PHẦN I: MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewĐó là môn học giúp các em hiểu được...

34
Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Thị Hạnh 2. Ngày tháng năm sinh: 19/3/1981 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: ấp 5, Long Phước, Long Thành, Đồng Nai 5. Điện thoại: ( CQ)/ 0613559021- NR: 0613558762- ĐTDĐ: 6. Fax/ email: 7. Chức vụ: 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị cao nhất: Đại học Năm nhận bằng: 2003 Chuyên ngành đào tạo: Địa lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp dạy học địa lí Trang 1

Transcript of PHẦN I: MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewĐó là môn học giúp các em hiểu được...

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN1. Họ và tên: Trần Thị Hạnh

2. Ngày tháng năm sinh: 19/3/1981

3. Nam, nữ: Nữ

4. Địa chỉ: ấp 5, Long Phước, Long Thành, Đồng Nai

5. Điện thoại: ( CQ)/ 0613559021- NR: 0613558762- ĐTDĐ:

6. Fax/ email:

7. Chức vụ:

8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Học vị cao nhất: Đại học

Năm nhận bằng: 2003

Chuyên ngành đào tạo: Địa lí

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp dạy học địa lí

Số năm kinh nghiệm: 8 năm( 2004-2012)

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học địa lí

Trang 1

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Sử dụng Atlat hiệu quả trong dạy học địa lí

Chuyên đề ngoại khóa

Hướng dẫn vẽ biểu đồ trong dạy học địa lí 12

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ

BẰNG THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài

Trong các môn học trường phổ thông địa lí là môn học lý thú . Đó là môn học giúp các em hiểu được nhiều hiện tượng, sự kiện trên thế giới, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, với môi trường tự nhiên… những mối quan hệ đó được diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Địa lí còn là môn học giúp các em có cái nhìn về vẻ đẹp thiên nhiên, hiểu biết về nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, biết được vị trí lãnh thổ của các quốc gia, các châu lục, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhu cầu thực tế của xã hội có sự phân công ngành nghề, nên nhiều học sinh và phụ huynh có tư tưởng xem nhẹ môn học này, mặ dù Bộ Giáo Dục Đào Tạo cũng có những cải cách cho môn học và đưa môn học là môn thi tốt nghiệp.

Từ thực tế trên, bản thân tôi là giáo viên luôn suy nghĩ tăng tính hiệu quả của môn học trong quá trình dạy học, chọn những phương pháp hữu hiệu nhất áp dụng cho từng tiết học để phát huy trí tuệ, cũng như hứng thú của học sinh đối với môn học.

Trang 2

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Có rất nhiều các phướng pháp để thiết kế cho một bài dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, ở cấp độ đề tài nhỏ của mình, tôi xin đưa ra một mảng nhỏ cho phương pháp:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ BẰNG THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương pháp, phương tiện dạy học mới chưa được tiếp cận và áp dụng một cách rộng rãi, hiệu quả.

Trong các tài liệu tham khảo, có rất ít tác giả đã đề cập đến phương tiện dạy-học dành cho việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa.

Việc nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách

Đề tài tuy không mới , nhưng nó vẫn mang tính áp dụng thiết thực cao, ‘’ đây là con đường riêng đến với ‘ lộ trình” chung trong việc nâng cao hiệu quả dạy học địa lí trong trường phổ thông.

2. Những điều kiện để thực hiện tốt phương pháp :

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ BẰNG THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

a) Thuận lợi

Sở GD- ĐT và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo, động viên thiết thực bằng nhiều hình thức cho hoa4t động viết sang kiến kinh nghiệm.

Vấn đề đổi mới chương trình và sgk, đổi mới phương pháp dạy học địa lí để học sinh lĩnh hội tri thức tốt và hoàn thiện nhất.

Được tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng thường xuyên

Được tiếp cận tri thức trên các phương tiện thong tin đại chúng

Đặc biệt được sự giúp đỡ, trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp.

b) Khó khăn Đối tượng chịu tác động là học sinh nông thôn, nên việc áp dụng nhiều

phương pháp dạy học tích cực không tránh khỏi những trở ngại, bất cập.

