Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

32
1 01/2013 - KỲ 17 VĂN PHÒNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM HÀNH TRANG HƯỚNG NGHIỆP

description

Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

Transcript of Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

Page 1: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

101/2013 - KỲ 17

VĂN PHÒNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

HÀNH TRANG

HƯỚNG NGHIỆP

Page 2: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

2

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰTHƯ NGỎ

TS. Vũ Thế DũngGiám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế

Đại học Bách Khoa TPHCM

Các em thân mến!

Tháng 12 đã trôi qua để lại trong lòng sinh viên OISP chúng ta bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Tiêu biểu là sự kiện đón tết tại Ký túc xá cùng sinh viên OISP trong ngày học cuối cùng của năm – 28/12. Ban giám đốc, Anh/Chị văn phòng đã cùng hơn 50 sinh viên OISP chung vui tại ký túc xá, các em có dịp vui chơi, thân thiết nhau hơn để cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, cuộc sống.

Năm mới 2013 với nhiều thách thức đang chờ đón phía trước nhưng đồng thời là cơ hội để chúng ta trưởng thành hơn, cống hiến nhiều hơn. Ống kính BK-OISP kỳ 17 sẽ điểm qua những hoạt động chính của tháng 12 đã qua và trong tháng đầu tiên của năm 2013.

Tháng 1 mở đầu với sự kiện “Cùng OISP khám phá Bách khoa”. Đây là hoạt động truyền thống của Văn phòng Đào tạo Quốc tế cũng như các phòng ban khác trong trường. Nhân dịp này, sinh viên OISP và các câu lạc bộ lớn của trường sẽ triển lãm những hoạt động của mình để giới thiệu đến các em học sinh trung học phổ thông. Đây cũng là cơ hội để các em học sinh giao lưu, học hỏi và đăng ký làm thành viên các câu lạc bộ, nhóm sinh viên này.

Cuối cùng, chúc các em sinh viên OISP, các em học sinh một năm mới đạt được nhiều ước mơ, hoài bão trong học tập, nghề nghiệp.

Page 3: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

3

MỤC LỤC

Sinh viên OISP gặp gỡ đại diện trường Adelaide

Kinh nghiệmphỏng vấn VISA

Tổng quan ngành Điện - Điện tử

Học Quản trị Kinh doanhtại Đại học Bách Khoa TPHCM

Đôi nét vềngành Địa chất - Dầu khí

Giới thiệu ngành Kỹ thuật Xây dựng

Tết xưa và nay

Du học và làm thêm

Ban cố vấnTS.Vũ Thế Dũng

ThS. Nguyễn Thị Ánh PhươngNguyễn Thị Yến Trang

Ban biên tậpNguyễn Thị Lệ ThiHoàng Kim Dương

Trần Văn TrìnhNguyễn Xuân Bằng

Phạm Cẩm Tú

Thiết kế - Mỹ ThuậtĐặng Phước Hoàn

Văn phòng và trị sựPhòng 306 tòa nhà A4, Trường

ĐH Bách Khoa,268 Lý Thường Kiệt, P14, Q10,

Tp.HCMĐiện thoại: (08) 3865 4183

Fax: (08) 7308 3183Email: [email protected]

Đóng góp bài viết xin gửi về Văn Trình

[email protected]@oisp.edu.vn

Liên hệWebsite: www.oisp.hcmut.edu.vnForum: www.tuyensinh.info.vn

Youtube: www.youtube.com/bkquocte

Fb: www.facebook.com/bkquocte

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

12

10

20 26

18

5

04

06

08

10

12

14

22

24

Page 4: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

4

Tin tức

4

SINH VIÊN OISP ADELAIDE

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên hiểu biết thông tin về trường Đại học Adelaide cũng như giải đáp các thắc mắc khi sang học tại Úc, sáng ngày 4/1/2013, tại phòng 409A4, Văn phòng Đào tạo Quốc tế đã tổ chức buổi gặp gỡ với đại diện trường Đại học Adelaide cho các bạn sinh viên khóa

2010, 2011, 2012 của các lớp Dầu khí, Hóa Dược và Công nghệ Hóa.

Tại buổi gặp mặt, đại diện trường Đại học Adelaide

là Tiến sĩ Ngo Thai Yung, hiện đang là Ngiên cứu viên ngành Năng lượng Địa nhiệt và phục hồi khoáng sản. Tính cách vui vẻ, thân thiện của cô Yung đã khiến cho không khí buổi phỏng vấn trở nên vui tươi và sôi nổi. Với khả năng nói Tiếng Việt lưu loát, cô và các bạn bạn sinh viên trò chuyện và tương tác với nhau khá thoải mái, thân mật.

Trong buổi trao đổi, cô Yung đã giới thiệu cho các bạn sinh viên một số thông tin về trường Đại học Adelaide và chương trình đào tạo của trường. Bên cạnh đó, cô cũng

chia sẻ một vài phương pháp học tập hiệu quả. Ngoài ra nhằm giúp các bạn không bị bỡ ngỡ, lạ lẫm khi sang học tại Úc, cô Yung đã giới thiệu về môi trường sinh hoạt, ăn, ở, đi lại của du học sinh và các vấn đề quen thuộc như đi làm thêm, giải trí. Một vài vấn đề khó khăn mà các bạn du học sinh thường gặp phải khi qua Úc như không theo kịp chương trình học, mất quá nhiều thời gian cho việc làm thêm hay những trò giải trí không có ích cũng được cô đề cập đến và đưa ra những lời khuyên hợp lý.

Khép lại buổi trao đổi bằng việc giải đáp thắc mắc của các bạn sinh

viên và giới thiệu thông tin liên lạc của một vài du học sinh Việt Nam đang học tập tại trường Đại học Adelaide để các bạn sinh viên có thể nhờ tư vấn hoặc giúp đỡ khi qua Úc, cô Yung đã giúp các bạn sinh viên OISP có cái nhìn sâu hơn về

ngôi trường mà mình sẽ học tập trong thời gian sắp tới cũng như giúp các bạn chuẩn bị tâm lý để đón nhận và trải nghiệm những điều mới lạ và lý thú tại Đại học Adelaide.

Mèo béo

Page 5: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

5

Tin tức

5

THÔNG TIN HỌC BỔNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUEENSLAND

Văn phòng Đào tạo Quốc tế thông báo chương trình học bổng Quốc tế của

trường Đại học Queensland, cụ thể như sau:

Đối tượng

Sinh viên Khoa Kỹ thuật xây dựng, Kiến trúc và Khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Queensland.

Học bổng được áp dụng đối với các sinh viên theo học một trong các chương trình chuyển tiếp sau:

-Cử nhân Kỹ thuật-Cử nhân Công nghệ Thông tin-Cử nhân Thiết kế đa phương tiện

Giá trị học bổng

50% học phí của chương trinh theo quy định.

Điều kiện

- Ứng viên phải là sinh viên quốc tế tại Úc.- Có thành tích học tập tốt.

Thời hạn nộp hồ sơ

Nhận hồ sơ tại trường Đại học Queensland trong thời gian:

- 31/10/2012 đến khi bắt đầu học kỳ 1 (02/2013)

- 30/04/2013 đến khi bắt đầu học kỳ 2 (07/2013)

Để biết thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo tại:

http://www.eait.uq.edu.au/documents/international/scholarships/GeneralScholar-shipFlyerA4v1.pdf

Page 6: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

6

Chuyên đề

6

PHỎNG VẤNXin VISA là thủ tục bắt

buộc đối với các bạn sinh viên có mong

muốn đi du học. Tuy nhiên thủ tục phỏng

vấn xin VISA khá khó khăn và phức tạp.

Chính vì thế, những lưu ý và chia sẻ từ OK

OISP kỳ này sẽ rất hữu ích nếu bạn có

dự định tham gia buổi phỏng vấn xin VISA trong thời gian tới.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là một lưu ý rất quan trọng. Những giấy tờ cần thiết

bao gồm:

- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh.

- Hộ chiếu (lưu ý hộ chiếu phải ghi tên, ký tên và còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi).

- Bản dịch học bạ cấp 3, bản dịch bằng tốt nghiệp, bảng điểm đại học.

- Chứng minh tài chính.

- Immunization (chích ngừa theo yêu cầu của trường).

- Bằng Anh Văn (TOELF hoặc IELTS).

- Hộ khẩu gia đình.

- I20 (giấy nhập học của trường gửi qua).

- SEVIS.

- Thư của trường gửi.

- Biên lai đóng tiền phỏng vấn.

Trước lúc đi phỏng vấn phải chuẩn bị hồ sơ sẵn sàng, kiểm tra lại nhiều lần để chắc chắn không quên bất kì giấy tờ nào. Sắp xếp và phân loại các giấy tờ để khi người phỏng vấn yêu cầu thì có thể lấy ra một cách nhanh chóng.

Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi phải trả lời đúng 100% những gì bạn đã điền vào hồ sơ.

Page 7: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

7

Chuyên đề

7

Đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là bạn không được cấp VISA, bạn nên đăng ký lịch phỏng vấn trước một tháng để có thời gian đăng ký phỏng vấn lại và xem xét những điểm mình còn thiếu sót, từ đó rút kinh nghiệm cho lần phỏng vấn sau.

Khi đăng ký lịch phỏng vấn, cố gắng đăng ký suất càng sớm càng tốt. Không nên đăng ký những suất từ 9h30 trở về sau; vì những suất phỏng vấn trước có thể kéo dài hơn thời gian dự định, chính vì vậy bạn phải mất nhiều thời gian để chờ đợi, điều đó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của bạn khiến cho buổi phỏng vấn không tốt được như mong muốn.

