SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN...

22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- NGUYỄN THANH HÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội, 2016

Transcript of SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------------

NGUYỄN THANH HÀ

SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN

BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2016

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------------

NGUYỄN THANH HÀ

SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN

BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Nga

3

Hà Nội, 2016

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6

1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 14

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 15

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 15

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 16

7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 17

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa trên Báo

điện tử ................................................................. Error! Bookmark not defined.

1.1 Khái niệm Thông tin đồ họa trên Báo điện tửError! Bookmark not defined.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Thông tin đồ họaError! Bookmark not

defined.

1.3 Đặc điểm và vai trò của Thông tin đồ họa Error! Bookmark not defined.

1.4 Phương pháp thể hiện Thông tin đồ họa ... Error! Bookmark not defined.

Chương 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử được

khảo sát ............................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1 Giới thiệu khái quát về các báo điện tử được khảo sátError! Bookmark not

defined.

2.2 Kết quả khảo sát việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử ...... Error!

Bookmark not defined.

5

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên các báo điện tử được khảo

sát Error! Bookmark not defined.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng Thông tin đồ họa

trên báo điện tử ................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1 Đối với cơ quan báo chí ............................ Error! Bookmark not defined.

3.2 Đối với nhân viên thiết kế đồ họa và biên tập viênError! Bookmark not

defined.

KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 18

PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.

6

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay

đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh

vực báo chí và truyền thông.Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động báo chí,

truyền thông là một xu thế tất yếu. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi nhanh

chóng ở các cơ quan báo chí hiện đại mà tất cả đều dịch chuyển theo xu hướng

vận dụng các thế mạnh của công nghệ.

Với việc vận dụng một cách linh hoạt những thành tựu khoa học công

nghệ, các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay đã có những bước phát

triển vượt bậc so với trước kia, cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, trong đó

phải nhắc đến “Thông tin đồ họa”.

Điều đặc biệt, rất nhiều kênh truyền hình nổi tiếng Thế giới sử dụng

Thông tin đồ họa trong các chương trình của mình, ví dụ như: Đài truyền hình

7

Pháp (Canal +, M6,…), Đài truyền hình Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản,…. Lượng

thông tin đồ họa ngày càng được sử dụng nhiều hơn và phổ biến hơn. Cụ thể

như, nếu theo dõi bản tin của BBC (Anh) thì có thể nhận thấy rằng trước mỗi tin

sẽ có một thông tin sơ lược về sự việc như bản đồ chỉ địa điểm để khán giả

truyền hình có thể dễ hình dung ra được sự việc diễn ra ở đâu.

Ở trong nước, so với thời gian trước đây, việc các đài truyền hình như

Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã bắt đầu tận dụng thế mạnh trong việc tiếp

cận Thông tin đồ họa để truyền tải các thông điệp, mật độ sử dụng Thông tin đồ

họa ngày càng dày đặc hơn. Không riêng truyền hình, các trang báo điện tử,

trang thông tin điện tử, đặc biệt dễ tiếp cận là các trang như Vnexpress.net,

Vietnamnet.vn, VietnamPlus.vn, Dantri.vn,… hay các trang thông tin điện tử

dành riêng cho giới trẻ như Tiin.vn, Tinngan.vn, Kenh14.vn, Gamek.vn,

Genk.vn, …. cũng dành rất nhiều bài viết sử dụng Thông tin đồ họa. Đặc biệt,

với Vietnamplus.vn, Thông tin đồ họa đã trở thành một thương hiệu, một bước

tiến lớn với việc dành riêng một chuyên mục cho hình thức thể hiện này.

Có một thực tế cho thấy rằng, việc sử dụng Thông tin đồ họa giúp nâng

cao hiệu quả trong việc truyền tải thông tin. Thông tin trở nên hấp dẫn hơn, thu

hút sự chú ý nhiều hơn, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu – dễ nhớ. Đặc biệt với

các thông tin chuyên ngành có liên quan đến các số liệu, so sánh,…Thông tin đồ

họa lại càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình.

Vì thế, các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước có cần bổ

sung, khai thác triệt để cũng như nâng cao chất lượng của hình thức truyền tải

thông tin này. Tuy nhiên, để thành công trong việc sử dụng Thông tin đồ họa,

còn rất nhiều vấn đề về nguồn nhân lực, đội ngũ thể hiện, trách nhiệm của các

nhà quản lý và vấn đề chi phí đầu tư.