Trang 3

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Còn ít sách tham khảo để giáo viên bổ trợ kiến thức nhằm dạy tốt và phát huy tính tích cực của học sinh

c) Số liệu thống kê

Với phương pháp dùng phiếu học tập để tăng tính hiệu quả cho môn học và phát huy khả năng tư duy của học sinh, và đặc biệt là thảo luận nhóm, đã đạt được kết quả sau, sau khi điều tra 4 lớp 12

4 lớp 12 Tổng Số Thích phát phiếu học tập

Thích ghi bài truyền thống

12a3 37 30( 81%) 7( 19%)

12a6 45 35( 78%) 10( 22%)

12a5 45 40( 89%) 5( 11%)

12a10 33 26( 79%) 8( 21%)

3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1. Mục đích, đối tượng :

* Mục đích :

- Hướng dẫn giáo viên trong quá trình giảng dạy trực tiếp và học sinh trong quá trình tiếp thu bài học, làm bài tập, kiểm tra kiến thức…

- Góp phần nâng cao kết qủa dạy và học của giáo viên và học sinh, tích cực tham gia vào việc mở rộng ứng dụng phương tiện dạy-học mới, hiện đại vào thực tiễn giáo dục của đất nước

* Đối tượng nghiên cứu:

- Giáo viên trong việc giảng dạy.

- Học sinh trong việc học tập.

4. Nhiệm vụ :

Trang 4

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

- Nghiên cứu phương

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ BẰNG THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

.- Đưa ra những nguyên tắc chung về kỹ năng thiết kế và sử dụng Phiếu học tập  qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện đổi mới hơn 3 năm nay.

a) Đối với giáo viên: cần chuẩn bị Nghiên cứu kĩ chương trình của cả năm, sử dụng tốt các phương pháp

giảng dạy, sử dụng phiếu học tập có hiệu quả

Soạn kĩ bài trên cơ sở nghiên cứu SGK và SGV hoặc những tài liệu tham khảo có liên quan.

Hướng dẫn học sinh học bài và tìm hiểu bài trước khi lên lớp

Cần xác định nội dung bài dạy và đối tượng học sinh

Đưa ra phiếu học tập phù hợp với bài dạy.

b) Đối với học sinh: cần chuẩn bị

Chuẩn bị bài mới, nghiên cứu bài kĩ trước khi đến lớp.

Tiến hành trả lới các câu hỏi trong SGK.

Bổ trợ cho việc học bằng các sách tham khảo và phương tiện thong tin đại chúng.

4.1. Phạm vi của đề tài:

- Các bài học có trong chương trình địa lí cấp THPT

- Giới hạn trong phương pháp

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ BẰNG THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

4.2. Giá trị sử dụng của đề tài :

- Đề tài dùng ứng dụng trực tiếp cho công việc soạn-giảng của giáo viên THPT nói chung trong hệ thống giáo dục hoặc dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập của học sinh nói riêng ở trường THPT Long Phước.

Trang 5

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

5 / Phương pháp nghiên cứu :

- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy địa lí cấp THPT qua nhiều năm, đặc biệt là hơn 3 năm đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện dạy-học mới, hiện đại.

- Phương pháp thử nghiệm-thực tiễn.

- Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.

PHẦN II: NỘI DUNG, KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

1/ Cơ sở của việc lựa chọn đề tài :

1.1.Nội dung, chương trình của Sách giáo khoa các khối lớp cấp THPT đều có liên quan

1.2. Hiện trạng dạy và học địa lí cấp THPT

Trang 6

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

- Với nội dung, chương trình SGK như hiện nay và thời lượng như cũ thì việc dạy-học trên lớp của giáo viên chủ yếu nghiêng về mặt lí thuyết  và giảng dạy bằng các phương tiện truyền thống như :

+ Bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường (Phương Tiện dạy học chủ yếu)

+ Vẽ sơ đồ, lược đồ để minh họa cho nội dung bài học (vẽ bảng hoặc chuẩn bị mẫu)

* Để đảm bảo đạt được kết qủa cao trong việc dạy-học của bộ môn, ngoài các phương tiện dạy học trên giáo viên cần phải tiếp cận nhiều phương tiện dạy-học mới, hiện đại trong đó có PHIẾU HỌC TẬP.

2/ Khái quát chung kĩ năng Thiết kế , sử dụng phiếu học tập trong dạy-học môn địa lí

2.1. Quan niệm: Phiếu học tập là tờ giấy rời trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập… kèm theo các gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó HS thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp HS mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức bài học.

2.2. Chức năng:

a) Cung cấp thơng tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện.

Những thông tin trên nhằm mở rộng, bổ sung làm rõ cho nội dung “truyền thống văn hóa, độc đáo” trong bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó. VD: HS dựa vào những thông tin trong phiếu học tập số 1 để trả lời câu hỏi: Đoạn văn trên miêu tả điều gì? (những nét đặc sắc trong nền văn hóa ở Tây Nguyên). Những đặc trưng đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng ?

b) Công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm (Phiếu số 1 có gắn câu hỏi, phiếu số 2, phiếu số 3, phiếu số 4)

2.3.Phân loại

- Dựa vào mục đích: Phiếu học bài, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra.

