một Cộng đồng Cà phê Bền vững · dân cà phê như cơ hội thị trường, giảm...

36
Phổ biến rộng rãi một Cộng đồng Cà phê Bền vững Báo cáo Thường niên năm 2013

Transcript of một Cộng đồng Cà phê Bền vững · dân cà phê như cơ hội thị trường, giảm...

Phổ biến rộng rãimột Cộng đồng Cà phê Bền vữngBáo cáo Thường niên năm 2013

Tầm nhìn Hiệp hội 4C nhằm liên kết tất cả các bên liên quan trong ngành cà phê cùng nhau cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất, chế biến cà phê để xây dựng một ngành cà phê thịnh vượng, bền vững cho các thế hệ tương lai.

Sứ mệnh Hiệp hội 4C là diễn đàn cà phê bền vững đa thành phần hàng đầu, hướng tới sự phát triển bền vững cho dòng cà phê đại trà trong thị trường tiền cạnh tranh nơi mà tất cả các đối tác liên quan đều có thể tham gia.

Thông điệp từ Chủ tịch Hội Đồng

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 3

Đối với những người nông dân trồng cà phê đang áp dụng các thực hành sản xuất bền vững, năm 2013 là một năm có nhiều trải nghiệm mới. Học được các kỹ năng mới, ra được các quyết định mới, đạt được các cải tiến mới, hình thành được các liên kết mới, thâm nhập các thị trường mới và khám phá được nhiều điều mới. Không chỉ tự mình trải qua tất cả những điều này với tư cách là một nông dân trồng cà phê, mà với vai trò Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội 4C, tôi cũng nghe hàng trăm câu chuyện truyền cảm hứng từ các bên liên quan khác trong ngành cà phê ở châu Phi, châu Á và Mỹ La tinh. Tất cả đều mô tả hành trình hướng tới phát triển bền vững và cam kết đối với Hiệp hội 4C.

Năm 2013 cũng là một năm khó khăn. Khi giá cả thị trường quốc tế giảm đáng kể, nhắc nhở chúng ta về sự biến động của ngành cà phê và những thách thức liên quan, những thách thức rất đa dạng. Nông dân ở Trung Mỹ cũng như ở Đông và Trung Phi đã có cuộc chiến chống lại tác hại của bệnh gỉ sắt và sâu đục thân đen. Ngoài ra, trong khi kim ngạch xuất khẩu cà phê nhìn chung tăng thì người nông dân vẫn phải vật lộn với sự gia tăng liên tục của chi phí sản xuất trong mười năm qua.

Tuy nhiên, những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Chúng ta đã thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường những nỗ lực chung trong việc nâng cao năng lực của những người kiếm sống từ cà phê và giảm nguy cơ chịu ảnh hưởng trước biến động giá. Nhìn vào thời điểm hiện tại, tôi có đầy cảm hứng khi thấy những gì chúng ta, các bên liên quan trong ngành cà phê, có thể đạt được khi cùng nhau hợp tác như một phong trào thống nhất. Nó nhấn mạnh phương thức hợp tác quốc tế tiền cạnh tranh giữa các bên liên quan trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững ngành.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của Hiệp hội 4C. Thông qua đặc tính đa đối tác toàn cầu của mình, Hiệp hội cung cấp một diễn đàn lý tưởng cho sự hợp

tác hiệu quả giữa khu vực tư nhân, các cơ quan trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tiêu chuẩn phát triển bền vững khác, các nhà tài trợ và các cá nhân. Tất cả đều cam kết cải thiện ngành cà phê. Một ví dụ tuyệt vời về điều này trong năm 2013 là Dự án trồng cà phê không sử dụng Endosulfan.

Những thách thức kể trên cũng như những thách thức khác sẽ được Hiệp hội 4C phối hợp với thành viên và đối tác của mình giải quyết trong bối cảnh Tầm nhìn 2020, một sáng kiến mà Hội đồng Hiệp hội 4C đã và đang xây dựng trong năm qua với mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng sức mạnh của diễn đàn cà phê bền vững toàn cầu, tập trung vào sinh kế của người nông dân trồng cà phê cũng như gia đình họ. Sau khi nghe rất nhiều câu chuyện từ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng cà phê, tôi thấy Tầm nhìn 2020 là một điều thực sự thú vị và sẽ có tác động rất lớn đến ngành cà phê.

Chúng ta không nên quên rằng những thách thức sẽ luôn luôn hiện hữu và chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực và cam kết hợp tác cùng nhau tạo ra sự thịnh vượng, nhằm tạo dưng một thế giới cà phê tốt hơn. Đó là điều mà tất cả chúng ta mong muốn và chúng ta xứng đáng được như vậy! Trong thông điệp này, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến, Hiệp hội 4C, các thành viên cũng như đối tác của Hiệp hội 4C về những nỗ lực và thành quả đã đạt được trong năm 2013. Tôi cũng muốn kêu gọi toàn thể cộng đồng cà phê sử dụng năm 2014 là năm mà chúng ta sẽ triển khai bước tiếp theo hướng tới một tương lai bền vững!

Trân trọng,

Robert Waggwa Nsibirwa, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội 4C

Thông điệp từ Chủ tịch Hội Đồng 3Thông điệp từ Giám đốc Điều hành 5Thành viên 6 – 7Cơ cấu quản trị 8 – 9Đánh giá sự phát triển bền vững 10 – 11Tăng cường sự hiện diện của 4C tại các quốc gia sản xuất cà phê 12 – 13Vươn ra ngoài tiêu chuẩn 14 – 15Hợp tác với các tổ chức tiêu chuẩn khác 16 – 17Cung và cầu 18 – 21Hệ thống Kiểm tra xác nhận 4C 22 – 25Bảng quyết toán và Thu chi 26Ngân sách 2014 27Thành viên và những người ủng hộ 28 – 29Danh bạ 30 - 31

Thông điệp từ Giám đốc Điều hành

Thông điệp từ Giám đốc Điều hành

Là thành viên tham gia Hiệp hội 4C ngay từ những ngày đầu, nên tôi có cơ hội tận hưởng tất cả những thăng trầm mà chúng ta đã trải qua trong hơn mười năm cùng nhau xây dựng một thế giới cà phê tốt đẹp hơn. Tôi liên tục ngạc nhiên khi thấy toàn bộ cộng đồng cà phê ngày càng gần nhau hơn. Năm 2013 cũng không phải là một ngoại lệ!

Diễn đàn toàn cầu của chúng ta đã lớn mạnh hơn. Đến cuối năm 2013, Hiệp hội 4C đã tăng 20 phần trăm và có hơn 300 thành viên - tất cả đều cam kết cùng nhau giải quyết các vấn đề bền vững trọng tâm trong ngành cà phê. Chúng ta thậm chí đã mở rộng phạm vi sang Phần Lan và Zambia. Tôi thấy mình may mắn khi được gặp rất nhiều thành viên trong các sự kiện do Hiệp hội 4C tổ chức và họ luôn cho tôi thấy sự tận tuỵ đối với cộng đồng cà phê quốc tế.

Không ở đâu có bầu không khí tích cực hơn diễn đàn cà phê bền vững diễn ra tại Việt Nam và Uganda, cả hai đều chứa hết công suất với số lượng là hơn 150 và 300 đại biểu tham dự. Khi đã trở thành một sự kiện thường niên lớn đối với cộng đồng cà phê trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới, tác động và ảnh hưởng của chúng đều có thể nhìn thấy trong cả ngắn hạn và dài hạn. Vì mục tiêu ban đầu của Hiệp hội 4C là tiếp cận càng nhiều bên liên quan trong chuỗi cung ứng cà phê càng tốt, nên những sự kiện này chắc chắn là một dấu hiệu phát triển thành công của Hiệp hội.

Một thành công khác trong năm 2013 là sự tiến bộ của Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm (Entry-le-vel standard). Chúng ta không chỉ bắt đầu sửa đổi Bộ quy tắc 4C để nó toàn diện hơn và ý

nghĩa hơn, mà chúng ta cũng thấy sự gia tăng đáng kể cung và cầu Cà phê tuân thủ 4C. Theo thống kê, lượng thu mua Cà phê tuân thủ 4C đã tăng gấp ba lần. Từ nông dân thông qua các nhà rang xay và các đơn vị bán lẻ, các thành viên đã làm việc chăm chỉ để cải tiến các thực hành của họ theo hướng bền vững. Sự tăng trưởng này là một chỉ số riêng biệt về tầm quan trọng của Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm cũng như vai trò quan trọng của Hiệp hội 4C trong việc thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường trong ngành cà phê.

Một yếu tố quan trọng trong năm 2013 là sự hợp tác và liên kết giữa Hiệp hội 4C với các hệ thống tiêu chuẩn bền vững khác. Nhằm tăng cường khả năng phối hợp và tính hiệu quả, Hiệp hội 4C đã tham gia vào các dự án như Nâng cấp từ Tuân thủ 4C lên Chứng nhận Utz tại Colombia, thỏa thuận đối sánh với Fairtrade International và hợp tác kỹ thuật với chính quyền Minas Gerais - bang sản xuất cà phê lớn nhất Brazil. Tất cả các hoạt động hợp tác này là bước tiến quan trọng nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người nông dân cà phê như cơ hội thị trường, giảm chi phí đánh giá và tăng sản lượng cà phê sản xuất bền vững.

Một điểm nổi bật của năm 2013 là sự hiện diện của chúng ta tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cà phê Hoa Kỳ. Mặc dù các đối tác cà phê ở Hoa Kỳ chưa biết nhiều đến Hiệp hội 4C, nhưng sự hiện diện của chúng ta đã được các đại biểu đón nhận nhiệt thành. Các đại biểu tham dự hiểu rằng Hiệp hội 4C đã đạt được những kết quả mà chưa tổ chức nào đạt được cho đến nay: hợp nhất nhiều đối tác nhất trong ngành cà phê (cả về số lượng và loại hình) cùng giải quyết những

thách thức bền vững quan trọng trong một môi trường tiền cạnh tranh.

