SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin...

20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 THÁNG RA 01 KỲ Số 5/2013 TỪ NGÀY 1÷31/05/2013 TRONG SNÀY - Thái Nguyên tổ chức gặp mặt ngày truyền thống Ngành Công Thương - Hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên - Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 5 năm 2013 - Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên tháng 5 năm 2013 - Khai giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệp - Đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành làng nghề xóm 4 xã Phúc Thuận - Hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng - Ngành thép đang phục hồi - Ưu tiên mua xi măng của các doanh nghiệp trong tỉnh - Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Cờ thi đua của Chính phủ - Chính phủ ban hành Nghị định mới về Thương mại điện tử - Tập huấn về vấn đề Hội nhập kinh tế Quốc tế - Gia hạn vay vốn đối với các dự án trong lĩnh vực sản xuất điện, xi măng, thép, nước sạch, môi trường - Thẩm định nội dung, kịch bản các hoạt động trong khuôn khổ Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai năm 2013 - Là cầu nối để doanh nghiệp 2 bên tìm hiểu, thúc đẩy hợp tác đầu tư - Hội nghị Ban chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thái Nguyên năm 2013 - Vàng giảm nhẹ về 40,95 triệu đồng/lượng - Giảm thuế xăng còn 18% từ 24/5 Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Thái Nguyên tổ chức gặp mặt ngày truyền thống ngành Công Thương Kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2013). Ngày 14/5/2013 tại Hội trường Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức gặp mặt chào mừng ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam... (Xem tiếp trang 5) Hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên Thế giới từ đầu thế kỷ 21 đến nay đã chứng kiến sự phát triển tột bậc của Thương mại điện tử (TMĐT). .. (Xem tiếp trang 19) Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 5 năm 2013 Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 5/2013 tiếp tục gặp khó khăn, lượng tồn kho các sản phẩm công nghiệp chủ lực khá cao... (Xem tiếp trang 8) Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên tháng 5 năm 2013 Tháng 5/2013, giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tiếp tục xu hướng giảm như những tháng trước; thêm vào đó, giá mặt hàng xăng, dầu được Nhà nước điều chỉnh giảm là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2013 giảm 0,13% so với tháng trước; nhưng chỉ số giá tiêu dùng chung 05 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2012... (Xem tiếp trang 15) TÀI LIU THAM KHO

Transcript of SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊNcongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin...

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

THÁNG RA 01 KỲ Số 5/2013

TỪ NGÀY 1÷31/05/2013

TRONG SỐ NÀY - Thái Nguyên tổ chức gặp mặt

ngày truyền thống Ngành Công Thương

- Hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên

- Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 5 năm 2013

- Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên tháng 5 năm 2013

- Khai giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệp

- Đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành làng nghề xóm 4 xã Phúc Thuận

- Hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng

- Ngành thép đang phục hồi - Ưu tiên mua xi măng của các

doanh nghiệp trong tỉnh - Đón nhận Huân chương Lao

động hạng Nhất và Cờ thi đua của Chính phủ

- Chính phủ ban hành Nghị định mới về Thương mại điện tử

- Tập huấn về vấn đề Hội nhập kinh tế Quốc tế

- Gia hạn vay vốn đối với các dự án trong lĩnh vực sản xuất điện, xi măng, thép, nước sạch, môi trường

- Thẩm định nội dung, kịch bản các hoạt động trong khuôn khổ Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai năm 2013

- Là cầu nối để doanh nghiệp 2 bên tìm hiểu, thúc đẩy hợp tác đầu tư

- Hội nghị Ban chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thái Nguyên năm 2013

- Vàng giảm nhẹ về 40,95 triệu đồng/lượng

- Giảm thuế xăng còn 18% từ 24/5

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên tổ chức gặp mặt ngày truyền thống ngành Công Thương

Kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2013). Ngày 14/5/2013 tại Hội trường Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức gặp mặt chào mừng ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam...

(Xem tiếp trang 5)

Hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên

Thế giới từ đầu thế kỷ 21 đến nay đã chứng kiến sự phát triển tột bậc của Thương mại điện tử (TMĐT). ..

(Xem tiếp trang 19)

Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 5 năm 2013 Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng 5/2013 tiếp

tục gặp khó khăn, lượng tồn kho các sản phẩm công nghiệp chủ lực khá cao...

(Xem tiếp trang 8)

Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên tháng 5 năm 2013

Tháng 5/2013, giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tiếp tục xu hướng giảm như những tháng trước; thêm vào đó, giá mặt hàng xăng, dầu được Nhà nước điều chỉnh giảm là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2013 giảm 0,13% so với tháng trước; nhưng chỉ số giá tiêu dùng chung 05 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2012...

(Xem tiếp trang 15)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN VĂN BẢN MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Gia hạn vay vốn đối với các dự án trong lĩnh vực sản xuất điện, xi măng, thép, nước sạch, môi trường

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BIDV) tiến hành gia hạn thời gian cho vay đối với một số dự án, doanh nghiệp mà chủ đầu tư, doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011, 2012 và không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng đã ký với BIDV.Cụ thể, Chính phủ đã bổ sung quy định về việc cho các doanh nghiệp vay

vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo cơ chế vay vốn tín dụng xuất khẩu; với mức cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thủy sản theo phương án đã được Ngân hàng BIDV thẩm định và mức vay tối đa với mỗi đối tượng được vay không quá 15% vốn điều lệ thực có của BIDV. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của từng phương án vay, nhưng không quá 12 tháng.

Ngoài ra, theo Nghị định số 54/2013/NĐ-CP, Chính phủ cũng gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 15 năm đối với khoản vay vốn tín dụng đầu tư

của Nhà nước cho một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế có quy mô đầu tư lớn (thuộc nhóm A, B) trong lĩnh vực sản xuất điện, xi măng, thép, nước sạch, môi trường; và lên tối đa 36 tháng đối với các khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là đơn vị được giao nhiệm vụ hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và xem xét, quyết định thời gian gia hạn nợ và thực hiện gia hạn nợ cho các dự án đáp ứng quy định tại Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 05 năm 2013.

