TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ...

181
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HOÀNG ĐÔNG TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 62 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH THI HUẾ - 2017

Transcript of TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ...

Page 1: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HOÀNG ĐÔNG

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG

VÀ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC

PHÙ HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 62 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1: PGS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA

2: TS. NGUYỄN ĐÌNH THI

HUẾ - 2017

Page 2: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng

và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở Thừa Thiên Huế” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận

án là trung thực, khách quan và là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc của bản thân.

Kết quả này chưa từng được công bố trên các tài liệu khoa học trong nước và quốc

tế. Các tài liệu tham khảo và kế thừa trong luận án đều được trích dẫn và chú thích

đầy đủ. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận án

PGS.TS. Trần Đăng

Hòa

TS. Nguyễn Đình Thi

Trần Thị Hoàng Đông

Page 3: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về tinh thần

và vật chất từ các cá nhân, tập thể, cơ quan, đơn vị. Nhân đây, tôi xin được bày tỏ

lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ quý giá đó.

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Thầy giáo, PGS.TS. Trần Đăng

Hòa; Thầy giáo, TS. Nguyễn Đình Thi, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm,

Đại học Huế, là những người hướng dẫn khoa học. Thầy đã định hướng cho tôi thực

hiện nghiên cứu này, tư vấn thấu đáo và tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực

hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc và Ban Đào tạo sau

Đại học, Đại học Huế; Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học

Nông Lâm; Tập thể cán bộ, giáo viên Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học,

Trường Đại học Nông Lâm; Các anh (chị) là học viên cao học khóa 18, 19, các em

sinh viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật và Khoa học Cây trồng khóa 44, 45, 46; Viện

nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Viện Bảo vệ thực vật; Công ty Nông nghiệp Quảng

Bình, Công ty giống Cây trồng Quảng Nam, Công ty giống Cây trồng - Vật nuôi

Quảng Ngãi; Công ty giống Cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế; Trại nghiên cứu

giống Nông - Lâm nghiệp Nam Phước, Quảng Nam; Hợp tác xã Nông nghiệp Hương

An, phường Hương An và Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Xuân, phường Hương

Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi thực hiện và hoàn thành luận án này.

Có được sự trưởng thành ngày hôm nay, tôi xin khắc ghi công ơn sinh thành,

giáo dưỡng và tình yêu thương của cha mẹ dành cho tôi; cảm ơn sự ủng hộ, động

viên, thương yêu, chăm sóc và đồng hành của gia đình nhà chồng cũng như các anh,

chị, những người thân đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi yên

tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận án

Trần Thị Hoàng Đông

Page 4: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... x

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 3

1.3.1. Ýnghĩa khoa học ............................................................................................... 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 3

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 3

1.4.1. Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế; ........ 3

1.4.2. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2013 - 2016; ................... 3

1.4.3. Phạm vi về nội dung .......................................................................................... 3

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................... 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 5

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 5

1.1.1. Nghiên cứu giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu ....................................... 5

1.1.2. Phân loại, phân bố và kí chủ của rầy lưng trắng ............................................... 7

1.1.3. Triệu chứng gây hại và tác hại của rầy lưng trắng ............................................ 7

1.1.4. Cơ chế kháng rầy của giống lúa ........................................................................ 8

1.1.5. Nguyên nhân bùng phát của rầy lưng trắng hại lúa trên đồng ruộng ................ 9

1.1.6. Những biện pháp hạn chế sự gây hại của rầy lưng trắng trên đồng ruộng ..... 13

Page 5: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

iv

1.1.7. Nghiên cứu về giảm lượng giống và phân bón cho lúa .................................. 14

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 17

1.2.1. Sự gây hại của rầy lưng trắng trên thế giới ..................................................... 17

1.2.2. Sự gây hại của rầy lưng trắng ở Việt Nam ...................................................... 18

1.2.3. Sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế và tình hình gây hại của rầy lưng trắng ....... 20

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI ......................... 27

1.3.1. Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế giới và Việt Nam .................... 27

1.3.2. Nghiên cứu và sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng trên thế giới và ở Việt

Nam ........................................................................................................................... 33

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 35

2.1. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 35

2.1.1. Giống lúa ......................................................................................................... 35

2.1.2. Quần thể rầy lưng trắng ................................................................................... 37

2.1.3. Phân bón .......................................................................................................... 37

2.1.4. Đất thí nghiệm ................................................................................................. 37

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 39

2.2.1. Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế ..................... 39

2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng

theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp .................................................................... 39

2.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng quản lý cây

trồng tổng hợp tại Thừa Thiên Huế ........................................................................... 40

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 40

2.3.1. Phương pháp thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng ......................... 40

2.3.2. Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm ..................................................... 40

2.3.3. Phương pháp theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu .................................................... 46

2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 50

2.4. ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 50

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 51

3.1. TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN

HUẾ ........................................................................................................................... 51

Page 6: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

v

3.1.1. Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống lúa nghiên cứu trong

phòng thí nghiệm ....................................................................................................... 51

3.1.2. Khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm

nhân tạo ở nhà lưới .................................................................................................... 56

3.1.3. Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng ở

Thừa Thiên Huế ........................................................................................................ 63

3.2. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA

KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ ......................................... 89

3.2.1. Nghiên cứu xác định lượng giống gieo thích hợp đối với giống lúa HP10 và

ĐT34.......................................................................................................................... 89

3.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả đối với các giống lúa HP10 và

ĐT34........................................................................................................................ 101

3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG

TRẮNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ ......................................................................... 118

3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa trong mô

hình .......................................................................................................................... 119

3.3.2. Sâu bệnh hại và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa trong

mô hình .................................................................................................................... 120

3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa trong mô hình ........................................... 123

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 126

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 126

ĐỀ NGHỊ................................................................................................................. 127

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN .................. 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 129

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 138

Page 7: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AWD: Alternative Wetting and Drying/Ướt - khô xen kẽ

BILs: Backcross-inbred lines/Dòng bố mẹ lai hồi quy

Biotype: Dòng sinh học

BMAT: Bắt mồi ăn thịt

BNN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bt: Bào tử

BVTV: Bảo vệ thực vật

CLN: Cuốn lá nhỏ

CPNX: Chế phẩm Nấm xanh

Cv: Co-efficient of variation/ Độ biến động

D/R: Dài/Rộng

Đ/c: Đối chứng

ĐBSLC: Đồng bằng sông Cửu Long

EC: Emulsifiable Concentrate/ Dạng huyền phù

EM: Egg Mortality/ Tỷ lệ trứng chết

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations/ Tổ chức Lương

thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Ha: hecta

HCVS: Hữu cơ vi sinh

HT1: Hương Thơm số 1

ICM: Integrated Crop Management/ Quản lý cây trồng tổng hợp

IPM: Integrated Pest Management/ Quản lý dịch hại tổng hợp

IRRI: International Rice Research Institute/ Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KD18: Khang Dân 18

KHNN: Khoa học Nông nghiệp

LNL: Lần nhắc lại

LSD: Least Significant Difference/ Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

MĐK: Mức độ kháng

NHH: Nhánh hữu hiệu

NLN: Nông Lâm nghiệp

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NPK: Đạm - Lân - Kali

NS: Năng suất

NSLN: Ngày sau lây nhiễm

NSLT: Năng suất lý thuyết

NSTT: Năng suất thực thu

Page 8: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

vii

ns: Non-significant/ Không sai khác

OECD: Organization for Economic Co-operation and Development/ Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế

OM: Organic Matter/ Chất hưu cơ

PCR: Polymerase Chain Reaction/ Kỹ thuật tái tạo đoạn ADN (Phản ứng khuếch đại

gen)

P1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BNN-KHCN: Quyết định - Bộ Nông nghiệp - Khoa học công nghệ.

QTLs: Quantitative Trait Locus/ Vị trí tính trạng số lượng

RCBD: Randomized Complete Block/ Thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên

RCD: Randomized Complete Design / Thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên

RDSBV: Rice Black Streaked Dwarf Virus/ virus luá lùn sọc đen

RFLP: Restriction Fragment Length Polymorphisms/ Đa hình chiều dài đoạn giới hạn

Ri: Resistance Index/ Chỉ số kháng

RILs: Recombinant Inbred Lines/ Dòng tái tổ hợp

RLT: Rầy lưng trắng

SE: Standard Error/ Sai số chuẩn

SES: Standard Evaluation System/ Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn

SL: Solution Liquid/ Dạng dung dịch

SRI: System of Rice Intensification/ Hệ thống canh tác lúa cải tiến

TB: Trung bình

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TGST: Thời gian sinh trưởng

TN: Thí nghiệm

TN1: Taichung Native 1

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

TT: Trung tâm

UBND: Ủy ban nhân dân

VCR: Value Cost Ratio/ Tỷ lệ chi phí - giá trị

Wbph: White-backed Planthopper/ Rầy lưng trắng

WG: Water Granule/ Dạng hạt thấm nước

WL: Watery Lesions/ Tổn thương mất nước

WP: Wettable Powder/ Dạng bột hòa nước

Page 9: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ (%) rầy nâu và rầy lưng trắng các lứa chính tại miền Bắc năm

2005 - 2007 .......................................................................................... 19

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Thừa Thiên Huế năm 2011 - 2015 21

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại thị xã Hương Trà từ năm 2013 - 2015 ........ 22

Bảng 1.4. Cơ cấu giống lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 - 2015 ................. 23

Bảng 1.5. Lượng phân bón (kg/ha) cho các giống lúa ở Thừa Thiên Huế ........... 24

Bảng 1.6. Quy trình bón phân cho các giống lúa ở Thừa Thiên Huế ................... 24

Bảng 1.7. Tình hình rầy hại lúa ở Thừa Thiên Huế từ năm 2012 - 2015 .............. 26

Bảng 1.8. Tình hình rầy hại lúa tại thị xã Hương Trà từ năm 2012 - 2015 .......... 26

Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu đề tài ................... 35

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính đất ở vùng nghiên cứu ................................... 39

Bảng 2.3. Phân cấp hại của cây mạ và mức độ kháng rầy của giống lúa ............. 42

Bảng 2.4. Các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm ................................................. 44

Bảng 2.5. Quy trình bón phân trong ruộng thí nghiệm phân bón ......................... 45

Bảng 3.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng

trắng ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp ống nghiệm ..................... 51

Bảng 3.2. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng

trắng ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp hộp mạ ............................ 53

Bảng 3.3. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa sau lây nhiễm ở nhà lưới ..... 57

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và hình thái của các giống lúa

trong điều kiện lây nhiễm rầy lưng trắng ở nhà lưới ............................ 59

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong điều kiện lây

nhiễm rầy lưng trắng ở nhà lưới ........................................................... 61

Bảng 3.6. Một số đặc điểm sinh trưởng và hình thái của các giống lúa ở các điểm

nghiên cứu ............................................................................................ 65

Bảng 3.7. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ở các điểm nghiên cứu ............. 68

Bảng 3.8. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa ở các điểm nghiên cứu . 71

Bảng 3.9. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa ở các điểm nghiên cứu ......... 74

Bảng 3.10. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính trên các giống lúa ở các điểm

nghiên cứu ............................................................................................ 77

Bảng 3.11a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở Hương

Xuân ...................................................................................................... 79

Page 10: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

ix

Bảng 3.11b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở

Hương An ............................................................................................. 84

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nghiên cứu .................... 86

Bảng 3.13. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình thái của giống lúa

HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau .............................. 90

Bảng 3.14. Một số đặc điểm nông học của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng

giống gieo khác nhau ............................................................................ 93

Bảng 3.15. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống

gieo khác nhau ....................................................................................... 94

Bảng 3.16. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở

lượng giống gieo khác nhau ................................................................. 96

Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và

ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau ............................................. 97

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo

khác nhau ............................................................................................ 101

Bảng 3.19. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và hình thái của giống lúa

HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau .............................. 102

Bảng 3.20. Một số đặc điểm nông học của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp

phân bón khác nhau ............................................................................ 104

Bảng 3.21. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân

bón khác nhau ..................................................................................... 105

Bảng 3.22. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các

tổ hợp phân bón khác nhau ................................................................. 107

Bảng 3.23. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và

ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau ............................................. 109

Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón

khác nhau ............................................................................................ 112

Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu hóa tính đất trước và sau thí nghiệm phân bón trên

giống lúa HP10 và ĐT34 .................................................................... 114

Bảng 3.26. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống lúa

trong mô hình ..................................................................................... 119

Bảng 3.27. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa sản xuất mô hình ..... 120

Bảng 3.28. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa sản xuất mô

hình ..................................................................................................... 122

Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống lúa kháng rầy lưng trắng trong

vụ Đông xuân 2015 - 2016 .................................................................. 123

Page 11: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Các giai đoạn phát dục của rầy lưng trắng ................................................ 28

Hình 1.2. Vòng đời của rầy lưng trắng ..................................................................... 28

Hình 2.1. Thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng ........................................ 40

Hình 2.2. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy ....................................................... 41

Hình 3.1. Tỷ lệ giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế trong phòng

thí nghiệm ................................................................................................ 55

Hình 3.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa sau lây nhiễm ở nhà

lưới ........................................................................................................... 58

Page 12: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

1

MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất nuôi sống con người, khoảng 3/4

dân số thế giới và 3 tỷ người ở Châu Á sống chủ yếu dựa vào lúa gạo. Trung bình mỗi

năm lượng khách hàng tiêu thụ lúa gạo trên thế giới tăng thêm 50 triệu người, theo dự

báo năm 2025 nhu cầu lúa gạo sẽ tăng 40% so với năm 2005 (Khush, 2006).

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động trực tiếp đến sản

xuất lúa gạo và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Cùng với những

hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt thì dịch hại cũng là trở ngại lớn cho quá

trình sản xuất lúa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong các loài dịch

hại trên lúa, rầy được xem là đối tượng dịch hại nghiêm trọng hàng đầu ở các quốc

gia trồng lúa châu Á (Sun và cs, 2005; Brar và cs, 2009; Catindig và cs, 2009). Rầy

không chỉ gây hại trực tiếp mà còn là môi giới truyền nhiều loại bệnh do virus gây ra

trên cây lúa. Sự gây hại của rầy trên đồng ruộng có thể làm tổn thất đến 60% năng

suất lúa (Lang và cs, 2003).

Nhiều thập kỷ qua, để diệt rầy hại lúa biện pháp hóa học được xem là một biện

pháp hữu hiệu vì nó mang lại hiệu quả nhanh nên phù hợp với tâm lý của người dân.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc hóa học liên tục trên đồng ruộng đã hình thành nên các

chủng rầy kháng thuốc, dẫn đến hiện tượng tái phát dịch hại (Kenmore, FAO, 2011),

tiêu diệt nhiều kẻ thù tự nhiên và hủy hoại sinh thái ruộng lúa (Sogawa, 2004). Ngoài

ra, dư lượng thuốc hóa học còn tác động đến sức khỏe con người và các loài sinh vật

khác. Vì vậy, không thể xem biện pháp hóa học là tối ưu mà cần có sự kết hợp hài

hòa các biện pháp trong quản lý rầy hại lúa.

Quản lý tổng hợp rầy hại lúa là biện pháp tin cậy, hiệu quả và phù hợp với xu

hướng phát triển nông nghiệp bền vững (Sun và cs, 2005; Gurr, 2009). Trong đó, sử

dụng giống lúa kháng rầy được xem là biện pháp chủ động và thân thiện với môi

trường (Padmarathi và cs, 2007). Vì vậy, nghiên cứu giống lúa kháng rầy nhiệm vụ

cấp thiết được đặt lên hàng đầu với những nhà chọn giống không chỉ ở Việt Nam mà

của nhiều quốc gia trồng lúa trên Thế giới. Thêm vào đó, nghiên cứu các biện pháp

kỹ thuật canh tác lúa theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp cũng là việc làm cần

quan tâm để sản xuất các giống kháng rầy bền vững trên đồng ruộng.

Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là sâu hại lúa quan trọng ở các vùng

trồng lúa trên cả nước. Ngoài gây hại trực tiếp là chích hút dịch làm cho cây lúa sinh

Page 13: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

2

trưởng phát triển kém, làm chậm quá trình đẻ nhánh, gây vàng lá, cây lúa còi cọc, RLT

còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen (Hà Viết Cường và cs, 2010; Đào

Nguyên, 2010; Trịnh Thạch Lam, 2011). Năm 2009, sự bùng phát RLT trên đồng ruộng

kéo theo sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa ở các tỉnh từ Bình

Định đến Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đối tượng này trở nên nguy hiểm hơn.

Trước thực trạng đó, thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn về quy định phòng, trừ bệnh lùn sọc đen trên lúa đã ban hành và xác

định để phòng trừ bệnh lúa lùn sọc đen thì chủ yếu dựa vào việc quản lý môi giới truyền

bệnh là RLT hại lúa. Từ năm 2007 đến 2010, RLT đã trở thành dịch hại chiếm ưu thế

trên đồng ruộng và dần dần thay thế rầy nâu (Hà Viết Cường và cs, 2010).

Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2010 - 2013, diện tích lúa nhiễm rầy có xu hướng

tăng dần và RLT ngày càng chiếm ưu thế trên đồng ruộng. Năm 2010, toàn tỉnh có

2.014 ha lúa nhiễm rầy (RLT chiếm 37,5%); đến năm 2013, diện tích lúa nhiễm rầy

là 14.699,8 ha, chiếm 53,7% diện tích trồng lúa của tỉnh và RLT chiếm đến 46%, đặc

biệt có đến 3.051 ha nhiễm nặng và 14 ha lúa bị mất trắng. Trong khi đó, các giống

lúa gieo trồng phổ biến hiện nay tại địa phương như Khang dân, Xi21, Xi23, IR38,

HT1, TH5, BT7, HC4, HT6 đều bị nhiễm rầy ở mức nhẹ đến trung bình, với mật độ

rầy gây hại phổ biến từ 750 - 1.500 con/m2, cục bộ gây hại với mật độ >10.000 con/m2

(Cái Văn Thám, 2014). Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu về giống lúa kháng

RLT và các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy ở Thừa Thiên Huế còn rất

hạn chế.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tuyển

chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù

hợp ở Thừa Thiên Huế.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu chung

Tuyển chọn giống lúa kháng RLT phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa

Thiên Huế nhằm hạn chế phun thuốc trừ rầy trên đồng ruộng, đảm bảo sản xuất lúa

gạo an toàn, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tại địa phương.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tuyển chọn được 1 - 2 giống lúa có khả năng kháng RLT có thời gian sinh

trưởng ngắn, ít nhiễm sâu bệnh hại khác, năng suất và chất lượng cao, phù hợp với

điều kiện sản xuất ở Thừa Thiên Huế.

Page 14: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

3

- Xác định được lượng giống gieo sạ thích hợp cho giống lúa kháng RLT được

tuyển chọn;

- Xác định được tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa kháng RLT được tuyển

chọn;

- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa kháng RLT theo hướng quản lý cây

trồng tổng hợp tại Thừa Thiên Huế.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ýnghĩa khoa học

- Khẳng định vai trò của giống lúa kháng rầy trong quản lý tổng hợp rầy hại lúa;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa

kháng RLT, cung cấp nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn giống lúa kháng RLT;

- Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật là cơ sở khoa học cho việc hoàn

thiện quy trình sản xuất lúa kháng RLT tại Thừa Thiên Huế.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Giới thiệu và cung cấp các giống lúa kháng RLT để đa dạng hóa cơ cấu giống

lúa trên đồng ruộng cho một số vùng nhiễm rầy tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Hạn chế

thiệt hại do rầy gây ra, giảm thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, tăng hiệu quả sản xuất và

bảo vệ môi trường;

- Bổ sung một số giải pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng an toàn và thân

thiện với môi trường; phục vụ hoàn thiện quy trình quản lý rầy hại lúa theo hướng

bền vững tại địa phương;

- Góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân trồng lúa tại Thừa Thiên

Huế về quản lý tổng hợp rầy hại lúa.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

1.4.2. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2013 - 2016;

1.4.3. Phạm vi về nội dung

- Đề tài tập trung nghiên cứu tập đoàn 30 giống lúa được thu thập từ các Công

ty giống cây trồng trên địa bàn miền Trung, Viện và Trung tâm nghiên cứu giống lúa

nhằm tuyển chọn được giống lúa kháng RLT có triển vọng cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 15: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

4

- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến tính kháng RLT của

các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo và ngoài đồng ruộng; nghiên cứu

các đặc điểm nông học, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của

các giống lúa kháng RLT có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên

Huế;

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm lượng giống gieo sạ, tổ hợp

phân bón cho một số giống lúa kháng RLT được tuyển chọn, làm cơ sở xây dựng mô

hình sản xuất giống lúa kháng rầy theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại Thừa

Thiên Huế.

- Các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới được tiến hành tại Khoa Nông học,

trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ tháng 4/2013 - 5/2014. Các thí nghiệm trên

đồng ruộng và mô hình được tiến hành tại phường Hương An và phường Hương Xuân,

thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ vụ Hè Thu 2014 đến vụ Đông Xuân 2015

- 2016.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

(1) Tuyển chọn được 01 giống lúa kháng rầy lưng trắng là HP10;

(2) Xác định được lượng giống gieo sạ cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên

Huế là 80 kg/ha;

(3) Xác định được tổ hợp phân bón cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế

là 80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.

Page 16: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Nghiên cứu giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu

Lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng quan trọng trên thế giới, cung cấp lương thực

chủ yếu cho gần một nửa dân số toàn cầu (Wang và Li, 2005). Lúa là cây ngũ cốc có

diện tích lớn nhất trên trái đất, hiện nay thế giới có khoảng 154 triệu ha đất trồng lúa

nước, chiếm 11% tổng diện tích đất trồng trọt (Khush, 2005).

Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày một gia tăng của con người trước sức ép

tăng dân số trên toàn thế giới, hằng năm, sản lượng lúa gạo trên thế giới cũng tăng

khoảng 9,5 triệu tấn (từ 215 triệu tấn vào năm 1961 tăng lên 707,48 triệu tấn vào năm

2014 (FAO, 2014). Theo FAO, hiện nay trên thế giới vẫn còn 925 triệu người bị đói

và thiếu dinh dưỡng, năm 2015, thế giới đã cần thêm 50 triệu tấn gạo và dự báo đến

năm 2050 nhu cầu này phải tăng gấp đôi (100 triệu tấn gạo) mới đáp ứng được nhu

cầu lương thực. Ở Việt Nam, dân số dự báo sẽ chạm mốc 100 triệu người vào năm

2020 và sẽ tăng lên 120 - 103 triệu người sau năm 2030. Như vậy, nhu cầu lương thực

trong nước sẽ ngày một gia tăng. Trong khi đó, tác động của biến đổi khí hậu đã làm

cho nhiều diện tích đất trồng lúa trở nên không canh tác được, hằng năm ở Đông Nam

Á có đến 23 triệu ha đất trồng lúa bị hạn hán, 22 triệu ha bị ngập lụt và 21,5 triệu ha

đất bị nhiễm mặn đe dọa (Nazar và cs, 2011).

Việt Nam đứng thứ 3 trong 10 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất

bởi biến đổi khí hậu (Philippines, Nigieria, Việt Nam, Haiti, Bangladesh, Papua New

Guinea, Malawi, Fiji, Sudan và Nhật Bản) (OECD, 2011). Biến đổi khí hậu tác động

tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy

sản đến giao thông, vận tải…Trong đó, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh

hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cho rằng sự biến đổi khí

hậu là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xói mòn và rửa trôi đất,

lượng mưa nhiều hơn, nhiệt độ tăng làm hủy hoại cây trồng, làm xuất hiện và gia tăng

các loại sâu hại, làm lây lan dịch bệnh và sâu bệnh.

Sản xuất lúa gạo liên tục bị đe dọa bởi sâu hại, dịch bệnh và các điều kiện bất

lợi phi sinh học khác (hạn hán, nhiễm mặn, ngập úng…). Hàng năm, thế giới bị thất

thu trên 210 triệu tấn lúa vì sâu bệnh và cỏ dại, trong đó, sâu hại là nguyên nhân quan

trọng nhất, khoảng 26,7% sản lượng lúa bị mất vì sự phá hại của các loài sâu hại

(Normile, 2008).

Page 17: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

6

Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất

và phẩm chất lúa gạo. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, để đảm bảo an

ninh lương thực thì tuyển chọn giống phải tập trung theo 4 hướng sau: (1) Tạo ra

giống mới có năng suất cao hơn giống cũ trong cùng điều kiện, mùa vụ, đất đai, và

chế độ canh tác; (2) Giống mới phải có chất lượng cao hơn giống cũ, được mọi người

ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng nấu nướng ngon hơn; (3) Giống mới

có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính của từng vùng, từng vụ

mà giống đó gieo trồng và (4) Giống phải thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, đất đai,

tập quán canh tác, hệ thống luân canh của những vùng đất nhất định. Chính vì vậy,

nghiên cứu tuyển chọn giống lúa kháng sâu bệnh hại nói chung và giống kháng rầy

nói riêng đã và đang là vấn đề được quan tâm phát triển.

Theo K. Lame, tổng giám đốc Viện lúa quốc tế trong bài: Nghiên cứu lúa thế

kỷ 21 (1994), khi đề cập đến việc phòng trừ sâu bệnh đã nói “Giống kháng là hòn đá

tảng để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Kết hợp giống kháng với phòng trừ sinh học

và kỹ thuật canh tác là chiến lược phòng trừ sâu bệnh lý tưởng đối với những người

nông dân nghèo ít vốn”. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng giống kháng, rầy có

thể vượt qua được tính kháng của cây lúa và có thể gây hại giống kháng đó. Giống

kháng không phải mất tính kháng, giống đó vẫn tiếp tục kháng được chủng quần rầy

ban đầu nhưng không thể kháng được các loại hình khác của rầy. Nguyên nhân là do

rầy đã hình thành các biotype mới có khả năng gây hại các giống kháng.

Cho đến nay, đã có rất nhiều thành tựu đạt được trong nghiên cứu các biện pháp

phòng chống rầy hại lúa, các biện pháp phòng trừ như bằng thuốc hoá học, sinh vật

học, kỹ thuật canh tác, giống kháng... Tuy nhiên, nhiều kết luận cho rằng không một

biện pháp đơn lẻ nào có thể phòng trừ rầy một cách hiệu quả. Vấn đề chỉ có thể giải

quyết bằng cách thực hiện một chương trình phòng trừ tổng hợp (IPM), trong đó

giống kháng, biện pháp sinh học, biện pháp canh tác và dùng thuốc hoá học phải được

kết hợp với nhau một cách hợp lý. Mặc dù vậy, sử dụng thuốc hóa học vẫn được xem

là biện pháp chủ yếu để phòng trừ RLT, việc sử dụng thuốc hóa học liên tục trên đồng

ruộng đã dẫn đến sự tái phát của RLT, rầy phát triển tính kháng thuốc, tiêu diệt nhiều

kẻ thù tự nhiên và hủy hoại sinh thái ruộng lúa (Sogawa, 2004).

Trong những năm qua, giống lúa kháng rầy luôn được tìm kiếm, nghiên cứu và

sử dụng nhằm giảm được thiệt hại năng suất lúa do rầy gây ra, tiết kiệm chi phí sản

xuất, mặt khác giảm được việc sử dụng thuốc hóa học gây ô nhiễm môi trường và ổn

định môi trường sinh thái. Cho đến nay, sử dụng giống lúa kháng rầy cũng được phổ

biến ở Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ nhưng chủ yếu là các giống lúa kháng rầy nâu,

Page 18: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

7

những kết quả nghiên cứu về giống kháng RLT còn hạn chế. Vì vậy, tìm kiếm các

nguồn gen kháng rầy, nghiên cứu và sử dụng giống lúa có khả năng kháng RLT hiện

nay vẫn là nhiệm vụ cấp thiết và được đặt lên hàng đầu đối với những nhà chọn giống

không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác.

1.1.2. Phân loại, phân bố và kí chủ của rầy lưng trắng

* Phân loại khoa học: Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) thuộc họ Delphacidae,

bộ cánh đều (Homoptera), lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax

furcifera, sau đó được đổi tên rất nhiều lần bởi các nhà côn trùng học khác nhau

(Aimee và Alberto, 2009). Tuy nhiên, hiện nay tên khoa học của RLT được sử dụng

phổ biến nhất là Sogatella furcifera Horvath.

* Phân bố: Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trồng lúa vùng

nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,

Malaysia, Phi-líp-pin, Ấn Độ, Việt Nam… một số nước ở châu Mỹ và một số nước ở

châu Úc và đảo Thái Bình Dương (Hills và Dennish, 1983).

* Kí chủ: Theo báo cáo của IRRI (1982), Suenaga cho rằng kí chủ của RLT là

lúa và hầu hết các loại cỏ thuộc họ hòa thảo. Rầy lưng trắng có phạm vi kí chủ rộng

hơn rầy nâu, sinh sống và phát triển tốt trên cỏ Echinochloa glabreseens như trên lúa,

chúng có thể sinh sản vài thế hệ trên những loài cỏ Cynodon dactylon, Leersia

hexandra, Zizania latifolia.

Tại Việt Nam, kí chủ chính của RLT là cây lúa. Ngoài ra, RLT còn có nhóm kí

chủ phụ tương đối rộng như lúa hoang, các loại cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ đuôi

phụng, cỏ chác, cỏ Panicum pennisatum, Eleusine, Poa, Echinochloa, Digitaria

(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

1.1.3. Triệu chứng gây hại và tác hại của rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng không chỉ gây hại trực tiếp là chích hút nhựa cây mà còn là môi

giới truyền bệnh virus hại lúa. Tác hại do RLT gây ra làm giảm chiều cao cây, số

nhánh hữu hiệu, lép hạt và giảm năng suất (Zhai và cs, 2011).

Ở Nhật Bản, triệu chứng gây hại của RLT đã được ghi nhận là bông lúa biến màu

nâu, hạt thóc có màu gỉ sắt và bị rạn nứt (Matsumura, 1996b). Trong quá trình đẻ

nhánh, nếu bị nhiễm nặng RLT sẽ làm cho cây lúa bị hoại tử hoàn toàn và gây hiện

tượng cháy rầy (Yamasaki và cs, 1999).

Tại Việt Nam, trưởng thành và rầy non RLT đều chích hút nhựa ở cây lúa từ

giai đoạn mạ đến giai đoạn chín sữa. Nếu RLT gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông thì

Page 19: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

8

chúng sẽ làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm

chậm quá trình chín của hạt. Bên cạnh đó, RLT cũng là môi giới chính truyền và lây

lan bệnh virus lùn sọc đen phương Nam cho lúa (Ngô Vĩnh Viễn, 2009).

1.1.4. Cơ chế kháng rầy của giống lúa

Giống lúa kháng rầy có nhiều cơ chế kháng khác nhau: Cây tiết ra các chất gây

độc do sản phẩm của các gen kháng rầy hoạt động qua quá trình sao mã và giải mã

tổng hợp nên các sản phẩm protein, khi rầy chích hút các sản phẩm này vào sẽ bị ngộ

độc có thể bị chết hoặc nếu không chết cũng bị rối loạn quá trình sinh sản hoặc không

lột xác hay hóa trưởng thành được, ngoài ra các giống lúa có thân rất cứng, có nhiều

lông xót, thành phần thân lúa có nhiều silic nên hạn chế khả năng chích hút của rầy;

hoặc các giống lúa có khả năng đền bù cao, khi bị rầy gây hại vẫn có khả năng cho

năng suất cao (Smith và cs, 1984). Trong đó, có hai cơ chế kháng chính là kháng

không ưa thích (non-preference/Antixenisis) và kháng kháng sinh (antibiosis). Cơ chế

kháng không ưa thích được tìm thấy trong hầu hết các giống kháng rầy, biểu hiện ở

sự hướng tới thức ăn và khả năng đẻ trứng và cơ chế kháng kháng sinh được đánh giá

bằng sự hình thành quần thể (population build-up), chỉ số tăng trưởng (growth index)

và tốc độ ăn (feeding rate) của rầy (Smith và cs, 1984).

Điển hình của cơ chế kháng kháng sinh đối với RLT là kháng ở pha trứng, được

đặc trưng bởi sự tổn thương do mất nước (WL) trong trứng rầy dẫn đến cái chết của

những quả trứng RLT tại các vị trí đẻ trứng trong vòng 12 giờ cuả quá trình đẻ trứng.

Tỷ lệ trứng tử vong (EM) phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây lúa và và cao

nhất là ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa. Phản ứng kháng với trứng RLT đặc biệt nổi bật

trong các giống Japonica ở Nhật Bản (Yamasaki và cs,1999). Ngoài ra, cũng tìm thấy

benzyl benzoat đã có mặt trong nước chảy ra rừ các mô thực vật bị tổn thương của

một số giống lúa japonica, nhưng đã không thể phát hiện trong các mô thực vật còn

nguyên vẹn và cho rằng benzyl benzoate là chất được tiết ra từ các tổn thương chảy

nước (Seino và cs, 1996).

Sự không hấp dẫn với RLT của giống kháng có thể do sự có mặt của các chất

ức chế tới quá trình phát triển của rầy hoặc các chất gây sự ngán ăn, xua đuổi trong

cây lúa, hoặc do cấu tạo tế bào có hàm lượng silic cao hơn các giống nhiễm. Sự giảm

ăn của RLT trên giống kháng có thể do sự có mặt của chất ức chế trong cây lúa (Lin,

1989). Silic có vai trò quan trọng trong tính kháng của các giống lúa đối với RLT, giống

lúa nào có hàm lượng silic cao thì sẽ kháng RLT tốt hơn các giống có hàm lượng silic

thấp. Bên cạnh đó, các giống kháng có hàm lượng Fe, Zn và Mn cao hơn và có hàm

Page 20: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

9

lượng N, P, K, Ca, Cu, Mg aminoacid, phenol, diệp lục tố thấp hơn các giống nhiễm

RLT (Mishra và Misra, 1992).

Nghiên cứu về sự ưu thích cho thấy RLT có định hướng về phía giống nhiễm

TN1 hơn là các giống kháng Pundia trong vòng 24 giờ sau khi thả và số lượng rầy

non tăng đột biến ở các giống nhiễm trong khoảng 24 đến 72 giờ còn ở các giống

kháng thì có sự giảm đột biến (Mishra và Misra,1991). Tác giả khác thì cho rằng rầy

ăn trên các giống kháng ít đẻ hơn, cơ thể nhỏ hơn và tỷ lệ sống sót của rầy non thấp,

thời gian rầy non kéo dài, tốc độ của quần thể phát triển chậm hơn. Các giống kháng

RLT có cơ chế “ngăn ăn” và “diệt trứng” nên sống trên các giống kháng quần thể

RLT không phát triển được (Sogawa, 2004).

Kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy mức độ mẫn cảm với RLT của giống

lúa lai Shunyou 63 (SY-63) tăng nhanh là do sự gia tăng đột ngột về mật độ của RLT.

Trái lại, giống lúa Trung Quốc Japonica Chenjiang 06 (CJ-06) được xác định là có

khả năng kháng cao với RLT. Tính kháng với RLT của giống lúa này do giống lúa

có cơ chế phản ứng kiềm hãm hoạt động hút dinh dưỡng từ dịch cây của RLT và phản

ứng diệt trứng rầy do các gen trội điều khiển (Sogawa và cs, 2004).

1.1.5. Nguyên nhân bùng phát của rầy lưng trắng hại lúa trên đồng ruộng

Sự bùng phát của rầy là sự tăng cao đột ngột về số lượng cá thể rầy, diễn biến từ

lứa này đến lứa khác trong một vụ lúa. Nguyên nhân dẫn đến bùng phát của rầy đến

nay đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và đề xuất, nhiều giả

thiết cho rằng sự tăng cao đột ngột của rầy gắn liền với sự tương hỗ giữa rầy, cây lúa

và tổ hợp các yếu tố ngoại cảnh.

Năm 2011, hội nghị chuyên đề về “Rầy hại lúa bùng phát và chính sách quản lý

thuốc bảo vệ thực vật” do Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Tổ chức FAO chủ

trì tại Băng Cốc, Thái Lan đã chính thức công bố rầy nâu, RLT hại lúa đã và đang

bùng phát tại các nước trồng lúa ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc từ 2006; sự

bùng phát của rầy hại lúa kéo theo dịch bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu

truyền bệnh và bệnh lùn sọc đen phương Nam do RLT truyền bệnh ngày phát sinh

gây hại nặng tại hầu hết các nước này. Cũng tại hội nghị này, Kenmore (FAO) cho

rằng nguyên nhân bùng phát của rầy hại lúa hiện nay cũng tương tự với nguyên nhân

bùng phát rầy nâu trên toàn cầu lần thứ nhất (năm 1984) là do gieo trồng 2 - 3 giống

nhiễm rầy trên diện rộng, bón dư thừa phân đạm và lạm dụng phun thuốc trừ sâu, nhất

là các lần phun thuốc sớm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh đã tiêu diệt quần thể thiên

Page 21: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

10

địch tự nhiên trong ruộng lúa, gây suy giảm các dịch vụ sinh thái ruộng lúa (Kenmore

và cs, 1984).

Một nghiên cứu khác cho rằng nguyên nhân đầu tiên của sự xâm nhiễm RLT là

sử dụng thuốc hóa học. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học không những tốn kém về kinh

tế mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường. Hơn nữa, thuốc trừ sâu tiêu diệt thiên địch

của RLT và quan trọng hơn là phát triển tính kháng thuốc ở RLT dẫn đến hiện tượng

tái phát dịch rầy (Suri và Singh, 2011). Tại Trung Quốc, các thí nghiệm đồng ruộng

ở vùng dịch RLT đã cho thấy việc sử dụng giống lúa Japonica kháng RLT và không

dùng thuốc trừ rầy mang lại lợi nhuận cao hơn việc trồng giống lúa lai SY-63 có sử

dụng thuốc trừ rầy (Sogawa và cs, 2009).

Tại Việt Nam, những nguyên nhân gây bùng phát rầy hại lúa có thể kể đến như

tăng cao tỷ lệ sử dụng giống nhiễm rầy trên diện rộng, gieo cấy quá dày, bón dư thừa

đạm và lạm dụng thuốc trừ sâu, nhất là phun thuốc sớm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh,

phun thuốc phổ rộng đã tiêu diệt quần thể ký sinh thiên địch tự nhiên trong ruộng lúa

hoặc phun thuốc không đúng cách đã gây tình trạng kháng thuốc ngày một tăng (Phạm

Văn Lầm, 2006).

1.1.5.1. Sử dụng giống lúa bất hợp lý

Giống lúa là yếu tố tiên quyết để RLT có thể phát sinh phát triển với số lượng

lớn, gieo trồng nhiều các giống lúa Trung Quốc đặc biệt là lúa lai RLT dễ phát sinh

thành dịch (Gao, 1994; Sogawa và cs, 2009).

Mật độ rầy trên đồng ruộng gia tăng do mở rộng diện tích trồng lúa, tạo điều

kiện cho rầy phát tán và lây lan trên diện rộng, cơ cấu giống thường xuyên được thay

đổi, thay thế các giống chống chịu tốt năng suất thấp thay bằng các giống cho năng

suất cao nhưng ngược lại tính chống chịu sâu, bệnh lại kém. Trồng nhiều giống mới,

thay giống liên tục làm phát sinh nhiều loài sâu hại mới gây hại mạnh hơn. Thêm vào

đó, RLT cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa đặc biệt trên các giống nhiễm

rầy (Reissig và cs, 1986).

Tại Trung Quốc, những quan sát trên ruộng của nông dân trong 3 năm từ 1980

đến 1982 cho thấy mật độ của RLT trên lúa lai tăng từ 8 đến 38 lần so với trên lúa

thuần. Sau đó, người ta đã xác định được mức sinh sản của RLT trên giống lúa

Shanyou-6 cao hơn 2,6 - 3,9 lần trên 3 giống lúa thuần (Huang và cs, 1985).

Tại Việt Nam, nghiên cứu ảnh hưởng của giống lúa đến RTL cho thấy thức ăn là

yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đối với việc tăng hoặc giảm mật số rầy trên

đồng ruộng. Một trong những nguyên nhân làm tăng tính kháng của sâu hại là gieo cấy

Page 22: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

11

những giống lúa có năng suất cao. Thí nghiệm nhân tạo thả rầy trên các giống lúa

thuần và lai cho thấy những giống lúa lai, giống lúa nhiễm RLT có mật độ tập trung

nhiều hơn, đặc biệt ở giai đoạn đẻ nhánh sau 72 giờ. Trên các giống lúa thuần thì mật

số RLT cũng ít hơn trên giống lúa lai và vòng đời của RLT trên lúa lai cũng có xu

hướng ngắn hơn trên lúa thuần. Do vậy, những vùng có cơ cấu giống lúa lai nhiều

hơn thì khả năng phát triển thành dịch cao hơn (Đinh Văn Thành, 1998).

Theo Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên (2005), hầu hết các giống lúa lai đều

nhiễm rầy tự nhiễm nhẹ đến nhiễm cao, phần lớn các giống lúa thuần và giống lúa

địa phương thể hiện tính nhiễm nhẹ đến kháng vừa rầy nâu và RLT.

1.1.5.2. Lạm dụng thuốc trừ sâu

Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu cũng góp phần làm bùng phát quần thể RLT

(Bhathas và Dhaliwal, 1994). Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục trên đồng ruộng đã

dẫn đến sự tái phát của RLT, làm cho rầy kháng thuốc mạnh, tiêu diệt nhiều kẻ thù

tự nhiên và hủy hoại sinh thái ruộng lúa (Sogawa, 2004).

Thuốc trừ sâu gây tái phát quần thể RLT trên các giống lúa có mức kháng khác

nhau. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thuốc trừ sâu (Quinalphos,

Chlorpyriphos, Methyl parathion, Endosulfan, Imidacloprid và Deltamethrin) tới sức

sinh sản, tỷ lệ sống sót của RLT và hoá sinh của cây kí chủ cho thấy: khi phun các

loại thuốc trên 3 lần với khoảng cách 10 ngày/lần ở nồng độ 1/2 nồng độ khuyến cáo

trên lúa giống mẫn cảm và giống kháng rầy gieo trong chậu thì các loại thuốc Methyl

parathion, Deltamethrin và Quinalphos có khả năng làm tăng sức sinh sản của RLT

và tăng tần suất tái phát quần thể (tăng lên 1,75 lần); thuốc Methyl parathion và

Deltamethrin làm tăng tỷ lệ sống sót của rầy non (tương ứng 59,3% và 52,2% so với

đối chứng) và tăng chỉ số phát triển quần thể của rầy (tương ứng là 4,8 và 4,2 so với

đối chứng). Tỷ lệ rầy trưởng thành vũ hoá từ những cây có xử lý thuốc Methyl

parathion và Deltamethrin tăng với tỷ lệ trưởng thành cái chiếm ưu thế (1,51 và 1,15

so với đối chứng) trên giống mẫn cảm nhưng không thay đổi trên giống kháng rầy

(Suri và Singh, 2011).

Tại Việt Nam, thực tế sản xuất cho thấy sử dụng thuốc hoá học cũng dần trở nên

kém hiệu quả trong việc quản lý phòng trừ các loài dịch hại phổ biến. Nguyên nhân là

do các loài dịch hại có khả năng sinh sản nhanh và phát triển mạnh, vòng đời ngắn,

trong một năm có nhiều lứa và đặc biệt chịu áp lực chọn lọc thuốc hóa học rất cao, do

đó chúng có khả năng hình thành tính kháng rất nhanh chóng. Việc lạm dụng thuốc

hóa học phổ rộng phun 3 - 4 lần/vụ đã gây phá vỡ mối quan hệ sinh thái trong sinh

Page 23: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

12

quần ruộng lúa, phá hủy quần thể sinh vật bắt mồi, đặc biệt là thiên địch của rầy là bọ

xít mù xanh, các loài nhện… là nguyên nhân dẫn đến bùng phát rầy.

1.1.5.3. Một số biện pháp kỹ thuật khác

- Sử dụng phân bón: Vấn đề độc canh cây lúa trong thời gian dài làm cho chế

độ dinh dưỡng trong đất bị mất cân đối, đất nghèo dinh dưỡng do đó đòi hỏi phải

cung cấp một lượng lớn phân bón để phục hồi đất. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón

nhiều, không cân đối đặc biệt là thừa đạm, làm cho ruộng lúa phát triển rậm rạp, xanh

tốt tạo nguồn thức ăn tốt cho rầy phát triển. Nhiều tác giả đã giải thích được ảnh hưởng

của phân đạm đến rầy hại lúa, họ cho rằng phân đạm đã tạo ra một cấu trúc tán lá dày

và cung cấp cho rầy một tiểu môi trường sống thuận lợi (Anonmymus, 1975; Zhu,

2004). Quy luật tất yếu là khi lựa chọn nơi di trú thì rầy trưởng thành thường chọn

ruộng lúa bón nhiều đạm để đẻ trứng chứ không chọn ruộng lúa nghèo đạm.

Kết quả nghiên cứu của IRRI cho thấy, sử dụng hàm lượng đạm cao thì mật độ

rầy/bụi lúa cũng cao hơn. Khi sống trên cây có lượng phân đạm nhiều thì lượng nước

bọt rầy thải ra nhiều hơn, sức sống tốt hơn và phát triển quần thể nhanh hơn khi sống

trên những cây thiếu đạm, và rầy cái được nuôi trong môi trường thừa đạm cũng mắn

đẻ hơn (Chen và Chang, 1971).

Nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến rầy hại lúa cho thấy bón

thừa phân hóa học (đặc biệt phân đạm) trên ruộng lúa làm cho rầy có tỷ lệ sống sót

cao hơn, gia tăng quần thể nhiều hơn (Preap và cs, 2001) và khả năng đẻ trứng nhiều

hơn (Preap và cs, 2001; Wuang và Wu, 1991), xu hướng bùng phát thành dịch cao

hơn (Hosamani và cs, 1986; Li và cs,1996; Uhm và cs, 1985). Càng bón nhiều phân

đạm hóa học, cấy dày, gieo cấy muộn RLT càng dễ phát triển số lượng lớn (Bhathal

và Dhaliwal, 1991).

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến rầy hại lúa cho kết quả như sau:

trên ruộng lúa bón 200kg đạm urê/ha thì rầy có thể sống lâu hơn gấp 3 lần và khả

năng đẻ trứng gấp 10 lần so với sống trên ruộng không bón đạm. Khi nghiên cứu tác

động của các điều kiện bên ngoài đến rầy cho thấy rằng: việc bón nhiều phân đạm có

ý nghĩa cao hơn là thích nghi sinh thái (Cook và Denno, 1994). Hơn nữa, phần lớn

tính thích nghi của rầy có thể thay đổi theo hướng gia tăng ở các thế hệ tiếp theo nếu

sử dụng chế độ phân đạm cao liên tiếp (Lu và cs, 2004).

Nhìn chung, sự phát sinh gây hại của RLT có tương quan thuận với các mức độ

bón phân đạm. Bón nhiều đạm, cấy dày, tưới nước thường xuyên và mật độ ký sinh

thấp làm bùng phát số lượng RLT (Gao, 1994).

Page 24: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

13

- Mật độ gieo sạ: Gieo sạ dày cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu hại

lúa nói chung và rầy nói riêng phát triển; lượng giống gieo trên 140 kg/ha là điều kiện

thuận lợi để rầy phát sinh gây hại.

- Thời vụ gieo sạ: Gieo trồng không quá 2 vụ lúa một năm và sử dụng các giống

ngắn ngày có thể phòng trừ rầy RLT rất tốt, tiến hành gieo cấy đồng loạt trong vòng 3

tuần và duy trì một thời gian không có lúa trên đồng ruộng cũng có hiệu quả trong

phòng trừ RLT (Reissig và cs, 1986).

1.1.6. Những biện pháp hạn chế sự gây hại của rầy lưng trắng trên đồng ruộng

Quản lý dịch hại tổng hợp được xác định là biện pháp phòng trừ rầy có hiệu quả

trên đồng ruộng. Trong đó, sử dụng giống chống chịu cùng với các biện pháp hỗ trợ

khác như kỹ thuật canh tác phù hợp, dùng thuốc hóa học đúng nguyên tắc cũng làm

chậm hoặc ngăn cản sự phát triển các biotype mới của sâu hại trong sản xuất.

Nhiều tác giả cho rằng, có rất nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ RLT hại

lúa là dựa vào đặc điểm sinh học (Xiao và Tang, 2007), dựa vào quy luật phát sinh

(Seino và cs, 1987), dựa vào tính kháng của giống, quản lý dịch hại tổng hợp

(Litsinger và cs, 2005) và quan hệ tương tác giữa RLT với rầy nâu (Matsumura và

Suzuki, 2003) trên đồng ruộng...Trong các biện pháp đó, sử dụng giống lúa kháng

rầy là biện pháp chủ đạo, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững

(Padmarathi và cs, 2007).

Gieo trồng giống lúa kháng rầy đã làm giảm mật độ rầy trên đồng ruộng, nhưng

mức độ ảnh hưởng của giống tới quá trình phát sinh phát triển và gây hại của nhóm rầy

nói chung và RLT nói riêng phụ thuộc vào mức độ kháng của giống. Tùy theo mức độ

chống chịu của giống, có thể coi đây là phương pháp phòng chống chính hoặc kết hợp

trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác khác để khống chế sự phát triển của rầy.

Khi gieo cấy các giống kháng rầy giảm được việc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy nên

bảo vệ được thiên địch trên ruộng lúa (Đào Nguyên, 2010).

Theo tác giả Nguyễn Hữu Huân, để hạn chế sự gây hại của rầy trên đồng ruộng

ngoài biện pháp “né rầy” thì việc sạ thưa (giảm lượng giống gieo), bón ít phân đạm

(bón phân theo bảng so màu lá) cũng được khuyến cáo để tạo cây lúa khỏe và ruộng

lúa thông thoáng làm cho ít hấp dẫn sâu rầy, từ đó người nông dân ít phải dùng đến

thuốc trừ sâu. Mô hình này đã được Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) công nhận

là tiến bộ kỹ thuật tốt và công bố để có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác

(Huan và cs, 2005).

Page 25: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

14

Hiện nay, áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) một cách triệt

để là biện pháp tốt nhất đảm bảo ngăn ngừa được RLT một cách bền vững. Các biện

pháp cụ thể bao gồm:

- Biện pháp giống: Cơ cấu giống lúa hợp lý, không gieo sạ lúa lai với diện tích

lớn, không trồng nhiều các giống lúa thơm, giống nhiễm rầy. Sử dụng các giống lúa

biểu hiện kháng cao đến kháng vừa; trồng giống kháng với diện tích vừa phải.

- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ đặc biệt là dọn sạch lúa chét;

xuống giống tập trung và áp dụng biện pháp né rầy; gieo cấy với mật độ vừa phải (<

120 kg/ha), bón phân cân đối NPK, tránh bón thừa phân đạm, tăng cường bón lân và

kali để tăng khả năng chống chịu cho cây lúa. Không trồng lúa liên tục trên đồng ruộng,

đảm bảo 2 vụ lúa cách nhau 20 - 30 ngày. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm

rầy gây hại và có biện pháp xử lý kịp thời (Bùi Bá Bổng và cs, 2006).

-Biện pháp cơ giới: Trên ruộng lúa có nước, có thể sử dụng biện pháp rắc cát

có tẩm dầu kèm theo khua động làm cho rầy “giả chết” rơi xuống nước, khi bò lên

dầu vít lỗ thở của chúng làm cho chúng bị chết.

- Biện pháp sinh học: Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch của rầy phát triển;

thả vịt vào ruộng lúa (đối với ruộng lúa cấy) khi lúa đã giao tán; sử dụng các loại

thuốc sinh học hoặc chế phẩm nấm ký sinh côn trùng để phun trừ rầy khi cần thiết

(Bùi Bá Bổng và cs, 2006).

Trong những năm gần đây, công nghệ sinh thái (Ecological engineering) cũng

đã được ứng dụng bằng việc trồng cỏ dại có hoa quanh năm trên bờ ruộng để thu hút

thiên địch nhằm tăng cường vai trò của thiên địch trong ruộng lúa để quản lý sâu hại

nói chung và rầy hại lúa nói riêng. Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” đã được triển khai từ

năm 2009 tại hai địa điểm Cái Bè và Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang, cho thấy mật số rầy

ở ruộng mô hình có trồng hoa luôn thấp hơn ở ruộng đối chứng của nông dân, trong

khi mật số của các loài thiên địch quan trọng của rầy lại luôn luôn cao hơn ruộng đối

chứng (Nguyễn Văn Huỳnh, 2011).

- Biện pháp hóa học: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và xử lý rầy khi đến

ngưỡng, phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, có thể sử dụng các loại thuốc có tác

động chọn lọc và áp dụng chiến lược luân phiên sử dụng thuốc nhằm hạn chế tính

kháng thuốc ở rầy hại lúa (Bùi Bá Bổng và cs, 2006).

1.1.7. Nghiên cứu về giảm lượng giống và phân bón cho lúa

1.1.7.1. Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI

Page 26: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

15

Trong sản xuất lúa hiện nay, việc đầu tư phân đạm quá mức và cấy dày còn rất

phổ biến, đây là nguyên nhân chính làm giảm khả năng chống chịu của cây lúa, từ đó

dễ bị sâu bệnh tấn công, gây hại, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Sử dụng

hóa chất nhiều (phân hóa học, thuốc trừ sâu) gây ô nhiễm môi trường,...Nhằm góp phần

tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên, trong những năm gần đây nhiều chương

trình và tiến bộ kỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong sản xuất lúa, trong đó có chương

trình ứng dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI).

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) được thực hiện trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Mạ khoẻ (Mạ non, gieo thưa (0,05 - 0,1 kg/m2), bứng mạ để đảm bảo mạ

không bị đứt rễ, sau khi bứng mạ phải cấy ngay để tránh bị hỏng);

(2) Cấy 1 dảnh, cấy thưa tuỳ theo chất đất, giống, thời vụ, cấy vuông mắt sàng để

cây lúa tiếp nhận được ánh sáng đều ở các phía;

(3) Phòng trừ cỏ dại kịp thời (làm cỏ sục bùn lần đầu kết hợp với bón phân thúc

cho lúa đẻ nhánh thực hiện sớm ngay vào giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh);

(4) Quản lý nước và thông khí định kỳ cho đất (Ruộng chỉ cần đủ độ ẩm trong

đất theo yêu cầu của cây lúa mà không cần giữ nước ngập mặt ruộng. Trừ khi bón

phân thì mới cần giữ nước ngập mặt ruộng để phân bón dễ hòa tan đều trong ruộng.

