SỐ BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH & DOANH NGHIỆPagro.gov.vn/images/2010/05/ban tin dtcs...

15
& DOANH NGHIP S23 (16/3/2010 – 23/3/2010 ) Chu trách nhim ni dung PHM HOÀNG NGÂN Chu trách nhim sn xut AN LAN ANH PHM THÙY LINH Đơn vsn xut Trung tâm Thông tin Vin Chính sách và Chiến lược PTNNNT TIN TC & SKIN: Khai trương VTC16: Kênh truyn hình vNông nghip – Nông thôn Festival thy sn Vit Nam ln thnht năm 2010 ti TP. Cn Thơ Cà Mau to ngun nguyên liu tôm n định cho chế biến xut khu ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH: “Phi giúp doanh nghip đứng vng trên sân nhà…” Tăng năng lc sn xut, qun lý cht lượng cà phê THÔNG TIN CHÍNH SÁCH Dkiến áp THUMÔI TRƯỜNG vào 5 loi hàng hóa Đối thoi nuôi cá tra – basa Cà phê rt giá: doanh nghip chn ch, nông dân lãnh đủ THTRƯỜNG: Slượng tôm và tôm hùm khu vc Trung Mgim nhanh chóng BN TIN ĐỐI THOI CHÍNH SÁCH

Transcript of SỐ BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH & DOANH NGHIỆPagro.gov.vn/images/2010/05/ban tin dtcs...

& DOANH NGHIỆP

SỐ 23 (16/3/2010 – 23/3/2010)

Chịu trách nhiệm nội dung

PHẠM HOÀNG NGÂN

Chịu trách nhiệm sản xuất

AN LAN ANH

PHẠM THÙY LINH

Đơn vị sản xuất Trung tâm Thông tin

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

• TIN TỨC & SỰ KIỆN: Khai trương VTC16: Kênh truyền hình về Nông nghiệp – Nông

thôn

Festival thủy sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2010 tại TP. Cần

Thơ

Cà Mau tạo nguồn nguyên liệu tôm ổn định cho chế biến xuất

khẩu

• ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: “Phải giúp doanh nghiệp đứng vững trên sân nhà…”

Tăng năng lực sản xuất, quản lý chất lượng cà phê

• THÔNG TIN CHÍNH SÁCH Dự kiến áp THUẾ MÔI TRƯỜNG vào 5 loại hàng hóa Đối thoại nuôi cá tra – basa Cà phê rớt giá: doanh nghiệp chần chừ, nông dân lãnh đủ

• THỊ TRƯỜNG: Số lượng tôm và tôm hùm khu vực Trung Mỹ giảm nhanh

chóng

BẢN TIN ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

1

Khai trương VTC16: Kênh truyền hình về Nông nghiệp – Nông thôn AGROINFO - VTC16, một kênh truyền hình chuyên cung cấp thông tin liên quan tới nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn của Đài VTC sẽ ra mắt quý khán giả trong tháng Tư.

Theo Ông Tống Khiêm, Giámđốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sự ra đời của kênh truyền hình này là vô cùng cần thiết, đặt biệt với một quốc gia có tới 70% dân số sống tại các vùng nông thôn.

Một cuộc khảo sát do Bộ Nông Nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán Canada tại Việt Nam thực hiện đã chỉ ra rằng rất ít hộ nông dân có khả năng tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin, do vậy việc tiếp cận nhưng thông tin thực sự hữu ích lại càng hạn chế.

Một kết quả khác từ cuộc khảo sát khác do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thực hiện cho thấy nhu cầu thông tin về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và thị trường nguyên liệu đứng đầu trong

danh sách những loại thông tin mà người nông dân cần nhất.

Tuy nhiên, thời lượng dành cho những chương trình về khu vưc nông thôn trên đài Truyền hình trung ương (VTV) hiện quá ít ỏi, chỉ khoảng 50 phút một ngày. ”Khát thông tin” được xem là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong toàn ngành.

