2, 1+3, Hội Cựu chiến binh huyện Đam Rông đã huy

động được gần 600 lượt hội viên tham gia mô hình để giúp đỡ

hơn 1 ngàn hộ dân liền kề về cây con, giống, khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài

ra, các hội viên còn vận động nhân dân chấp hành tốt đường

lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Qua đó, góp phần giúp đỡ nhiều hội viên cựu chiến binh nghèo,

cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

* Theo Quyết định 1980 của thủ tướng Chính phủ về bộ tiêu

chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020, tiêu

chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất có hai nội dung: “xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm

2012” và “xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

chủ lực đảm bảo bền vững”. Đối chiếu quyết định trên, hiện trên

địa bàn huyện Đam Rông mới chỉ có xã Đạ R’Sal hoàn thành tiêu chí này, các xã còn lại chưa đạt.

VĂN TÂM

Page 3: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

3 THỨ BA 13 - 6 - 2017

Một năm phấn đấu vượt bậc Năm 2016, huyện Di Linh có

tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 52.052 ha, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 2% so với năm 2015. Trong đó, sản lượng lương thực hơn 28.000 tấn, bằng 96% kế hoạch; rau đậu các loại là 530 ha, tăng 1,7 %. Diện tích cây lâu năm 44.860 ha, tăng 107,6% so cùng kỳ năm 2015; trong đó, cà phê 41.687 ha, chiếm 92,9%; năng suất 30 tạ/ha, sản lượng đạt 120.000 tấn, tăng 8,4% so với năm 2015... Điểm nổi bật nhất ở Di Linh là tập trung các đề án tái canh cà phê, phát triển mô hình chăn nuôi như bò sữa, bò thịt cao sản...; chuyển đổi cây trồng. Trong năm, toàn huyện trồng xen hơn 3.000 ha các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, chống chịu hạn tốt như sầu riêng, mít, mắc ca, bơ cao sản, hồ tiêu... (riêng sầu riêng có 853 ha, bơ cao sản 1.163 ha). Nhờ vậy, chủ trương từng bước phá thế độc canh cà phê đang hiện thực hóa bằng Đề án tái canh cà phê, và đã chuyển đổi được 2.700 ha già cỗi, đạt 106% kế hoạch; lũy kế đến cuối năm 2016 đạt 18.000 ha, chiếm 43% tổng diện tích cà phê toàn huyện. Chủ trương này cũng là định hướng tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị trên diện tích sản xuất và đạt 127 triệu đồng/ha, tăng 8,5% so với kế hoạch.

Về chăn nuôi, huyện Di Linh đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, triển khai định hướng của tỉnh, huyện phát triển bò thịt cao sản đạt 5.013 con và bò sữa đạt 187 con...; tổng đàn bò năm 2016 là 5.200 con, tăng 2.080 con. Ở Di Linh, mô hình phát triển trang trại sản xuất, kinh tế tập thể đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến phát triển, mở mang các ngành nghề dịch vụ nông thôn. Năm 2016, toàn huyện có 114 trang trại sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; giá trị sản phẩm đạt 163.352 triệu đồng.

Bên cạnh đó, huyện Di Linh cũng gặt hái được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác như: tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy đạt 6,1%; ngành công nghiệp - xây dựng 10%; ngành thương mại - dịch vụ 8%. Tổng

Di Linh đi lên từ khai thác thế mạnhHuyện Di Linh - đơn vị cấp huyện duy nhất của tỉnh tiêu biểu dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2016, được UBND tỉnh thưởng công trình phúc lợi 5 tỷ đồng. Chủ tịch UBND huyện, ông Trần Đình Sỹ chia sẻ: “Đó là thành quả quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh của Di Linh; trong đó, nông nghiệp là điểm nhấn, là mặt trận hàng đầu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 627 tỷ đồng, tăng 3,8% so năm 2015.

GRDP bình quân đầu người của Di Linh đạt 45 triệu đồng/người; tỷ lệ giảm nghèo hơn 2%; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3,64%.

Tổng thu ngân sách nhà nước là 218.134 triệu đồng, đạt 118% dự toán. Xây dựng cơ bản được bố trí kế hoạch vốn đầu tư 156.201 triệu đồng cho 127 công trình và đã giải ngân đạt 100%. Song song với phát triển kinh tế, Di Linh còn chú trọng đến nhiều lĩnh vực khác như: công tác quản lý, bảo vệ rừng; công tác giảm nghèo; phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị; phát triển các mặt về văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng...

Đặc biệt, Di Linh quyết liệt thực hiện xây dựng nông thôn mới, nổi bật tổng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 3.461,602 tỷ đồng, trong đó huyện đã huy động dân đóng góp hơn 34 tỷ đồng, nhiều diện tích đất được dân chủ động hiến... Qua đó, năm 2016, Di Linh có thêm 4 xã đạt chuẩn là Gung Ré, Hòa Trung, Hòa Ninh, Đinh Lạc, nâng số xã đạt chuẩn là 7; có 5 xã đạt 15-18 tiêu chí và 6 xã đạt 12-14 tiêu chí. Năm 2017, huyện quyết tâm đạt chuẩn ít nhất thêm 2 xã là Hòa Nam và Tân Nghĩa để

đảm bảo lộ trình đạt “huyện nông thôn mới” vào năm 2019.

Những khởi sắc của năm 2017 Năm 2017, phát huy nội lực và

thành tựu đã đạt được làm nền tảng, Đảng bộ và chính quyền huyện Di Linh tập trung chỉ đạo hướng dẫn nhân dân chăm sóc cà phê sau thu hoạch, sản xuất vụ Đông - Xuân và chuẩn bị cho vụ Hè - Thu. Đến nay, diện tích lúa Đông - Xuân đã gieo cấy được 1.311 ha, đạt 130,9% kế hoạch, tăng 10,9% so cùng kỳ, năng suất đạt 42 tạ/ha, sản lượng đạt 106% kế hoạch, tăng 21,6% so cùng kỳ... Công tác tái canh, chuyển đổi giống cà phê tiếp tục và dự kiến chuyển đổi thêm 2.800 ha. Chăn nuôi cũng phát triển với 5.941 con trâu, bò (thời điểm 1/4/2017), tăng 31,69%, đặc biệt là tăng đàn bò sữa; gia cầm cũng tăng 25,67% (hiện có 527.000 con). Về lâm nghiệp, 6 tháng đầu năm, Di Linh đã giao khoán quản lý, bảo vệ rừng 55.640 ha. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 6 tháng tiếp tục tăng 9,6% so cùng kỳ năm 2016. Qua 6 tháng, Di Linh đã ước thu ngân sách được 61.250 triệu đồng, đạt 51,04% dự toán, tăng 28,88% so cùng kỳ.

Chủ tịch Nguyễn Đình Sỹ không giấu sự phấn khởi với tôi là Di Linh đã tích cực “cởi trói cho nhà đầu tư” nên đã thu hút mạnh sự đầu tư. Dĩ nhiên, kết quả cải cách hành chính đã góp phần không nhỏ đối với nội dung này. Để chứng minh, anh Sỹ cho biết: 6 tháng, nhiều nhà đầu tư trong và

ngoài tỉnh đã đến địa bàn Di Linh tìm cơ hội đầu tư như: Trạm thu mua sữa của Công ty TNHH Vinamilk; Trạm trung chuyển xăng dầu của Công ty TNHH Dương Đông - Tây Nguyên; Dự án hệ thống tưới cà phê Di Linh của Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng DPD; Dự án Bến xe trung tâm thị trấn Di Linh của Công ty Tá Lợi; Dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty TNHH Môi trường Di Linh Xanh; Dự án thủy điện Dariam của Công ty Thủy điện Thác Mơ,...

