PTBV

15
1 PHÁT TRIN BN VNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SN TS. Nguyn ðức Quý Hi Tuyn khoáng Vit Nam Báo cáo trình bày nhng ñặc ñim, khái nim vtài nguyên, dán phát trin và ngành công nghip khoáng sn. Cũng sơ bñánh giá tim năng, hin trng và ñề xut phương hướng phát trin bn vng ngun tài nguyên khoáng sn ca Vit Nam. Phát trin ngành công nghip khoáng sn (CNKS) là yêu cu tt y ếu ca các nước ñang phát trin. Vic la chn chiến lược phát trin bn vng (PTBV) tài nguyên khoáng sn (TNKS), son tho chính sách và lut pháp có liên quan ñến qun lý TNKS và hot ñộng khoáng sn có vtrí rt quan trng, ñặc bit trong nn " kinh tế thtrường toàn cu hóa và kinh tế tri thc" hin nay. Dưới ñây xin nêu mt s vn ñề có liên quan ñến phương hướng phát trin bn vng TNKS ca thế gii và Vit Nam. 1.Phát trin TNKS 1.1. ðặc ñim ca TNKS Trong các loi tài nguyên thiên nhiên (TNTN) khoáng sn là tài nguyên hu hn, không tái to và có nhiu ñặc ñim: - Tùy theo ñiu kin thành to, trong qung mkhoáng sn có thtrng thái rn, lng, khí hoc hn hp; thường dng tp hp các khoáng vt hoc các nguyên tcó giá trkinh tế, sử dụng. - Trên mt vùng lãnh thkhoáng s n thường tn ti cùng mt sTNTN khác như tài nguyên ñất, nước và sinh vt... Nhng tài nguyên này cũng là thành phn quan trng ca môi trường tnhiên. - TNKS ngày ng nghèo và ñiu kin khai thác, chế biến ng khó khăn phc tạp hơn. - Khoáng sản thsử dụng tr c tiếp sau khi khai thác, chế biến thô hoc sau khi chế biến sâu và sản xut thành c nguyên vt liu, c sản phm tiêu ng. 1.2. Vtrí ca TNKS - Khoáng sn ñược sdng làm nguyên vt liu cho hu hết các ngành công nghip, quc phòng và dân sinh... - Cùng vi các tài nguyên khác như ñất, nước, sinh vt và năng lượng... TNKS là mt trong nhng TNTN cơ bn ñể con người tn ti và phát trin. - Nhu cu nguyên vt liu khoáng sản ngày ng nhiu do dân sthế gii ngày mt tăng (năm 2050 – 9 tỷ người) và quá trì nh công nghip a, ñô thị hóa của c nn kinh tế mi ni và các nước ñang phát trin. - Ngành CNKS phát trin hp lý sphát huy ñược ngun ni lc, li thế so sánh và góp phn thúc ñẩy phát trin các ngành kinh tế quc dân, chuyn dch cơ cu lao ñộng và kinh tế ca các nước ñang phát trin.

description

ads

Transcript of PTBV

Page 1: PTBV

1

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

TS. Nguyễn ðức Quý Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Báo cáo trình bày những ñặc ñiểm, khái niệm về tài nguyên, dự án phát triển và ngành công nghiệp khoáng sản. Cũng sơ bộ ñánh giá tiềm năng, hiện trạng và ñề xuất phương hướng phát triển bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.

Phát triển ngành công nghiệp khoáng sản (CNKS) là yêu cầu tất yếu của các

nước ñang phát triển. Việc lựa chọn chiến lược phát triển bền vững (PTBV) tài nguyên

khoáng sản (TNKS), soạn thảo chính sách và luật pháp có liên quan ñến quản lý

TNKS và hoạt ñộng khoáng sản có vị trí rất quan trọng, ñặc biệt trong nền "kinh tế thị trường toàn cầu hóa và kinh tế tri thức" hiện nay.

Dưới ñây xin nêu một số vấn ñề có liên quan ñến phương hướng phát triển bền

vững TNKS của thế giới và Việt Nam.

1.Phát triển TNKS

1.1. ðặc ñiểm của TNKS

Trong các loại tài nguyên thiên nhiên (TNTN) khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, không tái tạo và có nhiều ñặc ñiểm:

- Tùy theo ñiều kiện thành tạo, trong quặng mỏ khoáng sản có thể ở trạng thái rắn, lỏng, khí hoặc hỗn hợp; thường ở dạng tập hợp các khoáng vật hoặc các nguyên tố có giá trị kinh tế, sử dụng.

- Trên một vùng lãnh thổ khoáng sản thường tồn tại cùng một số TNTN khác như tài nguyên ñất, nước và sinh vật... Những tài nguyên này cũng là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên.

- TNKS ngày càng nghèo và ñiều kiện khai thác, chế biến cũng khó khăn và phức tạp hơn.

- Khoáng sản có thể sử dụng trực tiếp sau khi khai thác, chế biến thô hoặc sau khi chế biến sâu và sản xuất thành các nguyên vật liệu, các sản phẩm tiêu dùng.

1.2. Vị trí của TNKS

- Khoáng sản ñược sử dụng làm nguyên vật liệu cho hầu hết các ngành công

nghiệp, quốc phòng và dân sinh...

- Cùng với các tài nguyên khác như ñất, nước, sinh vật và năng lượng... TNKS là một trong những TNTN cơ bản ñể con người tồn tại và phát triển.

- Nhu cầu nguyên vật liệu khoáng sản ngày càng nhiều do dân số thế giới ngày

một tăng (năm 2050 – 9 tỷ người) và quá trình công nghiệp hóa, ñô thị hóa của các nền

kinh tế mới nổi và các nước ñang phát triển.

- Ngành CNKS phát triển hợp lý sẽ phát huy ñược nguồn nội lực, lợi thế so

sánh và góp phần thúc ñẩy phát triển các ngành kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu lao ñộng và kinh tế của các nước ñang phát triển.

Page 2: PTBV

2

I. Nghiên cứu ñiều tra ñánh giá

Khoáng sản

2 Lập báo cáo ñầu tư và báo cáo môi trường chiến lược

3 Thăm dò ñịa chất, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ

1 Nghiên cứu ñiều tra cơ bản ñịa chất khoáng sản

II. Chuẩn bị ñầu tư

4 Lập báo cáo tiền khả thi và báo cáo TðMT sơ bộ

5 Lập dự án ñầu tư và báo cáo TðMT ñầy ñủ

6 Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công

7 Xây dựng công trình công nghiệp, BVMT, hạ tầng...

8 Dự án chạy thử và hoạt ñộng Monitoring TðMT

9 Hết quặng, ñóng cửa mỏ, hoàn phục môi trường

III. ðầu tư xây dựng

IV. Hoạt ñộng

V. ðóng cửa mỏ

Giai ñoạn

- Khoáng sản là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng ñể thu ngoại tệ cho giai ñoạn

tích lũy công nghiệp hóa ban ñầu của nhiều quốc gia.