- Dựa vào nội dung:

+ Phiếu thông tin: Nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài (phiếu số 1).

+ Phiếu bài tập: Nội dung là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố,… (phiếu số 2).

Trang 7

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

+ Phiếu yêu cầu: Nội dung là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết (phiếu số 3 )

+ Phiếu thực hành: Nội dung liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng (phiếu số 4).

2.4. Thiết kế phiếu học tập

- Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong bài dạy học.

- Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập. Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và PTDH( phương tiện dạy học), môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp.

- Bước 3: Viết phiếu học tập: Các thông tin, yêu cầu,… trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho HS điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ.

2.5. Sử dụng phiếu học tập

Phiếu học tập là công cụ để GV tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, đồng thời là cơ sở để HS tiến hành các hoạt động một cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra,… thường được diễn ra theo quy trình sau:

- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho HS, tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà GV giao cho mỗi HS một phiếu hay mỗi nhóm một phiếu.

- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của HS.

- Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập. GV có thể yêu cầu HS trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh giá kết quả làm việc với phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của GV.

THỂ NGHIỆM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO BÀI SOẠN

Bài 6ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌCSau bài học, HS cần:1. Về kiến thức

Trang 8

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam : đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.Hiểu sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

2. Về kĩ năng Đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ.3.Thái độII. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Làm chủ bản thân: quản lí thời gian khi trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình.Tìm kiếm và xử lí thông tin và phân tích về đặc điểm chung của địa hình, các thế mạnh và hạn chếvề tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Tái hiện, phát vấn, suy nghĩ- thảo luận, cặp đôi- chia sẻ, nhóm nhỏ, sơ đồ tư duyIV. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lí tự nhiên Việt Nam.Atlat Địa lí Việt Nam.Tranh, ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đồi núi của đất nước (nếu có).

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu các đặc điểm chính của giai đoạn cố kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? Ý nghĩa của giai đoạn này là gì ? Câu 2: Tìm các dẫn chứng để khẳng định giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta cho đến tận ngày nay?

3. Bài mới3.1 Khám phá

GV hướng dẫn HS quan sát BĐĐịa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời:Màu chiếm phần lớn trên Bđđịa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?

GV: Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta.Sự tác động qua lại của địa hình tới ccá thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta- đất nước nhiều đồi núi

3.2 Kết nốiHOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Cả lớp I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Trang 9

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

B1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên VN ( hoặc dựa vào atlat địa lí VN, bản đồ trong sách giáo khoa VN) + kênh chữ SGK, trả lời một số câu hỏi sau:

Các dạng địa hình chủ yếu ở nước ta, địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ? Hướng nghiêng chung của địa hình, hướng chính của các dãy núi?Trả lời các câu hỏi của mục c và d.

B2: Học sinh trả lời, GV nhận xét và rút ra 4 đặc điểm chung của địa hình VN.Chuyển tiếp: Những đặc điểm này đã góp phần vào sự phân hoá của thiên nhiên và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Hoạt động 2 : Nhóm ( 3 phút ) Địa hình núiB1: GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một vùng B2: Yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ tự nhiên VN, Átlat địa lí VN, trao đổi và điền vào phiếu học tập theo gợi ý như sau : Vị trí Hướng nghiêng chung của địa hình Độ cao địa hình. Các dãy núi chính, các cánh cung, thung lũng sông,B3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Lấy một số ví dụ về các thẳng cảnh của từng vùng GV nhận xét và chuẩn kiến thứcB4: Yêu cầu học sinh dựa vào bảng vừa hoàn thành để so sánh địa hình của vùng núi (Đông Bắc với Tây Bắc, Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam) để tìm điểm giống và khác nhau của hai vùng núi.Chuyển tiếp: GV cho HS nghe một bài hát có liên quan , trong đó

có câu “Quê em miền trung du, đồng xanh lúa xanh rờn,….” Quê em ở bài hát là vùng mà chúng ta cùng tìm hiểu sau đây Địa hình bán bình nguyên và đồi trung duHoạt động: Cả lớp

B1: GV yêu cầu HS tìm trên bản đồ tự nhiên VN các bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, dải đồi trung du chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng sông Hồng.B2: Hãy nêu nguồn gốc hình thành các địa hình trên?B3: HS trả lời.

CỦA ĐỊA HÌNHa. Địa

hình VN có 4 đặc điểm chính.

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng .c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con nguời.

II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

1. Khu vực đồi núia. Địa hình núi(nội dung theo thông tin phản hồi)

b. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du Nằm chuyển tiếp

giữa miền núi và đồng bằng Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở ĐNB với bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ Badan Đồi trung du phần nhiều là là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác

Trang 10

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

GV chuẩn kiến thức động của dòng chảy. Tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung.

