NỘI DUNG ÔN TẬP V À THI M U MÔN: NGUYÊN LÝ K · - Giáo trình Nguyên lý kế toán, ......

15
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NI DUNG ÔN TP V À ĐỀ THI MU MÔN: NGUYÊN LÝ KTOÁN Tháng 10 năm 2017 I. HÌNH THC VÀ THỜI LƯỢNG THI - Hình thc thi: Tlun - Thi gian thi: 90 phút - Không được tham kho tài liu II. TÀI LIU HC TP - Giáo trình Nguyên lý kế toán, Hutech - Slide bài ging ca ging viên - Các tài liệu khác do Trường, Khoa và Ging viên ging dy cung cp III. NI DUNG ÔN TP BÀI 1: TNG QUAN VKTOÁN Yêu cu: Phân bit được tài sn (Ngn hn và Dài hn), ngun vn (Nphi trvà Vn chshu), phương trình cơ bn ca kế toán. Các yêu cu và nguyên tc kế toán. Bài tp dng 1: Hãy phân loại các đối tượng sau thành tài sn ngn hn, tài sn dài hn, nphi trvà vn chshữu, sau đó cộng kim tra tính cân bng theo tài liệu dưới đây (Đvt: 1.000đ): Đối tượng Stin TSNH TSDH NPT VCSH Tin mt tn qu10.000 Chng khoán kinh doanh 50.000 Phi thu ca khách hàng 250.000 Phi trcho người bán 100.000 Phi thu khác 50.000 Nguyên vt liu tn kho 150.000 Công c, dng c10.000 Thuế và các khon phi np 50.000 Thành phm tn kho 40.000

Transcript of NỘI DUNG ÔN TẬP V À THI M U MÔN: NGUYÊN LÝ K · - Giáo trình Nguyên lý kế toán, ......

KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NỘI DUNG ÔN TẬP V À ĐỀ THI MẪU

MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Tháng 10 năm 2017

I. HÌNH THỨC VÀ THỜI LƯỢNG THI

- Hình thức thi: Tự luận

- Thời gian thi: 90 phút

- Không được tham khảo tài liệu

II. TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Giáo trình Nguyên lý kế toán, Hutech

- Slide bài giảng của giảng viên

- Các tài liệu khác do Trường, Khoa và Giảng viên giảng dạy cung cấp

III. NỘI DUNG ÔN TẬP

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

Yêu cầu: Phân biệt được tài sản (Ngắn hạn và Dài hạn), nguồn vốn (Nợ phải trả và Vốn chủ sở

hữu), phương trình cơ bản của kế toán. Các yêu cầu và nguyên tắc kế toán.

Bài tập dạng 1: Hãy phân loại các đối tượng sau thành tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải

trả và vốn chủ sở hữu, sau đó cộng kiểm tra tính cân bằng theo tài liệu dưới đây (Đvt: 1.000đ):

Đối tượng Số tiền TSNH TSDH NPT VCSH

Tiền mặt tồn quỹ 10.000

Chứng khoán kinh doanh 50.000

Phải thu của khách hàng 250.000

Phải trả cho người bán 100.000

Phải thu khác 50.000

Nguyên vật liệu tồn kho 150.000

Công cụ, dụng cụ 10.000

Thuế và các khoản phải nộp 50.000

Thành phẩm tồn kho 40.000

Quỹ phát triển đầu tư 40.000

Tạm ứng 15.000

Phải trả công nhân viên 50.000

Chi phí trả trước 5.000

Tài sản cố định hữu hình 500.000

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.000

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 300.000

Hao mòn tài sản cố định (70.000)

Các khoản vay/ngắn hạn 300.000

Tiền gửi ngân hàng 90.000

LN sau thuế chưa P.Phối 250.000

Cộng

Bài tập dạng 2:

2.1 Tổng trị giá tài sản của 1 doanh nghiệp vào ngày 01/01/201x là 25.000.000, tổng số nợ phải

trả là: 12.000.000. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu?

