NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG...

217
a ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH THUẾ - 2015

Transcript of NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG...

a

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VIẾT NGUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - 2015

2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VIẾT NGUYÊN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành: 62.62.0115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn

Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Mai Văn Xuân

HUẾ - 2015

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều

đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Trần Viết Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn.

Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,

Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã quan

tâm cho phép, bố trí, tạo điều kiện cho tôi tham gia nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Văn Toàn và PGS. TS Mai Văn

Xuân là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Khoa Kinh tế và Phát triển, Phòng Quản

lý khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và các nhà khoa học

kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo sau đại học thuộc Đại học Huế,

Tạp chí khoa học Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cám ơn Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã

hội Vùng Trung bộ, Viện Kinh tế Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính Thừa Thiên Huế, Cục Thống

kê Thừa Thiên Huế, UBND, Chi cục Thống kê, Ban Đầu tư và Xây dựng các huyện, thị

xã, thành phố Huế, các tác giả đã có những nghiên cứu làm cơ sở, tiền đề, cung cấp

cơ sở dữ liệu tham khảo cho luận án này.

Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp,

các anh, chị nghiên cứu sinh kinh tế Đại học Huế đã chia sẽ cùng tôi những khó khăn,

động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Tác giả luận án

Trần Viết Nguyên

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CAP Chính sách chung

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

CN, DV, NN, NL, TS: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản

DN Doanh nghiệp

ĐT Đầu tư

EEC Khối cộng đồng chung châu Âu

ESI Chỉ số bền vững môi trường

FAO Tổ chức Nông Lương thế giới

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm trong nước/Tổng sản phẩm trong tỉnh

GDPr Tỷ lệ tăng trưởng GDP

HĐND Hội đồng nhân dân

HDI Chỉ số phát triển con người

HTX Hợp tác xã

ICOR Tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng

K, Kr Vốn đầu tư phát triển, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển

L, Lr Số lượng lao động, tỷ lệ tăng trưởng lao động

NGO Hỗ trợ phi chính phủ

NICs Các nước công nghiệp mới

NSLĐ Năng suất lao động

NSNN Ngân sách nhà nước

ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PT Phát triển

PTNN Phát triển nông nghiệp

iv

TFP Tổng năng suất các nhân tố

TPCP Trái phiếu chính phủ

TT-Huế Thừa Thiên Huế

UBND Uỷ ban nhân dân

UICN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế

USD Đô la Mỹ

VAT Thuế giá trị gia tăng

VEAM Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp

WCED Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

v

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 1

1 Tính cấp thiết đề tài…...…………………………………………………. 1

2 Tình hình nghiên cứu…...………………………………………………... 3

2 Mục tiêu nghiên cứu…...………………………………………………… 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………..………………... 11

4 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án ........................…………………... 12

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP …………………………………………

13

1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 13

1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp …………..….……...…………..….… 13

1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ………………..….…….. 14

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……..... 20

1.2.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …… 20

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 21

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 26

1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …… 30

1.3.1. Kinh nghiệm chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp... 30

1.3.2. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thế giới 36

1.3.3. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Việt Nam………………………………………………………....

38

Kết luận chương 1………………………………………………………………. 46

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế……………... 48

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên…...…………………………........................... 48

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên…...………………………….................... 49

2.1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế………………………........ 51

2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế …………………………… 54

2.2.1. GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế…...…………………………. 54

vi

2.2.2. Lao động nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế……………………. 55

2.2.3. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp…………….…................ 56

2.2.4. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế......... 57

2.2.5. Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp TT- Huế.............. 61

2.2.6. Một số chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.... 64

2.3. Phương pháp nghiên cứu …...…………………………………….……... 66

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ………………………………… 66

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo……………….. 67

2.4. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……… 74

Kết luận chương 2…...………………………………………………………….. 76

Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ………………………………….

78

3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp TT- Huế......... 78

3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế........ 78

3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế................ 79

3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế …......... 81

3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…….... 87

3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh.. 87

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế… 87

Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với phát triển xã hội............ 90

Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường.... 95

3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương

và vùng sinh thái ……..………………………………………......

96

3.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển một số dự án, chương trình.... 98

3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp..... 101

3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn 103

3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế………...…………………………………....

105

3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

vii

nghiệp Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT …........………………….... 109

Kết luận chương 3………………………………………………………………. 112

Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …………………………

116

4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………..... 116

4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ

2014-2030………………………………………………………………...

121

4.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….…………….……...

131

4.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Thừa Thiên Huế…………………………………………...

131

4.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế…………………………………………………...

134

4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế….….……………………………………………………

136

4.4.1. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp TT-Huế….... 136

4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….…………

142

4.4.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 147

Kết luận chương 4………………………………………………………………. 153

KẾT LUẬN ……………………………...…………………………………….. 154

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ………….. 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………... 158

PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 167

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. ICOR các lĩnh vực kinh tế Việt Nam 1996-2013……………….......... 42

Bảng 1.2. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 2001-2013…. 43

Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm TT-Huế 1991-2013…............ 53

Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2013................. 56

Bảng 2.3. Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế………………………….….…......

73

Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển TT-Huế 1991-2013........... 78

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm bình quân hàng năm

tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013...............................................

79

Bảng 3.3. Giá trị, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….….............

80

Bảng 3.4. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện, thị,

thành phố Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….….......

84

Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP thời kỳ 1991-2013….….. 87

Bảng 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013..............…………...... 88

Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm

Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2013... ..............………………............

89

Bảng 3.8. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp giai đoạn 2000-2013…..……………………...…...

91

Bảng 3.9. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn,

diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010…..………….…...........

95

Bảng 3.10. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so giá trị sản lượng và

ICOR nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái 2001-2013.....

96

Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá

trị sản lượng nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái TT- Huế

97

Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông

nghiệp TT-Huế giai đoạn 2005-2013…..…………………..................

102

Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng doanh nghiệp nông nghiệp

ix

TT- Huế giai đoạn 2006-2013 ..……………..………………….......... 103

Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 2014-2030

theo xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.....

124

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện Quy hoạch về tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế ……...………….……….......

125

Bảng 4.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030

theo yêu cầu của Quy hoạch về tăng trưởng GDP …………………....

126

Bảng 4.4. Tỷ trọng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo quy hoạch đến năm

2020 và kết quả thực hiện đến năm 2014………………………..........

126

Bảng 4.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng tăng

trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013……………..….….....

128

Bảng 4.6. Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế thời kỳ 2014-2030………………………………………...

129

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tỷ lệ vốn ĐTPT/GDP của nông nghiệp Việt Nam 1995-2013…. 41

Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đầm phá 48

Hình 2.2. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo TT- Huế ……….. 51

Hình 2.3. Giá trị và cơ cấu GDP Thừa Thiên Huế 1991-2013...................... 53

Hình 2.4. Giá trị và cơ cấu GDP nông nghiệp TT-Huế 1991-2013……...... 54

Hình 4.1. Xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

thời kỳ 1991-2013………………………………………..….......

123

Hình 4.2. Xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp 1991-2013…………... 127

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp……................................. 13

Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp………………… 17

Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp…………………. 20

Sơ đồ 1.4. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam 33

Sơ đồ 1.5. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cấp tỉnh 36

Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp TT-Huế. 75

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài

Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi

trường và những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế

giới, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác

động trực tiếp, nặng nề của thiên tai, bao gồm Việt Nam.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển

kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh

lương thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, một số quốc gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động

và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những

hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin, các nước ở châu Phi…đã phải rất

khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm.

Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây

với nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia

thiếu lương thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt

là gạo và hải sản, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường

ngày càng được chú trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại

như cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực,

khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng

nhu cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong

quá trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực

hiện, do vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu

trực tiếp có nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức

độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

2

Tại Việt Nam, nghiên cứu muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả,

chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên

cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có

ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng

trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu (đến cuối

năm 2013) như: 77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP của tỉnh, là lĩnh

vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống

người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5

tấn lạc, 455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu

con gia cầm, 47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học,

phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam

Giang – Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông

(sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho

phép phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu

ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cho cuộc sống

người dân trên địa bàn, nhất là người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số

toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông

nghiệp giai đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và

giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản

xuất trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp

qua đào tạo nghề đến cuối năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là

58,4%). Việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên

tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính

sống còn cho sự tồn tại và phát triển.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản (chiếm 35,45%

GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013) cho phát triển kinh tế -

xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

3

Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải

pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả

nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát triển nông

nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường trong nông

nghiệp. Do vậy, tiếp cận các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp của các tác giả nghiên cứu theo ba mặt là hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường.

a) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên thế giới

- Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế

Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo

từng chỉ tiêu đánh giá, chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, về mặt kinh tế

các các chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông

nghiệp (hoặc giá trị sản lượng), chỉ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) trong

nông nghiệp và đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua mô hình số

dư Solow trong nông nghiệp.

Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp được Ngân hàng Thế giới (WB)[106],

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu

trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới, do vậy đã tính toán cập nhật dữ

liệu hàng năm các nước trên thế giới từ năm 1961 đến nay và dự báo những năm đến,

phương pháp tính toán chỉ tiêu này là bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia

cho GDP nông nghiệp hàng năm hoặc từng giai đoạn nhiều năm của các quốc gia.

Chỉ tiêu này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp, do vậy nhiều tác giả

([62], [64], [65] [68], [74], [106],…) đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp

làm cơ sở tính toán ICOR nông nghiệp của các quốc gia, các lãnh thổ, địa phương.

4

Dựa trên tư tưởng của Keynes, Sir Roy Harrod và Evsey Domar độc lập nghiên

cứu hình thành hệ số ICOR, là một chỉ số hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, tuy

không giải đáp được các vấn đề khác liên quan tăng trưởng kinh tế, như khoa học

công nghệ, con người, chính sách, quản lý nhưng đã mô tả được bản chất mối liên hệ

giữa vốn đầu tư và phát triển kinh tế nên được nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức khoa học

kế thừa, sử dụng để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, bao gồm

sử dụng đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Robert Solow (1956) lấy hàm sản xuất Cobb-Douglas làm cơ sở để lập ra mô

hình tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa ra các tính

toán mức độ đóng góp của từng nhân tố lao động, vốn, công nghệ (thông qua tổng

năng suất các nhân tố - TFP) vào tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở mô hình Solow, từ

năm 1956 đến nay, có nhiều nhà khoa học kế thừa nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển.

Các nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển theo ICOR và mô hình số

dư Solow có nhiều tác giả thực hiện từ những năm 1956, nhưng nghiên cứu trực tiếp

về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp chậm hơn, từ thập niên 1990s đến nay, điển

hình như Timmer (1992)[88], Bingxin Yu(2005)[67], Lu, Chang, Huang (2008)[92],

Kfuglie (2010)[78], Baba, Saini, Sharma and Thakur (2010)[65], Dekle,

Vandenbroucke (2011)[84]…cụ thể như sau:

Tác giả Năm Phương pháp, chỉ tiêu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Timmer C.P

[88]

1992 - Mô hình số dư Solow (1956)

và Denison (1967)

- Kết quả nghiên cứu của Hwa

1960-1979

Lĩnh vực nông nghiệp và phi nông

nghiệp Châu Phi, Mỹ La Tinh,

Đông Á và Đông Nam Á giai đoạn

1965-1987

Dordunoo [68] 1993 - Tỷ lệ vốn đầu tư với gia tăng

sản lượng từng năm

- Dùng xác định nhu cầu vốn

để đạt được mục tiêu sản lượng

Cả nền kinh tế, từng ngành và

nhóm ngành kinh tế toàn cầu, từng

quốc gia, nhóm quốc gia 1970s và

1980s

IMF [74] 1998 - Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia tỷ

lệ tăng trưởng GDP

Hiệu quả đầu tư các nước trên thế

giới

5

Bingxin Yu [67] 2005 Lĩnh vực nông nghiệp 41 nước cận

Sahara Châu Phi 1961-1999

Oura [72] 2007 - Tỷ lệ vốn đầu tư so với tỷ lệ

tăng trưởng GDP

- Dự báo tác động gia tăng vốn

vào tăng trưởng kinh tế

- Hiệu quả vốn đầu tư hàng năm Ấn

Độ so sánh với các nước trên thế

giới 1963-2005.

Ramos, Pastor,

and Rivas[85]

2008 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho

tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng

năm và tính cho cả giai đoạn

(giá cố định)

11 nước châu Mỹ La Tinh 1985-

2003

Lu, Chang,

Huang [92]

2008 Tỷ lệ tăng GDP nông nghiệp

do tăng trưởng vốn vật chất,

lao động, nghiên cứu khoa học

và truyền thông quốc tế

Lĩnh vực nông nghiệp các nước:

Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan, In đô

nê xia, Malaixia, Philippin và Thái

Lan 1961-2001

Baba, Saini,

Sharma and

Thakur [65]

2010 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho

tỷ lệ tăng trưởng bình quân

GDP

Nông nghiệp 1969-2001 (giá cố

định năm 1970-1971) Vùng

Himachal Pradesd, Ấn Độ

Kfuglie [78] 2010 Tỷ lệ tăng trưởng TFP nông

nghiệp bằng tỷ lệ tăng trưởng

GDP trừ đi tỷ lệ tăng trưởng

các yếu tố đầu vào cho nông

nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu

1961-2007 (Tính từng 10 năm

1961-2000 và 2001-07)

Dekle,

Vandenbroucke

[84]

2011 Tỷ lệ tăng trưởng GDP với tỷ

lệ tăng trưởng vốn, lao động và

nhân tố tổng (TFP)

Lĩnh vực nông nghiệp, phi nông

nghiệp, khu vực nhà nước và tư

nhân Trung Quốc 1978-2003

Bart,Vivian,

Kirsten [91]

2013 Đóng góp của thời gian làm

việc, lao động, vốn và TFP vào

tăng trưởng GDP

Các nền kinh tế, các ngành kinh tế

châu Âu 2001-2012 và dự báo

2013, 2014-2025

Các tác giả Scott L. Baier - Gerald P. Dwyer Jr and Robert Tamura [87] khi xem xét

tầm quan trọng sự tăng trưởng của vốn vật chất và con người và sự tăng trưởng TFP

vào tăng trưởng giá trị tổng sản lượng bằng cách sử dụng dữ liệu mới được tổ chức

trên 145 quốc gia. Đối với tất cả các nước, chỉ có 14% tăng trưởng sản lượng bình

6

quân mỗi công nhân được kết hợp với tăng trưởng TFP và phát hiện thấy một xu

hướng hội tụ giữa các vùng.

Trong vòng 20 năm (1980-2000), có một sự phân kỳ giữa các khu vực như sản

lượng trên một lao động ở châu Mỹ Latinh (-15%), Trung Đông và Nam Phi giảm (-

21% ở Sub-Saharan). Ngược lại với xu hướng này, ở các nước phương Tây tăng

khoảng 34% và 26% ở miền Nam châu Âu và các NICs. Các khu vực khác có mức

tăng trưởng ít hơn, không đáng kể, và thậm chí tiêu cực của TFP.

Các tỷ lệ tăng trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung

đột. Bằng chứng chỉ ra rằng, trong thời gian dài, sự tăng trưởng của sản lượng trên

một lao động có liên quan đến tích lũy vốn vật chất và con người và thay đổi công

nghệ. Đối với tất cả các dữ liệu kết luận rằng sự thay đổi trong tăng trưởng TFP là

quan trọng đáng kể hơn so với sự thay đổi trong tăng trưởng đầu vào tổng hợp.

Các tác giả Poudel, Biswo N; Paudel, Krishna P; Zilberman, David [81], xây

dựng dữ liệu được sử dụng để khám phá những mối quan hệ giữa vốn con người và

yếu tố tổng năng suất (TFP) trong nông nghiệp, kết quả từ các mô hình hiệu ứng cố

định chỉ ra rằng vốn con người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nhân

tố tổng năng suất nông nghiệp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng

chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chưa có một nghiên cứu

chuyên sâu và toàn diện về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, do vậy

việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và

toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trong các nghiên cứu ICOR nông nghiệp nêu trên có 2 phương pháp được sử

dụng cho kết quả như nhau là: tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP

nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng) chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp hoặc

bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia cho gia tăng GDP nông nghiệp.

Tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so

với GDP nông nghiệp chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp.

7

Đối với thời kỳ tính toán có thể tính cho hàng năm nhưng theo dõi trong thời

gian dài hoặc tính cho từng giai đoạn dài, tác giả sử dụng tính cho từng giai đoạn

nhiều năm theo cách thông dụng của các tổ chức quốc tế.

Các nghiên cứu TFP nông nghiệp nêu trên, phương pháp sử dụng cơ bản theo

mô hình Solow, tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp là do đóng góp tăng trưởng vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp.

Tác giả chọn phương pháp tính theo mô hình tỷ lệ tăng trưởng GDP nông

nghiệp bằng đóng góp của tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông

nghiệp và TFP nông nghiệp.

Về niên độ nghiên cứu các tác giả tính từng năm theo dõi trong thời gian dài

hoặc theo từng giai đoạn nhiều năm. Tác giả tính theo từng giai đoạn nhiều năm, theo

cách thông dụng của các tổ chức quốc tế.

- Nghiên cứu kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã

hội và môi trường

Các vấn đề về xã hội và môi trường được đặc biệt chú ý từ sau báo cáo của Gro

Harlem Brundland [89] năm 1987 về phát triển bền vững, nhưng nghiên cứu trực tiếp

liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với xã hội và môi trường

xuất hiện ở những năm gần đây, các nghiên cứu chủ yếu gồm:

Các tác giả Bernard, Connie, Lawrence, Andrés (2006) [66] nghiên cứu ĐT cho

PT nông nghiệp bền vững ở Trung Mỹ, nghiên cứu trường hợp cây cà phê, đưa ra kết

luận, ĐT cho PT nông nghiệp đã đóng góp vào gia tăng thu nhập cho người sản xuất,

đóng góp quan trọng đối phó với khủng hoảng trong công nghiệp.

Các tác giả Raduvoicu, Iulya, Mariana (2011)[82] nghiên cứu quản lý vốn hoạt

động trong nông nghiệp ở Rumani kết luận, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tác

động đến phát triển công nghệ, kỹ thuật cho nông nghiệp, nâng cao đời sống những

người sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Thiếu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến giảm sút

trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và cần một quá trình dài cung cấp vốn đầu tư cho

phát triển cho kỹ thuật, đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong phát triển

8

nông nghiệp. Cần mở rộng đầu tư tư nhân về phương tiện kỹ thuật, nhằm phát triển

cung ứng và dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp.

Kết quả một nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Ấn Độ

(2013)[94] kết luận, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp rất lớn (tỷ

trọng khoảng 30%-40% vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp) vượt xa khả năng nền

kinh tế Ấn Độ, việc đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh

tranh nền kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đầu tư cho phát triển nông nghiệp của

tư nhân và liên doanh đang ngày càng tăng nhanh từ năm 2008 đến nay.

Các tác giả Valin, Halisk, Mosnier, Herreror, Schmid, và Obersteiner

(2013)[90], nghiên cứu năng suất nông nghiệp và khí thải, đưa ra kết luận, đầu tư cho

phát triển nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp là nguồn tiềm năng làm giảm nhẹ

những tác hại đến cây trồng, vật nuôi và sử dụng đất, thay đổi khí thải và tác động

cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực.

Kết quả các chỉ tiêu như số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư cho phát

triển, số lao động được đào tạo, sản lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, tỷ

lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới,…đã được nghiên cứu và thể hiện trong các

báo cáo của các tổ chức quốc tế như UN, WB, IMF, FAO.

b) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh

tế ở Việt Nam có một số tác giả đề cập đến, phương pháp tính toán dựa trên phương

pháp tính toán của các tác giả trên thế giới như đã nêu trên.

Kết quả các nghiên cứu liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp của một số tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương [30], Nguyễn

Văn Huân [21], Nguyễn Công nghiệp [28], Đặng Kim Sơn [30], Phạm Thị Khanh

[25], Nguyễn Văn Hùng [23], trong đó kết luận:

Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã

hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó.

Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện

chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ

9

động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý

nhà nước các cấp.

Hiệu quả vốn đầu tư được đo bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu là: tỷ lệ GDP/vốn đầu tư,

tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR.

Hiệu quả tổng quát của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là tạo ra cơ

sở vật chất nền tảng và các yếu tố đầu vào khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn với chi phí tối

ưu nhất. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là hiệu quả nếu đạt được

hai nhóm hiệu quả là hiệu quả kinh tế (Hiệu quả kinh tế vĩ mô bao gồm thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, ICOR, thực hiện tốt mục tiêu dài hạn đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân

sách nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Hiệu quả kinh tế vi mô

là hiệu quả của các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) và hiệu quả xã hội.

Tác giả Nguyễn Văn Phát [31] đề cập đến nội dung vốn đầu tư, xác định vốn

đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành

sản xuất là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn

đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ

tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề

cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát.

Tác giả Hồ Sỹ Nguyên [29] đề cập nội dung về đầu tư phát triển nhưng rất ít

nội dung về vốn đầu tư cho phát triển, hơn nữa trong phần nghiên cứu định lượng của

tác giả thiếu đánh giá một số mô hình quan trọng, trong đó có tính toán ICOR của tỉnh

Thừa Thiên Huế, ICOR nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm giai đoạn 2000-

2008, cho thấy ICOR nông nghiệp đạt mức rất cao (đạt mức 43 lần năm 2008) do dữ

liệu vốn đầu tư cho nông nghiệp bao gồm cả các dự án phát triển hạ tầng chung của

toàn xã hội, phục vụ dân sinh, chưa đánh giá ICOR các ngành trong nông nghiệp, hoặc

theo vùng, theo nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp.

Theo tác giả Bùi Mạnh Cường [13], hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư

phát triển nguồn ngân sách nhà nước về mặt xã hội là: nâng cao mức sống người dân,

10

tạo việc làm, giảm đói nghèo, bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát, tăng năng suất lao

động, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Về mặt môi trường: hạn chế

mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo cân

bằng môi trường sinh thái. Về phát triển bền vững: đóng góp vào phát triển bền vững

hệ thống kinh tế, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân

sách nhà nước và mức độ nợ công, quản lý bền vững tài nguyên, bền vững đa dạng

sinh học, đóng góp vào khoa học công nghệ.

Theo tác giả Phạm Thị Khanh [25], vốn đầu tư vào khoa học công nghệ trong

nông nghiệp tạo ra động lực phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững,

gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tác động vào hệ thống công nghiệp phục vụ sản

xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp,

phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Nhìn chung, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trực tiếp về

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư

phát triển, nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp

chung của thế giới, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nghiên cứu tập trung vào kinh tế.

Chưa có một nghiên cứu chuyên sâu các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp,

chưa có nghiên cứu toàn diện hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ba

mặt kinh tế, xã hội và môi trường, chưa có nghiên cứu toàn diện đầy đủ hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển theo ngành, theo nguồn vốn, theo dự án, hoặc là của doanh

nghiệp nông nghiệp.

Chưa có một nghiên cứu thiết lập đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp, chưa có khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp.

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, và những

vấn đề chưa được làm sáng tỏ về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tác

giả đã xác định nhiệm vụ luận án:

11

- Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách toàn

diện theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, hiệu quả theo ngành, theo nguồn vốn,

theo từng địa phương, lãnh thổ, theo dự án, của doanh nghiệp nông nghiệp

- Xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập khung

phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

- Kiểm chứng mối tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với

các yếu tố khác trong tăng trưởng và phát triển kinh tế trong phạm vi địa bàn nghiên

cứu tỉnh Thừa Thiên Huế

- Xem xét mô hình xu thế biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp làm cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

- Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đã được xác định để tổng hợp, phân tích,

đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu cụ thể của luận án:

Hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm rút ra về hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xác định phương pháp nghiên cứu và

khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề xuất các giải pháp tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy

động, sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tổ chức quản lý vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung vào các

chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

12

Nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1991 đến nay, trong đó theo ngành giai

đoạn 1991-2013, theo nguồn vốn và theo địa phương một số huyện, thị xã đại diện từ

Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, theo 3 vùng sinh thái (ven biển đầm phá, vùng đồng

bằng và vùng miền núi) giai đoạn 2001-2013. Kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp về xã hội và môi trường, của một số dự án đầu tư phát triển nông

nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các nhân tố ảnh hưởng, nhu cầu vốn, mục tiêu, quan điểm và giải pháp nâng

cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án

Hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp.

Luận án xác định xu thế biến động GDP nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp dưới dạng hàm bậc hai (các nghiên cứu trước là hàm tuyến tính bậc nhất)

nhằm phân tích, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, theo

ngành, theo nguồn vốn, theo địa phương, một số dự án đầu tư, các doanh nghiệp nông

nghiệp. Trong đó chỉ ra vốn đầu tư cho phát triển cho ngành thuỷ sản là hiệu quả nhất,

nguồn vốn doanh nghiệp và dân doanh hiệu quả nhất, huyện Phong Điền thuộc vùng

ven biển và đầm phá là hiệu quả nhất do khai thác tiềm năng thuỷ sản. Xác định các

nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Đồng thời, kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố

trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có sự tương quan trong

ngành nông, lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan do thiếu vốn và vốn

không ổn định.

Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ

CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là một khái niệm chỉ ngành nghề hay sản nghiệp, đối lập với công

nghiệp, dịch vụ bao gồm những ngành lấy đất đai, mặt nước, đồng cỏ làm tư liệu sản

xuất chủ yếu, là sản nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệp thứ hai (công nghiệp),

sản nghiệp thứ ba (dịch vụ); là sản nghiệp đầu tiên cho sự sinh tồn của cư dân, là sản

nghiệp chính của nông dân [33].

Nông nghiệp khác các ngành nghề khác: quá trình sản xuất của nó chịu sự chi

phối của tài nguyên thiên nhiên và có sự ngắt quãng theo dây chuyền, là khâu sản xuất

trung gian, các khâu trước và sau sản xuất không thuộc phạm trù nông nghiệp [34].

Từ những nghiên cứu nêu trên và căn cứ vào phân ngành kinh tế của

Tổng cục Thống kê Việt Nam, có thể thấy, nông nghiệp là một trong ba lĩnh vực

của nền kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), gồm nhiều ngành hợp

thành: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành thuỷ sản như sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp, phân tích từ nguồn của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Nền kinh tế

Lĩnh vực nông

nghiệp

Lĩnh vực công

nghiệp Lĩnh vực dịch vụ

Ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp Ngành thuỷ sản

Trồng trọt

Chăn nuôi

Nuôi trồng

Đánh bắt

Trồng rừng

Quản lý, bảo vệ

rừng,…

14

Liên quan phát triển nông nghiệp bền vững đã có nhiều hội nghị toàn cầu như

hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển năm 1992 và Hội nghị

Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002 [89], cũng như quan điểm của

Đảng Cộng sản Việt Nam [16] về phát triển nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Việt

Nam trong nội dung Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 ban hành

ngày 12/4/2012, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) [1] về các tiêu chí đánh giá phát

triển bền vững nông nghiệp, tác giả Bùi Thị Thu Hằng [18] về phát triển nông nghiệp

và đặc trưng của nông nghiệp bền vững.

Các quan điểm trên cho thấy, có nhiều cách thể hiện khác nhau về phát triển

nông nghiệp bền vững, tập trung vào các nội dung về sự phát triển nông nghiệp về

kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế phải đảm bảo tăng trưởng và phát triển

kinh tế nông nghiệp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực vốn, lao động, khoa học công

nghệ, tài nguyên thiên nhiên, quản lý; về mặt xã hội đảm bảo tăng việc làm, thu nhập

và đời sống dân cư, công bằng trong phân phối thu nhập trong nông nghiệp và tác

động đến các lĩnh vực khác như nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp nhằm

chuyển dịch một lượng lao động sang làm việc ở các lĩnh vực khác, về môi trường

phải đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái.

Các nội dung phát triển nông nghiệp bền vững tác động tương hỗ với nhau,

phát triển kinh tế nông nghiệp thúc đẩy phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, ngược

lại, phát triển xã hội là điều kiện, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp và

bảo vệ tài nguyên môi trường là nguồn sống, điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội.

Đó là những nội dung quan trọng để định hướng huy động và sử dụng vốn ĐT

cho PT nông nghiệp, tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo

ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

a) Khái niệm về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Phạm trù vốn rất rộng, có nhiều quan niệm khác nhau, theo Viện Kinh tế [61]

vốn là tiền, tài sản, theo Schiller [6] vốn là tài sản có mục đích vào sản xuất kinh

doanh để tạo ra hàng hoá, sản phẩm cho xã hội, là toàn bộ của cải vật chất, có tác giả

lại cho rằng vốn là nguồn lực kinh tế khi đã đưa vào chu chuyển, theo Tổng cục Thống

15

kê [38] vốn là những chi tiêu, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [3] vốn là hàng hoá, theo

Trần Xuân Kiên [24] vốn là toàn bộ nguồn lực đưa vào chu chuyển... nhiều nhà nghiên

cứu muốn làm rõ về khái niệm của vốn một số tác giả lại đi sâu hơn một loại vốn nào

đó, nghiên cứu về vốn một cách định tính, một số tác giá lại định lượng nó.

Theo các tác giả Schiller [6], Mankiw [17], Begg [69], vốn đầu tư là những chi

tiêu cho (việc sản xuất) xưởng máy, trang thiết bị và những công trình xây dựng mới

trong một thời kỳ nhất định cộng với những thay đổi trong hàng hóa lưu kho của các

doanh nghiệp được tạo ra cho khu vực kinh doanh. Là một trong bốn thành tố của

GDP bao gồm: Tiêu dùng, vốn đầu tư, mua hàng của chính phủ, xuất nhập khẩu ròng,

trong đó vốn đầu tư là thành tố biến động mạnh nhất của GDP.

Nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển theo nghĩa hẹp là tiền vốn, theo nghĩa

rộng, bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên [30]. Là loại

đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội, không chỉ

trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế [43].

Vốn đầu tư tài chính và vốn đầu tư thương mại là các loại vốn đầu tư chỉ trực tiếp

làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp làm tăng tài sản của nền

kinh tế, tích luỹ cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn đầu tư cho phát triển và thúc đẩy

quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm [30].

Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu tư

[43], là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời

kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục

tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động [41].

Từ các nghiên cứu nêu trên, có thể khái quát vốn đầu tư cho phát triển (ĐT cho

PT) nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định (nhà,

xưởng,...), hàng tồn kho, tài sản vô hình được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vốn đầu tư phát triển là vốn đầu tư loại trừ vốn đầu tư tài chính (vốn đầu tư cho

các hoạt động tài chính như ngân hàng, thị trường vốn…) và vốn đầu tư thương mại

(vốn đầu tư cho các hoạt động dịch vụ, du lịch,…).

16

Do nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất (khác với lĩnh vực dịch vụ bao gồm cả

thương mại và tài chính) nên vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp và vốn ĐT cho PT

nông nghiệp có nội hàm như nhau.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là toàn bộ

tiền vốn bỏ ra để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao

mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu

tư bao gồm vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định, vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động, vốn

chi mua các tài sản quý hiếm,… và vốn đầu tư phát triển khác nhằm nâng cao dân trí,

tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ dân sinh…

Theo đó, vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo quan niệm ở Việt Nam và hệ thống

cơ sở dữ liệu của ngành thống kê, ngành nông nghiệp bao gồm vốn đầu tư để xây

dựng nhà cửa, đầu tư thiết bị trong nông nghiệp, vốn đầu tư của các dự án xây dựng

đê, kè sông biển, hồ chứa, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nội đồng, xây dựng

các trạm bơm, các dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đầu tư hạ tầng nuôi, trồng thuỷ

sản, cảng cá, bến neo đậu, tránh trú tàu thuyền, ứng dụng và chuyển giao khoa học

công nghệ, kỹ thuật trong nông nghiệp, nhập, lai tạo và sản xuất giống nông nghiệp,

thú y, khuyến nông, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, các công trình đê, kè, hồ chứa là các công trình phục vụ chủ yếu dân

sinh, hạ tầng kỹ thuật cho xã hội, bảo vệ gìn giữ môi trường, do vậy, khi tính toán các

chỉ tiêu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về mặt kinh tế tác giả luận án không

đưa vào khoản mục vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

b) Phân loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Hiện nay, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực, tính chất, các tác giả thường phân

loại vốn đầu tư cho phát triển theo phạm vi rộng hay hẹp tuỳ vào nội dung nghiên cứu,

chẳng hạn, theo nguồn vốn huy động có tác giả [33] cho rằng bao gồm các nguồn vốn

của dân cư, chính phủ, vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, có tác giả [25] đi sâu

phân tích một loại vốn như vốn đầu tư khoa học công nghệ.

Ngoài ra, vốn đầu tư có thể phân loại là vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián

tiếp. Đầu tư trực tiếp là chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động đầu

tư, còn đầu tư gián tiếp là chủ sở hữu vốn thực không trực tiếp đứng ra thực hiện hoạt

17

động đầu tư mà, thực hiện đầu tư thông qua người khác, cung cấp vốn cho các nhà đầu

tư thực hiện đầu tư như thông qua các hoạt động mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,

cho vay đầu tư,…

Theo tác giả luận án, vốn đầu tư cho phát triển (ĐT cho PT) nông nghiệp được

phân loại theo sơ đồ 1.2, được phân loại rất đa dạng theo nhiều tiêu chí khác nhau,

nhiều nội dung khác nhau,... theo ngành gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,

theo lãnh thổ gồm có: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, thành, huyện, thị, theo nguồn

vốn bao gồm vốn nhà nước, vốn viện trợ (ODA, NGO), nguồn vốn người dân, vốn

doanh nghiệp, theo thời gian gồm có: vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn,...

Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp, phân tích, trình bày từ Chu Tiến Quang[33], Phạm Thị Khanh [25]

Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở dữ liệu GDP lĩnh vực nông nghiệp và lao động lĩnh

vực nông nghiệp Việt Nam không chi tiết ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, nên trong

luận án này khi trình bày về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tác giả phân thành

nhóm ngành nông lâm nghiệp và ngành thuỷ sản theo cách phân ngành của Tổng cục

Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

c) Đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Theo tác giả Chu Tiến Quang [33], vốn ĐT cho PT nông nghiệp có những đặc

trưng bắt nguồn từ những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp và những đặc thù

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Theo ngành Theo lãnh thổ

Nông

nghiệp

Lâm

nghiệp

Thuỷ

sản

Toàn

cầu

Các

quốc

gia,

khu

vực

Tỉnh,

thành,

vùng

lãnh

thổ

Theo nguồn vốn

Vốn

chủ sở

hữu,

vay,

khác

Vốn

trong

nước,

nước

ngoài

Vốn

Trung

ương,

tỉnh,

huyện,

Theo thời gian

Dài

hạn

Trung

hạn

Ngắn

hạn

18

của kinh tế nông thôn, đó là: Tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp và đầu tư phân

tán, đòi hỏi những khoản đầu tư lớn do kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật chưa phát

triển, nhu cầu đầu tư dao động theo mùa vụ..., tính rủi ro cao, hiệu quả đầu tư thấp và

chưa ổn định, lệ thuộc vào thời tiết; sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ hư hỏng, dễ bị

ảnh hưởng của dịch bệnh, làm cho sản xuất nông nghiệp kém hấp dẫn đối với các nhà

đầu tư, tính gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và các khâu bảo quản, chế

biến nông sản chưa cao.

Do đặc trưng của sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn lực chủ yếu là đất đai,

mặt nước chiếm dụng diện tích đất, mặt nước chủ yếu của nền kinh tế, do vậy, các

hoạt động đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng so với đầu tư vốn cho

các lĩnh vực khác là gắn liền trực tiếp với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên.

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung diễn ra trên diện tích đất rộng

lớn, ngoài trời, do vậy, các hoạt động đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp có đặc

trưng so với đầu tư vốn cho phát triển các lĩnh vực khác là chịu ảnh hưởng trực tiếp

nặng nề của thiên tai, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực kinh tế khác.

Khác biệt với công nghiệp và dịch vụ, đối tượng cho các hoạt động sản xuất

nông nghiệp là đánh bắt, nuôi trồng các sinh vật, do vậy, vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp có đặc trưng so với công nghiệp và dịch vụ là chịu ảnh hưởng của chu kỳ

sinh học, tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn.

Điểm khác biệt nữa để phân biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với công

nghiệp và dịch vụ là hoạt động diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn (công nghiệp và

dịch vụ tập trung ở khu vực đô thị), do vậy, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở

khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Nhìn chung, ngoài những đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển, vốn ĐT cho

PT nông nghiệp có đặc trưng riêng khác với vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và

dịch vụ là: gắn liền với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên; chịu ảnh hưởng

trực tiếp và nặng nề của thiên tai, ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, của tính thời vụ rõ

rệt, vòng tuần hoàn dài hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực công nghiệp và dịch

19

vụ, khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn ĐT cho PT nông nghiệp gắn liền với

ĐT cho PT công nghiệp và dịch vụ.

d) Vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tác giả Brandley R.Schiller [6] cho rằng vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất

cơ bản (Đất đai, lao động, vốn, năng lực kinh doanh), vốn ám chỉ những hàng hóa cuối

cùng được sản xuất ra để dùng sản xuất tiếp tục (như trang thiết bị, nhà xưởng). Theo

tác giả Trần Xuân Kiên [24], vốn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra của cải

vật chất và những tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tố không thể thiếu để thực hiện quá

trình đào tạo nhân tài, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển công nghiệp,

chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo tác giả Phạm Thị

Khanh [25], vốn ĐT cho PT thúc đẩy nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững,

gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh

doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Có thể khái quát vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, là đầu vào quan trọng, một trong những yếu tố quan trọng nhất làm

gia tăng sản lượng, gia tăng GDP lĩnh vực nông nghiệp qua đó làm tăng sản lượng,

GDP nền kinh tế. Thể hiện rõ nhất vai trò này qua tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP,

chỉ số ICOR và tỷ phần đóng góp vốn và TFP vào tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, giữ vai trò rất quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp và nông thôn. Hiện nay, dân số nước ta ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn

chiếm tỷ trọng lớn, thông qua nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp giúp tăng năng suất

lao động trong nông nghiệp vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa chuyển dịch lao

động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Thứ ba, làm thay đổi kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ

tầng nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay còn thấp, việc sử dụng nguồn vốn ĐT

cho PT nông nghiệp góp phần thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn, qua đó chuyển dịch

cơ cấu kinh tế.

Thứ tư, giữ vai trò quan trọng trong công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi

trường góp phần phát triển kinh tế bền vững. Sử dụng nguồn vốn ĐT cho PT nông

20

nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giảm nghèo, do hiện nay, tỷ lệ hộ

nghèo nằm ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu.

Thứ năm, làm nền tảng để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra thị trường

cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp khái quát theo sơ đồ 1.3.

Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp, phân tích từ Schiller[6], Trần Xuân Kiên[24], Phạm Thị Khanh[25]

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Theo Schiller [6] hiệu quả có nghĩa là thu được nhiều nhất từ cái anh có, tức là

việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo cách có lợi nhất, thu được sản lượng tối ưu từ

một số kiểu phân bố nguồn lực khác nhau. Theo các tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ

Quang Phương [30], hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết

quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả

đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo

kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai

trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Phát triển kinh

tế

Công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn

Thay đổi kết

cấu hạ tầng

hình

Harrod-

Domar

hình

Solow

Tỷ lệ vốn

đầu tư cho

phát

triển/GDP

Phát triển xã

hội

Bảo vệ tài

nguyên môi

trường

Việc

làm

Thu

nhập

Bảo vệ

nguồn

gen

Bảo vệ

môi

trường

Phòng

chống

thiên tai,

biến đổi

khí hậu

Năng

suất

lao

động

21

Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp được thể hiện thông qua tác động của nó

vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thể hiện quan hệ

giữa chi phí vốn đầu tư với kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp, kết

quả về xã hội và môi trường đạt được. Đo lường hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp

đã được các nhà nghiên cứu làm rõ bằng các chỉ tiêu định lượng và định tính sẽ được

trình bày ở nội dung tiếp theo của mục này, trong đó, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp về mặt kinh tế đã được lượng hoá bằng các chỉ tiêu cụ thể, về mặt xã hội và

môi trường vẫn chưa có các chỉ tiêu định lượng cụ thể.

Về định lượng, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về xã hội và môi trường,

cần xác định các chi phí thấp nhất để đạt được mục tiêu về xã hội và môi trường (tỷ lệ

che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới), hoặc với những khoản chi phí xác định với

những kết quả cao nhất vượt so với mục tiêu ban đầu. Về định tính, cần làm tăng sự

ủng hộ tham gia của xã hội vào quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu, chẳng hạn

công tác tuyên truyền, phổ biến đến các bên liên quan làm tăng trách nhiệm, sự quan

tâm và nỗ lực của họ vào quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Hoặc làm tăng

ý thức, cách sống của người dân, doanh nghiệp trong đời sống và hoạt động hàng ngày

củng có thể đạt được mục tiêu mà có thể làm giảm chi phí của xã hội, trong trường

hợp này hiệu quả vốn đầu tư phát triển vô cùng lớn và tác động trong dài hạn.

Từ cơ sở lý luận về vốn ĐT cho PT nông nghiệp và những nội dung trên, hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp có thể phân loại thành hiệu quả về mặt kinh tế, về

mặt xã hội, về môi trường, theo ngành, theo vùng, khu vực, hiệu quả trong một khoảng

thời gian xác định, hiệu quả theo nguồn vốn. Vốn đầu tư là nguồn lực để phát triển

nông nghiệp, nên việc nghiên cứu, xác định hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp là

nội dung quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường.

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

a) Các chỉ tiêu hiệu quả về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP, giá trị sản

lượng nông nghiệp

Chỉ tiêu này thể hiện đóng góp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp vào GDP, giá trị

sản lượng nông nghiệp, hao phí vốn ĐT cho PT để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, giá

22

trị sản lượng nông nghiệp và được sử dụng rộng rãi, phổ biến của hầu hết các cơ sở

nghiên cứu quốc tế và trong nước trong các báo cáo về hiệu quả vốn ĐT cho PT.

Sử dụng chỉ tiêu này, tác giả chọn phương pháp tính theo từng giai đoạn 5 năm,

10 năm, cơ sở dữ liệu về vốn ĐT cho PT nông nghiệp, GDP, giá trị sản lượng nông

nghiệp được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống

kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và

Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban nhân dân và các chi cục Thống

kê huyện, thị xã, thành phố Huế.

Chỉ tiêu 2: Chỉ số ICOR nông nghiệp

Chỉ số ICOR được hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở

Mỹ cùng đưa ra để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư và đã được sử

dụng rộng rãi trên thế giới để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn

đầu tư cho phát triển. Chỉ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT

càng cao, đóng góp của vốn ĐT cho PT vào phát triển bền vững càng lớn, thông

thường chỉ số này được xem là hiệu quả ở mức 3.0 điểm trở xuống trong điều kiện

phát triển như nước ta hiện nay và tăng dần theo cấp độ phát triển, các nước càng phát

triển chỉ số này cao dần nhưng mức hiệu quả thường không quá 5.0 điểm.

Sử dụng chỉ số này, tác giả chọn phương pháp tính của Ngân hàng thế giới và các

tổ chức quốc tế, tính theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, cơ sở dữ liệu vốn đầu tư cho

phát triển, GDP, giá trị sản lượng được lấy từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu

tư, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, uỷ ban nhân dân và chi cục thống kê các

huyện, thị xã, thành phố Huế.

ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư. Tuy nhiên, ICOR chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến

ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác tạo ra GDP tăng thêm, ICOR cũng bỏ qua sự

tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách...ICOR

không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư...[30].

ICOR là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế -

xã hội. Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất.

23

So sánh mang tính quốc tế về ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về

vốn do thay đổi giá cả. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng

như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu

quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau [102].

Để khắc phục các điểm yếu của ICOR, về giá cần tính theo giá cố định, hạn chế

về độ trễ đầu tư cần đo lường trong một thời gian dài (như các tổ chức quốc tế đã sử

dụng 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn). Ngoài ra, cần sử dụng một số chỉ số khác như mô

hình số dư Solow, thể hiện sự tác động của các yếu tố sản xuất khác như lao động,

khoa học công nghệ, chính sách,… qua chỉ số tổng năng suất các nhân tố (TFP).

Chỉ tiêu 3: Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP, giá trị sản

lượng nông nghiệp. Chỉ số này đo lường sự đóng góp của sự gia tăng vốn, sự kết hợp

giữa vốn và lao động vào tăng trưởng GDP thông qua chỉ số TFP. Công thức tính chỉ

số đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP như sau:

∆Y ∆K ∆L ∆A

= α + β +

Y K L A

Trong đó: Y là GDP, K là vốn, A là tổng năng suất các nhân tố (TFP), α là tỷ

trọng tư bản của sản lượng, β là tỷ trọng lao động của sản lượng.

TFP thường sử dụng làm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ, nhưng những yếu

tố khác như giáo dục và đào tạo, các quy định của chính phủ, ..cũng có thể tác động.

Đóng góp TFP càng cao chứng tỏ chất lượng tăng trưởng càng cao, việc sử dụng các

yếu tố đầu vào (vốn, lao động, khoa học công nghệ) càng hiệu quả, các nước có mức

TFP âm được xem là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và lao động là không hiệu quả.

Sử dụng chỉ số này, tác giả chọn phương pháp tính của các tổ chức quốc tế, tính

theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Công thức tính

toán chỉ số đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP nêu trên được biến đổi bởi

công thức: Y(t) = A(t) Kα (t) Lβ (t), do vậy, trong quá trình kiểm định mô hình, tác giả

sử dụng cả mô hình này để kiểm định trên cơ sở lấy logarit 2 vế của phương trình

(phương trình khi đó trở thành: LnY(t) =α lnK(t) + β ln L(t) + ln A(t)) để đưa vào

phần mềm tính toán của máy tính.

24

Chỉ tiêu 4: Sự phát triển của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Vốn ĐT cho PT nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để thành lập và tổ chức hoạt

động của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Do vậy, sự phát triển các tổ

chức này là kết quả và hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

b) Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội

Chỉ tiêu 5: Năng suất lao động nông nghiệp

Năng suất lao động nông nghiệp được tính trong luận án này là GDP nông

nghiệp bình quân người lao động, nó thể hiện khả năng tạo ra GDP nông nghiệp của

mỗi một lao động, mức GDP nông nghiệp bình quân lao động nông nghiệp càng cao,

năng suất lao động càng cao, việc đầu tư vốn làm tăng năng suất lao động được xem là

hiệu quả, lợi ích lao động cận biên càng cao, hiệu quả vốn đầu tư càng cao.

Chỉ tiêu 6: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển

Vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng trong việc

giải quyết việc làm, thông qua việc làm tăng tổng cung và tổng cầu về đầu tư, dẫn đến

gia tăng việc làm mới, do vậy, số lượng việc làm được tạo ra càng lớn, hiệu quả vốn

đầu tư càng cao.

Chỉ tiêu 7: Số lao động được đào tạo

Tỷ lệ lao động qua đào tạo là chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng lao động, tỷ

lệ này càng cao, chất lượng lao động càng cao, sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đào

tạo, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, do vậy tác giả sử dụng

số lượng lao động được đào tạo là chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả của vốn ĐT cho PT

về mặt xã hội.

Chỉ tiêu 8: Số lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu cho xã hội

Lĩnh vực nông nghiệp có sứ mệnh quan trọng cho xã hội, cung cấp các sản phẩm

thiết yếu không thể thiếu, do vậy, số lượng, giá trị sản phẩm thiết yếu được tạo ra từ

sản phẩm nông nghiệp thông qua đầu tư vốn, được xem là kết quả và hiệu quả vốn ĐT

cho PT nông nghiệp.

c) Các chỉ tiêu kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường

Trong điều kiện phát triển bền vững ngày càng được xem trọng, trong đó môi

trường được xem là vấn đề cốt yếu trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng vốn đầu tư

25

cho công tác gìn giữ bảo vệ môi trường, được xem là chỉ tiêu quan trọng, là chỉ tiêu

kết quả và hiệu quả trong công tác huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Các chỉ tiêu phổ biến được sử dụng hiện nay là các chỉ tiêu 9 và chỉ tiêu 10 như sau.

