Ngu Van - Li Xi Khai Test

19
Hocmai.vn Website hc trc tuyến s1 ti Vit Nam Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - PHƢƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUN XÃ HỘI TRONG ĐỀ THI THPT QUC GIA MÔN NGVĂN PHN I: VÀI NÉT VVĂN NGHỊ LUN: I. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUN: Văn nghị lun là mt thloi có có truyn thống lâu đời, có giá trvà tác dng hết sc to lớn trong trường kì lch sdựng nước và ginước ca dân tc ta. Căn cứ vào đối tượng nghluận (đề tài), có thchia văn nghị lun thành 2 loi chính: 1. Nghluận văn học: Bàn vcác vấn đề văn chương-nghthuật như một tác phm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, mt vấn đề lí luận văn học, mt nhận định văn học sử…Tiêu biểu là các văn bản Nguyn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ ca dân tc ca Phạm Văn Đồng, Mt thời đại trong thi ca ca Hoài Thanh… 2. Nghlun xã hi: Bàn vcác vấn đề xã hi-chính trnhư một tư tưởng đạo lí, mt li sng, mt hin tượng tích cc hoc tiêu cc của đời sng, mt vấn đề thiên nhiên, môi trường…Loại này thường có 3 kiu bài nghlun xã hi mà hc sinh THPT phi học và thi trong chương trình: a. Nghlun vmột tư tưởng, đạo lí: Đối tượng ca kiu bài này là mt ý kiến, mt quan nim vtư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, đạo lí y có thcó ý nghĩa tích cực như lối sống đẹp, tình yêu thương, vai trò của lí tưởng trong cuc sống, cũng có thể là nhng quan nim sai lm cn phê phán và tđó xác lp quan niệm đúng. b. Nghlun vmt hiện tượng đời sống: Đề tài nghlun là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ trong cuc sng hàng ngày, nht là các hiện tượng liên quan trc tiếp đến tui tr. Các hiện tượng này có thcó ý nghĩa tích cực như ý chí, nghị lực, tình yêu thương…nhưng cũng có thể là nhng hiện tượng tiêu cc cần phê phán như sự lười nhác, nhng thói quen xấu… c. Nghlun vmt vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Đề tài nghlun là các vấn đề xã hi mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. II. ĐIỂM GING NHAU GIA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUN: a. Mục đích: - Đều nhm phát biu trc tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết. - Đều nhằm tác động đến nhn thc và tình cm của người đọc, người nghe, tđó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hin. b. Đặc trƣng: Đặc trưng cơ bản của văn nghị lun và cũng là sức hp dn chyếu ca loại văn này – là: lp lun thng nht, cht ch; lí lsc so, thông minh; dn chng chính xác, chân thc, giàu sc thuyết phc. c. Skết hp gia lí lvà tình cm: Văn nghị lun nói chung là sn phm của tư duy lô gích, suy lí,.. vì thế ý tphi rõ ràng, lp lun phi cht chẽ, văn phong phải sáng sa, bảo đảm độ chính xác, giàu sc thuyết phục,... Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là văn nghị lun chtrình bày vấn đề mt cách khô khan, trừu tượng, tchi mi cm xúc và hình nh. Trái li muốn tăng thêm sức thuyết phc, bên cnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị lun cn tác động mnh mvào tình cm của người đọc. Mun thế người viết văn nghị lun cn phi có tình cm, cm xúc cao CHƢƠNG TRÌNH KHAI TEST ĐẦU XUÂN 2015 TÀI LIU MIN PHÍ MÔN NGVĂN

description

ngữ văn

Transcript of Ngu Van - Li Xi Khai Test

Page 1: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

PHƢƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

PHẦN I: VÀI NÉT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN:

I. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:

Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì

lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Căn cứ vào đối tượng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính:

1. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương-nghệ thuật như một tác phẩm hoặc đoạn trích tác

phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử…Tiêu biểu là các văn bản Nguyễn

Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của

Hoài Thanh…

2. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội-chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện

tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường…Loại này thường có 3 kiểu

bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình:

a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, một quan niệm về tư tưởng,

đạo lí. Tư tưởng, đạo lí ấy có thể có ý nghĩa tích cực như lối sống đẹp, tình yêu thương, vai trò của lí tưởng

trong cuộc sống, cũng có thể là những quan niệm sai lầm cần phê phán và từ đó xác lập quan niệm đúng.