Như vậy, TNKS là nguồn TNTN cơ bản, là nguồn nội lực quan trọng và là lợi thế só sánh trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nhưng TNKS không phải là ñộng lực của sự phát triển mà chỉ là ñối tượng lao ñộng và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.

1.3. Dự án phát triển khoáng sản

Căn cứ vào ñặc ñiểm tài nguyên và công nghệ phát triển ñể huy ñộng nguồn lực

TNKS phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội (KTXH) qui trình phát triển TNKS

bao gồm nhiều giai ñoạn ñược nêu trong Hình 1.

Hình 1. Các giai ñoạn và qui trình của dự án phát triển khoáng sản

Từ Hình 1 thấy rõ ñể một dự án phát triển khoáng sản, công tác giai ñoạn I

nghiên cứu ñiều tra và ñánh giá có vị trí rất quan trọng (các bước 1, 2 và 3).

Khi ñánh giá dự án có hiệu quả sẽ chuyển sang giai ñoạn chuẩn bị ñầu tư II (các

bước 4, 5 và 6), tiếp theo là giai ñoạn ñầu tư xây dựng III.

Sau khi dự án hoạt ñộng (IV) khai thác hết quặng sẽ tiến hành ñóng cửa mỏ và hoàn phục môi trường (V).

Page 3: PTBV

3

Các hoạt ñộng của dự án phát triển khoáng sản không thể tránh khỏi tác ñộng ñến

môi trường tự nhiên, văn hóa và KTXH. Trong các giai ñoạn hoạt ñộng phát triển

TNKS phải luôn luôn ñề cập tới công tác bảo vệ môi trường như lập báo cáo lược

duyệt môi trường hay môi trường chiến lược, báo cáo tác ñộng môi trường (TðMT) sơ

bộ, báo cáo TðMT ñầy ñủ và báo cáo hoàn phục môi trường khi ñóng cửa mỏ. Vì vậy

giai ñoạn hoạt ñộng phát triển TNKS phải luôn luôn ñề cập tới công tác bảo vệ môi

trường.

2. Phát triển bền vững TNKS

2.1. Quan ñiểm phát triển bền vững

Nguồn gốc chủ yếu sự biến ñổi môi trường sống là các hoạt ñộng của con người trong tự nhiên và xã hội nhằm mục tiêu cải thiện không ngừng chất lượng cuộc

sống về kinh tế và văn hoá, về vật chất và tinh thần.

Phát triển là yêu cầu của cuộc sống, là quy luật khách quan của tiến hoá nhân

loại ñã và ñang diễn ra trên hành tinh của chúng ta. Nhưng quan trọng là phát triển như thế nào? Hội nghị Rio-92 ñã nhất trí lấy PTBV làm mục tiêu hoạt ñộng của nhân loại trong thế kỷ 21.

Theo ñịnh nghĩa của Hội ñồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)

thì: "PTBV là sự phát triển ñáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng ñáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai".

- Những thách thức của PTBV là: Sự suy giảm về trữ lượng và chất lượng của

TNTN; Tốc ñộ và quy mô suy thoái môi trường ngày càng lớn hơn; Hiện tượng biến

ñổi khí hậu toàn cầu và hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng và Nạn ñói nghèo và sự

cách biệt giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân ngày càng tăng. - Tiêu chí PTBV: ðối với mỗi quốc gia và khu vực thường xem xét 4 tiêu chí

của PTBV là kinh tế, phát triển con người HDI, môi trường và công nghệ. - Biện pháp PTBV bao gồm: Khuyến khích các xí nghiệp thay thế dần công

nghệ lạc hậu bằng công nghệ sạch hơn, giảm tối thiểu lượng tiêu hao tài nguyên thiên

nhiên và năng lượng; áp dụng công nghệ ít hoặc không phế thải cũng như nghiên cứu

tái chế và sử dụng các chất thải; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và ñẩy

mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo; giới hạn mức tăng các khí nhà kính, bảo vệ tầng ozôn; ñầu tư cho giáo dục và phát triển con người; nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ, các chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nguyên tắc PTBV. Tại Hội nghị về Môi trường và PTBV họp tại

Johannesburg, Nam Phi tháng 2/2002, do LHQ triệu tập ñã thông qua 9 nguyên tắc

PTBV: tôn trọng và quan tâm ñến cuộc sống cộng ñồng của khu vực dự án; ngoài lợi

ích của nhà ñầu tư và quốc gia, dự án phải góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống con người; bảo vệ sự sống và tính ña dạng của trái ñất; sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả TNTN, ñặc biệt là tài nguyên không tái tạo; giữ vững khả năng tải trọng môi trường của trái ñất; thay ñổi thái ñộ và thói quen sống của con người với tài nguyên và

môi trường; tạo ñiều kiện ñể các cộng ñồng tự quản lý môi trường sống và hoạt ñộng

của mình; tạo hệ thống chính sách và luật pháp quốc gia thống nhất về PTBV; về bảo

vệ tài nguyên môi trường và con người; kiến tạo cơ cấu liên minh toàn cầu vì sự PTBV

trên toàn thế giới.

Page 4: PTBV

4

2.2 . Quy trình phát triển và chu trình sống của TNKS

Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành các hoạt ñộng phát triển TNTN, trong ñó có hoạt ñộng phát triển TNKS, gọi tắt là hoạt ñộng khoáng sản.

Hoạt ñộng khoáng sản bao gồm toàn bộ quá trình hoạt ñống sống của con người tác ñộng lên ñối tượng lao ñộng là TNKS từ khảo sát, ñiều tra thăm dò ñịa chất, khai thác, chế biến ñến sản xuất hàng hóa, lưu thông, phân phối và sử dụng TNKS. Trên Hình 2

thể hiện các quá trình phát triển của khoáng sản, cũng như “Chu trình sống của khoáng sản từ nôi ñến mộ”.

Trong hoạt ñộng khoáng sản phải coi TNKS là ñối tượng lao ñộng của toàn bộ các quá trình hoạt ñộng khoáng sản. Tránh nhận thức một cách phiến diện và không ñầy ñủ thường tồn tại ở các nước bắt ñầu phát triển CNKS, chỉ quan tâm ñến một số

giai ñoạn hoạt ñộng, không phù hợp với ñặc ñiểm TNKS và quan ñiểm PTBV.

