Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa

519
Nguyễn Thế Khoa NHỮNG KỲ QUAN XANH Tiểu luận - Chân dung - Tạp bút 1

description

Tiểu luận - Chân dung - Tạp bút của Nguyễn Thế Khoa NXB Sân khấu

Transcript of Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa

Nguyễn Thế Khoa

NHỮNG

KỲ QUAN XANH

Tiểu luận - Chân dung - Tạp bút

Nhà xuất bản Sân khấu 20121

Mục lục

Tiểu luận – chân dung

1. Có một gánh Xẩm Hà Nội

2. Xuân Hoạch và những người ngược thời gian

3. Ghi từ đêm hát Xẩm Trống quân

4. Sự phục sinh thiên tài âm nhạc Văn Cao

5. Nhạc sĩ của tình ca và quê hương

6. Hoàng Lê và điệu hát Vọng Kim lang

7. Văn Chung – người tiên phong Việt hoá tân nhạc

8. Dù có đi bốn phương trời

9. Cuộc hạnh ngộ trong “Xuân và tuổi trẻ”

10. Bài hát Người Hà Nội với ngày toàn quốc kháng chiến

11. Phạm Duy và cuộc trở về “trong sự bao dung đánh thức lòng người”

12. Nhà Trần Văn Khê

13. Đặng Thái Sơn sau 25 năm giải Chopin

14. Nghe Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn

15. Để có một đời sống âm nhạc hài hoà cân xứng

16. Hoàng Cầm - bất chợt vĩnh hằng

17. Xuân Diệu và quê mẹ

18. Khát vọng văn chương và nỗi đau ngưòi mẹ

19. Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm

20. Hãy cứ vẽ như không biết vẽ thì đã sao?

21. Nguyễn Thị Hiền với sự ám ảnh của những con chữ

22.Thế giới tượng Tạ Quang Bạo

23. Trần Bảng và duyên nghiệp chèo

24. Học hiểu khám phá ở tuổi 93

2

25. Viễn Châu với tân cổ giao duyên và vọng cổ hài

26. Kỳ nữ Australia với Nguyệt Cô - Thị Mầu

27. Cực đoan phiến diện sẽ khó tiếp cận chân lý

28. Với câu xuân nữ, nhịp song loan

29. Có một đêm trắng chèo

30. Đạo diễn trẻ nhìn từ Nhà hát Cải lương

31. Môi trưòng nghệ thuật biểu diễn

và cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội

32. Thử bàn về những đặc điểm nổi bật của sân khấu Cải lương

Đào Tấn và Tuồng

33. Đào Tấn – đoá mai giữa chốn bụi lầm

34. Một nghệ sĩ thiên tài, một chính khách mẫu mực

35. Đào Tấn và gia đình Nguyễn Tất Thành

36. Giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn

37. Tân dã đồn - vở tuồng đầu tay của Đào Tấn

38. Cổ thành và hào quang Trương Phi

39. Cái lớn của Đào Tấn trong bộ tuồng Phong thần

40. Diễn Võ đình – Bi kịch lạc quan

41. Đào Tấn và kiệt tác Hộ sanh đàn

42.Cái mới của người anh hùng trong tuồng Đào Tấn

43. Đào Tấn và những cách tân biên kịch

Bút ký quan họ

44. Hành trình sưu tầm nghiên cứu dân ca quan họ

45. Từ những truyền thuyết về nguồn gốc quan họ

46. Một số tục lệ tiêu biểu trong sinh hoạt Quan họ

47. Ứng tác và sáng tác trong dân ca quan họ

48. Lúng liếng ơi, lóng lánh ơi

49. Tài tử quan họ

50. Acappella quan họ3

51. Chân dung tinh thần của người Kinh Bắc xưa

52. Những bản tình ca bất hủ

53. Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp quan họ

54. Các thể thơ trong ca từ quan họ

55. Đẳng cấp bác học, cổ điển trong chiếc áo văn chương bình dân

56. Hai ngộ nhận lớn trong bảo tồn và phát huy dân ca quan họ

57. Người quan họ làng

Tạp bút

58. Những kỳ quan xanh

59. Thanh bình Bản Giốc

60. Chùa giả sư dỏm và nổi đau văn hoá

61. Chuyện từ căn nhà nhỏ

62. Lẽ công bằng cho hạt gạo

63. Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

64. Lợi thế Việt Nam?

65. Tan sương đầu ngõ, vén mây lưng trời

66. Lòng dân là la bàn của đổi mới

67. Bảo tàng tâm linh

68. Bình Định gió sanh hương

69. Ngưòi lặng lẽ đi về trong chuyện kể dân gian

70. Phẩm chất kẻ sĩ của một nhà khoa học nhân văn

71.Vũ Tuyên Hoàng – trí tuệ tình yêu

72. Bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành

73. Ở đâu anh cũng nói đến con người

74. Lê Đại Cang và Lê thị gia phả

4

Có một gánh Xẩm Hà Nội

Thế là mùa xuân này, nghệ nhân Hà Thị Cầu không còn cô đơn, bà đã có những đồng nghiệp trẻ đắm say với những xẩm chợ, chinh bong, huê tình, nhà trò, thập ân, phồn huê...Có hẳn một gánh Xẩm Hà Nội ra đời và trình làng tại hội trờng sang trọng của Tổng công ty sách VN, trên Quán âm nhạc VCTV cùng với một CD “Xẩm Hà Nội” được DIHAVINA đầu tư dàn dựng, thu âm rất có chất lượng, phát hành rộng rãi phục vụ công chúng.

Họ là các nghệ sĩ Xuân Hoạch (Nhà hát ca múa nhạc VN), Văn Ty (Viện văn hoá dân gian), Thanh Ngoan (Nhà hát chèo VN), Đoàn Thanh Bình (Trường đại học sân khấu điện ảnh) và cô “xẩm” trẻ Mai Tuyết Hoa (Viện Âm nhạc) cùng các nhạc sĩ Hạnh Nhân, Hồng Thái, Lê Cương, Tự Cường...tập hợp về Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN của GSTS Phạm Minh Khang và nhạc sĩ Thao Giang từ vài năm nay trong tâm huyết chung làm sống lại nghệ thuật hát xẩm, một thể loại diễn xướng âm nhạc hết sức đặc sắc của dân tộc. Và thế là những “Anh Khoá”, “Giăng sáng vờn chè”, “Lỡ bớc sang ngang”, “Mục hạ vô nhân” của các thi hào Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyễn, Nguyễn Bính trong những làn điệu xẩm chợ, xẩm tàu điện, xẩm xoan, xẩm ba bậc...không chỉ còn trong sách vở, ẩn trong ký ức hay lưu lạc cùng tiếng hát của một Hà Thị Cầu tại những vùng quê Ninh Bình, Nam Định mà đã trở lại trong đời sống âm nhạc thủ đô, sống động và hấp dẫn lạ thường.

Không mộc mạc, dữ dội, tỉnh rụi mà day dứt đến từng câu từng chữ được như “thần xẩm” Hà Thị Cầu nhưng Xuân Hoạch đầy đặn và ai oán tột bậc trong xẩm “Anh Khoá” và xẩm “Ba Bậc”, Đoàn Thanh Bình từ tốn mà thổn thức trong xẩm “Huê tình”, Văn Ty thật sôi động trong xẩm “Mục hạ vô nhân”, Mai Tuyết Hoa và Thanh Ngoan rất nồng nàn trong điệu xẩm “Tàu điện” quen thuộc với người Hà Nội mấy mười năm về trước:

Em ơi, em ở lại nhàVườn dâu em đốn, mẹ già em thơngMẹ già thời một nắng hai sươngChị đi một bứớc trăm đường xót xaNghệ sĩ trẻ Mai Tuyết Hoa đã có nhuỵ hơn nhiều trong “Giăng sáng

vườn chè”. Đặc biệt, với xẩm “Chinh bong” và “Lỡ bước sang ngang”, Thanh Ngoan như đã nhập thần vào xẩm, buồn nhưng không quá lụy, tưng tửng mà đau đớn, trong veo mà tuyệt vời uẩn khúc:

Nước trong xanh lơ lửng cái con cá vàngCây ngô đồng cành biếc cái con chim phượng hoàng nó đậu cành cao

5

Thương em phận gái hoa đàoBởi tham đồng bạc trắng nên em phải vào cái chốn cực thân“Xẩm Hà Nội” giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn về nghệ thuật

xẩm như nó đã từng tồn tại. Xẩm giống như một loại kể khan (thể loại âm nhạc trình diễn trờng ca các dân tộc Tây Nguyên) của vùng châu thổ sông Hồng rất sinh động và giàu sức truyền cảm, với các làn điệu có thể trình diễn thể thơ lục bát truyền thống và các biến thể. Có thể gọi xẩm là một kiểu hát thơ mộc mạc, đơn giản mà rất tinh tế, giàu sức chinh phục. Về mặt âm nhạc nó không chỉ có 8 làn điệu chính như xẩm chợ, xẩm xoan, huê tình, ba bậc, phồn huê, nữ oán, hát ai, thập ân mà còn sử dụng tài tình các làn điệu dân ca khác như trống quân, cò lả, sa mạc, hát ru con, vè ví...trong quá trình diễn tấu để điễn đạt mọi cung bậc tình cảm của con người. Các nghệ sĩ xẩm là những nghệ sĩ rất chuyên nghiệp và đa năng, hát hay, đàn giỏi. Dàn nhạc xẩm không chỉ có nhị, trống, phách, thanh la mà còn có bầu, nguyệt, sáo và các nhạc cụ gõ khác như trống cơm, mõ, sênh tiền, nghĩa là có đầy đủ các nhạc cụ truyền thống phổ biến. Xem gánh Xầm Hà Nội trình diễn và nghe CD “Xẩm Hà Nội” ta hiểu vì sao những người hát rong năm xưa đã chọn xẩm làm phương tiện kiếm sống, bởi quả thật, khó có thể loại âm nhạc nào dễ đi vào lòng đông đảo công chúng như xẩm...

Trước đây, ta thường coi ca trù là loại âm nhạc của các tao nhân mặc khách, của các bậc trí thức, học giả, còn xẩm là âm nhạc của những ngời bình dân. Về ca trù thì không còn gì phải bàn cãi, nhưng nghe “Xẩm chợ” của NSƯT Hà Thị Cầu và bây giờ là “Xẩm Hà Nội”, có thể dễ dàng nhận thấy hát xẩm không hoàn toàn “bình dân” như ta vẫn nghĩ, cả về âm nhạc lẫn nội dung ca từ. Cái thể loại âm nhạc thường đợc trình diễn ở đầu đường góc chợ, ở trên tàu trên xe bởi những người hát rong khiếm thị này thật ra chứa đựng nhiều tinh tuý, nhiều bí mật của văn học và âm nhạc bình dân lẫn bác học của dân tộc. Nhạc sĩ Thao Giang khẳng định hát xẩm là nghệ thuật cao cấp, tôi rất đồng tình. nhưng có lẽ nên thêm, đó là một nghệ thuật cao cấp rất bình dân, hoàn toàn bình dân như truyện Kiều của Nguyễn Du, như thơ của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, của Á Nam Trần Tuấn Khải, như Chèo, như dân ca Quan họ...

Bởi vậy, thưởng thức và khám phá nghệ thuật hát xẩm sẽ là một hạnh phúc lớn của tất cả chúng ta.

6

Xuân Hoạchvà những người ngược thời gian

Cứ đêm thứ bảy hàng tuần, người ta lại gặp ông ở cái sân khấu vỉa hè chợ đêm Đồng Xuân - Hàng Đào. Nón mê, áo nâu, cặp kính đen của người khiếm thị, tay nhị, tay bầu, chân gõ trống, ông hát Xẩm giúp vui cho người đi chơi chợ đêm cùng với những Thanh Ngoan, Văn Ty, Mai Tuyết Hoa, Hoàng Quế trong gánh “Xẩm Hà Nội” của “ông bầu” Thao Giang. Khi thì “Anh Khoá” não ruột, “Đón dâu về làng” tình tứ, lúc thì “Sướng khổ vì chồng” cười cợt, “Tiểu trừ tham nhũng” bừng bừng khí thế. Ngỡ đây là một ông Xẩm mù thứ thiệt, từng lang thang ở cái chợ nổi danh nhất Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, mất hút đâu vài thập niên, nay đột nhiên trở lại. Không ai nghĩ người hát Xẩm này là một nghệ sĩ danh tiếng của nhà hát Ca múa nhạc VN, người chế tác và diễn tấu bầu, nguyệt, đáy hàng đầu đất nước, người năm nào cũng xuất ngoại vài ba chuyến, từng rong ruổi khắp Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức…Ông là NSND Xuân Hoạch.

1Xuân Hoạch kể ông họ Nguyễn, sinh năm Thìn 1952 ở Đông Tân,

Đông Hưng, Thái Bình, vùng quê lúa, quê chèo nổi tiếng xứ Đông. Làng ông rất tự hào có đội hát múa giá cờ, giá quạt đặc sắc. Các cụ ở đội múa này đã từng được Elsola Thủy mời đi Pháp, Bỉ, đi Italia diễn vở múa đương đại “Hạn hán và cơn mưa”. Cả gia đình ông hầu như ai cũng tham gia văn nghệ, tất nhiên chủ yếu là hát chèo, người hát, người đánh tam, nhị, thanh la. Riêng ông, trước khi được tuyển vào trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội) cũng từng là một diễn viên chèo nghiệp dư có tiếng ở quê. Xuân Hoạch vào trường nhạc từ năm 1966, khi mới 14 tuổi, học đàn nguyệt với thầy Xuân Khải, rồi tốt nghiệp về làm nhạc công đàn nguyệt, tam ở Đoàn Ca múa TƯ (nay là Nhà hát Ca múa nhạc VN). Chỉ sau hai năm, Xuân Hoạch đã thành nghệ sĩ độc tấu nguyệt của đoàn nghệ thuật quốc gia này với các tác phẩm “Tình quân dân” của Xuân Khải và “Mùa sen nhớ Bác” của Trần Quý. Không dứng ở nguyệt, Xuân Hoạch học thêm đàn đáy, cây đàn “có một không hai” như nhận định của GSTS Trần Văn Khê. Người dạy ông là nhạc sư Đinh Khắc Ban. Xuân Hoạch còn nhớ mãi kỷ niệm ông được chọn solo đàn đáy trong giao hưởng thơ “Rằm tháng Giêng” của nhạc sĩ Hoàng Đạm phổ thơ Bác Hồ, một tác phẩm âm nhạc đậm chất ca trù. Hồi ấy, trong đoàn ca múa nhạc TƯ có một dàn nhạc dân tộc được tổ chức theo

7

biên chế dàn nhạc giao hưởng với hơn 40 nhạc cụ. Xuân Hoạch đã solo đàn đáy trên nền một dàn giao hưởng dân tộc như thế. Năm 1995, tại Liên hoan Nhạc cụ dân tộc toàn quốc. tiết mục độc tấu đàn đáy của Xuân Hoạch được tặng huy chương vàng và ông được coi là người “nối dõi” xứng đáng người thầy đàn đáy tuyệt diệu của mình. Rồi Xuân Hoạch lại tự học chơi đàn bầu và bây giờ sau gần mười lăm năm mê đắm “độc huyền cầm”, theo đánh giá của nhạc sĩ Thao Giang, Xuân Hoạch là nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu số 1 đất nước. Tiếng đàn đã hay, ngón đàn đã cao cường, Xuân Hoạch lại có thể vừa độc tấu bầu vừa tự đệm bộ gõ bằng cả hai chân, hai tay, một việc có thể nói là kỳ tài, khó ai làm nổi. Nhạc sĩ Thao Giang cho biết, trong một lần tham gia Liên hoan âm nhạc truyền thống châu Á tại Nhật Bản, tiết mục độc tấu bầu và tự đệm bộ gõ bài Bốp (nhạc tuồng) của Xuân Hoạch đã làm bạn bè thế giới kinh ngạc, thán phục khả năng siêu đẳng của một nhạc sĩ Việt. Không có gì lạ, khi tiết mục này của Xuân Hoạch giờ luôn là một cái “đinh” trong các chương trình xuất ngoại của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Hơn 8 năm nay, Xuân Hoạch đến với Xẩm, thứ âm nhạc được coi là của những người hát rong khiềm thị, những người dưới đáy xã hội, nơi đầu đường, góc chợ, bến tàu, sân ga, tưởng đã mãi chìm sâu vào quên lãng. Sau những chuyến đi cùng cụ Hà Thị Cầu, “người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ 20” như giới truyền thông vẫn gọi, ông chợt nhận ra thứ âm nhạc vô cùng mộc mạc, dân giã này lại có những khả năng vô cùng đặc biệt, có thể coi là một loại “thần nhạc” của âm nhạc truyền thống VN. Và ông lại đắm mình vào Xẩm để khám phá cho được những bí ẩn huyền diệu của nó.

2Nếu cụ Hà Thị Cầu được coi là “người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ

20” thi Xuân Hoạch cùng với Thanh Ngoan, Văn Ty, Đoàn Thanh Bình, Thuý Ngần, Mai Tuyết Hoa sẽ được coi là “những người hát Xẩm đầu tiên của thế kỷ 21”. Đó là những người đã tụ hợp lại trong một tổ chức có cái tên rất hoành tráng là Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN, thuộc Hội Nhạc sĩ VN, do GSTS Minh Khang và nhạc sĩ Thao Giang sáng lập. Cái tên thì hoành tráng thế nhưng trụ sở của cơ quan này lại khiêm tốn lạ thường: một căn phòng chưa tới 10m2 thuê của Viện Mỹ thuật, anh chị em vẫn gọi đùa là “chuồng cu của Thao Giang”. Ấy nhưng cái “chuồng cu” đó đã hội tụ được những con người chung một khát vọng lớn, rất lớn: tìm kiếm, phục hồi, quảng bá những giá trị tinh hoa, những hạt vàng của âm nhạc dân tộc đã bị mai một, lãng quên. Và họ bắt đầu từ Xẩm. Sau gần hai năm âm thầm lao vào các thư viện khai thác tư liệu, gặp gỡ trao đổi với các nhà nghiên cứu, nhiều lần xuôi ngược Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tây học hỏi các nghệ nhân, Trung tâm đã phối hợp với Nhà xuất bản Âm nhạc cho ra đời CD “Xẩm Hà Nội” vào cuối 2005. Chỉ với 7 tiết mục với những “Giăng sáng vườn chè”, “Lỡ bước sang ngang”, “Anh Khoá”, “Mục hạ vô nhân”...của các thi tài Nguyễn Khuyến, Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính và các tác giả

8

khuyết danh khác, Xuân Hoạch và những người bạn đã cho thấy sức quyến rủ khó cưỡng của Xẩm, một thứ hương vị âm nhạc thuần Việt, nôm na mà tinh tế, mộc mạc mà sâu lắng, chất phác lắm mà phiêu linh lắm, rất trần tục nhưng tuyệt vời trong trẻo, thứ âm nhạc rất tài tình trong việc tìm ra những con đường ngắn nhất để đi sâu vào các ngóc nghách xa khuất nhất của mọi tâm hồn Việt. Gánh “Xẩm Hà Nội” của Thao Giang, Xuân Hoạch, Thanh Ngoan, Văn Ty lập tức được đón nhận nồng nhiệt, mấy nghìn CD hết veo, VTV, VTC, Truyền hình Hà Nội, Hà Tây làm ngay các chương trình giới thiệu, Festival Trà từ Lâm Đồng xa xôi cũng mời vào, Ban tổ chức chợ đêm Đồng Xuân – Hàng Đào mời diễn thường xuyên vào đêm thứ bảy hàng tuần. Trong gánh “Xẩm Hà Nội”, Xuân Hoạch là một ngôi sao rất được hâm mộ. Xem Xuân Hoạch hát Xẩm, chứng kiến Xuân Hoạch hướng dẫn Hoàng Quế, Kiều Loan từng cái luyến láy rất khó, rất “độc” làm nên cái “màu”, cái “nhuỵ” của Xẩm, tôi hiểu người kép đàn kỳ tài này đã thực sự “nhập thần” Xẩm, đã thành một kép Xẩm thượng thặng.

3Xuân Hoạch nói với tôi rằng, đã từ rất lâu, sau những chuyến đi biểu

diễn ở nước ngoài, nhất là ở những nước được coi là tân tiến nhất thế giới, ông đã ngộ ra một điều: các nghệ sĩ âm nhạc VN phải làm cho được âm nhạc của đất nước mình, của dân tộc mình. Làm cho thật, cho hết mình, cho hay và nhất là đừng làm giả. Âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhất là âm nhạc dân gian rất hay, rất đẹp, rất độc đáo, là một kho tàng vô tận. Nhưng tiếc thay, nó đã bị mai một, chìm khuất, rơi rụng quá nhiều trong thời gian. Phải ngược thời gian để tìm lại nó. Xuân Hoạch đã gặp ở “chuồng cu” của Thao Giang những người bạn đồng chí hướng âm nhạc của mình. Không tài trợ, không ngân sách, chạy tiền mướt mồ hôi, Xuân Hoạch, Văn Ty, Thanh Ngoan vẫn cùng Thao Giang hoạt động thật say mê, hết mình. Hết Xẩm, lại đến hát Ví, Trống quân, rồi hát Văn, Ca trù. Gần như tháng nào họ cũng tổ chức các chuyến điền dã về những vùng quê. Tháng trước, Thao Giang khoe với tôi các anh vừa tìm được những điệu Trống quân rất lạ ở Dạ Trạch (Hưng Yên) và Xuân Hoạch, theo chỉ dẫn của các lão nghệ nhân, đã làm được một cây đàn Trống quân. Tháng sau, Xuân Hoạch lại mời tôi đến xem cây đàn bầu mới anh vừa chế tác từ những gốc tre già. Anh đã tìm được bí quyết làm cho tiếng đàn bầu vang hơn và âm vực rộng hơn mà không cần tăng âm điện tử…

NSND Xuân Hoạch và những người bạn của mình đang tiếp tục ngược thời gian và những bí mật kỳ thú của âm nhạc dân gian dân tộc đang dần mở ra trước họ…

9

Ghi từ đêm hát Xẩm và Trống quân

    1. Thế là “Đêm hát Xẩm và Trống quân mừng xuân Mậu Tý” do tạp chí

Văn hiến VN phối hợp với Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN và VTC tổ chức đã trở thành một sự kiện nghệ thuật khó quên trong những ngày đón xuân Mậu Tý và chào mừng 78 năm ngày thành lập Đảng. Vào cái đêm mưa lạnh nhất trong đợt rét đậm, rét hại lịch sử cuối Đinh Hợi đầu Mậu Tý, nhiệt độ Hà Nội xuống duới 8oC, đêm 28/1/2008, các nghệ nhân Xẩm và Trống quân nhiều thế hệ, từ cụ Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), NSƯT Hà Thị Cầu (Ninh Bình), nghệ nhân Lê Minh Sen (Thanh Hóa), NSƯT Đỗ Tùng (Hà Nội) đến các nghệ sĩ của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc VN: Xuân Hoạch, Thanh Ngoan, Văn Ty, Thúy Ngần, Hạnh Nhân, Lê Tự Cường, Mai Tuyết Hoa, Hoàng Quế, Quang Long, Khương Cường, Tuyết Mai... đã cùng với Xẩm và Trống quân, hai thứ nghệ thuật của giếng nước, gốc đa, của bến sông, bãi chợ, lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu sang trọng bậc nhất đất nước. Bất chấp mưa rét cắt da cắt thịt, bất ngờ khán giả đã đến chật khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội. Thật nhiều hoa, những tràng vỗ tay, những nụ cười và cả những giọt nước mắt, trong không khí hân hoan, nồng ấm, đồng điệu hiếm thấy ở một đêm nghệ thuật...

    2.

Nhà thơ Ngô Thế Oanh từng nói với tôi rằng sự thiếu vắng nghệ thuật dân gian là một thiệt thòi quá lớn của đời sống hiện đại. Từ TPHCM, khi nhận được một CD “Xẩm Hà Nội” do nhạc sĩ Thao Giang gửi tặng, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nói rằng ông rất xúc động khi được nghe lại “Sáng giăng sáng cả vườn chè” ông từng nghe trên những chuyến tàu điện Bờ Hồ-Cầu Giấy 60 năm trước. Điệu Xẩm này đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một phần trong nỗi nhớ Thủ đô của một người miền Nam tập kết như ông. Nhận được giấy mời, nhà thơ Vũ Quần Phương và vợ đã thuê xe taxi từ Định Công lên Nhà hát Lớn và ông cho biết rất có thể vợ chồng ông sẽ rất khó khăn để gọi taxi trở về trong những ngày Hà Nội “cháy” taxi vì mưa rét này. Tuy vậy vợ chồng ông đã không uổng công khi được nghe “Lỡ bước sang ngang”, “Anh Khóa”, “Mục hạ vô nhân”, “Cho thiếp theo cùng”, “Lơ lửng con cá vàng”... của các thi tài Nguyễn Bính, Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà qua tiếng hát Xẩm cháy ruột cháy gan của những

10

Thanh Ngoan, Xuân Hoạch, Văn Ty. “Đã lâu rồi, tôi mới được xem một đêm nhạc đầy ắp tình người như vậy”, nhà thơ Vũ Quần Phương nói. “Tổ quốc thân yêu như trái tim thầm/Ở giữa lòng ta, ta nào có biết/Trong xa cách bỗng à ơi giọng Việt/Du lòng ta qua nghìn dặm quê xuân”, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết thế. Trong “trái tim thầm” ấy có Xẩm và Trống quân, những “à ơi giọng Việt” sâu lắng, thiêng liêng. Có lẽ vì vậy mà tất cả những ai có mặt ở Nhà hát Lớn đêm 28/1/2008, cả những người đã từng yêu mến và những người lần đầu tiên được nghe những “Cậy em, em ở lại nhà/Vườn dâu em đốn, mẹ già em chăm”, “Chàng ơi cho thiếp theo cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”, “Lấy chồng thợ mộc sướng sao/Mạt cưa dấm bếp, vỏ bào nấu cơm/Vỏ bào còn nỏ hơn rơm/Mạt cưa dấm bếp còn thơm hơn trầm” hòa quyện trong tiếng bầu, nhị, nguyệt, trống chầu, trống mảnh, trống cơm, thanh la, phách gỗ réo rắt, đều cảm thấy lâng lâng hạnh phúc như được gặp lại một cái gì thật đẹp, thật trong trẻo, chân thành, thật quen thuộc, thân thiết đã bị lãng quên, khuất lấp trong cuộc ồn ã mưu sinh. Hai thứ nghệ thuật đơn sơ, mộc mạc, dân giã nhất của làng quê Việt tưởng đã mãi mãi là của quá khứ bỗng trở lại rạo rực, tươi tắn lạ thường và cho thấy chúng còn cần cho cuộc đời hôm nay biết bao nhiêu.

    3.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Nhà hát Lớn rất sớm và ông vào ngay sân khấu để thăm nghệ nhân Hà Thị Cầu. Ông quen cụ Cầu từ khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Cụ Cầu cũng coi ông như người thân và mừng lắm khi được gặp lại ông trên đất Thủ đô. Ông Nghị ngồi hàn huyên cùng cụ Cầu ngay bên cánh gà sân khấu, nơi cụ vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa chờ tới giờ biểu diễn. Món quà xuân ông tặng cụ gồm những bài báo về cụ được cắt ra từ các báo và một phong bì mừng tuổi. Ông nói: “Đây là những bài báo các nhà báo viết về cụ, cháu đã cất giữ để dành tặng cụ. Còn đây là quà mừng tuổi của cháu, mừng cụ thượng thọ, giữ gìn sức khỏe, để còn hát mãi cho dân cho nước và truyền nghề cho con cháu”. Cụ Cầu rất cảm động, cụ nói với mọi người khi ông Phạm Quang Nghị đã rời sân khấu: “Cái ông Nghị này làm to nhưng thương dân, thương Xẩm lắm”. Nhạc sĩ Thao Giang và NSƯT Thanh Ngoan còn nhắc mãi chuyện ông Phạm Quang Nghị lúc là Bộ trưởng VHTT đã tới cổ vũ các nghệ sĩ của Trung tâm PTNTANVN hát Xẩm khi trung tâm của họ vừa thành lập, gần như chưa được ai biết đến. Ông khen vui: “Gánh Xẩm này được đấy” và tâm đắc nhắn nhủ: “Xẩm và nghệ thuật dân gian quý lắm. Hồn nước, hồn dân tộc ở đó. Các di sản này sẽ góp phần quan trọng xây dựng tâm hồn con người, nhân cách con người VN hôm nay. Các nghệ sĩ Xẩm năm xưa không đơn thuần là những người hát rong, không ít người trong số họ thực sự là những nghệ sĩ - chiến sĩ của cách mạng”. Lời nhắn nhủ của ông Phạm Quang Nghị nhắc mọi người nhớ tới chuyện nghệ nhân mù Nguyễn Văn Khôi một mình một cây

11

nhị đi hát binh vận đã từng làm rã ngũ nhiều trung đội địch thời kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Hà Đông cũ, chuyện 40 nghệ sĩ Xẩm đã cùng nhà thơ Thanh Tịnh đã rất thành công trong chiến dịch vận động chống di cư ở vùng Bùi Chu - Phát Diệm, chuyện nghệ nhân Lê Minh Sen với bài Xẩm “Con đường cùng của đế quốc Mỹ” và tiếng nhị ngọt ngào, rộn rã của ông đã làm nức lòng chiến sĩ nhân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng những năm giặc Mỹ đánh phá ác liệt chiếc cầu bắc qua sông Mã, chuyện cụ Hà Thị Cầu đã lên tàu hỏa làm một cuộc “Nam chinh” trong những ngày đầu thống nhất đất nước, đem những Xẩm chợ, Xẩm thập ân và bài ca “Theo Đảng trọn đời” do chính cụ sáng tác đến tận Sài Gòn xa xôi, giãi bày tâm tình cùng bà con phương Nam, hát mừng thời khắc nước non liền một dải.

    4.

Đêm 28/1/2008, những nghệ sĩ - chiến sĩ Xẩm ấy đều có mặt trên sân khấu Nhà hát Lớn. Cụ Nguyễn Văn Khôi đã 92 tuổi, cụ Hà Thị Cầu 87 tuổi, cụ Lê Minh Sen trẻ hơn cũng đã 74 tuổi và kỳ lạ thay, với những nghệ nhân dân gian thuộc lớp người “xưa nay hiếm” ấy, dường như không có tuổi già. Khi chúng tôi vào Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông tìm thăm cụ Khôi thì thấy người nghệ nhân Xẩm kiêm cựu đại đội trưởng vệ quốc đoàn năm xưa dù 92 tuổi vẫn thật tráng kiện, giọng hát cụ vẫn rất trong rất đẹp. Hàng tuần cụ vẫn dành thời gian dạy học trò từ các CLB Ca trù hát Xẩm Hà Tây đến Yên Nghĩa tìm học cụ. Nghe chúng tôi mời về dự đêm Xẩm - Trống quân tại Nhà hát Lớn Hà Nội, cụ vui lắm. “Về trung ương hả, cho mình hát với nhá”, cụ hào hứng nói và điện ngay mời chị Mai, chủ nhiệm CLB âm nhạc dân gian Trung tâm VHTT Hà Tây để chuẩn bị tiết mục cùng cụ. Tiếc rằng, vì mưa rét, đường xa, đến Nhà hát Lớn cụ mệt nên chúng tôi không dám cho cụ biểu diễn. Còn cụ Cầu, cụ Sen thì đã xuất hiện trước khán giả cùng các bài hát lịch sử của mình. Với “Con đường cùng của đế quốc Mỹ”, cụ Lê Minh Sen giúp chúng ta như được sống lại những ngày “tiếng hát át tiếng bom” trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Dưới mưa bom bão đạn của giặc, giữa bao nhiêu đau thương tang tóc, tiếng hát xẩm cất lên: “Đồng bào ơi ta gìn giữ nước non nhà/Chúng còn bén mảng ắt là thua đau/Hãy liệu hồn cuốn gói cút cho mau/Quan quan tướng tướng bảo nhau mà chuồn/Nếu không nghe thì liệu cái thần hồn/Rừng sâu biển cả là mồ chôn chúng mày/Con đường cùng của đế quốc Mỹ là đây”, những lời hát nôm na ấy quả đã ghi lại sống động ý chí bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự tất thắng của cả dân tộc trong cuộc đọ sức tưởng chừng không cân sức với tên xâm lược khổng lồ. Còn với “Theo Đảng trọn đời”, từ lời người mẹ dặn con, “thần xẩm” Hà Thị Cầu cho biết dân ta từng ơn Đảng, tin Đảng sâu nặng sắt đá thế nào: “Từ khi có Đảng dẫn đầu/Tự do, độc lập qua cầu gian nan/Mẹ con ta thoát cảnh bần hàn/Tìm về quê cũ muôn vàn mến thương/Vững tâm theo Đảng nghe con/Đạp bằng sóng gió sắt son lời nguyền”. Lời dặn con mộc

12

mạc trên của cụ Cầu qua tiếng hát Xẩm như “nhập đồng” theo chân cụ trên khắp các nẻo đường đất nước suốt hơn mấy chục năm qua, chắc chắn là một trong những bài hát ca ngợi Đảng chân thành nhất, xúc động nhất, có tác động sâu rộng nhất mà ta từng biết.

    5.

Dễ hiểu vì sao phần trao tặng giải thưởng Đào Tấn và quà xuân cho các nghệ nhân lại là phần được người xem hoan nghênh nhất trong đêm diễn. Cảm nhận trực tiếp được cái hay, cái đẹp của Xẩm và Trống quân, biết được tài năng, tấm lòng, những cống hiến thầm lặng, vô giá của những nghệ nhân dân gian, những người trọn đời vượt khó để cống hiến cho cộng đồng, mọi người hiểu rằng tôn vinh và tưởng thưởng cho các nghệ nhân dân gian bao nhiêu cũng chưa đủ. Trước đêm diễn hai ngày, ý tưởng của ban tổ chức phát động một phong trào tôn vinh và chăm sóc thiết thực cho các nghệ nhân dân gian đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của các đồng nghiệp báo chí. Cuộc họp báo mini và gấp gáp về đêm diễn vào cuối chiều thứ bảy do tạp chí Văn hiến Việt Nam chủ trì đông ngoài dự đoán: hơn 60 nhà báo của hơn 50 cơ quan báo chí cả nước đã có mặt tham dự. Là những người am tường sinh hoạt VHNT đất nước, các nhà báo tham dự đều chia sẻ với ban tổ chức rằng: các nghệ nhân dân gian, những người góp phần quan trọng nhất sáng tạo, gìn giữ, truyền bá và phát huy các báu vật nghệ thuật của dân tộc như Quan họ, Cồng chiêng, Ca trù, Múa rối, Ca nhạc tài tử, Bài chòi, Xẩm, Trống quân, hiện phần đông là những người nghèo khó nhất trong những người nghèo khó. Họ xứng đáng được tôn vinh, quan tâm chăm sóc thiết thực hơn nhiều những gì chúng ta đã dành cho họ. Ngay tại cuộc họp báo, khi nghe NSƯT Thanh Ngoan kể về những ngày ốm đau thập tử nhất sinh mà không có thuốc tốt điều trị của “mẹ” Cầu cuối năm 2007, về ước mơ giản dị một đời phụ nữ của mẹ: có được một đôi bông tai đẹp, dù là giả, để đeo những năm cuối đời, một nhà báo đã yêu cầu Thanh Ngoan đưa ngay ra tiệm nữ trang sắm cho cụ Cầu đôi bông tai hai chỉ vàng, một nhà báo khác nhận gửi tiền nuôi dưỡng cụ hàng tháng và giám đốc doanh nghiệp Thành Vinh Nguyễn Đức Nam xin tặng cụ món quà xuân là 10 triệu đồng... Những người có mặt ở Nhà hát Lớn đêm 28/1/2008 cũng bày tỏ sự ủng hộ ý tưởng của ban tổ chức bằng cách đứng cả lên và vỗ tay vang dội khi Bí thư Thành uỷ Hà Nôi Phạm Quang Nghị trao tặng giải thưởng mang tên danh nhân văn hóa Đào Tấn cho cụ Hà Thị Cầu cùng Trung tâm PTNTANVN. Sự ủng hộ của các doanh nghiệp và người hâm mộ còn được thể hiện bằng 20 phần quà xuân trị giá hàng chục triệu đồng được ban tổ chức gửi tặng cho các nghệ nhân dân gian của nghệ thuật Xẩm, Trống quân, Quan họ, Ca trù...

13

Sự phục sinh thiên tài âm nhạc Văn Cao

Từ đây người biết quê ngườiTừ đây người biết thương ngườiTừ đây người biết yêu người…Đến bây giờ thì “Mùa xuân đầu tiên” đã trở thành một trong những ca

khúc hay nhất, phổ biến rộng rãi nhất, được yêu thích nhất trong di sản âm nhạc đồ sộ của Văn Cao, sánh ngang với những tuyệt phẩm bất hủ “Bến xuân”, “Thiên thai”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, “Bắc Sơn”, “Tiến quân ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”, “Làng tôi”, “Ngày mùa”, “Tiến về Hà Nội”… Với khúc valse dịu nhẹ, thư khoan mà sức lay động, thức tỉnh dường như không cùng trên, thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phục sinh cùng mùa xuân đại thắng của đất nước.

Họa sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể rằng từ sau khi sáng tác “Tiến về Hà Nội”, Văn Cao đã thề là sẽ không bao giờ sáng tác ca khúc nữa. Chuyện là cuối năm 1948, khi từ Việt Bắc chuyển về công tác tại Chi hội Văn nghệ Liên khu 3 cùng với Nguyễn Đình Thi, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Tử Phác ở khu căn cứ Chợ Đại (Ứng Hòa, Hà Nội), Văn Cao được hai đồng chí lãnh đạo Liên khu 3 và Thành ủy Hà Nội hồi ấy là Khuất Duy Tiến và Lê Quang Đạo giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát về Hà Nội. Văn Cao kể lại, sau một cuộc họp chi bộ, trong bữa cơm, đồng chí Lê Quang Đạo đã nắm chặt tay ông và nói: "Những ca khúc của cậu đã làm tôi rất xúc động. Nhất là bài Làng tôi và bài Trường ca Sông Lô. Vậy nếu cậu yêu Hà Nội nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!". Đầu xuân 1949, Văn Cao đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, bài hát “Tiến về Hà Nội” ra đời trong niềm vui khôn xiết của ông, bạn bè văn nghệ và các đồng chí Khuất Duy Tiến, Lê Quang Đạo:

Trùng trùng quân đi như sóng Lớp lớp đoàn quân tiến về... Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào Chảy dòng sương sớm long lanh Chúng ta ươm lại hoa sắc hương say ngày xa Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu

14

Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay Những xuân đời mỉm cười vui hát lên… Bài hát ngay lập tức được đồng chí Khuất Duy Tiên cho in trên báo

Thủ đô, được lưu truyền trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Liên khu 3 và rất được yêu thích. Tuy vậy, chỉ ít lâu sau, khi một đồng chí lãnh đạo cao cấp được nghe “Tiến về Hà Nội” và nhận xét đây là bài hát “lạc quan tếu”, “lạc quan tiểu tư sản”, Văn Cao liền bị đưa ra kiểm điểm, bị phê phán khắp nơi. Từ đó, không ai dám hát “Tiến về Hà Nội” nữa…

Kể từ cú sốc ấy, và nhất là sau cái tai nạn Nhân văn nặng nề, suốt 26 năm, trong im lặng và cô đơn, Văn Cao vẫn làm thơ, vẽ, nhưng sáng tác âm nhạc thì không.

Nhưng ngày 30-4-1975, cái “ngày vĩ đại” (Chế Lan Viên) của đất nước đã đến. Bên ly rượu nhỏ trên căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu, Hà Nội, Văn Cao thầm lau những giọt nước mắt trên khuôn mặt gầy guộc, khắc khổ. Những giai điệu chợt trào dâng trong ông. Cả năm 1975, Văn Cao bỗng hào hứng trở về với âm nhạc. Ông nhận sáng tác nhạc cho phim “Chị Dậu” của đạo diễn Phạm Văn Khoa rồi viết cả một bản giao hưởng cho phim “Anh bộ đội Cụ Hồ” của xưởng phim Quân đội. Và trong một lần họp mặt cùng bạn bè ở Chiếu Văn của nhà văn Sơn Tùng, Văn Cao nói rằng ông sẽ có một ca khúc mừng “mùa xuân đầu tiên tổ quốc thống nhất sau 30 năm nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, nền cộng hòa được thiết lập”. Chắc chắn phải như vậy rồi. Tác giả Quốc ca là người nhạc sĩ sinh ra để làm nên những khúc ca của các chiến sĩ giải phóng dân tộc, để vĩnh cửu hóa những khoảng khắc, những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước trong âm nhạc với những “Bắc Sơn”, “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”, “Tiến quân ca”, “Chiến sĩ Việt Nam”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”…Khúc khải hoàn kháng chiến chống Pháp của âm nhạc cách mạng, bên cạnh “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung, là “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao, bài hát “vừa hùng tráng vừa trữ tình” như mong muốn của đồng chí Lê Quang Đạo, được viết từ 6 năm trước đó, dù bị phê phán, bị cấm đoán, vẫn được chiến sĩ và nhân dân hát vang ngày giải phóng thủ đô tháng 10/1954. Bây giờ, sau 30 năm xương máu hy sinh, đất nước giành được trọn vẹn độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, Văn Cao không thể im lặng.

Những ngày đầu xuân 1976, Văn Cao ngồi vào đàn. Mùa xuân thanh bình, thống nhất, cái mùa xuân hằng đau đáu mơ ước của mỗi con người Việt Nam trong suốt 30 năm, có lúc tưởng chừng sẽ không bao giờ đến, cuối cùng đã đến, thật tự nhiên nhưng quá đỗi bất ngờ, thật bình thường nhưng vô cùng kỳ diệu, thật xưa cũ nhưng cũng thật mới mẻ, tinh khôi. Trong nhịp valse dịu nhẹ, khoan nhặt của những “Làng tôi”, “Ngày mùa” hơn 20 năm trước, Văn Cao bắt đầu ca khúc mới của mình bằng những hình ảnh giản dị về cái “mùa xuân đầu tiên” tự nhiên – bất ngờ, bình thường – kỳ diệu, xưa cũ - tinh khôi ấy:

15

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én vềMùa bình thường mùa vui nay đã vềMùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiênVới khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sôngMột trưa nắng vui cho bao tâm hồn…Trong mùa xuân đoàn tụ, xum họp này, ấn tượng nhất, xúc động nhất

chắc chắn là hình ảnh những đàn con đã về với mẹ sau ba mươi năm trận mạc với những giọt nước mắt ướt đầm vai áo người chiến sĩ:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về Người mẹ nhìn đàn con nay đã về Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh Niềm vui phút giây như đang long lanh…Được trực tiếp chứng kiến cái “mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu”

nay đã về, được ngây ngất giữa niềm vui bất tận đang long lanh tỏa sáng trong mỗi ánh mắt, mỗi tâm hồn, niềm hạnh phúc nghẹn thắt trái tim người nhạc sĩ chợt run rẩy bật thành lời:

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm...Văn Cao ý thức đây chính là giờ phút có thể cảm nhận rõ hơn bao giờ

cái ý nghĩa lớn lao của những gì đã kết thúc và những gì sẽ bắt đầu. Chiến tranh, chia cắt đã kết thúc, hòa bình, thống nhất đã bắt đầu, nhưng có cái gì đó còn sâu xa hơn, thiết yếu hơn, nhân bản hơn, cần phải được bắt đầu. Và đoạn cao trào vụt sáng, thiết tha, say đắm mà day dứt, trăn trở:

Từ đây người biết quê người Từ đây người biết thương người Từ đây người biết yêu người…Nói đoạn cao trào này là mơ ước, khát vọng, niềm tin của Văn Cao

cũng đúng mà nói đó là nhắn nhủ, là cảnh báo của nhạc sĩ cũng không sai. Chúng ta không khỏi giật mình khi nghe thấy ở đây như vang lên một điều thật quan trọng: nếu từ đây, người không biết quê người, người không biết thương người, người không biết yêu người, thì cái chiến thắng vĩ đại hôm nay sẽ không thực sự có ý nghĩa.

“Mùa xuân đầu tiên” hoàn thành. Sau Tết 1976, ca khúc đã được những người bạn thân thiết của Văn Cao truyền tay nhau. Mọi người vui mừng hiểu rằng thiên tài âm nhạc của Văn Cao đã thực sự phục sinh, người nhạc sĩ lớn lại có một tuyệt phẩm dành cho đất nước, nhân dân của mình. Ngay trong năm 1976, “Mùa xuân đầu tiên” được giới thiệu trên báo Sài Gòn giải phóng và sau đó được các bạn Liên xô chọn dịch sang tiếng Nga in trong một tuyển tập ca khúc của Nhà Xuất bản Âm nhạc Matscơva và được lưu truyền trong cộng đồng người Việt ở Liên xô và Đông Âu.

Tuy vậy, ở trong nước, khúc valse dịu nhẹ thủ thỉ tâm tình của Văn Cao không được các đơn vị truyền thông đại chúng và các đơn vị nghệ thuật

16

biểu diễn để ý giữa một biển những tụng ca hào sảng, hùng tráng cùng về đề tài trọng đại này. Đó là chưa kể khi được in trên Sài Gòn giải phóng, một số quan chức văn hóa tư tưởng quá “nhạy cảm” đã lưu ý nhắc nhở tòa báo về cái “chất nhân văn” trong tác phẩm của người từng bị khép vào nhóm Nhân văn Giai phẩm 20 năm trước. Như số phận trắc trở, truân chuyên của thiên tài sinh ra mình, phải 20 năm sau ngày ra đời (1996), sau cả khi Văn Cao mất (1995), “Mùa xuân đầu tiên” mới đến được với đông đảo công chúng trong nước khi các đài phát thanh truyền hình lớn dàn dựng, phát sóng.

Từ đó, “Mùa xuân đầu tiên” dần phát lộ toàn bộ chân giá trị của một tuyệt phẩm, ngày càng được ưa thích rộng rãi và trở thành khúc nhạc lòng của mỗi người Việt Nam mỗi độ xuân về và mỗi khi ngày 30-4 tới.

17

Nhạc sĩ của tình ca và quê hương

Hoàng Việt là một trong 5 nhạc sĩ đầu tiên của âm nhạc Việt Nam (cùng với Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát) được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996. Ông cũng là nhạc sĩ đầu tiên được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong năm 2011 cùng với các nhà văn Chu Cẩm Phong, Nguyễn Ngọc Tấn và nhà thơ Ca lê Hiến. Hoàng Việt xứng đáng với mọi sự tôn vinh bởi những gì ông đã dâng hiến cho quê hương đất nước…

Từ “Tiếng còi trong sương đêm” và những ca khúc kháng chiến bất hủ

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ Lớn. Quê cha anh ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở Cái Bè, Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc như “Chị Cả”, “Biệt đô thành” và “Tiếng còi trong sương đêm”, trong đó ca khúc theo điệu tango “Tiếng còi trong sương đêm” qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Vân những năm 1944-1945 được người dân Nam Bộ rất yêu thích:

Bến nước gió rét đò đưa khách sangLau xanh ven sông mờ rung bóng trăngĐêm nay không gian chìm trong giá băng…Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương… Khi ra đi có hứa thu nay vềMà hôm nay lá thu đã rơi trànTrong giai đoạn tiền khởi nghĩa ở Nam Bộ, nếu các hành khúc của

Lưu Hữu Phước như “Lên đàng”, “Tiếng gọi thanh niên” là lời kêu gọi, tiếng kèn thúc giục thanh niên đứng dậy cứu nước thì “Tiếng còi trong sương đêm” là lời tâm sự và quyết tâm ra đi của một lớp thanh niên đô thành được thức tỉnh bởi lời kêu gọi và tiếng kèn thúc giục ấy. Cho đến nay, sau hơn 65 năm ra đời, ca khúc trữ tình thắm sâu tinh thần yêu nước này là một trong những ca khúc tiền chiến vẫn còn được hát nhiều nhất cả trong nước lẫn hải ngoại qua tiếng hát của các ca sĩ nhiều thế hệ như Thanh Thuý, Khánh Ly, Thanh Tuyền, Ngọc Ánh, Vân Khánh, Đoan Trang, Tâm Đoan, Trang Mỹ Dung, Hồng Cúc…

Năm 1947, Lê Chí Trực thực sự “biệt đô thành” ra bưng biền tham gia kháng chiến và là thành viên trẻ nhất của đội ngũ văn nghệ kháng chiến Nam

18

Bộ, đầu tiên công tác tại chiến trường miền Tây “dọc ngang sông rạch” rồi sau đó chuyển sang chiến trường miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Trong những tháng năm này, giữa tuổi 20, chàng thanh niên yêu nước Lê Chí Trực đã trở thành nhạc sĩ – chiến sĩ Hoàng Việt, người phát ngôn kỳ tài bằng âm nhạc ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan của quân dân Nam Bộ thành đồng tổ quốc với các ca khúc “Lá xanh”, “Nhạc rừng”, “Mùa lúa chín “, “Lên ngàn”… Nếu “Lá xanh” là bài hát tòng quân ra trận thật rộn ràng, tươi trẻ, lôi cuốn thì “Nhạc rừng” như sự ngân vang tuyệt vời của thiên nhiên đất nước trong tâm hồn người chiến sĩ vệ quốc còn “Lên ngàn” là khúc tráng ca về sức sống bất khuất, sự hy sinh thầm lặng và niềm tin sắt đá vào chiến thắng cuối cùng của người phụ nữ Nam Bộ giữa ngút ngàn đau thương, tang tóc, gian khó của cuộc kháng chiến trưòng kỳ:

Nước ngập đồng xanh lúa chết Gió mưa sập đổ mái nhà Bao nhiêu gia đình tan hoang Đau thương lệ rơi chứa chan Em đi cắt lúa trên ngàn rẫy trên ngàn nắng chiều chang changĐường đi nước ngập mênh mangbàn chân dẫm gai lòng không thở than…Cùng với “Làng tôi”, “Tiến về Hà Nội”, “Trường ca sông Lô” của

Văn Cao, “Hành quân xa”, “Du kích sông Thao”, “Giải phòng Điện Biên” của Đỗ Nhuận, “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Tiếng chuông nhà thờ” của Nguyễn Xuân Khoát, “Lỳ và Sáo”, “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung…ba ca khúc đậm chất lãng mạn cách mạng trên của Hoàng Việt nằm trong số những ca khúc hay nhất của âm nhạc cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và là những ca khúc mãi đi cùng năm tháng như chúng ta thưòng nói.

Đến khúc tình ca được cả dân tộc ca hátCùng với “Bài ca hy vọng” của Văn Ký, “Tình trong lá thiếp” của

Phan Huỳnh Điểu, “Trăng sáng đôi miền” của An Chung, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, “Giữ trọn tình quê” của Văn Cận… “Tình ca” của Hoàng Việt ra đời trong những năm đầu đất nước bị chia cắt, là các ca khúc mở ra dòng ca khúc đấu tranh thống nhất đất nước rất đặc biệt trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Đối với Hoàng Việt, “Tình ca” như là một bài hát rất riêng tư. Năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, để lại ở miền Nam người vợ trẻ đẹp và ba đứa con thơ, đứa lớn nhất chưa đến 5 tuổi, giữa nanh vuốt kẻ thù. Từ đấy, như bao ngưòi con miền Nam tập kết, ở thủ đô Hà Nội Hoàng Việt luôn sống trong tình cảnh “Ban ngày bận công tác/Ban đêm nằm nhớ em/Ban ngày ở miền Bắc/Ở miền Nam ban đêm” (Tế Hanh). Năm 1957, sau hơn hai năm trời bặt vô âm tín, Hoàng Việt bất ngờ nhận được thư vợ từ miền Nam gửi ra, lá thư đã phải đi vòng vèo vạn dặm qua tận nước Pháp xa xôi rồi mời về được Hà Nội để đến tay ông. Hoàng Việt nhoà nước mắt khi đọc thư vợ.

19

Những xung động mãnh liệt, trào dâng từ những nhớ thương, tin tưởng, tự hào với người vợ hiền đảm, từ nỗi đau đất nước chia cắt và gia đình ly tán, Hoàng Việt chợt cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết sức mạnh kỳ diệu của tình yêu đôi lứa trong sự gắn bó thiếng liêng với tình yêu quê hương đất nước. Một sức mạnh bất chấp không gian xa cách và thời gian dằng dặc, thách thức mọi phong ba bão tố, vượt trên chiến tranh thù hận, xoá tan đau khổ chia ly, để toả sáng như ánh sao đêm, thơm ngát như cánh hoa xuân và bền vững muôn đời như sông nước Cửu Long bất diệt. Và bản “Tình ca” đã ra đời như tiếng lòng của Hoàng Việt gửi về người vợ phưong xa với những nhắn nhủ thuỷ chung son sắt:

Bến nước Cửu Long còn đó em ơiBiển lúa nương dâu còn mãi muôn đờiLà còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xoá nhoà...Giữ lấy đức tin bền vững em ơiGiữ lấy trái tim đòi sống yêu đờiLà một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao ngườiNgay sau khi ra đời, “Tình ca” đã được ca sĩ Quốc Hương, người bạn

thân từ chiến trường Nam Bộ của Hoàng Việt, thu thanh, phát trên sóng Đài Tiếng nói VN làm ngây ngất thính giả trong và ngoài nước. Tuy vây, thật khó tin khi bản tình ca tha thiết, mạnh mẽ nhường ấy lại bị một số quan chức văn hoá và cả một số văn nghệ sĩ phê phán là bi luỵ, yếu đuối và lập tức bị lưu kho. Mãi đến hơn 10 năm sau, sau khi Hoàng Việt trở về miền Nam chiến đấu, sáng tác và hy sinh, “Tình ca” mới được phổ biến trở lại. Từ đấy, “bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người” của Hoàng Việt đã cất cánh bay đến với các thế hệ người Việt ở mọi phương trời, trở thành khúc tình ca được cả dân tộc ca hát trong hơn nửa thế kỷ qua, cả trong chiến tranh cũng như giữa thời bình, cả trong đau khổ và hạnh phúc. Với sức chinh phục vô song và khả năng thức tỉnh, nâng mọi tâm hồn vươn đến những điều cao đẹp, thánh thiện, “Tình ca” xứng đáng được coi là biểu tượng của âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20 như có người đề nghị.

Và bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc Việt NamNăm 1958, Hoàng Việt được Đảng và nhà nước cử sang học tập tại

Nhạc viện Sofia, Bulgari. Đến cuối năm 1964 ông tốt nghiệp hạng ưu tú tại đây với bản giao hưởng số 1 của ông, cũng là bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc VN, bản giao hưởng mang tên “Quê hương”. Sau 7 năm tu nghiệp tại một nhạc viện lớn của châu Âu, người nhạc sĩ tự học từ đô thành Sài Gòn năm xưa đã nỗ lực vươn lên làm chủ được thể loại giao hưởng, thể loại âm nhạc được coi là lớn nhất và khó nhất của âm nhạc hàn lâm thế giới, “một trong những biểu hiện rực rỡ nhất của sự trưởng thành về tinh thần của loài người” như nhận định của giới mỹ học châu Âu.

Giám đốc Nhạc viện Sofia từng tự hào đánh giá: “Bản giao hưởng của Hoàng Việt không phải là một tác phẩm tốt nghiệp mà thật sự là một tác phẩm lớn... Đó là một thành công rực rỡ của âm nhạc Việt Nam". GS Ca L ê

20

Thuần cũng cho rằng giao hưởng Quê hương của Hoàng Việt đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam dân tộc hiện đại, là giá trị tinh thần sống mãi với đất nước.

Hoàng Việt tâm sự: "những ký ức quê hương" và "trách nhiệm của một công dân" đã giúp ông viết nên bản giao hưởng với lời đề tặng "Kính dâng Nam bộ trong cuộc chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm"...

“Quê hương” là bản giao hưởng sử thi đồ sộ gồm 4 chương, với những hình tượng âm nhạc phong phú khắc hoạ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả đã sử dụng chất liệu từ những bài hát cách mạng và dân ca để làm các chủ đề, được phát triển nhuần nhuyễn với những cảm xúc sáng tạo tinh tế và một bút pháp khá điêu luyện. Chương I diễn tả không khí những ngày Cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp, được viết dưới hình thức sonate với các chủ đề lấy từ các ca khúc “Hội nghị Diên Hồng”, “Lên đàng” của Lưu Hữu Phước, “Nam bộ kháng chiến” của Tạ Thanh Sơn, “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận. Chương II mang tính chất trữ tình, miêu tả quê hương từ chiến tranh chuyển sang những ngày hòa bình, được viết dưới hình thức ronto với các chủ đề lấy từ “Lên ngàn”, “Mùa lúa chin” (Hoàng Việt), “Kỵ binh Việt Nam” của Lê Yên, “Cây trúc xinh”, dân ca quan họ Bắc Ninh và “Quê tôi giải phóng” của Văn Chung. Chương III là chương nhanh, kịch tính, nhằm miêu tả cuộc kháng chiến chống Mỹ, được viết dưới hình thức sonate, bao gồm các chủ đề phát triển từ bài “Giải phóng miền Nam” của Lưu Hữu Phước, “Đợi chờ”, dân ca Tây Nguyên và “Lên đàng”. Trong chương này, âm nhạc mang tính căng thẳng, kịch tính cao độ để thể hiện cuộc chiến tranh một mất một còn, cuối cùng phần tái hiện mang âm hưởng hai bài “Lên đàng” và “Giải phóng miền Nam” biểu hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thăng kẻ thù xâm lược. Chương IV mang âm hưởng vui tươi, rộn rã, thể hiện niềm vui khi đất nước giành được độc lập tự do. Chương này được xây dựng với hình thức 3 đoạn phức cùng phần coda trang trọng, hoành tráng, có sự tham gia của dàn hợp xướng thể hiện ước mơ được sống trong hạnh phúc thanh bình của dân tộc.

Trong năm 1964, giao hưởng “Quê hưong” đã được biểu diễn ba lần tại thủ đô Bugari: lần thứ nhất trong dịp Hoàng Việt thi tốt nghiệp với Dàn nhạc Nhạc viện Sofia và hai lần nữa để phục vụ công chúng với Dàn nhạc Giao hưởng Bugari. Dàn nhạc Giao hưởng Bungari cũng đã thu thanh giao hưởng “Quê hương” để phát trên đài phát thanh Quốc gia. Tại Việt Nam, khi Hoàng Việt trở về Hà Nội, bản giao hưởng này cũng đã được Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch VN và hai danh ca Quốc Hương, Vũ Dậu dàn dựng, công diễn cùng bản giao hưởng số 5 của nhạc sĩ vĩ đại người Nga P.I.Tchaikovsky vào ba đêm 26, 27, 28 tháng 3 năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng, nghệ sĩ công huân Triều Tiên

21

Ly Hiơng Un. Đó là ba đêm nghệ thuật không thể nào quên không chỉ với Hoàng Việt mà cả với người hâm mộ và giới âm nhạc hàn lâm Việt Nam…

Ông tiên tóc trắng ở khu nhà 87B Lý Thường Kiệt, Hà NộiTôi nhớ mãi ấn tượng về Hoàng Việt khi ông đến sống tại khu nhà

87B LýThượng Kiệt, Hà Nội. Đây là khu nhà dành cho các văn nghệ sĩ miền Nam tập kết gồm nhà thơ Bảo Định Giang, các nhà văn Khương Minh Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Xuân Vũ, hoạ sĩ Nguyễn Tấn Hưng, nghệ sĩ điện ảnh Nhị Hà và ba tôi, nhà nghiên cứu Mịch Quang. Đầu năm 1965, khi Hoàng Việt từ Bungari về nước, nhà thơ Bảo Định Giang, Phó Tổng thư ký phụ trách văn nghệ miền Nam của Liên hiệp các hội VHNTVN, đã cùng gia đình dọn đến trong cơ quan 51 Trần Hưng Đạo, nhưòng căn phòng lớn của gia đình tạị đây cho nhạc sĩ đồng hương Tiền Giang tài năng đến ở để có điều kiện sáng tác. Khi ấy, tôi là một cậu học sinh lớp 9 mê nhạc cổ điển, rất tự hào khi biết người nhạc sĩ nổi tiếng của những “Lên ngàn”, “Nhạc rừng” và giao hưởng “Quê hương” đến ở trong khu nhà mình. Hàng ngày, Hoàng Việt hầu như chỉ ở trong căn phòng của ông và tôi luôn được nghe tiếng đàn piano vọng ra từ đấy. Chỉ thỉnh thoảng tôi mới thoáng thấy bóng ông ra ngoài với vóc dáng mình hạc xương mai và mái tóc bạc trắng. Với tôi, Hoàng Việt gần thật đấy mà cứ xa xôi huyền hoặc như là một ông tiên trong cổ tích. Tôi không hề biết ông tiên tóc bạc trắng này chỉ mới 37 tuổi. Ít lâu sau, nhạc sĩ Văn Cận sau khi tu nghiệp ở Trung Quốc về, đã đến ở với ba con tôi và tôi đã đôi lần theo nhạc sĩ Văn Cận vào chơi với nhạc sĩ Hoàng Việt trong căn phòng của ông. Được đối diện thật gần với Hoàng Việt, tôi thấy ông không già như tôi tưởng, ông có đôi mắt thật sang và nụ cười thật hiền từ. Nghe Hoàng Việt và Văn Cận trò chuyện, tôi biết hai nhạc sĩ của “Tình ca” và “Giữ trọn tình quê” khi tập kết đều để lại vợ con ở miền Nam, nay đều có nguyện vọng trở về Nam chiến đấu, sáng tác mong có cơ hội sum họp gia đình và nguyện vọng đó đã được cấp trên chấp thuận. Bên cây đàn piano, Hoàng Việt và Văn Cận đã đàn và hát cho nhau nghe các sáng tác mới chuẩn bị cho chuyến hồi hương thiêng liêng, Hoàng Việt với bài “Giết giặc Mỹ cứu nước” còn Văn Cận có bài “Mẹ ơi! Con sẽ trở về”. Thời gian này, chị tôi sau khi tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp đã xung phong về miền Nam được hơn một năm. Trong thư chị gửi ra cho gia đình, tôi được biết chị tôi đã phải mất hơn hai tháng trời vượt qua hàng ngàn cây số đèo dốc Trường Sơn mới về được đến quê hương. Nhìn Hoàng Việt và Văn Cận, tôi thầm nghĩ không biết hai ông sẽ làm thế nào để vượt Trưòng Sơn, khi Văn Cận thì cận thị rất nặng còn Hoàng Việt thì quá mảnh khảnh, gầy guộc…Sau tết 1966, tôi không còn được gặp Hoàng Việt và Văn Cận tại khu nhà 87B Lý Thường Kiệt Hà Nội nữa, hai ông đều đã lên đường…

Cửu Long – Bản giao hưởng dang dở

22

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trưởng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến trường Nam Bộ đầu năm 1966 kể rằng ông và các văn nghệ sĩ trong đoàn không ai nghĩ rằng Hoàng Việt có khả năng vượt nổi Trường Sơn bởi thấy ông quá ốm yếu. Trên đường Trường Sơn, Nguyễn Quang Sáng luôn bố trí Hoàng Việt đi đầu khi hành quân nhưng bao giờ ông cũng là người cuối cùng đến trạm, rất lâu sau khi mọi người đã đến đã nấu cơm và ăn cơm xong, khi cả đoàn đã lên võng ngủ Hoàng Việt mới lủi thủi một mình lặng lẽ nhóm bếp nấu cơm. Có lần, Hoàng Việt bị lật cổ chân, chân sưng to, mưng mủ, đoàn muốn gửi ông lại trạm để dưỡng bệnh nhưng ông vẫn cắn răng lết theo đoàn, kể cả khi phải mang thêm hơn 10 cân gạo ăn đường trong cái ba lô đã nặng gần bằng trọng lượng 42 kg người ông. Cứ thế, sau hơn ba tháng, Hoàng Việt vẫn theo kịp đoàn để về đến quê hương trong sự kinh ngạc của mọi người.

Toại nguyện về với quê hương, bất chấp đói khổ, ác liệt, ngay trên chiến khu, song song với việc đào hầm, cất nhà, tải gạo, với bút danh mới Lê Quỳnh, Hoàng Việt đã say sưa sáng tác vói năng xuất chưa từng có. Từ cuối năm 1966 đến giữa năm 1967, ông đã hoàn thành 12 ca khúc và vở nhạc kịch “Bông sen” kể chuyện anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Lịch với 102 trang phần đệm piano để gửi ra miền Bắc. Ông còn viết nhạc cho hai điệu múa của Văn công R, rồi chuyển “Bông sen” từ thể loại lớn opera thành một nhạc cảnh nhỏ để Văn công R có thể biểu diễn phục vụ tại chiến trường. Trong lá thư viết cho nhạc sĩ Đỗ Nhuận tháng 5/1967, Hoàng Việt nói với Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN rằng dù rất tích cực sáng tác phục vụ kip thời nhưng ông vẫn không quên dồn tâm sức sáng tác những tác phẩm lớn góp phần đánh dấu giai đoạn tiến triển mới của âm nhạc cách mạng miền Nam. Hoàng Việt còn bày tỏ với nhạc sĩ Đỗ Nhuận khát vọng đưa âm nhạc cách mạng thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của người dân miền Nam để thay thế loại tân cổ tạp nham cũng như thứ dân ca rhythm nhạc dance ỉ eo than khóc mị dân của Phạm Duy hoặc loại nhạc điện tử làm ô uê thích giác người nghe của đám nhạc trẻ sa đoạ Sài Gòn…

Sau niềm hạnh phúc to lớn được đón người vợ yêu thương và ba đứa con từ Sài Gòn ra chiến khu sum họp gia đình sau hơn 13 năm xa cách trong dịp têt 1967, Hoàng Việt lại bắt đầu một thử thách mới. Ông xin tổ chức cho rời chiến khu về với vùng đất ven bờ Cửu Long, vùng chiến sự ác liệt, để lấy cảm hứng thực hiện dự án sáng tác lớn ông hằng ôm ấp: bản giao hưởng số 2 của ông, giao hưởng mang tên “Cửu Long” . Theo Hoàng Việt, đây sẽ là giao hưởng có 3 chương: Chiến thắng, hạnh phúc và xây dựng. Và ông đã lên đường về Cao Lãnh, Tiền Giang men theo đường số 4 và bờ sông Cửu Long để tìm hiểu thêm những điều Hoàng Việt gọi là “những khía cạnh đặc biệt” nơi dòng sông vĩ đại của quê hương. Cuối năm 1967, sau những ngày tháng băng đồng, qua lộ, chịu bom pháo, Hoàng Việt đã đặt chân về đến quê mẹ Tiền Giang, đã đến rất gần với sóng nước Cửu Long. Nhưng ngay trên

23

bờ kênh Ả Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, Tiền Giang, trong buổi sáng cuối cùng năm 1967, sáng 31 tháng 12, Hoàng Việt và những người cùng đi bất ngờ bị máy bay Mỹ tập kích. Hoàng Việt bị trúng đạn rốc két của kẻ thù. Ông hy sinh, thân xác hoà tan trong con kênh chảy ra dòng sông Cửu Long. Khi ấy, Hoàng Việt mới vừa qua tuổi 39. Và bản giao hương số 2 của đời ông, giao hưởng “Cửu Long”, mãi là bản giao hưởng dang dở…

24

Hoàng Lê và điệu hát Vọng Kim lang

Cùng với Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thi, các đạo diễn Nguyễn Văn Khánh, Võ Bài, các tác giả Thế Lữ, Thanh Nha, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tường Nhẫn, nhạc sĩ Hoàng Lê là một trong những bậc tiền bối đã góp phần dựng nên bộ môn sân khấu ca kịch Bài chòi Liên khu Năm trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đầu những năm 1960. Tôi may mắn được nhập môn bộ môn sân khấu này khi trở thành biên kịch của Đoàn Văn công Giải phóng Trung Trung bộ thời chống Mỹ…

Đó là vào khoảng giữa năm 1971, tại khu Khu An dưỡng cán bộ chiến trường miền Nam K15 thị xã Hà Đông. Nhạc sĩ Hoàng Lê vừa từ chiến trường Khu Năm ra Bắc. Sau hơn 5 năm phục vụ tại chiến trường Khu Năm hết sức khó khăn gian khổ, sức khoẻ của Hoàng lê đã giảm sút rất nặng. Ông lại đang mang một nỗi đau lớn: vợ ông, nghệ sĩ Bài chòi Hồng Ân, đã bị Mỹ - Nguỵ phục kích bắt tại chiến trường Bình Định cùng với các nghệ sĩ Võ Sĩ Thừa, Kim Hùng, Hải Liên và các đồng đội trong Đoàn Văn công Giải phóng Khu Năm khi đang phục vụ tại đây, đày ra giam tại đảo Phú Quốc. Nhưng sức khoẻ giảm sút cùng với nỗi đau lớn ấy đã không thể quật ngã được nhạc sĩ. Người khô gầy, đen nhẻm, hàng ngày Hoàng Lê vẫn ôm cây đàn nguyệt dạy chúng tôi và lứa nhạc công, diễn viên của đội ca kịch Bài chòi Đoàn Văn công Giải phóng Trung Trung bộ, hoặc vừa tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội hoặc vừa tuyển được ở Thanh Hoá, Nghệ An, từng câu Bài chòi, dân ca Liên khu Năm, những điệu xuân nữ, cổ bản, xàng xê, hò quảng, lý vọng phu, lý thương nhau, hò giã vôi…

Nhạc sĩ Hoàng Lê quê xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Tham gia cách mạng từ tháng 8 – 1945. Với vốn âm nhạc tự học, nhạc sĩ Hoàng Lê đã bắt đầu cuộc đời hoạt động văn hoá văn nghệ phục vụ cách mạng trong nhiệm vụ phụ trách thiếu nhi rồi các đội tuyên truyền văn nghệ của huyện, tỉnh bằng tài sáng tác và sử dụng các loại nhạc dân tộc như kìm, sến, hồ, nhị… Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng tác một số ca khúc rất được ưa thích tại vùng tự do Bình Định như Vui chiến đấu, Mưa rào…

Tập kết ra Bắc, nhạc sĩ Hoàng Lê là nhạc công rồi phụ trách dàn nhạc của Đoàn Dân ca kịch Liên khu Năm được thành lập trên đất Bắc. Tại đơn

25

vị nghệ thuật này, ông trở thành một nhạc sĩ cổ nhạc nổi tiếng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống làn điệu bài bản cho bộ môn sân khấu Dân ca kịch Liên khu Năm hình thành từ điệu hô Bài chòi và hệ thống các điệu lý, hò, hô khác của dân ca Trung Trung bộ qua việc tham gia xây dựng hàng loạt vở diễn nổi tiếng, được giới sân khấu và khán giả thủ đô Hà Nội và miền Bắc hồi ấy đánh giá rất cao như Thoại Khanh – Châu Tuấn, Nghìn thu vọng mãi, Tiếng sấm Tây Nguyên, Đội kịch chim chèo bẻo...

Năm 1965, sau 10 năm công tác trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhạc sĩ Hoàng Lê tình nguyện vượt Trường Sơn trở về quê hương chiến đấu. Ông công tác ở Tiểu ban Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Khu uỷ Năm, phụ trách việc huấn luyện cho các đơn vị nghệ thuật của Khu uỷ và các địa phương trong khu. Cuối năm 1970, nhạc sĩ trở ra Bắc với nhiệm vụ tuyển và đào tạo diễn viên, nhạc công để thành lập Đoàn Dân ca kịch Giải phóng khu Năm để đưa trở về chiến trường phục vụ.

Trong vòng hơn 2 năm 1971 – 1972, được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban B Bộ Văn hoá, Ban Thống nhất Trung ương và Đoàn Dân ca kịch Liên khu Năm, ông cùng những người thầy khác như các nghệ sĩ Lệ Thi, Nguyễn Kiểm, Trần Chức đã hoàn thành nhiệm vụ trên: Đoàn Dân ca kịch Giải phóng khu Năm đã hình thành với lớp diễn viên trẻ đầy triển vọng và xây dựng được một chương trình biểu diễn như Thoại Khanh – Châu Tuấn, Tấm vóc đại hồng, Đội kịch chim chèo bẻo… Cuối năm 1973, Hoàng Lê một lần nữa sát cánh cùng đơn vị nghệ thuật non trẻ của khu Năm vừa được thành lập trên đất Bắc vượt Trường Sơn, theo đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trở về, kịp phục vụ nhân dân và chiến sĩ quê hương trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Sau ngày giải phóng, nhạc sĩ Hoàng Lê về công tác tại quê hương Nghĩa Bình. Ông lại tập trung thời gian và tâm sức vào các công việc ông yêu thích: nghiên cứu dân ca Liên khu Năm, sáng tác nhạc và đào tạo lực lượng diễn viên, nhạc công cho bộ môn sân khấu Dân ca kịch. Ông vừa chuyển thể, chỉnh biên và sáng tác nhạc cho các vở Đoàn tụ, Lâm Sanh – Xuân Nương, Một mạng người, Người năm ấy, Sóng ngầm vùng biển lặng, Một sự trả giá, Chuyện bên dòng sông Thu… trên sân khấu các Đoàn Dân ca kịch Bình Định, Khánh Hoà, Quảng Nam. Đáng chú ý là, trong khoảng thời gian này, ông đã hoàn thành một công trình nghiên cứu đầy đặn công phu về âm nhạc của bộ môn sân khấu mà ông gắn bó trọn đời, đó là bộ sách Âm nhạc dân ca Bài chòi do Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản năm 1978. Bộ sách này đã trở thành sách gối đầu giường của những người hoạt động ca kịch Bài chòi 30 năm qua. Với tư cách là Chủ nhiệm bộ môn Dân ca Bài chòi của Trường Văn hoá Nghệ thuật Nghĩa Bình, nhạc sĩ Hoàng Lê đã hết lòng đào tạo mấy thế hệ diễn viên, đặc biệt là lớp nghệ sĩ chủ chốt hiện nay của Đoàn Dân ca kịch Bình Định như các nghệ sĩ Trần Tới, Hoài Huệ, Hồ Thu, Kim Cúc, Tấn Hào, Mộng Hoàng… Ông mất tại thành phố Quy Nhơn năm 1986, khi nhiều dự định sáng tạo, nghiên cứu vẫn đang dang dở...

26

Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Lê, không thể không nói đến những làn điệu dân ca mới do ông sáng tác đã đi vào kho tàng làn điệu của Ca kịch Bài chòi như Lía phôn, Chèo bẻo, Gió đưa trăng, Trách ai đổi bạn, Đất Hồ lòng Hán… và đặc biệt là điệu hát Vọng Kim Lang. Đây là điệu hát do ông sáng tác khi làm nhạc cho vở Nghìn thu vọng mãi của nhà thơ Lưu Trọng Lư viết về cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều. Theo yêu cầu của đạo diễn, cần có một sáng tác mới phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng trong cảnh chia ly Kiều – Kim Trọng đã được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả bằng đoạn thơ tuyệt tác “Người lên ngựa, kẻ chia bào/Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san/Dặm hồng bụi cuốn chinh an/ Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh/Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi/Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”. Tất cả những biến thái tinh tế, diệu vợi trong tâm trạng nàng Kiều buổi chia ly ấy đã được nhạc sỹ Hoàng Lê đưa vào thật tài tình trong điệu hát mang tên Vọng Kim Lang:

Chốn Liêu Dương cách trở muôn trùngTrông theo chàng từ vó ngựa khuất quan sanThiếp trông theo chàng từ vó ngựa khuất quan san…Mộng vàng đêm trường ai về thấp thoáng, tỉnh ra lại tủi suốt canh

chầyThấy ai trong mộng mà nhớ buổi chia tayDáng ai lên đường kìa vó ngựa bước đâu đây…Người đi ta đếm xuân sangXuân sang rồi lại sang xuân Mà sao nhìn về Liêu Dương bóng chim vẫn biệt tăm…Điệu hát này lúc đầu chỉ dành cho một nhân vật, tạo nên một hoàn

cảnh cụ thể ở một vở diễn, là một điệu hát mà giới chuyên môn gọi là “chuyên dùng”, không ngờ đã trở thành làn điệu “đa dùng” trên sân khấu ca kịch Bài chòi, được sử dụng cho nhiều nhân vật, trong nhiều vở diễn suốt gần nửa thế kỷ qua. Hơn thế, không chỉ được dùng trên sân khấu ca kịch Bài chòi, Vọng Kim Lang đã được đưa vào sân khấu cải lương và trở thành một làn điệu cải lương rất được yêu thích. Vọng Kim Lang cũng đã trở thành một làn điệu “dân ca mới” rất phổ biến trong nhân dân các địa phương miền Nam.

Vọng Kim Lang đã rất nổi tiếng trong đời sống nghệ thuật, đã nhập vào kho tàng dân ca, nhạc cổ, trở thành tài san chung của nhân dân miền Nam, nhân dân Việt Nam. Không nhiều người biết nó được sinh ra từ một vở ca kịch Bài chòi và do nhạc sĩ Hoàng Lê sáng tạo nên.

Người sáng tạo điệu hát Vọng Kim lang bất hủ, nhạc sĩ Hoàng Lê, đã hóa thân thành một phần của nhân dân, của âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

27

Dù có đi bốn phương trời

Trong gần 400 ca khúc của người nhạc sĩ tài danh Hoàng Hiệp, chỉ có một tác phẩm về Hà Nội là ca khúc “Nhớ về Hà Nội”. Tuy vậy, đây lại là một trong những bài hát hay nhất, được yêu thích nhất trong hàng trăm bài hát hay về thủ đô đất nước của các nhạc sĩ Việt Nam. Trong các cuộc bầu chọn trực tuyến bài hát hay về Hà Nội do một số báo điện tử tổ chức nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp luôn dẫn đầu cùng với “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, “Em ơi Hà Nội phố” của Phú Quang, “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” của Phan Nhân, “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương…

Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, còn có bút danh là Lưu Nguyễn, sinh ngày 1/10/1931 ở cù lao Giềng, Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, năm ông mới 14 tuổi, trong đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên. Năm 1955, Hoàng Hiệp tập kết ra Bắc, vào học Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viên Âm nhạc quốc gia) và bắt đầu sự nghiệp sáng tác với ca khúc “Câu hò bên bờ Hiền Lương” (1957). Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo, Hoàng Hiệp đã có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với gần 400 ca khúc, tác giả âm nhạc của hàng chục tác phẩm sân khấu và hàng chục phim truyện, phim tài liệu. Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Có thể nói, Hoàng Hiệp là một trong những nhạc sĩ Việt Nam viết ca khúc nhiều nhất và có nhiều nhất những ca khúc đã khắc sâu vào ký ức của các thế hệ người Việt trong nửa sau thế kỷ 20 như “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Ngọn đèn đứng gác”, “Cô gái vót chông”, “Đất quê ta mênh mông”, “Lá đỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Em vẫn đợi anh về”, “Chút thơ tình của người lính biển”, “Đồng đội”, “Mùa chim én bay”, “Con đường có lá me bay”, “Nơi anh gặp em”, “Nhớ về Hà Nội”, “Trở về dòng sông tuổi thơ”…

Hoàng Hiệp luôn tự hào là một nhạc sĩ của cách mạng. Ông thường nói: kháng chiến, cách mạng đã đưa ông đến với âm nhạc và ông sáng tác nhạc là để phụng sự cho cách mạng, cho kháng chiến. Chính vì thế, Hoàng Hiệp đã chọn tên ca khúc “Lá đỏ” (phổ thơ Nguyễn Đình Thi) làm tên cho chương trình “Con đường âm nhạc” của ông trên VTV3 cuối năm 2007. Nhưng một chương trình khác về sự nghiệp âm nhạc của ông được trực tiếp

28

trên sóng VTC vào cuối năm 2009, ông lại rất tâm đắc với cái tên “Nơi gặp gỡ của tình yêu” .

Bởi Hoàng Hiệp cũng luôn tự hào là một nhạc sĩ của tình yêu. Cho đến nay, ông dường như chưa một lần sáng tác hành khúc (chỉ có một lần ông viết lời cho hành khúc “Bài hát giải phóng quân” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước). Hoàng Hiệp muốn đem đến cho sự nghiệp cách mạng những tình khúc, cái mà theo ông cách mạng đang thiếu và đang cần ở âm nhạc. Còn nhớ, cuối những năm 1960, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vào hồi căng thăng nhất, bản tình khúc “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” phổ thơ Phạm Tiến Duật ra đời và rất được ưa chuộng trong thanh niên Thủ đô và miền Bắc. Chỉ vì trổ nhạc cho đoạn thơ “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa/cái gạt nước xua đi nỗi nhớ/em xuống núi, nắng về rực rỡ/cái nhành cây gạt mối riêng tư” mà bản nhạc này bị một số người phê phán là mang nhiều yếu tố nhạc “vàng” và đòi cấm phổ biến, nhưng“Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” vẫn sống mạnh mẽ trong trái tim những đoàn quân ra trận cho đến ngày đại thắng và sau này được mặc nhiên coi là một trong những tình khúc hay nhất thời chống Mỹ.

Tình khúc của Hoàng Hiệp là những tình ca của lứa đôi trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, trong sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước, với cộng đồng xã hội.

“Nhớ về Hà Nội” không là một tụng ca thông thường, nó thực sự là một tình khúc. Bài hát được viết vào năm 1984, sau gần 9 năm Hoàng Hiệp xa Hà Nội trở về sinh sống tại TPHCM. Sau một buổi trò chuyện với người vợ, vốn là một nghệ sĩ sân khấu Hà Nội, ký ức về 20 năm sống giữa thủ đô chợt bất ngờ bừng dậy quay quắt trong lòng người nhạc sĩ phương Nam. Ông nhớ cái trường nhạc mái tranh vách đất trên đường đê La Thành, nơi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc, nhớ đường Nguyễn Du rợp bóng cổ thụ, nơi có ngôi nhà của gia đình vợ, nơi bắt đầu những đêm hẹn hò giữa chàng nhạc sĩ trẻ miền Nam tập kết và cô thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, hiền thục trong mùi hoa sữa nồng nàn, nhớ phố Khâm Thiên tang thương sau trận bom B52 mùa đông năm 1972…Hoàng Hiệp hiểu rằng một ca khúc về thủ đô dất nước, quê hương của vợ, người tình duy nhất của đời ông và cũng là quê hương thứ hai của ông, đang đến với ông. Ngay đêm ấy, Hoàng Hiệp ngồi vào đàn. Người nhạc sĩ được coi là “vua phổ thơ” của giới nhạc Việt không cần những vần thơ của ai đó gợi thức hình tượng âm nhạc. Từ sâu thẳm ký ức, lời thơ hiện ra thật tự nhiên và cũng thật tự nhiên, giai điệu vang ngân. Âm hình chủ đạo, đoạn ca từ mở đầu và kết thúc là lời bày tỏ của những người đã đi xa:

Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà NộiHà Nội của ta, Thủ đô yêu dấuMột thời đạn bom, một thời hòa bình

Tiếp đó là nỗi nhớ nhung rất chung mà rất riêng về những ngày sống, yêu đương, dựng xây và chiến đấu giữa thủ đô văn hiến và anh hùng:

29

Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng câyTiếng ve ru những trưa hèVà nhớ những công viên vừa mới xâyBước chân em chưa mòn lốiÔi nhớ Hồ Gươm xanh thắmNơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng…Nhớ những cơn mưa dài cuối đôngÁo chăn chưa ấm thân mìnhVà nhớ lúc bom rơi thời chiến tranhĐất rung ngói tan gạch nátEm vẫn đạp xe ra phốAnh vẫn tìm âm thanh mới…Trái với thông lệ, chưa bao giờ ca khúc Hoàng Hiệp, kể cả trước đó và

sau này, lại “nhiều lời” đến vậy. Đoạn nhạc chính của bài hát “gánh” tới 4 đoạn lời. Cảnh vật, âm thanh, hương sắc, quá khứ và hiện tại, nỗi đau và niềm tin, tình yêu và những kỷ niệm không bao giờ mờ phai, cùng lúc ập đến, tất cả đều xao xuyến ám ảnh, đều sâu nặng thiêng liêng, không cho phép nhạc sĩ kiệm lời:

Nhớ những con đê thành lối xeBước chân năm tháng đi vềVà nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya Hướng ra Đống Đa, Cầu GiấyÔi nhớ Thủ đô năm ấyTa đánh giặc trên mâm pháo…Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du Những đêm hoa sữa thơm nồngVà nhớ, nhớ bao khuôn mặt mến thân Đã quen bước chân giọng nóiÔi nhớ chiều ba mươi TếtChen giữa đào hoa tươi thắmĐường phố đông vui chờ đón tân niênLà phút thiêng liêng lắng nghe thơ ngườiHà Nội ơi!Những ai từng sổng ở Hà Nội những năm 1955 – 1975, một thời gian

khó và tự hào,“một thời đạn bom, một thời hòa bình” như cách nói của Hoàng Hiệp, dù đã xa Hà Nội hay đang sống giữa Hà Nội, có lẽ đều không cầm được nước mắt khi nghe, khi hát “Nhớ về Hà Nội”.

Còn nhớ, năm 1994, khi được gặp và trò chuyện với nhạc sĩ Hoàng Hiệp tại TPHCM, khi tôi hỏi bí quyết nào giúp ông có một ca khúc hay như thế về Hà Nội, ông mỉm cười: “Bởi tôi may mắn được sống những ngày đẹp nhất của tuổi trẻ ở thủ đô Hà Nội và cũng bởi “Và nơi đó có một người, người mà tôi mến yêu”(lời bài hát “Tình yêu Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Vân”)…

30

Cuộc hạnh ngộ trong “Xuân và Tuổi trẻ”

“Xuân và tuổi trẻ” có lẽ là khúc nhạc xuân được hát nhiều nhất trong hơn 60 năm qua trên đất nước ta, kể từ khi nó được nhà thơ Thế Lữ đặt lời Việt rồi được ông cùng các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung dàn dựng trên sân khấu Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch Anh Vũ biểu diễn ra mắt tại nhà hát Phan Hương trên đường Minh Hương, thị xã Hội An, đầu năm 1946. Không nhiều người biết tác giả của khúc nhạc xuân bất hủ này, nhạc sĩ La Hối, là một nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng can trường, người đã hy sinh vì đại nghĩa của dân tộc ngay giữa tuổi 25…

Nhạc sĩ La Hối, tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Hội An. La Hối gốc người Quảng Đông nhưng dòng tộc ông đến định cư tại phố Hội đã 17, 18 đời. Từ nhỏ, La Hối thông minh, học giỏi và tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Năm 14 tuổi, ông đã chơi được các nhạc cụ mandolin, ghita, accordeon, piano và tự sáng tác các khúc nhạc tươi vui về tuổi học trò để diễn tấu. Những năm 1936 -1938, La Hối vào Saigon để học tiếp văn hóa và trau dồi thêm kiến thức âm nhạc. Năm 1939, về lại quê hương, La Hối dạy nhạc và cùng với nhạc sĩ Vương Gia Khương, tác giả bài “Cờ Việt Minh”, thành lập Hội Âm Nhạc Hội An (Société philharmonique de Faifoo) mà ông là hội trưởng, tập trung vào hội những thanh niên yêu thích âm nhạc để dìu dắt họ về hòa âm, sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Nhiều học trò của La Hối sau này đã trở thành những nhạc sĩ khá nổi tiếng như Lê Trọng Nguyễn, Lan Đài, Dương Minh Ninh, Hồ Vân Thiết, La Xuân, Hoàng Tú Mỹ, Trương Đình Quang...

Theo thiếu tướng nhà văn Nguyễn Chí Trung, từ những năm 1939 - 1940 trong phong trào chống phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, Đông Dương và Đông Nam Á, La Hối đã tham gia và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh một nhóm thanh niên Hoa Kiều chống phát xít Nhật và là cơ sở của Đoàn Thanh niên Dân chủ Hội An do các Đảng viên Cộng sản Việt Nam Ngô Tam Tư, Huỳnh Đắc Hương lãnh đạo. Khi đó, Ban nhạc thuộc Hội Âm nhạc Hội An của La Hối bắt đầu diễn tấu các hành khúc cách mạng của Việt Nam, Trung Hoa, Nga để gieo lửa cách mạng vào công chúng. Vào khoảng tháng 7 năm 1939, nhóm thanh niên Hoa kiều kháng Nhật của La Hối tổ chức triển lãm tội ác của phát xít Nhật và công cuộc kháng Nhật của nhân dân Trung Hoa tại chùa Quảng Triệu, đọc các bài thơ Song Thất, Quyết đề kháng, Ly rươu thọ, Đông Kinh nhuộm máu của Tố Hữu gây chấn động cả

31

Hội An. La Hối và các đồng chí của ông còn tổ chức nhiều hoạt động phá hoại các nơi quân Nhật đồn trú, phá kho lương thực, đầu độc ngựa của Nhật tại Hội An và các vùng lân cận. Trong thời gian từ 1939 đến 1944, ngoài các bản nhạc và ca khúc rất được thanh niên quê hương ưa thích về mùa xuân và tuổi trẻ, La Hối đã viết một số hành khúc hùng tráng cổ động tinh thần yêu nước, ý chí chống phát xít xâm lược. Tiêu biểu là ca khúc Gió thiêng liêng ông viết năm 1944: Lời đất nước gieo niềm tin/ Gió lên kia rồi/ Gió thiêng liêng bừng chí thanh niên/ Lời đất nước giục lòng ta…Bản nhạc Xuân và Tuổi trẻ cũng được nhạc sĩ La Hối viết trong giai đoạn này. Theo một vài cựu đồng chí của La Hối thì người nhạc sĩ cách mạng Hội An đã dùng phần dạo đầu (intro) của nhạc phẩm này làm ám hiệu liên lạc cho tổ chức kháng Nhật của ông.

Từ năm 1944, hoạt động của La Hối bị bại lộ, hiến binh Nhật ráo riết truy nã ông. Tháng 5.1945, ông và 9 đồng chí trong tổ chức bị phát xít Nhật bắt giữ. Sau nhiều ngày giam cầm và tra tấn vô cùng dã man nhưng không hề khai thác được gì, ngày 19 tháng 4 năm Ất Dậu (tức ngày 30 tháng 05 năm 1945), bọn Nhật đem hành hình 10 người con thân yêu đó của Hội An, tại chân núi Phước Tường (gần sân bay Đà Nẵng). La Hối và bạn bè thì đã bị vùi chung trong một hố chôn người bí mật.

Nhà văn Nguyễn Chí Trung cho biết: khi quân Tưởng Giới Thạch vào Đà Nẵng tước khí giới quân Nhật, nhân dân Hội An đã yêu cầu quân Tưởng buộc quân Nhật chỉ chiếc hố chôn La Hối và 9 người bạn của ông. Gia đình La Hối nhận ra thi thể ông nhờ chiếc áo carô ông mặc hôm bị bắt. Bà con Hoa - Việt Hội An dã đem di hài La Hối và 9 đồng chí của ông về an táng ở trước chùa Chúc Thánh, trong ngôi mộ dài, chia làm 10 khoang. Khoang thứ hai từ trái sang là khoang mộ La Hối.

La Hối từ giã cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc một cách đột ngột khi còn quá trẻ và liền sau đó là chiến tranh ly loạn, nên những gì liên quan đến ông, nhất là các sáng tác của ông, hậu thế biết được rất ít. Bạn bè và học trò nhớ rằng cho tới trước lúc hy sinh, La Hối đã sáng tác rất nhiều nhạc đàn và ca khúc nhưng hầu hết các tác phẩm của La Hối đều được ông gửi cho người con gái ông yêu lưu giữ. Đó là một thiếu nữ Hội An xinh đẹp, làm nghề dạy đàn piano. Sau khi La Hối hy sinh, mọi người không còn thấy thiếu nữ này ở Hội An và cô lưu lạc về đâu, còn sống hay đã mất, cũng không ai được biết. Gia đình nhạc sĩ chỉ lưu giữ được vài sáng tác của ông. May mắn sao trong đó có bản nhạc Xuân và tuổi trẻ.

Thực ra, Xuân và tuổi trẻ không phải là cái tên La Hối đặt cho nhạc phẩm của mình. Đó là cái tên do nhà thơ Thế Lữ đặt khi viết lời Việt cho nó. Đây nguyên là một bản nhạc không lời, có đầu đề Pháp ngữ là Printemps et la Jeunesse được La Hối sáng tác đầu năm 1944. Sau đó, một người bạn gốc Hoa, thi sĩ Diệp Truyền Hoa, đã đặt lời Hoa với tiêu đề Thanh niên dữ xuân thiên để phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều ở Hội An.

32

Đầu năm 1946, Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch Anh Vũ từ thủ đô Hà Nội thực hiện chuyến lưu diễn xuyên Việt đến các tỉnh miền Trung. Sau khi trình diễn tại Huế, đoàn vào thắng Hội An. Đoàn do ông Võ Đức Diên làm trưởng đoàn với các thành viên trứ danh như nhà thơ Thế Lữ và vợ, nghệ sĩ Song Kim, các nhạc sĩ Văn Chung, Bùi Công Kỳ, Nguyễn Xuân Khoát…

Nghe tiếng La Hối đã lâu, khi đến Hội An, Thế Lữ và các nhạc sĩ đồng hành muốn tìm gặp tài năng âm nhạc của Hội An thì được biết La Hối không còn nữa. Đoàn Anh Vũ đến thắp hương viếng La Hối, được gia đình La Hối đưa tặng một số bản nhạc của La Hối trong đó có nhạc phẩm Le Printemps et la Jeunesse. Ngay lập tức, Thế Lữ và các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung, Bùi Công Kỳ đã cảm nhận được đây là một tuyệt phẩm âm nhạc của người quá cố. Xúc động trước tấm gương người nhạc sĩ - liệt sĩ đã hiến dâng tài năng và tuổi trẻ cho đất nước và tác phẩm đầy sức sống của ông, Thế Lữ xin phép gia đình nhạc sĩ đặt lời ca tiếng Việt và dàn dựng nhạc phẩm của La Hối trên sân khấu Đoàn Anh Vũ.

Chỉ trong một đêm thức trắng, hóa thân vào thế giới âm thanh rạo rực, thổn thức, say đắm tình yêu, niềm vui sống hồn nhiên trong sáng của tuổi trẻ trong nhạc phẩm của La Hối, Thế Lữ đã viết xong lời Việt cho bản nhạc, ca từ hoà hợp kỳ lạ với từng nốt nhạc, với giai điệu và tiết tấu của nhạc phẩm:

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới Lòng đắm say bao nguồn vui sống Xuân về với ngàn hoa tươi sáng Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươiLời Việt kỳ tài của ông “Vua Thơ Mới” Thế Lữ đã chính thức biến

bản nhạc không lời Le Printemps et la Jeunesse của La Hối đã trở thành ca khúc Xuân và tuổi trẻ. Với phần hoà âm của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, phần vũ điệu do nhạc sĩ Văn Chung biên soạn, cùng với tài năng đạo diễn của nhà thơ Thế Lữ, Xuân và tuổi trẻ đã được dựng thành một màn ca vũ hấp dẫn ra mắt trên sân khấu Đoàn Anh Vũ tại Nhà hát Phan Hương, Hội An đầu năm 1946.

Kể từ đó Xuân và Tuổi trẻ đã truyền nhanh từ Hội An, Đà Nẵng ra Huế, tới Hà Nội, vào vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú, vào Phan Thiết, Sài Gòn, đến chiến khu Việt Bắc. Và cho đến nay, sau hơn 60 năm, Xuân và Tuổi trẻ, ca khúc khai sinh từ cuộc hạnh ngộ của nhạc sĩ La Hối và nhà thơ Thế Lữ, vẫn luôn trẻ trung, tươi mới, vẫn được coi là ca khúc xuân hay nhất, được hát nhiều nhất, mỗi độ xuân về.

33

Người Hà Nội và ngày toàn quốc kháng chiến

Cho đến nay, sau hơn 60 năm ra đời, bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi vẫn được coi là ca khúc hay nhất về thủ đô đất nước. Đây là bài hát đã được Nguyễn Đình Thi bắt đầu sáng tác trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội và hoàn chính hơn một năm sau đó tại chiến khu Việt Bắc…

Nguyễn Đình Thi bắt đầu viết Người Hà Nội vào đầu năm 1947, trong dịp gần Tết nguyên đán. Khi đó quân và dân Hà Nội đang trong những ngày “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Thời gian này, Nguyễn Đình Thi cùng nhà báo Thép Mới, bạn học từ trường Bưởi, làm tờ báo Cứu quốc của mặt trận Hà Nội, sau này gọi là Cứu quốc Thủ đô. Ông rời Hà Nội ra ngoại thành đúng vào đêm 19 tháng 12 tức đêm ngày toàn quốc kháng chiến nổ ra tại Hà Nội.

Đêm trước đó, Nguyễn Đình Thi đã được ông Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng tận tay trao “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch gửi tới quốc dân đồng bào và yêu cầu bằng mọi cách phải đưa được lời kêu gọi đó lên phương tiện thông tin nhanh nhất, rộng rãi nhất, tới mọi tầng lớp nhân dân. Và trên trang nhất báo Cứu Quốc, số báo đặc biệt, đã đăng trang trọng trên trang nhất những lời kêu gọi của Bác: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”. Số báo này đã kịp đến tay các chiến sĩ cảm tử Liên khu I đang chiến đấu nơi 36 phố phường cổ kính của Thủ đô.

Nguyễn Đình Thi qua Hà Đông và dừng chân ở làng Khúc Thuỷ bên bờ sông Nhuệ, đối diện với làng Cự Đà bên kia sông lúc bấy giờ là trạm quân y lớn nhất của ta tiếp nhận thương binh từ mặt trận Hà Nội đưa về. Tại đây, ý tưởng viết một ca khúc về thủ đô linh thiêng, hào hoa, đau thương và bất khuất đã hình thành trong ông.

34

Như một ngẫu nhiên, trong ngôi nhà Nguyễn Đình Thi ở làng Khúc Thủy có một chiếc đàn piano của đồng bào tản cư bỏ lại. Một buổi tối, ông ngồi vào đàn, trong tiếng pháo gầm và bầu trời Hà Nội rực cháy, những giai điệu và ca từ đầu tiên cứ tự nhiên trào trên phím đàn: "Đây Hồ Gươm, Hồng Hà Hồ Tây, đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà nội mến yêu. Hà Nội cháy khói lửa ngập trời, Hà Nội hồng ầm ầm rung. Hà Nội vùng đứng lên, sông Hồng reo, Hà Nội vùng đứng lên..."… Và dòng nhạc cứ thế rạo rực tuôn chảy “Hà Nội đẹp sao! Ôi nước Hồ Gươm xanh thắm

lòng. Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng” và "Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô tíu tít gánh gồng....Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai" rồi tạm kết thúc ở câu “Ôi tha thiết lòng ta biết bao nhiêu. Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm máu hồng tươi”...

Nhà báo Thép Mới tình cờ đọc được những dòng nhạc Nguyễn Đình Thi viết nháp trên một tờ giấy và bài hát được in ngay ở báo Cứu quốc Tết 1947 gởi tặng các chiến sĩ trung đoàn quyết tử Liên khu Một (sau được tổ chức thành Trung đoàn Thủ đô). Lúc ấy bài hát có tên là Bài hát của một người Hà Nội. Sau đó, lãnh đạo Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam tổ chức thu thanh ngay bài hát. Hồi đó, phòng thu ở trong một cái hang gần chùa Trầm. Biểu diễn để thu thanh với Nguyễn Đình Thi có hai người Đức - một là tiến sĩ triết học, một là tiến sĩ sử học, trước ở trong quân đội Pháp, sau bỏ quân đội Pháp theo ta. Một anh đàn banjo, một anh gõ thìa đệm cho Nguyễn Đình Thi hát.

Sau khi chuyển lên Việt Bắc, chính trong Thu Đông năm 1947, khi Pháp nhảy dù xuống Bắc Cạn rồi đánh lên Thái nguyên, Tuyên Quang, Nguyễn Đình Thi đã viết tiếp bài hát về thủ đô mà ông thấy còn dang dở. Đó là đoạn ca khúc mà ông gọi là Ngày về bắt đầu từ “Một ngày thu non sông chiến khu về. Đường vang tiếng hát cuốn dòng người…” cho đến “Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng ta. Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn. Nhìn đây máu chúng ta tưới bao nhiêu đất này, ta tưới ngày mai vút lên. Hồng Hà réo sóng say sưa trông Cha bóng Người mênh mông” và kết thúc “Mắt Người sáng láng vàng sao thắm tươi trán Người mái tóc bạc thêm. Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười trên môi Người cười. Ngày về... chiến thắng!”. Từ trong những tháng ngày khó khăn gian khổ nhất của kháng chiến, trong trùng vây của kẻ thù xâm lược, Nguyễn Đình Thi đã nhìn thấy một ngày ca khúc khải hoàn, ngày sóng

35

sông Hồng reo vui chào đón Bác Hồ cùng đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô trong rừng cờ sao chói lọi.

Đầu năm 1948, khi Nguyễn Đình Thi hoàn chỉnh bài hát Người Hà Nội với đoạn Ngày về trên, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát viết phối khí cho một dàn nhạc dây và bài hát được biểu diễn lần đầu cũng vào năm 1948 ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên với dàn nhạc dây do chính Nguyễn Xuân Khoát chỉ huy. Năm 1951, Nguyễn Đình Thi đã đưa bài hát Người Hà Nội đến với Liên hoan Thanh niên Sinh viên Thế giới tại Berlin. Ở đây, Người Hà Nội đã được một dàn nhạc người Đức diễn tấu với bản phối của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát do Nguyễn Đình Thi đem theo và chuyển cho Ban tổ chức. Người Hà Nội vinh dự là một trong những bản tân nhạc đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam được giới thiệu với bạn bè thế giới…

Ra đời trong khói lửa của ngày toàn quốc kháng chiến trên mặt trận

thủ đô, “Người Hà Nội”, cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, vẫn là bài hát hay nhất, trang trọng nhất, bề thế nhất, “Hà Nội” nhất trong hàng nghìn ca khúc hay về thủ đô thân yêu của đất nước.

36

Phạm Duy và cuộc trở về trong “sự bao dung đánh thức lòng người”

Ngày 17/5/2005 sẽ là một ngày đáng nhớ trong cuộc đời nhiều biến cố của nhạc sĩ Phạm Duy: ngày ông chính thức về định cư tại đất nước. Ông nói rằng 30 năm lưu lạc nơi đất khách quê người vừa qua là cả một đêm dài, rất dài và ớn lạnh. May thay, ở tuổi 85, ông đã có một cuộc trở về, để mở mắt ra là được thấy mặt trời…

30 năm trước, khi cất bước ra đi, Phạm Duy những tưởng rằng đây là một chuyến đi biệt xứ. Và ở một nghệ sĩ dù nhiều lầm lỗi nhưng đầy chất Việt như ông, chắc chắn linh cảm đó là nỗi đau lớn nhất. Ý nghĩ trở về chỉ đến với ông 13 năm sau đó, năm 1988, khi ông thấy từ Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh những tín hiệu về sự cởi mở của đất mẹ. Hy vọng trở về được ông thể hiện hào hứng trong ca khúc “Hẹn em năm 2000”: “Hẹn em nhé, năm 2000 sẽ hai bên cửa hé cho anh trở về”.

Thực tế là từ năm 2000, ông đã được về nước, trong lặng lẽ, với tư cách là một Việt kiều Mỹ. Từ đó, đến trước cái ngày 17/5 đáng nhớ trên, ông đã về nước đến 10 lần, trung bình mỗi năm 2 lần. Tôi từng được gặp ông đôi lần trong những chuyến hồi hương còn có vẻ rất “bí mật” khoảng năm 2001. Dù đã hơn 80 tuổi, “ông gìà” Phạm Duy lực lưỡng vẫn tỏ ra ham sống và phóng đãng lắm. Ông về thăm “nhà tôi 47 Hàng Dầu”, rồi lang thang cùng Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo, Ngọc Đại…gần như trắng đêm, hết mình, không mệt mỏi qua các quán xá Hà Nội. Tuy vậy, trong những cuộc vui, thỉnh thoảng, từ đôi mắt sắc sảo và tinh quái của ông, tôi đọc được một nỗi buồn thật xa xôi. Bây giờ, tôi hiểu ra, đấy có lẽ là nỗi buồn của một người phải làm khách ngay trên chính quê hương xứ sở. Có lần, ông nói trong thất vọng rằng ông muốn cùng các con về ở hẳn trong nước nhưng chắc là khó được phép. Nguyễn Thụy Kha động viên ông: “Nếu anh muốn được về, trước sau gì rồi cũng được”.

37

Những chuyến về nước của ông Nguyễn Cao Kỳ trong năm 2004, của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đầu năm 2005 và đặc biệt là việc con trai ông, ca sĩ Duy Quang được các cơ quan chức năng cho phép về biểu diễn và thu âm trong nước làm cho Phạm Duy tin rằng cơ hội của mình đã đến. Tết Ất Dậu vừa qua, Phạm Duy về ăn cái Tết Việt đầu tiên sau 30 năm xa xứ. Nhà thơ Hoàng Cầm, người bạn thân thiết của Phạm Duy từ những ngày cùng là vệ quốc quân trong kháng chiễn chống Pháp, kể rằng sau bữa cơm tối mồng một tết tại nhà ông, Phạm Duy đã run run thổ lộ cùng ông quyết định trở về của mình: “Tết này, mình vừa vui vừa xao xuyến, bồi hồi từ suốt hôm 28 tết, vì mình cứ nung nấu cái ý nghĩ trở về. Thật thế, phải trở về thôi. Nửa đời người trên đất Mỹ, vài ba năm nay, mình thấy ớn lạnh. Ớn lạnh thật. Mình phải trở về sống những năm cuối đời ở quê hương mình, ở Việt Nam. Mình về lần này là chính thức đệ đơn lên Nhà nước xin được về định cư trên đất mẹ. Vì mình vẫn là con của mẹ Việt Nam mà”. Hoàng Cầm rất vui và “dõng dạc” nói với Phạm Duy: “Cái quyết định như vậy chắc chắn sẽ cứu vớt lại cả một đời nghệ sĩ tài hoa của mày. Tao xin ký cả đầu tao, và cả cái cơ thể gầy còm này nữa vào cái đơn xin “tái hồi” này”…

Bây giờ thì Phạm Duy đã thực hiện được ước vọng trở về là một công dân nước Việt, được ngẩng đầu sống trên quê hương xứ sở. Sẽ trở về cùng ông là phần trong sáng nhất, đáng tự hào nhất trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của ông, những “Bà mẹ Gio linh”, “Bà mẹ quê”, “Nhạc tuổi xanh”, “Về miền Trung”, “Quê nghèo”, “Ngày trở về”...khi ông đứng trong đội ngũ những chiến sĩ kháng chiến. Sẽ trở về cùng ông là những tác phẩm thấm đẫm tâm linh Việt, khát vọng Việt của một trong những nhạc sĩ được coi là Việt nhất trong các nhạc sĩ Việt Nam hiện đại: trường ca “Hàn Mặc Tử”, bộ “Kiều ca”, “Hương ca”…

“Lá rụng về cội”, sau một đêm dài tuyệt vọng, tác giả của “Bà mẹ Gio linh” bất hủ đã thức dậy trong ánh mặt trời của quê hương xứ sở chói lòa. Phạm Duy tâm sự với nhà thơ Nguyễn Thụy Kha rằng trở về đất nước với tư cách một công dân Việt, ông đang “bắt đầu một Phạm Duy mới ở tuổi 85”. Chúng ta chia vui với nhạc sĩ tài hoa bởi cuộc phục sinh trong “sự bao dung đánh thức lòng người” của đất nước và nhân dân như lời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

38

Nhà Trần Văn Khê

Kể từ đầu tháng 1/2006, khi ngôi nhà số 32 phố Huỳnh Đình Hai, phường 14, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, được sở VHTT TPHCM chính thức bàn giao cho GSTS Trần Văn Khê, trở thành “Nhà Trần Văn Khê”, hơn bốn năm qua, nơi đây đã trở thành địa chỉ vàng của những người yêu âm nhạc truyền thống dân tộc tại thành phố lớn nhất ở phương Nam đất nước.

Còn nhớ hơn bảy năm trước, giao thừa năm Quý Mùi 2003, GSTS Trần Văn Khê đã có bài thơ khai bút gửi đồng nghiệp thân hữu trong dó có đoạn:

Quê nhà về ở không do dựĐất khách rứt đi hết buộc ràngSự nghiệp tinh thần trao đất nướcNâng đàn vui khẩy tính tình tang Vị giáo sư Việt Nam đã làm nên tên tuổi ở nơi từng được coi là thủ

đô văn hoá châu Âu, từng được tặng Chương Mỹ Bội tinh của chính phủ Pháp, từng được tháp tùng Tổng thống Pháp Miterrand thăm Việt Nam, GSTS của Đại học Sorbonne lừng danh, người thầy dân tộc nhạc học được chào đón nồng nhiệt ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở tuổi 83, đã thổ lộ nguyện ước mau chóng được trở về quê nhà để “Sự nghiệp tinh thần trao đất nước”.

Nguyện ước ấy cũng là điều bình thường dễ hiểu của một người con xa xứ trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, nhất là với Trần Văn Khê, một con người hơn nửa thế kỷ mưu sinh nơi đất khách vẫn mang một tâm hồn Việt thuần phác, vẫn ngày ngày “Dân ca luôn hát cao hơi vọng/ Quốc nhạc thường đàn rộn tiếng vang.

GSTS Trần Văn Khê tâm sự: “ở Pháp, tôi đã thực hiện được nguyện vọng là đem tiếng nhạc Việt Nam giới thiệu khắp năm châu bốn biển cũng như tiếp thu được những cái hay cái đẹp của âm nhạc các dân tộc thế giới. Do vậy, tôi muốn đem về quê hương tất cả những gì mình đã chuyên tâm sưu tầm nghiên cứu tích luỹ về âm nhạc trong suốt mấy chục năm trời và được trực tiếp đưa tới các trường học cũng như các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ

39

nhân, mong những tài liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu về âm nhạc của tôi được đồng bào trong nước tiếp nhận và phát huy”.

Đầu năm 2005, GSTS Trần Văn Khê đem theo 462 thùng tư liệu hiện vật âm nhạc, gia tài của cả cuộc đời ông, rời bỏ căn hộ chung cư ở thành phố Vitry sur Seine, ngoại ô Paris, trở về TPHCM. Trân trọng tấm lòng và ước nguyện của ông, chỉ một năm sau, UBND và Sở VHTT TP đã cấp cho ông ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh làm nơi lưu giữ, trưng bày các tài liệu hiện vật đó, cũng là nơi GSTS Trần Văn Khê có thể gặp gỡ trao đổi với đồng nghiệp, với các thế hệ hậu sinh cũng như người hâm mộ âm nhạc truyền thống dân tộc.

GSTS Trần Văn Khê tâm sự ông thật may mắn và hạnh phúc khi được nhà nước Việt Nam dành cho một ưu ái ngoài ước mong của ông: có một ngôi nhà riêng ngay trên đất nước quê hương để sống và làm việc những năm cuối đời. Trong ngôi nhà mong ước ấy, ông đã trồng một cây dạ lý hương ngay cạnh phòng ngủ và làm việc để thoả nỗi nhớ mùi hoa dạ lý hương suốt bao năm xa xứ. Và ông cũng đã “phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” ở ngôi nhà của mình như bao ngôi nhà Việt truyền thống khác. Ngôi biệt thự mặt phố xinh xắn ấy có cả hàng dâm bụt, bụi trúc, bông trang, hoa giấy, hoa mai do những người bạn yêu mến ông trồng tặng. Vợ mất đã lâu, các con đều sinh sống ở xa, dù cô đơn, ông đã được tận hưởng niềm vui của tuổi già với việc chăm sóc vườn hoa, tưới cây, bắt sâu, được thanh thản đắm mình trong say mê: “Vững bám hồn thơ xa thế tục/Nhẹ nương cánh nhạc đến thiên thai/Cuộc đời cô độc nhờ thơ nhạc/Vui kém chi người vẹn trúc mai” (Lạc quan độc hành ca – Thơ Trần Văn Khê).

Từ đầu năm 2006, ngôi nhà Trần Văn Khê tại 32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh đã mở rộng cửa chào đón tất cả những ai muốn đến tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức âm nhạc truyền thống dân tộc. Đặc biệt tại đây, những năm đầu cứ ba tháng một lần và gàn đây là hai tháng một lần, lại có một sinh hoạt nghệ thuật định kỳ do chính Trần Văn Khê tổ chức. GSTS Trần Văn Khê nói rằng ngay cả lúc còn trẻ tuổi ở nước ngoài, các nhu cầu sống riêng của ông vốn rất khiêm tốn. Ông không hút thuốc, không uống rượu, không ham thích thời trang, không có nhu cầu đổi xe theo mốt. Phần lớn thu nhập ông dành cho sự nghiệp sưu tầm nghiên cứu âm nhạc. Bây giờ về già, về nước, nhu cầu của riêng ông lại càng khiêm tốn. Trong khoảng lương hưu hơn 24.000 fran do nhà nước Pháp chu cấp hàng năm, ông chỉ dành phân nửa cho sinh hoạt cá nhân, phân nửa còn lại ông dành để tổ chức các sinh hoạt nghệ thuật tại nhà mình. Bởi vậy, dù có tài trợ của các Mạnh Tường Quân hay không, cứ đến hẹn, các sinh hoạt này vẫn đều đặn diễn ra. Cho đến nay, sau hơn 4 năm, đã có gần 20 cuộc sinh hoạt nghệ thuật hết sức phong phú và hấp dẫn được tổ chức tại nhà Trần Văn Khê.

Đó là các buổi sinh hoạt về nhạc tài tử Nam Bộ, từ Dạ cổ hoài lang đến Vọng cổ, bộ gõ và trống Việt Nam, Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Nghệ thuật Hát Bội, nghệ thuật Ngâm thơ, Hát Ru,

40

Nghệ thuật Ca trù, Quan họ, Nghệ thuật Chầu văn, Âm nhạc Phật giáo Việt Nam, Đàn đá… Trong các buổi sinh hoạt đó, ngoài phần nói chuyện súc tích, sinh động, dễ hiểu của GSTS Trần Văn Khê, là phần trình diễn của chính ông cùng các nghệ sĩ hàng đầu các bộ môn nghệ thuật được giới thiệu. Căn phòng khách nhà Trần Văn Khê trong các đêm sinh hoạt nghệ thuật định kỳ lúc nào cũng chật kín cả trăm người tham dự.

Ngoài các buổi sinh hoạt nghệ thuật định kỳ trên, Nhà Trần Văn Khê luôn diễn ra các buổi trao đổi, giao lưu học thuật giữa ông với các thế hệ đồng nghiệp và người hâm mộ ở cả hai miền Nam Bắc. Tại đây, GSTS Trần Văn Khê đã có nhiều cuộc nói chuyện với sinh viên TPHCM, sinh viên Đông Nam á, sinh viên Mỹ về nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Nhiều vị khách nước ngoài đã đến đây để tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, trong đó có Đại sứ Pháp, Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM...

Nhà Trần Văn Khê cũng là nơi Trần Văn Khê cùng các cộng sự xây dựg chương trình, luyện tập chuẩn bị cho những chuyến viễn du giới thiệu nghệ thuật truyền thống Việt Nam với các địa phương trong nước, với bạn bè thế giới tại các festival nghệ thuật truyền thống ở Italia, Pháp, Mỹ, Canada, các nước châu á…

Nhớ lại những chuyến đi đầy ắp kỷ niệm với thầy Trần Văn Khê, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, một hậu duệ tâm đắc của ông, đã viết những câu thơ xúc động tặng thầy:

Tim người là nhạc là thơKhi ngâm, khi hát, khi đùa năm cungKhi Âu Mỹ, khi Nhật TrungTranh, tỳ, trống, nguyệt… từng rung cõi ngoàiMượn âm thanh nối tình ngườiVề Đông, Đông mến, sang Đoài, Đoài vui.Ngôi nhà 32 Huỳnh Đinh Hai, Bình Thạnh, TPHCM, Nhà Trần Văn

Khê, không chỉ là một bảo tàng mà còn là một Câu lạc bộ âm nhạc truyền thống dân tộc có sức thu hút lạ lùng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá của thành phố mang tên Bác ngày hôm nay.

41

Đặng Thái Sơn sau 25 năm giải Chopin

Ngày 23/11/2005, NSND Đặng Thái Sơn lại trở về biểu diễn tại quê hương trong chương trình Toyota classic 2005 từ thiện tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Như mọi năm, cứ đến những ngày cuối năm là anh lại trở về quê hương biểu diễn và thỉnh giảng tại Nhạc viện Hà Nội. Nhưng lần trở về này đặc biệt hơn, bởi nó trùng với dịp kỷ niệm thú vị: kỷ niệm 25 năm ngày anh được Giải thương Lớn trong cuộc thi piano quốc tế mang tên Chopin…

Từ thành công chấn động 25 năm trước

Đó là một ngày lịch sử không chỉ với âm nhạc cổ điển thính phòng VN mà còn cả của châu Á. Bởi với giải thưởng của Đặng Thái Sơn năm 1980, đây là lần đầu tiên một người châu Á đoạt Giải thưởng Lớn Chopin, cuộc thi piano lâu đời và uy tín nhất thế giới (bắt đầu từ 1927). Mùa thu năm 1980, hai sinh viên cùng 22 tuổi khoa piano nhạc viện Tchaikovsky lên đường sang Warsaw tham dự cuộc thi piano quốc tế mang tên Frederic Chopin lần thứ 10. Một người tên là Ivo Pogorelich, công dân Nam Tư, đã nổi danh với hai giải nhất tại hai cuộc thi piano quốc tế tại Casagrande (Italia) năm 1978 và Montreal (Canada) năm 1980, được coi là một thiên tài diễn tấu piano mới của thế giới. Người thứ hai là một chàng trai VN có tên Đặng Thái Sơn, người vừa đến nhập học ở nhạc viện Tchaikovski chưa đầy 3 năm và chưa hề tham gia một cuộc thi âm nhạc quốc tế nào cũng như chưa từng một lần chơi ghép với dàn nhạc giao hưởng. Tất nhiên, Ivo Pogorelich được coi là niềm hy vọng số 1 còn Đặng Thái Sơn dự thi chỉ với mục đích học hỏi.

Nhưng bất ngờ lớn đã xảy ra. Ivo Pogorelich bị loại trong vòng ba, còn người vượt qua 150 thí sinh đến từ 35 nước trên thế giới, phần lớn là những nước có trình độ nhạc cổ điển rất cao, đăng quang cuộc thi năm đó lại là chàng trai VN vô danh Đặng Thái Sơn. Hơn thế, anh còn giành tất cả 11 giải phụ của cuộc thi. Thắng lợi của Đặng Thái Sơn càng chấn động khi người ta biết rằng quá trình học piano thời niên thiếu của anh đã diễn ra trong điều kiện rất khó khăn thiếu thốn của một nước Việt Nam nổi tiếng nghèo khó và lạc hậu, lại vừa ra khỏi một cuộc chiến tranh 30 năm.

42

Theo Đặng Thái Sơn, anh đã đăng quang không phải vì sự vượt trội về kỹ thuật, bởi về mặt này, anh tự thấy không có gì xuất sắc hơn các thí sinh khác. Anh đã chinh phục được hầu hết các thành viên một ban giám khảo quốc tế khó tính có lẽ bởi cảm xúc hồn nhiên, trong trắng, tươi mới với âm nhạc Chopin.

Đến danh tiếng một nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới

Sau 25 năm, từ bệ phóng của cuộc thi Chopin lần thứ 10, Đặng Thái Sơn hôm nay đã trở thành một nghệ sĩ piano hàng đầu thế giới. Các phòng hòa nhạc danh tiếng của hơn 40 nước mở rộng cánh cửa chào đón Đặng Thái Sơn. Anh từng biểu diễn với các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới và chinh phục khán giả ở những trung tâm âm nhạc cổ điển lớn khắp 5 châu. Tên anh là một trong những cái tên VN được nhắc nhiều nhất trên thế giới. Cuối năm 2005 vừa qua, tờ nhật báo The Nation Thái Lan bầu chọn Đặng Thái Sơn là một trong 11 nhân vật tiêu biểu để lại dấu ấn đậm nét trong truyền thông châu Á. Các nhà bình luận âm nhạc không bao giờ dè xẻn lời khen khi nói về nghệ thuật trình diễn của anh. Tờ The Guardian (London) gọi cuộc biểu diễn của Đặng Thái Sơn là "Sự trình diễn của nhà ảo thuật". Tờ Times: "Thật say mê và tuyệt diệu. Sự đều đặn và nhẹ nhàng của những ngón tay đảm bảo cho sự hoàn hảo đầy chất thơ". Nhật báo San Diego Reader: "Tại sao chúng ta không được nghe Đặng Thái Sơn sớm hơn. Đây là một pianist hoàn hảo với một kỹ thuật làm kinh ngạc mọi người. Anh trình diễn với một sự khéo léo tài tình và một khả năng tưởng chừng vô tận". Tờ The Plain Dealer (Cleveland, bang Ohio): "Người nghệ sĩ này đã tạo ra sự quyến rũ đầy mê hoặc. Những ngón tay của anh lướt trên phím đàn nhu những tia chớp đầy dứt khoát". Tạp chí Le Monde de la Musique: "Tự tin, thông minh, phong cách biểu diễn hoàn hảo đạt đến phần sâu lắng của tri giác âm nhạc". Tạp chí The Globe and Mail Toronto: "Đây là buổi biểu diễn đỉnh cao...một biểu tượng tâm hồn âm nhạc đáng trân trọng"…

Nhân 25 năm ngày anh được giải thưởng lớn Chopin, trước chuyến về Việt Nam, Đặng Thái Sơn đã được mời làm giám khảo cuộc thi Chopin lần thứ 15 (tháng 10/2005). Đặc biệt, anh là pianist duy nhất được mời biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng quốc gia Warsaw đêm khai mạc. Vinh dự lớn này trong quá khứ thường chỉ dành cho những bậc thầy nổi tiếng thế giới như Rubeanstain hay Mata Angrich. Cuộc thi Chopin 15 là cuộc thi lớn nhất từ trước đến nay với 275 thí sinh. 5/6 giải chính thức và 9/12 thí sinh lọt vào chung kết thuộc về các nước châu Á.

Đặng Thái Sơn tâm sự rằng anh rất vui khi được trực tiếp chứng kiến sự vượt trội của các quốc gia châu Á nhưng cũng rất tiếc vì không có mặt thí sinh đồng hương nào trong lần thi này. Tất nhiên, để đoạt được một giải thưỏng như giải Chopin là việc không hề dễ dàng. Nước chủ nhà Ba Lan

43

từng có người giành giải năm 1975 và cho đến năm nay, có nghĩa là 30 năm sau, mới có người thứ hai đoạt giải. Tuy vậy, có thể nhận thấy, bây giờ Việt Nam không những không bằng các cường quốc châu Á về nhạc cổ điển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc mà cũng đã thua cả những quốc gia mới phát triển âm nhạc cổ điển sau chúng ta nhiều như Thái Lan, Indonesia…

Lao động cần cù để không bị chìm lấp, không bị lãng quên

Lần này trở về nước, Đặng Thái Sơn không biểu diễn nhạc Chopin hay Bach, Beethoven, Mozart, Mendelsson, Ravel hay Debussy mà là bản concerto cung la thứ, tác phẩm kỳ diệu của nhạc sĩ thiên tài Na Uy, E.H.Grieg, đại diện tiêu biểu nhất của âm nhạc lãng mạn. Đặng Thái Sơn đã cất công từ Canada bay sang Hungari để tập luyện với dàn nhạc nhà hát nhạc kịch Budapest. Bao giờ Đặng Thái Sơn cũng chuẩn bị rất kỹ càng cho các buổi trình diễn của mình nhưng đây là lần kỹ càng nhất bởi với anh những buổi biểu diễn tại quê hương, trước các khán giả tri âm tri kỷ, là các buổi diễn quan trọng nhất, khi anh dốc toàn bộ xúc cảm, chơi hết lòng hết dạ với tất cả những gì anh có. Bởi vậy, không có gì lạ khi đêm 23/11/2005 trở thành đêm diễn hết sức ấn tượng của anh tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điêu luyện, trí tuệ hơn nhiều ở tuổi 47 nhưng Đặng Thái Sơn vẫn thơ trẻ và thánh thiện như xưa và sức chinh phục của tiếng đàn anh thì thật khó diễn tả. Bản concerto cung la thứ chấm dứt, tiếng vỗ tay như vỡ tung nhà hát và không dừng, cho đến khi anh tiếp tục ra ngồi lại trước đàn và chơi ngẫu hứng thêm một bản nhạc của Grieg để chúc mừng mùa xuân khán giả quê nhà, bản "Giai điệu mùa xuân"...

Thành danh đã 20 năm, đã là một pianist và một giáo sư âm nhạc nổi tiếng thế giới, được mời đi biểu diễn, giảng dạy, chấm thi rất nhiều nơi trên thế giới nhưng Đặng Thái Sơn nói rằng anh vẫn đang không ngừng phấn đấu, học hỏi, lao động cần cù hàng ngày để không bị lọt thỏm, không bị chìm lấp, không bị quên lãng trong thế giới âm nhạc mênh mông và ngày càng nhiều người tài. Thế giới bây giờ là một cuộc tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực và đó là động lực để phát triển tiến bộ. Muốn đứng vững trong nghề nghiệp, người nghệ sĩ phải không ngừng hay hơn và mới hơn. Anh đã chuyển từ Nhật sang Canada sống một phần cũng vì muốn đến với môi trường âm nhạc có đẳng cấp hơn. Anh cho biết trong tương lai, anh có thể sẽ sang châu Âu, trước hết là Paris. Và anh sẽ trở về Việt Nam quê hương để thực hiện mơ ước mở một trường dạy nhạc khi có đủ điều kiện.

Làm những điều hữu ích vì tương lai nhạc Việt

Trao đổi với các nhà báo trong dịp về nước lần này, Đặng Thái Sơn nói rằng quãng đời tuổi thơ gian khó và những bài học nhân ái từ người cha, nhà thơ Đặng Đình Hưng, người đã trải qua cuộc đời quá nhiều cay cực, đã góp phần quyết định làm nên tâm hồn tính cách Đặng Thái Sơn hôm nay.

44

Những điều đó mãi mãi tươi mới, thiêng liêng trong anh và đó chính là điều làm cho người nghe nhạc ở khắp thế giới phân biệt được tiếng đàn của anh với những nghệ sĩ khác.

Tuy chưa thể trở về định cư tại Việt Nam nhưng anh luôn muốn làm những việc hữu ích của mình để báo đáp quê hương đất nước. Nhiều năm nay, anh đã tặng học bổng cho những học sinh xuất sắc của Nhạc viện Hà Nội. Chính anh cùng với những đồng nghiệp Nhật ở đại học Kunitachi đầu những năm 1990 đã tặng cho Nhạc viện một cây đại dương cầm. Hằng năm, trong mỗi dịp trở về anh đều dành thời gian tham gia giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Hiện nay, là giáo sư Nhạc viện Montreal, Canada, anh và một số bạn bè cũng đã đóng góp để xây dựng một quĩ học bổng cho các sinh viên tài năng. Ở lớp cao học hiện tại của anh ở Nhạc viện này, trong số sáu sinh viên có tới ba là VN… Nhân dịp về Việt Nam năm nay, anh cũng trao 1 học bổng âm nhạc toàn phần mang tên Đặng Thái Sơn cho sinh viên xuất sắc bộ môn piano, và tìm kiếm gương mặt xứng đáng để tài trợ tham dự festival âm nhạc tại Nhật vào năm sau.

Nguyện vọng lớn nhất của anh là làm sao đất nước có thêm nhiều tài năng tầm cỡ về âm nhạc. Theo anh, chính sách chung với nhân tài của chúng ta còn có điểm cần phải xem lại. Nên học cách làm của Trung Quốc. Họ đã đồng loạt tạo nên "làn sóng châu Á" trong nhiều lĩnh vực, cả khoa học, thương mại và nghệ thuật. Sinh viên cao học của anh cũng có nhiều người Trung Quốc, họ được nhà nước cấp học bổng đi học và được tạo điều kiện để biểu diễn với nhiều dàn nhạc lớn. Từ đó, họ có thể đóng góp nhiều cho đất nước mà không nhất thiết phải ở trong nước.

Trước mắt, trong năm 2006, Đặng Thái Sơn sẽ trở về tham gia chương trình biểu diễn nhân 50 năm thành lập Nhạc viện Hà Nội, ngôi trường tuổi thơ của anh, nơi má anh, NSND Thái Thị Liên, đã dạy anh những nốt nhạc đầu tiên. Và năm 2007, Đặng Thái Sơn cũng sẽ về để cùng Dàn nhạc Giao hưởng VN thực hiện một tour diễn xuyên Việt làm công tác từ thiện.

45

Nghe Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn

Sau live show xuyên Việt và bộ CD “Ảnh Tuyết hát Trịnh Công Sơn” ra mắt năm 2011 và chương trinh “Cuối cùng cho một tình yêu” nhân 11 năm ngày mất của nhạc sĩ tại rạp Công Nhân, Hà Nội trong hai đêm cuối tháng ba 2012, bên cạnh một Ánh Tuyết Văn Cao, chúng ta đã có thêm một Ánh Tuyết Trịnh Công Sơn đầy mê hoặc…

Trịnh Công Sơn từng nói: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..." và “Người hát rong thiên tài của thế kỷ 20” (chữ dùng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm) họ Trịnh đã viết hơn 600 ca khúc, tạo ra những áng thơ huyền diệu của âm nhạc VN. Gần 60 năm qua, nhạc Trịnh đã là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Có thể nói, mọi người Việt đều đã hát nhạc Trịnh và soi thấy bóng mình trong đó, gặp ở đó phận mình, lòng mình, tìm thấy ở đó sự đồng cảm, thấu hiểu, những an ủi, sẻ chia thăm thẳm.

Tuy vậy, với nhạc Trịnh, đã diễn ra một nghịch lý: loại âm nhạc mà mọi người Việt, mọi ca sĩ Việt ai cũng hát này lại có rất ít ca sĩ chuyên nghiệp thành danh với nó. Từ lúc Thanh Thúy, Hà Thanh, Khánh Ly giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn với công chúng những năm 1958 – 1959 thé kỷ 20 cho đến thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, rất nhiều tên tuổi lừng danh của làng ca sĩ Việt nhiều thế hệ đã trình diễn nhạc Trịnh như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc, Họa Mi, Cẩm Vân, Thái Hiền, Tuấn Ngọc, Quang Dũng, Hồng Nhung, Mý Linh, Thanh Lam, Trần Thu Hà, Trần Thái Hòa, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng…nhưng rồi cuối củng chỉ có một người gắn được tên tuổi mình với nhạc Trịnh. Đó là ca sĩ Khánh Ly.