Khi đi phỏng vấn yếu tố ngoại hình rất quan trọng, nên ăn mặc gọn gàng (tốt nhất là mặc áo sơ mi và quần tây). Ngoại hình chỉn chu, gọn gàng sẽ giúp bạn tự tin hơn và tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn từ cái nhìn đầu tiên.

Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi phải trả lời đúng 100% những gì bạn đã điền vào hồ sơ. Người phỏng vấn sẽ xem hồ sơ rất kỹ. Mặc dù có toàn bộ thông tin trên máy tính nhưng hầu hết những thông tin mà người phỏng vấn hỏi là để xác thực xem bạn có

thành thật hay không. Những câu thường được hỏi trong buổi phỏng vấn là: Ai sẽ chi trả tiền học cho bạn? Cha mẹ làm nghề gì? Vì sao lại chọn trường này? Có bằng Anh văn chưa? Học trong thời gian bao lâu? Có người thân nào bên Mỹ không?

Một điểm lưu ý nữa, có nhiều người bị đánh rớt vì lý do có quá nhiều ràng buộc ở nước ngoài nên không có cơ sở chứng minh cá nhân người phỏng vấn sẽ quay lại Việt Nam. Theo kinh nghiệm của những người đã phỏng vấn thì nếu không có thân nhân bên Mỹ sẽ có khả năng đậu cao hơn. Các bạn nên lưu ý để lựa chọn cho mình cách trình bày thông tin phù hợp nhất.

Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ tích lũy được cho mình một vài kinh nghiệm để thành công trong kỳ phỏng vấn xin VISA.

Ann Nguyễn

Khi đi phỏng vấn yếu tố ngoại hình rất quan trọng...

“...bạn nên đăng ký lịch phỏng vấn trước một tháng để có thời gian đăng ký phỏng vấn lại và xem xét những điểm mình còn thiếu sót, từ đó rút kinh nghiệm cho lần phỏng vấn sau.”

Page 8: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

8

Chuyên đề

8

NGÀNHĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Khoa Điện - Điện Tử và các chuyên ngành Được thành lập vào năm 1957, Khoa Điện – Điện tử là một trong bốn khoa đầu tiên của Trung tâm kỹ thuật quốc gia Phú Thọ. Hiện nay, với gần 140 giảng viên và hơn 3500 sinh viên các bậc học, khoa Điện – Điện tử trở thành một trong các khoa lớn nhất của Trường Đại học Bách Khoa về số lượng sinh viên, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất.

Khoa đã là nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long trong hơn 50 năm qua.

Khoa Điện - Điện Tử hiện nay

đang mở các hệ đào tạo Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ cho các nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực Điện & Điện tử.

Chương trình đào tạo kỹ sư Điện - Điện Tử kéo dài trong 4,5 năm. Sinh viên sẽ theo học và được cấp bằng đại học theo ba chuyên ngành sau:

- Điện năng (Kỹ thuật điện, Hệ Thống Năng Lượng)- Điện tử - Viễn thông - Điều khiển Tự động

Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các ngành công nghiệp liên quan. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đạt được sự tương thích giữa lý thuyết cơ bản và thực tế công nghệ hiện đại. Nội dung thí nghiệm, thực hành, đồ án môn học và thực tập tốt nghiệp giúp

Page 9: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

9

Chuyên đề

9

NGÀNHĐIỆN - ĐIỆN TỬ

sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành.

Chương trình liên kết quốc tế - trường ĐH Illinois (Mỹ)Trường UIUC (University of Illi-nois at Urbana-Champaign)được thành lập năm 1867, là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực và hiện là một trong những đại học hàng đầu về đào tạo và nghiên cứu trên thế giới (xếp thứ 3 thế giới về đào tạo kỹ thuật, theo bảng xếp hạng năm 2007 của ARWU-FIELD). Chương trình học ngành Điện - Điện tử tại UIUC chú trọng khơi dậy tính sáng tạo trong sinh viên ngay từ những học kỳ đầu tiên bằng cách tăng cường các nội dung về khoa học máy tính và kỹ thuật hệ thống. Khóa học kéo dài trong 4 năm. Ba năm đầu SV sẽ tập trung học các kiến thức cơ sở mang tính liên ngành Điện - Điện tử. Năm cuối SV sẽ lựa chọn 1 trong số 7 chuyên ngành để theo học.

Tại ĐH Bách khoa TP.HCM, chương trình hoàn toàn tương tự như tại UIUC, ba năm đầu SV sẽ được học những kiến thức cơ sở liên ngành, năm cuối sẽ theo học một trong hai chuyên ngành: Communication Systems (Hệ thống thông tin) và Power and Energy Systems (Hệ thống năng lượng). Về tương lai nghề nghiệp, SV sau khi ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

Communication Systems- Viễn thông- Điện tử- Thiết kế vi mạch- Hệ thống nhúng- Power and Energy Systems- Sản xuất/điều khiển các thiết bị điện- điện tử và bán dẫn công suất lớn- Các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng điện như giao thông vận tải, công nghiệp luyện kim, dầu khí, v.v… - Thiết kế, sản xuất các trang

thiết bị điện - điện tử, bộ nguồn công suất/sản xuất, truyền tải, phân phối, sử dụng, biến đổi năng lượng điện; xây dựng/vận hành hệ thống điện; kĩ thuật năng lượng tái tạo; làm việc cho các công ty chuyên về tư vấn kỹ thuật.Chương trình đào tạo trình độ cao này có thể mở ra nhiều cánh cửa sự nghiệp cho sinh viên, họ có khả năng đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong ngành Điện - Điện tử.

Điều kiện tham gia- Đạt điểm sàn khối A, A1 trong kỳ thì Đại học năm 2013

- Đáp ứng đủ trình độ tiếng Anh (TOEFL 500, IELTS 6.0) để tham dự giờ giảng. SV chưa có chứng chỉ TOEFL hay IELTS có thể liên hệ Phòng Đào tạo đăng ký tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh của trường. SV chưa đủ trình độ tiếng Anh sẽ tham gia học kỳ Pre-University

- Chỉ tiêu 100 SV/khóa, xét tổng điểm 3 môn thi đại học Toán, Lý, Hoá.

Phương thức hỗ trợ đào tạoNội dung đào tạo tương ứng hoàn toàn với chương trình đang được vận hành tại ECE-UI-UC, có sự hỗ trợ đầu tư đặc biệt của dự án quốc gia do Bộ GD&ĐT chủ trì. Các môn học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với các giảng viên được lựa chọn của trường ĐH Bách Khoa (giáo viên tu nghiệp tại ECE-UIUC và nước ngoài). Mỗi năm sẽ có các giáo sư từ ECE-UIUC sang tham gia giảng dạy một số môn học.

Đặc biệt, sau khi đã tốt nghiệp

một trong hai chuyên ngành, SV hoàn toàn có thể học thêm một năm nữa để đuợc cấp bằng 2 cho chuyên ngành còn lại.

Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia Chương trình bán du học 2+2 với ĐH Catholic University of America – CUA; Rutgers State University- New Jersey (2 năm đầu học trong Chương Trình Tiên Tiến, 2 năm cuối học tại Mỹ để lấy bằng cấp của các đại học trên).

PGS.TS. Nguyễn Hữu Phúc - Trưởng khoa Điện - Điện tử

Page 10: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

10

Chuyên đề

10

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾTẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Giới thiệuChương trình Cử nhân Quản Trị Kinh Doanh là chương trình liên kết quốc tế giữa Đại học Bách Khoa và Đại học Illinois (Mỹ) và các đối tác đào tạo tại Anh, Úc.

Với chương trình này các sinh viên sẽ học 5 học kỳ đầu tiên tại Việt Nam và 4 học kỳ cuối tại Mỹ và lấy bằng cử nhân Quản Trị Kinh Doanh do Đại học Illinois cấp có giá trị quốc tế.Sinh viên cũng có cơ hội lấy bằng Diploma và Higher Diploma ngành Quản Trị Kinh Doanh của FTMS và chuyển tiếp học TopUp tại các trường Đại học uy tín của Anh và Úc và nhận bằng cử nhân Quản Trị Kinh Doanh của các trường đại học này.

Giai đoạn học tập tại Mỹ và các đại học Anh, Úc Sau khi theo học chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế tại Đại học Bách Khoa 2 năm, sinh viên học 4 học kỳ còn lại tại University of Illinois at Springfield (UIS) – Mỹ. Sinh viên cũng có thể chọn lựa hoàn tất chương trình cử nhân tại các trường đại học của Anh, Úc bằng cách học thêm một học kỳ tại Đại học Bách Khoa Tp.HCM và lấy bằng Diploma và Higher Diploma in Business Adminis-tration của FTMS. Với các bằng cấp này, sinh viên có điều kiện chuyển tiếp theo chương trình TopUp và lấy bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh của các trường đại học của Anh, Úc là đối tác của FTMS.

Page 11: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

11

Chuyên đề

11

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾTẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Một số đặc điểm chính của chương trình:- Chương trình được giảng dạy theo chương trình đào tạo hiện đại được Đại học Bách Khoa TPHCM và Đại học Illinois thiết kế.

- Chuyển tiếp qua Mỹ dễ dàng thuận lợi. Sinh viên được các đối tác chăm sóc tốt, nhằm trang bị đủ các kỹ năng giúp nâng cao khả năng chuyển tiếp sang đại học Illinois.

