Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị...

35
Số ra ngày 12/10/2018 Đơn vị thực hiện: - Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Tel: 024.22205440; Email: [email protected]; [email protected]; - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương Tel: 024.22192875; Email: [email protected] Mọi thông tin phản hồi xin liên hệ theo số điện thoại và email trên. Giấy phép xuất bản số: 56/GP- XBBT ngày 28/08/2018 TÌNH HÌNH CHUNG.................................................................................... 2 THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................3 1. Thị trường thế giới.................................................................................. 3 2. Thị trường trong nước ............................................................................ 4 3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................4 4. Cao su Việt Nam chỉ chiếm 1,2% trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản ........ 5 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ..............................................................................7 1. Thị trường cà phê thế giới......................................................................7 2. Thị trường cà phê trong nước, giá tăng theo giá thế giới................8 3. Lượng cà phê xuất khẩu tháng 9/2018 tăng 50,9% so với cùng kỳ năm 2017..8 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Nhật Bản 8 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam..........................................................................10 THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU...........................................................................12 1. Thị trường hạt tiêu thế giới......................................................................12 2. Trong nước, giá hạt tiêu tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng................12 3. Xuất khẩu hạt tiêu tháng 9/2018 giảm mạnh................................13 4. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Thái Lan 8 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam.................................................................................15 THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................17 1. Thị trường thế giới................................................................................17 2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................17 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam..... 18 THỊ TRƯỜNG THỊT ..................................................................................21 1. Thị trường thế giới..................................................................................21 2. Thị trường trong nước............................................................................21 THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................22 1. Thị trường thủy sản thế giới..................................................................22 2. Thị trường trong nước..........................................................................24 3. Tình hình xuất khẩu tôm và khả năng thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.25 THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................27 1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới..........................................27 2. Thị trường trong nước..........................................................................28 2. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ........................................28 3. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nam Phi và thị phần của Việt Nam.............................................................................29 TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................31 Sắp ban các cơ chế cụ thể gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp..................31 Bộ Công Thương tổ chức chuỗi sự kiện nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam.............................................................................32

Transcript of Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị...

Page 1: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/20181

Số ra ngày 12/10/2018

Đơn vị thực hiện:

- Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương

Tel: 024.22205440;

Email:

[email protected];

[email protected];

- Trung tâm Thông tin

Công nghiệp và Thương

mại, Bộ Công Thương

Tel: 024.22192875;

Email: [email protected]

Mọi thông tin phản hồi xin

liên hệ theo số điện thoại

và email trên.

Giấy phép xuất bản số:

56/GP- XBBT

ngày 28/08/2018

TÌNH HÌNH CHUNG.................................................................................... 2THỊ TRƯỜNG CAO SU ..............................................................................31. Thị trường thế giới.................................................................................. 32. Thị trường trong nước ............................................................................ 43. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..............................................44. Cao su Việt Nam chỉ chiếm 1,2% trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản........5THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ..............................................................................71. Thị trường cà phê thế giới......................................................................72. Thị trường cà phê trong nước, giá tăng theo giá thế giới................83. Lượng cà phê xuất khẩu tháng 9/2018 tăng 50,9% so với cùng kỳ năm 2017..84. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Nhật Bản 8 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam..........................................................................10THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU...........................................................................121. Thị trường hạt tiêu thế giới......................................................................122. Trong nước, giá hạt tiêu tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng................123. Xuất khẩu hạt tiêu tháng 9/2018 giảm mạnh................................134. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Thái Lan 8 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam.................................................................................15THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................171. Thị trường thế giới................................................................................172. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam..............................................173. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam.....18THỊ TRƯỜNG THỊT..................................................................................211. Thị trường thế giới..................................................................................212. Thị trường trong nước............................................................................21THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................221. Thị trường thủy sản thế giới..................................................................222. Thị trường trong nước..........................................................................243. Tình hình xuất khẩu tôm và khả năng thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.25THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................271. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới..........................................272. Thị trường trong nước..........................................................................282. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ........................................283. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nam Phi và thị phần của Việt Nam.............................................................................29TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................31Sắp ban các cơ chế cụ thể gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp..................31Bộ Công Thương tổ chức chuỗi sự kiện nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam.............................................................................32

Page 2: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 2

TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới- Cao su: Giá cao su thế giới tăng do

được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng. Chính

phủ Ấn Độ quyết định nâng thuế nhập

khẩu lốp xe ô tô.

- Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà

phê trên thị trường thế giới tăng.

- Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

thế giới biến động không đồng nhất.

- Chè: Hoa Kỳ không áp thuế đối với

mặt hàng chè nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Thịt: Giá lợn sống tại Thái Lan dự

báo sẽ duy trì ở mức cao cho tới đầu

năm 2019, nhờ xuất khẩu sang Căm-pu-

chia tăng.

- Thủy sản: Các nhà xuất khẩu tôm

Ấn Độ dự báo giá tôm sẽ cải thiện trong

thời gian tới nhờ nhu cầu cho mùa Giáng

sinh từ Hoa Kỳ tăng. Nhu cầu tiêu thụ

các sản phẩm tôm giá trị gia tăng của EU

đang tăng.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Tháng 8/2018,

xuất khẩu sản phẩm gỗ (trừ bột giấy và

giấy) của Bra-xin tăng mạnh.

Thị trường trong nước- Cao su: Giá cao su tại thị trường

trong nước tăng theo giá thế giới. Giá xuất khẩu cao su trung bình tháng 9/2018 tăng so với tháng trước đó.

- Cà phê: Trong 10 ngày đầu tháng 10/2018, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới. Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, giảm nhập khẩu từ các nguồn cung lớn khác.

- Hạt tiêu: Nhu cầu cho xuất khẩu tăng và thời tiết bất lợi hỗ trợ giá hạt tiêu trong nước.

- Chè: Trong 9 tháng năm 2018, xuất khẩu chè sang thị trường Ả-rập Xê-út tăng mạnh. Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ ở mức thấp.

- Thịt: Các trang trại trong nước có xu hướng hạn chế bán ra, khiến giá lợn ở mức cao.

- Thủy sản: Tháng 8/2018, xuất khẩu tôm sang EU giảm tháng thứ 2 liên tiếp, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nam Phi giảm.

Page 3: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/20183

THỊ TRƯỜNG CAO SU

- Giá cao su tại thị trường thế giới tăng do được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng.

- Chính phủ Ấn Độ nâng thuế nhập khẩu lốp xe ô tô.- Giá cao su tại thị trường trong nước tăng theo giá thế giới.- Giá xuất khẩu cao su trung bình tháng 9/2018 tăng so với tháng trước đó.

- Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh.

1. Thị trường thế giớiTừ đầu tháng 10/2018 đến nay, giá

cao su kỳ hạn tại Tokyo và Thượng Hải tăng do được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng.

+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), ngày 10/10/2018 giá cao su giao tháng 10/2018 giao dịch ở mức 159,2 Yên/kg (tương đương 1,41 USD/kg), tăng 13,4% so với cuối tháng 9/2018.

+ Tại Thượng Hải, ngày 10/10/2018, giá cao su thiên nhiên giao tháng 10/2018 giao dịch ở mức 10.930 NDT/tấn (tương đương 1.579 USD/tấn), tăng 2,1% so với cuối tháng 9/2018.

+ Tại Thái Lan, ngày 10/10/2018, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 47,3 Baht/kg (tương đương 1,44 USD), tăng

0,5% so với cuối tháng 9/2018.Ấn Độ: Chính phủ Ấn Độ vừa nâng

thuế nhập khẩu lốp xe radial từ 10% lên 15% nhằm kiểm soát tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay. Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu lốp xe radial dành cho xe bus và xe tải (TBR) từ 10% và 15%. Chính phủ Ấn Độ không chỉ tăng thuế nhập khẩu mà còn áp thuế chống bán phá giá do thị phần lốp xe TBR Trung Quốc chiếm tới hơn 40% tổng kim ngạch nhập khẩu lốp xe. Đồng thời, ngành lốp xe Ấn Độ cũng đang yêu cầu chính phủ giảm thuế nhập khẩu cao su tự nhiên và tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm thành phẩm làm từ cao su.

Page 4: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 4

THỊ TRƯỜNG CAO SU2. Thị trường trong nước

Trong 10 ngày đầu tháng 10/2018, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh tăng nhẹ so với cuối tháng 9/2018. Cụ thể ngày 10/10/2018, Công ty cao su Phú Riềng

báo giá thu mua mủ tạp và mủ nước tăng 8 đ/độ TSC, so với cuối tháng 9/2018, đạt lần lượt 255 đ/độ TSC và 265đ/độ TSC. Từ ngày 01-09/10/2018, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh 2 lần thông báo điều chỉnh giá thu mua mủ cao su.

Giá thu mua mủ cao su của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh tháng 10/2018

Giá cao su nguyên liệu Đơn vị tính Ngày 21/9/2018

Ngày 02/10/2018

Ngày 08/10/2018

Mủ cao su nước tại vườn đ/độ TSC 235 240 245Mủ cao su nước tại nhà máy đ/độ TSC 240 245 250Mủ chén, dây khô đ/kg 10.400 10.600 11.100Mủ chén ướt đ/kg tươi 7.200 7.400 7.700Mủ chén, dây vừa đ/kg tươi 9.200 9.400 9.800Mủ tạp đ/kg tươi 10.400 10.600 11.100

Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su Lộc NinhThời gian qua, mưa làm gián đoạn

việc khai thác mủ tại nhiều nơi, nhất là khu vực Tây Nguyên và một số nơi ở miền Đông Nam Bộ. Riêng khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng nặng của bệnh rụng lá mùa mưa. Sức tiêu thụ rất chậm, giá cao su giống thời điểm này khá thấp, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2017.