Khi nhận được những phản hồi đáng khích lệ như vậy về công việc mà Hiệp hội 4C đang thực hiện, tôi rất vui về con đường chúng ta đang đi và tôi mong chờ những gì đang đến trong năm 2014! Điều này càng đặc biệt hơn khi có nhiều thành viên mới tham gia Ban thư ký và cung cấp các dịch vụ chất lượng nhằm đảm bảo sự phát triển của Hiệp hội. Dựa vào những thành tựu trong năm 2013, chúng ta sẽ tiếp tục sửa đổi và củng cố Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm cũng như hệ thống kiểm tra xác nhận (KTXN), chúng ta sẽ tiếp tục tham gia, hợp tác với các tiêu chuẩn bền vững khác để tăng cường sự liên kết và tăng sản lượng cà phê được kiểm tra xác nhận/ chứng nhận trên thị trường, và chúng ta sẽ tham gia cũng như tương tác với các thành viên thông qua đối thoại, dự án và hợp tác chiến lược để đưa các chương trình phát triển bền vững đi lên. Tôi muốn nói lời cảm ơn đến tất cả các thành viên và các đối tác của Hiệp hội 4C đã làm nên thành công của năm 2013. Tôi chúc các bạn một năm thành công phía trước!

Trân trọng,

Melanie Rutten-Sülz, Giám đốc Điều hành

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 5

Thành viên Năm 2013 lại chứng kiến sự tăng trưởng liên tục về số lượng thành viên 4C trên toàn cầu, đưa tổng số thành viên lên 300. Hiệp hội 4C chào đón 57 thành viên mới và mở rộng phạm vi địa lý của mình đến Phần Lan và Zambia. Tương tự như năm 2012, tốc độ tăng trưởng thành viên chủ yếu là do sự gia tăng số lượng thành viên nhóm kinh doanh & chế biến, đa số từ châu Mỹ La tinh và châu Á. Xu hướng này cũng đồng nhất với tốc độ tăng trưởng tổng thể, theo đó thành viên đã tăng xấp xỉ 30% tại hai khu vực này - đặc biệt là ở Peru số lượng thành viên tăng gần gấp đôi. Hiệp hội 4C cũng chào đón ABN AMRO, ngân hàng đầu tiên trở thành thành viên 4C.

Australia,

châu Âu & Hoa Kỳ Brazil

Phần còn lại của Mỹ

La tinh Việt Nam

Phần còn lại của châu Á châu Phi Tổng

Thành viên 85 39 60 36 37 43 300Phần trăm 28% 13% 20% 12% 12% 15% 100%

Nhóm Kinh doanh & Chế biến

Nhóm sản xuất

Người mua trung gian

Người mua cuối

Nhóm tổ chức dân sự

Thành viên liên kết Tổng

2006 7 7 5 3 15 372007 14 13 11 5 27 702008 26 22 13 5 33 992009 30 24 23 5 43 1252010 40 21 24 7 46 1382011 41 37 25 7 40 1502012 72 93 28 13 44 2502013 87 114 41 11 47 300

87 28% 13% 20% 12% 12%114 41 11 47 15%

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 7

Tiểu ban Giám sát & Đánh giá

Hội đồng thành lập Tiểu ban Giám sát & Đánh giá để theo dõi các hoạt động, tác động và hiệu quả của Hiệp hội. Tiểu ban sẽ thường xuyên theo dõi và đánh giá năng lực tổ chức, bao gồm cả quản lý và quản trị, cùng với tác động tổ chức trước các chỉ số đánh giá hoạt động chính đã được xác định (KPI).

Cornel Kuhrt, Chủ tịch Tchibo / Nhóm kinh doanh & chế biến

Adriana Mejía Cuartas Liên đoàn Nông dân Cà phê Quốc gia Colombia FNC / Nhóm sản xuất

Keith Tyrell Mạng lưới Sử dụng thuốc BVTV Vương quốc Anh (PAN UK) / Nhóm tổ chức dân sự

Tiểu ban Tài chính

Tiểu ban Tài chính được Hội đồng thành lập nhằm giám sát các vấn đề tài chính liên quan đến Hiệp hội 4C và đưa ra kiến nghị cho Hội đồng liên quan đến ngân sách, báo cáo tài chính, chính sách.

Albrecht Schwarzkopf, Chủ tịch Christian Initiative Romero (CIR) / Nhóm tổ chức dân sự

Robert Waggwa Nsibirwa Hiệp hội Cà phê Châu Phi (AFCA) / Nhóm sản xuất

Mark Furniss Volcafe / Nhóm kinh doanh & chế biến

Cơ cấu quản trị Hội đồng

Hội đồng Hiệp hội 4C đã nhóm họp bốn lần trong năm 2013 và tăng cường tính hiệu quả của cơ cấu quản trị bằng cách thiết lập Tiểu ban Tài chính và Tiểu ban Giám sát & Đánh giá, bên cạnh việc hình thành đầy đủ Ban kỹ thuật và Ban Hòa giải. Tất cả đều phản ánh cơ cấu quản trị ba bên của Hiệp hội.

Những thành tựu quan trọng trong năm 2013 bao gồm hoàn thiện Thuyết thay đổi “Vì một thế giới cà phê tốt đẹp hơn” của Hiệp hội 4C, một hệ thống giám sát và đánh giá toàn diện tác động tổ chức và kết quả thực hiện, khởi động cho quá trình sửa đổi Bộ quy tắc, cập nhật Quy tắc tham gia, mở rộng Hiệp hội 4C vào Hoa Kỳ, thay đổi cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai và một kế hoạch hoạt động đầy tham vọng trong năm 2014. Hội đồng cũng bắt đầu tham gia với một nhóm các bên liên quan rộng hơn để bắt tay vào một quá trình chiến lược hướng tới Tầm nhìn 2020.

Ban hoà giải

Hội đồng phê duyệt Quy chế sửa đổi của Ban hòa giải, tiếp tục tạo điều kiện giải quyết các xung đột tiềm tàng có thể xuất hiện trong tương lai giữa các thành viên của Hiệp hội 4C. Roel Vaessen được Hội đồng chỉ định làm Chủ tịch Ban hòa giải. Ông Vaessen là một thành viên cá nhân của Hiệp hội 4C và là Tổng thư ký của Liên đoàn Cà phê châu Âu (Liên đoàn này cũng là một thành viên Hiệp hội).

Ban kỹ thuật

Để chỉ đạo các công việc kỹ thuật và hợp tác của Hiệp hội 4C, bao gồm cả việc sửa đổi Bộ quy tắc 4C, Ban kỹ thuật được Hội đồng chỉ định dựa trên chuyên môn và cam kết phát triển cà phê bền vững của họ.

TS. Kimemia, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Cà phê Kenya / Kenya / Nhóm sản xuất

Ông Jonathan Clark Dakman / Việt Nam / Nhóm kinh doanh & chế biến

Ông Juan Camilo Ramos Racafé / Colombia / Nhóm kinh doanh & chế biến

Bà Michelle Deugd Tổ chức mưa rừng nhiệt đới / Costa Rica / Nhóm tổ chức dân sự

Bà Indira Morena Echeverri Utz Certified / Hà Lan / Nhóm tổ chức dân sự

TS. Bernardo Van Raij Instituto Agronomico de Campinas / Brazil / Nhóm sản xuất (tính đến cuối năm 2013)

Tầm nhìn 2020

Trong tháng 6 năm 2013 Hiệp hội 4C đã tổ chức một hội thảo hai ngày tại Hamburg, Đức, bắt đầu với nhóm làm việc Tầm nhìn 2020 nhằm định hình tương lai phát triển bền vững ngành. Hơn 40 lãnh đạo chủ chốt của cộng đồng cà phê toàn cầu cùng tham dự sự kiện này, bao gồm các nhà sản xuất, các nhà thương mại và chế biến, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức phi chính phủ, các tiêu chuẩn bền vững, đối tác, nhà tài trợ và các tổ chức chính phủ. Sự đồng thuận đạt được tại cuộc họp cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một chức năng phối hợp giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát triển bền vững quan trọng như một nỗ lực hợp tác công tư vượt ra khỏi chức năng hiện tại của Hiệp hội 4C như diễn đàn cà phê bền vững toàn cầu và Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm đáng tin cậy. Một Nhóm công tác, do Hội đồng uỷ nhiệm và do Francesco Tramontin (Mondelēz International, Nhóm kinh doanh và chế biến) làm trưởng nhóm, đã bắt đầu điều phối xây dựng Tầm nhìn 2020 và dự kiến hoàn thành trước Đại hội đồng tổ chức vào tháng 6 năm 2015.

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 9

Tác độngĐể hiểu rõ hơn về hiệu quả của Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm và xác định cách chúng ta có thể tác động, giám sát và đánh giá thay đổi theo thời gian, Hiệp hội 4C đã phát triển Thuyết thay đổi, bắt đầu giám sát có hệ thống các chỉ số kết quả ngắn và trung hạn, đã trải qua đợt đánh giá kết quả và tác động định kỳ lần thứ nhất, đem lại cơ hội học hỏi và cải tiến nội bộ. Hiệp hội 4C sau đó tuân thủ theo Bộ quy tắc ISEAL về Thông lệ đánh giá tác động xã hội và môi trường (Bộ quy tắc Tác động).

Sự đảm bảo Nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm cũng như hệ thống KTXN, trong năm 2013 chúng ta đã tiến hành sửa đổi toàn bộ hệ thống KTXN 4C. Quá trình này do một cơ quan quốc tế tiến hành, bao gồm các đợt đánh giá Bộ phận KTXN 4C và các đơn vị KTXN 4C tại các quốc gia khác nhau cũng như đối chứng các đợt KTXN 4C thực địa với các nguyên tắc của Bộ quy tắc Đảm bảo ISEAL.