- Tiết kiệm chi phí hơn 60% so với hình thức du học toàn bộ.

- Khoa Quản Lý Công Nghiệp – ĐH Bách khoa TPHCM, đối tác Việt Nam với hơn 20 năm danh tiếng đào tạo các nhà Quản Trị.

- University of Illinois at Spring-field - Mỹ là trường ĐH danh tiếng trên thế giới và ngành Quản Trị Kinh Doanh được Tổ chức kiểm soát chất lượng đào tạo kinh tế quản lý quốc tế (AAC-SB) kiểm định và công nhận.

- Kết thúc giai đoạn 1, sinh viên được tổ chức giáo dục toàn cầu FTMS (Singapore) cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao (Higher Di-ploma) và chuyển tiếp sang Mỹ.

Điều kiện đầu vàoTốt nghiệp Trung học phổ thông

Đạt điểm sàn khối A, A1 và D (khối D chỉ áp dụng cho ngành Quản trị Kinh doanh) của Bộ Giáo Dục-Đào tạo năm 2012 (nếu chưa đạt điểm sàn, sinh viên cần phải thi kỳ thi Toán - Lý - Hóa do ĐH Bách khoa tổ chức ngày 27,28/08).

Điểm IELTS từ 6.0 trở lên (nếu chưa đạt, sinh viên trải qua học kỳ Pre-University từ tháng 9 - 12/2013).

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệpNgành quản trị kinh doanh là ngành đào tạo mang tính

chuyên nghiệp và tổng quát cho phép Cử nhân Quản trị kinh doanh có kiến thức, tầm nhìn rộng, cơ sở để có thể phát triển đa dạng các cơ hội nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.

Thực tiễn cho thấy 85% sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý của Khoa QLCN có công việc làm trong thời gian sau tốt nghiệp 3 tháng.Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý có điều kiện bước đầu tham gia nhiều bộ phận chức năng của nhiều loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc trang bị thêm cho mình kỹ năng ngoại ngữ và vốn sống nhiều năm tại môi trường đào tạo quốc tế tại trường ĐH Bách Khoa cũng như đào tạo

tại nước ngoài nơi các trường đối tác là điều kiện cần tối ưu để sinh viên đạt được các bước phát triển nghề nghiệp tương lai vững chắc.

Giá trị cam kếtNâng cao hiệu quả học tập và rút ngắn thời gian đào tạo cộng tích luỹ kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống quốc tế là các giá trị cao mà Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế Đại học Bách Khoa hướng tới.

TS. Nguyễn Thu Hiền Phó trưởng Khoa

Quản lý Công nghiệp ĐH Bách Khoa

Page 12: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

12

Chuyên đề

12

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNGTẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCMTổng quan ngành

Ngành Kỹ thuật Xây dựng (KTXD) là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực của Xây dựng như Kết cấu công trình, Địa kỹ thuật, Thi công và Quản lý dự án xây dựng, Vật liệu xây dựng, Giao thông, Cảng và Công trình biển, Kỹ thuật Tài nguyên nước, Địa tin học… Với kiến thức này, sinh viên ngành KTXD khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các Công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng của nhà nước cũng như tư nhân, trong nước cũng như nước ngoài; tại các Cơ quan quản lý các cấp Từ Bộ đến Tỉnh, Thành; tại các Cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng. Theo số liệu thống kê của Nhà trường những năm vừa qua Kỹ sư Xây dựng luôn nằm trong

nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất, với hơn 90% sinh viên có việc làm ngay trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp.

Môi trường học tập tại Trường Đại học Bách KhoaTại Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK), lực lượng Kỹ sư Xây dựng được đào tạo một cách chuyên nghiệp về tất cả các lĩnh vực chuyên môn cần thiết, được rèn luyện trong thực tiễn, phát huy tính năng động sáng tạo để thích ứng với điều kiện hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội.

Hiện nay, tổng số ngành đào tạo bậc đại học là 8 ngành (Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Cảng-Công trình biển, Kỹ thuật Tài nguyên

Page 13: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

13

Chuyên đề

13

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNGTẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

nước, Vật liệu Xây dựng, và Địa Tin học, Kiến trúc). Về đào tạo sau đại học, Khoa có 10 chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ, và 11 chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ.

Đội ngũ giảng dạy của Khoa hiện nay khoảng 170 Giảng viên (không kể cán bộ đang học ở nước ngoài) trong đó hơn 1/3 có trình độ Tiến sĩ. Sinh viên Khoa KTXD được học tập tại Cơ sở Lý Thường Kiệt (Tp. HCM) và Cơ sở Linh Trung (Thủ Đức) với đầy đủ phòng học, giảng đường lớn, phòng thí nghiệm và xưởng thực tập được trang bị đồng bộ và hiện đại. Khoa hiện có 8 phòng thí nghiệm chuyên ngành với đầy đủ thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Trong bối cảnh hội nhập, sinh viên Khoa KTXD còn được thụ hưởng tất cả các hoạt động hợp tác quốc tế của Khoa như các chương trình đồng nghiên cứu khoa học với Tập đoàn thép JFE của Nhật Bản, các dự án tài trợ nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và học bổng của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như EU, JICA, AUN/SEED-Net, AUF. Thế mạnh của Khoa KTXD còn đến từ lực lượng cựu sinh viên mà trong suốt nhiều năm qua đã duy trì kết nối và hỗ trợ mọi hoạt động của Khoa, cũng như tài trợ học bổng cho sinh viên với tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Griffith (Úc)Trong nỗ lực đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, Trường Đại học Bách Khoa đã tiến hành liên kết đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng (Civil Engineering) với Trường Đại học Griffith, thuộc bang Queensland nước Úc.

Theo Thỏa thuận hợp tác liên kết đào tạo giữa ĐHBK và GU, học sinh hoàn tất bậc giáo dục

phổ thông, có điểm tuyển sinh cao hơn điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và trình độ tiếng Anh tối thiểu là IELTS 6.0 (TOEFL tối thiểu 500), có thể được xét tuyển trở thành Sinh viên ĐHBK – Chương trình Liên kết Quốc tế. Trong chương trình này, các sinh viên sẽ tiến hành học tập 4 học kỳ đầu (Giai đoạn 1) tại ĐHBK trước khi chuyển tiếp sang GU học 4 học kỳ còn lại (Giai đoạn 2) và nhận bằng tốt nghiệp chính thức của GU. Ở giai đoạn 1, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản gồm Toán, Lý, Hoá, các môn cơ sở, nền tảng về ngành cũng như các kỹ năng cần thiết (bao gồm cả ngoại ngữ), trong điều kiện học tập tiên tiến tại ĐHBK, với nội dung, tài liệu học tập bằng tiếng Anh và do các Giáo sư, Tiến sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Sau 2 năm rèn luyện tại BK, sinh viên phải đạt được trình độ tiếng Anh tối thiểu để học tập tại GU là IELTS 6.0 (không môn nào dưới 5.5), hoặc TOEFL tối thiểu 550.

Chương trình liên kết đào tạo đại học Bách Khoa - đại học Griffith từ năm 2006 đến nay đã thu hút hơn 70 sinh viên theo học và đã có những sinh viên đầu tiên nhận bằng tốt nghiệp. Nhóm sinh viên này đã thành lập Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại GU (Griffith Univeristy Vietnamese Students Association - GUVSA) để hỗ trợ nhau trong sinh hoạt và học tập. Trong những năm gần đây, Brisbane cùng nhiều bang khác của Úc đang trong nhu cầu phát triển mạnh mẽ ngành xây dựng, hoàn thành tốt chương trình Kỹ sư Xây dựng ở GU, sinh viên có cơ hội lớn tìm việc làm ưng ý với thu nhập cao và rất cao, chưa kể sinh viên còn có điều kiện thuận lợi làm việc cho các Doanh nghiệp Úc theo làn sóng đầu tư tại Việt Nam trong nhiều năm tới.

TS. Hoàng Nam Phó trưởng Khoa

Kỹ thuật Xây dựng

Đại diện trường đại học Griffith trao học bổng cho sinh viên OISP

Page 14: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

14

Chuyên đề

14

VỀ NGÀNH ĐỊA CHẤT DẦU KHÍĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Tổng quan về ngành Dầu khí Việt NamNhìn tổng thể ngành Dầu khí quốc gia Việt Nam hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngành dầu khí đã đạt được những thành tựu to lớn và đã đóng góp một phần rất quan trọng trong nền kinh tế chung của đất nước.

Tổng quan về Khoa Kỹ thuật Địa chất & Dầu khíLịch sử hình thành

Khoa Địa chất và Dầu khí được thành lập năm 1978. Hiện tại, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM đã mở chương trình đào tạo các cấp Đại học và Cao học. Đặc biệt, đây là khoa duy nhất đào tạo sau đại học ngành kỹ thuật dầu khí ở phía Nam.

Lực lượng hình thành

Với đội ngũ giảng viên bao gồm: 04 Phó Giáo Sư, 02 Tiến Sĩ khoa học, 9 Tiến sĩ là cán bộ cơ hữu của Khoa và nhà trường cùng với 9 Tiến sĩ là cán bộ thỉnh giảng thường xuyên tham gia giảng dạy đang công tác tại các Viện Nghiên cứu Dầu khí và các công ty Dầu khí khác trên địa bàn Tp.HCM và Vũng Tàu. Đây là một đội ngũ khoa học đủ mạnh về trình độ cũng như các cơ sở thực nghiệm và nguồn tài liệu phong phú giúp công tác giảng dạy có chất lượng cao và hiệu quả.