Vụ Pháp chế

Thẩm định nội dung, kịch bản các hoạt động trong khuôn khổ Festival Trà

Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai năm 2013 Ngày 23/5, Hội đồng nghệ thuật thẩm định

kịch bản các hoạt động tại Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai năm 2013 đã nghe và thẩm định kịch bản các hoạt động trong khuôn khổ festival: Lễ hội văn hóa Trà, Cuộc thi Người đẹp xứ Trà, Carnaval Trà…

Tại buổi làm việc đã có 6 đơn vị tham gia trình bày kịch bản “Lễ hội xứ Trà”, 7 đơn vị trình bày kịch bản “Carnaval Trà”, 2 đơn vị trình bày kịch bản cuộc thi “Người đẹp xứ Trà”. Các kịch bản đều nêu bật ý tưởng, nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Festival nhằm tôn vinh cây chè, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu trà Thái Nguyên - Việt Nam; giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa Trà; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến sản phẩm Trà giữa người làm chè, các làng nghề, các doanh nghiệp

sản xuất chế biến, kinh doanh Trà; xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngành chè Thái Nguyên, Việt Nam.

Với phương châm tìm kiếm một kịch bản tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Festivsal đảm bảo chất lượng về nội dung, ý tưởng nghệ thuật, chuyển tải sự kiện có chiều sâu văn hóa, có tính sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, Hội đồng nghệ thuật gồm các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, lãnh đạo UBND, các sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật trong tỉnh đã nghiêm túc lắng nghe, bàn bạc, thẩm định chất lượng nội dung từng kịch bản và bỏ phiếu đánh giá để lựa chọn kịch bản. Kết quả thẩm định sẽ được báo cáo lãnh đạo tỉnh và công bố trong thời gian sớm nhất.

Theo Thainguyen.gov.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Khai giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệp tại huyện Phú Lương

Ông Nghiêm Xuân Nguyên – Phó giám đốc Sở Công Thương phát biểu chỉ đạo lớp đào tạo nghề may công nghiệp tại huyện

Phú Lương

KHAI GIẢNG LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP

Thực hiện Quyết định số: 7768/QĐ-BCT, ngày 18/12/2012 của Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch kinh phí khuyến công Quốc gia năm 2013.

Ngày 9/5/2013 tại Hội trường

Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN) Thái Nguyên phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Phú Lương, Trung tâm dạy nghề huyện Phú Lương và Công ty cổ phần may xuất khẩu Phú Lương tổ chức khai giảng 4 lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động chưa có nghề.

Đến dự buổi lễ có Ông Nghiêm Xuân Nguyên – Phó giám đốc Sở Công Thương; Ông Phan Bá Trường - Giám đốc Trung tâm KC&TVPTCN - Sở Công Thương; Ông Nguyễn Hồng Báu – Chủ tịch Công đoàn ngành – Phó giám đốc Sở xây dựng; đại diện Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên; Bà Phan Thị Thanh Huyền – phó trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Lương; Ông Trương Thế Dũng – BT Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã; Bà Đỗ Thị Miên – phó bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội Đồng Nhân dân xã; Ông Lê Xuân Điềm – Phó chủ tịch mặt trận Tổ Quốc xã ; Lãnh đạo Trung tâm dạy nghề cùng 140 học viên tham gia khóa đào tạo.

Trong thời gian 3 tháng (từ 9/05 đến 9/8/2013) học viên được các giáo viên của Trung tâm dạy nghề huyện Phú Lương trực tiếp truyền đạt nghề may công nghiệp: Kỹ năng cơ bản về nghề may, sử dụng thành thạo máy

may công nghiệp… Tham dự lớp học các học viên sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí từ Quỹ khuyến công Quốc gia. Kết thúc khóa học, các học viên cũng sẽ được cấp chứng nhận, chứng chỉ học nghề theo đúng quy định.

Thông qua khóa đào tạo sẽ giúp cho lực lượng lao động của xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nâng cao chất lượng lao động, tạo được lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo và số lượng người lao động thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách và ổn định an sinh xã hội tại địa phương.

* Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đại diện nhân dân xóm 4 xã Phúc thuận đón nhận bằng công nhận Làng nghề chè truyền thống

Đại biểu và nhân dân xóm 4 xã Phúc thuận cắt băng khánh thành cổng Làng nghề

ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN VÀ CẮT BĂNG KHÁNH THÀNH LÀNG NGHỀ XÓM 4 XÃ PHÚC THUẬN

Ngày 6/5/2013, tại xóm 4, xã Phúc Thuận (Phổ Yên) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chè truyền thống. Đến dự lễ công nhận có đại diện Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo UBND huyện Phổ Yên, lãnh đạo xã Phúc Thuận và đông đảo bà con nhân dân trong xóm.

Xóm 4 có trên 120 hộ dân với gần 400 nhân khẩu, trong đó hầu hết các hộ đều làm nghề trồng và chế biến chè. Diện tích chè của xóm hiện là 35ha, chiếm 60% diện tích đất tự nhiên. Cùng với mở rộng diện tích cây chè, nhân dân trong xóm còn tích cực chuyển đổi diện tích trồng chè hạt sang trồng chè cành giống mới nên năng suất chè đạt trên 1 tạ chè búp khô/sào, cho thu nhập trung bình 20 triệu đồng/sào/năm, giúp đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Từ năm 2010 đến nay, có 8/8 Làng nghề trồng và chế biến chè truyền thống của xã Phúc Thuận được UBND tỉnh công nhận. Đây là nguồn khích lệ những người trồng chè tiếp cận với điều kiện tốt hơn về giống, khoa học kỹ thuật và cơ chế đầu tư hạ tầng nông thôn của tỉnh nhằm xây dựng sản phẩm chè có thương hiệu, hướng tới thị trường tiêu thụ rộng lớn không những trong nước mà còn cả Quốc tế.

Cũng tại buổi Lễ công nhận làng nghề chè truyền thống, các đại biểu và nhân dân xóm 4 xã Phúc Thuận đã cùng cắt băng khánh thành cổng Làng nghề. Đây là công trình được sự hỗ trợ của các cấp các ngành và sự đóng góp xây dựng của bà con nhân dân trong xóm ./.

Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

THÁI NGUYÊN TỔ CHỨC GẶP MẶT ... (Tiếp theo trang 1)

... Đến thăm và chúc mừng có đại diện các Sở, Ban, Ngành: Liên đoàn Lao động; công đoàn Sở Giao thông; trung tâm Thông tin tỉnh Thái Nguyên; chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Thái Nguyên, phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố Thái Nguyên; HĐND, UBND, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Bình...; đơn vị doanh nghiệp: công ty cổ phần may TNG; công ty cổ phần may TDT; công ty cổ phần Bê tông...

