NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HÀ §éi ngò trÝ thøc gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam trong ®µo t¹o nguån nh©n lùc chÊt lîng cao thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số : 62 22 85 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014

Transcript of NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ...

Page 1: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

§éi ngò trÝ thøc gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Namtrong ®µo t¹o nguån nh©n lùc chÊt l­îng cao

thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 62 22 85 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Page 2: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

Công trình được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đỗ Thị Thạch

Phản biện 1:..................................................................................................................

Phản biện 2:..................................................................................................................

Phản biện 3:..................................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiNâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi trong

chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Ngày nay, hầu như bất cứ quốc gianào trên thế giới cũng đều nhận thức rõ chất lượng nguồn lực con người là nhân tốquyết định cho sự phát triển. Giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục đại học đượccoi là chiến lược quan trọng hàng đầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao, bởi nó góp phần làm tăng giá trị toàn diện của con người về các mặt: đức, trí,thể, mỹ, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp. Giáo dục đại học không chỉ tích luỹ tri thứcmà còn tạo ra tri thức mới, trang bị kỹ năng cần thiết giúp cho mỗi cá nhân phát hiệnvà làm giàu thêm sự hiểu biết để tự phát triển và khẳng định mình trong cuộc sống.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Quátrình này chỉ đạt được kết quả khi chúng ta kết hợp tốt sức mạnh của mọi nguồn lực,trong đó nội lực là quyết định. Do vậy, yêu cầu về NNLCLC đang đặt ra đối với hệthống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng, trong đó đội ngũ tríthức các nhà giáo đại học giữ vai trò trọng yếu.

Trí thức giáo dục đại học (bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý,các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu ở bậc đại học) là bộ phận quantrọng của đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo, giữ vai trò quyết định nhất trong đàotạo NNLCLC, thực hiện chuyển giao và đổi mới công nghệ, bảo tồn và phát triểnnhững giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu có hiệu quả những giá trị văn hoá tiên tiến trênthế giới.

Thực tế gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chứng minh cho sức mạnhvà đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam vào quá trình phát triển đất nước, trong đócó đội ngũ trí thức giáo dục đại học. Bằng lao động sáng tạo của mình, trí thức giáodục đại học đã góp phần đào tạo những lớp người lao động mới (học viên, sinh viên)hữu ích cho sự phát triển xã hội. Đó là NNLCLC đã, đang và sẽ làm chủ công nghệtiên tiến, từng bước sáng tạo những công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với con người,với điều kiện và môi trường Việt Nam.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của NNLCLC trong bối cảnh đẩy mạnhCNH, HĐH và hội nhập quốc tế, giáo dục đại học Việt Nam chưa đáp ứng kịp thời,đội ngũ trí thức giáo dục đại học chưa thực sự phát huy hết tính tích cực của mình:tình trạng thừa về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu hụt đội ngũ trí thức có trình độchuyên môn cao, năng lực sư phạm giỏi và phẩm chất chính trị vững vàng đang diễnra; mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo… chưa hội tụ đủ những tiêu chí để đápứng kịp thời yêu cầu đổi mới của đất nước v.v..

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, những bất cập của giáo dục bậc đại học,của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đã tác động tiêu cực tới NNLCLCtrong tương lai - những học viên, sinh viên đang trong quá trình tiếp thu và tích lũy tri

Page 4: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

2

thức. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đồng thời phát huy vai trò của tríthức giáo dục đại học trong đào tạo NNLCLC là một nhu cầu cấp bách hiện nay.

Từ những lí do trên đây, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đội ngũ trí thức giáo dụcđại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngànhchủ nghĩa xã hội khoa học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đíchTrên cơ sở lí luận về vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam và

thực trạng của đội ngũ trong đào tạo NNLCLC, luận án đề xuất một số quan điểm cơbản và giải pháp chủ yếu góp phần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

2.2. Nhiệm vụĐể đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ

sau đây:- Trình bày lí luận chung về trí thức giáo dục đại học và NNLCLC ở Việt Nam

thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;- Phân tích thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam

trong đào tạo NNLCLC, thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay;- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai

trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu đào tạoNNLCLC thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức giáo dục đại học vàNNLCLC.

- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như:phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử; đối chiếu và so sánh, nghiên cứu tài liệu vàđiều tra xã hội học...

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò của đội ngũ trí thức giáo

dục đại học (tập trung vào vai trò của đội ngũ giảng viên) trong đào tạo NNLCLC vàgiải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò đó trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

- Phạm vi nghiên cứu:Luận án nghiên cứu đội ngũ trí thức giáo dục đại học đang làm việc, nghiên

cứu tại các trường đại học ở Việt Nam (tập trung vào đội ngũ giảng viên), từ năm1996 đến nay.

Page 5: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

3

Luận án tập trung khảo sát, điều tra (500 phiếu) tại hai trung tâm giáo dục đạihọc lớn nhất Việt Nam là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. Lí dotác giả lấy hai trường đại học đại diện trên để khảo sát vì: Đây là hai trung tâm đạihọc nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạovới nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng để đào tạo NNLCLC, bồi dưỡngnhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của luận án- Luận án góp phần làm rõ thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại

học trong đào tạo NNLCLC thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục

đại học trong đào tạo NNLCLC ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm căn cứ lí luận và

thực tiễn trong đề xuất chính sách đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng nhân tài của đất nước.- Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về trí thức,

nguồn nhân lực và cho những nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này.7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

gồm 4 chương, 9 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án1.1.1. Công trình nghiên cứu ở trong nước1.1.1.1. Về trí thứcỞ Việt Nam, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhằm thúc

đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, vấn đề bồi dưỡng và phát huy nguồnlực con người, đặc biệt nguồn lực trí tuệ - “hiền tài là nguyên khí quốc gia” là rất cầnthiết, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng đặt ra đối với toàn bộ hệ thống chính trị vànhân dân ta. Từ năm 1996 đến nay, những công trình thuộc nhóm vấn đề này đượcnhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Trong đó, đáng chú ý là một số công trình tiêubiểu sau:

Phạm Tất Dong (chủ biên), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tầng lớp trí thức.Những định hướng chính sách, thuộc chương trình KHXH.03 (Giai đoạn 1996 -2000). Đề tài đã làm rõ những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với tư cáchlà nguồn lực quan trọng, cơ bản để đào tạo nguồn nhân lực; vị trí, vai trò của đội ngũtrí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH.Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước cóchiến lược phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam

Page 6: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

4

Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội. Thông qua việc làm rõquan niệm về trí thức, trí thức nữ, những phẩm chất trí tuệ và các yếu tố tác động đếnsự phát triển trí tuệ, tác giả đi sâu phân tích sự hình thành, đặc điểm, vai trò củanguồn lực trí thức nữ Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lựctrí thức nữ Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Phan Thanh Khôi (2008) "Đội ngũ trí thức Việt Nam, quan niệm, thực trạng,phát huy vai trò và xu hướng biến đổi", Tài liệu tham khảo, Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thuộc tính cơ bản của trí thức cònđược tác giả đề cập và phân tích trên các khía cạnh: trí thức là người lao động trí óc,phức tạp, sản xuất giá trị tinh thần là chủ yếu; nội dung lao động của trí thức mangtính sáng tạo khoa học; tri thức và học vấn của trí thức cao hơn hẳn mặt bằng dân trí;hình thức lao động của trí thức có tính đặc thù cao như: mang tính cá nhân rõ nét,hoạt động trong không gian mở, thời gian linh hoạt, đòi hỏi lý trí cao, đặc điểm tâmlý lối sống cũng có tính khác biệt: nhạy cảm nhưng dễ dị ứng, kiêu hãnh nhưng dễ tựkiêu và có những nhược điểm nhất định...

Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội vànhân văn trong công cuộc đổi mới đất nước. Tác giả đã nêu một số quan điểm mới vềtiềm năng, tiềm năng của trí thức KHXH&NV; đồng thời cũng làm rõ những tiềmnăng to lớn của đội ngũ này đối với sự phát triển xã hội. Từ đó, tác giả trình bày mộtsố giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức KHXH&NV trong giaiđoạn hiện nay.

Đàm Đức Vượng, Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020,Mã số: KX.04.16/06 -10. Bên cạnh những vấn đề cơ bản về trí thức, đề tài đi sâu làmrõ thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam.Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp vềđào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần quan trọng và có tính quyếtđịnh để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đến năm 2020.

Nguyễn Khánh Bật - Trần Thị Huyền (đồng chủ biên) 2012, Xây dựng đội ngũtrí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh,Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tríthức, vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Từ đó, cáctác giả đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn2010 - 2020.

Nguyễn Thị Thơm (2012), Tạo động lực và môi trường để phát huy tính sángtạo của đội ngũ trí thức, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 11. Ngoài việc phân tích nhữngđặc điểm cơ bản nhất của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra năm vấn đề chủ yếunhằm tạo động lực và môi trường để phát huy tính sáng tạo của đội ngũ trí thức - lựclượng tinh túy của NNLCLC.

Nguyễn Trọng Chuẩn (2013), Trí thức và trách nhiệm xã hội, Tạp chí Cộngsản, số 853. Bài viết chia làm ba phần lớn, thứ nhất, tác giả phân tích vai trò lao động

Page 7: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

5

trí óc của trí thức trong lịch sử nhân loại tiến bộ; thứ hai, phân tích trách nhiệm của tríthức trong mọi thời đại; thứ ba, phân tích vai trò và trách nhiệm xã hội của trí thứcViệt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Cuối cùng tác giả kết luận: Tríthức chỉ có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình, nếu như họ ý thức rõđược trách nhiệm đó.

1.1.1.2. Về giáo dục đại học và trí thức giáo dục đại họcLâm Quang Thiệp xuất bản hai cuốn sách cùng tên: “Giáo dục học đại học”,

Hà Nội, 1997 của Vụ Đại học - trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo (quyển I:các tài liệu chính) và “Giáo dục học đại học”, Hà Nội, 2003 của Khoa Sư phạmthuộc ĐHQG Hà Nội đã giới thiệu nhiều chuyên đề bàn luận trực tiếp đến hoạt độngtổ chức đào tạo, quản lý chất lượng cho giáo dục đại học. Với chuyên đề “Về hệthống đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học Việt Nam”, tác giả bước đầu xâydựng quan niệm về chất lượng giáo dục đại học và thẳng thắn thừa nhận: hệ thốnggiáo dục đại học Việt Nam chưa “cảm nhận” hết được sự thúc ép mạnh mẽ của nềnkinh tế thị trường, của xu thế hội nhập, quốc tế hóa giáo dục đại học, quốc tế hóa thịtrường sức lao động, những đòi hỏi về nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH.

Hoàng Chí Bảo (2006), Bản chất của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứuKhoa học (tài liệu tham khảo), Hà Nội. Tác giả nhấn mạnh, giáo dục đại học gắn liềngiảng dạy với nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Đội ngũ nhà giáo và các nhàkhoa học có quan hệ hợp tác, gắn bó với nhau thường xuyên, lâu dài. Vì vậy, laođộng của trí thức giáo dục đại học thể hiện rõ tính sáng tạo với những sắc thái biểuhiện phong phú, đa dạng và phức tạp của nó.

Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Phương Nga đã thực hiện đề tài trọng điểm cấpĐHQG Hà Nội mã số QGTĐ.02.06: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạtđộng giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốcgia. Đề tài nghiên cứu xem xét, phân tích các kinh nghiệm về đánh giá chất lượnggiảng dạy, nghiên cứu khoa học của một số trường đại học trên thế giới. Trên cơ sởphân tích hiện trạng của hai hoạt động cơ bản này ở ĐHQG Hà Nội, đề tài xây dựngcác tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên cótính đến xu thế hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học.

Phòng Phát triển con người khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngânhàng Thế giới với Báo cáo “Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng”, tháng6/2008. Báo cáo tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục đại học trong mối liên hệ vớitrị trường lao động ở Việt Nam. Rất nhiều nội dung quan trọng về chất lượng củagiáo dục đại học được luận giải, khảo sát và chứng minh. Đáng chú ý là vấn đề hiệuquả đào tạo; chương trình học, phương pháp sư phạm; chất lượng đội ngũ giảng dạy;năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên; sự hài lòng của sinh viên; khả năng,mức độ cung cấp thỏa đáng các kỹ năng cần thiết của giáo dục đại học Việt Nam chonguồn nhân lực.

Page 8: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

6

Nguyễn Bá Cần (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ViệtNam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. Tiếp cận đặc điểm của giáo dục đạihọc trong điều kiện kinh tế thị trường, tác giả cho rằng, sản phẩm giáo dục đại học làloại sản phẩm dịch vụ, nhưng nó không thích hợp với việc mua - bán hàng hóa.

Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷXXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc đổi mớigiáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là phát triển đội ngũ giảng dạy,nghiên cứu chuyên ngành trong các trường đại học, cuốn sách là tài liệu chuyên khảocho giáo dục bậc đại học. Với 12 chương, tác giả đi từ lịch sử vấn đề cho tới nhữngnội dung cụ thể về: chương trình giáo dục đại học, cách đánh giá và quản lý chấtlượng trong giáo dục đại học, khoa học luận và phương pháp nghiên cứu khoa họctrong giáo dục đại học... nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại họcgiai đoạn 2010 - 2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Công trình nghiên cứu đi sâu phântích thực trạng của hệ thống giáo dục đại học hiện nay, chương trình hành độngcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn2010 - 2012.

Nguyễn Văn Sơn (2010), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã làm rõ tính đặcthù của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong tầng lớp trí thức Việt Nam. Tác giả tậptrung phân tích thực trạng về cơ cấu chất lượng đội ngũ trí thức giáo dục đại học theocác phương thức hoạt động chủ yếu, theo nhóm ngành khoa học lớn, theo sự phân bốvùng lãnh thổ, theo các trường và chủ thể quản lý, về trình độ, phẩm chất, năng lựccủa đội ngũ. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ này cơcấu hợp lý và chất lượng cao nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.

Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhânlực, nhân tài - một số kinh nghiệm của thế giới. Cuốn sách là một công trình nghiêncứu lớn đã trình bày tổng quan về phát triển giáo dục và đào tạo một số nước trên thếgiới; xu hướng nổi bật của nền giáo dục đại học thế kỷ XXI. Vấn đề phát triển giáodục và đào tạo ở một số nước trên thế giới: chiến lược phát triển giáo dục Nga thế kỷXXI, đại học Đức, cải cách chương trình giảng dạy ở Nga, Trung Quốc, Anh; Chínhsách giáo dục Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan…; hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, thế kỷ đạihọc châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…).

Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựngđội ngũ giảng viên đại học hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả phân tích một cáchcó hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy: vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyênmôn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo; đánh giá thực trạngcủa đội ngũ giảng viên đại học về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngànhnghề, khía cạnh thu nhập và vị thế của họ trong xã hội.