Sau khi bón phân, cần giữ nước trong ruộng khoảng 4 - 5 ngày để phân hấp thụ vào

đất rồi mới rút cạn nước ruộng. Xới xáo đất nên kết hợp với các lần làm cỏ và bón

phân thúc);

(5) Bổ sung chất hữu cơ (Cải thiện điều kiện dinh dưỡng đất, tạo điều kiện cho vi

sinh vật trong đất phát triển. Chú ý: phân hữu cơ phải được ủ hoai mục mới bón).

Năm 2003, SRI được đưa vào ứng dụng tại các tỉnh phía Bắc và được Bộ NN

& PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc

tại quyết định số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007. Hiện nay, SRI là hệ thống

thâm canh lúa được đưa vào các giải pháp canh tác trong chương trình chống biến

đổi khí hậu và phát thải hiệu ứng nhà kính tại Việt Nam và cả nước đã có trên 20 tỉnh

thành ứng dụng SRI.

Mô hình SRI mang lại hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác thông

thường như: lượng thóc giống giảm từ 50 đến 90%, phân đạm giảm 20 - 25%, tăng

năng suất bình quân 9 - 15%. Canh tác theo SRI tạo cho tiểu vùng sinh thái đồng

ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển như bệnh khô vằn, bệnh nghẹt rễ, ốc bươu

vàng…đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa. Tiền lãi thu được

Page 27: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

16

của ruộng áp dụng SRI tăng từ 2 - 5 triệu đồng/ha, giá thành/kg thóc giảm trung bình

342 đến 520 đồng, tiết kiệm được khoảng 1/3 chi phí về thủy lợi. Ngoài ra, SRI còn

làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với những yếu tố có liên quan đến tác

động của biến đổi khí hậu toàn cầu như: Cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả

trong điều kiện mưa bão, đồng thời tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới

xuất hiện. Canh tác theo SRI, nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa giảm được khoảng

30% so với canh tác truyền thống, điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm

nguồn nước tưới. Mặt khác, việc rút cạn nước ruộng thường xuyên trên đồng ruộng

góp phần làm hạn chế lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

1.1.7.2. Chương trình “3 giảm, 3 tăng” đến “1 phải, 5 giảm”

Khái niệm “3 giảm” là giảm trong sản xuất lúa là giảm lượng giống gieo sạ,

giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh và giảm lượng phân đạm; “3 tăng” tức là: tăng năng

suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả kinh tế. “1 phải” là phải dùng giống

tốt, giống xác nhận, còn “5 giảm” là giảm lượng giống gieo sạ (80 ÷ 100 kg/ha); giảm

phân đạm (bón phân theo bảng so màu lá lúa), giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (chỉ

sử dụng khi cần thiết theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật), giảm lượng nước tưới và

giảm thất thoát sau thu hoạch (thu hoạch bằng máy gặt đặp liên hợp và sử dụng biện

pháp sấy).

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, những yêu cầu của người dân về

sản phẩm tiêu dùng ngày càng cao và mặt hàng lúa gạo cũng không tránh khỏi những

yêu cầu khắt khe của thị trường. Những thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo

chất lượng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường tiêu dùng. Với chủ

trương nâng cao thu nhập của người nông dân, quan tâm đến sức khỏe con người và

môi trường các cơ quan chức năng chú trọng đầu tư, mở rộng các mô hình trồng lúa

hiệu quả về kinh tế, an toàn cho con người và bền vững với môi trường trường như:

công nghệ sinh thái đồng ruộng, “3 giảm, 3 tăng” hoặc “1 phải, 5 giảm”.

Được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

(IRRI), năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai thí điểm

chương trình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng” tại Cần Thơ, An Giang, v.v… Năm

2009, lần đầu tiên chương trình “1 phải, 5 giảm” được thử nghiệm tại các tỉnh Đồng

bằng sông Cửu Long.

Qua 3 năm triển khai chương trình “3 giảm, 3 tăng” và 2 năm thực hiện chương

trình “1 phải, 5 giảm”, tỉnh An Giang đã đạt được những thành tựu như đã giảm một

lượng lúa giống đáng kể, đặc biệt là giảm phân NPK, thuốc BVTV nhưng vẫn tăng

Page 28: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

17

năng suất và tăng lợi nhuận tương ứng là từ 250.000 ÷ 1.500.000 đồng/ha và từ

3.740.000 ÷14.000.000 đồng/ha so với tập quán canh tác trước đây. Kết quả còn cho

thấy, việc áp dụng “1 phải, 5 giảm” trong canh tác lúa đã giúp nông dân tiết kiệm

bình quân từ 2,5 - 4 triệu đồng/ha. Áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm là một hướng đi

tích cực, có hiệu quả, không những tăng lợi nhuận cho người trồng lúa mà còn đảm

bảo sự bền vững, an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe nông dân. Đây cũng là

những đặc điểm giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường lúa gạo quốc

tế.

Mấy năm qua, việc sản xuất lúa theo tiến bộ kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” đang

dần trở nên quen thuộc ở ĐBSCL. Để góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính,

ngành nông nghiệp bắt đầu định hướng sản xuất lúa theo phương pháp mới “1 phải,

6 giảm”.

Trong năm 2013, mô hình “1 phải, 6 giảm” đã bắt đầu được thực nghiệm ở một

số địa phương thuộc ĐBSCL. Kết quả cho thấy, nhờ lượng nước trên ruộng được điều

tiết phù hợp (kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ/AWD) với từng quá trình sinh trưởng của

cây lúa, mà lượng phát thải khí nhà kính trên các ruộng tham gia mô hình đã giảm 20

- 30% so với những ruộng đối chứng luôn để ngập nước trong suốt cả vụ. Chi phí sản

xuất lúa ở các ruộng tham gia mô hình cũng giảm mạnh so với những ruộng sản xuất

bình thường vì đã giảm đáng kể lượng hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, lượng nước

tưới (giảm trên 1.000 m3/ha)…

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Sự gây hại của rầy lưng trắng trên thế giới

Rầy lưng trắng là dịch hại nghiêm trọng ở vùng trồng lúa nhiệt đới và cận nhiệt

đới thuộc phía Đông, Đông Nam và Nam Á, Braxin và nước vùng Caribe. Từ những

năm 70 của thế kỷ trước trở lại đây, trong hệ sâu hại lúa ở Đông Nam Á, RLT dẫn vị

trí quan trọng hàng đầu. Rầy lưng trắng đã xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa khu

vực Đông Nam Á, gây nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng trên diện rộng (Nguyễn Xuân

Hiển và cs, 1979). Ở mật độ 400 - 500 rầy cám hoặc 200 trưởng thành RLT/cây sẽ làm

mất trắng năng suất lúa. Hiện tượng cháy rầy do RLT gây ra trên ruộng lúa đã được

ghi nhận tại Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Pakistan từ những năm 80 của thế kỷ trước

(Khush, 1984).

Tại Trung Quốc, năm 1976, cùng với việc đưa lúa lai vào sản xuất, lần đầu tiên

RLT bùng phát với diện tích 1.600ha, trong đó có 80ha mất trắng ở tỉnh Quảng Đông

và phía Nam Trung Quốc. Mật độ rầy tăng nhanh từ dưới 5 con/dảnh trước năm 1980

Page 29: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

18

lên 40 con/dảnh vào năm 1987 tần số bùng phát của RLT có tương quan thuận với việc

mở rộng diện tích lúa lai trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước và RLT đã thực sự

trở thành dịch hại chiếm ưu thế nhất trên cây lúa Ở Trung Trung Quốc, mật độ hàng

năm cao của RLT được ghi nhận lần đầu trên lúa lai Shanyou-6 ở tỉnh Triết Giang vào

năm 1979 (Feng và Huang, 1983). Những quan sát trên ruộng của nông dân trong 3

năm từ 1980 đến 1982 cho thấy mật độ của RLT trên lúa lai tăng từ 8 đến 38 lần so với

trên lúa thuần (Ruan 1983). Sau đó, người ta đã xác định được mức sinh sản của RLT

trên giống lúa Shanyou-6 cao hơn 2,6 - 3,9 lần trên 3 giống lúa thuần (Huang và cs,

1985). Kết quả bẫy đèn được thực hiện ở các quốc gia châu Á cũng cho thấy mật độ

RLT gia tăng rất nhanh. Tại Trung Quốc, kết quả rầy vào đèn năm 2007 tăng gấp 13

lần so với năm 1998 (Sogawa và cs, 2009).

Tại Ấn Độ, mật độ RLT cũng có biến động lớn và tăng dần từ năm 2004 đến

2007. Tại Philippines, so với năm 2000 mật độ RLT năm 2002 tăng gấp 15 và năm

2007 tăng gấp 2 lần. Tại Malaysia, năm 1999 có 1.526ha, đến năm 2001 có 541ha bị

RLT gây hại (Catindig và cs, 2009).

Tính đến năm 2007, tuy chưa có những con số cụ thể về sự thiệt hại do RLT gây

ra ở Indonesia, Philippines và Việt Nam nhưng các tác giả cho rằng trong 10 năm qua

sự thiệt hại do RLT gây ra trên đồng ruộng là lớn hơn nhiều so với rầy nâu. Điều này

cho thấy rằng RLT đã trở thành loài dịch hại nghiêm trọng, gây thiệt hại kinh tế cho

các vùng trồng lúa ở châu Á (Catindig và cs, 2009).

1.2.2. Sự gây hại của rầy lưng trắng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong thời gian từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại đây, khi các

giống lúa lai xuất hiện và phát triển rộng rãi thì RLT đã trở thành đối tượng gây hại cực

kỳ nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Việc mở rộng sản xuất lúa lai chiếm

70 - 80% diện tích kết hợp với việc thâm canh liên tục dựa trên đầu tư phân bón, thuốc

trừ sâu đã gây ra sự khủng hoảng hệ sinh thái ruộng lúa, gây hiện tượng kháng thuốc

của rầy. Từ đó, RLT trở thành loài dịch hại nghiêm trọng nhất trên cây lúa dần dần thay

thế rầy nâu và cũng có sự đảo chiều giữa hai đối tượng này (Thanh và cs, 2007). Tại

miền Bắc, tỷ lệ rầy nâu chiếm 70% vào năm 1981 đã giảm xuống còn 30% vào năm

2007. Ngược lại, tỷ lệ RLT tăng tương ứng từ 30% lên 70% (Hà Viết Cường và cs,

2010).

Vụ Đông xuân năm 1974 - 1975, RLT xuất hiện trên đồng ruộng với mật số cao

tại các tỉnh Gò Công và Tiền Giang. Năm 1980, RLT bắt đầu gia tăng mật số ở nhiều

tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang,

Page 30: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

19

Minh Hải và Kiên Giang. Năm 1983, RLT gây hại trên giống lúa IR42 tại huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Hậu Giang, nhiều nơi bị mất trắng.

Năm 2000 tổng diện tích lúa nhiễm rầy cả nước là 591.424 ha chiếm khoảng 7,7%

diện tích gieo cấy (tăng 3,8 lần so với năm 1999) trong đó diện tích nhiễm nặng là

91,747 ha (tăng 2,7 lần so với năm 1999), diện tích cháy rầy là 106.6 ha (Nguyễn

Trường Thành và cs, 2000).

Điều tra đồng ruộng từ năm 2005 - 2007 của Trung tâm BVTV phía Bắc cho

thấy RLT đã xuất hiện ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và ở các lứa rầy

chính trong năm thì tỷ lệ RLT luôn chiếm ưu thế so với rầy nâu (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Tỷ lệ (%) rầy nâu và rầy lưng trắng các lứa chính tại miền Bắc

năm 2005 - 2007

Năm

Lứa rầy trong năm

Lứa 2 Lứa 3 Lứa 6 Lứa 7

Rầy nâu RLT Rầy nâu RLT Rầy

nâu RLT

Rầy

nâu RLT

2005 37,5 62,5 50,2 49,8 50,5 49,5 62,1 37,9

2006 51,0 49,0 62,5 37,5 80,0 20,0 72,6 27,4

2007 30,5 69,5 35,4 64,6 37,1 62,9 41,2 59,8

Nguồn: Trung tâm BVTV phía Bắc.

Ngoài gây hại trực tiếp là chích hút dịch cây lúa làm cho cây lúa sinh trưởng

phát triển kém, RLT còn là môi giới truyền bệnh virus lúa lùn sọc đen (RDSBV). Đây

là bệnh rất nguy hiểm, có khả năng phát tán và lây lan nhanh, bệnh không truyền qua

hạt giống, đất, nước và không khí mà chỉ lây truyền qua môi giới là RLT (Hà Viết

Cường và cs, 2010). Bệnh virus lúa lùn sọc đen có nguồn gốc ở Trung Quốc (năm

2002) và lần đầu xuất hiện ở nước ta năm 2009 trên lúa hè thu, lúa mùa với diện tích

hơn 42.300 ha của 12/19 tỉnh ở phía Bắc bị nhiễm. Trong đó, Nam Định và Nghệ An

là hai tỉnh bị nhiễm bệnh nặng nhất với diện tích bị hại tương ứng là hơn 17.500 ha

và 13.500 ha. Ước tính thất thu khoảng 200.000 tấn thóc. Vụ Đông xuân 2009 - 2010,

ở miền Bắc bệnh virus lúa lùn sọc đen đã phát sinh trên diện tích gần 28.700 ha lúa

của 28 tỉnh, trong đó ở đồng bằng Bắc Bộ là 20 tỉnh [71].

Page 31: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

20

Virus lúa lùn sọc đen không truyền bệnh qua hạt giống mà chỉ truyền bệnh nhờ

môi giới là RLT (Hà Viết Cường và cs, 2010). Nguồn rầy mang bệnh này được cho là

du nhập từ đảo Hải Nam, Trung Quốc theo con đường di cư nhờ bão (kết quả này cũng

được ghi nhận tại Nhật Bản vào tháng 9/2010). Nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế

cho biết chỉ có RLT có khả năng truyền virus RDSBV từ lúa sang lúa với khả năng

truyền bệnh rất cao (100% cây nhiễm bệnh lùn sọc đen có từ 3 đến 4 con rầy). Theo

viện Bảo vệ thực vật, RLT phát triển mạnh nhất vào đầu các vụ sản xuất và tấn công

mạnh nhất vào cây trồng ở thời kỳ còn non, đây là thời kỳ cây lúa dễ nhiễm bệnh nhất.

Năm 2010, bệnh virus lùn sọc đen trên lúa đã phát sinh gây hại tại 28 tỉnh/thành với

tổng diện tích nhiễm bệnh cộng dồn từ đầu vụ là 20.440 ha, trong đó diện tích nhiễm

nặng có 2.226 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ [53].

1.2.3. Sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế và tình hình gây hại của rầy lưng trắng

1.2.3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Thừa Thiên Huế

Ở Thừa Thiên Huế, cây lúa có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân.

Tuy nhiên, diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Thừa Thiên Huế còn thấp. Các

vùng trồng lúa của Thừa Thiên Huế thường bị chia cắt, phân tán, manh mún, đất đai

có độ phì thấp, bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn và trở ngại lớn nhất là do thời tiết bất

thường nên tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại cũng rất phức tạp,

khó quản lý là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất lúa. Tình hình sản xuất lúa

ở Thừa Thiên Huế được thể hiện qua Bảng 1.2.

- Về diện tích: Nhìn chung, diện tích trồng lúa ở Thừa Thiên Huế trong 5 năm

qua (2011 - 2015) biến động theo chiều hướng tăng. Năm 2011, diện tích gieo trồng

lúa của toàn tỉnh là 53.564 ha, đến năm 2015 tăng lên 54.451 ha (Bảng 1.2).

- Về năng suất: Năng suất lúa ở Thừa Thiên Huế cũng có nhiều biến động theo

năm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình dịch hại trên đồng ruộng. Tuy

nhiên, từ số liệu thống kê ở Bảng 1.2 có thể thấy rằng từ năm 2011 đến nay, năng

suất lúa bình quân luôn đạt > 53 tạ/ha. Trong đó, năm 2014 là năm lúa được mùa

nhất ở Thừa Thiên Huế với năng suất bình quân cả năm của toàn tỉnh đạt 59,03

tạ/ha.

Page 32: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

21

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Thừa Thiên Huế năm 2011 - 2015

Năm Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng

(1000 tấn) Cả năm Đông xuân Hè Thu

2011 53.546 56,34 56,48 57,19 301,7

2012 53.738 55,90 57,40 55,40 300,4

2013 54.405 53,17 57,70 49,40 289,3

2014 53.717 59,03 60,50 58,55 317,0

2015 54.451 58,60 - - 319,0

Nguồn: Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên Huế các năm.

- Về sản lượng: Cùng với sự biến động về diện tích gieo trồng và năng suất lúa,

sản lượng lúa ở Thừa Thiên Huế cũng biến động hằng năm. Năm 2011 là 301,7 nghìn

tấn, đến năm 2012 và 2013 sản lượng có giảm và đạt tương ứng 300,4 và 289,3 nghìn

tấn. Sau đó, sản lượng tăng dần và đạt 317 nghìn tấn (năm 2014) và 319 nghìn tấn

(năm 2015) (Bảng 1.2).

1.2.3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tại thị xã Hương Trà

Hương Trà, là một thị xã đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục

quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, cùng với thị xã Hương Thủy, Phú

Vang tạo thành ba cực của tam giác vệ tinh quan trọng của tỉnh. Phía Bắc giáp huyện

Quảng Điền; phía Tây giáp huyện Phong Điền; phía Đông giáp thành phố Huế; phía

Nam giáp huyện A Lưới và Hương Thuỷ. Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 522,05

km2, trong đó, diện tích trồng lúa trên 6.000 ha. Tình hình sản xuất lúa ở thị xã Hương

Trà được thể hiện qua Bảng 1.3.

- Về diện tích: Nhìn chung, diện tích trồng lúa ở thị xã Hương Trà trong 3 năm

qua (2013 - 2015) có biến động tăng nhưng không nhiều. Năm 2013, diện tích gieo

trồng lúa của thị xã là là 6.215 ha, đến năm 2015 là 6.246 ha (tăng 31 ha) (Bảng 1.3).

- Về năng suất: Số liệu ở Bảng 1.3 cho thấy năng suất lúa ở thị xã Hương Trà

liên tục tăng từ năm 2013 - 2015, năng suất bình quân năm 2015 đạt 58,4 tạ/ha (tăng

7,15 tạ/ha so với năm 2013 và 5,2 tạ so với năm 2014).

Page 33: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

22

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại thị xã Hương Trà từ năm 2013 - 2015

Năm/thời vụ Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

2013

Đông Xuân 3.180 53,17 16,91

Hè Thu 3.035 49,28 14,96

Cả năm 6.215 51,25 31,86

2014

Đông Xuân 3.280 59,26 19,44

Hè Thu 3.045 47,18 14,37

Cả năm 6.325 53,20 33,80

2015

Đông Xuân 3.175 60,60 19,24

Hè Thu 3.071 56,30 17,29

Cả năm 6.246 58,40 36,53

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế các năm.

- Về sản lượng: Mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng do sự cải

thiện về năng suất lúa nên sản lượng lúa ở thị xã Hương Trà không ngừng tăng lên từ

năm 2013 - 2015. Năm 2013, sản lượng lúa của toàn thị xã chỉ đạt 31,86 nghìn tấn, đến

năm 2014 là 33,80 nghìn tấn và đạt 36,53 nghìn tấn vào năm 2015 (Bảng 1.3).

1.2.3.3. Tình hình sử dụng giống lúa ở Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê của chi cục BVTV tỉnh Thừa Thiên Huế ở Bảng 1.4 cho

thấy: có 8 giống lúa được cơ cấu thưởng xuyên, liên tục từ năm 2012 - 2015 là KD18,

HT1; TH5, Xi23, NN4B, IRI352, ĐV108 và PC6 (Bảng 1.4).

Kết quả ở Bảng 1.4 cho thấy: KD18 là giống chủ lực được gieo trồng nhiều nhất

với tỷ lệ diện tích hằng năm > 50% diện tích luc toàn tỉnh, hai giống HT1 và TH5 cũng

là giống chủ lực được trồng với diện tích mỗi giống > 6.000 ha. Bên cạnh đó, diện tích

trồng lúa nếp cũng tăng đột biến trong năm 2013 và đây là nguyên nhân dẫn đến cháy

rầy ở nhiều địa phương. Đặc biệt, năm 2014 tỉnh bắt đầu có chủ trương đưa lúa lai

Trung Quốc vào cơ cấu giống tại địa phương và diện tích sản xuất tăng dần từ năm

2014 đến 2015, đây là một trong những nguyên nhân làm rầy phát sinh gây hại nặng

trên đồng ruộng.

Page 34: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

23

Bảng 1.4. Cơ cấu giống lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 - 2015

Tên giống

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ DT

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ DT

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

DT (%)

KD18 28.269 53,32 29.226 55,50 28.774 51,48

HT1 6.841 12,89 6.255 11,78 6.932 12,26

TH5 7.753 14,73 7.839 15,06 7.331 13,12

Xi23 1.65 3,08 164.545 3,11 18.155 2,07

NN4B 1.535 2,86 1.68 3,02 1.682 3,01

IRI352 373 0,70 621 1,25 376 0,37

ĐV108 297 0,56 566 1,02 1039 1,86

PC6 357 0,68 144 0,29 366 0,57

Nếp 1.227 2,44 690 1,36 0 0,00

Lúa lai TQ 0 0,00 157 0,28 355 0,64

Ghi chú: TQ = Trung Quốc

Nguồn: Chi cục BVTV tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016.

Nhìn chung, cơ cấu giống lúa ở Thừa Thiên Huế mặc dù có đa dạng về chủng

loại nhưng chưa cân đối về cơ cấu, cụ thể KD18 là giống chất lượng kém, HT1 là

giống nhiễm rầy nhưng lại được trồng với diện tích quá nhiều. Đây cũng là một trong

những nguyên nhân làm cho dịch hại phát sinh gây hại nặng, đặc biệt là rầy hại lúa

dẫn đến năng suất lúa không cao.

1.2.3.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Thừa Thiên Huế

Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa ở Thừa Thiên Huế được khái quát ở

Bảng 1.5 và Bảng 1.6.

Từ kết quả ở Bảng 1.5, chúng tôi có nhận xét như sau:

(1) Lượng phân đạm bón 110 - 130kg N/ha (240 - 280kg đạm Urê/ha) là cao

hơn khuyến cáo, theo Quy trình của Bộ NN PTNT năm 2011 (QCVN

01:55/2011/BNN&PTNT) thì lượng đạm bón cho đất phù sa chỉ 100 - 110kg N/ha

(210 - 230kg Urê/ha).

Page 35: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

24

Bảng 1.5. Lượng phân bón (kg/ha) cho các giống lúa ở Thừa Thiên Huế

Giống lúa

Quy trình bón phân đơn Quy trình bón kết hợp

PC

(tấn/ha) N P2O5 K2O NPK N K2O

Nhóm giống ngắn

ngày - trung ngày

(HT1, KD18, TH5)

8 - 10 110 -

130 80 - 100 60 - 70 500 18 36

Nhóm giống dài ngày

(NN4B và Xi23) 8 - 10

110 -

130 80 - 100 60 - 70 600 18 36

Ghi chú: PC = phân chuồng; Phân bón NPK được sử dụng là 16-16-8

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 1.6. Quy trình bón phân cho các giống lúa ở Thừa Thiên Huế

Thời điểm bón Tỷ lệ bón (% lượng phân)

Quy trình bón phân đơn Quy trình bón kết hợp

PC N P2O5 K2O NPK N K2O

Giống ngắn - trung ngày

Bón lót 100 30 100 0 40 0 0

Thúc lần 1 (lúa 3 lá) 0 50 0 40 60 0 0

Thúc đòng (trước trỗ

18 – 20 ngày) 0 20 0 60 0 100 100

Giống dài ngày

Bón lót 100 20 100 0 40 0 0

Thúc lần 1 (lúa 3 lá) 0 40 0 50 60 0 0

Thúc lần 2 (sau lần 1

từ 18 – 20 ngày) 0 20 0 0 0 0 0

Thúc đòng (trước trỗ

18 – 20 ngày) 0 20 0 50 0 100 100

Ghi chú: PC = phân chuồng, Phân bón NPK được sử dụng là 16-16-8

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 36: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

25

(2) Lượng phân kali bón 60 - 70kg K2O/ha là còn thấp so với quy định. Theo

QCVN 01:55/2011/BNN&PTNT, lượng kali cho giống lúa ngắn ngày trên đất phù sa

là 70 - 80kg K2O/ha (tương ứng với 120 - 140kg kali/ha). Trong khi đó, ở Thừa Thiên

Huế chỉ bón 60 - 70 kali/ha (100 -120kg kali/ha); về số lần bón kali trong một vụ lúa

ít hơn quy định, theo quy định, đối với giống lúa ngắn - trung ngày thì phải bón 3 lần

kali/vụ (bón lót, thúc sau sạ 10 - 12 ngày và thúc đòng trước trỗ 17 - 22 ngày) nhưng

tại Thừa Thiên Huế, không bón lót mà chủ yếu tập trung kali để bón đòng (Bảng 1.6).

(3) Đối với phân lân, theo QCVN 01:55/2011/BNN&PTNT, lượng lân cần bón

cho đất phù sa là 60 - 90kg P2O5/ha (300 - 450kg super lân/ha), tại Thừa Thiên Huế

lượng lân bón cho các giống lúa là 80 - 100kg P2O5/ha (400 - 500kg super lân/ha),

tương đối cao so với khuyến cáo.

(4) Đối với phân hữu cơ: Nhìn chung, ở Thừa Thiên Huế phân hữu cơ được bón

theo khuyến cáo là 8 - 10 tấn phân chuồng/ha.

Từ những kết quả trên, có thể thấy rằng bón phân cho lúa ở Thừa Thiên Huế

chưa thực sự cân đối giữa các yếu tố đạm - lân - kali. Trong đó, bón thừa đạm và lân

nhưng thiếu kali. Thực trạng này không những không đảm bảo dinh dưỡng cho lúa

sinh trưởng, phát triển tốt mà việc bón quá nhiều phân đạm còn là nguyên nhân cho

sự phát sinh các đối tượng sâu bệnh hại trên lúa, đặc biệt là rầy hại lúa.

1.2.3.4. Tình hình gây hại của rầy trên cây lúa ở Thừa Thiên Huế

Khí hậu nóng, ẩm và nhiều mưa ở Thừa Thiên Huế là điều kiện thuận lợi cho rầy

hại lúa phát sinh gây hại, trong đó có RLT. Rầy lưng trắng đã trở thành đối tượng sâu

hại chính của tất cả các vùng trồng lúa. Kết quả theo dõi của Chi cục Bảo vệ thực vật

tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây cho thấy RLT phát sinh gây hại thường

xuyên và có nhiều diện tích có mật độ rất cao và đã gây cháy rầy cục bộ trên đồng

ruộng. Các giống lúa chủ lực như Khang dân, Xi21, Xi23, IR38, HT1, TH5,...một số

giống lúa chất lượng BT7, HC4, PC6, HT6,...rầy gây hại mật độ phổ biến 750 -1.500

con/m2, nơi cao >10.000 con/m2. Năm 2010, xác định được tỷ lệ diện tích nhiễm rầy

lưng trắng chiếm 37,5%; năm 2011 là 40% ha; năm 2012 là 43%, đến năm 2013 thì tỷ

lệ này lên đến 46% (Cái Văn Thám, 2014).

Tại Thừa Thiên Huế, RLT cùng với rầy nâu thường phát sinh 5 - 6 đợt (2 đợt trên

lúa Đông xuân và 3 - 4 đợt trên lúa Hè thu). Trên đồng ruộng, RLT thường xâm nhập

sớm hơn và mật độ cao hơn so với rầy nâu (Cái Văn Thám, 2014).

Page 37: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

26

Tuy nhiên, để đánh giá sự gây hại của rầy trên cây lúa thì quá trình điều tra đánh

giá được tiến hành chung cho các đối tượng rầy hại thân, không phân chia diện tích

nhiễm theo từng đối tượng nên trên cơ sở báo cáo tình hình rầy hại lúa của chi cục

BVTV tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tổng hợp diện tích nhiễm rầy ở Bảng 1.7 (tình

hình rầy gây hại trên địa bàn toàn tỉnh) và Bảng 1.8 (tình hình rầy gây hại tại vùng

nghiên cứu/thị xã Hương Trà).

Bảng 1.7. Tình hình rầy hại lúa ở Thừa Thiên Huế từ năm 2012 - 2015

Năm

DT

trồng

lúa (ha)

Diện tích nhiễm rầy (ha) Tỷ lệ

DT

nhiễm

(%)

Nhiễm nhẹ -

TB Nhiễm nặng

Mất

trắng Tổng

2013 53.809 11.634,5 3.051 14,3 14.699,

8 27,32

2014 52.787 3.390,7 145,3 5,0 3.541,0 6,70

2015 54.540 1.703,2 28,0 0 1.731,2 3,17

Ghi chú: DT = diện tích; TB = Trung bình

Nguồn: Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế, 2016.

Số liệu ở Bảng 1.7 cho thấy: năm 2013 Thừa Thiên Huế có trên 27% diện tích trồng

lúa bị nhiễm rầy với 14.699,8ha bị nhiễm, trong đó có 11.634,5ha nhiễm nhẹ đến trung bình;

3.051ha nhiễm nặng và 14,3ha mất trắng. Đây là năm có xảy ra hiện tượng cháy rầy cục bộ

ở các huyện Hương Thủy, Phong Điền, Hương Trà và Thừa Thiên Huế đã công bố dịch rầy.

Sau đó, đến năm 2014 và 2015, diện tích nhiễm rầy trên địa bàn toàn tỉnh có chiều hướng

giảm cả về tỷ lệ lẫn mức độ nhiễm, đặc biệt năm 2015 không có diện tích lúa bị mất trắng

do rầy gây hại nhờ công tác chuyển đổi cơ cấu giống lúa tại địa phương.

1.2.3.5. Tình hình gây hại của rầy trên cây lúa tại thị xã Hương Trà

Bảng 1.8. Tình hình rầy hại lúa tại thị xã Hương Trà từ năm 2012 - 2015

Năm

DT

trồng

lúa (ha)

Diện tích nhiễm rầy (ha) Tỷ lệ

DT

nhiễm

(%)

Nhiễm

nhẹ - TB Nhiễm nặng

Mất

trắng Tổng

2013 6.100 1.214 907,0 1,0 2.132 34,95

2014 6.090 571,0 52,0 0 623,0 10,22

2015 6.148 619,0 1,0 0 620,0 10,08

Ghi chú: DT = diện tích; TB = Trung bình

Page 38: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

27

Nguồn: Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế, 2016.

Năm 2013, thị xã Hương Trà có 34,95% diện tích trồng lúa bị nhiễm rầy, cao hơn tỷ

lệ của toàn tỉnh (27,32%). Trong đó có 1.214ha nhiễm nhẹ đến trung bình; 907ha nhiễm

nặng và 1ha mất trắng. Tương tự ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,

năm 2014 - 2015, diện tích nhiễm rầy tại Hương Trà cũng giảm dần nhờ công tác chuyển

đổi cơ cấu giống lúa, vì vậy tỷ lệ diện tích nhiễm chỉ còn tương ứng là 10,22% và 10,08%,

không còn diện tích lúa bị mất trắng do rầy gây hại (Bảng 1.8).

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI

1.3.1. Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế giới và Việt Nam

1.3.1.1. Đặc điểm hình thái của rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời trải qua 3

giai đoạn phát dục gồm trứng, rầy non và trưởng thành.

- Trứng: Trứng RLT hình quả chuối, đẻ thành từng ổ ở trong bẹ lá và gân chính

của lá lúa, mỗi ổ có 2 - 7 quả. Trứng dài 0,96mm, rộng 0,20mm. Ổ trứng có các quả

trứng nằm sát nhau kiểu úp thìa và được liên kết với nhau ở phần trên, đuôi trứng

nằm ở phía trong còn đầu trứng nằm ở ngay mép của biểu bì lá. Sau đẻ khoảng 3 ngày

ở đầu trứng xuất hiện điểm mắt màu đỏ và cuối trứng có một đốm màu vàng đục.

Trước khi nở phần mắt được lồi lên (Hình 1.1A).

- Rầy non: Rầy non RLT trải qua 4 lần lột xác (có 5 tuổi), màu sắc cơ thể của rầy

non thay đổi theo tuổi, tuổi 1 và tuổi 2 có màu trắng sữa, tuổi 3 xuất hiện nền trắng và

xám, ở tuổi 5 mảnh lưng và bụng màu đồng vàng, có các vết vằn trắng, xám trên nền

trắng mịn, chiều dài thân các tuổi thay đổi từ 0,8 - 2,1mm (Hình 1.1B).

- Trưởng thành: Trưởng thành đực có trán, mảnh gốc môi và má màu sẫm. Cánh

trước màu sẫm hoặc xám đen ở đỉnh. Trưởng thành đực dài 2,6mm; rộng 1,2mm.

Trưởng thành đực toàn bộ là dạng hình cánh dài, không có cánh ngắn (Nguyễn Đức

Khiêm, 1995) (Hình 1.1C).

Trưởng thành cái mình màu nâu vàng, cánh trước có mắt cánh đen và có dải

không phân nhánh đến tận đỉnh. Trưởng thành cái có hai dạng cánh ngắn và cánh dài,

chiều dài cơ thể của trưởng thành cánh ngắn từ 2,6 - 2,9mm, cánh dài 3,5 - 4mm

(Nguyễn Đức Khiêm, 1995) (Hình 1.1C).

Page 39: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

28

Trứng rầy Rầy non Trưởng thành

Hình 1.1. Các giai đoạn phát dục của rầy lưng trắng

1.3.1.2. Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng

- Vòng đời: Vòng đời của RLT phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và thay đổi

theo mùa. Ở nhiệt độ 20 - 30oC ± 1, ẩm độ 73,4 - 86,7% , thời gian trứng từ 5,49 -

9,10 ngày; rầy non từ 12,48 - 15,08 ngày; trưởng thành đến bắt đầu đẻ trứng từ 3,29

- 5,5 ngày; vòng đời của RLT kéo dài trung bình từ 20,86 - 29,88 ngày (Hồ Thị Thu

Giang và cs, 2011) (Hình 1.2).

Hình 1.2. Vòng đời của rầy lưng trắng

- Trứng: Trứng của RLT được đẻ ở phần mô bẹ lá hoặc gân lá chính của lá, đẻ

thành từng ổ, trứng có hình dạng và kích thước tương tự như rầy nâu nhưng mũi trứng

dài hơn, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 300 - 500 trứng, đẻ tập trung trong 3 - 6 ngày

và kéo dài khoảng 10 - 15 ngày (Hill và Dennish, 1983).

Page 40: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

29

Ở Việt Nam, nghiên cứu ở điều kiện nhiệt độ 23,8 - 29,8oC, ẩm độ 93 - 94%

cho thấy thời gian phát dục của trứng RLT là 6,4 - 6,7 ngày; ở nhiệt độ từ 24,9 -

26,4oC; ẩm độ 93 - 94% thì tỷ lệ trứng nở là 47,8% (Nguyễn Đức Khiêm, 1995).

- Rầy non: thời gian phát dục trung bình của rầy non RLT là 17 ngày ở 20oC,

13 ngày ở 25oC và 12 ngày ở 28 - 30oC. Rầy non sau khi nở chúng đã có thể di chuyển

và bắt đầu gây hại cho cây lúa (Suennaga, 1963).

Tại Việt Nam, thời gian phát dục các tuổi của rầy non thay đổi phụ thuộc vào

nhiệt độ (nhiệt độ càng cao thì giai đoạn rầy non càng ngắn). Ở nhiệt độ 27,3 - 29,3oC,

ẩm độ 80,7 - 89,0% thì thời gian trung bình của tuổi 1 là 2,49 - 2,90 ngày; tuổi 2 từ

1,86 - 1,90 ngày; tuổi 3 từ 1,79 - 1,90 ngày; tuổi 4 từ 2,10 - 2,41 ngày và tuổi 5 từ

3,48 - 3,55 ngày; thời gian phát dục trung bình của rầy non là 12,1 - 12,4 ngày

(Nguyễn Đức Khiêm, 1995).

- Trưởng thành: thời gian sống của trưởng thành RLT phụ thuộc nhiều vào nhiệt

độ, ở 20oC thời gian sống trung bình của trưởng thành là 20 ngày, ở 25oC là 16 ngày

và 28 - 30oC là 9 ngày (Suenaga, 1963).

Nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trong thời kỳ rầy non đã ảnh

hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của trưởng thành cái RLT, loại hình cánh ngắn

chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều hơn loại hình cánh dài. Rầy cái cánh ngắn

thường sống lâu và đẻ nhiều hơn so với trưởng thành cái cánh dài ở cùng điều kiện,

số lượng trứng phụ thuộc vào thời gian sống của trưởng thành, cá thể nào có thời gian

sống càng kéo dài thì số lượng trứng đẻ càng lớn, chứng có thể sống trên 30 ngày và

đẻ tới hơn 600 trứng (Denno, 1994). Ở Việt Nam, trưởng thành cái RLT có thể đẻ

164 - 243 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 1995).

Số trứng đẻ trung bình của 1 rầy cái trưởng thành cũng rất khác nhau tùy điều

kiện môi trường và từng năm. Ở Ấn Độ, một trưởng thành RLT đẻ trung bình 164

trứng, trong khi đó ở Nhật Bản RLT đẻ trung bình từ 300 - 350 trứng (Suenaga, 1963)

và ở Philippines là khoảng 247 trứng (Liu, 1995).

Sự mắn đẻ của RLT phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thức ăn, sử dụng các giống lúa

lai đồng nghĩa với việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt hơn cho RLT, sống trên các

giống lúa lai độ mắn đẻ của RLT tăng từ 2 - 9,7 lần so với các giống lúa khác (Huang

và cs, 1994). Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến khả năng sinh sản của RLT

cho thấy khi phun hoạt chất chlorpyrifos có thể làm tăng kích thước quần thể RLT trên

đồng ruộng từ 130 - 160% (Heinrichs 1994, Wang và cs, 1994). Bên cạnh đó, nhiệt độ

Page 41: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

30

cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ mắn đẻ của RLT, ở nhiệt độ 26 - 28°C thích hợp nhất

cho RLT sinh sản (Chen và cs, 1986; Feng và cs, 1985).

Tỷ lệ rầy cánh ngắn và cánh dài của RLT phụ thuộc vào nguồn thức ăn và mật

độ rầy trong ruộng lúa. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín chủ yếu rầy cánh dài xâm

nhập vào ruộng lúa và sau đó giảm dần; ở giai đoạn đòng - trỗ đến đỏ đuôi rầy tăng

nhanh về số lượng, tỷ lệ rầy cánh ngắn chiếm chủ yếu (kể cả thời kỳ thức ăn là thuận

lợi nhất). Khi mật độ quần thể tăng thì tỷ lệ cánh dài tăng. Rầy trưởng thành có xu

thế bay vào đèn mạnh (Nguyễn Đức Khiêm, 1995).

Một nghiên cứu mới đây về sinh học RLT tại Ấn Độ cho thấy: Ở nhiệt độ 24,1

- 30,6oC và ẩm độ 67,5 - 80,0%, thời gian phát dục của rầy non là 12,6 ngày. Trong

đó, tuổi 1 là 2,05 ngày, tuổi 2 là 2,3 ngày, tuổi 3 là 2,6 ngày, tuổi 4 là 2,7 ngày và tuổi

5 là 2,95 ngày; tỷ lệ sống của rầy non là 84,21% và tỷ lệ hóa trưởng thành là 89,05%.

Ở nhiệt độ 13,9 - 27,7oC và ẩm độ 61,4 - 84,6%, thời gian sống của trưởng thành đực

là 11,4 ngày và trưởng thành cái là 15,9 ngày; tỷ lệ đực:cái là 1 : 0,8; thời gian tiền

đẻ trứng 3,7 ngày; thời gian đẻ trứng 10,2 ngày; thời gian hậu đẻ trứng 2,0 ngày.

Trưởng thành cái có khả năng đẻ 132,8 trứng, mỗi ổ trứng dao động từ 5 - 30 trứng;

thời gian nở trứng trung bình 8,6 ngày và tỷ lệ trứng nở đạt 84,21%. Vị trí đẻ trứng

của RLT trên cây lúa cũng khác nhau, có 71,96% trứng được đẻ trên bẹ lá, 16,66%

đẻ trên gân lá và 11,36% đẻ trên thân cây (Sandeep và cs, 2015).

1.3.1.3. Đặc điểm sinh thái học, quy luật phát sinh gây hại của rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng không có khả năng gây hại như rầy nâu mặc dù mật độ nhập cư

ban đầu cao hơn. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng quần thể thấp, RLT chỉ tăng được

4 lần trong một thế hệ trong khi quần thể rầy nâu tăng 8 lần ở mỗi thế hệ (Kisimoto,

1965).

Tại Đài Loan, RLT có 7 - 8 lứa/năm, trưởng thành bắt đầu xâm nhập vào ruộng

lúa từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, trong một vụ có từ 3 đến 4 lứa; mật độ quần thể giảm

nhanh chóng ở lứa thứ 8 vào cuối tháng 10 cho đến đầu tháng 11. Kết quả theo dõi

một số năm cho thấy RLT qua đông ở dạng cánh dài trên lúa chét từ tháng 12 năm

trước đến tháng 1 năm sau. Ở Trung Quốc, RLT có 5 thế hệ trong một năm, cao điểm

mật độ quần thể từ giữa đến cuối tháng 7 (Zhu, 1985).

Tại Ấn Độ, quần thể RLT trong mùa mưa cao hơn mùa khô và có ít nhất 3 lứa/vụ

trong đó vụ Mùa RLT có số lượng cao trong suốt thời kỳ đầu vụ chúng đạt đỉnh cao

vào cuối tháng 10; giữa số lượng quần thể với thời gian chiếu sáng có sự tương quan

khá chặt (Zhu, 1985).

Page 42: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

31

Tại Nhật Bản, trong một năm RLT có 2 thế hệ trên lúa và 3 thế hệ trên cỏ hoà

thảo Graminae. Quần thể RLT đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ 2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh)

(Shamsul, 1971). Sức sinh sản của dạng hình cánh ngắn RLT chịu ảnh hưởng của

các nhân tố môi trường như là mật độ, dinh dưỡng của cây chủ, chu kì chiếu sáng, và

nhất là mật độ rầy non của chúng (Kisimoto,1965; Matsumura, 1996b).

Tại Việt Nam, RLT thường phát sinh và phát triển quần thể ở giai đoạn đầu vụ,

chúng xâm nhập vào ruộng lúa khi gieo được khoảng 30 ngày, thường đạt mật độ

quần thể cao nhất và gây hại nặng nhất vào thời kỳ lúa làm đòng (khoảng 8 tuần sau

cấy). Trên ruộng lúa, RLT xuất hiện gây hại cùng với rầy nâu, nhưng trong cùng một

lứa thì RLT phát sinh rộ sớm hơn nhưng số lứa/vụ của RLT thường ít lứa hơn so với

rầy nâu [20].

Theo tác giả Đinh Văn Thành (1998), xu thế biến động số lượng quần thể của

RLT và rầy nâu rất khác nhau trong một vụ lúa: cả hai loài rầy đều có 3 đợt phát sinh

trong một vụ lúa nhưng rầy nâu có xu hướng phát triển quần thể tăng dần từ đầu tới

cuối vụ đạt đỉnh cao nhất của quần thể vào thế hệ thứ 3 ở giai đoạn cuối vụ (cây lúa

giai đoạn chín sữa), trong khi đó, RLT thì lại đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ 2 (cây lúa

giai đoạn làm đòng).

Ở Đồng bằng sông Hồng, RLT có 6 - 7 lứa/năm, trong đó có 3 đợt đầu ở vụ

Chiêm Xuân và 4 đợt sau ở vụ Mùa. Ở vụ Chiêm Xuân mật độ quần thể có xu hướng

tăng dần từ đầu đến cuối vụ còn ở vụ Mùa mật độ quần thể thường đạt đỉnh cao vào

tháng 8, sau đó giảm dần về cuối vụ (Đinh Văn Thành, 1998).

Rầy lưng trắng thích gây hại từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh tối đa (Nguyễn Văn

Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trong các giai đoạn phát triển thì rầy tuổi 5 hút nhiều

nhựa hơn rầy trưởng thành và rầy cái hút nhiều hơn rầy đực (Nguyễn Xuân Hiển và

cs, 1979). Thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ mắn đẻ, tốc độ phát

triển, tuổi thọ và số lượng của rầy (Phạm Văn Lầm, 2006).

Sự phát triển của quần thể RLT có liên quan chặt chẽ đến chế độ nước và ẩm độ

của ruộng lúa. Ruộng có mực nước thấp tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho RLT,

ruộng có mực nước cao (> 10cm) lại ảnh hưởng không tốt tới việc đẻ trứng và nở của

loại rầy này (Đinh Văn Thành, 1998).

1.3.1.4. Sự di chuyển của rầy lưng trắng

Khả năng di chuyển của RLT là một đặc điểm rất quan trọng của rầy trên đồng

ruộng; cường độ, màu sắc ánh sáng đèn và nhiệt độ, ẩm độ và áp suất khí quyển quyết

định việc phát tán của rầy, quá trình xâm nhập của rầy di cư có tính chất định hướng

Page 43: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

32

vào đồng lúa. Khoảng cách di chuyển, hướng di chuyển của RLT phụ thuộc vào tốc

độ, hướng gió (Dale, 1994).

Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, RLT sinh sản thường xuyên và duy trì quần thể trên

đồng ruộng từ năm này qua năm khác. RLT là loài côn trùng có khả năng phát tán trên

phạm vi rộng, chúng di cư từ miền Bắc Việt Nam sang phía nam Trung Quốc, sau đó

đến miền Trung Trung Quốc và Nhật Bản theo gió mùa Tây Nam trong mùa mưa. Ở

các nước ôn đới, RLT không có khả năng qua đông và chúng phát triển quần thể hằng

năm nhờ vào sự nhập cư từ khu vực phía Nam (Yamasaki và cs, 1999).

RLT có khả năng di chuyển với khoảng cách rất xa, chúng có khả năng di

chuyển từ phía Bắc Việt Nam tới phía Nam Trung Quốc và từ đó chúng di cư tới Nhật

Bản và Hàn Quốc. Bằng việc sử dụng hệ thống bẫy đèn trên đất liền, ven biển và trên

biển và sử dụng phương pháp đánh dấu, các tác giả đã xác định được quá trình di

chuyển qua biển với số lượng lớn của RLT và rầy nâu vào bán đảo Triều Tiên từ cuối

tháng 6 đến đầu tháng 7 ở đảo Jeju, giữa tháng 7 ở phía Nam và cuối tháng 7 ở các đảo

miền Trung. Ngoài ra, còn có sự phát tán và du nhập giữa các vùng, các vụ lúa với

khoảng cách từ 6 - 30km, quá trình này thường diễn ra vào buổi chiều mát và chập

tối ở các vùng nhiệt đới.

Tại Trung Quốc có 5 đợt RLT di chuyển từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 nhờ gió

Nam và Tây Nam; 3 đợt di cư theo hướng Tây Nam vào giữa và cuối tháng 8, cuối

tháng 10. Ở bán đảo Triều Tiên, quá trình du nhập của RLT qua biển Đông diễn ra từ

cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 (Kisimoto, 1994).

1.3.1.7. Biotype và tính độc của rầy lưng trắng

Nghiên cứu độc tính của 3 quần thể RLT thu thập vào năm 1989, 1999 và 2005

được trên 05 giống chuẩn kháng N22, ARC10239, ADR52, Podiwi-A8, N'Daing

Marie và Manggar mang gen kháng tương ứng là Wbph1, Wbph2, Wbph3, Wbph4,

Wbph5 cho kết quả đáng báo động. Sau 5 ngày lây nhiễm, tỷ lệ rầy có bụng to tuy

không thay đổi nhiều ở các giống nhưng tăng rất nhanh ở giống mang gen kháng

Wbph2 từ 0% với quần thể năm 1989 lên 60,0% và 75,0% tương ứng với quần thể

năm 1999 và 2005. Tỷ lệ sống của chúng trên giống ARC10239 (mang gen kháng

Wbph2) cũng tăng tương ứng từ 15,0% với quần thể năm 1989 lên 67,5 năm 1999

và 85,0% năm 2005. Điều này cho thấy rằng quần thể RLT đang chuyển từ dòng

sinh học (biotype) 1 sang biotype 2 hay nói cách khác là độc tính của RLT có chiều

hướng thay đổi. Đây là điều cần quan tâm bởi vì sự thích ứng này có ảnh hưởng đến

khả năng ăn thêm và thời gian truyền bệnh trên đồng ruộng của rầy. Đặc biệt khi

Page 44: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

33

nuôi RLT bằng giống ADR52 (mang gen kháng rầy Wbph3) từ chỗ quần thể rầy

năm 1989 không sống được (tỷ lệ sống sót là 0%) nhưng với quần thể rầy năm 2005

thì tỷ lệ sống sót lên đến 17,5% (Mishra và Misra, 1991; Tanaka và Matsumura,

2000).

1.3.2. Nghiên cứu và sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng trên thế giới và ở

Việt Nam

Tính bền vững về khả năng kháng rầy của các giống lúa cũng được quan tâm

nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà chọn tạo giống và côn trùng học đã

xác nhận rằng các giống mang đa gen kháng và các gen thứ yếu có tính bền vững cao

hơn các giống chỉ có đơn gen chính. Trong điều kiện tự nhiên, quần thể rầy có thể

nhanh chóng vượt qua những giống mang gen kháng đơn hay nói cách khác các giống

kháng đơn gen thường không bền vững đối với một loài côn trùng gây hại có khả năng

tiến hóa thích nghi cao như rầy hại lúa (Xu và cs, 2002).

Để đối phó với RLT, giống lúa chuyển gen Bt đã được sản xuất, tuy nhiên tiềm

năng về các rủi ro sinh thái của cây trồng biến đổi gen có thể hạn chế phát triển các

giống lúa này (Sui và cs, 2011). Vì vậy, việc tìm ra nguồn gen kháng và cải tiến các

giống lúa kháng rầy là việc làm cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong

chiến lược phòng trừ rầy hại lúa hiện nay. Đồng thời, xác định tính bền vững của các

giống kháng và chiều hướng hình thành biotype mới của quần thể rầy sau khi sử dụng

giống kháng rầy là cần thiết.

Kết quả sàng lọc tính kháng đã xác định được trên 300 giống lúa khác nhau có

khả năng kháng RLT và 80/300 giống đã được phân tích di truyền đã xác định được

có 6 gen kháng đối với RLT gồm Wbph1, Wbph2, Wbph3, wbph4, Wbph5 và

wbph6 (Khush, 1984) và xác định được 4 giống lúa mang gen kháng gồm N22,

ARC10239, ADR52 và Podiwi-A8 được sử dụng như nguồn vật liệu để phát triển

giống lúa kháng RLT. Trong đó, gen trội Wbph1 được xác định nằm trong giống

lúa N22 (Sidhu và cs, 1979), gen trội Wbph2 nằm trong giống ARC10239 (Angeles

và cs, 1981).

Phân tích tính kháng cuả 14 giống lúa kháng RLT được kiểm soát bởi gen Wbph2

cho thấy có 11/14 giống chứa gen trội độc lập là Wbph1 và Wbph2; 01 giống mang

gen trội Wbph3 là ADR52 và có duy nhất 01 giống mang gen lặn wbph4 là Podiwi-A8

(Hernandez and Khush, 1981). Phân tích thêm 13 giống cho thấy có 4/13 giống được

kiểm soát bởi gen Wbph1; 6/13 giống được kiểm soát bởi gen Wbph2; 2/13 giống được

kiểm soát bởi sự kết hợp của gen Wbph1 và Wbph2 và có một giống Hornamawee có

Page 45: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

34

mang cả hai gen trội Wbph1 và Wbph2 nhưng hoàn toàn độc lập (Saini và cs, 1982).

Cũng trong thời gian này, điều tra trên 21 giống lúa cho thấy có 19 giống mang gen

Wbph1, 2 giống mang gen Wbph2 và có thêm nhiều gen lặn khác (Nair và cs, 1982).

Năm 1983, khi nghiên cứu sự di truyền gen kháng của 9 giống lúa, Murty cho

rằng có 3/9 giống mang gen kháng trội và 6/9 giống mang gen kháng lặn. Năm 1985,

điều tra gen kháng trong 15 giống lúa và cho kết quả như sau: 9/15 giống mang gen

kháng Wbph1; 4/15 giống mang cả hai gen; 1/15 giống mang gen Wbph3 và giống

N’Diang Marie mang gen Wbph5 (Wu và Khush, 1985).

Năm 1990, kết quả điều tra di truyền tính kháng RLT của 10 giống lúa cho thấy:

có 8 giống gồm ARC5838, ARC6579, ARC6624, ARC10464, ARC11321,

ARC11320, Balamawee và IR2425-90-4-3 chứa gen kháng đơn lặn, trong đó 3 giống

IR2425-90-4-3, ARC5838 và ARC11321 được tìm thấy là có alen với nhau. Hai giống

Pbt19 và IET6288 được kiểm soát bởi gen trội (Singh và cs,1990).

Năm 1997, kết quả sàng lọc tính kháng RLT của 52.042 giống lúa tại IRRI cho

thấy chỉ có 1,7% (885 giống) biểu hiện kháng (Jackson, 1997).

Năm 2004, có thêm hai gen kháng RLT được xác định là Wbph7 và Wbph8

(Tan và cs, 2004). Kết quả nghiên cứu di truyền tính kháng trên 5 giống lúa, cho thấy

có 2 giống gồm MR1523 và ARC11367 mang gen lặn; giống NCS2041 mang gen

trội; hai giống Mudgo và MO1 mang hai gen trội độc lập nhau (Sidhu và cs, 2005).