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang trong 62 năm xây dựng và phát triển của Ngành Công Thương Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc tái thiết lập và phát triển đất nước hiện nay. Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới, Sở Công Thương Thái Nguyên tập trung vào các lĩnh vực:

Tổ chức quản lý có hiệu quả và hướng dẫn thực hiện đúng các quy hoạch, chương trình, đề

án, kế hoạch của ngành đã xây dựng; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu, trong đó tập trung: Quy hoạch chi tiết các Khu, Cụm công nghiệp; xây dựng tiêu chí tỉnh công nghiệp; quy hoạch vùng nguyên liệu, một số sản phẩm thế mạnh, cơ sở hạ tầng dùng chung…Tiếp tục triển khai các đề án thuộc chương trình hành động của Ngành Công Thương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2011-2015 Tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất

kinh doanh như: Cải cách thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; tăng tiêu thụ hàng hoá nhờ hỗ trợ các doanh nghiệp về quảng bá sản phẩm, hàng hóa, phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, đào tạo nghề… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, phát triển sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

(Xem tiếp trang 6)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

THÁI NGUYÊN TỔ CHỨC GẶP MẶT ... (Tiếp theo trang 5)

... Đổi mới, nâng cao hiệu quả của

hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại; hướng các hoạt động này thiết thực cho: Kêu gọi đầu tư; hỗ trợ đầu tư, duy trì và phát triển sản xuất (đặc biệt là các ngành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của tỉnh).

Tập trung hỗ trợ vào các nội dung: Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế; lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề... thường xuyên tổ chức và tham gia hội chợ ở các địa phương, trong và ngoài nước; duy trì bản tin kinh tế; tư vấn

giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường...

Duy trì vận hành trang web của Sở Công Thương, quản trị, vận hành Sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh giao thương và thu hút đầu tư vào Thái Nguyên.

Hoà chung công cuộc đổi mới của đất

nước. Với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Hội Đồng nhân dân, Uỷ Ban nhân dân tỉnh, Ngành Công Thương Thái Nguyên quyết tâm thực hiện đạt vượt mức các chỉ tiêu kinh tế của Ngành đã đề ra. Ðồng thời Ngành Công Thương cũng kêu gọi, chào đón tất cả các nhà đầu tư, các nhà tài trợ trong, ngoài nước đến với Thái Nguyên tạo mọi điều kiện thuận lợi trên cơ sở bình đẳng, hợp tác phát triển, cùng có lợi.

Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

THÔNG BÁO THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Thông báo Mời các tổ chức, đơn vị tham gia đặt Banner quảng cáo trên Website

Sở Công Thương Thái Nguyên

Kính gửi: Các tổ chức/Doanh nghiệp/Cá nhân

www.congthuongthainguyen.gov.vn là trang website chính thức của Sở Công Thương Thái Nguyên. Đến nay website đã có tới hơn 1.300.000 lượt người truy cập, cùng rất nhiều thông tin liên quan đến các lĩnh vực như : Thương mại, tài chính, sản xuất, dự án, đầu tư… và cập nhật liên tục tin tức các hoạt động, sự kiện của Sở Công Thương và trong Ngành. Ngoài ra, website được liên kết với trang www.Thainguyentrade.vn là website của Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên, để các doanh nghiệp có cơ hội trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của mình tới mọi đối tác trong và ngoài nước. Sở Công Thương Thái Nguyên mời các Tổ chức/Doanh nghiệp/Cá nhân đăng ký quảng cáo trên website bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi tin tưởng rằng www.congthuongthainguyen.gov.vn sẽ là một kênh quảng bá sản phẩm hiệu quả đối với các doanh nghiệp đồng thời sẽ góp phần thắng lợi trong hoạt động kinh doanh. Chúng tôi cam kết mang đến hiệu quả tốt nhất với chi phí hợp lý nhất cho các doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ : Anh Vũ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên Điện thoại : 0944 888 515; Fax : 02803 858 102 ; Email : [email protected]

Xin chân trọng cảm ơn !

Hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng

Tính đến thời điềm này, nhu cầu về xây dựng trên địa bàn đang có dấu hiệu tăng cao, theo đó công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng, gạch ngói… cũng sẽ tăng năng suất hoạt động. Dự kiến, sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng và ngành sản xuất điện, nước sẽ tăng trở lại.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quý I/2013 ước đạt 6.260 tỷ đồng, bằng 18,13% kế hoạch cả năm; trong đó: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 2.157 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm; công nghiệp Nhà nước Trung ương đạt 3.547 tỷ đồng, bằng 19,3% kế hoạch năm; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 556 tỷ đồng, bằng 23,6% kế hoạch năm. Trong quý II/2013, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành và vượt mức kế hoạch, đồng thời triển khai

nhiều giải pháp quan trọng như: nghiên cứu tổ chức lại sản xuất và tăng cường công tác quản lý để giảm chi phí đầu vào, chi phí gián tiếp, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tích cực liên kết tìm kiếm thị trường, giải quyết hàng tồn kho, phấn đấu sản xuất kinh doanh ổn định. Một số dự án có quy mô lớn được triển khai trong quý II sẽ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp như: dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo; dự án đầu tư xây dựng nhà máy cán thép Thái Trung, công suất 500.000 tấn thép/năm đã bắt đầu đi vào hoạt động...

Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ các Chính sách của tỉnh cũng góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch năm 2013 với giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 15.930 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2012./.

Theo ThaiNguyentv.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương

tháng 5 năm 2013 (Tiếp theo trang 1)

I. Tình hình chung Sản xuất công nghiệp trên

địa bàn tháng 5/2013 tiếp tục gặp khó khăn, lượng tồn kho các sản phẩm công nghiệp chủ lực khá cao: Thép các loại tồn kho 35,2 nghìn tấn, gấp 3,3 lần cùng kỳ; sản phẩm may tồn 4,6 triệu sản phẩm, gấp 2,8 lần cùng kỳ; quặng sắt và tinh quặng sắt tồn 318 nghìn tấn, gấp 3 lần cùng kỳ; than khai thác tồn 108 nghìn tấn, tăng 15,8%... Do tồn kho nhiều, tiêu thụ vẫn khó khăn nên tháng 5/2013 các đơn vị chỉ sản xuất tương đương so với tháng 4/2013, nhưng do tháng cùng kỳ (tháng 5/2012) sản xuất công nghiệp đạt thấp nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2013 ước tính tăng 10,3% so cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,13% so với tháng trước, tăng 6,98% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu tăng 18,6% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ.