2.2 Vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của Công Ty Cổ Phần X vào ngày 01/01/201x là

12.000.000, nợ phải trả tại thời điểm này là bao nhiêu nếu tài sản của đơn vị gấp 1,4 lần vốn chủ

sở hữu

2.3 DN tư nhân A mới thành lập, chủ bỏ vốn vào kinh doanh bằng một số tài sản trị giá là

6.000.000, trong đó: Tài sản dài hạn chiếm 60%; Tài sản ngắn hạn bao gồm:

- Hàng hoá: 500.000

- Tiền mặt: ………X Xác định X?

- Tiền gửi Ngân hàng: 1.200.000

- Công cụ, dụng cụ: 100.000

BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Yêu cầu: Lập được bảng cân đối kế toán, phân tích được sự biến động của bảng cân đối kế toán

sau khi có các nghiệp vụ kế toán phát sinh

Bài tập : Trích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp A như sau: (ĐVT: 1.000đồng)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm 201x

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Loại A: TS ngắn hạn 1.320.000 Loại A: Nợ PT 670.000

1. Tiền mặt 380.000 1. Vay ngắn hạn 550.000

2. Tiền gửi Ngân hàng 340.000 2. Phải trả cho NB 70.000

3. Nguyên vật liệu 520.000 3. Phải nộp thuế 50.000

4. Công cụ, dụng cụ 60.000 Loại B: Vốn CSH 6.150.000

5. Phải thu khách hàng 20.000 1. Vốn ĐTCCSH 6.100.000

Loại B: TS dài hạn 5.500.000 2. Quỹ đầu tư PT 50.000

- TSCĐ hữu hình 5.500.000

TỔNG CỘNG TS 6.820.000 TỔNG CỘNG NV 6.820.000

Yêu cầu:

1. Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ sau đối với bảng cân đối kế toán:

NV1: Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000

NV2: Mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa trả tiền cho nhà cung cấp là 20.000

NV3: Vay ngắn hạn Ngân hàng trả nợ nhà cung cấp 50.000

NV4: Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn NH 200.000

2. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có từng nghiệp vụ phát sinh trên.

3. Lập bảng cân đối kế toán mới sau khi có 4 nghiệp vụ phát sinh trên.

BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP

Yêu cầu: Biết được nguyên tắc ghi chép vào tài khoản tài sản; tài khoản nguồn vốn; tài khoản

doanh thu, thu nhập; tài khoản chi phí, giá vốn và tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

Biết định khoản kế toán; phân biệt được định khoản giản đơn và định khoản phức tạp. Biết được

mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán. Biết cách ghi chép vào tài khoản, lập được

bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.

Bài tập dạng 1: Một doanh nghiệp được thành lập với số vốn ban đầu do cổ đông đóng góp như

sau (ĐVT: 1.000 đồng):

- TSCĐ hữu hình: 200.000

- Nguyên vật liệu: 50.000

- Tiền gửi Ngân hàng: 150.000

- Nguồn vốn kinh doanh: 400.000

Trong kỳ hoạt động đầu tiên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1) Rút tiền gửi Ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 20.000

2) Chi tiền mặt để mua công cụ trị giá: 5.000

3) Mua 1 số hàng hoá chưa trả tiền cho người bán: 30.000

4) Dùng tiền gửi Ngân hàng để trả nợ người bán: 20.000

Yêu cầu:

1. Hãy phân tích và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2. Lên sơ đồ chữ T và xác định số dư cuối kỳ của tất cả các TK.

3. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán.