Page 9: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

7

1.1.1.3. Về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng caoĐỗ Minh Cương (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt

Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Với quan điểm xem nhà giáo đại học là nhân tố quantrọng và có ý nghĩa quyết định nhất đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta,tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của trí thức giáo dục đại học, đánh giá thực trạngnguồn nhân lực giáo dục đại học, qua đó luận chứng một số giải pháp xây dựng pháttriển đội ngũ này trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở ViệtNam, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đi sâu bàn về phạm trù nguồn lực trí tuệ và nộihàm của nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam; tầm quan trọng của việc phát huy nguồn lựctrí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả làm rõ thực trạng của nguồn lực trítuệ Việt Nam (điểm mạnh, mặt hạn chế), từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu đểxây dựng nguồn lực trí tuệ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đây làcông trình chuyên khảo, chuyên sâu về nguồn lực trí tuệ ở nước ta, là tài liệu bổ íchđể tác giả nghiên cứu cho các nội dung trong luận án của mình.

Viện CNXH khoa học (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tàikhoa học cấp cơ sở năm 2010, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngyêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức. Đề tài đãtập trung làm rõ lý luận về NNLCLC và CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức; đồngthời tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển NNLCLC và thực trạng NNLCLCcủa Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ ra xu hướngphát triển NNLCLC, đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đápứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam.

Đặng Hữu Toàn (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - một độtphá chiến lược trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2011 -2020, Tạp chí Triết học, số 8 (255)/2012. Trong bài viết, tác giả nêu rõ: Phát triểnNNLCLC là định hướng mang tầm chiến lược; là khâu đột phá quyết định; là yếu tốhàng đầu để đẩy nhanh sự phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; là lợi thếcạnh tranh quan trọng nhất trong phát triển KT -XH nhanh và bền vững; là đột pháchiến lược trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thực hiện tái cơ cấu lại nền kinhtế đất nước.

Những công trình, bài viết tiêu biểu về trí thức, trí thức giáo dục đại học, nguồnnhân lực và NNLCLC ở trong nước mà tác giả đã tổng quan ở trên là tài liệu thamkhảo rất có ý nghĩa đối với luận án. Ở những góc độ tiếp cận khác nhau, một mặt, cáchọc giả khẳng định vai trò của trí thức Việt Nam trong lịch sử, mặt khác đã chỉ ra sứmệnh của người trí thức nói chung và trí thức giáo dục đại học trong sự nghiệp pháttriển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế.

1.1.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài1.1.2.1. Công trình nghiên cứu về trí thứcNhà xuất bản Trí thức ra cuốn sách “Tập tiểu luận về trí thức Nga” (4/2009)

do hai dịch giả Việt Nam là La Thành và Phạm Nguyên Trung dịch. Đây là công

Page 10: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

8

trình tập hợp các bài viết của các học giả - trí thức của nước Nga trước Cách mạngTháng Mười, của nước Nga thuộc Liên Xô cũ và nước Nga thời kỳ “hậu Xô viết”.Chính kiến của họ rất đa dạng, đôi khi đối chọi nhau, nhưng đều trong tinh thần họcthuật nghiêm túc và với ý thức trách nhiệm xã hội hết sức đáng trân trọng.

Khi nói đến nhiệm vụ của người trí thức với chức năng đào tạo trong quá trìnhphát triển của đất nước, các cựu tổng thống của Hoa Kỳ, như John. Kenơdi, G. Bushđều nhấn mạnh: Trường đại học là nguồn lực đảm bảo sức mạnh và khả năng sốngcòn của đất nước. Nguyên Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hòa dân chủ nhândân Trung Hoa - Lý Bằng cũng đã từng nhấn mạnh chức năng đào tạo và xác địnhvai trò, vị trí của tầng lớp trí thức trong sự phát triển KT- XH của đất nước. Ông chorằng, ra sức phát triển giáo dục... là con đường tất yếu để nâng cao trình độ người laođộng và chấn hưng nền kinh tế v.v..

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức, nhiềunhà khoa học quốc tế còn quan tâm nghiên cứu về vấn đề con người, nhân tài, nguồnnhân lực, NNLCLC. Tiêu biểu như công trình của: Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện(chủ biên) (1996), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế sách trăm năm chấnhưng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Đây là cuốn sách có ý nghĩa tham khảo đối vớiViệt Nam trong công cuộc đổi mới. Nội dung cuốn sách nói về tư tưởng nhân tài củaĐặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo kiệt xuất của công cuộc cải cách, mở cửa, xây dựnghiện đại hóa XHCN của Trung Quốc.

1.1.2.2. Công trình nghiên cứu về giáo dục đại họcĐể bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ, xu hướng biến đổi mạnh mẽ của giáo dục đại học trên phạm vi toàn thế giới,UNESCO đã tổ chức Hội nghị thế giới đầu tiên về giáo dục đại học phục vụ hoạtđộng tập trung trí tuệ của nhân loại suy nghĩ về một nền giáo dục cho thế kỷ XXI (tổchức vào 10/1998 tại Paris), với khẩu hiệu “Highter Education in the Twenty - firstCentury, Vision and Action” (Giáo dục đại học thế kỷ XXI, Tầm nhìn - Hành động).Đây là công trình nghiên cứu quốc tế quan trọng, các tác giả và những người nghiêncứu về giáo dục đại học thấy được sứ mệnh cao cả của hệ thống giáo dục đại học nóichung và đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói riêng, đó là phải gìn giữ, củng cố vàphát triển “sự nghiệp trồng người” một cách có trách nhiệm.

J.Vial - nhà giáo dục Pháp, trong cuốn "Lịch sử và thời sự về các phương phápsư phạm", (1993) đã kiến tạo một quan điểm mới về đặc điểm lao động của trí thứcnhà giáo ở bậc đại học. J.Vial khẳng định: Người dạy không chỉ làm tốt chức năngkép của mình là biết cách truyền đạt cái người học cần mà còn biết tổ chức quá trìnhnhận thức cho người học có thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh nội dung học. Để thựchiện vai trò "trọng tài, cố vấn" trong quá trình dạy học, người giảng viên đại học cầnphải có phẩm chất của nhà sư phạm và nhà khoa học. Từ lập luận của J.Vial, có thểxem đây là đặc thù lao động xét về chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp của trí thứcgiáo dục đại học.

Page 11: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

9

J.A Centra với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: "Tự đánh giá củagiảng viên đại học: Một so sánh với đánh giá của sinh viên", Tạp chí Đánh giá Giáodục, số 13 năm 1973; Xác định hiệu quả công tác của giáo viên, Nxb JOSEY-BASSnăm 1998, San Francisco - London. J.A Centra cho rằng, bất cứ người giảng viên nàocũng cần thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như giảng dạy, NCKH,dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng.

Văn phòng Hội đồng giáo dục, Bộ Giáo dục Thái Lan (2008), Chiến lược và lộtrình cải cách giáo dục đại học Thailand (TS. Hoàng Ngọc Vinh dịch). Tài liệu gồmsáu phần, trong đó, đáng chú ý là những vấn đề nổi cộm của giáo dục đại học TháiLan. Từ đó, Chiến lược đưa ra sáu cải cách cơ bản (cả phạm vi quốc gia và cơ sở giáodục đại học). Có thể nói, kinh nghiệm cải cách giáo dục của Thái Lan giúp chúng tanhìn lại cách làm của mình để từ đó đúc kết, phát triển và sáng tạo trong điều kiệncủa Việt Nam.

1.1.2.3. Công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng caoMột số đóng góp trong việc tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế các nước

Đông Nam Á, lý giải thành công của các nước NICS chủ yếu thông qua con đườnggiáo dục và đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao được trình bày trong một số bài viếtcủa Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Sarath Rajapatirana (2002), Bài học kinh nghiệmcủa các quốc gia Đông Nam Á - Lý giải và ý nghĩa đối với Việt Nam. Lưu Kim Hâm(2003), Trung Quốc trước thách thức của thế kỷ XXI, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội(tài liệu dịch)… Các tác giả chỉ ra rằng, một đặc trưng cơ bản trong phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao ở các nước Đông Nam Á là việc xây dựng hệ thống giáo dụcđại học chất lượng cao. Trong đó, Singapore là một trong những nước Đông Á điểnhình và hiện nay là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới.

