PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC -...

108
297 PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC

Transcript of PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC -...

Page 1: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

297

PHẦN 2

TÂM LÍ HỌC Y HỌC

Page 2: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

298

Chương V

ĐẠI CƯƠNG TÂM LÍ HỌC Y HỌC

ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ Y HỌC

1. Lịch sử phát triển của Tâm lí Y học.

Ngay từ khi Y học tách ra khỏi những quan niệm thần bí để trở thành một

khoa học, các thày thuốc khi đó cũng đã rất quan tâm tới những vấn đề tâm lí.

Y học Trung Hoa cổ đại đã đề cập đến mối quan hệ của tâm lí với bệnh tật…

Ở Phương Tây, Hippocrates, người được xem là ông tổ của nghề y đã nói

rằng thầy thuốc cần có 3 thứ để chữa bệnh: con dao, ngọn cỏ và lời nói.

Mặc dù vậy, cũng phải đến thế kỉ thứ XVIII, những ứng dụng của Tâm lí học

vào Y học mới rõ nét hơn.

Năm 1882, Galton đã thành lập phòng thí nghiệm nhân trắc để đo những vấn

đề khác biệt cá nhân như: độ nhạy cảm giác quan, kỹ năng vận động và thời gian

phản ứng. J.Mc.Keen Cattell, nhà tâm lí học Mỹ cũng được nhắc đến như là một

trong những người đặt nền móng ban đầu cho trắc nghiệm tâm lí. Cattell cũng đã

từng làm việc tại phòng thí nghiệm tâm lí đầu tiên trên thế giới- Phòng thí

nghiệm tâm lí của W.Wundt và cũng như Galton, Cattell đi vào nghiên cứu sự

khác biệt thời gian phản xạ. Ông cũng cho rằng bằng cách này có thể nghiên cứu

được trí tuệ. Thuật ngữ Mental test (test trí tuệ) cũng là của J. Cattell.

Đến cuối thế kỷ XVIII, một bác sĩ người Áo tên là F. Mesmer (1734 - 1815),

người sáng lập ra lí thuyết thôi miên, đã sử dụng ám thị để chữa cho hàng nghìn

bệnh nhân. Ông đã đưa ra khái niệm "thể lỏng từ tính động vật" để giải thích hiện

tượng ám thị trong thôi miên. Cách giải thích của Ông đã không được Hội đồng

khoa học Hoàng gia Pari thừa nhận. Mesmer không chỉ bị bài xích mà còn bị coi

là phù thủy, bịp bợm. Tuy nhiên cũng chính Hội đồng này, đến năm 1882 đã khôi

phục danh dự cho Ông bằng cách thừa nhận sự ám thị như là phương tiện chữa

bệnh khoa học.

Cũng trong giai đoạn này, J. Charcot đã nổi tiếng với các biện pháp thôi miên

điều trị người bệnh hysteria. Bắt đầu sự hợp tác giữa Bleuler và Freud. Năm 1895

Page 3: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

299

hai ông đã cho xuất bản tập Những nghiên cứu về hysteria. Do nhiều lí do, sự

hợp tác giữa họ đã bị đổ vỡ. Tuy nhiên sự hợp tác đó cũng đã góp phần thúc đẩy

Freud tạo ra hướng đi mới: Phân tâm học.

Nếu Galton, Cattell là những người khởi đầu thì Binet và cộng sự của Ông -

bác sĩ Simon với chính là những người thực sự mở ra thời kỳ mới của trắc

nghiệm trí tuệ nói riêng và test tâm lí nói chung. Năm 1905, test trí tuệ đầu tiên

ra đời theo đơn đặt hàng của Bộ giáo dục Pháp: Thang Binet - Simon (Binet –

Simon Scale). Thang được thiết kế nhằm sàng lọc những học sinh có khuyết tật

về trí tuệ để có thể có những biện pháp giáo dục đặc biệt hơn đối với những đối

tượng này. Do tính hiệu quả của nó, thang Binet-Simon được phổ biến sang

nhiều nước. Thang này cũng còn là sự khởi đầu cho hàng loạt các test trí tuệ khác

như: test trí tuệ Raven, test trí tuệ Wechsler v.v..

Đầu thể kỉ XX, trong Tâm lí học diễn ra cuộc cách mạng với 3 trường phái

lớn: Phân tâm học, Tâm lí học Gestal, Chủ nghĩa Hành vi và muộn hơn một chút,

đó là Tâm lí học Mac Xit. Sự xuất hiện của các trường phái lớn đã làm thay đổi

thực sự diện mạo của Tâm lí Y học. Nếu như trước đó, những vấn đề về Tâm lí Y

học do các thày thuốc nghiên cứu thì từ thời kì này, sự vào cuộc của các nhà Tâm

lí học diễn ra mạnh mẽ hơn. Hàng loạt những luận điểm Tâm lí học có dịp được

ứng dụng, kiểm nghiệm trong thực tiễn lâm sàng.

+ Phân tâm học với những luận điểm dựa trên nền tảng vô thức đã mở ra một

hướng điều trị mới: phân tích tâm lí (phân tâm). Xuất phát từ Phân tâm, một loạt

các dạng điều trị tâm lí khác đã ra đời và phát triển. Phân tâm cũng còn là cơ sở

cho một hướng mới trong các trắc nghiệm tâm lí lâm sàng: các phương pháp

phóng chiếu.

+ Chủ nghĩa Hành vi lấy hành vi làm phạm trù cơ bản cho mình để từ đó đi

vào những vấn đề về trị liệu. Liệu pháp hành vi được sử dụng ngày càng rộng rãi

trong nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Cũng trên cơ sở lí

luận của Tâm lí học Hành vi, có rất nhiều trắc nghiệm, thang đo tâm lí được xây

dựng và đưa vào ứng dụng.

+ Đối với Tâm lí học Mac Xit, phạm trù cơ bản là hoạt động. Một loạt những

vấn đề về sự hình thành và phát triển tâm lí cũng như các vấn đề của tâm lí bệnh

lí được xem xét và giải quyết từ tiếp cận hoạt động.

Page 4: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

300

Đến giữa thế kỉ thứ XX, một trường phái Tâm lí học khác nổi lên, có đóng

góp rất đáng kể trong lĩnh vực liệu pháp tâm lí: trường phái Tâm lí học Nhân văn

và Hiện sinh.

Ở nước ta, sự phát triển của Tâm lí Y học còn khá mới mẻ. Mãi đến năm

1979, Khoa Tâm lí học Y học đầu tiên trong cả nước được thành lập ở Trường

Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y). Trước đó, một số vấn đề về Tâm lí Y

học cũng đã được đề cập đến trong chương trình giảng dạy, nghiên cứu, ứng

dụng của một số cơ sở điều trị và giảng dạy môn Tâm thần học. Cho đến nay đã

có nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu đưa vào giảng dạy và nghiên cứu những

vấn đề về Tâm lí Y học, Tâm lí lâm sàng, Tâm lí Thần kinh. Tại Khoa Tâm lí học

của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia đã mở

chuyên ngành Tâm lí Lâm sàng chuyên đào tạo cử nhân tâm lí trong lĩnh vực

này.

2. Đối tượng của Tâm lí Y học.

Tâm lí Y học là một chuyên ngành ứng dụng của Tâm lí học trong Y học.

Đối tượng của Tâm lí Y học là các hiện tượng tâm lí của người bệnh.

Những vấn đề mà Tâm lí Y học quan tâm nghiên cứu tập trung vào các nội

dung sau:

+ Những biểu hiện tâm lí của người bệnh:

Tâm lí và cơ thể có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Khi cá nhân bị bệnh thì

tâm lí con người đó cũng có những biến đổi nhất định. Sự thay đổi tâm lí của

người bệnh có những điểm chung: những người mắc cùng một loại bệnh có

những đặc điểm tâm lí giống nhau. Những biến đổi như vậy mang tính quy luật

nhất định. Tuy nhiên tính quy luật như vậy chỉ mang tính tương đối. Mỗi con

người cụ thể có những đặc điểm riêng về cơ thể cũng như về tâm lí và xã hội. Do

vậy những thay đổi tâm lí do bệnh tật cũng có những điểm khác nhau ở những

người khác nhau.

+ Vai trò của các yếu tố tâm lí trong phát sinh và phát triển bệnh:

Yếu tố tâm lí đóng vai trò rất khác nhau trong sự hình thành và diễn biến

bệnh tật. Có những bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do tâm lí, ví dụ như rối loạn

phân li (trước đây gọi là hysteria). Cũng có những bệnh mà theo các thày thuốc,

tâm lí đóng vai trò chủ đạo, ví dụ như hen suyễn, viêm loét dạ dày - hành tá tràng

(mặc dù gần đây người ta đã tìm ra vi khuẩn Helicobater Pilory)…

+ Ảnh hưởng qua lại giữa bệnh và tâm lí:

Page 5: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

301

Mối quan hệ giữa tâm lí và bệnh tật là khá phức tạp. Như đã biết, các hiện

tượng tâm lí được hình thành và phát triển trên cơ sở của hoạt động hệ thần kinh,

đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Một khi bị bệnh, hoạt động của hệ thần kinh

cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động tâm lí. Ngược lại, các tác

động lên tâm lí cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh dẫn đến

ảnh hưởng tới sự hình thành và diễn biến của bệnh. Ví dụ: trong điều kiện thời

tiết giá rét, những người có stress tâm lí là những người có nguy cơ mắc bệnh

viêm đường hô hấp trên cao hơn so với những người khác.

+ Những tác động của yếu tố môi trường (tự nhiên và xã hội) lên tâm lí người

bệnh: ngay trong điều kiện bình thường, các yếu tố của môi trường tự nhiên như:

nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn…và các yếu tố môi trường xã hội như: tình hình chính

trị, kinh tế, xã hội cũng đã ảnh hưởng đến tâm lí con người. Trong điều kiện bệnh

lí, sự ảnh hưởng như vậy càng rõ nét song cũng phức tạp hơn.

+ Vai trò của yếu tố tâm lí trong điều trị và chăm sóc sức khoẻ con người:

Vận dụng cơ chế ảnh hưởng của tâm lí lên sức khoẻ nói chung, bệnh tật nói

riêng, trong Y học Lâm sàng có hẳn một chuyên ngành Liệu pháp Tâm lí. Từ

những thành công trong lĩnh vực lâm sàng tâm thần, liệu pháp tâm lí đã được ứng

dụng sang các lĩnh vực khác lâm sàng nội, ngoại khoa khác nhau.

Y học hiện đại không chỉ bó hẹp trong phạm vi bệnh viện. Cùng với Y học,

Tâm lí Y học góp phần xây dựng, triển khai những biện pháp nhằm tăng cường,

củng cố những hành vi sức khoẻ cho người dân và cộng đồng nói chung.

+ Giao tiếp của nhân viên y tế:

Hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh của người thầy thuốc phụ thuộc vào

không chỉ kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn vào các kĩ năng giao tiếp

của họ. Do vậy một trong những điều không thể thiếu đối với công tác đào tạo

cán bộ y tế đó là trang bị, hình thành cho họ những kĩ năng giao tiếp cần thiết.

Hoạt động khám, chữa bệnh hoặc các biện pháp dự phòng, tăng cường sức

khoẻ đều nhằm đến mục tiêu cải thiện sức khoẻ (cả về thể chất và tâm lí) cho con

người. Tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp đó không chỉ phụ thuộc vào trình

độ hiểu biết của người thầy thuốc về tâm lí người bệnh mà nó còn phụ thuộc vào

chính những đặc điểm tâm lí - nhân cách của họ- những người làm công tác chăm

sóc sức khoẻ. Do vậy, với góc độ là một lĩnh vực ứng dụng vào Y học, Tâm lí

học Y học không chỉ dừng lại ở mức độ trang bị cho thầy thuốc kiến thức về tâm

lí người bệnh. Những hiểu biết về tâm lí - nhân cách của thầy thuốc cũng còn là

Page 6: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

302

cơ sở khoa học góp phần giáo dục, đào tạo bồi dưỡng và phát triển toàn diện, hài

hoà nhân cách người thầy thuốc.

3. Nhiệm vụ của Tâm lí Y học.

3.1. Chẩn đoán/đánh giá tâm lí lâm sàng:

+ Chẩn đoán tâm lí lâm sàng nhằm xác định trạng thái tâm lí hiện tại của

khách thể. Trên cơ sở so sánh/đối chiếu với các chuẩn hoặc trong điều kiện bình

thường nhằm xác định các biến đổi tâm lí.

+ Trong nhiều trường hợp, cần phải xác định nguyên nhân của những biến

đổi đó. Ví dụ: sự giảm sút trí nhớ đã được ghi nhận là do nguyên nhân gì?

+ Chẩn đoán tâm lí lâm sàng còn cần phải đưa ra được dự báo diễn biến tiếp

theo của các rối loạn tâm lí.

3.2. Can thiệp tâm lí:

Sự tham gia của tâm lí lâm sàng không chỉ bó hẹp trong khái niệm trị liệu

(liệu pháp/điều trị) tâm lí mà đã mở rộng ra rất nhiều. Trong lâm sàng, can thiệp

tâm lí không chỉ nhằm xoá bỏ nguyên nhân của các rối loạn. Dựa trên quan niệm

sức khoẻ con người bao gồm 3 thành tố: sinh học – tâm lí – xã hội, can thiệp tâm

lí nhằm tác động vào thành tố tâm lí, giúp cho người bệnh tự giải quyết những

vấn đề của mình.

Can thiệp tâm lí đã mở rộng ra lâm sàng các bệnh nội, ngoại, sản, nhi...Ví dụ:

đối với người bệnh ung thư, can thiệp tâm lí nhằm giúp họ thích ứng với tình

trạng của mình để phấn đấu vươn lên, sống có ích cho người thân trong gia đình,

không bi quan tuyệt vọng, không có ý định và hành vi cực đoan.

Can thiệp tâm lí cũng còn mở rộng sang cả lĩnh vực cộng đồng/công cộng.

Có hẳn một chuyên ngành nữa, đó là Tâm lí học Công cộng.

4. Các lĩnh vực ứng dụng của Tâm lí Y học.

4.1. Trong y học lâm sàng:

+ Trong lâm sàng tâm thần:

Cho đến nay đã có rất nhiều những thành tựu của công nghệ hiện đại được

ứng dụng vào Y học lâm sàng. So với chụp X. quang trước đây, hình ảnh của

siêu âm, siêu âm 3 chiều, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân…đã

có những bước tiến rất xa. Các thành tựu này đã trợ giúp rất nhiều cho thầy thuốc

trong công tác chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên các bác sĩ tâm thần không được hưởng

Page 7: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

303

lợi nhiều từ những thành quả đó. Hiện tại chưa có một thiết bị nào, ví dụ: có thể

ghi được tiếng nói trong đầu của bệnh nhân. Do vậy để chẩn đoán bệnh, các nhà

tâm thần học vẫn phải dựa vào cứ liệu lâm sàng là chủ yếu. Trong bối cảnh như

vậy, kết quả chẩn đoán tâm lí sẽ là cứ liệu bổ ích cho các bác sĩ tâm thần trong

quá trình chẩn đoán bệnh, đặc biệt là chẩn đoán phân biệt.

Ở bệnh nhân tâm thần, cái bị rối loạn nặng nề nhất không phải là cơ thể mà

là phần tâm lí – nhân cách. Do vậy xu hướng tác động, lên tâm lí bệnh nhân

nhằm mục đích điều chỉnh hành vi, nâng cao tính thích ứng đang ngày càng được

sử dụng nhiều. Hiện nay các biện pháp can thiệp tâm lí đang mở sang lĩnh vực

chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng.

+ Trong lâm sàng thần kinh:

Một khi bệnh nhân bị tổn thương não, đặc biệt là vỏ não, các biểu hiện rối

loạn, biến đổi tâm lí cũng rất phức tạp. Chẩn đoán tâm lí thần kinh đưa ra nhận

định về khu vực tổn thương trên cơ sở phân tích các biến đổi, rối loạn tâm lí của

người bệnh. Mặc dù hiện nay các phương tiện kĩ thuật hiện đại đã có thể trợ giúp

rất nhiều trong chẩn đoán định khu thần kinh song ở một số nước, chẩn đoán tâm

lí thần kinh vẫn được ưa dùng bởi giá thành rẻ.

Một mảng ứng dụng của tâm lí nữa là phục hồi chức năng tâm lí cấp cao.

Như đã biết, khi một vùng nào đó của vỏ não bị bất hoạt, ví dụ: bị phẫu thuật

tách bỏ, những vùng khác còn lại sẽ “chia sẻ” chức năng của khu vực đó theo

nguyên lí bù trừ. Phục hồi chức năng tâm lí cấp cao nhằm tác động vào những

chức năng tâm lí còn được bảo toàn nhằm thông qua đó, điều khiển quá trình bù

trừ hoặc phục hồi diễn ra một cách tối ưu.

Chẩn đoán định khu tâm lí thần kinh và phục hồi hức năng tâm lí cấp cao

chính là những nội dung cơ bản của một chuyên ngành khác của Tâm lí Y học:

Tâm lí Thần kinh.

+ Trong lâm sàng nội, ngoại khoa khác:

Hiện nay, ở nhiều nước, can thiệp tâm lí đã được thực hiện trong tất cả các

khoa lâm sàng. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người bị bệnh hiểm nghèo, ví

dụ như ung thư, AIDS…hoặc bị bệnh mạn tính dễ có những tổn thương nặng nề

về tâm lí, ví dụ như trầm cảm lo âu hoặc dễ có ý nghĩ và hành vi cực đoan. Can

thiệp tâm lí chính là nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm lí cho những người như

Page 8: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

304

vậy và cho bệnh nhân nói chung, cải thiện chất lượng cũng như kéo dài thời gian

sống cho họ nói riêng.

4.2. Trong công tác giám định:

Trong các hoạt động giám định như: giám định lao động, giám định hình luật –

pháp y, giám định quân sự, chẩn đoán tâm lí có thể được trưng cầu. Kết quả này sẽ

là những cứ liệu có ích cho việc xác định tỉ lệ mất sức khoẻ, độ tin cậy của lời

khai, chứng cứ…

4.3. Trong các dịch vụ tư vấn, tuyển chọn nghề nghiệp:

Hiện nay những ứng dụng của tâm lí lâm sàng đang được triển khai mạnh

trong các lĩnh vực tư vấn về sức khoẻ tâm lí cũng như tuyển chọn nghề.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA

TÂM LÍ Y HỌC

Những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lí y học là:

quan sát, hỏi chuyện, phân tích sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm...

Có thể chia các phương pháp của Tâm lí Y học thành 2 nhóm chính: các

phương pháp bổ trợ và các phương pháp chủ đạo. Phương pháp chủ đạo là

phương pháp được dùng chính trong một nghiên cứu. Thông thường kết quả của

các phương pháp chủ đạo được bổ sung, làm sáng tỏ thêm bằng kết quả của các

phương pháp bổ trợ. Lẽ đương nhiên sự phân chia như vậy cũng chỉ mang tính

tương đối.

1. Các phương pháp bổ trợ.

1.1. Hỏi chuyện lâm sàng:

Hỏi chuyện lâm sàng cũng là phương pháp được các thầy thuốc thường

xuyên sử dụng. Tương tự như vậy, trong tâm lí lâm sàng, hỏi chuyện được dùng

nhằm: thu thập thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của các biến đổi tâm lí;

thông tin về quá trình phát triển cơ thể; phát triển tâm lí - nhân cách và các mối

quan hệ xã hội của người bệnh. Bên cạnh đó hỏi chuyện còn được sử dụng nhằm

tạo dựng sự tiếp xúc tâm lí cũng như làm liệu pháp tâm lí.

Dựa vào cấu trúc, nội dung hỏi chuyện lâm sàng, có thể chia thành 3 mức độ:

+ Mức I: hầu như không có cấu trúc.

Ở mức độ này, nhà tâm lí thường đặt ra những câu hỏi mở để bệnh nhân có

thể kể về những vấn đề của mình. Thông thường dạng hỏi chuyện này được thực

Page 9: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

305

hiện dưới dạng một buổi trò chuyện tự do và thường là ở buổi đầu tiếp xúc với

bệnh nhân khi chúng ta chưa rõ vấn đề chính của họ. Nhược điểm là dễ lan man,

mất nhiều thời gian.

+ Mức II: chỉ có hướng chính của hỏi chuyện.

Hình thức hỏi chuyện này được thực hiện, ví dụ sau khi chúng ta đã tham

khảo các tư liệu trong bệnh án, qua lời kể của người nhà, bạn bè, đồng nghiệp

hoặc sau trò chuyện ban đầu và chúng ta đã xác định hướng vấn đề cần làm sáng

tỏ thêm.

+ Mức III: hệ thống câu hỏi chặt chẽ.

Đây còn gọi là hỏi chuyện (hoặc phỏng vấn) có cấu trúc. Với dạng hỏi

chuyện/phỏng vấn này, các hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để giúp chúng

ta thu được thông tin đầy đủ về vấn đề cần nghiên cứu. Thang trầm cảm

Hamilton là một ví dụ thuộc dạng này. Đây là thang mà các hướng câu hỏi đã

được chuẩn bị sẵn, giúp cho người phỏng vấn đánh giá các dấu hiệu khác nhau

của trầm cảm và mức độ nặng của các triệu chứng này.

Hỏi chuyện là một quá trình giao tiếp. Do vậy ngoài kênh ngôn ngữ còn có

kênh phi ngôn ngữ. Chính kênh này đã truyền tải nhiều thông tin về cảm xúc, ví dụ

như lo âu hoặc căng thẳng mà thông qua quan sát chúng ta có thể ghi nhận được:

+ Các dấu hiệu cận ngôn ngữ của lo âu: nói nhanh, một số lỗi ngôn ngữ, nói

không hết câu…

+ Ở mức độ phi ngôn ngữ, lo âu thể hiện qua: tư thế cứng nhắc, tăng động

chân, tay. Trầm cảm thường gắn với giảm ngôn ngữ, giảm trương lực cơ, sự phục

tùng hoặc thụ động thể hiện ở giảm tiếp xúc bằng ánh mắt… Trong quá trình hỏi

chuyện, cảm xúc của bệnh nhân thường cũng bị thay đổi khi chủ đề của hỏi

chuyện thay đổi. Những trạng thái cảm giác như vậy thường là trung tâm của các

khó khăn về tâm lí. Tuy nhiên nếu ở bệnh nhân không có sự thay đổi cảm xúc

như vậy thì cần phải lưu ý đến sự nghèo nàn cảm xúc.

Ngoài ra cách ăn mặc, xưng hô, bộ điệu… cũng cho chúng ta những thông

tin nhất định về đặc điểm tâm lí của bệnh nhân.

1.2. Quan sát:

Quan sát được sử dụng nhằm theo dõi, nhận xét đánh giá về hành vi của

người bệnh. Trong tâm lí lâm sàng, quan sát thường được dùng kết hợp với các

phương pháp khác như: trắc nghiệm, thực nghiệm và đặc biệt là hỏi chuyện. Bên

Page 10: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

306

cạnh đó, cũng có những thang đo được thiết kế trên cơ sở quan sát, ví dụ như một

số thang đo về tăng động, giảm chú ý ở trẻ em.

1.3. Phân tích sản phẩm hoạt động:

Mọi sản phẩm hoạt động của con người đều mang dấu ấn nhất định về những

đặc điểm tâm lí - nhân cách của chủ thể. Thông qua việc phân tích các sản phẩm

hoạt động, chúng ta có thể có những nhận xét nhất định về những đặc điểm đó.

Một trong những sản phẩm hoạt động được quan tâm nhiều trong thăm khám

tâm lí lâm sàng là các ghi chép, nhật kí, thư từ của bệnh nhân. Trong những sản

phẩm này, thông thường bệnh nhân ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của

mình về một vấn đề nào đó hoặc về ai đó.

Trong nhiều trường hợp giám định tâm thần, nhật kí, thư từ… là những tư

liệu rất quan trọng trong việc xác định và lí giải nguyên nhân cũng như quá trình

dẫn đến hành vi cực đoan.

Phân tích sản phẩm hoạt động cũng có thể được xây dựng thành một phương

pháp chuyên biệt, ví dụ như phương pháp vẽ tranh: vẽ tranh tự do và vẽ tranh

theo chủ đề.

1.4. Phân tích tiểu sử:

Phân tích tiểu sử cũng là một trong những phương pháp cung cấp nhiều tư

liệu về sự phát triển tâm lí - nhân cách của chủ thể qua từng thời kì. Trong phân

tích tiểu sử cần lưu ý đến những biến cố mang tính quy luật và những biến cố

mang tính bất ngờ.

Những biến cố mang tính quy luật (hầu như ai cũng phải trải qua) như: bắt

đầu đi học, xa gia đình đi học hoặc đi công tác, lấy vợ hoặc lấy chồng, khi đứa

con đầu tiên ra đời…

Những biến cố mang tính bất ngờ như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao thông,

cha mẹ hoặc chính bệnh nhân li dị…

Lẽ đương nhiên trong khi phân tích tiểu sử cũng phải luôn lưu ý đến sự phát

triển về sức khoẻ của bệnh nhân qua từng thời kì và những đặc điểm xã hội của

họ như: đặc điểm các mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, đặc điểm về kinh tế…

2. Các phương pháp chủ đạo.

Về mặt thuật ngữ, phương pháp có thể được hiểu ở 3 cấp độ: phương pháp

luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp cụ thể (kĩ thuật cụ thể).

Page 11: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

307

Ngoại trừ cấp độ phương pháp luận, trong thực hành tâm lí nói chung, tâm lí

lâm sàng nói riêng, các phương pháp nghiên cứu (chủ đạo) thường được dùng với

cả 2 cấp độ: các tiếp cận và phương pháp cụ thể. Có 2 cách tiếp cận được bàn

nhiều trong thực hành tâm lí lâm sàng, đó là thực nghiệm và trắc nghiệm.

2.1. Thực nghiệm tâm lí:

Thực nghiệm tâm lí là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động,

trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện

về quan hệ nhân - quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp

lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện

tượng cần nghiên cứu.

Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm là vai trò chủ động, tích cực của nhà

nghiên cứu. Đây cũng chính là nét khác biệt cơ bản giữa tiếp cận thực nghiệm

với trắc nghiệm.

Đặc điểm khác nữa của thực nghiệm chính là phân tích định tính. Đặc điểm này

không loại trừ tính định lượng mà ngược lại, chúng quan hệ rất mật thiết với

nhau.

Theo hình thức thực hiện có thể có: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm

trong phòng.

Theo mục đích: thực nghiệm phát hiện/xác định và thực nghiệm hình thành.

Trong thực hành tâm lí lâm sàng, thực nghiệm được sử dụng chủ yếu là thực

nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm xác định. Ví dụ, dùng thực

nghiệm để phát hiện các biểu hiện và mức độ của rối loạn tư duy hoặc nhằm

đánh giá chung những chức năng tâm lí còn được bảo toàn và những chức năng

tâm lí bị biến đổi/rối loạn cùng với mức độ rối loạn của chúng.

2.2. Trắc nghiệm tâm lí:

Cùng với việc xuất hiện các cuộc cách mạng trong Tâm lí học (như đã đề cập

trong bài trước), một trong những yêu cầu để xây dựng Tâm lí học thành một

ngành khoa học thực sự là đối tượng nghiên cứu của nó phải định lượng được.

Trước thế kỉ XX, trắc nghiệm tâm lí cũng đã có những bước đi ban đầu. Tuy

nhiên nó chỉ thực sự phát triển kể từ sau năm 1905, năm xuất hiện thang đo trí

tuệ Binet-Simon. Càng ngày càng có nhiều trắc nghiệm tâm lí được xây dựng và

phạm vi ứng dụng cũng được mở rộng ra rất nhiều: giáo dục, y tế, tuyển chọn

nghề, quân sự (ví dụ: tại Mĩ, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã có hơn 20

triệu quân nhân và nhân viên quân sự được “đo” trí tuệ).

Page 12: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

308

+ Trắc nghiệm tâm lí là một phép đo nên trắc nghiệm đòi hỏi phải được thực

hiện theo các yêu cầu:

- Tính chuẩn: trắc nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện chuẩn, có

những điểm chuẩn trên cơ sở kết quả của các nhóm đại diện cho một quần thể

(lứa tuổi, văn hoá, chủng tộc, nghề nghiệp...).

- Tính hiệu lực: trắc nghiệm phải đo được chính cái mà nó cần đo.

- Độ tin cậy: thể hiện ở chỗ trên cùng một đối tượng, trong các lần đo khác

nhau; hoặc trên cùng những đối tượng tương đồng; hoặc các phiên bản khác nhau

của cùng một trắc nghiệm phải cho kết quả giống nhau.

Cũng như các lĩnh vực Tâm lí học ứng dụng khác, trong thực tiễn tâm lí lâm

sàng, một trắc nghiệm tâm lí được xây dựng ở một nước nào đó và sau được sử

dụng ở nước khác. Trước khi ứng dụng, thông thường các trắc nghiệm được thích

ứng hoá. Đây là các biện pháp nhằm đảm bảo cho test được sử dụng có hiệu quả

trong điều kiện mới.

+ Thích ứng hoá test trải qua các bước:

- Phân tích cơ sở lí luận của test.

- Chuyển ngữ test và các hướng dẫn, kiểm định lại bằng ý kiến chuyên gia.

- Kiểm tra độ hiệu lực và độ tin cậy của test.

- Chuẩn hoá test.

Điều này cho thấy không nên tùy tiện sử dụng một trắc nghiệm/test bất kì nào

của nước ngoài.

Sự phân chia ra các phương pháp thực nghiệm và trắc nghiệm cũng chỉ mang

tính tương đối. Trong nhiều trường hợp, một phương pháp nào đó có thể được sử

dụng để đo, ví dụ: dùng test Raven để đo chỉ số trí tuệ. Tuy nhiên người ta cũng

có thể sử dụng chúng dưới góc độ thực nghiệm. Cũng với test Raven, người ta có

thể dùng nó là chất liệu để làm thực nghiệm về tư duy hoặc khả năng phê phán

của cá nhân.

+ Các phương pháp cụ thể:

Hiện nay có hàng nghìn phương pháp phương pháp khác nhau. Phần lớn các

phương pháp này được sử dụng dưới dạng trắc nghiệm:

- Các phương pháp khảo sát trí nhớ.

- Các phương pháp khảo sát chú ý.

- Các trắc nghiệm trí tuệ.

- Các phương pháp khảo sát cảm xúc.

Page 13: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

309

- Các phương pháp khảo sát nhân cách.

Trong số những phương pháp này, các trắc nghiệm trí tuệ và nhân cách

chiếm phần lớn.

2.3. Đánh giá hành vi:

Theo các nhà tâm lí học hành vi, cái gọi là tâm lí - nhân cách bên trong của

con người là những cái không thể quan sát được cũng như không thể “đo đạc”

được một cách trực tiếp. Do vậy thay vì dùng các phương pháp đo gián tiếp, các

nhà tâm lí học hành vi xây dựng các quy trình đánh giá hành vi, những cái có thể

trực tiếp quan sát được.

2.3.1. Phỏng vấn:

Mục đích chính của phỏng vấn trong đánh giá hành vi là nhằm xác định hành

vi có vấn đề, các yếu tố hoàn cảnh gây râ các hành vi đó và hậu quả của chúng.

