SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ...

69

Transcript of SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ...

Page 1: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất
Page 2: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

[7]

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

[2] Tăng trưởng GDP cả năm đạt mục tiêu

Quốc hội giao >VĂN PHONG

[5] 8 tháng đầu năm 2019: Sản xuất công nghiệp

tiếp tục tăng trưởng khá >HÀ ANH

[8] Người Việt Nam phải chiếm lĩnh thị trường

nội địa >VŨ VINH PHÚ

[10] Phát huy thế mạnh đường thủy Việt Nam trong

hội nhập quốc tế >HẢI ANH

[12] “Cánh cửa” nào cho lao động giản đơn thời

công nghiệp 4.0? >THANH TRÌ

[14] Huy động mọi nguồn lực phục vụ công tác

giảm nghèo

>TRỌNG ĐẠI

[16] Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Bước đi

giảm nghèo bền vững >MINH PHÚ

[18] Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ dẫn

đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới

>NGUYỄN KIỀU

[21] Nam Định: Nỗ lực xây dựng Nông thôn mới

>THẠCH THẢO

[24] Về môi trường & con người

>HOÀNG NGUYÊN HỒNG

[32] Nghiên cứu, ứng dụng truyền thông xã hội và

mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội

thông tin ở Việt Nam

>PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG [50]

NỘ I D U N G9/2019

[14]

Page 3: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Giá: 30.000 đồng

TỔNG BIÊN TẬPVũ Chí Kiên

Liên hệ Phòng Kinh doanhQuảng cáo, phát hành

Tel: (024) 37737136; Fax: 024 37737130Mobile: 0911073220

Email: [email protected]

Địa chỉ: 18 NGUYỄN DU - HÀ NỘITòa soạn: 86 A LÊ VĂN HƯU

Tel: (024) 39432157 - 39430308 - 39432158Email: [email protected]: http://ictvietnam.vnLiên hệ bài viết: [email protected]

Chi nhánh tại TP. HCMSố 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhTex/Fax: 028. 39105379

Giấy phép báo chí: 365/GP-BTTTT cấp ngày 19/12/2014;

Giấy phép sửa đổi, bổ sung số:233/GP-BTTTT cấp ngày 23/05/2017

ISSN 1859 - 3550

Mỹ thuật: STARBOOKS In tại: Công ty CP In Hà Nội

[38] Bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình mới

>NGUYỄN THANH HẢI

CUỘC SỐNG SỐ

[42] Làm chủ được nền kinh tế số sẽ thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế đất nước >HÀ KIM HOÀNH

[45] Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong

bảo vệ môi trường >TRANG NHUNG

[48] Tiếp thị trực tuyến – tiềm năng trong nền

kinh tế số >CHÍNH BÌNH

[50] Quảng Bình: Đẩy mạnh xây dựng chính quyền

điện tử và đô thị thông minh

>PHỦ LẠNG THƯƠNG

VĂN HÓA

[52] Di sản thế giới và sự gắn kết cộng đồng

địa phương >NGUYỄN TÙNG LÂM

QUỐC TẾ

[54] ASEAN cần đổi mới để xóa đói giảm nghèo hướng

tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững

>AN NHI

[57] Thực tiễn quản lý thông tin truyền thông trên

mạng xã hội ở Thái Lan và vận dụng trong điều

kiện Việt Nam >PGS. TS. NGUYỄN NGỌC OANH

[62] Từ câu chuyện cháy rừng Amazon: Đừng để thiên

nhiên quay lại “bức tử” con người

>ÁNH DƯƠNG

Page 4: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Sản xuất nông, lâmnghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp trongtháng tập trung chủ yếu vào gieocấy, chăm sóc lúa mùa và thuhoạch lúa, hoa màu vụ hè thu.Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.Sản xuất thủy sản giữ được đà tăngtrưởng trong cả nuôi trồng và khaithác. Tính đến ngày 15/8, cả nướcgieo cấy được 1.473,9 nghìn ha lúamùa, bằng 95,6% cùng kỳ nămtrước. Chăn nuôi trâu, bò trongtháng nhìn chung ổn định. Dịch tảlợn châu Phi tại nhiều địa phươngđang dần được kiểm soát, giá thịtlợn hơi tăng dần, người chăn nuôiđã có lãi. Chăn nuôi gia cầm pháttriển tốt do có thị trường tiêu thụổn định. Tính đến tháng 8, đàn trâucả nước ước tính giảm 3,1% so vớicùng thời điểm năm trước; đàn bòtăng 2,4%; đàn lợn giảm 18,5%;đàn gia cầm tăng 10%. Tính đến

thời điểm 20/8/2019, cả nướckhông còn dịch lợn tai xanh vàdịch cúm gia cầm.

Trong tháng 8, sản lượng thủysản cả nước ước tính đạt 712,6nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùngkỳ năm trước. Tính chung 8 tháng

năm 2019, sản lượng thủy sản ướctính đạt 5.228,6 nghìn tấn, tăng5,4% so với cùng kỳ năm trước,trong đó sản lượng thủy sản nuôitrồng đạt 2.727,5 nghìn tấn, tăng6%; sản lượng thủy sản khai thácđạt 2.501,1 nghìn tấn, tăng 4,8%

VĂN PHONG

Năm 2019 đã đi qua hai phần ba chặng đường trong bối cảnh tăng trưởngkinh tế thế giới chậm lại và thương mại toàn cầu sụt giảm. Các số liệu kinhtế vĩ mô mới nhất cho thấy, tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gặpnhững vấn đề, khó khăn khác nhau. Mặc dù chịu tác động không thuận lợicủa kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều tổ chức quốc tế vẫn đánh giá tích cực vềtriển vọng kinh tế Việt Nam. Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2019, kinhtế - xã hội của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực đềuphát triển ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện, năng lựccạnh tranh được nâng lên; tăng trưởng GDP cả năm hoàn toàn có thể đạtcận cao trong mục tiêu tăng trưởng Quốc hội giao năm 2019 là 6,6 - 6,8%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt414,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước.

Tăng trưởng GDP cả nămđạt mục tiêu Quốc hội giao

Page 5: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

3TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

(sản lượng khai thác biển đạt2.380,7 nghìn tấn, tăng 4,9%).

Sản xuất công nghiệpSản xuất công nghiệp 8 tháng

năm 2019 đạt mức tăng khá 9,5%so với cùng kỳ năm trước, trong đócông nghiệp chế biến, chế tạotăng 10,6%, ngành khai khoángtăng nhẹ nhờ khai thác than tăngcao, bù đắp cho sự sụt giảm củakhai thác dầu thô; sản xuất vàphân phối điện bảo đảm cung cấpđủ điện cho sản xuất và tiêu dùngcủa nhân dân. Chỉ số sản xuất toànngành công nghiệp (IIP) tháng8/2019 ước tính tăng 5,4% so vớitháng trước và tăng 10,5% so vớicùng kỳ năm trước. Tính chung 8tháng năm 2019, IIP ước tính tăng9,5% so với cùng kỳ năm trước,thấp hơn mức tăng 10,8% củacùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơnmức tăng 8,2% và 7,2% của cùngkỳ năm 2017 và năm 2016.

Tình hình đăng kýdoanh nghiệp

Trong tháng 8/2019, cả nước có11.177 doanh nghiệp thành lập mớivới số vốn đăng ký là 151,3 nghìn tỷđồng, giảm 9,5% về số doanhnghiệp và tăng 8,7% về số vốn đăngký so với tháng trước; vốn đăng kýbình quân một doanh nghiệp đạt13,5 tỷ đồng, tăng 20,1%; tổng sốlao động đăng ký của các doanhnghiệp thành lập mới là 88,3 nghìnngười, giảm 6,9%. Trong tháng, cảnước còn có 1.587 doanh nghiệpquay trở lại hoạt động, giảm 41% sovới tháng trước; 1.200 doanhnghiệp đăng ký tạm ngừng kinhdoanh có thời hạn, giảm 52%; có

2.096 doanh nghiệp ngừng hoạtđộng chờ làm thủ tục giải thể, giảm15,2%; có 1.295 doanh nghiệp hoàntất thủ tục giải thể, giảm 9,7%.

Tính chung 8 tháng năm nay,cả nước có 90,5 nghìn doanhnghiệp đăng ký thành lập mới vớitổng vốn đăng ký là 1.150,7 nghìntỷ đồng, tăng 3,5% về số doanhnghiệp và tăng 31% về số vốnđăng ký so với cùng kỳ năm 2018;vốn đăng ký bình quân mộtdoanh nghiệp thành lập mới đạt12,7 tỷ đồng, tăng 26,6%. Nếu tínhcả 1.603,7 nghìn tỷ đồng vốn đăngký tăng thêm của các doanhnghiệp thay đổi tăng vốn thì tổngsố vốn đăng ký bổ sung thêm vàonền kinh tế trong 8 tháng năm2019 là 2.754,4 nghìn tỷ đồng. Bêncạnh đó, còn có 25,5 nghìn doanhnghiệp quay trở lại hoạt động,tăng 21,8% so với cùng kỳ nămtrước, nâng tổng số doanh nghiệpđăng ký thành lập mới và doanh

nghiệp quay trở lại hoạt độngtrong 8 tháng lên gần 116 nghìndoanh nghiệp. Tổng số lao độngđăng ký của các doanh nghiệpthành lập mới trong 8 tháng nămnay là 832,3 nghìn người, tăng13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động thương mại,dịch vụ, giá cả hàng hóa

Tháng 8 chịu ảnh hưởng củamưa bão, cũng là tháng trùng vớitháng 7 Âm lịch khiến tâm lýngười dân hạn chế mua sắm nênhoạt động thương mại dịch vụtrong tháng chỉ tăng nhẹ 0,4% sovới tháng trước. Tính chung 8tháng năm 2019, tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng tiếp tục đạt tốc độ tăngcao so với cùng kỳ năm trước(11,5%), thể hiện cầu tiêu dùngtrong dân tăng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng

Trong tháng 8, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 712,6 nghìn tấn, tăng 4,8%so với cùng kỳ năm trước.

Page 6: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

4 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

tháng 8 ước tính đạt 414,4 nghìntỷ đồng, tăng 0,4% so với thángtrước và tăng 12,4% so với cùng kỳnăm trước, trong đó: Doanh thubán lẻ hàng hóa đạt 313,6 nghìn tỷđồng, tăng 1% và tăng 13,3%;Doanh thu dịch vụ lưu trú, ănuống đạt 49 nghìn tỷ đồng, giảm2,7% và tăng 9,8%; Doanh thu dulịch lữ hành đạt 3,8 nghìn tỷ đồng,giảm 1,2% và tăng 8,7%; Doanhthu dịch vụ khác đạt 48 nghìn tỷđồng, tăng 0,2% và tăng 9,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2019,tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt3.215,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5%so với cùng kỳ năm trước, nếu loạitrừ yếu tố giá tăng 9,03% (cùng kỳnăm 2018 tăng 8,98%). Xét theongành hoạt động, doanh thu bánlẻ hàng hóa 8 tháng đạt 2.444,8nghìn tỷ đồng, chiếm 76% tổngmức và tăng 12,5% so với cùng kỳnăm trước.

Xuất, nhập khẩu hànghóa

Tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019ước tính đạt 336,56 tỷ USD, trongđó kim ngạch xuất khẩu đạt169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so vớicùng kỳ năm trước. Cán cânthương mại hàng hóa 8 tháng ướctính xuất siêu 3,4 tỷ USD, trong đóriêng tháng 8 xuất siêu 1,7 tỷ USD,tương đương với giá trị xuất siêucủa 7 tháng năm 2019, kết quảnày là nhờ đóng góp của nhómhàng điện thoại và linh kiện vớikim ngạch xuất khẩu 8 tháng lêntới 33 tỷ USD, chiếm 19,4% tổngkim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩutháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷUSD, tăng 6,6% so với tháng trước.So với cùng kỳ năm trước, kimngạch hàng hóa xuất khẩu tháng8 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinhtế trong nước tăng 14%, khu vựccó vốn đầu tư nước ngoài (kể cảdầu thô) tăng 0,9%.

Tính chung 8 tháng năm 2019,kim ngạch hàng hóa xuất khẩuước tính đạt 169,98 tỷ USD, tăng7,3% so với cùng kỳ năm 2018,trong đó khu vực kinh tế trongnước đạt 52,04 tỷ USD, tăng 13,9%,chiếm 30,6% tổng kim ngạch xuấtkhẩu; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài (kể cả dầu thô) đạt 117,94 tỷUSD, tăng 4,6%, chiếm 69,4% (tỷtrọng giảm 1,8 điểm phần trăm sovới cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch hàng hóa nhậpkhẩu tháng 8 ước tính đạt 22,8 tỷUSD, giảm 0,6% so với thángtrước. Tính chung 8 tháng năm2019, kim ngạch hàng hóa nhậpkhẩu ước tính đạt 166,58 tỷ USD,tăng 8,5% so với cùng kỳ năm2018, trong đó khu vực kinh tếtrong nước đạt 70,43 tỷ USD, tăng13,9%; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đạt 96,15 tỷ USD, tăng 4,8%.

Về thị trường hàng hóa nhậpkhẩu 8 tháng năm 2019, TrungQuốc vẫn là thị trường nhập khẩulớn nhất của Việt Nam với kimngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2%so với cùng kỳ năm trước; tiếptheo là thị trường Hàn Quốc đạt 31tỷ USD, giảm 0,3%; thị trườngASEAN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 4,6%;Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD, tăng0,6%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD,

tăng 11,8%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD,tăng 9%.

Tính chung 8 tháng năm 2019ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD (cùngkỳ năm trước xuất siêu 4,9 tỷ USD),trong đó khu vực kinh tế trongnước nhập siêu 18,4 tỷ USD; khuvực có vốn đầu tư nước ngoài (kểcả dầu thô) xuất siêu 21,8 tỷ USD.

Bên cạnh việc kiên định chínhsách tiền tệ linh hoạt giữ vữngmục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô củaChính phủ, trong tháng giá dịchvụ y tế, giá dịch vụ giáo dục đượcđiều chỉnh tăng theo lộ trìnhnhằm tiệm cận với giá thị trường,giá thịt lợn tăng do nguồn cunggiảm là những yếu tố chủ yếu làmchỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2019tăng 0,28% so với tháng trước,bình quân 8 tháng tăng 2,57% sovới cùng kỳ năm 2018, đây là mứctăng bình quân 8 tháng thấp nhấttrong 3 năm gần đây.

Trong mức tăng 0,28% của chỉsố giá tiêu dùng (CPI) tháng8/2019 so với tháng trước có 8/11nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉsố giá tăng, trong đó nhóm thuốcvà dịch vụ y tế tăng cao nhất2,81% (dịch vụ y tế tăng 3,64%).

CPI bình quân 8 tháng năm2019 tăng 2,57% so với bình quâncùng kỳ năm 2018; CPI tháng8/2019 tăng 1,87% so với tháng12/2018 và tăng 2,26% so với cùngkỳ năm trước. Lạm phát cơ bảntháng 8/2019 tăng 0,13% so vớitháng trước và tăng 1,95% so vớicùng kỳ năm trước. Lạm phát cơbản bình quân 8 tháng năm 2019tăng 1,9% so với bình quân cùngkỳ năm 2018.v

Page 7: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

5TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Sản xuất công nghiệp tiếptục xu hướng tăng trưởngkhá. Chỉ số sản xuất toànngành công nghiệp (IIP)

tháng 8 ước tăng 5,4% so vớitháng trước và tăng 10,5% so vớicùng kỳ năm trước. Tính chung 8tháng năm 2019, IIP ước tính tăng9,5% so với cùng kỳ năm trước,thấp hơn mức tăng 10,8% củacùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơnmức tăng 8,2% và 7,2% của cùngkỳ năm 2017 và năm 2016.

Trong các ngành công nghiệpcấp II, một số ngành có chỉ số sảnxuất 8 tháng tăng cao so với cùngkỳ năm trước, đóng góp chủ yếuvào tăng trưởng chung của toànngành công nghiệp: Sản xuất thancốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chếtăng 40,9%; sản xuất kim loại tăng40,2%; khai thác quặng kim loạităng 19,3%; sản xuất sản phẩm từcao su và plastic tăng 15,2%...

Một số sản phẩm công nghiệp

chủ yếu 8 tháng năm nay tăng caoso với cùng kỳ năm trước: Sắt,thép thô tăng 56,9%; xăng, dầutăng 42,9%; tivi tăng 23,1%; khíhóa lỏng (LPG) tăng 14,1%; điệnthoại di động tăng 11%; thépthanh, thép góc tăng 12%; thansạch tăng 14%; bia các loại và ô tô

cùng tăng 10,7%; vải dệt từ sợi tự

nhiên tăng 10,5%.

Về khai thác dầu thô: Sản

lượng khai thác dầu thô tháng 8

ước đạt 1,1 triệu tấn, giảm 5,4% so

với cùng kỳ năm 2018. Tính chung

8 tháng đầu năm 2019, sản lượng

8 THÁNG ĐầU NăM 2019:

Sản xuất công nghiệptiếp tục tăng trưởng khá

HÀ ANH

Kinh tế thế giới trong 8 tháng đầu năm 2019 tiếp tục có nhiềubiến động khi tăng trưởng chậm lại nhanh hơn so với dự kiến.Tuy vậy, ở trong nước tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu nămtiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phátđược kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.Nhờ vậy, tình hình sản xuất công nghiệp đạt tăng trưởng khá.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 412,8 triệu m2,tăng 10,5%.

Page 8: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

6 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

dầu thô khai thác ước đạt 8,9 triệutấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm2018. Sản lượng khai thác khí đốtthiên nhiên 8 tháng đầu năm đạtkhoảng 7 tỷ m3, tăng 3,8% so vớicùng kỳ năm 2018; khí hóa lỏng(LPG) ước đạt 682,2 nghìn tấn, tăng14,1% so với cùng kỳ. Ngành Dầukhí trong đó Tập đoàn Dầu khí ViệtNam (PVN) là đơn vị nòng cốt đãcơ bản bám sát các chỉ tiêu, nhiệmvụ kế hoạch đề ra. Các mỏ dầu khíđều khai thác tốt. Các nhà máyđiện, đạm, lọc dầu vận hành ổnđịnh, an toàn với công suất tối ưu.

Về khai thác than: Trong 8tháng đầu năm 2019, sản lượngthan sạch ước đạt 31,58 triệu tấn,tăng 14% so với cùng kỳ. Trong 8tháng đầu năm 2019, lượng thancung cấp cho các hộ tiêu thụtrong nước và xuất khẩu đều đạt ởmức cao so với kế hoạch năm vàvượt so với cùng kỳ năm 2018 donhu cầu than của các nhà máynhiệt điện được huy động phát ởmức cao. Trước áp lực nhu cầuthan ngày một tăng cao, ngànhthan đã chỉ đạo các đơn vị tậptrung sản xuất ở nhịp độ cao, giatăng tối đa sản lượng than khaithác và huy động mọi nguồn lựcđể chế biến, pha trộn than đápứng kịp thời nhu cầu than cho cáchộ tiêu thụ đã ký cam kết.

Về nhóm ngành sản xuất vàphân phối điện: Tiếp tục duy trìtăng trưởng tốt ở mức 10,2%(cùng kỳ tăng 10,4%), bảo đảmcung cấp đủ điện cho sản xuất vàtiêu dùng của nhân dân. Trong 8tháng đầu năm 2019, ngành điệngặp rất nhiều khó khăn do nhucầu điện tăng trưởng cao, đặc biệt

có nhiều đợt nắng nóng trên diệnrộng, trong khi đó hệ thống điệnhầu như không có dự phòng vềnguồn điện. Trong khi đó, do ảnhhưởng của thời tiết cực đoan khôhạn kéo dài và hiện tượng El Ninonên năm nay, các hồ chứa thủyđiện trên lưu vực sông thuộc cáctỉnh phía Bắc cũng như một số lưuvực ở miền Trung và Nam đều cólượng nước về thấp hơn trungbình nhiều năm. Cùng với việcnước về các hồ kém, hiện tượng ElNino còn kéo theo nền nhiệt độmiền Bắc và Trung luôn duy trì ởmức cao, hệ quả khiến nhu cầu sửdụng điện cũng tăng theo.

Mặc dù vậy, ngành điện đã cónhiều cố gắng nỗ lực đảm bảocung ứng đủ điện phục vụ pháttriển kinh tế xã hội của cả nước vàsinh hoạt của nhân dân tại các địaphương, các sự kiện chính trị xãhội. Hệ thống điện được vận hànhan toàn, ổn định đáp ứng nhu cầuđiện trên toàn quốc, đặc biệt làtrong các đợt nắng nóng.

Sản lượng điện sản xuất toàntháng 8/2019 đạt 20,6 tỷ kWh,tăng 9,8% so với cùng kỳ. Luỹ kế 8tháng ước đạt 151,96 tỷ kWh, tăng10,2% so cùng kỳ năm trước. Điệnthương phẩm tháng 8/2019 ướcđạt 18,97 tỷ kWh, tăng 11,1% sotháng 8/2018. Lũy kế 8 tháng, ướcđạt 138,96 tỷ kWh, tăng 10,2% socùng kỳ năm trước.

Về sản xuất của ngành dệtmay: Tính chung 8 tháng đầu năm2019, vải dệt từ sợi tự nhiên ướcđạt 412,8 triệu m2, tăng 10,5%; sảnxuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợinhân tạo ước đạt 786,8 triệu m2,

tăng 9,9%; quần áo mặc thườngước đạt 3.359,5 triệu cái, tăng 8,9%so với cùng kỳ. Kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt và may mặc 8tháng ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng9,8% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh tình hình kinhtế thế giới có nhiều biến động,các doanh nghiệp dệt may trongnước đứng trước nhiều tháchthức trong hoạt động sản xuấtkinh doanh. Do căng thẳngthương mại Mỹ - Trung nên ảnhhưởng tới tỷ giá giữa các đồngtiền, giá hàng hóa gia công tạiViệt Nam bị cao hơn so với một sốnước trong khu vực như HànQuốc, Trung Quốc dẫn tới ảnhhưởng đến các đơn hàng xuấtkhẩu. Hiện tình hình đơn hàngcủa các doanh nghiệp khôngđược khả quan so với năm 2018.Theo đó, một số doanh nghiệpcác đơn hàng mới chỉ bằngkhoảng 70% so với cùng kỳ năm2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợivà nguyên phụ liệu gặp rất nhiềukhó khăn vì thị trường xuất khẩuchủ lực là Trung Quốc (chiếm60%) cắt giảm lượng nhập hàng.Trong khi đó, mặt hàng may mặccũng gặp tình trạng sụt giảm đơnhàng. Nếu như trong năm 2018,tới thời điểm giữa năm, nhiềudoanh nghiệp lớn trong ngànhđã có đơn hàng đến hết năm, thìthời điểm năm 2019 chỉ ký đượccác đơn hàng có số lượng nhỏ vàký theo tháng. Tâm lý chung củangười mua đều lo ngại cuộc chiếnthương mại Mỹ - Trung Quốc sẽleo thang, nên các đơn hàng bị“chia nhỏ” thay vì đặt số lượng lớnnhư những năm trước.

Page 9: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

7TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Nhìn chung, 8 tháng đầu năm2019, sản xuất và xuất khẩu dệtmay đều có sự tăng trưởng so vớicùng kỳ, tuy nhiên do các đơnhàng liên tục thay đổi, nên cácdoanh nghiệp cần phải có nhiềubiện pháp nhằm thay đổi phươngthức sản xuất kinh doanh để phùhợp với tình hình.

Về sản xuất của ngành dagiày: Sản xuất của ngành tháng 8năm 2019 tiếp tục tăng trưởng tốtchủ yếu nhờ cơ hội và triển vọngphát triển, mở rộng thị trường từhiệu ứng của các Hiệp địnhthương mại tự do mang lại. Chỉ sốsản xuất da và các sản phẩm cóliên quan 8 tháng đầu năm 2019tăng 9% so với cùng kỳ. Sản lượnggiầy, dép da 8 tháng đầu năm2019 ước đạt 185,3 triệu đôi, tăng6,3% so với cùng kỳ. Kim ngạchxuất khẩu giầy, dép các loại ướcđạt 11,96 tỷ USD, tăng 13,1% sovới cùng kỳ.

Sản xuất ô tô: Sản lượng sảnxuất ô tô tháng 8 năm 2019 đạt30,4 nghìn chiếc, giảm 3,7% sovới tháng trước và giảm 1,4% sovới cùng kỳ năm 2018. Tínhchung 8 tháng năm 2019, sảnlượng sản xuất ô tô ước đạt 215,6nghìn chiếc, tăng 10,7% so vớicùng kỳ.

Mặc dù tháng 8 tiêu thụ xe ô tôcó sự chùng xuống do tâm lýkhông mua sắm tài sản lớn trongtháng 7, nhưng các hãng sản xuấtxe ô tô cũng như nhập khẩu đềuđang dồn lực cho sản xuất cũngnhư nhập khẩu để đón đợt muasắm cuối năm, mà trước mắt làphục vụ cho kỳ triển lãm lớn nhất

trong năm Vietnam Motor Showdiễn ra vào tháng 10 tới.

Hiện nay, thị trường ô tô đangở giai đoạn cạnh tranh khốc liệt,giá giảm đối với tất cả các phânkhúc do nguồn cung từ nhậpkhẩu, cũng như sản xuất trongnước đang dồi dào. Sản xuất trongnước cũng tăng nhanh khi Nhàmáy sản xuất ô tô VinFast đã hoàntất quá trình đầu tư và cho ranhững sản phẩm đầu tiên; Thacovà Thành Công ngày một củng cốvị trí dẫn đầu với hàng loạt sảnphẩm mới lắp ráp trong nước ramắt với dải sản phẩm phong phú,mức giá ngày một cạnh tranh. Dựbáo, sang quý 4, thị trường ô tô sẽổn định để đón dịp cao điểm muasắm ô tô cuối năm.

Sản xuất thép: Trong tháng8/2019, do thời tiết không thuậnlợi như mưa, bão nhiều và là thờiđiểm tháng 7 nên sản xuất và tiêu

thụ thép xây dựng trong nướcgiảm. Tháng 8, sản lượng sắt thépthô tăng 1,3%; thép cán giảm 1%;thép thanh, thép góc tăng 2,1 %so với tháng trước. Tuy nhiên, tínhchung 8 tháng đầu năm 2019,lượng sắt thép thô vẫn tăng cao56,9%; thép cán tăng 9,3%; thépthanh, thép góc tăng 12% so vớicùng kỳ.

Để đẩy mạnh tiêu thụ tại khuvực miền Nam và miền Trung giáthép trong tháng đã có đợt điềuchỉnh giảm giá với mức giảm phổbiến từ 150.000 – 350.000đồng/tấn tùy thương hiệu, chủngloại sản phẩm nhằm giảm khoảngcách chênh lệch giá bán giữa cácthương hiệu thép phía Nam vớiphía Bắc. Tại khu vực phía Bắc, mặcdù không điều chỉnh giảm giáchính thức nhưng các thương hiệuvẫn có chính sách hỗ trợ kháchhàng riêng để khuyến khích tiêuthụ, tăng tính cạnh tranh.v

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Tính chung 8 tháng năm 2019, sản lượng sản xuất ô tô ước đạt 215,6 nghìn chiếc,tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Page 10: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

8 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Qua 10 năm triển khai,cuộc vận động đã cónhiều kết quả đáng ghinhận, hàng hóa Việt

Nam đã được các doanh nghiệpchú trọng cải tiến khoa học kỹthuật, ứng dụng khoa học côngnghệ, đổi mới quy trình sản xuấtquản lý, tăng tỷ lệ nội địa hóa vàhàm lượng khoa học công nghệtrong sản phẩm, từ đó tạo ra mộtquỹ hàng hóa có chất lượng vàmẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Nhiềusản phẩm Việt Nam đã trở thànhniềm tự hào, đã chinh phục đượcngười tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu đi nhiều nước trên thếgiới. Những kết quả đó đã gópphần vào việc hoàn thành vàhoàn thành vượt mức các chỉ tiêukinh tế trong năm 2018, kiềm chếlạm phát, giảm nhập siêu và ổnđịnh kinh tế vĩ mô, đồng thời gópphần đảm bảo cân đối cung cầuhàng hóa, nhất là những mặthàng thiết yếu.

Ngoài ra, hiện tượng sốt giábiến động lớn hầu như không còn

trong các dịp Lễ Tết, mùa vụ muasắm. Cuộc vận động đã góp phầnphát huy mạnh mẽ lòng yêu nước,ý chí tự lực tự cường, tự tôn dântộc, xây dựng văn hóa tiêu dùngcủa người Việt Nam. Tỷ lệ ngườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việttheo đánh giá năm 2010 là 59%,2014 là 63%, còn trong 6 thángđầu năm 2019 là 67%. Như vậy làcó sự tăng dần theo chiều hướngtốt. Tuy nhiên, hàng Việt còn phảiphấn đấu nhiều hơn để khắc phụcnhững yếu điểm của mình.

Về sản xuất, hàng Việt Nam cầnphải có chất lượng cao hơn, có giáthành cạnh tranh, tăng cường ứngdụng khoa học kỹ thuật, khơi dậyý chí sáng tạo đổi mới, sản xuấtphải gắn liền với hệ thống phânphối theo chuỗi, vừa quản lý chặtchẽ đầu vào và đầu ra của sảnphẩm, góp phần đẩy lùi từng bướchàng giả, hàng nhái trên thịtrường, đồng thời có cơ hội giảmgiá chi phí sản xuất, chi phí lưuthông, hạ giá thành sản phẩm.Qua đó, cần phải khắc phục việcnăng suất lao động trong nông

NGườI VIệT NAMphải chiếm lĩnh thị trường nội địa

Người Việt cần dùng hàng Việt như văn hóa tiêu dùng thường ngày.

VŨ VINH PHÚ*

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành cùng các chính quyền địaphương, tất cả đều vào cuộc, chắc chắn hàng Việt Nam sẽ từng bước “chinhphục người Việt Nam” trong thời gian tới, góp phần vào việc hoàn thànhnhững nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

*Chuyên gia kinh tế - Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội.

ẢN

H: M

INH

TRA

NG

Page 11: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

9TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

nghiệp và công nghiệp, thay đổimẫu mã, đa dạng hóa sản phẩmđể theo kịp với nhu cầu của thịtrường. Kỷ luật sản xuất còn yếukém, tùy tiện ở một bộ phận cánhân và tổ chức sản xuất kinhdoanh, vì lợi nhuận mà vi phạmcác quy định về an toàn thựcphẩm chất lượng hàng hóa…

Về hệ thống phân phối quốcgia, cả nước có 9.000 chợ, 800 siêuthị, 125 trung tâm thương mại vàkhoảng 5.000 cửa hàng tiện lợi,siêu thị mini cộng với hàng chụctriệu hộ kinh doanh cá thể trong cảnước. Đây là một lực lượng mànglưới phân phối rất hùng hậu để giảiquyết đầu ra cho sản xuất hànghóa Việt và chiếm lĩnh thị trườngnội địa. Điều quan trọng là hệthống phân phối Việt phải mở cửathuận tiện cho hàng Việt vào đểphục vụ tiêu dùng xã hội. Khôngép giá, ép chiết khấu vô lý như mộtsố siêu thị đã làm, tạo điều kiệncho hàng ngoại xâm nhập vào thịtrường Việt Nam ngày càng nhanhvà mạnh hơn. Trong khi hàng hóasản xuất của chúng ta còn cónhững mặt yếu kém. Vẫn còn thiếunhững tập đoàn bán lẻ lớn đủ sứcdẫn dắt thị trường làm ăn tử tế, cótrách nhiệm với xã hội và sản xuấttiêu dùng, đủ sức vươn lên cạnhtranh với các doanh nghiệp bán lẻnước ngoài. Làm được những điềutrên chính là giảm bớt sức ép chohàng hóa Việt Nam phải dựa hẳnvào các doanh nghiệp bán lẻ nướcngoài để tiêu thụ sản phẩm. Hệthống phân phối Việt phải liên kếtmột cách chặt chẽ hơn nữa trongthời gian tới nhằm chia sẻ thôngtin thị trường hàng hóa, kinh

nghiệm quản lý để bù đắp nhữngphần còn yếu kém, tiếp tục xâydựng thương hiệu bán lẻ một cáchbền vững.

Về công tác quản lý nhà nước,cần tạo một môi trường sản xuấtkinh doanh lành mạnh, bình đẳng,công khai minh bạch để các doanhnghiệp, các thành phần kinh tế yêntâm đầu tư phát triển. Làm tốtcông tác chống buôn lậu, sản xuấtkinh doanh hàng giả, hàng nhái,trong đó nhấn mạnh vai trò củachính quyền các cấp ở các địaphương là vô cùng quan trọng.

Tổng kết 10 năm qua cho thấy,một số địa phương còn lơ là, thiếutrách nhiệm trong công tác chốngbuôn lậu sản xuất kinh doanhhàng giả, cụ thể là sản xuất hànggiả công khai tại địa phương nhiềunăm mà chính quyền lại khôngbiết. Theo điều tra số liệu cho thấy,vai trò của chính quyền có suygiảm. Năm 2014 là 67%, năm 2019chỉ còn 63%, vai trò của cấp Ủynăm 2014 là 68%, năm 2019 chỉcòn 62%, tương tự các vai trò củaMặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ cácđịa phương cũng suy giảm với tỷ lệtương tự. Trong cuộc vận độngnày, cần chú ý các chính sách đầutư một cách cân đối cho các kênhbán lẻ: Kênh truyền thống baogồm chợ, cửa hàng lẻ, cửa hàngtạp hóa vẫn đảm nhiệm từ 70 -75% sức mua của thị trường. Tuynhiên, chợ, cửa hàng ngay tại cácthành phố lớn còn xộc xệch, xuốngcấp, an toàn phòng chống cháy nổluôn luôn bị đe dọa, cụ thể là ở HàNội có năm không dành chi phí đểcải tạo chợ. Nhiều chợ đầu mối,chợ dân sinh ở các địa phương xây

lên bị bỏ trống rất lãng phí cho xãhội; hay việc quá quan tâm về xâydựng các trung tâm thương mại,siêu thị mà bỏ quên kênh bán lẻtruyền thống mà nó sẽ còn tồn tạivới xã hội tiêu dùng Việt Namtrong nhiều năm tới. Hệ thốngchính sách của các bộ ngành đưara về xúc tiến thương mại, hỗ trợvay vốn kinh doanh, phân bổ quỹđất, vay vốn ngân hàng cho hệthống bán lẻ Việt còn nhiều vướngmắc, chậm được giải quyết, làmcho cơ hội kinh doanh bị vuột khỏitay các nhà đầu tư Việt có tâmhuyết trong lĩnh vực phát triển hệthống bán lẻ Việt.