Bên cạnh kinh nghiệm “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài” hay thực hiệnchiến lược “nhân tài kiến quốc” của Trung Quốc trong công cuộc cải cách đất nướctừ nawm1978 đến nay, phải chăng đó chính là nguyên nhân thành công của TrungQuốc trở thành trụ cột mới của nền kinh tế thế giới.

Có thể nói, những nghiên cứu chuyên sâu của các học giả nước ngoài về tríthức, giáo dục đại học và về những đặc điểm lao động của đội ngũ này cho thấy sựquan tâm và đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của lực lượng không nhỏ -NNLCLC đã, đang, và sẽ đóng góp vào quá trình đào tạo thêm những nguồn nhânlực mới có chất lượng trong tương lai.

1.2. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan và những vấn đềluận án cần làm rõ

1.2.1. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quanThông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài

luận án, tác giả khái quát một số nội dung cơ bản sau:

Page 12: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

10

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách tiếp cận vềtrí thức nói chung và trí thức giáo dục đại học nói riêng trên nhiều bình diện đa dạngvà phong phú: từ việc nhận thức, suy ngẫm về vấn đề trí thức, cho đến đánh giá vaitrò của đội ngũ trí thức trong KHXH&NV và trí thức lĩnh vực khoa học khác… cáccông trình còn bàn về vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngtưởng Hồ Chí Minh để giải quyết chính sách, tạo động lực và phát huy tiềm năng trítuệ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, với phạm vi nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, các tác giả đã làmrõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển xã hội. Đặc biệt, những năm gầnđây, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN, của KTTT, đặt ra tháchthức đối với Việt Nam về NNLCLC, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế,các công trình đã nghiên cứu sâu, rộng về khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá vàvai trò của NNLCLC. Qua đó, các công trình đánh giá những thành tựu, chỉ ra nhữnghạn chế, yếu kém của NNLCLC ở Việt Nam, đòi hỏi có sự vào cuộc và trách nhiệmcủa các cấp, bộ, ngành, trong đó vai trò chủ đạo là giáo dục bậc đại học, góp phầnđào tạo và bồi dưỡng một cách hiệu quả lực lượng trí tuệ lớn mạnh này.

Thứ ba, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về vai trò của đội ngũ tríthức giáo dục đại học đầy đủ và hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội thuộc chuyênngành CNXH khoa học, chưa đi sâu làm rõ nhằm khẳng định việc phát huy vai tròcủa đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo NNLCLC là một yêucầu bức thiết để đưa Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng CNXH.

Giá trị của các công trình nghiên cứu nêu trên là hệ thống tài liệu tham khảoquý báu giúp tác giả kế thừa có chọn lọc, góp phần gợi mở, định hướng những vấn đềkhoa học và một số hướng tiếp cận mới cho tác giả, đặt ra những vấn đề cần tiếp tụclàm rõ.

1.2.2. Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõMột là, khái quát cơ sở lí luận về trí thức giáo dục đại học, đặc biệt là phân tích

những đặc điểm cơ bản của đội ngũ trí thức giáo dục đại học để thấy rõ hơn tính chấtlao động sáng tạo và những đặc thù của đội ngũ trí thức giáo dục đại học so với tríthức ở những lĩnh vực khoa học khác.

Hai là, khái quát về NNLCLC và vai trò của NNLCLC ở Việt Nam trong thờikỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; chỉ ra những nhu cầu bức thiết trongđào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNLCLC của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, làm rõ thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học với đàotạo NNLCLC ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là:

- Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo chuyên môn, kỹnăng lao động cho NNLCLC;

- Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong trang bị cho NNLCLCphương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc;

Page 13: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

11

- Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong bồi dưỡng lý tưởng sống,nhân cách làm người cho NNLCLC; tạo động lực cho họ vươn lên trong học tập,trong quá trình chuẩn bị lập nghiệp.

Bốn là, từ những hạn chế và vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện vai trò củađội ngũ trí thức giáo dục đại học, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò củatrí thức giáo dục đại học trong đào tạo NNLCLC thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH sẽđạt được những kết quả tích cực.

Kết luận chương 1

Chương 2CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THỜI KỲ ĐẨY MẠNHCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.1. Quan niệm về trí thức giáo dục đại học và nguồn nhân lực chất lượngcao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1.1. Quan niệm về trí thức giáo dục đại học2.1.1.1. Khái niệm trí thức giáo dục đại họcTrên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu với ba hướng tiếp cận: Thứ nhất,

quan niệm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức; Thứ hai, quan niệm của Hồ ChíMinh và Đảng cộng sản Việt Nam về trí thức; Thứ ba, quan niệm về trí thức của mộtsố nhà khoa học, tác giả luận án nhất quán với quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về trí thức: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao vềlĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá vàlàm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

- Trí thức giáo dục đại học là một bộ phận đặc thù của đội ngũ trí thức giáo dụcvà đào tạo. Đó là những cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý trựctiếp trong hệ thống giáo dục bậc đại học, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và phát triểnnguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước.

- Trí thức giáo dục đại học là những người trực tiếp tham gia vào quá trình đàotạo ở bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Trí thức giáo dục đại học thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thứcmới nhằm đảm bảo cho sự vận động và phát triển của đội ngũ trí thức.

- Trí thức giáo dục đại học đại biểu cho hầu hết các ngành khoa học hiện cócủa quốc gia.

- Đối tượng tác động chủ yếu của trí thức giáo dục đại học là những sinh viên,học viên cao học và nghiên cứu sinh. Trong luận án, tác giả quan niệm đây là nguồnnhân lực chất lượng cao hiện tại và tương lai.

Page 14: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

12

- Nhiệm vụ của trí thức giáo dục đại học là bằng lao động sáng tạo của mìnhbằng phẩm chất và năng lực của nhà giáo, tác động vào các đối tượng học viên,sinh viên nhằm đào tạo ra những người lao động có trình độ cao, có phẩm chất đạođức tốt… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng cao chođất nước.

- Sản phẩm lao động sáng tạo của người trí thức giáo dục đại học là nhân cách,năng lực và phẩm chất, là trí tuệ của những học viên, sinh viên - những trí thức trẻtrong tương lai.

- Lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức giáo dục đại học liên quan trực tiếpđến con người, đến việc khai thác và phát huy năng lực nội sinh của từng cá nhântrong việc tiếp thu tri thức, tiếp cận chân lý và khả năng tự học, tự nghiên cứu cũngnhư trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cá nhân.

Tóm lại, theo tác giả, trí thức giáo dục đại học là đội ngũ trí thức làm côngtác giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực trình độ cao, nhằm giúp người học nắm vững kiến thức chuyênmôn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đềmột cách độc lập.

2.1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt NamĐặc điểm hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức giáo dục đại học

Việt NamĐánh dấu mốc son lịch sử về sự ra đời của đội ngũ trí thức giáo dục đại học

Việt Nam, tháng 3 năm 1075 khoá thi Nho học đầu tiên nước ta được tổ chức, đượcgọi là khoá thi tuyển Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Từ khoa thi đầu tiênnăm Ất Mão (1075) đến khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919), các triều đại đã tổchức được 187 khoa thi, lấy được 2898 người đậu tiến sĩ và hàng chục người đậu cửnhân. Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng duy trì các khoa thi Nho học Điều đó đãchứng tỏ truyền thống khoa bảng của nền giáo dục Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa đã chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, đào tạo cán bộ có trình độ cao. Ngày khaigiảng đầu tiên, Việt Nam đã có 3 trường đại học: Y dược, Văn khoa và Xã hội. Bướcđầu chúng ta đã tập hợp được đội ngũ giảng viên đại học là người Việt Nam. Phầnlớn trong số đó là những trí thức yêu nước, nhiệt tình và có uy tín khoa học như TạQuang Bửu, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Ngụy Như Kon Tum… là những trí thứcgóp phần đặt những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục đại học Việt Nam.

Cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống giáo dục đại học ViệtNam vẫn học theo mô hình của Liên Xô trước đây với các cơ sở chuyên môn hoá caovà chỉ tập trung vào một số ngành học. Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chuyểnnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN,đổi mới và thay đổi căn bản nền giáo dục đại học. Từ đó, nền đại học mới, đa dạng,đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của xã hội và của người học, động viên được nhiều

Page 15: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

13

nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, tạo điều kiện phát triển quy mô giáo dục đạihọc cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 421trường đại học, cao đẳng, trong đó có 2 đại học quốc gia: ĐHQG Hà Nội và ĐHQGThành phố Hồ Chí Minh, 8 trường đại học vùng, 22 trường đại học, cao đẳng quânsự, 6 trường đại học và Học viện công an, 104 trường đại học và học viện dân sự doBộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành quản lý; 21 trường đại học địa phương docác tình, thành quản lý; 56 trường đại học dân lập và tư thục và 185 trường cao đẳng,cùng với đó là lực lượng trí thức nhà giáo lớn mạnh 61.674 cán bộ, giảng viên (năm2013). Có thể nói, cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc cũng lớn mạnh không ngừng, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực trình độcao cho sự phát triển quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử.

Một số đặc điểm cơ bản của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt NamThứ nhất, trí thức giáo dục đại học vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, đại

biểu cho hầu hết các ngành khoa học hiện có của quốc gia.Thứ hai, trí thức giáo dục đại học là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có

đạo đức và lối sống trong sáng.Thứ ba, trí thức giáo dục đại học là người có bản lĩnh khoa học.Thứ tư, trí thức giáo dục đại học là nhà giáo dục có năng lực sư phạm sâu sắc.2.1.2. Quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt NamNguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận tinh túy của nguồn nhân lực.

Để có tăng trưởng nhanh và ở mức cao, mọi nền kinh tế trên thế giới đều phải dựavào ít nhất ba trụ cột cơ bản, đó là: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầnghiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhấtcho sự tăng trưởng bền vững là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là những conngười phải được đầu tư phát triển, có kỹ năng, có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm,năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn” - vốn nhân lực.

Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao chính thức đượcnêu ở Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X: “Thông qua việc đổimới toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưngnền giáo dục Việt Nam”.

Tác giả quan niệm, nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh túy nhấtcủa nguồn nhân lực; là lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao, kỹnăng lao động giỏi; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của khoa họckỹ thuật; có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo trithức khoa học vào quá trình sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệuquả cao.

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa to lớn đốivới sự phát triển quốc gia. Điều đó được thể hiện trên một số khía cạnh sau:

Page 16: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

14

Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính, quyết định quátrình tăng trưởng và phát triển KT-XH. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lựcchất lượng cao với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật. Các nguồnlực khác, là những yếu tố có hạn và chỉ được phát huy tác dụng khi kết hợp vớinguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết địnhsự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH - quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diệncác hoạt động sản xuất, kinh doanh; từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động được đào tạo với công nghệ tiên tiến, phương tiện vàphương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn và vượt quakhoảng cách tụt hậu, trong phát triển của Việt Nam với các nước trong khu vực vàquốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nhằm pháttriển bền vững.

Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Đây là nguồn nhân lực đặc biệt, vừa là cơ hội vừa là thách thức để Việt Nam “ra biểnlớn”. Từ đó, nước ta có thể khắc phục được những yếu kém về trình độ khoa học - kỹthuật thông qua con đường hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn trong quanhệ đầu từ, trong vay vốn…

Có thể nói, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lựcđược đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, có thể thực hiện tốt các hoạt động laođộng phức tạp, để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trước thực trạng thiếu và yếucủa nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam hiện nay, đặt ra đối với giáo dục đạihọc nói chung và đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói riêng vai trò “rốt ráo” trongđào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một trong những yếu tố quyếtđịnh sự thành công của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, là điềukiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đưa Việt Nam phát triển bền vững.

2.2. Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2.1. Trí thức giáo dục đại học góp phần chuẩn bị cho nguồn nhân lực chấtlượng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, phương pháplàm việc

2.2.2. Trí thức giáo dục đại học bồi dưỡng lý tưởng sống, định hướng chính trị,giáo dục đạo đức cách mạng cho nguồn nhân lực chất lượng cao

2.2.3. Trí thức giáo dục đại học là tấm gương sáng về trình độ, năng lựcchuyên môn, phẩm chất đạo đức, lối sống cho nguồn nhân lực chất lượng cao

Kết luận chương 2

Page 17: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

15

Chương 3THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAOTHỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Những yếu tố tác động tới đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Namtrong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

3.1.1. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức3.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế3.1.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa3.1.4. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước3.1.5. Đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học và đội ngũ trí thức

giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

3.2. Thực trạng đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao

3.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức giáo dục đại học- Đội ngũ trí thức giáo dục đại học làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ngày

càng tăng lên- Cơ cấu trí thức giáo dục đại học Việt Nam có sự biến đổi ngày càng đa dạng,

phong phú- Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực,

các ngành khoa học, được phân bố như sau:(1)Đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong lĩnh vực KHTN(2) Đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong lĩnh vực khoa học Kỹ thuật(3) Đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong lĩnh vực KHXH&NV- Cơ cấu trí thức giáo dục đại học Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ và các

loại trường.Đại học Quốc gia: Việt Nam có hai ĐHQG, nằm ở hai thành phố lớn là Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai đại học trọng điểm quốc gia, là hai trungtâm đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài lớn nhất cả nước, xét về cả quy mô đàotạo, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Mỗi ĐHQG có cáctrường đại học và khoa thành viên, phân chia theo lĩnh vực và ngành nghề đào tạo.ĐHQG Hà Nội, gồm 10 trường và khoa trực thuộc, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh,gồm 7 trường, khoa trực thuộc.

Đại học vùng: Đây là một loại hình trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cóchức năng và nhiệm vụ tương tự như ĐHQG, tuy nhiên quy mô nhỏ hơn và phạm vihoạt động hẹp hơn. Đặc biệt, các đại học vùng phải gắn với hoạt động kinh tế, xã hội,

Page 18: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

16

văn hóa của những khu vực nhất định, cung cấp lực lượng lao động ở tầm chiến lượccho sự phát triển của vùng đó.

Ngoài hai loại hình trường đại học trên được phân bố tập trung ở Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Thái Nguyên, còn369 trường đại học, cao đẳng khác, đều phân bố ở các tỉnh, thành phố, thị xã trong cảnước, với đội ngũ trí thức giáo dục đại học còn mỏng, đặc biệt thiếu hụt đội ngũ nhàgiáo có trình độ cao, các chuyên gia.

- Cơ cấu đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam phân theo chủ thể quản lý.Trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để tham gia

các hoạt động chuyên môn ở nhiều loại hình trường đại học, với các chủ thể quản lýkhác nhau: trường ĐH, CĐ công lập, trường ĐH, CĐ ngoài công lập (ĐH dân lập,trường ĐH bán công, trường ĐH tư thục…).