Những thông số chính về hành vi có vấn đề mà nhà quan sát cần quan tâm:

+ Tần xuất.

+ Cường độ.

+ Độ dài.

Nhằm tăng độ tin cậy của đánh giá, xu hướng chung hiện nay là sử dụng

những phỏng vấn có cấu trúc.

2.3.2. Quan sát:

Quan sát là kĩ thuật chủ yếu của đánh giá hành vi. Đối với một số trường hợp,

ví dụ như bệnh nhân loạn thần hoặc trẻ nhỏ thì quan sát là kĩ thuật chủ đạo. Quan

sát có thể do một chuyên gia hoặc là người đã được hướng dẫn, luyện tập. Đây

thường là những người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng quan sát, ví dụ như: cô

giáo, cha mẹ. Cũng có thể do chính đối tượng thực hiện (tự quan sát).

Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật trợ giúp: đồng hồ, camera và các

thiết bị điện tử hoặc đơn giản là giấy bút.

2.4. Nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu dịch tễ:

2.4.1. Nghiên cứu trường hợp:

Nghiên cứu trường hợp cũng là một phương pháp được sử dụng trong nhiều

lĩnh vực, đặc biệt là trong Y học và Tâm lí Lâm sàng.

Có một số quan niệm khác nhau về nghiên cứu trường hợp. Tuy nhiên từ góc

độ tâm lí lâm sàng, nghiên cứu trường hợp thường được hiểu là nghiên cứu một

cách tích cực, toàn diện của một trường hợp cụ thể. Nội dung của nghiên cứu

trường hợp bao gồm:

Page 14: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

310

+ Các tư liệu: tiểu sử, nhật kí, tiền sử bệnh lí.

+ Hỏi chuyện, phỏng vấn.

+ Kết quả của các lần thực nghiệm tâm lí.

+ Kết quả trị liệu.

Giá trị lớn nhất của nghiên cứu trường hợp là ở chỗ nó có thể thu thập phong

phú các tư liệu của một cá nhân, chính những kết quả của nó dẫn đến việc hình

thành các giả thuyết khoa học.

2.4.2. Nghiên cứu dịch tễ:

Nghiên cứu dịch tễ là phương pháp nghiên cứu của Y học. Trong Tâm lí Lâm

sàng, nghiên cứu dịch tễ thường được sử dụng để xác định các chỉ số về dịch tễ

của một hoặc một số rối loạn tâm lí nào đó, ví dụ: nghiên cứu về stress ở sinh

viên.

Giá trị của nghiên cứu dịch tễ là ở chỗ khi phân tích sự phân bố các trường

hợp rối loạn trong cộng đồng và xem xét/phân tích những đặc điểm của nhóm rối

loạn, chúng ta nhận biết được bước đầu mối liên quan giữa rối loạn đó với các

yếu tố khác, ví dụ: mối liên quan giữa stress với bệnh tim mạch.

Phần lớn các nghiên cứu dịch tễ đều dựa trên phương pháp điều tra khảo sát

và phỏng vấn. Do vậy nghiên cứu dịch tễ cần phải được thực hiện trên cơ sở một

thiết kế tốt bởi nếu không chúng ta sẽ bỏ qua những yếu tố quan trọng.

Chương VI

CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ

PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ

1. Hiện tượng tâm lí.

Khi ta nhìn, quan sát thấy một sự vật hiện tượng, biểu tượng đó xuất hiện

trong đầu của chúng ta. Đó chính là biểu tượng tâm lí.

Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lí.

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh giá nào đó, những nhận

định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lí.

Có những sự việc không diễn ra tức thời như quá trình suy nghĩ hay như

trạng thái vui, buồn mà nó chỉ là những khái quát từ các hiện tượng tâm lí khác.

Page 15: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

311

Ví dụ: khi ta nói yêu lao động thì chúng ta đã đề cập đến một nét tính cách của

con người. Đối với một con người như vậy họ rất trân trọng, quý trọng sản phẩm

của lao động.

Trong ngôn ngữ Việt, bên cạnh thuật ngữ tâm lí còn có thuật ngữ tâm hồn.

Đôi khi người ta tách chữ tâm riêng, chữ hồn riêng. Trong Từ điển tiếng Việt

(1988), tâm hồn được định nghĩa là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội

tâm, thế giới bên trong của mỗi con người.

Các hiện tượng tâm lí, tâm hồn của con người đều có nguồn gốc từ bên ngoài,

là sự phản ánh thế giới khách quan. Thế giới vật chất được chuyển vào não, dưới

các dạng biểu tượng, hình ảnh đó không dừng lại ở mức độ xơ cứng, bất biến.

Nhờ có các giác quan, chúng ta có được những biểu tượng về các sự vật, hiện

tượng của thế giới khách quan. Từ vô số các hình ảnh, biểu tượng về những ngôi

nhà có thực, trong óc con người dần khái quát hoá, thu gọn tất cả những biểu

tượng đó vào một khái niệm: nhà. Chính ngôn ngữ đã giúp cho khả năng nhận

biết của con người về thế giới bên ngoài tăng lên một cách đột phá.

Cũng nhờ có ngôn ngữ, tư duy của con người đã chuyển sang một bước ngoặt

vĩ đại: từ tư duy bằng tay con người chuyển sang tư duy bằng khái niệm. Nhờ có

tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả năng “nhìn” sâu vào những cái mà

bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Bằng mắt, con người không thể nào nhìn

thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể.

Như vậy có thể nhận thấy các hiện tượng tâm lí - thế giới nội tâm của con

người, mặc dù là sự phản ánh thế giới bên ngoài song nó là các hiện tượng tinh

thần. Thế giới tinh thần này cũng có những cơ chế, quy luật hoạt động cho riêng

mình. Bản thân nó có cấu trúc phức tạp. Để có thể nghiên cứu sâu hơn các hiện

tượng tâm lí, người ta phân chia chúng thành các lớp hiện tượng khác nhau.

2. Phân loại các hiện tượng tâm lí.

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí khác nhau. Ở đây chúng tôi

chỉ giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.

2.1. Ý thức và vô thức:

2.1.1. Ý thức:

+ Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học,

Tâm thần học, Tâm lí học…

Page 16: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

312

Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng của con

người: định hướng thời gian, định hướng không gian và định hướng bản thân.

Khái niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm thần học. Như

trên đã đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý nghĩ và nhận

định mà chúng ta có được trong quá trình tư duy… đều là những hiện tượng tâm

lí. Khi những hiện tượng tâm lí đó lại là đối tượng để chúng ta suy nghĩ: tại làm

sao chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ và quyết định của chúng ta có

đúng hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng cấp lên bình diện

mới: bình diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các

hiểu biết. Nói một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh thế giới

khách quan thì sự phản ánh đó lại một lần nữa được phản ánh lại trong ta - đó

chính là ý thức.

Ở động vật cũng có sự phản ánh tâm lí. Tuy nhiên sự phản ánh này chỉ dừng

lại ở đó mà không có sự phản ánh lại một lần nữa. Con vật cũng có những khả

năng nhận biết song chúng không nhận biết được rằng chúng đang nhận biết.

Chúng không có ý thức.

Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức .

Tự ý thức là năng lực hiểu được chính mình, hiểu được những mong muốn,

những xu hướng của mình. Tự ý thức được xem là “bộ máy chỉ huy” cao nhất

trong toàn bộ ý thức của con người.

+ Cấu trúc: theo quan niệm chung, ý thức bao gồm 3 tầng bậc chính: nhận thức

cảm tính, nhận thức lí tính và hoạt động.

- Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính gắn bó mật thiết với nhau là

cảm giác và tri giác. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính giúp chúng ta nhận

biết được sự tồn tại của thế giới bên ngoài, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa

tỉnh và say.

- Nhận thức lí tính cung cấp cho chúng ta những hiểu biết một cách khái quát,

những mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

- Trong tầng bậc hoạt động, các hành động có ý thức đóng vai trò là những

đơn vị cơ bản. Hành động có ý thức là quá trình con người sử dụng những hiểu

biết, kinh nghiệm của mình tác động vào thế giới hiện thực nhằm thoả mãn

những nhu cầu của bản thân và xã hội.

2.1.2. Vô thức:

Page 17: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

313

Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:

+ Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng người ta không nhận

biết được nguyên nhân.

+ Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.

+ Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân sinh lí tự nhiên (mơ ngủ) hoặc do

bệnh lí (chấn thương sọ não, sốt cao) hay nhân tạo (gây mê).

+ Trực giác.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức song vẫn còn nhiều

điều chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.

2.2. Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:

Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong

nhân cách.

+ Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một khoảng

thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Các quá trình

đều có sản phẩm của mình. Đó có thể là các biểu tượng của nhận thức cảm tính,

là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

+ Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong khoảng thời

gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn luôn đi kèm theo, làm nền

cho các quá trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…

+ Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, hình

thành chậm song cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách.

Thuộc tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số quá trình tâm lí với

trạng thái tâm lí. Nét nhân cách có thể được xem xét một cách riêng biệt, ví dụ,

tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo thành nhóm. Ví dụ như xu

hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

2.3. Tâm lí bao gồm ba mặt:

+ Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự

vật, hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm

2 nhóm chính là nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lí tính

(chủ yếu là tư duy).

Page 18: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

314

+ Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người

hiểu biết về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ

của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự

vật hiện tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự

thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó

mang tính tổng thể (một cách tương đối) và bởi vì trong thành phần của nó có

nhiều các thành tố khác nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác

cho đến tình cảm. Ngay trong lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là

trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.

+ Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những

hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là

hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con

người chuyển được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí

luôn đi kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.

Thế giới các hiện tượng tâm lí của con người là một chỉnh thể trọn vẹn,

thống nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành các lớp, loại, lĩnh vực

trước hết nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu sâu hơn thế giới trừu tượng này.

Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngay trong từng

cách phân loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể xác định được một

cách chính xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và vô thức hoặc

không thể tách biệt một cách máy móc đâu là trạng thái cảm xúc và đâu là quá

trình cảm xúc.

Page 19: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

315

CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

1. Nhận thức cảm tính.

1.1. Khái niệm:

Mỗi sự vật, hiện tượng quanh ta đều được thể hiện ra bên ngoài hàng loạt các

đặc điểm như màu sắc (xanh, đỏ...), trọng lượng (nặng, nhẹ...), khối lượng (to ,

nhỏ...). Chúng ta biết được những thuộc tính đó là nhờ bộ não. Biểu tượng của

những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi sự vật, hiện tượng đang trực

tiếp tác động vào ta được gọi là các biểu tượng nhận thức cảm tính. Quá trình

chúng ta nhận biết được các thuộc tính đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Ví dụ: khi ta nhắm mắt, người bạn đặt vào lòng bàn tay ta một vật gì đó. Nếu

không sờ mó, nắm, bóp, ta chỉ có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ, nóng

hay lạnh.

Chúng ta đang quan sát ngôi nhà. Trong đầu chúng ta khi đó xuất hiện hình

ảnh ngôi nhà.

Chúng ta có cảm giác nóng, lạnh, trong đầu có hình ảnh ngôi nhà… đó

chính là biểu tượng nhận thức cảm tính. Khi chúng ta đang cảm thấy nóng hoặc

khi chúng ta đang nhìn ngôi nhà thì đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Đặc điểm chung nhất của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh được những

thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp

tác động vào giác quan chúng ta.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính là cảm giác và tri giác.

1.2. Cảm giác:

1.2.1. Khái niệm:

Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện

tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lí, sơ đẳng, đơn giản nhất. Biểu tượng

của nó chỉ là những thuộc tính riêng rẽ của sự vật. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò

khởi đầu cho các quá trình tâm lí khác như tưởng tượng, tư duy, trí nhớ… Cảm

giác cũng là khâu đầu tiên trong sự nhận thức hiện thực khách quan của con

người.

1.2.2. Các loại cảm giác:

+ Cảm giác bên ngoài:

Page 20: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

316

- Cảm giác nhìn (thị giác): cho chúng ta biết thuộc tính ánh sáng, màu sắc,

kích thước của đối tượng.

- Cảm giác nghe (thính giác): cho chúng ta biết những thuộc tính của âm thanh.

- Cảm giác ngửi (khứu giác): giúp con người nhận biết được mùi.

- Cảm giác nếm (vị giác): giúp chúng ta nhận biết các loại vị: mặn, nhạt,

đắng, cay…

- Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết về nhiệt độ.

+ Cảm giác bên trong:

- Cảm giác vận động.

- Cảm giác thăng bằng.

- Cảm giác nội tạng.

1.2.3. Các quy luật cơ bản của cảm giác:

+ Quy luật ngưỡng cảm giác (quy luật về tính nhạy cảm):

Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường độ kích thích phải

đạt đến độ nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức độ đó được gọi là

ngưỡng cảm giác.

Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của kích thích để có thể gây ra được

cảm giác.

Quy luật này còn gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi lẽ khi nói đến tính

nhạy cảm cao thì điều đó có nghĩa là chỉ cần cường độ kích thích nhỏ nhưng đã

có thể có cảm giác. Ví dụ: người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có

nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong khi người khác chưa nghe thấy thì người đó

đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng cao thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác

càng thấp.

Điểm đáng lưu ý ở đây là khi chúng ta nói đến ngưỡng cảm giác là chúng ta

đề cập đến đại lượng vật lí, ví dụ như cường độ âm thanh, trọng lượng… còn khi

ta nói độ nhạy cảm thì đó lại là “đại lượng” tâm lí. Do không đo được trực tiếp

độ nhạy cảm của giác quan nên người ta phải đo nó một cách gián tiếp, thông qua

việc đo các kích thích vật lí bên ngoài.

+ Quy luật thích ứng cảm giác:

Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có

khả năng thích ứng với kích thích.

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với

sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy

Page 21: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

317

cảm giảm và ngược lại, độ nhạy cảm tăng khi cường độ kích thích giảm. Ví dụ:

khi đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích mạnh), đi vào chỗ tối (cường độ kích

thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau đó dần dần mới nhìn rõ mọi vật.

Điều này là do độ nhạy cảm tăng dần.

Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luật thích ứng. Tuy nhiên mức độ

khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao. Trong bóng tối tuyệt

đối, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng gần 200.000 lần sau 40 phút. Bên cạnh đó,

cảm giác đau hầu như không thích ứng.

Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển do rèn luyện.

Ví dụ: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 50 0 - 600C

trong hàng giờ đồng hồ.

+ Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác:

Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Do sự

tác động qua lại như vậy, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu

lên cơ quan phân tích này lại làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại,

tác động mạnh lên giác quan này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích khác .

Ví dụ: khi nghe nhạc, có ánh sáng mầu kèm theo thì các bản nhạc cũng được

cảm nhận rõ nét hơn.

1.3. Tri giác:

1.3.1. Khái niệm:

Tri giác là một quá trình tâm lí nhận thức cảm tính, phản ánh một cách trọn

vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào

giác quan người ta.

Cũng giống với cảm giác, tri giác là một quá trình nhận thức cảm tính.

+ Là một quá trình vì có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

+ Là quá trình nhận thức vì biểu tượng tri giác giúp cho con người nhận biết

được hiện thực khách quan bên ngoài.

+ Là cảm tính vì chỉ gọi là biểu tượng tri giác khi sự vật, hiện tượng đang

trực tiếp tác động vào giác quan.

Tuy nhiên biểu tượng tri giác là là một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng.

Biểu tượng này được cấu thành từ các cảm giác. Ví dụ: hình ảnh ngôi nhà mà

chúng ta đang nhìn thấy bao gồm những cảm giác khác nhau về màu sắc, kích

Page 22: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

318

thước. Lẽ đương nhiên đó không phải là một tổng số học mà là một tổng thể các

cảm giác.

1.3.2. Các loại tri giác:

+ Tri giác không gian: tri giác không gian giúp người ta nhận biết được kích

thước, hình dạng, khoảng cách, phương hướng của đối tượng.

+ Tri giác thời gian: tri giác thời gian là sự phản ánh độ lâu, vận tốc và tính

kế tục của các hiện tượng.

+ Tri giác vận động: phản ánh những thay đổi về vị trí của các sự vật trong

không gian.

Ngoài cách phân loại theo đối tượng tri giác như trên còn có cách phân loại

theo giác quan. Theo cách phân loại này, người ta có các loại tri giác: thị giác,

thính giác, khứu giác…

1.3.3. Các quy luật cơ bản của tri giác:

+ Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

Hình ảnh mà tri giác đem lại bao giờ cũng là biểu tượng của một sự vật, hiện

tượng nhất định của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên cái mà

tri giác đem lại. Trong quy luật này đã hàm chứa tính chân thực của tri giác.

+ Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

Tri giác không thể phản ánh được toàn bộ những kích thích đang tác động lên

giác quan của con người ở tại một thời điểm. Do vậy để tri giác, con người phải

tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.

Sự lựa chọn của tri giác cũng không mang tính cố định. Nó phụ thuộc vào

nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của chủ thể.

+ Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được ứng dụng nhiều trong thực tiễn:

kiến trúc, quảng cáo, quân sự (nguỵ trang), trong giáo dục và dạy học.

+ Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện

tượng. Chính vì lẽ đó, biểu tượng tri giác cho phép người ta gọi tên được sự vật

hiện tượng, có thể sắp xếp chúng vào một nhóm, lớp nhất định.

+ Quy luật về tính ổn định của tri giác:

Tính ổn định của tri giác thể hiện ở chỗ trong các điều kiện khác nhau nhưng

nội dung của biểu tượng tri giác vẫn không thay đổi. Ngôi nhà, dù có cách xa

chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó trên võng mạc nhỏ hơn hình ảnh của

Page 23: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

319

một người đang đứng trước mặt chúng ta thì ngôi nhà vẫn được tiếp nhận to hơn

so với con người. Sự ổn định tri giác còn thể hiện ở cả về mầu sắc, kích thước...

+ Quy luật tổng giác:

Quy luật này thể hiện ở chỗ nội dung các biểu tượng tri giác còn phụ thuộc

vào nội dung đời sống tâm lí của chủ thể: thái độ, nhu cầu, cảm xúc, động cơ...

(Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Nguyễn Du).

+ Tri giác nhầm:

Trong một số trường hợp, hình ảnh của tri giác không phù hợp với thực tại.

Cần phân biệt tri giác nhầm với ảo giác. Tri giác nhầm là quá trình chúng ta vẫn

đang tri giác (sự vật, hiện tượng vẫn đang tác động vào giác quan) song biểu

tượng tri giác không tương xứng với thực tiễn. Ví dụ: khi ta nhìn cái thìa đang để

trong nửa cốc nước, ta thấy như cái thìa bị gãy ở chỗ mặt nước. Ảo giác là hiện

tượng con người vẫn “nhìn” thấy, ví dụ: nhìn thấy rắn rết bò đầy trên giường

nhưng thực tế không có, nghe thấy tiếng nói nhưng xung quanh không có ai. Tri

giác nhầm là hiện tượng bình thường còn ảo giác là hiện tượng bệnh lí.

Cảm giác và tri giác đều là quá trình nhận thức cảm tính. Trong thực tế, khi

chúng ta quan sát sự vật hiện tượng thì sự xuất hiện của cảm giác và tri giác là

đan xen nhau, có thể cái này xuất hiện trước cái kia. Ví dụ: “bắt mắt” là màu đỏ,

sau đó chúng ta mới quan sát tổng thể ngôi nhà. Cũng có thể hình ảnh ngôi nhà

xuất hiện trước, sau đó với xuất hiện các cảm giác.

2. Tư duy.

2.1. Tư duy là gì ?

Cảm giác, tri giác đã giúp cho con người nhận biết được các của sự vật, hiện

tượng. Tuy nhiên đó mới chỉ là các đặc điểm bên ngoài. Để nhận biết được cái

bên trong, cái cốt lõi của các sự vật hiện tượng đó, con người cần đến tư duy.

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,

những liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà

trước đó ta chưa biết.

2.2. Các đặc điểm tư duy:

+ Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề:

Hoàn cảnh có vấn đề có thể là một bài toán, một nhiệm vụ cần phải giải

quyết… Cùng một hoàn cảnh song đối với người này là hoàn cảnh có vấn đề

nhưng đối với người khác lại không. Như vậy hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh

kích thích con người suy nghĩ.

Page 24: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

320

+ Tính gián tiếp của tư duy:

Tư duy nhận biết được bản chất của sự vật hiện tượng nhờ sử dụng công cụ

(các dụng cụ đo đạc, máy móc…); các kết quả của nhận thức (quy tắc, công thức,

quy luật…). Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được thể hiện thông

qua ngôn ngữ.

+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:

Tư duy phản ánh cái bản chất, cái chung nhất cho một loại, một lớp hiện

tượng sự vật và khái quát chung bởi khái niệm. Nhờ có tư duy, con người có thể

đi sâu vào đối tượng, cho phép họ nhận thức được những vấn đề mà cảm giác, tri

giác không tiếp cận được.

+ Tư duy liên quan chặt chẽ tới ngôn ngữ:

Tư duy trừu tượng không thể tồn tại nếu không có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn

ngữ, tư duy có được tính khái quát và gián tiếp. Cũng nhờ có ngôn ngữ, những

sản phẩm của tư duy mới được truyền đạt cho người khác. Trong lâm sàng tâm

thần, ngôn ngữ được coi là hình thức của tư duy và việc phân loại các rối loạn

hình thức tư duy dựa trên ngôn ngữ.

+ Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính:

Nhận thức cảm tính thu thập tư liệu. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính

là nguyên liệu cho tư duy. Tư duy phát triển cũng giúp định hướng nhận thức cảm

tính.

2.3. Các thao tác tư duy:

2.3.1. So sánh:

Dùng trí óc đối chiếu các đối tượng hoặc những thuộc tính, bộ phận... để xem

xét sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất.

So sánh là cơ sở của mọi hiểu biết và của tư duy. Chúng ta nhận biết thế giới

không ngoài cách thông qua so sánh và phân biệt với một vật gì khác thì chúng

ta không thể có ý niệm nào và không thể nói lên một điểm nào về sự vật đó cả

(Usinxki).

2.3.2. Phân tích và tổng hợp:

+ Phân tích: dùng óc phân chia đối tượng thành bộ phận, thuộc tính, quan hệ.

+ Tổng hợp: kết hợp những đối tượng, thuộc tính quan hệ v.v.. thành tổng

thể.

2.3.3. Trừu tượng hoá và khái quát hoá:

Page 25: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

321

+ Trừu tượng hoá: gạt bỏ những bộ phận, thuộc tính, quan hệ thứ yếu, chỉ giữ

lại những yếu tố cần thiết của đối tượng để tư duy.

+ Khái quát hoá là dùng trí óc bao quát nhiều đối tượng khác nhau trên cơ sở

một số thuộc tính, quan hệ, bộ phận giống nhau sau khi đã gạt bỏ những điểm

khác nhau.

Khái quát hoá là loại tổng hợp mới sau khi đã trừu tượng hoá.

Trong tư duy, các thao tác được thực hiện theo một hệ thống nhất định.

2.4. Các loại tư duy:

2.4.1. Theo lịch sử hình thành:

+ Tư duy trực quan - hành động:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ

các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được. Loại tư duy

này có ở cả động vật cao cấp.

+ Tư duy trực quan - hình ảnh:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ được thực hiện bằng sự

cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi. Loại này đã phát triển

mạnh ở trẻ nhỏ.

+ Tư duy trừu tượng:

Loại tư duy được thực hiện trên cơ sở sử dụng các khái niệm, kết cấu logic,

được tồn tại trên cơ sở tiếng nói

Ba loại tư duy trên tạo thành các giai đoạn của phát triển tư duy trong quá

trình phát sinh chủng loại và cá thể.

2.4.2. Theo hình thức biểu hiện của vấn đề (nhiệm vụ) và phương thức giải quyết

vấn đề:

+ Tư duy thực hành:

Tư duy thực hành là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra một cách

trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động

thực hành. Ví dụ: tư duy của người thợ sửa xe hơi khi xe hỏng.

+ Tư duy hình ảnh cụ thể:

Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra dưới hình thức một hình

ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh đã có.

Ví dụ: suy nghĩ xem từ trường về nhà đi đường nào là tối ưu cho xe máy.

Page 26: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

322

+ Tư duy lí luận:

Đó là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lí luận và việc giải

quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng hệ thống khái niệm trừu tượng, những tri

thức lí luận. Ví dụ: giải quyết các bài toán về kinh doanh.

3. Ngôn ngữ.

Mặc dù ngôn ngữ không phải hoàn toàn là quá trình nhận thức song nó gắn

bó một cách mật thiết với tư duy nên chúng ta đề cập sâu thêm về hiện tượng tâm

lí này cũng là nhằm hiểu sâu sắc hơn lĩnh vực nhận thức.

3.1. Khái niệm về ngôn ngữ:

Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử

dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình nhờ có ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội - lịch sử . Do sống và hoạt động cùng nhau

nên con người có nhu cầu giao tiếp.

Nói một cách chung nhất, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ.

- Kí hiệu: Pavlov đã nói ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu.

- Hệ thống: chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định trong hệ

thống của mình.

+ Ngôn ngữ - hệ thống kí hiệu từ ngữ gồm 3 bộ phận:

- Ngữ âm

- Từ vựng

- Ngữ pháp – hệ thống các quy tắc thành lập từ, cấu thành câu (từ pháp và cú

pháp), sự phát âm (âm pháp).

+ Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản...

3.2. Các chức năng của ngôn ngữ:

3.2.1. Chức năng chỉ nghĩa:

Ngôn ngữ để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là thay thế chúng. Nói một

cách khác, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thể được khách quan hoá lần nữa và

có thể di chuyển đi nơi khác, làm cho con người có thể nhận thức được chúng

ngay cả khi chúng không xuất hiện trước mặt.

Page 27: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

323

Chức năng chỉ nghĩa còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại,

truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người.

Ngôn ngữ khác hẳn với những tiếng kêu của động vật. Về bản chất, động vật

không có ngôn ngữ.

3.2.2. Chức năng thông báo:

Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt, tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ

đó, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của con người.

Chức năng thông báo của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng giao tiếp.

3.2.3. Chức năng khái quát hoá:

+ Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà cả một loại, lớp

có chung một/một số thuộc tính: phạm trù, khái niệm, thuật ngữ... Nhờ vậy nó là

phương tiện đắc lực cho hoạt động trí tuệ.

+ Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là phương tiện lưu

lại kết quả của hoạt động này. Do vậy hoạt động trí tuệ không bị gián đoạn, không

bị lặp lại và có cơ sở cho sự phát triển tiếp theo .

+ Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay

chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.

Trong 3 chức năng của ngôn ngữ kể trên, chức năng giao tiếp là chức năng

cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp, con người mới lĩnh hội được tri thức

về hiện thực, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Về

thực chất, chức năng nhận thức cũng là quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với

chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa chỉ là điều kiện để thực hiện hai

chức năng kia.

3.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức:

+ Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính:

- Đối với cảm giác: ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng cảm giác.

- Đối với tri giác: làm cho quá trình tri giác dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan sát.

- Đối với trí nhớ:

. Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lí tính.

Page 28: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

324

. Gắn bó rất mật thiết với tư duy. Ở người trưởng thành, tư duy và ngôn ngữ

không tách rời nhau.

+ Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tư duy.

4. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và lí tính.

+ Nhận thức của con người bắt đầu từ nhận thức cảm tính.

+ Các biểu tượng nhận thức cảm tính được trí nhớ lưu giữ lại.

+ Nhiều biểu tượng cùng loại với nhau được “cô đặc” lại vào từ.

+ Các từ, khái niệm (hoặc cũng có thể các biểu tượng cảm tính) được sử dụng

cho tư duy: giải quyết một nhiệm vụ nào đó.

+ Biểu tượng cảm tính càng phong phú thì hệ thống khái niệm cũng phong

phú theo và là điều kiện tốt cho tư duy.

+ Tư duy, ngôn ngữ phát triển nó sẽ định hướng, lựa chọn, hỗ trợ đắc lực (cùng

với cảm xúc, tình cảm) cho nhận thức cảm tính.

Page 29: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

325

TRÍ NHỚ VÀ CHÚ Ý

1. Trí nhớ.

1.1. Khái niệm chung:

Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ tới toàn bộ đời sống tâm lí của

con người. Nếu không có trí nhớ, con người không thể có được quá khứ và cũng

không thể có được tương lai: người đó chỉ sống được với những gì đang diễn ra.

Một người như vậy không thể làm được bất kì việc gì, họ cũng không biết mình

là ai và cũng không thể định hướng được thời gian, không gian.

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có được đời sống tâm lí

bình thường, ổn định và lành mạnh. Trí nhớ cũng còn là điều kiện để con người

phát triển được các chức năng tâm lí cấp cao, tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng

những kinh nghiệm đó vào trong đời sống, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao

của cuộc sống cá nhân và xã hội.

Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nhờ có trí nhớ, các biểu

tượng của cảm giác, tri giác được lưu giữ làm nguyên liệu cho tư duy. Trí nhớ

cũng còn là nơi lưu giữ các quyết định, khái niệm..., kết quả của tư duy và các biểu

tượng cảm xúc...

Trong Tâm lí học, trí nhớ được định nghĩa là một quá trình ghi lại, giữ lại và

tái hiện những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình. Như vậy nét

đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua.

Trí nhớ không làm thay đổi những thông tin mà nó thu được và giữ gìn. Đây

cũng chính là sự khác biệt của trí nhớ với nhận thức cũng như với tưởng tượng.

1.2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ:

Quá trình trí nhớ bao gồm các quá trình thành phần: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện

và quên.

1.2.1. Ghi nhớ:

Thường thường người ta chia ghi nhớ của con người thành 2 loại:

+ Ghi nhớ không chủ định là không định trước cho mình nhiệm vụ ghi nhớ.

Đây là loại ghi nhớ không cần phải có biện pháp gì. Ưu điểm của loại ghi nhớ

này là nhớ nhanh, nhớ lâu, tốn ít sức lực và thời gian. Tuy nhiên trong đời sống

tâm lí của con người, hình thức ghi nhớ chủ yếu là có chủ định.

+ Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ.

Trong dạng ghi nhớ này, con người cần có nỗ lực ý chí và phải sử dụng những

Page 30: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

326

thủ thuật, phương tiện ghi nhớ nhất định.Ghi nhớ có chủ định được thực hiện

bằng hai thủ thuật:

- Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa vào sự liên hệ bề ngoài như trật tự

phát âm, liên tưởng... mà không cần đi sâu vào nội dung tài liệu. Những liên hệ

bề ngoài này mang tính tạm thời và ít bền vững.

- Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu biết nội dung, mối quan hệ

logic bên trong của sự vật, hiện tượng. Do cần phải hiểu nên ghi nhớ ý nghĩa tốn

nhiều thời gian hơn. Ngược lại, tài liệu được ghi nhớ tốt hơn, khối lượng nhiều

hơn và thời gian bền hơn.

1.2.2. Giữ gìn:

Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành

trên vỏ não khi nhớ. Người ta chia ra làm 2 loại giữ gìn: tiêu cực và tích cực. Nếu

như ta lặp đi lặp lại nhiều lần tri giác tài liệu thì ta có giữ gìn tiêu cực. Còn ta chủ

động tái hiện tài liệu đã ghi nhớ thì đó là giữ gìn tích cực.