Chia sẻ về kinh nghiệm, Chủ tịch UBND huyện Trần Đình Sỹ cho biết: Trước hết, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai thực hiện các phong trào. Gắn liền việc chỉ đạo với đẩy mạnh kiểm tra - giám sát - hậu kiểm trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã giao của các địa phương, đơn vị. Thường xuyên tổ chức thực hiện kiểm tra công vụ đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm đổi mới tác phong lề lối làm việc, chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật hành chính; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...

Với chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, hành động quyết liệt của UBND huyện, sự đồng thuận cao của cán bộ, công chức và nhân dân, hy vọng bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Di Linh một lần nữa được tô đẹp hơn trong năm 2017.

MINH ĐẠO

Cải tạo hồ Đông thị trấn là một trong những dự án đang được Di Linh tích cực triển khai. Ảnh: M.Đạo

Lâm Hà thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 52% dự toán giao

LÂM HÀ: Hơn 118 tỷ đồng xây dựng 98 công trình

Với quyết tâm thu ngân sách vượt dự toán giao trên 10%, 5 tháng đầu năm 2017, UBND huyện Lâm Hà đã chỉ đạo ngành thuế triển khai nhiều biện pháp để thu đúng, thu đủ các loại thuế, không để nợ đọng thuế, phối hợp

với chính quyền các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng về tình hình quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tình hình chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, chống thất thu thuế

trong hoạt động kinh doanh vận tải, thương mại, dịch vụ, khai thác khoáng sản… Kết quả, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tính từ đầu năm đến ngày 30/5/2017 được 50,281 tỷ đồng, đạt 52% dự toán giao, trong đó:

thu từ thuế và phí được 24,888 tỷ đồng, đạt 39% dự toán, thu từ nhà và đất được 15,502 tỷ đồng, đạt 91% dự toán, thu bằng biện pháp tài chính được 7,700 tỷ đồng, đạt 79% dự toán.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao

Nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng và phát triển

các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) trên

địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành,

địa phương thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng nghiên cứu,

đề xuất phương án liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp đầu tư vào Khu NNCNC để giảm chi phí bồi thường giải

phóng mặt bằng. Đối với 3 khu NNCNC tại

huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương cần triển khai các hoạt động thu hút đầu tư như: quảng bá, giới thiệu về

điều kiện tự nhiên, quỹ đất, cơ chế chính sách, dự kiến phân

lô quy hoạch… Riêng Khu NNCNC Tân Phú, Đức Trọng làm việc với tổ chức JICA vào

cuối tháng 6/2017 về triển khai giải phóng mặt bằng, tìm kiếm

nhà đầu tư sơ cấp… Các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng,

Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc tổ chức phê duyệt, hoàn thành kế hoạch xây

dựng vùng sản xuất NNCNC trước ngày 30/6/2017. Huyện

Bảo Lâm, Cát Tiên và thành phố Đà Lạt hoàn thiện hồ sơ

xây dựng vùng NNCNC trước ngày 15/7/2017.

VĂN VIỆT

UBND huyện Lâm Hà cho biết, năm 2017, huyện Lâm Hà được phân bổ 118,424 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng

cơ bản và nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng 98 công

trình. Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ 74,066 tỷ đồng, đầu tư xây

dựng 32 công trình, dự án, gồm 19 công trình, dự án chuyển tiếp

và 13 công trình, dự án khởi công mới. Trong 13 công trình, dự án khởi công mới có 8 công

trình, dự án đang trong giai đoạn thẩm định, phê duyệt hồ

sơ, lựa chọn nhà thầu thi công, 5 công trình đang triển khai thi

công. Đến thời điểm 30/5/2017, đã giải ngân được 23,311 tỷ

đồng, đạt 31,22% KH.Nguồn vốn sự nghiệp được

phân bổ 44,358 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 66 công trình, dự án, gồm 47 công trình, dự án chuyển tiếp và 19 công trình, dự án khởi công mới. Trong

19 công trình, dự án khởi công mới, có 6 công trình, dự án

đang trong giai đoạn thẩm định, phê duyệt hồ sơ, lựa chọn nhà

thầu thi công, 13 công trình, dự án đang triển khai thi công. Đến nay đã giải ngân được 29,041 tỷ

đồng, đạt 65% KH.HOÀNG KIẾN GIANG

Page 4: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

4 THỨ BA 13 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Chúng tôi đã đến thăm Khu Tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng. Đây là một công trình được

tỉnh Vĩnh Long xây dựng (vào năm 2002, tại xã Long Phước, huyện Long Hồ, trên diện tích 3,2 ha) để ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí Phạm Hùng, là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hiện tại và tương lai (Ảnh 1).

Cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11/6/1912 và mất ngày 10/3/1988. Quê hương của đồng chí Phạm Hùng là xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ phong trào thanh niên, học sinh khi mới 16 tuổi.

Khu Tưởng niệm gồm các hạng mục: Phòng Lễ tân là nơi đón tiếp khách đến tham quan. Phòng Trưng bày là nơi lưu giữ hình ảnh, hiện vật và tư liệu về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng (Ảnh 2). Phòng Tưởng niệm là nơi đặt bức tượng bán thân của đồng chí Phạm Hùng cùng những bức phù điêu tạc một số câu nói của đồng chí lúc sinh

thời và nhiều câu đối, lời điếu văn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ca ngợi tấm gương vì dân, vì nước của cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng. Ngoài ra, tại Khu Tưởng niệm còn có 3 hạng mục ngoài trời được phục chế: Phòng biệt giam tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam và phòng làm việc của đồng chí Phạm Hùng tại số 72, đường Phan Đình Phùng, Thủ đô Hà Nội.

Vào tháng 6 năm 2012, Khu Tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng được Nhà nước cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hàng năm, Khu Tưởng niệm đón tiếp nhiều tổ chức, cá nhân và du khách đến tham quan.

Dừng chân tại Khu Tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, chúng tôi thắp nén hương tưởng nhớ người con ưu tú của Tổ quốc; cảm nhận được sự trang trọng, thiêng liêng và cảm phục sự hy sinh to lớn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước của đồng chí Phạm Hùng (Ảnh 3).

BÙI TRƯỞNG

KỶ NIỆM 105 NĂM NGÀY SINH CỐ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG PHẠM HÙNG

Về thăm Khu Tưởng niệm cố Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng Mới đây, chúng tôi có dịp về quê hương sông nước Vĩnh Long, vùng đất anh hùng, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là quê hương của cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) Phạm Hùng.

1

2

3

Bà Lê Thị Kim Liên, Trưởng Chi hội Bệnh nhân nghèo, Người tàn tật và Trẻ mồ côi thành phố Bảo Lộc, cho biết: Từ năm 2014 đến nay, Chi hội đã vận động, quyên góp được gần 7 tỷ đồng cho công tác từ thiện, nhân đạo. Với số tiền này, Chi hội đã phối hợp với các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện trong và ngoài thành phố Bảo Lộc trao tận tay bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và một số địa phương lân cận như huyện Bảo Lâm và Di Linh.

Ngoài ra, Chi hội còn phối hợp với Tỉnh Hội và Bệnh viện II Lâm Đồng khám phụ khoa miễn phí cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Bảo Lộc.

KHÁNH PHÚC

Vận động gần 7 tỷ đồng cho công tác từ thiện, nhân đạo

Được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2014, Khu Di tích Cát Tiên không ngừng được Bộ VH-TT-DL và UBND tỉnh Lâm Đồng quan tâm đầu tư tôn tạo, xây dựng cơ sở vật chất để nơi đây trở thành một điểm đến tham quan du lịch, tìm hiểu lịch sử văn hóa xứng tầm. Trong đó, cùng với việc trùng tu, phục dựng các phế tích, nhà trưng bày hiện vật cũng nhanh chóng được khởi công xây dựng từ năm 2015.