II. Kết quả thực hiện chỉ tiêu chủ yếu và công tác quản lý nhà nước

1. Thực hiện GTSXCN và sản phẩm chủ yếu

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5/2013 ước tính giảm 0,3% so với tháng trước nhưng tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Công nghiệp

khai khoáng giảm 3,9% so với tháng trước nhưng tăng 39,2% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,4% so với tháng trước nhưng tăng 7,3% so với cùng kỳ; công nghiệp cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước…tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ.

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 5/2013 ước tính tăng so với tháng trước là: Xi măng ước đạt 254 nghìn tấn, tăng 8,6% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ; thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa ước đạt 48,6 triệu cái, tăng 5% so với tháng trước và tăng 87,7% so với cùng kỳ; nước máy thương phẩm ước đạt 1 triệu m3, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ; gạch xây dựng ước đạt 9,8 triệu viên, tăng 4,4% so với tháng trước nhưng giảm 2,4% so với cùng kỳ; điện sản xuất ước đạt 73 triệu Kwh, tăng 3% so với tháng trước và tăng 43% so với cùng kỳ; sản phẩm may ước đạt 2,1 triệu cái, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ; sản phẩm chịu lửa ước đạt 1,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 12,4% so

với cùng kỳ; công cụ dụng cụ các loại ước đạt 1,3 triệu cái, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 48% so với cùng kỳ; phụ tùng khác của xe có động cơ ước đạt 301 tấn, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 3,8% so với cùng kỳ; than đá (than cứng) loại khác ước đạt 118 nghìn tấn, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 23% so với cùng kỳ; điện thương phẩm ước đạt 135 triệu Kwh, tương đương so với tháng trước nhưng tăng 2,3% so với cùng kỳ.

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 5/2013 ước tính giảm so với tháng trước là: Quặng sắt và tinh quặng sắt ước đạt 8,9 nghìn tấn, giảm 28% so với tháng trước; sắt thép các loại ước đạt 60 nghìn tấn, giảm 3,6% so với tháng trước và giảm 22,5% so với cùng kỳ; đá khai thác ước đạt 192 nghìn m3, giảm 1,6% so với tháng trước nhưng tăng 31,4% so với cùng kỳ; tấm lợp ước đạt 2,05 triệu m2, giảm 0,6% so với tháng trước nhưng tăng 20,7% so với cùng kỳ...

2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 5/2013 ước đạt 1.284,4 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 11% so cùng kỳ...

(Xem tiếp trang 9)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương... (Tiếp theo trang 8)

... Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 96,7 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 1.187,7 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ; khối kinh tế tập thể ước đạt 1,9 tỷ đồng, giảm 0,5% so với tháng trước nhưng tăng 6,9% so với cùng kỳ; khối kinh tế tư nhân ước đạt 354,3 tỷ đồng, giảm 1,3% so với tháng trước nhưng tăng 7,2% so với cùng kỳ; còn lại là kinh tế cá thể mức đạt 831,5 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2013 giảm 0,13% so với tháng trước, tăng 6,98% so với cùng kỳ và tăng 1,06% so với tháng 12/2012. Chỉ số giá vàng tháng 5/2013 giảm 5,74% so với tháng trước, giảm 7,45% so với cùng kỳ và giảm 11,03% so với tháng 12/2012; chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 5/2013 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,46% so với cùng kỳ và tăng 0,46% so với tháng 12/2012.

3. Xuất, nhập khẩu - Xuất khẩu: Tổng giá

trị xuất khẩu trên địa bàn tháng 5/2013 ước đạt gần 14 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 10,8 triệu USD, tăng 37,7% so với tháng trước nhưng giảm 3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài xuất khẩu 3,24 triệu USD, giảm 18,9% so với tháng trước nhưng tăng 34% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Sản phẩm may ước đạt 9,4 triệu USD, tăng 35,2% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ; chè các loại ước đạt 563 nghìn USD, tăng 34% so với tháng trước; giấy đế ước đạt 220 nghìn USD, tăng 20% so với tháng trước nhưng giảm 9,8% so với cùng kỳ; dụng cụ y tế ước đạt 1,4 triệu USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ; dụng cụ cầm tay ước đạt 780 nghìn USD, tăng 11% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ; thiếc ước đạt 800 nghìn USD, giảm 3,3% so với tháng trước; gang ước đạt 36 nghìn USD, giảm 50% so với tháng trước; dụng cụ thú y ước đạt 50 nghìn USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Nhập khẩu: giá trị nhập khẩu trên địa bàn tháng 5/2013 ước đạt 23,5 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng trước nhưng giảm 15% so với cùng kỳ. Trong đó: Nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 20,8 triệu USD, tăng 1,6% so với tháng trước nhưng giảm 9,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng trước nhưng giảm 43% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Phôi thép ước nhập khẩu 8,6 triệu USD, tương đương so với tháng trước

nhưng giảm 4,5% so với cùng kỳ; phụ liệu hàng may mặc 14 triệu USD, tương đương so với tháng trước nhưng giảm 76,2% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, phụ tùng 269 nghìn USD, giảm 12,7% so với tháng trước và giảm 90,5% so với cùng kỳ; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc 260 nghìn USD, giảm 84,6% so với tháng trước và giảm 85,5% so với cùng kỳ năm 2012.

4. Công tác quản lý thị trường

Trong tháng 5/2013 lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP... nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong tổng số 91 vụ kiểm tra, có 3 vụ không vi phạm, còn lại QLTT xử lý 88 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa 32 vụ; đầu cơ, găm hàng, vi phạm lĩnh vực giá 18 vụ; vi phạm VSATTP 12 vụ; hàng giả và quyền SHTT 9 vụ; vi phạm trong kinh doanh 8 vụ; gian lận thương mại 4 vụ; hàng cấm, nhập lậu 3 vụ; vi phạm khác 2 vụ. Tổng số tiền thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu và giá trị hàng tiêu hủy là 158,577 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 129,3 triệu đồng.

(Xem tiếp trang 10)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương... (Tiếp theo trang 9)

... 5. Công tác quản lý

nhà nước Hướng dẫn, giám sát,

kiểm tra việc thực hiện các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Cụm công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực và các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp…tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành năm 2013.

Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ từ năm 2011 đến nay, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2015 của ngành Công Thương Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2016; kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012, các giải pháp chủ yếu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (CPI) năm 2013 của ngành Công Thương Thái Nguyên; đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015, có xét đến 2020; trình các Đề án khuyến công địa phương năm 2013 với số kinh phí hỗ trợ là 2.599 triệu đồng.

Chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp, Thương mại trên địa bàn về công tác

phòng chống thiên tai, lụt bão năm 2013; trao bằng công nhận làng nghề truyền thống tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên (03 làng nghề) và xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên (05 làng nghề); rà soát tiến độ thực hiện các dự án trong các CCN và đề xuất các giải pháp thu hồi đối với các dự án chậm tiến độ theo cam kết của chủ đầu tư; khai giảng 12 lớp đào tạo chế biến chè cho 420 học viên, 04 lớp may công nghiệp cho 140 học viên, với số kinh phí KCQG hỗ trợ là 915,6 triệu đồng; tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2013.

Tham gia góp ý: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Hợp tác xã năm 2012; dự án đầu tư văn phòng, dịch vụ cơ khí, ăn uống trong CCN Cao Ngạn; dự án đầu tư Hansol Technics VN vào KCN Yên Bình I; dự án đầu tư khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty TNHH Đại Hữu và Dầu khí; dự án đầu tư cải tạo, quản lý khách sạn Sông Công; dự án đầu tư xây dựng chợ Đình cả, huyện Võ Nhai; dự án quản lý và phát triển thương hiệu chè La Bằng; dự thảo quy định về việc áp dụng một số tiêu

chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Thẩm định hồ sơ và cấp: 07 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 04 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas; 04 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và 07 Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; 03 Giấy chứng nhận đủ điều kiện Cửa hàng bán khí dầu mỏ hoá lỏng.

Phối hợp kiểm tra liên ngành về: Vệ sinh an toàn thực phẩm; vốn dự trữ lưu thông tại các đơn vị được giao; tình hình thực hiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá, theo dõi, tổng hợp số liệu xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hoạt động khai thác khoáng sản… Chủ trì giải quyết các nội dung liên quan đến hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Hoàn thành xây dựng dự toán kinh phí sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả hỗ trợ năm 2013; đưa thông tin: Thị trường các nước lên Sàn Giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên; Bộ thủ tục hành chính áp dụng tại sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên lên trang Website của Sở. Duy trì công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Theo phòng KHTC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ngành thép đang phục hồi

Theo Bộ Công Thương, bước sang tháng 5, sản xuất thép đã có dấu hiệu phục hồi sau nhiều tháng trì trệ.

Tính chung trong 5 tháng, thép cán ước đạt 848,6 nghìn tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ; sắt, thép thô giảm so với cùng kỳ năm trước 11,5%, đạt 907,5 nghìn tấn.

Giá thép tại các nhà máy sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. Cụ thể, thép cuộn khoảng 14.400 – 14.600 đồng/ kg, thép tấm 13.500 – 13.800 đồng/ kg.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến ngày 31/4, tồn kho thép đã giảm xuống còn khoảng 290 nghìn tấn, đây là tín hiệu mừng cho thấy ngành sản xuất thép đang dần dần phục hồi.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành thép vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là việc nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc. Mặt khác, mùa mưa sắp tới sẽ khiến sản xuất của các nhà máy thép khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm của người lao động.

Bộ Công Thương khuyến cáo, bên cạnh việc điều chỉnh cơ chế chính sách quản lý hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Theo InfoTV

Ưu tiên mua xi măng của các doanh nghiệp trong tỉnh Thực hiện chủ trương cho vay xi măng để hỗ trợ làm đường giao thông của tỉnh, hiện nay,

các địa phương đang họp nhân dân để bàn các biện pháp triển khai. Năm nay, tỉnh sẽ tiếp tục cho các địa phương vay 50 nghìn tấn xi măng để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.

Với phương châm ưu tiên mua xi măng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong tỉnh, 100% số xi măng này sẽ được mua của các đơn vị như Công ty TNHH một thành viên Xi măng Quang Sơn (Đồng Hỷ): 13,1 nghìn tấn; Công ty cổ phần Xi măng Quan Triều (T.P Thái Nguyên): 10 nghìn tấn; Công ty cổ phần Xi măng La Hiên (Võ Nhai): 10 nghìn tấn; Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên): 16,9 nghìn tấn. Theo đó, xi măng sẽ được phân bổ cho các địa phương trong thời gian từ nay đến cuối năm, trong đó đơn vị đăng ký làm đường nhiều nhất là huyện Đại Từ, với khối lượng xi măng được phân bổ: 10 nghìn tấn; tiếp đến là Định Hóa: 6,6 nghìn tấn; Phú Lương: 6,3 nghìn tấn; Phú Bình: 6,2 nghìn tấn…

Sau 2 năm triển khai, chủ trương cho vay xi măng hỗ trợ làm đường giao thông không chỉ giúp các các xã hoàn thành tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà còn giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được nguồn xi măng trong điều kiện kinh tế cả nước đang khó khăn như hiện nay. Được biết, trong năm 2012, thực hiện chủ trương này của tỉnh, các địa phương đã làm được trên 200km đường giao thông nông thôn.

Theo Baothainguyen.gov.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Cờ thi đua của Chính phủ

Ngày 22/5, Công ty Cổ phần

Thương mại Thái Hưng tổ chức Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (22/5/1993 - 22/5/2013) và đón nhận các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Đến dự và chung vui với doanh nghiệp có các đồng chí: Tiến sĩ Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; GS,TS Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Nguyễn Văn Kim, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh; Thành ủy, HĐND, UBND T.P Thái Nguyên và đại diện các ngân hàng, doanh nghiệp, bạn hàng, đối tác trong và ngoài tỉnh…

Tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22/5/1993 theo Quyết định số 291/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Thương mại Thái Hưng đã có quan hệ thương mại với gần 1.000 khách hàng ở khắp ba miền (Bắc, Trung, Nam) và trở thành đối tác tin cậy của hơn 20 tập đoàn, công ty lớn trên toàn cầu, trong đó có các tập đoàn lớn như: RK, Seiwa, Tube city IMS; Stemco…Đặc biệt, nhiều sản phẩm phôi thép của Công ty đã được xuất sang các nước như: Hàn Quốc; Malaysia; Đài Loan và Philippin. Với việc duy trì nguồn cung chiếm tới 12% tổng sản lượng thép của cả

nước cùng với uy tín và thương hiệu của mình, Công ty luôn được các Bộ, Ngành Trung ương, các nhà đầu tư tín nhiệm sử dụng các sản phẩm thép tại nhiều dự án lớn, trọng điểm trong toàn quốc.