3.3 Luyên tập/Thực hành

So sánh điểm giống và khác nhau địa hình của vùng núi :Đông Bắc với Tây Bắc, Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam

Vùng núi Giống Khác

Đông bắc Hướng nghiêng chung thấp dần từ TB xuống ĐN

- Tây Bắc cao nhất nước, xen giữa là các cao nguyên đá vôi, hướng TB-ĐN- Đông Bắc thấp hơn, hướng núi vòng cung

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc Núi thấp và trung

bình

- TSB: hướng TB-ĐN là chủ yếu, không có cao nguyên.- TSN: hướng vòng cung, có các cao nguyên, sườn tây thoải, sường đông dốc.

Trường Sơn Nam

3.4 Vân dụng: Từ Atlat trang 13, đọc các địa hình trên hai lát cắt :

A-B : Sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình C-D: Biên giới Việt Trung đến sông Chu Hoàn thành các câu hỏi cuối bài VI.PHỤ LỤC Phiếu học tập

Vùng núi Vị trí Đặc điểm chính Đông bắcTây BắcTrường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Thông tin phản hồi

Vùng núi Vị tr í Đặc điểm chính

Đông Bắc

Nằm ở tả ngạn sông Hồng

- Địa hình nghiêng theo hướng TB – ĐN

Trang 11

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

- Núi thấp chiếm diện tích lớn- Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra ở phía Bắc và phía Đông đó là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và các thung lũng sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam …

Tây Bắc

Nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả

- Là vùng địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn cùng hướng Tây Bắc –Đông Nam, trong đó có núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ- Cao hai bên thấp ở giữa.- Xen giữa là các thung lũng sông Đà, Mã, Chu

Trường Sơn Bắc Từ phía nam sông

Cả tới núi Bạch Mã

- Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam- Địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa, hẹp ngang

Trường Sơn Nam

Phía nam Bạch Mã xuống phía Nam

- Hướng vòng cung- Gồm các khối núi và cao nguyên+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có những đỉnh cao trên 2000m+ Các cao nguyên badan Playku, Daklak, MơNông, Di Linh, ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao từ 500- 1000m- Giữa hai suờn Đông –Tây có sự đối xứng rõ rệt.

BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌCSau bài học, HS cần:1. Kiến thức

Trang 12

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Biết và trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của vùng, các thế mạnh kinh tế về khai thác khoáng sản, thủy điện, cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt, cũng như các thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc và kinh tế biển.Biết được ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.

2. Kĩ năngĐọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài.Thu thập và xử lí các số liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau.

3. Thái độ, hành viTăng tình yêu quê hương đất nước. Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌCBản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi phía Bắc.Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học.Hình ảnh minh họa về thế mạnh kinh tế của vùng.Atlat Địa Lí Việt Nam.Sử dụng các hình ảnh và bản đồ trên Internet.

Trình bày bài dạy trên Power Point.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1.Ổn định lớp2.Kiểm tra bài cũ3. Bài mớiKhởi động: Cho học sinh xem một đoạn video về Trung du và miền núi Bắc Bộ: Vịnh Hạ Long, khai thác than ở Quảng Ninh, hình ảnh các dân tộc ít người, nhà máy thủy điện Hòa Bình, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ… đưa ra câu hỏi cho học sinh: Em có nhận biết đây là vùng nào của nước ta không?Vào bài: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc ít người có truyền thống văn hóa đa dạng độc đáo, là nơi có di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long

nổi tiếng thế giới, nơi có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế. Điều này sẽ được chúng ta làm rõ trong bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên &học sinh Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiều vị trí địa lí và lãnh thổ của vùng.

1.Khái quát chunga. Vị trí, lãnh thổ

Trang 13

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Hình thức :cả lớpGV: đặt câu hỏi:TD-MNBB có diện tích là bao nhiêu?TD-MNBB được chia ra làm mấy tiểu vùng? Bao gồm bao nhiêu tỉnh, đó là những tỉnh nào?