Năm 2007, gen kháng lặn trong hai giống lúa ARC5984 và ARC6650 đã được công

bố là có alen với gen wbph4 đã tìm thấy ở giống Podiwwi-A8 trước đó (Padmarathi

và cs, 2007)

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu về giống lúa kháng rầy chủ yếu tập trung vào

rầy nâu nên những kết quả nghiên cứu về giống lúa kháng RLT là rất hạn chế.

Năm 1994, tiến hành tuyển chọn những giống lúa địa phương kháng RLT qua

cơ chế chọn lựa kí chủ cho thấy trong số 953 giống được trồng thí nghiệm tại vùng

Đồng bằng sông Cửu Long thấy có 7 giống phản ứng rất kháng, 247 giống có phản

ứng kháng, 411 giống có phản ứng kháng trung bình và 288 giống có phản ứng nhiễm

(Le Thi Sen, 1994).

Page 46: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

35

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Giống lúa

Đề tài sử dụng tập đoàn 30 giống lúa làm vật liệu nghiên cứu bao gồm: 29 giống

lúa đang được trồng ở địa bàn các tỉnh miền Trung, thu thập từ các Công ty giống

cây trồng và Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng trên địa bàn miền Trung và 01

giống chuẩn nhiễm rầy TN1 được nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)

làm đối chứng (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu đề tài

STT Tên

giống

Nơi thu thập/

Nguồn gốc

TGST

(ngày)

Chiều

cao cây

(cm)

NSTB

(tấn/ha) Ghi chú

1 AS996

Trung tâm giống

cây trồng Quảng

Ngãi

90 - 105 95 - 100 55 - 60

2 BM125

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

110 - 120 95 - 100 65 - 80

3 BT7 Công ty giống cây

trồng Trung ương 120 - 135 90 - 95 45 - 60

Đã trồng

tại TT Huế

4 CH207 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 120 - 145 97 - 100 57 - 62

5 ĐT34 Công ty cổ phần tập

đoàn Điện Bàn 105 - 125 105 - 110 66 - 72

Đã trồng

tại TT Huế

6 ĐV108

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

90 - 105 90 - 95 60 - 80 Đã trồng

tại TT Huế

7 HP10 Đại học Nông Lâm,

Đại học Huế 100 - 120 100 - 105 50 - 70

8 HT1 Công ty Nông

nghiệp Quảng Bình 105 - 130 95 - 105 50 - 70

Đã trồng

tại TT Huế

9 HT18

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

100 - 120 95 - 100 60 - 70

Page 47: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

36

STT Tên

giống

Nơi thu thập/

Nguồn gốc

TGST

(ngày)

Chiều

cao cây

(cm)

NSTB

(tấn/ha) Ghi chú

10 KD18 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 90 - 110 90 - 95 60 - 70

Đã trồng

tại TT Huế

11 KR1 Viện Bảo vệ thực

vật 95 - 110 85 - 90 53 - 55

12 ML48

Trung tâm giống

cây trồng Quảng

Ngãi

90 - 105 68 - 70 55 - 65 Đã trồng

tại TT Huế

13 ML49

Trung tâm giống

cây trồng Quảng

Ngãi

95 - 105 80 - 85 60 - 80

14 ML68

Trung tâm giống

cây trồng Quảng

Ngãi

90 - 100 65 - 85 63 - 75

15 NX30 Công ty Nông

nghiệp Quảng Bình 120 - 135 100 - 110 50 - 60

16 OM5154

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

95 - 105 95 - 100 60 - 80

17 OM4900

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

95 - 105 105 - 110 50 - 70

18 OM7347

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

95 - 105 100 - 105 60 - 85

19 OM9915

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

95 - 105 95 - 100 50 - 70

20 PC6 Công ty Nông

nghiệp Quảng Bình 95 - 120 95 - 100 55 - 60

Đã trồng

tại TT Huế

21 Q.Nam1 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 105 - 110 90 - 95 65 - 75

22 Q.Nam2 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 90 - 105 95 - 98 60 - 75

23 Q.Nam6 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 90 - 110 90 - 95 60 - 75

Page 48: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

37

STT Tên

giống

Nơi thu thập/

Nguồn gốc

TGST

(ngày)

Chiều

cao cây

(cm)

NSTB

(tấn/ha) Ghi chú

24 Q5 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 110 - 130 95 - 100 50 - 70

25 QR2

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

105 - 135 95 - 100 65 - 70 Đã trồng

tại TT Huế

26 X21 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 180 - 185 95 - 100 50 - 70

Đã trồng

tại TT Huế

27 Xi23 Công ty giống cây

trồng Quảng Nam 120 - 135 100 - 110 60 - 75

Đã trồng

tại TT Huế

28 XT27

Trại nghiên cứu

giống Nông lâm

nghiệp Nam Phước,

Quảng Nam

110 - 135 100 - 105 60 - 80 Đã trồng

tại TT Huế

29 X33 Công ty Nông

nghiệp Quảng Bình 140 - 155 100 - 110 65 - 75

30 TN1 Viện lúa IRRI 95 - 120 70 - 75 - Giống chuẩn

nhiễm

2.1.2. Quần thể rầy lưng trắng

Quần thể rầy lưng trắng sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập tại các

vùng trồng lúa có nhiễm rầy ở phường Hương An và phường Hương Xuân, thị xã

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.3. Phân bón

- Phân vô cơ: Sử dụng các loại phân hóa học đơn gồm: phân đạm Urê (hàm

lượng N là 46%); phân lân Văn Điển (hàm lượng P2O5 là 16%); phân Kali clorua/KCl

(hàm lượng K2O là 60%) và vôi bột.

- Phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương với hàm lượng chất

dinh dưỡng như sau: Hữu cơ 22%, Đạm tổng số 2,5%; Axit humic 2,5%; P2O5 và

K2O định tính; các nguyên tố trung lượng CaO, MgO, S; Các nguyên tố vi lượng: Cu,

Fe, Mn, B, Mo; Các kháng sinh diệt nấm (Antibiotic); Các hợp chất kích thích sinh

trưởng; Các hợp chất Humat, Enzymes, Coenzymes và độ ẩm không quá 25%.

2.1.4. Đất thí nghiệm

Page 49: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

38

Nghiên cứu được tiến hành trên đất phù sa trồng lúa có lịch sử nhiễm rầy tại

phường Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tính chất đất thể hiện ở Bảng 2.2.

Page 50: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

39

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính đất ở vùng nghiên cứu

Địa điểm

Chỉ tiêu hóa tính đất

pH N (%) P2O5

(%)

P2O5

(mg/100g)

K2O

(%)

Mùn

(%)

Phường Hương Xuân 5,20 0,12 0,06 10,50 0,62 1,99

Phường Hương An 4,18 0,07 0,01 3,50 0,40 2,15

Ghi chú: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa học đất và Môi trường, Bộ môn Nông

hóa - Thổ nhưỡng; Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế

- Thanh lọc tính kháng RLT của tập đoàn 30 giống lúa (bao gồm cả đối chứng

chuẩn nhiễm TN1) bằng lây nhiễm rầy nhân tạo trong phòng thí nghiệm để xác định

các giống lúa có biểu hiện kháng với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế;

- Đánh giá khả năng chống chịu RLT của các giống lúa được tuyển chọn từ

kết quả thanh lọc tính kháng rầy trong phòng thí nghiệm bằng lây nhiễm nhân tạo ở

điều kiện nhà lưới. Nghiên cứu khả năng chịu mặn của các giống lúa;

- Theo dõi diễn biến mật độ RLT gây hại trên đồng ruộng, mức độ nhiễm sâu

bệnh hại khác, khả năng cho năng suất, chất lượng của các giống lúa kháng RLT

được tuyển chọn ở các điểm nghiên cứu.

2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng

trắng theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp

- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo (mật độ) đến khả năng sinh

trưởng, phát triển; diễn biến mật độ RLT; tình hình sâu, bệnh hại chính trên đồng

ruộng; các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống kháng RLT được

tuyển chọn.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng,

phát triển, tình hình sâu, bệnh hại chính trên đồng ruộng, các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của một số giống kháng RLT được tuyển chọn và

một số chỉ tiêu về tính chất hóa học đất.

Page 51: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

40

2.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng quản lý

cây trồng tổng hợp tại Thừa Thiên Huế

Mô hình sản xuất giống lúa kháng RLT “Ba giảm, ba tăng” được thực hiện trên

cơ sở kết quả của nghiên cứu ở nội dung 1 và nội dung 2 là sử dụng giống lúa có khả

năng kháng RLT, giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân đạm. Mô hình được triển

khai có sự tham gia của người dân tại hai điểm nghiên cứu là phường Hương An và

phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá hiệu quả

kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng

Thu thập RLT trên ruộng lúa ở Thừa Thiên Huế. Đưa rầy về phòng thí nghiệm

và nhân nuôi trên giống lúa TN1. Gieo lúa vào trong khay nhựa (35cm x 20cm x

3cm), khi cây mạ được 10 - 15 ngày, cho khay mạ vào lồng nuôi sâu (45cm x 30cm

x 25cm), thả rầy thu thập được vào lồng nuôi sâu để nuôi quần thể. Kiểm tra hằng

ngày và thay thức ăn cho rầy khi khay mạ héo. Sử dụng rầy sau khi nuôi liên tiếp 2

- 3 thế hệ để tiến hành thí nghiệm lây nhiễm.

Thu thập rầy trên đồng ruộng Nhân nuôi quần thể rầy

Hình 2.1. Thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng

2.3.2. Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm

2.3.2.1. Thí nghiệm 1: Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống trong

phòng thí nghiệm

- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 4 - tháng 10/2013 tại phòng

thí nghiệm côn trùng, bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông

Lâm, Đại học Huế.

- Thí nghiệm gồm 30 công thức tương ứng với 30 giống lúa ở Bảng 2.1, được

bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), 3 lần nhắc lại với phương pháp hộp mạ

và 10 lần nhắc lại với phương pháp ống nghiệm.

Page 52: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

41

- Tính kháng RLT của các giống lúa được đánh giá theo 2 phương pháp: Phương

pháp ống nghiệm (đánh giá riêng lẻ/không có sự lựa chọn thức ăn) theo Tanaka và

Matsumura (2000) và phương pháp hộp mạ (đánh giá chung cho tất cả các giống

trong khay mạ/có sự lựa chọn thức ăn) theo IRRI năm 1996.

- Phương pháp ống nghiệm: Gieo các giống lúa riêng lẻ trong khay, khi cây mạ

được 2 lá (mạ 1 tuần tuổi) thì tiến hành đánh giá. Chọn các cây mạ của tất cả các giống

thí nghiệm có sức sống và sinh trưởng tương tự nhau. Sử dụng ống nghiệm 2 x 18,5cm

để cô lập các giống lúa, mạ được nhổ từ khay, gốc quấn bông thấm ướt cho đảm bảo

đủ ẩm và cho vào các ống nghiệm, tiến hành lây nhiễm với 3 rầy non tuổi 2/ống nghiệm.

Sau đó, bịt đầu ống nghiệm bằng vải mỏng (Hình 2.2A).

- Phương pháp hộp mạ: Gieo tất cả các giống lúa cần đánh giá vào chung một

khay mạ (60 x 45 x 10cm). Mỗi giống được gieo 10 cây thành một hàng theo chiều

rộng của khay và gieo theo nguyên tắc ngẫu nhiên, hàng cách hàng 5cm. Sau khi mạ

được 2 lá thật cho khay vào lồng lưới và giữ nước đủ ẩm cho cây lúa trước khi lây

nhiễm. Tiến hành lây nhiễm bằng cách dùng ống hút rầy non tuổi 2 từ lồng nuôi và

thả vào với số lượng đảm bảo 3 con/cây (Hình 2.2B).

A. Phương pháp ống nghiệm B. Phương pháp hộp mạ

Hình 2.2. Phương pháp đánh giá tính kháng rầy

- Sau 5 - 10 ngày lây nhiễm, quan sát thấy giống TN1 chết hoàn toàn tiến hành

đánh giá và ghi nhận kết quả. Mức độ kháng của các giống lúa được đánh giá qua mức

độ thiệt hại từ cấp 0 (cây khỏe) đến cấp 9 (cây chết) dựa trên bảng phân cấp hại theo

triệu chứng của cây mạ và mức độ kháng rầy của IRRI, 1996 (Bảng 2.2).

Page 53: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

42

Bảng 2.3. Phân cấp hại của cây mạ và mức độ kháng rầy của giống lúa

Phân cấp hại của cây mạ Phân cấp mức độ kháng rầy

Cấp hại Tỷ lệ rầy chết và triệu chứng cây mạ Cấp hại Mức độ kháng

0 ≥ 70% rầy chết, cây mạ khỏe Cấp 0 - 3 Kháng (K)

1 ≤ 70% rầy chết, cây mạ khỏe Cấp 3,1 - 4,5 Kháng vừa (KV)

3 Cây mạ bị biến vàng bộ phận (≤ 50%) Cấp 4,6 - 5,5 Nhiễm vừa (NV)

5 Các bộ phận của cây bị biến vàng > 50% Cấp 5,6 - 7,0 Nhiễm (N)

7 Cây mạ đang héo Cấp 7,1 - 9,0 Nhiễm nặng (NN)

2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống

lúa trong nhà lưới

- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 12/2013 - tháng 5/2014 tại

nhà lưới bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học

Huế.

- Thí nghiệm gồm 11 công thức tương ứng với các giống lúa khác nhau bao

gồm 9 giống có biểu hiện kháng cao với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế từ kết quả

thanh lọc tính kháng RLT trong phòng thí nghiệm (KR1, PC6, ĐT34, BM125, XT27,

OM7347, OM4900, HP10 và OM5154), giống HT1 (giống lúa chất lượng được sản

xuất phổ biến tại địa phương) và giống chuẩn nhiễm TN1 làm đối chứng. Thí

nghiệm trong chậu được bố trí theo kiểu RCD, 3 lần lặp lại. Sử dụng mạ 21 ngày

tuổi, cấy 3 cây/khóm và 1 khóm/chậu (kích thước chậu 30 x 30cm). Lây nhiễm RLT

được tiến hành 20 ngày sau cấy với 3 con/cây. Mỗi công thức đều có đối chứng là

các chậu không lây nhiễm.

- Điều tra diễn biến mật độ RLT trên tất cả các giống lúa sau lây nhiễm 10 - 60

ngày sau lây nhiễm, định kì 10 ngày/lần. Điều tra tất cả các chậu, mỗi chậu là một lần

nhắc lại, trên mỗi chậu điều tra tất cả các dảnh, lấy giá trị trung bình và đơn vị tính là

con/dảnh.

- Đánh giá ảnh hưởng của RLT đến năng suất và tỷ lệ giảm năng suất, mức độ

chống chịu rầy được đánh giá thông qua tỷ lệ giảm năng suất (Theo Panda và Henrich

(1983), các giống lúa có tỷ lệ giảm năng suất ≤ 40% đều là giống chống chịu rầy

[107].

Page 54: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

43

Năng suất (gam/chậu) = Số bông/chậu x Số hạt chắc/bông x P1000 hạt

Tỷ lệ giảm năng suất được tính theo công thức:

Tỷ lệ NS giảm (%) = NS của chậu đối chứng - NS của chậu lây nhiễm

x 100 NS của chậu đối chứng

2.3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo nghiệm cơ bản giống lúa kháng rầy lưng trắng trên

đồng ruộng

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Đông Xuân 2014 -

2015 tại Hợp tác xã Đông Xuân, phường Hương Xuân (vùng đồng bằng) và Hợp tác

xã Hương An, phường Hương An (vùng bán sơn địa), thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế.

- Thí nghiệm gồm 8 công thức tương ứng với 8 giống lúa (KR1, OM4900,

OM7347, HP10, ĐT34, PC6), là những giống có biểu hiện kháng với quần thể RLT

ở Thừa Thiên Huế được tuyển chọn từ kết quả đánh giá trong phòng thí nghiệm và

nhà lưới, với hai giống đối chứng là TN1 (giống chuẩn nhiễm rầy/đối chứng 1) để so

sánh mức độ nhiễm rầy của các giống lúa và HT1 (giống lúa chất lượng sử dụng phổ

biến tại Thừa Thiên Huế/đối chứng 2) để so sánh năng suất và chất lượng của các

giống lúa. Bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lặp lại theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT

[7]. Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm trong cùng một lần nhắc lại là 10cm, khoảng

cách giữa các lần nhắc lại là 30cm; diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2 (5 x 2m).

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Vụ Hè thu 2014 gieo mạ ngày 05/5 và cấy ngày

23/5/2014 (mạ 18 ngày tuổi), mật độ cấy 20 x 20cm; vụ Đông xuân 2014 - 2015 gieo

mạ ngày 05/01 và cấy ngày 02/02/2015 (mạ 28 ngày tuổi), mật độ cấy 20 x 25cm.

Bón phân theo quy trình bón phân cho giống lúa ngắn - trung ngày trên đất trung bình

của sở NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (lượng phân bón sử dụng tính cho 1 ha là 2

tấn HCVS + 120kg N + 90kg P2O5 + 70kg K2O). Ruộng thí nghiệm không phun thuốc

trừ sâu và trừ rầy trong suốt vụ, chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC

phun thời điểm 01 ngày sau sạ và phun Tilt-super 300EC để phòng bệnh lem lép hạt

giai đoạn trước lúa trỗ 5 - 7 ngày.

- Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Đặc điểm nông học, mật độ RLT, mức độ nhiễm

sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng lúa gạo.

Page 55: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

44

2.3.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu xác định lượng giống gieo sạ thích hợp cho

giống lúa kháng rầy lưng trắng

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu

2015 tại Hợp tác xã Đông Xuân, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế.

- Thí nghiệm gồm 2 giống lúa kháng RLT (HP10 và ĐT34) được tuyển chọn từ

kết quả thí nghiệm trong phòng, trong nhà lưới và khảo nghiệm cơ bản trên đồng

ruộng và 5 lượng giống gieo sạ khác nhau M1: 60 kg/ha, M2: 80 kg/ha; M3: 100 kg/ha;

M4: 120 kg/ha; M5: 140 kg/ha. Trong đó M3 là đối chứng. Thí nghiệm được bố trí kiểu

khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, 3 lần nhắc lại theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT

[7]. Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm trong cùng một lần nhắc lại là 20cm, khoảng

cách giữa các lần nhắc lại là 30cm; Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2 (5 x 2m).

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 gieo ngày 19/01/2015

và vụ Hè Thu 2015 gieo ngày 27/5/2015. Lượng phân bón sử dụng tính cho 1 ha là 2

tấn HCVS + 120kg N + 90kg P2O5 + 70kg K2O). Ruộng thí nghiệm không phun thuốc

trừ sâu và trừ rầy trong suốt vụ, chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC

phun thời điểm 01 ngày sau sạ và phun Tilt-super 300EC để phòng bệnh lem lép hạt

giai đoạn trước lúa trỗ 5 - 7 ngày.

- Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Đặc điểm nông học, mật độ RLT, mức độ nhiễm

sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế.

2.3.2.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống

lúa kháng rầy lưng trắng

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu

2015 tại Hợp tác xã Đông Xuân, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên Huế.

- Thí nghiệm gồm 2 giống lúa kháng RLT (HP10 và ĐT34) và 6 tổ hợp phân

bón khác nhau P0, P1, P2, P3, P4, P5 (Bảng 2.3). Thí nghiệm được bố trí kiểu khối hoàn

toàn ngẫu nhiên RCBD, 3 lần nhắc lại theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT [7].

Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm trong cùng một lần nhắc lại là 20cm, khoảng cách

giữa các lần nhắc lại là 30cm, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (5 x 4m).

Bảng 2.4. Các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm

Tổ hợp Lượng bón của từng loại phân trong tổ hợp (kg/ha)

Page 56: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

45

N P2O5 K2O HCVS Vôi

P0 (Đ/c 1) 0 0 0 0 0

P1 (Đ/c 2) 120 60 60 1.000 500

P2 100 60 60 2.000 500

P3 100 80 80 2.000 500

P4 120 80 80 1.000 500

P5 80 80 80 2.000 500

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Đ/c 2 là lượng phân bón theo khuyến cáo của BNN&PTNT cho

giống lúa trung ngày trên đất phù sa.

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 gieo ngày 19/01/2015

và vụ Hè Thu 2015 gieo ngày 27/5/2015. Lượng giống gieo 100kg/ha. Lượng phân

bón theo công thức ở Bảng 2.3 và quy trình bón theo Bảng 2.4. Ruộng thí nghiệm

không phun thuốc trừ sâu và trừ rầy trong suốt vụ, chỉ sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy

mầm Sofit 300EC phun thời điểm 01 ngày sau sạ và phun Tilt-super 300EC để phòng

bệnh lem lép hạt giai đoạn trước lúa trỗ 5 - 7 ngày.

Bảng 2.5. Quy trình bón phân trong ruộng thí nghiệm phân bón

Thời điểm bón Tỷ lệ bón từng loại phân (%)

N P2O5 K2O HCVS Vôi

Bón lót 10 100 0 100 100

Thúc lần 1

(Sau gieo 12 - 15 ngày) 30 0 30 0 0

Thúc lần 2/Thúc đẻ nhánh

(Sau gieo 20 - 25 ngày) 40 0 40 0 0

Thúc lần 3/Thúc đòng

(Trước trỗ 17 - 22 ngày) 20 0 30 0 0

- Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Đặc điểm nông học, mật độ RLT, mức độ nhiễm

sâu bệnh hại, năng suất, hiệu quả kinh tế, VCR, tính chất hóa học đất.

2.3.2.6. Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất giống lúa kháng rầy lưng trắng

Page 57: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

46

- Tổ chức thực hiện mô hình: Mô hình được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2015

- 2016 tại hai địa điểm là Hợp tác xã Đông Xuân, phường Hương Xuân và Hợp tác

xã Hương An, phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mô hình

sản xuất 03 giống lúa gồm 02 giống kháng RLT là HP10, ĐT34 và giống đối chứng

HT1. Quy mô mô hình là 01 ha/giống. Người dân địa phương tham gia sản xuất mô

hình giống đối chứng HT1.

- Quy trình kỹ thuật áp dụng trong mô hình: Giống lúa HP10 và ĐT34 áp dụng

theo quy trình từ kết quả nghiên cứu của đề tài về mật độ gieo sạ, lượng phân bón và

sử dụng chế phẩm Nấm xanh trừ sâu cuốn lá nhỏ (CLN). Giống đối chứng HT1 áp

dụng quy trình canh tác của địa phương.

+ Ngày gieo sạ: 17/01/2016 (ở Hương Xuân) và 22/01/2016 (ở Hương An).

+ Lượng giống gieo: 80 kg/ha (giống HP10) và 100 kg/ha (giống ĐT34 và

đối chứng HT1).

+ Phân bón: Lượng phân bón/ha đối với giống lúa HP10 là 80kg N + 80kg

P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi; giống lúa ĐT34 là 100kg N + 80kg

P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi. Giống đối chứng HT1 bón theo quy

trình của từng địa phương trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016, cụ thể như sau: Ở Hương

Xuân là 140kg N + 60kg P2O5 + 180kg K2O; ở Hương An là 90kg N + 120kg K2O +

200kg NPK.

+ Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trong mô hình: Mô hình giống HP10 và

ĐT34 phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC, phun thuốc Tilt-super 300EC

phòng bệnh lem lép hạt và phun chế phẩm Nấm xanh 02 lần vào giai đoạn lúa đẻ nhánh

rộ và làm đòng để trừ sâu CLN; không phun thuốc trừ sâu hóa học. Mô hình giống đối

chứng phun thuốc BVTV theo tập quán của người dân (Phụ lục 5).

- Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá mô hình: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng

suất, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa; tình hình sử dụng thuốc BVTV

và hiệu quả kinh tế.

2.3.3. Phương pháp theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu

2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa (QCVN 01-

55:2011/BNNPTNT) [7] và Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa SES của IRRI năm

2002 [71].

Page 58: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

47

- Thời gian sinh trưởng: TGST của mỗi giống lúa tính từ lúc gieo mạ đến khi

có 90% số hạt trên bông chín và quan sát trên từng ô thí nghiệm. Phân nhóm TGST

giống lúa theo như sau: Cực ngắn ngày (< 90 ngày); Ngắn ngày (90 - 105 ngày);

Trung ngày (106 - 120 ngày) và Dài ngày (> 120 ngày).

- Khả năng đẻ nhánh: Số nhánh tối đa: Đếm tổng số nhánh hiện có trên 1 khóm

vào thời gian đẻ nhánh tối đa; số nhánh hữu hiệu: Đếm những nhánh thành bông và Tỷ

lệ nhánh hữu hiệu được tính theo công thức:

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = Số nhánh thành bông (nhánh hữu hiệu)

x 100 Số nhánh tối đa

Mỗi chỉ tiêu đều đánh giá số mẫu là 5 khóm/ô thí nghiệm. Phân loại khả năng đẻ

nhánh của các giống lúa dựa vào số nhánh tối đa và cho điểm theo tiêu chuẩn SES,

2002 (Bảng 1, Phụ lục 3).

- Độ thoát cổ bông: Đánh giá cảm quan và phân cấp theo thang điểm 1,5,9 (Phụ

lục 3).

- Độ thuần đồng ruộng: Đánh giá cảm quan và phân cấp theo thang điểm 1, 3,

5 (Phụ lục 3).

- Chiều cao cây cuối cùng: Phân loại chiều cao cây theo thang điểm của SES,

2002 (Bảng 2, Phụ lục 3).

- Độ cứng cây: Đánh giá cảm quan và phân cấp theo thang điểm 1,5,9 (Phụ lục 3).

- Độ tàn lá: Đánh giá cảm quan và phân cấp theo thang điểm 1,5,9 (Phụ lục 3).

- Chiều dài bông: Đo từ cổ bông đất lên đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu

hạt) vào thời gian trước thu hoạch. Số mẫu 5 bông/ô thí nghiệm.

- Độ rụng hạt: Đánh giá cảm quan và phân cấp theo thang điểm 1,5,9 (Phụ lục 3).

2.3.3.2. Các chỉ tiêu năng suất: Đánh giá theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT [7]

- Số bông/m2(bông): Tính số bông trong khung 40 x 50cm, mỗi ô thí nghiệm

đếm 5 khung, lấy giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại, giá trị lấy đến một chữ số sau

dấu phẩy.

- Số hạt chắc/bông (hạt): Đếm số hạt chắc có trên 5 bông/ô thí nghiệm, lấy giá

trị trung bình của 3 lần nhắc lại, giá trị lấy đến một chữ số sau dấu phẩy.

- Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14% của mỗi ô thí

nghiệm, lấy giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại, giá trị lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy.

Page 59: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

48

- Năng suất lý thuyết: Tính dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất theo công

thức:

Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x P1000 hạt

NSLT (tấn/ ha) =

104

Lấy giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại, giá trị lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy.

- Năng suất thực thu: Thu hoạch từng ô thí ngiệm, phơi khô đến độ ẩm 14%

đem cân khối lượng hạt trên mỗi ô, đơn vị tính kg/ô, lấy hai chữ số sau dấu phẩy. Sau

đó, dựa vào diện tích ô thí nghiệm và quy ra năng suất thực thu (tấn/ha).

2.3.3.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại

Đánh giá bằng cảm quan và cho điểm tại thời điểm phát sinh gây hại của các

đối tượng sâu, bệnh hại theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh

tác và sử dụng các giống lúa QCVN 01-55:2011/BNNPTNT [7]; Hệ thống tiêu chuẩn

đánh giá cây lúa SES năm 2002; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều

tra phát hiện dịch hại lúa QCVN 01-166:2014/BNNPTNT [8] (Phụ lục 3).

Các đối tượng sâu, bệnh hại chính được đánh giá bao gồm Bệnh khô vằn

(Rhizoctonia solani); Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae); Bệnh đạo ôn cổ bông

(Pyricularia oryzae), Bệnh bạc lá (Xanthomonas campestris pv. oryzae Dowson); Sâu

cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis Guenee); Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas

Walker); Sâu cắn gié (Mythimna separata Walker); Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal).

Đối với RLT điều tra mật độ theo các giai đoạn sinh trưởng của lúa (mạ, đẻ nhánh, làm

đòng, trỗ và chín) như sau:

- Đối với lúa cấy (khảo nghiệm cơ bản), mỗi điểm đếm số rầy có trên 5 khóm ngẫu

nhiên, đếm 5 điểm trên một ô thí nghiệm. Quy đổi mật độ rầy theo công thức:

Mật độ rầy (con/m2) = Số khóm lúa/m2

x Số rầy điều tra được Số khóm lúa điều tra

- Đối với lúa gieo thẳng/sạ (thí nghiệm mật độ và phân bón), đếm số rầy trong

khung 40 x 50cm, mỗi điểm một khung, đếm 5 điểm trên một ô thí nghiệm. Quy đổi

mật độ rầy theo công thức:

Mật độ rầy (con/m2) = Tổng số rầy điều tra

Tổng số m2 điều tra

2.3.3.4. Các chỉ tiêu chất lượng

- Chất lượng xay xát: Tỷ lệ gạo xay và gạo xát được xác định dựa vào % khối

Page 60: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

49

lượng của thóc theo tiêu chuẩn TCVN 8373:2010 [9]; Tỷ lệ gạo nguyên được xác

định dựa vào % khối lượng gạo xát theo TCVN 1643 - 2008 [5].

- Chiều dài hạt gạo: Phân loại dựa theo tiêu chuẩn SES, 2002 (Phụ lục 3).

- Chiều rộng hạt gạo: Phân loại dựa theo tiêu chuẩn SES, 2002 (Phụ lục 3).

- Dạng hạt: Phân loại dựa theo tiêu chuẩn SES, 2002 (Phụ lục 3).

- Độ bạc bụng: Phân loại dựa theo tiêu chuẩn SES, 2002 (Phụ lục 3).

- Hàm lượng amylose: Hàm lượng amylose xác định theo TCVN 5716-1-2008

[3] (Phụ lục 3).

- Hàm lượng protein: Hàm lượng Protein được xác định theo phương pháp

Brodford và được tính dựa trên đường chuẩn.

- Chất lượng ăn uống: Các chỉ tiêu đánh giá gồm mùi thơm, độ trắng, độ dẻo và

vị ngon. Đánh giá cảm quan cơm nấu từ gạo xát bằng phương pháp cho điểm theo

TCVN 8373: 2010 [9] (Bảng 3, Phụ lục 3). Xếp hạng chất lượng cảm quan của cơm

như sau: Chất lượng tốt (18,6 - 20,0 điểm); Chất lượng khá (15,2 - 18,5 điểm); Chất

lượng trung bình (11,2 - 15,1 điểm); Chất lượng kém (7,2 - 11,1 điểm) và Chất lượng

rất kém (< 7,2 điểm).

2.3.3.5. Các chỉ tiêu hóa tính đất

- Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu đất trước và sau khi thí nghiệm.

Trước thí nghiệm lấy một mẫu đất ở vùng nghiên cứu. Sau thí nghiệm, mỗi công thức

lấy một mẫu. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 20cm. Lấy 5 điểm chéo gốc, trộn đều lại

với nhau Các mẫu lấy xong cho vào bao nilon, dán chặt.

- Phương pháp phân tích: Phân tích các chỉ tiêu hóa tính cơ bản gồm pHKCl; N

tổng số; P2O5 tổng số; P2O5 dễ tiêu; K2O tổng số và hàm lượng chất hữu cơ (OM).

Các chỉ tiêu được phân tích theo quy trình phân tích trong phòng thí nghiệm dựa trên

tiêu chuẩn hiện hành: pHKCl (phương pháp pH mét); đạm tổng số (phương pháp

Kjeldahl); lân tổng số (phương pháp so màu trên quang phổ kế); lân dễ tiêu (phương

pháp oniami), Kali tổng số (phương pháp Quang kế ngọn lửa) và hàm lượng chất hữu

cơ (phương pháp Tiurin) (Hoàng Thị Thái Hòa, 2011).

Tất cả các phân tích được tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa học đất và Môi

trường, Bộ môn Nông hóa - Thổ nhưỡng, Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm,

Đại học Huế.

2.3.3.6. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

Page 61: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

50

- Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi. Trong đó:

+ Tổng thu = Sản lượng x giá bán sản phẩm theo thời điểm thu hoạch.

+ Tổng chi = Chi phí vật tư đầu vào (giống + phân bón + thuốc BVTV) +

công lao động.

- Chỉ số VCR (giá trị tăng thêm nhờ phân bón) được tính theo công thức:

VCR = Tổng thu tăng lên do bón phân

Tổng chi tăng lên do bón phân

* Ghi chú: Nếu VCR > 2: Đầu tư phân bón có lãi;

Nếu VCR > 3: Nông dân chấp nhận đầu tư phân bón.

2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- So sánh số liệu giữa lây nhiễm và không lấy nhiễm RLT bằng t-Test;

- Xử lý trung bình và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2010;

- So sánh sai khác theo phân tích ANOVA bằng phần mềm Statistix 10.0.

2.4. ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực hiện trong điều kiện thời tiết, khí hậu ở Thừa Thiên Huế từ

năm 2013 - 2016 (Phụ lục 4).

Page 62: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

51

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA

THIÊN HUẾ

3.1.1. Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống lúa nghiên cứu

trong phòng thí nghiệm

Tiến hành đánh giá mức độ kháng của tập đoàn 30 giống lúa với quần thể RLT

ở Thừa Thiên Huế chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng

trắng ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp ống nghiệm

STT Giống lúa

5 ngày sau lây nhiễm 10 ngày sau lây nhiễm

Cấp hại (TB ± SE) MĐK Cấp hại (TB ±

SE) MĐK

1 AS996 2,07 ± 0,18 K 4,67 ± 0,10 NV

2 BM125 1,43 ± 0,15 K 3,00 ± 0,05 K

3 BT7 4,60 ± 0,12 NV 6,20 ± 0,18 N

4 CH207 2,33 ± 0,19 K 3,53 ± 0,18 KV

5 ĐT34 2,67 ± 0,20 K 3,73 ± 0,24 KV

6 ĐV108 2,03 ± 0,19 K 3,60 ± 0,20 KV

7 HP10 1,63 ± 0,17 K 2,53 ± 0,19 K

8 HT1 3,60 ± 0,15 KV 4, 73 ± 0,11 NV

9 HT18 2,67 ± 0,24 K 3,47 ± 0,20 KV

10 KD18 2,47 ± 0,14 K 3,80 ± 0,18 KV

11 KR1 1,93 ± 0,18 K 2,80 ± 0,07 K

12 ML48 2,27 ± 0,20 K 3,73 ± 0,17 KV

13 ML49 3,60 ± 0,20 KV 4,60 ± 0,16 NV

14 ML68 3,07 ± 0,21 K 4,40 ± 0,20 KV

Page 63: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

52

STT Giống lúa

5 ngày sau lây nhiễm 10 ngày sau lây nhiễm

Cấp hại (TB ± SE) MĐK Cấp hại (TB ±

SE) MĐK

15 NX30 3,00 ± 0,15 K 4,20 ± 0,28 KV

16 OM5154 2,40 ± 0,20 K 2,80 ± 0,24 K

17 OM4900 1,43 ± 0,15 K 2,63 ± 0,13 K

18 OM7347 1,90 ± 0,19 K 3,07± 0,12 K

19 OM9915 1,90 ± 0,19 K 3,33 ± 0,10 KV

20 PC6 1,80 ± 0,22 K 2,20 ± 0,18 K

21 Q.Nam1 3,00 ± 0,22 K 5,53 ± 0,34 NV

22 Q.Nam2 2,67 ± 0,22 K 5,00 ± 0,29 NV

23 Q.Nam6 2,50 ± 0,18 K 4,73 ± 0,23 NV

24 Q5 2,60 ± 0,23 K 3,80 ± 0,18 KV

25 QR2 3,00 ± 0,15 K 4,13 ± 0,24 KV

26 X21 2,13 ± 0,19 K 4,00 ± 0,21 KV

27 Xi23 2,67 ± 0,14 K 4,20 ± 0,27 KV

28 XT27 2,00 ± 0,18 K 2,53 ± 0,17 K

29 X33 2,13 ± 0,20 K 3,80 ± 0,27 KV

30 TN1 (Đ/c) 7,53 ± 0,23 NN 9,00 ± 0,00 NN

Ghi chú: MĐK = Mức độ kháng; TB = Trung bình; SE = Sai số chuẩn; K = Kháng; KV

= Kháng vừa; N = Nhiễm; NV = Nhiễm vừa; NN = Nhiễm nặng.

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy: Sau 5 ngày lây nhiễm, cấp gây hại của các giống

lúa dao động từ 1,43 đến 7,53. Phần lớn các giống lúa nghiên cứu đều biểu hiện mức

độ kháng với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế (riêng giống HT1 và ML49 biểu hiện

mức độ kháng vừa). Với cấp hại tương ứng là 4,60 giống BT7 biểu hiện mức độ

nhiễm vừa và giống đối chứng TN1 nhiễm nặng với cấp hại là 7,53 sau 5 ngày lây

nhiễm.

Sau 10 ngày lây nhiễm, mức độ bị hại của cây mạ ở tất cả các giống đều tăng

Page 64: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

53

lên và cấp hại dao động từ 2,20 đến 9,00. Trong tổng số 30 giống lúa được tiến hành

đánh giá thì có 8 giống biểu hiện mức độ kháng với cấp hại từ 2,20 đến 3,07 bao gồm

PC6, HP10, XT27, OM5451, OM4900, KR1, BM125, OM7347; 14 giống biểu hiện

mức độ kháng vừa với cấp hại từ 3,30 đến 4,40 bao gồm OM9915, HT18, CH207,

ĐV108, ML48, ĐT34, KD18, X33, Q5, X21, QR2, NX30, Xi23, ML68; 6 giống biểu

hiện mức độ nhiễm vừa là ML49, AS996, HT1, Q.Nam6, Q.Nam2, Q.Nam1 với cấp

hại tương ứng từ 4,60 đến 5,53; giống BT7 biểu hiện mức độ nhiễm với cấp hại 6,20

và giống đối chứng TN1 nhiễm nặng với mức độ bị hại ở cấp 9 (cây mạ chết hoàn

toàn).

Để kiểm tra tính kháng của các giống lúa trong điều kiện có sự lựa chọn thức

ăn, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ kháng của các giống bằng phương pháp hộp

mạ và kết quả ghi nhận được ở Bảng 3.2.

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy: Sau 7 ngày lây nhiễm, có 26/30 giống thí

nghiệm biểu hiện ở mức độ kháng đối với quần thể RTT ở Thừa Thiên Huế với

cấp hại dao động từ 0,87 đến 3,07; có 3/30 giống (BT7, ML49, HT) biểu hiện mức

độ kháng vừa với cấp hại dao động từ 3,27 đến 3,53; giống chuẩn nhiễm TN1 (đối

chứng) biểu hiện mức độ nhiễm với cấp hại tương ứng là 5,67.

Bảng 3.2. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng

trắng ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp hộp mạ

STT Giống lúa 7 ngày sau lây nhiễm 14 ngày sau lây nhiễm

Cấp hại (TB ± SE) MĐK Cấp hại (TB ± SE) MĐK

1 AS996 1,67 ± 0,30 K 3,67 ± 0,28 KV

2 BM125 1,60 ± 0,34 K 2,40 ± 0,24 K

3 BT7 3,53 ± 0,30 KV 5,13 ± 0,30 NV

4 CH207 1,40 ± 0,34 K 3,07 ± 0,22 K

5 ĐT34 2,13 ± 0,38 K 2,60 ± 0,22 K

6 ĐV108 1,37 ± 0,23 K 3,20 ± 0,23 KV

7 HP10 1,23 ± 0,26 K 2,00 ± 0,29 K

8 HT1 3,27 ± 0,32 KV 5,00 ± 0,21 NV

9 HT18 1,70 ± 0,25 K 3,20 ± 0,31 KV

Page 65: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

54

STT Giống lúa 7 ngày sau lây nhiễm 14 ngày sau lây nhiễm

Cấp hại (TB ± SE) MĐK Cấp hại (TB ± SE) MĐK

10 KD18 2,13 ± 0,26 K 2,73 ± 0,18 K

11 KR1 1,37 ± 0,20 K 2,40 ± 0,30 K

12 ML48 1,60 ± 0,31 K 3,40 ± 0,30 KV

13 ML49 3,53 ± 0,21 KV 3,60 ± 0,28 KV

14 ML68 3,00 ± 0,11 K 3,53 ± 0,23 KV

15 NX30 2,93 ± 0,44 K 4,00 ± 0,29 KV

16 OM5154 1,40 ± 0,25 K 2,33 ± 0,46 K

17 OM4900 0,87 ± 0,13 K 2,13 ± 0,24 K

18 OM7347 1,20 ± 0,19 K 2,20 ± 0,30 K

19 OM9915 1,80 ± 0,29 K 2,47 ± 0,10 K

20 PC6 1,47 ± 0,22 K 2,60 ± 0,18 K

21 Q.Nam1 2,53 ± 0,29 K 3,87 ± 0,33 KV

22 Q.Nam2 2,07 ± 0,31 K 4,07 ± 0,35 KV

23 Q.Nam6 2,40 ± 0,32 K 3,87 ± 0,33 KV

24 Q5 2,33 ± 0,28 K 3,80 ± 0,40 KV

25 QR2 3,07 ± 0,38 K 3,60 ± 0,19 KV

26 X21 1,93 ± 0,30 K 3,73 ± 0,40 KV

27 Xi23 1,77 ± 0,28 K 3,33 ± 0,24 KV

28 XT27 1,63 ± 0,26 K 2,13 ± 0,33 K

29 X33 1,47 ± 0,29 K 3,40 ± 0,35 KV

30 TN1 (Đ/c) 5,67 ± 0,35 N 9,00 ± 0,00 NN

Ghi chú: MĐK = Mức độ kháng; TB = Trung bình; SE = Sai số chuẩn; K = Kháng; KV =

Kháng vừa; N = Nhiễm; NV = Nhiễm vừa; NN = Nhiễm nặng.

Tương tự kết quả trong thí nghiệm không có sự chọn lựa thức ăn, tính kháng

Page 66: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

55

của các giống lúa theo phương pháp hộp mạ cho thấy cấp hại tăng dần theo thời gian

sau lây nhiễm. Sau 14 ngày lây nhiễm, các giống đều biểu hiện cấp hại cao hơn và

dao động từ 2,00 đến 9 tương ứng với giống HP10 và giống đối chứng TN1. Trong

30 giống nghiên cứu có 12 giống (HP10, XT27, OM4900, OM7347, OM5451,

BM125, KR1, OM9915, ĐT34, PC6, KD18, CH207) biểu hiện ở mức độ kháng quần

thể RLT Thừa Thiên Huế với cấp hại dao động từ 2,00 đến 3,07; 15 giống (HT18,

ĐT108, Xi23, ML48, X33, ML68, QR2, ML49, AS996, X21, Q5, Q.NAM1,

Q.NAM6, NX30, Q.NAM2) biểu hiện ở mức độ kháng vừa với cấp hại dao động từ

3,20 đến 4,07; giống HT1 và BT7 biểu hiện mức độ nhiễm vừa với cấp hại tương ứng

là 5,00 và 5,13; không có giống nhiễm và đối chứng TN1 là giống nhiễm nặng (Bảng

3.2).

Hình 3.1. Tỷ lệ giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế trong phòng

thí nghiệm

Nhìn vào Hình 3.1 chúng tôi thấy: Tính kháng RLT của các giống lúa có sự

khác nhau khi đánh giá bằng hai phương pháp khác nhau. Ở phương pháp ống nghiệm

mức độ bị hại của các giống lúa nặng hơn so với phương pháp hộp mạ. Trong đó,

đánh giá theo phương pháp ống nghiệm có 26,67% giống biểu hiện kháng; 46,67%

giống kháng vừa; 3,33% giống biểu nhiễm; 20,00% giống nhiễm vừa và giống đối

chứng TN1 biểu hiện nhiễm nặng (chiếm tỷ lệ 3,33%). Ở phương pháp hộp mạ có

40,00% giống kháng; 50,00% giống kháng vừa; 6,67% giống nhiễm vừa, không có

giống nhiễm (Bảng 2, phụ lục 5).

Phương pháp ống nghiệm Phương pháp hộp mạ

Page 67: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

56

Qua thí nghiệm đánh giá tính kháng của tập đoàn giống đối với quần thể RLT với

kết quả thể hiện ở Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Hình 3.1 cho thấy rằng các giống lúa trong

nghiên cứu này biểu hiện ở mức độ kháng đến nhiễm vừa đối với quần thể RLT ở

Thừa Thiên Huế. Trong đó, có 12 giống bao gồm HP10, XT27, OM4900, OM7347,

OM5451, BM125, KR1, OM9915, ĐT34, PC6, KD18, CH207 là những giống có biểu

hiện kháng đến kháng vừa để tiếp tục nghiên cứu trong nhà lưới.

3.1.2. Khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống lúa trong điều kiện lây

nhiễm nhân tạo ở nhà lưới

Để có cơ sở đưa các giống lúa ra đồng ruộng, chúng tôi tiến hành đánh giá khả

năng chống chịu RLT của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo ở nhà

lưới. Trong phạm vi nghiên cứu này ở nhà lưới, chúng tôi chỉ chọn 9/12 giống có biểu

hiện kháng (KR1, PC6, ĐT34, BM125, XT27, OM7347, OM4900, HP10, OM5451)

để đưa ra đánh giá, các giống còn lại như CH207 là giống dài ngày, KD18 là giống

tuy được phổ biến nhưng đã gieo trồng quá lâu năm và chất lượng thấp, giống

OM9915 chưa được phổ biến tại miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Tiến hành đánh giá khả năng chống chịu RLT của các giống lúa trong điều kiện

nhà lưới bằng lây nhiễm nhân tạo với mật độ 3 con rầy cám/cây ở vụ Hè Thu 2013,

chúng tôi ghi nhận được một số kết quả ở Bảng 3.3, Bảng 3.4 và Bảng 3.5.

3.1.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa thí nghiệm sau lây nhiễm

Mật độ RLT trên các giống lúa sau lây nhiễm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá khả năng chống chịu rầy của các giống lúa thí nghiệm. Theo cơ chế kháng không

ưu thích thì sự phát triển của quần thể rầy trên một giống lúa cho biết sự ưa thích hay

không ưa thích của rầy đối với giống lúa đó.

Kết quả theo dõi mật độ RLT trên các giống lúa sau lây nhiễm 10, 20, 30, 40,

50 và 60 ngày được thể hiện ở Bảng 3.3 và Hình 3.2.

Nhìn vào Bảng 3.3 chúng tôi thấy: Ở giai đoạn 10 ngày sau lây nhiễm/NSLN

(lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ), mật độ RLT trên các giống lúa thấp và dao động từ 1,4

- 4,8 con/dảnh. Ở giai đoạn này, mật độ RLT trên các giống lúa thí nghiệm thể hiện

sự sai khác ý nghĩa. Trong đó, các giống lúa ĐT34, PC6 và OM5154 có mật độ rầy

giống nhau đều là 1,9 con/dảnh; mật độ rầy trên các giống KR1, BM125, OM7347

là 2,3 con/dảnh; giống XT27 có mật độ rầy là 2,1 con/dảnh; HP10 là giống có mật

độ rầy thấp nhất là 1,4 con/dảnh và mật độ rầy cao nhất trên đối chứng TN1 (4,8

con/dảnh).

Page 68: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

57

Bảng 3.3. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa sau lây nhiễm ở nhà lưới

Đơn vị tính: Con/dảnh

Giống lúa Ngày sau lây nhiễm

10 20 30 40 50 60

KR1 2,2c 1,4cde 2,9e 3,9e 2,1e 1,5fg

PC6 1,9cd 1,9cd 3,7be 5,2cde 3,0e 2,1ef

ĐT34 1,9cd 1,5cde 3,6de 4,4de 2,0e 1,4fg

BM125 2,3c 1,8cd 4,7cd 6,1cd 6,2cd 3,7cd

XT27 2,1cd 2,0c 5,6c 6,7c 6,9c 4,3bc

OM7347 2,3c 2,0c 5,0c 6,0cd 5,0d 2,7e

OM4900 2,1cd 1,7cde 4,7cd 4,9cde 3,0e 1,6fg

HP10 1,4d 1,1e 3,5e 4,4de 1,9e 0,7g

OM5451 1,9cd 1,3de 5,2c 6,0cd 4,9d 2,8de

HT1 3,4b 3,1b 7,5b 8,8b 9,5b 5,2b

TN1 (Đ/c) 4,8a 3,9a 12,2a 11,7a 20,7a 10,3a

LSD0,05 0,73 0,66 1,11 1,82 1,66 0,91

Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý

nghĩa theo phân tích ANOVA.

Sau đó, mật độ RLT trên các giống lúa biến động theo chiều hướng tăng dần

vào 20, 30, 40 NSLN và đạt cực đại vào thời điểm 50 NSLN (Hình 3.2). Vào giai

đoạn 50 NSLN, mật độ RLT cao trên các giống lúa vì đây là thời điểm RLT phát sinh

lứa thứ hai từ sau lây nhiễm và trùng với giai đoạn lúa trỗ, là nguồn thức ăn thuận lợi

nhất cho rầy và cây lúa bị mất sức do tập trung dinh dưỡng để nuôi hạt nên cây lúa

rất dễ bị RLT tấn công. Ở giai đoạn này, mật độ RLT cao nhất trên giống đối chứng

TN1 (20,7 con/dảnh), tiếp đến là giống HT1 (9,5 con/dảnh); các giống còn lại (KR1,

PC6, ĐT34, BM125, XT27, OM7347, OM4900, HP10 và OM5154) có mật độ RLT

dao động từ 1,9 - 6,9 con/dảnh. Trong đó, HP10 là giống có mật độ RLT thấp nhất và

mật độ RLT cao nhất trên giống XT27 (Bảng 3.3).

Page 69: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

58

Hình 3.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa sau lây nhiễm ở

nhà lưới

Sau 60 ngày lây nhiễm, về cuối giai đoạn sinh trưởng của giống, mật độ RLT

trên các giống lúa có xu hướng giảm là do cây lúa đã già (lúa giai đoạn chín sữa -

chín hoàn toàn), lá vàng đi, cây cứng hơn nên thức ăn không phù hợp (Hình 3.2). Giai

đoạn này mật độ RLT cao nhất cũng ở giống đối chứng TN1 với 10,3 con/dảnh vì

đây là giống chuẩn nhiễm rầy nên rất thích hợp cho rầy phát triển. Các giống có mật

độ rầy cao gồm HT1 (5,2 con/dảnh), XT27 (4,3 con/dảnh), BM125 (3,7 con/dảnh);

các giống như ĐT34, KR1, OM4900, PC6, OM7347 và OM5451 có mật độ RLT

thấp dao động từ 1,3 - 2,8 con/dảnh, giống có mật độ RLT thấp nhất trong các giống

đánh giá với 0,67 con/dảnh là giống HP10.

Từ kết quả ở Bảng 3.3. và Hình 3.2, chúng tôi thấy mật độ RLT trên các giống

lúa biến động theo chiều hướng tăng dần trong thời gian từ 10 đến 50 ngày sau lây

nhiễm. Diễn biến ở đồ thị cho thấy phần lớn các giống lúa đều có cao điểm mật độ

RLT ở giai đoạn 40 - 50 ngày sau lây nhiễm vì đây là giai đoạn lúa làm đòng - trỗ

của các giống nên thức ăn thích hợp cho RLT. Sau đó, mật độ RLT trên các giống lúa

giảm dần ở giai đoạn 60 ngày sau lây nhiễm là do về cuối giai đoạn sinh trưởng của

giống, cây lúa đã già (lúa giai đoạn chín sữa - chín hoàn toàn), lá vàng đi, cây cứng

hơn nên thức ăn không phù hợp cho RLT. Trong các giống lúa nghiên cứu thì đối

chứng TN1 là giống có mật độ RLT cao nhất qua các kì điều tra. Các giống HT1,

XT27 và BM125 có mật độ RLT cao hơn các giống còn lại. Các giống HP10, ĐT34,

KR1, OM4900, PC6, OM7347, OM5154 là những giống kháng RLT có mật độ RLT

thấp hơn các giống trên ở các kì điều tra.

Page 70: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

59

Kết quả ở Bảng 3.3 còn cho thấy sự khác nhau ý nghĩa về mật độ RLT trên các

giống lúa qua các kì điều tra, điều này cho biết sự lựa chọn thức ăn của RLT đối với

các giống lúa khác nhau là khác nhau. Hơn nữa, mật độ RLT trên các giống lúa ở các

kì điều tra đều thấp hơn nhiều so với giống TN1 cũng cho biết tại thời điểm đánh giá

các giống lúa trong thí nghiệm không nhiễm với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế.

3.1.2.2. Ảnh hưởng của rầy lưng trắng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển,

hình thái và năng suất của các giống lúa thí nghiệm

Nghiên cứu ảnh hưởng của RLT đến các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm

nhân tạo ở nhà lưới chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.4 và Bảng 3.5.

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và hình thái của các giống lúa

trong điều kiện lây nhiễm rầy lưng trắng ở nhà lưới

Giống

lúa

Chiều cao cây

cuối cùng (cm)

Tham số

thống kê

Chiều dài bông

(cm)

Tham số

thống kê

Không

lây nhiễm

Lây

nhiễm t P

Không

lây nhiễm

Lây

nhiễm t P

KR1 94,2a 91,6a 2,11 0,10 22,5a 20,6a 2,62 0,06

PC6 107,0a 102,6a 2,58 0,06 20,0b 15,3a 4,57 0,01

ĐT34 110,0a 107,6a 2,47 0,07 20,6a 20,6a 0,04 0,97

BM125 105,8a 104,1a 2,51 0,07 20,4a 19,8a 1,38 0,24

XT27 108,7a 105,3a 1,04 0,36 20,8b 17,6a 5,65 0,005

OM7347 103,7a 99,8a 2,22 0,09 21,3a 18,9a 2,65 0,06

OM4900 104,1a 100,7a 1,34 0,25 21,3a 18,6a 2,85 0,05

HP10 103,6a 101,4a 1,40 0,23 21,9a 21,3a 1,16 0,31

OM5451 105,7b 101,4a 3,19 0,03 21,5a 18,4a 2,27 0,09

HT1 103,6b 101,5a 3,30 0,03 20,5a 18,1a 2,78 0,05

TN1 (Đ/c) 89,8f 85,5f 2,77 0,03 21,1abc 18,3cd 1,45 0,23

Ghi chú: Các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau trên cùng một hàng chỉ sự sai khác có

ý nghĩa bằng so sánh t-Test.

Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây là một đặc tính nông học được quyết

Page 71: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

60

định bởi di truyền của giống lúa và cũng chịu tác động của điều kiện canh tác và sâu

bệnh hại. Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy trong điều kiện lây nhiễm rầy nhân tạo, chiều

cao cây cuối cùng của các giống lúa dao động từ 94,2 - 107,5cm tương ứng với giống

KR1 và ĐT34; trong khi đó ở điều kiện không lây nhiễm rầy thì chiều cao của các

giống lúa dao động từ 94,2cm (giống KR1) đến 110cm (giống ĐT34). Kết quả ở Bảng

3.4 còn cho thấy, mức độ chênh lệch chiều cao cây của các giống lúa trong điều kiện

lây nhiễm và đối chứng không lây nhiễm là khác nhau giữa các giống lúa, trong đó,

giống PC6 có chiều cao chênh lệch nhiều nhất là 4,4cm, tiếp đến là hai giống TN1 và

OM5154 đều giảm 4,3cm; các giống còn lại chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng

không lây nhiễm từ 1,7 - 3,9cm. Sự chênh lệch về chiều cao cây của các giống lúa

trong điều kiện không lây nhiễm dao động từ 1,7 - 4,4cm so với điều kiện lây nhiễm

RLT, nghĩa là RLT có ảnh hưởng đến chiều cao cây của các giống lúa. Kết quả này

hoàn toàn phù hợp với ý kiến của Yamasaki và cs (2003) và Zhai và cs (2011) đã cho

rằng sự gây hại của RLT làm giảm chiều cao cây của các giống lúa. Tuy nhiên, kết

quả ở Bảng 3.4 cho thấy không có sai khác ý nghĩa về chênh lệch chiều cao cây của

các giống lúa so với giống đối chứng TN1. Như vậy, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu chiều

cao cây thì chưa thể đánh giá được mức độ chống chịu RLT của các giống lúa.

Chiều dài bông: Ngô Vĩnh Viễn (2009) cho rằng nếu RLT gây hại vào giai đoạn

lúa trỗ bông thì chúng sẽ làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm. Kết quả

đánh giá ảnh hưởng của RLT đến chiều dài bông của các giống lúa với số liệu ở Bảng

3.4 cho thấy chiều dài bông của các giống lúa ở điều kiện lây nhiễm RLT dao động từ

17,03cm (giống PC6) đến 21,31cm (giống HP10), thấp hơn nhiều so với chiều dài bông

ở điều kiện không lây nhiễm RLT là 19,96cm (giống PC6) đến 22,50cm (giống KR1).

Dựa vào sự chênh lệch này thấy được sự gây hại rõ rệt của RLT đến chiều dài bông

của các giống lúa.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của RLT đến yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo được trình bày ở Bảng 3.5.

Số bông/chậu: Yamasaki và cs (2003), Zhai và cs (2011) cho rằng RLT gây hại

sẽ làm giảm số nhánh hữu hiệu nghĩa là làm giảm số bông. Thật vậy, trong nghiên

cứu này, sự gây hại của RLT cũng làm giảm số nhánh hữu hiệu của các giống lúa hay

làm giảm số bông/chậu. Kết quả Bảng 3.5 cho thấy ở điều kiện không lây nhiễm RLT,

số bông/chậu của các giống lúa dao động từ 9,7 - 12,7 bông, trong đó giống BM125

có số bông thấp nhất và cao nhất là giống OM4900 và đối chứng TN1. Ở điều kiện

lây nhiễm RLT thì số bông của các giống lúa biến thiên từ 4,7 - 10,7 bông/chậu, tương

ứng với giống đối chứng TN1 và OM7347. Kết quả cho thấy, số bông/chậu của các

Page 72: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

61

giống đối chứng TN1 trong hai điều kiện chênh lệch rất cao (8 bông), các giống

OM7347, OM5451, HP10, KR1, ĐT34, OM4900 có số bông/khóm trong hai điều

kiện lây nhiễm và không lây nhiễm chênh lệch không đáng kể dao động từ 1 - 3 bông.

So sánh sự chênh lệch số bông với giống nhiễm đối chứng TN1 thì ta thấy sự gây hại

của RLT trên các giống lúa không đáng kể.

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong điều kiện

lây nhiễm rầy lưng trắng ở nhà lưới

Giống

lúa

Số bông/chậu

(bông)

Hạt chắc/bông

(hạt)

Khối lượng

1000 hạt (gam)

Năng suất

(gam/chậu) Tỷ lệ

giảm

NS

(%)

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

Không

lây

nhiễm

Lây

nhiễm

KR1 11,3abc 10,0ab 93,1bc 81,8ab 22,20de 21,77ab 23,88bcd 17,69ab 22,88c

PC6 11,0abc 8,3cd 81,8c 68,1bc 21,91ef 20,73b 19,54d 11,75cd 39,39bc

ĐT34 11,3abc 9,3bc 90,9bc 79,3abc 22,64c 21,57ab 23,53bcd 15,57bc 33,25bc

BM125 9,7c 8,3cd 90,7bc 61,0c 22,30d 20,87b 19,30d 10,44d 43,35bc

XT27 12,3ab 10,0ab 96,6bc 65,9bc 21,85f 21,40b 26,40abc 14,11bcd 45,88bc

OM7347 11,7ab 10,7a 96,1bc 67,0bc 21,80f 20,83b 24,36bcd 15,16bc 36,21bc

OM4900 12,7a 9,7ab 101,3ab 87,8a 22,21de 21,17b 29,10ab 18,34ab 35,16bc

HP10 11,3abc 10,0ab 117,2a 94,1a 23,47a 22,50a 31,02a 20,67a 33,09bc

OM5451 10,7bc 9,7ab 94,5bc 68,9bc 21,70f 20,60b 22,05cd 14,09bcd 37,07bc

HT1 11,0abc 8,0d 88,8bc 67,2bc 23,02b 21,40b 22,64cd 11,31cd 48,70b

TN1(Đ/c) 12,7a 4,7e 77,7c 29,3d 21,82f 11,89c 21,55cd 2,19e 89,44a

LSD0,05 1,27 1,69 18,62 19,55 1,22 0,33 4,31 5,57 21,34

Ghi chú: NS = Năng suất; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác

có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Số hạt chắc/bông: Theo tác giả Ngô Vĩnh Viễn (2009), nếu RLT gây hại vào

giai đoạn lúa trỗ bông thì chúng sẽ làm hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín

của hạt nghĩa là sẽ ảnh hưởng đến số hạt chắc của các giống lúa. Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi cũng cho thấy RLT có ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông của các giống

Page 73: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

62

lúa. Từ số liệu ở Bảng 3.5 cho thấy số hạt chắc/bông của các giống lúa ở điều kiện lây

nhiễm RLT biến thiên từ 29,3 - 94,1 hạt tương ứng với giống đối chứng TN1 và HP10,

trong khi đó ở điều kiện không lây nhiễm thì số hạt chắc/bông dao động từ 77,7 -

117,2 hạt cũng thấp nhất ở giống đối chứng TN1 và cao nhất trên giống HP10. So

sánh sự chênh lệch số hạt chắc của các giống thí nghiệm ở hai điều kiện khác nhau

cho thấy giống TN1 có số hạt chắc/bông chênh lệch cao nhất với 48,4 hạt, các giống

còn lại chênh lệch dưới 30 hạt. Mức độ giảm số hạt chắc/bông ở các giống lúa trong

điều kiện lấy nhiễm thấp hơn so với đối chứng cho thấy mức độ chống chịu RLT trên

các giống lúa này cao hơn đối chứng TN1.

Khối lượng 1000 hạt: Tác giả Ngô Vĩnh Viễn (2009) cho biết nếu RLT gây hại

vào giai đoạn lúa trỗ bông sẽ làm hạt lúa bị lép, lửng và sẽ ảnh hưởng đến khối lượng

1000 hạt của các giống lúa.

Với kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.5 về khối lượng 1000 hạt của các giống lúa

cho thấy khối lượng 1000 hạt của các giống lúa ở điều kiện lây nhiễm RLT thấp hơn

so với trường hợp không lây nhiễm từ 0,4 - 1,2g (riêng giống đối chứng TN1 có khối

lượng 1000 hạt chênh lệch lớn với 9,93g). Cũng theo tác giả Nguyễn Ngọc Đệ (2008),

phần lớn các giống lúa có khối lượng 1000 hạt biến thiên trong khoảng 20 - 30g. Trong

nghiên cứu này, khối lượng 1000 hạt của các giống lúa cũng nằm trong phạm vi từ 20

- 30g. Cụ thể, ở điều kiện không lây nhiễm khối lượng 1000 hạt của các giống lúa dao

động từ 21,70 - 23,47g, tương ứng với giống OM5154 và giống HP10; ở điều kiện lây

nhiễm RLT khối lượng 1000 hạt của các giống lúa dao động từ 11,89 - 22,50g tương

ứng với giống đối chứng TN1 và HP10 (Bảng 3.5).

Năng suất và tỷ lệ giảm năng suất: Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình

sản xuất, phản ánh một cách toàn diện nhất tình hình sinh trưởng, phát triển của các

giống lúa; thể hiện được đặc điểm di truyền và khả năng thích ứng với điều kiện ngoại

cảnh của từng giống lúa. Trong điều kiện lây nhiễm RLT, năng suất của các giống

lúa còn phản ảnh được khả năng chống chịu với RLT.

Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất của các giống lúa ở công thức không

lây nhiễm RLT đều cao hơn nhiều so với công thức có lây nhiễm rầy. Như vậy, sự

gây hại của RLT có làm giảm đến năng suất của các giống lúa. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm

năng suất mới là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống chịu của các giống lúa

đối với RLT.

Ảnh hưởng của RLT đến năng suất lúa phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của

cây lúa bị nhiễm rầy: nếu lây nhiễm RLT khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh thiệt hại

Page 74: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

63

11 - 12% năng suất; nếu lây nhiễm RLT khi cây lúa ở giai đoạn làm đòng thì thiệt hại

18 - 37% năng suất; nếu lây nhiễm RLT khi cây lúa ở giai đoạn trỗ bông thì thiệt hại

17 - 19% năng suất (Khatri và cs,1983). Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi

tiến hành lây nhiễm RLT trên các giống lúa ở giai đoạn lúa đẻ nhánh (20 ngày sau

cấy) và cho thấy tỷ lệ giảm năng suất của các giống lúa biến thiên trong khoảng 22,88

- 48,70%. Như vậy, so với các kết quả công bố trước đây thì trong nghiên cứu này

ảnh hưởng của RLT đến năng suất lúa là lớn hơn nhiều, nguyên nhân một phần do

các giống luá khác nhau nên khả năng chống chịu RLT khác nhau, một phần do quần

thể RLT khác nhau nên tính độc khác nhau và có khả năng gây hại khác nhau.

Mặc dù các giống lúa có tỷ lệ giảm năng suất khá cao trong điều kiện lây nhiễm

RLT nhưng theo Panda và Henrich (1963), các giống có tỷ lệ giảm năng suất ≤ 40% đều

là giống chống chịu được rầy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ giảm năng

suất của các giống thí nghiệm dao động từ 22,48 - 48,70% tương ứng với giống KR1 và

HT1. Với tỷ lệ giảm năng suất < 37%, các giống lúa KR1, PC6, ĐT34, OM7347,

OM4900 và HP10 cho thấy có khả năng chống chịu tốt với RLT (Bảng 3.5).

Như vậy, với các số liệu ở Bảng 3.3, Bảng 3.4 và Bảng 3.5 cho thấy rằng các giống

lúa KR1, PC6, ĐT34, OM7347, OM4900 và HP10 có khả năng chống chịu tốt với RLT

ở Thừa Thiên Huế thể hiện ở mật độ RLT sau lây nhiễm thấp hơn, năng suất cao hơn

và tỷ lệ giảm năng suất ít hơn so với các giống còn lại trong nghiên cứu (BM125, XT27,

OM5451, HT1 và đối chứng TN1).

3.1.3. Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng

ở Thừa Thiên Huế

Từ kết quả thanh lọc tính kháng trong phòng thí nghiệm, kết hợp với kết quả

đánh giá khả năng chống chịu của giống lúa với RLT ở Thừa Thiên Huế trong điều

kiện lây nhiễm nhân tạo ở nhà lưới, chúng tôi tuyển chọn được 06 giống lúa gồm

KR1, PC6, ĐT34, OM7347, OM4900 và HP10 là những giống có biểu hiện kháng tốt

với RLT ở Thừa Thiên Huế.

Để có cơ sở lựa chọn giống lúa kháng RLT thích nghi với điều kiện sinh thái ở

Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm cơ bản các giống lúa trên ở hai đại

điểm khác nhau tại phường Hương Xuân (vùng đồng bằng) và phường Hương An

(vùng bán sơn địa), thị xã Hương Trà, với đối chứng gồm 02 giống là TN1 (giống lúa

chuẩn nhiễm rầy để so sánh mức độ nhiễm rầy của các giống lúa) và giống HT1

(giống lúa chất lượng được trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế để so sánh về năng suất

và chất lượng). Kết quả được thể hiện qua Bảng 3.6 đến Bảng 3.12.

Page 75: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

64

3.1.3.1. Đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu về nông học của các giống lúa như sinh trưởng

phát triển (TGST, chiều cao cây); đặc điểm hình thái (chiều dài bông); khả năng đẻ

nhánh; các đặc tính nông học (độ dài giai đoạn trỗ, độ cứng cây, độ tàn lá, độ rụng

hạt) của các giống lúa ở địa bàn nghiên cứu được chúng tôi ghi nhận trong Bảng 3.6,

Bảng 3.7 và Bảng 3.8.

Thời gian sinh trưởng: Tổng TGST của giống lúa được tính từ khi hạt lúa nảy

mầm đến chín hoàn toàn, TGST được quyết định bởi đặc tính di truyền của từng giống

lúa khác nhau nhưng cũng chịu tác động của các biện pháp kỹ thuật canh tác và điều

kiện thời tiết, thời vụ. Nghiên cứu TGST của giống lúa giúp chúng ta xác định được

giống dài ngày, trung ngày hay ngắn ngày để có cơ sở để bố trí thời vụ gieo sạ hợp lý

ở những vùng sinh thái khác nhau giúp phát huy những đặc tính tốt của giống và tăng

năng suất. Tại Thừa Thiên Huế, các giống lúa có TGST từ 90 - 120 ngày hay các

giống thuộc nhóm giống A1 (90 - 105 ngày) và A2 (106 - 120 ngày) là những giống

phù hợp cho cả hai vụ Đông xuân và Hè thu, ngược lại các giống thuộc nhóm giống

B (giống dài ngày) có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày thì chỉ có thể bố trí vào cơ

cấu giống của vụ Đông xuân ở địa phương này vì vụ Hè thu lũ thường đến sớm vào

đầu tháng 9 hằng năm nên nếu bố trí giống dài ngày sẽ thu hoạch chạy lũ theo kiểu

“xanh nhà hơn già đồng”.

Qua Bảng 3.6. chúng tôi thấy: Ở Hương Xuân, tổng TGST của các giống thí

nghiệm trong Hè Thu 2014 biến động từ 98 - 108 ngày. Trong đó, giống có TGST ngắn

nhất là KR1 (98 ngày); tiếp đến là giống PC6 (99 ngày); các giống OM7347 và TN1

(Đ/c 1) có TGST giống nhau là 107 ngày; TGST dài nhất là các giống ĐT34, HP10 và

OM4900 (108 ngày) và giống đối chứng HT1 có TGST là 106 ngày.

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, tổng TGST của các giống lúa nghiên cứu dao động

từ 112 - 126 ngày, giống KR1 có TGST ngắn nhất là 112 ngày; tiếp đến là giống PC6

với TGST là 118 ngày; giống ĐT34 có TGST dài nhất là 126 ngày; tất cả các giống

còn lại (OM7347, OM4900, HP10) có TGST tương đương với giống đối chứng HT1

và biến động từ 121 - 123 ngày.

Tại Hương An, ở vụ Hè Thu 2014 các giống lúa có TGST dao động từ 96 - 108

ngày tương ứng với giống KR1 và OM7347. Trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015,

TGST của các giống lúa nghiên cứu biến động từ 112 - 122 ngày; giống có TGST

ngắn nhất là KR1 (112 ngày); tiếp đến là giống PC6 là 115 ngày; tất cả các giống còn

lại (OM7347, OM4900, HP10; ĐT34) đều có TGST tương đương đối chứng và dao

động từ 121 - 122 ngày.

Page 76: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

65

Bảng 3.6. Một số đặc điểm sinh trưởng và hình thái của các giống lúa ở các điểm

nghiên cứu

Giống lúa

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Tổng

TGST

(ngày)

Chiều cao

cây cuối

cùng

(cm)

Chiều

dài bông

(cm)

Tổng

TGST

(ngày)

Chiều cao

cây cuối

cùng

(cm)

Chiều

dài bông

(cm)

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 98 87,0d 21,8c 112 89,2c 23,1d

OM4900 107 95,5b 21,8c 123 101,1b 23,7cd

OM7347 108 94,0b 22,8bc 123 101,6b 24,7bc

HP10 107 95,4b 23,2bc 121 99,6b 24,8bc

ĐT34 108 100,7a 26,3a 126 108,1a 27,5a

PC6 99 90,6c 22,7bc 118 92,7c 24,4cd

TN1 (Đ/c 1) 107 82,5e 19,0d 125 85,1d 19,1e

HT1 (Đ/c 2) 106 92,7bc 24,1b 122 102,1b 25,9b

LSD0,05 - 3,4 1,7 - 3,9 1,4

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 96 85,7d 21,4d 112 87,2de 22,1d

OM4900 105 94,1bc 22,0cd 121 92,2cd 22,8cd

OM7347 108 91,0c 22,6bcd 121 98,5ab 24,0bc

HP10 105 95,7ab 23,1bc 120 96,9bc 23,7c

ĐT34 106 98,6a 25,9a 121 104,1a 26,8a

PC6 98 91,3c 22,5bcd 115 91,1cd 23,7c

TN1 (Đ/c 1) 107 82,4e 18,3e 122 81,5e 18,3e

HT1 (Đ/c 2) 105 92,5c 23,8b 122 100,5ab 25,1b

LSD0,05 - 3,1 1,5 - 6,3 1,4

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = Thời gian sinh trưởng; Các chữ cái khác nhau trong

cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Kết quả về tổng TGST của các giống lúa thể hiện trong Bảng 3.6 cho thấy: Tại

Thừa Thiên Huế, các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu thuộc nhóm giống ngắn

ngày (KR1 và PC6) và nhóm giống trung ngày (OM7347, OM4900, HP10; ĐT34,

TN1 và đối chứng HT1). Kết quả còn cho thấy TGST của các giống lúa thay đổi theo

Page 77: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

66

thời vụ, ở vụ Hè thu 2014 TGST của các giống lúa ngắn hơn vụ Đông xuân 2014 -

2015 từ 11 - 19 ngày (ở Hương Xuân) và 13 - 17 ngày (ở Hương An). Sở dĩ, TGST

của các giống lúa ngắn hơn ở ở vụ Hè thu một phần trong điều kiện vụ Hè thu nhiệt

độ cao hơn nên cây lúa sẽ đạt được tổng tích ôn sớm hơn và rút ngắn thời gian hoàn

thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Mặt khác, tuổi mạ của các

giống lúa khi nhổ cấy ở vụ Hè Thu 2014 là 20 ngày ngắn hơn so với ở vụ Đông Xuân

2014 - 2015 là 28 ngày. Bên cạnh đó, TGST của các giống lúa cũng có biến động

theo địa điểm thí nghiệm, cùng một tập đoàn giống nhưng khi trồng ở Hương An thì

có TGST ngắn hơn ở Hương Xuân từ 2 - 5 ngày (Bảng 3.6).

Như vậy, từ kết quả trên cho thấy TGST của giống lúa không chỉ do đặc tính di

truyền vốn có của giống đó mà còn chịu sự chi phối bởi điều kiện khí hậu thời tiết (thời

vụ), và đất đai (địa điểm thí nghiệm). Tuy nhiên, với TGST nói trên, các giống lúa

trong nghiên cứu này (KR1, PC6, OM7347, OM4900, HP10; ĐT34) thuộc nhóm giống

ngắng - trung ngày, phù hợp với điều kiện thời vụ ở Thừa Thiên Huế và có thể cơ cấu

vào sản xuất cả hai vụ Đông xuân và Hè thu.

Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây là tính trạng đặc trưng của từng giống

lúa do di truyền quyết định, là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh hình

thái và đặc điểm sinh trưởng của cây. Chiều cao cây có liên quan tới một số tính trạng

khác của giống lúa như: độ dài bông từ đó liên quan đến số hạt trên bông, năng suất

lúa và yếu tố ảnh hưởng đến tính chống đổ của cây lúa, thường giống thấp cây có khả

năng chống đổ ngã cao hơn giống cao cây. Theo quan điểm chọn giống hiện nay, các

giống lúa có chiều cao từ 90 - 100cm được xem là lý tưởng nhất.

Kết quả theo dõi về chiều cao cây của các giống lúa ở Bảng 3.6 cho thấy: Tại

Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014 chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến động từ

82,5 - 100,7cm. Trong đó, giống thấp cây nhất là TN1 (82,5cm); tiếp đến là giống

KR1 (87,0cm); ĐT34 là giống cao cây nhất trong tập đoàn giống thí nghiệm với

chiều cao tương ứng là 100,7cm; các giống còn lại (OM734, HP10, OM4900 và

PC6) có chiều cao từ 90,6 - 95,5cm, tương đương với đối chứng HT1 (92,7cm).

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, chiều cao cây của các giống lúa nghiên cứu dao

động từ 85,1cm (giống TN1) đến 108,1cm (giống ĐT34); tất cả các giống còn lại có

chiều cao cây dao động từ 89,2 - 102,1cm. Trong đó, giống đối chứng HT1 có chiều

cao cây cao hơn các giống lúa nghiên cứu.

Tại Hương An, chiều cao cây của các giống lúa dao động từ 82,4 - 98,6cm trong

vụ Hè Thu 2014 và 81,1 - 104,1cm trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015. Trong đó, giống

có chiều cao cây cao nhất là ĐT34 và giống thấp cây nhất vẫn là TN1.

Page 78: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

67

Qua kết quả về chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa trong thí nghiệm ở

Bảng 3.6, chúng tôi có nhận xét như sau: Cùng một giống lúa khi gieo sạ ở điều kiện

thời vụ khác nhau thì chiều cao cây cũng có sự khác nhau. Ở vụ vụ Hè Thu 2014 chiều

cao cây của các giống lúa thấp hơn so với Đông Xuân 2014 - 2015 (trừ giống TN1

trong thí nghiệm tại Hương An có chiều cao cuối cùng trong vụ Hè Thu 2014 cao hơn

vụ Đông Xuân 2014 - 2015). Các địa điểm thí nghiệm khác nhau thì chiều cao cây của

các giống lúa cũng khác nhau, ở Hương Xuân các giống lúa có chiều cao cuối cùng

hơn ở Hương An trong cả hai vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015.

Kết quả về chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa thể hiện trong Bảng 3.6 cho

thấy chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định nên các giống lúa khác nhau đều

có chiều cao cây sai khác ý nghĩa về mặt thống kê ở mức P < 0,05. Các giống lúa sử

dụng trong nghiên cứu này thuộc nhóm giống bán lùn có chiều cao cây < 110cm. Như

vậy, các giống lúa trong nghiên cứu này (KR1, PC6, OM7347, OM4900, HP10; ĐT34)

đều phù hợp với tiêu chí chọn giống hiện nay.

Chiều dài bông: Kết quả trong Bảng 3.6 cho thấy: Chiều dài bông giữa các giống

lúa biến động theo thời vụ gieo sạ và địa điểm thí nghiệm và có sai khác ý nghĩa ở mức

tin cậy 95%. Ở Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014 các giống lúa có chiều dài bông biến

động từ 19 - 26,3cm tương ứng với giống TN1 và ĐT34. Với mức độ chênh lệch lớn

về chiều dài bông đã cho thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa giống đối chứng HT1

(24,1cm) so với các giống lúa KR1, OM4900 (21,8cm) nhưng không sai khác so với

giống OM7347 (22,8cm), giống HP10 (23,2cm) và giống PC6 (22,7cm).

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, chiều dài bông của các giống lúa biến động từ 19,1

- 27,5cm. Trong đó, TN1 là giống lúa có bông ngắn nhất và chiều dài bông dài nhất

ở giống lúa ĐT34. Với chiều dài bông tương ứng là 24,8cm, giống lúa HP10 không

có sự sai khác thống kê so với giống đối chứng HT1 (25,9cm), tất cả các giống còn

lại (KR1, OM4900, OM7347, PC6) với chiều dài bông đều đạt > 23cm nhưng cho

thấy có sai khác ý nghĩa so với đối chứng HT1 (Bảng 3.6).

Đối với thí nghiệm tại Hương An, chiều dài bông của các giống lúa dao động

từ 18,3 - 25,9cm trong vụ Hè Thu 2014 và trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 thì chiều

cao cây của các giống lúa biến động từ 18,3 - 26,8cm. Tương tự với thí nghiệm tại

Hương Xuân, giống ĐT34 có chiều dài bông cao nhất và TN1 là giống có bông ngắn

nhất. Điều này chứng tỏ chiều dài bông của các giống lúa phần lớn được quy định bởi

đặc điểm di truyền của giống.

Page 79: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

68

Tóm lại, mặc dù các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển và hình thái của các giống

lúa chủ yếu phụ thuộc vào di truyền của giống. Tuy nhiên, với kết quả khảo nghiệm

thích nghi các giống lúa ở điều kiện vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015 tại

tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày trong Bảng 3.6 cho thấy các đặc điểm trên cũng

bị tác động từ yếu tố bên ngoài, nhất là thời vụ gieo sạ.

Khả năng đẻ nhánh: Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, các giống

khác nhau thì khả năng đẻ nhánh cũng khác nhau. Ngoài ra, khả năng đẻ nhánh phụ

thuộc vào các yếu tố như phân bón, mật độ gieo sạ, số nhánh trên cây và mực nước

trên ruộng ở thời gian đẻ nhánh. Số nhánh hữu hiệu của một giống lúa thường tương

quan thuận với số nhánh tối đa. Khả năng đẻ nhánh liên quan đến số nhánh hữu hiệu

và số bông/m2. Vì vậy, những giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung thường

cho năng suất cao. Kết quả đánh giá khả năng đẻ nhánh của các giống lúa nghiên

cứu được trình bày ở Bảng 3.7.

Số nhánh tối đa: Tại Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014, giống có số nhánh tối đa đạt

cao nhất là TN1 (27,9 nhánh/khóm), thấp nhất là giống đối chứng HT1 (19,7

nhánh/khóm). Các giống lúa thí nghiệm với số nhánh tối đa dao động từ 20,4 - 23,7

nhánh/khóm đều có sự sai khác có ý nghĩa so với giống TN1 (đối chứng 1) nhưng

không sai khác so với HT1 (đối chứng 2) (trừ giống KR1) (Bảng 3.7). Vụ Đông Xuân

2014 - 2015, giống có số nhánh tối đa cao nhất là TN1 (31,1 nhánh/khóm) và thấp nhất

là giống OM7347 (22,5 nhánh/khóm). Phần lớn các giống thí nghiệm (trừ giống HP10)

đều có số nhánh tối đa thấp hơn giống đối chứng HT1 (27,0 nhánh/khóm).

Tại Hương An, trong vụ Hè Thu 2014, số nhánh tối đa của các giống lúa dao

động từ 20,5 - 24,8 nhánh/khóm. Trong đó, TN1 là giống có số nhánh cao nhất và

thấp nhất là OM7347 và PC6 đều cho số nhánh tối đa 20,5 nhánh/khóm, với số nhánh

tối đa là 22,7 nhánh/khóm ở đối chứng HT1 cho thấy có sự sai khác ý nghĩa so với

giống OM7347 và PC6 nhưng không sai khác so với các giống lúa còn lại (KR1,

OM4900, HP10, ĐT34). Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, giống TN1 cho số nhánh tối đa

cao nhất (27,5 nhánh/khóm) và thấp nhất là giống OM7347 (19,8 nhánh/khóm). Với

số nhánh tối đa dao động từ 22,5 - 22,9 nhánh/khóm, tất cả các giống còn lại trong

thí nghiệm (KR1, OM4900, HP10, ĐT34) đều không có sự sai khác so với đối chứng

HT1 (24,5 nhánh/khóm).

Bảng 3.7. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ở các điểm nghiên cứu

Giống lúa Vụ Hè thu 2014 Vụ Đông xuân 2014 - 2015

Page 80: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

69

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số NHH

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ

NHH

(%)

Số nhánh

tối đa

(nhánh/khóm)

Số NHH

(nhánh/khóm)

Tỷ lệ

NHH

(%)

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 23,7b 15,9ab 67,30a 25,4b 18,9ab 74,30ab

OM4900 22,5bc 16,5a 73,63a 24,7bc 18,9ab 76,53ab

OM7347 20,4c 14,8abc 72,87a 22,5c 18,0b 79,73a

HP10 22,6bc 16,5a 73,00a 27,0b 20,9a 77,33ab

ĐT34 20,6c 14,1bc 68,70a 26,7b 19,6ab 73,4ab

PC6 22,3bc 15,1abc 67,70a 25,0bc 18,1b 72,40b

TN1 (Đ/c 1) 27,9a 16,4a 58,73b 31,1a 19,9ab 64,03c

HT1 (Đ/c 2) 19,7c 13,5c 68,53a 27,0b 20,3ab 75,10ab

LSD0,05 2,9 1,8 7,21 2,6 2,6 7,21

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 23,1ab 16,9a 73,07a 24,1ab 17,6a 73,20a

OM4900 20,9cd 15,5ab 74,27a 22,9bc 17,1ab 75,10a

OM7347 20,5d 15,1ab 73,43a 19,8c 15,0b 75,83a

HP10 22,3bcd 16,7a 74,87a 22,9bc 17,4a 75,87a

ĐT34 21,6bcd 15,4ab 71,13a 22,7bc 16,6ab 72,93a

PC6 20,5d 14,4b 70,30a 22,5bc 16,3ab 72,47a

TN1 (Đ/c 1) 24,8a 13,9b 56,10b 27,5a 16,3ab 59,07b

HT1 (Đ/c 2) 22,7bc 15,9ab 70,23a 24,5ab 17,4a 71,07a

LSD0,05 1,9 2,0 6,12 3,5 2,3 6,62

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NHH = Nhánh hữu hiệu; Các chữ cái khác nhau trong cùng một

cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy, trong phạm vi nghiên cứu này khả năng đẻ nhánh

của các giống lúa có bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời vụ và đất đai. Trong đó, ở vụ

Page 81: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

70

Hè Thu 2014 các giống lúa có số nhánh tối đa thấp hơn ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015;

ở vùng đất phù sa (Hương Xuân) khả năng đẻ nhánh của các giống lúa cao hơn ở

vùng bán sơn địa (Hương Xuân). Nhìn chung, với số nhánh tối đa trong Bảng 3.7,

theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI (SES, 2002) thì các giống lúa nghiên cứu đều thuộc

nhóm giống có khả năng đẻ nhánh tốt (> 20 nhánh/khóm), riêng giống lúa TN1 có

khả năng đẻ nhánh rất cao (> 25 nhánh/bụi).

Số nhánh hữu hiệu: Tại Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014, số nhánh hữu hiệu của

các giống lúa dao động từ 13,5 - 16,5 nhánh/khóm, giống OM4900 và HP10 có nhánh

hữu hiệu đạt cao nhất là 16,5 nhánh, thấp nhất là giống đối chứng HT1 (13,5 nhánh).

Ngược lại với số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu của các giống lúa không sai khác

so với đối chứng HT1 nhưng đều có sự sai khác có ý nghĩa so với giống đối chứng

TN1.Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở giống HP10 (20,9

nhánh/khóm) và giống OM7347 có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 18,0 nhánh/khóm.

Trong đó, số nhánh hữu hiệu của tất cả các giống thí nghiệm đều không sai khác có

nghĩa so với giống đối chứng TN1 và HT1 (Bảng 3.7).

Tại Hương An, số nhánh hữu hiệu của các giống lúa dao động từ 13,9 - 16,9

nhánh/khóm trong vụ Hè Thu 2014 và 15,0 - 17,6 nhánh/khóm trong vụ Đông Xuân

2014 - 2015. Trong đó, KR1 là giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất ở cả hai thời vụ

và giống có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là TN1 (13,9 nhánh/khóm) trong vụ Hè Thu

và OM7347 (15,0 nhánh/khóm) trong vụ Đông Xuân. Kết quả cũng cho thấy không

có sự sai khác ý nghĩa về số nhánh hữu hiệu của các giống lúa nghiên cứu so với đối

chứng HT1 cũng như TN1 (riêng giống OM7347 ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015 có số

nhánh hữu hiệu sai khác với đối chứng HT1).

Theo tác giả Bùi Chí Bửu và cs (1998) thì các giống lúa hiện nay có thể đẻ

nhánh lên tới 20 - 25 nhánh trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, nhưng chỉ khoảng 14

- 15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là nhánh vô hiệu hoặc bông rất nhỏ. Như vậy,

kết quả nghiên cứu về các giống lúa nghiên cứu có khả năng đẻ nhánh nằm trong

phạm vi trên và hoàn toàn phù hợp với công bố này.

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Tỷ lệ nhánh hữu hiệu là đại lượng được xác định bởi số

nhánh hữu hiệu và số nhánh tối đa. Vì vậy, các giống lúa có số nhánh hữu hiệu càng

cao thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu càng cao. Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy: Tại Hương Xuân,

vụ Hè Thu 2014, các giống lúa có tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt từ 58,73 (giống TN1) đến

73,66% (giống OM4900) và đều không sai khác so với giống đối chứng HT1 (68,53

%). Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015, các giống lúa có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so

với vụ Hè Thu 2014 và dao động từ 64,03 - 79,73 % tương ứng với giống TN1 và

Page 82: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

71

OM7347. Kết quả cũng cho thấy không có sự sai khác về tỷ lệ nhánh hữu hiệu giữa

các giống lúa nghiên cứu với nhau cũng như với đối chứng HT1.

Tương tự kết quả thí nghiệm tại Hương An cho thấy tỷ lệ nhánh hữu hiệu của

các giống lúa ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015 (59,07 - 75,87%) cao hơn ở vụ Hè Thu

2014 (56,10 - 74,87%). Trong đó, giống TN1 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất ở cả

hai thời vụ; HP10 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất trong vụ Hè Thu 2014 (74,87%)

và OM7347 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất trong vụ Đông Xuân 2014 -2015

(75,87%). Với tỷ lệ nhánh hữu hiệu không biến động nhiều ở đối chứng HT1 từ 70,23

- 71,07% cũng cho thấy không có sự sai khác về mặt thống kê so với các giống lúa

nghiên cứu. Tuy nhiên, với đối chứng TN1 thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa

nghiên cứu khác nhau rõ rệt (Bảng 3.7). Nhìn chung, các giống lúa có khả năng đẻ

nhánh tốt với số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu đều cao hơn

đối chứng HT1 ở các thời vụ và địa điểm nghiên cứu khác nhau.

Đặc điểm nông học: Đặc điểm hình thái của cây lúa là sự phản ánh quá trình

tương tác giữa kiểu gen và môi trường và là cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật

canh tác thích hợp nhằm nâng cao năng suất. Kết quả đánh giá một số đặc tính nông

học của các giống lúa nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.8.

Độ thoát cổ bông: Đây là đặc trưng của giống có ảnh hưởng trực tiếp đến năng

suất. Bông trổ không thoát hạt thường kẹp trong bẹ lá đòng sẽ khó thụ phấn thụ tinh

được nên dễ gây lép hạt. Thực tế cho thấy, điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến

khả năng trỗ của các giống lúa, nếu thời gian trỗ rơi vào lúc thời tiết lạnh lúa cũng bị

nghẹn đòng. Bênh cạnh đó, nếu bị sâu bệnh gây hại như các loại rầy, nhện gié thì lúa

cũng không trỗ thoát. Với kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy tất cả các giống thí nghiệm đều

có bông thoát hoàn toàn ở điểm 1 trong cả hai vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 -

2015 ở cả hai địa điểm thí nghiệm tại Hương Xuân và Hương An.

Độ thuần đồng ruộng: Độ thuần là đại lượng đặc trưng cho tính đồng đều của

một giống lúa. Qua đánh giá, chúng tôi nhận thấy các giống lúa khác nhau có độ thuần

khác nhau. Trong đó, các giống OM4900; ĐT34; PC6; TN1 và HT1 có độ thuần cao

ở điểm 1 (tỷ lệ cây khác dạng < 0,3%); các giống còn lại KR1, HP10 và OM7347 có

độ thuần thấp hơn ở điểm 3. Kết quả cũng cho thấy thời vụ và đất đai không ảnh

hưởng đến độ thuần của các giống lúa (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa ở các điểm nghiên cứu

Đơn vị tính: Điểm

Page 83: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

72

Giống lúa

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Độ

thoát

cổ

bông

Độ

thuần

đồng

ruộng

Độ

cứng

cây

Độ

tàn

Độ

rụng

hạt

Độ

thoát

cổ

bông

Độ

thuần

đồng

ruộng

Độ

cứng

cây

Độ

tàn

Độ

rụng

hạt

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 1 3 1 5 9 1 3 1 5 9

OM4900 1 1 1 5 5 1 1 1 5 5

OM7347 1 3 5 5 5 1 3 1 5 5

HP10 1 3 1 1 5 1 3 1 1 5

ĐT34 1 1 5 1 5 1 1 1 1 5

PC6 1 1 5 5 9 1 1 1 5 9

TN1 (Đ/c 1) 1 1 1 5 5 1 1 1 5 5

HT1 (Đ/c 2) 1 1 5 1 5 1 1 1 1 5

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 1 3 1 5 9 1 3 1 5 9

OM4900 1 1 1 5 5 1 1 1 5 5

OM7347 1 3 5 5 5 1 3 1 5 5

HP10 1 3 1 1 5 1 3 1 1 5

ĐT34 1 1 5 1 5 1 1 1 1 5

PC6 1 1 5 5 9 1 1 1 5 9

TN1 (Đ/c 1) 1 1 1 5 5 1 1 1 5 5

HT1 (Đ/c 2) 1 1 5 1 5 1 1 1 1 5

Độ cứng cây: Độ cứng cây đặc trưng cho khả năng chống đổ ngã của giống

lúa. Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy độ cứng cây của các giống lúa không khác nhau ở

các địa điểm nghiên cứu nhưng khác nhau giữa các thời vụ: Vụ Hè Thu 2014, các

giống lúa có KR1, OM4900, HP10, TN1 đều có độ cứng cây tốt ở điểm 1 (cây không

bị nghiêng) nhưng các giống OM7347, ĐT34, PC6 và HT1 hơi bị nghiêng ở giai đoạn

Page 84: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

73

trước thu hoạch nên có độ cứng cây ở điểm 5. Trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 thì

tất các giống đều không bị đổ ngã, có độ cứng cây tốt ở điểm 1.

Độ tàn lá: Là khả năng giữ màu xanh của lá đến thời điểm thu hoạch. Qua theo

dõi, chúng tôi thấy độ tàn lá chủ yếu phụ thuộc vào các giống lúa và không bị ảnh

hưởng bởi thời vụ và đất đai. Trong đó, các giống HP10, ĐT34 và đối chứng HT1 có

độ tàn lá muộn ở điểm 1; các giống còn lại (KR1, OM4900, OM7347, PC6 và TN1)

có độ tàn lá ở điểm 5 (Bảng 3.8).

Độ rụng hạt: Ngày nay, sản xuất lúa theo “1 phải, 6 giảm” bắt đầu được quan tâm

thì độ rụng hạt của các giống lúa cũng được quan tâm trong tiêu chí chọn giống. Độ

rụng hạt là một trong những đặc điểm do di truyền quy định, những giống khó rụng hạt

thì giảm được sự thất thoát trong quá trình thu hoạch, ít ảnh hưởng đến năng suất thực

thu. Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy, đặc tính này của các giống nghiên cứu không thay

đổi theo thời vụ và địa điểm thí nghiệm mà chỉ khác nhau giữa các giống lúa. Trong

đó, các giống KR1 và PC6 rất dễ rụng nên có hạt ở điểm 9, đối với các giống này cần

xác định đúng độ chín của giống để thu hoạch nhằm giảm thất thoát trên đồng ruộng.

Các giống còn lại gồm OM4900, OM7347, HP10, ĐT34 đều có độ rụng hạt trung bình

ở điểm 5 và tương đương với giống đối chứng HT1.

3.1.3.2. Mật độ rầy lưng trắng và mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên các giống lúa

thí nghiệm

Các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu này là những giống kháng RLT, đã được

tuyển chọn từ kết quả thanh lọc tính kháng với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế trong

phòng thí nghiệm và kết quả đánh giá mức độ chống chịu rầy bằng lây nhiễm RLT ở nhà

lưới. Vì vậy, chúng tôi thật sự quan tâm đến diễn biến mật độ RLT xuất hiện trên các

giống này ở ngoài đồng ruộng.

Kết quả theo dõi mật độ RLT trên các giống lúa thí nghiệm được chúng tôi ghi

nhận trong Bảng 3.9. Kết quả cho thấy: Mật độ RLT trên các giống lúa khác nhau là

khác nhau, thời vụ gieo sạ và địa điểm nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đến diễn biến

RLT trên các giống lúa. Ở Hương Xuân, RLT xuất hiện muộn hơn (giai đoạn đẻ nhánh)

so với ở Hương An (giai đoạn mạ). Mật độ RLT trên các giống lúa đều thấp hơn so với

đối chứng TN1.

Page 85: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

74

Bảng 3.9. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa ở các điểm nghiên cứu

Đơn vị tính: Con/m2

Giống

lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Mạ Đẻ

nhánh

Làm

đòng Trỗ Chín Mạ

Đẻ

nhánh

Làm

đòng Trỗ Chín

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 0,0 79,3c 236,0c 361,0d 35,0b 0,0 133,3f 321,7d 151,6d 0,0

OM4900 0,0 121,3c 298,7c 413,7d 60,0b 0,0 201,6cde 379,2cd 158,3d 13,3cd

OM7347 0,0 142,7bc 319,3c 434,7cd 60,0b 0,0 218,3cd 395,8cd 153,3d 27,5bcd

HP10 0,0 86,0c 263,3c 348,7d 48,33b 0,0 141,6ef 295,8d 133,3d 13,3cd

ĐT34 0,0 98,3c 248,3c 386,7d 76,67b 0,0 159,2def 345,8d 188,3d 32,5bc

PC6 0,0 156,0bc 347,0c 522,7c 96,6b 0,0 233,3c 472,5c 216,7c 0,0

TN1 (Đ/c 1) 0,0 578,3a 1640,0a 2185,0a 411,6a 0,0 901,7a 2028,3a 823,3a 136,6a

HT1 (Đ/c 2) 0,0 214,7b 552,0b 701,7b 113,3b 0,0 238,3b 630,8b 293,3b 45,0b

LSD0,05 - 79,5 141,2 97,5 93,3 - 60,2 106,7 57,5 29,4

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 13,0b 45,3b 186,7c 144,0c 40,0e 7,6d 48,7b 113,7cd 100,0d 6,7b

OM4900 0,0 48,0b 138,7c 133,3c 53,3de 14,0cd 69,3b 157,7cd 150,7d 19,3b

OM7347 0,0 117,3b 234,7c 224,0c 128,3bc 15,0cd 91,0b 140,3cd 152,0d 20,0b

HP10 0,0 82,7b 197,3c 122,7c 60,0de 8,0d 57,0b 104,3d 126,0d 22,7b

ĐT34 0,0 144,0b 288,0bc 256,0bc 100,0cd 10,7cd 62,7b 136,0cd 115,3d 26,7b

PC6 0,0 157,3b 250,7c 240,0bc 138,3bc 20,0bc 75,3b 313,3c 300,0c 35,3b

TN1 (Đ/c 1) 90,0a 606,7a 3488,0a 1621,0a 350,0a 28,7ab 171,7a 2952,0a 2371,0a 325,0a

HT1 (Đ/c 2) 0,0 178,7b 620,7c 384,0b 176,7b 37,3a 100,0b 621,7b 606,7b 73,3b

LSD0,05 49,0 161,5 344,8 155,2 51,9 9,4 59,3 208,4 101,9 97,3

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác

có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Page 86: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

75

Ở vụ Hè Thu 2014, mật độ RLT trên các giai đoạn làm đòng dao động từ 236,0 -

1.640 con/m2 (tại Hương Xuân) và 186,7 - 3488,0 con/m2 (tại Hương An). Ở vụ Đông

Xuân 2014 - 2015, mật độ RLT trên các giống lúa giai đoạn làm đòng là 321,7 - 2.028,0

con/m2 (tại Hương Xuân) và 113,7 - 2952,0 con/m2 (tại Hương An), tương ứng với

giống KR1 và đối chứng TN1. Ngoài giống chuẩn nhiễm TN1 (đối chứng 1) thì giống

HT1 (đối chứng 2) có mật độ RLT cao nhất, tiếp đến là PC6, OM7347, OM4900; các

giống KR1, ĐT34 và HP10 ít bị rầy gây hại thể hiện ở mật độ RLT thấp qua các giai

đoạn sinh trưởng ở các địa điểm thí nghiệm.

Kết quả ở Bảng 3.9 cho chúng tôi thấy RLT bắt đầu xuất hiện trên các giống lúa

từ giai đoạn mạ, quy luật này phù hợp với công bố của Hội khoa học và kỹ thuật BVTV

Việt Nam năm 2005 là RLT thường phát sinh và phát triển quần thể ở giai đoạn đầu

vụ, chúng xâm nhập vào ruộng lúa khi gieo được khoảng 30 ngày. Sau đó, chúng tích

lũy quần thể qua các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo và đạt đỉnh cao khi lúa làm đòng,

riêng ở điều kiện vụ Hè Thu 2014, tại Hương Xuân RLT đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa

trỗ (đầu tháng 8) và sau đó giảm dần về cuối vụ. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với

công bố của Đinh Văn Thành (1998) là ở vụ Mùa mật độ quần thể RLT thường đạt

đỉnh cao vào tháng 8, sau đó giảm dần về cuối vụ và theo Hội khoa học và kỹ thuật

BVTV Việt Nam năm 2005 thì RLT cũng đạt mật độ quần thể cao nhất và gây hại nặng

nhất vào thời kỳ lúa làm đòng (khoảng 8 tuần sau cấy). Tuy nhiên, kết quả này không

phù hợp với công bố của Shamsul (1971) cho rằng quần thể RLT trên đồng ruộng đạt

đỉnh cao vào thế hệ thứ 2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh).

Diễn biến mật độ RLT ở Bảng 3.9 còn cho thấy: Trong điều kiện vụ Hè Thu

2014, mật độ RLT cao hơn vụ Đông Xuân 2014 - 2015 là do ở vụ Hè Thu 2014, RLT

đã được tích lũy quần thể từ vụ Đông xuân nên xâm nhập vào ruộng sớm hơn (giai

đoạn mạ) và vụ Hè Thu ở Thừa Thiên Huế điều kiện cũng thuận lợi hơn cho sự phát

sinh phát triển của RLT. Mật độ RLT có xu hướng cao hơn trên các giống lúa khi

trồng ở Hương An so với Hương Xuân, kết quả này có được là do chế độ nước ở hai

vùng này không giống nhau, tại Hương An mực nước trên ruộng luôn luôn thấp tạo

điều kiện thuận lợi cho RLT đẻ trứng còn ngược lại ở Hương Xuân ruộng thường

xuyên ngập nước nên ảnh hưởng không tốt đến quá trình đẻ trứng của RLT và làm

hạn chế mật số rầy ở lứa sau. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Đinh Văn

Thành (1998) ông cho rằng ruộng có mực nước thấp tạo điều kiện ẩm độ thích hợp

cho RLT, ruộng có mực nước cao (>10cm) lại ảnh hưởng không tốt tới việc đẻ và nở

trứng của rầy.

Page 87: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

76

Từ kết quả điều tra về mật độ RLT trên các giống lúa tại cao điểm gây hại (giai

đoạn lúa làm đòng - trỗ) trong Bảng 3.9, kết hợp với quy định mật độ nhiễm đối với

nhóm rầy hại thân lúa theo Quy chuẩn 01-166:2014/BNN&PTNT, chúng tôi phân

chia các giống lúa nghiên cứu thành 2 nhóm có phản ứng khác nhau với RLT ở Thừa

Thiên Huế trên đồng ruộng như sau:

(1) Nhóm giống nhiễm nặng đối với RLT chỉ có giống đối chứng TN1 với mật

độ RLT tương ứng là 2.028 - 2.185 con/m2 (tại Hương Xuân) và 2.952 - 3.488 con/m2

(tại Hương An);

(2) Nhóm giống không nhiễm RLT bao gồm các giống có mật độ RLT dưới 750

con/m2 là tất cả các giống nghiên cứu (KR1, OM7347, OM4900, HP10, PC6, ĐT34)

và cả giống đối chứng HT1.

Thường các giống lúa kháng sâu bệnh đều mang gen kháng đơn nên nếu giống

có khả năng kháng đối tượng này thì lại bị nhiễm đối tượng khác, giống lúa kháng rầy

cũng không ngoại lệ. Vì vậy, ngoài đối tượng quan tâm là RLT, trong quá trình theo

dõi thí nghiệm đồng ruộng chúng tôi cũng tiến hành đánh giá mức độ nhiễm một số đối

tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên tập đoàn giống lúa nghiên cứu để chọn giống đáp ứng

được thực tiễn sản xuất cũng như có cơ sở đề suất biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên

giống kháng để gieo trồng giống kháng bền vững mang lại hiệu quả cao.

Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của tập đoàn giống lúa nghiên cứu

ở Bảng 3.10 cho thấy trên các giống lúa có xuất hiện 7 đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu

là bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục

thân.

Bệnh bạc lá: Xuất hiện chủ yếu trong vụ Hè Thu 2014, tại Hương Xuân mức độ

bị bệnh của các giống lúa từ điểm 1 - điểm 3, hai giống OM4900 và HP10 không bị

bạc lá. Tại Hương An, tất cả các giống lúa đều nhiễm nhẹ bạc lá ở điểm 1, riêng giống

TN1 bị nhiễm ở điểm 3 (Bảng 3.10).

Bệnh đốm nâu: Xuất hiện ở cả hai vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015. Ở

cả hai địa điểm thí nghiệm, các giống lúa đều biểu mức độ nhiễm nhẹ ở điểm 1 - 3; riêng

hai giống OM7347 và đối chứng HT1 nhiễm đốm nâu ở mức trung bình (điểm 5).

Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn cũng xuất hiện ở cả hai vụ Hè Thu 2014 và Đông

Xuân 2014 - 2015. Mức độ bị bệnh khác nhau ở từng giống lúa và từng thời vụ cũng

như địa điểm thí nghiệm. Phần lớn các giống đều nhiễm nhẹ bệnh khô vằn ở điểm 1 -

3; trong vụ Hè Thu 2014 tại Hương Xuân giống HP10 không bị khô vằn; giống KR1

và ĐT34 không bị khô vằn trong vụ Hè Thu 2014 tại Hương An (Bảng 3.10).

Page 88: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

77

Bảng 3.10. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính trên các giống lúa ở các điểm

nghiên cứu

Đơn vị tính: Điểm

Giống lúa

Vụ Hè Thu 2014 Vụ Đông Xuân 2014 – 2015

Bệnh

bạc lá

Bệnh

đốm

nâu

Bệnh

Khô

vằn

Sâu

cuốn lá

nhỏ

Sâu

đục

thân

Bệnh

Đạo

ôn cổ

bông

Bệnh

Khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Sâu

cuốn lá

nhỏ

Sâu

đục

thân

Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1 3 3 1 1 0 1 3 1 1 0

OM4900 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1

OM7347 3 3 1 3 0 3 1 1 1 1

HP10 0 3 0 3 0 3 3 3 1 1

ĐT34 1 3 3 0 1 1 1 1 1 1

PC6 3 1 1 1 1 1 1 1 3 1

TN1 (Đ/c 1) 3 3 3 1 1 3 1 1 3 1

HT1 (Đ/c 2) 3 5 3 3 1 1 3 3 1 1

Thí nghiệm tại Hương An

KR1 1 1 0 1 0 0 0 3 1 0

OM4900 1 3 1 1 1 1 1 3 3 1

OM7347 1 5 1 3 1 3 1 3 3 1

HP10 1 3 1 3 1 1 1 3 3 0

ĐT34 1 1 0 1 3 1 0 1 1 1

PC6 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1

TN1 (Đ/c 1) 3 1 1 1 3 3 1 1 1 3

HT1 (Đ/c 2) 1 5 1 1 3 1 1 3 1 1

Ghi chú: Kết quả đánh giá tại thời điểm các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh gây hại nặng

nhất (Phụ lục 3).

Page 89: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

78

Bệnh đạo ôn cổ bông: Chỉ xuất hiện ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015; các giống lúa

nghiên cứu đều nhiễm nhẹ đối với bệnh đạo ôn. Trong đó, các giống OM7347, HP10

và TN1 bị đạo ôn cổ bông điểm 3, nặng hơn so với các giống KR1, OM4900, ĐT34,

PC6, HT1 (điểm 1).

Sâu cuốn lá nhỏ: Cả hai vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015, các giống

lúa đều biểu hiện nhiễm nhẹ với sâu cuốn lá nhỏ (điểm 1 - 3). Trong đó, hai giống

OM7347 và HP10 bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng hơn các giống còn lại (Bảng 3.10).