VTC16 hứa hẹn đưa lại bước phát triển đột phá trong lĩnh vực truyền thông về nông nghiệp – nông thôn – nông dân Tuy nhiên, thời lượng dành cho những chương trình về khu vưc nông thôn trên đài Truyền hình trung ương (VTV) hiện quá ít ỏi, chỉ khoảng 50 phút một ngày. ”Khát thông tin” được xem là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong toàn ngành. Theo ý kiến của ông Tống Khiêm thì VTC 16 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về thông tin giữa các vùng nông thôn và thành thị, cũng như làm cân bằng cơ hội thúc đẩy kinh tế. Điều này sẽ giúp giảm đói nghèo và nâng cao điều kiện sống cho dân cư các khu vực nông thôn. VTC 16 được xây dựng dựa trên sự hợp tác thông tin giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Lan Anh – Thùy Linh

TIN TỨC – SỰ KIỆN

2

Festival thủy sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2010 tại TP. Cần Thơ

Lần đầu tiên Festival Thủy sản Việt Nam được tổ chức – hứa hẹn nhiều bất ngờ, thú vị Festival Thủy sản năm 2010 là một sự kiện lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm tôn vinh những giá trị về ngành thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung; tạo cơ hội hợp tác - giao thương giữa các doanh nghiệp thủy sản và các đối tác trong và ngoài nước; đồng thời tiến tới xây dựng Thương hiệu thủy sản Việt Nam. . Mục đích, ý nghĩa: * Festival Thủy sản năm 2010 là một sự kiện lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm tôn vinh những giá trị về ngành thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung; tạo cơ hội hợp tác - giao thương giữa các doanh nghiệp thủy

sản và các đối tác trong và ngoài nước; đồng thời tiến tới xây dựng Thương hiệu thủy sản Việt Nam * Giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào lĩnh vực văn hóa sông nước, du lịch miệt vườn, quảng bá thế mạnh du lịch của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. * Festival Thủy sản năm 2010 là thông điệp gửi đến các tỉnh thành trong nước và bạn bè trên thế giới về một thành phố Cần Thơ xinh đẹp, năng động với văn hóa sông nước miệt vườn, văn hóa nghệ thuật, sự phong phú về du lịch; là điểm đến hấp dẫn của du khách. * Festival Thủy sản năm 2010 là ngày hội

3

của nhân dân thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long và du khách với sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới sự chỉ đạo và thực hiện của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thành phố Cần Thơ và các doanh nghiệp theo hướng hiện thực hóa và xã hội hóa với tinh thần phong phú, ấn tượng, hiệu quả và tiết kiệm. * Tiến tới xây dựng Festival Thủy sản Việt Nam trở thành sự kiện thường niên của quốc gia được tổ chức tại thành phố Cần Thơ. II. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự: Thời gian: Từ ngày 22 đến 25 tháng 04 năm 2010 Địa điểm: Tp. Cần Thơ Các hoạt động chính của Festival được tổ chức tại vòng xoay công viên nước, Trung tâm triển lãm quốc tế Cần Thơ, bờ kè sông Hậu, nhà hàng Hoa Sứ,…

Thành phần khách mời: Dự kiến khách mời chính thức là 300 đại biểu bao gồm: - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính Phủ.

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Cần

Thơ.

1.2 Đối tượng: * Các tập đòan, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể …trong và ngoài nước liên quan đến nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển…thủy sản của Việt Nam và quốc tế. * Các gian hàng giới thiệu thành tựu thủy sản Việt Nam của Hội nghề cá, thành tựu thủy sản của các tỉnh thành trong cả nước. * Các gian hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ… trong ngành thủy sản của nước ngòai. 2. Xét chọn giải thưởng: “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Thủy sản Việt Nam năm 2009”2.1 Đối tượng: Tôn vinh các doanh nghiệp thủy sản xuất sắc vượt qua khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường xuất khẩu tiềm năng; duy trì, đẩy mạnh công việc xúc tiến thương mại, củng cố nội lực kinh tế, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế, mạnh dạn áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chế biến theo tiêu chuẩn quốc, không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải,… 2.2 Hội đồng xét thưởng: Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia đến từ các bộ

ngành,các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế thủy sản, các hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFISH),…

3. Giao lưu nghệ thuật tại sân khấu hội chợ:

3.1. Chương trình hóa trang và giao lưu văn nghệ: (Biểu diễn các tiết mục hóa trang của các doanh nghiệp)

Phương thức thực hiện: Tổ chức cuộc thi hóa trang trong phạm vi ngành thủy sản cho đối tượng Công nhân, Nông dân, Ngư dân cùng tham gia. Hội thi cũng có thể được mở rộng ra cho đông đảo nhân dân cùng hưởng ứng. Hoạt động biểu diễn có thể mời gọi các nhóm họa sĩ đương đại tham dự với những bộ sưu tập hóa trang mang thông điệp về chủ đề bảo vệ môi trường một cách chuẩn mực.