3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9/2018 đạt 152,86 nghìn tấn, trị giá 197,08 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với tháng 8/2018, nhưng tăng 3,6% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng năm 2018, xuất khẩu cao su đạt 1,03 triệu tấn, trị giá 1,42 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng, nhưng giảm 11,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam

trong tháng 9/2018 đạt bình quân 1.289 USD/tấn, tăng 1,2% so với tháng 8/2018, nhưng vẫn giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Tháng 9/2018, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức... tăng so với tháng 9/2017, trong khi xuất khẩu sang Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc... giảm.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất trong tháng 9/2018, với 101,41 nghìn tấn, trị giá 129,77 triệu USD tăng 1,2% về lượng, nhưng giảm 20% về trị giá so với tháng 9/2017. Trung Quốc chiếm 66,3% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2018, lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 661,98 nghìn tấn, trị giá 899,78 triệu USD, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2018 trung bình ở mức 1.359,2 USD/tấn, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Page 5: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/20185

THỊ TRƯỜNG CAO SU

10 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2018

Thị trường

Tháng 9/2018 So với tháng 9/2017 (%) 9 tháng 2018 So với 9

tháng 2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng 152.861 197.084 3,7 -16,5 1.030.464 1.423.148 8,3 -11,9Trung Quốc 101.415 129.774 1,2 -20 661.985 899.778 8,6 -12,5Ấn Độ 15.390 20.742 157,7 118 68.411 99.460 77,3 53,1Ma-lai-xi-a 6.295 7.825 -46,8 -57,2 46.990 61.151 -21,8 -34,6Hoa Kỳ 3.435 4.263 34,3 12,2 22.978 31.796 -12,6 -22,9Đức 3.348 4.648 8,5 -12,2 28.991 44.105 7,3 -11,4Đài Loan 2.916 4.110 -0,9 -14,7 22.461 34.067 19,4 -1,6Hàn Quốc 2.717 3.733 -25 -39,1 24.075 36.154 -27,1 -42,3Thổ Nhĩ Kỳ 2.282 2.979 -3,2 -14,9 19.406 27.297 6,9 -12,6Bra-xin 1.443 1.572 -13 -32,8 8.709 10.733 11,3 -12,2In-đô-nê-xi-a 1.347 1.707 -31,1 -40,7 12.220 18.076 19,1 4,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan4. Cao su của Việt Nam chỉ

chiếm 1,2% trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, trong 8 tháng đầu năm 2018, Nhật Bản nhập khẩu 591,05 nghìn tấn cao su, với kim ngạch 116,44 tỷ Yên (tương đương 1,02 tỷ USD), tăng 2,6% về lượng nhưng giảm 17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Hàn Quốc là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Nhật Bản. Trong 8 tháng đầu năm 2018, Nhật Bản tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, với 7,15 nghìn tấn, trị giá 1,34 tỷ Yên (tương đương 11,9 triệu USD), tăng 4,1% về lượng, nhưng giảm 19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Cao su Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng

nhập khẩu cao su của Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2018, chiếm 1,2%, ổn định so với cùng kỳ năm 2017.

Về cơ cấu mặt hàng cao su nhập khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2018, Nhật Bản tăng nhập khẩu các sản phẩm cao su tự nhiên (mã HS: 4001), với khối lượng đạt 581,26 nghìn tấn, trị giá 81,62 tỷ Yên (tương đương 721,22 triệu USD), tăng 6,4% về lượng nhưng giảm 23% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Nhật Bản nhập khẩu mặt hàng cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Mê-hi-cô, Việt Nam... Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Nhật Bản.

Tiếp theo là mặt hàng cao su tổng hợp (mã HS: 4002), lượng cao su tổng

Page 6: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 6

THỊ TRƯỜNG CAO SUhợp nhập khẩu của Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 101,05 nghìn tấn, trị giá 29,82 tỷ Yên (tương đương 263,55 triệu USD), tăng 0,8% về lượng

nhưng giảm 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, cao su tổng hợp của Việt Nam chưa được nhập khẩu vào Nhật Bản.

10 thị trường chính cung cấp cao su cho Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2018 (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)

(Tỷ giá ngày 9/10/2018: 1 Yên = 0,008836 USD)

Thị trường

8 tháng 2018 So với 8 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu Yên)

Trị giá (triệu USD)

Lượng Trị giá

8 tháng 2017

8 tháng 2018

Tổng 591.056 116.443 1.028,9 2,6 -17,0 100 100In-đô-nê-xi-a 317.362 53.033 468,6 2,9 -19,8 53,6 53,7 Thái Lan 155.976 30.332 268,0 3,8 -22,9 26,1 26,4 Hàn Quốc 31.160 6.889 60,9 -2,2 -13,0 5,5 5,3 Hoa Kỳ 20.028 8.759 77,4 14,8 5,6 3,0 3,4 Xin-ga-po 12.552 3.629 32,1 13,3 4,9 1,9 2,1 Đài Loan 9.828 2.572 22,7 -15,0 -19,4 2,0 1,7 Việt Nam 7.158 1.347 11,9 4,1 -19,0 1,2 1,2 Ma-lai-xi-a 5.576 1.343 11,9 -4,0 -4,1 1,0 0,9 Trung Quốc 5.535 1.621 14,3 7,4 3,8 0,9 0,9 Mi-an-ma 4.812 779 6,9 -20,3 -35,8 1,0 0,8

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản

Page 7: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/20187

- Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng.

- Trong 10 ngày đầu tháng 10/2018, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới.

- Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, giảm nhập khẩu từ các nguồn cung lớn khác.

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

1. Thị trường cà phê thế giới10 ngày đầu tháng 10/2018, giá cà

phê Robusta và Arabica toàn cầu tăng:

+ Trên sàn giao dịch London, ngày 10/10/2018 giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 11/2018 tăng 8,9% so với ngày 29/9/2018 và tăng 13,5% so với ngày 10/9/2018, lên mức 1.693 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 1/2019 tăng 10,6% so với ngày 29/9/2018, lên mức 1.704 USD/tấn, tăng 14,1% so với ngày 10/9/2018.

+ Trên sàn giao dịch New York, ngày 10/10/2018, cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2018 đạt 113,15 Uscent/lb – mức cao nhất kể từ ngày 31/7/2018; đối với kỳ hạn giao tháng 3/2019, giá cà phê Arabica tăng 10,3% so với ngày 29/9/2018, lên mức 116,7 Uscent/lb.

+ Trên sàn BMF của Bra-xin, ngày 10/10/2018 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 15,1% so với ngày 29/9/2018, lên mức 136,3 Uscent/lb, tăng 12,1% so với ngày 10/9/2018.

+ Tại cảng thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.648 USD/tấn, trừ lùi 45 USD/tấn, tăng 9,2% so với ngày 29/9/2018.

Giá cà phê toàn cầu tăng do áp lực dư cung giảm, nhu cầu tăng và đồng Real của Bra-xin mạnh lên. Ngày 5/10/2018, Liên đoàn Nông dân Bra-xin (CNA) đã đề nghị chính phủ nước này tài trợ chương trình để người trồng cà phê tạm ngừng bán cà phê, đưa sản phẩm vào dự trữ để hỗ trợ giá cà phê. Mưa kéo dài ở Việt Nam có thể ảnh hưởng tới sản lượng cà phê niên vụ 2018/19, trong khi nguồn cung ở In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ đang giảm dần vì vụ thu hoạch đã kết thúc và nguồn cung không đạt theo dự kiến.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 8/2018 đạt 11,1 triệu bao, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 11 tháng niên vụ 2017/18, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt khoảng 112,52 triệu bao, tăng 1,8% so với cùng kỳ niên vụ trước. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng trưởng khoảng 2%/năm, khá ổn định trong gần 30 năm qua. Tuy nhiên, trong dài hạn nguồn cung cà phê sẽ tiếp tục dư thừa, gây áp lực lên giá. Theo dự báo của ICO, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 sẽ tăng gần 160 triệu bao so với niên vụ 2017/18, đạt 172 triệu bao.

Page 8: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 8

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ2. Thị trường cà phê trong nước,

giá tăng theo giá thế giới

Trong 10 ngày đầu tháng 10/2018, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới. Nếu thời tiết thuận lợi thì khoảng một tháng nữa Việt Nam sẽ bước vào vụ thu hoạch niên vụ 2018/19, khi đó nguồn cung sẽ tăng.

Ngày 9/10/2018, giá cà phê Robusta nhân xô tăng từ 8,4 – 10,4% so với ngày 10/9/2018, lên mức 35.000 – 36.100 đồng/kg. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 có mức giá 37.200 VNĐ/kg, tăng 9,7% so với ngày 10/9/2018.

Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 9/10/2018Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Đơn giá (đ/kg) So với ngày 10/9/2018 (%)

Tỉnh Lâm ĐồngBảo Lộc (Robusta) 35.400 9,9Di Linh (Robusta) 35.300 10,0Lâm Hà (Robusta) 35.300 10,0Tỉnh Đắk LắkCư M’gar (Robusta) 36.100 10,4Ea H’leo (Robusta) 36.100 10,4Buôn Hồ (Robusta) 36.000 10,4Tỉnh Gia Laila Grai (Robusta) 36.000 10,1Tỉnh Đắk NôngGia Nghĩa (Robusta) 35.800 9,8Tỉnh Kon TumĐắk Hà (Robusta) 36.000 8,4TP. Hồ Chí MinhR1 37.200 9,7

Nguồn: Tintaynguyen.comTham khảo giá cà phê ngày 9/10/2018

Tên sản phẩm Đơn giá (đ/kg) So với ngày 31/9/2018 (%)Robusta nhân xô 36.300 – 36.500 12,4Robusta R1 sàng 16 37.400 – 37.600 11,0Robusta R1 sàng 18 37.600 – 37.800 10,9

Nguồn: Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam3. Lượng cà phê xuất khẩu tháng

9/2018 tăng 50,9% so với cùng kỳ năm 2017

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 9/2018 đạt 120,6 nghìn tấn, trị giá 212,1 triệu USD,

giảm 21,3% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với tháng 8/2018, nhưng tăng 50,9% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 9 tháng năm 2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,447 triệu tấn, trị giá 2,75 tỷ USD, tăng 18,8%

Page 9: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/20189

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊvề lượng, nhưng giảm 0,5% về trị giá so với 9 tháng năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 9/2018 đạt 1.758 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2016, giảm

4,5% so với tháng 8/2018 và giảm 24,6% so với tháng 9/2017. Lũy kế 9 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt 1.901 USD/tấn, giảm 16,2% so với 9 tháng năm 2017.

Lượng và giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2017 - 2018 (ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Giá XKBQ: USD/kg)

080

160240

T1/17 T2 T3

T4/17 T5 T6

T7/17 T8 T9

T10/17 T11 T12

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

0,00,51,01,52,02,5

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanThị trường xuất khẩu: Tháng 9/2018,

lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu cà phê sang Đức tăng 43,9% về lượng và tăng 2,2% về trị giá, đạt 15,6 nghìn tấn, trị giá 24,99 triệu USD; Hoa Kỳ tăng 67% về

lượng và tăng 19,9% về trị giá, đạt trên 10 nghìn tấn, trị giá 16,85 triệu USD.