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ

trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ. Các hiện tượng này có thể

có ý nghĩa tích cực như ý chí, nghị lực, tình yêu thương…nhưng cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực

cần phê phán như sự lười nhác, những thói quen xấu…

c. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Đề tài nghị luận là các vấn đề xã hội mà

nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học.

II. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:

a. Mục đích:

- Đều nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết.

- Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc

người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hiện.

b. Đặc trƣng: Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này – là:

lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết

phục.

c. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm:

Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí,.. vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt

chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục,... Tuy nhiên, nói như thế không

có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình

ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động

mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc. Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao

CHƢƠNG TRÌNH KHAI TEST ĐẦU XUÂN 2015

TÀI LIỆU MIỄN PHÍ MÔN NGỮ VĂN

Page 2: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -

độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu

cảm cao.

III. NHỮNG LƢU Ý QUAN TRỌNG KHI LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:

1. Các kiểu bài này đều nằm ở Câu II, 3 điểm trong Đề thi THPT Quốc gia. Loại đề này yêu cầu thí sinh vận

dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội.

2. Đề thi giới hạn cụ thể dung lượng bài nghị luận xã hội: ngắn gọn (khoảng quá 600 từ).

3. Người viết cần nêu và phân tích các hiện tượng đời sống có liên quan để làm sáng tỏ quan điểm và sự

đánh giá của mình.

4. Khi làm bài, cần nêu và phân tích các dẫn chứng trong lịch sử, trong đời sống. Cũng có thể lấy dẫn

chứng văn học nhưng cần có mức độ (không nên quá 30%) để tránh lạc sang bài nghị luận văn học.

5. Thí sinh nên làm câu này trong vòng 54 phút

6. Bài làm nên có mở và kết bài, nên viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

PHẦN II: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG ĐẠO LÍ

I. PHƢƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG ĐẠO LÍ:

MỞ BÀI:

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

THÂN BÀI:

1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.

- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn

bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.

- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch

có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.

- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ

sung thêm điều gì?

- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp

lí, chính xác.

- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến

riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết

thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

Page 3: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -

- Nên rút ra 2 bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

KẾT BÀI:

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

II. MỘT SỐ ĐỀ BÀI VÀ HƢỚNG DẪN LÀM BÀI:

Câu 1

“Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào” (Ngạn ngữ Hy Lạp). Suy nghĩ của anh chị?

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài

Nói về mối quan hệ giữa công sức và thành quả học tập, người Hy Lạp có câu: “Học vấn có chùm rễ đắng

cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”. Câu ngạn ngữ ấy không chỉ ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa, mà còn

mang lại cho mỗi người nhiều bài học vô cùng quý báu.

Thân bài:

Học vấn là những thành quả mà con người có được qua quá trình học tập. Đó là toàn bộ hệ thống tri thức,

phương pháp cùng các thao tác, kỹ năng mà mỗi người có được trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tìm

tòi. Những tri thức ấy bao gồm cả các tri thức trong sách vở lẫn tri thức đời sống, và thuộc mọi lĩnh vực

khoa học, mọi lĩnh vực đời sống. Học vấn thường được biểu hiện ở nhiều mức độ, với những biểu hiện đa

dạng. Trong xã hội, có người có học vấn cao, nhưng cũng có người có học vấn thấp. Mặt khác, không chỉ

những người có được các học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mới là người có học vấn, mà ngay cả những người

không đạt được những học vị ấy, thậm chí không học qua trường lớp nào mà chỉ học từ thực tế đời sống,

cũng là những người có học vấn.