8

Việc nghiên cứu để bước đầu hình thành khung lý luận về sử dụng Thông

tin đồ họa trên các phương tiện truyền thông báo chí hiện nay và giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng của hình thức thông tin này đang ngày càng trở nên cần

thiết.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Sử dụng thông tin đồ họa trên báo

điện tử hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học khóa QH-

2013-X, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn – Đại hoc Quốc gia Hà Nội.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thông tin đồ họa trên báo chí là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu

phân tích một cách sâu sắc. Việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí đã

trở thành một vấn đề quan trọng, phổ biến và đã có rất nhiều công trình nghiên

cứu đã được công bố trong nước và quốc tế.

2.1 Trên Thế giới

Trong cuốn sách “A Practical guide to Graphics reporting –

Informartion graphics for print, web, broadcast” (2006) của tác giả Jennifer

George – Palilonis do NXB Lincacre phát hành, tác giả đã xem xét các vấn đề về

TTĐH trên các tác phẩm báo chí một cách hệ thống. Đồng thời, tác phẩm cũng

đưa ra hệ thống lý luận, khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực này.

Tác phẩm “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” (2003) của tác giả Roger C.

Parkers do NXB Trẻ dịch và phát hành cũng đề cập đến tầm quan trọng của

TTĐH trên báo chí. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những đề xuất về hướng

đi mới nhằm phát huy tốt nhất những ưu thế của loại hình thông tin phi văn tự

này.

9

Cuốn sách “Ý tưởng, bố cục và thể hiện” (2003) của tác giả Alam Swann

(nguyên tác Design and Layout – volume 2) được NXB Trẻ dịch và phát hành

cũng là một tác phẩm cần nhắc đến về lĩnh vực đồ họa trên báo chí. Trong đó,

tác giả đã đưa ra hệ thống thông tin khái quát về dạng thức thông tin này. Đồng

thời, tác giả cũng hướng dẫn cách trình bày báo nói chung, các dạng thể hiện

thông tin trong đó có đề cập đến TTĐH tương đối chi tiết.

Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting and

editing news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác giả Kelly

Barry – Phó Tổng Biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today, cũng đưa ra những

con số thống kê rất cụ thể về tình hình sử dụng TTĐH trên báo chí. Từ đó, tác

giả đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp thể hiện TTĐH được sử

dụng trên báo chí và đánh giá ưu nhược điểm của từng cách thể hiện và của đồ

họa trên báo chí.

Cuốn sách “Contemporary newspaper design” (1993 – tập 3) của tác giả

Mario Gracia thuộc viện Nghiên cứu truyền thông Poynter, Mỹ cũng góp phần

cung cấp cho những nhà nghiên cứu, người làm nghề cái nhìn tổng quan về báo

chí hiện đại, đặc biệt là về thiết kế đồ họa.

Ngoài ra, trong bản báo cáo “Newspaper design: Inforgraphics” (Bản

dịch: Thiết kế báo: Đồ họa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication

Technology: do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức năm

1994, tác giả Peter Ong cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải tư duy trực quan đối với

các nhà báo. Đồng thời, ông cũng đề ra hướng đổi mới hình thức đưa tin cho các

tòa soạn, trong đó có hình thức sử dụng đồ họa.

Về kỹ thuật đồ họa, “Information visualization” (2002) của tác giả Keith

Andrews tại đại học Kỹ thuật Graz (Áo) cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu,

10

người đọc và người trực tiếp tha gia vào lĩnh vực TTĐH những khái niệm về

trực quan hóa thông tin và những nguyên tắc chung về trực quan hóa thông tin.

Cuốn sách “The Elements of Graphic Design” của tác giả Alex W. White

cũng là một tài liệu dành cho người làm báo khi bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực

thiết kế đồ họa. Tác phẩm cung cấp thông tin về một số vấn đề cơ bản của thiết

kế đồ họa cũng như những mảng của lịch sử thiết kế. Trong cuốn sách, nhà

nghiên cứu có thể tìm hiểu một số khái niệm quan trọng của không gian, sự

thống nhất, cấu trúc trang, typography và TTĐH.