Ngoài ra hàng năm Khoa còn mời nhiều giáo sư quốc tế và các chuyên gia đầu ngành của các công ty Dầu khí, Công ty dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí tham gia giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm.

Page 15: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

15

Chuyên đề

15

VỀ NGÀNH ĐỊA CHẤT DẦU KHÍĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

Cơ sở vật chất

Thư viện Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí là nơi cung cấp các tài liệu và sách báo tham khảo nhằm hỗ trợ cho sinh viên thuộc Khoa và hỗ trợ công tác giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng dạy thuộc Khoa.

Các phần mềm tính toán và mô phỏng về chuyên ngành Dầu khí hiện đại trên thế giới.

Hàng năm, sinh viên đều có cơ hội đi tham quan, kiến tập tại các xưởng, các workshop thiết bị của các công ty dịch vụ Dầu khí nhằm hướng nghiệp cho sinh viên trong quá trình học tập.

Chương trình học kỹ sư dầu khí Qua thời gian hợp tác, trên cơ sở hiểu biết và công nhận về uy tín, chất lượng đào tạo của các bên, đại học Bách Khoa và đại học Adelaide đã chính thức ký kết văn bản hợp tác đào tạo Kỹ sư Dầu khí. Đây là chương trình đào tạo 4 năm theo 2 giai đoạn;

2 năm đầu tiên sinh viên học tại đại học Bách Khoa, 2 năm tiếp theo học tại trường ĐH Adelaide, Australia.

Giai đoạn 1: 05 học kỳ tại đại học Bách Khoa

- Sinh viên học tại nội thành trường Đại học Bách Khoa trong các điều kiện, trang bị tốt, dưới sự hướng dẫn tận tình của cán bộ, giảng viên khoa Địa Chất - Dầu Khí trong một môi trường học tập sôi động, nghiêm túc và cạnh tranh cao.

- Trong giai đoạn này sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ sở chung và các môn học nền tảng của ngành Kỹ Sư Dầu Khí, đồng thời có thời gian để nâng cao trình độ Anh văn của mình.

(*) Các sinh viên đã có đầu vào tại Khoa Địa chất - Dầu khí của đại học Bách Khoa có thể trở về học một số môn còn thiếu để nhận bằng Kỹ sư Dầu khí trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG HCM.

Giai đoạn 2: 2 năm tại Adelaide

Trong những năm cuối của chương trình (các sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu ngành kỹ thuật Dầu khí cũng như những kỹ năng quản lý phục vụ công việc sau này.

Chỉ tiêu tuyển sinh sinh viên quốc tế: 30 sinh viên

Bằng cấp: Kỹ sư dầu khí - do trường đại học Adelaide cấp.

TS. Tạ Quốc Dũng (Phó trưởng khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí)

Sinh viên OISP đi kiến tập tại công ty Petro Viet Nam

15

Page 16: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

16

Chuyên đề

16

HỌC SINH CUỐI CẤP VÀ CÂU CHUYỆN HƯỚNG NGHIỆP

Lựa chọn ngành nghề là việc quan trọng của

cả đời người. Tuy nhiên việc chọn ngành học

với nhiều học sinh cấp THPT còn chưa đúng

đắn. Có những bạn chỉ chọn vì lực học bản thân

có thể đáp ứng độ khó khi thi vào ngành học,

hay vì vào ngành học đó thì ra trường gia đình dễ

xin việc, thậm chí chỉ vì ý thích nhất thời…

Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa đại

học không có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn. Thành thử, dù đã cầm tấm bằng cử nhân, kỹ sư nhưng không ít bạn trẻ phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài để làm trái ngành, trái nghề.

Theo một số liệu của Sở Lao động Thương binh

và Xã hội TPHCM, có khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường có ý định làm việc lâu dài, 30% muốn tìm việc làm khác, 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Trước thực trạng, không ít sinh viên tốt nghiệp Đại học gặp khó khăn khi xin việc, nhiều bậc phụ huynh và học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai dù chưa chạm chân tới cánh cửa đại học, nhưng đã lo ra trường xin vào cơ quan

Học sinh sẽ chọn được ngàng nghề phù hợp nếu như biết định hướng và có ý chí

Page 17: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

17

Chuyên đề

17

nào. Những mối quan hệ để có sẵn một chỗ làm việc tốt sau khi ra trường luôn được các vị phụ huynh, học sinh cuối cấp và sinh viên đại học rất quan tâm. Nhưng thực tế này lại khiến nhiều bạn trẻ không tự chủ động được việc học và sự chuẩn bị cho một công việc trong tương lai. Học theo sự “sắp xếp” từ trước của gia đình và người thân có thể khiến bạn trẻ không theo đuổi được nghề nghiệp mà mình yêu thích hoặc lĩnh vực có năng khiếu.

Ở các trường THPT hiện nay, thông tin về các khoa, trường đào tạo các ngành nghề tới học sinh THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học,

thậm chí kể cả sinh viên đang học trong trường cao đẳng, đại học chưa hề nhìn thấy công việc thực tế sẽ làm sau khi tốt nghiệp ra trường, chỉ tới khi đi thực tập nhiều bạn trẻ mới “vỡ lẽ” hoá ra chuyên ngành mình đã học sẽ làm công việc như vậy.

Vậy, để chọn nghề phù hợp nhất thiết mỗi cá nhân cần phải:

Tìm hiểu nhiều nhất có thể về những ngành nghề trong xã hội.Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết yêu cầu về nghề, triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp,

những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, cũng nên tìm hiểu xu hướng lựa chọn ngành nghề và tình hình phát triển của ngành nghề đó ở thời điểm hiện tại, để từ đó có những lựa chọn phù hợp hơn.

Tìm hiểu về chính bản thân mình để hướng đến việc tìm nghề phù hợp.Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hướng cuộc sống của chính mình.

Nhất thiết phải đánh giá thật chính xác về phẩm chất, nhân cách và năng lực của mình. Việc tìm hiểu về năng lực của cá nhân như chỉ số IQ, CQ, EQ hay những khả năng cụ thể khác như sắc giác, chú ý (sức tập trung, sức phân phối…), quan sát, tư duy không gian, trí nhớ sơ đồ, tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ… là những yêu cầu tối quan trọng. Điều này có thể thực thi thông qua một số bài tập, một số trắc nghiệm. Tuy vậy, điều quan trọng không kém là phải xác định thực sự được khả năng học tập và khả năng thi tuyển của cá nhân. Khả năng

này là khả năng triển vọng chứ không phải là điểm số thực tế học tập. Đôi lúc, phải có ước mơ, phải có nỗ lực và sự kiên nhẫn chờ đợi, rèn luyện…

Bên cạnh đó, nên tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề, tham quan thực tế nghề nghiệp… để có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp. Chính 3 khâu: nhận thức về nghề, thái độ về nghề và xu hướng hành vi về nghề sẽ quyện chặt vào nhau và giúp cá nhân chọn nghề đúng đắn nhất, thích hợp nhất.

KếtChọn nghề phù hợp đòi hỏi nhiều yêu cầu khác nhau nhưng nếu thực hiện được bước đầu những yêu cầu trên thì việc chọn nghề sẽ giảm thêm được nữa sự cảm tính, sự tổn hao của cá nhân – xã hội. Không thể có sự phù hợp khi chọn nghề nếu như cá nhân không biết định hướng và có ý chí. Quan trọng nhất là người chọn nghề tự tin, thoải mái và chắc nịch tuyên bố ngầm rằng: Mình sẽ và phải làm tốt lựa chọn của mình!

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn học sinh – những người đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời sẽ có thể tìm ra và lựa chọn hướng đi phù hợp nhất cho bản thân mình.

C.T tổng hợp

Page 18: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

18

Sự kiện

18

PRESENTATION CONTESTKẾT QUẢ ĐẦY THUYẾT PHỤC

Mười hai đội thi đến từ sáu lớp Soft skill, mỗi đội dự thi với một chủ

đề. Đó là những dự án mà chính các bạn sinh viên đã cùng nhau hình thành ý tưởng, xây dựng kế hoạch và bắt tay thực hiện.

Cuộc thi là dịp để các bạn sinh viên tổng kết lại những công việc đã hoàn thành được trong thời gian một học kỳ vừa qua cũng như xác định tầm nhìn, hướng đi cho dự án của mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng được lắng nghe những ý kiến từ các vị Ban giám khảo, đây là những góp ý rất quý báu để các bạn sinh viên nhìn nhận được những ưu, khuyết điểm của mình để có thể phát triển dự án thành công hơn nữa.

Ngày 14/12/2012, tại Hội trường A4 đã diễn

ra cuộc thi Presentation Contest với sự tham gia

của các bạn sinh viên K2012 (Pre) đến từ các

lớp Soft skill và sự có mặt của các thầy cô,

khách mời cùng với sự cỗ vũ nhiệt tình của tất

cả các bạn khán giả.