Ánh Tuyết hiểu rõ điều đó nên dù sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi nghe chị hát nhạc Văn Cao đã nhiều lần đề nghị Tuyết hát và làm CD nhạc của ông nhưng chị vẫn do dự. Như mọi người Việt, chị rất yêu nhạc Trịnh, vẫn thầm hát nhạc Trịnh cho riêng mình, nhưng trình diễn nhạc Trịnh

46

với tư cách một ca sĩ chuyên nghiệp thì Tuyết thấy cần phải chuẩn bị thật kỹ càng. Trong ngày tiễn Trịnh Công Sơn đi xa, Tuyết tự hứa là sẽ thực hiện chương trình biểu diễn và làm CD nhạc Trịnh Công Sơn thật xứng đáng với ông. Chị âm thầm tìm hiểu và nhận thấy: hầu hết các ca sĩ được đào tạo bài bản, có kỹ thuật thanh nhạc trường quy vững vàng ít người thành công với nhạc Trịnh. Tuyết nhớ tới nhận xét của nhạc sĩ Văn Cao về nhạc Trịnh: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca bởi ở Sơn nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra”. Phải rồi, nhạc Trịnh như một thứ dân ca Việt hiện đại, sâu lắng, thanh khiết nhưng thật hồn nhiên, tự nhiên, đó là những lời tâm tình, tự tình chân thành chứa đựng những bừng thức bất ngờ về phận người, tình người, lẽ đời trong huyền vi của tạo hóa, trong bi kịch của nhân sinh. Và Tuyết ý thức rõ: đến với nhạc Trịnh, muốn thành công Tuyết phải từ bỏ những ưu thế nổi trội đã làm nên đẳng cấp giọng hát mình: Kỹ thuật cộng minh, âm vực rộng hiếm có, khả năng xử lý những quãng xa từng được ca ngợi khi hát nhạc Văn Cao, Văn Phụng, Phạm Đình Chương, Phạm Thế Mỹ hay Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, để tiếng hát rất thật rất mộc như chị từng hát hát dân ca hồi còn là học sinh ở Hội An quê hương. Trịnh Công Sơn lại từng nói nhạc Văn Cao như những đỉnh núi còn nhạc của ông chỉ là một cánh đồng. Đây không hề là sự khiêm tốn giả tạo, mà là một nhận xét nhiều ý tứ. Núi thì có cái cao xanh khó vươn tới nhưng cánh đống có thể cũng xa rộng vô chừng. Tuyết đã trèo được lên những đỉnh núi chót vót của Văn Cao, giờ quay trở lại cách đồng bình lặng mà mênh mông kỳ ảo của Trịnh Công Sơn, không hề dễ dàng, rất dễ mất hút trong cái bình lặng mênh mông kỳ ảo đó. Đúng kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh, Ánh Tuyết tự tin thực hiện liveshow xuyên Việt và bộ CD “Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn” sau nhiều năm thử nghiệm hát nhạc Trịnh tại sân khấu ATB của chị.

Và chúng ta đã lặng người khi nghe nhạc Trịnh qua tiếng hát Ánh Tuyết. Tuyết như không hát mà đang trò chuyện chia sẻ với chúng ta những chiêm nghiệm, dằn vặt, thao thức, nhớ quên, vui buồn, đắng ngọt, nỗi cô đơn nhức buốt, sự tuyệt vọng sâu hút, tình yêu và hy vọng nhẫn nại của người nhạc sĩ thiên tài. Tha thiết nồng nàn với Diễm xưa, Phôi pha, Như cách vạc bay, Gọi tên bốn mùa, Cuối cùng cho một tình yêu, đau đáu suy tư với Cát bụi, Phúc âm buồn, Ướt mi, Tình xa, Còn tuổi nào cho em, Xin trả nợ người, bơ cơ trống vắng với Ru ta ngậm ngùi, Có một ngày như thế, Rùng xưa đã khép, Hãy khóc đi em, Thương một người, rồi bùng cháy thiêu đốt với Vết lăn trầm, Dấu chân địa đàng, Xin mặt trời ngủ yên…Ánh Tuyết đã từ tồn, thong thả, chầm chậm đưa những áng thơ nhạc Trịnh đến với trái tim chúng ta vừa rành rẽ rõ ràng vừa phiêu linh quyến rũ từng câu từng chữ. Không chỉ sử dụng những tiết điệu chậm buồn như Slow, Blues hay Boston. quen thuộc, Ánh Tuyết mạnh dạn thêm một chút jazz trong Phúc âm buồn,

47

Vết lăn trầm, đẩy nhanh một chút tiết tấu, đưa tiết tấu nhạc trẻ và thêm phần vocal trong Cát bụi, Còn tuổi nào cho em là những xứ lý tinh tế làm mới nhạc Trịnh rất thành công của chị. Và ta nghe thấy trong dòng suối thơ nhạc“Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay/Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời/Tay măng trôi trên vùng tóc dài/Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này/Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may/Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai/Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời/Xin cho tay em còn muốt dài/Xin cho cô đơn vào tuổi này/Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài...ở tiếng hát Ánh Tuyết có một điều gì đó mới mẻ không thấy trong tiếng hát “liêu trai” của Khánh Ly. Tận dụng ưu thế âm vực rộng hiếm có của giọng hát, Ánh Tuyết hát nhạc Trịnh ở cả ba cữ giọng soprano (nữ cao), mezzo – soprano (nữ trung) và alto (nữ trầm), tạo sự ngạc nhiên thú vị cho người nghe. Đặc biệt, khi Ánh Tuyết thể hiện hai trong những sáng tác cuối đời của Trịnh Công Sơn là “Đường xa vạn dặm” và nhất là “Tiến thoái lưỡng nan” với nhịp tự do và hoàn toàn không dùng nhạc đệm, chỉ với giọng hát cao vút, thẳm sâu của mình để ngân rung lên trong chúng ta từng ca từ huyền diệu của ông “Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận, tình tôi lận đận tiến thoái lưỡng nan. Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xa, vàng phai nhè nhẹ chiều hôm cửa nhà. Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận, ngày xưa lận đận không biết về đâu. Về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trời, xa xăm tôi ngồi tôi tìm giấc mơ, xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi” thì phải nói Ánh Tuyết đã làm được cái điều mà Khánh Ly đã không thể làm với nhạc Trịnh…

Nhập thần vào thế giới nhạc Trịnh một cách mê đắm và nghiêm cẩn, có lẽ Ánh Tuyết sẽ không dừng ở liveshow và bộ CD “Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn” cũng như chương trình “Cuối cùng cho một tình yêu”. Với người ca sĩ ham tìm tòi sáng tạo này, chăc chắn chúng ta sẽ còn được tiếp tục thưởng thức những liveshow và CD nhạc Trịnh nhiều thú vị và bất ngờ nữa...

48

Để có một đời sống âm nhạc thật sự hài hòa cân xứng

Âm nhạc đại chúng lên ngôi và chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường, khí nhạc và âm nhạc hàn lâm phương Tây thoi thóp, âm nhạc truyền thống dân tộc đang cố gắng tìm lại chỗ đứng của mình nhưng chưa được nâng đỡ xứng đáng. Đó là toàn cảnh thực trạng đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay mà ai cũng có thể nhận thấy. Làm thế nào tạo được sự cân xứng, hài hòa trong đời sống âm nhạc theo vẫn là những câu hỏi lớn đang cần những lời giải đúng đắn thuyết phục.

Có nên dè bĩu âm nhạc và ca khúc đại chúng?Việc các cơ quan truyền thông, đặc biệt là truyền hình với cách quảng

bá của mình cho các chương trình như “Bài hát Việt”, “Sao Mai điểm hẹn”, “Con đường âm nhạc”… làm cho khán giá dễ lầm tưởng rằng nhạc nhẹ, nhạc đại chúng là tất cả nền âm nhạc VN hiện nay rõ ràng là cần nghiêm túc điều chính. Bản thân quá trình phát triển của âm nhạc đại chúng cũng còn nhiều điều gây dị ứng với khán giả: các sáng tác tập trung quá nhiều khai thác đề tài tình yêu mà bỏ quên trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, còn vay mượn nước ngoài quá nhiều, quá chú trọng khai thác sự sôi động mà coi nhẹ chất tâm tình, ca từ dễ dãi và mòn sáo, phong cách biểu diễn và phục trang của không ít ca sĩ dễ gây phản cảm…

Tuy vậy không thể phủ nhận sự phát triển của nhạc nhẹ, nhạc đại chúng ở nước ta trong thời gian vừa qua cơ bản là bình thường, lành mạnh và ngày càng phong phú chuyên nghiệp, thu hút được đông đảo công chúng. Sau những Trần Tiến, Nguyễn Cường, Thanh Tùng, Phú Quang, Bảo Phúc…đội ngũ viết ca khúc và phối khí nhạc đại chúng kế tiếp cũng thật trẻ trung tài năng với những Ngọc Châu, Anh Quân, Huy Tuấn, Lê Minh Sơn, Việt Anh, Đức Trí, Quốc Bảo, Đỗ Bảo, Nguyễn Vĩnh Tiến…Sau sự khởi

49

đầu thành công của Ái Vân, Lệ Quyên, Nhã Phương, Bảo Yến hơn hai mươi năm trước, đội ngũ ca sĩ nhạc nhẹ hôm nay thật hùng hậu với những tên tuổi được hết sức mến mộ như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Lam Trường, Quang Dũng, Đan Trường, Hồ Quỳnh Hương, Tùng Dương, Đàm Vĩnh Hưng…Ngoài đề tài tình yêu, những năm gần đây, sáng tác và biểu diễn trong nhạc nhẹ rất đáng biểu dương khi tìm đến với nhiều đề tài cách mạng, xã hội, nhất là việc hướng về khai thác loại âm nhạc mang âm hưởng dân gian dân tộc của Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, nhóm Mặt trời đỏ…Bên cạnh đó, công nghệ tổ chức biểu diễn cũng phát triển khá nhanh trên con đường chuyên nghiệp hóa với mong muốn bắt kịp đà phát triển của công nghệ tổ chức biểu diễn khu vực và thế giới.

Sự phát triển của nhạc nhẹ, nhạc đại chúng trong thời gian vừa qua có thể coi là nét son trong đời sống âm nhạc VN, nó cần phải được đánh giá khách quan, công bằng và cần được cổ vũ để phát triển đúng hướng, có tác dụng thiết thực trong việc xây dựng đời sống tinh thần của con người VN hôm nay.

Không thể chỉ vì một vài ca sĩ hát gào thét mà coi “gào”, “điên” là căn bệnh phổ biến để hạ thấp âm nhạc đại chúng VN. Cũng không thể dè bĩu các ca khúc nhạc nhẹ VN đều là ca khúc quần chúng, không chuyên nghiệp, chỉ vì không có tổng phổ phần đệm piano như một nhạc sĩ trường quy lớn tiếng dè bĩu nhiều lần. Ông nhạc sĩ hợm hĩnh tự coi mình là hàn lâm để rẻ rúng nhạc nhẹ này thực ra lại rất ấu trĩ khi đem tiêu chuẩn cổ điển để ụp lên nhạc nhẹ và cả gan nói bừa rằng sáng tác của các ban nhạc trẻ nổi tiếng thế giới như ABBA, BEATTLE đều có phần tổng phổ piano trong khi người có kiến thức i tờ về nhạc nhẹ cũng có thể biết rằng trong nhạc nhẹ không hề có yêu cầu bắt buột đó và phần phối khí cho nhạc nhẹ không bao giờ chi tiết, cứng nhắc như trong nhạc cổ điển mà dành nhiều tự do cho nghệ sĩ ứng tấu.Chúng ta chưa có được một nền khí nhạc hàn lâm như mong muốn nhưng không thể vì thế mà phủ nhận những thành tựu rõ ràng của âm nhạc và ca khúc đại chúng VN, một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian qua trên lĩnh vực âm nhạc.

Giải pháp nào cho phát triển khí nhạc?Không có gì lạ khi không chỉ khí nhạc mà các loại nhạc hàn lâm khác

như ca khúc nghệ thuật theo chuẩn của Hội Nhạc sĩ VN, thanh xướng kịch, nhạc vũ kịch…đều khó thu hút đông đảo khán giả. Tuy vậy, không phải tất cả đều là màu xám, bế tắc. Bên cạnh hai đơn vị biểu diễn lâu năm như Dàn nhạc giao hưởng VN và nhà hát Nhạc vũ kịch VN đã hình thành thêm hai đơn vị khác là Dàn nhạc giao hưởng Học viện âm nhạc Quốc gia và Nhà hát Giao hưởng nhac vũ kịch TPHCM. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về nhạc hàn lâm trong cuộc sống hôm nay. Việc nhạc sĩ Quốc Trung thực hiện thành công một số chương trình biểu diễn và album World Music cũng là một hướng đi đầy triển vọng. Thực ra, cho đến nay, nước ta vẫn là một trong số ít

50

nước châu Á mà nhà nước có chính sách đầu tư khá cởi mở phát triển khí nhạc hàn lâm phương Tây bởi trân trọng thích đáng việc phổ biến tinh hoa văn hóa thế giới để làm giàu văn hóa dân tộc. Tuy vậy, việc phát triển thể loại âm nhạc này không thể chỉ trông đợi vào sự đầu tư của nhà nước mà đòi hỏi sự tự vận động của những người hoạt động trong thể loại âm nhạc này. Hội Nhạc sĩ VN cũng rất cần chú ý dành kinh phí thích đáng trong khoảng tài trợ trao giải thưởng hàng năm của hội cho việc xuất bản và dàn dựng phổ biến các tác phẩm ca khúc nghệ thuật và khí nhạc được tặng thưởng. Đây là kiến nghị chính đáng từ nhiều năm nay của các hội viên và nằm trong tầm tay giải quyết của Hội Nhạc sĩ VN. Tại sao hội không thể phối hợp với bốn đơn vị biểu diễn âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp ở Hà Nội và TPHCM tổ chức biểu diễn hàng năm gới thiệu các tác phẩm được trao tặng giải thưởng của hội để giải quyết một thực trạng đáng buồn nhiều năm nay là các tác phẩm khí nhạc được đầu tư sáng tác rồi trao giải thưởng hàng chục triệu đồng chỉ người sáng tác và người chấm giải biết với nhau còn các đồng nghiệp khác và công chúng thì hoàn toàn mù tịt. Trong hàng tỷ đồng được nhà nước dành cho việc khen thưởng, Hội có thể dành vài trăm triệu đồng để làm việc rất cần thiết này. Quan niệm phải coi khí nhạc hàn lâm phương Tây như gương mặt quốc gia của âm nhạc VN để so sánh với thế giới xem ra quá khiên cưỡng và mong muốn tìm cho khí nhạc hàn lâm lượng khán thính giả đông đảo thì quả là vô phương nhưng phát triển và gìn giữ nó trong chừng mực nhất định và tìm cách đưa nó đến với những khán giả yêu mến thì hoàn toàn hiện thực. Tuy vậy, việc này thì không thể trông cậy vào ai được ngoài bản thân chính những người hoạt động khí nhạc hàn lâm.

Vị trí nào cho âm nhạc truyền thống dân tộc?Có thể nói âm nhạc truyền thống nước ta là một nền âm nhạc phong

phú độc đáo trên cả phương diện dân gian, bác học, thanh nhạc, khí nhạc mà những biểu hiện nổi bật là âm nhạc chèo, tuồng, quan họ, ca trù, ca nhạc tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, âm nhạc các dân tộc thiểu số Tây Bắc, Việt Bắc…Không phải các giao hưởng, nhạc kịch, sonat, concerto, tam tấu, tứ tấu theo kiểu âm nhạc phương tây mà chính các loại hình âm nhạc truyền thống này mới làm nên gương mặt quốc gia đích thực của âm nhạc VN.

Sau khi Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù và Quan họ được công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, Hát Xoan và Ca nhạc tài tử Nam bộ đang được tiếp tục đề nghị công nhận danh hiệu vinh dự này. Có thể thấy, âm nhạc truyền thống Việt Nam ngày càng được chú ý và đánh giá cao trên phạm vi thế giới.

Về nguyên tắc, âm nhạc truyền thống dân tộc phải được coi là .“Quốc nhạc Việt Nam”, phải có vị trí hàng đầu trong sự quan tâm về mọi mặt của lãnh đạo và công chúng. Nền âm nhạc Việt Nam hôm nay phải được xây dựng trên cái trục âm nhạc truyền thống, trong sự bảo tồn, phát huy, hiện đại

51

hóa, quốc tế hóa các giá trị tinh hoa âm nhạc cổ truyền và dân tộc hóa các tinh hoa âm nhạc thế giới.

Tuy vậy, trên thực tế đời sống âm nhạc hiện nay, âm nhạc truyền thống dân tộc đang giữ một vị trí quá khiêm tốn. Về mặt đào tạo, nó chỉ là một khoa nhỏ trong các Nhạc viện. Trên truyền thông nhất là truyền hình, nó có vẻ là một đối tượng chiếu cố. Trên sàn diễn, nó chỉ là một yếu tố màu sắc. Khách du lịch quốc tế tỏ ra rất hào hứng khi tiếp xúc với nó nhưng người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, vẫn chưa mấy mặn mà với “Quốc nhạc” của mình…

Để thực sự trở lại vị trí xứng đáng của mình, âm nhạc truyền thống dân tộc cần được chủ động chiếm lĩnh lĩnh vực nhạc nhẹ, lĩnh vực có khán giả đông đảo nhất trong nước, phát triển mạnh mẽ nghệ thuật khí nhạc truyền thống phục vụ đời sống, các sinh hoạt âm nhạc có khả năng phục hồi trong biểu diễn phục vụ công chúng thường xuyên như quan họ, ca trù, ca nhạc tài tử, nhạc lễ, nhạc hiếu. Cần xây dựng một học viện âm nhạc truyền thống dân tộc tương đương với học viện âm nhạc quốc gia hiện nay như Trung Quốc, Ấn Độ đã làm. Cuối cùng là cần xây dựng một chiến lược truyền thông lâu dài và có hiệu quả thiết thực. Tóm lại là xây dựng một môi trường rộng lớn để nâng đỡ xứng đáng âm nhạc truyền thống dân tộc tìm lại chỗ đứng đã mất của mình trên thực tế.

52

Hoàng Cầm Bất chợt vĩnh hằng

“Anh nghe bất chợt dòng thơ vĩnh hằng”, đây là câu thơ khép lại bài thơ “Bất chợt vĩnh hằng” trong chùm thơ “Điệu lý cuối đời” của Hoàng Cầm (tập thơ “Đến từ hư không”). Cuộc đời nhà thơ Hoàng Cầm là tập đại thành những “Bất chợt vĩnh hằng”: Bất chợt vĩnh hằng “Kiều Loan”, Bất chợt vĩnh hằng “Bên kia sông Đuống”, bất chợt vĩnh hằng “Về Kinh Bắc”, bất chợt vĩnh hằng ánh mắt cả tin và nụ cười thơ trẻ... Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, bạn vong niên gần gũi của Hoàng Cầm những năm cuối đời, luôn có cảm giác “ông cứ đi như đi trong chốn không thời gian”. Cảm giác ấy có lẽ càng rõ ràng hơn bao giờ hết không chỉ với Nguyễn Thụy Kha mà với tất cả những ai đã từng gặp gỡ Hoàng Cầm, đã từng yêu thơ Hoàng Cầm, ngày 6/5/2010, khi nghe tin nhà thơ ra đi, ở tuổi 89…

1Còn nhớ những năm 2001 - 2003, khi tòa soạn tạp chí Văn hiến Việt

Nam ở 1B Chân Cầm, Nguyễn Thụy Kha cùng làm việc với chúng tôi nên anh thường tụ họp bạn bè ở đây. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đình Toán, Nguyễn Hoa, Bằng Việt, Hoàng Trần Cương, Tuyết Nga, Ngọc Đại…và thường xuyên hơn cả là nhà thơ Hoàng Cầm. Đơn giản vì nhà Hoàng Cầm sát ngay đấy, ở 43 Lý Quốc Sư, và Nguyễn Thụy Kha thì luôn muốn có ông trong mọi cuộc vui của anh. Kha nói: “Phải để Cụ được vui chơi cho bõ những ngày khốn khổ”. Có lúc Kha thầm thì khoe: “Cụ vẫn còn “yêu” được nhé, oách lắm”. Đã qua tuổi 80, đời luôn nghèo túng, lại nhiều rủi ro, oan trái nhưng Hoàng Cầm vẫn đẹp lạ thường. Mảnh khảnh thư sinh, khuôn mặt búp sen hồng hào, môi đỏ tươi, mắt xanh biêng biếc, nhà thơ “Bên kia sông Đuống” đến với đám văn chương hậu sinh hâm mộ mình như một bạn đồng

53

niên nhút nhát, ông ít nói, lẳng lặng lắng nghe mọi người lớn tiếng bàn chuyện văn chương, thế sự và chỉ cười, với nụ cười quen thuộc trong câu thơ thủa nào ông viết về người mẹ quan họ “hàng xén răng đen” của mình, nụ cười “như mùa thu tỏa nắng”.

Nhờ thế, nhưng năm đó, tôi hay được gặp nhà thơ Hoàng Cầm và thỉnh thoảng được trò chuyện cùng ông. Tôi có dịp kể với Hoàng Cầm rằng cuối những năm 1960, ở nơi sơ tán của khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội trên vùng rừng núi Thái Nguyên, tôi và Bế Kiến Quốc từng ứa nước mắt khi đọc được câu thơ “Cúi lạy mẹ cho con về Kinh Bắc” và đã cùng thức trắng nhiều đêm để chép lại toàn bộ tập thơ “Về Kinh Bắc” từ bản chép tay không biết Quốc mượn được của ai. Hoàng Cầm thì bảo ông rất thích tờ tạp chí mà chúng tôi đang làm. Ông ân cần chia sẻ: “Tay trắng khởi nghiệp, khó đấy, khổ đấy nhưng đừng nản. Sẽ ngày càng có nhiều người ủng hộ, phải làm cho xứng với cái tên Văn hiến Việt Nam”. Rồi Hoàng Cầm bày tỏ sự ủng hộ của ông bằng cách liên tiếp đem đến cho chúng tôi nhiều bài viết thật hay: “Men đá vàng”, “Mở lối về cõi xưa Kinh Bắc”, “Sông Đuống bắt nguồn từ đâu?”, “Đường ta ta cứ đi”, “Múa sạp thấu lòng Tử Phác”, “Màn quan họ mừng chiến thắng Điện Biên và đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, “Ngày trở về Hà Nội”…những bài viết làm nên vệt sáng Hoàng Cầm trên tạp chí Văn hiến Việt Nam thủa ban đầu.

2Sau khi đỗ tú tài toàn phần ở trường Thăng Long nổi tiếng của Hà

Nội, Hoàng Cầm đã bước vào hoạt động văn chương báo chí ở Tân Dân xã của nhà viết kịch Vũ Đình Long với việc dịch và phóng tác các tác phẩm nổi tiếng của Lamartine, Andersen, Nghìn lẻ một đêm…Hoàng Cầm thực sự xuất hiện trong văn chương nghệ thuật nước nhà không phải bằng thơ trữ tình mà bằng kịch thơ. Đầu tiên là kịch thơ “Hận Nam Quan” viết năm 1942, năm ông 20 tuổi, phục hiện cuộc chia tay lịch sử của cha con Nguyễn Phi Khanh – Nguyễn Trãi với những câu thơ cháy bỏng lòng yêu nước và ý chí độc lập dân tộc:

Giống Đại Việt không bao giờ hèn yếu,Tự nghìn xưa ngẩng mặt lên trời cao…Những trang sử đẹp như vàng với ngọcBóng muôn đời không thẹn với trăng sao…Cuối năm 1942, Hoàng Cầm viết tiếp kịch thơ“Kiều Loan”. Với câu

chuyện về số phận bi thương của nàng Kiều Loan thời cuối Tây Sơn đầu Nguyễn, thời nhiễu nhương bậc nhất trong lịch sử dân tộc, “Kiều Loan” của Hoàng Cầm đã dựng lên một tấn kịch lớn về xung đột không khoan nhượng giữa người yêu nước và kẻ bán nước, giữa anh hùng và tiểu nhân, giữa lòng trung chính và sự phản trắc, giữa sự thức thời và thói cơ hội, giữa cái thiện và cái ác, giữa tình riêng và nghĩa cả:

Nguyễn Huệ cớ sao thành phản nghịch54

Để loài mãi quốc dựng ngôi vua…Chí lớn từ xưa chôn chật đấtRiêng đàn đom đóm lại thênh thangNếu “Hận Nam Quan” mới như hoạt cảnh thơ ngắn đơn giản với chỉ

hai nhân vật thì “Kiều Loan” là kịch thơ bề thế 5 hồi với kết cấu chặt chẽ, sự phát triển xung đột kịch đầy éo le, bất ngờ, hệ thống nhân vật có tính cách và số phận khá phức tạp, đa dạng, ngôn ngữ thơ tài hoa, sáng tạo, hài hòa giữa tính thơ và tính sân khấu.

Ở giai đoạn nở rộ của kịch thơ trong văn chương kịch nghệ nước nhà (1940 -1960), trên nền mấy chục tác phẩm của nhiều thi sĩ lừng danh như Nguyễn Bính, Yến Lan, Phạm Huy Thông, Vũ Hoàng Chương, Lưu Quang Thuận, Nguyễn Đinh Thi, Lưu Trọng Lư…“Kiều Loan” của Hoàng Cầm và “Cung phi Điểm Bích” của Hoàng Công Khanh đã bứt lên thật xa, trở thành hai tác phẩm tiêu biểu nhất.

Ngay khi vừa viết xong, giữa năm 1943, Hoàng Cầm đã định tổ chức một Ban kịch để đưa “Kiều Loan” lên sân khấu tại thị xã Bắc Giang quê hương nhưng kịch bản đã bị Công sứ Pháp ở đây là Luciani gạch bỏ. Cuối năm 1943, Ban kịch Hà Nội của Chu Ngọc cũng định dựng diễn “Kiều Loan” giữa Hà Nội nhưng ý định không thành vì kịch bản lại bị Phủ Thống sử Bắc Kỳ bác khi kiểm duyệt.

Phải đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, khi Hoàng Cầm đưa “Kiều Loan” đến Hội Văn hóa Cứu quốc, tính nhân văn và tính cách mạng của tác phẩm đã được những người lãnh đạo như Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên Hồng hết sức khen ngợi và khuyến khích dàn dựng. Ban kịch “Đông Phương” do Hoàng Cầm và họa sĩ Hoàng Tích Chù, nhà văn Kim Lân cùng hai đạo diễn Trần Hoạt, Hoàng Tích Linh thành lập từ tháng 9/1945 lên ngay kế hoạch dàn dựng “Kiều Loan”. Rất nhiều bậc tài danh của giới văn nghệ thủ đô lúc ấy đã tự nguyện chung tay chăm lo cho ngày ra mắt vở kịch thơ này. Nhà thơ Trần Huyền Trân, Trưởng Ban kịch “Tháng Tám” đang thành lập, cho mượn ngay cô đào chính tuyệt vời tài sắc Tuyết Khanh để đảm nhận vai chính Kiều Loan. Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ bìa cho program quảng cáo. Các họa sĩ Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Đình Hàm, Hoàng Tích Chù, Hoàng Lập Ngôn mỗi người mổi việc tham gia lo phục trang, trang trí, hóa trang. Các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng luôn đến động viên ban kịch tập luyện. Hai nhà viết kịch Trúc Đường, Lưu Quang Thuận viết báo tuyên truyền trước cho vở.

Một ngày chủ nhật cuối tháng 11/1946, “Kiều Loan” hiện diện rực rỡ trên sàn diễn Nhà hát Lớn Hà Nội suốt hơn bốn tiếng đồng hồ trong sự bàng hoàng ngây ngất của khán giả thủ đô. Tuy vì tình hình chiến sự căng thẳng, “Kiều Loan” không thể có 5 buổi diễn như dự định mà chỉ diễn được một buổi duy nhất, nhưng có thể nói, cùng với “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng (được dựng diễn trước đó, ngày 6/4/1946, cũng tại sân khấu Nhà hát

55

Lớn Hà Nội), “Kiều Loan” của Hoàng Cầm là hai vở diễn đánh dấu sự ra đời của sân khấu cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Một sự ra đời thật đáng tự hào...

3Như vây, bắt đầu từ “Kiều Loan”, tác phẩm lớn viết ở tuổi 20, được

chính Hoàng Cầm và bạn bè cho ra mắt đông đảo công chúng trên sân khấu sang trọng của Nhà hát Lớn Hà Nội trong “cái thủa ban đầu lưu luyến ấy/nghìn sau chưa dễ mấy ai quên” của nền dân chủ cộng hòa, Hoàng Cầm đã trở thành một trong những người đặt nền móng của nền văn nghệ mới không chỉ với tư cách một nhà thơ mà còn với tư cách một người hoạt động nghệ thuật trình diễn. Từ ông bầu của Ban kịch “Đông phương”, với các vở diễn “Bóng giai nhân”, “Hận Nam Quan”, “Lên đường”, “Kiều Loan” lưu diễn ở Hà Nội và các tỉnh vùng ven những năm đầu độc lập và kháng chiến, giữa năm 1947, Hoàng Cầm đã gia nhập Vệ quốc đoàn tại chiến khu 12. Tại đây, được sự khuyến khích của Chỉ huy trưởng Lê Quảng Ba, ông đã tập hợp bạn bè văn nghệ lập nên Đội Tuyên truyền Văn nghệ của Chiến khu gồm 11 anh chị em đem các tiết mục ca múa nhạc kịch đến phục vụ từng đơn vị Vệ quốc đoàn, dân quân du kích và nhân dân khắp bốn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Ninh. Đây được coi là đội Văn công đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ít lâu sau, Đội Tuyên truyền Văn nghệ này phát triển thành Đoàn Văn công Quân khu Việt Bắc của tướng Chu Văn Tấn. Bài thơ “Đêm liên hoan”, bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Hoàng Cầm trong những năm đầu kháng chiến thực ra là một tiết mục đối thoại thơ rất được ưa thích của Đoàn:

Đêm liên hoan, trời đầy sao vinh quangĐầu nhấp nhô như sóng bể ngang tangTa muốn thét cho vỡ tung lồng ngựcVì say sưa tình thân thiết Vệ quốc đoànChính Hoàng Cầm và nhạc sĩ Phạm Duy trong hai vai chiến sĩ Vệ

quốc đoàn, một miền xuôi, một miền núi đã ngâm diễn bài thơ này trong đêm liên hoan mừng cuộc gặp mặt giữa các đơn vị chủ lực của Quân khu với đại biểu nhân dân Việt Bắc tại Thái Nguyên cuối năm 1947, được cả chục ngàn người xem hoan nghênh nhiệt liệt. Cần nói thêm: Hoàng Cầm không chỉ là một thi sĩ bẩm sinh mà còn là một nghệ sĩ biểu diễn bẩm sinh. Phạm Duy nhớ: Hoàng Cầm có một giọng ngâm thơ trác tuyệt với khả năng diễn cảm kỳ lạ. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, ông là giọng ngâm thơ rất được hâm mộ và “Oanh vàng Kinh Bắc” là biệt hiệu bạn bè dành tặng giọng ngâm thơ của ông

Năm 1952, Hoàng Cầm được cử làm Trưởng ban Chuyên môn cuộc tập huấn văn công toàn quân dài ngày tại Việt Bắc với sự tham gia của hơn 600 diễn viên, cán bộ chuẩn bị phục vụ các chiến dịch lớn trong năm 1953-1954. Cũng trong năm đó, ông được đại tướng Nguyễn Chí Thanh điều lên

56

làm Trưởng đoàn Văn công Tổng cục Chính trị và đảm nhận chức vụ này cho đến khi về tiếp quản thủ đô.

Như vậy, gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm đã là người sáng lập và thủ lĩnh của Văn công Quân đội. Trên cương vị này, Hoàng Cầm là người tiên phong trong việc khai thác, phục hồi, phát triển các tinh hoa nghệ thuật dân tộc, làm nên những tiết mục biểu diễn mới hết sức hấp dẫn, tiêu biểu là các tiết mục múa sạp, xòe, quạt, lượn, nón và hoạt cảnh “Đôi lời quan họ” gom đủ những “Mời trầu”, “Lý cây đa”, “Cây trúc xinh”, “Qua cầu gió bay”, “Ngồi tựa song đào”, “Trống cơm”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Người ở đừng về”...

Ở tư cách một nhà thơ, sau những sáng tác sinh động, kịp thời rất được bộ đội và nhân dân ưa thích như “Đêm liên hoan”, “Khóc anh Lê Lương”, “Tiếng hát sông Lô”, “Tâm sự đêm giao thừa”, Hoàng Cầm vụt sáng với “Bên kia sông Đuống”, bài thơ làm nên một trong những đỉnh cao của thơ ca kháng chiến, bên cạnh những “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, “Tình sông núi”, “Nhớ máu” của Trần Mai Ninh, “Màu tím hoa sim”, “Đèo Cả” của Hữu Loan, “Đồng chí” của Chính Hữu…

4Em ơi buồn làm chiAnh đưa em về sông Đuống…Bài thơ “Bên kia sông Đuống” đánh dấu sự bừng thức của Hoàng

Cầm về quê hương. Trước đó, dù đã sáng tác khá nhiều văn thơ kịch, Hoàng Cầm gần như chưa hề viết gì về quê hương. Ông chưa biết những ký ức của 12 năm thơ ấu và niên thiếu sống ở quê hương Phúc Tằng, Việt Yên, Phủ Lạng Thương, Song Hồ, Thuận Thành, Lang Tài, giữa các dòng sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, bên những Thiên Thai, Bút Tháp, Đồng Tĩnh, Huê Cầu, với “nét tươi trong” của tranh Đông Hồ và vẻ duyên dáng của “những cô nàng môi cắn chỉ quết trầu”, “mặc yếm thắm”, “thắt lụa hồng”…đã ẩn rất sâu vào tâm hồn mình. Chỉ đến khi nghe tin quê hương lọt vào tay giặc, đang từng giờ từng phút bị tàn phá, dày xéo, yêu thương và căm giận cuồn cuộn trào dâng, tất cả những ký ức đó chợt sống dậy mãnh liệt, ào ạt tràn ra ngọn bút, giúp ông một đêm đã làm nên một “Bên kia sông Đuống” chấn động tâm can mọi người Việt Nam yêu nước. “Bên kia sông Đuống” đã làm Hoàng Cầm hiểu ra một điều quan trọng: quê hương Kinh Bắc chính là điều kỳ diệu nhất tạo hóa ban tặng ông, là “thiên mệnh” thơ của ông. Từ đó, dòng thơ về quê hương của ông bắt đầu tuôn chảy với “Tiếng hát quan họ” (Trường ca, 1956), “Trương Chi” (Kịch thơ, 1957), “Men đá vàng” (Truyện thơ, 1989), “Mưa Thuận Thành” (1991), “Lá diêu bông” (1993) và đặc biệt là “Về Kinh Bắc” (1960), tập thơ được coi là kiệt tác, là “thần thi” với 48 tuyệt khúc trong 8 nhịp tuần du tâm linh độc đáo, được viết ra trong những tháng ngày cô đơn tủi cực bế tắc nhất cuộc đời Hoàng Cầm, sau cơn bão Nhân văn …

57

“Về Kinh Bắc” có vẻ như một bách khoa thư về đất đai Kinh Bắc, văn hóa Kinh Bắc, lịch sử Kinh Bắc, con người Kinh Bắc trong tâm tưởng Hoàng Cầm. Trong đó gần như đủ cả những gì ta cần biết về cái nôi của văn minh sông Hồng, của văn hoá Việt Nam này: làng mạc, sông núi, cây cối, chim chóc, đền chùa, hội hè đình đám, chuyện “Trai đời Trần’, “Gái Hậu Lê”, chuyện Mỵ Châu, Ỷ Lan, Đặng Thị Huệ, Chiêu Hoàng, Ngọc Hân, chuyện “Sương Cầu Lim”, “Khói Yên Thế”, “Nước sông Thương”, “Mưa Thuận Thành”, chuyện chùa Dâu, Phật Tích, chuyện “hội Gióng”, “hội chen Nga Hoàng”, “hội Long Khám”, “hội Vân Hà”, “hội đền Tám vua đời Lý”….Riêng về đặc sản quan họ thì trước đó Hoàng Cầm đã có hẳn một bản trường ca nói rõ nó là tiếng hát tâm hồn tuyệt vời của những người nông dân khổ đau, nghèo khó:

Dù cô gái hái chèKhuất dần trong lụa theCó về cung chúa TrịnhTiếng hát không biết đi võng đàoTiếng hát nghiêng chàoBà chúaLấp lánh trở vềNằm trong hoa cỏ đồi quê(Tiếng hát quan họ)Kinh Bắc trong “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm còn là một Kinh Bắc

riêng của ông. Như cái “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”, mỗi khi ai mặc vào đúng điệu thì đều như đang rập rờn trên sóng. Như những lá Diêu bông, cỏ Bồng thi, miếu Hai Cô, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa… không hề có ngoài Kinh Bắc đời nhưng lại lấp lánh kỷ niệm trong Kinh Bắc thơ của ông:

Em mười hai tuổi theo tìm chịQua cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa…(Qua vườn ổi)Ngày mười bảy tuổiChót chơi đố cỏ Bồng ThiCỏ Bồng Thi phải cheo leo mỏm đáÙ ù gió thổi…(Cỏ Bồng Thi)Từ không gian xa vời của truyện Lamartin, Andersen, của Nghìn lẻ

một đêm, từ thế giới cao cả của những nhân vật kỳ vĩ như Nguyễn Trãi, Phi Khanh, Kiều Loan, từ không khí sục sôi ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, Hoàng Cầm đã “Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc”, âm thầm trở lại với cuộc sống bình lặng với những con người thân thuộc gần gũi của quê hương mình. Và trong cuộc hồi hương thiêng liêng này, nhà thơ không chỉ thu hút mà còn làm thăng hoa hương sắc, hồn phách văn hóa Kinh Bắc cũng tức là hương sắc hồn phách văn hóa Việt bằng một “Cõi Kinh Bắc thơ” nửa hư nửa thực, vừa lạ vừa quen, anh hùng mà

58

nghệ sĩ, mộc mạc mà diễm lệ, chân chất mà hào hoa, xưa cũ lại mới mẻ tân kỳ và bao giờ cũng rất quyến rũ, ám ảnh, luôn làm sững sờ ngây ngất các thế hệ Việt Nam.

Ta con chào mào khát nướcVề vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầmCây ổi giơ xương

chống đỡ mùa đông xập về đánh úp

Ô này tám đỏ ra hoa  

Ta con chim cu về gù rặng tređưa nắng ấu thơ về sân đất trắng

đưa mây lành những phương trời lạvề tụ nóc cây rơm (Về với ta)“Về Kinh Bắc” là tập thơ giúp ta thấm thía thế nào là dân tộc - hiện

đại, thế nào là truyền thống - cách tân, các cặp phạm trù nhiều người vẫn thường nói nhưng cũng thường khi không hiểu rõ chúng. Hơn thế, với “Về Kinh Bắc”, Hoàng Cầm đã làm cho thơ không chỉ còn là thơ mà đã là quê hương, là tâm linh, là văn hóa...

59

Xuân Diệu và quê mẹ

Nhiều người Bình Định nhận xét “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng thơ tình Việt Nam” có một khuôn mặt rất “nẫu”, tức rất Bình Định, với nét đẹp cao sang mà hồn hậu, tinh quái mà ngây thơ, mơ màng nhưng ngay thực. Chẳng biết Xuân Diệu nghĩ sao nếu nghe nhận xét này của đồng hương, nhưng sinh thời, trong nhiều bài viết và các buổi nói chuyện, ông thường tâm sự: thiên nhiên, con người, những câu ca dao ở Vạn Gò Bồi, Tùng Giản, Văn Quang, Luật Bình, Kim Trì, ở Bình Định, Quy Nhơn đã làm thành một mảnh rất sâu xa, tinh tế, bền vững trong tâm hồn ông.

Xuân Diệu rất tự hào vì cái gốc “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong/ông đồ nho lấy cô làm nước mắm” của mình và tình cảm đó làm nên một trong những bài thơ mộc nhất, thương nhất, xúc động nhất của ông:

Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹNhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giangBà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩaNên dám gả con cách tỉnh xa đàng

Tiếng đàn ngoài tiếng đàng trong quấn quítVào giữa mái tranh, giuờng chõng cột nhàRứa mô chừ? Cha hỏi điều muốn biếtNgạc nhiên gì mẹ thốt ối chu cha!…

Mẹ thảnh thót: qua thương em nhớ bậuCha hát bài phụ tử tình thâmNăm 18 tuổi, Xuân Diệu bắt đầu xa quê để đi học rồi đi làm ở Huế, Hà

Nội, Mỹ Tho, và chỉ vài năm sau, giữa tuổi 20, trong tình cảnh “nỗi đời cơ cực giơ nanh vuốt/cơm áo không đùa với khách thơ”, ông trở thành một trong những chủ soái của phong trào thơ Mới, làm bàng hoàng làng thơ VN thời ấy bằng “một y phục tối tân…lẫn với chút hương xưa của đất nước” như phát hiện của nhà phê bình Hoài Thanh. Cái “y phục tối tân” thì có lẽ Xuân Diệu học từ các nhà thơ hiện đại Pháp, còn “chút hương xưa của đất

60

nuớc” , tiếng cây me ríu rít, mùi hương hoa bưởi báo đêm khuya, cái ánh trăng sáng, xa, rộng vô chừng kia thì chắc chắn Xuân Diệu đã mang theo từ đất trời quê mẹ.

Tham gia tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, lên Việt Bắc kháng chiến rồi về thủ đô khi đất nước bị chia cắt cho đến 1975, Xuân Diệu đã phải xa quê đằng đẵng hơn 30 năm. May mắn cho ông, “nhớ, tìm con, má đi tập kết/đem miền Nam ra ở với con”, người mẹ của vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản đã lặn lội đi tập kết, đem con cá, con tôm, mắm muối, tiếng hò giã gạo, tiếng chày nện cối suốt đêm sao của quê hương ra sống cùng ông ở thủ đô. Tuy vậy, nhà thơ vẫn không nguôi thương nhớ quê hương “Quê má, quê má yêu/ta mang theo sớm chiều/mang theo trong giọng nói/pha Bắc vẫn Nam nhiều” và tha thiết mơ một ngày trở lại “Ôi bao giờ, bao giờ. Ta tắm vào da thịt. Con sông nhỏ Gò Bồi. Quy Nhơn về ngụp biển. Muối đọng ở vành tai”.

Niềm thương nhớ quê hương trong những năm xa cách đó, ngoài thổ lộ trong thơ, đã được Xuân Diệu dồn vào bài phê bình nghiên cứu tuyệt hay “Sống với ca dao dân ca miền Nam Trung bộ”, năm 1963. Cho đến nay, đây vẫn là bài viết công phu nhất, toàn diện nhất, sâu sắc và giàu cảm xúc nhất về ca dao dân ca miền Nam Trung bộ và Bình Định, với Xuân Diệu, là “một thứ máu của tổ quốc”.

Ở bài viết dài gần trăm trang in này, nhà thơ bồi hồi kể chuyện “tôi với em tôi chen chúc nghe hô bài chòi ngày tết ở chợ làng Văn Quang. Làng nhỏ, chợ nhỏ, đồng bào rất hiền lành, anh hô bài chòi cũng hiền, chuyện đêm nằm đò dọc từ Vạn Gò Bồi xuống Giã (Quy Nhơn), nghe “gió nhẹ hiu hiu phần phật trên buồm” và “sóng nhỏ nghìn gợn đập canh cách dưới thân thuyền”, chuyện tục hát giã gạo ở Vạn Gò Bồi, với những đợt hát kéo dài suốt mấy tháng liền.

Trong ký ức Xuân Diệu, dường như mỗi người Bình Định, nhất là phụ nữ, ai cũng có một “pho” ca dao dân ca riêng. Hồi nhỏ là các dì các mợ, bà vú già giữ em ruột ông, bà ngoại ông. Chính nhờ bà ngoại mà ông biết được bài ca dao rất nghịch mà cũng rất buồn này:

Sớm mai em xách cái thõng ra đồngEm bắt con cua, em bỏ vô trong cái thõngNó kêu cái rỏngNó kêu cái rảnhNó kêu chàng ơi!Chàng giờ an phận tốt đôiEm đây lỡ lứa mồ côi một mìnhRồi đến má nhà thơ. Xuân Diệu đi học, ghi chép ca dao dân ca khắp

nơi, mà mấy chục năm trời chẳng ngờ má mình cũng là một cái “mỏ” lớn. Mãi đến khi má tập kết ra với ông được 5 năm, tình cờ nói chuyện, ông mới biết má thuộc vô khối ca dao dân ca hay quê mình. Không những thế, bà còn là tác giả của nhiều câu rất đáo để. Ví như câu “Trồng trầu thì phải xẻ mương/làm trai hai vợ phải thương cho đồng”, bà làm là để nhắc khéo

61

chồng phận “lẽ mọn” của mình (Cha Xuân Diệu đã có vợ ở ngoài Bắc, vô Bình Định lại lấy má ông, nên bà phải là vợ “bé”). Hay như câu này:

Anh ngồi trong bếp lửa đau cái bụngEm ngồi ngoài cửa nát nửa lá ganBiết thuốc chi mà chữa bệnh chàngLấy trầm hương cho uống sao chàng vội quênlà bà “đặt” để nhớ chuyện chữa khỏi bệnh hay đau bụng của cha ông

bằng cách lấy gừng vùi vô bếp rồi cho ông uống. Khi “đặt”, bà thấy nói “gừng” thì không hay nên nói thành “trầm hương” cho hay…Má ông còn kể đời má: Trước khi lấy thầy ông, má đã có một đời chồng xấu số, ưng ông Tám ở trên huyện An Nhơn. Mẹ chồng là bà bá Kiểng, nhà giàu. Bà bá Kiểng bắt con trai đi lên trường ở thành Bình Định học chữ nho, xa má luôn. Một mình má ở nhà làm ruộng, xay lúa giã gạo, buồn lắm. Bà Tú láng giềng hỏi: tại sao má buồn? Má đặt một câu, nhân thấy bụi mía đứng dưới trời mưa:

Lan huệ sầu ai nên lan huệ héoCúc sầu ai cúc tả hữu bình phongBụi mía thương ai, nước mắt ròng ròngEm thấy anh nhỏ nhẹ, đem lòng nhớ thươngVà má ông kể cho ông nghe về tục hát giã gạo ở Vạn Gò Bồi. Bình

Định vốn nhiều gạo. Quảng Nam vốn thiếu gạo, thuyền Quảng vào ăn gạo ở Gò Bồi, hết thuyền đi, có thuyền đến; những tháng ba, tư, năm, sáu, bảy gió nồm nam thổi, đưa thuyền vào; họ ra về thì gió bấc. Thế là Vạn Gò Bồi tấp nập xay lúa giã gạo bán cho ghe Quảng; do đó mà điệu hò giã gạo, vốn có từ xưa, được người ta hát liền hàng mấy tháng. Những nhà chủ có lúa gạo xay giã bày ra năm cái cối; năm trai, năm gái, mười tay chày. Thêm ba người đàn bà dần, sàng, rê, sảy, là tám phụ nữ. Giã ban đêm cho mát, kẻo ban ngày nóng nực; ngày sắp sửa gạo để tối giã. Nhà chủ trả công cho tám phụ nữ, còn năm đàn ông thì thích hát mà đến, không lấy tiền. Khuya, nhà chủ nấu nước chè, bỏ đường phèn cho các anh uống. Những người đàn ông này thay đổi luôn. Ở Gò Bồi, ba bốn chục đàn ông biết hát. Đàn bà làm gạo cũng ba bốn chục, nhà các chị ở xã Kim Trì lân cận, bên kia sông Gò Bồi. Thiếu đàn ông, thì các chị hát với nhau; họ cũng thường hát khi đi cấy, nhổ cỏ, vớt rong nuôi lợn; họ hát khá lắm. Có năm người đàn ông chưa vợ thường đi theo hát với chú Bốn Nhọn. Chú Bốn Nhọn giọng rất hay như tiếng chuông, vốn đi làm nghề biển, biển mất mùa, về ở đi đò câu cua và hát hò. Trên sông, mà nghe các chị ở “đò rớ” (đò có đựng lưới để bắt cá) hát, thì chú Bốn Nhọn đang chèo chống cũng cắm đò lại, qua bên đò rớ mà hát hò. Những chủ có gạo giã mời chú Bốn Nhọn tới, nấu chè đỗ xanh đường mời ăn, mời hát. Bốn Nhọn đã có vợ, nhưng con gái theo như chùm gửi; người ta mê Bốn Nhọn hơn mê hát bội, người hát mê, người nghe cũng mê; người ngoài hàng

62

rào vạch rào mà vô. Nhiều đêm, không có đồng hồ, vừa hát vừa giã gạo đến gà gáy mới biết. Có hát thì giã rất nhanh. Có khi hết gạo rồi, mà hát đang mê, đang đối đáp, bèn bỏ trấu vào giã. Những câu hát của Bốn Nhọn, của các chị Kim Trì, của Gò Bồi, Bình Định, má ông đã dạy lại cho ông một loạt. Dù già yếu, nhưng má ông đọc rất đon đả, như vẽ hình cô con gái Bình Định đẹp và sang thời trước:

Ai đi bờ đỗ một mìnhCha chả là xinhBận áo màu đinhQuần thao cánh kiếnTay đeo bông giềngLại có xuyến vàngBịt khăn màu ngạiChân lại mang giàyAnh tưởng em thục nữ đồng trinhHay đâu em bậu lại góa chồngTrời xui đất khiến, đem lòng anh thươngMá còn kể Bình Định khi xưa có tục thách cưới rất nặng; trong câu

thách cưới sau đây như biểu diễn đặc phẩm của các huyện, phủ, thị trấn: An Thái, Kiểng Hàng, Phủ Trung, Nước Mặn:

Năm chục quan tiềnXây vòng trái bưởiCon heo bỏ cũi khiêng điTầm lụa An Thái em bận chơi cho mátLụa Kiểng Hàng em bận lót mồ hôiNón Phủ Trung anh chạy đồi mồiGầm Nước Mặn chạy hoa bông cúcTiền thời cho chẵn một trămBạc thời năm nén, vàng ròng mười đôiLụa năm bảy gọn, anh ơiNhiễu thêm một gọn thì tôi mới vềChính má ông đã dạy cho ông một câu tưởng như trò chơi về xếp chữ,

xếp xuôi rồi lật ngược trở lại cho vui, trong đó ẩn chứa tinh thần tự trọng hồn nhiên của người dân quê:

Sớm mai tôi lên trên núiTôi xách cái rựa còng queo bắt được con côngĐem về cho ôngÔng cho trái thịĐem về cho chịChị cho cá rôĐem về cho côCô cho bánh úĐem về cho chú

63

Chú cho buồng cauChú thím rầy lộn với nhauThôi tôi trả lại buồng cau lại cho chúTrả bánh ú lại cho côTrả cá rô lại cho chịTrả trái thị lại cho ôngTôi xách con công về rừngTrong pho ca dao của má ông, còn có những câu rất tội nghiệp về

người con gái chửa hoang trong xã hội cũ:Còn gì nay tủ mai che,Áo em vạt trước so le đã rồiNăm bảy tháng trước còn che còn đậyNăm bảy tháng sau lỡ bợ lỡ bưngTrực nhìn nước mắt rưng rưngKhai hoa nở nhụy, khổ quá chừng, ớ anhVui vui, ớ bạn vui vuiTiền dâm hậu thú, bỏ tui sao đànhHồi nào lê lựu một nhànhBây giờ cuối bãi đầu gành, thảm chưaVà đây là một câu như có cái gì giống vơi tình cảnh của thầy ông má

ông, vì trong đó có tâm sự anh học trò chữ hán nghèo, hoặc là ông đồ nho hoặc là thầy hương sư dạy quốc ngữ, lo mình vô tích sự với vợ con:

Trái bồ hòn trong tròn ngoài méoTrái thầu đâu trong héo ngoài tươiAnh ngồi trường họcNghĩ tới chuyện nhàMẹ anh thì giàCon anh thì dạiVợ lại nghén thaiMai kia mốt nọ nở thaiĐắng cơm nghẹn nước, anh biết ai mà nhờ

Xuân Diệu viết “ca dao dân ca Nam Trung bộ, Bình Định đã ru tôi ngủ và đánh thức tôi dậy với những thương mến bao la của quê hương thứ nhất, nơi má đẻ ra mình”. Bởi vậy, bài viết này là một cách đấu tranh thống nhất đất nước của ông năm ấy.

Nhớ quê, yêu quê, nặng tình quê như thế, nên năm 1976, khi được về thăm quê, niềm vui, hạnh phúc rộn ln trong thơ Xuân Diệu “Ba chục năm dư được trở về/quê mừng mình lại đón mừng quê…/Nước không mất nưã, trời xanh thế/Đất hết chia rồi lộng bốn phương”. Đặc biệt cảm động là chuyến trở về với Tuy Phước, với Gò Bồi được Xuân Diệu ghi lại trong bài thơ “Đêm ngủ ở Tuy Phước”:

Đêm ngủ ở Tuy Phước để mà không ngủNhững con dế cùng tôi thức suốt năm canh

64

Thức những ngôi sao, thức những bóng cànhĐêm quê hương thương cái hương của đất

Ngủ không được bởi gió nồm từ biển lên cứ nhắc:- Trọn mình anh đã nằm giữa lòng tôiKhi má anh sinh raAnh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò BồiNên tới già thơ anh còn đậm đà thấm thía -Nhà thơ Huy Cận, bạn thân nhất của Xuân Diệu, có nhận xét: càng về

cuối đời, tình yêu quê mẹ của Xuân Diệu càng thiết tha, da diết, ông luôn muốn làm nhiều việc để đền đáp nơi sinh thành. Có lẽ vì thế mà công trình nghiên cứu văn học lớn cuối cùng của Xuân Diệu là về danh nhân Đào Tấn, đồng hương Tuy Phước của ông.

Còn nhớ đó là khi giới nghiên cứu về Đào Tấn tuy đều đánh giá cao các sáng tạo tuồng bất hủ của cụ nhưng về con người, cuộc đời cụ, thì còn không ít nghi ngại, một số người còn mạt sát cụ thậm tệ về việc làm quan to của triều Nguyễn như một bằng chứng phản bội đất nước. Xuân Diệu nghe được, rất bất bình và quyết định xung trận. Trong hội thảo lần thứ hai về Đào Tấn tại Quy Nhơn năm 1979, Xuân Diệu đã đăng đàn tới hơn hai giờ đồng hồ với tham luận “Đọc thơ và từ của Đào Tấn”. Kiến thức uyên bác, tư liệu phong phú, phn tích tinh tế, lý lẽ sắc sảo, Xuân Diệu đã khắc họa chân dung Đào Tấn không chỉ như một “nhân tài nghệ thuật đặc biệt” mà còn là một nhân cách lớn, một con người hết mực yêu nước thương dân. Bằng một linh cảm thiên tài, chỉ qua lời của Tiết Cương, nhân vật tâm đắc của Đào Tấn, “Thế sự đoản ư xuân mộng/nhân tình bạc tợ thu vân/nghiến rằng cười cười cũng khó khăn/ômg lòng chịu chịu càng vui sướng”, Xuân Diệu đã nhận ra việc làm quan của Đào Tấn thực ra là một “chủ động lớn lao của người chấp nhận sự hy sinh và cảm thấy trong việc nằm gai nếm mật của mình niềm vui sướng của sự tự giác tự nguyện”. Những phat hiện lịch sử sau này đã chứng minh linh cảm của Xuân Diệu là hoàn toàn đúng.

Tham luận đầy thuyết phục của Xuân Diệu đã là một “chiêu tuyết’ tuyệt vời cho những oan ức mà cụ Đào phải gánh chịu, là đòn quyết định làm câm bặt mọi ý đồ bôi nhọ cụ. Sau này, Xuân Diệu đã dày công phát triển tham luận trên thành một công trình nghiên cứu lớn và những dòng cuối cùng của công trình này được Xuân Diệu viết vào ngay 7/11/1985, chỉ trước khi ông trút hơi thở cuối cùng 11 ngày (18/12/1985)…

65

Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm

Rồi anh sẽ yên nằm dưới cỏThì tình yêu chưa thể đã yên nằm

Đỗ Nam Cao

1Thế là tôi đã không thể làm kịp tập thơ của Đỗ Nam Cao để anh được

đọc trước khi đi xa. Mọi việc diễn quá nhanh. Đầu tháng 9, được tin Cao lâm trọng bệnh phải vào điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, từ Quảng Ngãi, nhà thơ Thanh Thảo đã điện hối thúc tôi cố gắng làm kịp tập thơ cho Cao, đừng để phải hối hận như trường hợp nhà thơ Chim Trăng, đến khi mất vẫn chưa thể nhìn thấy tập thơ mà bạn bè định làm cho ông. Ở Hà Nội, các nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Thị Hồng gặp tôi cũng nhắc phải gấp gấp lên. Nhà thơ Nguyễn Hoa, Trưởng ban hội viên Hội Nhà văn VN, nói Hội Nhà văn sẽ tài trợ ở mức cao nhất cho việc in tập thơ Đô Nam Cao. Bạn bè thân quen ai cũng biết Cao là một tài thơ độc đáo, thơ Cao rất nhiều, rất hay nhưng được công bố rất ít. Tuy vậy, tập hợp đầy đủ thơ Cao không dễ. Nhiều trường hợp, Cao ngẫu hứng, thơ chợt đến, anh chép tặng ngay bạn bè mà không hề lưu giữ bản thảo. Biết tôi đang làm tập thơ cho Cao, bạn bè đã gửi đến hơn 20 bài thơ như thế. Sau hơn 2 tháng, tập bản thảo “Đỗ Nam Cao – Thơ” vừa được tôi sơ bộ hoàn thành với non 150 bài thơ và trường ca “Hỡi cô cắt cỏ” thì từ TPHCM, Vũ Ân Thi điện ra báo tin: Đỗ Nam Cao đã vĩnh viễn ra đi vào 10h45 ngày 8/11/2011. Thanh Thảo, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Thị Hồng trích giới thiệu ngay tập bản thảo trên các trang mạng Hội Nhà văn VN, Lê Thiếu Nhơn và Trần Nhương. Còn tôi thì bay vào TPHCM đặt tập bản thảo in vi tính lên bàn thờ Cao ở 12B Nguyễn Thị Huỳnh, quỳ lạy bạn, mong bạn tha thứ cho sự chậm trễ bất khả khảng…

2Cao và tôi cùng học khóa 12 khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội

(nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng với Bế Kiến Quốc, Nguyễn Thị Kim Cúc, Vũ Ân Thi, Lê Quang Trang, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Hiếu, Vũ Dũng, Nguyễn Nguyên Bình, Trần Bảo

66

Hưng, Nguyễn Hữu Hùng... Năm 1970, vừa tốt nghiệp chúng tôi cùng xung phong đi chiến trường và được đưa về khóa IV Trường Bồi dưỡng viết văn trẻ Hội Nhà văn VN, khóa đào tạo nhà văn nhà báo cho chiến trường miền Nam. Tháng 4/1971, chúng tôi chia tay nhau, Cao và Lê Quang Trang, Vũ Ân Thi, Trần Thị Thắng, Hà Phương, Phạm Quang Nghị, Phan Xuân Biên, Phan An…đi chiến trường Nam Bộ còn tôi thì về Khu 5 với Nguyễn Trí Huân, Trần Vũ Mai, Nguyễn Khắc Phục, Ngô Thế Oanh, Vũ Thị Hồng, Nguyễn Đức Hạt... Năm 1975, gặp nhau tại TPHCM sau ngày đại thắng, Cao đã có tập thơ “Những cánh cò lửa” (Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng), in chung với người bạn khóa IV Nguyễn Khắc Thuần. Đọc tập thơ, tôi biết trong 4 năm ở chiến trường Nam Bộ, Cao đã đến Đồng Tháp Mười, rồi về trụ bám khá lâu ở vùng chiến sự ác liệt nhất, vùng ven Sài Gòn với những địa danh nổi tiếng: Lộc Ninh, Bến Cát, Trảng Bàng, Củ Chi…Hơn 20 bài thơ của Cao trong tập như các ký sự thơ về những cảnh sắc, những con người, những khoảng khắc không thể nào quên mà anh đã gặp trong những năm tháng sống và chiến đấu ở đây: “Qua sông Sài Gòn”, “Đêm trảng cỏ”, ‘Màu xanh vùng ven”, “Cô gái thợ cày, “Tiếng xay lúa trong đêm”, “Ớt Trảng Bàng”, “Gặp người bắn “cá rô” ở Củ Chi”, “Đêm đột ấp”, “Những chiếc lá và cái tổ chim”, “Trăng địa hình”, “Hương sầu riêng”, “Con sinh ở rừng”, “Những căn hầm bí mật”…Thơ Cao đã ghi lại được nhiều nét bình dị và kỳ vĩ của chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ và rực cháy ngọn lửa của lý tưởng cách mạng. “Những cánh cò lửa”, bài thơ hay nhất trong tập thơ, phần nào nói lên điều ấy: “Ô! Con cò, con cò bay/Con cò mà bỗng mê say lạ lùng/Xa trông như đốm lửa bùng/Cánh con cò cháy rực vùng trời cao…/Xuồng đi mây ửng ngọn sào/Tôi mang đôi cánh lửa vào tiền phương”.Cùng với “Những cánh cò lửa”, Cao giới thiệu với tôi bạn gái của anh, Trần Thu Hồng. Gặp người con gái xứ Quảng tuổi 20 nhỏ nhắn, xinh đẹp và sắc sảo này, tôi không ngờ chị từng là biệt động thành Đà Nẵng, tù binh nhiều năm trời ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Cao gặp Hồng mùa xuân năm 1973 tại Lộc Ninh trong chuyến anh đi viết về những tù binh Côn Đảo vừa được trao trả tại đây. Hồng là nhân vật của Cao và một tình yêu đẹp đã nảy sinh giữa họ, một mối tình sẽ tạo nên hạnh phúc lớn cùng bất hạnh khủng khiếp trong cuộc đời Cao…

3Mãi đến 25 năm sau “Những cánh cò lửa”, Đỗ Nam Cao mới cho in

tập thơ riêng đầu tiên của mình, tập thơ “Dính” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2000). Một phần tư thế kỷ cho một tập thơ 48 bài. Quá ít. Nhưng lại…quá hay. “Dính” là cuộc trò chuyện của Đỗ Nam Cao với chính mình về “chuyện đời như lửa chuyện mình như sương”, về nỗi ân hận “Ta quên mình đã có một thời/Đã đốt hết một thời lên thành lửa/Trong xác lá phủ dầy ai biết nữa/Hương tro còn ngần ngận ở đâu đâu”, về một thời đây biến động, đảo lộn“Cái thời mình như xiếc leo dây/Thăng bằng là tột cùng bản

67

lĩnh/Trọng tâm rơi di động khôn lường/Khôn hồn thì đừng rơi lộn xuống” , cái thời của những “Linh cảm không tốt lành/Mùa thu này khó nhận biết/Nắng gió khác đi/Các cô gái khác đi”, cái thời mà mỗi buổi sáng thức dậy đã nghe “Báo đây báo đây như hát/Những hung tin” và “Chuyện người vời vợi lẫn với chuyện ma”. Tập thơ trĩu nặng cô đơn, buồn đau, tan vỡ, tuyệt vọng nhưng cũng thăm thẳm tình yêu, niềm tin, là một chuỗi liên tục những “tắt ngấm” và “bừng sáng”, tiếng thét và sự câm lặng “Bất chợt hét toáng lên/Bất chợt ngồi lẳng lặng/Cuộc cãi lộn với chính mình dai dẳng/Như lửa thiêu như rượu đốt chính mình”. Đây là tiếng thơ của một tâm hồn tuyệt vời trong trẻo, nhân hậu, vô cùng nhạy cảm với mọi cái đẹp của thiên nhiên, con người, nhất là những cái đẹp dễ bị chà đạp, dễ bị khuất lấp, lãng quên, tiếng thơ từ tâm linh trực giác của một thi sĩ đích thực với thi pháp thơ độc đáo đến bất ngờ. Đây là tiếng thơ có thể an ủi nâng đỡ mọi tâm hồn như nhận xét của nhà thơ Thanh Thảo.

Cần phải nói rằng hầu hết những bài thơ trong “Dính” ra đời trong những tháng năm Đỗ Nam Cao chìm ngập trong sự đỗ vỡ của tình yêu và bi kịch gia đình. Từ một cán bộ tổ chức Đảng của quận I, Trần Thu Hồng chuyển về Công ty Lương thực TPHCM, nắm giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhà nước được coi là điển hình của thời kỳ đầu đổi mới, trở thành một doanh nhân xuất nhập khẩu nổi tiếng, được khắp nơi săn đón chào mời. Tuy vậy khi doanh nghiệp này lâm vào khó khăn, đứng trước nguy cơ sụp đổ, như một con tốt thí, Trần Thu Hồng bị quy nhiều trọng tội, bị bắt giam. Cơn chấn động tinh thần quá sức chịu đựng khiến chị chìm sâu vào căn bệnh tâm thần phân liệt. Vụ án Trần Thu Hồng kéo dài hơn 10 năm trời và trong khoảng thời gian dằng dặc này, Đỗ Nam Cao đã luôn theo khắp các bệnh viện trại giam trong nam ngoài bắc để chăm sóc vợ. Luật sư Phan Trung Hoài, người nhận bảo vệ quyền lợi cho Hồng trong vụ án, kể rằng khi chứng kiến Đỗ Nam Cao để một bên những day dứt và điều tiếng thị phi xung quanh vụ án, kiên trì theo sát “chữa bệnh” cho vợ bằng tình yêu thương không bến không bờ, ông thực sự bất ngờ vì không hình dung nổi một người vốn dĩ vẩn vơ với thơ thẩn như anh lại có một ý chí, sức mạnh khủng khiếp để đương đầu với nỗi thống khổ kéo dài đến thế. Sau hơn 10 năm, Trần Thu Hồng được pháp luật minh oan, được trả lại mọi quyền lợi chính đáng nhưng tình yêu của Đỗ Nam Cao mới giúp chị nghị lực sống để vượt qua kiếp nạn lớn của cuộc đời. Trong “Dính”, Đô Nam Cao đã hơn một lần nói đến “Cái nùi rơm ngun ngút lửa thâu đêm”. Cái “nùi rơm” ấy chính là tình yêu thầm lặng, khoan dung, bền bỉ như một thứ xạ hương đã giúp Đỗ Nam Cao tỏa sáng trong đời và tỏa sáng trong thơ...

4

Trong “Dính”, Đỗ Nam Cao đã bắt đầu nói đến một sự trở về “Thơ tôi đã từng hứng khởi/Đã từng hát khúc hùng ca/Tôi bay lướt đỉnh hào

68

khí/Trường Sơn ngút ngàn mù xa/Để rồi từ từ đáp hạ/Đậu trên đỉnh mái nhà ta/Quê hương ôi rơm với rạ/Mẹ cha vách bùn cột tre”. Trong những tháng ngày tuyệt vọng nhất của cuộc đời, Cao đã tìm thấy niềm an ủi, sự bình tâm trong hình ảnh con cò của làng quê “Thương cò cò đứng một chân/ Đứng một chân cò mỏi gân không cò/Thương mưa dáng bước lò dò/Thương nắng nứt ruộng cò hò khàn hơi/Đẹp như mộng ở lưng trời/Cò bay rát rạt mặt người ngửa lên”, trong mùi ngô nướng thơm lừng trên những hè phố Hà Nội “Ô ngô lên thắm bãi bồi/Người ơi nhớ nhé mai rồi bẻ ngô/Để thơm hè phố xửa xưa/Lửa than hồng quạt vào mưa lạ lùng”, trước lũy tre làng trầm tĩnh và vững chãi “Nhìn vào bờ tre tĩnh lặng/Bình tâm giông bão đời mình/…Những tưởng thôi về thăm khổ/ Giờ đi lòng bớt nguy nan”…Và sau “Dính”, thơ Đỗ Nam Cao là cuộc trở về trọn vẹn với làng quê Việt, với truyền thống nhân văn, văn hóa Việt ngàn năm, một cuộc trở về thật hào hứng, say đắm “Áo xanh áo đỏ cào cào/Bay trong hương lúa giã chào làng quê/Nhà cao phố rộng tôi về/Thương con săn sắt ngủ mê giếng chùa”, mà cũng thật trân trọng, thiêng liêng “Làng ơi/Cúi lạy thành hoàng/Cho con được phép khẽ khàng vào quê”. Và anh liên tiếp có những “Về”, “Ở làng Đại Phùng”, “Ngõ nhà em”, “Cốm”, “Thăng Long”, “Ngồi bên sông Hồng”, “Yên Tử”, “Chiều Hồng Hạc”, “Quan họ phố”…rồi trường ca “Hỡi cô cắt cỏ”.

Từ năm 2002 đến 2010, năm nào vào mùa xuân Đỗ Nam Cao cũng từ TPHCM ra Bắc, miệt mài rong ruổi khắp các lễ hội xứ Đoài, Sơn Nam Thượng, Kinh Bắc, Đền Hùng…Khi ở với tôi tại tòa soạn tạp chí Văn hiến VN ở phố Chân Cầm, Hà Nội, Cao thường nói với tôi chuyện anh phát hiện ra một cô cắt cỏ được thờ bên Thánh Tản ở đền Dội và truyền thuyết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Thánh Tản và cô cắt cỏ anh nghe được tại đền Và. Cao cũng nhiều lần giục tôi cùng đến thăm đền Chử Đồng Tử ở Hưng Yên và bãi Tự Nhiên giữa sông Hồng thuộc địa phận Thường Tín, Hà Tây cũ. Với ai đó, những truyền thuyết về Thánh Tản với cô cắt cỏ và mối tình Chủ Đồng Tử - Tiên Dung giữa bãi sông Hồng có lẽ đã rất cũ. Nhưng với Đỗ Nam Cao, khi đắm mình vào không gian văn hóa cội nguồn dân tộc, anh đã cảm nhận được ở chúng nhiều điều mới mẻ. Và những truyền thuyết này đã trở thành “âm hình chủ đạo” cho trường ca “Hỡi cô cắt cỏ” của Đỗ Nam Cao, một tác phẩm thơ “không thể hay hơn” như nhận xét đầy hạnh phúc của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha.

Quả thật, khó có thể viết hay hơn những dòng thơ Đỗ Nam Cao viết về mối tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung: “Thì thôi về bãi Tự Nhiên/Để em tắm để thánh hiền lòi ra/Con vua cũng thể đàn bà/Dẫu chàng đánh dậm vưỡn là đàn ông/Ôi Tiên Dung hỡi Tiên Dung/Giọt phù sa mẹ sông Hồng đẻ đau…/Sông dài bãi rộng trời cao/Màn anh đã mắc em vào động tiên” hay những dòng thơ về cô cắt cỏ: “Tứ thời cái áo tứ thân/Hỡi cô cắt cỏ của thần Tản Viên/Còn riêng cái yếm hoa hiên/Thì quên đi nhé bạc tiền quên đi…/Cười lên trăng đã hoa nhài/Yếm em nõn thế lược cài vào đâu”. Cũng khó có thể viết hay hơn Đỗ Nam Cao về tiếng chày giã gạo ban đêm: “Tiếng

69

chầy thình thịch đêm đêm/Tiếng kêu con vạc kêu mềm bờ ao…/Chợt nghe như tiếng thở dài/Cối khuya ngừng giã gạo ai trắng rồi”, về nhịp đu bay bổng của hội làng mùa xuân: “Hội xuân trống động mái đình/Chân đu đã nhún đã tình lả lơi/Vút lên chóng cả mặt trời/Cho bay đi hết chuyện đời đảo điên/Bay đi cái túi không tiền/Vuông khăn dải yếm chiếc liềm bay đi” hay về sự hoan hỉ ngả nghiêng kỳ lạ của hội Giã La: “Hội giã La hãy mau mau/Mau chân kẻo chậm/Mau tay/Tay ải tay ai/Tay nắm cổ tay/Tay lần giải yếm/Cởi ra hội hè/Nhè nhẹ thôi/Nhẹ/Ngực e ấp ngực/Rất mực thần tiên/Đuốc đèn chợt sáng bừng lên/Trai hoan hỉ gái ngả nghiêng/Rõ hiền”.

Luật sư Phan Trung Hoài cảm nhận “Hơi cô cắt cỏ” là bản trường ca ẩn mình trong những câu đồng dao tuổi ấu thơ ngân nga ngoài cánh đồng. Đúng là “Hỡi cô cắt cỏ” nhiều khi như những khúc đồng dao ngộ nghĩnh tươi vui của con trẻ: “Thôi sao được/Anh đánh cược/Chiếc lược sừng trâu/Một xâu lá bưởi/Một chuỗi hạt cườm/…Một keo đánh vật/Nếu anh thua thật/Anh mất yếm đào/Yếm xanh yếm trắng yếm nào/Một đàn cào cào/Một ao củ ấu/Một đấu tám xoan/Một rằng ngoan hai rằng ngoan/Đòng đong cân cấn khoan khoan mại cờ” nhưng cuối cùng lại là những lời ru đau đáu niềm kiêu hãnh bất diệt của người mẹ Việt: “À ơi ơi hỡi à/Thằng cuội ngồi gốc cây đa/Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời/Sao không gọi mẹ cuội ơi/Sao không gọi cái yếm sồi xửa xưa/Mẹ còn ăn bát riêu cua/Thì thừa sữa lạ nuôi vua mọi thời”…

5Lưu Trọng Văn kể với tôi rằng khi bệnh viện Chợ Rẫy trả Đỗ Nam

Cao về nhà, ở 12B Nguyễn Thị Hùỳnh, Phú Nhuận, TPHCM, Văn đến thăm thấy Cao đã rất yếu, nói rất khó khăn. Biết trong Cao lúc nào cũng đầy ắp thơ, muốn Cao vui, Văn hỏi Cao có thơ mới không, đọc cho nghe, Cao nhoẻn cười và gắng sức đọc: “Có không trong cõi vĩnh hằng/Có cô cắt cỏ với trăng lưỡi liềm/Có không trong cõi thần tiên/Rượu ngon lại uống bạn hiền lại chơi/Chỉ còn sờ sợ chút thôi/Có thơ không để tôi rơi xuống trần”. Văn rùng mình nhận ra đây là những lời cuối cùng Cao dành cho thơ và bè bạn nên ghi lại ngay. Khi nghe Lưu Trọng Văn đọc lại bài thơ này tại một khách sạn ở TPHCM 3 ngày sau khi Cao mất, cả Lê Quân, Nguyễn Thụy Kha, Lê Xuân Đố và tôi đều bật khóc. Đỗ Nam Cao là vậy, trọn đời Cao đã sống vói “cô cắt cỏ với trăng lưỡi liềm” với thơ với bạn và trước lúc đĩ xa, điều “sờ sợ” duy nhất của Cao vẫn là rồi có thể sẽ không còn trăng lưỡi liềm, cô cắt cỏ, không còn bạn, còn thơ. Lê Quân nói rằng suốt mấy ngày nay anh không thể làm được bất cứ việc gì, trái tim anh như bị ai thò tay vào vò nát. Người nghệ sĩ đa tài, ông chủ của một doanh nghiệp sơn nổi tiếng, một kênh truyền hình và hai tờ báo nghệ thuật với 7000 nhân viên, con người được coi là rắn như thép này mỗi khi nhắc đến Cao đều rưng rưng nước mắt. Với Lê Quân và chúng tôi, Cao là một người bạn không thể có lần thứ hai trong đời, một người bạn trong như ánh sáng. Tôi chợt nhớ những

70

câu thơ Cao: “Ừ như thế có lần tôi thầm nhắc/Ôi bạn bè sao gió cũng lưa thưa/…Ừ như thế có lần tôi bật khóc/Bạn bè ơi bạn bè ở đâu đâu/Ở đâu đâu tìm nhau về tí với”. Cao ơi! Bạn bè đã nghe được tiếng gọi của Cao và đã tìm về cùng Cao. Một con người khát bạn như Cao, khát thơ như Cao thì dù ở cõi tạm hay cõi vĩnh hằng cũng sẽ có đủ bạn và thơ. Ở cõi bên kía, những người anh, những bạn thơ thân thiết của Cao, các anh Văn Cao, Hữu Loan, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Vũ Mai sẽ rất vui mừng khi được đón Cao. Ở cõi bên này, dù Thanh Thảo quả quyết thơ Cao sẽ còn ở lại rất lâu, nhưng bạn bè vẫn không tin Cao đã mãi mãi đi xa, bởi như Nguyễn Thị Hồng: “Không thể nào/Có ngày/Thăng Long/Biền biệt/Bạn!...”.

Tôi lại thấy, như lời hẹn, mùa đông này, Cao lại ra Hà Nội để đưa tôi về làng Lịm của anh, về quê hương Lê Quân bên dòng sông Luộc và trở lại đền Hùng. Cao còn nợ những nơi này, mỗi nơi một bản trường ca. Vâng, Cao đã trở về cùng tôi, cùng bạn bè với với nụ cười như khóc và câu nói cửa miệng quen thuộc, đặc sản Đỗ Nam Cao: “Thương mến lắm”, “khổ lắm”…

71

Khát vọng văn chương và nỗi đau người mẹ

Ngày 6 – 3 – 2009, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam, Tạp chí Văn Hiến Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày hi sinh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý. Người phụ nữ Hà Nội ấy đã bị một loạt đạn thù hiểm ác quật ngã trên chiến trường Quảng Nam, đúng ngày 8 – 3 – 1969, ngày chị sắp vừa 28 tuổi. Nhưng 40 năm qua, nghị lực sống và nghị lực viết, khát vọng của một nhà văn và nỗi đau của một người mẹ để lại trong những trang viết của chị đã khiến “Dương Thị Xuân Quý vẫn luôn luôn có mặt trong đời sống văn học nghệ thuật của chúng ta” như khẳng định của Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thinh.

Dương Thị Xuân Quý tình nguyện đi vào chiến trường vào đúng cái lúc mà không ai nghĩ chị có thể ra đi. Chồng chị, nhà thơ Bùi Minh Quốc, đã vào chiến trường trước đó một năm. Bé Hương Ly, đứa con đầu lòng của anh chị mới chỉ 16 tháng tuổi. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, bạn thân nhất của Dương Thị Xuân Quý, kể lại, trước những lời khuyên can của chị, Dương Thị Xuân Quý vừa ôm con vừa nói trong nước mắt: “Tao là mẹ, tao phải thương bé Ly hơn mày chứ. Nhưng bé ở lại hậu phương, còn có bà, có các bác ruột thịt, rồi còn cơ quan, bạn bè, chắc chắn bé không thể khổ bằng các bé miền Nam có bố mẹ trong tù hoặc đã hi sinh… Tao không thể ôm con trong khi ông Quốc và bao người khác đang ở ngoài mặt trận”. Chị Quý còn nói thêm: “Tao viết văn, và mày biết rồi đấy tao rất mê M. Gorky, tao muốn có những trang viết đầy ắp cuộc sống như Gorky. Bây giờ đất nước mình đang sống những ngày dữ dội nhất, đang trong cuộc chiến đấu anh dũng nhất. Tao muốn được sống như một người công dân bình thường nhất, nghĩa là “Giặc đến nàh đàn bà cũng đánh”. Chỉ có như thế, tao mới hi vọng mình có thể ghi lại một chút gì của thời đại anh hùng mà chúng ta đang sống…”.

Dương Thị Xuân Quý sinh ngày 19 tháng 4 năm 1941 tại Hà Nội, trong một dòng tộc trí thức văn chương yêu nước nổi tiếng. Ông nội chị, cụ Dương Trọng Phổ và bác ruột chị ông Dương Bá Trạc, những người tham gia vận động Đông Kinh Nghĩa Thục, bị thực dân Pháp đày ra Côn Lôn. Phụ thân chị, ông Dương Tụ Quán là người chủ trương tờ Văn Học tạp chí, rồi

72

tạp chí Tri Tân. Một người bác ruột nữa của Dương Thi Xuân Quý là nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng Dương Quảng Hàm. Hai người anh con bác ruột của Quý là các họa sĩ Dương Bích Liên, Dương Cẩm Chương… Truyền thống dòng tộc đã khiến Dương Thị Xuân Quý hướng theo nghiệp cầm bút rất sớm. Khát vọng đi và viết đã hình thành rất sớm trong chị. Năm 18 tuổi, chị đã viết những dòng thơ này như một tâm niệm trong nhật ký:

Nếu tay run, bút cùn, mực không chảyThì bạn ơi hãy đứng dậy mà điĐi sâu trong cuộc sống đẹp diệu kỳTìm ở đấy những hồn thơ rung cảm nhấtĐang học trung cáp mỏ ở Quảng Ninh, chị đã xin về khoa Báo chí

trường Tuyên huấn TƯ và năm 20 tuổi đã là phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam. Các bạn chị ở báo Phụ nữ Việt Nam ngày ấy kể rằng với chiếc xe đạp lọc lọc, Dương Thị Xuân Quý thường xuyên có mặt ở nhiều vùng nông thôn, từ Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Hưng, Nghệ Tĩnh đến ngoại thành Hà Nội. Chị về nông thôn không phải như một cô nhà báo với cuốn sổ và cây bút trong tay mà đêt thực sự sống đời sống của những người nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương. Mang thai con đến tháng thứ sáu, Quý vẫn về Quảng Nạp (Thái Bình), đi cấy, đi gặt với bà con xã viên. Bà con ở đây rất ngạc nhiên trước một co gái Hà Nội cũng biết cấy gặt, biết gồng gánh như mình. Khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Dương Thị Xuân Quý đã có mặt ngay tại các vùng trọng điểm tuyến lửa Nghệ An, Hà Tĩnh năm 1965. Từ những chuyến đi tâm huyết ấy, Dương Thị Xuân Quý đã có 14 truyện ký thật tươi mới xúc động về những người nông dân bình thường đang cật lực phấn đấu vượt qua đói nghèo lạc hậu, vươn lên làm chủ số phận mình và sẵn sàng bảo vệ quê hương đất nước như “Sa mạc của tuổi thơ”, “Đất cằn”, “Về làng”, “Chuyện cô Duyên”, “Đảm đang”, “Đứng vững”, “Chỗ đứng”, “Nữ dân quân Trần Phú”… Từ giữa những năm 1960, với hai giải thưởng văn chương uy tín, Dương Thị Xuân Quý đã nổi lên như một nhà văn trẻ tài năng trên văn đàn miền Bắc XHCN.

Nhà văn trẻ tài năng ấy đã quyết định mình phải có mặt ở chiến trương miền Nam như một chiến sĩ, để thành người thư ký trung thực của một thời đại anh hùng.

Và để thực hiện khát vọng của một nhà văn - chiến sĩ, Dương Thị Xuân Quý đã phải chấp nhận hi sinh thiên chức lớn nhất của một người phụ nữ: Thiên chức làm mẹ. Đó là nỗi đau lớn nhất của chị.

“Rồi mình cho Ly vào giường đùa một lúc. Bồng dưng Ly nằm xuống. Mẹ đắp chăn và vỗ vỗ cho Ly. Ly thiu thiu ngủ. Suốt cho tới sáng, Ly không hề dậy… Gần về sáng thỉnh thoảng Ly lại thò tay ôm lấy cổ mẹ. Một tay trên, một tay dưới. Ly dậy muộn hơn mọi khi vì có mẹ bên cạnh. Hai mẹ con nằm mãi. Ly cũng thích nằm chơi như thế, rất lâu rồi con mới bảo: “Dậy, dậy!”. Thương Ly ghê, chính cái niềm vui nho nhỏ ấy con cũng phải hi sinh”.

73

Ta hãy đọc những dòng này trong nhất ký của Dương Thị Xuân Quý ghi về những giờ phút cuối cùng chị được bên con gái, trước lúc ra đi. Người mẹ trẻ ấy hiểu rõ rằng cuộc ra đi của chị đã làm đứa con duy nhất của chị rơi vào cảnh ngộ bất hạnh lớn nhất trong đời: Thiếu cả cha lẫn mẹ ngay cả lúc sơ sinh. Đọc gần 150 trang “Nhật ký chiến trường” của Dương Thị Xuân Quý, chúng ta hiểu rằng thách thức lớn nhất trên chiến trường đối với nữ nàh văn kiên cường này không phải là cái đói, những cơn sốt rét, đạn bom tàn khốc, cái chết rình rập, mà chính là nỗi dày vò vì cảnh ngộ bất hạnh của đứa con thơ. Gần như không lúc nào hình ảnh đứa con không hiện lên trong tâm tưởng chị, trên những trang nhật ký của chị. “Nghe nói Hà Nội có gió mùa Đông Bắc. Nhớ Ly tê tái. Ly ơi, hôm nay, mẹ xa Ly chẳng năm tháng rồi đấy”, “Ly ơi, con lại cô đơn quá, mùa đông này con không được vòng tay vào cổ mẹ và không được mẹ ôm vào lòng như năm ngoái nữa. Khổ thân con tôi. Một nỗi ân hận vò xé lòng tôi”. “Ôi thương Ly vô hạn. Cứ nghãi vậy là mình lại khóc. Khổ thân con quá. Đời con có những cái mốc thật kỳ lạ. Đẻ ra vừa biết cười là bom đạn, là xa bố. Vừa nhú răng là sơ tán, Vừa biết gọi mẹ là xa mẹ, vừa biết nói hai tiếng là nói “Đi Nam”. Nỗi bất hạnh của con, nỗi thương nhớ con trở thành một điểm tựa tinh thần lớn lao của Dương Thị Xuân Quý. Chị đã dùng nhật ký để hằng ngày tâm sự cùng đứa con thơ như một người bạn tâm giao. Chị đã từng báo cho bé Ly ở miền Bắc xa xôi một tin mừng thế này: “Ly của mẹ! Mẹ báo một tin để con mừng nữa là ngày hôm nay mẹ bắt đầu làm người của tiểu bang văn nghệ Ban Tuyên huấn Khu 5, chính thức làm người lính của lực lượng văn nghệ giải phóng… Hôm nay, ngày thứ nhất của cuộc đời mới, bắt đầu từ hôm nay”. Trong nhật ký và những bức thư gửi nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Dương Thị Xuân Quý hứa rằng chị sẽ đền đáp cho nỗi bất hạnh của con bằng cuộc sống và những trang viết chính đáng của mình.

Đúng như lời hứa thiêng liêng của mình với đứa con thơ, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi ở chiến trường, giữa những đợt gùi cõng phát rẫy kiệt sức, giữa những đợt bom B52, trong sự hành hạ khủng khiếp của cái đói và những cơn sốt rét, giữa những cuộc chạy càn và bên ngọn đèn dầu dưới hầm bị ngập vùng địch hậu, Dương Thị Xuân Quý đã hình thành những tác phẩm đầu tiên về cuộc chiến đấu của nhân dân Khu 5 anh hùng: Truyện ngắn “Hoa rừng”, các bút ký “Tiếng hát trong hang đá”, “Niềm vui thầm lặng”, “Gương mặt thách thức”…

Cuối tháng 12 năm 1968, từ chiến khu, Dương Thị Xuân Quý lên đường xuống đồng bằng về với mặt trận Quảng – Đà, mặt trận ác liệt nhất của Khu 5 thời ấy. Nhà thơ Bùi Minh Quốc kể rằng, trước lúc ra đi, ngày 9 tháng 12 năm 1968, ngày bé Ly tròn 24 tháng tuổi, chị Quý đã lặng lẽ một mình ra suối mò được một hăng gô ốc đá về nấu cho cả cơ quan văn nghệ khu ăn để kỷ niệm ngày sinh nhật con.

Ngày được biết mình sẽ được về công tác tại mặt trận và mỗi năm có ít nhất một văn nghệ sĩ hi sinh, Dương Thị Xuân Quý ghi trong nhật ký:

74

“Suốt đêm bom dội và đại bác rung đất. B57, B52 xối xả. Sống giữa không khí mặt trận đầy nguy hiểm nhưng cảm giác của mình là say mê và thú vị. Lạ thế, biết nguy hiểm nhưng vẫn sẵn sàng lao tới, dù có hi sinh. Đời người ai chả chết. Dĩ nhiên mình có nghĩ đến đau khổ của anh và bé Ly. Nhưng cái gì rồi cũng qua thôi”. Đêm 3.3.1969, từ dưới hầm bí mật của vùng đông Duy Xuyên, trong thư gửi nhà văn Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý viết: “Tôi đang suy nghĩ một cái truyện vừa về Xuyên Hòa. Khi gặp anh, tôi sẽ kể xem có được không nhé (gọi là về Xuyên Hòa nhưng là về miền Nam, về khu 5 nói chung, nhưng lấy Xuyên Hòa làm nền thôi). Chuyến này tôi gặp nhiều nguy hiểm nhưng vui kỳ lạ…Địch vừa phục bắn chết bốn đồng chí của mình hôm kia và hôm qua bắn bị thương 2 đồng chí lúc qua đường...Chiều mai tôi sẽ đi Xuyên Châu với anh Tý ít ngày, tranh thủ vào quận Nam Phước. Vào ban đêm được anh à, tôi sẽ tranh thủ viết”.

Năm ngày sau, vào đêm 8.3.1969, tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là Duy Thành), huyện Duy Xuyên, Dương Thị Xuân Quý đã bị một loạt đạn thù quật ngã khi vừa cùng đồng đội thoát ra khỏi vòng vây càn. Không ai nghe được lời nói cuối cùng của chị khi ngã xuống. Nhưng nhà văn Nguyên Ngọc tin rằng lời cuối cùng của chị là một tiềng gọi: Con!

Với những trang viết phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình, với khát vọng văn chương của một nhà văn chiến sĩ và nỗi đau của một người mẹ trẻ xa con vì nghĩa lớn, Dương Thị Xuân Quý là ánh sao băng sáng mãi trong văn chương nghệ thuật nước nhà.

75

Hãy cứ vẽ như không biết vẽ thì đã sao?

Lê Đại Chúc đã hơn một lần nhắc lại câu nói này của họa sĩ Bùi Xuân Phái trong cuộc trò chuyện cùng tôi đầu tháng 9/2011. Sau hơn 20 năm nhập làng hội họa, nhất là sau cuộc triển lãm cá nhân lần thứ 8 mang tên “Con người và vũ trụ” tại Bảo tàng Mỹ thuật VN năm 2008, Lê Đại Chúc đã trở thành một trong những tên tuổi được chú ý nhất của mỹ thuật hiện đại VN. Tranh Lê Đại Chúc được nhiều nhà sưu tập nổi tiếng ở nước ngoài lưu giữ, trong đó có cựu Thủ tướng Anh, Sir Edword Heatf, bà Anabel Loyd, Phó Chủ tịch hội trẻ em đường phố quốc tế, lãnh đạo tập đoàn Dầu khí Malayxia…Cùng với các họa sĩ Nguyễn Trung, Thành Chương, Đặng Xuân Hòa…tên tuổi, địa chỉ và điện thoại của Lê Đại Chúc được đưa vào niên giám các họa sĩ thế giới của một nhà xuất bản nổi tiếng của Mỹ. Cho đến nay, tài sản của Lê Đại Chúc đã là hàng ngàn bức tranh sơn dầu và hàng ngày, trong căn nhà nhỏ ở phố Cầu Đất Hải Phòng, ông vẫn không ngừng cho ra những seri tranh mới làm nhiều người kinh ngạc trước niềm đam mê, sức lao động và năng lượng sáng tạo dường như vô tận trong ông. Sau cuộc triển lãm “Vũ trụ và con người” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Lê Đại Chúc thì bỗng biệt tăm. Hỏi NSUT, đạo diễn Lê Chức, em anh, thì biết Lê Đại Chúc được mời sang vẽ ở Mỹ. Lê Đại Chúc thường tâm sự với bạn bè: Đời tôi bây giờ rút lại có ba việc: sống, vẽ ở Hải Phòng quê hương, đi xem triển lãm tranh của bạn bè trong nước và ra nước ngoài để tiếp tục học hỏi, giới thiệu tranh và vẽ tranh theo lời mời của các tổ chức hội họa quốc tế. Anh đang lặng lẽ thực hiện một trong ba việc đó.Đầu tháng 10/2010, thoáng thấy Lê Đại Chúc ở Việt phủ Thành Chương trong khai mạc triển lãm tranh Nguyễn Thị Hiền “Dòng chảy – Những con chữ”. Chưa kịp gặp thì anh lại mất hút. Giữa tháng 12 vừa qua, Lê Đại Chúc từ Hải Phòng lên dự triển lãm tranh “Chân dung và tĩnh vật” của họa sĩ Doãn Châu và ghé lại thăm tôi tại tạp chí Văn hiến VN và trò chuyện cùng tôi những chiêm nghiệm hội họa. Ở ngưỡng cửa của tuổi “nhân sinh thất thập”, Lê Đại Chúc vẫn coi mình chỉ mới bắt đầu trong hành trình tìm đến ý nghĩa thực sự của nghề vẽ

76

- Anh thường nói: Hoạ sĩ vẽ gì thì vẽ, cuối cùng vẫn là tự hoạ, xin anh giải thích thêm chiêm nghiệm này?- Có người hỏi tôi: hoạ sĩ là ai? Tôi đã trả lời: Hoạ sĩ khác người thợ vẽ ở chỗ dù vẽ gì thì vẽ cuối cùng vẫn là tự hoạ. Theo tôi, hội họa, nghệ thuật bao giờ cũng là vấn đề riêng tư, rất riêng tư. Người họa sĩ vẽ gì thì cũng theo con mắt riêng, tư tưởng, cảm xúc riêng, cách đánh giá riêng, theo những mách bảo riêng của trái tim mình. Nếu để một lọ hoa cho 10 họa sĩ cùng vẽ thì dứt khoát sẽ ra 10 bức tranh hoa khác nhau. Chữ tự họa tôi dùng ở đây nhằm nhấn mạnh rằng họa sĩ dù vẽ đối tượng nào thì cùng đều thể hiện chân dung của bản thân: suy nghĩ và quan niệm về cuộc sống, con người, về đối tượng vẽ, quan niệm về hội họa, và cả học vấn, sở thich... nghĩa là tất cả những gì chất chứa trong lòng mình. Người họa sĩ thậm chí còn vẽ ra những điều mà mắt thường không nhìn thấy nhưng họ lại nhìn thấy được thông qua tôn giáo, thông qua khoa học, thông qua tâm linh. Nhà bác học Nga Gamov khi nghiên cứu về vật chất tối (Dark Substance) từng nói: “Những cái mắt thường không nhìn thấy không có nghĩa là chúng không tồn tại”. Tôi vẽ đống rơm màu xanh, lũy tre màu đen, con trâu màu đỏ và khi tranh của tôi đẹp có hồn thì mọi người đều thấy tôi có lý. Tôi cũng vẽ mình thành ông da đen, lông mày màu xanh và hai mắt màu vàng…Mới đây, tôi có một bức tranh Đức Phật đem tặng cành hoa sen cho Đức chúa Giê Su trước cây thánh giá. Trong đời thực, hai con người vĩ đại này chưa bao giờ gặp nhau, nhưng họ lại gặp nhau trong giáo lý dùng cái thiện, dùng lòng từ bi để cứu rỗi con người. Vậy tại sao tôi lại không vẽ về một cuộc hạnh ngộ giữa họ. Danh họa Gaugin nói: “Mọi cái đều có thể”.

- Không ít người khen Lê Đại Chúc là trường hợp hiếm hoi của một người không qua trường lớp chỉ nhờ tự học mà thành công trong hội họa. Anh nghĩ sao về lời khen này?- Đây là một sự nhầm lẫn lớn. Hầu hết các danh họa trong nước và trên thế giới đều thành công chủ yếu là nhờ tự học chứ không phải nhờ trường lớp. Bác Nguyễn Gia Trí và anh Nguyễn Sáng đều học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng thành công lớn nhất của họ với tranh sơn mài là do tự mày mò nhiều năm học từ truyền thống sơn mài dân tộc. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng có dạy về sơn mài nhưng chỉ rất đại khái. Pablo Picasso cũng vậy, ông chỉ học ở Học viện Mỹ thuật Madrit một năm rồi bỏ ngang sang Paris rồi nhờ tự học rồi thành danh. Cần nhấn mạnh rằng trường lớp là quan trọng nhưng tự học mới là cái quyết định thành công của bất kỳ họa sĩ nào. Nếu chú ý ta sẽ thấy là các bậc thầy hội họa thường không bao giờ dạy ở các trường và nếu không học được họ thì khó có thể thành công. Nhờ mối quan hệ của cha tôi, nhà thơ Lê Đại Thanh, tôi may mắn từ nhỏ đã quen biết và được các anh Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái dạy vẽ. Rồi sau này vào TPHCM, tôi may mắn quen biết và học được nhiều điều từ bác Nguyễn Gia Trí. Tôi đã từng được xem anh Nguyễn

77

Sáng thực hiện từ đầu đến cuối bức tranh sơn mài nổi tiếng “Trong vườn chuối”, cả từ lúc anh ký họa, bóp hình. Anh Bùi Xuân Phái cũng từng ở nhà tôi ở TPHCM ba tháng để vẽ và trao đổi kinh nghiệm với tôi. Từ năm 1995, tôi được đi triển lãm nhiều ở ngoại quốc nên lại học được từ những tác phẩm kinh điển của các bậc thầy thế giới. Ở nước ngoài, cứ từ 10 giờ sáng tới 5 giờ chiều  tôi mê mải đi bảo tàng xem từng vết bút  của các bậc thầy. Có kỳ đi 90 ngày thì 70 ngày tôi ở các bảo tàng lớn nhất thế giới. Sau những kỳ "học tập tại chỗ" như vậy quan niệm về hội họa và kỹ thuật sơn dầu của tôi tăng gấp hàng chục lần chứ không phải một hai lần. Sự tự học có cái hay là hoàn toàn tự do, chỉ học những gì thiết thân nhất và có thể chọn lọc những cái hay nhất của các bậc thấy, không bị phụ thuộc vào bất cứ chương trình giáo án nào. Picasso, họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20 là một tấm gương tự học lớn. Khi đã thành danh và giàu có, Picasso đã mua rất nhiều tranh của người khác. Picasso quan niệm đơn giản thế này: "Họa sỹ là người sở hữu bộ sưu tập riêng của mình". Đặc biệt là ông ấy mua nhiều nhất là tranh của H.Russo, vốn là một họa sĩ tự học hoàn toàn. H.Russo đã là nguồn cảm hứng và có ảnh hưởng lớn đến sáng tạo của Picasso, Kadanski và cả Matisse. Picasso, Ka danski và Matise vĩ đại bởi họ luôn nhận ra và học hỏi không ngừng những cái hay, cái vĩ đại của người xung quanh. Có lần, một bạn họa sĩ nổi tiếng khen tôi: “Không qua trường lớp mà vẽ được như ông thì thật đáng khâm phục”. Tôi liền đùa lại: “Ông nói ngược rồi! Qua trường lớp mà vẫn vẽ được như ông thì mới đáng kính phục”. Trong câu nói đùa của tôi, có một sự thật nghiêm túc: sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo hội họa bao giờ cũng rất kỵ những trói buột trường quy, những khuôn vàng thước ngọc áp đặt và người nghệ sĩ nếu không vượt qua những rào cản đó thì khó có thể thành công. Họa sĩ Bùi Xuân Phái từng ghi vào nhật ký câu này: “Hãy cứ vẽ như không biết vẽ thì đã sao!”. Đối với thế giới Bùi Xuân Phái chưa phải là một họa sĩ vĩ đại nhưng câu nói này của ông thì quá vĩ đại, thế giới hội họa chưa ai nói được như ông. Một câu nói chứng tỏ ông hiểu hội họa đến mức tận cùng rồi. Chính các họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới cũng chưa ai dám chắc mình đã thực sự hiểu hội họa. Salvado Dali từng nói: “Tôi hiện là họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới, ấy vậy mà tôi vẫn không hiểu được vẽ là thế nào?”. Họa sĩ Bùi Xuân Phái từng chỉ cho tôi xem tranh của Gaugin, Russo và nói: Vẽ như thế này là sai rồi đây này nếu theo quan niệm trong trường nhưng chính những cái sai này mới là đẹp. Nghệ thuật là tình yêu mà tình yêu thì không ai có thể dạy ai được. Tôi ngờ rằng những ngưòi hay lớn tiếng chỉ dạy về tình yêu thực ra chưa hiểu mấy về tình yêu. Chính tình yêu của mỗi người sẽ tự mách bảo cách yêu, cách chinh phục người mình yêu của họ. Người phương Tây có câu: "Nghệ sỹ sinh ra đã là nghệ sỹ ngay chứ không phải do đào tạo". Nhấn mạnh điều này không hề là việc coi thường các trường lớp nghệ thuật nhưng quả thật các trường lớp có thể dạy vẽ nhưng không đào tạo được họa sĩ, có thể dạy viết văn nhưng

78

không thể đào tạo nên nhà văn, có thể dạy nhạc nhưng không đào tạo được nhạc sĩ. Học nghệ thuật là học để quên chứ không phải để nhớ. Làm nghệ thuật là một quá trình tự đào tạo qua công việc lao động sáng tạo bền bỉ hàng ngày, nếu muốn thành công thì phải nhớ đến cái nguyên tắc hồn nhiên mà Bùi Xuân Phái nhắc nhở: “Hãy cứ vẽ như không biết vẽ”…

- Gần đây, anh thường vẽ Đức Phật và Đức chúa Giê Su, nguyên nhân nào làm anh say mê những bậc thầy tôn giáo này đến vậy?- Người họa si vẽ chân dung thường vẽ những người thân yêu, những người mình yêu mến kính trọng. Tôi đã từng vẽ chân dung cha tôi, nhà thơ Lê Đại Thanh, những người trong gia đình tôi, các nghệ sĩ lớn của đất nước mà tôi kính trọng như Văn Cao, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái. Trong mười năm gần đây, tôi có nghiên cứu về Phật giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo, tôi thấy có lẽ hai trong những con người đẹp nhất của nhân loại là chúa Giê Su và Đức Phật. Các triết gia lỗi lạc từ cổ chí kim có nhiều nhưng cũng có ông nói chưa chắc đã đúng, nhiều ông cuộc đời và lý thuyết không đi đôi với nhau, nói một đằng làm một nẻo. Phật và Giê Su thì không như thế. Hai người này rất nhất quán. Cuộc sống của các ngài là minh chứng sống động nhất cho tất cả những điều các ngài nói. Nhà điêu khắc Lê Công Thành rất thú vị khi xem một số bức tranh Phật và Giê Su của tôi trong triển lãm “Con người và vũ trụ” năm 2008. Sau khi xem rất chăm chú, nhiều lúc ngồi bệt xuống sàn nhà để ngắm tranh, anh Lê Công Thành nói với tôi: rất lạ là làm sao đúng ngày tháng này Chúc lại vẽ Phật và Giê Su cứ như là Chúc được hai đấng tối cao giao nhiệm vụ vẽ để nhắc nhở con người vì hiện nay đời sống tâm linh của nhân loại xuống thấp quá, chưa bao giờ thấp như vậy. Chưa bao giờ con người tàn bạo gian dối và cạnh tranh khốc liệt như bây giờ. Và anh Lê Công Thành đã làm một bữa tiệc nhỏ ngay tại sân Bảo tàng Mỹ thuật mời một số nhà báo, nhà văn cùng chúc mừng tôi. Anh Thành coi việc tôi say mê vẽ hai đấng tối cao về tôn giáo này là một hiện tượng tâm linh. Tôi cũng cảm thấy thế. Tôi vẽ Đức Phật và Giê Su từ một thôi thúc tâm linh: chỉ có lòng từ bi mới cứu được con người!

- Anh nghĩ thế nào về tính dân tộc của hội họa, có nên đề cao tính dân tộc trong hội hoạ hiện đại?- Tính dân tộc là một thuộc tính tự nhiên của hội hoạ. Người họa sĩ luôn thuộc về một đất nước một dân tộc và đầu tiên, anh ta bao giờ cũng vẽ con người và thiên nhiên đất nước mình dân tộc mình và vì thế không thể lẫn với con người của đất nước dân tộc nào khác. Các đặc trưng về tư duy, cảm xúc, rồi các đặc trưng về màu sắc, đường nét, hình khối cũng tạo nên tính dân tộc của một nền hội họa. Thế giới từng biết đến những nền hội họa đặc sắc của Hà Lan, Italia, Pháp …Tuy vậy, các họa sĩ lớn không chỉ thuộc một đất nước, một dân tộc, họ thuộc về nhân loại. Theo tôi, ngày hôm nay không nên

79

quá đề cao tính dân tộc khiến cho người nghệ sĩ lúng túng và tự làm nghèo mình. Ví như dân tộc ta không chỉ là sơn mài, lụa, hay chỉ là con trâu, bến nước gốc đa, áo tứ thân hay cứ dùng màu nâu sẽ ra dân tộc. Nguy hiểm hơn là việc tuyệt đối hóa dân tộc tính dễ dẫn đến một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khi dân tộc nào cũng cho mình là nhất, thì đó là nguồn gốc những bi kịch lớn của nhân loại hiện nay như chiến tranh, thù hận…Có lẽ, theo tôi, bây giờ mối quan tâm lớn nhất của các họa sĩ VN là làm sao tranh mình vẽ thật hay thật đẹp, trong cái hay cái đẹp luôn bao hàm tính dân tộc và tính nhân loại. Thế giới người ta rất sòng phẳng, rõ ràng về việc này. Trong các bảo tàng và galerry lớn thế giới, dưới một bức tranh đẹp, sau tên của họa sĩ, bao giờ họ cũng ghi quốc tịch và thậm chí cả nguồn gốc dân tộc của họa sĩ. Ví dụ: Họa sĩ X, quốc tịch Mỹ, gốc VN.

- Theo anh thì hội hoạ Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ hội hoạ thế giới?- Nếu nói về tình hình chung thì nền hội họa của chúng ta mới là ở cỡ khu vực thôi, kiểu SEA Games của thể thao đấy. Nhưng có một số họa sĩ có thể bày ra ở nước ngoài một cách đàng hoàng. Đó là những tên tuổi như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm. Bác Nguyễn Gia Trí thì có thể coi là một thiên tài, người đã đưa sơn mài từ mỹ nghệ lên thành hội họa và được coi là một trong ba người làm sơn mài giỏi nhất thế giới. Các anh Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm cũng có những bức tranh độc đáo, gây ấn tượng trong hội hoạ thế giới.Thế hệ sau đó cũng có những nhân tài hội họa. Miền Nam thì do tôi đã quay ra Bắc 10 năm nay rồi, không biết nhiều, nhưng ở Hà Nội này, thì tôi thấy Lê Quảng Hà, Đặng Xuân Hòa và Đinh Quân thì chả thua ai hết. Bày tranh của những họa sĩ này ra nước ngoài thì cũng có cái để người ta xem. Tuy vậy, cũng phải nói rằng chúng ta chưa có một nền hội họa có thể sánh với những cường quốc hội họa của thế giới.

- Được biết, anh vừa có một chuyến sang Mỹ tham gia một hoạt động nghệ thuật thú vị: vẽ tranh phục vụ chiến dịch từ thiện mang tên "Giving Pledge - Cam kết cho đi". Anh thu nhận được gì từ chuyến đi vẽ thú vị này?

- Qua các phuwng tiện truyền thông, chắc bạn đã biết đây là chiến dịch từ thiện lớn do hai tỷ phú Mỹ Warren Buffet và Bill Gates đề xướng, đã thuyết phục, vận động hàng trăm tỷ phú Mỹ hiến tài sản làm từ thiện. Hầu hết đều hiến ít nhất 50% , có người đến 90% tài sản vào quỹ giúp đỡ người nghèo, người bất hạnh trên toàn thế giới. Dù đã nhiều lần được mời đi nước ngoài vẽ chân dung, có lần từng sang London hàng mấy tháng trời để vẽ chân dung cho một số nghệ sĩ nổi tiếng, được giới thiệu tới vẽ chân dung cho một số gia đình thuộc gia tộc Nữ hoàng Anh và Thủ tướng Sơcsin, nhưng tôi vẫn bất ngờ về lời mời đi Mý lần này. Cuối tháng 5/2009, tôi nhận được một bức thư mời từ một tổ chức tên là INDOCHINA ARTS ở Mỹ. Bức thư do Giám đốc của tổ chức này, ông David Thomas ký tên, có đoạn viết: “Tôi viết thư

80

này mời ông tới thăm nước Mỹ trong sáu tháng. Trong thời gian này, ông sẽ đi thăm những thành phố Boston, NewYork, Washington, Atlanta, Colorado, Santa Fe, San Francisco, San Jose và Los Angles…Tại các nơi đó, ông sẽ đi thăm các bảo tàng, galleries, các trường trung học và đại học nghệ thuật, nói chuyện với sinh viên, các nhà nghệ thuật, nhà sưu tập và công chúng…Tôi được biết ông có dự kiến thực hiện một seri chân dung một số người nổi tiếng nước Mỹ và bạn bè mình. Trong những chân dung đó sẽ có chân dung của Tổng thống Obama, Opra Winfrey và Bill Gates mà những người mà ông cảm phục về lòng bác ái và tài năng xuất chúng của họ. Chúng tôi muốn hợp tác với ông thực hiện dự định này…Khi trở về nước, tôi mong muốn ông sẽ tổ chức các triển lãm những chân dung này tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để giúp người Việt Nam có một cái nhìn mới về dân tộc Mỹ…”Tôi không hiểu tại sao tổ chức hội họa ở nước Mỹ xa xôi này lại biết tôi và cả những dự định sáng tác của mình. Tuy vậy, tôi rất xúc động trước sự quan tâm của họ và nhận lời sang Mỹ trong những tháng cuối năm 2009.Trong sáu tháng ở Mỹ, tôi được đi nhiều nơi, gặp nhiều người Mỹ nổi tiếng, đặc biệt là được đặt vẽ chân dung tổng thống Obama và các nhà tỷ phú đã bỏ gần hết gia tài để làm từ thiện. Tôi đã nhận ra rằng đây là những con người thật tuyệt vời, có tấm lòng thật cao cả. Những tỷ phú này, bằng lao động kiên nhẫn và trí tuệ xuất chúng đã làm nên những tài sản khổng lồ nhưng lại tin rằng tài sản họ có được không phải của họ làm ra mà do Thượng đế trao cho để họ có điều kiện giúp đỡ người khác. Trong những tháng ngày ở Mỹ vừa qua, tôi đã ngộ ra rằng: Trong các thứ nghệ thuật thì nghệ thuật sống mới là quan trọng nhất. Đây là những nghệ sĩ lớn, tiêu biểu cho loại nghệ thuật này. Tôi hãnh diện vì đã có một sưu tập chân dung họ…

81

Nguyễn Thị Hiền và sự ám ảnh của những con chữ

Chiều ngày 2/10/2010, tại Việt Phủ Thành Chương của người em trai, từ TPHCM, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền đã về chào mừng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi bằng một triển lãm tranh độc đáo “Dòng chảy V – Những con chữ” với 54 bức tranh sơn mài, 8 pho tượng composite, trong đó lưu giữ bút tích của 55 nhà văn, nhà thơ, kịch gia... nổi tiếng.

Tại cuộc họp báo mini tại Việt Phủ, thực chất là cuộc hội ngộ với bạn bè văn nghệ báo chí thủ đô, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền cho biết: Là con gái của nhà văn Kim Lân, từ thủa ấu thơ, chị đã may mắn được tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ nối tiếng như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Anh Thơ, Nguyễn Đình Thi, Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán… Những năm tuổi trẻ ở thủ đô Hà Nội, Nguyễn Thị Hiền lại được sống với bạn bè văn nghệ cùng trưởng thành trong thời chiến tranh chống Mỹ ác liệt: Đỗ Chu, Lưu Quang Vũ, Đào Trọng Khánh, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Dương Tường, Vương Trí Nhàn…Chị tâm sự: “Ngoài thời gian sáng tác tranh, rảnh lúc nào là tôi đọc sách, say sưa với những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ đó. Tôi không biết mình đã yêu thích, trân trọng những con chữ của họ từ khi nào. Những con chữ nói lên tình yêu thương giữa con người với con người bao giờ cũng để lại trong tôi những cảm xúc mạnh mẽ và tôi muốn thể hiện điều đó trong tranh”. Từ tình yêu đó, chị nảy sinh ý định sưu tập chữ viết của các văn nghệ sĩ chị ngưỡng mộ và đưa chúng vào sáng tạo hội họa của mình. Việc sưu tầm chữ viết của các nhà văn tên tuổi nhất là những người đã mất như các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân vô cùng gian nan, nhưng cuối cùng Nguyễn Thị Hiền đã âm thầm thực hiện được bộ sưu tập chữ viết tay của nhiều nhà văn, nghệ sĩ và nhà văn hóa có những đóng góp lớn cho đất nước và Hà Nội. Và bước đầu chị đã đưa chữ viết của 55 người vào bộ tranh sơn mài tại triển lãm “Dòng chảy V – Những con chữ”.

Theo Nguyễn Thị Hiền “Khi cho chữ vào tranh, tôi không có ý định minh họa mà cố gắng làm sao giữ được nét chữ của từng người, để người xem có thể thấy hồn cốt của chữ viết đã hòa đồng với nội dung tranh. Con

82

chữ vốn là những ký tự vô hồn, nhưng đã được các văn nhân thổi vào đó sức sống bằng khả năng sáng tạo văn chương, khiến chữ viết cũng có tâm hồn. Nhìn chữ của họ, những kỷ niệm trong tôi lại hiện về. Tôi nhớ bác Nguyễn Huy Tưởng hiền từ, yêu trẻ. Nhớ bác Nguyễn Công Hoan dắt tôi tới lớp vỡ lòng. Nhớ Đào Trọng Khánh, Lưu Quang Vũ và cả tuổi trẻ đầy khát khao, hoài bão của mình...”.

Đưa chữ vào tranh thực ra không mới trong hội họa. Ta từng được biết tranh thủy mặc tranh tổ nữ có đề thơ trong hội họa Việt Nam và phương Đông xưa hoặc thơ trong tranh sơn dầu và tranh gốm của một số tác giả trong và ngoài nước ngày nay. Điều thú vị trước hết khi đến với “Dòng chảy V – Những con chữ” là ta được gặp bút tích của những văn nghệ sĩ tài danh của đất nước, trong đó mỗi bút tích đều gợi lại một cuộc đời, một nhân cách, một sự nghiệp, những Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Tô Hoài, Hoàng Cầm…và Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật, Dương Tường, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha… Đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Thị Hiền ở đây là sự hài hòa giữa hồn chữ và hình tranh, sự phong phú và chiều sâu của những góc nhìn, cuộc hôn phối thăng hoa giữa chất liệu truyền thống và bố cục màu sắc tân kỳ hiện đại trong các bức tranh sơn mài của chị.

Chuyển vào sống ở TP. HCM từ năm 1984, nhưng họa sĩ Nguyễn Thị Hiền vẫn luôn coi Hà Nội, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm thiêng liêng của cuộc đời, là nơi gửi gắm những khát vọng nghệ thuật của mình. Chị chia sẻ: “Người Hà Nội rất yêu nghệ thuật. Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời, là trung tâm văn hóa của đất nước mà tôi luôn tự hào đã được học hành ở đây, trưởng thành ở đây, tình yêu của tôi, bạn bè và gia đình của tôi cũng ở đây. Hà Nội luôn là động lực sáng tạo nghệ thuật của tôi”.

Dạo trong phòng triển lãm, giữa thế giới huyền hoặc của chữ các văn nhân và tranh của Nguyễn Thị Hiền, ta không thể không dừng bước trước những bức tranh mang bút tích của nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, người yêu năm xưa của Nguyễn Thị Hiền. Và ta như lặng đi khi đọc những dòng thơ “thần đồng thơ” dành tặng “thần đồng hội họa” thủa ấy (Những năm 1960 - 1970 ở Hà Nội, đó là các danh hiệu giới nghệ thuật gọi Lưu Quang Vũ và Nguyễn Thị Hiền): “Ngõ phố dài hôm ấy mưa rơi/Đã xa vắng trên mặt đường ướt lạnh/Tóc em rối và áo em đỏ thắm/Những bức tranh nổi gió ở trên tường/Thế giới xanh xao những sự thực gày gò/Em đã đập vỡ ra từng mảnh/Giấu sôi sục trong những đường nét lạnh/Em đi tìm thế giới của riêng em”.

“Em đi tìm thế giới của riêng em”, lời tiên tri của chàng thi sĩ tài hoa nay đã thành sự thật. Nguyễn Thị Hiền đã tìm được một thế giới hội họa của riêng mình để dâng tặng cuộc đời với những “Dòng chảy” và “Dòng chảy V” là “Những con chữ” trong đó có “những con chữ” ngời sáng của Lưu Quang Vũ khi Lưu đã mãi mãi vắng xa…

83

Thế giới tượng Tạ Quang Bạo

Tôi quen Tạ Quang Bạo từ những năm đầu 1970 trong vùng núi rừng Trà My, Quảng Nam, khi anh là họa sĩ Đoàn Văn công Quân Giải phóng Khu 5 còn tôi là biên kịch Đoàn Văn công Giải phóng Khu ủy 5. Đoàn Văn công Quân Giải phóng Khu 5 là một trong những đoàn nghệ thuật lớn nhất của Quân đội trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đội múa của Đoàn tới gần 20 diễn viên, hầu hết đều tốt nghiệp trường Múa VN, dàn nhạc của Đoàn có đủ bộ dây bộ hơi với các nhạc cụ violon, cello, flute, oboes, clarinets, trumpet, trombones…với các nhạc công tốt nghiệp Trường Âm nhạc VN. Đoàn có cả một họa sĩ lo phần mỹ thuật sân khấu là Tạ Quang Bạo. Có điều, vì điều kiện chiến trường không cho phép, nên những năm ấy Tạ Quang Bạo không có nhiều việc để làm cho mỹ thuật sân khấu. Anh thường được phân công làm “anh nuôi” của đơn vị và tranh thủ những lúc rảnh rỗi, kiếm gỗ rừng tạc tượng.

Tạ Quang Bạo vào chiến trường miền Nam khi đã là một nhà điêu khắc trẻ được đánh giá cao ở miền Bắc với các bức tượng Bất khuất, Canh trời. Trên chiến trường khu 5 gian khổ, “chàng anh nuôi” Tạ Quang Bạo tiếp tục niềm đam mê tạc tượng. Giữa những cơn đói, những trận sốt rét và những đợt bom B52, anh đã hoàn thành các bức tượng Đi học chữ Bác Hồ, Cõng đạn, Dũng sĩ núi Thành, Mẹ Trường Sơn, Cánh diều...Vì đơn vị phải hành quân phục vụ liên miên nên tượng làm xong anh thường phải đào giấu trong rừng và sau ngày giải phóng mới lên rừng tìm lại. Các bức tượng này hiện đều được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Quân khu 5.

Những năm 1980, sau hai giải thưởng tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980 và 1982 với Đảo tiền tiêu và Mẹ lá chắn, Tạ Quang Bạo đã thực hiện một cuộc bứt phá sáng tạo và thăng hoa ngoạn mục trong loạt tượng mới: Cõi mùa hạ, Cột trang trí, Mẹ và con, Tiếng đàn, Vọng phu, Hội nghị Diên Hồng, Giao duyên…Như nhận xét của nhà phê bình Mỹ thuật Thái Bá Vân: Tạ Quang Bạo đã từ “loại điêu khắc mô tả và kể chuyện” mà anh đã có thành tựu để tiến tới “loại điêu khắc tâm trạng…thế giới của ngôn ngữ khối và không gian” với “sức ngân của tưởng tượng và rung động thị giác còn lưu loát hơn…hơi thở điêu khắc phập phồng hơn, đời sống mềm mại huyền bí của thiên nhiên còn lẩn quất hơn, không gian điêu khắc cổ dân tộc còn

84

lưu luyến hơn” để “qua những biệt hiệu thẩm mỹ mới mẻ, độc đáo, nói lên được những kỷ niệm thiết tha, những hân hoan bừng sáng…từ chân trời cao xanh đến lo âu, khắc khoải trong lòng dân tộc và thời đại”.

Những thành công mới của Tạ Quang Bạo giúp Thái Bá Vân hy vọng: “Tạ Quang Bạo, trái cây lành và quý của nền nghệ thuật cách mạng, nở trong cuộc sống gian khó và vinh quang của dân tộc…có thể sẽ dẫn điêu khắc đi xa hơn nữa…đến chỗ thuần khiết điêu khắc hơn nhiều”…

Tạ Quang Bạo trở thành một trong những nhà điêu khắc hàng đầu đất nước những năm cuối thế kỷ 20. Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Điêu khắc của Hội Mỹ thuật VN và được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Có đến 10 bức tượng của anh được đặt mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật VN.

Từng được giải tượng đài Hà Nội năm 1964 và theo thầy Nguyễn Hải làm tượng đài Kép năm 1968 khi còn là một sinh viên mỹ thuật, sau 1975, sau thành công của những tượng đài Chiến thắng Cầu Rẽ (1977), Chiến thắng sông Lô (1978), Buôn Ma Thuột (1979), trong cơn sốt “tượng đài chiến thắng”, “tượng đài kỷ niệm” lan khắp nước những năm 1980 - 2000, cái tên Tạ Quang Bạo nổi như cồn, anh được nhiều địa phương chào mời và đã tất tưởi “vào Nam ra Bắc” cùng các cộng sự thực hiện hàng chục tượng đài. Nhiều tượng đài của anh được dư luận đánh giá là thành công. Tuy vậy, với các công trình tượng hoành tráng làm theo đặt hàng này, Tạ Quang Bạo không bao giờ coi mình là tác giả bởi những ý tưởng sáng tạo tâm đắc của anh thường bị các tập thể đặt hàng cắt gọt không thương tiếc và vì miếng cơm manh áo của êkip, để tượng được dựng, Tạ Quang Bạo đành gật đầu chấp thuận. Nhớ về “một thời tượng đài”, Tạ Quang Bạo ngậm ngùi: “Nếu tôi và các nhà điêu khắc khác có đóng góp nào đó cho cao trào tượng đài ở nước ta vừa qua thì chỉ là đóng góp để các tượng đài này “đỡ xấu hơn” chứ không thể làm cho chúng “đẹp hơn” như mong muốn”.

Cuối năm 2010, Tạ Quang Bạo bị tai biến, phải nhập viện điều trị mấy tháng trời. Khi họa sĩ Hoàng Đình Tài đem đến bài viết “Sự hiện hữu của tinh thần” và cho tôi biết tin này thì Tạ Quang Bạo đã hồi phục, trở về nhà ở 31 ngõ 8 Vân Hồ. Ngày đầu năm 2011, đến thăm chúc mừng năm mới, tôi thấy anh đi lại còn rất khó khăn. Nhưng Tạ Quang Bạo dường như không còn nhớ mình vừa trải qua một cơn “thập tử nhất sinh”, anh đang hì hục đục bức tượng gỗ “Miệt vườn” với hình tượng những bầu vú căng tròn nhựa sống. Anh hào hứng đón tôi: “Khoa lên đây, có rất nhiều tượng mới để bạn xem đấy”.

Khắp 5 tầng ngôi nhà khá rộng của Tạ Quang Bạo đầy ắp tượng. Cả một thế giới tượng đồng, gỗ, gốm, đá trắng, đá đen, đá nâu… thiên hình vạn trạng mở ra trước mắt tôi. Những hình khối như đã từng thấy mà chưa thấy bao giờ, mượt mà và thô ráp, đau đớn và hân hoan, đơn sơ và huyền hoặc, tin yêu và tuyệt vọng, vui tươi và cuồng nộ, nồng nhiệt và lạnh lẽo, mảnh mai và dữ dội, rõ ràng và bí ẩn…làm tôi ngây ngất, choáng ngợp. Loanh

85

quanh cả buổi trong không gian tượng Tạ Quang Bạo, tôi chợt hiểu thế nào là “điêu khắc tâm trạng” mà Thái Bá Vân từng nói. Đó là điêu khắc mà người nghệ sĩ thể hiện không chỉ cái họ nhìn thấy bằng mắt mà bằng cả trí tuệ, tâm hồn, là cái họ cảm nhận, chiêm nghiệm, suy ngẫm không chỉ bằng ý thức mà còn bằng cả tiềm thức. Đó là điêu khắc không chỉ thể hiện khát vọng chiếm lĩnh không gian mà còn cả nung nấu xuyên suốt, làm chủ thời gian của người nghệ sĩ. Đó là điêu khắc của sự bừng thức tâm linh và bùng nổ vô thức. Đó là điêu khắc của thơ ca và âm nhạc…

Tôi thầm mừng. Vinh quang từ 10 bức tượng trong Bảo tàng Mỹ thuật, từ giải thưởng Nhà nước về VHNT, lợi lộc từ các công trình tượng đài, ngôi cao trong lãng mỹ thuật cùng sự viên mãn về vật chất đã không thể giết chết được bản năng và khát vọng sáng tạo mạnh mẽ trong trẻo của một nhà điêu khắc bẩm sinh trong Tạ Quang Bạo. Như cậu sinh viên mỹ thuật và anh lính chống Mỹ trẻ trung hồn nhiên năm nào, ở tuổi “nhân sinh thất thập”, ngày ngày anh vẫn say mê, âm thầm, bền bỉ đục đẽo nung đúc chạm khắc để biến những vật liệu đồng đá, đất gỗ vô tri thành một thế giới tượng đẹp mê hồn.

Quả thực, Tạ Quang Bạo đã “dẫn điêu khắc đi xa…đến chỗ điêu khắc thuần khiết” như Thái Bá Vân từng hy vọng.

86

Trần Bảngvà duyên nghiệp chèo

Trần Bảng sinh năm Bính Dần 1926 trong một gia đình Tây học và văn chương nổi tiếng, cha là nhà văn Trần Tiêu, bác ruột là nhà văn Khái Hưng, hai trong những chủ soái của Tự Lục Văn Đoàn. Hơn hai mươi tuổi ông đã đỗ tú tài Tây, thông thạo Hán Nôm và tiếng Pháp, sử dụng được các ngoại ngữ Anh, Nga, Đức. Trần Bảng tham gia kháng chiến chống Pháp với hoạt động viết, diễn kịch nói ở đội Tuyên truyền Sao Mai xã Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng quê hương rồi Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương trên chiến khu Việt Bắc. Tại đây, từ tổ kịch Trần Bảng được đưa sang phụ trách tổ chèo và gần 60 năm qua ông đã gắn bó thuỷ chung như nhất với bộ môn sân khấu dân tộc thuần khiết này, trở thành một thương hiệu chèo lừng lẫy. Ở tuổi 85, trò chuyện với chúng tôi, GS.NSND Trần Bảng nói rằng chèo chính là duyên nghiệp của cuộc đời ông…

Dây tơ hồng ai khéo xe mà vấn vítTrước khi lên Việt Bắc, gần như Trần Bảng chưa biết gì về chèo dù

thời thơ ấu có đôi lần được xem chèo tuồng sân đình khi từ Hà Nội về thăm quê. Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương thành lập cuối năm 1951 ở bến Canh Nông, Tuyên Quang hồi ấy hội tụ những tên tuổi cự phách của văn nghệ kháng chiến như Thế Lữ, Song Kim (tổ kịch), Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Doãn Mẫn, Thái Ly (tổ ca múa nhạc), Năm Ngũ, Dịu Hương, Cả Tam (tổ chèo). Tuy chia làm ba tổ kịch, ca múa nhạc và chèo nhưng khi dựng tiết mục cả Đoàn đều chung tay vào làm, vì vậy đòi hỏi các nghệ sĩ của Đoàn là ngoài tinh thông một nghề còn phải học thêm để biết nhiều nghề. Đặc biệt với chủ trương phục hồi vốn cổ dân tộc rất mạnh mẽ của Đảng từ 1950, Đoàn đặt ra một kỷ luật là giờ đầu mỗi buổi sáng cả đoàn phải tập trung học hát chèo. Thế là Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Song Kim cùng với Trần Bảng đều trở thành học trò của các nghệ nhân Năm Ngũ, Dịu Hương, Cả Tam. Nhờ đó, chàng trai trẻ từng say mê bi kịch Hy Lạp, kịch cổ điển và nhạc lãng mạn Pháp bắt đầu nhập tâm và đắm đuối những sa lệch chênh, sa lệch bằng, đường trường phải chiều, lới lơ, đào liễu, con gà rứng, tò vò, trầm tình… những Lão say, Hề mồi, Hề gậy, Suý Vân, Thị Màu…Cuối năm 1952, để chuẩn bị phục vụ một hội nghị lớn của Trung ương, Đoàn được Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu dàn dựng

87

vớ kịch Dân cày vùng lên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Cả đoàn dồn sức vào tập vở kịch do nhà thơ Thế Lữ đạo diễn. Nhận thấy tổ chèo còn rảnh rỗi, Trần Bảng nảy ra ý định làm thêm một vở chèo từ câu chuyện có thật ông chứng kiến trong chuyến đi thực tế tại Bắc Giang. Được sự ủng hộ của lãnh đạo đoàn và các nghệ sĩ chèo, ông đã kết hợp với các nghệ sĩ Năm Ngũ, Dịu Hương viết đề cương và dựng vở Chị Trầm, sau này được coi là vớ chèo hiện đại đầu tiên của sân khấu chèo cách mạng. Bất ngờ là đầu năm 1953, khi về ATK duyệt tiết mục phục vụ hội nghị thì vở được chọn chính thức không phải là vở kịch do trên đưa xuống mà là vở chèo Chị Trầm. Đêm công diễn Chị Trầm ở ATK, Bác Hồ đã cùng các đ/c Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng đến xem, Vở chèo tả cuộc đời của nhân vật Trầm từ một người đi ở cho địa chủ bao nhiêu tủi khổ được cách mạng giải phóng, được tự do làm ăn hội họp vui vè, dù còn mộc mạc đơn sơ nhưng rất được hoan nghênh. Vở diễn kết thúc, Bác Hồ yêu cầu mở màn lại, trực tiếp bước lên sân khấu thưởng kẹo cho các nghệ sĩ và khen ngợi: Phường chèo này hát hay lắm!. Hôm sau, Tổng Bí thư Trường Chinh dành hơn 2 tiếng đồng hồ gặp Đoàn nói chuyện về ưu khuyết điểm của Chị Trầm và Trần Bảng với tư cách là người phụ trách Đoàn và tác giả vở diễn đã vinh dự được Bác Hồ mời cơm. Trong bữa cơm cùng Bác với anh hùng Nguyễn Thị Chiên và bác sĩ Trần Hữu Tước, Bác Hồ khen Trần Bảng còn trẻ mà đã biết yêu vốn nghệ thuật cổ truyền của dân tộc và ân cần căn dặn: “Chèo là viên ngọc quý, phải ra sức học, đặc biệt là phải học các nghệ nhân để hiểu sâu và nắm vững nghề chèo”. Dây tơ hồng của Trần Bảng với nghệ thuật chèo đã được Bác, Đảng và kháng chiến khéo xe như thế nên đã trọn đời vấn vít cùng ông.