2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về thông tin

đồ họa trên báo chí và những đặc trưng của báo điện tử. Cụ thể là:

Cuốn sách “Ngôn ngữ báo chí” (2001 – tái bản năm 2007) của tác giả Vũ

Quang Hào do NXB ĐHQGHN xuất bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý

luận và thực tiễn, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề cần thiết, cơ bản

nhất của ngôn ngữ báo chí. Những dẫn chứng, những biểu đồ so sánh trong cuốn

sách đã minh hoạ một cách sinh động cho phần lý luận. Những nội dung trong

cuốn sách: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách báo chí;

ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học; danh

pháp khoa học; ký hiệu khoa học; chữ tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ phát

thanh, ngôn ngữ phi văn tự… cho đến ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo

chí được tác giả trình bày và lý giải một cách cô đọng, hấp dẫn khiến người đọc

dễ hiểu, dễ cảm nhận. Cuốn sách không chỉ là giáo trình dành cho sinh viên báo

chí mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các phóng viên, biên tập viên

các báo, đài và tất cả những ai quan tâm đến ngôn ngữ nói chung

11

Cuốn sách “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” (2006) của tác

giả Hà Huy Phượng đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguyên tắc trình bay,

tổ chức thiết kế nội dung tác phẩm báo chí. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra hệ

thống luận điểm về đặc điểm và thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả. Qua

đó, cuốn sách đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc trình bày, thiết kế tác

phẩm báo chí để đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng khi tiếp nhận thông tin trên

báo chí.

Cuốn sách “Thực hiện thiết kế và trình bày báo” (2007) do Hội Nhà báo

Việt Nam – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã hình thành khung lý

thuyết cơ bản nhất dành riêng cho mảng thiết kế và trình bày báo in.

Cuốn sách “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” (2009), tác giả Vũ

Quang Hào đã đi vào chi tiết mô hình đào tạo báo chí ở một quốc gia phát triển ở

Bắc Âu. Sự xen cài giữa quan điểm, các thủ thuật làm báo được tác giả trình bày

rất chân thực và ấn tượng. Đặc biệt, yêu cầu và các kỹ năng làm báo hiện đại,

gắn chặt với công nghệ và kỹ thuật như làm tin, phỏng vấn, viết ký chân dung,

ảnh báo chí, làm quảng cáo, làm báo mạng, làm lay-out…

Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”

(2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi cũng đưa ra những nét khái quát nhất về

những vấn đề đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập

kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông,

tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với

“nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Thông qua cách viết

ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền

thông nổi tiếng trên thế giới, cuốn sách giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong

viết báo đa phương tiện, làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho

12

một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, TTĐH cho báo chí hiện

đại.

Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2010), tác

giả Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản và khái quát về sự

ra đời, phát triển của BĐT. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những đặc điểm, đặc

trưng cơ bản nhất của BĐT, cách biết và trình bày nội dung thông tin trên BĐT.

Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình báo

chí này.

Luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình

hiện nay” (2012), tác giả Ngô Thị Yến, chuyên ngành báo chí học đã giải thích

và hệ thống lý luận về chương trình truyền hình, TTĐH và những thuật ngữ về

thiết kế trên truyền hình. Luận văn cũng cung cấp lịch sử hình thành và phát triển

của TTĐH. Luận văn tập trung khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH trên các

chương trình truyền hình trong và ngoài nước. Qua đó, tác giả đưa ra các góp ý

để tăng hiệu quả của việc sử dụng TTĐH trên truyền hình, bao gồm lựa chọn đồ

họa, thông tin để thể hiện đồ họa, vấn đề về nhận thức và đào tạo nhân lực.

Luận văn “Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam

hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã nghiên cứu thực trạng sử

dụng TTĐH tại một số cơ quan báo chí và đưa ra kiến nghị, phương hướng phát

triển của đồ họa trong việc truyền thông tin tức đến công chúng báo chí. Trong

luận văn, tác giả tiến hành khảo sát Bản tin Thời sự 19h của VTV1, Bản tin thời

sự 19h45 của Đài PTTH Quảng Ninh, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, BĐT

VnExpress.