1.2.3. Nhận lại và nhớ lại:

+ Nhận lại: là nhận ra đối tượng khi đối tượng được tri giác lại. Nhận lại có

thể nhanh chóng và chính xác nếu hình ảnh cũ được giữ gìn một cách vững chắc

và hình ảnh mới trùng hợp với hình ảnh cũ. Trong nhiều trường hợp, do thời gian

hoặc do các yếu tố khác, hình ảnh mới đã thay đổi nhiều so với hình ảnh cũ. Do

vậy chúng ta không thể nhận lại được. Cũng có trường hợp, do có một số nét

giống nhau giữa một biểu tượng cũ và biểu tượng mới, chủ thể đã nhận nhầm.

Quen quen hoặc hao hao hay hình như... là những từ thường được dùng khi chủ

thể còn nghi ngờ tính chuẩn xác của nhớ lại. Chính vì lẽ đó, nhận lại không phải

là tiêu chuẩn đáng tin cậy về độ chính xác của trí nhớ.

+ Nhớ lại: làm hiện lại trong óc hình ảnh của đối tượng đã được tri giác trước

đây khi đối tượng không còn ở trước mặt ta. Nhớ lại mang tính cá nhân rất rõ nét;

cùng một tài liệu được quan sát nhưng mỗi người nhớ lại một cách khác nhau

cùng một bài học, một bộ phim, một sự kiện nhưng nội dung của những người lại

nhớ lại lại không hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau này là do kinh nghiệm,

hiểu biết, tình cảm, hứng thú... không giống nhau.

1.3. Các loại trí nhớ:

1.3.1. Phân loại theo biểu tượng:

Page 31: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

327

+ Trí nhớ vận động: là trí nhớ những quá trình vận động ít nhiều mang tính tổ

hợp. Loại trí nhớ nhớ này đặc biệt quan trọng để hình thành kĩ xảo trong lao động

chân tay. Vận tốc hình thành và độ bền của kĩ xảo được dùng làm tiêu chí để

đánh giá trí nhớ vận động.

+ Trí nhớ cảm xúc: là trí nhớ về những cảm xúc, tình cảm đẫ diễn ra trước đây.

Cảm xúc luôn liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu, đến việc chúng ta thực hiện

các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, trí nhớ cảm xúc có vai

trò to lớn trong cuộc sống và hoạt động của mỗi con người. Trong nhiều trường

hợp, trí nhớ cảm xúc còn mạnh mẽ và bền vững hơn những loại trí nhớ khác.

+ Trí nhớ biểu tượng: là trí nhớ đối biểu tượng dạng như một ấn tượng, một

hình ảnh của cuộc sống cũng như âm thanh, mùi vị... Trí nhớ biểu tượng có thể

được gọi theo giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác... Nếu như trí nhớ

thính giác và thị giác thường đóng vai trò chủ đạo trong các loại trí nhớ ở người

bình thường thì trí nhớ xúc giác, khứu giác và vị giác, trong một chừng mực nhất

định, có sự ảnh hưởng của nghề nghiệp. Ngoài ra chúng cũng đặc biệt phát triển

ở những người có khuyết tật giác quan, ví dụ, khiếm thị hay khiếm thính.

+ Trí nhớ từ ngữ - logic: nội dung của trí nhớ từ ngữ - logic chính là những ý

nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên những ý nghĩ luôn tồn tại trong từ ngữ. Do vậy

không đơn thuần là nhớ logic mà là từ ngữ - logic. Khi tái hiện và truyền đạt cho

người khác, chúng ta có thể thông báo những ý chính hoặc đầy đủ cả từ ngữ.

1.3.2. Phân loại theo mục đích:

+ Trí nhớ không chủ định: là loại trí nhớ không có mục đích chuyên biệt ghi

nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu. Trong đời sống cá thể, dạng trí nhớ này xuất hiện

đầu tiên. Có nhiều kinh nghiệm sống được thu nhập bằng trí nhớ này.

+ Trí nhớ có chủ định: là trí nhớ có mục đích ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện.

Trong dạng trí nhớ này con người thường dùng các thủ pháp, kĩ thuật để ghi nhớ.

Mặc dù xuất hiện sau trí nhớ không chủ định song trí nhớ có chủ định đóng

vai trò to lớn trong quá trình tiếp thu tri thức cũng như trong các hoạt động của

con người.

1.3.3. Phân loại theo thời gian:

+ Trí nhớ ngắn hạn (hay trí nhớ tức thời): là trí nhớ ngay sau giai đoạn ghi nhớ.

Những tài liệu dường như chưa chìm vào vô thức mặc dù không còn trên ý thức.

+ Trí nhớ dài hạn: là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian dài.

Nó rất quan trọng để con người tích luỹ tri thức.

Page 32: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

328

1.3.4. Phân loại theo phương tiện:

+ Trí nhớ trực tiếp: là loại trí nhớ mà khi ghi nhớ, con người không sử dụng

phương tiện nào.

+ Trí nhớ gián tiếp: là trí nhớ phải sử dụng các phương tiện để ghi nhớ. Đây

là dạng trí nhớ chủ yếu của con người.

2. Chú ý.

2.1. Khái niệm chú ý:

Chú ý là một trạng thái tâm lí tham gia vào mọi quá trình tâm lí, tạo điều kiện

cho một/một số đối tượng được phản ánh tốt nhất.

Nói chú ý là trạng thái tâm lí vì chú ý luôn đi kèm với các quá trình tâm lí

khác. Bản thân chú ý không tồn tại độc lập, nó cũng không có sản phẩm mà chỉ

làm nền cho các quá trình tâm lí. Chú ý được ví như ngọn đèn pha, chiếu rọi vào

một đối tượng nào đấy, giúp cho các quá trình tâm lí đạt hiệu quả cao.

Chú ý có sự biểu hiện bề ngoài: ở nét mặt, động tác của con người. Có lúc sự

chú ý hướng vào đối tượng bên ngoài, cũng có lúc lại hướng vào nội tâm. Trong

thực tế, đôi khi có sự không tương đồng giữa sự biểu hiện của chú ý với trạng

thái thực của nó. Có người nhìn bề ngoài có vẻ chăm chú theo dõi đối tượng, ví

dụ nghe giảng, nhưng thực ra họ lại đang chú ý đến đối tượng khác. Ngược lại,

có người tưởng chừng lơ đãng nhưng họ lại đang chú ý cao độ.

Trong hoạt động học tập của sinh viên, khả năng chú ý phụ thuộc vào các yếu

tố sau:

+ Mục đích, nhu cầu, động cơ học tập.

+ Lượng thông tin cần phải tiếp thu (quá cao, quá khó, quá cũ, quá nhiều...).

+ Phương pháp giảng dạy của giảng viên và công tác tổ chức hoạt động dạy

và học.

+ Cảm xúc và sức khoẻ của sinh viên.

+ Điều kiện tự nhiên của lớp học (ánh sáng, tiếng ồn...).

2.2. Các loại chú ý:

Căn cứ vào mức độ tự giác của chú ý, người ta chia thành hai loại chú ý:

không chủ định và có chủ định.

2.2.1. Chú ý không chủ định:

Page 33: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

329

Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có một

biện pháp nào và vẫn chú ý vào đối tượng. Chú ý không chủ định có thể xuất

hiện tuỳ thuộc vào một số đặc điểm của kích thích:

+ Độ mới lạ của kích thích: vật kích thích càng mới, càng dễ gây ra chú ý

không chủ định; ngược lại, vật kích thích càng rập khuôn bao nhiêu thì càng nhanh

làm mất chú ý không chủ định bấy nhiêu.

+ Cường độ kích thích: theo quy luật cường độ đối với thần kinh, kích thích

càng mạnh bao nhiêu thì hưng phấn do nó gây ra càng lớn bấy nhiêu, do vậy

càng dễ gây ra chú ý không chủ định. Ngoài ra, khi vỏ não chuyển từ trạng thái

hưng phấn sang ức chế, như khi sắp ngủ, quy luật cường độ diễn ra theo pha trái

ngược: kích thích và hưng phấn tỉ lệ nghịch với nhau; hoặc cực kì trái ngược, tức

là có kích thích nhưng không có hưng phấn. Cũng cần phải lưu ý rằng ở người,

chú ý không chủ định chỉ phụ thuộc vào cường độ kích thích một cách tương đối.

+ Độ hấp dẫn của kích thích là một đặc điểm tổng hợp của 2 đặc điểm trên,

thể hiện ở mức độ phù hợp với người bị tác động, dễ gây ra sự tò mò.

2.2.2. Chú ý có chủ định:

Chú ý có chủ định là sự định hướng hoạt động do bản thân chủ thể đặt ra. Do

bản thân xác định mục đích hành động nên chú ý có chủ định phụ thuộc nhiều

vào chính mục đích và nhiệm vụ hành động. Loại chú ý này mang tính bền vững

cao hơn. Tuy nhiên do cần phải có nỗ lực ý chí nên nếu kéo dài chú ý có chủ định

thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi.

Cả 2 loại chú ý đều có ưu điểm và nhược điểm. Nếu chỉ có chú ý không chủ

định thì có lúc ta không đạt được mục đích, yêu cầu đề ra và không chủ động

được trước hoàn cảnh. Ngược lại, trong hoạt động, nếu chỉ có chú ý có chủ định

thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ mệt mỏi, căng thẳng, tắt lụi hứng thú. Trong thực

tiễn, hai loại chú ý này liên quan rất mật thiết và bổ sung cho nhau. Nhiều hoạt

động khởi đầu bằng chú ý không chủ định, sau đó là có chủ định. Trong những

hoạt động kéo dài cũng cần có cả chú ý không chủ định, góp phần hỗ trợ cho

chính các quá trình tâm lí đạt kết quả cao.

2.3. Những đặc điểm của chú ý:

+ Sức tập trung của chú ý (mức độ tập trung của chú ý): là khả năng tách một

phạm vi có hạn thành đối tượng cho chú ý hướng vào đó, tiến hành những hoạt

Page 34: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

330

động cần thiết với số đối tượng đó. Phạm vi các đối tượng chú ý càng hẹp thì sức

chú ý càng tập trung, cường độ chú ý càng lớn.

+ Sự phân phối của chú ý: là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều

đối tượng khác nhau.

Trong quá trình hoạt động, chú ý có thể không chỉ hướng vào một mà là

nhiều đối tượng. Điều đó cũng không có nghĩa rằng chú ý hướng vào các đối

tượng như nhau. Sự phân phối không mâu thuẫn với sức tập trung của chú ý. Tại

một thời điểm, chúng ta vẫn có khả năng chú ý đến một số đối tượng, trong đó

vẫn có một đối tượng được chú ý nhiều hơn.

+ Khối lượng của chú ý: là số lượng đối tượng được chú ý ở cùng một thời

điểm. Nhiều nhà tâm lí học cho rằng tại một thời điểm, khối lượng chú ý tối đa

không quá 7 đơn vị nếu chúng không liên hệ với nhau.

+ Tính bền vững, phân tán và dao động của chú ý:

- Tính bền vững của chú ý là khả năng chú ý lâu dài vào một số đối tượng

nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác. Tính bền vững cần cho nhiều

dạng hoạt động khác nhau: tốc kí, điện báo, các công việc quan sát...

- Ngược với tính bền vững là tính phân tán: chú ý không bền.

- Xen kẽ giữa tính bền vững với phân tán là tính dao động của chú ý: sự phân

tán diễn ra theo chu kì. Ví dụ: trong đêm yên tĩnh, chúng ta nghe thấy tiếng chạy

của đồng hồ lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc lại chậm.

+ Sự di chuyển của chú ý: là khả năng di chuyển của chú ý từ đối tượng này

sang đối tượng khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác.

- Sự di chuyển chú ý có thể nhanh hoặc chậm, dễ dàng hoặc khó khăn.

- Di chuyển chú ý nhanh và dễ dàng là một phẩm chất quý đối với con người.

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

1. Khái niệm.

Trong đời sống cũng như trong các tài liệu tâm lí học, thuật ngữ tình cảm

được sử dụng theo 2 nghĩa:

+ Lĩnh vực đời sống tình cảm của con người.

+ Thuộc tính nhân cách: tình yêu, lòng thù hận...

Page 35: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

331

Lĩnh vực đời sống tình cảm của con người cũng là một chỉnh thể, bao gồm từ

mức độ thấp như các rung động cho đến cảm xúc và phức tạp nhất là tình cảm.

Để dễ phân biệt, thay vì gọi đời sống tình cảm, người ta thường dùng cụm từ cảm

xúc, tình cảm.

Mọi hoạt động của con người đều nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định.

Nếu thoả mãn nhu cầu, con người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Trái lại, nếu không

được thoả mãn nhu cầu, con người cảm thấy khó chịu, bực bội, chán nản. Toàn

bộ những hiện tượng: vui sướng, bực bội, chán nản… là các hiện tượng cảm xúc.

Cảm xúc, tình cảm là những hiện tượng tâm lí phản ánh mối quan hệ của sự

vật hiện tượng có liên quan tới sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể.

+ So sánh tình cảm và nhận thức:

Cảm xúc, tình cảm Nhận thức

Nội dung phản ánh Mối quan hệ giữa sự vật hiện

tượng với nhu cầu, động cơ

Những thuộc tính, những mối

quan hệ của sự vật hiện tượng

Phạm vi Lựa chọn hơn (hẹp) Rộng

Phương thức phản

ánh

Rung cảm Hình ảnh, biểu tượng, khái niệm

Tính chủ thể Màu sắc chủ thể rõ nét Có phụ thuộc

+ Cơ sở sinh lí của cảm xúc: có thể nói ở góc độ sinh lí, cảm xúc được điều

hành và kiểm soát bởi 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch. Sự gắn bó chặt chẽ này là

cơ sở cho nhiều nghiên cứu đo các phản ứng cảm xúc gián tiếp qua các chỉ số

sinh lí (xem thêm phần stress).

+ Phân biệt cảm xúc và tình cảm:

Cảm xúc Tình cảm

Quá trình Thuộc tính, phẩm chất của nhân cách

Trạng thái hiện thời Vừa hiện thực, vừa tiềm tàng

Có tính biến đổi Ổn định

Page 36: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

332

Khái quát thành tình cảm Thể hiện qua cảm xúc

Có trước Có sau

Kèm theo các biến đổi sinh lí

2. Các mức độ của tình cảm.

2.1. Sắc thái cảm xúc của cảm giác:

Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc, đi kèm theo cảm giác. Ví

dụ, màu xanh lá cây thường gây ra trạng thái khoan khoái, nhẹ nhõm; màu đỏ

kèm theo một cảm xúc rạo rực, nhức nhối.

Trong tiếng Việt: đỏ lòm, xanh lè, inh tai, nhức óc...nói lên sắc thái cảm xúc

của cảm giác.

Sắc thái cảm xúc: thoáng qua, không mạnh mẽ, mang tính chất rất cụ thể,

gắn liền với cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng,

đầy đủ.

2.2. Rung cảm:

Rung cảm là những cảm xúc ban đầu, có cường độ thấp, chưa biểu lộ rõ nét

ra bên ngoài. Những rung cảm thường thoáng qua, không rõ nét và dễ mất đi,

không để lại dấu vết gì: buồn thoảng qua, vui thoảng qua...

2.3. Cảm xúc:

Đây là mức độ phản ánh cao hơn, thường là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp một

tình cảm nào đó.

Cảm xúc có những đặc điểm: xẩy ra nhanh, mạnh, rõ rệt hơn so với màu sắc

của cảm xúc, được chủ thể ý thức rõ nét hơn.

Trong cảm xúc cũng có một số dạng đặc biệt:

+ Xúc động: xúc động là dạng cảm xúc có cường độ mạnh, xảy ra trong thời

gian ngắn, chủ thể vẫn ý thức được song khó có khả năng làm chủ được hành vi

của mình (Cả giận mất khôn - thành ngữ).

+ Tâm trạng: tâm trạng là một dạng cảm xúc diễn ra trong một thời gian dài,

cường độ thể hiện yếu, nhiều khi chủ thể không ý thức được nguyên nhân:

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn. (Xuân Diệu)

Page 37: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

333

Tâm trạng là một trạng thái tâm lí (cụ thể ở đây là cảm xúc), làm nền cho các

hoạt động của con người và ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của chủ thể...

Trạng thái stress cũng là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Nó được xem ở

góc độ là sự đáp ứng (cả về sinh lí, tâm lí và hành vi) của chủ thể đối với những

tác động/tình huống gây stress. Trạng thái stress có thể ảnh hưởng tốt hoặc không

tốt đến các hoạt động của con người.

2.4. Tình cảm:

Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với

bản thân mình.

Tình cảm là thuộc tính của nhân cách. Nó có các đặc điểm: ổn định, được ý

thức rõ ràng.

Trong tình cảm có một dạng đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại

khá lâu dài và được ý thức rõ ràng: sự say mê. Có say mê tích cực nhưng cũng có

say mê tiêu cực thường được gọi là đam mê.

Con người có nhiều loại tình cảm khác nhau. Có thể phân chia thành tình cảm

cấp thấp và tình cảm cấp cao. Tình cảm cấp thấp liên quan đến sự thoả mãn nhu

cầu sinh lí, tình cảm cấp cao liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu xã hội của

người.

3. Các loại tình cảm.

3.1. Tình cảm đạo đức:

Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu

đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức còn là sự thể hiện thái độ của con người

đối với người khác, đối với xã hội và đối với trách nhiệm xã hội của bản thân.

Tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu ông bà cha mẹ...

3.2. Tình cảm trí tuệ:

Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc.

Nó liên quan đến nhận thức, sáng tạo, đén sự thoả mãn nhu cầu nhận thức của

con người.

Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng,

các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ. Đó là: sự ham hiểu biết, ngạc nhiên,

hoài nghi, tin tưởng...

3.3. Tình cảm thẩm mĩ:

Page 38: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

334

Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu

cầu về cái đẹp của con người. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của

con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, con người, lao động).

4. Các quy luật của tình cảm.

4.1. Quy luật lây lan:

Cảm xúc, tình cảm của người này có thể được truyền, “lây” sang người khác:

buồn lây, vui lây...

Tình cảm tập thể, tâm trạng tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành theo

quy luật này.

4.2. Quy luật thích ứng:

Giống như cảm giác, cảm xúc, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng, nghĩa

là khi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần thì cường độ bị suy yếu và lắng xuống

(chai dạn tình cảm). Hiện tượng “xa thương, gần thường” là một trong những

biểu hiện của quy luật này.

4.3. Quy luật tương phản (hay cảm ứng):

Đó là sự tác động qua lại giữa những cảm xúc trái chiều nhau: những cảm

xúc âm tính lại có thể làm tăng cường độ của cảm xúc dương tính và ngược lại.

Cũng như trong cảm giác, quy luật tương phản của cảm xúc, tình cảm diễn ra

theo 2 góc độ: tương phản kế tiếp và tương phản đồng thời.

4.4. Quy luật di chuyển:

Cảm xúc, tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác:

“Yêu em yêu cả đường đi lối về “ hoặc: “Giận cá chém thớt; Vơ đũa cả nắm” đều

là những biểu hiện của quy luật này.

4.5. Quy luật pha trộn:

Quy luật pha trộn thể hiện ở chỗ trong một loại tình cảm cùng tồn tại những

cảm xúc trái dấu với nhau. Chúng không những không loại trừ nhau mà ngược

lại, có thể còn diễn biến theo quy luật tương phản. Những cảm xúc yêu thương và

ghen tuông có thể cùng tồn tại trong tình yêu. Không ít trường hợp càng yêu

mãnh liệt, càng ghen dữ dội.

4.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm:

Tình cảm được hình thành theo con đường tổng hợp hoá và khái quát hoá các

cảm xúc cùng loại. Ví dụ, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là do các cảm xúc

Page 39: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

335

dương tính do cha mẹ đem lại trong suốt quá trình lớn khôn của đứa trẻ tạo

thành.

HOẠT ĐỘNG VÀ NHÂN CÁCH

1. Hoạt động.

1.1. Khái niệm hoạt động:

+ Khái niệm của Triết học: hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể với

khách thể bao gồm:

- Quá trình khách thể hoá: chủ thể chuyển những đặc điểm của mình vào đối

tượng.

- Quá trình chủ thể hoá khách thể: chủ thể tiếp thu những đặc điểm của khách

thể vào năng lực của bản thân.

+ Khái niệm của Sinh lí học: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh

và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan.

+ Tâm lí học: hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác

động vào đối tượng, tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu (trực tiếp/gián

tiếp) của bản thân và xã hội.

- Hoạt động là sự thể hiện mối quan hệ của con người với môi trường xung

quanh.

- Hoạt đông luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định.

1.2. Các loại hoạt động:

+ Về phương diện cá thể, có thể chia thành các loại hoạt động:

- Vui chơi.

- Học tập.

- Lao động.

+ Về phương diện sản phẩm, có thể chia thành:

- Hoạt động thực tiễn: tạo ra sản phẩm vật chất; gọi là hoạt động bên ngoài.

- Hoạt động lí luận: tạo ra sản phẩm tinh thần; còn gọi là hoạt động bên trong.

Page 40: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

336

Dạng hoạt động thứ nhất tác động vào sự vật nhằm biến đổi sự vật.

Dạng hoạt động thứ hai không làm biến đổi vật thể tại vật thể.

+ Cách chia khác:

- Hoạt động biến đổi: dạng điển hình là lao động. Tuy nhiên hoạt động biến

đổi còn bao hàm cả biến đổi xã hội:

. Hoạt động xã hội – chính trị.

. Hoạt động quản lí (xã hội, kinh tế, khoa học v.v.).

. Hoạt động biến đổi con người.

- Hoạt động nhận thức: là một dạng hoạt động tinh thần, không làm biến đổi

các vật thể thực, quan hệ thực. Nó chỉ phản ánh các sự vật, quan hệ bằng các biểu

tượng, khái niệm, hình ảnh... Hoạt động nhận thức có cả ở mức độ kinh nghiệm

thực tiễn, có cả ở mức độ lí luận khoa học.

- Hoạt động định hướng giá trị: là một dạng hoạt động tinh thần, xác định ý

nghĩa của thực tại đối với bản thân.

1.3. Cấu trúc của hoạt động:

Theo các nhà tâm lí học Mác Xit, có thể phân tích hoạt động thành các thành

tố cấu thành.

Hình 6.1: Cấu trúc của hoạt động.

Mỗi hoạt động của con người được thúc đẩy bởi một hay một số động cơ.

Đơn vị của hoạt động là hành động. Hành động nhằm đạt được mục đích nhất

Chủ thể Khách thể

Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Phương tiện

Sản phẩm

Page 41: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

337

định. Trong một hoàn cảnh cụ thể, hành động được thực hiện bởi một loạt các

thao tác. Kết quả cuối cùng là sản phẩm của hoạt động.

Ví dụ: hoạt động học tập của sinh viên được thúc đẩy bởi động cơ nghề nghiệp

(và có thể có cả các động cơ cá nhân khác). Hoạt động học tập được chia nhỏ

thành các hành động nhằm đạt được từng mục tiêu cụ thể trên đường đi tới đích

cuối cùng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng cấu trúc của hoạt động là rất linh hoạt.

Việc phân biệt, ví dụ động cơ với mục đích cũng chỉ mang tính tương đối.

1.4. Các loại nhu cầu của con người:

Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu, khách quan, là sự cần thiết về một cái gì đó cần

được thỏa mãn. Chính mọi hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu nào

đó nên các nhu cầu của con người, được tập hợp lại trong một hệ thống nhất

định, đóng vai trò là động cơ thúc đẩy mọi hoạt động.

Nhu cầu của con người rất đa dạng. Tuy nhiên cũng có thể chia thành 2 nhóm

chính là nhu cầu (mang tính) sinh học và nhu cầu (mang tính) xã hội. Hoặc cũng

có thể chia thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.

Nhu cầu sinh học/sinh lí: là những nhu cầu cần để duy trì sự tồn tại của cơ thể

người. Ví dụ: nhu cầu về ăn, uống, nhu cầu tình dục.

Nhu cầu vật chất: là những đòi hỏi về vật chất.

Nhu cầu tinh thần: rất đa dạng và phong phú. Đó là những nhu cầu về đạo đức,

thẩm mĩ, nhu cầu về nhận thức và giao tiếp, nhu cầu lao động cũng như các hoạt

động xã hội.

Maslow, một nhà tâm lí học Mĩ xếp nhu cầu của con người thành 5 bậc:

Tự thể hiện

Được tôn trọng

Yêu thương và thuộc về

An toàn

Sinh lí

Hình 6.2: Sơ đồ thứ bậc nhu cầu của Maslow.

Page 42: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

338

Một điều không kém phần quan trọng là khi xem xét hành động/hành vi của

con người, cần phải xét xem những hành động/hoạt động đó do động cơ gì. Nói

cách khác là cần quan tâm đến lĩnh vực động cơ - nhu cầu của mỗi con người.

1.5. Kĩ năng, kĩ xảo và thói quen:

+ Hành động tự động hoá: là những hành động vốn lúc đầu có sự kiểm soát

mạnh mẽ của ý thức sau do lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành tự động. Vai trò

kiểm soát của ý thức đối với hành động tự động hoá chỉ ở mức độ tối thiểu, công

việc này chủ yếu dành cho vô thức. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì bất

thường, ý thức lại dành quyền kiểm soát, điều hành hành động.

+ Kĩ năng và kĩ xảo: kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức vào thực

tiễn. Khi nào kĩ năng được luyện tập thường xuyên trở thành tự động hoá, khi đó

trở thành kĩ xảo.

+ Thói quen: là những hành động đã được tự động hoá và trở thành nhu cầu

của con người. Ví dụ: thói quen rửa tay trước khi ăn.

2. Nhân cách.

2.1. Một số khái niệm:

+ Con người: thực thể tự nhiên (động vật có vú) và là thực thể xã hội (chủ thể

của các hoạt động cá nhân và xã hội). Con người là một sáng tạo mới của lịch sử.

+ Cá nhân: đại diện cho loài người, bất kì một con người nào tồn tại trong

mỗi cộng đồng.

+ Cá tính: mỗi cá nhân khác nhau về thể tạng, kiểu loại thần kinh cũng như

về tính cách, nhu cầu, tình cảm... Những đặc điểm riêng của cá nhân được bộc lộ

trong các mối quan hệ, trong cuộc sống theo kiểu riêng biệt, không trùng lặp với

ai được gọi là cá tính. Cá tính nói lên bản sắc cá nhân của mỗi con người.

+ Nhân cách: là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lí của mỗi cá nhân,

biểu hiện bản sắc, giá trị xã hội của con người đó.

- Theo tiếng Việt: nhân - người, cách - cách thức, cách lối, cốt cách. Nhân cách:

đó là cách thức, cách lối làm người.

- Nhân cách: cấu tạo tâm lí mới, có khả năng tự điều chỉnh, có cấu trúc phức

tạp.

2.2. Cấu trúc của nhân cách:

Page 43: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

339

2.2.1. Cấu trúc theo kiểu, loại:

+ Phân kiểu dựa theo khí chất ưu thế:

- Kiểu nhân cách nóng nảy: đây là nhân cách của người có kiểu thần kinh

mạnh, không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế. Họ là những người nhanh

thay đổi khí sắc, yêu, ghét rõ ràng, bộc trực, thẳng thắn, dễ nổi nóng, chú ý đến

những cái lớn. Họ là người dễ có sáng kiến song kém bền bỉ trong công việc.

- Kiểu nhân cách bình thản: kiểu thần kinh của nhân cách dạng này là mạnh,

cân bằng, không linh hoạt. Các mối quan hệ của họ không rộng, hình thành chậm

nhưng bền. Trong công việc họ chậm nhưng chắc, có khả năng thực hiện công

việc một cách bền bỉ.

- Kiểu nhân cách hăng hái, sôi nổi: đây là kiểu nhân cách tương ứng với kiểu

thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt. Người có kiểu nhân cách này là người hăng

hái trong công việc, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới, các mối quan hệ rộng. Tuy

nhiên tình cảm của họ thường không sâu bền, dễ bắt tay vào công việc song cũng

dễ rút lui.

- Kiểu nhân cách ưu tư: cơ sở thần kinh của kiểu nhân cách này là kiểu thần

kinh yếu, ức chế mạnh hơn hưng phấn. Họ là người nhạy cảm, tinh tế, dễ xúc

động, các quyết định thường dựa trên tình cảm. Quan hệ hẹp nhưng sâu và bền.

Tuy nhiên họ thường khó thích nghi với cái mới, nhút nhát và kém quyết đoán.

+ Phân kiểu dựa theo mẫu hành vi ưu thế:

Hiện nay trong nhiều tài liệu tâm lí lâm sàng đề cập đến cách phân kiểu nhân

cách dựa vào mẫu hành vi nổi bật của Friedman A. và Roseman:

- Nhân cách týp A có 3 đặc điểm nổi bật là:

. Nhanh chóng trong hành động.

. Quan tâm đến nghề nghiệp rõ rệt.

. Có tinh thần cạnh tranh.

Những người này thường có tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành cao hơn (dao động

từ 30% - 70% tùy theo từng nghiên cứu) so với tỉ lệ chung.

- Nhân cách týp B có những đặc điểm nổi bật:

. Có thái độ rút lui trong hành động.

. Thường hay thay đổi ý thích.

Page 44: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

340

Kiểu A: người hăng hái, có tính ganh đua rất cao; kiểu B: ngược lại.

+ Kiểu nhân cách hướng nội, hướng ngoại:

- Người hướng ngoại điển hình: là người cởi mở, giao tiếp rộng, có nhiều

bạn, người quen. Họ hành động dưới ảnh hưởng chốc lát, có tính chất xung động,

vô tâm, lạc quan, thích vận động và hành động. Tình cảm và cảm xúc của họ

không được kiểm soát chặt chẽ.

- Người hướng nội điển hình: là người điềm tĩnh, rụt rè, nội quan, hay giữ kẽ,

ít tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, trừ những bạn bè thân. Họ có khuynh hướng

muốn hoạch định kế hoạch hành động. Không thích sự kích động, làm công việc

hàng ngày với tinh thần nghiêm túc, thích trật tự, ngăn nắp. Kiểm soát chặt chẽ

cảm xúc tình cảm của mình, không dễ dàng buông thả.

2.2.2. Cấu trúc ba khối: Cái Nó - Cái Tôi, Siêu tôi:

Nhân cách, theo Freud, gồm 3 bộ phận, 3 "con người" bé nhỏ: Cái Nó (Id);

cái Tôi "Ego" và cái Siêu tôi (Super Ego).

+ Cái Nó: đây là con người của bản năng, đòi hỏi thoả mãn mọi nhu cầu và

phải thoả mãn ngay lập tức. Ví dụ, khi đói, con người bản năng này thúc đẩy cơ

thể phải có những hành động để thoả mãn cái đói. Trong thành phần của Cái nó

chỉ có vô thức.

