Kinh tế Công Thương -...

16
E-mail: [email protected] Trang 1 Mong bn đc góp ý và phê bình TRONG SNÀY - Điều chnh Kế hoch t chc Hi chTri n lãm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - Sở Công Thương tổ chc Hi nghtrin khai Kế hoch thc hiện Đề án Phát trin Thương mại nông, lâm, thy sản năm 2012. - Năm 2012: Cơ hội phát triển Thương mại điện t- Ra mt Sàn giao dch Thương mại điện ttheo nhóm mua đầu tiên t i Vi t Nam - Gi i pháp nào cho Ngành Xi măng năm 2012 - Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 2/2012 - Ban hành Mu tkhai hàng hóa xut khu, nhp khu mi - Quy đị nh về cơ quan được giao thc hi n chc năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành - Lãi sut gim hu hết các khn - Khuyến Công Thái Nguyên một năm nhìn li - Bộ trưởng Bộ Công thương làm vic ti Thái Nguyên - Cơ hội nào cho DN Vit Nam ở Myanmar năm 2012? - To mọi điều kin cho doanh nghip Việt Nam đầu tư tại Lào - Din biến mt smt hàng thiết yếu tnh Thái Nguyên, tháng 2/2012 - Vàng gim gn 200.000 đồng/lượng THÁNG RA 01 KS2/2012 TNGÀY 1÷29/02/2012 Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - S04 - CÁCH MNG THÁNG 8 - THÀNH PHTHÁI NGUYÊN Điều chnh Kế hoch tchc Hi chTrin lãm trên địa bàn t nh Thái Nguyên năm 2012 (Xem trang 6,7,8,9) Sở Công Thương tổ chc Hi nghtrin khai Kế hoch thc hiện Đề án Phát trin Thương mại nông, lâm, thy sản năm 2012. Thc hin Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 ca UBND tnh Thái Nguyên vvic phê duyệt Đề án “Phát triển thương mi nông, lâm, thy sn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020”. Ngày 17/02/2012 Sở Công Thương tổ chc Hi nghtrin khai kế hoch thc hiện Đề án năm 2012... (Tiếp theo trang 4) Năm 2012: Cơ hội phát trin Thương mại điện tVài năm qua Thương mại điện tử (TMĐT) mi phát triển vượt bc, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, TMĐT ở Vit nam hin nay vn còn mi mẻ và cơ hội cho các doanh nghip có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực này còn rt ln ... (Tiếp theo trang 11) Ra mt Sàn giao dch Thương mại điện ttheo nhóm mua đầu tiên ti Vit Nam Chiu 22/2, Liên doanh Chợ ĐiệnT- eBay công bra mt 1Tp.vn (http://www.1top.vn), Sàn giao dch Thương mại điện t(TMĐT) hoạt động theo mô hình mua hàng theo nhóm đầu tiên ti Vit Nam vi nhiu khác bit có lợi hơn cho cộng đồng người mua và người bán... (Tiếp theo trang 11) Gii pháp nào cho Ngành Xi măng năm 2012 Vụ trưởng VVt liu xây dng cho rng, doanh nghip cn phi thc hiện tái cơ cấu theo tinh thn Nghquyết 01/NQ-CP ca Chính ph; phi gim giá thành sn phẩm và đặc bit là kích cu nội địa ... (Tiếp theo trang 15) Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 2/2012 (Xem trang 3,5) MT STIN ĐÁNG QUAN TÂM TÀI LIU THAM KHO

Transcript of Kinh tế Công Thương -...

Page 1: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 1 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

TRONG SỐ NÀY

- Điều chỉnh Kế hoạch tổ chức Hội chợ Triển lãm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - Sở Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển Thương mại nông, lâm, thủy sản năm 2012. - Năm 2012: Cơ hội phát triển Thương mại điện tử - Ra mắt Sàn giao dịch Thương mại điện tử theo nhóm mua đầu tiên tại Việt Nam - Giải pháp nào cho Ngành Xi măng năm 2012 - Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 2/2012 - Ban hành Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới - Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành - Lãi suất giảm ở hầu hết các kỳ hạn - Khuyến Công Thái Nguyên một năm nhìn lại - Bộ trưởng Bộ Công thương làm việc tại Thái Nguyên - Cơ hội nào cho DN Việt Nam ở Myanmar năm 2012? - Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào - Diễn biến một số mặt hàng thiết yếu tỉnh Thái Nguyên, tháng 2/2012 - Vàng giảm gần 200.000 đồng/lượng

THÁNG RA 01 KỲ Số 2/2012

TỪ NGÀY 1÷29/02/2012

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Điều chỉnh Kế hoạch tổ chức Hội chợ Triển lãm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012

(Xem trang 6,7,8,9)

Sở Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển

Thương mại nông, lâm, thủy sản năm 2012. Thực hiện Quyết định số 3293/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020”. Ngày 17/02/2012 Sở Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án năm 2012...

(Tiếp theo trang 4)

Năm 2012: Cơ hội phát triển Thương mại điện tử

Vài năm qua Thương mại điện tử (TMĐT) mới phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, TMĐT ở Việt nam hiện nay vẫn còn mới mẻ và cơ hội cho các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực này còn rất lớn ...

(Tiếp theo trang 11)

Ra mắt Sàn giao dịch Thương mại điện tử theo nhóm mua đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 22/2, Liên doanh Chợ ĐiệnTử - eBay công bố ra mắt 1Tốp.vn (http://www.1top.vn), Sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT) hoạt động theo mô hình mua hàng theo nhóm đầu tiên tại Việt Nam với nhiều khác biệt có lợi hơn cho cộng đồng người mua và người bán...

(Tiếp theo trang 11)

Giải pháp nào cho Ngành Xi măng năm 2012 Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng, doanh nghiệp cần phải thực hiện tái cơ cấu theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ; phải giảm giá thành sản phẩm và đặc biệt là kích cầu nội địa ...

(Tiếp theo trang 15)

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 2/2012

(Xem trang 3,5)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG

QUAN TÂM TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 2: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 2 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

THÔNG TIN PHÁP LUẬT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ban hành Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới

Ngày 08/02/2012, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã ký Thông tư số 15/2012/TT-BTC về việc ban hành mẫu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bắt đầu từ ngày 1/4/2012, mẫu tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu mới sẽ chính thức được sử dụng.