Sở dĩ có những nhận thức chưa ñầy ñủ về hoạt ñộng khoáng sản vì trình ñộ phát triển ngành CNKS phụ thuộc vào trình ñộ phát triển KHCN và KTXH của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử nhất ñịnh. Trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân, ñể vơ

vét TNKS của các nước thuộc ñịa hoạt ñộng khoáng sản chủ yếu là công tác khai thác mỏ và chế biến thô. Tại các nước công nghiệp phát triển hiện nay, hoạt ñộng khoáng sản tập trung chủ yếu vào phát triển các ngành chế biến sâu, sản xuất sử dụng công nghệ cao ñể sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và siêu lợi nhuận; Các nước

này cũng ñặc biệt chú ý ñến vấn ñề dự trữ và sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu khoáng sản.

Tại các nước bắt ñầu công nghiệp hóa, trong ñó có Việt Nam, ñể phát triển bền

vững TNKS cần phải quan tâm ñến các vấn ñề “Bảo vệ và dự trữ tài nguyên, sản phẩm khoáng sản” và “tái chế, sử dụng phế thải”.

2.3 Phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản

"Môi trường là nơi mà tất cả chúng ta ñang sống và phát triển là cái mà tất cả chúng ta ñang cố gắng ñể làm cho số phận ñang tồn tại của chúng ta tốt hơn. Hai vấn ñề ñó không thể tách rời nhau". Phát biểu của Thủ tướng Na Uy Gro Bruntlan - Chủ

tịch Uỷ ban Thế giới về phát triển và môi trường, tại Oslo - 20/3/1987.

Từ khi phát hành cuốn "Tương lai chung của chúng ta", là báo cáo của Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường, phát triển bền vững ngày càng ñược xem như

mục tiêu chủ yếu của toàn Thế giới. Vậy khái niệm về “Sự phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản" ñược hiểu như thế nào?

Khảo sát, ñiều tra ñịa chất

Thăm dò, nghiên cứu ñánh giá

Lòng ñất

Mỏ

khoáng

sản

Khai thác

Lưu trữ vật mẫu

tài liệu

Lưu trữ vật mẫu

tài liệu

Bảo vệ, dự trữ

tài nguyên

Page 5: PTBV

5

Hình 2. Các quá trình hoạt ñộng phát triển và chu trình sống của TNKS

Khái niệm sau ñây ñược nhiều người công nhận: "Sự phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản là mức ñộ sử dụng không ñược vượt quá khả năng phát hiện ra khoáng sản mới, những nguyên liệu thay thế có thể chấp nhận ñược và khả năng tái chế ñể sử dụng các phế thải. ðồng thời, phải luôn luôn áp dụng công nghệ xử lý ñể kéo dài ñến mức tối ña thời gian tồn tại của nguồn tài nguyên ñã khai thác”.

Tài nguyên khoáng sản có thể tạo ra của cải vật chất nhưng nó cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái tạo ñược. Vì sự PTBV, “nguồn tài nguyên này phải ñược kiểm soát sao cho nguồn của cải do con người tạo ra có thể thay thế một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ñang bị cạn kiệt”. Quá trình này ñặc biệt quan trọng

ñối với những nước phát triển phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu khoáng

sản.

Hoạt ñộng khoáng sản không thể tránh khỏi gây ra tác ñộng ñáng kể ñối với môi trường sung quanh như phá hoại phong cảnh tự nhiên, làm nhiễm bẩn nguồn nước

Nguyên liệu thứ

sinh

Page 6: PTBV

6

mặt, nước ngầm, ảnh hưởng ñến chất lượng không khí trong khu vực dự án và ñịa

phương; dẫn ñến việc làm nhiễm bẩn và xói mòn ñất trồng trọt và gây xáo trộn cục bộ

cuộc sống của ñộng vật hoang dã và cây trồng, vật nuôi…

ðể hoạt ñộng phát triển khoáng sản vẫn có thể bảo vệ môi trường sinh thái và

hiệu quả kinh tế, ñiều cốt yếu là phải ñề cập ñầy ñủ ñến khả năng phòng ngừa và ngăn chặn tác ñộng môi trường ngay ở giai ñoạn chuẩn bị triển khai dự án, thông qua phương pháp chung hiện nay ñược công nhận là “ðánh giá tác ñộng môi trường (EIA)”.

3. Công nghiệp khoáng sản va hoat ñông khoáng sản

3.1. Khái niệm chung

Cần có sự phân biệt khác nhau về khái niệm phát triển TNKS với ngành CNKS.

Thông thường người ta chỉ quan tâm ñến một giai ñoạn hoạt ñộng khoáng sản riêng rẽ như ngành ñịa chất, ngành mỏ, ngành luyện kim, ngành hóa chất, ngành vật liệu xây

dựng...

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa CNKS là ngành kinh tế kỹ thuật liên hoàn từ phát triển tài nguyên (R) ñến sản xuất hàng hóa (P) và phục vụ người tiêu dùng (C).

Các hoạt ñộng khoáng sản chủ yếu trong dự án phát triển TNKS ñược mô tả trong Hình 2. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể mỗi dự án có thể gồm một, hai hoặc

nhiều giai ñoạn hoạt ñộng khoáng sản; sản phẩm của mỗi giai ñoạn hoạt ñộng khoáng

sản có thể sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên vật liệu của quá trình chế biến sản xuất

tiếp theo.

Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành CNKS phải bảo ñảm ñặc ñiểm của nền kinh tế công nghiệp là chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa, ña dạng hoá và cơ giới hóa, tự ñộng hóa. Trong xu thế PTBV hiện nay cần thêm ñặc ñiểm thân thiện với môi trường hoặc sản xuất sạch hơn.

Trên thế giới xu thế phát triển của ngành CNKS hiện nay là “Áp dụng công nghệ khai thác, chế biến hợp lý, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và có hiệu quả TNKS; hình thành công nghệ ít và không phế thải nhằm bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo vệ con người”.

Như vậy trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa ngành CNKS là tổ hợp các hoạt ñộng khoáng sản và bảo vệ môi trường có tính liên hợp và hợp tác chặt chẽ với nhau

từ khảo sát thăm dò ñịa chất, khai thác, chế biến, sản xuất ñến lưu thông phân phối và tiêu thụ sử dụng hàng hóa (Hình 3).