Trong câu ngạn ngữ Hy Lạp, hình ảnh “chùm rễ đắng cay” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những nỗi vất vả gian

truân, chỉ những công sức và cả thời gian, tiền bạc mà con người phải bỏ ra để chiếm lĩnh được những tri

thức, những phương pháp kỹ năng của nhân loại. Còn “hoa quả ngọt ngào” là hình ảnh biểu tượng chỉ

những thành công tốt đẹp, những thành quả mà mỗi người đạt được từ công sức mình đã bỏ ra. Nếu “đắng

cay”, cho thấy cái hương vị gian truân của quá trình học tập thì 2 chữ “ngọt ngào” là hương vị đầy hấp dẫn,

quyến rũ của thành quả đạt được sau quá trình học tập. Câu ngạn ngữ Hy Lạp đã ví “học vấn” như một cái

cây mà ở đó những “chùm rễ đắng cay” chỉ quá trình và công sức bỏ ra để tiếp thu tri thức, còn “hoa quả

ngọt ngào” là những tri thức, năng lực mà người học có được. Câu ngạn ngữ này là một quan niệm sâu sắc

về mối quan hệ giữa công sức bỏ ra và thành quả đạt được.

Do đã được tích luỹ qua hàng nghìn năm lịch sử và do những tri thức mới không ngừng xuất hiện nên khối

lượng tri thức của nhân loại là một kho tàng vô tận. Bản thân các kiến thức, phương pháp, kỹ năng của một

ngành khoa học, của một lĩnh vực đời sống cũng đã là vô cùng vô tận. Trong khi đó khả năng của mỗi người

lại thường hữu hạn. Những kiến thức mà mỗi cá nhân có được chỉ giống như hạt muối giữa đại dương, hạt

cát giữa sa mạc. Không ai có được trình độ học vấn nhất định nếu chỉ dựa vào trí thông minh, khả năng

thiên bẩm. Để có được các kiến thức phương pháp kỹ năng, để tiếp thu được những tri thức của nhân loại,

người ta đều phải đổ mồ hôi công sức, phải đầu tư cả thời gian tiền bạc. Đó chính là “chùm rễ đắng cay”

học vấn.

Trong cuộc sống, những người có tri thức thường dễ thành đạt ở trong đời, thường thuận lợi trong việc giải

quyết các công việc, dễ tìm được việc làm và thu nhập tương xứng. Người có học vấn cũng thường thành

đạt trong đời dễ dàng có được công danh địa vị, được mọi người nể trọng. Bản thân việc nắm vững tri thức

của nhân loại, tầm mắt và sự hiểu biết được mở mang, cũng giúp con người trở nên cao quý hơn, có trí tuệ

khoáng đạt, tâm hồn phong phú. Đó chính là những “trái ngọt ngào” của “cây học vấn”.

Page 4: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -

- Những chùm rễ siêng năng càng bám sâu vào lòng đất, càng hút được nhiều màu mỡ, dinh dưỡng để nuôi

cây, thì hoa trái của cây ấy càng ngọt ngào. Con người càng cần cù siêng năng học tập, càng chịu khó đầu tư

công sức, thời gian, tiền bạc để chiếm lĩnh các tri thức của nhân loại thì con người có học vấn càng cao, kiến

thức càng phong phú. Trong quan niệm của người Hy Lạp, những chùm rễ càng trải qua nhiều vất vả cay

đắng thì hoa trái của cây học vấn càng ngọt ngào hơn. Đối với nhiều thế hệ học sinh, để có được tấm giấy

báo trúng tuyển đại học, cần phải trải qua hơn 10 năm đèn sách, phải bỏ nhiều thời gian và sức lực. Các

cách nói quen thuộc của người Việt như: “Nấu sử sôi kinh” để có ngày “vinh quy bái tổ” và câu tục ngữ

“khổ luyện thành tài” đều thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa “chùm rễ đắng cay” và “hoa quả ngọt ngào”

của cây học vấn.