9 tháng năm 2018, xuất khẩu cà phê sang Đức tăng 14,4% về lượng, nhưng giảm 6,6% về trị giá, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 3,6% về lượng và 20% về trị giá so với 9 tháng năm 2017.

Thị trường xuất khẩu cà phê tháng 9 và 9 tháng năm 2018

Thị trường

Tháng 9/2018 So với tháng 9/2017 (%) 9 tháng năm 2018 So với 9 tháng

năm 2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Đức 15.637 24.993 43,9 2,2 192.686 344.297 14,4 -6,6Hoa Kỳ 10.151 16.855 67,0 19,9 140.381 264.507 -3,6 -20,0Ý 9.770 15.938 19,4 -10,1 107.730 196.260 10,0 -8,8Nhật Bản 7.479 14.248 71,8 33,7 82.254 163.567 18,7 -0,5Tây Ban Nha 7.265 12.617 31,4 -1,5 91.909 167.002 20,5 -0,4Nga 7.165 13.946 142,8 67,5 69.084 144.633 110,2 67,0Phi-líp-pin 6.983 12.408 123,3 91,6 64.158 120.191 72,3 50,3An-giê-ri 6.672 10.928 103,8 47,4 57.022 103.311 36,0 12,6Thái Lan 5.681 9.505 45,9 6,4 49.390 90.295 87,1 48,1Trung Quốc 4.100 9.918 110,0 59,2 31.995 78.073 51,0 26,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 10: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 10

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu cà phê Nhật Bản 8 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của nước này tháng 8/2018 đạt 37.132 tấn, trị giá 13,1 tỷ Yên (tương đương 115

triệu USD), giảm 7,0% về lượng và giảm 13,1% về trị giá so với tháng 8/2017. Lũy kế 8 tháng năm 2018, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản đạt 282.788 tấn, trị giá 95,73 tỷ Yên (tương đương 840,73 triệu USD), giảm 4,2% về lượng và giảm 16,6% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Chủng loại cà phê nhập khẩu của Nhật Bản 8 tháng năm 2018

(% so sánh tính theo đồng Yên Nhật; tỷ giá 1 USD = 113,873 JPY)

Mã HS

Tháng 8/2018So với tháng

8/2017 (%)8 tháng năm 2018

So với 8 tháng năm 2018 (%)

Trị giá (triệu Yên)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (triệu Yên)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Tổng 37.132 13.106 115.098 -7,0 -13,1 282.788 95.737 840.738 -4,2 -16,60901.11-000 36.346 11.982 105.221 -7,1 -14,6 276.778 87.899 771.911 -4,0 -17,40901.21-000 529 975 8.563 -7,6 12,2 4.280 6.775 59.493 -12,2 -3,00901.12-000 211 92 804 35,6 -14,5 1.333 685 6.018 -24,0 -29,00901.22-000 26 58 506 -50,2 -21,3 234 375 3.293 -19,7 -12,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật BảnViệt Nam là thị trường cung cấp cà

phê lớn thứ 2 cho Nhật Bản trong 8 tháng năm 2018, tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác như Cô-lôm-bi-a, Goa-tê-ma-la, In-đô-nê-xi-a và Bra-xin thì cà

phê của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh về giá. Trong 8 tháng năm 2018, giá nhập khẩu cà phê từ Việt Nam giảm mạnh nhất, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 212 Yên/kg, mức giá thấp nhất trong 10 thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản.

10 thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản 8 tháng năm 2018

Thị trường

8 tháng năm 2018 So với 8 tháng năm 2017 (%)

Thị phần (%)8 tháng

năm 20188 tháng

năm 2017

Lượng (tấn)

Trị giá (Triệu Yên)

Trị giá

(Triệu USD)

Giá NKBQ (Yên/kg)

Lượng Trị giá

Giá NKBQ Lượng Trị

giá Lượng Trị giá

Bra-xin 72.014 23.562 176 327 -15,4 -25,9 -12,3 25,5 24,6 28,9 27,7Việt Nam 71.211 15.098 113 212 12,8 -6,5 -17,1 25,2 15,8 21,4 14,1Cô-lôm-bi-a 46.356 17.104 128 369 -0,4 -16,1 -15,8 16,4 17,9 15,8 17,8Goa-tê-ma-la 19.053 7.399 55 388 -24,6 -36,5 -15,8 6,7 7,7 8,6 10,2

Page 11: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201811

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ

Thị trường

8 tháng năm 2018 So với 8 tháng năm 2017 (%)

Thị phần (%)8 tháng

năm 20188 tháng

năm 2017

Lượng (tấn)

Trị giá (Triệu Yên)

Trị giá

(Triệu USD)

Giá NKBQ (Yên/kg)

Lượng Trị giá

Giá NKBQ Lượng Trị

giá Lượng Trị giá

In-đô-nê-xi-a 18.680 6.154 46 329 -17,0 -17,9 -1,1 6,6 6,4 7,6 6,5Ê-ti-ô-pi-a 16.941 5.758 43 340 -13,7 -24,8 -12,9 6,0 6,0 6,7 6,7Tan-da-ni-a 12.871 4.534 34 352 67,3 45,1 -13,3 4,6 4,7 2,6 2,7Lào 5.443 1.958 15 360 8,5 -3,7 -11,3 1,9 2,0 1,7 1,8Hôn-đu-rát 4.435 1.383 10 312 73,4 46,1 -15,7 1,6 1,4 0,9 0,8Pê-ru 3.323 1.285 10 387 178,8 59,1 -42,9 1,2 1,3 0,4 0,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản

Page 12: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 12

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU- Giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng trên thị trường thế giới biến động

không đồng nhất.

- Giá hạt tiêu trong nước tăng do nhu cầu cho xuất khẩu tăng và ảnh hưởng bất lợi của thời tiết.

- Xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ, Pháp, Phi-lip-pin, Pa-ki-xtan tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm 2017.

1. Thị trường hạt tiêu thế giớiĐầu tháng 10/2018, giá hạt tiêu đen

và hạt tiêu trắng trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất. Cụ thể:

+ Tại cảng Lampung ASTA của In-đô-nê-xi-a, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giữ ổn định ở mức 2.700 USD/tấn và 4.250 USD/tấn.

+ Tại Bra-xin, giá hạt tiêu đen giữ ổn định ở mức 2.300 USD/tấn kể từ đầu tháng 8/2018.

+ Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/10/2018 giá hạt tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l ổn định ở mức 2.525 USD/tấn và 2.675 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tiếp tục giảm 4,2%, xuống còn 3.775 USD/tấn so với ngày 10/9/2018.

Dự báo thời gian tới, áp lực dư cung giảm sẽ là yếu tố tích cực hỗ trợ giá hạt tiêu toàn cầu tăng trở lại. Tại In-đô-nê-xi-a, người dân không tích trữ nguồn hàng như những năm trước. Tại Việt

Nam, mưa lớn kéo dài gây ngập úng khiến hàng trăm ha cây tiêu chết. Tại Ấn Độ nguồn cung hạt tiêu cũng có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa một số nước sản xuất như Việt Nam, Ấn Độ tăng nhẹ do đồng nội tệ giảm giá so với đồng USD. Tuy nhiên, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ không tăng mạnh do Bra-xin đang bước vào vụ thu hoạch mới.

2. Trong nước, giá hạt tiêu tăng do nhu cầu xuất khẩu tăng

Những ngày đầu tháng 10/2018, nhu cầu xuất khẩu tăng và thời tiết mưa nhiều đã hỗ trợ giá hạt tiêu trong nước. Ngày 9/10/2018, giá hạt tiêu đen tăng từ 8,2 – 10,4% so với ngày 10/9/2018, lên mức 52.000 đồng/kg tại Đồng Nai và mức 55.000 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng giao dịch ở mức 87.000 đồng/kg, tăng 4,8% so với đầu tháng 9/2018, tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái giá hạt tiêu vẫn giảm 29,2%.

Giá hạt tiêu đen tại một số khu vực khảo sát ngày 9/10/2018Huyện Đơn giá (VNĐ/kg So với ngày 10/9/2018 (%)

Ea H’leo, Đắk Lắk 53.000 8,2Chư Sê, Gia Lai 53.500 10,3Gia Nghĩa, Đắk Nông 53.000 8,2Bà Rịa - Vũng Tàu 55.000 10,0Bình Phước 53.000 10,4Đồng Nai 52.000 8,3

Nguồn: Tintaynguyen.com

Page 13: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201813

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

3. Xuất khẩu hạt tiêu tháng 9/2018 giảm mạnh

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu tháng 9/2018 đạt 17,5 nghìn tấn, trị giá 50,65 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với tháng 8/2018, tăng 30,2% về lượng, nhưng giảm 21,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 9 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 193 nghìn tấn, trị giá 634,67 triệu USD, tăng

6,8% về lượng, nhưng giảm 34,2% về trị giá so với 9 tháng năm 2017.

Tháng 9/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt 2.898 USD/tấn, giảm 1,3% so với tháng 8/2018 và giảm 39,7% so với tháng 9/2017. Trong 9 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt 3.290 USD/tấn, giảm 38,4% so với 9 tháng năm 2017.

Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu năm 2017 - 2018(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Giá XKBQ: USD/kg)

0

10

20

30

40

T1/17 T2 T3

T4/17 T5 T6

T7/17 T8 T9

T10/17 T11 T12

T1/18 T2 T3

T4/18 T5 T6

T7/18 T8 T9

0,0

2,0

4,0

6,0

8,0

Lượng Giá XKBQ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanTháng 9/2018, giá xuất khẩu bình

quân hạt tiêu sang các thị trường Hà Lan, Ma-lai-xi-a, Ca-na-đa, Ý, Pháp, Ba Lan tăng so với tháng 8/2018.