Luận văn “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam

hiện nay” (2010) của tác giả Phạm Thị Hồng bảo về tại Học viện Báo chí và

13

Tuyên truyền chuyên ngành Báo chí học đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống lyws

luận cơ bản nhất về tin đa phương tiện trên BĐT. Tác giả đã hệ thống hóa về lịch

sử ra đời phát triển của tin đa phương tiện, sự khác biệt giữa các sản phẩm báo

chí đa phương tiện; khảo sát quá trình thực hiện, cách thức thể hiện và hiệu quả

của những tin đa phương tiện, đánh giá thành công và hạn chế; đồng thời đưa ra

những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đưa tin đa phương tiện ở Việt Nam

Luận văn “Đặc điểm công chúng độc giả bao Internet Việt Nam” (2002)

được bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên ngành Báo chí học,

tác giả Hà Thu Hương cũng đã tổng hợp và trình bày khái quát nhất các vấn đề

về báo chí Internet, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa BĐT Việt Nam và Thế

giới, so sánh đặc điểm công chúng độc giả của loại hình này với các loại hình

báo chí truyền thông khác. Trong chương 2, tác giả khảo sát hoạt động của các

trang BĐT tiêu biểu như Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Quê hương điện

tử, VnExpress, …, qua đó phân tích đặc điểm công chúng độc giả các các tờ báo

này, tìm ra ưu nhược điểm của BĐT Việt Nam trong giai đoạn đó và đề xuất các

giải pháp phát triển cho BĐT.

Luận văn “Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong toàn soạn báo

điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ Online,

Lao động điện tử)” (2004) của tác giả Trần Hồng Vân cũng trình bày rõ vai trò

của BĐT trong hệ thống báo chí Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra hệ

thống lý luận về vấn đề xử lý thông tin và quy trình xử lý thông tin tại các tòa

soạn BĐT. Qua kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đưa ra những ưu điểm, hạn

chế và đề xuất phương án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xử

lý thông tin tại các tòa soạn BĐT Việt Nam.

14

Khóa luận tốt nghiệp “Việc sử dụng đồ họa tin tức trên báo Đầu tư”

(2011) của tác giả Trần Bích Ngân cũng đã kế thừa hệ thống lý thuyết từ các

công trình nghiên cứu trước đó, từ đó đi đến nghiên cứu cụ thể một tờ báo và đưa

ra các phương hướng phát triển cho TTĐH trên báo in.

Khóa luận tốt nghiệp “Cải tiến việc sử dụng đồ họa thông tin trên báo in

Đầu tư” (2012) của tác giả Hạp Tiến Sơn cũng đã đưa ra hệ thống lý thuyết về

loại hình thông tin phi văn tự này. Đồng thời, trong khuôn khổ khóa luận tốt

nghiệp, tác giả cũng đi sâu vào khảo sát một tờ báo cụ thể, đánh giá thành công,

hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng TTĐH

trên báo in nói riêng và báo chí nói chung.

Tác giả đã kế thừa những nhiên cứu trên để nghiên cứu khảo sát sự thể

hiện của TTĐH trên BĐT ở Việt Nam hiện nay

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là chỉ ra được thực trạng sử dụng TTĐH trên 2

trang BĐT lớn tại Việt Nam (Vnexpress và Vietnamplus) với những vấn đề liên

quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế tác phẩm TTĐH trên BĐT.

Đồng thời cũng nêu ra những thành công, hạn chế của việc vận dụng loại hình

thông tin phi văn tự và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồ họa

trên BĐT.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định và thực hiện các nhiệm vụ

cơ bản sau:

15

Hệ thống cơ sở lý luận về TTĐH trên báo chí nói chung và TTĐH trên

BĐT nói riêng, lấy đó làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu và khảo sát.