Với kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng năm đạt trên 150 triệu USD, doanh thu từ 18.000 - 20.000 tỷ đồng (năm 2012, đạt 20.363 tỷ đồng), nộp ngân sách từ 450 - 500 tỷ đồng (năm 2012 nộp ngân sách 574 tỷ đồng), công ty luôn bảo đảm việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động với mức thu nhập bình quân trên 4,5 triệu đồng/tháng… Đặc biệt, trong nhiều năm liền công ty luôn được xếp hạng tốp 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, được Trung tâm tín dụng CIC xếp loại AA trong số 1.000 doanh nghiệp lớn và là 1 trong 100 thương hiệu mạnh trên toàn quốc…

Ghi nhận những thành tích trong hoạt động SXKD, đóng góp ngân sách Nhà nước và bảo đảm an sinh xã hội…Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trao tặng tập thể

cán bộ, CNV Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng và các cá nhân nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba; Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều bằng khen các loại…Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Thủ tướng Chính phủ trao tặng Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2012; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tặng Bằng khen do có nhiều thành tích trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đưa công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Ma Thị Nguyệt đánh giá cao những thành quả đó đạt được của Công ty sau 20 năm xây dựng và phát triển, đồng thời đề nghị Công ty tiếp tục phát huy truyền thống, tạo sự đồng thuận, vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng và phát triển Công ty bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo Baothainguyen.gov.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 13

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Chính phủ ban hành Nghị định mới về Thương mại điện tử

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP năm 2006.

Khác với Nghị định trước đây chỉ gồm những quy định khung nhằm làm rõ hơn các nguyên tắc của Luật Giao dịch điện tử đối với việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại, Nghị định mới về Thương mại điện tử quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, qua đó tạo điều kiện để TMĐT phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng các tập quán thương mại hiện đại cho Việt Nam.

Nghị định gồm 80 Điều chia thành 7 chương với bố cục như sau:

- Chương 1: “Những quy định chung” quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, các hành vi nghiêm cấm trong TMĐT. Chương này cũng quy định hai nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về TMĐT là Chương trình phát triển TMĐT quốc gia và hoạt động thống kê TMĐT.

- Chương 2: “Giao kết hợp đồng trong TMĐT” quy định hai nội dung lớn là giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại và quy trình giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT.

- Chương 3: “Hoạt động TMĐT” quy định các nguyên tắc hoạt động TMĐT, phân loại các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT và các hình thức website TMĐT. Chương này quy định cụ thể về

hoạt động của từng loại hình website TMĐT, những nội dung thông tin cần có trên website và quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động TMĐT trên website.

- Chương 4: “Quản lý hoạt động TMĐT” quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với từng loại hình website nêu tại Chương 3: website TMĐT bán hàng và các website dịch vụ TMĐT đặc thù (bao gồm sàn giao dịch TMĐT, website khuyến mại trực tuyến, website đấu giá trực tuyến). Chương 4 cũng quy định cho các tổ chức và thương nhân thực hiện một số chức năng đặc thù về giám sát, hỗ trợ hoạt động ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp như chức năng đánh giá và cấp chứng nhận website TMĐT uy tín, chức năng đánh giá và chứng thực chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT, chức năng chứng thực hợp đồng điện tử trong giao dịch TMĐT.

- Chương 5: “An toàn an ninh trong giao dịch TMĐT” quy định hai nội dung lớn về bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT và an toàn thanh toán trong TMĐT. Chương này quy định cụ thể trách nhiệm của các thương nhân, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng khi tiến hành kinh doanh TMĐT, đồng thời chi tiết hóa một số yêu cầu mang tính kỹ thuật đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website TMĐT có chức năng thanh toán trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng khi tiến hành thanh toán.

- Chương 6: “Giải quyết tranh chấp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm” quy định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong TMĐT và thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại tố cáo, thanh tra,

kiểm tra và xử lý vi phạm trong TMĐT.

- Chương 7: Điều khoản thi hành gồm 2 Điều quy định về trách nhiệm thi hành và hiệu lực thi hành Nghị định.

Nghị định quy định cụ thể ba cấp độ quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử: 1) Các thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập website TMĐT bán hàng phải làm thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; 2) Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc tổ chức đánh giá tín nhiệm website TMĐT phải làm tiến hành đăng ký; 3) Các tổ chức đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải xin cấp phép trước khi hoạt động.

Các thủ tục thông báo website TMĐT bán hàng và đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử do Bộ Công Thương chủ trì. Cổng thông tin này cũng là nơi công bố công khai danh sách các website đã thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và các website vi phạm quy định pháp luật, đồng thời là nơi tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về các website thương mại điện tử có hành vi vi phạm để xử lý.

Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Các website thương mại điện tử được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định có hiệu lực phải tiến hành thông báo hoặc đăng ký theo quy định tại Nghị định này trong vòng 90 ngày kể từ ngày hiệu lực của Nghị định.

Cục Thương mại điện tử và CNTT

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 14

THÔNG TIN VỀ CÔNG NGHỆ MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tập huấn về vấn đề Hội nhập kinh tế Quốc tế Ngày 10/5, Sở Công Thương Thái Nguyên

phối hợp với Ủy Ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế (KTQT) tổ chức Hội thảo và tập huấn về vấn đề Hội nhập KTQT. Đồng chí Nhữ Văn Tâm – Trưởng Ban Hội nhập KTQT của tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và khai mạc hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, Ban Ngành của tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nhữ Văn Tâm khẳng định rõ ý nghĩa quan trọng của hội nghị tập huấn lần này, đây là dịp để các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp của tỉnh Thái Nguyên có cơ hội trao đổi, cập nhập những thông tin về hội nhập kinh tế Quốc tế.

Tập huấn về vấn đề Hội nhập kinh tế Quốc tế

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các diễn giả, báo cáo viên kinh tế trình bày thông tin về tình hình kinh tế Việt Nam sau 5 năm ra nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đặc biệt là cung cấp thông tin về hiệp định thương mại tự do FTA và sự tham gia của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã cùng Cộng đồng kinh tế ASEAN tham gia 6 hiệp định FTA khu vực và 2 Hiệp định FTA song phương với Chi – Lê và Nhật Bản. Các hiệp định tự do thương mại đã

thúc đẩy cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế, tạo thuận lợi để Việt Nam xuất khẩu ổn định và tăng trưởng xuất khẩu nhanh.