9 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang tất cả các thị trường

đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang thị trường Nhật Bản giảm 42,3%, xuống còn 4.852,2 USD/tấn; Hà Lan giảm 34%, xuống còn 4.272,2 USD/tấn; Bỉ giảm 45,2%, xuống còn 4.167,7 USD/tấn.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang 10 thị trường đạt mức cao nhất tháng 9/2018

Thị trườngGiá XKBQ tháng

9 năm 2019 (USD/tấn)

So với tháng 8/2018 (%)

So với tháng 9/2017 (%)

Giá XKBQ 9 tháng năm

2019 (USD/tấn)

So với 9 tháng năm 2017 (%)

Nhật Bản 4.378,5 -1,2 -35,8 4.852,2 -42,3Hà Lan 3.863,6 3,9 -28,6 4.272,2 -34,0Bỉ 3.753,3 -8,2 -32,6 4.167,7 -45,2Ma-lai-xi-a 3.495,4 6,2 12,3 3.769,4 -36,7Anh 3.473,0 -5,6 -40,5 4.157,4 -39,0

Page 14: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 14

Thị trườngGiá XKBQ tháng

9 năm 2019 (USD/tấn)

So với tháng 8/2018 (%)

So với tháng 9/2017 (%)

Giá XKBQ 9 tháng năm

2019 (USD/tấn)

So với 9 tháng năm 2017 (%)

Ca-na-đa 3.450,3 3,3 -30,5 3.823,7 -35,2Ý 3.311,5 10,6 -34,6 3.670,9 -40,2Pháp 3.278,7 8,2 -35,5 3.436,4 -42,9Úc 3.237,8 -9,3 -42,1 4.185,3 -31,7Ba Lan 3.231,3 8,0 -28,5 3.399,8 -36,7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quanThị trường xuất khẩu: 9 tháng năm

2018, xuất khẩu hạt tiêu sang nhiều thị trường tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá so với cùng kỳ năm 2017 như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Phi-líp-pin,

Pa-ki-xtan; xuất khẩu hạt tiêu sang Nga và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với 9 tháng năm 2017.

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 9 và 9 tháng năm 2018

Thị trường

Tháng 9/2018 So với tháng 9/2017 (%) 9 tháng năm 2018

So với 9 tháng năm 2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Hoa Kỳ 2.646 8.324 -20,4 -50,1 34.179 120.863 7,2 -35,2Ấn Độ 1.856 4.818 41,1 -19,3 16.968 53.687 30,6 -18,0Anh 570 1.980 88,1 11,9 3.597 14.954 7,6 -34,3Đức 557 1.796 -3,8 -40,0 6.466 24.536 2,7 -37,2Nga 491 1.249 113,5 26,4 3.548 9.921 -7,2 -47,4Pháp 451 1.479 136,1 52,3 2.232 7.670 29,5 -26,1Phi-líp-pin 420 947 445,5 183,3 3.902 10.332 16,4 -26,2Pa-ki-xtan 418 1.027 92,6 5,1 8.828 27.864 17,7 -29,5Hà Lan 362 1.399 -27,9 -48,5 5.373 22.955 6,8 -29,5Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

334 835 -64,6 -79,8 8.048 23.564 -33,4 -59,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Chủng loại xuất khẩu: Tháng 8/2018, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt 17,3 nghìn tấn, trị giá 49,11 triệu USD, giảm 0,3% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu đen xay tăng 39,8% về lượng và tăng

28,2% về trị giá so với tháng trước, đạt 1,2 nghìn tấn, trị giá 5 triệu USD.

8 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt 143,68 nghìn tấn, trị giá 452,52 triệu USD. Xuất khẩu hạt tiêu trắng đạt 13,5 nghìn tấn, trị giá 61,72 triệu USD.

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Page 15: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201815

Cơ cấu chủng loại hạt tiêu xuất khẩu 8 tháng năm 2018(Tính theo lượng) (Tính theo trị giá)

Hạt tiêu đen

81,9%

Loại khác 2,2%

Hạt tiêu đen xay

5,8%

Hạt tiêu trắng xay

2,4%

Hạt tiêu trắng 7,7%

Hạt tiêu đen

77,5%

Hạt tiêu đen xay 7,8%

Hạt tiêu trắng xay

4,0%

Hạt tiêu trắng

10,6%

Loại khác 0,2%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan4. Dung lượng thị trường nhập

khẩu hạt tiêu Thái Lan 8 tháng năm 2018 và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 8 tháng năm 2018 đạt 56.255 tấn, trị giá 4,14 tỷ baht (tương đương 125,53 triệu USD), giảm 15,1% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Ấn Độ là nguồn cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Thái Lan, đạt 38.889 tấn, trị giá 2,35 tỷ baht (tương đương 71,38 triệu USD) trong 8 tháng năm 2018, giảm

23,1% về lượng và giảm 21% về trị giá so với 8 tháng năm 2017.

Nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2018 đạt 10.586 tấn, trị giá 955,9 triệu baht (tương đương 28,9 triệu USD), tăng 1,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan. Trong 8 tháng năm 2018, lượng nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Việt Nam tăng trưởng hai con số, tăng 12,9%, nhưng trị giá vẫn giảm 34,4% so với 8 tháng năm 2017.

Nguồn cung hạt tiêu 8 tháng năm 2018 cho Thái Lan (Mã HS: 0904)(% so sánh tính theo đồng baht; tỷ giá 1 USD=32,99 baht)

Thị trường

8 tháng năm 2018 So với 8 tháng năm 2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn baht)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (baht/kg) Lượng Trị giá Giá

NKBQ

Tổng 56.255 4.141.459 125.537 74 -15,1 -14,3 0,9Ấn Độ 38.889 2.354.875 71.381 61 -23,1 -21,0 2,7Trung Quốc 10.586 955.919 28.976 90 1,2 11,1 9,8Việt Nam 3.029 445.426 13.502 147 12,9 -34,4 -41,9Xin-ga-po 368 103.802 3.146 282 750,3 550,2 -23,5

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Page 16: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 16

Thị trường

8 tháng năm 2018 So với 8 tháng năm 2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn baht)

Trị giá (nghìn USD)

Giá NKBQ (baht/kg) Lượng Trị giá Giá

NKBQ

Lào 308 19.108 579 62Phi-líp-pin 204 55.092 1.670 270 24,9 7,9 -13,6Căm-pu-chia 1.150 49.450 1.499 43 15,0 -12,6 -24,0Mi-an-ma 695 57.347 1.738 83 -22,1 -23,4 -1,6Tây Ban Nha 164 19.149 580 117 -7,4 -8,4 -1,1Ma-lai-xi-a 109 35.187 1.067 324 -87,8 -53,0 285,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan Xét về cơ cấu nguồn cung, Việt Nam

sẽ tiếp tục là nhà cung cấp hạt tiêu lớn thứ 3 cho Thái Lan trong thời gian tới. Theo tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 8 tháng đầu năm 2018, thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại nước này chiếm 5,4% trong tổng lượng nhập khẩu. Hiện nguồn cung hạt tiêu của In-đô-nê-xi-a không còn nhiều do nông

dân và các công ty kinh doanh nội địa không tích trữ. Trong 8 tháng năm 2018, Thái Lan giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ, đẩy mạnh nhập khẩu từ các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam. Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều đã tận dụng khá tốt Hiệp định thương mại tự do với Thái Lan.

Cơ cấu nguồn cung hạt tiêu Thái Lan 8 tháng năm 2018(Tính theo lượng) (Tính theo trị giá)

Ấn Độ 69,1%

Căm-pu-chia

2,0% Trung Quốc 18,8%

Thị trường khác4,0%

Xin-ga-po0,7% Việt Nam

5,4%

Ấn Độ 56,9%

Căm-pu-chia 1,2%

Trung Quốc 23,1% Thị

trường khác5,6%

Xin-ga-po

2,5%

Việt Nam

10,8%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan

THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU

Page 17: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201817

- Mặt hàng chè của Trung Quốc không nằm trong danh sách áp thuế 10% của Hoa Kỳ

- Thị phần chè Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ ở mức thấp.

- Giá chè nguyên liệu trong nước ổn định trong tháng 9/2018.

- Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè sang thị trường Ả-rập Xê-út tăng mạnh.

1. Thị trường thế giớiTheo World Tea News, mặt hàng chè

không nằm trong số 5.745 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế 10% và có thể sẽ không lọt vào danh sách áp thuế.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Chè Hoa Kỳ, việc áp thuế đối với mặt hàng chè khó có thể xảy ra. Ngành chè đang tăng trưởng tại Hoa Kỳ, nhưng chưa đủ lớn để phải sử dụng biện pháp bảo hộ. Trung Quốc xuất khẩu hơn 360.000 tấn chè hàng năm, trong đó hơn 21.000 tấn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Như vậy, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 5,9% tổng xuất khẩu chè của Trung Quốc và 0,8% tổng sản lượng chè của Trung Quốc. Xét về khía cạnh kinh tế, do thị trường chè nhỏ, nên cả hai nền kinh tế lớn này đều không quan tâm và chưa có chính sách thuế áp dụng với thương mại chè. Theo đó, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa tác động tới mặt hàng chè.

2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2018 xuất khẩu chè đạt 10,6 nghìn tấn, trị giá 18,7 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và giảm 13,0% về

trị giá so với tháng trước, giảm 12,5% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2018, xuất khẩu chè đạt 91,5 nghìn tấn, trị giá 151,4 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè sang thị trường Pa-ki-xtan tiếp tục tăng mạnh. Nhu cầu nhập khẩu chè tại Pa-ki-xtan ở mức cao. Theo Cục thống kê Pa-ki-xtan, trong tháng 7/2018 nhập khẩu chè của Pa-ki-xtan đạt 18.643 tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu chè sang các thị trường lớn khác chỉ tăng nhẹ hoặc giảm, xuất khẩu chè sang thị trường Ả Rập Xê-út tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2017. Ả-Rập Xê-út là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 7 trên thị trường thế giới, theo worldstopexports.com, trong năm 2017, nhập khẩu chè của Ả-rập Xê-út đạt 263,2 triệu USD, tăng 3,6% so với năm 2016. Theo FAO, trong khu vực Trung Đông, Ả-Rập Xê-út là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất với hơn 19 triệu tách chè được tiêu thụ hàng ngày. Năm 2021, FAO dự báo tiêu thụ chè tại Ả-rập Xê-út đạt 22.701 tấn. Người dân Ả-rập Xê-út có thói quen

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Page 18: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 18

sử dụng khá nhiều chè, đặc biệt là trong lễ hội Ramadan. Nhu cầu nhập khẩu chè của Ả-rập Xê-út thường tăng vào những

tháng cuối năm, đây là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu chè trong thời gian tới.