Luận văn thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng

TTĐH trên BĐT VnExpress, Vietnamplus, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu,

điều tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến của độc giả. Nội dung khảo sát cụ thể

làm các nhiệm vụ sau đây: Thực trạng sử dụng TTĐH trên 2 trang BĐT

Vnexpress và Vietnamplus; Vị trí, vai trò của TTĐH trên BĐT.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát các trang BĐT lớn tại Việt Nam, đặc biệt

chú ý đến các trang có sử dụng TTĐH với tần suất lớn. Với khuôn khổ có hạn

của một luận văn, tác giả đi sâu khảo sát 2 trang BĐT là Vnexpress và

Vietnamplus. Đây là hai trong số các trang BĐT có lượng tin/bài xuất bản,

tin/bài có sử dụng TTĐH và lượng độc giả lớn tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát hai BĐT này trong

khoảng thời gian từ 1/12/2014 đến 31/12/2015. Với phạm vi khảo sát như vậy

tác giả hy vọng sẽ tạo ra sự phong phú, đa dạng, rút ra được những nhận xét ,

đánh giá thành công, hạn chế bổ ích.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của chủ nghĩa

Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Luật Báo chí, lý

luận về ngôn ngữ báo chí và thiết kế đồ họa. Ngoài ra, luận văn còn dưa trên cơ

sở các lý thuyết, tài liệu giảng dạy, các tài liệu, công trình nghiên cứu về BĐT,

16

mô hình tổ chức tác phẩm báo chí, tổ chức nội dung và trình bày báo, xu hướng

phát triển của báo chí hiện đại.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể như sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản,

sách báo,… có liên quan đến vấn đề sử dụng TTĐH trên BĐT. Phương pháp này

được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận của TTĐH, BĐT,

TTĐH trên BĐT làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.

Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: được tác giả vận dụng để làm

sáng tỏ thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang BĐT được khảo sát, đồng thời

đưa ra những ưu điểm, hạn chế, thành công đạt được và các vấn đề đặt ra

Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thực hiện điều tra công chúng

với số lượng 500 phiếu tại các khu vực nông thôn (250 phiếu) và thành thị (250

phiếu) để thu thập ý kiến của công chúng độc giả về những vấn đề mà luận văn

nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện với 20 đối tượng là các chuyên

gia (bao gồm phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa tại các cơ quan

BĐT) để có được những ý kiến của những người làm trực tiếp trong vấn đề mà

luận văn đề cập đến

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh thực

trạng sử dụng của 2 BĐT được khảo sát với các tờ báo khác.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để đánh giá các dữ liệu,

kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học.

17

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến thông tin đồ

họa, đặc biệt là trong báo chí là một vấn đề hết sức quan trọng. Luận văn sẽ có

những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học và

lý luận về thông tin đồ họa. Đồng thời, luận văn cũng sẽ cung cấp một cái nhìn

khái quát về thực tiễn việc ứng dụng thông tin đồ họa trong các sản phẩm báo chí

cũng như thực tiễn của việc thiết kế và xây dựng thông tin đồ họa trong các cơ

quan báo chí cũng như các doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành nguồn tư liệu giúp ích

cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người làm báo và đặc biệt là những người

trực tiếp đang và sẽ thể hiện thông tin đồ họa trên các phương tiện báo chí như

truyền hình, báo điện tử. Đồng thời, luận văn có thể được dùng làm tư liệu để các

giảng viên, sinh viên sử dụng trong quá trình học tập cũng như hoạt động chuyên

môn của mình.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn có

kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Thông tin đồ họa trên

báo điện tử.

Chương 2: Thực trạng sử dụng Thông tin đồ họa trên các báo điện tử

được khảo sát.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng Thông tin đồ

họa trên báo điện tử.

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu bằng tiếng Việt

1. Phạm Thu An (2001), Ngôn ngữ báo chí Internet, Luận văn Thạc sỹ

Truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

2. TS. Hoàng Đình Cúc – TS. Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo

chí hiện đại, NXB Lý luận Chính trị

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững – PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2006),

Truyền thông – Lỹ thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị.

4. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2000 tập 1, 2001 tập 2), Báo chí –

Những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa – Thông tin.

5. Hà Minh Đức (2001), Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Đức (2004), Lập Bảng Biểu & Xử Lý Đồ Họa Với

Word 2003, NXB Thống kê, Hà Nội

7. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ.

8. TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo điện tử - Những vấn đề

cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính.

9. Nhiều tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, NXB Thông tấn.

10. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia TP.

Hồ Chí Minh.

11. Nhiều tác giả (1998), Nhà báo – Bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp, NXB

Lao động

12. Lữ Đức Hào (2005), Dàn trang – Xử lý đồ họa và multimedia, NXB

Phụ nữ, Hà Nội

19

13. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB

Lý luận Chính trị.

14. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn.

15. Nguyễn Tiến Hải (2007), Thông tin báo chí và thể loại tin trên báo,

Tài liệu giảng dạy

16. Phạm Thị Thúy Hằng – Mats Wikman (2010), Những trang báo đẹp

– Cẩm nang dành cho các nhà thiết kế, Bộ Thông tin và Truyền thông – Đại sứ

quán Thụy Điển tại Việt Nam

17. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí Thế giới & Xu hướng phát

triển, NXB Thông tấn, Hà Nội

18. Hội Nhà báo Việt Nam – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí

(2007), Thực hành thiết kế và trình bày báo.

19. Phạm Thị Hồng (2001), Các thức đưa tin đa phương tiện trên báo

mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền, Hà Nội.

20. Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet

Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội

21. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí – tuyên truyền, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Khoa (2009), Kỹ thuật dàn trang chế bản điện tử, NXB

Giao thông Vận tải, Hà Nội

23. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường

truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

24. Trần Bích Ngân (2011), Việc sử dụng đồ họa trên báo Đầu tư, Khóa

luận tốt nghiệp.

20

25. Roger C.Parkers (2003), Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang, NXB Trẻ.

26. TS. Hà Huy Phượng (2006), Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo

in, NXB Lý luận Chính trị.

27. TS. Hà Huy Phượng (2000), Sự độc đáo của thông tin đồ họa trong

Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa – Thông tin.

28. E.P.Prokhorop (2004), Dịch giả Đào Tấn Anh – Đới Thị Kim Thoa,

Cơ sở lý luận của báo chí, NXB Thông tấn.

29. Quốc hội nước CHXHCNVN (1999), Luật báo chí sửa đổi, bổ sung.

30. Phan Quang (2007), Về diện mạo báo chí Việt Nam, NXB Văn hóa –

Thông tin.

31. Trần Quang (2001), Làm báo lý thuyết và thực hành, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

32. Hạp Tiến Sơn (2012), Cải tiến việc sử dụng đồ họa thông tin trên báo

in Đầu tư, Khóa luận tốt nghiệp.

33. Hoàng Sơn (2007), 15 Bài Học Tạo, Vẽ & XL Các Đối Tượng Đồ

Họa Chuyên Nghiệp Trong The Adobe ILLustrator CS3, NXB Thanh Niên, Hà

Nội

34. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lý

luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

35. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, NXB Đại học Quốc

gia TP. Hồ Chí Minh.

36. Tạ Ngọc Tấn – Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo chí – tập 1,

NXB Giáo dục.

37. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa

– Thông tin.

21

38. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc

gia.

39. Tạ Ngọc Tấn (2007), Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta

hiện nay.

40. Minh Tâm – Thanh Nghị - Xuân Lãm (1998), Từ điển Tiếng Việt,

NXB Thanh Hóa.

41. Nguyễn Thị Thoa (2011), Giá trình tác phẩm báo chí đại cương,

NXB Giáo dục Việt Nam.

42. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục.

43. Hữu Thọ (2011), Mấy ý kiến về tính chuyên nghiệp của nhà báo,

Tham luận hội thảo khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

44. Nguyễn Minh Tiến (2002), Từ điển báo chí Anh Việt, NXB Thông

Tấn.

45. Thiện Thuật (2010), Công nghệ thông tin và truyền thông là ngành

kinh tế mũi nhọn, Báo điện tử Vietnamplus, ngày 18/6/2010

46. Nguyễn Như Ý (1999 – chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn

hóa – Thông tin.

* Tài liệu tiếng Anh

47. Kelly Barry (2001), Reporting and editing news, USA Today

48. TS. Keith Andrews (2002), Information visualization, Association for

Computing Machinery

49. Peter Ong (1994), Newspaper Design: Inforgraphics, Conference

“Update on Communication Technology”

* Tài liệu tham khảo từ Internet

50. http://www.vietnamjournalism.com

22

51. http://vnexpress.net

52. http://vietnamnet.vn

53. http://vietnamplus.vn

54. http://dantri.com.vn

55. http://TTĐH24h.blogspot.com

56. http://arena.vn

57. http://daotaobaochi.com.vn

58. http://nguoilambao.vn