Bài tập dạng 2: Tại 1 doanh nghiệp sản xuất, vào ngày 31/12/20x1 có các tài liệu sau (ĐVT:

1.000đ)

Tên tài khoản Số tiền Tên tài khoản Số tiền

Vay ngắn hạn 341

Máy móc thiết bị 211

Phải trả người bán 331

Tạm ứng 141

Phải trả CNV 334

Ký quỹ ngắn hạn 244

Sản phẩm dở dang 154

NVL chính 152

Phải thu khách hàng 131

Tiền mặt 111

Nợ thuê tài chính 3412

45.000

480.000

10.000

6.000

3.000

3.000

54.000

62.000

3.000

12.000

196.000

Nguồn vốn KD 411

Kho tàng 211

Vật liệu phụ 152

Thành phẩm 155

Phương tiện VT 211

Nhà xưởng 211

Phải trả khác 338

Ccụ dụng cụ 153

Lợi nhuận 421

Hàng ĐĐĐ 151

TGNH 112

1.120.000

150.000

11.000

X

200.000

Y

3.000

21.000

27.000

12.000

40.000

Trong tháng 1/20x2 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (ĐVT: 1.000 đồng)

1) Thu các khoản phải thu của khách hàng bằng tiền mặt 1.000

2) Dùng tiền gửi Ngân hàng trả nợ người bán 5.000

3) Xuất quỹ tiền mặt trả khoản phải trả khác 2.000

4) Nhận một TSCĐ hữu hình trị giá 15.000 từ vốn của các cổ đông

Yêu cầu:

1. Hãy phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định X, Y biết rằng Y = 6X

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

3. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán.

Bài tập dạng 3: Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/20x1 được cho

trong bảng cân đối như sau (ĐVT: 1.000đồng)

TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

Tiền mặt

Phải thu khách hàng

80.000

120.000

Các khoản đi vay

Phải trả người bán

120.000

60.000

Hàng hoá tồn kho

Nhà xưởng

600.000

1.200.000

Phải trả khác

Vốn đầu tư của CSH

20.000

1.800.000

Tổng tài sản 2.000.000 Tổng nguồn vốn 2.000.000

Trong tháng 1/20x2, tại doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (ĐVT:1.000 đồng)

1) Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 20.000

2) Doanh nghiệp nhận vốn góp của cổ đông bằng dây chuyền sản xuất trị giá 200.000

3) Xuất kho hàng hoá gửi đi bán trị giá 100.000

4) Nhập kho công cụ, dụng cụ trị giá 10.000 thanh toán bằng tiền mặt

5) Chi tiền mặt 20.000 để thanh toán khoản nợ người bán và 10.000 thanh toán khoản nợ khác

6) Chi tiền mặt 20.000 thanh toán tiền vay ngắn hạn

Yêu cầu:

1. Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ vào tài khoản

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào các tài khoản tương ứng

Lập bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán.

BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

Yêu cầu: Biết được nguyên tắc tính giá gốc, tính giá được các đối tượng kế toán như hàng tồn

kho, tài sản cố định. Tính được giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, bình quân

gia quyền (liên hoàn và cuối kỳ). Biết cách tính khấu hao tài sản cố định và xác định được giá trị

còn lại của tài sản cố định.

Bài tập dạng 1: Tính giá tài sản cố định

1.1 Mua sắm mới 1 xe Ô tô vận tải với trị giá chưa thuế GTGT là 500.000.000 đồng, thuế suất

thuế GTGT là 10%, chi phí vận hành chạy thử là 44.000.000 đồng (trong đó thuế GTGT

4.000.000 đồng)

Hãy xác định nguyên giá TSCĐ và tính mức khấu hao TSCĐ mỗi tháng biết rằng TS này được

sử dụng trong 10 năm

1.2 Nhập khẩu 1 dây chuyền sản xuất sản phẩm có giá nhập khẩu là 200.000 USD, thuế suất thuế

nhập khẩu là 40%, lệ phí trước bạ là 5% trên giá nhập khẩu, phí và lệ phí khác trả bằng tiền Việt

Nam là 20.000.000 đ. Tỷ giá tại thời điểm nhập khẩu là 20.000đ/USD.

Hãy xác định nguyên giá TSCĐ và tính mức khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

mỗi tháng biết rằng TS này có tỷ lệ khấu hao là 5%/năm.