1 Khảo sát thăm dò ñịa chất

2 Khai thác

3 Chế biến

4 Chế tạo, sản xuất sản phẩm

Tài nguyên khoáng sản

Môi

trường

Thải Sản phẩm

Page 7: PTBV

7

Hình 3. Các hoạt ñộng khoáng sản

Phát triển công nghiệp khoáng sản phải phù hợp với những ñặc ñiểm của một ngành kinh tế kỹ thuật có ñối tượng hoạt ñộng là TNKS là tài nguyên hữu hạn, không tái tạo với những ñặc thù: ña dạng về thành tạo, về thành phần vật chất và khả năng chế tạo, về khả năng sử dụng rộng rãi các sản phẩm trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân…

Có nhận thức ñúng, ñầy ñủ và tổng hợp về ñặc ñiểm của TNKS các hoạt ñộng

khoáng sản và các giai ñoạn của dự án phát triển khoáng sản trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa mới cho phép chúng ta nghiên cứu soạn thảo các chính sách, luật pháp, qui hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển khoáng sản một cách hợp lý và có hiệu quả.

ðồng thời cũng cho phép lựa chọn những phương pháp và công cụ quản lý, kiểm soát thích hợp các hoạt ñộng khoáng sản ñể ñảm bảo sự phát triển bền vững ngành CNKS

của mỗi quốc gia.

3.2. Các phương pháp và thiết bị trong công nghệ khoáng sản

Trong mỗi giai ñoạn hoạt ñộng khoáng sản có nhiều công ñoạn và trong mỗi

công ñoạn lại có nhiều quá trình công nghệ khác nhau. Trong mỗi quá trình công nghệ lại có thể sử dụng nhiều hệ thống công nghệ và thiết bị khác nhau. Trong mỗi công

ñoạn hoặc quá trình công nghệ chính còn có các hệ thống thiết bị và công nghệ phù

trợ.

1) Giai ñoạn khảo sát thăm dò ñịa chất: khoan, ñào (hào, giếng, lò), ñịa vật lý,

trắc ñịa, hàng không, viễn thám…

2) Giai ñoạn khai thác: lộ thiên (moong sâu hay nông), hầm lò (lò ngang, lò

bằng, giếng ñứng), sức nước, máy xúc, tàu cuốc, bơm hút, khí hóa than, hòa tách tại mỏ (hóa chất, vi sinh)…

3) Chế biến khoáng sản: tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng sản phẩm, thương

phẩm và ñặc tính nguyên liệu ñầu vào, có thể chế biến thô hay chế biến sâu với nhiều

phương pháp khác nhau:

- Các phương pháp vật lý: tuyển trọng lực (môi trường nước hoặc môi trường

nặng, môi trường khí), tuyển ñiện, tuyển từ, ma sát, sức gió, quang học…

- Các phương pháp hóa và hóa lý: tuyển nổi, hòa tách, chiết, trao ñổi ion, ñiện

phân, xử lý bề mặt…

- Các phương pháp nhiệt: nhiệt luyện, lò ñiện, ñiện luyện, nung thiêu bay hơi,

thiêu kết…

- Phương pháp vi sinh vật.

- Các phương pháp chế biến hỗn hợp…

Page 8: PTBV

8

4) Chế tạo và sản xuất sản phẩm khoáng sản

Trong giai ñoạn chế tạo và sản xuất, từ các nguyên vật liệu khoáng sản ban ñầu

có thể tạo ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp hoặc làm nguyên vật liệu cho nhiều ngành

công nghiệp tiếp theo và ñược phân chia thành nhiều ngành kinh tế kỹ thuật:

- Ngành luyện gang thép và hợp kim chứa sắt.

- Ngành luyện kim màu, quí và hiếm.

- Ngành sản xuất ximăng.

- Ngành gốm sứ và thủy tinh.

- Ngành hóa chất và phân bón.

- Ngành năng lượng: nhiệt ñiện (chạy than, dầu, khí), ñiện nguyên tử…

- Ngành vật liêu ñiện, ñiện tử, kim loại bột, siêu sạch và vật liệu nano…

Sự giống nhau của các ngành này ñều sử dụng nguyên liệu là các chế phẩm từ

khoáng sản. Nhưng sự khác biệt của các ngành này là phải sử dụng các hệ thống công nghệ và thiết bị chuyên biệt (công nghệ cao), phù hợp với yêu cầu phương án sản phẩm thương phẩm và ñặc ñiểm nguyên liệu.

Trong các ngành công nghiệp thường thành lập các "xí nghiệp liên hợp hoặc các tổ hợp" khai thác – chế biến và sản xuất chuyên ngành khoáng sản thí dụ như Liên

hợp gang thép, Liên hợp sản xuất ximăng, Liên hợp luyện kim màu, Tổ hợp khí −

ñiện − ñạm, Liên hợp boxit – alumin – nhôm…

Tính liên hiệp và hợp tác giữa các giai ñoạn hoạt ñộng trong ngành CNKS phải

ñược thể hiện không phải chỉ ở tổ chức, qui mô sản xuất mà còn phải ñược thể hiện ở cả các mặt công nghệ, phương án sản phẩm và bán sản phẩm… cũng phải ñược thể hiện trong, pháp luật, chính sách, qui ñịnh và thể chế của các tổ chức quản lý nhà nước về hoạt ñộng khoáng sản, ñặc biệt ñối với những khoáng sản có ý nghĩa quan trọng ñối với sự phát triển bền vững KTXH và an ninh quốc phòng.

3.3. ðặc ñiểm của CNKS

So với các ngành công nghiệp khác ngành CNKS có những ñặc ñiểm:

- Phát triển CNKS phụ thuộc vào thị trường, trình ñộ phát triển KHCN và KTXH của mỗi quốc gia.

- Ngành CNKS có tác ñộng tương ñối toàn diện ñến các thành phần môi trường

tự nhiên (ñất, nước, không khí và sinh thái) môi trường lao ñộng, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa – xã hội.

- Ngành CNKS là một trong những ngành có môi trường lao ñộng nặng nhọc và ñộc hại nhất, dễ xảy ra tai nạn lao ñộng và gây nhiều bệnh nghề nghiệp.

- Vì lý do ñổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường, và nâng cao hiệu quả kinh

tế… trên thế giới ñang có xu hướng chuyển dịch các cơ sở chế biến và sản xuất có công nghệ lạc hậu (ngành luyện kim, sản xuất VLXD, hóa chất…) sang các nước ñang

phát triển có tài nguyên khoáng sản hoặc các nước bước ñầu công nghiệp hóa.

- Vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn nên mỗi khu mỏ khoáng sản có "tuổi thọ" nhất ñịnh. Do ñó, việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như ñất, rừng, nước... trong quá trình hoạt ñộng của dự án khoáng sản là có thời hạn. ðồng thời, ngay từ

Page 9: PTBV

9

giai ñoạn nghiên cứu tiền khả thi của dự án ñã phải ñề cập ñến giai ñoạn "ñóng cửa mỏ" và "hoàn phục môi trường".

- Trong quá trình hoạt ñộng của các dự án khoáng sản công tác ñầu tư, xây dựng cơ bản và một số nội dung công tác bảo vệ và hoàn phục môi trường phải tiến hành ñồng thời và thường xuyên từ giai ñoạn nghiên cứu mở mỏ ñến giai ñoạn ñóng

cửa mỏ.

- Ngành CNKS là ngành có nhiều rủi ro vì sự thay ñổi về trữ lượng và chất

lượng tài nguyên thị trường khoáng sản luôn biến ñộng (kể cả do ñầu cơ). Cho nên

việc nghiên cứu và dự báo thị trường tiêu thu và tiến bộ KHCN (chế tạo vật liệu thay thế, công nghệ và thiết bị mới) có ý nghĩa quan trọng ñến thành công của một dự án.

- Tại các nước ñang phát triển, trong ñó có Việt Nam vì luật pháp còn nhiều kẽ hở và quản lý yếu kém; do nhu cầu giải quyết việc làm và nâng cao mức sống; vì lợi

ích cá nhân, lợi ích cục bộ, ñịa phương và lợi ích trước mắt, phổ biến là tình trạng chiếm ñoạt, tranh chấp tài nguyên, khai thác khoáng sản bừa bãi, phá hoại tài nguyên, huỷ hoại môi trường và xuất khẩu khoáng sản thô có giá trị thấp.

4. Bảo vệ môi trường khoáng sản trên thế giới

4.1. Bảo vệ môi trường hoạt ñộng khoáng sản

Phát triển TNKS ñược nhiều nước xem như con ñường ñể ñạt mức tăng trưởng kinh tế ñáng tin cậy, ñặc biệt ở những quốc gia và khu vực giàu tài nguyên mà các ngành công nghiệp khác chưa phát triển. Hiệu quả của CNKS ñóng góp cho phúc lợi của ñất nước phụ thuộc vào hàng loạt nhân tố, trong ñó có trình ñộ người lao

ñộng, cơ cấu tổ chức và trình ñộ quản lý tài nguyên và quản lý môi trường khoáng sản.

Các hoạt ñộng khoáng sản thường gây ra sự biến ñổi môi trường ở mức ñộ cao

và có tác ñộng tiêu cực ñến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường

nhân tạo. Một số hoạt ñộng, ñặc biệt là khai thác quy mô nhỏ cũng có thể gây suy thoái môi trường những khu vực rộng lớn.

Quá trình chế biến khoáng sản có thể có tác ñộng lâu dài và cần chú ý hơn. Nếu không ñược quản lý một cách hợp lý, quá trình rò rỉ quặng ñuôi vào lòng ñất có

thể trở thành nguồn ô nhiễm môi trường lâu dài. Các nguồn thải ñộc hại phát tán vào

không khí và nguồn nước sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người lao ñộng và cộng

ñồng.

Những hoạt ñộng khoáng sản có giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý là kết quả của hệ thống pháp luật có hiệu quả và khả năng quản lý môi trường ñúng ñắn. Khi các

hoạt ñộng khoáng sản gây suy thoái môi trường tự nhiên ở ñịa phương thì trong dự án

phải quy ñịnh ñầy ñủ về quản lý và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường khu vực phải ñược xem như một phần rất quan trọng của dự án hoạt ñộng khoáng sản.

Quản lý môi trường ở khu vực dự án khoáng sản phải bao gồm cả việc nghiên

cứu ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế xã hội; ảnh hưởng ñối với khu vực dân cư xung

quanh và ảnh hưởng tới lực lượng lao ñộng có liên quan với dự án và vấn ñề di cư,

nhập cư...

Phát triển CNKS phải ñóng góp cho việc hoàn thành các mục tiêu văn hóa, xã hội, kinh tế ở khu vực. Vì vậy bất kỳ dự án phát triển khoáng sản nào cũng phải mang

Page 10: PTBV

10

lại lợi ích cho người dân ñịa phương, những người phải nhường ñất ñai và rừng là nguồn cung cấp của cải và lương thực của họ.

Cuối những năm 1950, Chính phủ một số nước ñã chú ý ñến những vấn ñề bảo

vệ môi trường khoáng sản. Nhưng hệ thống pháp luật còn chưa ñủ mạnh, các biện

pháp thi hành còn nghèo nàn và hiệu quả thấp.

Năm 1987, Báo cáo của Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường ñã ñưa ra

quan ñiểm phát triển bền vững. Bản cam kết mang tính toàn cầu vì mục tiêu này cũng

ñã ñược thông qua tại Hội nghị về Phát triển và Môi trường của LHQ UNCED – “Hội nghị thượng ñỉnh về trái ñất” ñã diễn ra ở Rio de Janeiro năm 1992. Các Chính phủ

tham gia Hội nghị này ñã thông qua Bản tuyên bố Rio (công bố những nguyên tắc

chung) và Chương trình nghị sự 21 (kế hoạch hành ñộng).

Hội nghị Quốc tế về phát triển Môi trường và khai thác mỏ (6/1994) diễn ra ở Washington (do Ngân hàng Thế giới–WB, Chương trình Môi trường LHQ–UNEP, Hội

nghị thương mại và phát triển của LHQ–UNCTAD, và Hội ñồng Quốc tế về kim loại

và môi trường–ICME ñồng tài trợ) ñã nêu bật một số xu hướng gần ñây về chính sách bảo vệ môi trường và ảnh hưởng xã hội có liên quan ñến khai thác mỏ. Nó ñược tóm

tắt như sau:

- Luật pháp, chính sách và những qui ñịnh, tiêu chuẩn… về bảo vệ TNKS và bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản chỉ do chính phủ trung ương ñược phép ban hành và phải cung cấp ñẩy ñủ thông tin ñến chủ doanh nghiệp và cộng ñồng.

Việc phân cấp quản lý; kiểm tra và giám sát phải hợp lý và phù hợp với trình ñộ nguồn

nhân lực và cơ sở vật chất…

- Các quy ñịnh về bảo vệ môi trường phải có tính hiện thực, rõ ràng, ổn ñịnh và tạo ñiều kiện thúc ñẩy dự án ñầu tư phát triển khoáng sản;

- Vấn ñề lợi ích cộng ñồng với mục tiêu PTBV ngày càng ñược chú ý. Các Công

ty khai thác mỏ không những phải thỏa mãn nhu cầu phát triển của ñất nước mà còn

phải triển khai các biện pháp ñể ñánh giá hợp lý những giá trị của tài nguyên khoáng sản và truyền thống văn hóa của ñịa phương.