Một sự nghiệp chèo lừng lẫyTrần Bảng kể rằng trong buổi đầu đến với chèo, ông đã được các bậc

đàn anh văn nghệ đất nước hết mực khích lệ. Nhà văn Hoài Thanh từng nói với ông: "Chèo tuyệt lắm, cậu cứ làm đi, tôi tin chắc rồi cậu sẽ mê loại hình nghệ thuật này". Còn cụ Thế Lữ thì quả quyết: “Gắn bó với chèo, chèo sẽ cho anh một sự nghiệp”. Đúng như tiên tri của họ, càng làm, càng gắn bó với chèo, Trần Bảng càng mê đắm và ông đã có một sự nghiệp chèo thật sự lừng lẫy.

Trần Bảng thưòng nhắc tới những ngày ông phụ trách Ban Nghiên cứu chèo của Bộ Văn hoá những năm 1957-1960. Đó là lúc các nghệ sĩ tài danh của tứ chiếng chèo Đông, Đoài, Nam, Bắc như Trùm Thịnh, Trùm Bông, Cả Tam, Dịu Hương, Năm Ngũ, Minh Lý, Bạch Tuyết…được tụ hội về trên một không gian sân khấu sân đình truyền thống cùng nhau diễn Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần…Cả một thế giới chèo hiện ra trước mắt ông “Trong sáng lạc quan, hài hước mà trữ tình, ngây thơ mà minh triết với những hình tượng nghệ thuật đẹp vừa kỳ lạ lại vừa thân quen”. Đối với Trần Bảng, đó là những ngày hạnh phúc không thể nào quên, lúc ông hoàn toàn bị những vẻ đẹp chèo tinh khiết chinh phục và quyết tâm theo đuổi đến cùng bộ môn sân khấu tuyệt diệu này của dân tộc.

88

Cho đến nay, sau gần 60 năm tự tin, cần mẫn lao động sáng tạo trên chiếu chèo, Trần Bảng đã có những thành tựu khó ai bì kịp ở cả ba tư cách: soạn giả, đạo diễn và nhà lý luận. Ông là tác giả của các vớ chèo nổi tiếng: Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, Cô gái và anh đô vật, Tình rừng, Câu chuyện tình 80, Máu chúng ta đã chảy…Ông là đạo diễn thành công nhất của sân khấu chèo với trên 20 vở diễn được đánh giá cao, trong đó nhiều vở được coi là các mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của sân khấu chèo cách mạng ở cả hai phương diện phục dựng trò diễn cổ và sáng tạo trò diễn mới như Quan Âm Thị Kính, Suý Vân, Lưu Bình Dương Lễ, Trinh Nguyên, Từ Thức, Nàng Thiệt Thê (chèo cổ), Lọ nước thần, Đôi ngọc truyền kỳ, Tống Trân Cúc Hoa (dân gian), Tô Hiến Thành (lịch sử), Cô giải phóng, Cô gái và anh đô vật, Tình rừng (hiện đại)… Ông cũng là nhà nghiên cứu lý luận chèo hàng đầu. Bốn cuốn sách ông đã công bố: Khái luận về chèo, Kỹ thuật biểu diễn chèo, Chèo - Một hiện tượng sân khấu dân tộc, Trần Bảng đạo diễn chèo là bốn công trình tổng kết học thuật công phu, tâm huyết, sáng tạo. Đó là những công trình đã xây dựng nên hệ thống lý luận khá hoàn chính về nghệ thuật chèo, từ những nguyên tắc mỹ học, phương pháp sáng tạo tổng thể đến nghệ thuật diễn viên, nghệ thuật đạo diễn, vừa uyên bác, toàn diện vừa sinh động cụ thể, vừa rọi sáng quá khứ vừa khai mở tương lai, đã trở thành cẩm nang, sách gối đầu giường không chỉ của nhiều thế hệ chèo mà còn của giới sân khấu truyền thống nói chung.

Sự nghiệp của Trần Bảng đã là một phần quan trọng của nghệ thuật chèo và sân khấu Việt Nam thời hiện đại. Ông rất xứng đáng với học hàm Giáo sư, danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (1993) và Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001).

Day dứt khôn nguôi của ông “Trùm chèo” thời nay Trong cuốn sách mới nhất được ông hoàn thành năm 2007, năm 82

tuổi, “Trần Bảng đạo diễn chèo”, Trần Bảng đã hơn một lần đặt câu hỏi: “Tại sao chèo hiện đại chưa sản sinh ra được những hình tượng nghệ thuật ngang tầm với những Lão say, Suý Vân, Thị Màu…của chèo cổ?”. Đó là nỗi day dứt khôn nguôi của người được coi là ông “Trùm chèo” thời nay.Trần Bảng không ngần ngại thừa nhận rằng hai vở chèo nổi tiếng, được hâm mộ một thời của ông, từng được Giải thưởng Nhà nước như “Con trâu hai nhà”, “Đường đi đôi ngả”, thực chất chỉ là các “vở kịch nói pha các làn điệu chèo một cách vụng về”. Ông tâm sự: ngay một vở chèo cổ như “Quan Âm Thị Kính” do chính ông trực tiếp chỉ đạo và đạo diễn phục hồi 3 lần vào các năm 1957, 1968. 1985 thì mãi đến lần thứ 3, năm 1985, Trần Bảng mới tìm ra được chìa khoá để giải mã hình tượng trung tâm của vớ: nhân vật Thị Kính. Ấy là nhờ một lần tình cờ vãn cảnh chùa Mía, Trần Bảng đã giật mình sững sờ trước pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại đây. Trước mắt ông hiển hiện một Thị Kính với “Nét mặt thanh thản rạng lên ánh hào quang của tấm lòng từ bi hỷ xả, một đứa bé nằm trong lòng, tay chân quơ lên, ngây thơ sống động”. Trần Bảng thầm cám ơn người nghệ nhân tạo hình vô danh xưa

89

đã nắm bắt và thể hiện thật tài tình cái thần hình tượng biểu trưng cho chữ nhân, chữ nhẫn thâm hậu của triết lý nhà Phật. Trần Bảng ngộ ra: Thị Kính không phải là người phụ nữ mềm yếu, thụ động cam chịu những oan trái, khổ nạn của cuộc đời, không chỉ là một hình tượng dầm dề nước mắt như ông và đồng nghiệp đã từng phục dựng trên sân khấu. Thị Kính thực ra là hình tượng cho thấy oan khiên, bất hạnh dù trớ trêu, chất chồng, nghiệt ngã thế nào cũng không thể giết chết lòng trắc ẩn, sự vị tha của một con người. Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” vì vậy, không chỉ nhằm diễn tả nỗi oan và nước mắt Thị Kính mà còn để thể hiện cái cách nhân vật này hoá giải tai hoạ của cuộc đời bằng tình yêu thương và sự hy sinh thầm lặng, cao cả. Trần Bảng đã cùng Nhà hát Chèo Việt Nam hào hứng dựng lại lần thứ 3 “Quan Âm Thị Kính” trong ánh sáng nhận thức mới đó. Sau gần 20 năm, sau 3 lần phục dựng, Trần Bảng và các đồng nghiệp mới trả lại được cho vở chèo cổ toàn bích này trọn vẹn giá trị đích thực của nó.

Trần Bảng cho rằng nguyên nhân chủ yếu làm chèo thời nay chưa ngang tầm với chèo cổ là bởi những người làm chèo hiện tại chưa thực sự hiểu chèo, nắm vững chèo, từ tư tưởng nhân văn dân gian chân chất hiền minh đến luật chơi riêng, tư duy riêng, phương pháp sáng tạo riêng của nó. Cơn cuồng phong của xu hướng thương mại hoá nghệ thuật đã làm tan tác môi trường chèo truyền thống. Sự bất cập tri thức nghề nghiệp, sự nguội lạnh lòng yêu nghề của những người hoạt động chèo khiến “bản năng sáng tạo bị tù hãm, trí tuệ sáng tạo bị khô cằn” lại làm chèo trở nên hời hợt, nhạt nhẽo, đầu Ngô mình Sở, đánh mất nhựa sống, đánh mất bản sắc, đánh mất khán giả. Không chỉ chưa thể ngang tầm với chèo cổ, chèo hôm nay đang đứng trước nguy cơ thui chột, mai một ngày càng nặng nề …

Cần một cuộc chấn hưng sân khấu lần thứ hai Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà “Trùm chèo” Trần Bảng đã đăng đàn

thật ấn tượng tại Hội thảo Nghệ thuật Tuồng Toàn quốc do Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc phối hợp tổ chức đầu tháng 1/2009. Cầm tinh con hổ, “chúa tể của muôn loài”, nhưng Trần Bảng lại là con người rất dị ứng với những biểu hiện của quyền uy, với sự khoa trương, cao giọng, đại ngôn, ngay cả khi ở những cương vị quản lý vĩ mô nền sân khấu đất nước thời “cực thịnh” như Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu, Phó Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN. Hơn 20 năm nay, kể từ khi về hưu, ông dường như ẩn mình, lặng lẽ, chuyên cần làm những công việc yêu thích: dựng vở, dạy học, nghiên cứu… Nhưng lần này thì con người lịch duyệt, khiêm nhường ấy xuất hiện, thật quyết liệt dữ dội với một bản tham luận đầy chất hiệu triệu: “Hãy trở về với tuồng gốc”. Khi cần thiết, vì sự sống còn của đồng loại, “lão hổ” họ Trần không đành lòng “ta nằm dài trông ngày tháng dần qua” mà đã cất tiếng gầm vang.

Lý giải thái độ thơ ơ lạnh nhạt của khán giả hôm nay với nghệ thuật tuồng, không chỉ của lớp khán giả trẻ mà cả những người từng hiểu biết và

90

say mê tuồng, Trần Bảng thẳng thắn chỉ rõ đó là do tuồng không còn khí lực, đánh mất những nét đẹp độc đáo của tuồng truyền thống. Bằng những bài học lịch sử về thất bại rõ ràng của các cuộc “cải cách” tuồng những năm 1930 và “hiện đại hoá” tuồng những năm 1980 và cả hiện nay, Trần Bảng khẳng định: “Các hình thức gọi là cải cách ấy chẳng mang lại hiệu quả gì mà chỉ làm cho di sản sân khấu quý báu này sa vào nguy cơ mai một trầm trọng hơn”. Theo Trần Bảng, lịch sử đã chứng minh tuồng chỉ thực sự phục sinh, thăng hoa khi thực hiện chủ trương khai thác di sản nghệ thuật dân tộc của Đảng và nhà nước bằng cuộc chấn hưng tuồng giữa thế kỷ XX (1955- 1965), trở về với tuồng gốc, tuồng truyền thống. Bởi vậy, ông khẩn thiết đòi hỏi: Cần thực hiện một cuộc chấn hưng tuồng lần thứ hai với phương hướng thành công của cuộc chấn hưng lần thứ nhất: trở về với tuồng gốc, để đưa tuồng ra khỏi cơn “bĩ cực” kéo dài hiện nay.

Bằng chứng xác thực, lý lẽ khúc triết, đề xuất thuyết phục, kết luận dứt khoát, bản tham luận của vị lão trượng rất được yêu mến của sân khấu truyền thống đã nhận được sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc và hoan nghênh nhiệt liệt của toàn bộ Hội thảo. Không ít người nói: chỉ với một bản tham luận của “Trùm chèo” Trần Bảng, cái hội thảo tưởng chừng sẽ vô bổ, bế tắc như các hội thảo từng được tổ chức về cùng đề tài đã rất thành công. Mọi phức tạp, rối ren hoá ra lại thật đơn giản, sáng tỏ: chúng ta đã từng chọn được con đường đúng nhưng rồi lại lầm đường lạc lối, vần đề là quay trở lại con đường đúng đã chọn. Lịch sử lắm khi rất vòng vo, nhiêu khê là thế. Và hơn nữa, những điều Trần Bảng nói về tuồng trong hội thảo tuồng này thực ra không chỉ là những vấn đề của riêng tuồng mà cũng chính là những vấn đề nóng bỏng của chèo, của chung cả nền sân khấu truyền thống, được ông nung nấu chiêm nghiệm từ hơn nửa thế kỷ hết mình lăn lộn, sinh tử với duyên nghiệp chèo, với sân khấu dân tộc.

Tất nhiên, để có cuộc chấn hưng mới của tuồng, chèo, của sân khấu dân tộc, cần có sự quan tâm lãnh đạo, đầu tư nhiều mặt của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành liên quan, sự ủng hộ, khích lệ của toàn xã hội, nhưng “Chúng ta, những người làm nghề, có trách nhiệm lớn trong sự hưng thịnh của nghề. Trước khi chờ những động thái tích cực từ các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, nghệ sĩ không thể tiêu cực ngồi chờ. Hãy lấy lại niềm tin, lòng yêu say nghề, cùng nhau đúng lên quyết tâm chấn hưng nghề tổ”, Trần Bảng thiết tha đề nghị.

Trở về với với tuồng gốc, với chèo gốc, thực sự trở về với truyền thống, không phải là một bước lùi mà là một bước tiến, một cuộc đi tới, con đường duy nhất đúng để tuồng, chèo và sân khấu truyền thống tìm thấy tương lai.

Tràn Bảng muốn nói với chúng ta như thế và chúng ta tin ông!

91

Có một “Đêm trắng” chèo

“Một Đảng chân chính không bao giờ che dấu khuyết điểm. Chỉ có những Đảng tồi mới không dám công khai thiếu sót sai lầm của mình trước nhân dân. Không ai có thể bôi xấu được người cộng sản trừ khi người cộng sản tự bôi xấu mình”.Câu nói của Bác Hồ, lời kết vở chèo “Đêm trắng” của Đoàn chèo Tổng cục Hậu Cần vang lên trong tiếng vỗ tay vang dội khán phòng rạp Hồng Hà trong đêm diễn ra mắt ngày 10/11/2008, cho thấy thành công của một “Đêm trắng” chèo…

“Đêm trắng” là vở kịch của tác giả Lưu Quang Hà viết về câu chuyện Bác Hồ tự tay ký bản án tử hình một cán bộ cao cấp, Cục trưởng Cục Quân Nhu, trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1987, vở kịch được đạo diễn Doãn Hoàng Giang dàn dựng lần đầu tiên trên sân khấu Đoàn Kịch Quân Khu II (nay đã giải thể) và gây được tiếng vang lớn. Sau đó, chính Doãn Hoàng Giang đã dàn dựng lại “Đêm trắng” cho Nhà hát Kịch VN và trở thành một điểm sáng trong Hội diễn Kịch nói Toàn quốc năm 1990.

Năm 2005, Nhà hát kịch VN và Đài Truyền hình VN tổ chức dàn dựng lại “Đêm trắng” với sự tham gia của gần 100 diễn viên của Nhà hát Kịch VN, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh VN, phát trực tiếp trên Nhà hát truyền hình trong dịp kỷ niệm 60 năm Quốc khánh, tiếp tục gây xúc động mạnh mẽ trong công chúng sân khấu và truyền hình cả nước.

“Đêm trắng” là một vở chính kịch giàu sức lay động. Vở diễn cho ta biết từ trong lòng cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc từ hơn nửa thế kỷ trước, nạn tham nhũng đã xuất hiện, lộng hành, được dung túng, gây nên bao chuyện đau lòng và việc diệt trừ nó phải trả một cái giá đắt như thế nào. Vở diễn còn như di ngôn thiêng liêng trên sân khấu của Bác Hồ về nạn tham nhũng và việc phải quyết tâm diệt trừ tệ nạn này bằng mọi giá để cứu lại niềm tin bị đổ vỡ của chiến sĩ nhân dân với Đảng và Quân đội. Chừng nào nạn tham nhũng còn tồn tại và tác oai tác quái, vấn đề của vở diễn đặt ra sẽ còn luôn nóng bỏng, cấp thiết. Tuy vậy, đây là một vở khó dựng, khó diễn. Trong hơn 20 năm qua dù là một vở kịch hay nhưng chỉ mới có hai đơn vị đưa lên sân khấu thành công.

Khi nghe tin Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần quyết định dựng Đêm trắng”, không ít người nghi ngại. “Đêm trắng” được cho là ít chất “ca

92

kịch”. Có một đoàn cải lương phía Nam đã từng dũng cảm dựng “Đêm trắng” nhưng đã không mấy thành công. Vở chính kịch hiện đại đầy chất chính luận như “Đêm trắng” sẽ được “chèo hóa” ra sao? Các diễn viên trẻ của Chèo Tổng cục Hậu cần liệu có “gánh” nổi những vai khó như Đại tá Hoàng Trọng Vinh và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh? Những di ngôn nghiêm khắc của Bác Hồ như câu nói “Sức mạnh của cách mạng là lòng tin của hàng triệu quần chúng. Có lòng tin thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Mất lòng tin thì tan rã, sụp đổ. Cộng sản mà ăn cắp, mà hà hiếp nhân dân, mà hãm hại đồng chí, mà luồn nịnh cấp trên thì còn ai tin, ai theo cộng sản nữa” sẽ xuất hiện trên sân khấu chèo với sức nặng thế nào?...

Hàng loạt câu hỏi nan giải đó đã được những người làm vở (Đạo diễn Doãn Hoàng Giang, tác giả chuyển thể Hoài Giao, nhạc sĩ Hạnh Nhân, họa sĩ Hoàng Song Hào, biên đạo múa Ngọc Cường) và tập thể Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần trả lời bằng một “Đêm trắng” chèo đầy sức thuyết phục.

Trung thành gần như tuyệt đối với những gì đã làm nên thành công của nguyên tác kịch nói, giữ nguyên kết cấu, chỉ tinh lược bớt tình tiết, không lạm dụng hát múa, tổ chức những trổ hát múa khá đắt, sử dụng dàn đồng ca tạo nên một không gian uyển chuyển của kịch hát truyền thống, vở chèo “Đêm trắng” vẫn giữ được tính chính luận sắc sảo của nguyên tác mà tăng thêm hiệu ứng trữ tình. Đặc biệt đáng khen là dàn diễn viên trẻ của Tổng cục Hậu cần với Ngọc Cao (vai Chủ tịch Hồ Chí Minh), Tự Long (Đại tá Hoàng Trọng Vinh), Anh Tuấn (Trung đoàn trưởng Hoàng Trọng Dũng), Lâm Thanh (thư ký Thu Phương), Hiên Lương (vợ Hoàng Trọng Vinh), Xuân Nghĩa (trực ban), Kim Quy (chị nuôi Bế Thị Loỏn)…đã gây được ấn tượng tốt. Và hết sức bất ngờ là thành công của nghệ sĩ trẻ Nguyễn Cao trong vai Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một trong những thách thức khó khăn nhất khi dựng “Đêm trắng” việc xây dựng nhân vật Bác Hồ, hình tượng trung tâm của tác phẩm. Vị lãnh tụ tối cao của dân tộc xuất hiện trên sân khấu đến gần 40 phút diễn. Hai cảnh làm nên sức chinh phục lớn của vở diễn chính là hai cảnh có Bác Hồ: cảnh Bác đến thăm trung đoàn của Hoàng Trọng Dũng và cảnh Bác thức trắng đêm để đi đến quyết định ký bản án tử hình một cán bộ cao cấp của Quân đội mà Bác từng rất yêu mến tin cậy.

Chàng diễn viên vừa mới ra trường, chỉ mới vài tuổi nghề Ngọc Cao đã được Trưởng đoàn, chỉ đạo nghệ thuật Đào Lê và đạo diễn Doãn Hoàng Giang tin tưởng trao cho vai diễn rất lớn và rất khó này và anh đã không phụ lòng tin của họ. Với tiếng nói và cách đi, dáng đứng rất Hồ Chí Minh, với đôi mắt sáng và lối diễn mộc mạc chân thực, hình tượng Bác Hồ nhân từ và dân giã, anh minh và nghiêm khắc do Ngọc Cao thể hiện đã thực sự gây xúc động với người xem.

Với “Đêm trắng”, đạo diễn Doãn Hoàng Giang đã tạo nên một Bác Hồ - Tiến Hợi (Đoàn kịch quân khu II), một Bác Hồ - Trần Thạch (Nhà hát

93

Kịch VN) và giờ là một Bác Hồ - Ngọc Cao, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều có những thành công đáng trân trọng.

Năm 2008 có vẻ như một năm “trở lại” của cái tên rất được hâm mộ Doãn Hoàng Giang. Con người bụi bặm ngông ngạo mà thông minh tinh nhạy, người đạo diễn kỳ tài từng tạo nên cả một “thế giới Doãn Hoàng Giang” trên sân khấu VN với hàng trăm vở diễn đầy ma lực ấy vài năm nay vẫn hừng hực cày ải nhưng các vở diễn liên tiếp ra đời của anh có vẻ đã nhợt nhạt và tự lặp lại mình. Không ít người coi như Doãn Hoàng Giang như một “phù thủy” đã hết “bùa phép”. Đột nhiên, anh làm náo động sân khấu phía Nam với bốn vở diễn, đặc biệt là với “Tả quân Lê Văn Duyệt” của Nhà hát Kịch TPHCM, rồi trở lại Thủ đô để tạo cơn sốt mới của “Nàng Si Ta” tân trang của chèo Hà Nội, giúp đạo diễn trẻ Anh Tú dựng kịch thử nghiệm của Nguyễn Huy Thiệp và làm nên một “Đêm trắng” chèo ngoạn mục. Tạo nên một vở chèo chính trị đầy sức cuốn hút trên sân khấu một thương hiệu chèo lớn của những vở diễn lịch sử, dân gian, giúp bộ môn kịch hát truyền thống cổ xưa này tin rằng mình có thể chinh phục người xem cả ở những đề tài hiện đại gai góc nhất, Doãn Hoàng Giang giúp chúng ta tin lời anh nói: Anh chưa hề già, anh vẫn còn sung mãn lắm. Khi cần thiết, Doãn Hoàng Giang tự biết tỏa sáng.

94

Mịch QuangHọc, hiểu và khám phá ở tuổi 93

“Học, hiểu và khám phá” là tên cuốn sách nhà nghiên cứu Mịch Quang vừa hoàn thành ở tuổi 93 theo đặt hàng của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Cùng nhà văn Sơn Tùng đến thăm đến thăm vị “lão tướng” của nghệ thuật dân tộc (chữ dùng của GS.NSND Trần Bảng) vào những ngày tháng 5/2009 vừa qua tại nhà riêng của con gái ông ở khu đô thị Mỹ Đình, được Mịch Quang đưa xem tập bản thảo cuốn sách mới nhất đó của ông, chúng tôi rưng rưng xúc động. Mắt đã mờ, chân yếu, phải ngồi xe lăn, nghe và nói đã rất khó khăn nhưng tâm trí Mịch Quang vẫn còn minh mẫn lắm và khao khát “học, hiểu, khám phá” dường như chưa bao giờ vơi cạn trong ông…

Còn nhớ trong bài thơ khai bút xuân Tân Tỵ, năm ông 85 tuổi, Mịch Quang từng viết:

Tám mươi lăm tuổi tự ta phong Hàm lão học sinh có được không?Học mãi, học hoài còn thấy dốtViết rồi, viết nữa vẫn chưa xong…Sinh ra trong một gia đình nho giáo trên quê hương Đào Tấn, từ nhỏ

Mịch Quang đã là một cậu bé hiếu học. Chỉ tốt nghiệp sơ yêu tiểu học thời Pháp Và cuộc đời ông là cuộc đời phấn đấu tự học, tự học không ngừng. Trong kháng chiến chống Pháp, người ta rất lạ lùng khi thấy Mịch Quang là một giọng ca tân nhạc rất được yêu thích ở vùng kháng chiến Bình Định lại vừa là một tay đàn kìm nhạc cổ thành thạo. Tập kết ra Bắc, làm biên tập viên vốn cổ văn học của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng Mịch Quang lại có thể trao đổi, hướng dẫn các nghệ sĩ Quách Thị Hồ, Trần Thị Tuyết về ngâm thơ, nhất là cách ngâm thơ đặc sắc của miền Trung. Say mê Tuồng, làm nghiên cứu Tuồng nhiều năm, có vốn hiểu biết sâu rộng về tuồng đã đành, Mịch Quang còn làm những người hoạt động ở nhiều bộ môn nghệ thuật khác mến phục vì những hiểu biết, phát hiện mới mẻ, bất ngờ của ông khi nói đến bộ môn nghệ thuật của họ.

Từ giữa những năm 1960, Mịch Quang không những theo học Kinh dịch hết sức nghiêm túc với thầy Cao Xuân Huy mà còn tìm đọc nhiều sách về toán học, điều khiển học, sinh học hiện đại. Bạn bè đàm đạo tâm đắc của ông hồi đó, có nhiều người là những nhà khoa học tự nhiên. Đó là khi ông

95

nhận thấy nhiêù vấn đề của nghệ thuật cần phải và có thể được soi sáng bởi những hiểu biết về triết học, về khoa học tự nhiên.

Kể từ ngày rời Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển về Ban Nghiên cứu Tuồng, Nhà hát Tuồng VN, Trường Lý luận Nghiệp vụ (nay là Đại học Văn hoá) ở Hà Nội rồi Sở VHTT Phú Khánh, gần 50 năm qua, cuộc đời của Mịch Quang có một cái đích rất rõ: phát hiện khám phá ra cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc, bắt đầu từ Tuồng. Mịch Quang thường nhắc câu nói của Bác Hồ, khi Bác đến thăm khu văn công Cầu Giấy đầu những năm 60: "Nghệ thuật Việt Nam hay lắm. Các cháu rán nghiên cứu ...Đừng để những tiêu chuản này nọ của nghệ thuật Phương Tây trói buộc khiến ta không thấy hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta". Từ lời dặn của Bác, Mịch Quang hiểu rằng Người đã khích lệ ông và các đồng nghiệp phấn đấu cho một sự nghiệp giải phóng khác trong nghệ thuật: giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ của tư tưởng nghệ thuật phương Tây. Từ đó, Mịch Quang đã nỗ lực không mệt mỏi để làm theo lời dặn của Bác. Đã có lúc Mịch Quang nổi tiếng là "bảo thủ", "cực đoan", "dân tộc hẹp hòi" trong giới nghệ thuật học vì sự đấu tranh mạnh mẽ triệt để không khoan nhượng để bênh vực nghệ thuật truyền thống, chỉ trích những hiện tượng xu thời, lai căng, mất gốc. Nhưng rồi cùng với thời gian, người ta hiểu ra hầu hết những ý kiến, thẳng thắn cương trực của ông là rất có lý, có tình và đặc biệt là rất cần thiết. GSTS Trần Văn Khê, GSTS Nguyễn Thuyết Phong là những người tâm đắc với nhiều tổng kết, phát hiện học thuật của Mịch Quang. Nguyễn Thuyết Phong gọi Mịch Quang là “triết gia của nghệ thuật dân tộc VN”. Còn theo đánh giá củaTrần Văn Khê thì Mịch Quang là “người duy nhất ở VN phân tích âm nhạc VN không bị lý thuyết phương Tây gò bó”. Trần Văn Khê từng gửi tặng Mịch Quang những câu thơ tràn đầy thấu hiểu, chia sẻ:

Tạ tình tri kỷ bạn văn chươngNghiên cứu hai ta chọn đúng đườngVọng ngoại mình chê nhiều kẻ ghétVốn nhà ta giữ lắm người thương…Mịch Quang bắt đầu cuộc đời hoạt động văn nghệ bằng những bài thơ,

tuỳ bút, truyện ngắn. Ông có nhiều đóng góp sẽ được lịch sử sân khấu cách mạng ghi nhận với tư cách một tác giả với hàng chục vở diễn trong đó có những vở nổi bật như: Má Tám, Áo vải cờ đào, Phất cờ nương tử, Thanh gươm hát bội, Vua Hùng kén rể... trên sân khấu nhiều đơn vị nghệ thuật sân khấu trong nước. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông là với tư cách một nhà nghệ thuật học. Ông là tác giả của hàng trăm phê bình, tiểu luận đã đăng trên báo chí cả nước suốt mấy chục năm qua, của hàng chục công trình nghiên cứu nghệ thuật dân tộc được đánh giá cao, đáng chú ý nhất là các quyển sách đã xuất bản :"Đào Tấn-nhà thơ, nhà soạn tuồng kiệt xuất", "Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng", "Đặc trưng nghệ thuật Tuồng", "Âm nhạc và kịch hát truyền thống", "Kinh dịch và nghệ thuật dân tộc"...

96

Đọc các tác phẩm nghiên cứu lý luận của Mịch Quang, GS. NSND Trần Bảng nhận xét: "Người ta lại thấy tính cách quen thuộc của nhà nghiên cứu, một đầu óc độc lập luôn phát hiện cái mới mỗi khi đề cập đến một vấn đề” và “Không khỏi bất ngờ trước một số lý giải riêng biệt và mới lạ của tác giả về kinh điển" GSVS Hồ Sĩ Vịnh thì xếp Mịch Quang thuộc nhóm các nhà khoa học "lấy phương pháp biện chứng làm công cụ nghiên cứu, bám chắc vào thực tiễn đời sống, thực tiễn văn hoá dân tộc, vươn tới đời sống văn hoá nghệ thuật các nước để khảo sát, so sánh, quy chiếu. Công trình của họ ở dạng bề sâu nhiều vấn đề lý luận được đề xuất, nhiều tổng kết có giá trị, nhiều luận điểm có thể tranh cãi, nhưng là sự tranh cãi thú vị, "đêm hôm trước" của chân lý khoa học". GSTS Terry Miller, nhà dân tộc nhạc học người Mỹ, gọi các bài viết của Mịch Quang là những bài viết "rất khai phóng trí tuệ"...

Cái làm nên sự chinh phục trong các công trình khoa học của Mịch Quang, bên cạnh nhiệt huyết dào dạt, sự uyên bác về kiến thức, chính là sự giàu có những phát hiện bất ngờ, lý thú và những đề xuất, tổng kết tự tin, táo bạo. Một số tổng kết bước đầu của Mịch Quang về phương pháp nghệ thuật dân tộc, như chính ông nói, dù mới chỉ là những dự cảm khoa học, cần được sự tham gia mổ xẻ phân tích chứng minh của nhiều người, đã được giới nghệ thuật học trong và ngoài nước thừa nhận, sử dụng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu như các khái niệm về “mô hình”, “phương pháp hiện thực tả ý”, “mỹ học hài hoà động”... Đặc biệt, lý thuyết về “Cấu trúc Động - Mở trong âm nhạc truyền thống Việt Nam” đã được GSTS Nguyễn Thuyết Phong và các đồng nghiệp Mỹ đưa vào giảng dạy tại Viện Đại học Kent (Bang Ohio - Mỹ) và nhiều trường đại học trên thế giới. Điều đáng nói là các tác phẩm được đánh giá cao nhất của Mịch Quang đều là các công trình được hoàn thành khi ông đã về hưu, trong những năm từ 70 đến 90 tuổi. Thành quả lao động sáng tạo không mệt mỏi của Mịch quang đã được tưởng thưởng bằng huân chương Lao động hạng Nhất (1999) và Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001).

Vốn đã gầy yếu bệnh tật từ nhỏ, lại trải qua nhiều năm tháng khó khăn chật vật vì gánh nặng một gia đình công chức nghèo đông con, với Mịch Quang, sống được đến tuổi 90 đã là một chuyện thần kỳ. Nhưng thần kỳ hơn là việc ông vẫn không ngừng các hoạt động nghiên cứu sáng tạo khi sức khoẻ cạn kiệt, bệnh tật liên tục hành hạ. Vài năm trước, ông hoàn thành cuốn sách “Khơi nguồn mỹ học dân tộc” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004), vở tuồng “Bà mẹ làng Sen” nói về thời thơ ấu của Bác Hồ (Nhà hát tuồng Khánh Hoà dàn dựng, 2004), vở kịch nói thể nghiệm “Tên sát nhân và nhà tu hành” (2005) và tập hồi ký “Đời tôi và nghệ thuật” (Sở VHTT Bình Định xuất bản 2006)). Năm ngoái, giữa những cơn thập tử nhất sinh, ông viết xong cuốn “Nghệ thuật viết tuồng” nhằm trao đổi kinh nghiệm viết tuồng cho thế hệ trẻ và sữa chữa nâng cao vở tuồng “Thanh gươm Hát Bội” về danh nhân Đào Tấn cho Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hoà

97

phục dựng tham gia Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc năm 2008 tại TP Quy Nhơn. Và bây giờ là tập bản thảo “Học, hiểu và khám phá” với 4 quyển vở học sinh dày đặc chữ viết, mà mỗi chữ mỗi câu chứa đựng biết bao tâm huyết của nhà nghệ thuật học lão thành. Đây là tập sách Mịch Quang tâm tình với chúng ta về quá trình học, hiểu và khám phá của ông thực hiện lời dặn của Bác Hồ “Đừng để những tiêu chuẩn này nọ của nghệ thuật phương Tây trói buột khiến ta không thấy hết cái hay cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta” và “Tuồng, chèo là những vốn quý, nhưng cũng phải cải tiến không nên dẫm chân tại chỗ, song chớ có gieo vừng ra ngô”. Xuyên suốt tập sách là khát vọng học, hiểu, khám phá để “hiểu ta đến nơi đến chốn”, “từ ta mà mới”, không “cũ người mới ta”, tránh “gieo vừng ra ngô” mà Mịch Quang muốn truyền lại cho lớp người kế tiếp.

Tin rằng tâm huyết cháy bỏng và bài học kinh nghiệm quý báu của con người trọn đời tận tuỵ với nghệ thuật truyền thống dân tộc, nhà nghiên cứu Mịch Quang, sẽ được các thế hệ hôm nay và mai sau trân trọng tiếp nhận.

98

Viễn Châuvới Tân cổ giao duyên và Vọng cổ hài

Soạn giả Viễn Châu là một tên tuổi sáng chói của nghệ thuật Cải lương. Ông cũng chính là danh cầm Bảy Bá cự phách, soạn giả của hơn 70 vở cải lương và gần 2000 bài vọng cổ. Ông được đồng nghiệp tôn vinh là “Vua Vọng cổ”, người đã sử dụng và phát triển một cách kỳ tài bản “Vọng cổ”, bản nhạc trung tâm của âm nhạc sân khấu Cải lương với hai sáng tạo đặc biệt: Tân cổ giao duyên và Vọng cổ hài.

Khi nghệ thuật Cải lương ra đời, bản nhạc trung tâm là Tứ đại oán, lấy từ hệ thống bài bản của đờn ca tài tử. Đầu những năm 1920, bản nhạc trung tâm của Cải lương được thay thế bằng bản Dạ cổ hoài lang, sáng tác của nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong phong trào đờn ca tài tử. Sáng tác của Cao Văn Lầu lần đầu tiên được sử dụng trong Cải lương nhịp 2, sau đó được các thế hệ soạn giả và nghệ sĩ liên tục phát triển thành với tên gọi Vọng cổ từ nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16 và tới nhịp 32 với khả năng thể hiện hết sức phong phú và đa dạng góp phần quan trọng làm cho Cải lương nhanh chóng trở thành bộ môn sân khấu được công chúng cả nước ta yêu thích nhất trong thế kỷ 20. Đây là một trong những bản cổ nhạc thể hiện sinh động nhất đặc trưng cấu trúc động mở của âm nhạc truyền thống Việt Nam như phát hiện của nhà nghiên cứu Mịch Quang. Nhà nghiên cứu văn hoá phương Nam Vương Hồng Sễn từng nhận xét: "Chỗ nào có chiếc áo dài Việt Nam, chỗ nào có bài ca Vọng cổ thì ở đó có quê hương Việt Nam trong lòng của mỗi người Việt xa xứ". Viễn Châu là một trong những soạn giả và nhạc sĩ có công trong việc làm tăng thêm sức mạnh và vẻ đẹp của bản nhạc tuyệt vời này.

Từ những năm 1950, Viễn Châu đã nổi tiếng là người tạo danh cho các nghệ sĩ bằng những bài ca Vọng cổ. Thời kỳ Cải lương hưng thịnh, bản vọng cổ được người nghe đặc biệt ưa thích và các nghệ sĩ hầu như đều bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình bằng bài ca này. Với lời ca đẹp, giàu hình tượng, giàu chất trữ tình, lối kể chuyện tài hoa, kết hợp nhuần nhuyễn và biến hoá giữa bản Vọng cổ với các bài bản nhỏ khác, các bài Vọng cổ của Viễn Châu đã góp phần quan trọng làm nên tên tuổi của nhiều nghệ sĩ. Khó có thể kể hết những bài Vọng cổ được đông đảo khán giả yêu thích do Viễn Châu sáng tác nhu: Tình anh bán chiếu, Sầu vương ý nhạc, Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Tần Quỳnh khóc bạn, Lá trầu xanh,

99

Lòng dạ đàn bà, Lan và Điệp, Hàn Mặc Tử, Tâm sự Mai Đình, Tâm sự Mộng Cầm, Xuân đất khách, Tu là cội phúc, Gánh nước đêm trăng, Gánh bưởi Biên Hòa, Cô hàng chè tươi, Đêm khuya trông chồng, Mẹ dạy con, Bông ô môi, Ai ra xứ Huế, Đêm tàn Bến Ngự, Gió biển Hà Tiên, Kiếp cầm ca, Đời vũ nữ, Lá bàng rơi, Biệt cố hương, Anh đi xa cách quê nghèo, Mùa xuân của mẹ, Tiếng chày trên sóc Bombo…Đó cũng là các bài Vọng cổ tạo nên tên tuổi nhiều thế hệ nghệ sĩ Cải lương như Út Trà Ôn, Tấn Tài , Thành Được, Minh Cảnh, Minh Phụng, Lệ Thuỷ, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Kim Ngọc, Thanh Tuấn, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Thanh Nga, Thanh Kim Huệ..

Những năm 1960 – 1970, trên đà phát triển của sân khấu Cải lương ở Sài Gòn, nhiều nghệ sĩ mong muốn làm hay làm mới thêm cho Cải lương để nó luôn phù hợp với thời đại theo khảu hiệu “Cải cách hát ca theo tiến bộ/lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. Nghệ sĩ Năm Châu chủ trương phát triển Cải lương kết hợp với kịch nói phương Tây thành một loại Việt kịch với tiêu chí “thật” và “đẹp”. Soạn giả Thu An nghĩ đến việc đưa ca vũ nhạc mới vào nghệ thuật Cải lương. Riêng Viễn Châu thì nung nấu muốn cách tân bài Vọng cổ. Năm 1964, ông thử đem bài tân nhạc Chàng là ai? của Nguyễn Hữu Thiết hòa với bài vọng cổ. tạo thành bài tân cổ giao du đầu tiên. Bài hát được giao cho nghệ sĩ Lệ Thuỷ ca, được hãng đĩa Hồng Hoa thu âm, phát hành và lập tức bài tân cổ giao duyên đầu tiên được thính giả đón nhận nồng nhiệt, đĩa bán rất chạy. Ngay lúc đó đã có một số người không đồng tình với sự "giao duyên" này, phê phán Viễn Châu làm hư bài Vọng cổ nhưng “Tân cổ” của Viễn Châu đã đi vào đời sống, được ưa thích nên tiếp tục phát triển như một trào lưu không gì cản nổi. Các hãng đĩa thay nhau ký hợp đồng mời soạn giả Viễn Châu cộng tác. Viễn Châu đã sử dụng rất nhiều hình thức Tân cổ giao duyên trong hảng trăm bài Vọng cổ và hàng chục vở diễn của ông. Nhiều đoàn hát lúc đó cũng theo nhau đưa Tân cổ giao duyên vào các vở diễn. Tân cổ giao duyên đặc biệt phát triển trong đời sống cộng đồng và trên sân khấu Cải lương trước và sau 1975 và vẫn còn được tiếp tục đến hôm nay. Trong những năm 1980-1990, các nghệ sĩ trẻ như: Vũ Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Vũ Luân... mới bước chân vào làng Cải lương đều chọn bài tân cổ giao duyên của Viễn Châu để ra mắt khán giả.

Bên cạnh việc sáng tạo hình thức Tân cổ giao duyên, Viễn Châu còn là người đầu tiên sáng tạo ra thể loại Vọng cổ hài với bài đầu tiên là bài Đêm tân hôn ông viết năm 1960 cho giọng ca Văn Hường. Với Viễn Châu, bài Vọng cổ không chỉ là bản nhạc u buồn sầu thảm như nhiều ngưòi làm tưởng mà là một bản nhạc toàn năng, có khả năng ứng biến kỳ diệu, có thể phù hợp với nhiều loại tâm trạng, hoàn cảnh, có thể bi, có thể hùng và có thể hài nữa. Để chứng minh điều đó, không chỉ có Đêm tân hôn, Viễn Châu còn dành tặng cho Vua hài Văn Hường cả một seri bài Vọng cổ hài rất được thính giả mê đắm như Tôi đi làm rể, Ba chàng rể quý, Tư Ếch đi Sài Gòn, Vợ tôi tôi sợ, Văn Hường nể vợ, Tâm sự Văn Hường, Vợ tôi nói tiếng Tây...Từ sáng tạo của Viễn Châu, Vọng cổ hài không chỉ phát triển với những bài ca lẻ mà

100

quan trọng hơn đã đi vào sân khấu rất ngọt ngào, trở thành một công cụ chinh phục khán giả hữu hiệu của các nghệ sĩ hài. Một thế hệ nghệ sĩ chuyên hát vọng cổ hài đầy sáng tạo đã hình thành với Văn Hường, hề Minh, hề Sa…

Những gì soạn giả, danh cầm Viễn Châu – Bảy Bá đã làm với bài Vọng cổ, bản nhạc trung tâm của nghệ thuật Cải lương có thể cho ta những bài học sâu sắc về việc cách tân bộ môn sân khấu từng rất được yêu thích này.

Bài học từ những sáng tạo thành công của soạn giả Viễn Châu từ hơn 50 năm trước cho thấy muốn tiếp tục phảt triển, theo kịp thời đại, Cải lương phải luôn có những cách tân táo bạo và phù hợp…

101

Nguyệt Cô - Xuý Vânvà kỳ nữ Australia

Đêm 22/12/2006, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Eleanor Clapham, cô gái Australia 23 tuổi, đã gây bất ngờ lớn cho giới hâm mộ sân khấu thủ đô khi ra mắt biểu diễn rất thành công các trích đoạn mẫu mực của nghệ thuật tuồng và chèo truyền thống “Dư Hồng xuống núi”, “Hồ Nguyệt Cô hoá cáo”, “Thị Mầu lên chùa”,“Xuý Vân giả dại”...

Mở đầu bằng trích đoạn “Dư Hồng xuống núi”, một trích đoạn tuồng rất khó mà nhiều nghệ sĩ trẻ trong nước cũng chưa từng học diễn, Eleanor Clapham đã thực hiện được những bộ múa tuồng phức tạp của một “kép núi”. Sang trích đoạn chèo “Thị Màu lên chùa”, cô gái Australia đã hoá thân thành một thôn nữ Việt rạo rực sức sống, lẳng lơ mà duyên dáng, táo tợn mà ngây thơ. Chị như bay trên sân khấu với bộ tứ thân phất phới và chiếc quạt hồng nhảy múa trên tay, với nụ cười đưa đẩy tình tứ trên môi trên mắt trong điệu hát “Cấm giá” quen thuộc. Đến trích đoạn chèo “Xuý Vân giả dại” và trích đoạn tuồng “Nguyệt Cô hoá cáo”, bi kịch đau đớn của một Xuý Vân bị phụ tình và một Nguyệt Cô mất ngọc không thể thực hiện khát vọng làm người đã được Eleanor cảm nhận và diễn tả khá tinh tế với kỹ thuật biểu diễn khá hoàn chỉnh của một ngôi sao trẻ của ca kịch truyền thống VN, như một Thu Hằng của chèo, một Lộc Huyền của tuồng mà người hâm mộ VN từng yêu mến...

Do các phương tiện truyền thông đã giới thiệu khá rôm rả từ vài tháng nay câu chuyện về người nghệ sĩ sân khấu trẻ Austrlia “phải lòng” tuồng chèo, đã “thân gái dặm trường” sang VN “tầm sư học đạo”, rất thành tâm và nghiêm túc nhập môn với các danh sư của khu văn công Mai Dịch, nên khán giả đến với đêm diễn của Eleanor Clapham rất đông. Một phần để khích lệ tấm lòng thành của một cô gái phương xa với di sản văn hoá Việt. Một phần cũng vì hiếu kỳ muốn biết một cô gái “tây” sẽ diễn tuồng chèo “ta” thế nào. Tuy vậy, không ai ngờ chỉ trong vòng chưa đầy một năm, cô gái Australia này lại có thể biểu diễn rất đạt những trích đoạn được coi là kinh điển của sân khấu VN với độ khó cao của những trổ hát múa và kỹ thuật biểu diễn như vậy.

102

Eleanor Clapham là nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên học tuồng và chèo với mục đích có thể biểu diễn giới thiệu hai đặc sắc sân khấu truyền thống VN với khán giả đất nước Australia của chị và với toàn thế giới. Sinh năm 1983 tại thành phố Canbera, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc và kịch nghệ, Eleanor đã say mê sân khấu từ nhỏ. Khi mới hơn 10 tuổi, chị đã tự thành lập một đoàn kịch rối và tổ chức biểu diễn tại các trường tiểu học trong thành phố quê hương. Sau đó, tại trường cao đẳng Radford, Eleanor đã tham gia các vai diễn trong các vở kịch cổ điển như Rorencrantz và Guildenstem phải chết và The Little Shop of Horrors. Hiện chị đang theo học bằng cử nhân nghệ thuật biểu diễn tại trường đại học nghệ thuật Wollongong (Australia). Chính tại đây, hai năm trước, chị đã nghe anh Nguyễn Đình Thi, giảng viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, học viên tiến sĩ của Wollongong, giới thiệu về tuồng, chèo và dân ca Việt Nam. Ngay lập tức, Eleanor bị tuồng chèo, mê hoặc. Chị cảm nhận rằng đây chính là hình thức sân khấu đặc sắc mà chị hằng tìm kiếm bấy lâu nay để học tập và nghiên cứu. Chị quyết định học tiếng Việt và nung nấu ý định tìm đến cái nôi sinh ra tuồng chèo để học tập và rèn luyện.

Đến Việt Nam từ tháng 8/2005, được sự dìu dắt tận tình của Nhà giáo ưu tú Thanh Tuyết, NSND Mẫn Thu, NSƯT Minh Sự, Nhà giáo ưu tú Kim Huệ... Eleanor đã được học kỹ thuật biểu diễn cơ bản và các trích đoạn mẫu mực của tuồng chèo. Cho đến nay, ngoài bốn trích đoạn trên, Eleanor còn có thể biểu diễn các trích đoạn “Ngũ biến”, “Xuân Đào cắt thịt”, “Châu Sáng qua sông” (tuồng) và “Thị Kính vu quy” (chèo). Năng khiếu nghệ thuật toàn diện cùng sự mê đắm và quyết tâm học tập, rèn luyện của cô gái Australia đã làm những người thầy VN của chị rất xúc động và đem hết vốn liếng truyền dạy. Họ rất vui khi thấy Eleanor tiến bộ từng ngày và khả năng có một nghệ sĩ nước ngoài diễn rất hay tuồng và chèo VN đang dần thành hiện thực.

Nhà giáo ưu tú Thanh Tuyết cho biết cô học trò “tây” của bà có những quan niệm sống gần gũi với truyền thống phụ nữ Việt. Không như người phương Tây thường độc lập với gia đình khi đã trưởng thành, Eleanor lại rất thích được chung sống và chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ. Tình cảm gia đình của người Việt đã khiến Eleanor rất gắn bó. Ngoài thời gian học hát, chị thường vào bếp cùng bà Thanh Tuyết, trò chuyện, tập nấu ăn, tìm hiểu văn hóa Việt thông qua các lối ứng xử, những món ăn… Eleanor đặc biệt thích lên chùa, vì theo cô, chùa là nơi thể hiện một cách sâu sắc, trọn vẹn nhất chiều sâu của văn hóa Việt.

Sau buổi biểu diễn “báo cáo” người hâm mộ VN tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Eleanor về nước “đầu quân” cho Nhà hát Bennu Theatre – nơi đang mở rộng vòng tay chào đón chị vào để biểu diễn tuồng, chèo. Tuy nhiên, Eleanor cho biết chị sẽ sớm trở lại để nghiên cứu học tập sâu hơn nữa, nhuần nhuyễn hơn nữa tuồng, chèo và các loại nghệ thuật truyền thống khác của Việt Nam như ca trù, chầu văn…

103

“Nghệ thuật VN đáng được nhân dân Australia và toàn thế giới biết đến” Eleanor Clapham tâm sự. Và nàng “kỳ nữ” quốc tịch Australia này đã và đang là một sứ giả đáng tin cậy của nghệ thuật Việt.

Cực đoan, phiến diệnsẽ khó tìm ra chân lý

Trong tháng 10/2007 vừa qua, trên tạp chí Sân Khấu của Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam và một số website trong và ngoài nước, nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn, một “ kẻ sĩ đất Thang Mộc” như một số bạn vong niên vẫn khen tặng ông, đã cho công bố bài viết “Hát bội Bình Định - Tồn tại hay không tồn tại?”. Thẳng thắn, bộc trực, không ngại va chạm, nhà hoạt động tuồng lão thành đã có những đánh giá, tổng kết, đề xuất khá táo bạo, quyết liệt, tâm huyết nhằm tìm lời giải cho câu hỏi nan giải “tồn tại hay không tồn tại” của bộ môn nghệ thuật sân khấu được coi là đặc sản văn hoá của Bình Định và của cả dân tộc. Tôi tâm đắc nhiều điều trong bài viết của Vũ tiên sinh nhưng cũng khá thất vọng trước những đánh giá phiến diện, cực đoan bất ngờ của nhà nghiên cứu lão thành. Bởi vậy, xin có đôi điều chia sẻ cùng ông.

Trước hết, tôi rất thú vị với phát hiện của Vũ tiên sinh về hoạt động của 12 đoàn tuồng và câu lạc bộ tuồng không chuyên ở Bình Định. Ông viết: “12 đơn vị được mệnh danh là không chuyên kỳ thực là rất chuyên, nằm rải rác các huyện thị như Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh. Nguồn kinh phí hoạt động của họ cậy vào thu nhập từ tài năng biểu diễn nghệ thuật của mình, tức bằng cách mà ngày nay người ta gọi là “xã hội hoá”, thực ra họ đã xã hội hoá từ bao đời nay. Phương thức hoạt động của họ rất gọn nhẹ, dễ di chuyển, ít tốn kém, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Phạm vị hoạt động của họ khá rộng, không chỉ trong tỉnh Bình Định mà còn vươn xã tới tận Bình Thuận, tới tận đảo Lý Sơn, nhận hợp đồng biểu diễn ở Phú Yên, Khánh Hoà là chuyện cơm bữa...Họ diễn đi diễn lại hầu hết các vở tuồng từ truyện tích xưa cũ. Mặc nhiên họ là lực lượng nghệ thuật chuyên việc truyền bá những kiến thức lịch sử, chuyện dân gian, truyền bá những kinh nghiệm cuộc sống, đã vậy càng diễn nhiều càng tinh luyện, sáng tạo nên chất lượng mới, khách lại càng thích xem, không chán. Có thể coi đây là bí quyết, là yếu tố mấu chốt về sự tồn tại của họ”.

Có thể nói, hoạt động sôi nổi và chất lượng nghệ thuật cao của 12 đơn vị tuồng không chuyên là một đặc sắc cho thấy quê hương của bậc Hậu tổ

104

tuồng Đào Tấn, nay vẫn như xưa, vẫn là “miền đất hứa” của nghệ thuật tuồng. Tôi đã nhiều lần về Bình Định và cũng nhiều lần hết sức hào hứng khi được xem các đêm diễn của các đơn vị tuồng “chân đất hồn nhiên” này. Tôi rất đồng ý với Vũ Ngọc Liễn rằng đứng về phương diện bảo lưu các giá trị truyền thống, khó có đơn vị nghệ thuật tuồng chuyên nghiệp nhà nước nào có thể theo kịp họ, chính họ mới thực sự là những bảo tàng sống của nghệ thuật tuồng truyền thống. Từ thực tế hoạt động của các đơn vị tuồng không chuyên Bình Định, Vũ Ngọc Liễn rút ra ba kết luận rất đáng suy nghĩ: 1. Khán giả hôm nay không hề xa lánh nghệ thuật tuồng. 2. Tuồng cũ mà hay cần cho khán giả hơn tuồng mới mà dở. 3. Các vở tuồng hay không bao giờ cũ trước các thế hệ tiếp nối.

Tôi cũng rất đồng ý với Vũ Ngọc Liễn khi ông không ngần ngại khẳng định một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nghệ thuật tuồng đánh mất bản sắc, đi đến nguy cơ tuyệt chủng là sự khủng hoảng đội ngũ tác giả kịch bản tuồng. Theo ông, trong lịch sử sân khấu loài người nói chung, sự xuất hiện của đội ngũ biên kịch chuyên nghiệp là dấu diệu cho thấy giai đoạn phát triển và sự vắng mặt của thành viên này báo hiệu sự cáo chung của một bộ môn sân khấu. Tuồng đang đứng bên bờ vực thẳm bởi không còn các tác giả riêng cho mình. Vũ Ngọc Liễn đã khái quát rất đúng về thực trạng sáng tác kịch bản cho tuồng và sân khấu truyền thống nói chung như sau: “Phương pháp hành nghề của quý vị (tác giả) thường là thế này: cứ sáng chế ra đề cương kịch bản, có cốt chuyện và nhân vật hẳn hoi rồi muốn chuyền thành tuồng hát bội thì bỏ vào đấy mấy vị thuốc Nam, Khách, Tẩu...nếu chuyển thành cải lương thì có Vọng cổ, Tứ đại, Kim tiền...Bằng chuyển thành chèo thì phải Sa lệch, Đào liễu, Đường trường...Cuối cùng thì cậy vào thao lược và phù phép của các đạo diễn tài ba mà tạo thành sản phẩm mang nhãn hiệu kịch chủng. Công bằng mà nói các tác giả và tác phẩm kiểu ấy có công lấp kín tình thế khủng hoảng kịch bản sân khấu hát bội hiện nay nhưng cũng đồng thời góp phần đây nhanh sân khấu này chóng đễn ngày tạ thế”. Từ nhận định trên, Vũ Ngọc Liễn cho rằng để tuồng hát bội tồn tại, phải có những giải pháp đặc cách, hấp dẫn tạo nên đội ngũ tác giả cho sân khấu này.

Một trong những đề xuất rất đáng chú ý của Vũ Ngọc Liễn cho sự tồn tại và phát triển của tuồng Bình Định hiện nay là việc đề nghị phục hồi một nghệ hiệu lừng lẫy một thời của tuồng Bình Định là Học Bộ Đình Đào Tấn. Trong tham luận tại hội thảo nhân 50 năm Đoàn Tuồng Liên Khu 5 và Nhà hát Tuồng Đào Tấn cách đây hơn 5 năm, chúng tôi cũng từng có đề xuất này. Đổi tên Nhà hát Tuồng Đào Tấn thành Học Bộ Đình Đào Tấn với những chức năng toàn diện, thống nhất như thời Đào Tấn: bảo tàng, nghiên cứu, đào tạo, thực nghiệm, giáo dục quảng bá nghệ thuật, trung tâm đầu não của các đơn vị không chuyên, không chỉ mang yếu tố hình thức mà sẽ là một động lực mới phục hồi và phát huy di sản nghệ thuật tuồng Bình Định. Các cơ sở cho việc thay đổi phiên hiệu thực ra đã rất sẵn trong thực tế. Vấn đề

105

chỉ còn là việc lãnh đạo Bình Định và các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Đào Tấn nhận ra ý nghĩa to lớn của việc chuyển đổi phiên hiệu này và thực hiện.

Phát hiện, làm rõ được một số vấn đề mấu chốt của thực trạng, đề xuất được một số giải pháp đúng đắn, khả thi để phục hồi và phát huy di sản tuồng Bình Định là đóng góp cần khẳng định trong bài viết đầy tâm huyết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn. Nhưng những cực đoan, phiến diện của ông trong bài viết trên cũng dễ gây nên những ngộ nhận, nhầm lẫn tai hại cho bước đường phục hồi và phát triển nghệ thuật tuồng Bình Định và cả nước.

Điều đầu tiên tôi muốn nói đến có lẽ là việc Vũ Ngọc Liễn hơi lãng mạn trong một số đánh giá về hoạt động của các đoàn tuồng không chuyên Bình Định. Đề cao vai trò, tác dụng to lớn của các đơn vị này là cần thiết nhưng không thấy hết những khó khăn, trầy trật mà họ phải đương đầu thì khó giúp họ tồn tại và phát triển tốt được. Thực ra, hoạt động của các đơn vị này và các nghệ sĩ của nó không suông sẻ như Vũ tiên sinh mô tả “bầu nào cũng có lãi” và thu nhập của nghệ sĩ “không chỉ đủ nuôi thân mà còn có thể bổ sung vốn cho nghề phụ”. Ai từng theo chân các đơn vị chân đất này mới thấy họ vất vả, chua cay thế nào trong bước đường hành nghề của mình, nhiều khi không đói, không rét, không “tan đàn xẻ nghé” đã là may mắn lắm. Hầu hết là con nhà nòi, gắn bó với nghiệp tổ, say vai diễn, say ánh đèn sân khấu, say vinh quang nghề nghiệp, sinh nghề tử nghiệp, họ hoạt động tuồng để mưu sinh một cách thật hồn nhiên nhi nhiên, chứ không ai hy vọng và thực tế chưa có ai “đổi đời” được bằng “lộc” từ các đêm diễn tuồng. Về mặt nghề nghiệp, chỗ yếu của các gánh tuống này không đơn giản chỉ là việc không có tiền dựng vở mới như Vũ Ngọc Liễn nhận định mà còn ở chỗ nghệ thuật biểu diễn của họ còn mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa, vàng thau lẫn lộn, nhiều vở diễn được diễn cương, lai tạp, dễ dãi. Các đơn vị tuồng được “xã hội hoá” một cách dân giã này rất cần sự quan tâm thích đáng, cụ thể của nhà nước về tinh thần và vật chất để có thể thực sự thăng hoa. Thấy được cái hay, cái cần của lực lượng tuồng không chuyên, nhưng cũng phải thấy rõ cái dở, cái khó đương nhiên của họ để đòi hỏi một chính sách hỗ trợ giúp đỡ họ một cách thiết thực chính là việc nên làm hơn nhiều việc chỉ dành cho họ những lời tụng ca “có cánh”.

Từ thực trạng hoạt động tuồng không chuyên của Bình Định mà ông chiêm nghiệm, Vũ Ngọc Liễn đã nhắc nhở giới làm tuồng một bài học muôn đời: công chúng của nghệ thuật cần cái hay hơn cái mới. Nhưng ông đã quá đà khi cho rằng trong nghệ thuật không có chuyện cũ mới mà chỉ có chuyện hay dở. Tai hại hơn, từ đó, ông tỏ ra dị ứng một cách quá đơn giản, thiển cận với việc xây dựng các vở tuồng mới của các đoàn tuồng chuyên nghiệp nhà nước. Không thể phủ nhận việc làm tuồng mới ở nhà hát tuồng Đào Tấn cũng như nhiều đơn vị tuồng chuyên nghiệp cả nước đã gặp nhiều thất bại vì dở cũng có, vì mất tuồng cũng có. Điều này cũng thật dễ hiểu vì sáng tạo cái mới bao giờ cũng khó, khó hơn rất nhiều việc đi theo những lối mòn. Tuy

106

vậy, đã có những thành công mà chính bản thân nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn từng ca ngợi. Cũng không thể phủ nhận trong nhiều hội diễn nghệ thuật tuồng chuyên nghiệp, với các cơn “mưa vàng”, nhiều huy chương vàng được trao là “hữu danh vô thực”, nhiều vở diễn được “vàng” tại các hội diễn đã nhanh chóng “nhập kho” để trở thành “phế liệu”. Tuy vậy, không phải tất cả đều là chuyện “bỏ vàng thật ra làm để thu vàng giả về” như Vũ Ngọc Liễn chua chát. Một số vở tuồng mới của nhà hát tuồng Đào Tấn nhận giải “vàng” tại các hội diễn được công nhận là niềm tự hào trong sáng tạo mới của ngành tuồng cả nước, được công chúng hâm mộ tuồng đón nhận nồng nhiệt. “Vơ đũa cả nắm” là điều mà một nhà khoa học không nên làm. Tiếc rằng, trong bài viết của mình, nhà khoa học lão thành Vũ Ngọc Liễn lại đã làm cái điều rất không nên đó.

Điều cuối cùng cần nói có lẽ là một số đánh giá khá tuỳ hứng, phũ phàng của Vũ Ngọc Liễn về đơn vị Tuồng tiêu biểu của quê ông – Nhà hát Tuồng Đào Tấn, nơi ông trước là một thành viên và nay là cố vấn.

Tôi rất bất ngờ khi đọc những dòng này của Vũ Ngọc Liễn: “Quan hệ giữa Nhà hát tuồng Đào Tấn và 12 đơn vị không chuyên như con cùng cha khác mẹ, vẫn là dòng giống nhưng mạnh ai nấy kiếm sống, chẳng ai giúp được ai”, bởi tôi biết chắc rằng Vũ tiên sinh hiểu khá rõ mối quan hệ rất mật thiết, gắn bó giữa Nhà hát Đào Tấn và các đơn vị tuồng không chuyên tại Bình Định. Tôi đã có những đêm thức trắng trò chuyện với nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và NSƯT, đạo diễn Hoàng Ngọc Đình, phó giám đốc phụ trách nghệ thuật Nhà hát tuồng Đào Tấn, nghe anh Hoàng Ngọc Đình kể về việc các cán bộ của Nhà hát Đào Tấn và bản thân anh, trong nhiều năm ròng, đã bền bĩ và âm thầm vừa học hỏi vừa giúp các đơn vị tuồng không chuyên trong tỉnh tập huấn nâng cao chất lượng biểu diễn, về việc các đoàn tuồng không chuyên đã là nguồn bổ sung nhân lực nghệ thuật chất lượng cao cho Nhà hát Đào Tấn với những tên tuổi tiêu biểu như Văn Vỹ, Xuân Hợi, Lệ Quyên…Bản thân tôi, một số lần về Bình Định đã cùng với nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và nhiều quan khách được Hoàng Ngọc Đình và Nhà hát Tuồng Đào Tấn mời đến Nhà hát để nghe giới thiệu và xem các đoàn tuồng không chuyên tiêu biểu biểu diễn. Chỉ với từng ấy việc, đã có thể thấy Nhà hát tuồng Đào Tấn và các đoàn tuồng không chuyên Bình Định giúp được nhau rất nhiều chứ không phải “chẳng ai giúp được ai” như Vũ tiên sinh bình luận.

Tôi càng bất ngờ hơn nghe khi vị cố vấn của Nhà hát tuồng Đào Tấn lớn tiếng đòi “Bãi bỏ tổ chức với tên gọi Nhà hát tuồng Đào Tấn hiện nay vì cụm từ này dùng khá tuỳ tiện” vào đúng lúc Nhà hát này kỷ niệm 55 năm chặng đường quang vinh từ Đoàn Tuồng Liên khu 5 đến Đoàn tuồng Nghĩa Bình rồi Nhà hát tuồng Đào Tấn hiện nay. Không hiểu Vũ Ngọc Liễn nghĩ thế nào về hai chữ tuỳ tiện mà ông dùng để chỉ tên gọi “Nhà hát tuồng Đào Tấn”, cái tên mà theo tôi biết chính ông là một trong những đồng tác giả, bởi ông từng góp phần quan trọng trong đề án thành lập “Nhà hát tuồng

107

Đào Tấn” trên cơ sở Đoàn tuồng Nghĩa Bình cách đây hơn 20 năm. Sự thật, trong hơn 20 năm qua, dù thuật ngữ “Nhà hát” là mượn của Liên xô và các nước Đông Âu cũ, nhưng chẳng ai có thể coi việc gọi đơn vị tuồng tiêu biểu của quê hương Đào Tấn là “Nhà hát tuồng Đào Tấn” là một cách gọi tuỳ tiện. Mà ngược lại, mọi người đều cho cách gọi này là rất có ý nghĩa, bao hàm một định hướng đúng. Hơn nữa, thực tế, Nhà hát Tuồng Đào Tấn, dù còn nhiều bất cập, hiện nay vẫn là cánh chim đầu đàn không những của hát bội Bình Định mà còn của cả nước. Bây giờ, để Việt Nam hoá, Bình Định hoá một phiên hiệu nghệ thuật, nhấn mạnh hơn đến nhiệm vụ đào tạo truyền nghề, khôi phục một nghệ danh đáng tự hào của quê hương, việc Vũ Ngọc Liễn đề nghị đổi tên Nhà hát tuồng Đào Tấn thành Học Bộ Đình Đào Tấn là hoàn toàn có lý. Tuy vậy, từ đó mà phủ định giá trị lịch sử của tên gọi Nhà hát tuồng Đào Tấn, đòi bãi bỏ tổ chức Nhà hát tuồng Đào Tấn thì mới thật là tuỳ hứng, tuỳ tiện, hư vô. Dù rất kính trọng và yêu mến ông, khó ai có thể đồng tình với Vũ Ngọc Liễn, khi ông xa rời nguyên tắc “thấu tình đạt lý” mà ông vẫn thường nhắc đến của hậu tổ Đào Tấn.

Có lẽ tất cả những người hoạt động tuồng và hâm mộ tuồng đều rất chia sẻ với nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn khi ông cảnh báo: “Thực trạng của Hát Bội Bình Định nói riêng và cả nước nói chung đang đứng bên bờ vực thẳm do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ nhiều năm, nhiều phía góp lại”. Quả thật, hát bội Bình Định và cả nước đang đối diẹn với câu hỏi nan giải “Tồn tại hay không tồn tại”. Để tìm ra lời giải chính xác, tức là những nguyên nhân chủ quan và khách quan thực sự dẫn đến suy vong cùng các giải pháp thực tế, khả thi để chấn hưng và phát triển, cần có sự bình tâm, tinh táo và một cái nhìn khách quan, toàn diện, khoa học. Mọi sự cực đoan, phiến diện đều khó có thể tiếp cận chân lý.

108

Đạo diễn trẻNhìn từ Nhà hát Cải lương Trung ương

Trong khi dư luận đang “mỏi mắt” chờ đợi sự xuất hiện của các đạo diễn trẻ, thì Nhà hát Cải lương Trung ương cùng lúc “trình làng” hai đạo diễn trẻ ở cuộc thi “Tài năng đạo diễn trẻ toàn quốc lần thứ nhất” tại TPHCM cuối năm 2007. Và Hoàng Quỳnh Mai với “Cung phi Điểm Bích”, Triệu Trung Kiên với “Dấu ấn giao thời” đã lập tức chứng minh được tài năng của mình với hai giải thưởng cao nhất cuộc thi. Xem hai vở diễn này cùng với vở “270gr” của Lý Khắc Linh (Nhà hát Sân khấu Nhỏ TPHCM), NSND, đạo diễn Xuân Huyền không ngần ngại đánh giá: “Đây là những vở diễn hay, sáng tạo, thậm chí có đẳng cấp quốc tế, mà thế hệ chúng tôi chưa chắc đã làm được”. Đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi, cũng khẳng định: với những Lý Khắc Linh, Triệu Trung Kiên, Hoàng Quỳnh Mai, thế hệ Doãn Hoàng Giang, Xuân Huyền, Lê Hùng, Trần Ngọc Giàu đã tìm thấy được những người thay thế xứng đáng...

Tôi được NSƯT - Đạo diễn Lê Chức - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam – nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương mời đi xem các buổi diễn báo cáo của hai vở diễn trên tại rạp Hồng Hà trước khi “nam chinh”. Mặc dù đã được Lê Chức quảng cáo trước “Đây là hai vở rất được của cánh trẻ”, tôi vẫn bất ngờ trước “Dấu ấn giao thời” và “Cung phi Điểm Bích”. Từ khá lâu rồi, tôi không được xem những vở cải lương hay và đầy sức ám ảnh như thế.

Triệu Trung Kiên thì tôi đã từng biết qua những vai diễn trẻ trung sáng tạo của anh. Là “con nhà nòi” cải lương, Kiên không những bộc lộ được sự lành nghề trong ca diễn từ khi còn rất trẻ mà còn thể hiện được tư duy độc lập và hiện đại trong cảm nhận và xử lý vai diễn theo cách rất riêng của mình. Trong vai trò một đạo diễn, tôi đã được xem tiểu phẩm “Khát vọng Đát Kỷ” do Triệu Trung Kiên viết kịch bản và dàn dựng cho bạn diễn của mình, nghệ sĩ trẻ Thu Trang, tham gia và đoạt giải cao nhất tại “Liên hoan tài năng sân khấu trẻ toàn quốc 2003”. Theo tôi, tiểu phẩm của Trung Kiên và Thu Trang cùng với tiểu phẩm “Cái chết của Ophelia” do NSND Lê Hùng viết kịch bản và dàn dựng dựa theo bi kịch “Hămlet” của Sếchxpia cho cô “đào thương” Thu Phương của Nhà hát Tuổi trẻ dự thi là hai tiểu

109

phẩm giàu tính sáng tạo nhất trong Liên hoan 2003. Trong tiểu phẩm này, chàng sinh viên đạo diễn năm thứ hai Trung Kiên đã cho thấy khả năng của một biên kịch biết phát hiện cái mới ngay cả trong những tích truyện có vẻ đã cũ và một đạo diễn biết tổ chức những cao trào làm bùng cháy sàn diễn.

Bốn năm sau, các khả năng đáng quý này của Triệu Trung Kiên được thể hiện đầy đủ, sáng rõ hơn nhiều ở “Dấu ấn giao thời” cũng do anh viết kịch bản, đạo diễn và đóng một vai chính.

Chọn viết về buổi giao thời giữa hai triều đại lớn Lý - Trần, về cuộc soán ngôi lắt léo kỳ lạ của ông “hộ quốc” gốc dân chài xứ đông Trần Thủ Độ, Triệu Trung Kiên đã tự đặt kịch bản đầu tay của mình vào một thế khó. Đây là giai đoạn lịch sử đã có những kịch bản lớn như “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi hay độc đáo như “Hoàng hậu hai vua” của Lê Duy Hạnh và nhiều kịch bản của các tác giả tiền bối khác. Tuy vậy, Kiên vẫn chọn được một góc khuất của lịch sử để khám phá, đưa ra những hình dung và lý giải riêng của mình. Đó là mối quan hệ tay ba vua Lý Huệ Tông – hoàng hậu Trần Thị Dung - thái sư Trần Thủ Độ và cái chết để lại nhiều nghi vấn của Lý Huệ Tông. Một câu chuyện kịch éo le được dựng lên, các nhân vật được đặt giữa bão tố khốc liệt, đẫm máu và nước mắt của buổi giao thời, trong những dằn xé đau đớn, vật vã giữa tình yêu, bổn phận với dòng tộc và trước xã tắc, giữa nhân hậu và bạo tàn, giữa sự phản trắc và lòng trung thực. Có thể thấy, dù thông điệp tư tưởng mà tác giả kiêm đạo diễn Triệu Trung Kiên muốn đưa ra từ vở diễn còn mang tính áp đặt, một số chi tiết tâm lý nhân vật còn gượng gạo nhưng “Dấu ấn giao thời” là một tác phẩm sân khấu hay về tính phi nhân tất yếu của những cuộc thay đổi triều đại, với câu chuyện kịch hấp dẫn, với những tính cách nhân vật đa dạng, góc cạnh, với những lớp diễn làm trái tim người xem quặn thắt.

Không có khả năng tự viết kịch bản để dựng như Triệu Trung Kiên, Hoàng Quynh Mai lại cho thấy chị có “con mắt xanh” của người đạo diễn khi chọn vở “Cung phi Điểm Bích” làm tác phẩm dự thi của mình. Có người nói trong cơn túng bấn về kịch bản, Hoàng Quỳnh Mai đã gặp may khi tìm được kịch bản đang bị phủ bụi thời gian này. Có thể thế, nhưng cũng có thể nói ngược lại là “Cung phi Điểm Bích” đã rất may mắn khi đến tay đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai cũng như kịch thơ “Kiều Loan” của thi sĩ Hoàng Cầm đã gặp may khi đến tay đạo diễn Anh Tú của nhà hát Tuổi Trẻ cách đây hai năm. Không ít người trong giới sân khấu từng biết lão nhà văn Hoàng Công Khanh có những vở kịch thơ như “Bến nước Ngũ Bồ” và “Cung phi Điểm Bích”. Năm 1991, nhà xuất bản Văn học đã cho công bố hai kịch thơ này. “Bến nước Ngũ Bồ”, Hoàng Công Khanh viết năm 1953, kể về một mối tình tuyệt đẹp trong cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ chống giặc Minh của nghĩa quân Lê Lợi, giữa một cặp trai tài gái sắc diễn ra tại bến đò Ngũ Bồ, nơi biên giới Chiêm Việt, từng được dựng diễn ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn, thời những nơi này còn bị tạm chiếm, sau đó còn được các sinh viên VN du học dựng diễn ở Pháp, Italia. Năm 1994, vở kịch thơ

110

này lại được ban kịch “Hồn nước” của các nghệ sĩ Việt Kiều dựng diễn tại các sân khấu lớn, hiện đại ở Mỹ và Canada. Riêng vở “Cung phi Điểm Bích” Hoàng Công Khanh viết năm 1989 thì cho tới cuối năm 2007 này vẫn nằm im trên giấy trắng. Phải tới khi được Hoàng Quỳnh Mai cùng các bạn diễn tài năng và tâm huyết như Thanh Thanh Hiền, Thu Trang đưa lên sàn diễn của Nhà hát Cải lương Trung ương thì nhiều đồng nghiệp mới nhận ra đây là một kịch bản thật lạ, thật hay.

“Cung phi Điểm Bích” còn có tên “Bà chúa tình yêu” kể câu chuyện tình tại một nơi mà tình ái bị tuyệt đối cấm kỵ: nơi cửa thiền.

Nổi tiếng là giai nhân tuyệt sắc lại toàn tài cầm kỳ thi hoạ, Điểm Bích là một cung phi được vua Trần Anh Tông rất sủng ái. Chưa thật tin tưởng vào đức trọng của sư tổ Huyền Quang Lý Đạo Tài, Trần Anh Tông cử Điểm Bích giả một thôn nữ bị ép duyên phải lên nương nhờ cửa Phật nơi Yên Tử, dùng tài sắc hơn người của mình thử quyến rũ Huyền Quang. Không ngờ tình giả bỗng hoá tình thật, Điểm Bích đã đem lòng thầm yêu vị sư tổ trẻ tuổi, một chân tu tuyệt vời nhân hậu, đạo cao nhưng tâm hồn vẫn rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Cô quyết tìm mọi cách chinh phục bằng được Huyền Quang không phải vì lệnh vua mà vì chính trái tim rực lửa của mình, bất chấp những tai hoạ khủng khiếp nhất có thể đến với mình và người mình yêu. Cuối cùng, Điểm Bích thất bại vì Huyền Quang không dám xa cõi niết bàn để về lại với đời, cô chấp nhận rời bỏ cung son, rời bỏ chốn thiền, với lời thề “Sá gì núi lở rừng chìm/mà không ngậm ngải đi tìm trầm hương”, trầm hương mà Điểm Bích nói chính là người thương mà cô muốn tìm kiếm trong cõi đời mênh mông, là một con người dám sống thật là người, chứ không “nửa phật, nửa tiên, nửa đời” như những người cô từng gặp.

Trong vở kịch thơ này, có một cảnh có thể được coi là tuyệt tác biên kịch của Hoàng Công Khanh. Đó là cảnh có thể gọi nôm na là “Điểm Bích ghẹo Huyền Quang”, khi Điểm Bích quyết hạ gục Huyền Quang bằng tất cả những gì có thể lúc vị sư tổ đang tham thiền nhập định. Đầu tiên là cô xuất hiện với cơi trầu và điệu hát huê tình: “Trầu ngon lại có lòng mời/không bùa không thuốc sao người không ăn/trần cơi! trầu túi! trầu khăn/cùng trầu giải yếm người ăn trầu nào?”. Chưa lay động được Huyền Quang, Điểm Bích chuyển sang hầu thánh chầu văn để mượn sức mạnh huyền bí của ông Hoàng Cả, cậu Hoàng Ba, bà chúa Thượng Ngàn. Không ăn thua, cô cung nữ trẻ phải kêu gọi đến các Đồng nam, Đồng nữ từ các tượng gỗ trong Phật điện với điệu múa hợp hoan “linh tinh tình phộc” với sức nóng của rượu hoà thang nghìn độ xuống tiếp sức cho mình. Đến lúc này thì vị sư tổ đã thực sự hoang mang, nghiêng ngả trước cảnh “Núi rừng Hoa Yên vấn vít tơ giăng/mái tóc vai trần trói hồn tròn mắt/Gió cợt nhả lay im lìm bảo tháp/chiếu cói giường tre trải đệm ấm tân hôn”. May nhờ Phổ Hiền bồ tát và Quan Thế Âm bồ tát hiện về nhắc nhở với câu kệ “sinh diệt diệt sinh/không không sắc sắc”, Huyền Quang mới thoát được lưới tình cực kỳ

111

cám dỗ của cô gái trẻ. Huyền Quang đuổi Điểm Bích đi trong nước mắt tất tưởi. Nhưng Điểm Bích có lẽ sẽ biết là mình đã không thua nếu cô nghe được nỗi bi phẫn của vị sư tổ khi chàng còn lại một mình: “Núi tĩnh mà sao rừng cứ động/mai vàng nở gió bướm đầy hiên/xé thơ, bẻ bút, đập nghiên/tụng đi, tụng nữa, hồn ngiêng ngửa rồi/tụng đi, tụng vỡ mộng đời/tụng đi tụng nát kiếp người kiếp sư”…

Điểm qua vài nét của kịch thơ “Cung phi Điểm Bích”, ta có thể thấy đây là một kịch bản hay, mới mẻ nhưng để đưa được những cái hay, cái mới mẻ, chất thiền, chất thơ, cái thực, cái ảo rất lạ của nó lên sân khấu, không phải là công việc dễ dàng, nhất là với một đạo diễn trẻ. Tuy vậy, Hoàng Quỳnh Mai đã thực hiện cái công việc không dễ ấy một cách thật ngọt ngào. Xem vở diễn, tôi hiểu Mai đã thực sự “đọc” ra và đồng cảm sâu sa với những tâm đắc của tác giả Hoàng Công Khanh. Sự tôn trọng và trung thành đến từng chi tiết của kịch bản là một bí quyết thành công của Hoàng Quỳnh Mai, giúp chị tránh được cái việc “biến một kịch bản hay thành một vở diễn tồi” mà không ít vị tiền bối trong nghề đạo diễn đã phạm phải. Quyết định mời Thanh Thanh Hiền vào vai Điểm Bích và nhận được sự trở lại một cách tự nguyện và đầy mê đắm của người nghệ sĩ đa tài từng được mệnh danh là “cô đào cải lương số 1 xứ Bắc” cũng là một quyết định sáng suốt, giúp Hoàng Quỳnh Mai làm nên một vở diễn hay còn Thanh Thanh Hiền thì có một vai diễn để đời. Có lẽ nếu không phải là Thanh Thanh Hiền, thì cái cảnh mà tôi cho là một tuyệt tác văn học kịch của Hoàng Công Khanh, cảnh “Điểm Bích ghẹo Huyền Quang”, khó có thể trở thành một cảnh diễn sân khấu huyền hoặc đến vậy…

Thành công của Triệu Trung Kiên và Hoàng Quỳnh Mai từ Nhà hát Cải lương Trung ương cũng như của Anh Tú ở Nhà hát Tuổi Trẻ cách đây hai năm với kịch thơ “Kiều Loan” cho thấy: thực ra ta không phải mỏi mắt đi tìm các đạo diễn sân khấu trẻ tài năng ở đâu xa. Họ đã sẵn đấy, ngay tại các đơn vị nghệ thuật của mình, đang âm thầm trang bị cho mình những vốn liếng cần thiết, nung nấu khát vọng được thử thách và cống hiến. Vấn đề là các nhà quản lý, các đồng nghiệp phải nhìn ra và thực tâm tạo cơ hội cho họ. Khi cơ hội đến, không ít người trong số đó sẽ biết cách toả sáng.

112

Với câu xuân nữ, nhịp song loan

Tôi được xem Dương Nữ Thùy Dung lần đầu tiên vào năm 2003, trong Liên hoan tài năng sân khấu trẻ toàn quốc tại Hà Nội. Đó là khi Thùy Dung được Đoàn ca kịch Bài chòi Bình Định đưa về tham dự liên hoan với vai Ngọc Hân công chúa trong một trích đoạn vở “Anh hùng và giai nhân”. Thanh sắc toàn vẹn, biểu diễn khá chững chạc, chủ động với một vai diễn khó trong một trích đoạn hay, Dung đã chinh phục được khán giả thủ đô cùng ban giám khảo khó tính và đoạt ngay giải thưởng của cuộc thi tài năng quốc gia này. Khi ấy, Dung mới 19 tuổi.

Bốn năm sau, năm 2007, một dịp về Bình Định, tôi lại được xem Thùy Dung. Ấy là khi đoàn của Dung ra diễn phục vụ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đoàn Văn công Bộ Tư lệnh Liên khu 5 tại xứ dừa cũng là xứ bài chòi Hoài Nhơn. Đêm ấy, đoàn diễn vở được coi là “kinh điển” của ca kịch bài chòi, vở “Thoại Khanh Châu Tuấn”, với một ê kíp trẻ. Thùy Dung vào vai Thoại Khanh rất nhuần nhụy, nhất là những lớp đòi hỏi tài năng ca diễn rất cao như lớp dẫn mẹ chồng đi ăn xin để tìm chồng, bị móc mù mắt, phải róc thịt nuôi mẹ và lớp đàn trong dinh Châu Tuấn “Đàn kêu tích tịch tình tang/đàn kêu nỗi vợ cô đơn nhớ chồng”. Xem Dung và các bạn cùng lứa Dung diễn vở diễn mà họ đã thuộc làu, khán giả Hoài Nhơn yêu và rành bài chòi số một cùng các cô chú cựu chiến binh văn công quân đội tóc bạc phơ, hầu hết là những “tay tổ” bài chòi, đều không cầm được nước mắt. Phần vì thương thân phận quá éo le bạc bẽo của nàng Thoại Khanh. Phần vì mừng khi tận mắt một lớp nghệ sĩ tuổi đôi mươi ca diễn bài chòi hay đến bất ngờ…

Gia đình Thùy Dung quê ở An Nhơn nhưng lại lên lập nghiệp ở An Khê, Gia Lai. Mẹ Dung từng là học sinh tuồng của trường văn hóa nghệ thuật Bình Định nhưng phải bỏ ngang vì gia cảnh. Dung là cô bé hay hát và hát hay có tiếng ở An Khê, rất mê dân ca ba miền và cải lương. Nhà Dung có hai chị em, khi rảnh rỗi vẫn thường chia vai hát cải lương học lỏm từ các gành cải lương và qua băng đĩa. Khi Dung vừa học xong cấp hai, tin năng khiếu nghệ thuật của cô cháu gái, ông ngoại ở quê nghe tin Đoàn ca kịch Bài chòi Bình Định tuyển diễn viên, bèn gọi điện lên hỏi Dung có thích đi không. Dung nói thích. Ba má Dung đồng ý: Ừ! Thì cứ tuyển thử xem sao!".

113

Trúng tuyển, cuối năm 2000 Dung vào Đoàn. "Lúc đầu, Dung chưa thích lắm, nhưng rồi học lần lần, nhất là được tập các vở, câu xuân nữ nhịp song loan thấm dần vào máu", Dung nói.

Ở Đoàn được gần một năm, đến tháng 10-2001, Dung được đưa sang học lớp dân ca Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh nhưng vẫn đều đặn tham gia vào các vở diễn của Đoàn. Vai hoàn chỉnh đầu tiên là Đứa bé trong vở Đứa con tôi. Đây cũng là vở diễn tham dự Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp miền Trung tại Đà Nẵng năm 2002.

Dung kể: "Hồi đó, nghe cô Thu (NSƯT Hồ Thu - diễn viên Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định) nói trong vở mới có vai đứa bé 8 tuổi, Dung cảm thấy rất thích vì hợp với tính cách của mình. Nhưng cô Thu nói: Đang mắc học chắc tập hổng được đâu, nhưng Dung vẫn tranh thủ những giờ nghỉ lên xem. May là` trường cho nghỉ đúng vào thời gian đó, vậy là chú Huệ (NSƯT Hoài Huệ - hiện là Trưởng Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định) gọi Dung vào tập đúng một tháng. Vai diễn đầu đời nghệ thuật này của Dung để lại nhiều cảm tình trong lòng người xem.

Bây giờ thì Thùy Dung đã là một trong những nghệ sĩ trụ cột của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định với hàng loạt vai chính trong các vở diễn làm nên quang vinh của đoàn như “Thoại Khanh Châu Tuấn “, “Tiếng sấm Tây Nguyên”, “Anh hùng và giai nhân”, “Thời con gái đã xa”, “Huyền thoại và tiếng hát” , “Lời ru của hai người mẹ”, “Huyền Trân công chúa”, “Hồ Quý Ly – nhìn lại một vương triều”, “Cha con người hát rong”. “Hương thầm”, “Biển và tôi”…

Tại hội diễn ca kịch Bài chòi toàn quốc tại TP Quy Nhơn vừa qua, Thuỳ Dung là một trong những tài năng trẻ nổi bật nhất và đã được tặng huy chương vàng với vai Thoại Khanh trong vở “Thoại Khanh Châu Tuấn”. Chiếc huy chương vàng cho vai diễn kinh điển của nghệ thuật ca kịch Bài chòi là phần thưởng xứng đáng cho sự phấn đấu không mệt mỏi của Thuỳ Dung trên sân khấu Bài chòi trong hơn 10 năm qua. Thoại Khanh Thuỳ Dung được coi là một tiếp nối rất đẹp những Thoại Khanh Lệ Thị, Thoại Khanh Thanh Bình, Thoại Khanh Tường Vân, Thoại Khanh Hồ Thu…để gìn giữ và phát huy nét đẹp của ca kịch Bài chòi.

Cuộc sống của một nghệ sĩ ca kịch dân tộc còn rất khó khăn. Không ít diễn viên tài năng đã phải bỏ nghề vì không chịu nổi những khó khăn kéo dài đó. Những Thuỳ Dung nguyện gắn bó với bộ môn sân khấu này đến cùng. Dung tâm sự: “Thù lao cho một vai chính chỉ 50.000 đồng, lương một tháng chưa đến 2 triệu đồng nên không thể nói diễn viên sống bằng thu nhập, thù lao biểu diễn. Nhưng, chỗ đứng của diễn viên là sân khấu, những vai diễn đã làm nên sợi dây bền chặt gắn chúng tôi với nghề. Ở Đoàn ca kịch Bài chòi Bình Định, lớp trẻ chúng tôi được chăm chút và có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của mình qua các vai diễn. Tấm huy chương vàng tại LH lần này là niềm vui là nguồn động viên rất lớn với tôi. Tôi thấy hài lòng với con

114

đường mình đã chọn và sẽ phấn đấu nhiều hơn vượt qua mọi khó khăn để vươn tới những thành công mới trong nghề nghiệp”...

Môi trường nghệ thuật biểu diễn và cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội

Đã từ lâu, cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, chốn đế kinh muôn đời của nước Việt, cái nôi của văn hóa Việt, được coi là một chuẩn của thẩm mỹ Việt, là biểu hiện trình độ và bản lĩnh văn minh cao trong sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật, trong việc hướng tới những lý tưởng chân thiện mỹ của con người Việt Nam hôm qua và hôm nay. Điều này cũng dễ hiểu vì Hà Nội bao giờ cũng là nơi hội tụ các bậc hiền tài thức giả của bốn phương, nơi có những đại học đường, những trung tâm sinh hoạt và giao lưu văn hóa lớn nhất đất nước, bệ phóng lý tưởng cho những giá trị văn hóa nghệ thuật chân chính. Trong nghìn năm tồn tại và phát triển của mình, Hà Nội đã tạo ra một môi trường nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng, là hình ảnh tiêu biểu của nền nghệ thuật đất nước. Và chiều cao chiều sâu cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội đã được tạo nên từ cái môi trường sinh hoạt nghệ thuật nghìn năm hết sức phong phú và tuyệt vời đó.

Một số thư tịch cổ cho biết, nghệ thuật ca múa nhạc Việt Nam đã phát triển ở Thăng Long từ thời Lý. Đời vua Lý Thái Tông đã ban chiếu truyền tuyển lựa ca nữ, nhạc công và đã thành lập một Ban nhạc cung đình tới hơn trăm người. Đó là Đoàn ca múa nhạc quốc gia đầu tiên của nước ta. Các đời vua Lý tiếp thêo đã duy trì, phát triển và nâng cao thêm hoạt động của Đoàn ca múa nhạc này. Các sinh hoạt cung đình của thời Lý Trần tại Thăng Long luôn luôn có mặt nghệ thuật ca múa nhạc và đặc biệt cả vua và các đại thần đều có thể tham gia múa hát rất tự nhiên. Sách “Việt sử thông giám cương mục” có miêu tả một lễ sinh nhật của vua Lý Thần Tông, một vị vua từng chế tác các nhạc khúc, có cả một xe sân khấu đưa các ca sĩ vũ công biểu diễn qua các đường phố trong kinh thành.

Cũng ngay trong thời Lý, nghệ thuật sân khấu chèo từ các sân đình làng quê đồng bằng Bắc Bộ đã khá phổ biến tại kinh thành Thăng Long. Trong các ngày hội, lễ, tết, các phường chèo đều có mặt giúp vui. Sang thời Trần, các buổi biểu diễn chèo đã trở thành sinh hoạt thường xuyên ở những nhà quyền quý. Và ở những buổi biểu diễn này, dân chúng đều có thể đến

115

xem rất tự nhiên. Cũng theo “Việt sử thông giám cương mục”, trong nhà Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, hầu như không ngày nào là không có hát chèo. Sách “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hồ đã từng mô tả một hình thức nghệ thuật tại các lễ tang gọi là chèo hội diễn ra ở đời Trần như sau: “Triều nhà Trần, hễ có quốc tang, lúc sắp rước quan tài đến sơn lăng để an táng, dân cư ngoài phố phường xúm lại xem vòng trong, vòng ngoài chật ních cả chốn điện đình, không thể rước đi được. Người dẹp đám phải bắt chước lối vãn ca đời cổ đặt ra khúc hát “long ngâm” sai đi hát diễn xung quanh đường phố, Dân chúng liền đổ đi theo để xem. Nhờ thế mới rước quan tài đi được. Đời sau tiếp tục bắt chước lối hát vãn này, hàng năm đến rằm tháng bảy, những tang gia đều cho gọi các phường hát đến hát để giúp tế lễ. Tiếng hát bi ai cảm động, tục gọi đó là phường chèo hội”.

Như vậy, từ khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, nghệ thuật ca múa nhạc sân khấu đã từng bước phát triển tại đây và đã trở thành nguồn sống tinh thần cho tất cả mọi người, từ vua quan đến dân chúng. Đến cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, nghệ thuật tuồng cũng bắt đầu xuất hiện ở Thăng Long. Một số sách ghi thời vua Trần Dụ Tông, các vương hầu thường tổ chức các buồi diễn tuồng để mời vua đến xem. Thời này còn lưu truyền nhiều câu chuyện về việc các vương hầu thường chiếm đoạt các cô đào nổi danh về làm thê thiếp. Đặc biệt phổ biến là câu chuyện Cung túc vương Trần Nguyên Dực cướp vợ của Dương Khương, một cô đào đẹp có biệt danh là vương mẫu về làm vợ và sau này con trai của ông và cô đào hát này đã trở thành vua trong một năm. Sự mê hoặc của các cô đào tuồng đối với các vương gia đã làm triều đình kinh sợ và vua Lê Thánh Tông đã từng ban điều luật trừng phạt “Quan chức mà lấy con gái xướng ca làm thê thiếp sẽ bị phạt đánh 70 trượng, con cháu quan chức mà lấy con gái xướng ca cũng bị phạt đánh 60 trượng và bắt ly dị”. Chính tuồng đã hình thành và phát triển tại vùng đồng bằng Bắc bộ và kinh thành Thăng Long sau đó đã được Đào Duy Từ đưa vào miền trung để đạt đến đỉnh cao tại đây với danh nhân Đào Tấn và phát triển về phía nam hình thành nên sân khấu hát bội Sài Gòn.

Đến cuối thời Trần, triều đình đã cho chia âm nhạc cung đình thành Đại nhạc và Tiểu nhạc. Đại nhạc gồm các nhạc cụ như trống cơm, tiêu, sáo, não bạt, mõ lớn…chỉ dành riêng cho vua. Tiểu nhạc gồm các nhạc cụ tỳ bà, tranh, đàn bảy dây và đàn cầm…được dùng rộng rãi cho mọi tầng lớp xã hội. Đến đời Lê, vua Lê Thái Tông rất chú ý đến nghệ thuật ca múa nhạc và tuồng. Đặc biệt, năm 1437, nhà vua đã sai các bậc đại thần hiệu đính lại Nhã nhạc. Nguyễn Trãi là người được giao chỉ đạo thực hiện việc này. Đó là lúc Nguyễn Trãi có bản tấu nổi tiếng về cái gốc của âm nhạc: “Không có gốc thì nhạc không vững, không có văn thì nhạc không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc. Thanh âm là văn của nhạc. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận lầm than, như thế thì mới không mất cái gốc của nhạc…”.

116

Đến thời Hồng Đức, nhóm đại thần của vua Lê Thánh Tông như Thân Nhân Trung, Đõ Nhuận, Lương Thế Vinh đã nghiên cứu âm luật cổ kim, trong ngoài mà đặt ra hai bộ “Đồng văn” và “Nhã nhạc”, một bộ chuyên tập âm luật để hòa nhạc, một bộ chuyên chuộng nhân thanh, trọng về tiếng hát. Đây là một bước phát triển lớn của lý luận âm nhạc cổ truyền VN.

Như vậy, ta có thể nhận thấy, nghệ thuật ca múa nhạc và tuồng chèo đã từ các vùng làng quê vào đến Thăng Long, đã được chuyên nghiệp hóa tại kinh thành và tạo nên một bước phát triển mới về chất từ rất lâu. Đặc biệt, ca trù, nghệ thuật hát nói đặc sắc của dân tộc dù bắt nguồn từ Cổ Đạm hay Lỗ Khê nhưng chỉ được hoàn chỉnh và thăng hoa rực rỡ tại mảnh đất Thăng Long với sự đóng góp của các bậc tao nhân mặc khách như Lê Đức Mao, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Vịnh…Bộ môn nghệ thuật được GSTS Trần Văn Khê coi là “độc nhất vô nhị” này có thể nói là bộ môn nghệ thuật đậm chất Thăng Long, một đặc sản nghệ thuật của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Là cái nôi của ca múa nhạc dân tộc và nghệ thuật sân khấu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ 20, Hà Nội lại là nơi chứng kiến sự ra đời của các bộ môn nghệ thuật biểu diễn mới như tân nhạc, kịch nói, kịch thơ. Đây là các bộ môn nghệ thuật tiếp nhận từ bên ngoài trực tiếp là nước Pháp nhưng khi vào Việt Nam, đặc biệt là vào mảnh đất văn hiến Việt nghìn năm, các bộ môn này đã được Việt hóa rất nhanh, đặc biệt là ở nội dung biểu hiện. Ở tân nhạc là các ca khúc tiêu biểu của Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Nguyễn Văn Thương…kịch nói là các vở bi kịch và hài kịch của Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim…kịch thơ là các vở “Bóng giai nhân” của Yến Lan và Nguyễn Bính, “Hận Nam quan”, “Kiều Loan” của Hoàng Cầm, “Bến nước Ngũ Bồ”, “Cung phi Điểm Bích” của Hoàng Công Khanh.

Cho đến trước ngày cách mạng Tháng Tám thành công, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội không những đã góp phần rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển các di sản nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc, đưa chúng đạt đến những đỉnh cao đáng tự hào mà còn du nhập và Việt hóa thành công một số bộ môn nghệ thuật biểu diễn mới như tân nhạc, kịch nói, kịch thơ. Cho đến trước cách mạng tháng Tám, dù có hơn 170 năm ở thế kỷ 18, 19 và nửa thế kỷ 20 không phải là kinh đô của đất nước nhưng Hà Nội luôn được coi là trung tâm văn hóa lớn nhất nước và hầu hết những giá trị tinh hoa của nghệ thuật biểu diễn của đất nước đều được tạo nên tại đây.

Giai đoạn 1954, từ khi thủ đô Hà Nội giải phóng cho đến đại thắng mùa xuân 1975, có thể nói là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật ca múa nhạc và sân khấu dân tộc dưới ánh sáng của đường lối văn hóa văn nghệ đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các đoàn nghệ thuật nhà nước của TƯ và Hà Nội về các bộ môn nghệ thuật biểu diễn dân tộc hình thành. Về sân khấu, không chỉ có chèo, tuồng, cải lương của miền Bắc mà tuồng Liên khu 5, cải lương Nam Bộ cũng hội quân về thủ đô Hà Nội để xây dựng và phát triển nghệ thuật của mình. Đoàn tuồng Liên khu 5 được thành

117

lập trên cơ sở tụ họp những nghệ sĩ tuồng miền Trung xuất sắc tập kết ra Bắc như Nguyễn Nho Túy, Nguyễn Lai, Phạm Chương, Ngô Thị Liểu, Minh Đức, Đinh Quả…với hàng loạt vở tuồng cổ được đánh giá cao ở trong nước và thế giới như Tam nữ đồ vương, Sơn hậu, Giang tả cầu hôn, Trảm Trịnh Ân, Nghêu Sò Ốc Hến…song song với việc xây dựng các vở tuồng mới đề tài lịch sử và cách mạng với các thế hệ diễn viên trẻ tài năng như Kim Cúc, Minh Ngọc, Quang Vinh...Bên cạnh Đoàn tuồng Liên khu 5, Đoàn tuồng Bắc cũng được thành lập với các nghệ sĩ Bạch Trà, Quang Tốn, Lê Bá Tùng, Ngọc Như, Đình Khoái và thế hệ nghệ sĩ trẻ đầy triển vọng như Mẫn Thu, Tiến Thọ và các vở tuồng cổ nổi tiếng như Mộc Quế Anh và các vở đề tài hiện đại cách mạng như Má Tám, Đề Thám…Đoàn tuồng Kim Lan cũng được thành phố Hà Nội phục hồi và hoạt động mạnh mẽ. Hai thập kỷ 1960 và 1970 là giai đoạn nghệ thuật tuồng phát triển rực rỡ nhất ở thủ đô Hà Nội với sự phát triển và hoạt động rộng khắp, liên tục của các đơn vị tuồng trên trong sự hâm mộ nồng nhiệt của khán giả thủ đô. Cùng với nghệ thuật tuồng, nghệ thuật chèo cũng phát triển và thăng hoa mạnh mẽ trong giai đoạn này. Các đoàn chèo TƯ, đoàn chèo Hà Nội và đoàn chèo Tổng cục hậu cần được thành lập và người xem thủ đô được tắm trong tiếng hát chèo đằm thắm duyên dáng với các tích truyện cổ tràn đầy tinh thần nhân ái như “Lưu Bình, Dương Lễ”, “Quan Âm Thị Kính”, “Kim Nham”…cũng như các tích mới như Chị Tấm anh Điền, Vẹn cả đôi đường, Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, Mối tình Điện Biên…Không chỉ tuồng chèo, cải lương, nghệ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng đã trở nên quen thuộc và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với khán giả thủ đô với sự phục hồi các gánh cải lương Bắc từng xuất hiện thời thủ đô còn bị tạm chiếm như Chuông Vàng, Kim Phụng và đặc biệt là sự xuất hiện đầy sức chinh phục của Đoàn cải lương Nam bộ tập kết với các vở diễn gây chấn động như Máu thắm đồng Nọc Nạn, Người con gái đất đỏ, Dệt gấm. Bên cạnh sự phục hồi và phát triển các bộ môn sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, khán giả thủ đô còn chứng kiến và cổ vũ mạnh mẽ cho sự ra đời của một số bộ môn sân khấu mới như ca kịch bài chòi, ca kịch Trị Thiên – Huế với sự xuất hiện hai Đoàn dân ca kịch khu 5 và Dân ca kịch Trị Thiên – Huế với các vở diễn rất hấp dẫn như Thoại Khanh Châu Tuấn, Tiếng sấm Tây Nguyên, Nghìn thu vọng mãi và Con gà chân chì, Tín hiệu trái tim…Bên cạnh tuồng, chèo cải lương, dân ca kịch, các đoàn múa rối và xiếc chuyên nghiệp của TƯ và thủ đô đã được thành lập trên cơ sở khai thác vốn xiếc và múa rối dân gian và tiếp thu những thành tựu của nghệ thuật xiếc và múa rối ở nước ngoài và cũng được người xem thủ đô rất ưa thích.

Song song sự chuyên nghiệp hóa, khởi sắc và phát triển chưa từng thấy của các bộ môn sân khấu truyền thống trên, kịch nói Việt Nam cũng đã trưởng thành nhanh chóng với sự có mặt các Đòan kịch nói TƯ, Kịch nói Nam Bộ, Kịch nói Hà Nội, Kịch nói Quân đội, Kịch nói Công an trên địa

118

bàn thủ đô. Với những lợi thế của mình, kịch nói nhanh chóng trở thành bộ môn sân khấu có công chúng đông đảo nhất ở thủ đô…

Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các đoàn ca múa nhạc tổng hợp và ca múa nhạc dân tộc là các đơn vị nghệ thuật mới như giao hưởng, hợp xướng, nhạc vũ kịch. Các vở nhạc kịch lớn liên tiếp ra đời trên sân khấu thủ đô như Người tạc tượng, Núi rừng hãy lên tiếng…

Giai đoạn sau năm 1975 và đặc biệt trong thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986, thời kỳ giao lưu và hội nhập, sinh hoạt nghệ thuật biểu diễn tại thủ đô có chựng lại vì sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn hiện đại và sự tràn ngập các sản phẩm văn hóa đại chúng nước ngoài. Tuy vậy, yêu cầu giao lưu hội nhập cũng làm bừng sáng lên ý thức dân tộc và việc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính thời kỳ này là thời kỳ bộ môn ca nhạc đặc sắc của Hà Nội, bộ môn ca trù có dấu hiệu phục hồi tuy mới chỉ từ các hoạt động nhỏ lẻ của các CLB có tính chất bán chuyên.

Môi trường địa lý, truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời cũng như điều kiện giao lưu văn hóa của một trung tâm chính trị văn hóa lớn nhất đất nước trong ngàn năm lịch sử, cùng những sinh hoạt nghệ thuật biểu diễn sân khấu và ca múa nhạc hết sức phong phú đa dạng, đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh đã tạo nên những đặc sắc hay những tính trội trong cảm thụ thẩm mỹ của người Hà Nội trong sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật biểu diễn:

1. Một tri thức văn hóa nghệ thuật dân tộc khá sâu rộng, tạo cơ sở cho tình yêu lâu bền, sự hiểu biết, cảm nhận tinh tường và cổ vũ mạnh mẽ cho các giá trị đích thực của nghệ thuật biểu diễn dân tộc hôm qua và hôm nay.

2. Khả năng gạn đục khơi trong trong tiếp nhận, gìn giữ và phát triển đến đỉnh cao các di sản nghệ thuật truyền thống từ các vùng miền trong cả nước

3. Thái độ bình tĩnh, không bảo thủ hay cấp tiến thái quá trong đổi mới và phát triển, trong giao lưu với bên ngoài, trong tiếp nhận và Việt hóa các di sản nghệ thuật thế giới

Những đặc sắc về cảm thụ thẩm mỹ này của người Hà Nội đã làm Hà Nội trở thành một mảnh đất lý tưởng cho việc giữ gìn, phát huy các giá trị tinh hoa cuả văn hóa và nghệ thuật biểu diễn dân tộc cũng như việc tiếp nhận thành công các di sản văn hóa nghệ thuật của nhân loại để làm phong phú thêm truyền thống văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình. Chính điều này lý giải vì sao trong những năm đầu thế kỷ 21 này, trong sinh hoạt nghệ thuật biểu diễn ở thủ đô, người Hà Nội song song với việc tìm về với ca trù, hát xẩm, tuồng chèo, vẫn rất hào hứng đón nhận múa đương đại, nhạc đương đại cũng như Word Music…

119

Đào Tấn - Đoá mai giữa chốn bụi lầm

Câu thơ trong bài thơ “Hành bộ ngẫu đắc” (Đi công cán hưng viết) Đào Tấn viết trên đường công cán ở cương vị tổng đốc An Tĩnh, nguyên văn chữ Hán “Thanh khoáng ngâm hoài tự thử trung” được nhà thơ Xuân Diệu dịch là “Trong sạch lòng thơ với nước non”, có thể được coi là câu thơ gói gọn cả một đời làm người và làm nghệ thuật vì nước non của danh nhân Đào Tấn.

Thanh khoán - trong sạch, chắc chắn là chí hướng sống trọn đời của Đào Tấn. Ông đặt tên hiệu là “Mộng Mai”, (giấc mộng hoa mai), khi sống ông luôn muốn là một đóa mai (mai hảo ưng như cựu), còn khi chết, ông “ưng hữu mai hoa tác mộng hồn” (ước hồn hóa thành đóa hoa mai). Nếu danh sĩ Cao Bá Quát, “nhất sinh đê bái thủ mai hoa” (một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai), thì hơn thế, Đào Tấn muốn cái loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, trong sạch của con người luôn ở trong giấc mộng mình, luôn trong tâm hồn mình. Ông không chỉ cúi đầu trước hoa mai mà còn muốn mình thực sự là một đoá mai.

Thế nhưng trời chẳng dễ chiều lòng người, “bắt phong trần phải phong trần/cho thanh cao mới được phần thanh cao”, để theo đuổi cho được sự thanh khoán ấy, cuộc đời Đào Tấn đã phải trải qua bao năm tháng ngập chìm vùng vẫy trong chốn bụi lầm: Cái cũ vội vội đi/Cái mới xăm xăm đến/Gặp nhau ngã ba đường/Thương thay đều lấm bụi…

Cái thứ bụi mà Đào Tấn nói trong bài thơ trên và trong nhiều bài thơ và từ khác của ông thực ra không phải là bụi đường mà là bụi đời, hay đúng hơn là bụi chốn quan trường, nơi ông sống gần nửa cuộc đời mình. “Ngã yểm phong trần trì nhất xa”, (Ta tuyệt vọng bởi đã như một chiếc xe lỡ lao vào gió bụi), Đào Tấn từng đau đớn thốt lên như thế trong một bài thơ trò chuyện với người em họ mình ở quê nhà ra thăm ông nơi cửa quan chốn Hoan Thành.

Được vời vào triều từ năm 26 tuổi và chỉ rời triều khi sắp bước vào tuổi 60, Đào Tấn có hơn 30 năm làm quan qua ba đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Xét theo cái nhìn thông thường của người đời, Đào Tấn

120

thật hết sức “công thành danh toại”. Với các chức tổng đốc, thượng thư, Đào Tấn đã có các chức quan vào hàng nhất phẩm, nhị phẩm triều đình. Thời Tự Đức, về đức làm quan, ông được nêu danh “Thanh, thận, cần” và “bất uý cường ngự”, về tài làm tuồng thì được vua bút phê là “kỹ thuật thần diệu”. Đến thời Thành Thái, khi sắc phong tước “Vinh quang từ” cho Đào Tấn (1902), vị vua trẻ yêu nước dành hẳn một bài chế để nêu gương ông khắp “trong triều, ngoài quận”. Trong bài chế ấy có hai câu “Văn chương chúa mến, nghiệp bút nghiên giỏi việc trung thư/Đức độ dân thương, tài cai trị trội hơn tam phụ”, như vậy cả nghiệp bút nghiên và tài cai trị của Đào Tấn luôn được các vua Nguyễn, dù là vị vua để mất nước như Tự Đức hay vị vua nuôi chí phục quốc như Thành Thái, đánh giá rất cao. Nhìn bề ngoài, đời làm quan của Đào Tấn đáng xem là hết sức viên mãn dù cũng lắm thăng trầm.

Thế nhưng, nếu xem thơ và từ của Đào Tấn như cuốn nhật ký tâm hồn ông như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu, thì trong tâm hồn của vị quan đầu triều, đầu tổng ấy, đời hoạn lộ, chốn triều trung chỉ là chốn bụi lầm, ô trọc, nơi đầy rẫy những “beo”, những “mọt”, mỗi khi tiếng “quan”, tiếng “thần” vang lên thì kèm theo đấy bao giờ cũng là những tiếng “thẹn”, tiếng “hổ” (Thẹn lắm nghe ai gọi cựu thần, So với nàng ta thẹn xiết bao, Ngồi già trên sông Hương/Thầm hổ với vầng trăng...). Suốt ba mươi năm làm quan, ông thượng quan “Mộng Mai” luôn cảm thấy cô đơn lạc loài vô hạn, luôn ôm một “hương mộng” và khắc khoải ngày đêm một mơ ước “hoàn hương”, để được rời xa chốn dối gian nhơ nhuốc, chốn hang hùm nọc rắn đó.

Đọc cuốn sách “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng về thời thơ trẻ của Bác Hồ, trong cuộc trò chuyện giữa thượng thư bộ binh Đào Tấn và anh học trò nghèo Nguyễn Sinh Sắc giữa một đêm kinh thành, nghe Đào Tấn nói: “Như người xưa đã luận giải: Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ là bốn cái rường cột để giữ vững quốc gia. Nếu người trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm, vô sỉ thì quốc gia ấy ắt sụp đổ và có thể bị diệt vong”, ta càng hiểu vì sao Đào Tấn lại dị ứng với chốn quan trường triều Nguyễn đến vậy: Người trong nước chưa phải tất cả đã vô lễ, vô nghĩa, vô sỉ, vô liêm, nhưng người chốn triều trung thời ấy thì đa phần đã vậy.

Tuy trong một câu đối tặng bạn thời bắt đầu bước “hoạn lộ”, Đào Tấn từng nói rằng mình vào triều chỉ vì “cơm áo nuôi mẹ già”, nhưng giới sĩ phu đương thời ca ngợi rằng Đào Tấn làm quan không hề vì danh lợi mà chỉ để thi thố chí lớn. Quả thật, nếu không có cái chí lớn ấy thì có lẽ không gì giữ chân được Mộng Mai tiên sinh ở lại chốn quan trường. Cũng như Cao Chu Thần, con người chỉ biết cúi đầu trước hoa mai, Đào Tấn, con người mang giấc mộng hoa mai, là những con người hành động, tranh đấu, tuy mỗi ngươi một hoàn cảnh khác nhau, một con đường khác nhau.

121

Tâm hồn Đào Tấn cũng tràn đầy một “hùng tâm”, một niềm tự hào dân tộc lớn lao, một ý chí cứu nước cháy bỏng. Ông từng viết “Cự Bắc bình Tây kim cổ chấn/Tứ phương danh động ngã Tiên Long”(Dẹp Bắc, bình Tây chấn động kim cổ/bốn phương vang danh nòi giống Tiên Rồng),“Bạt kiếm khiêu đăng đối tửu ca/Tâm trung duy ái ngã sơn hà/Anh hùng mỗi độc ngô Nam sử/Thùy bất thâm thù Phú Lăng Sa? (Tuốt gươm, khêu cao ngọn đèn, nhìn chén rượu mà hát/lòng ta chỉ yêu núi sông ta/anh hùng mỗi lần đọc sử nước Nam, ai không thâm thù giặc Pháp) và “Thủ vãn sơn hà tâm vị tử/thân kỳ Cơ Vĩ khí do sanh” (tay giành lại sơn hà lòng chăng chết/ thân gửi sao Cơ sao Vĩ khí tiết còn sinh sôi mãi)

Nếu Cao Chu Thần đoạn tuyệt quan trường, dựng cờ khởi nghĩa, khi sa cơ vẫn ngẩng cao đầu trên đoạn đầu đài thì Đào Tấn vẫn ở lại triều làm quan. Các sĩ phu đương thời coi ông là “kẻ ở ẩn tại triều”, kiểu “đại ẩn” đầy hy sinh của một nhân cách lớn. Quả thật, Đào Tấn sẵn lòng chịu bao nhục nhã tai tiếng với người đương thời và cả hậu thế, ở lại bên vị vua trẻ Thành Thái trong một kế hoạch bí mật phục quốc, liên kết các văn thân, sĩ phu Nam Bắc, tạo điều kiện hoạt động cho những nhân tài cứu nước và âm thầm làm một thứ tuồng hát nghệ thuật cao cường tố cáo lũ cướp nước và bọn tay sai bán nước, luyện đức hy sinh, luyện chí anh hùng, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân.

Không được làm một đoá mai giữa đất trời thanh sạch, con người mang hiệu Mộng Mai ấy đã lặng lẽ làm một đoá mai giữa chốn bụi lầm. Giữa đám tham quan ô lại, ông ngời sáng một đức thanh liêm, trọn đời tay trắng thanh bần. Giữa rất nhiều danh sĩ bó gối xuôi tay, tuyệt vọng, con người “Thậm cảm hưng vong chuyện nước nhà” ấy vẫn sẵn sàng “Vì vương mang gánh nghĩa gánh tình/phải lịu địu tay bồng tay ẵm”, âm thầm và quyết liệt hành động vì một bình minh tươi sáng cho non nước thân yêu sau đêm trường lạnh cóng.

Chính nhờ thế, giữa thời buổi nhiễu nhương tủi nhục bậc nhất trong lịch sử đất nước, chúng ta đã có Đào Tấn như một nhà yêu nước lớn, một “nhân tài nghệ thuật đặc biệt” (chữ dùng của nhà thơ Xuân Diệu), bậc hậu tổ của nghệ thuật tuồng với những kiệt tác làm rạng danh dân tộc.

Những gì có thể làm cho nước non, cho nghệ thuật vì nước non, Đào Tấn đã làm và chính thế ông mới có thể hoàn toàn thanh thản để viết câu thơ “Trong sạch lòng thơ với nước non”.

Một thế kỷ trước, ngày Đào Tấn mất, các văn thân Nghệ Tĩnh đã gửi đôi câu đối thành kính viếng ông: “Hiền tướng phong lưu, Hoan quận thập niên do truyền thảo/Danh viên tiêu tức, Lại Giang thiên lý ức hàn mai”(Vị tướng nhân ái phong lưu, mười năm ở Hoan quận đã để lại bao tác phẩm đáng truyền tụng/Tin buồn lan đi từ khu vườn danh tiếng, nhớ mai cội mai khí tiết sông Lại ngàn dặm).

122

Cội mai khí tiết sông Lại, có lẽ với Đào Tấn không gì thoả nguyện hơn khi được gọi bằng tên gọi trên. Ông chỉ ước được hóa thành một đóa mai nhưng đã thực sự là một cội mai tuyệt đẹp trong lòng dân tộc, trong tâm hồn mỗi chúng ta hôm nay.

Một nghệ sĩ thiên tài, một chính khách mẫu m ực

Đào Tấn, tự Chỉ Thúc, hiệu Mộng Mai, sinh năm 1845, mất năm 1907, quê ở làng Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đào Tấn là một đại quan của triều Nguyễn, từng nhiều lần đảm nhiệm các chức vụ Tổng đốc, Thượng thư. Ông đã sáng tác, chỉnh lý, cải biên, dàn dựng hơn 40 vở tuồng và là tác giả tập sách có tính chất lý luận sân khấu mang tên Hí trường tùy bút. Ông là người sáng lập và chủ trì hoạt động rạp hát Như Thị Quan và hai gánh hát kiêm trường đào tạo nghệ thuật tuồng mang tên Học bộ đình tại thành Vinh (Nghệ An) và làng Vinh Thạnh quê hương, nơi diễn những vở tuồng của ông và là nơi đào tạo những nghệ sĩ tuồng xuất sắc nhiều thế hệ. Ông còn là tác giả của hơn 1000 bài thơ, từ và tập bút ký Mộng Mai văn sao. Nói chung, di sản nghệ thuật của Đào Tấn là hết sức phong phú, đồ sộ, hiếm có, ít người sánh kịp.

Từ một thế kỷ qua, Đào Tấn đã được coi là bậc Hậu Tổ của nghệ thuật tuồng, một quốc bảo của văn hóa dân tộc, người đã đưa nghệ thuật tuồng lên những đỉnh cao chói lọi, người đã sáng tạo nên những kiệt tác sân khấu như “Hộ sanh đàn”, “Cổ thành”, “Trầm hương các”...

Cũng như cảm nhận của ông nghè Nguyễn Trọng Trì trăm năm trước khi đọc “Mộng Mai từ lục” của Đào Tấn:

Luật âm phóng khoáng Tô khôn sánhÝ tứ cao xa Liễu khó bằngSông núi, nước nhà, oằn nặng nghĩaTrăng hoa, oanh liễu, láng lai tình

Nghiên cứu thơ và từ của ông, các học giả Đặng Thai Mai, Nguyễn Huệ Chi, các nhà thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hoàng Trung Thông và nhiều học giả, nhà thơ nổi tiếng nhiều thế hệ đều coi Đào Tấn như một nhà thơ lớn, một nguyên súy của thi đàn Việt Nam.

Từ chỗ ngộ nhận, ác cảm với vị trí một đại quan nhiều năm của một triều đình nô lệ, theo thời gian, với nhiều tài liệu mới được phát hiện và công

123

bố, Đào Tấn đã được nhận diện là một chính khách yêu nước thương dân mẫu mực, người có tư tưởng dân chủ và khuynh hướng cách mạng ở một trong những thời kỳ nhiễu nhương, phức tạp nhất của lịch sử đất nước.

Còn nhớ, đầu những năm 1960, tại thủ đô Hà Nội, khi nhà nghiên cứu Mịch Quang viết những bài đầu tiên giới thiệu thân thế và sự nghiệp Đào Tấn gửi đến tạp chí Văn học, những người phụ trách biên tập ở đây đã rất nghi ngại không dám sử dụng vì cái lốt đại quan một triều đình bị cho là phản động trong lịch sử đất nước của Đào Tấn. Phải đến khi học giả Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học, vốn là dòng dõi một văn thân yêu nước nổi tiếng xứ Nghệ, người hiểu rất rõ khuynh hướng chính trị tiến bộ của Đào Tấn khi ông làm Tổng đốc An Tĩnh, có ý kiến can thiệp, các tiểu luận này mới được in trên tạp chí này.

Sau khi đậu cử nhân tại trường thi Bình Định năm 1867, từ năm 1871 đến năm 1904, ngoài 3 năm từ quan về tu ở chùa Linh Phong quê nhà thời “Tứ nguyệt tam vương” sau khi vua Tự Đức mất, Đào Tấn có gần 30 năm làm quan triều Nguyễn qua ba đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Bắt đầu từ chức Hiệu thư chuyên soạn tuồng trong cung Tự Đức, ông đã kinh qua các chức vụ khác như Tri phủ Quảng Trạch, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Nam Ngãi, Tổng đốc An Tĩnh, thượng thư các bộ Công, Hình, Binh và về hưu ở chức thượng thư bộ Công.

Nghiên cứu cuộc đời làm quan của Đào Tấn ta thấy có một mâu thuẫn kỳ lạ: bậc trọng thần thường được các vua Nguyễn sủng ái, có tuổi quan vào loại kỷ lục ở triều Nguyễn ấy lại là người chê trách, miệt thị chốn quan trường nhiều nhất trong thơ và từ của ông. Đào Tấn từng đau đáu với cái khổ, cái nhục, cái thẹn của những người làm quan như ông. Trong bài thơ “Viết tình cờ”, ông căn dặn các con:

Các con chưa tỏ sự đờiLợi danh đâu phải phận người văn chươngPhong trần cha đã ê xươngChớ chen vào chốn quan trường mà chi(Bản dịch của Mịch Quang)

Dưới con mắt Đào Tấn, con người coi sự trong sạch của hoa mai là cốt cách của mình, quan trường thời ấy là chốn ô trọc, sâu mọt, bụi bặm, là nơi “nhân tình bạc tợ thu vân”, nơi “ô khóa lợi xiềng danh luôn trói chặt”, nơi đầy rẫy những kẻ “lộc vua ăn uổng, cột trời để xiêu”. Trong suốt 30 năm làm quan, giấc mộng lớn nhất, thường trực nhất trong ông là được từ quan, về quê, thỏa chí bình sinh “chỉ thích đề ngâm khắp dưới trời” của mình. Tuy vậy, giấc mộng ấy, với Đào Tấn, đã trở thành “thảm mộng” bởi ông đã không thể nào dứt nổi chốn quan trường mà ông cho là nhơ nhuốc ấy, đã từ quan về nhà, bị giáng bốn cấp, rồi vẫn ra làm quan trở lại. Đào Tấn chỉ được thỏa nguyện khi kế hoạch phục quốc của vua Thành Thái mà ông là

124

một yếu nhân bị bại lộ, Đào Tấn bị buộc về hưu năm 1904, trước khi mất chừng 3 năm. Năm Đào Tấn mất cũng là năm nhà vua yêu nước Thành Thái bị thực dân Pháp buộc thoái vị rồi bị đưa đi đầy ở Bắc Phi xa xôi.

Có một thời, chúng ta đã rất đơn giản, phiến diện khi đánh giá triều Nguyễn chỉ là một vương triều phản động, bán nước và cho rằng việc làm quan lâu dài trong một triều đình như thế dù sao cũng là một vết nhơ trong đời Đào Tấn. Nhiều người đã bênh vực Đào Tấn, nói ông đáng thương hơn đáng trách bởi đã ẩn nhẫn làm quan chỉ để làm tuồng, làm quan chỉ là cái xác, làm thơ, làm tuồng mới là cái hồn, trước sau Đào Tấn chỉ là một ông quan Tuồng.

Cách biện luận ấy xem ra không thật ổn. Dù thực tế, nếu không có điều kiện của một đại quan Đào Tấn thì rất khó có một sự nghiệp tuồng Đào Tấn đồ sộ như chúng ta đang có hôm nay. Khi đương chức cũng như khi hưu nhàn, ông đã dùng tất cả những bổng lộc của một đời quan để làm tuồng. Nhưng một người từng ba lần làm tổng đốc, bốn lần làm thượng thư như Đào Tấn, không thể có chuyện ông nhận các chức quan vào hàng nhất phẩm, nhị phẩm triều đình chỉ để làm tuồng.

Các nghiên cứu lịch sử khách quan gần đây cho thấy triều Nguyễn không chỉ có mặt tiêu cực, phản động mà còn có những mặt tích cực, tiến bộ, có những đóng góp không thể phủ nhận trong tiến trình lịch sử dân tộc, các vua quan triều Nguyễn không chỉ là những bù nhìn thân Pháp, tay sai của đô hộ Pháp mà còn có những người yêu nước chân chính, nung nấu hoài bão và phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp chống Pháp giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đào Tấn thuộc vào bộ phận ưu tú này.

Nhà thơ Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận xét rằng lời nhân vật Tiết Cương: “Thế sự đoản ư xuân mộng/ Nhân tình bạc tợ thu vân/Nghiến răng cười cười cũng khó khăn/Ôm lòng chịu, chịu càng vui sướng” cũng chính là tâm sự của ông quan Đào Tấn, nói lên sự chủ động lớn lao của một người chấp nhận việc làm quan như sự hy sinh “nếm mật nằm gai”, cảm thấy trong sự "nếm mật nằm gai" vì đại nghĩa ấy của mình một niềm vui, một hạnh phúc.

Có thể thấy cuộc đời làm quan của Đào Tấn, nhất là dưới triều Thành Thái, khi ông được giao những trọng trách như tổng đốc Nam Ngãi, tổng đốc An Tĩnh, thượng thư các bộ Công, Binh, Hình là một lựa chọn chủ động, đầy hy sinh vì nước vì dân của ông. Thấu hiểu những ê chề cay đắng của kiếp làm quan ở một thời vua không ra vua quan không ra quan, thời lộng hành của bọn xâm lược, của lũ sâu dân, mọt nước, thời của những đọa lạc, những phản bội ghê gớm, nhưng Đào Tấn, con người luôn “Thậm cảm hưng vong chuyện nước nhà” vẫn ở lại làm quan giúp vua Thành Thái là vì trách nhiệm của một sĩ phu khi đất nước suy vong, và vì ông tin rằng mình sẽ góp phần làm cho sự liêm chính và lòng trung nghĩa không chết, ngọn đèn cứu

125

nước không tắt và tạo điều kiện cho những anh hùng cứu nước đã và sẽ xuất hiện. Có nhiều bằng chứng cho thấy, tinh thần dân tộc bất khuất, ý chí tự cường mạnh mẽ của vị vua trẻ Thành Thái có ảnh hưởng lớn của Đào Tấn, vị cận thần thân tín. Không phải ngẫu nhiên mà người đương thời đã gọi Đào Tấn là “Kẻ đại ẩn tại triều”.

Riêng về sự liêm chính, vị thượng quan Đào Tấn đã xứng đáng là một chính khách mẫu mực, một tấm gương sáng cho các chính khách muôn đời. Dưới thời Tự Đức, ông được vua ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy vua). Tiếp kiến Đào Tấn tại dinh tổng đốc ở Vinh năm 1902, thời Thành Thái, Gosselin, một võ quan cao cấp người Pháp đã phải ghi nhận sau gần 30 năm làm quan, Đào Tấn vẫn “tay trắng thanh bần”. Gosselin viết: “Một đời tận tụy trong nhiều chức vụ quan trọng nhưng Đào Tấn vẫn tay trắng thanh bần. Bấy nhiêu ấy đủ thơm danh hậu thế và làm cho đại nhân vượt lên trên hẳn nhiều đồng liêu khác ít được gương mẫu như đại nhân” (L’Empire d’Annam, trang 468, Vương Hồng Sển dịch). Sinh thời, đức liêm chính của Đào Tấn đã vang khắp “trong triều, ngoài quận”.

Là một ông quan thanh liêm, chính trực, nhân ái, Đào Tấn luôn luôn vì ích nước lợi dân thực thi chức trách của mình, bất chấp những hậu quả không hay có thể sẽ phải gánh chịu. Hầu hết những nơi Đào Tấn từng làm quan đều ca ngợi những ân đức mà ông đã làm cho nhân dân trong vùng. Đào Tấn còn từng cứu trợ nạn đắm thuyền của hơn 400 ngư dân đảo Hải Nam khi ông làm Phủ doãn Thừa Thiên, được dan Hải Nam lập đền thờ sống ở đảo này. Cũng trên cương vị Phủ dãon Thừa Thiên, bất chấp sự can thiệp của khâm sứ Pháp, ông quan “điềm tĩnh, khiêm hòa” ấy đã ra lệnh xử chém Bồi Ba, tên tay sai Pháp gây nhiều tội ác với nhân dân Huế. Khi bị điều ra nhậm chức tổng đốc An Tĩnh, Đào Tấn dâng sớ nói rõ: “Hoan châu là đất xung yếu, sĩ phu nhiều người học giỏi, sĩ khí hùng, dân trí tốt, tôi đến nơi chỉ làm cho được chữ Phủ (vỗ về) để cho dân được an cư lạc nghiệp. Còn chữ Tiểu (đánh dẹp) thì quan tiền nhiệm của tôi đã thành công...Tôi là quan văn, không làm được những việc quan tướng đã làm. Nếu triều đình chấp thuận tôi xin tựu nhiệm. Nếu bất thuận tôi xin chịu tội vi mạng”.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, Đào Tấn từng nhận mật chỉ của Thành Thái để liên kết các nghĩa đảng Cần vương. Ông tham gia lập Duy Tân hội cùng các chí sĩ trẻ xứ Quảng như Nguyễn Hàm, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, che chở, tạo điều kiện cho Phan Bội Châu hoạt động, tham gia tổ chức việc Đông du của Phan Bội Châu và Cường Để. Đào Tấn còn kết thân với các văn thân yêu nước xứ Nghệ như Cao Xuân Dục, Đặng Nguyên Cẩn, có quan hệ mật thiết và là ân nhân của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Đào Tấn cũng là người tiến cử họa sĩ Lê Văn Miến tham gia kế hoạch phục quốc bí mật của vua Thành Thái, chuyên vẽ mẫu vũ khí…

126

Đào Tấn làm nhiều thơ ca ngợi nhũng chí sĩ kháng Pháp như Hoàng Diệu, Hoàng Kế Viêm, Phan Bội Châu… Khi Phan Đình Phùng hy sinh trên núi rừng Vụ Quang, dưới danh nghĩa văn thân Nghệ Tĩnh, Đào Tấn đã có thơ và câu đối ca ngợi tiết tháo của người anh hùng họ Phan cực kỳ chấn động lòng người. Các tác phẩm của lòng yêu nước trên cho thấy vị tổng đốc của triều Nguyễn đã không ngần ngại đứng hẳn về phía những người cầm súng đánh Pháp cứu nước.