3.2. Chương trình giao lưu văn nghệ: (Các giọng ca tuyển chọn từ các doanh nghiệp ngành thủy sản)

Phương thức thực hiện: BTC chọn lọc một số tiết mục các doanh nghiệp và địa phương thể hiện sự đa dạng về văn hóa dân tộc như Kinh, Khơme, Hoa… và các ca khúc gắn liền với lịch sử của những dòng sông qua

4

nhiều thời kỳ.

C. Biểu diễn nghệ thuật:

1. Lễ khai mạc Festival thủy sản Việt Nam năm 2010: (THTT trên VTV & TH Cần Thơ)

Chủ đề: “Thủy sản – Âm hưởng cội nguồn và hội nhập”

2. Chương trình Liên hoan Nghệ thuật: “Cửu Long - Lời tự tình sông nước” (THTT TH Cần Thơ)

3. Chương trình đêm hội bế mạc: “Việt Nam -

Điểm sáng hội tụ và hành trình vươn ra thế giới” (THTT trên VTV & TH Cần Thơ)

D. Các hoạt động hỗ trợ

1. Chương trình diễu hành xe hoa.

2. Chương trình Liên hoan văn hóa ẩm thực Đồng Bằng Sông Cửu Long và Trao kỷ lục guiness về ẩm thực liên quan đến thủy sản.

3. Chương trình trực quan: Thực hiện con đường trực quan gồm các mô hình trực

quan sinh động về đề tài hải sản, môi trường, thiên nhiên:sông, biển, thác, hồ… thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên.

4. Gỉai đua thuyền rồng ngành Thủy sản mở rộng năm 2010.

5. Các hoạt động khác:Các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian, sinh họat đường phố,…

(Cục khai thác và BVNLTS)

Cà Mau tạo nguồn nguyên liệu tôm ổn định cho chế biến xuất khẩu

Ảnh minh họa: Internet Hai tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản gần 100 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh vẫn thiếu hụt thường xuyên hơn 30% nguyên liệu cho chế biến.

Tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp và các huyện ven biển có diện tích nuôi tôm lớn như Năm Căn, Ngọc Hiển, Đấm Dơi, Cái Nước, Phú Tân khẩn trương rà soát, triển khai quy hoạch, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp, tôm thẻ chân trắng lên từ 10 đến 12 nghìn ha từ nay đến năm 2012; hỗ trợ con giống, khoa hoc kỹ thuạt cho người sản xuất để đa dạng hóa tăng năng suát các mô hình nuôi tôm quảng canh….,bảo đảm cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2011.

Theo Mard.gov.vn

5

AGROINFO - Chăn nuôi là một ngành chủ đạo trong nông nghiệp. Hiện nay, việc phát triển các Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (VVN) nói chung và các DN VVN lĩnh vực chăn nuôi nói riêng đang được Bộ, các ngành quan tâm. Chúng tôi đã có cuộc đối thoại với ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội TACN về vấn đề này… Với tư cách chủ tịch hiệp hội TACN Việt Nam, ông nhận định thế nào về vị thế của các DN thức ăn chăn nuôi (TACN) Việt Nam hiện nay? DN TACN Việt Nam vừa và nhỏ có những thuận lợi, khó khăn thế nào? Về thuận lợi, DN Việt Nam là người Việt Nam, họ sẽ hiểu thị trường Việt hơn. Theo tôi, họ cũng chỉ có thuận lợi thế thôi. Trong khi đó khó khăn mới là vấn đề nổi cộm. DN TACN Việt Nam hiện đang bị yếu thế

Chủ tịch HH Thức ăn chăn nuôi: “Phải giúp doanh nghiệp đứng vững trên sân nhà…”

Ông Lê Bá Lịch. Ảnh Internet

trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. DN nước ngoài hiện nay chiếm gần 75% thị phần TACN và ngày càng bành trướng. Dù có đi vào ngõ, về vùng nông thôn chúng ta vẫn thấy có mặt đại lý của Cargill,

của S Hope,… Chúng ta có thể thấy rõ DN TACN Việt Nam hiện có vị thế rất yếu và có khả năng ngày càng thua thiệt. Theo ông nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này?