Chỉ tiêu 9: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho công tác phòng,

chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí (ngăn

chặn ngập mặn, trồng rừng, xử lý ô nhiễm môi trường,…). Chỉ tiêu này thể hiện sự

quan tâm của nhà nước và xã hội cho phát triển bền vững, do vậy nó là chỉ tiêu quan

trọng thể hiện hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Trồng rừng và tỷ lệ

che phủ rừng vừa góp phần phòng chống thiên tai, vừa cung cấp không khí, duy trì

nguồn nước, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, nó cũng mang lại lợi ích kinh tế

xã hội, sinh kế người dân thực hiện dự án, do vậy, nó là chỉ tiêu quan trọng đánh giá

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nêu trên cũng có thể phân loại thành hai nhóm chỉ

tiêu về hiệu quả trực tiếp và chỉ tiêu về hiệu quả tác động lâu dài.

Các chỉ tiêu về hiệu quả trực tiếp bao gồm:

Chỉ tiêu 2: Chỉ số ICOR trong lĩnh vực nông nghiệp

Chỉ tiêu 3: Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP nông nghiệp

Chỉ tiêu 4: Sự phát triển của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Chỉ tiêu 5: Năng suất lao động nông nghiệp

Chỉ tiêu 6: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển

Chỉ tiêu 8: Số lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội

Các chỉ tiêu về hiệu quả lâu dài bao gồm:

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp

Chỉ tiêu 7: Số lao động được đào tạo

Chỉ tiêu 9: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho công tác phòng,

chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí

Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới.

26

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Từ nội dung hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp và hệ thống chỉ tiêu đánh

giá hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp như sau:

a) Chủ sở hữu, quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Chủ sở hữu,

quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp quyết định hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp

thông qua năng lực của chủ thể (như năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ,

máy móc thiết bị, kỹ thuật, nguồn nhân lực, chiến lược, chính sách, quản lý,...), các

chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp bao gồm:

Nhà nước với vai trò là chủ thể hoạch định và thực thi chính sách vốn ĐT cho

PT nông nghiệp (ban hành chính sách, điều hành quản lý nhà nước về huy động và sử

dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp) toàn xã hội, đồng thời là chủ thể huy động và sử

dụng vốn đầu tư công cho phát triển nông nghiệp. Đây là nhân tố hết sức quan trọng

đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, do vậy, trong nội dung luận án, tác sẽ

giành dung lượng khá lớn để trình bày về chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại,

hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp) có vai trò là chủ thể huy động

và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp của cá nhân, tổ chức mình, tham gia vào quá

trình hoạch định và thực thi chính sách, quản lý điều hành của nhà nước.

Các tổ chức nước ngoài gồm: các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ

với vai trò là các nhà viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại vốn ĐT cho PT nông

nghiệp cho Việt Nam, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nông nghiệp nước ngoài trên địa

bàn thực hiện việc đầu tư, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp

Năng lực của các chủ thể này giữ vai trò quyết định đối với hiệu quả vốn ĐT

cho PT nông nghiệp thông qua chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thông qua

quyết định huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thông qua huy động

nguồn lực lao động, khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra

sản lượng, GDP nông nghiệp cho nền kinh tế.

Trong phạm vi luận án này, tập trung nghiên cứu vĩ mô, do vậy, năng lực của

chủ thể, được trình bày tổng thể thông qua: GDP nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông

27

nghiệp, khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, chính sách vốn đầu tư, định hướng, quy

hoạch phát triển trong nông nghiệp toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp

Đây là chỉ tiêu kết quả của hoạt động kinh tế, nhưng là một thành phần trọng

yếu tạo nên chỉ số hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Giá trị, tốc độ tăng trưởng

GDP, sản lượng nông nghiệp càng cao thì hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng

cao. Cơ cấu GDP, sản lượng nông nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP, giá trị

sản lượng nông nghiệp các ngành lĩnh vực, các ngành, các vùng, lãnh thổ,... và hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

c) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một thành phần của

công thức tính chỉ số hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Cơ cấu vốn ĐT cho PT

nông nghiệp tác động đến quy mô, tăng trưởng vốn đầu tư phát triển, vốn ĐT cho PT

nông nghiệp các ngành, các vùng, theo nguồn vốn…do vậy tác động đến hiệu quả vốn

ĐT cho PT các lĩnh vực, các ngành, các vùng….

Theo các công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, giá

trị, tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng bé thì hiệu quả vốn ĐT cho

PT nông nghiệp càng cao với giả thiết GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp không đổi

hoặc có tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Giá trị, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp phụ thuộc vào

nguồn huy động, bao gồm: Ngân sách nhà nước (phụ thuộc vào GDP, giá trị sản lượng

nông nghiệp chính sách thuế, chính sách đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của nhà nước),

vốn ĐT cho PT doanh nghiệp (phụ thuộc vào sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp,

chính sách đầu tư của doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh), vốn ĐT cho PT

hộ gia đình, cá nhân (phụ thuộc thu nhập người dân, cơ hội đầu tư, việc làm của họ, nó

cũng phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người dân và các chính sách về lao động,

việc làm, chính sách thuế khóa của chính phủ...), vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển

nông nghiệp (phụ thuộc quan hệ hợp tác, đầu tư của nhà nước với chính phủ các nước,

chính sách đầu tư).

28

Cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp so với các lĩnh vực khác và giữa các ngành

trong lĩnh vực nông nghiệp hợp lý sẽ đáp ứng đúng nhu cầu vốn đầu tư cho mục tiêu

phát triển nông nghiệp ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên, hoặc mang lại hiệu quả cao do

vậy, góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

d) Nguồn nhân lực nông nghiệp

Nguồn nhân lực nông nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản, nhân tố quan

trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, GDP, giá trị sản lượng nông

nghiệp, là một thành phần của công thức tính hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp,

do vậy, nó là nhân tốc ảnh hưởng quan trọng đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp. Trình độ lao động (nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề, lao

động phổ thông), trình độ giáo dục của dân số, tạo nguồn cho lực lượng lao động

đ) Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Khoa học, công nghệ, quản lý ĐT cho PT nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông

nghiệp là những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng

trưởng GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp là một thành phần của công thức tính hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thể hiện chất lượng của tăng trưởng và phát triển

kinh tế - xã hội, do vậy, nó là những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả vốn

ĐT cho PT nói chung, vốn ĐT cho PT nông nghiệp nói riêng.

e) Tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người dân hưởng lợi, giá trị

lợi ích mang lại cho xã hội

Các chỉ tiêu này vừa là đầu vào quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội vừa là

mục tiêu của các hoạt động kinh tế - xã hội, thông qua sự tác động của các nhân tố này

vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nó tác động mạnh mẽ vào hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

g) Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một trong những công cụ vô cùng

quan trọng, là chìa khoá trong tổ chức thực hiện huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT

nông nghiệp, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi

trường, nó là yếu tố chủ quan của con người, do vậy, giữ vai trò vô cùng quan trọng

29

với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, vừa là nhân tố tác động bên ngoài, vừa là

nhân tố bên trong quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu,

phương pháp, công cụ mà chủ thể đề ra, thực hiện để huy động và sử dụng vốn ĐT

cho PT nông nghiệp trong một thời gian nhất định. Một chính sách hiệu quả phải đảm

bảo thực hiện tốt ở cả giai đoạn hoạch định và thực thi.

Có nhiều loại chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo nhiều tiêu chí phân

loại khác nhau như: Theo chủ thể hoạch định và thực thi chính sách (Đảng, Nhà nước

ở Trung ương, địa phương), mục tiêu của chính sách (huy động vốn ĐT cho PT nông

nghiệp, sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bảo vệ môi trường,…), đối tượng của

chính sách (cơ quan, tổ chức tác động, hoặc ngành nghề, sản phẩm,…như cơ quan nhà

nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, chính sách định hướng hoặc chính

sách điều tiết kinh tế vĩ mô), phạm vi áp dụng chính sách (áp dụng rộng rãi trên toàn

quốc, theo vùng lãnh thổ hoặc lĩnh vực, ngành nghề, hoặc cho một nhóm dân cư, ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn), theo hình thức văn bản (nghị quyết, nghị định, quyết định,

chỉ thị, thông tư, đề án, chiến lược,…liên quan đến vốn ĐT cho PT nông nghiệp).

Vai trò chủ yếu của chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là huy động đủ vốn

ĐT cho PT nông nghiệp, sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tăng trưởng

và phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển xã hội (giải quyết việc làm, nâng cao năng

suất, chất lượng sản phẩm của nông dân, khu vực nông thôn, cung cấp các sản phẩm

thiết yếu cho xã hội), bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường sinh thái, đa dạng

sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn gen, phòng chống thiên tai,…).

Hoạch định và thực thi chính sách là hai quá trình khác nhau nhưng gắn liền

nhau, được phối hợp với nhau hình thành nên tổng thể chính sách. Hoạch định chính

sách là cơ sở để thực thi chính sách, ngược lại, quá trình thực thi chính sách, đúc rút

kinh nghiệm làm cơ sở để hoạch định chính sách. Quản lý và sử dụng vốn ĐT cho PT

nông nghiệp là quá trình thực thi chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bao gồm:

Quy hoạch, kế hoạch đầu tư; chủ trương đầu tư; công tác quản lý, huy động, sử dụng

vốn đầu tư; công tác đánh giá, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn đầu tư phát triển.

30

h) Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp

Định hướng phát triển nông nghiệp là cơ sở, nền tảng để tổ chức các hoạt động

sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, là nền tảng để huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT

nông nghiệp. Trên cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp nhà nước ban hành các

chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp và tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế

hoạch phát triển nông nghiệp. Nó có vai trò vô cùng quan trọng là tiền đề để phát triển

nông nghiệp và tổ chức huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Do vậy, nó

là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển

nông nghiệp, cách thức huy động nguồn lực bao gồm cả vốn ĐT cho PT nông nghiệp,

làm cơ sở để ban hành các chính sách, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển

nông nghiệp, do vậy, nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp.

i) Các yếu tố như đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác của

tỉnh Thừa Thiên Huế và môi trường bên ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế (Chính trị, kinh

tế, đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ...) là những yếu tố quan trọng tác động vào

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tác động vào

các yếu tố đã nêu trên đây.

1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

1.3.1. Kinh nghiệm chính sách về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Kinh nghiệm các nước cho thấy, quá trình tổ chức hoạch định và thực thi chính

sách giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và hiệu quả vốn đầu tư phát

triển, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong các khâu hoạch định và thực thi, từ các quan

điểm, chủ trương của các nhà lãnh đạo đến tổ chức thực thi, dưới đây là kinh nghiệm

thực tiễn chính sách một số nước trên thế giới.

Chính sách chung (CAP) của Khối Cộng đồng chung châu Âu (EEC), Hiệp ước

Rome đưa ra một số mục tiêu mà tinh thần cốt yếu là trợ cấp cho nông dân và công

nhân nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và năng suất nông nghiệp, ổn định thị trường,

viện trợ cho nông nghiệp và cộng đồng nông thôn ở vùng hẻo lánh, khu vực khó khăn

và bảo vệ những vùng môi sinh và cảnh quan đặc biệt [14].

31

Theo các tác giả Chiavo-Campo và Sundaram [9], cơ chế hình thành và điều

phối chính sách các nước trên thế giới, những vấn đề thường gặp là: Không thiết lập

được những ưu tiên chính yếu và chuyển thành các quyết định hoạt động cụ thể. Tạo

ra một khoảng trống về chính sách, do không có tính liên tục trong chính phủ hoặc nền

tảng chính sách yếu kém và thiếu gắn kết. Thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà

hoạch định chính sách cấp cao dẫn tới tình trạng thường xuyên né tránh các quy trình,

nguyên tắc chính thức. Vai trò của tổ chức không rõ ràng, hoặc có sự mâu thuẫn giữa

các chương trình công tác của các bộ, ngành, thất bại trong việc lấy ý kiến các bộ liên

quan, do soạn thảo sơ sài, tồn tại các nhóm vô hình, không chịu trách nhiệm, nhưng lại

tác động lên chính sách từ bên ngoài chính phủ.

Có bốn nguyên tắc đặc biệt quan trọng về việc ra quyết định chính sách: tính kỷ

luật, tính minh bạch, tính bền vững và lựa chọn cấu trúc [9].

Kinh nghiệm những quốc gia Đông Nam Á cho thấy sự thành công trong phát

triển là do đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn. Đầu tư tư nhân được khuyến

khích bởi môi trường kinh tế vĩ mô tích cực, nhà nước có đầu tư vào cơ sở hạ tầng,

thực hiện chính sách tài chính nghiêm ngặt, đề cao hiệu quả đầu tư, đặt biệt là coi

trọng chính sách khu vực và cơ cấu thể chế, thường xuyên sửa đổi chính sách vĩ mô

không còn tác dụng, sẵn sàng cắt giảm các chi phí tài chính để kiềm chế lạm phát tới

mức cho phép tạo sự ổn định trong đầu tư, đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục vì cho rằng

lực lượng lao động chất lượng cao có ý thức tốt trong tiết kiệm và tạo cho ngành công

nghiệp linh hoạt, gia tăng hiệu quả kinh tế và tạo bình đẳng hơn trong cộng đồng [24].

Tích lũy nội bộ Trung Quốc bình quân khoảng 35% GDP trong thời kỳ 1971-

1990 và từ 1992 đến nay đạt trên 40%. Hàn Quốc năm 1965 chi tiêu cá nhân là 84%

GDP; tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 5,7% đến năm 1985 chi tiêu cá nhân giảm xuống còn 59%

và tỷ lệ tiết kiệm tăng 37,7%. Singapore năm 1965 chi tiêu cá nhân là 79%, tỷ lệ tiết

kiệm chỉ đạt 20% đến năm 1985 tỷ lệ tiêu dùng cá nhân giảm còn 49% GDP, trong khi

tỷ lệ tiết kiệm đã tăng lên 45% GDP.

Ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, lựa chọn ngành nông nghiệp là một

trong những ngành kinh tế mũi nhọn tạo ra bước đột phá trong tích lũy vốn đầu tư.

Đài Loan kể từ thập niên 50 của thế kỷ 20 đã thực hiện chính sách người cày có

32

ruộng, phóng lĩnh đất công... trở thành vùng lãnh thổ xuất khẩu nông sản với số lượng

lớn, có nguồn tích lũy ngoại tệ dồi dào từ nông nghiệp trở thành nước tiêu thụ nông

sản của nước ngoài, bãi bỏ thuế đất canh tác để khuyến khích phát triển nông nghiệp,

chỉ còn lại thuế giá trị gia tăng. Hàn Quốc cũng là nước dựa vào phát triển nông

nghiệp để tích lũy vốn ĐT cho PT ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên,

có một thời gian không quan tâm đúng mức đến đầu tư phát triển dẫn đến những hậu

quả xấu, nhiều nông dân phá sản. Thái Lan là nước điển hình thành công trong việc

cung cấp tín dụng cho nông dân, chủ yếu là nông dân nghèo thiếu vốn sản xuất trên cơ

sở ưu đãi về lãi suất nhờ vậy đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển vững chắc [25].

Malaixia sử dụng chính sách thuế linh hoạt để phát triển một số cây trồng mũi

nhọn, phát triển máy móc công nghiệp khuyến khích nông dân thực hiện cơ giới hóa

sản xuất góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, khuyến

khích nông dân sử dụng công nghệ mới vào sản xuất. Inđônêxia đánh thuế rất thấp

thuế đất, thuế thu nhập (chỉ có 2 loại thuế trong nông nghiệp), không đánh thuế sản

lượng đối với đất quá xấu hoặc đất vùng xa. Trung Quốc xác định rõ cội nguồn thành

công của quá trình sản nghiệp hóa nông nghiệp là vốn, công nghệ, thị trường. Tạo vốn

thông qua quỹ đất hiện có, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nhà

đầu tư nhằm huy động tổng lực nguồn vốn đầu tư phát triển, nhờ vậy nông nghiệp

Trung Quốc được đầu tư lớn tạo nên tốc độ tăng trưởng cao [33].

Trung Quốc đã từng rất coi trọng nông nghiệp, đã xây dựng rất nhiều nhà máy

nông cụ, một loạt nông cụ mới được sản xuất nhưng đã không quán triệt một cách kiên

định, nêu lên tư tưởng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, sự phát triển nông nghiệp

là phục vụ cho ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, là một trong những nguyên nhân

chủ yếu tạo nên sự lạc hậu của nông nghiệp sau này [34].

Một số nước ASEAN và ngay cả một số nước phát triển, chính sách hỗ trợ vay

vốn mua máy móc nông nghiệp và hỗ trợ vốn nhiều hơn cho nông dân, nhất là nông

dân nghèo, cần phải trở thành một chính sách nhất quán, lâu dài trong thực hiện mục

tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn [97]

Cho đến nay, Việt Nam chưa có văn bản quy định chính sách chung về vốn ĐT

cho PT nông nghiệp, các chính sách liên quan vốn ĐT cho PT nông nghiệp được quy

33

định ở nhiều văn bản khác nhau. Dù được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, nhưng

chu trình chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiêp tóm tắt như sơ đồ 1.4.

Sơ đồ 1.4. Chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam

Các chính sách liên quan vốn ĐT cho PT nông nghiệp được quy định ở nhiều

loại văn bản khác nhau, trong đó tập trung ở các văn bản sau đây: nghị quyết của

Đảng, luật của Quốc hội (luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật ngân sách nhà nước,…),

nghị định (hướng dẫn thực hiện luật) và các quyết định, đề án, chiến lược của Chính

phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương về phát triển các ngành

trong nông nghiệp, các vùng, các địa phương.

Luật Đầu tư nước ngoài (1987,1990, 1992, 1996, 2000, 2002), Luật Đầu tư

2005, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đấu thầu 2005 thể hiện chính sách thu hút các

nguồn vốn đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, gia tăng mạnh các dòng vốn,

nhất là dòng vốn FDI, Tuy nhiên, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn đạt

mức thấp do cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nguồn nhân lực nông nghiệp thiếu và yếu,

khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn.

Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định Bộ Kế

hoạch và Đầu tư tổng hợp vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân để dự báo các cân đối

vĩ mô, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư ở cấp tỉnh. Nhà nước trực

tiếp quản lý việc thực hiện kế hoạch đầu tư sử dụng nguồn vốn ĐT cho PT nhà nước.

Chính sách vốn đầu

tư cho phát triển

nông nghiệp

Kế hoạch vốn đầu tư

cho phát triển nông

nghiệp hàng năm

Thực hiện thanh,

quyết toán vốn

Đánh giá thực tiễn

vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp

34

Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát

triển ngành và lãnh thổ được duyệt, phải có quyết định đầu tư ở thời điểm tháng 10

trước năm kế hoạch.

Quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc

đã hoàn thành thì chủ đầu tư phải trả tiền lãi vay ngân hàng cho nhà thầu đối với khối

lượng chậm thanh toán đó, nhà thầu không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp

đồng, gây thiệt hại kinh tế cho dự án thì chủ đầu tư thực hiện chế độ phạt theo quy

định của pháp luật. Những quy định này thực tế rất ít được thực hiện do ngân sách

được phân bổ chủ yếu từ đầu năm, theo định kỳ.

Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

của ngân sách nhà nước: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội không có khả năng thu hồi vốn, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức

kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; quy định thời kỳ

ổn định ngân sách 3 năm (2004-2006, 2007-2010 và 2011-2015) nhưng chỉ quy định

chi đầu tư phát triển hàng năm, không quy định việc quản lý các nguồn vốn nhà nước

khác như ODA, trái phiếu Chính phủ,…Do vậy, công tác quản lý vốn đầu tư công còn

chưa thống nhất, đồng bộ và nhiều khiếm khuyết.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006

quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển nguồn ngân

sách nhà nước giai đoạn 2007-2010, theo đó, trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội

phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành phân bổ vốn cho các dự án

công trình cụ thể; quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn bổ sung có

mục tiêu để phát triển kinh tế các vùng, trong đó có đầu tư cho các công trình thuỷ lợi;

dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, các khoản bổ sung có mục tiêu khác (chương trình

đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá, chương trình đê biển từ

Quảng Ninh - Quảng Nam).

Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 39/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban

hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐT cho PT nguồn ngân sách nhà

nước giai đoạn 2011-2015, trong đó các ngành nông, lâm, thuỷ sản gồm: xây dựng, cải

35

tạo, nâng cấp các công trình, dự án thuỷ lợi, đê điều và phòng chống lụt bão, cơ sở hạ

tầng sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản, cơ sở vật

chất phục vụ quản lý nhà nước về cây trồng, vật nuôi và dịch hại, bảo vệ và phát triển

rừng; hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, tránh trú bão cho tàu, thuyền, cảng cá, các khu bảo

tồn thuỷ sản biển và bảo tồn thuỷ sản nội địa.

Dòng vốn ODA hướng vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển bền vững. Phát triển

nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo, xây dựng hạ tầng kinh tế, kết

cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng

cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng

cao năng lực nghiên cứu và triển khai là những lĩnh vực ưu tiên được xác định trong

Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010.

Trước đó, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 2001 cũng

xác định viện trợ không hoàn lại được ưu tiên giành cho các lĩnh vực phát triển xã hội

và bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao

thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng và cơ sở hạ tầng xã hội [27].

Nông nghiệp là yếu tố quan trọng để xóa đói giảm nghèo, làm tăng thu nhập

cho nông dân. Vì thế, đầu tư vào lĩnh vực này là thật sự cần thiết. Nhà nước cần có sự

đột phá về chính sách để thu hút các nguồn đầu tư, chú trọng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI). Bởi vì, nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý đến lĩnh vực nông nghiệp của

Việt Nam và xem đây là lĩnh vực đầu tư rất khả thi [95]. Nhà nước cần có chính sách

lâu dài để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, giúp giải phóng sức lao động, tăng hiệu

quả cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời kích thích ngành sản xuất máy móc trong

nước phát triển [97]. Việc khống chế hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,

cá nhân tại Luật Đất đai đang gây khó khăn trong mở rộng diện tích canh tác và áp

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến

năng suất, chất lượng sản phẩm [99].

Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp các địa phương (tỉnh/ thành) được căn

cứ vào chính sách vốn ĐT cho PT của trung ương, quy hoạch và thực tiễn tại địa

phương, thực tế đến nay, cũng như Trung ương, các tỉnh, thành chưa có chính sách

36

vốn ĐT cho PT nông nghiệp chung, mà quy định rải rác ở nhiều văn bản, chưa có kế

hoạch đầu tư trung và dài hạn. Chu trình chính sách như sơ đồ 1.5.

Sơ đồ 1.5. Chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cấp tỉnh

của Việt Nam

1.3.2. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thế giới

Các nghiên cứu liên quan hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua mô

hình tổng năng suất các nhân tố (TFP) trong nông nghiệp cho thấy xuất hiện sự hội tụ

TFP ở một số khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu trong một khoảng thời gian nhất định,

tăng trưởng TFP đóng góp vào tăng trưởng sản lượng nhiều hơn các yếu tố đầu vào

(vốn đầu tư và lao động), các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng suất trong

nông nghiệp không thấp hơn trong công nghiệp mà nó tuỳ thuộc vào thời điểm và điều

kiện hoàn cảnh của địa bàn.

Các tác giả Poudel, Biswo N; Paudel, Krishna P; Zilberman, David [81] khi

kiểm tra thực nghiệm của giả thuyết hội tụ tuyệt đối về năng suất chỉ dành cho các

nước đang phát triển, tuy nhiên, hội tụ có điều kiện đã được tìm thấy trong một số

trường hợp mẫu bao gồm của cả nước phát triển và đang phát triển. Thử nghiệm hội tụ

năng suất nông nghiệp tại Hoa Kỳ bằng cách sử dụng TFP cấp nhà nước và sử dụng

dự toán và phương pháp mới xác định cụm để xác định hội tụ trong các dữ liệu, các

Thực tiễn tại

tỉnh, thành

Chính sách của

Trung ương

Quy hoạch, kế

hoạch phân bổ

Trung ương

Thanh, quyết

toán vốn đầu

Kế hoạch vốn

đầu tư hàng

năm

Chính sách

vốn đầu tư cấp

tỉnh

37

điều tra thực nghiệm cho thấy không hội tụ TFP ở cấp nhà nước nhưng tìm thấy hội tụ

TFP ở cấp khu vực đối với một số khu vực/cụm.

Có một niềm tin chung là năng suất phát triển nhanh chóng trong nông nghiệp

hơn trong các lĩnh vực khác, các nhà kinh tế đã tìm thấy rằng chuyển giao kỹ thuật

nông nghiệp cải tiến từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển là một quá

trình dài. Nó là khái niệm về năng suất chậm tăng trưởng trong nông nghiệp dẫn đến

một số lý thuyết và chính sách phát triển kinh tế thiên về lĩnh vực khác. Tuy nhiên,

nghiên cứu về tăng trưởng năng suất và hội tụ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất

các tác giả tìm thấy ở tất cả cấp độ phát triển, tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp

nhanh hơn lĩnh vực khác. Hơn nữa, tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ sự hội tụ nhanh

chóng ở mức độ và tốc độ tăng trưởng TFP nông nghiệp, cho thấy chuyển dịch tương

đối nhanh chóng đổi mới công nghệ (kiến thức) từ nước này sang nước khác [81].

Theo tác giả Schiller [6] khu vực sản xuất nông nghiệp giữ một vai trò to lớn

trong nền kinh tế Mỹ, những cải thiện liên tục trong năng suất nông nghiệp đã tạo khả

năng nuôi sống nước Mỹ bằng một số nông dân ngày càng ít hơn. Đầu tiên là cuộc

“cách mạng xanh” [phân bón hóa học], rồi đến máy tính hóa, và bây giờ là công nghệ

sinh học đã biến sản xuất nông nghiệp thành một trong những ngành công nghiệp kỹ

thuật cao và có hiệu quả cao nhất nước Mỹ. Số nông dân cần cho sản xuất nông

nghiệp đã giảm đáng kể, từ năm 1990, hơn 25 triệu người đã rời trang trại ra thành

phố và các vùng ngoại ô tìm việc.

Kinh nghiệm của một số nước về đầu tư vốn và hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp (mục 1 tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp) cho thấy:

Tăng trưởng toàn cầu liên quan đến sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư. Tỷ lệ vốn

đầu tư cao sẽ có tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn.

ICOR được sử dụng là một số đo hiệu quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở

các nước khác nhau. Các quốc gia thành đạt, tốc độ tăng trưởng cao thường đi đôi với

hệ số ICOR thấp (thường không quá 3). Các nền kinh tế mới nổi trong thời kỳ phát

triển như Việt Nam hiện nay, ICOR thấp hơn nhiều so với Việt Nam. ICOR phụ

thuộc vào nhiều nhân tố (cơ cấu đầu tư, khoa học và công nghệ, chính sách và phương

38

pháp tổ chức quản lý), ICOR ở các nước phát triển thường lớn, các nước chậm phát

triển thấp, ICOR nông nghiệp thấp hơn công nghiệp.

Tăng trưởng TFP nông nghiệp tác động lớn đến tăng trưởng GDP nền kinh tế.

Tăng trưởng TFP cao hơn nhiều vốn và lao động, TFP nông nghiệp cao hơn phi nông

nghiệp, trong khi đóng góp vốn và lao động thấp hơn nhiều. Hội tụ TFP có thể ở cấp độ

toàn cầu, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực trong những khoảng thời gian khác

nhau. Tăng trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung đột, châu

Phi và Mỹ La Tinh tăng trưởng chậm do sử dụng không hiệu quả vốn và lao động.

Vốn con người như một đầu vào bổ sung và quan trọng với TFP. Phát triển nông

nghiệp đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, tất cả các cấp độ phát triển,

tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nhanh hơn lĩnh vực khác.

1.3.3. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam

Trong thời gian vừa qua giả sử chúng ta đầu tư 1% GDP vào riêng nông

nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thì trường hợp tăng đầu tư cho nông nghiệp cho tăng

trưởng kinh tế cao nhất. Nó tạo nguyên liệu cho công nghiệp, tạo thị trường cho công

nghiệp, lao động công nghiệp. Nó tạo công bằng xã hội rất lớn. Đầu tư vào nông

nghiệp là đầu tư có hiệu quả [101]. Để tiếp tục duy trì tăng trưởng của nông nghiệp,

cần áp dụng một hệ thống chính sách mới để mở rộng quy mô sản xuất của các hộ,

tăng khả năng đầu tư mua sắm thiết bị cho nông dân. Chỉ có yếu tố khoa học công

nghệ là động lực bền vững và có khả năng mở rộng trong tương lai [36].

Lao động trong nông thôn chiếm một nguồn lực lớn cho tăng trưởng kinh tế

nước ta. Nhưng thu nhập của người lao động ở nông thôn có khoảng cách xa với

người ở đô thị do lao động nông thôn có tay nghề thấp nên năng suất thấp, dẫn đến

mức lương thấp và theo hệ thống pháp lý nước ta hiện nay bảo hiểm cho người nông

thôn, giờ giấc lao động cho họ tại các doanh nghiệp rất hạn chế, vì thế người lao động

gặp rất nhiều khó khăn [101].

Đánh giá về tình hình phát triển nông nghiệp nước ta sau hơn 20 năm, Nghị

quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn [16] và Báo cáo chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam [15] khẳng định:

39

Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng

hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương

thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất;

nghiên cứu, chuyển giao khoa học– công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.

Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển

giống mới có năng suất, chất lượng cao... đã có tác động tích cực đến việc sản xuất,

tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, môi trường ngày càng ô

nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế.

Chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển một số

ngành, vùng, nhất là quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khoáng sản còn yếu, gây lãng

phí, thất thoát lớn. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất

trong nông nghiệp chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất

lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Cơ cấu nội bộ từng ngành chưa hợp lý.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng đầu tư, khai thác tài

nguyên. Đầu tư vẫn dàn trải; hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp, còn thất

thoát, lãng phí, nhất là nguồn vốn đầu tư nhà nước. Chất lượng nhiều công trình xây

dựng cơ bản còn thấp. Thị trường khoa học, công nghệ còn sơ khai, chưa gắn kết hiệu

quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho khoa học, công

nghệ còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả. Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu,

đổi mới chậm.

Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả chưa cao, còn lãng

phí. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản bất hợp pháp vẫn còn xảy ra ở

nhiều nơi, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, ngăn chặn kịp thời. Chỉ đạo đổi mới,

phát triển kinh tế tập thể, các nông, lâm trường quốc doanh chậm, lúng túng.

Năng suất lao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tình

trạng thiếu việc làm còn cao. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được

cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc. Đời sống của một

40

bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xóa đói,

giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao.

Những hạn chế, yếu kém có nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị

trí, vai trò của nông nghiệp còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có

hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ

chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số

chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh,

bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông

nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ

đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu kém.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp Việt Nam [7], [36], [96], [99], [101], [103] cho thấy:

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của

Việt Nam, vẫn tăng trưởng về sản lượng và giá trị ngay thời điểm khủng hoảng kinh tế

toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu tăng dần theo từng năm, đưa nhiều mặt hàng nông sản

đứng vào tốp đầu các nước xuất khẩu trên thế giới. Nhưng tăng trưởng có xu hướng

giảm dần do tác động cải cách thể chế và đóng góp của các yếu tố như lao động, đất

đai đã dần đến ngưỡng.

Tăng trưởng đi kèm với chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông-lâm-thuỷ

sản. Tỷ trọng GDP của ngành thuỷ sản tiếp tục tăng nhanh từ 16,2% lên 26,4%, ngành

chăn nuôi tăng từ 17,3% lên 20%, trong khi tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 61,8%

năm 2000 xuống còn 51% năm 2007.

Mức đầu tư vào nông nghiệp không tương xứng với vai trò của nó, tỷ trọng chi

tiêu công, đầu tư của tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nông nghiệp

đều đạt mức thấp. Vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực nông nghiệp mặc dù tăng khoảng

2,3 lần từ 9 nghìn tỷ năm 1995 lên trên 20 nghìn tỷ năm 2007 nhưng tỷ lệ tăng rất thấp

so với mức xã hội đầu tư vào ngành dịch vụ (tăng gấp 4,4 lần) và công nghiệp (tăng

gấp 6,2 lần). Năm 2000, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm khoảng 13,8% GDP,

giảm còn 7,5% năm 2005, 6,45% 2008 và 6,26% năm 2010.

41

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao

động tay nghề cao rất ít, khả năng đào tạo cho lao động kém dẫn đến đầu tư vào nông

nghiệp gặp rủi ro cao, lợi nhuận thấp, hiệu quả thấp, tạo khó khăn cho nhà đầu tư

trong khi đây là lĩnh vực cần thiết để ưu tiên đầu tư và kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Đầu tư cho thuỷ lợi chiếm chủ yếu, đầu tư cho giống, công nghệ sinh học, nông

nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu khoa học còn thấp dẫn đến chưa có bước chuyển

mạnh trong sản xuất nông nghiệp cần được điều chỉnh trong thời gian tới. Vốn cung

ứng cho lĩnh vực nông nghiệp phần lớn vẫn dành cho doanh nghiệp, còn nông dân,

người trực tiếp tạo ra sản phẩm nông nghiệp gần như bị bỏ ngỏ.

Trên cơ sở dữ liệu về GDP và vốn ĐT cho PT nông nghiệp Việt Nam, tác giả

đã tính toán, phân tích, đánh giá, kết quả như sau:

Tỷ lệ vốn ĐT cho PT nông nghiệp Việt Nam so GDP quá thấp so với tỷ lệ

chung và công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ vốn ĐT cho PT thuỷ sản cao hơn tỷ lệ chung của

lĩnh vực nông nghiệp và các ngành nông, lâm nghiệp (hình 1.1)

Đvt: %

Hình 1.1 Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển/GDP của nông nghiệp Việt Nam 1995-2013 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Vốn ĐT cho PT nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng quá thấp so với lĩnh vực

công nghiệp và dịch vụ trong cả giai đoạn 1995-2013 (Phụ lục 1). Tỷ trọng vốn ĐT

cho PT thuỷ sản đạt thấp trong nông nghiệp nhưng có xu hướng tăng dần trong cả giai

đoạn 1995-2003 (Phụ lục 2). Tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp thấp hơn nhiều

42

so với công nghiệp và dịch vụ, trong nông nghiệp, tăng trưởng vốn ĐT cho PT ngành

thuỷ sản cao hơn bình quân chung và các ngành còn lại.

Kết quả tính toán cho thấy, ICOR Việt Nam tăng liên tục từ 1996 đến nay,

ICOR nông nghiệp thấp trong giai đoạn 1996-2000 sau đó tăng nhanh, ICOR ngành

thuỷ sản khá thấp trong giai đoạn 1996-2005 nhưng tăng trong giai đoạn 2006-2010,

chứng tỏ hiệu quả vốn ĐT cho PT Việt Nam giảm dần, riêng ngành thuỷ sản đạt khá

cao, ngành thuỷ sản còn thiếu nhiều vốn (bảng 1.1).

Bảng 1.1. ICOR các lĩnh vực kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2013

Chỉ tiêu 1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

1996-

2013

ICOR chung 5,5 6,6 9,7 8,3 11,3 7,8

ICOR công nghiệp 3,8 5,2 8,7 7,0 11,8 6,4

ICOR dịch vụ 8,9 9,1 10,8 10,2 11,3 9,9

ICOR nông nghiệp 3,0 5,1 8,1 6,5 7,8 5,4

ICOR nông lâm nghiệp 2,8 5,8 8,2 6,6 4,8

ICOR thuỷ sản 4,0 3,2 5,7 4,5 4,1

Nguồn: Tính từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tăng trưởng GDP thuỷ sản cao hơn nhiều cả lĩnh vực nông nghiệp và các

ngành trong nông nghiệp (bảng 1.2, trang sau). Đóng góp của vốn lớn vào tăng trưởng

GDP đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, đóng góp của lao động ở mức trung bình, của TFP

quá thấp, riêng nông nghiệp đóng góp của vốn không đáng kể giai đoạn 2000-2005

nhưng tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, đóng góp lao động không đáng kể, thậm

chí âm trong giai đoạn 2000-2005, đóng góp của TFP khá cao trong cả giai đoạn.

Nhóm ngành nông lâm, đóng góp vốn âm trong giai đoạn 2000-2005 nhưng

tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2013, đóng góp lao động âm giai đoạn 2000-2005 và

tăng nhẹ trong giai đoạn 2006-2013, tăng trưởng TFP đạt khá cao giai đoạn 2000-2005

nhưng âm trong giai đoạn 2006-2013. Ngành thuỷ sản tăng trưởng GDP đều đặn và

cao hơn các ngành nông nghiệp khác trong cả giai đoạn, đóng góp vốn không lớn giai

đoạn 2000-2005 nhưng tăng mạnh giai đoạn 2006-2013, đóng góp lao động khá cao cả

thời kỳ, tăng trưởng TFP đạt âm trong giai đoạn 2006-2013. Chất lượng tăng trưởng

GDP nông nghiệp cao hơn nhiều so với công nghiệp, dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp

thiếu nhiều vốn. Trong nông nghiệp đóng góp của các yếu tố sản xuất và nhân tố tổng

43

vào tăng trưởng GDP không ổn định, lúc quá cao, lúc quá thấp, trong đó lao động các

ngành nông, lâm nghiệp giảm riêng ngành thuỷ sản tăng.

Bảng 1.2. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 2001-2013

(Đơn vị tính: %, *: Giai đoạn: 2006-2009)

TT Chỉ tiêu 2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

2001-

2013

1 Tăng trưởng GDP chung 7,5 8,6 5,5 6,9

Lĩnh vực công nghiệp 10,5 9,5 5,6 8,4

Lĩnh vực dịch vụ 6,7 9,8 6,5 7,0

Lĩnh vực nông nghiệp 3,8 4,3 3,1 3,5

Nhóm ngành nông lâm nghiệp 3,2 2,9* - 3,0

Ngành thuỷ sản 8,8 7,0* - 8,0

2 Đóng góp vốn ĐT cho PT chung 6,6 9,0,1 0,5 6,3

Lĩnh vực công nghiệp 8,3 9,5 1,4 7,4

Lĩnh vực dịch vụ 8,9 11,2 0,2 7,9

Lĩnh vực nông nghiệp 0,0 3,1 -0,9 0,8

Nhóm ngành nông lâm nghiệp -0,1 2,9* - 1,0

Ngành thuỷ sản 0,7 5,9* - 2,6

3 Đóng góp lao động chung 1,6 0,6 0,8 0,9

Lĩnh vực công nghiệp 3,8 2,0 0,8 2,2

Lĩnh vực dịch vụ 2,1 0,7 1,3 1,3

Lĩnh vực nông nghiệp -0,1 0,3 0,2 0

Nhóm ngành nông lâm nghiệp -0,4 0,1* - -0,2

Ngành thuỷ sản 6,1 2,7* - 4,4

4 Đóng góp TFP chung -0,5 -0,9 4,2 -0,3

Lĩnh vực công nghiệp -1,5 -2,0 3,4 -1,2

Lĩnh vực dịch vụ -4,2 -2,0 5,0 -2,0

Lĩnh vực nông nghiệp 3,9 0,9 3,8 2,7

Nhóm ngành nông lâm nghiệp 3,7 -0,1* 0 2,2

Ngành thuỷ sản 2,1 -1,6* 0 1,0

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Kiểm chứng mối tương quan giữa tăng trưởng GDP, vốn ĐT cho PT và lao

động ở cấp độ tổng thể nền kinh tế, các lĩnh vực kinh tế và từng ngành kinh tế bằng

mô hình ln(gi) = α ln(kri) + β ln(lri) + tfpi (trong đó gi là tốc độ tăng trưởng GDP, kri

là tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu phát triển lĩnh vực, ngành i, lri là tốc độ tăng trưởng lao

động lĩnh vực, ngành i, tfpi là tốc độ tăng tổng năng suất các nhân tố của lĩnh vực,

ngành i) kết quả cho thấy p-value đạt ở mức rất thấp, R2 của lĩnh vực dịch vụ, nông

44

nghiệp và ngành thuỷ sản đạt mức thấp (mức độ giải thích thấp), trong khi R2 cả nền

kinh tế, lĩnh vực công nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp đạt mức cao, tức là có

mối tương quan cao.

Kiểm chứng tỷ lệ tăng trưởng GDP, vốn ĐT cho PT và lao động bình quân lao

động bằng mô hình tương tự như trên kết quả cho thấy ở cả tổng thể nền kinh tế, các

lĩnh vực kinh tế và các ngành trong nông nghiệp R2 đạt mức cao, p-value đạt ở mức

thấp, tức là có mối tương quan, hội tụ ở mức cao. Phù hợp với nhiều nước, địa phương

trên thế giới.

Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động là do đóng góp

của tăng số lượng vốn bình quân lao động và giảm số lượng lao động, ngoại trừ ngành

thuỷ sản vẫn tăng trưởng GDP bình quân lao động trong khi giảm vốn bình quân lao

động và số lượng lao động.

Tốc độ tăng trưởng lao động ngành thuỷ sản khá cao nhưng giảm dần, trong khi

lao động các ngành nông, lâm nghiệp giảm cả giai đoạn 2001-2008 và tăng lên trong

năm 2009 (phụ lục 6).

Số việc làm được tạo ra từ vốn ĐT cho PT các ngành nông nghiệp và lâm

nghiệp rất lớn, chiếm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi ngành thuỷ sản

thấp, trái ngược với tổng số lao động nhóm ngành nông lâm giảm, lao động ngành

thuỷ sản tăng, cho thấy vốn ĐT cho PT nông nghiệp chưa có hiệu quả, cần tăng vốn

ĐT cho PT ngành thuỷ sản nhiều hơn nông và lâm nghiệp. Năng suất lao động lĩnh

vực nông nghiệp và nhóm ngành nông lâm giảm trong khi ngành thủy sản tăng giai

đoạn 2006-2011 so với giai đoạn 2000-2005

Từ năm 1990 đến năm 2013 đã thực hiện trồng 4.508,8 nghìn ha rừng trồng tập

trung, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 38,7%

năm 2008 lên 39,5% năm 2010. Tuy nhiên, tình trạng chặt, phá rừng (33.494,8 ha giai

đoạn 2000-2013), cháy rừng (53.709,7 ha giai đoạn 2000-2013) gây nhiều tổn thất cho

công tác phát triển rừng, cần được tổ chức, quản lý ngăn chặn, hạn chế tối đa thiệt hại.

Theo số liệu điều tra năm 2011, 46,5% số xã cả nước có hệ thống cấp nước sinh

hoạt tập trung, tăng 10% so với năm 2006, 18,5% số xã và 8,5% số thôn đã xây dựng

hệ thống thoát nước thải chung (năm 2006 tương ứng là 12,2% và 5,6%).

45

Kinh nghiệm tại các địa phương (tỉnh/thành phố) của Việt Nam

Các địa phương miền Trung của Việt Nam đã lập kế hoạch phát triển nông

nghiệp, trong đó đề xuất chỉ tiêu tăng trưởng nông nghiệp rất cao và hầu hết đều đạt kế

hoạch, nhờ vậy, kết quả thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt khá cao.

Do vậy, Thừa Thiên Huế la địa phương miền Trung, cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho

phát triển nông nghiệp theo đúng vai trò, vị trí của nó.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp miền Trung cao hơn

bình quân cả nước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực công nghiệp và dịch

vụ, theo đúng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta (phụ lục 10).

ICOR miền Trung cao hơn bình quân cả nước (phụ lục 11), chứng tỏ hiệu quả

vốn ĐT cho PT vùng Trung bộ thấp hơn bình quân chung cả nước, nguyên nhân là kết

cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề của thiên tai,

bão lũ, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn hơn hai đầu đất nước.

Tỷ lệ đóng góp yếu tố vốn vào tăng trưởng GDP vùng Trung bộ quá cao, nhưng

có xu hướng giảm dần, trong khi đóng góp của TFP thấp, có rất nhiều năm bị âm,

đóng góp của các yếu tố khoa học công nghệ, quản lý, chính sách, giáo dục và đào tạo

vào tăng trưởng GDP ở khu vực miền Trung còn yếu kém, đây cũng là xu hướng

chung của cả nước, cần phải được điều chỉnh, cải cách nhằm phát triển bền vững (phụ

lục 12 và phụ lục 13).

Mặt hàng lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, tuy chi phí đầu tư thấp hơn, năng

suất cao hơn sản xuất tại Thái Lan, nhưng chất lượng thấp, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch

ở mức cao (khoảng 13,7%), giá xuất khẩu thấp nên hiệu quả thấp.

Với tổng nguồn vốn hơn 2.000 tỷ đồng giai đoạn 2006-2011, tỉnh Lai Châu đã

đầu tư có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, xây dựng hơn 1.600 km đường giao

thông nông thôn; 1.100 công trình thủy lợi, hơn 1.600 km kênh mương các loại đã đáp

ứng nhu cầu nước cho trên 18.000 ha đất canh tác. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quá

nhiều, không ổn định, còn chung chung, chưa sát với thực tiễn cho từng vùng miền và

khu vực, trình độ cán bộ quản lý nhà nước còn thiếu và yếu, dẫn đến việc triển khai

thực hiện các chính sách đầu tư công gặp nhiều lúng túng.

46

Trong điều kiện kinh tế chung còn nhiều khó khăn, nhưng Công ty cổ phần

Thực phẩm thủy sản xuất khẩu Cà Mau vẫn hoạt động hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu

năm 2012 khoảng 70 triệu USD, với 4 nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, giải

quyết việc làm cho 3.200 công nhân. Chi nhánh Agribank Cà Mau mạnh dạn đầu tư

vốn cho nuôi trồng thủy hải sản dư nợ cho vay trên 2.200 tỷ đồng (chiếm gần 50%

tổng số vốn), lĩnh vực chế biển thủy hải sản 1.700 tỷ đồng. Các hộ gia đình nuôi trồng

thủy hải sản đều làm ăn hiệu quả, do vậy, nguồn vốn đầu tư của Agribank rất hiệu quả.

Kết luận chương 1

Chương 1 của Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp như: khái niệm, phân loại, vai trò, đặc trưng, chính sách

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh

hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm:

Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế: tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp so với GDP nông nghiệp, ICOR nông nghiệp, đóng góp nhân tố vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp, sự phát triển sản xuất kinh

doanh nông nghiệp.

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả về mặt xã hội: năng suất lao động nông nghiệp,

số việc việc làm do vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, số lượng lao động nông

nghiệp được đào tạo, số lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội.

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi

trường: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thực hiện phòng chống thiên tai,

gìn giữ, bảo vệ môi trường, tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Các chỉ tiêu

định tính tác động đến sự phát triển xã hội, bảo vệ, gìn giữ tài nguyên và môi trường.

Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao

gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp,

GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn

nhân lực nông nghiệp, khoa học công nghệ và quản lý đầu tư cho phát triển nông

nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chính trị, pháp luật, số lượng người dân

47

hưởng lợi và giá trị lợi ích mang lại cho xã hội, chính sách vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp, các yếu tố đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội vùng nghiên cứu.

Chương 1 cũng hệ thống hoá, làm rõ cơ sở thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp và rút ra bài học kinh nghiệm về hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp.

Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Việt Nam, luận án đã chỉ ra chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp cả nước, các tỉnh, thành phố, trong đó chỉ ra chưa có kế hoạch đầu tư

trung và dài hạn, chỉ có kế hoạch đầu tư hàng năm, dẫn đến thiếu chiến lược, không ổn

định trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách cũng như tổ chức quản lý, huy

động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức,

điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn thiếu

và yếu nhiều, dẫn đến thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt thấp, chính sách

thu hút và ưu đãi đầu tư cho phát triển nông nghiệp không khả thi. Cơ cấu vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp Việt Nam chưa hợp lý, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm chủ yếu,

ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp thấp.

Nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn nông nghiệp nhà nước, lại phải

tuân thủ trực tiếp từ chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Trung ương, các

kết quả, kinh nghiệm rút ra về chính sách vốn và quản lý, huy động và sử dụng vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng

cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

48

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thừa Thiên Huế thuộc dãy đất miền Trung Việt Nam, có những điều kiện tự

nhiên đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp như sau:

Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, với tần suất xuất hiện cao của hầu hết

các loại thiên tai có ở Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế

thời gian thi công, chất lượng công trình đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp,

tăng suất đầu tư và giảm tuổi thọ các công trình sau khi được đầu tư xây dựng làm

giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng

8 đến tháng 11 thường gây ra lũ lụt, ngập úng nghiêm trọng. Mùa khô kéo dài từ tháng

3 đến tháng 7 gây nên hạn hán, nước mặn đe dọa.

Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đầm phá tỉnh

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

49

Sự thất thường của khí hậu và thời tiết là một trong những khó khăn lớn của tỉnh.

Cơn bão lịch sử tháng 10-1985 và trận lũ cuối năm 1999 làm thiệt hại nghiêm trọng

tính mạng và tài sản của nhân dân, kết cấu hạ tầng bị xuống cấp [56]. Việc xây dựng

các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước, chống lũ lụt, nhiễm mặn có

ý nghĩa quan trọng. Với 128 km bờ biển, chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu đến

phần lớn diện tích đất của tỉnh, làm thay đổi sâu sắc các yếu tố tự nhiên trong môi

trường sống các hệ sinh thái hiện có, suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học, tác

động đến thời vụ, sinh trưởng, năng suất cây trồng, vật nuôi, làm tăng nguy cơ lây lan

sâu bệnh, nuôi tôm bị ảnh hưởng nặng nhất do thay đổi số lượng và chất lượng nước.

Nước biển dâng làm thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực

sản xuất ven biển, nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, giảm đa dạng

sinh học và hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác tài nguyên từ rừng, ngành

nông nghiệp phải đối mặt với nhu cầu lớn về các cây, con giống, nhằm thích ứng biến

đổi khí hậu và các hiện tượng cực đoan của thời tiết. Biến đổi khí hậu làm cho tuổi thọ

của các máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, chi phí đầu tư tăng cao dẫn đến

hiệu quả vốn đầu tư thấp.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tổng diện tích đất tỉnh Thừa Thiên Huế cuối năm 2010 là 503.320 ha, trong đó

đất nông nghiệp là 382,8 nghìn ha, chiếm 76,06%, đất lâm nghiệp chiếm 63,05%, đất

chưa sử dụng còn 31,9 nghìn ha, chiếm 6,35% cần được đầu tư đưa vào sử dụng (Phụ

lục 41). Tài nguyên đất đa dạng trên nhiều địa hình khác nhau dẫn đến phân tán, manh

mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá gặp khó khăn. Đất nông nghiệp chưa sử dụng

còn nhiều, chủ yếu ở huyện Phong Điền, cần ưu tiên đầu tư khai thác. Vùng nội thủy

rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất

khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng

quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng.

Với 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông, có tiềm năng

to lớn về hải sản, có hơn 500 loài cá trong đó 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm

hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 -

50

50.000 tấn/năm. Ngoài ra, có thể mở rộng ngư trường khai thác hải sản từ phía biển

Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ và ra đến vùng biển Trường Sa.

Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài 68 km, diện

tích 22.000 ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rất đa dạng về sinh học, là nguồn thuỷ,

hải sản phong phú, có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng

xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần đặc biệt quan tâm. Hàng năm, trung

bình tại đầm phá Thừa Thiên Huế khai thác khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá,

tôm, cua các loại, vài trăm tấn rau câu và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón

cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng

phía bắc đầm phá. Tiếp theo đầm phá Tam Giang- Cầu Hai về phía Nam là vùng hạ

lưu sông Bu Lu và vịnh Chân Mây có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sinh thái

và những vũng, vịnh thuận lợi trong xây dựng cảng biển như Thuận An, Chân Mây.

Thừa Thiên Huế có 6 con sông chính và nhiều ao hồ tự nhiên khoảng 5.000 ha

rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ với nhiều hình

thức như lồng bè, ao hồ. Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng

diện tích lưu vực tới 4.195km2. Các sông chính của Thừa Thiên Huế là sông Hương,

sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi [56].

Thừa Thiên Huế có ưu thế phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: biển, đầm phá và

vùng nước ngọt. Vùng ven biển và đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ;

việc khai thác, sử dụng hệ sinh thái này cần tôn trọng các quy luật tự nhiên. Nuôi trồng

thủy sản có thể thực hiện trên các loại diện tích mặt nước, đặc biệt nuôi tôm sú có thể thực

hiện trên các diện tích đất hoang hóa, nhiễm mặn, đất cát hoang hóa ven biển. Nghề nuôi

trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm đã phát triển hơn 10 năm qua ở vùng đầm phá,

chứng minh môi trường nơi đây hoàn toàn có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản

với hiệu quả cao và ổn định, đồng thời bảo vệ môi trường, cảnh quan đầm phá.

Là vùng đất có diện tích rừng chiếm chủ yếu trong tổng diện tích đất của tỉnh,

có cả 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất, rất đa dạng sinh học với nhiều

loài lâm sản quý, hiếm, điển hình như Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Bạch

Mã,…có chứa 80 loài động vật và 43 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt

Nam, góp phần quan trọng trong gìn giữ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

51

2.1.3. Kinh tế - xã hội

Thừa Thiên Huế là vùng đất Cố đô, người dân có nếp sống văn minh, có nhiều

ngành nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống, đặc sắc, nguồn lao động nhiều tài

năng, thông minh, cần cù chịu khó. Đây là những đặc điểm rất quan trọng để phát triển

nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển. Cơ cấu dân số chuyển

dịch dần từ nông thôn ra thành thị từ 26,18% năm 1991 lên 48,36% năm 2013 (phụ lục

16). Lực lượng lao động ở nông thôn thường tay nghề thấp, chịu ảnh hưởng của mùa

vụ sản xuất nông nghiệp, thợ xây dựng không chuyên, vừa làm nông nghiệp, vừa xây

dựng đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công các công trình làm giảm hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Số lượng lao động toàn tỉnh tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1991-2013 là

2,3% đạt 594 nghìn người năm 2013. Khác với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ,

số lượng lao động trong lĩnh nông nghiệp giảm (giảm bình quân hàng năm giai đoạn

2001-2013 là 0,4%) (phụ lục 17). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng cùng

chiều với GDP tức là giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và

dịch vụ nhưng tốc độ chậm (44,8% năm 2001 xuống 32,9% 2013). Lao động dịch vụ

từ 29,5% năm 2001 lên 38,3% 2013. Lao động công nghiệp từ 25,7% 2001 lên 28,9%

năm 2013 (Hình 2.2).

Hình 2.2. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Cùng với cả nước, tỉnh đã nỗ lực trong việc đào tạo nghề cho người lao động,

nhờ vậy tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy vẫn còn thấp nhưng tăng khá nhanh từ 7% năm

52

1995 lên 52% năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo thấp hơn

nhiều (chỉ 24,5% năm 2010), do lực lượng này chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn.

Đời sống người dân Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn nhất là khu vực nông

thôn, miền núi, hải đảo, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, chính sách vốn ĐT cho PT

nông nghiệp cần ưu tiên đầu tư khu vực này. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng,

trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề khá đồng bộ, đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực

phục vụ công tác đầu tư phát triển, đặc biệt là trường Đại học Kinh tế, Đại học Nông

lâm, các khoa về kiến trúc, xây dựng thuộc Đại học Huế, các trường cao đẳng công

nghiệp, các trường dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực thực hiện đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Hệ thống trường dạy nghề có 38 đơn vị, trong

đó có 6 trường cao đẳng; 8 trường trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, 23 cơ sở

dạy nghề sơ cấp, 14 trung tâm tin học và ngoại ngữ. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp các

trường nghề có việc làm trên 60%, hàng năm tạo việc làm mới hơn 15.000 lao động.

Thực hiện đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm bằng các hình thức

hướng nghiệp, chính sách cho vay vốn. Chương trình đào tạo nghề nông thôn hỗ trợ

lao động nông thôn chuyển đổi ngành nghề. Đào tạo tạo nghề theo hướng xã hội hóa

ngày càng phát triển, toàn tỉnh có 15 đơn vị đào tạo nghề ngoài công lập, hàng năm

tuyển dụng gần 4.000 học viên, chiếm trên 26,7% trong tổng số tuyển dụng; ngoài ra

còn có hàng trăm cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh

doanh tổ chức. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng đã

tổ chức nhiều hình thức liên kết đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân [51].

Trong giai đoạn 1991-2013 ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn

nhiều khó khăn, hàng năm phải nhận sự hỗ trợ ngân sách nhà nước trung ương và các

tổ chức quốc tế. Nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phụ thuộc

rất lớn vào đầu tư của Trung ương cũng như hỗ trợ đầu tư của nước ngoài, do vậy,

chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp phải hướng vào ưu tiên huy động các nguồn

vốn này và sử dụng một cách hiệu quả.

Chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Thừa Thiên Huế tăng khá cao, gây khó khăn đời sống

người dân, giảm nhu cầu đầu tư làm giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

53

Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế khá cao nhưng quy mô GDP của

tỉnh vẫn còn thấp. Cơ cấu GDP tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trọng nông nghiệp (từ 39.2% năm 1991 xuống còn 11.3% năm 2013), tốc độ tăng

trưởng GDP hàng năm giai đoạn 1991-2013 nhóm ngành nông lâm nghiệp đạt thấp

(0,9%), ngành thuỷ sản tăng cao giai đoạn 1991-1995 (18,3%/năm) nhưng giai đoạn

2006-2010 chỉ đạt 2,2% (hình 2.3). Đvt: tỷ đồng

Hình 2.3. Giá trị (giá cố định 1994) và cơ cấu GDP Thừa Thiên Huế 1991-2013 Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp thấp hơn nhiều các lĩnh vực khác và có

xu hướng giảm dần, một số năm tăng giảm đột biến do ảnh hưởng của thiên tai, cho

thấy sự phát triển không bền vững (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Thừa Thiên Huế 1991-2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

Tăng trưởng GDP 9,0 6,3 9,6 12,1 8,8 7,5 10,8 9,2

Tăng trưởng GDP công nghiệp 14,6 9,7 15,0 15,6 7,7 11,8 15,3 12,8

Tăng trưởng GDP dịch vụ 12,5 7,1 8,2 12,4 11,6 9,5 10,3 10,2

Tăng GDP nông lâm thuỷ sản 1,6 1,6 4,2 2,2 1,5 1,6 3,2 1,6

Tăng GDP nhóm ngành nông lâm 0,0 -0,1 1,8 2,2 -0,1 -0,1 2,0 0,9

Tăng trưởng GDP thuỷ sản 18,3 11,0 12,4 2,2 5,5 14,2 7,2 9,7

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

54

GDP bình quân lao động tăng tương đối nhanh trong cả giai đoạn nhưng giá trị

vẫn đạt mức thấp đến cuối 2013 (58,45 triệu đồng).

2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Mặc dù giảm tỷ trọng trong GDP chung của tỉnh, GDP nông nghiệp tăng từ 274

tỷ đồng năm 1991 lên 3.958 tỷ đồng năm 2013, trong đó giá trị các ngành nông lâm

nghiệp chiếm chủ yếu. Cơ cấu GDP thuỷ sản tăng khá mạnh từ 13,2% năm 1990 lên

34,1% năm 2006, sau đó tăng nhẹ dần đến năm 2013 (hình 2.4)

Đvt: tỷ đồng

Hình 2.4. Giá trị (giá cố định 1994) và cơ cấu GDP nông nghiệp 1991-2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Thuỷ sản được xem là ngành mủi nhọn, có nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh

(diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 1991 là 344,9 ha, năm 2006 đạt 5.282 ha tăng 15,3

lần, sản lượng thu hoạch tăng 70 lần) nhưng mức độ đầu tư còn khiêm tốn. Hoạt động

thủy sản còn quá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thiệt hại lũ lụt làm giảm đáng kể

hoạt động đầu tư thủy sản, hoạt động nuôi tôm và các loài thủy sản khác chưa tốt, nhất

là công tác phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh ao nuôi…tỷ trọng chăn nuôi trong nông

nghiệp tăng từ 17,3% lên 29,5%. Nhờ tăng cường hệ thống thuỷ nông, áp dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, năng suất lúa hàng năm tăng từ 26,1 tạ/ha

(năm 1990) lên 50,3 tạ/ha (năm 2006).

55

Báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế [51],

[52], [53] đánh giá:

Trong giai đoạn 2001-2005, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo

hướng tích cực, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng

giống; giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 6,9%, trong đó nông nghiệp tăng

3,5%, lâm nghiệp 1,8%, thuỷ sản 18,7%.

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng bình quân 3,5%/năm, thấp hơn nhiều giai đoạn

2001-2005; trong đó, nông nghiệp tăng 3,4%/năm, lâm nghiệp 0,9%/năm, thủy sản

5,3%/năm. Chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng thấp (26,4% năm 2005 và 24,7% năm 2010),

nuôi trồng thuỷ sản chưa bền vững, chưa được đầu tư thoả đáng (quy hoạch, giống,

chế biến, kiểm dịch...), chủng loại nuôi chưa được xác định rõ, ô nhiễm môi trường

trên vùng đầm phá, việc lây lan dịch bệnh luôn là nguy cơ gây thiệt hại. Việc quản lý,

bảo vệ các nguồn lợi thủy sản và lâm sản còn nhiều hạn chế. Phát triển công nghiệp,

du lịch...làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp dễ bị tác động trước thiên tai. Việc cơ giới hoá và áp dụng

tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Hầu hết các khâu sản xuất vẫn làm thủ công,

nên năng suất thấp. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm các loại nông sản

chưa được quan tâm đúng mức, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch

thấp. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển, chưa gắn kết với thị trường.

2.2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Lao động nông nghiệp từ 218 nghìn người năm 2000 giảm xuống 195 nghìn

người năm 2013, tốc độ giảm lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2013 là

0,4%. Lao động trong nhóm ngành nông lâm nghiệp từ 194 nghìn người năm 2000

xuống còn 156 nghìn người năm 2013, tốc độ giảm lao động bình quân hàng năm giai

đoạn 2001-2013 là 0,7%. Lao động hoạt động trong ngành thuỷ sản từ 23 nghìn người

năm 2000 lên 38 nghìn người năm 2013, tốc độ tăng lao động thuỷ sản bình quân hàng

năm giai đoạn 2001-2013 là 3,2% (bảng 2.2, trang sau).

Cơ cấu lao động tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá cùng chiều với GDP tức là giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ

trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, tuy tốc độ chuyển dịch chậm (từ 44,8% năm

56

2001 xuống còn 32,8% năm 2013). Lao động các ngành trong nông nghiệp chuyển

dịch theo hướng tích cực, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, ngành thuỷ sản

tăng, phù hợp với lợi thế phát triển ngành thuỷ sản.

Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2013

Đơn vị tính: Ngàn người

Năm Lao động nông, lâm,

thuỷ sản Lao động nông lâm Lao động thuỷ sản

2000 218,06 194,42 23,64

2001 203,07 167,71 35,36

2003 217,31 184,38 32,93

2005 216,26 179,04 37,23

2007 206,59 169,15 37,44

2009 205,64 167,44 38,19

2010 203,62 165,04 38,58

2011 201,50 160,35 38,07

2013 195,22 156,79 38,43

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

2.2.3. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Công nghệ sinh học đã được tập trung đầu tư, nhiều đề tài khoa học, mô hình sản

xuất, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt được đưa vào ứng dụng, nhiều giống cây, con tốt

đã được nhập khẩu, lai tạo, đặc biệt là thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,

xây dựng nông thôn mới, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình phát triển đánh

bắt, nuôi trồng thuỷ sản,…Công nghệ tin học đã được ứng dụng trong công tác quản

lý nhà nước về nông nghiệp, sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, quản vốn ĐT cho

PT nông nghiệp, thực hiện các chương trình, dự án cho đầu tư phát triển nông nghiệp

Điện khí hoá, cơ khí hoá trong nông nghiệp không ngừng phát triển, tỷ lệ hộ dân

sử dụng điện gần 100% trên toàn tỉnh, nhiều máy cày, máy gặt đập liên hợp đã được

đầu tư mua sắm phục vụ sản xuất gần đây, giải phóng sức lao động cho nông dân, các

chương trình thuỷ lợi, xây dựng hồ chứa nước điều tiết nước phục vụ sản xuất nông

nghiệp đã được không ngừng đầu tư, việc đầu tư tàu đánh bắt xa bờ phát triển nhanh.

57

Nhờ vậy, năng suất, chất lượng trong nông nghiệp không ngừng tăng lên, đóng

góp đáng kể trong phát triển nông nghiệp, thay thế một lượng lớn lao động nông

nghiệp chuyển đổi sang hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác trong quá

trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Báo cáo liên quan phát triển khoa học

công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế [51],

[52], [53] đánh giá:

Các chương trình cấp 1 hoá giống lúa, khảo nghiệm và đưa giống lạc mới vào

sản xuất, sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, nhân giống gà năng suất cao,... được triển

khai thực hiện. Các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản như nuôi tôm cao sản,

trong sản xuất giống thuỷ sản được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nơi, tuy nhiên,

việc khai thác thuỷ sản chưa gắn liền với công nghiệp chế biến và phát triển các dịch

vụ nghề cá. Các mô hình nuôi thâm canh, xen ghép tôm, cá ở vùng thấp triều cho kết

quả tốt; nuôi thủy sản lồng, bè phát triển nhanh.

Giai đoạn 2006-2010, 60% diện tích gieo cấy đã được tưới bằng nhiều biện

pháp, trong đó diện tích tưới chủ động chiếm gần 50%, giống lúa xác nhận chiếm hơn

90%, sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 3,9%/năm, đạt 291,2 ngàn tấn.

Toàn tỉnh hiện có 5.083 tàu, thuyền đánh bắt bằng cơ giới, với tổng công suất

99.895 CV, trong đó, 119 chiếc tàu đánh cá xa bờ (90CV trở lên), trên 70% tàu đánh

cá có công suất dưới 30CV, chỉ có 12% tàu thuyền đủ tiêu chuẩn đánh cá xa bờ nhưng

thiếu trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Sản lượng đánh bắt 5 năm đạt 82,74 nghìn tấn,

bình quân hàng năm tăng 3,4 nghìn tấn so với thời kỳ 1996-2000.

2.2.4. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Văn bản chính sách về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh

Trong giai đoạn 2001 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản

liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, có thể phân loại

thành 2 nhóm chủ yếu đó là nhóm chính sách đầu tư công trong nông nghiệp và nhóm

chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nông nghiệp.

58

Chính sách vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp

Quyết định số 4252/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 của UBND tỉnh quy định

UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá

nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ

trương, quy mô đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, lựa

chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước; đối với các dự án đầu tư có vốn dưới

3 tỷ đồng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, kế

hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định

2989/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 quy định phân công, phân cấp và ủy quyền

giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế và căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban

hành Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010.

Điểm mới quan trọng của Quyết định 30/2010/QĐ-UBND là quy định một

chương riêng về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, trong đó giao Sở Kế hoạch và Đầu tư

chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thống nhất cơ cấu nguồn vốn; lập phương án phân bổ

vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ĐT cho PT ngân sách;

tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định; Căn cứ quyết định của UBND

tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến từng chủ đầu tư, cơ quan liên quan.

Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện tổng hợp, lấy ý kiến các cơ quan liên quan

và trình UBND cấp huyện quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử

dụng nguồn vốn ngân sách do UBND cấp huyện quản lý. Bộ phận chuyên môn về tài

chính kế hoạch thuộc UBND cấp xã tổng hợp lấy ý kiến các đơn vị liên quan và trình

UBND cấp xã quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn

ngân sách do UBND cấp xã quản lý. Điểm mới khác là không phân cấp Sở Kế hoạch

và Đầu tư phê duyệt dự án đầu tư, tăng phân cấp cho UBND cấp huyện trong quyết

định đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước.

59

Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 là điểm mới trong quy định

riêng về quản lý các dự án không có xây dựng nhưng việc xác định thế nào là các dự

án không có xây dựng chưa được làm rõ (quy định tỷ lệ % giá trị xây dựng trong dự

án bao nhiêu được gọi là dự án đầu tư có xây dựng) ngay cả các văn bản Trung ương.

Chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp

Quyết định 1546/QĐ-UB ngày 12/6/2002 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy

định một số chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh,

trong đó áp dụng khuyến khích ưu đãi đầu tư liên quan lĩnh vực nông nghiệp chỉ có:

Công nghệ sinh học, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Chính sách ưu đãi gồm ưu đãi tiền

thuê đất, đổi đất lấy hạ tầng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt

bằng, hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ

chức kêu gọi đầu tư, hỗ trợ di chuyển do gây ô nhiễm môi trường. Quyết định 2228/2007/QĐ-UBND ngày 28/9/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế cụ thể hoá danh mục lĩnh vực ưu đãi qui định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP

ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, trong đó, ưu đãi hổ

trợ đầu tư trong nông nghiệp mở rộng hơn Quyết định 1546/QĐ-UB ngày 12/6/2002.

Ngoài chế biến còn áp dụng đặc biệt ưu đãi đầu tư trong trồng, chăm sóc rừng,

nuôi trồng nông, lâm, thủy sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa được khai thác,

đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, vật nuôi

mới và có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất, khai thác xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường,

thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải, dự án sử

dụng thường xuyên từ 5.000 lao động trở lên. Áp dụng ưu đãi đầu tư trong xây dựng

và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, dự án sử dụng trên 500 lao

động, trồng cây dược liệu, đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông,

thủy sản và thực phẩm, dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp,

chăn nuôi, thuỷ sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, sản xuất, nhân và lai tạo giống cây

trồng và vật nuôi.

Ngoài ra, Quyết định này bổ sung một số nội dung ưu đãi hơn Nghị định

108/2006/NĐ-CP là các trường hợp dự án có kim ngạch xuất khẩu hoặc doanh thu

ngoại tệ từ 80% tổng doanh thu trở lên, dự án sử dụng trên 200 lao động đối với địa

60

bàn 02 huyện: Nam Đông, A Lưới. Chính sách ưu đãi bổ sung mới là: hỗ trợ đầu tư hạ

tầng đến chân công trình, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ.

Dù quy định nhiều chính sách ưu đãi, nông nghiệp Thừa Thiên Huế vẫn thu hút

đầu tư thấp, chỉ 1 dự án FDI đầu tư từ năm 2002 và giải thể năm 2004 do khó khăn.

Nhưng đến năm 2012, có nhà đầu tư triển khai đầu tư 3 dự án FDI nuôi tôm trên địa

bàn huyện Phong Điền, mức vốn đầu tư đăng ký khá lớn (32 triệu USD) kèm dự án

xây dựng nhà máy chế biến đông lạnh tại Huế (23,9 triệu USD), là dấu hiệu quan

trọng trong thu hút FDI cho sự phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quyết định số 1130/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế, áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực

nông nghiệp theo đúng qui định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Quyết định

1337/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ

đầu tư bổ sung các hoạt động xã hội hóa áp dụng cho nhà đầu tư trong nước theo

Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy trình giải quyết thủ tục đầu tư không thuộc nguồn vốn nhà nước là một quá

trình dài, phức tạp liên quan đến nhiều thủ tục (lựa chọn địa điểm đầu tư, chủ trương

đầu tư, lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi, xem xét sự phù hợp quy hoạch, cấp giấy

chứng nhận đầu tư, lập thủ tục đăng ký kinh doanh, phê duyệt dự án, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất hoặc thuê đất, cấp giấy phép xây dựng). Sở Kế hoạch và Đầu

tư (các dự án ngoài khu kinh tế) hoặc Ban Quản lý khu kinh tế (các dự án trong khu

kinh tế) thẩm định trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, Phòng Đăng ký kinh

doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó phối

hợp Công an tỉnh cấp dấu, Cục thuế cấp mã số thuế.

b) Tình hình thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế chưa có văn bản quy định chung chính sách về

vốn ĐT cho PT nông nghiệp, chỉ được quy định chung về ngân sách nhà nước, về đầu

tư nhưng rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Các văn bản chính sách vốn ĐT cho PT

nông nghiệp Thừa Thiên Huế được ban hành và thực thi theo chu trình chung cấp tỉnh

của Việt Nam như sơ đồ 1.5.

61

Trên cơ sở quy định của Trung ương và kinh nghiệm thực tiễn, tỉnh Thừa Thiên

Huế ban hành các chính sách liên quan đến vốn ĐT cho PT nông nghiệp, làm cơ sở để

lập, thông qua kế hoạch vốn ĐT cho PT nông nghiệp hàng năm, trên cơ sở đó các chủ

đầu tư, cơ quan liên quan thực hiện thanh, quyết toán vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Theo quy định, kế hoạch vốn đầu tư công được UBND các cấp phân bổ theo

khả năng cân đối vốn và tiến độ thực hiện của từng dự án và được điều chỉnh, bổ sung

hàng quý theo thực tế thông qua công tác giám sát đầu tư. Các dự án được ghi vào kế

hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã được HĐND cùng cấp thông qua, các quy hoạch

phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải

có quyết định đầu tư trước ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch.

Trên cơ sở quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước và quyết định giao kế

hoạch vốn đầu tư công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng năm HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bằng nghị

quyết và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư

công và các quyết định bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công. Chưa có kế

hoạch đầu tư trung và dài hạn. Trên cơ sở kế hoạch vốn ĐT cho PT nhà nước được

giao, các chủ đầu tư, sở, ban ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện.

Vốn ĐT cho PT nông nghiệp ngoài nhà nước do nhiều chủ thể thực hiện, bao

gồm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, chủ trang trại, nông hộ và

các tổ chức khác. Trên cơ sở các quy định của Luật về đầu tư, xây dựng, đấu

thầu,...các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, các tổ chức này tự lập kế

hoạch vốn ĐT cho PT cho tổ chức mình và tổ chức triển khai thực hiện dự án, thanh,

quyết toán vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

2.2.5. Định hướng, quy hoạch cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Trong thời gian qua, hệ thống định hướng và quy hoạch cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế khá toàn diện và đầy đủ từ Trung ương đến địa phương.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua

"Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 (6/1991) trong đó nêu

quan điểm, định hướng cho phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991-2000 là:

62

Phát triển nông - lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông

thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 (4/2001) trong đó nêu định hướng

cho phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là:

Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo

hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và

điều kiện sinh thái của từng vùng. Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã

hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn

nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất

lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ. Bảo đảm an ninh lương thực

trong mọi tình huống. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng

lên 43%. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công

nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây,

con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Hạn chế việc sử dụng hoá chất độc hại

trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ

ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể

cả cây công nghiệp, nuôi, trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân. Trên cơ sở chuyển

một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác, từng bước tăng quỹ đất

canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và

thu nhập cho dân cư nông thôn. Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm

nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 4,5%. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn

thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 (01/2011) trong đó nêu quan điểm,

định hướng cho phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là: “ Phát triển

nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững”.

63

Đây là hệ thống quan điểm định hướng bao trùm, xuyên suốt cho phát triển

nông nghiệp Việt Nam và Thừa Thiên Huế từ năm 1991 đến nay, tạo điều kiện thuận

lợi cho phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Trên tinh thần các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành hàng loạt các quyết định phê duyệt chiến lược, định hướng và quy

hoạch phát triển các ngành lĩnh vực phát triển nông nghiệp như:

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (2008), Chiến lược bảo vệ môi

trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (2003), định hướng chiến

lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam (2009), chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-

2020 (2012), chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 (2011),

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (2010), Chiến lược quốc gia

về tài nguyên nước đến năm 2020 (2006), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam

giai đoạn 2011 – 2020 (2012),…

Các định hướng, quy hoạch của Trung ương trực tiếp liên quan cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế như: Kết luận số 48 – KL/TW 25/5/2009 của Bộ

Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020,

Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về

phương hướng chủ yếu phát triển KTXH vùng trọng điểm miền Trung đến 2010 tầm

nhìn 2020, Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/06/2009 của Thủ tướng Chính

Phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Thừa Thiên Huế đến năm

2020, Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về phê

duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh

Thừa Thiên Huế đến 2020"

Căn cứ vào định hướng, quy hoạch của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh

Thừa Thiên Huế đã xây dựng và ban hành khá đồng bộ hệ thống định hướng, quy

hoạch cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế như:

Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học về rừng của tỉnh đến năm 2010 và định

hướng năm 2020 thực hiện công ước Đa dạng sinh học và NĐ thư Cartagena về an

toàn sinh học (2008). Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh giai đoạn 2009-2020

(2010), Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh giai đoạn 2010-2014 (2010), Kế hoạch

64

bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015 (2011), Điều

chỉnh quy hoạch rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất (2008), Quy hoạch bảo

vệ và phát triển rừng huyện Phong Điền giai đoạn 2009 – 2020 (2010), Quy hoạch bảo

vệ và phát triển rừng huyện A Lưới giai đoạn 2009-2020 (2010)

Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp các lưu vực sông tỉnh

đến năm 2020 (2007). Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến

năm 2015 và tầm nhìn 2020 (2007), Quy hoạch Thủy lợi huyện Quảng Điền thời kỳ

2000-2015 (2000), Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi huyện A Lưới đến năm

2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (2011)

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 (2007), Đề án

phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao giai đoạn 2009-2015 (2010). Quy hoạch điều

chỉnh nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 định hướng 2020 (2011),

Quy hoạch sản xuất thuỷ sản đầm Cầu Hai đến 2010 và định hướng 2020 (2007)

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

(2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy ban hành các chiến lược dài hạn, định hướng, quy hoạch cho phát triển

nông nghiệp chậm hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới và khu vực Asean,

nhưng đến nay, hệ thống định hướng và quy hoạch cho phát triển nông nghiệp Việt

Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế khá toàn diện, đầy đủ. Các định hướng, quy hoạch bao

quát chung cho phát triển nông nghiệp đến định hướng, quy hoạch các ngành trong

lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) và các vấn đề liên quan khá

đầy đủ, toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như huy

động, sử dụng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa

Thiên Huế. Vấn đề tiếp theo là hoàn thiện dần và tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch

phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.6. Một số chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 18 doanh nghiệp (chiếm 1,67%

doanh nghiệp của tỉnh) năm 2005 đến 184 doanh nghiệp (chiếm 5,5%) năm 2013. Số

lượng và tỷ trọng doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng mạnh giai đoạn 2005-2013, tỷ

65

trọng từ chiếm 11% năm 2005 lên 88% năm 2013 (162 doanh nghiệp), doanh nghiệp

các ngành thủy sản và lâm nghiệp giảm mạnh về tỷ trọng số lượng.

Các doanh nghiệp nhà nước nông nghiệp đã hoàn thành sắp xếp đổi mới: 9

doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, 5 lâm trường chuyển thành 4 công ty trách

nhiệm hữu hạn và 4 lâm trường sắp xếp lại thành 3 ban quản lý rừng phòng hộ.

Trang trại phát triển nhanh, đặc biệt là trang trại thuỷ sản. Năm 2005, toàn tỉnh

có 478 trang trại (tăng 229 trang trại so với năm 2001). Trong đó 36,6% trang trại

trồng cây lâu năm; 25,3% trang trại nuôi trồng thuỷ sản; 11,9% trang trại trồng cây

hàng năm; 10,5% trang trại lâm nghiệp; 9% trang trại kinh doanh tổng hợp; 6,7%

trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Diện tích bình quân cho 1 trang trại là 8,7ha (lâm

nghiệp 30,3ha). Tuy nhiên, trang trại ở Thừa Thiên Huế có qui mô nhỏ, đầu tư thấp,

tính sản xuất hàng hoá chưa cao nên hiệu quả sản xuất còn thấp. Năm 2005 thu nhập

bình quân 1 trang trại là 30,3 triệu đồng [52]. Đến năm 2010, có 546 trang trại (tăng

297 trang trại so năm 2001), gồm 260 trang trại trồng trọt, 77 chăn nuôi, 83 nuôi trồng

thủy sản, 71 lâm nghiệp, 55 trang trại tổng hợp. Thu nhập bình quân trang trại 36 triệu

đồng/năm [51].

Từ khi có Luật Hợp tác xã 1996 khu vực kinh tế tập thể được chuyển đổi, củng

cố, mở rộng liên doanh, liên kết, phát triển đa dạng ngành nghề. Từ năm 1997 đến

năm 2007, tỉnh thành lập mới 61 hợp tác xã (HTX), cuối năm 2005 có 160 HTX nông

nghiệp và 113 tổ hợp tác, đội độc lập, tập đoàn sản xuất. Qua 03 năm chuyển đổi có

19,7% HTX loại khá, 51,8% HTX trung bình và 28,3% HTX loại yếu [60]. Đến năm

2010 có 158 HTX nông nghiệp (143 HTX chuyển đổi theo Luật năm 2003; 15 HTX

thành lập mới), trong đó số HTX đạt loại khá chiếm 40,5%, trung bình chiếm 39,8%,

loại yếu chiếm 19,6%. Bộ máy quản lý HTX theo hình thức vừa quản lý và vừa điều

hành của Ban Quản trị; bình quân 11 cán bộ/01 HTX. HTX lớn, thực hiện nhiều khâu

kinh doanh, dịch vụ cho sản xuất và đời sống của bàn con xã viên có từ 18 - 20 người

[54]. Thu nhập bình quân lao động đạt 10,5 triệu đồng/ năm [53]. Các HTX mới được

thành lập xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã viên, mang đặc trưng của HTX kiểu

mới, xã viên thực sự tâm huyết và mạnh dạn trong sản xuất kinh doanh nên hiệu quả

bước đầu khá tốt, khẳng định sự cần thiết của mô hình.

66

Năm 2006, số hộ nông nghiệp chiếm 47,7%, hộ thuỷ sản chiếm 8,3%, hộ công

nghiệp xây dựng chiếm 14,8% và hộ thương nghiệp chiếm 11,7%. Đến năm 2011, có

65.764 hộ nông nghiệp (chiếm 43.94% hộ), 10.559 hộ thuỷ sản (7,06%), 3.448 hộ lâm

nghiệp (2,3%).

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp tổng quan tài liệu: nhằm mục đích tìm hiểu lịch sử nghiên cứu,

tính kế thừa thành tựu nghiên cứu mà các tác giả trước đây đã làm, tài liệu thu thập

này chủ yếu là sách, báo, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

Thu thập dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

đến quá trình nghiên cứu luận án đã được công bố chính thức. Thông tin dữ liệu chủ

yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài được thu thập chủ yếu từ

các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp.

Dữ liệu về vốn ĐT cho PT các lĩnh vực, các ngành trong nông nghiệp Việt

Nam giai đoạn 1995-2013, lao động các lĩnh vực, các ngành trong nông nghiệp giai

đoạn 2000-2013, GDP các lĩnh vực, các ngành trong nông nghiệp giai đoạn 1995-

2013 được tác giả lấy từ nguồn niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và đã được

đối chiếu thống nhất với cơ sở dữ liệu của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư và số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở đó tổng

hợp tạo thành cơ sở dữ liệu, nghiên cứu của luận án.

Dữ liệu về vốn ĐT cho PT các lĩnh vực, các ngành trong nông nghiệp tỉnh Thừa

Thiên Huế giai đoạn 1991-2013, lao động các lĩnh vực, các ngành trong nông nghiệp

giai đoạn 2000-2013, GDP các lĩnh vực, các ngành trong nông nghiệp giai đoạn 1991-

2013 được tác giả lấy từ nguồn niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên

Huế và đã được đối chiếu thống nhất với cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

các huyện, thị xã, thành phố Huế, trên cơ sở đó tổng hợp tạo thành cơ sở dữ liệu,

nghiên cứu của luận án.

67

Thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu chưa được công bố, tính toán chính

thức, nó phản ánh kết quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng và các

vấn đề khác có liên quan.

Dữ liệu sơ cấp về tất cả các dự án đầu tư về nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

được tác giả thu thập từ cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các UBND huyện,

thị xã, thành phố Huế, các chủ đầu tư, bao gồm các thông tin về tên dự án, tổng mức

đầu tư, quy mô đầu tư chính (đối tượng và phạm vi), mức vốn đầu tư, thực hiện vốn

đầu tư qua các năm.

Dữ liệu sơ cấp về doanh nghiệp nghiệp được tác giả kế thừa số liệu điều tra hàng

năm tại các doanh nghiệp nông nghiệp của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm

2005 đến năm 2014, các thông tin chủ yếu được thu thập liên quan đến luận án là số

lượng doanh nghiệp nông nghiệp, số lao động doanh nghiệp nông nghiệp, tổng giá trị

tài sản, giá trị tài sản cố định, vốn cố định, vốn khác, doanh thu, lợi nhuận từ đó tạo

thành cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh theo mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của luận án.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo

Số liệu được thu thập, tổng hợp, phân tổ và được nhập vào máy tính, tạo thành cơ

sở dữ liệu. Sau đó dùng các phần mềm Excel, Eviews để tính toán, tổng hợp đưa ra

các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung luận án.

a) Các phương pháp xử lý, tổng hợp, phân tích chung

Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu gồm:

Phân tổ là phương pháp chính để tổng hợp (phương pháp số tuyệt đối, tương đối,

bình quân, dãy số thời gian, chỉ số dùng phân tích số liệu), Phương pháp phân tích, so

sánh (thông tin được phân tích, so sánh từ các nguồn với nhau, theo thời gian, không

gian để có những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu), phương pháp bản đồ, biểu

đồ, đồ thị (trình bày kết quả số liệu qua biểu đồ, đồ thị, giúp dễ thấy quá trình vận

động, quy luật của đối tượng nghiên cứu), phương pháp mô hình toán (biểu thị mối

quan hệ của các đối tượng bằng mô hình toán, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp).

Sử dụng kiểm định F, kiểm định Breusch-Godfrey LM,…để phân tích, đánh giá,

kiểm định các hàm tương quan giữa tăng trưởng GDP, vốn đầu tư phát triển, lao động

68

và TFP, và xu hướng biến động vốn đầu tư, xu hướng biến động GDP của Việt Nam

1995-2011 và tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013.

Sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế, thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế để phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối

với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo thứ tự ưu tiên

mức độ quan trọng và khả năng kiểm soát. Sau đó, kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với

cơ hội và thách thức thành bảng ma trận SWOT đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó làm cơ sở dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, đề ra mục tiêu, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp tiếp thu ý kiến của các chuyên gia

về các vấn đề, nội dung liên quan đến luận án. Thực hiện phương pháp này, tác giả đã

tham gia thảo luận với những người đồng môn, tham gia Hội thảo về đầu tư công do

Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội tổ chức

tại Huế vào năm 2012, Hội thảo tái cấu trúc nền kinh tế và Đầu tư công do Viện Khoa

học xã hội Việt Nam tổ chức tại Huế năm 2013.

Kết hợp với nhiệm vụ của cơ quan công tác, tác giả tham gia xây dựng kế hoạch,

chuẩn bị nội dung Hội nghị giao ban đầu tư xây dựng định kỳ 6 tháng 1 lần của tỉnh

Thừa Thiên Huế, tham gia làm việc, thảo luận với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố Huế về tình hình đầu tư

xây dựng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố Huế, các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế định kỳ 2 năm 1 lần. Qua ý kiến đánh giá, nhận xét của các cơ quan

nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện vốn ĐT cho PT nông nghiệp

tại các hội thảo, các buổi làm việc giúp tác giả có đánh giá, nhận xét phù hợp hơn các

kết quả nghiên cứu của tác giả trong quá trình thực hiện luận án này.

Tác giả đã tham gia thực hiện đề tài khoa học: Luận cứ và giải pháp phát triển

kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững do Viện Hàn lâm

69

Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, trong đó tham gia nghiên cứu, thảo luận, viết về

chính sách đầu tư công, hiệu quả đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-

2010, dự báo nhu cầu và giải pháp giai đoạn 2011-2020, trong đó có vốn ĐT cho PT

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đã đúc kết nhiều kinh nghiệm cho quá trình

thực hiện luận án này.

Tác giả tham gia thực hiện đề tài khoa học: Luận cứ và giải pháp phát triển bền

vững vùng Trung bộ giai đoạn 2011-2020 do Viện Khoa học xã hội miền Trung làm

chủ đề tài, trong đó, tác giả đã tham gia nghiên cứu, thảo luận, viết về thực trạng và

giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực cho miền Trung Việt Nam

gồm cả Thừa Thiên Huế, qua đó, tác giả đã đúc rút nhiều kinh nghiệm cho giáo dục,

đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, để có những nhận xét,

đánh giá hợp lý hơn trong quá trình thực hiện luận án này.

Phương pháp quan sát: là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự

kiện, hiện tượng, quá trình trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập

những dữ liệu cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện. Đây là phương

pháp rất quan trọng, liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.

Thực hiện phương pháp này, kết hợp với nhiệm vụ của cơ quan công tác, tác giả đã tổ

chức lập kế hoạch, làm việc, khảo sát định kỳ 2 năm một lần đối với các chủ đầu tư

lớn, các ban đầu tư huyện, thị xã, thành phố Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ đó, nắm rõ hơn thực trạng vốn ĐT cho PT nông nghiệp của các dự án đầu tư

phát triển nông nghiệp, các huyện, thị xã, thành phố Huế, thông qua đó, khi tổng hợp,

phân tích, đánh giá tổng thể vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tác giả

đã diễn giải, đưa ra các nhận xét chung phù hợp với thực tiễn hơn.

Phương pháp phân tích, đánh giá dựa vào kết quả: Đây là phương pháp phân

tích nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp dựa

vào kết quả các chỉ tiêu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

b) Một số phương pháp cụ thể sử dụng trong luận án

Phương pháp tính toán vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp: Vốn ĐT cho PT

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế được tổng hợp từ tất cả các dự án ĐT cho PT nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do vậy, nó bao gồm tất cả các nguồn vốn, tất

70

cả các huyện, thị xã, thành phố Huế, của các ngành, nhóm ngành trong lĩnh vực nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp phân ngành vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tính toán

hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ngành

Về phân loại vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo ngành đã được trình bày ở sơ đồ

1.1, tuy nhiên khi phân ngành vốn ĐT cho PT nông nghiệp ở hệ thống phân ngành

nước ta còn phân thêm ngành hạ tầng là thuỷ lợi. Kết quả ở Việt Nam cho thấy cơ cấu

vốn cho hạ tầng thuỷ lợi lớn, nên tác giả tính toán, phân tích thêm nội dung này để làm

rõ hơn về cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế.

Theo cách tổng hợp dữ liệu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, chỉ

tổng hợp lĩnh vực nông nghiệp chung và tổng hợp lao động ngành nông nghiệp và

ngành lâm nghiệp thành nhóm ngành nông lâm nghiệp và lao động ngành thuỷ sản nên

khi tính toán hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp liên quan đến lao động chỉ tính

được chung cho lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp và ngành thuỷ

sản, không tính toán được cho riêng ngành nông nghiệp và ngành lâm nghiệp.

Do vậy, trong nội dung luận án tác giả vẫn tính toán hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp cho lĩnh vực nông nghiệp chung, nhóm ngành nông lâm nghiệp và ngành

thuỷ sản, nhưng khi phân tích vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo ngành, hoặc hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo ngành không liên quan lao động nông nghiệp, tác

giả vẫn phân chia cụ thể theo ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

để đánh giá cụ thể hơn.

Các khoản mục vốn ĐT cho PT nông nghiệp bao gồm vốn đầu tư để xây dựng

nhà cửa, đầu tư mua sắm thiết bị trong nông nghiệp, vốn đầu tư cho xây dựng đê, kè

sông biển, hồ chứa, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nội đồng, xây dựng các trạm

bơm, các dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đầu tư hạ tầng nuôi, trồng thuỷ sản,

cảng cá, bến neo đậu, tránh trú tàu thuyền, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ

thuật trong nông nghiệp, nhập, lai tạo và sản xuất giống nông nghiệp, thú y, khuyến

nông, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực trong nông nghiệp.

Tuy nhiên các khoản mục như đê, kè, hồ chứa, hạ tầng nông nghiệp là các khoản

phục vụ chủ yếu cho phòng chống thiên tai, phục vụ dân sinh, hạ tầng kỹ thuật cho

71

phát triển toàn nền kinh tế - xã hội. Do vậy, khi tính toán hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp về mặt kinh tế, luận án không tính các khoản mục vốn này nhưng vẫn

đánh giá hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu đại diện

Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào nghiên cứu hiệu quả vốn ĐT cho

PT nông nghiệp tầm vĩ mô, toàn thể tỉnh Thừa Thiên Huế so sánh với lĩnh vực công

nghiệp, dịch vụ và tổng thể nền kinh tế, trong đó được phân ngành thành nhóm ngành

nông lâm nghiệp, hoặc ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp (một số trường hợp có

số liệu) và ngành thuỷ sản.

Để có những minh chứng cụ thể hơn hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế, tác giả chọn nghiên cứu đại diện theo địa phương-vùng sinh thái,

lãnh thổ nhỏ trong tỉnh (huyện, thị xã, thành phố Huế), hoặc đại diện của chủ thể (Nhà

nước, người dân, doanh nghiệp, nước ngoài), hoặc một số dự án đầu tư phát triển nông

nghiệp cụ thể.

Về lựa chọn đại diện cho địa phương, vùng sinh thái, lãnh thổ: Tỉnh Thừa Thiên

Huế có 9 đơn vị hành chính gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố Huế, địa hình chia

thành 3 vùng sinh thái rõ rệt, đó là vùng ven biển và đầm phá gồm 4 huyện: Phong

Điền – Quảng Điền – Phú Vang và Phú Lộc, vùng đồng bằng gồm: thị xã Hương Trà -

thị xã Hương Thuỷ - thành phố Huế và vùng miền núi gồm 2 huyện: Nam Đông và A

Lưới. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương và

vùng sinh thái, tác giả lựa chọn 3 đơn vị hành chính vừa đại điện là 3 huyện, thị của

tỉnh, vừa đại diện cho 3 miền (Bắc, Trung, Nam, Đông sang Tây) của tỉnh, đồng thời

đại diện cho 3 vùng sinh thái là vùng ven biển, đầm phá, vùng đồng bằng và vùng

miền núi, đó là huyện Phong Điền (ở phía bắc, nằm ven biển và đầm phá của tỉnh, có

11 xã thuộc khu vực bãi ngang ven biển), thị xã Hương Thuỷ (là đô thị đồng bằng nằm

giữa tỉnh) và huyện A Lưới (ở Tây Nam, khu vực miền núi của tỉnh).

Về lựa chọn đại diện chủ thể (cung cấp nguồn vốn)

Theo cơ cấu nguồn vốn cho thấy vốn nhà nước và ODA chiếm chủ yếu nhưng

không tạo ra sản phẩm trực tiếp, nên không được tổng hợp GDP nông nghiệp, cũng

như lao động nông nghiệp của các nguồn vốn này, do vậy khi phân tích hiệu quả vốn

72

ĐT cho PT nông nghiệp các nguồn vốn này, tác giả không tính các chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế cụ thể, chỉ đánh giá những đóng góp của các nguồn vốn này trong chỉ tiêu hiệu

quả kinh tế chung toàn nền kinh tế và đóng góp vào xã hội và môi trường.

Nguồn vốn nông nghiệp của người dân và doanh nghiệp rất ít chiếm tỷ trọng nhỏ

và hiện nay chưa có dữ liệu tổng hợp đánh giá được hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp của người dân, do vậy, tác giả lựa chọn doanh nghiệp nông nghiệp để đánh giá

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Phương pháp dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Sử dụng phương pháp dự báo theo mô hình giản đơn, mô hình nhân quả, mô

hình chuỗi thời gian kết hợp với các phương pháp dự toán, chuyên gia kinh nghiệm,

xác định các kịch bản nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp nhằm lựa chọn kịch bản

phù hợp.