Đặc biệt, thời làm tổng đốc An Tĩnh, vị chính khách kiêm nghệ sĩ tuồng Đào Tấn đã sử dụng tuồng như một thứ vũ khí sắc bén tố cáo sự thối nát của một triều đình phong kiến thân Pháp phản động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến thay đổi chế độ, thay đổi triều đại với các vở diễn như “Cổ thành”, “Trầm Hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Diễn Võ đình”, “Hộ Sanh đàn”... sau này trở thành những vở diễn, hay nhất, có sức sống lâu bền nhất của ông. Nếu mười năm trong cung vua Tự Đức, tại “Duyệt thị đường”, Đào Tấn đã viết được hàng chục pho tuồng dù đã được vua phê là “kỹ thuật thần diệu” nhưng đều là những vở theo phụng sắc mà viết, cho vua và triều thần xem, chưa phải là những gì tâm đắc của ông. Thì tới “Như Thị quan”, rạp hát riêng của tổng đốc Đào Tấn tại thành Vinh, tuồng Đào Tấn đã có mục tiêu tâm đắc “làm mới mẻ chính trị, mới mẻ đạo đức”, cho đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ, kể cả những người chưa biết chữ xem. Đây là những vở tuồng tràn ngập tinh thần dân chủ, trao gửi niềm tin cứu nước cứu dân cho những anh hùng trên non cao, suối sâu, những người đang bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Viết, dựng, diễn những vở tuồng cách mạng trên, ông quan Đào Tấn đã “Dùng ngọn bút làm đòn xoay chế độ/mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”(Sóng Hồng).Dưới cái lốt một đại quan triều Nguyễn, Đào Tấn đã thực sự là một chính khách dân chủ, cách mạng.

Bởi vậy, tự hào vì nghệ sĩ thiên tài Đào Tấn, chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì ông quan Đào Tấn, vị chính khách liêm chính, yêu nước, dân chủ, cách mạng Đào Tấn.

Một nghệ sĩ thiên tài và một chính khách yêu nước, cách mạng, không có sự kết hợp đó, sẽ không có một Đào Tấn vĩ đại mà chúng ta tự hào kỷ niệm hôm nay.

(Viết nhân ngày giỗ lần thứ 100 của Đào Tấn tháng 7.2007)

127

Đào Tấn và gia đình Nguyễn Tất Thành

Làm quan như cụ Đào Tấn đẹp lắm!Trong những ngày kháng chiến chống Pháp, trong những năm 1948-

1953, nhà văn Sơn Tùng may mắn được ở gần hai cụ Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Sinh Khiêm, chị ruột và anh ruột Bác Hồ. Ông được hai cụ kể cho nghe nhiều chuyện về gia đình, về ông bà ngoại, về cha mẹ, về Bác Hồ thời niên thiếu. Trong những câu chuyện của hai cụ, nhất là của cụ Nguyễn Sinh Khiêm, các cụ nhắc nhiều đến quan Tổng đốc, quan Thượng thư Đào Tấn, như một người rất thân thiết và một ân nhân của gia đình mình.

Từ những câu chuyện của hai cụ và quá trình nhiều năm sưu tầm, thu thập tư liệu về thời thơ ấu và tuổi trẻ của Bác Hồ giai đoạn trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước, nhà văn Sơn Tùng đã viết hai cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” (Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản lần đầu năm 1982) và “Bông sen vàng”(Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản lần đầu năm 1989). Trong cả hai cuốn sách này, nhân vật Đào Tấn, một vị quan chí cao, đức sáng, hết mực yêu nước thương dân, xuất hiện rất đậm nét, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng cậu bé Nguyễn Sinh Côn và chàng trai Nguyễn Tất Thành.

Cuốn “Búp sen xanh” được xuất bản lần đầu tiên với hàng trăm ngàn bản, được bạn đọc đón đọc nhiệt tình, được dư luận khen ngợi. Tuy vậy, ngay sau đó, cuốn sách bị một số bài báo phê phán khá nặng nề, tập trung vào ba điểm: mối tình Nguyễn Tất Thành - Út Huệ, hình tượng vị vua Thành Thái và ông quan Đào Tấn. Tác giả các bài báo này cho rằng đó là ba điểm vừa sai sự thật vừa trái với quan điểm của Đảng. Họ lhẳng định: không thể có mối tình của Nguyễn Tất Thành và Út Huệ, một vị vua ở trên ngôi 28 năm như Thành Thái và một ông quan làm đến chức Tổng đốc, Thượng thư như Đào Tấn, cả hai đều thuộc triều Nguyễn, một triều đình phong kiến được coi là nô lệ phản động, cũng không thể là những nhân vật có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành như tác giả mô tả. Nhà văn Sơn Tùng kể rằng giữa lúc sóng gió đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ông lên gặp, ân cần hỏi chuyện. Sơn Tùng đã trình bày với Thủ tướng rất cặn kẽ những tài liệu, những cơ sở lịch sử cụ thể, xác thực về ba

128

nhân vật Út Huệ, Thành Thái, Đào Tấn. Thủ tướng nghe xong, động viên ông: “Sơn Tùng đã làm tốt đấy, dừng nản chí, cứ tiếp tục con đường của mình”. Riêng về cụ Đào Tấn, Thủ tướng trầm ngâm nhận xét: “Làm quan như cụ Đào Tấn…Đẹp lắm!”. Nhà văn Sơn Tùng còn nhớ mãi câu nhận xét sâu sắc, nhiều ý nghĩa ấy của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Đào Tấn với sĩ phu và nhân dân xứ NghệSơn Tùng khẳng định cái đẹp của ông quan Đào Tấn không thể do

ông tưởng tượng, bịa đặt mà được. Ông vẫn hay nói đùa với bè bạn: may mà cụ Đào Tấn là người Bình Định, không phái người xứ Nghệ, không thì rất có thể ông đã mang tiếng bản vị địa phương. Sự thật là trong hơn mười năm làm Tổng đốc An Tĩnh (1889-1894 và 1898-1902), ngay giữa giao thừa giữa hai thế kỷ 19-20, cụ Đào Tấn đã làm được nhiều việc tốt đẹp, đã để lại những ký ức đẹp, được người dân xứ Nghệ tin yêu, ngưỡng mộ, đúng như câu nói của Nguyễn Sinh Sắc trong sách “Búp sen xanh”: “Cả xứ Nghệ chúng tôi, ai ai cũng lưu lại trong tâm trí cái đức sáng của quan Tổng đốc Đào Tấn”. Sự tin yêu, ngưỡng mộ đó đã được phần nào thể hiện qua hai câu đối của văn thân An Tĩnh viếng cụ Đào Tấn khi được tin cụ mất tại quê hương Bình Định rằm tháng Bảy năm 1907: “Hiền tướng phong lưu, Hoan quận thập niên do truyền thảo/Danh viên tiêu tức, Lại giang thiên lý ức hàn mai”. (Tạm dịch: Ông là vị quan nhân từ tài hoa, trong mười năm trên đất An Tĩnh đã để lại bao công trình đáng được truyền tụng/Tin buồn lan đi từ ngôi vườn danh tiếng của Người, thương tiếc biết bao cội mai khí tiết nơi sông Lại ngàn dặm).

Tiểu thuyết “Bông sen vàng” của Sơn Tùng kết thúc bằng một câu cảm thán của Nguyễn Sinh Sắc: “Gia bần vô hiền thê/Quốc loạn vô lương tướng”. Có thể nói, với người xứ Nghệ, cụ Đào Tấn chính là một “hiền tướng”, một “lương tướng” mà nhân dân hằng mong mỏi giữa thời “quốc loạn”.

Đào Tấn đến An Tĩnh vào một thời điểm rất nhạy cảm: đó là sau những năm tháng mảnh đất được coi là căn cứ địa kiên trinh của các phong trào Văn thân và Cần vương phải chịu đựng những cuộc khủng bố, tàn sát dã man của thực dân Pháp và tay sai. Điển hình và việc bắt phơi nắng nhiều ngay chí sĩ Phan Đình Thông, anh ruột Phan Đình Phùng, rồi chém ngang người ông vì không thể dùng ông chiêu hàng được Phan Đình Phùng.

Trước khi đến nhận chức Tổng đốc An Tĩnh, theo tài liệu lưu tại cơ mật viện triều Nguyễn, Đào Tấn từng dâng sớ nói rõ: “Hoan Châu là vùng đất xung yếu. Sĩ phu nhiều người học giỏi, dân khí hùng, dân trí tốt. Tôi đến nơi chỉ làm cho được chữ phủ (vỗ về) để cho dân an cư lạc nghiệp. Còn chữ tiễu (đánh dẹp) thì quan tiền nhiệm của tôi đã thành công, nay là vị đệ nhất đại thần triều đình, Cần chánh điện Đại học sĩ Túc liệt tướng quân (Nguyễn Thân). Tôi là quan văn, không làm được những việc như quan tướng đã làm.

129

Nếu triều đình chấp thuận, tôi xin tựu nhiệm. Nếu bất thuận, tôi xin chịu tội vi mạng”.

Ý thức sâu sắc sứ mệnh của mình khi đến An Tĩnh, dũng cảm nêu lên mục tiêu “an dân”, cụ Đào Tấn đã tạo ra một lá chắn công khai để trên cương vị Tổng đốc cụ có thể ngăn cản những hành động đàn áp các phong trào yêu nước chống Pháp, tạo ra một giai đoạn khá bình an, không còn tiếng kêu than trên mảnh đất nóng bỏng sĩ khí cách mạng này. Theo nhà văn Sơn Tùng, ngay khi mới tới đây, cụ Đào Tấn đã giải được bản án tử hình của cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, một lãnh tụ Cần vương Nghệ An, rồi tìm cách đưa được cụ về Huế. Cụ Đào Tấn cũng đã bí mật giúp các cựu nghĩa sĩ Văn thân, Cần Vương cùng gia đình họ tránh sự trả thù của giặc Pháp, tạo điều kiện cho họ vượt biên giới qua Lào, sang định cư tại vùng Đông Bắc Thái Lan, tạo nên một cộng đồng Việt kiều yêu nước tại đây, nơi sau này sẽ đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về hoạt động trong những năm 1928-1929. Người dân xứ Nghệ cũng lưu truyền rằng chính Tổng đốc Đào Tấn đã là một bức phên dậu bảo vệ cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê của lãnh tụ Phan Đình Phùng, góp phần giúp cho cuộc khởi nghĩa này không ngừng phát triển lớn mạnh mà đỉnh cao là chiến thắng Vụ Quang (1894) trong thời gian cụ làm Tổng đốc An Tĩnh lần thứ nhất. Chỉ sau khi cụ Đào Tấn bị điều về triều, năm 1895 Nguyễn Thân được đưa ra phối hợp với công sứ Nghệ An Duvillier dồn toàn lực liên quân Pháp Việt bao vây công phá, Phan Đình Phùng bị bệnh mất giữa trùng vây, cuộc khởi nghĩa Hương Khê mới bị dẹp tan sau 10 năm trụ vững. Nói về quan hệ Đào Tấn – Phan Đình Phùng, không thể không nhắc đến hai áng văn bất hủ của Đào Tấn: Câu đối điếu Phan Đình Phùng lúc nghe tin Phan Đình Phùng mất bị Nguyễn Thân quật mộ, thiêu xác thành tro nhồi vào thuốc súng bắn xuống sông La và bài thơ “Khóc Phan Đình Nguyên”.

Không thể không giới thiệu lại toàn văn hai kiệt tác, hai tượng đài văn chương về người anh hùng dân tộc Phan Đình Phùng của cụ Đào Tấn:

Câu đối điều Phan Đình Phùng Anh hùng thành bại chớ bàn, lòng trung ấy, nghĩa lớn kia, thề chung

thuỷ trọn tình cùng chiến hữu. Anh sinh Son, Mực, đạo sách đèn nên phải trọng cương thường. Khá hận thay! Ngôi nhà nghiêng đổ, một cây biết chống làm sao! Cung lạnh khói tan, tiếng oán dậy rừng ai chẳng xót! Huống đưong lúc rồng bay mây tối, lại thêm tráo trở việc người. Thương thay La Việt giang san, văn hiến trăm năm trơ chiến địa.

Trời đất cổ kim còn mãi, núi ngất cao, sông chảy xiết, vũ trụ này là của đấng trượng phu. Gió tuyết Lam Hồng, ngạo giá rét cũng hao mòn tùng bách. Biết sao đây? Sóng cả dâng trào, cột đá giữa dòng khó vững. Sao dời vật đổi, chạnh tình vườn cũ nghĩ càng đau. Lại gặp cơn gió thốc nhạn lìa, trách bấy lòng trời chẳng giúp. Rõ thật tùng mai khí tiết, tinh thần một thác sáng trăng sao.

130

Bài thơ Khóc Phan Đình NguyênChẻ tre thế tưởng phục hai kinhCông khó mười năm xót chẳng thànhGiận ai vàng lụa lo hoà nghịNỡ bỏ dân lành trong điêu linhTay giằng sông núi lòng không chếtThân cuỡi trời sao khí vẫn sinhQua chốn năm xưa từng thắng trận

Thương ngưòi thiên cổ lệ tràn quanh(Mịch Quang dịch)Hai áng văn trên cho thấy vị thượng quan Đào Tấn và lãnh tụ Cần

vương Phan Đình Phùng không hề là hai người thuộc hai chiến tuyến. Đó thực sự là những người đồng chí, đồng tâm. Không có cùng một “chí cả”, một “hùng tâm” như chí sĩ họ Phan, dù tài năng đến mấy, cụ Đào Tấn sẽ không thể có được hai áng văn cho đến nay vẫn là những áng văn hay nhất, xứng đáng nhất với con người mà “tên cụ đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước” như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

Nói đến Tổng đốc Đào Tấn, sĩ phu xứ Nghệ thương hay hay nhắc câu đối cụ đã cho viết trên cửa Tiền thành Vinh. Nguyên từ ngày Thành Vinh được Pháp xây dựng theo kiểu mới xong, đôi khung dành cho câu đối ở của Tiền vẫn để trống. Người có đủ tư cách để đề câu đối ở đây chỉ có thể là quan Tổng đốc, nhưng các đời Tổng đốc trước chưa ai dám đề, vì ngại Nghệ An là đất hay chữ, văn chương câu đối kém sẽ bị cười chê. Vừa nhận chức được ít lâu, Đào Tấn đã cho đề câu đối của mình lên đôi khung trống đó:

Hồng Sơn Lam Giang như tại tả hữuHoàng đồng bạch tẩu di nhiên vãng laiNghĩa đen của câu đối: Núi Hồng, sông Lam vẫn vững chãi hai bên tả

hữu/Cụ già con trẻ vẫn vui vầy lại qua nơi đây. Nhưng các danh sĩ xứ Nghệ, trước hết là Đặng Nguyên Cẩn, sau đó là Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu và nhiều người khác đã nhận ra ẩn ý thâm sâu của cụ Đào. Cái chốt để hiểu ý nghĩa thực của câu đối này chính là cặp từ “hoàng đồng”, “bạch tẩu” có thể hiểu là lũ trẻ nít da vàng (Việt gian) và bọn cáo già da trắng (Giặc Pháp xâm lược). Vì vậy, nghĩa thực của câu đối là: Núi Hồng sông Lam vẫn vững vàng đứng đó, sao chúng ta lại có thể để giặc Pháp và lũ Việt gian ung dung qua lại nơi này. Đây không chỉ là một câu đối để trổ tài chữ nghĩa của một thưọng quan triều Nguyễn mà chính là một thông điệp, một hiệu triệu kín đáo của nhà yêu nước Đào Tấn.

Tương truyền, sĩ phu An Tĩnh từng rất vui mừng khi nghe tin cụ Đào Tấn ra đây nhận chức Tổng đốc vì đã nghe đồn cụ là một vị quan liêm chính, nổi tiếng “thanh, thận, cần” và “bất uý cường ngự”, lại là một người Cần vương “ở ẩn tại triều”, nay càng mừng và tin mến cụ bội phần khi đọc được ý nghĩa câu đối trên.

131

Trong thời gian 10 năm làm Tổng đốc An Tĩnh, cụ Đào Tấn đã là bạn thâm giao của nhiều gia đình khoa bảng yêu nước nổi tiếng xứ Nghệ như gia đình Cao Xuân Dục, gia đình Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cẩn, gia đình Trần Đình Phong, gia đình Hoàng Xuân Đường…Đào Tấn cũng đã tìm đến kết thân với nhóm nho sinh trẻ tuổi tài năng mà người dân xứ Nghệ hồi đó tôn là “Tứ hổ Nam Đàn” qua câu đồng dao “Thông minh bất như Sắc/Uyên bác bất như San/Hào hoa bất như Lương/Cường ký bất như Quý” (Không ai thông minh như Nguyễn Sinh Sắc/Không ai uyên bác như Phan Văn San (Phan Bội Châu)/Không ai hào hoa như Trần Văn Lương/Không ai nhớ giỏi như Vương Thúc Quý). Dưới thời Tổng đốc Đào Tấn, “Tứ hổ Nam Đàn” kẻ trước người sau đều đỗ đạt, thành danh và đều trở thành những danh sư yêu nước như Vương Thúc Quý, Nguyễn Sinh Sắc hay những lãnh tụ nổi tiếng của các phong trào Cần vương, Duy tân, Đông du như Trần Văn Lương, Phan Bội Châu. Riêng đối với nhà yêu nước trẻ tuổi Phan Bội Châu, cụ Đào Tấn đã dành nhiều sự quan tâm giúp đỡ hết sức quý báu. Chí lớn, tài cao, học rộng, nhưng vì quá phóng túng, luôn phạm trường quy mỗi khi thi cứ nên Phan Văn San bị lãnh cái án “Chung thân bất đắc ứng thí”. Nhận thấy khả năng to lớn của Phan Văn San, nhằm giúp anh được trở lại trường thi để giành lấy bảng vàng, tạo thanh danh hội tụ nghĩa sĩ bốn phương, hoạt động cứu nước, cụ Đào Tấn đã cũng các cụ Cao Xuân Dục, Khiếu Năng Tĩnh, Nguyễn Thượng Hiền đã giúp Phan Văn San đổi tên thành Phan Bội Châu, thoát khỏi cái án chung thân không được dự thi. Khoa thi Hương năm Canh Tý ở Nghệ An (1900), Phan Bội Châu đỗ Thủ khoa (giải nguyên) xuất sắc. Tổng đốc Đào Tấn và chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh đã để anh đứng riêng một bảng và Đào Tấn đã có câu đối ca ngợi Phan Bội Châu như một cách lưu truyền rộng rãi tiếng tăm cho anh:“Lưỡng tuế tam nguyên thiên hạ hữu/độc danh nhất bảng thế gian vô” (Hai năm ba lần đỗ đầu, thiên hạ vẫn có người làm được/Riêng việc một mình dành riêng một bảng vàng thì thế gian không ai làm được ngoài Phan Bội Châu). Sau này, Đào Tấn đã nhiều lần giúp Phan Bội Châu hoạt động như việc cụ che chở để Phan Bội Châu không bị bắt sau khi kế hoạch đánh úp thành Vinh vào ngày kỷ niệm quốc khánh Pháp năm 1901 do Phan Bội Châu cùng Phan Bá Ngọc, Vương Thúc Quý phối hợp lập ra bị bại lộ, như việc cụ cấp giấy thông hành giúp Phan Bội Châu ra Bắc vào Nam tìm cách gặp gỡ lãnh tụ Hoàng Hoa Thám và liên kết những người yêu nước…

Ngoài cái đức sáng của quan Tổng đốc Đào Tấn, sĩ phu và nhân dân xứ Nghệ còn nhắc nhiều những bổn tuồng tuyệt tác của cụ Đào được cụ làm ra và cho diễn ở rạp “Như Thị quan” bên dinh Tổng đốc của cụ như “Sơn hậu”, “Khuê các anh hùng”, “Tiết Cương tế thiết khâu phần”, “Hoàng Phi Hổ quá quan”, “Diễn Võ đình”…Không ít người còn thuộc nằm lòng nhiều câu hát trong các bổn tuồng đó như “Thịt đi thây chạy bời bời/Lộc vua ăn uổng cột trời để xiêu”, “Vì vương mang gánh nghĩa gánh tình/Phải lịu địu tay bồng tay ẵm”, “Lao xao sóng vỗ ngọn tùng/Gian nan là nợ anh hùng

132

phải vay”, “Xăn tay lần gỡ mối sầu/Tóc lo đã trổ trên đầu hùng anh” …và đặc biệt là câu hát khách bằng chữ Hán tuyệt hay của Đổng Mẫu trong tuồng “Sơn hậu”: “Trung hiếu khởi năng toàn, tố đắc trung thần chân hiếu tử/Tử sanh hà túc toán, tu tri tử nhật thị sinh niên” (Trung hiếu khó vẹn toàn, làm được tôi trung mới đúng là con thảo/Tử sinh đừng tính toán, hãy biết rằng ngày chết ấy năm sinh).

Đào Tấn và gia đình Nguyễn Tất ThànhTrong “Tứ hổ Nam Đàn”, cụ Đào Tấn có quan hệ thân thiết và lâu

bền nhất với ông Nguyễn Sinh Sắc có lẽ là vì dù cách xa nhau về tuổi tác, địa vị nhưng hai người khá giống nhau về gia cảnh, về cốt cách, về quan niệm nhân sinh. Cụ Nguyễn Sinh Khiêm không biết cha mình quen với cụ Đào Tấn tự khi nào nhưng cụ nhớ từ lúc làm Tổng đốc An Tĩnh lần thứ nhất, cụ Đào từng về làng Chùa thăm cha và đàm đạo cùng ông ngoại Hoàng Xuân Đường khi cụ Đường còn sống (cụ Đường mất năm 1893). Ông Nguyễn Sinh Sắc trở thành tri kỷ vong niên của cụ Đào kể từ năm 1895, khi đưa gia đình vào Huế dự thi Hội. Đó là khi quan Thượng thư Đào Tấn (lúc này cụ Đào đã về triều và lần lượt đảm nhận các chức vụ Thượng thư bộ Binh, Thượng thư bộ Hình, Thượng thư bộ Công) hay đến chơi nhà chàng cử nhân nghèo học tài thi phận Nguyễn Sinh Sắc. Chính ngôi nhà của gia đình Nguyễn Sinh Sắc ở Đông Ba cũng là do cụ Đào Tấn cùng Cao Xuân Tiếu, con cụ Cao Xuân Dục, cùng góp phần tạo dựng nên. Cuối năm 1895, sau khi Nguyễn Sinh Sắc trượt kỳ thi Hội khoa Ất Tỵ, cụ Đào Tấn và cụ Cao Xuân Dục đã can thiệp để đưa ông Sắc vào Huế theo học trường Quốc Tử Giám, một trường thường chỉ dành cho con cháu tôn thất và quan lại cao cấp triều Nguyễn, để vừa tích luỹ kiến thức vừa có học bổng đỡ phần khó khăn. Năm 1898, ông Sắc lại trượt trong kỳ thi Hội khoa Mậu Tuất, cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn càng thêm khó khăn, cụ Đào Tấn đã bàn bạc với ông Nguyễn Viết Chuyên, một cộng sự dưới quyền trong bộ Hình, đón ông Sắc về nhà ông Chuyên ở làng Dương Nổ để dạy cho con trai mình sắp dự thi Hương và mở lớp dạy học tại nhà ông Nguyễn Sĩ Độ để ông Sắc có thêm thu nhập.

Không chỉ riêng cụ Đào Tấn mà cả gia đình vị thượng thư triều đình này cũng qua lại thân thiết với gia đình ông cử nghèo Nguyễn Sinh Sắc. Năm Canh Tý (1900), ông Sắc được cụ Trần Đình Phong chọn đi làm thư ký kỳ thi Hương tại Thanh Hoá, đem theo Nguyễn Sinh Khiêm. Nguyễn Tất Thành ở lại với Huế cùng mẹ. Thời gian này bà Hoàng Thị Loan sinh thêm Nguyễn Sinh Nhuận, tự Tất Danh, thưòng gọi là bé Xin. Do quá lao lực một thời gian dài nuôi chồng nuôi con trong tình cảnh hết sức thiếu thốn cực nhọc, lại mất sức khi sinh nở, bà Loan đã ngã bệnh nặng và đột ngột qua đời vào ngày 23 tháng chạp, chỉ trước khi sang năm mới Tân Sửu 7 ngày. Một mình Nguyễn Tất Thành khi đó mới 10 tuổi phải vừa lo tang mẹ vừa lo nuôi đứa em thơ. Lúc này, cụ Đào Tấn cũng đã ra lại Nghệ An. Chính hai người

133

con trai của cụ Đào Tấn là Đào Thuỵ Thạch và Đào Nhữ Tuyên, đã cùng cha con Ngô Huệ Liên, Ngô Đức Kế, các học trò của ông Sắc tại Huế và bà con xóm giềng ở Đông Ba tận tình giúp Nguyễn Tất Thành lo chu toàn đám tang bà Hoàng Thị Loan và nuôi nấng bé Xin. Sau đám tang bà Loan, gia đình cụ Đào Tấn ở Huế đã đón anh em Nguyễn Tất Thành về ở nhà mình để đỡ bớt khó khăn trong khi chờ cha và anh về.

Sau này, khi ông Sắc đỗ Phó bảng trong kỳ thi Tân Sửu (1901), cụ Đào Tấn khi ấy đang làm Tổng đốc An Tĩnh lần thứ hai đã tổ chức đón tiếp vị tân đại khoa xứ Nghệ và tri kỷ vong niên mà cụ rất trọng thị tại Vinh, cụ Đào Tấn còn về tận làng Kim Liên, làng Chùa để chúc mừng ông Sắc và gia đình. Hiểu gia cảnh của ông Sắc, cụ Đào Tấn đã gửi văn bản về triều đình xin hoãn việc bổ quan cho ông Sắc để ông ở lại quê nhà làm tròn chữ hiếu với mẹ vợ già yếu.

Cụ Nguyễn Sinh Khiêm cho biết cụ Đào Tấn rất quý mến và kính trọng thân mẫu Hoàng Thị Loan, cụ thường gọi mẹ ông là “từ mẫu”, là “hiền thê minh đức”. Cụ cũng rất quý mến hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Tất Thành, nhất là cụ rất chú ý tới Nguyễn Tất Thành và hay dành thời gian trò chuyện với Nguyễn Tất Thành khi đến nhà chơi, bất ngờ trước nhiều câu hỏi của Tất Thành, khen Tất Thành có nhiều thiên tư đáng quý, sớm bộc lộ “chí lớn”, “trí lực to lớn” ngay từ tuổi thiếu niên và tin rằng nếu được hướng dẫn để chọn được con đường học tập rèn luyện đúng đắn, tất sẽ lập nên nghiệp lớn không chỉ cho gia đình mà còn cho nước cho dân.

Tình bằng hữu thân thiết, chung thuỷ, không phân biệt tuổi tác, địa vị, đẳng cấp giữa cha và cụ Đào Tấn, những lần được hầu nước, thuốc cho cha cùng cụ Đào Tấn và bạn bè bình văn, đàm đạo việc nước việc nhà, những lần được theo cha đi xem hát tuồng tại dinh Tổng đốc Nghệ An hay tại Thành Nội Huế, đã đem lại cho cụ Khiêm và Tất Thành những bài học làm người sâu sắc, khó quên. Chính tại căn nhà nhỏ của gia đình mình ở Huế, Sinh Khiêm và Tất Thành đã được nghe cụ Đào Tấn đọc câu đối viếng Phan Đình Phùng và bài thơ “Khóc Phan Đình Nguyên” cũng như nhiều bài thơ chí tình chí nghĩa, tràn đầy tinh thần yêu nước thương nòi, căm thù bọn xâm lược. Từ đó, nhiều câu thơ như thế này của cụ Đào đã khắc sâu trong tâm khảm Tất Đạt, Tất Thành:

Thủ vãn sơn hà tâm vị tửThân kỳ Cơ Vĩ khí do sanh(Tay giằng sông núi lòng không chếtThân cưỡi sao trời khí vẫn sinh)Bạt kiếm khiêu đăng đối tửu caTâm trung duy ái ngã sơn hàAnh hùng mỗi đọc ngô Nam sửThuỳ bất thâm thù Phú lăng sa(Bạt kiếm khiêu đèn uống rượu caLòng ta yêu mãi núi sông ta

134

Anh hùng khi đọc trang sử nướcCàng thêm hận giặc Phú Lăng Sa)…Ba lần Nguyễn Tất Thành theo cha đến quê hương Đào TấnTheo tài liệu nhà văn Sơn Tùng ghi chép được từ những lời kể của cụ

Nguyễn Sinh Khiêm thì lần theo cha vào làm tri huyện Bình Khê cùng Nguyễn Tất Thành là lần thứ ba, ba cha con cụ đến Bình Định.

Lần thứ nhất là vào khoảng tháng 8 năm 1905. Đó là khi ông Sắc đem theo hai con vào kinh đô Huế để chờ bổ quan, theo trí nhớ của cụ Khiêm thì vào thời điểm cầu Trường Tiền vừa sập. Về đến Huế, ông Sắc được biết để cô lập vị vua yêu nước, bất khuất, có mưu đồ phục quốc Thành Thái, thanh trừng những người thân tín của ông, cụ Đào Tấn đã bị bọn gian thần tay sai và Khâm sứ Pháp vu cáo, buột về hưu và cụ đã về quê hương Bình Định từ cuối năm 1904. Thế là sau khi tạm thu xếp công việc ở Huế, Nguyễn Sinh Sắc đã cùng hai con lặn lội vượt trăm dặm vào Bình Định về làng Vinh Thạnh thăm cụ Đào Tấn. Cụ Khiêm còn nhớ quê cụ Đào Tấn là một làng quê rất đẹp, thanh bình. Không giống với nhà nhiều thưọng quan triều Nguyễn mà cụ đã từng đến, ngôi nhà cụ Đào Tấn là một ngôi nhà gỗ mái tranh như nhiều ngôi nhà bình thường khác trong làng. Đặc biệt, nhà cụ có một khu vườn rất đẹp. Cụ Khiêm nói đường vào nhà cụ Đào không có trúc nhưng cụ tưởng như đang đi trong ngõ trúc. Cụ Khiêm nhận xét: Đúng là nhà một vị quan đầu triều thanh bần, cái thanh bần mà phụ thân Nguyễn Sinh Sắc từng nói với các con “Thanh bần thường lạc, phú quý đa ưu”. Lần đó, khi ông Sắc và cụ Đào Tấn cùng đàm đạo việc nước việc quan, hai anh em Sinh Khiêm, Tất Thành dạo chơi vãn cảnh quê hương cụ Đào. Tất Thành đã nói với anh: Đức ông có một quê hương thật đẹp và một cuộc sống thật thanh cao nên mới có thể làm thơ hay như thế.

Lần thứ hai, ba cha con về Bình Định là sau rằm tháng bảy năm 1907, sau khi được tin cụ Đào Tấn tạ thế tại quê hương. Khi ấy, ông Sắc đã nhận chức thừa biện bộ Lễ được hơn một năm. Cụ Khiêm kể rằng trong năm 1907, ông chứng kiến hai lần cha cụ thức trắng đêm thắp hương và ngồi một mình lặng lẽ khóc trước bàn thờ. Đó là ngày vua Thành Thái bị buột thoái vị và ngày nhận được tin cụ Đào mất. Biết tin cụ Đào mất, nhiều vị quan quê xứ Nghệ tại triều như Ngô Huệ Liên, Ngô Đức Kế, Cao Xuân Tiếu, Phạm Khắc Doãn…đã hội tụ tại nhà ông Sắc để cùng bàn bạc làm câu đối viếng cụ nhân danh văn thân An Tĩnh. Ông Sắc được giao chấp bút và đã dồn hết tâm sức để hoàn thành một câu đối vừa thu tóm được sự nghiệp lớn lao của cụ Đào trong mười năm ở An Tĩnh vừa thế hiện được lòng thương tiếc sâu sắc của người xứ Nghệ với cụ. Sau đó, ông Sắc lại cùng hai con và hai cha con ông Phạm Khắc Doãn, Toản tu Quốc sử quán, một người đồng hương xứ Nghệ, bạn thân của ông Sắc, rất yêu mến cụ Đào, vào dâng câu đối mang tấm lòng thành kính tiếc thương của người xứ Nghệ lên bàn thờ cụ tại nhà cụ. Ba cha con ông Sắc cùng hai cha con ông Phạm Khắc Doãn, Phạm Gia Cần đã ra tận mộ cụ Đào trên núi Hoàng Mai viếng cụ. Trước mộ cụ Đào

135

Tấn, cụ Khiêm nhớ cha cụ đã nói với hai con: “Các con hãy học tấm gương của cụ Thượng Đào mà rèn chí lập thân. Cụ Thượng là người đã sống trọn vẹn theo câu châm ngôn của người xưa “Kỳ ấu giả duy phụ mẫu sở hữu chi thân, ký tráng giả duy quốc gia sở hữu chi thân, kỳ lão giả chi hậu thế sở hữu chi thân”. Sau đó, cha con ông Phạm Khắc Doãn, Phạm Gia Cần lên đường về Huế trước còn ba cha con ông Nguyễn Sinh Sắc thì xuống Quy Nhơn thăm một người bạn, thầy giáo Phạm Ngọc Thọ, người thầy từng dạy ở Trường Pháp Việt Đông Ba Huế vừa được điều vào dạy ở trường Pháp Việt Quy Nhơn…

Lần thứ ba, ba cha con ông Sắc đến Bình Định. như chúng ta đã biết, là khi ông Sắc được điều vào làm giám khảo cuộc thi Hương ở trường thi Bình Định và sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Bình Khê (khoảng cuối tháng 5/1909). Về sự kiện đến Bình Định lần thứ ba của ba cha con, theo ghi chép của nhà văn Sơn Tùng, cụ Nguyễn Sinh Khiêm có kể một chi tiết rất đáng chú ý: trước khi cha cụ chính thức đến Bình Định vì công vụ thì Nguyễn Tất Thành đã được cha gửi đến Quy Nhơn theo học tiếng Pháp tại nhà thầy Phạm Ngọc Thọ từ đầu năm 1909. Với chi tiết này, chúng ta có thể thấy hai điều.

Một là tuy đã được chính thức nhận vào học lớp trung đẳng trường Quốc học Huế vào tháng 8/1908, nhưng cả ông Sắc và Nguyễn Tất Thành đều không mặn mà lắm với cái “vinh dự” được vào cái nơi được gọi là “thiên đường trường học” này, cái trường có mục đích đào tạo các viên chức cho bộ máy cai trị thuộc địa của người Pháp. Vốn là người tôn trọng “thực học”, ông Sắc muốn tìm cho con mình có một cách học khác, ngắn hơn, hiệu quả hơn cho cái đích mà ông và Tất Thành đã thầm hướng đến: sang Pháp sang Phương Tây để tìm đường lập thân, cứu nước.

Hai là, ông Sắc đã biết trước là mình sẽ vào làm việc ở Bình Định một thời gian dài. Việc ông đến Bình Định làm tri huyện Bình Khê dường như là việc đã được chuẩn bị một thời gian khá lâu trước khi ông chính thức đến đây nhận chức.

Theo cụ Nguyễn Sinh Khiêm thì việc đến Bình Định nhận chức tri huyện Bình Khê không chỉ là việc phân bổ ngẫu nhiên của triều đình mà là lựa chọn của cha cụ. Khoáng thời gian cuối 1908, bộ Lại thông báo có hai chức quan khuyết: tri phủ Bình Giang (Hải Dương) và tri phủ đồng tri huyện Bình Khê và bộ này có ý điều ông Sắc ra nhận chức ở Bình Giang nhưng ông Sắc đã nhờ cụ Cao Xuân Dục (lúc này đã ở trong hội đồng phụ chính) giúp cho ông về Bình Khê. Trong những lúc cha bàn bạc với những đồng sự thân thiết, cụ Khiêm nghe cha nói ông muốn về với quê hương cụ Thượng Đào, nhất là được về với đất của Tây Sơn dựng nghĩa.

Cụ Khiêm nhớ cha vào làm tri huyện Bình Khê được ít lâu thì Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha và anh. Thành đến huyện đưòng Bình Khê vào cuối một buổi chiều. Khi thấy Thành, cha cụ mừng lắm, nhưng ngay sau đó đã nghiêm mặt hỏi Thành: “Sao không lo học hành mà tốn thời

136

gian tìm lên đây làm chi”. Thành trả lời: “Con chỉ tranh thủ lên thăm cha và anh ít hôm”. Tất Thành chỉ ở lại Bình Khê vẻn vẹn 3 ngày. Trong ba ngày đó, anh em cụ lần đầu tiên được cùng nhau đọc tác phẩm “Không gia đình” của H.Malo, cùng nhau đi ngắm cảnh sông Côn, thăm làng Kiên Mỹ của Tây Sơn tam kiệt, làng Phú Xuân của nữ tướng Bùi Thị Xuân…Cụ Khiêm kể rằng trong bà ngày ở Bình Khê, Tất Thành đã được chứng kiến một câu chuyện rất cảm động về việc làm quan của cha. Câu chuyện này đã được nhà văn Sơn Tùng đưa vào các tác phẩm “Búp sen xanh” và “Hoa râm bụt”.

Đó là buổi chiều hôm cuối cùng Tất Thành ở lại Bình Khê, khi Tất Đạt và Tất Thành đi chơi về tới huyện đường thì nghe tiếng cha gắt người lính hầu thân cận tên là Võ Thăng:

- Món tôm he bữa sáng còn rất nhiều sao không thấy dọn lên? Mau dọn ra ngay!

Anh lính lúng túng tìm quanh một hồi rồi hốt hoảng thưa:- Thưa quan lớn, chắc con sơ ý đậy không kỹ nên bị mèo ăn hết rồi.Bỗng ông Sắc quát to:- Mèo ăn thì cùng lắm là là ăn một vài con, sao lại hết cả đĩa tôm he

lớn như thế được? Hay là anh ăn rồi đổ cho mèo?Tất Đạt và Tất Thành vô cùng kinh ngạc trước thái độ lạ lùng của một

người thanh cao như cha chỉ vì mấy con tôm mà hạch sách, mạt sát thuộc cấp như vậy.

Họ thấy anh lính run rấy phân trần:- Bẩm quan lớn, thiệt tình là con không dám ăn đâu, chắc chắn là mèo

ăn thôi ạ!Họ bỗng thấy cha giận dữ đập mạnh tay xuống bàn:- Nếu anh có thèm lỡ ăn thì nhận đi, ta sẽ tha cho, không truy cứu.

Còn nếu cứ đổ tội cho mèo thì ta sẽ cho trục hồi bản quán.Họ xót xa khi thấy anh lính nước mắt ràn rụa, sụp lạy ông Sắc:- Dạ thưa, con lỡ ăn, con lỡ ăn, xin quan lớn tha tội!Tất Đạt thấy Thành quá uất ức định xông vào can cha, anh giữ Thành

lại. Ngay luc đó, chợt hai anh thấy ông Sắc quỳ xuống ôm lấy anh lính Võ Thăng, giọng nghẹn lại:

- Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi chú. Mèo không ăn mất tôm, chú cũng không ăn mất tôm. Đĩa tôm còn nguyên đấy, tôi đã giấu trong tủ. Tôi chỉ thử chú vì mãi băn khoăn với vụ án tôi xử hai ngày nay. Tôi e rằng người nhận tội chỉ vì bị truy bức, vì sợ uy quyền của quan chứ thực sự là họ bị oan, họ không có tội. Ngày mai, tôi sẽ cho xử lại vụ án này.

Tất Đạt và Tất Thành đã lao vào ôm lấy cha, ràn rụa nước mắt. Ông Sắc ngậm ngùi nói với hai con:

- Các con thấy không, làm quan thời nào cũng rất dễ lạm quyền mà gây oan gây hoạ cho dân, huống hồ là làm quan giữa thời quốc vong dân nô này, càng khó gieo phúc và càng dễ gây hoạ. Cha chắc là mình khó ngồi lâu ở chốn quan trường.

137

Cụ Khiêm nói rằng, tối hôm đó, ba cha con cụ thức trắng đêm bên nhau như cái đêm ba cha con về Kim Liên vinh quy bái tổ khi cha nhận bảng vàng Phó bảng năm Tân Sửu. Sau một đêm thức trắng trong căn nhà do làng dựng mừng ông Phó bảng ở làng Sen quê nội, rạng sáng hôm sau, ba cha con băng về ngay làng Chùa quê ngoại và thấy bà ngoại vẫn thức bên bàn thờ mẹ chờ ba cha con về.

Trong cái đêm cuối cùng Tất Thành được ở bên cha trong đời, cụ Khiêm đã nghe cha trò chuyện với Tất Thành nhiều điều. Ông bảo Tất Thành phải cố gắng hoàn thành chương trình tiếng Pháp ở nhà thầy Thọ, rồi tiếp tục đi về phương Nam, tìm cách thực hiện cho được chí hướng của mình. Ông viết thư gửi gắm Thành với ông Hồ Tá Bang, ông Trần Lệ Chất, những người sáng lập Liên Thành Thương Quán ở Phan Thiết. Rồi dường như dự cảm trước tai họa mà ông sẽ phải gánh chịu vài tháng sau đó vì hành động bảo vệ công lý, bênh vực dân lành của mình, ông dặn Nguyễn Tất Thành, rất kiên quyết: Con phải tiếp tục đi xa. Dù có chuyện gì xảy đến với cha thì cũng đừng bao giờ quay trở lại tìm cha. Nước mất hãy đi tìm nước, chớ vướng bận vì cha. Và ông nhắc lại với Thành điều ông đã từng nói với Thành và Đạt trước mộ cụ Đào Tấn hai năm trước “Kỳ tráng giả duy quốc gia sở hữu chi thân”.

Nước mất hãy đi tìm nước, phải hiến dâng toàn bộ tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, cho nhân dân. Sáng hôm sau, Nguyễn Tất Thành rời Bình Khê trở về Quy Nhơn với những căn dặn tâm huyết đó của cha. Và những điều cha dặn ngày ấy trên đất Bình Định, trên quê hương của Nguyễn Huệ và Đào Tấn, đã được Nguyễn Tất Thành mang theo mãi trong tim và thực hiện trọn vẹn trong suốt cuộc đời tuyệt đẹp của mình.

(Viết sau những lần trò chuyện với nhà văn Sơn Tùng về Đào Tấn)

138

Giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp tuồng Đào Tấn

Di sản nghệ thuật Đào Tấn để lại cho hậu thế là hết sức phong phú và có giá trị lớn. Với hàng trăm bài thơ và từ, tập bút ký Mộng Mai văn sao, tập lý luận nghệ thuật “Hí trường tùy bút”, Đào Tấn là nhà thơ tài hoa, nhà từ khúc vô song, nhà lý luận nghệ thuật uyên bác. Nhưng trước hết và sau cùng, Đào Tấn là một nhà soạn tuồng vĩ đại, với hơn 40 vở tuồng sáng tác và nhuận sắc, trong đó có nhiều vở được coi là kiệt tác sân khấu không những của nước ta mà còn của cả thế giới. Đào Tấn đã tạo nên cả một “thế giới tuồng” phong phú đa dạng và đầy sức sống. “Thế giới tuồng” đó, như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu , “đã tồn tại như một thực thể đặc biệt”, “tác động mạnh mẽ vào tâm lý xã hội”, “lôi cuốn hàng vạn, hàng triệu người trong ngót trăm năm, nhất là ở địa bàn miền Nam, tập trung nhất ở Nam Trung bộ”. Tên tuổi Đào Tấn được người đương thời và hậu thế tôn vinh, yêu mến, kính phục, chủ yếu là vì đã hết sức say mê những vở tuồng bất hủ của ông. Hơn một trăm năm nay nhiều vở tuồng của Đào Tấn như “Hộ sanh đàn”, “Diễn Võ đình”, “Cổ thành”, “Trầm hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Khuê các anh hùng”, “Đào Phi Phụng”…đã và vẫn đang hiện diện trên sàn diễn của nhiều đoàn nghệ thuật tuồng cả nước, được công chúng nhiều thế hệ Việt Nam yêu thích, tán thưởng. Những tinh hoa của tuồng Đào Tấn đã vượt qua sự sàn lọc nghiêm khắc của thời gian, ngày càng bộc lộ thêm nhiều giá trị mới mẻ và sự tác động lâu bền trong đời sống tinh thần dân tộc.

Những nhân vật tuồng của Đào Tấn như Đổng Mẫu, Phương Cơ, Lan Anh, Dương Tú Hà, Liễu Nguyệt Tiêm, Trương Phi, Tiết Cương, Tạ Ngọc Lân, Triệu Khánh Sanh, Hoàng Phi Hổ, Hồ Nô…đã trở thành những tấm gương luyện đức hy sinh, luyện chí anh hùng của bao thế hệ người Việt Nam. Những câu hát “Lao xao sóng vỗ ngọn tùng/gian nan là nợ anh hùng phải vay”, “vì vương mang gánh nghĩa gánh tình/phải lịu địu tay bồng tay ẵm”, “xăn tay lần gỡ mối sầu/tóc lo đã trổ trền đầu hùng anh”, “nghiến

139

răng cười cười cũng khó khăn/ôm lòng chịu chịu càng vui sướng”…là những câu hát còn ngân nga mãi trong ký ức của bao người Việt Nam.

Nếu thơ và từ được coi như nhật ký tâm hồn của Đào Tấn, ông dành nó cho riêng mình và bằng hữu, thì ông đã dành tuồng hát, phần sáng tạo vĩ đại nhất, nơi hội tụ tất cả tinh hoa tình yêu, trí tuệ và tài năng của mình cho nhân dân còn lầm than, đất nước đang bị nô lệ. Tuồng hát, với Đào Tấn, là một thứ nghệ thuật đặc biệt. Ông cho rằng, tuồng hát có thể đến với tất cả mọi người, cả với các bậc học cao hiểu rộng, kẻ mới biết chữ và cả người chưa biết chữ. Với Đào Tấn, Tuồng hát có một sức mạnh phi thường “Sức mạnh của tuồng hát như thủy ngân chảy xuống đất, không có lỗ nào là không thể vượt qua, mà công dụng của nó, tuy pháp luật (thời vua chúa) nghiêm khắc và dày đặc, tôn giáo tinh vi, cũng không thể nào thắng được nó…”. Với quan niệm đầy tinh cách mạng về tuồng hát, ở những tác phẩm đỉnh cao của mình, Đào Tấn đã thực sự “dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ/mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” (Sóng Hồng), khai sáng một thứ tuồng hát mà động lực chính là lòng yêu nước thương dân, sự căm thù bọn cướp nước và bán nước. Có thể gọi tuồng hát Đào Tấn là tuồng hát cách mạng. Tất nhiên đó là một thứ tuồng hát cách mạng có nghệ thuật cao cường, có sức chinh phục hết sức to lớn, lâu bền được sáng tạo bởi một nghệ sĩ thiên tài.

Theo các nhà nghiên cứu Đào Tấn, các tác phẩm chính và thời gian sáng tác của ông như sau:

1. Tân dã đồn: vở tuồng đầu tay viết năm 1863, năm Tự Đức 16, năm Đào Tấn 19 tuổi, khi còn đi học ở quê hương.

2. Đảng khấu, Bình địch, Tam bảo thái giám thủ hưũ, Tứ quốc lai vương, Quần trân hiến thụy, Vạn bửu trình tường (Đào Tấn viết 68 hồi cuối trong 108 hồi của vở này. Diên Khánh Vương viết 40 hồi đầu). Đây là các vở tuồng phụng sắc viết khi làm quan dưới thời Tự Đức từ năm 1872 đến năm 1878 (tức từ năm Tự Đức 25 đến năm Tự Đức 31).

3. Diễn võ đình, Cổ thành, Trầm hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Hộ sanh đàn (sáng tác), Khuê các anh hùng (cải biên từ tuồng cổ Tam nữ đồ vương), Sơn Hậu, Đào Phi Phụng (nhuận sắc) viết trong thời gian 10 năm hai lần làm Tổng đốc An Tĩnh (1889-1894 và 1898-1902).

Có một điều rất đáng chú ý là cho đến nay, hầu hết các tác phẩm viết trong triều dưới thời Tự Đức hầu như không tìm thấy còn được lưu giữ ở bất kỳ đâu. Các cơ quan lưu trữ thời Nguyễn, gia đình đều không lưu giữ, không ai sưu tầm lại được nên không biết chắc chắc nội dung các vở đó thế nào. Bản thân Đào Tấn sau này cũng ít nhắc đến những vở phụng sắc mà viết đó. Trong 68 hồi của pho tuồng “Vạn bửu trình tường” tương truyền do Đào Tấn viết, thì các nhà sưu tầm cũng chỉ sưu tầm được hai hồi 41, và 42, may mắn trong đó có lớp tuồng “Hoa trì mộng” tuyệt hay trong hồi 41. Nghe nói, các vở tuồng này hầu hết đều chỉ diễn trong Duyệt Thị đường một vài lần rồi thôi, không còn được diễn ở một nơi nào khác.

140

Nhưng ngược lại, tất cả các vở tuồng sáng tác trong thời gian ở An Tĩnh hầu như còn đầy đủ cả vì hầu hết chúng đang có mặt trên sân khấu của các gánh tuồng và được lưu giữ ở gia đình cháu con Đào Tấn cũng như một số nhà sưu tầm như Quách Tấn, Quách Giao. Như vậy, cùng với Tân Dã đồn ta có đủ văn bản các vở Diễn võ đình, Cổ thành, Trầm hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Hộ sanh đàn, Khuê các anh hùng, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng. Vì vậy các nghiên cứu về tuồng Đào Tấn chỉ có thể dựa vào 9 vở tuồng này. May thay, đó là 9 vở đáng nói nhất của Đào Tấn. Nó thực sự là sáng tạo của riêng ông và đó là những vở tuồng làm nên tên tuổi Đào Tấn.

Nhìn vào danh mục và niên biểu sáng tác tuồng của Đào Tấn trên, ta có thể thấy: ngoài vở “Tân dã đồn” hay thường được gọi là “Từ Thứ quy Tào”, là tác phẩm đầu tay được viết năm ông 19 tuổi, khi còn đi học ở quê nhà, các tác phẩm khác được viết vào hai giai đoạn chính: khi làm quan trong kinh thành Huế dưới triều Tự Đức và trong thời gian hai lần làm Tổng đốc An Tĩnh. Trong đó, hầu hết sác vở tuồng được coi tiêu biểu nhất của ông đều được viết trong thời gian ở vùng “đất lửa” An Tĩnh.

Đào Tấn sống ở An Tĩnh tổng cộng hơn 10 năm, trong thời gian từ năm 1889 đến năm 1894, và sau đó từ năm 1898 đến năm 1902. Ông đến với sông Lam núi Hồng với chức vụ cao vời: quan Tổng đốc. Trước và sau đó, ông có nhiều chức vụ: Phủ doãn Thừa Thiên, Tham tá cơ mật viện, tham tri bộ hộ rồi thượng thư bộ công, binh bộ thượng thư, hình bộ thượng thư, Tổng đốc Nam Ngãi. Nhưng Đào Tấn không ra xứ Nghệ với tư cách một ông quan cai trị mà là với tư cách của một bạn sách đàn. Trong bài thơ Phụng chỉ cải Nghệ An (Vâng mệnh vua đổi đi Nghệ An), ông viết:

Lại quảy sách đàn ra Nghệ thôiCười ta phiêu bạt cánh chim trờiTam Thai trăng cũ soi mày liễu Thiên Nhẫn mai xưa hẹn chí ngườiLưu luyến trước sân đào kép tiễnBâng khuâng lưng ngựa bạn bè đưaTừ lâu nhạc ấy vang trong mộngThẳng tới Hồng Lam bước nhặt thưa

(Mịch Quang dịch) Theo nhà nghiên cứu Mịch Quang, Đào Tấn bị điều ra làm tổng đốc An Tĩnh là sau khi trên cương vị Phủ doãn Thừa Thiên lần thứ hai, ông quan tưởng chừng chỉ biết làm thơ, hát bội này đã thế vua hành đạo, xử chém Bồi Ba, một tên tay sai thân tín của khâm sứ Pháp và Nguyễn Thân, gây nhiều tội ác với dân lành vùng Đông Ba, An Cựu ở Huế. Khâm sứ và Nguyễn Thân ép Thành Thái đưa Đào Tấn ra vùng đất nóng bỏng này hòng mượn tay phong trào cần vương tiêu diệt ông. Chúng không ngờ âm mưu đen tối của chúng đã đem đến cho Đào Tấn một niềm vui, một sự giải thoát bất ngờ, cho ông có dịp thực hiện mơ ước đã lâu: được đến với non nước Hồng Lam.

141

Căn cứ vào tài liệu của viện cơ mật triều đình Huế lúc ấy ghi chép, trước khi lên đường nhậm chức Tổng đốc An Tĩnh lần đầu, Đào Tấn từng dâng sớ nói rõ: “Hoan châu là vùng đất xung yếu. Sĩ phu nhiều người học giỏi, dân khí hùng, dân trí tốt. Tôi đến nơi chỉ làm cho được chữ “phủ”(vỗ về) để cho dân được an cư lạc nghiệp. Còn chữ “tiểu” (là đánh dẹp) thì quan tiền nhiệm của tôi đã thành công, nay là vị đệ nhất đại thần triều đình cần chánh điện Đại học sĩ Túc liệt tướng quân (Nguyễn Thân). Tôi là quan văn, không làm được những việc quan tướng đã làm. Nếu triều đình chấp thuận, tôi xin tựu nhiệm. Nếu bất thuận, tôi xin chịu tội vi mạng”.

Đây là một trong những bản tuyên ngôn nhậm chức độc đáo nhất trong lịch sử quan trường VN.

Sự gặp gỡ của Đào Tấn với non nước Lam Hồng có thể coi như một thứ “duyên kỳ ngộ” của một bậc hiền tài với một vùng đất văn hiến. Đối với nhiều quan lại đương thời, được bổ nhiệm ra vùng đất dữ dằn, nghèo kiết lại vừa bị tàn phá kiệt cùng trong binh lửa này là một sự đày ải khủng khiếp. Nhưng với Đào Tấn, việc được đến Lam Hồng như là một đặc ân. Ta hãy đọc thêm một số bài thơ của cụ về sông núi Hồng Lam để hiểu, với Đào Tấn, Hồng Lam đặc biệt như thế nào:

Sống với Hồng Lam đã mấy xuânNúi sông như cũ, vẫn thanh tân (Tuệ đán thơ hoài – NTK dịch)Ngựa qua bãi cát trăng theoTriều lên gió lộng, thuyền chèo ngang sôngMười năm quen lối Lam HồngLòng thơ thanh khoáng như trong cảnh này(Đi công cán ngẫu hứng- Vũ Ngọc Liễn dịch) Mồng một tân xuân phút hảo hoà Niềm vui vạn chữ nói khôn ra Hướng tới Hồng Lam xin hỏi nhỏ Mười năm khách ở có phiền hà? (Thử bút nguyên đán Nhâm dần – NTK tạm dịch)Hồng Lam với Đào Tấn là vậy. Đó là mảnh đất xưa cũ nhưng luôn

mới mẻ. Đó là nơi luôn giúp lòng ông thanh thản, an tịnh. Đó là một người bạn hiền tin cậy mà ông thường băn khoăn không muốn có điều chi làm bạn phật lòng. Ông từng muốn qui tụ hết các con của mình về đây, bởi nơi này, theo ông, là nơi lý tưởng để rèn đức, luyện tài:

Mới biết đặng một chữChớ vội xưng tài hoaMau thu xếp về NghệCho đỡ khổ lòng chaNước non Lam Hồng ấyấp iu như quê nhà

(Viết cho con – Vũ Ngọc Liễn dịch)142

Trong thơ và từ tâm sự với Lam Hồng, không ít lần Đào Tấn tự gọi mình là du khách, làm như ông đến vùng non nước kỳ thú này là để du ngoạn. Nhưng tại đây, con người “chỉ thích đề ngâm khắp đất trời” không hề là một du khách. Ông đã phải thực hiện trọng trách hết sức nặng nề, phức tạp của một ông quan cai trị đầu tổng yêu nước thương nòi vào cái thời nhiễu nhương bậc nhất của lịch sử đất nước. Ông nào có nhiều thời gian thảnh thơi du ngoạn núi sông cho thoả chí bình sinh:

Xuân đi xuân đến xoay vầnRối ren thế sự an nhàn mấy khiHết năm bao việc còn ghiHồng Sơn dành được nửa ngày lên thăm(Đêm giao thừa Kỷ hợi ở Hoan Thành – Mịch Quang dịch)Đến như Hồng Lĩnh linh thiêng, nơi có ngôi chùa Hương Tích “Hoan

châu đệ nhất danh lam”, một “quốc bảo” mà Đào Tấn rất sùng kính và đã chỉ đạo bảo vệ, trùng tu, ông cũng chỉ có thể để được nửa ngày viếng thăm thì có thể hiểu mối quan tâm chính của Đào Tấn trong những năm tháng ở đây là chuyện thế sự, tức chuyện hưng vong của đất nước.

Theo nhà nghiên cứu Mịch Quang và một số nhà nghiên cứu văn hoá Huế, khi Đào Tấn đi nhậm chức tổng đốc An Tĩnh lần thứ nhất, ông có mang theo mật chỉ của vua Thành Thái về việc tìm tòi, liên kết, giúp đỡ những người yêu nước chống Pháp ở vùng đất giàu “hùng khí” và “dân trí” này. Mật chỉ ấy có hay không ta chưa thực rõ nhưng việc Tổng đốc Đào Tấn đã kết thân đến mức thâm giao và giúp đỡ hết mình văn thân yêu nước chống Pháp ở đất Lam Hồng thì đã rất rõ ràng. Ngay khi tới Hoan thành, giới sĩ phu rất khó tính ở đây đã nhận diện được ông Tổng đốc mới qua câu đối Đào Tấn cho đề ngay trước cổng thành:

Hồng Sơn Lam Giang như tại tả hữuHoàn đồng bạch tẩu di nhiên vãng lai( Sông Lam, Núi Hồng vẫn vững chãi hai bên tả hữuTrẻ nít ông già vui vầy lại qua)Nhà nghiên cứu Mịch Quang cho biết cụ Nguyễn Đình Ngân, một cán

bộ lão thành ở Thanh Hoá, từng là tham tri quốc sử quán triều Nguyễn, giảng nghĩa ẩn ý sâu xa của câu đối ấy là: chúng bay có xây thành quách kiểu gì đi nữa thì truyền thống Lam Hồng vẫn sừng sững đó và người qua lại nơi đây vẫn ông già con trẻ xứ này. Nhưng nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai còn giảng cho Mịch Quang một ngụ ý bất ngờ hơn của câu đối trên: thời đó, giới sĩ phu nơi đây vẫn gọi lũ việt gian là “hoàng đồng” và bọn xâm lược Pháp là “bạch tẩu” nên câu đối trên phải hiểu là: Núi Hồng, sông Lam thiêng liêng của ta còn đó sao lại để giặc Pháp và việt gian ung dung qua lại cổng thành này. Thật là một lời hiệu triệu cứu nước độc đáo.

Nhà văn Sơn Tùng đã cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu quý về mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa Đào Tấn và gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Thượng Đào từng nhiều lần tận

143

tình giúp đỡ, che chở cho gia đình cụ phó bảng những khi khó khăn, hoạn nạn. Chính cụ đã tiên tri rất sớm tương lai một lãnh tụ cứu nước lớn ở Nguyễn Sinh Cung ngay từ lúc anh còn niên thiếu và đã góp phần rèn đúc nhân cách của cậu bé. Nhiều tài liệu khác cũng cho biết Đào Tấn rất thân thiết với cụ Cao Xuân Dục, thường lui tới Triêu dương thương quán, trụ sở của phong trào Đông du đàm đạo với cụ Đặng Nguyên Cẩn, che chở bảo vệ các nghĩa sĩ cần vương Nghi Xuân và Đề Niên, vị tướng nổi tiếng cuối cùng của Phan Đình Phùng trước nanh vuốt của mật thám Pháp. Sĩ tử Lam Hồng còn nhắc mãi việc Đào Tấn vì trọng tài học, chí học của thí sinh Hương Sơn Đoàn Tử Quang, 82 tuổi, nên dù cụ Quang sơ sót phạm trường qui, vẫn cạy cục xin với triều đình cho cụ đỗ cử nhân và còn làm cả 2 bài tứ tuyệt thật vui tặng vị tân khoa già nhất trong lịch sử khoa bảng VN:

Cảm phục Hương Sơn Đoàn tú tàiTám hai, hoa vẫn giữa hồi khaiKhoa trường trăm trận râu như mácQuế đỏ một cành độc chiếm ngayQuế đỏ một cành độc chiếm ngayThong dong tay gậy buổi vinh quyMẹ hiền chín tám vui như tếtĐược thấy con thơ nở mặt cười(NTK tạm dịch)Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân còn cho biết trong thời gian ở

An Tĩnh, Đào Tấn đã cử họa sĩ yêu nước Lê Văn Miến làm đốc học trường Vinh, sau đó giới thiệu Lê Văn Miến về cung để bí mật nghiên cứu vẽ mẫu các loại vũ khí cho kế hoạch phục quốc của vua Thành Thái.

Trong các bậc trượng phu của đất Hồng Lam, Đào Tấn có tình cảm sâu sắc nhất với hai con người ưu tú cùng họ Phan: Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. Phát hiện được tài năng và chí khí hơn người của chàng thanh niên ngang nghạnh đất Nam Đàn, Đào Tấn ngầm thông mưu với chủ khảo trường thi Nghệ An Khiếu Năng Tĩnh quyết cho Phan Bội Châu đỗ giải nguyên khoa thi năm canh tý (1900) để tạo thanh danh cho anh trong bước đường hoạt động cứu nước. Sau đó chính Đào Tấn đã khích lệ và nhiều lần trực tiếp giúp đỡ, giải cứu cho Phan Bội Châu thoát cảnh hiểm nghèo như khi âm mưu đánh úp thành Nghệ An do Phan chủ trương bị vỡ lở hoặc lúc tập hợp, phân phát tài liệu vận động Đông du bại lộ, Phan vẫn an toàn trước sự tức tối của giặc Pháp là nhờ sự can thiệp kiên quyết và kịp thời của cụ Đào. Đào Tấn cũng tạo điều kiện hợp pháp để Phan Bội Châu đi khắp Bắc kỳ liên lạc với dư đảng cần vương. Đào Tấn còn luôn dõi theo bước đường bôn ba hải ngoại của người thanh niên xứ Nghệ này với bao nhớ mong tin tưởng:

Năm ấy thi hương chiếm bảng caoGiờ đây đất khách khổ dường baoƯớc người người được như người ấy

144

Nước định, nhà yên, hết khổ sầu(Nhớ Phan San – Vũ Ngọc Liễn dịch)Còn Phan Đình Phùng, con người tuyệt vời khí phách của đất Đức

Thọ, nguyên là một vị đại khoa, ngự sử quan nổi tiếng cương trực, học rộng tài cao, một phút trút hết áo mão, lợi danh về lại quê hương, hiên ngang dựng căn cứ mười năm chống Pháp với bao chiến tích lẫy lừng, từng làm lũ giặc kinh vồn bạt vía bởi khí phách của kẻ sĩ đất Hồng Lam, với Đào Tấn, là một hình ảnh lẫm liệt vô song. Trong tập “Hí trường tuỳ bút”, Đào Tấn cho biết ông đã soạn vở tuồng “Tinh trung báo quốc” để tặng Phan Đình Nguyên, “con người cương quyết ứng nghĩa, vì nước quên mình, hành vi lẫm liệt, chính khí tinh trung, có thể sánh với các bậc trung thần đời xưa vậy”. Khi Phan Đình Phùng mất, năm 1895, dù đã tạm biệt Hồng Lam thăng chức thượng thư bộ công tại kinh kỳ, Đào Tấn vẫn nhân danh văn thân xứ Nghệ, khóc Phan chí sĩ bằng hai câu đối cực kỳ thống thiết, lay động rồi dường như thấy hai câu đối vẫn chưa nói hết được nhưng gì cần nói về con người trung nghĩa phi thường có cái tên hiệu trùng với tên hiệu của mình ấy (Phan Đình Phùng hiệu Tùng Mai, Đào Tấn hiệu Mộng Mai), Đào Tấn lại có thêm bài thơ bát cú khóc Phan Đình Nguyên với hai câu thơ thần bút: Thủ vãn sơn hà tâm vị tử/ Thân kỳ Cơ Vĩ khí do sanh (Tay giằng sông núi lòng không chết/Thân cưỡi trời sao khí vẫn sinh). Cả hai áng thơ trên đều là tuyệt tác, xứng đáng lưu truyền muôn đời cùng hình ảnh bất diệt của người anh hùng dân tộc. Nếu chúng ta dựng tượng đài tưởng niệm Phan Đình Phùng, thiết nghĩ, không thể không ghi trên bệ tượng, ít nhất là một trong hai áng thơ bất hủ đó...

Tình cảm của Đào Tấn với hai con người viết hoa của đất Hồng Lam còn được thể hiện trong hai vở tuồng vào loại đặc sắc nhất của ông: “Diễn võ đình” và “Hộ sanh đàn” mà trong đó hai nhân vật chính Triệu Khánh Sanh và Tiết Cương được coi là hình ảnh ẩn dụ của hai chí sĩ họ Phan.

Trước khi ra tựu nhiệm ở An Tĩnh, Đào Tấn đã là một nhà soạn tuồng nổi tiếng. Từ ngày bước vào cửa quan, Đào Tấn may mắn được ăn lộc vua để làm việc soạn tuồng, công việc ông say mê. Hơn mười năm ở trong cung với ông vua mê hát bội Tự Đức, Đào Tấn đã viết được nhiều bộ tuồng như “Đãng khấu”, “Bình địch”, “Tứ quốc lai vương”, “Tam bảo thái giám thủ bửu”, “Quần trân hiến thụy”, hàng chục pho tuồng dựa theo truyện Tàu và 36 hồi chót của“Vạn bửu trình tường” từng được Tự Đức phê: “kỹ thuật thần diệu”. Hầu hết đều là những vở theo phụng sắc mà viết, có thể rất hay nhưng chưa phải là những gì tâm đắc nhất, chưa phải là thứ tuồng hát mà ông mơ ước thực hiện. Khác với vua quan nho sĩ đương thời, hầu hết coi tuồng hát là trò mua vui, là nghề “xướng ca vô loại”, như phần trên đã nói, Đào Tấn hết sức đề cao vai trò và sức mạnh của tuồng hát. Theo ông, “Muốn làm mới mẻ dân trong một nước, không thể không làm hưng thịnh tuồng hát. Do đó, muốn làm mới mẻ đạo đức...muốn làm mới mẻ tôn giáo...muốn làm hưng thịnh nghề học thì phải làm mới mẻ tuồng hát. Đó là tuồng hát chi

145

phối con đường của người ta vậy”. Ông ý thức rõ: “Các bậc thông tuệ xưa nay soạn tuồng một là phẫn uất vì sự áp chế của chính trị, hai là vì sự nhơ bẩn của xã hội”. Thời đó, trong khi nhiều bậc thức giả coi truyện Kiều của Đại thi hào xứ Hồng Lam là “dâm thư” thì Đào Tấn lại hết sức ca ngợi: “Nguyễn hầu soạn Đoạn trường tân thanh hay vượt xưa nay, trong đó Vương Thuý Kiều há không phải là người đẹp trên đời không ai sánh kịp sao?” và ông muốn nhà soạn tuồng cũng phải học Nguyễn Du “dùng bút mực tỏ rõ thảm cảnh của kỹ nữ” để “làm đòn đánh đau vào sự tàn nhẫn độc ác của chính trị đương thời”. Đào Tấn muốn tuồng hát không chỉ là vật sở hữu của số ít người biết chữ, thông thạo văn chương mà còn phải là ngũ kinh, tứ thư của đông đảo quần chúng cần lao, thất học...Những quan niệm về tuồng hát trên đây của Đào Tấn khó có thể thực hiện được trong tuồng hát nô lệ ở cung cấm trước những khán giả là vua quan, thư lại, hoàng gia, với những uý kỵ hà khắc, với cánh cửa “ngục văn tự” lúc nào cũng sẵn sàng mở ra, với ‘lưỡi gươm văn tự” lúc nào cũng sẵn sàng kề cổ...

Khi được rời khỏi kinh thành và bắt đầu nhậm chức tổng đốc An Tĩnh, một mình thống lĩnh một cõi, ông quan hát bội này mới có cơ hội thực hiện những tâm đắc đó.

Ngay khi đến Hoan Thành năm 1889, Đào Tấn đã cho dựng ngay rạp hát bội mang tên “Như thị quan” và bên cạnh đó là trường dạy hát bội mang tên “Học bộ đình”. Ông tận dụng gần như tất cả biên chế của nhân viên và lính tráng phục dịch dinh Tổng đốc tập hợp về đây những nghệ sĩ tuồng nổi tiếng nhất của đất tuồng Bình Định và của An Tĩnh, cùng nhau tập luyện và biểu diễn tuồng.

Từ “Duyệt Thị đường” ở Đại Nội đến “Như Thị quan” ở thành Vinh, ngay cái tên rạp hát đã báo hiệu một sự thay đổi có tính chất cách mạng của tuồng hát Đào Tấn. Và mười năm trên đất Hồng Lam, với sự xuất hiện của hàng loạt vở diễn khác hẳn về chất so với những tác phẩm trước đó: “Khuê các anh hùng”, “Sơn hậu”, “Cổ thành”, “Trầm hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Diễn võ đình”, “Hộ sanh đàn”..Cuộc “làm mới tuồng hát” mà Đào Tấn hằng ôm ấp đã diễn ra rất mạnh mẽ.

Trước hết, các vở diễn trên, dù về đề tài vẫn mượn tích TQ nhưng hoàn cảnh, nhân vật thì đã hoàn toàn VN, và tất cả đều nóng bỏng ý nghĩa thế sự, mang đậm tính chất chỉ trích, điều trước đây Đào Tấn đã không thể làm được ở tuồng cung cấm. Câu hát nam của Phương Cơ trong tuồng “Khuê các anh hùng”:

Thịt đi thây chạy bời bờiLộc vua ăn uổng, cột trời để xiêuChính là sự lên án trực tiếp tầng lớp quan lại hèn nhát, nhố nhăng triều

Nguyễn sớm tung cờ trắng trước sức mạnh ngoại bang. Nhưng Đào Tấn không dừng ở quan. “Trầm hương các” vạch mặt chỉ

tên sự thối nát, thảm hại tột cùng của các bậc thiên tử “sáng rượu sâm banh, tối sữa bò” và “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” với tiếng kêu thấu trời

146

xanh của Hoàng Phi Hổ “Cái chí trung quân nát vụn rồi” thì đã chính thức đào huyệt chôn sâu cái tư tưởng trung quân lỗi thời còn ẩn náu đâu đó.

Và cuối cùng, với “Diễn võ đình” và “Hộ sanh đàn”, Đào Tấn mạnh dạn trao hy vọng, niềm tin cứu nước vào những người hiện đang bị đặt ngoài vòng pháp luật: Triệu Khánh Sanh và Tiết Cương, những người anh hùng đang phải vay rất nhiều nợ gian nan mà Đào Tấn từng nói rằng đó là hình ảnh của các chí sĩ xứ Nghệ Phan Bội Châu và Phan Đình Phùng trên sân khấu của ông.

Với sự chuyển mạnh mẽ, quyết liệt từ tinh thần quân chủ sang tư tưởng dân chủ, với phương châm sáng tạo “tuỳ xứ khôi hài, phùng trường tác hý”, tuồng Đào Tấn trong giai đoạn Hồng Lam đã vượt qua những tín điều, rũ bỏ những định kiến, phá vỡ những ràng buột, giam hãm dễ làm khô héo mình, mở toang mọi cánh cửa cho cuộc sống đương đại ùa vào quyết định những lựa chọn nghệ thuật, tạo ra những mới mẻ, sinh động và hấp dẫn bất ngờ cho sàn diễn. Đặc biệt, với vở “Hộ sanh đàn”, khi dũng cảm đoạn tuyệt với các nhân vật truyền thống của tuồng cổ: vua chúa, hoàng hậu, thứ phi, tể tướng đại thần, vương tôn công tử, tuyệt đối dành sàn diễn để giới thiệu một cách hết sức thuyết phục vẻ đẹp tinh thần của cả một lớp người cần lao, hoạn nạn, khốn cùng nhưng tuyệt vời bất khuất, trung nghĩa, thuỷ chung, Đào Tấn đã làm nên một kiệt tác sân khấu cho muôn đời.

Như vậy, những đỉnh cao nghệ thuật tuồng Đào Tấn, những vở tuồng có sức sống mãnh liệt nhất: “Hộ sanh đàn”, “Cổ thành”, “Trầm hương các”, “Diễn võ đình”, “Sơn hậu”, “Khuê các anh hùng”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” ...đã được “Hậu Tổ” tuồng Đào Tấn sáng tạo và tái tạo ngay tại sân khấu “Như Thị Quan”, trên vùng đất nóng bỏng chí khí cách mạng, trong sự đóng góp cổ vũ, đồng cảm, chia xẻ, ủng hộ đầy tri âm tri kỷ của nhân dân lao động và các bậc sĩ phu, hào kiệt xứ Nghệ.

147

Tân dã đồnvở tuồng đầu tay của Đào Tấn

Đào Nhữ Tuyên và bà Chi Tiên (thứ nam và thứ nữ của cụ Đào Tấn) trong các ghi chép đều ghi tuồng Tân Dã đồn cụ Đào viết lúc 19 tuổi. Tuy cũng có người như ông Mạc Như Tòng cho rằng có lẽ tuồng này cụ viết thời kỳ đã ở trong cung Tự Đức. Nhưng có nhiều căn cứ để chúng ta tin vào tài liệu do hai người con cụ Đào ghi chép. Về tên kịch bản, các bản ghi chép lưu truyền có bản ghi là Tân Dã đồn, có bản ghi là Tân Dã phân binh, có bản ghi là Từ Thứ phân binh, trong giới tuồng vở tuồng này thường có tên gọi “Từ Thứ quy Tào”.

Chuyện tuồng dựa theo Tam quốc chí, kể câu chuyện Từ Thứ vốn là quân sư rất giỏi của Lưu Bị, từng giúp Lưu Bị đại thắng Tào Tháo. Tào Tháo đã bắt mẹ Từ Thứ, giả viết thư mẹ kêu Từ Thứ bỏ Lưu Bị để quy Tào. Vì thương mẹ, không còn đường nào khác, Từ Thứ phải làm theo. Ba anh em Lưu, Quan, Trương, dù yêu quý Từ Thứ cũng phải gạt nước mắt cho vị quân sư của mình hồi hương giữ tròn chữ hiếu. Ra đi rồi Từ Thứ còn quay trở lại tiến cử Gia Cát Khổng Minh cho Lưu Bị mời đến thay thế mình.

Tân dã đồn là vở có một câu hát nam được nhắc nhở nhiều như một day dứt về lý tưởng sống của Đào Tấn “Vói hỏi người toàn hiếu, toàn trung”. Câu này nằm trong đoạn anh em Lưu Bị tiễn đưa Từ Thứ trở về đất Tào để báo hiếu mẹ rất nồng hậu. Và đây là dòng tâm sự của Từ Thứ, vị quân sư lỗi lạc đã phải dứt nghĩa chúa để tròn hiếu mẹ:

Non chập chồng nghĩa chúaNước linh láng lòng tôiPhút gặp gỡ, phút chia phôiHay nhân tình, hay thế sự(hát nam)Thế sự nhân tình khéo khéoVói hỏi người toàn hiếu, toàn trung?Cái đáng nói trong vở tuồng đầu tay này là ở đây Đào Tấn đã đặt chữ

hiếu ngang với chữ trung, thậm chí còn hơn cả chữ trung. Và việc này không 148

chỉ là việc riêng của Từ Thứ mà được các anh hùng của Lưu Bị rất ủng hộ chia sẻ.

Vở tuồng cũng có một lớp rất lạ, tưởng như không liên quan gì tới tuyến kịch. Đó là lớp vợ chồng ông chài đang đủng đỉnh làm ăn trên dòng sông Tương thanh bình thì gặp Tào Nhân bại trận bị Trương Phi đuổi đến con sông của họ. Cặp vợ chồng ngư phủ này hoàn toàn yên tâm thanh thản với cuộc sống “Cá mừng đặng nước xo xe/trăng lau mến thú, ngơ bề lợi danh”(lời bà chài) hay “Thong thả cười mây cợt nước/một chữ nhà nửa phước nửa duyên” (lời ông chài). Họ quyết không dính dáng vào cuộc chiến tranh quyền đoạt đất của bất kỳ ai. Tưởng Tào Nhân là người thường gặp nạn, họ đình thuyền toan cứu, nhưng khi biết đây là tướng Tào thì ông dứt khoát “Bất cang kỷ sự mạc đương đầu” (không liên quan đến mình chớ dính líu vào). Trương Phi định mượn thuyền ông bà truy bắt Tào Nhân thì ông cũng một mực “Tiền lộ hữu duyên, nhữ vi nhữ, nam khả, bắc khả/- Ngư ông hà dự, tri bất tri, Hán gia Sở gia” (May thay chặng đường trước của đời ta, mặc các ông muốn nam hay muốn bắc; ngư ông ta không dính líu, cũng chả cần biết là nhà Hán hay nước Sở).

Vợ chồng ông chài như là một hình ảnh cho thấy rõ sự phi lý, phi nhân của mọi mưu đồ “định bá đồ vương” tranh giành thiên hạ. Nó rất xa lạ với ước vọng thành bình và phương hại nặng nề đến cuộc sống của người dân thường. Chính lớp tuồng nhỏ này đã bộc lộ tư tưởng nhân văn và tài năng lớn của Đào Tấn từ tuổi 19-20.

149

Cổ thànhvà hồi quang Trương Phi Cổ thành là tên cái thành Trương Phi chiếm giữ sau khi ba anh em

Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi bị Tào Tháo đánh bại ở Từ Châu, ly tán mỗi người một phương. Lưu Bị theo Viên Thiệu rồi lại về ở Nhữ Nam. Riêng Quan Vũ bị vây ở Đồn Thổ Sơn phải đầu hàng Tào Tháo. Chuyện tuồng kể việc Quan Vũ cùng hai chị dâu (vợ Lưu Bị) bỏ trốn Tào Tháo đi tìm Lưu Bị, dọc đường chém sáu tướng, vượt năm cửa ải rồi đến Cổ Thành gặp lại Trương Phi. Bởi vậy, ngoài tên “Cổ thành”, vở này còn có một cái tên khác, cụ thể hơn là “Quan Công hồi Cổ thành”.

Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, trong kho tàng kịch mục của Kinh kịch Trung Quốc thể hiện đề tài này người ta chia thành hai vở: Quá ngũ quan và Cổ thành hội. Đào Tấn thì chỉ viết thành một vở lấy tên là Cổ Thành nhằm diễn đạt cuộc hành trình gian lao bỏ Tào của Quan Vũ và cuộc tái ngộ sóng gió của anh em Quan, Trương. Cái đích của Đào Tấn chính là những gì xảy ra trong cuộc tái ngộ này. Cuộc phò nhị tẩu vượt ải chém tướng của Quan Công được Đào Tấn tập trung diễn đạt ở cửa ải cuối cùng, cửa ải do tướng Tào khét tiếng là Hạ Hầu Đôn trấn thủ. Vượt thành địch đã khó, nhưng còn khó hơn nhiều là cuộc trở về gian nan của Quan Công có được tam đệ Trương Phi chấp nhận hay không? Tuy là câu chuyện Quan Công hồi Cổ thành nhưng nhân vật trung tâm của vở tuồng này lại là Trương Phi, nhân vật chỉ xuất hiện trong nửa sau của vở.

Một trong những lớp hay nhất của vở tuồng này là lớp mà giới nghề tuồng thường gọi là lớp “Trương Phi xướng rượu” hay “tâm sự Trương Phi”. Ta thử xem lại lớp tuồng ấy:

Trương Phi: (tán)Mắt ngóng chốn xa xămLòng khôn nguôi u uấtTâm tư chất ngấtÝ chí dại ngây(xướng)

150

Quạnh quẽ tình riêng dạ khó khuâyChày sương rời rạc trống canh chầyNgựa Hồ hí gió nghe dồn dậpGiọt lệ anh hùng gạt lại đầy(nói lối) Từ khi chiếm cứ Cổ Thành tích thảo đồn lương cũng đã khá, Phi

trông ca ca Phi, Phi nhớ ca ca Phi, sao mà…Tin tức một ngày một vắngKẻ nói ở Nhữ Nam, người đồn sang Hà BắcHuyên truyền nửa thiệt nửa hưPhi biết mô mà tìm? Ấy là ca ca Phi, còn như nhị ca PhiThuở Hạ Bì phò nhị tẩu xaPhi có nghe rằng đầuĐầu Tào Tháo…Nói vậy chẳng là…Phụ tam nhơn ước?” À…Buồn cha chả là buồn, quân, rượu đây!Một ly rượu lửaĐặng…uống cạn trời sầuNgĩ quái cho Nhị ca Phi Đầu? Đầu ? Đầu?Là đầu làm sao hè! Thương hại cho Ca ca Phi Khổ! Khổ! Khổ! Khổ lắm Ca ca à(xướng rượu)Một cánh nhạn bay mây gió phủĐèn côi soi mãi ánh trăng xaNghĩ lại Nhị ca Phi phò Nhị tẩu qui thuận Tào Man hay…Hay là người quyền giả nhất thời? Ừ mà quyền phải, biến phải…Anh hùng cũng có khi quyền biếnNhưng sao Phi lại nghe rằng: Tào Tháo trọng đãi nhị ca Phi, lên

ngựa tặng vàng, xuống ngựa tặng bạc, ba ngày tiệc nhỏ, bảy ngày tiệc lớn, yến ẩm? Hừ, yến, ẩm, yến, ẩm… ấy ấy

Giận bấy quên đành nghĩa đệ huynh!Chính cái thương cái giận tột cùng được Đào Tấn miêu tả kỳ tài trên

của con người trung nghĩa Trương Phi đã báo trước một cơn giông tố sẽ ập đến khi anh em Quan Trương tái ngộ.

Và thật vậy, khi vượt qua được năm ải Tào, về đến Cổ thành, vừa diện kiến Trương Phi, Quan Công đã bị người em kết nghĩa mắng nhiếc đến tối tăm mặt mày: “Quái Quan hầu thậm thị phi nhân” (trách cho Quan Vũ ngươi không phải là giống người) và kiên quyết xua đuổi người anh mà ông cho đã bội nghĩa “Ấn đình hầu đã thống lãnh Tào quân/Ngựa xích thố sao dám bén chân đất mỗ”

151

Quan Công quá hoảng hốt, ngượng ngùng, định thanh minh “lòng này khó định/sự thể chưa rành/hãy nghe qua hai chị/ anh em chớ nghi tình” thì bị Trương Phi gạt phắt “Đừng thanh minh, đừng thanh minh/ chớ cãi khéo, chớ cãi khéo”. Hai bà vợ Lưu Bị nói giúp, ca ngợi công lao “Bao phen cơ cực/Quan quân hầu dặm thẳm phò nguy” nhưng dù rất kính trọng nhị tẩu, Trương Phi vẫn một mực không nghe lời bênh vực của họ và thẳng thừng đặt câu hỏi: “Tào Tháo gian hùng, đã dùng đủ ngàn mưu lay chí lớn/Quan hầu nghĩa khí, sao không bằng một thác đáp ơn dày”. Quan Công đành phải chắp tay tạ tội với em mình, thật chân thành: “Ngày ấy hàng Tào, vì cạn nghĩ, quả là ngu vậy/Hôm nay bỏ Ngụy, mừng gặp nhau xin hãy thứ tha”. Ngay khi ấy, Thái Dương, tướng Tào truy đuổi tới, Trương Phi càng nghi Quan Công còn âm mưu đánh úp mình. Chỉ đến khi Quan Công ra tay chém Thái Dương, bêu đầu tướng Tào trên thanh long đao, Trương Phi mới công nhận lòng thành của anh, tự trói mình cúi đầu tạ tội trước Quan Công để anh em tràn nước mắt trong niềm vui sum họp.

Ca ngợi lòng trung chính của Trương Phi, đặt câu hỏi đòi giải đáp rõ ràng về sự “đầu Tào” của Quan Công, tuồng Cổ thành thường được xem là một bản án sân khấu về thuyết quyền biến, cái thuyết của nho giáo mà một số vua quan triều Nguyễn thời ấy mượn để biện minh cho hành động đầu hàng đê hèn trước bọn xâm lược Pháp. Hai nhà nghiên cứu Mịch Quang và Vũ Ngọc Liễn đều cho rằng Cổ thành của Đào Tấn có mục đích vạch rõ bộ mặt bán nước của Tôn Thọ Tường (1847 – 1883), viên quan đứng đầu phái chủ hàng thời Tự Đức qua hai bài thơ “Từ Thứ quy Tào” và “Tôn phu nhân quy Thục” với câu thơ trâng tráo nổi tiếng trong lịch sử “Thà mất lòng anh đặng bụng chồng”. Với “Cổ thành”, Đào Tấn đã góp một tiếng nói có trọng lượng vào cuộc bút chiến chấn động giữa Tôn Thọ Tường với nhà nho yêu nước Phan Văn Trị cùng các nhà nho yêu nước khác.

Tất nhiên, lên án thuyết quyền biến với những người “quyền biến giả đầu hàng thật” đương thời, trong “Cổ thành”, Đào Tấn vẫn có cái nhìn nhân hậu, đầy thông cảm với hoàn cảnh quy Tào bất đắc dĩ của Quan Công. Để Trương Phi truy vấn đến cùng Quan Công, Đào Tấn vừa có dịp lên án cái thuyết quyền biến giả dối kia lại vừa có cớ giải oan cho Quan Công. Hành động hy sinh danh dự mình để bảo vệ hai chị, khi có dịp liền tìm cách ra đi, qua năm ải, chém sáu tướng Tào, câu nói của Quan Công với quân sư Tào Tháo Trương Liêu về tình nghĩa vườn đào: “Tình nghĩa giữa ba tôi, hẹn ước vườn Đào thề chẳng phụ/ Nhọc nhằn dù muôn dặm, tận cùng vũ trụ cũng tìm nhau”, và hành động chân thành chịu lỗi, xin tha thứ trước Trương Phi đã chứng tỏ nhân cách rất cao đẹp của Quan Công dù có phải “ngộ biến”, có “lỡ lầm” như Quan Công tự nhận, thì ông vẫn cứ như vầng dương tỏa sáng.

Với “Cổ thành”, Đào Tấn đã sáng tạo ra một nhân vật Truơng Phi theo hình dung của ông, một Trương Phi đậm chất Việt Nam. Nếu trong Tam quốc chí, Trương Phi là một người trung liệt nhưng rất nóng tính, nông nổi, bản năng, nhiều khi được coi là hữu dũng vô mưu. Trương Phi của Đào

152

Tấn, chỉ xuất hiện thấp thoáng trong vở “Tân dã đồn” và hoàn toàn chiếm lĩnh sân khấu, thành hình tượng chủ đề của vở “Cổ thành”, có thể nói là nhân vật rất được Đào Tấn yêu mến. Trong “Tân dã đồn”, ngoài việc xuất quân đánh trận, Đào Tấn đã để cho Trương Phi nói một câu có tính chất tâm tình. Ấy là khi Từ Thứ đã đi rồi, chưa yên tâm còn quay trở lại gặp Lưu Bị để giới thiệu Gia Cát Lượng. Quá vui mừng, Trương Phi góp bàn: “Chợt nghe lời nghĩa, vui chẳng gì hơn/tưởng là tướng quân không biết ông Khổng Minh Gia Cát, chớ quân sư đã biết thì quân sư gửi thư cho thằng Tào Tháo, khiến nó rước ông Khổng Minh về làm quân sư cho nó, còn quân sư ở lại bên này cùng ca ca ta. Như thế chẳng phải hai bên đều vui vẻ”. Chỉ cần một câu nói chân chất và có phần ngây thơ đó, Trương Phi đã bộc lộ được cái nét đẹp rất riêng của mình. Trong “Cổ thành”, Trương Phi vẫn rất chí tình chí nghĩa, thẳng thắn cương trực, nhưng lại là một con người sống rất nội tâm, biết đắn đo suy trước xét sau, sai đúng phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. Gay gắt, quyết liệt với Quan Công thế, nhưng khi nhận ra mình sai, đã tự trói mình quỳ lạy xin anh tha tội. Cái nhân tình sâu sắc, mềm mại, uyển chuyển đó không thấy ở Trương Phi trong Tam Quốc, nó là sở hữu riêng của nhân vật Trương Phi trong tuồng Đào Tấn.

153

Cái lớn của Đào Tấn qua bộ tuồng Phong thần

Trong các vở tuồng tiêu biểu của Đào Tấn, có hai vở mượn tích truyện Phong thần của Trung Hoa là “Trầm hương các” và “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” với các nhân vật chính đều là Trụ Vương, Đát Kỷ, Hoàng Phi Hổ. Hai vở tuồng ấy có thể coi là một bộ tuồng nói về sự diệt vong tất yếu của một triều đại bi hài, vua thành hôn quân, gian thần lộng hành, tà chính đảo điên, trắng đen lẫn lộn, người ngay lâm nạn, tiểu nhân đắc ý. Tuy vậy, mỗi vở lại có một nhiệm vụ riêng. Nếu “Trầm hương các” là câu chuyện về lũ yêu ma tràn ngập cung cấm, bắt đầu làm hư hỏng vua, đình đốn triều chính và quyết tâm trừ diệt chúng của những bậc trung thần, thì “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” là tiếng kêu tuyệt vọng thấu trời “Trung quân chi chí cánh nan thành”, cho thấy mọi ý đồ chấn hưng triều chính đều thất bại, Trụ Vương thật sự là một hôn quân vô đạo, triều Thương Trụ đã thành một thứ quái thai lịch sử cần phải loại bỏ. Đã từ lâu, tồn tại một cách hiểu “Trầm Hương các” theo nhận định của GS Hà Văn Cầu, coi vở tuồng này thể hiện “một mô hình cung cấm thời Đồng Khánh”. Thực ra, đây là một nhận định hồ đồ, khiên cưỡng. Trong “Trầm hương các”, có một số lớp Đào Tấn mô tả đầy tính hài hước những hành động lố bịch của một ông vua hám gái quên hết trách nhiệm với dân nước bằng những chi tiết “sâm banh”, “bít tết”, “sữa bò”, “cháo gà”, thay câu “Muôn tâu bệ hạ” cổ xưa bằng câu “Dám đạt quốc trưởng” hiện đại, rõ ràng có ý ám chỉ một triều đại tủi nhục như thời Đồng Khánh cũng như thời các vị vua Nguyễn cam tâm làm bù nhìn cho ngoại bang, yên hưởng lạc thú, mặc non nước nghiêng nghèo. Nhưng “Trầm hương các” không nhằm mô tả một mô hình cung cấm cụ thể nào. Đây được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất, giàu tính tư tưởng, nhiều chất tâm linh nhất của nhà soạn tuồng Đào Tấn. Giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của một vở tuồng như thế không thể chỉ được đánh giá qua một vài chi tiết ám chỉ thông thường, lộ

154

liễu, mà phải được nhận diện qua sự phát triển chuyện kịch, hệ thống nhân vật và kết cấu của tác phẩm. “Trầm hương các” bắt đầu trong một thời được các trung thần như Thương Dung, Hoàng Phi Hổ coi là thái bình thịnh trị. Có thể thấy điều đó qua những lời giáo tuồng của tể tướng Thương Dung:

Rày thấy Thương triều thịnh trịLại thêm thánh chúa khang cườngTrong quần thần trọn giữ kỷ cươngNgoài trăm họ lòng dân tin mến

Mọi chuyện chợt đảo lộn từ khi Thương Dung đưa Trụ vương ngự giá hành hương thăm “Trầm hương các”, ngôi đền thờ tượng thần Nữ Oa bằng gỗ trầm hương nổi tiếng linh thiêng để cầu quốc thái dân an và xin giữ vững ngai vàng. Trước bức tượng người đàn bà quá đẹp, Trụ vương nổi máu háo sắc, buông lời cợt nhả giữa chốn tôn nghiêm. Thần Nữ Oa hết sức tức giận, cho Trụ vương phạm thượng, tội bất khả dung, sai Hồ Ly tinh nhập hồn vào Đát Kỷ, cô con gái nhan sắc vô song mà Biên quan Tô Hộ sắp đem dâng lên Trụ vương, quyết làm mê muội Trụ vương, khuynh đảo Thương triều. Từ đó, Hồ Ly mượn lốt Đát Kỷ nhập cung, hút hồn Trụ vương, biến vị vua “khang cường” thành một chú hề dại gái tội nghiệp, đắm chìm trong tửu sắc, bỏ bê triều chính, để chiếm ngôi hoàng hậu, đòi xây Bá Lộc đài làm chốn trác táng, nhân việc mở quần tiên hội để tụ tập yêu ma nhiễu loạn cung đình. May nhờ sự cảnh giác của tể tướng Thương Dung và Võ Thành vương Hoàng Phi Hổ, lũ tiểu yêu của Đát Kỷ Hồ Ly đã bị phát hiện và tiêu diệt. Như vậy, “Trầm hương các” dừng lại ở chuyện yêu ma xâm nhập hoàng cung, làm trụy lạc quân vương, bối rối quần thần và cuộc chiến giữa những người trung nghĩa với yêu ma đang bất phân thắng bại. Hồ Ly dù đã đắt ngôi hoàng hậu nhưng lũ tiểu yêu tay chân vừa đội lốt tiên nhập cung đã bị thiêu sạch. Vở tuồng kết thúc với câu nói đầy hy vọng của Hoàng Phi Hổ “Cơ nghiệp ngàn năm sẽ được yên”. Với kết cấu trên, chưa thể coi vở tuồng này là bản cáo trạng một vương triều phong kiến như có nhà nghiên cứu khẳng định. Bản cáo trạng ấy Đào Tấn sẽ viết nhưng ở vở tuồng sau, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, còn “Trầm hương các” mới chỉ là tiếng chuông báo động khẩn cấp về một nguy cơ, một thảm họa sẽ tới nếu không được kịp thời ngăn chặn. Cái lớn lao, sâu sắc, thâm thúy của Đào Tấn trong “Trầm hương các” là ở lời cảnh báo: bọn ma quỷ thường giấu tâm địa tăm tối, mưu mô quỷ quyệt dưới một khuôn mặt đoan trang nhan sắc, trong một bàn tay dịu dàng êm ái, giữa những ngôn từ ngon ngọt chân thành. Đó có thể là bọn xâm lược Pháp đang đến nước ta dưới chiêu bài đô hộ khai hóa mỹ miều mà cũng có thể là các thế lực xấu xa mọi thời. Và điều này nữa, qua “Trầm hương các”, Đào Tấn muốn nhắc ta: khi đắc ý, thỏa mãn, không kiềm chế được bản năng, dục vọng, khinh nhờn những điều linh thiêng, nhạo báng thánh thần, thì con đường từ đấng minh quân trở thành kẻ đần độn, từ thời thịnh trị đến hồi mạt

155

vận của một con người, một triều đại, chỉ là gang tấc. “Trầm hương các” là một tác phẩm lớn, rất lớn của Đào Tấn, vì đã diễn đạt rất hay, rất tuyệt diệu những nhắn gửi cần cho muôn đời đó. “Trầm hương các” là vở tuồng có sự xuất hiện, can thiệp vào thế giới người của cả Thánh thần (thần Nữ Oa), Tiên Phật (Văn Xương Tử, Bồ Tát, Địa tạng), Yêu quỷ (Hồ Ly và đám tiểu yêu), Đào Tấn đã kết hợp rất tài tình cái thực và màu sắc huyền thoại trong vở tuồng này. Một số vở khác của Đào Tấn cũng có sự xuất hiện của yếu tố Thần, Phật nhưng không đặm đặc như trong “Trầm hương các”. Hầu như không có những lớp giao tranh võ công như các vở tuồng khác (chỉ có một lớp Hoàng Phi Hổ đánh yêu gần cuối vở), hầu hết là những cảnh sinh hoạt, “Trầm hương các” được coi là một vở tuồng văn tiêu biểu của Đào Tấn, có nhiều lớp tuồng rất hay, rất lạ như lớp “Trụ vương dỡn tượng”, “Hồ Ly nhập hồn Đát Kỷ”, “Trụ vương – Đát Kỷ”, “Quần yêu tụ hội”…

Sau đây xin trích giới thiệu một trong những lớp tuồng được nhắc nhiều của ‘Trầm hương các”, lớp “Đát Kỷ - Trụ vương”.Đát Kỷ:Nhân lúc trăng thanh gió mátCùng đi hỏi liễu, tìm hoaTruyền thắp đèn dẫn lối hương xaĐể tỳ nữ đưa ta nhẹ bước(Khách)Đêm tĩnh cung tây bát ngát hươngSắc cỏ xanh xanh sắc liễu vàngTrăng sáng đã lên hồ sen nởHoa đẹp sao bằng dáng mỹ nhânNội thị:Dạ, dám bẩmVâng quốc trưởng sắc banĐòi quý nhân ứng hậuĐát Kỷ:Ta trộm lịnh Quốc trưởng ta đi chơi, chẳng biết ngài có quở trách hay không hở ngươi?Nội thị:Thưa quí nhânQuốc trưởng ngài truyền đòi quí nhân về cho mau kẻo mà ngài trông lắm, chớ ngài không la quở chi hếtĐát Kỷ:Mần rứa à! Uý chao là may, cung nga, vậy hãyĐường hoa mau trở lạiĐể ta gặp long nhan (Trở lại Thọ tiên cung, thấy nội thị đang treo “Tùng chi kiếm”)Đát Kỷ:

156

Ta lo sợ xiết baoVật này sao treo đấyCác con, các con có biết điều chi không vậy các con?Cung nga:Dám bẩm quí nhân, tôi có nghe rằngCó người xưng tiên tửXin vào chầu quốc trưởng, dâng thanh gươm này và nói rằng đây là kiếm trừ yêu ma nên người mới choTreo trước Thọ tiên cungĐát Kỷ:Cũng khéo đa sự thiệtYêu ma ở đâu mà trừVậy các con lại gần đó coi thử hắn ra mần răng?Cung Nga:Dám bẩm quí nhânThiệt một nhánh cây khôMần răng màCũng gọi là gươm báu mới lạ cho chớ?Đát Kỷ:Vậy để ta xem thử nàoUý cha! Tâm thần điên đảo, điên đảoHồn phách hôn mê, hôn mêCác conMau phò ta về lại cung viDám đạt cùng quốc trưởngCung Nga:Dạ, dạQuí nhân vừa lâm bệnhTrước cổng Thọ Tiên cungĐêm nay còn trướng nội dưỡng anXin tâu lại để Thánh Hoàng phân dạyTrụ Vương:Nào quí nhân, quí nhân ở mô nào, nghe nói đi chơi, đương bảo trẻ nó đi tìm, chớ đau mần răng mà đầu lại ấm, vậy chớ quí nhân đi chơi bằng xe hay đi chân?Cung Nga:Dám đạt, chúng con hầu xeTrụ vương:Đi xe, vậy thời bay có che đậy chi không. Dễ có khi hơi sương, hơi gió lại trúng cảm chi đây. Mà quí nhân đi chơi thời đã xơi gì chưa? Đát Kỷ:Dám đạt, mới ăn một hộp sữa bò thôi!Trụ vương:

157

Mần răng không ăn cháo gà rồi hãy điBí Trọng, lấy môn bài đòi thái y mau, chớ quí nhân giờ đau ở mô?Đát Kỷ:Trong mình lạnh, mà trạo trực trong cổ nữa. Lại trống ngực đánh hoài khó chịu lắm. Xin quốc trưởng ngài vuốt cho tôi một tí nào!Trụ vương:Để quả nhân vuốt cho. Xuôi, xuôi, xuôi.Đát Kỷ: Chao ôi, mỏi xương sống lắm, hãy đấm cho tôi một tí.Trụ vương:Ừ, để quả nhân đấm cho nào.Đát Kỷ:Mà nóng mặt lắm, biểu đứa mô nó quạt phất phất cho dễ chịu.Trụ vương:Đứa nào quạt bayĐát Kỷ:Thôi, ôi lạnh lắm!Trụ vương:Bay quạt mạnh chi cho quí nhân lạnh. Răng mà hư lắm. Để tao quạt bay coi coi. Thôi đừng rên nữa mà mệt, quí nhân ơi!Đát Kỷ:Oẹ...oẹTrụ vương:Răng mà có oẹ nữa. Hay là đã có chi chăng?Bí Trọng:Dám đạt, thái y xin hầu mạch!Đát Kỷ:Thấy thuốc nó ngồi gần hôi lắm, tôi gớm lắm. Biểu thằng Trọng ngồi xuống cho hắn coi thử có nhầm không đã. Trụ vương:Đi nhẹ nhẹ rồi quỳ xuống. Ngậm hơi lại kẻo mà hôi quí nhân quở, quí nhân giết chớ chẳng chơi!Thái Y (sau khi coi mạch Đát Kỷ):Thưa thưaBệnh này âu rất dễMạch ấy thiệt khó xâyChừng đã muốn có thaiChừ phải cắt thuốc an thai một vài chén ngài xơi thử Trụ vương:Bớ Trọng! Đem hắn ra mà gông cổ lại rồi ngày mai nhốt nó vô trong “Bảo lạc” hình cháy hết mỡ cho bõ ghét.Đát Kỷ:Dám đạt quốc trưởng, nghĩ lại như tôi là

158

Duyên may mắn gần kề tử cấm Chưa được bao lâu mà đến nay lạiBệnh ngặt nghèo tủi phận nữ nhi(Ôm vua Trụ khóc như mưa)Trụ vương: Đừng khóc nữa mà quả nhân lo lắm.Đát Kỷ: Dám đạt, tôi đang đi chơi, nghe quốc trưởng đòi, nên chiChốn tiên cung trở gót vội vàngTôi yếu bóng vía lắm, nên chi khi về trước Tiên cung chẳng ngờ thấyTreo quỷ kiếm nên quá chừng sợ hãi ngã bệnh đó chớ.Trụ Vương:Lạ cha chảTùng chi kiếm tưởng để trừ ma quỷAi ngờ nay nó lại hại quí nhânTé ra nó chỉ là quỷ kiếm thôi chớ có quý báu chi Nội thị, nội thị nghe lời trẫmKiếm trừ yêu mau thiêu huỷ trước lầuMau điKiếm quỷ đã bị đốt rồi, quí nhân còn sợ hết?Đát Kỷ:Chẳng biết hắn đốt đã tiêu hết chưa, mần răng mà tôi cũng chưa tỉnh cho lắmLòng thiếp chưa thật tinTrụ vương:Chưa tin thì gắng ra mà xemĐát Kỷ:Vậy nữa,Dời bước, xin người xem cùng thiếp(hạ cùng Trụ vương, lại ra một mình)Á há háThật khoái trá, thật khoái tráNhư hôn quân này làMê muội thay, mê muội thay đi mà thôiTôi mới hờn một chút mà đã cho đốt cái gươm trừ yêu đi rồiUý chao ôi, may thôi là may, thôi thôiGươm khô tùng đã hết linh thiêngGiúp cho ta Hình bạch ngọc càng thêm trong bóngXinh à, ờ phải phải, chừ taPhải liệu thế trao lời chuốt giọngNgõ toan phương oán trả ơn đền(Hạ)

159

Đây là một lớp quan trọng trong “Trầm hương các”. Lớp tuồng này cho thấy chỉ trong một thời gian ngắn nhập cung, Đát Kỷ Hồ Ly đã hoàn toàn mê hoặc Trụ vương, biến ông vua háo sắc này thành một con rối dễ dàng sai khiến. Lớp tuồng này được ca ngợi bởi việc Đào Tấn đã “đời thường hóa” cũng tức đã “hiện đại hóa” rất tài tình ngôn ngữ của Trụ vương và Đát Kỷ nhằm gợi đến những điều chướng tai gai mắt trong hoàng cung triều Nguyễn thời ấy. Tình tiết đáng chú ý nhất trong lớp tuồng là việc Đát Kỷ, chỉ bằng một chút õng ẹo đã buột Trụ vương cho đốt Gươm tùng, bửu bối trừ yêu do đạo sĩ Văn Xương Tử dâng tặng khi phát hiện thấy hoàng cung có yêu khí, để từ đó hoàn toàn tự do tác yêu tác quái. Nếu Đát Kỷ Hồ Ly được coi là hình ảnh ẩn dụ của bọn Phú lăng sa xâm lược thì chi tiết này mang một ý nghĩa đả kích rất lớn: một chút hờn mát của bọn xâm lược cũng đủ khiến nhà Nguyễn vô hiệu hóa toàn bộ sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân và giới sĩ phu yêu nước, biến đất nước thành miếng ngồi ngon trước tham vọng của ngoại bang… Với “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, câu nói tràn đầy niềm tin để kết vở tuồng “Trầm hương các” của Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ mà ta vừa nhắc trên đã trở thành một câu thậm hài hước khi vị tướng quân trừ yêu giữ lấy ngai vàng cho Thương triều ấy đã phải gánh chịu thảm họa từ chính cái triều đình, cái ông vua mà mình đã thành tâm sùng tín, bảo vệ. Khác với sự thong thả, từ tốn của “Trầm hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” đã khởi đi rất “nóng”, rất quyết liệt bằng lớp tuồng “Gián thập điều”. Thái sư Văn Trọng, bậc khai quốc công thần sau những năm xuất quân chinh phạt miền biên viễn phía Bắc “ngày những lo đại thắng chiến trường/đêm mơ việc trừ tà tôn chính”, giặc tan, vội vã hồi kinh những mong “tế hiểm phò nguy”. Vừa về đến kinh thành, ông bất ngờ nhìn thấy Bá Lộc đài vút cao nghìn trượng được xây bằng sự cực nhọc của trăm họ, trên mọi đau khổ của bá tính, lại nghe bá quan trần tình chuyện Trụ vương bất chấp mọi “dĩ nghĩa trực ngôn”, chỉ nghe theo Đát Kỷ và hai kẻ gian nịnh Bí Trọng, Vưu Hồn, “tửu sắc hoang dâm tháng tháng/cương thường vận loạn ngày ngày”, xây Bá Lộc đài làm chốn ăn chơi, lập Bảo Lạc hình thiêu chết mọi trung thần dám tỏ lời can gián, thực sự trở thành một hôn quân vô đạo. Văn Trọng nổi giận đánh trống triệu vua, khẩn cấp dâng “gián thập điều” đòi Trụ vương thực hiện.

Tới đây, ta thử xem lại một đoạn trích lớp tuồng được coi là “dữ dội” bậc nhất của Đào Tấn:Văn Trọng:Hóa ra mười điều này người quyết không chuẩn ưNói thiệtTrên dù không ưng dạDưới cũng chẳng nguôi lòngBiểu này nếu không hợp ý rồng

160

Thì lão (Trọng cầm tay vua Trụ)Cầm tay chúa nguyện xin phê duyệtTrụ vương:Ấy thái sư đừng nóng giận quáTa nói vậy thôi chứ người muốn phê để ta phê choVăn Trọng:Đội ơn thánh thượngTrụ vương:Ta phê biểu rồi đây (đưa cho Văn Trọng)Văn Trọng (cầm biểu xem):Ủa, thánh thượng mới phê có bảy Sao còn ba điều cuối, thánh thượng không phê luôn?Trụ vương:Thái sư ơi, người dâng 10 điều ta phê đến 7 điều là thể tất lắm rồi. Thái sư ép ta chi lắm rứa?Văn Trọng:Thưa thánh thượng, ba điều sau còn hệ trọng hơn bảy điều trước, xin thánh thượng phê luôn cho hạ thần nhờ.Trụ vương:Không được đâu thái sư, bắt trẫm phê ba điều này là giết trẫm đấyThái sư nghĩ lại coiĐát Kỷ Tô nương vốn một đấng nữ tàiSao lại nỡ phế đi người trinh thuậnCòn lầu Lộc đài là cõi tiên nơi cung cấmBao tiền của xây nên lại phá sao đànhRồi Bí Trọng Vưu Hồn kia hai kẻ trung thànhNếu giết bỏ còn ai vui cùng trẫmCho trẫm xin…Văn Trọng:Nếu vậy cho hạ thầnXin trả lại bảy điều phê trướcChỉ xin đối lấy ba điều sauXin thánh thượng phê mau (lại cầm tay vua Trụ)Trụ vương:Trẫm không phê đâu, cho trẫm xinBí Trọng:Thưa thái sư, thật thái sư làThậm vô lễ, thậm vô lễQuá khi quân, quá khi quânDám ép vua ngay giữa triều trungCậy công lớn gây điều bất kínhVăn Trọng:Vậy chớ mày là thằng nào?

161

Bí Trọng:Ông tên Trọng, tôi cũng tên TrọngBí Trọng đại phu là mỗVăn Trọng:À mày là Bí Trọng đấy àĐúng là thứ tâm tà ngôn xảo Hại Thương Trụ là ngươi (đánh Bí Trọng)Vưu Hồn:Thái sư ơi, hãy dừng tayÔng đánh vậy đâu phải đánh riêng Phí TrọngChính là ông vỗ mặt thánh hoàngDẫu không trọng phép triều đàngCũng phải nể oai quốc chủ chứVăn Trọng:Mày là thằng nào nữa?Vưu Hồn:Vưu Hồn là mỗCũng bậc đại phuVăn Trọng:Tốt lắm, cả hai đứa bay cùng có mặt ở đâyBí cùng Vưu hai gã hung đồHồn với Trọng một loài độc thủCho quân gian giảoBiết rõ uy già (đánh Vưu Hồn)Trụ vương:Trẫm xin thái sư Chúng lỡ dại, thái sư nhẹ tay choVăn Trọng:Thưa Thánh thượngĐể tôi loạn trong triều Ắt nghiêng nghèo vận nướcVậy nên xin người hãy phê ngay ba điều:Phế Đát Kỷ, phá Lộc Đài, chém Bí Trọng, Vưu Hồn lập tứcTrụ vương:Không được, không được!Nếu khanh ép trẫmTrẫm sẽ hồi cungVăn Trọng:Xin dừng bướcBệ hạ hãy nhìn đâyĐây Kim giảng tiên hoàng phó thácTiên đả hôn quân, hậu đả gian thầnTrụ vương:

162

Trẫm biết rồi, để trẫm phêPhê điều chi trước đâyVăn Trọng:Một phá Lộc đàiTrụ vương:Trẫm phê, trẫm phê đâyVăn Trọng:Hai phế Đát KỷBa chém Bí Trọng, Vưu HồnTrụ vương:Thương quá, thương quá, Trẫm không thể nào phê đượcVăn Trọng:Nói vậy thìTay kim giảng lão sẽ phê giùm Phế yêu nữ, diệt nịnh gian để cứu nguy triều chính Với Kim giảng do tiên đế truyền lại, có quyền “tiên đả hôn quân hậu đả gian thần”, Văn Trọng buộc vua phải chấp thuận tất cả mười điều yêu cầu cứu vãn sơn hà của mình, kể cả ba điều Trụ vương nhất định không phê bút: phá Bá Lộc đài, phế Đát Kỷ, giết Bí Trọng, Vưu Hồn. Tuy vậy, lúc Văn Trọng đang ra lệnh khẩn cấp phá Bá Lộc đài, giết Bí Trọng, Vưu Hồn thì có tin báo giặc tràn đến biên cương phía Đông. Như được phao cứu sinh, Trụ vương liền yêu cầu Văn Trọng gấp rút “lĩnh ấn đề binh thảo tặc”, hứa sẽ sửa mình, tu nhân tích đức lại. Văn Trọng đành phải tuân chỉ lên đường. Trước khi đi, Văn Trọng nhường chén rượu tống hành của vua cho Hoàng Phi Hổ, cậy nhờ vị nguyên súy trung chính này ở lại “khuông phò nội trị” và dặn lời tâm huyết “vua có lỗi, tôi phải can, can bằng lời không được, thì lấy cái chết mà can”. Văn Trọng đi rồi, Trụ vương không những không hề sửa mình như lời hứa với Văn Trọng mà càng mê muội hơn trong vòng tay Đát Kỷ, dấn sâu thêm vào tội ác. Một hôm, Giả Thị - vợ Phi Hổ, vào cung thăm Thứ phi, vốn là em ruột Phi Hổ, Trụ Vương gặp, định cưỡng dâm, không được, đã đá Giả Thị cùng thứ phi ngã xuống lầu chết. Nghe báo tin dữ, Phi Hổ vô cùng đau đớn, từ trong vô thức, chợt bật lên thành lời cái câu tuồng nổi tiếng “Liệt phụ hữu ân hà nhẫn phế/Trung quân chi chi cánh nan thành” (Chồng vợ ân sâu, tình sao bỏ/cái chí trung quân thật khó thành). Tuy vậy, khi các tướng tâm phúc quá căm hận, đòi đi tìm Trụ vương trả thù, Phi Hổ hai lần gạt phắt, bởi ông vẫn không vì mối thù của hai người thân mà quên hết ơn vua. Mãi đến khi họ thẳng thắn công kích không thương tiếc thái độ ngu trung, khích rằng ông chỉ vì quyền cao chức trọng mà sẵn sàng hy sinh cả Thứ Phi, Giả thị, Hoàng Phi Hổ uất quá ngất đi. Từ đó, Phi Hổ tỉnh ngộ, ông không dùng cái chết để can gián vua như căn dặn của Thái sư Văn Trọng mà cùng các đồng chí, đồng đội dấy binh trả thù nhà, rồi tìm cách thuyết phục cha mình, một bậc công hầu trấn ải Giới Bài

163

quan, phế Trụ đầu Chu, “một đoàn chí ái chí thân” cùng tìm đến một miền đất mới. Hai nhân vật trung tâm của “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan” là Văn Trọng và Hoàng Phi Hổ, là hai trung thần điển hình và cũng là hai kẻ bất trung điển hình. Cả hai đều đã vì vua mà vào sinh ra tử, chinh Đông phạt Bắc, diệt quỷ trừ yêu, tận trung với triều Thương với vua Trụ. Nhưng trước những tội chứng rành rành của Trụ vương, mỗi người một cách, cả hai đều đã phản kháng quyết liệt và đều trở thành những kẻ bất trung theo quan niệm quân thần phong kiến. Văn Trọng không ngần ngại xem vua như một đứa trẻ hư hỏng, lầm lạc, cần phải nghiêm khắc răn dạy. Không chỉ dâng biểu “gián thập điều”, ông còn buột Trụ vương phải nhất thiết thực hiện mười điều can gián đó. Hình ảnh vị thái sư già cương trực đứng bên ngai vàng, trước tất cả quần thần, buột vua làm theo ý mình, cầm tay Trụ vương buột bút phê phế Đát Kỷ, giết Bí Trọng, Vưu Hồn, phá Bá Lộc đài chính là hình ảnh thật lẫm liệt của tội “khi quân”, cái tội nặng nhất trong luật pháp của một vương triều. Không lẫm liệt như Văn Trọng, là nạn nhân của ông vua mà mình hết lòng thờ phụng, dù rất dằn xé và đau đớn, dứt áo ra đi nhưng vẫn“lụy san san nửa đi, nửa ở/nặng tấc lòng vì nợ quân thân”, Hoàng Phi Hổ cũng đã đoạn tuyệt được với chữ trung quân mù quáng mà mình hằng canh cánh, sẵn sàng lựa chọn hành động bất trung lớn nhất: đem binh mã bao vây hoàng cung để hỏi tội Trụ vương và cuối cùng quyết tâm phế bỏ một triều đại mình đã từng tận trung, để đến với một triều đại anh minh hơn, nhân ái hơn, xứng đáng cho mình phục vụ hơn. Với “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, Đào Tấn đã thực sự chôn vùi hai chữ trung quân mù quáng: trung với một vị vua, với một triều đại bất chấp vị vua đó đã là hôn quân và triều đại đó đã thành một triều đại tội ác. Ông đã đưa một cách hiểu mới đầy tinh thần dân chủ vào quan hệ “quân thần” theo quan niệm “tam cương ngũ thường” phong kiến: khi “quân” đã không anh minh, đã thực sự vô đạo thì thần không thể một dạ trung thành là lẽ đương nhiên và sự “khi quân”, hành động phản loạn, bất trung lại là biểu hiện cao nhất của chữ trung. Cái mới ở đây là sự thức tỉnh của Hoàng Phi Hổ, quyết tâm từ bỏ chữ trung phi nhân, lỗi thời được quyết định bởi sự tham gia của các tướng tâm phúc, ở khía cạnh nào đó là đại diện cho lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo.

164

Diễn Võ đình Bi kịch lạc quan

Tấm thân liều gửi cung dâuĐố con lương mã biết đâu là nhà?

Câu hát Nam nổi tiếng ấy của Triệu Khánh Sanh, nhân vật chính của “Diễn võ đình”, là “một câu hỏi lớn không lời đáp” (thơ Huy Cận) của vở tuồng này. Có thể gọi “Diễn Võ đình” là vở tuồng chứa đựng một câu hỏi lớn và có một cái kết lửng, khác hẳn với kết thúc có hậu của văn học cổ VN nói chung và tuồng Đào Tấn nói riêng. Hành động xuyên của “Diễn Võ đình” có thể tóm gọn trong hai cặp từ “truy đuổi” và “trốn chạy”. Triệu Khánh Sanh vốn dòng dõi Triệu Hàng Vương, người có công khai sáng cơ nghiệp nhà Tống, “ngũ thế huân lao tam triều môn phiệt”. Nhưng vì vận nước đảo điên, công lao 5 đời giúp vua giúp nước của họ Triệu bị bọn gian thần dày xéo không thương tiếc. Dòng họ Triệu bị khép tội “nghịch mạng” và người đại diện cuối cùng, tráng sĩ Triệu Khánh Sanh, bị bọ gian thần Bàng Hồng, Trịnh Giải ráo riết săn đuổi. Để xóa dấu vết trên đường trốn chạy, Triệu Khánh Sanh đã phải cải trang thành một thiếu nữ mang tên Bich Đào. Không ngờ, nơi ẩn thân của chàng lại chính là nhà Vương Quý, một vị quan về hưu, từng là quan đồng triều với cha Triệu Khánh Sanh. Khi đương chức, Vương Quý đã hứa gả con gái Vương Kiều Quang cho Triệu Khánh Sanh. Cha con Vương Quý đều không ngờ cô tiểu thư Bích Đào xinh đẹp lại chính là Triệu Khánh Sanh giả gái. Kiều Quang ngày ngày dạy Bích Đào học thêu thùa, đường kim mũi chỉ, và Kiều Quang hết sức cảm mến Bích Đào. Một hôm, tình cờ Triệu Khánh Sanh đến Diễn Võ đình, nơi luyện võ xưa kia của gia tộc Vương, nay là đền thờ “Lang can thần trượng”, vũ khí gia bảo của dòng họ Triệu. Nhìn thấy báu linh của dòng họ, chàng xúc động nâng thần trượn 500 cân diễu võ. Bất ngờ, Vương Quý có mặt và phát hiện thân phận thật của Bích Đào. Ông trao

165

lại “thần trượng” cho Khánh Sanh, khích lệ chàng nuôi chí phục thù, bày mưu tính kế cùng Bao Công hợp sức giải thoát cho Triệu Khánh Sanh khỏi mưu mô sự truy lùng của bọn gian thần và thực hiện lời hứa năm xưa: tác thành vợ chồng cho Kiều Quang và Triệu Khánh Sanh. Tuy vậy, tung tích bị phát hiện, Triệu Khánh Sanh phải rời người vợ mới cưới, lại “một mình một ngựa” đánh bại sự bủa vây, truy sát hung hăng của kẻ thù, tiếp tục cuộc trốn chạy. Trời đất mênh mông, phía sau giặc đuổi, phía trước là rừng núi mịt mù, đường xa, đất lạ, tương lai vô định, “Diễn Võ đình” kết bằng màn độc thoại của Triệu Khánh Sanh:

(Thán)Ven trời chiếc nhạn xa gầnDặm thẳm vó câu xuôi ngượcChi nữa…Kíp lần dò dấu cáo chân chimMau lánh trốn ao rồng, huyệt hổ(hát nam)Lánh trốn ao rồng, huyệt hổ Bước lạc loài sưong tuyết nài baoEm ơiGiọt ly dầm dã chiêm baoRừng thu gió thét ào ào biết đâu(Tán)Sắc chiều thu ảm đạmĐất lạ bước lần điChinh chiến mấy ai vềRượu chảy sa trường cười chăng đượcQuê hương đâu chẳng biếtBên sông khói sóng giục thêm sầu(Hát nam)Chút thân liều gửi cung dâuĐố con lương mã biết đâu là nhà?

Như vậy, câu hỏi đau đáu của Triệu Khánh Sanh cũng là câu kết của “Diễn Võ đình”. Đào Tấn đã vượt qua định thức kết hậu của văn chương cổ truyền và đương thời để đóng một cái kết lửng, một cái kết không có “hậu”, bởi cuộc sống đất nước khi đó chưa thể có lời đáp cho câu hỏi của anh hùng Triệu Khánh Sanh và cũng là của bản thân ông. Chính Đào Tấn từng nói rằng nhân vật Triệu Khánh Sanh là hình ảnh ẩn dụ của chí sĩ Phan Bội Châu, một kẻ hậu sinh mà ông rất yêu mến, kính trọng. Ông hằng tin câu hỏi chưa có lời đáp kia sớm muộn rồi cũng sẽ được nhà chí sĩ trẻ đang lưu vong nơi đất khách quê người tìm ra được lời đáp. Thực ra cái kết không có hậu trên không hẳn là một cái kết bi quan. Bởi dù ra đi một mình, nhưng thực tế Triệu Khánh Sanh không hề cô độc. Bên cạnh chàng có cả gia đình họ

166

Vương, có Bao Công, có Triệu thị, và những người dân vô danh khác đồng cảm, tin yêu, chia sẻ, giúp đỡ, khích lệ mạnh mẽ chàng. Cả một hệ thống binh hùng tướng mạnh của Bàng Hồng cũng không ngăn nổi bước chàng. Triệu Khánh Sanh đã quyết không đội chung trời với kẻ thù “Ớ Bàng Hồng tao nói thiệt/Cánh hộc hồng mà gặp gió liệng mây xanh/ thì xương ưng khuyển tao nghiền tro quăng biển bạc”. Chàng ra đi quyết tồn tại, quyết sống còn để trả thù nhà nợ nước. Đào Tấn dừng vở tuồng lại ở câu hỏi của Triệu Khánh Sanh là muốn ám ảnh, căn vặn người xem cùng tìm ra lời giải cho câu hỏi này . Mối tình rất đẹp trong cơn hoạn nạn, hiểm nghèo giữa Vương Kiều Quang và Triệu Khánh Sanh được cha Kiều Quang và Triệu phu nhân vun đắp là một dòng suối tưới mát cuộc đời người anh hùng bị truy đuổi, tưởng không còn chỗ dung thân. Đám cưới của họ được tổ chức ngay giữa những đợt truy sát gắt gao của Bàng Hồng như niềm tin sắt đá của những người còn ở lại trong vòng cương tỏa của bọn gian nịnh trao gửi người anh hùng đang sa cơ nhưng tài cao chí lớn, nhất định sẽ đến được chân trời tự do, đem về một tương lai tươi sáng. Như vậy, dù chưa thể giải đáp câu hỏi lớn của cuộc đời, bi kịch của Triệu Khánh Sanh, của “Diễn Võ đình”, trong ý nghĩa này, là một “bi kịch lạc quan”. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, một người thông thuộc kinh sử Trung Hoa, để sáng tạo nên “Diễn Võ đình”, Đào Tấn chỉ mượn cái tên triều đại và một hai nhân vật có thật của thời Bắc Tống, còn câu chuyện kịch thì do ông hư cấu hoàn toàn, không thể tìm thấy trong sách sử Trung Hoa. Đặc biệt thú vị là trong “Diễn Võ đình”, ông đã mạnh dạn tạo nên một cuộc đối đầu trên sân khấu của hai nhân vật sống cách nhau hàng thế kỷ: Bàng Hồng và Bao Công. Bao Công chỉ xuất hiện trong một lớp tuồng ngắn. Bao Công được Vương Quý mời đến khi bí thế: Bàng Hồng bắt lột quần áo Bích Đào (tức Triệu Khánh Sanh đóng giả) để xem gái hay trai. Bao Công xuất hiện uy nghi đĩnh đạc, nhận Bích Đào là cháu, mắng Bàng Hồng ỷ quyền mưu hại người, dùng thần trượng đuổi đánh Bàng Hồng. Bao Công ở đây được Đào Tấn sử dụng như biểu tượng của người trung nghĩa và Bàng Hồng như biểu tượng của gian nịnh của mọi thời và cố ý tạo ra một lớp tuồng người trung nghĩa đuổi đánh kẻ gian nịnh thật sướng mắt, thật hả hê trên sân khấu.

167

Đào Tấn với kiệt tác Hộ sanh đàn

Không phải ngẫu nhiên mà trong bộ sách 100 kiệt tác sân khấu thế giới của Nhà xuất bản Sân khấu cách đây ít năm, ta thấy có mặt vở tuồng “Hộ sanh đàn” của Đào Tấn. Các nhà tuyển chọn đã không lầm, xét về nhiều phương diện, “Hộ sanh đàn” xứng đáng là một kiệt tác sân khấu không những của Việt Nam mà của cả nhân loại.

Theo niên biểu sáng tác của Đào Tấn, “Hộ sanh đàn” là vở tuồng lớn cuối cùng của ông, được sáng tác vào cuối thời làm Tổng đốc An Tĩnh lần thứ hai (1998-1902). Đây cũng là vở tuồng được ông chăm sóc nhiều nhất, kỹ lưỡng nhất và được biểu diễn thường xuyên nhất khi ông về hưu, lập Học Bộ Đình ở làng Vinh Thạnh quê hương cho đến trước khi mất (1904-1907). Những điều đó cho thấy “Hộ sanh đàn” là một trong những vở tuồng tâm đắc, ưng ý nhất của Đào Tấn.

Cũng như ở “Diễn Võ đình”, chuyện kịch trong “Hộ sanh đàn” chủ yếu là do Đào Tấn hư cấu mượn tên một số nhân vật và bối cảnh thời Tàn Đường, Trung Hoa, thời mà Võ Tắc Thiên chiếm ngôi đế và ra tay truy quét các trung thần nhà Đường, tiêu biểu là dòng họ Tiết Nhơn Quý.

Tiết Cương, nhân vật trung tâm của “Hộ sanh đàn”, là cháu hai đời của Tiết Nhơn Quý, bị cháu của Võ Tắc Thiên là Võ Tam Tư truy sát đến cùng. Tiết Cương đem theo cháu ruột còn ẵm trên tay là Tiết Giao đến lánh nạn ở một vùng sơn cước và kết duyên cùng người con gái tên Trần Thị Lan Anh, lập Long Sơn trại và cùng vui sống trong cảnh“Thanh nhàn trăng gió hóa vô biên/một động hoa đào một cõi riêng” (lời của Lan Anh).

Nhưng tai họa chưa buông tha đứa cháu của một dòng họ lẫy lừng này. Trong một lần về kinh viếng mộ song thân, Tiết Cương bị binh triều phát hiện bao vây. May nhờ đuợc vợ chồng Tần Hán giải cứu, nên mới thoát được, tìm về Long Sơn. Nhưng Võ Tam Tư vẫn đem binh đuổi theo. Được tin, bất chấp hiểm nguy, Lan Anh cùng lâu la xuyên rừng đi cứu chồng. Đúng lúc Tiết Cương bị Tam Tư đâm ngã, họ đã đến cứu được chàng, phục bắn bị thương Võ Tam Tư, rồi cùng dìu đỡ nhau, phát gai góc, vượt nước chảy đá trơn, mở đường về Long Sơn. Câu hát nam nổi tiếng “lao xao sóng vỗ ngọn tùng/giannan là nợ anh hùng phải vay” là câu hát của Lan Anh

168

động viên Tiết Cương trên đường đèo núi gập ghềnh hồi trại. Về đến Sơn trại chỉ mới kịp ẵm Tiết Giao và uống chung rượu mừng thoát hiểm thì Tam Tư đã kéo quân đến bủa vây. Tiết Cương, Lan Anh cùng hiệp sức phá trùng vây nhưng đã lạc nhau.

Giữa rừng thẳm suối sâu, cùng với Hồ Nô, đầy tớ gái người Thượng, một thầy một tớ, Lan Anh trở dạ đẻ con trai dưới một bụi hoa quỳ nên đặt tên con là Tiết Quỳ. Sinh xong, Lan Anh tay bồng Tiết Quỳ, tay ẵm Tiết Giao lại cùng Hồ Nô lặn lội tìm Tiết Cương.

Tiết Cương thì một người một ngựa dạt đến thành Đăng Châu, nơi có người bạn cũ là Tiết Nghĩa đang giữ chức Tống quân. Vốn vợ chồng Tiết Nghĩa trước kia từng bị trọng hình một cách oan uổng, được Tiết Cương liều mình giải cứu, nên hai người từng kết bạn tâm giao, nên Tiết Cương hy vọng sẽ nhờ bạn lánh vòng hoạn nạn. Chẳng ngờ Tiết Nghĩa đã thành một tay sai của Võ Tam Tư, lại là một tên đểu cáng thực dụng khó ai bì, đã tổ chức phục rượu, bắt trói Tiết Cương, nhằm giải trao Võ Tam Tư để tâng công lãnh thưởng. Dương Tú Hà, vợ Tiết Nghĩa, một người trọng tinh, trọng nghĩa, khuyên can chồng không được, bèn viết thư sai Tiết An (cháu Tiết Cương gửi sống cùng vợ chồng Tiết Nghĩa) tìm đến sơn trại Hùng Sơn, nói rõ âm mưu của chồng mình, nhờ các nghĩa sĩ Ngũ Hùng, Tần Hán tìm cách giải cứu cho Tiết Cương. Tiết An đi rồi, Tú Hà hết sức đau khổ, thấy mình “trả ơn xưa mà đến nỗi lụy chồng/mích đạo cả sao rằng tiết gái” nên tìm đến cái chết để tự giải thoát.

Tiết Cương được Ngũ Hùng, Tần Hán cứu trên đường bị Tiết Nghĩa đưa về kinh nộp cho Tam Tư. Tiết Nghĩa bị họ giết chết, nướng thịt ăn. Tiết Cương đi tìm Lan Anh và gặp lại vợ cùng nghĩa nữ trung thành Hồ Nô tại một ngôi miếu cổ bỏ hoang giữa rừng sâu, nơi thờ chính Nhị tổ Tiết Nhơn Quý. Nhờ oai linh của tiên tổ, Tiết Cương đã đánh bại được Tam Tư. Ngũ Hùng, Tần Hán cũng vừa đến mừng gia đình Tiết Cương đoàn viên. Dưới cổ miếu thiêng liêng, những anh hùng ngoài vòng pháp luật tụ hội trong lời hát tràn đầy niềm tin:

Thế cuộc khó san bằng thù hậnTha hương tương kết chẳng vô tìnhNúi cao nuôi chí tam hùng hộiBiển thẳm hẹn ngày cuộn sóng xanhCâu chuyện tuồng được lượt thuật trên dễ làm ta tưởng như “Hộ sanh

đàn” không có gì mới mẻ so với các vở tuồng khác của Đào Tấn. Tuy vậy, “Hộ Sanh đàn” là tác phẩm chứa đựng nhiều sáng tạo hết sức mới mẻ và độc đáo của cụ Đào.