Nhận xét về các đội dự thi năm nay, những dự án mà các bạn sinh viên thực hiện khá thực tế, có sức thuyết phục và đề cao tính nhân văn. Những đóng góp của các bạn tuy nhỏ nhưng thiết thực và có ích cho xã hội. Cùng với phong cách trình bày sáng tạo, ấn tượng, các bạn đã giúp cho khán giả không những hiểu rõ về dự án mà còn kêu gọi được sự hỗ trợ, đóng góp cho dự án của mình. Có những đội đã khiến cho người nghe xúc động và đồng cảm với những hoàn cảnh của đối tượng mà các dự án hướng tới. Tuy còn tồn tại những khiếm khuyết nhưng những gì mà các bạn sinh viên đã mang tới cho cuộc thi cho thấy sự cố gắng, nỗ lực hết mình cũng như tâm huyết mà các bạn dành cho

Cuộc thi diễn ra thành công tốt đẹp với niềm vui của các đội dự thi cùng với dấu ấn để lại trong lòng khán giả

Page 19: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

19

Sự kiện

19

STT Đề tài Lớp Giải thưởng Mức vốn1 English for today SK3 Giải Nhất 4.000.000 VNĐ

2 Nâng cao trí thức - tiếp bước tương lai SK1 Giải 3 21 phần quà

3 Sách nói SK6 Giải 2 5.000.000 VNĐ

4 Guitar Project SK4 Khuyến khích Đội triển khai dự án tốt nhất 2.000.000 VNĐ

5 Từ ve chai đến bữa cơm 6000 SK2 Dự án khả thi 2.000.000 VNĐ

6 Mầm xanh cho khát vọng sống SK3 Đội trình bày tốt nhất

Đoàn Hội OISP

Kết quả chung cuộc của cuộc thi được đánh giá là thuyết phục với danh sách giải thưởng như sau:

dự án của mình.

Trong học kỳ Pre vừa qua, không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành chương trình học, các bạn sinh viên K2012 còn tích lũy cho mình những kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống cùng với những kỷ niệm khó quên. Hy vọng rằng đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu và là bước đà để các bạn sinh viên có thể phát triển hơn nữa trong tương lai.

Cuộc thi đầy kịch tính với phần trình bày của 12 đội dự thi

Khán giả hào hứng với cuộc thi

Các đội nhận giải thưởng từ Ban tồ chức

Page 20: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

20

Góc học vụ

20

CHUẨN BỊ CHO

HỌC KỲ MỚISau khi trải qua một

học kỳ Pre University với nhiều mới lạ, vừa học vừa chơi, và trải nghiệm với một môi

trường học mới, sinh viên Khóa 2012 đã bắt

đầu vào học chương trình chính thức của

học kỳ 1 năm học 2012 – 2013.

Đối với tân sinh viên K2012 thì đây là học kỳ đầu tiên vào học chuyên môn với

nhiều môn học mới lạ, phức tạp: Engineering Lecture; Univ Phys-ics - machanics; Intro to Elec & Computer Eng: Genaral Chemis-try 1, Caculus 1… Tất nhiên tất cả các môn này đều học bằng tiếng Anh.

Đối với những sinh viên chưa đủ điều kiện tiếng Anh để vào học chính thức phải học bổ sung thêm Anh văn (Pre 2) song song với việc học chương trình chính thức. Việc học thêm Anh văn của học kỳ này sẽ mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi các bạn sinh viên phải sắp xếp thời gian học tập hợp lý để đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

Đây là thời gian rất quan trọng để sinh viên K2012 tâp trung học tập, chuẩn bị kiến thức cho nghề nghiệp sau này.

Page 21: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

21

Góc học vụ

21

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

Mới vừa diễn ra vào đầu tháng 6 năm 2012, OISP Night đang bắt đầu khởi động và chuẩn bị cho một đêm diễn hoành tráng sắp tới. Dự

kiến OISP night 2013 sẽ diễn ra vào trung tuần của tháng 4 năm 2013.

Hiện tại Ban tổ chức OISP night đã được thành lập và phân chia các ban chức năng. Những công việc chuẩn bị cho đêm hội cũng bắt đầu được tiến hành.

OISP Night 2013 sẽ là đêm đại nhạc hội sôi động và hoành tráng hơn rất nhiều so với lần đầu. Những giai điệu, vũ điệu sẽ cùng hòa nhịp và âm vang trong đêm diễn OISP Night 2013. Là sinh viên OISP bạn hãy tham gia và cổ vũ cho chương trình.

PROM NIGHT 2013

Prom là một hoạt động mang tính kế thừa của sinh viên OISP năm thứ hai. Đây là sân chơi giao lưu của tất cả các

thế hệ sinh viên OISP. Nhằm mục đích giao lưu với tân sinh viên K2012, đồng thời tri ân đối với sinh viên các khóa trên, sinh viên khóa 2011 đã chuẩn bị thật chu đáo cho đêm dạ tiệc này với chủ đề “Đêm Hải Vương”. Khởi động từ cuối tháng 10/2012, BTC đang chuẩn bị các khâu cuối cùng cho đêm dạ tiệc này. Dự kiến đêm dạ tiệc sẽ diễn ra vào 11/01/2013.

Page 22: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

22

SV & Cuộc sống

22

Ngày bé, Tết đối với tôi là dịp vô cùng đặc biệt. Cũng như

mấy đứa trẻ trong xóm nghèo ấy, tôi mong Tết từng ngày.

Thậm chí sau Tết, chúng tôi lại nói với nhau rằng: “Còn 360

ngày nữa là đến Tết”

Page 23: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

23

SV & Cuộc sống

23

Vì Tết là dịp để lũ trẻ chúng tôi được sắm quần áo mới, là dịp mà quà bánh đầy

nhà, là dịp mà chúng tôi đi chơi thỏa thích, nhận được tiền mừng tuổi của người thân hay chỉ đơn giản là dịp mà gia đình chúng tôi có thể họp mặt đông đủ ăn uống cùng nhau, bố mẹ có thể ở nhà cả ngày mà không phải lo chuyện đồng áng.

Tuổi thơ tôi gắn chặt với những ngày Tết. Hồi ấy, bố mẹ thường dắt chúng tôi tới tiệm ảnh để chụp ảnh gia đình. Chúng tôi phấn khởi vô cùng, nào là xúng xính đồ đẹp, nào là tóc tai chải chuốt. Vì đối với lũ trẻ xóm nghèo, chỉ có Tết mới có cơ hội đứng trước máy ảnh mà cười xinh tươi. Ấy vậy mà, giờ tôi đã lớn, nhưng những kỷ niệm về những ngày Tết đều được tôi nhớ rõ mồn một mỗi khi xem lại cuốn album. Kể từ năm tôi lên 10 tuổi, gia đình tôi không còn chụp ảnh mỗi khi Tết đến nữa, có lẽ vì vậy mà những ký ức về ngày Tết từ đó trở nên nhạt dần.

Hồi ấy, mua sắm đồ áo để mặc đối với chúng tôi là một thứ có vẻ hơi xa xỉ. Nhìn đi nhìn lại thì cả năm chúng tôi được sắm đồ mới 2 lần, một là dịp Tết, hai là dịp khai giảng năm học mới. Vậy nên, với một đứa con nít thì Tết sung sướng không còn gì bằng. Chúng tôi vui đến độ mà cứ ngóng mẹ đi chợ từng ngày. Vui nhất là khi mỗi đứa mang đồ áo mới của mình tíu tít đi khoe với lũ trẻ cả xóm.

Những ngày cận Tết có lẽ là thời điểm hào hứng nhất với chúng tôi. Bên chiếc phản mà bố mẹ gói bánh chưng, bánh tét, chúng tôi nhìn, học thuộc từng bước trong quá trình gói bánh và cũng tự gói cho mình một chiếc bánh bé bé, xinh xinh. Dù méo mó và không đầy đủ nguyên liệu nhưng tôi

nâng niu cái bánh ấy qua cả ngày Tết mà không nỡ ăn.

Ngày Tết của chúng tôi là những tiếng cười vui tươi trên con đường làng. Đám trẻ con cùng nhau tụ tập lại và tới từng nhà để gửi lời chúc và mong nhận được phong bao lì xì. Cái hồi ấy, việc trẻ con có tiền riêng và xài tiền là chuyện khá cấm kị. Vậy nên sau khi đập con heo béo mũm mĩm rồi giấu một vài tờ tiền lẻ để dưới gối ngủ với ước mơ để dành tiền xây nhà thì bao nhiêu tiền mừng tuổi, chúng tôi đều đưa hết cho bố mẹ.

Ngày ấy, chúng tôi – lũ trẻ con vô tư lự đâu có biết rằng, để chuẩn bị được một cái Tết no ấm, đầy đủ như vậy, bố mẹ phải vất vả đến nhường nào. Đối với một đứa trẻ, Tết là dịp đươc đón chờ, trông mong nhưng với bố mẹ, Tết là một dịp phải vất vả dọn dẹp, giặt giũ, phải lo nghĩ làm sao có được các khoản mua sắm, làm sao để cân bằng được chi phí, vừa tiết kiệm tối đa vừa ăn Tết no đủ. Khi mẹ lên thực đơn cho những món ăn ngày Tết để tính toán chi phí, chúng tôi luôn vòi vĩnh mẹ ăn món này, món kia mà đâu hề biết rằng khuôn mặt mẹ đang hiện rõ nét suy tư.

Lớn lên, tôi mới hiểu được sự vất vả đó. Nhờ vậy, bố mẹ mới được đỡ đần một phần công việc ngày Tết. Chúng tôi được giao nhiệm vụ quét dọn nhà cửa, bàn thờ, giăt giũ chăn màn, mua sắm cùng mẹ và phụ bố gói bánh. Tuy bận rộn nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Nhờ vậy mà tôi càng yêu quý biết bao những công sức mà bố mẹ bỏ ra để chuẩn bị ngày Tết.