Kết bài:

Có thể nói, câu ngạn ngữ của người Hy Lạp đã giúp cho mỗi người có những bài học sâu sắc, bổ ích và

thiết thực trong quá trình học tập tiếp thu tri thức của nhân loại, đồng thời giúp mỗi người hiểu được rằng:

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của những kẻ lười biếng” (Fraklin).

Câu 2 (3,0 điểm):

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 - 1865) viết: "Xin thầy

hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB

Giáo dục, 2006, tr. 135).

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức

tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

ĐÁP ÁN:

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn

vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.

- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.

2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (2,0 điểm)

- Trong khi thi (1,0 điểm)

+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận

là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian

lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

- Trong cuộc sống (1,0 điểm)

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong

bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người

và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một

niềm hạnh phúc cao quí.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành

đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực

không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra

nhiều nguy hại cho xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối

diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

Page 5: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -

- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này

chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện

tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

Câu 3 (3,0 điểm):

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một người đã

đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. (Theo sách

Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

ĐÁP ÁN:

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.

Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.

2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin (1,5 điểm)

- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân

chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự

tin là đức tính quý báu.

- Khi mất tự tin:

+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản

và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan...

+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ

mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)

- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không

đánh mất niềm tin vào bản thân.

- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng

nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của

lòng tự tin.

Câu 4 (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:

Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Theo

sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2009, tr.91)

ĐÁP ÁN:

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn

mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người.

(0,25 điểm)

- Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng để lãng phí

thời gian. (0,25 điểm)

2. Suy nghĩ về câu nói (2,0 điểm)

-Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để

làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc ...

- Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học

tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn.

Page 6: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -

- Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc

nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự

việc lớn.

- Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày.

3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng

phí.

- Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống.

Câu 5 (3,0 điểm)

Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần

trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

ĐÁP ÁN:

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm;nó

xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.

- Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô trách nhiệm và

hậu quả khôn lường của nó.

2. Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con ngƣời (2,0 điểm)

- Tinh thần trách nhiệm (1,0 điểm)

+ Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu

hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và

cá nhân với bản thân mình.

+ Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng

hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã

hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Thói vô trách nhiệm (1,0 điểm)

+ Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm

tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do

nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy

đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

+ Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây

tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng

cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống.

- Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã

hội.

PHẦN III: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG:

I. KHÁI NIỆM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm:

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa

đối với xã hội. Sự việc, hiện tượng đời sống ấy có thể đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Page 7: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -

2. Điểm giống và khác nhau giữa Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống và Nghị luận về một

vấn đề tƣ tƣởng đạo lí:

- Bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí có phần giống với bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng

trong đời sống xã hội ở chỗ:

+ Sau khi phân tích, bàn luận, người viết cần rút ra những tư tưởng, đạo lí sống, rút ra bài học nhận thức và

hành động.

+ Đều là văn nghị luận nên phải tuân thủ yêu cầu chung của bài văn nghị luận, nhất là về lập luận, lí lẽ, dẫn

chứng, trình bày và diễn đạt.

- Bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời

sống xã hội ở chỗ:

+ Bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra

nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ.

+ Bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật đời sống

để chứng minh, nhằm trở lại khẳng định hay phủ định một tư tưởng nào đó.

+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí thường dùng khái niệm trừu tượng hơn, lí lẽ nhiều hơn, các phép

lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp cũng thường được sử dụng nhiều hơn.

3. Yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống:

- Về nội dung:

+ Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề

+ Phân tích được mặt đúng – sai, lợi – hại của sự việc, hiện tượng đời sống ấy

+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định của người viết.

- Về hình thức:

+ Bài viết phải có bố cục mạch lạc

+ Bài viết phải có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp

+ Bài viết phải có lời văn chính xác, sống động, trình bày sạch đẹp.