Để dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2014-2030, tác giả tổng hợp các kết quả quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2020, nhu cầu vốn thiếu của các dự án đang triển khai đến cuối

năm 2013, xác định mô hình biến động GDP nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông

nghiệp giai đoạn 1991-2013, nhằm xác định trực tiếp nhu cầu vốn ĐT cho PT nông

nghiệp hoặc dự báo thông qua chỉ số ICOR, trên cơ sở dự báo nguồn vốn ĐT cho PT

nông nghiệp, tình hình kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế để đưa ra các kịch bản nhu cầu,

từ đó xác định nhu cầu tối ưu giai đoạn 2014-2030 làm cơ sở đưa ra các mục tiêu,

định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu theo mục tiêu là phương pháp tổng hợp, sử

dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để giải quyết các mục tiêu đưa ra.

Mục tiêu tổng thể của nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp là nhằm phát

triển nông nghiệp bền vững, nghĩa là phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã

hội và môi trường. Do vậy, tác giả tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vốn ĐT cho PT theo

ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó có những mục tiêu cụ thể hơn.

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án, làm rõ các đối tượng và

phạm vi nghiên cứu từng mục tiêu, ứng với mỗi đối tượng và phạm vi nghiên cứu, sử

dụng các phương pháp khác nhau để làm rõ theo bảng 2.3.

73

Bảng 2.3. Phương pháp tiếp cận phân tích theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu

nghiên cứu

Đối tượng, phạm vi

nghiên cứu

Phương pháp

nghiên cứu Kết quả dự kiến

Lý luận hiệu

quả vốn ĐT

cho PT

nông nghiệp

Cơ sở lý luận hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông

nghiệp Thu thập thông

tin, thống kê, mô

tả

Hệ thống hoá, làm rõ lý luận

hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp và các nhân tố

ảnh hưởng

Thực tiễn

hiệu quả

vốn ĐT cho

PT nông

nghiệp

Thực tiễn hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp

thế giới

Hệ thống hoá, đánh giá thực

tiễn hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp thế giới

Thực tiễn hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp

Việt Nam 1995 đến nay

Thu thập, thống

kê, mô tả, phân

tích dữ liệu

bảng, phân tích

tương quan hồi

quy

Hệ thống hoá, phân tích,

đánh giá hiệu quả vốn ĐT

cho PT Việt Nam

Thực tiễn hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp

một số tỉnh, thành Việt

Nam 2000 đến nay

Thu thập, thống

kê, mô tả, phân

tích dữ liệu bảng

Đánh giá thực tiễn hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp

một số tỉnh, thành Việt Nam

Thực trạng

hiệu quả

vốn ĐT cho

PT nông

nghiệp tỉnh

Thừa Thiên

Huế

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế

- xã hội tỉnh Thừa Thiên

Huế

Thu thập, thống

kê, mô tả, phân

tích dữ liệu bảng

Tổng hợp, phân tích, đánh

giá đặc điểm tự nhiên, kinh

tế - xã hội tỉnh TT-Huế ảnh

hưởng đến hiệu quả vốn ĐT

cho PT nông nghiệp TT-Huế

Tình hình nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế

Thu thập, thống

kê, mô tả, phân

tích dữ liệu bảng

Tổng hợp, phân tích, đánh

giá tình hình nông nghiệp

Thừa Thiên Huế

Thực trạng hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế

Thu thập, thống

kê, mô tả, phân

tích dữ liệu

Tổng hợp, phân tích, đánh

giá kết quả và hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp TT-

74

bảng, tương

quan nhân quả

Huế

Đánh giá thực trạng hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp TT-Huế

Thu thập, thống

kê, mô tả,

SWOT

Đánh giá điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và thách thức đối

với hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp TT-Huế

Giải pháp

nâng cao

hiệu quả

vốn ĐT cho

PT nông

nghiệp tỉnh

Thừa Thiên

Huế

Định hướng phát triển

nông nghiệp TT-Huế

Thu thập, mô tả,

chuyên gia

Định hướng phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự báo nhu cầu vốn ĐT

cho PT nông nghiệp tỉnh

TT-Huế

Thu thập, thống

kê, mô tả, phân

tích dữ liệu

bảng, tương

quan chuỗi thời

gian, phương

pháp dự toán,

chuyên gia

Tổng hợp, phân tích, đánh

giá, lựa chọn phương án nhu

cầu vốn ĐT cho PT nông

nghiệp tỉnh TT-Huế đến năm

2030

Quan điểm, mục tiêu nâng

cao hiệu quả vốn ĐT cho

PT nông nghiệp TT-Huế Thống kê, mô tả,

phương pháp

chuyên gia

Hệ thống quan điểm, mục

tiêu nâng cao hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp TT-

Huế

Giải pháp nâng cao hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp TT-Huế

Hệ thống giải pháp nâng cao

hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp TT-Huế

2.4. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Khung phân tích hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp bao gồm nội dung phân

tích, hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp, các phương pháp sử dụng. Trong đó, trên cơ sở các nội dung, chỉ tiêu

đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, sử dụng các

phương pháp nghiên cứu để đánh giá hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thuộc

phạm vi cần nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp

75

nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu (theo lãnh

thổ) như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Môi trường bên

ngoài

(Chính trị, kinh

tế, đầu tư, tài

chính, KHCN...)

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, phân

tích, đánh giá, mô hình toán và dự báo, phân

tích, đánh giá dựa vào kết quả, tiếp cận theo

mục tiêu

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp về kinh tế, xã hội, môi trường, theo

ngành, địa phương-vùng sinh thái, theo

nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp, kết

quả và hiệu quả một số dự án đầu tư phát

triển nông nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá

- Về kinh tế: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp trên GDP nông nghiệp, ICOR

nông nghiệp, tỷ phần đóng góp vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp theo mô hình

Solow

- Về xã hội: Lao động, năng suất lao động,

việc làm và thu nhập, sản phẩm thiết yếu

- Về môi trường: diện tích rừng trồng mới,

tỷ lệ che phủ rừng, vốn cho môi trường, hạ

tầng nông nghiệp phòng chống thiên tai, bảo

tồn gen, đa dạng sinh học

GDP nông nghiệp

(Quy mô, cơ cấu,

tăng trưởng)

Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp

Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông

nghiệp, nhóm giải pháp huy động và sử dụng

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhóm

giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Lao động nông

nghiệp (Quy mô, cơ

cấu, tăng trưởng,

chất lượng)

Đặc điểm tự

nhiên (Khí hậu,

thời tiết, vị trí địa

lý, địa hình, thổ

nhưỡng,…)

Điều kiện kinh

tế - xã hội

Dân số, văn hoá,

giáo dục, GDP,

các nguồn lực

kinh tế (vốn, lao

động, hạ tầng kỹ

thuật, TN, CS

kinh tế,…)

Chủ thể quản lý

vốn đầu tư cho

phát triển nông

nghiệp

(Nhà nước, người

dân, doanh

nghiệp, các chính

phủ, tổ chức,

doanh nghiệp

nước ngoài)

Khoa học công

nghệ trong nông

nghiệp

Tài nguyên nông

nghiệp (Đất, nước,

rừng, biển, sông, hồ,

động, thực vật)

Chính sách vốn

đầu tư cho nông

nghiệp (Hoạch định

và Thực thi )

Vốn đầu tư cho

phát triển nông

nghiệp

(Quy mô, cơ cấu,

tăng trưởng) theo

ngành, nguồn vốn,

địa phương

Định hướng, quy

hoạch phát triển

nông nghiệp

76

Kết luận chương 2

Chương 2 luận án tập trung phân tích đặc điểm địa bàn nghiên cứu là các nhân tố

ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, xác

định các phương pháp nghiên cứu và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Thừa Thiên Huế có những điều kiện tự nhiên đặc thù, vừa thuận lợi cho phát

triển nông nghiệp như địa hình, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát

triển nông nghiệp toàn diện, bên cạnh đó có nhiều khó khăn, thách thức như địa hình

dốc, chia cắt giữa các khu vực, các vùng trong tỉnh, khó khăn cho thực hiện cơ giới

hoá để phát triển nông nghiệp, chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, biến

đổi khí hậu làm giảm thời gian hoạt động đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tăng chi

phí đầu tư, nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng lớn trong điều kiện còn nhiều yếu kém

làm cho hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt thấp.

Với lợi thế của một cố đô, từng là trung tâm của cả nước dưới triều Nguyễn,

Thừa Thiên Huế có hệ thống giáo dục đào tạo với nhiều trường đại học, cơ sở nghiên

cứu, khoa học công nghệ, người dân cần cù, chịu khó, hiếu học tạo nguồn nhân lực

cũng như tiềm năng khoa học công nghệ cho đầu tư phát triển nông nghiệp.

Kinh tế xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế những năm

qua đã tăng trưởng khá đáng kể, tiềm lực ngày càng lớn là cơ sở, tiền đề đẩy mạnh đầu

tư cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên quy mô, chất lượng, trình độ phát triển còn

thấp, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý đang cản trở sự phát triển, làm giảm hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Nguồn nhân lực nông nghiệp, nguồn lực khoa học trong nông nghiệp của tỉnh

Thừa Thiên Huế còn thiếu và yếu, mặc dù tỷ lệ lao động nghề ngày càng tăng nhưng

tỷ lệ, chất lượng vẫn còn thấp, những điều kiện này, cùng với hạ tầng nông nghiệp còn

thiếu và yếu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã hạn chế sự phát triển nông nghiệp làm

giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Hệ thống định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp khá đầy đủ, toàn diện

tạo điều kiện cho việc triển khai kế hoạch, thực hiện vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp nhưng cần được hoàn thiện dần về chất lượng quy hoạch.

77

Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có chính sách chung về vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp mà được ban hành rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, không ổn định,

chưa có kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trung hạn, mặc dù đã có chính

sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhưng không khả thi, do chưa

tương thích với điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công

nghệ trong nông nghiệp còn thiếu và yếu,…quá trình thực hiện các dự án đầu tư cho

phát triển nông nghiệp là một quá trình dài, hồ sơ thủ tục đầu tư phức tạp.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó các phương pháp

mới: Tiếp cận theo mục tiêu, phương pháp phân tích đánh giá dựa vào kết quả, đồng

thời đã thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp làm

cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế.

78

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Giá trị vốn ĐT cho PT chung, các lĩnh vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, tăng

qua các giai đoạn nhưng quy mô còn thấp (bảng 3.1). Vốn ĐT cho PT nông nghiệp có

tăng trong cơ cấu vốn đầu tư nhưng chưa tương xứng với vai trò nông nghiệp, chỉ

chiếm 12,4% thời kỳ 1991-2013, của thuỷ sản chỉ chiếm 9,2% trong nông nghiệp.

Bảng 3.1. Giá trị (theo giá cố định 1994) và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013

Giai đoạn Đvt

Vốn ĐT cho PT tỉnh Thừa Thiên Huế

Chung Công

nghiệp Dịch vụ

Tổng

nông

nghiệp

Nông,

lâm

Thuỷ

sản

1991-1995 Giá trị tỷ đồng 1.644 863 556 225 219 6

Cơ cấu % 100,0 52,5 33,8 13,7 97,6 2,4

1996-2000 Giá trị tỷ đồng 4.020 1.457 2.131 431 393 38

Cơ cấu % 100,0 36,3 53,0 10,7 91,1 8,9

2001-2005 Giá trị tỷ đồng 9.409 1.494 6.841 1.044 854 190

Cơ cấu % 100,0 15,9 72,7 11,1 81,7 18,3

2006-2010 Giá trị tỷ đồng 14.205 4.059 8.226 1.919 1.794 125

Cơ cấu % 100,0 28,6 57,9 13,5 93,5 6,5

2011-2013 Giá trị tỷ đồng 9.931 2.259 6.428 1.244 1.156 88

Cơ cấu % 100,0 22,7 64,7 12,5 92,9 7,1

1991-2000 Giá trị tỷ đồng 5.664 2.320 2.688 656 612 44

Cơ cấu % 100,0 41,0 47,4 11,6 93,3 6,7

2001-2010 Giá trị tỷ đồng 23.615 5.554 15.067 2.964 2.648 316

Cơ cấu % 100,0 23,5 63,8 12,6 89,3 10,7

1991-2013 Giá trị tỷ đồng 39.210 10.139 24.203 4.868 4.419 448

Cơ cấu % 100,0 25,9 61,7 12,4 90,8 9,2

Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

(Cơ cấu nhóm ngành nông lâm và ngành thuỷ sản tính tỷ lệ so với lĩnh vực nông nghiệp)

79

Tỷ trọng GDP nông nghiệp trong những năm qua có xu hướng giảm dần (từ

21,6% năm 2006 xuống còn 11,3% năm 2014, GDP nông nghiệp tăng bình quân hàng

năm 2,1% giai đoạn 2006-2010), điều này đúng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế; tuy nhiên lực lượng lao động

trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn (giảm từ 49,2% năm 2000 xuống

còn 32,8% năm 2013), mức đầu tư cho nông nghiệp như vậy là chưa tương xứng với vai

trò và vị trí của nó hiện nay nhưng cần phải nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT.

Tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT các lĩnh vực không ổn định, thay đổi lớn

qua các giai đoạn, một trong những nguyên nhân là quy mô vốn đầu tư nhỏ. Vốn ĐT

cho PT thuỷ sản giảm mạnh giai đoạn 1991-1995 và 2006-2010, chưa đầu tư đúng

mức vai trò là ngành mũi nhọn (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển Thừa Thiên Huế bình

quân hàng năm giai đoạn 1991-2013 (%)

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

Tăng trưởng vốn đầu tư 78,6 3,8 14,2 3,2 3,4 32,1 6,8 18,3

Công nghiệp 114,4 -14,9 8,1 4,2 -7,4 28,2 14,1 16,2

Dịch vụ 58,2 25,6 15,0 1,9 8,0 39,2 4,2 20,9

Tổng nông nghiệp 29,5 9,2 18,9 7,4 5,2 17,8 8,0 14,4

Nhóm nông, lâm nghiệp 29,2 6,9 18,5 9,5 4,4 16,3 9,2 13,9

Thuỷ sản -23,4 71,9 22,3 -7,6 15,3 26,9 -2,3 15,8

Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Nhìn chung, vốn ĐT cho PT các lĩnh vực, các ngành kinh tế tăng giảm theo xu

hướng chung của nền kinh tế, mức độ tăng, giảm khác nhau giữa các lĩnh vực, các

ngành tuỳ theo mức độ quan tâm ưu tiên đầu tư. Theo xu hướng chung vốn ĐT cho PT

tỉnh Thừa Thiên Huế tăng mạnh giai đoạn 1991-1995, tăng rất thấp 1996-2000 và

2006-2013 (công nghiệp giảm mạnh giai đoạn này), giai đoạn 2001-2005 tăng khá lớn.

3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơ cấu nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-

2013 theo bảng 3.3.

80

Bảng 3.3. Giá trị (theo giá cố định 1994) và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2001-2013

Chỉ tiêu

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

T

T

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

1 Nguồn vốn ĐT cho PT

tổng nông nghiệp 1.044 1.919 2.964 1.244 100,0 100,0 100,0 100,0

Ngân sách 509 1.202 1.712 983 48,7 62,7 57,7 79,0

Trái phiếu Chính phủ 60 82 142 0 5,8 4,3 4,8 0,0

Vay tín dụng ưu đãi 55 38 93 1 5,2 2,0 3,1 0,1

Vay thương mại 64 22,6 87 10 6,1 1,2 2,9 0,8

Doanh nghiệp 21 18 39 10 2,0 0,9 1,3 0,8

Người dân 80 42 122 11 7,7 2,2 4,1 0,9

ODA 216 370 586 70 20,7 19,3 19,8 5,6

NGO 1,5 33 35 4 0,1 1,7 1,2 0,3

100% nước ngoài 13 0 13 149 1,3 0,0 0,4 12,0

Khác 24 110 135 4 2,4 5,8 4,6 0,4

2 Nguồn vốn đầu tư cho

nông lâm nghiệp 854 1.794 2.648 1.156 100,0 100,0 100,0 100,0

Ngân sách 455 1.174 1.630 1.055 53,3 65,5 61,6 91,2

Trái phiếu Chính phủ 60 81 142 0 7,1 4,6 5,4 0,0

Vay tín dụng ưu đãi 38 38 77 1 4,5 2,2 2,9 0,1

Vay thương mại 14 0 14 5 1,6 0,0 0,5 0,5

Doanh nghiệp 0 11 11 5 0,0 0,6 0,4 0,5

Người dân 43 10 53 5 5,1 0,6 2,0 0,5

ODA 213 342 555 67 24,9 19,1 21,0 5,8

NGO 1 33 35 4 0,2 1,9 1,3 0,4

Khác 27 102 129 12 3,2 5,7 4,9 1,0

3 Nguồn vốn ĐT cho PT

thuỷ sản 190 125 316 88 100,0 100,0 100,0 100,0

Ngân sách 68 28 96 23 35,8 22,5 30,5 26,9

Vay tín dụng ưu đãi 14 0 14 0 7,6 0,0 4,6 0,0

Vay thương mại 40 22 63 3 21,1 18,1 19,9 4,2

Doanh nghiệp 20 6 26 2 10,5 5,2 8,4 2,9

Người dân 33 31 64 3 17,3 24,9 20,3 3,9

ODA 1 28 30 4 0,9 22,7 9,5 4,6

NGO 0 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0

FDI, Khác 12 0 12 50 6,7 0,0 4,0 57,4

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trong tổng nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế được huy

động, nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (64,0%), cùng ODA (15,6%)

đã chiếm tỷ trọng chủ yếu cả giai đoạn, nguồn vốn FDI 100% vốn nước ngoài chỉ

được thực hiện trong 3 năm 2002-2004, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được đầu tư

81

khá lớn trong một số năm (2004: 58 tỷ đồng, 2007: 50 tỷ, 2010: 100 tỷ), không có

nguồn FDI liên doanh, các nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

Tương tự lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, nguồn vốn ngân

sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (70,6%), cùng với ODA (16,4%) đã chiếm tỷ

trọng chủ yếu cả giai đoạn, vốn trái phiếu Chính phủ được đầu tư khá lớn trong một số

năm (2004: 58 tỷ đồng, 2007: 50 tỷ, 2010: 100 tỷ), không có nguồn vốn FDI, các

nguồn vốn còn lại chiếm tỷ trọng thấp.

Đối với ngành thuỷ sản, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm lớn nhất

(29,7%) và ODA chiếm khá lớn (8,5%), FDI 100% vốn nước ngoài chỉ thực hiện

trong 3 năm 2002-2004 và bắt đầu thu hút lớn từ năm 2012 dẫn đến nguồn vốn FDI

tăng mạnh chiếm 15,6%, không có nguồn vốn đầu tư từ liên doanh với nước ngoài. Sự

khác biệt của vốn ĐT cho PT thuỷ sản so với ngành nông lâm nghiệp là nguồn vốn

của người dân và doanh nghiệp đầu tư khá lớn (23,9%), là nguyên nhân dẫn đến hiệu

quả vốn ĐT cho PT thuỷ sản cao hơn các ngành khác trong nông nghiệp.

3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở nguồn vốn đầu tư và định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp,

vốn ĐT cho PT nông nghiệp được sử dụng cho từng dự án đầu tư trong nông nghiệp

theo các ngành, trên địa bàn các địa phương khác nhau. Do số lượng dự án đầu tư

trong nông nghiệp lớn, luận án tập trung vào vấn đề kinh tế vĩ mô, nên việc sử dụng

vốn ĐT cho PT nông nghiệp trình bày tổng hợp theo ngành và theo địa bàn các huyện,

thị xã, thành phố Huế.

Về quy trình sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp đã được trình bày trong nội

dung thực thi chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với

nguồn vốn đầu tư công cho phát triển nông nghiệp được Trung ương hỗ trợ, phân bổ

cho tỉnh Thừa Thiên Huế theo mục tiêu ưu tiên từng thời kỳ khác nhau được sử dụng

cho từng dự án vào các ngành nông nghiệp khác nhau, trên địa bàn các huyện, thị xã,

thành phố khác nhau và được phân cho các chủ đầu tư quản lý vốn đầu tư, các chủ đầu

tư tổ chức thanh toán, quyết toán vốn đầu tư trên cơ sở vốn đầu tư được phân bổ.

Đối với nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố Huế, các xã,

phường, thị trấn tương tự như vậy, theo mục tiêu ưu tiên từng thời kỳ khác nhau, được

82

sử dụng cho từng dự án vào các ngành nông nghiệp khác nhau trên địa bàn các huyện,

thị xã, thành phố khác nhau và được phân cho các chủ đầu tư quản lý, các chủ đầu tư

tổ chức thanh toán, quyết toán vốn đầu tư trên cơ sở vốn đầu tư được phân bổ.

Đối với các tổ chức ngoài nhà nước việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp

là việc thanh, quyết toán vốn ĐT cho PT nông nghiệp trên cơ sở các hoạt động ĐT cho

PT nông nghiệp.

Do phạm vi nghiên cứu luận án tập trung vào vấn đề vĩ mô, nội dung luận án

không đánh giá việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp cụ thể cho từng dự án ĐT

cho PT nông nghiệp. Đánh giá việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp tầm vĩ mô,

được đánh giá tập trung theo mục tiêu ưu tiên, điều kiện cho ngành, cho địa bàn (trên

cơ sở đánh giá giá trị, cơ cấu và tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, các điều

kiện hỗ trợ cho việc huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo ngành và

theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố Huế).

a) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ngành

Cơ cấu vốn ĐT cho PT các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp chưa hợp lý. Giá

trị vốn ĐT cho PT cho thủy lợi lớn, chiếm tỷ trọng cao (42,1% giai đoạn 2001-2005

và 63,5% giai đoạn 2006-2010), ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 37,6% giai đoạn

2001-2005, 26,3% 2006-2010, trong khi ngành thủy sản thấp và giảm rõ rệt trong giai

đoạn 2006-2010 (6,5%) so với giai đoạn 2001-2005 (18,3%), ngành lâm nghiệp chiếm

tỷ trọng 2% giai đoạn 2001-2005 và 4,3% giai đoạn 2006-2010 (phụ lục 20).

Cơ cấu đầu tư được duy trì theo hướng tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu về

kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất cho các ngành kinh tế [51].

Điều này là chủ trương thực hiện kiên cố hóa kênh mương và đầu tư cho các

công trình đê, kè sông, biển theo các chương trình của tỉnh và Trung ương, đặc biệt là

việc đầu tư xây dựng đập hồ Truồi, hồ Tả Trạch, hồ chứa nước Thuỷ Yên-Thuỷ Cam,

hồ Châu Sơn, hồ Hoà Mỹ, đập Thảo Long… là những công trình lớn đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, thoát lũ, điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước

biển dâng, phục vụ tưới, tiêu, kết hợp cung cấp nước sinh hoạt, góp phần ổn định sản

xuất và đời sống dân cư.

83

Chương trình đầu tư phát triển đánh bắt, nuôi, trồng thủy sản được xem là thế

mạnh của tỉnh nhưng mức độ đầu tư còn khiêm tốn. Hoạt động thủy sản còn quá phụ

thuộc vào điều kiện tư nhiên, những thiệt hại lũ lụt đã làm giảm đáng kể hoạt động đầu

tư thủy sản, hoạt động nuôi tôm và các loài thủy sản khác chưa tốt nhất là công tác

phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh ao nuôi…

Trong giai đoạn tới cần tập trung phát triển chiều sâu trong nông nghiệp: Đầu

tư giống, kỹ thuật, thiết bị thủy sản, đầu tư hiện đại hoá thiết bị, tàu thuyền đánh bắt xa

bờ, thực hiện tốt công tác “dồn điền, đổi thửa” để tăng năng suất, và đặc biệt nhất là

đầu tư lớn cho nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng thích

đáng cho đội ngủ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các mô hình mới

trong nông nghiệp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT các ngành trong nông nghiệp không ổn

định, nhiều năm tăng trưởng âm so với năm trước liền kề, nhưng tốc độ tăng trưởng

vốn ĐT cho PT chung của lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giữ vai trò quân bình

của các ngành, điều này thể hiện vốn ĐT cho PT nông nghiệp thiếu nhiều, có sự điều

chỉnh mạnh vốn ĐT cho PT cho các ngành trong nông nghiệp qua các năm. Vốn ĐT

cho PT thủy lợi tăng ở mức cao (giai đoạn 2001-2005 là 47,53%; 2006-2010 là

37,25%), không ổn định.

b) Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo huyện, thị, thành phố Huế

Tỷ trọng vốn ĐT cho PT nông nghiệp của các huyện, thị xã, thành phố Huế thay

đổi lớn trong giai đoạn 2001-2013, trong những năm đầu tỷ trọng của các huyện

Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và A Lưới chiếm tỷ trọng lớn về sau đặc biệt từ năm

2006 trở đi tỷ trọng vốn ĐT cho PT nông nghiệp thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu

(39,71%), (bảng 3.4, trang sau).

Tỷ trọng vốn ĐT cho PT ngành nông nghiệp các huyện Phong Điền và A Lưới

chiếm tỷ trọng chủ yếu trong những năm đầu nhưng có xu hướng giảm mạnh dần đều,

trong khi của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà và Quảng Điền tăng mạnh

những năm cuối lên xấp xỉ mức của các huyện Phong Điền và A Lưới. Chương trình

Kiên cố hoá 537 km kênh mương trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Huế với

mức vốn đầu tư là 92 tỷ đồng.

84

Bảng 3.4. Giá trị (theo giá cố định 1994) và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp các huyện, thị xã, thành phố Huế thời kỳ 2001-2013

Địa

phương Chỉ tiêu

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

Phong

Điền

Nông nghiệp 96,6 73,7 170,3 0,8 24,8 14,2 18,8 1,2

Lâm nghiệp 5,8 6,8 12,6 1,7 11,7 8,0 9,4 2,6

Thuỷ sản 30,3 12,8 43,1 59,3 16,9 10,2 14,2 92,0

Thuỷ lợi 49,7 78,0 127,7 2,7 11,7 6,5 7,9 4,2

Tổng cộng 176,0 174,1 350,0 64,4 16,8 9,1 11,8 14,0

Quảng

Điền

Nông nghiệp 17,3 64,1 81,4 0,0 4,4 12,4 9,0 0,0

Lâm nghiệp 3,0 6,8 9,8 0,8 6,0 8,0 7,3 71,2

Thuỷ sản 48,0 17,4 65,3 0,0 26,8 13,9 21,4 0,0

Thuỷ lợi 35,7 46,8 82,4 0,3 8,4 3,9 5,1 28,8

Tổng cộng 103,9 135,0 238,9 1,2 9,9 7,0 8,1 0,3

Hương

Trà

Nông nghiệp 36,6 60,4 97,0 0,8 9,4 11,7 10,7 23,6

Lâm nghiệp 7,1 12,9 19,9 1,5 14,3 15,2 14,9 45,6

Thuỷ sản 5,9 9,1 15,0 0,0 3,3 7,3 4,9 0,0

Thuỷ lợi 44,6 84,7 129,3 0,3 10,5 7,1 8,0 10,1

Tổng cộng 94,1 167,1 261,2 3,4 9,0 8,7 8,8 0,7

Huế

Nông nghiệp 4,9 5,1 10,0 0,0 1,3 1,0 1,1 0,0

Lâm nghiệp 3,7 6,8 10,5 1,0 7,4 8,1 7,8 66,6

Thuỷ sản 1,0 6,4 7,3 0,0 0,5 5,1 2,4 0,0

Thuỷ lợi 7,9 11,4 19,3 0,3 1,8 1,0 1,2 22,6

Tổng cộng 17,4 29,7 47,1 1,5 1,7 1,5 1,6 0,3

Phú

Vang

Nông nghiệp 14,9 51,2 66,2 0,6 3,8 9,9 7,3 3,9

Lâm nghiệp 3,7 6,8 10,5 1,1 7,4 8,0 7,8 7,0

Thuỷ sản 59,2 44,6 103,8 4,9 33,0 35,6 34,1 32,0

Thuỷ lợi 106,4 127,5 233,9 8,7 25,0 10,7 14,4 56,6

Tổng cộng 184,2 230,1 414,3 15,4 17,6 12,0 14,0 3,3

85

Hương

Thuỷ

Nông nghiệp 28,3 56,0 84,3 0,0 7,3 10,8 9,3 0,0

Lâm nghiệp 5,8 12,3 18,1 1,0 11,8 14,5 13,5 0,4

Thuỷ sản 0,4 10,9 11,3 0,2 0,2 8,7 3,7 0,1

Thuỷ lợi 63,0 775,3 838,3 271,8 14,8 64,9 51,7 99,6

Tổng cộng 97,5 854,4 951,9 272,9 9,3 44,5 32,1 59,2

Phú Lộc

Nông nghiệp 25,5 34,5 60,0 3,6 6,5 6,7 6,6 3,9

Lâm nghiệp 9,1 12,8 22,0 5,6 18,5 15,2 16,4 6,1

Thuỷ sản 33,7 13,6 47,4 2,6 18,8 10,9 15,6 2,9

Thuỷ lợi 73,8 41,5 115,2 78,4 17,3 3,5 7,1 86,6

Tổng cộng 142,2 102,4 244,6 90,5 13,6 5,3 8,3 19,6

Nam

Đông

Nông nghiệp 53,8 79,8 133,6 0,9 13,8 15,4 14,7 30,8

Lâm nghiệp 3,6 7,1 10,7 1,3 7,4 8,3 8,0 43,2

Thuỷ sản 0,4 5,3 5,7 0,0 0,2 4,2 1,9 0,0

Thuỷ lợi 25,1 11,0 36,1 0,3 5,9 0,9 2,2 11,6

Tổng cộng 82,8 103,2 186,1 2,9 7,9 5,4 6,3 0,6

A Lưới

Nông nghiệp 112,2 93,2 205,3 4,3 28,7 18,0 22,6 50,4

Lâm nghiệp 7,7 12,3 19,9 1,7 15,5 14,5 14,9 19,5

Thuỷ sản 0,4 5,3 5,7 0,1 0,2 4,2 1,9 1,4

Thuỷ lợi 19,9 18,6 38,4 1,8 4,7 1,6 2,4 20,4

Tổng cộng 140,1 129,3 269,4 8,6 13,4 6,7 9,1 1,9

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tỷ trọng vốn ĐT cho PT lâm nghiệp tương đối đồng đều giữa các huyện, thị xã

và thành phố Huế, trong đó vốn ĐT cho PT lâm nghiệp Phú Lộc chiếm tỷ trọng cao

nhất, vốn ĐT cho PT lâm nghiệp của huyện miền núi Nam Đông thấp hơn so với các

thị xã, thành phố Huế và các huyện khác. Một số dự án đầu tư cho lâm nghiệp điển

hình như: Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Bạch Mã trên địa bàn huyện Phú Lộc quy mô

diện tích 22.030 ha, mức vốn đầu tư 69,7 tỷ đồng. Dự án sản xuất cà phê trên địa bàn

huyện A Lưới quy mô diện tích 1000 ha, mức vốn đầu tư 34,3 tỷ đồng.

Tỷ trọng vốn ĐT cho PT thuỷ sản huyện Phú Vang đạt mức cao, cách biệt so

với các địa phương khác, các huyện Phú Lộc, Quảng Điền đạt mức tương đối lớn và

86

của các huyện còn lại, các thị xã và thành phố Huế đạt mức thấp đúng với tiềm năng

khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, riêng huyện Phong Điền còn thấp.

Một số dự án đầu tư về thuỷ sản lớn như: Dự án Khu nuôi trồng chế biến dịch

vụ thuỷ hải sản Vinh An, huyện Phú Lộc quy mô 50 ha, mức vốn 20 tỷ đồng. Dự án

mở rộng cảng cá Thuận An quy mô diện tích 1,69 ha, mức vốn đầu tư là 72,7 tỷ đồng.

Dự án Khu liên hiệp nuôi-chế biến thuỷ sản Chân Mây, huyện Phú Lộc quy mô 50 ha,

mức vốn đầu tư 24 tỷ đồng. Dự án Cảng cá Tư Hiền trên địa bàn huyện Phú Lộc, quy

mô xây dựng Bến dài 80m, phục vụ tàu có công suất tới 500CV, mức vốn đầu tư 28 tỷ

đồng. Dự án đầu tư Khu công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình khép kín trên

địa bàn huyện Phong Điền quy mô 218 ha, với mức vốn đầu tư 71 tỷ đồng.

Từ năm 2012 đã có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn về thuỷ sản trên địa

bàn huyện Phong Điền làm thay đổi hẵn cơ cấu vốn ĐT cho PT thuỷ sản của các

huyện giai đoạn 2011-2013, đây là dấu hiệu tốt trong thu hút vốn ĐT cho PT thuỷ sản

trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tỷ trọng vốn ĐT cho PT ngành thuỷ lợi của thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu

(đạt 54,62% cả giai đoạn), đặc biệt là giai đoạn từ năm 2006 trở về sau, trong khi giai

đoạn đầu của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền chiếm tỷ trọng lớn. Vốn đầu

tư cho thuỷ lợi tập trung chủ yếu cho một số dự án lớn, do Trung ương đầu tư, các dự

án điển hình trên địa bàn các huyện, thị xã như:

Dự án Chống xói lở bờ biển Hải Dương – Thuận An trên địa bàn huyện Phú

Vang nhằm xây dựng 5,9 km đê, kè với tổng mức đầu tư 414,7 tỷ đồng. Dự án Hồ

chứa nước Thuỷ Yên – Thuỷ Cam trên địa bàn huyện Phú Lộc phục vụ tưới 1.270 ha,

cấp nước 86.000 m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư 654 tỷ đồng. Tiểu dự án thuỷ lợi

Tây Nam Hương Trà trên địa bàn thị xã Hương Trà với tổng mức vốn đầu tư 252,4 tỷ

đồng. Dự án Nâng cấp tuyến đê Đông Tây Ô Lâu (đoạn từ Vân Trình đến Cửa Lác),

với quy mô 22,5km đê, mức vốn đầu tư là 92,9 tỷ đồng. Dự án đầu tư Kè chống khẩn

cấp sông Ô Lâu quy mô 6,7 km đê, mức vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.

Dự án đầu tư Hồ chứa nước Tả Trạch trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ quy mô

phục vụ tưới 34.782ha, phát điện 18.000KW, mức vốn đầu tư là 3.848 tỷ đồng, đây là

dự án có vốn đầu tư rất lớn trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ, dẫn đến tỷ trọng vốn đầu

87

tư thuỷ lợi thị xã Hương Thuỷ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn ĐT cho PT nông

nghiệp thị xã Hương Thuỷ và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư cho thuỷ

lợi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh

a) Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế

Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so GDP (theo giá cố định 1994)

tỉnh Thừa Thiên Huế 1991-2013 (%)

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

Tổng nền kinh tế 24,0 40,6 65,0 57,0 44,8 33,8 60,0 50,1

Công nghiệp 54,9 52,1 29,5 38,8 23,5 53,1 35,8 34,3

Dịch vụ 18,7 46,4 107,3 75,6 62,9 35,5 87,3 69,1

Tổng nông nghiệp 7,9 7,8 12,4 8,1 7,5 7,9 10,1 8,9

Nhóm lâm nghiệp 8,6 7,6 8,0 6,4 5,3 8,1 7,2 7,3

Thuỷ sản 2,3 8,9 26,2 12,3 12,6 6,6 18,1 14,4

Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

Tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP nông nghiệp thời kỳ 1991-2013 đạt mức rất

thấp (8,9%) so với tỷ lệ chung (50,1%), nguyên nhân là do những năm gần đây tỉnh

Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ, thu hút mạnh

nguồn vốn ĐT cho PT dịch vụ, du lịch. Tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP ngành thủy

sản rất thấp so với các ngành khác giai đoạn 1991-2000 nhưng tăng mạnh giai đoạn

2001-2013 (bảng 3.5). Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 1991-2013, một đồng

GDP được tạo ra được sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp

(0,09 đồng), thấp hơn nhiều cả nền kinh tế và các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ICOR

Chỉ số ICOR Thừa Thiên Huế thấp hơn bình quân cả nước nhưng tăng nhanh

qua các giai đoạn. ICOR nông nghiệp giảm dần so với ICOR bình quân chung của

88

tỉnh, ICOR ngành thuỷ sản rất thấp bình quân chung và bình quân nông nghiệp, nhưng

tăng mạnh giai đoạn 2006-2010 và giảm lại trong giai đoạn 2011-2013 (bảng 3.6).

Bảng số 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013

(Giá cố định năm 1994, dấu - :chỉ giá trị ICOR âm)

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

1991-

2000

2001-

2010

1991-

2013

ICOR chung 2,7 6,5 6,8 4,7 5,1 4,5 5,5 5,5

ICOR công nghiệp 3,8 5,4 2 2,5 3,0 4,5 2,3 2,7

ICOR dịch vụ 1,5 6,5 13 6,1 5,4 3,7 8,5 6,8

ICOR tổng nông nghiệp 5,1 4,9 2,9 3,7 4,8 5,0 3,1 3,8

ICOR nông lâm - - 4,4 2,9 - - 3,6 8,3

ICOR thuỷ sản 0,1 0,8 2,1 5,6 2,3 0,5 2,5 1,5

Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

Chỉ số này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cao hơn

bình quân chung tỉnh Thừa Thiên Huế và nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt ngành thủy

sản đạt mức cao nhất, ngành thủy sản thiếu nhiều vốn.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua chỉ số đóng góp của

các nhân tố vào tăng trưởng GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Đóng góp của vốn ĐT cho PT vào tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế trong

giai đoạn 2001-2005 chiếm chủ yếu dẫn đến TFP âm, nhưng giảm mạnh giai đoạn

2006-2013 trong khi đóng góp lao động thấp nên TFP khá lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh

tế của vốn ĐT cho PT thấp trong 2001-2005 nhưng đã tăng mạnh trong 2006-2013.

Trong giai đoạn 2001-2013, đóng góp của các yếu tố của các lĩnh vực công nghiệp,

dịch vụ, nông nghiệp vào tăng trưởng đều không ổn định, trong đó đóng góp của lao

động dịch vụ và công nghiệp vào tăng trưởng thấp nhưng cao hơn nông nghiệp, đóng

góp vốn ĐT cho PT và TFP có giai đoạn quá cao có giai đoạn quá thấp.

Trong giai đoạn 2001-2013, tăng trưởng GDP nông nghiệp chủ yếu do đóng

góp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp, lao động nông nghiệp âm cả thời kỳ, dẫn đến

TFP nông nghiệp đạt mức cao, vốn ĐT cho PT nông nghiệp đạt hiệu quả, điều này là

chủ yếu ngành thuỷ sản, ở nhóm ngành nông lâm không hiệu quả. Nhìn chung, đóng

góp các yếu tố của các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định (bảng 3.7).

89

Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Thừa

Thiên Huế giai đoạn 2001-2013 (%)

TT Chỉ tiêu 2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2013

1 Tăng trưởng GDP chung 9,6 11,6 10,8 8,8 10,4

Công nghiệp 15,0 14,3 15,3 7,7 13,5

Dịch vụ 8,2 12,4 10,3 11,6 10,6

Tổng nông nghiệp 4,2 1,9 3,2 1,6 2,8

Nhóm nông lâm nghiệp 1,8 1,8 2,0 -0,1 1,5

Thuỷ sản 12,4 2,3 7,2 5,5 6,8

2 Đóng góp vốn ĐT cho PT chung 9,2 1,9 6,9 1,5 5,2

Công nghiệp 2,4 1,6 4,9 -1,7 2,6

Dịch vụ 16,1 1,5 8,8 5,0 7,5

Tổng nông nghiệp 6,5 4,0 6,3 2,1 0,9

Nhóm nông lâm nghiệp 6,8 6,7 8,0 2,3 0,6

Thuỷ sản 5,8 -0,9 1,4 1,9 1,6

3 Đóng góp lao động chung 2,3 1,1 0,9 1,2 1,0

Công nghiệp 2,5 1,2 2,9 3,1 3,0

Dịch vụ 4,3 1,9 0,6 1,5 1,0

Tổng nông nghiệp -0,2 -0,3 -0,4 -1,3 -5,5

Nhóm nông lâm nghiệp -1,4 -0,7 -0,1 -1,6 3,4

Thuỷ sản 9,3 0,4 4,1 -1,1 -7,4

4 Đóng góp TFP chung -2,0 8,7 3,0 6,1 4,1

Công nghiệp 10,1 11,5 7,5 6,4 7,9

Dịch vụ -12,2 8,9 0,9 5,1 2,1

Tổng nông nghiệp -2,1 -1,8 -2,7 0,8 7,5

Nhóm nông lâm nghiệp -3,6 -4,2 -5,3 -0,8 -2,5

Thuỷ sản -2,7 2,8 1,6 3,7 12,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư và Niên giám thống kê hàng năm của

Cục Thống kê Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013

Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 2001-2013, một % tăng trưởng GDP

nông nghiệp được tạo ra do vốn đầu tư trong nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu

hướng phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho

phát triển nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của khoa học công nghệ,

và quản lý, chất lượng lao động.

Kiểm chứng mối tương quan tăng trưởng GDP, vốn đầu tư cho phát triển, lao

động của tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm và ngành

90

thuỷ sản theo mô hình Cobb-Douglas và mô hình Solow bằng phương pháp Least

Squares, kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation

LM, kết quả cho thấy tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông

lâm hội tụ trong tương quan tỷ lệ tăng trưởng GDP, vốn đầu tư cho phát triển, lao

động do R2, p-value đạt mức thấp, các kiểm định Durbin-Watson và kiểm định

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM là phù hợp, riêng ngành thuỷ sản không hội tụ

do p-value đạt mức cao.

Tương tự khi kiểm chứng bình quân lao động kết quả cho thấy R2 đạt mức cao,

p-value đạt ở mức thấp, tức là có mối tương quan, hội tụ ở mức cao. Điều này phù hợp

với nhiều nước, địa phương trên thế giới.

Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động là do đóng góp

của tăng số lượng vốn bình quân lao động và giảm số lượng lao động, ngoại trừ ngành

thuỷ sản tăng trưởng GDP bình quân lao động do đóng góp tăng của vốn bình quân lao

động và số lượng lao động.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp chủ yếu dùng để xây dựng các công

trình, mua sắm trang thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa một lượng vốn cho

công nghiệp và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch

vụ (toàn bộ giá trị vốn ĐT cho PT nông nghiệp sau khi đầu tư cho nông nghiệp được

chuyển dịch vào giá trị công nghiệp và dịch vụ).

Việc đầu tư vốn phát triển nông nghiệp chủ yếu nằm ở vùng nông thôn, miền

núi, hải đảo, do vậy góp phần chuyển dịch sự phát triển ở các vùng khó khăn, phát

triển kinh tế nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

b) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với phát triển xã hội

Tạo việc làm, tăng năng suất và đào tạo lao động

Năng suất lao động lĩnh vực nông nghiệp đạt mức thấp, bình quân 2.870 nghìn

đồng giai đoạn 2001-2005, 3.461 nghìn đồng giai đoạn 2006-2010 và 3.892 nghìn

đồng giai đoạn 2011-2013, năng suất lao động bị giảm từ năm 2006 về sau. Năng suất

lao động nhóm ngành nông lâm không tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 và giảm trong

91

giai đoạn 2011-2013. Ngành thủy sản tăng rất cao giai đoạn 2001-2005 nhưng tăng rất

thấp giai đoạn 2006-2010, phù hợp với mức độ vốn ĐT cho PT thủy sản (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp thời kỳ 2001-2013

T

T Chỉ tiêu Đvt

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

2001-

2010

2001-

2013

1 NSLĐ tổng nông nghiệp 1000đ/ng 2.870 3.461 3.892 3.162 3.324

Nhóm nông lâm 1000đ/ng 2.617 3.039 3.388 2.823 2.945

Thuỷ sản 1000đ/ng 4.138 5.414 6.082 4.798 5.106

2 Tăng NSLĐ tổng nông nghiệp % 2,1 1,4 1,5 2,8 2,8

Nhóm nông lâm % 0,0 1,6 -0,2 1,9 1,9

Thuỷ sản % 8,9 0,5 3,4 5,1 5,3

3 Việc làm tăng thêm từ vốn

ĐT cho PT tổng nông nghiệp ngàn chỗ 126,1 128,5 63,3 250,4 301,3

Nhóm nông lâm ngàn chỗ 103,1 120,1 58,8 223,6 272,4

Thuỷ sản ngàn chỗ 23,0 8,4 4,5 26,7 29,0

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Tốc độ tăng năng suất lao động thấp hơn so tốc độ tăng trưởng kinh tế; năm

2009 năng suất lao động bình quân bằng 93% so bình quân chung cả nước, năng suất

lao động nông nghiệp chỉ bằng 34% so năng suất lao động chung toàn tỉnh [53]. Tỷ lệ

hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 4%/năm, thu nhập bình quân hộ gia đình ở

khu vực nông thôn năm 2008 đạt 665,7 nghìn đồng/người/tháng, tăng hơn 2 lần so năm

2004 [51].

Số việc làm được tạo ra từ vốn ĐT cho PT các ngành nông nghiệp và lâm

nghiệp rất lớn, ngành thuỷ sản thấp, trái ngược với tổng số lao động nhóm ngành nông

lâm giảm, lao động ngành thuỷ sản tăng, cho thấy vốn ĐT cho PT nông nghiệp chưa

có hiệu quả, cần điều chỉnh tăng vốn ĐT cho PT cho ngành thuỷ sản nhiều hơn các

ngành nông và lâm nghiệp.

Tổng thu nhập bình quân một người lao động doanh nghiệp nông nghiệp được

trả 18 triệu đồng/năm giảm từ 21 triệu đồng năm 2005 xuống còn 13 triệu đồng năm

92

2008 sau đó tăng lên 19 triệu đồng năm 2010, trong khi của các doanh nghiệp lĩnh vực

công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng tăng dần.

Thu nhập bình quân hàng năm người lao động ngành nông nghiệp đạt thấp 17

triệu đồng giảm từ 22 triệu đồng năm 2005 xuống còn 14 triệu đồng năm 2010, doanh

nghiệp ngành lâm nghiệp đạt mức khá 37 triệu đồng năm 2005 sau đó giảm đột ngột

xuống còn 19 triệu đồng và tăng dần lên mức 38 triệu đồng năm 2010. Thu nhập bình

quân người lao động ngành thủy sản bằng ngành nông nghiệp nhưng có xu hướng tăng

nhanh từ 6 triệu đồng 2005 lên 29 triệu đồng 2010. Tốc độ tăng thu nhập bình quân

lao động giai đoạn 2006-2010 các doanh nghiệp nông nghiệp là 1,95% thấp hơn nhiều

so với tốc độ tăng bình quân của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Trong đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,33%, doanh

nghiệp lâm nghiệp tăng 5,9%, doanh nghiệp ngành thủy sản tăng 46,69%.

Tỉnh đã huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực cho chương trình xoá đói giảm

nghèo (Vốn huy động 5 năm ước đạt 2.208 tỷ đồng, tăng 2,76 lần so kế hoạch); nâng

cao năng lực cán bộ, triển khai các hoạt động khuyến nông, xây dựng mô hình sản

xuất, trồng trọt, chăn nuôi có năng suất và hiệu quả cao, thực hiện chính sách cho hộ

nghèo vay vốn (170.500 lượt hộ vay so với kế hoạch 5 năm của chương trình là

150.000 lượt hộ), dạy nghề con em hộ nghèo.