Tất cả những mặt yếu về sảnxuất và hệ thống phân phối Việtđã bộc lộ rõ trong tổng kết 10 nămvừa qua. Trong thời gian tới, chúngta phải coi khẩu hiệu “Người ViệtNam phải chiếm lĩnh thị trườngnội địa” là một mệnh lệnh củaQuốc gia. Phong trào ưu tiên dùnghàng Việt Nam không chỉ dừng lạiở phong trào mà phải hình thànhnhững hành động cụ thể của cácngành các cấp, các địa phương vàmỗi người dân, mỗi doanh nghiệp,mỗi một người tiêu dùng xã hộicần phải góp sức cho sự nghiệpgiữ gìn vị thế của hàng Việt của thịtrường nội địa và từng bước vươnra xuất khẩu. Dưới sự chỉ đạo củaChính phủ và các bộ ngành cùngcác chính quyền địa phương, tấtcả đều vào cuộc, chắc chắn hàngViệt Nam sẽ từng bước “chinhphục người Việt Nam” trong thờigian tới, góp phần vào việc hoànthành những nhiệm vụ kinh tế - xãhội trong năm 2019 và nhữngnăm tiếp theo.v

Page 12: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

10 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

HẢI ANH

Ngành giao thông vận tải(GTVT) thủy nội địa cầnsự hỗ trợ từ gói tín dụngcho tới tiền thuê đất và

cân đối ngân sách Nhà nước,nguồn hỗ trợ để ưu tiên bố trí vốnđầu tư cho phát triển kết cấu hạtầng GTVT đường thủy nội địa(ĐTNĐ) cho đến năm 2020. Đánhthức tiềm năng rất lớn từ giaothông ĐTNĐ vốn lâu nay được vínhư “ngủ quên”.

Nói về chiến lược phát triểngiao thông ĐTNĐ, Cục Đườngthủy Nội địa Việt Nam, Bộ GTVTcho biết, giai đoạn đến năm 2020,tổng sản lượng vận tải hàng hóaĐTNĐ đạt từ 334,2 triệu tấn/nămđến 392,2 triệu tấn/năm, chiếm thịphần từ 18,62 – 21,5% toàn ngành.Tốc độ tăng trưởng bình quân từ11,98% đến 16,55%/năm. Khốilượng luân chuyển đạt từ 67.656triệu tấn.km – 74.550 triệu tấn.km.

Tổng sản lượng vận tải hànhkhách ĐTNĐ đạt từ 204,37 triệulượt/năm đến 280,38 triệulượt/năm. Khối lượng luân chuyểnđạt từ 3.885 triệu lượt người.km –5.330 triệu lượt người.km.

Phấn đấu đến năm 2020 nângcấp, cải tạo được khoảng 2.000kmđường thủy; tổng trọng tảiphương tiện ĐTNĐ chở hàngkhoảng 20 - 22 triệu tấn, tổng sốghế phương tiện đường thủy NĐ

chở khách khoảng 780 nghìn ghế,trong đó có trên 1.500 phươngtiện mang cấp VR-SB tham giahoạt động sông pha biển. Tậptrung cải tạo, nâng cấp các tuyếnhành lang vận tải ĐTNĐ chính đạtcấp quy hoạch; nâng cao năng lựcquản lý, bảo trì các tuyến ĐTNĐ vàcác tuyến vận tải sông pha biển...

Để đạt được các mục tiêumang tầm chiến lược đến năm2020 và định hướng đến năm2030, ngành GTVT đề xuất nhiềugiải pháp mang tính đồng bộ.Đáng chú ý đầu tiên phải nhắc tớiviệc xây dựng chiến lược, quyhoạch phát triển tổng thể, quyhoạch chi tiết về GTVT ĐTNĐ.Trong đó, tăng cường và nâng caochất lượng công tác lập, quản lýcác quy hoạch chuyên ngành

ĐTNĐ. Rà soát quy định cụ thể thờigian, các bước trong quy trình xâydựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển ngành. Nâng caochất lượng góp ý đối với quyhoạch phát triển giao thông ĐTNĐtại các địa phương có giao thôngĐTNĐ phát triển như Hải Phòng,Quảng Ninh, Hải Dương, HưngYên, Bắc Ninh, Ninh Bình, TP. HồChí Minh, Cần Thơ,... để đảm bảophát huy hiệu quả của toàn hệthống và lợi thế của vùng. Đi kèmvới đó là giải pháp nâng cao côngtác quản lý Nhà nước và đề xuấtlập quy hoạch chi tiết ngành.

Tiếp đó, nhóm giải pháp đángchú ý là quản lý, cơ chế chính sách.Ở đó, cần nâng cao trình độ quảnlý điều hành đối với những lĩnhvực vận tải ĐTNĐ và logistic để

Phát huy thế mạnh đường thủy Việt Namtrong hội nhập quốc tế

Lĩnh vực đường thủy nội địa cần được thực hiện chiến lược để phát triển bền vững.

ẢN

H H

ẢI A

NH

Page 13: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

11TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

hạn chế tối đa việc phát sinh chiphí khai thác, từ đó có cơ sở giảmgiá thành vận tải ĐTNĐ trong việckhai thác.

Bên cạnh đó, tạo cơ chế nhằmkhuyến khích vận tải hàng hóa vàhành khách bằng phương tiệnĐTNĐ. Với các tuyến vận tải thủythuận lợi và có lợi thế vượt trộiđường bộ cần ưu tiên vận tảicontainer bằng đường thủy; BộGTVT và các Bộ ngành liên quantiếp tục làm việc với các nước bạnthành lập “cơ chế mới về thủ tụchải quan tại các cặp cửa khẩu” quaphương thức đường thủy.

Nghiên cứu khả năng xâydựng chuỗi dịch vụ logistic chocác mặt hàng xuất nhập khẩuchính tới các cảng biển mà trongđó vận tải thủy là bộ phận cấuthành và đóng vai trò quyếtđịnh. Doanh nghiệp quản lý khaithác chuỗi dịch vụ phải kiêmluôn vai trò quản lý, phân phốithu gom container rỗng theoyêu cầu của các doanh nghiệpxuất nhập khẩu và hãng tàubiển. Cùng với việc nghiên cứukhuyến khích liên doanh, liên kếtgiữa: hãng tàu biển, cảng biển,cảng – bến xếp dỡ containerđường thủy và doanh nghiệpvận tải thủy cung ứng dịch vụtrọn gói, trọn khâu cho cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Một nhóm giải pháp khôngkém phần quan trọng đó là đầutư phát triển kết cấu hạng tầngGTVT thủy nội địa. Kết nối pháttriển hệ thống giao thông thủyphục vụ du lịch và phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương đểlồng ghép trong các Chươngtrình mục tiêu Tái cơ cấu nền kinhtế nông nghiệp và phòng chốnggiảm nhẹ thiên tai, ổn định đờisống dân cư; Chương trình mụctiêu quốc gia; Chương trình mụctiêu quốc gia ứng phó với biếnđổi khí hậu,...

Các chuyên gia ĐTNĐ cũng đềxuất cơ chế đặc thù trên cơ sở vậndụng các kiến nghị của Bộ GTVTđối với Chính phủ về cơ chế tàichính cho các dự án PPP như sửdụng vốn ODA làm “vốn mồi” kíchthích đầu tư tư nhân vào lĩnh vựcxây dựng vận hành, khai thác vàbảo trì kết cấu hạ tầng giao thôngĐTNĐ. Cho phép doanh nghiệp tưnhân được vay lại vốn ODA và vayvốn ưu đãi như nguồn bổ trợ đểkhuyến khích đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông; cơ chếchia sẻ rủi ro của Nhà nước, Nhànước sẽ đảm bảo cho nhà đầu tưmức doanh thu tối thiểu bằng80% tính toán, kinh doanh tăngtrên 20% Nhà nước được chia sẻdoanh thu này,...

Đáng chú ý trong đó tập trungđầu tư, nâng cấp đối với luồngtuyến chính, tuyến kết nối. Đảmbảo các yếu tố kỹ thuật: mực nước,bề rộng luồng, bán kính cong ứngvới các cấp kỹ thuật, chiều cao tĩnhkhông đối với công trình vượtsông, hoàn thiện hệ thống phaotiêu, biển báo trên tuyến luồnggiao thông thủy nhằm đảm bảoan toàn cho phương tiện giaothông thủy.

Các chuyên gia cũng đề xuất

việc nghiên cứu quy hoạch và điềuchỉnh chuẩn tắc luồng các tuyếnĐTNĐ phù hợp với kích thướcluồng hàng; chế độ vận hành vàkích thước tàu, sà lan, vận chuyểncontainer. Đi kèm với đó cần pháttriển và khai thác các tuyến giaothông TNĐ mới nhằm tăng cườngnăng lực và mở rộng không gianvận tải của giao thông TNĐ, tăngtính thuận tiện và cạnh tranh chogiao thông thủy. Phát triển kết cấuhạ tầng phục vụ hỗ trợ, phát triểnvận tải container đường soog vàdịch vụ logistics.

Cùng với đó, cần triển khaiđồng bộ các giải pháp cải tạonăng lực hoạt động mạng lướicảng, bến; triển khai thực hiện kêugọi đầu tư hệ thống cảng cạn theoquy hoạch được duyệt và đầu tưcơ sở hạ tầng cảng, bến phục vụvận tải hành khách.

Tóm lại, Cục ĐTNĐ đề xuất,kiến nghị Thủ tướng Chính phủbằng chính sách: Nhà đầu tư mộtsố cảng thủy NĐ bốc xếpcontainer để cho thuê khai thácnhư cụm cảng container Bắc Ninh;cảng container Phù Đổng; CảngNam Định. Đồng thời, các Bộngành Trung ương như: Ngânhàng Nhà nước, Bộ Tài chính, BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôncần hỗ trợ từ gói tín dụng cho tớitiền thuê đất và cân đối ngân sáchNhà nước, nguồn hỗ trợ để ưu tiênbố trí vốn đầu tư cho phát triển kếtcấu hạ tầng GTVT TNĐ cho đếnnăm 2020.v

Page 14: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

12 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

THANH TRÌ

Đây là vấn đề rất đángquan tâm trong đờisống xã hội trong tươnglai mà các chuyên gia

dự báo đã nghiên cứu cả về mặt lýluận lẫn thực tiễn. Theo đó, nếunắm bắt kịp thời và chuẩn bị đầyđủ các kỹ năng thì lao động giảnđơn có thể nâng tầm vị thế củamình hoặc tạo dựng một cơ hội đểchuyển sang vị trí của loại hình laođộng cao hơn.

Nhận diện lao độnggiản đơn

Theo nhóm chuyên gia (TS.Nguyễn Văn Thuật, ThS. Nhữ LêThu Hương, ThS. Nguyễn Thị Hồng– Trung tâm Thông tin và Dự báokinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kếhoạch và Đầu tư), quan niệm vềlao động giản đơn, lao động phổthông, lao động giá rẻ hay laođộng không có trình độ chuyênmôn kỹ thuật (lao động chưa quađào tạo) ở nước ta được cácchuyên gia lao động đề cập khánhiều. Tuy nhiên thực chất nộihàm của 4 khái niệm này cũngnhư mối quan hệ giữa chúng cònchưa quan tâm nhiều và làm rõ.

Một mặt, điểm xuất phát tiếpcận trong nghiên cứu thì lao độnggiản đơn hay lao động chưa quađào tạo được hiểu gần như tươngđồng. Tức là lao động giản đơnhay lao động không có trình độ

chuyên môn kỹ thuật trongnghiên cứu được hiểu là lao độngchưa qua đào tạo từ 3 tháng trởlên ở một trường hay một cơ sởđào tạo thuộc về hệ thống giáodục quốc dân và không có vănbằng chứng chỉ đã đạt một trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệpvụ nhất định. Bởi thực tế, côngviệc phổ biến họ đảm nhận cũngthường được cho là việc làmkhông cần tới trình độ chuyênmôn kỹ thuật nhất định.

Mặt khác, cũng cần phân biệtsự khác nhau giữa việc làm và laođộng giản đơn, khái niệm thứ nhấtchỉ hoạt động, công việc củangười lao động nói chung, kháiniệm thứ hai được hiểu là laođộng chưa qua đào tạo để đạtđược một trình độ chuyên mônnhất định. Nói cách khác, việc làmgiản đơn được hiểu là công việc,hoạt động mà người lao động

bình thường đều có thể đảmnhận. Đó chính là những côngviệc mang tính phổ biến nóichung và những công việc phụcvụ nhu cầu thiết yếu trong đờisống xã hội nói riêng.

Cơ hội cho lao độnggiản đơn thời đại 4.0

Thế giới đang bước vào giaiđoạn đầu của cách mạng côngnghiệp (CMCN) 4.0 và mức độtham gia vào cuộc cách mạng nàyở mỗi quốc gia cũng khác nhaubởi trình độ phát triển quốc giađó. Nước ta đang từng bước chủđộng tham gia vào cuộc cáchmạng này và đang xây dựng chiếnlược quốc gia về CMCN. Điều nàycũng cho thấy, việc xây dựng vàphát triển nền kinh tế số cũng bắtđầu được quan tâm.

Theo nhóm chuyên gia, đặctrưng của CMCN 4.0 là sự cải tiến

“Cánh cửa” nào cho lao động giản đơnthời đại công nghiệp 4.0?

Lao động giản đơn.

ẢN

H: T

HA

NH

TRÌ

Page 15: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

13TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

công nghệ một cách nhanh chóngthông qua việc tăng cường sửdụng truyền thông di động và kếtnối Internet vạn vận, dữ liệu lớn, trítuệ nhân tạo, công nghệ robot,phương tiện tự điều khiển, côngnghệ 3D, nano và công nghệ sinhhọc, công nghệ điện toán...

Thời đại CMCN 4.0 dù mới khởiđầu nhưng đang trở thành chủ đề“nóng” thu hút được nhiều nghiêncứu, phân tích và bàn luận trêndiện rộng với nhiều cách và mứcđộ tiếp cận khác nhau. Điểmchung những bàn luận và nghiêncứu đều cho rằng CMCN 4.0 làcuộc cách mạng chủ yếu dựa trêntiềm năng và khai thác tài nguyêntrí tuệ của con người để cho ra đờinhững dây chuyền sản xuất hiệnđại, những robot đa năng vànhững nhà máy thông thông,...vừa để giúp sức lao động hoặc cóthể đảm nhận công việc thay cho

con người trong lao động, sản xuấtvới hiệu quả và năng suất cao hơn.

Trong xu thế phát triển của cuộcCMCN 4.0, công việc nặng nhọcđang được chuyển giao cho máymóc, công việc đòi hỏi kỹ năng tinhtế và chính xác hay công việc đượcthực hiện theo quy trình lập sẵncũng đang được robot đảm nhậnngày càng nhiều dưới sự giám sátvà điều khiển của con người.

Vì vậy, dự báo trong tương lai,chủ yếu sẽ chỉ còn những lao độngcó tiềm năng về tư duy trí tuệ, laođộng có trình độ chuyên môn kỹthuật phù hợp với nhu cầu pháttriển. Còn lao động giản đơn đảmnhận những công việc mang tínhchất phục vụ nhu cầu thiết yếu ngàycàng phong phú trong đời sống xãhội với đòi hỏi những kỹ năng mềmngày càng cao. Đây cũng chính làtính tất yếu trong phân công lao

động xã hội thời đại CMCN 4.0”,nhóm chuyên gia nhận định.

“Điều quan trọng nữa là ở gócđộ lý luận cũng cần lưu ý nội hàmcủa khái niệm “lao động giản đơn”trong thời đại CMCN 4.0 cũngđang có sự biến đổi về chất vàđược hiểu rộng hơn, linh hoạt hơn.Có nghĩa là, lao động giản đơncũng hàm ý hướng đến làm chủnhững công nghệ tương ứng vàtính chuyên nghiệp hóa được tíchlũy qua kinh nghiệm thực tiễncông việc gắn với kỹ năng mềm đểđáp ứng những nhu cầu cơ bản,thiết yếu ngày càng phong phútrong đời sống xã hội. Đây là cơ sởquan trọng giúp lao động giảnđơn nâng tầm vị thế của mìnhhoặc tạo dựng một cơ hội đểchuyển sang vị trí của loại hình laođộng cao hơn”, nhóm chuyên giađứng đầu là TS. Nguyễn Văn Thuậtđánh giá.v

Thanh niên cần đào tạo để trở thành lao động có chất lượng trong tương lai.

ẢN

H: T

HA

NH

TRÌ

Page 16: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Chung tay vì người nghèoĐể góp phần thực hiện mục tiêu

giảm nghèo bền vững của quốcgia, hướng tới Tháng cao điểm vìngười nghèo (17/10 - 18/11/2019),"Ngày Quốc tế chống đói nghèo","Ngày Vì người nghèo ở Việt Nam"(17/10) và cũng là hoạt động thiếtthực hưởng ứng phong trào thi đua"Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau" doThủ tướng Chính phủ phát động,Bộ Thông tin và Truyền thông, BộLao động - Thương binh và Xã hội,Ban Thường trực Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nammới đây đã phối hợp tổ chức đợtvận động nhắn tin ủng hộ vì ngườinghèo "Cả nước chung tay vì ngườinghèo" năm 2019 qua Cổng 1400.

Đây là chương trình có ý nghĩanhân văn sâu sắc, lan tỏa sâu rộngđến các tầng lớp trong xã hội, sốtiền ủng hộ thu được là mộtnguồn lực quan trọng cùng vớinguồn lực của Nhà nước để hướngtới mục tiêu cao cả và nhân văn là

"không ai bị bỏ lại phía sau". Sốtiền đóng góp của nhân dânthông qua đợt vận động nhắn tinủng hộ này sẽ được sử dụng đểgóp phần thực hiện công tác giảmnghèo, đặc biệt là đối với các hộnghèo ở các địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,hộ nghèo thuộc đồng bào các dântộc thiểu số.

Tại Lễ phát động chương trình,Cổng 1400 đã tiếp nhận được sự

quan tâm và đóng góp của các đạibiểu tham dự và đông đảo khángiả trên cả nước theo dõi chươngtrình, số tiền thu được trongnhững thời khắc đầu tiên mởchương trình lên đến hơn 200 triệuđồng. Trong năm 2018, chươngtrình đã thu được số tiền qua nhắntin ủng hộ là hơn 6,3 tỷ đồng, cùngvới các nguồn lực vận động khácvà nguồn lực từ ngân sách Nhànước, Quỹ Vì người nghèo đã xây

Huy động mọi nguồn lựcphục vụ công tác giảm nghèo

TRỌNG ĐẠI

Để phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phíasau” tiếp tục phát huy hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương đến địaphương đang tích cực tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp, doanh nhân và các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ Quỹ “Vì ngườinghèo”. Huy động sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảmnghèo, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo tạo thành phong tràosâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việcthực hiện các chương trình giảm nghèo, việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.

Các đại biểu tham gia nhắn tin tại Lễ phát động.

14 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Page 17: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

dựng và sửa chữa 18.626 căn nhàĐại đoàn kết, giúp đỡ hỗ trợ hơn105.000 hộ nghèo có điều kiệnphát triển sản xuất, hỗ trợ trên 1triệu lượt hộ nghèo được khámchữa bệnh, trên 350.000 cháu họcsinh có hoàn cảnh khó khăn đượcgiúp đỡ học tập.

Chương trình "Cả nước chungtay vì người nghèo" được triểnkhai qua Cổng 1400 từ năm 2016đến nay đã nhận được sự ủng hộcủa đông đảo nhân dân trên cảnước, số tiền nhắn tin ủng hộ thuđược gần 14 tỷ đồng trong 3 nămqua đã được Quỹ "Vì người nghèo"thực hiện giải ngân theo mục tiêucủa chương trình hàng năm.

Phấn đấu xây dựngkhoảng 1.000 nhà Đạiđoàn kết cho hộ nghèo

Văn phòng Chính phủ vừa cóThông báo kết luận của Phó Thủtướng Vương Đình Huệ tại cuộchọp chuẩn bị tổ chức Chương trìnhtruyền hình trực tiếp “Cả nướcchung tay vì người nghèo” năm2019. Thông báo nêu rõ, vềChương trình truyền hình trực tiếp“Cả nước chung tay vì ngườinghèo” vào ngày 17/10/2019(Chương trình năm 2019), Phó Thủtướng đề nghị Ban Thường trực Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam chủ trì, phối hợp với BộLao động - Thương binh và Xã hội,Đài Truyền hình Việt Nam và các cơquan liên quan Ban hành kế hoạchvà thành lập Ban tổ chức Chươngtrình; xây dựng kịch bản theohướng đổi mới để bảo đảm thựcchất hơn theo tiêu chí thiết thực, cótính nhân văn sâu sắc, lan tỏa và

giàu tính sáng tạo; khẳng định ViệtNam là điểm sáng về công tác giảmnghèo; sự quan tâm của Đảng vàNhà nước, chung tay của cộngđồng với hoạt động giảm nghèođã có những kết quả đáng ghinhận, giúp người dân thoát nghèo.

Về sử dụng Quỹ "Vì ngườinghèo", thực hiện an sinh xã hộitrong năm 2019 và thời gian tới,phấn đấu từ nay đến hết năm2019, xây dựng khoảng 1.000 nhàĐại đoàn kết cho hộ nghèo, hộnghèo có thành viên là người cócông với cách mạng và đang ởnhà tạm; hộ nghèo thuộc địa bànđặc biệt khó khăn; tặng quà Tếtcho người nghèo nhân dịp TếtNguyên đán 2020 để bảo đảmkhông người dân Việt Nam nàokhông có Tết.

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủtrì, phối hợp với Hội Khuyến họcViệt Nam, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội và các địa phương ràsoát, đề xuất hỗ trợ đối với học sinh,sinh viên giỏi nhưng khó khăn.

Giao Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội làm việc cụ thể vớicác doanh nghiệp hỗ trợ chongười khiếm thính, khiếm thị và cóbáo cáo cụ thể thiết thực, khả thivề công tác hỗ trợ; khởi độngchương trình hỗ trợ công nghệthông tin cho người khiếm thính,khiếm thị.

Phó Thủ tướng giao Bộ Thôngtin và Truyền thông đổi mới côngnghệ và phương pháp vận độngnhắn tin hỗ trợ người nghèo bắtđầu từ ngày 19/8/2019; thí điểmviệc ủng hộ giá trị lớn bằng tinnhắn để tạo thuận lợi cho người

có điều kiện, nhất là người có ảnhhưởng trong xã hội tham gia đónggóp cao hơn, giảm bớt thời gian;Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉđạo việc sử dụng công nghệ tronglĩnh vực thanh toán của ngânhàng hoặc lập tài khoản ngânhàng dễ nhớ thông qua Ngânhàng chính sách xã hội để ngườiủng hộ chuyển tiền thuận lợi.

Phó Thủ tướng cũng đề nghịChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam có văn bảnkêu gọi, vận động rộng rãi cáctầng lớp xã hội và mọi người dânhưởng ứng đợt nhắn tin trên; cácthành viên Ban Chỉ đạo Trungương các chương trình mục tiêuquốc gia giai đoạn 2016 - 2020tham mưu, đề xuất, chỉ đạo Bộ, cơquan, đơn vị mình tích cực thamgia nhắn tin ủng hộ người nghèo.

Để sức lan tỏa của chươngtrình sâu rộng hơn trong toàn xãhội, Trưởng ban Chỉ đạo cácChương trình mục tiêu quốc giađề nghị các cơ quan báo chí tíchcực tham gia bằng nhiều hìnhthức truyền thông khác nhau, tônvinh những tổ chức, cá nhân đónggóp của chương trình và khai thácsâu rộng các gương điển hìnhtrong thoát nghèo để nhân rộng ýchí và cách làm hay.

Phó Thủ tướng giao Đài Truyềnhình Việt Nam - đơn vị chủ trì triểnkhai chương trình “Cả nước chungtay vì người nghèo” năm 2019 vàĐài Tiếng nói Việt Nam tiếp tụcđổi mới phương thức thực hiện đểlan tỏa tính nhân văn, tăng sự hấpdẫn đối với nhân dân ở trong vàngoài nước.v

15TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Page 18: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

16 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Vẫn còn những consố“nghèo”

Hiện cả nước có 53 DTTS với3,04 triệu hộ, 13,38 triệu người, cưtrú thành cộng đồng ở 51 tỉnh,thành phố, 548 huyện, 5.266 đơnvị hành chính cấp xã, trong đó có382 xã biên giới. Địa bàn cư trúchủ yếu ở vùng Tây Bắc, TâyNguyên, Tây Nam bộ và Tây duyênhải miền Trung, chiếm 3/4 diệntích cả nước. Đây là những vùngtrọng yếu về quốc phòng, an ninh,đối ngoại; có nhiều tài nguyênkhoáng sản, có hệ sinh thái động,thực vật đa dạng; có trên 14 triệuha rừng, là đầu nguồn sinh thủy,gắn với các công trình thủy điệnquốc gia vừa cung cấp điện vừacung cấp nước sản xuất, sinh hoạtcho vùng hạ du và khu vực đồngbằng. Hiện nay, vẫn còn gần13.000 hộ di cư tự phát chưa đượcsắp xếp ổn định, hơn 58.000 hộthiếu đất ở, hơn 465.000 hộ cần hỗtrợ nhà ở, hơn 54.000 hộ thiếu đất

sản xuất, hơn 223.000 hộ thiếunước sinh hoạt hợp vệ sinh. Thunhập bình quân của hộ đồng bàoDTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40 -50% bình quân thu nhập trongkhu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm14,6% nhưng chiếm đến 55,27%tổng số hộ nghèo của cả nước.

Vẫn còn khoảng 21% người DTTStrên 15 tuổi chưa đọc thông, viếtthạo tiếng Việt. Để khắc phụcnhững khó khăn trên, việc thựchiện chính sách, pháp luật về thựchiện chương trình mục tiêu quốcgia giảm nghèo bền vững trên địabàn vùng DTTS, miền núi giai

Đề ÁN TổNG THể PHÁT TRIểN KINH Tế - XÃ HộI VÙNG ĐồNG BÀODÂN TộC THIểU Số VÀ MIềN NÚI:

Bước đi giảm nghèo bền vữngMINH PHÚ

Chính phủ vừa trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung dựthảo Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi. Theo đó, nhiều nội dung, mục tiêu quan trọng đượcđề ra như tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số (DTTS)tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ3% đến 5%; giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn; 50% số thôn đặc biệtkhó khăn so với năm 2020. Đặc biệt, Chính phủ muốn đặt mục tiêu trên80% lao động từ 18 tuổi trở lên có việc làm với thu nhập ổn định…

Chăm lo sự nghiệp giáo dục DTTS bằng các chính sách đặc thù phù hợp.

Page 19: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

17TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

đoạn 2012 - 2018 là rất quantrọng. Cần sự vào cuộc của toànhệ thống chính trị, các cấp, ngành,các địa phương… nhằm khai tháctiềm năng, phát huy lợi thế, đẩymạnh khởi sự kinh doanh, khởinghiệp phát triển kinh tế theohướng sản xuất hàng hóa theochuỗi giá trị. Tập trung vào các lĩnhvực như: kinh tế lâm nghiệp; câycông nghiệp, cây ăn quả, cây dượcliệu, hương liệu; chăn nuôi đại giasúc, gia súc ăn cỏ; du lịch sinh thái,du lịch cộng đồng. Việc Chính phủtrình xin ý kiến Ủy ban Thường vụQuốc hội nội dung dự thảo Đề ántổng thể phát triển kinh tế - xã hộivùng đồng bào DTTS và miền núilần này, được coi mang tính lịch sửvì lần đầu tiên có đề án tổng thểphát triển kinh tế - xã hội vùngđồng bào DTTS.

Quyết giảm nghèobền vững

Trước đó, tại Phiên họp thứ 37của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,dưới sự điều hành của Phó Chủtịch Thường trực Quốc hội TòngThị Phóng, UBTVQH tiến hànhgiám sát chuyên đề “Việc thựchiện chính sách, pháp luật vềthực hiện chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo bền vữngtrên địa bàn vùng dân tộc thiểusố, miền núi giai đoạn 2012 -2018”. Tại đây, Chủ tịch Hội đồngDân tộc, Trưởng Đoàn giám sátcủa UBTVQH Hà Ngọc Chiến đãtrình bày báo cáo kết quả giámsát trong giai đoạn 2012 - 2018,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđã ban hành 46 văn bản chỉ đạo,triển khai tổ chức thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững(MTQGGNBV), trong đó có 01Nghị quyết của Chính phủ, 01Nghị quyết liên tịch giữa Chínhphủ và Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam; 05 Nghịđịnh của Chính phủ; 01 Chỉ thịcủa Thủ tướng Chính phủ; 36Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ; 02 Quyết định của Ban Chỉđạo Trung ương. Các Bộ, ngànhTrung ương đã ban hành cácthông tư, văn bản hướng dẫn tổchức thực hiện. Các địa phươngđã ban hành các cơ chế, chínhsách đặc thù, như: Chính sách hỗtrợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều;hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuấtcho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo;chính sách tín dụng ưu đãi, vayvốn xuất khẩu lao động, pháttriển sản xuất, đa dạng hóa sinhkế cho hộ nghèo đồng bào DTTStại chỗ và DTTS ít người. Trongđó, báo cáo kết quả giám sátnhấn mạnh, riêng năm 2018, có40 tỉnh đã ban hành trên 80 vănbản. Bên cạnh đó, đã có nhiềucông trình ở vùng đồng bàoDTTS và miền núi đã được xâydựng và đến nay, đa số các xã cóđường ô tô liên thôn, có đườngđến trung tâm xã. 88% thôn đãcó đường cho xe cơ giới, 42%thôn có đường giao thông đạtchuẩn, 99% trung tâm xã và 88%thôn có điện. Mặc dù có nhữnghạn chế, tồn tại nhưng không thểphủ nhận nỗ lực của việc thựchiện chính sách pháp luật đối vớiđồng bào… Do đó, việc quyếtgiảm nghèo bền vững tập trungbằng việc làm, hành động cụ thể

như: lo đất ở, nhà ở cho số đồngbào các dân tộc còn rất ít ngườigắn với việc xây dựng, hoàn thiệnhạ tầng từ thôn, bản, bổ sungquy hoạch theo định hướng tiêuchí nông thôn mới. Đây là vấn đềmới, hoàn thiện tiêu chí nàykhông phải kinh tế mà cả an ninhquốc phòng; có chính sách rấtđặc biệt về vốn đầu tư, vốn vay,chi phí hướng dẫn sản xuất, tổchức cuộc sống để bà con từngbước tiếp cận, có sản phẩm, ổnđịnh cuộc sống, từng bước sảnxuất hàng hóa; chăm lo đến sựnghiệp giáo dục, y tế; chu cấpcho việc học tiếng Việt từ lớpmầm non, tiểu học, trung học, cóchính sách đặc thù cho đồng bàoDTTS rất ít người có trình độ đạihọc trở lên; xây dựng nếp sốngmới, xóa các hủ tục lạc hậu; cónhững giải pháp đặc biệt để tạonguồn cán bộ DTTS, không càobằng về trình độ, về đánh giáchất lượng với các dân tộc khácđể đến năm 2030 dân tộc nàocũng có cán bộ tham gia tronghệ thống chính trị ở cơ sở….

Việc giảm nghèo bền vữngluôn là mục tiêu quan trọng, việcđánh giá, giám sát luôn là cơ sở đểChính phủ xây dựng Đề án tổngthể phát triển kinh tế - xã hội vùngdân tộc thiểu số, miền núi giaiđoạn 2021 - 2025. Phiên họp thứ37 của Ủy ban Thường vụ Quốchội thống nhất sẽ ban hành Nghịquyết về kết quả giám sát việcthực hiện chính sách, pháp luật vềthực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo bền vữngtrên địa bàn vùng dân tộc thiểu số,miền núi giai đoạn 2012 - 2018.v

Page 20: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

18 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Những thành tựu quan trọng

Tính đến nay, vùng Đồng bằngsông Hồng và Bắc Trung bộ có tớigần 70% xã được công nhận đạtchuẩn NTM, tăng 48% so với cuốinăm 2015, là mức tăng trưởng caonhất trong cả nước, cao hơn nhiềuso với mức đạt chuẩn của cả nướclà 50,26%. Bình quân số tiêu chí/xãcủa cả vùng đạt 17,4 tiêu chí, caohơn mức trung bình cả nước là15,26 tiêu chí/xã.

Đặc biệt, vùng Đồng bằngsông Hồng và Bắc Trung bộ có 41đơn vị cấp huyện (thuộc 13tỉnh/thành phố) được Thủ tướngChính phủ công nhận đạtchuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xâydựng NTM, chiếm 48,8% so với cảnước. Đây là hai vùng có vai trò hếtsức quan trọng trong cả nước vì cónhững nét đặc trưng, đặc thùriêng và là vùng đi tiên phong vềcác mặt; phát huy được lợi thế đểđạt kết quả cao. Hơn thế, vùng Bắc

Trung bộ có xuất phát điểm khókhăn nhưng đã có nhiều sáng kiếntrong xây dựng NTM, điển hình làphong trào xây dựng khu vườnmẫu ở Hà Tĩnh, chủ trương xâydựng NTM thôn, bản ở Nghệ An.

Trong thời gian qua, Chươngtrình xây dựng NTM đã giúp hệthống cơ sở hạ tầng ở nông thôn

của vùng cơ bản hoàn thiện, đáp

ứng ngày càng tốt hơn cho nhu

cầu sản xuất và sinh hoạt của

người dân, kinh tế nông thôn

trong khu vực phát triển đa dạng,

từng bước thích ứng với biến đổi

khí hậu, các vùng sản xuất

chuyên canh ngày càng hình

thành nhiều, tham gia vào các

Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới

NGUYỄN KIỀU

Sau 09 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), các tỉnh, thành phố vùng Đồngbằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, làvùng đứng đầu của cả nước trong thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM, vớinhững cách làm đột phá, sáng tạo và phát huy các nguồn lực khác nhau.

Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫunăm 2019.

Page 21: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

chuỗi liên kết sản xuất; đời sốngvật chất của người dân ngày càngcao, đời sống văn hóa tinh thầnngày càng đa dạng, các giá trị vănhóa truyền thống được gìn giữ,bảo tồn và phát huy.

Tại hội nghị Tổng kết Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựngNTM vùng Đồng bằng sông Hồngvà Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 -2020, Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ khẳng định: chúng ta đã hoànthành các mục tiêu Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng NTMgiai đoạn 2010 - 2020 sớm hơn 18tháng so với Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XII đề ravà kế hoạch Quốc hội giao. Đâychính là cơ sở để Thủ tướng Chínhphủ, Ban Chỉ đạo Trung ương cácChương trình MTQG quyết địnhtiến hành tổng kết 10 năm thựchiện Chương trình MTQG xâydựng NTM giai đoạn 2010 - 2020ngay trong năm 2019 (sớm hơn 01năm so với kế hoạch), dành toànbộ năm 2020 để nghiên cứu banhành nội dung, khung khổ pháp lýtriển khai Chương trình xây dựngNTM giai đoạn sau năm 2020.“Những kết quả xây dựng NTMcủa vùng Đồng bằng sông Hồngvà Bắc Trung bộ rất ấn tượng vàtoàn diện. Tốc độ xây dựng NTMcủa hai vùng đứng thứ 3 cả nước.NTM đã tác động tích cực đến cơcấu sản xuất, lao động khu vựcnông thôn, góp phần nâng caođời sống nhân dân về vật chất,tinh thần và đẩy mạnh công tácgiảm nghèo”.

Tuy nhiên, quá trình xây dựngNTM vùng Đồng bằng sông Hồngvà Bắc Trung bộ vẫn còn một số

tồn tại, hạn chế cần phải khắcphục, giữa các địa phương có sựchênh lệch khá lớn, vùng BắcTrung bộ vẫn còn một số huyệnđến nay chưa có xã đạt chuẩnNTM; một số địa phương mặc dùcó điều kiện thuận lợi nhưng việchuy động nguồn lực và kết quảxây dựng NTM còn rất hạn chế...

Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ yêu cầu từng địa phươngtrong hai vùng rà soát lại, so sánhvới kết quả tổng kết toàn vùng,của các tỉnh, huyện, xã khác đểphát huy kết quả làm được, khắcphục những tồn đọng. Đặc biệt,các tỉnh phải đánh giá, để pháthuy tốt quan điểm lấy người dânlàm chủ thể, nhưng không đượchuy động sức dân quá sức, màphải trên tinh thần tự nguyện, hợplòng dân; đồng thời đề xuất các cơchế khác để huy động nguồn lựcxây dựng NTM.

Một số nơi, nông thôn thay đổitheo chiều hướng bê tông hóa,

không giữ được bản sắc và các giátrị truyền thống của vùng thônquê đặc trưng; do mật độ dân sốcao, vùng Đồng bằng sông Hồngvà Bắc Trung bộ đang chịu sức éplớn của ô nhiễm môi trường. Bêncạnh lượng chất thải từ sản xuấtnông nghiệp và sinh hoạt của cưdân nông thôn, đây còn là địa bàntập trung gần 300 khu côngnghiệp, hơn 600 cụm công nghiệpvà nhiều làng nghề với lượng chấtthải lớn, nhiều nơi đã gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng, ảnhhưởng lớn đến chất lượng cuộcsống người dân.

Phát huy những thànhtựu đã đạt được, khắcphục những tồn tại

Để phấn đấu đạt những mụctiêu cao hơn, Phó Thủ tướngVương Đình Huệ yêu cầu các địaphương trong vùng cần tiếp tụcphát huy những thành tựu đã đạtđược, khắc phục những tồn tại,hạn chế. Cụ thể, các tỉnh, thành

19TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Tỉnh Nam Định phấn đấu năm 2019 trở thành tỉnh nông thôn mới.

Page 22: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

20 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

phố cần chủ động rà soát, đề xuấtcác mục tiêu cụ thể về xây dựngNTM để đưa vào Nghị quyết Đạihội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới;tiếp tục đổi mới, sáng tạo để pháthuy các nguồn lực trong xây dựngNTM. Ban Chỉ đạo các Chươngtrình mục tiêu quốc gia các tỉnh,thành phố cần rà soát lại kế hoạchthực hiện và có giải pháp nỗ lựctiếp tục thực hiện các mục tiêu củaChương trình đến năm 2020 đểhoàn thành đạt hiệu quả cao nhất,tránh tư tưởng thỏa mãn, tự bằnglòng, chủ quan trong thực hiệnnhiệm vụ;

Tập trung triển khai tổng kếtcác phong trào thi đua vàChương trình đảm bảo chấtlượng, đúng tiến độ; nâng caochất lượng công tác thẩm định,xem xét công nhận đạt chuẩnNTM, tránh chạy theo thành tích;đánh giá lại một cách cụ thể hiệuquả thực hiện Chương trình vàtiền đấu giá quyền sử dụng đấtcho xây dựng NTM; cần có giảipháp để phát huy vai trò chủ thể,tự nguyện của người dân trongxây dựng NTM, không huy độngquá sức dân. Tiếp tục phát huyhiệu quả của các chính sách đãcó, đồng thời đề xuất các cơ chế,chính sách còn thiếu để nâng caokết quả thực hiện Chương trình.

Ban Chỉ đạo các Chương trìnhmục tiêu quốc gia các tỉnh, thànhphố tiếp tục phát triển sản xuất,nâng cao thu nhập người dântheo hướng bền vững, ứng phóvới biến đổi khí hậu, tiếp tục pháttriển các sản phẩm đặc sản, thếmạnh của địa phương gắn với xâydựng thương hiệu, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc tiêu thụ sảnphẩm và xuất khẩu, đẩy mạnh việcthực hiện Chương trình mỗi xãmột sản phẩm. Phát triển và nhânrộng các mô hình du lịch nôngthôn gắn với xây dựng NTM, cảnhquan đặc thù nông thôn, văn hóatruyền thống, cơ sở hạ tầng, vệsinh môi trường; chú trọng đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội nông thôn gắn với pháttriển đô thị; kết nối liên xã, huyện;chú trọng đầu tư hình thành vàphát triển hệ thống cung ứng, kếtnối nông sản hiện đại cấp huyện;ứng phó với thiên tai và biến đổikhí hậu;

Tiếp tục hoàn thiện hệ thốngcơ sở hạ tầng công ích; tăngcường công tác bảo vệ môi trườngnông thôn, khuyến khích phânloại rác thải tại nguồn, xử lý nướcthải sinh hoạt cụm dân cư nôngthôn, tái sử dụng chất thải nôngnghiệp đảm bảo đúng quy định vềvệ sinh môi trường và an toàn thựcphẩm, cải tạo cảnh quan môitrường; tập trung phát triển cácmô hình thôn, xóm xanh, sạch,đẹp làm tiền đề cho phát triển dulịch nông thôn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầuBộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chủ động chủ trì, phốihợp với các Bộ, ngành liên quanxây dựng khung khổ pháp lý chothực hiện Chương trình trong giaiđoạn tới, hoàn thành trong năm2020 để có thể triển khai thực hiệnngay từ đầu năm 2021, trong đócần rà soát kỹ các mục tiêu củatừng vùng và mục tiêu chung chocả nước, đảm bảo chất lượng, khảthi và phù hợp với mục tiêu phát

triển bền vững và xây dựng nôngthôn thịnh vượng.

Về công tác điều hành, BộNông nghiệp và Phát triển nôngthôn cần tiếp tục phát huy trongthời gian tới để tổ chức thànhcông chuỗi sự kiện tổng kếtChương trình và tập trung xâydựng khung khổ Chương trìnhcho giai đoạn tới; cần có cơ chếkiểm tra, giám sát, đánh giá việcxây dựng NTM, công tác thẩmđịnh xem xét công nhận đạtchuẩn NTM ở các cấp trong quátrình thực hiện để kịp thời độngviên, khuyến khích những cáchlàm hay, điển hình tiên tiến, chấnchỉnh những biểu hiện chạy theothành tích, đảm bảo việc thực hiệnchương trình đi vào thực chất; cầnchú trọng công tác khen thưởngđể kịp thời động viên, ghi nhậnnhững nỗ lực của tập thể, cá nhântrong xây dựng NTM...

Trên tinh thần Nghị quyết số 26của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khóa X): nông nghiệp, nôngdân, nông thôn là chiến lược;nông thôn mới là căn bản; tái cơcấu nông nghiệp là then chốt;người nông dân là chủ thể xâydựng nông thôn mới, trongnhững tháng còn lại của năm 2019và năm 2020, Phó Thủ tướngChính phủ Vương Đình Huệ đềnghị các cấp ủy đảng, chính quyềnvà nhân dân các địa phương cầntiếp tục phát huy những thành tựuđã đạt được, khắc phục nhữnghạn chế, khó khăn, chỉ đạo triểnkhai thực hiện để đạt những mụctiêu cao hơn.v

Page 23: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

21TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Triển khai những tiêu chíxây dựng nông thôn mớinhư sản xuất, xây dựng hạtầng cơ sở vật chất điện

đường, trường, trạm… là nhữngviệc làm gắn liền với cuộc sốnghàng ngày của người dân tại khuvực nông thôn. Chính những điềunày đã khiến ở nhiều nơi việc thựchiện các tiêu chí nông thôn mớiđã trở thành phong trào tại nhiềuđịa phương.

Tỉnh Nam Định là địa phươngđã có những kết quả nổi bật trongxây dựng nông thôn mới trongnhững năm vừa qua. Đến hết năm2018, đã có 209 xã, thị trấn trên địabàn tỉnh hoàn thành xây dựngnông thôn mới. Kết quả này chothấy những cố gắng nỗ lực củangười dân và chính quyền tỉnhNam Định trong việc thực hiệnchương trình Mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới.

Gắn bó với đồng ruộng, câylúa, cây ngô suốt mấy chục nămnhưng gia đình ông Trần Văn Toản,ở xã Nghĩa Minh, huyện NghĩaHưng trước đây chỉ đủ ăn, khôngcó nhiều tích góp. Năm 2011, xãNghĩa Minh triển khai xây dựngnông thôn mới, gia đình ông đã

tham gia chương trình dồn điềnđổi thửa, rồi nhận làm thêm ruộngtừ các hộ dân khác để phát triểnkinh tế. Với hơn 1 mẫu ruộng, giađình ông chuyển sang trồng lúachất lượng cao cho các doanhnghiệp. Giờ ông đã có căn nhà 2tầng khang trang với đầy đủ tiệnnghi hiện đại.

Ông Toản chia sẻ thêm: Từ khicó nông thôn mới gia đình mớisắm sửa được những đồ dùng tiệnnghi cho gia đình như tủ lạnh, máy

giặt… Nông thôn mới góp phầngiúp cho bà con canh tác nôngnghiệp thuận lợi hơn nhiều so vớitrước kia. Đối với các tập thể hợptác xã, các hộ điều hành theo cơchế dịch vụ được thỏa thuận, đãnhận được sự đồng thuận của bàcon nông dân vì công tác điềuchỉnh dịch vụ từ khâu làm đất đếnkhâu kỹ thuật chăm bón giúp việcthu hoạch dễ dàng, thuận tiện hơn.

Tính đến hết năm 2018 mức thunhập bình quân đầu người ở Nghĩa

NAM ĐịNH:

Nỗ lực xây dựng Nông thôn mớiTHẠCH THẢO

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đượcthực hiện trên địa bàn cả nước trong gần 10 năm qua đã giúp khuvực nông thôn trên khắp cả nước có sự thay đổi toàn diện.

Nam Định đang đổi thay từng ngày (Ảnh: Trung tâm huyện Vụ Bản).

Page 24: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

22 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Minh là 49 triệu đồng/người/năm.Đổi thay về kinh tế gia đình ôngToản cũng như nhiều người dânđịa phương đã tham gia tích cựcvào phong trào xây dựng nôngthôn mới. Ông Phạm Quốc Nhì,người dân ở xóm 3, xã Nghĩa Minhcho biết: ở xóm ông đường bê tôngđã dẫn đến từng nhà, mỗi hộ dântrong xóm đều tự giác đóng gópngày công, hiến đất để làm đườngxóm khang trang, sạch đẹp hơn.

Với sự tham gia tích cực củangười dân trong việc xây dựngnông thôn mới, năm 2013 xãNghĩa Minh đã về đích nông thônmới. Trong 2 năm thực hiện từ2011 - 2013 toàn xã đã làm hơn7km đường giao thông nội đồng,hơn 10km đường giao thông liênthôn, liên xã, các nhà văn hóa.Đáng chú ý là các công trình nàyđều có sự đóng góp về vật chất,ngày công rất tích cực của ngườidân. Ông Hoàng Quang Hưng,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xãcho biết: Tất cả các tuyến đường

mới được làm thì người dân đều tựnguyện hiến đất. Giao thông ởtrong khu vực nông thôn đến naychúng tôi đã bê tông 100% đếntận các hộ gia đình chủ yếu lànhân dân địa phương cùng làm.Phần rãnh thoát nước nhân dân tựlàm và xã tiếp tục đổ mặt. Chủ yếulà hiến đất, kinh tế thì lấy ngàycông lao động. Việc hiến đất nhànào cao nhất thì hiến tới 200m2

đất. Tất cả đường liên xã này trướcđây chỉ khoảng 4,5m nhưng bâygiờ mở rộng ra có những đoạnđến 9m và tối thiểu cũng phảiđược 6m.

Xã Hải Triều, huyện Hải Hậu,tỉnh Nam Định hoàn thành xâydựng nông thôn mới từ năm 2014.Theo ông Đỗ Bá Vương, Chủ tịchỦy ban nhân dân xã cho biết: nếukhông có sự đồng thuận của ngườidân thì rất khó để thực hiện cáctiêu chí trong xây dựng nông thônmới. Ông Vương chia sẻ thêm:Tổng nguồn lực xây dựng khoảng20 tỷ, sự đóng góp của bà con

nhân dân chiếm hơn 30% ở giaiđoạn 1 (2010 - 2015). Ở địa phươngđã phát huy vai trò sự đóng gópcủa toàn cộng đồng, nhân dânđồng thuận cao trong các vấn đềlãnh đạo chỉ đạo xây dựng nôngthôn mới ở địa phương.

Các hộ dân ở xóm Việt An, xãHải Triều, Hải Hậu phấn khởi chiasẻ: để việc làm đường giao thôngvà nhà văn hóa được thuận lợi, bàcon đã thống nhất thành lập mộtban thanh tra nhân dân riêng đểthực hiện và giám sát việc thicông. Sau đó bà con tự nguyệnđóng góp vật chất, ngày công đểlàm sau đó để chính quyền kiểmtra nghiệm thu.

Toàn tỉnh Nam Định thực hiệnxây dựng nông thôn mới tại 209xã, thị trấn tại 10 huyện, thành phốtrực thuộc. Theo quy định của tỉnhđể các xã, thị trấn đạt chuẩn nôngthôn mới thì số nợ trong xây dựngcơ bản phải dưới 3 tỷ đồng. Cùngvới đó tỉnh đưa ra chủ trương cáccộng đồng dân cư tham gia trực

Phong trào làm đẹp đường làng ngõ xóm được ngườidân huyện đạt chuẩn Nông thôn mới Hải Hậu đặc biệtquan tâm.

Với phương châm “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, phong tràoxây dựng nông thôn mới với nhiều công trình mới đang tạo radiện mạo mới cho tỉnh Nam Định.

Page 25: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

23TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

tiếp vào xây dựng, giám sát cáccông trình tại địa bàn như đườngliên thôn, nhà văn hóa. Các cộngđồng dân cư này cũng thống nhấtđưa ra các văn bản hương ước quyđịnh về vệ sinh môi trường, sinhhoạt văn hóa trong cộng đồng.Ông Đỗ Hải Điền, Chánh Vănphòng điều phối Nông thôn mớitỉnh Nam Định cho biết: Tính đếnhết năm 2018, toàn bộ các xã thịtrấn trong tỉnh đã hoàn thành xâydựng nông thôn mới. Tỉnh cũngđã có 7/10 huyện thành phố đượccông nhận hoàn thành xây dựngnông thôn mới. Trong đó tỷ lệngười dân tham gia bảo hiểm y tếđạt trên 85%.

Trong thời gian tới, lãnh đạotỉnh Nam Định sẽ tích cực triểnkhai các biện pháp tuyên truyền

để nâng cao ý thức người dântrong xây dựng nông thôn mới.Đồng thời đẩy mạnh công tác xâydựng triển khai để các huyện cònlại hoàn thiện các tiêu chí. Hiện,tỉnh còn huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, NamTrực chỉ còn tiêu chí môi trườngchưa đạt, đã được tỉnh tập trungđôn đốc triển khai giải quyếtquyết liệt để hoàn thiện 9 tiêu chínông thôn mới cấp huyện. Songsong với việc tổ chức thực hiện đểhoàn thành các tiêu chí còn lại ởcác huyện, thì một trong nhữngyêu cầu bắt buộc là các xã, cáchuyện phải có những mô hình tiêubiểu về nông thôn mới, những môhình tiêu biểu kiểu mẫu. Tập trungvào 4 nhóm tiêu chí chính, thứnhất sản xuất thu nhập, thứ haicảnh quan môi trường, thứ ba làvăn hóa, thứ tư là an ninh trật tự.

Qua giai đoạn 1 của Chươngtrình Mục tiêu quốc gia xây dựngNông thôn mới. Tỉnh Nam Định đãđạt được nhiều thành tựu quantrọng trong phát triển kinh tế khuvực nông thôn. Mục tiêu mới đượcỦy ban nhân dân tỉnh đặt ra trongnăm 2019 là sẽ trở thành tỉnhnông thôn mới. Để thực hiện đượcmục tiêu này Nam Định cần cónhững giải pháp và đồng bộnhằm nâng cao năng lực cộngđồng và đời sống tinh thần củangười dân, góp phần giúp từngđịa phương trở thành những miềnquê đáng sống. Thời gian tới, tỉnhtiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghịquyết 07, nhân rộng các mô hìnhnếp sống văn minh, tiến bộ, dầnloại bỏ những tập tục không cònphù hợp.v

Những “cung đường” hoa mười giờ đẹp đến mê lòng người cứ dần dần nối tiếp nhau hình thành.

Page 26: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

24 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

I. Góc nhìn và nhận biếtVề điều kiện địa lý tự nhiên và

con người là do tạo hóa sinh ra.Theo nhận thức của người dân, thìđiều kiện địa lý, khí hậu thủy văn tựnhiên có trước con người. Conngười đến sau, tùy thuộc vào thựctế tự nhiên về điều kiện địa lý, khíhậu thủy văn mà tiến hành nhậnbiết, suy nghĩ và tìm cách thức đểtiến hành công việc cho phù hợp;khai thác điều lợi và khắc chế mặthại của tự nhiên, phục vụ mục đíchcho con người tồn tại, phát triển vàduy trì nòi giống. Vì thế, môitrường tự nhiên và con người cóquan hệ mật thiết, bền chặt, hàihòa, nương tựa và tác động qua lại,chi phối (lợi, hại) lẫn nhau, cùngtồn tại và phát triển. Cụ Trần CaoVân, khi xưa trong bài vịnh “tam tài”có viết: “Trời Đất sinh Ta có ý chăng.Chưa sinh Trời Đất có Ta trong. Tacùng Trời Đất ba ngôi sánh. Trời Đấtin Ta một chữ đồng. Đất nứt Ta ra,Trời chuyển động. Ta thay Trời mởĐất mênh mông. Trời che, Đất chở,Ta thong thả. Trời Đất Ta đây đủ hóacông” (hết trích). Đó, các cụ ngàyxưa, những người có học, thônghiểu thiên văn, am tường địa lý, đãnhận rõ về môi trường tự nhiên(đất, trời) và cuộc sống của conngười là như vậy. Tuy nhiên, như

Albert Einstein đã nói “Vạn vật đềucó giới hạn, chỉ có cái ngu là khôngcó điểm dừng”. Đó là bài học mànhân loại trên trái đất và bầu trờinày, trong đó có cả nhân dân vàđất nước Việt Nam, đang phảigánh chịu và trả giá về “cái ngukhông có điểm dừng” và cộng vớilòng tham không đáy, dẫn đến tàinguyên bị cạn kiệt và biến đổi khíhậu ngày một thảm khốc.

Việt Nam ta, ở một đất nướcđược thiên nhiên ưu đãi về điềukiện địa lý, khí hậu thủy văn tựnhiên, với rừng vàng biển bạc vàđa dạng sinh học. Nhưng đến hômnay, rừng bị tàn phá, đất và nước bị

ô nhiễm, tài nguyên khoáng sản bịcưỡng bức khai thác cạn kiệt, suythoái môi trường thành hoangmạc ở tất cả các tỉnh thành trongcả nước ta, từ vùng núi cao, đếnđồng bằng, ven sông, ven biển vàmặt nước sông suối đều bị cày xớitan hoang. Các dòng sông, khesuối cạn kiệt nước; các khu đô thịmới xây dựng hoặc tôn tạo, hễmưa là ngập nước, kể cả vùng núicao như Lai Châu, Hà Giang, ĐàLạt…; không một thành phố, đôthị nào là không ngập lụt. Thậtbuồn và hổ thẹn với tiền nhân, vớiông cha xưa, đã có công khai phá,bồi đắp và gìn giữ những rừng

LUẬT SƯ HOÀNG NGUYÊN HỒNGNguyên Chuyên viên cao cấp UBKT Trung ương Đảng;Nghiên cứu và Tư vấn Độc lập về Pháp chế, Kiểm tra và Thanh tra.

VỀ MÔI TRƯỜNG & CON NGƯỜI

Tranh minh họa của họa sĩ Phạm Tấn Phú

Page 27: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

25TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

xanh, núi thẳm, đất đai màu mỡ,“bờ xôi, ruộng mật”, nay bị thế hệcháu, con ngạo mạn và vung tiềnra san lấp, xây dựng các siêu caoốc, nhiều chục tầng, thành nhữngdãy núi xi măng và cốt thép, caovút lên trời, hứng mưa, nước chảyxối thẳng xuống đất gây ra ngậpúng và chắn gió lưu chuyển trongkhông khí, đe dọa và ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường sinhsống (đất, nước, không khí) củacon người và muôn loài sinh vật.

Tại phiên họp ngày 02/8/2019,sau khi nghe báo cáo kết quả 5năm thực hiện Nghị quyết Trungương 7 khóa XI về chủ động ứngphó với biến đổi khí hậu, tăngcường quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường, Bộ Chính trị KhóaXII đã thảo luận và kết luận nhưsau: “Quản lý tài nguyên thiên nhiêncòn nhiều yếu kém, sử dụng chưahiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai,tài nguyên nước, một số loại tàinguyên bị lạm dụng, khai thác quámức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ônhiễm môi trường vẫn tiếp tục giatăng, nhất là tại các khu đô thị,thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tớiđời sống, sinh hoạt của người dân,trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

Những hạn chế, yếu kém nêutrên có cả nguyên nhân khách quanvà chủ quan, nhưng do nguyênnhân chủ quan là chính”(hết trích).

Đó là thực trạng mặt yếu kémvà sai lầm trong quản trị quốc giavề môi trường tự nhiên và xã hôi,về tài nguyên thiên nhiên vànguồn lực con người, để lại hậuquả nghiêm trọng như vậy. Tuy

nhiên, việc nêu những “hạn chế,yếu kém”, kể cả chỉ ra về “nguyênnhân khách quan và chủ quan”,trong đó “nguyên nhân chủ quanlà chính” mới đúng về hình thức,nhưng chưa đủ về nội dung cầnsửa. Vậy cái gốc, sự cốt lõi củanhững hạn chế, yếu kém và có cảsai lầm về quản lý tài nguyên vàmôi trường tự nhiên và xã hội làdo đâu?

Thứ nhất, đó là do con người. Ýthức tự giác thường xuyên vàtrách nhiệm công dân thườngngày, trong mỗi người quản lý vàquản lý con người (công chức,viên chức, người dân) chưa thànhtính cách, hành vi tự giác tôn trọngtự nhiên, trong thực thi công vụ vàchấp hành quy định pháp luật vềquản lý tài nguyên và về bảo vệmôi trường. Con người chưa đượcđào tạo cơ bản và hệ thống,chuyên sâu, hoạt động chuyênnghiệp về quản lý tài nguyênthiên nhiên, về bảo vệ môi trườngtự nhiên và xã hội. Trong đó, conngười quản lý là quan trọng nhất,quyết định sự thành bại của côngviệc xây dựng và phát triển đấtnước, bảo tồn, lưu giữ cảnh quanmôi trường tự nhiên xanh và tronglành. Con người quản lý trongchiến tranh, với lòng yêu nước và ýchí quyết tâm chiến thắng, nênbằng nhiều biện pháp (kể cả sannúi, lấp biển, phá làng…), nhằmđạt mục tiêu chiến thắng đốiphương. Ngược lại, con ngườiquản lý trong hòa bình là phảibằng kiến thức và sự hiểu biết vềđịa lý, về tự nhiên và xã hội (cộngđồng, người dân) qua khảo sát,

điều tra, thăm dò tổng thể, thiết kếcụ thể và chi tiết mỗi vùng, khuvực, làng và xã, mà định ra quyhoạch, kế hoạch và chương trìnhkhai thác, sử dụng tài nguyên vàbảo vệ môi trường (vật chất, phivật chất) sao cho có lợi nhất đốivới người dân, cộng đồng dân cưvà doanh nghiệp. Quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường,không thể làm theo phong trào vàduy ý chí. Mặt khác, phải cầu thịhọc tập và vận dụng trí tuệ và kinhnghiệm của ông cha xưa (kinhdịch, phong thủy) và của nhân loại(ý tưởng, kiến trúc, xây dựng, giaothông, bảo tồn, cảnh quan, vănhóa, tự nhiên) trên thế giới đã kinhqua, mà chủ động suy nghĩ, vậndụng sáng tạo vào xây dựng luậtpháp, tổ chức bộ máy và đào tạocon người về quản lý xây dựng,phát triển đất nước và bảo vệ môitrường theo điều kiện địa lý tựnhiên và khí hậu thủy văn của ViệtNam; không học đòi và bắt chước,dập khuôn làm theo hoặc bị thúcép của một ai, vì một nhóm lợi íchvà quyền lợi cá nhân có quyền lực.

Thực tế, vừa qua, con ngườiquản lý về đất đai, về nước, vềrừng, về khoáng sản, về khai thácvà sử dụng nguồn lợi thiên nhiên,xây dựng đô thị… rất bất cập vềkiến thức, về sự hiểu biết và tầmnhìn so với yêu cầu về quản lý vàphát triển ở một đất nước đa dạngsinh học và đậm đà bản sắc dântộc, nhiều nét văn hóa riêng biệtvề từng cộng đồng, gia đình, dònghọ, làng xã. Nhiều năm trước đây,các công chức, viên chức chuyênmôn về thăm dò, khai thác, quản

Page 28: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

26 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

lý và sử dụng tài nguyên (rừng,đất, nước, khoáng sản…) đượcđào tạo ở nhiều nước, khi về ViệtNam phải tự tìm hiểu thực địa, vừalàm vừa tự học, tự tích lũy kinhnghiệm riêng lẻ, nên thiếu tính hệthống chuyên nghiệp, chuyên sâuvề khoa học kỹ thuật và quản lýnhư các nước phát triển. Nhữngthế hệ con người như thế, naycũng đã nghỉ hưu, không có sự kếthừa tiếp nối về chuyên môn,nghiệp vụ quản lý.

Ngay từ đầu, nhận thức và kiếnthức của người quản lý và conngười quản lý công việc về tàinguyên thiên nhiên, về môitrường tự nhiên và xã hội rất giảnđơn và nông cạn. Đây là cái gốc, làvấn đề cốt lõi trong tư duy và hànhđộng của mọi thế hệ cán bộ lãnhđạo và nhân dân ta trong nhiềunăm qua. Việt Nam ta “ở một đấtnước được thiên nhiên ưu đãi vớirừng vàng biển bạc”; khí hậu nhiệtđới, gió mùa, động vật, thực vậtphong phú, cây rừng thườngxanh, nhiều tầng và sống đan xencác loài. Con người sống hòa đồngcùng thiên nhiên, dựa vào thiênnhiên mà sinh tồn và phát triển.Truyền thống văn hóa lúa nước, sựhình thành cư dân làng xã từnhiều đời và xa xưa hàng nghìnnăm đã hun đúc, hình thành nềnnếp sinh hoạt và phong tục sốngcủa các cộng đồng dân cư gắn kếtvới nhau, thể hiện tình làng nghĩaxóm, an vui và bình đẳng hòathuận trong sinh hoạt.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo vềchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…phần nhiều đều trưởng thành vàxuất thân từ nông dân, nông thôn

và nông nghiệp đi lên thành chínhkhách, công chức và viên chức. Dođó, tuy có được học văn hóa, chữnghĩa, nhưng kiến thức về môitrường tự nhiên và xã hội thì chưađược học; tư duy còn in đậm vàphảng phất, ảo tưởng về tiềmnăng “rừng vàng, biển bạc”. Vì thế,định ra các chủ trương, chính sáchduy ý chí (khai thác tài nguyênrừng, khoáng sản), đồng thời,vung tay phát động toàn dân “bạtnúi, lấp biển, sắp đặt lại giang sơn”để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, trách nhiệm cơ quanvà con người quản lý cụ thể vềtừng công việc không được rõràng và liên tục. Nguyên do, các cơquan chuyên môn, quản lý chuyênngành không được ổn định, tổchức bộ máy quản lý được hìnhthành trong một thời gian (mộthai nhiệm kỳ) hoạt động chưathành nền nếp và hình thànhtruyền thống, lại tiến hành “nhậpvào và tách ra”. Việc “nhập vào vàtách ra” là sự lãng phí về trí tuệ(hiểu biết, kinh nghiệm), lãng phívề ngân sách, về tiền bạc (đào tạo,xây dựng cơ bản, trang thiết bị)của nhân dân và công sức củacông chức, viên chức chuyên môn.Tạo ra khoảng trống và thiếu hụtvề kiến thức và kinh nghiệm quảnlý chuyên môn, chuyên ngành,chuyên sâu đã tích lũy được, naybị phá vụn và thất lạc. Mỗi ngànhchuyên môn đều có tính đặc thùvề khoa học kỹ thuật, về quản lý vàcó ngân sách riêng, nhưng chúngta đồng nhất và gộp vào một mốiđể quản lý là thiếu tính khoa họcvà quá sức quản lý của công chức,viên chức. Trong khi đó, một số

công việc lại có sự chồng chéo,nhiều ngành và nhiều cấp cùngquản lý, nên không ai chịu tráchnhiệm chính, cũng là một lỗ hổnglớn “thực thi kém hiệu quả” vềquản lý tài nguyên và môi trường.Việc thiếu ổn định và không thốngnhất lâu dài về tổ chức bộ máyquản lý ngành chuyên môn vàchuyên sâu, nay nhập mai tách làvấn đề khá điển hình ở nước ta. Vìthế, không kế thừa được kinhnghiệm và truyền thống, là sự tùytiện, “tân quan, tân chính sách”.Hậu quả của việc “nhập vào tách ravà tách ra nhập vào” là tự phá bỏhệ thống chuyên môn và khôngcó tính kế thừa kiến thức, kinhnghiệm chuyên môn giữa cũ vàmới, giữa nhập và tách, giữa trướcvà sau, giữa công chức già và trẻ,không liên tục và kế thừa truyềnthống kiến thức và kinh nghiệmthời đã qua. Vì thế, “tài nguyên bịlạm dụng, khai thác quá mức dẫnđến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễmmôi trường…, nhất là tại các khuđô thị, thành phố lớn” như nộidung Kết luận của Bộ Chính trịvừa qua.

Thứ ba, những con người cóchức và có quyền làm công việcquản lý tài nguyên và môi trườngở tất cả các cấp và các ngành,không nghiêm túc “thượng tônpháp luật”. Đây là một nghịch lýcủa nhà nước pháp quyền, khônglàm theo quy định của pháp luật,ngược lại làm theo ý kiến chỉ đạocủa cá nhân cấp trên. Sự quản lývà điều hành phân tán, chia mảnh,cắt khúc và trông chờ, ỷ lại vào chỉđạo và ý kiến của cấp trên là vôhiệu hóa quy định của luật pháp.

Page 29: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

27TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Trong Luật Bảo vệ môi trường(2014) quy định rất rõ về “Bảo vệmôi trường là trách nhiệm vànghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức,hộ gia đình và cá nhân” (Điều 4,K1). “Trách nhiệm quản lý Nhànước về bảo vệ môi trường của Ủyban Nhân dân các cấp” tỉnh -thành, huyện - quận và xã -phường (Điều 143). “Trách nhiệmquản lý nhà nước về bảo vệ môitrường của Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ” (Điều 142).“Trách nhiệm quản lý Nhà nước vềbảo vệ môi trường của Bộ trưởngBộ Tài nguyên và Môi trường”(Điều 141) và “Trách nhiệm quản lýNhà nước về bảo vệ môi trườngcủa Chính phủ” (Điều 140).