Lên Đại học, là sinh viên xa nhà, tôi mới quý trọng và trông ngóng ngày Tết hơn bao giờ hết. Không phải là cảm giác vui vì có quà bánh, vui vì có đồ đẹp mà là vui niềm vui đoàn tụ. Tôi đi học, khoảng cách từ quê tôi tới thành phố khá xa, mỗi năm chỉ về nhà

được hai lần. Bởi vậy, Tết là dịp mà tôi được tận hưởng niềm vui gia đình sau bao ngày xa cách. Đối với nhưng sinh viên xa nhà như tôi, Tết là món quà tinh thần vô cùng to lớn. Chúng tôi chờ đón Tết cách đó cả tháng trời. Cả đêm không ngủ để đăng ký hoặc đi mua vé tàu, đỏ mắt trông chờ ngày đoàn tụ.

Khi đã lớn, sự hiểu biết và yêu thương có lẽ dạt dào hơn. Mấy mùa Tết gần đây, mẹ thường hỏi tôi thích ăn gì để mẹ chuẩn bị trong ngày Tết. Mẹ thương con gái học xa quê thiếu thốn nên muốn bù đắp bằng những món thật ngon cho tôi. Tôi chỉ cười và bảo: “Con chỉ cần hưởng không khí đầm ấm thế này là đủ no rồi mẹ ạ”. Hồi bé, Tết là phải được ra khỏi nhà tung tăng, bay nhảy, đi khắp nơi mới cảm thấy thích thú. Lớn rồi, Tết chỉ muốn ở nhà hưởng cái không khí đầm ấm, hạnh phúc của gia đình.

Tết xưa rồi tới Tết nay, thời gian trôi đi, vạn vật đều thay đổi, con người cũng vậy. Có chăng, ta nên giữ lại cho mình những khoảnh khắc tươi đẹp. Để khi nhớ lại, ta thấy thật đáng quý biết bao.

Không khí Tết đang tràn ngập nơi nơi, tôi lại bắt đầu đếm ngược từng ngày. Không lâu nữa, tôi sẽ được đoàn tụ với gia đình trong không khí Tết ấm áp và tràn ngập tình thân.

Chợt đâu đó vang lên giai điệu quen thuộc:

Mừng ngày Tết trên khắp quê tôiNgàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi

Đàn em thơ khoe áo mớiChạy tung tăng vui pháo hoa

Mừng ngày Tết trên khắp quê tôiNgười ra Trung, ra Bắc, vô Nam

Dù đi đâu ai cũng nhớVề chung vui bên gia đình.

C.T

Page 24: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

24

SV & Cuộc sống

24

DU HỌC

LÀM THÊM

Cuộc sống của du học sinh ở nước ngoài luôn chứa đựng những điều thú vị, mới lạ, mà chắc hẳn các bạn trẻ có dự định đi du học đang rất muốn tìm hiểu. Trong đó phải kể tới công việc làm thêm, một phần không thể thiếu trong đời sống của du học sinh Việt nơi xứ người.

Theo quy định của nhiều nước, các du học sinh được phép làm thêm cả trong

lẫn ngoài trường học, miễn sao không được quá 20 giờ mỗi tuần. Những việc làm trong trường học thường là phụ việc trong phòng máy, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng sinh viên... Song vì số lượng công việc chỉ có hạn, mà sinh viên lại quá đông (không chỉ sinh viên Việt Nam mà còn có sinh viên nhiều quốc gia khác), nên chuyện tìm được một việc làm khả dĩ ngay trong trường học luôn là điều không dễ dàng. Vì thế hầu hết các bạn du học sinh thường tìm đến với những công việc khác bên ngoài. Đa số những công việc bên ngoài trường học mà các du học sinh chọn thường không đòi hỏi tay nghề quá cao như: thu ngân, làm cho các nhà hàng của người Việt, chạy bàn, phụ bếp và cả rửa chén nữa!

Bạn Tuyết Hương, đang là du học sinh của Trường Đại học Ag-roparistech, Cộng hòa Pháp cho biết: “Đa số sinh viên du học ở Pháp chủ yếu làm trong các tiệm ăn Việt Nam, nhà hàng Pháp, đi giao bánh pizza, trông trẻ. Mùa hè có nhiều bạn đi làm trong các nhà máy hay đi hái hoa quả, hái cà chua, hái nho. Nếu đi làm cho các nhà hàng Việt Nam thì lương chỉ khoảng 5 - 6 euro/giờ, còn đi làm cho người Pháp thì khoảng 7,5 euro/giờ”. Tuyết Hương cho biết, hàng tuần cô nhận làm gia sư từ 4 - 10 giờ đồng hồ, với mức lương 17 euro/giờ. Với khoản tiền kiếm được giúp cô trang trải các chi phí ăn, ở hàng tháng.

Tương tự là trường hợp của Mỹ Hạnh, hiện là sinh viên của trường Đại học Sussex (Anh) đã cùng một nhóm sinh viên Việt Nam tại đó thành lập nhóm gia sư ngay từ năm đại học đầu tiên.

Công việc phụ bếp tại các nhà hàng

Page 25: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

25

SV & Cuộc sống

25

LÀM THÊM Mỹ Hạnh cho biết: “Do nhóm chỉ gồm 5 thành viên, nên việc dạy cũng hạn chế. Chúng em chỉ đi dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Anh. Cứ mỗi buổi dạy nhóm lấy công là 15-18 USD cho 2 giờ đồng hồ. Chi tiêu bên này khá đắt đỏ nên phải tiết kiệm. Hầu như các gia sư như em thường đi dạy nhằm lấy kinh nghiệm và nâng cao khả năng giao tiếp là chính!”.

Cái được và cái mất

Phần lớn, du học sinh Việt Nam đi làm thêm vì mong muốn đỡ đần gia đình trang trải tiền học phí, vừa có thể kiếm thêm các khoản tiền sinh hoạt và có cơ hội học hỏi, hòa nhập hơn cuộc sống nơi xứ người.

Quả thực, thu nhập từ việc làm thêm ở nước ngoài không quá tệ. Quang Anh (du học sinh tại Pháp) cho biết: Tại Pháp, nếu du học sinh Việt Nam đi làm toàn thời gian trong ba tháng hè, cũng thu nhập tới 4.000 - 5.000 euro (tương đương 5.500 - 7000 USD) và có thể tự chi trả sinh hoạt phí và học phí trong vòng 7- 9 tháng.

Từ việc làm thêm, các bạn du học sinh có thêm thu nhập, quan trọng hơn là họ được cọ xát lấy kinh nghiệm. “Đi làm thêm và cả làm thực tập mình cũng học được những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn và còn có thể xây dựng những mối quan hệ cần thiết cho công việc. Bên cạnh những kiến thức sách vở mà mình học được ở trường, các kỹ năng đó cũng rất cần thiết để sau này tránh bị bỡ ngỡ trên con đường lập nghiệp”, Minh Nhật (du học sinh tại Nhật) chia sẻ.

Tuy nhiên, đi cùng với những cái được cũng có những rủi ro mà công việc làm thêm mang tới. Để có thể đi làm thêm, thứ mà các bạn du học sinh đánh đổi nhiều nhất là thời gian học tập. Có những bạn đi làm thêm

Công việc thu ngân tại các siêu thị

tới khuya, sáng sớm vào lớp học lại tranh thủ ngủ để tối tiếp tục công việc. Đối với du học sinh, thời gian tự học vô cùng quan trọng, nếu các bạn du học sinh dành quá nhiều thời gian cho công việc kiếm tiền thì khó lòng hoàn thành tốt chương trình học tập.

Bên cạnh đó, vì chưa có kinh nghiệm làm việc nên các bạn du học sinh gặp rất nhiều khó khăn như làm hỏng việc hay không đúng với yêu cầu công việc, bị khách hàng coi thường. Có những trường hợp thì bị người chủ chèn ép, không trả lương, bắt làm những công việc nặng nhọc. Nghiêm trọng hơn, ở một số nước có quy định thời gian làm thêm của sinh viên không quá 20 giờ/tuần nên các bạn du học sinh có thể bị trục xuất khỏi nước nếu như làm quá thời gian quy định.

Đa số các bạn du học sinh cho rằng việc làm thêm không ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập, miễn là biết chừng mực và phân bổ thời gian hợp lý, nhưng quan trọng nhất vẫn là mỗi người cần phải nỗ lực vươn lên, phải có ý chí kiên trì, vững vàng để vượt qua mọi khó khăn.

Một vài lưu ý về công việc làm thêm đối với du học sinh:

Phần đông các du học sinh làm thêm cho người bản xứ được trả lương bằng cách chuyển qua tài khoản như ở các nước châu Âu, Úc hay trả séc (chèque) như ở Mỹ. Như vậy, thu nhập trên mức nhất định nào đó thì phải nộp thuế.

Ở Nhật, chính phủ tạo mọi điều kiện để bạn có thể đi làm thêm. Theo quy định chung thì sinh viên không được đi làm quá 28 tiếng 1 tuần và phải có giấy phép của cơ quan xuất nhập cảnh. Một lưu ý nữa là người Nhật rất trọng chữ tín. Vì thế bạn sẽ có lợi khi được người quen giới thiệu. Thời gian đầu làm việc, bạn nên chăm chỉ đi làm vào các ngày cuối tuần.