4.2. Nguyên tắc chỉ ñạo Berlin về phát triển khoáng sản và bảo vệ môi

trường Trước Hội nghị thượng ñỉnh về trái ñất năm 1992, nguyên tắc chỉ ñạo Berlin

ñược trình bày tại Hội nghị bàn tròn với chủ ñề "Môi trường và khai thác mỏ" diễn ra vào tháng 6/1991. Hội nghị này do Vụ Hợp tác kỹ thuật vì sự phát triển của LHQ

trước ñây (UN/DTCD) và Diễn ñàn về chính sách phát triển của tổ chức phát triển quốc tế ðức (DSE) cùng ñứng ra tổ chức.

Việc thiết lập “Nguyên tắc chỉ ñạo Berlin” ñược dựa trên sự thỏa thuận của các

ñại diện tổ chức công nghiệp, chính phủ và phi chính phủ. “Nguyên tắc chỉ ñạo này nêu lên sự cần thiết phải chuyển thuật ngữ phát triển bền vững thành tiêu chuẩn có thể áp dụng ñược” ñể nhận biết những yêu cầu ñối với chính phủ, công ty khai thác mỏ và

các ngành chế biến, sản xuất sản phẩm từ khoáng sản.

Trong nguyên tắc chỉ ñạo Berlin:

- Thừa nhận việc quản lý môi trường của dự án phát triển khoáng sản ñược ưu tiên mức ñộ cao, nhất là trong quá trình cấp phép hoạt ñộng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường (EMS). Nó bao gồm việc ñánh giá ñầy ñủ TðMT ngay từ ñầu,

Page 11: PTBV

11

kiểm soát ô nhiễm và những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu khác, các hoạt ñộng

kiểm tra, giám sát và quy trình ứng cứu khẩn cấp các sự cố môi trường.

- Củng cố trách nhiệm của chính quyền ở mức ñộ cao nhất trong việc quản lý môi trường công nghiệp và ñảm bảo chuẩn bị sẵn những phương sách, nhân lực thích

hợp và công tác ñào tạo cần thiết ñể thực hiện ñề án bảo vệ môi trường.

- ðảm bảo sự tham gia và ñối thoại với cộng ñồng ñịa phương và các bên có quan tâm trực tiếp về vấn ñề tác ñộng và bảo vệ môi trường ở tất cả các giai ñoạn của

hoạt ñộng phát triển khoáng sản.

- Chọn phương pháp tốt nhất ñể giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là trong

trường hợp không có các quy ñịnh cụ thể về môi trường.

- Chọn công nghệ bảo vệ môi trường hợp lý trong tất cả các giai ñoạn hoạt ñộng khoáng sản và tăng cường việc chuyển giao công nghệ thích hợp ñể giảm thiểu

TðMT, bao gồm cả những tác ñộng từ hoạt ñộng khai thác quy mô nhỏ.

- Thực hiện ñánh giá tác ñộng và kiểm soát rủi ro môi trường (EIA) khi lập dự án ñầu tư và khi thiết kế, mở mỏ và khi ngừng khai thác. Việc ñánh giá và kiểm soát

TðMT (Monitoring) bao gồm cả khi sử dụng và xử lý chất thải ñộc hại trong khai

thác, chế biến và trong các hoạt ñộng khoáng sản khác.

- Củng cố cơ sở hạ tầng, dịch vụ hệ thống thông tin, ñào tạo và kỹ năng quản lý

môi trường có liên quan ñến hoạt ñộng khoáng sản.

- Thừa nhận mối quan hệ của các thành phần môi trường như hệ sinh thái, ñiều kiện văn hóa xã hội, sức khỏe con người và an toàn lao ñộng tại khu vực dự án cũng

như môi trường thiên nhiên sung quanh.

- Khuyến khích ñầu tư lâu dài trong phát triển khoáng sản bằng cách ñưa ra

những tiêu chuẩn rõ ràng về môi trường với mức chuẩn và thủ tục tiến hành ổn ñịnh và

có thể dự báo tác ñộng môi trường.

5. Phát triển bền vững TNKS Việt Nam

5.1. Tiềm năng TNKS Việt Nam

Việt Nam là nước giàu trung bình về TNKS. Nguồn TNKS tương ñối phong

phú và ña dạng nhưng có nhiều ñặc thù về ñiều kiện thành tạo, chủng loại, chất lượng

và phân bố… Ngoài một số mỏ có qui mô trữ lượng vừa và lớn; phần lớn các mỏ có

trữ lượng nhỏ và phân tán.

Nếu ñược tiếp tục thăm dò và có chiến lược khai thác, chế biến và sử dụng hợp

lý nguồn TNKS không những ñáp ứng ñược nhu cầu nguyên vật liệu cho các ngành

công nghiệp trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu và góp phần phát triển bền

vững KTXH của ñất nước.

5.2 Hiện trạng ngành CNKS Việt Nam

Trong thời gian qua ngành CNKS ñạt ñược khá nhiều thành tựu quan trọng, giá

trị sản xuất thường chiếm tới ≥30% giá trị toàn ngành công nghiệp và 8−10% tổng giá

trị GDP trong cả nước.

Tuy ngành CNKS ñạt ñược một số thành tựu nhưng việc khai thác bừa bãi, chế biến và sử dụng chưa hợp lý nên gây lãng phí TNKS và suy thoái môi trường ở nhiều

khu vực trong cả nước.

Page 12: PTBV

12

Lợi dụng kẽ hở của luật pháp và quản lý yếu kém “Cơ chế xin cho” trong cấp

phép hoạt ñộng khoáng sản, xuất khẩu khoáng sản thô qua ñường tiểu ngạch, nhập

khẩu phế thải ñộc hại khả phổ biến.

Việc khai thác, chế biến và sử dụng chưa phù hợp với tiềm năng TNKS; trình

ñộ KHCN trong nước và trên thế giới; không ñáp ứng ñược nhu cầu nguyên vật liệu

khoáng sản cho các ngành công nghiệp trong nước và tăng giá trị nguồn hàng xuất khẩu và ảnh hưởng ñến sự phát triển bền vững KTXH của ñất nước.