Thứ nhất, DN TACN Việt Nam vốn nhỏ lẻ nhưng không hề có sự trợ giúp nào từ phía Chính phủ. Tôi không thấy một chính sách hỗ trợ nào cho người nông dân chăn nuôi, cũng như với các DN TACN nhỏ. Tôi nghĩ việc để nước ngoài chiếm đến 75% thị phần là một vấn đề cần xem xét, cần có chính sách điều chỉnh.

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

6

DN hiện nay thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến. Cái khó khăn nhất chính là thiếu sự hỗ trợ đầu tư của chính phủ, thiếu các chính sách để đẩy các DN lên. Trong khi DN nước ngoài tràn vào nước ta, có vốn mạnh, đầu tư mạnh. Chính vì vậy, DN Việt rõ ràng trở nên yếu thế trong cạnh tranh. Thứ hai, một thực tế đang diễn ra là sự bất cập của chính sách tiền tệ mà cụ thể là sự ghim giữ đồng USD của các ngân hàng, không cho DN nhập khẩu mua, đổi USD. Như thế tức là DN sẽ không có tiền để thanh toán cho đầu vào, khi mà nguyên liệu TACN chủ yếu phải nhập khẩu. Không có đầu vào sản xuất, sản lượng giảm, lợi nhuận cũng giảm, chưa kể đến các đơn hàng DN đã ký, không có tiền USD thanh toán phải chịu tiền phạt, tiền lưu kho ngoại quan,... Vì thế DN khó khăn lại càng trở nên khó khăn, thua lỗ hơn. Tôi cho rằng việc ghim giữ không cho DN nhập khẩu mua, đổi USD là một việc làm rất vô lý. Vâng, theo như ông nói, Việt Nam hiện nhập nhiều nguyên liệu TACN, liệu nước ta có tiềm năng tự cung

được đủ nguồn này không? Có lẽ là rất khó. Ngô thì càng ngày càng thiếu. Sáu tháng đầu năm ta đã nhập 800 nghìn tấn, sáu tháng cuối năm nhập thêm 200 nghìn tấn nữa là 1 triệu tấn. Trong khi cứ nói Việt Nam nhiều ngô, nhưng thực tế chỉ có hơn 1 triệu ha ngô với năng suất chỉ 38 tạ/ha, tức là sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Cứ cho là tiêu dùng một triệu tấn và ba triệu tấn làm nguyên liệu TACN thì so với nhu cầu khoảng 10 triệu tấn, cung chỉ đạt được 30%. Muốn tăng sản lượng thì phải tăng năng suất, muốn tăng năng suất phải đầu tư cho ngô, cho vùng ngô. Nhưng tôi cũng chưa thấy chính sách đầu tư vùng ngô cụ thể thế nào để có thể cung đủ lượng ngô cho quốc gia. Thủy lợi cũng chỉ đầu tư cho cây lúa chứ đâu có đầu tư cho cây công nghiệp…. Tôi nghĩ đây là nhiệm vụ của cơ quan chính sách, cần tham mưu chính sách đầu tư vùng ngô cho Bộ, cho Chính phủ. Về khô dầu đậu tương, tôi khẳng định chúng ta không hề có thế mạnh. Riêng TACN phải nhập vì sản lượng của Việt Nam chỉ khoảng 250 nghìn tấn.

Bộ Tài chính mới ban hành thông tư 216 về tăng thuế một số nguyên liệu TACN, theo ông, chính sách này đã hợp lý chưa và có ảnh hưởng thế nào đối với Doanh nghiệp, người chăn nuôi? Tôi cho rằng chính sách tăng thuế nguyên liệu TACN là không cần thiết. Tăng thuế đồng nghĩa với tăng giá thành, tăng giá bán nguyên liệu. Người chăn nuôi phải chịu đầu vào cao hơn, lợi nhuận giảm, thậm chí thua lỗ, dẫn tới bỏ chăn nuôi. Đây mới là cái hại cho xã hội. Đó là chưa kể đến rất nhiều loại phí khác như phí vận chuyển, tiêu cực phí,… Đối với DN, tất cả chi phí đều đánh vào giá thành, dẫn tới giá đầu ra cao hơn giá của nước ngoài. Giá TACN, sản phẩm chăn nuôi đang diễn biến cao. Trong khi đó tôi chưa thấy ai nói về bình ổn giá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Mà việc bình ổn giá là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Bộ Nông nghiệp cần đảm bảo về chất lượng thức ăn, bộ Tài chính phụ trách về vấn đề thuế, Bộ Công Thương là vấn đề thị trường…

7

Thức ăn chăn nuôi ngoại nhập đang đè bẹp thị trường VN.