1.3 Nhập khẩu 1 TSCĐ có giá nhập khẩu là 150.000 USD, thuế suất thuế nhập khẩu là 80%, thuế

suất thuế TTĐB là 50%, lệ phí trước bạ là 5% trên giá nhập khẩu, chi phí vận chuyển lắp đặt

chạy thử... trả bằng tiền Việt Nam là 200.000.000đ. Tỷ giá tính thuế là 20.000đ/USD.

Hãy xác định nguyên giá TSCĐ và tính mức khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

mỗi tháng biết rằng TS này có tỷ lệ KH là 10%/năm.

Bài tập dạng 2: Tính giá hàng tồn kho

2.1 Vật liệu tồn kho đầu kỳ: 1.500 kg, đơn giá 100.000 đ/kg

Tình hình nhập xuất trong kỳ như sau:

_ Ngày 5 nhập 1.000 kg, đơn giá 110.000 đ/kg, chi phí vận chuyển 300.000

_ Ngày 8 xuất 1.200 kg

_ Ngày 12 nhập 6.000 kg, đơn giá 120.000 đ/kg, chiết khấu được hưởng 500.000

_ Ngày 17 xuất 5.300 kg

_ Ngày 22 nhập 10.000 kg, đơn giá 105.000 đ/kg, chi phí vận chuyển 200.000, chiết khấu được

hưởng 150.000

_ Ngày 27 xuất 7.800 kg

Yêu cầu: Tính trị giá xuất của các lần xuất và xác định trị giá tồn kho cuối kỳ theo 3 phương

pháp:

1. Nhập trước xuất trước (FIFO)

2. Bình quân gia quyền (cuối kỳ, liên hoàn)

2.2: Một doanh nghiệp có tình hình về vật liệu như sau:

1. Vật liệu tồn kho đầu tháng 10/201x là 600kg, đơn giá 8.000đ/kg

2. Ngày 3/10/201x nhập kho 1.400kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 7.600đ/kg, chi phí vận

chuyển bốc dỡ là 840.000đ, khoản giảm giá được hưởng là 140.000đ.

3. Ngày 5/10/201x xuất kho 1.600kg để sử dụng.

4. Ngày 10/10/201x nhập kho 2.000kg giá mua ghi trên hóa đơn là 7.840đ/kg.

5. Ngày 13/10/201x nhập kho 4.000kg giá mua ghi trên hóa đơn là 8.100đ/kg, khoản giảm

giá được hưởng là 100đ/kg.

6. Ngày 15/10/201x xuất kho 2.800kg nguyên vật liệu để sử dụng.

Yêu cầu: Tính giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp nhập trước – xuất

trước (FIFO), và bình quân gia quyền.

2.3: Tại công ty TNHH Thanh Hoàng, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên có các số liệu

liên quan đến tình hình xuất nhập tồn nguyên vật liệu trong tháng 09/201x như sau:

1. Tồn kho đầu kỳ 2.000kg đơn giá 20.000đ/kg gồm 2 hóa đơn, hóa đơn 1 là 1.500kg và hóa

đơn 2 là 500kg.

2. Nhập kho trong tháng 9 năm 2011 như sau:

Ngày 07/09 nhập kho 8.000kg đơn giá 21.000đ/kg, gồm hai hóa đơn, hóa đơn 1 là

7.500kg và hóa đơn 2 là 500kg.

Ngày 18/09 nhập kho 12.000kg, đơn giá 22.000đ/kg gồm hai hóa đơn, hóa đơn 1

là 10.000kg và hóa đơn 2 là 2.000kg.

Ngày 25/09 nhập kho theo hóa đơn là 11.000kg, đơn giá 25.000đ/kg.

3. Xuất kho trong kỳ:

Ngày 12/09 là 9.000kg.

Ngày 28/09 là 10.000kg.