Assessing Sustainability Đánh giá sự phát triển bền vững

Là đơn vị sở hữu một hệ thống tiêu chuẩn bền vững đáng tin cậy, Hiệp hội 4C thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hoạt động có hiệu quả và đem lại các mục tiêu xã hội, kinh tế và môi trường. Với tư cách là một thành viên đầy đủ của Liên minh ISEAL, Hiệp hội 4C tuân thủ các Bộ quy tắc ISEAL - một tham chiếu toàn cầu về các tiêu chuẩn đáng tin cậy. Hiệp hội 4C là đơn vị tuân thủ với cả ba quy tắc thực hành tốt đó.

Định chuẩn Quá trình sửa đổi toàn diện Bộ quy tắc 4C lần thứ hai bắt đầu trong năm 2013 do Trưởng bộ phận Tiêu chuẩn và Ban kỹ thuật phụ trách. Một cuộc khảo sát ban đầu dựa trên các thực hành tốt và quy trình theo Bộ quy tắc ISEAL về các thông lệ định chuẩn xã hội và môi trường được tiến hành nhằm xác định vấn đề và giúp định hình phạm vi công việc sửa đổi Bộ quy tắc. Đối tượng của cuộc khảo sát là thành viên Hiệp hội 4C, Đơn vị 4C và các đơn vị đánh giá. Đến nay đã nhận được hơn 200 ý kiến phản hồi từ các bên liên quan. Quá trình sửa đổi Bộ quy tắc sẽ bao gồm 2 vòng tham vấn công khai các bên liên quan và Bộ quy tắc sửa đổi được kỳ vọng sẽ có hiệu lực vào năm 2015.

Trong năm 2013, Hội đồng đã phê duyệt phiên bản đầu tiên của Thuyết thay đổi "Vì một thế giới cà phê tốt đẹp hơn". Thuyết này xác định thay đổi kinh tế, xã hội, môi trường mà Hiệp hội 4C muốn tạo ra thông qua 3 chức năng chính của mình: cung cấp Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm cho toàn bộ cộng đồng cà phê, hợp tác với các hệ thống tiêu chuẩn bền vững khác và giải quyết các vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững cà phê. Thuyết thay đổi cũng hình thành cơ sở cho hệ thống Giám sát & đánh giá rộng hơn của Hiệp hội 4C cũng như đánh giá định kỳ tác động tại cấp độ Đơn vị 4C và nông dân trồng cà phê.

Thuyết thay đổi

"Vì một thế giới cà phê tốt đẹp hơn"

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 11

Đông PhiTrong năm 2013, Hiệp hội 4C đã tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Đông Phi thông qua việc cử Giám đốc Dự án châu Phi vào Ban thư ký của Hiệp hội Cà phê Châu Phi (AFCA) - đối tác chiến lược của chúng ta tại khu vực này. Trưởng đại diện khu vực Đông Phi của chúng ta đã chuyển sang làm Trưởng bộ phận Giám sát & Đánh giá, thay vào đó một Trưởng đại diện mới đã được bổ nhiệm.

Để giải quyết một số vấn đề quan trọng trong khu vực, Hiệp hội 4C đã hợp tác với AFCA, Trung tâm Thương mại quốc tế và Hivos nhằm nâng cao nhận thức cho cả khu vực công và tư, xây dựng một chương trình khu vực tổng hợp chú trọng vào các chủ đề phụ nữ, giới và sự tham gia của giới trẻ trong ngành cà phê. Trưởng đại diện khu vực của chúng ta đã tham gia và tích cực ủng hộ nhiều sự kiện trong nhóm công tác này cũng như hỗ trợ chuẩn bị hội thảo Phụ nữ trong ngành cà phê, Diễn đàn Cà phê Bền vững Châu Phi lần thứ 3 và hội thảo nâng cao nhận thức đối với các đối tác cà phê Burundi.

Hiệp hội 4C cũng trực tiếp hỗ trợ xây dựng Giáo trình Phát triển Bền vững Quốc gia và tổ chức các cuộc họp đối tác Cà phê quốc gia ở Uganda nhằm giải quyết các thách thức sản xuất cà phê khác.

BrazilHiệp hội 4C tiếp tục hỗ trợ các thành viên, Đơn vị 4C và đối tác của mình để tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả của Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm 4C trên thị trường. Một cột mốc quan trọng là Hiệp hội đã có sự hợp tác kỹ thuật chính thức với chính quyền bang Minas Gerais, nhờ đó tiêu chuẩn Certifica Minas Café (CMC) của họ sẽ được đối sánh với Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm 4C. Kết quả của dự án này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nông dân địa phương tiếp cận thị trường cũng như nhu cầu cà phê đang gia tăng trong khu vực một cách dễ dàng hơn.

Hiệp hội 4C cũng đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực công, cung cấp bản cập nhật cho Hội đồng Tổ chức Cà phê Quốc tế tại lễ kỷ niệm lần thứ 50 của tổ chức này, tham dự Hội nghị Cà phê lần thứ ba của Coocacer tại Monte Carmelo và hỗ trợ một số buổi trao đổi thông tin cho thành viên.

Đến cuối năm 2013, với một Trưởng đại diện mới, chúng ta đã hoàn tất thỏa thuận với IMAFLORA và lập Văn phòng đại diện 4C ngay trong trụ sở của họ tại Piracicaba. Trưởng đại diện khu vực cũng hỗ trợ Dự án các giải pháp thay thế Endosulfan ở Brazil và tham gia Nhóm công tác Chương trình cà phê bền vững SCP - IDH Brazil.

Tăng cường sự hiện diện của 4C tại những quốc gia sản xuất cà phê

IndonesiaMột mốc quan trọng trong các hoạt động tại khu vực của Hiệp hội 4C là việc thành lập văn phòng đại diện ở Bandar Lampung, Indonesia. Không mất nhiều thời gian sau khi nhận chức, Trưởng đại diện Indonesia đã thực hiện rất nhiều cuộc họp tham vấn với các bên liên quan trong khu vực và phát triển một kế hoạch chiến lược quốc gia nhằm gia tăng số lượng Đơn vị 4C ở Indone-sia cũng như đáp ứng nhu cầu Cà phê tuân thủ 4C đang gia tăng mạnh ở đây.

Ngoài ra, hội thảo tập huấn tiểu giảng viên (ToT) với sự tham dự của hơn 50 đại biểu và mối quan hệ với các thành viên chính của nhóm kinh doanh & chế biến được tăng cường đã dẫn đến sự hình thành của 13 Đơn vị 4C mới trong năm 2013 và chuẩn bị hình thành thêm 20 Đơn vị 4C nữa trong năm 2014.

Với việc hoạt động của văn phòng đại diện hiện nay và các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các viện nghiên cứu, đã giúp Hiệp hội 4C tham gia vào nhiều sự kiện, hội thảo cà phê và các diễn đàn như Tổ chức Cà phê Bền vững Quốc Gia Indonesia (ISC). Việt Nam

Trước nhu cầu Cà phê tuân thủ 4C đang gia tăng, Hiệp hội 4C đã thấy sự tăng trưởng ổn định cả về số lượng thành viên cũng như sản lượng Cà phê tuân thủ 4C sản xuất tại Việt Nam – con số thực tế trong đầu năm nay đã vượt qua mức sản lượng cà phê dự tính ban đầu cho năm 2013. Để đảm bảo sự tăng trưởng này cũng như việc cung cấp các dịch vụ cho thành viên và đối tác được bền vững, văn phòng đại diện đã bổ sung thêm người và xây dựng kế hoạch chiến lược quốc gia với sự tham vấn của các bên liên quan.

Văn phòng đại diện Việt Nam tiếp tục hợp tác với các tổ chức cấp quốc gia qua việc tham gia cuộc họp Nhóm công tác ngành cà phê lần thứ 12 để hình thành Ban điều phối Cà phê Việt Nam cũng như đóng góp cho các dự án và xây dựng công cụ liên quan của ngành, bao gồm Giáo trình Phát triển Bền vững Quốc gia và xây dựng các công cụ tập huấn nông dân.

Mỹ La tinhHiệp hội 4C tiếp tục mở rộng tại châu Mỹ La tinh với sự tham gia của Trưởng đại diện mới trong tháng 4 năm 2013 và tiếp theo là thành lập Văn phòng đại diện 4C ở thành phố San Salvador.

Với sự đóng góp từ các thành viên 4C, các cuộc họp quan trọng, các cuộc phỏng vấn và hội thảo các bên liên quan, chúng ta đã xây dựng xong kế hoạch chiến lược quốc gia cho Honduras. Kế hoạch hai năm này tập trung vào việc duy trì và củng cố sự tăng trưởng ấn tượng, cũng như điều kiện thuận lợi hợp tác và cải tiến liên tục để giải quyết các nội dung phát triển bền vững quan trọng, như biến đổi khí hậu và bệnh rỉ sắt, vấn đề giới và thế hệ tiếp theo của người trồng cà phê. Kể từ đó, Trưởng đại diện đã hợp tác tích cực với các nhóm sản xuất, xuất khẩu và các thành viên khác ở Honduras, Peru và Colombia. Điều này bao gồm tổ chức một hội thảo cho đánh giá viên ở miền Bắc Peru, tham dự Hội nghị Quốc gia của Phòng Cà phê và Ca Cao của Peru, mở rộng mạng lưới người thực hiện và năng lực kiểm tra xác nhận, tăng cường các chuyến thăm đến các nông hộ, cơ sở trồng cà phê, các cuộc họp với các tổ chức và diễn đàn cà phê quốc gia và tham vấn toàn ngành.