+ Cái Tôi - con người của hiện thực: không thể thoả mãn nhu cầu bằng mọi giá

mà cần phải tính đến hoàn cảnh hiện thực. Phần nhân cách Cái Tôi thực hiện các

hoạt động chống lại Cái Nó bằng cách giành quyền làm chủ các ham muốn,

quyết định xem những đòi hỏi ấy có thể được thoả mãn hay không? phải trì hoãn

đến thời điểm khác hay phải loại bỏ hoàn toàn? Freud đã ví Cái Nó như con

ngựa, thích chạy hướng nào tùy thích. Tuy nhiên cần phải có người kiểm soát con

ngựa đó. Cái Tôi đóng vai trò kị sĩ để điều khiển con ngựa Cái Nó.

Trong thành phần của mình, cái Tôi chứa chủ yếu là ý thức. Vô thức cũng có

nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ.

+ Siêu tôi - con người xã hội: con người sống trong xã hội và cần phải thể

hiện mình theo những yêu cầu về đạo đức, pháp luật, những yêu cầu mà xã hội

đòi hỏi. Cũng là đói, cũng là có thức ăn song người ta đã dạy rằng có những

Page 45: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

341

“miếng ăn là miếng nhục”. Trong một chừng mực nào đó, Siêu tôi còn được gọi

là con người lí tưởng bởi nó là bộ phận luôn thúc đẩy con người tới hoàn thiện.

2.2.3. Cấu trúc yếu tố:

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: trong mỗi nhân cách có các yếu tố khác nhau,

cấu thành khác nhau. Tuy nhiên số lượng yếu tố được đưa ra lại không giống

nhau.

+ Nhân cách bao gồm 4 nhóm thuộc tính chính. Mô hình nay đang được đề

cập nhiều trong các giáo trình tâm lí học trong nước:

- Xu hướng: đó là hệ thống những động cơ, mục đích thúc đẩy, quy định tính

lựa chọn thái độ và tính tích cực của con người. Xu hướng bao gồm một hệ thống

các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, thế giới quan, lí tưởng tác động qua lại và liên

hệ mật thiết với nhau.

- Tính cách: hệ thống thái độ, hành vi của con người đối với mọi người xung

quanh, đối với xã hội và đối với bản thân.

- Khí chất: nói về động thái (cường độ, nhịp độ..) của các hiện tượng tâm lí

cá nhân.

- Năng lực: hệ thống các khả năng đảm bảo cho kết quả của các hoạt động.

+ Nhân cách bao gồm 2 yếu tố chính: yếu tố hướng nội, hướng ngoại và yếu

tố tính ổn định thần kinh. Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên kiểu nhân

cách. Mô hình 2 yếu tố này về cơ bản, tương thích với mô hình dựa theo khí chất.

+ Nhân cách bao gồm 16 yếu tố. Đây là mô hình do Cattell đề xuất trên cơ sở

nghiên cứu thực tiễn.

+ Mô hình 5 yếu tố: đây là mô hình đang được ưa dùng hiện nay. Năm yếu

tố gồm:

- Tính ổn định thần kinh: lo âu, thù địch, trầm cảm, tự ý thức, xung động, tính

dễ bị tổn thương.

- Tính hướng ngoại: thân thiện, thích giao thiệp, tính quyết đoán, tích cực

hoạt động, tìm kiếm sự kích thích, cảm xúc tích cực.

- Tính mở đối với hiểu biết: trí tưởng tượng, óc thẩm mĩ, nhạy cảm, hành động,

ý tưởng, giá trị.

- Tính dễ chịu: chân thành, thẳng thắn, vị tha, phục tùng, khiêm tốn, nhân hậu.

Page 46: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

342

- Tính ý thức: năng lực, trật tự, trách nhiệm, nỗ lực thành đạt, tự giác, thận

trọng.

2.2.4. Cấu trúc hai mặt đức tài:

Đây là mô hình truyền thống ở trong nước, các nhà tâm lí học đã đúc kết lại:

Đức (Phẩm chất) Tài (Năng lực)

- Phẩm chất xã hội/đạo đức -chính trị

Thế giới quan, niềm tin, lí tưởng, lập trường,

thái độ chính trị, thái độ lao động...

Năng lực xã hội hoá: khả năng thích ứng,

cơ động, linh hoạt, mềm dẻo trong cuộc

sống xã hội.

- Phẩm chất cá nhân/đạo đức tư cách: các nết,

thói, thú (ham muốn)

Năng lực chủ thể hoá: khả năng thể hiện

tính đọc đáo, đặc sắc, thể hiện cái riêng của

cá nhân.

- Phẩm chất ý chí: tính kỉ luật, tính tự chủ, tính

mục đích, tính phê phán...

Năng lực hành động: khả năng hành động

có mục đích, chủ động, tích cực.

- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết... Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và

duy trì các mối quan hệ...

(Nguồn: Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, 1988).

3. Các con đường hình thành nhân cách.

Nhân cách con người không được sinh ra mà là được hình thành. Trong quá

trình hình thành nhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò

quyết định và tạo ra những con đường cơ bản nhất.

3.1. Giáo dục:

+ Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của nhân cách.

+ Giáo dục: toàn bộ các tác động sư phạm trực tiếp và gián tiếp, trong nhà

trường, gia đình và ngoài xã hội. Theo nghĩa hẹp, giáo dục thường được hiểu là

quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi.

+ Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

Page 47: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

343

+ Giáo dục có thể đem lại những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hoặc môi

trường tự nhiên không thể đem lại được: học tập, học nghề...

+ Giáo dục bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật.

+ Giáo dục có thể uốn nắn, điều chỉnh những phẩm chất tâm lí xấu.

+ Giáo dục có thể đi trước hiện thực.

3.2. Hoạt động:

Tâm lí được hình thành và thể hiện trong hoạt động: thông qua hoạt động và

bằng hoạt động, chủ thể thực hiện quá trình kép – nhập tâm và xuất tâm. Bằng

hoạt động và thông qua hoạt động con người lĩnh hội cũng như truyền đạt kinh

nghiệm xã hội - lịch sử.

3.3. Giao tiếp:

Giao tiếp là điều kiện để con người thực hiện các hoạt động cùng nhau, nhằm

lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử.

Giao tiếp là con đường để loài người thực hiện di truyền xã hội. Nhờ có giao

tiếp, con người có thể nhận thức được thế giới, nhận thức được chính bản thân.

3.4. Tập thể:

Mọi sự giao tiếp của con người đều diễn ra trong nhóm. Các tổ chức, hoạt

động của nhóm đều là điều kiện cho sự hình thành nhân cách của con người.

Page 48: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

344

Chương VII

TÂM LÍ BỆNH HỌC

STRESS TÂM LÍ

1. Một số vấn đề chung.

1.1. Khái niệm stress:

Do không có từ tương thích trong tiếng Việt nên thuật ngữ stress được sử

dụng theo từ gốc nước ngoài.

+ Lúc đầu thuật ngữ stress được sử dụng trong Vật lí học, để chỉ sức nén mà

một loại vật liệu phải chịu đựng. Đến năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật

ngữ này trong Sinh lí học, để chỉ các stress cảm xúc. Năm 1935, Ông đi sâu

nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các

tình huống khó khăn, như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả

các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định

vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.

+ Trong Y học, từ lâu người ta đã đặt vấn đề là tại sao một số người mắc các

bệnh khác nhau lại có những triệu chứng giống nhau. Nhiều tác giả đã mô tả các

triệu chứng loét dạ dày, ruột ở những người bị bỏng ngoài da (Svon, 1823;

Kerling, 1842) và ở những người bệnh sau một phẫu thuật lớn bị nhiễm trùng

(Billrot). Viện Pastuer Rom và viện Yersen đã mô tả tuyến thượng thận của chuột

lang bị tăng trưởng và xuất huyết khi bị nhiễm bệnh bạch hầu...

+ Những nguyên nhân gây ra hiện tượng stress có thể rất khác nhau, nhưng

phản ứng của cơ thể đối với chúng thì đều giống nhau. Tất cả các phản ứng này

đều diễn ra theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: con người cảm thấy có khó khăn.

- Giai đoạn hai: con người thích nghi với những khó khăn.

- Giai đoạn ba: giai đoạn cuối cùng, con người không chịu đựng được nữa.

Ba giai đoạn này giống như một qui luật chung điều hòa hành vi của mọi sinh

vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như tiến trình của

một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với những tác động mạnh

mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường.

Page 49: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

345

Hans Selye (nhà nghiên cứu người Canada) là người đầu tiên nêu ra một khái

niệm stress hiện đại. Năm 1936, Ông đã chiết từ dịch tiết của buồng trứng động

vật có sừng một loại hormon và đem tiêm nó cho chuột. Sau khi tiêm một thời

gian, chuột có những biểu hiện như:

- Vỏ tuyến thượng thận tăng trưởng mạnh và chứa một lượng không lớn các

hạt lipit bài tiết.

- Tuyến ức, các hạch lympho và các cấu trúc chứa lympho bị teo nhỏ lại

(involution).

- Thành dạ dày, tá tràng, ruột của chuột bị loét và chảy máu.

Những thí nghiệm khác đã cho thấy các chất chiết từ tuyến thượng thận,

tuyến tụy và một số chất độc cũng có thể gây ra những biến đổi tương tự như

trên.

Lúc đầu, những biến đổi này được gọi là “triệu chứng được gây ra bởi các tác

nhân khác nhau”. Về sau, được đổi thành “ triệu chứng thích ứng chung”, hay

còn gọi là “triệu chứng stress sinh học”. Ba biến đổi trên đã trở thành ba chỉ số

quan trọng của stress và là cơ sở để phát triển một khái niệm đầy đủ về stress.

1.2. Stress tâm lí:

Nhìn chung có thể chia stress thành 2 loại chính:

+ Stress sinh lí: là toàn bộ những biến đổi về sinh lí, trạng thái sinh lí của cơ

thể nhằm đáp lại tác nhân gây stress, ví dụ những biến đổi về nhịp tim, nhịp thở,

các thay đổi về nội tiết…

+ Stress tâm lí: trạng thái tâm lí xuất hiện nhằm đáp ứng với tác nhân gây

stress. Ví dụ: những thay đổi về trí nhớ, tập trung chú ý, các phản ứng cảm xúc…

Dưới góc độ Tâm lí học, stress tâm lí là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc.

Trong trường hợp stress kéo dài, cường độ thấp, nó có thể được xem như là một

trong những biểu hiện của tâm trạng. Ngược lại, nếu stress diễn ra đột ngột, trong

một khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện của xúc động.

Các hiện tượng tâm lí vốn không tách rời nhau, trong đó trạng thái tâm lí luôn

làm nền cho các quá trình tâm lí. Do vậy, những quá trình tâm lí diễn ra trên nền

của stress đều chịu sự chi phối của stress. Ở mức độ tối ưu, stress đảm bảo cho

các quá trình tâm lí, đặc biệt là các quá trình nhận thức đạt được hiệu quả cao.

Ngược lại, trong trạng thái mệt mỏi suy kiệt, hiệu quả của các quá trình tâm lí

Page 50: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

346

không những bị giảm sút mà toàn bộ nhân cách cũng bị ảnh hưởng. Đó chính là

những trường hợp rối loạn stress hoặc distress.

Lẽ đương nhiên bất kì một hiện tượng tâm lí nào cũng đều xuất hiện trên cơ

sở các quá trình sinh lí. Chính vì vậy stress tâm lí không thể tách rời với stress

sinh lí. Tuy thế, với tư cách là một lĩnh vực khoa học về các hiện tượng tâm lí,

Tâm lí học quan tâm và nghiên cứu stress tâm lí nhiều hơn.

Trong thực tế, stress là thuật ngữ đôi khi dùng để chỉ một nguyên nhân, một

tác nhân gây ra phản ứng stress (như tiếng ồn của thành phố, cái nắng nóng của

sa mạc, bệnh tật, sự thay đổi chỗ ở, việc làm...), hoặc đôi khi dùng để chỉ hậu quả

của những tác nhân gây kích thích mạnh (như sự hốt hoảng khi gặp thiên tai nặng

nề; sự cô quạnh khi sống lâu ngoài đại dương; sự căng thẳng khi gặp những khó

khăn trong công việc...). Những yếu tố đóng vai trò nguyên nhân gây ra stress

thường được gọi là các yếu tố gây stress hoặc các stressor. Do vậy không nên

nhầm lẫn giữa stress (trạng thái tâm - sinh lí bên trong) với các tác nhân gây

stress (các yếu tố bên ngoài).

Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lí

và sinh lí. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng

mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường. Nói cách khác, phản

ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi.

Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress không đầy đủ, không thích

hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới thì những chức năng của cơ

thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lí cơ thể, tâm lí, hành vi sẽ xuất

hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lí cấp tính hoặc kéo dài.

Nhiều người cho rằng, stress là một chứng bệnh gắn liền với nền văn minh

hiện đại, bị chi phối bởi sự cạnh tranh và những mối nguy hại.

2. Các giai đoạn của phản ứng stress.

Theo H. Selye, phản ứng stress được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn báo

động, giai đoạn thích nghi và giai đoạn suy kiệt.

2.1. Giai đoạn báo động:

Giai đoạn này được biểu hiện bằng những biến đổi đặc trưng của chủ thể khi

tiếp xúc với các yếu tố gây stress. Những biến đổi này là:

Page 51: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

347

+ Các hoạt động tâm lí được kích thích, đặc biệt là tăng cường quá trình tập

trung chú ý, ghi nhớ và tư duy...

+ Các phản ứng chức năng sinh lí của cơ thể được triển khai như tăng huyết

áp, nhịp tim, nhịp thở và tăng trương lực cơ bắp...

Những thay đổi tâm lí - sinh lí - hành vi đã giúp con người đánh giá các tình

huống stress và bước đầu đề ra chiến lược đáp ứng trước các tình huống đó. Giai

đoạn báo động có thể diễn ra rất nhanh (vài phút) hoặc kéo dài vài giờ, vài

ngày... Chủ thể có thể chết trong giai đoạn này, nếu yếu tố gây stress quá mạnh,

tình huống stress quá phức tạp. Nếu tồn tại được thì các phản ứng ban đầu

chuyển sang giai đoạn ổn định (hay còn gọi là giai đoạn thích nghi).

2.2. Giai đoạn thích nghi:

Trong giai đoạn này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống

đỡ và điều hòa các rối loạn ban đầu. Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người

có thể làm chủ được tình huống stress, lập lại các trạng thái cân bằng nội môi

(homeostase) và tạo ra sự cân bằng mới với môi trường. Giai đoạn này còn được

gọi là giai đoạn chống đỡ.

Trong một tình huống stress bình thường, chủ thể đáp ứng lại bằng hai giai

đoạn báo động và chống đỡ.

Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm, sinh lí cơ thể

được phục hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá trình phục

hồi không xảy ra và chuyển sang giai đoạn suy kiệt.

2.3. Giai đoạn suy kiệt:

Phản ứng stress trở thành bệnh lí khi tình huống stress hoặc quá bất ngờ, dữ

dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp

của chủ thể.

Trong giai đoạn suy kiệt, các biến đổi tâm lí, sinh lí và hành vi của giai đoạn

báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời, hoặc là nhẹ hơn nhưng

kéo dài. Có thể chia stress bệnh lí thành hai loại: stress bệnh lí cấp tính và stress

bệnh lí kéo dài.

2.3.1. Stress bệnh lí cấp tính:

Những tình huống gây ra stress bệnh lí cấp tính thường là không lường trước

được, mang tính chất dữ dội, như khi bị tấn công bất ngờ, khi gặp thảm họa...

Page 52: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

348

Trạng thái này được chia thành hai loại theo diễn biến của các phản ứng cảm xúc

cấp tính xảy ra tức thì hay chậm chạp.

+ Phản ứng cảm xúc cấp xảy ra nhanh:

Trong trạng thái này, chủ thể hưng phấn quá mức về mặt tâm thần và cơ thể:

- Tăng trương lực cơ: nét mặt căng thẳng, các cử chỉ cứng ngắc, kèm theo

cảm giác đau bên trong cơ thể.

- Rối loạn thần kinh thực vật: nhịp tim nhanh, có cơn đau vùng trước tim, cao

huyết áp, khó thở, ngất xỉu, chóng mặt giả, vã mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều nơi,

nhất là đau các cơ bắp.

- Tăng quá mức phản ứng của các giác quan, nhất là tai. Người bệnh có cảm

giác khó chịu cả với những tiếng động bình thường.

- Rối loạn trí tuệ: kém khả năng tập trung suy nghĩ do nhớ lại các tình huống

stress; trí nhớ về các sự kiện vẫn còn sâu sắc.

- Tính tình dễ nổi cáu, bất an, kích động nhẹ; có thể có rối loạn hành vi và

người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp với những người xung quanh.

- Trạng thái lo âu, kèm theo nỗi sợ hãi mơ hồ.

Loại phản ứng stress cấp tính này kéo dài từ vài phút đến vài giờ, rồi mờ nhạt

dần tùy theo tính chất và tiến triển của stress. Sự mờ nhạt càng rõ nét hơn khi có

mặt người khác, làm chủ thể yên tâm và khuây khỏa.

+ Phản ứng cảm xúc cấp xảy ra chậm:

Các rối loạn xuất hiện chậm. Chủ thể có vẻ như chịu đựng được và chống đỡ

lại tình huống gây stress. Người bệnh tự nhận thức được rằng, mình đã bị các

tình huống stress xâm chiếm.

Cơ thể tiếp tục giai đoạn chống đỡ, nhưng chỉ tạo ra một cân bằng không bền

vững, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Sau đó đột nhiên xuất hiện một phản

ứng stress cấp tính, diễn ra chậm. Biểu hiện và tiến triển của nó cũng giống như

phản ứng cảm xúc cấp tính, diễn ra tức thì.

Điều này chứng tỏ chủ thể không còn khả năng dàn xếp với tình huống stress

về mặt tâm lí, bị suy sụp và mất bù một cách chậm chạp.

2.3.2. Stress bệnh lí kéo dài:

+ Sự hình thành:

Page 53: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

349

Stress bệnh lí kéo dài thường được hình thành từ các tình huống stress quen

thuộc, lặp đi lặp lại như trong trường hợp người bệnh có những xung đột hoặc

gặp những phiền nhiễu, không toại nguyện trong đời sống hàng ngày.

Đôi khi chúng được hình thành từ các tình huống stress bất ngờ và dữ dội

(sau một phản ứng cấp, không thoái lui hoặc sau một loạt các phản ứng cấp

thoáng qua).

+ Biểu hiện của stress bệnh lí kéo dài:

Biểu hiện của nó rất đa dạng và thay đổi tùy theo sự ưu thế về mặt tâm lí, cơ

thể hay về mặt hành vi.

- Các biểu hiện biến đổi tâm lí, tâm thần:

. Chủ thể phản ứng quá mức với hoàn cảnh: dễ nổi cáu, có cảm giác khó chịu,

căng thẳng về tâm lí, mệt mỏi về trí tuệ và không thư giãn được.

. Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, hay thức giấc và không có cảm giác hồi phục

sau khi ngủ.

Các rối loạn này tùy theo tính chất, hoàn cảnh và sự lặp lại của tình huống

stress mà có thể tiến triển thành các triệu chứng sau đây:

Chủ thể chờ đợi stress một cách bi quan.

Có sự cảnh tỉnh một cách cao độ và luôn ở trong tình trạng nghe ngóng, căng

thẳng nội tâm, dễ nổi cáu.

Có biểu hiện lo âu - ám ảnh sợ. Những lo âu - ám ảnh sợ này hình thành trên

nền một sự lo âu dai dẳng và xuất hiện những cơn lo lắng về nơi đã xảy ra tình

huống stress (ở nơi làm việc hay ở gia đình). Các rối loạn có khi mở rộng sang

nhiều lĩnh vực khác nhau như người bệnh sợ các phương tiện giao thông công

cộng, sợ xung đột với cấp trên, với người thân, ngại giao tiếp, sợ bệnh tật...

- Các biểu hiện về cơ thể:

Chủ thể thường có những rối loạn về thần kinh thực vật ở mức độ vừa.

Những rối loạn này tăng lên khi chủ thể hồi tưởng về các tình huống stress mà

mình đã phải chịu đựng.

Qua những lời than phiền của người bệnh, chúng ta thấy các rối loạn về tâm

thần và chức năng cơ thể của họ như sau:

. Người bệnh trong trạng thái suy nhược kéo dài.

. Căng cơ bắp (chuột rút), run tay chân, đổ mồ hôi.

Page 54: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

350

. Nhức đầu, đau nửa đầu, đau cột sống kéo dài, dai dẳng.

. Đánh trống ngực, đau vùng trước tim và huyết áp tăng không ổn định.

. Có biểu hiện bệnh lí chức năng đại tràng và đau bàng quang (nước tiểu

trong)...

Tất nhiên, không phải mọi stress bệnh lí kéo dài đều có tất cả những biểu

hiện về cơ thể, về tâm lí như đã nêu ở trên. Song ngoài những triệu chứng trên,

có khi chúng ta còn gặp những biểu hiện khác về cơ thể có liên quan với trạng

thái lo âu.

+ Các biểu hiện về hành vi:

Tình huống stress có thể ức chế hoặc kích thích hành vi của người bệnh.

Những rối loạn chức năng thích nghi của hành vi được biểu hiện trong các rối

loạn hành vi.

Các rối loạn hành vi xảy ra do chủ thể có thái độ rút lui, tránh né các quan hệ

xã hội; hoặc ngược lại, do những xung động mất kiềm chế, dẫn đến sự khó khăn

trong giao tiếp của người bệnh. Có người thay đổi hẳn tính cách, làm cho người

khác không nhận ra hoặc có những băn khoăn, suy nghĩ về nhân cách của họ.

Các rối loạn hành vi lúc đầu chỉ gây ra sự khó chịu, nhưng về sau nó phát

triển và gây ra những tổn thất, làm trở ngại cho công việc của người bệnh.

Có người lúc đầu muốn dùng rượu, dùng thuốc để làm dịu những căng thẳng,

lo âu, nhưng sau đó, do bản thân rượu và thuốc lại là chất gây lo âu, nên bắt buộc

họ phải tăng dần liều sử dụng. Hành vi cứ như vậy lặp đi lặp lại và tăng dần, đưa

chủ thể vào một vòng xoắn đáng sợ của sự nghiện rượu, nghiện thuốc. Những rối

loạn hành vi nghiện này không thể không ảnh hưởng tai hại đến các quan hệ xã

hội của chủ thể.

3. Stress và bệnh cơ thể.

3.1. Khái niệm chung:

Từ xa xưa người ta đã cho rằng tâm lí có một vai trò nhất định trong sự xuất

hiện và phát triển bệnh. Tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ XX, những tư tưởng này

mới được phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu cho hướng mới này chính là S. Freud.

Ông cho rằng các rối loạn cơ thể chỉ là sự thể hiện biểu trưng (Symbol) của

những xung đột nội tâm bị đè nén, ức chế. Mặc dù S.Freud (1910) đã cự tuyệt

việc tuyệt đối hoá vai trò ưu thế của tâm lí đối với cơ thể song điều này đã không

ngăn cản được nhiều tác giả khác lí giải bệnh cơ thể theo Phân tâm. Họ cho rằng

Page 55: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

351

cũng như rối loạn tâm căn, tất cả các triệu chứng cơ thể chỉ là phương thức dung

hoà để giải toả năng lượng Libido. Các dạng co giật của vận động cơ thể chỉ là sự

né tránh căng thẳng của tính dục; các bệnh đường hô hấp là sự thể hiện quay trở

lại thời kì nằm trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chưa hoạt động...

Trên cơ sở lí thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố tâm lí

và cụ thể là sự xung đột tâm lí đóng vai trò quan trọng trong 7 bệnh thực thể: loét

dạ dày – tá tràng; viêm đại tràng; ưu năng giáp; viêm ruột non cục bộ; cao huyết

áp vô căn; viêm khớp dạng thấp và hen phế quản. Luận điểm về cơ chế bệnh

tâm-thể của Alexander được nhiều người chú ý. Dunbar (1954) cho rằng: những

người cùng bị một loại bệnh thường có cùng một kiểu (profile) nhân cách. Theo

Bà, có 8 loại bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh

khác, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, huyết áp cao, loạn nhịp tim ...

Cho đến nay vẫn có nhiều nghiên cứu sử dụng tư tưởng của Dunbar về kiểu

nhân cách làm cơ sở. Quan niệm hiện hành về kiểu nhân cách A và B là một ví

dụ.

Engel (1954) đã phát triển chi tiết khái niệm căn nguyên đa yếu tố. Đến năm

1977 ông thiết lập mô hình tâm – sinh – xã hội (biopsychosocial) của bệnh. Theo

quan điểm này, việc tìm kiếm và giải thích nguyên nhân của bệnh không nên

thuần túy theo một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các yếu tố về cơ thể, tâm lí và

xã hội.

3.2. Stress và miễn dịch:

Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của virus, vi

khuẩn, vật kí sinh… hay các kháng nguyên nói chung. Cơ quan sản xuất các tế

bào miễn dịch nằm rải rác khắp cơ thể: tuỷ xương, tuyến ức, hạch lymphô, lá

lách, hạnh nhân và ruột thừa. Do nằm ở nhiều nơi như vậy nên không thể đánh

giá được trực tiếp ảnh hưởng của thần kinh trung ương đến hệ miễn dịch mà

người ta phải đánh giá một cách gián tiếp thông qua máu ngoại vi. Sự tuần hoàn

giúp cho máu vận chuyển các thành tố miễn dịch từ các cơ quan của hệ miễn dịch

đến các khu vực bị viêm nhiễm. Các thành tố của hệ miễn dịch tìm kiếm và

chống lại, vô hiệu hoá các kháng nguyên ngoại lai. Chính vì vậy, máu ngoại vi

đóng vai trò quan trọng trong quá trình miễn dịch, chống viêm nhiễm.

Như đã biết, có 2 loại xét nghiệm miễn dịch chính: xét nghiệm định lượng và

xét nghiệm chức năng. Định lượng là nhằm xác định tỉ lệ các loại tế bào bạch cầu

khác nhau ở máu ngoại vi. Các tế bào bạch cầu được quan tâm nhiều hơn từ góc

Page 56: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

352

độ miễn dịch gồm: neutro, mono, lympho, trong đó có cả thực bào, lympho T và

B. Xét nghiệm định lượng có ý nghĩa quan trọng. Để có thể có được đáp ứng

miễn dịch với kháng nguyên, cơ thể cần có một số lượng tối thiểu các tế bào bạch

cầu và có sự cân bằng phù hợp giữa các loại tế bào bạch cầu. Sự tăng hay giảm

số lượng tế bào là những chỉ báo về sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Miễn

dịch còn có thể được chia làm 2 loại: miễn dịch tế bào và miễn dịch nội tiết.

Miễn dịch tế bào: các tế bào bạch cầu trực tiếp chống lại các kháng nguyên. Miễn

dịch nội tiết: sản xuất ra các tế bào miễn dịch.

Trong cuộc sống của con người có rất nhiều sự kiện/biến cố vượt quá khả

năng giải quyết của cá nhân. Khi đó xuất hiện stress, cụ thể đó là những trạng

thái tiêu cực về cảm xúc, nhận thức. Stress làm thay đổi hoạt động của hệ thống

miễn dịch và hệ quả của nó là làm thay đổi khả năng nhiễm bệnh theo hướng cá

nhân dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Một loạt những nghiên cứu của Glaser và CS. vào những năm 1980 cho thấy

ảnh hưởng của các kì thi đến chức năng miễn dịch ở các sinh viên y khoa, cụ thể

như giảm hoạt động của thực bào, giảm sản xuất tế bào lympho, giảm sản xuất

gamma interferon…

Stone và CS. nghiên cứu vai trò tích cực/tiêu cực của các sự kiện đời sống

đến miễn dịch nội tiết. Kết quả cho thấy những sự kiện dễ chịu kéo theo tăng tiết

IgA (Immunoglobulin A) và ngược lại, những sự kiện khó chịu làm giảm tiết

IgA. Việc tăng tiết IgA liên quan đến sự kiện dễ chịu kéo dài đến 2 ngày sau sự

kiện. Điều này cho thấy những sự kiện vui vẻ, dễ chịu cũng ảnh hưởng tốt đến

sức khoẻ theo góc độ miễn dịch.

Ngoài ra cũng còn rất nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa các yếu tố

tâm lí đến miễn dịch, ví dụ như ở những cư dân sống gần nơi vụ nổ nhà máy điện

nguyên tử; những người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer (Kiecolt-Glaser và CS.,

1987; Irwin và CS., 1991; Esterling và CS., 1994).

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy những người có hệ thần

kinh giao cảm hoạt động mạnh (dễ tăng nhịp tim, huyết áp, các hormon giao cảm

như epinephrine và norepinephrine) dễ có những thay đổi mạnh trong đáp ứng

miễn dịch khi phải đối mặt với các tác nhân gây stress và ngược lại. Tuy nhiên sự

liên quan giữa hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và miễn dịch vẫn chỉ là sự

tương quan mà chưa thể khẳng định được cái nào là nguyên nhân, cái nào là hệ

quả.

Page 57: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

353

Cũng có nhiều nghiên cứu đi theo hướng mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội

với miễn dịch. Những người cô đơn, sống li thân hoặc li dị, đáp ứng miễn dịch

kém hơn, hoạt tính của thực bào bị giảm sút ( Kiecolt-Glaser và CS., 1984,

1985).

Một trong những ví dụ điển hình về cơ chế stress có thể làm cho cơ thể dễ bị

bệnh, như đã đề cập ở trên, chính là mối quan hệ giữa stress và chức năng miễn

dịch. Cả stress cấp và mạn tính đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch.

Sự ức chế hệ thống miễn dịch do stress làm suy giảm khả năng chống chọi của cơ

thể đối với những tác nhân gây bệnh hoặc phục hồi sau chấn thương. Các nhà

nghiên cứu cũng đã xác định được sự suy giảm khả năng gia tăng bạch cầu khi có

tác nhân gây bệnh (Fisher và CS, 1987; Bachen và CS, 1992; Zakowski và CS,

1994; Delahanty và CS, 1996). Suy giảm khả năng sản xuất bạch cầu được ghi

nhận trong cả trường hợp có stress cấp tính hoặc mạn tính.

Các nhà nghiên cứu cũng đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của stress đối với

thực bào- những bạch cầu hạt khổng lồ có chức năng tiêu diệt rất nhanh tế bào

virut hoặc ung thư. Bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (invitro) người ta cũng đã

phát hiện thấy ở những người có stress kéo dài, các thực bào tự nhiễm giảm cả về

số lượng và khả năng tiêu hủy tế bào ung thư (Schedlowski và CS, 1993;

Delahanty và CS 1996).

Sự thay đổi trong hệ miễn dịch cũng liên quan đến hoạt động của hệ thần

kinh giao cảm (ví dụ như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng tiết các

catecholamine). Sự thay đổi các chỉ số của hệ miễn dịch, ví dụ như số lượng bạch

cầu và khả năng của chúng tiêu diệt các tế bào khác liên quan đến kích thích tim

mạch (đặc biệt là những thay đổi về huyết áp và nhịp tim). Ngược lại, những yếu

tố tâm lý như khả năng kiểm soát bản thân, tính bất ngờ của tác nhân gây stress,

sự hỗ trợ của xã hội và khả năng phản ứng/đáp ứng của cá nhân cũng có ảnh

hưởng đến hệ miễn dịch. Nhìn chung các tác nhân gây stress bất ngờ hoặc không

kiểm soát được hoặc những hoàn cảnh ít có sự trợ giúp xã hội gây ức chế miễn

dịch nhiều hơn (Kennedy và CS, 1988; Barow và CS, 1990; Sieber và CS, 1992;

Wiedenfeld và CS, 1990; Zakowski, 1995).