Mẫu tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu mới bao gồm: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu HQ/2012-XK); Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (mẫu HQ/2012-NK); Mẫu Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu gồm: Phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu (mẫu HQ/2012-PLXK); Phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu (mẫu HQ/2012-PLNK); Mẫu tờ khai sửa đổi, bổ sung (mẫu HQ/2012-TKSĐBS) dùng chung cho cả xuất nhập khẩu; Phiếu ghi kết quả kiểm tra

(mẫu HQ/2012-PGKQKT) dùng chung cho cả tờ khai hàng hoá xuất khẩu và tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Việc khai hải quan và cách ghi trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tờ khai hàng hóa xuất khẩu, phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu và phiếu ghi kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan được hướng dẫn tại 5 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư.

Thông tư này thay thế Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 4/12/2001 của Tổng cục Hải quan. Mẫu dấu nghiệp vụ hải quan đóng trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hồ sơ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.

Minh Phương

Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành

Ngày 9/02/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Nghị định này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, Thủ tưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Thành viên đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

thực hiện. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện việc thanh tra chuyên ngành không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Thanh Tra. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải báo cáo từ chối và không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình trực tiếp là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra

chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau: Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao; có nghiệp vụ thanh tra; có ít nhất 01 năm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự). Nghị định cũng quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; hoạt động thanh tra chuyên ngành, hoạt động thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập… Nghị định này có hiệu lực từ ngày 5/4/2012./.

Tô Hoàng

Page 3: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 3 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương tháng 2/2012

I. Tình hình chung. Tháng 02/2012, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 998,7 tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng trước, tăng 10,1% so với cùng kỳ và bằng 6,49% kế hoạch năm. Trong đó, GTSXCN của công nghiệp trung ương tăng 10,7% và công nghiệp địa phương tăng 19% so với tháng trước; các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với tháng trước: Bia các loại tăng 827,4%, chè các loại tăng 63,8%, xi măng tăng 47,1%, thức ăn chăn nuôi tăng 25,3%, thiếc thỏi tăng 17,5%... chỉ có điện sản xuất giảm 5,6%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2012 tăng 1,38% so với tháng trước; các mặt hàng thiết yếu đều tăng nhẹ do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, duy nhất có nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,86%. II. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu. 1. Thực hiện Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) và sản phẩm chủ yếu. GTSXCN tháng 02/2012 ước đạt 998,7 tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng trước, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Cộng dồn 2 tháng ước đạt 1.869,1 tỷ đồng, bằng 12,14% kế hoạch năm. Trong đó: - Công nghiệp trung ương (kể cả CN quốc phòng) tháng 02/2012 ước đạt 627,4 tỷ đồng, tăng 10,7% so với tháng trước, tăng 18,8% so với cùng kỳ; cộng dồn 2 tháng ước đạt 1.194,3 tỷ đồng, bằng 13,32% kế hoạch năm. - Công nghiệp địa phương tháng 02/2012 ước đạt 317,7 tỷ đồng, tăng 19% so với tháng trước, tăng 0,4% so với cùng kỳ; cộng dồn 2 tháng ước đạt 584,8 tỷ đồng, bằng 10,64% kế hoạch năm. - Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tháng 02/2012 ước đạt 53,5 tỷ đồng, tăng 46,5% so với tháng trước, giảm 14,1% so với cùng kỳ; cộng dồn 2 tháng ước đạt 90,1 tỷ đồng, bằng 9,63% kế hoạch năm. + Các sản phẩm chủ yếu tháng 02/2012 tăng so với cùng kỳ là: Bia các loại tăng 360%; thức ăn chăn nuôi tăng 74,2%; chè các loại tăng 64,7%; xi măng tăng 61,5%; quần áo may sẵn tăng 51,9%; giấy bìa các loại tăng 47,4%; nước máy thương phẩm tăng 25,3%; than sạch tăng 25,2%; gạch xây tăng 22,2%... + Các sản phẩm chủ yếu tháng 02/2012 giảm so với cùng kỳ: thiếc thỏi giảm 55%; thép cán giảm 5,4%. 2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 02/2012 ước đạt 1.090 tỷ đồng, giảm 4,5% so với tháng trước, tăng 23,8% so cùng kỳ; cộng dồn 2 tháng ước đạt 2.231,7 tỷ đồng, tăng 21,7% so cùng kỳ. - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2012 tăng 1,38% so với tháng trước, tăng 18,47% so với cùng kỳ. - Chỉ số giá vàng tháng 02/2012 tăng 5,01% so với tháng trước, tăng 23,82% so với cùng kỳ; chỉ số giá USD giảm 0,1% so tháng trước, giảm 1,27% so với cùng kỳ. 3. Xuất, nhập khẩu. - Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tháng 02/2012 ước đạt 7,607 tr.USD, giảm 1,2% so với tháng trước, tăng 39,2% so với cùng kỳ; cộng dồn 2 tháng ước đạt 15,306 tr.USD, giảm 49,4% so cùng kỳ. + Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tháng 02/2012 tăng so với cùng kỳ là: Chè các loại tăng 118,1%; dụng cụ thú y tăng 117,4%; giấy đế tăng 104,2%; sản phẩm may tăng 48,2%... + Mặt hàng tháng 02/2012 không có giá trị xuất khẩu là: Thiếc và phôi thép. - Giá trị nhập khẩu tháng 02/2012 ước đạt 10,34 tr.USD, giảm 34,6% so với tháng trước, giảm 42,4% so với cùng kỳ; cộng dồn 2 tháng ước đạt 26,158 triệu USD, giảm 49% so cùng kỳ. + Mặt hàng nhập khẩu tháng 02/2012 tăng so với cùng kỳ là: Vải may mặc tăng 40%; phụ liệu hàng may mặc tăng 30,8%. + Mặt hàng tháng 02/2012 không có giá trị nhập khẩu là: Phân bón, than cốc, than mỡ và men các loại. 4. Công tác quản lý thị trường. - Trong tháng 02/2012, lực lượng quản lý thị trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát giá cả, các cơ sở sản xuất và kinh doanh về chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP ... - Trong tổng số 28 vụ kiểm tra, có 23 vụ xử lý, 5 vụ không vi phạm; tập trung ở một số lĩnh vực: Hàng cấm, hàng nhập lậu 5 vụ; vi phạm gian lận thương mại 1 vụ; vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 0 vụ; vi phạm trong kinh doanh 1 vụ; vi phạm quy định ghi nhãn hàng hoá 3 vụ; số còn lại là vi phạm khác. Tổng số tiền thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu, giá trị hàng tiêu hủy là 148,716 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 89,95 triệu đồng...