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 13

Vươn ra ngoài Tiêu chuẩn Các diễn đàn phát triển bền vững

Kampala, Uganda Diễn đàn Cà phê Bền vững châu Phi lần thứ 3Đã trở thành một sự kiện quan trọng, thu hút hơn 300 nhà sản xuất và kinh doanh từ các quốc gia sản xuất cà phê lớn ở châu Phi cũng như khách mời đặc biệt từ các thủ phủ cà phê: Brazil, Colombia và Việt Nam. Với trọng tâm xây dựng một /mô hình kinh doanh cà phê bền vững điển hình cho nông dân trồng cà phê ở châu Phi, Diễn đàn nhấn mạnh vào nhu cầu cần có sự hợp tác sâu rộng hơn giữa nhà nước, nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ, đặt sinh kế của nông hộ làm trung tâm cho tất cả các nỗ lực này.

Ngoài Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm 4C và hệ thống KTXN, Hiệp hội 4C cũng tăng cường vai trò làm diễn đàn cà phê bền vững toàn cầu thông qua việc kết nối các bên liên quan nhằm giải quyết các vấn đề trọng tâm mà ngành cà phê toàn cầu đang phải đối mặt.

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Diễn đàn Cà phê Bền vững Việt Nam lần thứ 3Thu hút hơn 150 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước và tư nhân trong ngành cà phê Việt Nam và quốc tế, Diễn đàn năm nay với tiêu đề "Sản xuất cà phê bền vững thông qua hợp tác công-tư ở Việt Nam: Thực trạng và tương lai" đã tìm hiểu cách làm thế nào để kết nối tốt hơn những người nông dân trồng cà phê, các doanh nghiệp trong nước và các đối tác quốc tế. Diễn đàn cũng đề cập đến cách xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết các vấn đề phát triển bền vững nổi bật như: sử dụng nước tưới , phân bón, giới tính và sự tham gia của giới trẻ. Kết quả của diễn đàn đã đóng góp cho việc xây dựng Quy hoạch Tổng thể Sản xuất Cà phê Bền vững Việt Nam

"Diễn đàn này là cơ hội cho chúng ta xem lại kết quả bước đầu đạt được trong

quá trình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam và để cùng nhau xác định các thách

thức cũng như vướng mắc cần được giải quyết để đảm bảo ngành cà phê Việt Nam có thể tận dụng đầy đủ tiềm năng và lợi thế của mình."

Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nghỉ giải lao tại Diễn đàn Cà phê Bền vững lần thứ 3 tại Kampala, Uganda

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 15

Trồng cà phê không sử dụng Endosulfan

Sự thành công dự án Trồng cà phê không sử dụng Endosulfan là một thành tựu lớn trong năm 2013. Khởi đầu bằng lệnh cấm không sử dụng Endosulfan toàn cầu và thách thức tại các quốc gia sản xuất cà phê, dự án này nhằm tìm ra và tài liệu hoá cách làm thế nào các nông dân trồng cà phê kiểm soát được sâu đục thân mà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Endosulfan. Đó là một nỗ lực hợp tác đặc biệt giữa Hiệp hội 4C, Mạng lưới hành động về thuốc BVTV (PAN) Vương quốc Anh, Tổ chức mưa rừng nhiệt đới / SAN, UTZ Certified, Fairtrade International và Tổ chức Cà phê thế giới , với sự tài trợ từ Chương trình Cà phê Bền vững do IDH quản lý, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cũng như Liên minh ISEAL.

Những người tham gia sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu cà phê từ khắp nơi trên thế giới đã đóng góp kinh nghiệm của họ. Dự án cũng thực hiện những chuyến thăm thực địa tại Colombia và Trung Mỹ để ghi lại các thực hành tốt nhất, nói chuyện với người sản xuất cà phê, hiệp hội của họ, nhân viên kỹ thuật và đơn vị kinh doanh, ghi lại những phương pháp hữu ích cũng như những kinh nghiệm thành công.

Dự án đã xây dựng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó có cả các phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) với sự kết hợp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, phỏng vấn nông dân qua video về phương pháp, chi phí và lợi nhuận, bí quyết sản xuất, đề xuất kiến nghị, nghiên cứu tình huống và thông tin bổ sung.

Các phát hiện được trình bày tại các hội thảo diễn ra ở London cùng với Hội nghị thường niên ISEAL và ở Bogota, Colombia trong hội chợ cà phê quốc tế và hội nghị ExpoEspeciales. Hiệp hội 4C và Mạng lưới hành động về thuốc BVTV Vương quốc Anh sẽ tiếp tục phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực.

Một dự án tương tự cũng được hình thành ở Brazil.

Hợp tác với Chương trình Cà phê Bền vững

Dựa trên sự hợp tác chiến lược hình thành trong năm 2012, Hiệp hội 4C tiếp tục tăng cường các hoạt động của mình với Chương trình cà phê bền vững (SCP) do Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) quản lý. Giám đốc Sáng kiến Bền vững của Hiệp hội 4C đã và đang hỗ trợ Chương trình cà phê bền vững với vai trò cố vấn.

Sự hợp tác này nhằm giúp người sản xuất cà phê linh hoạt hơn trong một thị trường luôn thay đổi.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất Cà phê Bền vững Quốc gia - Việt NamTheo kết quả và đề xuất từ các cuộc thảo luận với tất cả các tiêu chuẩn bền vững, nhà sản xuất, thương mại và chế biến cà phê, trong năm 2013 lần đầu tiên một Tài liệu hướng dẫn Sản xuất Cà phê Bền vững Quốc gia tại một nước sản xuất cà phê lớn đã được xây dựng. Trưởng đại diện Văn phòng 4C Việt Nam đã được mời tham gia quá trình soạn thảo tài liệu. Tài liệu này kỳ vọng sẽ được chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2014 và được biên soạn thành các tài liệu sử dụng cho tập huấn tiểu giảng viên và nông dân (tài liệu ToT, ToF). Sử dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia cũng như phương pháp giảng dạy cho người lớn tuổi phù hợp với bối cảnh và văn hoá địa phương, tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức căn bản và phương pháp sản xuất cà phê. Tài liệu này sẽ hỗ trợ các nông dân cà phê Việt Nam bền vững và các đối cũng tác trong chuỗi cung ứng của họ có một cơ sở vững chắc để dễ dàng áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn bền vững tự nguyện nào trên thị trường.

Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt NamThông qua dự án hợp tác công tư do Chương trình Cà phê Bền vững (SCP) hỗ trợ và Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam (IPSARD) thực hiện, Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam (VCCB) được thành lập vào cuối năm 2013 nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các bên liên quan, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, an toàn, giá trị, hiệu quả kinh tế và tính bền vững về mặt xã hội, môi trường trong ngành cà phê Việt Nam. Hiệp hội 4C đã tham gia các dự án hợp tác công tư và các uỷ ban tương ứng trước đây. Nhiệt liệt chào đón sự ra đời của Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam và mong muốn đóng góp tích cực cho hoạt động của Ban.

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 17

Dấu vết carbon trong hoạt động sản xuất cà phê nhân

Quy tắc phân loại sản phẩm dấu vết các bon chung (Quy tắc CF-PCR) đối với cà phê nhân được giới thiệu trong năm 2013 và là một cơ cấu bắt buộc trong việc tính lượng phát thải khí nhà kính (GHG) từ hoạt động sản xuất cà phê nhân.

Nhóm Chỉ đạo Dự án bao gồm D.E MASTER BLENDERS 1753, illycaffé, Mondeléz International, Nestle, Tchibo và Lavazza cùng nhau hợp tác xây dựng Quy tắc CF-PCR. Được sự hỗ trợ của Hiệp hội 4C, một chuyên gia tư vấn độc lập đã điều phối quá trình thu thập đầu vào giữa 4 tiêu chuẩn bền vững: Fairtrade International / FLO-Cert, Rainforest Alliance, UTZ Certified. Ngoài ra, 4 tiêu chuẩn này cũng cùng nhau tiến hành các nghiên cứu trường hợp tại ba quốc gia.

Canh tác cà phê bền vững dưới hình thức một hộ kinh doanh

Hiệp hội 4C đặc biệt chú trọng đến các vấn đề mang tính hệ thống liên quan đến giới tính và thế hệ tiếp theo của người trồng cà phê, vì vậy trọng tâm trong năm 2013 là kết nối 2 vấn đề này thông qua khái niệm "Canh tác cà phê bền vững dưới hình thức một hộ kinh doanh".

Các hoạt động xuyên suốt trong năm 2013 (phối hợp với Hivos, Chương trình Cà phê Bền vững, Trung tâm Thương mại Quốc tế, Hiệp hội Cà phê châu Phi và các đối tác khác) chú trọng đến việc nâng cao nhận thức về khái niệm này, và nhân rộng vào các dự án khả thi. Các hoạt động bao gồm một hội thảo giới thiệu trường hợp kinh do-anh điển hình đối với giới tính trong chuỗi cung ứng, Thuyết thay đổi kết hợp chặt chẽ các hoạt động nhạy cảm về giới, sự hình thành một nhóm công tác nhằm áp dụng khái niệm này tại châu Phi thông qua việc xây dựng một chương trình và lộ trình các hoạt động bao gồm các hội thảo khu vực cũng như bộ công cụ về giới tính.

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 19

Hợp tác với các tiêu chuẩn bền vững khác

Thoả thuận với Chính quyền bang Minas Gerais Hiệp hội 4C chính thức hóa thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với chính quyền bang Minas Gerais - bang sản xuất cà phê lớn nhất Brazil. Một trong những mục tiêu chính của hợp tác là hỗ trợ củng cố và công nhận quốc tế về tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững của bang Minas Gerais, Chứng nhận Cà phê Minas (CMC).

Chứng nhận CMC, bao gồm một tập hợp các thực hành tốt nhất và các quy trình liên quan đến sản xuất cà phê, đã được giới thiệu trong năm 2006 và định hướng thực tiễn cho nông dân, hỗ trợ sản xuất hiệu quả đồng thời tôn trọng luật pháp về môi trường và xã hội.