Sâu đục thân: Mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống lúa khác nhau thời vụ

gieo sạ và địa điểm thí nghiệm khác nhau. Vụ Hè Thu 2014, ở Hương Xuân các giống

lúa KR1, OM4900, OM7347 và HP10 không xuất hiện sâu đục thân, các giống còn lại

đều bị hại ở điểm 1. Trong khi đó, ở Hương An các giống lúa ĐT34 và đối chứng TN1,

HT1 bị sâu đục thân gây hại nhiều hơn ở điểm 3. Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, phần

lớn các giống lúa đều nhiễm nhẹ sâu đục thân ở điểm 1; giống KR1 không bị hại và

TN1 bị gây hại ở điểm 3 (tại Hương An).

Nhìn chung, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa là khác nhau ở các

địa điểm thí nghiệm và thời vụ khác nhau. Giống bị nhiễm đối tượng này thì lại không

bị đối tượng khác gây hại và ngược lại. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở Hương Xuân,

các giống lúa bị nhiễm sâu, bệnh hại nặng hơn so với ở Hương An.

3.1.3.3. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu

Năng suất của một giống lúa là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong

(di truyền) và yếu tố bên ngoài (điều kiện ngoại cảnh), phản ảnh toàn diện quá trình

sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống lúa đó, thông qua

năng suất có thể đánh giá khả năng thích ứng của giống lúa với điều kiện tại địa

phương cũng như quá trình canh tác giống lúa đó. Theo Nguyễn Đình Giao (1997),

trong các yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định,

đóng góp đến 74% năng suất, trong khi số hạt và khối lượng 1000 hạt đóng góp 26%.

Số bông phụ thuộc vào số nhánh hữu hiệu và được quyết định chủ yếu ở giai đoạn

cây lúa đẻ nhánh hữu hiệu. Số hạt chắc tỷ lệ thuận với năng suất thực thu và được

quyết định bởi số hoa được thụ phấn thụ tinh, giai đoạn lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết

bất lợi thì tỷ lệ lúa lép sẽ cao. Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ chắc

và độ mẫy của hạt thóc, chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quy định và được

quyết định bới quá trình tích luỹ chất khô trong thời kì làm hạt. Vì vậy, để đạt năng

suất cao cần có giống lúa tốt và tác động những biện pháp kỹ thuật phù hợp. Kết quả

nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa nghiên

được chúng tôi ghi nhận ở Bảng 3.11a và Bảng 3.11b.

Page 90: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

79

Bảng 3.11a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở

Hương Xuân

Giống lúa Số bông/m2

(bông)

Số hạt chắc/

bông (hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Hè thu 2014

KR1 321,3bc 92,7d 23,27d 6,95cd 4,84ab

OM4900 315,3bc 116,1b 24,77bc 9,11bc 4,71abc

OM7347 310,0c 116,3b 23,87cd 8,56bc 4,56abc

HP10 321,3bc 133,3bc 26,23a 9,53b 4,81ab

ĐT34 349,7ab 147,9a 25,37ab 13,15a 5,01a

PC6 309,7c 135,3ab 21,13e 8,83bc 4,37bc

TN1 (Đ/c 1) 376,0a 66,4e 19,40f 4,86d 2,92d

HT1 (Đ/c 2) 336,0bc 79,6de 23,40d 6,24d 4,28c

LSD0,05 36,0 23,4 0,93 2,16 0,50

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

KR1 417,7a 92,8cd 24,31d 9,43bcd 5,57a

OM4900 412,0ab 125,1abc 25,10b 12,90ab 5,74a

OM7347 375,7bc 103,8bc 23,01d 8,96cd 5,64a

HP10 406,3ab 108,8bc 26,13a 11,54abc 5,97a

ĐT34 341,3c 135,5ab 25,50b 11,76abc 5,96a

PC6 389,3ab 150,6a 23,17d 13,70a 5,61a

TN1 403,0ab 66,7d 22,09e 5,94d 3,83b

HT1 338,7c 108,5bc 23,47d 8,67cd 5,44a

LSD0,05 37,2 32,5 0,56 3,50 0,64

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ

cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Page 91: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

80

Số bông/m2: Tại Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014, số bông/m2 của các giống lúa

thí nghiệm biến động từ 309,7 - 376,0 bông tương ứng với giống PC6 và TN1. Chỉ

có giống ĐT34 cho số bông/m2 (349,7 bông) đạt cao hơn đối chứng còn các giống

còn lại trong thí nghiệm đều có số bông/m2 ít hơn so với đối chứng HT1 (336 bông).

Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.11a cho thấy sự sai khác ý nghĩa về số bông/m2

giữa giống đối chứng HT1 với giống ĐT34 nhưng không sai khác so với các giống

lúa còn lại trong thí nghiệm. Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015, các giống lúa có số

bông/m2 biến động từ 338,7 - 417,7 bông/m2. Trong đó, giống đạt số bông cao nhất là

KR1 và giống đối chứng HT1 có số bông thấp nhất là 336 bông/m2. Kết quả cho thấy

có sự sai khác về số bông/m2 giữa đối chứng HT1 so với giống KR1 (417,7 bông/m2),

giống OM4900 (412,0 bông/m2), giống HP10 (406,3 bông/m2), giống PC6 (389,3

bông/m2) nhưng không sai khác có ý nghĩa so với giống OM7347 (375,7 bông/m2) và

giống ĐT34 (341,3 bông/m2).

Tại Hương An, vụ Hè Thu 2014, số bông/m2 của các giống lúa thí nghiệm biến

động từ 305,0 (giống PC6) đến 340,3 (giống TN1). Tương tự thí nghiệm ở Hương

Xuân, chỉ có giống ĐT34 cho số bông/m2 (340 bông) cao hơn đối chứng còn các giống

còn lại trong thí nghiệm đều có số bông/m2 ít hơn so với giống HT1 (330,7 bông). Tuy

nhiên, kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.11b không chỉ ra sự sai khác ý nghĩa về số

bông/m2 giữa các giống thí nghiệm với đối chứng HT1. Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015,

các giống lúa có số bông/m2 biến động từ 323,0 - 376,0 bông/m2 tương ứng với giống

đối chứng HT1 và giống KR1. Kết quả cho thấy có sự sai khác về số bông/m2 giữa đối

chứng HT1 so với giống KR1 (376,0 bông/m2), giống OM 4900 (373,7 bông/m2), giống

HP10 (362,3 bông/m2), giống PC6 (358,3 bông/m2) nhưng không sai khác có ý nghĩa

so với giống OM7347 (338,0 bông/m2) và giống ĐT34 (329,3 bông/m2).

Nhìn chung, các giống lúa có số bông/m2 khác nhau và tương đương với giống

đối chứng HT1 (trừ giống ĐT34 và OM7347 có số bông thấp hơn HT1). Kết quả về

số bông/m2 ở Bảng 3.11a và Bảng 3.11b còn cho thấy cùng một giống lúa nhưng ở

vụ Hè Thu 2014 cho số bông/m2 thấp hơn vụ Đông Xuân 2014 - 2015; trồng ở phường

Hương Xuân cho số bông/m2 cao hơn trồng ở phường Hương An. Như vậy, số

bông/m2 không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của các giống lúa mà còn bị chi

phối bởi điều kiện ngoại cảnh (thời vụ và đất đai).

Số hạt chắc/bông: Kết quả ở Bảng 3.11a và Bảng 3.11b cho thấy số hạt

chắc/bông khác nhau ở từng giống lúa nhưng không chênh lệch nhiều giữ các thời vụ

khác nhau và giữa các địa điểm thí nghiệm.

Page 92: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

81

Tại Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014, các giống lúa có số hạt chắc/bông biến động

từ 66,4 - 147,9 hạt tương ứng với giống TN1 và giống ĐT34. Tất cả các giống trong

thí nghiệm đều có số hạt chắc/bông cao hơn đối chứng HT1 (79,6 hạt) và kết quả đều

cho thấy sai khác ý nghĩa giữa đối chứng so với các giống thí nghiệm về số hạt

chắc/bông. Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015, các giống lúa có số hạt chắc/bông biến

động từ 66,7 - 150,6 hạt. Trong đó, giống đạt số bông cao nhất là PC6 và giống TN1

có số hạt chắc thấp nhất. Giống đối chứng có số hạt chắc/bông là 108,5 hạt, kết quả

này cho thấy có sự sai khác ý nghĩa so với các giống ĐT34 (135,5 hạt chắc/bông),

giống PC6 (150,6 hạt chắc/bông) nhưng không sai khác có ý nghĩa so với giống KR1

(92,8 hạt chắc/bông), giống OM4900 (125,1 hạt chắc/bông), giống OM7347 (103,8

hạt chắc/bông) và giống HP10 (108,8 hạt chắc/bông) (Bảng 3.11a).

Tại Hương An, vụ Hè Thu 2014, các giống lúa có số hạt chắc/bông biến động

từ 56,7 - 127,3 hạt tương ứng với giống TN1 và giống ĐT34. Các giống thí nghiệm

có số hạt chắc/bông đều đạt trên 100 hạt và cao hơn đối chứng HT1 (95,7 hạt

chắc/bông). Với kết quả này cho thấy có sự sai khác ý nghĩa giữa giống đối chứng so

với các giống ĐT34 và PC6 nhưng không sai khác so với các giống KR1, OM7347,

OM4900 và HP10. Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015, các giống lúa có số hạt chắc/bông

biến động từ 61,2 - 154,6 hạt tương ứng với giống TN1 và PC6. Giống đối chứng có

số hạt chắc/bông là 127,8 hạt, thấp hơn nhiều so với các giống PC6 (154,6 hạt

chắc/bông), giống ĐT34 (144,8 hạt chắc/bông) và tương đương với các giống OM4900

(127,8 hạt chắc/bông), giống OM7347 (104 hạt chắc/bông) và giống HP10 (115,7 hạt

chắc/bông); giống KR1 có số hạt chắc/bông là 95,8 hạt và thấp hơn đối chứng HT1

(Bảng 3.11b).

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), trong điều kiện ở ĐBSCL thì số hạt/bông đối

với lúa cấy từ 100 - 120 hạt là tốt nhất và muốn đạt năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc

phải trên 80% nghĩa là số hạt chắc phải đạt từ 80 - 96 hạt. Với kết quả ở Bảng 3.11a

và Bảng 3.11b cho thấy các giống lúa trong nghiên cứu này đều có số hạt chắc/bông

đạt > 90 hạt, là các giống có tiềm năng cho năng suất cao.

Khối lượng 1000 hạt: Tại Hương Xuân, vụ Hè Thu 2014, giống có khối lượng

1000 hạt đạt cao nhất là HP10 (26,23g), thấp nhất là TN1 (19,40g). Giống đối chứng

HT1 có khối lượng 1000 hạt đạt 23,40g là thấp hơn so với giống HP10, ĐT34 (25,37g),

OM4900 (24,77g), tương đương với các giống KR1 (23,27g), OM7347 (23,87g) và

cao hơn giống PC6 (21,13g). Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, khối lượng 1000 hạt của các

giống lúa đạt cao hơn vụ Hè Thu 2014 nhưng mức độ chênh lệch không cao, biến động

từ 22,09 - 26,13g tương ứng với giống TN1 và HP10. Các giống KR1, OM7347, PC6

Page 93: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

82

có khối lượng 1000 hạt tương đương với giống đối chứng (23,47g); các giống có khối

lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng là OM4900 là (25,10g), HP10 (26,13g), ĐT34

(25,50g) (Bảng 3.11a).

Tại Hương An, vụ Hè Thu 2014, khối lượng 1000 hạt của các giống lúa biến

động từ 19,02 - 25,25g. Các giống HP10, ĐT34 cho khối lượng 1000 hạt cao hơn đối

chứng HT1 (23,3g); giống PC6 có khối lượng 1000 hạt là 21,08g, thấp hơn đối chứng;

các giống còn lại khối lượng 1000 hạt đều tương đương với đối chứng gồm KR1

(23,31g), OM7347 (23,95g), OM4900 (23,67g). Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015, các

giống lúa có khối lượng 1000 biến động từ 20,83 - 25,74g. Trong đó, giống đạt khối

lượng 1000 hạt cao nhất là HP10 và giống TN1 thấp nhất. Kết quả phân tích thống kê

ở Bảng 3.11b cho thấy sự sai khác ý nghĩa về khối lượng 1000 giữa giống đối chứng

HT1 (23,22g) với tất cả các giống lúa trong thí nghiệm (trừ PC6).

Năng suất lý thuyết: Là chỉ tiêu để đánh giá tiềm năng cho năng suất của các

giống lúa, năng suất lý thuyết được tạo thành từ 3 yếu tố gồm số bông/m2, số hạt chắc

/bông và khối lượng 1000 hạt. Vì vậy, năng suất lý thuyết (NSLT) hay tiềm năng cho

năng suất của các giống lúa phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền.

Tại Hương Xuân, kết quả ở Bảng 3.11a cho thấy: Vụ Hè thu 2014, NSLT giữa

các giống dao động từ 4,86 - 13,15 (tấn/ha). Các giống KR1 và TN1 với NSLT tương

ứng là 6,95 và 4,86 tấn/ha không sai khác ý nghĩa so với giống đối chứng HT1 (6,24

tấn/ha); ngược lại NSLT của các giống lúa OM4900 (9,11 tấn/ha), OM7347 (8,56

tấn/ha), HP10 (9,53 tấn/ha), ĐT34 (13,15 tấn/ha) và PC6 (8,83 tấn/ha) đều cao hơn

nhiều so với đối chứng và cũng sai khác ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Mặc dù không có sự sai khác về số bông/m2 nhưng các giống OM4900, OM7347,

HP10, ĐT34 và PC6 có NSLT cao hơn giống đối chứng là do các giống lúa này có số

hạt chắc nhiều và khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng. Ngược lại, giống TN1 có số

bông/m2 đạt cao nhất nhưng NSLT thấp nhất là do giống bị nhiễm rầy, sự gây hại của

rầy làm cho số hạt chắc giảm, hạt lép lửng nên khối lượng 1000 hạt thấp. Như vậy,

trong phạm vi nghiên cứu này thì NSLT không phải do số bông/m2 quyết định mà cũng

phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố số hạt chắc/bông và khối lượng 1000.

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015: NSLT giữa các giống dao động từ 5,94 tấn/ha

(giống TN1) đến 13,70 tấn/ha (giống PC6). Giống đối chứng HT1 có NSLT đạt 8,67

tấn/ha có sai khác ý nghĩa so với các giống TN1, PC6 và OM7347 (8,96 tấn/ha) nhưng

không sai khác so với các giống còn lại (KR1, OM4900, OM7347, HP10, ĐT34).

Page 94: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

83

Khác với vụ Hè Thu 2014, NSLT của các giống lúa ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015 chủ

yếu do số bông/m2 quyết định (Bảng 3.11a).

Tại Hương An, kết quả ở Bảng 3.11b cho thấy NSLT giữa các giống dao động từ

3,73 - 10,98 (tấn/ha). Với NSLT 7,39 tấn/ha ở giống đối chứng cho thấy có sai khác ý

nghĩa so với giống ĐT34 (10,98 tấn/ha) và giống TN1 (3,73 tấn/ha) nhưng không sai

khác so với các giống còn lại gồm KR1 (6,99 tấn/ha), OM4900 (8,74 tấn/ha), OM7347

(7,81 tấn/ha), HP10 (8,81 tấn/ha) và PC6 (7,94 tấn/ha).

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015: NSLT giữa các giống dao động từ 4,57 tấn/ha

(giống TN1) đến 12,72 tấn/ha (giống PC6). Giống đối chứng HT1 có NSLT đạt 9,58

tấn/ha và có sai khác ý nghĩa so với các giống TN1, PC6; OM4900 (11,73 tấn/ha),

ĐT34 (11,92 tấn/ha) nhưng không sai khác so với các giống KR1, OM7347 và HP10

(Bảng 3.11b).

Từ kết quả về NSLT của các giống lúa thể hiện trong Bảng 3.11a và Bảng 3.11b

cho thấy NSLT của các giống lúa có thay đổi theo thời vụ và địa điểm thí nghiệm.

Trong đó, NSLT của các giống lúa ở vụ Hè Thu 2014 thấp hơn vụ Đông Xuân 2014

- 2015, và năng NSLT của các giống lúa trồng ở Hương An thấp hơn ở Hương Xuân.

Hai giống PC6 và ĐT34 có NSLT cao hơn so với giống đối chứng HT1; giống TN1

có NSLT thấp hơn và các giống còn lại (KR1, OM4900, OM7347, HP10) đều có

NSLT tương đương với giống đối chứng HT1.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu (NSTT) là kết quả cuối cùng mà các nhà

chọn tạo giống quan tâm và người trồng lúa mong đợi, là cơ sở để chọn giống thích

nghi với điều kiện sinh thái của địa phương. Vì vậy, nếu các giống lúa có khả năng

kháng RLT tốt mà năng suất không cao thì cũng khó được chấp nhận để mở rộng sản

xuất. Từ kết quả ghi nhận trong Bảng 3.11a và Bảng 3.11b cho thấy NSTT các giống

lúa khác nhau theo từng thời vụ và địa điểm nghiên cứu khác nhau. Hai giống HP10

và ĐT34 cho NSTT cao nhất và cao hơn so với đối chứng HT1. Vụ Hè thu 2014,

năng suất của giống ĐT34 đạt 4,95 tấn/ha (ở Hương An) và 5,01 tấn/ha (ở Hương

Xuân); giống lúa HP10 cho NSTT dao động từ 4,80 (ở Hương An) đến 4,81 tấn/ha

(ở Hương Xuân). Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, NSTT của giống ĐT34 đạt 5,50 - 5,96

tấn/ha và NSTT của giống HP10 đạt 5,66 - 5,97 tấn/ha, cao hơn nhiều so với NSTT

của giống đối chứng HT1 (4,28 - 5,44 tấn/ha ở Hương Xuân và 4,35 - 4,80 tấn/ha ở

Hương An). Kết quả cũng cho thấy NSTT của các giống lúa ở hai vùng nghiên cứu

thấp hơn nhiều so với NSLT một phần do thí nghiệm không sử dụng thuốc trừ sâu

bệnh hại và do một số ô thí nghiệm bị chuột gây hại giai đoạn làm đòng - trỗ.

Page 95: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

84

Bảng 3.11b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở

Hương An

Giống lúa

Số

bông/m2

(bông)

Số hạt

chắc/bông

(hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Hè Thu 2014

KR1 317,3ab 94,7cd 23,31b 6,99bc 4,87a

OM4900 317,0ab 111,3abc 23,95b 8,74b 4,70a

OM7347 310,7b 105,7bc 23,67b 7,81bc 4,52a

HP10 324,3ab 103,7c 25,25a 8,82b 4,80a

ĐT34 340,0a 127,3a 24,19a 10,98a 4,95a

PC6 305,0b 123,3ab 21,08c 7,94bc 4,32a

TN1 (Đ/c 1) 340,3a 56,7d 19,02d 3,73d 2,72b

HT1 (Đ/c 2) 330,7ab 95,7c 23,30b 7,39bc 4,35a

LSD0,05 26,5 23,1 0,76 1,81 0,70

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

KR1 376,0a 94,7c 23,98c 8,64cd 5,15ab

OM4900 373,7a 127,8ab 24,61b 11,73ab 5,43a

OM7347 338,0bc 104,0bc 22,66e 7,97d 5,34a

HP10 362,3a 115,7bc 25,74a 10,78abc 5,66a

ĐT34 329,3c 144,8a 25,04b 11,92ab 5,50a

PC6 358,3ab 154,6a 22,79de 12,72a 5,15ab

TN1 358,3ab 61,2d 20,83f 4,57e 3,31c

HT1 323,0c 127,8ab 23,22d 9,58bcd 4,80b

LSD0,05 21,8 28,2 0,44 2,68 0,53

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = năng suất lý thuyết; NSTT = năng suất thực thu; Các chữ

cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Page 96: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

85

3.1.3.4. Chất lượng của các giống lúa thí nghiệm

Chất lượng lúa gạo được đánh giá ở ba tiêu chí chính là chất lượng hình thái

(chất lượng thương phẩm), chất lượng dinh dưỡng (chất lượng sinh hóa) và chất lượng

nấu nướng (chất lượng cơm).

Theo quan điểm của các nhà di truyền chọn giống, các nhà hoá sinh học đến từ

tất cả các nước trồng lúa trên thế giới tại Viện lúa quốc tế IRRI, chất lượng lúa gạo

được chia thành bốn nhóm chính gồm:

(1) Chất lượng xay xát (milling quality): Được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủ yếu đó

là tỷ lệ gạo lật (gạo xay hay gạo lức) và gạo xát (gạo trắng) tính theo % khối lượng

của thóc; tỷ lệ gạo nguyên tính theo % khối lượng gạo xát;

(2) Chất lượng thương phẩm (marketing quality) của gạo được đánh giá thông

qua các đặc điểm của hạt gạo như: Kích thước hạt, dạng hạt, độ bạc bụng;

(3) Chất lượng dinh dưỡng (nutritive quality): Được đánh giá dựa vào hàm

lượng protein tổng số, vitamin, khoáng vi lượng.

(4) Chất lượng nấu nướng (cooking quality): được đánh giá qua các chỉ tiêu về

nhiệt độ hoá hồ, độ bền gel, hàm lượng amylose, mùi thơm và các phẩm chất của

cơm như độ bóng, độ dẻo, độ trắng, độ ngon…

Ở nước ta, chất lượng lúa gạo là một trở ngại lớn nhất trong xuất khẩu gạo hàng

hóa. Ngày nay, người tiêu dùng trên toàn thế giới đều có xu hướng lựa chọn các loại

gạo có chất lượng ngon, các loại gạo có dạng hạt dài và thon dài. Nếu giống lúa có

khả năng kháng RLT tốt, năng suất cao nhưng chất lượng thấp thì cũng khó được

thực tế sản xuất chấp nhận. Vì vậy, bên cạnh vấn đề năng suất, khả năng chống chịu

sâu bệnh thì chất lượng cũng được chú ý.

Mục tiêu của nghiên cứu này là tuyển chọn được giống lúa có khả năng kháng

RLT, có năng suất cao và phẩm chất tốt. Kết quả đánh giá và phân tích chất lượng

của các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu (riêng giống TN1 là giống chuẩn nhiễm

rầy sử dụng làm đối chứng để kiểm tra mức độ nhiễm RLT của các giống lúa nên

chúng tôi không phân tích chất lượng) được chúng tôi ghi nhận ở Bảng 3.12.

Chất lượng xay chà: Được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu tỷ lệ gạo xay (% khối

lượng gạo sau khi bóc vỏ trấu so với khối lượng lúa); tỷ lệ gạo xát/gạo trắng (% khối

lượng gạo sau khi chà và đánh bóng so với khối lượng lúa) và tỷ lệ gạo nguyên (% khối

lượng hạt gạo không gãy sau khi chà và đánh bóng so với khối lượng gạo xác).

Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy: Các giống lúa nghiên cứu đều có tỷ lệ gạo xay

Page 97: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

86

dao động từ 70,00 - 78,00% tương đương với giống đối chứng HT1 (75,33%). Trong

đó, giống KR1 đạt tỷ lệ gạo xay cao nhất (78,00%) và giống OM7347 có tỷ lệ gạo

xay thấp nhất là 70,00%.

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nghiên cứu

Chỉ tiêu chất lượng

Giống lúa

KR1 OM4900 OM7347 HP10 ĐT34 PC6 HT1

(Đ/c)

Chất lượng xay chà

Tỷ lệ gạo xay (%) 78,00 72,00 70,00 76,00 74,00 74,67 75,33

Tỷ lệ gạo xát (%) 74,67 69,33 66,67 75,33 70,00 71,33 72,67

Tỷ lệ gạo nguyên (%) 69,00 60,00 59,00 68,00 48,67 52,67 70,67

Chất lượng thương phẩm

Dài hạt (mm) 7,43 6,81 6,46 6,99 6,28 6,18 6,31

Rộng hạt (mm) 1,93 2,09 1,97 2,09 2,03 2,17 2,02

Tỷ lệ dài/rộng 3,8 3,3 3,3 3,4 3,1 2,9 3,1

Dạng hạt TD TD TD TD TD Thon TD

Độ bạc bụng (điểm) 1 1 5 1 5 1 5

Chất lượng dinh dưỡng

Hàm lượng Protein (%) 8,27 8,46 8,63 8,69 9,33 9,59 8,19

Chất lượng ăn uống

Hàm lượng Amylose (%) 14,98 17,21 17,50 16,02 13,61 14,89 17,07

Mùi thơm (điểm) 3,0 2,3 2,0 3,0 2,0 3,0 4,5

Độ trắng (điểm) 4,6 4,4 4,6 5,0 2,7 4,7 4,1

Độ dẻo (điểm) 3,5 3,0 2,7 4,2 4,3 3,2 5,0

Vị ngon (điểm) 4,4 3,4 2,8 4,4 3,2 4,6 4,6

Xếp loại chất lượng cơm

(điểm) 15,5 13,1 12,1 16,6 12,2 15,5 18,2

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TD = Thon dài; Mẫu lúa phân tích được lấy từ thí nghiệm ở

Hương Xuân vụ Đông Xuân 2014 - 2015; Phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ

môn Di truyền - Giống cây trồng, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Page 98: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

87

(Phụ lục 6).

Về tỷ lệ gạo xát thì HP10 là giống đạt cao nhất với 75,33%, cao hơn đối chứng

HT1 (72,67%); các giống còn lại có tỷ lệ gạo xát đạt từ 66,67 - 74,67%. Tỷ lệ gạo

nguyên của các giống lúa biến động từ 48,67 - 70,67% tương ứng với giống ĐT34 và

đối chứng HT1. Trong các giống nghiên cứu thì KR1 có tỷ lệ gạo nguyên đạt cao nhất

(69%), tiếp đến là HP10 (68%) (Bảng 3.12).

Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), hạt thóc sau khi xay chà thì vỏ

trấu chiếm khoảng 20% khối lượng hạt, gạo lức chiếm khoảng 80%, tỷ lệ gạo trắng

chiếm khoảng từ 67 đến 70% khối lượng hạt thóc hạt trong đó cám chiếm từ 8 đến

12% trọng lượng hạt gạo và tỷ lệ gạo nguyên chiếm khoảng từ 40 đến 60% khối lượng

hạt thóc. Như vậy, với kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy các giống lúa trong nghiên cứu

này với tỷ lệ gạo xay dao động từ 70,00 - 78,00%, tỷ lệ gạo xát từ 66,67 - 74,67% và

tỷ lệ gạo nguyên từ 48,67 - 69,00% là đảm bảo chất lượng.

Chất lượng thương phẩm: Thị hiếu người tiêu dùng về dạng hạt rất khác nhau,

có nơi thích hạt tròn, có nơi thích hạt gạo dài trung bình, nhưng được tiêu thụ nhiều

nhất trên thị trường quốc tế là hạt gạo dài hoặc thon dài (Cruz và Khush, 2000). Chiều

dài hạt gạo là một thông số quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu, hiện nay chiều dài

hạt gạo trên thị trường quốc tế là > 7mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy có 3 giống KR1, OM4900 và HP10 có chiều dài hạt

thuộc loại dài (6,81 - 7,43mm), các giống còn lại có chiều dài hạt trung bình (6,18 -

6,46mm). Tuy nhiên, với tỷ lệ dài/rộng > 3,0 nên các giống lúa đều có dạng hạt thon

dài, riêng PC6 có dạng hạt thon (tỷ lệ dài/rộng = 2,9).

Về độ bạc bụng: hạt gạo bị bạc bụng (có những điểm trắng đục) tuy không ảnh

hưởng đến chất lượng cơm nhưng đây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất

lượng thương phẩm và giá gạo trên thị trường. Đám màu trắng đục là nơi tinh bột

trong gạo hình thành chưa đúng tiêu chuẩn nên những phần này rất yếu và dễ vỡ, và

khó xay xát. Mức độ bạc bụng do yếu tố di truyền quy định nhưng cũng chịu sự chi

phối của điều kiện môi trường. Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy các giống KR1,

OM4900, HP10 và PC6 ít bị bạc bụng (điểm 1); các giống còn lại gồm OM7347,

ĐT34 và đối chứng HT1 đều bị bạc bụng trung bình ở điểm 5.

Chất lượng dinh dưỡng: Hàm lượng protein là một chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá chất lượng dinh dưỡng trong gạo. Hàm lượng protein chủ yếu do đặc điểm di

truyền của giống quyết định, tuy nhiên nó còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện

gieo trồng, hàm lượng protein trong gạo sẽ giảm dần sau thu hoạch hai tháng. Hàm

Page 99: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

88

lượng protein trong các giống lúa là do di truyền quyết định, dao động từ 6 - 12%.

Kết quả phân tích ở Bảng 3.12 cho thấy hàm lượng protein trong các giống lúa thí

nghiệm dao động từ 8,19 - 9,59%; tất cả các giống đều có hàm lượng protein cao

hơn đối chứng (8,19%). Trong đó, hai giống có hàm lượng lượng protein rất cao là

ĐT34 (9,33%) và PC6 (9,59%).

Chất lượng nấu nướng: Hàm lượng Amylose trong hạt gạo có ảnh hưởng lớn

đến chất lượng nấu nướng và ăn uống. Amylose càng thấp thì cơm càng dẻo. Các

giống có hàm lượng amylose cao thì cơm cứng nhất là khi để nguội. Hàm lượng

amylose do gen quy định nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Kết

quả ở Bảng 3.12 cho thấy các giống thí nghiệm đều có hàm lượng amylose thấp, dao

động từ 13,71 - 19,02 % tương ứng với giống ĐT34 và OM7347. Trong đó, các giống

ĐT34, KR1, HP10 và PC6 có hàm lượng amylose thấp hơn giống đối chứng HT1

(17,07%).

Ngoài hàm lượng amylose, chúng tôi cũng đánh giá một số chỉ tiêu cảm quan

liên quan đến chất lượng cơm như mùi thơm, độ trắng, độ dẻo, vị ngon của các giống

lúa. Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy các giống có mùi thơm nhẹ dao động từ điểm 2 -

3 và ít thơm hơn so với giống đối chứng HT1 (điểm trung bình 4,5); phần lớn các

giống có độ trắng và độ bóng ở điểm 4 - 5 (riêng giống ĐT34 hạt gạo xát bị xỉn màu

nên độ trắng được đánh giá điểm trung bình là 2,7); giống đối chứng HT1 có độ dẻo

cao nhất (rất dẻo) ở điểm 5, hai giống HP10 và ĐT34 có độ dẻo cao > 4, giống KR1

và OM4900 có độ dẻo trung bình > 3 và OM7347 là giống có gạo ít dẻo nhất với độ

dẻo trung bình ở điểm 2,7. Các giống lúa KR1, HP10, PC6 có độ ngon được đánh giá

ở điểm 4,4 - 4,6 tương đươcng giống đối chứng HT1 (điểm trung bình 4,6); giống

ĐT34 và OM4900 có gạo ngon vừa được đánh giá ở điểm 3,2 - 3,4, riêng giống

OM7347 được đánh giá ở điểm trung bình 2,8 (chấp nhận được).

Theo tiêu chuẩn TCVN 8373:2010, chất lượng cơm được đánh giá dựa vào

điểm trung bình chung của các chỉ tiêu chất lượng cảm quan về mùi thơm, độ trắng,

độ dẻo và vị ngon. Cụ thể, gạo có chất lượng tốt (điểm tổng hợp từ 18,6 đến 20,0);

chất lượng khá (điểm tổng hợp từ 15,2 đến 18,5); chất lượng trung bình (điểm tổng

hợp từ 11,2 đến 15,1); chất lượng kém (điểm tổng hợp từ 7,2 đến 11,1) và chất

lượng rất kém (điểm tổng hợp < 7,2). Từ kết quả ở Bảng 3.12 thì chất lượng cơm

của các giống lúa nghiên cứu được được đánh giá như sau: các giống lúa KR1, HP10

và PC6 có chất lượng khá (điểm tổng hợp từ 15,5 - 16,6); các giống OM7347,

OM4900 và ĐT34 có chất lượng trung bình (điểm tổng hợp từ 12,1 - 13,1), các

Page 100: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

89

giống lúa trong nghiên cứu đều có chất lượng thấp hơn giống đối chứng HT1 (điểm

tổng hợp 18,2).

Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm cơ bản các giống lúa có biểu hiện kháng RLT

trên đồng ruộng ở Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu 2014 và Đông Xuân 2014 - 2015

kết hợp với kết quả đánh giá chất lượng của các giống lúa thể hiện ở Bảng 3.6 đến

Bảng 3.12. Dựa vào tiêu chí chọn giống lúa có khả năng kháng RLT, cho năng suất

cao, chất lượng tốt, chúng tôi đã xác định được hai giống lúa HP10 và ĐT34 là những

giống có triển vọng nhất trong tập đoàn giống nghiên cứu, hai giống lúa này thuộc

nhóm giống trung ngày, có các đặc điểm nông học tốt, sinh trưởng phát triển phù

hợp với điều kiện ở Thừa Thiên Huế, mật độ RLT thấp, ít bị nhiễm sâu bệnh hại và

cho năng suất cao hơn chứng HT1. Đặc biệt, giống lúa HP10 có chất lượng ngon

tương đương đối chứng HT1. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu các biện pháp kỹ

thuật cho các giống lúa này để có quy trình sản xuất phù hợp đưa vào sản xuất tại

địa phương.

3.2. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA

KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

Để đưa các giống lúa HP10 và ĐT34 vào cơ cấu giống lúa tại Thừa Thiên Huế

và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất các giống lúa này, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác như xác định lượng giống gieo sạ phù hợp,

lượng phân bón hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trồng lúa tại địa

phương. Nghiên cứu được tiến hành tại Hợp tác xã Đông Xuân, phường Hương Xuân,

thị xã hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và Hè

Thu 2015. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.13 đến Bảng 3.25.

3.2.1. Nghiên cứu xác định lượng giống gieo thích hợp đối với giống lúa HP10 và

ĐT34

Trong thâm canh muốn đạt năng suất cao, điều đầu tiên phải tranh thủ tăng số

bông đến mức độ cần thiết và đây cũng là yếu tố năng suất dễ tác động nhất. Mật độ

gieo có liên quan đến kết cấu quần thể ruộng lúa, mà quần thể ruộng lúa thích hợp

hay không sẽ cho năng suất cao hay thấp. Mật độ gieo quyết định số bông trên đơn

vị diện tích, số bông trên đơn vị diện tích lại là yếu tố quan trọng trong cấu thành

năng suất.

Ở ĐBSCL, tập quán sạ lan truyền thống của nông dân với mật độ cao khoảng

200 kg/ha, bón nhiều phân đạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển

Page 101: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

90

và làm giảm năng suất từ 38,2 - 64,6%, giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1 - 11,3% và giảm

trọng lượng 1000 hạt từ 3,7 - 5,1% (Lê Hữu Hải và cs, 2006). Vì vậy, gieo sạ ở mật

độ vừa phải và bón phân hợp lý sẽ rất có ý nghĩa trong việc làm giảm sự phát triển

của dịch hại, tăng năng suất lúa. Để xác định mật độ gieo sạ hợp lý cho hai giống lúa

HP10 và ĐT34 tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 5 công thức về

lượng giống gieo gồm 60, 80, 100, 120, 140 kg/ha trong hai vụ Đông Xuân 2014 -

2015 và vụ Hè Thu 2015 với công thức 100 kg/ha làm đối chứng. Kết quả được trình

bày ở Bảng 3.13 đến Bảng 3.18.

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến đặc điểm nông học của giống lúa HP10

và ĐT34

Theo tác giả Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phượng (2011) thì mật độ

gieo sạ không ảnh hưởng đến số nhánh tối đa và tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhưng ảnh

hưởng rõ rệt đến chiều cao cây và chiều dài bông (sai khác ý nghĩa ở mức 1%). Kết

quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.1.3 cũng có sự tương đồng.

Bảng 3.13. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình thái của giống lúa

HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

TGST

(ngày

)

CCC

cuối

cùng

(cm)

Số

NHH

(nhánh)

Chiều

dài

bông

(cm)

TGST

(ngày

)

CCC

cuối

cùng

(cm)

Số

NHH

(nhánh)

Chiều

dài

bông

(cm)

HP10

60 105 93,2cd 3,0bcd 24,2cde 92 89,8cde 2,5ab 23,4bc

d 80 110 90,5de 2,6abc 23,5def 95 87,5def 2,6a 22,6de

100 (Đ/c) 112 90,6de 2,3bcd 23,5ef 98 85,1f 2,1bc 22,5de

120 112 90,5de 2,0de 22,6f 98 86,4ef 1,9cd 21,8e

140 112 89,4e 1,8e 22,7f 98 84,7f 1,6d 21,8e

ĐT34

60 105 100,3a 2,7ab 26,0a 92 98,0a 2,3abc 24,8a

80 107 97,2b 2,3bcd 25,5ab 94 94,3b 1,9cd 24,0ab

100 (Đ/c) 110 94,6bc 2,3bcd 24,5cd 96 90,8cd 1,9cd 23,7bc

120 110 94,7bc 2,2cde 24,9bc 96 92,3bc 1,6d 23,6bc

140 110 93,9c 1,9e 23,4ef 96 90,1cd 1,7d 22,9cd

Page 102: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

91

LSD0,05 - 3,02 0,43 0,99 - 3,43 0,35 0,93

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = thời gian sinh trưởng; CCC = chiều cao cây; NHH =

nhánh hữu hiệu. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa

theo phân tích ANOVA.

Thời gian sinh trưởng: Kết quả ở Bảng 3.13 cho thấy mật độ gieo sạ có ảnh hưởng

đến TGST của các hai giống lúa HP10 và ĐT34. Cụ thể, trong phạm vi lượng giống

gieo từ 100 - 140 kg/ha, TGST của hai giống không thay đổi là 112 ngày ở vụ Đông

Xuân 2014 - 2015 và 98 ngày ở vụ Hè Thu 2015 (giống HP10) và 110 ngày ở vụ Đông

Xuân 2014 - 2015 và 96 ngày ở vụ Hè Thu 2015 (giống ĐT34). Tuy nhiên, ở mật độ

gieo sạ thưa hơn với lượng giống 60 - 80 kg/ha thì TGST được rút ngắn từ 2 - 7 ngày

ở vụ Đông Xuân và 3 - 6 ngày ở vụ Hè Thu với đối giống HP10, đối với giống ĐT34

tương ứng là 3 - 5 ngày ở vụ Đông Xuân và 2 - 4 ngày ở vụ Hè Thu.

Chiều cao cây cuối cùng: Nguyễn Văn Hoan (1995) cho rằng sự tăng trưởng

chiều cao cây lúa phụ thuộc nhiều vào giống và các yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là lượng

phân đạm cung cấp cho cây và mật độ gieo sạ. Thật vậy, kết quả nghiên cứu của chúng

tôi ở Bảng 3.13 cho thấy đối với giống lúa HP10, chiều cao cây dao động từ 89,4 -

93,2cm (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 84,7 - 89,8cm (vụ Hè Thu 2015); ở công thức

60 kg/ha có chiều cao cây cao nhất và cho thấy có sự sai khác ý nghĩa so với các công

thức còn lại, trong khoảng lượng giống gieo 80 - 140 kg/ha, chiều cao cây của giống

lúa HP10 tuy có chênh lệch nhưng sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay

nói cách khác lượng giống gieo từ 80 - 140 kg/ha không ảnh hưởng đến chiều cao cây

của giống lúa HP10. Đối với giống lúa ĐT34, chiều cao cây dao động từ 93,9 -

100,3cm (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 90,1 - 98,0cm (vụ Hè Thu 2015); công thức

60 kg/ha có chiều cao cây cao nhất và cho thấy sai khác ý nghĩa ở mức tin cậy 95%

so với các công thức có lượng giống gieo từ 100 - 140 kg/ha trong hai vụ Đông xuân

và Hè thu.

Như vậy, trong khoảng lượng giống gieo dao động từ 60 - 140 kg/ha thì chiều

cao cây cuối cùng của hai giống lúa HP10 và ĐT34 có tương quan nghịch với lượng

giống gieo.

Số nhánh hữu hiệu: Bảng 3.13 cho thấy đối với giống lúa HP10 số nhánh hữu

hiệu ở các công thức dao động từ 1,8 - 3,0 nhánh/cây (vụ Đông Xuân 2014 - 2015)

và 1,6 - 2,6 nhánh/cây (vụ Hè Thu 2015). Kết quả cũng chỉ ra rằng ở lượng giống

gieo 120 - 140 kg/ha thì số nhánh hữu hiệu ít hơn và có sai khác ý nghĩa so với ở mức

60 - 100kg/ha, tức là lượng giống gieo càng cao (gieo càng dày) thì số nhánh hữu

Page 103: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

92

hiệu càng ít. Tương tự, ở giống lúa ĐT34, số nhánh hữu hiệu cũng đạt cao nhất ở

công thức 60 kg/ha (2,7 nhánh/cây ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và 2,3 nhánh/cây ở

vụ Hè Thu 2014), kết quả này cũng chỉ ra sự sai khác về mặt thống kê so với các công

thức 120, 140 kg/ha nhưng không sai khác so với các công thức 80 và 100 kg/ha. Kết

quả cũng cho thấy trong phạm vi lượng giống gieo từ 60 - 140 kg/ha thì giống lúa

HP10 có số nhánh hữu hiệu cao hơn giống lúa ĐT34.

Tóm lại, trong phạm vi lượng giống gieo từ 60 - 140 kg/ha số nhánh hữu hiệu của

hai giống lúa HP10 và ĐT34 tương quan nghịch với lượng giống gieo. Kết quả này

hoàn toàn phù hợp với nhận định của tác giả Nguyễn Trường Giang và cs (2011) cho

rằng khi sạ dày cây lúa sẽ ít đẻ nhánh và sẽ tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh

được ánh sáng và dinh dưỡng, số chồi đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa.

Chiều dài bông: Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, chiều dài bông của giống lúa HP10

không thay đổi nhiều ở các công thức 80, 100, 120 và 140 kg/ha, dao động từ 22,6 -

23,5cm, nhưng ở lượng giống gieo 60 kg/ha cho thấy chiều dài bông dài nhất 24,2cm

và có sai khác ý nghĩa so với các công thức còn lại. Trong vụ Hè Thu 2015, chiều dài

bông của giống lúa HP10 dao động từ 21,8 - 23,4cm tương ứng với công thức 140

kg/ha và 60 kg/ha, giữa các lượng giống gieo 60, 80 và 100 kg/ha không sai khác ý

nghĩa nhưng sai khác so với các công thức 120 và 140 kg/ha. Đối với giống lúa ĐT34,

ở các lượng giống gieo khác nhau chiều dài bông biến động từ 23,4 - 26,0cm (vụ

Đông Xuân 2014 - 2015) và 22,9 - 24,8cm (vụ Hè Thu 2015). Chiều dài bông dài

nhất ở công thức 60 kg/ha và ngắn nhất ở công thức 140 kg/ha. Kết quả phân tích

thống kê ở Bảng 3.13 cũng cho thấy sự sai khác ý nghĩa về chiều dài bông ở các lượng

giống gieo sạ khác nhau trong hai thời vụ (Bảng 3.13).

Nhìn chung, với kết quả phân tích trên có thể thấy rằng lượng giống gieo từ 60

- 140 kg/ha có ảnh hưởng đến TGST, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và chiều dài

bông của giống lúa HP10 và ĐT34. Trong đó, ở công thức 60 và 80 kg/ha có TGST

ngắn hơn, chiều cao cây cuối cùng cao hơn, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn và bông lúa

dài hơn so với các công thức 100, 120 và 140 kg/ha (Bảng 3.13).

Đặc điểm nông học: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một

số đặc tính nông học (độ thoát cổ bông, độ cứng cây và độ tàn lá) của giống lúa

HP10 và ĐT34 được thể hiện ở Bảng 3.14. Nhìn chung, với lượng giống gieo dao

động từ 60 - 140 kg/ha không ảnh hưởng đến đặc điểm nông học của các giống lúa

trong hai vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và Hè Thu 2015. Kết quả cho thấy, ở tất cả các

công thức hai giống HP10 và ĐT34 đều trỗ thoát tốt ở điểm 9, không bị đổ ngã (độ

cứng cây ở điểm 1) và độ tàn lá muộn ở điểm 1 (riêng đối với giống ĐT34, mật độ có

Page 104: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

93

ảnh hưởng đến độ tàn lá, vụ Đông Xuân 2014 - 2015 có độ tàn lá trung bình ở điểm

5 nhưng vụ Hè Thu 2015 lá vẫn giữ được màu xanh cho đến lúc thu hoạch nên được

đánh giả ở điểm 1).

Bảng 3.14. Một số đặc điểm nông học của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng

giống gieo khác nhau

Đơn vị tính: Điểm

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

Độ thoát

cổ bông

Độ

cứng cây

Độ tàn

Độ thoát

cổ bông

Độ

cứng cây

Độ

tàn lá

HP10

60 9 1 1 9 1 1

80 9 1 1 9 1 1

100 (Đ/c) 9 1 1 9 1 1

120 9 1 1 9 1 1

140 9 1 1 9 1 1

ĐT34

60 9 1 5 9 1 1

80 9 1 5 9 1 1

100 (Đ/c) 9 1 5 9 1 1

120 9 1 5 9 1 1

140 9 1 5 9 1 1

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng và

sâu bệnh hại trên giống lúa HP10 và ĐT34

Gieo sạ dày là một trong những nguyên nhân làm cho sâu bệnh hại phát sinh gây

hại trên đồng ruộng, trong đó có rầy hại lúa. Theo Nguyễn Tiến Long (2014), trong

khoảng mật độ gieo sạ từ 40 - 70 kg/ha thì ở công thức 70 kg/ha có mật độ rầy nâu cao

nhất. Cho đến nay, chưa có kết quả nghiên cứu nào được công bố về ảnh hưởng của

mật độ gieo sạ đến RLT hại lúa. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo

đến diễn biến RLT trên các giống lúa HP10 và ĐT34 được chúng tôi trình bày ở Bảng

3.15.

Page 105: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

94

Kết quả cho thấy, mật độ RLT ở các công thức lượng giống gieo khác nhau là

khác nhau theo từng giống lúa và theo thời vụ.

Bảng 3.15. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống

gieo khác nhau

Đơn vị tính: Con/m2

Giống lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

60 0,0d 7,0c 37,3b 25,0e 18,0a

80 0,3cd 8,0c 48,3ab 17,0e 20,7a

100 (Đ/c) 1,3bcd 9,0c 45,0ab 74,3b-e 25,3a

120 1,7bc 11,7bc 47,7ab 43,3de 38,7a

140 2,0b 15,0abc 64,0ab 102,7bcd 40,3a

ĐT34

60 0,0d 9,7c 55,7ab 60,7cde 19,0a

80 1,0bcd 12,0bc 49,7ab 103,3bcd 20,0a

100 (Đ/c) 1,3bcd 18,0ab 85,3a 118,3bc 26,7a

120 2,3b 11,3bc 68,7ab 137,7ab 17,7a

140 4,3a 23,0a 71,0ab 200,0a 38,0a

LSD0,05 1,52 8,00 47,33 68,57 25,88

Vụ Hè Thu 2015

HP10

60 3,0c 25,3cd 55,7ab 30,3f 19,0a

80 2,7c 19,3d 49,7ab 37,3f 20,0a

100 (Đ/c) 7,0bc 34,3bcd 85,3a 76,0ef 26,7a

120 4,0c 29,3cd 68,7ab 74,0ef 17,7a

140 11,3ab 72,3a 71,0ab 149,3de 38,0a

ĐT34

60 4,7c 27,7cd 37,3b 166,7de 18,0a

80 5,3c 30,7bcd 48,3ab 204,3cd 20,7a

100 (Đ/c) 4,0c 34,7bcd 45,0ab 301,3bc 25,3a

120 12,0a 49,0abc 47,7ab 312,7ab 38,7a

140 13,7a 55,7ab 64,0ab 414,3a 40,3a

LSD0,05 4,74 25,92 42,24 104,75 24,77

Page 106: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

95

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác

có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015: Ở giai đoạn mạ, các công thức 80, 100, 120 và 140

kg/ha đã ghi nhận sự xuất hiện của RLT trên hai giống lúa với mật độ thấp từ 0,3 -

2,0 con/m2 (giống lúa HP10) và 1,0 - 4,3 con/m2 (giống lúa ĐT34); riêng công thức

60 kg/ha chưa thấy RLT xuất hiện. Trong thời kỳ lúa đẻ nhánh, ở giống lúa HP10 mật

độ RLT cao nhất trên công thức 140 kg/ha với 15,0 con/m2; tiếp theo là công thức

120 kg/ha với 11,7 con/m2; các công thức còn lại có mật độ RLT là 7,0 - 9,0 con/m2;

kết quả cho thấy không có sự sai khác ý nghĩa về mật độ RLT giữa các công thức ở

giai đoạn này. Đối với giống lúa ĐT34, mật độ RLT giai đoạn đẻ nhánh dao động từ

9,7 - 23,0 con/m2 tương ứng với công thức 60 kg/ha và 140 kg/ha và đã cho thấy có

sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với nhau. Sau đó, RLT tích lũy quần thể và

tăng dần mật độ và đạt đỉnh cao vào thời điểm lúa làm đòng - trỗ rồi giảm dần về cuối

vụ. Kết quả còn cho thấy, cả hai giống lúa HP10 và ĐT34 đều có mật độ RLT cao

nhất ở công thức 140 kg/ha qua tất cả các giai đoạn sinh trưởng từ mạ - chín, tại cao

điểm ở giai đoạn lúa trỗ mật độ RLT trên giống HP10 là 102,7 con/m2 và giống ĐT34

là 200,0 con/m2 (Bảng 3.15).

Vụ Hè Thu 2015: Rầy lưng trắng xuất hiện sớm trên các giống lúa từ giai đoạn

mạ, ở tất cả các công thức mật độ đã ghi nhận sự có mặt của RLT với mật độ 2,7 -

11,3 con/m2 (giống lúa HP10) và 4,0 - 13,7 con/m2 (giống lúa ĐT34). Tương tự với

quy luật phát sinh ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015, trên các công thức thí nghiệm RLT

tích lũy quần thể và đạt cao điểm mật độ ở giai đoạn lúa làm đòng - trỗ, tại cao điểm

mật độ RLT trên giống HP10 là 149,3 con/m2 và giống ĐT34 là 414,3 con/m2 đều ở

công thức 140 kg/ha. Sau đó, RLT có xu hướng giảm dần về cuối vụ. Kết quả phân

tích thống kê còn cho thấy giữa các công thức có sự sai khác ý nghĩa về mật độ RLT,

trong đó sự sai khác rõ nhất ở công thức 60 kg/ha so với 140 kg/ha ở cả hai giống lúa

HP10 và ĐT34 (Bảng 3.15).

Kết quả về ảnh hưởng của lượng giống gieo đến mức độ nhiễm các đối tượng

sâu, bệnh hại chính của giống lúa HP10 và ĐT34 ở Bảng 3.16 cho thấy: Lượng giống

gieo càng ít (mật độ gieo sạ càng thưa) thì càng ít bị sâu, bệnh gây hại, Trong đó, ở

các công thức 60, 80 và 100 kg/ha mức độ nhiễm các đối tượng đạo ôn cổ bông, khô

vằn, đốm nâu, bạc lá, sâu CLN, sâu đục thân không khác nhau và dao động từ điểm

0 - 1. Ở công thức 120 và 140 kg/ha, mức độ nhiễm các đối tượng sâu, bệnh hại trên

của cả hai giống đều cao hơn, dao động từ điểm 1 - 3 (giống lúa HP10) và điểm 3 - 5

(giống lúa ĐT34).

Page 107: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

96

Bảng 3.16. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở

lượng giống gieo khác nhau

Đơn vị tính: Điểm

Giống

lúa

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

Bệnh

đạo

ôn cổ

bông

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Sâu

CLN

Sâu

đục

thân

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Bệnh

bạc

Sâu

CLN

Sâu

đục

thân

HP10

60 1 0 1 1 0 1 1 0 1 0

80 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1

100

(Đ/c) 1 0 1 1 0 1 3 0 1 1

120 3 1 1 1 1 3 3 1 1 1

140 3 1 3 3 1 3 3 1 3 3

ĐT34

60 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1

80 1 1 1 1 0 1 3 0 1 1

100

(Đ/c) 1 1 1 3 1 3 3 1 1 1

120 3 3 3 3 1 3 3 1 3 3

140 5 3 5 3 1 5 3 1 5 3

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; CLN = Cuốn lá nhỏ; Kết quả đánh giá tại thời điểm sâu, bệnh

hại phát sinh gây hại nặng nhất (Phụ lục 3).

3.2.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34

Mật độ gieo sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có

hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ thích hợp còn tạo sự tương

tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng

là cho năng suất cao. Để xác định được mật độ gieo sạ thích hợp cho hai giống lúa

HP10, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất

Page 108: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

97

của hai giống lúa này trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và Hè Thu 2015, kết quả được

ghi nhận ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và

ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Số

bông/m2

(bông)

Số hạt

chắc/bông

(hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Đông xuân 2014 - 2015

HP10

60 399,7de 120,5cd 25,94a 12,51abc 6,21abc

80 442,7cd 105,5de 25,40b 11,87abc 6,60a

100 (Đ/c) 467,67bc 107,7de 25,41b 12,78abc 6,22abc

120 483,7bc 107,0de 24,46c 12,67abc 6,16bc

140 556,3a 79,0f 23,06d 10,18c 5,60d

ĐT34

60 307,0f 181,7a 25,49ab 14,16a 6,13bc

80 360,0e 147,3b 25,14b 13,39ab 6,03abc

100 (Đ/c) 407,7de 136,5bc 24,99b 13,90ab 6,30ab

120 506,3b 92,4ef 24,28c 11,24bc 5,87cd

140 571,7a 90,9ef 23,10d 12,01abc 5,57d

LSD0,05 48,3 22,9 0,49 2,91 0,39

Vụ Hè Thu 2015

HP10

60 361,3ef 114,1cd 24,70a 10,16a 5,17cd

80 404,3de 104,5cde 24,17b 10,23a 5,83a

100 (Đ/c) 429,3d 102,3de 24,17b 10,60a 5,49abc

120 445,3cd 101,7de 23,23c 10,51a 5,33bcd

140 518,0ab 81,9f 21,83d 9,23a 5,22cd

ĐT34

60 282,0g 158,4a 24,25ab 10,81a 5,21cd

80 335,0f 134,4b 23,91b 10,79a 5,33bcd

100 (Đ/c) 382,7ef 121,4bc 23,76b 11,02a 5,66ab

120 481,3bc 93,8ef 23,04c 10,48a 5,18cd

140 546,7a 87,7ef 21,87d 10,46a 5,06d

LSD0,05 49,4 17,6 0,50 1,94 0,33

Page 109: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

98

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ

cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.