Tính đến năm 2013, ở Việt Nam trong tổng số 207 trường đại học, có 153trường đại học công lập, 54 trường đại học ngoài công lập. Với một số lượng lớn cáctrường đại học công lập là một lực lượng trí thức không chỉ lớn về số lượng mà cònmạnh về chất lượng. Các trường đại học công lập có vai trò nền tảng, quyết địnhtrong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng tốtyêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

3.2.2. Về chất lượng của đội ngũ trí thức giáo dục đại họcChất lượng của đội ngũ trí thức giáo dục đại học là tập hợp những tiêu chí chỉ

khả năng về trình độ, năng lực, phẩm chất của người trí thức nhà giáo đối với việcđáp ứng những yêu cầu mà giáo dục đại học đặt ra.

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức giáo dục đại họcVề trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học nói

chung và lực lượng giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện naynói riêng được đánh giá là cao so với những bộ phận khác của đội ngũ trí thức trongcả nước. Chỉ tính riêng đội ngũ trí thức giáo dục đại học ở khối các trường đại học, có61.674 người, trong đó 38.345 giảng viên có trình độ sau đại học (chiếm 62.17%).

Giảng viên có trình độ chuyên môn cao ở các trường đại học tuy nhiều, nhưngphân bố không đồng đều. Lực lượng này chỉ tập trung ở hai đại học chủ lực là ĐHQGHà Nội và ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, còn một số trường đại học lớn có tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đạihọc khá cao như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội Đại học HuếĐại học Thái Nguyên. Trong khi đó, một số trường đại học và phần lớn các trườngcao đẳng, tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học còn thấp, chưa đạt chuẩn quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung chủ yếu ở các trường khối Văn hóa, Nghệthuật (Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa HàNội), hoặc một số trường cao đẳng, đại học ở vùng sâu, vùng xa…

Page 19: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

17

Sự bất cập về trình độ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học còn được biểu hiệnở tính thiếu liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ và sự chuẩn bị đội ngũ kế cận.Trong thực tiễn, số lượng đội ngũ giảng viên có trình độ học vấn cao đã bị “già hóa.Hậu quả của hiện tượng này là do việc kéo dài cơ chế quản lý theo biên chế, chậm trẻhóa đội ngũ trí thức giáo dục bậc đại học; chế độ định biên cứng nhắc, khó thực hiệnchế độ “sàng lọc” đội ngũ cán bộ được liên tục; một bộ phận cán bộ quản lý có nănglực yếu kém, chưa thực sự năng động trong thực hiện chính sách tạm tuyển, chế độhợp đồng, tạo nguồn… để tạo ra một nguồn lực bổ sung giảng viên vững vàng mộtcách kịp thời.

Trình độ ngoại ngữ và tin học hạn chế cũng là một trong những cản trở chongười trí thức nhà giáo tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăngcường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiêncứu khoa học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệuquả trong đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai, về năng lực của đội ngũ trí thức giáo dục đại họcNăng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ trí thức giáo dục đại

học nước ta những năm qua có bước phát triển mới. Điều đó được minh chứng bằngnhững bước trưởng thành về trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc phủ khắp các trường đại học trong cả nước, nhất là sự phát triển mạnh mẽ củamột số trường đại học trọng điểm, tập trung ở hai trung tâm là Hà Nội và Thành phốHồ Chí Minh, và trải rộng ở tất cả các ngành, lĩnh vực khoa học, nhất là các ngànhkhoa học, công nghệ mũi nhọn.

Thứ ba, về phẩm chất của trí thức giáo dục đại họcTrí thức giáo dục đại học phải có nhận thức chính trị cao, đủ trình độ ở mức

cần thiết để có khả năng xử lý được những tình huống chính trị trong giới hạn chophép. Giáo dục có tính chất toàn diện, bên cạnh “dạy chữ” nâng cao trình độ học vấn,“dạy nghề” - nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thì điều rất quantrọng là dạy cho sinh viên cách học để làm người, là xây dựng nhân cách cho sinhviên,Nghị quyết Hội nghị Trung ương Tám khóa XI nhấn mạnh: “Đổi mới chươngtrình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạyngười, dạy chữ và dạy nghề”.

3.2.3. Thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao

3.2.3.1. Trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động cho nguồn nhân lựcchất lượng cao

Trong 5 năm qua, đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng trong việc tham gia cùng hệ thống giáo dục đại học, đàotạo gần 1 triệu cử nhân, gần 40 ngàn thạc sỹ và gần 10 ngàn tiến sỹ ở tất cả các lĩnhvực khoa học, và có khoảng 300 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, góp phần quan

Page 20: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

18

trọng vào việc thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phụcvụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH.

Qua thực tiễn khảo sát, lấy ý kiến từ chính đội ngũ trí thức nhà giáo về vai tròcủa người giảng viên trong trường đại học, kết quả, 71,5% ý kiến cho rằng, giảngviên là người truyền đạt kiến thức. Với vai trò đào tạo cho người học tri thức chuyênmôn, trí thức giáo dục đại học còn được đánh giá cao trong vai trò là người dạy chữ,dạy nghề và dạy làm người.

Có thể nói, bên cạnh những đóng góp không nhỏ của đội ngũ trí thức giáo dụcđại học Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tri thức chuyên môn, kỹ năng thực hànhnghề nghiệp cho nguồn nhân lực chất lượng cao, song quá trình ấy còn có nhiều bấtcập, yếu kém, dẫn đến những hạn chế, khiếm khuyết trực tiếp cho đào tạo nguồnnhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Một là, năng lực của đội ngũ trí thức giáo dục đại học còn hạn chế, chưa đápứng được yêu cầu về trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải cho người họckiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

Hai là, trong quá trình giảng dạy, trí thức giáo dục đại học chưa thực sự đưara những giải pháp căn bản nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nộidung phương pháp dạy học, dẫn đến tình trạng “dạy nhồi sọ” kiến thức, hoặc “cưỡi ngựa xem hoa”, đưa ra những “mớ lý thuyết suông” không hiệu quả… (đãphân tích ở 3.2.2).

Ba là, sự mất cân đối giữa cơ cấu về số lượng giảng viên và sinh viên, làm chotình trạng “chạy xô” của giảng viên với những thời “khóa biểu đặc kín”.

Bốn là, công tác kế cận đội ngũ còn gặp nhiều khó khăn, cho nên thiếu hụt mộtlượng lớn chuyên gia trong đào tạo chuyên ngành.

3.2.3.2. Trang bị phương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc cho nguồnnhân lực chất lượng cao

Về trang bị phương pháp nghiên cứuQua thực tế khảo sát của tác giả, để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao, trước hết cần có sự nhận thức đầy đủ của chính các thầy cô về vai trò của mìnhtrong việc trang bị tư duy, phương pháp và kỹ năng thực tiễn đối với người học.Đóchính là công cụ, phương tiện để để nguồn nhân lực trong tương lai vững vàng, sẵnsàng tham gia ở một môi trường lao động trình độ cao.

Trước thực trạng đáng báo động về những hạn chế của đội ngũ trí thức giáodục đại học hiện nay đối với việc trang bị phương pháp, nhằm phát huy tính năngđộng, tự chủ trong nghiên cứu,trong quá trình học tập của học viên, sinh viên là vôcùng cần thiết.

Về trang bị phương pháp làm việc cho người họcTrang bị phương pháp làm việc là một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đại học, ở

đó, nguồn nhân lực sẽ được trang bị kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, có

Page 21: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

19

thể thu thập và xử lý thông tin khoa học nhạy bén, thích nghi và làm chủ chuyên môntrước những yêu cầu, đòi hỏi của nghề nghiệp đặt ra.