Trong thời gian tới, các địa phương cần tích cực trong việc nắm bắt thông tin về Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia, từ đó xây dựng chương trình hành động thực hiện chiến lược FTA phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

Theo ThaiNguyentv.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 15

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên... (Tiếp theo trang 1)

Chỉ số giá nhóm hàng

Chỉ số giá tháng báo cáo so với

TT NHÓM HÀNG Tháng trước

Cùng kỳ năm trước

Tháng 12/2012

A Chỉ số giá tiêu dùng 99,87 106,98 101,06

1 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 99,46 101,76 100,91

Trong đó: Lương thực 99,96 97,95 101,41

Thực phẩm 99,22 102,07 100,16

2 Đồ uống và thuốc lá 103,82 105,30 104,13

3 May mặc, mũ nón, giày dép 100,07 104,30 100,55

4 Nhà ở và vật liệu xây dựng 99,62 101,60 103,09

5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 101,14 102,39 102,06

6 Thuốc và dịch vụ y tế 100,00 206,63 100,00

7 Giao thông 99,33 101,62 100,52

8 Bưu chính viễn thông 100,00 99,61 100,00

9 Giáo dục 100,00 108,12 100,00

10 Văn hoá, giải trí và du lịch 99,80 101,08 100,47

11 Hàng hoá và dịch vụ khác 99,97 103,32 101,47

B Chỉ số giá vàng 94,26 92,55 88,97

C Chỉ số tỷ giá USD 100,02 100,46 100,46

(Xem tiếp trang 16)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 16

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Diễn biến thị trường, giá cả tỉnh Thái Nguyên... (Tiếp theo trang 15)

Diễn biến chỉ số giá cả một số mặt hàng thiết yếu

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,54% so với tháng trước nhưng tăng 1,76% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,91% so với tháng 12/2012 trong đó: Chỉ số giá lương thực tháng 5 giảm 0,04% so với tháng trước và giảm 2,05% so với cùng kỳ nhưng tăng 1,41% so với tháng 12/2012; chỉ số giá thực phẩm giảm 0,78% so với tháng trước nhưng tăng 2,07% so với cùng kỳ và tăng 0,16% so với tháng 12/2012.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,82% so với tháng trước, tăng 5,3% so với cùng kỳ và tăng 4,13% so với tháng 12/2012.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,3% so với cùng kỳ và tăng 0,55% so với tháng 12/2012.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,38% so với tháng trước nhưng tăng 1,6% so với cùng kỳ và tăng 3,09% so với tháng 12/2012.

- Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,14% so với tháng trước, tăng 2,39% so với cùng kỳ và tăng 2,06% so với tháng 12/2012.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định so với tháng trước và tháng 12/2012, nhưng tăng 106,63% so với cùng kỳ.

- Nhóm giao thông giảm 0,67% so với tháng trước nhưng tăng 1,62% so với cùng kỳ và tăng 0,52% so với tháng 12/2012.

- Bưu chính viễn thông ổn định so với tháng trước và tháng 12/2012, nhưng giảm 0,39% so với cùng kỳ.

- Nhóm giáo dục ổn định so với tháng trước và tháng 12/2012, nhưng tăng 8,12% so với cùng kỳ.

- Nhóm Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,2% so với tháng trước nhưng tăng 1,08% so với cùng kỳ và tăng 0,47% so với tháng 12/2012.

- Vàng, ngoại tệ: Trong tháng 5/2013 chỉ số giá vàng giảm 5,74% so với tháng trước, giảm 7,45% so với cùng kỳ và giảm 11,03% so với tháng 12/2012; Chỉ số giá USD tăng 0,02% so tháng trước, tăng 0,46% so cùng kỳ và tăng 0,46 % so với tháng 12/2012.

Theo phòng KHTC

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 17

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Là cầu nối để doanh nghiệp 2 bên tìm hiểu, thúc đẩy hợp tác đầu tư

Đó là ý kiến của đồng chí

Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ do Đại sứ

Nguyễn Thế Cường làm Trưởng đoàn sáng 22/5. Về phía tỉnh Thái Nguyên còn có lãnh đạo các sở: Kế hoạch & Đầu tư, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ, Nông nghiệp và PTNT.

Đại sứ Nguyễn Thế Cường đã giới thiệu khái quát về đất nước, con người, cũng như các phong tục, tập quán, những lĩnh vực mà các địa phương trong nước, nhất là Thái Nguyên có thể tìm hiểu cơ hội thúc đẩy hợp tác đầu tư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp (xuất khẩu sản phẩm chè)… Phát

biểu tại buổi làm việc, đồng chí Dương Ngọc Long đã nhấn mạnh những tiềm năng, lợi thế của tỉnh trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Trong những năm qua, đặc biệt năm

2012, tỉnh có chỉ đạo quyết liệt trong cải cách hành chính thu hút đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI năm 2012 xếp thứ 17, tăng 40 bậc so với năm 2011. 4 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu hút vốn đầu tư FDI dẫn đầu các địa phương trong cả nước. Thu ngân sách của tỉnh hiện đứng thứ 27, 28 trong số các tỉnh, thành của cả nước. Lãnh đạo tỉnh xác định rõ 3 điểm nghẽn trong phát triển kinh tế đang tập trung chỉ đạo, tháo gỡ đó là: hạ tầng giao thông, quy

hoạch và công tác cải cách các thủ tục hành chính.

Tại buổi làm việc, đồng chí Dương Ngọc Long cũng đề nghị Đại sứ Nguyễn Thế Cường và các thành viên trong đoàn

thời gian tới sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của Thái Nguyên đến với nước bạn, đồng thời là chiếc cầu nối để doanh nghiệp Thái Nguyên cũng như Thổ Nhĩ Kỳ gặp gỡ, tiếp cận thị trường, tìm hiểu cơ hội thúc đẩy hợp tác đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu chè sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khu vực Trung Đông, châu Âu. Qua buổi làm việc nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa các địa phương, doanh nghiệp 2 nước Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo baothainguyen.org.vn

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 18

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Hội nghị Ban chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

tỉnh Thái Nguyên năm 2013

Ngày 30/5/2013 tại Khách sạn Dòng Sông Xanh, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức họp thông báo chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại 04 huyện trong tỉnh.

Thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để hướng dẫn, triển khai, thực hiện Cuộc vận động; tham mưu, giúp cấp ủy chỉ đạo quán triệt, phổ biến về tổ chức Cuộc vận động đến các chi bộ, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp, tạo sự đồng thuận về chủ trương dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Năm 2013, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Sở Công thương tổ chức phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại các huyện Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình. Thời gian từ ngày 13 đến hết ngày 27/6/2013. Đây là nội dung nằm trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm

quốc gia theo quyết định số 478/QĐ-BCT ngày 22/01/2013 của Bộ Công Thương.