Là một phần của quy trình, đối sánh kỹ thuật giữa tiêu chuẩn CMC, Bộ quy tắc 4C và các hệ thống đảm bảo tương ứng phải được thực hiện. Kết quả của hoạt động đối sánh này được kỳ vọng sẽ cho phép nông dân có chứng chỉ CMC tiếp cận thị trường Cà phê tuân thủ 4C mà không phải tiến hành một đợt KTXN 4C đầy đủ, do vậy sẽ giúp giảm chi phí cho người trồng cà phê ở Brazil và tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với cà phê được kiểm tra xác nhận.

Liên minh ISEAL Trong nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển của Liên minh ISEAL thông qua tăng cường hợp tác và trao đổi với các tiêu chuẩn bền vững khác, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội 4C đã được bầu chọn vào Ban điều hành ISEAL với tư cách là đại diện của Hiệp hội 4C.

Hiệp hội 4C là một trong những hệ thống tiêu chuẩn còn non trẻ trong Liên minh ISEAL, được thành lập năm 2007 và trở thành thành viên đầy đủ của ISEAL từ năm 2011, đây là một thành tựu có giá trị đồng thời là trách nhiệm mà Hiệp hội 4C đang rất nghiêm túc đảm nhiệm.

UTZ Certified Dự án nâng cấp từ Tuân thủ 4C lên Chứng nhận Utz, được Liên đoàn Nông dân Cà phê Quốc gia Colombia (FNC), Chương trình Cà phê Bền vững (SCP), Tchibo GmbH, UTZ Certified và Hiệp hội 4C khởi xướng năm 2012, tiếp tục được củng cố với sự so sánh lý thuyết của 2 tiêu chuẩn này và giai đoạn thử nghiệm thực địa. Tổng số 92 nông dân liên kết với dự án đã đạt được Chứng nhận Utz, xác nhận việc Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm 4C giúp nông dân thực hiện những bước quan trọng đầu tiên trong hành trình của họ, đem lại nền tảng vững chắc cho họ để đạt được các thực hành bền vững ở cấp độ cao hơn.

Dự án được triển khai tại Colombia cho thấy các nguyên tắc chung của 4C thường bao gồm nhiều điểm kiểm soát của Utz, những điểm cụ thể hơn trong các yêu cầu của họ. Có những nguyên tắc chính mà các nông dân được KTXN 4C đã chuẩn bị tốt để nâng cấp lên Chứng nhận Utz. Những nguyên tắc này bao gồm hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các quyền cơ bản và hệ thống truy nguyên nguồn gốc.

Kết quả định tính của việc so sánh giải thích các bước thiết thực cho nông dân đạt được Chứng nhận Utz đã được phát triển trong khuôn khổ dự án và được đề cập trong một hướng dẫn toàn diện cho nông dân. Tài liệu này được cung cấp miễn phí.

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 21

* Hội đồng 4C đã thay đổi lịch Báo cáo Thương mại theo các tiêu chuẩn khác sang năm dương lịch thay vì năm cà phê, cho phép phù hợp hơn với các thành viên và so sánh với các tiêu chuẩn khác. Con số này đề cập đến khoảng thời gian 15 tháng, từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 để thực hiện sự thay đổi trong thời gian báo cáo.

“Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm 4C cho phép chúng tôi tiếp cận thị trường cà phê bền vững. Với việc tham gia các khoá tập huấn như các thực hành nông nghiệp tốt và kỹ năng quản lý, chúng tôi có thể tiếp tục cải thiện kết quả thực hiện và nhờ đó có thể được

cùng lúc chứng nhận với 2 tiêu chuẩn bền vững khác nhau.”

Ông Lê Đức Huy, Phó Giám đốc Simexco Đắk Lắk, một Đơn vị 4C tại Việt Nam.

Cung & cầu cà phê sản xuất bền vững

Năm 2013 đã đạt được một cột mốc mới hướng tới ngành cà phê bền vững là báo cáo đạt sản lượng Cà phê tuân thủ 4C tăng gấp 3 lần của Hiệp hội 4C. Sản lượng Cà phê tuân thủ 4C được các nhà rang xay thu mua đã tăng lên hơn 7.5 triệu bao (xấp xỉ 453.000 tấn) trong giai đoạn 2012/13*. Tăng lên từ 2,5 triệu bao theo báo cáo cùng kỳ năm ngoái, mức tăng đáng kể này nhấn mạnh cam kết dài hạn của ngành cà phê và tiến bộ chưa từng có theo hướng bền vững.

Tiến trình này cũng bao gồm sự gia tăng hợp tác giữa Hiệp hội 4C và các tiêu chuẩn bền vững khác - khoảng 30% sản lượng Cà phê tuân thủ 4C cũng được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn bền vững

khác. Tổng sản lượng Cà phê tuân thủ 4C được sản xuất đã tăng hơn 39 triệu bao trong kỳ báo cáo, dẫn đến tỷ lệ cung cầu là 5-1. Đóng góp chính cho sự tăng trưởng tích cực này là sự hỗ trợ các nông dân trồng cà phê từ các thành viên 4C như các hợp tác xã, đơn vị xuất khẩu và nhà rang xay, với các thông tin quan trọng, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo thực tế để giúp họ sản xuất Cà phê tuân thủ 4C.

Những con số này cho thấy một xu hướng rõ ràng rằng không những ngày càng có nhiều nông dân trồng cà phê tham gia quy trình sản xuất bền vững cơ bản, mà họ còn tiếp tục tham gia các tiêu chuẩn chứng nhận khác.

2010 2011 2012 2013

Tổ chức mưa rừng nhiệt đới 219,337 260,702 377,757 454,962

UTZ Certified 394,003 476,903 715,648 726,591

Fairtrade International 358,000 393,000 396,641 440,000*

Hiệp hội 4C 646,469 906,348 1,785,078 2,359,100

2010 2011 2012 2013

Tổ chức mưa rừng nhiệt đới 114,884 129,864 139,856 167,967

UTZ Certified 120,994 136,752 188,096 224,028

Fairtrade International 104,216 115,574 133,000 149,000*

Hiệp hội 4C 23,160 48,617 152,000 453,899

Thu mua cà phê được KTXN và chứng nhận (tấn)

Sản lượng cà phê được KTXN và chứng nhận (tấn)

2010

2010

2010

2010

2010

2010

2010

2010

2011

2011

2011

2011

2011

2011

2011

2011

2012

2012

2012

2012

2012

2012

2012

2012

2013

2013

2013

2013

2013

2013

2013

2013

* ước tính, bao gồm các ước tính của FT US

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 23

Cung & cầu cà phê sản xuất bền vững Các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Việt

Nam, Honduras, Colombia, Peru và Indonesia đã được phản ánh trong sự tăng trưởng ấn tượng sản lượng Cà phê tuân thủ 4C. Tuy nhiên, tỷ lệ cung cầu cho thấy mức độ thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung, một phần là do sự trùng chứng nhận và một phần do các yêu cầu cụ thể của thị trường (xuất khẩu) hoặc các ưu đãi thương mại đối với người nông dân. Điều này hoàn toàn hiển nhiên tại khu vực châu Phi, từ đó Hiệp hội 4C đã xác định các vấn đề cụ thể cần được giải quyết.

QUỐC GIA / KHU VỰC châu Phichâu Á (không

tính Việt Nam và Indonesia)

Việt Nam Indonesia Brazil ColombiaTrung Mỹ

(không tính Honduras)

Honduras Peru Tổng

TỔNG CẦU (TẤN) 355 17,339 167,943 18,156 149,787 24,695 9,078 41,244 25,302 453,899

QUỐC GIA / KHU VỰC châu Phichâu Á (không

tính Việt Nam và Indonesia)

Việt Nam Indonesia Brazil ColombiaTrung Mỹ

(không tính Honduras)

Honduras Peru Tổng

TỔNG CUNG (TẤN) 10,219 68,632 548,746 40,715 1,070,690 365,856 59,558 90,592 104,092 2,359,100

Sản lượng thu muaquốc gia / khu vực

Sản lượng tiềm năngquốc gia / khu vực

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 25

Hệ thống Kiểm tra Xác nhận

Hiệp hội 4C đã chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có trong năm 2013. Số lượng Đơn vị 4C tăng trong 12 tháng qua từ 178 lên 263. Sự gia tăng các Đơn vị 4C này, rải rác khắp 21 quốc gia, đồng nghĩa với việc gia tăng đồng bộ về nhu cầu Cà phê tuân thủ 4C và cam kết ngày càng gia tăng của các thành viên nhóm kinh doanh & chế biến hướng tới một quy trình sản xuất bền vững hơn. Nó cũng cho thấy hiệu quả của Tiêu chuẩn bền vững khởi điểm 4C vì giờ đây Hiệp hội đã có hơn 360.604 đối tác kinh doanh (hầu hết là nông dân) và 1.266.425 công nhân với hơn 1.462.884 ha.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các đợt KTXN và đảm bảo chất lượng của dịch vụ KTXN, Ban thư ký 4C đã tăng cường nguồn lực của mình trong bộ phận KTXN và chuẩn bị một loạt các khóa tập huấn đánh giá viên, hội thảo hiệu chuẩn hệ thống và thanh tra tại Kenya, Peru, Việt Nam, Brazil và Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta cũng xuất bản Hướng dẫn thực hiện Bộ quy tắc 4C nhằm giúp các Đơn vị 4C hiểu rõ hơn quy trình từ bước đầu tiên thành lập một Đơn vị 4C đến khi cấp Giấy phép 4C.

2008 2009 2010 2011 2012 2013Ethiopia 1 1 1 0 0 0

Kenya 1 3 2 3 14 18

Rwanda 0 1 1 1 1 1

Tanzania 0 1 1 1 0 0

Uganda 2 3 2 2 2 4

Malawi 1 1

Tổng châu Phi 4 9 7 7 18 24

Việt Nam 8 12 10 16 48 74

Indonesia 3 3 3 4 9 16

Papua New Guinea 1 1 1 5 6 5

Thái Lan 1 1 1 4 8 12

Trung Quốc 1 5

Ấn Độ 5 8

Tổng châu Á 13 17 15 29 77 120

Brazil 9 12 8 9 23 25

Colombia 3 7 12 13 16 25

Costa Rica 1 2 2 2 1 1

El Salvador 2 4 4 7 8 7

Guatemala 3 3 3 3 3 3

Honduras 1 2 1 3 13 15

Mexico 2 2 3 3 7 12

Nicaragua 1 3 4 3 3 3

Peru 9 28

Tổng Mỹ La tinh 22 35 37 43 83 119

Tổng 39 61 59 79 178 263

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng Đơn vị 4C

Tổng

Mỹ La tinh

châu Á

châu Phi

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 27

2008 2009 2010 2011 2012 2013903 903 903 0 0 0 Ethiopia

940 4,922 3,982 5,646 6,756 9,555 Kenya

0 183 183 183 242 242 Rwanda

0 4,018 4,018 4,018 0 0 Tanzania

4,879 5,329 1,813 4,032 9,849 5,830 Uganda

980 921 Malawi

6,722 15,354 10,898 13,879 17,827 16,548 Tổng châu Phi

13,494 27,844 28,075 19,778 98,832 156,577 Việt Nam

3,846 3,846 3,846 5,974 14,094 34,980 Indonesia

1,451 1,451 1,451 2,910 4,168 4,319 Papua New Guinea

2,005 2,005 2,005 7,424 16,435 20,674 Thái Lan

1,224 10,301 Trung Quốc

3,285 6,765 Ấn Độ

20,796 35,145 35,377 36,086 138,038 233,616 Tổng châu Á

153,773 191,084 210,029 277,843 568,746 689,845 Brazil

5,427 102,929 142,283 192,234 204,983 315,255 Colombia

3,797 3,877 3,877 4,946 4,515 4,515 Costa Rica

2,141 3,143 6,195 4,704 5,772 6.549 El Salvador

12,808 12,808 13,121 7,779 7,400 7,400 Guatemala

138 138 138 9,665 38,967 48,017 Honduras

2,761 2,761 4,503 5,190 12,115 42,399 Mexico

960 13,184 14,647 13,687 2,178 1,505 Nicaragua

32,500 97,235 Peru

181,805 329,924 394,793 516,048 877,176 1,212,720 Tổng Mỹ La tinh

209,322 380,423 441,068 566,013 1,033,041 1,462,884 Tổng

Diên tích (ha) 2013 2012 2011 2010 2009 2008

Tổng

Mỹ La tinh

châu Á

châu Phi

2008 2009 2010 2011 2012 2013Ethiopia 1,001 1,001 1,001 0 0 0

Kenya 9 43 34 12,763 16,530 36,016

Rwanda 0 1,079 1,079 1,079 1,354 1,354

Tanzania 0 1,829 1,829 1,829 0 0

Uganda 5,842 6,660 3,344 5,471 7,536 9,698

Malawi 3,126 2,179

Tổng châu Phi 6,852 10,612 7,287 21,142 28,546 49,247

Việt Nam 6,857 15,173 16,262 11,551 57,325 95,229

Indonesia 2,485 2,485 2,485 4,032 9,637 22,924

Papua New Guinea 111 111 111 2,156 3,255 3,548

Thái Lan 515 515 515 2,699 5,054 6,508

Trung Quốc 19 1,379

Ấn Độ 86 644

Tổng châu Á 9,968 18,284 19,373 20,438 75,376 130,232

Brazil 3,512 4,522 4,414 12,846 20,126 21,390

Colombia 2,968 27,721 38,480 40,236 57,837 112,368

Costa Rica 1,135 1,150 1,150 977 882 882

El Salvador 36 64 347 319 231 205

Guatemala 1,934 1,934 1,935 565 570 570

Honduras 29 29 29 1,015 6,383 7770

Mexico 139 139 903 1,502 4,084 12,395

Nicaragua 123 529 688 565 171 38

Peru 9,445 25.507

Tổng Mỹ La tinh 9,876 36,088 47,946 58,025 99,729 181,125

Tổng 26,696 64,984 74,606 99,605 203,651 360,604

Số Đối tác kinh doanh2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng

Mỹ La tinh

châu Á

châu Phi

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 29

Bảng cân đối Thu chi

Trong năm 2013, tình hình tài chính của Hiệp hội 4C tiếp tục tăng thu 5% và giảm chi 6%. Thu tăng chủ yếu từ khoản phí thành viên của các thành viên mới với 199.000 Euro. Sự phát triển tích cực này đã tạo ra 2 nguồn ngân sách bổ sung cho năm 2013 và dẫn đến tài sản tăng 46 nghìn Euro.

Các khoản phải thu từ thành viên tiếp tục giảm, điều này cho thấy sự trung thành và sự hài lòng của các thành viên. Các khoản đầu tư ở mức vừa phải (54.000 Euro), phù hợp với kế hoạch năm 2013. Đối với tài sản có và tài sản nợ trên bảng cân đối kế toán, dự trữ cố định do Hội đồng xác định là 570.000 Euro sau khi phân tích rủi ro tổng hợp, khoản thu được giữ lại hiện nay là 364.000 Euro, mở đường cho các hoạt động đầu tư gia tăng trong tương lai.

TÀI SẢN 2013 2012 NGUỒN VỐN VÀ NỢ PHẢI TRẢ

2013 2012€ ´000 € ´000 € ´000 € ´000

A. Tài sản cố định 157 181 A. Nguồn vốn 934 889

I. Tài sản vô hình 63 105 I. Quỹ dự phòng (tương đương) 570 500

II. Tài sản hữu hình 93 76 II. Dự trữ doanh thu 319 174

III. Kết quả hoạt động 46 215

B. Tài sản lưu động 1077 924 B. Chi phí trả trước 182 157

I. Phải thu và các tài sản khác 80 114

II. Tiền mặt 997 809 C. Nợ phải trả 104 59

I. Nợ ngân hàng 0 0

II. Phải trả 51 41

III. Các khoản phải trả khác 53 18

D. Thu chậm 14 0

Tổng 1234 1105 Tổng 1234 1105

THU 2013 2012 CHI 2013 2012€ ´000 € ´000 € ´000 € ´000

1. Phí thành viên 2003 1548 1. Chi phí nhân sự 1034 843

2. Trợ cấp & tài trợ dự án 0 61 2. ăn phòng 173 122

3. Phí dịch vụ & hội thảo 128 150 3. Dịch vụ (Truyền thông, Tài chính) 220 102

4. Lãi suất & các khoản thu khác 15 9 4. Đi lại, họp hành 266 188

Tổng Thu 2145 1767 5. Tư vấn 258 102

6. Trợ cấp dự án thực địa 0 20

7. Các khoản phải thu khó đòi 63 93

8. Khấu hao 86 80

9. Chi phí khác 0 3

Tổng chi 2100 1552

10. Doanh thu thuần trong năm 46 215

Cân đối thu 2145 1767 Cân đối chi 2145 1767

Ngân sách & dòng tiên

Ngân sách cho năm 2014 đã được phê duyệt tại Cuộc họp

Hội đồng lần thứ 6 ở Bonn (ngày 18-19/12/2013). Quyết định này cũng bao gồm các

kế hoạch chi phí liên quan đến các ngưỡng tăng phí thành

viên cụ thể.

NGÂN SÁCH 2014PHÂN LOẠI Số lượngThu phí thành viên 2.099 k

Thu dịch vụ bổ sung 150 kTổng thu [1] 2.249 kChi phí nhân sự -1.390 kVăn phòng -162 kDịch vụ tài chính -70 kĐi lại, họp hành -268 kTư vấn -118 kDịch vụ truyền thông -77 kTổng chi [2] -2.084 kKhấu hao -95 kPhải thu khó đòi – cũ -35 kPhải thu khó đòi – mới [3] -35 kThay đổi tài sản thuần -1 kĐầu tư [4] -110 k

Kết quả tiền mặt [1]+[2]+[3]+[4] 19 k

Báo cáo dòng tiền mặt 2013(phương pháp gián tiếp)Tiền mặt 2012 809Kết quả 46Khấu hao 86∆ Phải thu 35Đầu tư -62∆ Nợ phải trả 45∆ Chi phí trả trước 24Deferred Income 14