Cái mới trước hết đến từ tên vở tuồng. Trong dân gian ở Bình Định, người ta quen gọi tuồng này là “Tiết Cương chống búa”. Nhưng tên chính thức Đào Tấn đặt cho nó là “Hộ sanh đàn”. “Hộ sanh đàn” có nghĩa là đàn hộ sinh, đàn đỡ đẻ. Người ta dễ thấy cái tên này có liên quan mật thiết với

169

lớp “Lan Anh lạc đẻ”(lớp tuồng Lan Anh sinh Tiết Quỳ trong rừng sâu), một lớp tuồng hay, xúc động và đầy sáng tạo của Đào Tấn.

Ta cùng xem lại lớp tuồng này:Lan Anh (đang lạc giữa rừng sâu):Chao ôi!Đã xông xáo vượt qua lưới giặcMà bây giờ chồng vợ lạc nhauPhu quân ơi! Non xa nước thẳm biết về đâuCòn em đây, Gió tạt mưa chan thân há nại(hỏi Hồ Nô)Vậy chớ trẻ tay chân có đứa nào theo không?Hồ Nô:Thưa bà, lúc bà ở nhà nhiều tiền nhiều bạc, hắn đến hắn nịnh, hắn dạ,

xin kiếm,chứ bà chạy giặc chạy giã cực khổ, hắn theo hắn ăn chi?Lan Anh: Á thôiNguyện xông pha một tớ một thầyNgõ tìm tõi hết lòng hết sức(nam) Tìm tõi hết lòng hết sứcNgẫm sự mình ruột thắt đòi cơnHồ Nô:Không biết ông tôi chạy đi đường mô ông ơi(lý) Ngập ngừng muôn hộc chứa chanMột phen hoạn nạn hai đàng phân lyLan Anh:(nam) Oán thù chuộc lấy làm chi (có tiếng trẻ khóc)Nín đi cháu ơi! Thuơng cho đày đọa xót vì cách phânHồ Nô:(lý) Mịt mù khói tỏa mây giăngKia kia kia Những người trung hiếu cam phần gian nanLan Anh:Bước quanh co khác nẻo, khác đàngRăng là Mình mỏi mệt khôn lui khôn tớiHay là tôi Vì lướt chốn tên bay pháo dộiĐã gần ngày nở nhụy khai hoaPhu quân ơi Giữa lộ đồ chi xiết chơi vơiTrong thân thể dường đà giục giãHồ Nô:Bà chuyển bụng phải không bà? Lúc ở nhà trông đẻ không chịu đẻ, chứ

đương chạy giặc chạy giã, giữa đường giữa xá tôi biết rước mụ ở đâu đây? Chừ thời thời

Để mặc tôi dắt ngựaĐể mặc tớ mang cung

170

Tôi bồng em, tôi dắt ngựa, tôi mang cung, bà rán lần đi, kẻo màBước lỡ làng nhà cửa cũng khôngBà nằm ở mô mà bà đẻ? Ờ ờ, có cái đền cái miếu chi gần đây, bà rán bò

tới chỗ gốc cây, để tôi đỡ choLời van vái ông bà xin cứuCứu giúp cho bà tôi với, kẻo mà khổ lắmLan Anh:Bà đau lắm con ơiRuột quặn thắt đi càng khó chịuBước lần dò con gắng lấy mà theo(nam ai) Non người nước khách cheo leoRăng mà bà đau thúc tới rồi con ơiMình run khấp khởi lụy trào chứa chan(Lan Anh lết tới thềm miếu, ngồi tựa, mê man bất tỉnh)Hồ Nô:Bà tôi mệt ngất đi rồi. (Với Tiết Giao)Em ngồi chơi, để chị đỡ lưng cho

thím em ngheThần (ứng thanh truyền lệnh):Hộ thai sứ giảTruyền sứ giả đăng đànGấp gấp nghe truyền lệnhVả Trần thị một người hiếu hạnhCùng Tiết gia giữa cuộc gian nanThai sản rày đang lúc lỡ làngAnh linh phải hết lòng giúp đỡTriệu chư thần mau tớiHiện xuống miếu thần đâyNhật nguyệt quang cùng bảo hộ thai nhiCam Lồ phép cứu sinh quý tửSứ giả: Thừa mạng!Lan Anh:Hồn như mộng mịMắt rất mơ màngHồ Nô Đỡ nâng bà con hỡi Hồ NôChao ôi Nông nỗi thiếp biết chăng phu tướngÁ (đã sinh con) Này, Hồ Nô, con trai đây rồi mà! Răng mà bà đẻ rổitong

mình bà nó thanh sảng lắm con ơiĐoái thấy tướng quan sáng lạnĐây là nhờ đức Thai sinh, chao ôi là mayThiệt nhờ tiên thánh hộ trìỜ, ờ, cái miệng nó như cái mỏ Lôi công, tóc lại hoe vàng, cha chả là in

171

Mà té ra tôi đẻ nó dưới bụi quỳ hoa đây mà. Con oi! Cha còn còn thất lạc chỉ có một mình mẹ đây, để mẹ

Mượn tên cây mẹ đặt chữ Tiết Quỳ(tiếng quân Tam Tư truy đuổi)Mà Vọng góc núi đã lại lầm binh Võ thịDạ dạ Cúi đầu làm lễNhờ đức cứu sinhHồ Nô ơi, chừ bà đã mạnh như thường rồi, để bà bồng cả hai em cho,

con dắt lấy ngựa, mang lấy cung kiếm nghe. Phu quân ơi! Như emVì vương mang gánh nghĩa gánh tìnhPhải lịu địu tay bồng tay ẵm(nam) Lịu địu tay bồng tay ẵmVói trông người biển thẳm non caoHồ Nô:(lý) Sụt sùi lụy nhỏ thấm bầuHột cơm tấm áo dễ nào quên ơnLan Anh:(nam) Sợi sầu sao khéo vấn vươngNín đi con Thương cho ngọn gió hơi sương lạnh lùngHồ Nô:(lý) Lạc loài Nam Bắc Tây ĐôngNhớ nhà nhớ cửa thương ông thương bàLan Anh:(nam) Ngại ngùng một bước một xaGắng lấy con cháu ơi Sơn khê lướt dặm can qua thoát vòng…Về nghệ thuật biểu diễn, lớp tuồng này rất được ca ngợi khi đây là lần

đầu tiên trong lịch sử sân khấu VN, hành động sinh đẻ được thể hiện trực tiếp trên sàn diễn, trước mắt người xem, một cách thiêng liêng và xúc động lạ thường. Đào Tấn đã cụ thể hóa tài tình trên sân khấu quan niệm rất đẹp của phương Đông và VN về sự sinh đẻ của người phụ nữ, một sự “nở nhụy khai hoa”. Sự “nở nhụy khai hoa” này càng đẹp hơn rất nhiều bởi đó là của người phụ nữ tuyệt vời như Lan Anh.

Có thể nói, nếu Tiết Cương là nhân vật chính của “Hộ sanh đàn” thì Lan Anh lại là nhân vật đẹp nhất, lớn nhất trong vở tuồng này.

Trong phần xưng danh, Lan Anh gần như không cung cấp thông tin gì về riêng mình, nàng chỉ nói đến hạnh phúc cuộc sống của mình và Tiết Cương “Một động hoa đào một cõi riêng/hỏi tu mấy kiếp mong có được”. Trong suốt vở tuồng, các nhân vật khác chỉ gọi Lan Anh bằng đại từ duy nhất: phu nhân, phu nhân của trại chủ Tiết Cương. Theo tích tuồng thì Lan Anh vốn một trang tài sắc vẹn toàn, là nữ chúa Long Sơn trại. Như vậy, sau khi “đề duyên” cùng Tiết Cương, Lan Anh đã tình nguyện lùi lại phía sau, giao trọn quyền chủ nhân Long Sơn trại cho chàng. Qua hai lớp tuồng tổ chức phục

172

binh cứu Tiết Cương và cùng Tiết Cương phá vòng vây Võ Tam Tư, Đào Tấn đã cho ta biết võ công và mưu trí hơn người của Lan Anh. Nhưng đó không phải là quan tâm chính của Đào Tấn. Quan tâm chính của ông là vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ này, một người phụ nữ đã dâng hiến cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất, luôn tận tụy, xả thân vì chồng, là chỗ dựa tinh thần của chồng những khi gian nguy nhất, tự nguyện hy sinh gánh vác toàn bộ gánh nặng gia đình, giúp chồng vững dạ bền chí lo tròn cái “gánh non sông” . Khi Tiết Cương bị truy đuổi không chốn nương thân, Lan Anh đem đến cho chàng một tình yêu và một tiểu giang sơn. Khi Tiết Cương gặp hiểm nguy, không quản đang bụng mang dạ chửa, nàng mang lâu la băng rừng cứu nạn kịp thời. Khi Tiết Cương rối trí, hoang mang bởi vừa thoát lưới giặc lại lạc vào núi thẳm chưa thấy đường ra, thì Lan Anh âu yếm vỗ về “Thưa phu quân! Miễn đặng đoàn viên một hội/lo chi tuấn hiểm ngàn trùng/ nay chúng ta gặp lại nhau đây/dẫu phiêu trôi đi nữa cũng có vợ có chồng/ta đi đường này không được thì ta đi đường khác/hãy lần lõi mà tìm đường tìm sá/chớ can chi mà phu quân buồn đó nào”. Trên đường núi gập ghềnh tăm tối, chông gai bít lối, mưa giăng mịt mù, Lan Anh cổ vũ Tiết Cương với câu hát “lao xao sóng vỗ ngọn tùng/gian nan là nợ anh hùng phải vay”. Đứa cháu thơ Tiết Giao, niềm hy vọng tương lai của dòng họ Tiết, cũng do Lan Anh nuôi nấng và tả xung hữu đột bảo bọc giữa mũi tên ngọn giáo. Và bây giờ, phía sau giặc đuổi, phía trước “non người nước khách cheo leo”, nói như Hồ Nô là “đang giữa đường giữa sá, đang chạy giặc chạy giã”, Lan Anh chuyển bụng “mình run khấp khởi lệ trào chứa chan”, đẻ rơi, sinh hạ cho Tiết Cương một đứa con trai. Hình ảnh Lan Anh vừa sinh xong lập tức một tay bồng cháu, một tay ẵm con tiếp tục xông pha trèo non vượt thác thoát khỏi trùng vây của kẻ thù đi tìm chồng với câu hát bất hủ “Vì vương mang gánh nghĩa gành tình/phải lịu địu tay bồng tay ẵm” có lẽ là một trong những hình ảnh kỳ vĩ nhất của một người phụ nữ mà một nền sân khấu có thể sáng tạo.

Trong lớp tuồng này, Đào Tấn đã cho sự hiếu hạnh của Lan Anh kinh động đến thánh thần khiến họ cử sứ giả hộ thai xuống giúp cuộc vượt cạn gian nan và thiêng liêng trong rừng thẳm của nàng.

Trời đất thánh thần đã lập một “đàn hộ sinh” giúp Lan Anh vuông tròn sinh nở. Nhưng “Hộ sanh đàn” không chỉ có một “đàn hộ sinh” của thần thánh đó. Còn có một “đàn hộ sinh” khác của những con người, do chính Lan Anh cùng cả một lớp người như Hồ Nô, Tú Hà, Tiết An, Ngũ Hùng, Tần Hán…kết hợp lập nên để cứu sinh, hộ sinh cho ý chí phục thù, khát vọng cứu nước của người anh hùng Tiết Cương.

Cũng giống như Triệu Khánh Sanh trong “Diễn Võ đình”, Tiết Cương cũng mang dòng dõi công hầu, cũng “sức địch vạn nhân” (lời của Tam Tư về võ nghệ của Tiết Cương), tài cao chí lớn và cũng bị các thế lực thù địch săn đuổi truy sát tận cùng. Nếu Khánh Sanh từng vô hạn trống trải, cô độc với câu hỏi “biết đâu là nhà” thì Tiết Cương cũng đã có lúc thoái chí, tuyệt

173

vọng trong day dứt“ngóng tùng thu non nước hỡi xa xôi/ôm mối thù không đội chung trời mà một mình một ngựa chạy tới chạy lui/nhìn cung kiếm mặt mày thêm tủi hổ”.

Tuy vậy, hạnh phúc hơn Khánh Sanh, Tiết Cương đã tìm được “nhà” của mình. Đó là tình yêu lớn của Lan Anh, tấm lòng trung hậu của Hồ Nô, sự tiết liệt của Tú Hà, nghĩa khí bằng hữu của Ngũ Hùng - Tần Hán. Tiết Cương đã vượt qua mọi gian nan, thách thức, bao phen thập tử nhất sinh chính nhờ những con người này và cuối cùng chàng đã cùng họ làm một tam hùng hội liên kết Long Sơn trại và Hùng Sơn trại thành một căn cứ địa vững chắc để mưu ngày “Hải vũ tùng kim bát biểu thanh”(Chế ngự được mưa nguồn bão biển đem lại thanh bình cho bốn phương tám hướng).

Như vậy, trong “Hộ sanh đàn” có hẳn một “đàn hộ sinh” là sức mạnh của lòng người liên kết lại, làm giá đỡ, làm bệ phóng cho ý chí bất khuất, quyết tâm trừ gian, diệt nịnh, khôi phục cơ đồ. Đặc biệt, những con người hợp nên cái “đàn hộ sanh” vĩ đại này hầu hết là những người hoạn nạn, sa cơ, bất hạnh, những dân đen, những cùng đinh theo thứ bậc xã hội thời ấy. Ngay như người anh hùng Tiết Cương, dù có dòng dõi công hầu nhưng bây giờ cũng đã là một dân đen thứ thiệt trên sân khấu “Hộ sanh đàn” với chân đất, áo đen, bộ dạng đen nhẻm với cây búa trên tay. Những con người bần hàn này, như Mác từng nói, sẽ là cội nguồn của một cuộc cách mạng rung chuyển, bởi nếu làm cách mạng cái họ mất chỉ là xiềng xích và cái họ được sẽ là cả đất trời.

Trong câu hát khách đồng ca của Tiết Cương, Lan Anh, Hồ Nô, Ngũ Hùng, Tần Hán kết thúc vở tuồng “Hộ sanh đàn”:

Thế cuộc nan bình duy hữu hậnTha hương tương khế khởi vô tìnhTa có thể nghe phảng phất cái khẩu hiệu lịch sử đầy sức tập hợp mà Các

Mác đã gióng lên ở châu Âu giữa thế kỷ 19: “hỡi những kẻ bần cùng, hãy liên kết lại”. Tuy sinh sau và mất sau Các Mác hơn 20 năm (Mác sinh 1818, mất 1883 – Đào Tấn sinh 1845, mất 1907), nhưng có lẽ sinh thời Đào Tấn chưa có điều kiện tiếp cận triết học Mác vì chưa có bằng chứng nào cho thấy triết học Mác được truyền sang VN thời ấy. Tuy vậy, bằng quan hệ mật thiết với các văn thân sĩ phu yêu nước, bằng suy tư chiêm nghiệm với mẫn cảm của một nghệ sĩ thiên tài, Đào Tấn đã phần nào vỡ ra nhận thức mà trước đó Mác đã viết thành khẩu hiệu bên trời Tây: xích xiềng nô lệ chỉ có thể bị chặt tan khi tất cả những người bị áp bức biết liên kết lại. Và Đào Tấn đã bày tỏ nhận thức mới mẻ và đầy tính cách mạng đó trong vở tuồng cuối cùng của mình, “Hộ sanh đàn”.

Sâu sắc, mới mẻ về tư tưởng, bất ngờ trong phát triển hành động kịch, văn chương tinh tế, sinh động, nhiều sáng tạo về nghệ thuật biểu diễn và đặc biệt là việc xây dựng được cả một hệ thống nhân vật độc đáo, điển hình, đầy sức sống như Tiết Cương, Lan Anh, Hồ Nô, Tú Hà, Tiết Nghĩa…là những gì đã tạo nên giá trị đặc biệt của “Hộ sanh đàn” khiến nó không những được

174

đánh giá là một đỉnh cao sáng tạo của Đào Tấn mà còn được coi là kiệt tác sân khấu của muôn đời.

Cái mới của người anh hùngtrong tuồng Đào Tấn

Nghệ thuật tuồng về cơ bản đã được xem như nghệ thuật của chủ nghĩa anh hùng. Trước Cách mạng tháng Tám nhà nghiên cứu Đoàn Nồng đã gọi nó là “bi hùng kịch Việt Nam”. Trong công trình nghiên cứu tuồng đầu tiên dưới chế độ XHCN, cuốn “Tìm hiểu nghệ thuật tuồng” (1963), nhà nghiên cứu Mịch Quang cũng gọi tuồng là “bi kịch anh hùng ca”. Chủ nghĩa anh hùng đã như một đặc trưng nổi bật và người anh hùng bao giờ cũng là nhân vật trung tâm của sân khấu tuồng. Tuồng Đào Tấn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Đóng góp của Đào Tấn là đã mang đến những nội dung mới cho chủ nghĩa anh hùng và những phẩm chất mới của người anh hùng trong những vở tuồng của mình. Ta có thể thấy những đóng góp mới, những giá trị mới của những hình tượng anh hùng trong tuồng Đào Tấn ở những điểm chính sau: a. Yêu nước, chuộng nghĩa là động lực hành động Trước thời Đào Tấn, nghệ thuật tuồng đã xây dựng được những hình tượng anh hùng lẫm liệt, đầy sức chinh phục như Tạ Ngọc Lân, Phương Cơ, Linh Tá, Kim Lân, Đổng Mẫu, Đào Tam Xuân, Liễu Nguyệt Tiêm…Tuy vậy với mô típ khởi đầu “vua băng, nịnh tiếm” phổ biến, lý tưởng “phò chính trừ tà” của những anh hùng được cụ thể hóa trong mục tiêu khôi phục lại một vương triều, một ngôi vua đã bị bọn gian nịnh chiếm đoạt. Trong các vở tuồng này, gần như người ta không hề được biết cái vương triều vừa sụp đổ, cái ngôi vua vừa bị chiếm đoạt mang tên Nguyên, Tề, Tống, Lương chung chung đó thực ra tốt xấu hay dở thế nào. Chỉ biết tiêu chí để phân biệt kẻ gian với người ngay là câu hỏi duy nhất: thờ vua hay phản vua, cho dù vị vua đó là một chánh hậu chân yếu tay mềm hay một ấu chúa đang trong bụng mẹ. Trung quân là động lực hành động của những anh hùng trong tuồng các thời kỳ này. Đào Tấn không theo truyền thống đó. Trong các vở tuồng sáng tác của ông chưa có vị vua nào bị lật đổ khỏi ngai vàng, do đó cũng chẳng hề có việc phải phục ngôi cho ai cả. Với “Trầm hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá

175

Giới Bài quan”, “Diễn Võ đình”, Đào Tấn lại cho thấy một thảm trạng: vua vẫn yên vị đấy nhưng dần biến thành hôn quân vô đạo, non nước đã bị yêu quái thao túng, gian nịnh lộng hành, dân lành lâm nạn, bậc trung lương, người ngay thực không còn đất dung thân. Không quá khó để nhận ra đó là thảm trạng ở thời Đào Tấn: triều Nguyễn còn đấy, các vua Nguyễn vẫn ngự trên ngai vàng, nhưng thực sự nước đã mất, nhà đã tan, dân ta đã lầm than điêu đứng. Người anh hùng trong tuồng Đào Tấn đã xuất hiện và hành động trong hoàn cảnh đau thương tủi nhục đó. Trung quân không còn là động lực hành động của các anh hùng, bởi có muốn trung thì cùng chẳng thế trung nổi vì vua đã bị ma xui quỷ khiến, hoặc đã là một hôn quân vô đạo. Thay vì trung vua, các anh hùng trong tuồng Đào Tấn đã không ngần ngại sỉ nhục vua (Thái sư Văn Trọng), phế bỏ vua (Hoàng Phi Hổ) hoặc lập căn cứ ngang nhiên chống lại triều đình (Tiết Cương, Ngũ Hùng, Tần Hán). “Hương quan hà xứ thị?”(quê hương đâu đó tá?), không phải ngẫu nhiên mà câu hỏi đau đáu của Triệu Khánh Sanh trong “Diễn Võ đình” đã được Đào Tấn cố ý nhắc lại ở một số vở tuồng khác như “Tân Dã đồn”, “Cổ thành”. Còn trong “Hộ sanh đàn” thì Tiết Cương cũng nhiều lần khắc khoải “nước non non nước hỡi xa xuôi” hay “cố quốc hối đầu lao mộng mị”. Cái cảm giác đứng ngay trên đất nước mà không biết đất nước đang ở đâu, thấy đất nước như đang ở trong một giấc mơ xa vời mà Đào Tấn chú tâm day trở ấy là chủ ý làm rõ thêm một sự thực mà không ít người khi ấy còn mơ hồ: dưới cái danh bảo hộ, khai hóa, bọn Phú Lăng Sa đã thôn tính gọn đất nước ta. Trong thơ, Đào Tấn ý thức rất rõ sự mất nước, từng thể hiện rất sâu đậm tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng căm thù bọn xâm lược Pháp và ý chí cứu nước cháy bỏng:

- Cự Bắc bình Tây kim cổ chấn/Từ phương danh động ngã Tiên Long (Chống Bắc bình Tây, xưa nay chấn động /Bốn phương vang danh nòi giống Tiên Rồng).

- Bạt kiếm khêu đăng đối tửu ca/tâm trung duy ái ngã sơn hà/anh hùng mỗi độc ngô Nam sử/thùy bất thâm thù Phú Lăng Sa (Vung kiếm khêu đèn uống rượu hát/trong lòng chỉ yêu sông núi của ta/anh hùng mỗi lần đọc sử nước Nam/ai không thâm thù bọn giặc Pháp).

- Thủ vãn sơn hà tâm vị tử/thân kỳ Cơ Vĩ khí do sanh (Tay giằng lại núi sông lòng không chết/thân cưỡi sao Cơ sao Vĩ tinh thần tỏa sáng mãi).

“Hùng tâm” ấy trong thơ, ở trong tuồng Đào Tấn đã cho hóa thân vào những hình tượng một Tiết Cương bất khuất “Chưa xong ân oán dễ than vận thời”, một Triệu Khánh Sanh căm hận “cánh chim hồng gặp gió liệng mây xanh/xương ưng khuyển quyết nghiền tro quăng biển bạc”, một Văn Trọng kiên định “Chẳng nghĩ Thành Thanh công đức/ làm những điều bạo ngược phiền hà/giận một phen chẳng thỏa lòng già/ gươm ba thước giữ nghiêm phép nước”, một Lan Anh gan góc “Bước anh hùng đã lỡ/gan nhi

176

nữ càng dày / nếu chẳng liều sinh tử giữa chông gai/ ai còn kể ân tình trong nước lửa”… Như vậy, động lực hành động của những anh hùng trong tuồng Đào Tấn là tình yêu đất nước, tinh thần chuộng nghĩa, khát vọng tiêu diệt bọn tà gian, tái lập tự do công bằng. b. Chiến công lớn nhất: chiến thắng nỗi cô đơn, bền lòng vững chí Nếu những anh hùng trong tuồng trước thời Đào Tấn hầu hết đều đã có những hành động cao cả, phi thường, nhiều khi đến mức huyền thoại như Linh Tá ba lần bị Ôn Đình chém rơi đầu vẫn ôm đầu chạy theo bạn hóa thành ngọn đuốc đưa bạn vượt đèo giữa đêm đen (Sơn Hậu), như Tạ Ngọc Lân ghìm đứa con hư cùng chết trong biển lửa, như Đổng Mẫu bị treo lên cổng thành sắp bị thiêu trong lửa đỏ vẫn một mực khuyên con “Thẳng hai tay đỡ lấy âu vàng/vung ba thước vằm loài đức bạc/trung hiếu khó vẹn toàn/khá lấy tôi ngay làm con thảo/tử sinh đừng tính toán/nên hay ngày chết tức ngày sinh”…Và những hành động ấy đã góp phần quyết định đưa phe trung nghĩa toàn thắng lũ gian nịnh, ca khúc khải hoàn. Người anh hùng trong tuồng Đào Tấn không có những hành động lẫm liệt như thế và họ cũng chưa bao giờ chiến thắng trọn vẹn được kẻ thù để có thể khải hoàn ca. Hoàng Phi Hổ trong “Trầm hương các” đã thiêu rụi được lũ tiểu yêu, nhưng đó mới chỉ là những tốt đen, còn “chúa yêu” Đát Kỷ Hồ Ly thì vẫn vững vàng trên ngôi hoàng hậu. Văn Trọng đã đăng triều sỉ nhục Trụ vương, buộc Trụ vương rúm ró thảm hại trước mình, nhưng rốt cuộc thì Trụ vương vẫn chẳng hề hấn gì khi điều được Văn Trọng đi xa. Còn Triệu Khánh Sanh, Tiết Cương thì là những người liên tục bị bao vây, truy sát và thành công của họ chỉ là vượt thoát trùng vây, bảo toàn mạng sống. Ngoài “Diễn Võ đình”, các vở tuồng khác của Đào Tấn đều kết thúc có hậu nhưng cái hậu ấy chưa bao giờ là một kết thúc hoành tráng như tuồng xưa: tiêu diệt hết gian nịnh, khôi phục lại một vương triều, giành lại được một ngai vàng… Cũng khác với những anh hùng tuồng xưa, thường có cả một lực lượng đông đảo bên cạnh hoặc phía sau hậu thuẫn, các anh hùng trong tuồng Đào Tấn thường lâm vào hoàn cảnh đơn độc, cô độc. Cô đơn vô hạn là hình ảnh Triệu Khánh Sanh, một mình một ngựa, không cửa không nhà, đường xa vô định “cô hồng thiên viễn, cận”. Trương Phi thì chìm ngập trong nỗi cô đơn dằng dặc ở Cổ thành“nhất nhạn hoành phi vân tế lộ/cô đăng trường chiếu nguyệt biên thành”. Tiết Cương và Lan Anh cũng vậy thôi, có chồng có vợ đấy, nhưng cứ gặp nhau lại lạc nhau ngay, lại mỗi người một phương, tự lo lấy sự sinh tử của mình. Và nhất là Dương Tú Hà, với sự trống trải, cô đơn quá sức chịu đựng của một người vợ hiền thục, chân thiện buột phải chống lại tên chồng bạc ác, giả dối mà mình đã hết lòng yêu thương “vì trả ơn xưa mà lụy đến chồng”. Trong tuồng “Tam nữ đồ vương” có một nhân vật có hoàn cảnh giống Tú Hà, đó là Triệu Tư Cung, con trung phải chống lại cha nịnh. Nhưng dù rất đau khổ “Song phủ cứu lai chánh hậu/ngửa vái trời soi thấu niềm ngay/xét thân hổ với cao dày/phơi gan giúp chúa chau mày phụ

177

cha”, Tư Cung vẫn có Tạ Ngọc Lân, Phương Cơ, Bích Hà chia sẻ, khích lệ. Còn Tú Hà, trước sau chỉ một thân một mình với sự dằn xé “tâm sự này khó hỏi trời xanh”… Có người nói: chiến công lớn nhất của con người là chiến thắng nỗi cô đơn của chính mình. Bình thường đã thế, trong tình thế đất nước thời Đào Tấn sống, khi các vua Nguyễn đã tung cờ trắng, đại đa số quan lại đã cam phận nô lệ ngoại bang để vinh thân phì da, các cuộc khởi nghĩa ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi đã nhanh chóng bị dìm trong biển máu, cả đất nước đã nằm gọn trong tay xâm lược Pháp. Thì số phận những người yêu nước, trung nghĩa thực sự rơi vào vực thẳm cô đơn, bế tắc, giữa điệp trùng hiểm nguy gian khó. Để có thể tiếp tục sự nghiệp cứu nước, khôi phục lại giang sơn, những anh hùng trong tuồng Đào Tấn trước hết phải biết vượt qua những giây phút tuyệt vọng, sờn lòng, nản chí rất con người. Rồi nữa, họ lại phải dò đường, tìm những con đường mới vì những con đường cũ đều đã bị bít lối. “Ta đi đường này không được thì ta đi đường khác”, câu nói của Lan Anh với Tiết Cương trong lớp tuồng họ cùng Hồ Nô và các lâu la bị lạc trên núi cao, giữa “rừng lạ hang sâu”, phải tự phát gai bạt núi mở lấy đường đi, chính là tư tưởng rất lớn của Đào Tấn trao gửi vào những anh hùng cứu nước của ông: miễn là quyết tâm ra đi, miễn là bền lòng vững chí, con đường cần tìm ắt sẽ tìm ra. Chiến công lớn nhất của những anh hùng trong tuồng Đào Tấn chính là việc chiến thắng nỗi cô đơn, là luôn bền lòng vững chí, bất khuất, trung nghĩa, tự nguyện vui sướng chấp nhận mọi hy sinh trong mọi hoàn cảnh để vượt qua những khó khăn thách thức lớn nhất. Đó là những anh hùng chưa thể chiến thắng nhưng vẫn kiên gan chiến đấu “hai vai thắt chặt tang hồ/biển oan chưa lấp mật thù càng ngon” (lời hát Tiết Cương), “chưa thành công” nhưng “đã thành nhân”… c. Những anh hùng chân đất Một trong những cái mới nổi bật trong tuồng Đào Tấn là sự xuất hiện, chiếm lĩnh và làm bừng sáng sân khấu của những người anh hùng lao khổ, gần như ở dưới đáy cùng của xã hội, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, tập trung trong vở tuồng cuối cùng của ông, vở “Hộ sanh đàn”: Tiết Cương, Lan Anh, Hồ Nô, Ngũ Hùng, Tần Hán. Với Tiết Nghĩa, con người giàu sang bạc ác mà Tiết Cương từng liều thân cứu mạng, thì Tiết Cương chỉ một kẻ lục lâm đáng khinh khi, hắn kể “Ngày trước ta có bị cái tội chơi chơi chi đó, đức lệnh Võ Hậu truyền xử trảm cả hai vợ chồng tao, vừa mới đem ra pháp trường quỳ quyết tử tế, ai ngờ có một thằng đầu tóc vàng như lông bò nghé, miệng nhọn như mỏ gà cồ, tên nó là thằng Tiết Cương, nó ở đâu xách búa chạy tới, say đã vùi đi, nó nghe tiếng tao giàu có nó có ý tới cứu đặng kiếm tiền chơi”. Trong giọng lưỡi của kẻ gian dối vô ơn, sẵn lòng đổi trắng thay đen này cũng chứa đựng một sự thật: chàng tráng sĩ dòng dõi đại công hầu Tiết Cương nay đã thuộc tầng lớp

178

dưới cùng của xã hội. Lan Anh cũng vậy, qua những lời thương cảm của Hồ Nô về người chủ của mình, dù là dòng dõi lá ngọc cành vàng, nhà từng lắm bạc nhiều tiền, đông đúc kẻ hầu người hạ, nhưng nay bôn hành vào sinh ra tử cùng Tiết Cương trên con đường gập ghềnh, chông gai cứu nước, thì Lan Anh cũng đã ở cái cảnh “một thân một mình, lâm bê lấm bết” (lời Hồ Nô). Như vậy, bậc anh hùng và trang liệt nữ của Đào Tấn tuy đều có nguồn gốc cao sang nhưng đều đã thực sự thành những người tay không chân đất. Còn Hồ Nô, người hầu gái trung thành, gắn bó như bóng với hình cùng Lan Anh, thì đúng người chân đất theo nghĩa đen, lại là người thiểu số. Đây là nhân vật người thiểu số đầu tiên xuất hiện trên sân khấu nước ta và là nhân vật được Đào Tấn dành nhiều, tâm huyết xây dựng. Hồ Nô tự kể về xuất xứ của mình như sau: “Cái thuở ông bà chưa nuôi tôi, tôi đi ăn bụi, ăn nu, ăn cao su, cánh kiến, tôi ở trên rú trên ri, tháng ni qua tháng khác” Nhưng lạ thay, cô gái “ăn bụi ở rú tháng ni qua tháng khác đó” dường như làm được tất cả những gì mà vợ chồng Tiết Cương cần, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc dễ đến việc khó. Ở trại, Hồ Nô bồng bế nuôi nấng Tiết Giao. Ra trận, Hồ Nô là tùy tướng tài năng mưu trí bên cạnh Lan Anh. Khi lạc rừng thì nhờ Hồ Nô vợ chồng họ mới tìm được đường ra và “một đoàn tớ trước thầy sau” níu lấy Hồ Nô để Hồ Nô “đi trước đem đừờng cho”. Lúc Lan Anh đẻ rơi Tiết Quỳ giữa đường lánh giặc, cũng một tay Hồ Nô dìu đỡ. Và cũng lại là Hồ Nô phát hiện ra cái miếu hoang giữa rừng, chính là miếu thờ tổ Tiết Nhân Quý, đưa Lan Anh đến thắp hương cầu khấn, nhờ đức tổ hiển linh giúp vợ chồng sum họp, giúp Tiết Cương đủ sức đánh bại Võ Tam Tư. Không chỉ tận tụy, chất phác, dạt dào tình thương, Hồ Nô còn tỏ ra rất thông minh, thông tỏ sự đời, lẽ đời. Trả lời câu hỏi của Lan Anh: “Vậy chớ trẻ tay chân có đưa nào theo không?”, Hồ Nô tỉnh rụi: “Lúc bà ở nhà nhiều tiền, nhiều bạc, hắn đến hắn nịnh, hắn dạ, xin kiếm, chớ chừ bà chạy giặc chạy giã cực khổ, hắn theo hắn ăn chi?”. Cám cảnh chìm nổi vô chừng của vợ chồng Tiết Cương, Hồ Nô có một câu hát đầy triết lý mà người xem rất thuộc “Mịt mù khói tỏa mây giăng/những người trung hiếu cam phần gian nan”. Mà không chỉ có câu hát này, rất nhiều câu hát khác của Hồ Nô trong “Hộ sanh đàn” đã in đậm trong trí nhớ người xem nhiều thế hệ: “Sụt sùi lụy nhỏ thấm bầu/hạt cơm tấm áo dễ nào quên ơn”, “ngày ngày lặn suối, trèo non/bao giờ cho đặng vuông tròn như xưa”. Và đây là bài hát ru tuyệt hay của Hồ Nô ru cậu bé sơ sinh Tiết Quỳ:

Tai nghe văng vẳng thảo trùng là trùng thảo trùngNhớ người quân tử thưong hại thương xót rưng rưng hai hàngKìa ai ngựa thếp đen vàngNúy quan bắt chén thương hại thưong xót giải phiền làm khuâyÔng ông ơiTình lang vắng vẻ, vắng vẻ chốn nàyNgậm ngùi lòng thiếp ngồi đêm ngày thở thanNước đà chảy xuống nhân gian là nhân gian

179

Hoa trôi động khẩu xê xang một mình Đào Tấn đã sáng tác riêng cho nhân vật Hồ Nô một điệu lý với những tiếng đệm đặc trưng như ta ní nọ, kia kia kia, thương hại thương xót. Suốt trong năm lớp có mặt trên sân khấu, khi hát Hồ Nô chỉ hát một điệu lý này mà khán giả vẫn mê mẩn vì nó rất sinh động biến hóa và vì lời hát của nó ngộ nghĩnh, sâu sắc. Đó là những câu lục bát hay nhất trong “Hộ sanh đàn”, cùng với những câu Đào Tấn dành Lan Anh, Tiết Cương (hát nam). Có thể thấy, Đào Tấn dồn nhiều yêu mến gửi gắm vào nhân vật cô gái “Thượng du” độc đáo của mình. Đào Tấn rất dụng công cho nhân vật Hồ Nô không chỉ vì tính kỳ mà chủ yếu bởi Hồ Nô là hình tượng có thể biểu hiện rõ phát hiện của ông về phẩm chất anh hùng, cái vĩ đại ở những con người bình thường, nhỏ bé, bần hàn nhất, thậm chí bị coi là “mọi rợ” nhất. Nhà nghiên cứu Mịch Quang cho rằng trong những năm cuối đời, Đào Tấn đã đi từ quan niệm anh hùng phong kiến đến chủ nghĩa anh hùng nhân dân. Hồ Nô là một minh chứng thuyết phục cho nhận định đó. Đặc biệt, để Hồ Nô trở thành một “thần hộ mệnh”, một ngôi sao dẫn đường hồn nhiên và thầm lặng của vợ chồng Tiết Cương – Lan Anh, dường như Đào Tấn đã kín đáo phát ngôn một tư tưởng rất mới của ông: muốn vượt qua khó khăn để sống còn và tranh đấu, hy vọng thành công, các lực lượng yêu nước phải biết dựa vào nhân dân lao động cùng khổ, đó sẽ là những người bảo vệ và đưa đường đáng tin cậy nhất của họ. Với những điểm mới trên, người anh hùng trong tuồng Đào Tấn không là những con người đặc biệt với những hành động cao cả siêu phàm như trong tuồng cổ. Họ chỉ là những người bình thường nhỏ bé, nhiều khi là những người lao khổ, bất hạnh, bị đẩy đến bước đường cùng, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Họ anh hùng vì vẫn giữ được sự lương thiện khi hoàn cảnh dễ biến họ thành kẻ bất lương, vẫn trọn tình vẹn nghĩa trong hiểm nguy hoạn nạn, vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, hiên ngang tồn tại, vươn tới, bất chấp kẻ thù tìm mọi cách quét họ ra khỏi mặt đất. Đó là những con người như mọi con người bình thường khác, điều họ làm ai cũng có thể làm được nếu như biết yêu nước thương nòi. Khúc tráng ca mà họ kiên trinh hát trên đường chiến đấu ai cũng có thể hát.

180

Đào Tấn với những cách tân nghệ thuật biên kịch

Từ quan hệ quân thần đến quan hệ dân nước, tình nghĩa, từ sử thi đến đời thường, từ con người quốc sự đến con người xã hội, cuộc cách tân lớn về nội dung tuồng. Các nhà nghiên cứu trước đây thường nói nhiều đến các cách tân trong xử lý nghệ thuật biểu diễn của Đào Tấn, nhưng họ quên rằng, các cách tân này không hề có mục đích tự thân mà nhằm phục vụ cho cuộc cải cách về nội dung của nhà soạn tuồng thiên tài. Cuộc cải cách về nội dung ấy là quá trình thay thế mối quan hệ quân thần bằng mối quan hệ dân nước, đời thường hóa sử thi, chú trọng mô tả con ngừoi xã hội hơn con người quốc sự mà Đào Tấn đã thực hiện trong quá trình sáng tác tuồng của mình Thứ nhất, tuồng trước thời Đào Tấn là sân khấu của đề tài trung quân. Mối quan hệ lớn nhất được quan tâm ở đây là mối quan hệ quân thần, quan hệ hàng đầu trong tam cương ngũ thường Khổng Nho, chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác: phụ tử, phu thê, trung nịnh, chính tà. Trung quân khi ấy được cho là đồng nghĩa với ái quốc. Là một người nho học, nhưng từ khi còn trẻ Đào Tấn không mặn mà gì với chủ nghĩa trung quân. Ở vở tuồng đầu tay “Tân dã đồn”, Đào Tấn không ngần ngại đặt chữ hiếu lên trên chữ trung, buột chữ trung phải phục tùng chữ hiếu. Trong một câu đối tặng bạn khi ra triều nhận chức quan, Đào Tấn cũng nói rõ, ra làm quan không phải để phò vua mà chỉ để nuôi mẹ già. Hiện thực cuộc sống đất nước đương thời càng giúp cụ thoát khỏi cái vòng kim cô tư tưởng trung quân mù quáng và nhận ra: quan niệm trung quân ấy đã thực sự lỗi thời, khi vua đã hại nước thì ái quốc không thể còn đồng nghĩa với trung quân mà thậm chí đã rất xa nghĩa, ngược nghĩa nhau. Nếu có đề cập đến quan hệ quân thần như quan hệ của thái sư Văn Trọng, Hoàng Phi Hổ với Trụ vương thì chỉ là cái cớ để Đào Tấn khẳng định “trung quân chi chí cánh nan thành”. Ngoài Văn Trọng và Hoàng Phi Hổ, các nhân vật khác trong tuồng Đào Tấn chẳng ai vướng bận gì đến chuyện “vua tôi”, động lực hành động của họ là tinh thần yêu nước, lòng căm thù bọn gian nịnh, tình

181

nghĩa thủy chung giữa người với người. Mối quan hệ dân nước, tình nghĩa trở thành mối quan hệ chi phối trên sân khấu tuồng Đào Tấn. Nếu tuồng xưa được coi là tuồng tôn quân thì tuồng Đào Tấn sẽ được coi là tuồng đề cao trách nhiệm công dân với đất nước, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người. Thứ hai, Đào Tấn cũng mượn những cốt truyện và nhân vật mang đậm tính sử thi của văn học Trung Hoa để xây dựng tác phẩm của mình giống như tuồng cổ. Tuy vậy, nếu như ở tuồng cổ, các nhân vật chủ yếu chỉ được mô tả dưới góc độ sử thi như nguyên tác, ở các hành động tham gia vào chính sự, lật đổ hay phục dựng một vương triều. Ở đó ta biết được những tên tuổi, kính phục một sự hy sinh hay ghê tởm một sự phản trắc, nhưng ta chưa được thấy những con người thực trong đời sống thực với thế giới tinh thần phong phú của họ. Đào Tấn bắt đầu bằng sử thi, rất quan tâm đến các hành động, lại tập trung mô tả cái mà sử thi thường bỏ qua: sinh hoạt đời thường và thế giới bên trong của con người. Sử thi bỏ qua những giây phút cô đơn của nhân vật, Đào Tấn dừng lại khá lâu ở đó và có lớp tuồng “Truong Phi xướng rượu”. Sử thi không cần biết một nữ anh hùng đẻ rơi như thế nào, Đào Tấn lại thấy rất cần thiết và lại có lớp tuồng “Lan Anh lạc đẻ”. Sử thi chỉ quan tâm đến chuyện Triệu Khánh Sanh làm thế nào mà vượt qua được cuộc truy sát quyết liệt dai dẳng của Bàng Hồng, Đào Tấn vừa quan tâm chuyện đó, vừa quan tâm hơn đến mối tình rất đẹp với giai nhân Kiều Quang mà Khánh Sanh được hạnh phúc đón nhận trên đường trốn chạy. Trong sử thi không thể có đoạn Lan Anh kể chuyện với Tiết Cương về thằng con trai đẻ rơi của họ: “Một hôm em cho nó bú, không có sữa, hắn cắn cái vú em một cái, em đau hoảng đi, em phát cái mông hắn một phát, hắn nhăn răng ra hắn cười, em nghĩ, em khóc, không biết chừng mô gặp lại anh để mà méc”( mách). Thay quan hệ quân thần bằng quan hệ dân nước, tình nghĩa, đời thường hóa sử thi, chú trọng con người xã hội hơn con người quốc sự, tập trung mô tả thế giới bên trong của nhân vật, biến tấn kịch của các thế lực thành tấn kịch cụ thể của những con người, với cuộc cách mạng về nội dung đó, Đào Tấn đã cùng lúc làm được hai việc lớn: vừa đưa tuồng đến gần gũi với công chúng rộng rãi hơn vừa đưa tuồng lên đỉnh cao của nghệ thuật.

Từ tuồng pho tới tuồng một hồi Nếu tuồng cổ hầu hết là tuồng pho, tuồng nhiều hồi thì tuồng được Đào Tấn sáng tác hầu hết chỉ một hồi. Trong việc nhuận sắc các vở tuồng cổ, trừ trường hợp tuồng “Đào Phi Phụng” Đào Tấn vẫn giữ nguyên ba hồi còn “Tam nữ đồ vương” được biên soạn lại thành vở tuồng một hồi mang tên “Khuê các anh hùng” và “Sơn hậu” thì chỉ hồi ba. Tuồng một hồi là một hiện tượng cách tân rất có ý nghĩa của Đào Tấn. Trước hết, thực tế cuộc sống thay đổi, khán giả không còn thời gian để theo dõi trọn các pho tuồng nhiều đêm, nhất là với người bình dân. Pho tuồng 108 hồi mà Đào Tấn từng chấp bút tới 68 hồi thời Tự Đức chẳng qua

182

cũng là trò chơi sân khấu hoang phí của vua chúa. Dù rất hay, nhưng ba hồi như “Sơn hậu”, “Tam nữ đồ vương”, “Đào Phi Phụng” với người dân lao động bình thường, đã là quá dài. Hơn nữa, trong các pho tuồng nhiều hồi, hầu hết đều dàn trải. Nhà nghiên cứu Mịch Quang cho biết, trong các pho tuồng cổ nhiều hồi, các tác giả thường dành trọn hồi I, tức là cả một đêm diễn cho việc giao đãi hoàn cảnh, nhân vật, kịch chỉ thực sự bắt đầu ở hồi II (Bởi vậy, các hồi I sau này ít được lưu truyền đầy đủ). Đó là còn chưa nói tới sự dài dòng, luộm thuộm của văn chương. Quyết định các vở tuồng của mình chỉ có một hồi, nghĩa là chỉ diễn ra trong một đêm là cách Đào Tấn buột mình phải dồn nén, cô đặc, tinh giản đến mức tối đa câu chuyện mình muốn kể, những số phận con người đầy truân chuyên éo le mà nguyên gốc tiểu thuyết hàng trăm chương hồi. Và ông đã tìm ra chìa khóa để thực hiện công việc khó khăn này: triệt để khai thác ưu thế của sân khấu là tính xung đột, tính hành động. Nếu tuồng cổ có khi tốn cả một hồi để giao đãi cho chuyện kịch, thì Đào Tấn chỉ thực hiện phần đó qua vài câu giáo tuồng. Tuồng bắt đầu, các nhân vật xuất hiện là kịch bắt đầu, xung đột bắt đầu, hành động và phản hành động liên tục diễn ra, cả hành động bên ngoài và hành động nội tâm, đan xen biến hóa, khi khoan khi nhặt, vừa bùng cháy chợt nguội tanh, lúc trào dâng lúc ngưng đọng. Khán giả bị cuốn theo dòng sống của vở tuồng, thỏa sức vui buồn, cười khóc cho tới khi nó kết thúc trong nuối tiếc. Có thể nói các vở tuồng một hồi như “Cổ thành”, “Trầm hương các”, “Diễn Võ đình”, “Hộ sanh đàn”, “Khuê các anh hùng”… đều diễn ra trong dòng chảy đó. Nếu thế kỷ 18, các nhà viết kịch cổ điển Pháp đã sáng tạo luật tam duy nhất (duy nhất về thời gian, duy nhất về địa điểm, duy nhất về hành động) để cách tân nghệ thuật viết kịch ở châu Âu, thì tuồng một hồi của Đào Tấn cũng là một hiện tượng cách tân để nâng cao nghệ thuật soạn tuồng Việt Nam với cùng một mục tiêu: chống sự dàn trải. Tôi cho rằng với học vấn và giao tiếp khá sâu của Đào Tấn với văn hóa Pháp, Đào Tấn có thể cũng biết luật tam duy nhất. Có điều không cần những quy định ngặt nghèo nặng tính hình thức như câu chuyện kịch chỉ được diễn ra tại một địa điểm, trong một không gian nhất định, hoặc chỉ được diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Với tuồng một hồi được mặc sức diễn ra trong một không gian và thời gian không giới hạn, Đào Tấn cũng rất thành công trong việc chống sự dàn trải của nghệ thuật tuồng. Vậy bí quyết thành công của ông ở đâu? Có thể thấy được ba nguyên nhân: a/Nhờ ông tiếp thu một cách sáng tạo quan niệm vận động không ngừng hợp chia, chia hợp của không thời gian trong nghệ thuật tuồng truyền thống b/Thực hiện hiệu quả nguyên tắc bỏ thô lấy tinh c/tổ chức bố cục làn sóng hài hòa các yếu tố tự sự kịch tính trữ tình. Nâng cao ngôn ngữ thơ và đưa ngôn ngữ đời thường vào sân khấu

183

Đây có thể nói là cách tân lớn về văn chuơng tuồng của Đào Tấn theo hai hướng: làm cho nó vừa hay hơn, cô đúc, giàu sức lay động và lan tỏa hơn hơn đồng thời vừa “đời” hơn, sinh động hơn, phong phú hơn. Các nhà nghiên cứu tuồng đều thống nhất đánh giá tuồng Đào Tấn đã tạo ra một bước ngoặc lớn về văn chương tuồng. GS Hoàng Châu Ký nhận định: tuồng cổ có thể rất hay về tính kịch và nhân vật nhưng văn chương thường rất sơ lược giản đơn, nôm na, cục mịch. Đào Tấn đã làm cho văn chương tuồng giàu chất thơ, súc tích, nâng văn chương tuồng lên trình độ bác học. Tinh tường và toàn diện hơn, nhà nghiên cứu Mịch Quang đánh giá: “Nếu không phải là người đầu tiên thì Đào Tấn cũng là một trong những người đầu tiên xác định hình thái tổng hợp giữa văn vần, văn xuôi và thơ của ngôn ngữ văn học tuồng. Trước kia các nhà viết tuồng chỉ toàn dùng văn vần và thơ, phần văn xuôi là do diễn viên ứng tác. Đào Tấn đã thấy được vai trò quan trọng của phần văn xuôi này và đã đưa vào kịch bản văn học”. Chất lượng thơ tuồng của Đào Tấn thì đã được các nhà thơ nổi tiếng đánh giá có nhiều câu tuyệt tác, vào hàng đỉnh cao trong thơ ca Việt Nam, cả thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán và thơ nôm lục bát. Xuân Diệu coi hai câu thơ chữ Hán này trong “Trầm hương các” là “hay đến rợn người”:

Lộc đài lương dạ khai xuân yếnChỉ thính đăng tiền quỷ xướng thiĐêm ngát tiệc xuân đài Bá LộcChỉ nghe thấy quỷ hát bên đèn(Xuân Diệu dịch)

Còn hai câu hát nam của Tôn Kiền, tùy tướng của Trương Phi trong tuồng “Cổ thành”:

Bao giờ tay bợ giềng trờiXua tan ngút bạc rạng ngời thức xanh

thì được Xuân Diệu coi là những câu thuộc hạng ưu tú nhất trong thơ lục bát Việt Nam. Có được những câu thơ vừa hợp với cảnh huống với tâm sự nhân vật lại “hay đến rợn người” như thế thì quả là chuyện cực khó đối với các tác giả sân khấu xưa nay. Nhà soạn tuồng lão thành Tống Phước Phổ cho rằng, cái hay trong thơ tuồng Đào Tấn không chỉ ở ý nghĩa ngôn từ mà còn ở sự biến hóa, tinh diệu về thanh điệu, giàu tính hành động, tạo điều kiện lý tưởng cho nghệ sĩ hát diễn thành công Cùng với việc làm cho thơ tuồng hay hơn, công lao rất lớn là làm cho văn tuồng, đặc biệt là phần văn xuôi, văn nói “đời” hơn, sinh động, bất ngờ và phong phú hơn. Đào Tấn đã thấy rõ vai trò quan trọng của phần văn xuôi trong ngôn ngữ tuồng và đã dày công sử dụng nó như một công cụ lợi hại xây dựng tính cách nhân vật, tạo không khí hiện thực gần gũi, đặc biệt là việc ông đã đưa rất nhiều khẩu ngữ đời thường vào trong tuồng của mình, tạo nên những

184

hiệu quả nghệ thuật hết sức bất ngờ như những câu nói thường của Hồ Nô, Lan Anh .v.v.. Tin tưởng vào sức mạnh của các loại khẩu ngữ này, trong hai vở tuồng “Trầm hương các” và “Hộ sanh đàn”, Đào Tấn đã viết hai lớp tuồng rất dài toàn bằng văn xuôi, chỉ thỉnh thoảng xen một hai câu văn vần và gần như là không có một câu hát nào mà vẫn rất hào hứng hấp dẫn, được coi là hai lớp tuồng vào loại hay nhất của cụ. Đó là lớp tuồng Trụ Vương – Đát Kỷ mà chúng tôi đã trích trong phần viết về vở “Trầm hương các” và lớp tuồng Tiết Nghĩa trò chuyện với lính hầu, Tú Hà, rồi sau đó tiếp và phục rượu bắt Tiết Cương trong “Hộ sanh đàn”. Đây là lời giải thích của Tiết Nghĩa khi Tú Hà khuyên hắn không nên lấy oán trả ơn, bắt Tiết Cương nộp lãnh thưởng: “Số mình sống, không có thằng Cương này cứu thì có thằng Cương khác cứu, nó với mình không bà con hơi hám chi, nó làm tài nó tới nó cứu, chứ mình có mời nó đi cứu mình đâu mà kể ơn. Vả nay tân quân người có truyền rằng: ai mà dungdưỡng thằng Tiết Cương thời toàn gia tru lục chớ chẳng chơi, nay mình tử tế với nó, lệnh tân quân biết được, người chém một lần nữa, nó đi rồi, ai cứu minh?”. Tiếp đó là những lời ngọt ngào ân nghĩa với Tiết Cương: “Mời anh ngồi đi, chốn triều đình khác, nay ở tư thất khác, anh cứ ngồi đừng ngại, dám thưa anh, cơn sấm chớp từ phen giúp đỡ, là ơn biển non em thường dạ tạc ghi, từ bấy đến nay ân huynh cơ cực đường đời, truân chuyên lắm nỗi, em không biết ân huynh thất lạc phương nào, thôi, luống ngậm ngùi nam bắc tương tư, nay em thấy ân huynh hình đơn bóng chiếc không chốn tựa nương ri đây, á thôi, càng chan chứa anh hùng hạ lụy”. Và cuối cùng, sau khi phục rượu bắt trói được Tiết Cương: “Mày đã dại thì mày chịu chết cho rồi, đừng nói nữa tao ăn thịt giờ!”. Bằng thứ ngôn ngữ gian dối tráo trở, trơ trẽn bất ngờ đó, Đào Tấn đã phác họa thật sống động chân dung của một tên lừa thầy phản bạn điển hình, một nhân vật đểu cáng tiêu biểu đã in sâu vào trí nhớ của nhân dân miền Trung với cái tên Tiết Bất Nghĩa…

185

Có hay không chuyện Đào Tấn sửa tuồng Nguyễn Diêu?

Hơn trăm năm nay, cụ Nguyễn Diêu đã được coi là một nhà soạn tuồng lớn của đất nước. Đặc biệt nhà soạn tuồng lớn này còn là thầy dạy chữ và dạy nghề của một nhà soạn tuồng lớn khác còn lớn hơn cả mình, người được giới tuồng cả nước tôn vinh là bậc hậu tổ của nghề tuồng, cụ Đào Tấn.

Nhưng có hai điều lạ về mối quan hệ của hai thầy trò đồng hương lừng danh này. Thứ nhất là không thấy lưu truyền chuyện thầy Diêu đã dạy trò Tấn thế nào mà chỉ lưu truyền giai thoại trò Tấn đã sửa lớp tuồng “Địch Thanh qua ải” trong bộ tuồng nổi danh của thầy Diêu, bộ tuồng “Ngũ hổ Bình Liêu” để lớp tuồng bị coi là chưa thật “thấu tình đạt lý” ấy trở nên “thấu tình đạt lý”. Thứ hai, khi nói đến vở tuồng “Ngũ hổ bình Liêu” của Nguyễn Diêu, người ta hay nhắc đến nhất 3 câu hát nam của hai nhân vật Trại Ba – Địch Thanh: “Rượu vơi vơi nâng chuốc chén vàng/Chân rén rén dìu đưa người ngọc/Rén rén dìu đưa người ngọc/Kể khôn cùng, chân tóc, kẽ răng/Anh hùng nước bước còn săn/Đừng dun mày liễu, mà quằn ruột lan”, nhưng theo giai thoại trên, cả 3 câu hát này đều không phải do Nguyễn Diêu viết mà do Đào Tấn viết thêm khi sửa tuồng Nguyễn Diêu. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn cho biết trong học lâm Bình Định xưa nay người ta còn bình phẩm về quan hệ hai thầy trò Diêu - Tấn rằng “Thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam” nghĩa là màu xanh từ màu chàm mà ra nhưng lại đẹp hơn màu chàm.

Từ lâu, tôi đã cảm thấy trong những chuyện này có gì đó quá bất công vô lý với cụ Nguyễn Diêu. Nguyễn Diêu được coi là nhà soạn tuồng lớn chắc hẳn không chỉ vì ông đã có một học trò lớn như Đào Tấn và nói về tuồng cụ Diêu chẳng lẽ không có gì đáng nhắc hơn 3 câu hát nam được cho là của cụ Đào viết thêm vào? Rồi việc ví cụ Nguyễn như màu chàm và cụ Đào như màu xanh để nói màu xanh là từ màu chàm mà ra nhưng đẹp hơn màu chàm thì nghe thật khó lọt tai. Màu chàm là màu chàm, màu xanh là màu xanh, có thể có quan hệ với nhau nhưng mỗi màu có một cái đẹp riêng, sao lại dám nói liều rằng xanh đẹp hơn chàm? Hơn nữa, trong cái giai thoại cụ Đào chữa tuồng cụ Nguyễn tôi cũng ngờ ngợ có cái gì đó không thật ổn.

186

Nếu quả thật cụ Đào phát hiện ra có điều chưa thấu tình đạt lý trong tuồng của thầy mình thì ông có thể chỉ cần vái lạy thầy xin bổ sung cần gì đến cái chuyện giết cả một con heo để có mâm cao cỗ đầy cúng thầy dường như là một hành động bố cáo cho thiên hạ biết chuyện trò sửa tuồng thầy. Một nhân cách lớn như Đào Tấn khó có thể hành động như thế. Tuy nhiên, đấy chỉ là những ý nghĩ thoáng qua và rồi cũng như mọi người tôi đã hồn nhiên coi giai thoại trên như một ví dụ sinh động về tình thầy trò và yêu cầu “thấu tình đạt lý” không những của nghệ thuật tuồng mà còn của văn chương nghệ thuật nói chung.

Nhưng bây giờ sau nhiều năm tìm hiểu con người tác phẩm Đào Tấn và sau khi được đọc trực tiếp các tác phẩm của Nguyễn Diêu từ bộ sách của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, để thấy rõ ràng rằng với ba vở tuồng được giới thiệu trong đó là “Ngũ hổ bình Liêu”, “Liệu đố”, “Tiết Giao đoạt ngọc”, cụ Nguyễn là bậc thầy luôn “thấu tình đạt lý” từ nhiều góc độ trong soạn tuồng, đặc biệt là sự “thấu tình đạt lý” tuyệt diệu trong nghệ thuật diễn tả những mâu thuẫn xung đột tinh tế, khó diễn tả nhất của tâm hồn con người, một sự “thấu tình đạt lý” mà có lẽ đến cả người học trò thiên tài của cụ, “hậu tổ tuồng” Đào Tấn, cũng chỉ có thể cúi mình thán phục, ngưỡng mộ, học hỏi chứ không thể có chuyện dám động bút thêm bớt, tôi đã vỡ ra điều mình từng ngờ ngợ là vô lý bất ổn ở cái giai thoại Đào Tấn sửa tuồng Nguyễn Diêu là gì.

Giai thoại kể rằng, sau khi cụ Nguyễn qua đời đã khá lâu, trong một dịp nhân đọc lại tuồng “Ngũ hổ bình Liêu” cụ Đào phát hiện ra đoạn tuồng Địch Thanh qua ải, thầy Nguyễn của mình xử lý chi tiết kịch còn chưa “thấu tình đạt lý”. Nguyên là lúc đuổi kịp Địch Thanh khi ông nguyên súy nhà Tổng trốn vợ đi bình Liêu nhằm gỡ tội phản quốc để cứu mẹ, Trại Ba đã lệnh cho tưởng Cap Man đóng của thành cẩn mật phòng Địch Thanh trốn qua. Đến khi vợ chồng giải tỏa được mọi oan tình nghi ngại thì Trại Ba cứ rớm lệ đưa tiễn chồng ra đi mà không hề nhớ phải lệnh cho Cap Man mở lại cửa thành.

Nguyên tác của Nguyễn Diêu như sau:Trại Ba:Chưa lạt rượu giao hoan một chénĐã xem hình vĩnh biệt ngàn trùngKhó theo chân thảo tặc (với) nguyên nhungXin soi dạ tư phu thục nữSoi dạ tư phu thục nữĐoạn thâm tình, nhất khứ, nhất lưu Địch Thanh: Ruột dường dao cắt chín chiềuSương sa trước mặt, gió hiu bên đườngCông chúa:Mối duyên Chức nữ – Ngưu lang

187

Cầu Ô đã bắc lại toan dứt cầuĐịch Thanh: Dùng dằng nghĩa trước, tình sauDây phiền đó buộc, chuỗi sầu đây mangTrạị Ba - Địch Thanh (cùng hát): Dứt tình một khúc Dương QuanTây Liêu anh tới, Đơn bang em vềĐể khắc phục cái sơ sót đã ra lệnh đóng cửa mà không có lệnh mở cửa

thành cho chồng đi của Trại Ba trong lớp tuồng trên, cụ Đào phải thịt một con heo làm lễ vật mang đến nhà thờ cụ Nguyễn vái lạy thầy xin phép thêm vào một đoạn tuồng bắt đầu bằng câu “Truyền Cáp Man mở ải/Cho ta đưa nguyên soái lên đàng” cùng một đoạn nói lối và 3 câu hát nam nối vào câu nam “Dây phiền đó buột, chuỗi sầu đây mang” trước câu nam kết“Dứt tình một khúc Dương quan/Tây Liêu anh tới Đơn bang em về”.

Toàn bộ đoạn thêm vào của Đào Tấn như sau:Trại Ba: Cáp Man!Truyền Cáp Man mở ảiĐặng cho ta đưa nguyên soái lên đàngPhu quân ôi! Song lụy san san Thốn tâm cảnh cảnh Hồn ly biệt dường mê, dường tỉnhMối ân tình khó dứt, khó chiaCõi Tây Liêu hiểm trở sơn khêCòn Tinh La Hải (nó) cao cường pháp thuậtSợ khó nỗi bêu đầu ác tặcMẹ, mẹ ơi! Biết bao giờ thấy mặt từ nhanPhu quân ôi! Rượu vơi vơi nâng chuốc chén vàngChân rén rén dìu đưa người ngọcRén rén dìu đưa người ngọcKể khôn cùng, chân tóc, kẽ răngĐịch Thanh: Thôi, em ở lại, sương sa hoa nở, mẹ tròn con vuông rồi anh sẽ vềAnh hùng nước bước còn sănĐừng dun mày liễu, mà quằn ruột lanĐọc kỹ lại toàn bộ nguyên tác của cụ Nguyễn và đoạn viết thêm được

cho là của cụ Đào ta thấy chỉ duy nhất một bổ sung cần thiết cho lớp tuồng này, đó là câu ra lệnh: “Truyền Cap Man mở cửa, để cho ta đưa nguyên soái lên đàng”. Đoạn nói lối thì có cũng được mà không có cũng chẳng sao.

Còn lại, tâm trạng ngổn ngang phức tạp thương giận hờn lo của Trại Ba đã được cụ Nguyễn diễn tả rất mộc mạc mà rất hay rất cô đọng qua

188

những câu nói lối và hát nam như: Chưa lạt rượu giao hoan một chén/Đã xem hình vĩnh biệt ngàn trùng/Khó theo chân thảo tặc (với) nguyên nhung/Xin soi dạ tư phu thục nữ/ Soi dạ tư phu thục nữ/Đoạn thâm tình, nhất khứ, nhất lưu.../Mối duyên Chức nữ – Ngưu lang/Cầu Ô đã bắc lại toan dứt cầu”, và sự lưu luyến của Địch Thanh đã quyết ra đi cứu mẹ dù phải phiền lụy vợ thì chỉ cần hai câu nam: Ruột dường dao cắt chín chiều/Sương sa trước mặt, gió hiu bên đường”, “Dùng dằng nghĩa trước, tình sau/Dây phiền đó buộc, chuỗi sầu đây mang” cùng câu nam kết hát chung với Trại Ba: “Dứt tình một khúc Dương Quan/Tây Liêu anh tới, Đơn bang em về” là vừa đủ, là đã trọn vẹn. Nên nhớ rằng trong cả hồi hai của bộ tuồng “Ngũ hổ bình Liêu” mang tên “Địch Thánh ly Thợn” cuộc đuổi trốn giữa Trại Ba - Địch Thanh đã kéo dài từ lớp “Trại Ba lăn trướng” qua lớp “Gặp nhau giữa đường” đến lớp “Địch Thanh qua ải”, những lớp được coi là hay nhất trong hồi này, nếu diễn trên sân khấu phải non tiếng đồng hồ, mối quan hệ trớ trêu của vợ chồng Trại Ba – Địch Thanh đã được cụ Nguyễn thể hiện không thể “thấu tình đạt lý” hơn. Từ sự bàng hoàng của Trại Ba với những lời oán trách, căn vặn“Bạc ơi quá bạc/chồng hỡi là chồng”, “Bỏ vợ không hề mừ hử/giận gẫm hết khôn/mất chồng quá đỗi bôn chôn/thương đà hóa dại”, “Nghĩa phụ đã ra quả phụ/Hữu phu mà hóa vô phu” đến quyết tâm “Đó thà đành phụ nghĩa/Đây há dám vong tình” hay sự phân vân của Địch Thanh giữa “nghĩa phu phụ tương giao tương hảo” với “ơn quốc quân như địa như thiên” để phải cam đành “Đoạn chút tình với mặt thuyền quyên/Tròn chữ hiểu giải nghèo cho từ mẫu” đều đã được diễn tả bằng rất nhiều câu hát nam tuyệt hay, với Địch Thanh là “Ngập ngừng một bước giang sơn/Kẻ vui mở mặt/người buồn chia tay”, “Tình bơ thờ trăng gió nửa rèm/Bước quày quả nước non ngàn dặm”, với Trại Ba là “Hữu tình mà hóa vô tình/Bơ vơ phận thiếp linh đinh nỗi chàng”, “Thờ chồng đạo muốn vuông tròn/Dẫu cho uống tuyết cũng ngon tấm lòng”, “Thề lòng nguyện với cao xanh/Xin cho găp mặt mới đành dạ đây”…Đó là chưa kể đến chi tiết Trại Ba bụng mang dạ chửa bị Lưu Khánh, thuộc tướng của Địch Thanh, hai lần hạ nhục hết mức rồi bị đạp ngã mà nàng vẫn “Giận Lưu Khánh tấm lòng bực tức/Thương Nguyên nhung tấc dạ bàng hoàng” để tỉnh táo nhận ra phải quấy: “Giận trò chẳng lẽ giận thầy/Có quấy cũng khi có phải/Nếu cầm chân nguyên soái/Khó che miệng thế gian/Cắn răng mà chịu chữ đoạn tràng/Nhắm mắt lại chờ ngày tái hiệp”.

Tôi bắt buột phải dài dòng trích dẫn để thấy cụ Nguyễn đã “thấu tình đạt lý” thế nào và 3 câu hát nam viết thêm trên là thừa, trùng lặp với những gì cụ Nguyễn đã viết, chỉ có tác dụng làm mùi mẫn lê thê thêm lớp tuồng một cách không cần thiết. Đáng trách nhất là sự văn hoa, quý phái, điệu đà trong hai câu hát nam “Rượu vơi vơi nâng chuốc chén vàng/Chân rén rén dìu đưa người ngọc/Rén rén dìu đưa người ngọc/Kể khôn cùng chân tóc kẽ răng” có thể là rất hay khi đặt vào một nhân vật khác trong một hoàn cảnh khác nhưng những “vơi vơi, ren rén” đầy yểu điệu thục nữ ấy không phù

189

hợp chút nào với cái chất thô tháp bộc trực cả quyết của nàng Trại Ba dũng lược xuất chúng, chí tình chí nghĩa do cụ Nguyễn sáng tạo. Lại nữa, hai vợ chồng Trại Ba - Địch Thanh gặp nhau là sau cuộc trốn đuổi dài trên đường biên ải, chẳng phải trong một dinh thự sang trọng nào đó để có thể sẵn mỹ tửu chén vàng để “vơi vơi nâng chuốc” và “rén rén dìu đưa” như một cặp tài tử giai nhân chia tay nhau giữa chốn phồn hoa đô hội. Rồi câu hát nam hơi lên giọng “Anh hùng nước bước còn săn/Chớ dun mà liễu mà quằn ruột lan” cũng rất không phù hợp với Địch Thanh trong tình cảnh này. Địch Thanh có thể lên giọng anh hùng với ai khác chứ nhất quyết không thể với Trại Ba, người đã hàng phục chàng và ngũ hổ tướng lừng danh của Tồng trào dễ như bỡn.

Như thế, đoạn viết thêm vào lớp tuồng đã không những làm lớp tuồng thêm dài dòng, trùng lặp, tan loãng mà còn đầu ngô mình sở, chẳng thể làm lớp tuồng “thấu tình đạt lý” hơn mà hoàn toàn ngược lại. Liệu Đào Tấn có thể làm một việc ngớ ngẩn như thế và lại làm với một tác phẩm đã thành kinh điển của thầy mình? Câu trả lời: chắc chắn là không!.

Khảo sát, so sánh các câu hát nam của Đào Tấn trong các vở tuồng do ông sáng tác nhuận sắc cũng như thơ và từ của ông cũng không thấy có chút gì gần gũi với các câu hát nam của những vơi vơi, rén rén, chén vàng, người ngọc, chân tóc, kẽ răng, chúng ta càng có căn cứ để kết luận tác giả của đoạn viết thêm vào lớp tuồng “Địch Thanh qua ải” không thể nào là của một bậc đại bút như Đào Tấn. Văn chương Đào Tấn chẳng bao giờ có thể màu mè, bất cập đến vậy.

Từ đó, mọi việc dần rõ: giai thoại trên có thể chỉ là chuyện đùa dai từ một bậc túc nho mê tuồng giấu tên nào đó, trong lúc nhàn cư đọc tuồng cụ Nguyễn chợt nhận ra một chút sơ sót ở chỗ đóng mở cửa thành đã thừa cơ thêm một đoạn văn mùi mẫn ông ta tâm đắc rồi tinh quái bịa ra cả một câu chuyện trò sửa tuồng thầy để lỡm chơi hậu thế. Phải nói là người sáng tạo giai thoại này rất cao tay nên mãi đến nay chúng ta mới có thể nhận ra sự vô lý của nó sau khi ngót trăm năm qua nhờ cái uy của cụ Đào không những các đoàn tuồng khắp nước đã diễn “Địch Thanh qua ải” của cụ Nguyễn có đoạn thêm thắt của ông ta với những khen tặng nức nở mà cả các bậc thức giả nhiều thế hệ cũng từng coi đây là một bài học lớn về tình thầy trò và về văn chương chữ nghĩa. Bậc túc nho quái quỉ kia quả rất biết lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của thiên hạ.

Dù đã muộn, nhưng cần chính thức tuyên bố khai tử cái giai thoại tai hại này để trả lại chân giá trị của tuồng cụ Nguyễn và nhất là tránh cho hậu tổ tuồng Đào Tấn một nỗi oan chết người: vì quá ngạo mạn, nông cạn mà đã dám chữa và đã chữa rất sai tuồng của thầy mình.

190

Thử bàn về những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật Cải lương

1. Sản phẩm của lòng ái quốc, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội.

Tại hội nghị văn hóa ở Việt Bắc năm 1950 thời kháng chiến chống Pháp, nghệ thuật Cải lương từng bị một số người coi là sản phẩm tiêu cực, suy đồi của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, một thứ thuốc phiện văn hóa được thực dân phong kiến sử dụng làm bạc nhược tinh thần nhân dân để dễ cai trị đất nước. Quan điểm cực đoan thô thiển đó không được đồng tình, nghệ thuật Cải lương vẫn được phục hồi và phát triển tại các vùng kháng chiến cả ở hai miền Nam Bắc, đóng góp đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Tuy vậy, quan niệm này vẫn là định kiến tồn tại dai dẳng trong một số người và đầu những năm 1960 lại bùng nổ trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi tranh luận về việc phục hồi và phát triển nghệ thuật Cải lương như một bộ môn của nền sân khấu cách mạng xã hội chủ nghĩa. Định kiến này biến tướng thành quan điểm coi nghệ thuật Cải lương là loại sân khấu duy cảm, yếu đuối ủy mỵ, bi lụy, u sầu không thích hợp với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa văn nghệ mới con người mới xã hội chủ nghĩa. Song song với định kiến trên là định kiến miệt thị nghệ thuật Cải lương là thứ sân khấu bình dân dể dãi, lai tạp, đầu ngô mình sở, như một loại melodram tiêu cực trong nghệ thuật phương Tây, thiếu một cơ sở mỹ học, xã hội học dân tộc vững chắc, cấp độ nội dung và nghệ thuật thấp kém. Thực tế lịch sử phát triển cùng những thành tựu không thể phủ nhận của nghệ thuật Cải lương trong gần 100 năm qua đã bác bỏ những định kiến sai lạc này.

Không phải ngẫu nhiên mà học giả Vương Hồng Sến trong cuốn sách “Năm mươi năm Cải lương” đã nhận định: “Nếu tôi không lầm thì buổi sơ khởi của Cải lương là do lòng ái quốc mà nên” .

Cụ Vương Hồng Sến đã không lầm. Đó là một nhận định khách quan.Thực tế hình thành nghệ thuật Cải lương những năm đầu thế kỷ 20 đã minh chứng cho nhận định đúng đắn trên của bậc học giả lớn của đất phương Nam.

191

Từ đờn ca tài tử phát triển thành ca ra bộ, hát chập rồi những vở Cải lương đầu tiên “Lục Vân Tiên” và “Kim Vân Kiều” của Trương Duy Toản là quá trình các trí thức yêu nước và người dân Nam Bộ sáng tạo một hình thức sân khấu mới có khả năng thu hút quần chúng rộng rãi không chỉ như một hình thức giải trí đơn thuần mà là một công cụ hữu hiệu để truyền bá tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc. Trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội đã là một thuộc tính của bộ môn sân khấu mới ở vùng đất mới đất nước ngay từ buổi sinh thành. Cần nói thêm là ngay khi nghệ thuật Cải lương vừa hình thành, các thế lực thống trị thực dân phong kiến từng muốn năm lấy bộ môn sân khấu non trẻ này phục vụ cho chúng như toàn quyền Albert Sarraut đã cho một số công chức trong bộ máy của chúng lập ra một gánh hát dạo từ các rạp hát Tây ở Sài Gòn đến lục tỉnh hát các tuồng như “Gia Long tấu quốc”, “Pháp Việt nhất gia”…nhưng gánh hát tay sai ấy chỉ tồn tại được vài tháng thì tan rã vì không được dân chúng ủng hộ trong khi các gánh hát do các trí thức và nghệ sĩ yêu nước lập nên với các tuồng tích mang tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc lại đua nhau xuất hiện như nâm sau mưa trong sự ủng hộ nồng nhiệt của người dân Sài Gòn và lục tỉnh.

Như vậy, ngay từ buổi bình minh của minh, những người sáng tạo và công chúng của nghệ thuật Cải lương đã gặp nhau trên cũng một nền tảng: lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Và nền tảng ấy trở thành động lực lớn lao, bền vững giúp Cải lương phát triển mạnh mẽ trong lòng dân tộc cho đến ngày hôm nay.

Trong những năm dưới chế độ thuộc địa, thời kỳ những năm 1920 -1930, các kịch bản Cải lương cổ trang dựa vào tích truyện Việt Nam hay Trung Hoa đều có nội dung ca ngợi những con người tận trung, tận hiếu, vì nghĩa quên thân theo đạo lý truyền thống Việt Nam. Thời kỳ những năm 1930 – 1945, sự xuất hiện các kịch bản tuồng Cải lương xã hội mang tính hiện thực, phản ánh sự hình thành xã hội Âu hóa thuộc địa và những mâu thuẫn tiềm tàng của nó, một mặt phê phán các thói tục mới trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một mặt thể hiện ý thức dân chủ mới, công khai đòi quyền sống, quyền hưởng tình yêu và hạnh phúc cho con người,bênh vực những người cùng khổ, chống lại những bất công xã hội, sự thống trị của đồng tiền và cường quyền. Các kịch bản tiêu biểu của soạn giả Nguyễn Thành Châu, nhất là hai kịch bản “Đời cô Lựu” và “Tô ánh Nguyệt” của soạn giả Trần Hữu Trang, tiếng nói phủ nhận quyết liệt xã hội thực dân phong kiến thuộc địa, một xã hội đã cướp hết quyền sống, quyền hưởng tình yêu hạnh phúc của con người, thực sự là những kịch bản Cải lương mang tính cách mạng trong dòng Cải lương tâm lý xã hội thời trước cách mạng tháng Tám.

Truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc đã giúp nghệ thuật Cải lương đễ dàng tiếp nhận ánh sáng lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, Bác Hồ và hào hứng bước vào hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

192

hội, bảo vệ tổ quốc của toàn dân tộc do Đảng ta và Bác Hồ lãnh đạo. Từ sau cách mạng tháng Tám, cùng với các bộ môn văn nghệ khác, nghệ thuật Cải lương trở thành vũ khí sắc bén của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp cách mạng. Hiện thực cách mạng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trở thành nguồn cảm hứng chính và là nội dung chủ yếu của kịch bản Cải lương các vùng kháng chiến, giải phóng và trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ năm 1945 đến 1975. ở các vùng tạm bị chiếm, nghệ thuật Cải lương cũng thể hiện sự bất khuất truyền thống, bằng nhiều hình thức vẫn gắn mình vào sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Một số cơ sở Cải lương trở thành thành trì của cách mạng ngay trong lòng địch. Các nghệ sĩ Cải lương luôn tự hào là ngay giữa nanh vuốt và sự o ép mọi mặt của kẻ thù, nghệ thuật Cải lương không hề a dua theo chúng, không hề có một kịch bản Cải lương nào mang nội dung tố cộng phản động suốt mấy chục năm sống trong lòng địch, ngược lại, nhiều kịch bản Cải lương ca ngợi lịch sử chống ngoại xâm, ca ngợi những anh hùng dân tộc vẫn ra đời và những kịch bản Cải lương cổ trang hương xa, đường rừng hay các kịch bản tâm lý xã hội trong chừng mực nào đó vẫn thể hiện được truyền thống yêu nước, tinh thần nhân văn của dân tộc.

Sau năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc toàn thắng, đất nước thống nhất cùng bước vào sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội của nghệ thuật Cải lương được nâng cao thêm một bước. Ca ngợi lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng qua nghìn năm lịch sử cùng các chiến công vĩ đại, chủ nghĩa anh hùng của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳchống Pháp và chống Mỹ cũng như công cuộc xây dựng đất nước đầy khó khăn, gian khổ, thách thức là nội dung chính của nghệ thuật Cải lương cả nước giai đoạn này.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định: về cơ bản nghệ thuật Cải lương được sản sinh ra từ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội, là sản phẩm tuyệt vời của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội của một bộ phận trí thức tiến bộ và nhân dân Nam Bộ từ trong lòng chế độ thực dân phong kiến, trong hành trình xây dựng phát triển đã tích tụ trong nó nội dung yêu nước dân tộc phong phú và sâu sắc, trở thành một bảo tàng sống của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, luôn song hành và đóng góp đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, trở thành di sản văn hóa văn nghệ hết sức quý giá, góp phần làm nên hồn cốt dân tộc, cần được bảo vệ gìn giữ cho hôm nay và mai sau.

2. Có khả năng thể hiện mọi đề tài, mọi loại nhân vật nhưng ưu thế vượt trội là thể hiện đề tài tâm lý xã hội và các nhân vật đương đại

Lịch sử phát triển của nghệ thuật Cải lương cho they đây là bộ môn sân khấu dân tộc có khả năng thể hiện tốt mọi đề tài, mọi giai tầng, mọi nhân vật

193

trong đời sống xã hội “hôm qua và hôm nay, của người và của ta” như nhận định của nhà nghiên cứu Cải lương Trương Bỉnh Tòng.

Cho đến nay, chưa có đề tài nào mà Cải lương chưa từng thể hiện và chưa từng có thành cộng.

Đề tài lịch sử chẳng hạn, đây được coi là thế mạnh của nghệ thuật Tuồng truyền thống với nhiều vở diễn bất hủ thể hiện đầy sức hấp dẫn những anh hùng phục quốc, Cải lương đã cho thấy mình không hề thua kém với hàng loạt vở diễn thành công khá nổi bật qua các thời kỳ phát triển của mình. Tuy chưa đạt được đỉnh cao trong việc xây dựng nên những hình tượng kỳ vĩ như Đổng Mẫu, Khương Linh Tá, Tạ Ngọc Lân, Phương Cơ, Tiết Cương, Lan Anh, Triệu Khánh Sanh, Trương Phi…của nghệ thuật Tuồng truyền thống nhưng nghệ thuật Cải lương thực tế đã ôm trùm trên bình diện rộng lịch sử dân tộc từ Bà Trưng, Bà Triệu cho đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn TrãI, Quang Trung, Bùi Thị Xuân, Trường Định, Nguyễn Trung Trực…Hầu như các giai đoạn lịch sử, các nhân vật lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc đều đã được Cải lương đưa lên sân khấu biểu diễn của mình. Về đề tài này, thành công đáng tự hào của kịch bản Cải lương có thể đến Quang Trung, Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường, Câu thơ yên ngựa của Hoàng Yến – Thanh Tòng – Ngọc Vân, Rạng ngọc Côn Sơn của Xuân Phong, Trời Nam, Tâm sự Ngọc Hân của Lê Duy Hạnh, Một đời trung hiếu với Thăng Long của Phạm Văn Quý. Thành công ở mảng đề tài này, nghệ thuật Cải lương cho thấy bi kịch anh hùng ca không chỉ là độc quyền của nghệ thuật Tuồng. Nghệ thuật Cải lương vốn bị định kiến là nghệ thuật ủy mỵ, sầu thương vẫn có khả năng cât cao các giai điệu của chủ nghĩa anh hùng, tạo nên các tấn bi kịch anh hùng ca của riêng mình khi biết học hỏi và vận dụng sáng tạo các thành tựu của nghệ thuật Tuồng truyền thống. Hơn thế, trong việc thể hiện đề tài lịch sử, nếu nghệ thuật Tuồng mạnh hơn trong khai thác các khía cạnh sử thi, tập trung thể hiện nhân vật trong mối quan hệ quân quốc thì nghệ thuật Cải lương lại mạnh hơn trong khai thác khía cạnh đời thưởng, mô tả nhân vật trong nhiều mối quan hệ xã hội chân thật, sinh động.

Ngoài đề tài lịch sử, nghệ thuật Cải lương rất thành công trong các đề tài dã sử, cổ tích dân gian, tâm lý xã hội hiện đại, hiện thực cách mạng. Dàn kịch mục của nghệ thuật Cải lương trong các đề tài này phong phú và giàu màu sắc không bộ môn sân khấu dân tộc có thể sánh nổi. Đặc biệt, với tính chất trữ tình, lãng mạn như là một ưu thế đương nhiên của mình, sân khấu Cải lương được coi là thánh đường của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi với những biểu hiện nồng cháy, phức tạp và tinh tế nhất trong cuộc sống đau khổ, xích xuyến dưới chế độ thực dân phong kiến và trên bước đường cách mạng theo Đảng và Bác Hồ. Các thiên tình ca Cải lương như Đóa hoa rừng, Hồn bướm mơ tiên của Nguyễn Thành Châu, Lan và Điệp, Khi người điên biết yêu của Trần Hữu Trang, Nàng tiên Mẫu đơn, Dệt Gấm của Lưu Chi

194

Lăng, Kiều Nguyệt Nga của Ngọc Cung…có sức sống lâu bền, được nhiều thế hệ khán giả sân khấu cả nước yêu thích…

Khả năng ôm trọn mọi đề tài của hiện thực cuộc sống còn thể hiện ở khả năng đưa lên sàn diễn mọi nhân vật thuộc mọi giai tầng xã hội của nghệ thuật Cải lương, từ hình tượng các vua chúa, các nguyên thủ quốc gia, vương tôn công tử, vị trí thức, kỹ sư bác sĩ, nghệ sĩ đến người nông dân, người làm thuê, kẻ ở đợ... Có thể nói hình tượngnhân vật trong sân khấu Cải lươngphong phú hơn bất kỳ bộ môn sân khấu dân tộc nào. Không bị bó buột bởi các trình thức biểu diễn dành cho các loại nhân vật mẫu như nghệ thuật Tuồng, Chèo truyền thống, soạn giả Cải lương có thể đưa vào kịch bản mọi nhân vật có thật ngoài cuộc đời khi cần thiết. Khả năng đó lý giải vì sao Cải lương là bộ môn sân khấu dân tộc sớm nhất thể hiện hình tượng Bác Hồ với kịch bản Người công dân số1.

Khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn ấy phải được coi là một ưu thế, một đặc điểm nổi bật cần phát huy của nghệ thuật Cải lương.

Tuy vậy, cần phải thấy rằng ưu thế vượt trội của nghệ thuật Cải lương so với các bộ môn kịch hát dân tộc khác là khả năng thể hiện đề tài tâm lý xã hội đương đại, các nhân vật, các vấn đề mới mẻ nhất, gai góc nhất của cuộc sống đương đại.

Có thể thấy, ngay trong giai đoạn hình thành từ những năm 1920 – 1930, nghệ thuật Cải lương đã sớm đi vào phản ánh những mâu thuẫn trong cuộc sống đương thời và hình thành nên loại tuồng tâm lý xã hội có giá trị hiện thực cao. Các vở tuồng tâm lý xã hội với các tích truyện dường như đang diễn ra trong xã hội, trên đường phố hay trong các gia đình với các nhân vật mà người xem có thể trực tiếp gặp gỡ ngoài đời hay tìm thấy bóng dáng mình đã có sức hút mạnh mẽ với khán giả hơn bất kỳ loại tuồng nào khác.

Đề tài tâm lý xã hội đương đại được tiếp tục khẳng định là thế mạnh vượt trội của nghệ thuật Cải lương qua tất cả các thời kỳ phát triển đến cuối thế kỷ 20. Trước mạng tháng Tám, soạn giả, bậc thầy Cải lương Nguyễn Thành Châu đã sáng tạo ra cả một dòng Cải lương với tên gọi là Việt kịch Năm Châu với hàng loạt vở diễn phản ánh một cách trực diện những vấn đề của xã hội mình đang sống. Soạn giả lớn Trần Hữu Trang cũng tạo ra tên tuổi mình từ các kịch bản tâm lý xã hội chống lại các bất công xã hội, bênh vực các tầng lớp cùng khổ như chúng ta đã biết.

Đề tài tâm lý xã hội đương đại tiếp tục đem đến sức sống mới cho nghệ thuật Cải lương sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1954.

Trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nghệ thuật Cải lương được khuyến khích thể hiện thực đấu tranh cách mạng với giai điệu lạc quan và cảm hứnganh hùng ca. Cuộc sống và chiến đấu của quân và dân ta cả hai miền Nam Bắc bảo vệ độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được thể hiện khá đa dạng va sinh động trên sân khấu Cải lương trong các kịch bản Người nữ diễn viên miền Nam, Máu thắm đồng Nọc Nạn,

195

Người con giá đất đỏ, Bà mẹ sông Hồng, Dấu chân người trước, Đốm lửa núi Hồng, Hương tràm, Hòn đất, Đường phố Sài Gòn rực lửa…

Tại Trung tâm Cải lương Sài Gòn, dù các loại tuồng màu sắc, hương xa mang tính giải trí rất phát triển để thu hút khán giả, hầu hết các soạn giả tài năng tên tuổi và các gánh hát lớn đều có các kịch bản tâm lý xã hội phản ánh cuộc sống xã hội miền Nam thời Mỹ Ngụy vừa nóng bỏng tình thời sự vừa có chiều sâu nhân văn như Sân khấu về khuya, Bọt biển, chuyện tình tuổi 17, Tấm lòng của biển, Con gái chị Hằng, Những con cò trắng, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Cho trọn cuộc tình, Nửa đời hương phấn, Tuyệt tình ca, Đôi mắt người xưa, Bông hồng cài áo…

Trong thời kỳ này, nếu chủ nghĩa anh hùng, tính cách anh hùng, sự xả thân vì sự nghiệp cách mạng của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được tập trung miêu tả trong các kịch bản đề tài đương đại trên sân khấu Cải lương miền Bắc thì thân phận bi kịch, sự tha hóa nhân cách đạo đức khát vọng hướng thiện của con người Việt Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy trong sự chi phối của thế lực ngoại bang va sức mạnh đồng tiền là trung tâm chú ý của các vở tâm lý xã hội đương đại trên sân khấu Cải lương miền Nam.

Bước vào thời kỳ đất nước thống nhất cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội xây dựng cuộc sống mới, nghệ thuật Cải lương vẫn là bộ môn sân khấu kịch hát dân tộc đi đầu trong thể hiện việc thể hiện sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Kịch bản đề tài đương đại vẫn chiếm số lượng đáng kể trong kịch mục của hơn 60 đoàn nghệ thuật Cải lương cả nước. Trong đó có nhiều kịch bản vừa nóng bỏng ý nghĩa thời sự vừa giàu tính nhân văn truyền thống để lại ấn tượng khá lâu bền trong lòng công chúng cả nước như Pha lê và cát bụi, Xa thành phố yêu dấu, Dòng sông đỏ, Huyền thoại tình yêu, Đất lở, đêm khuya về với mẹ, Cổ tích thời hiện đại, Anh lính của đất, Người trong cõi nhớ, Khúc ly hương…Đặc biệt là sự xuất hiện một số kịch bản khá xuất sắc trực diện đi vào những vấn đề gai góc của cuộc sống như vấn đề dân chủ và lòng tin, sự tha hóa về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ có chức có quyền, có giá trị phát hiện và thức tỉnh cao như Chuyện bên vỉa hè, Chuyện ngày thường, Trở về miền nhớ…

Số lượng mang tính áp đảo và chất lượng khá cao của các vở cải lương đề tài đương đại tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc những năm 1980 – 1985 – 1990 và các hội diễn chuyên ngành Cải lương toàn quốc 2000, 2005 cho thấynghệ thuật Cải lương ý thức rõ thế mạnh truyền thống của mình trong sứ mệnh quang vinh làm người thư ký, người phát ngôn của thời đại, bám sát phản ánh cuộc sống hôm nay để nói được với khán giả hôm nay những vấn đề thật thiết thân với họ, giúp họ tìm câu trả lời cho những câu hỏi nan giải đang đặt ra trong cuộc đời.

Tuy vậy, những năm gần đây, có vẻ như nghệ thuật Cải lương đang dần xa rời thế mạnh vượt trội nàycủa mình khi rất ít kịch bản đề tài đương đại được đưa lên sàn diễn. Nếu trong hội diễn Cải lương chuyên nghiệp toàn

196

quốc 2005, kịch bản đề tài đương đại chiếm ưu thế tuyệt đối với 19/21 vở diễn tham gia thì trong hội diển Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2009 vừa qua trong số 27 vở diễn tham gia, thật đáng buồn khi số vở diễn đề tài đương đại chỉ dăm bảy vở và hầu hết có chất lượng thấp.

Dẫu biết rằng thể hiện đề tài đương đại luôn đòi hỏi khả năng khám phá, phát hiện, khả năng sáng tạo cao để tạo ra những vở diễn có khả năng hấp dẫn công chúng, nhưng nếu không quyết tâm và kiên trì theo đuổi đề tài này, xa rời thế mạnh vượt trội của mình trong việc thể hiện đề tài đương đại, những nhân vật đương đại, nghệ thuật Cải lương sẽ tự làm mất đi nguồn sống và lý do tồn tại và phát triển lớn nhất của mình, tự từ bỏ sứ mệnh quang vinh nhất mà bản thân lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn đã tạo nên.

3/ Tính kỳ và tính thương cảm, “chất Cải lương”.Lý do nào làm cho nghệ thuật Cải lương, bộ môn sân khấu non trẻ

nhanh chóng phát triển thành bộ môn sân khấu được công chúng cả nước ưa thích nhất chỉ trong vòng vài chục năm? Người ta đã nhiều lần đặt ra câu hỏi này khi nghiên cứu nghệ thuật Cải lương. Trả lời câu hỏi, ta có thể viện câu tuyên ngôn được ghi trên đôi liễn trước rạp hát của gánh hát Tân Thinh đầu những năm 1920 “Cải cách hát ca theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sánh văn minh” để nói tới khát vọng và khả năng không ngừng cải cách đổi mới “theo tiến bộ, sánh văn minh” để không bao giờ lạc hậu, lỗi thời trước thời cuộc của nghệ thuật Cải lương, bộ môn sân khấu được coi là gạch nối giữa sân khấu kịch hát truyền thống Việt Nam và kịch nói phương Tây. Cũng có thể nói tới sức hấp dẫn khó cưỡng của âm nhạc Cải lương với hệ thống bài bản làn điệu phong phú và khả năng đi vào lòng người kỳ diệu của bản Dạ cổ hoài lang và Vọng cổ. Và tất nhiên, không thể không nói đến tính kỳ và tính thương cảm, những đặc tính thẩm mỹ nổi bật của bộ môn sân khấu này.

Thực ra, từ lâu, một số nhà nghệ thuật học phương Tây đã coi tính kỳ và tính duy cảm là hai đặc trưng thẩm mỹ của sân khấu truyền thống phương Đông và Việt Nam để phân biệt và tính thực và tinh duy lý của sân khấu phương Tây. Trong sân khấu truyền thống phương Đông và Việt Nam, hiện thực được thể hiện không phải là hiện thực thông thưởngmà là một hiện thực đã được kỳ lạ hóa, lãng mạn hóa, huyền thoại hóa, một hiện thực phi thường. Sân khấu phương Đông và Việt Nam từ lâu cũng mang chức năng giáo huấn nhằm “giữ gìn cái phải, ngăn ngừa cái trái” nhưng không quá chú trọngthỏa mãn trí tuệ mà tập trung chinh phục trái tim, tình cảm người xem. Nội dung thể hiện trên sân khấu phải làm sao tạo ra hiệu quả thương cảm nơi khán giả thì chức năng giáo huấn mới hoàn thành. Hai bộ môn kịch hát truyền thống dân tộc Tuồng và Chèo có thể cho ta thấy rõ đặc điểm này.

Nghệ thuật Cải lương không những đã tiếp thu, phát triển mạnh mẽ, làm phong phú thêm mà nhiều khi đã khai thác tận cùng, triệt để những đặc điểm thẩm mỹ này của sân khấu truyền thống dân tộc nhằm tạo nên sức hấp

197

dẫn của mình. Tính kỳ được các soạn giả Cải lương hết sức chú ý trong chọn lọc tích truyện, phát triển tình huống, tổ chức cao trào, xây dựng tính cách nhân vật không chỉ trong các kịch bản lịch sử, dã sử, màu sắc, hương xa với sự tham gia của các yếu tố thần linh, huyền thoại, cổ tích mà ngay cả trong các kịch bản tâm lý xã hội đương đại với câu chuyện kịch đầy những éo le, ngẫu nhiên, bất ngờ khó đoán định trước. Đặc biệt, nghệ thuật Cải lương phát hiện tính kỳ không chỉ trong các hiện thực phi thường như ta thấy trong sân khấu truyền thống mà ngay trong hiện thực đời thường đương đại. Khác với sân khấu truyền thống thường kết có hậu với các kết quả như chính nghĩa thắng hung tàn, người ngay thắng kẻ gian, trung khuất phục nịnh, thiện hóa giải ác, kịch bản Cải lương thường kết không có hậu với các kết quả ngược lại. Các mô típ thường thấy trong cốt truyện văn học và kịch hát truyền thống như hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố, người ngay gặp nạn, anh hùng sa cơ…khi vào kịch bản Cải lương, số phận các nhân vật người đẹp, người ngay, anh hùng thường trải qua những hoàn cảnh đầy bi kịch và kết thúc rât bi thương. Hiệu quả thương cảm của nghệ thuật Cải lương được tạo ra chủ yếu từ các yếu tố này.

Có thể nói, nghệ thuật Cải lương từ những năm 1920 đến trước cách mạng tháng Tám thường được xây dựng trên hai lựa chọn thẩm mỹ là tính kỳ và tính thương cảm. Không thể phủ nhận chính tính kỳ và tính thương cảm đã góp phần đặc biệt quan trọng cho sức thu hút công chúng mạnh mẽ của nghệ thuật Cải lương và có thể coi là “chất Cải lương”. Tuy vậy, việc tuyệt đối hóa hai lựa chọn thẩm mỹ này, thay vì coi chúng như phương tiện lại biến chúng thành mục đích thu hút và moi nước mắt người xem trong rất nhiều trường hợp, không coi trọng tính tư tưởng, tính hiện thực, lô gich của cuộc sống và tâm hồn, quan hệ biện chứng giữa ngẫu nhiên và tất yếu… đã làm nghệ thuật Cải lương thiếu một nền tảng xã hội vững chắc và xa rời đời sống dân tộc. Chính đặc điểm này khiến cho một số nhà nghiên cứu đã gọi nghệ thuật Cải lương là loại sân khấu melodram, một thuật ngữ đến từ phương Tây dùng chỉ loại sân khấu hư cấu tùy tiện bất chấp sự thật khách quan, quy luật cuộc sống, chạy theo thị hiếu thấp kém của người xem, coi hiệu quả gây thương cảm nơi người xem là mục tiêu tồn tại.

Thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1954 cho đến trước 1975, kịch bản Cải lương ở các vùng tạm bị chiếm và Sài Gòn trong khi chú ý phát triển tính kỳ và tính thương cảm như một đặc sản của nghệ thuật Cải lương để chinh phục công chúng cũng còn vướng vào nhược điểm này khá nặng nề. Trong khi đó, Cải lương ở miền Bắc và các vùng kháng chiến, giải phóng nhiều khi do quá chú trọng đến tính hiện thực, tính tư tưởng, không quan tâm đúng mức đến tính kỳ và tính thương cảm trong xây dựng nội dung kịch bản đã làm nghệ thuật Cải lương phần nào khô cứng, nhạt nhẽo, giảm nhiều sức hấp dẫn với công chúng.

Sau năm 1975, sự kết hợp hài hòa nhuần nhụy, ở trình độ cao tính hiện thực, tính tư tưởng với tính kỳ và tính thương cảm trong xây dựng vở diễn

198

đã góp phần quan trọng làm nên những vở diễn Cải lương vừa có giá trị hiện thực và tư tưởng lớn lại vừa có sức chinh phục công chúng mạnh mẽ.

4. Nghệ thuật sân khấu Tổng thểKịch phương Tây, ngay từ thời Aritxtoti, đã được chia theo ba thể tài:

bi kịch, hài kịch và chính kịch (tragédie, comédie và drame). Sự phân chia thể tài đối với sân khấu phương Tây rất quan trọng, nó góp phần quan trọng giúp chuyên môn hóa ngày càng sâu trong phát triển. Một số nhà nghiên cứu sân khấu định sử dụng sự phân chia thể tài này của sân khấu phương Tây vào nghiên cứu sân khấu truyền thống Việt Nam đều thấy rất khập khiễng. Tuồng dù có nhiều yếu tố bi kịch nhưng khó mà xếp vào thể tài bi kịch, Chèo mang nhiều yếu tố hài, có tính chất trào lộng độc đáo nhưng cũng không thể đơn giản xếp nó vào thể tài hài kịch. Còn Cải lương bộ môn sân khấu truyền thống sinh sau đẻ muộn được coi là gạch nối giữa sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc là Tuồng Chèo với kịch nói phương Tây thì kịch bản của nó nên xếp vào thể tài nào đây? Chính kịch chăng? Cũng không thể, vì sự khập khiễng quá rõ.

Vì sao nhiều khái niệm sân khấu phương Tây có thể áp dụng vào nghiên cứu sân khấu truyền thống Việt Nam nhưng sự phân chia thể tài thì không?

Phát hiện của nhà nghiên cứu Mịch Quang về tư tưởng chủ toàn trong triết học phương Đông là nền tảng tạo nên một nền sân khấu Tổng thể ở phương Đông và tư tưởng chủ biệt của triết học phương Tây là nền tảng tạo nên sân khấu Chuyên biệt ở phương Tâycó thể giúp ta lý giải điều này.

Rõ ràng, trong một thời kỳ lịch sử khá dài, sân khấu phương Tây phát triển không chỉ trong sự phân chia các thể tài bi kịch, hài kịch, chính kịch, sự phân chia thể loại như kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, kịch câm, mà phân chia cả các dạng thức biểu hiện như tự sự, kịch tính, trữ tình hay thể nghiệm và biểu hiện. Còn ở phương Đông và Việt Nam thì chỉ có một loại hình sân khấu kịch hát tích hợp trong đó tất cả các yếu tố về thể tài như bi kịch, hài kịch, chính kịch, các yếu tố thể loại như kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, kịch câm, các dạng thức thể hiện như tự sự, kịch tính, trữ tình, thể nghiệm, biểu hiện mà nhà nghiên cứu Mịch Quang và đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân, GS Trần Bảng thống nhất gọi nó là sân khấu Tổng thể.

Thực ra, Tổng thể không phải là một thuật ngữ do nhà nghiên cứu Mịch Quang và GS Trần Bảng tùytiện đưa ra mà có xuất xứ từ chính phương Tây. Trong những thập niên cuối thế kỷ 20 nhằm chỉ trích sự quá rạch ròi, tuyệt đối trong sự phân chia nghệ thuật sân khấu ra thành từng phần riêng biệt, làm mất đi bản chất thuần khiết và vẻ đẹp thống nhất của nó và tìm đường cách tân sân khấu phương Tây từ những hình mẫu sân khấu phương Đông, các nhà cách tân sân khấu phương Tây đã sáng tạo ra thuật ngữ này.

Điều đáng chú ý,theo nhà nghiên cứu Mịch Quang và GS Trần Bảng, sân khấu Tổng thể không chỉ là một sân khấu tập hợp trong đó các yếu tố thể tài, thể loại và dạng thức thể hiện một cách cơ học đơn giản mà là trong một

199

quan hệ sinh học, biện chứng, tương hỗ, biến hóa sâu sắc. Nói đúng hơn, đó là sự tích hợp các yếu tố này tạo nên một cơ thể sống, hoàn chỉnh, khi các yếu tố riêng biệt gia nhập vào đều trải qua quá trình biến đổi để thống nhất trong một cái chung, cái toàn thể, cái tổng thể. Ví dụ, về yếu tố thể loại, nghệ thuật múa khi gia nhập vào đây không còn là múa đơn thuần mà còn kết hợp với các động tác hình thể , kịch câm nhằm góp phần mô tả tính cách nhân vật, tình huống, không gian, thời gian của vở diễn, và âm nhạc, hát phải kết hợp nhuần nhuyễn với nói, với múa và các trình thức biểu diễn khác. Về kịch bản văn học, là sự kết hợp đa dạng giữa văn xuôi, văn vần, thơ, giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ , giữa nói với hát, múa…Các yếu tố thể tài và dạng thức cũng vậy, bi kịch, hài kịch, chính kịch, tự sự, kịch tính, trữ tình cũng kết hợp biến hóa và hài hòa theo yêu cầu của vở diễn. Muốn đánh giá chính xác các yếu tố này, không thể dùng thẩm mỹ cục bộ của từng yếu tố mà phải là thẩm mỹ tổng thể của loại hình.

Như vậy, từ việc đi tìm thể tài cho sân khấu Cải lương theo cách phân chia của sân khấu phương Tây, ta nhận thấythực tế không hề có sự phân chia thể tài, thể loại, dạng thức thể hiện trong sân khấu truyền thống Việt Nam. Với nền sân khấu kịch hát truyền thống của chúng ta thể tài, thể loại và các dạng thức thể hiện thống nhất trong một khái niệm: sân khấu Tổng thể.

Dù sinh sau đẻ muộn, có tiếp thu sân khấu phương Tây trong bước đường xây dựng và phát triển, là bộ môn nghệ thuật biểu diễn sinh ra trong thế kỷ 20, nhưng có thể thấy rõ nghệ thuật Cải lương không thể xếp chung trong hệ thống các bộ môn nghệ thuật biểu diễn mới hình thành trên cơ sở ảnh hưởng từ nghệ thuật biểu diễn phuơng Tây như Ôpera và các loại kịch hát mới. Về cơ bản nghệ thuật Cải lương vẫn là một bộ môn nằm trong hệ thống kịch hát truyền thống dân tộc khi bộ môn sân khấu này đã tích hợp trong mình các yếu tố thể tài như bi kịch, hài kịch, chính kịch, các yếu tố thể loại như kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, kịch câm, các dạng thức thể hiện như tự sự, kịch tính, trữ tình. Bởi vậy, cũng như các bộ môn sân khấu kịch hát truyền thống, nghệ thuật Cải lương là nghệ thuật sân khấu Tổng thể.

2. Hai mô hinh kết cấu cơ bản của kịch bản Cải lươngNhư chúng ta đã biết, nghệ thuật Cải lương đã hình thành và phát triển

trên các nền tảng cơ bản là sự kết hợp giữa sân khấu kịch nói phương Tây và sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc với hệ thống âm nhạc chủ đạo dựa trên hệ hống ca nhạc tài tử, dân ca và nhạc lễ đồng bằng Nam Bộ.

Sự ảnh hưởng song trùng về phương pháp sân khấu đã đưa đến một đặc điểm khá rõ về về nghệ thuật biên kịch: Nghệ thuật biên kịch Cải lương dựa trên cả hai hệ thống biên kịch của kịch nói phương Tây và kịch hát truyền thống Việt Nam. Qua lịch sử phát triển, hai hệ thống biên kịch này đã tạo ra hai mô hình kết cấu cơ bản của kịch bản Cải lương: mô hình kết cấu kịch nói pha ca và mô hình kết cấu theo kịch hát truyền thống.

a/ Mô hình kết cấu kịch nói pha ca:200

Đây là mô hình kết cấu dựa trên phương pháp tả thực của kịch nói cổ điển phương Tây, mô tả cuộc sống đang diễn ra với hình thái tự nhiên của nó, tạo cho khán giả ảo giác như đang được xem cảnh sống thực trên sân khấu. Trong mô hình kết cấu này, bố cục của kịch bản Cải lương là kiểu bố cục kịch tính chặt chẽ theo luật tam duy nhất thống nhất về thời gian, địa điểm và hành độngtrong tiến trình: giao đãi, thắt nút, phát triển các khủng hoảng, tạo cao trào và cởi nút, kết kịch.

Cái khác kịch nói phương Tây ở đây là các nhân vật không chỉ đối thoại bằng lời nói thường mà còn phải bằng các bài ca. Bởi vậy, vấn đề phức tạp đầu tiên đặt ra trong kiểu kết cấu này là giải quyết mối quan hệ giữa ca và nói. Theo nhà nghiên cứu Mịch Quang, đặc điểm cấu trúc mô hình hay còn gọi là lòng bản của âm nhạc tài tử, dân ca và nhạc lễ Nam bộ đã giúp các soạn giả và nghệ sĩ Cải lương giải quyết khá dễ dàng và thỏa đáng yêu cầu phức tạp này. Kết cấu mô hình của các bài bản âm nhạc Cải lương là ngoài những điểm bất biến chúng luôn có những điểm biến, luôn có thể tự điều chỉnh để thích ứng với nội dung mới, hoàn cảnh mới cần thể hiện theo nguyên tắc học chết, dùng sống hay thục giả bất vong tân chế điệu của sân khấu Tuồng, Chèo. Ca nhạc tài tử, dân ca, nhạc lễ Nam bộ khi đi vào sân khấu Cải lương đều phải tuân theo những nguyên tắc sân khấu biến thành bài bản âm nhạc Cải lương bằng sự tích hợp nhạc điệu và ngữ khí, ngữ điệu, tiếng hát với tiếng nói sân khấu. Các bài bản trữ tình biến thành các bài bản không chỉ có khả năng độc thoại mà còn có khả năng đối thoại, kể chuyện, thể hiện tính cách nhân vật. Chẳng hạn bài Kim tiền không chỉ có khả năng bày tỏ sự yêu thương mà còn có thể dùng để mắng mỏ, bản Vọng cổ không chỉ có khả năng diễn tả nỗi sầu bi, thương nhớ mà còn có thể đối thoại nảy lửa hoặc châm biếm hài hước, Kim tiền Trang tử khác với Kim tiền Kính Tâm, Tây thi sư cụ khác với Tây thi thanh niên, Vọng cổ Tỷ can khác với Vọng cổ Vọng phu…

Các kịch bản theo két cấu kịch nói pha ca chỉ sử dụng công cụ ngôn ngữ là lời nói thường như kịch nói , không dùng văn vần, văn biền ngẫu, ngay cả các lời ca trong các bài bản cũng cơ bản không sử dụng văn vần, thơ mà dùng lời nói tự nhiên và thường nhanh chóng chuyển ngay từ nói sang ca và từ ca sang nói, không cần những đoạn văn vần hoặc thơ bắc cầu như kịch hát truyền thống.

Thuật ngữ tạm dùng để gọi mô hình kết cấu này, kịch nói pha ca, không hàm ý hoàn toàn đồng tình với những ý kiến từng dùng thuật ngữ trên để dè bĩu, phê phán Cải lương là thứ sân khấu có kết cấu pha tạp “đầu ngô mình sở”, “nửa dơi nửa chuột”. Nhưng phải nói, những phê phán trên cũng không hoàn toàn vô lý. Theo tôi, mô hình kết cấu nàycủa kịch bản Cải lương giúp ta thấy rõ điều ta vẫn thương nói: nghệ thuật Cải lương là cái gạch nối giữa kịch nói phương Tây và kịch hát truyền thống dân tộc. Sự tích hợp hệ thống bài bản làn điệu theo cấu trúc mô hình âm nhạc sân khấu truyền thống Việt Nam vào đã phá vỡ kết cấu kịch nói, tạo ra một chỉnh thể nghệ thuật sân

201

khấu mới nhưng chưa hoàn chỉnh. Có thể coi mô hình kết cấu này là một bước quá độ trong việc tiếp thu và chuyển hóa kịch nói phương Tây thành kịch hát Việt Nam.

Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà mô hình kết cấu kịch nói pha ca được các soạn giả Cải lương sử dụng rất hiệu quả trong các loại kịch bản tâm lý xã hội đương đại. Không thể phủ nhận mô hình kết cấu này giúp Cải lương đi vào đề tài tâm lý xã hội đương đại dễ dàng và rất được khán giả Cải lương hoan nghênh nên khi viết về đề tài tâm lý xã hội đương đại, hầu hết các soạn giả Cải lương đều sử dụng mô hình kết cấu kịch nói pha ca. Và mô hình kết cấu kịch bản có tính chất quá độ này đã giúp nghệ thuật Cải lương tạo ra hẳn một dòng Cải lương lớn đầy sức sống, được đông đảo người xem ưa thích với nhiều vở diễn hay, vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian, trở thành các tác phẩm kinh điển của nghệ thuật Cải lương như Sân khấu về khuya của Nguyễn Thành Châu, Đời cô Lựu, Tô ánh Nguyệt, Khi người điên biết yêu của Trần Hữu Trang, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Người con gái đất đỏ của Phạm Ngọc Truyền, Tấm lòng của biển của Hà Triều – Hoa Phượng, Cây sầu riêng trổ bông của Hoài Linh Trương Bỉnh Tòng…

Người ta thường nói, trong nghệ thuật, cái gì hay, đẹp, có sức sống đều có lý, đều tích cực. Mô hình kết cấu kịch pha ca của nghệ thuật Cải lương đã là bệ phóng tạo nên những cái hay, đẹp, giàu sức sống của sân khấu Cải lương, bởi vậy, đây hẳn là một mô hình nghệ thuật có lý, tích cực.

Cảm giác về sự pha tạp, gượng gạo, sự đứt gãy, không liền mạch, gây sự hụt hẫng, khó chịu cho người xem trong luân chuyển giữa hát và nói trong nghệ thuật Cải lương có một phần do mô hình kết cấu này tạo nên nhưng phải nói nguyên nhân chính nằm ở trình độ, tài năng, sự tinh tế của soạn giả, của người nghệ sĩ. Trong các vở Cải lương lớn của các soạn giả nghệ sĩ lớn như Năm Châu, Trần Hữu Trang…ta không hề thấy có sự gượng gạo, đứt gãy, sống sượng nào . Người ta thường nói, các nghệ sĩ lớn bao giờ cũng biết cách vượt qua những hạn chế của các hình thức để làm nên các tuyệt phẩm là vậy.

Có lẽ, cần có những nghiên cứu cơ bản, toàn diện, sâu sắc hơn về các mặt tich cực và tiêu cực của mô hình kết cấu này khi nghiên cứu phương pháp biên kịch của nghệ thuật Cải lương. Đây là một thực tế kịch sử, thực tế nghệ thuật thú vị, không thể bỏ qua. Những điều tôi trình bày trên đây mới là những gợi ý, phác thảo, chưa có thời gian và điều kiện để đi xa hơn…

b/ Mô hình kết cấu kịch hát truyền thống dân tộcNếu kịch nói cổ điển phương Tây luôn muốn trình bày trực diện cuộc

sống đang diễn ra, ở thì hiện tại, trong hình thái tự nhiên của nó, tạo cho người xem ảo giác như đang chứng kiến trên sân khấu cảnh sống thật ngoài đời, thì sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông và Việt Nam lại luôn muốn kể cho khán giả những câu chuyện về cuộc sống đã diễn ra, ở thì quá khứ, đã được nhận thức, đánh giá,tổng kết. Nếu tư duy sáng tạo của kịch nói

202

cổ điển phương Tây là tư duy văn xuỗi thì tư duy của sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông và Việt Nam là tư duy thơ. Nếu hình thức ngôn ngữ chủ đạo của kịch nói cổ điển phương Tây là văn xuôi, văn nói trong hình thái giao tiếp tự nhiên thi ngôn ngử của kịch hát truyền thống phương Đông và Việt Nam là sự tích hợp nhuẫn nhuyễn các hình thức ngôn ngữ văn học như văn vần, thơ, từ theo lối biền ngẫu với các hình thức ngôn ngữ âm nhạc, vũ đạo, động tác hình thể, kịch câm. Đây là mô hình kết cấu của tư duy hoàn chỉnh về sân khấu Tổng thể mà ta vừa nói trên.

Nếu bố cục kịch tính theo kết cấu của kịch nói cổ điển phương Tây theo luật tam duy nhất mà nghệ thuật Cải lươngtiếp thu và vận dụng để tạo nên kết cấu kịch nói pha ca đem đến cho khán giả một lát cắt cuộc sống tập trung trong một thời gian không gian nhất định, với hành động kịch thống nhất phát triển theo tuyến thẳng lên đỉnh điểm thì bố cục tự sự theo kết cấu sân khấu kịch hát truyền thốngViệt Nam lại trình diễn cho khán giả xem một câu chuyện qua nhiều thời gian và không gian khác nhau với hành động kịch đan xen vận động theo kiểu làn sóng đi tới cao trào..

Ngay từ những kịch bản Cải lương đầu tiên như “Lục Vân Tiên”, “Kim Vân Kiều”, “Phụng nghi đình”, “Võ Tòng sát tẩu”, “Xử án Bàng Quý Phi” …mô hình kết cấu kịch hát truyền thống dân tộc mà ở đây là Tuồng hát bội đã được các soạn giả, nghệ si vận dụng với các yếu tố trình diễn của nghệ thuật Tuồng chỉ thaythế hệ thống bài bản làn điệu tuồng bằng hệ thống bài bản, làn điệu dựa theo đàn ca tài tử va dân ca, nhạc lễ Nam bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của nghệ thuật Cải lương, ngoài kịch bản về đề tài tâm lý xã hội đương đại thường vận dụng kết cấu kịch nói pha ca trên, gần như tất cả các kịch bản theo các đề tài khác như lịch sử, dã sử, cổ tích, dân gian, màu sắc, hương xa… đều học theo kết cấu sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc Tuồng và Chèo và có tiếp thu vận dụng từ sân khấu Tiều Quảng của Trung Quốc. Dân dần giới biên kịch của nghệ thuật Cải lương hình thành nên công thức: kịch bản tâm lý xã hội đương đại thì theo kết cấu kịch nói pha ca còn các đề tài khác thì theo kết cấu sân khấu truyền thống Việt Nam và phương Đông.

Cần nói rằng việc tiếp thu, vận dụng ngày càng đầy đủ, sâu sắc, sáng tạo kết cấu kịch hát truyền thống dân tộc đã giúp nghệ thuật Cải lương từng bước trở thành một bộ môn kịch hát dân tộc hoàn chỉnh. Trong phân tích phần trên, chúng ta đề nghị không phê phán phiến diện mô hình kết cấu kịch pha ca và công nhận một thực tế: chính mô hình này đã tạo ra một dòng Cải lương lớn được nhân dân ta ưa thích. Nhưng cũng nói rằng đây chỉ là một mô hình có tính chất quá độ từ kịch nói chuyển sang kịch hát.

Những thành tựu nghiên cứu lý luận lớn về sân khấu kịch hát dân tộc nói chung và nghệ thuật Cải lương nói riêng những năm 1960 -1970 trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã góp phần quyết định cho việc nghệ thuật Cải lương phát triển thành một bộ môn kịch hát dân tộc hoàn chỉnh. Đó là khi, người ta phát hiện ra sự gượng gạo, không thuần nhất của kết cấu kịch nói

203

pha ca. Đó là khi người ta hiểu loại kịch nói du nhập vào nước ta và gây ảnh hưởng lên Cải lương chỉ là kịch cổ điển Pháp thế kỷ 18 chứ không phải là cái gì quá mới mẻ của sân khấu thế giới, chỉ là cái “cũ người mới ta”. Đó là khi người ta khám phá ra các vẻ đẹp có tính hệ thống của sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc qua Tuồng và Chèo, nhận biết rằng sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông và của dân tộc ta chứa đựng nhiều yếu tố hiện đại quý giá mà sân khấu phương Tây đang quay lại học hỏi và hiện đại hóa không có nghĩa là bắt sân khấu truyền thống dân tộc làm theo kịch nói hay ôpera phương Tây mà phải “từ ta mà mới”. Đó là khi các soạn giả Ngọc Cung, Lưu Chi Lăng của Đoàn CảI lương Nam bộ viết các kịch bản “Kiều Nguyệt Nga”, “Nàng tiên mẫu đơn”, “Dệt gấm”…hoàn toàn theo kết cấu Tuồng, Chèo và tạo thành những sự kiện nghệ thuật lớn tại thủ đô Hà Nội. Đó là khi các nghệ sĩ Ba Du, Tám Danh, Nguyễn Ngọc Bạch đề xướng và mạnh dạn cùng nhau hợp tác với các nhà nghiên cứu sân khấu, nghệ sĩ Chèo Tuồngvà múa để dày công xây dựng hệ thống vũ đạo riêng cho đúng với phong cách sân khấu Cải lương. Đó cũng là khi các soạn giả nghệ sĩ Tuồng, Chèo cũng tìm học ở nghệ thuật Cải lương khả năng luôn tự làm mới mình để luôn luôn thu hút đông đảo công chúng. Đó là khi chúng ta cảm nhận thật rõ Tuồng, Cheo, Cải lương, dù kẻ đến trước, người đến sau, đều là những người con tuyệt đẹp trong gia đình sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc.

204

Hành trình sưu tầm nghiên cứu dân ca quan họ

Quan họ là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, diễn xướng dân gian độc đáo, hấp dẫn, có giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật to lớn và có sức sống lâu bền bậc nhất trong lịch sử văn hoá Việt Nam, ra đời, phát triển và đạt đến đỉnh cao tại các làng quê xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, quan họ là một tổng thể do nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian xứ Kinh Bắc hợp thành qua một quá trình lịch sử lâu dài. Nó là một chỉnh thể văn hoá nghệ thuật gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, con người, với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút và biểu hiện những ước mơ, những nguyện vọng, những khát vọng, thể hiện quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người nơi đây.

Theo chiều dài lịch sử, sinh hoạt văn hoá quan họ đã sáng tạo, dung nạp, chuyển hóa, sinh thành, đào thải...trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá với các hình thức sinh hoạt văn hoá khác ở địa phương, ở trong nước và các nước láng giềng để thích nghi, đáp ứng những nhu cầu phát triển qua từng thời đại, nên giá trị nội dung, nghệ thuật của sinh hoạt văn hoá quan họ giàu có, phức tạp, đa diện, phát triển và biến hoá không ngừng.

Sáng tạo sinh hoạt văn hóa quan họ, với những phong tục, lề lối in đậm truyền thống nhân văn dân tộc, với những làn điệu và lời ca tài hoa, độc đáo, duyên dáng, tinh tế, người Kinh Bắc đã cho thấy một đời sống tinh thần vô cùng phong phú, rộng mở và một khả năng sáng tạo, thưởng thức văn hoá nghệ thuật ở trình độ cao từ xa xưa. Nói như nhà nghiên văn hoá dân gian tiền bối Vũ Ngọc Phan thì dân ca quan họ đã cho thấy các làng quê xứ Kinh Bắc có thể sản sinh ra “những nhạc sĩ dân gian thiên tài” và “những nhà thơ dân gian xuất chúng” như thế nào.

205

Quan họ đã trở thành một đặc sản văn hoá đầy tự hào của người dân Kinh Bắc, một biểu hiện rực rỡ của truyền thống văn hoá văn minh và nghệ thuật Việt Nam.

Việc sưu tầm nghiên cứu, giới thiệu quan họ như một sinh hoạt dân ca độc đáo, tiêu biểu của dân tộc đã được một số nhà nghiên cứu văn hoá, học giả nước ta khởi xướng từ trước cách mạng tháng Tám. Bắt đầu là tác giả Chu Ngọc Chi với công trình sưu tầm giới thiệu “Hát quan họ” (Nhà xuất bản Phú Hiệp Sài Gòn, 1928). Tiếp theo là Nguyễn Văn Huyên với luận văn tiến sĩ tại đại học Sorbone, Pari, năm 1934, có tên gọi “Hát đối đáp nam nữ thanh niên”. Sau đó là một số bài du ký, tiểu luận in trên báo chí đương thời của các tác giả như Vũ Bằng, Nguyễn Duy Kiện, Việt Sinh, Minh Trúc, Mạnh Quỳnh, Toan Ánh...và dân ca quan họ đã được giới thiệu trong sách “Việt Nam văn học sử yếu” của học giả Dương Quảng Hàm.

Tuy vậy, theo GSTS Trần Văn Khê, những công trình nhỏ lẻ giai đoạn này chưa được mấy người biết tới. Bản thân Trần Văn Khê cho tới đầu 1950 vẫn chưa hình dung ra dân ca quan họ là thế nào.

Trong kháng chiến chống Pháp, việc sưu tầm, nghiên cứu, chỉnh lý, phục hồi dân ca quan họ đã được tiến hành giữa khói lửa chiến tranh ngay tại chiến khu Việt Bắc và mười bài quan họ đã có mặt và được hoan nghênh nồng nhiệt trong chương trình biểu diễn chào mừng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của Đoàn Văn công Quân đội. Sau đó, nhiều tiết mục dân ca quan họ đã xuất hiện và gây chú ý lớn tại Đại hội Văn công toàn quốc lần thứ nhất năm 1954 cũng như được các nghệ sĩ Việt Nam đưa đi trình diễn tại các Liên hoan thanh niên sinh viên thế giới và được dư luận bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.

Sự chinh phục hiển nhiên, ngoạn mục của âm nhạc và lời ca quan họ trên các sân khấu trong nước và thế giới đã tạo ra cả một phong trào sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi dân ca quan họ từ sau 1954 trên miền Bắc XHCN. Các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Lê Yên, Lê Huy, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Đình Tấn, Tử Phác, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Lưu Khâm, Hồng Thao. Nguyễn Trọng Anh, Hữu Thu...các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Lê Thị Nhâm Tuyết, Lê Văn Hảo, Nguyễn Địch Dũng, Lê Trung Vũ, Lê Hồng Dương, Đặng Văn Lung, Trần Linh Quý, Lê Danh Khiêm... đã dành nhiều sự quan tâm sưu tầm nghiên cứu dân ca quan họ.

Hai tập sách “Dân ca quan họ Bắc Ninh” của các tác giả Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc được nhà xuất bản Văn hoá xuất bản năm 1961 và “Một số vấn đề về dân ca quan họ” do Ty Văn hoá Hà Bắc xuất bản năm 1972, tập hợp những tham luận tại 4 cuộc hội thảo về quan họ trong các năm 1965, 1967, 1969, 1971 được tổ chức tại cái nôi quan họ Hà Bắc, có thể coi như hai công trình tiêu biểu cho những thành tựu sưu tầm nghiên cứu dân ca quan họ cho đến trước năm 1975 ở trong nước. Cùng thời gian này, ở châu Âu, GSTS Trần Văn Khê cũng đã bắt đầu giới thiệu dân ca quan họ trong hai công trình “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” và

206

“Hát quan họ”. Năm 1969, sự kiện Đoàn dân ca quan họ Hà Bắc ra đời cũng là một cột mốc có ý nghĩa trong công tác sưu tầm nghiên cứu quảng bá dân ca quan họ.

Từ sau năm 1975 cho đến nay, việc sưu tầm nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi dân ca quan họ đã tiến thêm những bước mới ở trong nước cũng như ngoài nước. Ở ngoài nước, các nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Việt kiều như Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, Nguyễn Thuyết Phong, Hoàng Ngọc Tuấn, Hoàng Việt Khanh...tiếp tục có những hoạt động nghiên cứu, giới thiệu dân ca quan họ đầy đủ và toàn diện hơn nhờ tiếp thu, cập nhật được các thành tựu sưu tầm nghiên cứu trong nước và của folklore học, dân tộc nhạc học thế giới. Riêng GSTS Trần Văn Khê đã có tới hơn 60 bài viết về quan họ trên sách báo quốc tế. Nhiều đoàn nghiên cứu, nhiều chuyên gia âm nhạc và dân tộc nhạc học thế giới đã đến Việt Nam để nghiên cứu giới thiệu dân ca quan họ. Đáng chú ý nhất ở trong nước trong thời kỳ này là các sự kiện: phục hồi các lễ hội truyền thống tại các làng quan họ cổ truyền, công bố các cuốn sách: “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển” của các tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (Nhà xuất bản khoa học xã hội-528 trang-1978), “Dân ca quan họ” (Nhà xuất bản âm nhạc - 1997) ,“300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh” (Viện nghiên cứu âm nhạc - 960 trang - 2002) cùng của tác giả Hồng Thao và việc Nhà nước ta cho phép ngành văn hoá thông tin và tỉnh Bắc Ninh chính thức lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận dân ca quan họ là “Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại”.

Với việc thành lập Đoàn dân ca quan họ Hà Bắc (nay là Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh), lần đầu tiên chúng ta có một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp nhà nước chuyên về quan họ. Mục tiêu ban đầu của đoàn rất rõ: tập hợp các nghệ nhân quan họ lão thành và các tài năng trẻ là các là liền anh, liền chị từ các làng quan họ để phục hồi và phát triển nghệ thuật quan họ cổ truyền. Trong những năm từ 1970-1974, các nghệ sĩ trẻ từ 13 đến 20 tuổi của Đoàn, vốn được tuyển lựa từ các làng quan họ cổ truyền, đã về ở tại các làng quan họ, được các nghệ nhân truyền dạy trực tiếp từng làn điệu, từng câu hát, từng mỗi luyến láy và mỗi nghệ sĩ trẻ đã tích luỹ được cả trăm bài hát quan họ cổ truyền. Tiếp đến đoàn đã dựng hai chương trình tái hiện quan họ hát hội và quan họ hát canh với tên gọi “Quan họ ngày hội” và “đón bạn ngày xuân”. Sau khi trình diễn để xin ý kiến nghệ nhân và nhân dân các làng quan họ, Đoàn đã có chuyến công diễn ra mắt lịch sử gần nửa tháng trời tại Hà Nội vào đầu tháng 5/1974 và được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, giới văn hoá nghệ thuật và nhân dân thủ đô hoan nghênh nhiệt liệt.

Sự có mặt của Đoàn dân ca quan họ có tác dụng nhất định kích thích sự phục hồi và phát triển sinh hoạt quan họ tại địa phương cũng như giới thiệu nghệ thuật ca hát quan họ với người xem trong nước và thế giới. Tiếng hát quan họ đã được những tên tuổi rất được mến mộ như Thuý Cải, Ba Trọng, Thuý Hường, Khánh Hạ...đưa đi rất xa và có sức chinh phục lớn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Đoàn đã không kiên trì được định hướng tốt đẹp ban

207

đầu, việc cải biên, chỉnh lý theo các nguyên tắc tân nhạc hoá và sân khấu hoá vội vàng, ồ ạt, nhằm thoả mãn thị hiếu của một số công chúng đã làm các tiết mục biểu diễn của đoàn đi quá xa cội nguồn, đánh mất nhiều tinh hoa hương sắc của dân ca quan họ cổ truyền, bị giới quan họ truyền thống dị ứng, vẫn coi như các sản phẩm của một thứ “quan họ đài”, “quan họ đoàn”, tức chỉ là hình thức ca nhạc mới mang màu sắc quan họ chứ không còn là quan họ đích thực.

Việc phục hồi các lễ hội truyền thống của các làng quan họ trong nhưng năm đổi mới đã tạo ra một động lực mạnh mẽ, một nền tảng lớn để phục hồi dân ca quan họ. Dân ca quan họ, về cơ bản, là nghệ thuật ca hát của các hội làng quan họ, do nhân dân tại các làng quan họ sáng tạo, gìn giữ và truyền bá, pgát triển. Các hội làng Kinh Bắc là môi trường tốt nhất, lý tưởng nhất để bảo tồn, phát huy, phát triển dân ca quan họ. Các nhóm quan họ, “bọn quan họ” được phục lập, các cuộc hát thi, hát hội hát canh lại được tổ chức tại các hội làng. Dân ca quan họ đã phần nào trở lại tại các hội Lim, hội Diềm, hội Nhồi, hội Ó, hội Thổ Hà, hội Bùi, hội Chắp...Tuy vậy, có thể nhận thấy sinh hoạt quan họ tại các hội làng hiện nay cũng khá lai tạp, nhiều phong tục, lề lối cao đẹp xưa đã bị tuỳ tiện bỏ qua và cũng là nơi các loại “quan họ đoàn”, “quan họ đài”, quan họ thương mại lấn át quan họ cổ truyền. Như vậy, không chỉ ở các “đoàn”, “các “đài”, mà ngay tại các làng quan họ truyền thống, các loại quan họ nhạc mới, quan họ biểu diễn cũng đang chiếm thế thượng phong. Thậm chí, một quan chức lãnh đạo ngành văn hoá thông tin quê hương quan họ đã từng không ngần ngại công khai phát biểu rằng đã đến lúc nên đưa quan họ cổ truyền, quan họ sinh hoạt đã già cỗi, lỗi thời vào viện bảo tàng để cho quan họ nhạc mới, quan họ biểu diễn, một thứ quan họ mà ông cho là thích hợp với thời đại mới, rộng đường phảt triển.