Bệnh truyền nhiễm được xem như là bệnh có tác nhân gây bệnh rõ rệt, ví dụ:

virut, vi khuẩn… Bệnh có khả năng truyền từ người này sang người khác. Cơ chế

phòng vệ ban đầu chính là hệ thống miễn dịch. Hệ thống này được huy động

nhằm phá hủy, vô hiệu hoá các tác nhân gây bệnh. Do stress làm cho hệ thống

Page 58: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

354

miễn dịch có những lúc hoạt động bị yếu đi do đó khả năng chống đỡ của nó (hệ

miễn dịch) đối với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cũng bị giảm đi. Các

nghiên cứu thực nghiệm và tự nhiên đều cho thấy stress liên quan đến khả năng

dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm (Cohen & Williamson, 1991; McEwen &Stellar,

1993; Kiecolt và CS, 1995; Biodi và CS, 1997). Trong điều kiện tự nhiên, stress

tăng càng làm cho dễ phát bệnh (Stone và CS, 1987; Kasl và cs, 1979; Rahe,

1972). Stress cũng làm cho các bệnh truyền nhiễm tiễm ẩn dễ phát bệnh hơn

(Kiecolt và CS, 1987, 1988).

Các nghiên cứu tương quan cũng cho thấy những người có nhiều stress trong

cuộc sống là những người dễ bị cảm lạnh (Stone và CS, 1992; Cohen và CS,

1998).

3.3. Stress và ung thư:

Mối quan hệ giữa stress với miễn dịch và ung thư phức tạp hơn nhiều so với

mối quan hệ giữa stress và nhiễm khuẩn. Nếu bệnh nhiễm khuẩn thường khởi

phát một cách cấp tính thì ngược lại ung thư mang tính chất kéo dài. Người ta

vẫn chưa xác định được rõ vai trò của hệ miễn dịch trong việc kiểm soát sự đột

biến trong quá trình khối u chuyển từ lành tính sang ác tính và sau đó sang di

căn. Cũng có tác giả cho rằng có sự liên quan giữa trầm cảm và ung thư song

cũng có tác giả phủ định điều đó (Hahl và CS, 1988, Kaplan và Reynolds, 1988;

Costa và Metrae, 1989). Nhìn chung mới chỉ có những cứ liệu cho thấy tress liên

quan đến tiến triển của ung thư và có khả năng liên quan đến cả cuộc sống cũng

như yếu tố nhạy cảm chung, nguy cơ và chất lượng cuộc sống.

3.4. Stress và bệnh tim:

Có nhiều tác giả đề cập đến sự ảnh hưởng của stress đối với bệnh động mạch

vành. Sự ảnh hưởng này chủ yếu diễn ra thông qua hệ thần kinh giao cảm. Stress

làm tăng tiết epinephrine và norepinephrine dẫn đến tăng hoạt hoá của các thụ thể

beta và alpha (Kamarck và Jennings, 1991; Markovitz và Mathews, 1991). Tăng

hoạt hoá beta dẫn đến tăng nhịp tim, do đó tim phải co bóp nhiều hơn và huyết áp

cũng tăng cao. Tăng hoạt hoá alpha làm co thành mạch (cả động mạch và tĩnh

mạch) dẫn đến làm tăng cản trở ngoại vi nói chung và lưu thông máu quay trở lại

tĩnh mạch nói chung. Những điều này đều dẫn đến một đích: tăng huyết áp

(Guyton, 1991).

Stress cũng góp phần vào xơ vữa mạch máu và những quá trình khác thông

qua cơ chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

Page 59: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

355

Ngoài những liên quan đến động mạch vành, stress tâm lý cũng có thể góp

phần làm giảm việc cung cấp oxy cho tim, do đó góp phần hạ thấp ngưỡng thiếu

máu cơ tim hoặc thúc đẩy loạn nhịp cấp thông qua hoạt hoá hệ thần kinh thực

vật, làm tăng các cơn nhồi máu cơ tim. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy

những biến cố stress cấp tính, ví dụ như phát biểu ở chỗ đông người, các tình

huống gây tức giận có thể làm thay đổi điện tim và dẫn đến loạn nhịp hoặc nhồi

máu cơ tim. Rối loạn loạn nhịp còn có thể liên quan đến trạng thái tâm lý chủ đạo

của cá nhân. Ví dụ: các rối loạn trầm cảm lo âu, nhân cách typ A, rối loạn stress

sau nhồi máu (Camerou, 1996; Frasure-Smith và CS, 1995; Moser và Dracup, 1996;

Rosenman, 1996; Tennant, 1987).

3.5. Stress và tiểu đường:

Như trên đã đề cập, tất cả các hệ thống nội tiết, thần kinh đều đáp ứng với

stress. Đối với người bị các rối loạn nội tiết, việc kiểm soát hormon là rất cần

thiết. Một khi stress làm rối loạn sự kiểm soát đó thì các triệu chứng bệnh càng

trở lên tồi tệ hơn do mất cân bằng hormon. Bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp

đến nồng độ hormon, stress cũng còn ảnh hưởng đến nhiều những yếu tố nguy cơ

liên quan đến khởi phát bệnh, hoặc làm bệnh trầm trọng thêm, ví dụ như ăn

kiêng, dùng ma tuý, thực hiện chế độ điều trị.

Một trong những rối loạn nội tiết thần kinh phổ biến là tiểu đường. Có 2 loại

tiểu đường: typ I (phụ thuộc insulin) và typ II (không phụ thuộc insulin). Cả 2 typ

này đều do lượng đường trong máu tăng cao, đều có các triệu chứng như mắt mờ,

mệt mỏi không rõ nguyên nhân hay khát nước và đi tiểu nhiều.

Nguồn năng lượng ban đầu cho các tế bào cơ thể chính là glucoza. Tuy nhiên

glucoza được dùng tại các tế bào phải thông qua tác động của một loại hormon

đó là insulin.

Ở typ I, hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào sản xuất insulin nằm ở

tuyến tụy, làm giảm mức độ bài tiết insulin và giảm năng lượng glucoza được sử

dụng ở các tế bào. Tiểu đường typ I thường khởi phát trước tuổi 40, trong đó

khoảng 50% khởi phát trước tuổi 20 (Tracey Avà CS, 2001).

Ngược lại, tiểu đường typ II khởi phát muộn. Tiểu đường typ II phát triển

một cách từ từ do các tế bào cơ thể kháng lại tác dụng của insulin dẫn đến giảm

lượng glucoza thâm nhập vào tế bào.

Page 60: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

356

Stress không trực tiếp gây tiểu đường, tuy nhiên nó có thể làm cho cá nhân dễ

bị bệnh hơn. Ví dụ, trong trạng thái stress, các tế bào cơ thể cần nhiều năng

lượng hơn. Với tiểu đường typ I, đòi hỏi như vậy có thể vượt quá khả năng của

tuyến tuỵ, do vậy bệnh có thể khởi phát sớm hơn tương tự, đối với tiểu đường typ

II, các hormon stress có thể chi phối đến việc sử dụng insulin. Do đó có thể nhận

thấy stress đóng vai trò là một yếu tố nguy cơ đối với khởi phát tiểu đường cũng

như có thể ảnh hưởng đến điều trị thông qua sự ảnh hưởng đến kiểm soát

glucoza.

Các hành vi liên quan đến stress, ví dụ như ăn uống, sử dụng rượu, hút thuốc

lá, ít hoạt động trí tuệ, quên uống thuốc… cũng ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc

và đây cũng là những nguy cơ gây tăng lượng glucoza trong máu.

Stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị các triệu chứng bệnh. Như

đã đề cập, stress có thể làm tăng lượng glucoza trong máu. Với tiểu đường typ I,

cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để xử lý lượng glucoza cao trong

máu, còn trong typ II, do các tế bào có thể từ chối insulin nên lượng glucoza

trong máu vẫn ở mức độ cao. Lượng glucoza cao trong máu dẫn đến nguy cơ

nhiễm axit xetonic và hôn mê (Guyton, 1991).

Như vậy có thể thấy stress đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của

con người. Nó ảnh hưởng đến khởi bệnh cũng như diễn biến và kết thúc (tốt hoặc

xấu). Stress chính là khâu quan trọng giữa cơ thể/cá nhân với môi trường; kích

thích con người chống lại hoặc né tránh các tác nhân gây stress.

Stress ảnh hưởng đến mọi hệ thống của cơ thể và thông qua các hệ thống này,

stress ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

TÂM LÍ NGƯỜI BỆNH THỂ CHẤT

Khi bị bệnh, tâm lí người bệnh cũng bị thay đổi. Sự thay đổi tâm lí người

bệnh thường diễn ra trên hai bình diện:

+ Bình diện thứ nhất: mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tượng tâm lí với bệnh

tật.

+ Bình diện thứ hai: mối quan hệ giữa tâm lí người bệnh và môi trường xung

quanh (kể cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).

Page 61: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

357

Có thể phân định một cách tương đối: mối quan hệ giữa tâm lí người bệnh

với bệnh tật là mối quan hệ bên trong và mối quan hệ giữa tâm lí người bệnh với

môi trường là mối quan hệ bên ngoài của người bệnh.

1. Tâm lí người bệnh và bệnh tật.

1.1. Một số vấn đề chung:

Điều dễ dàng nhận thấy rằng một khi bị bệnh thì bản thân bệnh ảnh hưởng

đến tâm lí của bệnh nhân. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này được diễn ra trên các cấp

độ khác nhau.

+ Cấp độ cơ thể:

Một khi có bộ phận hay cơ quan nào đó bị bệnh thì hoạt động chung của hệ

thống đó cũng bị thay đổi. Đến lượt mình, hệ thần kinh cũng phải có sự điều

chỉnh trong hoạt động của nó do ảnh hưởng của hệ thống bị bệnh. Sự điều chỉnh

hoạt động của hệ thần kinh chính là cơ sở dẫn đến sự thay đổi tâm lí của bệnh

nhân. Ví dụ: trong trạng thái mệt mỏi, hệ thần kinh trở nên nhạy cảm hơn đối với

các kích thích từ bên ngoài. Tiếng người nói bình thường như mọi khi đã làm cho

bệnh nhân cảm thấy to hơn, khó chịu hơn.

+ Cấp độ tâm lí:

Khi bị bệnh, tâm lí của bệnh nhân có các thay đổi nhất định. Trạng thái tâm lí

thường gặp nhất là trạng thái lo âu. Tùy theo mức độ của bệnh và đặc biệt là các

đặc điểm nhân cách của cá nhân, phản ứng lo âu của bệnh nhân biểu hiện rất

khác nhau, từ thờ ơ coi thường bệnh tật cho đến phản ứng thái quá. Có những

trường hợp thậm chí còn rơi vào trạng thái bệnh lí mặc dù có thể bệnh cơ thể

không nặng. Bên cạnh đó, các hiện tượng tâm lí của con người lại có liên quan

mật thiết với nhau. Trong trạng thái lo âu hoặc cảm xúc không ổn định, khả năng

tư duy, trí nhớ và trí tuệ nói chung cũng đều bị ảnh hưởng.

+ Cấp độ xã hội:

Mỗi bệnh nhân không chỉ đơn thuần là một cơ thể bị bệnh. Trên bình diện xã

hội, họ là chủ thể của các mối quan hệ và các hoạt động cá nhân, xã hội. Họ là

thành viên của gia đình (với một số cương vị nhất định như cương vị người

chồng và người cha), là thành viên của một nhóm xã hội nào đó (trong cơ sở lao

động hoặc trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể...). Một khi bị bệnh, các

cương vị của họ ít nhiều cũng bị chi phối, bị ảnh hưởng. Thêm vào đó còn có thể

Page 62: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

358

là các ảnh hưởng đáng kể về kinh tế: tăng chi phí cho các hoạt động khám, chữa

bệnh, giảm thu nhập do nghỉ việc. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng không

nhỏ đến tâm lí bệnh nhân.

Sự kết hợp cả ba cấp độ đó càng làm cho những biến đổi tâm lí của bệnh

nhân trở nên phức tạp hơn.

Tâm lí người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến mức nào là tùy thuộc vào

đời sống tâm lí vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ khác

nhau đối với bệnh tật. Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh

được, đành cam chịu, mặc cho bệnh tật hoành hành. Có người kiên quyết đấu

tranh, khắc phục bệnh tật. Có người không sợ bệnh tật, không quan tâm tới bệnh

tật. Có người sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật. Đôi khi chúng ta gặp những người thích

thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ cho thế giới quan của mình. Bên cạnh

những người giả vờ mắc bệnh, lại có người giả vờ như không bị bệnh tật... Thái

độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lí của người bệnh nói chung ảnh

hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực bản thân trong phòng và chữa

bệnh cũng như trong khắc phục hậu quả bệnh tật của người bệnh.

Những diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lí của người bệnh tác động lẫn nhau

theo vòng tròn khép kín: bệnh ảnh hưởng đến tâm lí của bệnh nhân và ngược lại,

tâm lí cũng ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của bệnh. Các yếu tố tâm lí có

thể đóng vai trò là nguyên nhân (như trong một số trường hợp bệnh cơ thể tâm

sinh), cũng có thể là hậu quả của bệnh (lo âu, trầm cảm..) hoặc là hiện tượng đi

cùng. Khi thăm khám bệnh nhân tại một thời điểm nào đó, các yếu tố tâm lí có

thể vừa là hậu quả song chúng lại vừa có thể ảnh hưởng tiếp tới diễn biến của

bệnh (có thể làm xấu đi hoặc ngược lại, giúp bệnh nhân có thêm nghị lực đấu

tranh chống lại bệnh tật).

1.2. Phản ứng điều trị nội trú:

1.2.1. Một số đặc điểm chung:

Với người trưởng thành, hầu như ai cũng đã có một vài lần nằm viện. Đối với

một số người, việc nằm viện diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên phần lớn ít khi

phải nằm viện. Đối với họ, lần nhập viện đầu tiên chính là sự báo hiệu cho những

thay đổi lớn.

Có rất nhiều thay đổi về mặt xã hội đối với mỗi cá nhân khi phải nhập viện.

Trước hết họ “có” thêm một vai trò mới, vai trò hầu như không mấy ai mong

muốn: bệnh nhân. Nằm viện kéo theo một loạt các hậu quả. Tự do bị hạn chế,

Page 63: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

359

không còn được ăn, uống, đọc sách, thức đêm tùy ý. Mặc dù biết là cần thiết song

nhiều người vẫn cảm thấy ngần ngại khi phải cởi bỏ quần áo ngoài của mình để

mặc bộ quần áo bệnh nhân. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy không dễ

chịu chút nào khi có tay người lạ đặt lên cơ thể mình.

Ở nhà, nếu buồn người ta có thể đi chơi, gọi điện thoại tán gẫu hay nghe nhạc.

Trong bệnh viện, họ không được như vậy. Mặt khác việc thích nghi với chế độ, các

qui định trong bệnh viện với nhiều người không thể diễn ra một cách nhanh

chóng.

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu những phản ứng tâm lý đối với nằm viện.

Taylor (1979) nghiên cứu khá tỉ mỉ những phản ứng của bệnh nhân. Bà cảm thấy

rằng giảm khả năng tự chủ và giải thể nhân cách (bệnh nhân cảm thấy mình

không phải là mình nữa) là hai đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân điều trị nội trú.

Taylor cũng đã mô tả những đặc điểm mà theo nhân viên y tế, là bệnh nhân “tốt”

họ là những người thụ động, không đòi hỏi và hợp tác. Những người này tuyệt

đối nghe lời nhân viên, không bao giờ đưa ra câu hỏi hoặc một đề nghị nào.

Ngược lại, đối với những “bệnh nhân kém”, đó là những người được Taylor mô

tả là “hành động có chút nổi loạn”, dạng như đi lại nhiều, hút thuốc lá hay uống

rượu, bia hoặc thỉnh thoảng đùa cợt với nhân viên. Họ là những người không

tuân thủ hoàn toàn nội qui bệnh viện, hay đưa ra câu hỏi hoặc đòi hỏi về điều trị.

Mặc dù nhân viên y tế thường khuyến khích những hành vi “tốt” song Taylor

cũng nêu ra những khả năng “bệnh nhân tốt” dẫn đến hồi phục kém. Điểm chủ

yếu là do hạn chế tính tích cực của cá nhân. Do vậy những bệnh nhân “tốt” có thể

dẫn đến tình trạng họ trở thành “nô lệ” của các chế độ điều trị (Goffman, 1961).

Bệnh nhân “kém” cũng không phải đã hay. Những đòi hỏi phải được chú ý,

quan tâm, chấp hành nội qui không nghiêm dễ làm cho nhân viên y tế “lẫn lộn”

giữa những phàn nàn quan trọng và không quan trọng. Tuy nhiên những người

này cũng có lợi thế nhất định. Do vẫn “giữ lại” ít nhiều quyền tự chủ, khả năng

kiểm soát cuộc sống cũng như cảm xúc nên những bệnh nhân này họ rất vui

mừng khi được ra viện và nhanh chóng thích ứng với cuộc sống: Karmel (1972)

cho thấy ở nhóm bệnh nhân được coi là “ngang bướng” hay gây nhiều “phiền hà”

cho nhân viên y tế lại có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn và tinh thần, khí thế cao hơn.

Ngôn ngữ bệnh viện cũng là một trong những thay đổi. Ngôn ngữ của nhân

viên y tế, đặc biệt là những người có thâm niên trong nghề thường giống với

ngôn ngữ của người lớn đối với trẻ nhỏ. Bệnh nhân được “mời” như ra lệnh đến

Page 64: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

360

chỗ bác sĩ, bị yêu cầu cởi áo, lên giường, xuống giường. Nhiều bệnh nhân cao

tuổi nghe những lời nói như vậy cứ có cảm tưởng rằng mình là một đứa bé

nghịch ngợm. Những cảm nhận khó chịu như vậy càng tăng lên khi họ lại phải

nghe ngôn ngữ bất cẩn của các y tá, điều dưỡng viên.

1.2.2. Các dạng phản ứng với bệnh:

Khi bị bệnh, đặc biệt là khi phải vào điều trị nội trú, cá nhân đều có các phản

ứng đối với bệnh cũng như đối với quá trình điều trị. Có thể phân chia ra 4 dạng

phản ứng chính.

+ Trầm cảm - lo âu: có rất nhiều yếu tố trong bệnh viện có thể gây stress hoặc

lo âu cho bệnh nhân. Các cứ liệu cho thấy những biểu hiện lo âu là khá phổ biến.

Kết quả những phỏng vấn của Wilson và Barnet (1976) cho thấy sự cách li

gia đình, bạn bè, công việc là nguyên nhân chủ yếu gây lo âu ở người bệnh. Theo

kết quả nghiên cứu của Johnston (1982), nhân viên điều dưỡng đánh giá quá cao

sự chăm sóc y tế còn bệnh nhân lại lo lắng đến cuộc sống của họ sau khi ra viện.

Trong nghiên cứu sau (Johnston, 1987) bà lại thông báo rằng lo lắng đến phẫu

thuật là quan tâm số 1 của bệnh nhân.

Trầm cảm ở bệnh nhân cũng là đề tài được nhiều người quan tâm. Moffic và

Paykel (1975) cho thấy có 24% số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa

khoa có biểu hiện của trầm cảm theo thang trầm cảm Beck (Beck Depression

Inventory - BDI). Một số tác giả khác đưa ra tỉ lệ 33% số bệnh nhân nội trú bị

trầm cảm. Cũng có những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa mức độ nặng

của bệnh và mức độ nặng của trầm cảm. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng

không có sự liên quan như vậy. Các tác giả cũng chưa tìm thấy mối tương quan

giữa thời gian bị bệnh và mức độ trầm cảm.

+ Ám ảnh - nghi bệnh: bệnh luôn là nỗi ám ảnh của bệnh nhân. Trong đầu

bệnh nhân luôn xuất hiện những câu hỏi mà mỗi khi có câu trả lời thì bệnh nhân

lại cũng có cơ sở để đặt ra câu hỏi ngược lại. Ví dụ: bệnh nhân được chẩn đoán là

viêm da song sau đó lại nghi ngờ mình có thể bị tiểu đường. Sự nghi ngờ như vậy

là do có một người quen của bệnh nhân bị tiểu đường, lúc đầu cũng được chẩn

đoán là viêm da nhưng điều trị mãi mà không khỏi. Sau khi được giải thích rằng

bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng khác, ví dụ: hay khô miệng, uống

nhiều nước, sút cân, bệnh nhân tự thấy mình có vẻ cũng hay khô miệng, uống

nhiều nước và thường xuyên cân để theo dõi sự sút cân.

Page 65: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

361

+ Phản ứng phân li: đối với người có dạng phản ứng này, bệnh tật dường như

là “tai hoạ”. Bệnh nhân hay có các phản ứng: kêu, rên, hay phàn nàn rằng số

mình khổ…Tuy nhiên những phản ứng như vậy chỉ diễn ra khi có mặt người

khác như nhân viên y tế, người nhà hoặc người thân. Những người có nét tính

cách phân li thường dễ có phản ứng phân li khi bị bệnh. Phản ứng này, về mặt vô

thức, nhằm thu hút sự chú ý của người khác tới bản thân bệnh nhân.

+ Phản ứng phủ định bệnh. Đây là dạng phản ứng cũng thường hay gặp. Khi

có những biểu hiện ban đầu của bệnh, họ thường né tránh sự thật. Ví dụ: khi có

các triệu chứng ban đầu như đau nhiều, người nhanh mệt mỏi… họ có thể tìm ra

những lí do khác nhau (trừ bệnh) để giải thích. Khi buộc phải đi khám và đã được

chẩn đoán, họ cho rằng có thể họ không bị bệnh như bác sĩ chẩn đoán bởi “bác sĩ

nhìn đâu cũng thấy vi trùng”. Trong trường hợp đã có các triệu chứng bệnh

không thể bác bỏ được thì họ lại cho rằng mức độ của bệnh không nghiêm trọng

như bác sĩ khẳng định.

2. Tâm lí và một số yếu tố chung của bệnh.

2.1. Yếu tố đau:

Đau là một cảm giác khó chịu song nó lại cần thiết cho cơ thể. Nếu chúng ta

không có cảm giác đau, cơ thể của chúng ta có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn

hoặc thậm chí dẫn đến việc chúng ta tự hủy hoại cơ thể của mình. Ví dụ: chẳng

may chúng ta bị ngã rạn xương; nếu không có cảm giác đau, cứ đi lại, mang vác,

chạy nhảy như bình thường thì nguy cơ chân bị gãy là rất rõ.

Dưới góc độ sinh lý học, các tín hiệu đau buộc cơ thể không được hoặc hạn

chế huy động vùng bị tổn thương vào các hoạt động thông thường cho đến khi

nào vùng tổn thương đó được phục hồi. Sinh lý học cũng không thể giải thích

được mọi khía cạnh của đau. Ví dụ: với những trường hợp đau mạn tính, không

có vùng cơ thể cụ thể nào bị tổn thương nhưng cảm giác đau cứ dai dẳng, kéo dài

triền miên. Tuy nhiên cũng không hợp lí nếu quan niệm rằng đau hoàn toàn là do

yếu tố tâm lí.

Có một số cách lí giải yếu tố tâm lí trong đau:

+ Phân tâm học: năm 1893, Breurer và Freud là hai bác sĩ tâm thần đã đưa ra

những giải thích về đau không đặc hiệu (đau không liên quan đến những vấn đề

về cơ thể). Họ cho rằng phần chìm của tảng băng chính là những xung đột tâm

thần được chuyển đổi sang các vấn đề cơ thể và thành các triệu chứng cơ thể.

Năm 1959, Engel đã phát triển những ý tưởng của Breurer và Freud khi cho rằng

Page 66: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

362

trải nghiệm của bệnh nhân đóng vai trò rất lớn trong những vấn đề lâm sàng.

Cũng theo Ông, có người có “cơ địa đau” và trong trường hợp này yếu tố tâm lý

đóng vai trò chủ yếu trong cảm giác đau dù cho có hay không có các kích thích

từ bên ngoài. Với những người như vậy cứ hết đau chỗ này lại đến đau chỗ khác,

sau những cảm giác đau này chính là mặc cảm tội lỗi (vô thức hoặc là ý thức),

trầm cảm. Những người này, theo Engel, rất ít khi thành công trong cuộc sống.

Như vậy đau gắn liền với những vấn đề của nhân cách.

+ Tiếp cận hành vi:

Fordyce và CS (1973) thì lại cho rằng: đau liên quan đến các yếu tố hành vi

và môi trường hơn là nhân cách. Luận điểm này dựa trên lý thuyết của Skinner

(1971) về hành vi được củng cố do kết quả.

Khi một bệnh nhân đến khám bệnh, họ kể với bác sĩ rằng họ bị đau và họ

phải thể hiện đau như thế nào. Trong một chừng mực nhất định, những hành vi

đau đớn cũng gây ấn tượng cho bác sĩ. Song những hành vi như vậy cũng có thể

được củng cố bởi các hậu quả xã hội.

- Củng cố dương tính: được sự quan tâm, chú ý, được cho thuốc, nghỉ ngơi.

- Củng cố âm tính: sợ người khác coi thường hoặc chế diễu hay bị mất quyền

lợi.

+ Sự khác biệt về văn hoá và giới:

Melzack và Wall (1991) cho rằng: cảm giác đau thì giống nhau nhưng khả

năng chịu đựng thì lại khác nhau. Thực ra ngay từ năm 1952, Zborowski đã chỉ

ra rằng: thổ dân Mỹ thường ít thể hiện nỗi đau của mình ở chỗ đông người, họ

chỉ thường gào thét lên (do đau) khi chỉ có một mình. Người Do Thái và người

Italia thì ngược lại.

Liệu có sự khác biệt về khả năng chịu đau ở 2 giới? Câu trả lời cũng rất khác

nhau. Có nghiên cứu thì cho rằng không có sự khác biệt, cũng có tác giả lại đưa

ra nhận xét rằng phụ nữ chịu đau tốt hơn nam giới, đặc biệt là khả năng chịu đau

của phụ nữ tăng lên sau khi họ có con. Có lẽ những đau đớn trong khi vượt cạn

đã là đỉnh điểm đối với người phụ nữ.

Hiện nay người ta cũng đang tiếp tục nghiên cứu sự khác biệt giữa các nền

văn hoá về khả năng chịu đau.

2.2. Những khía cạnh tâm lí của cái chết:

Page 67: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

363

2.2.1. Khái niệm chung:

Càng đi về cuối cuộc đời, người ta càng buộc phải chứng kiến nhiều hơn cái

chết của những người thân yêu, của bạn bè trước khi phải đối mặt với cái chết

của chính mình. Trong thực hành y học, nhiều thầy thuốc phải chứng kiến cái

chết của người bệnh và sự đau khổ của những người thân của họ. Cũng không ít

trường hợp có sự bất đồng giữa người nhà với nhân viên y tế, khi những con

người đang đau khổ đó cho rằng các thầy thuốc là những người “vô cảm”, chai

sạn với cái chết của con người. Nếu phân loại, có thể tạm chia ra làm 3 loại cái

chết:

+ Chết đột ngột: chết do cơn đột quị, do mất nhiều máu, do sốc phản vệ khi

tiêm thuốc…

+ Chết từ từ: chết do bệnh AIDS, do ung thư, do bệnh nặng dần…

+ Chết do tuổi già.

Trong bệnh viện, thường gặp nhất là dạng đầu. Do đặc điểm văn hoá, người

Việt Nam đều muốn được chết (khi cái chết đến gần) trong ngôi nhà của mình

với sự có mặt của những người thân yêu. Trong bệnh viện, nhiều trường hợp khi

tình trạng bệnh đã rất nặng, người nhà xin đón bệnh nhân về để lo liệu.

2.2.2. Các giai đoạn chết:

Không kể những trường hợp chết đột ngột, nhìn chung trên đường “đi đến”

cái chết, con người thường trải qua các giai đoạn khác nhau. Kubler - Ross (1970),

người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lí về cái chết đã bắt tay vào những

vấn đề này từ những năm 60 của thế kỉ 20. Qua phỏng vấn hơn 200 bệnh nhân

trước khi chết, Bà đã đưa ra một mô hình gồm 5 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn I (từ chối): chối bỏ, sốc và không tin. Đó là những phản ứng đầu

tiên khi bệnh nhân biết rằng mình đã ở vào giai đoạn cuối và cái chết đã cận kề

với họ. Theo Kubler-Ross, một số người có những phản ứng này cho đến những

giây phút cuối cùng của cuộc đời.

+ Giai đoạn II (tức giận/kích động): sau khi chối từ, bệnh nhân trở nên khó

tính, hay đòi hỏi, gây khó khăn. Họ hay đưa ra những câu hỏi không có câu trả

lời: tại sao lại là tôi phải chết?

+ Giai đoạn III (mặc cả): bệnh nhân muốn có nhiều thời gian hơn để trì hoãn

cái chết.

Page 68: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

364

+ Giai đoạn IV (trầm cảm): đây là dấu hiệu đầu tiên của sự chấp nhận mất

mát, không thể tránh.

+ Giai đoạn V (chấp nhận buông xuôi, sẵn sàng cho cái chết): lúc này họ rất

muốn có người thân bên cạnh. Giao tiếp ngôn ngữ thường là không cần thiết

trong giai đoạn này.

Tuy nhiên mô hình này cũng bị phê phán rằng rất nhiều trường hợp không

diễn ra tuần tự qua 5 giai đoạn như vậy, rằng trạng thái tâm lí của bệnh nhân có

thể chuyển đột ngột từ giai đoạn này sang giai đoạn khác và có nhiều yếu tố ảnh

hướng tới diễn biến của quá trình này như: tuổi, giới, dân tộc, xã hội, các đặc

điểm nhân cách… (Butller và Lewis, 1982).

2.2.3. Sự đau buồn khi mất người thân:

+ Hầu như bất kì ai cũng cảm thấy đau khổ khi mất người thân. Theo Bowlby

(1980), sự đâu khổ này có thể được chia thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn I (sững sờ): quên hết mọi chuyện. Cảm giác ngột ngạt, khó thở.

- Giai đoạn II (mong mỏi, khát khao): người còn sống cố gắng tìm kiếm

người đã chết. Nhiều lúc họ không tin rằng người thân của họ đã chết và thậm chí

những hình ảnh trong mơ làm cho họ có cảm giác rằng hình như họ vẫn còn gặp

được người thân. Họ thường cảm thấy bất an, kích động, cảm giác tội lỗi, buồn

rầu, khóc lóc, thương tiếc. Mất ngủ, kém ăn cũng là những hiện tượng thường

gặp.

- Giai đoạn III (tuyệt vọng): mất mát đã là sự thật buộc phải chấp nhận. Điều này

lại dẫn đến trầm cảm, cảm giác trống trải, vô vọng, suy sụp và mất ngủ nhiều

hơn.