10 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018

Thị trường

9 tháng đầu năm 2018 So với 9 tháng đầu năm 2017 (%)

Tỷ trọng theo trị giá (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Đơn giá TB (USD/tấn)

Lượng Trị giáĐơn giá TB

9 tháng 2018

9 tháng 2017

Tổng 91.549 151.418 1.654 -10,6 -7,5 3,4 100,0 100,0Pa-ki-xtan 23.921 52.739 2.205 10,5 14,2 3,3 34,8 28,2Đài Loan 13.715 21.198 1.546 3,7 1,1 -2,4 14,0 12,8Nga 11.242 17.012 1.513 -14,4 -7,7 7,8 11,2 11,3Trung Quốc 7.786 11.534 1.481 -7,0 11,1 19,4 7,6 6,3In-đô-nê-xi-a 6.945 6.950 1.001 -4,5 8,6 13,8 4,6 3,9Hoa Kỳ 4.766 5.494 1.153 1,3 2,6 1,2 3,6 3,3Ả-rập Xê-út 1.399 3.637 2.600 28,0 35,3 5,7 2,4 1,6Các TVQ Ả Rập Thống Nhất

2.306 3.528 1.530 -55,4 -54,8 1,3 2,3 4,8

Ma-lai-xi-a 2.950 2.303 781 16,2 19,7 3,0 1,5 1,2Đức 314 1.596 5.083 9,4 70,0 55,3 1,1 0,6

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan3. Dung lượng thị trường nhập

khẩu chè Hoa Kỳ và thị phần của Việt Nam

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ ba thế giới sau Pa-ki-xtan và Nga. Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu chè của Hoa Kỳ trong tháng 8/2018 đạt 41,2 triệu USD, tăng 13,7% so với tháng trước, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 8 tháng năm 2018, nhập khẩu chè của Hoa Kỳ đạt 312,4 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường chè Hoa Kỳ đang phát triển, phần lớn các khu vực sản xuất chè của Hoa Kỳ còn nhỏ và mang tính thủ công. Ngoài ra, chè được sử dụng

phổ biến tại thị trường này, trong đó thế hệ Millennials (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) chiếm 87% số người tiêu thụ chè tại Hoa Kỳ. Hàng ngày có hơn 159 triệu người Hoa Kỳ uống chè. Trong năm 2017, người Hoa Kỳ tiêu thụ hơn 84 tỷ khẩu phần chè, trong đó tiêu thụ chè đen chiếm 86%, chè xanh chiếm 13%; còn lại là chè ô long và các loại chè khác.

Trong số những thị trường cung cấp chè cho Hoa Kỳ, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 11, đạt 5,8 triệu USD trong 8 tháng năm 2018, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam tăng, nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu tại Hoa Kỳ.

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Page 19: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201819

Thị trường cung cấp chè lớn nhất cho Hoa Kỳ tháng 8 và 8 tháng năm 2018

Thị trường

Tháng 8/2018(Nghìn USD)

So với tháng 7/2018

(%)

So với tháng 8/2017

(%)

8 tháng năm 2018

(Nghìn USD)

So với 8 tháng

2017 (%)

Tỷ trọng 8 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 41.226 13,7 2,3 312.418 0,6 100,0 100,0Trung Quốc 8.129 10,8 -9,2 59.608 7,6 19,1 17,8Ác-hen-ti-na 5.476 -12,1 -20,2 47.028 -11,7 15,1 17,2Nhật Bản 5.404 39,4 11,4 39.248 11,8 12,6 11,3Ấn Độ 4.070 63,3 10,9 30.191 -7,7 9,7 10,5Xri Lan-ca 4.159 25,0 45,6 26.722 10,3 8,6 7,8Ca-na-đa 2.478 -1,3 -18,2 21.295 -16,0 6,8 8,2Ma-la-uy 1.804 119,7 -3,4 11.545 -22,2 3,7 4,8Đức 1.178 -3,0 5,6 9.767 0,1 3,1 3,1Anh 864 2,5 -27,1 9.533 4,3 3,1 2,9Đài Loan 1.324 -1,6 15,8 9.134 9,5 2,9 2,7Việt Nam 613 5,0 -21,4 5.777 9,9 1,8 1,7

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa KỳVề mặt hàng: Hoa Kỳ nhập khẩu chủ

yếu là mặt hàng chè đen với tỷ trọng chiếm 63,7% tổng nhập khẩu chè của nước này, đạt 199,2 triệu USD trong 8 tháng năm 2018, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ nhập khẩu chè đen chủ yếu từ các thị trường: Ác-hen-ti-na, Ấn Độ, Trung Quốc... Nhập khẩu chè đen từ Việt Nam trong 8 tháng năm 2018 đạt 4,2 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng

kỳ năm 2017.

Trong 8 tháng năm 2018, Hoa Kỳ nhập khẩu 109,3 triệu USD chè xanh, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2017. Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường chính cung cấp chè xanh lớn nhất cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nhập khẩu chè xanh từ Việt Nam với tỷ trọng nhỏ và không có sự thay đổi về thị phần so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường cung cấp chè xanh, chè đen cho Hoa Kỳ trong tháng 8 và 8 tháng năm 2018

Thị trường

Tháng 8/2018(Nghìn USD)

So với tháng 7/2018

(%)

So với tháng 8/2017

(%)

8 tháng năm 2018

(Nghìn USD)

So với 8 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng 8 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 41.226 13,7 2,3 312.418 0,6 100,0 100,0Chè đen 26.137 11,9 -2,5 199.158 -6,8 63,7 68,8Ác-hen-ti-na 5.012 -16,4 -24,3 44.382 -12,9 14,2 16,4Ấn Độ 3.712 62,0 6,6 27.836 -4,5 8,9 9,4Trung Quốc 3.643 12,2 -16,3 25.811 -8,5 8,3 9,1Xri Lan-ca 3.223 33,2 37,5 21.091 1,9 6,8 6,7

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Page 20: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 20

Thị trường

Tháng 8/2018(Nghìn USD)

So với tháng 7/2018

(%)

So với tháng 8/2017

(%)

8 tháng năm 2018

(Nghìn USD)

So với 8 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng 8 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Ca-na-đa 1.629 25,5 -33,2 13.366 -29,8 4,3 6,1Ma-la-uy 1.804 119,7 2,8 11.546 -21,6 3,7 4,7Anh 717 -4,9 -27,6 8.085 6,2 2,6 2,5Đức 916 -1,5 -11,3 7.161 -8,5 2,3 2,5Kê-ni-a 443 -61,0 -32,6 5.534 -23,5 1,8 2,3Đài Loan 752 -2,8 40,8 4.713 14,3 1,5 1,3Việt Nam 561 30,2 6,9 4.151 9,9 1,3 1,2Chè xanh 14.243 14,4 10,2 109.256 17,5 35,0 29,9Nhật Bản 5.359 38,3 10,6 38.835 11,0 12,4 11,3Trung Quốc 4.486 9,7 -2,5 33.799 24,3 10,8 8,8Ca-na-đa 850 -29,8 45,1 7.928 25,6 2,5 2,0Xri Lan-ca 936 3,0 82,8 5.633 59,7 1,8 1,1Đài Loan 572 0,2 -5,9 4.419 4,9 1,4 1,4Đức 262 -5,8 219,5 2.585 36,2 0,8 0,6Ấn Độ 358 79,0 90,4 2.359 -33,8 0,8 1,1Hàn Quốc 304 533,3 1025,9 1.794 937,0 0,6 0,1Việt Nam 51 -66,7 -80,1 1.627 9,8 0,5 0,5Anh 147 65,2 -24,2 1.448 -5,4 0,5 0,5

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

THỊ TRƯỜNG CHÈ

Page 21: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201821

- Giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 12/2018 tại Chicago, Hoa Kỳ giảm.

- Giá lợn hơi trong nước tăng.

1. Thị trường thế giới- Hoa Kỳ: Trong 10 ngày đầu tháng

10/2018, giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 12/2018 tại Chicago, Hoa Kỳ giảm, ngày 9/10/2018 giao dịch ở mức 56,6 UScent/lb, giảm 5,7 UScent/lb so với cuối tháng 9/2018. Công ty tư vấn Steiner Consulting Group dự báo, đến cuối năm 2018 giá lợn nạc của Hoa Kỳ có thể giao dịch ở mức 56 UScent/lb, giảm khoảng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá lợn dự kiến tăng lên 66 UScent/lb, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2019, giá lợn của Hoa Kỳ được dự đoán tăng 10,4% so với năm 2018.

- Thái Lan: Theo báo cáo về thị trường thịt khu vực Đông Nam Á, giá lợn sống Thái Lan dự báo sẽ duy trì ở mức cao cho tới đầu năm 2019, nhờ xuất khẩu lợn sống sang Căm-pu-chia tăng. Căm-pu-chia nhập khẩu khoảng 5.000 con lợn từ Thái Lan hàng ngày. Quy mô đàn lợn thịt của Thái Lan đã giảm từ quý I/2018, do các nhà sản xuất lớn giảm quy mô nuôi để ngăn chặn tình trạng dư cung khiến giá lợn sống giảm. Sản xuất thịt lợn của Thái Lan dự báo sẽ cần thời gian để về mức trước đây.

- In-đô-nê-xi-a: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp In-đô-nê-xi-a, sản lượng gà thịt của nước này năm 2018 sẽ vượt nhu cầu, với mức thặng dư khoảng 330.000 tấn, trung bình thặng dư hàng tháng là 27.500 tấn. Tổng sản lượng gà thịt

thương mại trong năm 2018 lên tới 3,15 tỷ con gà, với sản lượng trung bình hàng tháng đạt 263 triệu con. Trong khi, sản lượng gà thịt giết mổ trong năm 2018 sẽ đạt 3,38 triệu tấn, nhu cầu ước tính khoảng 3,05 triệu tấn.

2. Thị trường trong nướcTrong 10 ngày đầu tháng 10/2018, giá

lợn hơi trong nước có nhiều biến động, đầu tháng giá giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 9/2018, sau đó tăng trở lại. Giá lợn tăng chủ yếu do các trang trại đang có xu hướng giữ đàn lợn, hạn chế bán ra trước thông tin về dịch tả lợn Châu Phi. Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hiện giao dịch trong khoảng 49.000 - 54.000 đồng/kg và phổ biến ở mức 51.000 - 53.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá dao động trong khoảng 47.000 – 54.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá hiện dao động trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Giá gia cầm có xu hướng giảm, so với cuối tháng 9/2018, hiện giá gà thịt lông màu mua tại trại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg xuống còn 30.000 – 33.000 đồng/kg. Giá gà thịt tại 2 khu vực này giảm 2.000 đồng/kg xuống 21.000 – 23.000 đồng/kg. Giá trứng gà tại trại giảm 450 – 500 đồng/quả xuống còn 1.550 – 1.750 đồng/quả.