Trong thời gian tới, đồng chí Trưởng ban chỉ đạo lưu ý các thành viên cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung Thông báo số 264 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 83-KH/TU của Tỉnh uỷ Thái Nguyên, nhằm vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhận thức đúng đắn khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Việt Nam đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ở địa phương mình.

Phối hợp với các tổ chức thành viên, chính quyền các cấp triển khai, hướng dẫn Uỷ ban MTTQ các huyện, thành phố, thị xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đưa nội dung cuộc vận động này thành hoạt động thường xuyên và gắn kết với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" để thực hiện. Chú trọng khen thưởng, đề cao những mô hình, điển hình tiêu biểu, đặc biệt là các tổ chức, đơn vị sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tâm hiệp lực tham gia thực hiện Cuộc vận động có hiệu quả.

Phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo cuộc vận động cùng cấp thường xuyên triển khai các nhiệm vụ của ngành, cơ quan, đơn vị mình theo kế hoạch, kịp thời nắm tình hình đề xuất, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong các lĩnh vực để cuộc vận động thực sự có hiệu quả./.

Cộng tác viên XTTM

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 19

VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên

(Tiếp theo trang 1)

...TMĐT đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nó đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội đó là: Thu thập được nhiều thông tin, giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và giao dịch là công cụ thiết yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp (DN)... Nhận thức đầy đủ được sự cần thiết về lợi ích trên của TMĐT trong công tác quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động SXKD giai đoạn hiện nay. Từ năm 2009 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp tích cực làm công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước, cơ quan, DN, nhân dân trong toàn tỉnh tăng cường nhận thức và ứng dụng TMĐT có hiệu quả. Đến nay các cơ quan quản lý nhà nước các DN lớn DN vừa và nhỏ đã phổ cập sử dụng hệ thống mạng LAN nội bộ có kết nối

Intenet trong giao dịch, nhiều đơn vị đã có trang web riêng; Để hỗ trợ DN trong tỉnh có điều kiện đăng tải, trao đổi thông tin, giới thiệu quảng bá sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh, chào mua chào bán thông qua mạng Internet UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng Sàn giao dịch TMĐT, có tên miền (thainguyentrade.vn) và chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 12/2010, đến nay đã có gần 200 đơn vị với gần 300 sản phẩm đăng ký tham gia, việc ứng dụng TMĐT giao lưu trực tuyến của các DN Thái Nguyên với bạn hàng quốc tế đã thực hiện nhiều lần có hiệu quả. Hiện nay ở tỉnh ta công tác tuyên truyền, tập huấn và ứng dụng TMĐT phục vụ cho hoạt động của từng ngành đã có nhiều cố gắng khả quan. Riêng đối với Ngành Công Thương đã tổ chức được 16 lớp đào tạo, tập huấn cho trên 1.200 học viên tham gia, nhằm phục vụ cho công tác quảng bá và tìm kiếm thị trường hỗ trợ DN tham gia Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh. Trong những năm vừa qua Sở Công Thương cũng đã tích cực phối hợp với Cục TMĐT - Bộ Công Thương, Viện tin học doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên cùng hợp tác nhằm hướng tới mục tiêu Thái Nguyên đưa TMĐT dần được sử dụng phổ biến và đạt được mức độ tiên tiến so với các tỉnh thành trong cả nước, góp phần nâng cao năng lực canh tranh của các DN, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến nay Thái Nguyên đã đứng ở vị trí thứ 9 trong 63 tỉnh, thành của cả nước về xếp hạng sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin...

(Xem tiếp trang 20)

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Giảm thuế xăng còn 18% từ 24/5

Bộ Tài chính vừa chính thức giảm thuế suất thuế

nhập khẩu một số mặt hàng xăng từ 19% còn 18%. Theo Thông tư số 70/2013/TT-BTC ngày 23/5, Bộ Tài

chính chính thức sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Cụ thể, các mặt hàng được giảm thuế là xăng động cơ; tetrapropylen; dung môi trắng (white spirit); dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% tính theo trọng lượng; dung môi nhẹ khác naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng động cơ; alpha olefin khác.

Đây là lần đầu tiên trong năm 2013, Bộ Tài chính điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng sau 3 lần tăng liên tiếp (từ 12% lên 19%).

Thông tư có hiệu lực từ ngày 23/5./.

Theo VOV online

Hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử...

...Tuy vậy, việc ứng dụng và phát triển TMĐT ở tỉnh TN chưa mạnh, chưa ngang tầm với vị thế của tỉnh. Việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng phát TMĐT của các cơ quan quản lý nhà nước, các DN cần được quan tâm nhiều hơn nữa cả về nội dung và chất lượng. Một số DN chưa quan tâm nhiều đến việc tìm đối tác và giao dịch thông qua Sàn giao dịch TMĐT, đa số DN trong tỉnh sản xuất còn nhỏ lẻ, công tác quảng bá sản phẩm, giao dịch chủ yếu bằng phương pháp thủ công ... Để Sàn giao dịch TMĐT phát triển hơn nữa Ban quản trị Sàn mong muốn các cấp có thẩm quyền tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển TMĐT Thái Nguyên theo đúng kế hoạch giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời đề nghị các đơn vị, DN tích cực đăng ký tham gia để Sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển bền vững, DN thu được nhiều lợi nhuận cao ./.

Cộng tác viên XTTM

Vàng giảm nhẹ về 40,95 triệu đồng/lượng

Biên độ mua vào – bán ra tăng lên 300.000 đồng/lượng. Vàng thế giới cũng giảm còn 1.388 USD/oz.

Đảo chiều tăng so với cuối phiên giao dịch ngày hôm qua, sáng nay (28/5) giá vàng SJC trong nước giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng về mức 40,95 triệu đồng/lượng.

Mở cửa sáng nay, vàng SJC được niêm yết tại VBĐQ Sài Gòn có giá mua vào 40,65 triệu đồng/lượng. Giá bán ra ở mức 40,95 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội, vàng SJC hiện được giao dịch ở mức 40,65 – 40,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Đáng chú ý, biên độ giao dịch giá mua vào – bán ra đã tăng đột biến từ mức 120.000 đồng/lượng ngày hôm qua đã tăng lên mức 300.000 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giữ giá ở mức 1.390,58 USD/oz trong ngày hôm qua (theo giờ Việt Nam). Sáng nay, vàng thế giới giảm nhẹ 2 USD/oz còn ở mức 1.388 USD/oz.

Theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương 35,16 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, vàng thế giới đang thấp hơn vàng trong nước 5,79 triệu đồng/lượng./.

Theo VOV online