Tại Úc, các bạn du học sinh Việt có hẳn một tổ chức cho riêng mình - Hội sinh viên Việt Nam tại Úc. Mục đích của Hội là tạo sự liên kết, hướng đến xây dựng một cộng đồng sinh viên Việt Nam năng động, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, công việc và cuộc sống. Hội là một địa điểm tin cậy cho bất kỳ bạn du học sinh nào tại Úc.

C.T tổng hợp

Page 26: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

26

Góc Anh văn

26

“ĐỂ HỌC TỐT ANH VĂN PHẢI CÓ MỤC TIÊU CỤ THỂ”

Là sinh viên năm nhất của OISP – Nguyễn Hà Kiên đã

khá xuất sắc khi vượt qua kỳ thi IELTS với số điểm 7.5. OK OISP đã có dịp được trò chuyện với Hà Kiên về kinh

nghiệm học và thi cũng như một vài chia sẻ của Kiên về

việc học Anh văn.

Gặp Hà Kiên trong một buổi sáng khá đẹp trời, tôi khá ấn tượng về cậu sinh viên

với vẻ bề ngoài giản dị, dễ gần và khá hiền lành. Nguyễn Hà Kiên hiện là sinh viên khóa 2012 của ngành Điện – Điện tử - chương trình Đào tạo Quốc tế.

Kiên tham gia thi IELTS vào ngày 24/11 tại Hội đồng Anh. Khi được

hỏi về mức độ hài lòng với kết quả thi, Kiên trả lời rất hài lòng và khiêm tốn chia sẻ Kiên hơi bất ngờ với kết quả thi và nghĩ rằng kết quả đó có bao gồm cả yếu tố may mắn.

Trước khi vào học kỳ Pre của chương trình học, Kiên có tham gia khóa học ngắn hạn tại trung tâm Anh ngữ British Council. Tuy

khóa học kéo dài 1 tháng nhưng vẫn chưa giúp Kiên nâng cao trình độ và trang bị được những kỹ năng cần thiết mà chỉ dừng lại ở việc giúp Kiên hiểu sơ lược về IELTS.

Thời gian Kiên thực sự học tập nghiêm túc và nâng cao trình độ, kỹ năng của mình là khi Kiên bước vào học kỳ Pre của chương

Page 27: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

27

Góc Anh văn

27

trình đào tạo của OISP. Với lịch học khá dày 15 tiếng/tuần trong vòng 3 tháng, tại đây, Kiên được các giảng viên chỉ dẫn tận tình, chương trình giảng dạy rất trọng tâm. Các thầy cô còn tạo điều kiện cho Kiên cùng các bạn sinh viên có cơ hội tiếp thu với các tài liệu mở chứ không chỉ bó buộc các giáo trình có sẵn. Kiên chia sẻ rằng mình đã có nguyện vọng đi du học ở Sigapore từ lâu, và không còn nhiều thời gian nữa cho việc học Anh văn để tham gia phỏng vấn, chính vì vậy, việc học Anh văn với Kiên thực sự quan trọng chứ không chỉ để vượt qua kỳ thi IELTS. Chính mục tiêu cụ thể đã giúp Kiên có một thái độ học tập nghiêm túc, kiên định.

Khi được hỏi về kinh nghiệm tự học Anh văn ở nhà, Kiên chia sẻ: “Về kỹ năng nghe và đọc mình lên mạng download bộ đề của Cambridge về để làm. Mỗi ngày mình đều cố gắng hoàn thành một đề nghe và một đề đọc vào buổi sáng và buổi tối. Khi gặp những bài tập quá khó thì mình tận dụng thời gian trên lớp để hỏi các thầy cô. Khi đã hoàn thành xong, mình vẫn làm lại nhiều lần để nhuần nhuyễn và tránh không để gặp lại những lỗi tương tự. Về kỹ năng viết, mình lên mạng tìm đọc những bài viết mẫu được điểm cao, từ đó chọn lọc những cách hành văn hay để học hỏi và

áp dụng cho bài làm của mình. Về kỹ năng nói mình thường học hỏi ở các thầy cô bằng cách trong giờ học, mình chú ý lắng nghe thầy cô nói chuyện, từ đó mình rút ra được cách nói sao cho tự nhiên nhất và sau đó ghi nhớ để có thể áp dụng cho mình lần sau”.

Bên cạnh đó, Kiên cũng chia sẻ Kiên thường theo dõi những kênh khoa học trên TV, vì những chương trình này có giọng thuyết minh chuẩn, cách dùng từ đúng, có khoa hoc từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm dùng từ sao cho phù hợp và chuẩn mực nhất có thể. Ngoài ra, Kiên luôn luôn mang theo cuốn sổ nhỏ bên mình, để khi gặp một từ mới thì Kiên đều ghi chú lại và nhớ cách

sử dụng của nó.

Về kinh nghiệm làm bài thi tốt, Kiên nói rằng khi đi thi nên để tâm lý thoải mái nhất có thể, tránh việc tự tạo áp lực cho bản thân, điều đó sẽ dẫn đến việc làm bài thi không hiệu quả. Bên cạnh đó, một chia sẻ nhỏ nữa là trước giờ thi các bạn nên hạn chế uống nước vì trong lúc thi, việc xin ra ngoài rất khó khăn và gây mất thời gian làm bài thi.

Khi hỏi về định hướng sắp tới để rèn luyện thêm kỹ năng Anh văn Kiên trả lời rằng từ học kỳ chính thức sẽ được tiếp xúc với các môn học chuyên ngành, các giảng viên giảng dạy và giáo trình hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Kiên sẽ chăm chỉ học tập và tham khảo tài liệu để nâng cao khả năng Anh ngữ của mình.

Mong rằng trong thời gian tới Kiên sẽ hoàn thành thật tốt chương trình học tập và gặt hái nhiều thành công.

Tiếng Anh thực sự không khó, điều quan trọng là phải có mục tiêu và định hướng rõ ràng. Khi có mục tiêu, bạn phải cần trang bị cho mình một thái độ học tập nghiêm túc, kiên định. Bên cạnh đó, nếu có sự yêu thích nhất định dành cho môn học này, chúng tôi tin rằng bạn sẽ thành công.

Cẩm Tú Cầu

“Biểu đồ mindmap rất hiệu quả trong việc học từ vựng và có thể dễ dàng ôn lại khi cần”.

Page 28: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

28

Ẩm thực

28

Chúc xuân

ĐỂ NGÀY TẾT Nên hạn chế ăn món chiên xào

Đồ uống có chất kích thích, bánh mứt, thực phẩm nhiều dầu mỡ… trong những ngày Tết có thể khiến sức khỏe của bạn phải “trả giá” nếu ăn uống không có chừng mực.

Hạn chế món chiên, xào

Thực phẩm chiên hoặc xào sẽ khiến món ăn tăng lượng calorie và chất béo, ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, ở mức cao hơn còn dẫn đến mức cholesterol cao, tăng huyết áp.

Ngoài ra, dầu ăn nếu bị tái sử dụng nhiều lần với nhiệt cao, không chỉ phá huỷ các axit béo ban đầu, mà còn sản sinh chất gây ung thư, tổn thương gan.

Ăn quá nhiều thực phẩm rán cũng sẽ gây nóng ở cổ, đau họng, nhức đầu, mất ngủ.

Hạn chế đồ ngọt

Năm mới, nhà nhà nhiều bánh kẹo nhưng tốt nhất là không ăn quá nhiều, bởi vì đường trong bánh kẹo đều có tính axit có thể gây sâu răng, quá nhiều còn bị chuyển thành chất béo, gây béo phì, nhất là với bệnh nhân tiểu đường, sức khỏe càng nguy hiểm.

Trẻ em trong những ngày Tết tiêu thụ lượng đường nhiều hơn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, trì trệ, hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

Ngoài ra, kẹo chứa nhiều đường, sẽ làm

tiêu hao đi lượng lớn các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi trong cơ thể.

Thay bánh mặn cho các loại bánh ngọt truyền thống

Bánh là món ăn chơi không thể thiếu trong các ngày Tết, nhưng sự lựa chọn thông minh đối với sức khỏe trong những ngày xuân là nên ăn bánh có vị mặn thay vì bánh quá ngọt, vừa dễ tiêu hóa, vừa không gây nóng và có lợi cho sức khỏe hơn.

Ăn chừng mực các loại hạt

Hạt dưa, hạt bí, hạnh nhân, hạt điều… đều là những món nhấm nháp khoái khẩu không thể thiếu trên bàn phòng khách. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạt sẽ phải tiết nhiều nước bọt, có thể gây loét miệng, đau răng, viêm nướu và các vấn đề khó tiêu.

Hơn thế, các loại hạt này sau khi sấy khô, các chất dinh dưỡng ban đầu đa phần mất hết, chỉ còn chất béo.

Thêm món cháo trong những ngày Tết

Lo sửa sang, sắm Tết, cơ thể mệt mỏi, có không ít người trong những ngày đầu xuân kém ăn, tiêu hóa kém, vậy hãy thêm món cháo trong thực đơn. Các món cháo yến mạch, cháo táo đỏ, cháo gà… đều giúp cơ thể nhanh lấy lại sức.

Nếu uống rượu quá nhiều, cơ thể rã rời nên uống trà hoa các loại.