4. Những điểm cần lƣu ý trong đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống:

- Có sự việc, hiện tượng tốt, cần ca ngợi, biểu dương

- Có sự việc, hiện tượng không tốt, cần ưu ý, phê phán, nhắc nhở.

- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng.

- Có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện

tượng đó.

- Mệnh lệnh trong đề thường là: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ”,

“trình bày suy nghĩ”…

5. Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống thƣờng có 3 loại nhỏ:

- Trình bày suy nghĩ về 1 hiện tượng trong đời sống xã hội: như ý chí, nghị lực hoặc tình yêu thương…

- Trình bày suy nghĩ về từ 2 hiện tượng trong đời sống xã hội trở lên: như cho và nhận, thành và

bại…Loại này cần xem xét quan hệ giữa 2 hiện tượng.

- Từ 1 hiện tượng thiên nhiên, trình bày suy nghĩ về đời sống xã hội như: Giữa một vùng sỏi đá khô

cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đóa hoa thật đẹp…Suy nghĩ của anh, chị về hiện tượng trên.

II. PHƢƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG

Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần thực hiện tốt 4 bước sau đây:

A. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết

B. Bước 2: Lập dàn ý cho bài viết:

Page 8: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -

MỞ BÀI:

- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ

THÂN BÀI:

- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc,

hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy

mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

- Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động.(Đề xuất bài học về cách

sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.)

KẾT BÀI:

- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận

- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

C. Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lập

D. Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:

- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.

III. MỘT SỐ ĐỀ BÀI VÀ HƢỚNG DẪN LÀM BÀI:

Câu 1: Giữa một vùng sỏi đá khô cắn cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đoá hoa thật đẹp… Suy nghĩ

của anh, chị về hiện tượng trên.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài:

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đoá hoa thật đẹp. Hiện tượng thiên

nhiên kì lạ ấy cũng gợi lên tâm trí mỗi người nhiều suy nghĩ sâu xa về thiên nhiên, con người và cuộc sống.

Thân bài:

- Trong thế giới sự sống của muôn loài, sức sống của thiên nhiên thường bao giờ cũng rất mãnh liệt và bền

bỉ. Ngay trên vùng đất khô cằn nắng cháy, những cây xương rồng vẫn lớn lên và nở những đoá hoa. Ngay

trên những mỏm đá khô cằn nhiều khi vẫn thấy xuất hiện những khóm hoa, bụi cỏ… và bên những vách đá

cheo leo vẫn có những cây thông, cây tùng mọc lên vững chãi.

- “Vùng sỏi đá khô cằn” không chỉ là nơi môi trường sống của thiên nhiên trở nên vô cùng khắc nghiệt,

tưởng như không loại cây cối nào tồn tại nổi mà còn có ý nghĩa gợi lên hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội

đặc biệt khó khăn, vô cùng khắc nghiệt.

- Cây hoa dại mọc lên trên vùng đất ấy và nở ra những đoá hoa thật đẹp không chỉ chứng tỏ sức sống mãnh

liệt, kì lạ của thiên nhiên, mà còn cho thấy những đoá hoa của loài cây ấy đã mang lại vẻ đẹp cho vùng đất

khô cằn, xoá đi cái khắc nghiệt cằn cỗi của môi trường sống. Cây hoa dại ấy cũng giống như những con

người luôn có khả năng vượt lên trên hoàn cảnh để sống và tồn tại, khẳng định bản thân để đóng góp cho

cuộc đời, cống hiến cho xã hội những gì tốt đẹp. Hình tượng cây hoa dại mọc lên và nở những đoá hoa đẹp

giữa vùng sỏi đá khô cằn đã gợi lên những suy ngẫm về mối tương quan giữa sự sống thiên nhiên với môi

trường, con người và hoàn cảnh.