Trong “Trách nhiệm quản lýNhà nước về bảo vệ môi trườngcủa Ủy ban Nhân dân các cấp” đềucó ghi rất rõ về trách nhiệm “Kiểmtra, thanh tra, xử lý vi phạm phápluật về bảo vệ môi trường” của mỗicấp; không có câu nào ghi là phảichờ ý kiến cấp trên mới được xử lývi phạm của cơ quan, tổ chức, hộgia đình và cá nhân vi phạm về môitrường. Nhưng trong thực tế quảnlý, mỗi khi có vấn đề về môi trường,cấp dưới không căn cứ vào quyđịnh pháp luật (nhiệm vụ, quyềnhạn) để xử lý theo thẩm quyền, màthường đẩy lên xin ý kiến cấp trênvà chờ ý kiến chỉ đạo của cá nhâncấp trên. Bởi thế, những quy địnhpháp luật về trách nhiệm quản lý,trong Luật Bảo vệ môi trường bị vôhiệu hóa, cấp dưới không chủđộng và nghiêm chỉnh thực hiệnchức trách và nhiệm vụ được giao,theo quy định của pháp luật. Vìthế, ý thức tuân thủ, nghiêm chỉnh

chấp hành theo quy định của phápluật về quản lý môi trường và cánhân công chức tự chịu tráchnhiệm về kết quả việc làm, khôngđược đề cao. Đó cũng là nguyêndo sinh ra tâm lý thụ động, chờ đợisự chỉ đạo và ý kiến của cá nhân từcấp trên. Đồng thời, tạo ra đội ngũcông chức, viên chức có thái độthờ ơ công vụ, vô tình và vô cảmvới người dân. Từ đó, hình thànhmột đội ngũ công chức, viên chứcăn theo, dựa hơi, núp bóng ô dù,gây ra sự bức xúc và bất hòa củangười dân, khi tài nguyên bị tànphá và môi trường tự nhiên - xã hộibị ô nhiễm. Việc công chức, viênchức không chủ động và tự chịutrách nhiệm thi hành đúng chứctrách, nhiệm vụ và thẩm quyềntheo quy định pháp luật, đã làmcho công việc bị chậm trễ, môitrừng bị ô nhiễm và tài nguyên bịtàn phá, không bảo vệ quyền lợicủa Nhà nước và người dân. Đócũng là vấn đề cốt lõi và cơ bản đểcho “tài nguyên đất đai, tài nguyênnước, một số loại tài nguyên bị lạmdụng, khai thác quá mức dẫn đếnsuy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môitrường vẫn tiếp tục gia tăng” nhưtrong Kết luận của Bộ Chính trị.

II. Kinh nghiệm và Việc làm

Từ thực tiễn vừa qua về quản lý,khai thác, sử dụng tài nguyên vàbảo vệ môi trường thiên nhiên vàxã hội của nước ta, đã được hộinghị (ngày 02/8/2019) của BộChính trị (ĐCSVN) Khóa XII xemxét, phân tích, kết luận và nêu “cácquan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ vàgiải pháp; các nhiệm vụ trọng tâm,

cấp bách về chủ động phòng,chống thiên tai, ứng phó với biếnđổi khí hậu, tăng cường quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường”.

Tham khảo những kinhnghiệm về xử lý thải, quy hoạchđô thị và phát triển doanh nghiệpcủa Australia. Cho thấy, nước tahoàn toàn có thể áp dụng kinhnghiệm về quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường của Australia(Úc) để triển khai kết luận của BộChính trị Khóa XII, về tăng cườngquản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường, hướng tới mục tiêu: xâydựng môi trường Việt Nam xanh,sạch, đẹp và bền vững.

Vì thế, người đứng đầu và cácthành viên (cấp ủy, tổ chức đảng,chính quyền, cơ quan, đoàn thể)và từng người dân cần làm một sốviệc sau.

Thứ nhất, quán triệt và thựchiện Kết luận số 56-KL/TW củaBộ Chính trị “về tiếp tục thực hiệnNghị quyết Trung ương 7 khóa XIvề chủ động ứng phó với biến đổikhí hậu, tăng cường quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường”. Tậptrung nghiên cứu xây dựng, hoànthiện pháp luật về ứng phó vớibiến đổi khí hậu; sửa đổi, bổ sungLuật Đất đai năm 2013, LuậtKhoáng sản năm 2010, LuậtPhòng, chống thiên tai năm 2013,Luật Đê điều năm 2006, Luật Bảovệ môi trường năm 2014, Luật Sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả năm 2010. Thực hiện phânloại các chất thải tại nguồn, nhấtlà rác thải sinh hoạt; xử lý ô nhiễmmôi trường; tăng cường quản lý,bảo vệ rừng tự nhiên; hoàn thành

Page 30: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

28 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

việc điều tra và xây dựng bản đồtài nguyên nước mặt và nướcngầm. Tăng cường các biện phápphòng ngừa, kiểm soát đối với cácdự án đầu tư, cơ sở sản xuất cónguy cơ cao gây ô nhiễm môitrường; cụ thể hóa "Kịch bản biếnđổi khí hậu, nước biển dâng" củacả nước và đến từng vùng, miền,địa phương.

Thứ hai, thống nhất quanniệm về thiệt hại. Trên thế giới,quan niệm về thiệt hại do ô nhiễmmôi trường gây ra, có sự khácnhau ở mỗi quốc gia về nội dungvà phạm vi. Một số quốc gia, cóquan niệm cho rằng, những thiệthại chỉ bao gồm các hệ lụy liênquan trực tiếp tới môi trường tựnhiên như hệ động vật, thực vật,đất, nước, không khí... Một sốquốc gia khác, lại có quan niệm,ngoài thiệt hại về môi trường tựnhiên (hệ động vật, thực vật, đất,nước, không khí…) còn đề cậpđến những hậu quả của nó đối vớimôi trường xã hội (tính mạng, sứckhỏe và tài sản của cá nhân conngười) do ô nhiễm gây nên. TạiAustralia, những hệ lụy do môitrường bị hủy hoại còn gồm cảnhững yếu tố phi vật chất như cáclợi ích về văn hóa, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, giải trí. Những thiệt hạido ô nhiễm môi trường gây nênảnh hưởng rất lớn đến tình cảm,tín ngưỡng, văn hóa của ngườidân sở tại. Như vậy, môi trườnggồm cả yếu tố tự nhiên và xã hội.Thiệt hại do môi trường gây ragồm cả yếu tố tự nhiên (hệ độngvật, thực vật, đất, nước, khôngkhí…), yếu tố xã hội (tính mạng,

sức khỏe và tài sản của cá nhâncon người) và yếu tố phi vật chất(văn hóa, tình cảm, trí tuệ, thẩmmỹ, giải trí) của con người.

Luật pháp Việt Nam, chưa quyđịnh cụ thể quan niệm về thiệt hại.Trong Luật Bảo vệ môi trường, giảithích từ ngữ “Môi trường là hệthống các yếu tố vật chất tự nhiênvà nhân tạo có tác động đối với sựtồn tại và phát triển của con ngườivà sinh vật” (K1, Điều 3). “Ô nhiễmmôi trường là sự biến đổi của cácthành phần môi trường khôngphù hợp với quy chuẩn kỹ thuậtmôi trường và tiêu chuẩn môitrường gây ảnh hưởng xấu đếncon người và sinh vật” (K8, Điều 3).“Suy thoái môi trường là sự suygiảm về chất lượng và số lượngcủa thành phần môi trường, gâyảnh hưởng xấu đến con người vàsinh vật” (K9, Điều 3). Những quyđịnh đó, chưa thể hiện được nộidung thiệt hại do thảm họa môitrường gây ra đối với tự nhiên vàxã hội. Vì thế, cần nghiên cứu vàthống nhất đưa ra quan niệm thiệthại do môi trường gây ra về tựnhiên, xã hội và phi vật chất. Từ đó,việc giám sát, kiểm tra và thanh travề môi trường mới đem lại hiệuquả thiết thực vì con người và chocon người.

Thứ ba, luật lệ quy định chặtchẽ, xử lý nghiêm minh. Từ kinhnghiệm quản lý môi trường củaAustralia, để ngăn chặn mọi hànhvi có thể làm tổn hại đến môitrường, trong các điều luật đượcquy định rất chặt chẽ, bài bản vàcụ thể về các hành vi cấm, đượclàm và phải làm. Đặc biệt, trong

quy hoạch, dự án sản xuất (lớn,vừa, nhỏ) đòi hỏi và bắt buộc phảicó phê duyệt điều kiện môi trườngvà xả thải thật nghiêm ngặt hoặcgiấy phép từ cơ quan công quyềnđiều tiết các vấn đề về môi trường.Các tiểu bang và vùng lãnh thổ,đều có cơ quan chuyên môn thựchiện chức năng phê duyệt cácđiều kiện thực hiện về môi trường.Cơ quan này, còn nhiệm vụ tiếnhành điều tra các hành vi (đối vớicơ quan, doanh nghiệp và ngườidân) bị cáo buộc gây hại cho môitrường. Bên cạnh đó, Australia đưara nhiều điều luật quy định về cáctác động đối với các loài bị đe dọa,di sản, quản lý nguồn nước, chấtthải, hàng hóa độc hại, nguy hiểm,môi trường biển… Luật Bảo vệbiển của Australia, có quy định,nếu một tàu xả thải dầu hoặc hỗnhợp dầu xuống biển, cho dù đó làthuộc vùng lãnh hải, ngoài vùnglãnh hải, hoặc đặc khu kinh tế(EEZ), thì thuyền trưởng, ngườithuê tàu và chủ tàu vi phạm phápluật phải chịu mức hình phạt bằngtiền, có khi lên đến 20 triệu đô Úc.Với các tàu nước ngoài, nếu viphạm, có thể bị Cơ quan An toànHàng hải Australia (AMSA) lưu giữ.Riêng với ô nhiễm đất, không khívà nguồn nước, luật pháp cónhững quy định thật rõ ràng và cụthể về trách nhiệm khắc phục ônhiễm đối với cá nhân người hoặctổ chức gây ra hậu quả. Phạt bằngtiền, hàng triệu đô Úc (đối với tổchức) và vài trăm nghìn đô hoặcphạt tù (đối với cá nhân). Nếuchưa khắc phục được hậu quả vàtiếp tục vi phạm, tổ chức, cá nhân

Page 31: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

29TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

gây ra ô nhiễm môi trường, có thểtiếp tục bị xử phạt theo ngày (ví dụ60 nghìn đô Úc một ngày).

Thứ tư, ứng dụng khoa họctiên tiến. Để giải quyết những vấnđề liên quan đến ô nhiễm môitrường, chính quyền các tiểu bangvà vùng lãnh thổ ở Australia đãtiến hành áp dụng những phươngpháp khoa học hiện đại để xử lý. Vídụ, công nghiệp xi măng, ước tính,trung bình mỗi tấn xi măng sảnxuất phát thải 0,8 tấn khí hiệu ứngnhà kính, ảnh hưởng tương đốinghiêm trọng đến môi trường.Chính quyền Australia đã áp dụnghình thức đánh thuế với nhữngdoanh nghiệp thải ra hơn 25.000tấn carbon mỗi năm. Loại thuế đặcbiệt này cũng buộc ngành côngnghiệp xi măng phải nhanh chónggiảm lượng khí độc thải ra. Nhưvậy, bắt buộc Liên hiệp ngành vàcác tập đoàn xi măng phải đầu tưtrí tuệ và tiền của nghiên cứu, vậnhành hệ thống thu gom, xử lý cácchất thải nguy hại để tái chế, tậndụng các nhiên liệu thay thế.

Từ đó, tạo ra mối liên quan giữacác ngành công nghiệp rất chặtchẽ, đặc biệt trong công nghệ xửlý xả thải để tạo ra nhiên liệu thaythế. Ví dụ, công nghiệp nhôm,thép trong quá trình sản xuất, sảnsinh ra “các dòng tế bào thải” (SCL)gồm hỗn hợp các bon và vật liệuchịu lửa. Các vật liệu thải trênkhông bị bỏ đi mà qua quá trìnhtái chế thành nhiên liệu thay thếtrong hầu hết các nhà máy ximăng. Điều đó vừa giúp mang lạihiệu quả kinh tế, vừa bảo đảm môitrường. Một ví dụ khác là tập đoàn

thép (Bluescope Steel), không xảchất thải ra môi trường mà đượcnghiên cứu để tái sử dụng. Ướctính, lượng nước thải trong quátrình sản xuất thép của tập đoànlà khoảng 20.000m3/ngày. Toàn bộnước thải được dẫn tới nhà máynước Sydney Water xử lý và tiếptục sử dụng. Việc xử lý chất thảicủa Sydney Water rất hiện đại,gồm các bước sàng lọc chất cặn,áp dụng quy trình sinh học để khửcác nồng độ hóa học có hại trongnước, hệ thống lọc vi khuẩn, virusvà công nghệ thẩm thấu ngược đểloại trừ các kim loại nặng. Sau quátrình sàng lọc tinh vi trên, các chấtnày sẽ được phép thải như chấtrắn hoặc thu hồi. Về nước thải sinhhoạt hàng ngày, cũng có hệ thốngthu, gom và xử lý, đưa về các túinước ngầm tự nhiên (chưa khaithác) lưu giữ tại đó. Sau vài chụcnăm, khi có nhu cầu sử dụng mớikhai thác, xử lý và tái sử dụng phụcvụ cho sinh hoạt của người dân vàsản xuất nông công nghiệp.

Thứ năm, có tầm nhìn và kiếnthức chuyên sâu về quy hoạchđô thị, kiến trúc giao thông vàxây dựng bền vững. Nhìn tổngthể và quan sát các tiểu bang ởLiên bang Úc (trong thiên nhiên vàxã hội) về quy hoạch phát triển đôthị, về kiến trúc giao thông và xâydựng dân cư là một điểm sáng vềtrí tuệ và sáng tạo. Ngành quyhoạch phát triển, có nhiệm vụtrọng tâm và chính yếu là phục vụcho nhu cầu phát triển bền vữngcủa nội địa nước Australia. Nhưnghiện nay, ngành quy hoạch pháttriển bền vững của Australia đã trở

thành ngành mũi nhọn, có lợi thếcạnh tranh bền vững trên thịtrường dịch vụ tư vấn cho nhiềunước trên thế giới.

Nước Australia thuở ban đầu,cũng rất lúng túng trong côngviệc quy hoạch đô thị và đã phảitrả giá về thảm họa môi trườngthiên nhiên và xã hội. Nhưng, từnhững bài học thực tiễn đó,những người quản lý, các kỹ sưquy hoạch, các chuyên gia môitrường và kiến trúc cảnh quan,cùng ngồi lại, xem xét rút kinhnghiệm và đã đúc kết 4 tiêu chíbền vững trong quy hoạch pháttriển đô thị, kiến trúc giao thôngvà xây dựng dân cư. Vì thế, nướcAustralia đã thoát khỏi nhữngvướng mắc trong quy hoạch đôthị, kiến trúc giao thông và xâydựng khu dân cư và trở thànhnước tiên tiến, đi đầu về quyhoạch bền vững. Nội dung bốn (4)tiêu chí quy hoạch bền vững đượcmô tả như sau:

Một là bền vững về xã hội. Đâylà tiêu chí quan trọng nhất, chiphối toàn bộ ý tưởng quy hoạchvà thực hiện quy hoạch. Vì, cộngđồng dân cư và từng cá nhân conngười, đã tồn tại và sinh sốngnhiều đời, nhiều năm trong điềukiện địa lý, khí hậu và thủy văn tựnhiên. Nay, tiến hành Quy hoạchphát triển, là việc làm xáo trộn vàbiến đổi (hoàn toàn hoặc mộtphần) về điều kiện tự nhiên vàcuộc sống của người dân. Do đó,tác động cực mạnh (cả lợi và hại)đến tâm lý và tình cảm, văn hóa vàđức tin của nhiều người. Làm thayđổi hoặc mất hẳn nền nếp sinh

Page 32: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

30 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

hoạt, phong tục, tập quán và tínngưỡng (thờ cúng, mồ mả) củacộng đồng. Vì thế, đồ án quyhoạch phải lấy mục tiêu phục vụcon người, vì con người là chính.Nghĩa là phải cân bằng và bảo tồnđược mọi giá trị văn hóa, tôn giáo,tinh thần hiện có; đồng thời, phảibảo đảm có đầy đủ các yếu tố vàđiều kiện xã hội về giáo dục, y tế,việc làm, thu nhập, giao thông vàcác dịch vụ cần thiết cho ngườidân. Đó là những yếu tố cần và đủmang tính ổn định và bền vững xãhội. Nội dung quy hoạch phải hàihòa với lợi ích và ý nguyện củanhân dân. Bởi thế, ngay từ đầu, từý tưởng quy hoạch và đến khi tiếnhành quy hoạch, phải được côngkhai và minh bạch mọi vấn đề, đểngười dân giám sát.

Việc giám sát của người dân vàcông tác truyền thông, phải đượctiến hành xuyên suốt trong tất cảcác giai đoạn quy hoạch: Từ thămdò ý tưởng (a), đến mô hình hóa ýtưởng (b), đến Quy hoạch sơ bộ (c)và cuối cùng Quy hoạch chi tiết (d).Riêng hai giai đoạn sau (c và d), việcgiám sát và công tác truyền thôngcần tiến hành các cuộc điều tra rấtcụ thể, chi tiết và sâu rộng về kinhtế - xã hội trong vùng quy hoạch.

Người dân Australia sống rất cótrách nhiệm với công việc chung,chính quyền rất tôn trọng ý kiếncủa dân; tạo mọi điều kiện thuậnlợi nhất, để người dân được nói lêný kiến riêng (đồng tình hoặc phảnđối) và ý tưởng của mình. Bởi vậy,Cơ quan quy hoạch, bắt buộc phảithiết lập một bộ phận riêng và có

điện thoại miễn phí, để lắng nghevà tiếp nhận ý kiến của người dân(nơi quy hoạch) và lĩnh hội ý kiếnđóng góp của các chuyên gia vàmọi người dân, sau đó chuyển chobộ phận chuyên môn quy hoạchxử lý. Bởi vậy, các đồ án quy hoạch,đều được người dân nơi được quyhoạch đón nhận và khi thực hiệnphù hợp ý nguyện của nhân dân.Chi phí cho việc giám sát củangười dân và công tác truyềnthông, điều tra xã hội chiếm tỷ lệrất lớn (từ 10 - 20%), trong tổng chiphí của một đồ án quy hoạch.

Hai là bền vững về tự nhiên.Đây là tiêu chí quan trọng thứ hai,quyết định đến điều kiện sinh tồncủa người dân và muôn loài. Conngười từ ngàn xưa, luôn gắn kếtchặt chẽ và nương tựa vào tự nhiênđể tồn tại và phát triển. Vì thế, bắtbuộc tất cả nội dung cấu trúc vàhợp phần của đồ án quy hoạchphải thấm nhuần nguyên tắc cơbản là “Thân thiện với môi trườngsinh thái” và “Bền vững về tự nhiên”.Do đó, cần cân nhắc thật kỹ lưỡngvề điều kiện tự nhiên, về thứ tự ưutiên tác động của đồ án quy hoạchđến môi trường sinh thái.

Tiêu chí bền vững về tự nhiên,có nhiều vấn đề, trong đó, (a) “ưutiên số một là nguồn nước”, gồmcó nước mặt (sông, suối, hồ, đầm)và nước ngầm (mạch nước, túinước) trong lòng đất. Cho nên, bắtbuộc phải điều tra, khảo sát vàthăm dò thật cụ thể, chi tiết và xáclập được bản đồ quy hoạch vềnước (sinh hoạt, sản xuất) trongdự án quy hoạch phát triển bền

vững. Người dân Australia coi“Nước là linh hồn cuộc sống” nênquý trọng từng giọt và chú ý bảovệ nguồn tài nguyên quý giá nhất.Nếu một đồ án quy hoạch có ảnhhưởng nghiêm trọng đến nguồnnước mà không thể khắc phụcđược thì bị từ bỏ ngay.

(b) Ưu tiên thứ hai là nhữngkhoảng không gian xanh. Câyxanh ở Australia cũng có quyềnpháp lý và được bảo vệ như nhữngcông dân. Mỗi cây đều có hồ sơ lýlịch và được quản lý bằng máy vitính. Thủ đô Canberra được coi làmột trong những thành phố xanhnhất thế giới với tỷ lệ ba cây xanhtrên một đầu người. Nếu đồ ánquy hoạch ảnh hưởng xấu chokhoảng không gian xanh cũng bịtừ bỏ ngay.

(c) Ưu tiên thứ ba là tài nguyênvà thổ nhưỡng. Tài nguyênkhoáng sản của Australia kháphong phú được bảo vệ và gìn giữnhư “của để dành” cho thế hệ maisau. Nếu dưới vùng đất định quyhoạch có khoáng sản thì trước hếtsẽ sơ bộ lập phương án khai thácvà tiên đoán thời gian khoáng sảntrên thị trường thế giới cạn kiệt (cókhi là cả trăm năm sau) thìAustralia sẽ khai thác và vào thờiđiểm đó, thì khai thác như thế nào.

Đồ án quy hoạch không đượcgây ảnh hưởng đến việc khai thácsau này. Thổ nhưỡng cũng rấtđược coi trọng, đặc biệt là nhữngvùng có điều kiện thuận lợi choviệc sản xuất những sản phẩmnông nghiệp có giá trị cao, trởthành lợi thế cạnh tranh của nước

Page 33: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

31TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

S Ự K I Ệ N - D Ư L U Ậ N

Australia trên thị trường thế giới.Những vùng đất cằn cỗi, quyhoạch trồng cây xanh hoặckhoanh vùng thổ nhưỡng lại làmkhu dự trữ cho cây xanh tự nhiênmọc và phát triển các loại sinh vậttự nhiên.

Ba là bền vững về kỹ thuật.Đây là tiêu chí quan trọng thứ ba,nó quyết định sự tiên tiến hiện đạilâu dài hay sớm lạc hậu và gây trởngại cho hoạt động của con người.

Vì thế, khi tiến hành, lập mộtđồ án quy hoạch thì tiêu chí vềbền vững kỹ thuật phải được xemxét và tính toán thật khoa học vàrất khách quan; không vụ lợi. Mộtđề án quy hoạch phát triển đượccoi là bền vững về kỹ thuật, thì nộidung phải tích hợp được mọi yêucầu về hạ tầng kỹ thuật một cáchđầy đủ và đồng bộ, với cácphương án hợp lý, bảo đảm chocuộc sống văn minh lâu dài.

Cảm nghĩ đầu tiên khi tham giagiao thông ở Australia là tất cả cáctuyến đường (đường to, nhỏ,chính, nhánh, thành phố, nôngthôn, cao tốc) đều có hàm lượngvà dấu ấn về trí tuệ kiến trúc giaothông rất đậm nét, rõ ràng và cảnhquan mặt đường và hai bên trangtrí hoa văn màu sắc an bình vàsinh động. Trong thực tế ởAustralia, khi quy hoạch mộttuyến đường, phải đưa tất cả các

công trình phụ trợ cần thiết (điện,nước, thoát nước, viễn thông, câyxanh, chiếu sáng...) vào chung mộtdự án. Tiến độ thi công cũng đượclập rất cụ thể, chi tiết và đồng bộ;hạng mục nào xây trước, hạngmục nào xây sau, tất cả theo mộtquy trình nhịp nhàng và hợp lý.Làm đến đâu, hoàn chỉnh, sạchđẹp đến đó, không có chuyện đơnvị trước xây, người sau đến đào đivà đào lại, gây lãng phí.

Khi dự án hoàn thành, các côngtrình phụ trợ sẽ được bán lại chonhà cung cấp dịch vụ tương ứng.Những công trình như cấp thoátnước, môi trường, cây xanh, chiếusáng... không thu được vốn từ nhàcung cấp dịch vụ thì chi phí đượctính vào giá đất đai.

Để thực hiện được tiêu chí bềnvững về kỹ thuật, thì quan trọng làbiết lựa chọn công nghệ. NgườiAustralia coi công nghệ tốt nhất làcông nghệ phù hợp nhất. Phù hợpvới sự tiến bộ, với năng lực vậnhành, với điều kiện sinh thái, điềukiện kinh tế - xã hội... Cái gì cầnhiện đại thì phải làm rất hiện đại,cái gì mà giản đơn còn phù hợp thìvẫn giữ lại đơn giản như bản chấtvốn có.

Bốn là bền vững về tài chính.Đây là tiêu chí quan trọng cuốicùng, tiêu chí tổng hợp quyết địnhtrước mắt và lâu dài thực hiện dự

án quy hoạch phát triển bền vữngvề ba tiêu chí trên (xã hội, tự nhiên,kỹ thuật). Vì thế, việc phân tích kinhtế - xã hội và tài chính cần được tiếnhành thực hiện rất nghiêm ngặt vàcụ thể ở từng giai đoạn.

Đặc biệt, giai đoạn ba, quyhoạch sơ bộ (c) và thẩm định lại ởgiai đoạn cuối cùng (d), nhằm tínhtoán mọi chi phí cần thiết từ khâuđầu tư xây dựng, đến vận hành,bảo dưỡng và quản lý toàn bộ dựán quy hoạch.

Đồng thời, ngay từ đầu dự ánquy hoạch, phải lập phương án tàichính đầy đủ cho toàn bộ vòngđời của công trình (có khi hàngtrăm năm sau); kể cả chi phí đểphá dỡ (cũng được dự toán rất chitiết) sau khi công trình hoàn thànhsứ mệnh và hết thời gian tồn tại.

Tóm lại, Nhân dân ta thườngnói, “Dễ trăm lần không dân cũngchịu, khó vạn lần dân liệu cũngxong”. Công việc chủ động phòng,chống thiên tai, ứng phó với biếnđổi khí hậu, tăng cường quản lýtài nguyên và bảo vệ môi trườngphải là tiềm thức và ý thức tráchnhiệm của chính quyền, củadoanh nghiệp và mỗi người dân.Chỉ như vậy, mới đem lại hiệu quảbảo vệ tài nguyên thiên nhiên bềnvững và một môi trường xanh,sạch và đẹp.v

Nguồn:* Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị họp ngày 02/8/2019* Quy hoạch đô thị bền vững của Úc (Ts. Trương Tiến Hải)* Xử lý xả thải của Úc (Ngọc Minh)* Luật Bảo vệ môi trường 2014

Page 34: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

32 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

1 . Vài nét về sự ra đời vàphát triển mạng xã hội

Mặc dù sự phát triển của mạngxã hội mới chỉ bùng nổ trong thờigian gần đây nhưng thực chất nềntảng của mạng xã hội đã đượcnghiên cứu và phát triển từ rất lâuđời. Từ những năm 70 của thế kỷtrước, khi các dịch vụ thư điện tửđầu tiên được gửi đi giữa hai máytính “nằm ngay cạnh nhau” vớithông điệp ngắn gọn gồm các kýtự thuộc hàng đầu tiên của bànphím chuẩn hiện nay làQWERTYUIOP đã đặt nền móngđầu tiên cho sự kết nối liên người- máy. Tiếp theo đó, cùng với sựphát triển của mạng Internet,trong những năm đầu của thế kỷ90, mạng xã hội đầu tiên trên thếgiới được thành lập là Geocities(1994) với các dịch vụ được cungcấp bao gồm tạo lập địa chỉ,

website cá nhân. Sau đó, Yahoo đãmua lại Geocities và biến trangnày thành các địa chỉ quen thuộcnhư Yahoo!Blog, Yahoo!360,Yahoo! Geocities,… Tuy nhiêncùng với sự thiếu linh hoạt trongchiến lược phát triển, các dịch vụnày lần lượt bị đóng cửa vànhường bước cho Facebook,Twitter; Linked In,… Ngay sau đólà sự nổi lên của dịch vụ Friendster(2002), một tiên phong trong hỗtrợ kết nối và chia sẻ trực tuyếngiữa những người thân sống trongthế giới thực. Chỉ sau 3 tháng ramắt, Friendster đã có 3 triệu ngườidùng tham gia. Trung bình cứ 120người dùng Internet thì có mộtngười sử dụng dịch vụ này. Ngaysau đó một năm, bản sao củaFriendster là MySpace ra mắt vànhanh chóng thu hút người sửdụng. Phiên bản đầu tiên của

MySpace chỉ được thiết kế trong10 ngày ngắn ngủi.

Hai mạng xã hội có đông ngườisử dụng nhất hiện nay có mặt khámuộn. Năm 2004, phiên bản đầutiên của Facebook ra đời và đã cóhơn 19.500 sinh viên đăng kýtrong tháng đầu tiên hoạt động.Hai năm sau, mạng xã hội Twitterra đời và ghi một dấu mốc quantrọng trong quá trình phát triểncủa mạng xã hội. Theo thống kê sơbộ, tính đến quý 2 năm 2017,Twitter có 328 triệu người dùngkích hoạt dịch vụ. Tính đến tháng6 năm 2017, Facebook có 2.01 tỷngười dùng đang kích hoạt dịchvụ, trong đó riêng Việt Nam là33.86 triệu tài khoản đã, đangđược kích hoạt và sử dụng.

Ngoài các mạng xã hội do nướcngoài cung cấp, ở Việt Nam nhữngnăm gần đây còn có hai mạng xã

PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HẰNGViện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin vàcông nghệ truyền thông, vai trò của mạng Internet ngày càng quan trọng. Sựtác động của mạng máy tính toàn cầu đã mang lại hiệu quả về kinh tế, pháttriển xã hội và đóng góp những giá trị tích cực trong đời sống con người. Có thểnói rằng, mạng xã hội và truyền thông xã hội đang là mô hình mới nhất, từ đócó thể đơn giản hóa các phương thức kết nối, tương tác giữa con người. Nộidung bài viết tập trung nghiên cứu về tình hình ứng dụng mạng xã hội và truyềnthông xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu, ứng dụng truyền thông xã hội và mạng xã hội trong bối cảnhphát triển xã hội thông tin ở Việt Nam

Page 35: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

33TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

N G H I Ê N C ứ U B Á O C H Í - T R U Y ề N T H Ô N G

hội do người Việt sáng tạo và thiếtlập, đó là Zing và Zalo. Dựa trên cơsở các nền tảng là các nhà pháttriển công nghệ Việt Nam, mạngxã hội Zing và Zalo đã từng bướcđáp ứng được nhu cầu của ngườisử dụng trên nền tảng di động.Tính đến tháng 2 năm 2017, Zalođã có 70 triệu người sử dụng vàđang trở thành một trong nhữngdịch vụ phổ biến của người dùngViệt Nam.

2. Các khái niệm cơ bảnĐể hiểu rõ về mạng xã hội và

vai trò của nó đối với xã hội thôngtin hiện nay, chúng ta sẽ tìm hiểucác khái niệm cơ bản nhất, có thểđược thống kê như dưới đây.

Có nhiều khái niệm về mạng xãhội (social network) như: “Mạng xãhội là một trang web cho phépngười dùng có chung sở thích chiasẻ các thông tin, hình ảnh, âmthanh” (TheoTechTarget); Hay theođịnh nghĩa của từ điển Oxford:“Mạng xã hội là một mạng lưới cáctương tác và quan hệ xã hội củacon người. Là một trang web dànhriêng cho phép người dùng giaotiếp, tương tác, trao đổi với ngườikhác bằng việc cung cấp cácthông tin, tin nhắn, góp ý, chia sẻhình ảnh, âm thanh . . .”. Tựu chunglại, mạng xã hội là một dịch vụtrên mạng Internet, cho phépngười dùng tương tác, giao tiếp,chia sẻ dữ liệu, thông tin, đồngthời cung cấp các dịch vụ chophép các thành viên tương tác,phản hồi thông qua các tin nhắn,góp ý...

Các thành phần chính củamạng xã hội bao gồm các nút (hay

còn gọi là node) mà ở đó mỗi nútlà một thực thể tham gia vàomạng, thực thể này có thể là cánhân, tổ chức hay doanh nghiệpbất kỳ nào đó. Bên cạnh nút là cácliên kết (relationships), đây làthành phần cơ bản, quan trọng vàlà yếu tố để tạo nên mạng xã hội.Các liên kết được hiểu là các quanhệ giữa các thực thể. Các liên kếttrong mạng xã hội rất đa dạng, đachiều và mang nhiều ý nghĩa, làmô phỏng của các quan hệ trongthế giới thực như thích, yêu, ghét,bạn… Về cơ bản, một mạng xã hộicó thể được hiểu như một đồ thịmà các nút được biểu diễn bởi cácđiểm còn các liên hệ được biểudiễn bằng các đoạn thẳng nối cácnút với nhau.

Trong mối quan hệ của cácthực thể trong mạng xã hội, thìmỗi người dùng (user) trên mạngxã hội đóng vai trò hết sức quantrọng. Mỗi người dùng chính làmột “bản sao” của con người trongthế giới thực - cho phép sử dụngchính bản thân họ hay mô tả conngười mong muốn mà họ hướngđến. Mặc dù các người dùng hoạtđộng trên môi trường “ảo” nhưngcách thể hiện quan điểm, suy nghĩ,cách làm của người dùng lại là sựmô phỏng theo ánh xạ 1-1 từ thếgiới thực, bao gồm các cảm xúcvui, buồn, các thái độ tích cực haytiêu cực với một vấn đề nào đótrong xã hội.

Khái niệm tiếp theo của mạngxã hội mà chúng ta cần quan tâmlà bài đăng (hay còn gọi là bàipost). Với mỗi kiểu mạng xã hộikhác nhau thì các bài đăng có cáctính chất khác nhau, ví dụ như

kiểu bài đăng đa dạng (văn bản,màu sắc, âm thanh, video, hìnhảnh...) trên mạng xã hội Facebook,Twitter, Zalo... hay kiểu bài đăngdạng âm thanh, video trên mạngxã hội YouTube… Các bài đăngcũng có thể mang nhiều hình tháithông tin khác nhau từ tích cựcđến tiêu cực, từ chủ động đến thụđộng, từ mô tả thế giới thực đếnphản ánh các sự vật, hiện tượngtrong thế giới thực hay các ướcmơ, mong muốn trong cuộc sống.Các kiểu bài đăng cũng có thể làcác sự kiện đang diễn ra trong đờisống hàng ngày hoặc các phảnbiện đối với các sự kiện nào đó đãvà đang diễn ra. Chính các thôngtin này đã tạo nên các luồngtruyền thông xã hội khác nhau, rấtđa dạng và phong phú. Một trongcác kiểu bài đăng có tác động trựctiếp lên đời sống văn hóa xã hộichính là bài đăng phản ánh các sựkiện, hoạt động xã hội có tínhphản biện. Chính các bài đăngdạng này đã mang lại sự phát triểnnhanh chóng của mạng xã hộitrong giai đoạn hiện nay.

Các bài đăng trên mạng xã hộibản thân nó không tạo nên cácluồng truyền thông xã hội mà bêncạnh các bài đăng là các bình luận(comment) hay các trạng tháiphản hồi với bài đăng của ngườidùng mạng xã hội (thích, khôngthích…) thông qua các biểutượng trạng thái. Các bình luận vàcác trạng thái này được địnhnghĩa như là một phản ứng theohình thái tình cảm của ngườidùng đối với bài đăng nào đó.Qua các bình luận hay trạng tháiphản hồi, người dùng mong

Page 36: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

34 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

muốn được bày tỏ, quan điểmđồng tình, không đồng tình haycung cấp các minh chứng phảnbiện lại các quan điểm của bàiđăng. Chính các phản hồi thôngqua các bình luận, hay các trạngthái của người dùng mà mạng xãhội đã trở thành một phương tiệntruyền thông mới, đồng thời cungcấp một cách thức truyền thôngchi phí thấp, hiệu quả cao trongbối cảnh hiện nay.