(Tiếp theo trang 5)

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 4: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 4 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Sở Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai ... (Xem tiếp theo trang 1)

... Đến dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Đức Tiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương cùng các đồng chí là Lãnh đạo Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ

tầng các huyện/thành/thị; Thành viên Ban Đề án; Phòng Quản lý TM&HNKTQT; Trung tâm Xúc tiến Thương mại.

Các thành viên trong Ban Đề án

Đồng chí Đặng Công Hoan - Chủ nhiệm Ban Đề án báo cáo dự thảo Kế hoạch triển khai về 3 nội dung chính như sau: Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực thực hiện Đề án; Tổ chức Hội chợ Triển lãm phát triển kênh lưu thông hàng hoá Thái Nguyên lần thứ II; Đề xuất kế hoạch đầu tư cải tạo và xây mới các chợ trên địa bàn nông thôn trong tỉnh. Hội nghị đã bàn về nội dung, thời gian và kế hoach chi tiết triển khai được thống nhất như sau: Về tổ chức đào tạo 5 lớp cho các đối tượng học viên là cán bộ công chức viên chức thuộc các Sở chuyên ngành, các phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng, Nông nghiệp, Quản lý thị trường, Công an địa bàn, Lãnh đạo Xã/Phường/Thị trấn, Ban quản lý các chợ. Giảng viên mời tham gia giảng dậy: Lãnh đạo

UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Lãnh đạo các Vụ liên quan - Bộ Công Thương, Giảng viên các Trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung và thời gian đào tạo các lớp: - 02 Lớp Xúc tiến Thương mại về chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông thôn mới nhằm tăng trưởng kinh tế - đảm bảo an sinh xã hội. Nội dung đào tạo: Định hướng chuyển đổi cơ cấu của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu, đánh giá năng lực cạnh tranh của nhóm ngành nghề địa phương. Tổ chức vào tháng 4/2012. Lớp I tại Thị xã Sông Công cho học viên các huyện phía Nam; Lớp II tại huyện Phú Lương cho học viên các tỉnh phía Bắc.

- 02 Lớp về công tác quản lý chợ nông thôn. Nội dung đào tạo: Tổng quan về chợ và quản l ý chợ theo pháp luật, kinh doanh, khai thác và tổ chức sắp xếp các ngành hàng tại chợ, kỹ năng quản l ý thương nhân tại chợ, quản trị tài chính và các giải pháp tăng nguồn thu tại chợ, cạnh tranh – Những giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của chợ, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ. Tổ chức vào tháng 5/2012. Lớp I tại huyện Phổ Yên cho học viên các huyện phía Nam; Lớp II tại huyện Đại Từ cho học viên các tỉnh phía Bắc. - 01 Lớp về công tác quản lý, chế biến, bảo quản hàng nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch. Nội nội dung đào tạo: Giới thiệu về sản lượng, năng suất và...

(Tiếp theo trang 5)

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 5: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 5 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Sở Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai ... (Xem tiếp theo trang 4)

...xu hướng phát triển các nhóm sản phẩm thế mạnh nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên, khái quát về đặc tính hàng hóa liên quan đến yêu cầu gia công chế biến, bảo quản sản phẩm của cây có hạt, sản phẩm chè, sản phẩm thịt gia súc gia cầm, rau, hoa, quả sau thu hoạch, hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi, thống nhất đề xuất những sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch cần được chế biến, bảo quản công nghiệp, các giải pháp tổ chức ứng dụng trong bảo quản đối với sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2020, Giới thiệu về công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp: sấy khô, lạnh đông, đồ hộp, hút chân không …tiên tiến đang được áp dụng tại Việt Nam và công nghệ hiện đại khác thế giới đang đưa vào áp dụng. Tổ chức vào tháng 6/2012 tại Thành phố Thái Nguyên cho học viên toàn tỉnh. Về Tổ chức Hội chợ Triển lãm phát triển kênh lưu thông hàng hoá Thái Nguyên lần thứ II. Sở

Công Thương thống nhất với UBND Thị xã Sông Công xây dựng kế hoạch tổ chức Hội chợ Triển lãm với Chủ đề: "Đẩy mạnh sản xuất và phát triển kênh lưu thông hàng nông, lâm, thủy sản với khách hàng tiềm năng". Quy mô trên 150 gian hàng. Thời gian: Vào dịp Quốc khánh 2/9/2012. Về kế hoạch đầu tư, cải tạo, xây mới chợ trên địa bàn huyện/thành/thị thống nhất yêu cầu từng đơn vị sớm chủ động lập kế hoạch chi tiết về: Địa điểm, nội dung, kinh phí và được phân đều theo lộ trình 2012 - 2020 báo cáo Sở Công Thương trình các cấp có thẩm quyền xem xét chỉ đạo. Kết luận tại Hội nghị đồng chí Phó Giám đốc Sở chỉ đạo các thành viên trong Ban Đề án “Phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020”cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành thống nhất kế hoạch chi tiết trên để triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2012 có hiệu quả./.

Cộng tác viên XTTM

Tình hình hoạt động Ngành Công Thương ... (Tiếp theo trang 3)

5. Công tác quản lý nhà nước. - Công tác xúc tiến thương mại: Chuẩn bị Hội chợ tháng 5 Thái Nguyên 2012; tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển Thương mại nông, lâm, thủy sản năm 2012; xây dựng Kế hoạch tài chính năm 2012. - Công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp: Tiếp tục triền khai 03 đề án khuyến công Quốc gia đợt I. Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở công nghiệp nông thôn các thủ tục, hồ sơ xin hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công; triển khai xây dựng kế hoạch khuyến công. Tiếp tục thực hiện các hợp đồng tư vấn dở dang. Triển khai thực hiện các nội dung chương trình đã được Hợp phần SXSH hỗ trợ kinh phí. Xây dựng chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Công tác Quản lý thương mại: Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra an toàn PCCC tại các chợ, trung tâm thương

mại, siêu thị và một số cơ sở sản xuất; phối hợp kiểm tra các đề án xây dựng, chuyển đổi mô hình chợ; thẩm định hồ sơ cấp 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas. - Công tác Quản lý công nghiệp: Đề nghị các ngành thẩm tra hồ sơ thành lập công ty TNHH liên doanh Lửa Việt BESTREF và dự án đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa; trình UBND tỉnh về việc mở rộng Cụm công nghiệp số 2 cảng Đa Phúc; tổ chức Hội nghị mời các ngành có liên qua để bổ sung và thành lập Cụm công nghiệp số 5 TP Thái Nguyên, Cụm công nghiệp số 1 và số 2 huyện Phổ Yên; rà soát, đánh giá tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tiến độ thực hiện đối với các Cụm công nghiệp; đề nghị thẩm định và cấp kinh phí xây dựng đề án công nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. - Công tác Quản lý điện năng: Đóng góp ý kiến vào dự thảo

Thông tư quy định về lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của Bộ Công Thương; tiếp tục triển khai khảo sát và lập dự án đầu tư Dự án REII mở rộng. - Công tác Quản lý kỹ thuật, an toàn và môi trường: Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, hồ sơ cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. - Công tác Thanh kiểm tra: Triển khai 01 cuộc kiểm tra tình hình chế biến thực phẩm, rượu, bia, nước tinh khiết đóng chai của các đơn vị trên địa bàn Tỉnh; phối hợp thực hiện 02 đoàn kiểm tra liên ngành đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các doanh nghiệp sản xuất chè.