Một HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét trình bày của học sinh và bổ sung kiến thức.GV: Cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam và đặt câu hỏi:Em hãy quan sát bản đồ và xác định vị trí của vùng TD-MNBB, theo dàn ý:Tiếp giáp: với những quốc gia, vùng biển và khu vực kinh tế nào?Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế, xã hội?Một học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét bổ sung.GV nhận xét trình bày của học sinh và bổ sung kiến thức.( TD-MNBB có ý nghĩa chiến lược về chính trị - quốc phòng , đặc biệt là việc xác định chủ quyền biên giới trên đất liền- cực Bắc, Cực Tây của nước ta đều thuộc khu vưc này. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới)Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng nổi bật về tự nhiên và kinh tế - xã hội của TD-MNBB.Hình thức: theo cặp Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các cặp và giao nhiệm vụ.Nhiệm vụ: Đọc SGK kết hợp với các hình ảnh minh họa ( Điện Biên Phủ, Vịnh Hạ Long, cộng đồng dân tộc ít người…) hãy hoàn thành phiếu học tập số 1 để làm nổi bật các thế mạnh và các hạn chế của vùng.Bước 2: GV yêu cầu học sinh thảo luận và điền nội dung vào phiếu học tập.Bước 3: GV tổng kết và nhấn mạnh: Bên cạnh những thuận lợi và mặt xã hội chính trị, vùng còn nhiều hạn chế như: diện tích rừng ít, nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo( đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải)

- Là vùng có diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất nước ta, bao gồm hai tiểu vùng là Đông Bắc và Tây Bắc. Bao gồm 15 tỉnh.

- Tiếp giáp: + Phía Bắc: giáp Trung Quốc+ Phía Nam: giáp Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.+ Phía Tây: giáp Thường Lào+ Phía Đông : giáp vịnh Bắc Bộ Giao lưu phát triển kinh tế bằng đường bộ, đường biển với các nước và với các vùng kinh tế trong cả nước đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng.

b. Đặc điểm chung(Phiếu học tập số 1)

Trang 14

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Hoạt động 3: Tìm hiểu các thế mạnh kinh tế của TD-MNBBHình thức: Theo nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm.Bước 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung chính trong sách giáo khoa theo định hướng trong phiếu học tập, đồng thời kết hợp với bản đồ kinh tế vùng TD-MNBB, tranh ảnh minh họa củng cố, khắc sâu kiến thức cần thiết cho học sinh.Nhóm 1 : Phiếu học tập số 2a- thế mạnh khai thác khoáng sản và thủy điệnGV nhấn mạnh việc khai thác các tài nguyên này tạo ra động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhưng khi phát triển cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và cảnh quan.Nhóm 2: Phiếu học tập số 2b- Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.GV nhấn mạnh : Khó khăn lớn nhất trong việc phát huy thế mạnh của vùng là hiện tượng thời tiết khắc nghiệt : rét đậm. rét hại, sương muối. Số lượng các nhà máy chế biến và tiêu thụ còn hạn chế. Nhóm 3: Phiếu học tập 2c- Chăn nuôi gia súcGV nhấn mạnh: Việc phát huy thế mạnh này gặp khó khăn cơ bản đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo, cần chú ý giải quyết tốt các khâu trên để tương lai nó sẽ là thế mạnh lớn của vùng.Nhóm 4: Phiếu học tập 2d- Kinh tế biểnGV nhấn mạnh: kinh tế biển của Quảng Ninh ( du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…) tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế của vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.Bước 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm và tổng kết từng nội dung phiếu học tập. Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV tổng kết chung:TD-MNBB có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên đa dạng có khả năng phát triển một cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh với những thế mạnh về công nghiệp khai thác, chế

2. Các thế mạnh kinh tếa. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.b. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.c. Chăn nuôi gia súc.

d. Kinh tế biển.( Phiếu học tập 2a,2b,2c,2d)

Trang 15

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả sản phẩm cận nhiệt và ôn đới , phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

4. Củng cốTại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TD-MNBB có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị- xã hội sâu sắc?Hãy xác định trên bản đồ những mỏ khoáng sản lớn của vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng?

5. Hoạt động nối tiếpTrả lời câu hỏi trong SGKTìm hiểu và sưu tầm hình ảnh về vùng Đồng bằng Sông Hồng.

PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1Nhiệm vụ: đọc SGK, kết hợp với các hình ảnh minh họa, hãy làm nổi bật các thế mạnh và các hạn chế của vùng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc điểm Đánh giá- Là vùng có tài nguyên thiên

nhiên…- Là vùng thưa dân, mật độ dân

số…- Nơi tập trung các dân tộc ít

người…- Tuy nhiên trình độ dân cư…- Có nhiều di tích văn hóa, lịch

sử, tự nhiên…- Cơ sở vật chất…

.…….….….

….….

Thông tin phản hồiĐặc điểm Đánh giá

- Là vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng- Là vùng thưa dân, mật độ dân số thấp. - Nơi tập trung các dân tộc ít người như: Thái, Tày, Nùng, Mông…-Tuy nhiên trình độ dân cư còn lạc hậu.Có nhiều di tích văn hóa lịch sử, tự nhiên như: Vịnh Hạ Long, Điện Biên

->Phát triển kinh tế tổng hợp->Bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng.-> Thiếu lao động kỹ thuật, khai thác tài nguyên bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên.