- Giai đoạn IV (phục hồi): mọi việc dần ổn định trở lại. Thỉnh thoảng ý nghĩ

về người đã khuất có xuất hiện trở lại song không kéo dài và không chi phối

nhiều đến hành vi, cảm xúc cá nhân.

Bowlby cũng nhấn mạnh đến tính linh hoạt của mô hình. Tuy nhiên nhiều

nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng sự đau khổ không hoàn toàn diễn ra theo

cách đó.

+ Qua tổng hợp các nghiên cứu, Wortmann và Silver (1990) cho thấy có 4

dạng thể hiện đau khổ khác nhau:

- Đau khổ kéo dài, triền miên.

Page 69: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

365

- Đau khổ xuất hiện một thời gian sau đó cá nhân ổn định trở lại.

- Đau khổ xuất hiện muộn.

Đây là những trường hợp mà thoạt đầu dường như cá nhân không có phản

ứng mạnh lắm. Tuy nhiên một thời gian sau khi người thân qua đời, cá nhân cảm

nhận thấy những thiếu hụt, mất mát không gì bù đắp được. Trạng thái này rất lâu hồi

phục.

- Không có biểu hiện đau khổ.

Dù sao chăng nữa các thầy thuốc cũng phải lưu ý rằng khi có một bệnh nhân

chết thì có nhiều người khác đau khổ, dù rằng ở các trạng thái, các mức độ và các

hình thức biểu hiện có thể khác nhau.

2.2.4. Yếu tố văn hoá:

Khi có người thân qua đời, mọi người đều cảm thấy đau khổ. Tuy nhiên sự

thể hiện cảm xúc này bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hoá. Ở nước ta, theo

truyền thống văn hoá Phương Đông, người chết chỉ là người đi xa và người còn

sống vẫn tuân theo một số cách thức duy trì quan hệ tình cảm với người đã khuất

như: cúng 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, hàng năm, lập bàn thờ… Ngược lại, ở các

nước Âu- Mĩ, người ta thường động viên gia chủ nhanh chóng quên đi đau khổ

để trở về với công việc thường ngày.

3. Đặc điểm tâm lí người bệnh thực thể.

3.1. Đặc điểm tâm lí bệnh nhân nội khoa:

Biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân nội khoa là các triệu chứng của trầm cảm.

Bệnh nhân thường hay so sánh tình trạng hiện tại với “trước khi bị bệnh”. Do

một số mặc cảm về bệnh nên có những bệnh nhân tự cách li mình với gia đình và

xã hội. Cũng có người nôn nóng, muốn giải quyết ngay tình trạng bệnh, tìm mọi

cách “giúp” thầy thuốc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng nhất. Họ có thể tìm

đến nhiều thầy thuốc, vừa điều trị Tây y vừa điều trị bằng Đông y, thậm chí họ

còn đi xem bói và làm theo những gì “thầy” phán như: đặt lại bàn thờ, chuyển

cổng đi, sửa lại cửa...

Bệnh nhân bị bệnh cơ thể thường có những phản ứng cảm xúc khác nhau đối

với cái đau tăng lên, đối với hoàn cảnh bên ngoài, với những hành vi và lời nói

của nhân viên y tế... Dạng phản ứng cảm xúc này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm

nhân cách của bệnh nhân.

3.1.1. Đặc điểm tâm lí người bệnh tim mạch:

Page 70: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

366

+ Bệnh động mạch vành, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim:

Theo Côxencô và Paramônôva, những biến đổi tâm lí ở những người bệnh

này thuộc ba hội chứng sau:

- Hội chứng sảng khoái bệnh lí: người bệnh tươi tỉnh, tăng khí sắc, đánh giá

không đúng mức độ nặng nhẹ của bệnh, tay chân luôn vận động, đứng ngồi

không yên, cởi mở, nói nhiều, phán đoán nông cạn.

- Hội chứng nghi bệnh, loạn cảm giác: người bệnh có cảm giác tê, buồn, co

thắt ở vùng ngực và vùng cổ, kim châm ở vùng tim. Họ hay hốt hoảng, lo sợ, ngủ

đứt quãng, suy nhược và dễ bị xúc động.

- Hội chứng giống suy nhược thần kinh: người bệnh khó chịu với ánh sáng và

tiếng động, khí sắc không ổn định, hay giận hờn, hay cáu gắt, dễ bị kích động, có

khi khóc sướt mướt, suy nhược nặng, làm việc kém.

+ Bệnh xơ vữa mạch não:

Người bệnh dễ xúc động, khó kiềm chế những hành động bột phát, có khi nói

năng ba hoa, có thái độ khoan dung, song lại là người bảo thủ và giảm khả năng

lao động sáng tạo.

Những người có tính cách mạnh, có ý chí, luôn muốn đạt mục đích, không

thỏa mãn trong công việc... thường dễ mắc bệnh tim mạch. Để ngăn ngừa bệnh

này, theo viện sĩ J. Tschaean, cần tránh căng thẳng tâm lí, tình cảm; tránh bị rối

loạn điều hòa thần kinh; không hút thuốc lá và có chế độ làm việc, ăn uống hợp

lí...

3.1.2. Đặc điểm tâm lí người bị bệnh gan – mật:

+ Những người bệnh suy gan, xơ gan, viêm gan, viêm đường dẫn mật, túi

mật... thường rất nóng nảy, khó tính, hay cáu gắt, bực tức, nặng về xúc cảm âm

tính. Đặc biệt người bệnh hay mỉa mai, nhạo báng, độc ác và đa nghi, tiêu cực.

+ Bệnh sinh của những rối loạn tâm lí này rất phức tạp. Đa số các nghiên cứu

cho rằng, đây là hiện tượng nhiễm độc gan của cơ thể, nhất là của hệ thần kinh.

Chất độc trong máu tăng lên khác thường có thể do các cơ chế sau:

- Chức năng khử độc của gan bị suy giảm nên những chất độc của cơ thể

không được thanh lọc, chúng ngày càng tồn đọng trong cơ thể.

Page 71: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

367

- Chức năng chuyển hóa của gan bị rối loạn nên các sản phẩm chuyển hóa dở

dang (không thành những sản phẩm cuối cùng) của prôtít, lipít, gluxít được đưa

thẳng vào máu và gây độc cho cơ thể.

- Hệ thống mật bị tổn thương (tế bào gan bị vỡ, đường dẫn mật bị tắc...), nên

sắc tố mật, muối mật đổ trực tiếp vào máu và trở thành những chất gây độc cho

cơ thể.

Lượng chất độc tăng cao trong máu đã làm nhiễm độc hệ thần kinh và toàn cơ

thể người bệnh. Tùy theo mức độ nhiễm độc mà tâm lí của người bệnh biến đổi

nhiều hay ít, mạnh mẽ hay từ từ.

3.1.3. Đặc điểm tâm lí người mắc bệnh dạ dày, tá tràng:

Những người bệnh viêm dạ dày mạn tính thường hay thờ ơ, lạnh nhạt, vô

cảm, có khi trầm cảm, nghi bệnh, sợ hãi. Những người bệnh loét dạ dày - tá tràng

có tính khí thất thường, thiếu kiên trì, nhẫn nại, khó kiềm chế, dễ nổi khùng, kích

động, rất nóng tính, hưng phấn mạnh hơn ức chế, lắm điều. Người bệnh khó làm

chủ thói quen, không bỏ được thói quen uống rượu, ăn ớt cay, hút thuốc lá... và

khó chấp hành các chế độ ăn kiêng.

3.1.4. Người bị bệnh lao:

Có nhiều nghiên cứu về những biến đổi tâm lí ở người bị bệnh lao, nhất là lao

phổi, song kết quả của những nghiên cứu này rất khác nhau.

E. Kraepelin nhận thấy ở những người bệnh này có biến đổi nhẹ về khí sắc và

ý chí, hay cáu gắt, nhạy cảm với những sang chấn tâm lí và vật lí, cả tin một cách

kỳ lạ, linh hoạt, rất ích kỷ, trí tuệ giảm sút ở mức độ nhất định dẫn đến giảm khả

năng phê phán, gặp nhiều khó khăn trong giải quyết những vấn đề bức thiết, có

khuynh hướng sợ hãi, ảo giác phản ứng và tự đề cao thể lực của bản thân.

Lenhien - Lavaxtin lại nhận thấy các thuộc tính tâm lí cơ bản của người bệnh

bị biến đổi trầm trọng, người bệnh đa sầu, đa cảm, ích kỷ, khó tính, song ở họ lại

có sự tìm tòi, sáng tạo một cách độc đáo.

Có tác giả phán đoán rằng, những chất độc đang tràn ngập ở não và hệ thần

kinh đã kích thích, làm cho người bệnh có trí tuệ xuất sắc, có đời sống tâm hồn

đẹp đẽ và khả năng rung cảm cao...

Cũng có ý kiến nhận xét rằng, sự tế nhị và tinh tế về tâm lí, đảm đang trong

cuộc sống là những đặc điểm nổi bật ở những người bệnh này. Trong trạng thái

Page 72: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

368

hấp hối, người bệnh có trạng thái sảng khoái, đánh giá cao khả năng bản thân,

kích động, lạc quan tếu, hưng phấn mãnh liệt...

T.P. Xiaxon nhận thấy tâm lí của trẻ em bị lao biến đổi theo kiểu tâm thần

phân liệt hoặc loạn thần kinh chức năng (kín đáo, lạnh lùng, độc ác...).

3.1.5. Đặc điểm tâm lí của người bệnh ung thư:

Những người bệnh này thường không được biết chính xác về kết quả chẩn

đoán bệnh. Họ tò mò tìm hiểu nơi thầy thuốc và những người xung quanh. Họ sợ

bị bệnh ung thư, sợ chết. Họ có trạng thái suy nhược, tăng ám thị (sẵn sàng nghe

theo bất kỳ ai, miễn là giúp họ khỏi bệnh, hoặc làm dịu cơn đau). Nhiều người tỏ

ra thất vọng, tiêu cực, sợ trở thành gánh nặng đối với người thân, thậm chí đi đến

tự sát, không thiết sống...

3.1.6. Đặc điểm tâm lí bệnh nhân ngoài da và hoa liễu:

Trong số các bệnh ngoài da, có nhiều bệnh thể hiện ở cả những phần không

che kín của cơ thể. Khi đó bệnh nhân thường cảm thấy ngại ngùng xuất hiện ở

chỗ đông người. Nhiều người trong số họ, đặc biệt là phụ nữ, đã tự mình cách li

khỏi xã hội.

Sự phát triển mạn tính của bệnh có thể dẫn tới xuất hiện những nét nhân cách

bệnh lí. Trong thực tiễn đã có trường hợp chỉ do bệnh vảy nến mà bệnh nhân đã

có ý định tự sát.

Những bệnh hoa liễu, ví dụ như bệnh giang mai, thường gây ra các stress tâm

lí kéo dài cho bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, do phải giấu diếm nên điều trị

không được hệ thống. Khi đó, cùng với những kiến thức đã tìm và đọc, bệnh

nhân sợ sau này bệnh tiến triển vào “thời kì 4”, thời kì xuất hiện liệt tuần tiến hay

giang mai não.

Đặc biệt đối với bệnh nhân HIV/AIDS có những diễn biến tâm lí phức tạp.

Những biểu hiện thường gặp nhất là rối loạn trầm cảm và lo âu. Trong cơn trầm

cảm, có bệnh nhân có thể thực hiện hành vi tự sát. Có những trường hợp, bệnh

nhân kích động hoặc thực hiện những hành vi phi xã hội, ví dụ cố tình truyền

bệnh cho nhiều người để trả thù đời.

3.2. Đặc điểm tâm lí bệnh nhân sản, phụ khoa:

Những cảm nhận của phụ nữ, lần đầu tiên chuẩn bị làm mẹ cũng khá đa dạng.

Trước hết là những cảm nhận về thay đổi sinh học: ban đầu là các phản ứng thai

Page 73: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

369

nghén, sau là những khó khăn, hạn chế vận động, có lúc ăn không ngon, ngủ

không yên, tiểu tiện thất thường.

Cùng với sự thay đổi về cơ thể là những thay đổi về tâm lí. Càng gần đến

ngày sinh con, lo âu của người mẹ lại càng tăng lên. Lo không biết có được mẹ

tròn con vuông hay không, sợ sảy thai, ngôi ngược, sợ đẻ non. Nhiều người rất sợ

các cơn đau đẻ, sợ băng huyết, sợ nhầm con, nhất là đối với những người đã từng

bị sảy thai.

Đặc biệt có những nỗi lo hoàn toàn mang tính tâm lí-xã hội: lo không đẻ

được con trai khi chồng và gia đình bên chồng đang “khao khát” một quý tử.

Thậm chí có những lo âu dai dẳng gần như bệnh lí: lo đẻ ra quái thai, dị dạng.

Ngay sau khi sinh con, ở những phụ nữ này lại xuất hiện những vấn đề khác.

Hiện tượng thường gặp là trầm cảm sau đẻ (hậu sản): tự nhiên khóc lóc chẳng có

nguyên cớ gì, chăm sóc con vụng về hoặc ở mức độ nặng hơn, người mẹ hoàn

toàn bỏ trễ, thờ ơ đối với đứa con. Ngoài ra cũng có thể có sợ quá mức: sợ đêm

ngủ đè vào con, sợ con tắc thở khi bú.

Đối với những bệnh nhân phải phẫu thuật, ví dụ như phải cắt tử cung thì

ngoài những yếu tố tâm lí thường gặp như đối với bệnh nhân ngoại khoa, còn có

thể có những lo âu liên quan đến việc mang thai sau này.

3.3. Đặc điểm tâm lí bệnh nhân ngoại khoa:

+ Trạng thái lo âu cũng là một đặc điểm tâm lí nổi bật ở bệnh nhân ngoại

khoa. Trong nhiều trường hợp, trạng thái lo âu trước phẫu thuật có thể đạt đến

cường độ cao. Lo âu chủ yếu và phổ biến nhất là sợ chết. Mặc dù có thể đã được

giải thích song họ vẫn sợ “nhỡ” rủi ro xảy ra, sợ “nhỡ” không thoát ra khỏi trạng

thái hôn mê và cuối cùng, lo rằng mổ cũng không giải quyết được bệnh tật.

+ Đối lập với nhóm trên là những người ưa phẫu thuật. Đó là những người đề

nghị được mổ để giải thoát các stress do bệnh hoặc liên quan đến bệnh. Ví dụ:

một số bệnh nhân bị loét dạ dày cố gắng thuyết phục bác sĩ cho mổ. Thực hiện

các chế độ ăn kiêng: kiêng ăn các chất chua cay; kiêng ăn thức ăn quá nóng hoặc

quá lạnh; kiêng uống rượu, bia; kiêng hút thuốc...tất cả các chế độ đó đã thực sự

trở thành stress đối với họ. Họ muốn được tự do hơn, không bị lệ thuộc vào các

yêu cầu của bác sĩ và theo họ, cách tốt nhất là “cắt” phần dạ dày đã bị loét.

+ Trạng thái sau phẫu thuật chủ yếu liên quan đến những cơn đau, mất sơ đồ

cơ thể. Sự thay đổi sơ đồ cơ thể, ví dụ: phẫu thuật cắt cụt, phẫu thuật tạo hình,

Page 74: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

370

phẫu thuật cắt bỏ vú thường làm tăng những lo lắng trong quan hệ với người

khác.

Theo A. N. Baculev: phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là

tạo nền tảng cho một điều trị mới tiếp theo.

+ Sự biến đổi tâm lí của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn

phẫu thuật:

- Khi chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh hay lo lắng về chỗ nằm trước và sau

mổ; quan tâm đến những lời bàn tán về trình độ của bác sĩ phẫu thuật chính, về

cách mổ và những điều khác liên quan đến cuộc mổ.

- Giai đoạn tiền phẫu thuật và trong phẫu thuật, nhất là ở những người bệnh

gây tê, châm tê hoặc gây mê không hoàn toàn (ý thức còn tỉnh, chỉ làm mềm cơ

và giảm đau), họ lo lắng vì tiếng va chạm của dụng cụ, họ chú ý theo dõi "không

khí tâm lí" trong cuộc mổ và những lời bàn tán của phẫu thuật viên...

Trong số những bệnh nhân nằm viện, bệnh nhân ngoại khoa, đặc biệt là trước

khi mổ, là những người chịu nhiều stress nhất. Theo M. Pitts (2003) có 3 thành tố

chính tham gia vào stress của bệnh nhân trước khi mổ:

. Bị gây mê: trong trạng thái bị gây mê, người bệnh hiểu rằng mình bị mất ý

thức, không còn khả năng kiểm soát bản thân. Mặt khác họ cũng sợ “không tỉnh

dậy”, bị “ngủ” luôn hoặc tỉnh lại được nhưng có thể “quên hết mọi thứ”.

. Lo ngại những cơn đau sau mổ, đặc biệt là khi đã tỉnh lại và thuốc giảm đau

đã hết tác dụng.

. Chính sự kiện phẫu thuật: bị mổ, rạch thịt, da, dao, kéo…

Theo Pitts, mỗi thành tố trên cũng đã có thể là một tác nhân gây stress. Tuy

nhiên chúng thường xuất hiện kết hợp với nhau làm cho stress càng phức tạp và

khó đối phó.

Một điểm cũng đáng lưu ý nữa và nó cũng có thể là một tác nhân gây stress

cho bệnh nhân trước phẫu thuật. Đó là ý nghĩ rằng cơ thể mình bị bộc lộ cho

người lạ. Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng bị như vậy.

- Trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh lo lắng vì đau đớn, lo bị tai biến sau

mổ, lo cho sự lành sẹo và sự hồi phục sức khỏe sau này. Lúc này thái độ khách

quan, lời nói động viên, sự giúp đỡ tận tình... của thầy thuốc, của người thân và

của những người xung quanh là rất cần thiết, có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh

vượt qua những khó khăn của phẫu thuật và bệnh tật.

Page 75: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

371

Có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào những phản ứng của bệnh nhân đối với

phẫu thuật, mối liên quan giữa lo âu, chuẩn bị cho phẫu thuật và hồi phục. Janis

(1958, 1969) là một trong những người đầu tiên đề cập đến lo âu trước mổ và

mối liên quan với quá trình phục hồi sau mổ. Lo sợ của những người trong nhóm

nghiên cứu được chia làm 3 mức độ: thấp, vừa và cao. Kết quả cho thấy chỉ có

nhóm lo sợ mức độ vừa là có kết quả hồi phục tốt hơn, Theo tác giả, điều này

cho thấy đối với một biến cố lớn như phẫu thuật, người bệnh cũng cần phải có sự

quan tâm lo lắng ở mức độ vừa phải: không nên quá mức song cũng không nên

chẳng lo lắng gì. Tuy nhiên nghiên cứu của Johnston và Carpenter (1980), của

Wallace lại đưa ra kết quả khác: chỉ có những trường hợp lo sợ quá mức thì quá

trình phục hồi kém hơn.

4. Liệu pháp tâm lí đối với bệnh nhân bệnh cơ thể.

4.1. Khái niệm chung:

Suốt một thời gian dài, người ta xem liệu pháp tâm lí là biện pháp điều trị của

riêng ngành Tâm thần. Nó được sử dụng chủ yếu đối với những rối loạn do căn

nguyên tâm lí. Trong lâm sàng nội, ngoại khoa chung (hay đối với bệnh nhân

thực thể nói chung) liệu pháp tâm lí chỉ giới hạn ở những tác động mang tính giải

thích, động viên chung chung.

Từ những năm 1970 trở lại đây, liệu pháp tâm lí được ứng dụng rất mạnh mẽ

trong tất các các chuyên ngành lâm sàng khác nhau. Nội dung của khái niệm

cũng đã thay đổi. Nếu trước đây liệu pháp tâm lí là một biện pháp điều tr ị thì bây

giờ, liệu pháp tâm lí được coi là những tác động lên tâm lí người bệnh nhằm cải

thiện tình trạng sức khỏe (cả về tâm lí và thể chất), nâng cao chất lượng cuộc

sống của người bệnh, thậm chí còn nhằm góp phần kéo dài cuộc sống cho những

trường hợp hiểm nghèo (ví dụ: ung thư). Chính vì vậy, xu hướng hiện nay là

dùng thuật ngữ can thiệp tâm lí thay cho liệu pháp tâm lí.

4.2. Các dạng liệu pháp tâm lí:

Các dạng của liệu pháp tâm lí rất phong phú, đến nay người ta ước tính có

khoảng 400 dạng liệu pháp tâm lí dành cho người lớn và gần 200 dạng dành cho

trẻ em (Kazdin, 1994). Cơ sở lí luận của các dạng liệu pháp tâm lí cũng rất phong

phú (xem thêm bài “Liệu pháp tâm lí” trong phần Tâm thần học). Tuy nhiên điều

Page 76: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

372

có thể dễ dàng nhận thấy là các kĩ thuật liệu pháp tâm lí dựa trên cơ sở của Tâm

lí học Hành vi là phát triển nhất.

Những kĩ thuật chủ yếu được sử dụng thường tập trung vào: thay đổi nhận

thức, thay đổi thái độ và thay đổi hành vi theo hướng phù hợp, thích ứng với tình

trạng hiện tại, qua đó nhằm đạt những mục tiêu của liệu pháp tâm lí. Trong nhiều

trường hợp, các kĩ thuật này được sử dụng kết hợp với kĩ thuật thư giãn.

4.3. Chuẩn bị tâm lí trước phẫu thuật:

Chuẩn bị tâm lí cho bệnh nhân trước phẫu thuật là điều đang được các nhà

lâm sàng ngoại khoa quan tâm.

+ Có hai loại thông tin chính mà các thầy thuốc, nhân viên y tế cần quan tâm

trong chuẩn bị tâm lí cho bệnh nhân trước phẫu thuật:

- Thông tin về qui trình: đây được xem như là những thông tin về mặt kĩ thuật

mà bệnh nhân muốn (và cần) biết. Ví dụ: thời gian mổ vào lúc nào, kéo dài bao

lâu, bệnh nhân phải qua những khâu nào.

- Thông tin về giác quan: bệnh nhân rất muốn biết những cảm giác mà họ sẽ

có khi phẫu thuật, dạng đau như thế nào, mức độ dữ dội hay vừa, đau kéo dài

trong bao lâu.

Theo nhiều tác giả, bệnh nhân cần phải được chuẩn bị tốt về mặt tâm lí trước

phẫu thuật.

+ Các tác giả khác cũng đưa ra những mô hình của mình về chuẩn bị tâm lý

cho bệnh nhân phẫu thuật. Những chủ đề mà các tác giả thường tập trung vào là:

- Các phản ứng cảm xúc đối với việc nằm viện.

- Luyện tập các kỹ năng thư giãn.

- Luyện tập các kỹ năng nhận thức để đối phó.

Nhiều nghiên cứu cho thấy 2 qui trình: luyện tập thư giãn và luyện tập nhận

thức là có kết quả cao hơn tất cả. Nhìn chung các qui trình này còn phụ thuộc vào

đặc điểm nhân cách cá nhân.

Page 77: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

373

Bảng 7.1: Chuẩn bị tâm lý trước phẫu thuật.

Nội dung Ví dụ

Qui trình Đầu tiên, ông/bà được đưa lên phòng mổ, sau đó được gây mê

Giác quan Khi ông/bà tỉnh dậy thì thấy khát khô cổ. Điều đó cũng là bình

thường thôi

Hướng dẫn hành vi Ông/bà hãy thở thật mạnh một, hai lần để thông khí phổi

Luyện tập theo mô hình Đây là đoạn băng ghi hình một người đã được phẫu thuật như

của ông/bà

Luyện tập thư giãn Chú ý đến thở sâu

Ngừa stress Ông/bà hãy chú ý đến các kỹ thuật thư giãn như đã nắm được

Luyện tập nhận thức Ông/bà nói rằng ông/bà rất lo lắng đến phẫu thuật, liệu

ông/bà có thể tập trung làm suy nghĩ của mình tích cực hơn

không

(Nguồn: Pitts “Health psychology, 2002 ”)

Một số tác giả sử dụng liệu pháp tâm lý nhóm: bố trí bệnh nhân chuẩn bị mổ

ở cùng phòng với người mới mổ xong (Kulik và Mahler, 1993). Kết quả cho thấy

những bệnh nhân ở cùng phòng với người đã mổ ít lo âu trước phẫu thuật và

nhanh ổn định hơn sau phẫu thuật.

Page 78: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

374

TÂM LÍ NGƯỜI BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Tâm lí người bệnh và các yếu tố môi trường tự nhiên.

Môi trường tự nhiên xung quanh con người bao gồm những yếu tố như nhiệt

độ, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời tiết, khí hậu và các yếu tố địa lí khác...

Những yếu tố này tác động mạnh, làm thay đổi trạng thái tâm lí, khí sắc, sức khỏe,

trương lực sống và tình trạng bệnh tật... của người bệnh.

1.1. Tâm lí người bệnh và màu sắc:

Từ thời Hyppocrates, người ta đã biết màu sắc có tác động đến tâm lí người

bệnh và đã dùng màu sắc để chữa bệnh.

+ Phương thức tác động của màu sắc lên tâm lí người bệnh có thể theo hai

cách: hoặc là tác động trực tiếp, nghĩa là màu sắc tạo ra cho người bệnh những

phản ứng trực tiếp (ví dụ: màu vàng tạo ra cảm giác lạnh, mát; màu sẫm tạo cảm

giác nóng, ấm); hoặc là tác động gián tiếp, nghĩa là tác động qua liên tưởng

(ví dụ: màu vàng da cam làm con người liên tưởng tới lửa, từ đó có cảm giác nóng;

màu trắng, liên hệ đến tuyết, nên có cảm giác lạnh; màu xanh, liên hệ đến cây,

nên có cảm giác mát mẻ).

+ Thứ tự tác động thích hợp của màu sắc lên tâm lí người bệnh giảm dần theo

chiều hướng sau: màu xanh da trời, xanh lá cây, màu đỏ, màu đen. Một màu sắc

đơn độc, dù thích hợp đến mấy, song tác động lâu cũng gây ức chế tâm lí. Cách

trang trí thích hợp là phối hợp hài hòa nhiều màu với nhau.

+ Kết quả tác động của một số màu sắc như sau:

- Màu hồng tạo không khí tưng bừng, kích thích thần kinh người nóng tính,

kích thích sản xuất hồng cầu. Thời Trung Cổ người ta thường vẩy nước màu

hồng lên người ốm. Dân vùng Capcadơ thường cho người ốm đắp chăn màu

hồng...

. Màu hồng tươi làm những người quá xúc động trấn tĩnh trở lại, làm cho

người hiếu động trở nên thụ động và cơ bắp yếu bớt đi.

. Theo một số tác giả, màu hồng là màu của những người mơ mộng, giàu tình

cảm, vị tha. Sự ưa chuộng màu hồng thường là biểu hiện tính cách của những

người thiếu tự tin, cần sự bảo vệ.

- Màu đỏ là màu của sức khỏe, của niềm vui. Những người ưa thích màu đỏ

thường là người năng nổ, dễ kích động, thích tranh luận và có tính tự kỉ.

Page 79: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

375

Những đồ vật có màu hồng, màu đỏ thường làm cho chúng ta có cảm giác

như chúng to hơn.

- Màu vàng được coi là màu gây nhiều mâu thuẫn nhất. Có người cho rằng,

đây là màu chứa đựng mầm mống của sự kích thích. Những người hay mang đồ

màu vàng thường có tư duy mạch lạc, song dễ nổi nóng. Cũng có tác giả cho rằng,

đây là màu của sự anh minh và trí tưởng tượng. Một số người lại có nhận xét,

đây là màu của những người hay "phóng đại" khả năng của mình; trịch thượng,

hợm hĩnh...

Màu vàng có tác dụng kích thích tiêu hoá. Song, màu vàng đậm lại gây nôn.

- Màu nâu thường gây ức chế, buồn rầu; làm người bệnh ăn mất ngon.

- Từ lâu, màu đen đã là biểu hiện của sự bí ẩn, độc ác và buồn đau. Những

người ưa màu đen thường thích gây ấn tượng mạnh và hay che giấu những ý

định, phẩm chất đích thực của mình. Có tác giả cho rằng, đây là màu gợi tình.

- Màu xám thường là màu của những người không thích nổi bật, nhưng thích

sự tế nhị và không xác định.

- Ngược lại, màu tím thường bị coi là màu của những người thích chơi trội,

khác người. Theo Goethe, ở châu Âu, màu tím bị coi là màu đơn côi, gợi nỗi

buồn nhớ. Còn đối với chúng ta, màu tím là màu biểu hiện của tình yêu.

- Màu da cam là màu dành cho những người chững chạc, thận trọng và

thường đóng những vai trò quan trọng. Song những người ưa màu này thường

khó thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh mới và hay gặp "vấn đề" trong

những tình huống bất thường...

- Màu xanh làm hạ huyết áp, giảm căng thẳng thần kinh. Màu xanh đậm làm

cho người bệnh có cảm giác an toàn. Màu xanh da trời tạo cảm giác yên tĩnh, làm

mất sự suy yếu của cơ bắp do màu hồng gây ra. Những người thích màu xanh lơ

thường là người nghiêm khắc, có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh, trung

thực, ổn định, không ưa tranh luận, đối đầu. Màu xanh lá cây được coi là màu

của sự tin cậy. Những người thích nó thường khiêm nhường, mực thước, nhẫn

nại, không bộc lộ những tình cảm sôi động. Nhìn vào màu xanh lá cây, lúc đầu

chúng ta có cảm giác dễ chịu, song về sau, nếu nhìn lâu sẽ bị ức chế, thậm chí bị

rơi vào tình trạng trầm cảm. Những ánh sáng màu lục làm cho người bệnh hoạt

động kém hơn so với những ánh sáng màu đỏ.

Page 80: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

376

- Màu trắng thường gây phản ứng trung tính. Đôi khi nó làm cho những

người bệnh nhức đầu, đau khớp, bệnh thần kinh bị khó ngủ và chỗ đau bị tái

phát.

Sự kết hợp khéo léo màu trắng với các màu khác là biểu lộ một tính cách

bình ổn và giàu sức sáng tạo. Theo Giac Vieno (nhà tô màu nổi tiếng người

Pháp): màu sắc có đủ khả năng, có thể sinh ra ánh sáng, tạo nên sự yên tĩnh hoặc

phấn chấn, làm tâm hồn êm dịu hay bão tố, đem lại cảm giác thanh bình hay

thảm họa.

1.2. Tâm lí người bệnh và âm thanh:

+ Âm thanh tác động rất lớn đến xúc cảm. Những tiếng ồn mạnh và kéo dài

sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm thần. Trái lại,

nếu quá yên tĩnh sẽ gây ức chế.

+ Âm nhạc tạo nên xúc cảm tích cực cho người bệnh, làm thay đổi khí sắc,

gây lòng sung sướng hoặc buồn rầu. Mặt khác, âm nhạc tạo ra một nhịp điệu sinh

hoạt đều đặn. Âm điệu và nhịp điệu của âm nhạc có khả năng làm biến đổi tần

số hô hấp, nhịp đập của tim và tác động lên quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Lep Tônxtôi đã nói: "Âm nhạc là tốc ký của tình cảm".