P.KH-TC

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 6: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 6 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Điều chỉnh Kế hoạch tổ chức Hội chợ Triển lãm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012

(Tiếp theo trang 7)

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 7: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 7 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Điều chỉnh Kế hoạch tổ chức Hội chợ Triển lãm ... (Tiếp theo trang 6)

Lãi suất giảm ở hầu hết các kỳ hạn

Báo cáo hoạt động Ngân hàng tuần qua do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 27/2 cho thấy, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND giảm đối với hầu hết các kỳ hạn, với các mức giảm từ 0,16 điểm % (kỳ hạn 1 tháng) đến 1,84 điểm % (kỳ hạn qua đêm) so với tuần trước. Kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng lãi suất bình quân tăng, mức tăng lần lượt là 0,49 điểm % và 0,12 điểm %. Đối với lãi suất giao dịch bình quân USD tuần qua cũng giảm ở tất cả các kỳ hạn trừ kỳ hạn 12 tháng; trong đó giảm mạnh ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tháng với các mức giảm lần lượt là 0,53 điểm %, 1,25 điểm % và 1,03 điểm %.ốCác kỳ hạn còn lại lãi suất giảm nhẹ, với các mức giảm từ 0,04 điểm % đến 0,35 điểm %. Kỳ hạn 12 tháng lãi suất bình quân không thay đổi, vẫn đứng ở mức 3,52%. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong tuần qua lãi suất huy động VND ít biến động, các tổ chức tín dụng huy động với mức lãi suất phổ biến sát 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm nhẹ. Trong tuần, một số ngân hàng thương mại lớn điều chỉnh giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến

đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 22-25%/năm; Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn. Theo báo cáo của các TCTD, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần bằng VND đạt xấp xỉ 163.926 tỷ đồng, bình quân khoảng 32.785 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 67.150 tỷ đồng, bình quân khoảng 13.430 tỷ đồng/ngày. Trong tuần, các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn như qua đêm và 1 tuần. Doanh số các kỳ hạn này bằng VND đạt khoảng 109.271 tỷ đồng, tương đương 67% tổng doanh số giao dịch bằng VND. Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt xấp xỉ 40.150 tỷ đồng, tương đương 60% tổng doanh số giao dịch bằng USD. Trong tuần qua, thị trường ngoại hối tiếp tục diễn biến tích cực. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện. Tỷ giá giao dịch có xu hướng giảm, hiện tương đối sát với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến quanh khoảng 20.810/ 20.870 đ/USD./.

Theo VOV

THÔNG BÁO THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 8: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 8 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI THÁNG 5/2012

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 9: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 9 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CÔNG - NÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU THÁI NGUYÊN 2012

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 10: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 10 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Ra mắt Sàn giao dịch Thương mại điện tử theo ... (Tiếp theo trang 1)

...Mua hàng theo nhóm (Group-buy) là mô hình kinh doanh TMĐT mới du nhập vào Việt Nam với cam kết mang lại lượng khách hàng lớn cho người bán bằng cách tiến hành chương trình giảm giá sâu (từ 40% đến 90%) để thu hút người mua. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm hoạt động, bên cạnh các điểm tích cực, mô hình này còn tồn tại 1 số vấn đề như: sản phẩm dịch vụ bán không đúng như mô tả, người bán tăng giá ảo trước khi khuyến mại, khách hàng không được phục vụ như cam kết hoặc bị phân biệt đối xử… làm giảm uy tín của người bán và lòng tin của người mua dẫn đến phản ứng tẩy chay hình thức mua sắm có lợi này. Đứng trước thực trạng này, Liên doanh Chợ ĐiệnTử - eBay ra mắt Sàn Giao dịch TMĐT mua theo nhóm 1Tốp.vn với nhiều điểm khác biệt nhằm khắc phục

tình trạng kém chất lượng của đa số các website mua theo nhóm hiện nay. Theo đó, người bán có thể tự đăng ký các chương trình giảm giá khuyến mại bất kỳ lúc nào với mức giảm giá và số lượng phiếu nằm trong khả năng đáp ứng của mình miễn là đảm bảo được chất lượng. Nhằm giúp cho người bán không bị nợ đọng vốn trong thời gian dài, 1Tốp.vn thanh toán ngay tiền hàng khi người mua nhận hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ. Ngược lại người mua có quyền đánh giá uy tín người bán sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ theo các tiêu chí: chất lượng và thái độ phục vụ, thời gian giao hàng... và điểm uy tín này sẽ đi theo thương hiệu của người bán trên Internet lâu dài. Trường hợp người mua không được phục vụ đúng cam kết, 1Tốp.vn sẽ hoàn lại 100% số tiền, thậm chí khi đã mua rồi nhưng không còn nhu cầu sử dụng, có

thể bán lại phiếu giảm giá cho 1Tốp để nhận lại 70% số tiền. Ông Nguyễn Tuấn Minh, Giám đốc kinh doanh 1Tốp.vn cho biết: “Sau một thời gian nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ những Website mua hàng theo nhóm đang hoạt động, chúng tôi đã quyết định cho ra mắt sàn giao dịch mua theo nhóm nhằm khắc phục những nhược điểm của thị trường này tại Việt Nam. Đối với người bán, 1Tốp.vn cung cấp miễn phí đầy đủ các công cụ để chạy các chương trình giảm giá khuyến mại để xây dựng thương hiệu và thu hút tập khách hàng lớn và trung thành và như: gian hàng, thanh toán trực tuyến, thu tiền và giao phiếu tận nhà khách hàng, hỗ trợ truyền thông quảng bá”.