Là công trình kỷ niệm 30 năm

thành lập huyện Cát Tiên, công trình xây dựng nhà trưng bày hiện vật khảo cổ Di tích Cát Tiên được xây dựng kiên cố, vững chãi trên khu đất rộng, lưng tựa vào dãy đồi, trước mặt là sân rộng thuận tiện làm nơi đậu xe cho nhân dân và du khách đến tham quan. Với kiến trúc, họa tiết mang dáng dấp Bà la môn giáo, công trình là một tòa nhà lớn hình khối và những cột tròn... đã cơ bản định hình. Dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2017.

Được phát hiện từ năm 1985, hơn

30 năm với gần 20 lần khai quật, Khu Di tích Cát Tiên đã phát lộ nhiều kiến trúc đền tháp, mộ tháp, nhà dài, đường đá cổ, máng nước... Đặc biệt, quá trình khai quật đã tìm thấy hơn 1.000 hiện vật được chế tác từ nhiều chất liệu như: vàng, bạc, đồng, sắt, đá quý, gốm, đá, nhiều ngẫu tượng Linga - Yoni, tượng thần Ganesa, Uma, các lá vàng rập nổi hình các vị thần, các linh vật thuộc Bàlamôn giáo phong phú về loại hình, điêu luyện về kỹ thuật chế tác. Q.UYỂN

Khẩn trương xây dựng nhà trưng bày hiện vật Di tích Cát Tiên

Mỗi năm Di tích Cát Tiên đón hàng chục ngàn du khách đến tham quan.

Hội Chữ thập đỏ Tây Ninh làm công tác từ thiện tại Di Linh

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh cùng với Ban Từ thiện Hội Phật giáo huyện Di Linh vừa tổ chức đợt công tác từ thiện tại xã Bảo Thuận (huyện Di Linh).

Hội đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho hàng trăm bà con dân tộc thiểu số tại xã Bảo Thuận. Giá trị tiền thuốc trong đợt công tác từ thiện này gần 40 triệu đồng.

Mặt khác, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh và Ban Từ thiện Hội Phật giáo huyện Di Linh trao tặng bà con dân tộc thiểu số xã Bảo Thuận 200 phần quà (gồm mì gói, đường, sữa và các nhu yếu phẩm khác) giá trị gần 50 triệu đồng.

Ngoài ra, trong dịp này, Chùa Thanh Sơn (thị trấn Di Linh) còn trao tặng Hội Chữ thập đỏ xã Bảo Thuận 1 chiếc máy vi tính trị giá 4 triệu đồng. XL

Page 5: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

5 THỨ BA 13 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Theo anh Trần Quyết Chiến, người có 14 năm gắn bó với công tác hậu đài sân khấu tại Trung tâm Văn

hóa - Thể thao huyện Di Linh: “Nghề hậu đài sân khấu là nghề của những người đi sớm nhưng... về muộn”.

Nói vậy là bởi, theo quy trình của công tác hậu đài sân khấu, nếu một chương trình được tổ chức ngoài trời, khâu đầu tiên của người làm công tác hậu đài sân khấu là tiền trạm, rồi tổ chức chuyên chở dụng cụ hậu đài đến nơi diễn ra chương trình, sau đó ráp và trang trí sân khấu. Tất cả các khâu trên phải được hoàn tất trước giờ biểu diễn ít nhất vài giờ đồng hồ. Ngoài ra, người làm công tác hậu đài sân khấu còn kiểm tra độ an toàn, tính thẩm mỹ của sân khấu và cả trông coi, bảo quản, sửa chữa (nếu xảy ra các sự cố sân khấu) để đảm bảo cho chương trình diễn ra thông suốt. Còn như một chương trình được tổ chức trong hội trường, quy trình công tác hậu đài sân khấu cũng tương tự, nhưng khâu thiết kế và dàn dựng sân khấu đỡ vất vả hơn. Và khi chương trình văn hóa - văn nghệ kết thúc, khán giả ai về nhà nấy, người làm công tác hậu đài sân khấu lại tiếp tục công việc thu dọn sân khấu, dụng cụ hậu đài. “Nhiều hôm anh em vừa mới treo phông màn sân khấu lên thì trời chuyển mưa. Thế là, anh em lại hối hả cuốn phông màn vào để khỏi bị ướt”, ông Lê Hùng Cường, Giám đốc Trung

Người K’Ho Sre sống chủ yếu bằng nghề lúa nước, và “thần lúa” là một trong

những vị thần cao cả ngự trị trong đời sống của cộng đồng. Vì vậy, trong mùa vụ nông nghiệp, người K’Ho thường tổ chức nhiều nghi lễ nông nghiệp khác nhau, như: gieo sạ, cúng dưỡng lúa, mừng lúa mới (Tết của người K’Ho)...

Trong các lễ hội truyền thống, có lẽ mừng lúa mới là lễ hội được cộng đồng tổ chức quy mô nhất. Bởi lẽ, sau một năm vất vả với công việc đồng áng thì đây là thời điểm nhàn hạ, thích hợp nhất để các gia đình, dòng tộc thờ cúng, tạ ơn Yàng. Lễ hội thường được tổ chức trong phạm vi gia đình, nhưng những hộ có điều kiện kinh tế khá giả thì tổ chức linh đình hơn, như “Nhô sa rơpu” (Uống ăn trâu), nhô dơng kéo dài nhiều tháng trong năm...

Nghệ nhân K’Bôn chia sẻ: “Tôi biết đánh cồng chiêng là nhờ xưa kia ông bà ta luôn duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống. Trong thời gian tổ chức lễ hội, gia chủ thường

thuê tôi và các thanh niên khác về giúp việc cho gia đình họ. Thông qua các lễ hội này, cứ vào buổi chiều tối, nhiều thanh niên nam, nữ tụ tập đông vui để tập đánh cồng chiêng, nghe những câu hát ‘tam pla’, ‘đơs long’... Cứ như thế, sau nhiều năm tôi và bạn bè cùng trang lứa đã thuộc và đánh nhuần nhuyễn nhiều bài chiêng khác nhau từ chiêng 2, 3, 4 cho đến chiêng 6

và càng đánh càng đam mê”.Cồng chiêng không những được

xem là vật linh thiêng, là di sản quý báu, mà nó còn là những hiện vật có giá trị của mỗi gia đình, dòng tộc, là bản sắc văn hóa truyền thống luôn gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng từ bao đời nay, nên bà con rất quý chiêng. Việc mượn cồng chiêng để tổ chức sinh hoạt cộng đồng hay đi giao lưu đã khó, huống hồ mượn

để tập đánh. Bởi lẽ, một trong những nguyên nhân làm tiếng chiêng bị lạc âm, bị câm hoặc tiếng không thanh thoát là do đánh không đúng kỹ thuật, nhất là những người mới lần đầu tiếp xúc với chiêng.

Trong một ngày chứng kiến nghệ nhân K’Bôn và ông K’Nhồng chỉnh bộ chiêng 6 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp cho đội nghệ nhân để phục vụ cho việc truyền dạy, giao lưu, biểu diễn, chúng tôi mới cảm nhận được ở hai già, đó là ngoài việc am hiểu về chiêng, có đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ thì hai già còn có khả năng thẩm âm rất tốt.