Hiện nay, việc đưa ra tiêu chí “chuẩn đầu ra” để đánh giá trình độ học viên,sinh viên, đã chứng tỏ giáo dục đại học nhận thức được những đòi hỏi mới của thịtrường lao động đối với nguồn nhân lực đang được đào tạo. Đây cũng là yếu tố có tácđộng không nhỏ đến việc thúc đẩy đổi mới chương trình, nội dung và phương phápdạy học hiện nay ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đại học và sau đại học. Nội dungvà phương pháp dạy học được đổi mới và có sự thống nhất, nhiệt tình tham gia củagiáo viên và học sinh mới có thể đáp ứng được yêu cầu về chuẩn đầu ra của các bậcđại học.

Thực trạng trên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực,chất lượng đội ngũ công nhân lành nghề còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp đẩymạnh CNH, HĐH đất nước.

3.2.3.3. Bồi dưỡng lý tưởng sống, nhân cách làm người - tạo động lực chonguồn nhân lực chất lượng cao tự vươn lên trong học tập, trong lập thân, lập nghiệp

Trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam trongthời kỳ mới, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Tám, Khóa XI của Đảng xác định:"Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thựctiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".

Đặc thù sư phạm của trí thức giáo dục đại học không chỉ là khoa học mà còn lànghề thuật trong sự nghiệp “trồng người”. Phần lớn trong số họ đều coi trọng gìn giữphẩm giá, danh dự của nhà giáo, xứng đáng “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sángcho học sinh noi theo”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, đội ngũ trí thứcnhà giáo với 70,1% ý kiến cho rằng, trí thức giáo dục đại học đóng vai trò là ngườitrang bị lý tưởng, niềm tin cho người học. Và, khi đánh giá trên thực tế, điều đó cũngđược thừa nhận bởi chính các chủ thể được giáo dục (học viên, sinh viên), với 72,2%ý kiến rất hài lòng về vai trò bồi dưỡng lý tưởng, nhân cách của trí thức giáo dục đạihọc Việt Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những tác động trái chiều của quá trìnhtoàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường tới trí thức giáo dục đại học Việt Nam, đã làmảnh hưởng không nhỏ trong sự chuyển dịch một số thang bậc giá trị của trí thức nhàgiáo như.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên được lí giải từ nhiều góc độ. Thứnhất, do bản thân trí thức giáo dục đại học chưa nhận thức đầy đủ về vai trò củanhững phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp đối với giáo dục nhân cách chongười học - một bộ phận của chất lượng lao động nhân lực cao. Thứ hai, công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo chưa được quantâm đúng mức. Thứ ba, mặt trái của cơ chế thị trường, với những biểu hiện tiêu cực

Page 22: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

20

trong đời sống xã hội đã không tránh khỏi sự tác động vào môi trường giáo dục đạihọc, làm xói mòn giá trị đạo đức, thanh danh của nhà giáo. Thứ tư, công tác thanh,kiểm tra xử lý những vi phạm về đạo đức nhà giáo chưa triệt để và hiệu quả. Từ đókhiến một bộ phận trí thức giáo dục đại học xem nhẹ việc gìn giữ uy tín, nhân phẩmnhà giáo, ảnh hưởng lớn đến quan niệm về nghề nghiệp cao quý mà xưa nay được cảxã hội tôn vinh.

3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệtNam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay

3.3.1. Sự bất cập về năng lực, trình độ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học vớiyêu cầu ngày càng cao trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

3.3.2. Mâu thuẫn giữa chất lượng sống của đội ngũ trí thức giáo dục đại họcvới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ trí thứcgiáo dục đại học với sự yếu kém trong cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá của cáccơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học

Kết luận chương 3

Chương 4QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌCĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

4.1. Một số quan điểm cơ bản4.1.1. Phát huy vai trò đội ngũ trí thức giáo dục đại học phải gắn liền với việc

phát huy vai trò của đội ngũ trí thức cả nước4.1.2. Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học phải gắn liền với

việc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa giáo dục bậc đại học4.1.3. Phát triển đội ngũ trí thức giáo dục đại học hiện nay phải gắn liền với

chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thứcgiáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của trí thức giáo dục đạihọc trong đào NNLCLC của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội,hệ thống giáo dục và đào tạo và toàn thể xã hội. Từ đó mới xác định tầm quan trọngvà vị thế xã hội của đội ngũ này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Page 23: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

21

Thứ hai, bản thân đội ngũ trí thức nhà giáo cũng cần được nhận thức đầy đủ vềvai trò, trách nhiệm của mình để có thể cống hiến tốt nhất, chất lượng nhất trong hoạtđộng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là NNLCLC trong giai đoạn hiệnnay. Thực hiện giải pháp này, cần hướng nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ tríthức giáo dục đại học trong đào tạo NNLCLC đối với sự tham gia của các cấp, ban,ngành trong toàn xã hội, với những giải pháp cụ thể.

Thứ ba, thường xuyên có những cuộc hội thảo, nghiên cứu đánh giá chuyênmôn và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.; giúp cho đội ngũ cán bộ có những nhậnthức mạch lạc trong tự đánh giá vai trò của hệ thống giáo dục đại học nói chung vàvai trò của lực lượng trí thức nhà giáo trong đào tạo NNLCLC.

Thứ tư, cần nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thứcnhà giáo của mỗi nhà trường và của Nhà nước. Ngay từ khi bắt đầu tham gia vào hệthống giáo dục đại học, đội ngũ trí thức nhà giáo được cần cung cấp và truyền đạt vềvị trí, tầm quan trọng, vai trò chủ yếu của hệ thống giáo dục đại học và của trí thứcnhà giáo trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

4.2.2. Hoàn thiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ tríthức giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Chính sách tạo động lực cho đội ngũ trí thức giáo dục đại học ở Việt Nam hiệnnay là tập hợp lớn các chính sách cụ thể, liên quan đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sửdụng, đánh giá và đãi ngộ nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy vànghiên cứu khoa học của trí thức nhà giáo. Mục đích của việc thực hiện có hiệu quảcơ chế, chính sách tạo động lực cho đội ngũ trí thức giáo dục đại học sẽ phát huy tốtvai trò trong đào tạo NNLCLC, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi vànghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tự do sáng tạo và dân chủ trong nghề nghiệp củađội ngũ trí thức nhà giáo.

4.2.2.1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tríthức giáo dục đại học

4.2.2.2. Về chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức giáo dục đại học4.2.2.3. Về chính sách trong sử dụng đội ngũ trí thức giáo dục đại học4.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại họcThực chất của việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đại học là việc lựa

chọn hệ thống tri thức khoa học đưa vào giảng dạy trong trường đại học thời kỳ mới.Đó là, đảm bảo nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, họcviên, sinh viên được tiếp nhận kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành một cáchhoàn chỉnh, có phương pháp, kỹ năng làm việc khoa học, có khả năng vận dụng trithức khoa học tiên tiến, hiện đại vào chuyên môn… nhằm làm tăng tính tích cực vàtính cơ động của cả người dạy và người học, từ đó làm tăng cơ hội học tập của họcviên, sinh viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nhân lực cho xã hội. Cụthể, “đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng

Page 24: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

22

nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo củangười học”, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI khẳng định.

4.2.4. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người họcViệc đổi mới kiểm tra, đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên

tắc cơ bản như: (1) Phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng môn học,đồng thời phải kiểm tra, đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và các bậccủa năng lực tư duy mà môn học dự kiến người học phải đạt được sau khi học xong.(2) Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau: thi viết,thi vấn đáp, thi trắc nghiệm khách quan, đặc biệt ở đại học, cần chú trọng và ưu tiêncho các hình thức: bài tập lớn, tiểu luận, tổng luận môn học. Việc kiểm tra phải đượctiến hành thường xuyên trong quá trình học tập. (3) Kết quả kiểm tra, đánh giá phảiđược sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng đàotạo (chương trình, nội dung, phương tiện và tổ chức đào tạo). (4) Cần tăng cường phâncấp quản lý chất lượng rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý.