Dự báo, giá lợn hơi sẽ tăng trong những tháng cuối năm do nhu cầu dịp cuối năm tăng.

THỊ TRƯỜNG THỊT

Page 22: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 22

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

- Xuất khẩu thủy sản của Na Uy trong 9 tháng năm 2018 tăng.

- Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ dự báo giá tôm sẽ cải thiện trong thời gian tới nhờ nhu cầu cho mùa Giáng sinh từ Hoa Kỳ tăng.

- Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm tôm giá trị gia tăng của EU đang tăng.

- Trong 8 tháng năm 2018, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017.

- Tháng 8/2018, xuất khẩu tôm sang EU giảm tháng thứ 2 liên tiếp, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh.

1. Thị trường thủy sản thế giới- Na Uy: Theo số liệu thống kê từ Hội

đồng Thủy sản Na Uy (NSC), xuất khẩu thủy sản của nước này trong 9 tháng năm 2018 đạt 2 triệu tấn, trị giá 8,6 tỷ USD, tăng 8% về lượng và tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Đồng Knoner của Na Uy giảm giá so với USD góp phần giúp tăng trưởng xuất khẩu cá hồi Na Uy tăng trong 9 tháng năm 2018. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu cá hồi từ EU – thị trường xuất khẩu cá hồi quan trọng nhất của Na Uy ổn định; tăng trưởng chủ yếu dựa vào thị trường châu Á và Đông Âu như Nga, Trung Quốc.

- Ấn Độ: Xuất khẩu tôm Ấn Độ đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ phục hồi. Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ dự báo giá tôm sẽ cải thiện trong thời gian tới nhờ nhu cầu cho mùa Giáng sinh từ Hoa Kỳ tăng.

Giá tôm Ấn Độ tại cổng trại tăng nhờ đồng Rupee yếu đi và tồn kho giảm mạnh, đặc biệt là đối với tôm cỡ 60 con/kg trở xuống. Giá tôm cổng trại hiện được chào bán ở mức 230 Rupee/kg cho cỡ 100 con/kg và 460 Rupee/kg cho cỡ 30

con/kg. Giá tôm được dự báo tăng tới tháng 3/2019 do: (i) nhu cầu tôm từ Hoa Kỳ ở mức cao mặc dù lượng tôm tồn kho tại các siêu thị vẫn còn; (ii) giá tôm quý 1/2018 giảm mạnh, nhiều người dân Ấn Độ thời gian qua đã giảm thả, chậm thả nuôi tôm thẻ làm giảm sản lượng.

Mặc dù giá tôm có xu hướng tăng, nhưng người dân Ấn Độ vẫn rất thận trọng trong việc thả nuôi tôm và mức độ thả nuôi cũng thấp hơn do các đợt bùng phát dịch đốm trắng và nỗi lo ngại của nông dân về khả năng lây lan dịch Bệnh vi bào tử trùng ở tôm (EHP) vốn đã xảy ra trong vụ hè. Doanh thu tôm giống tại Ấn Độ từ giữa tháng 9/2018 đến nay có xu hướng tăng.

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, ước tính chỉ khoảng 40% số cơ sở nuôi tôm đã thả giống cho vụ hai tại Ấn Độ. Do là vụ nuôi trong điều kiện khí hậu mát hơn, nên sản lượng thường thấp hơn vụ trước. Các nhà máy có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu, nên giá tôm cổng trại có thể tiếp tục tăng.

Nhiều nhà chế biến tôm Ấn Độ có xu hướng chuyển từ các sản phẩm tôm

Page 23: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201823

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

thông thường, sang các sản phẩm tôm giá trị giá tăng do nhu cầu thế giới tăng. Một số nhà chế biến cũng đã bắt đầu marketing các mặt hàng tôm tẩm bột và bao bột, tôm khô đông lạnh để tăng khả năng cạnh tranh.

Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trong năm tài khóa 2018 vượt mốc 7 tỷ USD và tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chính. Tổng lượng thủy sản xuất khẩu của Ấn Độ năm tài khóa 2018 đạt 1.372 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu tôm đạt 566 nghìn tấn. Trong khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khả quan, thì tôm Ấn Độ lại gặp khó tại thị trường EU khi có các lô hàng bị từ chối do liên quan đến hàm lượng kháng sinh trong tôm và việc áp tỷ lệ kiểm tra 50% số lô hàng thủy sản từ Ấn Độ gây ra tình trạng chậm giao hàng hơn thường lệ.

- Tại châu Âu: giá tôm bóc vỏ, bỏ đầu và các loại tôm giá trị gia tăng khác không tăng như tôm nguyên con, nhưng tiêu dùng có xu hướng tăng. Trước đây, ở châu Âu, khoảng 80-90% doanh thu đến từ tôm còn đầu, trong khi ở Hoa Kỳ, tôm lột và và tôm dễ bóc vỏ có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng châu Âu đang thay đổi, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm giá trị gia tăng đang tăng. Các nhà hàng đặc biệt ưa chuộng các sản phẩm giá trị gia tăng để tiết kiệm thời gian.

- Ê-cu-a-đo: Trong 8 tháng năm 2018, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017, đạt 125,3 triệu pao, trị giá 362 triệu USD, vượt qua khối lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ; Lượng tôm Ê-cu-a-đo xuất

khẩu sang Hoa Kỳ đạt 106,7 triệu pao, trị giá 314,9 triệu USD, tăng 1% về lượng, nhưng giảm 2% về trị giá so với 8 tháng năm 2017; xuất khẩu sang châu Âu, đặc biệt là Ý và Tây Ban Nha cũng tăng mạnh, tăng 11% về lượng và tăng 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt 160,9 triệu pao, trị giá 498,7 triệu USD.

Tại thị trường EU, tôm Ê-cu-a-đo có lợi thế cạnh tranh khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0% theo Hiệp định thương mại tự do Ê-cu-a-đo - EU. Mới đây, EU cũng cam kết tài trợ vốn để giúp các nhà sản xuất tôm Ê-cu-a-đo nâng khả năng cạnh tranh và tăng xuất khẩu tôm sang các nước châu Âu. EU sẽ tài trợ 74.000 USD cho Hiệp hội nuôi Tôm bền vững Ê-cu-a-đo (SSP) thông qua Chương trình Hợp tác xuất khẩu và Xúc tiến Đầu tư.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm của Ê-cu-a-đo cũng phải đối mặt với những khó khăn như: Lệnh cấm từ Bra-xin; Quy định kiểm soát mới của Hàn Quốc đối với tất cả tôm nhập khẩu đó là Hàn Quốc yêu cầu chứng thư vệ sinh nghiêm ngặt hơn với các doanh nghiệp tôm.

Thời gian qua, ngành tôm Ê-cu-a-đo đã không ngừng đầu tư để nâng cấp và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất với hệ thống cho tôm ăn tự động. Ê-cu-a-đo có thể nuôi tôm quanh năm không có giai đoạn nghỉ và sở hữu nguồn giống chất lượng tốt với khả năng kháng bệnh cao. Nước này chủ trương thả nuôi tôm với mật độ thấp trên diện tích ao nuôi lớn để giảm thiểu dịch bệnh và tận dụng mọi lợi thế để giảm chi phí đầu vào trong nuôi tôm. Sản lượng tôm nuôi của Ê-cu-a-đo năm nay dự kiến tăng 17% đạt 500.000

Page 24: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 24

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢNtấn (1,1 tỷ pao). Trong 8 tháng năm 2018, sản lượng tôm nước này tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 333.019 tấn (734,2 triệu pao).

2. Thị trường trong nước

Đầu tháng 10/2018, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang và Cần Thơ ổn định. Theo đó, giá cá tra tại Cần Thơ ổn định ở mức 35.000 - 35.500 đồng/kg (kích cỡ

700 - 800 g/con); tại An Giang, giá cá tra nguyên liệu ổn định ở mức 32.000-35.000 đ/kg.

Giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú tại Phú Yên ổn định. Tuần kết thúc ngày 11/10/2018, giá tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg tươi giao dịch ở mức 88.000 - 92.000 đ/kg; tôm sống ở mức 110.000 - 112.000 đ/kg; giá tôm sú ổn định ở mức 170.000 -270.000 đ/kg.

Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tuần đến ngày 11/10/2018

Mặt hàngTrọng lượng

Dạng sản

phẩm

Đơn giá đ/kg

So sánh với giá ngày

29/4/2018

So với giá cùng kỳ năm trước

Xu hướng nguồn cung

Cá Tra thịt trắng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con

Tươi34.000 - 35.000

=(+) 8.500 -

9.000Ít

Cá Tra thịt hồng (mua tại hầm, quầng)

0,8-1kg/con

Tươi32.000 - 33.000

=(+) 7.000 -

7.500ít

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Giá nguyên liệu thuỷ sản bán buôn tại Phú Yên tuần đến ngày 11/10/2018

STT Mặt hàng Kích cỡDạng sản

phẩmĐơn giá

đ/kg

So sánh với giá

tuần trước

Xu hướng nguồn cung

1 Cá ngừ đại dương >30kg/con Đông lạnh 135.000 0 Ổn định 2 Tôm hùm 1- < 1,7kg Tươi sống 2.000.000 +200.000 Hàng ít

<0,7 kg Tươi sống 1.700.000 +30.000 Ổn định >0.7 kg Tươi sống 1.700.000 +280.000

3 Tôm sú (nước mặn)

50 con/ kg Tươi 170.000 0 Hàng ít40 con/kg Tươi 220.000 030 con/kg Tươi 270.000 0

4 Tôm thẻ chân trắng

100 con/kg

Tươi 88.000- 92.000

0 Ổn định

100 con/kg

sống 110.000-112.000

0

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp

Page 25: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201825

3. Tình hình xuất khẩu tôm và khả năng thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2018 lượng tôm các loại xuất khẩu đạt 31 nghìn tấn, trị giá 295 triệu USD, tăng 16,2% về lượng và tăng 13,7% về trị giá so với tháng 7/2018, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 0,3% về trị giá so với tháng 8/2017. Tính chung 8 tháng năm 2018, lượng tôm các loại xuất khẩu đạt 188,8 nghìn tấn, trị giá 1,86 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tháng 8/2018 và 8 tháng năm 2018, xuất khẩu tôm các loại sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2017.