Yêu cầu: Hãy xác định giá trị vật liệu xuất kho trong kỳ và tồn kho cuối kỳ theo từng phương

pháp tính giá vât liệu xuất kho khác nhau như phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp

bình quân gia quyền thời điểm và phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

2.4: Có tình hình sản xuất 1 loại sản phẩm tại 1 doanh nghiệp như sau (ĐVT: đồng):

_ Đầu kỳ: CP SX dở dang đầu kỳ: 10.000.000

_ Trong kỳ:

+ Vật liệu xuất dùng: 20.000.000

+ Tiền lương và các khoản phải nộp theo lương: 9.520.000

+ Chi phí SX chung: 5.480.000

_ Cuối kỳ:

+ Sản phẩm hoàn thành: 500 SP

+ CP SX dở dang cuối kỳ: 5.000.000

Yêu cầu: Hãy xác định trị giá sản phẩm nhập kho (giá thành Sản phẩm) và đơn giá 1 sản phẩm.

2.5: Có tình hình sản xuất 1 loại sản phẩm tại 1 DN như sau:

_ Đầu kỳ: CP SX dở dang đầu kỳ: 8.000.000

_ Trong kỳ:

+ Khấu hao máy móc thiết bị: 5.000.000

+ Công cụ xuất dùng: 3.000.000

+ Chi phí khác tại phân xưởng: 2.000.000

+ Vật liệu xuất dùng: 15.000.000

+ Tiền lương và các khoản phải nộp theo lương: 8.330.000

_ Cuối kỳ:

+ Sản phẩm hoàn thành: 200 SP

+ CP SX dở dang cuối kỳ: 10.000.000

+ Phế liệu thu hồi từ quá trình SX là 330.000

Yêu cầu: Hãy xác định trị giá sản phẩm nhập kho (giá thành sản phẩm) và đơn giá 1 sản phẩm.

BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ

Yêu cầu: Biết được tên giọi, nội dung, quy trình luân chuyển các chứng từ kế toán. Biết được tác

dụng kiểm kê, phân loại kiểm kê và phương pháp kiểm kê.

Bài tập: Công ty TNHH thương mại ABC, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong

tháng n/201x có nghiệp vụ kế toán như sau: (đvt: 1.000đồng)

1. Ngày 1 nhận vốn góp bổ sung của các thành viên bằng tiền mặt là 800.000.

2. Ngày 3 nhận vốn góp liên doanh của của công ty X bằng một TSCĐ, giá trị được hai bên

thỏa thuận đồng ý là 300.000.

3. Ngày 5 mua vật liệu chính về nhập kho, giá hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT 10% là

165.000 đã thanh toán bằng tiền mặt.

4. Ngày 7 chi tiền mặt nộp vào ngân hàng là 250.000

5. Ngày 10 người mua KN đặt trước tiền mua hàng bằng chuyển khoản là 20.000.

6. Ngày 12 chi trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt là 60.000.

7. Ngày 15 xuất kho hàng hóa gửi cho đại lý S bán hộ với giá xuất kho là 22.000.

8. Ngày 16 chi tạm ứng tiền mặt cho nhân viên D đi mua hàng là 4.000.

9. Ngày 20 nộp thuế TNDN bằng TGNH là 42.000.

10. Ngày 26 nhập kho số thành phẩm trị giá 200.000 từ phân xưởng sản xuất

11. Ngày 30 chi tiền mặt cho người bán để mua nhiên liệu là 50.000.

Yêu cầu:

1. Nêu các chứng từ kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Nêu rõ các yếu tố bắt buộc phải ghi trong từng loại chứng từ.

3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

BÀI 6: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG

DOANH NGHIỆP

Yêu cầu: Kế toán được quá trình cung cấp, kế toán được quá trình tiêu thụ trong doanh nghiệp

Bài tập dạng 1: Tại một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm: (ĐVT: 1.000đ)

Số dư đầu tháng TK 154: 3.000

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1) Xuất kho vật liệu chính dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 15.000

2) Xuất công cụ dụng cụ dùng ở phân xưởng sản xuất 200

3) Xuất vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.000, phục vụ quản lý phân

xưởng 500

4) Chi tiền mặt trả tiền thuê ngoài sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định ở phân xưởng

sản xuất 500

5) Tính lương phải trả: công nhân trực tiếp sản xuất 6.000, nhân viên phân xưởng

1.000

6) Tính trích các khoản trích theo lương theo quy định tính vào chi phí và trừ vào

lương của người lao động theo quy định.

7) Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất 4.000

8) Tiền điện nước, điện phải trả ở phân xưởng sản xuất 1.000

9) Số lượng thành phẩm nhập kho 1.000 sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

là 5.880

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2. Xác định giá thành sản phẩm nhập kho

3. Vẽ sơ đồ kết chuyển chi phí SX và tính giá thành SP

Bài tập dạng 2: Tại 1 DN sản xuất 1 loại sản phẩm, có các tài liệu sau (ĐVT:1.000 Đồng):

Số dư đầu tháng của TK 154: 10.300

Tình hình phát sinh trong tháng:

1) Xuất kho vật liệu sử dụng cho:

Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 130.800

Phục vụ ở phân xưởng : 10.200

2) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là:

Công nhân trực tiếp sản xuất: 10.800

Nhân viên phân xưởng : 10.200

3) Tính BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỉ lệ qui định tính vào chi phí

4) Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất là 10.600

5) Trong tháng phân xưởng sản xuất hoàn thành 900 sản phẩm. Cho biết chi phí sản xuất dở

dang cuối tháng là 7.940

Yêu cầu:

1. Định khoản và ghi vào sơ đồ chữ T.

2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm

3. Vẽ sơ đồ kết chuyển chi phí SX và tính giá thành SP

Bài tập dạng 3: Một Doanh nghiệp SX có chi phí SX phát sinh trong tháng như sau (ĐVT:

1.000 đồng)

1) Mua nguyên vật liệu chính nhập kho giá chưa thuế 100.000, thuế GTGT khấu trừ 10%,

chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 2.000. Tiền mua vật liệu chưa thanh toán

2) Xuất kho công cụ 5.000 cho phân xưởng sản xuất

3) Xuất kho vật liệu cho sản xuất:

_ Vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm: 150.000

_ Vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm: 3.000

_ Vật liệu phụ cho quản lý sản xuất : 1.000

4) Chi tiền mặt trả lương đợt 1 cho công nhân: 100.000

5) Phải trả tiền bảo trì máy sản xuất tại phân xưởng giá chưa thuế là 8.000, thuế GTGT khấu trừ

800

6) Mua vật liệu về sản xuất trực tiếp 82.000, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán

7) Cuối tháng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 200.000, cho nhân viên quản

lý phân xưởng: 80.000

8) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng chế độ qui định

9) Nhận hoá đơn tiền điện phải thanh toán tại phân xưởng sản xuất sản phẩm là: 132.000, trong

đó thuế GTGT: 10%

10) Chi tiền mặt thanh toán chi phí tiếp khách của phân xưởng 33.000, trong đó thuế GTGT:

10%

11) Vật liệu chính xuất sản xuất thừa nhập lại kho: 20.000

12) Nhập kho 1.000 SP. Biết rằng phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất 2.000; sản phẩm dở dang

đầu kỳ 20.000, sản phẩm dở dang cuối kỳ 14.200

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ trên

2. Tính giá thành sản phẩm nhập kho

3. Vẽ sơ đồ kết chuyển chi phí SX và tính giá thành SP

BÀI 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN

Yêu cầu: Biết được sổ kế toán và các hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp

Bài tập: Công ty TNHH TM ABC, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng

tồn kho theo kê khai hường xuyên, tính giá xuất kho theo FIFO, ghi sổ theo hình thức nhật ký

chung. Trong tháng n/201x có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Ngày 6 xuất kho một số thành phẩm có giá thành là 600.000đ giá bán chưa thuế GTGT

10% là 720.000đ, chưa thu tiền người mua là công ty Thành Công.