Bên cạnh các bài đăng, bìnhluận và các trạng thái phản hồi củangười dùng, các dịch vụ mạng xãhội còn cung cấp các kênh thôngtin riêng nhằm nhóm các bài đănghoặc các người dùng thành mộtnhóm mà ở đó các đối tượng thamgia thực hiện truyền thông cóchung quan điểm, sở thích haychung một mục tiêu tác động. Cácthành phần như vậy được gọi làcác fanpages, group (đối với dịchvụ mạng xã hội Facebook), cáckênh riêng (đối với dịch vụ mạngxã hội Youtube)… Ở các kênhriêng này, các thực thể tham giamạng xã hội có thể tạo nên các sảnphẩm truyền thông cho riêng mụcđích của mình nhằm đạt được cácmục tiêu truyền thông nhất định.

Cần phân biệt giữa mạng xãhội (social network) và truyềnthông xã hội (social media). Trongđó, mạng xã hội là dịch vụ, là nềntảng cho phép người sử dụngcung cấp, chia sẻ thông tin còntruyền thông xã hội là một dòngchảy thông tin quan trọng nhấtcủa mạng xã hội bao gồm nộidung của nó là các dữ liệu đượcngười dùng cung cấp, chia sẻthông qua dịch vụ mạng xã hội.

Bản thân mạng xã hội không tạonên truyền thông xã hội, mà cácbài đăng, các chú thích, thông tinđược cung cấp trên các kênhthông tin... mới tạo nên truyềnthông xã hội.

Một khái niệm khác cần đượcquan tâm khi đề cập tới mạng xãhội và vai trò của mạng xã hội đốivới xã hội thông tin là truyềnthông số, đây là phương pháptruyền thông thông qua các kênhkỹ thuật số mà ở đó, các quan hệgiữa các đối tượng truyền thông làquan hệ hai chiều. Các kênh thôngtin ngoài việc cung cấp thông tincho khách hàng thì nó còn có vaitrò nhận thông tin phản hồi từ cácđối tượng nhận truyền thông. Cácphản hồi này sẽ có vai trò như làmột kênh cho phép phản biện, xửlý và nâng cao chất lượng dịch vụtruyền thông hiện có.

Một khái niệm không thể táchrời khi đề cập đến vấn đề truyềnthông trên mạng xã hội đó là nộidung số (digital content). Khác vớinội dung truyền thông thông quabản in, nội dung số được hiểu làcác dữ liệu hay thông tin đã đượcsố hóa cho phép chia sẻ, trao đổi,lưu trữ và truy vấn một cách dễdàng, đơn giản thông qua máytính. Nội dung số đồng thời cũngcho phép người sử dụng có thểnhanh chóng tích hợp với các sảnphẩm khác bởi các đặc tính nóitrên. Nội dung số cũng đã biếnthành một ngành công nghiệpmang lại nhiều lợi ích cho xã hộivà đời sống hiện nay đặc biệt làđóng vai trò to lớn trong thời kỳphát triển bùng nổ của các kỹthuật truyền thông hiện đại.

Song song với các khái niệmtruyền thông số và nội dung số,hiện nay các vấn đề về công nghệsố (digital technique) cũng đã vàđang được quan tâm nghiên cứu.Công nghệ số về cơ bản được hiểulà các phương thức cho phép sửdụng các phương tiện hiện đại,đặc biệt là các phương tiện dựatrên các công cụ của công nghệthông tin để tạo ra các sản phẩmứng dụng nhằm tạo ra, biến đổi,sử dụng, phát triển hệ thống, tổchức sản xuất để giải quyết vấn đề,cải tiến các giải pháp đã tồn tạihướng tới một mục đích hay thựchiện các chức năng cụ thể nào đó.Công nghệ số ra đời đã giải quyếtđược các bài toán về tối ưu hóa sửdụng, tăng tốc độ truyền tải thôngtin, mang lại tính phổ quát nhằmđáp ứng nhiều đối tượng sử dụngvà phục vụ cho nhiều ngành nghềkhác nhau của xã hội.

Trong những năm gần đây,khái niệm về công nghệ hội tụ(convergence) đã và đang đượcáp dụng trên nhiều phương diện,đặc biệt là trong bối cảnh xã hộithông tin ngày nay. Công nghệhội tụ trong thời đại ngày nay tậptrung vào hướng hội tụ số mà ởđó các thiết bị số được tích hợpcho phép hỗ trợ tối đa khả nănggiao tiếp và chia sẻ thông tin vàomột hệ thống. Các công nghệ hộitụ cho phép loại bỏ các đặc tínhvà không gian, thời gian vàkhoảng cách địa lý của các sảnphẩm. Tất cả các sản phẩm hay kỹthuật đều hướng đến giải pháp“tất cả trong một (all - inone)”nhằm phục vụ tối đa nhu cầu củangười sử dụng.

Page 37: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

35TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Tiếp theo đó, xu hướng pháttriển của truyền thông trên mạngxã hội ngày nay luôn đi đôi vớikhái niệm đa phương tiện(multimedia). Đa phương tiện là sựkết hợp các phương tiện truyềnthông (media) và các dạng nộidung (content) khác nhau nhưhình ảnh, âm thanh, clips, videosvà các nội dung mang tính tươngtác. Đi đôi với khái niệm đaphương tiện là các vấn đề liênquan đến truyền thông đaphương tiện (multimediacommunication).

Bênh cạnh các khái niệm vềmạng xã hội và các vấn đề liênquan, các khái niệm khác cầnquan tâm trong thời đại côngnghệ số, đó là truyền thông số, nộidung số, công nghệ số, hội tụ, đaphương tiện, xã hội thông tin, xãhội học tập, xã hội tri thức…

Trên cơ sở định nghĩa về mạngxã hội, các tính chất cơ bản của nócó thể được kể đến, bao gồm:

- Mạng xã hội là một môitrường mở, nội dung trên mạng xãhội được xây dựng hoàn toàn bởicác thành viên tham gia. Bất cứmạng xã hội nào đều không thểtạo nên nội dung mà dựa trên cáctính năng được cung cấp bởimạng xã hội, các thành viên thamgia mạng xã hội có thể chia sẻ,cập nhật trạng thái, cung cấpthông tin.

- Các cá nhân (hoặc doanhnghiệp, tổ chức…) tham gia trựctiếp vào mạng xã hội. Lượngngười sử dụng mạng xã hội ngàycàng tăng là cơ hội để công chúngtiếp cận một cách dễ dàng với chi

phí rẻ hơn so với phương tiệntruyền thông khác.

- Tính tương tác của mạng xãhội rất cao. Đây là ưu điểm nổi bậtnhất của mạng xã hội mà qua đó,các thành viên có thể chia sẻthông tin, tương tác trực tiếp vớinhau theo nhiều cách thông quacác tính năng như: thích, bìnhluận, chia sẻ ảnh, cùng sử dụngcác ứng dụng, kết nối cùng mộtnội dung… Qua đó, người dùngmạng xã hội có thể thảo luận, chiasẻ, tương tác mà không phụ thuộcvào điều kiện địa lý, thời gian haykhông gian.

Dưới góc nhìn về xã hội thôngtin, có nhiều cách tiếp cận khácnhau. Trong đó các đặc trưng củaxã hội thông tin được hiểu dướicác dạng thức sản xuất kinh tếkhác nhau, các dạng thức tươngtác xã hội mới, các quá trình sảnxuất hiện đại… Các tiêu chí đểphân loại các cách tiếp cận về xãhội thông tin, đó là: công nghệ,kinh tế, nghề nghiệp, không gian,văn hóa…

3. Sự tác động củamạng xã hội đối với xãhội thông tin

Trong cuốn sách “Xã hội thôngtin” (Information Society), NickMoore đã đưa ra một số quanđiểm về đặc điểm của xã hộithông tin. Đầu tiên, thông tin đượcsử dụng như là một nguồn tàinguyên kinh tế. Tổ chức sử dụngthông tin lớn hơn để tăng hiệuquả, để kích thích sự sáng tạo vàđể sự cạnh tranh, thường là thôngqua cải thiện chất lượng của hànghóa và dịch vụ mà họ sản xuất, có

lợi cho nền kinh tế của một quốcgia. Thứ hai, trong xã hội thông tin,công chúng có thể xác định và sửdụng khối lượng lớn hơn và tầnsuất thông tin cao hơn, thông tinnhiều tầng và đa chiều hơn. Sốlượng người sử dụng thông tinchuyên sâu vì mục tiêu tiêu dùngtăng lên. Họ có thể thông báo vềsự lựa chọn của họ đối với các sảnphẩm khác nhau, về việc khámphá các quyền lợi của họ đối vớicác dịch vụ công cộng, và để kiểmsoát tốt hơn cuộc sống của mình.Họ cũng sử dụng thông tin nhưcông dân thực hiện quyền và tráchnhiệm dân sự của họ. Ngoài ra, hệthống thông tin đang được pháttriển rất nhiều sẽ mở rộng nguồnthông tin cho giáo dục và văn hóa.Đặc điểm thứ ba của xã hội thôngtin là sự phát triển của một ngànhthông tin trong nền kinh tế. Chứcnăng của lĩnh vực thông tin là đểđáp ứng nhu cầu chung của thiếtbị và dịch vụ thông tin. Một phầnquan trọng của ngành liên quanvới các cơ sở hạ tầng công nghệ:các mạng viễn thông và máy tính.Trong tất cả các xã hội thông tin,lĩnh vực thông tin này đang tăngnhanh hơn nhiều so với các nềnkinh tế tổng thể. Liên minh Viễnthông quốc tế (ITU) ước tính rằngtrong năm 1994, ngành thông tintoàn cầu đã tăng hơn 5% trong khicác nền kinh tế thế giới tăngtrưởng ít hơn 3%.

Năm 2014, Frank Webster đưa ranghiên cứu của mình trong cuốncách “Các lý thuyết của xã hộithông tin” (Theories of informationsociety), đã được dịch ra nhiều thứtiếng và được sử dụng như là

N G H I Ê N C ứ U B Á O C H Í - T R U Y ề N T H Ô N G

Page 38: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

36 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

những lý thuyết cơ bản về xã hộithông tin. Frank Webster đã đưa ra6 quan điểm về xã hội thông tin vàxem xét lại các lý thuyết về xã hộithông tin của các học giả khác nhưquan điểm của Daniel Bell về mộtxã hội thông tin thời hậu côngnghiệp, quan điểm của AnthonyGiddens về "tăng cường giám sátvà mở rộng các quốc gia", quanđiểm của Manuel Castel về thànhphố thông tin"… Theo ông, thôngtin được coi là một tính năng đặcbiệt của thế giới đại chúng. Trướcđây, nền kinh tế đã được xây dựngtrên nền công nghiệp và sự chinhphục của loài người, bây giờ, chúngta trở thành một phần của một nềnkinh tế thông tin toàn cầu.

Các phương tiện truyền thôngphổ biến, mở rộng ngành nghềthông tin và sự phát triển củaInternet thuyết phục nhiều ngườisống trong một xã hội thông tintin rằng đây là số phận của tất cảchúng ta. Đối phó trong một thờiđại của các luồng thông tin, cácmối quan hệ ảo và thay đổi chóngmặt đặt ra thách thức cho tất cả.

Ngay từ năm 1999, nghiên cứuvề Xã hội thông tin, việc làm và thếhệ của các hình thức mới(Information Society, Work and theGeneration of New Forms of SocialExclusion (SOWING)) của G.Shcienstock đã chỉ ra các gócnghiên cứu khái niệm xã hộithông tin như:

• Các xã hội thông tin như làmột nền kinh tế thông tin

• Các xã hội thông tin như thờixã hội hậu công nghiệp

• Các xã hội thông tin như sựkết thúc của xã hội lao độngcông nghiệp

• Các xã hội thông tin như mộtxã hội tri thức

• Các xã hội thông tin như mộtxã hội công nghiệp thông tin

• Các xã hội thông tin như làmột xã hội học tập

* Nghiên cứu tại ViệtNam về xã hội thông tin

Sự hình thành và phát triển xãhội thông tin tạo sự thay đổi lớncho nền báo chí truyền thông ở 5bình diện cơ bản bao gồm: Kinh tếtruyền thông, Cách mạng côngnghệ và khuếch tán công nghệ, Sựbiến đổi cơ cấu và tính chất cácnghề trong xã hội, dòng chảythông tin và các dấu hiệu mởrộng. Theo đó, trong xã hội thôngtin hình thành 3 dòng chảy thôngtin lớn nhất bao gồm: 1. Các loạihình và phương tiện truyền thôngliên cá nhân; 2. Báo chí và cácphương tiện truyền thông đạichúng; 3. Truyền thông xã hội. Bathành phần này có quan hệ chặtchẽ với nhau và có mối quan hệbiện chứng, qua lại và tương tácvới nhau.

Mạng xã hội là một sản phẩmdựa trên nền tảng Internet và đặcbiệt phát triển trong Cách mạngcông nghiệp 4.0, có một số đặcđiểm sau:

Thứ nhất, các trang mạng xãhội hoạt động như một cộngđồng trực tuyến của những ngườisử dụng Internet, tức là một cộngđồng thuộc xã hội thông tin.

Tùy thuộc vào mục đích củacác trang web, nhiều người trongsố các thành viên cộng đồng trựctuyến chia sẻ những lợi ích, sởthích chung, bao gồm mọi lĩnhvực, từ tôn giáo, chính trị đến vănhóa, lối sống... Các trang web màkhông có một trọng tâm chính thìthường được gọi là các trangmạng xã hội thông thường vàthường để mở cho tất cả mọingười, nghĩa là bất kì ai cũng cóthể tham gia. Tuy nhiên, ngườidùng cũng có thể lập ra một trangriêng của mình để chia sẻ lợi íchvới những người có cùng sở thíchvà loại bỏ những người không cócùng lợi ích hoặc mục tiêu chung.Đây thường là các trang để dướidạng nhóm đóng (closed group)hoặc nhóm bí mật (secret group)và chỉ có thành viên nhóm mới cóthể tham gia đọc, bình luận vàpost thông tin lên đó.

Thứ hai, mạng xã hội là mộtcông cụ hữu ích để thực hiệntruyền thông liên nhân cách như:kết bạn, gia tăng các mối quan hệvà kết nối cộng đồng. Thông quamạng xã hội người dùng có thểkết bạn với bạn bè ở khắp nơi trênthế giới vượt qua những rào cảnvề địa lý. Có nhiều cách thức tìmkiếm bạn bè, đối tác, chẳng hạnnhư theo tên trường hoặc tênthành phố, theo thông tin cá nhân(địa chỉ email hoặc Screen name)hoặc theo sở thích cá nhân như:thể thao, phim ảnh, sách báo, canhạc, lĩnh vực hoạt động: kinhdoanh, đầu tư… Có thể nói đây làtiện ích nổi bật trong nhiều tiệních mà mạng xã hội đem lại chomọi người. Từ kết bạn, mạng xã

Page 39: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

37TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

hội cho phép các thành viên tròchuyện (voice chat), gửi email,chia sẻ phim ảnh, thông tin, tàiliệu, bình luận.

Thứ ba, mạng xã hội có mốiliên quan hữu cơ đặc biệt với báochí và phương tiện truyền thôngđại chúng. Nó vừa là cơ hội, vừa làthách thức của nhau.

Thứ tư, mạng xã hội là kênhquan trọng của truyền thông xãhội, là môi trường rộng lớn vàquan trọng nhất của truyền thôngxã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triểncủa truyền thông đa nền tảng vàtruyền thông xã hội.

4. Xu hướng phát triểncủa mạng xã hội trongđiều kiện ở Việt Namảnh hưởng đến bốicảnh phát triển xã hộithông tin Việt Namhiện nay

Một là, môi trường pháp lý,văn hóa và đạo đức. Đây là yếu tốảnh hưởng trực tiếp nhất đến vấnđề sử dụng mạng xã hội trong bốicảnh xã hội thông tin ở Việt Namhiện nay. Với mức dân trí nóichung và dân trí pháp lý nói riêngcủa nước ta còn thấp thì việc xâydựng một môi trường pháp lý, vănhóa và đạo đức trong sử dụngmạng xã hội ngày càng trở nêncấp thiết.

Hai là, năng lực truyền thôngxã hội và quản lý thông tin truyềnthông. Hiện nay, việc sử dụngmạng xã ở nước ta vẫn còn tronggiai đoạn tự phát và phát triểntheo cách “mạnh ai nấy làm”. Việcxây dựng các chiến lược hiệu quả

cho phát triển năng lực truyềnthông xã hội và quản lý truyềnthông vẫn chỉ ở giai đoạn bướcđầu. Yếu tố này có vai trò thenchốt trong quá trình phát triển,quản lý và ứng dụng mạng xã hộitrong đời sống kinh tế, xã hội củaViệt Nam.

Ba là, nền tảng giáo dục - khoahọc - công nghệ. Mặc dù nhữngnăm gần đây chúng ta đã cónhững tiến bộ vượt bậc trong việcứng dụng và triển khai khoa họccông nghệ. Tuy nhiên, nguồnnhân lực có trình độ cao trong lĩnhvực này vẫn còn hết sức hạn chế.Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiếtbị mới tập trung phát triển chủyếu ở các thành phố lớn. Mặt bằngvề giáo dục - khoa học - côngnghệ chưa đồng đều cả về sốlượng và chất lượng.

Bốn là, an ninh truyền thôngtrong xu thế toàn cầu hóa. An ninhtruyền thông đã và đang trở thànhmột yếu tố mang tính cốt lõi củaxu thế toàn cầu hóa, đặc biệt làtrong giai đoạn phát triển và bùngnổ thông tin hiện nay. Cùng với sựphát triển của Internet và sự bùngnổ của thông tin, vấn đề quản lý,kiểm soát nội dung thông tintruyền thông đã và đang trở thànhmột nhiệm vụ khó khăn và phứctạp. Với đặc trưng không phân biệtkhông gian, thời gian, khoảngcách hay vị trí địa lý, các trangmạng xã hội ngoài tính tích cực thìcũng mang lại những thách thứctrong việc định hướng và chuẩnhóa thông tin.

Vai trò của mạng xã hội trongxã hội thông tin cũng như ảnh

hưởng của xã hội thông tin đối với

tiến trình biến đổi của mạng xã

hội nói chung và ở Việt Nam nói

riêng dựa trên 05 chiều cơ bản: Giá

trị kinh tế và kinh tế truyền thông;

Cách mạng và khuếch tán công

nghệ; Biến đổi nghề nghiệp trong

xã hội; Biến đổi các dòng chảy

thông tin trong xã hội; Các dấu

hiệu của sự mở rộng.

Thông qua các vấn đề đã trình

bày ở trên, các yếu tố cơ bản ảnh

hưởng đến thực trạng và xu

hướng phát triển của mạng xã hội

trong bối cảnh phát triển xã hội

thông tin ở Việt Nam hiện nay, bao

gồm: (1) mỗi trường pháp lý, văn

hóa và đạo đức; (2) năng lực

truyền thông xã hội và quản lý

thông tin truyền thông; (3) nền

tảng giáo dục - khoa học - công

nghệ; (4) an ninh truyền thông

trong xu thế toàn cầu hóa.

Tóm lại, có thể thấy rằng, ngày

nay, mạng xã hội và truyền thông

xã hội đã ngày càng trở nên quan

trọng đối với đời sống kinh tế, văn

hóa, chính trị, xã hội. Việc xây

dựng một khung lý thuyết có tính

hiện đại, phù hợp với môi trường

truyền thông của Việt Nam đã

ngày càng trở nên cấp bách. Giải

quyết được vấn đề này sẽ mang

lại những hiệu quả hết sức thiết

thực đối với công tác nghiên cứu,

tư vấn và đưa ra các giải pháp

nhằm định hướng việc sử dụng

mạng xã hội và truyền thông xã

hội ở Việt Nam.v

N G H I Ê N C ứ U B Á O C H Í - T R U Y ề N T H Ô N G

Page 40: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

38 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

NGUYỄN THANH HẢICục trưởng Cục Bưu điện TW, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tình hình an toànthông tin quốc tế vàViệt Nam

Thời gian gần đây, tình hình antoàn thông tin (ATTT) trên thếgiới tiếp tục diễn biến phức tạpvà có xu hướng tăng mạnh so vớinhững năm trước đây, nguy cơ,rủi ro tấn công mạng đã tăng cảvề số lượng, quy mô và tính chấtphức tạp. Nhiều cuộc tấn côngmạng với quy mô lớn, chưa cótiền lệ đã diễn ra và nhiều vụ lộ,lọt thông tin cá nhân của ngườisử dụng được tiết lộ, trong đóbao gồm cả các hệ thống củanhiều nhà cung cấp dịch vụ lớn,uy tín trên thể giới. Điển hìnhnhư: Hệ thống thông tin điềukhiển ngành điện lực của Ucrainabị tấn công làm mất điện của 2thành phố vào tháng 10/2016;cuộc tấn công vào nhà mạngcung cấp dịch vụ hosting củaPháp là OVH với lưu lượng hơn 1Tbps vào tháng 9/2016, nhà cungcấp dịch vụ DNS của Hoa Kỳ làDyn bị tấn công DDoS vào tháng11/2016 làm ảnh hưởng tớiInternet của một nửa Hoa Kỳ;tháng 11/2016, hệ thống Internetquốc gia của Liberia bị tấn công

DDoS làm ảnh hưởng tới dịch vụcủa cả quốc gia.

Hiện tượng tấn công mạngnhằm mục đích chính trị cũngđược thể hiện rõ nét qua việchàng loạt hệ thống thông tin củachính quyền địa phương các quốcgia bị tấn công mạng, ảnh hưởngđến hoạt động và gây hậu quảnghiêm trọng, ví dụ như: Tháng2/2016, hệ thống website củaChính phủ và Hạ viện Nhật Bản bịtấn công làm ngưng trệ dịch vụ;Thông tin và hệ thống thông tincủa một số cơ quan công quyềncủa Nga bị cài phần mềm giánđiệp được công bố vào tháng7/2016; Các cuộc tấn công mạngvào hệ thống thông tin của ĐảngDân chủ và một số tiểu bang củaHoa Kỳ trong cuộc vận động bầucử của tổng thống của quốc gianày vào tháng 7 và tháng 8/2016.

Bên cạnh đó, xu thế tấn côngmạng nhằm mục đích kinh tế vớihàng loạt những nguy cơ, tháchthức, sự cố an toàn thông tin đãdiễn ra với các hoạt động thươngmại điện tử, tài chính ngân hàngtrên mạng như: vụ tấn công vàoNgân hàng Trung ươngBangladesh lấy đi 101 triệu USD,còn Ngân hàng Banco del Austrocủa Ecuador bị lấy cắp 12 triệuUSD. Số lượng các cuộc tấn công

mạng trên diện rộng, thậm chí cóquy mô toàn cầu như các vụ lâynhiễm phần mềm độc hại, mã độctống tiền (Wannacry, Petya), trởnên phổ biến hơn, số lượng nạnnhân bị ảnh hưởng lên đến hàngtrăm nghìn người, gây hậu quả lớn.

Tình hình ATTT tại Việt Namtrong những năm vừa qua cũngkhông nằm ngoài xu hướng đó.Theo đánh giá chung, số lượng cáccuộc tấn công mạng có chiềuhướng gia tăng so với các nămtrước đây, nhất là tấn công mạngvào các hệ thống thông tin của cơquan nhà nước và các doanhnghiệp lớn. Một số nguy cơ ATTTchính đối với Việt Nam như sau:

Tấn công mạng vẫn tiếp tục giatăng về quy mô và số lượng, nhấtlà các cuộc tấn công mạng có chủđích (APT). Điển hình là vụ tấncông mạng vào Tổng công tyHàng Không Việt Nam vào cuốitháng 7/2016 và tấn công vàotrang web của một số cảng hàngkhông của Tổng Công ty cảnghàng không Việt Nam và tháng3/2017. Nhiều cơ quan, tổ chứckhác của nhà nước sau khi được ràsoát, kiểm tra, đánh giá an toàncho hệ thống thông tin cũng pháthiện nhiều điểm yếu, lỗ hổng, bịlây nhiễm phần mềm độc hại và cónguy cơ mất ATTT là rất lớn.

Bảo đảm an toàn thông tintrong tình hình mới

Page 41: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

39TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Theo thống kê và tính toán củaCục ATTT và Trung tâm Ứng cứukhẩn cấp máy tính Việt Nam (BộThông tin và Truyền thông), trongnăm 2016, Việt Nam phát hiện135.190 cuộc tấn công mạng, tănggấp hơn 3 lần so với năm 2015,trong đó có 10.276 cuộc tấn cônglừa đảo (Phishing), 47.135 cuộc tấncông cài phần mềm độc hại(Malware) và 77.779 cuộc tấn côngthay đổi giao diện (Deface), trongsố đó có 201 cuộc tấn công thayđổi giao diện vào các hệ thống cótên miền “gov.vn”. Tỉ lệ lây nhiễmphần mềm độc hại trên máy vitính qua các năm 2014, 2015, 2016lần lượt là 66%, 64,36% và 63,19%.

Trong 6 tháng đầu năm 2017,theo ghi nhận của Trung tâm Ứngcứu khẩn cấp máy tính Việt Nam,có 6.303 cuộc tấn công mạng và

hệ thống thông tin của Việt Nam,trong đó có 1.522 cuộc tấn cônglừa đảo, 3.792 cuộc tấn công càiđặt phần mềm độc hại và 989 cuộctấn công thay đổi giao diện. Tổngsố cuộc tấn công mạng vào các hệthống thông tin sử dụng tên miền“gov.vn” là 25 cuộc tấn công.

Nguy cơ và thách thứcMột số nguy cơ và thách thức

về ATTT mạng nổi bật đối với ViệtNam hiện nay cụ thể như sau:

Thứ nhất, tấn công mạng vẫntiếp tục tăng về quy mô và sốlượng nhất là các cuộc tấn côngmạng có chủ đích (APT) dẫn đến lộ,lọt thông tin tin quan trọng, nhạycảm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, tỉ lệ lây nhiễm phầnmềm độc hại tại Việt Nam từ trướcđến nay luôn ở mức cao dẫn đến

nhiều nguy cơ nguy hiểm về ATTT,trong bối cảnh đó, việc triển khaigỡ bỏ mã độc chưa được các cơquan, tổ chức quan tâm thực hiện.

Thứ ba, tình hình lừa đảo trựctuyến, nhất là lừa đảo trên mạngxã hội và qua tin nhắn, cuộc gọilừa đảo vẫn phổ biến. Nhiều ngườisử dụng do cả tin, nhận thức vềATTT còn hạn chế nên vẫn dễdàng mắc lừa dẫn đến gây thiệthại về kinh tế.

Thứ tư, nguy cơ mất ATTT trêncác thiết bị IoT (Internet vạn vật)ngày càng thể hiện rõ nét. Nhiềucuộc tấn công mạng có lưu lượngtấn công lớn với nguồn tấn cônglà các thiết bị IoT như router,camera an ninh,… đã xảy ra, dẫnđến thiệt hại và ảnh hưởng hoạtđộng của nhiều doanh nghiệpcung cấp dịch vụ viễn thông,

NG

UỒ

N Ả

NH

: FP

T.ED

U.V

N

N G H I Ê N C ứ U B Á O C H Í - T R U Y ề N T H Ô N G

Page 42: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

40 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

SỰ KIỆN - DƯ LUẬN

Internet cũng như các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ trựctuyến khác.

Thứ năm, nguy cơ tấn côngmạng vào các hệ thống thông tinquan trọng ngày càng trở nên rõnét. Nếu như không được quantâm tăng cường năng lực phòng,chống cũng như có kế hoạch ứngphó sự cố an toàn thông tin, cáchệ thống thông tin quan trọngtrong các lĩnh vực như viễn thông,năng lượng, giao thông vận tải,…khi bị tấn công dẫn đến sự cố sẽgây hậu quả nghiêm trọng, khólường trước được những thiệt hạicó thể xảy ra.

Công tác quản lý antoàn thông tin

Những năm qua, lãnh đạoĐảng và Nhà nước đã quan tâm vàchỉ đạo mạnh mẽ công tác đảmbảo ATTT mạng qua việc ban hànhmột loạt các văn bản chỉ đạo vềchủ trương như Nghị quyết của BộChính trị, Chỉ thị của Ban Bí thưTrung ương Đảng, Thủ tướngChính phủ. Nhằm cụ thể hóađường lối của Đảng, Quốc hội vàChính phủ đã thực hiện”

Thứ nhất, Luật ATTT mạng đãđược Quốc hội thông qua vàongày 19/11/2015 và chính thức cóhiệu lực từ ngày 1/7/2016. Đây làmột văn bản quan trọng và rất kịpthời, cũng là cột mốc quan trọngtrong công tác quản lý nhà nướcvề ATTT. Sau khi Luật được Quốchội thông qua, Bộ Thông tin vàTruyền thông cũng đã khẩntrương xây dựng 02 Nghị định,

cùng với 03 Nghị định do Bộ Quốcphòng, Bộ Công an xây dựng,trình Chính phủ ban hành đểhướng dẫn Luật. Đến nay đã có 05Nghị định hướng dẫn Luật ATTTmạng được ban hành. Bộ Thôngtin và Truyền thông cũng đangxây dựng và dự kiến trong thờigian tới sẽ ban hành một sốThông tư hướng dẫn chi tiết thihành một số của Luật và các Nghịđịnh. Như vậy, tính đến thời điểmhiện tại, hành lang chính sách vàvăn bản quy phạm pháp luật vềATTT mạng đã cơ bản hình thànhở mức cao và đang dần hoànthiện ở mức chi tiết.

Thứ hai, Bộ Thông tin và Truyềnthông đã xây dựng và trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch phát triển ATTT số quốc giađến năm 2020. Để đáp ứng tình

hình thực tiễn, Bộ Thông tin vàTruyền thông đã xây dựng và trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệtQuyết định về phương hướng,mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ATTTmạng giai đoạn 2016 – 2020 tạiQuyết định số 898/QĐ-TTg ngày19/5/2016.

Thứ ba, Bộ Thông tin và Truyềnthông chú trọng công tác đào tạovà phát triển nguồn nhân lực nhằmnâng cao kỹ năng và năng lực bảođảm ATTT cho các bộ, ngành, địaphương, tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước qua việc xâydựng và trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực an toàn, an ninnhthông tin đến năm 2020 tại Quyếtđịnh 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014,Bộ Thông tin và Truyền thông đãchủ trì triển khai Đề án này trong 4

Page 43: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

41TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

năm gần đây và đã đạt được mộtsố kết quả khả quan.

Thứ tư, Bộ Thông tin và Truyềnthông tăng cường công tác tuyêntruyền, phổ biến về ATTT qua việcxây dựng và trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền,phổ biến nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm về ATTT đến năm2020 tại Quyết định số 893/QĐ-TTgngày 19/6/2015. Bộ Thông tin vàTruyền thông cũng đang chủ trìtriển khai Đề án này trong 03 nămgần đây và góp phần tích cực vàoviệc cải thiện được nhận thức củacác cơ quan, tổ chức và cộng đồngxã hội về ATTT.

Thứ năm, Bộ Thông tin vàTruyền thông chủ trì công tác bảođảm ATTT quy mô quốc gia và hỗtrợ và bộ, ngành, địa phương và tổchức, doanh nghiệp bảo đảmATTT trong hoạt động của cơquan, tổ chức. Các đơn vị chứcnăng của Bộ TTTT cũng đẩy mạnhcông tác hướng dẫn, giám sát,cảnh báo và hỗ trợ kỹ thuật đối vớicác bộ, ngành, địa phương tronghoạt động của các cơ quan, tổchức này.

Thứ sáu, Bộ Thông tin và Truyềnthông tăng cường công tác hợptác quốc tế trong lĩnh vực ATTTnhằm học hỏi kinh nghiệm, côngnghệ và phối hợp xử lý các cuộctấn công mạng, các mối đe dọa,nguy cơ về ATTT.

Thứ bảy, Bộ Thông tin vàTruyền thông thường xuyên chỉđạo các doanh nghiệp trong lĩnhvực thông tin và truyền thôngtăng cường công tác bảo đảm

ATTT cho hệ thống mạng lưới kỹthuật của bản thân doanh nghiệpcũng như dịch vụ cung cấp chongười sử dụng.

Thứ tám, Bộ Thông tin vàTruyền thông chỉ đạo các Hội,Hiệp hội liên quan tăng cườngcông tác phối hợp trong cộngđồng doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực ATTT nhằm pháttriển thị trường và sản phẩm, dịchvụ ATTT nội địa; trong đó, chútrọng phát triển các sản phẩmATTT trọng điểm quốc gia và thúcđẩy khởi nghiệp về ATTT.

Đồng thời với sự phát triển củađất nước, vấn đề ATTT cũngkhông ngừng xuất hiện, vì vậy, vấnđề ATTT cần được đặt vào vị trítrọng yếu để từ các phương diệnpháp luật, thể chế quản lý và kỹthuật đạt được nhiều giải pháphiệu quả thiết thực.

Trong cộng tác quản lý nhànước về ATTT, cần tập trung vàomột số trọng tâm sau:

1. Kiện toàn pháp luật, hoànthiện các tiêu chuẩn pháp quy liênquan tới ATTT.

2. Thể chế quản lý phù hợp, cácbộ, ngành chính phủ hiệp đồngphối hợp.

3. Trọng điểm đột xuất, trọngthị bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tinquan trọng của Chính phủ: trongcông tác ATTT phải quán triệtnguyên tắc phỏng thủ trọngđiểm. Tức là phải thông quachính sách tiêu chuẩn cùng vớisự hỗ trợ của Chính phủ để làmtốt công tác đảm bảo ATTT của

các bộ, ngành và hạ tầng cơ sởquan trọng.

4. Tăng cường giáo dục, tăngcường ý thức bảo vệ ATTT củatoàn dân: trọng thị nâng cao ýthức bảo vệ ATTT toàn dân, nghĩalà cần đưa vào trong kế hoạchATTT của quốc gia đề cao nănglực bảo vệ ATTT của doanhnghiệp vừa và nhỏ và ngườidùng hộ gia đình. Thông quahuấn luyện sẽ nâng cao được ýthức về ATTT như cài đặt phầnmềm diệt vi rút, lắp đặt tường lửacống xâm nhập phi pháp, cảnhtỉnh người dân không nên mởthư điện tử có hại.