-> Phát triển du lịch văn hóa và sinh thái.

Trang 16

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Phủ…- Cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ.

Phiếu học tập số 2a:Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2 ( trang 146), kết hợp với bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng, kênh hình minh họa. Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm nổi bật về thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng.

Tiềm năng Thế mạnh-Kim loại-Than-Phi kim loại-Vật liệu xây dựng-Thủy điện

->->->->->

Thông tin phản hồi:

Tiềm năng Thế mạnh- Kim loại:sắt ( Thái Nguyên, Yên Bái), thiếc( Cao Bằng)…- Than: Quảng Ninh, Nà Dương, Thái Nguyên- Phi kim loại: apatit ( Lào Cai), đất hiếm- Vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, sét- Thủy điện: trữ lượng 11 triệu KW bằng 1/3 cả nước

-> Luyện kim, chế tạo máy…

-> Nhiệt điện, dùng trong sản xuất, xuất khẩu.-> Hóa chất-> Sản xuất vật liệu xây dựng-> Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà.

Phiếu học tập số 2bNhiệm vụ: Đọc SGK ở mục 3( trang147), kết hợp với bản đồ và hình ảnh minh họa. Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm nổi bật thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Cơ sở phát triển Hiện trạng sản xuất

=> Phương hướng

Thông tin phản hồi:Cơ sở phát triển Hiện trạng sản xuất

- Đất feralit trên đá phiến, đá vôi, gơnai và các loại đá mẹ khác.- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.- Địa hình phân hóa đa dạng.- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất.- Nhu cầu tiêu thụ lớn.

-Phát triển cây công nghiệp: chè- Cây dược liệu: tam thất, dương quy, hồi, thảo quả- Cây ăn quả, rau, cây đặc sản.

Trang 17

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

=> Phương hướng: - Phát triển nông nghiệp hàng hóa - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - Định canh, định cư

Phiếu học tập số 2c:Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 4( trang 148), kết hơp với bản đồ và hình ảnh minh họa. Hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm nổi bật thế mạnh về kinh tế biển.

Cơ sở phát triển Hiện trạng sản xuất

=> Phương hướng

Thông tin phản hồi:

Cơ sở phát triển Hiện trạng sản xuất- Nguồn thức ăn: đồng cỏ ( Mộc Châu)- Có nhiều giống vật nuôi tốt: lợn, ngựa, gà.- Kinh nghiệm sản xuất của người dân

- Đàn trâu bò phát triển mạnh nhất cả nước, đặc biệt là trâu( năm 2005 đàn trâu chiếm ½ cả nước, đàn bò chiếm 16% cả nước)- Các gia súc khác( dê, lợn) được chú ý phát triển.

=> Phương hướng: Phát triển dịch vụ thú y, cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến.

Phiếu học tập số 2d:Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 5( trang 149) kết hơp với bản đồ và hình ảnh minh họa. Hãy điền vào sơ đồ sau để làm nổi bật thế mạnh về kinh tế biển.

Thông tin phản hồi

Trang 18

Kinh tế biển

Kinh tế biển

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

BÀI 5- TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC TÂY NAM Á- TRUNG Á

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được tiềm năng phát triển KT của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

Trang 19

Phát triển du lịch: vịnh Hạ Long, Trà Cổ

Cảng biển: cụm cảng Quảng Ninh(cảng nước sâu Cái Lân…)

Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản: vịnh bắc bộ

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố bạo lực. 2. Kĩ năng:- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa, vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.- Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực.- Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ các nước trên thế giới.- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á.- Phóng to hình 5.8 trong SGK.III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1.Ổn định lớp2.Kiểm tra bài củ3.Bài mới

* Khởi động: Một khu vực thường có những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh mà qua phương tiện thông tin nó là 1 điểm nóng của thế giới trong bất kì giai đoạn nào hiện nay. Nó như là 1 ngòi nổ, và ngòi nổ này nó bắt nguồn từ 1 nguyên nhân sâu sa mà bất kì 1 quốc gia nào cũng muốn có đó là dầu.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1:Mục tiêu: Nắm được đặc điểm chung của 2 khu vực Tây Nam Á và

khu vực Trung Á. GV treo bản đồ các nước châu Á, xác định cho HS ranh giới của 2 khu vực trong bài. Xác định trên bản đồ tự nhiên.

GV yêu cầu HS quan sát hình 5.5 và 5.7 SGK kết hợp bảng số liệu trang 33.GV cho HS chia làm 2 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập GV cho sẳn.Nhóm 1: Đặc điểm chung

HS: Dựa vào bản đồ các nước châu Á chú ý khu vực Tây Nam Á và khu vực trung Á. Dựa vào bản đồ tự

nhiên biết đặc điểm địa hình khí hậu của khu vực.