2. Ngày 7 nhận tiền gửi ngân hàng từ công ty Thành Công trả nợ 300.000đ.

3. Ngày 9 nhận tiền gửi ngân hàng từ công ty Thành Công thanh toán hết nợ sau khi trừ đi

khoản chiết khấu thanh toán 2% trên tổng thanh toán.

4. Ngày 10 công ty Thành Công trả lại một số thành phẩm do không đúng yêu cầu về chất

lượng có giá bán chưa thuế là 90.000đ, giá thành là 80.000đ. doanh nghiệp đã đồng ý, hàng chưa

nhập kho, đồng thời doanh nghiệp chi trả tiền khoản hàng trả lại này bằng tiền gửi ngân hàng cho

công ty Thành Công (đã nhận giấy báo Nợ)

5. Ngày 12 xuất kho một số thành phẩm có giá thành là 500.000đ, giá bán chưa thuế là

600.000đ, tỷ lệ thuế GTGT 10% gởi cho đại lý DG bán hộ. Theo thỏa thuận doanh nghiệp chi lại

3% (có thuế GTGT hoa hồng đại lý) cho phía đại lý nếu họ bán và thu được tiền hàng.

6. Ngày 25 nhận giấy báo Có của ngân hàng do đại lý DG thanh toán tiền bán hộ sau khi đã

trừ đi khoản hoa hồng được hưởng.

7. Tổng chi phí bán hàng khác trong kỳ là 75.000đồng.

8. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ là 40.000đồng.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản.

2. Xác định kết quả KD trong kỳ, biết rằng thuế suất thuế TNDN là 20%.

3. Hãy nêu tên các chứng từ và các sổ KT liên quan của từng nghiệp vụ.

IV. ĐỀ THI MẪU (Đề thi chính thức có thể khác đề thi mẫu)

ĐỀ SỐ 1:

CÂU 1 (2điểm): Phân loại các đối tượng kế toán sau đây thành tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn,

nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Đvt: 1.000đ).

- Xây dựng cơ bản dở dang: ...

- Phải trả cho người lao động: ...

- Tiền gửi ngân hàng: ...

- Quỹ đầu tư phát triển: ...

- Phải trả cho người bán: ...

- Tiền mặt: ...

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: ...

- Tài sản cố định hữu hình: ...

CÂU 2 (4điểm): Trích bảng cân đối kế toán của một DN như sau: (Đvt: 1.000đ)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Tại ngày 31/12/2016)

TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN

A. Tài sản ngắn hạn

- Tiền mặt

- Tiền gửi ngân hàng

- Hàng hóa

A. Nợ phải trả

- Phải trả cho người bán

- Thuế phải nộp

- Các khoản đi vay

B. Tài sản dài hạn

- Tài sản cố định hữu hình

- Xây dựng cơ bản dở dang

B. Vốn chủ sở hữu

- Vốn góp của CSH

- Lợi nhuận chưa PP

Cộng tài sản Cộng nguồn vốn

Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng 1 năm 2017:

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: ...

2. Dùng lợi nhuận bổ sung vốn kinh doanh: ...

3. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế: ...

4. Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán: ...

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh, phản ánh vào sơ đồ tài khoản.

2. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán mới tại ngày 31/01/2017.

CÂU 3 (2điểm): Số liệu kế toán về Nguyên vật liệu A tại một DN như sau:

Tồn kho đầu kỳ: Số lượng: ...kg, đơn giá ...đ/kg

Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

Ngày 2: Nhập kho ...kg, giá mua là ...đ/kg

Ngày 4: Xuất kho ...kg cho sản xuất sản phẩm

Ngày 6: Nhập kho kg, giá mua là ...đ/kg, chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu này về kho là

...đ/kg.

Ngày 8: Xuất kho kg cho sản xuất sản phẩm

Ngày 10: Nhập kho kg, giá mua là ...đ/kg, doanh nghiệp được người bán giảm giá ...đ/kg do mua

hàng với số lượng lớn.

Ngày 12: Xuất kho ...kg cho sản xuất sản phẩm.