5. Bồi dưỡng nhân tài, xây dựnghệ thống chứng nhận nhân tàichuyên ngành ATTT: những nămgần đây, nhu cầu về nhân tài vềATTT không ngừng tăng lên, cungkhông đủ cầu. Đứng trước vấn đềđó, cần bổ sung ATTT trong giáodục, xây dựng hệ thống chứngnhận nhân tài chuyên ngànhATTT. Trước mắt có thể có 6 loạichứng nhận là: chứng nhận nhânviên an toàn hệ thống, chứngnhận an toàn hệ thống, chứngnhận kiểm toán viên ATTT, chứngnhận kỹ sư ATTT...

6. Trọng thị kiểm tra đánh giá,hoàn thiện hệ thống kiểm địnhsản phẩm thông tin: Theonguyên tắc phòng ngự là chính,nên có thể thấy tất cả các phầncứng, phần mềm của nước ngoàiđều có thể để “cửa hậu” đòi hỏiphải thực hiện kiểm tra, đánh giáchặt chẽ các sản phẩm IT cũngnhư hệ thống.v

N G H I Ê N C ứ U B Á O C H Í - T R U Y ề N T H Ô N G

Page 44: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

42 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

CUỘC SốNG Số

Mong muốn nghềnghiệp của giới trẻtrong tương lai

Mới đây, tại Hà Nội, Diễn đànKinh tế Thế giới (WEF) tổ chứcbuổi công bố khảo sát về các kỹnăng công nghệ đối với tương lainghề nghiệp của giới trẻ trongkhu vực ASEAN. Cuộc khảo sátđược tiến hành với 56.000 côngdân ASEAN nằm trong độ tuổi từ15 đến 35. Khi được hỏi về mongước tương lai, có tới 33% giới trẻĐông Nam Á muốn làm việc tronglĩnh vực kinh tế, 19% bày tỏ khaokhát được làm việc tại các công tyđa quốc gia nước ngoài. Nhóm cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ vốn làxương sống của thị trường lao

động tại các quốc gia Đông NamÁ. Hiện khoảng 18% số ngườiđược hỏi đang làm việc trongnhóm ngành này. Tuy nhiên chỉ8% số người được hỏi muốn tiếptục làm việc trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ. Lý do đượcđưa ra là bởi các công ty nhỏmang đến ít cơ hội được đào tạohơn so với các doanh nghiệp lớn.

Theo khảo sát của Diễn đànKinh tế Thế giới có 5,7% trong số56.000 người được hỏi cho biết, họđã mất việc do kỹ năng không cònphù hợp hoặc bị thay thế bởi côngnghệ. Đáng chú ý khi có tới 9% giớitrẻ cho rằng, các kỹ năng của họ đãtrở nên lỗi thời trên thị trường laođộng. Trong khi đó, 52% người

được hỏi nhận thức rằng họ sẽphải cập nhật liên tục các kỹ năngtrong suốt cả cuộc đời.

Qua cuộc khảo sát cho thấy, giớitrẻ khu vực ASEAN dường như chútrọng đến các kỹ năng mềm nhiềuhơn là các kỹ năng về khoa học, kỹthuật, toán học và công nghệ.

Theo ông Justin Wood, ngườiđứng đầu khu vực châu Á - TháiBình Dương của Diễn đàn Kinh tếThế giới, rất khó để có thể dự đoáncách mà công nghệ thay đổitương lai của các ngành nghề laođộng. Tuy vậy, có một điều chắcchắn rằng, người lao động sẽ phảiđối mặt với nguy cơ mất việc giatăng, “vòng đời” của các kỹ sưcũng sẽ bị rút ngắn.

LÀM CHủ đƯợC NỀN KINH Tế Sốsẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tếđất nước

HÀ KIM HOÀNH

Kỹ năng nói chung và kỹ năng công nghệ nói riêng là rất quan trọng đốivới giới trẻ trong tương lai, đặc biệt khi mà mọi nhân sự đòi hỏi phải làmchủ được trong điều kiện kinh tế kỹ thuật số theo hướng sản xuất côngnghệ cao, nơi robot sẽ thay thế con người điều hành mọi hoạt động. ViệtNam được xếp thứ ba ở khu vực ASEAN về tỷ lệ giới trẻ khao khát trởthành doanh nhân, làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực trạng đặtra đó là nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nướcta đang thiếu trầm trọng. Đây là đội ngũ nhân lực cần nhanh chóng đượcđào tạo đủ và làm chủ được nền kinh tế số đang bắt đầu ở nước ta. Bởilẽ, nền kinh tế số sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng năng suất laođộng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tính cạnh tranh của đất nước.

Page 45: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

43TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Cũng theo kết quả khảo sát củaDiễn đàn Kinh tế thế giới (WEF),Việt Nam đứng thứ ba trong khuvực ASEAN về tỷ lệ giới trẻ khaokhát trở thành doanh nhân, làmchủ doanh nghiệp. Tỷ lệ này còncao hơn cả Malaysia, Singapore.Dẫn đầu trong khu vực làIndonesia với 35,5%, sau đó là TháiLan với 31,9% số người trẻ muốntrở thành doanh nhân hay ngườilàm chủ. Kết quả này nằm trongkhuôn khổ một khảo sát mới vềcác kỹ năng công nghệ đối vớitương lai nghề nghiệp của ngườitrẻ trong khu vực ASEAN.

Thực trạng nguồnnhân lực công nghệthông tin và thị trườngtrong nước

Tuy nhiên, một thực trạng đặtra và cần giải quyết đó là, nguồnnhân lực công nghệ thông tin tạicác doanh nghiệp nước ta đangthiếu trầm trọng. Đây là đội ngũnhân lực cần nhanh chóng đượcđào tạo đủ và làm chủ được nềnkinh tế số đang bắt đầu ở nước ta.

Theo thống kê của Bộ Thôngtin và Truyền thông, hiện naynguồn nhân lực công nghệ thôngtin (CNTT) tại các doanh nghiệpcủa Việt Nam đang thiếu trầmtrọng, trong khi nhu cầu tuyểndụng vào khoảng 250.000 laođộng. Theo hướng quy hoạchnhân lực quốc gia đến năm 2020,Việt Nam cần 1 triệu lao độngtrong lĩnh vực này. Con số này chothấy nhu cầu nhân lực trongngành CNTT là rất lớn. Đây cũng làthách thức không hề nhỏ đối vớithị trường lao động Việt Nam

trước ngưỡng cửa của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ 4(CMCN 4.0). Theo bản cập nhật củaBáo cáo thị trường nhân lực CNTTnăm 2019 vừa đượcVietnamWorks công bố cho thấy,mức lương đăng tuyển trung bìnhcho nhóm kỹ sư phát triển phầnmềm liên quan đến Blockchain(công nghệ chuỗi khối) nhậnlương trung bình là 2.186USD/tháng, tương đương hơn51,3 triệu đồng/tháng; nhóm pháttriển phần mềm liên quan đến AI(trí tuệ nhân tạo) có mức lương1.856 USD/tháng, tương đươnghơn 43,5 triệu đồng/tháng.

Theo ông Gaku Echizenya,Tổng Giám đốc Navigos Group, thịtrường nhân lực ngành CNTT ởViệt Nam không chỉ “khát” nguồnlực mà đang gặp rất nhiều điểmyếu như: Hạn chế về kỹ năng, chưaphù hợp yêu cầu chuyên ngành,kể cả kiến thức ngoại ngữ. Kiếnthức ngoại ngữ của nguồn nhânlực IT nước ta còn nhiều hạn chế.Trong khi đó chương trình đào tạochưa thích ứng với sự thay đổi củacông nghệ, số cơ sở đào tạo nhiềunhưng tỷ lệ giảng viên có trình độthạc sĩ trở lên còn thấp, chỉ chiếmkhoảng 49%.

Thực tế cũng cho thấy sự pháttriển của cuộc CMCN 4.0 sẽ manglại những thách thức trong lĩnhvực đào tạo nguồn nhân lực nóichung và giáo dục nghề nghiệpnói riêng. Trong đó, nhiều ngànhnghề cũ mất đi, ngành nghề mớira đời, nên bắt buộc danh mụcđào tạo cũng phải thay đổi theo.

Nhận thấy những thách thức

trên để đào tạo nguồn nhân lựcđáp ứng với nhu cầu của xã hộihiện nay, Tổng cục Giáo dục nghềnghiệp (GDNN), đang đẩy mạnhtriển khai thực hiện Quyết định số1982/QĐ-TT ngày 31/10/2014 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệtĐề án “Ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý, hoạt độngdạy và học nghề đến năm 2020”.Đề án này có nhiều hoạt động ứngdụng CMCN 4.0 như hiện đại hóahạ tầng CNTT giáo dục nghềnghiệp tiên tiến.

Theo Đề án này, để phục vụ choviệc đổi mới phương pháp dạyhọc, có nhiều hoạt động ứng dụngnhững thành tựu của cuộc cáchmạng số như: Hiện đại hóa hạ tầngcông nghệ thông tin GDNN tiêntiến, đồng bộ; Xây dựng hệ thốngđào tạo trực tuyến (với các bàigiảng online, offline; đang xem xétnghiên cứu để xây dựng bài giảngcho 6 môn học chung trên mạng);Xây dựng hệ thống thiết bị môphỏng, thiết bị thực tế ảo (trướcmắt tập trung xây dựng các môphỏng ở những bài giảng, nhữngngành nghề có độ trừu tượng cao;hoặc cần có sự luyện tập trên thiếtbị mô phỏng trước khi luyện tậptrên thiết bị thật); Xây dựng cácchương trình, giáo trình, học liệu,bài giảng điện tử; Xây dựng hệthống thông tin, cơ sở dữ liệutrong hoạt động dạy học; đào tạovà chuyển giao công nghệ... Songsong đó, tập trung xây dựng hệthống thông tin, cơ sở dữ liệutrong hoạt động đánh giá kỹ năngnghề và kiểm định chất lượng giáodục nghề nghiệp; đào tạo vàchuyển giao công nghệ.

Page 46: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

44 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

CUỘC SốNG Số

Chuyển đổi công nghệsố để thúc đẩy tăngnăng suất lao động

Tại hội nghị Digital ASEANWorkshop do Diễn đàn Kinh tế Thếgiới (WEF) tổ chức ngày 16/8/2019tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TTNguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnhđến vai trò quan trọng của việcchuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽmở ra những cơ hội lớn cho cácnước đang phát triển. Các nướcASEAN cần tận dụng cơ hội này đểtrở thành nền kinh tế số. Nền kinhtế số sẽ đóng vai trò chủ chốttrong việc tăng năng suất laođộng, thúc đẩy tăng trưởng kinhtế và tính cạnh tranh của đất nước.

“Tôi đánh giá cao rằng cácthành viên của cộng đồng ASEANsố sẽ hợp tác chặt chẽ với Diễnđàn Kinh tế thế giới trong nhữngvấn đề rất quan trọng như: chínhsách về Dữ liệu, kỹ năng số, thanhtoán điện tử và an toàn thông tin.Những vấn đề này là nền tảng củanền kinh tế số, của ASEAN số. Dữliệu phải là một dòng chảy với sựtin tưởng, tôn trọng luật phápquốc tế của mỗi quốc gia. Đặcbiệt, các kỹ năng số, thanh toánđiện tử chính là cơ sở hạ tầng ICTcho nền kinh tế số và an toànthông tin là điều kiện tiên quyếtcho chuyển đổi số”, Bộ trưởngNguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Tuy nhiên Bộ trưởng NguyễnMạnh Hùng cũng cho rằng,“Côngnghệ sẽ thay đổi rất nhanh, nhưngngười dân và Chính phủ chưa thểthay đổi nhanh như vậy. Đây chínhlà thách thức lớn nhất của ViệtNam. Một trong những việc mà

Việt Nam đã thực hiện chính làthay đổi con người để thích nghitốt hơn với thay đổi. Muốn làmđược điều đó, chúng ta không chỉđào tạo về công nghệ, mà cònphải đào tạo cả kỹ năng mềm”.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cụctrưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TTcho rằng thực tế cần phải cungcấp thêm nhiều chương trình đàotạo thực tập sinh hơn vì học tậpphải gắn liền với thực tiễn. “Chúngtôi khuyến khích tất cả khối tưnhân và các tổ chức khác tham giavào các chương trình của Chínhphủ nhằm xây dựng nguồn nhânlực cho tương lai Đông Nam Á”.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới,cùng với các hãng Grab, Microsoft,Google…, FPT, VNG Corporation lànhững doanh nghiệp của ViệtNam đã cam kết tham gia sángkiến ASEAN Digital Skills Vision2020 trong đào tạo nhân lực côngnghệ. Đây là chương trình hợp táccủa Diễn đàn Kinh tế Thế giớinhằm đào tạo hơn 20 triệu nhân

lực, gây quỹ học bổng 2 triệu USDcho các sinh viên công nghệ vàđồng thời tạo việc làm cho hơn200.000 nhân lực kỹ thuật số tạicác công ty vừa và nhỏ tại ĐôngNam Á.

FPT, VNG đã bày tỏ cam kết sẽđồng hành trong việc đẩy mạnhhoạt động đào tạo nguồn nhânlực công nghệ trong thời gian tớiđây. Ông Trương Gia Bình, Chủtịch Hội đồng quản trị FPT camkết doanh nghiệp này sẽ tiênphong dẫn dắt quá trình chuyểnđổi số tại Việt Nam với 3 hànhđộng cụ thể. Trước hết, FPT sẽ mởcác nền tảng giải pháp chuyển đổisố cho các tổ chức doanh nghiệp,giúp giảm 30 - 50% thời gian triểnkhai dự án chuyển đổi số. FPTchuyển giao phương pháp luậnchuyển đổi số FPT Digital Kaizenđể thúc đẩy quá trình chuyển đổisố, tạo ra cơ hội việc làm. Ngoài ra,doanh nghiệp này cũng cam kếtđào tạo 50.000 chuyên gia chuyểnđổi số cho Việt Nam.v

Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nước ta đang thiếu trầm trọng.

Page 47: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

45TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Thách thức môi trườngTheo thống kê của Liên Hợp

Quốc, hiện tại hơn một nửa dânsố thế giới đang sống tại khu vựcđô thị (con số này ở Việt Nam là35%). Dự báo đến năm 2050 cókhoảng trên 70% dân số sẽ tậptrung ở các thành phố. Quá trìnhđô thị hóa nhanh chóng đangđặt ra hàng loạt các vấn đề và áplực lên các thành phố lớn và vừa(trên 1 triệu dân) trong mọi mặttừ hạ tầng, năng lượng tiêu thụđến môi trường và đời sống củangười dân.

Tại Việt Nam, những năm gầnđây số lượng đô thị tăng nhanh,tuy nhiên đa số đều đang phải đốimặt với các thách thức về môitrường. Các cơ quan quản lý Nhànước đang hướng đến việc xâydựng các đô thị thông minh nhưlà một giải pháp quan trọng đểgiải quyết các vấn đề này.

Thời gian vừa qua, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai thành phố liêntục nằm trong top những thànhphố có mức độ ô nhiễm không khícao trên thế giới, với chỉ số chất

lượng không khí (AQI) luôn nằm ởngưỡng không an toàn đối vớinhóm người nhạy cảm hoặcngưỡng không an toàn. Nồng độbụi PM 2.5 tại Hà Nội ở mức báođộng đỏ. Báo cáo của Tổ chức Hòabình xanh quốc tế (GreenPeace)công bố cho thấy, năm 2018, TP.Hồ Chí Minh đứng thứ 15, Hà Nộiđứng thứ 2 trong số những thànhphố ô nhiễm nhất khu vực ĐôngNam Á. Ô nhiễm không khí với sựxuất hiện của bụi mịn có khả năngluồn lách vào phổi tạo ra nhiều hệlụy đối với sức khỏe của ngườidân, có thể gây nên các bệnh vềhô hấp, tim mạch hoặc thậm chíung thư.

Ngoài ra, là quốc gia có nềncông nghiệp phát triển, bao gồmcác hoạt động sản xuất côngnghiệp, các nhà máy xi măng,nhiệt điện, gạch ngói, khu côngnghiệp, khu chế xuất… bên cạnhnhững đóng góp cho nền kinh tếthì những tác động của các hoạtđộng này đến môi trường cũngđang là bài toán nan giải đối vớiViệt Nam hiện nay.

Đẩy mạnh ứng dụngkhoa học - công nghệvào bảo vệ môi trường

Nhiều ý kiến cho rằng, để khắcphục tình trạng ô nhiễm môitrường hiện nay thì việc đẩy mạnhứng dụng khoa học - công nghệthực sự là yêu cầu tất yếu trongthời đại công nghệ bùng nổ.

Với việc triển khai lắp đặt vàđưa vào vận hành 10 trạm quantrắc không khí tự động (2 trạm cốđịnh, 8 trạm cảm biến) và 6 trạmquan trắc nước mặt (tại Hồ Tây, HồGươm, sông Tô Lịch, sông Nhuệ,sông Cầu Bây và suối Lai Sơn) từnăm 2017, Hà Nội đã trở thànhthành phố dẫn đầu cả nước về hệthống quan trắc môi trường tựđộng. Theo đó, số liệu quan trắckhông khí và nước mặt được cậpnhật 24/24 giờ tại cổng thông tincủa UBND thành phố và Sở Tàinguyên và Môi trường.

Hay như ở TP. Hồ Chí Minhcũng đang đối mặt với những áplực về gia tăng dân số, đô thị hóanhanh gây ra vấn đề ô nhiễm môitrường và cả những vấn đề do

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường

TRANG NHUNG

Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, có thể thấy, tạicác đô thị lớn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày cànggia tăng, tập trung chủ yếu là ô nhiễm khói bụi. Do đó, trong thời kỳ Cáchmạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ trongbảo vệ môi trường xanh ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn.

Page 48: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

46 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

CUỘC SốNG Số

biến đổi khí hậu. Để có thể đápứng được nhu cầu xử lý ô nhiễmmôi trường ngày càng gia tăng vàphức tạp, TP. Hồ Chí Minh cũng đãchú trọng đẩy mạnh nghiên cứuvà ứng dụng khoa học kỹ thuậtvào công tác bảo vệ môi trường,mở rộng mạng lưới quan trắc cácthành phần trên địa bàn thôngqua việc thực hiện “Đề án mạnglưới quan trắc chất lượng môitrường TP. Hồ Chí Minh đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Với tình trạng ô nhiễm môitrường đáng báo động như hiệnnay đặc biệt là ô nhiễm không khí,việc tăng cường quan trắc, giámsát chất lượng môi trường cầnđược đẩy mạnh và tổ chức thựchiện thường xuyên liên tục để kịp

thời cảnh báo và sớm ngăn ngừatác động xấu tới môi trường. Bêncạnh đó, ngành Môi trường cũngcần tăng cường hệ thống quantrắc tự động liên tục, các hệ thốngcamera, vệ tinh; thu nhận, xử lý vàcông bố số liệu quan trắc tự độngchất lượng không khí xung quanh,nước ở các dòng sông, nước thảicông nghiệp; phát thải khí thải củacác nhà máy; số hóa các dữ liệu, sốliệu quản lý; ứng dụng trí tuệ nhântạo, dữ liệu lớn… trong dự báohành vi, kiểm soát ô nhiễm...

Để thực hiện mục tiêu vừa pháttriển kinh tế vừa chú trọng côngtác bảo vệ môi trường, Chính phủcũng đã ban hành kế hoạch “Đề ánxây dựng hệ thống cơ sở dữ liệuquốc gia về quan trắc môi trường”.

Đề án nhằm thiết lập hệ cơ sởdữ liệu quốc gia về quan trắc tàinguyên và môi trường trên cơ sởquy hoạch mạng lưới quan trắc tàinguyên và môi trường quốc giagiai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìnđến năm 2030. Ứng dụng giảipháp công nghệ hiện đại nhằmthu nhận, quản lý thống nhất, đápứng yêu cầu công bố, cung cấp,khai thác, chia sẻ kịp thời thông tinquan trắc tài nguyên và môitrường, phục vụ mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, phòng chốngthiên tai, ứng phó với biến đổi khíhậu, đáp ứng nhu cầu thông tincủa xã hội phục vụ quản lý tàinguyên thiên nhiên…

Cũng cần phải áp dụng côngnghệ trong việc giảm tiêu thụ năng

Thời gian qua, Hà Nội là thành phố liên tục nằm trong top những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao trên thế giới.

Page 49: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

47TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

lượng, giảm phát thải khí nhà kính,tận dụng chất thải công nghiệp vàsinh hoạt trong kinh tế tuần hoànvà giảm phát thải bằng không; đẩymạnh phát triển công nghệ sinhhọc trong khôi phục, bảo tồn vàphát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Trong thời gian qua, ứng dụngkhoa học công nghệ đã có nhữngđóng góp tích cực vào việc dự báo,phòng ngừa, cải tạo, phục hồi, xửlý ô nhiễm môi trường và bảo tồnđa dạng sinh học. Trong lĩnh vực ytế, các cơ sở y tế đã ứng dụngcông nghệ vi sinh, công nghệmàng lọc AAO để xử lý nước thải ytế; hệ thống thiết bị xử lý chất thảirắn y tế lây nhiễm bằng công nghệvi sóng tích hợp nghiền cắt trongcùng khoang xử lý để chuyển toànbộ thành chất thải thông thường,không còn mầm bệnh lây nhiễm.

Xây dựng thành phốthông minh – giải phápmôi trường bền vững

Quá trình đô thị hóa nhanhchóng đã dẫn đến nhiều hệ quả,trong đó chất lượng môi trường đôthị bị ảnh hưởng, tồn tại một số vấnđề về môi trường mà nguyên nhânchủ yếu là do cơ sở hạ tầng đô thịchưa theo kịp tốc độ đô thị hóa.

Để vượt qua được những tháchthức này, chính quyền cần phảitìm ra các giải pháp thông minhhơn và “thành phố thông minh”,“đô thị sinh thái” hay “thành phốxanh” chính là giải pháp chiếnlược, tận dụng công nghệ để giảiquyết các vấn đề xã hội này.

Sự phát triển của các côngnghệ mới mà đặc biệt là cuộc

Cách mạng công nghiệp 4.0 vớiInternet vạn vật (IOT), trí tuệ nhântạo, thực tế ảo... đã đưa công nghệThông tin và Truyền thông đóngvai trò quan trọng như là một giảipháp then chốt để giải quyết cácáp lực mà các đô thị gặp phải. Vàthành phố thông minh là tập hợpcác giải pháp thông minh dựa trêncác công nghệ thông tin và truyềnthông để phát triển kinh tế bềnvững, nâng cao hiệu quả hoạtđộng và chất lượng cuộc sống ởđô thị, cải thiện sự tương tác giữachính quyền thành phố, doanhnghiệp và người dân, đồng thờiquản lý và sử dụng hiệu quả cácnguồn tài nguyên, giảm thiểu tácđộng đến môi trường. Môi trườngthông minh là một trong nhữngtiêu chí quan trọng trong xâydựng thành phố thông minh.

Môi trường thông minh baogồm các giải pháp về năng lượngsạch, năng lượng tái tạo, quản lýmạng lưới điện tiêu thụ, giám sát ô

nhiễm, giám sát chất thải, cấpthoát nước, các công trình, tòa nhàthông minh, tiêu thụ ít năng lượng.

Do vậy, trong bối cảnh biến đổikhí hậu đang từng ngày tác độngtiêu cực đến ngôi nhà chung tráiđất, mô hình thành phố xanh -thành phố thông minh được nhìnnhận như một giải pháp vừa mangtính thực tế, vừa hứa hẹn nhiều hyvọng. Việc phát triển thành phốthông minh, gắn với bảo vệ môitrường đang trở thành xu thế pháttriển của thời đại.

Tuy nhiên, xây dựng đô thịthông minh gắn với bảo vệ môitrường là một quá trình lâu dài,cần có sự tham gia của nhiềuthành phần: Chính phủ, chínhquyền địa phương, các chuyên gia,doanh nghiệp, cộng đồng. Trongđó mỗi thành phố tùy theo nhucầu và điều kiện cụ thể sẽ địnhhướng, lựa chọn mô hình xâydựng thành phố thông minh phùhợp cho riêng mình.v

Ảnh minh họa.

Page 50: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

48 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

CUỘC SốNG Số

Theo đánh giá của CụcTMĐT và kinh tế số - BộCông Thương, hiện nayTMĐT đang phát triển với

tốc độ tăng trưởng đạt 30% mộtnăm và quy mô thị trường đạt 8,6tỷ đô la năm 2018. Chất lượng thịtrường Việt Nam đứng thứ 2 ởĐông Nam Á sau Indonesia với sốlượng khoảng 40triệu người muasắm trực tuyến. Mức tiêu thụ hàngnăm khoảng 210 đô la/năm.

Tốc độ tiêu dùng hiện nay ViệtNam đang tiếp cận làn sóng tiêudùng và mua sắm mới. Người tiêudùng đang rất nhanh nhạy trongviệc nắm bắt những tiện ích củaTMĐT để giúp họ tối đa hóa trảinghiệm mua sắm từ tìm kiếmthông tin, so sánh giá cả. Cùng vớiđó, người tiêu dùng hiện naythông minh hơn, yêu cầu của họngày càng tinh tế và khắt khe hơn.

Đối với DN, những xu hướngthị trường đang đặt ra những cơhội song họ buộc phải vượt quanhững thách thức để cụ thể hóacác cơ hội đó.

Theo bà Lê Minh Trang, đạidiện Nielsen Việt Nam, tương lai

của TMĐT FMCG (Nhóm hàng tiêudùng nhanh), số liệu dự báo FMCGtoàn cầu đến 2022, tốc độ tăngtrưởng từ năm 2017 đến 2022 đạtmức độ tăng trưởng bình quân 6-7 %/năm, đến 2022 dự báo sẽ đạt400 tỷ đô. Cơ sở tăng trưởng củaFMCG online sẽ tăng gấp 4 lần sovới offline.

Tiềm năng TMĐT tại Việt Namcòn rất lớn, nhất là khi nước ta làquốc gia có tỷ lệ tới 46-50% sốngười chấp nhận dùng online vàđã, đang sử dụng TMĐT.

Vấn đề là làm thế nào để TMĐTcó thể phát triển. Theo các chuyêngia phải dựa vào 3 yếu tố: Mức độđầu tư (phải có nguồn kinh phíđầu tư rất nghiêm túc, bài bản);Trend nào hiện đang áp dụng trênthế giới thì chúng ta phải nghĩcách để đem về vận dụng vào ViệtNam để nâng cao trải nghiệmngười dùng; Công nghệ và đổimới - đây là yếu tố không ngừngcập nhật trong TMĐT.

Một vấn đề quan trọng khácđược đặt ra đó là làm thế nào đểcàng ngày có nhiều người dùngTMĐT hơn. Bởi bối cảnh ngày càng

nhiều tiểu đô thị hình thành thìcàng tốt hơn cho TMĐT.

Do đó, làm thế nào để kháchhàng mua nhiều hơn, đòi hỏiDNphải thấu hiểu tâm lý kháchhàng, hành vi mua hàng củakhách hàng để mỗi lần tiêu dùnghọ sẽ tiêu dùng nhiều hơn. Chúngta nhìn hành vi và qua những lầnmua thì gợi ý họ mua thêm mộtsản phẩm nào nữa. Amazonđãứng dụng phần này vào, họ đãgiảm thiểu được rất nhiều sảnphẩm bỏ trống trong giỏ hàng.

Có ý kiến chuyên gia cũng đặtra một vấn đề: Làm thế nào để chokhách hàng tăng số lần muahàng.Liên quan rất nhiều đến việcthấu hiểu khách hàng, biết rõ họcần gì, họ muốn gì thì chúng tanên tập trung vào cách làm thếnào duy trì trải nghiệm để kháchhàng trung thành với chúng ta,bởi khách hàng trung thànhkhông chỉ mua 1 lần mà còn muanhiều lần và còn nhiều hơn nữa,với thời đại công nghệ số họ sẽgiúp giới thiệu những người khácmua. Do đó chúng ta có thêmkhách hàng mới.

TIếP THị TRỰC TUYếN - tiềm năng trong nền kinh tế số

CHÍNH BÌNH

Những xu hướng thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang đặt ranhững cơ hội, song cũng buộc doanh nghiệp (DN) phải vượt qua nhữngthách thức để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế số.

Page 51: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

49TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

Theo Dự báo, tốc độ tăngtrưởng về TMĐT đến năm 2022 sẽtăng 48%, có nghĩa tăng 4%trong vòng 5 năm. Cùng với đó,các số liệu đo lường truyền thôngcũng cho thấy, lượng người truycập internet ở Việt Nam đangtăng rất nhanh, chủ yếu đến từthiết bị di động. Tốc độ tăngtrưởng của mobile năm 2019 sovới cùng kỳ năm 2018 tăng 17%,con số tăng trưởng này cho cảngười truy cập trực tuyến quamáy tính và mobile là 4% trongkhi máy tính giảm 20%.

Trong khi đó, báo cáo xuhướng truy cập của những ngườithương xuyên tương tác với tin tứcở Việt Nam cho ra kết quả: 20% sốngười được hỏi, thường xuyêntương tác online. Trong đó,91%lượng người truy cập vào ngànhgiải trí, 85% lượng người truy cậpvào ngành dịch vụ, 71% truy cậpvào ngành bán lẻ và những ngườinày cũng có xu hướng truy cậpvào các website thuộc ngành tintức. Bởi vậy, mảnh đất TMĐT là rấtrộng lớn, để các DN “canh tác”.

Cũng chính tiềm năng lớn,thách thức lớn đồng nghĩa với sựcạnh tranh cũng rất gay gắt khôngchỉ đối với các DN lớn mà còn đốivới DN nhỏ và vừa cho đến DNsiêu nhỏ.

Bởi vậy, các tiếp cận quan trọngcủa DN lĩnh vực TMĐT đối vớikhách hàng đó là những kỹ năngtiếp thị trực tuyến đòi hỏi khôngngừng thay đổi với các ứng dụngcông nghệ mới từ AI đến dữ liệulớn cũng như các công nghệ khác.

Một chuyên gia cho rằng, cuốicùng của mọi hoạt độngmarketing là mua hàng. Làm thếnào để khách hàng ra quyết địnhmua hàng trên app.Sự khác biệtcủa app là cho phép cá nhân hóa,biết bạn là ai, giọng vùng miềncủa bạn vì app đo được hành vi vàviết được thời điểm nào để gửithông điệp. Sử dụng app để giatăng quyết định của khách hàngrất tốt. 80% người dùng bỏ app vìapp đó không có gì mới do đóphải tạo ra nhiều mới, thông tin,nội dung, offer, gói sản phẩm đểtăng lượng trung thành của kháchhàng. Vì vậy đây vấn đề rất cầnđược lưu ý.

Cùng với đó, vấn đề chăm sóckhách hàng là kênh rất quan trọngđể tăng độ tin tưởng của kháchhàng. Rất nhiều doanh nghiệp đãbỏ quên khi không làm chuyệnđó, ai cũng biết chi phí giữ 1 kháchhàng cũ rẻ hơn 5 lần so với tìm 1khách hàng mới.

Đại diện Tập đoàn Phú Tháichia sẻ, đứng ở góc nhìn kháchhàng, nếu chúng ta nhìn onlinehay offline thì không có góc nhìntốt. Nếu nhìn dọc khách hàng thìtạo ra trải nghiệm tốt hơn. Tôi hỏi1 công ty thì thách thức củadoanh nghiệp là gì thì họ nêu ramarketing kém, không biết tư vấnkhách hàng… Khi làm bản đồhành trình khách hàng, thì tôi hỏiđiểm nào khách hàng phàn nànnhiều nhất thì tất cả đều chỉ rakhâu phản hồi, hỗ trợ kháchhàng. Phần lớn họ không muasau khi tìm hiểu thì thấy sảnphẩm không đúng như truyềnthông, quảng cáo và sau đó là trảinghiệm khác hẳn họ tưởngtượng. Bạn có thể truyền cảmhứng hay thu hút khách hàng thếnào cũng được nhưng điểmchính là phải truyền tải thông tin.Nếu sau này họ mua và sử dụng,bản chất quản trị trải nghiệmkhách hàng là quản trị sự kỳ vọng,dù làm online hay offline.v

Một khách hàng trải nghiệm chọn đồ ăn nhanh từ thao tác công nghệ số.

ẢN

H: C

HÍN

H B

ÌNH

Page 52: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

50 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

CUỘC SốNG Số

Xây dựng hạ tầng viễnthông - CNTT là khâuthen chốt của Chínhquyền điện tử

Trong những năm qua, hạ tầngviễn thông, công nghệ thông tin(CNTT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhđã có bước tiến mạnh mẽ. Mạngthông tin di động 3G, 4G đã cơ bảncung cấp dịch vụ gần 100% diệntích các địa bàn dân cư trên địa bàntỉnh. Internet băng thông rộng đãđến với 157/159 trung tâm các xã,phường, thị trấn (trừ 02 xã Tân Trạch,Thượng Trạch của huyện Bố Trạch).Mạng truyền số liệu chuyên dùngđược triển khai đến tận các sở, ban,ngành, địa phương và được duy trìđảm bảo hoạt động thông suốt.

Mặt khác, hạ tầng ứng dụngCNTT trong các cơ quan Nhà nướcđược quan tâm đầu tư, nâng cấp:100% sở, ban, ngành cấp tỉnh,UBND huyện và 95% UBND cấp xãđã thiết lập mạng LAN. 100% sở,ban, ngành cấp tỉnh, UBND huyệnvà 98% UBND cấp xã đã kết nốiInternet, với 94% máy tính được kết

nối Internet. Mạng diện rộng (WAN)của tỉnh được triển khai trên nềntảng Mạng truyền số liệu chuyêndùng đã kết nối đến 100% sở, ban,ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyệnvà 28% UBND cấp xã. Hệ thống Hộinghị truyền hình trực tuyến đượckết nối thông suốt từ tỉnh đếnTrung ương, phục vụ hiệu quả cáccuộc họp thường kỳ, đột xuất củaUBND tỉnh và các sở, ngành.