Tiền mặt 2013 997

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 31

A Rural Corretora de Café e Cereais SS (Brazil) | Elias International (The Netherlands) | I & M Smith (South Africa) | Inversiones Café Moreno (Peru) | Coffee Management Services Limited (CMS) (Kenya) | Exata Corretora (Rodrigo Pelucio de Lima e Cia Ltda) (Brazil) | Ho Phuong Co. (Vietnam) | Khuc Gia Thanh (Vietnam) | Minh Nhat Vina Coffee Co. Ltd. (Vietnam) | Thuong Mai Dich Vu Hoang Quyen (Vietnam) | Thuong Mai Phuc Minh (Vietnam) | Ajinomoto General Foods (AGF) (Japan) | ALDI Einkauf (United States (USA)) | ALDI Süd (Germany) | ALDI Nord (Germany) | Alois Dallmayr Kaffee (Germany) | Beyers Koffie (Belgium) | Bun Pty Limited Trading as Bun Coffee (Bun Coffee) (Australia) | C.A. Wille Handels- und Verwaltungsgesellschaft mbH (Germany) | Coop Genossenschaft (Switzerland) | Deutsche Extrakt Kaffee (DEK) / CAFEA (Germany) | EKAF Industria Nationale del Caffe (Italy) | Fichaux Industries (France) | Gimoka (Italy) | Gustav Paulig (Finland) | Instantina Nahrungsmittel Entwicklungs- und Produktions (Austria) | J. Hornig (Austria) | Julius Meinl Industrieholding (Italy) | Kjeldsberg Kaffebrenneri AS (Norway) | Koffie F. Rombouts (Belgium) | Mondelēz International (United States)* | Krüger (Germany) | Lidl (Germany) | Löfbergs Lila (Sweden)* | Melitta Europa (Germany) | Naber Kaffeespezialitäten Handels GmbH (Austria) | Nestlé (Switzerland)* | Röstfein Kaffee (Germany) | Santora Kaffee-Systeme (Austria) | Schweizerische Kaffeeröstereien (United Coffee) (Switzerland)* | Strauss Commodities (Switzerland) | Tchibo (Germany)* | Agroindustrial y Comercial Arriola e Hijos (AICASA) (Peru) | Armajaro Trading (United Kingdom) | Baoshan White Tiger Coffee Com-mercial Import & Export (China) | Café Tres Coracoes (Brazil) | Cafe Ventura (Honduras) | CAFEBRAS - Comércio de Cafés do Brasil (Brazil) | Coex Coffee International (United States (USA)) | Coffee Planet Corporation (Honduras) | Coffy Handels-Gesellschaft Bremen mbH (Germany) | CV. Antara Saudara (Indonesia) | Ecom Agroindustrial Corp (Switzerland)* | EFICO (Belgium)* | Hamburg Coffee Company HACOFCO (Germany) | Ibericafé Import (Spain) | Icatu Comércio Exportação e Importação (Brazil) | IMPEXCA (Nicaragua) | Iniciativas Comerciales Navarras (ICONA) (Spain) | Intimex Group (Vietnam) | ITOCHU Corporation (Japan) | J. Th. Douqué's Koffie (The Nether-lands) | JR Comércio e Exportação de Café (Brazil) | Kaffee-Import-Compagnie (KIC) (Germany) | Kanematsu Corporation (Japan) | Lanço - Comercio de Matérias Primas, LDA (Portugal) | Legender Coffees Comercio de Cafes (Brazil) | Louis Dreyfus Commodities (Switzerland) | Marubeni Corporation (Japan) | MC Coffee do Brasil (Brazil) | Menegueli & Garcia Comércio e Exportação de Café (Brazil) | Mercon Coffee Group (United Kingdom) | Mitsui & Co. (Colombia) | NB Tealdo & Co. (Peru) | Nedcoffee (The Netherlands) | Neumann Gruppe GmbH for and on behalf of Neumann Kaffee Gruppe (Germany) | Olam International (Singapore)* | Peruvian Coffee (Peru) | Petec Coffee (Vietnam) | PRATAPEREIRA Comercio Exportação e Importação de Café (Brazil) | Rashid Moledina & Co. (MSA) (Kenya) | Sagrados Coracoes Industria e Comercio de Alimentos (Brazil) | Schluter (Switzerland) | SOCADEC (Switzerland) | Sopex Asia (Singapore) | Sucafina (Switzerland) | Supremo (Belgium) | Tong Teik (Vietnam) | Touton (France) | Tristão Cia. de Comércio Exterior (Brazil) | Tristão Trading (Panama) (United Kingdom) | Valorização Empresa de Café (Brazil) | Viet Nam National Coffee Corporation (Vinacafe) (Vietnam) | VOLCAFE (Switzerland)* | Walter Matter (Switzerland) | Yunnan Simao Beigui Coffee Co. (China) | Amazonas Trading Peru (Peru) | Anh Minh Company Ltd. (Vietnam) | Asal Jaya (Indonesia) | Asia Makmur (Indonesia) | Atlântica Exportação e Importação (Brazil) | Cafe de Exportacion S.A. (CADEXSA) (Honduras) | CAFECO (El Salvador) | Cafes Finos de Exportacion S. (Honduras) | Cat Que Trading and Production Company (Vietnam) | Comercio & CIA (Peru) | Comexim (Brazil) | Compañia Hondureña del Café (HONDUCAFE) (Honduras) | Compañia Jinotegana del Café (COJCAFE) (Nicaragua) | Cooperativa Agrícola de Unaí Ltda - COAGRIL (Brazil) | Dai Loc Co. (Vietnam) | Dehong Hogood Coffee Co. (China) | DTK Corporation (Vietnam) | Exportadora de Cafe Guaxupe (Brazil) | Exportadora El Volcán (El Salvador) | Exportadora Romex (Peru) | Hoa Trang Gia Lai Import Export Company (Vietnam) | Hung Yen (Vietnam) | HVC - Exportaciones (Peru) | Intimex Daknong (Vietnam) | Intimex My Phuoc (Vietnam) | Intimex Nha Trang Import-Export Coffee (Vietnam) | Inversiones Agroindustriales S.A. (INAGINSA) (Honduras) | Kunming Fumin Import and Export Co. (China) | Minh Huu (Vietnam) | Minh Tien Coffee Private Enterpri-se (Vietnam) | Monpi Coffee Exports Ltd. (Papua New Guinea) | Nam Nguyet Trading Co. Ltd (Vietnam) | Negociaciones Agroindustrial Arévalo (NARSA) (Peru) | Negociaciones y Exportaciones LLACTA (Peru) | Nguyen Huy Hung (Vietnam) | Nhu Tung Ltd. Co. (Vietnam) | Nicchio Sobrinho Café (Brazil) | Noble Brasil (Brazil) | Noble Colombia (Colombia) | Noble Resources Vietnam (Vietnam) | Perales Huancaruna (Perhusa) (Peru) | Peruvian Coffee – OVM (Peru) | Pu’er Arabicasm Coffee Trading (China) | Puer Kefei Coffee (China) | Puer Livesun Trading (China) | Racafe & CIA S.C.A (Colombia) | Sarimakmur Tunggal Mandiri (Indonesia) | Simexco Dak Lak (Vietnam) | Taman Delta Indonesia (Indonesia) | Terra Forte Exportação e Importação de Café (Brazil) | Thao Nguyen Agricultural Products (Vietnam) | Tin Nghia Corporation (TIMEXCORP) (Vietnam) | Ulubelu Cofco Abadi (Indonesia) | Unicafé Companhia de Comércio Exterior (Brazil) | Vinh Hiep Co. Ltd (Vietnam) | YL Coffee & Tea (China) | Yunnan Bobang Coffee Co. (China) | Yunnan Coffee Processing Plant (China)

Nhóm Kinh doanh & chế biến

Thành viên & người ủng hộ

Robert Waggwa Nsibirwa (Uganda) | Albrecht Schwarzkopf (Germany)* | Annemieke Wijn (Germany) | Bernardo van Raij (Brazil)* | Carsten Schmitz-Hoffmann (Germany) | Diego Pizano Salazar (Colombia)* | Dr. A. Damodaran (India) | Erwin R. Roetert Steenbruggen (The Netherlands) | Filtone Chinyemba Sandando (Zambia) | Hein Jan van Hilten (South Africa)* | J.A.J.R.Vaessen (The Netherlands)* | Jan de Smet (Belgium) | Joppe Vanhorick (The Netherlands)* | Louis Ban-Koffi (Ivory Coast (Cote D'Ivoire)) | Markus Fischer (Costa Rica) | Morten Scholer (Switzerland) | Olivier Naray (Switzerland) | Patrick Leheup (Switzerland) | Ramaz Chanturiya (Russian Federation) | Ryota Ito (Japan) | Sri Saroso (Indonesia)* | Viviana Jiménez (United Kingdom) | Heidi Feldt (Germany) | Surendra Kotecha (United Kingdom) | African Fine Coffees Association (AFCA) (Uganda) | Anacafé (Asociación Nacional de Café) (Guatemala)* | Asociación Mexicana de la Cadena Productiva del Café, A.C. (AMECAFE) (Mexico) | Conselho dos Exportadores de Café do Brasil (CECAFE) (Brazil) | Conselho Nacional do Café (CNC) (Brazil)* | Deutscher Kaffeeverband (DKV) (Germany) | European Coffee Federation (ECF) (The Netherlands) | National Union of Coffee Agribusinesses and Farm Enterprises (NUCAFE) (Uganda) | Norwegian Coffee Association (NCA) (Norway)* | RIAD (Reseau Ivorien Agriculture Durable) (Ivory Coast (Cote D'Ivoire)) | Swiss Coffee Trade Association (SCTA) (Switzerland) | The British Coffee Asso-ciation (BCA) (United Kingdom) | Unión de Cooperativas de Cafetaleros de El Salvador (UCAFES) (El Salvador) | Vietnamese Coffee and Cocoa Association (VICOFA) (Viet-nam)* | Consejo Salvadoreño del Café (CSC) (El Salvador) | Molenbergnatie (Belgium) | Pacorini Vietnam (Vietnam) | Thanh Ha (Haforexim) (Vietnam) | Yara International (Norway) | ABN AMRO Bank (The Netherlands) | Federal Ministry for Economic Cooperation and Development (BMZ) (Germany) | Flanders International Cooperation Agency (FICA) (Belgium)*

Nhóm tổ chức dân sự

Christliche Initiative Romero (CIR) (Germany)* | Fairtrade Labelling Organizations (FLO) International (Germany) | Pesti-cide Action Network (PAN) UK (United Kingdom) | Rainforest Alliance (RA) (United States (USA)) | UTZ CERTIFIED (The Netherlands) | TechnoServe (TNS) (United States (USA)) | Café Africa Uganda (Uganda) | Solidaridad Network (The Netherlands) | Fair Trade Organization Kenya (FTOK) (Kenya) | FUNDE (Fundación Nacional para el Desarrollo) (El Salvador) | ONG Aidons les Deplacés (Ivory Coast (Cote D'Ivoire)