“Tôi đến với việc chỉnh chiêng không qua trường lớp nào cả. Hồi trước giải phóng, mỗi khi ông K’Brét (đã mất 40 năm nay) chỉnh chiêng, tôi và ông K’Nhồng thường tò mò đến xem cách ông thực hiện các thao tác và trong khi ông K’Brét chỉnh sửa có nhờ chúng tôi đánh thử để kiểm chứng đã đúng tông, hợp âm chưa. Do được tiếp cận và phụ giúp ông K’Brét, nên chúng tôi đã học được những kỹ năng cơ

bản trong việc chỉnh chiêng và cũng từ đó mà biết cách chỉnh chiêng” - nghệ nhân K’Bôn kể lại.

Theo một số già làng trên địa bàn huyện Di Linh: Tuy chỉnh chiêng là việc làm khá đơn giản, nhưng không phải tất cả những ai đánh cồng chiêng rất giỏi đều biết đến việc chỉnh chiêng. Các vật dụng dùng cho việc chỉnh chiêng cũng rất đơn giản, chủ yếu là chiếc búa nhỏ được làm bằng sắt, một đầu có độ nhún và một số vật dụng khác dùng để cạo... Nếu am hiểu hết về cồng chiêng thì việc chỉnh chiêng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Những năm qua, nghệ nhân K’Bôn và ông K’Nhồng đã chỉnh sửa khá nhiều chiếc chiêng bị lạc âm..., cho bà con trên địa bàn xã Bảo Thuận cũng như bà con trong vùng. Với nghệ nhân K’Bôn, mỗi khi chỉnh được chiếc chiêng, níu giữ lại hồn chiêng thanh thoát, ngân vang là một niềm vui vì đã thỏa lòng đam mê với cồng chiêng.

Hiện tại, nghệ nhân K’Bôn và ông K’Nhồng là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ, đặc biệt là nghệ nhân K’Brét trong việc chỉnh sửa cồng chiêng, góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng ngân vang mãi với thời gian. LAM PHƯƠNG

Nghệ nhân giữ hồn chiêngNgay từ thuở còn ngồi trên lưng trâu, nghệ nhân K’Bôn (tên thường gọi là K’Bọt, K’Bon) ở thôn Ka La Tô Krềng, xã Bảo Thuận (Di Linh) luôn đắm say với những giai điệu cồng chiêng ngân nga giữa đại ngàn. Có lẽ, cồng chiêng ngấm vào máu thịt, nên đã giúp nghệ nhân có những kỹ năng trong việc chỉnh, giữ hồn chiêng.

Nghệ nhân K’Bôn và ông K’Nhồng trong một lần chỉnh chiêng. Ảnh: L.P

tâm Văn hóa - Thể thao huyện Di Linh cho biết.

Theo ông Cường, Trung tâm Văn hóa - Thể thao là đơn vị đảm nhận việc hậu đài sân khấu ở những chương trình văn hóa - văn nghệ do huyện tổ chức. Vì thế, khi có chương trình văn hóa - văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, là anh em hậu đài sân khấu lập tức lên đường, bất kể ngày hay đêm, ngày thường hay ngày nghỉ...

“Mỗi năm, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Di Linh phối hợp tổ chức khoảng 40 chương trình văn nghệ phục vụ nhân dân của 18 xã và 1 thị trấn trong toàn huyện”, ông Cường nói.

Do phải thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nên anh em làm công tác hậu đài sân khấu tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Di Linh có rất nhiều kỷ niệm trong những lần “tác nghiệp” ở cơ sở. “Nghề này tuy vất vả nhưng cũng có những niềm vui riêng mà những nghề khác không dễ gì có được. Đó là những hôm gặp trời mưa, đường sá lầy lội, không thể đi mua thức ăn, anh em đã bắt cá dưới suối rồi dùng dây kẽm (dùng để buộc sân khấu) quấn thành cái vỉ nướng cá để ăn. Đó là những lần về Gia Bắc, Sơn Điền, sân khấu vừa dựng xong, bà

con dân tộc thiểu số bản địa đã mang sẵn rượu cần, thức ăn đến và cùng các anh em đàn hát thâu đêm...”, anh Chiến chia sẻ.

Có 30 năm chuyên chở dụng cụ hậu đài, tài xế Phạm Hồng Thi bộc bạch: “Ngày nay, giao thông nông thôn đã phát triển, tất cả các trục đường đến trung tâm xã đều được trải nhựa, nên việc vận chuyển dụng cụ sân khấu cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Mặt khác, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Di Linh đã được trang bị xe chuyên dụng nên việc vận chuyển đồ đạc, dụng cụ sân khấu đến địa điểm tổ chức được thuận lợi hơn. Trước kia, mỗi lần đi công tác vùng sâu, vùng xa của tôi có khi phải cả tháng trời mới về nhà”.

Mặc dù phải xa nhà cả tháng, hay bị té ngã trong lúc trang trí sân khấu, hoặc đến nơi heo hút không mua được thức ăn, phải lót dạ bằng cá suối nướng, chưa kể những lần phải lội bộ khuân vác mọi dụng cụ hậu đài từ ngoài xe vào địa điểm cần dựng sân khấu, vì địa điểm tổ chức nằm cách xa trục đường chính, hay như những bất lợi về thời tiết, về thời gian..., nhưng anh em làm hậu đài sân khấu vẫn không nề hà, vẫn cần mẫn chăm chút cho công việc đến khi hoàn thành. Vì với những con người này, “hoàn thành nhiệm vụ chung, cho chương trình diễn ra thuận lợi và tốt đẹp”. Do vậy, không khí làm việc của tập thể này lúc nào cũng rộn rã, đầy ắp tiếng cười.

TRỊNH CHU

Buồn, vui công tác hậu đàiDù không có những tiếng vỗ tay, không rực rỡ ánh đèn và hào quang sân khấu như các diễn viên biểu diễn, nhưng những người làm công tác hậu đài sân khấu vẫn không quản ngại khó khăn, thầm lặng góp một phần sức mình vào thành công chung của các chương trình văn hóa - văn nghệ.

Một chương trình văn nghệ do anh em hậu đài sân khấu Trung tâm Văn hóa -Thể thao huyện Di Linh thiết kế sân khấu. Ảnh: T.C

5 đối tượng ưu tiên truyền thông phòng chống HIV/AIDS

UBND tỉnh vừa chỉ đạo Sở Y tế thực hiện theo Hướng dẫn

của Bộ Y tế về tăng cường công tác truyền thông phòng chống

HIV/AIDS năm 2017 và những năm tiếp theo. Nhận định giai đoạn tới, viện trợ quốc tế cho

phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam bị cắt giảm, nguồn lực trong nước hạn chế do đó

các hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS là một trong những biện pháp chủ yếu.

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, xác định 5 đối tượng ưu tiên đó là: người nghiện ma túy, người nhiễm HIV, người có quan hệ tình dục đồng giới; người bán

dâm, mua dâm; người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác như: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bao gồm phụ

nữ mang thai; gia đình có người nhiễm HIV;…

Tăng cường công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, kiến

thức của các cấp lãnh đạo và người dân về phòng chống

HIV/AIDS góp phần đạt được mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người

chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút

dưới ngưỡng lây truyền), khống chế tỉ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%,

giảm tác động của HIV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

AN NHIÊN

Page 6: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

6 THỨ BA 13 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Ông Nguyễn Hữu Sáu, một người nông dân nơi vùng xa Quốc Oai,