Lan Anh

Khuyến Công Thái Nguyên một năm nhìn lại

Năm 2011 nên kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, kinh doanh và đầu tư của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cùng chung tay tháo gỡ những khó khăn với các doanh nghiệp, Trong năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân và tạo ra bộ mặt nông thôn mới. Năm 2011, với nguồn kinh phí khuyến công được giao trên 3 tỷ đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm triển khai hỗ trợ cho nhiều đề án, đối tượng và nhiều lĩnh vực hơn. Một trong các nội dung được Trung tâm đặc biệt chú trọng quan tâm là công tác hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện 7 đề án đào tạo nghề, đào tạo được 770 lao động tại các cơ sở sản xuất công ngiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, được tập trung vào các nghề: May Công nghiệp, nghề mộc, sản xuất và chế biến chè….

Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, tổ chức lớp học, Trung tâm còn phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn thu hút các học viên vào làm việc và họ đã trở thành lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt tại các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp cũng như làng nghề phát triển được nghề, nâng cao năng lực sản xuất. Cùng với các cơ sở sản xuất trên địa bàn, năm 2011 Cơ sở sản xuất đồ gỗ cao cấp Khanh Vân, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình phải đối mặt với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Theo anh Lê Xuân Khanh, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ cao cấp Khanh Vân thì để các cơ sở duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện nay, cần phải đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, sản lượng giảm sức lao động của công nhân. Với suy nghĩ đó, vừa qua được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp với số vốn là 50 triệu đồng, cơ sở sản xuất của anh đã mạnh dạn đầu tư một máy làm mộc đa năng trị giá hơn 100 triệu đồng. Hiện nay cơ sở sản xuất đồ ...

(Tiếp theo trang 13)

THÔNG TIN VỀ CÔNG NGHỆ MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 11: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 11 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Năm 2012: Cơ hội phát triển Thương mại điện tử (Tiếp theo trang 1)

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đến hết 2012 kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục khó khăn do suy thoái kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng. Để tìm ra giải pháp phát triển bền vững các doanh nghiệp đã và đang chọn đi hướng mới bên cạnh các hướng phát triển truyền thống. PGS.,TS. Lê Danh Vĩnh, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương, Chủ tịch hiệp hộiTMĐT Việt Nam cho rằng: hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã biết tận dụng cơ hội đầu tư với những định hướng mới, trong đó phát triển thông qua kênh thương mại điện tử đang là bước đi táo bạo của doanh nghiệp trong nên kinh tế suy thoái, tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Điền hình trong phát triển thành công TMĐT, Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến - Muaban24.vn là doanh nghiệp ngay từ khi thành lập đã có định hướng chiến lược của riêng mang lại những hiệu quả nhất định. Minh chứng điều này, ông Ngô Văn Huy - Chủ tịch HĐQT - Muaban24.vn cho rằng: Năm 2011 có tới 49,000 doanh nghiệp phá sản, song đối với các hội viên của Sàn giao dịch TMĐT Muaban24.vn vẫn thu hút lượng lớn hội viên tham gia. Từ tháng 5/2011 đến nay, công ty này đã phát triển tới hơn 41 chi nhánh và văn phòng đại diện tại các tỉnh thành trên cả

nước. Chỉ tính riêng chương trình “Chào Xuân Nhâm Thìn 2012” công ty đã chọn lọc được hơn 3000 hội viên ưu tú từ hàng ngàn hội viên trên toàn quốc; các chương trình đào tạo về “Vai trò của TMĐT trong hợp tác kinh tế quốc tế” của Muaban24.vn cũng đã thu hút được hơn 1300 hội viên tham dự đào tạo. Ngoài ra, công ty còn nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu khác về TMĐT như: Biến Đá Thành Vàng, Học viện Thành Công; các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học cấp nhà nước cũng đã được doanh nghiệp xúc tiến triển khai. Đặc biệt, hội thảo khoa học “TMĐT trong hội nhập và phát triển” với tiêu chí kinh doanh: “Trao tiện ích – Nhận thành công” đã mang tới cho cộng đồng trên mọi miền đất nước được hưởng những dịch vụ tốt nhất trong kinh doanh tiêu dùng trực tuyến. Không chỉ dứng lại ở đó, năm 2011, sàn giao dịch TMĐT Muaban24.vn đã rất thành công với những dòng sản phẩm: Cà phê Lê Cường, nước mắm Phan Thiết, ấm đun siêu tốc, dây lưng da cá sấu….. Với những thành công này, năm 2012 các sản phẩm, ngành hàng được hướng tới sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn nữa cho toàn thể hội viên của Muaban24.vn. Chính vì vậy, công ty khuyến khích toàn thể hội viên, đặc biệt các V.I.P ưu tú chủ động gắn kết với các doanh nghiệp, liên kết hàng hóa nhiều hơn

mang lại nhiều tiện ích hơn nữa cùng công ty phát triển sàn giao dịch này phát triển mạnh mẽ. Theo ông Ngô Văn Huy, để góp phần phát triển TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo định hướng của Chính phủ, Muaban24.vn đã tăng cường ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như cho cộng đồng tham gia giao dịch mua bán trên sàn theo đúng định hướng với mục tiêu: mở rộng, bao phủ thị trường trong nước hướng tới việc phát triển các chi nhánh tại toàn bộ 63 tỉnh thành trên cả nước và hướng phát triển ở tầm khu vực.“Chúng tôi không quá lạc quan về sự phát triển trong nền kinh tế đang ảm đạm nhưng chúng tôi vững tin vào định hướng của riêng mình và hàng ngàn hội viên của công ty đang tin tưởng cùng đồng lòng quyết tâm thực hiện những định hướng này” – ông Huy khẳng định. Ông Lê Danh Vĩnh cũng cho biết, hiện nay khung pháp lý về TMĐT đã hình thành. Chính vì vậy, TMĐT đã trở thành ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến dần đi vào cuộc sống. Đặc biệt, đào tạo chính quy về TMĐT phát triển, mua bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng phát triển nhanh tại các đô thị lớn.