(Theo Dân Việt )

Page 29: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

2929

Teen Story

Chúc xuânTác giả: Quế Thanh

“Tân niên hạnh phúc bình an tiếnXuân nhật vinh hoa phú quý lai”

Mỗi năm chỉ có một lầnMai vàng đua nở, khai xuân đất trời

Tết về vui lắm bạn ơiXếp nghiên, xếp bút thảnh thơi lên đường

Quê hương mỗi đứa một phươngSông Hương bến Ngự còn chờ người thương

Cửu Long chín nhánh vấn vươngSông Hồng đỏ nặng phù sa vun bồi

Xuân về gieo lộc nơi nơiMây trời xanh thẳm, én thời chao nghiêng

Nắng vàng theo gió mơ màngXóm thôn ngây ngất đón mừng xuân sang

Xuân đi xuân đến bao lầnMà sao hương sắc nồng nàn không phai

Bước lên xe, vượt đường dàiGia đình đang đợi đến ngày đoàn viên

Mẹ ra đón lệ lưng tròngVui vì con thắp bếp hồng ấm hơn

Bánh chưng nội gói xanh rờnDưa hành chị muối, bộ lư anh chà

Mâm ngũ quả dâng bàn thờBữa cơm thịnh soạn trong giờ tất niên

Giao thừa dâng cúng tổ tiênNén hương nghi ngút khói vương khắp nhà

Xun xuê áo lụa quần làChúc thọ ông bà, mừng tuổi mẹ cha

Đất trời khắp chốn nở hoaDáng ai thơ thẩn thướt tha bên cầu

Nhìn ai sao má đỏ auĐón cành lộc biếc, trao câu an bình

Nghe như xuân giữa lòng mìnhNgắm câu đối đỏ thắm tình quê ta

Xuân sang xin chúc gần xaChúc cho no ấm muôn nhà an vui

Lứa đôi hạnh phúc tuyệt vờiUyên ương xuân ngát tình xuân đậm đà

Chuông chùa mấy tiếng ngân ngaNghe giữa tâm hồn hối hả vào xuân.

Page 30: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

30

Góc giải trí

30

TRUYỆN CƯỜI

Thưởng Tết của sếpCuối năm tổng kết công ty, sếp vui vẻ thông báo:- Năm nay các bạn làm việc rất tốt. Lợi nhuận của công ty đã tăng một cách đáng kể. Để thưởng cho các bạn, tôi sẽ phát cho mỗi người một tấm séc trị giá 5 triệu đồng…Tất cả nhân viên công ty vỗ tay rào rào tán thưởng. Sếp tiếp lời: Nếu năm sau các bạn vẫn làm việc nhiệt tình như thế này, hãy đem tờ séc đó đến gặp tôi và tôi sẽ… ký chúng.

BiếtNgày tết, ông Giám đốc đi ngắm công viên. Tình cờ, ông thấy đứa con nhỏ của người lái xe. Ông móc túi lì xì cho nó rồi tươi cười hỏi:- Cháu biết chú là ai không?- Dạ biết! Chú là bạn bố cháu! Ngày nào bố cháu cũng cho chú đi nhờ xe, cháu thấy hoài.

Mừng hụtThấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tý chạy ra hớn hở khoe:- Mẹ ơi! Sáng nay có cô Mười ở bên Mỹ mới đến nhà chơi. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm”Nghe thế, mẹ cu Tý mừng quýnh, hỏi ngay:- Món quà gì thế con?- Dạ, một quyển lịch!

Nhắc khéoKhách tới nhà cu Tèo chúc Tết, Tèo ra đón khách:- Năm mới cháu chúc bác sức khỏe dồi dào, vui vẻ quanh năm ạ!- Cảm ơn cháu. Thế bố mẹ

cháu có ở nhà không?- Dạ không ạ, bố mẹ cháu đi chúc Tết rồi, chỉ còn cháu với con heo đất này ở nhà thôi ạ!

Page 31: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

31

Góc giải trí

31

EM GÁI CỦA TRỜITác giả: Cusiu

Nhà xuất bản Văn học

Giá sách: 50.000 VNĐ

Là một câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu, tình bạn của những con người cuối thập niên 90 đầu những năm 2000. Những

câu chuyện nhẹ nhàng, những tình cảm chân chất được tác giả Cusiu miêu tả trong truyện một cách trong trẻo và thuần khiết. Những cái chết, sự chia tay, sự ra đi trở về thì lại dữ dội và đau đớn. Tất cả những thứ ấy hòa quyện trong Em gái của trời khiến độc giả khi buông sách rồi vẫn còn cảm giác tiếc nuối, xót xa.

MỸ NHÂN KẾĐạo diễn: Nguyễn Quang Dũng

Thời lượng: 100 phút

Ngược dòng về xứ Đại Việt cổ xưa, giữa nơi rừng thiêng nước độc cách xa thành thị, có một tửu điếm nức tiếng giang hồ thuở bấy

giờ mang tên Đường Sơn Quán. Không chỉ nhờ vị trí tuyệt đẹp mà còn lừng danh bởi những cô đào xinh như tiên nữ nơi đây. Kỳ lạ hơn, hầu hết tửu khách bước vào Đường Sơn Quán đều một đi không trở lại.

Bộ phim với sự góp mặt của một dàn mỹ nhân như Tăng Thanh Hà, Thanh Hằng, Ngọc Quyên, Diễm My 9X. Mỹ nhân kế sẽ ra mắt khán giả vào ngày 1/2/2013, đúng dịp Tết Nguyên Đán và được hứa hẹn sẽ là một bộ phim “bom tấn” của điện ảnh Việt.

SÁCH HAY MỚI XUẤT BẢN

PHIM HAY NGÀY TẾT

Page 32: Ống Kính BK-OISP - Kỳ 17

32

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

VĂN PHÒNG ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUYỂN SINH 2013

THÔNG BÁO

ISO 9001: 2008

Thời gian nộp hồ sơ: 14/01 – 16/08/2013

ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH Tất cả các chương trình Đào tạo Liên kết Quốc tế củaĐH Bách Khoa đều được kiểm định và công nhận bởi ĐH Quốc Gia Tp. HCMSinh viên chương trình Liên kết Quốc tế học giai đoạn 1 tại ĐH Bách Khoa và chuyển tiếp giai đoạn 2 sang trường đối tácBằng Đại học do trường đối tác cấp, sinh viên có cơ hội nhận bằng thứ 2 do ĐH Bách Khoa cấp nếu có đầu vào Bách KhoaĐào tạo theo hệ thống tín chỉ linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng thí sinhQuy trình xét tuyển nhanh, đơn giản.

ĐIỀU KIỆN ĐẦU VÀO:Tốt nghiệp Trung học Phổ thôngĐạt từ điểm sàn Đại học khối A, A1, B, D trở lên (khối B chỉ áp dụng cho ngành CN Hóa và Hóa dược, khối D chỉ áp dụng cho ngành QTKD), hay vượt qua kỳ kiểm tra Toán-Lý-Hóa do trường ĐH Bách Khoa tổ chức vào tháng 8/2013Đạt IELTS từ 6.0 trở lên hoặc tương đương. Trường hợp sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh sẽ tham gia lớp Pre-University.

Lệ phí xét tuyển: 1.000.000 VNĐ

Văn phòng Đào tạo Quốc tế là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, là đầu mối quản lý và vận hành tất cả các chương trình Đào tạo Liên kết Quốc tế bậc Đại học và Cao học của trường.

Ngành đào tạo Trường ĐH liên kết (cấp bằng)

Chỉ tiêu

Mô hình

đào tạo

Học phí * (ĐVT: 1000 VNĐ)

ĐH BKHọc phí/Học kỳ

Nước ngoàiHọc phí/năm

Pre-University

Chương trình Liên kết

Kỹ sư Dầu khí

Kỹ sư Công nghệ Hóa

Kỹ sư Hóa dược

Kỹ sư Xây dựng

Cử nhân CNTT và Kỹ sưPhần mềm

Cử nhân CNTT

Kỹ sư Điện - Điện tử Nagaoka

Chương trình Tiên tiến

Kỹ sư Điện - Điện tử

- Adelaide (Úc)

- Adelaide (Úc)

- Adelaide (Úc)

- Griffith (Úc)

- Queensland (Úc)- Adelaide (Úc)

- LaTrobe (Úc)

- Nagaoka (Nhật)

- Đại học Bách Khoa

50

50

50

50

50

50

20

100

2 +2

2 +2

2 +2

2 +2

2 +2

2 +2

2.5+2

4 + 0

37.800 N/A

29.400

25.200

12.600

29.400

29.400

29.400

29.400

29.400 632.500

549.120

668.800632.500

Kỹ sư Điện - Điện Tử

- Queensland (Úc)- Illinois (Mỹ)- Catholic (Mỹ)- Rutgers (Mỹ)

50 2 +2 29.400668.800644.660762.720497.200

Quản trị Kinh doanh - Illinois Springfield (Mỹ) - FTMS Global

100 2 +2 35.700 441.000

N/A

136.250

479.600

Liên hệ tư vấn và nhận hồ sơ tại:

Kết nối chúng tôi qua:

www.facebook.com/bkquoctewww.youtube.com/bkquocte

QUY TRÌNH

XÉT TUYỂN

HỒ SƠ XÉT TUYỂN ĐẠT ĐIỀU KIỆN ĐẦU VÀO

HỌC KỲ PRE UNIVERSITY

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA(2 năm)

CHUYỂN TIẾP SANG ĐẠI HỌC NƯỚC NGOÀI

- HOÀN TẤT CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐH BÁCH KHOA- ĐẠT YÊU CẦU VỀ ANH VĂN

* Ghi chú:Học phí chỉ mang tính chất tham khảo.