Số bông/m2: Số bông/m2 được hình thành từ số nhánh hữu hiệu. Sự khác nhau

về số nhánh hữu hiệu giữa các công thức về mật độ sạ ở Bảng 3.13 dẫn đến sự sai

khác có ý nghĩa về số bông/m2 ở Bảng 3.17. Trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, ở

giống lúa HP10 các công thức có số bông/m2 dao động từ 399,7 - 556,3 bông và

307,0 -501,7 bông ở giống lúa ĐT34. Trong đó, công thức 60 kg/ha cho số bông/m2

thấp nhất và cao nhất ở công thức 140 kg/ha. Kết quả phân tích thống kê còn cho

thấy đối với giống lúa HP10 thì lượng giống gieo 60 và 80 kg/ha không ảnh hưởng

đến số bông/m2 nhưng các công thức còn lại đều thể hiện sai khác ý nghĩa; với giống

lúa ĐT34 các lượng giống gieo khác nhau từ 60 - 140 kg/ha đều chỉ ra sự sai khác

ý nghĩa ở mức 95%.

Số hạt chắc/bông: Kết quả ở Bảng 3.17 cho thấy số hạt chắc/bông giữa các công

thức khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 95%, công thức 60 kg/ha cho số

hạt chắc/bông cao nhất và công thức 140 kg/ha có số hạt chắc/bông thấp nhất. Đối

với giống lúa HP10, số hạt chắc/bông dao động từ 79,0 - 120,5 hạt (vụ Đông Xuân

2014 - 2015) và 81,9 -114,1 hạt (vụ Hè Thu 2015), các công thức 80 - 120 kg/ha

không có sai khác về số hạt chắc/bông, Đối với giống lúa ĐT34, số hạt chắc/bông

dao động từ 79,0 - 120,5 hạt (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 87,7 - 158,4 hạt (vụ Hè

Thu 2015), ở công thức 80 và 100 kg/ha không có sự sai khác ý nghĩa về số hạt

chắc/bông. Kết quả còn cho thấy trong cùng thời vụ, cùng giống lúa thì số hạt

chắc/bông giảm khi lượng giống gieo tăng hay nói cách khác là mật độ gieo sạ có ảnh

hưởng sâu sắc đến số hạt chắc/bông của từng giống lúa.

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là đặc tính ổn định của giống vì kích

thước hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu nên hạt không thể sinh trưởng

lớn hơn khả năng vỏ trấu dù các điều kiện thời tiết thuận lợi và nguồn cung cấp chất

dinh dưỡng đầy đủ, Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng mật

độ gieo sạ cũng ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt của các giống lúa. Tương tự số

hạt chắc, ở cả hai giống lúa trong hai thời vụ khác nhau thì công thức 60 kg/ha cho

khối lượng 1000 hạt lớn nhất và công thức 140 kg/ha có khối lượng 1000 hạt nhỏ

nhất. Trong đó, giống HP10 có khối lượng 1000 hạt biến động từ 23,06 - 25,94g (vụ

Đông Xuân 2014 - 2015) và 21,83 - 24,70g (vụ Hè Thu 2015), giữa các công thức

đều cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê (trừ công thức 80 và 100 kg/ha). Đối

Page 110: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

99

với giống ĐT34, khối lượng 1000 hạt biến động từ 23,10 - 25,49g (vụ Đông Xuân

2014 - 2015) và 21,87 - 24,35g (vụ Hè Thu 2015), công thức 60 kg/ha không sai khác

ý nghĩa so với công thức 80 và 100 kg/ha nhưng có khác biệt có ý nghĩa về thống kê

ở độ tin cậy 95% so với công thức 120 và 140 kg/ha (Bảng 3.17).

Tác giả Nguyễn Trường Giang và cs (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của

phương thức gieo sạ (sạ lan và sạ hàng) với mật độ từ 50 - 200 kg/ha đến năng suất

giống lúa MTL645 tại Hậu Giang cho thấy ở nghiệm thức sạ hàng mật độ 100 kg/ha

có khối lượng 1000 hạt lớn nhất (28,16g) và khối lượng 1000 hạt nhỏ nhất ở nghiệm

thức sạ lan 200 kg/ha (26,41g). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.17 cũng

tương tự là ở mật độ sạ dày với lượng giống gieo tương ứng là 140 kg/ha thì cả giống

lúa HP10 và ĐT34 đều cho khối lượng 1000 hạt nhỏ nhất.

Năng suất lý thuyết: Kết quả ở Bảng 3.17 cho thấy, tuy lượng giống gieo có ảnh

hưởng đến số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt của hai giống lúa

HP10 và ĐT34 nhưng NSLT không chỉ ra sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức

khác nhau. Sở dĩ như vậy là do NSLT được tạo thành từ 3 yếu tố trên, các yếu tố này

biến động theo lượng giống gieo, lượng giống gieo ít (mật độ thưa) thì cho số bông/m2

thấp nhưng lại có số hạt chắc/bông cao và khối lượng 1000 hạt lớn và ngược lại. Đối

với giống lúa HP10, NSLT đạt cao nhất ở công thức 100 kg/ha là 12,78 tấn/ha (vụ

Đông Xuân 2014 - 2015) và 10,60 tấn/ha (vụ Hè Thu 2015). Tương tự, NSLT của

giống lúa ĐT34 cũng đạt cao nhất ở công thức 100 kg/ha là 13,90 tấn/ha (vụ Đông

Xuân 2014 - 2015) và 11,02 tấn/ha (vụ Hè Thu 2015). Theo Nguyễn Văn Luật (2001)

trong trường hợp mật độ quá thưa, tuy có thể nhận được bông to, hạt nhiều, nhưng

không bù lại được số bông quá ít trên một đơn vị diện tích, nên không phát huy được

tiềm năng năng suất, mặc dù các biện pháp thâm canh được thực hiện tốt. Nghiên cứu

của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.

Năng suất thực thu: Theo kết quả được ghi nhận ở Bảng 3.17, giữa các công

thức về lượng giống gieo cho thấy năng suất thực tế khác biệt có ý nghĩa về thống kê

ở độ tin cậy 95%. Ở giống lúa HP10, công thức 80 kg/ha cho NSTT cao nhất là 6,22

tấn/ha trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và 5,83 tấn/ha trong vụ Hè Thu 2015. Trong

khi đó, giống lúa ĐT34 lại đạt NSTT cao nhất ở công thức 100 kg/ha, tương ứng là

6,30 tấn/ha (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 5,66 tấn/ha (vụ Hè Thu 2015). Cả hai

giống lúa HP10 và ĐT34 đều cho NSTT thấp nhất ở công thức 140 kg/ha trong hai

Page 111: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

100

vụ. Kết quả cũng cho thấy, mặc dù ở các công thức đều cho NSLT cao nhưng NSTT

thấp, nguyên nhân là do trên đồng ruộng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,

thêm vào đó nghiên cứu này chúng tôi không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nên một

phần năng suất cũng bị thất thoát.

Nghiên cứu này cho thấy mật độ gieo sạ có ảnh hưởng đến NSTT của các giống

lúa. Đối với giống lúa HP10, lượng giống gieo từ 60 - 100 kg/ha có NSTT tương đương

nhau và cao hơn các công thức 120 và 140 kg/ha trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, ở

vụ Hè Thu 2015 thì công thức sạ 80 kg/ha cho NSTT sai khác ý nghĩa so với các công

thức còn lại; với giống lúa ĐT34 công thức 100 kg/ha có NSTT sai khác ý nghĩa so với

công thức sạ thưa 60, 80 kg/ha cũng như sạ dày 120, 140 kg/ha (Bảng 3.17). Như vậy,

lượng giống gieo từ 80 - 100 kg/ha cho NSTT cao nhất, kết quả này hoàn toàn phù hợp

với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn (2004), Nguyễn

Trường Giang và Phạm Văn Phượng (2011).

3.2.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10

và ĐT34

Theo quan điểm của các nhà chọn tạo giống thì NSTT là yếu tố sau cùng để

phân loại, đánh giá và chọn giống. Tuy nhiên, với người nông dân thì hiệu quả kinh

tế là yếu tố quyết định lựa chọn giống lúa để sản xuất cho đồng ruộng của họ. Vì

vậy, bên cạnh NSTT thì hiệu quả kinh tế cũng là vấn đề cần quan tâm trong cơ cấu

giống lúa. Gieo sạ thưa hay dày đều có ảnh hưởng đến NSTT của giống lúa HP10

và ĐT34, nghĩa là có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các giống lúa này. Mục

tiêu của nghiên cứu này là xác định được mật độ gieo sạ hợp lý cho hai giống lúa

trên nên bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng, sâu bệnh hại, năng suất chúng tôi

cũng tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức lượng giống gieo sạ để

làm cơ sở khuyến cáo cho người dân, kết quả thể hiện ở Bảng 3.18.

Kết quả trình bày ở Bảng 3.18 cho thấy: Giống lúa HP10 cho lợi nhuận cao nhất

ở công thức 80 kg/ha, dao động từ 26,275 triệu đồng (vụ Hè Thu 2015) đến 32,831

(vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và tăng so với đối chứng từ 2,552 - 2,900 triệu đồng.

Giống lúa ĐT34 cho thấy các công thức mật độ 60, 80, 120 và 140 kg/ha đều cho lợi

nhuận thấp hơn đối chứng 100 kg/ha ở cả hai vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè

Thu 2015.

Page 112: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

101

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo

khác nhau

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giống

lúa

Lượng

giống gieo

(kg/ha)

Vụ Đông xuân 2014 - 2015 Vụ Hè thu 2015

Tổng thu Tổng

chi

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận so

với đối

chứng

Tổng

thu

Tổng

chi

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận so

với đối

chứng

HP10

60 43,470 13,195 30,275 0,344 35,156 13,195 21,961 -1,762

80 46,200 13,369 32,831 2,900 39,644 13,369 26,275 2,552

100 (Đ/c) 43,540 13,609 29,931 0 37,332 13,609 23,723 0

120 43,120 13,849 29,271 - 0,660 36,244 13,849 22,395 -1,328

140 39,200 14,089 25,111 -4,160 35,496 14,089 21,407 -2,316

ĐT34

60 39,845 13,309 26,536 -0,505 33,865 13,375 20,490 -2,391

80 39,195 13,609 25,586 -1,455 34,645 13,609 21,036 -1,845

100 (Đ/c) 40,950 13,909 27,041 0 36,790 13,909 22,881 0

120 38,155 14,209 23,946 -3,095 33,670 14,209 19,461 -3,420

140 36,205 14,509 21,696 -5,345 32,890 14,509 18,381 -4,500

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Dấu (-) cho biết lợi nhuận thấp hơn đối chứng (Phụ lục 5).

Với kết quả này thì mật độ gieo sạ hợp lý cho giống lúa HP10 là 80 kg/ha và

giống lúa ĐT34 là 100 kg/ha, tương đương với mật độ đang được khuyến cáo cho các

giống lúa trồng phổ biến tại Thừa Thiên Huế.

3.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả đối với các giống lúa HP10

và ĐT34

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của 5 tổ hợp phân bón

đối với hai giống lúa HP10 và ĐT34 trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu

2015 bao gồm P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1 tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha),

P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P3 (100kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N + 80kg P2O5 +

80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2

tấn HCVS + 500kg vôi/ha) với đối chứng là P0 (đối chứng 1/không bón phân để đánh

giá VCR) và P1 (đối chứng 2 - là liều lượng khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn cho giống lúa trung ngày trên đất phù sa, thay thế 8 tấn phân chuồng

Page 113: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

102

bằng 1 tấn HCVS để so sánh làm cơ sở xây dựng quy trình cho các giống lúa). Lượng

bón ở vụ Hè Thu 2015 giảm ½ lượng HCVS so với vụ Đông Xuân 2014 - 2015. Kết

quả được trình bày ở Bảng 3.19 đến Bảng 3.25.

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm nông học và hình thái

của giống lúa HP10 và ĐT34

Thời gian sinh trưởng: Kết quả theo dõi ở Bảng 3.19 cho chúng tôi thấy bón

phân theo các tổ hợp P1, P2, P3, P4 và P5 đều không ảnh hưởng đến TGST của từng

giống lúa, riêng ở công thức P0 (không bón phân) thì TGST có bị kéo dài từ 3 - 4

ngày so với các công thức còn lại. TGST của giống lúa HP10 dao động từ 92 - 113

ngày và giống ĐT34 là 90 - 111 ngày ở các tổ hợp phân bón khác nhau.

Bảng 3.19. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và hình thái của giống lúa

HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

TGST

(ngày)

CCC

cuối

cùng

(cm)

Số

NHH

(nhánh)

Chiều

dài

bông

(cm)

TGST

(ngày)

CCC

cuối

cùng

(cm)

Số

NHH

(nhánh)

Chiều

dài

bông

(cm)

HP10

P0 (Đ/c 1) 113 89,5f 1,9cd 21,4de 96 83,3d 1,8bc 21,1cd

P1 (Đ/c 2) 110 98,6cd 2,5abc 22,4cde 92 91,4bc 2,4abc 21,4a-d

P2 110 95,8de 2,9ab 22,8a-d 92 91,6bc 2,6abc 21,8a-d

P3 110 97,0de 2,3bc 23,2abc 92 91,9bc 2,2abc 21,5a-d

P4 110 101,2bc 2,3bc 22,8a-d 92 103,4a 2,4abc 21,5a-d

P5 110 97,4de 2,9ab 24,1ab 92 97,7ab 2,7ab 22,1abc

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 111 94,4e 1,5d 20,8e 93 90,2cd 1,5c 20,4d

P1 (Đ/c 2) 108 103,2b 2,0cd 22,4b-e 90 97,7ab 1,7bc 21,1bcd

P2 108 102,3b 2,2cd 23,5abc 90 100,3a 2,3abc 22,7a

P3 108 104,0ab 3,0a 24,1ab 90 100,2a 2,1bc 22,9a

P4 108 107,4a 2,0cd 24,2a 90 102,3a 1,9bc 22,7ab

P5 108 104,6ab 2,4abc 23,6abc 90 99,3a 3,2a 22,9a

LSD0,05 - 3,69 0,53 1,71 - 6,8 1,02 1,58

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = thời gian sinh trưởng; CCC = chiều cao cây; NHH =

nhánh hữu hiệu; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa

theo phân tích ANOVA; các tổ hợp phân bón P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1 tấn

kg HCVS + 500kg vôi/ha), P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg

vôi/ha), P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.

Page 114: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

103

Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây lúa có sự sai khác ở tổ hợp phân bón

khác nhau trong các thời vụ khác nhau. Kết quả cho thấy cả hai giống lúa đều có

chiều cao cây đạt cao nhất ở tổ hợp phân bón P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O

+ 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) trong cả vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu

2015, tương ứng là 101,2 - 103,4cm (giống HP10) và 102,3 - 107,4cm (giống ĐT34).

Giống PC6 có chiều cao cây thấp nhất ở tổ hợp bón P1 trong khi giống HT1 lại có

chiều cao cây lớn nhất tại tổ hợp phân bón này. Kết quả phân tích thống kê ở Bảng

3.19 cũng cho thấy cùng một giống lúa trong một thời vụ thì chiều cao cây cũng có

sai khác ý nghĩa giữa các tổ hợp phân bón khác nhau. Như vậy, chiều cao cây không

chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống mà còn bị tác động bởi yếu tố phân

bón, không bón phân làm giảm chiều cao cây và bón đạm nhiều ở P2 và P4 có tác dụng

tăng chiều cao cây.

Chiều dài bông: Giống lúa HP10 có chiều dài bông thấp nhất ở công thức P0 là 21,1

- 21,4cm và dài nhất ở công thức P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +

500kg vôi/ha) là 22,1 - 24,1cm, không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức trong

cả vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015. Tương tự, chiều dài bông của giống

ĐT34 cũng thấp nhất ở P0 (20,4 - 20,8cm) và cao nhất ở P4 là 24,2cm trong vụ Đông

Xuân 2014 - 2015 và P5 là 22,9cm trong vụ Hè Thu 2015 (Bảng 3.19).

Số nhánh hữu hiệu: Trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, số nhánh hữu hiệu của

giống lúa HP10 không có sự sai khác giữa các công thức có bón phân và dao động từ

2,3 - 2,9 nhánh/cây, thấp nhất ở công thức không bón phân P0 là 1,93 nhánh/cây và

có sai khác ý nghĩa so với công thức có bón phân. Vụ Hè Thu 2015, số nhánh hữu

hiệu dao động từ 1,8 - 2,7 nhánh/cây và tất cả các công thức đều không cho thấy sai

khác về mặt thống kê. Đối với giống lúa ĐT34, trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, số

nhánh hữu hiệu dao động từ 1,5 - 3,0 nhánh/cây tương ứng với công thức P0 và P3;

vụ Hè Thu 2015 số nhánh hữu hiệu là 1,5 - 3,2 nhánh/cây tương ứng với công thức

P0 và P5, ở công thức P4 số nhánh hữu hiệu có sai khác ý nghĩa so với các công thức

còn lại. Kết quả cũng cho thấy sự sai khác về số nhánh hữu hiệu giữa các giống lúa

và giữa các thời vụ khác nhau (Bảng 3.19).

Nhìn chung, với kết quả phân tích trên có thể thấy rằng trong nghiên cứu này phân

bón có ảnh hưởng đến TGST, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và chiều dài bông của

giống lúa HP10 và ĐT34. Trong đó, ở công thức không bón phân P0 có TGST dài hơn,

chiều cao cây cuối cùng thấp hơn, số nhánh hữu hiệu ít hơn và chiều dài bông ngắn hơn

so với các công thức bón phân khác nhau ở P1, P2, P3, P4 và P5.

Page 115: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

104

Đặc điểm nông học: Kết quả ở Bảng 3.20 cho thấy tất cả các công thức phân

bón giống HP10 và ĐT34 đều trỗ thoát tốt ở điểm 9, không bị đổ ngã với độ cứng

cây ở điểm 1 (riêng giống ĐT34 ở tổ hợp phân P4 trong vụ Hè Thu 2015 hơi bị

nghiêng nên độ cứng cây được đánh giá ở điểm 5). Ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015,

phân bón có ảnh hưởng đến độ tàn lá, tất cả các công thức có bón phân đều có độ tàn

lá muộn ở điểm 1, riêng đối chứng P0 thì độ tàn lá trung bình ở điểm 5.

Bảng 3.20. Một số đặc điểm nông học của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp

phân bón khác nhau

Đơn vị tính: Điểm

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

Độ

thoát

cổ

bông

Độ

cứng cây

Độ

tàn lá

Độ thoát

cổ bông

Độ

cứng

cây

Độ

tàn lá

HP10

P0 (Đ/c 1) 9 1 5 9 1 1

P1 (Đ/c 2) 9 1 1 9 1 1

P2 9 1 1 9 1 1

P3 9 1 1 9 1 1

P4 9 1 1 9 1 1

P5 9 1 1 9 1 1

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 9 1 5 9 1 1

P1 (Đ/c 2) 9 1 1 9 1 1

P2 9 1 1 9 1 1

P3 9 1 1 9 1 1

P4 9 1 1 9 5 1

P5 9 1 1 9 1 1

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; các tổ hợp phân bón P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1

tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha), P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg

vôi/ha), P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến rầy lưng trắng và sâu, bệnh hại

trên giống lúa HP10 và ĐT34

Bón phân không hợp lý, đặc biệt bón nhiều phân đạm là một trong những

nguyên nhân làm phát sinh rầy hại lúa trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

của các tổ hợp phân bón đến diễn biến RLT trên các giống lúa HP10 và ĐT34 được

chúng tôi trình bày ở Bảng 3.21.

Page 116: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

105

Bảng 3.21. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân

bón khác nhau

Đơn vị tính: Con/m2

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Giai đoạn sinh trưởng

Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 0,0d 44,0a 43,3ab 43,8de 22,5c

P1 (Đ/c 2) 1,0cd 14,7ab 79,3ab 84,9bcd 37,0bc

P2 1,7bcd 9,3b 61,7ab 60,8cde 23,5c

P3 2,7abc 13,3ab 83,0ab 85,0bcd 46,0bc

P4 4,0a 17,3ab 100,0ab 117,3ab 56,0ab

P5 1,7bcd 12,0ab 87,0ab 38,0e 25,0c

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 0,0d 28,0ab 36,7b 52,8de 21,0c

P1 (Đ/c 2) 1,3bcd 29,3ab 100,7ab 95,9bc 47,0bc

P2 1,0cd 0,0b 99,0ab 86,7bcd 29,0c

P3 2,3abc 10,3ab 136,0a 109,3ab 43,5bc

P4 3,0ab 19,7ab 126,7ab 146,7a 75,0a

P5 1,3bcd 14,7ab 52,3ab 63,8cde 47,0bc

LSD0,05 1,97 34,19 93,44 42,66 26,53

Vụ Hè Thu 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 2,7abc 21,0ab 28,7f 43,0d 11,7c

P1 (Đ/c 2) 2,7abc 22,0ab 76,0b-e 114,0bcd 24,7bc

P2 2,3abc 7,0b 41,0ef 61,5d 12,3c

P3 4,7a 7,7b 55,3def 83,0d 10,7c

P4 3,0abc 14,7ab 117,3ab 176,0ab 30,7b

P5 1,7bc 11,0b 66,7c-f 100,0cd 20,0bc

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 1,0c 34,7a 29,0f 47,0d 14,0c

P1 (Đ/c 2) 3,7ab 11,0b 108,3abc 162,7abc 31,3b

P2 2,3abc 0,0b 66,0c-f 99,0cd 19,3bc

P3 2,7abc 10,0b 87,7bcd 102,8bcd 29,0b

P4 3,7ab 13,0ab 140,3a 210,3a 50,0a

P5 3,0abc 9,0b 60,0def 90,0cd 31,3b

LSD0,05 2,34 22,79 44,49 74,80 14,32

Ghi chú: Đ/C = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý

nghĩa theo phân tích ANOVA; các tổ hợp phân bón P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O +

1 tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha), P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg

Page 117: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

106

vôi/ha), P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015: Ở giai đoạn mạ, các công thức có bón phân trên hai

giống lúa đã ghi nhận sự xuất hiện của RLT với mật độ thấp từ 1,0 - 4,0 con/m2 (giống

lúa HP10) và 1,0 - 3,0 con/m2 (giống lúa ĐT34); riêng công thức P0 không có rầy gây

hại. Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, giống lúa HP10 có mật độ RLT cao nhất trên công

thức P0 tương ứng là 44,0 con/m2, tiếp theo là P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O +

1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) với 17,3 con/m2, kết quả cho thấy ở giai đoạn này mật độ

RLT có sự sai khác ý nghĩa giữa công thức P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1

tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha) so với các công thức còn lại trong thí nghiệm. Đối với

giống lúa ĐT34, mật độ RLT giai đoạn đẻ nhánh dao động từ 0 - 28,0 con/m2 tương

ứng với công thức P2 và P0 và không sai khác ý nghĩa giữa các công thức với nhau. Sau

đó, RLT tích lũy dần quần thể và đạt đỉnh cao vào thời điểm lúa làm đòng - trỗ rồi giảm

dần về cuối vụ với mật độ RLT trên giống HP10 là 117,3 con/m2 và giống ĐT34 là

146,7 con/m2 (Bảng 3.21).

Vụ Hè Thu 2015: Rầy lưng trắng xuất hiện sớm trên các giống lúa từ giai đoạn

mạ ở tất cả các công thức phân bón (trừ P0) đã ghi nhận sự có mặt của RLT với mật

độ 1,0 - 4,0 con/m2 (giống lúa HP10) và 1,0 - 3,0 con/m2 (giống lúa ĐT34). Tương

tự với quy luật phát sinh ở vụ Đông Xuân, trên các công thức thí nghiệm RLT tích

lũy quần thể và đạt cao điểm mật độ ở giai đoạn lúa làm đòng - trỗ, tại cao điểm

mật độ RLT trên giống HP10 là 176 con/m2 và giống ĐT34 là 210 con/m2 đều ở

công thức P4. Sau đó, RLT có xu hướng giảm dần về cuối vụ. Kết quả phân tích

thống kê còn cho thấy giữa các công thức phân bón có sự sai khác ý nghĩa về mật

độ RLT, trong đó sự sai khác rõ nhất ở công thức không bón phân P0 (không bón

phân) và công thức bón phân theo tổ hợp P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1

tấn HCVS + 500kg vôi/ha) (Bảng 3.21).

Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm các đối tượng

sâu, bệnh hại trên giống lúa HP10 và ĐT34 được thể hiện ở Bảng 3.22. Kết quả cho

thấy mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa ở các tổ hợp phân bón ở các mùa

vụ khác nhau là khác nhau. Bệnh đạo ôn cổ bông chỉ xuất hiện ở vụ Đông Xuân 2014

- 2015 và gây hại trên các giống lúa ở điểm 1 - 3 (riêng giống ĐT34 bị gây hại ở điểm

5 trên tổ hợp phân P4), trong đó tổ hợp phân P1 và P4 bị nhiễm bệnh ở mức độ giống

nhau và nặng hơn so với các tổ hợp phân còn lại. Bệnh khô vằn gây hại cả hai vụ,

trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, cả hai giống bị bệnh ở điểm 1 - 3 nhưng ở giống

HP10 chỉ có tổ hợp P4 bị nhiễm bệnh điểm 3, P0 không bị bệnh; ở giống lúa ĐT34 thì

Page 118: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

107

P1, P4 và P5 nhiễm điểm 3, các tổ hợp còn lại bị hại ở điểm 1. Bệnh đốm nâu cũng

gây hại ở tất cả các công thức phân bón nhưng mức độ bị hại ở vụ Hè Thu 2015 nặng

hơn so với vụ Đông Xuân 2014 - 2015, ở giống lúa HP10 bệnh đốm nâu gây hại điểm

1 - 3 và ở giống lúa ĐT34 bệnh hại từ điểm 1 - 3 trong vụ Hè Thu và 1 - 5 trong vụ

Đông Xuân; công thức P0 nhiễm bệnh đốm nâu cao hơn các công thức còn lại. Giống

HP10 không bị bạc lá gây hại (điểm 0) ở nhưng ở ĐT34 bệnh bạc lá xuất hiện và gây

hại trên các công thức P3, P4 và P5 ở điểm 1.

Bảng 3.22. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các

tổ hợp phân bón khác nhau

Đơn vị tính: Điểm

Giống

lúa

Tổ hợp

phân

bón

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Vụ Hè Thu 2015

Bệnh

đạo

ôn cổ

bông

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Sâu

cuốn

nhỏ

Sâu

đục

thân

Bệnh

khô

vằn

Bệnh

đốm

nâu

Bệnh

bạc

Sâu

cuốn

nhỏ

Sâu

đục

thân

HP10

P0 (Đ/c

1) 1 0 3 1 0 1 3 0 1 0

P1 (Đ/c

2) 3 1 1 3 1 1 3 0 3 3

P2 1 1 1 3 0 1 3 0 1 1

P3 1 1 1 3 1 1 1 0 1 1

P4 3 3 1 3 1 3 1 0 3 3

P5 1 1 1 1 0 1 1 0 1 0

ĐT34

P0 (Đ/c

1) 1 1 5 1 0 1 3 0 1 1

P1 (Đ/c

2) 5 3 1 3 1 3 1 1 3 1

P2 1 1 1 3 0 1 3 0 3 1

P3 3 1 1 3 0 1 1 1 3 1

P4 5 3 1 3 1 5 1 1 5 1

P5 1 3 1 3 1 1 1 1 1 1

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Kết quả đánh giá tại thời điểm sâu, bệnh hại phát sinh gây hại

nặng nhất (Phụ lục 3); các tổ hợp phân bón P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1 tấn

Page 119: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

108

kg HCVS + 500kg vôi/ha), P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg

vôi/ha), P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N

+ 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.

Từ kết quả ở Bảng 3.22, chúng tôi thấy các tổ hợp phân bón cũng ảnh hưởng

đến mức độ nhiễm sâu CLN và sâu đục thân của các giống lúa. Trong đó, ở vụ Đông

Xuân 2014 - 2015, sâu CLN gây hại nặng hơn so với vụ Hè Thu 2015, trên giống lúa

HP10 các công thức P0 và P5 bị hại điểm 1 nhưng các công thức còn lại P1, P2, P3, P4

đều bị nhiễm sâu CLN ở điểm 3 và mức độ bị hại ở vụ Hè Thu 2015 từ điểm 1 - 3. Ở

giống lúa ĐT34, trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, công thức P0 không bị sâu CLN

gây hại và các công thức còn lại đều bị hại ở điểm 3, vụ Hè Thu 2015 ở công thức P4

bị sâu cuốn lá gây hại nhiều hơn ở điểm 5. Các giống lúa ít bị sâu đục thân gây hại,

mức độ bị hại chủ yếu ở điểm 1, một số công thức phân bón như P1, P2 không có sâu

đục thân (vụ Đông Xuân 2014 - 2015), riêng giống HP10 ở công thức P1 và P4 bị sâu

đục thân gây hại ở điểm 3.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lúa HP10

và ĐT34

Số bông/m2: Đối với giống lúa HP10 thì số bông/m2 không có sự sai khác có ý

nghĩa giữa các công thức phân bón nhưng ở giống lúa ĐT34 số bông/m2 tại tổ hợp

phân P4 cho thấy sự sai khác rõ rệt so với các tổ hợp phân bón còn lại. Vụ Đông Xuân

2014 - 2015, giống HP10 có số bông/m2 biến động từ 373,3 - 400,0 bông tương ứng

với P0 và P5; giống ĐT34 cho số bông/m2 từ 320,3 - 422,3 bông tương ứng với P0 và

P3; vụ Hè Thu 2015 số bông/m2 của giống lúa HP10 dao động từ 373,3 - 447,3; cao

nhất ở tổ hợp P2 và thấp nhất ở P0; giống ĐT34 thì cho số bông/m2 cao nhất ở P5

(511,8 bông) và thấp nhất ở P0 (389,1 bông) (Bảng 3.23). Từ kết quả phân tích trên

đây cho thấy số bông/m2 của các giống lúa có khác nhau ở các tổ hợp phân bón khác

nhau và thời vụ khác nhau. Như vậy, khả năng đẻ nhánh của các giống lúa không chỉ

phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa mà còn bị ảnh hưởng ở điều kiện thời vụ và

chế độ phân bón.

Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông giữa các công thức phân bón của các giống

lúa có sai khác ý nghĩa trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 nhưng không có sai khác có

ý nghĩa ở vụ Hè Thu 2015. Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, giống lúa HP10 có số hạt

chắc/bông đạt cao nhất là 113,6 hạt chắc/bông ở công thức P3 (100kg N + 80kg P2O5

+ 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và giống lúa ĐT34 cho số hạt chắc/bông

đạt cao nhất là 118,3 hạt tại công thức đối chứng P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg

K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Các công thức có bón phân đều có số hạt

chắc/bông cao hơn đối chứng không bón. Vụ Hè Thu 2015, số hạt chắc/bông của

giống lúa HP10 dao động từ 771,1 - 104,3 hạt tương ứng với tổ hợp P0 và P5 (80kg N

+ 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và giống lúa ĐT34 cho số

hạt chắc/bông từ 72,3 - 108,4 hạt tương ứng với P0 và P3 (100kg N + 80kg P2O5 +

80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Từ kết quả phân tích trên đây cho thấy số

hạt chắc/bông của các giống lúa khác nhau ở các tổ hợp phân bón khác nhau và thời

Page 120: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

109

vụ khác nhau. Như vậy, phân bón không chỉ ảnh hưởng đến số bông/m2 mà còn ảnh

hưởng đến số hạt chắc/bông của các giống lúa. Hay nói cách khác là phân bón có ý

nghĩa quan trọng trong quá trình vào chắc của hạt lúa.

Bảng 3.23. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và

ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Số bông/m2

(bông)

Số hạt

chắc/bông (hạt)

P1000 hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 373,3abc 73,3e 23,79f 6,51e 3,93f

P1 (Đ/c 2) 384,0abc 98,8d 25,34c 9,63d 5,37c

P2 406,3ab 108,2cd 25,22cd 11,12bcd 5,30c

P3 377,7bc 113,6bcd 25,92ab 11,14bcd 5,37c

P4 375,7bc 108,5bcd 25,48bc 10,40cd 5,17cd

P5 400,0abc 123,5ab 26,08a 12,87ab 6,57a

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 320,3a 81,9e 22,98g 6,05e 3,80f

P1 (Đ/c 2) 380,3abc 111,3bcd 24,71e 10,46cd 5,37c

P2 382,0abc 118,3abc 24,86de 11,23bcd 5,00de

P3 422,3a 133,0a 25,18cd 14,13a 6,57a

P4 360,3cd 110,1bcd 24,71e 9,75d 4,93e

P5 405,3ab 117,2bc 25,34c 12,02bc 6,13b

LSD0,05 42,7 15,2 0,45 1,95 0,22

Vụ Hè Thu 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 375,4bc 77,1bc 24,33abc 7,01cd 3,67d

P1 (Đ/c 2) 447,3ab 87,4abc 22,60d 8,97bcd 5,07bc

P2 373,3bc 81,7abc 23,23bcd 7,13cd 4,63c

P3 390,0bc 87,1abc 24,23ab 8,06bcd 4,88c

P4 384,5bc 83,1abc 23,53a-d 7,54bcd 4,83c

P5 434,8abc 104,3ab 22,50d 10,26abc 6,17a

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 389,1bc 72,3c 22,37d 6,07d 3,50d

P1 (Đ/c 2) 411,2abc 82,6abc 22,50d 7,57bcd 4,77c

P2 455,8ab 92,3abc 22,77d 9,86a-d 4,66c

P3 514,9a 108,4a 23,20bcd 12,94a 6,15a

P4 323,6c 81,1abc 24,73a 6,48cd 4,64c

P5 511,8a 96,3abc 22,83cd 11,28ab 5,86ab

Page 121: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

110

LSD0,05 113,4 27,8 0,12 3,91 0,81

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các

chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA;

các tổ hợp phân bón P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1 tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha),

P2 (100kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P3 (100kg N + 80kg

P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1

tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg

vôi/ha.

Khối lượng 1000 hạt: Mặc dù khối lượng 1000 hạt là yếu tố cấu thành năng suất

có tính ổn định cao hơn các yếu tố cấu thành năng suất khác và ít bị ảnh hưởng bởi

điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này ở Bảng 3.23 cho thấy

phân bón có ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt của giống lúa HP10 và ĐT34. Trong

vụ Đông Xuân 2014 - 2015, khối lượng 1000 hạt của giống lúa HP10 dao động từ

23,79 - 26,08g tương ứng với công thức P0 và P5; trái lại vụ Hè Thu 2015, khối lượng

1000 hạt của giống lúa HP10 đạt cao nhất ở công thức P0 (24,33g) và thấp nhất trên

công thức P5 (22,50g). Đối với giống ĐT34, khối lượng 1000 hạt dao động từ 22,98

- 25,34g (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 22,37 - 24,73g (vụ Hè Thu 2015), thấp nhất

ở công thức P0 và cao nhất ở P4 và P5. Kết quả cũng cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa

thống kê về khối lượng 1000 hạt của các giống lúa ở mức P < 0,05 tại các tổ hợp phân

bón khác nhau (Bảng 3.23).

Năng suất lý thuyết: Số liệu xử lý thống kê ở Bảng 3.23 thể hiện sự sai khác có

ý nghĩa giữa các tổ hợp phân bón trên giống HP10 và ĐT34 so với đối chứng không

bón phân P0 trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015; giống lúa HP10 cho NSLT cao nhất

là 12,87 tấn/ha tại công thức P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +

500kg vôi/ha) và thấp nhất tại P0 (6,51 tấn/ha); NSLT của giống lúa ĐT34 cao nhất

tại P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) là 14,13

tấn/ha và thấp nhất cũng ở tổ hợp không bón phân P0 (6,05 tấn/ha). Vụ Hè Thu 2015,

giống lúa HP10 vẫn cho NSLT cao nhất tại tổ hợp phân P5 (10,26 tấn/ha) và ở giống

ĐT34 NSLT cũng đạt cao nhất ở P4 là 12,94 tấn/ha, thấp nhất đều ở P0 là 7,01 tấn/ha

(giống lúa HP10) và 6,07 tấn/ha (giống lúa ĐT34). Sở dĩ các giống lúa cho NSLT cao

tại tổ hợp phân P5 vì ở công thức này cho số bông/m2 cao nhất.

Năng suất thực thu: Từ kết quả ở Bảng 3.23 cho thấy NSTT khác nhau có ý

nghĩa giữa các giống lúa và tổ hợp phân bón. Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, năng suất

của giống HP10 đạt 3,93 - 6,57 tấn và tương đương với năng suất của giống ĐT34

(3,80 - 6,57 tấn/ha). Trong khi giống HP10 cho NSTT cao nhất tại công thức P5 (80kg

N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) thì giống ĐT34 lại đạt

NSTT cao nhất ở P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg

vôi/ha). Như vậy, có thể thấy rằng tăng lượng bón phân hữu cơ (2 tấn/ha) cho NSTT

cao hơn so với các công thức bón 1 tấn HCVS/ha, hơn nữa nhu cầu phân bón đặc biệt

Page 122: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

111

yếu tố đạm của các giống lúa cũng khác nhau, giống ĐT34 cần nhu cầu về đạm cao

hơn (100 kg/ha) so với giống HP10 (80 kg/ha). Cả hai giống đều có NSTT thấp nhất

ở đối chứng P0. Vụ Hè Thu 2015, năng suất của giống HP10 đạt 3,67 - 6,17 tấn tương

đương với công thức P0 và P5. Tương tự với vụ Đông Xuân 2014 - 2015, NSTT của

giống lúa ĐT34 cũng cao nhất ở P3 (6,15 tấn/ha) và thấp nhất ở P0 (3,50 tấn/ha) (Bảng

3.23).

Với kết quả phân tích trên đây, trong phạm vi các mức phân bón ở nghiên cứu

này đã cho thấy trên đất phù sa tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà tỉnh Thừa

Thiên Huế khi tăng mức bón đạm từ 80 lên 120 kg/ha không có tác dụng tăng năng

suất đối với giống lúa HP10 và thay đổi lượng đạm từ 100 - 120 kg/ha thì NSTT của

giống lúa ĐT34 cũng không thay đổi. Tuy nhiên, tăng lượng phân HCVS từ 1 tấn/ha

lên 2 tấn/ha có ảnh hưởng đáng kể đến NSTT của các giống lúa, đồng thời tăng lượng

phân kali và lân từ 60 lên 80 kg/ha cũng làm tăng năng suất lúa. Như vậy, phản ứng

của các giống lúa đối với phân bón là khác nhau. Do đó, tùy theo từng giống lúa mà

có chế độ thâm canh phù hợp. Xét về NSTT thì công thức P5 (80kg N + 80kg P2O5 +

80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) là phù hợp đối với giống lúa HP10 và P3

(100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) là phù hợp đối với

giống lúa ĐT34.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lúa

HP10 và ĐT34

Đánh giá hiệu quả đầu tư phân bón cho giống lúa HP10 và ĐT34 cũng là cơ sở

để chúng tôi xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa này tại vùng nghiên cứu,

phù hợp với thực tiễn sản xuất lúa tại địa phương. Trong kết quả hoạch toán kinh tế

đối với giống lúa HP10 và ĐT34, chúng tôi quan tâm đến một số tiêu chí như tổng

chi, tổng thu, lợi nhuận và đặc biệt là chỉ số VCR. Kết quả được trình bày trong Bảng

3.24.

Lợi nhuận: Mặc dù cùng tổ hợp phân bón nhưng chi phí cho hai giống lúa HP10

và ĐT34 là khác nhau (giá lúa giống ĐT34 cao hơn HP10). Bên cạnh đó, tổng thu

cũng hoàn toàn khác nhau là do NSTT và giá bán của hai giống này không giống

nhau. Do vậy, lợi nhuận là khác nhau theo từng giống lúa ở từng công thức phân bón

và thời vụ khác nhau. Cụ thể, giống lúa HP10 ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015 cho lợi

nhuận của các mức phân bón dao động từ 21,021 đến 29,783 triệu đồng/ha. Trong

đó, công thức P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha)

cho lợi nhuận cao nhất và lợi nhuận thấp nhất là ở công thức P3 (100kg N + 80kg

P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Đối với giống lúa ĐT34, lợi nhuận

của các mức phân bón dao động từ 16,216 đến 25,596 triệu đồng/ha. Trong đó, công

Page 123: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

112

thức P3 cho lợi nhuận cao nhất và lợi nhuận thấp nhất là ở công thức P2 (100kg N +

60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) (Bảng 3.24).

Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón

khác nhau

Giống

lúa

Tổ hợp

phân bón

Tổng thu

(triệu

đồng/ha)

Tổng chi

(triệu

đồng/ha)

Lợi

nhuận

(triệu

đồng/ha)

NS tăng

so với

Đ/c

(tấn/ha)

Chi phí

tăng do

bón phân

(triệu

đồng/ha)

Tổng thu

tăng nhờ

phân bón

(triệu

đồng/ha)

VCR

(lần)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7 = 6/5)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 27,510 5,860 21,650 - - - -

P1 (Đ/c 2) 37,590 13,905 23,685 1,44 7,505 10,080 1,3

P2 37,100 15,744 21,356 1,37 9,344 9,590 1,0

P3 37,590 16,569 21,021 1,44 10,169 10,080 1,0

P4 36,190 14,730 21,460 1,24 8,330 8,680 1,0

P5 45,990 16,207 29,783 2,64 9,807 18,480 1,9

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 24,700 6,400 18,300 - - - -

P1 (Đ/c 2) 34,905 14,445 20,460 1,57 8,045 10,205 1,3

P2 32,500 16,284 16,216 1,20 9,884 7,800 0,8

P3 42,705 17,109 25,596 2,77 10,709 18,005 1,7

P4 32,045 15,270 16,775 1,13 8,870 7,345 0,8

P5 39,845 16,747 23,098 2,33 10,347 15,145 1,5

Vụ Hè Thu 2015

HP10

P0 (Đ/c 1) 25,690 5,710 19,980 - - - -

P1 (Đ/c 2) 35,490 12,333 23,157 1,40 6,623 9,800 1,5

P2 32,410 13,050 19,360 0,96 7,340 6,720 0,9

P3 34,160 13,875 20,285 1,21 8,165 8,470 1,0

P4 33,810 13,158 20,652 1,16 7,448 8,120 1,1

P5 43,190 13,492 29,698 2,50 7,782 17,500 2,2

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 23,800 6,010 17,790 - - - -

P1 (Đ/c 2) 32,436 12,633 19,803 1,27 6,623 8,636 1,3

P2 31,688 13,350 18,338 1,16 7,340 7,888 1,1

P3 41,820 14,175 27,645 2,65 8,165 18,020 2,2

P4 31,552 13,458 18,094 1,14 7,448 7,752 1,0

Page 124: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

113

P5 39,848 13,792 26,056 1,22 7,782 16,048 2,1

Ghi chú: NS = Năng suất; Đ/c = Đối chứng; Giá lúa giống ĐT34 = 15.000đ/kg, HP10 =

12.000đ/kg, Phân Kaly = 10.500đ/kg, Phân lân = 3.800đ/kg, HCVS = 2.200đ/kg; Phân Urê =

8.500đ/kg (vụ ĐX 2014 -2015) và 9.000đ/kg (vụ HT 2015), Vôi bột = 1.200đ/kg (vụ ĐX 2014 -

2015) và 1.500đ/kg (vụ HT 2015); Giá lúa ĐT34 thương phẩm = 6.800 đ/kg (vụ ĐX 2014 -

2015) và 6.500đ/kg (vụ HT 2015); Giá lúa HP10 thương phẩm = 7.000 đ/kg; các tổ hợp phân

bón P1 (120kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1 tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha), P2 (100kg N +

60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O

+ 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg

vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha).

Vụ Hè Thu 2015, do lượng phân bón HCVS có giảm đi ½ ở tất cả các công thức

nên mức chi phí thấp hơn so với vụ Đông Xuân 2014 - 2015. Vì vậy, lợi nhuận ở các

công thức phân bón đạt tương đương với vụ Đông Xuân và thậm chí một số công

thức cho lợi nhuận cao hơn (P3 và P5 ở giống lúa ĐT34). Kết quả ở Bảng 3.24 cho

thấy trên giống lúa HP10 tổng thu tăng thêm so với đối chứng không bón phân dao

động từ 6,720 triệu đồng/ha (công thức P2) đến 17,500 triệu đồng/ha (công thức P5)

và từ 7,752 triệu đồng/ha (công thức P4) đến 18,636 triệu đồng/ha (công thức P1) trên

giống ĐT34.

VCR: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử

dụng phân bón cho cây trồng, giúp người sản xuất quyết định có nên đầu tư phân bón

trong sản xuất hay không. Kết quả tính toán VCR của các tổ hợp phân bón trong thí

nghiệm đối với giống lúa HP10 và ĐT34 được thể hiện qua Bảng 3.24.

Đối với giống lúa HP10, tổ hợp phân P5 với mức bón 80kg N, 80kg P2O5, 80kg

K2O, 2 tấn HCVS/ha và 500kg vôi có VCR đạt cao nhất là 1,9 lần trong vụ Đông Xuân

2014 - 2015 và 2,2 lần trong vụ Hè Thu 2015. Kết quả còn cho thấy, khi tăng lượng

đạm bón và giảm lượng kali, lân, phân HCVS ở công thức P1 (120kg N, 60kg P2O5,

60kg K2O; 1 tấn HCVS và 500kg vôi/ha) và tăng lượng đạm, giữ nguyên lân nhưng

giảm phân HCVS ở P4 (120N, 80P2O5, 80K2O; 1 tấn HCVS và 500kg vôi/ha) thì VCR

đều giảm xuống (Bảng 3.24). Như vậy, đối với giống lúa HP10, công thức P5 với mức

bón 80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn các tổ hợp phân bón còn lại và có thể thuyết phục được người nông

dân chấp nhận đầu tư vì VCR > 2.

Đối với giống lúa ĐT34, VCR đạt cao nhất ở công thức P3 với mức bón 100kg

N, 80kg P2O5, 80kg K2O; 1 - 2 tấn HCVS/ha và 500kg vôi là 1,7 lần trong vụ Đông

Xuân 2014 - 2015 và 2,2 lần trong vụ Hè Thu 2015. Tương tự trên giống lúa HP10,

tăng lượng phân đạm lên mức 120 kg/ha ở P1 và P4 đều cho VCR thấp hơn các công

thức còn lại.

3.2.2.5. Ảnh hưởng của giống lúa và các tổ hợp phân bón đến tính chất đất trồng

lúa tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào việc

nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng của sản phẩm cây trồng nói chung và

cây lúa nói riêng. Bón phân đúng không những giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển

Page 125: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

114

tốt, tăng khả năng chống chịu của cây lúa mà còn cải thiện được tính chất của đất

trồng lúa. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón và các giống lúa đến tính chất hóa

học của đất trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.25.

Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu hóa tính đất trước và sau thí nghiệm phân bón trên

giống lúa HP10 và ĐT34

Giống

lúa

Mẫu

phân tích

Chỉ tiêu phân tích

pHKCl N (%) P2O5

(%)

P2O5

(mg/100g)

K2O

(%)

OM

(%)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Trước thí nghiệm 5,20 0,12 0,06 10,50 0,62 1,99

HP10

STN-P0 6,12 0,09 0,06 9,00 0,59 1,16

STN-P1 6,98 0,12 0,06 6,00 0,72 2,33

STN-P2 4,79 0,10 0,06 7,50 0,64 1,76

STN-P3 5,89 0,14 0,10 9,50 0,67 1,94

STN-P4 5,70 0,12 0,08 7,50 0,65 1,24

STN-P5 6,23 0,13 0,09 8,50 0,70 2,53

ĐT34

STN-P0 6,15 0,08 0,06 7,50 0,60 1,17

STN-P1 6,42 0,11 0,06 8,25 0,64 1,31

STN-P2 5,87 0,12 0,10 8,50 0,56 2,40

STN-P3 5,75 0,09 0,09 8,50 0,68 1,42

STN-P4 5,49 0,13 0,08 9,00 0,75 2,26

STN-P5 5,95 0,12 0,10 9,25 0,70 2,13

Vụ Hè Thu 2015

Trước thí nghiệm 5,30 0,13 0,07 6,25 0,69 1,45

HP10

STN-P0 6,30 0,10 0,05 6,25 0,68 1,68

STN-P1 5,90 0,12 0,07 8,50 0,69 2,28

STN-P2 5,31 0,13 0,07 7,50 0,71 2,07

STN-P3 5,15 0,11 0,08 12,50 0,75 2,87

STN-P4 5,67 0,14 0,09 12,00 0,74 2,43

STN-P5 6,34 0,13 0,09 10,50 0,75 2,59

ĐT34

STN-P0 6,05 0,09 0,06 6,25 0,55 1,03

STN-P1 6,50 0,14 0,07 6,50 0,62 1,81

STN-P2 5,71 0,13 0,07 7,50 0,67 2,43

STN-P3 5,95 0,11 0,10 9,50 0,74 1,52

STN-P4 5,89 0,15 0,10 10,00 0,80 2,64

STN-P5 6,05 0,13 0,10 10,50 0,68 2,97

Page 126: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

115

Ghi chú: kết quả phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa học đất, Bộ môn Nông hóa - Thổ

nhưỡng, Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (Phụ lục 7).

Qua kết quả ở Bảng 3.25 cho thấy: Trước thí nghiệm, đất tại phường Hương

Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là đất chua với pHKCl từ 5,20 - 5,30

tương ứng với vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015, hàm lượng đạm tổng

số ở mức trung bình (0,12 - 0,13%), hàm lượng lân tổng số ở mức khá (0,06 - 0,07%),

lân dễ tiêu ở mức nghèo (6,25 - 10,50 mg/100gam), hàm lượng kali tổng số ở mức

trung bình (0,62 - 0,6%) và hàm lượng mùn ở mức trung bình (1,45 - 1,99%). Các tổ

hợp phân bón và giống lúa sử dụng trong nghiên cứu này này đều có ảnh hưởng đến

tính chất hóa tính của đất tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Độ chua (pHKCl): Sau thí nghiệm vụ Đông Xuân 2014 - 2015, độ chua của đất

dao động từ 4,79 - 6,98 ở giống lúa HP10, trong đó tổ hợp phân bón P2 (100kg N +

60kg P2O5 + 60kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) có pHKCl cao nhất và P2 (120kg

N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 1 tấn kg HCVS + 500kg vôi/ha) có pHKCl thấp nhất; ở

giống ĐT34 có pHKCl từ 5,49 - 6,42, giá trị pHKCl cao nhất ở P2 và thấp nhất ở P4

(120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Công thức đối

chứng không bón phân (P0) có pHKCl từ 6,12 - 6,15 tương ứng trên giống lúa HP10

và ĐT34 (Bảng 3.25).

Ở vụ Hè Thu 2015, độ chua của đất dao động từ 5,15 - 6,34 ở giống lúa HP10,

trong đó pHKCl thấp nhất ở tổ hợp phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O +

1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và cao nhất ở P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1

tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Các tổ hợp phân ở giống lúa ĐT34 cho pHKCl dao động

từ 5,71 - 6,50, cao nhất ở P2 và thấp nhất ở P1. Ở đối chứng P0 có pHKCl từ 6,05 - 6,30

tương ứng trên giống lúa ĐT34 và HP10 (Bảng 3.25).

Như vậy, từ kết quả về giá trị pHKCl trên các công thức phân bón ở giống lúa

HP10 và ĐT34 ở Bảng 3.25 chúng tôi thấy rằng: Các công thức phân bón và giống

lúa trong nghiên cứu này có tác dụng cải thiện độ chua của đất từ chua vừa trước thí

nghiệm lên mức gần trung tính sau thí nghiệm ở cả hai vụ Đông Xuân 2014 - 2015

và Hè Thu 2015. Kết quả cũng cho thấy ở các công thức bón đạm nhiều (P1 và P4) có

pHKCl thấp hơn các công thức còn lại và ở P0 có pHKCl khá cao chứng tỏ bón nhiều

phân đạm cũng góp phần là chua hóa đất và bón phân hóa học có ảnh hưởng đến độ

chua của đất.

Hàm lượng đạm tổng số (N %): Sau thí nghiệm, hàm lượng đạm trong đất thí

nghiệm biến động rất phức tạp trên từng công thức phân bón, từng giống lúa và từng

Page 127: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

116

thời vụ. Kết quả cho thấy: trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, giống lúa HP10 có hàm

lượng đạm tổng số tăng ở P3 (0,14%) và P5 (0,13%), không thay đổi ở P2 và P4

(0,12%) nhưng giảm ở P0 (0,09%) và P1 (0,10%). Ở giống lúa ĐT34 thì hàm lượng

đạm sau thí nghiệm chỉ tăng ở P4 (0,13%), các công thức còn lại có hàm lượng đạm

dao động từ 0,08 - 0,12% và thấp nhất ở P0 (0,08%). Ở vụ Hè Thu 2015, ở giống lúa

HP10 hàm lượng đạm tổng số dao động từ 0,10 -0,14% và chỉ tăng ở P4, thấp nhất ở

P0. Đối với giống lúa ĐT34 đối chứng P0 có hàm lượng đạm tổng số thấp nhất 0,09%,

các công thức phân bón còn lại dao động từ 0,11 - 0,15%, trong đó tổ hợp P4 có hàm

lượng đạm tổng số cao nhất (0,15%).