Nguy cơ mai một thứ quan họ thuần chất, tuyệt đẹp từng có cũng đã xuất hiện tại nơi được coi là cái gốc của dân ca quan họ, nơi dân ca quan họ nảy nở, phát triển, thăng hoa và đạt đến những đỉnh cao chói lọi.

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do sự thiếu hiểu biết toàn diện, sâu sắc về truyền thống quan họ, về những đặc trưng nghệ thuật và quy luật bảo tồn phát triển của nó cùng sự bối rối mất phương hướng trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giao lưu và hội nhập. Những thành tựu nhiều mặt trong công tác sưu tầm nghiên cứu quan họ cổ truyền đã không được các nhà quản lý và những người thực hành quan họ biết, hiểu, nắm vững và vận dụng trong thực tế phục hồi và phát triển dân ca quan họ.

Cần khẳng định rằng thành tựu sưu tầm nghiên cứu về dân ca quan họ trong hơn nửa thế kỷ qua dưới ánh sáng của đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta là không nhỏ.

Nổi bật nhất trong việc sưu tầm dân ca quan họ là các công trình “Dân ca quan họ Bắc Ninh” (của nhóm tác giả Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu

208

Phước, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc) với bộ sưu tập 200 làn điệu và 320 bài ca quan họ khác nhau, “Dân ca quan họ - Lời ca và bình giải” (Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh- Trung tâm Văn hoá quan họ Bắc Ninh 2001) với 213 giọng quan họ và 346 bài ca, “300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh” của Hồng Thao, một người Hà Nội vì yêu quan họ đã lên sinh sống ở Thị Cầu Bắc Ninh, chịu nghèo khó, hy sinh trọn đời để sưu tầm nghiên cứu quan họ. Có thể nói công phu và nghiêm cẩn nhất là công trình của Hồng Thao sưu tầm, ghi âm, ký âm chú giải hết sức trung thực, kỹ lưỡng 174 làn điệu dân ca quan họ và hơn 100 dị bản chọn lọc từ chính các nghệ nhân nổi tiếng ở các làng quan họ, không cải biên, không chỉnh lý.

Trong công tác nghiên cứu, các nhạc sĩ Văn Cao, Lê Yên, Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc, Nguyễn Viêm, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Đình Phúc, Đôn Truyền... có những phát hiện, đúc kết quý giá về những đặc sắc âm nhạc học của dân ca quan họ như một trong những đỉnh cao của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt nhạc sĩ Hồng Thao, người nhạc sĩ đã thực sự hiến mình cho dân ca quan họ, không những cần mẫn thận trọng trong sưu tầm mà còn xuất sắc nổi bật trong nghiên cứu. Với “Dân ca quan họ”, chính Hồng Thao đã có một công trình phân tích, kiến giải, tổng kết cụ thể, toàn diện, sâu sắc, khoa học và có sức thuyết phục về tính chất và đặc điểm của âm nhạc và ca hát quan họ. Nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung đóng góp một công trình mô tả khá sâu sắc, toàn diện về không gian văn hoá, nguồn gốc và quá trình phát triển của dân ca quan họ với tư cách là một hình thức diễn xướng dân gian Kinh Bắc. Nhà nghiên cứu Trần Linh Quý rất nhạy cảm, sáng tạo khi phục hiện được chân dung tinh thần cùng tài năng và những đặc điểm sáng tạo của “Người nghệ sĩ quan họ”, nhân vật trung tâm của dân ca quan họ .

Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có những công trình có tính chất tổng kết những đặc trưng cơ bản của dân ca quan họ, một hình thức diễn xướng dân gian, một thể loại âm nhạc cổ truyền đã đạt đến đỉnh cao, đã được luyện thành ‘vàng mười” và có sức sống xuyên thời gian, xuyên không gian, tìm ra các quy luật bảo tồn và phát triển được hình thành từ chính trong quá trình phát triển, biến hoá của quan họ, mạnh dạn chỉ ra những cái bất biến và khả biến của dân ca quan họ, góp phần giúp việc bảo tồn và phát triển sinh hoạt âm nhạc truyền thống độc đáo này đúng hướng, đạt hiệu quả cao, không “gieo vừng ra ngô” như Bác Hồ từng cảnh báo.

209

Từ những truyền thuyết về nguồn gốc quan họ

Có lẽ không có một hình thức dân ca nào ở nước ta có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc và thời điểm ra đời như dân ca quan họ. Nếu các dân ca khác thưòng chỉ có một, hai nhiều nhất là bốn, năm truyền thuyết về nguồn gốc thì có tới 15 truyền thuyết và hai câu ca lưu truyền trong dân gian kinh Bắc về nguồn gốc và thời điểm ra đời của dân ca quan họ. Các truyền thuyết dân gian bao giờ cũng mang đậm chất thần thoại, huyền thoại, có không ít suy đoán hoang đường, phi lý, nhưng tất nhiên, cũng chứa đựng trong nó nhiều cơ sở hiện thực, duy lý quý giá.

Hai câu ca dao nói về nguồn gốc quan họ lưu truyền tại hai làng được coi là quan họ gốc, làng Diềm, làng Bịu, cũng là hai làng kết chạ với nhau từ rất lâu, là:

Thủy tổ quan họ làng taNhững lời ca xướng Vua Bà sinh raXưa nay nam nữ trẻ giàNối dòng tiên tổ ắt là hiển vinh...

Quan họ là chúa sinh raBịu Sim là gốc ai mà không ưaCả hai làng này cùng thờ thành hoàng làng là Vua Bà và cả hai đều

coi mình là chính quê của Vua Bà, thủy tổ quan họ.6 dị bản truyền thuyết về Vua Bà theo tổng kết của nhà nghiên cứu

Trần Thị An trong chuyên luận “Truyền thuyết và lễ hội đền Vua Bàở làng Diềm” dù nói Vua Bà vốn là con Vua Hùng, con Long Vương, con bà Tô Cô và ông Lộc Cộc, hai nhân vật huyền thoại tạo nên sông núi ruộng đồng Kinh Bắc, hay xuất thân chỉ là một cô gái lao động bình thường, thì đều có những điểm chung: Vua Bà là người sống rất lâu ở Kinh Bắc, trồng cấy chăn nuôi rất giỏi và có biệt tài về ca hát. Bà đã dạy dân trồng cấy lúa, mía, dâu, đặt ra các bài hát, dạy dân hát và tổ chức các lối chơi ca hát theo một lề lối riêng.

210

Các truyền thuyết, ca dao về Vua Bà, lễ hội đền Vua Bà cùng các truyền thuyết khác về nguồn gốc quan họ đã chứa đựng những thông điệp cơ bản sau:

- Do một người hay một tập thể người sống tại các làng quê Kinh Bắc sáng tạo ra: đó có thể là một cô gái cắt cỏ sau thành Nguyên phi Ỷ Lan, là bà chúa chè Đặng Thị Huệ, Vua Bà làng Diềm, đại thần Hiếu Trung Hầu về hưu ở tổng Nội Duệ, chàng Trương Chi xấu số, hay Vua Lý, các quan viên nhà Lý...

- Do tục kết chạ, kết nghĩa giữa các làng thờ chung thành hoàng mà thành.

- Do việc tưởng nhớ thờ cúng các Vua Lý mà thành.- Thời điểm ra đời cách đây khoảng 12 đời, nhiều khả năng là thời Lý,

thế kỷ VI.1/Trước hết thông điệp đầu tiên là điều ít cần bàn cãi. Thể loại dân ca

gắn bó máu thịt với hồn cốt thiên nhiên và con người Kinh Bắc như quan họ chắc chắn phải do cư dân lâu đời của xứ Kinh Bắc sáng tạo nên. Tuy vậy đây là một thông điệp mở: cư dân ấy có thể là một người từ xứ khác đến (như con của Hùng Vương. Long Vương) nhưng dứt khoát phải là người đã định cư lâu dài tại đây, đã coi đây là quê hương xứ sở, có nhiều công lao với nhân dân nơi đây. Điểm này của thông điệp cho thấy người Kinh Bắc rất công minh, cởi mở, không hề “bản vị”, “địa phương chủ nghĩa” trong hành trình đi tìm nguồn cội của một giá trị văn hoá đặc sắc của quê hương mình. Họ sẵn sàng tôn vinh đóng góp của những người ngụ cư từ tứ xứ. Nhiều nhà nghiên cứu quan họ đã nêu rõ dân ca quan họ không những được nuôi dưõng bằng nguồn sữa những tinh hoa nghệ thuật bản địa Kinh Bắc như hát ví, trống quân, đúm, xẩm, chèo, tuồng...mà còn thu hút vào mình nhiều tinh hoa của nghệ thuật xứ khác như xứ Đoài, xứ Đông, xứ Nam, các dân tộc thiểu số trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung và cả Nam Bộ. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã từng nhắc đến đóng góp của các nghệ nhân Chiêm Thành trong việc tạo nên nhưng đặc sắc kiến trúc và âm nhạc Việt thời Lý, trong đó có việc đưa thêm nhiều nét nhạc mới, “hơi” nhạc mới vào dân ca quan họ. Nhạc sĩ Văn Cao cũng từng nhận xét rằng dân ca quan họ đã tạo ra được “Một nét nhạc mà cả ba miền đều yêu thích. Quan họ biết dùng nét nhạc đó làm thành nghệ thuật độc đáo của mình”. Chắc chắn không thể ngẫu nhiên mà quan họ có được nét nhạc tiêu biểu đó.

Tất nhiên, việc tiếp thu tinh hoa tứ xứ để làm nên tinh hoa của mình có thể từ những người Kinh Bắc từng đi “khắp bốn phương trời” trở về nhưng chắc chắn nhiều hơn là do những người tứ xứ đem đến. Lịch sử cư dân kinh Bắc cho thấy đây là một vùng hỗn cư và có một hỗn dung văn hoá từ lâu đời. Có thể điều này góp phần lý giải nguyên nhân sinh thành “nét nhạc mà cả ba miền đều yêu thích” nhu nhạc sĩ Văn Cao đã nêu.

211

Một điều thú vị nữa có thể nhận thấy từ thông điệp đầu tiên là thành phần xuất thân của những con người được coi là đã sáng tạo nên quan họ. Các truyền thuyết đã nêu ra hai thành phần rõ rệt:

- Những người lao động bình thường, thậm chí có thân phận hèn kém nhưng có tài năng nghệ thuật đặc biệt như cô gái hái củi trên núi Cảm, cô gái đi gặt trên đồng Thổ Lỗi, chàng Trương Chi xấu số bên dòng Tiêu Tương, cô con gái đen đủi của ông bà Tồ Cô - Lộc Cộc hay đôi bạn học Tuấn Khanh - Tài Chung...

- Những người thuộc tầng lớp trên, thuộc hàng quyền quý, “danh gia vọng tộc” như Vua Lý, các quan viên triều Lý, con gái Hùng Vương, con gái Long Vương, Hiếu Trung Hầu làng Lim... Đáng chú ý là những người này, đều có xuất thân từ thành phần lao động bình dân hoặc ít nhất là có sự gắn bó mật thiết với người bình dân

Cho đến bây giờ và có lẽ mãi mãi về sau có lẽ sẽ chẳng thể nào xác định thật chính xác ai là người sáng tạo ra những khúc ca quan họ đầu tiên, những người bình dân hay các quan viên, vua chúa. Cũng khó thể có căn cứ cụ thể để khẳng định rằng quan họ đã sinh thành từ các cung cấm thời Lý rồi trở về với các luỹ tre làng hay đã từ các luỹ tre làng nhập cung rồi quay lại cuộc sống dân giã như những giả thuyết của một số nhà nghiên cứu. Nhưng với những gì được biết từ sinh hoạt quan họ, từ nhạc ngữ quan họ, chúng ta có thể nhận định cả hai thành phần mà các truyền thuyết về nguồn gốc quan họ nêu ra đều đã tham gia sáng tạo phát triển quan họ. Quan họ là thế giới của sự bình đẳng, dân chủ, nơi không có bất cứ sự phân biệt nào về thành phần xuất thân, đẳng cấp, địa vị xã hội, sự sang hèn, người chính cư, kẻ ngụ cư. Có lẽ khả năng hội tụ kỳ diệu này là điểm khá mấu chốt để quan họ làm nên gia tài đồ sộ, phong phú mà ít dân ca nào có được.

Mộc mạc, chất phát, nôm na như “Trúc xinh trúc mọc bờ ao/chị Hai xinh chị Hai đứng nơi nào chả xinh” thì đúng là lời lẽ của người bình dân rồi. Nhưng:

“Ngồi tựa mạn thuyền/Giăng in mặt nước, càng nhìn non nước càng xinh/Sơn thuỷ hữu tình/Thơ ngâm ngoài lái, rượu bình giải trí trong khoang...”, đài các, sang trọng, ung dung khoan thai thế, rõ ràng phải là cách thưởng ngoạn cuộc sống của các tầng lớp trên.

Quan họ mặc nhiên được coi là một dân ca, là một lối diễn xướng, một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian của những người bình dân. Nhưng có lẽ, những ai đi sâu vào nghiên cứu dân ca quan họ đều có thể thấy trong nhiều trường hợp, quan họ là một ngoại lệ đối với khái niệm dân ca như ta đã biết. Nếu một đặc thù lớn của dân ca là quá trình sáng tác đồng thời với quá trình diễn xướng thì một số nhà nghiên cứu đã xác định trong quan họ có một hệ thống sáng tác chắc chắn phải ở ngoài quá trình diễn xướng. Nếu một thể loại dân ca khác, cả ở trong nước và thế giới, thường chỉ có một hoặc một vài điệu hát có âm điệu gắn chặt với vần điệu ca từ, khúc thức đơn giản, thì dân ca quan họ có cả một kho tàng đồ sộ hơn 200 làn điệu, âm nhạc

212

có một đời sống riêng, cấu tạo phong phú, biến hoá, hoàn thiện. Hơn nữa, dân ca quan họ lại có hẳn một hệ thống kỹ thuật thanh thạc riêng biệt, phức tạp, hoàn mỹ, điều hiếm thấy ở một dân ca. Xét ở góc độ nghệ thuật âm nhạc cũng như lề lối phong cách diễn xướng, quan họ ở một trình độ khác, một cấp độ khác so với mọi dân ca, có đẳng cấp ngang hàng với với các thể loại âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền đồng thời như tuồng, chèo, ca trù...Nếu chỉ đơn thuần là sinh hoạt văn hoá của những người bình dân, thì quan họ khó lòng đạt tới những cấp độ cao đó. Dấu ấn của những người học rộng, tài cao, tâm trong, trí sáng để lại rất đậm nét trong sinh hoạt văn hoá quan họ.

Ta có nhiều căn cứ có thể khẳng định, dù là một dân ca, quan họ không hoàn toàn là của tầng lớp lao động bình dân. Các tầng lớp trên, những người có học, có địa vị xã hội, nhất là tầng lớp trung lưu, không loại trừ các bậc quan lại, quý tộc, vua chúa, có tinh thần nhân dân, ý thức dân chủ, ham chuộng văn nghệ đã tham gia chơi quan họ và sáng tạo quan họ. Dù bắt đầu từ đâu, trong tiến trình lịch sử, cộng đồng sáng tạo quan họ là một cộng đồng đa thành phần. Đó là một thông điệp quan trọng ta nhận được từ các truyền thuyết về nguồn gốc quan họ.

2/Các truyền thuyết cho rằng quan họ sinh ra từ tục kết chạ giữa các làng cùng thờ chung thành hoàng như Diềm - Bịu, Tam Sơn – Lũng Giang cũng có nhiều cơ sở thực tế. Kết chạ, kết nghĩa, kết ước giữa các làng thờ chung thành hoàng hoặc có những quan hệ tinh thần mật thiết khác để tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong làm ăn sinh sống, chống thiên tai địch hoạ, giao lưu tình cảm, là một phong tục có từ lâu đời và có vai trò quan trọng trong đời sồng người Việt ở Bắc bộ, Trung bộ và cả ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc nước ta. Khi đã kết chạ với nhau thì hai làng coi nhau như anh em một nhà, tôn trọng, quý mến nhau, giúp đỡ nhau lúc đói cũng như khi no đủ. cùng nhau một hướng đình chùa, bảo nhau sự còn mất.. Trong các hoạt động kết chạ, bao giờ cũng có sự góp mặt của hoạt động hát đối đáp giao duyên giữa thanh niên nam nữ hai làng. Các hình thức dân ca như xoan ghẹo (Phú Thọ), si lượn (Lạng Sơn), ví, trống quân (đồng bằng bắc Bộ)...là các hình thức dân ca của các cuộc đối đáp giao duyên này.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xứ Bắc, nhất là vùng Quan họ, có mật độ các làng kết chạ đậm đặc vào bậc nhất của vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong vùng quan họ, có ít nhất 18 cặp kết chạ giữa các làng quan họ với nhau. Có thể thấy các làng được coi là làng quan họ gốc trong 49 làng quan họ như Diềm, Bịu, Tam Sơn, Lũng Giang, Y Na, Đống Cao, Hồi Quan, Thổ Lỗi, Nội Duệ, Bò Sơn, Khúc Toại, Hữu Chắp... hầu hết là các làng có truyền thống kết chạ, kết nghĩa, kết ước từ rất lâu đời. Tục kết chạ và tình bạn son sắt, thuỷ chung truyền đời giữa các làng chắc chắn là nền tảng và động lực trực tiếp phát sinh tục kết bạn và tình bạn keo sơn bền chặt truyền kiếp, một trong những phong tục giàu tính nhân văn nhất của sinh hoạt văn hoá quan họ và cũng là một trong những nội dung cao đẹp nhất của dân ca quan họ.

213

3/Trong các truyền thuyết về nguồn gốc quan họ, có 5 truyền thuyết liên quan đến thời Lý. Có truyền thuyết nói rằng quan họ ra đời cách đây 12 đời, từ khoảng đời Lý. Có truyền thuyết nói rằng bài hát quan họ đầu tiên được Vua Lý đặt ra cho dân chúng hát trong dịp mừng đám cưới. Có truyền thuyết nói rằng những bài hát quan họ là của nguyên phi Ỷ Lan đã ca hát từ khi còn là cô thôn nữ trên đồng Thổ Lỗi. Có truyền thuyết nói rằng những bài hát kết bạn của hai làng Tam Sơn – Lũng Giang đã được các quan viên triều Lý đem vào cung để hát mừng vua và trở thành quan họ. Có truyền thuyết nói rằng sự phát triển điệu hát đúm để thờ cúng vua Lý đã tạo nên quan họ.

Các truyền thuyết trên cho ta một thông điệp: triều Lý và điệu hát đúm có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành quan họ.

Đất Kinh Bắc là quê hương của nhà Lý, triều đại mở ra một thời kỳ độc lập, thái bình, thịnh trị kéo dài nhiều thế kỷ của đất nước, tạo nên một nền văn minh rực rỡ trong lịch sử dân tộc. Dưới triều Lý, mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội đều phát triển đến những đỉnh cao. Kinh Bắc được xem là vùng phát triển bậc nhất của đất nước thời kỳ này. Đặc biệt, thời Lý là thời đại đánh dấu một bước ngoặc quan trọng của văn chương và nghệ thuật Việt Nam, cả bình dân lẫn bác học. Riêng về âm nhạc, nhiều tài liệu cho biết các Vua Lý rất quan tâm đến âm nhạc, có chức quản giáp ca hát, có đội ngũ ca công khá đông đảo trong cung, nhiều âm điệu của các xứ khác như “Chiêm thành điệu” đã xuất hiện tại đây. Rõ ràng triều Lý, một triều đại có ý thức lớn về nền tự chủ, rất chú trọng mở mang văn hoá và phát triển nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, đã góp phần quan trọng phát triển vốn âm nhạc đặc sắc của chính quê hương mình. Bởi vậy, các truyền thuyết cho rằng triều Lý là thời kỳ đánh dấu điệu hát đúm trở thành quan họ là có cơ sở nhất định.

Tóm lại, tuy chưa có những căn cứ thật chân xác, nhưng dựa vào các bối cảnh lịch sử, xã hội, các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn sinh hoạt quan họ hiện có cũng như các truyền thuyết của vùng quan họ, ý kiến của nhà văn hóa Vũ Ngọc Phan và nhiều nhà nghiên cứu khác xem thời Lý, khoảng thế kỷ X-XI, là cái mốc đánh dấu sự ra đời của quan họ có lẽ là giả thuyết gần sự thật hơn cả hơn cả.

Có thể hình dung thế này chăng: Dưới triều Lý, các vua Lý đã đưa ví, đúm, những dân ca tiêu biểu của quê hương mình vào cung để “hoá’ thành ca hát quan họ với những luật tục nghiêm ngặt chuẩn mực và khi triều Lý diệt vong, quan họ đã từ các cung đình Lý lại trở về trú ngụ tại quê hương Kinh Bắc và trải qua gần 10 thế kỷ, qua các triều Trần, Lê, Trịnh, Nguyễn, qua nhiều thế hệ, được nhiều thành phần mến mộ, yêu thích, gìn giữ, học tập, lưu truyền, sáng tạo, đã trở thành một kho tàng dân ca kỳ diệu như ta biết hôm nay?

214

Một số tục lệ tiêu biểu trong sinh hoạt văn hoá Quan họ

Người ta nói rằng nếu chỉ biết hát quan họ mà chưa biết những tục lệ sinh hoạt quan họ thì chưa hiểu được trọn vẹn cái hay cái đẹp của quan họ.

1 - Tục kết bạnTục kết bạn là một nét nổi bật của sinh hoạt văn hoá quan họ. Từ gốc là

các yếu tố của tục kết chạ giữa các làng, tục kết bạn đã trở thành tục lệ quan trọng hàng đầu đối với tất cả các liền anh, liền chị, tất cả các bọn Quan họ.

Theo truyền thống của nhiều làng quan họ, muốn hát quan họ, trước hết phải thực hiện việc kết bạn. GS Lê Văn Hảo cho biết: ‘Việc trai gái quan họ kết bạn với nhau bề ngoài giống như chuyện cưới xin, chỉ có khác là không lấy nhau thôi. Tục đẹp đẽ về kết bạn đó cử hành như sau: một bọn trai giá làng nào muốn kết bạn với bọn trai gái làng khác phải tập hợp một số anh em biết hát và tìm một người lớn tuổi, hát hay, cầm đầu, cứ mỗi bọn chừng 10 người, nhân ngày hội ở làng bọn kia mang trầu cau và đồ lễ đến đình lễ thần và ra mắt quan viên trong làng, xin kết bạn quan họ với anh chị em bên đó, nam kết với nữ, nữ kết với nam. buổi lễ thần đó đốt pháo ăn khao như ngày cưới, như thế là cha anh làng đó công nhận cho con em của mình kết bạn với bọn kia... Sau đó, lại đến lượt bọn quan họ gái tria làng kia đến yết thần làng bạn của mình, cũng lại đốt pháo chè chén trước khi vào hát”.

Sau khi kết bạn, hai bọn quan họ đã coi nhau như người một gia đình. Một hình thức gia đình độc đáo, “gia đình quan họ” đã hình thành qua những cuộc kết bạn quan họ.

Trong lối chơi quan họ có câu: “Trai đi tìm, gái hát trước” tức là bọn nam phải chủ động đi tìm bọn nữ để kết bạn, còn trong cuộc hát thì bao giờ bọn nữ cũng hát trước. Một nét rất được chú ý trong tục kết bạn quan họ là phần lớn những liền anh, liền chị khi đã kết bạn thì sẽ là bạn của nhau suốt đời, không bao giờ chuyển tình bạn thành tình yêu để tiến tới hôn nhân. Tục

215

này có liên quan tới một truyền thuyết: truyền thuyết về đền Vua Bà ở làng Diềm (tức Viêm Xá, xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh): Đền Vua Bà được xây từ lâu, không rõ niên đại, trùng tu vào năm 1924, thờ một vị nữ thần là thuỷ tổ quan họ. Trong truyền thuyết có nói đến việc bà dựng vợ gả chồng cho 49 người đi theo, từ đó hát quan họ dược lưu truyền ở 49 làng quan họ như bây giờ, và cũng vì vậy, mới có tục quan họ không lấy nhau, vì tất cả mọi người chơi quan họ đều là con cháu của bà. Trong truyền thống kết chạ của các làng quê Bắc bộ, nam nữ các làng kết chạ cũng không được lấy nhau vì được coi là cùng chung huyết thống.

Tục kết bạn trong quan họ đã tạo ra tình bạn quan họ, một tình bạn đặc biệt, nếu chưa nói là độc nhất vô nhị trong tình bạn. Tình bạn này tồn tại trong sinh hoạt văn hoá quan họ như một đặc điểm nổi bật, phổ biến của lề lối sinh hoạt quan họ và đó là tình bạn của những tri âm, tri kỷ trong hoạt động nghệ thuật, tất cả người đi hát quan họ đều có bạn cùng giới trong bọn quan họ của mình, bạn hát đôi trong bọn, bạn khác giới của các bọn quan họ kết nghĩa.

Tình bạn quan họ vừa là sự thể hiện trong hiện thực ước mơ tha thiết của người quan họ về cuộc sống chan chứa nghĩa tình, vừa là một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo của sự sáng tạo trong quan họ lại vừa là biểu tượng tập trung nhất về mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể trong sáng tạo nghệ thuật quan họ. Tình bạn này là môi trường không thể thiếu cho hệ nuôi dưỡng, sản sinh, phát triển mọi tài năng và sự sáng tạo nghệ thuật. Thiếu môi trường tình nghĩa sâu đậm ấy thì quan họ bị héo cạn ngay từ nguồn cảm hứng ban đầu của sự sáng tạo. Tình bạn quan họ cũng đã trở thành một nội dung lớn của ca hát quan họ.

Tục kết bạn trong Quan họ có những chi tiết khác nhau giữa các làng, nhưng cũng có những nét chung của cả vùng quan họ. Có nơi như Thị Cầu, Làng Yên, Ngang Nội, trong cùng một thời gian, nhóm Quan họ này kết bạn 2,3 nhóm Quan họ khác và sự kết bạn ấy có khi chỉ kéo dài vài, ba năm rồi lại kết với nhóm khác.

Có nơi như Bồ Sơn - Y Na , hai nhóm nam nữ Quan họ đã kết bạn với nhau rồi thì không kết bạn với nhóm thứ ba và có tục lệ không bao giờ lấy nhau, giữ đường đi lối lại trọn đời.

Có nơi như Diềm và Bịu, hai nhóm đã kết bạn thì không kết bạn với nhóm thứ ba. Không những thế, cả bên nam, bên nữ, mỗi bên còn gây dựng một nhóm bé Quan họ để dẫn dắt họ lại kết bạn với nhau, cứ thế, hết thế hệ này đến thế hệ khác, hàng trăm năm, tạo nên một tình bạn truyền đời. Những nhóm Quan họ này thường có tục không lấy nhau thành vợ thành chồng.

Có nơi như Thị Cầu, Ngang Nội, Sen Hồ...chỉ có Quan họ nam, nên chỉ mời và kết bạn với Quan họ nữ ở nơi khác.

Có nơi có cả Quan họ nam và Quan họ nữ, khi đi tìm bạn để kết bạn ở làng khác, thường rủ nhau một nhóm nam và một nhóm nữ làng này đến kết

216

bạn với một nhóm nữ và một nhóm nam làng kia, tạo nên tình bạn tay tư hoặc còn gọi là bộ bốn.

Tuy có những điểm khác nhau trong tục kết bạn nhưng nhìn chung có những điểm giống nhau:

- Ðã là Quan họ kết bạn thì phải khác giới, khác làng, đều là anh, là chị, là em của nhau, như trong một gia đình. Rất ít khi Quan họ đã kết bạn lấy nhau thành vợ thành chồng. Dù giữ tình bạn trong một số năm, hoặc trọn đời, hoặc truyền đời thì các Quan họ vẫn cư xử thân thiết, quý trọng, giữ đường đi lối lại thăm hỏi khi vui buồn đến trọn đời.

- Khi đi hội hè hoặc đi ca hát ở đâu, các Quan họ kết bạn thường hẹn rủ nhau cùng đi. Mỗi khi làng có hội lệ, hoặc những việc vui mừng Quan họ kết bạn cũng thường mời nhau đến nhà ca hát.

- Cũng có sự đùm bọc lẫn nhau về vật chất những khi một ai đó trong nhóm Quan họ kết bạn gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Trong giao tiếp thường giữ gìn phong độ lịch sự từ ngôn ngữ, cử chỉ, khi đứng, khi ngồi; từ chén nước, miếng trầu, mâm cơm thết bạn...đều biểu lộ sự tôn trọng, quý mến lẫn nhau. Không có sự suồng sã, thô lỗ, trong giao tiếp Quan họ.

2. Những lệ đẹp trong giao tiếp Quan họ Nề nếp Quan họ đòi hỏi mọi người khi đã đến với quan họ đều phải

lịch sự, trang nhã từ trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ, khi ăn, nói, lúc đứng ngồi... cho đến miếng trầu, chén nước.

Giao tiếp trong sinh hoạt quan họ là một mảng giá trị đẹp trong văn hoá lối sống, văn hoá giao tiếp của một thời.

- Mời và tiếp khách Quan họ Một nhóm Quan họ này muốn mời một nhóm Quan họ đến nhà mình

ca hát một canh thì cũng phải biết mời theo lề lối. Sau khi đã hẹn trước ngày sẽ sang mời, nhóm đi mời thường đi ít nhất

là hai người mang theo một cơi trầu đến làng Quan họ của bạn. Khi đến nơi, bên chủ thường đã tụ họp đủ cả nhóm Quan họ ở nhà hẹn nào đấy để đón. Trước nhóm Quan họ và có cả thày, mẹ của anh Hai, hoặc chị Ba (căn nhà đã hẹn), những người mời phải đặt cơi trầu lên bàn rồi trang trọng nói: ... "Năm, năm mới, tháng, tháng xuân, trước là thăm thày, thăm mẹ, chúc thày, chúc mẹ sống lâu, giàu bền, sau là thăm anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, đương (đông). Quan họ liền anh, chúc đương Quan họ liền anh năm mới thêm tài, thêm lộc, sau nữa là ngỏ lời xin phép thày mẹ, mời anh Hai, anh Ba, anh Tư.... đương Quan họ liền anh, đến ngày...tháng..., đến vui hội cùng làng em, cùng chúng em ca vui một canh cho vui dân, vui hội, cho chị em chúng em học đòi đối lối, đôi câu...". Thường là Quan họ bạn nhận lời, làm cơm thết bạn và thế nào tối hốm đó cũng "ca dăm câu" để mừng cuộc hội ngộ, sau đó, bên được mời ân cần tiễn đưa bên đi mời một đoạn đường dài khỏi làng mình mới trở lại.

217

Sau khi biết bạn nhận lời, bên đi mời về tấp nập sửa soạn: Luyện tập ca hát, lo xếp đặt, trang hoàng căn nhà sẽ là nơi gặp gỡ ca hát, lo đóng góp tiền nong mua sắm thức ăn, thức uống, lo người nấu nướng khéo léo v.v...

Ðúng hẹn khách đến, bên chủ phải ra tận đầu làng đón khách. Với nét mặt hồ hởi, hân hoan thái độ ân cần niềm nở, chủ lấy thau, khăn mặt, mời khách đi rửa mặt, chân tay rồi đón khách vào nhà. Trong nhà đã kê, xếp bàn, ghế, giường phản sạch sẽ, gọn gàng với đông đảo các bậc cha mẹ, bạn bè cùng mừng vui đón khách. Mời khách uống nước, xơi trầu, chuyện trò thăm hỏi thân tình thắm thiết.

Nước uống mời Quan họ, nhiều nơi pha trà ướp hương sen, hoặc hương sói, hương ngâu, hương nhài, hương bưởi.

Trầu cau dùng trong giao tiếp quan họ cũng là cả một nghệ thuật. Cau được bổ miếng, lạng miếng vỏ sao cho mịn đường dao. Cau chọn loại vừa đến hạt - Lá trầu tìm cho được là trầu ngon vừa cay vừa thơm. Vỏ ngon nhất vẫn là loại vỏ sen, mềm, mịn, dày cùi, vị chát ngọt. Nếu trời lạnh, trong miếng trầu têm cánh phượng có cài thêm chút quế hoạch chút hồi cho thêm thơm, thêm nồng, thêm đượm. Có nơi nhuộm vôi trắng thành vôi hồng.

- Tiệc đêm Quan HọSau khi mời trầu, nước, Quan họ bắt đầu vào canh hát. Ðến chừng nửa đêm, Quan họ chủ thường mời Quan họ khách ăn tiệc

mặn, hoặc tiệc ngọt hoặc cả hai. Nhìn chung, cỗ mời Quan họ ăn thường là cỗ to, bày ba dàn trên mâm khi mới bưng lên. Những món ăn thường là những món trong cỗ ngày hội, ngày khao: các loại giò (giò nạc, giò mỡ, giò thủ, giò hoa...), măng, miến, mọc, bóng... cỗ to nhưng quan trọng nhất vẫn là Lời chào cao hơn mâm cỗ. Các Quan họ chủ chia nhau ân cần mời mọc Quan họ khách: "Năm, năm mới, tháng, tháng xuân, mỗi năm có một lần vui hội...Thôi thì, bây giờ canh đã quá khuya, anh em chúng em xin mời chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm... Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bàu, vui bạn... rồi sau đây lại ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm ngày ... đấy ạ".

Những làng có tục mời Quan họ rượu thì thường mỗi người bưng một chén rượu nhỏ mời từng người, vừa mời, vừa hát:

“Ðôi tay nâng chén rượu đào/Ðổ đi thì tiếc, uống vào thì say”. Nhưng có nơi không mời Quan họ uống rượu thì dù bữa ăn có sửa

soạn to đến đâu, Quan họ cũng gọi là cơm Quan họ mà không gọi là Cỗ Quan họ. Xưa, tục không mời uống rượu khi mời quan họ ăn khi hát được các Quan họ ở Diềm và Bịu giữ thành lệ.

Tiệc ngọt Quan họ bao gồm các món bánh ngọt và chè thường làm vào các ngày hội của làng. Có khi có cả cam, bưởi, mía.

Tuỳ theo từng nơi có các loại bánh: Bánh chưng, bánh giò, bánh gai, bánh mật, bánh xu xê, bánh chè lam ngũ vị, bánh bỏng v.v...

Như vậy, phong cách giao tiếp quan họ là những lựa chọn văn hoá tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao: Trầu cau quan họ phải đẹp (bổ miếng cau,

218

lạng miếng vỏ sao cho mịn đường dao). Chén nước quan họ cũng phải thoang thoảng hoa sói hoa ngâu, hoa nhài. Lời nói quan họ không những phải là lời nói hữu tình mà còn là nhời ân, nhời nghĩa, giọng thanh lời lịch. Cử chỉ quan họ, phong độ quan họ cũng phải mang cốt cách của "anh hai như trúc mai ngoài trời/Chị hai như tấm vóc nhuộm hồng ". Quần áo của quan họ còn nâu sồng thì cũng phải đạt đến cái đẹp của sự nền nã thung dung, phóng khoáng "Khăn sòng anh ba đội phất phơ trên đầu/cái áo xếp nếp nguyên/Cái nón thao tua dịu dàng". Không phải chỉ được thể hiện trong dịp hội hè, thi thố mà trở thành phong tục giao tiếp đặc trưng trong tất cả các sinh hoạt văn hoá quan họ.

Những tục lệ đẹp trong sinh hoạt quan họ cho thấy quan họ không đơn thuần là nghệ thuật ca hát, diễn xướng dân gian mà còn là biểu hiện của một cách sống có văn hoá, văn minh, có tính cộng đồng cao của con người xứ quan họ.

Phong tục, lề lối trong sinh hoạt văn hoá Quan họ là một hệ thống qui ước bất thành văn, không do một ai ban bố, nhưng, từ đời này qua đời khác, những quy ước ấy lần lượt ra đời và được mọi người tuân thủ, tuy có những chi tiết khác nhau nhưng mang tính thống nhất cao trong toàn vùng Quan họ.

Hệ thống qui ước ấy được hình thành do những yêu cầu tồn tại, duy trì, phát triển hoạt động ca hát Quan họ, nhưng cũng chịu sự chi phối trực tiếp của toàn bộ phong tục tập quán của cộng đồng dân cư vùng Quan họ, trở nên một bộ phận gắn bó khăng khít với toàn bộ phong tục tập quán của vùng văn hiến Kinh Bắc.

219

Tài tử quan họ

Trong công trình biên khảo “Vài nét về sinh hoạt hát quan họ trong truyền thống văn hoá dân gian” in trên tạp chí Đại học của Viện Đại học Huế năm 1963, Lê Văn Hảo là người đầu tiên nói đến người “tài tử quan họ” và rất chú ý phân tích “thái độ của các tài tử quan họ đối với lệ hát này”.

Theo Lê Văn Hảo, hát quan họ là loại hát không dinh dáng gì đến lao động, chỉ dùng trong các dịp lễ lạt, trai gái quan họ không phải sống bằng nghề hát, tức là không hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp nhưng đây là một hoạt động ca hát không phải bất cứ ai cũng có thể hát được. Hát quan họ đòi hỏi ở các “tài tử quan họ” nhiều điều kiện, phải có giọng tốt, lại phải kiên trì học tập, khổ luyện, lại phải thông minh, có tài đối đáp, trong đối ca phải biết đối cả giọng lẫn lời, một yêu cầu khó khăn độc nhất vô nhị trong dân ca Việt Nam. Có nghĩa là trong công trình của mình, Lê Văn Hảo đã nhận thấy tuy là hoạt động văn nghệ dân gian, nhưng quan họ đòi hỏi một khả năng, một trình độ chuyên nghiệp rất cao.

Tiếp đó, Lê Văn Hảo, đã quan tâm phân tích thái độ nghề nghiệp của các “tài tử quan họ” . Theo ông, các tài tử quan họ dù không mưu sinh bằng nghề ca quan họ nhưng việc ca quan họ rất là hệ trọng trong đời sống của họ, không có không được. Ông cho rằng lòng yêu nghề, ý thức hy sinh cho nghề nghiệp, nghị lực vượt khó để làm quan họ là đặc điểm nổi bật trong thái độ nghề nghiệp của các “tài tử quan họ”.

Trong thập kỷ 1970-1980, một số nhà nghiên cứu cũng đã lưu tâm đến việc nghiên cứu nhân thân, các phẩm chất và đặc điểm sáng tạo của người nghệ sĩ quan họ với tư cách là chủ thể sáng tạo, diễn xướng, quảng bá, lưu truyền, phát triển của nghệ thuật ca hát quan họ. Hai nhà nghiên cứu gắn bó lâu năm với mảnh đất và con người quan họ, Hồng Thao, Trần Linh Quý, đã

220

có những phát hiện đáng quý trong đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, Trần Linh Quý với phần “Người nghệ sĩ quan họ” trong cuốn sách in chung cùng Đặng Văn Lung, Hồng Thao. “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển”, đã cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu sống động về môi trường sáng tạo, lý tưởng sáng tạo, tài năng sáng tạo và nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ quan họ, “một trong nhưng hình mẫu về người nghệ sĩ Việt Nam chân chính trong một thời kỳ lịch sử dài”. Đọc công trình nghiên cứu công phu, sáng tạo trên của Trần Linh Quý, chúng ta hoàn toàn đồng tình với đánh giá sau của ông “Những sáng tạo và cống hiên quý báu của người nghệ sĩ quan họ là toàn bộ những giá trị văn hoá, nghệ thuật quan họ. Những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc và đạt tới đỉnh cao của văn hoá nghệ thuật ấy đã khẳng định tầm vóc của người nghệ sĩ quan họ trong lịch sử nghệ thuật đất nước”.

Gần đây, trong hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp quan họ Băc Ninh ở Việt Nam)” do Bộ Văn hoá thông tin tổ chức năm 2006 tại Hà Nội, trong tham luận “Tản mạn chuyện cấm luyến ái giữa các bọn quan họ kết nghĩa”1, từ việc lý giải nhiều khía cạnh nhân văn và văn hoá của cái tục bất thành văn nghiệt ngã cấm lấy nhau mà hầu hết các bạn hát quan họ đều tự nguyện tuân theo, nhà nghiên cứu trẻ Bùi Trọng Hiền đã nêu ra một nét đẹp mà anh cho là “độc đáo kỳ vĩ” của văn hoá quan họ. Đó là mối quan hệ nồng thắm, bền chặt, trong sáng, thánh thiện chứa đầy sự hy sinh cao cả vì nghệ thuật giữa các nghệ sĩ quan họ.

Qua những tài liêu nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với những gì trực tiếp chứng kiến và cảm nhận về người nghệ sĩ quan họ, chúng tôi xin nêu ba nét mà chúng tôi cho là đặc sắc nổi bật nhất của người nghệ sĩ quan họ:

- Có thể nói, yêu nghề, sẵn sàng chịu đựng, vượt qua những hy sinh thiệt thòi, toàn tâm toàn ý, hiến dâng trọn đời cho nghề nghiệp là phẩm chất nổi bật nhất của người nghệ sĩ quan họ. Về mặt xã hội, trong suốt lịch sử nhiểu thế kỷ, quan họ chưa bao giờ là một nghề kiếm sống của bất kỳ ai. Không phải nghề kiếm sống nhưng quan họ đích thực là một nghề, lại là nghề được người dân Kinh Bắc hết sức tự hào, tôn vinh, nghề chơi quan họ.

Trong quan họ, một trong những bài hát thường được hát nhất có tên là “Dưới giời mấy kẻ biết ra”:

Dưới giời mấy kẻ biết raBiết ra chỉ có vùng nhà này thôiTrong sáu tỉnh nghe đà chưa tỏ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh Yêu nhau nghĩ lại xuân tình Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường...

1 Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh -Viện VHTT 2006221

Như lời bài hát, người quan họ coi quan họ chỉ là một nghề chơi, một tục chơi văn hoá truyền đời, bất vụ lợi, nhưng là một nghề hết sức công phu, lại đòi hỏi sự tinh thông nghề nghiệp cao mới có thể tham dự.

Theo nhà nghiên cứu cổ nhạc Bùi Trọng Hiền, để có một nghệ sĩ quan họ hát đôi, hát đối trong diễn xướng quan họ với yêu cầu có khả năng hát ứng đối nhuần nhuyễn, nhịp nhàng cùng bạn hát hàng trăm bài quan họ đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật vang, rền, nền, nẩy thì một người có năng khiếu âm nhạc phải mất ít nhất mười năm khổ luyện. Do đó, cũng như các nghệ sĩ các thể loại cổ nhạc chuyên nghiệp, nghệ sĩ quan họ thường dành cả đời cho nghiệp ca hát mới có thể thành công.

Đòi hỏi về nghề nghiệp cao như thế, nhưng người nghệ sĩ quan họ chỉ có thể học tập rèn luyện trong những lúc nhàn rỗi, những đêm “ngủ bọn” sau phần lớn thời gian đầu tắt mặt tối tất bật mưu sinh. Đã thế, để được hát quan họ, trình diễn quan họ tại hội làng, tại các canh hát cùng bạn kết nghĩa, lại phải bao tốn kém, nhiêu khê. Dù nghèo khó đến mấy cũng phải chuẩn bị quần áo, giày nón cho thật đẹp, thật tươm tất, rồi còn gom góp để làm lễ trình làng, làm cơm tiếp bạn hát. Bởi vậy, nếu nghệ sĩ các ngành nghệ thuật như tuồng, chèo càng biểu diễn nhiều thì càng có cơ hội khá lên về kinh tế, thì ngược lại, với người nghệ sĩ quan họ, tần suất các canh hát luôn tỷ lệ nghịch với túi tiền của bản thân và gia đình. Nhà nghiên cứu Trần Linh Quý cho biết đã có không ít nghệ sĩ quan họ trở nên khánh kiệt vì quá đam mê quan họ. Học đã khó, đi hát càng khó, nhưng khó nhất có lẽ là chuyện khi đã nhập bọn quan họ là phải chịu bao nhiêu ràng buột nghiêm khắt của luật tục, trong đó nghiệt ngã nhất, khó vượt qua nhất, đau đớn nhất có lẽ là chuyện “quan họ” đã kết nghĩa, đã đi hát với nhau thì không lấy nhau. Với các bạn hát này, có thể tiếp đón nhau, săn sóc nhau, trao gửi nhau những câu hát tình tứ, thiết tha, say đắm, mặn nồng đến mấy cũng được, thậm chí cũng có thể tương tư thưong nhớ nhau nhưng chỉ nén trong lòng, chỉ “khóc thầm” để “ướt đầm đôi bên vạt áo” và bày tỏ với nhau trong câu hát, tuyệt đối không thể tiến tới một cuộc hôn nhân. Điều cấm đoán này có vẻ trái với tự nhiên, với lẽ đời nhưng được người nghệ sĩ quan họ tự nguyện chấp nhận để gìn giữ sự thanh cao của nghề chơi quan họ. Họ có thể hy sinh một mối tình đầy hứa hẹn trong đời cho trọn vẹn một tình yêu quan họ. Nói theo cách của Stanilapski thì người nghệ sĩ quan họ đã thực sự coi nghề chơi của họ là một “Thánh đường”, nơi mọi mưu toan danh lợi, tiền tài, dục vọng phải bị gạt bỏ, nơi tuyệt đối vô tư, trong sáng, thánh thiện. Trong một số khía cạnh, có thể nói, người nghệ sĩ quan họ là một mẫu hình nghệ sĩ “nghệ thuật vị nghệ thuật” hồn nhiên trong trẻo nhất, mẫu hình một con chiên sẵn sàng tử vì đạo. Có điều cái “đạo” của họ, “đạo quan họ”, là cái đạo của một thứ “cây đời mãi mãi xanh tươi” nơi làng quê Kinh Bắc.

- Nghệ sĩ quan họ là mẫu hình của người nghệ sĩ ba trong một: nghệ sĩ sáng tác - nghệ sĩ biểu diển - người thưởng thức. Đó là nét đặc sắc được tạo nên từ nghề chơi quan họ. Cũng là nét chung của người nghệ sĩ diễn xướng

222

dân gian. Nhưng ở người nghệ sĩ quan họ sự kết hợp ba trong một ấy đã được nâng lên một trình độ cao, một đẳng cấp đặc biệt so với người nghệ sĩ các dân ca khác.

Trước hết nghệ sĩ quan họ phải là một ca sĩ, một nghệ sĩ biểu diễn thanh nhạc theo quan niệm ngày nay. Nhưng khác với nghệ sĩ các dân ca khác hay ca sĩ hát mới ngày nay, chỉ cần hát đúng, hát hay một số làn điệu hay một hệ thống nhiều nhất là vài chục bài “tủ”, yêu cầu đối đáp đòi hỏi người nghệ sĩ quan họ thông thường phải tích luỹ được số vốn hàng trăm bài hát quan họ để thích ứng với các tình huống trăm màu ngàn vẻ của các buổi hát hội, hát canh và hát được các bài hát ấy vừa đạt chuẩn vang rền nền nẩy của thanh nhạc quan họ vừa tạo được phong cách riêng, dấu ấn riêng của giọng hát mình, đôi hát mình, bọn quan họ làng mình.

Yêu cầu đối câu, đối giọng và có bài mới, bài độc để chiến thắng trong diễn xướng đối đáp của ca hát quan họ cũng đã buột người nghệ sĩ quan họ phải biết “đặt câu, bẻ giọng”, có nghĩa phải đồng thời là một tác giả ứng tác, sáng tác, đơn giản là khả năng đặt lời mới cho các bài hát đã có và phức tạp hơn là sáng tác được một bài hát mới. Gia tài đồ sộ phong phú của dân ca quan họ như ta biết hôm nay, có sự tham gia sáng tác của một số đối tượng khác nhưng chủ yếu do các nghệ sĩ quan họ các thế hệ không ngừng đặt câu bẻ giọng mà thành. Theo thống kế của nhà nghiên cứu Trần Linh Quý2, chỉ riêng nghệ sĩ hai nghệ sĩ Tư La và Nguyễn Đức Sôi, trong những năm giữa thế kỷ 20 đã đóng góp đến vài chục bài hát cho vốn dân ca quan họ truyền thống .

Cũng như trong các hình thức diễn xướng dân gian khác, người nghệ sĩ quan họ đồng thời là người thưởng thức, là khán thính giả của chính mình và các bạn hát. Điều khác biệt là nếu các nghệ sĩ ở các dân ca khác ca hát chủ yếu là để phục vụ sinh hoạt cộng đồng thì dường như người nghệ sĩ quan họ ca hát chủ yếu là vì niềm đam mê của chính mình, vì các tri âm tri kỷ là các bạn hát quan họ. Như đã nói ở trên, trong ca hát quan họ, có các hình thức hát hội, hát lễ, hát mừng, hát khao, hát hiếu...những hình thức ca hát trong sinh hoạt cộng đồng. Nhưng dường như hát canh tại các gia đình quan họ, hình thức hát giao lưu giữa các bọn hát kết bạn, tức là giữa các tri âm tri kỷ, mới là trung tâm chú ý của các nghệ sĩ quan họ. Đó là cuộc hát gần như không có khán giả, nếu có người kéo tới xem cũng chỉ là xem không chính thức, xem “trộm” từ xa. Trong các cuộc hát canh, người diễn xướng và người thưởng thức chỉ tuyệt đối là những nghệ sĩ quan họ. Ở hát canh, khi người nghệ sĩ quan họ hát cho chính mình, cho bạn hát của mình, là khi họ bộc lộ ở mức cao nhất tinh lực, cảm xúc, tài năng nghệ thuật. Người ta nói dân ca quan họ là hình thức ca hát của tình bạn nghệ thuật, của các tri âm, tri kỷ nghệ thuật là vì vậy.

Tất nhiên, không phải bất cứ người nghệ sĩ quan họ nào cũng là sự kết hợp trọn vẹn, ở trình độ cao của phẩm chất ba trong một trên. Theo nhà 2 Người nghệ sĩ quan họ - sách đã dẫn

223

nghiên cứu Trần Linh Quý3, trong quá trình hoạt động diễn xướng quan họ, đội ngũ này hình thành 3 thang bậc khác nhau về trình độ và đẳng cấp nghệ thuật:

a/ Tuyệt đại bộ phận dừng lại ở mức độ đủ câu, đủ giọng, đủ lối, có khả năng tham gia hát đối đáp không thua một lối, không kém một câu với bạn hát.

b/ Một số đạt đến mức có khả năng đặt câu bẻ giọng nhuần nhuyễn hoặc có giọng hát vang rền nền ngọt, có phong cách riêng, trở thành người dẫn đầu của một làng, hoặc một cụm làng trong sinh hoạt quan họ.

c/ Một số rất ít, có những cống hiến xuất sắc, được toàn vùng suy tôn, bởi có công sức làm giầu làm đẹp cho hệ thống bài ca, làm phong phú thêm phương pháp thanh nhạc quan họ và tạo nên những chuyển biến về chất đối với nghệ thuật quan họ.

Trong phẩm chất ba trong một ấy của người nghệ sĩ quan họ, có người nổi tiếng về giọng thổ đồng đầy ma lực, cứ ngọt êm, nền nã, xoắn xuýt bên tai người nghe, có người được truyền tụng là có tài ứng đối đặc biệt, có người xuất sắc về đặt câu, bẻ giọng, có người có tài thuộc nhiều bài, hát suốt 3 ngày 3 đêm không thua một lối. Nhưng mỗi thế hệ đều xuất hiện những nghệ sĩ toàn năng tiêu biểu ở đẳng cấp cao, đẹp người, đẹp nết, ca rất hay, đặt câu rất giỏi mà bẻ giọng cũng rất tài, hội tụ được những tinh hoa quan họ một thời.

- Người nghệ sĩ quan họ là người thấm nhuần nguyên tắc: mọi sáng tạo, đổi mới đều phải bắt đầu từ cội nguồn, từ truyền thống. Đó là phát hiện đáng quý của hai nhà nghiên cứu Hồng Thao và Trần Linh Quý khi nghiên cứu những đặc điểm sáng tạo của người nghệ sĩ quan họ.

Trong công trình “Người nghệ sĩ quan họ”, nhà nghiên cứu Trrần Linh viết: “Gắn mình với sinh hoạt quan họ, người nghệ sĩ quan họ được rèn luyện một nguyên tắc của sự sáng tạo: bắt đầu từ cội nguồn, từ cội nguồn mà đi lên, lấy cội nguồn làm chủ cho mọi tiếp thu sáng tạo”. Cùng quan điểm với Trần Linh Quý, trong nhiều công trình nghiên cứu âm nhạc quan họ của mình, nhạc sĩ Hồng Thao4 cũng khẳng định các liền anh, liền chị luôn, đổi mới sáng tạo, làm phong phú kho tàng quan họ trong sự chi phối toàn diện của truyền thống từ hình tượng nội dung đến các thủ pháp nghệ thuật. Truyền thống luôn là điểm tựa, là thước đo của mọi sự đổi mới sáng tạo của người nghệ sĩ quan họ.

Thực tiễn sinh hoạt văn hoá quan họ cũng như quá trình phát triển của nó đã chứng minh cơ sơ khoa học của phát hiện đáng quý ấy của hai chuyên gia hàng đầu về quan họ.

Trình tự bắt buột là phải bắt đầu từ ít nhất là 5 bài thuộc giọng Lề lối rồi sau đó mới được chuyển sang các loại giọng Vặt và kết thúc bằng giọng giọng Giã bạn của một canh hát quan họ là một biểu hiện cụ thể sinh động

3 Người nghệ sĩ quan họ - sách đã dẫn 4 Dân ca quan họ -NXB Âm nh ạc 1997

224

của nguyên tắc bắt đầu từ cội nguồn và mối quan hệ giữa truyền thống và sáng tạo của sinh hoạt văn hoá quan họ.

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định giọng Lề lối là giọng cổ, từ xa xưa truyền lại, thường rất rề rà, chậm chạp về tiết tấu, không thật phong phú về tiến hành giai điệu, người không thạo hiểu về quan họ rất khó nghe, thậm chí không nghe hết nổi một bài. Nhưng đối với các nghệ sĩ quan họ, đây là những nền tảng cơ bản về âm nhạc, những chuẩn mực cao đẹp về ca hát, ai không chịu khó học hỏi, rèn luyện nhuần nhuyễn các giọng Lề Lối thì không được tham gia vào nghề chơi quan họ. Yêu cầu của việc hát 5 giọng Lề lối là phải tuyệt đối đúng, đủ, không một chút thêm bớt.

Sau 5 giọng Lề lối, chuyển sang các loại giọng Vặt và giọng Giã bạn, giai đoạn được phép phô diễn mọi sự sáng tạo, đổi mới, tất cả trở nên tự do thoải mái hơn nhiều. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc trong tiểu luận “Các giọng quan họ” (in trên báo Văn Nghệ số 114, năm 1956) đã thống kê được 36 loại giọng khác nhau trong hệ thống giọng Vặt và giọng Giã bạn. Trong đó đáng chú ý là hệ thống giọng pha trộn hơi nhạc của các loại dân ca và nhạc cổ truyền như giọng tuồng, giọng chèo, giọng nhả tơ, giọng chầu văn, giọng Huế, giọng lý, giọng ru, giọng đò đưa, giọng lượn...Theo nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, đặc điểm của các loại giọng này là dù có nguồn gốc từ các thể loại âm nhạc khác như tên gọi vẫn đậm một hơi nhạc đặc biệt của quan họ, không trộn lẫn vào đâu được.

Như vậy, dân ca quan họ luôn mở rộng vòng tay để đón nhận tất cả các nguồn nhạc khác vào với mình để làm giàu có, phong phú thêm gia tài của mình, nhưng tất cả phải được quan họ hoá, không chấp nhận những sự vay mượn sống sượng, gượng ép.

Được đào luyện trong môi trường sinh hoạt văn hoá quan họ, người nghệ sĩ quan họ đã tự nhiên tích luỹ không chỉ trong ý thức mà còn sâu thẳm trong tiềm thức, trong trực giác của mình khả năng nhận biết tinh tường thế nào là quan họ thế nào là không cả về nội dung câu hát, bài hát, về hình thức âm nhạc, về mỗi luyến láy trong cách hát. Đây là một cơ sở quan trọng, có tính chất quyết định cho sự sáng tạo, phát triển, đối mới quan họ mà vẫn giữ được nguồn cội, giữ được sự độc đáo vốn có, không lai căng mất gốc.

Có lẽ vì thế mà ta hiểu được vì sao các nghệ sĩ quan họ truyền thống của các làng quan họ rất dễ dàng chấp nhận hàng loạt sáng tác mới của các cụ Tư La, Nguyễn Đức Sôi nhưng lại rất dị ứng, phản đối quyết liệt và không công nhận các loại quan họ cải biên theo những nguyên tắc của tân nhạc, các loại quan họ “đài”, quan họ “đoàn” mà họ cho không phải là quan họ. Ở phần sau cùng của công trình, chúng tôi sẽ thử dừng lại phân tích nguyên nhân nhiều mặt của các thái độ này và xem các thái độ ấy có quá cực đoan bảo thủ như có người nghĩ không.

Nhưng có thể khẳng định ngay ở đây rằng nguyên tắc: sáng tạo không ngừng, biến đổi không ngừng, phát triển không ngừng, giàu có

225

không ngừng để phù hợp với thời đại nhưng trên cơ sở nguòn cội để vẫn giữ vững nguồn cội, vẫn không đánh mất mình là nguyên tắc đúng trong mọi trường hợp của người nghệ sĩ quan họ.

Ứng tác và sáng tác trong diễn xướng quan họ

Trong sinh hoạt văn hoá dân gian, nhất là sinh hoạt ca hát, thì ứng tác là phương thức đặc trưng. Có thể nói hầu hết các tác phẩm dân ca được lưu truyền tới nay đểu là sản phẩm của sự ứng tác (sáng tác tại chỗ, trong quá trình diễn xướng) trong các cuộc sinh hoạt văn hoá hoặc trong quá trình lao động. Nhưng như đã nói ở phần trước, các tác phẩm dân ca quan họ được hình thành, lưu truyền theo cả hai phương thức là ứng tác và sáng tác. Loại tác phẩm được sáng tạo tại chỗ, ngay trong khi diễn xướng là tác phẩm ứng tác. Còn loại tác phẩm được sáng tạo ngoài diễn xướng, là các tác phẩm sáng tác. Điểu đặc biệt khiến cho ca hát quan họ được coi là đỉnh cao của ca hát dân gian là ở chỗ các tác phẩm này có kết cấu hoàn chỉnh, có sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa hình tượng âm nhạc và hình tượng thơ (lời ca), có khi đạt tới độ mẫu mực, và mỗi âm điệu luôn luôn tồn tại tương đối độc lập giữa hàng trăm ca khúc khác nhau. Sự tiến triển vượt bậc trong nghệ thuật âm nhạc quan họ biểu hiện ở chỗ đã chuyển từ những làn điệu cấu tạo âm nhạc đơn giàn sang những khúc thức khá đa dạng, hoàn chỉnh. Lề lối đổi giọng trong quan họ không còn ở giai đoạn làn điệu này đối với làn điệu kia mà là âm điệu này đối với âm điệu kia; cứ thế hàng trăm cặp bài ca đối nhau và mang những âm điệu, âm nhạc khác nhau được diễn xướng suốt canh hát. Điều này khu biệt với nhiều loại hát dân ca khác như trống quân, hát ví ở chỗ các loại ca hát này thường chỉ có một làn điệu chung, đơn giản cho tất cả các nội dung tình cảm (yêu, thương, giận, hờn, nhớ nhung, trách móc), âm nhạc chỉ là yếu tổ làm nền cho ca từ, để chuyên chở ca từ, dựa trên vần điệu của ca từ, không có tính độc lập như một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh.

Trong quá trình tiến tới sự hoàn chỉnh nói trên, phương thức ứng tác không còn đáp ứng được nhu cầu sáng tạo quan họ nữa, bởi vì phương thức này nói chung chỉ tạo ra những tác phẩm đơn giản hoặc chỉ là cách thức đặt lời ca cho những giai điệu có sẵn. Một yêu cầu mới được đặt ra đối với nghệ

226

sĩ quan họ là không thể chỉ ứng tác, mà phải sáng tác. Nói cách khác, hoạt động sáng tác được nảy sinh trong quá trình sinh hoạt văn hoá quan họ mà nghệ thuật được nâng cao hơn, đòi hỏi có phương thức hoạt động mới phù hợp, tiến hành song song với phương thức cũ. Như thế là, trong sinh hoạt văn hoá quan họ, hai phương thức ứng tác trong diễn xướng và sáng tác ngoài diễn xướng song song tồn tại và phát triển, mỗi phương thức có vai trò quan trọng của mình, hỗ trợ cho nhau cùng thúc đẩy nghệ thuật quan họ phát triển. Phương pháp sáng tác ngoài diễn xướng đóng vai trò chủ đạo trong sự sáng tác những làn điệu, ca từ quan họ mới; phương thức ứng tác đóng vai trò chủ đạo trong sự tạo nên những lời ca mới trên nền giai điệu đã có của quá trình đối đáp quan họ.

Cứ đến mùa lễ hội, cũng là mùa thi ca hát quan họ, những bài ca quan họ mới được sáng tác lại được các nghệ sĩ quan họ đem ra vận dụng vào các cuộc thi tài. Theo quy luật đào thải và lựa chọn của nghệ thuật, trong quá trình lịch sử, những bài ca kém giá trị hoặc không phù hợp sẽ bị thải loại, lãng quên, còn những bài ca có chất lượng cao, phù hợp với cuộc sống, sẽ được lưu giữ, truyền bá. Gia tài đồ sộ của âm nhạc quan họ cùng được tạo nên bằng cả hai phương thức đó trong một tiến trình lịch sử lâu dài.

Quan họ đòi hỏi những lề thói nghiêm ngặt, trong đó có những quy định về hát đối, đối giữa hai bên nam - nữ thông qua đối giọng, đối ý. Đối giọng trong quan họ có nghĩa là trong canh hát, nếu bên hát trước đã hát bài ca có âm điệu A và lời ca B thì bên hát sau phải hát một bài ca cũng có âm điệu là A nhưng lời ca là B'. Đúng lúc phải đối đáp như vậy chính là lúc phương thức ứng tác được vận dụng triệt để ở trình độ cao. Theo nhà nghiên cứu Trần Linh Quý5, người nghệ sĩ chỉ có thể ứng tác khi đạt 3 yêu cầu là: thuộc và ca được toàn bộ các bài ca đang được lưu hành trong vùng, có khả năng thực hành âm nhạc cao, soạn được lời ca mới tại chỗ. Cụ thể như sau:

1. Nếu âm điệu A và lời ca B của bài ca đã trở thành vốn chung phổ biến của hệ thống các bài ca quan họ, đã lưu hành những thời gian trước đó trong sinh hoạt văn hoá quan họ thì yêu cầu trình độ của người nghệ sĩ lúc này là thuộc và ca được toàn bộ các bài ca đang lưu hành trong vùng (dưới dạng từng cặp bài ca đối đáp) để khi hát đủ khả năng đáp lại bất kỳ bài nào do bên kia hát lên trước. Bài đáp này cũng là bài đã thuộc sẵn và đấy là thành tựu của những nghệ sĩ ứng tác trước đây đã sáng tạo.

2. Nếu bài ca quan họ ấy là bài của bên bạn mới sáng tác, được tung ra công khai lần đầu tiên thì để có thể hát đáp được, người nghệ sĩ quan họ phải: a. Có khả năng thực hành âm nhạc cao đến mức chỉ cần mấy phút là nắm bắt được âm điệu của bài ca mới kia một cách chính xác. b.Chọn lọc được đoạn thơ, ý thơ nào đó trong vốn thơ ca dân gian có ý tình gần gũi với ý tình trong lời ca do bên kia hát để làm lời ca cho bài ca đáp lại, tức là làm công việc soạn lời ca cho một âm điệu mới. c. Ca ngay được bài ca đáp lại đúng âm điệu với lời ca mới ngay sau khi bên kia dứt lời. Tóm lại, trong một 5 Người nghệ sĩ quan họ - Vùng văn hóa quan họ - Viện VHTT 2006

227

thời gian 3 - 4 phút muốn đáp lại một bài ca theo đúng lề lối đối giọng của quan họ, người quan họ phải đồng thời thực hiện cả 3 yêu cầu trên ngay trong quá trình diễn xướng liên tục, nếu không sẽ thua.

Trong khi thực hiện 3 yêu cầu trên, để đạt kết quả có một bài đáp ứng đúng lề lối, tính chất ứng tác của những hoạt động ấy thể hiện:

a. Vận dụng một xúc cảm tương ứng, đồng điệu để cảm thụ, chiếm lĩnh âm điệu của bài ca. Dù âm điệu ấy hoàn toàn mới, được ca lần đầu. trong phạm vi này, tương tự như hát ví, trống quân, ở chỗ kết quả là đối giọng.

Nhưng có sự khác nhau rất lớn về chất lượng và trình độ âm nhạc của người nghệ sĩ quan họ với người hát ví, trống quân - người nghệ sĩ quan họ luôn đứng trước những âm điệu hoàn toàn mới sáng tác và phải chiếm lĩnh tái tạo âm điệu ấy ngay tại cuộc thi.

b. Vận dụng những trình thức văn học để ứng tác những lời ca cho bài ca đáp lại. Cũng khác với trống quân, ví : ứng tác trong lời ca quan họ không dừng lại ở trình độ sáng tác văn học thuần tuý mà phải đạt tới trình độ sáng tác lời ca cho âm điệu, âm nhạc của một ca khúc theo một nguyên tắc. Hình tượng văn học của lời ca phải thống nhất với hình tượng âm nhạc của một ca khúc.

c. Sự ứng tác còn được vận dụng trong kỹ năng, kỹ xảo ca hát. Ca đúng và hay một bài ca nghe thấy lần đầu tiên và mới chỉ nghe một lần thì đúng là một bước tiến trong trình độ nghệ thuật ca hát của người nghệ sĩ.

Yêu cầu của lối hát quan họ là phải đủ lối, đủ câu, đủ vẻ. Đủ vẻ tức là biết bắt hơi, nhả hơi, nẩy tiếng sao cho hơi lúc nào cũng dư, tiếng lúc nào cũng đày đặn, tròn chặn, vừa nẩy vừa vang. Biết dẫn biết luồn sao cho khi hát đôi biết đỡ hơi, đắp hơi cho khéo, cho khớp thì mới hát khoẻ, hát rền. Phải biết nhả hơi, nhả tiếng, nẩy chữ.

Với những yêu cầu cao như trên, ca hát quan họ là một sinh hoạt văn hoá dân gian luôn hướng tới chất lượng nghệ thuật cao, đòi hỏi người tham gia phải có tài năng và phải rèn luyện thường xuyên mới đáp ứng được. Quá trình sinh hoạt văn hoá quan họ tạo nên một môi trường nghề nghiệp đặc biệt, vừa mang tính chuyên nghiệp cao, vừa mang tính truyền nghề dân gian.

228

Lúng liếng ơi, lóng lánh ơi!

Nghệ thuật dân ca quan họ là nghệ thuật diễn xướng dân gian, ca hát dân gian với phương thức sáng tạo chủ yếu là ứng tác, ứng diễn.

Để tham gia một sinh hoạt ca hát quan họ, các đôi quan họ bao giờ cũng phải công phu chuẩn bị cho mình một lưng vốn đầy đặn về văn học, âm nhạc trước hết là để thi thố tài năng biểu diễn. Nhưng quan họ không chỉ là một hoạt động biểu diễn đơn thuần nhất là trong quan họ hát hội, hát canh với trung tâm là sự phô diễn các lối chơi đối đáp xướng hoạ bằng ca hát.

Một canh quan họ sẽ được coi là nghèo nàn, nhạt nhẽo, không thành công khi các liền anh liền chị chỉ trình diễn được những gì đã có, đã quen thuộc, dù lưng vốn có nhiều đến mấy, hát hay đến mấy, nhuần nhuỵ đến mấy. Một trong những chờ đợi lớn của những người tham gia diễn xướng quan họ là được nghe những câu ca mới, bài bản mới. Canh quan họ chỉ thành công trọn vẹn khi có những câu mới, giọng mới được phô diễn.

Việc sáng tác bài ca mới, theo ngôn ngữ quan họ là “đặt câu bẻ giọng”, không chỉ diễn ra trong những đêm tập hợp luyện tập chuẩn bị cho ngày hội quan họ, khi các quan họ công phu chuẩn bị các phương án mới cho việc đối đáp, xướng hoạ sắp tới, mà nhiều khi diễn ra ngay tại một canh quan họ, chủ yếu là ở chặng giữa, chặng hát đối đáp giữa các liền anh, liền chị. Trong hát đối đáp giao duyên, quan họ luôn có bài ra và bài đối, xướng và hoạ. Các ứng tác, đôi khi có ở các bài ra nhưng thường là ở các bài đối, đôi khi có cả lời cả nhạc những chủ yếu là phần lời ca. Khả năng ứng tác là khả năng được đặc biệt coi trọng trong sinh hoạt dân ca quan họ. Các ứng tác, theo ngôn ngữ ngày nay là các sáng tác kịp thời, tức thời, thường là để ứng phó tức khắc với hoàn cảnh và tình cảm đêm quan họ hay để đáp lại những câu hỏi nghệ thuật hóc hiểm của bạn quan họ, phù hợp với không gian và thời gian diễn xướng cụ thể và cái hay, cái tài của nó chỉ được cảm nhận hết trong không gian, thời gian và hoàn cảnh đó. Tuy vậy, không ít bài quan họ ứng tác, nhất là phần lời ca, đã vượt khỏi giới hạn không gian và thời gian cụ thể đã sinh ra nó, gia nhập vào kho tàng tinh hoa của dân ca quan họ.

229

“Lóng lánh”, “Lúng liếng” là cặp bài ứng tác đối đáp quan họ được coi là tài hoa tuyệt vời của các liền anh, liền chị.

Dưới đây là cặp đối của bài quan họ đó:Bài ra: Lóng lánh là lóng lánh ơi! Mắt người lóng lánh như sao trên trời Tôi nhớ người lắm lắm người ơi!...Bài đối: Lúng liếng là lúng liếng ơi! Miệng người lúng liếng có đôi đồng tiền Tôi với người muốn kết nhân duyên!...Tương truyền, bài ra là của các liền chị. Bài đối là của các liền anh. "Lóng lánh là lóng lánh ơi!..." dường như là một ấn tượng và ấn

tượng ấy chợt bật ra thành tiếng gọi khi giao lưu đầy tình nghĩa bằng tiếng hát với bạn quan họ. Ta bỗng nhớ câu ca dao “Gặp anh như gặp mặt trời/Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”. Thật thông minh và tài năng khi không gọi các anh bằng khái niệm mặt trời, to tát quá, chói chang quá. Các anh cũng sáng lắm, cũng cao sang lắm, nhưng là cái sáng cái cao sang của những ngôi sao trong đêm, dịu dàng, tươi mát, gần gũi và thân yêu hơn nhiều. Điều thầm nhắn trong lời hát ấy có lẽ là: các anh không chỉ là những ngôi sao trên trời mà còn là những ngôi sao trong lòng chúng em đấy. Thế là chỉ một từ "lóng lánh" tinh tế, tài tình, được lặp lại nhiều lần trong câu hát, các chị vừa ca ngợi được vẻ đẹp của bạn hát vừa trao gửi được ấn tượng, tình cảm đằm thắm, thiết tha của lòng mình hướng về bạn.

Bài ra hết sức bất ngờ, tài hoa, duyên dáng, tình tứ, thanh nhã. Rõ ràng, tìm ra bài đối được nó là một yêu cầu cực kỳ khó khăn, hóc hiểm. Một thách thức tưởng không thể vượt qua dành cho các “Lóng lánh”.

Tuy vậy, các “Lóng lánh” đã chứng tỏ cho bạn hát đối diện thấy rằng các bạn đã đánh giá không sai về mình, họ đã “lóng lánh” được ngay bằng một bài đối xứng đáng, nghiêm, chỉnh và cũng hay đến từng câu, từng chữ như bài ra của các liền chị.

Từ “Lóng lánh” đã được đối lại bằng “lúng liếng” và cũng được lập lại đúng bốn lần trong một câu thơ lục bát. Từ “mắt” được đối lại bằng từ “miệng”, “sao trên trời” đối lại bằng “đôi đồng tiền”. Vâng, chúng tôi “lóng lánh” thì các bạn rất “lúng liếng”, mắt chúng tôi sáng thì miệng các bạn cũng duyên làm sao, chúng tôi sẵn sàng đổi “sao trên trời” lấy lúm“đôi đồng tiền” của các bạn đấy. Các bạn mới chỉ nhớ chúng tôi thôi còn chúng tôi thì đã muốn kết thành đôi thành lứa với các bạn rồi.

Bài ra bất ngờ bao nhiêu thì bài đối cũng đáng kinh ngạc bao nhiêu. Cặp đôi “Lóng lánh” - “Lúng liếng” là một cặp đôi tuyệt tác. Trong một khoảng khắc bừng sáng, một tuyệt tác đã ra đời và kéo theo một tuyệt tác.

Trong dân ca quan họ không ít những cặp đôi ứng tác tài hoa tuyệt vời như vậy.

230

Acapella quan họ

Cùng với hát đôi cùng giới, hát đối khác giới, hát không nhạc đệm là một trong những đặc điểm nổi bật của hát dân ca quan họ. Đây là một đặc điểm dễ thấy, tưởng chừng không có gì đặc biệt, bởi các dân ca Việt Nam nói chung, nhất là dân ca đối đáp giao duyên, đều không có nhạc đệm. Có lẽ vì thế rất ít nhà nghiên cứu chú ý nghiên cứu sâu đặc điểm này. Cho đến nay, mới chỉ có ba nhà nghiên cứu dừng lại giải thích ít nhiều về lý do quan họ hát không có nhạc đệm. Đó là nhạc sĩ Hữu Thu cách đây hơn 35 năm với tiểu luận “Thử đi tìm những cây đàn trong quan họ”6 và gần đây là nhạc sĩ Đôn Truyền với tiểu luận “Yếu tố nhạc đàn trong dân ca quan họ”7 và nhạc sĩ Nguyễn Trọng Ánh với tiểu luận “Vể việc sử dụng nhạc cụ đệm cho hát quan họ”8.

Lý giải về lý do vắng bóng những cây đàn trong sân chơi quan họ, nhạc sĩ Hữu Thu đã viết:

“Trước hết cây đàn vắng bóng trong sân quan họ là vì: hình thức sinh hoạt âm nhạc ở đây không có tinh biểu diễn rộng rãi trước công chúng mà là một hình thức kết bạn giao lưu. Với hình thức của lối chơi này thì trong quá trình hát đối đáp với nhau, đồng thời là quá trình theo dõi, thưởng thức không những về giọng hát, lời thơ mà cả vẻ đẹp và tình cảm giữa người hát với nhau và thậm chí họ phải vận dụng cả tài năng trí tuệ để ứng tác lời ca ngay tại canh hát...”.

Nhạc sĩ Hữu Thu nhấn mạnh rằng các nghệ sĩ quan họ không đưa đàn vào quan họ không phải vì họ không biết chơi đàn hay không đủ khả năng sắm đàn và “cây đàn vắng bóng nhưng tiếng đàn vẫn ngân nga trong sân quan họ”. Tiếng đàn ấy, chính là “tiếng đàn hiện lên bằng phương pháp nhạc cụ thanh nhạc” trong “hàng loạt bài từ giọng lề lối đến giọng vặt,

6 Mấy vấn đề dân ca quan họ- Ty VHTT Hà Bắc – 1972.7 Tạp chí Văn Hiến Việt Nam số 11/2006.8 Không gian văn hoá quan họ Bắc Ninh - Viện VHTT 2006.

231

giọng giã bạn”. Theo ông, hệ thống tiếng đệm lót của những bài ca quan họ mang tính chất nhạc cụ thanh nhạc có 3 kiểu:

- Những tiếng tang, tình, tính, tính, tang xen thêm những tiếng đệm khác như phú lý tình, ô tình, bớ song tính tình...(Tỷ lệ 70%)

- Bằng những tiếng của ký hiệu âm nhạc cổ: ú, xang, phàn, xế, liu, cống, có cao độ và tiết tấu tương đương bài hát. (Tỷ lệ 27%).

- Bằng âm thanh tiết tấu như trong lời ca các bài như Trống cơm, Trống rồng. (Tỷ lệ 3%).

34 năm sau, khi nhắc lại khi nhắc lại những ý kiến của nhạc sĩ Hữu Thu, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Ánh đã nhấn mạnh thêm:

“Lối hát theo từng cặp đôi (đôi nam hát với đôi nữ) không có nhạc đệm là một lối hát được các bậc tiền nhân lựa chọn bởi nó hoàn toàn phù hợp với tính thực hành xã hội cũng như bản chất của giai điệu quan họ. có thể coi đó như là một thứ nguyên chất thuần khiết của quan họ mà ngày nay chúng ta còn đang được thừa hưởng”.(Tài liệu đã dẫn).

Trên Tạp chí Văn Hiến Việt Nam số 11/2006, nhạc sĩ Đôn Truyền cho rằng trong lĩnh vực nhạc hát (thanh nhạc) Việt Nam, bên cạnh hai hình thức không dùng đàn đệm và có dùng đàn đệm, còn có một hình thức thứ ba: hình thức nhạc hát tự đệm.

Hình thức không đàn đệm như hát ví, hát đúm, hò, vỉa (Kinh), sli, lượn (Tày)....thường mang tiết tấu tự do, mượn âm điệu, tiết điệu của thơ để thể hiện tình cảm, cấu trúc thường lỏng lẻo như một dạng “tiền ca khúc”,

Hình thức có đàn đệm thường gắn liền với một cây đàn tạo nên vẻ đẹp đặc trưng rất riêng và ấn tượng. Đó là hát ca trù với đàn đáy, chầu văn với đàn nguyệt, hát then với đàn tính, hát xẩm với đàn nhị, trống bản...Nhạc đàn ở đây thể hiện vai trò đưa đẩy, tòng theo lời hát, nối kết các câu hát bằng nhưng nét nhạc ngắn gian tấu, xuyên tâm, hoặc những câu nhạc lưu không để kết đoạn, kết trổ.

Hình thức thứ ba, hình thức vừa hát vừa tự đệm, không phải bằng nhạc cụ mà bằng những hư từ mô phỏng tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng nhị ngay trong lời từ giai điệu. Nói một cách khác đây là loại nhạc hát mà ngay trong cấu trúc làn hát đã có yếu tố nhạc đàn, tồn tại với chức năng phụ trợ, đệm theo. Dân ca quan họ là biểu hiện rõ rệt nhất của hình thức nhạc hát tự đệm này.

Nhạc sĩ Đôn Truyền còn nêu rõ: Đặc biệt trong ca hát quan họ, yếu tố nhạc đàn rất được chú trọng, xuất hiên rõ nét và biến hoá phong phú, trở thành một phương thức tiến hành giai điệu.

Phần nhạc đàn đã được thanh nhạc hoá bởi những cụm hư từ do người hát thể hiện. Các hư từ có lúc làm chức năng nhạc gian tấu, xuyên tâm, nối kết các câu của bài hát như một sự đối đáp hô ứng giữa hát và đàn, có lúc lại ở sau câu kết của lời hát, làm chức năng nhạc lưu không, láy đuôi.

Đi sâu hơn, những tổ hợp từ làm chức năng nhạc đàn quan họ còn biểu hiện sắc thái rất tinh tế. Những ý nhạc vui vốn dĩ thường được đệm theo bằng đàn gẩy (nguyệt, tam tứ) được mô tả bằng những hư từ lính tính tình

232

tang. Còn những ý nhạc biểu hiện sự thiết tha thương nhớ thì dùng những hư từ hí hi ối hi mô phỏng tiếng nhị, tiếng sáo, hoặc hư hồi hư, xừ xang hò xê cống líu ú xáng mô phỏng tiếng hồ, tiếng tiêu gợi cảm, thâm trầm.

Từ những phân tích và các thí dụ khá thuyết phục chọn trong ca hát quan họ, nhạc sĩ Đôn Truyền có kết luận rất đáng chú ý:

“Việc sử dụng yếu tố nhạc đàn trong cấu trúc làn điệu quan họ là một thi pháp nghệ thuật đặc sắc và độc đáo. Tự thân hình thức đó đã là một chỉnh thể...Trải qua quá trình luôn luôn giao lưu, tiếp biến với nhiều sắc thái âm nhạc đặc sắc khác, lối hát quan họ tự đệm vẫn lừng lững tồn tại riêng biệt tự tin với nét đẹp độc đáo của mình”.

Theo chúng tôi, những phát hiện, phân tích của các nhạc sĩ Hữu Thu, Nguyễn Trọng Ánh, Đôn Truyền về hiện tượng không nhạc đệm của thanh nhạc quan họ rất có ý nghĩa để góp phần xác định đặc trưng thể loại ca hát quan họ, vấn đề cực kỳ quan trọng giúp bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân ca quan họ đúng hướng, vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa được chú ý đúng mức.

Trước hết chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Ánh khi anh cho rằng hiện tượng không nhạc đệm của ca hát quan họ là một lựa chọn của tiền nhân.

Đúng vậy! Các dân ca đối đáp không nhạc đệm khác đều thuộc dạng nguyên sơ, nhạc âm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vần điệu của lời thơ, kết cấu âm nhạc lỏng lẻo, ở dạng “tiền ca khúc”. Trong những trường hợp này, việc không nhạc đệm được coi là đương nhiên.

Cũng là một dân ca hát đối, nhưng quan họ không ở dạng thức trên, mà đã phát triển rất xa, tới dạng thức một ca khúc hoàn chỉnh, lại được coi là một trong những đỉnh cao của cổ nhạc Việt Nam. Một loại nhạc hát ở đẳng cấp này thường phải có nhạc đệm nên việc quan họ không có nhạc đệm không còn là sự đương nhiên mà phải coi như một sự lạ. Sự lạ ấy chắc chắn là một lựa chọn có ý thức, đầy ý thức.

Có thể còn nhiều lý do cho sự lựa chọn này mà chúng ta chưa hiểu hết. Nhưng có thể thấy với một lối hát đối đáp kết bạn mà sự lịch lãm, thanh cao được đặt lên hàng đầu, không khí biểu diễn phải nhường chỗ cho không khí tâm tình, giọng hát và tài năng đối giọng, đối lời của các bạn hát là trung tâm chú ý, thì không có cách hát nào thích hợp hơn cách hát không nhạc đệm.

Vậy đây là một lựa chọn thật tinh tế, thật sáng suốt..Sự lựa chọn rất có ý thức này còn được thể hiện ở việc tìm mọi phương

pháp tăng cường hiệu quả nghệ thuật, sự hấp dẫn của cách hát đã lựa chọn bằng cách đưa yếu tố nhạc đàn vào lời ca như một thi pháp độc đáo và hấp dẫn mà nhạc sĩ Đôn Truyền đã phân tích và còn là việc tích cực xây dựng một hệ thống kỹ thuật thanh nhạc phục vụ đắc lực cho cách hát không nhạc đệm.

Theo chúng tôi, việc quan họ luôn luôn hát đôi, về mặt nghệ thuật thanh nhạc, là hệ quả trực tiếp của cách hát không nhạc đệm của quan họ. Nhìn

233

sang thể loại acapella (thanh nhạc không nhạc đệm) thế giới, ta thấy không bao giờ có hát đơn, chỉ có tốp ca hoặc hợp xướng. Quan họ thực hiện acapella của mình bằng duy nhất một cách hát đôi, chọn những người có chất giọng phù hợp với nhau, người dẫn (chính), có người luồng (phụ), làm sao phải thực sự hoà quyện vào nhau, hai mà phải như một. Người dẫn giọng phải thuộc nhuần nhuyễn nhiều bài, có khả năng đối đáp sành sỏi. Người luồn giọng luôn đỡ hơi kịp thời cho người dẫn giọng, nên cũng phải giỏi như người dẫn giọng.

Bỏ qua yếu tố nhạc đệm tức là đã rất tự tin bỏ qua một bệ đỡ quan trọng cho giọng hát, cũng là gạt bỏ một thứ trang sức, một cành nguỵ trang có thể che bớt những yếu kém, nhược điểm của giọng hát khi cần thiết, quan họ không nhạc đệm đã tập trung hết tinh lực để tạo nên sự hoàn thiện và sức chinh phục mạnh mẽ cho các giọng hát của nghệ sĩ của mình.

Hệ thống kỹ thuật thanh nhạc quan họ mà người ta thường nói nhiều đến những đặc sắc như lối ngân “nảy hạt” cùng các yêu cầu vang, rền, nền, nẩy là công cụ quan trọng để thực hiện trách nhiệm không dễ dàng này.

Quan họ không nhạc đệm là một động lực lớn thúc đẩy hệ thống thanh nhạc quan họ nhanh chóng phát triển, hoàn thiện.

Theo giải thích của nữ nghệ sĩ Thanh Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá quan họ thì vang là yêu cầu về cường độ âm vang xa. Nền là rõ âm, rõ sắc, khi ca hát phải được thoát hơi ngân qua khẩu hình để tròn vành rõ chữ, đúng tầm cữ giọng. Nẩy là do từ ngữ đơn âm lại đa thanh của chúng ta đã tạo ra mọi rung, luyến, ngân nẩy hạt còn gọi là ngân hột vì cấu tạo của từ ngữ có rất nhiều từ mà cuối từ là phụ âm cho nên không thuận lợi cho việc thoát hơi ngân qua khẩu hình. Do vậy, khi hát những từ ấy phải ngân ở cổ họng và đẩy hơi ngân từ cổ họng lên mũi thành các âm ngân nẩy hạt. Đó là sự sáng tạo để hình thành phương pháp ngân nẩy hạt. Đặc biệt hơn cả là kỹ thuật Rền. Rền là luyến láy từng chữ, từng tiếng một, luyến láy từng âm sắc hoa mỹ. Ta hình dung mỗi tiếng luyến theo như một vòng tròn dây thép mà cả câu là một cuộn dây thép đang tở dần ra, nghe như các tiếng cuộn vào nhau liên tục ít khi ngừng.

Với hệ thống kỹ thuật như vậy, rõ ràng thanh nhạc quan họ đã cố gắng khai thác đến tận cùng những khả năng có thể của giọng hát.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, thanh nhạc không nhạc đệm hay thanh nhạc tự đệm của ca hát quan họ, từ một sự lựa chọn chủ động, đã trở thành một hệ thống thực sự chủ động và đã phát triển hoàn chỉnh ở nhiều khâu liên quan. Đúng như nhạc sĩ Đôn Truyền nhận định, tự thân hình thức này đã là một chỉnh thể rất ổn định, tự tin, “lừng lững tồn tại” qua bao bão táp của thời gian và biến động văn hoá xã hội vẫn toả ngát cái sắc hương đặc biệt của mình.

Bởi vậy, có một số nhạc sĩ sau một thời gian công phu tìm kiếm những nhạc cụ đệm thích hợp cho quan họ mà họ ngỡ quan họ còn “thiếu” hoặc đã “lỡ rơi rụng” trên đường phát triển đã ngộ được rằng mình đã làm một công

234

việc rất “thừa” vì quan họ thực ra đã “đủ” đàn trong tiếng hát tuyệt vời của nó.

Tạo ra một thể loại quan họ mới trong việc kết hợp với khí nhạc dân tộc để đáp ứng với nhũng nhu cầu thưởng thức mới là một hướng có thể quan tâm. Nhưng đó lại là chuyện khác. Còn đưa khí nhạc vào quan họ cổ truyền là một cố gắng gượng ép, không khó nhận thấy việc làm này sẽ phá vỡ một hệ thống đã rất ổn định, hoàn chỉnh, chuẩn mực, làm mờ đi, làm biến dạng hoặc mất đi rất nhiều hương sắc độc đáo vốn có của thể loại thanh nhạc tự đệm này.

Không có gì lạ việc có nhà nghiên cứu quan sát thấy khi đến với Hội Lim, du khách trong và ngoài nước tỏ ra không mấy quan tâm đến các cuộc biểu diễn quan họ có nhạc đệm ồn ào lai tạp tại các sân khấu lễ hội mà rất thích thú với việc nghe “hát mộc”, không micro không nhạc đệm, trên đồi Lim. Rõ ràng, một thứ quan họ thuần khiết, tinh chất mới là thứ thực sự thu hút du khách, mới là thứ mà họ ham muốn thưởng thức, khám phá.

Một nhạc sĩ nước ngoài quan tâm đến quan họ, trong một lần nghe các CD của Thuý Cải, Thuý Hường cùng chúng tôi, đang có vẻ không mặn mà lắm trước một CD hát có nhạc đệm của hai liền chị lừng danh này, bỗng hào hứng lạ lùng khi xem đến VCD “Đêm ngắn tình dài” , VCD mà Thuý Cải, Thuý Hường cùng các bạn Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh phục dựng một canh quan họ cổ truyền không nhạc đệm với những “Bác mẹ tương tư”, “Ngồi tựa song đào”, “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Đêm ngắn tình dài”, “Tay tiên chuốc chén rượu đào”... Ông luôn miệng thán phục: “Tuyệt vời, tuyệt vời. Không thể tin được, không thể tin được”. Đang hết sức hào hứng như thế, ông lại lắc đầu có vẻ không hài lòng khi xem tới bài cuối của chương trình, bài giã bạn “Chuông vàng gác cửa tam quan”, bài hát mà dường như muốn tạo một cái kết xôm tụ, các bạn quan họ đã đưa sáo bầu, trống, nguyệt vào đệm cho hát. Ông nhận xét: “Các nhạc cụ kia rất hay nhưng không có chỗ trong các bài hát này. Sự có mặt của chúng đã khiến các bài hát tuyệt diệu trở nên tầm thường, thô kệch”. Sau đó, trước khi chia tay, vị khách nói thêm: “Những gì mà tôi vừa được xem thật sự là một loại acapella tôi chưa từng gặp bao giờ, hay và hoàn hảo đến mức khó tin. Tôi hoàn toàn bị chúng chinh phục. Nhưng các bạn sẽ làm hỏng nó khi đưa nhạc cụ vào”.

Như vậy, chúng ta có nhiều căn cứ để khẳng định rằng: thanh nhạc không nhạc đệm hay thanh nhạc tự đệm là một đặc trưng thể loại của ca hát quan họ. Nói theo thuật ngữ âm nhạc quốc tế, nó là một loại acapella, thể loại thanh nhạc không nhạc đệm vẫn tồn tại khá phổ biến không những trong nhạc cổ điển mà đang rất phát triển trong nhạc đại chúng thế giới hiện nay. Acapella, nhưng là acapella cổ truyền Việt Nam, acapella quan họ.

235

Chân dung tinh thần của người Kinh Bắc xưa

Theo nhạc sĩ Đức Miêng, người đã có nhiều năm nghiên cứu dân ca quan họ, thì bài ca tiêu biểu nhất trong hàng loạt bài ca quan họ tiêu biểu là bài “Em là con gái Bắc Ninh”:

Đôi tay nâng lấy cơi trầu Trước mời quý khách sau hầu đôi bên Em là con gái Bắc Ninh Kẻ Tấn người Tần Gửi lên tỉnh Bắc cho gần yến oanh Vui nay ngoài phố trong thành... Nhạc sĩ Đức Miêng cho rằng đây là bài ca chính luồng nhất, hội tụ

đầy đủ nhất các yếu tố âm nhạc chủ yếu trong dân ca Quan họ, là một đại diện tiêu biểu của âm nhạc quan họ. Chắc chắn, sự phân tích về mặt âm nhạc, về mặt giai điệu, khúc thức của Đức Miêng về tính tiêu biểu cho âm nhạc quan họ của bài ca này là hoàn toàn có cơ sở. Riêng về phần văn học, cũng có thể coi ca từ bài này là một cách xưng danh, một cách định danh đầy tự hào cho những giá trị nội dung dân ca quan họ.

TS Trần Đình Luyện, một nhà nghiên cứu văn hoá Kinh Bắc, trong quyển sách “Lễ hội Bắc Ninh”9 cũng hoàn toàn có lý khi cho rằng “Sinh hoạt văn hoá quan họ, trong đó đặc sắc nhất là ca hát quan họ, là một hoạt động gần như thể hiện một cách đầy đủ nhất truyền thống lịch sử văn hiến của mảnh đất con người Bắc Ninh – Kinh Bắc”.

Chúng ta có thể dễ dàng đồng ý rằng không ở đâu mà “chất” Kinh Bắc, “điệu tâm hồn” Kinh Bắc, phong cách văn hoá Kinh Bắc, phong vị văn hoá Kinh Bắc được thể hiện một cách rõ rệt cụ thể bằng ở sinh hoạt văn hoá quan họ, ở nghệ thuật dân ca quan họ.

Cho đến nay, chưa có con số chính thức cuối cùng về những văn bản lời ca quan họ đã sưu tầm được. Nhưng theo số liệu chúng tôi tạm tổng hợp

9 NXB VHTT 2003

236

từ công trình sưu tầm của nhạc sĩ Hồng Thao, của Trung tâm văn hoá quan họ, của Viện nghiên cứu âm nhạc, Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh, thì có trên 500 bản lời ca quan họ đã được sưu tầm, ghi chép lại. Tiếp xúc với nội dung 500 bản lời ca quan họ ta như được mở cửa đi vào thế giới tinh thần nhân ái phong phú, rộng mở, tinh tế, lịch duyệt lạ thường của con người quê hương quan họ.

Ta gặp ở đây một tình yêu quê hương mộc mạc, chân chất nhưng vô cùng đằm thắm, sâu nặng. Người quan họ rất tự hào về quê hương mình, dù nơi đó có là “Đồng Lịch Sơn, đồng chua nước mặn” nhưng vẫn là nơi “sơn thuỷ hữư tình”, nơi “Đầu làng có cái giếng khơi/Người ngoan rửa mặt, người hiền soi hương”, nơi “Cải mảnh tre già/Cái gốc tre già/Càng ngâm càng dẻo/Hột thóc hoa vàng/Hạt gạo hoa vàng/Thổi cơm càng dẻo/Cái hoa sói tầu/Càng héo càng thơm”. Đây là nơi mà chàng Từ Thức may mắn gặp tiên nhưng chỉ lên thượng giới mới có ba năm đã vội vã trở về bởi chẳng có xứ tiên nào bằng quê hương hạ giới thân yêu của mình. Đây là nơi bốn mùa đều có của ngon vật quý và các thú vui có thể tận hưởng “Mùa xuân chơi hội thung dung/Mùa hè tắm mát ở sông Lục Hà/Mùa thu rượu cúc ngâm nga/Mùa đông ngâm bạch tuyết, sương sa lạnh lùng”. Đây là quê hương của “Ba mươi sáu thứ chim” và “Một trăm thứ hoa”. Hãy thử nghe người quan họ kể về một trăm thứ hoa ở quê hương mình:

Trăm hoa nở cả tháng giêngCòn một hoa cải nở riêng tháng mườiKhâm sai bách bộ tiên cung Ở trên tam bảo phù dung đôi đườngTứ vi dẫu dãi nắng sươngHoa cam, hoa quít người thương hoa nàoHoa mơ, hoa mận, hoa đàoCòn bông hoa cúc lọt vào tay aiNgười ơi đừng thắm chớ phai Thoang thoảng hoa nhài nó lại thơm lâu Xin người chớ phụ hoa ngâu Những nơi phú quý đi cầu hoa đơn Dù ai trăm giận nghìn hờn Kìa hoa địa hợp nên cơn Tấn TầnTrông thấy anh như nụ tầm xuân Anh còn tơ tưởng đứng gần cội cây Có yêu nhau thì dích lại đây Anh còn tơ tưởng hoa mây, hoa bèoTrèo lên hòn đá cheo leoThấy hoa chiêng chiếng mỹ miều tan sinh Lẳng lơ hoa lý trên cànhNgười còn tơ tưởng hoa chanh, hoa bìmRa đường hoa mái, hoa sim

237

Mặt giời đã tối đi tìm hoa na Vào vườn hoa táo, hoa naBước chân xuống ruộng hoa cà, hoa bôngChẳng tin người đứng mà trôngRa lòng quân tải ra lòng ước ao Khát khao hoa vối, hoa chèHoa lan, hoa đỗ, hoa tre, hoa vừngKhát khao hoa quế trên rừngHoa sen dưới nước tỏ từng dở dươngHoa nghệ thì giả nghĩa ân Còn như hoa thuốc nên danh giá nào Hoa chuối thì ở trên cao Bốn mùa ấp nở không mùa nào không Đố ai hái được hoa đènThiên niên vạn đại tiếng khen trên đời.Yêu thương, đắm đuối, gắn bó với thiên nhiên quê hương bao nhiêu,

người quan họ càng tự hào, kiêu hãnh về con người của quê hương bấy nhiêu. Với người quan họ, quê hương mình là nơi “quý vật” sinh “quý nhân”, xứ sở của “người xinh người hiền”:

Cái hoa sen nởCái dọc sen rũ Cái củ sen chìmNhững nơi quý vật đi tìm quý nhân...

Nhất ngon là mía Lan ĐiềnNgười xinh ngồi đấy, người hiền ngồi đây.

Những “người xinh người hiền” ấy là những con người "như trúc mọc ngoài trời", có vẻ đẹp “Cổ tay người trắng/Như nón chuối tàu/Con mắt bồ câu/Lông mày lá liễu/Cổ kiêu ba ngấn/Răng đen hạt ấu”, có cái duyên trong nét cười "lúng liếng", trong vành nón ba tầm thao tua "mùi bông dâu", biết cần cù lao động, có thể biến đầm lầy th ành nương dâu, biết làm cho "một nong tằm là ba nong kén... chín nén tơ...", , biết gắn bó đời mình với những "thửa ruộng năm sào... đôi tôi cấy, đôi người gặt...", biết chăm sóc, nuôi dạy con cái với ước mơ "đỗ liền ba khoa", coi "đèn sách văn chương" là một trong những chuẩn lớn của một tài trai, biết “Nghĩa người tôi bắc lên cân/ Bên vàng nặng chín, bên ân nặng mười”.

Nội dung ca từ quan họ luôn nổi lên cái triết lý "trăm hoa đẹp nhất hoa người".

Trong văn học, thơ ca dân gian nước ta, không ở đâu chữ Người được dùng nhiều, tinh tế, đa nghĩa và ý vị lạ thường như trong ca từ quan họ.

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan10 từng cho rằng chữ “Người” là một tiêu biểu cho phương pháp tu từ đặc trưng của ngôn ngữ quan họ. 10 Hát quan h ọ. Sơ thảo lịch sử văn học VN. NXB GD1958

238

Với ca từ quan họ, người có nghĩa là mình cũng có nghĩa là ta, là chàng mà cũng có thể là em, là một liền anh, liền chị, một người đã hẹn non thề biển hoặc đang gặp gỡ giao tiếp cụ thể nào đó mà cũng có thể là con người nói chung, con người viết hoa theo cách gọi của M.Gorki.

Ta hãy xem ca từ của một bài quan họ, bài “Trèo lên cây gạo” Trèo lên cây gạo chon von Trông xuống dưới đất thấy con người bò Con người ấp trấu ấp gio Tôi đi múc nước tắm cho con người

Có lẽ đây là bài thơ dân gian tiêu biểu cho tinh thần nhân văn, triết lý nhân sinh, tình yêu và sự trân trọng con người không những trong dân ca quan họ mà c òn trong thơ ca dân gian Việt Nam nói chung.

Người ta thường nói “Thương người như thể thương thân” là một triết lý sống nhân ái tuyệt vời của con người Việt Nam được lưu truyền trong thơ ca tục ngữ dân gian. Nhưng với người Kinh Bắc, có khi “thương người” còn hơn cả “thương thân”. Lời ca bài “Hồ lên điếu rạn” có thể nói lên điều đó:

Cái điếu bằng trúcCái bát bằng trắc Điếu kêu lanh canh cách Điếu giòn lanh canh cáchHút điếu thuốc làoNgon thật là ngon Ngựa ô yên khấu Dây cương bằng bạc Bộ nhạc đồng đen Hoa sen nhuộm thắm Tôi sắm cho người Một bộ quần áo người đi rong chơiTrăm năm tôi chẳng nói năng nửa lời Chàng trai Kinh Bắc này chắc chắn là một chàng trai lao động chẳng

giàu có gì, hút thuốc bằng điếu trúc, điếu và bát lách cách cả ngày bên tai, chỉ một điếu thuốc lào đã thấy thoả nguyện, nhưng lại sẵn sàng “sắm cho người” những “ngựa ô yên khấu”, “bộ nhạc đồng đen/hoa sen nhuộm thắm” để “người” đi hội làng mùa xuân. Chữ “người” trong bài này không hẳn là người thương, người yêu, mà có thể là người thân, bè bạn. Hy sinh thầm lặng cho người, làm đẹp cho người là niềm vui của người quan họ. Ta hãy nghe bài “Ai lên Quán Dốc”:

Trèo lên quán dốc cây đaThấy cô mặc áo vỏ già khăn thâmKhăn thâm có gí đôi đầu Nửa thương bên nọ nửa sầu bên kia Áo lương năm cúc viền tà

239

Ai may người mặc hay là tôi mayChẻ tre đan nón ba tầm Ai đan người đội hôm rằm tháng GiêngTrong những lời ca trên kín đáo ẩn chứa nỗi hân hoan khi nhìn thấy

những cô gái đẹp quê mình vào hội với những nét đẹp do mình góp phần tạo nên, những “khăn thâm”, “áo lương năm cúc viền tà”, những “nón ba tầm”. Những câu hỏi “ai may”, “ai đan” đã thầm sẵn câu trả lời “tôi đấy” đầy một niềm vui và hạnh phúc bình dị nhưng thật cao vời.

Có thể nói yêu mến thiên nhiên, thương người, vì người là cách sống, cách chiếm lĩnh cuộc sống, cách làm chủ cuộc sống của người Kinh Bắc được thể hiện trong nội dung sinh hoạt và ca hát quan họ. Đây là chiếc chìa khoá giúp chúng ta hiểu vì sao trong thế giới tinh thần của họ có sự gắn bó tha thiết, sự hoà hợp kỳ diệu giữa con người và thiên nhiên, giữa con người với con người, đầy ắp lòng kính trọng, biết ơn tổ tiên, thần linh, thắm thiết tình gia đình, tình bạn, tình yêu, tràn ngập sự thân thiện, lòng hiếu khách...

Bởi đơn giản: Người không phụ trời đất thì trời đất chẳng bao giờ phụ người và tình thâm sẽ được đền đáp bằng nghĩa dày như cha ông đã từng dạy.

Người Kinh Bắc tin thế và hạnh phúc trong sự gắn bó tha thiết, sự hoà hợp kỳ diệu ấy.

240

Những bản tình ca bất hủ

Dân ca quan họ dù có nhiều chức năng, hình thức diễn xướng nhưng về cơ bản vẫn là một thể loại ca hát đối đáp kết bạn giao duyên và hát hội hát canh vẫn là những hình thức diễn xướng chủ yếu. Những bài hát theo Giọng vặt, giọng Giã bạn trong các cuộc hát đối đáp kết bạn giao duyên, hát hội, hát canh thường là những bài có sức sống lâu bền nhất và được lưu truyền rộng rãi nhất.

Bởi vậy, có thể nói, tinh hoa của dân ca quan họ chủ yếu nằm trong mảng ca hát về tình bạn và đặc biệt là về tình yêu nam nữ.

Học giả Vũ Ngọc Phan cho rằng "Dân ca quan họ chủ yếu là xây dựng tình bạn". Cao Huy Đỉnh cũng nhìn nhận: "Hát quan họ là lối hát tiếp bạn lịch sự và tế nhị ở trong nhà. Một lối hát tiếp bạn tập thể rất lịch sự và tế nhị đã có phần thuần văn hoá và nghệ thuật", "Cốt lõi văn hoá nghệ thuật của quan họ chủ yếu vẫn là tình và người"11. Chính vì quan họ là nghệ thuật của tình bạn nên không có gì lạ khi dân ca quan họ là dân ca nói về tình bạn nhiều nhất và hay nhất trong dân ca Việt Nam.

Các ngày hội quan họ là những ngày hội kết bạn, những ngày “Tứ hải giao tình”:

Hôm nay tứ hải giao tình Tuy rằng bốn bể như sinh một nhà Hôm nay ba huyện giao hòa Tuy rằng ba huyện hóa ra một làng.Sự thân thiện, cởi mở, tin cậy, lòng hiếu khách, luôn luôn là cội nguồn

và là một “đảm bảo bằng vàng” cho mọi tình bạn. Những điều ấy thì người quan họ rất sẵn:

Mấy khi bạn đến chơi nhà Lấy than quạt nước pha trà người xơi Chè này tinh khiết người ơi Bạn hiền ơi, mời người ngồi chơi xơi nước để tôi bằng lòng..,

Đến đây thì ở lại đây

11 Mấy vấn đề dân ca quan h - Ty Văn hoá Hà Bắc 1972

241

Hương trà đã đượm, trầu cay lại nồng

Trầu này, trầu tính trầu tìnhTrầu loan trầu phượng trầu mình trầu taTrầu này têm tối hôm quaHôm nay bạn đến đem ra mời người Chỉ mới là buổi sơ giao mà đã tha thiết thế, tận tuỵ thế, tin cậy thế làm

sao mà một tình bạn đẹp không thể bắt đầu. Và quả thật, đắm mình trong thế giới huyền hoặc của quan họ, ta có thể cảm nhận “Một ngày sum họp trúc mai/Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm” như người quan họ cảm nhận.

Tình bạn quan họ càng thắm thiết là cái tình của bạn quan họ, trong một bọn quan họ, một đôi quan họ, giữa các bọn quan họ kết nghĩa với nhau, đối đáp cùng nhau, thi thố với nhau trong các buổi hát hội hát canh thâu đêm suốt sáng. Trong ca từ quan họ luôn xuất hiện từ “bốn tôi”, “bốn em” như một đại từ nhân xưng chỉ có trong quan họ:

Bốn em như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nongBốn em như thể con ongCon quấn, con quít, con trong con ngoài...

Nhất vui bằng tối hôm nay Vui bằng đám hội vui tày bốn tôi...

Dây nào xe bốn chúng tôi Se chín lần kép, se mười lần đơn...

Bốn tôi như thuyền dưới ao Lòng tôi đắm, dạ tôi đuối...

Bốn em như chiếc thuyền hoa Yêu nhau về nết, mặn mà về duyên... Quan họ cổ truyền luôn là hát đôi cùng giới, một đôi quan họ liền anh

hay liền chị luôn luôn là một đã đành. Nhưng đôi đó hợp cùng đôi đối thủ trong thi tài hát đối cũng được “se chín lần kép, se mười lần đơn” để trở thành một thì thật kỳ lạ. Hoá ra, người ta thi thố với nhau không nhằm phân rõ sự hơn thua, cao thấp mà chỉ để được chia sẻ, đồng cảm, hoà hợp tuyệt đối với nhau, để trở thành một“bốn tôi” như thế.

Điều thú vị và độc đáo trong nội dung quan họ là tình bạn bao giờ cũng hết sức “gần” với tình yêu hoặc nói như GS dân tộc học Lê Thị Nhâm Tuyết12, trong dân ca quan họ có một sự “ỡm ờ”, “úp mở”, “mờ tỏ” (chữ

12 Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân ca quan họ. Vùng văn hoá quan họ Bắc Ninh - Vi ện VHTT 2006

242

dùng của GS Tuyết) rất đặc trưng giữa tình bạn và tình yêu. Rất nhiều câu hát dường như không thể đoán định được đang nói về tình cảm gì, tình bạn hay tình yêu. Có người nói cái tình cảm mờ tỏ đó nếu cần phải có một cái tên thật chính xác thì nên gọi là “tình quan họ”.

Nhưng thực sự thì dân ca quan họ là cả một bách khoa thư về tình yêu đôi lứa. Những nấc thang và những cung bậc vĩnh cửu, muôn màu, muôn vẻ của tình yêu đôi lứa: giao tiếp làm quen, tìm hiểu, ướm hỏi, tương tư, tỏ tình, hẹn ước, hy vọng, nhớ thương, trách móc, hờn ghen, sầu hận, tuyệt vọng, hạnh phúc và bất hạnh... được thể hiện thật phong phú, tinh tế, quyến rũ trong ca từ quan họ.

Tỏ tình ư? Thường là bằng cách xa xôi, kín đáo, e lệ ngập ngừng một chút:

Ai làm đường sá xa xôiNào ai có biết rằng tôi nhớ người...

Cổ tay người trắng như thể gương tàuCon mắt bồ câu làm cho phải khổ...

Chim khôn mắc phải lưới hồng Muốn bay em gỡ búi tơ hồng cho chăng...

Bắc Nam đôi ngả đôi nơi Chim khôn chết mệt về nhời nhỏ to... Nhưng cũng có thể bằng cách rõ ràng hơn, tự tin hơn, cũng là câu hỏi

nhưng đã ngầm ý khẳng định:Người như cây gỗ xoan bào Tôi như câu đối dán vào nên chăng?Người như tấm vóc đại hồng Tôi như kim tuyến thêu rồng nên chăng?...

Ai ra Quán Trắng, phố NhồiĐể thương để nhớ cho tôi thế này Người về thưa mẹ cùng thầy Có cho tôi kết duyên này hay không?...Người quan họ yêu nhau, phải lòng nhau, vì cái “cổ kiêu mắt

phượng”, “răng đen hạt ấu”, vì “mũi chỉ đường khâu”, v ì “cái bút nghiên ông đồ”, vì những “nhời nhỏ to”, vì cái đẹp cái tài cái khéo đã đành, nhưng son sắt, bền chặt chính là nhờ cái “duyên”:

Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng(Chị hai còn không, tôi vẫn còn khôngĐấy chửa có chồng, tôi chửa có ai)Còn duyên ngồi gốc cây thông

243

Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoaChị ba có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà)Còn duyên buôn nụ buôn hoaHết duyên ngồi gốc cây đa đợi chờ(Chị năm đừng thấy chúng em lắm bạn mà ngờLắm bạn thì lắm vẫn chờ người đây).Và quan trọng hơn cả là nhờ tình thương, sự chia sẻ, chịu đựng, hy

sinh vì nhau:Gió đưa cây cải lên trời Cây dăm ở cỗi chịu nhời đắng cayCầu tre ai bắc gập ghềnhNgười đi khéo ngã lấm mình em nâng Quan họ hay nhất, phong phú, tinh tế, ám ảnh nhất là khi diễn tả cái

tương tư, niềm nhớ nhung, nỗi nghi ngại, hờn trách. Tương tư trong quan họ là cái tương tư xuyên thời gian, xuyên không gian, dằng dặc, mênh mông:

Sầu về một tiết tháng Giêng May áo cổ kiềng người mặc cho ai Sầu về một tiết tháng haiBông chửa ra đài người đã hái hoa Sầu về một tiết tháng ba Con mắt la đà dạ nọ tương tưSầu về một tiết tháng tư Con mắt lừ đừ cơm chẳng buồn ănSầu về một tiết tháng năm Chưa đặt mình nằm gà gáy chim kêu...

Năm thức rau em nấu năm mùi Em đơm năm bát đợi người đàng xaHỡi người xa, hỡi đường xaĐêm năm canh em ngủ có ba Còn hai canh nữa em ra trông giời...Thương nhớ, bồn chồn da diết, thậm chí “thảm thiết” thế, tin tưởng

đinh ninh vào lời thề non hẹn biển thế, nhưng vẫn thoáng nỗi nghi ngại hờn trách dù có thể là không đâu. Bởi thế mới có chuyện “Gửi bức thư sang” khuyên người đừng “ngả ngả nghiêng nghiêng”, đừng “đứng núi này trông núi nọ cao hơn/đứng sông này trông sông nọ sâu hơn”, đừng “tham vàng bỏ ngãi, tham phú phụ bần”, đừng “cam hương quít chín người chê”, nhắc nhở người rằng “ngọc còn có vết nữa là chúng em đây”, nhắn nhủ người rằng “đâu hơn người kết đâu bằng người chờ đợi em”.

Cái nền rộng, chiều sâu và tầm cao nhân văn, sự tinh tế, thanh cao của văn học quan họ về đề tài tình yêu đã góp phần quan trọng cùng âm nhạc quan họ làm nên những tình ca bất hủ trong nghệ thuật diễn xướng truyền thống Việt Nam. Từ rất lâu, người Việt Nam và các đôi lứa các thế hệ Việt

244

Nam đã sống, lao động, chiến đấu và thương yêu nhau trong âm vang của giai điệu và lời ca quan họ. “Trống cơm”, “Hoa thơm bướm lượn”, “Cấy trúc xinh”, “Ra ngõ mà trông”, “Xe chỉ luồn kim”, “Chàng buông vạt áo em ra”, “Qua cầu gió bay”, “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Còn duyên”, “Khách đến chơi nhà”, “Thuyền thúng”, “Người ở đừng về”... đã vượt khỏi không gian các làng quan họ Kinh Bắc đến với mọi miền đất nước và vượt biên giới đất nước đến với bạn bè thế giới và được chào đón nồng nhiệt.

Cần nói rõ rằng phần lớn các bài quan họ vừa nhắc trên đều là các bài quan họ đã được một số nhạc sĩ nổi tiếng ghi âm, tân nhạc hoá để dễ truyền bá, phổ biến, về mặt âm nhạc “hương đồng gió nội” đã bị “bay đi rất nhiều”. Tuy nhiên về mặt ca từ, lời ca gần như vẫn được giữ nguyên vẹn có lẽ bởi sự toàn bích khó có thể cải biên, thêm bớt để hay hơn.

Ta hãy xem trường hợp bài “Người ở đừng về”. Đây là bài hát được nhạc sĩ Xuân Tứ lấy giai điệu và lời ca của hai bài quan họ nổi tiếng thường được hát trong giọng Giã bạn trong chặng cuối của một canh quan họ là “Chuông vàng gác cửa Tam Quan’ và “Tua rua chưa đến đỉnh đầu” để cấu tạo, biên soạn lại mà thành. “Người ở đừng về” như chúng ta đã biết hiện nay tuy vẫn có âm hưởng giai điệu của “Chuông vàng gác cửa Tam Quan” và “Tua rua chưa đến đỉnh đầu” nhưng cấu tạo âm nhạc không hoàn toàn giống với hai bài quan họ truyền thống trên. Nhưng riêng về ca từ thì gần như nguyên vẹn lời ca của “Tua rua chưa đến đỉnh đầu”, nhạc sĩ chỉ đảo hai câu “Người về em dặn người rằng/ Đâu hơn người kết đâu bằng đợi em” từ vị trí ở phần mở đầu thành hai câu cuối bài hát. Dưới đây là lời ca bài “Tua rua chưa đến đỉnh đầu”:

Tua rua chưa đến đỉnh đầu Bây giờ người nhớ bạn đâu người về Người ơi người ở đừng về Người về em dặn người rằng Đâu hơn người kết đâu bằng đợi emNgười về em vẫn khóc thầmĐôi bên vạt áo ứơt đầm như mưa Người ơi nguời ở đừng vềNgười về em vẫn trông theo Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôiNgười ơi người ở đừng vềNgười về em dặn tái hồi Người về em chả đứng ngồi với ai Người về em dặn mấy nhời Sông sâu chớ lội đò đầy chớ quaNgười ơi người ở đừng về.

Trường hợp “Người ở đừng về” và hàng loạt bài dân ca quan họ được các nhạc sĩ hoặc nhạc công nhạc mới ca khúc hoá, tân nhạc hoá để trình diễn phổ biến, âm nhạc có thể cấu trúc lại, “bỏ thô lấy tinh” theo quan niệm của

245

các nhạc sĩ, nhưng lời ca thì vẫn phải trông cậy hoàn toàn vào lời quan họ truyền thống. Thế mới biết sức chinh phục của ca từ quan họ là lớn đến mức nào. Đó là những lời ca bất chấp mọi thử thách của thời gian.

Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp quan họ

Lời ca quan họ có câu:Em đi khắp bốn phương trờiKhông đâu thanh lịch bằng người ở đâyKhông biết người sáng tác và đôi liền anh, liền chị ca hát câu này có

ai đã thật sự đi khắp bốn phương trời chưa để biết chắc sự so sánh trên của mình là đúng nhưng ít nhất lời ca này cũng cho thấy thanh lịch là một khát vọng sống, một tiêu chuẩn sống, một tiêu chuẩn đánh giá con ngưòi cực kỳ quan trọng của người quan họ:

Lênh đênh ba bốn chiếc thuyềh kềChiếc ra Hà Nội, chiếc về sông DâuVì tằm em phải hái dâuVì người lịch sự em ngồi rầu bên nươngCó thể nói tinh tế, thanh lịch là một đặc điểm nổi bật của con người

Kinh Bắc và tinh tế, thanh lịch cũng là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ giao tiếp và ca từ quan họ.

Người Quan họ không thích, không chấp nhận sự thô kệch, sỗ sàng, vụng về trong ngôn ngữ.

Sự lịch thiệp, thanh nhã, duyên dáng, tinh tế được coi trọng hàng đầu trong ngôn ngữ và cử chỉ giao tiếp quan họ.

Không chỉ trong ca hát, trong giao tiếp, người quan họ dường như bao giờ cũng nói theo ngôn ngữ của thi ca, của ca dao, tục ngữ, chuyện nôm, truyện Kiều, những nguồn vốn lớn của ca từ quan họ.

Nếu sự lễ phép với mọi người, sự tận tậm, chu đáo với người khác là một biểu hiện của thanh lịch thì người quan họ có một sự thanh lịch hiếm có. Họ gọi nhau bằng liền anh, liền chị. Bất chấp tuổi tác, hoàn cảnh, vị trí xã hội, họ đều gọi bạn quan họ là anh hai, chị hai, anh ba chị ba và xưng em. Khi nói chuyện với nhau, họ tìm cách dành những lời hay nhất có thể để làm đẹp lòng người đối thoại. Chào đón nhau, người quan họ nói: "Bây giờ gặp mặt nhau đây mà cứ ngỡ như là chuyện chiêm bao... ". Khi khen bạn, người quan họ ví von: "Thưa anh Hai, anh Ba... thật là thơm cây, thơm rễ, người giồng cũng thơm, đấy ạ!".

246

Cái duyên quan họ thể hiện rõ nhất trong việc đón khách, tiếp khách, trò chuyện với khách, tiễn khách của người quan họ. Từ việc đỡ ô, đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi giầu (trầu) mời bạn, nâng chén nước, chén rượu, đến dáng đi, dáng đứng, thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư thế khi chuyệ trò cùng bạn... gần như đều có†chuẩn mực thế này là phải, là duyên, thế kia là không phải, vô duyên.

Có những người, những nhóm hát hay, thuộc nhiều bài, nhưng cử chỉ giao tiếp kém, vô duyên, cũng không có nhiều bạn muốn hát cùng, muốn kết bạn, thậm chí kết bạn rồi cũng lại nhạt dần rồi thôi.

PGS.TS Đặng Văn Lung, trong công trình “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển”, có nêu một ví dụ thật lý thú về ngôn ngữ giao tiếp giữa các liền anh, liền chị trong một bữa cơm quan họ. Đó là một bữa cơm mà các quan họ chủ là các liền anh và các quan họ khách là các liền chị. Mời khách ăn, chủ nói những lời như sau: “Hôm nay, liền chị đã có lòng sang chơi bên đất nước nhà em, anh em nhà em chạy được mâm cơm thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa vừng, mâm đan bắt đàn, để xin mời đương quan họ dựng đũa lên chén, để anh em nhà em được tiếp”. Trong bữa ăn, thấy khách ăn quá rụt rè, chủ bèn nhắc khéo, lần này thì bằng thơ: “Cơm hẩm ăn với rau dưa/Quan họ làm khách em chưa vừa lòng”. Khách cũng không vừa, đáp lại hóm hỉnh, tất nhiên, cũng bằng hai câu thơ: “Liền anh nói vậy chứ Cơm trưáng ăn với thịt gà/Tuy rằng ăn ít nhưng mà no lâu đấy ạ”. Sau đó mời nhau hát, chủ cũng bóng gió: “Cung môn treo cửa mành manh/Gần mà chẳng được nghe canh đồng hồ”. Khách hát, được chủ khen là hát hay, khách cũng khoé léo nhún nhường: “Người thử hay là người thương/ hay là người thử trăm đường người chê”. Khi đến với các hội làng quan họ, thậm chí khi giao tiếp trong ngày thưòng với các liền anh liền chị quan họ tại các làng quan họ hôm nay, ta có thể thường xuyên gặp những thí dụ mà PGS.TS Đặng Văn Lung nêu trên. Có thể nói, trong giao tiếp đời thường, người quan họ cũng ăn nói rất văn hoa, kiểu cách, nhưng cái văn hoa kiểu cách ấy không làm cho ta cảnh giác nghi ngại, mà ngược lại, đem đến cho ta một niềm vui thấy mình được quan tâm, trọng thị một cách thật tự nhiên, mộc mạc. Văn hoa, cầu kỳ trong sinh hoạt giao tiếp, ở nhiều trường hợp khác, thường đồng nghĩa với sự sáo rỗng, hình thức, nhưng ở khung cảnh của quan họ thì không, bởi nó được cảm nhận như biểu hiện của sự thân thiện, chu đáo, chân thành từ đáy lòng.

Theo PGS.TS Đặng Văn Lung, phong cách ngôn ngữ giao tiếp quan họ được tạo nên do phong cách ngôn ngữ của những lễ hội Kinh Bắc. Ông cho rằng: “Thần thái văn hoá hội hè đã chuyển vào phong tục sinh hoạt quan họ” để “tạo ra một thế giới thăng hoa đặc biệt” trong ngôn ngữ dân ca quan họ với cái chuẩn là sự tinh tế, thanh lịch.

Một chuẩn ngôn ngữ bao giờ cũng được tạo nên từ chuẩn của một lối sống của một cộng đồng người. Chính cái chuẩn tinh tế, thanh lịch trong lối sống, trong khát vọng sống của người Kinh Bắc, đặc biệt là trong lễ hội

247

Kinh Bắc, đã làm nên một đặc trưng ngôn ngữ đặc biệt độc đáo trong trong sinh hoạt và ca hát quan họ.

Các thể thơ trong ca từ Quan họ

Hầu hết lời ca của các bài ca Quan họ là thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Theo thống kê của Viện nghiên cứu âm nhạc, thì thấy trong tổng số 285 bài lời ca Quan họ sưu tầm ở viện, có 237 bài theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, 29 bài theo thể vè, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp, 19 bài theo các lối thơ 7 chữ, các thể thơ vần chân và thậm chí có cả thơ tự do và thơ không vần.

Thơ lục bát trong quan họ có khá nhiều bài có thể coi là những bài lục bát hay nhất trong thơ ca Việt Nam. Bài “Tua rua chưa đến đỉnh đầu” đã dẫn ở phần trên là một thí dụ.

Trong các biến thể của thơ lục bát, được sử dụng khá phổ biến là thể thơ 4.8 như bài “Ngồi tựa song đào”, “Ngồi tựa mạn thuyền”:

Ngồi tựa song đào Hỏi người tri kỷ  ra vào vấn vương Gió lạnh đêm trường Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường, đợi ai.Hầu hết các bài thơ 4/8 đều là các bài thơ rất hay, hình tượng súc tích

sâu lắng, ngôn ngữ đa nghĩa, giàu nhạc tính như “Ngồi tựa song đào” và “Ngồi tựa mạn thuyền” trên:

Như Tỉnh Bắc sông CầuEm đi mua chỉ ở đầu chợ KimChỉ rối kim chìmChỉ rối mặc chỉ, kim chìm mặc kimChứ em vẫn tìmBên chợ Cầu Kim...Hay nhưNhất quế nhị langNhất xinh, nhất lịch, không ngoan trăm bềAi chả nâng niuHoa thơm ai chả chắt chiu trên cànhLà thú hữu tìnhVì huê nên phải lánh mình tìm huêCho trọn một bề...

248

Thể vè bốn chữ cũng được dùng khá nhiều trong ca từ quan họ. Điều đặc biệt là trong quan họ, thể thơ được coi là cổ và thô sơ nhất trong thơ ca dân gian Việt Nam, có những bài rất đậm chất thơ, chất nhạc và có thể nói là khá hiện đại như bài “Hồ lên điếu dạn” đã dẫn ở phần trên và bài ca sau:

Mặt trời đã tốiĐêm hội đã tànCái phận hồng nhanNgười đưa về cảCái giòn cái giãỞ cả nơi ngườiNơi đứng nơi ngồiCàng trông càng vắngTrong xe thì thắmNgoài xe thì thâmMuốn kết tri âmSao người không biếtKhông hiếm khi có sự kết hợp rất ngẫu hứng, uyển chuyển giữa thơ

lục bát và thơ bốn chữ trong một lời ca:Gọi đò đò chẳng thấy sangTôi chờ tôi đợi dở dang chuyến đòLẩn thẩn lơ thơTôi đứng trên bờRa ngẩn vào ngơCũng có khi dùng thể thơ song thất lục bát: Con gà sống đang đêm gáy giục Ðể gọi chàng dạy học kẻo khuya Chàng ơi dậy học kẻo khuya Dầu hao thiếp chịu, đèn mờ thiếp khêu...Quan họ cũng không ngần ngại dùng những đoạn thơ 7 chữ, có vần,

nhưng không tuân thủ những quy tắc về niêm, luật, bằng trắc: Tôi với người Châu, Trần là ngãi Xin người đừng già kén kẹn hom Tiếng thị phi luống những om sòm Thôi thấm thoát ngựa hồ qua cửa sổĐáng ngạc nhiên hơn là sự có mặt của thể thơ tự do, một thể thơ

tưởng chừng không thể có mặt trong dân ca truyền thống:Khi tương phùng khi tương ngộXuôi lên bộ văng vẳng tơ tình Chim vào nhà lẩn thẩn năm canh Bên màn oanh, ngồi tựa giăng thanh Thương nhớ sầu oanh Còn đường chim nhạn Bạn tình ơi! Biết đến bao giờ họp mặt sánh đôi...

249

(Khi tương phùng, khi tương ngộ)

Giăng thanh gió mát Tiếng chim lạc trên non Chim lạc đàn kêu xáo xa xáo xácNghe con vượn hót véo von Ru con trên non bồngHây hẩy gió đông Trăng soi lồng trông hoa đua nởTôi nhìn ánh giăng, tôi đứng lại trông giăngTrông ánh giăng hoa tươi lạ lùng Hóa ra lòng cợt giăng Hây hẩy gió đông Thơm nức một vùng, thơm xa…(Giăng thanh gió mát)Và có cả những bài gần như văn xuôi ngắt nhịp rất phóng túng, không

vần: Ngày hôm qua tôi thấy con chim thước nó báo tin Quan họ sang chơi Tôi cũng biết rằng ngày hôm nay Quan họ đến chơi nhà, tôi mới lại thêm vui...

Một nhớ đôi người cườiHai nhớ tiếng nói Ba nhớ phận Bốn nhớ duyên Năm nhớ tình Sáu nhớ đôi người trông Bảy nhớ má phấn Tám nhớ mắt phượng Chín nhớ đôi người xinh Mười xinh em nhớ...Các biến thể phong phú của hai thể thơ truyền thống như lục bát, bốn

chữ, và việc không quá phụ thuộc vào việc gieo vần ngay cả ở hai thể thơ này cũng như sự có mặt nhiều thể thơ ít thấy có mặt trong ca hát dân gian truyền thống như thơ bảy chữ, thơ tự do, thơ không vần cho thấy trình độ hiểu biết văn chương khá sâu rộng và cập nhật của người sáng tạo ca từ quan họ. Sự phong phú của các thể thơ cũng như cách sử dụng sáng tạo, phóng khoáng các thể thơ để phục vụ việc sáng tạo lời ca và âm nhạc quan họ là một tiền đề quan trọng tạo nên sự phong phú của dân ca quan họ.

250

Đẳng cấp bác học, cổ điển trong chiếc áo văn chương bình dân

Đã có không ít công trình nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng qua lại giữa văn chương bác học và văn chương bình dân trong văn học quan họ. Rõ ràng, là văn học của một nghệ thuật ca hát dân gian, tồn tại, phát triển và đạt đến đỉnh cao tại các làng quê Kinh Bắc với phương thức sáng tạo chủ yếu là ứng tác, văn học quan họ thể hiện rõ tính đại chúng, tính bình dân. Tuy vậy, theo chúng tôi, ở khu vực tinh hoa, trong những đỉnh cao của mình, có thể nói, văn học quan họ không chỉ chịu ảnh hưởng của văn chương bác học mà đã thực sự đạt tới đẳng cấp bác học, đẳng cấp cổ điển.

Nghệ thuật văn học trong lời ca Quan họ có không ít những thành tựu hết sức đặc sắc, độc đáo. Khi thì mộc mạc, chân chất, khi thì cực kỳ trau chuốt văn hoa nhưng bao giờ cũng giàu hình ảnh, nhạc điệu, sâu xa ý tứ, tràn ngập và rạo rực cảm xúc. Nó như con ong cần cù siêng năng, đã bay đi khắp các vườn văn khác, hút được rất nhiều tinh hoa để tạo nên cái mật ngọt riêng đầy quyến rũ của mình. Ta gặp trong ca từ quan họ rất nhiều câu Kiều của Nguyễn Du, ca dao của nhiều vùng miền, truyện nôm khuyết danh, thơ lục bát Tản Đà, tức là cái nền rất rộng của văn chương bình dân và bác học dân tộc. từ cái nền ấy, người quan họ đã trồng được một cái cây cổ thụ của riêng mình, cây cổ thụ văn học quan họ.