Yêu cầu: Tính giá nhập kho, giá xuất kho và giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước

xuất trước (FIFO).

CÂU 4 (2điểm): Có tài liệu kế toán tại một doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000đ)

Số dư đầu kỳ một số tài khoản:

- TK 152 Nguyên Vật liệu: ...

- TK 154 Chi phí SXKD dở dang: ...

- Các tài khoản khác không có số dư hoặc có số dư hợp lý.

Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ

1. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá .. chưa trả tiền cho người bán.

2. Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm trị giá ...

3. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ..., tiền lương nhân viên phân xưởng là ...

4. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là ...

5. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành và nhập kho ... sản phẩm A. Biết chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang cuối kỳ là ...

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính giá thành sản phẩm nhập kho.

2. Nêu tên các chứng từ kế toán tương ứng với mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh, cho biết nội

dung và ý nghĩa của các chứng từ đó.

ĐỀ SỐ 2:

CÂU 1 (2điểm): Tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần Quang Phú tại ngày 31/12/2016 là

...000đ, tài sản dài hạn của công ty gấp ... lần tài sản ngắn hạn. Nợ phải trả của công ty là bao

nhiêu nếu vốn chủ sở hữu của nó bằng ...000đ.

CÂU 2 (4điểm): Trích số liệu kế toán tại một doanh nghiệp như sau (Đvt: 1.000đ)

Số dư đầu kỳ của một một số tài khoản:

Tên tài khoản Số tiền Tên tài khoản Số tiền

- Tiền mặt

- Tiền gửi ngân hàng

- Hàng hóa

- Phải trả cho người bán

- Thuế phải nộp

- Các khoản đi vay

- Tài sản cố định hữu hình

- Xây dựng cơ bản dở dang

- Vốn góp của CSH

- Lợi nhuận chưa PP

Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ:

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:

2. Dùng lợi nhuận bổ sung vốn kinh doanh:

3. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế:

4. Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán:

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh, phản ánh vào sơ đồ tài khoản.

2. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán mới sau khi có các nghiệp vụ kế toán phát

sinh trên.

CÂU 3 (2điểm): Số liệu kế toán về Nguyên vật liệu A tại một DN như sau:

Tồn kho đầu kỳ: Số lượng: ...000kg, đơn giá ...000 đ/kg

Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

Ngày 2: Nhập kho ...000 kg, giá mua là ...000đ/kg

Ngày 4: Xuất kho ...000kg cho sản xuất sản phẩm

Ngày 6: Nhập kho 40.000kg, giá mua là ...500đ/kg, chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu này về

kho là ..00đ/kg.

Ngày 8: Xuất kho ...000kg cho sản xuất sản phẩm

Ngày 10: Nhập kho ...000kg, giá mua là ...000đ/kg, doanh nghiệp được người bán giảm giá

..00đ/kg do mua hàng với số lượng lớn.

Ngày 12: Xuất kho ...000kg cho sản xuất sản phẩm.

Yêu cầu: Tính giá nhập kho, giá xuất kho và giá trị hàng tồn kho theo phương Bình quân gia

quyền cuối kỳ.

CÂU 4 (2điểm): Có tài liệu kế toán tại một doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000đ)

Số dư đầu kỳ một số tài khoản:

- TK 152 Nguyên Vật liệu: ...

- TK 154 Chi phí SXKD dở dang: ...

- Các tài khoản khác không có số dư hoặc có số dư hợp lý.

Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ

1. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá ...000 chưa trả tiền cho người bán.

2. Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm trị giá ...000

3. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ...000, tiền lương nhân viên phân xưởng là

...000.

4. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là ...000

5. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành và nhập kho ...000 sản phẩm A. Biết chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang cuối kỳ là ...000.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính giá thành sản phẩm nhập kho.

2. Nêu tên các chứng từ kế toán tương ứng với mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh, cho biết nội

dung và ý nghĩa của các chứng từ đó.

HẾT

Đề thi không được sử dụng tài liệu

GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

ThS. Trịnh Xuân Hưng