Trong giai đoạn 2006-2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia bố trí

cho đào tạo nghề lao động nông thôn và người nghèo là 115 tỷ đồng nhằm đầu tư cơ

sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ công tác đào tạo nghề và trong giai đoạn 2006-2011,

chỉ riêng chương trình này đã đào tạo nghề cho 13.388 người lao động (đào tạo 7.304

lao động nuôi trồng, chăn nuôi, thú y, chế biến thuỷ hải sản, đào tạo 4.243 lao động về

cơ khí nông nghiệp, điện nông nghiệp, sửa chữa máy nổ, đào tạo 2340 lao động về

dịch vụ nông nghiệp). Đầu tư xây dựng và hỗ trợ đào tạo 01 trường cao đẳng nghề, 2

trường trung cấp và 12 trung tâm, cơ sở dạy nghề, góp phần quan trọng trong công tác

đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

93

Tạo sản phẩm thiết yếu cho xã hội

Báo cáo về tình hình đầu tư, sản xuất nông nghiệp, liên quan đến các sản phẩm

thiết yếu, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế [51], [52], [53] đánh giá:

Hình thành nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả; một số địa phương đã

khẳng định được đất trồng cây ăn quả đặc sản với giá trị thu hoạch đạt 80-120 triệu

đồng/ha; vùng đất bãi chuyên canh ngô có giá trị thu hoạch từ 35 - 40 triệu đồng/ha;

vùng đồng bằng có các mô hình chuyên canh rau, chuyên canh hoa, cây cảnh cho thu

hoạch trên 100 triệu đồng/ha; mô hình 1vụ lúa - 1vụ cá cho thu hoạch 30 triệu

đồng/ha; nuôi trồng thuỷ sản cho thu hoạch trên cát từ 50 - 55 triệu đồng/ha, trên đầm

từ 100 – 200 triệu đồng/ha.

Giá trị bình quân trên 1 ha canh tác lúa tăng từ 10,8 triệu đồng năm 2000 lên 20

triệu đồng năm 2005. Giá trị bình quân 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản từ 27,9

triệu đồng năm 2000 tăng lên 52,3 triệu đồng năm 2005, riêng nuôi tôm: từ 34,5 triệu

đồng lên 68 triệu đồng, trong đó, nuôi tôm thâm canh đạt 134 triệu đồng và nuôi cao

triều trên cát đạt 127 triệu đồng.

Thực hiện đề án “dồn điền, đổi thửa” từ năm 2003, giao đất tại thực địa ở 63 xã

với 27.291 hộ làm giảm trên 60% số thửa đất, diện tích một thửa nhỏ nhất là 500m2,

tăng trên 5 lần, giải quyết tình trạng phân tán, manh mún; gắn qui hoạch đồng ruộng

với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh. Giai

đoạn 2006-2010, giao đất rừng cho các địa phương phát triển rừng sản xuất trên

60.000 ha rừng kinh tế, sản lượng khai thác hàng năm trên 100 nghìn m3.

Kinh tế vườn – rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi

trường tự nhiên (tỷ lệ che phủ rừng năm 2006 đứng thứ 7/64 tỉnh, thành). Tuy nhiên,

trên 70% diện tích gieo trồng vẫn là cây lúa; cây ăn quả chủ yếu vẫn là vườn tạp.

Công tác đổi mới giống hiệu quả chưa cao.

Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao tỷ lệ bò lai sind chiếm 17,7%

năm 2005 và 27% năm 2010, lợn ngoại chiếm 2,3% năm 2005 và 2% năm 2010 tổng

đàn. Giai đoạn 2006-2010 đã đầu tư cải thiện chất lượng đàn gia súc, nâng tỷ lệ bò lai

sind từ 16% (năm 2005) lên 27% (năm 2010), tỷ lệ lợn ngoại trong tổng đàn tăng từ 0,7%

lên 2%; hình thành một số mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và các trang trại chăn

94

nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm soát giết

mổ thực hiện chặt chẽ, tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt trên 85%.

Sản lượng đánh bắt thuỷ sản 5 năm 2001-2005 đạt 82,74 nghìn tấn, bình quân

một năm tăng 3,4 nghìn tấn so với thời kỳ 1996-2000.

Kết quả tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu năng suất, sản

lượng sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tỉnh Thừa Thiên Huế (phụ lục 42) cho thấy:

Sản lượng, năng suất các cây lương thực tăng nhanh, tương đối ổn định qua các

năm từ năm 1995 đến năm 2013, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực, ổn

định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội của

tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong

nước như hiện nay, thể hiện trình độ sản xuất tăng lên.

Diện tích, sản lượng các cây công nghiệp tăng nhanh trong cả giai đoạn 1995-

2013, nhưng diện tích cây lạc, sản lượng cà phê giảm, sản lượng lạc tăng chậm trong

giai đoạn 2006-2013. Diện tích cây ăn quả năm 2005 tăng 1.579 ha, trong đó các loại

bưởi, thanh trà tăng 742 ha so với năm 2000.

Số lượng trâu, bò giảm dần từ năm 1995 đến năm 2001, sau đó tăng dần đến

năm 2008 và sau đó giảm dần, tốc độ giảm giai đoạn 1996-2000 đàn trâu là 3%, đàn

bò 3,2%, trong giai đoạn 2001-2005 đàn trâu tăng 0,1%, đàn bò tăng 0,6%, trong giai

đoạn 2006-2010 đàn trâu giảm 3,2%, đàn bò tăng 0,8%. Số lượng lợn tăng trong giai

đoạn 1996-2005, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005 nhưng lại giảm trong

giai đoạn 2006-2010 (giảm bình quân hàng năm 1%) và tăng trở lại 2011-2013.

Số lượng gia cầm tăng cả trong giai đoạn 1996-2010 đặc biệt tăng nhanh trong

giai đoạn 1996-2000 và 2006-2013.

Diện tích, sản lượng thuỷ sản tăng cả trong giai đoạn 1995-2013, đặc biệt là

nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích và sản lượng nuôi tôm tăng nhanh trong giai đoạn 1995-

2005 và bị chững lại trong giai đoạn 2006-2010, năng suất nuôi tôm tăng nhanh thời

kỳ 1995-2013.

Cơ cấu nội bộ ngành thủy sản chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng nuôi

trồng, giảm tỷ trọng đánh bắt, phát triển theo hướng bền vững, gắn tăng hiệu quả với

95

bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định diện tích nuôi trồng, giảm mật độ nuôi và tập

trung làm tốt việc kiểm dịch, dập dịch, hướng dẫn kỹ thuật, chủ động con giống.

c) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện kiên cố

hóa kênh mương và đầu tư cho các công trình đê, kè sông, biển theo các chương trình

của tỉnh và Trung ương đặc biệt là việc đầu tư xây dựng đập hồ Truồi, hồ Tả Trạch, hồ

chứa nước Thuỷ Yên-Thuỷ Cam, hồ Châu Sơn…đây là những công trình lớn đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước

biển dâng, phục vụ tưới, tiêu.

Đưa vào hoạt động một số hồ đập mới nâng dung tích chứa toàn tỉnh lên 77

triệu m3, đầu tư mới 16 trạm bơm, nâng cấp hệ thống đê ngăn mặn ven đầm phá,

hoàn thành đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long; bê tông hoá 537 km kênh mương,

đạt mục tiêu kế hoạch đề ra [56]. Với mức đầu tư vốn cho thuỷ lợi (633 tỷ đồng giai

đoạn 2001-2005 và 2.783 tỷ đồng giai đoạn 2006-2010) và năng lực tưới tiêu tăng

thêm (bảng 3.9), xét về kinh tế không có hiệu quả. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa quan

trọng trong việc duy trì, nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo phát triển sản xuất lương

thực, thực phẩm, các sản phẩm thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội.

Bảng 3.9. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn,

diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010

Chỉ tiêu Đơn vị

Năng

lực

2000

Năng

lực

2005

Tăng

2006

Tăng

2007

Tăng

2008

Tăng

2009

Tăng

2010

Năng lực tưới ngàn ha 38.6 41.15 1.04 1.12 1.28 1.01 45.6

Năng lực tiêu ngàn ha 6.9 11.2 0.51 0.72 0.68 0.75 13.86

Năng lực ngăn mặn ngàn ha 20.1 11.96 0.18 0.12 0.09 0.15 12.5

Diện tích rừng trồng mới ngàn ha 41.1 60.9 5.9 5.1 5.4 4.0 4.0

Vốn đầu tư thuỷ lợi tỷ đồng 237 517 646 645 739

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Với việc ngăn mặn, giữ ngọt, trồng rừng, đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên và môi

trường, đặc biệt trong điều kiện Thừa Thiên Huế là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng trực

96

tiếp, nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, việc đầu tư cho các chương trình, dự án

này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững. Diện tích trồng

rừng tập trung và khoanh nuôi tái sinh được đầu tư, duy trì khá đều qua các năm (phụ

lục 42), do vậy, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 187,5 ngàn ha năm 1995 lên 227,3 ngàn ha

năm 2000 và 286,9 ngàn ha năm 2013; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,1% năm 1995

lên 45% năm 2000 và 57% năm 2013 vượt so với kế hoạch đề ra (55% năm 2010).

3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương và

vùng sinh thái

Tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với giá trị sản lượng nông nghiệp của huyện ven biển,

đầm phá Phong Điền và thị xã Hương Thuỷ thấp hơn so với huyện miền núi A Lưới

(rất cao), nhưng vẫn tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp khá đều đặn dẫn đến

ICOR nông nghiệp huyện Phong Điền và Hương Thủy thấp hơn nhiều, hiệu quả vốn

ĐT cho PT nông nghiệp cao hơn nhiều so với huyện A Lưới (bảng 3.10)

Bảng 3.10. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với giá trị sản lượng và

ICOR nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái giai đoạn 2001-2013

Đvt: Tỷ lệ (%), ICOR (lần), theo giá cố định 1994

Huyện,

thị xã Chỉ tiêu

Tỷ lệ vốn đầu tư cho nông

nghiệp so với giá trị sản lượng ICOR

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

Phong

Điền

Tổng cộng 25,9 12,2 17,9 16,9 3,9 1,4 2,5 -2,9

Thuỷ sản 74,7 12,3 31,0 3,5 0,4 1,6

Nông lâm nghiệp 30,4 15,1 22,0 5,4 3,1 4,8

Hương

Thuỷ

Tổng cộng 13,6 27,6 21,0 5,6 6,0 7,7 9,8 -1,8

Thuỷ sản 6,2 33,6 26,2 0,2 4,4 1,1

Nông lâm nghiệp 9,8 8,1 15,1 1,4 3,2 1,3

A Lưới

Tổng cộng 112,9 85,6 97,9 20,6 37,5 27,0 29,0 4,4

Thuỷ sản 14,7 92,5 58,0 -2,8 5,1 14,7

Nông lâm nghiệp 117,6 85,3 99,9 34,8 32,5 29,9

Nguồn: Tính từ dữ liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thống kê Phong Điền, A Lưới, Hương Thuỷ

97

Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng của Phong Điền và Hương Thủy

đều bị âm, A Lưới tăng trưởng khá cao trái ngược với các giai đoạn trước đó.

Phù hợp với tình hình chung toàn tỉnh và những phân tích ở trên, hiệu quả vốn

ĐT cho PT thuỷ sản theo ICOR của Phong Điền và Hương Thuỷ khá cao, riêng A

Lưới thấp. Nhóm ngành nông lâm nghiệp Phong Điền, Hương Thủy có hiệu quả vốn

ĐT cho PT khá cao, A Lưới đạt mức rất thấp. Tăng trưởng giá trị sản lượng nông

nghiệp Phong Điền cao hơn nhiều Hương Thuỷ và A Lưới, trong đó đóng góp của

TFP nông nghiệp Phong Điền tuy không cao, nhưng đều trong cả thời kỳ 2001-2013,

trong khi Hương Thuỷ âm trong 2006-2010, tăng trưởng không đáng kể 2011-2013

(chủ yếu do đóng góp của TFP thuỷ sản, còn của nhóm ngành nông lâm nghiệp tăng

trưởng không đáng kể 2001-2005 và âm trong 2006-2010) và của A Lưới âm trong

2001-2005 và tăng trưởng khá cao 2006-2010 (bảng 3.11).

Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bình quân hàng năm

vào tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp theo địa phương, vùng sinh thái

2001-2013

Chỉ tiêu và địa

phương

Tăng trưởng giá trị

sản lượng nông nghiệp (%)

Đóng góp vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp (%)

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

2001-

2005

2006-

2010

2001-

2010

2011-

2013

Phong Điền 6,6 8,9 7,0 -5,7 -1,0 -1,1 -1,3 18,9

Hương Thuỷ 2,3 3,6 2,1 -3,1 2,3 -4,6 0,6 -4,3

Thuỷ sản 32,8 8,6 22,2 1,7 -8,2 5,2

Nông lâm nghiệp 1,4 3,2 1,3 2,4 -3,9 0,3

A Lưới 3,0 3,2 3,4 4,7 13,3 -15,3 -1,8 -13,5

Đóng góp lao động nông nghiệp Đóng góp TFP nông nghiệp

Phong Điền -0,2 0,1 0,0

na

7,8 9,9 8,3

na

Hương Thuỷ 0,3 0,6 1,0 -0,4 7,5 0,6

Thuỷ sản 32,8 8,6 22,2 21,6 21,2 18,7

Nông lâm nghiệp 0,4 0,5 1,0 -1,4 6,5 0,0

A Lưới -0,2 -1,5 -1,8 -10,1 19,9 6,9

Nguồn: Tính từ dữ liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thống kê Phong Điền, A Lưới, Hương Thuỷ

98

Riêng từ năm 2011 đến nay, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp huyện miền

núi A Lưới đã có nhiều cải thiện rõ rệt, tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp cao

hơn các giai đoạn trước, ICOR giảm mạnh, trái ngược với Phong Điền và Hương

Thuỷ giá trị sản lượng giảm dẫn đến ICOR âm, điều này đặc biệt cần được quan tâm.

Nhìn chung, hiệu quả vốn ĐT cho PT lĩnh vực của từng huyện phù hợp với hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp toàn tỉnh, hiệu quả vốn ĐT cho PT ngành thuỷ sản

đạt mức cao, nhóm ngành nông lâm thấp hơn. Mặc dù vốn ĐT cho PT nông nghiệp

huyện ven biển, đầm phá Phong Điền tăng trưởng thấp hơn, nhưng hiệu quả vốn ĐT

cho PT nông nghiệp cao hơn địa phương đồng bằng (thị xã Hương Thuỷ) và huyện

miền núi A Lưới.

Điều này phù hợp với tiềm năng phát triển thuỷ sản của các huyện ven biển và

đầm phá, và sự chia cắt, địa hình bất lợi của huyện miền núi, những lợi thế về tiềm

năng phát triển lâm nghiệp của các huyện miền núi chưa được khai thác hiệu quả, các

địa phương đồng bằng với diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp nhưng vẫn chưa phát

triển được nông nghiệp công nghệ cao, năng suất, chất lượng cao.

3.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một số dự án, chương trình

Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (từ 1998), qua 11 năm thực hiện đã

góp phần thay đổi rõ nét cơ cấu ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp, cây lâm nghiệp có

tác dụng vừa cải tạo môi trường phủ ánh đất trống đồi núi trọc vừa giúp phần lớn các

hộ dân thoát nghèo và tiến đến làm giàu chủ yếu từ sản xuất lâm nghiệp [59].

Trong giai đoạn 1999-2009, đã huy động 374.876 triệu đồng, bao gồm: vốn

Trung ương 125.980 triệu đồng, địa phương 72.995 triệu đồng, viện trợ không hoàn

lại 54.300 triệu đồng, vốn huy động doanh nghiệp và dân 78.334 triệu đồng, vốn vay

tín dụng 43.267 triệu đồng. Trên cơ sở phương án quy hoạch 3 loại rừng năm 2001

(điều chỉnh trong các năm 2003, 2007), diện tích đưa vào quản lý bảo vệ rừng từ

1999-2009 là 330.625 lượt ha, trồng rừng là 42.138 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

rừng 81.360,75 lượt ha trên tổng số 86.200 lượt ha theo kế hoạch.

Đời sống các hộ tham gia nhận khoán được cải thiện, chỉ tiêu trồng rừng hàng

năm đều bảo đảm kế hoạch, chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên, cơ cấu

cây trồng đa dạng hơn, vừa có tác dụng phòng hộ, vừa giúp tăng thu nhập cho hộ dân,

99

tỷ lệ sống đạt cao trên 90%, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, số vụ

cháy rừng giảm đi rõ rệt. Sản lượng khai thác gỗ hàng năm trên 160 nghìn m3; trong

đó khai thác từ rừng trồng tự nhiên 4-5 nghìn m3/năm; tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng

được bảo tồn năm 2010 đạt 60,8%, 2011 đạt 61,6%. Tuy nhiên, việc đầu tư hạ tầng

cho các công trình này vẫn còn thấp, chỉ có 5% xây dựng hạ tầng nên các trang thiết bị

chưa đầy đủ.

Với sự đổi mới công tác giống và biện pháp thâm canh đã làm thay đổi căn bản

năng suất và hiệu quả công tác trồng rừng, năng suất từ 50-70m3/ha/chu kỳ với thu

nhập từ 20-30 triệu/ha lên 150-180m3/ha/chu kỳ với thu nhập 60-70triệu/ha giúp nhiều

hộ dân thoát nghèo và làm giàu từ rừng. Thông qua thực hiện dự án, công nghiệp chế

biến sử dụng gỗ rừng trồng thay thế dần cho gỗ rừng tự nhiên được phát triển, đồng

thời phát triển ngành chế biến lâm sản kết hợp cả quy mô lớn, vừa và nhỏ. Nhu cầu

tiêu thụ gỗ và nguyên liệu từ rừng trồng ngày càng tăng của các nước trong khu vực

như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…thông qua các đơn vị kinh doanh xuất nhập

khẩu trong và ngoài tỉnh, cùng với các nhà máy chế biến nguyên liệu được đầu tư đã

làm tăng nhu cầu và không xảy ra tình trạng ép giá thu mua.

Kết quả sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản từ năm 2004-2009 gồm 963 ngàn

tấn dăm gỗ, 126 ngàn m3 cửa xẻ gỗ, 22 ngàn m3 mộc dân dụng, 67 ngàn tủ gỗ, 114

ngàn bàn gỗ, 934 ngàn ghế gỗ, 3 ngàn giường, tủ. Từ năm 1999 đến 2009 có 12.183

hộ tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ, khoanh nuôi, trồng và chăm sóc rừng trong đó

khoán lâu dài có 110 nhóm hộ gồm 3.309 hộ, khoán công đoạn 872 nhóm hộ gồm

7.892 hộ góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống

người dân vùng dự án.

Thực hiện dự án đã góp phần to lớn trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, hạn chế tình trạng sạt

lỡ ven biển, điều hòa và giữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển bền

vững các hệ sinh thái rừng, kiểm soát các đe doạ về đa dạng sinh học trong vùng dự

án, vùng phòng hộ ven biển đã tăng diện tích rừng trồng lên gần 5.000 ha. Độ che phủ

rừng từ 43,0% năm 1999 lên 56,21% năm 2009.

100

Thực hiện kế hoạch về tài nguyên - môi trường và phát triển bền vững, UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế (ngày 08/8/2008) bổ sung nhiệm vụ cho các sở, ngành theo dõi

và đánh giá các chỉ tiêu về môi trường và phát triển bền vững vào kế hoạch 5 năm và

hàng năm, gồm 39 chỉ tiêu, đưa vào hệ thống biểu mẫu hướng dẫn xây dựng kế hoạch

kinh tế xã hội để các Sở, ngành chủ động theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực

hiện và xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm…nhờ vậy, hầu hết các chỉ tiêu môi

trường và phát triển bền vững đã được theo dõi và đánh giá[57].

Công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái đầm phá được chú

trọng. Xây mới khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, khu bảo tồn Sao La, thành lập

mới 6 khu bảo vệ thủy sản. Xây dựng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung;

thực hiện Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ; tìm nguồn tài trợ, xây dựng khu

bảo tồn đất ngập nước cửa sông Ô Lâu... Nâng diện tích các khu bảo tồn trên tổng diện

tích đất đạt 10,6%.

Chương trình củng cố nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, tỉnh

Thừa Thiên Huế, có tổng chiều dài được phê duyệt là 181km (trong đó có 174 cống),

với kinh phí 600 tỷ đồng. Từ năm 2006 đến nay đầu tư được 34 km đê (với 21 cống

các loại) với tổng mức đầu tư 148.444 triệu đồng, trồng 2,8 km cây chắn sóng, loại cây

chủ đạo là cây hóp với tổng mức đầu tư 11,780 triệu đồng (tuy nhiên do không phù hợp

với điều kiện thời tiết đến nay đa số cây hóp không phát triển); còn lại 147km đê trong

đó còn 169 cống nhu cầu tiếp tục đầu tư cần khoảng 972.426 triệu đồng [58].

Đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015 (2009), kết quả thực hiện sau 5 năm đã tổ

chức đào tạo và giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 850 lao động, đầu tư 2 dự

án xử lý nước thải giá trị 8,2 tỷ đồng, 14 dự án về mô hình sản xuất, chuyển giao công

nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hỗ trợ 32 tổ chức, cơ sở sản xuất nông

nghiệp đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn.

Khôi phục, phát triển một số làng nghề truyền thống như đệm bàng và mộc mỹ

nghệ Mỹ Xuyên, du nhập một số nghề mới như mây tre đan xuất khẩu, thêu ren, cho

101

68 hộ gia đình vay vốn đổi mới máy móc thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ xây dựng

nhà máy chế biến hạt giống lúa, hệ thống chuyển phân, thức ăn tự động [51],[52],[53].

Dự án tín dụng người nghèo đã cho 35 nghìn lượt hộ vay với số vốn 100 tỉ

đồng, đưa tổng dư nợ lên 205 tỉ đồng, Chương trình giải quyết việc làm có 100 dự án

được vay với tổng vốn 11,14 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 3.000 lao động.

Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn

khuyến nông, lâm, ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình thâm canh lúa nước, trồng lạc tại

Nam Đông, A Lưới; dự án hỗ trợ sản xuất xã nghèo tiếp tục đầu tư xây dựng và chăm

sóc mô hình lập vườn cây ăn quả trên địa bàn 8 huyện; dự án đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã tổ chức tập huấn cho 170 cán bộ huyện, xã,

phường...bằng việc nâng cao năng lực và lồng ghép các nguồn lực cho mục tiêu xoá

đói giảm nghèo nên năm 2002 không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm đến năm 2005

còn 21,17%.

Các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội đã giải quyết việc làm mới

cho 12 nghìn lao động/năm (kế hoạch 10-12 nghìn người), tỉ lệ sử dụng thời gian lao

động ở nông thôn đạt 77% .

Chương trình kiên cố hoá kênh mương thực hiện được 507 km/537 km kênh và

54 km đê bao khoanh vùng, nâng diện tích được tưới lên 85% đồng thời giải quyết

thoát lũ, ngăn mặn, góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân cư, đến nay đã chủ

động tưới cho 17.543 ha đạt 72,78% diện tích, và tiêu cho 6.600 ha đạt 55% [51].

Kết quả dung tích các hồ chứa khoảng 80 triệu m3…đảm bảo năng lực tưới chủ

động cho 45,6 nghìn ha (đạt 77,1% diện tích) và tiêu 13,8 nghìn ha (đạt 23,3%). Tuy

nhiên, hệ thống thủy lợi chủ yếu tập trung cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực hiện đa

chức năng như phục vụ tưới tiêu cho các cây trồng khác, cho phòng chống cháy rừng,

nuôi trồng thuỷ sản và phòng chống thiên tai [53].

3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (trước thuế) các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa

Thiên Huế đạt ở mức thấp, thấp hơn bình quân chung các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi

nhuận (trước thuế) trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp đạt ở mức

rất thấp, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng, sau khi nộp thuế thu

102

nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ, lợi nhuận được chia của chủ sở hữu vốn càng

thấp nhiều hơn nữa (bảng 3.12).

Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông

nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013 (%)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn doanh nghiệp chung 5,5 6,6 6,0 4,3 6,4 4,9 4,4 4,4 2,8

Doanh nghiệp nông nghiệp -0,1 1,8 2,9 1,7 1,6 2,7 4,5 4,0 2,7

Ngành nông nghiệp -0,8 1,1 2,1 3,3 2,4 2,1 3,1 2,5 1,6

Ngành lâm nghiệp 8,4 5,8 5,3 0,8 0,9 10,6 17,4 17,0 15,6

Ngành thủy sản -5,2 -1,1 1,9 2,1 -0,4 2,3 3,7 4,4 1,4

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu 12,5 13,5 12,4 8,3 13,3 10,8 10,1 8,6 5,4

Doanh nghiệp nông nghiệp -0,1 2,6 3,9 1,8 1,7 3,3 5,3 4,7 3,2

Ngành nông nghiệp -0,9 1,3 2,5 3,7 2,6 2,3 3,4 2,7 1,7

Ngành lâm nghiệp 21,6 12,1 9,1 0,8 0,9 16,9 27,2 24,7 22,6

Ngành thủy sản -18,6 -2,9 2,8 3,9 -1,0 5,7 7,1 9,9 3,1

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Điều này cho thấy các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên

Huế còn nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp.

Tỷ phần đóng góp vốn đầu tư giai đoạn 2006-2013 của các doanh nghiệp nông

nghiệp thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và ngành thủy sản, riêng

ngành lâm nghiệp cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lâm nghiệp được đầu tư

nhiều vốn, các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và thủy sản thiếu vốn, cần nhiều vốn

hơn. Đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng của các doanh nghiệp nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thấp. Điều này cần được xem xét điều chỉnh hợp lý vừa

nâng cao trình độ tay nghề người lao động, vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao

động cũng đồng thời xem xét việc đầu tư vốn đúng mức theo nhu cầu cho các doanh

nghiệp nông nghiệp. Đóng góp yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng giai đoạn

2006-2013 của các doanh nghiệp nông nghiệp rất lớn nhưng một số năm bị âm, đặc

biệt là các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và thủy sản rất cao (bảng 3.13).

103

Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng các doanh nghiệp Thừa Thiên

Huế giai đoạn 2006-2013 (%)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đóng góp của vốn 21,7 43,2 47,4 33,7 15,3 11,4 33,8 5,8

Tổng DN nông nghiệp 26,3 -1,8 364,7 44,4 -27,6 1,6 24,6 -1,5

Ngành nông nghiệp 26,4 7,6 135,0 120,8 5,3 2,2 32,4 -2,8

Ngành lâm nghiệp 28,9 16,6 1.409,1 1,9 -80,6 25,1 -5,3 -9,9

Ngành thủy sản 21,1 -43,9 -3,5 7,6 376,5 -11,8 -29,2 28,0

Đóng góp của lao động 0,3 1,2 1,4 1,1 0,8 0,5 0,0 0,2

Doanh nghiệp nông nghiệp 2,0 0,1 14,3 -0,8 2,1 0,2 -1,0 -0,2

Ngành nông nghiệp 0,7 1,1 52,0 -0,7 0,4 -0,2 -1,2 0,2

Ngành lâm nghiệp 7,9 -0,9 0,4 -0,9 -2,1 8,7 0,3 -0,4

Ngành thủy sản -7,6 0,0 -0,6 -5,3 68,8 -0,7 -1,2 -1,1

Đóng góp TFP chung 10,6 -15,1 -18,0 -17,1 12,0 31,0 -18,2 -4,0

Doanh nghiệp nông nghiệp 29,8 16,3 -106,2 -64,6 36,8 42,7 -25,8 12,5

Ngành nông nghiệp 33,1 47,7 58,9 -121,7 6,6 20,8 -33,8 13,1

Ngành lâm nghiệp 49,6 -37,8 -1.031 -44,3 24,2 91,7 11,6 19,1

Ngành thủy sản -50,2 105,6 -14,3 10,9 458,8 73,5 22,4 -13,6

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo

nguồn vốn

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn nhà nước

(ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi, ODA)

Theo quy định của luật ngân sách nhà nước và thực tế triển khai, nguồn vốn

ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình dự án không có khả năng thu hồi vốn

trực tiếp, các công trình phục vụ công cộng, các thành phần khác không tham gia.

Theo xu hướng đó, các công trình đầu tư phát triển nông nghiệp sử dụng ngân

sách nhà nước không mang lại hiệu quả kinh tế cho các chủ đầu tư, các công trình chủ

yếu đầu tư hạ tầng nông nghiệp, như các công trình thuỷ lợi như kiên cố hoá kênh

mương, xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đê kè, sông biển, hồ chứa, các dự án trồng

rừng, bảo vệ rừng, thành lập, duy trì phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền,

104

vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên duyên hải miền Trung như đã phân

tích ở các phần trước, không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng có ý nghĩa

quan trọng trong bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống

thiên tai, sạt lở, tạo việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học.

Vốn tín dụng ưu đãi trước đây đã hỗ trợ cho vay ưu đãi người dân thực hiện

chương trình đánh bắt xa bờ, nhưng ảnh hưởng nặng nề thiên tai năm 1999, làm nhiều

người dân mất trắng, không có khả năng trả nợ, Nhà nước phải thực hiện chương trình

miễn, giảm nợ, không có hiệu quả.

Từ đó đến nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi tập trung hỗ trợ cho các địa phương

vay thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, trạm bơm, bê tông hoá giao

thông nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản. Các chương trình

này, không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho chủ đầu tư, nhưng là hạ tầng chung

phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân nâng cao năng lực sản xuất lâu dài.

Các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài tập trung đầu tư vào các công trình, dự

án, chương trình giảm nghèo, phòng chống thiên tai, do vậy, không có hiệu quả kinh

tế trực tiếp, nhưng quan trọng về xã hội như xoá đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực

của người dân trong phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống thiên tai, thích nghi với

biến đổi khí hậu, điển hình như dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung,….

Nhìn chung, các nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn

ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (86,1% giai đoạn 2001-2013), nhưng

chủ yếu ĐT cho PT hạ tầng, phục vụ công cộng, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài

nguyên và môi trường, do vậy, không mang lại hiệu quả kinh tế, điều này là nguyên

nhân chủ yếu làmg giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

về kinh tế, nhưng có ý nghĩa quan trọng cho bảo vệ, gìn giữ tài nguyên môi trường, đa

dạng sinh học, đảm bảo an sinh xã hội.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn người dân và

doanh nghiệp

Nguồn vốn người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp các ngành

nông nghiệp, lâm nghiệp rất thấp (2%), do đã được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước như

105

kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các trạm bơm, hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình

sản xuất, đào tạo nghề, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguồn vốn người dân và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chủ

yếu ở ngành thuỷ sản (chiếm 23,9% vốn ĐT cho PT thuỷ sản và 53,2% nguồn vốn

người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2001-

2013) (như bảng 3.4). Điều này lý giải vì sao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp

của ngành thuỷ sản cao hơn ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả

vốn ĐT cho PT doanh nghiệp nông nghiệp như đã trình bày ở mục 3.5 của luận án, kết

quả cho thấy hiệu quả kinh tế thấp, doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực hiện trong 3 năm (2002-2004)

do không hiệu quả, doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động nhưng bắt đầu

thu hút vốn đầu tư lớn trở lại từ năm 2012 cho ngành thủy sản dẫn đến nguồn vốn FDI

tăng mạnh chiếm 15,6%, với những ưu thế vượt trội về công nghệ, quản lý, xử lý ô

nhiễm môi trường, là tiềm năng hiệu quả cao như thực trạng đã phân tích xu hướng

phát triển thủy sản.

Trong tất cả các nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa Thiên Huế, nguồn

vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn đạt

mức thấp so với các lĩnh vực, các ngành của các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp,

chưa khai thác được tiềm năng, vị thế trong phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế. Các nguồn vốn nhà nước chỉ tập trung cho phát triển xã hội và môi trường, lại

chiếm tỷ trọng chủ yếu, làm giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về mặt kinh

tế, cần quan tâm hơn về vốn ĐT cho PT sản xuất nông nghiệp.

3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nhà nước Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực trong ban

hành, thực thi chính sách vốn đầu tư, quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ban hành nhiều văn bản chính sách, nhiều quy hoạch và định

hướng phát triển nông nghiệp, với nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi ĐT cho PT nông

nghiệp, đặc biệt là chính sách về môi trường, nhờ vậy đạt được các kết quả quan trọng

106

trong bảo vệ môi trường như tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới, vốn đầu tư

cho môi trường chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là cho hồ chứa, đê, kè sông, biển, kênh

mương nội đồng.

Bên cạnh đó, do tập trung cho phát triển du lịch và dịch vụ nên chưa quan tâm

đúng mức phát triển kinh tế nông nghiệp, đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông

nghiệp 5 năm và hàng năm thấp. Do nguồn lực của tỉnh hạn chế, phụ thuộc chủ yếu

vào Trung ương, nên trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn đầu tư tập trung cho hạ tầng

thuỷ lợi phục vụ chủ yếu cho bảo vệ môi trường, xã hội, cơ cấu vốn ĐT cho PT kinh

tế nông nghiệp chưa tương xứng.

Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại, hợp

tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế và nguồn lực, yếu kém về công tác quản lý,

kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nhất là các hộ nông thôn lại đang chiếm tỷ

trọng chủ yếu.

Do vậy, mặc dù số lượng doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại tăng khá nhanh

nhưng công tác huy động vốn ĐT cho PT nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt

động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ô nhiễm môi trường, công

tác kiểm soát dịch bệnh yếu kém dẫn đến nhiều rủi ro trong nông nghiệp làm giảm

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Các tổ chức nước ngoài đã quan tâm hỗ trợ vốn ĐT cho PT nông nghiệp nhưng

chủ yếu phục vụ dân sinh, bảo vệ môi trường thông qua các nguồn vốn ODA, chưa thu

hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, đến

năm 2012 mới có nhà đầu tư thực hiện.

b) GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trưởng thấp, một số huyện, thị xã

tăng trưởng âm, đây là nguyên nhân chủ yếu cho thấy hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cao.

c) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu, nguồn vốn

bên ngoài chiếm chủ yếu (Trung ương và ODA) lại tập trung chủ yếu cho đầu tư hạ

tầng phục vụ công ích, dân sinh, môi trường (hồ chứa, đê, kè...) dẫn đến hiệu quả vốn

107

ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chưa cao về kinh tế nhưng đạt kết quả

quan trọng trong bảo vệ môi trường (tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh), an sinh xã hội.

d) Nguồn nhân lực nông nghiệp giảm dần, lao động tay nghề thấp là nguyên

nhân quan trọng làm giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác

đào tạo nghề trong thời gian gần đây đã được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo

không ngừng tăng nhanh, là tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp trong thời gian đến, vấn đề cần được chú trọng là thực hiện tốt công tác quản

lý, sử dụng lao động hiệu quả lao động sau đào tạo.

đ) Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã được tập

trung đầu tư, nhưng vẫn ở trình độ thấp so với các nước, là nguyên nhân chìa khoá ảnh

hưởng đến năng suất lao động, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp và lao động

nông nghiệp giảm làm giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

e) Tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người dân hưởng lợi, giá trị

lợi ích mang lại cho xã hội

Thừa Thiên Huế có hệ thống tài nguyên nông nghiệp phong phú, đa dạng để

phát triển nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là tài nguyên tiềm năng cho phát triển thuỷ

sản, lâm nghiệp. Tài nguyên đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng diện

tích đất của tỉnh nhưng địa hình dốc, manh mún (76.186 hộ dưới 0,5 ha chiếm 73,5%

tổng số hộ có sử dụng đất nông nghiệp) dẫn đến khó cơ giới hoá, làm giảm hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp, cần thực hiện tốt chính sách “dồn điền, đổi thửa“ nhằm

nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.

Những tiềm năng về tài nguyên nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được

khai thác hiệu quả là nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp về mặt kinh tế. Hệ thống tài nguyên rừng đang được chú trọng đầu tư, dẫn đến

diện tích trồng rừng mới hàng năm khá lớn, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh tăng kết quả

và hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về môi trường.

Với tỷ lệ người dân khu vực nông thôn và lực lượng lao động nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế còn rất lớn, vốn ĐT cho PT nông nghiệp về mặt xã hội có ý nghĩa rất

lớn, tuy nhiên, đời sống người dân khu vực này còn rất khó khăn, hiệu quả vốn ĐT

cho PT nông nghiệp về mặt xã hội cần được tập trung thực hiện trong thời gian đến.

108

g) Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã có

nhiều ưu đãi nhằm thu hút ĐT cho PT nông nghiệp nhưng chưa có kế hoạch đầu tư

trung hạn, chưa có chính sách chung ĐT cho PT nông nghiệp, chưa tương thích với

điều kiện phát triển dẫn đến không khả thi, chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp

đưa ra thấp dẫn đến thiếu quan tâm đầu tư hợp lý cho phát triển nông nghiệp.

h) Định hướng, quy hoạch cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống định hướng và

quy hoạch cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế khá toàn diện, đầy đủ từ

định hướng, quy hoạch chung cho phát triển nông nghiệp đến định hướng, quy hoạch

các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) và các

ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như huy

động, sử dụng vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa

Thiên Huế. Tuy nhiên, việc thực hiện các định hướng, quy hoạch này chưa tốt dẫn đến

hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế còn thấp.

i) Các yếu tố như đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác của

tỉnh Thừa Thiên Huế và môi trường bên ngoài

Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn chế thời gian thi

công, chất lượng công trình đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng suất đầu

tư và giảm tuổi thọ các công trình sau khi được đầu tư xây dựng làm giảm hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Biến đổi khí hậu làm cho tuổi thọ của các máy móc, thiết

bị và các công trình giảm đi, chi phí đầu tư tăng cao làm giảm hiệu quả vốn ĐT cho

PT nông nghiệp.

Thừa Thiên Huế là vùng đất Cố đô, người dân cần cù, chịu khó, có nhiều ngành

nghề truyền thống, với Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên

nghiệp, dạy nghề khá đồng bộ, cung cấp nguồn nhân lực là những tiềm năng quan

trọng góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Bên cạnh đó, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế còn

nhỏ, ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển quá thấp, chủ yếu nhận trợ cấp của

Trung ương gây khó khăn cho huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Đây

là những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triên nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế.

109

3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT

Từ bảng ma trận SWOT (phụ lục 44), lựa chọn chiến lược nhằm nâng cao hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn tới như sau:

Một là, Tận dụng những điểm mạnh bên trong phù hợp với cơ hội bên ngoài

cho việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Phát huy hiệu quả vốn ĐT cho PT ngành thuỷ sản đang đạt mức cao, cùng với

cơ hội nước ta và nhiều nước đang ưu tiên cho đầu tư phát triển (tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ

vốn đầu tư so với GDP đang được duy trì ở mức cao so với thế giới) để tập trung huy

động vốn ĐT cho PT cho ngành thuỷ sản trong giai đoạn tới.

Tận dụng nguồn vốn của Trung ương và các quốc gia, các tổ chức quốc tế

(thông qua ODA) để tập trung vốn ĐT cho PT trồng, bảo vệ rừng, nâng nhanh tỷ lệ

che phủ rừng, mang lại thu nhập người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và

phát triển đa dạng sinh học. Đẩy nhanh hoàn chỉnh cơ bản hệ thống hạ tầng phát triển

lâm nghiệp, ổn định mức vốn ĐT cho PT lâm nghiệp trong giai đoạn tới nhằm nâng

cao hiệu quả vốn ĐT cho PT ngành này, góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp của tỉnh.

Tăng nhanh đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật trong nông

nghiệp cơ giới hoá trong nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, duy

trì và phát triển các giống cây, con. Học hỏi, tiếp nhận, nắm bắt thời cơ trong sự phát

triển khoa học công nghệ của thế giới, giảm nhanh chênh lệch sự phát triển so với các

nước đồng thời phát huy thế mạnh trong công nghệ sinh học, lợi thế về sự đa dạng

sinh học của tỉnh Thừa Thiên Huế (rừng, biển, sông, hồ, đầm phá, đồng bằng,…).

Tập trung ưu tiên vốn ĐT cho PT nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động các

ngành trong nông nghiệp theo hướng tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam và thế giới.

Phát huy lợi thế là một trung tâm giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ có

nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học công nghệ của cả

nước phục vụ nông nghiệp với lực lượng lao động hiện có và lực lượng lao động tiềm

năng, tập trung ưu tiên vốn ĐT cho PT đẩy nhanh đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

110

Tận dụng tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển,

thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng, ưu tiên giành tỷ lệ ngân sách nhà nước thích

hợp cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng nhu cầu.

Triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết lần thứ bảy của Ban chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam kết hợp nguồn vốn ĐT cho PT nước

ngoài đang tăng dần trong tình hình kinh tế thế giới phục hồi sau suy thoái nhằm tăng

mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp.

Phát huy lợi thế Thừa Thiên Huế là một trong những cửa ngõ và cầu nối với

trung tâm kinh tế năng động nhất châu Á là Đông Bắc Á cùng với triển vọng nhu cầu

ngày càng tăng trên thị trường thế giới về các loại hàng nông sản Việt Nam để hội

nhập kinh tế quốc tế và khu vực Tiểu vùng sông Mêkông, phát triển nông nghiệp

nhằm nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Hai là, Khắc phục, lựa chọn sự cân bằng tối đa để biến những điểm yếu bên

trong phù hợp với cơ hội bên ngoài thành điểm mạnh khai thác cơ hội

Đóng góp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp

quá lớn, không ổn định, cần được kết hợp với nâng cao chất lượng lao động (thông

qua tận dụng khoa học công nghệ thế giới, đào tạo nguồn nhân lực).

Quy định chung chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, theo hướng đồng bộ

giữa cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng (đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tâng nông

nghiệp) và nguồn nhân lực làm cho môi trường đầu tư phát triển nông nghiệp hấp dẫn,

thu hút tối đa và sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp của nước ngoài và

Trung ương, các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Tập trung huy động nâng cao, ổn định quy mô và nguồn vốn ĐT cho PT nông

nghiệp nhằm ổn định tăng trưởng và phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế, trong đó ưu tiên đầu tư vốn cho ngành thuỷ sản (đặc biệt là huyện Phong Điền)

và vốn ĐT cho PT lâm nghiệp huyện Nam Đông.

Ba là, Điều chỉnh điểm mạnh bên trong liên quan thách thức bên ngoài thành

cơ hội cho nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

111

Tỷ lệ ĐTPT nông nghiệp/GDP nông nghiệp đạt mức thấp. Đây là điểm mạnh

trong hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, nhưng nó là nguy cơ dẫn đến giảm hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp trong tương lai, do vậy, cần điều chỉnh tăng vốn ĐT

cho PT nông nghiệp (thông qua phát huy thu hút vốn ĐT cho PT tiềm năng của Trung

ương và các quốc gia, các tổ chức quốc tế vào tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đã tập trung thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả bị

ảnh hưởng. Cần đẩy nhanh hiệu quả vốn ĐT cho PT của các tài sản, cơ sở hạ tầng

nông nghiệp sau đầu tư, để tăng nhanh phát triển nông nghiệp.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm, tuy tốc độ chuyển dịch chậm. Cần đầu tư đẩy

nhanh phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh

năng suất lao động bù vào số lượng lao động giảm, đây chính là xu hướng phát triển

của các quốc gia trên thế giới.

Đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và lực lượng nguồn

nhân lực chất lượng cao vào khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý, tài nguyên thiên

nhiên hiện có.

Tư là, Điều chỉnh hoặc loại bỏ điểm yếu bên trong liên quan nguy cơ bên ngoài

giảm thiểu rủi ro làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Cần có giải pháp điều chỉnh điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng loại bỏ tình trạng

TFP nông lâm nghiệp âm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nông

nghiệp, khai thác tiềm năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp của các

tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước (đặc biệt là FDI) nhằm nâng

dần tỷ lệ vốn ĐT cho PT ngoài nhà nước so với đầu tư phát triển nhà nước và ODA,

phát huy nội lực, phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển hệ thống thuỷ lợi cho các cây trồng khác ngoài cây lúa

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong

đầu tư phát triển nông nghiệp, nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hoá các chủ đầu tư,

công khai, mở rộng sự tham gia đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp cho các nhà thầu có

đủ năng lực, đồng thời đẩy mạnh, quản lý chất lượng công trình nông nghiệp, tăng

cương sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương trong ĐT cho PT nông nghiệp.

112

Vốn ĐT cho PT nông nghiệp hướng vào nâng cao thu nhập, đời sống dân cư,

đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp kết hợp với nâng cao dân trí trong vùng hưởng

lợi của các dự án đầu tư.

Ưu tiên vốn ĐT cho PT nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng chống

thiên tai, phát triển kết cấu hạ tầng giảm thiểu hoá địa hình chia cắt.

Kết luận chương 3

Chương 3 Luận án chỉ ra giá trị, quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt thấp, còn nhiều tồn tại.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước và ODA chiếm chủ yếu nhưng chỉ đầu tư hạ

tầng, công cộng, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn người dân và

doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng là nguồn vốn chủ yếu tạo ra giá trị tăng

trưởng và phát triển kinh tế, riêng ngành thuỷ sản nguồn vốn người dân và doanh

nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều các nguồn khác trong nông nghiệp dẫn đến hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển cao hơn nhiều các ngành khác trong nông nghiệp.

Thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt thấp, FDI trong nông nghiệp

chỉ có 1 doanh nghiệp thực hiện trong 3 năm do gặp khó khăn, đến cuối năm 2012 đã

có nhà đầu tư lớn vào ngành thuỷ sản Thừa Thiên Huế, là dấu hiện tốt cho thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung chủ yếu cho thuỷ lợi, thuỷ sản

rất thấp trong khi đây là ngành mũi nhọn, vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản Phong

Điền thấp trong khi đây là huyện ven biển, đầm phá có nhiều tiềm năng, vốn đầu tư

cho phát triển lâm nghiệp cho huyện Nam Đông đạt thấp, trong khi đây là một trong

hai huyện miền núi của tỉnh.

Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

cho thấy:

Trong giai đoạn 1991-2013, một đồng GDP được tạo ra được sử dụng một

lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,09 đồng), thấp hơn nhiều cả nền kinh

tế, công nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn 2001-2013, một % tăng trưởng GDP nông

nghiệp được tạo ra do vốn đầu tư trong nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng

phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho phát

113

triển nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của khoa học công nghệ và

quản lý, chất lượng lao động.

Theo ngành, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản đạt hiệu quả cao nhất,

ngành nông nghiệp hiệu quả kinh tế đạt thấp nhất do tập trung đầu tư hạ tầng quá lớn

đặc biệt là các hồ chứa, đê, kè, sông, biển, vốn đầu tư cho phát triển ngành nông

nghiệp và lâm nghiệp dù không có hiệu quả kinh tế nhưng có ý nghĩa lớn trong gìn giữ

và bảo vệ môi trường, san sinh xã hội.

Theo địa phương, vùng sinh thái, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Phong Điền đại diện vùng ven biển và đầm phá đạt hiệu quả cao nhất do phát

huy trong khai thác tiềm năng phát triển thuỷ sản, huyện A Lưới đại diện vùng miền

núi đạt hiệu quả thấp nhất do hạ tầng yếu, nhu cầu đầu tư hạ tầng lớn trong khi tăng

trưởng nông nghiệp đạt thấp, thị xã Hương Thuỷ đại diện vùng đồng bằng của tỉnh

chưa hiệu quả do diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trong quá trình đô thị hoá,

chưa nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế diện tích

và lực lượng lao động nông nghiệp dịch chuyển sang lĩnh vực khác.

Theo nguồn vốn, chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp, người dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu

quả cao nhất so với các chủ thể khác trong nông nghiệp về mặt kinh tế, nhưng vẫn

thấp hơn nhiều so với các ngành trong các lĩnh vực công nghiệp và doanh vụ, hoạt

động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.

Mặc dù không đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được

nhiều kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội, đặc

biệt là bảo vệ, gìn giữ môi trường, điển hình là việc xây dựng các hồ chứa điều hoà

nước lũ, hạn hán, phục vụ tưới tiêu, giữ đất, đầu tư trồng rừng đã tăng nhanh tỷ lệ che

phủ rừng, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư

cho các chương trình, dự án này quá lớn vượt khỏi quy mô kinh tế, ngân sách của tỉnh

dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế chưa cao, cần ưu

tiên thu hút đầu tư từ người dân và doanh nghiệp, ưu tiên đầu tư cho ngành thuỷ sản.