Nhìn chung, với hàm lượng đạm tổng số giảm mạnh ở công thức đối chứng P0

trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 ở hai giống lúa HP10 và ĐT34

cho thấy nếu canh tác không bón phân sẽ làm suy kiệt đất. Vì vậy, bón phân không

những để đạt năng suất cao mà còn phải bổ sung dinh dưỡng để cải tạo đất (Bảng

3.25).

Hàm lượng lân tổng số (% P2O5): Trước thí nghiệm, hàm lượng lân tổng số của

đất thí nghiệm được xếp vào loại khá (0,06 - 0,07%). Sau thí nghiệm hàm lượng lân

tổng số có sự biến động ở các tổ hợp phân bón, trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 cả

hai giống lúa HP10 và ĐT34 đều có hàm lượng lân tổng số đạt từ 0,06 - 0,10%. Ở vụ

Hè Thu 2015, hàm lượng lân tổng số ở giống lúa HP10 là 0,05 - 0,09% và giống

ĐT34 là 0,06 - 0,10%. Trong đó, các công thức phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5

+ 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha), P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O +

1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS

+ 500kg) cho hàm lượng lân tổng số cao hơn P1, P2 và đối chứng P0 (Bảng 3.25).

Hàm lượng lân dễ tiêu (mg P2O5/100g đất): Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất

trước thí nghiệm dao động từ 6,25 - 10,50mg P2O5/100g. Ở vụ Đông Xuân 2014 -

2015 hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trước thí nghiệm là 10,50mg P2O5/100g (ở mức

trung bình), sau thí nghiệm lân dễ tiêu trên các công thức phân bón đều biến động

theo chiều hướng giảm, dao động từ 6,00 - 9,50mg P2O5/100g (giống lúa HP10) và

7,50 - 9,25mg P2O5/100g (giống lúa ĐT34). Trong đó, các công thức P3, P4 và P5 có

mức giảm thấp hơn do được bón lân ở lượng cao hơn 80 kg/ha so với 60 kg/ha ở các

công thức còn lại. Ngược lại, Vụ Hè Thu 2015 thì ở tất cả các công thức phân bón

hàm lượng lân dễ tiêu đều biến động tăng. Kết quả phân tích trước thí nghiệm cho

thấy hàm lượng lân dễ tiêu ở mức nghèo (6,25mg P2O5/100g), sau thí nghiệm các

công thức phân bón P3, P4 và P5 đã cải thiện hàm lượng lân dễ tiêu trong đất từ mức

nghèo lên mức trung bình từ 10,00 - 12,50mg P2O5/100g (Bảng 3.25).

Page 128: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

117

Từ kết quả ở Bảng 3.25, chúng tôi thấy trong cả 2 vụ, giống HP10 đều có hàm

lượng dễ tiêu đạt lớn nhất tại công thức phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg

K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) tương ứng là 9,50 (vụ Đông Xuân 2014 - 2015)

và 12,50 (vụ Hè Thu 2015); giống ĐT34 có hàm lượng dễ tiêu đạt lớn nhất tại công

thức phân bón P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha)

là 9,25 (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 10,50 (vụ Hè Thu 2015). Kết quả này cho

biết công thức bón lân 80 kg/ha + 2 tấn HCVS có tác dụng tăng hàm hượng lân dễ

tiêu trong đất. Kết quả cũng cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau thí nghiệm

ở vụ Đông Xuân 2014 - 2015 thấp hơn nhiều so với vụ Hè Thu 2015, chứng tỏ cây

lúa có nhu cầu lân ở vụ Đông Xuân cao hơn. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời vụ để

xác định lượng lân bón cho lúa phù hợp.

Hàm lượng kali tổng số (K2O %): Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kali tổng

số trong đất trước thí nghiệm thuộc mức trung bình (0,62 - 0,69%). Sau thí nghiệm,

hàm lượng K2O tổng số đều được tăng lên ở tất các công thức phân bón (riêng công

thức đối chứng P0 hàm lượng K2O tổng số giảm xuống 0,55 - 0,68%). Vụ Đông Xuân

2014 - 2015, giống lúa HP10 cho hàm lượng kali tổng số đạt lớn nhất ở tổ hợp phân P2

(0,72%) và trên giống ĐT34 hàm lượng kali tổng số đạt lớn nhất ở tổ hợp phân P4

(0,75%). Vụ Hè Thu 2015, hàm lượng K2O tổng số ở tất cả các công thức phân bón

đều tăng lên, dao động từ 0,69 - 0,75% (giống lúa HP10) và 0,62 - 0,80% (giống lúa

ĐT34). Tương tự chỉ tiêu P2O5, do lượng bón kali tăng ở các công thức P3, P4 và P5 từ

60 lên 80 kg/ha nên hàm lượng K2O được cải thiện tăng ở các công thức này. Các công

thức còn lại hàm lượng K2O tổng số không biến động nhiều, riêng ở đối chứng bón

phân thì hàm lượng K2O tổng số giảm mạnh sau thí nghiệm (0,55 – 0,68%) là do cây

hút mà không được bổ sung từ phân bón (Bảng 3.25).

Hàm lượng chất hữu cơ (OM %): Chất hữu cơ là đại lượng đặc trưng cho độ phì

của đất. Kết quả cho thấy hàm lượng OM trong đất ở Hương Xuân sau thí nghiệm có

biến động phức tạp. Trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015, giống lúa HP10 có hàm lượng

OM tăng ở công thức P2 (2,33%) và P5 (2,53%) nhưng giảm ở P0 (1,16%), P2 (1,76%),

P3 (1,94%) và P4 (1,24%). Ở giống lúa ĐT34 thì hàm lượng OM sau thí nghiệm tăng

ở P1 (2,40%), P4 (2,26%) và P5 (2,13%); OM giảm ở P0 (1,17%), P2 (1,31%) và P3

(1,42%). Ở vụ Hè Thu 2015, hàm lượng OM sau thí nghiệm đều tăng ở các công thức

phân bón (trừ công thức P0 ở giống ĐT34). Trong đó, ở giống lúa HP10 hàm lượng

OM dao động từ 1,68 (công thức P0) đến 2,87% (công thức P3). Đối với giống lúa ĐT34

đối chứng P0 có hàm lượng OM thấp nhất 1,03%, các công thức phân bón còn lại có

Page 129: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

118

hàm lượng OM dao động từ 1,52 - 2,97% tương ứng với công thức P3 và P5 (Bảng

3.25).

Nhìn chung, các tổ hợp phân bón trong nghiên cứu này có ảnh hưởng tích cực

đến tính chất đất trồng lúa tại vùng nghiên cứu theo hướng cải thiện độ chua của đất,

đặc biệt các tổ hợp phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +

500kg vôi/ha); P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha)

và P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) có tác dụng

tăng hàm lượng đạm, lân tổng số, lân dễ tiêu, kali tổng số và mùn trong đất.

3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG

TRẮNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ và tổ hợp phân bón đến các

giống lúa kháng RLT (HP10 và ĐT34) tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà,

tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được mật độ gieo sạ thích hợp cho giống lúa HP10

là 80kg/ha, tổ hợp phân bón hiệu quả là 80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn

HCVS + 500kg vôi/ha trong vụ Đông Xuân và 80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1

tấn HCVS + 500kg vôi/ha trong vụ Hè thu. Nghiên cứu cũng đã xác định được mật

độ gieo sạ cho giống lúa ĐT34 là 100kg/ha, tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa

ĐT34 là 100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha trong vụ

Đông Xuân và 100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha trong

vụ Hè Thu.

Ứng dụng phòng trừ sinh học trong quản lý sâu hại cây trồng nói chung và sâu

hại lúa nói riêng là xu thế để tạo ra nông sản an toàn. Vì vậy, sử dụng chế phẩm Nấm

xanh Metarhizium anisopliae (Ma) để phòng trừ sâu hại lúa là một biện pháp cần thiết

không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn, góp

phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. Trong nghiên cứu này, để xây dựng

quy trình kỹ thuật cho các giống lúa kháng RLT theo hướng “Ba giảm, ba tăng” chúng

tôi cũng đã tiến hành đánh giá hiệu lực trừ sâu CLN của chế phẩm Nấm xanh để thay

thế thuốc trừ sâu hoá học, kết quả đã xác định được liều lượng sử dụng chế phẩm

3kg/ha và phun hai lần/vụ (giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và làm đòng) cho hiệu lực trừ

sâu cao nhất, không ảnh hưởng đến thiên địch trên đồng ruộng và đảm bảo năng suất

lúa (Bảng 6, 7, 8 và 9; Phụ lục 5).

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi triển khai 2 mô hình sản xuất

các giống lúa kháng RLT trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại hai vùng sinh thái có

lịch sử nhiễm rầy ở Thừa Thiên Huế là phường Hương An và phường Hương Xuân,

Page 130: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

119

thị xã Hương Trà với quy mô 1 ha/mô hình và đối chứng là giống lúa HT1 (giống

chất lượng đang được trồng phổ biến tại địa phương). Kết quả đánh giá mô hình được

trình bày chi tiết ở Bảng 3.26, Bảng 3.27, Bảng 3.28 và Bảng 3.29.

3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa trong

mô hình

Bảng 3.26. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống lúa

trong mô hình

Giống lúa TGST

(ngày)

Chiều

cao cây

cuối

cùng

(cm)

Số

nhánh

hữu hiệu

(nhánh)

Độ thuần

đồng ruộng

(điểm

1,3,5)

Khả năng

chống đổ

(điểm

1,5,9)

NSTT

(tấn/ha)

Mô hình tại Hương Xuân

HP10 115 99,2 3,4 1 1 6,03

ĐT34 112 103,6 3,4 1 5 6,25

HT1 (Đ/c) 112 102,6 3,2 1 5 5,67

Mô hình tại Hương An

HP10 112 97,8 2,8 1 1 5,55

ĐT34 108 100,6 3,0 1 5 5,88

HT1 (Đ/c) 108 102,2 2,8 1 5 5,45

Ghi chú: Đ/c= Đối chứng; NSTT = Năng suất thực thu.

Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa có thay đổi theo

vùng nghiên cứu, ở Hương Xuân có TGST dài hơn so với Hương An từ 3 - 4 ngày.

Trong đó, giống HP10 có TGST dài nhất, dao động từ 112 (ở Hương An) đến 115

ngày (ở Hương Xuân), hai giống lúa ĐT34 và HT1 có TGST như nhau là 108 (ở

Hương An) và 112 ngày (ở Hương Xuân). Với TGST ở vụ Đông Xuân là từ 108 -

115 ngày, các giống lúa HP10, ĐT34 và HT1 đều là giống trung ngày.

Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây của các giống lúa cũng không giống

nhau ở các điểm thực hiện mô hình nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Trong đó,

giống HP10 có chiều cao cây thấp nhất là 97,8 - 99,2cm, tiếp đến là đối chứng HT1

(102,2 - 102,6cm), giống ĐT34 có chiều cao cây cao nhất là 100,6 - 103,6cm.

Số nhánh hữu hiệu: Bảng 3.26 cho thấy mô hình ở phường Hương Xuân các

giống lúa cho số nhánh hữu cao hơn so với mô hình ở phường Hương An. Đối với

Page 131: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

120

giống lúa HP10 số nhánh hữu hiệu ở các mô hình dao động từ 2,8 - 3,4 nhánh/cây.

Giống lúa ĐT34 có số nhánh hữu hiệu là 3,0 - 3,4 nhánh và số nhánh hữu hiệu trên

giống đối chứng là 2,8 - 3,2 nhánh/cây.

Độ thuần đồng ruộng: Các giống lúa trong mô hình có độ đồng đều cao và được

đánh giá là có độ thuần ở điểm 1.

Độ cứng cây: Giống lúa HP10 có khả năng chống đổ tốt (điểm 1) ở cả hai điểm

thực hiện mô hình. Tuy nhiên, giống ĐT34 và đối chứng HT1 đều bị nghiêng ở giai

đoạn trước thu hoạch nên khả năng chống đổ được đánh giá ở điểm 5.

Năng suất thực thu: Các giống lúa có năng suất thực thu đạt cao trên 5,45 tấn/ha

ở cả 2 điểm Hương Xuân và Hương An. Trong đó, ĐT34 là giống cho NSTT cao nhất

dao động từ 5,88 tấn/ha ở Hương An và 6,25 tấn/ha ở Hương Xuân. Giống HP10 có

NSTT là 5,55 tấn/ha (ở Hương An) và 6,03 tấn/ha (ở Hương Xuân). Giống đối chứng

HT1 đạt NSTT là 5,45 tấn/ha (ở Hương An) và 5,67 tấn/ha (ở Hương Xuân). Nhìn

chung, NSTT của các giống lúa trong mô hình đạt tương đương với năng suất lúa

bình quân của tỉnh (5,86 tấn/ha trong năm 2015). Kết quả về NSTT của các giống lúa

trong mô hình một lần nữa khẳng định các giống lúa HP10 và ĐT34 phù hợp với điều

kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế.

3.3.2. Sâu bệnh hại và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa

trong mô hình

3.3.2.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên các giống lúa trong mô hình

Bảng 3.27. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa sản xuất mô hình

Đơn vị tính: Điểm

Giống lúa

Đối tượng sâu, bệnh hại

Rầy

Bệnh

đạo ôn

cổ bông

Bệnh

Khô

vằn

Bệnh

Đốm

nâu

Sâu

cuốn lá

nhỏ

Sâu

đục

thân

Mô hình tại Hương Xuân

HP10 0 3 3 3 1 1

ĐT34 0 3 3 5 3 1

HT1 (Đ/c) 3 3 3 3 3 1

Mô hình tại Hương An

HP10 0 1 3 3 3 1

Page 132: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

121

ĐT34 0 3 3 5 3 1

HT1 (Đ/c) 5 3 3 5 3 3

Ghi chú: Kết quả được đánh giá theo thời điểm phát sinh sâu, bệnh hại trên các giống lúa

(Phụ lục 3)

Kết quả Bảng 3.27 cho thấy: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, trên ruộng mô hình

xuất hiện 6 đối tượng chính là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, sâu CLN,

sâu đục thân và rầy (rầy nâu và RLT). Mức độ nhiễm các đối tượng sâu, bệnh hại

khác nhau ở từng giống lúa.

Rầy: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, giai đoạn lúa làm đòng - trỗ trên giống lúa HT1

thì RLT và rầy nâu đều xuất hiện và mức độ gây hại tương ứng ở điểm 3 (tại Hương

Xuân) và điểm 5 (tại Hương An, có xảy ra cháy rầy cục bộ). Giống HP10 và ĐT34 là

những giống kháng rầy nên ở hai địa điểm đều không bị gây hại (Bảng 3.27).

Bệnh đạo ôn cổ bông: Mặc dù đạo ôn lá cũng có xuất hiện trên các giống lúa

nhưng mức độ gây hại không nhiều nên chúng tôi chỉ quan tâm đến đạo ôn cổ bông ở

giai đoạn lúa vào chắc. Kết quả cho thấy, các giống lúa trong mô hình đều bị nhiễm

đạo ôn ở điểm 3 (riêng giống lúa HP10 tại Hương An ít bị đạo ôn hơn ở điểm 1) (Bảng

3.27).

Bệnh khô vằn: Ở cả hai mô hình, các giống lúa HP10, ĐT34 và HT1 cho thấy

mức độ nhiễm khô vằn như nhau và đều ở điểm 3 (Bảng 3.27).

Bệnh đốm nâu: Giống HP10 bị nhiễm nhẹ đốm nâu ở điểm 3 còn giống ĐT34

thì nhiễm đốm nâu trung bình ở điểm 5. Riêng giống đối chứng HT1 thì mô hình ở

Hương Xuân bị đốm nâu điểm 3 nhưng ở Hương An bị hại nặng hơn ở điểm 5 (Bảng

3.27).

Sâu cuốn lá nhỏ: Các giống lúa đều bị nhiễm sâu CLN từ điểm 3 (riêng giống

HP10 ở mô hình Hương Xuân ít bị sâu CLN, mức độ nhiễm ở điểm 1) (Bảng 3.27).

Sâu đục thân: Các giống lúa đều bị nhiễm nhẹ sâu đục thân ở điểm 1 (riêng giống

đối chứng HT1 ở mô hình Hương An bị sâu đục thân gây hại nặng hơn ở điểm 3) (Bảng

3.27).

3.3.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa trong mô hình

Mục tiêu của mô hình là sản xuất các giống lúa kháng rầy theo hướng an toàn

nên chúng tôi không phun thuốc trừ sâu hóa học và không phun thuốc sớm. Trong

khi đó, giống đối chứng HT1 được sản xuất theo tập quán của người dân địa phương

nên có sự khác nhau về số lần phun thuốc.

Page 133: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

122

Kết quả ở Bảng 3.28 cho thấy, đối với thuốc trừ cỏ thì phần lớn chỉ phun một

lần diệt mầm giai đoạn đầu vụ, riêng đối với giống HT1 ở Hương An do không chủ

động nước nên người dân phải tiến hành phun cỏ lần 2.

Về việc sử dụng thuốc trừ bệnh: Đối với bệnh đạo ôn, giống đối chứng phun

phòng 1 lần còn các giống HP10 và ĐT34 không phun. Tương tự, với bệnh khô vằn

trên giống HT1 cũng tiến hành phun 1 lần thuốc trong mô hình tại Hương Xuân. Để

đảm bảo năng suất, tất cả các giống lúa trong 2 mô hình đều được phun phòng bệnh

lem lép hạt 1 lần trước khi lúa trỗ, riêng giống đối chứng HT1 ở Hương Xuân không

phun lem lép hạt là do trước đó đã có 2 lần phun đạo ôn và khô vằn bằng loại thuốc

trừ nấm phổ rộng nên người dân cho rằng sẽ hạn chế được lem lép hạt.

Đối với thuốc trừ sâu: Giống đối chứng HT1 phun 2 lần trừ sâu cuốn lá và 1 lần

thuốc trừ rầy. Hai giống HP10 và ĐT34 không sử dụng thuốc trừ rầy và có phòng trừ

sâu CLN bằng chế phẩm Nấm xanh phun 2 lần (Bảng 3.28).

Kết quả Bảng 3.28 cho thấy: trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016, người dân đã

phun từ 5 - 7 lần thuốc trên giống lúa HT1 (giống đối chứng), nhiều hơn so với các

giống lúa kháng rầy lưng trắng (HP10 và ĐT34) từ 1 - 3 lần. Như vậy, có thể thấy

rằng sử dụng các giống lúa trong nghiên cứu trong sản xuất mô hình đã giảm được số

lần phun thuốc BVTV.

Bảng 3.28. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên các giống lúa sản xuất mô hình

Đơn vị tính: Lần

Giống lúa Đối tượng phòng trừ

Cỏ dại Đạo ôn Khô vằn Lem lép hạt Sâu CLN Rầy Tổng

Mô hình tại Hương Xuân

HP10 1 0 0 1 2* 0 4

ĐT34 1 0 0 1 2* 0 4

HT1 (Đ/c) 1 1 1 0 2 1 5

Mô hình tại Hương An

HP10 1 0 0 1 2* 0 4

ĐT34 1 0 0 1 2* 0 4

HT1 (Đ/c) 2 1 0 1 2 1 7

Ghi chú: * Phun chế phẩm Nấm xanh 2 lần vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng.

Page 134: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

123

3.3.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa trong mô hình

Hiệu quả kinh tế của mô hình là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả về mức

độ đầu tư, tính phù hợp và tiên tiến của các biện pháp kỹ thuật áp dụng, là cơ sở để

khuyến cáo và nhân rộng diện tích sản xuất giống lúa mới. Hiệu quả kinh tế của từng

giống lúa sản xuất mô hình trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 được chúng tôi trình

bày trong Bảng 3.29. Kết quả cho thấy: Giống lúa HP10 cho hiệu quả kinh tế cao hơn

giống đối chứng HT1 nhưng giống ĐT34 thì có hiệu quả thấp hơn. Cụ thể:

Mô hình tại Hương Xuân: Tổng thu của giống HP10 là 41.004,000 đồng/ha;

ĐT34 là 40.625,000 đồng/ha; đối chứng HT1 là 39.690,000 đồng/ha. Tổng chi phí

đầu tư của 2 giống cũng cao hơn so với giống đối chứng, mức chi phí cho giống đối

chứng là 16,897,000 đồng/ha; trong khi đó giống HP10 có mức chi phí là 16.911,888

đồng/ha (tăng so với đối chứng 14,888 nghìn đồng/ha) và giống ĐT34 là 18.367,943

đồng/ha (tăng so với đối chứng 1.470,943 nghìn đồng/ha), sở dĩ hai giống lúa này có

mức đầu tư cao là do trong quy trình có bón phân hữu cơ vi sinh nên chi phí phân bón

cao hơn nhiều so với đối chứng, đặc biệt giống ĐT34 lại thêm chi phí giống cao do

giá lúa giống cao. Tuy nhiên, với năng suất cao hơn đối chứng nên giống HP10 mang

lại lợi nhuận khá cao 24.092,112 nghìn đồng/ha, tăng hơn so với đối chứng 1.299,112

nghìn đồng/ha. Trái lại, giống lúa ĐT34 mặc dù cho năng suất cao nhất nhưng lợi

nhuận vẫn thấp hơn đối chứng 535,943 nghìn đồng/ha. Kết quả này một phần do chí

phí đầu tư giống lúa cao, một phần do giá lúa thương phẩm thấp nên thu nhập thấp.

Mô hình tại Hương An: Do áp dụng cùng quy trình nên hai giống lúa HP10 và

ĐT34 có chi phí đầu tư tương tự mô hình ở phường Hương Xuân, riêng mô hình đối

chứng HT1 phụ thuộc vào tập quán của người dân địa phương là có bón phân NPK

và phun thuốc BVTV nhiều lần nên chi phí tăng hơn so với ở Hương Xuân với mức

tổng chi là 17.995 nghìn đồng/ha (cao hơn so với giống HP10 1.083,112 nghìn

đồng/ha). Kết quả ở Bảng 3.29 cho thấy do năng suất thực thu của các giống ở Hương

An thấp hơn ở Hương Xuân nên tổng thu cũng thấp hơn, do đó lợi nhuận thấp hơn.

Trong đó, giống đối chứng HT1 có lợi nhuận là 20.155 nghìn đồng/ha; giống HP10

là 20.828,112 nghìn đồng/ha (tăng so với đối chứng 673,112 nghìn đồng/ha) và giống

ĐT34 có lợi nhuận đạt đạt 19.852,057 đồng/ha (thấp hơn đối chứng 302,943 nghìn

đồng/ha).

Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống lúa kháng rầy lưng trắng trong

vụ Đông xuân 2015 - 2016

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Page 135: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

124

Hạng mục chi

Mô hình Đối chứng

(Giống

HT1)

Chênh lệch so với

đối chứng

Giống

HP10

Giống

ĐT34

Giống

HP10

Giống

ĐT34

Mô hình tại Hương Xuân

I. Tổng chi (1.1 + 1.2) 16.911,888 18.367,943 16.897,000 14,888 1.470,943

1.1. Chi phí vật tư 12.411,888 13.867,943 11,347,000 1.064,888 2.520,943

- Giống 1.120,000 2.200,000 1.500,000 -380,000 700,000

- Phân bón 10.261,888 10.637,943 7.845,000 2.416,888 2.792,943

- Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000 2.002,000 -972,000 -972,000

1.2. Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000 5.550,000 -1.050,000 -1.050,000

II. Tổng thu (2.1 x 2.2) 41.004,000 40,625,000 39.690,000 1.314,000 935,000

2.1. Năng suất (kg/ha) 6.030 6.250 5.670 360 580

2.2. Giá bán (đồng/kg) 6.800 6.500 7.000 -200 -500

III. Lợi nhuận (II – I) 24.092,112 22.257,057 22.793,000 1.299,112 -535,943

Mô hình tại Hương An

I. Tổng chi (1.1 + 1.2) 16.911,888 18.367,943 17.995,000 -1.083,112 372,943

1.1.Chi phí vật tư 12.411,888 13.867,943 11.995,000 416,888 1,872,943

- Giống 1.120,000 2.200,000 1.500,000 -380,000 700,000

- Phân bón 10.261,888 10.637,943 8.145,000 2.116,888 2.492,943

- Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000 2.350,000 -1.320,000 -1.320,000

1.2. Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000 6.000,000 -1.500,000 -1.500,000

II. Tổng thu (2.1 x 2.2) 37.740,000 38.220,000 38.150,000 -410,000 70,000

2.1. Năng suất (kg/ha) 5.550 5.880 5.450 100 430

2.2. Giá bán (đồng/kg) 6.800 6.500 7.000 -200 -500

III. Lợi nhuận (II – I) 20.828,112 19.852,057 20.155,000 673,112 -302,943

Ghi chú: Hoạch toán kinh tế về các hạng mục theo giá cả vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại

Thừa Thiên Huế, Dấu (-) cho thấy mô hình thấp hơn đối chứng (Phụ lục 5).

So sánh chi phí về việc sử dụng thuốc BVTV giữa mô hình giống lúa kháng

RLT và đối chứng HT1 ở Hương Xuân và Hương An trong vụ Đông Xuân 2015 -

2016 cho thấy ruộng mô hình phun 2 lần CPNX để trừ sâu CLN chỉ tốn 1.030 nghìn

Page 136: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

125

đồng/ha trong khi ruộng đối chứng không những phun thuốc trừ sâu CLN mà còn

phun thuốc trừ rầy nên chi phí cho thuốc BVTV khá cao từ 2.002 nghìn đồng/ha (ở

Hương Xuân) và 2.350 đồng/ha (ở Hương An). Như vậy, mô hình đã tiết kiệm được

chi phí nhờ giảm thuốc hóa học từ 1.050 - 1.500 nghìn đồng/ha (Bảng 3.29).

Từ kết quả thực hiện mô hình sản xuất hai giống lúa HP10 và ĐT34 tại phường

Hương Xuân và phường Hương An trong Bảng 3.26, 3.27, 3.28 và Bảng 3.29 cho

thấy gieo trồng giống lúa kháng RLT không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn

có hiệu quả về xã hội và môi trường. Mô hình đã thể hiện được nhiều ưu điểm là giảm

được lượng phân đạm và bón phân hữu cơ, giảm số lần phun thuốc, sử dụng thuốc

trừ sâu sinh học và không phun thuốc ở giai đoạn đầu nên rất phù hợp với xu hướng

sản xuất lúa an toàn. Đặc biệt, giống lúa HP10 còn giảm được lượng giống gieo (80

kg/ha), giảm được lượng phân đạm (80kg N/ha) và cho lợi nhuận cao hơn đối chứng

673,112 nghìn đồng/ha. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình sản xuất giống lúa HP10 ra

phạm vi toàn tỉnh để có cơ sở khuyến cáo cho người trồng lúa tại địa phương, đồng

thời bổ sung và thay thế giống lúa này vào sản xuất diện rộng tại Thừa Thiên Huế.

Page 137: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

126

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

(1) Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế

Từ kết quả thanh lọc tính kháng RLT trong phòng thí nghiệm, đánh giá khả năng

chống chịu RLT trong điều kiện nhà lưới đến khảo nghiệm cơ bản các giống lúa

kháng RLT trên đồng ruộng Thừa Thiên Huế đã xác định được hai giống lúa HP10

và ĐT34 là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (< 120 ngày), không nhiễm

rầy, ít nhiễm sâu bệnh hại, cho năng suất cao hơn giống đối chứng HT1 từ 10,9 -

11,5% (4,80 - 5,01 tấn/ha trong vụ Hè Thu 2014 và 5,50 - 5,97 tấn/ha trong vụ Đông

Xuân 2014 - 2015). Đặc biệt, giống HP10 có chất lượng cơm tương đương giống đối

chứng HT1.

(2) Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa kháng rầy rầy lưng trắng

- Mật độ gieo sạ thích hợp cho giống lúa HP10 tại phường Hương Xuân, thị xã

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là 80 kg/ha và giống lúa ĐT34 là 100 kg/ha.

- Tổ hợp phân bón hiệu quả trong vụ Đông xuân cho giống lúa HP10 là P5 (80kg

N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và giống lúa ĐT34 là

P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Vụ Hè thu

bón giảm ½ lượng phân HCVS so với vụ Đông xuân.

(3) Xây dựng mô hình sản xuất lúa kháng rầy lưng trắng tại Thừa Thiên Huế

- Mô hình sản xuất hai giống lúa kháng RLT là HP10 và ĐT34 tại phường

Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho năng

suất cao hơn so với đối chứng, giảm được số lần phun thuốc BVTV từ 1 - 3 lần/vụ so

với đối chứng, không phun thuốc trừ sâu giai đoạn đầu vụ và chỉ sử dụng chế phẩm

sinh học để trừ sâu;

- Giống lúa ĐT34 sản xuất theo mô hình tuy có năng suất cao hơn đối chứng,

có ý nghĩa về môi trường là giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 1- 3 lần/vụ

nhưng do chi phí đầu từ cho lúa giống đầu vào cao nên hiệu quả kinh tế không cao (-

302,943 nghìn đồng/ha).

Page 138: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

127

- Giống lúa HP10 sản xuất theo mô hình còn giảm được lượng giống gieo xuống

80kg/ha, giảm lượng phân đạm bón xuống 80kg N/ha và mang lại lợi nhuận cao hơn

giống đối chứng HT1 từ 673,112 - 1.299,112 nghìn đồng/ha.

ĐỀ NGHỊ

- Nghiên cứu sản xuất lúa giống cho giống lúa ĐT34 để chủ động nguồn giống,

giảm chi phí đầu vào nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho giống lúa này trên địa bàn Thừa

Thiên Huế;

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa HP10 và phối hợp với sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế để chuyển giao và

khuyến cáo cho nông dân trồng lúa tại địa phương;

- Phối hợp với các công ty giống cây trồng, trung tâm nghiên cứu giống trên địa

bàn miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong việc sản xuất thử

nghiệm giống lúa HP10 ở nhiều địa phương để tiến đến công nhận giống phục vụ sản

xuất kinh doanh và sản xuất gạo hàng hóa.

- Thường xuyên kiểm tra mức độ kháng rầy của các giống lúa được tuyển chọn

hằng năm để có định hướng sử dụng giống kháng hiệu quả trên đồng ruộng. Đồng

thời, nghiên cứu chọn lọc các giống lúa kháng rầy khác để phục vụ sản xuất lúa bền

vững tại Thừa Thiên Huế.

Page 139: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

1. Trần Thị Hoàng Đông, Hoàng Trọng Kháng, Thái Doãn Hùng, Trần Thị Xuân

Phương (2014). Đánh giá tính kháng của một số giống lúa với quần thể rầy lưng

trắng (Sogattella furcifera Horvath) Thừa Thiên Huế trong phòng thí nghiệm. Tạp

chí Khoa học Đại học Huế, tập 91A, số 3, tr.43 - 52.

2. Trần Thị Hoàng Đông, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đình Thi (2016). Ảnh hưởng

của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống

lúa kháng rầy lưng trắng ĐT34 và HP10 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại

học Huế, tập 124, số 10, tr.77-86

3. Trần Thị Hoàng Đông, Trần Đăng Hòa (2016). Tuyển chọn giống lúa kháng

rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) ở Thừa Thiên Huế trong điều kiện lây

nhiễm nhân tạo. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5 (268), tr.3-7.

4. Trần Thị Hoàng Đông, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đình Thi, Trần Thị Hương

Sen (2017). Ảnh hưởng của lượng giống gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển và năng

suất hai giống lúa kháng rầy lưng trắng HP10 và ĐT34 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Đại học Huế - Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm

2017. Mã số 3876.

Page 140: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Bá Bổng, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn Hữu Huân, Ngô Vĩnh Viễn, Mai Thành Phụng,

Phạm Văn Dư, Rogelio Cabunagan (2006). Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh

vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn, tr.5 - 6.

2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2009). Sản xuất lúa gạo thành tựu và thách thức. Tham

luận Festival Lúa Gạo Việt Nam 2009, Hậu Giang.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Tiêu chuẩn quốc gia về xác định hàm

lượng Amylose trong gạo. Phần 1: Phương pháp chuẩn (TCVN 5716-1:2008).

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Tiêu chuẩn quốc gia về gạo trắng -

Phương pháp thử (TCVN 1643:2008).

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Tiêu chuẩn quốc gia về gạo lật. Phần 1:

Phương pháp chuẩn(TCVN 1643:2008).

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo

nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu và nhện

hại cây trồng (QCVN 01-1:2009/BNNPTNT).

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo

nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của các giống lúa (QCVN 01-55:2011/BNNPTN).

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương

pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa (QCVN 01-166:2014/BNN&PTNT).

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Tiêu chuẩn quốc gia về gạo trắng - Đánh

giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm/ White rice - Sensory evaluation

of cooked rice by scoring method (TCVN 8373:2010).

13. Hà Viết Cường, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định nguyên nhân gây

bệnh lùn sọc đen (lùn lụi) trên lúa vụ mùa năm 2009 tại miền Bắc. Báo cáo Hội thảo quốc

gia bệnh hại thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 12-22.

11. Bùi Đình Dinh (1999). Quản lý sử dụng phân bón hóa học trong hệ thống quản lý dinh

dưỡng tổng hợp cây trồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện thổ nhưỡng nông

hóa, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr.236-241.

12. Nguyễn Ngọc Đệ, Phạm Thị Phấn (2004). Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh

tổng hợp cho nhóm lúa thơm xuất khẩu tại vùng ven biển cao ở ĐBSCL (2002-2004). Viện

Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác ĐBSCL, Trường Đại Học Cần Thơ.

13. Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên (2005). Khảo sát tính kháng rầy nâu Nilaparvata

lugens Stal của các giống lúa đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc Việt Nam. Hội

nghị côn trùng học toàn quốc, tr.335 – 339.

Page 141: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

14. Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Đình Chiến, Nguyễn Thị Kim Oanh

(2011). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath

tại Gia Lâm, Hà Nội. Kỷ yếu Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ VII, Hà Nội ngày 9

-10/5/2011, tr.504-507.

15. Nguyễn Trường Giang, Phạm Văn Phượng (2011). Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến

năng suất lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học

trường Đại học Cần Thơ 2011:18b; tr.248-253.

16. Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình phân bón cho cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp

Hà Nội.

17. Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy, Dương Ngọc Thành

(2006). Ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất và chất lượng xay xát của lúa gạo ở

hai mật độ sạ và các lượng phân đạm. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Khoa

nông nghiệp và sinh học ứng dụng 2006, quyển 2: Bảo vệ thực vật - Khoa học cây trồng -

Di truyền giống nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ, tr.77-82.

18. Hoàng Thị Thái Hòa (2011). Giáo trình phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

19. Hội khoa học và kỹ thuật BVTV Việt Nam (2005). Từ điển sử dụng thuốc BVTV ở Việt

Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

20. Nguyễn Hữu Huân, Phạm Văn Dư (2012). Kỷ yếu hội nghị quốc gia phòng chống rầy

nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nhà xuất

bản Nông nghiệp Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen (2004). Giáo trình Côn Trùng Nông Nghiệp, phần B Côn

trùng gây hại cây trồng chính ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

22. Nguyễn Văn Huỳnh (2011). Nghiên cứu và ứng dụng biện pháp sinh học để quản lý sâu

bệnh hại cây trồng ở Đại học Cần Thơ trong thời gian gần đây. Hội thảo tại Đại học Mở

TPHCM, 09/06/2011.

23. Nguyễn Đức Khiêm (1995). Một số kết qủa nghiên cứu rầy lưng trắng và rầy xám hại

lúa tại trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí BVTV, số 2/1995, tr.5-6.

24. Trịnh Thạch Lam (2011). Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh “Lùn sọc đen phương

nam" hại lúa tại Nghệ An. Thông tin KH-CN Nghệ An 3/2011, tr.1-5.

25. Phạm Văn Lầm (2006). Những điều cần biết về rầy nâu và biện pháp phòng trừ. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

26. Nguyễn Tiến Long (2014). Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata

lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

27. Nguyễn Văn Luật (2001). Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

28. Đào Nguyên (2010). Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen và biện pháp phòng trừ.

Tạp chí khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương, số 2: tr.7-8.

29. Võ Đình Quang (1999). Trạng thái lân trong đất Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học,

Page 142: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

quyển 3 - Viện thổ nhưỡng nông hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr.151-163.

30. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2010). Sổ tay hướng dẫn phòng

trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.

31. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2011). Báo cáo Tổng kết

sản xuất nông nghiệp năm 2011 và kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2012, tháng 10/2011.

32. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2012). Báo cáo Tổng kết

sản xuất nông nghiệp năm 2012 và kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2013, tháng 10/2012.

33. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Báo cáo Tổng kết

sản xuất nông nghiệp năm 2013 và kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2014, tháng 10/2013.

34. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2014). Báo cáo Tổng kết

sản xuất nông nghiệp năm 2014 và kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, tháng 10/2014.

35. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2015). Báo cáo Tổng kết

sản xuất nông nghiệp năm 2015 và kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2016, tháng 10/2015.

36. Cái Văn Thám (2014). Báo cáo tình hình sản xuất và sinh vật hại lúa tại Thừa Thiên

Huế từ năm 2010 - 2013. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế.

37. Đinh Văn Thành (1998). Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của rầy lưng trắng hại lúa

vùng Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện KHNN Việt Nam.

38. Nguyễn Trường Thành, Trần Huy Thọ, Phạm Thị Liên (2000). Nghiên cứu đánh giá thiệt

hại và ngưỡng kinh tế để sử dụng hợp lý thuốc hoá học phòng trừ một số sâu chính hại lúa.

Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1996-2000. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà

Nội, tr.83.

39. Hoàng Trung (2005). Nghiên cứu hiện trạng kháng thuốc của một số loài mọt chủ yếu

hại kho lương thực và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ chúng ở Việt Nam.

Luận án Tiến sĩ nông nghiệp,Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

40. Trung tâm BVTV phía Bắc (2010). Tình hình phát sinh và gây hại của dịch hại trên một

số cây trồng chính ở các tỉnh phía Bắc năm 2010. Báo cáo tổng kết tình hình dịch hại năm

2010 ở phía Bắc, tr.15-34.

41. Ngô Vĩnh Viễn (2009). Bước đầu xác định đa dạng di truyền virus lúa lùn sọc đen ở phía

Bắc Việt Nam. Tạp chí BVTV số 5/2009, tr.8-20.

42. Vũ Hữu Yêm (1995). Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nhà xuất bản Nông nghiệp

Hà Nội, tr.7.

43.Viện Bảo vệ thực vật (2009). Truy tìm tung tích bệnh Lùn sọc đen (LSĐ) tại miền Bắc.

Báo Nông nghiệp Việt Nam số 220 (3328).

Tài liệu tiếng Anh

44. Aimee Lynn B. Dupo and Alberto T. Barrion (2009). Taxonomy and general biology of

delphacid planthoppers in rice agroecosytems. Planthoppers: new threats to the

Page 143: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

sustainability of intensive rice production system in Asia. International Rice Research

Institute. pp: 4.

45. Angeles E.R., Khush G.S, Heinrichs E.A., (1981). New genes for resistance to

whitebacked planthoppers in rice. Crop Sci.21:pp.47-50.

46. Anonymous (1975). Brown planthopper infestation in various countries rice Entomol.

Newsl 3:3.

47. Bhathal J.S, Dhaliwal G.S (1994). Insect-plant relationships determining resistance in

rice to Sogatella furcifera (Horvath). Jour. Of Ecol.Research, 18(3): p.189-197.

48. Brar D.S, Virk P.S, Jena K.K, Khush G.S (2009). Breeding for resistance to planthopper

in rice. International Rice Research Institute, pp.401-428.

49. Buu B.C., N.T. Lang (2003). Application of molecular markers in rice breeding in the

Mekong Delta of Vietnam. In Advances in Rice Genetics. IRRI, Philippines, pp.216-220.

50.Catindig J.L.A., Arida G.S., Baehaki S.E., Bentur J.S., Cuong L.Q.,

Norowi M., Rattanakarn W., Sriratanasak W., Xia J., Lu Z. (2009). Situation of Planthopper

in Asia. Planthoppers: new threats to the sustainability of intensive rice production system in

Asia. International Rice Research Institute, pp.191-220.

51. Chen L.C., Chang W.L. (1971). Inheritance of rice to brown planthoppers in rice variety

Mudgo. Taiwan Agric. Res. 20:pp.57-60

52. Chen RC, Qi LZ, Cheng XN, Ding ZZ, Wu ZL. 1986. Studies on the population dynamics

of brown planthopper, Nilaparvata lugens Stål. I. Effects of temperature and diet conditions of

the growth on experimental population. J. Nanjing Agric. Univ. 29(3):pp.23-33.

53. Cook A.G, Denno R.F (1994). Planthopper/plant interactions: feeding behavior, plant

nutrition, plant defense, and host plant specialization. In: Denno RF, Perfect TJ, editors.

Planthoppers: their ecology and management. London (UK): Chapman & Hall Inc. pp.114-139.

54. Dale D. (1994). Insect pests of the rice plant - their biology and ecology. In: Biology and

management of rice insects, IRRI, Wiley Eastern Lt., New Delhi, pp.363-485.

55. Michael S.C., Khan Z.R., Pathak M.D (1963). Techniques for Evaluating Insect

Resistance in Crop plant. L856 ISBN 0-87371-856-9, pp: 269-270

56. Feng Y.X., Huang Y.B. (1983). Characteristics of disease and insect pest occurrence in

Zhaoqing district and control measures to be taken. Guangdong Agric. Sci. (3):18-21.

57. Feng BC, Huang CW, Wang HD, Yan J, Song LJ. 1985. Influnce of temperature on the

population dynamics of the whitebacked planthopper, Sogatella furcifera (Horvath). Acta

Entomol. Sin. 28(1):pp.390-397.

58. Gao M.C. (1994). Exploration on the Bionomic and prediction Technique of the White

backed rice planthopper in the Wuhu rice growing areas. Plant protection 20, p.11-13.

Page 144: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

59. Gurr G.M. (2009). Prospects for ecological engineering for planthoppers and other

arthropod pests in rice. Planthoppers: New threats to sustainability of intensive rice

production systems in Asia, IRRI, 2009, pp: 371 - 388.

60. Heinrichs EA. (1994). Impact of insecticides on the resistance and resurgence of rice

planthoppers. In: RR Denno, TJ Perfect, editors. Planthoppers: their ecology and management.

Chapman & Hall. pp.571-598.

61. Hernandez J.E, Khush G.S. (1981). Genetics of resistance to white backed planthopper

in some rice (Oryza sativa L.) varieties. Oryza 18:pp.44-50.

62. Hill S., Dennish (1983). Agricultural insect pest of the tropic and their control. The Press

syndicate of the University of Cambridge, p.746.

63. Hosamani M.M, Jayakumar B.V, Sharma K.M (1986). Sources and levels of

nitrogenous fertilizers in relation to incidence of brown planthopper in Bhadra Project.

Current Res.15:pp.132-134.

64. Huan N.H., L.V. Thiet, H.V.Chien, K.L.Heong (2005). Farmers’participatory

evaluation of reducing pesticides, fertilizers and seed rates in rice farming in the Mekong

Delta, Vietnam. Crop Protection 24: pp.457-464.

65. Huang C.W., Feng B.C., Wang H.D., Yao J., Song L.J. (1985). Observation of

characteristic ecology of whitebacked planthopper on hybrid rice. J. Zhejiang Agric. Sci.

(4):pp.162-164.

66. Huang C.W., Feng B.C., Chen J.M. (1994). Influence of the rice varieties on

population growth of Sogatella furcifera Horvath. Entomol. Knowl. 31(4):pp.196-198.

67. International Rice Research Institute (1996). Standard Evaluation System for Rice.

68. International Rice Research Institute (2002). Standard Evaluation System for Rice.

69. Jackson M.T. (1997). Conservation of rice genetic resources: the role of the

International Rice Genebank at IRRI. Plant Mol. Biol.35:pp.61-67.

70. Kenmore P.E., Carino F.O., Perez C.A., Dyck V.A., Gutierrez A.P. (1984). Population

regulation of the rice brown planthopper (Nilaparvata lugens Stål) within rice fields in the

Philippines. J. Plant Prot. Tropics 1:pp.19-37.

71. Kisimoto R. (1965). Synoptic weather conditions inducing long - distance immigration of

planthopper, Sogatella furcifera Horvath and Nivaparvata lugens”. Econ, Etomol, pp.95-109.

72. Khush G.S. (1984). Breeding for resistance to insects. Prot. Ecol.7:pp.147-165.

73. Khush G.S. (2005). What it will take to feed 5.0 billion rice consumers in 2030. Plant

Molecular Biology 59 (1), pp.1-6.

74. Khush GS (2006). Rice for Feeding half the World Population.

75. Lang N.T, B.C Buu (2003). Genetic And Physical Maps Of Gene Bph10 Controling Brown

Plant Hopper Resistance In Rice (Oryza sativa L.). Omonrice 11: 35-40.

Page 145: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

76. Le Thi Sen (1994). Inheritance of White-backed Plant hopper resistance. Inernational

Rice research notes. pp.11-12.

77. Li R.D., Ding J.H., Wu G.W., Shu D.M. (1996). The brown planthopper and its

population management. Shanghai (China): Fudan University Press.

78. Lin T.L. (1989). Forecasting of the population density of whitebacked plant-hoppers at

the most injurious generation using a contingency table method. Fujian Agric. Sci. Tech.

(3):pp.11-12.

79. Litsinger J.A., Bandong .JP., Canapi B.L., Dela Cruz C.G., Pantua P.C., Alviola A.L.,

Batay-An Ⅲ EH (2005). Evaluation of action thresholds for chronic rice insect pests in the

Philippines. I. Less frequently occurring pests and overall assessment. International Journal

of Pest Management 51 (1): pp.45-61.

80. Liu G.J. (1995). Utilization of sugar from susceptible and resistant rice varieties by the

White-backed Planthopper, Sogatella furcifera Horvath (Homoptera: Delphacidae). Acta

Entomologica Sinica, pp.421-427.

81. Lu Z.X., Heong K.L., Yu X.P., Hu C. (2004). Effects of nitrogen on ecological fitness of the

brown planthopper, Nilaparvata lugens Stål, in rice. J Asia-Pacific Entomol. 7(1):pp.97-104.

82. Matsumura M. (1996b). Population dynamics of the white-backed planthopper Sogatella

furcifera (Hemiptera: Delphacidae) with special reference to the relationship between its

population growth and growth stage of rice plants. Res. Popul. Ecol., 38(1): pp.19-25.

83. Matsumura M., Suzuki Y. (2003). Direct and feeding-induced interactions between two

rice planthoppers, Sogatella fucifera and Nilaparvata lugens: effects on dispersal capability

and performance. Ecol. Entomol. 28:174-182.

84. Mishra N.C, Misra B.C (1991). Orientation of the White backed Planthopper, Sogatella

furcifera (Horvath) towards some rice varieties. Indian Journal of Plant Prorection, 19:2,

pp.179-181.

85. Mishra N.C, Misra B.C (1992). Role of Silica in risitant of rice, Oryza sativa L., to

White-backed Planthopper, Sogatella furcifera Horvath (Homotera, Delphacidae). Indian

Journal of Entomology, pp.190 – 195.

86. Nair R.V, Masajo T.M, Khush G.S (1982). Genetic analysis of resistance to white-

backed planthopper in twenty-one varieties of rice (Oryza sativa L.). Theor. Appl. Genet.

61:pp.19-22.

87. Nazar R., Iqbal N., Masood A., Syeed S., Khan N.A (2011). Understanding the

significance of sulfur in improving salinity tolerance in plants. Environmental and

Experimental Botany, vol. 70, no. 2-3, pp.80-87.

88. Normile D. (2008). Agricultural research. Reinventing rice to feed the world.

Science 2008; 321(5887):pp.330-333.

Page 146: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

89. Padmarathi G., Ram T., Ramesh K., Kondala R.Y., Pasalu I.C., Viraktamath B.C. (2007).

Genetics of white backed planthopper, Sogatella furcifera (Horvath) resistance in rice.

SabraoJ.39:pp.99-105

90. Preap V., Zalucki M.P., Nesbitt H.J., Jahn G.C. (2001). Effect of fertilizer, pesticide

treatment, and plantvariety on the realized fecundity and survival rates of brown

planthopper, Nilaparvata lugens, generating outbreaks in Cambodia. J. Asia-Pacific

Entomol. 4:pp.75-84.

91. Reissig W.H, Heinrichs E.A, Litsinger J.A, Moody K., Fiedler L., Mew T.W, Barrion

A.T (1986). Illustrated guide to integrated pest management in tropical Asia. Laguna

PhilippineInternational Rice Research Institute, p.411.

92. Saini R.S., Khush G.S., Heinrichs E.A. (1982). Genetic analysis of resistance to

white-backed planthopper, Sogatella furcifera (Horvath) in some rice varieties. Crop

Prot. 1:pp.289-297.

93. Sandeep K., Ram L., Kumar A., Yadav S.S., Singh B., Kalkal D. (2015). Biology of

whitebacked plant hopper , Sogatella furcifera on basmati rice under agro-climatic

condition of Haryana. Agric. Sci. Digest., 35 (2) 2015:pp.142-145.

94. Seino H., Shiotsuki Y., Oya S., Hirai Y. (1987). Prediction of long-distance migration

of rice planthoppers to northern Kyushu considering low-level jet stream. Journal of

Agriculture Meteorolgy 43 (3):pp.203-208.

95. Seino Y., Suzuki Y., Sogawa K. (1996). An ovicidal substance produced by rice plants

in response to oviposition by the whitebacked planthopper, Sogatella furcifera (Horvath)

(Homoptera: Delphacidae). Applied Entomology and Zoology.1996; 31(4):pp.467–473.

96. Sidhu G.S, Khush G.S., Medrano F.G. (1979). A dominant gene in rice for resistance to

whitebacked planthopper and its relationship to other plant characteristics. Euphytica 28,

pp.227-232.

97. Sidhu N., Bansal U.K., Shukla K.K., Saini R.G. (2005). Genetics of resistance to

whitebacked planthopper in five rice stocks. Sabrao J Breed Genet. 2005;37:pp.46–53.

98. Singh J.P., Pandey M.P., Pathak R.K. (1990). Inheritance of resistance to white-backed

planthopper, Sogatella furcifera (Horvath) in some rice cultivars. Euphytica 46:pp.95-100.

99. Shamsul A. (1971). Population dynamics of common Leafhopper and Planthopper

pests of rice. International Rice Research Institute 1969 -1970:pp.33-64.

100. Smith M.C., Khan Z.R., Pathak M.D (1984). Techniques for Evaluating Insect

Resistance in Crop plan. L856 ISBN 0-87371-856-9, pp.269-270.

101. Sogawa K., Sun Z.X., Qian Q., Zeng D.L. (2004). Phenotypic expression of

whitebacked planthopper resistance in the newly established japonica/ indica doubled

haploid rice population. Rice Science.2004;11(3):pp.155–160.

Page 147: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

102. Sogawa K., Liu G., Qiang Q. (2009). Prevalence of whitebacked planthoppers in

Chinese hybrid rice and whitebacked planthopper resistance in Chinese japonica rice.

Planthoppers: New threats to sustainability of intensive rice production systems in Asia,

IRRI, 2009, pp:257-280.

103. Suenaga H. (1963). Analytical studies on the ecology of two species of planthoppers,

the white backed planthopper (Sogatella furcifera) and the brown planthopper (Nilaparvata

lugens) with special reference to their outbreak. Bull Kyushu Agricutural Exp. Stn.8:pp.1

25.

104. Sun L., Su C.C., Wang C., Zhai H., Wan J. (2005). Mapping of a major resistance gene to

the Brown Planthopper to the Rice cultivar Rathu Heenati. Breeding Science 55:pp.391-396.

105. Suri K.S., Singh G. (2011). Insecticide-induced resurgence of the whitebacked planthopper

Sogatella furcifera (Horvath) (Hemiptera: Delphacidae) on rice varieties with different levels

of resistance. Crop Protection 30, pp.118-124.

106. Tanaka K., Matsumura M. (2000). Development of virulence to resistant rice varieties

in the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae), immigrating into

Japan. Appl. Entomol.Zool.35:pp.529-533.

107. Thanh D.V., Nga N.T., Duong N.T. (2001). Recent outbreak of whitebacked

planthopper and its management in Red River Delta. Proceedings of the 3rd International

Workshop on “Inter-country Forecasting System and Management for BPH in East Asia”

13-15 Nov. 2001, Hanoi, Vietnam. pp.137-143.

108. Thanh D.V., Dung L.T., Thu P.B., Duong N.T. (2007). Management of rice planthopper

in northern Vietnam. Proceedings of International workshop on “Forecasting and

Management of Rice Planthoppers in East Asia: Ecology and Genetics,” 4-5 December

2007, Kumamoto, Japan. pp.1-9.

109. Uhm K.B., Hyun J.S., Choi K.M. (1985). Effects of the different levels of nitrogen

fertilizer and planting space on the population growth of the brown planthopper. Res. Report

RDA (P.M. & U.) 27(2):pp.79-85.

110. Xiao T.G., Tang J.X. (2007). Effects of the susceptibility of rice varieties to Sogatella

furcifera on nymphal development and reproduction of Microvelia horvathi through a food

chain. Ecological Entomology 14 (4):pp.317-321.

111. Xu X.F, Mei H.W, Luo L.J., Cheng X.N., Li Z.K. (2002). RFLP-facilitated investigation

of the quantitative resistance of rice to brown planthopper (Nilaparvata lugens). Theor. Appl.

Genet. 104:pp.248-253.

112. Yamasaki M., Tsunematsu H., Yoshimura A., Iwata N., Yasui H. (1999). Quantitative

trait locus mapping of ovicidal response in rice (Oryza sativa L.) against whitebacked

planthopper (Sogatella furcifera Horvath). Crop Sci. 39:pp.1178-1183.

Page 148: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

113. Yamasaki M., Yoshimura A., Yasui H. (2000). Mapping of quantitative trait loci of

ovicidal response to brown planthopper (Nilaparvata lugens Stål) in rice (Oryza sativa L.).

Breed.Sci.50:pp.291-296.