- EU là thị trường xuất khẩu tôm các loại lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng năm 2018. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm, trong 2 tháng gần đây xuất khẩu tôm sang thị trường EU giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo thống kê, tháng 7/2018 lượng tôm xuất khẩu sang thị trường EU giảm 6,1% và tiếp tục giảm 1,8% trong tháng 8/2018 so với cùng kỳ năm 2017. Hiện nay, tôm Việt Nam có lợi thế do được hưởng thuế suất ưu đãi GSP và hiện có mức giá hợp lý hơn so với Thái Lan, nhưng kém cạnh tranh hơn so với tôm Ê-cu-a-đo do nước này được hưởng ưu đãi thuế quan 0%

theo Hiệp định FTA Ê-cu-a-đo và EU. Giá tôm nhập khẩu trung bình của EU từ Việt Nam cao hơn so với giá nhập khẩu trung bình từ Ấn Độ và Ê-cu-a-đo do tôm nhập khẩu từ 2 nước này chủ yếu là tôm nguyên liệu, trong khi 40% tôm nhập khẩu từ Việt Nam là các sản phẩm chế biến và giá trị gia tăng. Theo thống kê của Eurostat, trong 7 tháng đầu năm 2018, thị phần tôm tính theo lượng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU tăng lên 12,8% so với mức 9,8% trong 7 tháng đầu năm 2017. Trong khi đó, thị

phần của Ấn Độ, Ê-cu-a-đo giảm. Trong các tháng cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU sẽ tăng trở lại do nhu cầu thị trường dịp Giáng sinh tăng.

- Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 2 với lượng xuất khẩu 8 tháng năm 2018 đạt 27,8 nghìn tấn, trị giá 245 triệu USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tháng 8/2018, lượng tôm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng đang chậm lại, chỉ còn tăng 3,4% so với cùng

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Page 26: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 26

kỳ năm trước.

- Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 về lượng, nhưng lớn thứ 2 về trị giá trong 8 tháng năm 2018, đạt 26,87 nghìn tấn, trị giá 298,9 triệu USD, tăng 1,3% về lượng, nhưng vẫn giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ đã có dấu hiệu phục hồi khi lượng và trị giá xuất khẩu tháng 8/2018 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, sau nhiều tháng liên tục giảm. Cùng với đó, việc trong tháng 9/2018 Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam sẽ là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu tôm trong các tháng tới, đặc biệt trong các tháng cuối năm khi nhu cầu tôm cho mùa Giáng sinh tại Hoa Kỳ tăng. Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá cho tôm

Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 - POR12 (từ 1/2/2016 - 31/1/2017) là 4,58%, thấp hơn rất nhiều so với mức sơ bộ 25,39% mà DOC thông báo ngày 8/3/2018 và cũng khả quan hơn so với mức thuế cuối cùng của giai đoạn POR11.

- Nhật Bản: Trong 8 tháng năm 2018, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu của Nhật bản, nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh do: (i) nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật Bản giảm do tồn kho ở mức cao. Năm 2017 nhập khẩu tôm của Nhật Bản tăng mạnh. (ii) tôm đông lạnh của Việt Nam đang dần mất lợi thế cạnh tranh so với tôm Thái Lan và tôm Ấn Độ do giá cao hơn. (iii) Nhật Bản thường xuyên rà soát, tăng tần suất kiểm tra dư lượng Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh Việt Nam.

15 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất trong tháng 8 và 8 tháng năm 2018

Thị trường

Tháng 8/2018 So với tháng 8/2017 (%) 8 tháng 2018 So với 8 tháng

2017 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng Trị giá

EU 8.392 77.553 -1,8 -8,6 50.349 498.849 22,5 23,2Trung Quốc 3.483 29.598 3,4 -11,1 27.816 245.064 18,1 2,1Hoa Kỳ 6.483 66.982 56,8 34,1 26.866 298.886 1,3 -2,4Nhật Bản 3.656 39.466 -11,6 -14,7 25.116 276.363 -13,4 -11,7Hàn Quốc 3.529 28.057 2,7 -7,0 23.734 200.030 17,6 13,3Hồng Kông 928 8.814 12,4 6,5 6.346 65.108 12,3 13,6Úc 969 9.398 16,7 5,0 6.275 63.200 9,8 2,5Ca-na-đa 1.350 15.649 48,8 36,6 5.158 61.682 27,4 24,5Đài Loan 507 4.135 -41,7 -46,9 3.804 30.044 10,7 -3,5Xing-ga-po 322 2.849 40,6 64,5 1.881 17.564 7,8 7,1

Nguồn: Eurostat

THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN

Page 27: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201827

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

- Tháng 8/2018, xuất khẩu sản phẩm gỗ (trừ bột giấy và giấy) của Bra-xin tăng mạnh.

- Tăng trưởng thương mại gỗ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chậm lại.

- Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nam Phi giảm.

1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới

- Bra-xin: Theo ITTO, tháng 8/2018 xuất khẩu các sản phẩm gỗ (trừ bột giấy và giấy) của nước này đạt 320,6 triệu USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu gỗ thông xẻ đạt 205,1 nghìn m3, trị giá 47,2 triệu USD, tăng nhẹ về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu gỗ xẻ nhiệt đới đạt 45,8 nghìn m3, trị giá 20,2 triệu USD, tăng 30% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với tháng 8/2017; Xuất khẩu gỗ thông dán đạt 182,8 nghìn m3, trị giá 64,2 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 27% về trị giá so với tháng 8/2017.

- Trung Quốc: Theo số liệu thống kê từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2018 thương mại sản

phẩm gỗ của Trung Quốc đạt 80,97 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với nửa đầu năm 2017. Trong đó xuất khẩu gỗ đạt 39,1 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu đạt 41,9 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017.

Những sản phẩm gỗ nhập khẩu chính của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 như: Nhập khẩu gỗ tròn đạt 30,32 triệu m3 và 5,8 tỷ USD, tăng 17% về trị lượng và tăng 28% về trị giá; nhập khẩu gỗ xẻ đạt 18,15 triệu m3 và 5,2 tỷ USD, tăng 0,1% về lượng và tăng 9% về trị giá; nhập khẩu gỗ làm bột giấy đạt 12,35 triệu tấn và 9,8 tỷ USD, tăng 2% về lượng và tăng 33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Những sản phẩm gỗ xuất khẩu chính của Trung Quốc trong nửa đầu năm

2018 như: Đồ nội thất bằng gỗ đạt 10,8 tỷ USD, giảm nhẹ; Gỗ dán đạt 5,6 triệu m3 và 2,7 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng và tăng 7% về trị giá; Gỗ ép xuất khẩu đạt 893 nghìn tấn và 557 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tốc độ tăng trưởng

Page 28: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 28

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

thương mại gỗ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chậm lại. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2018 thương mại gỗ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt 14,59 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng này chậm hơn rất nhiều. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc sang Mỹ tăng 10% và đạt 9,7 tỷ USD. Nhập khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc từ Mỹ đạt 4,8 tỷ USD và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2017.

2. Thị trường trong nướcTại tỉnh Bắc Giang, ngày 9/10/2018

giá gỗ keo ổn định ở mức 1,4 triệu - 1,45 triệu đồng/tấn, tăng 20 nghìn đồng/tấn so với tháng trước, tăng 50 nghìn đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Giá gỗ bạch đàn ngày 9/10/2018 giao dịch ở mức 1,9 triệu - 2,05 triệu đồng/tấn, tương tự giá tháng trước, giảm nhẹ so với mức giá 2 triệu đồng/tấn - 2,1 triệu đồng/tấn cùng kỳ năm 2017.

3. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 9/2018 đạt 715,4 triệu USD, giảm 10,3% so với tháng trước, nhưng tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 9 tháng năm 2018 sang hầu hết các thị trường chính đều tăng, trừ thị trường Anh và Đức. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017; xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 827 triệu USD, tăng 8,1%; Trung Quốc đạt 812,6 triệu USD, tăng 3,8%; Hàn Quốc đạt 699,2 triệu USD, tăng 49,14%...

10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính 9 tháng đầu năm 2018

Thị trườngTháng 9/2018 (Nghìn USD)

So với T8/2018

(%)

So với T9/2017

(%)

9 tháng 2018

(Nghìn USD)

So với 9 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng (%)9

tháng 2018

9 tháng 2017

Tổng 715.384 -10,3 11,9 6.373.645 14,4 100,0 100,0Hoa Kỳ 336.726 -6,5 19,0 2.730.459 15,8 42,8 42,3Nhật Bản 101.825 -6,0 8,5 826.952 8,1 13,0 13,7Trung Quốc 80.025 -20,6 -2,3 812.575 3,8 12,7 14,1Hàn Quốc 66.906 -21,0 21,3 699.207 49,1 11,0 8,4Anh 20.907 -12,2 -5,3 209.495 -0,6 3,3 3,8Úc 15.719 -22,5 -2,9 137.006 13,4 2,1 2,2Canada 12.156 -9,4 -7,0 115.770 0,8 1,8 2,1Pháp 9.040 6,7 27,7 90.313 24,7 1,4 1,3Ma-lai-xi-a 7.497 -25,2 73,4 78.952 109,8 1,2 0,7Đức 7.053 29,8 6,8 71.112 -8,7 1,1 1,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 29: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201829

4. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Nam Phi và thị phần của Việt Nam

Theo số liệu từ Trademap, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nam Phi trong tháng 7/2018 đạt 13,8 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng trước, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 7/2018, trị giá nhập khẩu đạt 85 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.

Ngành công nghiệp nội thất của Nam Phi bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc giảm vốn đầu tư vào thiết bị và công nghệ hiện đại, chưa có sự cải tiến về thiết kế mẫu mã sản phẩm, thiếu công nhân có tay nghề, chi phí sản xuất, lao động, vận chuyển tăng. Điều này, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngành công nghiệp, gây khó khăn cho các sản phẩm nội thất trong nước trong việc cạnh tranh tại thị

trường nội địa và quốc tế. Trong khi đó, đồ nội thất nhập khẩu lại có giá thấp hơn so với đồ nội thất sản xuất trong nước. Theo đó, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất của Nam Phi dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.

Nam Phi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2018, với trị giá nhập khẩu đạt 50,7 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là thị trường Ý đạt 7 triệu USD, tăng 10,9%; Việt Nam đạt 6,6 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, Nam Phi tăng mạnh thị phần nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó giảm thị phần nhập khẩu từ Ý và Việt Nam. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 7,7%, giảm từ mức 8,6% trong 7 tháng đầu năm 2017.