Kết quả kiểm định mô hình, cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa GDP, vốn

đầu tư cho phát triển và lao động chung, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm

114

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, riêng ngành thuỷ sản không tương quan chặt chẽ, cho

thấy vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chưa đúng mức vốn nhu cầu.

Chương 3 luận án cũng đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

(SWOT) và định hướng chiến lược hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế là cơ sở xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở chương 4.

So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả luận án, phù hợp kết quả nghiên cứu

của các tác giả trên thế giới về quan hệ giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

với GDP, lao động và TFP có sự hội tụ trên phạm vi cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế

của toàn lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm và cũng xuất hiện sự không hội

tụ riêng ngành thuỷ sản do vốn đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu.

So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả luận án phù hợp kết quả nghiên cứu

của các tác giả trong nước cho thấy, hạ tầng nông nghiệp, lao động nông nghiệp, khoa

học công nghệ nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn

còn thiếu và yếu nhiều, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu,

mức đầu tư chưa đúng với vai trò và vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế xã hội.

Khác biệt kết quả nghiên cứu của tác giả luận án với kết quả nghiên cứu của

các tác giả trong và ngoài nước là phạm vi nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp một cách toàn diện về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, hệ thống

các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, qua đó thiết

lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nghiên cứu

chuyên sâu và toàn diện hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh

tế, xã hội và môi trường, theo ngành, theo lãnh thổ, theo nguồn vốn, của doanh nghiệp

nông nghiệp và một số dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả luận án về cơ cấu vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với kết quả nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Văn Phát [31] (tính hàng năm trong niên độ nghiên cứu từ

năm 1997 đến năm 2002), vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thấp (đặc biệt là

ngành thuỷ sản rất thấp), mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa đúng với

vai trò và vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

115

Khi thử nghiệm tính toán chỉ số ICOR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo

từng năm của nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2000 đến năm

2008 phù hợp với kết quả tính toán của tác giả Hồ Sỹ Nguyên [29] (tính hàng năm

trong niên độ nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2008), trong đó cho thấy ICOR nông

nghiệp rất cao do chưa bóc tách dữ liệu các công trình phục vụ dân sinh, phục vụ hạ

tầng chung cho xã hội.

Khác biệt kết quả nghiên cứu của tác giả luận án với kết quả nghiên cứu của

tác giả Hồ Sỹ Nguyên khi tính toán ICOR nông nghiệp là thời gian nghiên cứu dài (từ

1991 đến 2013), ngoài tính ICOR nông nghiệp chung còn tính ICOR các ngành trong

nông nghiệp, giữa các vùng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bóc tách từng khoản

mục vốn đầu tư trong nông nghiệp, loại các khoản mục vốn đầu tư phục vụ dân sinh,

đầu tư cơ sở hạ tầng chung cho xã hội, môi trường, dẫn đến chỉ số ICOR nông nghiệp

thấp hơn nhiều, đồng thời tác giả luận án tính toán bình quân hàng năm cho cả giai

đoạn dài và từng giai đoạn 5 năm, 10 năm phù hợp với cách tính của các nghiên cứu

thế giới nhằm so sánh, loại trừ những hạn chế về độ trễ trong đầu tư.

116

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn [16] xác định:

Phát triển nông nghiệp để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã

hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng

mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công

nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất,

phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,

có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong

phát triển nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020 là tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy

sản đạt 3,5-4%/năm.

Phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề

nông thôn. Lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông

thôn qua đào tạo trên 50%.

Từ nghị quyết nêu trên và thực tiễn của Thừa Thiên Huế, mục tiêu, định hướng

tổng quát phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế là đảm bảo an ninh lương thực, bảo

vệ tài nguyên và môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu và tạo nguồn lực phát

triển cho các lĩnh vực khác. Phương hướng tổng quát là đầu tư nâng cao năng suất,

chất lượng, hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, trước mắt phải đảm bảo đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển nông nghiệp về

rừng, biển, đầm phá, khu vực đới bờ ven biển.

Theo yêu cầu của Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến

năm 2020, xác định các yêu cầu cơ bản về phát triển nông nghiệp như sau:

Phát triển một nền nông nghiệp bền vững thích nghi cao với thiên tai, biến đổi

117

khí hậu, gắn với bảo vệ tài nguyên đất, rừng, sông và biển, giữ vững môi trường và

cân bằng sinh thái. Coi trọng phát triển nông nghiệp ven đô, phục vụ du lịch.

Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông

nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Tăng cường sử dụng

giống mới năng suất cao, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất và

sản lượng, tạo ra giá trị cao nhất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Ổn định tăng trưởng GDP lĩnh vực nông nghiệp với nhịp độ khoảng 3% năm,

tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành thủy sản là 8-9%, kim

ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản khoảng 50-60 triệu USD sau năm 2020.

Chú trọng phát triển cây trồng, vật nuôi trọng điểm nhằm tạo hàng hóa lưu

thông và xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đầu tư chiều sâu theo hướng lai tạo giống mới

có năng suất cao, chất lượng tốt hơn theo hình thức trang trại, bán công nghiệp và

công nghiệp quy mô lớn, tập trung theo vùng nhằm gắn kết với các cơ sở công nghiệp.

Tăng cường các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư gắn với các dịch vụ khoa

học kỹ thuật để từng bước xã hội hoá hoạt động khuyến nông, lâm, ngư.

Từ những yêu cầu của nghị quyết Trung ương Đảng, Quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, thực trạng phát triển nông nghiệp,

những định hướng cơ bản phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là:

a) Định hướng phát triển các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp

Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và

hiệu quả kinh tế. Khai thác các sản phẩm lương thực, thực phẩm có năng suất, chất

lượng cao nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái,

phục vụ du lịch, dịch vụ, tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.

Đầu tư phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ

môi trường. Phát triển mạnh trồng, bảo vệ rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng phục vụ

mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế

gồm cả các khu vực miền núi, vùng biển và đầm phá, tiếp tục tăng nhanh tỷ lệ che phủ

rừng nhằm tăng cường chức năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt,

chống xói mòn đất, điều hoà khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

118

Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi

nhọn dựa trên lợi thế hệ thống vùng biển nước mặn, đầm phá nước lợ, sông đầm nước

ngọt và đảm bảo tính đa dạng, khả năng duy trì và tái tạo nguồn lợi thủy hải sản và

môi trường sống ven biển. Phát triển mạnh thuỷ sản nhằm khai thác tiềm năng, thế

mạnh của 128 km đường biển, 22 vạn ha vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và hệ

thống sông, ngòi, ao hồ trên khắp địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Định hướng phát triển các nguồn lực, nhân tố phát triển nông nghiệp

Định hướng phát triển hạ tầng nông nghiệp

Hoàn thành đầu tư hệ thống đê biển, hồ chứa, đê sông, hệ thống thuỷ lợi, giao

thông nội đồng, giao thông kết nối với dịch vụ, phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp, thực

hiện hoàn tất và duy trì hệ thống kiên cố hoá kênh mương.

Đẩy mạnh đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng khoa học công nghệ, đào tạo phát

triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp

Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

gắn với phát triển, hiện đại hoá hạ tầng cơ sở xã, phát triển mô hình sản xuất kinh

doanh ở nông thôn.

Hoàn thiện cơ bản hạ tầng thiết yếu của nông nghiệp, tăng cường cơ sở hạ tầng

cho khu vực nông thôn về giao thông, điện, mạng lưới chợ, thủy lợi, nước sinh hoạt và

các dịch vụ khác tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Nhu cầu nguồn nhân lực theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thừa Thiên

Huế Huế đến 2020 (phụ lục 46). Lao động khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản giảm cả

về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng từ 36,5% (2010) xuống 21% (2015) và 15% (2020).

Định hướng phát triển chung là nâng cao chất lượng, năng suất nguồn nhân lực

nông nghiệp, giải phóng sức lao động, giảm lao động nông nghiệp nhằm chuyển sang

phục vụ công nghiệp và dịch vụ, phân bố lại cơ cấu lao động trong từng ngành, nghề

trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,

tập trung đầu tư, đào tạo tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Phân loại và lập kế

hoạch phát triển nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp bao gồm:

Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản

119

lý nhà nước, quản lý về nông nghiệp, đầu tư phát triển nông nghiệp

Nguồn nhân lực kỹ thuật trong sử dụng cơ giới hoá nông nghiệp, nuôi, trồng,

chăm sóc cây, con, đánh bắt, chế biến nông lâm thuỷ sản.

Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý.

Theo quy hoạch, tổng số nhân lực lĩnh vực nông nghiệp qua đào tạo năm 2015 khoảng

75.800 người, chiếm 56,9%% lao động đang làm việc trong nông nghiệp và năm 2020

khoảng 83.250 người chiếm 77% lao động đang làm việc trong nông nghiệp.Trong đó:

Tập trung nguồn lực đào tạo chiều sâu theo kịp với các nước tiên tiến về nhóm nguồn

nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trình độ cao, nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy

nhanh đào tạo nghề nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo (phụ lục 47).

Phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các hoạt động

thông tin thị trường lao động, hoạt động giao dịch việc làm.

Định hướng phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao trong

nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu,

đào tạo đạt trình độ quốc gia và quốc tế. Tăng cường liên kết, hợp tác trong lĩnh vực

khoa học công nghệ. Có chính sách ưu đãi lực lượng nghiên cứu, đào tạo khoa học

công nghệ phục vụ nông nghiệp và đầu tư phát triển nông nghiệp.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông

nghiệp. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học

có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, khai thác nguồn

nhân lực cao của các trường đại học trên địa bàn tỉnh như Đại học nông lâm, Đại học

kinh tế Huế tham gia vào quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh. Xây dựng

được một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghệ hoá, cơ giới hoá, đầu tư máy móc, thiết

bị trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng phát triển hạ tầng nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng

dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học

trong duy trì, tạo và phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao,

công nghệ hoá học trong cải tạo đất, nước, không khí, bảo vệ môi trường, công nghệ

tin học trong quản lý và khoa học công nghệ trong công nghiệp và kết cấu hạ tầng

120

nhằm thực hiện điện khí hoá, cơ giới hoá, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu

hoạch phục vụ phát triển nông nghiệp.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý, ưu đãi, hỗ trợ phát triển khoa học công

nghệ trong nông nghiệp, chính sách ưu đãi nhân lực chất lượng cao trong khoa học

công nghệ.

Kết nối 4 nhà “nhà nông, nhà kinh doanh, nhà khoa học, nhà nước” trong tổ

chức sản xuất, nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, trong

quản lý, trong xúc tiến, hỗ trợ và hợp tác phát triển nông nghiệp nhằm đầu tư phát

triển nông nghiệp hiệu quả.

Nhà nước ưu tiên vốn hỗ trợ vốn ĐT cho PT khoa học công nghệ trong lĩnh vực

nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ kêu gọi sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh

tế cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn vồn

cho khoa học và công nghệ, hình thành thị trường khoa học công nghệ.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp tập trung đổi mới

công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh

tế. Tiếp thu và phát triển những công nghệ mới như công nghệ vật liệu, công nghệ

sinh học, công nghệ thông tin; đặt đơn hàng nghiên cứu khoa học công nghệ với các

nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Đầu tư phát triển theo chiều sâu các cơ sở sản xuất với trang thiết bị hiện đại,

đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo

đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản trong tất cả các khâu đánh bắt, nuôi trồng,

bảo quản, chế biến, vận chuyển tiêu thụ.

Nâng năng lực sản xuất hải sản đông lạnh, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn

phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu xây dựng các nhà máy chế biến rong câu,

chế biến nước hoa quả…

Phát triển cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp, sản xuất công cụ thông

thường, đồ dùng gia đình.

Mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giữ vững thị trường truyền thống Nhật Bản,

Đài Loan, Hồng Công, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ, coi

121

trọng thị trường trong nước.

c) Phát triển các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Đầu tư duy trì và phát triển các làng nghề, du nhập phát triển các nghề mới giải

quyết nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Phát triển làng nghề đi đôi với

bảo vệ môi trường, đưa các cơ sở gây ô nhiễm vào các cụm, điểm công nghiệp và tiến

hành xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển

các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tiếp

tục hoàn thiện chính sách ruộng, đất, sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy

mạnh thực hiện chính sách “dồn điền, đổi thửa”.

Phát triển mạnh khoa học – kỹ thuật, phát triển dịch vụ khu vực nông thôn làm

nền tảng phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Hình thành và tổ chức

mối liên kết hữu hiệu giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.

d) Bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên nông nghiệp

Coi trọng công tác truyền thông giáo dục và xã hội hoá việc bảo vệ môi trường.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Mở rộng và nâng cao

chất lượng hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Nghiên

cứu việc chống xói lở bờ sông, bờ biển. Nghiên cứu bảo vệ, phát triển nguồn gen động

thực vật. Đẩy nhanh xây dựng Bảo tàng thiên nhiên Vùng duyên hải miền Trung.

Đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các

cấp. Ban hành quy định tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống tự giám

sát về môi trường để cung cấp thông tin tình trạng ô nhiễm.

4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2014-2030

a) Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến

2020, nguồn vốn ĐT cho PT huy động của cả nước và Thừa Thiên Huế như sau:

FDI giai đoạn 2011-2020 vào Việt Nam khoảng 55-60 tỷ đô la Mỹ trong đó

khoảng 15% tập trung vào các tỉnh thuộc khu vực miền Trung (chủ yếu tập trung vào

địa bàn trọng điểm và vùng phụ cận). Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đan Mạch,

122

Ôxtrâylia, Đức, Pháp, Canađa... là những nước thừa nhiều vốn, có nền kỹ thuật và

công nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới, sẽ là những nước đầu tư lớn vào Việt Nam

trong tương lai. Thừa Thiên Huế có thể thu hút được khoảng 10% tổng FDI của vùng

miền Trung thời kỳ 2011-2020, khoảng 1 tỷ đô la Mỹ, trung bình mỗi năm thu hút

được khoảng 100 triệu đô la Mỹ.

ODA giai đoạn 2011-2020 vào Việt Nam khoảng 17-20 tỷ USD trong đó

khoảng 15% tập trung vào các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung. Thừa Thiên Huế có thể

thu hút được khoảng 8% tổng ODA của vùng miền Trung thời kỳ 2011-2020, khoảng

240 triệu đô la Mỹ, trung bình mỗi năm thu hút được 25 triệu đô la Mỹ. Vấn đề quan

trọng là cần có các giải pháp đồng bộ để cung cấp và quản lý tốt nguồn vốn đối ứng

cho các dự án đã được phê duyệt và ký kết với các nhà tài trợ.

Nhà nước giành tỷ lệ thích hợp ngân sách nhà nước (kể cả phát hành trái phiếu,

vay của dân) và huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng...

Thực tiễn những năm qua cho thấy, nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ

trọng chủ yếu. Đối với ODA, mức đầu tư vào nông nghiệp tương đối lớn, nhất là đầu

tư phát triển nông nghiệp khu vực nông thôn, trong thời gian đến cần đẩy mạnh việc

xúc tiến, công tác quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư sẵn sàng cho việc huy động,

tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

FDI đầu tư vào nông nghiệp Thừa Thiên Huế rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ

trong tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh, do vậy, việc huy động nguồn này trong thời gian

đến khả năng đạt thấp nếu không có các giải pháp hữu hiệu về cơ chế chính sách, phát

triển hạ tầng và thu hút đầu tư.

Đối với nguồn vốn nhà nước, ngoài việc ưu tiên nguồn vốn ngân sách cần quan

tâm hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước (công ty công trình thuỷ lợi và các

lâm trường quốc doanh), giành nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp

nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các hộ nông dân; qua đó, khuyến

khích hỗ trợ đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, nguồn vốn này đã đạt

được mức khá cao trong thời gian qua.

123

b) Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho các dự án đầu

tư đang triển khai còn thiếu vốn

Tổng hợp các dự án đầu tư đang triển khai thực hiện đến cuối năm 2013, nhu

cầu vốn ĐT cho PT lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu là 5.276 tỷ đồng (chiếm 4,4% tổng

vốn đầu tư, trong đó: thuỷ lợi là 4.130 tỷ đồng (Trung ương thực hiện 272 tỷ đồng;

tỉnh thực hiện 3.857tỷ đồng)), bao gồm các dự án Trung ương thực hiện là 582 tỷ

đồng, các dự án tỉnh thực hiện là 4.695 tỷ đồng. Vốn ĐT cho PT ngành nông nghiệp

thiếu 4.757 tỷ đồng (Trung ương là 339 tỷ đồng, địa phương 4.418 tỷ đồng). Vốn ĐT

cho PT ngành lâm nghiệp thiếu là 251 tỷ đồng (Trung ương 143 tỷ đồng, địa phương

107 tỷ đồng). Vốn ĐT cho PT ngành thuỷ sản 267 tỷ đồng (Trung ương 99 tỷ đồng,

địa phương 168 tỷ đồng).

Danh mục này cần được rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư theo lộ trình,

điều chỉnh giảm các dự án chưa cấp thiết hoặc đầu tư không hiệu quả.

Kịch bản 1: Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng

tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại hình 4.1

Hình 4.1. Xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế giai đoạn 1991-2013 Nguồn: Tính từ cơ sở dữ liệu Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Sử dụng phương pháp kinh tế lượng, các phần mềm tin học excel và eview để

tính toán, xác lập mô hình xu hướng tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo

thời gian giai đoạn 1991-2013 (trong đó Knn, Knl, Kts, lần lượt là giá trị vốn ĐT cho

PT lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm, ngành thuỷ sản và x là số năm bắt

124

đầu từ năm 1991 đến năm 2013). Kết quả cho thấy, ở mô hình tuyến tính R2 đạt mức

khá cao, p-value đạt mức thấp tức là hội tụ cao nhưng mô hình phi tuyến tính R2 cao

hơn nhiều, p-value nhỏ hơn 0,02; U nhỏ hơn 0,55 nghĩa tốt hơn nhiều so với mô hình

tuyến tính (phương pháp, kết quả kiểm định mô hình, tham số cụ thể tại phụ lục 48);

do vậy, tác giả chọn mô hình này làm cơ sở dự báo, cụ thể là:

Knn = 5, 158 x2 – 52,066 x + 145,477 R2= 0,9744

Knl = 5,0566 x2 – 53,9868 x + 145,8896 R2= 0,9650

Kts = 0,1249 x2 + 1,4776 x + 0,9887 R2= 0,6400

Trên cơ sở mô hình, tác giả dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai

đoạn 2014-2030 như bảng 4.1.

Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời

kỳ 2014-2030 theo xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Chỉ tiêu Đvt 2014-2020 2021-2030

Vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỷ đồng 17.643 48.400

Vốn ĐT cho PT nông lâm tỷ đồng 15.778 43.150

Vốn ĐT cho PT thuỷ sản tỷ đồng 1.865 5.249

Nguồn: Tính từ cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn

2014-2020 từ 15.600 đến 19.600 tỷ đồng, giai đoạn 2014-2030 từ 42.700 đến 54.000

tỷ đồng. Vốn ĐT cho PT nhóm ngành nông lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020 từ 13.600

đến 17.900 tỷ đồng, giai đoạn 2014-2030 từ 42.700 đến 54.000 tỷ đồng. Vốn ĐT cho

PT ngành thuỷ sản giai đoạn 2014-2020 từ 1.700 đến 2.000 tỷ đồng, giai đoạn 2014-

2030 từ 4.800 đến 5.700 tỷ đồng.

Ở phương án này, nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp rất lớn vượt khả năng

của tỉnh Thừa Thiên Huế trong khi vốn ĐT cho PT ngành thuỷ sản thấp không đúng

với tiềm năng thế mạnh phát triển ngành này cần có yếu tố, biện pháp tích cực tác

động thay đổi xu hướng biến động nguồn vốn này trong giai đoạn tới.

125

Kịch bản 2: Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo yêu cầu Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Bằng cách luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu, với

phương pháp tiếp cận là đi từ mục tiêu tăng dần tỷ trọng GDP/người của Thừa Thiên

Huế tiến dần và vượt mức bình quân chung cả nước và xuất phát từ vị trí, vai trò của

Thừa Thiên Huế, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

theo Quyết định 86/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đưa ra dự báo tăng trưởng

GDP và vốn đầu tư, trong đó cơ cấu GDP nông nghiệp như bảng 4.4.

Kết quả thực hiện trong 3 năm 2011-2013, năm 2014 và kế hoạch năm 2015

thấp hơn nhiều so với dự báo phương án thấp cả tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho

phát triển, cụ thể như bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện Quy hoạch về tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho

phát triển Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu Đvt Kết quả

2011-2013

Theo Quy

hoạch 2014

Kết quả

2014

Kế hoạch

2015

Tăng trưởng GDP % 9,1 9,0 8,2 9,0

- Công nghiệp % 7,5 8,9 7,7 9,0

- Nông nghiệp % 1,9 1,8 5,7 2,5

- Dịch vụ % 12,0 10,7 9,1 10,5

Vốn đầu tư tỷ đồng 37.200 15.200 14.700 16.200

Nguồn: Tính từ cơ sở dữ liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt quá thấp so với thực hiện giai đoạn 2001-

2010 và thấp hơn nhiều so với dự báo của Quy hoạch. Ngoài nguyên nhân do dự báo

quá cao, tình hình trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế,

bất ổn về chính trị, quốc phòng an ninh; công tác quản lý nông nghiệp còn nhiều yếu

kém, chưa thật chú trọng trong đẩy mạnh ĐT cho PT nông nghiệp. Tuy nhiên, trong

năm 2014, tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt mức cao đột biến (5,7%) so với kế hoạch

(1,8%) do được mùa và hiệu quả vốn đầu tư bắt đầu phát huy.

Để thực hiện mức tăng trưởng GDP nông nghiệp theo yêu cầu Quy hoạch, tăng

trưởng GDP nông nghiệp ổn định tối thiểu hàng năm khoảng 3%, với mức chỉ số

ICOR nông nghiệp khoảng 5, trong đó ICOR của ngành thuỷ sản khoảng 3, nhu cầu

vốn ĐT cho PT nông nghiệp như bảng 4.3.

126

Bảng 4.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến

năm 2030 theo yêu cầu của Quy hoạch về tăng trưởng GDP

Stt Chỉ tiêu Đvt 2014-2020 2021-2030

1 Tăng trưởng GDP nông nghiệp % 3,0 3,0

2 GDP nông nghiệp tỷ đồng 33.222 61.129

2 ICOR nông nghiệp lần 5,0 5,0

3 Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỷ đồng 4.838 8.902

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp thấp hơn tổng hợp vốn thiếu của các dự

án ĐT cho PT nông nghiệp đang triển khai thực hiện đến cuối năm 2013 và thấp hơn

nhiều so với nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo xu hướng phát triển 23 năm

qua, có tính khả thi trong huy động vốn nhưng khó khăn trong đáp ứng yêu cầu tăng

trưởng GDP nông nghiệp, để đáp ứng đạt yêu cầu tăng trưởng GDP yêu cầu phải sử

dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, kịch bản này không khả thi.

Theo các phương án cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế tại Quy

hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 trong đó, phương

án chọn với cơ cấu kinh tế đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 5,3%, với giả

thiết nền kinh tế gặp nhiều thuận lợi kinh tế (bảng 4.4).

Bảng 4.4. Tỷ trọng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến năm 2020 theo Quy

hoạch và kết quả thực hiện đến năm 2014

Chỉ tiêu Đvt

Cơ cấu GDP nông nghiệp theo Quy

hoạch

Kết quả

2005 2010 2015 2020 2010 2014

Phương án I và II % 21,0 12,5 8,3 5,7 15,0 11,3

Phương án III % 21,0 12,0 8,0 5,3

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và cơ sở dữ

liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư

Kết quả cho thấy, mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế còn cao

hơn dự báo nhưng đã chuyển dịch khá nhanh từ 21% năm 2005 xuống còn 15% năm

2010 (dự báo là 12,5%) và 11,3% năm 2014 (bảng 4.4).

127

Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt thấp, mặc dù tốc độ tăng

trưởng công nghiệp và dịch vụ vẫn thấp hơn nhiều dự báo, điều này không đúng với

xu hướng của cả nước, trong điều kiện khó khăn về kinh tế, công nghiệp và dịch vụ

giảm sút, nông nghiệp đã trở thành cứu cánh của nền kinh tế, phát triển khá ổn định.

Như vậy, việc đưa ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quan trọng trong

phấn đấu phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng phải đảm bảo nguyên tắc là không

hạn chế, giảm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Xét một cách tổng thể, chỉ khi

nông nghiệp thực sự phát triển, mục tiêu chuyển dịch giảm cơ cấu nông nghiệp trong

nền kinh tế mới thực sự có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội.

Kịch bản 3: Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng

tăng trưởng GDP nông nghiệp tại hình 4.2.

Sử dụng phương pháp kinh tế lượng, các phần mềm tin học excel và eview để

tính toán, xác lập mô hình xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp theo thời gian giai

đoạn 1991-2013 (trong đó GDPnntrend, GDPnltrend, GDPtstrend, lần lượt là giá trị

GDP lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, ngành thuỷ sản và x số

năm từ 1991-2013).

Hình 4.2. Xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Kết quả cho thấy, ở mô hình tuyến tính giản đơn, R2 đạt mức khá cao, p-value

đều nhỏ, tức là hội tụ cao, tuy nhiên ở mô hình phi tuyến tính R2 cao hơn nhiều, p-

value đều nhỏ hơn 0,02, U nhỏ hơn 0,55 nghĩa là mô hình này tốt và tốt hơn nhiều so

với mô hình tuyến tính (phương pháp, kết quả kiểm định mô hình, tham số cụ thể tại

phụ lục 48); do vậy, tác giả lựa chọn mô hình này làm cơ sở dự báo, cụ thể như sau:

128

GDPnntrend = 10,03 x2 – 78,991 x + 577,548 R2= 0,9845

GDPnltrend = 8,277 x2 – 82,819 x + 569,168 R2= 0,9670

GDPtstrend = 1,7528 x2 + 3,8202 x + 8,5443 R2= 0,9955

Khi kiểm tra về xu hướng biến động giai đoạn 1991-2013, tỷ lệ vốn ĐT cho PT

trên GDP lĩnh vực và các ngành trong nông nghiệp không có xu hướng hội tụ do vậy

không căn cứ vào điều này để dự báo. Với kỳ vọng ICOR nhóm ngành nông lâm đạt

mức 6,0 và nâng ICOR thuỷ sản lên trên 3,0 và dưới 5 ổn định trong giai đoạn tới, nhu

cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn 2014-2030 như bảng 4.5.

Bảng 4.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng tăng

trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013

Stt Chỉ tiêu Đvt 2014-2020 2021-2030

1 GDP nông nghiệp tỷ đồng 40.577 104.964

GDP nhóm ngành nông lâm nghiệp tỷ đồng 30.803 81.291

2 ICOR nông nghiệp lần 5,17 5,20

ICOR nông lâm nghiệp lần 6,0 6,0

3 Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỷ đồng 11.928 24.878

Vốn ĐT cho PT nông lâm tỷ đồng 10.462 21.960

Vốn ĐT cho PT thuỷ sản tỷ đồng 1.466 2.918

Nguồn: Tính từ cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp phương án này thấp hơn nhiều nhu cầu

vốn theo xu hướng tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn 1991-2013, do

trong thời gian qua hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thấp (ICOR đạt mức cao),

trong đó nhu cầu vốn ĐT cho PT thuỷ sản cao hơn nhiều phương án nêu trên (nguyên

nhân là do trong thời gian qua hiệu quả vốn ĐT cho PT thuỷ sản cao ICOR thuỷ sản

thấp, ngành thuỷ sản thiếu nhiều vốn), phù hợp với yêu cầu tăng đầu tư phát triển cho

ngành thuỷ sản.

Kịch bản này đòi hỏi để đạt mức GDP dự báo với nhu cầu vốn nêu trên, cần

phải tăng cường nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, trong đó cần tăng

vốn ĐT cho PT ngành thuỷ sản.

Với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy GDP nông nghiệp theo phương án này giai

129

đoạn 2014-2020 từ 37.200 đến 44.000 tỷ đồng, nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp

từ 12.000 đến 14.200 tỷ đồng, GDP nông nghiệp giai đoạn 2014-2030 từ 95.300 đến

114.600 tỷ đồng, nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp từ 20.700 đến 25.700 tỷ đồng.

Khoảng tin cậy GDP nông lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020 từ 27.200 đến 34.400 tỷ

đồng, nhu cầu vốn ĐT cho PT nông lâm nghiệp từ 10.900 đến 13.600 tỷ đồng, GDP

nông lâm nghiệp giai đoạn 2014-2030 từ 70.900 đến 91.700 tỷ đồng, nhu cầu vốn ĐT

cho PT nông lâm nghiệp từ 18.700 đến 25.200 tỷ đồng.

Đánh giá, lựa chọn kịch bản khả thi nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa

Thiên Huế. Tổng hợp nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp các kịch bản như sau

(bảng 4.6):

Kịch bản 1 là kịch bản dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn

2014-2020 khoảng 17.582 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 là 48.074 tỷ đồng. Đây là

kịch bản dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo xu hướng biến động vốn

ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn 1991-2013, phương pháp dự báo này sử dụng mô

hình hoá sự biến động vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn 1991-2013 để ước lượng

nhu cầu vốn giai đoạn 2014-2030, nghĩa là sự biến động vốn ĐT cho PT nông nghiệp

giai đoạn tới trong điều kiện tương tự giai đoạn 1991-2013, không có sự đột biến.

Bảng 4.6. Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế giai đoạn 2014-2030 (tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3

2014–

2020

2021–

2030

2014–

2020

2021–

2030

2014–

2020

2021–

2030

Nhu cầu vốn ĐT cho PT

nông nghiệp, Trong đó : 17.582 48.074 4.838 8.902 11.928 24.878

- Nông lâm nghiệp 15.784 43.172 na na 10.462 21.960

- Thuỷ sản 1.798 4.902 na na 1.466 2.918

Kết quả dự báo cho thấy nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn 2014-

2030 là rất lớn so với khả năng đáp ứng của tỉnh, phương án này thực hiện được trong

điều kiện thuận lợi nhất trong việc huy động vốn: kinh tế tỉnh phát triển, nguồn thu

ngân sách lớn, tỉnh ưu tiên tỷ lệ nguồn vốn nhà nước cho đầu tư phát triển nông

nghiệp, được Trung ương hỗ trợ lớn, được nước ngoài hỗ trợ và đầu tư vốn lớn vào

130

phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kịch bản 2 là kịch bản dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn

2014-2020 khoảng 4.838 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 là 8.902 tỷ đồng. Đây là kịch

bản dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo yêu cầu của Quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020 về tốc độ tăng trưởng GDP nông

nghiệp với kỳ vọng hệ số ICOR nông nghiệp là 5 và ICOR thuỷ sản là 3, nghĩa là hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp khá cao.

Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp của phương án này thấp hơn nhiều so với

nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp phương án 1, nhu cầu giai đoạn 2014-2020 thấp

hơn tổng hợp vốn thiếu của các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp đang triển khai

thực hiện đến cuối năm 2013.

Kịch bản này có tính khả thi trong huy động vốn nhưng khó đáp ứng yêu cầu

tăng trưởng GDP nông nghiệp, để đáp ứng đạt yêu cầu tăng trưởng GDP yêu cầu phải

sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thực hiện được trong điều kiện rất

thuận lợi về phát triển nông nghiệp, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đạt hiệu quả cao

trong cơ chế chính sách, quản lý, nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ mạnh

mẽ trong nông nghiệp.

Kịch bản 3 là kịch bản dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn

2014-2020 khoảng 11.928 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030 là 24.878 tỷ đồng. Đây là

kịch bản dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp căn cứ vào xu hướng tăng

trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013, mức ICOR nông nghiệp được giữ ổn

định ở mức 6, ICOR thuỷ sản ở mức 3, tức là tăng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông

nghiệp (thời gian qua kinh tế nông nghiệp tăng trưởng thấp).

Theo kịch bản này, trong thời gian đến tập trung nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho

PT nông nghiệp giảm nhanh ICOR nông nghiệp, đồng thời ưu tiên bổ sung vốn cho

ngành thuỷ sản, nâng mức ICOR ngành thuỷ sản lên 3; kịch bản này không yêu cầu

quá cao về nguồn vốn và yêu cầu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, do vậy có

tính khả thi cao.

Trong điều kiện hậu suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước,

yêu cầu phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tại các

131

quy hoạch, chủ trương, chính sách đã nêu, căn cứ xu hướng tăng trưởng và phát triển

kinh tế nông nghiệp, khả năng huy động các nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thực

trạng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp đã được đầu tư mạnh trong thời gian vừa

qua và nhu cầu đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế còn thiếu

vốn đến cuối năm 2013 thì phương án 3 khả thi nhất. Tác giả lựa chọn kịch bản này là

kịch bản mục tiêu để tập trung phấn đấu huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, quá trình huy động vốn đầu tư càng nhiều càng tốt trên cơ sở tương

quan với sự phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, các nhân tố khác ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế xã hội nhằm sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp để đạt

được mức tăng trưởng và phát triển cao hơn.

Để thực hiện theo kịch bản lựa chọn, cần giữ vững ICOR theo kỳ vọng, đầu tư

hoàn thành các chương trình, dự án đang triển khai vào năm 2017, hoàn thành trong

năm 2015 lập quy hoạch, kế hoạch ĐT cho PT nông nghiệp trung và dài hạn giai đoạn

2016-2020 và giai đoạn 2021-2030, trên cơ sở đó lập kế hoạch ĐT cho PT nông

nghiệp hàng năm làm cơ sở cho việc huy động và sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT

nông nghiệp.

Ngoài ra, trong điều kiện tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn, ngoài sự

phấn đấu nỗ lực rất lớn của tỉnh, cần sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt từ Trung ương trong

huy động các nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư và hỗ trợ

đầu tư nước ngoài, sự tham gia đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

4.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

4.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp nước ta và

các nước trên thế giới, nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn tới, quan điểm,

định hướng nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT như sau:

Thứ nhất là, xác định nông nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển

kinh tế - xã hội từ đó có những định hướng đúng đắn và quán triệt thực hiện nó làm cơ

132

sở huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Gắn việc thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp với việc tạo điều kiện cho các

nhà thầu sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, miền

núi thực hiện các dự án để phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển đổi

nghề nghiệp cho người lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kinh nghiệm các nước phát triển đi lên từ một nền sản xuất nông nghiệp như

nước ta hiện nay, muốn phát triển công nghiệp, dịch vụ trước tiên phải phát triển nông

nghiệp. Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, đến lượt nó thúc đẩy phát triển nông

nghiệp, giải phóng lực lượng sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là lực lượng lao động),

nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Điều này tùy thuộc vào sự đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt là vốn ĐT

cho PT nông nghiệp thông qua sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học, kỹ thuật,

công nghệ, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai là, thực hiện triệt để việc tích tụ và tập trung vốn nhằm huy động tối đa

vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp quá lớn, vượt quá khả năng nguồn vốn

ĐT cho PT nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều

yếu kém, việc huy động tối đa vốn ĐT cho PT nông nghiệp để sớm đầu tư đảm bảo hạ

tầng nông nghiệp đạt đến điểm dừng, ổn định quy mô nền kinh tế, quy mô vốn ĐT cho

PT nông nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp sau này,

đảm bảo vừa hiệu quả từ việc đóng góp trong nhân số tài chính, nhân số kích cầu vừa

tiết kiệm chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư.

Tích tụ vốn thông qua tăng sản lượng, GDP và doanh thu trong nước và sử

dụng nó một cách tiết kiệm đặc biệt là chi tiêu dùng từ người dân, các tổ chức và Nhà

nước, tập trung vốn thông qua các tổ chức tài chính, từ hợp nhất, sáp nhập các doanh

nghiệp, từ các nguồn thu ngân sách nhà nước và huy động viện trợ, đầu tư nước ngoài

đầu tư vào Việt Nam.

Các nước như Nhật, NICs và Trung Quốc, và các nước thành công khác đã

thực hiện chính sách tiết kiệm ở cả người dân và Nhà nước giành nguồn vốn đầu tư

cho phát triển, đã góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của họ.

133

Trên cơ sở nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp, cân đối hợp lý nguồn vốn đầu

tư trong nước và nước ngoài, giữa tích tụ và tập trung vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Thứ ba là, tập trung ưu tiên đầu tư để phát huy các yếu tố liên quan TFP trong

nông nghiệp, chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu để phát triển

bền vững: Ưu tiên các ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, khoa học

công nghệ, phục vụ phát triển tạo sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng

sản phẩm cao. Quan tâm sử dụng vốn cho bảo vệ môi trường sinh thái, gắn phát triển

kinh tế - xã hội.

Các nước thành công đều coi việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực là chìa

khóa để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước họ.

Điều đặc biệt là họ coi tài nguyên trí tuệ của con người là vô hạn, nhằm khắc phục sự

hữu hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Phát huy nhân tố con người, trong đó coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao trong thực hiện huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Chăm lo

công tác tuyển dụng, tạo nguồn, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng có hiệu quả

nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển nông nghiệp, cũng như

nhân lực thực hiện nhiệm vụ huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả chính sách mở cửa, hoà nhập, tự do hóa thương mại vào

nền kinh tế thế giới để có thị trường rộng lớn, giúp phát triển mạnh mẽ sản xuất, kinh

doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hệ thống chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải thực hiện đầu tư phát triển kết

cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập và điều kiện sống nông thôn trước

một bước mới có khả năng huy động, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Thường xuyên rà soát, đổi mới các quy định về quản lý đầu tư phát triển nông

nghiệp, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp nhằm tạo hành lang pháp lý

và môi trường an toàn để tổ chức quản lý và triển khai thực hiện có hiệu quả việc huy

động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính,

nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển nông

nghiệp, về huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, đi liền với việc tăng

134

cường chỉ đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực này.

Thứ tư là, quá trình sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo đúng quy hoạch,

kế hoạch đầu tư; lựa chọn danh mục ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm chống

dàn trải, đầu tư sai, cần lựa chọn ngành, nghề ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện tốt

công tác quản lý và quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp từ chủ trương, chính sách

đến quy hoạch, kế hoạch và tổ chức quản lý việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp

đảm bảo giảm thiểu chi phí tiền, thời gian nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ĐT cho PT

nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Đảm bảo đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến quản lý nhà nước và tổ chức thực

hiện về vốn ĐT cho PT nông nghiệp và có mối liên kết đồng bộ với các nhân tố ảnh

hưởng đến vốn ĐT cho PT nông nghiệp và cùng với đầu tư phát triển nông nghiệp tác

động đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội.

Sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp vừa phải định hướng chiến lược lâu dài

nhưng phải đảm bảo đáp ứng tốt cho các nhu cầu, nhiệm vụ cấp bách; vừa ưu tiên thực

hiện có trọng tâm, trọng điểm để phát huy lợi thế chiến lược của tỉnh vừa phải đảm

bảo toàn diện, đồng bộ đáp ứng đủ nhu cầu an sinh, xã hội cho người dân trên toàn

tỉnh, đảm bảo công bằng tối thiểu trong thực hiện chức năng phân phối.

Thứ năm là, tập trung đầu tư, sớm hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu

hạ tầng, hoàn thành xây dựng các công trình lớn. Tập trung đầu tư vào các ngành quan

trọng làm cơ sở để phát triển nhiều ngành nghề khác.

4.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế

Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển nông nghiệp đảm bảo mức tăng trưởng

GDP nông nghiệp hàng năm trên 3%, tăng trưởng GDP thuỷ sản khoảng 8-9%. Tốc độ

tăng trưởng GDP nông nghiệp ngày càng cao hơn vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Huy động tối đa nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chính sách thu

hút ĐT cho PT nông nghiệp và ưu tiên vốn nhà nước cho ĐT cho PT nông nghiệp.

Phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn thu ngân sách nhà nước nội địa của tỉnh đạt mức từ

14% GDP trở lên trong giai đoạn 2011-2030 và tỷ lệ nguồn vốn ĐT cho PT nông

nghiệp huy động từ nguồn thu này tối thiểu bằng cơ cấu GDP nông nghiệp trong nền

135

kinh tế có căn cứ đến cơ cấu lao động nông nghiệp trong nền kinh tế mới có thể đảm

bảo một phần cho nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp nhằm thực hiện được mục

tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp theo yêu cầu.

Theo dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp rất lớn so với khả năng nội

lực của tỉnh, cần phải tập trung huy động tối đa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Trung

ương, vốn đầu bên ngoài và nước ngoài (ODA, FDI, NGO).

Sử dụng hợp lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chính sách ưu tiên

ngành, nghề đầu tư, lãnh thổ, địa phương, dự án, chương trình đầu tư, tổ chức và các

nhân. Tăng vốn ĐT cho PT nông nghiệp cho kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học, công

nghệ, nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Đáp ứng nhu cầu vốn hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng,

hoàn thành các công trình lớn, chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề

môi trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành.

Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, các ngành phát triển mũi

nhọn của tỉnh (Khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo,...trong nông nghiệp), các

chương trình, dự án lớn như phát triển vùng kinh tế Tam Giang – Cầu Hai, xây dựng

nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chương trình 5 triệu ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ

rừng lên 70% vào năm 2020.

Thực hiện hoàn thành các dự án đầu tư đang triển khai, hoàn thành trước năm

2017. Tiếp tục rà soát, tổng hợp và hoàn chỉnh danh mục các dự án đầu tư phát triển

nông nghiệp đến năm 2030 trong năm 2015; lập lộ trình, huy động, cân đối bố trí

nguồn vốn thực hiện hợp lý. Hoàn thành việc lập và triển khai thực hiện có hiệu quả

đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế.

Huy động và sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, nghĩa là đáp ứng

các chỉ tiêu như ICOR ngày càng giảm, TFP xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ vốn ĐT

cho PT nông nghiệp so với GDP nông nghiệp ngày càng giảm, vốn ĐT cho PT đóng

góp ngày càng cao trong phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng và phát

triển nền kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế nói chung. Giữ hệ số ICOR nông nghiệp giữ

ở mức vừa phải (dưới 5), nâng dần hệ số TFP nông nghiệp.

136

Để đảm bảo mục tiêu này, cần tăng nhanh yếu tố chất lượng tăng trưởng kinh

tế, yếu tố năng suất tổng hợp và chất lượng lao động đóng góp ngày càng cao vào tăng

trưởng GDP so với vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Tăng nhanh năng suất lao động gắn với tăng thu nhập người lao động trong

nông nghiệp tiến kịp các ngành trong công nghiệp và dịch vụ.

4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng và nhu cầu, quan điểm, định hướng

và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tác giả đề xuất các nhóm

giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa Thiên Huế như sau:

4.4.1. Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Một là, Nâng cao nhận thức vai trò phát triển nông nghiệp bền vững, từ đó có

những định hướng, chính sách đúng đắn và quán triệt thực hiện.

Kết quả cho thấy, vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa Thiên Huế không ổn

định, có những giai đoạn mức đầu tư thấp chưa tương xứng với vai trò, vị trí và đóng

góp của nó vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Do vậy, trong thời gian đến cần xác định đúng nhu cầu vốn ĐT cho PT nông

nghiệp và có định hướng, chính sách đúng đắn để thực hiện đầu tư vốn phát triển nông

nghiệp hợp lý nhằm nâng thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết tốt các

vấn đề về an toàn môi trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành, không để

xảy ra các sự cố môi trường sinh thái. Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa

Thiên Huế theo tác giả luận án dự báo tại mục 4.2 nêu trên.

Hai là, Nguồn lực cơ bản cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế gồm

vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên cho nông nghiệp.

Tập trung nguồn lực cho nông nghiệp thể hiện ở ưu tiên đầu tư vốn, nguồn nhân lực

(ưu tiên cho công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực), khoa học công nghệ cho

nông nghiệp, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp.

- Về tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Triển khai, thực hiện tốt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong nông

nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, cần có quy hoạch

137

phát triển nguồn nhân lực riêng cho lĩnh vực nông nghiệp nhằm cụ thể hoá. Thực hiện

chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng hiệu quả lao động trong nông nghiệp đặc biệt là

nguồn nhân lực quản lý nhà nước về nông nghiệp, đầu tư phát triển nông nghiệp

Đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tạo điều kiện cho Đại học Huế mở rộng, phát triển các trường đại học nông lâm, đại

học kinh tế, mở rộng phát triển ngành, nghề đào tạo, cơ sở vật chất, lực lượng giảng

viên, giao lưu hợp tác nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ

đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn vốn ngân sách trung ương cho

Đại học Nông lâm, Đại học kinh tế Huế để phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực

cho đầu tư phát triển nông nghiệp; kết hợp huy động các nguồn hợp pháp khác từ các

cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ, liên kết đào tạo.

Đầu tư nâng cao năng lực cho các trường cao đẳng, trung cấp, các trường, cơ sở

dạy nghề tạo nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nhằm nâng cao tỷ lệ

lao động qua đào tạo với trình độ, chất lượng ngày càng cao, trong đó ưu tiên các

ngành nghề dịch vụ cơ khí nông nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp. Đào tạo, nâng cao trình

độ cán bộ, công chức về pháp luật, quản lý và chuyên môn về phát triển nông nghiệp.

- Tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ cho nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học – công nghệ

hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thông tin hóa. Sử dụng công

nghệ cao, thân thiện với môi trường trong đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm phát

triển nông nghiệp bền vững.

Tập trung ưu tiên nâng cao năng suất, chất lượng phát triển nông nghiệp là yếu

tố quyết định đến nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Tập trung đầu tư đẩy mạnh phát triển nguồn lực khoa học công nghệ cho nông

nghiệp đặc biệt là công nghệ sinh học (lợi thế ở các trường đại học, các viện nghiên

cứu hiện có và đặc điểm đa dạng của điều kiện tự nhiên), công nghệ thông tin, cơ giới

hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng các khu nông

nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thành lập khu công nghệ cao của

tỉnh, hỗ trợ đầu tư các doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng công nghệ cao.

138

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư các máy móc, thiết bị công nghệ cho nông nghiệp và

khu vực nông thôn, đẩy nhanh đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao,

thực hiện tốt mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Tập trung đầu tư xây dựng khu công nghệ cao tại La Sơn, trong đó cần khai

thác tối đa tiềm năng sẵn có của tỉnh từ các trường, viện, trung tâm nghiên cứu về đầu

tư, phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng một số viện và trung tâm nghiên

cứu khoa học, công nghệ có trình độ cao làm nòng cốt giải quyết những vấn đề khoa

học và công nghệ có tính đặc thù của tỉnh.

Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ, ưu

tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng; vật

nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng

và hiệu quả sản xuất.

Xây dựng các chính sách đãi ngộ để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực khoa

học – công nghệ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển

giao khoa học – công nghệ; tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến

lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dựng

các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng

kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân.

Nâng cấp các trạm, trại giống, thú y, kỹ thuật, bảo vệ động, thực vật. Đầu tư

tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm, trại giống, bảo vệ thực vật, trạm

thú y, trung tâm kỹ thuật nhằm chuyển giao công nghệ mới, tiến bộ và đẩy mạnh các

hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu thâm canh theo chiều sâu, nâng cao năng

suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm.

Giành ngân sách đầu tư cho các nghiên cứu về biển, đầm phá, tạo động lực và

tiền đề phát triển kinh tế biển, đầm phá có hiệu quả cao và bền vững. Khuyến khích

mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động chế biến thuỷ sản, sửa chữa và đóng tàu

thuyền, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư cải tiến công nghệ sản

xuất, thay thế dần các thiết bị lạc hậu, đồng bộ hoá công nghệ trong những ngành có

lợi thế của tỉnh như chế biến nông-lâm-hải sản, chế biến thực phẩm. Thu thập và cung

139

cấp thông tin về công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý.

Xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm nâng cao năng

suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đa dạng hoá các mô hình và tổ chức

chuyển giao công nghệ nhằm gắn khoa học và công nghệ với sản xuất. Tăng cường

đầu tư cho công tác điều tra cơ bản để khoa học công nghệ làm luận cứ cho đổi mới

công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công

trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, không phân

biệt sở hữu. Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. Khi phê

duyệt dự án đầu tư phải đánh giá được tác động của dự án đối với môi trường sinh thái

và sức khỏe cộng đồng. Điều chỉnh lại qui định về tỷ lệ trích khấu hao, tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp nhanh chóng khấu hao, đổi mới máy móc thiết bị.

- Nhà nước cần ưu tiên vốn đầu tư, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng nông

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Tập trung đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hồ chứa, cấp

thoát nước, hệ thống đê sông, đê biển ngăn lũ, thoát lũ, phòng chống sạt lở,…bảo vệ

tài nguyên và môi trường.

Đây là những công trình hạ tầng vốn lớn, không có khả năng thu hồi vốn trực

tiếp, được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước là nguyên nhân làm giảm hiệu quả về mặt

kinh tế trong thời gian qua, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng, ổn định đời

sống người dân, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đặc biệt Thừa Thiên Huế là vùng

chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Một số công trình điển hình cần đẩy nhanh thực hiện là hoàn chỉnh chương

trình phát triển đê biển, đê sông, hệ thống đê đập ngăn mặn, ngăn lũ ở vùng ven biển

đầm phá, vùng cửa sông và hệ thống đê nội đồng; hệ thống hồ chứa đầu nguồn nhằm

tăng lượng nước dự trữ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư, đẩy mặn trong mùa khô

hạn và giảm bớt mức lũ trong mùa mưa như Hồ Tả Trạch, hồ Thuỷ Yên – Thuỷ Cam;

các công trình xử lý chống xói lở khu vực bờ biển Hải Dương - Thuận An, Phú Thuận,

cửa Tư Hiền; đê các sông Bồ, sông Ô Lâu. Hoàn thành kiên cố hóa hệ thống kênh

140

mương, hệ thống trạm bơm, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ vùng gò đồi, vùng cát.

Đầu tư nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, nuôi trồng

thủy sản.

Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn, hoàn thành đường giao thông nông

thôn, đầu tư phát triển các dự án phát triển cộng đồng, các điểm đô thị tập trung: với

dân số khu vực nông thôn của tỉnh rất lớn và thu nhập bình quân đầu người hiện nay

còn rất thấp, việc đầu tư phát triển khu vực này đẩy mạnh nâng cao thu nhập bình

quân đầu người toàn tỉnh, trong đó phát triển nông nghiệp là hậu phương vững chắc.

Ba là, Tập trung đẩy mạnh các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Đa dạng hoá các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

bao gồm hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp,

trong đó định hướng hộ nông dân phát triển theo hình thức trang trại, hợp tác xã,

doanh nghiệp nông nghiệp nhằm tăng quy mô, năng lực hoạt động (vốn, khoa học kỹ

thuật, công nghệ, quản lý, tiếp cận thị trường), khả năng cạnh tranh.

Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh

nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động

nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cho

nông dân, doanh nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu ... phục vụ nông

nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại, hộ nông dân tiếp

nhận các nguồn vốn hỗ trợ kích cầu, vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín

dụng vay vốn nước ngoài. Ưu tiên đầu tư các dự án ĐTPT hạ tầng nuôi, trồng, khai

thác, đánh bắt thuỷ sản.

Các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

nhằm đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và không ngừng

phát triển thị trường, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, nguồn

nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Chủ động tiếp cận các nguồn vốn đặc biệt là vốn

vay, tích luỹ vốn ưu tiên đầu tư phát triển. Tập trung đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội

ngũ nhân lực, đặc biệt nhân lực quản lý thích ứng với cơ chế thị trường.

Tư là, Nhà nước cần có quy hoạch, kế hoạch phát triển cho nông nghiệp,

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp

141

Quy hoạch đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp thực sự trở thành vùng

hậu phương giàu mạnh trong quá trình công nghiệp hoá, giảm đáng kể sự chênh lệch

về thu nhập của nông thôn và thành thị, cơ cấu sản xuất có hiệu quả cao, thu hút nhiều

lao động.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp thực phẩm

an toàn, hoa cây cảnh gắn sản xuất hàng hóa nông nghiệp với du lịch, tạo nguyên liệu

cho phát triển công nghiệp.

Hình thành, phát triển vùng nuôi trồng thủy đặc sản chuyên canh, nước lợ,

nước ngọt. Xây dựng vùng nuôi chuyên canh nhuyễn thể theo phương pháp nuôi sinh

thái ở đầm Lập An. Xúc tiến xây dựng các dự án phát triển các cây trồng chủ lực, có

tiềm năng như cao su, cà phê, cây ăn quả, chăn nuôi, cung cấp các dịch vụ giống, kỹ

thuật, bảo vệ thực vật, thú y... Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, xác định địa

bàn ưu tiên đầu tư trong từng thời kỳ nhằm thu hút mọi nguồn vốn phát triển sản xuất.

Đầu tư phát triển hợp lý vùng nuôi tôm công nghiệp trên cát ở các huyện Phong

Điền, Phú Vang; tăng diện tích nuôi thâm canh, cao triều ở vùng ven phá Tam Giang -

Cầu Hai. Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế để tăng năng lực đánh bắt,

nuôi trồng thuỷ, hải sản. Cơ bản hoàn thiện hạ tầng thủy sản theo qui hoạch. Khuyến

khích đầu tư tăng năng lực sửa chữa, đóng tàu thuyền và dịch vụ nghề cá.

Theo xu hướng cơ cấu nông nghiệp giảm so với công nghiệp và dịch vụ do vậy

phải triển khai các bước chuẩn bị giảm thiểu hậu quả của nó bao gồm: Cơ cấu lại kinh

tế nông nghiệp, cơ cấu lại lao động bố trí bổ sung cho bộ phận chuyển đổi nghề

nghiệp, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp; cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế

nông thôn như một vành đai, vệ tinh phát triển của khu kinh tế và các đô thị trong tỉnh.

Năm là, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông

nghiệp

Ban hành mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, định hướng, quy hoạch, kế

hoạch đảm bảo mục tiêu, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Sáu là, Bảo vệ và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển nông nghiệp

Lập quy hoạch đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, trong

142

đó quy hoạch, bảo vệ và ổn định đất trồng lúa, bảo vệ, đầu tư phát triển giống.

Đẩy mạnh công tác phủ đất trống, đồi núi trọc, nâng tỷ lệ che phủ rừng. Ngăn

chặn ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Thực hiện các dự án trồng, bảo vệ

rừng ven biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn. Ngăn

chặn, giảm thiểu nạn chặt, phá rừng, phòng chống cháy rừng

Thích nghi với biến đổi khí hậu

Bảo vệ nguồn gen, giống sinh vật

4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế

a) Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Nhu cầu vốn ĐT cho PT hàng năm rất lớn so với khả năng nguồn lực của tỉnh.

Do vậy, cần có các giải pháp đa dạng trong huy động vốn ĐT cho PT nông nghiệp,

vừa ưu tiên đầu tư vốn nhà nước, vừa khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các thành

phần kinh tế khác tham gia, thực hiện tốt chủ trương hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

trong huy động vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư công tập trung cho đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp.

Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu ngân

sách nhà nước, thực hiện các biện pháp thu đúng và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách

nhà nước, huy động vốn Trung ương, viện trợ đầu tư của nước ngoài, huy động đầu tư

của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khuyến khích thực hiện triệt để tích tụ và tập trung vốn cho đầu tư phát triển

nông nghiệp ở cả từng người dân, từng tổ chức, Nhà nước và xã hội.

Tích tụ vốn từ nguồn tăng sản lượng, GDP và doanh thu trong nước và sử dụng

nó một cách tiết kiệm đặc biệt là chi tiêu dùng từ người dân, các tổ chức và Nhà nước.

Tập trung vốn thông qua các tổ chức tài chính, từ hợp nhất, sáp nhập các doanh

nghiệp, từ các nguồn thu ngân sách nhà nước và huy động viện trợ, đầu tư nước ngoài

đầu tư vào Việt Nam.

Tuyên truyền, kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm tiêu dùng để ưu tiên đầu tư

cho phát triển nhằm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Có chính sách tập trung huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trái

143

phiếu của Chính phủ ưu tiên ĐT cho PT kết cấu hạ tầng nông nghiệp do nhu cầu vốn

lớn, khả năng thu hồi vốn thấp, vượt khả năng ngân sách Thừa Thiên Huế.

Vốn ngân sách cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy

lợi, giao thông, điện,…kêu gọi doanh nghiệp nông nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính,

khoa học công nghệ đầu tư vào tỉnh.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án phát triển cây trồng, vật

nuôi, chế biến nông sản xuất khẩu. Đồng thời kêu gọi các nguồn vốn tài trợ không

hoàn lại của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo việc

làm, xóa đói, giảm nghèo. Hỗ trợ tối đa trong hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài

vào ngành thuỷ sản tại Phong Điền nhằm nhân rộng, tạo điều kiện xúc tiến thu hút đầu

tư cho các khu vực khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại nông nghiệp, nông hộ và các cơ

sở sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo

điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Phát triển hệ thống tài chính,

ngân hàng trợ giúp phát triển nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho các

tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, hỗ trợ các tổ chức, cơ sở này phát

triển thông qua nguồn ngân sách nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án, thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẵn sàng

triển khai thực hiện khi có vốn. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương

chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai, thực hiện các chương trình, dự án theo

danh mục. Tiếp tục xây dựng, bổ sung danh mục dự án đầu tư, xây dựng chương trình

kêu gọi sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuẩn bị đầy đủ các dự án đầu tư để có đủ điều kiện

tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và viện trợ nước

ngoài, tín dụng nhà nước.

Ưu tiên đầu tư các công trình dự án nhằm phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn thu ngân

sách nhà nước nội địa của tỉnh, phấn đấu tăng tỷ lệ nguồn thu ngân sách nhà nước nội

địa của tỉnh, đồng thời thực hiện tiết kiệm tiêu dùng, ưu tiên đầu tư và xác định tỷ lệ

thích đáng từ nguồn vốn ĐT cho PT cho lĩnh vực nông nghiệp.

b) Giải pháp sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Kết quả cho thấy, vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế không ổn

144

định, có những giai đoạn mức đầu tư thấp chưa tương xứng với vai trò và đóng góp

của nó vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do vậy trong thời gian đến cần xác định

đúng nhu cầu và sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Trong thời gian đến cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời danh mục các dự

án đầu tư, danh mục các dự án đầu tư trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

do Nhà nước thực hiện trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Trong đó phân kỳ, phân nguồn

vốn và phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể. Rà soát, tổng hợp và có kế hoạch giải

quyết dứt điểm những tồn đọng trong huy động và sử dụng vốn đầu tư công.

Đồng thời, rà soát lại các dự án đã có quyết định đầu tư, phân loại dự án để tiếp

tục đầu tư, cần điều chỉnh, bổ sung hoặc chấm dứt thực hiện do chưa cấp thiết hoặc

không hiệu quả. Thực hiện kế hoạch hóa đầy đủ các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước

quản lý, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ban hành kế

hoạch danh mục và vốn đầu tư những dự án trọng điểm, dự án ưu tiên đầu tư trong kế

hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch 10 năm.

Lồng ghép, phối hợp các nguồn vốn khác để phát huy hiệu quả các nguồn vốn,

tránh trùng lắp, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên. Bố

trí vốn cho công trình phải tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn vốn

cân đối hàng năm. Rà soát, thống kê, phân loại nợ đọng để bố trí, xử lý dứt điểm góp

phần lành mạnh hoá tình hình tài chính ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nhà

thầu thi công, tư vấn trên địa bàn tỉnh.

Có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư, các nhà thầu phải tuân thủ, thực hiện tốt

các quy định; các cơ quan quản lý nhà tăng cường quản lý, hướng dẫn, xử lý nghiêm

vi phạm và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, các nhà thầu, tư vấn thực hiện tốt trách

nhiệm của mình. Điều chuyển ngay vốn đầu tư của các dự án không có khả năng giải

ngân cho các dự án có khối lượng hoàn thành nhưng chưa đủ vốn. Xử lý nghiêm các

trường hợp vi phạm trong thanh, quyết toán vốn đầu tư.

Lựa chọn ngành, lãnh thổ, đối tác, dự án ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện tốt

công tác quản lý và quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp từ chủ trương, chính sách

đến quy hoạch, kế hoạch và tổ chức quản lý việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp

đảm bảo giảm thiểu chi phí, thời gian nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ĐT cho PT nông

145

nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Về các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, trong thời gian đến, cần ưu tiên tập

trung đầu tư cho ngành thuỷ sản do có hiệu quả cao (ICOR thấp, TFP cao), thiếu

nhiều vốn (tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP thấp hơn các ngành khác), là ngành có

nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về lãnh thổ, chính sách cần ưu tiên vốn ĐT cho PT thuỷ sản và tập trung đầu tư

khai thác diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện Phong Điền, ưu tiên vốn đâu

tư cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông

Về nhóm dự án, cần ưu tiên đẩy nhanh đầu tư các dự án phát triển hạ tầng nông

nghiệp, do các dự án này có vốn lớn, làm nền tảng để phát triển nông nghiệp bền

vững, các dự án đa mục tiêu nhằm nâng quy mô vốn ĐT cho PT nông nghiệp làm

giảm sự mất ổn định và biến động lớn vốn ĐT cho PT qua các năm, ổn định hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Ưu tiên đầu tư đào tạo phát triển nâng cao trình độ tay nghề người lao động,

vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao động cũng đồng thời xem xét việc đầu tư

vốn đúng mức theo nhu cầu.

Tập trung đẩy mạnh hoàn thiện, phát triển nâng cao kết cấu hạ tầng thúc đẩy

đầu tư toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội để tạo nguồn huy động vốn ĐT cho PT

nông nghiệp. Ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi

liên kết các vùng, các địa phương để hạn chế địa hình gò, đồi, núi, đầm phá bị chia cắt

mạnh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ưu tiên cho các dự án then chốt, các dự án quan trọng, cấp bách, có phạm vi

tác động rộng lớn kích thích, thúc đẩy đến sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh

vực, nhiều vùng khác nhau để tạo lập kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới với tầm nhìn lâu dài. Tập trung đẩy nhanh

tiến độ thực hiện các dự án đầu tư tạo nguồn thu lớn cho nhà nước và dân cư trên cơ

sở đó để tiếp tục đầu tư cho các dự án đầu tư khác.

Ưu tiên cho các công trình dự án thực hiện đảm bảo các quy định, thủ tục đầu

tư, tiến độ, chất lượng trong phân bổ, thanh toán vốn đầu tư . Việc ưu tiên tập trung

đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhóm dự án nêu trên vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng

146

vốn đầu tư của các dự án, luồng vốn được chu chuyển nhanh; đồng thời với việc đẩy

nhanh thực hiện sẽ làm tiền đề thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu

huy động cho việc thực hiện đầu tư các dự án đầu tư khác và nâng cao hiệu quả sử

dụng tài sản sau đầu tư, nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Ưu tiên sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp cho công tác quản lý vốn ĐT cho

PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế: Ưu tiên bố trí kinh phí cho việc lập các đề tài,

dự án nghiên cứu về tình hình đầu tư, vốn ĐT cho PT nông nghiệp, lập và triển khai

thực hiện chính sách vốn đầu tư phát triển, việc lập kế hoạch nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ

và thực hiện đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn đảm bảo thực hiện đúng chính sách

ưu đãi, hỗ trợ và thực hiện đầu tư.

Thực hiện công khai, minh bạch trong chính sách, quản lý và sử dụng vốn đầu

tư công. Công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư

đặc biệt là các dự án liên quan đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Trong thời gian tới khi nhu cầu vốn được đáp ứng cao hơn, xu hướng gia tăng

nhanh hơn thì yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng lớn, do vậy, cần có những

giải pháp quyết liệt hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ khâu bố trí kế

hoạch vốn đến các bước triển khai, thực hiện dự án và giải ngân, thanh toán vốn đầu

tư đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; dự án đầu tư sau khi hoàn thành phải

được bàn giao, đưa vào sử dụng ngay.

Giải pháp cân đối nguồn huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế một cách hiệu quả. Căn cứ nhu cầu và khả năng huy động, bố trí vốn

ĐT cho PT nông nghiệp để cân đối, lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển nông

nghiệp dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, thực hiện lồng ghép nguồn vốn để ưu tiên đầu

tư cho các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng đã nêu đồng thời căn cứ tình hình

thực hiện kịp thời điều chỉnh nguồn, kế hoạch đầu vốn phù hợp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Quá trình huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp cho các dự án, căn

cứ vào quy hoạch và kế hoạch vốn ĐT cho PT nông nghiệp nhằm lồng ghép hài hoà

vốn đầu tư để kết hợp giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, các dự án đầu tư

trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện đa mục tiêu cho một dự án, nhằm tối ưu hoá,

147

nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững.

4.4.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

a) Giải pháp chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Điều chỉnh chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch liên quan

đến lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thay đổi chu trình chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bổ sung việc lập kế

hoạch vốn ĐT cho PT trung và dài hạn.Việc xây dựng kế hoạch danh mục dự án và kế

hoạch thực hiện đầu tư hàng năm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch vốn ĐT cho

PT trung, dài hạn và được kiểm soát chặt chẽ.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, các ngành, lĩnh vực

địa phương, xây dựng chính sách vốn ĐT cho PT để xác định thứ tự ưu tiên trong huy

động và sử dụng vốn ĐT cho PT trong đó có vốn ĐT cho PT nông nghiệp và thứ tự ưu

tiên các ngành, dự án trong lĩnh lĩnh vực nông nghiệp.

Ban hành quy chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển, trong đó có quy

định cụ thể cơ chế phối hợp trong quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Hệ thống hoá, điều chỉnh văn bản chính sách Trung ương liên quan vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Đầu

tư công đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cả trong ngắn hạn và trong dài hạn tạo điều

kiện thuận lợi cho việc áp dụng, triển khai thực hiện.

Về các tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐT cho PT cần điều chỉnh bổ sung theo

hướng ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư cho tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành nhiệm vụ quy

định tại quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã

hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng kinh

tế Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế và các chủ trương, chính sách khác của

Trung ương liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.

Rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp quy của Trung ương, của tỉnh liên quan

đến công tác đầu tư xây dựng để điều chỉnh theo hướng đơn giản thủ tục, nhanh gọn

148

và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị. Sửa đổi quy định phân công, phân cấp

trong quản lý đầu tư công tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng tăng phân cấp cho cấp

huyện, quy định rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong giải quyết các thủ tục

liên quan đầu tư công. Xây dựng và ban hành một số chế tài trong quản lý đầu tư xây

dựng cơ bản để xử lý nghiêm vi phạm.

Hoàn thiện chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Hoàn thiện nội dung văn bản chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa

Thiên Huế đảm bảo tính pháp lý, được ban hành theo đúng quy định pháp luật về thẩm

quyền, trình tự, thủ tục, đảm bảo tính hiệu lực, khả thi, hiệu quả. Đảm bảo xuất phát từ

nhu cầu thực tiễn, quy định cụ thể trách nhiệm những các nhân, tổ chức thực hiện, khả

thi về nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, thời gian để đạt được các mục tiêu

của chính sách. Việc thực hiện chính sách đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức, xã hội,

đạt được các mục tiêu với chi phí thấp nhất, hoặc đạt lợi ích cao nhất với nguồn lực

hạn chế, kết quả mang lại tốt hơn trạng thái khi chưa có chính sách.

Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa Thiên Huế cần căn cứ vào chiến

lược phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển nông nghiệp, chính sách vốn ĐT

cho PT nông nghiệp của Việt Nam để có cơ sở huy động vốn Trung ương và vốn hỗ

trợ đầu tư của nước ngoài, cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Căn cứ vào thực trạng, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh, từ đó xác định

nhiệm vụ của chính sách, tức là phải xác định sự cần thiết để ban hành chính sách.

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng cân đối nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp để

xác định tiến độ kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư hợp lý.

Xây dựng chính sách vốn ĐT cho PT cần phải có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để

theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhằm không ngừng hoàn thiện, nâng

cao hiệu quả của văn bản chính sách.

Quá trình hoạch định chính sách cần lấy đủ ý kiến của các đối tượng tác động

chủ yếu, đặc biệt là các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong thực thi chính sách.

Thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp Thừa Thiên Huế phải nhằm huy động

được nguồn vốn để ĐT cho PT các ngành nông nghiệp tiềm năng của tỉnh.

149

Do đặc điểm lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu nằm ở nông thôn, trong điều kiện

kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn còn nhiều hạn chế, khó khăn như hiện nay

việc thu hút đầu tư khó khăn hơn các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ do vậy, cần phải

được đầu tư vốn nhà nước nhiều hơn.

Vốn nhà nước ưu tiên đầu tư vào hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, các dự án công trình

không có khả năng thu hồi vốn. Phân định rõ danh mục dự án công trình đầu tư bằng

nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), nguồn viện trợ nước ngoài

(ODA và NGO), nguồn vốn thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp

trong nước và ngoài nước (FDI), vốn vay.

Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp cần khẳng định tính tự chủ trong ngân

sách, xác định nguồn vốn trong tỉnh là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng

kể cả vốn Trung ương, viện trợ và đầu tư nước ngoài, muốn vậy cần phải nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần được nghiên cứu, xác định theo

đúng mục đích, xu thế dòng chảy vốn của các quốc gia, các ngành, nghề, lĩnh vực, dự

án công trình ưu tiên sử dụng của từng chương trình theo từng quốc gia, tổ chức nước

ngoài và tập trung vào lợi thế phát triển của từng vùng, điều kiện, lợi thế của người

dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển trong dân, xem đây là hạt nhân nhằm

huy động nguồn vốn khác.

Quản lý nhà nước về đầu tư, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Các ngành, các cấp chủ động xây dựng chương trình, đề án cải cách hành chính, đổi

mới và phát triển tổ chức, đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất

lượng công việc.

Thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”, phát triển mô hình một cửa điện tử trong

các cơ quan hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính.

Tổ chức bộ máy theo hướng tinh giảm, có hiệu lực cao trong quản lý, điều

hành, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện.

Tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của

cán bộ công chức, đặc biệt chú trọng khu vực nông thôn.

150

Tăng cường hợp tác liên kết liên tỉnh, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và

điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Phối hợp trong chỉ đạo, điều hành thực hiện

quy hoạch, kế hoạch, trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo;

trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh,

trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh,

trong đầu tư và xúc tiến và kêu gọi đầu tư phát triển, trong ban hành các cơ chế, chính

sách ưu đãi kêu gọi đầu tư.

Phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh và Trung ương, các tỉnh, thành khác, giữa các

ngành, địa phương trong tỉnh trong đầu tư phát triển, trong chính sách nhằm khai thác

tiềm năng, lợi thế tránh đầu tư dàn trải, không đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư.

b) Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực trong thực hiện vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn ĐT cho PT nông nghiệp

trong đó bố trí nguồn nhân lực chuyên trách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là cán bộ tham gia

hoạch định chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo các nhân lực có đủ năng lực tham mưu

thực hiện hoạch định ở các cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tư, tài chính trong lĩnh

vực nông nghiệp.

Để thực hiện công tác hoạch định, người hoạch định phải có kiến thức tổng hợp

về kinh tế - xã hội, vừa am hiểu luật pháp, chính sách, chiến lược do vậy cần yêu cầu

cao nhân lực trong công tác hoạch định.

Nguồn nhân lực triển khai, thực hiện huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT

nông nghiệp cần phải có chuyên môn về tài chính, đầu tư và kỹ thuật nông nghiệp để

nắm rõ tình hình thủ tục đầu tư, có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, công trình.

Tổ chức bồi dưỡng, tham quan học tập kinh nghiệm cho các các cán bộ quản lý

nhà nước về ĐT cho PT nông nghiệp, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà

nước về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Củng cố, kiện toàn bộ máy và năng lực

151

chuyên môn các cơ quan quản lý về nông nghiệp, ĐT cho PT nông nghiệp cấp Trung

ương, tỉnh, huyện và cấp xã.

c) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt việc lập, thẩm định và phê duyệt, điều chỉnh

dự án đầu tư, công tác phối hợp, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện đầu tư phát triển.

Nâng cao trách nhiệm chủ đầu tư trong thực hiện dự án.

Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư đặc biệt

là các dự án liên quan đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Tổ chức giao ban thường xuyên để đánh giá, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các

công trình, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp. Thực hiện nghiêm về báo cáo định kỳ

về tình hình thực hiện kế hoạch vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Kiện toàn và nâng cao năng lực hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quy trình thủ

tục và các chế tài trong giải phóng mặt bằng; cơ chế phối hợp trong đền bù, giải phóng

mặt bằng, tái định cư; cơ chế hỗ trợ các hộ dân tái định cư. Tăng cường công tác phối

hợp giữa uỷ ban nhân dân, hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư với các chủ đầu tư

nhằm đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng.

Để khắc phục những hạn chế về khí hậu thời tiết, cần tập trung đẩy nhanh tiến

độ thi công đầu tư xây dựng trước mùa mưa lũ, trong thời gian mưa, lũ có biện pháp

thực hiện tốt, hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự

án, bố trí vốn kịp thời sẵn sàng tập trung cho công tác thi công; các công trình đảm

bảo có độ bền cao.

Để hạn chế địa hình gò, đồi, núi, đầm phá bị chia cắt mạnh tỉnh Thừa Thiên

Huế cần tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi liên kết các

vùng, các địa phương.

Rà soát, tổng hợp đánh giá năng lực các nhà thầu trên địa bàn tỉnh, các nhà thầu

trong và ngoài nước đã tham gia thực hiện các dự án đầu tư trong nông nghiệp; nghiên

cứu danh mục các nhà thầu có năng lực tốt, đã thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư

trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện.

152

Tập trung lựa chọn nhà thầu công trình chủ yếu theo hình thức đấu thầu rộng

rãi. Ban hành tiêu chí áp dụng chỉ định thầu phù hợp với tình hình của Tỉnh. Trong

công tác đấu thầu cần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, cạnh tranh và hiệu

quả kinh tế; quán triệt nguyên tắc đánh giá và lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định.

Quản lý, vận hành hiệu quả tài sản hình thành sau đầu tư, trong đó đặc biệt lưu

ý hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi có hiệu quả, nâng hiệu suất sử dụng các

công trình thủy lợi, hồ chứa, thuỷ điện.

Kinh nghiệm cho thấy, việc tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và sớm

đưa vào quản lý, vận hành tài sản sau đầu tư góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu

quả vốn đầu tư, do vậy quá trình thực hiện cần tập trung đẩy nhanh tiến độ và khẩn

trương đưa tài sản hình thành sau đầu tư vào quản lý, vận hành một cách kịp thời.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đảm

bảo hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy

định pháp luật về đầu tư, giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nắm bắt kịp

thời và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư và những tồn tại, khó khăn

trong đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời

những sai phạm và tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Phát huy quyền làm chủ

của người dân, cộng đồng trong việc giám sát, đánh giá đầu tư về nông nghiệp.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây

dựng trong nông nghiệp, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo

quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước

về đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở chính sách vốn ĐT cho PT ban hành, quán triệt việc thực hiện đảm

bảo quy trình, quy định. Đồng thời, tiến hành rà soát, kiểm tra, giám sát và đánh giá

hàng năm để điều chỉnh phù hợp hơn với thực tiễn, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng

mắc trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Điều chuyển ngay vốn đầu tư nhà nước các dự án không có khả năng giải ngân cho

các dự án thiếu vốn.

153

Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong

đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập, tồn tại

trong công tác quản lý đầu tư và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra trong đầu tư cần kết hợp với việc phổ biến giải thích pháp

luật, để ngăn ngừa những hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm,

đồng thời phát hiện, đề xuất sửa đổi kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định không

còn phù hợp. Thanh tra, kiểm tra phải kết hợp chặt chẽ với giám sát, đánh giá đầu tư,

tiến hành thanh tra một số công trình, dự án trọng điểm, lớn.

Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu

quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp nhằm cung cấp luận cứ, giải pháp nâng cao hiệu quả

vốn ĐT cho PT nông nghiệp.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ma

trận SWOT, định hướng phát triển nông nghiệp thời gian đến cần chuyển từ chiều

rộng sang chiều sâu, tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng, với lực lượng lao

động ít hơn, trình độ cao hơn, sử dụng nhiều vốn hơn kết hợp với khoa học công nghệ,

cơ giới hoá, tự đọng hoá, đặc biệt là công nghệ sinh học, lựa chọn được giống cây

trồng, vật nuôi thích hợp, năng suất cao, giá trị cao, cùng với việc nâng cao kết cấu hạ

tầng, khai thác tiềm năng và thế mạnh (tài nguyên rừng, biển, đầm phá, sông hồ,…),

phát huy cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp.

Chương 4 đưa ra nhiều phương án và chọn lựa phương án tối ưu cho nhu cầu

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2030

nhưng rất lớn so với khả năng nền kinh tế của tỉnh, cần được huy động tổng lực và sử

dụng một cách hiệu quả với nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp,

huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tổ chức quản lý vốn đầu

tư cho phát triển nông nghiệp.

154

KẾT LUẬN

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên

tài sản cố định, hàng tồn kho, tài sản vô hình sử dụng trong nông nghiệp và được phân

loại theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, nguồn vốn và theo thời gian, có đặc trưng gắn liền

với sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội.

Nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghệp trên thế

giới và Việt Nam có nhiều nghiên cứu từ những năm 1990 đến nay, nhưng chưa

nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghệp.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường và các nhân tố

ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Chủ thể quản lý,

huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP và sản lượng nông

nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ,

quản lý đầu tư phát triển nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chính sách

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp,

các yếu tố đặc điểm tự nhiên và văn hoá xã hội vùng nghiên cứu. Xác định phương

pháp nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy

giá trị, quy mô và tốc độ tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế đạt thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

chưa hợp lý.

Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

giai đoạn 1991-2013 cho thấy, một đồng GDP được tạo ra được sử dụng một lượng

vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,09 đồng), thấp hơn nhiều nền kinh tế chung

và công nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn 2001-2013, 1% tăng trưởng GDP nông nghiệp do

vốn đầu tư nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng phát triển nông nghiệp, đóng

góp của vốn đầu tư và lao động cho phát triển nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là

sự tăng lên của khoa học công nghệ, và quản lý, chất lượng lao động.

155

Theo ngành, vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản hiệu quả cao nhất, ngành

nông nghiệp thấp nhất, vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp có

ý nghĩa lớn trong gìn giữ và bảo vệ môi trường, san sinh xã hội. Theo địa phương,

vùng sinh thái, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền đại

diện vùng ven biển và đầm phá đạt hiệu quả cao nhất do phát huy trong khai thác tiềm

năng phát triển thuỷ sản, huyện A Lưới đại diện vùng miền núi đạt hiệu quả thấp nhất

do nhu cầu đầu tư hạ tầng lớn trong khi tăng trưởng nông nghiệp đạt thấp nhưng đã có

nhiều cải thiện giai đoạn 2011-2013. Theo nguồn vốn, chủ thể quản lý, huy động và sử

dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, người dân và các tổ chức sản xuất kinh

doanh nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất so với các chủ thể khác trong nông nghiệp về

mặt kinh tế, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các ngành trong các lĩnh vực công

nghiệp và dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.

Mặc dù chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được

nhiều kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội, đặc

biệt là bảo vệ, gìn giữ môi trường.

Kết quả kiểm định cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa GDP, vốn đầu tư

phát triển, lao động và tổng năng suất các nhân tố tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông

nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan chặt

chẽ, cho thấy vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chưa đúng mức vốn nhu cầu.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy:

Những yếu kém trong quy mô, tăng trưởng và bất hợp lý về cơ cấu nguồn vốn,

địa phương, theo ngành của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến hiệu quả

vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế chưa cao.

Tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt mức thấp và giảm mạnh giai đoạn 2006-

2013 làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, một nguyên nhân cơ

bản là chưa tập trung nguồn lực so với các tỉnh, thành miền Trung khác.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế khắc nghiệt thường xảy ra mưa lũ, địa

hình dốc và hẹp, làm cho nhu cầu đầu tư hạ tầng nông nghiệp rất lớn, làm giảm hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

156

Nguồn nhân lực, khoa học trong nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế còn

thiếu và yếu, mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp cùng

với hạ tầng nông nghiệp yếu kém, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã làm giảm hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế còn

nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, đời sống người dân khó khăn, thu nhập

người lao động trong nông nghiệp thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế.

Phân tích chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế

cho thấy chưa có chính sách chung mà được ban hành rải rác ở nhiều văn bản, chưa có

kế hoạch vốn đầu tư trung hạn, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển nông

nghiệp không khả thi, do chưa tương thích với cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa

học công nghệ trong nông nghiệp…thực hiện các dự án đầu tư cho phát triển nông

nghiệp là một quá trình dài, hồ sơ thủ tục đầu tư phức tạp.

Luận án đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và định

hướng chiến lược hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế,

đồng thời, xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế giai đoạn 2014-2030, trong đó, xác định xu hướng biến động GDP và vốn ĐT cho

PT biến động theo mô hình dạng hàm bậc hai, riêng ngành thuỷ sản không đảm bảo hệ

số của mô hình, cho thấy vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chưa đáp ứng nhu cầu.

Trên cơ sở đó luận án đưa ra định hướng, mục tiêu và đề xuất 3 nhóm giải pháp nâng

cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với các nghiên cứu của thế giới và

trong nước về đánh giá chung tình hình vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư cho phát

triển nông nghiệp, sự hội tụ giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với GDP, lao

động và TFP nông nghiệp, với những đóng góp mới như tác giả luận án đã trình bày.

Khi bóc tách dữ liệu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế một số dự án đầu tư công ích phục vụ dân sinh, hạ tầng kinh tế xã hội chung, hiệu

quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế cao hơn nhiều./.

157

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trần Viết Nguyên, Vốn đầu tư cho phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đánh

giá hiệu quả qua chỉ số ICOR, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 8 (399), 8-2011.

2. Nguyễn Văn Toàn – Trần Viết Nguyên, Thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho

phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và đánh giá qua chỉ số ICOR, Tạp chí

Khoa học Đại học Huế số 66, 2011.

3. Trần Viết Nguyên – Nguyễn Văn Toàn, Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển

doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập

72B số 3 -2012.

4. Trần Viết Nguyên – Trần Viết Đài, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn

đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Xã hội

miền Trung số 3(23) - 2013.

5. Trần Viết Nguyên, Xu hướng biến động GDP, vốn đầu tư cho phát triển Việt

Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung số 3 (29)-2014.

158

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Thị Á (2011), Phát triển nông nghiệp bền vững thành phố Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Đà Nẵng

2. Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978-2008), NXB Tổng

hợp – thành phố Hồ Chí Minh và NXB Truyền bá Ngủ Châu

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin,

NXB Chính trị quốc gia

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân

lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Số liệu ngành nông nghiệp

và phát triển nông thôn 2001-2010 tập 1 và tập 2, NXB Nông nghiệp.

6. Brandley R.Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, NXB Đại học Quốc gia

7. Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt

Nam, NXB Chính trị quốc gia

8. Chi cục Thống kế các huyện- thị xã - thành phố Huế, Niêm giám thống kê

hàng năm các năm 2002, 2003, 2006, 2010.

9. Chiavo-Campo và Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính

công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia – ADB.

10. Nguyễn Văn Chọn (2001), Kinh tế đầu tư tập 1 và tập 2, NXD Thống kê

11. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Thừa

Thiên Huế hàng năm 2005-2010.

12. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê hàng năm từ năm

1991 đến năm 2013

13. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn

vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ – Trường Đại học Kinh tế

14. David Colman và Trevor Young (1994), Nguyên lý kinh tế học nông

nghiệp: Thị trường và giá cả trong các nước kém phát triển, Cambridge Univerisity,

Nhà xuất bản Nông nghiệp và Trường Đại học kinh tế quốc dân dịch.

159

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật

16. Đảng Cộng sản (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành

Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, NXB Chính trị quốc gia

17. Gregory Mankiw (1999), Kinh tế học vĩ mô, Trường Đại học kinh tế quốc

dân-NXB Thống kê

18. Bùi Thị Thu Hằng (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc,

Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân

19. Phan Văn Hoà (2011), Bài giảng Phân tích chính sách nông nghiệp, Đại

học Kinh tế Huế.

20. Nguyễn Trọng Hoài – Phùng Thanh Bình – Nguyễn Khánh Dung (2009),

Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế tài chính, Trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh – NXB Trẻ

21. Nguyễn Văn Huân (2011), Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, Tạp chí Thuế

Nhà nước, số 28(338)

22. HĐND tỉnh Quảng Ngãi khoá X kỳ họp thứ 9 (2006), Nghị quyết về đề án

Chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi giai đoạn 2006-2010

23. Nguyễn Văn Hùng (2009), Tăng cường huy động vốn ĐT cho PT kinh tế -

xã hội vùng Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ kinh tế - Hà Nội

24. Trần Xuân Kiên (2010), Triển vọng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia

25. Phạm Thị Khanh (2003), Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng đồng

bằng sông Hồng hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội

26. Tăng Văn Khiên-Nguyễn Văn Trãi (2010), Phương pháp tính hiệu quả vốn

đầu tư, Tạp chí Thông tin Khoa học thống kê, số 2.

27. Nguyễn Văn Nam –Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững

các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông

28. Nguyễn Công Nghiệp (2010), Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân

sách nhà nước, Tạp chí Tài chính, số 5

160

29. Hồ Sỹ Nguyên (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

Luận án tiến sỹ Viện nghiên cứu chiến lược – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

30. Nguyễn Bạch Nguyệt –Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

31. Nguyễn Văn Phát (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Thừa

Thiên Huế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội

32. Trần Thùy Phương (2009), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước châu

Phi, NXB Khoa học và xã hội

33. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát

triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia

34. Đỗ Tiến Sâm (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: Thực trạng và giải

pháp, NXB Từ điển Bách khoa

35. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm

1991 đến năm 2013.

36. Đặng Kim Sơn (2010), Tái cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp trong bối

cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Hội thảo

Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền

kinh tế ở Việt Nam do UNDP, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Viện khoa học xã hội Việt

Nam tổ chức tại Huế.

37. Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Văn kiện đại hội tỉnh đảng bộ Thừa Thiên Huế

lần thứ XII, XIII, XIV.

38. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010,

NXB Thống kê.

39. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

và thuỷ sản năm 2011, NXB Thống kê.

40. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008

41. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê

42. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê

161

43. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội

44. UBND tỉnh Bình Định (2006), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn

2001-2005 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010

45. UBND thành phố Đà Nẵng (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2006-2010

46. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Báo cáo kết quả kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010

47. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2006), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội giai

đoạn 2001-2005 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010

48. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm

2006-2014.

49. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng

hàng năm từ năm 2006 đến năm 2014.

50. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị

định số 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn

51. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo việc thực hiện chính sách

pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại tỉnh Thừa Thiên

Huế trong giai đoạn 2006 - 2010 và năm 2011

52. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết

TW 5 khoá IX của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh

Thừa Thiên Huế

53. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5

năm 2011-2015 tỉnh Thừa Thiên Huế

54. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-

NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

55. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015

56. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã

hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

162

57. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về tài

nguyên - môi trường và phát triển bền vững 5 năm 2006-2010, ước thực hiện 2011, kế

hoạch năm 2012.

58. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Tình hình thực hiện Chương trình đầu

tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

59. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Tình hình thực hiện Dự án trồng mới 5

triệu ha rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1999 – 2009.

60. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia

61. Viện Kinh tế (2009), Giáo trình kinh tế học phát triển (Hệ cử nhân chính

trị), NXB Chính trị - Hành Chính

Tài liệu tiếng Anh

62. Abhijit Sen (2007), Presidential Address, Indian Journal of Agricultural

Economics

63. Alejandro S.Plastima (2007), Essay on Innovations in the Agriculture and

Food industry sectors, A Dissertation for the degree of Doctor of Philosophy, Major

Agricultural Economics, University of Nebraska

64. Alexander J Rudnicky (1968), The incremental capital/ouput ratio in a

Maturing economy: The Soviet experience, 1958-1964, The thesi of University of

Ottawa U.S

65. Baba S.H, Saini A.S, Sharma K.D and Thakur D.R (2010), Impact of

Investment on Agricultural Growth and Rural Development in Himachal Pradesd:

Dynamics of Public and Private Investment, Indian Journal of Agricultural

Economics

66. Bernard Kilian, Connie Jones, Lawrence Pratt, Andrés Villalobos (2006), Is

sustainable agriculture a viable strategy to improve farm income in Centran

America? A case study on coffee, Journal of Business Research 59 322-330, Elsevier

Inc

163

67. Bingxin Yu (2005), Agricultural Productivity and Institutions in Sub-

Saharan Africa, A dissertation for degree of Doctor of Philosophy, University of

Nebraska USA.

68. Cletus Kwashi Dordunoo (1993), A Development Oriented

Macroeconometric Model of Ghana (Dynamic simulation, Policy analysis and

Forecasting, A dissertation for degree of Doctor of Philosophy, Temple University

USA

69. David Begg – Stanley Fischer Rudiger Dorn Busch, Economics – the third

edition

70. FAO (2008), The state of food and agriculture in Asia and the pacific

region 71. Hodgson T.M - S. Breban – C.L. Ford – M.P Streatfield and R.C Urwin,

The concept of investment efficiency and its application to invest management

structers, Institute of Actuaries and Faculty of Actuaries

72. Hiroko Oura (2007), Wild or Tamed ? India’s Potential Growth, IMF

Working Paper WP/07/224

73. Hussein Khaled, Thirlwall A.P (2000), The AK model of “new” growth

theory is the Harrod – Domar growth equation: Investment and growth revisited,

Journal of Post Keynesian Economics, 22, 3; ProQuest Central pg 427

74. International Monertary Fund (1998), The Asian crisis and the Regions’s

long-term growth performances

75. Ishita Nandi (2009), Time series test of the AK model of endogenous growth,

Dissertation of Doctor of Philosophy in Economics in University of California, ProQuest

Dissertations and Theses

76. Jong-Wha Lee, Kiseok Hong (2012), Economic Growtht in Asia:

Determinants and Prospects, Japan and World Economy 24

77. Kathryn Ann Boys (2008), Investment, Trade, and Economic

development: Lessons from Viet Nam, A Dissertation for degree of Doctor of

Philosophy, Perdue University Indiana.

78. Keith O. Fuglie, Kfuglie@ ers. usda.gov, Accelerated Productivity Growth

Offset Decline in resource expainson of Global Agriculture, september 2010

164

79. Kenichi Ohno (2009), Avoiding the Middle –Income Trap Renovating

Industrial Policy Formulation in VietNam, ASEA Economic Balletin Vol, 26, No, 1

80. Nicolae Tudorescu, constantin Zoharia, George Cristinel Zahara, Ioana

Zahara(2010), Human Capital Accumulation and long-run economic growth,

Economic, Management, and Financial Markets. Volume 5(4), (Addleton Academic

Publishers).

81. Poudel, Biswo N; Paudel, Krishna P; Zilberman, David (2011),

Agricultural Productivity Convergence: Myth or Reality?, Journal of Agricultural and

Applied Economics; 43, 1; ProQuest Central, pg. 143

82. Raduvoicu, Iulya Dobre, Mariana Bran (2011), The management of

operating capital in agriculture, Babes Bolyai University,

83. Ramasamy, C (2004), Constrains to Growth in Indian Agricuture: Needed

Technology, Resource Management and Trade Strategies, Indian Journal of Agricultural

Economics; 59,1; ProQuest Central

84. Robert Dekle, Guillaume Vandenbroucke (2011), A quantitative analysis

of China’s Structural transformation, Journal of Economic Dynamics and Control

USA.

85. Roberto Olinto Ramos, Gowzalo Pasdor, and Lisbeth Rivas (2008), Latin

America: Hights from the Implementation of the System of National Account 1993 (1993

SNA), IMF Working Paper WP/08/239

86. Satish, P (2010), Rural Infrastructure and Growth: An Overview, Indian

Journal of Agricultural Economics; 62,1; ProQuest Central Pg. 32

87. Scott L. Baier - Gerald P. Dwyer Jr and Robert Tamura (2006), How important

are capital and Total factor productivity for economic growth?, Economic Inquiry; 44, 1;

ProQuest Central

88. Timmer C.P (1992), Agriculture and Economic Development Revisited,

Agricutural System 40 21-58 USA, Elsevier Science Publishers Ltd- England, 1992

89. United Nations, Report of the United Nations Conference on Environment

and Development, United Nations

165

90. Valin H, P Halisk,A Mosnier, M Herreror, E Schmid, and M Obersteiner

(2013), Agricultural productivity and greenhouse gas emissions: trade-offs and

synergies between mitigation and food security ?, IOP Publishing Ltd,.

91. Van Ark, Bart; Chen, Vivian; Jäger, Kirsten (2013), European Productivity

Growth Since 2000 and Future Prospects, Centre for the Study of Living Standards

Canada

92. Yir –Hueih Lu, Ching-Cheng Chang, Fung-Mey Huang (2008), Efficency change

and Productivity growth in agriculture: A comparative analysis for selected East Asian

economies, Journal of Economics 19 312-324

93. Yun Ji Moon (Ewha Womans University); Hyo Gun Kym (2006), A model for the

Value of Intellectual Capital, Canadian Journal of Administrative Sciences; 23,3; ProQuest

Central pg.253.

94. _____(2013), Agriculture needs huge investment, Copyright AsiaNet Pakistan

(Pvt) Ltd. Nov.

Tài liệu tham khảo internet

95. Báo Cần Thơ (2011), Vốn đầu tư cho nông nghiệp: Cần mở mũi đột phá từ

chính sách, http://www.mdec.vn/

96. Báo Đại đoàn kết (2013), Đầu tư vốn cho nông dân: Không chỉ là an toàn,

hiệu quả, http://www.tapchitaichinh.vn/

97. Báo Mới (2009), Giúp vốn cho nông dân nghèo vượt khó,

http://www.baomoi.com/

98. Báo Mới (2012),Vốn đầu tư công cho “tam nông” ở Lai Châu còn thấp,

http://www.baomoi.com/

99. Nguyễn Tiến Dũng (2012), Tiếp tục rót vốn đầu tư mạnh hơn cho nông

nghiệp, http://www.baomoi.com/

100. Website Duyên hải miền Trung http://www.vietccr.vn/xem-tin-tuc/tong-

quan-ve-van-hoa-vung-duyen-hai-mien-trung-p1-default.html

101. Mai Hương – Thúy Hằng (2009), Nông Nghiệp Việt Nam: chưa thể hút

vốn đầu tư, http://www.baomoi.com/

166

102. Khoa Đầu tư – Đại học Kinh tế quốc dân, Phương pháp tính chỉ số ICOR,

http://vn.360plus.yahoo.com/Investment-NEU/article?mid=167.

103. Minh Thúy - Việt Hùng (2013), Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng dành cho

nông thôn, http://www.baomoi.com/

104. Thủ tướng Chính phủ, Định hướng chiến lược bền vững ở Việt Nam, Văn

phòng 21, http://www.agenda21.monre.gov.vn/.

105. Wikipedia (2014), Agriculture, http://en.wikipedia.org/wiki/Agriculture

106. World Bank (2011), The incremental capital output ratio (ICOR),

http://web.worldbank.org/.