Thanh Hải

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 12: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 12 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Bộ trưởng Bộ Công thương làm việc tại Thái Nguyên Ngày 17/2, Đoàn công tác của Bộ Công thương do đồng chí Vũ Huy Hoàng, Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Thái Nguyên. Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Phạm Xuân Đương, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành… Đồng chí Phạm Xuân Đương đã báo cáo với đồng chí Bộ trưởng và Đoàn công tác về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2011. Năm 2011, mặc dù thị trường tài chính, tiền tệ trong nước biến động mạnh nhưng Thái Nguyên vẫn cố gắng khắc phục và đạt được mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung, là một trong 10 tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước (37.000 tỷ đồng); thu ngân sách đạt gần 3.600 tỷ đồng; tiếp tục có nhiều chính cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh: Công nghiệp luyện kim, giáo dục - đào tạo, du lịch sinh thái và lịch sử… Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011 được bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực văn hóa - thể thao và du lịch của Quốc gia… Năm 2012, Thái Nguyên tiếp tục đổi mới, tạo bước phát triển mới trên cơ sở nội lực và sự giúp đỡ của Chính phủ, đến các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước…

Tại buổi làm việc, Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng đề xuất Bộ trưởng tiếp tục quan tâm đến sản xuất công nghiệp của tỉnh, đặc biệt có kế hoạch hạn chế nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, xi măng để thúc đẩy sản xuất trong nước, trong đó có Thái Nguyên; rà soát chặt chẽ việc cấp giấy phép đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, không để xảy ra bất bình đẳng giữa các tỉnh đồng bằng - trung du - miền núi; có nhiều chính sách thông thoáng hơn nữa cho phát triển sản xuất gang thép, các khu, cụm công nghiệp… Đồng chí Vũ Huy Hoàng và Đoàn công tác đã đến thăm Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Đại Từ) và Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Tại đây, lãnh đạo các đơn vị đã báo cáo với Bộ trưởng và Đoàn về tình hình sản xuất, kinh doanh và tiến độ triển khai dự án. Đối với Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu cuối năm 2012, sang đầu năm 2013 sẽ hoàn thiện và cho ra sản phẩm đầu tiên. Đối với Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II gang thép Thái Nguyên thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, lãnh đạo Công ty đã kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện;

điều chỉnh tổng mức đầu tư; các ngân hàng tiếp tục đầu tư vốn như đã cam kết; miễn thuế một số thiết bị phải nhập khẩu… Sau khi nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình sản xuất, kinh doanh và tiến độ thực hiện các dự án ở hai đơn vị, đồng chí Vũ Huy Hoàng đánh giá cao nỗ lực của Thái Nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội. Về những đề xuất của tỉnh đối với Bộ Công thương, Bộ trưởng ghi nhận và tiếp thu để tiếp tục có nghiên cứu, xem xét. Đối với Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, đồng chí đánh giá đây là Dự án lớn, lãnh đạo địa phương, chủ đầu tư và nhân dân có trách nhiệm bảo vệ và khai thác có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II gang thép Thái Nguyên là Dự án lớn được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương đặc biệt quan tâm. Việc triển khai Dự án chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế, năng lực nhà thầu hạn chế. Đồng chí cũng gợi mở phương án thay nhà thầu nếu thấy không đáp ứng được yêu cầu, thi công không đạt tiến độ đề ra…

* Theo Báo Thái Nguyên

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 13: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 13 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Cơ hội nào cho DN Việt Nam ở Myanmar năm 2012?

Myanmar đang được các doanh nghiệp (DN) thế giới chú ý và nhận định đây sẽ là thị trường thu hút đầu tư mạnh trong những năm tới, sau Indonesia. Chúng ta biết rằng, lâu nay Myanmar bị cấm vận đầu tư, buôn bán. Phương Tây còn cấm vận cả khách du lịch đến thị trường Myanmar. Tuy nhiên gần đây, một loạt các nước trong đó có Mỹ đã có chuyến thăm tới Myanmar để mở rộng quan hệ hợp tác và nới lỏng cấm vận. Sở dĩ là vì các nước đều nhìn thấy tiềm năng to lớn về khoáng sản, viễn thông, du lịch, hàng hóa, cơ sở hạ tầng... nơi đây. Hiện Trung Quốc đang để ý tới Myanmar, Thái Lan "nhòm ngó" Myanmar, các nước phương Tây cũng xuất hiện với một loạt các dự án đầu tư mới. Nếu Myanmar được xóa bỏ cấm vận thì đây sẽ là thị trường có khả năng bứt phá mạnh và thu hút đầu tư lớn. Một số DN những năm trước cũng đã nhìn ra vấn đề nhưng cơ bản là chưa được hỗ trợ tích cực và chưa có sự phát triển xứng tầm với tiềm năng phát triển của Myanmar. Trong năm ngoái, chúng ta tuy nhiên đã có những bước tiến vượt bậc về quan hệ thương mại với Myanmar. Nhiều doanh nhân, DN đã tham gia các hội chợ, triển lãm và tìm kiếm cơ hội đầu tư nơi đây. Hồi tháng 6, Đoàn Chính phủ và doanh nhân do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Myanmar. Hai nước đã nhất trí sẽ thúc đẩy đầu tư và giao thương. Việt Nam hiện có ưu thế hơn các nước là có mối quan hệ tốt giữa chính phủ đương thời hai nước. Vì vậy các DN cần tận dụng lợi thế này và quan trọng là Chính phủ nên tạo điều

kiện cao nhất để các DN đầu tư và giao thương với Myanmar. Hiện tại, Việt Nam đang là nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 13 của Myanmar, trong đó các mặt hàng quan trọng xuất sang đây là thép, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, phân bón, thực phẩm chế biến, đồ gỗ...Chúng ta nên tận dụng lợi thế này để tiếp tục phát triển. Ngoài ra, khí hậu Myanmar rất phù hợp cho cây hồ tiêu, cà phê, cao su, hạt điều phát triển, vì thế đây là lĩnh vực theo tôi chúng ta nên chú trọng.Chúng ta có thể xuất khẩu lao động nông nghiệp sang giúp Myanmar, chẳng hạn như đưa hẳn một làng sang Myanamr để lập nghiệp, tạo dựng nên vùng nông nghiệp có thể trồng các sản phẩm khác nhau. Hiện Myanmar có tới 70% lao động làm nông nghiệp nhưng trình độ còn chưa cao. Ngoài ra lao động nơi đây chú trọng vào các mặt hàng truyền thống như gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ cứng, cá và các sản phẩm cá. Chúng ta cũng có thể đưa công nghệ làm đường, làm cầu sang Myanmar, vì hiện tại cơ sở hạ tầng của nước này còn khá hoang sơ. Nhu cầu xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại thời gian tới chắc chắn sẽ bùng nổ. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì hệ thống phân phối hàng hóa và dịch cũng sẽ tăng mạnh và đây là các hướng mà DN Việt nam cần hướng tới và đi sớm, đi trước một bước so với các thị trường khác.