+ Trong lâm sàng thần kinh và tâm thần, các thầy thuốc đã sử dụng âm nhạc

để điều trị. Âm nhạc được dùng làm phương tiện giảm đau.

Sự tri giác âm nhạc sâu sắc phụ thuộc vào sự rèn luyện, năng khiếu thẩm mỹ

và nhất là trạng thái tâm lí của người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng âm nhạc để điều

trị phải phù hợp với từng người bệnh.

V. M. Bechterev nói: âm nhạc làm chủ xúc cảm của chúng ta. Bằng âm nhạc,

thầy thuốc có thể tạo ra được khí sắc nhất định, giảm được hưng phấn, biến được

trạng thái buồn rầu thành vui tươi, tác động lên hô hấp và tuần hoàn, làm cơ thể

đỡ mệt mỏi, tạo cho mọi người một sinh lực dồi dào.

1.3. Tâm lí và một số yếu tố khác của môi trường tự nhiên:

+ Mùi tác động lên cơ quan khứu giác và qua đó tác động lên tâm lí người

bệnh. Mùi của những chất nôn, chất thải; mùi của một số thuốc, hóa chất... làm

người bệnh khó chịu, sợ hãi. Có một số người bệnh luôn nhớ về một mùi nhất

định, ví dụ: người bị bệnh bạch hầu thường nhớ tới mùi bánh mốc; người bị bệnh

dịch hạch thường nhớ đến mùi táo...

Mùi thơm của hoa quả, của thảo mộc, của nước hoa... làm người bệnh phấn

chấn. Mùi tinh dầu hồi, long não... kích thích tuần hoàn, hô hấp của người bệnh.

Page 81: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

377

Mùi chanh làm người bệnh đỡ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái; mùi hoa hồng sẽ

tạo nên cảm giác êm dịu, tĩnh tại...

+ Vệ sinh thân thể, trang phục ảnh hưởng không nhỏ đến khí sắc của người

bệnh. Những quần áo cũ, rách, không đúng cỡ số... làm cho người bệnh cảm thấy

buồn cho thân thể ốm đau của mình. Đối với những trường hợp này, nên cho

người bệnh dùng một số đồ dùng cá nhân, miễn là giữ gìn sạch sẽ.

+ Tình hình khí hậu và vi khí hậu ảnh hưởng quan trọng đến tâm lí người

bệnh. Không khí trong lành, áp lực khí quyển vừa phải, không nóng quá, không

lạnh quá... sẽ ảnh hưởng tốt đến khí sắc. Quang cảnh bệnh viện thoáng mát, trang

trí buồng bệnh hài hòa, có chậu hoa, cây cảnh đẹp đẽ ở cửa sổ... sẽ làm cho người

bệnh cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống và tinh thần thêm

vui vẻ...

2. Tâm lí người bệnh và các yếu tố môi trường xã hội.

Con người là một thực thể xã hội, vì vậy tồn tại xã hội và môi trường xã hội

xung quanh là những yếu tố có ý nghĩa rất đặc biệt. Người bệnh tuy nằm trên

giường bệnh, ngoài quan hệ chặt chẽ với nhân viên và người bệnh khác, bằng

muôn vàn sợi dây vô hình họ còn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của gia đình,

người thân, bạn bè; với tình hình lao động sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu

của đơn vị, của đất nước; với các sự kiện đang diễn ra trên khắp hành tinh chúng

ta... Những mối quan hệ này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới người bệnh,

bằng những phương tiện ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Mối quan hệ xã hội của

người bệnh rất đa dạng, nhiều chiều và kết quả tác động của nó lên tâm lí cũng

như bệnh tật rất khác nhau, có khi là những tác động tự phát, tiêu cực, cũng có

khi là những tác động chủ định, tích cực...

2.1. Tác động tâm lí của môi trường xã hội ngoài bệnh viện:

Những tác động này thường gián tiếp, qua nghe đài, xem ti vi, đọc sách báo

và qua thư từ, lời kể của người đến thăm, của nhân viên y tế... Những thông tin,

tư liệu ở đây thường tự phát, chưa được chọn lọc cho phù hợp với từng người

bệnh. Người thầy thuốc phải biết cách hướng những thông tin này vào mục đích

điều trị, gây ảnh hưởng tốt nhất cho sự hồi phục sức khỏe người bệnh.

Người thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đọc những bài báo, nghe những

buổi phát thanh, xem những chương trình truyền hình thích hợp, bổ ích; cần điều

chỉnh một cách hợp lí các cuộc đến thăm, tránh tình trạng có người bệnh phải vất

vả tiếp nhiều cuộc viếng thăm hình thức, vô bổ, trong khi những người bệnh khác

Page 82: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

378

buồn tẻ, không có ai thăm hỏi. Người thầy thuốc cũng cần nhắc nhở những người

đến thăm phải tiếp thêm lòng hăng hái, vui vẻ, quyết tâm khắc phục bệnh tật cho

người bệnh.

Larrey (bác sĩ phẫu thuật của quân đội Napoleon) đã nói rất đúng rằng: vết

thương liền nhanh hơn trong đội quân của những người chiến thắng.

Thông qua những người đến thăm, thông qua cách giao tiếp của người bệnh

với môi trường xã hội bên ngoài, người thầy thuốc hiểu thêm người bệnh và bệnh

tật để có những phương pháp điều trị hợp lí. Qua mối quan hệ tiếp xúc với môi

trường bên ngoài, người bệnh gần gũi với cuộc sống thường ngày và đây là sự

chuẩn bị tốt để sau khi khỏi bệnh, họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống.

2.2. Tác động tâm lí của môi trường xã hội trong bệnh viện:

Mối quan hệ xã hội bên trong bệnh viện được tập trung vào quan hệ giữa

những người bệnh với nhau và giữa người bệnh với nhân viên y tế.

+ Quan hệ người bệnh với người bệnh:

- Những người mắc cùng một loại bệnh, nhất là bị khuyết tật như nhau, hoặc

bị cùng loại bệnh mạn tính, thường có thiện cảm với nhau; họ có cùng mối quan

tâm và rất thích trao đổi với nhau về bệnh sử, diễn biến bệnh tật cũng như về

phương pháp điều trị. Nhiều khi sự trao đổi này lại là khởi nguồn của những mối

quan hệ thân thiện, gắn bó về sau. Họ tự tổ chức những hội không chính thức

(như câu lạc bộ) để thông báo cho nhau về phương pháp điều trị mới, chia sẻ với

nhau về diễn biến của sức khỏe, bệnh tật...

- Những người bệnh ở cùng một phòng cần có sự tương đồng về tâm lí.

Người thầy thuốc phải biết bố trí hợp lí, phải đối xử bình đẳng theo bệnh tật

những người bệnh trong cùng phòng; phải biết đề phòng những tác động xấu do

người bệnh gây ra cho nhau.

Người bệnh chuẩn bị mổ nên xếp nằm cùng phòng với người bệnh đã mổ đạt

kết quả tốt, sắp ra viện. Người bệnh mới nên xếp cùng phòng với "cựu bệnh

nhân" có thái độ tích cực và chấp hành nghiêm chế độ điều trị.

Không nên để những người bệnh có mâu thuẫn, hiềm khích, ác cảm với nhau

nằm chung một phòng. Những người bệnh nặng, phải xử lí cấp cứu nhiều lần;

những người bệnh hấp hối... nên xếp nằm riêng ở phòng cấp cứu để không gây

ảnh hưởng xấu đến những người bệnh khác. Những người bệnh thiếu vốn hiểu

Page 83: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

379

biết, lại có nhân cách nghi bệnh, cần được quan tâm thích đáng, tránh để họ mắc

thêm những bệnh mới do bị ám thị bởi những người bệnh khác.

- Không khí tâm lí hài hòa trong buồng bệnh là rất cần thiết cho quá trình

điều trị. Người thầy thuốc phải tạo nên sự thông cảm, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

giữa những người bệnh; động viên họ cùng nhau chấp hành nghiêm túc mệnh

lệnh điều trị và các nội qui, qui định của bệnh viện; giúp họ thực hiện có hiệu quả

liệu pháp tâm lí nhóm; tránh những phản ứng ngầm hoặc những phản ứng mang

tính tập thể không có lợi cho việc điều trị.

+ Quan hệ giữa người bệnh và nhân viên y tế:

Những ảnh hưởng của nhân viên y tế lên trạng thái tâm lí, nhân cách, hứng

thú... của người bệnh là rất lớn.

Mục đích tác động tâm lí của nhân viên y tế lên người bệnh là loại trừ hoặc

làm giảm tối đa những tác hại của bệnh tật và tạo nên những yếu tố có lợi cho sự

hợp tác trong quá trình điều trị. Yêu cầu đặt ra cho nhân viên y tế là điều trị

nhanh, an toàn và làm vừa lòng người bệnh. Người bệnh đòi hỏi ở nhân viên y tế

chủ nghĩa nhân đạo và lương tâm. Người thầy thuốc không được gây phiền hà;

không được làm những thăm khám, xét nghiệm không cần thiết và tốn kém cho

người bệnh; không được kê đơn những thuốc đắt tiền, khó tìm kiếm, vượt quá

khả năng của người bệnh...

Thầy thuốc phải tránh những tác động có hại lên tâm lí người bệnh. Một lời

nói thiếu thận trọng, thái độ coi thường ý kiến của người bệnh, thảo luận về bệnh

với đồng nghiệp trước mặt người bệnh, nét mặt không bình thường khi đọc bệnh

án, khi xem các kết quả xét nghiệm... tất cả đều có thể tác động không tốt đến

tâm lí người bệnh. Nói cho người bệnh biết những chẩn đoán nguy hại hoặc tiên

lượng xấu của bệnh, không để ý đến hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, bỏ

qua những biến đổi trạng thái tâm lí, nhân cách của người bệnh, không chú ý đến

những tác động của môi trường xung quanh, không coi trọng những chuẩn mực y

đức... đều có thể mang lại hậu quả bất lợi cho người bệnh. Giữ bí mật về bệnh tật

cho người bệnh nếu điều đó không có hại cho xã hội, mà lại bảo vệ được sự trong

sạch tâm lí, là điều rất quan trọng. Cần hết sức tránh để người bệnh mắc những

bệnh do chính thầy thuốc gây ra. Nhân viên y tế không những không được tác

Page 84: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

380

động xấu lên người bệnh mà còn phải tạo ra những tác động dương tính, giúp họ

đấu tranh với bệnh tật.

Cần tiến hành tâm lí liệu pháp, hướng dẫn vệ sinh tâm lí, dự phòng các bệnh

tâm thần cho người bệnh và giúp họ khắc phục các yếu tố gây stress, tránh những

gánh nặng tâm lí trong khám, chữa bệnh cũng như trong quá trình hồi phục sức

khỏe.

Mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh là mối quan hệ giữa con

người với con người, giữa nhân cách với nhân cách. Điều trị người bệnh một

cách toàn diện, nghĩa là người thầy thuốc đồng thời với quá trình tích cực cứu

chữa bệnh tật, phải hết lòng chăm lo, nâng đỡ tâm lí, tinh thần cho người bệnh.

2.3. Sự thích nghi của người bệnh với môi trường:

Có ba loại thích nghi của người bệnh với môi trường xung quanh, nhất là môi

trường xã hội.

2.3.1. Người bệnh thích nghi được với môi trường:

Những người bệnh này luôn tìm cách khắc phục bệnh tật về mặt tâm lí.

Họ coi bệnh tật chỉ là một quá trình sinh vật và vẫn giữ nguyên các giá trị xã hội

của mình.

Có trường hợp bệnh tật kích thích ý chí của cá nhân, giúp họ huy động mọi

khả năng để khắc phục khó khăn và duy trì các hoạt động sáng tạo. Có nhiều

người tàn tật nhưng do khổ công rèn luyện nên đã làm được những việc phi

thường. Khả năng bù trừ tâm lí của họ là rất lớn.

Phương pháp thích nghi xã hội của người bệnh cũng vô cùng phức tạp, mang

tính cá biệt và phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách cá nhân, vào sự giáo dục và

điều kiện xã hội. Việc thành lập các trường dành riêng cho những người khuyết

tật; tổ chức các cuộc thi thể thao, văn hóa cho những người tàn tật... vừa thể hiện

sự quan tâm, lòng nhân đạo của xã hội, vừa tạo điều kiện để người tàn tật thích

nghi với cuộc sống và để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn.

2.3.2. Người bệnh không thích nghi được:

Đây là những người không có khả năng khắc phục bệnh tật về mặt tâm lí, đầu

hàng bệnh tật, tuyệt vọng, tự coi mình là thứ bỏ đi. Họ là người nhu nhược ý chí,

ngại đấu tranh với bệnh tật, đi tìm sự bù trừ trong rượu và thuốc ngủ; tự dày vò,

Page 85: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

381

than vãn về số phận. Có người bệnh chìm trong đau khổ, sống cô đơn, ích kỉ.

Song ngược lại, có người bệnh phô trương, cường điệu bệnh tật, ỷ lại, đòi ưu đãi,

quấy rầy gia đình, bệnh viện, xã hội...

2.3.3. Sự thích nghi đang tiếp diễn:

Đây là dạng thích nghi hay gặp hơn cả, bao gồm những người bệnh có quá

trình thích nghi chưa hoàn chỉnh, chưa bền vững (sự thích nghi còn đang tiếp

diễn). Với những người bệnh này, thầy thuốc phải hướng dẫn cho họ biết cách nghỉ

ngơi, lao động, rèn luyện tâm lí, thể lực... Đây chính là những biện pháp giáo dục

y học mà các thầy thuốc cần tiến hành để giúp người bệnh ngày càng thích nghi

với môi trường.

Page 86: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

382

Chương VIII

GIAO TIẾP Y HỌC

GIAO TIẾP

1. Đặt vấn đề.

+ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa hai hay nhiều người.

+ Trong xã hội, con người phải sử dụng giao tiếp để:

- Thống nhất hoạt động cùng nhau.

- Để trao đổi thông tin.

- Để tác động nhằm làm thay đổi đối tượng, ví dụ như cha mẹ yêu cầu con

phải rửa tay trước khi ăn.

+ Như vậy ta có thể thấy nhờ có giao tiếp, con người có thể liên kết với nhau,

cùng nhau thực hiện một hoạt động chung nào đó. Cũng nhờ có giao tiếp, các

mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân được hình thành và vận hành. Nhân cách của

con người cũng được hình thành và phát triển nhờ có giao tiếp.

2. Các thành phần của giao tiếp.

2.1. Trao đổi thông tin:

+ Một trong những thành phần quan trọng của quá trình giao tiếp đó là trao

đổi thông tin. Thông tin mà con người trao đổi với nhau không chỉ là những kiến

thức được thể hiện trong các khái niệm, ngôn từ mà nó còn bao gồm cả những ý

nghĩ, cảm xúc, hứng thú, thái độ…

+ Giao tiếp của con người được nhiều tác giả xem xét, phân tích dưới góc độ

lí thuyết thông tin. Tuy nhiên qua trình trao đổi thông tin của con người có những

đặc điểm riêng:

- Thông tin mang tính đa dạng, nhiều chiều, thậm chí có những điểm không

rõ ràng (độ bất định khác nhau).

- Thông tin được phát triển, điều chỉnh ngay trong quá trình trao đổi.

- Thông tin được truyền vừa theo theo cách tổng thể, vừa theo công đoạn, có

thể trên một hoặc nhiều kênh khác nhau, ví dụ: vừa trên kênh ngôn ngữ lại vừa

trên kênh phi ngôn ngữ.

Page 87: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

383

2.2. Hiểu biết lẫn nhau:

Giao tiếp của con người là quá trình trao đổi thông tin giữa hai (hoặc nhiều

hơn) chủ thể chứ không phải là hai thiết bị khác nhau. Trong giao tiếp và qua

giao tiếp, bên cạnh việc trao đổi thông tin, mỗi chủ thể dần nhận biết, hiểu được

đối tác của mình, bắt đầu từ những đặc điểm bên ngoài và sau đó là những đặc

điểm bên trong. Từ những hiểu biết đó, ở chủ thể giao tiếp hình thành những cảm

xúc đối với đối tác. Những cảm xúc này có thể bắt đầu từ những rung động và

sau đó có thể hình thành những tình cảm bền vững hơn. Những hiểu biết, cảm

xúc, tình cảm chính là cơ sở, tiền đề cho sự hình thành, phát triển thái độ của chủ

thể đối với đối tác giao tiếp.

Như vậy có thể nhận thấy con người càng mở rộng phạm vi giao tiếp thì càng

có cơ hội tăng cường những hiểu biết của mình về người khác, làm phong phú

thêm các mối quan hệ xã hội của mình.

2.3. Tác động qua lại:

Một khía cạnh khác của giao tiếp chính là mặt hành động. Người ta có thể

đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, đề nghị đối tác làm hoặc không làm một việc gì đó .

Sự thay đổi hành động còn có thể diễn ra theo cách gián tiếp: tự thấy mình cần

phải thay đổi hoặc sự thay đổi diễn ra một cách tự nhiên mà chủ thể không nhận

biết được.

Kết quả của sự tác động qua lại không chỉ thể hiện ở những hành động, hành

vi bên ngoài mà còn cả những thay đổi bên trong: thay đổi về cách nghĩ, thay đổi

về tình cảm, thay đổi về thái độ.

Trong từng hoạt động giao tiếp cụ thể, tùy theo mục đích, động cơ của mình

mà chủ thể chú trọng đến mặt nào đó của giao tiếp. Ví dụ: do chưa quen biết, lúc

đầu chỉ là những câu thăm dò nhằm xác định xem người đang nói chuyện với

mình là người như thế nào. Trong khi đó, những lời khuyên, yêu cầu, mệnh lệnh

điều trị của bác sĩ là nhằm thay đổi hành vi, nhận thức của bệnh nhân.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp.

3.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài:

+ Các yếu tố môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng

ồn…ảnh hưởng nhất định đến quá trình giao tiếp. Tiếng ồn lớn làm cho người ta

khó nghe và phải nói to, thậm chí như quát, như hét vào tai nhau. Ánh sáng quá

Page 88: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

384

yếu khiến người ta không nhìn rõ nét mặt của nhau, không tiếp nhận được những

dấu hiệu cảm xúc của nhau…

+ Các yếu tố môi trường xã hội: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội… cũng ảnh

hưởng đáng kể đến giao tiếp. Trong bầu không khí chính trị căng thẳng, người ta

tiếp xúc với nhau cũng dè dặt. Sau chiến thắng vang dội của đội tuyển bóng đá

nước nhà, trong mỗi câu chuyện cũng đều có sắc thái của niềm vui chiến thắng.

3.2. Các yếu tố bên trong:

Có thể chia các yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến giao tiếp thành 2 loại:

các yếu tố thuộc về đặc điểm xã hội và các yếu tố thuộc về đặc điểm tâm lí cá

nhân của chủ thể giao tiếp.

+ Các yếu tố thuộc về đặc điểm xã hội của cá nhân bao gồm:

- Tầng lớp, vị thế xã hội.

- Xu hướng, quan điểm chính trị .

- Tôn giáo.

- Nghề nghiệp, trình độ học vấn của cá nhân.

+ Các yếu tố tâm lí của cá nhân bao gồm:

- Các đặc điểm kiểu nhân cách: người hướng nội hay hướng ngoại, người

điềm đạm hay sôi nổi hoặc nóng tính… rụt rè do gặp nhiều thất bại hoặc hay

khoe khoang, khoác lác…

- Các đặc điểm tâm lí khác như: đặc điểm tư duy (sâu sắc hay hời hợt) trí nhớ

(nhớ lâu, chính xác…) cũng đều ảnh hưởng đến giao tiếp.

4. Các phương tiện giao tiếp.

Để thực hiện được giao tiếp, con người phải sử dụng các loại phương tiện

khác nhau. Những phương tiện này có thể được chia thành 2 nhóm chính: ngôn

ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.

4.1. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là phương tiện chủ đạo được con người dùng trong giao tiếp.

Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, con người dùng hệ thống nghĩa

của từ ngữ để trao đổi thông tin, kiến thức. Thường có ba loại nghĩa của từ: nghĩa

đen, nghĩa rộng và nghĩa bóng. Bên cạnh nghĩa của từ, con người còn sử dụng hệ

thống hàm ý (ngụ ý) của ngôn ngữ để giao tiếp. Hệ thống này thường được dùng

để thông báo về thái độ của chủ thể cho đối tượng giao tiếp.

Page 89: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

385

Ngoài hệ thống ngữ, nghĩa, con người còn sử dụng những tính chất khác của

ngôn ngữ nói để giao tiếp: cường độ ngữ âm (nói to hay nói nhỏ), vận tốc ngôn

ngữ (nói nhanh hay chậm), và tần số âm thanh. Những tính chất này thường được

dùng để chuyển tải sắc thái cảm xúc, thái độ chủ quan...

4.2. Các phương tiện phi ngôn ngữ:

4.2.1. Phương tiện vật chất:

Phương tiện vật chất được dùng trong giao tiếp hàng ngày thường là dạng

quà cáp, tặng phẩm... Những phương tiện này thường được sử dụng với những

hàm ý khác nhau. Trong cuộc sống xã hội, con người cũng còn sử dụng những

phương tiện vật chất khác để giao tiếp như: các sản phẩm vật chất của lao động,

công cụ lao động, các danh lam...

4.2.2. Phương tiện kí hiệu, tín hiệu:

+ Nét mặt:

Con người sử dụng bộ mặt của mình để diễn đạt nội dung giao tiếp, trước hết

là diễn đạt về cảm xúc, thái độ. Nét mặt cau có thể hiện sự giận dữ, khó chịu; nét

mặt rạng rỡ thể hiện sự hài lòng hoặc sung sướng...

Giao tiếp bằng nét mặt thường được tập trung ở đôi mắt và miệng. Ánh mắt

‘nói” lên rất nhiều sắc thái tâm lí: vui, buồn, ngờ vực hay kiên quyết, tự tin.

Giọng cười, cách cười trong giao tiếp cũng phần nào thể hiện được trạng thái tâm

lí và tính cách của chủ thể giao tiếp.

+ Cử chỉ:

Mỗi cử chỉ bàn tay: nắm chặt hay xoè rộng, nhẹ nhàng hay thô bạo... cũng đều

có thể được sử dụng làm phương tiện giao tiếp. Đó là chưa kể đến các cử chỉ

chuyên biệt được dùng trong các cơ sở giao dịch dạng như thị trường chứng

khoán hay hệ thống chữ bằng cử chỉ dành cho người khiếm thính. Bên cạnh các

cử chỉ của tay, những cái gật đầu nhẹ nhàng hay lia lịa, tay chống cằm hoặc để

gọn gàng trên bàn... cũng là những dấu hiệu được sử dụng làm phương tiện giao

tiếp.

+ Tư thế của thân thể:

Tư thế đứng, cách ngồi, cách đi lại trong giao tiếp ít nhiều liên quan đến vai

trò, địa vị của cá nhân.

Page 90: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

386

Trong thực tế cuộc sống, con người sử dụng đồng thời nhiều loại phương tiện

khác nhau trong giao tiếp: vừa sử dụng ngôn ngữ lại dùng cả điệu bộ, nét mặt...

Chính điều này nói lên tính phức tạp của giao tiếp.

5. Các loại giao tiếp.

Giao tiếp là một hiện tượng tâm lí phức tạp. Người ta có thể có các cách phân

loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại thường gặp.

5.1. Phân loại theo phương thức giao tiếp:

5.1.1. Giao tiếp trực tiếp:

Trong dạng giao tiếp này, các đối tượng giao tiếp trực tiếp trao đổi thông tin

với nhau. Khoảng cách giữa các đối tượng giao tiếp rất gần nhau. Ví dụ: sự tiếp

xúc của nhân viên y tế với người bệnh.

Đây là dạng giao tiếp thông dụng nhất. Nó rất linh hoạt và mềm dẻo. Cũng

chính trong dạng giao tiếp này, con người có thể vừa sử dụng ngôn ngữ nói, lại

vừa có thể dùng các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt kèm theo để thể hiện hoặc nhấn

mạnh thái độ của mình.

5.1.2. Giao tiếp gián tiếp:

Khi các đối tượng giao tiếp không thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông tin với

nhau, họ thường sử dụng giao tiếp gián tiếp. Những phương tiện thường được

dùng trong trường hợp này thường là ngôn ngữ viết. Ngoài ra, người ta còn có

thể sử dụng các phương tiện khác như gửi quà, nhờ người khác truyền đạt lại.

5.1.3. Giao tiếp trung gian:

Đây là loại giao tiếp không hoàn toàn trực tiếp lại cũng không hoàn toàn gián

tiếp, ví dụ như trao đổi qua điện thoại.

5.2. Phân loại theo quy cách và nội dung:

5.2.1. Giao tiếp chính thức:

Đây là giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức. Sự giao tiếp này

được thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, quy chế. Ví dụ: giao tiếp giữa thày

thuốc và người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân.

5.2.2. Giao tiếp không chính thức:

Đây là giao tiếp trong nhóm không chính thức, không tuân thủ theo một sự

quy định chính thức nào. Ví dụ: giao tiếp của bệnh nhân với nhau.

Page 91: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

387

GIAO TIẾP THẦY THUỐC BỆNH NHÂN

Có thể nói giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động khám, chữa

bệnh của người thầy thuốc. Giao tiếp cũng là một trong những công cụ cơ bản để

xây dựng mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân. Trong chương trình đào tạo ở các

trường y, hầu như không có một môn học nào hướng dẫn cho các sinh viên hình

thành những kĩ năng giao tiếp thiết yếu với bệnh nhân cũng như người nhà của

họ.

Trong bài giao tiếp, chúng tôi đã đề cập vấn đề giao tiếp ở cấp độ chung nhất.

Trong bài này chúng tôi đi vào giao tiếp thầy thuốc - bệnh nhân, đặc biệt chú

trọng đến các kĩ năng giao tiếp nghề nghiệp cần thiết của người thầy thuốc.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp thầy thuốc - bệnh nhân.

Cũng như bất kì một hoạt động giao tiếp nào, giao tiếp thầy thuốc-bệnh nhân

chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong.

1.1. Các yếu tố từ phía bệnh nhân:

+ Các triệu chứng cơ thể: yếu tố chung ở đây là đau. Đau có nhiều loại khác

nhau: đau từng cơn, đau âm ỉ, đau quặn… Đau làm cho người bệnh khó khăn

trong việc kể bệnh cũng như trả lời câu hỏi của bác sĩ.

+ Các yếu tố liên quan đến bệnh hoặc điều trị: trong phần tâm lí người bệnh

chúng tôi đã đề cập, ở tầng bậc tâm lí, bệnh là một tác nhân gây stress rất lớn. Nó

có thể làm cho người ta có mặc cảm, kém tự tin hoặc thậm chí còn gây ra lo âu,

trầm cảm. Hoặc ngược lại, bệnh làm cho người bệnh phải bỏ dở một công việc,

một dự định hay làm lỡ cơ hội nào đó khiến cho họ bực tức với chính mình. Tất

cả những trạng thái tâm lí như vậy đều ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp thầy

thuốc - bệnh nhân.

+ Các đặc điểm nhân cách của bệnh nhân: mỗi người có một kiểu tính cách

nhất định. Người có nét tính cách hysteria thường hay nói nhiều và kèm theo

nhiều điệu bộ. Người có nét tính cách nghi bệnh lại nói nhiều về những nghi ngờ

của mình. Ngược lại cũng có người ít nói, bác sĩ hỏi đâu, người bệnh trả lời đấy.

1.2. Các yếu tố liên quan đến bác sĩ:

+ Kĩ năng giao tiếp đã có: những kĩ năng này có thể được hình thành trong

quá trình học tập cũng như trong hoạt động nghề nghiệp của mình (quá trình tự

đào tạo).

Page 92: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

388

+ Mức độ tự tin vào khả năng giao tiếp: có nhiều sinh viên y khoa lúc đầu

cảm thấy việc hỏi bệnh, tiếp xúc với bệnh nhân là công việc khá dễ dàng. Tuy

nhiên khi trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, họ không biết bắt đầu từ đâu.

+ Các đặc điểm nhân cách.

+ Các yếu tố sức khoẻ (ví dụ: mệt mỏi sau ca trực hay ca mổ).

+ Các yếu tố tâm lí (ví dụ: lo âu, bận tâm về điều gì đó).

2. Các kĩ năng giao tiếp cơ bản.

2.1. Bước chuẩn bị:

Khi cần thu thập những thông tin mang tính riêng tư, cần lựa chọn, dự kiến

địa điểm giao tiếp đảm bảo yên tĩnh. Thông thường buổi hỏi bệnh như vậy được

thực hiện tại buồng bác sĩ.

+ Vị trí ngồi: nhiều người chọn cách ngồi đối diện với bệnh nhân. Điều cần

lưu ý là bác sĩ nên ngồi ngang tầm với bệnh nhân. Đặc biệt không nên đứng hỏi.

+ Khoảng cách: không nên quá gần vì dễ làm cho bệnh nhân e ngại, cũng

không nên quá xa, dễ tạo cảm giác rằng bác sĩ không quan tâm nhiều tới những

gì mà bệnh nhân chuẩn bị kể.

2.2. Mở đầu:

Với nhiều sinh viên y khoa, sau khi dự những buổi hỏi bệnh của các giáo sư

có kinh nghiệm, họ thấy hỏi bệnh cũng khá đơn giản. Tuy nhiên đến lúc tự mình

hỏi thì họ không biết bắt đầu như thế nào.

Mở đầu buổi hỏi bệnh có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình tiếp theo. Những

điều nên làm là:

+ Chào và mời bệnh nhân ngồi.

+ Một vài phút dành cho trò chuyện. Nên lựa chọn những gì mà cảm thấy bệnh

nhân có hứng thú (lẽ đương nhiên là chưa nên nói gì về bệnh tật và điều trị). Vài

phút như vậy vừa giúp bệnh nhân ổn định và giảm thiểu những lo ngại có thể có.

+ Bước tiếp theo: tự giới thiệu bản thân.

+ Nói rõ mục đích buổi hỏi bệnh.

+ Thông báo thời gian dự kiến.

+ Giải thích cho bệnh nhân rằng có thể bác sĩ cần phải ghi chép để không bỏ

sót thông tin, rằng những thông tin này chỉ được phục vụ cho chuyên môn và bác

sĩ vẫn phải bảo đảm tính riêng tư đó.

2.3. Phần chính:

2.3.1. Kĩ năng thu nhận thông tin:

Page 93: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

389

+ Kĩ năng thu nhận thông tin thể hiện ở khả năng của người thầy thuốc dựa

vào sự thể hiện cảm xúc, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác

cũng như thời gian và không gian giao tiếp để phán đoán về trạng thái tâm lí của

bệnh nhân.

+ Trong giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp, con người thường xuyên sử

dụng nét mặt, điệu bộ, cử chỉ cùng với ngôn ngữ để truyền tải thông tin, cảm xúc

cũng như thái độ của mình cho đối tượng.

Có thể nói trong các phương tiện phi ngôn ngữ, nét mặt thường được con

người sử dụng một cách rất phong phú để biểu đạt cảm xúc, thái độ của mình. Từ

cái nhìn buồn bã hay ánh mắt cầu cứu; nụ cười sung sướng hay những giọt nước

mắt đau khổ... Tất cả những dấu hiệu đó đều được sử dụng để truyền tải thông

tin.