huyện Đạ Tẻh nổi tiếng với những cây điều. Điều nhà ông sai trái, mang lại thu nhập chính cho cả gia đình. Vậy mà không ngần ngại, ông đã chặt 40 cây điều ghép 13 năm tuổi trên diện tích 1.500 m2 đất trồng điều được ông hiến cho cộng đồng. Vận động gần 20 hộ chung đường qua suối, phá điều hiến đất, đóng góp tiền bạc, công lao động, với số tiền trên 50 triệu đồng, ông Sáu và bà con đã xây được cây cầu bắc qua dòng suối, giúp 20 hộ dân thuận lợi đi lại làm vườn, vận chuyển nông sản, nhất là qua mùa bão lũ. Còn anh K’Cúc, nông dân xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai lại không ngần ngại chặt hàng cà phê sát đường, hiến 325 m2 đất để xã mở rộng và bê tông hóa con đường liên thôn. Anh K’Cúc từng chia sẻ, “Khi chặt cà phê hiến đất, lúc cà phê đang cho trái nên cũng tiếc lắm. Nhưng mình hiến đất làm đường rộng cho bà con đi lại, trẻ con đi học mùa mưa đỡ cực. Nhà mình, rồi bà con xung quanh cũng hiến đất, vì bà con trong buôn trong xã cả thôi”. Họ là hai gương mặt đại diện cho hàng ngàn nông dân khắp Lâm Đồng sẵn sàng hiến những mét đất quý giá cho cộng đồng. Không một lời phàn nàn, đòi hỏi đền bù hay quyền lợi trên mảnh đất gắn bó lâu nay, hành động chia sẻ của họ thực sự đã giúp việc xây dựng (NTM) dễ dàng, thuận lợi hơn.

Từ năm 2011 tới hết năm 2016, hàng ngàn nông dân Lâm Đồng đã tích cực chia sẻ cùng chính quyền và cộng đồng trong việc xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn như đường giao thông, nhà văn hóa hay các công trình phúc lợi xã hội. Cụ thể,

Nông dân hiến đất xây dựng quê hươngĐất đai và tài sản trên đất mang giá trị lớn đối với người nông dân. Nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng, họ sẵn sàng chặt cây, phá bỏ hàng rào, chuồng chăn nuôi gia súc, hiến những mảnh đất vàng để làm cầu, đường và các công trình văn hóa mang lại bộ mặt nông thôn ngày thêm khang trang, sạch đẹp.

nông dân đã hiến 366.600 m2 đất, đóng góp trên 116 tỷ đồng, trên 143.700 công lao động để làm mới 1.529 km đường giao thông nông thôn, nạo vét 537 km kênh mương, sửa chữa 213 cầu cống, xây dựng 7 hội trường thôn, 33 nhà văn hóa, 60 cột đèn đường… Cùng chính quyền, nông dân Lâm Đồng đã thực hiện rất tốt vai trò chủ thể nông thôn, chung tay thực

hiện theo phương thức “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Sự đồng hành tích cực của nông dân đã khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nông thôn Lâm Đồng dễ dàng hơn, đồng thời cũng chứng minh người nông dân đã ý thức được vai trò và quyền lợi của họ trong xây dựng nông thôn mới. Để có được sự nhiệt tình chia sẻ ấy, ông Đa Cát Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng

Những thành công của Lâm Đồng trong xây dựng NTM không thể thiếu sự đóng góp nhiệt tình của nông dân toàn tỉnh. Phải khẳng định, bà con đã hết sức đồng hành cùng Nhà nước, đóng góp trong khả năng có thể để xây dựng nông thôn. Và Lâm Đồng cũng xác định, xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, không thể nóng vội, huy động sức dân bằng mọi cách. Chúng ta xây dựng NTM vì người nông dân, vì vậy phải lựa sức dân để phong trào xây dựng NTM đi vào thực chất, xây dựng một nông thôn Lâm Đồng phát triển bền vững.

Một công trình nước sạch tại thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương. Ảnh: D.Q

tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Các cấp Hội chúng tôi đã góp phần tích cực trong vận động hội viên nông dân hiến đất hay đóng góp để xây dựng các công trình công cộng. Khi có chủ trương làm đường giao thông, chúng tôi cùng chính quyền, các đoàn thể công khai họp bà con, giải thích rõ ràng diện tích đất cần giải tỏa, giải tỏa làm những gì. Bà con đã thông thì việc hiến đất rất nhanh chóng, dễ dàng, không xảy ra mâu thuẫn. Quan trọng nhất trong vận động nhân dân, để người dân tin và đồng thuận chính là minh bạch”. Chính sự minh bạch, rõ ràng trong việc vận động nhân dân đã khiến người nông dân sẵn sàng chia sẻ, tích cực tham gia phong trào “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng NTM”, góp phần đưa nông thôn Lâm Đồng đẹp và phát triển bền vững.

D.QUỲNH

Ông Trần Hữu Thọ, Cục trưởng - Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng (THADS) cho biết: Trong 8 tháng gần đây, Cục đã thụ lý 11.064 vụ việc phải thi hành án dân sự và hành chính, trong đó 8.505 vụ việc có điều kiện thi hành án (THA), 2.481 vụ việc chưa có điều kiện THA. Sau khi thụ lý và phân loại các vụ việc phải THA, Cục THADS tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ của Cục, Chi cục tại các huyện, thành phố tổ chức THA xong 4.442 vụ việc, đạt 54,65% so với các vụ việc có điều kiện THA. Cũng 8 tháng qua, Cục THADS Lâm Đồng đã thụ lý gần 2.527 tỷ đồng, bao gồm:

14,570 tỷ đồng ủy thác, gần 2.513 tỷ đồng phải THA, trong đó, gần 1.026 tỷ đồng có điều kiện THA, gần 1.487 tỷ đồng chưa có điều kiện THA. Sau khi thụ lý và phân loại số tiền THA, Cục THADS tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Chi cục THADS các huyện, thành phố tổ chức thi hành xong gần 201,364 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 27,55% số tiền phải THA.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Cục đã thực hiện việc thông báo và lập hồ sơ theo dõi 3 vụ án hành chính, gồm: vụ “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông

bà Trần Mỹ Thịnh - Đoàn Thị Loan”, hủy Quyết định số 417/2002/QĐ-UBND của UBND huyện Lâm Hà về việc cấp GCNQSD đất cho hộ bà Nguyễn Thị Minh Tâm; vụ “Tuyên hủy các văn bản hành chính của UBND TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đối với hộ ông Đinh Văn Long tại Mê Linh, Phường 9, TP Đà Lạt và vụ “tạm đình chỉ thi hành Quyết định hành chính số 1508/QĐ-CC của Chủ tịch UBND TP Đà Lạt về việc cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt hành chính số 3236/QĐ-XPVPHC của Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đỗ Văn Khánh”.

Theo ông Thọ, sỡ dĩ tỷ lệ THADS về số vụ việc và số tiền đạt tỷ lệ thấp như trên là do công tác THADS gặp nhiều khó khăn do: Nhiều bản án của ngành TAND chuyển sang tuy đã có hiệu lực THA, nhưng các đối tượng phải THA tìm đủ mọi cách chống đối, nhiều vụ phải tổ chức cưởng chế THA nhiều lần mới đạt kết quả. Bên cạnh đó, nhiều vụ án đã có hiệu lực thi hành, nhưng do ngành Tòa án tuyên không rõ nên phải đề nghị giải thích lại cho rõ trước khi tổ chức THA và nhiều vụ việc không có, hoặc chưa có điều kiện THA.

HOÀNG KIẾN GIANG

Giải quyết xong 4.442 vụ việc phải thi hành án

Không để tồn đọng vi phạm trật tự đô thị

Trong tháng 5/2017, các cơ quan chức năng của thành phố Đà Lạt đã xử phạt gần 19 triệu đồng đối với 3 trường hợp xây dựng trái phép thuộc địa bàn Phường 5 và Phường 10; đồng thời lập thủ tục cưỡng chế thi hành 1 trường hợp vi phạm khác về trật tự đô thị ở địa bàn Phường 4.

Thời gian tới, UBND thành phố Đà Lạt chỉ đạo UBND các phường, xã phải chủ động kiểm tra các công trình đang thi công; kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý cương quyết ngay từ đầu; không để tồn đọng, chậm xử lý bất cứ một trường hợp nào về vi phạm trật tự đô thị.

Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt cần tăng cường giám sát, đề xuất UBND thành phố Đà Lạt xử lý trách nhiệm UBND phường, xã buông lỏng quản lý, không tổ chức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn. MẠC KHẢI

Gần 20 tỷ đồng xây chợ mới N’Thol Hạ

Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lâm Đồng, trong quý 3/2017, Công ty TNHH Bùi Hoàng Anh (xã Đông Thanh, Lâm Hà) sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng khu chợ mới tại thôn Đoàn Kết, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tổng diện tích hơn 4.000 m². Theo thiết kế, mật độ xây dựng gần 37% công trình có mái che; hơn 25% khu buôn bán ngoài trời; 38% diện tích cây xanh, thảm cỏ, giao thông nội bộ…

Dự kiến với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, từ quý 4/2017 đến quý 4/2019, sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động các hạng mục nhà chợ chính, nhà điều hành, các kios quanh chợ, nhà vệ sinh công cộng, khu buôn bán ngoài trời, bãi đậu xe…

Với thời gian cấp phép hoạt động 50 năm, dự án đầu tư khu chợ N’Thol Hạ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất… theo quy định của pháp luật. VĂN VIỆT

BẢO LÂM: Khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng về tội đánh bạc

Ngày 11/6, Công an huyện Bảo Lâm cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 7 đối tượng về tội đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa. Các đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam, gồm: Lê Văn Thành, Trần Đức Hữu, Lương Trần Quốc Hưng, Lâm Quang Minh, Văn Đình Thiếu Lâm, Nguyễn Thị Nữa và K’Brẹo (cùng ngụ tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh).

Trước đó, vào ngày 11/5/2017, từ tin báo của quần chúng nhân dân, Công an huyện Bảo Lâm phối hợp cùng Phòng Cảnh hình sự (Công an tỉnh Lâm Đồng) đã đột kích bắt quả tang gần 30 đối tượng đang tổ chức đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại một chòi cà phê (thuộc địa bàn thôn 4, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm). Tại hiện trường, cơ quan công an đã thu giữ gần 100 triệu đồng cùng nhiều điện thoại di động. Ngoài ra, cơ quan công an còn thu giữ 1 xe ô tô con mà các đối tượng đã sử dụng để chở đối tượng đến đánh bạc. Theo Công an huyện Bảo Lâm, sau khi đấu tranh, sàng lọc đã xác định được 7 đối tượng trên là những đối tượng cầm đầu và tổ chức sòng bạc để sát phạt nhau.

Hiện, vụ việc đang được Công an huyện Bảo Lâm tiếp tục điều tra, làm rõ.

KHÁNH PHÚC

Page 7: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

7 THỨ BA 13 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Đã vào hè. Nhưng ngày nào K’Hoàng, 11 tuổi cũng cùng chúng bạn tập

trung chơi đùa nơi sân trường tiểu học của mình, bởi trường nằm ngay trong thôn, gần nhà, lại có sân bê tông khang trang, sạch sẽ. Từ ngày trong thôn có trường học được xây dựng kiên cố, mẹ em - cô Điểu Thị Chín đã không còn lo bốn đứa con của chị bị “đói” con chữ như cha mẹ chúng.

Trước đây, trẻ con thôn 3 học trong những lớp học tạm đặt nhờ ở nhà dân. Phụ huynh và giáo viên sợ nhất mùa mưa đến, bởi đường sá lầy lội, lớp học dột ướt, học sinh nản quá cứ đòi nghỉ học. Sống bao nhiêu năm ngay tại thôn nghèo này, ông K’Trang (SN 1960) thấu rõ nỗi khổ đó. Thế nên ngay khi Nhà nước vận động người dân hiến đất vào năm 2012, ông ngay lập tức xung phong hiến 3.000 m2 mà không hề đắn đo suy nghĩ. Đến năm 2013, cả thôn 3 rộn ràng như ngày hội khi ngôi trường mới được hoàn thành với 3 phòng học rộng rãi, khang trang đủ chỗ cho 27 học sinh từ lớp Một đến lớp Năm đến học tập. Trước đây, do chưa có lớp học nên trẻ con thôn 3 không được học mẫu giáo mà đến tuổi đi học thì vào luôn lớp Một. Từ năm 2014, 4 giáo viên nữ của trường cứ sáng đến dạy, tối lại về nhà ở trung tâm xã nên nhường một trong hai nhà công vụ cho các bé mẫu giáo. Bây giờ, trẻ con thôn 3 đúng tuổi đều được đến trường.

Nhìn học sinh ngày ngày hào hứng đến trường trong phòng học mới, Điểu K’Trang - người đàn ông gầy nhỏ, đen đúa, nhìn già hơn nhiều so với tuổi 57 vì những vất vả cả một đời cười hiền lành bảo: “Đời mình khổ nhiều rồi, mà khổ nhất là không có con chữ. Nên giờ mình bớt một chút đất, thu nhập có giảm hơn một chút, nhưng bao nhiêu đứa trẻ trong thôn được đi học thì cũng đáng lắm”.

Góp sức mình xây dựng thôn, buônTrong câu chuyện với người dân thôn 3 ở xã vùng sâu Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, nhiều người than thở rằng thiếu đất canh tác. Vậy nhưng, cũng chính những con người đó lại sẵn sàng hiến nhiều hecta đất để xây dựng trường học, xây dựng trạm y tế mà không hề tính toán thiệt hơn. Người dân không ngại ngần góp sức mình để trẻ con trong thôn được đi học dễ dàng, người già trong thôn đỡ lo lắng mỗi khi bệnh tật.

Cũng trong năm 2013, anh Điểu K’Dố (SN 1982) cũng hiến gần 1.000 m2 đất để xây trạm xá mới của thôn ngay bên cạnh trường học. 35 mùa rẫy đi qua, anh K’Dố đã trải qua những năm tháng “thèm” chữ không được học, bệnh tật không được chữa kịp thời. Thế nên, trạm xá mới là niềm vui chung của thôn 3, nhưng càng là niềm vui riêng to lớn của K’Dố, khi anh bảo rằng mình không làm được gì to tát cho mọi người thì góp được gì tốt đấy.

Ngày trạm xá mới được hoàn thành, anh Hồ Văn Phát (SN 1971) - người đã hơn 20 năm phụ trách phân trạm y tế thôn 3 vui như khi mình được xây nên ngôi nhà mới. Anh tâm sự: “Tôi gắn bó với bà con nơi đây từ lúc chưa có đường dẫn từ thôn ra xã, thôn 3 gần như bị biệt lập. Bây giờ, phân trạm có trang thiết bị, có cơ số thuốc tương đối ổn định. Là phân trạm của thôn 3 nhưng bà con thôn 4 hay thôn Vĩnh Ninh vẫn có thể sang khám chữa bệnh. Mình quý dân, hiểu được tấm lòng của người dân nơi đây nên dù khó khăn nhiều nhưng vẫn gắn bó lâu dài đến bây giờ”.

Thôn 3 là một trong những thôn xa nhất của xã Phước Cát

2, đời sống của bà con còn gặp rất nhiều khó khăn, người dân đa phần là hộ nghèo. Toàn thôn có 35 hộ với 163 nhân khẩu, sinh sống trên một vùng đất bằng phẳng như lòng chảo được bao bọc bốn bề rừng núi và những vườn điều. Trưởng thôn Điểu K’Đốt cho biết: Bà con nơi đây chủ yếu là người STiêng, sống chủ yếu nhờ cây điều và một ít cà phê. Bây giờ, người dân còn có thêm thu nhập từ việc nhận giao khoán bảo vệ rừng.