HS chia 2 nhóm.

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á: (Phiếu học tập số 1)

Trang 20

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

của khu vực Tây Nam Á.Nhóm 2: Đặc điểm chung của khu vực Trung Á.GV cho HS thời gian sau đó trình bày lên phiếu kẻ sẵn của GV. Các nhóm bổ sung nhận xét đánh giá, GV tổng kết.GV bổ sung thêm. - Tây Nam Á có nền văn minh rực rỡ từ thời cổ đại 1 trong những thành tựu là vườn treo Babilon. - Trung Á là nơi có “ con đường tơ lụa” có sự nối liền văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.GV:Hãy tìm ra điểm chung nhất của 2 khu vực Tây Nam Á và Trung Á.GV nhận xét.

Chuyển ý:

Nhóm 1: Dựa vào hình 5.5 SGK và bảng trang 33 trình bày theo câu hỏi.

Nhóm 2: Dựa vào hình 5.7 và bảng số liệu SGK trang 33 trình bày.HS xác định trên bản đồ sau đó mới nêu đặc điểm theo phiếu học tập.HS các nhóm bổ sung, nhận xét, đánh giá.

HS nêu ra các đặc điểm chung nhất: + Nằm ở châu Á. + Có vị trí chiến lược. + Có nhiều dầu, khí hậu khô. + Tôn giáo đa số là Hồi giáo.

Hoạt động 2: Mục tiêu: Vai trò rất quan trọng của dầu mỏ, thực trạng và tồn tại

của tình hình chính trị. GV yêu cầu HS quan sát nội dung SGKvà hình 5.8 SGK phóng to.GV:Hãy kể tên các khu vực có sản lượng dầu khai thác cao nhất, khu vực thấp nhất.GV: Khu vực nào có sản lượng dầu tiêu dùng cao nhất, khu vực nào thấp nhất.

GV: Khu vực nào có sản lượng dầu khai thác cao hơn sản lượng dầu tiêu dùng. Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây

HS chú ý quan sát biểu đồ hình 5.8

HS: + Khu vực có sản lượng dầu khai thác nhiều nhất Ít nhấtTây Nam Á Tây Âu+ Khu vực có sản lượng dầu tiêu dùng ít nhất Nhiều nhất Trung Á Bắc Mĩ.+ Khu vực có sản lượng dầu khai thác cao hơn tiêu dùng: Tây Nam Á và Trung Á.HS trả lời. Khả năng cung cấp dầu nhiều chiếm 50% trữ

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á: 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ:- Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu lớn.- Tây Nam Á chiếm 50% trử lượng dầu tập trung ở vịnh Pecxich.- Ả Rập Xêút có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ quan trọng nhất.

Làm mất ổn định về chính trị và xã hội.

Trang 21

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Nam Á.GV bổ sung. Tây Nam Á cung cấp 62% sản lượng dầu khai thác mất ổn định khu vực.GV cho HS xem hình 5.9 SGK để thấy được những nạn nhân của cuộc xung đột chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.GV Thực trạng về tình hình chính trị XH của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.GV bổ sung. 2001 HK đánh Afganistan. 2003 HK đánh Irắc. HK có can thiệp vào Irăn.GV:Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc xung đột thường xuyên của 2 khu vực.GV nhấn mạnh nguyên nhân từ dầu mỏ.GV: Hậu quả của các cuộc chiến tranh xung đột đối với sự phát triển KT-XH và môi trường.GV: Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao.GV kết lụân. Các vấn đề này nên được giải quyết từ nguyên nhân “Mọi vấn đề bắt nguồn do đâu thì từ đó mà giải quyết. Còn có giảm hay không là do các thành viên trong khu vực”.

lượng dầu thế giới. Là khu vực xuất khẩu lớn nhất.

HS nêu thực trạng. Thường xuyên có xung đột và chiến tranh.

HS nêu nguyên nhân. + Giành quyền lợi. + Bất đồng tôn giáo. + Can thiệp các thế lực.

HS nêu hậu quả. + Đói nghèo. + XH mất ổn định. + Môi trường ô nhiễm.

2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố:* Thực trạng:- Sự xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palestin.- Chiến tranh vùng vịnh.- Chiến tranh HK- Irăc.

* Nguyên nhân:- Đấu tranh giành đất đai, nguồn nước, tài nguyên.- Chiến tranh dầu mỏ.- Bất đồng tôn giáo.- Sự can thiệp của các thế lực.* Tồn tại: - Tình trạng đói nghèo.- Mất ổn định XH.- Ô nhiễm môi trường.