+ Thông tin mà người thầy thuốc cần trước hết là những thông tin về bệnh

tật: bệnh nhân đau ở đâu, cảm giác đau như thế nào, bắt đầu bằng những biểu

hiện gì… Những thông tin từ phía người bệnh rất cần cho thầy thuốc trước khi

đưa ra chẩn đoán hay cách thức điều trị. Đôi khi thầy thuốc chỉ quan tâm đến

những thông tin về bệnh mà quên rằng những thông tin đó không hoàn toàn

khách quan mà đã thông qua lăng kính chủ quan của người bệnh.

+ Cần phải chú ý lắng nghe những điều bệnh nhân kể. Cũng cần lưu ý rằng

người bệnh rất để ý đến thái độ của bác sĩ khi họ kể bệnh. Nếu họ thấy bác sĩ

chăm chú lắng nghe có nghĩa là bác sĩ thật sự quan tâm đến vấn đề của họ. Khi

họ đã cảm thấy tin tưởng, họ có thể bộc bạch cả những điều chưa kể cho ai với hi

vọng bác sĩ có thể giúp được họ.

“Giải mã” được các thông tin được truyền tải bằng các phương tiện ngôn ngữ

và phi ngôn ngữ.

- Lược ghi những lời kể của bệnh nhân, xác định lại những điểm chưa rõ.

- Hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân kể.

- Duy trì mạch hỏi chuyện, không để lạc đề.

- Không nên để đứt đoạn mặc dù cũng có thể đôi chỗ cần dừng một chút.

- Về phần cuối, nên tóm tắt những nội dung chính của câu chuyện.

2.3.2. Kĩ năng định vị:

Kĩ năng định vị thể hiện ở chỗ chủ thể xác định được vị trí của mình trong

quan hệ với đối tượng. Trong giao tiếp, nhất là giao tiếp chính thức, con người

thường ý thức được cương vị, vị trí của mình. Tuy nhiên cùng với các quan hệ

Page 94: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

390

chính thức, mỗi thành viên trong nhóm còn có các mối quan hệ khác với các

thành viên khác. Ví dụ, giao tiếp giữa thầy thuốc với người bệnh là giao tiếp

chính thức. Trên bình diện quan hệ thầy thuốc - người bệnh, những yêu cầu,

mệnh lệnh điều trị của thầy thuốc thì người bệnh phải chấp hành. Trong quan hệ

không chính thức, người bệnh có thể là người nhiều tuổi hơn người thầy thuốc

hoặc là người có cương vị cao ngoài xã hội. Song đối với thầy thuốc, họ là người

bệnh, người có nghĩa vụ phải tuân thủ mệnh lệnh điều trị của thầy thuốc.

Kĩ năng định vị còn thể hiện ở khả năng biết đặt mình vào vị trí của đối

tượng giao tiếp để “nghĩ theo cách nghĩ của họ, hiểu theo cách hiểu của họ”. Với

kĩ năng này, chủ thể giao tiếp không những luôn xác định được vị trí của mình

mà còn có khả năng thấu hiểu sâu sắc những cảm xúc, trạng thái tâm lí của đối

tượng. Kĩ năng này đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của những người làm

công tác y tế với người bệnh. Những trạng thái tâm lí do bệnh hoặc liên quan đến

bệnh rất cần được chia sẻ. Sự thấu hiểu, cảm thông của thầy thuốc ngay từ buổi

gặp đầu tiên thực sự là liệu pháp tâm lí đối với người bệnh.

2.3.3. Kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân:

Kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân thể hiện ở khả năng của chủ

thể biết tự kìm chế được tâm trạng khi cần thiết, biết điều chỉnh và điều khiển các

diễn biến tâm lí của mình. Làm được điều này cũng không hề đơn giản.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người có những trạng thái cảm xúc khác

nhau. Khi giao tiếp với người khác, các trạng thái này ảnh hưởng (với các mức

độ khác nhau) đến đối tượng giao tiếp. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Câu

thành ngữ, theo nghĩa rộng, nói lên sự lan truyền cảm xúc từ đối tượng này sang

đối tượng khác trong nhóm.

Tuy nhiên trong nhiều dạng hoạt động thuộc nhóm nghề “người - người ”

như thầy thuốc, thày giáo, nhân viên bán hàng..., do yêu cầu của công việc, chủ

thể không được phép để các trạng thái tâm lí cá nhân, đặc biệt là những trạng thái

cảm xúc âm tính như: buồn rầu, bực bội...ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp.

Trong hoạt động khám – chữa bệnh, người thầy thuốc cần phải có kĩ năng

làm chủ trạng thái tâm lí của cá nhân. Mọi phiền muộn, lo âu của cuộc sống đời

thường hay của công việc đều phải được “để vào trong tủ” khi thay áo công tác

và đi vào buồng bệnh.

2.3.4. Kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp:

Trong các phương tiện giao tiếp có ở con người, ngôn ngữ là phương tiện

đặc trưng. Đây là cả một hệ thống tín hiệu vô cùng phong phú và cũng rất phức

Page 95: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

391

tạp. Tâm lí học đã chứng minh được rằng nếu nội dung của lời nói có tác động

mạnh mẽ đến ý thức thì ngữ điệu lại có ảnh hưởng tới tình cảm của con người.

Khi bàn về vai trò của ngôn ngữ đối với tâm lí con người, một nhà giáo dục

học Xô Viết đã nói: “Từ ngữ là sự tác động mạnh mẽ nhất tới trái tim, nó có thể

trở nên mềm mại như bông hoa đang nở và nước thần, chuyển từ niềm tin và sự

đôn hậu... một từ thông minh và hiền hoà tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn hay

tàn ác không suy nghĩ và không lịch sự đem lại sự thiếu tin tưởng hoặc làm giảm

sức mạnh tinh thần”.

Trong hoạt động khám bệnh, mỗi lời nói của thầy thuốc đều được người bệnh

chăm chú lắng nghe. Họ không chỉ nghe xem thầy thuốc nói gì mà còn xem nói

như thế nào. Cũng là lời giải thích nhưng với một giọng khô cứng hoặc lạnh lùng

khác với lời giải thích ân cần, trìu mến.

Phương tiện phi ngôn ngữ được con người luôn luôn sử dụng kèm theo ngôn

ngữ trong giao tiếp chính là nét mặt. Kĩ năng sử dụng dạng phương tiện này thể

hiện ở chỗ làm thế nào để không chỉ truyền tải tối đa, chính xác thông tin mà còn

phải góp phần thể hiện tốt trạng thái tâm lí cần thiết, tác động tích cực lên đối

tượng.

Sử dụng các câu hỏi phù hợp để thu được những thông tin cần thiết. Không

nên hỏi dồn dập, câu hỏi không quá dài, không phức tạp, phải phù hợp với trình

độ học vấn của bệnh nhân.

Bảng 8.1: Năm dạng câu hỏi phỏng vấn (Maloney & Ward, 1976).

Dạng Tầm quan trọng Ví dụ

Câu mở Tạo cho bệnh nhân trách nhiệm và

phạm vi rộng để trả lời

Nào, tình hình sức khoẻ của anh

hiện nay ra sao?

Câu cụ thể Điều chỉnh, cổ vũ bệnh nhân duy trì

hướng hỏi chuyện

Anh có thể nói cụ thể hơn về vấn

đề này được không?

Câu sàng lọc Khuyến khích sự sàng lọc hoặc mở

rộng

Tôi đoán rằng điều này có nghĩa

là chị cảm thấy…

Câu đối lập Chỉ ra mâu thuẫn hoặc trái ngược Lúc trước anh lại nói rằng…

Page 96: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

392

Câu trực tiếp Một khi quan hệ đã được xác lập,

bệnh nhân đã có trách nhiệm với đối

thoại, những câu hỏi trực tiếp cũng

có thể hữu ích.

Chị đã nói với anh ấy như thế nào

khi anh ấy phê phán sự lựa chọn

của chị?

Theo một cách phân loại (Maloney & Ward, 1976), có 5 dạng câu hỏi: câu

mở, câu cụ thể, câu sàng lọc, câu đối lập và câu trực tiếp. Câu mở thường được

sử dụng trong phần mở đầu của giao tiếp, khi bác sĩ chưa biết cụ thể vấn đề của

bệnh nhân. Trong phần chính, tùy theo mục đích phỏng vấn, bác sĩ lựa chọn dạng

câu hỏi phù hợp.

3. Giao tiếp trong một số tình huống đặc biệt.

3.1. Thông báo tin xấu:

Thông báo tin xấu là một phần không thể tránh khỏi trong thực tiễn y học.

Nhiều thầy thuốc cảm thấy bối rối, lo ngại khi phải thông báo tin xấu cho bệnh

nhân hoặc người nhà của họ. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong các trường y

người ta chưa dạy cho những thầy thuốc tương lai cách thông báo tin xấu.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ để cập đến khía cạnh người bệnh hoặc gia đình của

họ có những phản ứng ra sao khi biết được tin xấu chứ chưa có những nghiên

cứu về cách thức thông báo sao cho hạn chế mức độ thấp nhất những đau khổ

chủ quan của người bệnh.

3.1.1. Những khó khăn khi phải thông báo tin xấu:

+ Thầy thuốc cảm thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó và sợ bị buộc

tội.

+ Không biết cách làm như thế nào là tốt nhất.

+ Sợ làm thay đổi vị thế trong mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân.

+ Chưa hiểu hết bệnh nhân.

+ Lo ngại những biến chứng, thay đổi hình dạng cơ thể, đau đớn cho bệnh

nhân.

+ E ngại về những gánh nặng tài chính sắp tới cũng như những thay đổi về

xã hội: vai trò, vị thế của bệnh nhân trong gia đình và nghề nghiệp.

3.1.2. Một số nguyên tắc thông báo tin xấu:

+ Giải thích trước rằng bạn sẽ nói về vấn đề gì.

Page 97: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

393

+ Sử dụng các câu đơn giản, ngắn gọn, tránh các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu.

+ Luôn kiểm tra xem người nghe có hiểu đúng những điều bạn nói.

3.1.3. Cách thức:

+ Cần phải có bước chuẩn bị cá nhân. Chuẩn bị ở đây bao gồm nội dung và

cách thức sẽ thông báo, tâm thế của bản thân thầy thuốc. Chuẩn bị về thời gian,

lựa chọn thời gian phù hợp, thậm chí có điều kiện thì có thể bố trí lịch trước đó

nếu vấn đề khá nghiêm trọng. Chuẩn bị địa điểm, đảm bảo sự riêng tư một cách

tương đối, không có người làm phiền. Ví dụ: tại buồng bác sĩ, bên ngoài có treo

biển “Không làm phiền”.

+ Giao tiếp phải chậm, vừa với mức độ tiếp thu của bệnh nhân. Câu phải đơn

giản, tránh lặp đi lặp lại cụm từ nào đó.

+ Lưu ý đến các kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, ví dụ: nhìn vào mắt bệnh

nhân với ánh mắt chân tình.

+ Bắt đầu từ những gì mà bệnh nhân/người nhà đã biết.

+ Lắng nghe một cách tích cực. Giúp bệnh nhân huy động những tiềm lực

của họ để đối phó.

+ Không nên đưa ra những lời động viên không có cơ sở cốt để yên lòng

người bệnh. Tuy nhiên lại cần phải truyền cho họ niềm hi vọng thực tế.

3.1.4. Những điều không nên:

+ Không thông báo tin xấu khi vừa mới khám xong bệnh nhân, khi họ còn

chưa mặc xong quần áo.

+ Không thông báo ngoài hành lang, qua điện thoại.

+ Không chạy đi, chạy lại khi đang nói chuyện.

+ Sau khi thông báo xong có thể thỏa thuận về việc theo dõi tiếp hoặc gợi ý

giới thiệu đến chuyên gia khác hoặc đến tư vấn tâm lí nếu bệnh nhân có nhu cầu.

3.2. Giao tiếp với bệnh nhi:

Trẻ em cũng có thể bị những bệnh như người lớn. Tuy nhiên giao tiếp với bệnh

nhi cũng có những điểm khác biệt nhất định. Trong khi một số bác sĩ vẫn cảm thấy

thoải mái (thường là các thầy thuốc nữ) thì một số lại cảm thấy có những khó khăn

nhất định.

3.2.1. Những khó khăn thường gặp khi giao tiếp với bệnh nhi:

+ Không biết nói như thế nào nếu như không dùng từ chuyên môn.

Page 98: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

394

+ Trẻ sợ người lạ, do vậy hoặc là chúng khóc, hoặc là chúng im lặng.

+ Trước đây trẻ cũng đã bị bệnh và phải vào bệnh viện hoặc được thầy thuốc

chữa trị. Có thể chúng vẫn còn ấn tượng đau đớn. Đặc biệt có những trường hợp

hình tượng bác sĩ được đưa ra để dọa trẻ: “ăn đi, không mẹ gọi bác sĩ tiêm cho

con. Bác sĩ mà tiêm là đau lắm”.

+ Thầy thuốc ngại gây đau đớn cho trẻ.

+ Sợ trẻ vặn vẹo, giãy giụa khi bị đau hoặc khó chịu (ví dụ, bị đè lưỡi để soi

họng).

Ngại cha mẹ trẻ sợ quá mức rằng điều xấu có thể xảy ra với con của họ.

+ Cảm thấy khó hỏi khi có dấu hiệu trẻ bị lạm dụng.

3.2.2. Những điều nên và không nên làm khi giao tiếp với trẻ:

+ Nên:

- Đặt mình ở vào tầm tuổi của trẻ để hiểu được những đặc điểm tâm lí của

chúng.

- Tạo được sự tự tin và hợp tác của trẻ trước khi khám.

- Tìm hiểu được những ngôn từ mà trẻ sử dụng để gọi tên các bộ phận cơ thể.

- Giải thích trước những việc cần làm, chuẩn bị cho trẻ không bị bất ngờ với

tiếng ồn, mùi lạ và những kĩ thuật xét nghiệm, khám bệnh gây đau đớn hoặc

những việc khác với thường ngày.

- Luôn nói chuyện với trẻ bằng một giọng bình tĩnh ngay cả khi chúng vẫn khóc.

- Yêu cầu cha mẹ cùng phối hợp, nhất là khi khám cho trẻ.

- Cứ để trẻ lo ngại một chút về các kĩ thuật có thể gây đau hoặc gây khó chịu.

Tuy nhiên đừng để lâu, tránh cho trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm.

- Nếu có thể, cứ để trẻ một mình ở chỗ lạ với những người lạ.

+ Không nên:

- Phụ thuộc quá nhiều vào chuyện dỗ dành, cho quà. Làm như vậy dễ tạo cho

trẻ quen được quà và sẽ đòi quà sau mỗi lần, ví dụ: tiêm thuốc.

- Hứa những điều không thể, ví dụ: “Bác tiêm không đau đâu”. Trong trường

hợp như vậy dễ làm trẻ hoảng sợ và mất lòng tin.

- Sử dụng từ ngữ phức tạp hoặc thuật ngữ chuyên môn.

Nói chung khi cần thông tin cho trẻ điều gì đó thì nên kiểm tra lại xem trẻ có

hiểu đúng hay không. Trong giao tiếp với trẻ, nhất là trẻ nhỏ, có thể sự dụng sự

trợ giúp của đồ chơi, ví dụ, gấu bông nhỏ hay búp bê.

Page 99: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

395

Thầy thuốc và cha mẹ của trẻ cần thống nhất và bình tĩnh. Thực tế cho thấy

những đứa trẻ được giải thích trước một cách đầy đủ những gì cần phải làm, điều

gì có thể xảy ra thì sẽ ít rơi vào trạng thái lo âu.

3.2.3. Vai trò của trò chơi và vẽ:

Trẻ có thể dễ dàng thể hiện thái độ của mình thông qua đồ chơi. Trong trường

hợp có thể, bác sĩ nên yêu cầu cha mẹ trẻ đem theo một thứ đồ chơi yêu thích

của trẻ.

Thầy thuốc cũng có thể sử dụng đồ chơi để trợ giúp giao tiếp, ví dụ: dùng

búp bê để nói với trẻ hoặc nói với búp bê những điều cần làm, động viên sự can

đảm.

Tại phòng đợi khám cho trẻ cũng cần được bố trí như một nhà trẻ, trên tường

có các tranh vẽ với những nhân vật cổ tích quen thuộc. Nhiều bệnh viện nhi trên

thế giới được thiết kế dành cho trẻ. Các buồng bệnh không đánh số mà là tên một

con vật hoặc một loài hoa. Các trang thiết bị trong phòng cũng được thiết kế phù

hợp với trẻ, ví dụ như tay nắm cửa ra vào vừa tầm với của trẻ.

3.2.4. Trang phục của bác sĩ:

Có một thực tế là một số trẻ em rất sợ áo blouse trắng của thầy thuốc bởi điều

này đồng nghĩa với đau đớn do trẻ đã có kinh nghiệm trước đó hoặc do người lớn

“dạy” qua dọa nạt.

Trong một số cơ sở điều trị, bác sĩ được phép mặc thường phục khi khám

bệnh nhi để giảm căng thẳng. Ống nghe cũng có thể được trang trí sặc sỡ, nhiều

màu ngộ nghĩnh. Một số bác sĩ giàu kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ em thường thủ

sẵn vài đồ chơi nhỏ trong túi áo công tác.

3.2.5. Nói chuyện với trẻ:

Không nên hỏi chuyện trẻ như hỏi với một đứa bé hơn bởi điều này dễ làm

cho trẻ cảm thấy công việc không nghiêm túc. Cần phải làm cho trẻ thấy tự tin và

được tôn trọng. Để tạo được sự tiếp xúc ban đầu, có thể trò chuyện với trẻ về trò

chơi mà nó yêu thích.

Cũng có trường hợp do nhút nhát nên trẻ bám chặt lấy mẹ. Khi đó yêu cầu trẻ

cứ ngồi với mẹ để bác sĩ khám. Lẽ đương nhiên cần yêu cầu cha mẹ trẻ hợp tác.

Sau mỗi kĩ thuật, nên động viên và giải thích cho trẻ thấy thực ra những kĩ thuật

đó cũng có thể gây đau nhưng không đến mức quá đau do đó cũng chẳng cần

phải sợ.

3.3. Giao tiếp với người già:

Page 100: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

396

Người phương Đông thường nói câu: sinh, lão, bệnh, tử. Con người sinh ra ở

trên đời, đến một lúc nào đó thì cũng phải già, hay đau ốm. Tuổi già thường kéo

theo tốc độ phản xạ chậm, suy giảm độ tinh tế của các vận động, dạng như ăn

cơm hay rơi vãi. Nhịp sinh học cũng thay đổi, đêm ngủ ít, đi ngủ sớm nhưng dậy

rất sớm, hoặc có trường hợp mất ngủ, mỗi đêm chỉ ngủ được khoảng 2 - 3 tiếng,

giấc ngủ chập chờn, không sâu. Người già cũng dễ gặp các bệnh, ví dụ như về

tim mạch, khớp, cột sống…

Một số đặc điểm tâm lí thường gặp ở người già: giảm sút trí nhớ, kém tập

trung chú ý, tư duy chậm chạp, dễ thay đổi dấu của các phản ứng cảm xúc.

Toàn bộ những biến đổi về cơ thể và tâm lí, đối với người già đều là các vấn

đề, song lại thường không được mọi người, đặc biệt là người trong gia đình, chú

ý đến một cách nghiêm túc. Do vậy cũng không khó hiểu khi biết rằng người già

dễ bị trầm cảm, cảm giác cô đơn, cách li, bị bỏ mặc.

Trong giao tiếp với người già, ngoài những đặc điểm trên, thầy thuốc cũng

cần lưu ý đến một số khiếm khuyết thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp đến giao

tiếp, đó là giảm sút về ngôn ngữ và thính giác. Những khiếm khuyết này thường

gặp trong những trường hợp tai biến mạch máu não.

Khi giao tiếp với những bệnh nhân có khiếm khuyết về ngôn ngữ, về thính giác,

cần lưu ý một số điểm sau:

+ Không cố đoán những gì bệnh nhân định nói.

+ Sử dụng các phương tiện giao tiếp khác, ví dụ: tranh vẽ, kí hiệu, các câu đã

được chuẩn bị để đọc.

+ Sử dụng “phiên dịch” nếu có. Trong trường hợp này thường là người nhà.

+ Kiểm tra lại xem bệnh nhân có hiểu đúng các thông tin đã được đưa ra.

4. Bệnh y sinh.

4.1. Khái niệm chung:

Bệnh y sinh là bệnh do nhân viên y tế gây ra. Ngoài cụm từ “bệnh y sinh”, trong

các tài liệu tiếng Việt, cụm từ “bệnh do thầy thuốc” cũng thường được sử dụng.

Bệnh y sinh không phải là một đơn vị bệnh độc lập. Đó có thể là một bệnh

mới, một triệu chứng mới hay đơn thuần là mức độ trầm trọng của bệnh tăng lên

do lời nói, thái độ, hành vi thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc của đội ngũ cán bộ,

nhân viên y tế gây ra.

Page 101: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

397

Trong các cơ sở điều trị-giảng dạy, các bệnh viện thực hành, bệnh y sinh có

thể là do những bất cẩn trong giao tiếp, hướng dẫn thực hành của giáo viên tại

buồng bệnh với sự chứng kiến của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể là do những non

nớt, thiếu kinh nghiệm của sinh viên trong khi khám bệnh, hỏi bệnh làm bệnh án.

Bệnh y sinh cũng có thể là do sự buông lỏng quản lí hồ sơ bệnh án, bệnh

nhân tò mò đọc nhưng không hiểu hết và đúng những ghi chép trong bệnh án.

Hiện nay cũng có những người cho rằng cần phải mở rộng phạm vi của bệnh

y sinh, bao gồm cả những trường hợp các triệu chứng bệnh xuất hiện do sơ suất

trong quá trình điều trị (dùng nhầm thuốc, dùng thuốc quá liều, dị ứng thuốc…).

4.2. Các nguyên nhân gây bệnh y sinh:

+ Chẩn đoán sai: không có bệnh nhưng lại được chẩn đoán là có bệnh, bệnh

lành tính nhưng được chẩn đoán là ung thư.

+ Tiên lượng quá mức: bệnh có thể chữa khỏi nhưng do quá dè dặt lại nói

rằng rất khó chữa khỏi, rằng có thể chuyển sang mạn tính, hoặc có thể nguy hiểm

đến tính mạng.

+ Hỏi bệnh vụng về: hỏi quá nhiều về một hoặc một số triệu chứng bệnh nào

đó khiến bệnh nhân rất hoang mang. Bệnh nhân càng lo lắng hơn khi lại được

nghe những câu giải thích không rõ ràng, gẫy gọn, có những thuật ngữ chuyên

môn khó hiểu.

+ Khám bệnh vụng về: quá chú trọng vào một cơ quan, bộ phận, khám đi

khám lại nhiều lần làm cho bệnh nhân nghi ngờ là mình bị bệnh nặng ở cơ quan,

bộ phận đó.

+ Dùng thuốc quá mức cần thiết hoặc không đúng bệnh: bệnh nhẹ nhưng

dùng thuốc đắt tiền, dùng nhiều loại thuốc khác nhau, dùng vội vã khi chưa xác

định rõ chẩn đoán, vội vã thay đổi thuốc.

+ Trong khi hướng dẫn đầu giường hoặc minh hoạ lâm sàng lại giảng về

những triệu chứng không có ở bệnh nhân, làm cho bệnh nhân lo lắng hoặc “học”

được các triệu chứng và rồi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

+ Bác sĩ hoặc điều dưỡng viên thể hiện sự lo lắng quá mức của mình qua nét

mặt, ánh mắt, cử chỉ, ngôn ngữ.

4.3. Phòng bệnh y sinh:

Để phòng ngừa các chứng bệnh y sinh, thầy thuốc, điều dưỡng viên và các

nhân viên y tế, sinh viên y khoa cần lưu ý những điểm sau:

Page 102: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

398

+ Không để cho bệnh nhân biết những chẩn đoán sơ bộ, chưa chính xác,

những chẩn đoán phân biệt, loại trừ.

+ Cần thận trọng, có cân nhắc khi trả lời những câu hỏi của bệnh nhân về

bệnh cũng như về tiên lượng bệnh. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là rụt rè, là

lấp lửng bởi như vậy lại càng làm cho bệnh nhân thêm lo lắng, tìm mọi cách để

biết “sự thật”.

+ Khi khám bệnh cũng như hỏi bệnh cần tỉ mỉ, cẩn thận song cũng cần lưu ý

không nên hỏi chi tiết, khám kĩ chỉ một bộ phận, một vấn đề nào đó.

+ Dùng thuốc đúng bệnh, không nên dùng thuốc bao vây, không nên dùng

các thuốc trợ lực, bồi dưỡng nếu không cần thiết.

+ Không thảo luận bệnh án ngay tại đầu giường của bệnh nhân.

Hãy lưu ý rằng người thầy thuốc điều trị cho người bệnh không chỉ bằng

thuốc hay bằng con dao mổ mà còn bằng lời nói, cử chỉ của mình. Mọi hành vi

của thầy thuốc trong bệnh viện đều được bệnh nhân quan sát, mọi lời nói của

thầy thuốc đều được bệnh nhân chú ý lắng nghe. Do vậy không chỉ là tránh gây

ra các triệu chứng bệnh y sinh mà người thầy thuốc còn cần phải biết cách gieo

vào lòng bệnh nhân sự tin tưởng: tin tưởng vào thầy thuốc, tin tưởng vào bản

thân; phải biết cách giúp cho người bệnh huy động những tiềm năng của mình

đấu tranh chống lại bệnh tật.

Page 103: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

399

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bloch S., Singh B.S.

Cơ sở lâm sàng Tâm thần học (Tài liệu dịch), NXB Y học, 2003.

2. Bộ môn Tâm thần học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Tâm thần học, NXB Y học, 2005, 272 tr.

3. Bộ môn Tâm thần học và Tâm lý Y học Học viện Quân y

Bài giảng Tâm thần học. HVQY, 1990, 140 tr.

4. Bộ môn Tâm thần học và Tâm lý Y học Học viện Quân y

Bệnh học Tâm thần, NXB QĐND, 2005, 388 tr.

5. Bộ môn Tâm thần học và Tâm lý Y học Học viện Quân y

Một số chuyên đề Tâm thần học. HVQY, 1996, 224 tr.

6. Nguyễn Văn Ngân, Ngô Ngọc Tản

Rối loạn tâm thần thực tổn, NXB QĐND, 2002, 168 tr.

7. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân (chủ biên)

Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần, NXB QĐND,

2003, 346 tr.

8. Bùi Đại

Bệnh học truyền nhiễm. NXB Y học, 1999, tr. 222-387

9. O.V. Kecbicôp, M.V. Cockina, R.A. Natgiarôp, A.V. Xnhegiơnhepxki

Tâm thần học (Tài liệu dịch). NXB "Mir", Maxcơva . NXB Y học. HN,

1980, 471 tr.

10. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, Nguyễn Bá Dương

Tâm lý học Y học, NXB Y học, NXB Y học, 1998.

11. Nguyễn Văn Nhận

Tâm lý học Y học, Tái bản lần 2, NXB Y học, HN, 2006.

12. Thái Hồng Quang

Page 104: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

400

Bệnh nội tiết. NXB Y học, 1997, tr. 117-453.

13. Tổ chức Y tế Thế giới

ICD-10F. Về các rối loạn tâm thần và hành vi. Geneva, 1992, 296 tr.

14. Viện Lão khoa

Những người trăm tuổi ở Việt Nam. Cục Xuất bản, 1998, 110 tr.

15. Nguyễn Việt

Tâm thần học. NXB Y học, 1980, tr. 119-123.

16. Trần Đình Xiêm

Tâm thần học. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 1997, 734 tr.

17. Adler R. , Burrows G. , O'Connor D. , Smith G..

Foundations of Clinical Psychiatry. Melbourne. University Press, 1994, 472

Pp.

18. American Psychiatric Association

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4 th Ed.,

Washington, DC, 1994.

19. American Psychiatric Association

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4 th Ed., Text

Revision, Washington, DC, 2000.

20. Andreasen N.C., Black D.W.

Introductory Textbook of Psychiatry, 3th. Ed. American Psychiatric

Publishing, Inc.,2001, 720 Pp.

21. Baum A., Revenson T.A., Singer J.E.

Handbook of Health Psychology. Lawrence Erlbaum Ass. Publishers, 2001.

22. Desjarlair R., Eisenberg L., Good B., Kleinman A.

World Mental Health. New York - Oxford. University Press, 1995, 382 Pp.

23. Dunner D.L.

Current Psychiatric Therapy. II. W.B.Saunders C.,1997,657Pp.

Page 105: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

401

24. European Neuropsychopharmacology

V.10 - 2000, 410 Pp.

Page 106: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

402

25. C. Holmes

Alzheimer's Disease. Medicine International. N.,00 (3), 1997; 35-36 Pp.

26. H.I. Kaplan, B.J. Sadock

Synopsis of Psychiatry. 6th . Ed. USA - Bantimore, 1994, 903 Pp.

27. Lishman W.A.

Organic Psychiatry. 2nd Ed., Oxford, 1987, 745 Pp.

28. Lovestone S.

Early Diagnosis and Treatment of Alzheimer's Disease. Martin Dunitz,

1998.

29 Plante T.G.

Contemporary Clinical Psychology, 2nd Ed., J. Wiley & Sons, Inc., 2005.

30. Pitts M., Phillips K.

The Psychology of Health. Routlege, 2001.

31. Lemke/Rernerrt

Neurologie Und Psychiatrie. Leipzig, 1982.

Page 107: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

403

TÂM THẦN HỌC

VÀ TÂM LÍ HỌC Y HỌC

(GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC)

Chịu trách nhiệm xuất bản: PHẠM QUANG ĐỊNH

Chịu trách nhiệm bản thảo: HỌC VIỆN QUÂN Y

Biên tập: PHÒNG BIÊN TẬP SÁCH QUÂN SỰ – NXB QĐND

BS: NGUYỄN VĂN CHÍNH

BS: TRỊNH NGUYÊN HOÈ

BS: NGUYỄN DUY HÙNG

CN: TRẦN THỊ HƯỜNG

Trình bày: CN: VŨ THỊ KIM HOA

Bìa: BS: TRỊNH NGUYÊN HOÈ

Sửa bản in: CN: TRẦN THỊ TƯỜNG VI

BS: TRỊNH NGUYÊN HOÈ

BS: NGUYỄN DUY HÙNG

TÁC GIẢ

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

23 – Lý Nam Đế – Hà Nội. Điện thoại: 8.455.766

In xong nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2007. Số xuất bản: 21-2006/CXB/278-335/QĐND

Số trang: 396. Số lượng: 1000; Khổ sách: 19 x 27. In tại Xưởng in - Học viện Quân y.

Page 108: PHẦN 2 TÂM LÍ HỌC Y HỌC - caodangquany1.edu.vncaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Tam-li-y-_636713238182224317.pdfLịch sử phát triển của Tâm lí Y học. Ngay từ

404