114. Zhai B.P., Zhou G.H., Tao X.R., Chen X., Shen H.M. (2011). Macroscopic patterns

and microscopic mechanisms of the outbreak of rice planthoppers and epidemic

SRBSDV. Chinese Journal of Applied Entomology 2011;48(3):pp.480-487.

115. Zhang X.F, Li J.J, Qi G.F, Wen K., Lu J.Z, Zhao X.Y (2011). Insecticidal effect of

recombinant endophytic bacterium containing Pinellia ternate agglutinin against white

backed planthopper. Sogatella furcifera. Crop Prot. 2011; 30(11):pp.1478-1484.

116. Zhu X.W. (1985). Conparison on occurrence characteristic of the WBPH and BPH.

Insect knowledge Kunchong - Zhish, China, pp.51-53.

117. Zhu Z.R (2004). Complex influence of rice variety, fertilization timing, and insecticide

on population dynamics of Sogatella furcifera (Horvath), Nilaparvata lugens (Stal)

(Hormoptera: Delphacidae) and their natural enemies in rice in Hangzhou. China. J. Pest

Sci. 77: pp.65-74.

118. Wang M.Q., Wu R.Z. (1991). Effects of nitrogen fertilizer on the resistance of rice

varieties to brown planthopper. Guangdong Agric. Sci.1:pp.25-27.

119. Wang Y.C., Fan J.Q., Tian X.Z., Gao B.Z., Fan X.R. (1994). Studies on resurgence

question of planthoppers induced by deltamethrin and methamidophos. Entomol. Knowl.

31(5):pp.257-262.

120. Wang Y., Li J. (2005). The plant architecture of rice (Oryza sativa). Plant Mol

Biol. 2005; 59(1):pp.75-84.

121. Wu C.F., Khush G.S. (1985). A new dominant gene for resistance to whitebacked

planthopper (Sogatella furcifera) in rice. Crop Sci. 25:pp.505-509.

Page 149: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hình ảnh thực hiện đề tài

Phụ lục 2. Đặc điểm các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Phụ lục 3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu nghiên cứu

Phụ lục 4. Số liệu khí tượng tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên cứu

Phụ lục 5. Một số kết quả liên quan đến nội dung đề tài

Phụ lục 6. Kết quả phân tích chất lượng lúa gạo

Phụ lục 7. Kết quả phân tích đất

Page 150: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

PHỤ LỤC 1. HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Thu thập Nhân nuôi

Hình 1. Thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng

Phương pháp ống nghiệm Phương pháp hộp mạ

Hình 2. Thanh lọc tính kháng rầy trong phòng thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm

Rầy trên giống TN1

TN giai đoạn lúa chín

Hình 3. Đánh giá tính chống chịu rầy trong nhà lưới

Page 151: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Chuẩn bị mạ

Ruộng thí nghiệm giai đoạn

mạ

Ruộng thí nghiệm giai chín

Giống lúa KR1

Giống lúa OM4900

Giống lúa OM7347

Giống lúa HP10

Giống lúa ĐT34

Giống lúa PC6

Giống lúa HT1

Giống lúa TN1

Rầy trên giống lúa TN1

Hình 4. Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa kháng rầy lưng trắng

Page 152: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế
Page 153: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bố trí thí nghiệm

Ruộng TN giai đoạn mạ

Bón phân thúc đẻ nhánh

Đo đếm các chỉ tiêu

Ruộng TN giai đoạn chín

Hình 5. Ruộng thí nghiệm mật độ

Page 154: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bố trí thí nghiệm

Ruộng TN giai đoạn mạ

Ruộng TN giai đoạn đẻ nhánh

Page 155: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Toàn cảnh ruộng TN phân bón giai đoạn lúa chín

Hình 6. Ruộng thí nghiệm phân bón

Bố trí thí nghiệm nhà lưới

Theo dõi TN trong nhà lưới

Sâu CLN bị nấm xanh kí sinh

Page 156: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Phun thuốc trên ruộng TN

Theo dõi TN trên đồng ruộng

Sâu cắn gié bị nấm xanh kí sinh

Hình 7. Thí nghiệm hiệu lực trừ sâu của nấm xanh

Mô hình tại Hương Xuân

Mô hình tại Hương An

Hình 8. Mô hình sản xuất giống lúa kháng rầy lưng trắng

PHỤ LỤC 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG LÚA SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

1. Giống lúa KR1

Nguồn gốc: Được Viện Bảo vệ thực vật tuyển chọn từ kết quả thanh lọc giống lúa

kháng quần thể rầy lưng trắng ở các tỉnh phía Bắc.

Đặc điểm: Năng suất trung bình 53 - 55 tấn/ha, giống có khả năng kháng tốt với rầy

lưng trắng, hơi nhiễm đạo ôn lá và đốm nâu (kết quả khảo nghiệm thích nghi tập đoàn giống

mới thu thập tại Thừa Thiên Huế năm 2012).

Page 157: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

2. Giống lúa PC6

Nguồn gốc: Giống PC6 được chọn lọc từ tổ hợp lai N202/DT122, từ vụ xuân 2002,

vụ xuân 2005 được đưa vào thí nghiệm so sánh đến vụ xuân 2006 gửi khảo nghiệm quốc gia

và đặt tên là PC6. Phương pháp: Lai hữu tính, chọn lọc theo phương pháp phả hệ. PC6 được

công nhận chính thức năm 2011 theo quyết định số 70/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 3 năm

2011.

Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 102 - 125 ngày , vụ mùa 90 - 95 ngày.

Chiều cao cây 95 - 100cm, chiều dài bông 23,5cm, số hạt chắc trên bông trung bình đạt 110

hạt. Khối lượng 1000 hạt 22,3gam. Tỷ lệ gạo xát 68,5%, gạo trong không bạc bụng, chiều dài

hạt gạo 6,7mm, hàm lượng amylose 18 - 19%.Năng suất trung bình đạt 55 - 60 tạ/ha.Giống

PC6 có khả năng chịu rét khá (điểm 3), nhiễm nhẹ đạo ôn (điểm 3), nhiễm vừa rầy nâu (điểm

5) và bạc lá (điểm 5). Chất lượng gạo tốt, hạt gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ.

3. Giống lúa ĐT34

* Nguồn gốc: Là giống lúa thuần cảm ôn được công ty CP Giống cây trồng Quảng

Ninh chọn lọc cá thể từ giống lúa địa phương có nguồn gốc từ Trung Quốc năm 2000. Giống

lúa ĐT34 đã được Bộ NN & PTNT công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số 304/QĐ-

TT-CLT ngày 18/09/2009.

* Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng: Miền Bắc: 125 - 135 ngày (vụ Xuân); 105 -110

ngày (vụ Mùa); Nam Trung Bộ: 118 - 120 ngày (vụ Đông Xuân); 105 - 110 ngày (vụ Hè

Thu). Chiều cao cây trung bình 105 - 110cm; đẻ nhánh khá; dạng hình thân lá đứng, gọn;

cứng cây; lá đòng đứng; hạt đóng sít, nhiều hạt; khối lượng 1000 hạt 25 -26gam; hạt thon;

dài. Năng suất cao, trung bình 66 tạ/ha (thâm canh đạt 72 tạ/ha). Chất lượng gạo khá; cơm

mềm và ăn ngon hơn giống Khang Dân 18. Ít nhiễm sâu, bệnh. Giống ĐT34 thích hợp gieo

cấy trong vụ Xuân, vụ Mùa (miền Bắc) và vụ Đông Xuân, Hè Thu (miền Nam Trung Bộ).

4. Giống lúa BM125

Nguồn gốc: BM125 là giống lúa do viện Khoa học Việt Nam chọn tạo đã được Bộ

NN & PTNT công nhận.

Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng khoảng 110 - 116 ngày.Có khả năng sinh và trưởng

phát triển tốt, khả năng chống đổ ngã tốt. Giống lúa nhiễm sâu cuốn lá gây hại ở điểm 1,

nhiễm bệnh đạo ôn ở điểm 1.

5. Giống lúa XT27

Nguồn gốc: XT27 là một giống lúa mới được Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

nghiên cứu chọn tạo bằng phương pháp phân lập cá thể đột biến trong quần thể giống Hương

thơm số 1 và đã ứng dụng thành công tại một số địa phương.

Đặc điểm: Giống có thời gian sinh trưởng: vụ Mùa từ 100 - 110 ngày, vụ Xuân muộn

128 - 135 ngày. Chiều cao cây: 100 - 105cm, dạng hình thân lá đẹp, đẻ nhánh khỏe, độ thuần

quần thể tốt. Năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha/vụ (thâm canh tốt đạt 70 - 80 tạ/ha/vụ, tương

đương hoặc cao hơn năng suất của giống lúa Khang dân 18). Hạt lúa màu vàng sáng, tỷ lệ

Page 158: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

chắc cao, có 180 - 250 hạt chắc/bông tùy theo điều kiện canh tác, trọng lượng 1.000 hạt là

22gam. Hạt gạo màu trắng ngà, đẹp, cơm mềm. Giống XT27 chống chịu tốt với một số loại

sâu bệnh hại chính như: Khô vằn, đạo ôn, bạc lá, chịu lạnh khá, nhất là giai đoạn trổ bông,

chịu nóng trung bình, chịu thâm canh khá, chống đổ tốt. Giống có khả năng thích ứng khá

rộng ở nhiều vùng và nhiều chân đất khác nhau, dễ canh tác. Giống đã được trồng ở các tỉnh

nam Trung Bộ.

6. Giống lúaOM7347

Nguồn gốc: Giống lúa OM7347 là giống lúa thuần được Bộ môn Di truyền - Chọn

giống Viện lúa ĐBSCL chọn tạo từ năm 2005. Giống này có nguồn gốc từ tổ hợp lai

KhaoDawMali/BL//BL, OM7347 kết hợp được các đặc tính quý của cây cha mẹ, thông qua

chọn lọc nhờ MAB. Giống OM7347 tiếp tục được chọn lọc ngoài đồng và tiến hành khảo

nghiệm so sánh năng suất từ vụ Đông Xuân 2008 - 2009. Giống này đã được Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn công nhận đặc cách là giống quốc gia năm 2011 và được công nhận

chính thức theo Quyết định số 711/QĐ-TT-CLT ngày 07/12/2011.

Đặc điểm: OM7347 là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày,

chiều cao cây từ 100 - 105cm, chiều dài bông trung bình là 29,6cm. Số bông/m2 trung bình

là 380 và số hạt chắc/bông rất cao (232 hạt). Năng suất trung bình của giống OM7347 khá cao

từ 6,0 - 8,5 tấn/ha. Giống lúa OM7347 có phẩm chất tốt, Tỷ lệ gạo lức 78,3%, tỷ lệ gạo nguyên

47,5% và tỷ lệ gạo trắng 76,2%. Chiều dài hạt trung bình là 6,92 mm. Dài/rộng: 2,95. Độ bạc

bụng 2,6% (cấp 1). Độ trở hồ cấp 3. Độ bền gel 85,67 mm. Giống này có phẩm chất gạo dẻo với

hàm lượng amylose đạt 16,8 %. Hàm lượng protein khá cao so (8,9%). Về phản ứng sâu bệnh

cho thấy giống lúa OM7347 có khả năng kháng trung bình được với bệnh đạo ôn (cấp 5), kháng

đối với rầy nâu (cấp 3) và kháng bạc lá (cấp 3).

7. Giống lúa OM4900

Nguồn gốc: Là giống lúa thuần đã được Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (Viện nghiên

cứu Lúa ĐBSCL) lai tạo từ tổ hợp bố là giống lúa thơm Jasmine 85 và mẹ là C53 (Lemont) với

phương pháp lai cổ truyền và chọn lọc con lai bằng kỹ thuật MAS từ năm 2002.

Đặc điểm:Theo kết quả đánh giá giống lúa này trên đồng ruộng ở vùng ĐBSCL cho

thấy: OM 4900 là giống có thời gian sinh trưởng từ 95 - 100 ngày, chiều cao cây 114cm, khả

năng đẻ nhánh khá, số hạt chắc trên bông là 156, trọng lượng 1.000 hạt là 29,8gam; chiều

dài hạt gạo từ 7 đến 7,3mm; độ bạc bụng cấp 0 (đánh cấp từ 0-9); hàm lượng amylose từ 16-

16,8%; tỷ lê protein đạt 8,4%, có mùi thơm nhẹ. Giống OM4900 có khả năng chịu mặn tương

đối; chống chịu khá tốt với rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống trồng được trong cả vụ hè thu

và đông xuân, năng suất biến thiên từ 5-7 tấn/ha, gia tăng 10-15% so với các giống đối chứng

đang được trồng phổ biến.

8. Giống lúa HP10

* Nguồn gốc: HP10 là giống lúa kháng rầy nâu, được đánh giá kháng tốt với quần thể

rầy nâu ở miền Trung (Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú yên), giống được kế thừa

Page 159: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ trọng điểm “Xác định biotype rầy nâu và chọn lọc giống

lúa kháng rầy ở miền Trung” năm 2010 - 2011. Mã số: B2010-DHH02-57TD.

* Đặc điểm: Giống lúa HP10 có thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 113 - 118 ngày,

vụ Hè Thu 92 - 95 ngày; chiều cao cây trung bình 90,2cm; số bông hữu hiệu/khóm biến

thiên từ 6 - 8 bông, số hạt trên bông từ 134 - 146 hạt, tỷ lệ hạt chắc đạt 67,5 - 86,5% và

năng suất từ 5,3 - 6,8 tấn/ha. Khối lượng 1000 hạt 25 - 26gam; dạng hạt thon dài, ít bạc

bụng (điểm 1). Tỷ lệ gạo xay đạt 69,80% và tỷ lệ gạo xát đạt 70,10%; hàm lượng amylose

16,84%; tỷ lê protein đạt 9,06%. Giống HP10 có khả năng chống đổ tốt; chống chịu rầy

nâu tốt ở điểm 1, hơi nhiễm đạo ôn ở điểm 3, nhiễm vừa với bệnh khô vằn và sâu cuốn lá

nhỏ ở điểm 3 - 5.

9. Giống lúa OM5451

Nguồn gốc: giống lúa OM5451 được chọn từ tổ hợp lai Jasmine 85/OM2490. Đây

là giống lúa triển vọng mới được nông dân ưa thích trong một vài vụ lúa gần đây, đã được

canh tác khá nhiều tại ĐBSCL.

Đặc điểm:Thời gian sinh trưởng: 90 - 95 ngày.Chiều cao cây 95 – 100cm. Trổ tập

trung, có dạng hình đẹp, tương đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, bông đóng hạt dầy, tỉ lệ

lép thấp.Chống chịu Rầy nâu và bệnh đạo ôn khá, chống chịu bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá khá.

Năng suất trung bình: Vụ Đông xuân: 6 - 8 tấn/ha, vụ Hè Thu: 5 - 6 tấn/ha. Tiềm năng năng

suất của giống lúa này khá cao và ổn định trong cả 2 vụ ĐX và HT. Trọng lượng 1000 hạt

trung bình: 25 - 26gam. Chất lượng gạo:Hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm mềm.

10. Giống lúa HT1

* Nguồn gốc: HT1 (còn gọi là giống lúa Hương thơm số 1), HT1 là giống lúa thuần

nhập nội từ Trung Quốc, được công nhận giống theo Quyết định số 123 QĐ/BNN-KHCN,

ngày 16 tháng 1 năm 2004.

Đặc điểm: HT1 là giống lúa thơm ngắn ngày, gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh

trưởng ở trà Xuân muộn là 130 - 132 ngày, ở trà vụ Mùa là 105 - 110 ngày. Giống có chiều

cao cây từ 95 - 105cm, dạng cây gọn, có mùi thơm, đẻ nhánh khá, trổ tập trung. bông lúa dài

22 - 25cm, số hạt chắc từ 110 - 120 hạt /bông, trọng lượng 1000 hạt: 24 - 25gam. Hạt lúa nhỏ,

màu vàng sẫm, chiều dài hạt trung bình: 5,32mm, tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,75. Gạo

trong, cơm thơm và mềm. Hàm lượng amylose 16,5 %. Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha

(thâm canh tốt có thể đạt 70 - 75 tạ/ha). Giống lúa HT1 có khả năng chịu rét tốt và chống đổ

trung bình khá, chịu chua trung bình, là giống kháng vừa với bệnh Đạo ôn. Nhiễm vừa với

bệnh Bạc lá và bệnh Khô vằn. Giống đang được gieo trồng phổ biến ở miền Trung.

11. Giống lúa TN1

Nguồn gốc: là giống lúa chuẩn nhiễm rầy được nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa

quốc tế IRRI năm 2013.

Đặc điểm: TN1 có thời gian sinh trưởng ở vụ Đông Xuân là 115 - 120 ngày, vụ Hè

Thu khoảng 95 - 100 ngày, là giống lúa thấp cây (70 - 75cm).

Page 160: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

PHỤ LỤC 3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

Bảng 1. Phân loại khả năng đẻ nhánh ở lúa

Thang điểm Số nhánh đẻ

1 Rất cao (> 25 nhánh/khóm)

3 Tốt (20 - 25 nhánh/khóm)

5 Trung bình 10 - 19 nhánh/khóm)

7 Thấp (5 - 9 nhánh/khóm)

9 Rất thấp (< 5 nhánh/khóm)

Page 161: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

(1) Độ thoát cổ bông: Quan sát toàn bộ các cây trên từng ô thí nghiệm ở giai đoạn

chín sữa - chín hoàn toàn. Phân cấp bằng cảm quan cho điểm: Điểm 1: Thoát hoàn toàn;

Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông; Điểm 9: Thoát một phần.

(2) Độ thuần đồng ruộng: Đếm và tính tỷ lệ cây khác dạng trên từng ô thí nghiệm ở giai

đoạn lúa trỗ - chín. Phân cấp bằng cảm quan cho điểm: Điểm 1: Cao (cây khác dạng < 0,3%);

Điểm 3: Trung bình (cây khác dạng ≥ 0,3 - 0,5%); Điểm 5: Thấp (cây khác dạng > 0,5%).

(3) Chiều cao cây cuối cùng: Được đo từ mặt đất lên đến đỉnh bông cao nhất (không

kể râu hạt). Đo vào thời gian trước thu hoạch. Số mẫu 10 cây/ô thí nghiệm. Phân loại chiều

cao cây theo thang điểm của SES, 2002 (Bảng 2).

Bảng 2. Phân loại chiều cao cây của giống lúa

Thang điểm Dạng cây

Yêu cầu về chiều cao (cm)

Vùng trũng Vùng cao

1 Bán lùn < 110 < 90

5 Trung bình < 130 90 - 125

9 Cao > 130 > 125

(4) Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch trên từng ô thí nghiệm.

Phân cấp bằng cảm quan cho điểm: Điểm 1: Cứng (cây không bị đổ); Điểm 5: Trung bình

(hầu hết cây bị nghiêng); Điểm 9: Yếu (hầu hết cây bị đổ rạp).

(5) Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá trên cây ở các ô thí nghiệm ở giai đoạn chín

hoàn toàn. Phân cấp bằng cảm quan cho điểm: Điểm 1: Muộn (lá giữ màu xanh tự nhiên); Điểm

5: Trung bình (các lá trên biến vàng); Điểm 9: Sớm (tất cả lá biến vàng và chết).

(6) Chiều dài bông: Được đo từ cổ bông đất lên đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu

hạt). Đo vào thời gian trước thu hoạch. Số mẫu 5 bông/ô thí nghiệm.

(7) Độ rụng hạt: Giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông

mẫu: 5 bông/ô thí nghiệm. Phân cấp bằng cảm quan cho điểm: Điểm 1: Khó rụng (< 10% số hạt

rụng); Điểm 5: Trung bình (10 - 15% số hạt rụng); Điểm 9: Dễ rụng (>50% số hạt rụng).

2.2. Các chỉ tiêu Sâu, bệnh hại

(1) Bệnh khô vằn: Đánh giá bằng cách quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá

hoặc bẹ lá biểu thị bằng % so với chiều cao cây ở giai đoạn chín sữa - chín sáp. Phân cấp

mức độ nhiễm theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT như sau: Cấp 0 (không bị bệnh); Cấp 1

(vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây); Cấp 3 (vết bệnh 20 - 30% chiều cao cây); Cấp 5 (vết

bệnh 31 - 45% chiều cao cây); Cấp 7 (vết bệnh 46 - 65% chiều cao cây) và Cấp 9 (vết bệnh

> 65% chiều cao cây).

(2) Bệnh đốm nâu: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống lúa bằng cách quan

sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn làm đòng. Phân cấp mức độ nhiễm theo QCVN 01-

55:2011/BNNPTNT như sau: Cấp 0 (không bị bệnh); Cấp 1 (vết bệnh < 4% diện tích lá);

Page 162: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Cấp 3 (vết bệnh 4 - 10% diện tích lá); Cấp 5 (vết bệnh 11 - 25% diện tích lá); Cấp 7 (vết

bệnh 26 - 75% diện tích lá) và Cấp 9 (vết bệnh > 76% diện tích lá).

(3) Bệnh đạo ôn cổ bông: Đánh giá ở giai đoạn chín sáp bằng cách quan sát vết bệnh

gây hại xung quan cổ bông. Phân cấp mức độ nhiễm theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT như

sau: Cấp 0 (không có vết bệnh); Cấp 1 (vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2);

Cấp 3 (vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông); Cấp 5 (vết bệnh bao

quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông); Cấp 7 (vết bệnh bao quanh

toàn bộ cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc) và Cấp 9 (vết bệnh bao

quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc

ít hơn 30%).

(4) Bệnh bạc lá: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống lúa bằng cách quan sát

diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn chín sáp. Phân cấp mức độ nhiễm theo QCVN 01-

55:2011/BNNPTNT như sau: Cấp 0 (không bị bệnh); Cấp 1 (vết bệnh 1 - 5% diện tích lá);

Cấp 3 (vết bệnh 6 - 12% diện tích lá); Cấp 5 (vết bệnh 4 - 25% diện tích lá); Cấp 7 (vết bệnh

26 - 50% diện tích lá) và Cấp 9 (vết bệnh 51 - 100% diện tích lá).

(5) Sâu đục thân: Quan sát số bông bạc ở giai đoạn lúa chín sáp. Phân cấp mức độ

nhiễm theo tiêu chuẩn SES như sau: Cấp 0 (không bị hại); Cấp 1 (1 - 5% bông bạc); Cấp 3

(6 - 10% bông bạc); Cấp 5 (11 - 15% bông bạc); Cấp 7 (16 - 25% bông bạc) và Cấp 9 (>

25% bông bạc).

(6) Sâu cuốn lá nhỏ: Quan sát lá, cây bị hại và tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh

của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở giai đoạn lúa làm đòng. Phân cấp mức độ nhiễm theo

QCVN 01-55:2011/BNNPTNT như sau: Cấp 0 (không bị hại); Cấp 1 (1 - 10% cây bị hại);

Cấp 3 (11 - 20% cây bị hại); Cấp 5 (21 - 35% cây bị hại); Cấp 7 (36 - 50% cây bị hại) và

Cấp 9 (> 51% cây bị hại).

(7) Rầy nâu: Quan sát sự gây hại của rầy ở giai đoạn lúa trỗ. Phân cấp mức độ nhiễm

rầy của các giống lúa theo tiêu chuẩn SES như sau: Cấp 0 (không bị hại); Cấp 1 (một số cây

có triệu chứng biến vàng nhẹ); Cấp 3 (lá thứ nhất và thứ hai biến của phần lớn cây bị biến

vàng bộ phận); Cấp 5 (10 - 25% cây đang héo và chết, xảy ra cháy rầy); Cấp 7 (cây còi cọc,

> 50% cây đang héo và chết, xảy ra cháy rầy) và Cấp 9 (tất cả cây chết).

2.3. Các chỉ tiêu chất lượng

(1) Chiều dài hạt gạo: Đo chiều dài của 10 hạt gạo sau khi bóc vỏ trấu. Phân loại gạo

dựa vào chiều dài hạt theo tiêu chuẩn SES như sau: Hạt ngắn (< 5,50mm); Hạt trung bình

(5,51 - 6,60mm); Hạt dài (6,61 - 7,50mm) và Hạt rất dài (> 7,50mm).

(2) Chiều rộng hạt gạo: Đo chiều rộng của 10 hạt gạo sau khi được bóc vỏ trấu. Phân

loại gạo dựa vào chiều rộng hạt theo tiêu chuẩn SES như sau: Hạt hẹp (< 2,5mm); Hạt

trung bình (2,5 - 3,0mm); Hạt rộng (> 3,0mm).

(3) Dạng hạt: Dạng hạt được phân loại dựa vào tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của

10 hạt gạo mẫu ở trên. Phân loại dạng hạt theo tiêu chuẩn SES như sau: Hạt tròn (tỷ lệ D/R

Page 163: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

< 1,1); Hạt bán tròn (tỷ lệ D/R từ 1,1 - 2,0); Hạt thon (tỷ lệ D/R từ 2,1 - 3,0); Hạt thon dài

(tỷ lệ D/R > 3,0).

(4) Độ bạc bụng: Quan sát diện tích phần bị trắng của hạt gạo sau khi tách vỏ trấu của

10 hạt ngẫu nhiên. Phân cấp độ bạc bụng theo tiêu chuẩn SES như sau: Điểm 0 (hạt gạo

không có vết bạc); Điểm 1 (< 10% diện tích hạt bị bạc/hạt hơi bạc); Điểm 5 (11 - 20% diện

tích hạt bị bạc/hạt bạc trung bình); Điểm 9 (> 20% diện tích hạt bị bạc/hạt rất bạc).

(5) Hàm lượng amylose: Hàm lượng amylose xác định theo TCVN 5716-1-2008 [3].

Phân loại chất lượng gạo dựa vào hàm lượng amylose như sau: Thấp (hàm lượng amylose <

20%); Trung bình (hàm lượng amylose 20 - 25%); Cao (hàm lượng amylose >25%).

(6) Chất lượng ăn uống: Các chỉ tiêu đánh giá gồm mùi thơm, độ trắng, độ dẻo và vị

ngon. Đánh giá cảm quan cơm nấu từ gạo xát bằng phương pháp cho điểm theo Bảng 3

Bảng 3. Thang điểm đánh giá chất lượng cảm quan của cơm

Điểm Mùi thơm Độ trắng Độ mềm dẻo Vị ngon

5 Rất thơm, đặc trưng Rất trắng Rất mềm dẻo Rất ngon

4 Thơm, đặc trưng Trắng ngà Mềm dẻo Khá ngon

3 Có mùi thơm nhẹ, khá

đặc trưng Trắng hơi xám Hơi mềm Ngon

2 Có mùi cơm, hương thơm

kém đặc trưng Trắng ngả nâu Cứng

Chấp nhận

được

1 Không có mùi đặc trưng Nâu Rất cứng Không ngon

Chất lượng cảm quan cơm nấu của mẫu gạo trắng được đánh giá qua điểm tổng hợp

(D) theo công thức: D =

4

1i

iD (Trong đó: Di là điểm trung bình của toàn bộ hội đồng cho

một chỉ tiêu thứ i.

PHỤ LỤC 4. SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN

NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Diễn biến thời tiết khí hậu ở Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên cứu

Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Lượng

mưa (mm)

Số giờ

nắng (giờ) TB Max Min TB Min

Vụ Hè Thu 2013

5 28,7 39,5 21,0 79 40 43,4 261

6 28,5 37,8 20,5 79 40 96,0 226

7 27,9 36,7 23,0 83 50 118,3 206

Page 164: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) Lượng

mưa (mm)

Số giờ

nắng (giờ) TB Max Min TB Min

8 28,4 37,3 23,4 80 45 39,3 182

9 26,6 37,2 22,5 89 49 19,0 569

Năm 2014 (vụ Đông Xuân và Hè Thu)

01 18,7 28,5 10,8 90 56 75,9 108

02 20,4 31,5 12,7 91 58 30,3 135

3 23,0 32,0 17,0 92 55 16,7 110

4 27,2 36,8 21,1 85 55 5,3 195

5 29,3 39,3 22,4 79 40 79,5 276

6 30,4 38,8 24,7 72 39 6,4 223

7 29,0 38,0 23,6 81 50 224,7 233

8 28,6 38,2 22,8 79 43 135,6 207

9 27,0 35,0 24,0 84 48 44,9 216

Năm 2015 (vụ Đông Xuân và Hè Thu)

01 19,5 29,1 13,3 89 56 70,8 119

02 21,8 33,5 14,5 90 61 64,2 135

3 25,1 35,8 18,6 88 48 180,1 167

4 25,9 39,0 16,1 87 44 151,7 198

5 29,5 38,9 23,5 77 42 40,3 287

6 29,5 38,9 23,5 76 39 38,8 270

7 28,2 40,2 22,0 82 38 69,0 133

8 28,9 39,0 22,7 80 38 51,7 257

9 28,3 38,4 23,0 85 43 246,6 225

Vụ Đông Xuân 2015 - 2016

01 20,9 30,6 10,7 93 66 124,1 49

02 18,3 35,0 9,5 92 40 86,4 61

3 22,4 36,4 14,9 91 57 24,8 121

4 27,3 38,7 21,5 86 43 26,2 192

5 28,6 38,0 21,0 82 51 108,0 217

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế năm 2013 – 2016

Page 165: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ KẾT QUẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Bảng 1. Tổng hợp tính kháng của các giống lúa nghiên cứu đối với quần thể rầy lưng

trắng ở Thừa Thiên Huế trong phòng thí nghiệm

Phản ứng

kháng

Phương pháp đánh giá

Phương pháp ống nghiệm Phương pháp hộp mạ

Số lượng (giống) Tỷ lệ (%) Số lượng (giống) Tỷ lệ (%)

Kháng 08 26,67 12 40,00

Kháng vừa 14 46,67 15 50,00

Nhiễm 01 3,33 0 0,00

Nhiễm vừa 06 20,00 02 6,67

Nhiễm nặng 01 3,33 01 3,33

Tổng cộng 30 100 30 100

Bảng 2. Hiệu lực (%) của các liều lượng chế phẩm nấm xanh đối với sâu cuốn lá nhỏ

trong phòng thí nghiệm

Công thức

thí nghiệm

Thời gian sau xử lý chế phẩm

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 10NSP

2kg/ha 0 17,00 ± 0,10b 24,00 ± 0,13b 42,00 ± 0,17b 51,00 ± 0,09b

3kg/ha 0 25,00 ± 0,14ab 41,00 ± 0,06ab 74,00 ± 0,14a 81,00 ± 0,10a

4kg/ha 0 41,00 ± 0,06a 53,00 ± 0,07a 74,00 ± 0,14a 85,00 ± 0,13a

5kg/ha 0 38,00 ± 0,09ab 58,00 ± 0,02a 78,00 ± 0,13a 86,00 ± 0,12a

Mức ý nghĩa ns * ** * *

Ghi chú: trong cùng môt cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phân

tích ANOVA, Số liệu được chuyển đổi sang Arcsinx trước khi xử lý.

Bảng 3. Hiệu lực (%) trừ sâu cuốn lá nhỏ của chế phẩm Nấm xanh trong nhà lưới

Công thức

thí nghiệm

Ngày sau xử lý chế phẩm

3 5 7 10 15

2kg/ha 9,00b 21,33b 40,00b 45,69b 62,94b

3kg/ha 20,67a 39,44a 61,08a 71,27a 79,65a

4kg/ha 28,58a 41,45a 62,31a 73,54a 81,33a

5kg/ha 31,37a 45,92a 67,40a 75,69a 81,98a

Mức ý nghĩa * * * * *

Cv (%) 34,31 9,25 21,02 19,56 10,13

Ghi chú: trong cùng môt cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phân

tích ANOVA, Số liệu được chuyển đổi sang Arcsinx trước khi xử lý.

Page 166: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 4. Hiệu lực (%) trừ sâu cuốn lá nhỏ của chế phẩm Nấm xanh và các loại thuốc trừ

sâu trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Công thức thí nghiệm Ngày sau phun

3 5 7 10 15

CPNX 3kg/ha (phun 1 lần) 2,08b 9,11b 17,22b 25,48b 27,78b

CPNX 3kg/ha (phun 2 lần) 43,33a 50,67ab 62,22a 67,94a 76,67a

Regent 800 WG 82,22a 73,33a 41,67ab 23,60b 3,70b

Map-winner 5WG 69,44a 82,00a 64,07a 41,43ab 20,37b

Mức ý nghĩa * * * * *

Cv% 39,56 31,67 19,30 25,17 41,06

Ghi chú: Trong cùng môt cột, các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phân

tích ANOVA, Số liệu được chuyển đổi sang Arcsinx trước khi xử lý.

Page 167: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 5. Hoạch toán chi phí các công thức mật độ gieo sạ của giống lúa HP10 và ĐT34

vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha

Chi phí phân bón (100 N + 80 P2O5 + 80 K2O + 1 tấn HCVS)/ha

Lượng phân bón nguyên chất

(kg/ha) Chi phí phân bón (kg/ha)

N Lân Văn

Điển KCl N (ure)

Lân Văn

Điển KCl VS Sông Hương

Tổn

g chi

214 500 133 1.809 1.900 1.400 2.200 7.30

9

Chi phí giống Chi công lao động

Mật

độ

(kg/ha

)

Giống

HP10 Giống ĐT34 Công việc

Số

lượng

(ngày)

Đơn

giá

(1.000đ

/ ngày)

Thành

tiền

(1.000

đ)

Tổng

chi

lao

động

Đơn

giá

(1.000/

kg)

Thành

tiền

Đơn

giá

(1.000/

kg)

Thàn

h

tiền

Làm đất 8 150 1.200

4.500 60 12 720 15 900 Phun thuốc 4 70 280

80 12 960 15 1,200 Gieo 5 70 350

100 12 1.200 15 1,500 Tỉa dặm 4 150 600

120 12 1.440 15 1,800 Bón phân 4 70 280

140 12 1.680 15 2,100 Thu hoạch 10 150 1.500

Chi thuốc BVTV (ngìn đồng/ha) 600

Giống

lúa

Mật

độ

sạ

(kg/ha

Tổng chi Tổng thu

Lợi

nhuận Phân

bón Giống

Côn

g lao

động

Thuốc

BVTV

Tổng

cộng

NSTT

(tấn/ha

)

Giá

bán

(1.000

đ/ kg)

Thu

nhập

HP10

60 7.309 720 4.50

0 600 13.195 6,21 7,0 43,470

30.27

5

80 7.309 960 4.50

0 600 13.369 6,60 7,0 46,200

32.83

1

100 7.309 1.200 4.50

0 600 13.609 6,22 7,0 43,540

29.93

1

120 7.309 1.440 4.50

0 600 13.849 6,16 7,0 43,120

29.27

1

140 7.309 1.680 4.50

0 600 14.089 5,60 7,0 39,200

25.11

1

Page 168: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

ĐT34

60 7.309 1.200 4.50

0 600 13.309 6,13 6,5 39,845

26.53

6

80 7.309 1.500 4.50

0 600 13.609 6,03 6,5 39,195

25.58

6

100 7.309 1.800 4.50

0 600 13.909 6,30 6,5 40,950

27.04

1

120 7.309 2.100 4.50

0 600 14.209 5,87 6,5 38,155

23.94

6

140 7.309 900 4.50

0 600 14.509 5,57 6,5 36,205

21.69

6

Bảng 6. Hoạch toán chi phí các công thức mật độ gieo sạ của giống lúa HP10 và ĐT34 vụ

Hè Thu 2015

Đơn vị tính: Nghìn đồng/ha

Chi phí phân bón (80 N + 80 P2O5 + 80 K2O + 1 tấn HCVS + 500kg Vôi bột)/ha

Lượng phân bón nguyên chất (kg/ha) Chi phí phân bón (kg/ha)

N Lân Văn Điển KCl N (ure) Lân Văn Điển KCl VS Sông

Hương Vôi bột

Tổng

chi

170 500 133 1.447 1.900 1.400 2.200 600 7.547

Chi phí giống Chi công lao động

Mật

độ

(kg/

ha)

Giống HP10 Giống ĐT34 Công việc

Số

lượng

(ngày)

Đơn giá

(1.000đ/

ngày)

Thành

tiền

(1.000đ)

Tổng

chi

lao

động

Đơn giá

(1.000/

kg)

Thành

tiền

Đơn

giá

(1.000/

kg)

Thành

tiền

Làm

đất 8 150 1.200

4.500 60 12 720 15 900 Phun thuốc 4 70 280

80 12 960 15 1,200 Gieo 5 70 350

100 12 1.200 15 1,500 Tỉa dặm 4 150 600

120 12 1.440 15 1,800 Bón phân 4 70 280

140 12 1.680 15 2,100 Thu hoạch 10 150 1.500

Chi thuốc BVTV (ngìn đồng/ha) 600

Giống

lúa

Mật độ

sạ (kg/ha)

Tổng chi Tổng thu

Lợi

nhuận Phân bón Giống

Công

lao

động

Thuốc

BVTV Tổng cộng

NSTT

(tấn/ha)

Giá bán

(1.000đ/

kg)

Thu

nhập

HP10 60 7.547 720 4.500 600 13.367 5,17 6,8 35.156 21.961

80 7.547 960 4.500 600 13.607 5,83 6,8 39.644 26.275

Page 169: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

100 7.547 1.200 4.500 600 13.847 5,49 6,8 37.332 23.723

120 7.547 1.440 4.500 600 14.087 5,33 6,8 36.244 22.395

140 7.547 1.680 4.500 600 14.327 5,22 6,8 35.496 21.407

ĐT34

60 7.547 1.200 4.500 600 13.847 5,21 6,5 34.645 20.490

80 7.547 1.500 4.500 600 14.147 5,33 6,5 36.790 21.036

100 7.547 1.800 4.500 600 14.447 5,66 6,5 33.670 22.881

120 7.547 2.100 4.500 600 14.747 5,18 6,5 32.890 19.461

140 7.547 900 4.500 600 13.547 5,06 6,5 33.865 18.381

Page 170: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 7. Lượng phân bón và chi phí bón phân cho các tổ hợp phân bón trên giống HP10 và ĐT34 trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Giống lúa Tổ hợp

Phân bón

Lượng bón thương phẩm của từng loại phân trong tổ hợp (kg/ha) Ghi phí phân bón (1000 đồng/ha)

Đạm Urê Lân Kaly HCVS

Sông Hương Vôi bột

Đạm

Urê Lân Kaly

HCVS

Sông

Hương

Vôi

bột Tổng

HP10

P0 (Đ/c 1) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

P1(Đ/c 2) 212,7 375 100 1000 500 2.170 1.425 1.050 2.200 600 7.445

P2 255,3 375 100 500 500 1.809 1.425 1.050 4.400 600 9.284

P3 212,7 500 133,3 1000 500 1.809 1.900 1.400 4.400 600 10.109

P4 255,3 500 133,3 500 500 2.170 1.900 1.400 2.200 600 8.270

P5 170,2 500 133,3 1000 500 1.447 1.900 1.400 4.400 600 9.747

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

P1(Đ/c 2) 255,3 375 100,0 1000 500 2.170 1.425 1.050 2.200 600 7.445

P2 212,8 375 100,0 2000 500 1.809 1.425 1.050 4.400 600 9.284

P3 212,8 500 133,3 2000 500 1.809 1.900 1.400 4.400 600 10.109

P4 255,3 500 133,3 1000 500 2.170 1.900 1.400 2.200 600 8.270

P5 170,2 500 133,3 2000 500 1.447 1.900 1.400 4.400 600 9.747

Page 171: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 8. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của tổ hợp phân bón trên giống HP10 và ĐT34 trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Giống lúa Tổ hợp

Phân bón

Chi phí (1000 đồng/ha) Chi phí (1000 đồng/ha) Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

Bội thu

NS nhờ

PB

(tấn/ha)

Lợi

nhuận

tăng nhờ

PB

(1000

đồng/ha)

Phân bón Giống

Công

lao

động

Tổng

chi

Chi phí

tăng do

PB

Năng

suất

(tấn/ha)

Giá bán

(đồng/kg)

Thu

nhập

(1000

đồng/ha)

Tổng thu

tăng nhờ

PB

(1000

đồng/ha)

HP10

P0 (Đ/c 1) 0 960 4.900 5.860 0.0 3,67 7.000 25.690 0 1.9980,0 0.00 0.0

P1(Đ/c 2) 7.445 960 5.500 13.905 6.622,9 5,07 7.000 35.490 9.800 2.3157,1 1.40 3177.1

P2 9.284 960 5.500 15.744 7.339,9 4,63 7.000 32.410 6.720 1.9360,1 0.96 25070.1

P3 10.109 960 5.500 16.569 8.164,9 4,88 7.000 34.160 8.470 2.0285,1 1.21 305.1

P4 8.270 960 5.500 14.730 7.447,9 4,83 7.000 33.810 8.120 2.0652,1 1.16 672.1

P5 9.747 960 5.500 16.207 7.781,9 6,57 7.000 45.990 17.500 2.9698,1 2.50 9718.1

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 0 1.500 4.900 6.400 0 3,50 6.800 23.800 0 1.7790,0 0.00 0.0

P1(Đ/c 2) 7.445 1.500 5.500 14.445 6.622,9 4,77 6.800 32.436 8.636 1.9803,1 1.27 2013.1

P2 9.284 1.500 5.500 16.284 7.339,9 4,66 6.800 31.688 7.888 1.8338,1 1.16 548.1

P3 10.109 1.500 5.500 17.109 8.164,9 6,15 6.800 41.820 18.020 2.7645,1 2.65 9855.1

P4 8.270 1.500 5.500 15.270 7.447,9 4,64 6.800 31.552 7.752 1.8094,1 1.14 304.1

P5 9.747 1.500 5.500 16.747 7.781,9 5,86 6.800 39.848 16.048 2.6056,1 1.22 8266.1

Ghi chú: Giá lúa giống ĐT34 = 15.000đ/kg, HP10 = 12.000đ/kg, giá đạm = 8.500đ/kg, Kali = 10.500đ/kg, lân = 3.800đ/kg, Vôi: 1.200đ/kg, HCVS

= 2.200đ/kg.

Page 172: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 9 . Lượng phân bón và chi phí bón phân cho các tổ hợp phân bón trên giống HP10 và ĐT34 trong vụ Hè Thu 2015

Giống lúa Tổ hợp

Phân bón

Lượng bón thương phẩm của từng loại phân trong tổ hợp (kg/ha) Ghi phí phân bón (1000 đồng/ha)

Đạm Urê Lân Kaly HCVS

Sông Hương Vôi bột

Đạm

Urê Lân Kaly

HCVS

Sông

Hương

Vôi

bột Tổng

HP10

P0 (Đ/c 1) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

P1(Đ/c 2) 212,8 375 100 1000 500 2.297,9 1.425 1.050 1.100 750 6.622,9

P2 255,3 375 100 500 500 1.914,9 1.425 1.050 2.200 750 7.339,9

P3 212,8 500 133,3 1000 500 1.914,9 1.900 1.400 2.200 750 8.164,9

P4 255,3 500 133,3 500 500 2.297,9 1.900 1.400 1.100 750 7.447,9

P5 170,2 500 133,3 1000 500 1.531,9 1.900 1.400 2.200 750 7.781,9

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

P1(Đ/c 2) 212,8 375 100 1000 500 2.297,9 1.425 1.050 1.100 750 6,622,9

P2 255,3 375 100 500 500 1.914,9 1.425 1.050 2.200 750 7,339,9

P3 212,8 500 133,3 1000 500 1.914,9 1.900 1.400 2.200 750 8,164,9

P4 255,3 500 133,3 500 500 2.297,9 1.900 1.400 1.100 750 7,447,9

P5 170,2 500 133,3 1000 500 1.531,9 1.900 1.400 2200 750 7,781,9

Page 173: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 10. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của tổ hợp phân bón trên giống HP10 và ĐT34 trong vụ Hè Thu 2015

Giống lúa Tổ hợp

Phân bón

Chi phí (1000 đồng/ha) Tổng thu (1000 đồng/ha) Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

Bội thu

NS nhờ

PB

(tấn/ha)

Lợi

nhuận

tăng nhờ

PB

(1000

đồng/ha)

Phân bón Giống

Công

lao

động

Tổng chi

Chi phí

tăng do

PB

Năng

suất

(tấn/ha)

Giá bán

(đồng/ka)

Thu

nhập

(1000

đồng/ha)

Tổng thu

tăng nhờ

PB

(1000

đồng/ha)

HP10

P0 (Đ/c 1) 0 960 4.510 5.710 0 3,93 7.000 27.510 0 19.980,0 0 0

P1(Đ/c 2) 7.445 960 4.710 12.332,9 6.622,9 5,37 7.000 37.590 10.080 23.157,1 1,44 3.177,1

P2 9.284 960 4.710 13.049,9 7.339,9 5,30 7.000 37.100 9.590 19.360,1 1,37 25.070,1

P3 10.109 960 4.710 13.874,9 8.164,9 5,37 7.000 37.590 10.080 20.285,1 1,44 305,1

P4 8.270 960 4.710 13.157,9 7.447,9 5,17 7.000 36.190 8.680 20.652,1 1,24 672,1

P5 9.747 960 4.710 13.491,9 7.781,9 6,57 7.000 45.990 18.480 29.698,1 2,64 9.718,1

ĐT34

P0 (Đ/c 1) 0 1.500 4.510 6.010 0 3,80 6.500 24.700 0 17.790,0 0 0

P1(Đ/c 2) 7.445 1.500 4.710 12.332,9 6.622,9 5,37 6.500 34.905 10.205 19.803,1 1,57 2.013,1

P2 9.284 1.500 4.710 13.049,9 7.339,9 5,00 6.500 32.500 7.800 18.338,1 1,20 548,1

P3 10.109 1.500 4.710 13.874,9 8.164,9 6,57 6.500 42.705 18.005 27.645,1 2,77 9.855,1

P4 8.270 1.500 4.710 13.157,9 7.447,9 4,93 6.500 32.045 7.345 18.094,1 1,13 304,1

P5 9.747 1.500 4.710 13.491,9 7.781,9 6,13 6.500 39.845 15.145 26.056,1 2,33 8.266,1

Ghi chú: Giá lúa giống ĐT34 = 15.000đ/kg, HP10 = 12.000đ/kg, giá đạm Urê= 9.000đ/kg, Kali = 10.500đ/kg, lân = 3.800đ/kg, Vôi: 1.500đ/kg,

HCVS = 2.200đ/kg.

Page 174: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 11. Hoạch toán mô hình sản xuất giống lúa HP10 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại

phường Hương Xuân

Đơn vị tính: Nghìn đồng

ST

T Chi phí (Tính cho 1 ha)

Số

lượn

g

Đơn

giá

Thành

tiền

Tổng

cộng

1 Giống 80 14,000 1.120,000 1.120,000

2 Phân bón 10.261,88

8

10.261,88

8

Ure 170,2 9,500 1.617,021

Super lân 500,0 4,000 2.000,000

Kaly 133,3 11,000 1.466,667

Vôi 500 1,500 750,000

Hữu cơ vi sinh 2000 2,200 4.400,000

3 Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm mầm

Sofit 300EC (chai 100ml) 10 37,000 370,000

Chế phẩm nấm xanh trừ sâu cuốn lá

và sâu cắn gié (2 lần/6kg) 6 30,000 180,000

Thuốc trừ bệnh lem lép hạt Tilt-super

300EC (viên 10ml) 40 12,000 480,000

4 Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000

Phun thuốc BVTV 5 150,00

0 750,000

Chăm sóc 20 150,00

0 3.000,000

Thu hoạch 5 150,00

0 750,000

5 Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) 16.911,88

8

Page 175: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

6 Tổng thu = (NS x giá lúa thời điểm) 6030 6,800 41.004,00

0

41.004,00

0

7 Lợi nhuận = (6) - (5) 24.092,11

2

Page 176: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 12. Hoạch toán mô hình sản xuất giống lúa ĐT34 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại

phường Hương Xuân

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT Chi phí (Tính cho 1ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng

1 Giống 100 22,000 2.200,000 2.200,000

2 Phân bón 10.637,943 10.637,943

Ure 212.8 9,500 2.021,277

Super lân 500.0 4,000 2.000,000

Kaly 133.3 11,000 1.466,667

Vôi 500 1,500 750,000

Hữu cơ vi sinh 2000 2,200 4.400,000

3 Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm mầm

Sofit 300EC (chai 100ml) 10 37,000 370,000

Chế phẩm nấm xanh trừ sâu cuốn

và sâu cắn gié (2 lần/6kg)

6 30,000 180,000

Thuốc trừ bệnh lem lép hạt Tilt-

super

300EC (viên 10ml)

40 12,000 480,000

4 Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000

Phun thuốc BVTV 5 150,000 750,000

Chăm sóc 20 150,000 3.000,000

Thu hoạch 5 150,000 750,000

5 Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) 18.367,943

6 Tổng thu = (NS x giá lúa thời

điểm) 6250 6,500 40.625,000 40.625,000

7 Lợi nhuận = (6) - (5) 22.257,057

Page 177: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 13. Hoạch toán mô hình sản xuất giống lúa HT1 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại

phường Hương Xuân

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Chi phí (Tính cho 1 ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng

1 Giống 100 15,000 1.500,000 1.500,000

2 Phân bón 7.845,000 7.845,000

Ure 310 9,500 2.945,000

Super lân 400 4,000 1.600,000

Kaly 300 11,000 3.300,000

3 Thuốc BVTV 2.002,000 2.002,000

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm mầm

Sofit 300EC (chai 100ml) 10 37,000 370,000

Thuốc trừ sâu cuốn lá Vimatox

1.9EC (chai 20ml, 2 lần phun) 40 15,000 600,000

Thuốc trừ rầy Chess 50WG (gói

7,5gr) 30 1,900 57,000

Thuốc trừ bệnh Valydamycin 3SL

(chai 480ml) 15 25,000 375,000

Thuốc trừ bệnh Beam 75WP (gói

8gr) 50 12,000 600,000

4 Chi phí lao động 5.550,000 5.550,000

Phun thuốc BVTV 12 150,000 1.800,000

Chăm sóc 20 150,000 3.000,000

Thu hoạch 5 150,000 750,000

5 Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) 16.897,000

6

Tổng thu = (NS x giá lúa thời

điểm) 5670 7,000 39.690,000 39.690,000

7 Lợi nhuận = (6) - (5) 22.793,000

Page 178: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 14. Hoạch toán mô hình sản xuất giống lúa HP10 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại

phường Hương An

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Chi phí (Tính cho 1 ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng

1 Giống 80 14,000 1.120,000 1.120,000

2 Phân bón 10.261,888 10.261,888

Ure 170.2 9,500 1.617,021

Super lân 500.0 4,000 2.000,000

Kaly 133.3 11,000 1.466,667

Vôi 500 1,500 750,000

Hữu cơ vi sinh 2000 2,200 4.400,000

3 Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm mầm

Sofit 300EC (chai 100ml) 10 37,000 370,000

Chế phẩm nấm xanh trừ sâu cuốn

và sâu cắn gié (2 lần/6kg)

6 30,000 180,000

Thuốc trừ bệnh lem lép hạt Tilt-

super

300EC (viên 10ml)

40 12,000 480,000

4 Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000

Phun thuốc BVTV 5 150,000 750,000

Chăm sóc 20 150,000 3.000,000

Thu hoạch 5 150,000 750,000

5 Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) 16.911,888

6 Tổng thu = (NS x giá lúa thời

điểm) 5550 6,800 37.740,000 37.740,000

7 Lợi nhuận = (6) - (5) 20.828,112

Page 179: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 15. Hoạch toán mô hình sản xuất giống lúa ĐT34 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại

phường Hương An

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Chi phí (Tính cho 1ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng

1 Giống 100 22,000 2.200,000 2.200,000

2 Phân bón 10.637,943 10.637,943

Ure 212.8 9,500 2.021,277

Super lân 500.0 4,000 2.000,000

Kaly 133.3 11,000 1.466,667

Vôi 500 1,500 750,000

Hữu cơ vi sinh 2000 2,200 4.400,000

3 Thuốc BVTV 1.030,000 1.030,000

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm mầm

Sofit 300EC (chai 100ml) 10 37,000 370,000

Chế phẩm nấm xanh trừ sâu cuốn

và sâu cắn gié (2 lần/6kg)

6 30,000 180,000

Thuốc trừ bệnh lem lép hạt Tilt-

super

300EC (viên 10ml)

40 12,000 480,000

4 Chi phí lao động 4.500,000 4.500,000

Phun thuốc BVTV 5 150,000 750,000

Chăm sóc 20 150,000 3.000,000

Thu hoạch 5 150,000 750,000

5 Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) 18.367,943

6

Tổng thu = (NS x giá lúa thời

điểm) 5880 6,500 38.220,000 38.220,000

7 Lợi nhuận = (6) - (5) 19.852,057

Page 180: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

Bảng 16. Hoạch toán mô hình sản xuất giống lúa HT1 vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại

phường Hương An

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Chi phí (Tính cho 1ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng

1 Giống 100 15,000 1.500,000 1.500,000

2 Phân bón 8.145,000 8.145,000

Ure 310 9,500 2.945,000

Kaly 300 11,000 3.300,000

NPK 200 9,500 1.900,000

3 Thuốc BVTV 2.350,000 2.350,000

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm mầm

Sofit 300EC (chai 100ml) 10 37,000 370,000

Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm

Fasi 50WP (gói 15gr/sào) 20 16,000

Thuốc trừ sâu cuốn lá Dylan 2.0EC

(chai 50ml) (phun 2 lần) 20 15,000 300,000

Thuốc trừ rầy Chess 50WG (gói

7,5gr) 20 36,000 720,000

Thuốc trừ bệnh Beam 75WP (gói

8gr) 40 12,000 480,000

Thuốc trừ bệnh lem lép hạt Tilt-

super

300EC (viên 10ml)

40 12,000 480,000

4 Chi phí lao động 6.000,000 6.000,000

Phun thuốc BVTV 15 150,000 2.250,000

Chăm sóc 20 150,000 3.000,000

Thu hoạch 5 150,000 750,000

5 Tổng chi = (1) + (2) + (3) + (4) 17.995,000

6

Tổng thu = (NS x giá lúa thời

điểm) 5450 7,000 38.150,000 38.150,000

Page 181: TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG VÀ …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1176/NOIDUNGLA.pdf · Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế

7 Lợi nhuận = (6) - (5) 20.155,000