Bên cạnh đó, Trung tâm dữ liệuđiện tử của tỉnh (đặt tại Sở Thông tin

và Truyền thông) từng bước đượcnâng cấp đồng bộ, hiện đại và duytrì hoạt động ổn định, đáp ứng yêucầu triển khai, quản trị, vận hành,khai thác, ứng dụng các hệ thốngthông tin, cơ sở dữ liệu dùng chungcủa tỉnh, đồng thời hỗ trợ các cơquan, đơn vị cài đặt, vận hành hệthống, phần mềm chuyên ngành.

Trong hoạt động ứng dụngCNTT tại cơ quan Nhà nước, các hệthống phần mềm dùng chung đãđược tỉnh Quảng Bình triển khai

Lễ khai trương giải pháp đồng bộ hệ thống dữ liệu chính quyền điện tử.

QUảNG BÌNH:

Đẩy mạnh xây dựng chính quyềnđiện tử và đô thị thông minh

PHỦ LẠNG THƯƠNG

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về Chínhphủ điện tử, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch hành độngsố 411/KH-UBND ngày 29/3/2019 về thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CPcủa Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triểnChính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Page 53: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

C U ộ C S ố N G S ố

tập trung, đồng bộ, thúc đẩy hiệnđại hóa nền hành chính và nângcao chất lượng hiệu quả quản lý,điều hành, giải quyết công việc. Hệthống Cổng/trang thông tin điệntử tỉnh được triển khai đồng bộ;100% các sở, ban, ngành cấp tỉnhvà UBND cấp huyện đã có trangthông tin điện tử (website), bảođảm cung cấp thông tin kịp thờicho người dân và doanh nghiệp.Đặc biệt, hệ thống thông tin mộtcửa điện tử đã được xây dựngthống nhất, tập trung, triển khai tạiTrung tâm Hành chính công củatỉnh, bộ phận một cửa của 08/08UBND cấp huyện, 157/159 UBNDcấp xã (trừ 02 xã Tân Trạch, ThượngTrạch, do chưa có kết nối Internetbăng rộng) bảo đảm kết nối đồngbộ, liên thông 3 cấp. Cổng dịch vụcông của tỉnh đã kết nối Cơ sở dữliệu quốc gia về thủ tục hành chính(TTHC) để công khai đầy đủ 2.009thủ tục hành chính thuộc thẩmquyền giải quyết của các cơ quanhành chính Nhà nước thuộc tỉnh,trong đó có 134 dịch vụ công đượccung cấp trực tuyến ở mức độ 3,mức độ 4 (83 dịch vụ công trựctuyến mức độ 3 và 51 dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 4)…

Đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong công tácquản lý Nhà nước

Đứng trước yêu cầu mới về xâydựng và phát triển Chính phủ điệntử giai đoạn 2019 - 2020, địnhhướng đến 2025, tỉnh Quảng Bìnhxác định rõ tập trung đẩy mạnhứng dụng CNTT phục vụ công tácquản lý Nhà nước, một số cơ quan,đơn vị trong toàn tỉnh. UBND tỉnh

đã chỉ đạo xây dựng hoặc nhậnchuyển giao, triển khai, ứng dụngcác hệ thống thông tin, cơ sở dữliệu chuyên ngành như: Sàn giaodịch thương mại điện tử tỉnhQuảng Bình - quangbinhtrade.vn(Sở Công thương); các hệ thốngthông tin đất đai - Vilis, địa lý - GIS,giám sát quan trắc môi trường tựđộng tại các điểm xung yếu… (SởTài nguyên và Môi trường); các hệthống quản lý học sinh, quản lýbài giảng Elearning, quản lý thưviện điện tử, quản lý thiết bị, hỗ trợtuyển sinh đầu cấp, quản lý vănbằng, chứng chỉ… (Sở Giáo dục vàĐào tạo); các hệ thống quản lýbệnh viện, quản lý y tế cơ sở, quảnlý bảo hiểm… (Sở Y tế) hệ thốngquản lý đối tượng người có côngvà chế độ chính sách (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội); phầnmềm đăng ký và quản lý hộ tịch(Sở Tư pháp); các phần mềm quảnlý giấy phép lái xe, quản lý xe cảitạo, giám sát tàu thuyền trên sông,quản lý cầu, quản lý phương tiệnthông qua thiết bị giám sát hànhtrình, quản lý tài sản đường bộ,quản lý tài sản đường thủy… (SởGiao thông Vận tải); các hệ thống,phần mềm quản lý đầu tư công,quản lý Ngân sách - Kho bạc, quảnlý mã số, quản lý nguồn vốn, khaithác báo cáo quyết toán, quản lýtài sản, kế toán hành chính sựnghiệp, kế toán ngân sách xã…của ngành kế hoạch, tài chính...

Đối với công tác đảm bảo antoàn, an ninh thông tin, tỉnh QuảngBình đã chủ động phối hợp với CụcAn toàn thông tin, Trung tâm Ứngcứu khẩn cấp máy tính Việt Nam(VNCERT) thuộc Bộ TT&TT ký kết

các biên bản ghi nhớ hợp tác hằngnăm. Qua đó, các đơn vị trực thuộcBộ TT&TT đã hỗ trợ giám sát, theodõi, cảnh báo và phối hợp xử lý cácsự cố làm ảnh hưởng đến nguy cơan toàn của các hệ thống thông tin,cơ sở dữ liệu tập trung của tỉnh đặttại Sở TT&TT và các phần mềm, hệthống máy tính của các sở, ban,ngành, địa phương.

Theo ông Hoàng Việt Hùng,Giám đốc Sở TT&TT Quảng Bình,trong thời gian tới, UBND tỉnh, Banchỉ đạo Xây dựng Chính quyềnđiện tử tỉnh sẽ tích cực chỉ đạo cácsở, ban, ngành, địa phương tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ về xâydựng Chính phủ điện tử, Chínhquyền điện tử tại tỉnh, tập trungvào một số trọng tâm như: xâydựng, triển khai Khung kiến trúcChính quyền điện tử, Khung Kiếntrúc an toàn thông tin chính phủđiện tử cấp tỉnh…; Nâng cấp hệthống hạ tầng CNTT của tỉnh đápứng yêu cầu về phát triển, ứngdụng CNTT và xây dựng Chínhquyền điện tử; Xây dựng, triển khaiứng dụng các hệ thống thông tin,cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyênngành đảm bảo tập trung, liênthông với các hệ thống thông tinquốc gia; Sắp xếp, kiện toàn hệthống đơn vị chuyên trách, cán bộchuyên trách CNTT trong cơ quanNhà nước. Tổ chức đào tạo, tậphuấn về xây dựng và triển khai Kiếntrúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;đào tạo kiến thức, kỹ năng ứngdụng CNTT theo tiêu chuẩn, quychuẩn quy định; Tiếp tục triển khaithực hiện có hiệu quả Luật An toànthông tin mạng số 86/2015/QH13,ngày 19/11/2015…v

Page 54: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

V � N H Ó A - V � N N G H �

51TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Page 55: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

V�N HÓA

52 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

NGUYỄN TÙNG LÂM

Theo nghiên cứu của cácchuyên gia, có thể kháiquát cộng đồng là một tậphợp những chủ thể văn

hóa cùng cư trú trong một khuvực địa lý, có những đặc tínhchung về văn hóa, xã hội, cùngthừa nhận một di sản văn hóa làtài sản của họ và một di sản vănhóa phi vật thể nhất định là bảnsắc văn hóa của họ. TS. Đỗ QuangTrọng, Giám đốc Trung tâm Bảotồn Di sản Thành Nhà Hồ (Trungtâm) có chia sẻ về sự gắn kết cộngđồng địa phương đối với di sảnbằng đá có một không hai tại ViệtNam - Thành Nhà Hồ.

Bảo tồn di sản văn hóado cộng đồng, dựa vào cộng đồng và vìcộng đồng

Theo TS. Đỗ Quang Trọng, cộngđồng là chủ sở hữu di sản và cũnglà người có đủ các điều kiện đểbảo vệ di sản nhất. Họ là người xácđịnh, gìn giữ, duy trì, trao truyềnvà bảo vệ di sản của họ trong mốiquan hệ của họ với lịch sử và môitrường tự nhiên chung quanh.

Di sản văn hóa không thể đứngngoài sinh hoạt của cộng đồngdân cư, hoặc đứng ngoài không

gian văn hóa của nó. Để có thểduy trì sức sống cho di sản vănhóa, các di sản ấy phải được bảotồn như nó vốn có, phải được"sống", được tôn vinh, được ngườidân thừa nhận ngay trong chínhđời sống cộng đồng. Do đó, việcbảo tồn di sản văn hóa có sự thamgia của cộng đồng, dựa vào cộngđồng và vì cộng đồng cũng làcách thức hiệu quả để lưu giữ vàphát huy giá trị các di sản văn hóamà cộng đồng nắm giữ.

Để sự tham gia của cộng đồngcó hiệu quả, trước tiên, cần có sựđồng thuận, hơn ai hết, cộng đồnglà người hiểu rõ nhất về bản sắcvăn hóa của họ và có quyền trướchết trong việc quyết định lựa chọnđối tượng văn hóa mà họ muốnbảo tồn. Cộng đồng cũng cần tựnhận thức được vai trò quan trọngcủa chính mình, đồng thời đượckhuyến khích trong việc lưu truyềnvà gìn giữ các di sản văn hóa.

Bản thân các di sản khi đượcbảo vệ cũng sẽ quay trở lại phụcvụ cộng đồng, thông qua các hoạtđộng du lịch, phát triển hàng hóa,dịch vụ, mang lại nguồn lợi thiếtthực về kinh tế. Đặc biệt, cần traonhững thông tin cần thiết cũngnhư những kiến thức đúng, đủ vềdi sản để cộng đồng có cơ sở khoa

học, pháp lý nhằm hạn chế nhữngsai phạm trong các hoạt động bảotồn di sản.

Mục tiêu phát huy giá trị di sản gắn vớicộng đồng

Việc phát huy giá trị di sảnThành Nhà Hồ mang lại nhiều cơhội việc làm cho người dân, trongđó có việc tham gia vào việc bảotồn và duy trì di tích, quảng bácác giá trị di sản, phát triển ngànhdu lịch...

Trung tâm Bảo tồn Di sảnThành Nhà Hồ dẫn chứng: Hiệnnay nhiều người dân xung quanhkhu vực thành nội đã và sẽ tiếp tụcđược tuyển chọn vào đội Bảo vệ vàCứu hộ di tích. Một số con emnhân dân trong khu vực đượckhuyến khích theo học ngành vănhóa, du lịch và được nhận về côngtác tại di tích; tất cả công nhânkhai quật là người lao động tại địaphương... Việc phát triển du lịchtạo ra nhiều công việc hơn chodân địa phương và đặc biệt là việcphát triển các cơ sở sản xuất kinhdoanh của người địa phương, baogồm các cơ sở sản xuất và bán đồthủ công, các nhà hàng, khách sạnvà các khu vực nuôi trồng sản vậtnông nghiệp địa phương: Hiệnnay, Trung tâm tạo điều kiện về

Di s�n th� gi�i và s� g�n k�t c�ng ng �a ph� ng

Page 56: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

mặt bằng, cơ sở, trang thiết bị chomột số hộ dân địa phương kinhdoanh, buôn bán phục vụ kháchdu lịch...

“Vì vậy, việc làm cho nhân dân,các cấp chính quyền, cán bộ địaphương, học sinh trong khu vựcdi sản hiểu được ý nghĩa và giá trịcủa di tích và hiểu vì sao khoanhvùng bảo vệ di tích là cần thiết. Họsẽ nhận thức được vì sao họ cầnphải hạn chế các hoạt động xâydựng nhà cửa, hạn chế việc trồngtrọt trong một số thửa đất, ngừngviệc khai thác tài nguyên trongvùng bảo vệ… Họ cần được thamkhảo ý kiến trong quá trình xâydựng các tài liệu hướng dẫn vềbảo tồn các loại hình di sản vănhóa, đặc biệt là các kiến trúc gỗtruyền thống, các hình thức vănhóa phi vật thể”. TS. Đỗ QuangTrọng nhận định.

Theo TS. Trọng, một khi cộngđồng địa phương được thuyếtphục về giá trị của việc bảo tồncảnh quan văn hóa một cách tổngthể, họ sẽ sẵn sàng đóng góp choviệc thực hiện bảo vệ và phát huygiá trị di sản. UBND các xã, thị trấn,đặc biệt là các cán bộ văn hóa cầntham dự vào việc giám sát, kiểmtra các di tích. Đối với các di tíchlịch sử và truyền thống, phong tụctập quán địa phương, vai trò củanhững người cao niên, các vị tộctrưởng trong làng, xã và cácphong tục địa phương được ghinhận và tôn trọng. Coi kinhnghiệm và kiến thức của họ như là

động cơ thúc đẩy và phương thứcđể bảo tồn các di sản văn hóa vàthiên nhiên. Một khi nhân dân tựhào về di sản của mình, mongmuốn hiểu biết hơn về nó và cónguyện vọng tham gia vào việcbảo tồn các di sản, thì việc bảo tồnvà phát huy di sản sẽ được họ ủnghộ và nghiêm túc thực hiện.

Xây dựng chương trình“di sản hướng tới cộngđồng”

Thực tế, từ khi được thành lậpcho đến nay, Trung tâm đã tích cựcthực hiện các đợt tuyên truyềngiới thiệu cho nhân dân các thôn,xã, thị trấn xung quanh khu vựcthành Nội về ý nghĩa và giá trị củadi sản, tránh các hành vi vi phạm,xâm hại di tích.

Trung tâm phối hợp với cácngành và đoàn thể tổ chức và thựchiện thường xuyên chương trình“Di sản hướng tới cộng đồng”(Heritage toward the Community).

Ý tưởng của chương trình này làviệc bảo tồn, bảo vệ, duy trì và sửdụng một các bền vững di sản vănhóa Thành Nhà Hồ là vì lợi ích củacộng đồng, là trách nhiệm và phảiđược thực hiện bởi chính các cộngđồng dân cư địa phương.

Giám đốc Trung tâm cho biết,với ý tưởng nêu trên, chương trìnhnày nhằm vào 3 mục tiêu: Tăngcường nhận thức của cộng đồngvề tầm quan trọng và giá trị củacác di tích khảo cổ học và các disản văn hóa trong khu vực lõi vàvùng đệm của di sản; Huy động vàthúc đẩy các cộng đồng địaphương, tạo cơ hội để họ có thểmang kinh nghiệm, tri thứctruyền thống của mình tham giavào việc bảo vệ, bảo tồn và sửdụng một các bền vững các di sảnvăn hóa của họ; Giới thiệu Kếhoạch quản lý di sản Thành NhàHồ và các hoạt động sẽ được triểnkhai thực hiện trong khu vực disản cho công chúng.

“Để đảm bảo thực hiện chươngtrình này một cách có hiệu quả,Trung tâm đã tăng cường thu thậpthông tin, hiểu biết về đời sốngkinh tế - văn hóa hiện tại và cáctập tục, truyền thống văn hóa củadân cư các làng trong khu vực disản. Việc khảo sát, lập hồ sơ các disản văn hóa trong các làng truyềnthống đã được tiến hành trongnhiều năm qua”, TS. Đỗ QuangTrọng nhấn mạnh.�

53TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

V � N H Ó A

Theo Trung tâm B�o t�n Dis�n Thành Nhà H�, Thành NhàH� là công trình ki�n trúc

b�ng �á ��c �áo có m�t không hai t�iVit Nam, ��c H� Quý Ly cho xây vàomùa xuân n�m 1397. N i �ây là trungtâm kinh t�, chính tr�, v�n hóa vàocu�i tri�u Tr�n và kinh �ô c�a n�c��i Ngu t� n�m 1400 ��n 1407. Khuv�c di s�n phân b� trên 144.2/155.5 havùng lõi. Vùng �m r�ng l�n 5078,5 ha��c bao b�c gi�a hai con sông c�nglà n i t� c c�a 54,405 ng�i dâns�ng trong 08 xã, 01 th� tr�n bao g�mnhi�u làng, ph�.

Page 57: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

54 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Cần đổi mới và sáng tạođể xóa đói giảm nghèo

ASEAN đã đạt được nhiềuthành tựu trong phát triển bềnvững và nâng cao chất lượng sốngcủa người dân. Một trong nhữngthành công đáng ghi nhận củaASEAN chính là thành tựu về xóađói giảm nghèo cụ thể là Mục tiêusố 1 (Nạn nghèo), với việc số ngườisống dưới mức 1,25USD/ngày đãgiảm xuống ở mức từ một nửa dânsố vào năm 1990 xuống 1/8 dân sốvào năm 2015. ASEAN cũng đã đạtnhững thành tích đáng kể trongMục tiêu số 4 (Giáo dục Chấtlượng), với tỷ lệ tốt nghiệp tiểuhọc đạt trên 95% đối với tất cả cácquốc gia thành viên ASEAN; vàMục tiêu số 3 (Sức khỏe và Phúclợi) với tỷ lệ tử vong khi sinh và tỷlệ nhiễm lao phổi giảm ổn định ởhầu hết tất cả các quốc gia thànhviên ASEAN.

Chia sẻ tại Hội nghị, Thứ trưởngBộ Lao động - Thương binh và Xãhội Lê Tấn Dũng cho biết, bướcvào thập niên thứ hai của thế kỷXXI, các nước ASEAN trong đó cóViệt Nam cũng như Trung Quốc vàcác nước trên thế giới đều đangđứng trước những thay đổi lớn laocó ý nghĩa bước ngoặt trướcnhững tiến bộ của khoa học, côngnghệ của Cách mạng công nghiệp4.0, già hóa dân số và biến đổi khíhậu. Những thay đổi này vừa tạora cơ hội nhưng cũng kèm theothách thức đối với đường lối,chính sách phát triển của mỗiquốc gia và toàn cầu, trong đó cóchính sách xóa đói, giảm nghèo vàđòi hỏi cần phải có những phươngpháp tiếp cận có hệ thống, với sựquản trị sáng tạo của chính phủcác nước.

Chia sẻ kinh nghiệm giảmnghèo tại Hội nghị, đại biểu đến từ

Trung Quốc cho biết, trong 40năm qua, Trung Quốc đã có 700triệu người thoát nghèo. Từ thựctiễn kinh nghiệm của Trung Quốccho thấy, người dân có rất nhiềutiềm năng tự thoát nghèo nếuChính phủ có chính sách hỗ trợtốt, đặc biệt là việc kết nối cộngđồng để phát triển. Đồng thời,tăng cường mở cửa nền kinh tế.Đây là 3 yếu tố quan trọng để thựchiện mục tiêu giảm nghèo và pháttriển bền vững.

Đại diện UNDP cũng cho rằng,để giảm nghèo bền vững, Chínhphủ cần có chính sách giúp chocộng đồng, thúc đẩy thương mạiđiện tử, áp dụng đổi mới sáng tạovà nhân rộng những mô hình hiệuquả. Đồng thời, tăng cường kếtnối, đầu tư cơ sở hạ tầng để đảmbảo mọi người được hưởng cácthành quả của đầu tư.

ASEAN C�N ��I M�I �� XÓA �ÓIGI�M NGHÈO h��ng t�i �t ��cm�c tiêu phát tri�n b�n v�ng

AN NHI

Xây dựng một cộng đồng hài hòa, bền vững, định hướng người dân, lấyngười dân làm trung tâm và “không để ai bị bỏ lại phía sau” luôn là ưutiên hàng đầu của ASEAN. Hội nghị chuyên đề “ASEAN – Trung Quốc –UNDP: Đổi mới để xóa đói giảm nghèo hướng tới đạt được mục tiêu pháttriển bền vững” diễn ra tại Hà Nội đã kêu gọi đổi mới, sáng tạo hơn nữanhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

QU�C T�

Page 58: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Trong bối cảnh hiện nay, cácquốc gia cần tận dụng lợi thế củacông nghệ, sáng tạo nhằm ứngphó hiệu quả với vấn đề đóinghèo, bất bình đẳng, đồng thờivượt qua các thách thức nhằm đạtđược các Mục tiêu trong Chươngtrình nghị sự Phát triển Bền vữngLiên Hợp Quốc đến năm 2030 vàTầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025để “không ai bị bỏ lại phía sau”,Thứ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội Lê Tấn Dũng chia sẻ.

Bên cạnh hợp tác nội khối,ASEAN cũng rất chú trọng hợp tácvới các đối tác, trong đó có việctăng cường tương hỗ giữa Tầmnhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với

Chương trình nghị sự của LiênHợp Quốc về Phát triển bền vững2030. ASEAN và Ủy ban Kinh tế xãhội châu Á - Thái Bình Dương LiênHợp Quốc (UNESCAP) đã trao đổivà triển khai thành công bước đầunhững nhiệm vụ đề ra, trong đó cóviệc chuẩn bị thành lập Trung tâmASEAN về Đối thoại và Nghiên cứuPhát triển bền vững tại Bangkok,Thái Lan trong năm nay, và dựthảo Lộ trình Tương hỗ trên cơ sở5 lĩnh vực ưu tiên, gồm: xóa đóigiảm nghèo, cơ sở hạ tầng và kếtnối, quản lý bền vững tài nguyênthiên nhiên, tiêu dùng và sản xuấtbền vững, và tự cường. Chủ đềASEAN năm 2019 là “Thúc đẩyquan hệ đối tác vì sự bền vững” đã

tái khẳng định quyết tâm củaASEAN thúc đẩy tính bền vữngtrong cả ba trụ cột Cộng đồng,đồng thời có ý nghĩa bổ sung vàhướng tới thực hiện thành côngSDGs 2030.

Trong quá trình thực hiện cácmục tiêu trên, ASEAN luôn xácđịnh đổi mới và khoa học - côngnghệ là một trong những động lựcchính cho phát triển kinh tế - xãhội bền vững, và đã được cụ thểhóa trong Tuyên bố ASEAN về Đổimới năm 2017.

Nhấn mạnh vai trò của đổi mới,sáng tạo là vô cùng quan trọngnhằm đạt được phát triển bềnvững và xóa nghèo, Phó Tổng Thư

55TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Q U � C T �

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị chuyên đề “ASEAN – Trung Quốc – UNDP: Đổi mới để xóa đói giảm nghèohướng tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững”.

Page 59: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

56 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

QU�C T�

ký ASEAN phụ trách Cộng đồngVăn hóa – Xã hội ASEAN KungPhoak cho rằng, sáng tạo, đổi mớivượt ra ngoài khuôn khổ của khoahọc, công nghệ, đòi hỏi một cáchlàm việc mới và cải tiến cho dùtrong lĩnh vực chính sách, hợp táchay thay đổi thể chế. Các bên phảiđảm bảo xây dựng được “sự sẵnsàng đổi mới", thúc đẩy đổi mới cótính chất bao trùm và không gâychia rẽ.

Đổi mới toàn diện, bao trùm làkhông thể thiếu nếu các bênmuốn thực hiện được Tầm nhìnASEAN và các mục tiêu SDGs vìquyền lợi của tất cả người dân.

Nỗ lực của Việt NamChính phủ Việt Nam đã đặt ra

quan điểm vấn đề đói nghèo lànếu không được giải quyết thìkhông thể thực hiện được các mụctiêu phát triển đặt ra như tăngtrưởng kinh tế, ổn định và bảođảm các quyền con người.

Trước những thay đổi nhanhchóng của thế giới, khu vực, ViệtNam cũng cần phải thúc đẩy cácsáng kiến, đổi mới trong cácchương trình và mô hình xóa đóigiảm nghèo để tăng hiệu quả,năng suất, nâng cao sinh kế vàcuộc sống cho người dân, đặc biệtlà nhóm yếu thế.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Lê TấnDũng, chính sách xóa đói, giảmnghèo đã trở thành một chủtrương lớn của Chính phủ ViệtNam. Nhờ thực hiện tốt các chủ

trương, chính sách và đặc biệt là ýthức vươn lên của người nghèo,nên kết quả giảm nghèo của ViệtNam từ năm 2016 đến nay cónhiều chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệnghèo bình quân cả nước giảm từ9,88% năm 2015 xuống còn 5,23%vào cuối năm 2018; tỷ lệ hộ nghèoở các xã đặc biệt khó khăn giảmbình quân hơn 3%/năm; tỷ lệ hộnghèo dân tộc thiểu số giảm từ39,61% cuối năm 2016 xuống còn35,28% cuối năm 2017.

Cũng theo Thứ trưởng Lê TấnDũng, trong những năm qua, cácchương trình, chính sách giảmnghèo của Việt Nam vẫn liên tụcđược đổi mới để nâng cao hiệuquả. Thời gian tới, Việt Nam sẽthực hiện cải thiện sinh kế và nângcao chất lượng cuộc sống củangười nghèo, bảo đảm thu nhập

đầu người của hộ nghèo cả nước

cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so

với cuối năm 2015. Riêng thu nhập

của hộ nghèo ở các huyện nghèo,

xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó

khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số

tăng gấp hai lần.

Đặc biệt, để giảm nghèo cần có

các chính sách mở cửa nền kinh tế,

hợp tác sâu rộng cả trong nước và

quốc tế, đó chính là các yếu tố quan

trọng quyết định quá trình giảm

nghèo và phát triển bền vững.

Trong quá trình đó, Việt Nam

cũng cần học hỏi kinh nghiệm về

đổi mới sáng tạo của ASEAN,

Trung Quốc, cũng như sự ủng hộ

của các tổ chức quốc tế như UNDP

hay các đối tác khác trong thời

gian tới.�

Các nước ASEAN dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về xóa đói giảmnghèo song vẫn còn nhiều thách thức trong vấn đề này.

Page 60: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

57TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Q U � C T �

Theo khảo sát năm 2016,Thái Lan với dân số gần 70triệu người có tới 56% sửdụng mạng xã hội. Do vậy,

không thể phủ nhận vai trò củamạng xã hội đối với đời sốngngười dân Thái Lan. Vậy chính phủThái Lan đã và đang quản lý mạngxã hội như thế nào để phát huy lợiích tối đa cho người dân và chínhphủ trong bối cảnh mạng xã hộiđang từng ngày phát triển mạnhmẽ? Tháng 3/2017, tại Thái Lan,nhóm nghiên cứu đã tổ chức mộtbuổi tọa đàm với mục đích nghiêncứu thực trạng, những vấn đề đặtra, giải pháp quản lý thông tintruyền thông trên mạng ở TháiLan, từ đó có những tham chiếuđối với trường hợp hiện tại ở ViệtNam. Đây cũng là những câu hỏiđược trả lời trong bài nghiên cứu.

Thực trạng sử dụngmạng xã hội ở Thái Lan

Hiện tại, ở Thái Lan, trong tổngsố 46 triệu người sử dụng mạng xãhội có tới 32% sử dụng Facebook,tiếp đó là mạng Line chiếm 29%,Instagram chiếm 19%. Đặc biệt, giớitrẻ là nhóm người sử dụng mạng xãhội nhiều nhất. Chính vì ý thức đượcvai trò thông tin của mạng xã hội

đối với công chúng, nhiều đảngphái chính trị, doanh nghiệp cũngsử dụng mạng xã hội để tăngcường ảnh hưởng đến người dânvà khách hàng. Ông AnusornAkaraniti, Cục Quan hệ Công chúngThái Lan, cho biết: “Mạng xã hộiđang có vai trò ngày càng quantrọng. Bởi trong cuộc bầu cử gầnđây nhất tại Thái Lan, Đảng giànhđược phiếu ủng hộ dẫn đầu cũngsử dụng mạng xã hội trong cáccuộc vận động cử tri. Sử dụngYouTube để vận động cử tri đem lạinhiều lợi ích vì nhanh chóng, chi phíđầu vào thấp, không phụ thuộc vàobáo chí chính thống. Các cá nhân,doanh nghiệp Thái Lan hiện naycũng rất ưa thích dùng Facebook,mở trang fanpage…”(1).

Theo một điều tra thì người từ40 tuổi trở lên sử dụng mạng Linenhiều nhất. Nhưng phần lớn lànhững người trên 50 tuổi sử dụngsmartphone. Thời gian sử dụng từ6 giờ tối đến 10 giờ tối, vì họ lớntuổi không thuận tiện trong việcđi lại. Thời gian sử dụng mạng xãhội ít nhất là từ 2 giờ chiều đến 4giờ chiều, nên thời điểm nàyngười Thái Lan ít đăng thông tinquảng cáo trên mạng xã hội vì

không có nhiều người vào xem vàngười quảng cáo đỡ mất tiền. Từ 6giờ chiều đến 10 giờ tối có tin tứchàng ngày, thể thao, phim ảnh cósự nói chuyện, tương tác. Họ xemtruyền hình với smartphone(2).

Nhận thức được ảnh hưởngcủa mạng xã hội đối với các đốitượng khác nhau, không nhữngcác tổ chức, doanh nghiệp màngay cả chính phủ Thái Lan cũngđã triển khai nhiều chương trìnhrộng khắp các cấp để giúp ngườidân hiểu và sử dụng mạng xã hộihiệu quả. Việc sử dụng mạng xãhội tại Thái Lan hiện nay có sự thayđổi rất lớn, người sử dụng mạngxã hội đã trở thành những “nhàbáo công dân” vì chi phí đầu vàothấp và tốc độ lan truyền nhanh.Về kinh tế, hiện nay Thái Lan đangở giai đoạn Thái Lan 4.0. Thái Lan3.0 là xây dựng Internet, xây dựngmạng lưới an ninh, còn Thái Lan4.0 là sử dụng Internet và mạng xãhội để kinh doanh kiếm sống.Mạng xã hội cũng là con dao hailưỡi, vì thế, lợi ích sẽ cao nhất nếuchúng ta biết chọn lọc thông tinbởi vì vẫn chưa có quy tắc, luậtnào cho nhóm. Thái Lan 4.0 làchính sách của chính phủ Thái

Thực tiễn quản lý thông tin truyền thôngtrên mạng xã hội ở Thái Lan và vận dụngtrong điều kiện Việt NamPGS. TS. NGUYỄN NGỌC OANHTrưởng Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Page 61: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

QU�C T�

58 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

cũng giống như các bước đi TháiLan 1.0/2.0/3.0/4.0.

Ông Anusorn Akaraniti, CụcQuan hệ Công chúng Thái Lan chobiết: “Đặc biệt với dự án Internetcủa Nhà nước, Chính phủ dạy vàphổ biến kiến thức cho nông dân,các trang trại sử dụng và tạoFacebook, fanpage. Phổ biến theocác làng. Mỗi làng có một sảnphẩm. Sẽ để người dân tại làng đóxem xét, suy nghĩ xem nên chọnmột mặt hàng nào đó để bán trênFacebook, fanpage… Ở trườnghọc có những dự án Internettrường công lập hướng dẫn cáchthức xây dựng Facebook”(3).

Hiện nay, tác động của mạng xãhội đối với báo chí chính thống(phát thanh, truyền hình, báo in)của Thái Lan là rất lớn. Báo chíchính thống như truyền hình quốcgia cũng đang cố gắng thích nghiđể thông tin đến đúng đối tượngnhất. So với trước đây khi mạng xãhội vẫn chưa có vai trò gì thì thôngtin của đài truyền hình có ảnhhưởng rất lớn trong xã hội. Tuynhiên, hiện nay, mạng xã hội là đốithủ chính với báo chí chính thống,đặc biệt là truyền hình của TháiLan. Đánh giá về việc sử dụngmạng xã hội và báo chí chínhthống chúng ta sẽ xem xét từ hànhvi tiếp nhận thông tin của ngườidân là chính. Báo chí chính thốngđang nỗ lực thích nghi để làm việccùng với thông tin trên mạng xãhội hay chúng ta gọi là NewsMedia. Do vậy cách thức hoạtđộng ở Thái Lan là Nhà nước kiểmsoát song song. Các cơ quan báochí sau khi xuất bản tin tức trênbáo chí chính thống, sẽ cho phát

trên mạng xã hội để thông tin đếnđúng đối tượng hơn. Cách làm nàykhiến người dân, báo chí và doanhnghiệp đều được hưởng lợi íchnhiều nhất khi mạng xã hội pháttriển. Trong đó, người dân đượchưởng lợi ích nhiều nhất. Chínhphủ luôn tìm cách làm như thế nàođó để thông tin mà mình quản lýsẽ đến người dân nhiều nhất.

Hiện nay, Đài truyền hình quốcgia Thái Lan đã truyền hình trựctiếp thông qua Facebook với phầntin và có ca nhạc. Tức là các phầnđó có liên quan tới việc các cơ quanbáo chí chắc chắn phải tích hợp vớimạng xã hội để phát hành đếncông chúng rộng hơn. Bởi côngchúng dùng Facebook thì báo chísẽ phải sử dụng Facebook haynhững kênh khác để đưa sản phẩmtới công chúng. Với việc phát trựctiếp như vậy, cơ quan báo chí chínhlà người sản xuất và chịu tráchnhiệm về nguồn thông tin. Do đóphải chú ý đến vấn đề vi phạm bảnquyền, quyền sở hữu trí tuệ.

Vấn đề quản lý vàchính sách về mạng xãhội ở Thái Lan

Ở Thái Lan, cơ quan có vai tròquan trọng nhất hoặc họ chịutrách nhiệm lớn nhất trong việcquản lý thông tin truyền thông vàtất cả những gì liên quan đếnmạng xã hội là Bộ Kinh tế số và Xãhội (Ministry of Digital Economyand Society). Bộ ICT chịu tráchnhiệm vấn đề Internet. Ngoài racòn có cyber police (cảnh sátmạng). Ở ICT có cyber police team(cảnh sát mạng) sẽ làm, điều tra vàthông báo.

Mặc dù vậy, việc quản lý hiệnvẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng vìkhi nói đến mạng xã hội người tacòn nói nhiều về quyền tự do ngônluận. Tuy nhiên, đầu tiên cần phảităng cường nhận thức, hiểu biếtcủa người dân. Thái Lan dựa trên lợiích của người dân để làm nguyêntắc xây dựng chính sách cho việcquản lý mạng xã hội. Nhiều ý kiếnkhác nhau cho rằng đôi khi lợi íchcủa chính phủ là điều mà người tacân nhắc khi chính phủ đưa ranhững chính sách về quản lý thôngtin truyền thông trên mạng xã hội.Khi quản lý mạng xã hội thì chínhphủ quan niệm rằng: quản lý để nókhông gây thiệt hại đối với ngườikhác, với dân tộc và chính bản thânngười sử dụng.