Có lẽ DN, hiệp hội muốn có nhiều ý kiến kiến nghị về các chính sách, vậy theo ông, việc thực hiện hoạt động đối thoại chính sách như các chương trình tọa đàm, hội thảo, báo chí… truyền thông ý kiến của DN tới các nhà làm luật có nên tổ chức thường xuyên? Sắp tới Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT có tổ chức tọa đàm đối thoại DN VVN với nhà lãnh đạo, liệu hiệp hội TACN Việt Nam có sẵn sàng hợp tác thực hiện hoạt động có ý nghĩa này?

Các hoạt động đối thoại chính sách như thế rất hay và thiết thực. Tôi cho rằng báo chí, các phương tiện nghe nhìn là công cụ có tính tác động khá mạnh. Ứng dụng trang web cũng tốt, nhưng sẽ vướng khó khăn là DN VVN Việt Nam thường yếu về ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet. Thậm chí các ấn phẩm, tài liệu có đưa xuống DN họ cũng chưa chắc đã có thời gian để đọc.) Về tọa đàm, tôi nghĩ đây là một hoạt động rất tốt, phía Hiệp hội sẽ sẵn sàng hợp tác,

kết nối DN để gửi các câu hỏi cho chương trình. Cần đẩy mạnh các hoạt động này, phối kết hợp với nhiều Bộ ngành để có hiệu quả, hỗ trợ chính sách nhiều mặt cho chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. Xin cảm ơn ông

Lan Anh – Kim Giang (thực hiện

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nước biển xâm lấn đất đai, xâm lấn dân cư, xâm lấn những cánh đồng màu mỡ…. Và một thách thức lớn đang đặt ra cho Đồng bằng Sông Cửu long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam…. …Chung tay bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu…..

8

Góp ý vào dự thảo Luật thuế môi trường, các đại biểu thống nhất về việc cần thiết ban hành Luật, song có nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề như thuế đánh vào người sản xuất hay

chất thải rắn, khai thác khoáng sản, phí xăng dầu), mới chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải hỗ trợ làm sạch thêm môi trường.

triển bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân trong sản

Dự kiến áp THUẾ MÔI TRƯỜNG vào 5 loại hàng hóa người tiêu dùng, sự khác nhau giữa thuế môi trường và phí môi trường.. Chiều 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật thuế môi trường. Quá trình phát triển nền kinh tế đã làm phát sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển bền vững đang bị đe dọa. Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm khi sử dụng

Túi nilon sẽ bị áp thuế môi trường Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày, việc ban hành và thực thi chính sách về bảo vệ môi trường ở nước ta còn nhiều bất cập, các quy định về phí môi trường hiện hành (phí đối với nước thải,

Trong các sắc thuế có liên quan như Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế xuất nhập khẩu, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không phải là yêu cầu chính. Vẫn theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, việc ban hành Luật này sẽ đáp ứng yêu cầu phát

xuất và tiêu dùng; tăng cường quản lý Nhà nước và thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế và động viên hợp lý đóng góp của xã hội với vấn đề môi trường hiện nay. Việc thu thuế phải tính đến sự hài hòa với phát triển

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

9

kinh tế, đảm bảo năng lực cạnh tranh và xuất khẩu của hàng hóa; đồng thời phân biệt rõ thuế môi trường đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm khi sử dụng và phí bảo vệ môi trường đánh vào nguồn gây ô nhiễm khi sản xuất. Theo đó, dự kiến các sản phẩm và hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế môi trường gồm: xăng dầu các loại, than, môi chất làm sạch chứa dung dịch hydro-clo-flo-carbon (HCFC – một tác nhân chính làm thủng tầng ozon), túi nhựa xốp (túi nilon), thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. Dự thảo Luật cũng đưa ra một số hàng hóa, sản phẩm không chịu thuế môi trường như hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua biên giới Việt Nam; hàng tạm nhập tái xuất trong thời hạn theo quy định; hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu. Rạch ròi giữa “thuế và phí”

Góp ý cho dự thảo Luật, GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phân tích: Cần làm rõ nội hàm khái niệm thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường hay thuế đánh vào quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Cũng như vậy, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cần phân biệt rõ ràng, thuế đánh vào nhà sản xuất hay tiêu dùng. Cụ thể, như xăng dầu các loại là đánh vào người tiêu dùng chứ không phải người sản xuất, như vậy có làm tăng giá xăng dầu trong nước và thành gánh nặng cho người tiêu dùng hay không? “Tôi cho rằng, nếu đã thu thuế môi trường rồi thì không thu phí nữa”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền kiến nghị. Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính Ngân sách nhận xét, có sự khác nhau về tính chất giữa thuế môi trường và phí môi trường.

Nếu thuế được thu vào sản phẩm gây tác động xấu về môi trường khi sử dụng thì phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm khi sản xuất. Vì vậy, vẫn phải áp dụng cả phí môi trường và thuế môi trường ở những công đoạn khác nhau, đối tượng khác nhau. Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cũng cho rằng, dự thảo Luật đã quy định rõ ràng, phí đánh vào người sản xuất, thuế đánh vào người sử dụng. Dự kiến, dự thảo Luật này sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XII tới đây. (Lê Sơn)

Ô nhiễm môi trường đặt ra thách thức cho phát triển bền vững, vì thế, thuế môi trường rất cần thiết

10

Tăng năng lực sản xuất, quản lý chất lượng cà phê Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, diện tích cà phê cả nước sẽ được quy hoạch ổn định khoảng 450.000-500.000 ha, chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ để tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng lực sản xuất và tạo thuận lợi trong quản lý chất lượng cà phê. Các địa phương sẽ từng bước trồng thay thế giống cũ, hoàn thiện các cơ sở nhân giống cây cà phê, đặc biệt là hệ thống vườn đầu dòng các giống đã được chọn lọc có năng suất, chất lượng tốt để kịp thời cung cấp giống trồng thay thế, cải tạo. Hiện tại, diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo, trồng mới của Việt Nam chiếm khoảng 25% diện tích. Cục Trồng trọt yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê xuất khẩu thực hiện nghiêm việc phân loại, giám định chất lượng và có chứng chỉ theo tiêu chuẩn nhà nước, trước mắt áp dụng theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam 4193:2005. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần từng bước áp dụng Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) phát triển cà phê bền vững, gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm. Cục Trồng trọt cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh trồng cà phê rà soát, điều chỉnh phát triển cà phê theo quy hoạch; quản lý và ngăn chặn tình trạng phát triển cà phê tự phát, hướng dẫn nông dân thâm canh, thu hoạch cà phê theo đúng kỹ thuật. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại để quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam. Hiện tại, Cục Trồng trọt đã xây dựng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban

hành Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu; kết hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo người sản xuất và các thanh tra viên chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng cà phê. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 2.000 ha cà phê được chứng nhận đạt tiêu chuẩn cà phê 4C phục vụ xuất khẩu./. TTXVN

Đối thoại nuôi cá tra – basaNhu cầu cá tra - basa trên thị trường là rất lớn, nhưng cái còn thiếu chính là các sản phẩm cá tra - basa có nhãn mác thân thiện môi trường, những tiêu chuẩn được đề ra sẽ là cách tốt nhất để bổ sung cho sự thiếu hụt này . Đây là nhận định của tiến sĩ Flavio Corsin, Điều phối viên của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa ra tại “Đối thoại nuôi cá tra – basa” (PAD – Pangasius Aquaculture Dialogue) diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 4/3. Đây là cuộc đối thoại cuối cùng để xem xét hoàn thành bản tiêu chuẩn toàn cầu về nuôi cá tra-basa, mà các tiêu chuẩn này người nuôi cá ở ĐBSCL còn thiếu. Theo tiến sĩ Flavio Corsin, hiện nay, nuôi cá tra – basa là một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh nhất trên thế giới, t rong đó 90% hoạt động nuôi cá Tra-Basa diễn ra ở Việt Nam . Sự bùng nổ về công nghiệp thủy sản nuôi cá tra – basa không chỉ đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi mà còn đe dọa vấn đề sức khỏe tiêu dùng và an toàn môi sinh. (TTXVN)