5.3 Nguyên nhân kém phát triển của ngành CNKS Việt Nam

a) Nguyên nhân khách quan: Việt Nam là một nước kinh tế kém phát triển; sức

ép dân số và việc làm tương ñối lớn; trình ñộ quản lý, trình ñộ dân trí và trình ñộ phát

triển KHCN còn nhiều bất cập.

b) Nguyên nhân chủ quan: Chưa nhận thức ñầy ñủ ñặc ñiểm của TNKS, ñặc thù

của dự án phát triển TNKS và ngành CNKS.

- Chính sách và luật pháp sửa ñổi và bổ sung không kịp thời. Công tác kiểm tra

và sử lý các sai phạm kém hiệu quả.

- Xây dựng chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển khoáng sản còn chủ

quan; vì lợi ích cá nhân cục bộ và ñịa phương; thiếu cơ sở khoa học và kinh tế; thiếu

tính khả thi.

- Buông lỏng quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên. và bảo vệ môi trường

trong hoạt ñộng khoáng sản.

- Tổ chức sản xuất (các Công ty, Tổng Công ty, Tập ñoàn) còn tùy tiện. Bố trí

một số cán bộ quản lý và lãnh ñạo không ñủ trình ñộ năng lực và phẩm chất chính trị vào các vị trí quan trọng trong ngành.

- Chưa xây dựng và phát huy ñược tiềm lực KHCN quốc gia và áp dụng các

tiến bộ KHCN của thế giới ñể ñổi mới công nghệ và thiết bị.

- Phân chia không hợp lý ñịa tô TNKS và lợi nhuận hoạt ñộng khoáng sản.

5.4. Phương hướng phát triển nguồn TNKS Việt Nam

Phát triển hợp lý nguồn TNKS là biện pháp tích cực, quan trọng và hiệu quả nhất ñể bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững KTXH của ñất nước. Trong quá trình soạn thảo chiến lược, qui hoạch, chính sách và pháp luật

có liên quan ñến phát triển TNKS, cũng như trong công tác quản lý hoạt ñộng khoáng

sản cần lưu ý ñến một số vấn ñề sau ñây:

1) Tiếp tục nghiên cứu, ñiều tra thăm dò ñịa chất ñể bổ sung chủng loại và trữ lượng TNKS. Trong ñó cần lưu ý:

- Sử dụng các phương pháp và thiết bị ñịa chất tiên tiến.

- Chú ý ñến một số loại khoáng sản có giá trị, có ưu thế về trữ lượng và chất lượng và có thị trường tiêu thụ.

- Quan tâm ñến công tác nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm công nghệ, ñặc

biệt với các khoáng sản mới, ñặc thù, phức tạp và nghèo.

2) Lựa chọn phương án, qui trình công nghệ thiết bị thích hợp với từng loại khoáng sản, khoáng sàng.

Page 13: PTBV

13

3) Theo Luật pháp Việt Nam “TNKS thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước thống nhất quản lý”. Trong luật pháp và chính sách cần phải qui ñịnh rõ và phân biệt “quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền hoạt ñộng khoáng sản”, cũng như mối quan hệ pháp

chế hành chính kinh tế và hình sự giữa “quyền hạn và tránh nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ”. Phải phân chia hợp lý ñịa tô và lợi nhuận cho các giai ñoạn hoạt ñộng phát triển

khoáng sản, cho cộng ñồng dân cư, cho doanh nghiệp và nhà nước; ưu tiên thích ñáng

lợi ích cho ñịa phương có tài nguyên. Trong ñó cần quan tâm ñến một số vấn ñề:

- Tình trạng cấp và chuyển nhượng giấy phép hoạt ñộng khoáng sản trái pháp

luật theo kiểu “xin cho”, chia mỏ lớn thành nhiều mỏ nhỏ.

- Tình trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch khoáng sản chế biến thô và nhập khẩu

các phế thải ñộc hại.

- ðịnh giá TNKS, quy ñịnh thuế và phí TNKS cũng như thuế và phí bảo vệ môi

trường. Khắc phục “tình trạng cho không TNKS” hiện nay.

- Bảo ñảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, lợi ích của ñịa phương và cộng

ñồng dân cư.

4) ðể phát huy nguồn lực TNKS trong thời kì công nghiệp hóa ñất nước:

- Sửa ñổi, bổ sung luật pháp và chính sách, có liên quan ñến hoạt ñộng khoáng

sản phù hợp với ñặc thù của TNKS, ñặc ñiểm của qui trình phát triển TNKS và của ngành CNKS. Cần chú ý ñến dự trữ tài nguyên và nguyên vật liệu khoáng sản.

- Tiến hành xây dựng chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển cho toàn ngành, từng loại khoáng sản và từng vùng mỏ một cách hợp lý, “phù hợp với nền kinh tế thị trường và kinh tế tri thức”, kể cả vùng mỏ nhỏ và phân tán.

- Ưu tiên ñầu tư chiều sâu ñể ñổi mới công nghệ và áp dụng các tiến bộ KHCN

cho các cơ sở ñang hoạt ñộng khoáng sản. Tăng công tác quản lý tài nguyên, môi

trường và công nghệ.

- Nhanh chóng triển khai dự án phát triển mỏ khoáng sản có ưu thế về trữ

lượng, chất lượng và giá trị, có thị trường trong nước và khả năng xuất khẩu.

- Nghiên cứu ñầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sâu, sản xuất các nguyên vật liệu và sản phẩm khoáng sản có chất lượng và giá trị cao cung cấp cho các ngành

công nghiệp trong nước ñể thay thế hàng nhập khẩu và tăng giá trị nguồn hàng xuất khẩu.

- Tổ chức bộ máy, hệ thồng quản lý và sản xuất ngành khoáng sản hợp lý. Tại

những vị trí quan trọng cần bố trí những cán bộ có ñủ trình ñộ, năng lực và phẩm chất

chính trị.

- Tổ chức các lớp tập huấn ñể nâng cao trình ñộ chuyên môn và quản lý cho các

quan chức có liên quan ñến công tác quản lý nhà nước và lãnh ñạo các doanh nghiệp

hoạt ñộng khoáng sản.

5) Trong mỗi dự án phát triển khoáng sản cần lựa chọn trình tự và quy mô, ñầu

tư; công nghệ và phương án sản phẩm thích hợp với ñặc ñiểm của mỏ và ñặc thù của

ngành khoáng sản; phù hợp với nhu cầu của thị trường và xu thế phát triển KHCN của

thế giới: “Khai thác, chế biến hợp lý và sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả TNKS; hình thành công nghệ ít hoặc không phế thải; bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo vệ con người.”