167

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam 1995-2013 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Phụ lục 2. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam 1995-2009 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

168

Phụ lục 3. Tăng trưởng (%) vốn đầu tư cho phát triển Việt Nam 1996-2013 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Phụ lục 4. Tăng trưởng (%) vốn đầu tư nông nghiệp Việt Nam 1996-2013 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

169

Phụ lục 5. Tăng trưởng (%) GDP nông nghiệp Việt Nam 1996-2013 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Phụ lục 6. Tăng trưởng (%) lao động nông nghiệp 2001-2013

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

170

Phụ lục 7. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển/GDP Việt Nam 1995-2013 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Phụ lục 8. Tăng năng suất lao động (NSLĐ) và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư

cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2013

T

T Chỉ tiêu

Đvt 2001-

2005

2006-

2010

2011-

2013

2001-

2013

1 NSLĐ nông nghiệp 1000đ/người 2.911 3.500 3.968 3.381

Nhóm ngành nông lâm 1000đ /người 2.703 3.152 2.615

Ngành thuỷ sản 1000đ/người 6.564 7.357 6.172

2 Tăng NSLĐ nông nghiệp % 3,9 3,4 2,9 3,5

Nhóm ngành nông lâm % 3,7 2,7 3,3

Ngành thuỷ sản % 0,3 2,4 1,2

3

Việc làm tăng thêm từ

vốn ĐT cho PT nông

nghiệp

Ngàn người 3.584 5.211

2.940 11.737

Nhóm ngành nông lâm Ngàn người 2.962 3.086 6.049

Ngành thuỷ sản Ngàn người 621 890 1.511 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

171

Phụ lục 9 . Diện tích rừng trồng tập trung của Việt Nam

Năm Tổng số

(Nghìn ha)

Chỉ số phát triển ( Năm trước =100 ) - %

1990 100,3 120,5

1991 123,9 123,5

1992 122,8 99,1

1993 128,2 104,4

1994 158,1 123,3

1995 209,6 132,6

1996 202,9 96,8

1997 221,8 109,3

1998 208,6 94,0

1999 230,1 110,3

2000 196,4 85,4

2001 190,8 97,2

2002 190,0 99,6

2003 181,3 95,4

2004 184,4 101,7

2005 177,3 96,1

2006 192,7 108,7

2007 189,9 98,5

2008 200,1 105,4

2009 243,0 121,4

2010 252,5 103,9

2011 212,0 84,0

2012 187,0 88,2

2013 205,1 109,6

Tổng cộng 4.508,8 Nguồn: Kết quả tổng điều tra 2011 và Niên giám thống kê năm 2013 của Tổng cục Thống kê

172

Phụ lục 10. Tốc độ tăng trưởng GDP lĩnh vực nông nghiệp miền Trung thời kỳ

2001-2009

Đơn vị tính: %

Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Thanh Hóa 4,61 4,82 4,87 5,28 1,57 5,47 -0,13 2,66 2,73

Nghệ An 4,38 5,36 4,54 7,12 1,57 5,76 2,92 5,79 2,96

Hà Tĩnh 4,86 4,12 5,02 4,77 1,32 1,37 -4,31 6,05 2,96

Quảng Bình 3,53 5,12 4,67 5,02 4,16 4,40 2,63 5,90 4,94

Quảng Trị 4,55 5,58 3,23 4,56 4,72 4,91 4,43 2,44 1,48

Thừa Thiên Huế 4,02 3,66 4,70 2,86 5,02 4,53 1,66 1,06 2,47

Đà Nẵng 6,83 5,09 3,45 4,55 9,23 -12,28 4,14 -7,83 -6,96

Quảng Nam 2,92 2,90 3,99 8,76 -3,32 3,72 2,74 0,90 0,50

Quảng Ngãi 4,56 8,05 5,41 6,44 7,03 4,17 3,99 1,47 4,22

Bình Định 3,54 6,91 5,91 5,91 4,89 7,92 3,89 6,88 6,80

Phú Yên -0,43 8,61 6,78 5,20 4,01 1,69 4,42 0,42 5,46

Khánh Hòa 4,93 4,26 5,47 -0,49 -0,28 6,39 2,69 3,93 0,49

Ninh Thuận 7,44 3,86 2,51 7,41 -5,65 17,81 9,70 4,84 3,14

Bình Thuận 6,26 6,12 7,72 7,05 7,78 5,77 7,53 7,26 5,06

Miền Trung 4,40 5,28 5,03 5,63 2,48 5,42 2,78 4,11 3,28

Cả nước 2,90 4,00 3,49 4,18 3,86 3,56 3,62 4,47 1,79

Nguồn: Viện Khoa học xã hội miền Trung

173

Phụ lục 11. Hệ số ICOR các địa phương miền Trung 2001-2009

Đơn vị tính: lần

Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Thanh Hóa 2,45 3,14 3,31 3,44 2,45 4,06 4,92 5,91 6,01

Nghệ An 4,61 5,64 5,77 5,38 4,61 5,50 5,86 5,74 3,94

Hà Tĩnh 1,15 1,47 0,22 4,77 1,15 4,28 3,87 6,00 6,42

Quảng Bình 1,08 1,92 3,08 4,90 1,08 4,58 4,37 3,25 3,44

Quảng Trị 4,31 5,01 4,65 5,68 4,31 6,57 7,26 5,36 4,60

Thừa Thiên - Huế 6,70 6,30 6,70 6,80 5,30 5,00 5,00 5,50 4,90

Đà Nẵng 6,09 6,06 5,97 10,07 6,09 8,45 7,22 7,53 7,43

Quảng Nam 2,33 2,76 4,22 6,55 2,33 7,51 7,97 5,85 5,44

Quảng Ngãi 4,34 8,63 9,16 10,21 4,34 16,99 34,19 23,60 22,60

Bình Định 2,76 3,56 4,10 4,50 2,76 5,77 6,13 5,02 3,56

Phú Yên 4,95 5,69 6,47 6,53 4,95 4,54 10,57 8,47 7,21

Khánh Hòa 3,50 3,77 3,57 3,33 3,50 3,53 4,46 4,50 5,03

Ninh Thuận 4,01 4,93 4,23 5,75 4,01 9,54 8,08 6,44 8,65

Bình Thuận 3,25 4,18 5,55 5,61 3,25 6,27 5,13 7,59 5,73

Miền Trung 3,40 4,07 4,32 5,28 3,40 5,86 6,99 6,52 5,86

Cả nước 3,26 3,58 3,91 4,39 4,98 5,09 6,15 4,56 4,03

Nguồn: Viện Khoa học xã hội miền Trung

174

Phụ lục 12. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển vào tăng trưởng GDP miền

Trung thời kỳ 2001-2009

Đơn vị tính: %

Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Thanh Hóa 95,51 82,28 76,40 73,18 75,73 67,66 74,17 72,45 75,96

Nghệ An 158,37 110,76 91,01 97,06 88,40 73,26 66,94 62,07 86,47

Hà Tĩnh -5,68 10,82 -47,91 47,96 124,22 122,05 110,11 105,47 144,60

Quảng Bình 28,45 57,79 96,73 128,92 159,76 52,31 45,89 30,57 44,73

Quảng Trị 212,70 162,37 150,23 106,86 75,12 62,35 68,41 51,85 58,92

Thừa Thiên Huế 143,9 40,89 112,74 78,72 57,82 151,13 83,86 4,92 102,28

Đà Nẵng 72,57 62,15 56,34 105,11 74,82 88,33 98,96 71,98 56,12

Quảng Nam 68,90 72,11 87,30 71,96 92,03 70,77 58,89 48,72 59,93

Quảng Ngãi 299,38 145,72 128,16 117,38 90,12 104,22 148,96 105,47 21,22

Bình Định 210,35 123,58 82,90 65,94 58,26 55,89 51,52 53,36 73,12

Phú Yên 167,74 105,99 84,90 76,90 65,94 87,38 40,24 68,41 63,03

Khánh Hòa 44,84 43,03 50,49 50,16 71,91 63,45 64,79 57,02 81,04

Ninh Thuận 135,80 145,27 158,63 116,38 175,20 64,32 81,44 92,53 83,53

Bình Thuận 88,93 95,77 86,05 68,03 40,48 67,32 66,32 51,65 111,46

Miền Trung 114,02 92,27 82,53 83,86 78,35 75,58 79,81 68,31 67,06

Nguồn: Viện Khoa học xã hội miền Trung

175

Phụ lục 13. Đóng góp TFP vào tăng trưởng GDP miền Trung 2001-2009

Đơn vị: %

Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Thanh Hóa -8,46 5,80 12,50 15,76 10,77 21,35 15,38 17,67 13,20

Nghệ An -61,33 -57,44 -0,88 -12,95 -5,85 6,92 12,44 30,40 12,47

Hà Tĩnh 100,54 67,65 141,58 44,39 -34,82 -6,00 -16,13 -48,04 -49,78

Quảng Bình 52,53 33,95 -2,93 -35,95 -66,32 41,94 48,50 67,66 19,20

Quảng Trị -118,72 -67,77 -56,02 -11,61 20,46 26,78 -14,98 54,20 60,54

Thừa Thiên Huế -57,12 34,46 -31,32 8,76 31,13 -53,87 13,75 83,15 -12,43

Đà Nẵng 14,93 23,07 29,86 -17,95 8,00 10,66 -17,52 18,88 0,08

Quảng Nam 25,62 16,56 2,17 20,72 -3,36 21,94 31,92 39,64 37,30

Quảng Ngãi -210,04 -51,71 -46,50 -23,82 3,79 -11,69 -55,59 -13,42 77,76

Bình Định -123,55 -40,54 3,20 25,87 24,99 36,71 41,30 36,42 17,23

Phú Yên -112,00 -40,15 -15,39 2,54 12,84 1,19 54,70 27,85 28,12

Khánh Hòa 50,49 52,71 48,62 32,35 9,91 27,35 28,17 30,61 9,46

Ninh Thuận -48,72 -57,63 -75,11 -54,28 -102,82 11,90 14,13 -16,19 -2,27

Bình Thuận 1,29 -12,36 1,68 18,81 55,03 15,88 20,23 38,53 -27,34

Miền Trung -28,67 -12,25 5,91 4,33 9,37 14,99 9,12 20,88 15,33

Nguồn: Viện Khoa học xã hội miền Trung

Phụ lục 14. Các nhóm gen cơ bản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

TT Nhóm gen Số loài % Số giống % Số họ %

1 Thực vật phù du 171 27,98 73 20,85 28 15,21

2 Động vật phù du 37 6,05 24 6,85 16 8,69

3 Thực vật nhỏ đáy 54 8,83 30 8,57 12 6,52

4 Rong 43 7,03 21 6,00 12 6,52

5 Cỏ nước 15 2,45 12 3,43 8 4,35

6 Thực vật cạn 31 5,07 29 8,29 19 10,32

7 Động vật đáy 37 6,05 36 10,28 27 14,67

8 Cá 223 36,50 125 35,71 62 33,70

Tổng số 611 100 350 100 184 100 Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

176

Phụ lục 15. Số liệu địa chất thủy văn các tầng chứa nước khe nứt

Tầng chứa nước Độ phong

phú nước

Lưu lượng

nước (l/s)

Độ khoáng

hóa Ghi chú

Hệ tầng A lin Trung bình 0,04 – 4,48 0,05 – 0,50

Dọc theo đứt gãy

Đakrong A Lưới, độ

phong phú nước tốt hơn

Hệ tầng Phong Sơn Giàu 1,38- 14,90 0,11 – 6,93 Ở trũng địa hào Huế

nước bị nhiễm mặn

Hệ tầng Tân Lâm Trung bình 0,8 – 3,66 0,03 – 0,38

Hệ tầng Long Đại Trung bình 0,27 – 1,09 0,32 – 0,35

Các đá biến chất Trung bình 0,04 – 1,0 0,04 – 0,19

Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Phụ lục 16. Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2002, 2011, 2013

177

Phụ lục 17. Số lượng và tăng trưởng lao động Thừa Thiên Huế 2001-2013

Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Phụ lục 18. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên

Huế thời kỳ 2001-2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

178

Phụ lục 19. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nhóm ngành nông lâm

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 2001-2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

Phụ lục 20. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản tỉnh Thừa

Thiên Huế 2001-2013 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

179

Phụ lục 21. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển các ngành nông nghiệp 2001-2013

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Phụ lục 22. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp của các

huyện, thị xã, thành phố Huế giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế,

các huyện, thị xã, thành phố Huế từ 2001 đến 2013

180

Phụ lục 23. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp của các huyện,

thị xã, thành phố Huế giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế,

các huyện, thị xã, thành phố Huế từ 2001 đến 2013

Phụ lục 24. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành lâm nghiệp của các huyện,

thị xã, thành phố Huế giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế,

các huyện, thị xã, thành phố Huế từ 2001 đến 2013

181

Phụ lục 25. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản của các huyện, thị

xã, thành phố Huế giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế,

các huyện, thị xã, thành phố Huế từ 2001 đến 2013

Phụ lục 26. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ lợi của các huyện, thị

xã, thành phố Huế giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế,

các huyện, thị xã, thành phố Huế từ 2001 đến 2013

182

Phụ lục 27. Kiểm định mối tương quan giữa tăng trưởng GDP, vốn và lao động

chung, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm, ngành thuỷ sản:

Dependent Variable: LOG(GDP) Method: Least Squares Date: 05/07/14 Time: 14:32 Sample: 1991 2011 Included observations: 21

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(K) -0.075889 0.016202 -4.683833 0.0002 LOG(L) 3.165950 0.357029 8.867479 0.0000

C -18.28474 2.218820 -8.240749 0.0000

R-squared 0.906828 Mean dependent var 0.957336 Adjusted R-squared 0.896475 S.D. dependent var 0.538689 S.E. of regression 0.173325 Akaike info criterion -0.535737 Sum squared resid 0.540746 Schwarz criterion -0.386519 Log likelihood 8.625238 F-statistic 87.59515 Durbin-Watson stat 1.751521 Prob(F-statistic) 0.000000

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.188699 Probability 0.829852 Obs*R-squared 0.483921 Probability 0.785087

Dependent Variable: LOG(GDPNN) Method: Least Squares Date: 05/07/14 Time: 14:39 Sample: 2000 2011 Included observations: 12

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(KNN) 0.125742 0.021083 5.964238 0.0002 LOG(LNN) 0.017705 0.048340 0.366258 0.7226

C 5.406749 0.330970 16.33606 0.0000

R-squared 0.844365 Mean dependent var 6.183872 Adjusted R-squared 0.809779 S.D. dependent var 0.071508 S.E. of regression 0.031188 Akaike info criterion -3.885264 Sum squared resid 0.008754 Schwarz criterion -3.764037 Log likelihood 26.31158 F-statistic 24.41378 Durbin-Watson stat 1.492099 Prob(F-statistic) 0.000231

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 1.278880 Probability 0.336199 Obs*R-squared 3.211329 Probability 0.200756

183

Dependent Variable: LOG(GDPNL) Method: Least Squares Date: 05/07/14 Time: 14:40 Sample: 2000 2011 Included observations: 12

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(KNL) 0.228315 0.032810 6.958650 0.0001 LOG(LNL) 0.019775 0.089592 0.220726 0.8302

C 5.103202 0.589049 8.663465 0.0000

R-squared 0.867873 Mean dependent var 6.484255 Adjusted R-squared 0.838512 S.D. dependent var 0.116196 S.E. of regression 0.046694 Akaike info criterion -3.078086 Sum squared resid 0.019623 Schwarz criterion -2.956859 Log likelihood 21.46851 F-statistic 29.55822 Durbin-Watson stat 2.065987 Prob(F-statistic) 0.000111

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.536078 Probability 0.607267 Obs*R-squared 1.593857 Probability 0.450711

Dependent Variable: LOG(GDPTS) Method: Least Squares Date: 05/07/14 Time: 14:41 Sample(adjusted): 2000 2011 Included observations: 12 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(KTS) 0.013230 0.166609 0.079409 0.9384 LOG(LTS) -0.063421 0.124838 -0.508027 0.6237

C 5.319316 0.642888 8.274100 0.0000

R-squared 0.027999 Mean dependent var 5.124242 Adjusted R-squared -0.188002 S.D. dependent var 0.259188 S.E. of regression 0.282503 Akaike info criterion 0.522063 Sum squared resid 0.718272 Schwarz criterion 0.643290 Log likelihood -0.132380 F-statistic 0.129624 Durbin-Watson stat 0.200681 Prob(F-statistic) 0.880037

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 18.81192 Probability 0.002488 Obs*R-squared 8.419502 Probability 0.003712

184

Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: %

Phụ lục 28. Số lượng và cơ cấu lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa

Thiên Huế giai đoạn 2005-2013 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Phụ lục 29. Giá trị (tỷ đồng) và cơ cấu (%) doanh thu thuần của các doanh

nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005-2013 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

185

Phụ lục 30. Tốc độ tăng doanh thu doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2006-2013 (%)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng doanh thu

doanh nghiệp chung 33 29 31 18 28 43 16 2

Tổng DN nông nghiệp 58 15 273 -21 11 45 -2 11

Ngành nông nghiệp 60 56 246 -2 12 23 -3 11

Ngành lâm nghiệp 86 -22 379 -43 -59 125 7 9

Ngành thủy sản -37 62 -18 13 904 61 -8 13

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Phụ lục 31. Giá trị và tốc độ tăng doanh thu bình quân lao động của doanh

nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu bình quân lao

động (triệu đồng/người) 221 278 303 328 338 392 520 597 591

Tổng DN nông nghiệp 167 213 242 244 218 198 281 296 333

Ngành nông nghiệp 191 276 372 154 166 177 222 236 258

Ngành lâm nghiệp 244 230 195 813 567 280 405 421,3 473,9

Ngành thủy sản 71 65 106 89 159 240 417 429 543

Tốc độ tăng doanh thu

bquân lao động (%) 25,4 8,9 8,3 3,1 15,8 32,7 14,9 -1,1

Tổng DN nông nghiệp 27,8 13,4 0,7 -10,7 -8,7 41,6 5,4 12,4

Ngành nông nghiệp 44,4 34,8 -58,5 7,6 6,8 25,4 6,2 9,2

Ngành lâm nghiệp -5,6 -15,1 316,6 -30,1 -50,6 44,6 4,0 12,5

Ngành thủy sản -8,1 61,6 -15,5 77,6 51,2 73,9 2,9 26,4

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

186

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: %

Phụ lục 32. Giá trị và cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp

nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2005-2013 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Phụ lục 33. Giá trị và tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động

trong các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thu nhập bình quân

người lao động 14 16 20 23 27 30 34 43 42

Tổng DN nông nghiệp 21 18 22 13 15 19 29 40 45

Ngành nông nghiệp 22 17 26 11 13 14 19 34 37

Ngành lâm nghiệp 37 19 22 23 27 38 63 56 63

Ngành thủy sản 6 16 12 15 23 29 41 48 60

Tốc độ tăng thu nhập

bình quân lao động 14,0 22,9 14,9 16,3 13,5 14,2 24,1 -1,1

Tổng DN nông nghiệp -16,4 22,4 -40,4 16,8 27,3 50,8 37,0 12,4

Ngành nông nghiệp -20,5 52,5 -58,5 17,3 10,9 34,9 77,9 9,2

Ngành lâm nghiệp -49,4 16,9 7,4 17,45 37,2 67,5 -11,3 12,5

Ngành thủy sản 154,8 -22,1 24,3 50,3 26,2 40,2 16,0 26,5

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

187

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: %

Phụ lục 34. Giá trị và cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp nông nghiệp 2005-2013 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Phụ lục 35. Giá trị và tốc độ tăng vốn bình quân lao động doanh nghiệp nông

nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vốn bình quân lao động

doanh nghiệp (tr.đồng) 195 223 263 319 372 411 466 574 609

Tổng DN nông nghiệp 397 386 420 579 863 481 507 705 686

Ngành nông nghiệp 725 727 732 247 516 524 568 833 787

Ngành lâm nghiệp 217 176 254 2610 3234 352 343 437 378

Ngành thủy sản 226 376 225 235 411 380 392 424 515

Tốc độ tăng vốn bquân

lao động DN (%) 14,7 18,0 21,3 16,4 10,6 13,4 23,0 6,3

Tổng DN nông nghiệp -2,7 8,8 37,8 49,0 -44,3 5,4 39,2 -2,7

Ngành nông nghiệp 0,2 0,8 -66,3 109,0 1,6 8,4 46,7 -5,5

Ngành lâm nghiệp -18,6 43,8 929,6 23,9 -89,1 -2,7 27,6 -13,4

Ngành thủy sản 66,6 -40,1 4,4 74,8 -7,6 3,2 8,0 21,7

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

188

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: %

Phụ lục 36. Giá trị và cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Phụ lục 37. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp 2006-2013

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng vốn chủ sở

hữu (%) 34,2 39,6 54,0 25,5 14,5 18,0 45,0 9,6

Tổng DN nông nghiệp 25,0 20,2 534,8 33,8 -40,1 9,2 31,4 -4,1

Ngành nông nghiệp 13,1 13,4 200,9 100,4 6,2 5,7 35,4 -4,4

Ngành lâm nghiệp 95,6 61,0 1.863,2 1,2 -94,0 54,3 41,1 -16,4

Ngành thủy sản 56,4 5,8 -17,1 -10,0 460,1 20,3 -17,7 9,1

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

189

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: %

Phụ lục 38. Giá trị và cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp nông nghiệp Thừa

Thiên Huế 2005-2013 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

Phụ lục 39. Tốc độ tăng vốn cố định doanh nghiệp nông nghiệp 2005-2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng vốn cố

định doanh nghiệp 23,0 46,2 50,9 36,5 16,5 12,3 36,4 6,2

Tổng DN nông nghiệp 28,6 -2,0 385,0 47,7 -30,5 1,8 28,4 -1,8

Ngành nông nghiệp 28,2 8,2 145,3 130,8 5,7 2,4 37,8 -3,2

Ngành lâm nghiệp 31,4 18,7 1.450,7 2,0 -93,1 29,7 -6,1 -11,4

Ngành thủy sản 27,8 -49,8 -4,2 8,9 428,9 -13,1 -32,8 31,5

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2014 của Cục Thống kê

190

Phụ lục 40. Giá trị và tốc độ tăng vốn cố định bình quân lao động doanh nghiệp

nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vốn cố định bình

quân lao động chung 103 120 147 184 221 232 242 328 338

Tổng DN nông nghiệp 281 292 283 372 620 353 352 487 486

Ngành nông nghiệp 513 592 552 162 410 412 431 648 620

Ngành lâm nghiệp 142 95 122 1651 2074 170 142 130 119

Ngành thủy sản 170 316 159 157 269 214 201 151 222

Tốc độ tăng vốn cố

định bquân lao động 16,4 23,2 25,0 19,7 5,4 4,2 35,5 3,0

Tổng DN nông nghiệp 4,1 -2,9 31,1 66,7 -43,1 -0,2 38,4 -0,3

Ngành nông nghiệp 15,6 -6,8 -70,6 152,6 0,6 4,6 50,3 -4,4

Ngành lâm nghiệp -33,4 29,2 1250,3 25,6 -91,8 -16,8 -8,4 -8,3

Ngành thủy sản 85,8 -49,8 -0,8 70,9 -20,3 -6,1 -24,8 46,8

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006-2014 của Cục Thống kê

191

Phụ lục 41. Tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế tại các thời điểm 1990, 2000 và 2010

Chỉ tiêu 1990

(ha)

Tỷ lệ

%

2000

(ha)

Tỷ lệ

%

2010

(ha)

Tỷ lệ

%

So với

2000

So với

1990

2000 so

1990

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT 500,920 100.00 505,399 100.00 503,321 100.00 -2,078 2,401 4,479

ĐẤT NÔNG NGHIỆP 237,416 47.40 286,771 56.74 382,814 76.06 96,043 145,398 49,355

1. Đất sản xuất nông nghiệp 49,045 9.79 48,275 9.55 59,285 11.78 11,010 10,240 -770

- Đất trồng cây hàng năm 44,879 8.88 44,309 8.80 -570

Trong đó: Đất trồng lúa 30,621 6.06 32,014 6.36 1,393

- Đất trồng cây lâu năm 3,396 0.67 15 0.00 -3,381

2. Đất lâm nghiệp, trong đó 187,644 37.46 227,061 44.93 317,334 63.05 90,273 129,690 39,417

- Đất rừng sản xuất 50,645 10.02 137,302 27.28 86,657

- Đất rừng phòng hộ 176,416 34.91 100,965 20.06 -75,451

- Đất rừng đặc dụng 0.00 79,067 15.71 79,067

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 727 0.15 2,651 0.52 5,895 1.17 3,244 5,168 1,924

4. Đất nông nghiệp khác 0.00 8,784 1.74 300 0.06 -8,484 300 8,784

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 23,404 4.67 25,069 4.96 88,530 17.59 63,461 65,126 1,665

1. Đất ở 4,379 0.87 3,956 0.78 17,827 3.54 13,871 13,448 -423

2. Đất chuyên dùng 19,025 3.80 21,113 4.18 28,681 5.70 7,568 9,656 2,088

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 240,100 47.93 193,559 38.30 31,976 6.35 -161,583 -208,124 -46,541

1. Đất bằng 6,341 1.26

2. Đất đồi núi 24,916 4.95

3. Núi đá không rừng cây 719 0.14

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020, Niên giám thống kê năm 2000 và 2010 của Cục Thống kê

192

Phụ lục 42. Diện tích, năng suất, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tỉnh Thừa Thiên Huế 1995-2013

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính 1995 2000 2005 2010 2013

Tỷ lệ

tăng

bqân

1995-

2000

Tỷ lệ

tăng

bqân

2001-

205

Tỷ lệ

tăng

bqân

2006-

2010

Tỷ lệ

tăng

bqân

2011-

2013

Tỷ lệ

tăng

bqân

1995-

2013

1. Trồng trọt

Cây lương thực ngàn ha 63,1 61,9 64,4 55,4 56,2 -0,4 0,8 -3,0 0,5 -0,6

Cây Lúa " 48,5 51,3 50,5 53,7 54,4 1,1 -0,3 1,3 0,4 0,6

Năng suất Tấn/ha 38,3 46,4 53,1 55,0 #DIV/0! 3,9 2,7 1,2 2,8

Sản lượng thóc ngàn

tấn 183,6 196,6 235,0 285,2 298,9

1,4 3,6 3,9 1,6 2,7

Cây Ngô ngàn ha 0,8 1,2 1,8 1,6 1,8 9,1 9,1 -1,9 3,2 5,0

Năng suất Tấn/ha 14,9 23,0 28,4 36,4 38,0 9,0 4,4 5,1 1,4 5,3

Sản lượng 1000

tấn 1,1 2,7 5,1 6,0 6,8

19,7 13,6 3,3 4,3 10,6

Sản lượng lương thực có hạt " 184,7 199,3 240,2 291,2 305,8 1,5 3,8 3,9 1,6 2,8

Sản lượng lương thực có hạt kg/

người 213,9 186,9 213,2 264,7 271,3

-2,7 2,7 4,4 0,8 1,3

Cây công nghiệp chủ yếu

Cây Lạc: Diện tích ngàn ha 3,3 3,9 4,8 4,4 4,3 3,2 4,3 -1,9 -0,8 1,4

Sản lượng lạc tấn 4,5 5,5 8,5 8,7 9,5 4,0 9,3 0,5 2,7 4,2

Cà phê: Diện tích ngàn ha 24,0 40,0 665,0 792,0 800,0 10,8 75,4 3,6 0,3 21,5

Sản lượng tấn 476,0 332,0 455,0 #DIV/0! #DIV/0! -7,0 11,1 -0,6

Cao su: Diện tích ngàn ha 1,2 2,2 6,5 8,8 9,2 12,4 24,5 6,3 1,3 11,9

Sản lượng tấn 1,1 3,6 6,2 #DIV/0! #DIV/0! 27,6 19,8 24,6

193

2. Chăn nuôi

Đàn trâu 1000

con 37,3 32,0 32,2 27,4 25,0

-3,0 0,1 -3,2 -3,0 -2,2

Đàn bò " 26,2 22,2 23,0 23,9 22,0 -3,3 0,7 0,8 -2,7 -1,0

Đàn lợn " 191,8 203,2 264,8 247,0 255,0 1,2 5,4 -1,4 1,1 1,6

Gia cầm Triệu

con 1,3 1,6 1,7 2,1 2,3

4,2 1,2 4,3 3,1 3,2

3. Thuỷ sản

Sản lượng thủy sản 1000tấn 12,1 20,0 28,5 40,6 47,7 10,6 7,3 7,3 5,5 7,9

Trong đó: Khai thác " 11,7 18,5 22,2 30,8 34,5 9,6 3,7 6,8 3,9 6,2

Nuôi trồng " 0,4 1,5 6,3 9,9 13,2 30,3 33,2 9,5 10,1 21,4

Tr.đó: Tôm " 0,1 0,6 3,4 3,6 5,5 43,1 41,5 1,1 15,2 24,9

Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 1,5 2,7 5,2 5,8 6,0 12,1 14,5 1,9 1,1 8,0

Trong đó: nuôi tôm " 7.590,0 1,8 3,5 3,6 3,5 -81,2 14,4 0,9 -1,1 -34,7

Năng suất nuôi tôm 0,6 1,0 1,0 1,6 #DIV/0! 12,0 0,2 17,0 8,4

4. Lâm nghiệp

Trồng rừng tập trung Ha 5,4 4,1 5,2 4,0 4,0 -5,6 5,0 -4,9 -0,3 -1,7

Khoanh nuôi tái sinh " 6,1 7,0 6,0 8,0 6,0 2,8 -3,0 5,9 -9,1 -0,1

Diện tích đất có rừng che phủ " 187,5 227,4 264,3 286,0 286,9 3,9 3,1 1,6 0,1 2,4

Tỷ lệ che phủ rừng % 37,1 45,0 48,0 56,2 57,0

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

194

Phụ lục 43. Tổng hợp vốn đầu tư thiếu các dự án đang triển khai thực hiện đến 31/12/2013

Đvt: triệu đồng

S

T

T

Chỉ tiêu

Tổng mức đầu tư Tổng vốn thực hiện đến 31/12/2013 Tổng vốn thiếu đến 31/12/2013

Tổng cộng Trung

ương Địa phương Tổng cộng

Trung

ương

Địa

phương Tổng cộng

Trung

ương Địa phương

1 Vốn đầu tư (VĐT) 165.847.948 6.277.805 159.570.143 46.759.748 2.892.644 43.867.104 119.088.200 3.385.161 115.703.039

2 VĐT công nghiệp 37.613.365 59.292 37.554.073 13.983.684 23.956 13.959.728 23.629.681 35.336 23.594.345

3 VĐT dịch vụ 118.521.511 5.320.765 113.200.746 28.339.517 2.552.713 25.786.804 90.181.994 2.768.052 87.413.942

4 VĐT nông nghiệp 9.713.072 897.748 8.815.324 4.436.547 315.975 4.120.572 5.276.525 581.773 4.694.752

Tr. đó: Thuỷ lợi 5.939.438 425.424 5.514.014 1.809.729 152.730 1.656.999 4.129.709 272.694 3.857.015

a) VĐT nông nghiệp 8.160.062 563.126 7.596.936 3.402.510 223.955 3.178.555 4.757.552 339.171 4.418.381

b) VĐT lâm nghiệp 886.428 216.668 669.760 635.266 73.068 562.198 251.162 143.600 107.562

c) VĐT thuỷ sản 666.582 117.954 548.628 398.771 18.952 379.819 267.811 99.002 168.809

Cơ cấu vốn đầu tư 100 100 100 100 100 100 100 100 100

1 VĐT công nghiệp 22,7 0,9 23,5 29,9 0,8 31,8 19,8 1,0 20,4

2 ĐTPT dịch vụ 71,5 84,8 70,9 60,6 88,2 58,8 75,7 81,8 75,6

3 VĐT nông nghiệp 5,9 14,3 5,5 9,5 10,9 9,4 4,4 17,2 4,1

Tr. đó: Thuỷ lợi 61,1 47,4 62,6 40,8 48,3 40,2 78,3 46,9 82,2

a) VĐT nông nghiệp 84,0 62,7 86,2 76,7 70,9 77,1 90,2 58,3 94,1

b) VĐT lâm nghiệp 9,1 24,1 7,6 14,3 23,1 13,6 4,8 24,7 2,3

c) VĐT thuỷ sản 6,9 13,1 6,2 9,0 6,0 9,2 5,1 17,0 3,6

Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế

195

Phụ lục 44. Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa

Thiên Huế theo ma trận SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

hội

a. Điểm mạnh bên trong phù hợp

với cơ hội bên ngoài

- Hiệu quả vốn ĐT cho PT ngành

thuỷ sản đạt mức cao. Vốn đầu tư

trồng, bảo vệ rừng đã góp phần phát

triển rừng, nâng nhanh tỷ lệ che phủ

rừng, vừa mang lại thu nhập người

dân, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo

tồn và phát triển đa dạng sinh học.

- Khoa học công nghệ trong nông

nghiệp đã được đầu tư, từng bước đẩy

nhanh thực hiện cơ giới hoá trong

nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ

thuật nông nghiệp, duy trì và phát

triển các giống cây, con.

- Nguồn lao động có nhiều tài năng,

cần cù thông minh, có nhiều ngành

nghề truyền thống, chất lượng nguồn

lao động khá so với các tỉnh trong

vùng. Lao động trong các ngành trong

nông nghiệp chuyển dịch theo hướng

tích cực

- Các quy hoạch khá đầy đủ (Kinh tế

xã hội tỉnh, vùng Tam Giang-Cầu Hai,

lĩnh vực, ngành,…)

- Là một trung tâm giáo dục đào tạo,

khoa học công nghệ có nhiều trường

đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu,

b. Điểm yếu bên trong liên quan cơ hội bên

ngoài

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP nông

nghiệp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp lớn

nhưng lại không ổn định, của lao động tương

đối thấp, ngoại trừ ngành thuỷ sản.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát

triển, lao động chưa có việc làm và việc làm

không ổn định còn nhiều, thiếu các chuyên

gia đầu ngành trên hầu hết các lĩnh vực. Công

tác giáo dục đào tạo, tuyển dụng, bố trí, sử

dụng nguồn nhân lực còn yếu, chưa theo kịp

với yêu cầu đổi mới.

- Chưa có quy định chung chính sách vốn ĐT

cho PT nông nghiệp, thiếu ổn định

- Tiềm lực KTXH tỉnh Thừa Thiên Huế thấp,

thu NSNN chưa đáp ứng nhu cầu, chi ĐTPT

còn dựa chủ yếu vào hỗ trợ TW. Mất cân đối

lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát

triển từ tích luỹ nội bộ nền kinh tế của tỉnh

- Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, chưa đồng

bộ giữa cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng,

nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp còn thiếu và

yếu, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi,

vùng biển.

- Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

đang phục hồi sau suy thoái, đầu tư trực tiếp

196

trung tâm khoa học công nghệ phục vụ

nông nghiệp

- Tình hình KTXH Thừa Thiên Huế

ngày càng phát triển, thu NSNN ngày

càng tăng

- Nghị quyết lần thứ bảy của BCH TW

khóa X về nnghiệp, ndân, nthôn yêu

cầu tăng mạnh đầu tư phát triển nông

nghiệp

- Chiến lược phát triển KTXH Việt

Nam đã định hướng, tạo thuận lợi cho

huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT

nông nghiệp.

- Hội nhập kinh tế quốc tế và Tiểu

vùng sông Mêkông, TT-Huế trở thành

cửa ngõ cầu nối với trung tâm kinh tế

năng động nhất châu Á là Đông Bắc Á

- Nhu cầu các loại hàng nông sản ngày

càng tăng trên thị trường thế giới.

nước ngoài sẽ tăng dần

- Quy mô và nguồn vốn ĐT cho PT nông

nghiệp thấp, tăng trưởng không ổn định, thiếu

bền vững. Vốn cho thuỷ sản thấp và giảm rõ

rệt. Vốn ĐT cho PT lâm nghiệp huyện Nam

Đông và thuỷ sản huyện Phong Điền thấp so

các huyện khác, trong khi có tiềm năng hơn.

Thách

thức

c. Điểm mạnh bên trong liên quan

với nguy cơ bên ngoài

- Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển/GDP

nông nghiệp đạt mức thấp so với tỷ lệ

chung, của ngành thủy sản thấp hơn so

các ngành khác trong nông nghiệp và

có xu hướng giảm mạnh dần.

- Tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT

nông nghiệp khá cao, yêu cầu sử dụng

hiệu quả

- Đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng

nông nghiệp

d. Điểm yếu bên trong liên quan nguy cơ

bên ngoài

- TFP nông lâm nghiệp âm. Công tác quản lý

nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nguồn vốn NSNN và ODA chiếm tỷ trọng

chủ yếu, chưa khai thác tiềm năng đầu tư

trong dân.

- Hệ thống thuỷ lợi chủ yếu cho cây lúa

- Thủ tục đầu tư phức tạp, chủ đầu tư thiếu

chuyên nghiệp, năng lực nhà thầu hạn chế.

Quản lý đầu tư chậm về thủ tục, quản lý chất

lượng công trình chưa tốt. Sự phối hợp các

197

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm,

tuy tốc độ chuyển dịch chậm

- Vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên,

thiên nhiên. Hội tụ đầy đủ các điều

kiện tiềm năng, thế mạnh về biển,

đồng bằng, gò đồi, rừng núi, có tài

nguyên khoáng sản, đất nông nghiệp

đa dạng cho phép phát triển nông

nghiệp toàn diện

ban, ngành, địa phương thiếu đồng bộ.

- Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác

hiệu quả; tài nguyên đất đai, nước

ngầm...nguy cơ suy thoái, môi trường sinh

thái ngày càng xấu đi.

- Hoạt động khoa học công nghệ chưa tương

xứng tiềm năng và yêu cầu

- Dân cư còn nghèo, đời sống khó khăn, trình

độ dân trí không đồng đều.

- Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, chịu ảnh

hưởng lớn của biến đổi khí hậu ảnh hưởng

đến tiến độ thi công các công trình. Địa hình

bị chia cắt mạnh.

198

Phụ lục 45. Các chỉ tiêu tăng trưởng GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển

Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Chỉ tiêu Đvt 1996-2000 2001–2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020

Phương án I

Tăng GDP % 6,3 9,6 14,0 12,5 12,0

- Công nghiệp % 9,7 16,1 19,0 14,0 12,5

- Nông nghiệp % 1,6 8,7 3,5 3,2 3,0

- Dịch vụ % 7,1 10,2 13,0 13,0 12,8

Nhu cầu vốn Tỷ đồng 40.000 90.000 196.000

Phương án II

Tăng GDP % % 6,3 9,6 15,0 13,0 11,5

- Công nghiệp % 9,7 16,1 19,0 14,5 13,0

- Nông nghiệp % 1,6 8,7 3,5 3,2 3,0

- Dịch vụ % 7,1 10,2 15,4 13,5 11,0

Nhu cầu vốn Tỷ đồng 45.000 100.000 215.000

Phương án III

Tăng GDP % % 6,3 9,6 16,0 13,0 12,0

- Công nghiệp % 9,7 16,1 20,0 16,0 13,0

- Nông nghiệp % 1,6 8,7 3,5 3,2 3,0

- Dịch vụ % 7,1 10,2 16,7 11,8 12,0

Nhu cầu vốn Tỷ đồng 50.000 110.000 240.000

Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế đến năm 2020

199

Phụ lục 46. Lao động và cơ cấu lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2015 2020

I Lao động làm việc trong

các ngành KTQD Người 557.189 566.800 634.300 721.000

Dịch vụ Người 201.250 209.790 272.750 324.450

Công nghiệp Người 152.322 153.320 228.350 288.400

Nông nghiệp Người 203.617 203.690 133.200 108.150

II Cơ cấu lao động làm

việc trong các ngành % 100 100 100 100

Dịch vụ % 36,1 37,01 43,0 45,0

Công nghiệp % 27,3 27,05 36,0 40,0

Nông nghiệp % 36,5 35,9 21,0 15,0

Nguồn: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Phụ lục 47. Nhu cầu lao động qua đào tạo các lĩnh vực tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Người

Lĩnh vực

2010 2015 2020

Tổng

số

Trong đó Tổng

số

Trong đó Tổng

số

Trong đó

Lao

động

Tỷ

lệ

Lao

động

Tỷ

lệ

Lao

động

Tỷ

lệ

TỔNG SỐ 557.189 277.281 49,8 634.300 469.380 74,0 721.000 612.850 85,0

Nông nghiệp 203.617 68.507 33,6 133.200 75.800 56,9 108.150 83.250 77,0

Công nghiệp 152.322 83.166 54,6 228.350 178.110 78,0 288.400 251.100 87,1

Dịch vụ 201.250 125.615 62,4 272.750 215.470 79,0 324.450 278.500 85,8

Nguồn: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

200

Phụ lục 48. Kiểm định hàm xu thế vốn ĐT cho PT và GDP nông nghiệp

Dependent Variable: KNN Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 13:29 Sample: 1991 2013 Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T -52.06615 11.78665 -4.417384 0.0003 T^2 5.158018 0.476837 10.81716 0.0000 C 145.4777 61.39910 2.369378 0.0280

R-squared 0.974473 Mean dependent var 490.3913 Adjusted R-squared 0.971920 S.D. dependent var 535.5465 S.E. of regression 89.74164 Akaike info criterion 11.95285 Sum squared resid 161071.2 Schwarz criterion 12.10096 Log likelihood -134.4578 F-statistic 381.7411 Durbin-Watson stat 2.208711 Prob(F-statistic) 0.000000 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.328943 Probability 0.573009 Obs*R-squared 0.391418 Probability 0.531555

-400

0

400

800

1200

1600

2000

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

KNNF

Forecast: KNNF

Actual: KNN

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 23

Root Mean Squared Error 83.68451

Mean Absolute Error 68.34507

Mean Abs. Percent Error 54.33609

Theil Inequality Coefficient 0.058515

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.006465

Covariance Proportion 0.993535

201

Dependent Variable: KNL Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 13:30 Sample(adjusted): 1991 2012 Included observations: 22 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T -53.98680 12.53961 -4.305300 0.0004 T^2 5.056677 0.529423 9.551300 0.0000 C 145.8896 62.60636 2.330268 0.0310

R-squared 0.965022 Mean dependent var 397.3182 Adjusted R-squared 0.961340 S.D. dependent var 453.2521 S.E. of regression 89.11934 Akaike info criterion 11.94395 Sum squared resid 150902.9 Schwarz criterion 12.09273 Log likelihood -128.3835 F-statistic 262.0970 Durbin-Watson stat 1.894455 Prob(F-statistic) 0.000000

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.002320 Probability 0.962116 Obs*R-squared 0.002835 Probability 0.957538

-400

0

400

800

1200

1600

2000

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

KNLF

Forecast: KNLF

Actual: KNL

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 22

Root Mean Squared Error 82.82042

Mean Absolute Error 68.57369

Mean Abs. Percent Error 62.86990

Theil Inequality Coefficient 0.069944

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.008901

Covariance Proportion 0.991099

202

Dependent Variable: KTS Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 13:32 Sample: 1991 2013 Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T 1.477612 3.179139 0.464784 0.6471 T^2 0.124986 0.128614 0.971789 0.3428 C 0.988707 16.56079 0.059702 0.9530

R-squared 0.640085 Mean dependent var 42.21739 Adjusted R-squared 0.604094 S.D. dependent var 38.46954 S.E. of regression 24.20545 Akaike info criterion 9.332140 Sum squared resid 11718.08 Schwarz criterion 9.480248 Log likelihood -104.3196 F-statistic 17.78435 Durbin-Watson stat 1.863381 Prob(F-statistic) 0.000036

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.000275 Probability 0.986934 Obs*R-squared 0.000333 Probability 0.985434

-80

-40

0

40

80

120

160

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

KTSF

Forecast: KTSF

Actual: KTS

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 23

Root Mean Squared Error 22.57170

Mean Absolute Error 18.29980

Mean Abs. Percent Error 105.2788

Theil Inequality Coefficient 0.208227

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.111078

Covariance Proportion 0.888922

203

Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 09:06 Sample: 1991 2013 Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T -1.844690 0.688869 -2.677853 0.0145 T^2 0.110450 0.027869 3.963220 0.0008 C 6.921397 3.588463 1.928792 0.0681

R-squared 0.664495 Mean dependent var 5.549652 Adjusted R-squared 0.630944 S.D. dependent var 8.633651 S.E. of regression 5.244939 Akaike info criterion 6.273512 Sum squared resid 550.1877 Schwarz criterion 6.421620 Log likelihood -69.14539 F-statistic 19.80580 Durbin-Watson stat 0.795317 Prob(F-statistic) 0.000018

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 1.903573 Probability 0.183701 Obs*R-squared 2.094483 Probability 0.147832

-1000

-500

0

500

1000

1500

2000

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

GDPF

Forecast: GDPF

Actual: GDP

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 23

Root Mean Squared Error 288.3081

Mean Absolute Error 199.0868

Mean Abs. Percent Error 3430.147

Theil Inequality Coefficient 0.318529

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.129725

Covariance Proportion 0.870275

204

Dependent Variable: GDPNN Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 13:22 Sample: 1991 2013 Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T -78.99139 20.17183 -3.915927 0.0009 T^2 10.03007 0.816065 12.29078 0.0000 C 577.5483 105.0792 5.496313 0.0000

R-squared 0.984535 Mean dependent var 1515.304 Adjusted R-squared 0.982989 S.D. dependent var 1177.548 S.E. of regression 153.5850 Akaike info criterion 13.02749 Sum squared resid 471767.2 Schwarz criterion 13.17560 Log likelihood -146.8162 F-statistic 636.6250 Durbin-Watson stat 0.890015 Prob(F-statistic) 0.000000

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 3.078077 Probability 0.070828 Obs*R-squared 5.861510 Probability 0.053357

0

1000

2000

3000

4000

5000

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

GDPNNF

Forecast: GDPNNF

Actual: GDPNN

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 23

Root Mean Squared Error 143.2188

Mean Absolute Error 115.0122

Mean Abs. Percent Error 13.38098

Theil Inequality Coefficient 0.037678

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.003896

Covariance Proportion 0.996104

205

Dependent Variable: GDPNL Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 13:24 Sample: 1991 2013 Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T -82.81979 21.68732 -3.818812 0.0011 T^2 8.277612 0.877375 9.434520 0.0000 C 569.1683 112.9737 5.038058 0.0001

R-squared 0.967056 Mean dependent var 1131.522 Adjusted R-squared 0.963762 S.D. dependent var 867.4116 S.E. of regression 165.1237 Akaike info criterion 13.17237 Sum squared resid 545317.0 Schwarz criterion 13.32048 Log likelihood -148.4823 F-statistic 293.5457 Durbin-Watson stat 0.888675 Prob(F-statistic) 0.000000

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 3.294374 Probability 0.060371 Obs*R-squared 6.163030 Probability 0.045890

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

GDPNLF

Forecast: GDPNLF

Actual: GDPNL

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 23

Root Mean Squared Error 153.9787

Mean Absolute Error 125.4220

Mean Abs. Percent Error 17.08753

Theil Inequality Coefficient 0.054602

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.008375

Covariance Proportion 0.991625

206

Dependent Variable: GDPTS Method: Least Squares Date: 05/10/14 Time: 13:28 Sample: 1991 2013 Included observations: 23

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

T 3.820271 2.939850 1.299478 0.2086 T^2 1.752795 0.118934 14.73760 0.0000 C 8.544325 15.31429 0.557932 0.5831

R-squared 0.995546 Mean dependent var 383.9130 Adjusted R-squared 0.995101 S.D. dependent var 319.7839 S.E. of regression 22.38354 Akaike info criterion 9.175636 Sum squared resid 10020.46 Schwarz criterion 9.323744 Log likelihood -102.5198 F-statistic 2235.165 Durbin-Watson stat 1.275131 Prob(F-statistic) 0.000000

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 1.836452 Probability 0.188018 Obs*R-squared 3.897806 Probability 0.142430

-200

0

200

400

600

800

1000

1200

92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12

GDPTSF

Forecast: GDPTSF

Actual: GDPTS

Forecast sample: 1991 2030

Adjusted sample: 1991 2013

Included observations: 23

Root Mean Squared Error 21.73607

Mean Absolute Error 16.86137

Mean Abs. Percent Error 14.19130

Theil Inequality Coefficient 0.021958

Bias Proportion 0.000000

Variance Proportion 0.001210

Covariance Proportion 0.998790