4.2.5. Trí thức giáo dục đại học cần nỗ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhóm giải pháp này nhằm tạo động lực thúc đẩy đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc phải tự vươn lên để trau dồi phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, phát huytriệt để vai trò phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là NNLCLC cho đất nước.

4.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đại họcMột là, thành lập cơ sở giáo dục và đào tạo theo hình thức liên doanh, hợp

đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo cho ngườinước ngoài và người Việt Nam.

Hai là, thành lập viện, trung tâm nghiên cứu khoa học hoặc các dịch vụ liênquan đến nghiên cứu trong cả ba lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, tự nhiên,khoa học xã hội và nhân văn, thí điểm thành lập cơ sở đào tạo đại học có 100% vốnđầu tư nước ngoài.

Ba là, tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án giáo dục nhằm nâng cao mốiquan hệ hợp tác với các trường đại học trên thế giới, nâng cao trình độ đội ngũ tríthức trong các lĩnh vực của giáo dục đại học, thu hút nhân tài từ nước ngoài về giảngdạy trong các trường đại học, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” trong hệ thốnggiáo dục Việt Nam.

Bốn là, mở rộng và tiếp tục tăng lên về số lượng các ngành đào tạo có chươngtrình liên kết nước ngoài nhằm đào tạo ngày càng nhiều đội ngũ nguồn nhân lực chấtlượng cao, đáp ứng không chỉ nhu cầu phát triển đất nước mà còn đáp ứng nhu cầucủa thị trường lao động quốc tế, có trình độ tương đương với các nước trên thế giới,làm việc được với các chuyên gia thuộc tất cả các ngành nghề và được các nước trênthế giới công nhận.

Kết luận chương 4

Page 25: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

23

KẾT LUẬN

1. Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với bước ngoặt phát triển - thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Bối cảnh thế giới và thời đại đang mở ranhững triển vọng, điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, đồng thời cũng đặt nước ta trướcnhiều nguy cơ, thách thức, đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng caophục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển.

Với vị trí là những người tham gia đào tạo ở bậc học cao nhất của hệ thốnggiáo dục quốc dân, trí thức giáo dục đại học Việt Nam có trọng trách vô cùng to lớntrong quá trình tạo lập và phát triển tiềm năng trí tuệ của dân tộc.

Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN luôn đòihỏi phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triểnnhanh và bền vững”. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của đội ngũ trí thứcgiáo dục đại học trong sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài,góp phần nâng cao mặt bằng dân trí quốc gia. Chính vì lẽ đó, tháng 11/2013, Đảng tađưa ra Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, nhưmột sự định hướng, chỉ đạo và kiên quyết “chấn hưng nền giáo dục” nước nhà.

2. Nghiên cứu về đội ngũ trí thức giáo dục đại học và việc phát huy vai tròtrong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay là vấn đề vừacó ý nghĩa về mặt lí luận, nhằm củng cố vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức nhà giáotrong sự phát triển chung của quốc gia, mặt khác, với ý nghĩa về mặt thực tiễn là cụthể hóa Nghị Quyết Đại hội XI của Đảng về “phát triển nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩymạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế đảm bảocho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”.

Với cách tiếp cận đi từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể, tácgiả làm rõ việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học và rút ra một sốkết luận khái quát như sau:

2.1. Trên cơ sở phân tích lí luận về đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức giáodục đại học, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn tính chất lao động sáng tạo và vai tròmang tính chất quyết định của đội ngũ trí thức nhà giáo bậc đại học đối với quá trìnhđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

2.2. Việc xác định đúng đắn những yếu tố tác động đến đội ngũ trí thức giáodục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là những căn cứ lí luận vàthực tiễn quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất những giải pháp cho độingũ trí thức ngành lực hiện vai trò một cách hiệu quả, đáp ứng đúng mục tiêu xâydựng đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

2.3. Những năm qua, đội ngũ trí thức giáo dục đại học đã có nhiều đóng gópquan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giáocông nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần tạo ra những giá trị văn hóa, phổ biến văn hóa,

Page 26: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

24

phản biện, giám định khoa học; đào tạo con người mới, đội ngũ lao động trình độcao, những trí thức trẻ, có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực, đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2.4. Trước yêu cầu của bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ mới, đòi hỏi độingũ trí thức giáo dục đại học phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, phẩmchất đạo đức… Tuy nhiên thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ trí thứcnhà giáo Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngđào tạo nguồn nhân lực CLC, trong khi đang có những đòi hỏi gắt gao về NNL phụcvụ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.

2.5. Để nâng cao chất lượng, khai thác có hiệu quả tiềm năng trí tuệ và đặc biệtlà làm sao để phát huy một cách tối đa vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại họcViệt Nam trong thời kỳ mới, cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể: (1)Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. (2) Đổi mới nội dung, phương phápgiảng dạy sao cho nhằm vào mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ cao, có đủ phẩm chất,năng lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. (3) Xây dựng cơ chế, chínhsách cho đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ trí thức giáo dục đại học trên tinhthần dân chủ, tôn trọng hiệu quả. (4) Phát huy hiệu quả nội lực của bản thân đội ngũtrí thức giáo dục đại học. (5) Tập hợp đoàn kết rộng rãi với đội ngũ trí thức các ngànhnghề khác. (6) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chotrí thức.

3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận ánSau khi nghiên cứu đề tài luận án này, tác giả nhận thức sâu sắc hơn về vị trí,

vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam ngày càng được nâng cao trong thời đại kinh tếtri thức; hiểu được đặc trưng cơ bản của đội ngũ trí thức là những người lao động tríóc và có tính sáng tạo trong việc tiếp thu, truyền bá tri thức, tạo ra những giá trị vậtchất và tinh thần cho xã hội. Nghiên cứu đề tài này mới là bước đầu trong quá trìnhtìm hiểu về trí thức trên phương diện vai trò của đội ngũ trí thức trong lĩnh vực giáodục đại học với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để tiếp tục làm rõ những vấnđề xung quanh chủ thể này, trong thời gian tới, tác giả tập trung vào một số hướngnghiên cứu sau:

3.1. Đi sâu nghiên cứu chính sách đối với nhân tài trí thức, đặc biệt là trí thứcgiáo dục đại học

3.2. Việt Nam đang rất chú trọng tới bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ gắnvới phát triển bền vững và hiện đại hóa hiện nay. Trên thực tế, nhân lực chất lượngcao bậc giáo dục đại học chủ yếu là nữ. Cho nên, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu vềchính sách phát triển nhân tài trí thức nữ trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

3.3. Vấn đề giáo dục lí tưởng chính trị trong sự thống nhất hữu cơ với lí tưởngđạo đức và lí tưởng khoa học. Vấn đề này chưa được các học giả quan tâm nghiên cứu.

Page 27: NGUYỄN THỊ THANH HÀ - hcma.vn · PDF fileLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học ... môn cao, năng lực sư phạm giỏi và

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáodục - đào tạo tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 4.

2. Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), Tìm hiểu sự hình thành và phát triển đội ngũtrí thức giáo dục Đại học Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 8.

3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2013), Kinh nghiệm phát triển giáo dục đại họccủa một số nước trên thế giới, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 3.

4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Đặc điểm và vai trò của trí thức giáo dụcđại học Việt Nam, Tạp chí Phát triển Nhân lực, tháng 1.

5. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Những yếu tố tác động tới đội ngũ trí thứcgiáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Tạp chíPhát triển Nhân lực, tháng 2.

6. Nguyễn Thị Thanh Hà (10-2014), Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đạihọc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay,Tạp chí Giáo dục, số 1.