Người ta thường nói mộc mạc, giản dị là dấu hiệu của thơ ca bình dân nhưng lại quên rằng mộc mạc giản dị cũng là một cái đích phấn đấu của văn chương được gọi là bác học. Thơ nôm của đại văn hào Nguyễn Trãi cho ta thấy một sự giản dị, mộc mạc đến tuyệt đối:

Góc thành Nam, lều một gianNo nước uống, thiếu cơm ănCa từ quan họ trong không ít trường hợp cũng đã đạt đến được sự mộc

mạc, giản dị rất cổ điển đó. Đôi khi chỉ là một lời nài nỉ:Chàng buông vạt áo em raĐể em đi chợ kẻo mà chợ trưaChợ trưa rau sẽ héo điLấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em

251

Một chào mời:Mỗi khi khách đến chơi nhàCời than quạt nước chuyên trà người xơiTrà này ngon lắm người ơiMỗi người xơi một chén cho tôi bằng lòngMột hành động:Năm thức rau em nấu năm mùi Em đơm năm bát đợi người đàng xaMột tâm trạng:Ngày ngày ra ngõ mà trôngBạn không thấy bạn, tình không thấy tìnhMột nhắn gửi:Năm canh, sáu khắc, người ơi! Người cười nửa miệng, em vui nửa lòngTrong những câu thơ mộc mạc, ngắn gọn, bình dị, đơn giản như khẩu

ngữ đó lại chứa đựng những gì thật mênh mông, sâu xa. “Người cười nửa miệng, em vui nửa lòng”, mộc mạc, giản dị quá, nhưng cũng sâu sắc, tài tình quá. Vâng, tình lắm, tài lắm, tinh tế lắm mới có thể có được những lời thơ mộc mạc, giản dị nhường ấy.

Ca từ quan họ hay trong sự mộc mạc, giản dị nhưng cũng rất hay trong sự trau chuốt, văn hoa, phức tạp.

"Ngồi tựa mạn thuyền" và "Ngồi tựa song đào" là một cặp bài hát đối thịnh hành nhất trong ca hát quan họ hiện nay. Về mặt ca từ, có thể coi đây là hai bài thơ vào loại hào hoa bậc nhất trong văn học quan họ:

Ngồi tựa mạn thuyền Giăng in mặt nước, càng nhìn non nước càng xinh Sơn thuỷ hữu tình Thơ ngâm ngoài lái, rượu bình giải trí trong khoang Tay dạo cung đàn Tiếng tơ, tiếng trúc, bổng trầm, non nỉ, thiết thaLàm trai chơi chốn Cầu Hà...(Ngồi tựa mạn thuyền)

Ngồi tựa song đào Hỏi người tri kỷ ra vào có thấy vấn vương Gió lạnh đêm trường Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đấy đợi aiNgát nhị hương nhàiCông em gắn bó với người đã lâuThơ thẩn trên lầuĐã toan dãi khúc tủi sầu cho quaTai nghe văng vẳng tiếng gà...(Ngồi tựa song đào)

252

Ý tứ phóng khoáng, câu chữ trau chuốt công phu, vần điệu chuẩn mực phong phú, ngồn ngộn hình ảnh âm thanh, cảnh tình hoà quyện, đầy sức ám ảnh, ngân vang. Đây quả là hai bài thơ trữ tình toàn bích, một thành tựu không chỉ trong thơ ca quan họ mà còn của cả thơ ca trữ tình cổ điển Việt Nam.

Tương tự như “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Ngồi tựa song đào”, còn có hàng loạt bài như “Nguyệt gác mái đình”, “Con nhện giăng mùng”, “Khéo vỗ nên vông”, “Thuyền thúng”, “Yêu nhau cởi nón ra ngồi”, “Ai lên quán Dốc”, “Bóng quế giãi thềm”, “Đắp nấm giồng chanh”, “Xuôi đò”... đều ở dạng “hiện thực tâm trạng” khá hiện đại, diễn tả tâm trạng phức tạp, nhiều chiều, nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ ca tinh tế, biến hoá và có trình độ tu từ cao của thơ ca Việt Nam.

Trong chiếc áo bình dân, đại chúng, văn học quan họ đã đạt tới đẳng cấp bác học, cổ điển như vậy.

253

Hai ngộ nhận lớn trong bảo tồn và phát huy dân ca quan họ

Ngộ nhận về sự triệt tiêu không gian tinh thần, động lực tinh thần của sinh hoạt văn hoá quan họ.

Đây là loại quan điểm được không ít nhà nghiên cứu đưa ra khi nói đến khả năng bảo tồn và phát triển sinh hoạt văn hoá quan họ cổ truyền trong đời sống đương đại. Trên cơ sở nhận định: việc xã hội hoá, hiện đại hoá hay đô thị hoá, toàn cầu hoá đã triệt tiêu không gian tinh thần, động lực tinh thần của sinh hoạt văn hoá quan họ truyền thống cũng như việc khảo sát tình hình sinh hoạt văn hoá quan họ đang thất truyền nghiêm trọng ngay tại các làng quan họ gốc, các nhà nghiên cứu này cho rằng không còn cơ sở để khôi phục và bảo tồn được lối chơi quan họ, sinh hoạt văn hoá quan họ truyền thống.

Có thể nói ngay rằng đây là một ngộ nhận sai lầm cả về lý luận và thực tiễn.

Trước hết, cần khẳng định rằng: sự phát triển, biến đổi trong nhiều thế kỷ qua và cả hôm nay, xã hội hoá, hiện đại hoá hay đô thị hoá chỉ có thể làm biến đổi không gian diễn xướng, mục đích diễn xướng, các hình thức diễn xướng, các lề lối, luật lệ của sinh hoạt văn hoá quan họ nhưng sẽ không bao giờ triệt tiêu được không gian tinh thần, động lực tinh thần của sinh hoạt văn hoá quan họ. Bởi không gian tinh thần, động lực tinh thần của sinh hoạt văn hoá quan họ chính là tình yêu quê hương, đồng loại, tình bạn, tình yêu đôi lứa, một khát vọng sống có văn hoá, tinh tế, thanh lịch, một lý tưởng sống nhân ái, một nỗi mơ ước cháy bỏng về một xã hội bình đẳng dân chủ cũng như tình yêu và ham muốn thể hiện mình trong lời ca tiếng hát là những điều đã trở thành bất tử, không sức mạnh nào có thể tiêu diệt nổi trong tâm hồn người dân Kinh Bắc cũng như bất cứ nơi đâu trên đất nước chúng ta. Bằng chứng là rừng Lim cổ thụ có thể biến thành đồi Lim, hoa lan có thể không còn trên cánh đồng Thổ Lỗi, dòng Tiêu Tương đã bị lấp từ lâu, các vương triều nối tiếp nhau thịnh suy, hưng vong, phong kiến đi, thực dân đến... nhưng các liền anh liền chị Lũng Giang – Tam Sơn, Diềm - Bịu, Bùi - Chọi, Đình Bảng - Cổ Pháp và các làng quan họ xứ Kinh Bắc chưa bao giờ ngừng

254

hát quan họ, sáng tạo quan họ, từ ví, trống quân, đúm đơn sơ đến 36 giọng lề lối rồi tới hàng trăm giọng vặt, giọng giã bạn trăm màu nghìn vẻ, với các tuyệt chiêu kỹ thuật ngân nẩy hạt, vang, rền, nền, nẩy, có nghĩa là chưa bao giờ ngừng làm cho quan họ quê mình đẹp thêm, giàu thêm, hay thêm mãi.

Cũng thật là phiến diện khi chỉ thấy ở các xu hướng không thể đảo ngược trong phát triển hôm nay như đô thị hoá và toàn cầu hoá những ảnh hưởng tiêu cực đối với văn hoá truyền thống dân tộc. Cần nhận ra rằng, đô thị hoá và toàn cầu hoá không chỉ đem đến cho văn hoá truyền thống nói chung và văn hoá quan họ nói riêng nhiều nguy cơ mai một, thất truyền gay gắt mà còn cả những cơ hội khôi phục, phát triển to lớn.

Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng quá trình toàn cầu hoá, giao lưu hội nhập quốc tế toàn diện giữa các quốc gia sẽ là quá trình thức tỉnh mạnh mẽ ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc, tạo nên động lực lớn lao cho các hoạt động chấn hưng văn hoá truyền thống của mỗi quốc gia. Một trong các tuyên ngôn quan trọng nhất của các nguyên thủ APEC là tuyên ngôn về việc bảo vệ sự đa dạng văn hoá như một trong những điều kiện hàng đầu đảm bảo sự thành công và ý nghĩa tích cực của toàn cầu hoá. Từ các chính khách, doanh nhân, các nhà hoạt động văn hoá nghệ thuật đến người dân bình thường của mỗi quốc gia đều dần ý thức được rằng bản sắc văn hoá dân tộc là tấm căn cước, là chiếc giấy thông hành có giá trị nhất, là một “đảm bảo bằng vàng” cho một đất nước hoà nhập thành công trong cộng đồng quốc tế.

Thực tiễn những năm đổi mới, phát triển, giao lưu hội nhập vừa qua, dưới ánh sáng của đường lối “xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng ta, cho thấy đây là thời kỳ bùng nổ ý thức văn hoá dân tộc, bùng nổ các hoạt động tìm về các giá trị văn hoá cội nguồn, các đặc sản nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống được nhận diện đầy đủ, toàn diện hơn, được nghiên cứu sâu sắc, phục hồi có hệ thống hơn (từ văn hoá lối sống, văn hoá phong tục, văn hoá lễ hội, văn hoá ẩm thực đến các hình thức nghệ thuật...) và đã chứng minh được sức sống, sự hấp dẫn cũng như tác dụng của mình trong đời sống xã hội đương đại không chỉ với các chương trình quốc gia quy mô của nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà còn với rất nhiều hoạt động phong phú của các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hoá khác và của người dân tại các làng quê truyền thống.

Như vậy, có thể thấy, ngay cả trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, đô thị hoá và toàn cầu hoá, cũng như các sinh hoạt văn hoá truyền thống tinh hoa khác của dân tộc, không gian tinh thần, động lực tinh thần của sinh hoạt văn hoá quan họ truyền thống không hề bị triệt tiêu mà vẫn đang phát triển với những biểu hiện mới, cấp độ mới.

Sinh hoạt văn hoá quan họ cổ truyền không chỉ phải đối diện với nguy cơ mai một thất truyền nghiêm trọng mà còn đứng trước những thời cơ tốt đẹp để bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa của mình.

255

Vấn đề là chúng ta phải có những lựa chọn đúng, những giải pháp phù hợp, hữu hiệu trong những điều kiện mới, những yêu cầu mới như cha ông ta đã từng làm trong nhiều thế kỷ gìn giữ và phát triển sinh hoạt văn hoá quan họ để quan họ luôn luôn mới, thanh xuân, tươi trẻ nhưng vẫn không đánh mất những vẻ đẹp bất hủ của mình, vẫn luôn là quan họ.

Ngộ nhận về việc phải cải biên, nâng cao dân ca quan họ theo những tiêu chuẩn gọi là “khoa học, hiện đại” của âm nhạc học thế giới.

Không thể phủ nhận dân ca quan họ là thể loại dân ca truyền thống hiện đang được biết đến nhiều nhất trong cuộc sống đương đại ở nước ta hiện nay và cũng là thể loại dân ca Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất. Gần như không có đoàn nghệ thuật ca nhạc chuyên nghiệp nào, không có một hội diễn nghệ thuật quần chúng nào trên nhiều miền đất nước lại không có một tiết mục dân ca quan họ. Ngay tại TP. HCM và tỉnh Đồng Nai, hai trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn nhất đất nước ở phương Nam xa xôi, cũng có đến 7 câu lạc bộ dân ca quan họ mang những cái tên rất quan họ như “Mười nhớ”, “Trúc xinh”, “Còn duyên”...được hình thành và hoạt động rôm rả từ năm 1990 đến nay. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, dân ca quan họ cũng thường xuyên xuất hiện và được yêu thích. Ở chương trình giáo dục âm nhạc phổ thông, trong số lượng ít ỏi các bài dân ca được truyền dạy, quan họ cũng chính thức có mặt hai bài “Lý cây đa” và “Trống cơm” . Gần như không một người Việt Nam nào không biết đến và yêu thích một vài giai điệu mượt mà, trong trẻo và lời ca đằm thắm tình tứ của dân ca quan họ. Được coi là một đặc sản âm nhạc cổ truyền nổi bật của dân tộc, dân ca quan họ cũng đã trở thành một mặt hàng khá được ưa chuộng trong nhiều nhà hàng đặc sản lớn nhỏ, các khu du lịch không những ở Bắc Ninh, Bắc Giang, thủ đô Hà Nội, TPHCM, mà còn ở nhiều thành phố thị xã trong cả nước.

Tuy vậy, thật đáng tiếc là những gì mà công chúng rộng rãi cả nước cũng như bạn bè thế giới được giới thiệu, được biết đến và tiếp nhận nồng nhiệt với tên gọi dân ca quan họ qua các kênh truyền bá trên lại không phải là dân ca quan họ với những vẻ đẹp vốn có của nó.

Có thể khẳng định rằng hầu hết chúng chỉ là những phiên bản lai tạp, pha trộn, biến dạng, có khi rất nghiêm trọng, của dân ca quan họ. Thực chất đây là một thứ ca khúc trình diễn mới đã được các nhạc sĩ chuyên nghiệp lấy âm hình giai điệu và ca từ một số bài quan họ truyền thống “cải biên nâng cao” theo những tiêu chuẩn được coi là “khoa học, hiện đại” của âm nhạc học bình quân thế giới với các quan niệm về âm chủ, âm ổn định, các điệu thức trưởng thức cố định, các kết cấu vuông vức cân phương, các lối tổ chức cao trào âm nhạc và kết thúc đóng của phương pháp tác khúc châu Âu, bỏ qua các thủ pháp tác khúc độc đáo của quan họ truyền thống mà họ ngỡ là đã lỗi thời, lạc hậu. Trường hợp tiêu biểu là bài hát được nhiều người biết đến và được sử dụng nhiều nhất, “Người ơi!Người ở đừng về”, được nhạc sĩ Xuân Tứ “cải biên nâng cao” theo những nguyên tắc trên. Đây có thể là một

256

ca khúc tân nhạc rất hay dựa theo giai điệu và ca từ quan họ nhưng lại hết sức xa lạ với hệ thống âm nhạc quan họ truyền thống.

Điều tất nhiên là các ca khúc được “cải biên nâng cao” theo những nguyên tắc phi quan họ này đã được trình diễn quảng bá rộng rãi bằng các hình thức đơn ca hoặc song ca nam nữ theo lối trình diễn của nhạc pop châu Âu với dàn nhạc đệm theo các tiết điệu nhạc pop, với cách hát cộng minh rung giọng của thanh nhạc châu Âu, không hề quan tâm học hỏi, khai thác phương pháp thanh nhạc độc đáo, tinh tế của quan họ truyền thống với các luyến láy đặc trưng và lối ngân nẩy hạt tuyệt vời.

Người nhạc sĩ chuyên nghiệp theo phương pháp bình quân luật châu Âu trong “cải biên nâng cao” đã đưa cái gọi là dân ca quan họ của mình rời xa cái gốc của nó một bước, các ca sĩ trình diễn các bài quan họ “cải biên nâng cao” này lại tiếp tục đưa nó đi xa nhiều bước hơn nữa, xa đến mức lắm khi khó có thể nhận ra gốc gác nguồn cội của nó.

Thực ra, việc chuyển thể dân ca quan họ từ ca khúc truyền thống sang hình thức tân nhạc bình quân luật, từ một hình thức ca khúc sinh hoạt giao lưu tâm tình sang hình thức ca khúc trình diễn, để dễ dàng phổ biến truyền bá những tinh hoa của giai điệu và ca từ quan họ là một việc làm cần thiết trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và có tác dụng không thể phủ nhận.

Nhưng việc làm trên trong thực tế hơn 4 thập kỷ qua đã gây nên hai sự ngộ nhận nguy hiểm:

Thứ nhất, do không được giới thiệu đầy đủ, cặn kẽ, những bài quan họ được chuyển thể, được “dịch” sang một thứ ngôn ngữ âm nhạc khác, một hình thức ca hát khác, những bài quan họ lơ lớ quan họ này lại được đông đảo công chúng, thậm chí cả các nhà hoạt động văn hoá, cả giới ghệ sĩ chuyên nghiệp trong và ngoài nước coi như những bản quan họ gốc, những tinh hoa của dân ca quan họ, hoàn toàn yên tâm với sự hiện diện thường nhật của dân ca quan họ qua những phiên bản lai tạp, pha trộn, méo mó này mà không quan tâm tìm hiểu một thứ quan họ thuần khiết, đích thực, trọn vẹn và tuyệt đẹp như nó vốn có, thứ quan họ vẫn đang tồn tại và đang có nguy cơ thất truyền trong các làng quê Kinh Bắc.

Thứ hai, việc chuyển thể, dịch, cải biên, phóng tác, tân nhạc hoá dân ca quan họ được chính những người trong cuộc, các tác giả và những người sử dụng chúng, mặc nhiên coi việc làm của mình như một hoạt động “cải biên, nâng cao” quan họ truyền thống với quan điểm “bỏ thô lấy tinh” theo những tiêu chuẩn “khoa học hiện đại” của âm nhạc học thế giới. Đây là một ngộ nhận tiêu biểu của một thời kỳ ấu trĩ của một bộ phận nhạc sĩ chỉ có nền tảng kiến thức hệ thống âm nhạc học bình quân luật châu Âu và coi những tiêu chuẩn của hệ thống này là chuẩn duy nhất của âm nhạc học thế giới mà không biết rằng còn có chuẩn của một hệ thống âm nhạc học khác của các dân tộc châu Á và Việt Nam. Nhà nghiên cứu Mịch Quang và các GSTS Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết Phong đã từng chỉ trích mạnh mẽ cái khái niệm “nâng cao” mà các ông cho là đầy lố bịch và quá hài ước này. Theo

257

các ông, âm nhạc học phương Đông và phương Tây là hai hệ thống khác nhau với những cái chuẩn khác nhau và vẻ đẹp khác nhau, không thể lấy cái chuẩn phương Tây để nâng cao các tác phẩm của âm nhạc phương Đông và ngược lại. Hơn nữa, một thể loại âm nhạc đã đạt đến đỉnh cao như dân ca quan họ thì tự nó đã là một sản phẩm toàn bích, không ai có thể cải biên nâng cao hơn được. Việc tân nhạc hoá dân ca quan họ của một số nhạc sĩ chỉ có thể được coi là một hoạt động chuyển thể, dịch quan họ sang một thứ ngôn ngữ âm nhạc khác để phổ biến đại trà, dù có tài tình đến mấy cũng không thể được coi là việc “cải biên nâng cao” dân ca quan họ truyền thống. Nhiều cái “thô” mà các nhạc sĩ này đã bỏ theo quan niệm châu Âu có khi lại là những vàng ngọc thực sự của âm nhạc phương Đông và Việt Nam.

Các việc làm này cũng không thể được coi như hành động phát triển dân ca quan họ truyền thống, tạo nên một thứ quan họ mới như nhiều người lầm tưởng, bởi nó đã đi theo những chuẩn khác, những nguyên tắc khác những cái chuẩn, những nguyên tắc của âm nhạc quan họ trên nhiều phương diện.

Với trực giác quan họ tinh tường, việc các nghệ nhân nhiều thế hệ quan họ cổ truyền không công nhận các hình thức quan họ mà họ cho là quan họ đoàn, quan họ đài này gia nhập vào đại gia đình làn điệu quan họ lúc nào cũng rộng mở rõ ràng không hề là các phản ứng cực đoan, hẹp hòi, mà có cơ sở khoa học âm nhạc sâu sắc. Giống như bên lĩnh vực sân khấu truyền thống, các sáng tác mới như điệu Cách cú trong chèo của nghệ sĩ Năm Ngũ, điệu Dâng tướng quân, Lía phôn, Lía phấu trong ca kịch bài chòi của các nghệ sĩ Lệ Thi, Trần Chức, hay một số bài bản cải lương mới của Năm Châu, Phùng Há, Viễn Châu, những người bị coi là “mù” nhạc mới nhưng lại rất nhuần nhuyễn âm nhạc của bộ môn sân khấu mình, đã nhanh chóng gia nhập và kho tàng làn điệu truyền thống các bộ môn sân khấu này, trong khi rất nhiều sáng tác mới của các nhạc sĩ tân nhạc cự phách chỉ được coi như những khách lạ tình cờ đến nhầm nhà. Trong dân ca quan họ cũng vậy, việc hàng loạt bài hát mới do các cụ Tư La, Nguyễn Đức Sôi sáng tác đã gia nhập ngọt xớt kho tàng quan họ cổ truyền trong khi các loại quan họ “cải biên nâng cao”của nhiều nhạc sĩ tài danh dù đã được lưu truyền rộng rãi và được công luận ca tụng hết lời vẫn bị giới quan họ cổ truyền coi như những kẻ ngoại đạo. Đây không phải là vấn đề tài năng mà là một vấn đề có tính chất hệ thống, hay đúng hơn, có tính chất huyết thống, trên lĩnh vực âm nhạc.

258

Thanh NgânNgười quan họ làng

Không ai nghĩ chị đã sắp bước vào tuổi “nhân sinh thất thập”. Người phụ nữ nhỏ nhắn ấy thật trẻ trung nhanh nhẹn trong bộ áo tứ thân yếm đào cùng hai liền chị quan họ hát đôi lừng danh làng Chọi Nguyễn Thị Sổ, Nguyễn Thị Nhung đưa tôi và NSND Đặng Nhật Minh trở lại với những địa danh huyền thoại: sông Tiêu Tương, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu, những Diềm, Lim, Sói, Bùi, Chọi, Đào, Đặng, Ó, Nhồi, Bò, Sẻ, Lẫm, Trà, Chắp, Hàn, Đống Cao... để giới thiệu với chúng tôi về một thứ quan họ đích thực mà chị gọi là quan họ “làng”...

Con nhà nòi quan họChị là Nguyễn Thanh Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá Quan

họ, thành viên mới của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc. Thanh Ngân kể rằng quê chị ở làng Bùi Xá còn có tên là Châm Khê, xã Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh, tên cúng cơm của chị là Hẹn. Cha mẹ chị là hai nghệ nhân quan họ có tiếng ở đất Kinh Bắc. Họ quen nhau qua một cuộc thi hát đối hội Lim với chùm chơi “Chót nhời hẹn mấy”, chàng thắng, nàng thua nhưng cảm phục nhau mà nên nghĩa vợ chồng. Để kỷ niệm mối tình quan họ, chàng và nàng lấy tên chùm chơi se duyên đôi lứa trên để đặt tên cho bốn cô con gái: Chót, Nhời, Hẹn, Mấy.

Hẹn, cô con gái thứ ba của gia đình quan họ ấy, biết hát quan họ từ khi 5 tuổi, đến năm 15 tuổi đã là giọng hát nổi tiếng của làng quan họ Châm Khê và những đêm hội quan họ đã trở thành ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ chị. Lớn lên, đi học đại học Kinh tài và nhận công tác kế toán tại một ngân hàng ở Hải Phòng “đò giang cách trở”, lại vào lúc quan họ ở quê đang trải qua cơn bĩ cực, quan họ không thể là nghề nhưng luôn là nghiệp, là nguồn sống tinh thần lớn nhất đời chị. Chị luôn nhớ lời dặn của cha mẹ: “Lớn lên, dù đi đâu, làm gì, con cũng phải nhớ mình là người quan họ”. Mùa xuân nào chị cũng về quê tham dự các canh hát thâu đêm suốt sáng. Hội Lim, hội quan họ lớn nhất xứ Kinh Bắc, không năm nào vắng bóng dáng và tiếng hát

259

của chị. Chị mừng nhất là khi thay vì chỉ cho tổ chức một ngày hội quan họ duy nhất của cả tỉnh Bắc Nình vào mồng 4 tháng Giêng trong mấy chục năm trời, đầu những năm 1980, chính quyền xứ Kinh Bắc đã trả lại đầy đủ 49 ngày hội truyền thống của 49 làng quan họ. Cơ hội để phục hưng bộ môn nghệ thuật đã trở thành máu thịt của chị đã được mở ra. Tuy vậy, Hẹn rất trăn trở khi thấy nhiều cái hay, cái đẹp của cách hát quan họ, lối chơi quan họ, sinh hoạt quan họ đã bị thời gian làm cho mai một. Nhiều loại quan họ “đoàn”, quan họ “đài” với xu hướng cách tân, cải biên đã không còn giữ được cái nhuỵ, cái duyên truyền thống. Thế là, từ những năm đó, “người quan họ” Hẹn – cô kế toán ngân hàng Thanh Ngân âm thầm bắt đầu công việc sưu tầm nghiên cứu, phục hồi quan họ cổ truyền - cái “quan họ làng” như cách gọi của chị, thứ quan họ tinh chất đang có nguy cơ thất truyền.

Kho tàng quan họ sốngĐến bây giờ, ở tuổi 67, đã có thể gọi Thanh Ngân là một“Kho tàng

sống” về quan họ. Kho tàng vô giá mà chị Ngân có được là thành quả của gần 30 năm cần mẫn sưu tầm nghiên cứu như con ong đi hút nhị vàng của các nghệ nhân 49 làng quan họ dọc theo 3 con sông Tiêu Tương, Ngũ Huyện Khê và sông Cầu. Dường như không có gì thuộc về quan họ mà chị Ngân không biết, không thể kể thật tường tận và hát cho chúng ta nghe thật say sưa, thu hút: từ lịch sử 49 làng quan họ, các lễ hội quan họ, các nghệ nhân quan họ nổi tiếng các thời đến hơn 200 làn điệu và 600 bài ca quan họ. Đặc biệt, Thanh Ngân đã đi vào sưu tầm nghiên cứu các lối chơi quan họ và đã ghi chép, tổng kết được hơn 150 lối chơi quan họ đặc sắc. Theo chị Ngân, lối chơi quan họ là sự hội tụ mọi tinh hoa của văn hoá quan họ. Lối chơi quan họ còn thì mọi giá trị của văn hoá quan họ mới còn. Lối chơi quan họ mất thì quan họ chỉ còn là một số điệu ca và phong tục tập quán. Càng đi sâu sưu tầm nghiên cứu di sản văn hoá đặc sắc của quê hương, của cha mẹ, càng thấy cái hay, cái tuyệt vời, cái cao đẹp của quan họ, chị Ngân càng ý thức rõ rằng quan họ chỉ được giữ gìn trọn vẹn không phải ở thứ quan họ “diễn” trong một đoàn nghệ thuật của Thuý Cải, Thuý Hường, hay trên phát thanh truyền hình mà là quan họ “chơi” trong sinh hoạt văn hoá truyền thống ở các làng quê Kinh Bắc. Con đường duy nhất để phục hồi trọn vẹn quan họ là phục hồi sinh hoạt quan họ làng, quan họ của các lối chơi, quan họ hát đôi, hát đối, hát không nhạc đệm...Và Thanh Ngân quyết tâm hành động để khởi động sự phục hồi mà không ít người cho là không tưởng đó...

Hội nghị Diên Hồng quan họĐược sự ủng hộ của bác Ngô Văn Đảm, một người Thái Bình mê đắm

quan họ và các GSTS Hồ Ngọc Đại, Triệu Tú... Thanh Ngân đã vận động thành lập Trung tâm văn hoá quan họ vào năm 1999. Mục tiêu của Trung tâm rất rõ: cùng với cộng đồng phục hồi sinh hoạt quan họ cổ truyền, quan họ làng với tất cả sắc hương của nó. Trong hơn 7 năm, từ hơn chục thành viên ban đầu, Trung tâm nay có hơn 600 thành viên ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây. Trung tâm đã chủ trì việc phục hồi sinh hoạt quan họ ở

260

49 làng quan họ cổ truyền ở Bắc Ninh, phát triển thêm 4 làng quan họ mới ở Bắc Giang, Hà Tây. Tại Bắc Ninh, Trung tâm tổ chức Đoàn quan họ làng Bắc Ninh với ba khối Tiên Du, TX Bắc Ninh và Yên Phong - Thị Cầu, hàng tháng đều có sinh hoạt giao lưu các khối. Trong các làng tối nào cũng có giao lưu học hành tập luyện và phát động phong trào sống, cư xử, ăn mặc, nói năng theo phong cách quan họ, không cho con em quan họ đi phục vụ các quán bar, karaoke, khách sạn. Tại Hà Nội, hàng tháng Trung tâm thường xuyên tổ chức ba cuộc giao lưu tại Cung văn hoá Hữu Nghị, trong đó có một cuộc chuyên về quan họ cổ và một cuộc phục hồi đội ngũ sáng tác văn thơ quan họ. Trung tâm còn tổ chức các lớp quan họ ở đền Voi Phục, Đại Mỗ (Hà Nội) và La Dương (Hà Tây), xuất bản sách “Lối chơi quan họ”, tham gia làm 4 bộ phim tài liệu quan họ. Cuộc ra quân lớn nhất của Trung tâm là trong chương trình “Tết Việt 2006” ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Trong 7 ngày 6 đêm đầu xuân Bính Tuất, hơn 350 nghệ nhân của quan họ làng Bắc Ninh, quan họ phố Hà Nội đã tái hiện sinh hoạt quan họ cổ truyền ngày xuân với tục quan họ Đúm, quan họ trùm đầu, các canh hát quan họ có phân định thắng thua...tạo nên một không gian văn hoá đậm màu sắc truyền thống cực kỳ hấp dẫn cho mùa xuân thủ đô nghìn năm văn hiến. Cũng trong năm 2006, Trung tâm đã tổ chức hội nghị tổng kết quan họ làng 1999-2006 với sự tham dự của gần 1000 đại diện của 53 làng quan họ. Nhiều người gọi đây là một hội nghị “Diên Hồng” lịch sử về quan họ, mở ra thời phục hưng của quan họ làng trong thế kỷ 21...

Có lòng dân sẽ có tất cảKhi tôi hỏi bí quyết gì giúp chị và Trung tâm văn hoá quan họ, chỉ với

hai bàn tay trắng, trong 7 năm qua đã làm được nhiều việc thật lớn, thật thiết thực cho quan họ mà có cơ quan nhà nước dù được cấp hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng, đã chưa làm được, chị Ngân nhẹ nhàng trả lời: “Có gì đâu anh, có lòng dân, được dân ủng hộ, mình sẽ có tất cả”. Một ngày đi cùng chị trở về các làng quê quan họ Kinh Bắc từ làng Chọi, làng Diềm lên Thổ Hà rồi về thị trấn Lim, tôi mới hiểu người con gái quan họ Chăm Khê năm xưa được nhân dân quê hương quan họ yêu mến, ủng hộ như thế nào. Đoàn dân ca quan họ làng Bắc Ninh thuộc Trung tâm văn hoá quan họ của chị chắc chắn là đoàn nghệ thuật lớn nhất nước có trụ sở trải khắp Tiên Du, TP Bắc Ninh, Yên Phong, Việt Yên, với 21 thành viên lãnh đạo (chấp hành) và hơn 500 nghệ sĩ gồm đủ các thành phần nông dân, công nhân, tiểu thương, bộ đội phục viên, cán bộ hưu trí, học sinh, sinh viên, giáo viên và cả các tỷ phú Kinh Bắc. Tất cả họ, “nhất hô bá ứng”, ngưòi góp công, góp trí, người góp của, người hiến dâng tài năng, cùng chị Ngân làm sống lại sinh hoạt quan họ làng, di sản văn hoá đặc sắc nhất của quê hương.Mùa xuân Đinh Hợi này, Trung tâm Văn hoá Quan họ của Thanh Ngân phối hợp với huyện Tiên Du thực hiện dự án “Phục hồi sinh hoạt quan họ cổ truyền qua Hội Lim”. Đây là một dự án chị Ngân dành nhiều tâm sức lập ra từ hơn một năm nay, với mục tiêu đưa lễ hội quan họ lớn nhất trở về với bản

261

sắc văn hoá vốn có, do chính nhân dân quê hương quan họ bảo tồn sáng tạo và phát triển. Chị đi vận động cả năm cũng chưa được tổ chức trong và ngoài nước nào nhận tài trợ dự án. Một mùa xuân nữa lại đến, không thể chờ đợi, được sự khích lệ của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc và sự hưởng ứng nồng nhiệt của bà con các làng quan họ, chị Ngân cũng quyết bắt đầu. Chị Ngân tâm sự: “Nhân dân là người chủ của quan họ, hãy trả quan họ về với nhân dân, nhân dân sẽ là người giữ gìn, sáng tạo và phát triển quan họ tốt nhất. Đưa Hội Lim trở lại truyền thống là đúng ý nguyện của nhân dân Tiên Du, nhân dân Bắc Ninh nên không phải ai khác mà chính nhân dân nơi đây sẽ giúp chúng tôi thực hiện thành công dự án này”.

Nhà ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, trụ sở Trung tâm ở Hà Nội, nhưng đã hơn 20 năm nay, chị Ngân luôn có mặt ở đâu đó trong các làng quê quan họ. Chị nhắn với chúng tôi 12 tháng giêng tới nhớ về với Hội Lim của chị. Một Hội Lim thực sự của không gian văn hoá truyền thống với các gánh tuồng, chèo với hát ví, trống quân, với quan họ hát đúm, quan họ hát canh, quan họ thờ, quan họ kết bạn, quan họ giật giải, quan họ dệt vải, với các trò chơi quan họ ẩm thực quan họ kỳ thú.

Thật vui khi được đón chờ một Hội Lim như thế!

262

Những kỳ quan xanh

Khó có thể nói khác khi ta đi dưới những đường phố rợp bóng cổ thụ giữa thủ đô Hà Nội, ở cố đô Huế, ở thành phố mang tên Bác hay đứng trước cây dã hương Tiên Lục, cây đa 7 rễ Hòa Bình, cây thị Triều Đông, cây si Văn Phát, rặng duối Đường Lâm, gốc me nhà Nguyễn Huệ, cây đa Tân Trào, cây ngô đồng sau điện Thái Hòa, cây lộc vừng Hồ Gươm, cây đa Hàng Trống trong sân tòa soạn báo Nhân Dân...Các cổ thụ đó thực sự là những kỳ quan xanh mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước “xanh đồng, xanh sông, xanh rừng, xanh biển” bốn mùa này…

Không phải ngẫu nhiên mà cây dã hương Tiên Lục ở Bắc Giang đã đi vào bộ từ điển bách khoa nổi tiếng thế giới Larousse. Từ điển này đã in ảnh cây dã hương Tiên Lục với chú thích là cây dã thứ hai thế giới sau một cây dã khác ở châu Phi. Dã hương là loại cây đặc biệt quý hiếm, có gốc nguyên sinh nguyên thủy, tưởng đã tuyệt chủng sau một trận đại hồng thủy ngàn năm trước. Nhưng hàng ngàn năm nay, loài cây có giòng họ long não cổ đại ấy vẫn lặng lẽ sống trên đất sỏi đồi son Tiên Lục, bất chấp thời gian, bất chấp thiên tai, địch họa, trẻ trung và tươi tốt lạ thường, vẫn hàng ngày tỏa bóng mát và hương thơm cho cuộc sống.

Cây dã hương đúng là một “danh mộc”, một thứ kỳ quan xanh, không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới, niềm tự hào chính đáng của người dân Tiên Lục, mảnh đất đã tạo nên sự trường tồn kỳ diệu của nó. Nhưng Tiên Lục không chỉ có cây dã hương. Theo người xưa, Tiên Lục có nghĩa là chốn ngự của sáu nàng tiên. Nhưng theo đúng tự dạng của của chữ Tiên Lục khắc trên bia đá dựng ở đình làng từ thời Hậu Lê thì Tiên có nghĩa là đầu tiên, còn Lục là màu xanh của cây lá. Như vậy, Tiên Lục có nghĩa là nơi màu xanh của cây cối được ưu tiên tôn trọng và chăm chút nhất. Thật đúng với danh thơm của mình, Tiên Lục là đất lành của các loại cây cối. Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà nhiều xóm của Tiên Lục mang tên cây: xóm Cây Bàng, xóm Cây Dã, xóm cây Thông và các ngôi đình ở đó cũng mang tên cây: đình Cây Bàng, đình Cây Dã…Theo các bô lão ở đây, cây bàng ở đình Cây Bàng, cây thông ở xóm Cây Thông có lẽ cũng cùng tuổi với cây

263

dã, cũng lực lưỡng và xuân sắc kỳ lạ qua mười thế kỷ như cây dã. Tuy vậy, chúng không nức tiếng bốn bể năm châu như cây dã đơn giản vì chúng là thông và bàng, có nghĩa không phải là loài cây hiếm hoi như “lão trượng” dã hương láng giềng.

Đúng là trên đất nước ta, những loại cây quen thuộc như cây bàng, cây thông và những cây đa, đề, xanh, si, xà cừ, gạo, me, sấu…có tuổi thọ trăm năm, ngàn năm không hiếm. Tôi không biết Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hay Tổng cục thống kê đã có con số tổng hợp của cả nước hay chưa nhưng chỉ riêng hai địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ là Hà Tây và Thái Bình vừa cho điều tra và thống kê sơ bộ để bảo vệ các cổ thụ từ trăm tuổi trở lên thì mỗi nơi đã cho con số hàng nghìn. Các vùng đất cổ khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, cố đô Huế…có lẽ con số cũng không ít hơn thế. Đặc biệt, con số ấy ở thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta, nơi ra ngõ là gặp cổ thụ, chắc chắn còn hơn rất nhiều lần.

Cái hết sức quý hiếm ở đây chính là ở cái sự không hiếm ấy: cổ thụ trên đất nước bốn nghìn năm của chúng ta nhiều quá và đẹp quá!

Đúng vậy! Không chỉ rất nhiều mà còn rất đẹp, thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hóa, vượt xa mọi tưởng tượng lãng mạn nhất của chúng ta.Mùa thu vừa qua, Sở VHTT Hà Tây có tổ chức một triển lãm ảnh về các cây cổ thụ của quê hương mình và đó là một cuộc triển lãm làm người xem ngỡ ngàng vì sự hấp dẫn bất ngờ của nó. Chỉ riêng một loại cây tưởng đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam ta: cây đa, cây đa của giếng nước, sân đình, cây đa của chú Cuội và chị Hằng cũng đã hiện ra trước ta với những dáng vẻ, bố cục lạ và đẹp đến mức khó tin. Mà đâu chỉ có đa, còn có nào thị, nào gạo, nào trồi, nào si…Hầu như tất cả, không chỉ đáng chiêm ngưỡng như bằng chứng sống của sự trường sinh kỳ diệu mà còn như một tuyệt tác nghệ thuật. Ta chợt nhớ một nhận xét của nhà văn Nga rất được người Việt Nam yêu mến K.Pauxtopxki: thiên nhiên chính là người sáng tạo vĩ đại và huyền bí nhất.

Bị những tấm ảnh của cuộc triển lãm quyến rũ, tôi đã tìm về một số làng quê ở các huyện Phú Xuyên, Thường Tín dọc sông Nhuệ, sông Đáy thuộc tỉnh Hà Tây để tận mắt những tuyệt tác của thiên nhiên đó, những cây đa 3 rễ Bình Đà, Thanh Oai, cây đa 7 rễ Hòa Bình, cây đa hoa gạo Chương Dương, cây đa Giời ơi, Phúc Tiến, cây gạo đền Bộ Đầu, cây thị nghìn tuổi chùa Triều Đông, cây si khổng lồ đình Văn Phát….Tại nơi tọa lạc các kỳ quan xanh này, tôi càng hiểu các “cụ” cổ thụ không chỉ rất đẹp mà còn rất thiêng. Nếu ở Tiên Lục, tôi từng nghe truyền tụng mỗi khi cây dã hương gẫy cành là điềm báo một sự biến của cuộc đời ví như đang có giặc thì giặc tan, đang loạn ly thì thanh bình, thì người dân Hòa Bình, Thường Tín kể rằng cây đa 7 rễ đã dựng lên cả một bức tường thành che chở xóm làng, nó đã từng hứng chịu không biết bao nhiêu đạn bắn tới từ một đồn Pháp, thân cành lỗ chỗ vết đạn giặc mà vẫn sừng sững tươi xanh. Đặc biệt mỗi “cụ” cổ thụ

264

đều để lại trong dân gian bao sự tích, bao huyền thoại sâu xa về tình đời, lẽ đời, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của làng quê, đất nước, với sự nghiệp của các bậc thánh thần, anh hùng dựng làng, giữ nước, với cả lối sống và cách yêu thương rất đẹp của người dân sau lũy tre làng. Cây me hơn 300 tuổi tại nhà Nguyễn Huệ tại làng Kiên Mỹ có thể kể cho chúng ta về sự phát tích của những người anh hùng áo vải Tây Sơn còn rặng duối nghìn tuổi Đường Lâm là một bằng chứng sống về tài thuần voi giúp nước đại phá quân Nam Hán của Ngô Quyền.

Cổ thụ Việt Nam không chỉ là biểu hiện rực rỡ của sức sống và vẻ đẹp kỳ diệu, bất khuất của thiên nhiên non nước Việt Nam mà còn mang đậm dấu ấn nền văn hiến nghìn năm của dân tộc bởi nó đã gắn bó sâu xa với truyền thống Việt, lịch sử Việt, tâm linh Việt. Nó không chỉ là các kỳ quan thiên nhiên mà còn là các kỳ quan văn hóa, một nền văn hóa luôn xanh tươi, xuân sắc, khi từ các cội già vững chãi luôn bừng nở những chồi non, lộc biếc mỗi độ xuân về…

Thật tự hào khi ta có thể nói: đất nước ta là đất nước của những cổ thụ, đất nước của những kỳ quan xanh.

265

Thanh bình Bản Giốc

Qua thị trấn Trùng Khánh lặng lẽ và khu chợ Pò Tấu nhộn nhịp ngày chợ

phiên, chúng tôi bắt đầu đi dọc theo một con sông xanh biếc với những bờ xe nước xinh xắn chậm rãi quay dưới nắng mật tháng mười. Đó là con sông biên giới Việt - Trung có tên là Quây Sơn (còn gọi là Quy Xuân hay Quy Thuận). Sông Quây Sơn bắt nguồn từ vùng núi đồi ở phủ Trấn An, Vân Nam, chảy vào Việt Nam tại ải Lung, qua một vùng thung lũng rộng lớn và rất trù mật của Cao Bằng, rồi chảy lại sang Trung Quốc sau khi tạo nên một cái thác vào loại đẹp nhất châu Á, thác Bản Giốc.

Từ đầu địa phận xã Đạm Thủy, chúng tôi đã nghe tiếng thác reo và cảm nhận được hơi mát của những cơn mưa được tạo nên từ thác. Bản Giốc hiện ra trước mắt chúng tôi, đẹp và hùng vĩ hơn nhiều những gì chúng tôi đã được thấy trên phim ảnh. Dòng sông Quây Sơn đến Bản Giốc chia làm hai nhánh từ trên độ cao 50m tạo nên hai cụm thác nước với trên hai chục cái thác như những dải lụa trắng khổng lồ buông giữa không gian mênh mông xanh biếc của núi rừng. Cụm thác một tầng hùng vĩ nhất nằm sâu trong địa phận Việt Nam với 5 cánh thác tuôn trắng giữa màu xanh cây cối như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Và tuyệt đẹp là cụm thác bậc thềm 5 tầng như đoá hoa năm cánh toả sang trên trung tuyến sông Quây Sơn, theo hiệp định biên giới Việt Trung mới được ký kết giữa hai nước, 1/3 thuộc về Trung Quốc còn 2/3 thuộc về Việt Nam…

Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, những lũy tre quen thuộc, những đàn trâu ung dung gặm cỏ thật vô tư, hồn nhiên.

Vùng thắng cảnh nổi tiếng từng là một điểm nóng biên giới giờ thật yên ả, thanh bình. Cái đẹp huyền diệu vô tư của xứ sở thần tiên nơi hạ giới này đáng lẽ luôn luôn phải là nơi nuôi dưỡng tình hữu nghị, tình yêu thương, lòng nhân ái và khát vọng hòa bình của con người. Được ngả người trên thảm cỏ xanh bên bờ sông Quây Sơn, đắm mình trong hương nước ngọt mát của những cơn mưa li ti ngọt dịu tung ra từ thác, hoặc chống bè luồn vào

266

trong dòng xả trắng lung linh như tuyết sa, ngắm nhìn rừng núi xanh biếc hoang sơ, chắc chắn con người sẽ trở nên trong trẻo thánh thiện hơn và cảm nhận được sự vô lý của những tranh chấp, đố kỵ thông thường…

Thác Bản Giốc là một thứ quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành cho non sông gấm vóc của chúng ta ở địa đầu phía Bắc. Tuy là một thắng cảnh đã nổi tiếng từ lâu và ở một vùng biên giới nhạy cảm nhưng có vẻ danh thắng đặc biệt này chưa được người Việt Nam chúng ta quan tâm đúng mức. Trong khi chỉ sở hữu chưa đầy 1/3 cụm thác bậc thềm nhưng phía bạn Trung Quốc đã đầy tư xây dựng hẳn những cơ sở hạ tầng du lịch khá nguy nga, hoàng tráng bên bờ bắc sông Quây Sơn và người Trung Quốc đổ về tham quan thắng cảnh này trong cảnh ngựa xe nhộn nhịp thì phía bờ nam Quây Sơn của chúng ta xem chừng vẫn còn quá hoang vắng, u tịch. Vẫn chỉ những hàng quán tềnh toàng và những chiếc bè nứa đơn sơ của người dân Đạm Thủy và khách du lịch đến còn rất thưa thớt. Dự án mời gọi đầu tư khu du lịch Bản Giốc vẫn còn trong ngăn kéo của các cơ quan chức năng Cao Bằng. Nếu với phía bạn Trung Quốc, thác Bản Giốc đang rất được quan tâm nâng niu chăm sóc thì có cảm giác với chúng ta, Bản Giốc vẫn còn là một nàng tiên đẹp bị bỏ quên trong rừng sâu, nơi sơn cùng thủy tận.

Có lẽ cần sự quan tâm mạnh mẽ, cấp thiết và cụ thể hơn của các cơ quan nhà nước trung ương, địa phương, nhất là của ngành du lịch và của tất cả chúng ta, để Bản Giốc thực sự là một địa chỉ du lịch xứng đáng với vẻ đẹp mê hồn và vị trí hết sức nhạy cảm của nó.

267

Lẽ công bằng cho hạt gạo

Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phầnCâu ca dao tưởng đã quen thuộc, xưa cũ ấy không ngờ đã trở lại trong tâm trí ta với sự dằn vặt trăn trở đến vậy trong những ngày tháng này của thiên niên kỷ giao lưu hội nhập. Trên diễn đàn Quốc hội, các đại biểu không ngừng cật vấn các thành viên chính phủ về trách nhiệm đối với hạt lúa. Ngoài thị trường, lúa gạo rớt giá thê thảm, hàng chục nghìn tấn lúa của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long với giá rẻ mạt mà không có ai mua. Cả nước được mùa ngay cả trong thiên tai liên miên. An ninh lương thực của đất nước được giữ vững nhưng an sinh cuộc sống của người nông dân một nắng hai sương đang bị đe dọa nghiêm trọng.Xưa cũng như nay, số phận của hạt lúa dường như vẫn chưa có gì thay đổi. Cái dẻo thơm của bát cơm chúng ta ăn hàng ngày vẫn chứa đựng muôn mỗi cay đắng của người làm ra lúa gạo. Sự bất công vẫn đè nặng lên số phận hạt lúa. Khi thế giới khủng hoảng lương thực, giá lúa gạo lên vùn vụt, để đảm bảo cho người dân VN đủ no, chính phủ phải tạm dừng xuất khẩu gạo, người nông dân VN chẳng thể được chút lợi khi có cơ hội. Giá phân, thuốc trừ sâu, giá xăng dầu, giá điện, giá mọi thứ đều có thể “phi mã” nhưng giá lúa gạo thì tuyệt đối không, cũng vì sự bình an của xã hội. Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, trong cái khoảng lãi khổng lồ đến 60% từ xuất khẩu lúa gạo (1,7 tỷ USD), hàng chục triệu người làm ra nó chỉ lãi có 5, 4%. Thật là một con số quá đau lòng!Có người khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã rất sòng phẳng khi tuyên bố sẵn sàng nhận kỷ luật vì đã dự báo sai dẫn đến quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo. Nhưng nếu sòng phẳng hơn, vị Bộ trưởng của người nông dân này đã phải nêu lên một sự thật nhức nhối: Trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay, vẫn còn quá nhiều bất công không thể chấp nhận dành cho hạt lúa và người làm ra nó. Người nông dân hôm nay vẫn là người nghèo nhất, bị bóc lột nhiều nhất trong khi phải còng lưng gánh một trách nhiệm nặng nề: đảm báo cái no đủ, dẻo thơm cho bát cơm của cả xã hội.

268

Chừng nào lẽ công bằng mới đến được với hạt lúa, với người nông dân? Đó vẫn là một câu hỏi lớn, nếu không nói là lớn nhất, trên con đường xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chùa giả, sư dởm và nỗi đau văn hoá

Hơn một tháng nay, giữa giêng hai nhộn nhịp lễ hội xứ Đông, xứ Bắc, xứ Nam, xứ Đoài, từ khi báo chí và truyền hình đưa những thông tin và hình ảnh “Sư dởm, chùa giả” chốn “Nam thiên đệ nhất động” nhiều người vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Dẫu biết rằng thời kinh tế thị trường, điều gì cũng có thể. Hàng ngày ta đã được thấy và được nghe hoặc trực tiếp va chạm với cái dởm, cái giả: hàng giả, bằng giả, nhà báo giả, công an giả, lãnh đạo giả, vé số giả… đến nỗi rồi xem chuyện ấy cũng thường. Nhưng đến khi biết được cái kiểu làm ăn sỉ nhục tâm linh, nhạo báng thánh thần này, ta vẫn không khỏi kinh ngạc. Điều đáng kinh ngạc không phải ở việc đã có những kẻ cả gan bỏ tiền muôn bạc tỷ dựng hàng chục ngôi “chùa giả” to đùng, khoác áo cà sa cho hàng chục kẻ không tin gì tiên phật để ngang nhiên lừa gạt thiên hạ giữa thanh thiên bạch nhật. Điều đáng kinh ngạc là vì sao họ có thể làm được việc đó. Khu di tích chùa Hương đâu phải đất hoang. Đó là khu di tích lịch sử Quốc gia loại siêu hạng, vào hạng Quốc bảo. Có xã, có huyện, có tỉnh, có chính quyền, có công an, có văn hoá. Có cả pháp lệnh bảo vệ di tích của Nhà nước đã niêm yết hàng chục năm trời. Vì sao tất cả đã có lúc bỗng trở lên vô hiệu?

Sự kiện “sư dởm, chùa giả” ở khu di tích Hương Sơn cho thấy một vấn đề nhức nhối: Các lễ hội truyền thống đã bị thương mại hoá nghiêm trọng, tín ngưỡng của người dân đang bị trắng trợn lợi dụng cho mục đích kiếm tiền của một số người. Đây thực sự là một nỗi đau văn hoá.

Với quyết tâm phục hồi và chấn hưng văn hoá dân tộc của Đảng và Nhà nước, với sự thức tỉnh ý thức về nguồn cội của nhân dân ta, trong cả nước đã bùng nổ phong trào góp công, góp của tu bổ các di tích lịch sử văn hoá, đền, miếu, chùa, chiền, khôi phục các lễ hội truyền thống. Nhưng hiện nay, ở nhiều nơi nhiều lúc, những hoạt động văn hoá và tín ngưỡng này đã bị biến dạng. Nhiều di tích lịch sử văn hoá được tôn tạo không phải để thờ cúng ông bà tổ tiên mà chỉ để kinh doanh thu lợi nhuận. ở những nơi được coi là linh thiêng bên cạnh các di tích chính, người ta đã tuỳ tiện xây thêm hàng loạt các di tích phụ (thực chất là giả) để tăng thu công quả. Các khu chợ “âm phủ” được hình thành ồn ào, chen chúc với các dịch vụ hái ra tiền: ban đồ lễ, nhà trọ, viết sớ, khấn thay, xin quả hộ… với bao trò buồn thần bán

269

thánh dối gian bịp bợm. Không hiểu có nên vui hay không khi ta được biết hơn nửa làng La Khê nổi tiếng quay xa dệt lụa xưa nay, từ khi rước được Bia Bà về đình làng giờ sống khá thong dong nhờ những dịch vụ như vậy, chẳng còn thiết gì đến chiếc xa, khung cửi, tấm lụa. Còn cả làng Cổ Mễ, Bắc Ninh, thì đã thực sự đổi đời kể từ lúc chẳng hiểu vì sao bà thủ kho quân lương của quê mình thuở nào bỗng chốc trở thành bà chủ ngân hàng thời nay và khách thập phương kháo nhau nườm nượp đổ về dâng hương vay vốn. Chính quyền và người dân Cổ Mễ, La Khê có biết chăng việc kiếm sống dựa vào các di tích, quanh các khu chợ “âm phủ” thực ra đã làm cho họ và quê hương được ít, mất nhiều…

Có thể nói ở nhiều lễ hội văn hoá, chỉ còn hai hoạt động chính: Cúng tế và buôn bán trong một môi trường hết sức hỗn độn và ô tạp cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng của những từ này và cũng chỉ có hai thành phần tham gia: người đi cúng tế và kẻ kiếm tiền từ những người đi cúng tế. Thánh thần, tiên phật là niềm tin của người này và là công cụ thu lợi của người kia. Thế là, lễ hội mất hút và văn hoá biệt tăm.

Như vậy, thì sự kiện “chùa giả, sư dởm” ở xứ thần tiên Hương Tích chỉ là phần nổi của một tảng băng không lồ.

Hãy gìn giữ tính chất bất vụ lợi của các khu di tích. Hãy gạt những tham vọng thương mại ra khỏi các lễ hội.

Đó là những điều Đền Đô, Yên Tử đã làm được để giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống.

Còn những nơi khác, tại sao lại không?

270

Chuyện từ những căn nhà nhỏ

Sau những thông tin tràn ngập về những vụ tham nhũng, lãng phí, về những cuộc ăn chơi trác táng hàng tỷ đồng, hàng triệu USD, về những mưu toan biến những biệt thự công vụ hàng ngàn cây vàng thành tài sản riêng của không ít quan chức các cấp, lòng chúng ta chợt ấm áp kỳ lạ khi nghe từ một số tờ báo chuyện về những căn nhà nhỏ của nguyên Bí thư TƯ Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra TƯ Trần Kiên và Chủ tịch phường 13 quận Phú Nhuận TPHCM Trần Đình Liêm...

Thực ra từ lâu, Trần Kiên đã là một vị lãnh đạo Đảng nổi tiếng liêm chính. Thập kỷ 1980, hẳn nhiều người còn nhớ câu thành ngữ mới “Nằm ngửa thấy Trần Kiên...” nói về sự khiếp sợ của bọn tham nhũng trước một Bao Thanh Thiên của Đảng. Nhiều câu chuyện về Trần Kiên từ lúc ông là thường vụ khu uỷ 5 hồi chống Mỹ đến các cương vị tư lệnh Binh đoàn 773, bí thư tỉnh uỷ các tỉnh Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc, Nghĩa Bình, Bộ trưởng bộ Lâm Nghiệp rồi Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra TƯ, đã trở thành những huyền thoại đẹp về một người cộng sản rất mực chí công vô tư, hết lòng vì nước vì dân.

Tuy vậy, chuyện về Trần Kiên từ lúc ông rời cương vị một lãnh đạo cao cấp để trở về sống cuộc đời một công dân bình thường thì ít người được biết. Trước hết là việc ông trả căn biệt thự tại trung tâm Hà Nội, không nhận bất cứ một ưu đãi thường tình nào mà một đại công thần, một lão thành cách mạng như ông xứng đáng được hưởng, đem theo gia tài với vật có giá trị nhất là chiếc xe đạp được phân phối từ thời bao cấp trở về quê hương Quảng Ngãi. Tại đây, ông xin địa phương cấp một miếng đất nhỏ và tự bỏ tiền tiết kiệm xây dựng một căn nhà để ở với người vợ hiền luôn ý hợp tâm đầu. Đầu năm 2005, nhân chuyến công tác tại thành phố Quảng Ngãi, tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh được nhà thơ Thanh Thảo đưa đến thăm căn nhà đó và không ngờ dinh cơ của vị cựu “đệ nhất thượng thư” đơn sơ tuềnh toàng hơn mọi tưởng tượng. Đó là căn nhà cấp bốn 3 gian với giá trị xây dựng chỉ trên dưới mười triệu đồng, nằm trên một con đường đất khá lầy lội ở ngoại ô thị xã Quảng Ngãi.

271

Đáng nói hơn là trong căn nhà nhỏ “thiếu cả những tiện nghi tối thiểu” như bà con lối xóm nhận xét, vợ chồng ông đã bàn nhau chỉ tằn tiện chi tiêu bằng một trong hai suất lương hưu của hai người, một suất khác cùng tiền tiết kiệm dành để tham gia việc xoá đói giàm nghèo ở địa phương.

Và từ căn nhà nhỏ này, người chiến sĩ du kich Ba Tơ năm nào với chiếc xe đạp cũ kỹ lại bắt đầu những chuyến công tác tự nguyện đến với đồng bào các vùng chiến khu xưa. Người dân Quảng Ngãi kể rằng nhiều lần thấy ông Trần Kiên ăn bận như một lão nông chở gạo muối, cây giống ra bến xe để lên các huyện miền núi Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Hà. Có lần vì chở quá nặng ông đã té ngã dọc đường. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm Quảng Ngãi, thấy ông Trần Kiên đi xe đạp, Thủ tướng đã đề nghị Trung ương cấp cho ông một chiếc xe hơi. Nhưng ông từ chối, xin được đi xe đạp để gần dân hơn, hiểu dân hơn.

Từng sống và lãnh đạo trong hai cuộc kháng chiến và cả những ngày đầu hoà bình trên vùng đất Tây Nguyên, gắn bó sâu sắc và có uy tín lớn với đồng bào các dân tộc ở đây, Trần Kiên được coi là chuyên gia lớn nhất của Đảng về Tây Nguyên. Tuy đã về hưu, nhưng trong thời điểm xảy ra sự biến Tây Nguyên đầu năm 2001, ông đã có mặt trực tiếp giúp lãnh đạo các địa phương Tây Nguyên giải quyết khó khăn. Gần gũi đ/c Trần Kiên trong những ngày cuối đời, nhà văn Nguyên Ngọc đã cảm nhận được nỗi day dứt, ân hận lớn lao của ông vì nhân dân Tây Nguyên nhiều nơi còn nghèo khổ quá. Trước khi mất ít lâu, Trần Kiên từng tâm sự với Nguyên Ngọc về việc ông mất ăn mất ngủ khi chưa tìm ra được giống cây gì thích hợp để giúp vùng Dakglei, huyện cao nhất, xa nhất, khó khăn nhất của Tây Nguyên thoát nghèo. Và Trần Kiên đã mất đột ngột chính sau chuyến đi lên Daklei năm 2004 ấy.

Cùng với câu chuyện căn nhà của cựu Bí thư TƯ Đảng Trần Kiên, làm bàng hoàng xúc động chúng ta trong những ngày này còn là chuyện về căn hộ 7m2 trong hẻm của một cán bộ đương chức, anh Chủ tịch phường 13 quận Phú Nhuận, TPHCM Trần Đình Liêm, người vừa mất do một tai nạn giao thông thảm khốc cùng 11 cán bộ nhân viên của phường trong chuyến đi tặng quà cứu trợ đồng đào bị lũ lụt miền Trung. Phường 13 với phần lớn người dân sống ven kênh Nhiêu Lộc là một trong những phường nội thành nghèo nhất TPHCM và thật bất ngờ khi ta biết gia đình Chủ tịch phường Trần Đình Liêm là một trong những gia đình nghèo khó nhất trong phường. Hơn 15 năm trời, Trần Đình Liêm cùng vợ và 3 đứa con gái đã sống trong “căn hộ còn bé hơn cái phòng tắm của một gia đình trung lưu ở thành phố” như lời mô tả trong nước mắt của phóng viên báo Thanh Niên. Cuộc sống của 5 thành viên trong gia đình người chủ tịch phường trên 40 tuổi ấy chỉ trông cậy vào khoảng lương hơn triệu đồng/tháng của anh và tiền công đi nấu đám thuê của vợ. Khổ nghèo cay cực thế nhưng gia đình anh Liêm vẫn sẵn lòng nhường cơm xẻ áo với những người dân trong hẻm những lúc khó khăn. Chị Nguyễn Thị Xuân Đào, người láng giềng bán vé số dạo kể rằng

272

gia đình chị sống trên cái sạp gạo ở chợ Trần Hữu Trang, trước nhà anh đã mười mấy năm. Chị nhớ khi đói thường vào gõ cửa nhà anh xin cơm. Khi bị tai nạn gãy xương đùi, gia đình anh góp tiền cho chị đến bệnh viện mổ. Con chị bệnh đau cũng nhờ vợ chồng anh một tay. Khi đồng bào miền Trung gặp hoạn nạn vì cơn bão dữ, anh Liêm đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân dịa phương đóng góp vật chất, tiền của cứu trợ và dù đang bị cảm anh vẫn dẫn đầu đoàn cứu trợ của phường gấp rút lên đường để kịp trao quà cho bà con Đà Nẵng theo lịch trình đã hẹn. Dì Hoa, một người dân trong phường còn nhớ anh nói trước khi lên đường ra Trung: “Con bệnh mấy ngày rồi. Nhấc tay chân muốn không nổi. Nhưng anh em có tấm lòng, con không thể không đi...”. Có thể hiểu vì sao có nhiều người dân đã ngồi khóc thương anh cả ngày trước trụ sở ủy ban phường, hàng ngàn người dân trong hẻm trong phường và trong thành phố đã có mặt để tiễn biệt vị Chủ tịch trẻ có cuộc sống thanh bần giản dị, được bà con khen là rất xứng với cái tên do cha mẹ đặt ra. Cảm phục tấm gương trong sáng của chủ tịch Trần Đình Liêm, người phụ nữ Mạnh Thường Quân từng tặng 800 phần quà cho chủ tịch Liêm đi cứu trợ miền Trung, đã tặng cho vợ con anh một căn nhà trị giá 600 triệu đồng...

Chuyện rất thật từ những căn nhà nhỏ của một vị lão thành cách mạng nổi tiếng và một cán bộ trẻ gần như vô danh trên cho chúng ta biết Đảng ta từng có và vẫn đang có những cán bộ thực sự liêm chính, chí công vô tư, âm thầm tận tuỵ hết mình phụng sự nhân dân, được nhân dân vô cùng tin tưởng, yêu mến. Sự có mặt của những cán bộ như vậy trong lúc này là phúc lớn của nước của dân. Họ đang giúp Đảng lấy lại niềm tin đã bị rất nhiều quan tham làm sứt mẻ nghiêm trọng.

Nhưng có phải như ai đó nói những cán bộ như Trần Kiên, Trần Đình Liêm hiện nay còn rất ít.

Tôi không tin như vậy. Họ có thể rất nhiều nhưng ta chưa biết hết đấy thôi.

Có điều phải tìm họ từ những căn nhà nhỏ.

273

Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời

Đó là câu Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được thiền sư Thích Nhất Hạnh trân trọng viết bằng thư hoạ tặng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Vũ Hoàng Hà nhân dịp ông về thăm Bình Định và đàm đạo với vị đứng đầu chính quyền địa phương miền Trung đang tự tin bứt phá, vượt qua đói nghèo, vươn lên đón nhận những cơ hội vàng đầu thế kỷ mới. Thiền sư nói với Chủ tịch Vũ Hoàng Hà rằng bức thư hoạ là món quà nhỏ đáp lại những tình cảm ấm áp mà ông Chủ tịch quê hương vị vua áo vải Quang Trung dành cho ông, cũng là cảm xúc của ông sau những gì tai nghe mắt thấy tại Bình Định trong chuyến trở về đất nước sau hơn ba mươi năm xa cách…

Sau ba ngày ở Quy Nhơn, vượt đầm Thị Nại sang Nhơn Hội, theo con đường ven biển đẹp như mơ thẳng ra Tam Quan rồi trở lại quốc lộ 1 để rẽ đường 19 lên quê hương của Tây Sơn tam kiệt và nữ tướng Bùi Thị Xuân, rồi vòng về thăm nhà Đào Tấn ở Phước Lộc, Tuy Phước, buổi tối thứ bảy ngồi trò chuyện cùng chủ tịch Vũ Hoàng Hà ở nhà riêng ông, nhìn bức thư hoạ đầy tin cậy của vị thiền sư được cả thế giới phật giáo nể trọng, tôi như được chia xẻ những bồi hồi xúc động của mình trước những đổi thay có thể nói là kỳ diệu gần đây của quê hương tôi, quê hương của vua Quang Trung và bậc hậu tổ tuồng Đào Tấn.

Trời còn để đến hôm nayTan sương đầu ngõ vén mây giữa trời

Bình Định từng là chốn đế đô huy hoàng của vương quốc Vijaya, nơi tụ nghĩa bốn phương để thống nhất sơn hà, quét sạch ngoại xâm của nhà Tây Sơn lừng lẫy, từng là thủ phủ của cuộc kháng chiến chống pháp ở Liên khu 5 và là mảnh đất anh hùng thời chống Mỹ. Tuy vậy, Bình Định là một tỉnh nghèo của miền Trung, vốn đã là một khu vực nghèo của cả nước. Và buồn hơn, ngay cả thời cả nước rộn ràng đổi mới, mở cửa, Bình Định vẫn còn quá trì trệ, hoang vắng. Thành phố Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh, một đô thị nổi tiếng của miền Trung, đã từng là một cảng lớn mở ra những giao thương quốc tế dưới thời Tây Sơn, địa điểm tập kết chính của Liên khu 5 sau hiệp

274

định Giơnevơ, nay bị cô lập, bị bỏ quên bên bờ đầm Thị Nại, cái đầm mà người xưa nói đã tạo nên thế “Thuỷ khẩu giao nha” để đem tài lộc dồi dào cho Quy Nhơn, cho Bình Định. Thực ra, những năm đầu 1990, trở về Quy Nhơn, tôi thấy Thị Nại vẫn cho tài lộc đấy, nhưng là tài lộc bất hợp pháp, chỉ với số ít những kẻ buôn lậu hàng second-hand từ các tàu viễn dương tấp trộm vào làng biển Khải Minh, bán đảo Phương Mai, nơi được mỉa mai là “Hồng Kông bên hông Quy Nhơn”…Còn Bình Định – Quy Nhơn hình như vẫn đang rất bế tắc trong việc tìm ra chính đạo để thoát khỏi nghèo khổ, đón nhận những tài lộc lớn mà trời đất đã dành sẵn cho mình.

Nhưng tất cả vụt thay đổi khi Đảng bộ và nhân dân Bình Định quyết định một cuộc bứt phá.

Bắt đầu có lẽ từ một nỗi day dứt khi “trông người mà ngẫm đến ta”. Anh Vũ Hoàng Hà kể: “Khi sang Thượng Hải để kêu gọi các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Bình Định, nghe giới thiệu lịch sử khu Phố Đông nguyên là một làng chài nghèo xơ xác, bị ngăn cách với thành phố bằng sông Hoàng Phố. Vậy mà chỉ sau 10 năm quyết tâm mời gọi đầu tư họ đã có một vùng kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Nếu đối chiếu và so sánh sẽ thấy Quy Nhơn-Nhơn Hội của chúng tôi có nhiều nét tương đồng. Khi lặng nhìn quê hương mình dưới cánh máy bay, nhiều lần tôi day dứt tự hỏi: Tại sao ta lại không làm được như người ta?”

Nỗi day dứt của Vũ Hoàng Hà cũng là nỗi day dứt của những chủ tịch tiền nhiệm, các anh Tô Tử Thanh, Mai Ái Trực, của bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Xuân Dương, của Đảng bộ và nhân dân Quy Nhơn-Bình Định. Đã biết tự vấn gay gắt thế ắt tìm được lời giải, có nghĩa là tìm ra được phương hướng và quyết tâm hành động, biến điều “không thể” trở thành “có thể”.

Nhà văn Hoàng Minh Nhân, người chủ biên quyển sách “Khát vọng miền Trung” vừa ra mắt, gọi bước đi của Bình Định trong những năm vừa qua là “rầm rập vó ngựa Quang Trung”. Nói thế cũng không quá khi biết rằng từ 2001 đến 2005 ngân sách Bình Định đã tăng lên gấp hai lần (từ 600 tỷ lên 1200 tỷ đồng), đường hoàng gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ gồm 20 địa phương trong nước. Từ một địa phương bị “gạt” ra rìa trở thành một trung tâm phát triển mới của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và cả tiểu vùng sông Mê Kông. Từ một mảnh đất chẳng ai thèm ngó ngàng trở thành miền đất hứa của các nhà đầu tư. Từ một cái tên bị lãng quên trở thành một cái tên có sức thu hút mạnh.

Không phải ngẫu nhiên mà trong những ngày này, Nhơn Hội là một địa danh có tần số xuất hiện cao trên các phương tiện thông tin đại chúng cả nước và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, các nhà khoa học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tấp nập đổ về Quy Nhơn-Nhơn Hội.Các nhà chiến lược và tư vấn phát triển quốc tế từng đánh giá miền Trung, với vị trí chiến lược đặc biệt và bờ biển dài hàng ngàn cây số, có vùng thềm lục địa rộng lớn cùng tài nguyên phong phú đa dạng trên đất liền, sẽ là nơi cất cánh của Việt Nam trong thế kỷ 21, có vai trò đặc biệt quan trọng trong

275

việc đưa Việt Nam giao lưu hội nhập với kinh tế ASEAN, châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Dự án các cảng nước sâu và khu kinh tế phức hợp Dung Quất, Chân Mây, Vân Phong được coi là những động lực lớn để miền Trung cất cánh. Và bây giờ, là Nhơn Hội.

TS Trương Đình Hiển, tác giả chính của dự án “Cảng biển nước sâu và khu kinh tế Nhơn Hội”, nói việc hình thành và thực hiện dự án chính là thực hiện bản “Di chúc của trời đất”. Với Quy Nhơn, đầm Thị Nại và bán đảo Phương Mai, trời đất đã dành tặng Bình Định một tiềm năng tuyệt vời, một cơ đồ to lớn. Những điều kiện lý tưởng và ưu thế hiếm có để xây dựng cảng biển nước sâu đón tàu trọng tải 50.000 tấn với công suất bốc dỡ lên đến 40-50 triệu tấn/năm cùng các khu công nghiệp, đô thị, du lịch, dịch vụ tầm cỡ, Quy Nhơn-Nhơn Hội rất có khả năng trở thành một đại đô thị có phố Đông và phố Tây như Thượng Hải, là cửa ngõ phát triển không những của miền Trung Tây Nguyên VN mà cả Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan trong xu thế hướng ra biển Đông của cả khu vực.

Tuy vậy, đọc được bản “Di chúc của trời đất” đó để nhìn ra: ẩn dưới những lưỡi cát dài hoang dại Phương Mai là một con rồng vàng khổng lồ đang ngủ say, không dễ. Và thực hiện di chúc, làm cho rồng vàng vươn mình thức dậy, thì là cả một đại nghiệp “dời non lấp biển” đầy khó khăn, mạo hiểm, không phải ai cũng dám làm, quyết làm, mà làm ngay, với một cường độ và tốc độ như Bình Định đang làm.

Khu kinh tế Nhơn Hội như một tất yếu lại như một bất ngờ. Tất yếu, vì với những gì ta đã biết, nó chắc chắn sẽ được hình thành. Bất ngờ vì một dự án địa phương đã nhanh chóng trở thành một dự án trọng điểm quốc gia. Bất ngờ, vì Bình Định hành động nhanh quá, táo bạo quá, quyết liệt quá. Như công trình cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội chẳng hạn. Muốn cho khu kinh tế Nhơn Hội thực sự khởi động, công trình này phải đi trước một bước. Đây là công trình cầu đường vượt biển đầu tiên ở VN, dài 7km, dài nhất Đông Nam Á, cần số vốn lên tới gần 550 tỷ đồng. Đó là số tiền xấp xỉ số thu ngân sách năm của Bình Định hồi đó. Nếu xếp hàng chờ xin ngân sách TƯ thì may ra 5-7 năm nữa mới có thể khởi công. Bí thư Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Vũ Hoàng Hà và tập thể lãnh đạo thống nhất: phải làm ngay, dù phải nhịn ăn, nhịn mặc, dù phải vay ngược mượn xuôi. Bây giờ, các dầm xi măng sắt thép đã ngạo nghễ vắt ngang đầm Thị Nại, rực rỡ và hùng vĩ lạ thường. Bạn tôi, nhà thơ Xuân Mai, công dân Bình Định, gọi đây là “cây cầu mơ ước”. Ngồi trên ca nô vượt đầm Thị Nại, ngắm cây câu kiêu hãnh của quê hương, anh Hưng, thư ký của chủ tịch Vũ Hoàng Hà, vốn là một cử nhân kinh tế, hào hứng đọc cho tôi nghe bài thơ cảm tác của nhà thơ Hải Như từ Hà Nội gửi anh Vũ Hoàng Hà sau chuyến về thăm Bình Định hồi cuối năm 2005:

Giấc mơ Quang Trung, giấc mơ Đào TấnGiấc mơ cha ông đang xưa ta đang kéo lại gầnPhố Đông Quy Nhơn – Khu Nhơn Hội trong tầm tay với

276

Chào cây cầu sứ giả báo tin xuân.Chỉ ít tháng nữa, ngày sinh nhật Bác năm nay, cầu sẽ hợp long và

ngày kỷ niệm quốc khánh 2-9, cầu sẽ khánh thành. Như vậy, chỉ cần hơn ba năm, một mơ ước lớn đã được hiện thực hoá. Thật khó tin, phải không? Bình Định đi nhanh như thế nên các nhà đầu tư cũng không thể chậm chân. Đầu tháng 3 này, đã có hơn 60 dự án đăng ký đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội với tổng số vốn hơn 3 tỷ USD. Đáng chú ý là các dự án của Công ty ITC Condor Development (Mỹ), Hiệp hội Đầu tư Quốc tế Hồng Kông, Tập đoàn Salcon (Singapore), Tập đoàn European Provider Network (Đức), Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn…

Với tốc độ đi và nhịp điệu “vừa bài bản vừa hết sức quyết tâm” như đánh giá của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng, so với các khu kinh tế mở khác, khu kinh tế Quy Nhơn – Nhơn Hội có vẻ như sẽ “đi sau về trước”.

Dẫu tất cả mới chỉ là bước khởi đầu như chủ tịch Bình Định Vũ Hoàng Hà khẳng định, nhưng khi sương tan và mây được vén, tin rằng quê hương của Quang Trung–Đào Tấn sẽ là một điểm đến hấp dẫn và tin cậy trong thế kỷ mới, nơi hội tụ những giấc mơ đoàn viên, nơi rộng mở những cơ hội phúc lộc.

277

Lòng dân là la bàn của đổi mới

Một thành viên chính phủ từng nhận xét: “Bình Định có một chủ tịch tỉnh rất thao lược”. Nhà nghiên cứu văn hoá Vũ Ngọc Liễn thi cho rằng: “Đây là một con người rất cần cho Bình Định đi lên”. Còn các nghệ sĩ ở Nhà hát Tuồng Đào Tấn và Đoàn Dân ca kịch Bình Định thì nói rằng tuy chủ tịch Vũ Hoàng Hà không biết cầm chầu như chủ tịch Tô Đình Cơ nhưng luôn có mặt kịp thời để chia xẻ vui buồn cùng họ mỗi bước thăng trầm…

Vũ Hoàng Hà sinh năm 1952 ở miền đất võ An Nhơn, tuổi Nhâm Thìn, cái tuổi tài hoa, khí phách, ham học ham làm, nhưng nhiều biến động. 16 tuổi, học đệ nhất cấp ở Quy Nhơn, đã là đội viên biệt động thành. Vừa vào đệ nhị, tham gia vụ ám sát tên tỉnh trưởng ác ôn BìnhĐịnh, bị lộ, phải nhảy núi. Sau giải phóng, tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nông nghiệp nhưng lại công tác trên rất nhiều lĩnh vực từ giáo dục, tuyên giáo, thanh niên, phó bí thư, chủ tịch huyện, tổng giám đốc xuất nhập khẩu, giám đốc sở lao động, phó chủ tịch phụ trách văn xã trước khi làm chủ tịch tỉnh từ tháng 3 năm 2001. Sự từng trải phong phú đó dường như đã chuẩn bị cho Bình Định một vị chủ tịch giàu thực tế và khá toàn năng.

Ngày chúng tôi đến Quy Nhơn, Vũ Hoàng Hà đã kín đặc lịch làm việc cả tuần. Anh chỉ có thể tiếp chúng tôi vào tối thứ bảy, buổi tối rảnh rỗi duy nhất, tại nhà riêng. Trong tiếng vọng khá ồn ào của xe cộ ngoài đường, vị chủ tịch từng làm người ta ngạc nhiên về tài hùng biện, về sức thu hút trên các diễn đàn mời gọi đầu tư, bảo vệ dự án, nhẹ nhàng, từ tốn trao đổi về những tâm đắc sau chặng đường 5 năm làm chủ tịch tỉnh đầy khó khăn thách thức, cũng là 5 năm Bình Định có những cuộc vượt khó ngoạn mục…

Thành tựu lớn nhất: Gây dựng được niềm tin- Thưa chủ tịch Vũ Hoàng Hà, theo đánh giá của anh, thành tựu lớn

nhất trong 5 năm qua của Bình Định là gì?- Theo tôi, thành tựu lớn nhất là chúng tôi đã gây dựng được niềm tin,

với Chính phủ và các bộ ngành TƯ, với các nhà đầu tư và với cán bộ nhân dân tỉnh nhà.

278

Với chính phủ và các bộ ngành TƯ, chúng tôi đã phần nào chứng minh được Bình Định đã xây dựng được các chương trình, dự án phát triển giàu tính khả thi và có khả năng thực hiện thành công các chương trình dự án đó. Bình Định không chỉ dám nói mà còn dám làm, dám chịu trách nhiệm tới cùng. Đồng vốn của đất nước giao cho Bình Định không sợ chuyện “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống” mà sẽ đơm hoa kết trái.

Với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Bình Định đã cho họ thấy những tiềm năng và cơ hội làm ăn to lớn, lâu dài. Mảnh đất còn nghèo này sẽ là đất “lành” của họ, nơi sẵn sàng chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, cùng gánh chịu rủi ro để cùng chung hưởng thành quả.

Và những kết quả lạc quan của những công trình trọng điểm song song với các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển các đô thị đồng thời với đổi mới mạnh mẽ nông thôn, miền núi, cán bộ nhân dân tỉnh chúng tôi tin rằng theo đường lối đổi mới của Đảng, nếu chịu khó làm ăn, biết cách làm ăn, tuy xuất phát điểm rất thấp, Bình Định hoàn toàn có thể chủ động bắt kịp đà tiến của những trung tâm lớn của cả nước, vươn nhanh tới một tương lai giàu đẹp không xa.

Niềm tin là nguồn vốn lớn nhất chúng tôi tích lũy được trong 5 năm qua.

Nhanh không có nghĩa là vội- Một số nhà báo đã rất thú vị dùng hai từ “thần tốc” để nói về tốc độ

phát triển của quê hương Quang Trung hiện nay. “Thần tốc”để đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ trong một tuần lễ như vua Quang Trung xưa là một huân công có một không hai, nhưng “vội” quá trong phát triển kinh tế không hẳn đã hay. Các anh có dè chừng một sự phát triển “nóng”, một sự “dục tốc bất đạt”?

- Bình Định chủ trương đi nhanh, chủ động nắm bắt thời cơ, nhưng không hề vội vàng tuỳ tiện, bởi công tác quy hoạch đã đi trước một bước. Chúng tôi rất xem trọng công tác quy hoạch và đã đầu tư hoàn thành rất sớm từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch ngành, địa phương. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng sau khi kiểm tra tiến độ dự án “Khu kinh tế Nhơn Hội”, đã khẳng định đây là một dự án “vừa quyết tâm vừa bài bản”. Chúng tôi ý thức rõ hậu quả của việc đốt cháy giai đoạn và hướng tới một sự phát triển chắc chắn, toàn diện.

Hạ tầng cơ sở, cơ chế rất quan trọngNhưng con người mới là quyết định-Chúng tôi rất ấn tượng với việc phát triển cơ sở hạ tầng của Bình

Định, đặc biệt là các tuyến đường mới ven biển như Quy Nhơn-Sông Cầu, Quy Nhơn-Tam Quan và hệ thống cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội. Bình Định đã mở đột phá khẩu giao thông rất ngoạn mục ?

- Điều các nhà đầu tư quan tâm đầu tiên là cơ sở hạ tầng, quan trọng nhất là giao thông nên không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi ưu tiên dồn sức phát triển các tuyến giao thông huyết mạch và hệ thống giao thông nội tỉnh.

279

Ngoài các con đường các anh đã thấy, chúng tôi cũng đã nâng cấp và làm mới được hơn 1500km đường giao thông nông thôn, miền núi, đẹp và khang trang không kém.

Ngoài ra, việc xây dựng được một cơ chế thông thoáng, nhiều ưu đãi để hấp dẫn đầu tư cũng được chúng tôi chú trọng.

Tuy vậy, hạ tầng cơ sở và cơ chế thông thoáng mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ với các nhà đầu tư còn là nguồn nhân lực và bộ máy hành chính có đáp ứng được yêu cầu, có thực lòng vô tư phục vụ hoạt động đầu tư không. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung giải quyết khâu then chốt còn yếu này bằng việc phát triển sâu rộng các các trung tâm đào tạo nghề từ tỉnh đến cơ sở, có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng nhân tài. Các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh cũng đề ra mục tiêu trọng tâm là đào tạo theo đơn đặt hàng về ngành nghề của tỉnh nhà. Việc ra đời đại học Quang Trung, một trong những đại học tư thục đầu tiên trong nước, cũng là để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao. Quỹ hỗ trợ tài năng của tỉnh đã được thành lập và hoạt động hiệu quả, khích lệ tốt việc phát hiện, đào tạo và đãi ngộ nhân tài. Về hành chính, song song với việc kiên quyết thực hiện cơ chế “một cửa”,

Lòng dân là cái la bàn của đổi mới- Mấy ngày qua ở Bình Định, chúng tôi cảm nhận rằng đông đảo

người dân rất ủng hộ và tự hào về những công trình trọng điểm như cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội. Đây là điều mà không ít công trình được coi là trọng điểm của quốc gia và các địa phương khác không có được. Các anh đã tìm ra “độc chiêu” tuyên truyền gì để có được điều đó?

- Một chủ trương chính sách, một việc làm được hay mất lòng dân thì dù tài ba đến mấy, tuyên truyền cũng không thể quyết định. Tôi nhớ trong vở tuồng “Vua Hùng kén rể” của tác giả Mịch Quang có một chi tiết rất hay: khi vua Hùng rất lúng túng không biết cách nào phân biệt thật giả trước các lễ vật cầu hôn “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hông mao” y hệt như nhau của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì các bô lão Phong Châu đem dâng cho vua một cái gương thần để giúp vua nhận ra người hiền kẻ ác. Ý tác giả muốn nhắc: mọi sự thật đều sẽ phơi bày trước tấm gương thần lòng dân. Đó là chân lý muôn đời.

Nếu các công trình trọng điểm của chúng tôi không thực sự gắn bó thiết thân với cuộc sống người dân, vì sự phát triển của quê hương, chỉ nhân danh những gì cao xa để che đậy những khuất tất tăm tối, nói hươu nói vượn, ăn gian làm dối, thì người dân sẽ phát hiện và lên tiếng ngay, không trên diễn đàn chính thức thì cũng ca dao hò vè.

Tôi rất xúc động khi một lần tôi ra thăm đang thi công cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội, đang đứng nói chuyện với anh em công nhân thì một bác ngư dân già râu tóc bạc phơ đến bắt tay tôi, cười hể hả: “ Chú Hà à, được đó, làm tới đi, một chứ mười cây cầu như vầy tôi cũng ủng hộ cả hai tay”.

280

Lòng dân đúng là cái la bàn của đổi mới, là thước đo sự đúng sai hay dở của các chủ trương chính sách

Giỗ tổ Hùng Vương và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. Tháng ba có ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Dù ở bất cứ phương trời nào, con dân nước Việt đều ghi khắc điều này trong tâm khảm.

Trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc từ 4000 năm trước, chúng ta đã có một thời đại Hùng Vương thật đáng tự hào. Ngay từ thời đại dựng nước ấy, chúng ta đã có một quốc gia độc lập bền vững, thái bình thịnh trị qua 18 đời vua được coi là những minh quân có thể sánh với Nghiêu - Thuấn của Trung Hoa, với nền văn hiến, văn tự, nghệ thuật riêng biệt, tỏa sáng những giá trị nhân văn bất tử.

Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, qua bao âm mưu thôn tính, tiêu diệt, xuyên tạc của các loại kẻ thù, thời đại ấy vẫn sừng sững trong tâm thức các thế hệ người Việt, trở thành một sức mạnh tập hợp, một “Trường sơn tinh thần” (chữ dùng của nhà thơ Thanh Thảo) vĩ đại để chúng ta chiến đấu và chiến thắng trong công cuộc trường kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Ngoài đền Hùng trên Hy Cương Nghĩa Lĩnh ở đất Tổ Hùng Vương, cả nước hiện có  trên 1.400 địa điểm, di tích, kiến trúc công cộng thờ cúng các vua Hùng. Và ngày giỗ Tổ là ngày hành lễ lớn nhất tưởng nhớ tổ tiên của toàn dân tộc trên khắp miền đất nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Trong tháng ba này, bên cạnh đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương còn có một ngày lễ nhỏ được âm thầm tổ chức tại một hòn đảo nhỏ, đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một lễ hội truyền thống mang tên "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa".

281

Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, là nơi còn lưu giữ nhiều di tích gắn liền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dải đất thiêng liêng của đất nước giữa đại dương. Lăng Hoàng Sa ở Sa Kỳ đã trở thành phế tích nhưng Âm linh tự - nơi có đài tưởng niệm những hùng binh đi trấn giữ và khai thác Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn đó và vừa được phục dựng dưới cây bàng tán rộng và bờ rào những hàng cây phong ba. Đây là nơi hàng trăm năm trước, người dân ở đây đã tổ chức “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” mỗi khi đưa tiễn con em mình ra đi bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Ở đây có miếu thờ và khu mộ gió, nghĩa địa của những người lính đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đã bỏ mình trên biển. Những ngôi mộ chỉ có tên tuổi, không có hài cốt. Tương truyền còn có hai câu đối ở đình Lý Vĩnh ghi nhận công trạng của Hải đội Hoàng Sa:

“Ân đức dựng xây miền đảo Lý

Nghĩa tình bồi dắp dải Hoàng Sa”.

Người dân Lý Sơn kể rằng các họ tộc trên đảo đều từng có người đăng lính vào Hải đội Hoàng sa kiêm quản Trường Sa thời Nguyễn. Việc bảo vệ và khai thác Hoàng Sa, Trường Sa thời nhà Nguyễn hầu như được phó thác cho trai tráng vùng Lý Sơn với việc tổ chức các hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đều lấy người vùng Sa Kỳ và Lý Sơn, mỗi năm sung từ 70 đến 100 người. Trong khu mộ gió các anh hùng Hoàng Sa đã vì nước vong thân có tên các cai đội là người Lý Sơn như Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ánh, Võ Văn Khiết, Phạm Văn Nguyễn và nhiều người khác. Phạm Hữu Nhật là người đã cắm mốc chủ quyền của đất nước, Phạm Văn Nguyên là người đã xây miếu chủ quyền của đất nước trên đảo. Các ông Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ánh đã được triều đình lấy tên đặt cho những hòn đảo trên quần đảo Hoàng Sa để ghi nhớ công đức họ.

Tháng 3 âm lịch, những người lính đội Hoàng Sa xuống thuyền. Trước đó, dân đảo Lý Sơn đã làm một lễ lớn, vừa tế những người lính Hoàng Sa trong các tộc họ đã hy sinh trên biển vừa làm những hình nhân thế mạng để cầu xin sự an bình cho những người sắp bước xuống thuyền đi bảo vệ, giữ gìn giang san. Các hình nhân thế mạng không có đầu, trên đội nón gõ, áo kẹp nẹp. Tên tuổi, linh hồn những người lính được gửi vào các hình nhân, với mong muốn mọi sóng gió gian nan của khơi xa nhờ các hình nhân gánh đỡ cho những người sống...

"Hoàng Sa trời bể mênh mông. Người đi thì có mà không thấy về". Câu thơ truyền đời ở Lý Sơn nói lên những thách thức khốc liệt mà các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa ngày ấy phải đối diện. Sử cũ chép rằng các hải đội Hoàng Sa đều vượt biển trên những chiếc thuyền câu nhỏ được đóng bằng gỗ chò vùng cửa biển Sa Kỳ và ngay trên đảo Lý Sơn mà người xưa hay gọi là tiểu điếu thuyền.

282

Những người lính xuống thuyền mang theo mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, phiên hiệu hải đội, bản quán. Mỗi người còn chuẩn bị sẵn một chiếc chiếu, bảy nẹp tre và dây mây để khi chết sẽ bó xác mình, thả xuống biển, mong có ngày trôi dạt về đất quê hương hoặc ghe thuyền nào đó vớt được cũng biết quê quán để chở về.

Để ghi công những chiến binh ra đi không có ngày về, các tộc họ ở Lý Sơn làm lễ tang, làm mộ phần cho những người lính gửi xác thân nơi biển cả. Dưới nấm mồ, một hình nhân bằng đất sét được chôn thay thi hài người lính.

Từ đó, hàng trăm năm nay, “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”, lễ tế sống những cảm tử quân đi giữ gìn biển đảo Tổ quốc vẫn được đều đặn tổ chức hàng năm vào mỗi tháng ba, dù các đội Hoàng Sa không còn. Câu ca này vẫn còn vang vọng mãi ở  Sa Kỳ, Lý Sơn

Hoàng Sa trời bể mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng ba khao lề thế línhHoàng Sa...

Nếu đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương đem lại cho chúng ta niềm tự hào lớn lao về thời dựng nước quang vinh, về buổi bình minh rực rỡ của dân tộc thì tiểu lễ “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” trên hòn đảo nhỏ Lý Sơn nhắc chúng ta rằng mỗi tấc đất thân yêu của Tổ quốc của chúng ta hôm nay, cả những tấc đất ngoài đại dương xa xôi, đã từng được gìn giữ bằng bao mồ hôi xương máu với sự hy sinh thầm lặng và cao cả của bao thế hệ người Việt.

Không phải ngẫu nhiên mà ngày giỗ Tổ tháng ba năm nay, hàng triệu người Việt từ khắp miền Tổ quốc, từ các nước trên thế giới đã hành hương về với Đền Hùng, làm nên một lễ hội Giỗ Tổ đông vui nhất trong lịch sử miền đất Tổ

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong tháng ba này, “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” lại được tổ chức một cách quy mô trọng thể nhất tại Sa Kỳ - Lý Sơn với sự tham dự của đông đảo người Việt trong và ngoài nước tụ hội lại.

Trước những thách thức về chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trước những khó khăn to lớn đất nước phải đương đầu trong phát triển và hội nhập, Quốc Tổ Hùng Vương và các liệt sĩ bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa năm xưa chắc chắc sẽ đem đến cho chúng ta một sức mạnh lớn, một niềm tin lớn, một quyết tâm lớn.    

283

Lợi thế Việt Nam?

1Sự kiện GS Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh thời toàn

cầu hóa, một trong những bộ óc quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay đến nước ta chủ trì hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam” và trao đổi ý kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các nhà lãnh đạo kinh tế, doanh nhân, các học giả cùng khán giả truyền hình VN là một sự kiện rất đáng chú ý trong những ngày cuối năm 2008.

Nhận định Việt Nam đang là câu chuyện thành công, tăng trưởng ấn tượng trong vòng hai thập kỷ qua nhưng M.Porter cho rằng nếu vẫn giữ cách làm hiện nay: lo bán tài nguyên ra bên ngoài (sức lao động và tài nguyên thiên nhiên), VN còn rất lâu mới có thể trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Dù tăng trưởng cao nhưng chỉ số GDP/đầu người của VN vẫn còn ở phía cuối con đường, nơi dành cho nước thu nhập thấp. Về nhóm các chỉ số quản trị quốc gia, Việt Nam được đánh giá cao về chỉ số ổn định chính trị, nhưng toàn bộ 5 chỉ số còn lại đều dưới trung bình: minh bạch, hiệu quả, chất lượng của các quy định, pháp quyền, và kiểm soát tham nhũng. Trong đó, hai yếu tố được coi là đặc biệt thấp: minh bạch và kiểm soát tham nhũng…

Mới lần đầu đến Việt Nam, nhưng M. Porter đã chứng tỏ ông khá hiểu đất nước chúng ta. Trong hội thảo cũng như các cuộc gặp gỡ sau đó, ông đã nhiệt tình giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề “cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam”. Tuy vậy, trước câu hỏi được coi là mấu chốt nhất: Lợi thế cạnh tranh đặc biệt của Việt Nam hiện nay là gì? M. Porter thẳng thắn trả lời ngay: “Tôi không biết”. Với sự thông tuệ và kinh nghiệm, Porter hiểu rằng không phải ông mà chính người Việt Nam mới có thể giải đáp một cách chính xác nhất, thực tế nhất câu hỏi này.

284

2Năm 2008 ở nước ta bắt đầu bằng một trận rét đậm rét hại lịch sử ở

các tỉnh phía Bắc, đến gần cuối năm là cơn đại hồng thủy ngay giữa trung tâm thủ đô. Và liền đó là những ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng lương thực và khủng hoảng tài chính chưa từng có của cả thế giới. Lạm phát phi mã, sản xuất đình đốn, đời sống đại đa số nhân dân khó khăn, bao nhiêu rối ren, thất vọng, bi quan. Con thuyền Việt Nam vừa chớm ra biển lớn đã bị vây bủa giữa phong ba bão tố. Nguy cơ đắm thuyền dường như đã hiển hiện. Nhưng như hành trình nghìn năm qua, không hiểm nghèo nào có thể đánh đắm nổi con thuyền này, dù đó là đế chế Nguyên Mông, 29 vạn quân Mãn Thanh hay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thời hiện đại. Sóng lại lặng, gió lại yên. Đến ngày kỷ niệm 700 năm ngày viên tịch trên đỉnh thiêng Yên Tử của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, một trong những con người Việt Nam anh minh nhất trong lịch sử, chúng ta lại có thể bình tâm đọc to hai câu thơ như sấm truyền của Người: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Và ngay sau đó, trong đêm 28/12 vừa qua, khi đội tuyển bóng đá Việt Nam chính thức khuất phục “con ngáo ộp” Thái Lan, lên ngôi vô địch AFF cúp, hàng triệu người dân cả nước đã ùa ra đường, trào nước mắt với rừng cờ đỏ sao vàng rực sáng, hét vang như vỡ lồng ngực hai tiếng “Việt Nam! Việt Nam!”.

3Bạn bè thế giới lạ lùng khi thấy người Việt Nam ăn mừng chiếc AFF

cúp nhỏ nhoi giống như người Anh, Braxin, Achentina, Italia ăn mừng FIFA cúp, khiến họ tưởng rằng người Việt Nam là những người cuồng nhiệt nhất với môn túc cầu. Nhưng bóng đá đâu chỉ là bóng đá, gắn liền với môn thể thao vua này còn là tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc. Dân tộc Việt Nam chưa hẳn là dân tộc cuồng nhiệt nhất với bóng đá nhưng chắc chắn là một trong những dân tộc yêu đất nước nhất, tự hào về dân tộc mình nhất. Và như Bác Hồ từng nói, đây chính là sức mạnh lớn nhất giúp dân tộc ta luôn vượt lên trên những hiểm nghèo bất trắc khôn lường trong tiến trình lịch sử để tồn tại và phát triển. Tự hào với quá khứ hiển hách bao nhiêu, người Việt Nam càng ý thức rằng không thể sống mãi với hào quang của quá khứ, giành được độc lập tự do cho dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đã khó, xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” còn khó khăn hơn nhiều. Chính vì thế, chúng ta luôn trân trọng những thành quả dù nhỏ nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội nhập của đất nước hôm nay. Niềm vui AFF cúp là vậy. Cuộc vượt vũ môn của HLV Calisto và đoàn cầu thủ VN vào lúc ít hy vọng nhất làm tâm trí chúng ta vỡ òa hạnh phúc và cũng vỡ òa một chân lý lớn: khi được cổ vũ bởi tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc, khi phát huy cao nhất ý chí VN, trí tuệ VN, tìm ra được “lối

285

chơi VN”, con đường từ vực thẳm thất bại đến đỉnh cao thành công, nhiều khi chỉ trong gang tấc.

4 Chúng ta thường tự hào dân tộc ta là một dân tộc luôn “lấy chí nhân

thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hùng tàn” như Đại cáo Bình Ngô của Nguyến Trãi đã viết. Và người ta thường lý giải nguyên nhân các chiến công hiển hách của dân tộc từ cái nhân nghĩa VN, khí phách VN, tinh thần đoàn kết VN. Nói như vậy rất đúng nhưng chưa đủ. Cần phải thêm một yếu tố quan trọng: trí tuệ VN. Sự bừng sáng, thăng hoa của trí tuệ VN từng giúp dân tộc ta biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, biết đi tắt đón đầu, biết cương nhu đúng lúc, lập nên bao kỳ tích. Trí tuệ VN từng thể hiện rực rỡ trong quá khứ với Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Quý Đôn, Đào Duy Từ…đến thời đại Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thêm, Tạ Quang Bửu, Trần Đức Thảo, Tôn Thất Tùng….cùng bao người có danh và vô danh khác. Cần khẳng định dân tộc ta không những chỉ có truyền thống nhân nghĩa, truyền thống anh hùng mà còn có cả một truyền thống trí tuệ đáng tự hào. Nếu cần trả lời câu hỏi mà có người đã đặt ra với M. Porter ở trên: lợi thế cạnh tranh đặt biệt của VN là gì trong cạnh tranh toàn cầu hôm nay? Chúng ta hoàn toàn có thể trả lời: Đó là tinh thần yêu nước của người VN, sự nhân nghĩa VN và trí tuệ VN. Vâng, đó thực sự là lợi thế lớn nhất của đất nước do bao thế hệ để lại cho chúng ta hôm nay trong bước đột phá từ nghèo nàn lạc hậu tới giàu có văn minh. Tuy vậy, phải nói rằng đây chỉ là lợi thế ở dạng tiềm năng. Khi nghe M. Porter khuyến cáo Việt Nam phải nhanh chóng vượt nhanh “cái bẫy” cạnh tranh bằng lợi thế nhân công giá rẻ và tài nguyên thô, thay thế lao động cần cù bằng lao động thông minh, một dân tộc thường tự hào là thông minh như chúng ta không khỏi chạnh lòng. Nhưng đấy hoàn toàn là sự thật. Như vậy, lợi thế đặc biệt mà chúng ta đang có, nhất là lợi thế trí tuệ VN, hiện giờ vẫn là tiềm năng đang ngủ quên ở đâu đó và nếu không được đánh thức và phát huy kịp thời, ở mức cao nhất, chúng ta khó có thể thành công trong cạnh tranh toàn cầu thời kinh tế trí thức này.

5Năm 2009 đã đến với dự báo sẽ là một năm cực kỳ khó khăn với đất

nước nhưng cũng là năm kỷ niệm 50 năm ngày khai mở tuyến đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Đường Trường Sơn, đường Hồ chí Minh, nửa thế kỷ qua đã là biểu tượng của khát vọng độc lập tự do trong thống nhất đất nước của dân tộc ta, biểu tượng của khí phách VN, trí tuệ VN, con đường biến cái không thể thành có thể. Chợt nhớ câu thơ đầy tự hào của Chế Lan Viên:

Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơiTa tựa vào ngươi kéo pháo lên đồi

286

Ta tựa vào Đảng ta lên tiếng hátHy vọng rằng sẽ lại có một con đường Trường Sơn mới mở ra, con

đường đánh thức và phát huy cao nhất những lợi thế đặc biệt của dân tộc, để đưa đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua, vững tin đi tới…

Bảo tàng tâm linh

Hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quần thể Bảo tàng Quang Trung – điện thờ Tây Sơn là khu Bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập nhiều nhất trên đất nước ta hiện nay.

Rưng rưng bến sông, cây me, giếng nướcAi đến với Phú Phong, nhẹ bước trên cầu Kiên Mỹ bắc qua con sông Kôn nổi tiếng để đến với Bảo tàng Quang Trung, cũng có thể cảm nhận được linh khí núi sông của vùng đất từng sinh ra những anh hùng áo vải Tây Sơn. Không phải ngẫu nhiên Bảo tàng Quang Trung bắt đầu từ bến Trường Trầu bên dòng sông Kôn và kết thúc ở Điện thờ Tây Sơn tam kiệt. Với 11.057 tư liệu hiện vật gốc và hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung được coi đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú nhất về một thời đại lừng lẫy và một trong những vị vua kiệt xuất và được yêu mến nhất trong lịch sử dân tộc. Đây là thành quả một quá trình nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng trong hơn 30 năm qua, kể từ ngày thành lập 1977. Bước chân của họ đã đi khắp đất nước, ra cả nước ngoài để tập hợp về đây tất cả những tư liệu hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn và vua Quang Trung. Ta có thể gặp những báu vật như chiếc trống da voi của đồng bào Tây Nguyên tham gia phong trào Tây Sơn, ấn tín, các sắc phong, gia phả của nhiều văn thần, võ tướng; chuông đồng, súng thần công, ấn tín, tiền đồng Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh, tấm bia mộ tổ dòng họ Tây Sơn…Nhiều hiện vật trong số này được nhân dân Bình Định và nhiều địa phương trong cả nước lưu giữ tặng lại bảo tàng,

287

cũng có một số hiện vật đến thông qua đại sứ quán các nước bạn. Thật xúc động là khi ta được tận mắt di tích bến Trường Trầu lặng lẽ giấu mình sau lùm tre bên bờ sông Kôn mênh mông cuộn nước, cái bến sông mà nhờ nghề buôn trầu lên nguồn xuống biển, Nguyễn Nhạc đã thu phục nhân tâm, tập hợp lực lượng nhân dân Kinh Thượng, mưu nghiệp lớn. Càng xúc động hơn là được đứng dưới bóng me cổ thụ từng che mát anh em Nguyễn Huệ giờ vẫn xanh um và được uống những ngụm nước ngọt mát, trong vắt, kéo lên từ cái giếng nhà Nguyễn Huệ. Những ngụm nước như kéo gần lại hơn 200 năm lịch sử và ta như thấy Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở vừa từ Điện thờ bước ra, đến chia cùng ta gàu nước đuợc kéo lên từ cái giếng đá ong thân thiết của họ.

Nhạc, võ, hai trong mộtVõ thuật và trống trận Quang Trung là hai di sản phi vật thể lớn của

Nhà Tây Sơn. Ba anh em Tây Sơn là những người có vai trò rất to lớn khai sáng, phát triển, hoàn thiện các võ phái Bình Định, cải cách nâng cao các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho nghĩa quân. Tương truyền, Nguyễn Huệ sáng tạo Yến phi quyền, Độc lư thương, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, được coi là những độc chiêu của võ thuật Binh Định. Cũng chính Nguyễn Huệ đã chủ trương hình thức đưa nhạc trống vào khích lệ ba quân chiến đấu, còn truyền lại ngày nay với tên gọi trống trận Quang Trung.Bởi vậy, nhà biểu diễn võ, nhạc và đội biểu diễn nhạc, võ đã trở thành một phần không thể thiếu của Bảo tàng Quang Trung. Các buổi biểu diễn nhạc, võ bao giờ cũng là một final bất ngờ và kỳ thú với du khách. Tại đấy, người ta sẽ khám phá ra ở cái xứ được gọi là đất võ trời văn này, nhạc và võ chỉ là một, trong nhạc có võ, võ cũng đầy chất nhạc, những người biểu diễn quyền cước, binh khí và kèn trống kia khó phân biệt ai là nghệ sĩ còn ai là võ sĩ. Chỉ có thể gọi họ bằng một cái tên: những nghệ sĩ –võ sĩ. Những người này đã giúp ta hiểu: võ thuật ở tầm cao và chiều sâu của nó, chính là văn hóa là nghệ thuật, và nghệ thuật, văn hóa có thể và cần phải song hành với võ công để lập nên những kỳ tích cho non sông, đất nước. Mà hình như đó là di huấn từ cuộc đời 39 mùa xuân của người anh hùng kiêm tài văn võ Nguyễn Huệ, bậc đại trí, đại dũng, đại nhân trong lịch sử dân tộc.

Chị Võ Thị Thuận, người nghệ sĩ từng làm rung động lòng người với dàn trống trận 12 chiếc tại Bảo tàng Quang Trung và nhiều nơi trong và ngoài nước, là người nối nghiệp của một gia đình từng 9 đời đánh trống trận Tây Sơn. Hiện chị Thuận cũng đã tìm được người kế nghiệp là Phan Thị Mai, năm nay vừa tuổi hai mươi. Thăm Bảo tàng Quang Trung cuối tháng 3/2008, tôi đã được xem Mai biểu diễn, tuy chưa uyển chuyển, vũ bão như chị Thuận nhưng cũng sôi động, hào khí lắm. Có thể nói, nếu không có Bảo tàng Quang Trung, rất có thể di sản trống trận Tây Sơn đã bị tuyệt tích. Mà đó là loại di sản có một không hai, theo như một nhạc sĩ nghiên cứu về loại

288

nhạc độc đáo này thì nó hoàn toàn xứng đáng được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Dễ hiểu vì sao Bảo tàng Quang Trung là bảo tàng duy nhất ở nước ta có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong biên chế của mình, chuyên biểu diễn nhạc, võ.

Bảo tàng tâm linh, nơi thể hiện niềm tự hào dân tộcBảo tàng Quang Trung chính thức thành lập năm 1997, cho đến nay

đã 30 tuổi. Tuy vậy, tiền thân của nó, đền thờ Tây Sơn thì đã hơn 200 năm tuổi. Năm 1827, sau 25 năm nhà Tây Sơn sụp đổ và bị trả thù, truy quét hiểm ác, dai dẳng, bị tìm mọi cách bôi nhọ và xóa trắng mọi dấu tích, bất chấp sự cấm đoán hà khắc của nhà Nguyễn, trên nền nhà, vườn cũ của anh em Nguyễn Huệ, lúc ấy đã thành bãi đất hoang, người dân làng Kiên Mỹ âm thầm xây lên một ngôi đình để thờ ba anh em Tây Sơn mang tên "đền Kiên Mỹ". Từ đó, tại đây hàng năm diễn ra hai dịp lễ vào cuối tháng 11 và mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Đó là hai ngày trọng đại nhất của nhà Tây Sơn: ngày Quang Trung đăng quang trên nui Bân và ngày đại thắng Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Thanh. Người dân Kiên Mỹ đã phải che mắt nhà Nguyễn khi gọi đây là những ngày "cúng cơm mới". Hai ngày lễ trọng tại đền Kiên Mỹ ấy kéo dài liên tục hơn trăm năm, không chỉ thu hút người Kiên Mỹ, Tây Sơn mà ngày càng có nhiều người thập phương tìm đến. Trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến", ngôi đền ấy đã thành ngọn đuốc và những ngày lễ nhớ Tây Sơn tạm đứt đoạn.

Đến những năm 1960, đền thờ Tây Sơn được tạo dựng trên nền đất cũ. Ngay lập tức, đây lại thành một điểm quy tụ bốn phương. Rất tự nhiên, hàng năm, cứ đúng vào ngày 5 tháng Giêng, ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa, hàng vạn người lại hành hương về đây, cùng nhân dân Kiên Mỹ, Tây Sơn làm nên một lễ hội lớn tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Huệ, niềm tự hào lớn lao của mỗi con người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào. Có ai đó đã từng nói, người Pháp hằng hãnh diện về Napoleon Bonaparte, thiên tài quân sự đã chinh phục cả Âu Châu, làm rạng danh nước Pháp. Người Mỹ cũng rất tự hào khi có nhà chính trị thiên tài George Washington, vị tổng thống lỗi lạc đã đưa đất nước Hoa Kỳ đến bến vinh quang. Thì người Việt Nam càng có quyền tự hào về vua Quang Trung, người gồm có cả thiên tài quân sự Napoleon và thiên tài chính trị Washington và đã bách chiến bách thắng trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước vĩ đại của mình.

Chưa có được một Khải hoàn môn hoành tráng tưởng niệm Napoleon như ngừoi Pháp đã dựng ở trung tâm Paris, sự hình thành đền thờ Tây Sơn 200 năm trước và Bảo tàng Quang Trung 30 năm gần đây là sự thể hiện tình yêu, sự ngưỡng mộ, niềm tự hào lớn lao, không chỉ của người dân Bình Định mà còn của nhân dân cả nước với một con người Việt Nam tuyệt vời. Đây chính là một bảo tàng tâm linh, bảo tàng của lòng người.

289

Không có gì lạ khi trong 30 năm qua, Bào tàng này đã có những phát triển vượt bậc trong sự quan tâm chăm sóc, ủng hộ hết mình của Đảng, chính quyền, nhân dân Kiên Mỹ, Tây Sơn, Bình Định, thủ đô Hà Nội, TPHCM và nhiều địa phương khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tỉnh Gia Lai tặng một ngôi nhà rông Bana, nhiều doanh nhân đã tài trợ xây tượng đài Quang Trung, tượng Tây Sơn tam kiệt và sáu văn thần, võ tướng thời Tây Sơn, phục chế và mua một số hiện vật quý...

Bảo tàng đang ngày càng to đẹp, khang trang, hiện vật tư liệu ngày càng phong phú, các lễ hội Đống Đa mỗi năm ngày càng đông vui bội phần

Bình Định gió sanh hương

Bình Định có nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong thế giới Phật giáo và tín ngưỡng nhân dân như Nhạn Sơn, Long Khánh, Tâm Ấn, Chùa Hang…nhưng nổi tiếng và độc đáo nhất có lẽ là hai ngôi chùa Linh Phong, Thập Tháp. Nếu chùa Linh Phong có thể coi như nơi hội tụ của những gì cao khiết, huyền hoặc, siêu thoát của đạo Phật thì với chùa Thập Tháp, Phật giáo hiện ra trong một khuôn mặt thật gần gũi, bình dị, thân thuộc. Theo nhà văn Quách Tấn, đây từng được coi là một trong hai Tổ đình Phật giáo ở phương Nam (cùng với chùa Quốc Ấn ở Huế), chẳng những người Bình Định mà mọi Phật tử Việt Nam, hễ ngang qua Bình Định đều ghé lại cung chiêm. Mặc dù vậy, khi đến đây, du khách ít có cảm giác đến với một nơi thờ phụng linh thiêng mà như đang đến với một ngôi nhà Việt thân thiện ấm cúng giữa một làng quê trù mật thanh bình…

Nằm ở xã Nhơn Thành, mặt bắc thành Hoàng đế, trái tim của vùng “đất vua” An Nhơn, giữa cánh đồng lúa, trước một ao sen lớn, ẩn dưới những hàng dương cổ thụ vài trăm tuổi, Thập Tháp hiện ra không như dáng vẻ các ngôi chùa thường gặp mà như một ngôi nhà lá mái bốn vày, ba gian hai chái, đặc sắc kiến trúc làng quê Bình Định. Tuy là một nhà lá mái rất lớn, có thể gọi là khổng lồ nhưng vẫn rất khiêm nhường, dịu nhẹ, hài hòa tuyệt vời với cảnh quan mộc mạc, dân giã chung quanh.

Chùa được xây cách đây hơn 300 năm (1687). Tương truyền, khi xưa nơi đây là một gò tháp hình mai rùa có 10 ngọn tháp Chăm đã thành phế tích, người ta đã xây chùa bằng gạch lấy từ những ngọn tháp đổ này nên gọi tên chùa là Thập Tháp. Vị thiền sư lập chùa tên hiệu là Nguyên Thiều, gốc Triều Châu, Trung Hoa. Đây là vị thiền sư đầu tiên đưa Phật giáo đến

290

phương Nam. Sau khi xây chùa, thiền sư Nguyên Thiều đã mở trường truyền chánh pháp rồi giao chùa cho đệ tử trông coi để tiếp tục đi lập các chùa Giác Duyên ở Gia Định và Phổ Thành, Quốc Ấn ở Huế. Thập Tháp được coi là Tổ đình của Phật giáo phương Nam bởi là ngôi chùa đầu tiên thiền sư Nguyên Thiều lập tại nơi đây.

Chùa Thập Tháp là một kỳ tích kiến trúc, điêu khắc đậm chất Bình Định. Bộ khung và các bộ cửa khổng lồ của chùa được làm bằng gỗ quý, hệ thống liên kết hoàn toàn dùng mộng, không dùng đinh hoặc lạt buộc, với những chạm khắc hết sức tinh xảo, biến hóa như trong nhà lá mái. Trang trí cho không gian sân vườn chùa là hàng trăm bộ cây cảnh quý từ các làng cây cảnh nổi tiếng của Bình Định phúng tặng. Hai pho tượng Hộ pháp và 36 tượng La hán nghe nói được làm từ thời lập chùa. Hai tượng Hộ pháp đặ hai bên cửa chính điện, cao đến 2m, 36 vị La hán thờ hai bên án Phật, mỗi vị cao 0,5m. Tất cả đều là những tác phẩm mỹ thuật tuyệt đẹp, mỗi vị một khuôn mặt, một dáng điệu riêng, kích thước cân xứng, đường nét, nhịp nhàng, rất sống động.

Trong chùa nguyên có ba tạng kinh, giấy khổ rộng, chữ to bằng ngón tay út. Bộ kinh hết sức cổ, có lẽ do sư tổ thỉnh từ Trung Hoa sang vào lúc phụng mệnh chúa Nguyễn về nước vào cuối thế kỷ 17. Tiếc rằng, do bị thiêu hủy thời Ngô Đình Diệm, gần ngàn quyển kinh luận rất cổ của chùa bị cháy rụi, do đó ba tạng kinh vô giá này hiện nay cũng bị thiếu nhiều.

Như ngôi chùa bình dị, những câu chuyện lưu truyền về sự linh thiêng của Thập Tháp cũng rất gần gũi thân thuộc với đồng quê. Một trong những chuyện được người dân nơi đây yêu thích nhất là chuyện “Vỏ lúa” được nhà văn Quách Tấn ghi lại trong sách “Nước non Bình Định”.

Chuyện rằng: Trước khi giặc Pháp chiếm Bình Định, tại Thập Tháp có giữ một vỏ lúa lớn vàng ánh huỳnh kim và to bằng cái trống chầu. Quân Pháp nghe đồn tìm tới xem, nghi là giả, sờ thử, thì chiếc vỏ lúa liền tan thành phấn tung bay theo gió. Người ta nói rằng vỏ lúa ấy là kỷ vật từng lưu truyền hơn 200 năm. Nguyên nó là vỏ của một loại lúa đặc biệt của chùa do Sư Tổ Nguyên Thiều đưa sang từ Trung Hoa. Ruộng Thập Tháp xưa từng có giống lúa vĩ đại ấy. Lúa này không mất công trồng. Đến mùa xuân, lúa giống từ trong chùa tự lăn ra ruộng để đâm chồi trổ gié. Mùa hạ, lúa chín, người trong chùa cũng chỉ phải dọn quét sân sạch sẽ để lúa tự lăn về. Lúa chỉ cho sản lượng vừa đủ cho người chùa ăn và bố thí cho những người nghèo khó chung quanh. Mỗi tháng, mỗi người chỉ cần một hạt lúa là đủ no, vì mỗi hạt lúa cho hàng thúng gạo, trắng tinh như đã giã kỹ và thơm như nếp tháng mười. Nhiều kẻ tham, lấy trộm giồng về trồng nhưng lúa không mọc. Và những người đủ ăn, đủ mặt đến xin bố thí, thì gạo đem về đến nhà liền biến thành bùn.

Một mùa lúa chín, chùa đang lo dọn sân đón lúa. Sân chưa kịp dọn xong thì lúa đã ùa về như thác chảy. Người chùa nổi giận, trở cán chổi đập,

291

vừa đập, vừa mắng. Phút chốc, lúa đã vỡ nát hết, gạo đổ trắng đường từ chùa đến đồng.

Tất cả sững sờ, hoảng hốt. Sư Tổ bước ra tươi cười, nói:- Vạn vật đều như vậy đấy. Hễ duyên mãn thì sanh, duyên tán thì diệt.

Những gì mình thấy không phải là thực mà là giả. Thấy đó không phải là thật có. Không còn thấy không phải là thật không…

Từ đó giống lúa thần ấy mất, chùa giữ một số vỏ lúa làm kỷ niệm. Lâu dần, mục nát hết, chỉ còn lại một vỏ, chùa quý hơn vàng. Giặc Pháp đã đến và làm nó tuyệt tích.

Theo Quách Tấn, câu chuyện có vẻ hoang đường đó chứa đựng những điều rất thật: tấm lòng sùng ái sâu sắc của người dân với chùa và sự khinh thị bọn xâm lăng của họ.

Trong một bài thơ vịnh chùa Thập Tháp do Quách Tấn ghi, tôi chợt đọc được hai câu thơ thật hay“Nguyên Thiều công nổi núi/Bình Định gió sanh hương”.

Quả thật, vị Sư Tổ gốc Triều Châu đã có công lớn lập chùa, nhưng vẻ đẹp tuyệt diệu, trường tồn, cái hương sắc quyến rũ khó cưỡng của Thập Tháp thì chắc chắn do non nước Bình Định cẩm tú, con người Bình Định tài hoa tạo nên. “Bình Định gió sanh hương” là vậy.

292

Phẩm chất kẻ sĩ của một nhà khoa học nhân văn

Rạng sáng ngày 8/8/2005, trái tim Giáo sư Trần Quốc Vượng đã vĩnh viễn ngừng đập. Hơn nửa năm nay, dù biết ông đã lâm trọng bệnh: ung thư vòm họng giai đoạn cuối, nhưng những người ngưỡng mộ Trần Quốc Vượng vẫn tin rằng con người “ưu thời mẫn thế” và “đa sự, đa mang, đa cảm” này chưa đến lúc đã “hết hạn hành trình”. Chính vì vậy mà tại đại hội hội văn nghệ dân gian VN cách đây chừng hai tháng, các đại biểu vẫn bầu ông vào chức phó chủ tịch nhiệm kỳ mới. Thế mà…

Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, khi chưa đến tuổi 30, Trần Quốc Vượng đã được coi là một trong tứ trụ của ngành sử học VN: “Lâm, Lê, Tấn, Vượng”(Các GS Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng) và là người khơi nguồn cho ngành khảo cố học VN. Năm 1980, ở tuổi 46, ông là một trong những nhà khoa học xã hội đầu tiên và là người trẻ nhất được phong hàm giáo sư. Và trong hơn 30 năm qua, Trần Quốc Vượng được coi như một “bách khoa thư” của văn hoá VN bởi sự uyên bác của ông không những chỉ thể hiện trong lĩnh vực sử học, khảo cổ học mà còn trong dân tộc học, văn hoá học, văn nghệ dân gian, Hà Nội học và cả du lịch học.

Vị giáo sư tuổi Giáp Tuất, quê ở Kinh Môn, Hải Dương, có số “sơn đầu hoả” và phận “thân cư thiên di” rất được sự yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ vì sự “thông kim bác cổ” có tính chất kinh viện. Trần Quốc Vượng là một nhà hàn lâm, một bậc thông tuệ nhưng là một nhà hàn lâm đầy “bụi bặm”, một bậc thông tuệ hết mực “bình dân”. Trần Quốc Vượng từng nói rằng bình sinh, sở thích lớn nhất của ông là quanh năm suốt tháng được rong ruổi rong ruổi khắp đất nước, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Cà Mau, Côn

293

Đảo và được lang thang qua Á, Âu, Mỹ, Úc. Có một đồng nghiệp của ông tính rằng trong một năm Trần Quốc Vượng chỉ ở Hà Nội khoảng chừng một trăm ngày còn hai trăm ruỡi ngày nữa ông ở trên đường. Và những túi khôn của ông luôn luôn được bổ sung, tươi mới, cập nhật từ những “ngày đàng” lang thang rong ruổi mê đắm đó. Dễ hiểu vì sao Trần Quốc Vượng là người truyền bá nhiệt thành lý luận của khoa học địa - văn hoá ở đất nước ta và là người phát hiện nhiều đặc sắc vùng miền của văn hoá VN.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau những lần lang thang với GS Trần Quốc Vượng trong các chuyến điền dã dãi nắng dầm mưa ở Quảng Trị và Huế, trực tiếp chứng kiến nhiều phát hiện khảo cổ lạ lùng của Trần Quốc Vượng trên quê hương mình, đã từng nói về khả năng ngoại cảm kỳ tài của ông. Đó cái khả năng giúp Trần Quốc Vượng thấy được những di vật Chăm chìm sâu trong lòng giếng làng Hoàng Phủ Ngọc Tường, một lò nung gốm thế kỷ 17 còn nguyên si dưới một cánh đồng nứt nẻ bên sông Bến Hải, một hải cảng sầm uất từ đời nhà Đường trong lòng đất Cửa Tùng, tìm ra mũi tên đồng Cổ Loa, một nền văn hoá Sa Huỳnh từ đô thị cổ Hội An, một triết lý Việt thâm thuý và độc đáo từ câu chuyện Trầu Cau…Có nghĩa là khả năng nhìn xuyên không gian và thời gian của Trần giáo sư.

Tuy vậy, điều đáng kính trọng nhất của giáo sư Trần Quốc Vượng chính là thái độ tôn trọng tuyệt đối đối với sự thật, lẽ phải. Ông không bao giờ chấp nhận sự thoả hiệp với những điều gian dối, ông sẵn sàng lật tẩy những kẻ nguỵ quân tử, cơ hội chính trị, vụ lợi trong khoa học, bất kể họ là ai. Ông thường nói với học trò: sự thật, lẽ phải là cái đích duy nhất của khoa học và tuy sự thật không làm vinh dự cho bất cứ ai, kể cả các vĩ nhân của nhân loại, nhưng nó xứng đáng để mọi người theo đuổi và dâng hiến. Khi đã nhận chân được sự thật và lẽ phải, ông không ngần ngại công bố và kiên quyết bảo vệ chúng trên mọi diễn đàn, dù sự công bố và bảo vệ có làm ông “thất sủng”. Phát hiện và nhiệt liệt ca ngợi nhiều nét đẹp của lịch sử Việt, Văn hoá Việt, Trần Quốc Vượng cũng dự định dành nhiều thời gian và tâm huyết cho một công trình nghiên cứu về những cái xấu của người Việt, vì theo ông những cái xấu ấy là sự thật và khi hiểu ra những cái xấu ấy, chúng ta mới tránh được chúng trên đường phát triển. Bởi vậy, Trần Quốc Vượng được coi là một nhà khoa học nhân văn mang đậm phẩm chất kẻ sĩ, phẩm chất của những Chu Văn An, Cao Bá Quát hằng chói sáng trong lịch sử.

Trần Quốc Vượng ra đi, để lại một khối lượng di cảo khá đồ sộ: hơn 30 tác phẩm sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học, nhưng quan trọng hơn là ông đã để lại một cách sống, cách làm khoa học đầy chí khí của một kẻ sĩ chân chính thời nay.

294

Người lặng lẽ đi vềtrong chuyện kể dân gian

Cố Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc và Vĩnh Phú Kim Ngọc vừa được Đảng và Nhà nước ta truy tặng huân chương Hồ Chí Minh trong một buổi lễ trọng thể diễn ra ngày 23 tháng 3 năm 2009 tại Vĩnh Phúc. Gần như cùng lúc, vào những ngày đầu tháng 4/2009, Hãng phim Truyền hình VN cho bấm máy những cảnh quay đầu tiên của bộ phim truyền hình 50 tập có tên “Bí thư Tỉnh uỷ” với nhân vật chính được xây dựng từ nguyên mẫu nhà cải cách tiên phong của sự nghiệp đổi mới. Tấm gương và bài học từ cuộc đời của người cộng sản từ hơn 40 năm trước đã tạo nên một tiền đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới vẫn mang tính thức tỉnh lớn…

Kim Ngọc (1917-1979) - tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1939. Năm 1954, ông là Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc. Năm 1958 đến 1968 ông là Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Từ năm 1968, khi Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành Vĩnh Phú, ông là Bí Thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú đến năm 1978, trước khi mất một năm. Kim Ngọc được coi là “Cha đẻ” của chủ trương “Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc từ những năm 1966-1968, tiền đề của chỉ thị 100 (1981) và nghị quyết 10 (1988) của Bộ Chính trị, những quyết sách đã tạo ra một bước phát triển kỳ diệu của ông nghiệp Việt Nam, thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn Việt Nam, giúp nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai thế giới.

Là người cộng sản luôn gần gũi nhân dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, ngay từ những năm 1960, trong cao trào hợp tác hoá nông nghiệp, Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc đã sớm nhận ra những hậu quả tai hại của cách quản lý bằng tiếng kẻng, rong công phóng điểm trong các hợp

295

tác xã nông nghiệp thời ấy. Đó là cách quản lý tập trung quan liêu bao cấp, “cha chung không ai khóc”, tách người nông dân ra khỏi thành quả lao động của chính mình, tạo mảnh đất màu mỡ cho sâu mọt tham nhũng. Mùa qua mùa, nhìn các khoảng ruộng nhỏ bé năm phần trăm được giao cho người nông dân làm chủ luôn tốt xanh mơn mởn trong khi những thửa ruộng chung mênh mông của hợp tác xã luôn xác xơ vàng vọt vì người nông dân chỉ là kẻ làm thuê ăn công điểm, Kim Ngọc hiểu răng cần phải trả lại quyền làm chủ ruộng đất cho người nông dân mới tạo được động lực thực sự phát triển sản xuất, tiến tới thực hiện mục tiêu làm cho nhân dân được “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang”, mà theo ông là mục tiêu chân chính của chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết 68 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra đời năm 1966 mà mọi người quen gọi là “Nghị quyết khoán hộ”, thực chất là nghị quyết giao ruộng lại cho bà con xã viên, công nhận vai trò của tư hữu, tìm cách giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa công hữu và tư hữu, giải phóng sức sản xuất bị kìm hãm bấy lâu. Nghị quyết ấy được người nông dân Vĩnh Phúc coi như một thang thuốc “cải tử hoàn sinh” của mình. Các cánh đồng 5-7 tấn liên tiếp hình thành, năng xuất và sản lượng tăng gấp đôi gấp ba, nạn đói giáp hạt kinh niên bị xoá bỏ trên địa bàn toàn tỉnh, cảnh ấm no hạnh phúc đã hiển hiện trên quê hương nghèo đói xưa. “Cây xanh ngắt đất bạc màu Vĩnh Phúc”, nhà thơ lớn Chế Lan Viên từng có một câu thơ hân hoan như thế về quê hương của Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc khi thực hiện chủ trương khoán hộ nửa cuối thập niên 1960.

Tuy vậy, cái nghị quyết tâm huyết, dũng cảm, táo bạo, dám công khai thay đổi cả một phương thức quản lý đã thành nguyên tắc, điều lệ ấy của Kim Ngọc và các đòng chí của ông đã làm những kẻ “thà đói chứ không làm trái chủ nghĩa Mác – Lênin, không đi ngược lại con đường chủ nghĩa xã hội” không hài lòng. Ngày 6-11-1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú, chủ trương “khoán hộ” bị phê phán gay gắt: “Việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã”. (Trích tài liệu lưu trữ của Ban Tuyên giáo Vĩnh Phúc). Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc bị buộc phải kiểm điểm và thừa nhận là “có sai lầm nghiêm trọng trong chủ trương khoán hộ”. Chủ trương khoán hộ của Vĩnh Phú bị coi là đi ngược lại đường lối tập thể hóa xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản và bị Trung ương chính thức đình chỉ vào cuối năm 1968.

Dù bị buột phải chấp hành tổ chức kỷ luật của Đảng, công khai thừa nhận là “sai lầm nghiêm trọng” nhưng ông Kim Ngọc vẫn dũng cảm bảo lưu chủ trương của mình và trong gần mười năm sau đó khi còn giữ cương

296

vị Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú ông vẫn không ngần ngại bênh vực và cổ vũ cho chủ trương mà ông cho là ích nước lợi dân và gắn bó với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội này. Ông thường tâm sự với các đồng chí thân thiết của mình: “Phải tìm mọi cách duy trì cho được “khoán hộ” chứ để quay lại kiểu làm ăn theo tiếng kẻng, rong công phóng điểm thì chết đói hết”. Và trên thực tế, tuy bị cấm đoán, nhưng do lợi ích hiển nhiên và to lớn của nó, “khoán hộ”, khi đó được gọi là “khoán chui”, vẫn được nhiều hợp tác xã ở Vĩnh Phú tiếp tục âm thầm thực hiện. Rồi “khoán chui” lan nhanh sang Hải Phòng và khắp cả miền Bắc...

20 năm sau khi chủ trương “khoán hộ” của Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc bị phê phán nặng nề và bị đình chỉ, năm 1988, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết 10 chính thức công nhận và cho thực hiện khoán hộ trong toàn bộ nền nông nghiệp. Nghị quyết ghi: “Công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân…Lấy hộ làm đơn vị sản xuất tự chủ. Người nông dân được trao quyền tự chủ sản xuất, sử dụng ruộng đất lâu dài, tự do tiêu thụ sản phẩm...”

Như vậy, thực chất nội dung cơ bản của Nghị quyết 10, nghị quyết tạo nên một bước nhảy vọt trong sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, được hình thành từ “khoán hộ” và “khoán chui”của Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc và người nông dân Vĩnh Phú hơn 20 năm trước đó. Phải chăng tấm gương của Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc và sự kiện khoán hộ đem đến cho những người cộng sản hôm nay thông điệp quan trọng: mục tiêu dân giàu nước mạnh sẽ là thước đo chuẩn nhất để ta đánh giá sự sai đúng hay dở của các chủ trương chính sách. Tấm gương ấy nhắc chúng ta nhớ đến một danh ngôn của đại thi hào Gớt: “Mọi lý thuyết đều xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.

Tôi chợt nhớ những câu thơ tâm huyết của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, một Đồ Nghệ từng làm giáo viên ở Vĩnh Phú thời Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc dành tưởng nhớ ông:

Sách không làm ra đời mà đời làm nên sáchTay cầm lõm sẹo cày nên ông thấu lòng dânGiọt mồ hôi mặn đồng những năm khoán hộẤm bao gia đình chỉ cay đắng một mình ông…Cánh đồng nào giờ đây cũng mang hồn Kim NgọcNgười lặng lẽ đi về trong chuyện kể dân gian…

297

Vũ Tuyên HoàngTrí tuệ - tình yêu

Trên đời có hai thứ vĩnh viễn thanh xuân, đó là trí tuệ và tình yêu.Trong nhật ký của mình, GSVS Vũ Tuyên Hoàng đã dành hẳn một

trang để nắn nót viết những dòng trên. Hình như đó là câu châm ngôn quan trọng, rất quan trọng, đối với nhà khoa học lớn của đất nước. Và cuộc đời ông là một minh chứng ngời sáng cho câu châm ngôn ông tâm đắc này…

Khu rừng mùa xuân vĩnh cửuTS Hồng Nga lần giở những trang nhật ký của chồng mà không cầm

được nước mắt. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, bất ngờ, và đến giờ chị vẫn không thể nghĩ rằng chị đã vĩnh viễn xa anh. Trước khi mất 10 ngày, ngày 16/2/2008, anh còn viết cho chị, nàng thơ của riêng anh, những dòng thơ say đắm này:

Anh đắm mình trong sương gió xuân Một tia nắng sáng hồng trên má Anh gọi em yêu biết bao lần…

Có phải mùa xuân đến với đời Với anh từ những năm xưa ấy… Cơn khát cháy người anh muốn ngã Gặp em tươi lại những ngày xanh Và một ngày sau, ngày 17/2/2008, anh còn vẽ tặng chị một bức

tranh hoa thật tươi tắn, rực rỡ. Trong căn nhà của anh chị trong ngõ 76 Kim Mã Thượng, căn nhà mà cháu ruột anh, nhà văn Việt kiều Vũ Hoàng Hoa,

298

mỗi khi từ Austrlia trở về, bao giờ cũng cảm thấy tràn ngập hương thơm như trong khu rừng mùa xuân vĩnh cửu, dường như anh chưa bao giờ vắng bóng. Hàng ngày, chị Nga vẫn đem về cho anh những bông hoa thật tươi, thật đẹp. Và trên bốn bức tường vẫn lấp lánh những đóa hoa từ những bức tranh anh vẽ. Đây là những đóa sen hồng, có lẽ là sen ở vùng Đồng Tháp Mười, nơi chị chào đời trong những ngày kháng chiến gian khổ. Còn đây có thể là những bông phúc bồn tử anh tặng chị trong những đêm trắng Xanh Pe-tec-bua 32 năm trước, khi cô sinh viên tâm lý xinh đẹp quê Nam bộ và chàng nghiên cứu sinh nông học tài hoa gốc Kinh Bắc gặp nhau và yêu nhau trên đất nước của Lênin. Và kia là những bình hồng vàng, sen trắng anh dành cho hai con trai Hồng Nam, Hồng Nhật. Cô cháu gái Vũ Hoàng Hoa viết rằng trong cuộc sống của bác Hoàng tất cả đều trở thành sắc màu và vần điệu. Vũ Tuyên Hoàng có dòng đề từ cho tập thơ “Thời gian” của mình: “Thơ là tình yêu. Tình yêu là thơ”. Nếu sưu tập tranh của ông được in ra, tôi tin ông lại đề từ gần như thế: “Họa họa là tình yêu. Tình yêu là hội họa”. Thơ họa của Vũ Tuyên Hoàng trước hết là tình yêu của ông dành cho cha mẹ, vợ con, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những con người ông từng gặp, những miền đất ông đã qua trong cuộc đời. Nhà bác học có năng khiếu thi họa bẩm sinh đã dùng cái năng khiếu trời cho và trái tim nhân hậu tuyệt vời của mình để biến không gian sống quanh mình trở thành một không gian đầy ắp sắc màu, vần điệu của yêu thương, ân nghĩa, kỷ niệm. Đó là một không gian của màu xanh, của mùa xuân vĩnh cửu. Anh có thể đi xa, nhưng màu xanh ấy, mùa xuân ấy thì còn ở lại mãi …

Nếu em là bông hồng Anh sẽ làm ngọn cỏ Xanh bước chân em

Nếu em là bông sen Anh sẽ làm bùn nâu đáy nước Vun gốc cho em

Nếu em là cánh chim Anh sẽ làm ngọn gió Nâng cánh em đến bốn phương trời… (Nếu – thơ Vũ Tuyên Hoàng)

Nôi xanh và vũ điệu ngày mùa Không có gì lạ khi nhà tạo giống nổi tiếng trong nông học thế

giới hiện đại Vũ Tuyên Hoàng có những bài thơ hay và những bức tranh đẹp về cánh đồng và làng quê Việt. Rất nhiều nhà thơ đã viết về làng quê Việt nhưng chỉ có ông mới gọi nơi đây là cái “nôi xanh” nơi có “đây cò lửa và bên kia cò bẹ/cò trắng cổ cao ngất nghểu cành tre”, nơi ông cùng bà con nông dân “chọn giống trên cánh đồng vui thế/chim gọi nhau phơi phới chiều

299

nay/ruộng gặt xong đã sớm đường cày/ngày mai sẽ tiếp mùa gieo hạt”. Rất nhiều họa sĩ đã vẽ về những mùa gặt, nhưng có lẽ chưa ai vẽ những cô thôn nữ gánh lúa đẹp như Vũ Tuyên Hoàng. Đó là bức tranh bột màu hai cô gái đang gánh lúa trên con đường quê. Hai bên là cánh đồng mênh mông vàng rực màu lúa chín, con đường làng thì như một dải lụa vàng trải ra thật dịu dàng. Trên đó, hai cô gái với gánh lúa vàng trên vai hình như không phải đang đi mà đang bay lên trong một vũ điệu chan chứa niềm vui và hạnh phúc. Như mọi bức tranh ông vẽ, bức ký họa đó không có tên. Bạn tôi, một họa sĩ thì đặt tên cho nó là “Vũ điệu ngày mùa” . Có lẽ khó có người nghệ sĩ nào cảm nhận được sâu sắc niềm vui và hạnh phúc của người nông dân khi đón một vụ lúa bội thu như Vũ Tuyên Hoàng, người đã trọn đời hiến dâng tài năng và lao động sáng tạo cho cánh đồng, cho làng quê Việt. Sỉnh trong một gia đình cha là nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Phan, mẹ là thi sĩ Hằng Phương, gần gũi với những nghệ sĩ lớn như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Văn Tỵ, Sỹ Ngọc…Vũ Tuyên Hoàng đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật và ông được dự đoán sẽ trờ thành một nhà thơ hay một họa sĩ tài năng. Nhưng hơn cả thơ, họa, từ những ngày ấu thơ trong kháng chiến chống Pháp, nhờ phải sản xuất tự túc trong Đoàn Văn nghệ khu Tư cùng bố mẹ và các anh chị, Vũ Tuyên Hoàng đã say mê cày cấy và làm vườn, biết được giá trị của mồ hôi nước mắt và niềm vui trong việc tự mình làm ra hạt gạo, mớ rau. Còn nhớ trong một dịp trò chuyện với ông dăm năm trước, khi tôi hỏi vì sao ông không đi theo con đường nghệ thuật cha mẹ và các cô các chú đã mở sẵn mà lại theo đuổi cái nghề “chân lấm tay bùn” này, ông tủm tỉm cười và nhẹ nhàng trả lời: “Chỉ vì mình đã chót phải lòng nó”. Chính nhờ sự “phải lòng” hồn nhiên và đơn giản ngày đó của ông mà đất nước hôm nay mới có nhà nông học kiệt xuất Vũ Tuyên Hoàng. GSTS Nguyễn Lân Dũng gọi Vũ Tuyên Hoàng là một “đỉnh cao khoa học”. Nhiều người nói rằng, nhà di truyền học và nông học Vũ Tuyên Hoàng nổi tiếng trên thế giới còn hơn ở trong nước. Tại Giải thướng Lúa thế giới lần thứ Nhất ở Nhật Bản năm 1998, giống lúa hàm lượng protein cao của ông được trao giải nhất, trên cả người được coi là ông tổ lúa lai, nhà nông học vĩ đại Trung Quốc Viên Long Bình. Là viện sĩ của nhiều viện hàn lâm khoa học thế giới, giải thưởng Hồ Chí Mình về khoa học công nghệ, đạt tới những danh vọng khoa học lừng lẫy, nhưng điều làm Vũ Tuyên Hoàng hạnh phúc nhất có lẽ là những sáng tạo khoa học tâm huyết của ông như những giống “lúa mùa trồng trong vụ chiêm”, “chịu úng”, “chịu hạn”, giống lúa “hàm lượng protein cao”, các giống “khoai lang số 8, KB1”, “táo má hồng”, “đào vàng”, “đào muộn”, “ổi trắng”, “vịt Bạch Tuyết”, các kỹ thuật “trồng khoai tây bằng hạt”, “thâm canh lúa và hoa màu”,... đã góp phần quan trọng giúp người nông dân VN thoát khỏi đói nghèo, làm giàu trên chính cánh đồng, mảnh vườn và làng quê thân yêu. KS Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện cây Lương thực và Thực phẩm, cộng sự

300

thân thiết nhiều năm của anh hùng lao động Lương Định Của và GSVS Vũ Tuyên Hoàng kể khi Vũ Tuyên Hoàng nghiên cứu tạo giống táo má hồng, một lãnh đạo cấp cao từng không hài lòng, phán rằng một nhà khoa học lớn, lại là lãnh đạo như ông đừng phí thời gian vào những một đề tài “vớ vẩn” như vậy. Vũ Tuyên Hoàng làm như không biết đến “ý chỉ” của bề trên, vẫn im lặng, kiên nhẫn làm công việc ông yêu thích. Đến khi nghiên cứu của ông thành công, hàng trăm gia đình nông dân đồng bằng Bắc Bộ đã làm giàu nhờ giống táo mới đó, được coi là thơm ngon và có năng xuất cao hơn cả táo Thái Lan, Trung Quốc, vị lãnh đạo kia lại đến xin giống của ông để về trồng trong vườn nhà mình… Như một nghệ sĩ lớn của cánh đồng, mảnh vườn, nhà tạo giống Vũ Tuyên Hoàng đã cần mẫn vô tư phát minh sáng tạo vì sự giàu đẹp của làng quê Việt, vì cuộc sống ngày một no đủ và hạnh phúc hơn của người nông dân VN, vì cái nôi xanh và những vũ điệu ngày mùa mà ông từng thể hiện trong thi họa của mình. Người làm vẻ vang cho các chức danh “Anh đã làm vẻ vang cho các chức danh chính trị xã hội của anh mà không lấy các chức danh làm vẻ vang cho mình”, GSTS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, tự hào nói về người đồng nghiệp Vũ Tuyên Hoàng như thế. Rất nhiều người có thể đồng cảm, chia sẻ với ông nhận xét này. Bốn khóa Ủy viên TƯ Đảng, ba khóa Đại biểu Quốc hội, từng là Thứ trưởng, 18 năm liên tục là Chủ nhiệm Chương trình Lương thực, Thực phẩm quốc gia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Nhật cùng nhiều chức danh quan trọng khác về chính trị xã hội, khoa học công nghệ, quả GSVS Vũ Tuyên Hoàng đã làm vẻ vang các chức danh mà ông từng đảm nhận. Trên cưong vị Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật VN (VUSTA). Từ lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một “siêu bộ”, Vũ Tuyên Hoàng được chuyển về chức vụ này. Theo quan niệm của không ít người, ở VN, từ một cơ quan quản lý nhà nước chuyển sang một hội đoàn có thể được coi là đã “về hưu non”. GSVS Vũ Tuyên Hoàng không nghĩ vậy. Và một thập niên dưới sự lãnh đạo của ông, VUSTA thực sự là mái nhà chung của giới khoa học công nghệ VN, nơi hội tụ, phát huy trí tuệ tài năng, nêu cao vai trò và trách nhiệm của trí thức VN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tích cực tham gia phản biện xã hội và xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động khoa học công nghệ theo chính sách của Đảng và Nhà nước là dấu ấn nổi bật của VUSTA dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Vũ Tuyên Hoàng. Sự kiện VUSTA tham gia phản biện rất kiên trì, đầy trách nhiệm công trình Thủy điện Sơn La, giúp Quốc hội thông qua dự án trọng điểm quốc gia này với cao trình đập chính 215m an toàn thay vì cao trình 264m có thể gây thảm họa lớn cho cả vùng đồng bằng sông Hồng khi công trình này chẳng may gặp sự cố, cũng như việc GSVS Vũ Tuyên Hoàng cùng VUSTA

301

phối hợp với công luận kiến nghị với Bí thư Thành ủy Hà Nội và Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ dự án thay nước Hồ Tây với vốn vay nước ngoài 32 triệu USD, một dự án kỳ quái đang được UBND TP Hà Nội chuẩn bị thực hiện, đã khẳng định sự cần thiết của thực hiện phản biện xã hội với các quyết sách, dự án lớn của Đảng, Nhà nước các cấp. GSVS Vũ Tuyên Hoàng và VUSTA đã đi đầu thực hiện công việc đầy thách thức khó khăn này, thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình công dân và trách nhiệm xã hội của giới trí thức khoa học công nghệ đất nước. Dưới thời Vũ Tuyên Hoàng, VUSTA cũng đã lớn mạnh vượt bậc với hàng trăm đơn vị xã hội hóa ra đời và không ít trong số này đã có nhiều việc làm ích nước lợi dân trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội dù không cần một xu ngân sách nhà nước. GSVS Vũ Tuyên Hoàng không ngừng suy nghĩ và kiên trì đề xuất trước Quốc hội tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động phản biện xã hội cũng như sự bình đẳng của các hội đoàn, các tổ chức xã hội hóa khoa học công nghệ khi xây dựng luật tổ chức hội. Ông đã cùng với VUSTA góp phần làm cho đường lối của Đảng và Nhà nước coi khoa học công nghệ và giáo dục là quốc sách hàng đầu không chỉ là khẩu hiệu suông mà từng bước đi vào thực tế đời sống... Trên cương vị Chủ nhiệm Chương trình Lương thực Thực phẩm quốc gia 18 năm liên tục thì theo đánh giá của Đảng và Nhà nước, GSVS Vũ Tuyên Hoàng đã có những đóng góp lớn vào việc đưa VN “Từ một nước thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực lớn thứ hai thế giới”. Trên nhiều cương vị lãnh đạo khác, có những cương vị với nhiều người khác chỉ là “danh dự”, GSVS Vũ Tuyên Hoàng cũng đã đảm nhận hết mình. Như trên cương vị Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Hữu nghị VN, Chủ tịch hội Hữu nghị Việt - Nhật, ông đã góp phần tích cực mở ra mối quan hệ hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và bạn bề quốc tế, đặc biệt là trong giới khoa học và văn hóa. GS Furuta Motoo, Chủ tịch hội Hữu nghị Nhật - Việt đánh giá: “Trong thời gian làm Chủ tịch hội Hữu nghị Việt - Nhật, GSVS Vũ Tuyên Hoàng đã đóng góp to lớn vào việc tăng cường mối tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Ông thật khiêm tốn, giản dị và rất Việt Nam, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong nhiều bạn bè ở Nhật Bản”. Đặc biệt, theo lời mời và giới thiệu của Vũ Tuyên Hoàng, các nhà khoa học Nhật Bản bạn bè ông ở Đại học Chiêu Hoàng đã đến nghiên cứu Hội An trong nhiều năm và giới thiệu một cách có hệ thống và hiệu quả di sản đặc sắc này với thế giới, góp phần quan trọng vào việc đô thị cổ này được công nhận là Di sản Thế giới. Trong điện chia buồn gửi gia đình GSVS Vũ Tuyên Hoàng sau ngày ông mất, Thành ủy, UBND, Mặt trận TQ TP Hội An khẳng định: “Nhân dân Hội An ghi nhận công lao và mãi mãi biết ơn GSVS trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa thế giới Hội An”... GSVS Vũ Tuyên Hoàng đã làm vẻ vang cho các chức danh lãnh đạo không chỉ bằng chữ tài mà bằng cả chữ nhân. “Về chữ tài thì khỏi nói, ai

302

cũng biết, nhưng tôi hiếm thấy nhà lãnh đạo nào hội cả chữ nhân như ông”, đó là cảm nhận của GSTS Trương Quang Học về GSVS Vũ Tuyên Hoàng. Chữ nhân đây là đức độ, nhân cách, phong cách có sức cảm hóa lớn của Vũ Tuyên Hoàng: thẳng thắn cương trực, tinh tế, lịch lãm, khiêm nhường hiền hòa, đầy lòng vị tha, quan tâm tới người khác một cách cụ thể, sâu sắc. Đó còn là quan niệm chân thành “người lãnh đạo chỉ là người phục vụ”, không bao giờ tỏ ra, kẻ cả, bề trên, thể hiện trong công việc hàng ngày của ông. GSTS Nguyễn Lân Dũng từng chua xót nói rằng ở nước ta, các chức danh lãnh đạo quyền lực “đã hủy hoại không ít sự nghiệp, biến không ít nhà khoa học tên tuổi thành những chính khách hạng xoàng”. GSVS Vũ Tuyên Hoàng không bị rơi vào bi kịch này, bởi dù đã là một chính khách được trọng vọng, ông vẫn luôn là nhà khoa học say mê và không ngừng lao động sáng tạo.

Tâm nguyện Vũ Tuyên Hoàng “Nếu lưu lượng dòng chảy ngọt giảm đi; nước biển dâng cao và mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, trong tương lai Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đánh mất vị trí vĩ đại nhất của mình về lương thực. Do đó, phải kịp thời qui hoạch và xây dựng các giải pháp sử dụng an toàn nguồn nước, nhằm đảm bảo một tương lai tốt lành cho các thế hệ mai sau”, đó là phát biểu của Vũ Tuyên Hoàng khi chủ trì một hội nghị khoa học nông nghiệp tại Nam bộ gần đây. Trang nhật ký cuối cùng của ông ngày 22/2/2008, trước khi mất 4 ngày, ông ghi số lượng khổng lồ trâu bò và diện tích lúa, chểt trong đợt rét đậm rét hại lịch sử ở nông thồn và miền núi phía bắc, hết sức lo lắng cho cuộc sống của người nông dân trong cơn đại nạn... Trên cưong vị lãnh đạo khoa học đất nước, GSVS có nhiều mối quan tâm nhưng quan tâm lớn nhất và đau đáu nhất trong ông vẫn là hiện tại và tương lai của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhiều năm trước, khi mọi người đang hân hoan về sự kiện nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, Vũ Tuyên Hoàng đã sớm lên tiếng cảnh báo những nguy cơ gay gắt mà ngành nông nghiệp VN đã và sẽ phải đối diện: đất nông nghiệp bị thu hẹp vô tội vạ với tốc độ chóng mặt, nguồn nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, kỹ thuật nông nghiệp còn quá lạc hậu, người nông dân còn quá nghèo... Còn rất nhiều việc phải làm để đất nước có một nền an ninh lương thực bền vững. GSTS Vũ Triệu Mân, chuyên gia ngành bảo vệ thực vật, em ruột GSVS Vũ Tuyên Hoàng, cho biết không phải ngẫu nhiên trong các nghiên cứu khoa học gần đây, Vũ Tuyên Hoàng đã tập trung tạo các giống lúa chịu hạn và các giống lúa hàm lượng protein cao. TS Gurdev S.Khush, Trưởng bộ môn di truyền chọn giống và sinh hóa, Viện nghiên cứu lúa thế giới (IRRI), người nhiều năm hợp tác nghiên cứu với GSVS Vũ Tuyên Hoàng, cho đó là những ý tưởng khoa học mang tính toàn cầu, góp phần giải quyết những vấn đề nan giải của nông nghiệp thế giới trong thế kỷ 21. Nhật Bản, nước có nền khoa học nông nghiệp hàng đầu, đã sớm đánh giá rất cao giống

303

protein hàm lượng cao của ông. Họ khẳng định đây là một giải pháp đầy triển vọng giúp nông nghiệp thế giới vượt qua bế tắc lớn nhất thời hiện đại: diện tích canh tác ngày càng ít đi nhưng nhu cầu lương thực ngày một tăng cao. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự đã thành công trong việc tạo ra giống lúa protein có hàm lượng protein 12%, có nghĩa là hơn gấp đôi các giống lúa hiện có (khoảng 6%) và đang tiếp tục nghiên cứu tạo giống lúa có hàm lượng protein trên 20%. Cùng một diện tích, một sản lượng, giống lúa này có chất lượng dinh dưỡng cao gấp ba lần và có thể tiết kiệm được ba lần diện tích kho bãi, chi phi vận chuyển... Ngay sau ngày GSVS Vũ Tuyên Hoàng qua đời, toàn thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng lương thực lớn chưa từng thấy và hứa hẹn sẽ còn kéo dài. Cảnh “hết gạo chạy rông” đang đe dọa thế giới văn minh ngay giữa thế kỷ 21. May mắn thay, nhờ những chính sách sáng suốt của Đảng và nhà nước, nhờ mồ hôi nước mắt của những người nông dân một nắng hai sương, nhờ những nhà canh nông tâm huyết như Bác sĩ Lương Định Của, GSVS Võ Tòng Xuân, GSVS Vũ Tuyên Hoàng và bao người vô danh khác, đất nước ta chưa bị cuốn vào cuộc khủng hoảng tệ hại này. Tuy vậy, chưa có gì đảm bảo cuộc khủng hoảng toàn cầu này không đến với nước ta. Đến lúc này, có lẽ mọi người mới thật hiểu vì sao Vũ Tuyên Hoàng luôn coi nông thôn và nông nghiệp là một trong những vấn đề lớn nhất trong đổi mới phát triển của đất nước. Vì sao Vũ Tuyên Hoàng từng nói đến sự “lợi bất cập hại” trong việc quá hào hứng “trải thảm đỏ” trên đất nông nghiệp chào mời các nhà đầu tư của nhiều địa phương. Vì sao Vũ Tuyên Hoàng nhiều lần nhấn mạnh việc mất đất nông nghiệp, mất làng quê Việt trong cơn bão công nghiệp hóa, đô thị hóa thiếu tỉnh táo không chỉ là thảm họa với an ninh lương thực mà còn với cả truyền thống văn hóa đất nước... Hôm qua, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết WB vừa phê duyệt cho vay 502 triệu USD để phát triển nông thôn VN. Cùng lúc, đại biểu quốc hội, GSTS Nguyễn Lân Dũng, đồng nghiệp thân thiết của GSVS Vũ Tuyên Hoàng, nêu lên 6 kiến nghị khẩn thiết của nhân dân với Đảng, Nhà nước, trong đó có hai điểm rất đáng chú ý: - Dừng ngay việc lấy đất ruộng để làm khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf, khu du lịch. - Không để việc coi KHCN và GD là quốc sách hàng đầu trở thành những khẩu hiệu. Từ cõi vĩnh hằng, nghe được những thông tin này, tôi nghĩ GSVS Vũ Tuyên Hoàng sẽ rất vui. Tâm nguyện lớn nhất của đời ông, đã được các đồng chí của ông, nhân dân ông thấu hiểu chia sẻ và quyết tâm thực hiện...

24/5/2008

304

Bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành

Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, quyển sách có tính chất tiểu sử đầu tiên về cuộc đời vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từ lúc lên đường cứu nước đến những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả Trần Dân Tiên từng viết: “Tôi nhấn mạnh trong quyển sách này còn thiếu nhiều đoạn. Trong đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, những đoạn ấy phải chăng là rất quan trọng? Tôi không thể biết, đồng thời tôi cũng nghĩ rằng: ngoài Hồ Chủ tịch, thì không ai có thể trả lời câu hỏi đó”. Nhà văn thương binh Sơn Tùng, người từng dày công sưu tầm tư liệu cuộc đời Bác Hồ trong hơn 60 năm qua và đã có 14 đầu sách được đánh giá cao về Bác, đặt tên cho phần mở đầu cuốn “Hoa râm bụt” là “Đi tìm ẩn tích Hồ Chí Minh” và cuốn sách sắp xuất bản là “Trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn”. Sự khiêm nhường, đức hy sinh của Bác, con người “Như đỉnh non cao tự giấu hình/trong rừng xanh lá ghét hư vinh”, đã khiến hậu thế rất khó khăn trong hành trình ngược thời gian, vượt không gian tìm hiểu cuộc đời phong phú và bão táp trải qua năm châu bốn biển xuyên ngót thế kỷ của Hồ Chí Minh. Có thể thấy, cho tới nay, khi chúng ta sắp kỷ niệm 40 năm ngày mất và 120 năm ngày sinh của Người, sau hàng vạn bài viết, công trình nghiên cứu, sáng tác ở cả trong và ngoài nước về anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh, nhiều ẩn tích về Người vẫn chưa được khám phá, nhiều sự kiện trong cuộc đời Người chúng ta vẫn chưa thấu tỏ ngọn nguồn, trong đó có những sự kiện ở giai đoạn thời niên thiếu trước khi

305

Người xuất dương tìm đường cứu nước. Sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định những năm 1909 – 1910 là một trong những sự kiện đó. Hội thảo lần này là dịp để chúng ta nhìn nhận, suy ngẫm và cùng nhau lấp đầy một khoảng trống trong tiểu sử Hồ Chí Minh, quãng thời gian hơn một năm ở Bình Định, quãng thời gian ngắn ngủi nhưng nhiều ý nghĩa, đánh dấu một bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh.

I. Thời gian Nguyễn Tất Thành ở Bình Định, thực ra là vấn đề có thể kết luận và đã được kết luận

Theo tổng hợp của nhà nghiên cứu Đỗ Quyên trong cuốn sách “Nguyễn Tất Thành ở Bình Định” và khảo sát nhiều công trình, nghiên cứu, nhiều tập sách có đề cập đến sự kiện Nguyễn Tất Thành đến Bình Định đã xuất bản trong vòng hơn 20 năm qua, dựa theo nhiều tư liệu khác nhau đã có nhiều ý kiến khác nhau về các mốc thời gian Nguyễn Tất Thành đến Bình Định, ở Bình Định và rời Bình Định. Tựu trung, có hai nhóm ý kiến như sau:

Nhóm thứ nhất: Nhóm các ý kiến cho rằng sau khi tham gia biểu tình chống sưu thuế ở kinh đô vào giữa năm 1908, bị đuổi học ở trường Quốc học Huế, trong hành trình đi về phương Nam tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã ghé qua Bình Định và đến Bình Khê thăm thân phụ đang làm tri huyện tại đây rồi tiếp tục qua Phan Rang đến Phan Thiết xin làm trợ giáo ở trường Dục Thanh. Hầu hết các ý kiến này đều không nêu rõ thời điểm đến và rời Bình Định của Nguyễn Tất Thành nhưng qua cách diễn tả đều cho thấy Nguyễn Tất Thành chỉ dừng chân ở Bình Định một thời gian rất ngắn.

Nhóm thứ hai: Nhóm các ý kiến cho rằng Nguyễn Tất Thành cùng anh trai là Nguyễn Tất Đạt đã có mặt ở Bình Định trước và sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) đến Bình Định tham gia phúc khảo kỳ thi hương tại đây và sau đó được bổ nhiệm đồng tri phủ lãnh chức tri huyện Bình Khê. Tại Bình Định, Nguyễn Tất Thành đã được cha gửi xuống học tiếng Pháp tại nhà người bạn thân của ông là thầy Phạm Ngọc Thọ (cha bác sĩ Phạm Ngọc Thạch), lúc đó là thầy giáo trường Pháp - Việt Quy Nhơn. Sau biến cố ông Nguyễn Sinh Sắc bị cách chức tri huyện Bình Khê, “lai kinh hậu cứu” (17/1/1910), Nguyễn Tất Thành còn ở lại nhà gia đình thầy Phạm Ngọc Thọ một thời gian khá lâu, vừa tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Nguyễn Tất Thành chỉ rời Bình Định vào Phan Thiết sau khi được tin về bản án chính thức của cha (cuối tháng 8/1910).

Nhận xét: Nhóm ý kiến thứ nhất đều không đưa ra được căn cứ lịch sử xác thực,

hầu hết là suy đoán nối hai sự kiện Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống sưu thuế ở Huế và Nguyễn Tất Thành vào làm trợ giáo trường Dục Thanh. Trong nhóm ý kiến này, có tác giả đã đưa ra những tư liệu sai lệch như trong một cuốn sách viết về Bác Hồ với miền Nam xuất bản năm 1996 và vừa được tái bản lần thứ ba đầu năm 2009, tác giả cho rằng Nguyễn Tất Thành trên đường vào Nam có ghé nhờ cụ Phạm Ngọc Thọ chỉ dạy tiếng

306

Pháp nhưng cụ Thọ lúc bây giờ không phải là thầy giáo ở Quy Nhơn mà đang giữ chức Tổng đốc Phú Yên và đang ở Sông Cầu.

Nhóm ý kiến thứ hai hầu hết đều dựa trên sự khảo cứu, đối chiếu nghiêm túc cẩn trọng các tài liệu lịch sử đáng tin cậy như lưu trữ của mật thám Pháp, của triều đình Huế, lời kể của bà Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, của gia đình bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và những nhận xét của chính Bác Hồ về một số tác phẩm viết về thời thơ ấu và thanh niên của Bác có liên quan đến khoảng thời gian Bác từ Huế đến Quy Nhơn rồi vào Phan Thiết.

Kết luận:Các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy, khi tham gia biểu tình chống

sưu thuế (tháng 4/1908), Tất Đạt và Tất Thành đang học năm cuối tiểu học Pháp - Việt Đông Ba chứ không phải ở Quốc học Huế. Tuy hai anh bị mật thám Pháp cảnh cáo ghi sổ đen vì thái độ “bài bảo hộ” và ông Nguyễn Sinh Sắc bị triều đình khiến trách vì hành vi của hai con nhưng sau đó Nguyễn Tất Thành đã tốt nghiệp bậc tiểu học ở Trường Pháp Việt Đông Ba và được nhận chính thức vào lớp trung đẳng Quốc học Huế (tháng 8/1908). Bởi vậy, sự thật là không có chuyện Tất Thành bị đuổi học ở Huế và một mình đi thẳng từ Huế qua các tỉnh miền Trung vô Phan Thiết. Nguyễn Tất Thành chỉ bỏ dở việc học ở trường Quốc học Huế và rời Huế theo cha khi ông Nguyễn Sinh Sắc được điều vào làm việc ở Bình Định. Tại Bình Định, Nguyễn Tất Thành được cha gửi theo học thầy Phạm Ngọc Thọ ở Quy Nhơn. Thời gian này, có tài liệu cho biết Nguyễn Tất Thành đã từng xin thi làm giáo viên của một trường làng và đã thi đỗ xuất sắc nhưng tên anh đã bị Phơrie, Khâm sai Pháp, gạch bỏ vì là người đang bị mật thám Pháp theo dõi (Nhà sử học, nhà báo E. Cô-bê-ép trong sách “Đồng chí Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Tiến Bộ, Matscova và Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội xuất bản năm 1985).

Đã có khá đủ căn cứ để có thể kết luận: Thời điểm Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 1909. Thời điểm Nguyễn Tất Thành rời Bình Định là khoảng đầu tháng 9/1910. Thời gian Nguyễn Tất Thành ở Bình Định là khoảng trên dưới 1 năm 3 tháng.

Và trên thực tế, điều này đã được Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chính thức kết luận và đưa vào bộ sách lớn “Hồ Chí Minh – biên niên tiểu sử”, một công trình nghiên cứu biên soạn công phu, khoa học (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, bản xuất bản lần thứ hai, 2006, tập I – 1890-1929, trang 31-35).

II. Về Bình Định, lựa chọn của ông Nguyễn Sinh Sắc Theo lời kể của cụ Nguyễn Sinh Khiêm nhà văn Sơn Tùng ghi được

trong những năm 1948-1953, lần Nguyễn Tất Thành đến Bình Định giữa năm 1909 không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ ba Nguyễn Tất Thành đặt chân đến mảnh đất này. Trước đó, Nguyễn Tất Thành đã từng hai lần đến Bình Định vì mối quan hệ thâm tình giữa ông Nguyễn Sinh Sắc và gia đình anh với cụ Đào Tấn. Lần thứ nhất, Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là vào

307

đầu năm 1905. Đó là khi từ Nghệ An vào Huế chuẩn bị nhận bổ quan, Nguyễn Sinh Sắc được biết Thượng thư Đào Tấn vừa bị bọn gian thần Việt và Khâm sứ Pháp vu oan, buộc về hưu và Đào Tấn đã hồi hương về Bình Định. Ông liền thu xếp cùng hai con Tất Đạt, Tất Thành vượt trăm dặm về Bình Định thăm Đào Tấn, đàm đạo với cụ Thượng Đào trước khi ông chính thức được bổ nhiệm ở Bộ Lễ (Dụa theo tờ trình của bộ Lại đề ngày 6-6-1906 về việc bổ nhiệm Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy làm thừa biện bộ Lễ, nhiều tài liệu cho rằng cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đến giữa năm 1906 mới vào Huế, nhưng theo cụ Nguyễn Sinh Khiêm thì sau khi mẹ vợ, bà Nguyễn Thị Kép, mất vào đầu năm 1904, đầu năm 1905, ông Nguyễn Sinh Sắc đã nhận triệu hồi của triều đình “lai kinh hậu bổ” đem theo Tất đạt và Tất Thành và hơn 1 năm sau, ông mói được chính thức bổ nhiệm).

Lần thứ hai, Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là sau rằm tháng 7 năm 1907. Ấy là sau khi được tin cụ Đào Tấn mất tại quê nhà, ông Nguyễn Sinh Sắc lại đưa hai con cùng vài người bạn yêu mến Đào Tấn từ Huế về Bình Định viếng cụ, đem theo câu đối nhân danh văn thân Nghệ Tĩnh do chính Nguyễn Sinh Sắc chấp bút đặt trên bàn thờ cụ Thượng Đào, người bạn vong niên và ân nhân của gia đình mình. Câu đối viết “Hiền tướng phong lưu, Hoan quận thập niên do truyền thảo/Danh viên tiêu tức, Lại giang thiên lý ức hàn mai”.

Như vậy, trước khi đến Bình Định vào giữa năm 1909, Bình Định đã là mảnh đất khá thân thuộc với cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành. Bình Định thân thuộc với họ không chỉ bởi là quê hương của cụ Thượng Đào mà còn bởi là quê hương và nơi dấy nghĩa của Quang Trung - Nguyễn Huệ, người gốc làng Thái Xá, xứ Nghệ quê hương. Trong sự nghiệp vĩ đại của mình, ngoài quê hương Bình Định, Nguyễn Huệ luôn coi xứ Nghệ cố hương là chỗ dựa vững chắc của mình. Trước khi tiến quân ra quét sạch giặc Thanh, giải phóng Thăng Long, Nguyễn Huệ đã có một cuộc mộ binh rất lớn ở xứ Nghệ và sau khi ổn định đất nước Nguyễn Huệ đã dự định dời đô ra Nghệ An, lập nên Phượng Hoàng Trung Đô nổi tiếng. Nguyễn Huệ và Nhà Tây Sơn là kẻ thù không đội trời chung của Nhà Nguyễn. Trong suốt hơn 100 năm, triều Nguyễn đã thực hiện một cuộc trả thù kéo dài vô hạn, luôn luôn tìm cách truy sát, bôi nhọ, tìm cách xoá hết mọi dấu vết của người anh hùng áo vải bách chiến bách thắng và triều đại lẫy lừng này. Tuy vậy, với mỗi người Việt Nam yêu nước, mỗi người dân Bình Định và Nghệ An, với cả các vị quan trung chính của triều Nguyễn, nhất là những người con xứ Nghệ và Bình Định như Đào Tấn, Nguyễn Sinh Sắc, vị hoàng đế “Cự Bắc bình Tây kim cổ chấn/Tứ phương danh động ngã tiên long” (Thơ Đào Tấn) mãi mãi là biểu tượng chói sáng của niềm kiêu hãnh dân tộc, lòng tự hào quê hương. Dường như Nguyễn Huệ và kẻ hậu sinh của ông, Đào Tấn, là những người đã tạo nên mối quan hệ tâm linh đặc biệt giữa văn hiến sông Lam và văn hiến sông Côn, giữa xứ Nghệ và Bình Định. Từ xứ Nghệ, gia tộc Nguyễn Huệ vào định cư ở Bình Định và từ đây, Nguyễn Huệ đã lập nên

308

những võ công hiển hách: đuổi Nguyễn, dẹp Trịnh, thống nhất sơn hà, quét sạch giặc Xiêm, đại phá giặc Thanh, bảo vệ trọn vẹn độc lập tự do, viết nên những trang hết sức vẻ vang trong lịch sử đất nước. Từ Bình Định, con đường hoạn lộ đã đưa Đào Tấn đến xứ Nghệ và tại đây, Đào Tấn đã để lại hình ảnh cao đẹp của một vị quan nhân đức, chính trực và một văn nghiệp lừng lẫy với những kiệt tác thơ, từ, tuồng tạo nên một đỉnh cao đáng tự hào của văn hoá dân tộc.

Theo các tài liệu đã được ông sưu tầm và ghi chép, nhà văn Sơn Tùng cho biết: trước khi chính thức được bổ vào Bình Khê, triều đình khuyết hai chức quan mà Nguyễn Sinh Sắc có thể lựa chọn để được bổ nhiệm: tri phủ Bình Giang (Hải Dương) và tri huyện Bình Khê và Nguyễn Sinh Sắc đã đề nghị cho ông về Bình Khê.

Như vậy, Nguyễn Sinh Sắc đã lựa chọn quê hương của Nguyễn Huệ và Đào Tấn. Có thể ông Phó Bảng, người có câu nói nổi tiếng được lưu truyền thời ấy “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (Quan trường là nô lệ giữa đám người nô lệ, càng nô lệ hơn), người từng viết lên xà nhà mình ở làng Kim Liên dòng chữ “Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng” (Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình) để răn dạy con, khi buột phải dấn thân vào chốn quan trường đầy cạm bẫy, lại được thăng tiến từ một chức quan “hư” quyền đến một chức quan “thực” quyền, cảm thấy quê hương của Nguyễn Huệ và Đào Tấn sẽ giúp ông thêm chí khí để làm được những việc ích nước lợi dân trong thân phận một “nô lệ của nô lệ”. Cũng có thể ông Sắc nghĩ rằng đây là dịp để ông đưa Nguyễn Tất Thành về với nơi sinh thành của hai con người vĩ đại, tạo điều kiện cho Thành trực tiếp tìm hiểu, suy ngẫm thêm bằng cách nào mà một vị quan nô lệ như Đào Tấn vẫn có thể “toạ nha hành thiện”, vẫn không ngừng tranh đấu cho công lý, cho độc lập tự do của đất nước, vẫn giữ được cốt cách thanh cao giữa chốn bùn nhơ và bằng cách nào mà một người áo vải, thậm chí bị coi là “giặc cỏ trong khe núi” như Nguyễn Huệ lại có thể trở thành một vị vua anh hùng và anh minh với những huân công cứu nước cứu dân được đời đời tri ân. Đó là những gì ông Sắc nghĩ là cần thiết trong hành trang của Nguyễn Tất Thành, người con mà ông hy vọng sẽ thành một nhân tài tìm ra được con đường lớn để lập thân, cứu nước chứ không bị lâm vào ngõ cụt như thế hệ ông, thế hệ mãi mãi ôm mối trường hận “Nước mất mà không cứu được nước”.

III. Sự kiện Bình Khê và bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành

Sự kiện đáng chú ý nhất trong thời gian Nguyễn Tất Thành ở Bình Định chắc chắn là sự kiện chỉ sau hơn sáu tháng làm tri huyện Bình Khê (từ 1/7/1909 đến 17/1/1910), Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã bị cách chức, bị giải về kinh hạ ngục để sau đó nhận được một bản án rất nặng nề với một tội danh mù mờ.

309

Tìm hiểu cuộc đời làm quan của Đào Tấn và Nguyễn Sinh Sắc, ta có thể thấy dù chức tước, bối cảnh và thời gian làm quan hết sức khác nhau, nhưng giữa hai người bạn vong niên tri kỷ này có những sự trùng hợp rất kỳ lạ. Cả hai người sau khi thi đỗ đều nấn ná ở lại quê hương, Đào Tấn thì tiếp tục theo học tuồng với cụ Tú Nhơn Ân và giao du với cấc nghệ sĩ tuồng ở Bình Định còn Nguyễn Sinh Sắc lo phụng dưỡng mẹ vợ và nuôi dạy các con thơ, mãi 4 năm sau mới được bổ quan. Trong hơn sáu tháng tại Bình Khê, tri huyện Nguyễn Sinh Huy đã “thực thi” những công vụ giống hệt Tổng đốc Đào Tấn đã làm trong gần 10 năm ở An Tịnh: kết thân với các văn thân khoa bảng, che chở các gia đình Cần Vương, bênh vực dân nghèo, khích lệ tinh thần yêu nước, chống Pháp, tình đoàn kết tương thân tương ái của dân chúng…Nếu tại kinh đô Huế, Phủ doãn Đào Tấn đã thẳng tay xử chém tên Bồi Ba, tay sai chó săn của bảo hộ Pháp, từng gây nhiều tội ác với dân chúng xứ Huế và bị khiển trách, thì tại Bình Khê hơn 20 năm sau, tri huyện Nguyễn Sinh Huy đã nghiêm khắc trừng phạt bằng đòn 50 roi tên điền chủ thân Pháp Tạ Đức Quang vì tội chiếm đất công, ức hiếp, vu vạ dân lành, khinh nhờn phép công, rồi bị mất chức.

Bất chấp nhân dân Bình Khê đã gửi đơn minh oan cho ông Sắc, đưa ra những chứng cứ nói rõ trận đòn của quan huyện chỉ có ý nghĩa cảnh cáo, không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của Tạ Đức Quang, Quang chết chỉ là do ăn chơi trác táng quá độ, Tổng đốc Bình Định và Công sứ Pháp ở đây đã gửi công văn về triều đình và Khâm sứ Trung Kỳ đề nghị truy cứu tội đánh chết người của ông Sắc. Hơn 8 tháng sau, ngày 23/9/1910, sau nhiều lần nghị án rồi chỉnh sửa, Bộ Hình trình lên Hội đồng nhiếp chính triều đình và Khâm sứ Trung kỳ bản nghị án với nội dung: “Viên tri huyện này là Nguyễn Sinh Huy (tức Sắc) vốn nên chiếu theo luật phạt giáng bốn cấp rồi chuyển đi xa. Nhưng lại xét Tạ Đức Quang bị đánh roi qua hơn hai tháng sau bị ốm chết chứ không phải bị đánh chết tức thì, tình có thể tha thứ. Xin đội gia ân đổi làm giáng bốn cấp mà lưu. Lại xét viên tri huyện này mới ra làm quan, chưa tường dân chính, xin cho Bộ Lại cái bổ kinh chức”. Tuy sự việc đã được Bộ Hình phân định rõ ràng như thế nhưng Hội đồng Nhiếp chính triều đình dưới sức ép của Khâm sứ Pháp đã không chấp nhận đề nghị “giáng bốn cấp mà lưu” và “cái bổ kinh chức” của bộ Hình mà phê duyệt “triệt hồi” và “chuyển đi xa”. Cụm từ “chuyển đi xa” có nghĩa là cấm ông Nguyễn Sinh Sắc cư trú tại ba nơi: kinh đô Huế, quê hương Nghệ An, và Bình Định, nơi ông từng làm quan và gây án.

Bản án này không chỉ đã đưa ông quan Nguyễn Sinh Sắc trở về vị trí một thường dân mà còn biến ông thành một kẻ bị lưu đày, bị tách ra khỏi những nơi thân thuộc nhất khi sắp bước vào cái tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Có thể hiểu vì sao, bắt đầu từ đây, khi ai hỏi ông Sắc nhà ở đâu, quê ở đâu, người ta thường nghe ông Sắc trả lời: “Nước mất, còn đâu nhà”, “Nước mất còn đâu quê”…

310

Bước sa chân trong chốn quan trường của cha và bản án nghiệt ngã mà người cha thân yêu phải nhận chắc chắn đã gây nên những chấn động mạnh mẽ và đã tạo nên một bước ngoặc lớn trong tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành những tháng ngày ở đất Bình Định.

Ta có thể thấy với sự kiện này, tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành đã có một sự thay đổi lớn. Anh phải bắt đầu một chặng đường mới của cuộc đời khi bước vào tuổi 20.

Theo nhà văn Sơn Tùng, ông Nguyễn Sinh Sắc, con người nổi tiếng thông minh trong “Tứ hổ Nam Đàn” được người xứ Nghệ vinh danh thời ấy, từng có bốn câu thơ nói lên chí hướng cuộc đời mình:

Thư đăng túc liệu chí Ngã vô mộng công hầu Giáo tử, tôn sự quốc

Hồ hải hằng y dânTạm dịch:Tôi bền chí đèn sáchKhông bởi mộng công hầuĐể dạy con vì nướcĐể chữa bệnh giúp dânBiết ơn cha mẹ vợ đã ba lần bán ruộng để lấy tiền giúp mình ăn học

thi cử, hết thi hương rồi thi hội, biết ơn người vợ hiền thảo đã quên mình xa quê để nuôi chồng nuôi con ăn học, rồi kiệt sức mất sớm nơi đất khách quê người ở tuổi 30, Nguyễn Sinh Sắc quyết tâm theo đuổi bảng vàng đại khoa để không phụ công ơn gia đình. Nhưng sau khi đỗ Phó Bảng, ông Sắc không màng tới con đường công danh đã rộng mở và dứt khoát từ chối việc đi bước nữa, dành toàn bộ thời gian, tâm sức phụng dưỡng mẹ vợ già yếu và nuôi dạy ba đứa con thơ. Người xứ Nghệ coi ông là một tấm gương của chữ hiếu, chữ thuỷ chung vì thế. Chỉ đến khi mẹ vợ mất, ông Sắc mới về kinh đô Huế để nhận bổ quan chỉ vì tương lai các con, nhất là hai đứa con trai rất thông minh mà ông đã đặt cho hai cái tên gửi gắm niềm hy vọng lớn lao: Tất Đạt, Tất Thành. Ông muốn hai con có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, mở rộng tầm mắt, tiếp cận được những cái hay, cái mới để sau này vững vàng lập thân giúp nước, giúp dân. Trong hai con trai thì ông dồn uu tiên cho Tất Thành, vì ông biết với thiên tư đặc biệt của mình, Thành có thể lập nên nghiệp lớn. Khi đến Huế lần thứ 2 chờ nhận bổ quan vào năm 1905, gặp khó khăn, Tất Đạt đã đi làm thợ in tay ở toà khâm sứ, giúp em tập trung thời gian vào học tập. Lúc vào Bình Định, ông giữ Đạt giúp ông ở Bình Khê, còn Thành được gửi xuống Quy Nhơn học với thầy Phạm Ngọc Thọ. Từ thời thơ ấu cho đến những ngày ở Bình Định, trừ một lần xa cha khi cha ra Thanh Hoá phục vụ một kỳ thi hương, Thành ở lại với mẹ và em tại Huế, Nguyễn Tất Thành gắn bó như hình và bóng với cha, anh luôn được sống trong sự yêu thương đùm bọc, chỉ dạy tận tình, chăm sóc chu đáo của cha. Sau khi ông ngoại mất, mẹ mất, rồi bà ngoại mất, bây giờ, đến những ngày trên đất

311

Bình Định, cha lâm nạn, Nguyễn Tất Thành phải đối diện với một thách thức lớn: từ một cậu ấm con quan (dù là quan nghèo, quan thanh liêm, con quan vẫn được gọi là cậu ấm), sống chủ yếu dựa vào chu cấp của cha, anh sẽ phải hoàn toàn tự lo liệu lấy cuộc đời mình. Người thanh niên này từ nay không còn gì hết ngoài hai bàn tay trắng. Tuy vậy, truyền thống quê hương, gia đình, tấm gương chịu thương chịu khó của mẹ, những chỉ dạy chu đáo, nghiêm khắc của cha và cái “trí lực to lớn” tiềm ẩn từng được cụ Đào Tấn và Giải Nguyên Phan Bội Châu phát hiện từ thủa ấu thơ dường như đã chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết để Nguyễn Tất Thành đối diện thách thức lớn lao và bất ngờ này.

Trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, tác giả có kể câu chuyện một trí thức Sài Gòn khi được Nguyễn Tất Thành rủ ra nước ngoài, đã hỏi lại anh lấy tiền đâu ra mà đi thì Tất Thành vừa trả lời vừa giơ hai bàn tay: Đây! tiền đây. Chúng ta sẽ làm việc, sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.

Biến cố bất ngờ của cha không thể nói không làm Nguyễn Tất Thành choáng váng nhưng anh đã vượt qua rất nhanh, ý thức rõ những gì mình có, những gì mình phải làm, tìm thấy những sức mạnh mới, nhất là sức mạnh của đôi bàn tay lao động. Anh tin với đôi bàn tay ấy, anh có thể làm được tất cả: tự kiếm sống, trợ giúp cha già và đi tìm chân lý cho đất nước.

Cái án nặng nề, có tính chất triệt hạ đối với ông Nguyễn Sinh Sắc chỉ vì ông bảo vệ công lý, bênh vực dân lành cũng đã cho Nguyễn Tất Thành nhận rõ hơn bao giờ hết tình cảnh đen tối, bế tắc tột cùng của đất nước. Hy vọng mỏng manh làm quan để “toạ nha hành thiện” được như thời Đào Tấn của những người như ông Sắc đã tan thành mây khói. Phong trào Cần Vương đã bị dập tắt từ lâu, vị vua bất khuất Thành Thái đã bị buột thoái vị, những người yêu nước chống pháp trong triều đình bị thanh trừng quyết liệt, cuộc nổi dậy của sĩ phu Hà Nội liên kết với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám mưu chiếm Hà Thành, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào chống sưu cao thuế nặng tại miền Trung bị dìm trong biển máu, các chí sĩ Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi, Huấn Đạo bị xử chém, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Cự Soạn, Lê Nguyên Thành… bị đày ra Côn Đảo, Phan Chu Trinh bị kết án tử hình sau giảm xuống chung thân và cũng bị đưa thụ hình ở Côn Đảo, chí sĩ hải ngoại Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để bị trục xuất khỏi nước Nhật, không biết đang lưu lạc ở đâu trên đất Trung Hoa. Các con đường cứu nước bằng bạo động bí mật, Đông du cầu viện sự giúp đỡ của nước Nhật hay duy tân công khai đều đã thất bại. Khởi nghĩa như cụ Hoàng Hoa Thám dù thật anh hùng đơn độc quá, thất bại là tất yếu. Yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương dân chủ dân sinh như cụ Phan Chu Trinh chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cầu viện Nhật giúp đuổi Pháp cũng rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ vào cửa trước, rước beo vào cửa sau” (Trần Dân Tiên).

312

Như vậy, chỉ có thể tìm cách cứu nước bằng một con đường khác, con đường mà Nguyễn Tất Thành đã từng linh cảm khi lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiện: “Tự do, bình đẳng, bác ái” treo trước của Trường Pháp Việt Vinh, hiện rõ dần trong những ngày học ở trường Pháp Việt Đông Ba, Quốc học Huế, sáng tỏ hơn trong những ngày ở nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ tại Quy Nhơn, vừa học tiếng Pháp vừa được thầy giúp đỡ tìm hiểu, suy nghĩ về công cuộc duy tân của người Nhật, về cuộc cách mạng tư sản dân quyền Pháp, về sự khác biệt lạ lùng của người Pháp ở chính quốc và ở người Pháp ở đất nước mà họ “bảo hộ”. Đó là con đường sang nước Pháp, sang Phương Tây, đến những nơi được coi là tân tiến nhất thế giới “để xem họ làm thế nào để sau về giúp đồng bào mình” (Trần Dân Tiên).

Từ rất lâu, từ những ngày ông Nguyễn Sinh Sắc đưa Tất Thành mới 13 tuổi về học ở trường Pháp Việt tại Vinh, chắc chắn ông đã từng nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đưa Nguyễn Tất Thành sang Pháp để “học cách đánh Pháp từ nước Pháp” mà ông và một số nhà nho thức thời xứ Nghệ từng bàn đến. Nhưng có lẽ ông hy vọng sẽ đưa Thành đi với tư cách một con quan triều đình như ông bạn vong niên của mình, hoạ sĩ Lê Văn Miến, hay bằng những đồng tiền dành dụm từ cuộc đời làm quan tủi cực của mình. Ông Nguyễn Sinh Sắc không thể ngờ chỉ sau ít tháng mình bị lột hết quan quyền, đứa con mảnh khảnh thư sinh có đôi mắt tinh anh mà ông hết mực yêu thương cưng chiều đã thực hiện được hy vọng thầm kín đó của ông trong thân phận một “người cùng khổ” với cái nghề hết sức cực nhọc: phụ bếp Việt trên một tàu viễn dương Tây.

Không phải ở đâu khác mà chính trong những ngày ở Bình Định, sau sự biến Bình Khê, giữa muôn trùng khó khăn giữa tuổi 20, Nguyễn Tất Thành đã đi đến lựa chọn có tính chất quyết định với cuộc đời mình, với vận mệnh đất nước, dân tộc: Bằng mọi cách, phải vượt trùng dương sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu nhà.

IV. Mong thấy một bức tượng đài cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành dựng tại Bình Định

Không những là nơi diễn ra bước ngoặt lớn của tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành, mảnh đất Bình Định chắc chắn là nơi chứng kiến cuộc chia tay lịch sử đầu thế kỷ 20 của cha con hai con người vĩ đại: Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành. Đó là cuộc chia tay làm ta nhớ lại cuộc chia tay lịch sử 500 năm trước (1407) tại ải Nam Quan của cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi.

Tuy có một số cuốn sách nói tới việc sau khi nhận án của triều đình, Nguyễn Sinh Sắc đã lần vào Nam tìm con và đã từng gặp Nguyễn Tất Thành tại một địa điểm ở Sài Gòn giữa năm 1911, trước khi anh lên đường ra nước ngoài trên tàu Đô đốc Latouche Tre’ville. Nhưng rất dễ thấy chi tiết này không đúng sự thật vì ngay sau khi ra nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã tìm cách liên lạc và 4 lần gửi tiền về mong được giúp đỡ cha đang trong khốn khó nhưng do không có địa chỉ anh phải nhờ qua Khâm sứ Trung Kỳ và

313

Toàn quyền Đông Dương. Bản thân cụ Cả Khiêm (Cụ Nguyễn Tất Đạt) và cụ Nguyễn Thị Thanh, anh và chị ruột của Nguyễn Tất Thành, sau này cũng cho biết sau lần chia tay ở Bình Khê, cụ Nguyễn Sinh Sắc chưa lần nào gặp lại Nguyễn Tất Thành dù có được biết tin về anh qua cụ Phan Chu Trinh, người từng ở Paris với Nguyễn Tất Thành và là bạn phó bảng đồng khoa, bạn đồng nghiệp thừa biện bộ Lễ của ông Sắc, cũng như qua nhiều người khác ở nước ngoài về khi Nguyễn Tất Thành đã là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng. Cụ Nguyễn Sinh Sắc mất năm 1929, khi Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Cho đến nay và mãi mãi sau này có lẽ chúng ta khó có thể biết địa điểm cụ thể của cuộc chia tay lịch sử này. Có thể nó diễn ra trên cầu qua sông Côn trước huyện đường Bình Khê như miêu tả của nhà văn Hồ Phương trong cuốn tiểu thuyết “Cha và con”, có thể nó diễn ra trước ngôi mộ của Đào Tấn trên núi Hoàng Mai, Tuy Phước như suy tưởng của nhà văn Sơn Tùng trong kịch bản phim “Hẹn gặp giữa Sài Gòn” hay cũng có thể nó diễn ra ở nhà Dịch đình tỉnh đường Bình Định như phỏng đoán của một số nhà nghiên cứu. Chỉ có thể biết một điều chính xác: cuộc chia tay bi tráng và chói sáng đó đã diễn ra trên đất Bình Định.

Chắc chắn sau hội thảo này, sẽ có nhiều hoạt động, nhiều công trình tưởng nhớ sự kiện “Nguyễn Tất Thành ở Bình Định”, sự kiện quan trọng trong cuộc đời Hồ Chí Minh, sự kiện có ý nghĩa lịch sử và giáo dục truyền thống lớn của Bình Định và của cả nước. Gian trưng bày “Chủ tịch Hồ chí Minh với Bình Định” trong Bảo tàng Bình Định chắc chắn sẽ lớn hơn và phong phú hơn và có thể sẽ nhanh chóng phát triển thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh” ở Bình Định. Huyện đường Bình Khê sẽ được phục dựng. Từ đường Đào Tấn có thể được mở rộng không những cho xứng đáng với tầm vóc của danh nhân Đào Tấn mà còn để ghi lại sự kiện ba cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc đến với quê hương của “hậu tổ” nghệ thuật tuồng. Một tấm bia lớn sẽ được dựng lên tại địa chỉ cũ ngôi nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ (nhân đây cũng xin nói rằng qua sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định, chúng ta được biết Bình Định còn là nơi sinh của một người hiền vĩ đại Việt Nam khác: GS Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch)…Và có lẽ, sẽ có một tượng đài tại trung tâm TP Quy Nhơn.

Nếu có một tượng đài để ghi lại ý nghĩa lớn lao của sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định, tôi thực sự muốn thấy đó là bức tượng hai cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành trong cuộc chia tay lịch sử tại mảnh đất này cùng câu nói: “Nước mất hãy đi tìm nước, chớ đi tìm cha”.

Cụ Nguyễn Sinh Khiêm kể rằng đó là câu nói mà phụ thân Nguyễn Sinh Sắc đã dặn Nguyễn Tất Thành, khi Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn lên thăm cha tại Bình Khê cuối năm 1909. Trong đêm cuối cùng trò chuyện với Nguyễn Tất Thành, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã căn dặn Thành nhiều điều quan trọng và nói với anh: “Con hãy hứa với cha: Dù có chuyện gì xảy đến với cha thì cũng đừng bao giờ quay trở lại tìm cha. Nước mất, hãy đi tìm nước,

314

chớ đi tìm cha”. Rồi ông nhắc với con 3 câu danh ngôn mà ông từng nói với Tất Đạt, Tất Thành trong lần cùng các con đến viếng mộ cụ Đào Tấn hai năm trước “Kỳ ấu giả duy phụ mẫu sở hữu chi thân/Kỳ tráng giả duy quốc gia sở hữu chi thân/Kỳ lão giả duy hậu thế sở hữu chi thân”.

Có lẽ cho đến nay, chúng ta còn chưa nói đến thật đúng thật đủ công lao sinh thành dưỡng dục, góp phần quan trọng tạo nên lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của gia đình, nhất là của cha Người. Nhân cách, học vấn, trí tuệ của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng quan hệ thân thiết của ông với các nhà yêu nước nổi tiếng đương thời như Đào Tấn, Đặng Nguyên Cẩn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương…đã là không gian tinh thần hết sức thuận lợi hình thành nhân cách, tinh thần dân tộc, ý chí cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Sự thức thời và việc kiên trì hướng con theo con đường tân học của ông Sắc đã tạo điều kiện cho Nguyễn Tất Thành sớm tiệp cận được với những tư tưởng dân chủ tiên tiến của thời đại, tìm được con đường cứu nước mới. “Nước mất, hãy đi tìm nước, chớ đi tìm cha”, lời dặn dò chứa đựng sự hy sinh to lớn của ông Nguyễn Sinh Sắc đã giải thích vì sao lúc ông lâm đại nạn, một người con chí hiếu như Nguyễn Tất Thành lại không quay lại bên cha để chia sẻ cùng Người mà đã gạt nước mắt đi về phía trước, đặt nghĩa cả lên trên tình riêng, thực hiện sứ mệnh mà người cha thân yêu đã tin tưởng gửi gắm nơi anh: cứu nước, cứu nòi.

Sau cuộc chia tay lịch sử tại Bình Định, cả gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc đã thực hiện trọn vẹn 3 câu danh ngôn quý giá của người xưa truyền dạy. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Tất Thành đều đã hiến dâng toàn bộ tuổi tráng niên cho đất nước. Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, niềm tin và hy vọng của toàn dân tộc. Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Sinh Khiêm là những chiến sĩ trung kiên của Việt Nam Quang Phục hội, đều phải chịu án khổ sai rồi bị quản thúc ở các tỉnh miền Trung cho tới Cách mạng tháng Tám. Riêng cụ Nguyễn Sinh Sắc, một thân một mình, tuổi cao, sức yếu, vẫn thanh thản, kiên cường chịu đựng và vượt qua những đắng cay, khổ ải dằng dặc, là một lão thành uy tín hoạt động trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và một lương y được nhân dân tin yêu ở Đồng Tháp, để lại cho hậu thế một tấm gương cao đẹp.

Sự vĩ đại của Bác Hồ nhiều khi làm chúng ta dễ quên rằng Người đã có một gia đình vĩ đại. Tìm hiểu gia đình Bác, chúng ta không thể không coi những con người tuyệt vời như các cụ Hoàng Xuân Đường, Nguyễn Thị Kép, Hoàng Thị Loan, Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm là những nhân cách vĩ đại. Họ vĩ đại không vì đã lập được một sự nghiệp vĩ đại mà vì lòng nhân từ, sự trân trọng trí thức, sự yêu quý hiền tài, đức hy sinh phi thường, vì sự cống hiến vô tư, thầm lặng, kiên trinh cho người thân, cho quê hương đất nước. Có thể nói: Sự vĩ đại của gia đình Bác đã là một trong những cái nền làm nên sự vĩ đại của Bác. Gia đình Bác là một hình ảnh chứng minh thuyết phục cho quan điểm rất đúng đắn của Đảng

315

ta: gia đình là môi trường quan trọng để đào tạo bồi dưỡng nhân cách con người.

Trên đất nước ta ở khắp mọi nơi mọi miền đã có rất nhiều tượng đài Bác Hồ với nội dung và hình thức phong phú, ấn tượng. Tượng riêng của Bác, tượng Bác với Bác Tôn, tượng Bác với thanh thiếu niên nhi đồng, với chiến sĩ quân đội, với thanh niên xung phong, với mọi tầng lớp xã hội…nhưng hầu như chưa thấy nơi nào dựng tượng Bác với gia đình, với ông bà, cha mẹ, anh chị…

Bức tượng đài về cuộc chia tay của Bác với người cha thân yêu trên đất Bình Định có thể là bức tượng đầu tiên khắc phục cái thiếu rất lớn này. Đó là bức tượng về sự gắn bó máu thịt giữa tình gia đình, tinh phụ tử với tình yêu quê hương đất nước. Đó là bức tượng về sự tri ân sâu sắc của thế hệ sau với sự hy sinh quên mình của lớp người đi trước, bức tượng về sự kỳ vọng lớn lao, gửi gắm tha thiết của thế hệ trước với thế hệ hậu sinh, thế hệ sẽ làm được tất cả những gì mà thế hệ mình mới chỉ dám mong ước: độc lập cho đất nước, tự do, công bằng, hạnh phúc cho mỗi con người...(Tham luận tại hội thảo “Nguyễn Tất Thành ở Bình Định” th áng 9/2009)

316

Ở đâu anh cũng nói chuyện con người “Một nhà tư tưởng/Một người tình của cuộc sống/Luôn luôn anh có

những câu hỏi với đời…/Ở đâu anh cũng nói chuyện con người…”Sau ngày Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã viết

những câu thơ xúc động như thế về ông. Dù năm tháng trôi qua, “nhà tư tưởng, người tình của cuộc sống” ấy vẫn hiển hiện trong tâm khảm chúng ta với những“chuyện con người” và “những câu hỏi với đời” giản dị sinh động mà đầy ám ảnh, trăn trở.

Tổng Bí thư Lê Duẩn thường nói ông bước vào con đường cách mạng từ sự tủi nhục của một người dân nô lệ nghèo khó. Từ thủa thanh niên, ông đã bị cuốn hút bởi tư tưởng từ bi bác ái với con người của Phật giáo VN và sau đó ông đến với chủ nghĩa Mác cũng bởi sự hấp dẫn của mục tiêu giải phóng con người khỏi mọi sự nô dịch, áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Tư tưởng từ bi bác ái của Phật giáo, các triết lý nhân bản của chủ nghĩa Mác cùng tư tưởng Hồ Chí Minh đã hòa quyện trong tư duy sáng tạo của nhà cách mạng Lê Duẩn, biến thành những “hạt vàng” góp phần làm nên đinh cao, chiều sâu, tầm xa của tư tưởng chính trị Lê Duẩn, làm nên “sự sáng suốt Lê Duẩn” trước những bước ngoặc của lịch sử, trong những tình thế hiểm nghèo của cách mạng mà Đảng ta từng ca ngợi.

Trong hệ thống lý luận của Lê Duẩn về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, con người luôn là điểm tựa, là trung tâm, là động lực, là mục tiêu. Chính ý thức sáng rõ về sức mạnh của tinh thần yêu nước và dân chủ trong truyền thống lịch sử bốn nghìn năm cũng như sự đồng cảm sâu xa khát vọng độc lập tự do, thống nhất của con người Việt Nam trước hiểm họa bị tái nô lệ và chia cắt đã là nền tảng để Lê Duẩn hình thành “Đề cương cách mạng miền Nam” đề ra chiến lược kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhát đất nước đến thắng lợi toàn vẹn. Cũng chính quan niệm biện chứng mẫn cảm về con người như một thực thể sống không thể phá vỡ trong mối quan hệ thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa lý trí và tình cảm, giữa cá nhân và xã hội là cơ sở để tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lê Duẩn không bao giờ sa vào giáo điều cực đoan mà luôn giàu tinh thần nhân văn, giàu ý nghĩa thực tiễn và rất gần với chân lý.

Có thể nói, một trong những đóng góp lớn nhất, quý giá nhất của Tổng bí thư Lê Duẩn vào kho tàng lý luận không những của Đảng ta mà còn

317

của cả phong trào cộng sản quốc tế về xây dựng chủ nghĩa xã hội là lý luận xây dựng chế độ “Làm chủ tập thể” và xây dựng con người “Làm chủ tập thể” tâm đắc của ông.

Nhận thức sâu sắc cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một hiện thực nhất định của lịch sử. Nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn nhân loại. Mác cho ta biết rằng sự tiến triển của các xã hội phải qua ba giai đoạn: chế độ, nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản…Chúng ta hãy coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu không?”, Tổng Bí thư Lê Duẩn sớm nhận ra rằng sẽ là lợi bất cập hại nếu cứ áp dụng một cách sơ lược giản đơn và khiên cưỡng mọi lý thuyết Mác vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Ông từng nói với GS Tương Lai: “Anh em ta nhiều khi vội vã và sơ lược quá. Làm cho dễ hiểu những tư tưởng triết học của Mác nhiều khi lại dung tục hóa lý luận của Mác. Phải làm sao hiểu cho được thực chất điều Mác định nói, hiểu được dòng tư duy của nhà triết học ấy, rồi gắn với hiện thực của nước mình, suy nghĩ về hiện thực của mình, vận dụng vào thực tiễn đất nước”. Một trong những luận điểm của Mác mà Lê Duẩn băn khoăn suy nghĩ nhiều là luận điểm về “chuyên chính vô sản”. Lê Duẩn thường nói với những người thân cận ông không thích khái niệm “chuyên chính vô sản” bởi bản chất của nó chỉ là thay áp bức này bằng một áp bức khác và thật ra, theo Mác, “chuyên chính vô sản” cũng chỉ cần thiết trong một giai đoạn nhất định và trong những hoàn cảnh nhất định nào đó của cách mạng. Lê Duẩn đặt vấn đề: đối với thực tiến cách mạng Việt Nam, thành công được tạo nên bởi sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn thể dân tộc, toàn thể nhân dân, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, vị trí xã hội. Khi cách mạng thành công, chính quyền về tay nhân dân thì không thể nói “chuyên chính vô sản” được bởi chẳng lẽ lúc đó “vô sản” lại lên nắm quyền để “chuyên chính” với nhân dân. Giống như Bác Hồ, điều thao thức lớn nhất trong hai mươi sáu năm trên cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản VN là vấn đề dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân, cội nguồn mọi thắng lợi của cách mạng VN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1975, đến Sài Gòn, sau đại thắng mùa xuân, ông đã có một câu nói xúc động tâm can cả dân tộc: “Chiến công vĩ đại này là chiến công chung của toàn dân tộc Việt Nam, không của riêng ai”. Ông cũng thường nói với cán bộ đảng viên: “Bây giờ ta đã có cả đất nước trong tay, không làm cho dân ta đỡ nghèo, đỡ khổ, không làm cho đất nước ta, dân tộc Viêt Nam ta bứt lên không thua kém với bất cứ nước nào là ta có tội với tổ tiên, với xương máu của biết bao nhiêu người đã đổ ra. Tôi lạ là nhiều cán bộ đảng viên ta bây giờ kể công ghê lắm, cứ nghĩ mọi việc có được ngày nay là do mình. Quy công vào mình là có tội với đất nước đấy. Công là công của cả dân tộc, của nhân dân”. Những tư tưởng và tình cảm lớn đó là lý do sâu xa của việc Lê Duẩn không đồng tình áp dụng cứng nhắc lý luận về “chuyên chính vô sản” vào thực tế cách mạng VN. Ông hướng đến việc xây dựng một hình thức chính quyền đảm

318

báo“quyền hành và lực lượng đều nơi nhân dân”, mọi người dân đều có thể là “chủ nhân ông” như Bác Hồ hằng mong muốn. Hình thức chính quyên này không chỉ là công cụ trong một giai đoạn như “chuyên chính vô sản” mà còn là mục đích lâu dài của cách mạng. Từ đó Lê Duẩn đã dày công suy nghĩ đề ra hệ thống lý luận về xây dựng chế độ “làm chủ tập thể” và con người “làm chủ tập thể” đầy sáng tạo

Nếu Bác Hồ nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” thì Tổng bí thư Lê Duẩn cũng khẳng định để xây dựng được chế độ làm chủ tập thể phải xây dựng cho được con người làm chủ tập thể.

Theo ông, những phẩm chất cơ bản của con người làm chủ tập thể là “Con người yêu lao động, giàu tình thương là con người biết trọng lẽ phải, nhận thức được chân lý. Để làm chủ tiến trình xây dựng xã hội mới, người lao động không những phải thiết tha gắn bó với sự nghiệp đó, mà còn phải hiểu biết quy luật phát triển của nó để có thể từng bước làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, tiếp cận và chiếm lĩnh được cái đúng, cái tốt và cái đẹp của cuộc sống”.

Lê Duẩn cho rằng xây dựng con người làm chủ tập thể không những phải "hấp thu những thành tựu mới nhất của nền văn minh hiện đại mà còn phải kế thừa những đức tính tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn của con người Việt Nam được hun đúc suốt 4000 năm lịch sử". Có thể thấy Lê Duẩn vô cùng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, đạo lý Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Ông nhiều lần nhắn nhủ thiết tha: “Thương nước-thương nhà, thương người-thương mình là tình cảm lớn làm nên vẻ đẹp của con người, lối sống và nền văn hoá Việt Nam. Tình thương lớn ấy cần phải được bồi dưỡng và nâng lên trong các mối quan hệ của chế độ làm chủ tập thể” … “Dân tộc ta có một truyền thống đạo lý rất cao quý. Đó là đạo lý ham học, thương người, từ bi, bác ái, thủy chung, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Làm sao những cái đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc cần được đề cao và vận dụng trong xây dựng CNXH”.

Trong những giá trị truyền thống của con người Việt Nam, Lê Duẩn đặc biệt hướng chúng ta chú ý đến nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam. Với Lê Duẩn, người mẹ Việt Nam không chỉ là biểu tượng tập trung của các phẩm chất mà ông muốn xây dựng ở con người làm chủ tập thể hôm nay: Yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải, nhiều đức hy sinh mà còn là người gìn giữ lưu truyền có hiệu quả nhất đạo lý dân tộc, văn hóa dân tộc. Ông viết: “Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc, đối với cách mạng, có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẹ con. Có sự hy sinh tận tuỵ nào bằng sự hy sinh tận tuỵ của người mẹ đối với con? “Dạy con từ thuở còn thơ”, đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài người, đầu tiên chính là qua người mẹ… Dạy con biết nói, biết cười, ru con bằng những điệu hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải điều hay v.v..., chính bằng cách đó, người mẹ

319

đã góp phần gìn giữ và lưu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác” .

Lê Duẩn rất chú ý đến vai trò của gia đình trong việc xây dựng con người làm chủ tập thể và không ít lần nhấn mạnh đến vai trò của gia đình: "Lòng thương mến gia đình là cơ sở của lòng thương đồng bào, yêu đất nước;... không có tình thương cha, nhớ mẹ, tình thương yêu con cái thì không thể có tình yêu nhân dân, tình yêu đất nước...".

Lê Duẩn cũng mong muốn con người làm chủ tập thể là con người kết hợp thống nhất trong mình những mặt đôi khi được coi là không dễ dung hòa: “Dân tộc, giai cấp, gia đình là nhất trí; yêu nước, yêu nhân dân, yêu gia đình là nhất trí; độc lập, dân chủ, tự do, chủ nghĩa xã hội là nhất trí; chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhất trí; tất cả những cái đó không tách rời nhau mà kết hợp chặt chẽ với nhau”

Là một nhà lý luận luôn coi chìa khóa của mọi thành công là việc phải nắm vững và tôn trọng quy luật của tự nhiên, con người, xã hội, trong xây dựng lý luận về chế độ làm chủ tập thể, con người làm chủ tập thể như một triết lý của sự phát triển, phải nói Lê Duẩn nhiều lãng mạn nhưng cũng rất thực tế. Ông ý thức rõ đây là một công việc hết sức khó khăn lâu dài, phức tạp. Ông viết: “Con người là sản phẩm lịch sử của một xã hội nhất định, khi chuyển qua một xã hội khác phải căn cứ vào con người của xã hội cũ mà nói cho đúng, đưa cái cũ lên cái mới cho sát, nếu không làm thế sẽ hỏng việc. Nhưng ác một nỗi, là người Việt Nam, nhưng ta chưa hiểu hết con người Việt Nam, lại lệ thuộc vào lý thuyết bên ngoài một cách công thức, nên tư tưởng về xây dựng con người vẫn chưa thực tế”.

Như thế, Lê Duẩn cho rằng hiểu hết con người VN, hiểu đúng con người VN và không lệ thuộc vào lý thuyết nước ngoài là những tiền đề quan trọng, những cơ sở vững chắc để đề ra một triết lý phát triển đúng trong hôm nay và tương lai. Con người VN không chỉ có cái hay cái đẹp mà cũng có không ít hạn chế tiêu cực gây cản trở cho phát triển. Theo ông, không chỉ nông dân, thị dân, mà cả công nhân, trí thức của nước ta cũng là sản phẩm của một xã hội tiểu nông cá thể, tủn mủn hạn hẹp, thậm chí khép kín, tù túng. Rồi cán bộ đảng viên cũng từ cái gốc ấy mà ra nên khi có quyền trong tay là rất dễ thoái hóa, hư hỏng. Thật đáng buồn là khi đã có tất cả trong tay rồi thì lại lắm bê tha hư hỏng. Ông nhấn mạnh: Nhưng phải thấy đó là quy luật, xây dựng khó hơn phá bỏ nhiều lắm. Bởi thế, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, con người làm chủ tập thể thực chất là xây dựng một xã hội kiểu mới khác hẳn với những xã hội trước đây, xã hội không có người áp bức nguời, người thống trị người, một xã hội trong đó mọi người đều làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân như Mác và Angghen đã từng nói đến và là mơ ước của bao thế hệ cộng sản VN sẽ là cả một cuộc cách mạng trường kỳ, có thể phải trải qua rất nhiều thế hệ, phải làm từng bước, không thể nóng vội.

320

Chỉ điểm qua sơ lược vài khía cạnh trên cũng có thể thấy lý luận về xây dựng chế độ làm chủ tập thể, con người làm chủ tập thể của Lê Duẩn dù có thể chưa hoàn thiện đã là một đóng góp quý giá vào kho tàng lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự quý giá không chỉ ở bản thân lý luận mà còn ở sự quả cảm vạch ra những hạn chế bất cập của kinh điển để bù đắp bằng những lý luận mới tổng kết từ thực tiễn sinh động của cách mạng trong niềm tin “Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”.

Điều đáng tiếc là sau khi Tổng bí thư Lê Duẩn mất, lý luận ấy không những không được trân trọng nghiên cứu nghiêm túc, kỹ càng nhằm bổ sung, hoàn thiện để góp phần vào việc xây dựng chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới ở nước ta mà còn bị nhiều dè bĩu nông cạn cùng những xuyên tạc ác ý. Tiêu biểu là một số ý kiến phê phán lý luận ấy của Lê Duẩn là chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa chủ nghĩa tập thể, triệt tiêu vai trò cá nhân, đề cao cái chung phủ định cái riêng.

Có thể thấy đó là những ý kiến vô căn cứ bởi từ tình yêu, niềm tin vào con người cùng tư duy biện chúng đã giúp Lê Duẩn xây dựng lý luận về chế độ làm chủ tập thể, con người làm chủ tập thể với những mối quan hệ hài hòa sâu sắc giữa cá nhân và tập thể, giữa quyền lợi chung và lợi ích riêng, giữa một người và mọi người, giữa dân tộc và thời đại. Nhà lý luận cộng sản luôn công phá quyết liệt mọi thành trì của chủ nghĩa cá nhân, mọi biểu hiện, biến thái của thói tư lợi vị kỷ ấy lại bảo vệ rất triệt để cái riêng của con người. Ông nhiều lần khẳng định: "Đã là một con người thì phải có cái riêng của con người, không thể có con người siêu hình. Không thể phá vỡ đơn vị con người. Không còn cái riêng của con người nữa thì xã hội sẽ mất hết ý nghĩa, mất cơ sở tồn tại"

Cũng từ ý thức đó, Lê Duẩn đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về nghệ thuật: “Nói nghệ thuật tức là nói quy luật riêng của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng quy luật riêng của tình cảm”. Đây có thể coi là một trong những định nghĩa sâu sắc nhất có sức cổ vũ to lớn nhất về nghệ thuật của một nhà lý luận chính trị, không những thể hiện sự thấu hiểu bản chất của nghệ thuật mà cón bộc lộ sự tôn trọng tuyệt đối cái riêng của con người, nhất là trên các lĩnh vực sáng tạo tinh thần. Sự tôn trọng tuyệt đối đó còn được thể hiện nhất quán ở quan điểm của Lê Duẩn đòi hỏi cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa phải là cuộc cách mạng tự nguyện, một cuộc cách mạng “biết chờ đợi”, tuyệt đối không được dùng bạo lực, phải tránh mọi áp đặt thô bạo, trói buột vô lối. Tư tưởng biện chúng nhân ái đó của Lê Duẩn giúp chúng ta hiểu vì sao ông rất dị ứng với đường lối văn nghệ Diên An và rất bất bình với cuộc đại cách mạng văn hóa do những người cộng sản thực hiện ở nước láng giềng.

Trong hồi ký của một cán bộ từng gần gũi với Tổng bí thư Lê Duẩn, có kể một kỷ niệm nhiều ý nghĩa. Ấy là ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong một buổi nói chuyện với cán bộ, Lê Duẩn đặt ra một câu hỏi: Theo các đồng chí vì sao ta đánh thắng Mỹ? Mọi người

321

tiếp nhau trả lời: Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, nhờ quân dân ta đoàn kết chiến đấu dũng cảm không sợ hy sinh gian kho. Nghe xong, Lê Duẩn nhẹ nhàng nói: Các đồng chí nói đúng cả nhưng chưa đủ, còn thiếu một điều quan trọng, đó còn là vì kẻ thù đã không hiểu. được sức mạnh của con người Việt Nam của văn hóa Việt Nam.

Tổng bí thư Lê Duẩn là vậy, trong tâm trí vị lãnh tụ luôn kiên định đến cùng mục tiêu độc lập tự do cho dân tộc, dân chủ hạnh phúc cho nhân dân, nhà lý luận sáng tạo vĩ đại của cách mạng Việt Nam ấy luôn tràn dâng tinh yêu, niềm tin và lòng tự hào vô bờ bến về cái đẹp và sức mạnh không gì khuất phục được của con người và văn hóa Việt Nam luôn trăn trở nung nấu nỗi khao khát xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp xứng đáng với con người và văn hoá Việt Nam.

Muốn xây dựng thành công một chế độ xã hội như thế, Lê Duẩn từng căn dặn các cán bộ lý luận chính trị và văn hóa của Đảng ta: “Các anh cần nhớ kỹ một điều, chỉ lúc nào chúng ta độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn của đất nước, từ lợi ích của dân tộc, lúc ấy chúng ta mới thắng lợi; lúc nào chúng ta lệ thuộc, giáo điều sao chép của người ta, lúc ấy cách mạng phải trả giá nặng nề. Chúng ta không được quên điều đó, những người làm công tác lý luận càng không được quên điều đó, vì lý luận rất dễ giáo điều, sao chép”.

Không biết có còn nhiều người ghi nhớ lời căn dặn tâm huyết này của Tổng bí thư Lê Duẩn?

322

Lê Đại Cang và Lê thị gia phả

1Tôi nhớ mãi lần đầu tiên về thăm từ đường họ Lê ở làng Luật Chánh

xã Phước Hiệp huyện Tuy Phước, Bình Định. Họ Lê làng Luật Chánh là dòng họ của bà nội tôi, một dòng họ danh tiếng ở Tuy Phước và Bình Định, có nhiều danh sĩ, nhiều hòa thượng, nhiều đời có người làm quan to thời các chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn, nhiều đời là những nông dân bình thường nhưng đều mang trong mình những nét tài hoa và nhân đức truyền thống của dòng họ.

Nổi tiếng nhất trong dòng họ Lê Luật Chánh là ông Lê Công Miễn làm Thượng thư bộ Hình thời Cảnh Thịnh và ông Lê Đại Cang làm Thượng thư, Tổng đốc thời Minh Mạng. Tại từ đường họ Lê làng Luật Chánh, tôi chú ý nhất đến cái đòn khiêng võng mà dòng họ giới thiệu là của ông Lê Đại Cang. Bà con dòng họ kể rằng sau khi từ quan hồi hương lúc đã 72 tuổi, về sống ở Luật Chánh, đồ đạc mang về ông Lê Đại Cang quý nhất là thanh đại đao và chiếc đòn khiêng võng. Thanh đại đao thì nghe nói vì quá thiêng gây nhiều hoảng sợ cho gia tộc nên đã bị cho khiêng ném xuống vực ông Đô đầu làng. Vật gia bảo quý giá nhất còn lại chỉ là cái đòn khiêng võng.

Trong cuộc đời làm quan nhiều thăng trầm của mình, Lê Đại Cang đã từng hai lần từ vị trí một đại quan bị cách chức đưa xuống làm lính khiêng võng, ra trận phải đi đầu lập công chuộc tội. Một lần, khi đang là Tổng đốc An Giang – Hà Tiên, một lần khi đang làm Tuần phủ An Giang kiêm Trấn Tây Tham tán Đại thần bảo hộ Cao Miên. Từ thân phận một người lính dõng mang trong tội, một lần ông đã tập hợp đám quân linh ít ỏi còn lại của mình, tuyển mộ thêm người Việt và người Miên huấn luyện làm nên một đội quân tinh nhuệ, góp phần cùng các cánh quân của Trương Minh Giảng, Nguyễn Văn Xuân lấy lại những vùng đất đã mất vào tay giặc Lê Văn Khôi và Xiêm La, rồi được phục chức. Lần sau, ông tự đứng ra chỉnh đốn kỷ luật, tổ chức huấn luyện lại một binh đội rệu rã, thiếu sức chiến đấu, biến binh đội này thành một đội quân hùng mạnh, rồi chỉ huy đội quân này tiến đánh kẻ thù, giữ vững biên giới.

Chiếc đòn khiên võng Lê Đại Cang đem về quê chính là chiếc đòn khiêng võng đã gắn bó cùng ông trong hai lần bị cách chức xuống làm lính dõng đó, một lần thì được nhanh chóng phục chức còn một lần thì phải lãnh thêm tội chết, bị “trảm giam hậu”. Hiện nay, chiếc đòn khiêng võng này đã được giao cho Bảo tàng Tổng hợp Bình Định lưu giữ, trưng bày.

323

Việc ông Lê Đại Cang đem chiếc đòn khiêng võng về quê, để ở từ đường dòng họ, coi như một di vật quý truyền lại cho con cháu, cho thấy vị đại quan này coi những ngày thất thế, từ đỉnh cao quyền lực rơi xuống vực thẳm tai họa là giai đoạn rất có ý nghĩa của đời mình, con cháu có thể tìm thấy ở đấy những bài học thiết thân để bền lòng vững chí đối diện với những bất trắc khó tránh trên đường đời, biết tìm cách vượt qua bất trắc, tai họa, vươn lên hoàn thành trọn vẹn hai chữ trung hiếu với gia tộc với non sông đất nước.

Trong từ đường Lê Đại Cang, chúng ta còn được đọc ba câu đối tuyệt hay thể hiện phương châm sống cao đẹp của vị đại quan văn võ song toàn này: Câu 1: Phiên âm: Càn nguyên tư thủy khôn nguyên tư sinh Vật bản hồ thiên nhân bản hồ tổ Dịch nghĩa: Trời khởi đầu muôn vật, đất sản sinh muôn vật Vật có gốc ở trời, người có gốc ở tổ tiên Câu 2: Phiên âm: Chí thành đạt u hiển thị hưởng thị nghi Tích thiện di tử tôn khả cửu khả đại Dịch nghĩa: Lòng chí thành muốn đạt thấu cõi âm dương thì phải cúng tế nghiêm cẩn Sống làm điều thiện để lại phúc cho con cháu thì phúc đó sẽ lâu bền và to lớn Câu 3: Phiên âm: Kim ngọc phi bảo, chỉ thiện vi bảo Hòa tắc tuy hinh, minh đức dũ hinh Dịch nghĩa: Vàng bạc không phải là của quí, chỉ có làm điều thiện mới quí Lúa nếp tuy thơm, nhưng đức sáng lại càng thơm hơn Ba câu đối này chính là tâm đắc Lê Đại Cang muốn nhắn gửi cho các thế hệ mai sau của tộc họ: làm người phải biết cái gốc của tổ tiên và phải tâm niệm cái quý giá nhất của con người, cái đem lại tiếng thơm và hạnh phúc lâu bền và to lớn không phải là vàng ngọc châu báu mà chính là cái đức và cái thiện.

2

Trong công trình nghiên cứu “Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng” (Nhà xuất bản Thế giới - 2011), TS sử học Hàn Quốc Choi Byung Wook nhận xét: “Chỉ duy nhất một chức quan Tổng đốc Nam bộ được giao cho quan văn Lê Đại Cang. Lê Đại Cang bắt đầu sự nghiệp dưới triều vua Gia Long và nhanh chóng thăng tiến khi Minh Mạng lên ngôi. Quyền hạn của ông là ở An Giang – Hà Tiên, ngoài ra còn nắm quyền kiểm soát Chân Lạp”.

324

Từ khi được trao chức tri huyện Tuy Viễn năm 1802, năm 31 tuổi, bắt đầu con đường hoạn lộ, cho đến khi từ quan về hưu với chức Lang trung, thự Bố chánh sứ Hà Nội, năm 72 tuôi, Lê Đại Cang đã trải qua 41 năm quan trường qua ba đời vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị, nhưng ông được tin cẩn, trọng dụng và có nhiều đóng góp nhất là 21 năm dưới thời Minh Mạng (1820-1840).

Sau 8 năm làm tri huyện Tuy Viễn, năm Gia Long thứ 9 (1810), Lê Đại Cang được điều ra Bắc Thành, thăng chức Thiêm sự bộ Binh, giữ việc từ chương. Kể từ đó đến cuối năm 1832, trước khi được điều về Nam giữ chức Tổng đốc An Giang – Hà Tiên, ngoài một thời gian ngắn làm việc dưới trướng Tả quân Lê Văn Duyệt ở phủ Lạc Hòa Gia Định thành, về triều làm Thị lang rồi Tham tri bộ Lễ và đi làm cai bạ ở Quang Nam, Vĩnh Long, Lê Đại Cang đã làm quan trên đất Bắc gần 20 năm với các chức vụ Biện lý bang giao sứ sự ở công quản Gia Quất, Hiệp trấn Sơn Tây, Khâm sai quản lý việc đê chính, quyền giữ ấn triện Tổng trấn Bắc Thành rồi Thượng thư bộ Binh kiêm Hữu đô Ngự sử Đô sát viện,Tổng đốc Sơn Tây – Hưng Hóa – Tuyên Quang kiêm Tổng đốc sự vụ Ninh Bình – Hà Nội, Khâm sai Bắc Kỳ biện lý bang giao sứ vụ, Lang trung, thự Bố chính sứ Hà Nội. Nhờ những năm tháng sống trên đất Bắc mà ông có người vợ thứ là Quận chúa triều Lê, bà Lê Ngọc Phiên, con ông Hoàng thập bát (Hoàng tử thứ 18), là cháu nội của vua Lê Hiển Tôn, cháu của Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Bà Ngọc Phiên, dòng dõi hoàng thất, có đủ tứ đức công dung ngôn hạnh, về nhà chồng sống thuận hòa với thân tộc nên rất được yêu mến. Bà đã theo chồng rong ruổi khắp Bắc Nam, mất tại Cao Miên năm mới 55 tuổi, sau cốt được đưa về táng ở Luật Chánh. Mộ bà nằm cạnh mộ ông Lê Đại Cang tại khu Thiện địa làng Luật Chánh, nơi thường gọi là Lăng ông Lớn. Người dân Luật Chánh yêu mến kính trọng bà, đồn là bà rất thiêng và thường gọi bà là bà Chúa.

Sách “Đại Nam liệt truyện chính biên” của Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết: những tháng năm làm quan trên đất Bắc, Lê Đại Cang được Tổng trấn Bắc thành, hậu quân Lê Chất tin cậy và ông đã nổi tiếng là chính sự giỏi. Khi Lê Đại Cang làm Hiệp trấn Sơn Tây, khoảng năm 1822, có chuyện dân hạt này về kinh kiện ông tội tham nhũng, triều đình đã cho điều tra và kết luận đây chỉ là chuyện vu cáo trung thần. Vua Minh Mạng nhân đó cho triệu Lê Đại Cang về kinh. Khi ông vào yết kiến, vua dụ rằng: “Ngươi làm việc nhanh giỏi, Trẫm đã chọn biết. Việc tiểu dân kiện, xét ra là kiện vu, thì tâm tính của ngươi đã rõ ràng rồi. Đại thần vì nước, nên hết sức làm việc cần làm”.

Kể từ đó, Lê Đại Cang trở thành một vị quan rất được Minh Mạng tin dùng, liên tục được điều đi nhiều nơi ở cả Bắc kỳ và Nam bộ. Trong cuộc cải cách hành chính trên cả nước năm 1831-1832 nhằm củng cố chính quyền trung ương tập quyền, củng cố sự thống nhất quốc gia, xóa bỏ hai đơn vị

325

hành chính đặc biệt được thành lập dưới thời Gia Long là Bắc Thành (quản lý toàn bộ các địa phương phía Bắc, từ Thanh Hóa trở ra) và Gia Định thành (quản lý toàn bộ các địa phương phía Nam từ Bình Thuận trở vào), chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên (kinh đô Phú Xuân), đặt ra các chức quan Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh sứ, Án sát sứ, Lãnh binh phụ trách các địa phương, Lê Đại Cang có một vị trí đặc biệt. Ông được vua Minh Mạng giao kinh lý việc chia lại các hạt ở Bắc Kỳ, rồi trực tiếp cho giữ hai chức Tổng đốc quan trọng trong số 12 chức Tổng đốc đầu tiên được lập ra trong cả nước thời ấy: năm 1831 giữ chức Tổng đốc Sơn Tây – Hưng Hóa – Tuyên Quang ở cực Bắc đất nước, lo đối phó với nước lớn Trung Quốc và cuối năm 1832 được điều vào cực Nam làm Tổng đốc An Giang - Hà Tiên, kiêm bảo hộ Cao Miên.

Đọc “Quốc triều chính biên toát yếu” (Nhà xuất bản Thuận Hóa – 1998), cuốn biên niên sử triều Nguyễn do cụ Cao Xuân Dục ghi chép, chúng ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 1832 đến năm 1840, Lê Đại Cang có vai trò quan trọng trên mảnh đất cực Nam đất nước, nhất là trong việc thực thi chính sách bảo hộ Chân Lạp. Trên mặt trận biên viễn phương Nam đầy khó khăn thách thức và liên tục loạn lạc giặc giã này, Tướng quân Trấn Tây thành Trương Minh Giảng, Tổng đốc An Giang – Hà Tiên và Tham tán đại thần Lê Đại Cang, Tuần phủ An Giang, nguyên Tổng đốc An Giang – Hà Tiên, luôn gắn bó như hình với bóng, từ việc cùng bày ra các kế sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục nhằm an dân, lựa chọn các quan lại người Việt có đủ tài trí phẩm hạnh để đảm đương công việc chính sự cùng các vị quan người Chân Lạp, đặt chế độ thưởng phạt nghiêm minh, xây dựng hệ thống các đồn trại, tăng cường khả năng chiến đấu của các đạo quân trấn thủ biên cương, đặt quân đồn điền ở Hà Tiên, cấp cho trâu bò, cày bừa, vừa khai khẩn đất hoang làm ruộng vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, giải quyết quan hệ phức tạp với Xiêm La, đề xuất với triều đình bản tấu 8 điểm lo việc phòng giữ Chân Lạp lâu dài…

3

Các sách sử triều Nguyễn cũng cho ta biết rõ hai biến cố lớn trong đời Lê Đại Cang giai đoạn làm quan ở phương Nam và Chân Lạp, khi từ vị trí một đại quan trở thành lính khiêng võng, ra trận đi đầu lập công chuộc tội.

Biến cố đầu tiên xảy ra đầu năm 1833, khi ông vừa nhận chức Tổng đốc An Giang – Hà Tiên được hơn năm tháng thì xảy ra cuộc khởi loạn của Lê Văn Khôi, vốn là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt, nguyên Tổng trấn Gia Định thành. Lúc này, do được những thuộc hạ thân tín cũ của Lê Văn Duyệt cùng những thế lực bất mãn với Minh Mạng ở Nam Bộ ủng hộ, lại có viện binh mạnh của Xiêm La, thế lực của Lê Văn Khôi như triều dâng thác lũ, các tỉnh thành An Giang – Hà Tiên, Long Tường đều thất thủ. Do không

326

giữ được tỉnh thành, Tổng đốc Long Tường Lê Phúc Bảo, Tuần phủ Vĩnh Long Tô Trấn, Án sát Ngô Bá Toàn và Tổng đốc An Hà Lê Đại Cang đều bị cách chức làm binh, theo quân hiệu lực. Trong số các quan bị cách chức ấy, riêng một mình Lê Đại Cang là tự tổ chức và củng cố lại được lực lượng hợp cùng viện binh của triều đình phản công giặc lấy lại những vùng đất đã mất.

Sách “Đại Nam liệt truyện chính biên” chép: “Năm thứ 14, giặc Khôi chiếm cứ thành Phiên An, lan tới các tỉnh vào trong Nam. Lê Đại Cang lánh đến Chế Lăng, triệu tập lính và dõng, cùng giặc quyết đánh; liền đến Gia Định hội với quân của triều đình. Khi ấy vì chỗ tỉnh lị trước không giữ được, phải cách chức đi gắng sức làm việc để báo hiệu. Qua một tháng được khởi phục làm Viên ngoại lang đổi làm lĩnh Án sát sứ. Mùa đông năm ấy, giặc Xiêm đến xâm lấn, Phiên vương bỏ chạy, vâng chỉ chuẩn cho đến đánh dẹp hộ, các lộ đều do đường thủy tiến đến, một mình Lê Đại Cang do đường bộ đạo Quang Hóa tiến đến, chận lùi được quân Xiêm, thăng Bố chính An Giang thị hộ lý tuần phủ. Kịp khi Phiên vương về nước, vua lại sai Lê Đại Cang ở lại thành Nam Vang để bảo hộ. Rồi cho làm Tham tán đại thần ở Trấn Tây sửa sang công việc”.

Sách “Quốc triều chính biên toát yếu” ghi: “Gia Định Quân thứ Bình khấu Tướng quân Trần Văn Năng tâu xin quyền cấp cho quan bị cách là Lê Đại Cang nhưng lãnh binh dõng sở thuộc đánh giặc hiệu lực. Ngài cho”.

Còn trong lời dẫn của “Lê thị gia phả”, Lê Đại Cang mô tả tỉ mỉ hơn tình cảnh của mình trong biến cố lớn này như sau:

“Mùa xuân năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vừa nhậm chức được năm tháng thì Phiên thành (chỉ thành Gia Định) có loạn, giặc chiếm cứ lan tràn đến các tỉnh Định Biên, Long Tường, một mình tôi điều động binh thuyền chống cự ở vùng tiếp giới, thế giặc liều lĩnh điên cuồng, đành phải rút lui về Châu Đốc để chờ viện binh của triều đình. Một đêm binh sĩ tứ tán khó bề cố thủ. Tôi nghĩ, muốn được chữ nhân thì việc sống chết phó cho trời, chi bằng lập kế sách thu hiệu quả về sau, giành lại các vùng đất bị mất. Tôi bèn dẫn mấy mươi người tùy tùng lánh vào đất Chế Lăng của Cao Miên, chiêu tập thêm người Việt xiêu tán cùng người Miên, gần hai ngàn người quyết chí theo tôi. Tôi huấn luyện kỹ càng biến dân ô hợp thành đội quân chính qui, nuôi chí triêm cừu, cùng sống với họ như con em. Đoạn, theo đường Long Tường kéo binh về tỉnh An Giang, giao chiến với giặc tại Lô Tư, đánh vào Cẩm Đàm. May gặp quân triều ở đấy, giặc liều chết giữ cô thành Gia Định. Tôi cùng các đạo quân ta chia các nẻo tấn công vào những nơi chúng chiếm cứ.

Cuộc đời đã trải qua của tôi chưa hề gặp sự gian hiểm nào như lúc này. Nhưng gánh nặng biên cương, sự thất bại ở góc trời Đông để mất thành An Giang trước đây tội không nhẹ. Thánh chỉ đến cách chức tôi nhưng cho "Đái lãnh binh dõng quân tiền hiệu lực" (lãnh binh dõng ra trận phải đi trước lập công chuộc tội), tôi tuân chỉ. Sau một tháng thì được phục chức

327

Binh bộ Viên ngoại lang kiêm Phó lãnh binh. Rồi dần dần phục hồi chức Án sát sứ, rồi Bố chính sứ, kiêm Lãnh binh. Trong vòng ba bốn tháng mà được ơn vua ban dày đặc như vậy cho nên khó nhọc mấy tôi không nề hà. Mùa Đông năm ấy (1833), giặc Xiêm La tiến đánh Cao Miên, vua Xiêm bỏ kinh thành Nam Vang mà chạy sang ta. Các đạo quân ta vâng mệnh đánh trả, tiến phát về Nam Vang bằng đường thủy. Riêng tôi vâng mệnh chặn giặc bằng đường bộ ở Quang Hóa. Tôi đưa quân vào rừng sâu đoạt địa thế hiểm yếu, bất chấp lam sơn chướng khí, chiến đấu ngoan cường, cùng các đạo quân khác quét giặc Xiêm về tận biên giới Xiêm La, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Cao Miên”.

Điều cần chú ý trong biến cố này là từ một vị quan văn, trải các hàm chức như Thị lang, Tham tri, Hiệp trấn, Thượng thư, Tổng đốc, giữa gian lao hiểm nghèo, Lê Đại Cang đã trở thành một võ quan thực thụ, tự chiêu tập binh mã, tự huấn luyện, hình thành một đội quân có sức chiến đấu cao, góp phần phản công đánh bại quân phiến loạn Lê Văn Khôi và quân xâm lược Xiêm, được triều đình chính thức trao các hàm võ quan như Phó lãnh binh, Lãnh binh, rồi chỉ trong vài tháng nhanh chóng thăng lại các chức Án sát sứ, Bố chánh sứ, Tuần phủ An Giang, Tham tán Đại thần bảo hộ Cao Miên.

Biến cố thứ hai xảy ra vào khoảng cuối năm 1839. Khi ấy, chính sách thủ tiêu nền độc lập Cao Miên, biến nước này thành Trấn Tây thành thuộc nước ta của Minh Mạng bộc lộ nhiều bất cập, gây nên nỗi hận vong quốc ở người Cao Miên, khiến họ nổi dậy chống lại, quan quân triều đình phải bỏ Trấn Tây thành về lại Việt Nam. Lê Đại Cang bị hạch tội là Tham tán Đại thần Trấn Tây mà không hoàn thành nhiệm vụ cai trị, nên lần thứ hai bị cách chức, lại làm lính khiêng võng sung tiền quân hiệu lực tại quân thứ Hải Đông, đạo Trà Gi.

Một số tài liệu cho biết, Lê Đại Cang là một trong những triều thần nhà Nguyễn không thống nhất chính sách bảo hộ Cao Miên bằng cách thủ tiêu nền độc lập của họ, biến nước này thành một địa phương của nước ta, ông thấy trước đây là một hạ sách, khó bền lâu. Ông và tướng quân Trương Minh Giảng từng đồng lòng ủng hộ cho nước này tự trị, cùng đề nghị chọn quan lại người Miên thực hành chính sự ở nước này cũng như giúp đỡ xây dựng quân đội Miên để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước của họ. Sau khi vua Chân Lạp là Nặc Chân mất, chính Lê Đại Cang đã thay mặt vua Minh Mạng phong vương cho công chúa Angmey (người sau này được phong là Ngọc Vân quận chúa khi lập Trấn Tây thành) và giới thiệu các quan Chân Lạp là Trà Long và La Kiên để triều đình trao quyền giữ quốc ấn coi việc nước Chân Lạp. Sách “Quốc triều chính biên toát yếu” cũng cho biết Tuần phủ An Giang kiêm Tham tán Đại thần Lê Đại Cang từng dâng sớ mật tấu xin làm đồn trại phía biên giới nước ta, phía đông Nam Vang, phái quan binh túc thủ, làm kế giữ về sau. Như vậy, Lê Đại Cang muốn quân đội Việt Nam chỉ đóng quân ở biên giới hai nước, sẵn sàng hỗ trợ Cao Miên khi cần thiết, chứ không đóng quân đội Việt Nam tại Nam Vang. Cũng cần nhắc đến một chi

328

tiết rất đáng chú ý: Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), khi nước Chân Lạp bị Minh Mạng đổi tên thành Trấn Tây thành, cử Trương Minh Giảng làm Trấn Tây Tướng quân và Lê Đại Cang làm Trấn Tây Tham tán Đại Thần cùng giữ việc cai trị nơi đây, Lê Đại Cang liền đâng sớ xin hưu trí với cớ đã 65 tuổi, đã già cỗi, mòn mỏi, nhưng Minh Mạng châu phê: “Lão đương ích tráng”, yêu cầu ông gắng sức tiếp tục nhiệm vụ. Lúc này, tuy đã 65 tuổi nhưng Lê Đại Cang vẫn rất cường tráng, minh mẫn, lại là một vị quan có uy tín cao ở vùng đất phương Nam nên cả Quách Tấn – Quách Giao và Đặng Quý Địch đều nhận định rằng việc Lê Đại Cang xin hưu trí vào đúng lúc này chính là vì đã cảm nhận trước được hậu họa khó tránh của việc biến nước Chân Lạp thành một châu thành của nước ta, gây nên sự oán hận sâu sắc ở người Chân Lạp. Bởi vậy, dù đảm nhận chức Tham tán Đại thần ở Trấn Tây thành nhưng Lê Đại Cang không thường xuyên có mặt tại đây mà chủ yếu ở An Giang thực hiện chức trách Tuần phủ của mình. Vì không có mặt ở đây nên sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” cho biết khi có biến ở Chân Lạp, Lê Đại Cang bị kết tội “khinh nhờn”, bị cách hiệu và Trương Minh Giảng bị cho là bao che cái tội này của Lê Đại Cang và cũng bị khiển trách nặng nề. Trở thành lính khiêng võng phục dịch tại quân thứ Hải Đông ở Trà Gi, do nhận thấy binh đội ở đây tổ chức kỷ luật và huấn luyện quá kém, với bản tính một kẻ sĩ “không thể thấy việc phải mà không làm”, Lê Đại Cang liền đề nghị được nhận lãnh việc tổ chức và huấn luyện lại binh đội, trong một thời gian ngắn biến đội quân yếu ớt này thành một đội hùng binh rồi đích thân đưa đội quân này đi đánh giặc loạn Chân Lạp. “Quốc triều chính biên toát yếu” ghi về sự kiện trên như sau: “Trương Minh Giảng, Dương Văn Phong đem tình hình đánh giặc tâu rằng: quan bị cách Lê Đại Cang đóng ở đạo Trà Gi chia quân kéo tới đánh giặc. Ngài xem tờ sớ không bằng lòng, truyền rằng: “Đại Cang bị tội cách hiệu, sao dám tôn mình là đại tướng? Chẳng sợ phép nước, chẳng kể công luận. Vậy Đại Cương phải tội trảm giam hậu”. Vì chuyện này, Trương Minh Giảng cũng bị giáng chức từ Tướng quân xuống Thượng thư, từ Chánh nhất phẩm xuống Chánh nhị phẩm, còn Dương Văn Phong thì bị giáng đến 3 cấp. Vua Minh Mạng được coi là người có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển đất nước hơn bất kỳ vị vua nào của triều Nguyễn, đặc biệt là đã xóa được tình trạng cát cứ, xây dựng chính quyền thống nhất trên toàn đất nước và mạnh dạn dùng nhân tài. Và nói theo ngôn ngữ ngày nay, Minh Mạng còn là tấm gương “sống và làm việc theo pháp luật”, luôn đề cao quan điểm “pháp luật bất vị thân”, chấp pháp rất nghiêm minh, công bằng, kịp thời. Ông từng nói với các cận thần: “Ta từ khi lên ngôi đến nay, dùng người làm việc, giữ một mực công bằng, dẫu có kẻ tôi con thân tín từ trước cũng chỉ dùng theo tài năng chứ không tư vị một người nào. Kẻ nào có tội cũng theo pháp luật trừng trị, chưa từng gượng nhẹ bao giờ”. Và thực tế, Minh Mạng đã làm đúng lời ông nói. Dưới triều Minh Mạng, quan lại các cấp, bất kỳ là ai, có công thì lập tức được khen thưởng, có tội thì bị trừng phạt ngay.

329

Bởi vậy, trong 21 năm trị vì của Minh Mạng, việc liên tục “lên voi xuống chó”, bị cách chức rồi được phục chức của các đại quan như Nguyễn Công Trứ, Lê Đại Cang xảy ra như cơm bữa và thường có tác dụng tích cực. Tuy vậy, việc trừng phạt nặng nề ông Lê Đại Cang lần này khó có thể nói là chính đáng. Lê Đại Cang và Trương Minh Giảng, với chức trách được giao, tất nhiên phải trực tiếp chịu trách nhiệm về việc khởi loạn của người Cao Miên, nhưng nguyên nhân sâu sa là từ chính sách triệt tiêu nền độc lập, tự chủ của đất nước này của Minh Mạng, rồi sau đó là việc đàn áp nguyện vọng đòi độc lập của các đại diện nước này, đưa Quận chúa Ngọc Vân, nguyên là vương nữ Chân Lạp, về giam hãm ở Gia Định và đày các quan lại Chân Lạp được người dân của họ tin tưởng là Trà Long và La Hiên ra tận Bắc Kỳ khiến cho dân chúng Chân Lạp ai cũng oán giận, ủng hộ em vua Nặc Chân là Nặc Đôn đứng lên khởi nghĩa với sự trợ giúp của Xiêm La, buột quan quân Việt Nam phải bỏ Trấn Tây thành rút về An Giang như nhận định của nhà sử học Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” (Nhà xuất bản Thời đại, 2010). Hơn nữa, lúc này Lê Đại Cang đã gần 70 tuổi, là một lão quan tận tụy trung chính bao năm, từng nhiều lần xin hưu trí, nay dù bị cách chức sung tiền quân hiệu lực, nhưng vì trách nhiệm với nước, với vua, bất chấp thân phận quan bị cách, bất chấp tuổi cao sức yếu, bằng tài năng và ý chí của mình đã khôi phục sức mạnh của một binh đội rệu rã để đưa vào chiến đấu bảo vệ biên cương, lẽ thường phải được đánh giá là đã đái công chuộc tội, vì sao lại bị gánh thêm trọng tội là coi thường phép nước, công luận và bị khép hình phạt nặng nề “Trảm giam hậu”?. Điều này chỉ có thể giải thích là vì quá đau đớn ê chề với thất bại không thể chối cãi trong chính sách với Chân Lạp, Minh Mạng cần ai đó làm vật tế thần và “người thay mặt vua” ở Chân Lạp, Trấn Tây Tham tán Đại thần Lê Đại Cang, đã được chọn. Có lẽ phần nào nhận ra sự quá đáng của mình, nên khi Lê Đại Cang về kinh, Minh Mạng cho Lê Đại Cang nhận hình phạt nhẹ hơn cái án mà ông đã tuyên rất nhiều: Lê Đại Cang chỉ bị phát đi sở đồn điền ở Nguyên Thượng. Khi Minh Mạng mất, Thiệu Trị nối ngôi, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vì cần người có uy tín và kinh nghiệm để phụ trách việc bang giao với nhà Thanh, ở tuổi 70, Lê Đại Cang được khởi phục làm Viên ngoại lang, Khâm sai Bắc Kỳ biện lý bang giao sứ vụ. Sau thăng lên làm Lang trung, thự Bố chính sứ Hà Nội. Hai năm sau, ở tuổi 72, ông xin nghỉ hưu hồi hương và được vua Thiệu Trị chấp thuận. Nhân đây, cần nói thêm rằng một số ý kiến cho rằng Trương Minh Giảng là người đố kỵ với Lê Đại Cang và trong sự biến Chân Lạp, Trương Minh Giảng đã tìm cách đổ hết trách nhiệm lên đầu Lê Đại Cang để thoát tội có lẽ không có cơ sở. Qua sử sách triều Nguyễn chúng ta thấy khá rõ về sự gắn bó, cộng đồng trách nhiệm của hai con người ưu tú này khi thực thi nhiệm vụ ở vùng đất phương Nam và Chân Lạp. Chính Trương Mimh Giảng và Dương Văn Phong đã đứng ra bênh vực Lê Đại Cang và cũng bị triều

330

đinh giáng chức. Thất bại ở Chân Lạp là một nỗi hận lớn của Đông các đại học sĩ Trương Minh Giảng, bậc đệ nhất công thần thời Minh Mạng, tên được khắc hàng đầu trong Võ Miếu Huế. Theo sử sách, sau khi phải đem binh từ Chân Lạp lui về An Giang được một năm, năm 1841, vị tướng được coi là văn võ song toàn bách chiến bách thắng này đã ôm hận mà chết. Nỗi hận của Trương Minh Giảng cũng như nỗi hận của Lê Đại Cang là họ đã thất bại, chôn vùi sự nghiệp, lại bị người dân Cao Miên nguyền rủa, không phải vì bất tài, thất đức mà vì đã không đủ dũng khí can ngăn mà phải thực thi một chính sách thất nhân tâm của ông vua chuyên chế Minh Mạng trên xứ người, một chính sách mà họ đã thấy trước là sẽ bị phá sản.

4 Trong lời dẫn của “Lê thị gia phả” do Lê Đại Cang biên soạn, ông từng tự hào trong suốt cuộc đời làm quan ra Bắc vào Nam, dù khó khăn cay cực, ông không bao giờ làm gì để tai tiếng cho dòng họ. Lê Đại Cang viết: “Vâng mệnh ra Bắc vào Nam, dong ruổi không dừng, phàm những nơi đã trải qua đều là cảnh tượng yên ổn, bởi tôi không tính chuyện sắt bén hay cùn lụt, làm công việc mở đường, ngừa mong cho đời phán xét, miễn đừng để tai tiếng cho dòng họ mặc dù con đường làm quan cay cực”. Nhưng ông luôn băn khoăn: “Và, vì nước quên nhà, vì việc công quên việc riêng là tiết tháo của kẻ làm tôi”, vì trách nhiệm của một quan gia ông chưa hoàn thành được những tâm nguyện với gia đình, dòng họ. Như vậy, bên cạnh trách nhiệm của một kẻ “tôi trung”, Lê Đại Cang không ngừng thao thức về trách nhiệm của một người “con hiếu”. Lê Đại Cang kể rằng, vào năm Minh Mạng thứ 6 (1825), khi được điều từ Bắc thành vào Vĩnh Long, ông đã tâu xin vua cho phép ghé thăm nhà 15 ngày. Ông tỏ ra rất vui mừng vì sau nhiều năm tha hương, ông mới có dịp về quê, “Thăm hỏi xóm giềng, bè bạn xưa và sửa lại nhà thờ tổ, làm lại mộ tổ tiên, rồi đem quà tặng phân phát tộc thuộc khiến cho mọi người cùng biết ơn vua mà cũng là do sự tích lũy của tổ tông mà có” . Trong dịp hiếm có được về quê này Lê Đại Cang đã “Xem gia phả của đời trước để lại thấy vẫn còn rách thiếu” và rất lo lắng “Nếu nay không có ai viết lại cuối cùng ắt sẽ không có chi để lại cho làng, cho họ tộc”. Bởi thế, ngay khi còn ở chốn quan trường, xa quê hương bản quán, ông đã tranh thủ tìm cách thu thập tài liệu và đã hoàn thành bản gia phả họ Lê làng Luật Chánh vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), khi đang làm Tuần phủ An Giang kiêm Trấn Tây Tham tán Đại thần. Thanh thản hoàn thành chức phận một kẻ “tôi trung”, được cho hưu về quê, Lê Đại Cang đã dồn tâm sức hoàn thành tâm nguyện một người “con hiếu” của gia đình, dòng tộc. Con cháu họ Lê Luật Chánh kể rằng khi Lê Đại Cang về quê, thì từ đường dòng họ đã bị bà vợ ông Lê Công Miễn, chú ruột ông, vốn quê ở Hội An, bán sạch đề về lại Hội An. Có chút ít tiền của dành dụm từ những năm làm quan, Lê Đại Cang đã bỏ ra mua lại toàn bộ từ

331

đường, cho sửa sang tôn tạo, chép bản “Lê thị gia phả” mà ông đã dày công sưu tầm biên soạn để ở từ đường phổ biến trong họ tộc, làng xóm. Sau khi hoàn thành trách nhiệm với dòng tộc, Lê Đại Cang cho làm một cái am nhỏ gần từ đường đặt tên là Giác Am để đó tu tâm dưỡng tánh với hiệu là Giác Am cư sĩ. Ông cũng giao du với bạn bè văn chương trong huyện Tuy Phước, nơi nổi tiếng là có nhiều văn nhân tài hoa nhất đất Bình Định và sang lập nên Văn chỉ Tuy Phước, nơi văn nhân trong huyện và các huyện lân cận thường tụ họp, đàm đạo văn chương, thế sự. Lê Đại Cang mất năm 1847 tại Giác Am, thọ 76 tuổi. Ngôi chùa do ông sáng lập hiện là chùa Bảo Thọ nổi tiếng ở Phước Hiệp. Văn chỉ Tuy Phước hiện nay được coi như Văn Miếu của Bình Định. Sau khi mất, Lê Đại Cang nhận được nhiều sắc phong của các vua triều Nguyễn. Vua Thiệu Trị sắc phong ông là “Bạch mã thần” và cho đình làng Luật Chánh thờ ông như thành hoàng làng. Vua Thành Thái sau đó lại sắc phong ông danh nhiệu “Trung nghị đại phu”. Thời nhà Nguyễn, cho đến trước Cách mạng tháng Tám, giỗ ông Lê Đại Cang tại từ đường họ Lê làng Luật Chánh vào ngày 24 tháng 8 âm lịch hàng năm, đều được các Tổng đốc Bình Định về đứng chánh tế.

5 Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn ghi: “Lê Đại Cang nổi tiếng văn học…Ông có soạn các sách “Nam hành thi tập”, “Tĩnh ngu thi tập”, tất cả ba quyển”. Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” do cụ Cao Xuân Dục chép cụ thể hơn: “Đến Cang mới lấy văn học được hiển đạt… có tiếng là người giỏi thời bấy giờ…Cang là người hào mại phóng dật, ở đâu thường bày bút mực, sách vở, đàn, chén uống rượu hoa, cây, để tự thích. Tập văn đã làm ra phần nhiều mất đi, chỉ có các tập “Nam hành”, tập thơ “Tĩnh ngu”, ba quyển”. Sách “Danh nhân Bình Định” do Trúc Lâm Bùi Văn Lăng soạn năm 1941 viết: “Lê Đại Cang bình sinh hay ưa ngâm vịnh, có làm ra “Nam hành”, và “Tục nam hành thi tập”, “Tỉnh ngu thi tập”, “Lê thị gia phả”. Văn vật đất Bình Định ông cũng là một tay cự phách”. Trong “Võ nhân Bình Định”, Quách Tấn – Quách Giao cũng nhận định: “Lê Đại Cang là một danh sĩ nổi tiếng cả về văn chương và võ nghệ…Về văn nghiệp, ông còn truyền lại cho con cháu tập “Nam hành” và “Tục Nam hành” ghi lại các công việc trị nhậm của ông lúc ở miền Nam, nhất là những cuộc chinh phạt xứ Chân Lạp. Thi phẩm thì có tập “Tĩnh Ngu thi tập”. Như vậy, sinh thời, Lê Đại Cang nổi tiếng là một người yêu chuộng, cự phách về văn chương và đã viết ra một số tác phẩm văn chương được đương thời truyền tụng. Đó là hai tập văn “Nam hành”, “Tục Nam hành”, hai tập bút ký ghi lại những công việc ông đã trải qua trong bước đường làm quan ở

332

phương Nam và Chân Lạp, một tập thơ có tên “Tĩnh ngu thi tập” và tập “Lê thị gia phả”. Cho đến nay, các tập “Nam hành”, “Tục Nam hành”, “Tĩnh ngu thi tập” đều chưa tìm thấy văn bản, chỉ còn tập “Lê thị gia phả” vốn được lưu giữ tại từ đường họ Lê ở Luật Chánh, sau ngày miền Nam giải phóng được gia tộc hiến cho Bảo tàng Quang Trung, đang được lưu giữ tại Bảo tàng này. Từ năm 1980, “Lê thị gia phả” đã được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn dịch và được các nhà nghiên cứu sử dụng như một tài liệu tìm hiểu về họ Lê làng Luật Chánh và cuộc đời Lê Đại Cang. Như đã giới thiệu, “Lê thị gia phả” chỉ là bản gia phả của họ Lê làng Luật Chánh do Lê Đại Cang biên soạn dành riêng cho dòng tộc và làng xóm, nhưng theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, đây không chỉ là một gia phả thông thường, và không phải vô cớ mà từ xưa, một số học giả đã coi “Lê thị gia phả” là một tập văn giá trị. Trao đổi với tôi trong dịp tôi về Quy Nhơn tháng 8/2011 vừa qua, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn nói: “Trong cuộc đời mình, tôi đã đọc non nghìn gia phả các họ tộc trong nước nhưng không thấy gia phả nào độc đáo như “Lê thị gia phả” do ông Lê Đại Cang soạn. Năm 1980, khi được Bảo tàng Quang Trung đưa văn bản nhờ dịch, tôi đã nhận ra rằng: Không có một văn tài lớn, không thể soạn một gia phả như “Lê thị gia phả”. Tôi nhớ là đã đọc và dịch bản “Lê thị gia phả” với tất cả kính trọng và say mê. Bản gia phả không chỉ là những tư liệu về cuộc đời Lê Đại Cang và dòng họ Lê làng Luật Chánh, một danh gia vọng tộc trên đất Bình Định mà còn chứa đựng những bài học làm người sâu sắc của một bậc đại trí, đại nhân với tư tưởng khoáng đạt, cảm xúc dồi dào, văn chương sinh động”. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, “Lê thị gia phả” có thể coi là một tự truyện hấp dẫn, chân thực, sâu sắc về mình, về gia tộc mình của ông Lê Đại Cang. “Lê thị gia phả” mở đầu bằng “Lời dẫn”, “Lời tựa” và chính thức có 5 phần:1. Thế đồ của họ Lê. 2. Hệ đồ của bản tông, 3. Thế biểu của họ Lê, 4. Thuật lại sự thực của nhà họ Lê. 5. Những ngày giỗ của bản tông. Ngoài các phần 1, 2, 3, 5 rất ngắn gọn và đơn thuần là tư liệu về dòng họ, các phần “Lời dẫn”, “Lời tựa” và phần 4. Thuật lại các sự việc của nhà họ Lê thực sự là những áng văn đáng được truyền tụng. Phần “Lời dẫn” là phần Lê Đại Cang kể lại gia cảnh những nét đáng chú ý của đời mình và quá trình nhiều năm thu thập tài liệu để viết gia phả trong những suy tư day dứt khôn nguôi về lẽ trung hiếu. Gia cảnh khó khăn, thanh bạch, tinh thần cầu học cầu tiến, cùng cuộc đời hoạn lộ nhiều chìm nổi rong ruổi ra Bắc vào Nam, trải nhiều gian nan thách thức được Lê Đại Cang kể ngắn gọn nhưng rất sinh động với lời văn đầy chất tâm tình. Ta hãy nghe Lê Đại Cang luận về mối quan hệ giữa tôi trung - con hiếu: “Trộm nghe, tìm tôi trung phải tìm ở cửa nhà con hiếu. Lại nghe, con hiếu lấy nghĩa thờ vua, ắt đã lấy trung làm hiếu”. Hay tâm sự của ông về mong muốn giản dị suốt cuộc đời làm quan cay cực của mình: “Vâng mệnh ra Bắc vào Nam;

333

dong ruổi không dừng, phàm những nơi đã trải qua đều là cảnh tượng yên ổn, bởi tôi không tính chuyện sắt bén hay cùn lụt, làm công việc mở đường, ngừa mong cho đời phán xét, miễn đừng để tai tiếng cho dòng họ mặc dù con đường làm quan cay cực”. Hay đoạn văn ông kể về biến cố lớn của đời mình khi để mất thành An Giang, bị cách hiệu, với mấy mươi tùy tùng ông đã tuyển mộ thêm hai ngàn binh sĩ “Huấn luyện kỹ càng biến dân ô hợp thành đội quân chính qui, nuôi chí triêm cừu, cùng sống với họ như con em” rồi phối hợp với viện quân triều đình phản công giặc, thu hồi những vùng đất bị mất, được triều đình liên tục phục chức. Cuối “Lời dẫn”, thật bất ngờ khi ta thấy tác giả đặt ra câu hỏi: “Nếu cần đổi hiếu làm trung thì dám đổi?”. Phần “Lời tựa” thì có lẽ là áng văn thật xúc tích và tuyệt hay về việc viết gia phả. Toàn văn như sau:

“Vả, sự giáo dục về dòng họ xưa nay vốn thế. Chữ "tánh" (họ) có chữ "sanh", điều ấy có nghĩa là tổ tiên kế tiếp sanh sôi, trăm đời không thay đổi. Tộc tức là thuộc vậy, con cháu cùng chung liên "thuộc" vào nhau. Xưa kia, họ Phục Hy đầu tiên xác định dòng họ để coi trọng nhân luân, nhà Hạ cho thổ tính, nhà Châu làm tông pháp, lập tông từ tộc, lấy tánh từ tông. Từ vua quan đến thứ dân không đời nào không giữ điều ấy. Về sau bỏ tông giáp, nghĩa thờ cha mẹ cũng trái khoáy.

Đến khi "Sử ký" Tư Mã Thiên ra đời, nhân có "Châu phả minh thế gia" từ ấy về sau việc làm gia phả hưng thịnh. Đến thời nhà Đường càng thịnh. Bởi lẽ việc làm tộc phả không chỉ liệt kê tên các đời mà thôi, mà còn có ý răn dạy khuyên bảo nữa. Vã chăng chuyện có một họ có giàu, nghèo, sang, hèn, hiền, dữ khác nhau đều qui tụ trong phả. Ở đấy có những điều đáng mừng, đáng tiếc, đáng ghét, đáng tự hào, đáng răn dạy, khiến cho khuyến khích người nghèo thành giàu có, khích lệ kẻ hèn thành người sang, hóa người hung dữ thành người hiền, chẳng hay biết bao!

Cho nên tộc có phả như nước có sử, không sử thì truyền thống ngày càng sa sút, văn hiến rơi vãi, không phả thì thế hệ không rõ, cội nguồn mờ mịt. Hai cái ấy tuy có khác song không thể thiếu một. Lễ có ba cái gốc, trời đất là gốc của tinh, tổ tiên là gốc của loài, vua thầy là gốc của trị, không trời đất thì làm gì có sinh, không vua thầy thì làm gì sao có trị, không tổ tiên thì từ đâu mà ra. Cho nên Lễ: trên thì thờ trời, dưới thì thờ đất, tôn kính tổ tiên, yêu quí vua thầy. Tôn kính cái gốc đó là điều lớp người trước luôn luôn xem trọng, thời gần đây không như vậy, bỏ cái gốc đuổi theo cái ngọn, lấy thế làm tông, nhận lợi làm họ, hoặc đổi lấy họ nhà khác, hoặc cho đầy tớ lấy họ mình, nuôi con người khác lấy họ mình, coi như gốc tổ sinh ra, mạo nhận họ khác làm người thừa kế. Thực là gây ra nhiều những băn khoăn.

Trước đây tôi từng tìm được quyển phả của ông chú để lại nhiều chỗ hư nát, trải qua bao năm rồi vẫn đọc chưa hiểu, nếu cứ để vậy ngày sau sẽ ra sao? Nếu không nhân dịp này mà viết lại thì tổ tông đã qua đời trở thành biệt vô âm tín, tương lai sẽ mù mịt chẳng hiểu biết gì cả, làm sao để có thể

334

gọi là tiếp trước nối sau. Bèn thu thập tài liệu cũ, cộng với những điều nghe được, biết được, mỗi khi rảnh rỗi lần lược bổ chính, từ đời thủy tổ trở xuống đều phải lược thảo. Hiềm vì tôi văn không đủ sức. Lễ nói: những việc còn ngờ không việc nào không phải hỏi lại cho chắc. Bản phả này cốt ghi chép sự thực lấy đó làm gương soi cho dòng họ, chỗ nào ngờ thì gác lại không dám chép gượng ép. Ngu Bá Sinh nói: "Là con cháu ai có thể chẳng quên sự việc của cha ông mình ấy là kẻ sĩ trung hiếu vậy".

Thơ rằng: Không nghĩ gì đến tổ tiên anh thì phải sửa chữa ngay về cái Đức. Điều này trông cậy vào những con trùng khỏe mạnh về sau.” Chỉ với mấy trăm chữ trong “Lời tựa” này. Lê Đại Cang đã thu gom hầu như toàn bộ những gì cần biết về việc viết gia phả tộc họ: Lịch sử của việc viết gia phả, ý nghĩa và giá trị to lớn của gia phả, nguyên tắc quan trọng nhất khi soạn gia phả…Lê Đại Cang nhấn mạnh: “Cho nên tộc có phả như nước có sử, không sử thì truyền thống ngày càng sa sút, văn hiến rơi vãi, không phả thì thế hệ không rõ, cội nguồn mờ mịt. Hai cái ấy tuy có khác song không thể thiếu một”. Một nhà phả học ở Hà Nội sau khi xem xong “Lời tựa” này của Lê Đại Cang đã phát biểu: “Đây quả là áng văn bình luận cô đúc nhất, toàn diện nhất và hay nhất về tộc phả mà tôi được biết”. Phần “Thuật lại những sự việc của nhà họ Lê”, phần ghi chép lại các sự việc và những con người đáng chú ý nhất của mỗi đời trong tộc họ Lê Luật Chánh kể từ đời Thủy tổ Lê Công Triều, Lê Đại Cang thực hiện chép phả trong ý nghĩa mà ông đã nêu ở “Lời tựa”: “Bởi lẽ việc làm tộc phả không chỉ liệt kê tên các đời mà thôi, mà còn có ý răn dạy khuyên bảo nữa. Vã chăng chuyện một họ có giàu, nghèo, sang, hèn, hiền, dữ khác nhau đều qui tụ trong phả. Ở đấy có những điều đáng mừng, đáng tiếc, đáng ghét, đáng tự hào, đáng răn dạy, khiến cho khuyến khích người nghèo thành giàu có, khích lệ kẻ hèn thành người sang, hóa người hung dữ thành người hiền, chẳng hay biết bao!”. Cái độc đáo là sau câu chuyện mỗi đời, Lê Đại Cang đều có một bài thơ bình luận mộc mạc mà sâu sắc. Chẳng hạn, sau chuyện Thủy tổ Lê Công Triều là bài thơ:

Hành động của người quân tửTùy cảnh ngộ mà thay đổiTrồng cây đức từ đầuCon cháu noi theoCái gốc vững vàngTrăm cành nảy lộcChép lại chuyện cũ

Nhằm phát triển đạo hiếu (Vũ Ngọc Liễn dịch nghĩa) Hay sau câu chuyện về con cháu ông tổ đời thứ ba là các ông Mạnh Đức và Bá Trang vì thất học, bủn xỉn và nghe lời sai của vợ dẫn đến tuyệt tự là bài thơ:

Là con người mà chối từ việc nên người335

Có đọc sách mới sáng lý lẽTiếc thay ông Mạnh ĐứcBao đời không họcMãi đến Bá TrangGiàu có mà bủn xỉn, đần độnMãi nghe lời vợDòng dõi tuyệt nòi

(Vũ Ngọc Liễn dịch nghĩa) Còn sau chuyện về ông tổ đời thứ năm trọn đời nhân đức, thường dạy con cháu không được làm gì lừa dối đồng loại, phá hại sinh linh, tu đến hòa thượng là bài thơ:

Cái hạnh của hiếu đểTuy là gốc ở trong trời đấtSong cũng nhờ có tổ khảoĐã đúc nên tính khíTừ trẻ đã tròn phận trẻLớn lên giữ nếp nho phongRồi gia nhập đạo ThíchBởi ngao ngán thời thếĐắp nhân và chứa thiện

Công ông lớn vô cùng (Vũ Ngọc Liễn dịch nghĩa) Như vậy, đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, “Lê thị gia phả” không chỉ là tập sách chép lịch sử dòng họ Lê làng Luật Chánh “mà còn chứa đựng những bài học làm người sâu sắc của một bậc đại trí, đại nhân”...Tập sách này cũng là một huân công đáng kể mà ông Lê Đại Cang để lại cho hậu thế.

336