* Củng cố:HS cần nắm được các đặc điểm chung của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung á. Vai trò cung cấp dầu mỏ của 2 khu vực và tình trạng mất ổn định của 2 khu vực.Kiểm tra đánh giá kết quả bài học

TRẮC NGHIỆM TỰ LỤÂN1. Nêu những đặc điểm chung nhất của 2 khu vực TNA và TA.

Trang 22

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

2. Nêu những nguyên nhân và tồn tại của tình hình chính trị xã hội của 2 khu vực.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (Phiếu học

tập số 2)Dặn dò: - Chuẩn bị kiến thức từ bài 2- hết bài 5.- Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm.- Dụng cụ thước, compa Kiểm tra tiết.Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1

Tây Nam Á Trung ÁQuốc gia 20 6Dân số 313.3 triệu người 61.3 triệu người

Diện tích 7 triệu km2 5.56 triệu km2

Vị trí Giáp châu Á- Âu – Phi. Nằm ở trung tâm châu Á

Ý nghĩa Chiến lược KT, VH,CT,XH,giao thông Chiến lược VH, CT

Tự nhiên(khí hậu, khoáng sản)

KH: khô hạn, dầu mỏ, khí tự nhiên

KH: khô hạn; dầu mỏ, khí tự nhiên, đồng, sắt.

Xã hội (dân tộc, tôn giáo) Đa số theo đạo Hồi Đa dân tộc, theo đạo

Hồi

PHẦN III:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Kết quả thực hiện

Trang 23

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

Sử dụng phương pháp thiết kế bài bằng phiếu học tập làm cho GV và HS xác định hơn nữa vị trí và chức năng của mình trên lớp. Chức năng của GV là tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình học, còn HS là nhân vật chính trong giờ học, được rèn luyện toàn diện trong bài học, trong sách vở, trong bạn bè và trong cách dạy của thầy và phát huy tính tích cực của bản thân.

Thiết kế phiếu bài tập là cách dạy tạo nên tiết học hiệu quả

Bài soạn thật sự là một quy trình hoạt động của HS dưới sự hướng dẫn của GV.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa GV và HS đã đẩy lùi cách học thụ động của HS.

2. Bài học kinh nghiệm

Qua thiết kế phiếu học tập, GV cần nhận thức sâu hơn vai trò của thiết kế phiếu học tập để tạo cho HS tham gia vào hoạt động nhóm, hoạt động thực hành bên ngoài kết hợp với tư duy bên trong

Tiết kiệm được thời gian mà lại đạt hiệu quả cao về trí lực, HS phát huy tính độc lập, tư duy.

Phải có tinh thần học hỏi đồng nghiệp và phải luân cập nhật thông tin qua sách, vở và thông tin đại chúng.

Trang 24

Nang cao hieu qua day hoc dia li – Tran Thi Hanh

PHẦN IV :

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :

1/KẾT LUẬN:

Thiết kế bài giảng bằng phiếu học tập có ưu điểm là hiệu suất cao trong việc phát triển tư duy của học sinh, nhưng trong quá trình dạy học địa lí ở trường học không phải bài nào cũng áp dụng dể dàng.

Qua phiếu học tập được thiết kế tốt sẽ phát huy được trí lực và niềm đam mê của học sinh với môn học. Vì thế người giáo viên cần có ngọn lửa yêu nghề, cần có sự đầu tư và trau dồi nghiệp vụ sư phạm bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.

Với thiết kế bài giảng qua phiếu học tập sẽ giúp các em dễ dàng học thuộc bài và hiệu hơn về mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lí, tự nhiên, xã hội và con người với nhau.

Nội dung đề tài không lớn, tuy nhiên  nó đề cập đến một trong những phương tiện dạy-học mới, hiện đại , bản thân cũng vừa áp dụng vừa đúc rút kinh nghiệm để viết nên đề tài này và như vậy nội dung bài viết có thể chưa thật đầy đủ …Tất cả những điều  này mong  quý thầy  cô giáo  đóng  góp  ý kiến  để  đề  tài hoàn  chỉnh  hơn.

2/KIẾN NGHỊ:

* Việc Thiết kế và Sử dụng phiếu học tập cũng như ứng dụng vào thực tiễn là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, vật chất…vì vậy cần triển khai đồng bộ, , qua thực tế để rút kinh nghiệm và tiếp tục nhân rộng.

* Các cấp lãnh đạo cần đầu tư nhiều nguồn sách cho thư viện nhà trường bằng những tham khảo thật sự có giá trị trong từng bộ môn.

Người thực hiện Trần Thị Hạnh

.

Trang 25