Trước năm 2004, để đi từ xã Phước Thái vào thôn 3, người dân phải đi bằng đường sông trên những chiếc xuồng, 2 ngày mới có một chuyến. Năm 2005, công trình thanh niên mở đường mòn dẫn từ trung tâm xã vào thôn 3 nhưng phải đến năm 2010 thì mới chấm dứt việc đi xuồng.

Con đường bê tông dẫn vào thôn chỉ mới được hoàn thành cách đây một năm nên đến giờ, niềm vui vẫn còn thể hiện rõ trên từng khuôn mặt người dân nơi đây.

Bây giờ, trong thôn đã có

đường, có trường, có trạm - tất cả đều nhờ vào sự đồng thuận, tích cực đóng góp của người dân, cuộc sống bà con nơi đây đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, đến nay, điện vẫn chưa vào được với thôn 3, nhiều hộ dân vẫn phải dùng đèn dầu hoặc dùng điện phát từ máy mô tơ bắc ở suối. Già làng Điểu K’Mốt đã qua gần 70 mùa rẫy, phấn khởi bảo rằng giờ đây mọi người trong thôn siêng năng làm ăn, chăm lo cuộc sống, phát triển kinh tế. Bây giờ ốm đau đã có trạm xá, trẻ con được học trong trường lớp khang trang. Mắm muối hết cũng không lo nhiều như trước. Nhưng buổi tối ngồi trên căn nhà sàn, dưới ánh đèn tù mù phát ra từ chiếc bóng đèn nhỏ xíu, ông vẫn thở dài ao ước, rằng mình sẽ được nhìn thấy ánh điện thắp sáng cả thôn trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Đó có lẽ không chỉ là ước ao của người lớn tuổi nhất làng, mà là ước ao chung của những đứa trẻ ngày ngày đùa giỡn trên sân trường mới xây, của người bác sĩ 20 năm gắn bó với thôn nghèo, và của cả những con người sẵn sàng hiến đất xây trường, xây trạm mà không hề đắn đo, tính toán thiệt hơn.

VIỆT QUỲNH

Nhờ dân hiến đất mà thôn 3 giờ đây đã có đường, trường, trạm. Ảnh: Việt Quỳnh

Mới đây, trong đợt cao điểm kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng khai thác cát

trên địa bàn tỉnh, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh đã phát hiện 3 vụ khai thác cát trái

phép tại địa bàn các huyện Lâm Hà và Di Linh. Theo đó, tại lòng hồ Đa Chomo, xã

Phi Tô, huyện Lâm Hà, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã bắt quả tang ông Đoàn Văn Tĩnh trú tại

thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà đang sử dụng máy bơm hút cát từ lòng hồ lên

để xe múc múc lên xe tải đưa đi tiêu thụ. Sau đó, lực lượng chức năng đã bắt quả

tang ông Nguyễn Ngọc Nguyên trú tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà đang khai thác

cát trái phép trên sông Đạ Đờn, đoạn chảy qua thôn Đạ Ti. Tại sông Đồng Nai giáp

ranh giữa huyện Lâm Hà và huyện Di Linh, lực lượng Cảnh sát Phòng Phống tội

phạm về môi trường cũng phát hiện ông Quách Văn Hiệp trú tại thôn 3, xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh đang có hành vi khai thác cát trái phép tại đoạn sông chảy qua xã Định Trang Thượng.

Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh đã lập biên bản, lập hồ sơ để xử lý các trường hợp

khai thác khoáng sản trái phép nêu trên.DIỆU NGA

Phát hiện nhiều vụ khai thác cát trái phép

Bảo đảm môi trường nuôi 2.400 heo nái ở xã Madaguôi

Công ty TNHH Duy Ngọc Tân Phú (chủ dự án nuôi 2.400 heo nái, 40 heo đực,

công suất 1.000 heo con/tuần) vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt báo cáo tác động môi trường trên diện tích hơn 1,3 ha, tọa lạc thôn 4, xã

Madaguôi, huyện Đạ Huoai. Theo đó, trước khi thực hiện dự án

chăn nuôi heo nói trên, chủ dự án có trách nhiệm lập, phê duyệt và niêm yết công

khai kế hoạch quản lý môi trường tại UBND xã Madaguôi.

Trong quá trình triển khai hoạt động, chủ dự án phải giám sát chất lượng môi trường theo đúng tần suất, vị trí và cập

nhật, lưu giữ số liệu, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

định kỳ 1 năm/lần.Trường hợp xảy ra sự cố gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, chủ dự án thông báo khẩn

cấp lên các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Lâm Đồng để chỉ đạo, phối hợp

tổ chức ứng cứu, khắc phục kịp thời… VŨ VĂN

Trên 3,8 tỷ đồng tăng trưởng cho Quỹ hỗ trợ nông dân

Thông tin từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến thời điểm hiện tại nguồn quỹ toàn tỉnh tăng trưởng được trên

3,8 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh lên 33 tỷ đồng.

Trong đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tăng nguồn ủy thác cho Hội Nông

dân Lâm Đồng thêm 1,5 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp 900 triệu đồng,

ngân sách cấp bổ sung cho Hội Nông dân các huyện, thành trên 1 tỷ đồng và một số nguồn thu khác như vận động ủng hộ, vốn

bổ sung hoạt động Quỹ. Được biết, Quỹ đang cho các nhóm hộ nông dân toàn tỉnh

vay với tổng số 168 dự án và trên 1.400 nông hộ thực hiện các dự án phát triển

kinh tế theo hướng liên kết, hợp tác sản xuất hàng hóa.

D.Q

Đã nhiều năm qua, trên Tỉnh lộ 725 (đoạn qua trụ sở UBND xã B’Lá, huyện Bảo Lâm) xuất hiện một bãi rác tự phát nằm ven đường gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan.

Theo một số người dân sống ở khu vực này, tại đây mặc dù có tới 3 khu vực dành riêng để bỏ rác, nhưng nhiều năm qua, người dân địa phương vẫn ngang nhiên đổ bỏ rác tại bãi đất trống khiến rác ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường. Tại bãi rác này, ngoài những loại rác sinh hoạt thì còn có cả xác các

loại động vật như gà, vịt, chó, mèo... bốc mùi hôi thối nồng nặc rất khó chịu. Điều đáng nói, bãi rác này chỉ nằm cách trung tâm xã B’Lá (huyện Bảo Lâm) khoảng 100 m nhưng vẫn tồn tại trong nhiều năm qua mà không được xử lý.

Đã đến lúc chính quyền và các cơ quan chức năng sớm có biện pháp giải tỏa, xử lý bãi rác trên để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những hộ dân xung quanh, cũng như gây mất mỹ quan trên đoạn đường này.

HẢI ĐƯỜNG

Ý KIẾN BẠN ĐỌC BẢO LÂM: Bãi rác tự phát ven Tỉnh lộ 725 gây ô nhiễm

Bãi rác tự phát cạnh Tỉnh lộ 725 (đoạn qua UBND xã B’Lá, huyện Bảo Lâm).

Page 8: SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC,THÁNG 10/1947, HỒ CHÍ MINH TOÀN …baolamdong.vn/upload/others/201706/24572_BLD_ngay_13.6.2017.pdf · giàu truyền thống yêu nước và cách

8 THỨ BA 13 - 6 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

° Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Lê Văn Liễu;

Thửa đất số 81, diện tích 4.500 m2, trong đó đất ở (ONT) 400 m2 và đất trồng cây lâu năm 4100, tờ bản đồ số 68-1, xã Lộc Đức.