Page 14: PTBV

14

6) ðể khắc phục tình trạng lạc hậu, kém phát triển của ngành CNKS Việt Nam hiện nay về KHCN cần phải:

- Xây dựng tiềm lực KHCN quốc gia ñủ mạnh và tạo mọi ñiều kiện ñể KHCN

trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất và là ñộng lực phát triển nguồn TNKS phong

phú, ña dạng nhưng có nhiều ñặc thù của ñất nước.

- Khắc phục tình trạng thiếu phối hợp của một số cơ quan quản lý nhà nước, cơ

quan nghiên cứu triển khai KHCN và doanh nghiệp trong công tác ñổi mới công nghệ,

thiết bị và áp dụng các tiến bộ KHCN.

- Nghiên cứu giải quyết những vấn ñề KHCN có liên quan ñến các khoáng sản

có ñặc thù hoặc ưu thế; ñến chế biến sâu và sản xuất các nguyên vật liệu khoáng sản;

ñến tái chế và sử dụng các chất thải và bảo vệ môi trường.

- Có Chương trình Quốc gia và các chính sách, biện pháp tổ chức, hành chính

và kinh tế ñủ mạnh ñể khuyến khích việc cải tiến, ñổi mới và hiện ñại hóa ngành

CNKS.

7) ðể góp phần hạn chế tình trạng khai thác bửa bãi, phá hoại TNKS và suy thoái môi trường ngoài các biện pháp tổ chức, hành chính, kinh tế:

- Cần có các chính sách và biện pháp hữu hiệu xóa ñói, giảm nghèo nâng cao mức sống và trình ñộ dân trí của cộng ñồng dân cư ở các khu vực có TNKS thường là

vùng kinh tế kém phát triển và thiếu việc làm.

- Cải tiến và nâng cao chất lượng ñào tạo của các trường ñại học, cao ñẳng chuyên ngành. Nghiên cứu ñưa nội dung giáo dục cơ bản có liên quan ñến TNKS và

kỹ năng hoạt ñộng khoáng sản vào các trường phổ thông và dân tộc nội trú tại các khu

vực có hoạt ñộng khoáng sản.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông ñại chúng, mở các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn công nghệ khai thác chế biến khoáng sản tiên tiến. Huy ñộng các tổ chức quần chúng, xã hội và nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, giáo

dục về nhận thức và kỹ năng khai thác chế biến và sử dụng hợp lý TNKS.

6. Kết luận

1. Khoáng sản là tài nguyên hữu hạn và không tái tạo, là một trong những TNTN cơ bản, là nguồn nội lực quan trọng và là lợi thế so sánh ñể phát triển KTXH

của mỗi quốc gia, ñặc biệt trong thời kỳ ñầu công nghiệp hóa.

ðể phát triển hợp lý nguồn TNKS, góp phần phát triển bền vững KTXH cần

phải có nhận thức ñầy ñủ về ñặc ñiểm của TNKS, ñặc thù của qui trình và các giai ñoạn phát triển TNKS cũng như ñặc ñiểm của ngành CNKS trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

2. “Phát triển bền vững TNKS là mức ñộ khai thác và sử dụng không ñược vượt quá khả năng phát hiện các khoáng sản mới; những nguyên liệu thay thế và khả năng tái chế, sử dụng các phế thải. ðồng thời phải áp dụng công nghệ xử lý ñể kéo dài thời gian tồn tại và sử dụng của tài nguyên ñã khai thác”

3. Xu thế phát triển KHCN trên thế giới trong ngành CNKS hiện nay là “Khai thác và chế biến hợp lý; sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả TNKS; hình thành công nghệ ít và không phế thải; bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo vệ con người”.

Page 15: PTBV

15

4. Việt Nam là nước có nguồn TNKS tương ñối phong phú, ña dạng nhưng có nhiều ñặc thù. Ngành CNKS ñạt giá trị sản xuất khoảng 30% toàn ngành công nghiệp

và chiếm 8−10% tổng GDP. Nhưng ngành CNKS chưa phát huy ñược tiềm năng TNKS, công tác quản lý nhà nước còn nhiều tồn tại, trình ñộ KHCN không hợp lý và

lạc hậu nên ñã và ñang gây ra tình trạng phá hoại tài nguyên, suy thoái môi trường và ảnh hưởng ñến trật tự an ninh xã hội tại nhiều ñịa phương, ñe dọa ñến sự phát triển

bền vững KTXH và an ninh quốc phòng của ñất nước.

5. Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa và kinh tế trí thức hiện nay, ñể phát trỉên hợp lý nguồn TNKS và góp phần phát triển bền vững KTXH của Việt Nam

cần phải nâng cao nhận thức và ñổi mới tư duy về TNKS, quy trình phát triển TNKS và ngành CNKS trong công tác ban hành luật pháp; chính sách có liên quan ñến công tác

quản lý tài nguyên, hoạt ñộng khoáng sản và bảo vệ môi trường. ðồng thời sớm có các

biện pháp thích hợp và hữu hiệu ñể khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường cũng như trong quản lý các doanh nghiệp ñang và sẽ tham gia

hoạt ñộng khoáng sản hiện nay./.

Tài liệu tham khảo

1) Nguyễn ðức Quý, ðặng Huy Huỳnh, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn An

Phong; “Về khai thác và sử dụng hợp lý một số tài nguyên thiên nhiên Việt Nam”

Tuyển tập “Tài nguyên môi trường” NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001.

2) Nguyễn ðức Quý, “Về một số quan ñiểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam ”

Tuyển tập “Một số vấn ñề quản lý công nghiệp mỏ ở nước ta” ðà Lạt 2002.

3) Nguyễn ðức Quý, “Phát triển công nghệ chế biến hợp lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản Việt Nam ” Tuyển tập “Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần II” Hà Nội 2005.

4) Lại Hồng Thanh, “Tổng quan hoạt ñộng khai thác khoáng sản ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp” Tuyển tập “Một số vấn ñề quản lý công nghiệp mỏ ở nước ta”

ðà Lạt 2002.

5) "ðịnh hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam", Nghị ñịnh số 153/2004/Nð–CP của Chính Phủ ký ngày 17/08/2004.

6) A.P. Snurnikov, “Sử dụng tổng hợp nguyên liệu trong luyện kim màu”(Tiếng

Nga), NXB "Luyện kim", Moskva 1977.

7) Yu.N.Spitrak và nnk, “Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý khoáng sản có ích” (Tiếng Nga); NXB “Lòng ñất” Moskva 1993.

8) UNRFNRRE, Environmental Protection Guidelines; New York NY 10017

USA.