11

Giá cà phê ở Tây nguyên hiện ở mức dưới 23 triệu đồng/tấn, thấp nhất so với từ đầu năm 2009 đến nay. Người trồng cà phê đã hết kiên nhẫn đợi chờ và bắt đầu bán tháo, chấp nhận thua lỗ.

trồng cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chua chát: "Bí vốn đầu tư, hết tiền trang trải nên dù biết lỗ cũng đành bóp bụng bán đại chứ biết làm sao!" Ông Nguyễn Ngọc Chánh, ởhuyện Di Linh (Lâm Đồng),

nghiệp vay với lãi suất 0% để mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê là điều hết sức cần thiết và phải sớm được triển khai. Trong khi đó, theo ông Dương Thanh Tương, chủ tịch Hiệp hội Các doanh

Cà phê rớt giá: doanh nghiệp chần chừ, nông dân lãnh đủ

Giá cà phê rớt thấp trong suốt thời gian dài là ngoài dự báo, khiến người trồng gặp khó khăn vì đã cạn vốn để tái đầu tư, trong khi hầu hết đại lý cà phê đều thay đổi phương án kinh doanh, thu mua cầm chừng và tạm ngừng ứng vốn cho nông dân. Chị Võ Thị Sen, một hộ

cho biết "Theo tính toán, giá cà phê phải đạt ở mức 28.000-30.000 đồng/kg mới có lãi. Việc bán cà phê với giá thấp như thế này cũng đau xót lắm, nhưng vì các doanh nghiệp và người trồng cà phê như chúng tôi chưa tìm ra được hướng đi chung. Chính sách cho doanh

nghiệp trẻ tỉnh Đắk Lắk, tình trạng giá thấp kéo dài và chưa biết bao giờ chạm đáy đã khiến toàn ngành cà phê lo lắng. Hiệp hội Cà phê - ca cao và Tổng công ty Cà phê VN đã kiến nghị hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê nhằm ngăn tình trạng này. =>…

THỊ TRƯỜNG

12

Số lượng tôm và tôm hùm khu vực Trung Mỹ giảm nhanh chóng Ngày 11/3, các chuyên gia cho biết tình trạng khai thác thuỷ sản trái phép và biến đổi khí hậu đã làm giảm số lượng tôm và tôm hùm tại khu vực Trung Mỹ, đe doạ ngành khai thác thuỷ sản mang lại khoản thu khoảng 2 tỷ USD và 136.000 việc làm của ngành này. Tổ chức Khai thác và Nuôi trồng thuỷ sản Trung Mỹ cho biết: Dân số tăng và khí hậu ấm lên hiện đang ảnh hưởng đến các loài, đặc biệt là loài tôm và tôm hùm. Số lượng tôm khu vực Thái Bình Dương không bao gồm Panama đã sụt giảm nghiêm trọng do tình trạng khai thác quá mức và lượng mưa giảm tại khu vực Trung Mỹ trong một thập kỷ qua. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự đối với loài tôm hùm. Tình trạng khai thác thuỷ sản trái phép cũng là một nguyên nhân chính. Khoảng 20 – 30% lượng thuỷ sản chuyển đến các nhà máy chế biến thuỷ sản là từ nguồn khai thác trái phép hoặc kích thước chưa đạt đến mức được phép khai thác. Tại Trung Mỹ, 50% sản lượng thuỷ sản đánh bắt không hề được báo cáo. Hiện trạng này diễn ra không chỉ tại các thuyền khai thác thuỷ sản tư nhân mà còn tại các đơn vị khai thác thuỷ sản lớn. Hiện tại khu vực Trung Mỹ đã có chính sách quy định về khai thác thuỷ sản vùng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những quy định này cần hiện thực hoá thành hành động nhằm quản lý tốt hơn trữ lượng thuỷ sản.Các quan chức cho biết, bước đi đầu tiên đã được thực hiện đó là các thành viên khu vực Trung Mỹ là El Salvador, Honduras, Nicaragua, Guatemala, Costa Rica và Panama đã ban hành lệnh cấm đánh bắt tôm hùm từ ngày 1/3 đến ngày 30/6 với hy vọng khôi phục được trữ lượng loài này. Báo cáo của Tổ chức Khai thác và Nuôi trồng thuỷ sản Trung Mỹ và FAO cho biết: Khai thác tôm và tôm hùm tại khu vực Trung Mỹ đã tạo ra 136.000 việc làm và mang lại 1,985 tỷ USD mỗi năm – tương đương 4,1% GDP của khu vực.