Thời hạn sử dụng đất: Đất ở (ONT): Lâu dài; Đất trồng cây lâu năm (CLN): 10/2043.Giấy CNQSD đất số hiệu L 176348 đã cấp cho ông Phạm Duy Khánh theo Quyết định số:

19/QĐ-UBND ngày 28/02/1998 của UBND huyện Bảo Lâm số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 01014/QSDĐ.

Năm 1998, ông Phạm Duy Khánh sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Lê Văn Liễu.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: ông Phạm Duy Khánh ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Lê Văn Liễu tại thửa đất nêu trên.

° Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Hoàng Văn Thượng;

+ Thuộc thửa đất số 24, diện tích: 5.699 m2; Đất nông nghiệp (CLN)- Tờ bản đồ 25, xã Lộc Ngãi (bản đồ cũ).Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Hộ ông Lê Văn Gặp được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: V 481705, số vào sổ

cấp giấy: 00843, ngày 29/05/2003.Ngày 27/06/2014, hộ ông Lê Văn Gặp sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục

sang nhượng theo quy định cho ông Hoàng Văn Thượng; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: V 481705 cho ông Hoàng Văn Thượng để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:

Thông báo V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSDĐ

Thông báo V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSDĐ

Hộ ông Lê Văn Gặp ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Hoàng Văn Thượng tại thửa đất nêu trên theo thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc.

° Chi nhánh Văn Phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Quách Văn Niên;

Thửa đất số 34, diện tích 974 m2 đất nông nghiệp (CLN) và thửa đất số 44, diện tích 1.281 m2 (trong đó 400 m2 đất ở (ONT) và 881 m2 đất nông nghiệp (CLN), tờ bản đồ số 23, xã Lộc Tân.

Thời hạn sử dụng đất: 10/2043Giấy CNQSD đất số hiệu T 267729 đã cấp cho hộ ông (bà) Bùi Thành Công theo Quyết

định số: 524/QĐ-UBND, ngày 27/11/2000 của UBND huyện Bảo Lâm, số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số 01277/QSDĐ.

Năm 2001, hộ ông (bà) Bùi Thành Công sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Đào Văn Tuyên. Năm 2007, ông Đào Văn Tuyên tiếp tục sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Quách Văn Niên, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: hộ ông (bà) Bùi Thành Công ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Quách Văn Niên tại các thửa đất nêu trên.

CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH LÂM ĐỒNG

THÔNG BÁOVề việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh- Căn cứ Hợp đồng 194/HĐKT 2009 ngày 15/8/2009; PLHĐ 01/194/HĐKT 2009 ngày

21/8/2010 và PLHĐ 02/194 HĐKT ngày 10/9/2016.- Căn cứ tình hình thanh toán lợi nhuận được chia theo các điều khoản hợp đồng hợp đồng

hợp tác kinh doanh của Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam cho Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng.

Theo điều khoản của hợp đồng, lợi nhuận được chia là lợi nhuận trước thuế TNDN định kỳ hàng quý, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam thanh toán cho Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng số tiền đã trừ thuế TNDN, Công ty chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu Quý Công ty cung cấp chứng từ chứng minh nghĩa vụ nộp thuế thay Công ty chúng tôi nhưng Quý Công ty không cung cấp được. Qua đó kết luận Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam gian lận trong thanh toán lợi nhuận được chia kể từ thời điểm bắt đầu hợp đồng cho đến hết quý I năm 2017 số tiền 1.289.719.162 đồng (chưa tính lãi trả chậm trong thời gian dài).

Căn cứ điều khoản chấm dứt hợp đồng, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng và đã có yêu cầu khắc phục nhưng cố tình không khắc phục.

Từ ngày 15/1/2017 đến hết tháng 5/2017, Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng đã nhiều lần làm văn bản, hẹn nhau làm việc yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm hợp đồng, thanh lý hợp đồng cũ, ký kết lại hợp đồng mới với giá trị mới, điều khoản và phương thức thanh toán mới để tránh hiện tượng gian lận trong tương lai. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam không những không khắc phục hậu quả mà còn hù dọa đền bù hợp đồng với giá trị 5.000.000.000 VNĐ.

Bằng thông báo này, Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng trân trọng thông báo đến Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam; CBCNV Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam đang làm việc tại 18-20 Hòa Bình; các đơn vị, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang thuê mặt bằng từ Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam để kinh doanh tại 18-20 Hòa Bình rằng Hợp đồng hợp tác kinh doanh 194/HĐKT 2009 ngày 15/8/2009; PLHĐ 01/194/HĐKT 2009 ngày 21/8/2010 và PLHĐ 02/194 HĐKT ngày 10/9/2016 đã tự chấm dứt kể từ ngày 31/5/2017. Công ty chúng tôi sẽ tiến hành thu thập đầy đủ thiệt hại và khởi kiện Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam ra Tòa án nhân dân tại địa phương Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam trú đóng để thu hồi giá trị mà Quý Công ty đã thực hiện hành vi gian lận từ nhiều năm qua.

Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng yêu cầu Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam; CBCNV Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam đang làm việc tại 18-20 Hòa Bình; các đơn vị, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang thuê mặt bằng từ Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam để kinh doanh tại 18-20 Hòa Bình nhanh chóng di dời tài sản ra khỏi địa chỉ 18-20 Hòa Bình hạn chót đến ngày 17/6/2017 để Công ty chúng tôi tiến hành và triển khai phương án kinh doanh mới.

Đến ngày 17 tháng 6 năm 2017 tạm khóa cửa để chuẩn bị các thủ tục cải tạo mặt bằng cho phương án kinh doanh mới.

Trân trọng! GIÁM ĐỐC

NGUYỄN HỮU THẠNH

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ Phạm Thị Thụy được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số L

102892 ngày 10/11/1997 vào sổ theo dõi số 2107/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 14, tờ bản đồ số 25 xã Liên Đầm, diện tích 15.806 m2 (400 m2 ONT +

15.406 m2 CLN).- Năm 2008, hộ Phạm Thị Thụy chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Thanh

Tùng thường trú tại thôn 5, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Phạm Thị Thụy đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Thanh Tùng.

Hiện nay, hộ Phạm Thị Thụy ở đâu liên hệ với UBND xã Liên Đầm hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Thanh Tùng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

CÔNG AN TỈNH LÂM ĐỒNG

THÔNG BÁO TÌM ĐƯƠNG SỰNgày 15/7/2016, Cơ quan CSĐT (PC44) - Công an tỉnh Lâm Đồng nhận được đơn

tố cáo của Cơ Liang K’Diêm, sinh năm 1973, trú tại: Thôn Đa Nung B, Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng; đơn của Cơ Liêng K’Hồi sinh năm 1970, trú tại: Thôn Đa Nung B, Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng và Dơng Gur K’Húy sinh năm: 1970, trú tại: Thôn Đam Pao, Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng cùng tố cáo bà Lý Thị Phú, sinh năm 1971, CMND số: 250300627 do CA Lâm Đồng cấp ngày 23/6/2014, trú tại: Thôn An Phước, Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra xác định Lý Thị Phú đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, không thông báo cho chính quyền địa phương, vậy, Cơ quan CSĐT - CA tỉnh Lâm Đồng (PC44) yêu cầu bà Lý Thị Phú, sinh năm 1971, trú tại: Thôn An Phước, Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng có trách nhiệm liên hệ với Cơ quan CSĐT - CA tỉnh Lâm Đồng (PC44), địa chỉ số 10 Trần Bình Trọng, Phường 5, TP Đà Lạt, Lâm Đồng, điện thoại 0633.822097 để làm việc. Nếu sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo này bà LÝ THỊ PHÚ không có mặt tại Cơ quan CSĐT - CA tỉnh Lâm Đồng (PC44) để làm việc thì Cơ quan CSĐT - CA tỉnh Lâm Đồng (PC44) sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.