Phương Thảo

Khuyến Công Thái Nguyên (Tiếp theo trang 10)

... gỗ của anh Khanh đã từng bước ổn định và phát triển, tạo việc làm cho gần 10 lao động địa phương, với mức lương trung bình 3 triệu đồng một người/ tháng. Năm 2011, Bằng nguồn vốn trung ương, và địa phương Trung tâm đã và đang triển khai thực hiện 20 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ trên 2 tỷ đồng; trong đó: 06 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật với tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ trên 1 tỷ đồng (01 đề án khuyến công quốc gia kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng và 05 đề án khuyến công địa phương kinh phí hỗ trợ 1.030 triệu đồng); 14 đề án hỗ

trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.060 triệu đồng. Với nguồn vốn này Trung tâm đã hỗ trợ được, xây dựng được nhiều mô hình trình diễn kỹ thuật đem lại được hiệu quả thiết thực cho các đơn vị sản xuất. Điển hình như mô hình sản xuất gạch theo công nghệ nung tuynel của Công ty TNHH Quang Trung, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương; Mô hình may của công ty Cổ phần may Thành Hưng của huyện Phú Bình; Đầu tư thiết bị cho xưởng cơ khí Chinh Phong, huyện Phú Bình....

Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 theo định hướng của Chính phủ và UBND tỉnh, Trung tâm ưu tiên các đề án đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại các khu, cụm, điểm công nghiệp. Đồng thời, thực hiện các đề án trình diễn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất sản phẩm mới mà địa phương có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ và lao động; các đề án ứng dụng thiết bị hiện đại trong sản xuất./.

Nguyễn Trung

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 14: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 14 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như vậy trong buổi tiếp Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, từ ngày 23- 26/2, Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thăm tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Bình Định. Sáng 26/2, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cùng đoàn đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào. Tham dự buổi tiếp có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số bộ, ngành hai nước. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm khảo sát thực tế tại 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Bình Định của Thủ tướng Thongsing Thammavong cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào; đây là chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào, biểu hiện sinh động, thiết thực trong “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012”. Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Lào anh em đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và thân tình của Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo, nhân dân các địa

phương đến thăm, thể hiện tình cảm sâu đậm, thân tình, đoàn kết đặc biệt hiếm có giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Thủ tướng Thongsing Thammavong bày tỏ vui mừng được trực tiếp chứng kiến sự phát triển cả về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của các địa phương đến thăm, nhất là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao. Thủ tướng Thongsing Thammavong khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự tham gia đồng bộ của các ngành, đoàn thể cùng với cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng chung sức đồng lòng thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là kinh nghiệm quý đối với Chính phủ Lào. Cùng với tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, an ninh, quốc phòng, Thủ tướng Lào đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư sang Lào, mong muốn các địa phương Việt Nam trao đổi kinh nghiệm với các địa phương Lào trong quản lý phát triển kinh tế xã hội cũng như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực… Thủ tướng Thongsing Thammavong khẳng định: Chính phủ Lào đang tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Đồng tình cao với những ý kiến của Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Thủ

tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai bên bằng nhiều hình thức cùng nỗ lực tìm kiếm tất cả các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để cùng phát triển. Kết quả chuyến thăm khảo sát tại một số địa phương Việt Nam của đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt -Lào mà còn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư tại Lào, không chỉ phát triển sản xuất kinh doanh mà còn đóng góp tích cực vào công tác phúc lợi xã hội của Lào… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thongsing Thammavong nhất trí: hai bên cần đẩy mạnh các cuộc thăm viếng lẫn nhau bằng các hình thức; tích cực chỉ đạo thực hiện các thỏa thuận mà Bộ Chính trị và lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất; Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Lào thường xuyên gặp gỡ, trao đổi phát huy các cơ chế hợp tác sẵn, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực... Hai bên tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thiết thực trong “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012”./.

Theo VOV

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 15: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 15 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

Giải pháp nào cho Ngành Xi măng năm 2012 ? (Tiếp theo trang 1)

...Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tốt nhất để sản xuất xi măng, với hàng tỷ tấn đá vôi có hàm lượng CaCO3 cao, có đầy đủ đất sét và các loại phụ gia đảm bảo chất lượng cho sản xuất clinker. Bên cạnh đó, là đội ngũ đông đảo các nhà chuyên môn, cán bộ và công nhân đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Vì vậy, không thể để thiếu xi măng cho nhu cầu xây dựng. Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam luôn thiếu xi măng, tuy rằng khối lượng xây dựng vào thời gian đó rất nhỏ. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì cân đối cung - cầu xi măng đã được cải thiện. Tuy nhiên, do đặc thù của các dự án xi măng thường có yêu cầu lớn về vốn, thời gian dài để thực hiện, nên việc cân đối cung - cầu không thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Trong hơn 20 năm qua, ngành xi măng đã trải qua những biến cố theo quy luật cung-cầu. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, chúng ta thiếu xi măng. Nhưng giữa những năm 90, chúng ta thừa xi măng. Từ năm 1998, chúng ta lại thiếu và phải chứng kiến nhiều trận sốt xi măng. Nay do những ảnh hưởng của những diễn biến bất thường của kinh tế thế giới, đất nước phải thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công, khiến mức tăng về nhu cầu xây dựng giảm. Tình trạng đó đã làm cho các nhà sản xuất xi măng gặp rất nhiều khó khăn. Do những khó khăn đó mà việc đầu tư tiếp các dự án mới không còn thuận lợi vào thời điểm này. Và như vậy, vào một thời điểm không xa, có thể sẽ lại thiếu xi măng. Điều đó hoàn toàn có cơ sở, vì nhu cầu xây

dựng nhà ở, công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộị đang rất lớn. Quản lý tốt Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng cũng như thực hiện nghiêm các giải pháp quy hoạch, sẽ hạn chế được những biến cố có thể xảy ra. Có thể nói, năm 2011, các doanh nghiệp xi măng đã phải “oằn mình” để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, những số liệu thống kê sẽ giúp chúng ta đánh giá xác thực hơn. Năm 2011, cả nước tiêu thụ nội địa xấp xỉ 50 triệu tấn xi măng. Tiêu thụ nội địa giảm 1 triệu tấn, nhưng đã giảm nhập khẩu clinker từ 2 triệu tấn năm 2010 xuống còn 1,2 triệu tấn năm 2011. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, hợp lý hoá trong khâu vận chuyển, khắc phục những hạn chế về hoạt động bốc xếp hay logistics để tăng cường xuất khẩu sản phẩm xi măng. Nhờ vậy, năm 2011 cả ngành đã xuất khẩu được trên 5,5 triệu tấn sản phẩm xi măng (chủ yếu là klinker). Đến cuối năm 2011, tổng công suất các dây chuyền sản xuất xi măng của cả nước là 65,5 triệu tấn. Như vậy, công suất hiện có đã được khai thác tới 86%. Trong điều kiện khó khăn như năm 2011, đây là cố gắng lớn của toàn ngành. Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và các nước trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu thoát khỏi suy thoái, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhà nước vẫn ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng. Trước tình hình đó toàn ngành và mỗi doanh nghiệp sản xuất xi măng phải thực hiện tốt những giải pháp sau: Một là, thực hiện việc tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp

theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP mới đây của Chính phủ. Trong Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 cũng đã định hướng: “Khuyến khích hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn từ các dự án xi măng hiện có bằng các hình thức phù hợp”. Hai là, giảm giá thành sản phẩm. Trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp đã và phải tiếp tục có những cải tiến về kỹ thuật và quản lý; hợp lý hoá trong mọi khâu sản xuất, cũng như tiêu thụ nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc tăng sản lượng xuất khẩu sản phẩm trong lúc này cũng có ý nghĩa rất lớn. Nó làm giảm áp lực về cung tại thị trường trong nước, giúp các doanh nghiệp duy trì được sản xuất, có được tiền về để trả nợ… Lượng ngoại tệ được chuyển về còn có ý nghĩa trong việc chống nhập siêu. Ba là, thực hiện kích cầu nội địa. Đây là giải pháp quan trọng và căn cơ. Hiện tại và trong những năm tiếp theo, đầu tư cho hạ tầng giao thông là công việc vẫn đang được ưu tiên. Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã sẵn sàng và đang tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện dự án đường quốc lộ, trong đó có đường cao tốc bằng bê tông xi măng. Những kinh nghiệm thu được qua thử thách khó khăn của năm 2011 sẽ góp phần giúp doanh nghiệp xi măng đối phó hữu hiệu hơn với những khó khăn lớn. Một giải pháp khác là, vừa qua, Bộ Xây dựng đã có Công văn số 40/BXD-VLXD gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc cấp phép đầu tư các dự án xi măng mới. Theo nội dung công văn này, Bộ Xây dựng sẽ điều chỉnh thời điểm cấp phép đầu tư cho một số dự án mới.

Lê Văn Tới

VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Page 16: Kinh tế Công Thương - congthuongthainguyen.gov.vncongthuongthainguyen.gov.vn/img/image/QQ10.2011/ban tin/Ban tin T.2...Kinh tế Công Thương S Ở CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

E-mail: [email protected] Trang 16 Mong bạn đọc góp ý và phê bình

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Vàng giảm gần 200.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng ngày 28/2 giảm gần 200.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm ngày hôm qua do giá vàng thế giới đi xuống. Cụ thể, lúc 10h, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào – bán ra ở mức 44,87 - 45,02 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, cùng thời điểm mua vàng PNJ tương ứng ở 44,87 – 44,97 triệu đồng/lượng, vàng SJC ở 44,87 – 45,02 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu thu mua vàng Rồng Thăng Long ở mức 44 và 44,4 triệu đồng/lượng. Công ty Sacombank-SBJ niêm yết giá vàng SBJ ở mức 44,87 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,02 triệu đồng/lượng (bán ra). Đây là mức giá thấp nhất của vàng SJC trong vòng khoảng 1 tuần trở lại đây. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch tại châu Á sáng nay ở 1.769,3 USD/oz. Kết thúc phiên giao dịch trước đó tại New York đêm qua, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.769,4 USD/oz. Giá vàng tương lai giao tháng 4 hạ 1,5 USD xuống 1.774,9 USD/oz, khối lượng giao dịch bằng 70% so với mức giao dịch trung bình 30 ngày trước đó.

Theo VOV

Diễn biến một số mặt hàng thiết yếu tỉnh Thái Nguyên,

tháng 2/2012

Trong khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 trên địa bàn tỉnh (0,84%) thấp hơn trung bình cả nước (1%) thì CPI tháng 2 lại tăng cao hơn trung bình chung cả nước (1,37%) và đạt mức tăng 1,38% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, CPI trên địa bàn tỉnh đã tăng tới 2,24%. Cụ thể: 1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,7% so với tháng trước, tăng 22,61% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,43% so với tháng 12/2011. Trong đó: Giá lương thực tháng 2/2012 tăng 0,66% so với tháng trước, tăng 12,73% so với cùng kỳ và giảm 0,36% so với tháng 12/2011; giá thực phẩm tăng 3% so với tháng trước, tăng 26,08% so với cùng kỳ và tăng 4,29% so với tháng 12/2011. 2. Nhóm đồ uống, thuốc lá giá tháng 02/2012 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 7,98% so với cùng kỳ và tăng 2,69% so với tháng 12/2011. 3. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giá tháng 02/2012 tăng 0,04% so với tháng trước, tăng 9,19% so với cùng kỳ và tăng 0,46% so với tháng 12/2011. 4. Nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giá tháng 02/2012 tăng 1,77% so với tháng trước, tăng 20,18% so với cùng kỳ và tăng 2,94% so với tháng 12/2011. 5.Thiết bị và đồ dùng gia đình giá tháng 02/2012 tăng 0,38% với tháng trước, tăng 9,54% so với cùng kỳ và tăng 2,96% so với tháng 12/2011. 6. Thuốc và dịch vụ y tế tháng 02/2012 tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 4,57% so với cùng kỳ và tăng 1,26% so với tháng 12/2011. 7. Nhóm giao thông tháng 02/2012 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 20,8% so với cùng kỳ và tăng 1,04% so với tháng 12/2011. 8. Bưu chính viễn thông giá tháng 02/2012 giữ nguyên chỉ số giá so với tháng trước, giảm 1,53% so với cùng kỳ và giữ nguyên chỉ số giá so với tháng 12/2011. 9. Nhóm giáo dục giá tháng 02/2012 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 5,16% so với cùng kỳ và tăng 0,13% so với tháng 12/2011. 10. Văn hoá, giải trí và du lịch tháng 02/2012 giảm 1,86% so với tháng trước, tăng 6,95% so với cùng kỳ và giảm 1,76% so với tháng 12/2011. 11. Vàng, ngoại tệ: Trong tháng chỉ số giá vàng tăng 5,01% so với tháng trước, tăng 23,82% so với cùng kỳ và giảm 0,34% so với tháng 12/2011; chỉ số giá USD giảm 0,1% so tháng trước, giảm 1,27% so cùng kỳ và giảm 0,01% so với tháng 12/2011.

P.KH-TC