Theo Mard.gov.vn

=> Tuy nhiên, cũng vì chưa biết giá cà phê bao giờ chạm đáy nên nếu có hỗ trợ vốn, gắn với điều kiện phải mua tạm trữ cà phê vào thời điểm này, cũng chưa chắc đã được các doanh nghiệp hồ hởi đón nhận.

Tây nguyên là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất nước, hiện có khoảng 430.000 ha cà phê, chiếm trên 80% tổng diện tích và sản lượng cà phê cả nước.

Trước tình trạng suy thoái giá, doanh nghiệp chần chừ, người trồng cà phê thì lại rất cần vốn. Việc bán cà phê vào thời điểm giá rẻ như hiện nay với nông dân chỉ là điều bất đắc dĩ. Đồng thời bởi thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân khiến cho Đắk Lắk - vùng sản xuất cà phê lớn nhất nước, bị giảm về sản lượng lẫn chất lượng.

Chỉ tính ba vụ gần đây, sản lượng chỉ đạt 60 - 80% so với bình quân chung và tỉ lệ hạt nhỏ, kém chất lượng lại tăng hơn 20%.

Theo ông Phạm Văn Án, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng: “Nếu có nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thì chắc chắn việc tạm trữ cà phê sẽ được tiến hành suôn sẻ và triệt để hơn

QUANG SÁNG

13

Danh mục phát hành Bản tin Đối thoại chính sách và DN

I. Nhóm hỗ trợ phát triển quốc tế (ISG) của bộ nông nghiệp 1. TS. Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Chủ tịch Ban điều hành ISG 2. TS. Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN và PTNT; Phó Chủ tịch Ban điều hành 3. Ông Lã Văn Lý, Cục trưởng Cục Hợp tác xã và PTNT, Bộ NN và PTNT 4. Ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Kế hoạch, Bộ NN và PTNT 5. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT 6. Ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT 7. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT 8. Ông Phạm Xuân Sử, Cục trưởng Cục Thuỷ lợi, Bộ NN và PTNT 9. Ông Vũ Trọng Hà , Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN và PTNT 10. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Cán bộ xây dựng chính sách, Văn phòng liên lạc IFAD 11. Ông Nguyễn Văn Hà- Phó Vụ trưởng Vụ tài chính , Bộ NN và PTNT 12. Ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ NN và PTNT 13. Ông Đào Quang Thu, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 14. Bà Nguyễn Hồng Yến, Phó cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính

II. Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) 1. TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD 2. TS. Nguyễn Đình Long, Viện phó IPSARD, 3. TS. Dương Ngọc Thí, Viện phó IPSARD 4. Các phòng ban/đơn vị trực thuộc IPSARD

III. Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha 1. Ban quản lý dự án Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs- Tây Ban Nha

IV. Các hiệp hội 1. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (varisme) 2. Hiệp hội DN NVV Việt Nam (vinasme) 3. Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội 4. Hiệp hội ngành hàng (cà phê, hồ tiêu, thủy sản, chăn nuôi, lương thực,…) 5. Hiệp hội làng nghề

V. Doanh nghiệp (đối tác thông tin của AGROINFO và các Doanh nghiệp có quan tâm)

1. Doanh nghiệp sản xuất & chế biến ngành hàng nông sản(gạo, cà phê, mía đường,…) 2. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 3. Doanh nghiệp chế biến & sản xuất/xuất khẩu thức ăn chăn nuôi,…

V. Các đối tác khác có liên quan trong nội dung bản tin

14

LỜI CẢM ƠN AGROINFO xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý vị độc giả của kênh thông tin Đối thoại

chính sách cũng như các đối tác có quan tâm.

Chúc quý vị độc giả một tuần mới với nhiều thành công mới!

Thân ái,