Thành viên liên kết

Advantage Coffee Company (China) | Agro Xicotepec 2000 (Mexico) | Bali Exotic Beans / CV Raisa Forever (Indonesia) | Baoshan Gaolaozhuang Agricultural & Sideline Products Development (China) | Busaanyi Farm (Uganda) | Central de Cooperativas Agrarias Cafetaleras (COCLA) (Peru) | Cocaes (Brazil) | Coffee a Cup Co-operative (Uganda) | Comac Estate Pte (China) | Coocacer Araguari (Brazil) | Cooperativa dos Cafeiculturos do Sul do Estado do Espírito Santo (CAFESUL) (Brazil) | Federación de Cooperativas Agrícolas de Productores de Café de Guatemala (FEDECOCAGUA) (Guatemala)* | Federación Nacional de Cafeteros de Colombia (FNC) (Colombia)* | Finca el Platanillo (Guatemala) | Honduran Quality Coffee S de R.L. (Honduras) | KADERES Peasants Development Public Limited Company (Tanzania) | Kagera Cooperative Union (KCU) (Tanzania) | Kangoriaki Farmers Cooperative Society (Kenya) | Mukasa Estates (Uganda) | Nsangi Coffee Farmers Association (NCFA) (Uganda) | Productores de Guatimoc S. de S.S. (Mexico) | Satemwa Tea Estates (Malawi) | SOCPROCPCAM (Cameroon) | Union Régionale Victoire (UIREVI) (Ivory Coast (Cote D'Ivoire)) | Angra Cooperative Society (Papua New Guinea) | Apo Cooperative Society (Papua New Guinea) | Asociacion de Productores Agricolas de Timana (ASPROTIMANA) (Colombia) | Asociación De Productores De Café De Alta Calidad Del Sur Occidente Del Huila (OCCICAFE) (Colombia) | Asociación de Productores Ecologicos 'Café del Alto Mayo' (APECAM) (Peru) | Asoyariguies (Colombia) | Associação de Cafés Especiais do Norte do Pioneiro do Paraná (ACENPP) (Brazil) | Baoshan Longyang Jinlu Agricultural Products (China) | Baoshan Yunlu Coffee Production and Development Co. (China) | CAFENOR PERÚ (Peru) | COCAPEC (Cooperativa de Cafeicultores e Agropecuaristas) (Brazil)* | Coffee Management Services Ltd. (CMS) - Thiriku FCS (Ke-nya) | COOP CEDROS Café (Peru) | Cooperativa Agraria Cafetalera (CAC) Satipo (Peru) | Cooperativa Agraria Cafetalera Tahuantinsuyo de Pichanaki Nº 5 (Peru) | Cooperativa Agraria dos Cafeicultores de São Gabriel - COOABRIEL (Brazil) | Cooperativa Agrícola Industrial Victoria (Costa Rica) | Cooperativa Agropecuária de Nepomuceno (COAGRONEP) (Brazil) | Cooperativa Agropecuaria Regional Unión Chinacla (Caruchil) (Honduras) | Cooperativa Cuzcachapa de R.L. (El Salvador)* | Cooperativa de Caficultores de Andes (Cooperandes) (Colombia) | Cooperativa dos Cafeicultores da Região de Lajinha (COOCAFE) (Brazil) | Cooperativa dos Cafeicultores da Zona de Tres Pontas (COCATREL) (Brazil) | Cooperativa dos Cafeicultores da Zona de Varginha (Minasul) (Brazil) | Cooperativa Regional de Cafeicultores em Guaxupé (Cooxupé) (Brazil) | Cooperativa Regional dos Cafeicultores em Sao Sebastiao do Paraiso (Cooparaíso) (Brazil) | Deep River Estate (Kenya) | Eakmat (Vietnam) | Ecologic Harvest Chanchamayo (Peru) | El Saitillal (El Salvador) | Expocaccer - Cooperativa dos Cafeicultores do Cerrado (Brazil) | Fairview Estate - Deleted (Kenya) | Fazenda Iracema (Brazil) | Finca Nuevo Mexico (Mexico) | Gatunyo Kigio Farmers Cooperative Society (Kenya) | Githaka Estate (Kenya) | Green Hills Bolaven (Laos) | Irrigithathi Estate (Kangema Farmlands Ltd.) (Kenya) | Itapuan Coffees (Brazil) | Jose Miguel Antonio Menendez y Jaime Roberto Menendez Avelar (MACANCE) (El Salvador) | Kabonera Coffee Farmers' Association (Uganda) | Kange Cooperative Society (Papua New Guinea) | Kawethei Farmers Cooperative Society (Kenya) | Kigutha Estate (Kenya) | Kihuri Estate (Kenya) | Kofinaf (Kenya) | Lam Vien Coffee Cooperative (Vietnam) | Mabira Coffee Farmers' Association (Uganda) | Machure Coffee Estate (Kenya) | Magumu Estate (Kenya) | Maji Mzuri Estate (Kenya) | Manira Estate (Kenya) | Mihando Estate (Kenya) | Muhugu Estate (Kenya) | Mzuzu Coffee Planters Cooperative Union (Malawi) | Phuc Sinh Corporation (Vietnam) | Phuoc An Coffee (Vietnam) | Pronatur (Peru) | Pueblos en Acción Comunitaria (PAC) (Nicaragua) | Sociedad Cooperativa de Cafetaleros de Ciudad Barrios (CAFECIBA) (El Salvador) | State-operated Xincheng Farm (China) | Tade GG Highland Forest Coffee Producer PLC (Ethiopia) | La Esperanza Coffee Farm (Colombia)

Nhóm sản xuất

Lưu ý: Các thành viên mới được in đậm * Thành viên sáng lập

HIỆP HỘI 4C – Báo cáo Thường niên 2013 33

Hiệp hội 4C Adenauerallee 108

53113 Bonn Đức

Hiệp hội 4C đã đăng ký hoạt động với Phòng Thương mại Geneva, CH-660-2928006-4.

Hiệp hội 4C c/o CR Gestion & Fiduciaire SA

Route des Jeunes 9 1227 Les Acacias-Genève, Thuỵ Sỹ

Chịu trách nhiệm nội dung Melanie Rutten-Sülz

Biên tập Josh Edwards

Truyền thông 4C ĐT +49 (0)228 850 50 15

EMAIL [email protected]

Thiết kế David Drexler Studios

Munich, Đức

ANH David Bonilla Trang bìa, Trang 7, 11, 23

Steve Russell Trang 13 4C Association Trang 15, 19

PAN UK Trang 17 Claire Hogg Trang 21, 25, 27, 31

Giám đốc Điều hành Melanie Rutten-Sülz Giám đốc Sáng kiến Bền vững Annette Pensel Cán bộ nhân sự Angela Stölzle Trưởng bộ phận tiêu chuẩn Juan Isaza Trưởng bộ phận kế toán Andrea Brüstle Trưởng bộ phận truyền thông Josh Edwards (Verónica Pérez Sueiro) Trưởng bộ phận tài chính Thomas Müller-Bardey Cán bộ hành chính John Hurd Trưởng bộ phận IC T & Operations Vasilios Kotitsas Cán bộ CNTT Carmelo Bivona Trưởng bộ phận dự án Lars Kahnert Trưởng bộ phận dự án châu Phi John Abaho Trưởng bộ phận Giám sát & đánh giá George Watene Cán bộ giám sát KTXN Sebastian Reck Trưởng bộ phận KTXN Cao Thanh Vân Cán bộ KTXN Franziska Bringe Cán bộ KTXN Mounia Essefiani Trưởng bộ phận thực địa Cornelis Hanssen Trưởng đại diện Brazil Nathália Monéa Trưởng đại diện Mỹ La tinh Guillermo Belloso Trưởng đại diện Việt Nam Lưu Văn Hoàng Cán bộ Văn phòng Việt Nam Vũ Đình Khiêm Trưởng đại diện Indonesia Wahyu Wibowo Trưởng đại diện Trung Phi Anne Chepkoech

Đại diện nhóm sản xuấtRobert Waggwa Nsibirwa (chủ tịch) AFCA, Uganda Le Ngoc Bau VICOFA, Vietnam Adriana Mejía Cuartas FNC, Colombia Alexandre Vieira Costa Monteiro Cooperativa Cooxupé, Brazil

Đại diện nhóm kinh doanh chế biếnLinda Butler (Vice Chair) Nestlé Cornel Kuhrt Tchibo GmbH Mark Furniss Volcafe Francesco Tramontin Mondelēz International

Đại diện nhóm tổ chức dân sựAlbrecht Schwarzkopf (Treasurer) CIR Keith Tyrell PAN UK Marcel Clement Tổ chức mưa rừng nhiệt đới John Schluter Café Africa

Danh bạ Thành viên Hội đồng Ban thư ký 4C (tính đến 01/06/2014)

Thông tin Nhà xuất bản

Ban thư ký 4CAdenauerallee 108

53113 Bonn, Đức ĐT +49 (0) 228 850 50 0

FAX + 49 (0) 228 850 50 201 EMAIL: [email protected]

Văn phòng 4C Trung MỹSan Salvador, El Salvador

ĐT +503 7787 0630 EMAIL: [email protected]

Văn phòng 4C BrazilEstrada Chico Mendes, 185

Piracicaba – SP | Brazil CEP 13426-420

ĐT: +55 (19) 3429 0818 MOBILE: +55 (19) 98331 0807

EMAIL: [email protected]

4C toàn cầu

Văn phòng 4C Đông Phic/o AFCA

Plot 4, Bazarabusa Drive, Off Luthuli Avenue, Bugolobi,

Kampala, Uganda ĐT: +256 414 269 140/1/7

EMAIL: [email protected]

Văn phòng 4C IndonesiaGraha Sucofindo 3rd Floor, Jl. Gatot Subroto 161

Bandar Lampung 35228, Indonesia ĐT: +62 721 8031 009

EMAIL: [email protected]

Văn phòng 4C VietnamKhách sạn Nam Nguyên

Phòng 407, Tầng 4 Số 30, đường Trần Quang Khải

TP Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lăk, Việt Nam ĐT +84 (500) 397 7579

EMAIL: [email protected]

www.4c-coffeeassociation.org