10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Nam Phi trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018

Thị trườngTháng 7/2018 (Nghìn USD)

So với T6/2018

(%)

So với T7/2017

(%)

7 tháng 2018

(Nghìn USD)

So với 7 tháng

2017 (%)

Tỷ trọng 7 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 13.820 1,1 28,0 85.012 22,4 100,0 100,0Trung Quốc 8.034 -6,4 29,1 50.653 30,9 59,6 55,7Ý 951 78,1 -31,7 6.953 10,9 8,2 9,0Việt Nam 1.257 25,4 115,2 6.560 9,5 7,7 8,6Ma-lai-xi-a 1.078 -23,7 130,8 5.913 26,0 7,0 6,8Đức 700 44,3 118,8 3.392 22,6 4,0 4,0In-đô-nê-xi-a 322 -31,2 -1,8 2.531 15,9 3,0 3,1Bra-xin 507 181,7 113,0 1.380 -15,9 1,6 2,4Ấn Độ 238 72,5 26,6 1.371 26,0 1,6 1,6Tây Ban Nha 159 736,8 80,7 884 160,0 1,0 0,5Ba Lan 72 0,0 -11,1 676 64,1 0,8 0,6

Nguồn: Trademap

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Page 30: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 30

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu, Nam Phi nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) với trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2018. Trị giá nhập khẩu mặt hàng này đạt 33,5 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017. Nam Phi nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chủ yếu từ Trung Quốc, với trị giá 18,3 triệu USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ hai tới Nam Phi với trị giá 3,3 triệu USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161+940169) Nam Phi nhập khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, đạt 29,3 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường cung cấp chính mặt hàng ghế khung gỗ tới Nam Phi là Trung

Quốc, Ý và Việt Nam. Trong đó, Nam Phi nhập khẩu mặt hàng ghế khung gỗ từ Trung Quốc và Việt Nam với trị giá tăng mạnh và giảm nhập khẩu từ thị trường Ý.

Ngoài ra, Nam Phi còn nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ khác trong 7 tháng đầu năm 2018 như: Đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng. Trong đó đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng mạnh trong nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Nam Phi. Trong 7 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Nam Phi đạt 5,8 triệu USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm 2017. Nam Phi nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp từ ba thị trường chính là Trung Quốc, Đức và Ý. Trị giá nhập khẩu từ ba thị trường này chiếm tới 89% tổng nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Nam Phi.

Mặt hàng nội thất bằng gỗ Nam Phi nhập khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018

Mặt hàngTháng 7/2018 (nghìn USD)

So với T6/2018

(%)

So với T7/2017

(%)

7 tháng 2018

(nghìn USD)

So với 7 tháng 2017 (%)

Tỷ trọng 7 tháng (%)

Năm 2018

Năm 2017

Tổng 13.820 1,1 28,0 85.012 22,4 100,0 100,0940360 5.620 -4,6 11,6 33.499 10,3 39,4 43,8940161+ 940169 4.981 13,4 42,9 29.345 30,0 34,5 32,5940350 1.880 -5,8 27,0 12.758 28,8 15,0 14,3940340 908 5,3 95,7 5.822 53,5 6,8 5,5940330 431 -19,4 29,8 3.588 29,2 4,2 4,0

Nguồn: Trademap

Trong những năm gần đây Nam Phi đã và đang đầu tư hơn 100 tỷ USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ của Việt Nam đẩy mạnh sang thị trường này. Ngoài ra, với vị trí thuận lợi, Nam Phi là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam tiếp cận các nước châu Phi khác.

THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ

Page 31: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201831

Sắp ban hành các cơ chế cụ thể gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định ban hành ngày 17/4/2018). Theo đó, Thủ tướng yêu cầu 4 Bộ cùng các địa phương phải xây dựng, ban hành một loạt thông tư, quyết định, nghị quyết để cụ thể hóa chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Theo kế hoạch hành động, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Quyết định ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 11 và tiêu chuẩn bò sữa, bò thịt cao sản được nhập ngoại theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 57/2018/NĐ-CP; Quyết định rà soát, ban hành tiêu chí dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng Quyết định ban hành danh mục sản phẩm công nghệ được ưu tiên phát triển, chuyển giao và danh mục các sản phẩm được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP; Quyết định ban hành danh mục đề tài nghiên cứu khoa học quy định tại Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Quyết định ban hành danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư theo Điều 11 Nghị định 57/2018/NĐ-CP; văn bản hướng dẫn việc chuyên môn “Hỗ trợ một doanh nghiệp xây dựng và quản lý một trang thông tin điện tử Chợ nông sản quốc gia” theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

Hội đồng nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng 6 Nghị quyết. Thời hạn ban hành 6 nghị quyết này là quý IV/2018.

Thứ nhất, các địa phương phải rà soát, ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, trong đó quy định chính sách tín dụng tại địa phương quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

Thứ hai, ban hành quy định về vốn cấp bù lãi suất hỗ trợ cho các dự án và mức vốn sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp quy

T IN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Page 32: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 32

định tại Điều 14 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Thứ ba, ban hành cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thẩm quyền và các quy định của pháp luật quy định tại Điều 7 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Thứ tư, ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Thứ năm, ban hành định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình phù hợp với các mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Thứ sáu, ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh làm cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp theo chính sách đặc thù của địa phương (5 sản phẩm).

Bộ Công Thương tổ chức chuỗi sự kiện nhằm xúc tiến thương mại,

quảng bá hình ảnh gạo Việt NamTừ ngày 10 đến ngày 12 tháng 10 năm 2018, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối

hợp với Tạp chí uy tín hàng đầu về thương mại gạo là The Rice Trader tổ chức chuỗi sự kiện nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam, gồm 2 Hội nghị quốc tế lớn: Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam lần thứ nhất và Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 10 tại Khách sạn JW Marriott, Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện quốc tế uy tín nhất thế giới về lĩnh vực thương mại gạo này. 2 Hội nghị có sự tham dự của 500-600 đại biểu bao gồm đại diện ngành hàng từ các nước xuất khẩu, nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, các công ty lớn về xuất khẩu, nhập khẩu gạo và các chuyên gia quốc tế về sản xuất, thương mại gạo tham gia các Phiên thảo luận tại Hội nghị. Hội nghị cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo các đông đảo doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, các chuyên gia và đại diện các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tham dự và có bài phát biểu khai mạc, chỉ đạo Hội nghị. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đã có các bài trình bày giới thiệu với bạn bè quốc tế hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam ngày một nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và tiếp tục góp phần vào duy trì an ninh lương thực cho khu vực và thế giới.

T IN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Page 33: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201833

Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia, nhà nhập khẩu, xuất khẩu, thương mại…. trong lĩnh vực sản xuất, thương mại gạo đã trao đổi, nhận định xu hướng toàn cầu về thương mại gạo, sản xuất lúa gạo trong năm 2018 và những năm tới; nhận diện những cơ hội, thách thức cho sản xuất, xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, có những đề xuất, định hướng phát triển sản xuất, thương mại gạo thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam.

Đối với Việt Nam, xuất khẩu gạo trong thời gian qua đạt kết quả rất tích cực, cả về lượng và giá xuất khẩu cũng như cơ cấu chủng loại xuất khẩu. Xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,82 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng 2,63 tỷ USD, tăng 22%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 452,6 USD/tấn, tăng 0,8%, tương đương mức tăng 3,7 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016. Tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong năm 2018, tính đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2018, xuất khẩu gạo đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, trị giá đạt 2,38 tỷ USD, tăng 24,8%. Giá FOB xuất khẩu bình quân đạt khoảng 503,3 USD/tấn, tăng 62,4 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước

Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã chuyển dịch tích cực, tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình và cao, gạo thơm, giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. 8 tháng đầu năm 2018, gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng 2,07% tổng lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo trắng chất lượng cao và trung bình chiếm tổng cộng 42,46% và gạo thơm chiếm tới 33,24% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Công tác phát triển thị trường xuất khẩu gạo đạt được những kết quả tích cực. Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Mỹ La-tinh, Trung Đông,…Sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào thị trường yêu cầu chất lượng cao, nghiêm ngặt, giúp sản phẩm gạo của Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.

Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thương mại toàn cầu đặc biệt là thương mại gạo vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường. Mặt hàng gạo là mặt hàng nhạy cảm, được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường rất cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước biết đến.

Ngày 15 tháng 8 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2018, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ-CP. Nghị định số 107/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Bộ Công Thương, của

T IN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Page 34: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/2018 34

Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, sẽ giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, năng lực thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân. Nghị định mới cũng tạo thuận lợi và khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo; xây dựng, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

Ngày 03 tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu chung đặt ra là phát triển thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu; khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường.

Trên cơ sở các giải pháp, định hướng lớn của Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã và đang triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo, góp phần vào kết quả xuất khẩu gạo tích cực thời gian qua. Các giải pháp này được chia thành 3 nhóm lớn, bao gồm:

(i) Nhóm giải pháp tác động vào phía cung: gồm các giải pháp tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa gạo, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường; từng bước nâng cao và ổn định chất lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong sản xuất, chế biến lúa gạo; Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch.

(ii) Nhóm giải pháp tác động vào phía cầu: gồm các giải pháp đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định, tăng cường quan hệ hợp tác thương mại gạo cả theo kênh chính phủ và doanh nghiệp; đa dạng và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.

(iii) Nhóm giải pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu: gồm các giải pháp nhằm cải cách thể chế, hoàn

T IN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ

Page 35: Số ra ngày 12/10/2018 - Haiphong · - Cà phê: Đầu tháng 10/2018, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. - Hạt tiêu: Giá hạt tiêu trên thị trường

Số ra ngày 12/10/201835

Lưu ý: Thông tin sử dụng trong bản tin được thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Thông tin trong bản tin chỉ mang tính tham khảo, các ước tính, dự báo có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi bởi những biến động thị trường.

Rất mong nhận được sự phản hồi, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến của độc giả để Bản tin ngày càng chất lượng hơn.

thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu.

Việc Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí uy tín hàng đầu về thương mại gạo là The Rice Trader tổ chức chuỗi sự kiện này cũng là một biện pháp để xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam. Đồng thời, việc tổ chức tại Việt Nam cũng giúp có nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tham dự sự kiện này, từ đó tiếp cận với cách tổ chức sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hiện đại, học hỏi ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng thương hiệu từ các chuyên gia và doanh nghiệp hàng đầu./.

T IN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