Theo luật mà hiện nay Thái Lanđang soạn thảo và đang được sửađổi dự thảo lần thứ 2 thì điềukhoản đầu tiên được bổ sung làcấm bôi xấu Hoàng gia. Việc lưutrữ, sử dụng công cụ thông tincũng như sử dụng các công cụtrên Internet nói xấu Hoàng gia cóthể bị phạt tù một năm. Theo nhưluật quản lý máy tính trước đây thìkhông có. Giống như nếu nhìnthấy cầm các đồ nghề sử dụng matúy mà chưa sử dụng thì cảnh sátcó thể bắt. Việc gửi tin nhắn rác(spam message) cũng được coi làlàm phiền đến quyền của các cánhân. Tuy nhiên, các đảng pháichính trị chống lại nhau trong vậnđộng tranh cử vẫn gửi tin nhắnđến điện thoại di động. Ngườidân, doanh nghiệp, các cơ quan tổchức khác như các tập đoàn báochí, truyền thông, hiệp hội nghềnghiệp cũng có phản ứng với

Page 62: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Q U � C T �

59TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

những tin nhắn rác này và đề nghịđưa vào bộ luật đang trong giaiđoạn dự thảo. Điểm này, luật phầnlớn vẫn chưa rõ ràng và còn gâytranh cãi. Việc vi phạm quyền sởhữu trí tuệ, mọi người đều biết rõđược quy định trong luật nhưngvẫn làm hoặc có một số trườnghợp không biết nên cứ làm, mộtsố trường hợp vẫn cố tình làm. Tuynhiên, không thể bắt giữ với cáclỗi vi phạm. Ví dụ như trênYouTube, Facebook và Line, ngườichủ sở hữu thông báo có sự viphạm bản quyền khi có người upclip ca nhạc đã được họ xin phépcấp bản quyền. Thực ra đối vớinhững người có hành vi sai phạmthì việc họ phản ứng là bìnhthường, tuy nhiên việc phản ứngđó cũng gây khó khăn cho việcban hành luật này. Các cơ quanbáo chí muốn đưa các sản phẩmbáo chí lên mạng có thể bị kiểmsoát và tính thuế. Tuy nhiên, TháiLan sẽ cân nhắc với từng đốitượng như đối với các cơ quanthông tin của nhà nước, họ khôngbán hàng mà là dịch vụ công. Ví dụphát thanh online, TV online phátmiễn phí cho công chúng, khôngtính tiền thì không chịu thuế,nhưng thông tin quảng cáo thì cóthể phải chịu thuế. Thực tế thì Đàitruyền hình NBT và đài phát thanhcũng không làm quảng cáo onlinequa mạng xã hội. Tuy nhiên, ở TháiLan, chưa có các quy định luậtpháp về vấn đề này. Do đó, trongtương lai, Nhà nước Thái Lan sẽphải có dự luật dành cho các cơquan đó… Các cơ quan nhà nước,công ty không cho phép sử dụngmạng xã hội trong công việc.

Cũng có nhiều cơ quan có nhữngquy tắc riêng khi làm việc vớimạng xã hội, như ở các trườnghọc. Với trường học, cấm truy cậpmột số website không tốt. Ngoàiviệc có luật chính là luật ICT thìcòn có các luật nhỏ (hoặc các quyđịnh mang tính pháp lý) tùy theocơ quan sẽ tự quản lý mà cơ quanan ninh có thể dựa vào đó để kiểmsoát. Cục Quan hệ Công chúngThái Lan cũng có quy định riêngvề làm việc, trao đổi qua Internet.

Một tác động mà chúng ta cóthể thấy dễ dàng đó là khi làm dựluật mới lần này đã cân nhắc vấnđề ảnh hưởng đến kinh tế quốcgia. Những công ty lớn nhưAlibaba, Lazada, Ebay… khi bánhàng quốc tế trên Line, Facebookđều phải trả thuế cho chính phủ.Những trang kiếm tiền trên mạngxã hội không phải các account cánhân đều bị tính thuế. Ví dụ bìnhthường chúng ta mua một mónhàng có giá 10 bath, mua quaAlibaba thì sẽ tính thuế người bánhàng, người bán hàng lại cộngthuế vào người mua hàng… Đâylà ảnh hưởng của người sử dụng.Cuối năm 2016, có thông tin làAlibaba đã bắt tay với Thái Lan đểmở Alibaba tại Thái Lan. Đây làvòng khép kín của kinh tế số hóa.Nhưng sau đó lại có tin là Alibabađã bắt tay với Malaysia làm choThái Lan mất cơ hội. Chỉ vì Thái Lanđang tính thuế bán hàng quamạng xã hội. Ở các làng của TháiLan khi người dân có sản phẩmđặc sản nào đó họ đều có thể lậptrang fanpage khi họ bán sảnphẩm đó trên mạng xã hội. Tuynhiên họ sẽ bị tính thuế theo luật

mới. Thực tế khi Alibaba đến thịtrường Malaysia, ngành côngnghệ bán hàng nhỏ của Malaysiabị chia cắt khi hàng hóa bán quaAlibaba của Trung Quốc sẽ rẻ hơn.Đây là con dao hai lưỡi. Như vậyviệc tính thuế tạo ra môi trườngcạnh tranh tốt, đúng pháp luật,bảo đảm sự công bằng làm cholàn sóng kinh doanh trên mạngkhông ảnh hưởng đến nhữngdoanh nghiệp vừa và nhỏ của TháiLan. Nếu không tính thuế trênmạng sẽ tạo ra lỗ hổng để láchthuế. Mọi người sẽ kinh doanh, bánhàng qua mạng hết. Như Big C,Lotus cũng bán hàng online giốngZalora. Như vậy sẽ không kiểmsoát được thuế bán hàng trênmạng. Nhưng làm sao quản lý đểhọ không trốn thuế khi kinhdoanh trên mạng là cũng còn khókhăn. Luật mới vẫn chưa tính tớiđiều đó. Tuy nhiên, có thể táchđiều khoản này ra và có nhữngquy định cụ thể bằng những vănbằng khác. Luật ICT có chia ra làLuật con về hoạt động, giao dịchqua Internet. Còn Ecomers có Luậtcon giao điện tử sửa đổi lần thứ 5.

Xu hướng phát triển củamạng xã hội ở Thái Lan

Với mong muốn 100% dân sốcó thể sử dụng, làm việc qua mạngxã hội, song thực tế hiện nay chỉcó khoảng 10%. Thái Lan hiệnđang bước vào độ tuổi dân số giàhóa với 50% dân số là trẻ nhỏ,người già. Họ là nhóm làm việcchăm chỉ, vất vả nhất với năngsuất làm việc khá cao và nhanhchóng. Nếu tỷ lệ người dân TháiLan tăng lên thì đó sẽ là bước nhảy

Page 63: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

QU�C T�

60 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

vọt cho sự phát triển của đất nước,đặc biệt là kinh doanh qua ngânhàng, du lịch và nền kinh tế chiasẻ, chẳng hạn Uber là xu thế pháttriển hơn. “Hiện nay có 20% trongnhóm 50% sẽ biết dùng Uber,Banking, Grab. Hy vọng, trongtương lai mạng xã hội phát triểnnhanh chóng”(4). Ở Thái Lan, chínhphủ cho rằng việc đề ra các biệnpháp quản lý mạng xã hội là vấnđề cấp bách, bởi thiếu chính sáchquản lý mạng xã hội sẽ không bắtkịp với xu thế phát triển của nềnkinh tế số hiện nay. Hiện nay, giớitrẻ tốt nghiệp xong cũng khôngcần làm tại công ty mà họ bánhàng qua mạng, mua hàng rồiđăng (post) trên mạng để bán, xinviệc cũng không cần đến công tymà có thể qua online. Do vậy,trong tương lai, nhóm người dùngmạng xã hội nhiều nhất ở Thái Lanchính là giới trẻ. Việc tăng cườngkiến thức, sự hiểu biết hơn nữa,kiến thức cơ bản kinh tế số là cầnthiết. Trường học có chương trìnhTrường Công lập. Đây là chươngtrình thử nghiệm để dạy trẻ. Hiệnnay, chính phủ vừa mới mởchương trình đại trà. Chương trìnhhọc sẽ giúp trẻ biết yêu cha mẹ,đến trường sẽ yêu thầy cô; về nhàsẽ nói rằng thầy cô dạy như thếnào. Đây là động lực để thay đổibố mẹ. Bố mẹ hiểu rằng mình sai,con làm đúng và họ sẽ thay đổi.

Xu hướng phát triển mạng xãhội hiện đang được thúc đẩy rấtkhẩn trương, các nhóm nghiêncứu cải cách đang tăng cườngtừng bước quản lý theo hướng cậpnhật mới các biện pháp quản lý. Cụthể các bước tiến hành như sau:

Bước thứ 1: Phương hướngxây dựng cơ chế cải cách tronglĩnh vực thông tin truyền thôngvới đề xuất cho kiểm tra, giám sátphẩm chất của người lãnh đạo cơquan báo chí và tính chất hoạtđộng thông tin. Xem xét việc cótính thiện chí công khai hay ẩngiấu xấu, những điều không tốt vềgiới tính, game, lừa đảo… và cóthể dừng cấp phép đối với chủ thểbáo chí là công cụ cho các chínhtrị gia và người có ảnh hưởng.

Bước thứ 2: Phương hướng xâydựng và sửa đổi luật pháp với việcthành lập các hội đồng cải cách cócác thành viên được công nhận bởipháp luật, có quyền lực và khẩntrương ban hành luật kiểm soát báochí liên quan đến hành vi sai trái,không đúng luật và không đúngđạo đức nghề nghiệp. Các quy địnhbao gồm các tội của người sử dụngthông tin mà vi phạm quyền cánhân, cán bộ nhà nước nhận tiềnlót tay để đưa những thông tinkhông chính thống, khách quan vànên khẩn trương ban hành luật bảovệ nạn nhân của thông tin trênmạng xã hội.

Bước thứ 3: Xây dựng cơ chếcải cách tổ chức nghề nghiệp cácloại hình báo chí với việc thành lậphội đồng cải cách được công nhậnbởi pháp luật, có quyền hành, tổchức theo tiêu chuẩn kiểm tra, cấpgiấy chứng nhận tiêu chuẩn nghềnghiệp từ Trung ương, lựa chọnnhững người vào hành nghề báochí, các nhà báo, phóng viênchuyên nghiệp theo các tiêuchuẩn nghề nghiệp.

Bước thứ 4: Xây dựng cơ chế

cải cách, sửa đổi đối với người tiêudùng trong lĩnh vực báo chí. Nêncó cơ chế trừng phạt về phía xã hộiđối với người tiêu dùng báo chí màcó hành vi đăng tải, share, chat nộidung thông tin online vi phạmquyền cá nhân, có nội dung xấu.

Bước thứ 5: Cải cách hệ thốnggiáo dục tại các cơ sở giáo dục: nênhạn chế website mà không chophép học sinh xem trong trường.

Bước thứ 6: Chương trình phátđộng cải cách thông tin, báo chímột cách cụ thể, bắt đầu từ nhómđối tượng người sử dụng thôngtin trên mạng xã hội mà phần lớnlà thanh niên, với các chương trìnhInternet lành mạnh.

Bài học kinh nghiệmtrong quản lý mạng xãhội cho Việt Nam

Thái Lan và Việt Nam có vị trí gầnnhau nên có nhiều điểm tươngđồng. Hiện nay, mạng xã hội đangphát triển rất lớn mạnh. Thực tế làlượng người dùng mạng lớn, ởnhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũngcó vấn đề với mạng xã hội. Ví dụnhư trong giáo dục, tình trạng saochép, chia sẻ và nhân bản những tàiliệu bản quyền trên mạng ở TháiLan khá phổ biến. Giáo viên giảngdạy cho rằng sinh viên thường chỉcopy (sao chép) sách của giáo viênsử dụng mà không mua sách. Điềunày được coi là chuyện rất bìnhthường. Vấn đề thứ hai là các côngtrình nghiên cứu khoa học cũngvậy. Có cô giáo đã sao chép côngtrình nghiên cứu, tất nhiên đã bịphát hiện và xử lý. Mạng xã hội đemlại lợi ích rất lớn cho việc nghiên cứunhưng nó cũng giúp phát hiện

Page 64: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Q U � C T �

61TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Tài liệu tham khảo(1). Trích phỏng vấn ông Anusorn Akaraniti, Trưởng phòng Phát triển công nghệ truyền thông, thông tin – Cục Quan hệ công

chúng Thái Lan. Thời gian 10 giờ 30’ ngày 29/3/2017.(2). Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện An ninh nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam

(2017), Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học.(3). Phỏng vấn ông Kittisak Hankla, Giám đốc Kỹ thuật, Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Lan. Thời gian 10 giờ 30, ngày

29/3/2017.(4). Trích bài tham luận của ông Anusorn Akaraniti, Trưởng phòng Phát triển công nghệ truyền thông, thông tin – Cục Quan

hệ công chúng Thái Lan trong Kỷ yếu Tọa đàm khoa học “Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp quản lý thông tin truyềnthông trên mạng xã hội ở Thái Lan hiện nay” (cuộc tọa đàm do nhóm nghiên cứu đề tài KX – 2016 tổ chức ngày29/3/2017 tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan).

nhiều trường hợp đạo văn, cáccông trình khoa học rởm, giả. Hoặctrong lĩnh vực y tế, tại Thái Lan cóxuất hiện trường hợp y tá, hộ lýchụp ảnh người bệnh và post (đăngtải) lên mạng. Đây là việc vi phạmquyền cá nhân, khiến nỗi đau củahọ trầm trọng hơn, khiến cho mọingười biết được người này bị bệnh.Bệnh viện cũng lúng túng khi xử lýcác trường hợp này. Trong lĩnh vựcnông nghiệp, nếu chính phủ chậmtrễ về chính sách, họ sẽ không đợimà chia sẻ suy nghĩ theo nhóm trênmạng xã hội. Do vậy, họ suy nghĩ saicũng khó có thể giải quyết để sửatheo hướng đúng đắn vì thông tinđã phát tán rồi. Đối với vấn đề đưathông tin lên mạng, cả nhà báo vàngười dân đều cần ý thức đượcrằng khi đưa một thông tin trên báochí hay mạng xã hội đều có thể gâyảnh hưởng đến đời tư của người đó.

Cách mà nhà nước phải xử lý làcác vấn đề liên quan đến việc cóhay không có ảnh hưởng củanhững hình ảnh đưa lên mạng xãhội mà không kiểm soát được.Khuyến nghị cho vấn đề này là cầnphải tăng cường kiến thức sử dụngmạng xã hội cho các em nhỏ. Ngườilớn cần phải làm gương và cán bộnhà nước cũng vậy. Cần tổ chức các

đợt phát động học tập nâng cao ýthức sử dụng mạng xã hội trên cảnước. Trước kia thường sử dụng đàiphát thanh, nay nếu muốn mạng xãhội có lợi ích thì phát thanh cũngphải sử dụng mạng xã hội để phátthông tin khi mà người nghe đài đãgiảm nhiều. Bạn không nghe đàinhưng bạn có thể nghe thông tinqua mạng xã hội, qua Facebook.Đây chính là lợi ích của mạng xã hộinói chung, lợi ích của mạng xã hộiđối với báo chí nói riêng.

Việc kiểm soát sử dụng mạngxã hội rất khó, đặc biệt với giới trẻ.Càng cấm, giới trẻ càng tò mò, họcàng muốn biết nên dẫn đến sựchống đối. Do vậy, nên để cho họbiết thông tin trên thế giới. Điềumà báo chí cần làm là khuyếnkhích họ biết điều gì là đúng, điềugì là sai, chuẩn mực đạo đức, sựchính xác của thông tin và điềuđơn giản là phải giáo dục cho họ.Một điều nữa là sự thắt chặt cácquy định pháp luật về mạng xãhội. Đối với kinh tế, vấn đề đangnóng hiện nay là bán hàng quamạng. Tôi thấy có điều khoản lànếu bán hàng qua mạng khôngcông bố giá mà inbox thì luậtđánh vào vấn đề này sẽ đem lạihiệu quả như đã phân tích ở trên.

Có thể nói rằng, những nghiêncứu về quản lý thông tin truyềnthông trên mạng xã hội ở Thái Lanrất có ý nghĩa đối với việc thamchiếu và so sánh ở Việt Nam hiệnnay. Những vấn đề đặt ra trongquản lý thông tin trên mạng xã hộicủa Thái Lan và Việt Nam gần như cónhiều điểm tương đồng. Ví dụ nhưlà luôn luôn phải đối mặt với vấn đềliên quan tới gian lận thương mại,những ảnh hưởng về vấn đề đạođức và xã hội khi tham gia mạng xãhội, vấn đề quản lý mạng xã hội,hoạt động giáo dục đối với giới trẻ.

Vấn đề quản lý thông tintruyền thông trên mạng xã hội làvấn đề mà rất nhiều quốc gia đangphải đối mặt, trong đó có ViệtNam. Nhóm nghiên cứu củachúng tôi nghĩ rằng chúng tôi tiếpcận ở góc độ khoa học báo chítruyền thông. Trên cơ sở phân tíchvới sự phối hợp của các nhà báo,các chuyên gia về công nghệtruyền thông, những ngườinghiên cứu trong công nghệ báochí truyền thông, chúng tôi thấyrằng khi chúng tôi đã đặt ra vấn đềđó và tìm ra những thách thứcchung nhất cho các quốc gia thìviệc tìm kiếm giải pháp sẽ cónhững cơ sở khoa học nhất định.�

Page 65: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

QU�C T�

62 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

T� CÂU CHUY�N CHÁY R�NG AMAZON:

Đ�ng đ� thiên nhiên quay l�i“b�c t�” con ngi

ÁNH DƯƠNG

Trái đất đang chứng kiến những đám cháy rừng ngày càng dữ dội vàlan tới nhiều khu vực mới, làm dấy lên lo ngại biến đổi khí hậu ngàycàng thêm trầm trọng. Cháy rừng tại Amazon thực sự đã trở thành mộtcuộc khủng hoảng vượt quá phạm vi của một quốc gia để trở thànhmột vấn đề quốc tế cấp bách. Và thảm họa này sẽ là bước lùi nghiêmtrọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nếu bảo vệ rừng thì rừngsẽ bảo vệ con người.Ngược lại, một khi conngười "bức tử" rừng thì

hậu quả đáng sợ sẽ diễn ra trênquy mô toàn cầu. Chúng ta coi sựban phát hào phóng của thiênnhiên như một điều tất nhiên conngười được nhận. Chỉ đến khihành tinh này đang run rẩy trướcnhững tác động của con người,thế giới mới hiểu được họ đang tựbức tử chính mình. Sẽ ra sao nếumột ngày, cánh rừng Amazonkhông còn, những cánh rừng lớntrên thế giới biến mất dần dần?

Rừng Amazon là rừng nhiệt đớilớn nhất hành tinh, là “lá phổi” củaTrái đất, nơi cung cấp đến 20%lượng khí oxy cho Trái đất với diệntích gần 7,6 triệu km2, trải dài quacác nước Peru, Colombia,Venezuela, Bolivia, Ecuador,Suriname, vùng lãnh thổ Guyanathuộc Pháp và 60% diện tích nằmtrong lãnh thổ Brazil.

Có đến hơn 30 triệu người

sống trong rừng. Chưa hết, rừng

Amazon còn là mái nhà của một

số lượng rất lớn động vật đa dạng

và quý hiếm như các loài động vật

có vú, các loài chim quý, động vật

lưỡng cư, bò sát. Cứ mỗi hai ngày

có thêm một loài thực vật hay một

loài động vật mới được phát hiện

ở rừng Amazon.

Những cánh rừng nguyên sinhtại đây mang ý nghĩa sống còntrong nỗ lực giảm tốc độ nóng lêntoàn cầu. Khu rừng rậm này hấpthụ một lượng lớn khí CO2 của thếgiới - loại khí nhà kính được cho làyếu tố lớn nhất gây ra biến đổi khíhậu. Bởi vậy, các nhà khoa học chorằng việc bảo tồn rừng Amazon làrất quan trọng để chống lại sựnóng lên toàn cầu.

Những gì còn sót lại của một khu vực thuộc rừng Amazon sau đám cháy trong bứcảnh chụp ngày 23/8.

ẢN

H: R

EUTE

RS

Page 66: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Q U � C T �

63TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

Thảm họa của nhân loạiVừa qua, người dân khắp thế

giới đã chứng kiến một thảm họamôi trường chưa từng có: RừngAmazon cháy trên diện rộng. Láphổi của hành tinh phải oằn mìnhtrong lửa với đà cháy nhanh nguyhiểm nhất từ trước đến nay. Hìnhảnh từ vệ tinh cho thấy cả Nam Mỹchìm trong biển lửa, hàng triệucây xanh cháy rụi, thú hoang dã bịchết cháy hoặc chết ngạt, cuộcsống hàng triệu con người bị ảnhhưởng. Hệ quả của vụ cháy này lênvấn đề khí hậu toàn cầu là rấtnghiêm trọng, dù lúc này chưa cómột nhà khoa học nào có thể ướctính chính xác.

Thảm họa cháy kinh hoàngchưa từng có mà rừng Amazonđang gánh chịu chẳng những đedọa đến hệ sinh thái của khu rừngnày mà còn tác động đến toàn cầu.

Trên thực tế, rừng Amazon vẫncháy hàng năm, và được coi là mộtphần của chu trình tự nhiên. Tuynhiên, trận cháy diễn ra gần đây cómức độ hoàn toàn khác. Ở một sốkhu vực, mức độ thiệt hại đã lênđến 700% mức độ thường gặphàng năm, và vẫn còn có nguy cơtăng hơn nữa. Dữ liệu của NASAcho thấy, tổng diện tích bị cháy là183% so với cùng kỳ năm ngoái.

Viện Nghiên cứu Không gianQuốc gia Brazil (INPE) thống kê từđầu năm 2019 đến nay có tới hơn74.000 đám cháy ở nước này, hơnphân nửa trong số đó xảy ra ởAmazon. Có thể hình dung cứ mỗiphút lại có thêm một khoảng diệntích rừng Amazon rộng hơn 1,5sân bóng đá bị thiêu rụi.

Số lượng đám cháy tăng gầngấp đôi so với năm ngoái. Điềunày không thể không liên quanđến thực tế mật độ phá rừng ởBrazil năm nay tăng tới 80% so vớinăm ngoái, theo số liệu từ INPE.

8/9 tiểu bang có rừng Amazonchứng kiến sự gia tăng các vụcháy, trong đó bang lớn nhất cómức tăng 146%. Cư dân tại cácbang Rondonia và Amazons chobiết họ chưa từng thấy vụ cháynào tồi tệ hơn từ trước đến nay, vớinhững đám mây khói che phủtoàn khu vực.

Ngày 24/8, phần lớn người dânthành phố Sao Paulo (Brazil) phải ởtrong nhà cả ngày để tránh bụi.Trên bầu trời, cuộn khói bụi khổnglồ giống như mây bão khiến cảthành phố rộng lớn tối sầm dùđang giữa ban ngày. Cuộn khói bụiđó là từ các đám cháy kỷ lục kéodài nhiều ngày trước đó ở cánhrừng nhiệt đới Amazon. Gió mạnhđã thổi khói bụi bay gần 3.000kmtới thành phố lớn nhất Nam Mỹnày. Khói và tàn tro như một tấm

màn dày đặc và độc hại che kínkhông cho ánh mặt trời xuyên quavà Sao Paulo chỉ là một trong hàngtrăm thành phố lớn, nhỏ ở NamMỹ chịu thảm cảnh này.

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiênhoang dã Thế giới (WWF) cùngnhiều nhà hoạt động và các tổchức quốc tế cho biết Amazonđang trong tình trạng vô cùngnguy cấp.

Trong gần 50 năm qua, gần1/5 diện tích rừng Amazon (hơn770.000km2) đã bị đốn hạ vàthiêu rụi ở Brazil. Lượng rừngkhổng lồ biến mất gây ra nhữngbiến động đáng kể đối với tìnhhình khí hậu và lượng mưa tạikhu vực. Bể chứa carbon lớn thứhai của Trái đất, chỉ xếp sau cácđại dương, đang bị đe dọa.

Các chuyên gia cảnh báo, rừngAmazon cháy đồng nghĩa với việcthế giới mất đi một phần đa dạngsinh học. Và điều đáng lo ngại hơncả là việc rừng liên tục mất cũnggây ra những biến động đáng kể

Rừng Amazon cháy với tốc độ nhanh và nguy hiểm.

ẢN

H: R

EUTE

RS

Page 67: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

64 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019)

QU�C T�

đối với tình hình khí hậu, nhất làlượng mưa tại khu vực. Diện tíchAmazon càng bị thu hẹp bao nhiêuthì cánh rừng mưa nhiệt đới lớnnhất thế giới này càng gần ngưỡng"cái chết không thể đảo ngược" bấynhiêu. Tờ Economist cho rằng, nếutình hình không sớm được khắcphục, hệ sinh thái Amazon sẽ bị xáotrộn đến mức không còn phù hợpđể sinh sống, cây rừng chết khô dầntừng mảng. Rừng rậm Amazon cóthể chết mòn mà không sự canthiệp nào của con người có thể cứuvãn. Khi vượt khỏi giới hạn này,Amazon có nguy cơ trở thànhnhững tràng cỏ (savannah) khô cằn,không đủ khả năng duy trì môitrường sống cho gần 3 triệu loàiđộng, thực vật nơi đây.

Scientific American cũng báocáo rằng việc chặt phá rừngAmazon sẽ làm giảm nước mưa tạikhu vực phía Nam của Brazil,Uruguay và Paraguay - các khu vựcnông nghiệp phát triển. Việc giảmlượng nước mưa sẽ đẩy cuộc sốngcủa người dân không chỉ tại Brazilmà còn nhiều nước trong khu vựcNam Mỹ tới cận kề của việc khólòng đảm bảo an ninh lương thực.

Rừng Amazon không chỉ làngôi nhà chung của nhiều loàiđộng thực vật, đó còn sinh cảnh vànơi ở của rất nhiều người dân -những người bám rừng để sống.Những cánh rừng nhiệt đới trêntoàn thế giới đem lại cuộc sốngcho hơn 300 triệu người và nếurừng nhiệt đới biến mất, ngườidân sống xung quanh các cánhrừng sẽ bị đẩy tới lằn ranh của đóinghèo nghiêm trọng hơn.

Rõ ràng, bất kỳ sự tàn phá nàođối với "lá phổi" này cũng có thểgây ra hậu quả nghiêm trọng đốivới khí hậu, lượng mưa toàn cầu.Bình thường, rừng Amazon hấpthụ nhiều khí CO2 hơn là lượng khíphát thải ra, góp phần điều hòa sựnóng lên của bầu khí quyển.Nhưng khả năng này của Amazonđang suy giảm cùng với đà phárừng và hậu quả trước mắt của cácvụ cháy rừng ở Amazon sẽ sinh ramột lượng khí CO2 rất lớn. Đó làchưa kể sự tàn phá đối với tính đadạng sinh thái của rừng nhiệt đớinày. Đó sẽ là kịch bản thảm họađối với thế giới. Không những giảiphóng một lượng carbon khổnglồ vào khí quyển, lượng hơi nướcdồi dào từ Amazon cũng biến mấttheo những cánh rừng nhiệt đới,giảm khả năng của khí quyển hấpthụ phóng xạ từ Mặt trời.

Vụ cháy rừng Amazon hiện naychính là một hồi chuông gay gắt

cho một vấn đề thực ra đã xảy raqua nhiều thập kỷ ở khu vực này:Mất rừng.

Không chỉ ở Amaron, nửa vòngthế giới ở miền Trung châu Phi, cácmảng thảo nguyên rộng lớn cũngcháy rừng rực. Khu vực Bắc Cực ởSiberia cũng cháy, thậm chí với tốcđộ lịch sử. Cháy rừng đang lan tớinhiều nơi với mức độ nghiêmtrọng ngày càng tăng và chưatừng xảy ra trước đây.

Từ tháng 7, lửa đã biến 6 triệumẫu rừng Siberia (Nga) thành than.Ở Alaska (Mỹ), cháy rừng đã thiêuđốt hơn 2,5 triệu mẫu rừng tuyết vàlãnh nguyên, khiến các nhà nghiêncứu cho rằng cả biến đổi khí hậu vàcháy rừng có thể vĩnh viễn thay đổirừng trong khu vực.

Bắc Cực cũng đang ấm lên vớitốc độ gấp đôi bình thường nhưcác khu vực khác trên thế giới.

Rắn rừng Amazon chết vì cháy rừng.

Page 68: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất

Một số nhà nghiên cứu cảnhbáo rằng cháy rừng xảy ra ởnhững nơi trước đây hầu như chưatừng cháy và có thể khiến biến đổikhí hậu diễn ra nhanh hơn khi thảira một lượng lớn CO2.

Một lý do khiến cháy rừng ở BắcCực đặc biệt đáng lo ngại nằm ởchỗ: ngoài việc thiêu đốt cây cỏ,cháy rừng còn đốt cả than bùn vàthải ra nhiều CO2 hơn nhiều so vớicây cháy. Trong 18 ngày đầu tiêntháng 8, đám cháy rừng ở Bắc Cựcđã thải ra 42 triệu tấn CO2. Trướcđây, cháy than bùn ở khu vực phíaBắc là hiếm xảy ra vì độ ẩm cao. Tuynhiên, giờ đây, độ ẩm đó đangbiến mất vì khu vực này ấm hơn vàkhô hơn.

Cháy rừng không chỉ được coilà dấu hiệu biến đổi khí hậu mà nócòn có thể làm tình trạng ấm lêntoàn cầu tồi tệ hơn vì lượng bồhóng mà than bùn cháy tạo ra rấtgiàu carbon. Khi bồ hóng bám lêncác sông băng gần đó, băng sẽhấp thụ năng lượng Mặt trời thayvì phản chiếu nhiệt, khiến sôngbăng tan nhanh hơn.

Nhân tai hơn thiên tai Là rừng mưa nhiệt đới nên

rừng Amazon không thể tự cháy.Tuy nhiên, nạn phá rừng trongthời gian qua đã khiến hệ sinh tháitrở nên khô kiệt. Các trận cháyrừng ngày càng trở nên phổ biếnhơn vào thời điểm này trong năm,với khí hậu có phần khô và mátmẻ. Nguyên nhân chủ yếu là docác chủ trại và nông dân đốt rừnglấy đất để chăn thả gia súc và pháttriển nông nghiệp. Thế nhưng,

theo dữ liệu vệ tinh của ViệnNghiên cứu Không gian Quốc giaBrazil (INPE), 85% số vụ cháy trêntoàn đất nước trong năm 2018đều diễn ra ở vùng Amazon.

Hàng năm, chuyện đốt rừng đểlấy diện tích sản xuất nông nghiệpvà chăn nuôi vẫn diễn ra và việccháy rừng ngoài dự kiến chính làhệ quả. Và năm nay, tác động củaviệc này lên rừng Amazon đã vượtquá mức kiểm soát. Một điểmcháy vượt ngoài tầm kiểm soát sẽkéo theo những trận cháy khác ởcác vùng lân cận, đặc biệt là khicũng do con người, các nguồnnước tại Amazon đang dần khôcạn và rừng không còn đủ độ ẩmcần thiết để tự chống lại lửa.

Tình hình càng trở nên nguycấp ở vùng phía Đông Bắc bangRondonia - nơi có thủ phủ là PortoVelho. Theo báo cáo của INPE, cácvụ cháy rừng tại đây đã tăng tới190% so với năm ngoái, mặc dùđiều kiện thời tiết là giống nhau.Bang này được biết tới như khuvực chuyên về chăn thả gia súc,cũng như là một trong số nhữngnơi tàn phá rừng nhiều nhất Brazil.

Phá rừng không chỉ xảy ra tạiBrazil. Khắp toàn cầu, nhu cầu khaiphá rừng để làm nông nghiệp,chăn nuôi gia súc hay các loại hìnhsản xuất đang tràn lan. Theochuyên gia Nigel Sizer - nhà sinhthái rừng nhiệt đới tại tổ chức môitrường Liên minh Rừng nhiệt đới,hành động này chịu trách nhiệmcho việc mất 80 - 90% rừng nhiệtđới khắp thế giới.

Từ rừng Amazon cho đến miền

Trung châu Phi, hay Bắc Cực ởSiberia… đã cháy và phải mấtnhiều năm mới có thể phục hồi.Các vụ cháy rừng xảy ra ở nhữngnơi trước đây hầu như chưa từngcháy đã gióng lên một hồi chuôngcảnh báo đối với chính hành tinhcủa chúng ta: Nếu bảo vệ rừng thìrừng sẽ bảo vệ con người. Ngượclại, một khi con người "bức tử"rừng thì chính rừng sẽ “bức tử” lạicon người.

Chuyện Amazon tuy xa, nhưngthực ra rất gần, vì chúng ta chẳngthể nào tránh được việc sốngtrong một bầu khí quyển, dù ởNam Mỹ hay Đông Nam Á. Mỗi khigiảm bớt đi một nhu cầu trong đờisống hàng ngày, mỗi khi chúng tacó trách nhiệm hơn với những gìchúng ta làm, chính là đang gópphần giúp một khu rừng được tiếptục xanh tươi, giữ gìn hệ sinh tháicho hàng triệu sinh vật. Nếuchúng ta không thay đổi và nỗ lực,thì không chỉ Amazon, mà cònnhiều khu rừng ở Việt Nam, châuÁ và các châu lục khác sẽ rơi vàothảm họa.

Một ngày nào đó, nếu thế giớimất đi Amazon - nơi sản sinh 20%oxy trong bầu khí quyển, nơi sinhsống của 3 triệu loài động vật và 1triệu thổ dân với nền văn hóa đadạng - thì đó chính là lỗi của conngười. Và khi từng cư dân nghẹtthở dưới bầu không khí đặc quánhmùi khói, đừng trách cứ thiênnhiên tàn nhẫn vì đó là sự "trả thù"sòng phẳng cho những hànhđộng phá hoại của con người.�

Page 69: SỰ KIỆN - DƯ LUẬN · 2020. 3. 19. · 2 TOÀN CẢNH SỰ KIỆN - DƯ LUẬN (9/2019) SỰ KIỆN - DƯ LUẬN Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất