NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng...

6
NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU Năm 1901, Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người khác và ngược lại. Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu AOB, Rh, Duffy, Kidd, Lewis, Kell, P, MNS s ... Trong số này hệ thống nhóm máu AOB và Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì chúng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu. 1. Hệ thống nhóm máu AOB Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết tương có kháng thể α (chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là ngưng kết nguyên. Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó. Dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống nhóm máu AOB thành 4 nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu. Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α và β trong huyết tương. Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố β trong huyết tương. Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α trong huyết tương.

Transcript of NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng...

Page 1: NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết

NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU

Năm 1901, Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người khác và ngược lại. Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu AOB, Rh, Duffy, Kidd, Lewis, Kell, P, MNSs... Trong số này hệ thống nhóm máu AOB và Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì chúng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu.

1. Hệ thống nhóm máu AOB Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết tương có kháng

thể α (chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là ngưng kết nguyên.

Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó.

Dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống nhóm máu AOB thành 4 nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu.

Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.

Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố β trong huyết tương.

Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α trong huyết tương.

Người có nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.

Sự phân bố ngưng kết nguyên và ngưng kết tố trong hệ thống nhóm máu AOB như sau (bảng 10):

Bảng 10. Các nhóm máu hệ AOBNhóm máu Ngưng kết nguyên Ngưng kết tố

O

Page 2: NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết

A

B

AB

Không có

Nhóm A lại có thể được chia thành hai phân nhóm A1 và A2. Vì vậy số lượng nhóm máu có

thể được chia thành 6 nhóm: O, A1, A2, B, A1B và A2B. Trong thực tế, truyền máu có thể gây tai biến khi nhầm tưởng nhóm máu A2 là nhóm máu O hoặc nhầm tưởng nhóm máu A2B là nhóm B.

Tần suất của các nhóm máu ở người thể hiện trên bảng 11.Bảng 11. Tần suất của các nhóm máu hệ AOBCác chủng tộc Nhóm máu AOB

Page 3: NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết

O A B ABNgười da trắng 45 % 40 % 11 % 4 %

Người da đen 49 % 27 % 20 % 4 %

Người Việt Nam 45 % 21,2 % 28,3 % 5,5 %

2. Truyền máu Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau: - Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây

ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết). - Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận máu, cần phải làm các phản

ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.

Nếu truyền máu không hòa hợp, ví dụ: truyền máu nhóm A, B hoặc AB cho người nhóm máu O, truyền nhóm máu A cho người nhóm máu B, truyền nhóm máu B cho người nhóm máu A thì có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận “ và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:

Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhu cầu về máu là rất lớn, trong khi đó nguồn cung cấp máu chỉ có hạn. Để khắc phục tình trạng này, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng truyền máu theo từng thành phần của máu. Máu được phân tách ra thành các thành phần riêng rẽ như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và các sản phẩm của huyết tương như albumin, kháng thể, các yếu tố đông máu...Như vậy, một đơn vị máu có thể truyền cho nhiều bệnh nhân tùy theo nhu cầu của từng người và cũng hạn chế được các tai biến truyền máu. Ví dụ, truyền hồng cầu cho bệnh nhân thiếu máu, truyền huyết tương cho bệnh nhân bị bỏng, truyền tiểu cầu cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Truyền máu toàn phần chỉ thực hiện đối với bệnh nhân mất máu cấp tính với khối lượng máu bị mất lớn (trên 30 % lượng máu cơ thể).

3. Hệ thống nhóm máu Rh

Page 4: NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết

Năm 1940, Lansteiner và cộng sự tìm ra kháng nguyên của hệ thống nhóm máu Rh trên loài khỉ Rhesus macaccus. Nhóm máu Rh là tên viết tắt của chữ Rhesus.

Hệ thống nhóm máu Rh có nhiều loại kháng nguyên (C, D, E...), trong số đó kháng nguyên D có tính kháng nguyên mạnh nhất, nên kháng nguyên D được gọi là yếu tố Rh.

Người có yếu tố Rh trên màng hồng cầu gọi là người Rh dương tính (kí hiệu là Rh +). Người không có yếu tố Rh trên màng hồng cầu gọi là người Rh âm tính (kí hiệu là Rh-).

Tỉ lệ giữa người Rh+ và Rh- trên thế giới là khác nhau (bảng 12).Bảng 12. Tỉ lệ người Rh+ và Rh- trên thế giớiChủng tộc người Rh+ Rh-

Người da trắngNgười Mĩ da đenNgười da đen Châu

PhiNgười Việt Nam

85 %95 %100 %99,92 %

15 % 5 %100 %0,08 %

Nếu kết hợp cả hai hệ thống AOB và Rh thì có các kí hiệu nhóm máu sau đây: O +, A+, B+, AB+ và O-, A-, B-, AB- .

Bình thường, trong huyết tương của người Rh+ và người Rh- đều không có kháng thể chống Rh (kháng thể anti-D). Khi truyền máu của người Rh+ cho người Rh- thì những người Rh- sẽ sản suất ra kháng thể chống yếu tố Rh. Sự tạo thành kháng thể chống Rh rất chậm, phải sau 2 – 4 tháng nồng độ kháng thể chống Rh mới đạt mức tối đa. Nếu lại truyền máu Rh+ cho người Rh- này lần thứ hai hoặc nhiều lần tiếp theo sẽ gây ra tai biến truyền máu nghiêm trọng. Đó là lí do tại sao cần phải lưu ý đến người được truyền máu nhiều lần.

Do thời gian tạo thành kháng thể chống Rh rất chậm, phải sau 2 – 4 tháng nồng độ kháng thể chống Rh mới đạt mức tối đa, nên lần truyền máu đầu tiên cho người nhận người ta chỉ quan tâm đến hệ nhóm máu AOB mà ít quan tâm đến hệ thống Rh.

Khi truyền máu của người nhóm máu Rh - hoặc nhóm máu Rh+ cho người nhận có nhóm máu Rh+ sẽ không xảy ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu.

Một hậu quả khác rất được quan tâm khi người mẹ mang thai có nhóm máu Rh - và thai nhi có nhóm máu Rh+. Trong lần mang thai đứa con đầu tiên không có biến chứng nào về máu xảy ra nếu trước đó người mẹ chưa bao giờ nhận máu của người Rh+. Từ lần mang thai thứ hai trở đi, nếu thai nhi cũng có nhóm máu Rh+ thì lượng kháng thể tạo ra trong cơ thể người mẹ sẽ lớn (hình 9). Kháng thể đi qua nhau thai vào thai nhi gây ngưng kết và phá hủy hồng cầu thai nhi, hậu quả cuối cùng là sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Do tỉ lệ Rh- ở người Việt Nam là rất thấp (chiếm 0,08 % dân số) nên những tai biến về không hòa hợp giữa nhóm máu Rh rất hiếm gặp.

Page 5: NHÓM MÁU VÀ TRUYỀN MÁU - WordPress.com · Web viewDựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết

Hình 9. Sản sinh khảng thể ở bà mẹ Rh- mang thai nhi Rh+