- Có lần nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Sự sống muôn hình thức, mà trong những hình thức nhỏ nhặt lại

thường ẩn chứa một nguồn sống dồi dào”. Vì vậy hình ảnh cây hoa dại… là biểu tượng của sự sống, hiện

thân cho sự sống – sự sống của thiên nhiên, sự sống của con người. Hình tượng thiên nhiên đặc biệt ấy, sẽ

Page 9: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 -

đánh thức và khơi dậy một niềm tin mãnh liệt vào sự sống: “Còn da lông mọc còn chồi nảy cây” niềm tin

“sự sống chẳng bao giờ chán nản”.

- Dù môi trường sống là vủng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên để khẳng định sự sống của mình,

đồng thời mang đến cho đời những đoá hoa thật đẹp. Thiên nhiên còn vậy huống chi con người! Vì vậy hình

tượng thiên nhiên ấy, cũng gieo vào tâm trí mỗi người niềm tin vào chính bản thân, vào khả năng của mình,

thôi thúc mỗi người vượt lên và chiến thắng hoàn cảnh. Loài hoa dại ấy, giúp mỗi người nhận thấy rằng sự

sống bao giờ cũng là điều đáng quý, thiêng liêng và phải sống ngay cả khi cuộc đời tưởng chừng không thể

chịu đựng được nữa. Tất nhiên, cũng giống như cây hoa dại biết dâng hiến cho cuộc đời những đoá hoa thật

đẹp, con người không thể chỉ biết sống, biết vươn lên và tồn tại mà cũng phải biết đóng góp cho cuộc đời

những đoá hoa, sự sống, những giá trị tiến bộ có ý nghĩa. Vượt lên trên hoàn cảnh sống khắc nghiệt vừa là

vì sự tồn tại của bản thân nhưng cũng phải là vì người khác, vì những người thân yêu và vì toàn xã hội.

Kết bài:

Hiện tượng giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đoá hoa thật đẹp

không chỉ là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà còn ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc về đời sống xã hội, về

cuộc sống con người. Cái đẹp của cuộc đời và nghệ thuật vẫn nảy sinh ngay trên những gì cằn cỗi nhất, bởi

vì “sự sống chẳng bao giờ chán nản”…

Câu 2: Suy nghĩ của anh, chị về vấn đề: Vào đại học có phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp

hay không?

Hƣớng dẫn làm bài:

Mở bài:

Khát vọng của tuổi trẻ là có cơ hội được học tập và phát triển, có cơ hội để lập nghiệp, lập thân, nên ước mơ

vào đại học là ước mơ chính đáng, tha thiết và cao đẹp của nhiều người. Nhưng liệu vào đại học có phải là

con đường duy nhất để tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp?

Thân bài:

Từ xưa đến nay, Việt Nam vẫn là một đất nước có tuyền thống trọng khoa cử, truyền thống tôn sư trọng đạo,

coi trọng người có thực học, thực tài. Những người có học vị cử nhân trở lên thường có cơ hội thuận lợi

trong nghề nghiệp, dễ thành đạt trong cuộc đời, thường có cuộc sống sung túc hơn cả về vật chất lẫn tinh

thần. Vì vậy, cho con học đại học là ước mong tha thiết của nhiều người làm cha, làm mẹ. Ước mơ tốt

nghiệp đại học để sau này có một cuộc sống tốt hơn, vẫn là ước mơ chính đáng và cao đẹp của tuổi trẻ.

Dù vậy vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân và lập nghiệp của tuổi trẻ. Các nhà văn

như Tô Hoài, Nam Cao, M.Gorki… đều chưa qua giảng đường đại học nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi

tiếng thế giới. Đối với những nhà văn ấy, cuộc sống chính là trường đại học chân chính của những thiên tài.

Vào năm 20 tuổi, Bill Gates đã bỏ dở việc học, từ giã giảng đường đại học Harvard, bắt tay vào viết những

dòng mã lệnh cho hệ điều hành đầu tiên trên máy tính. Dù không học hết đại học, Bill Gate vẫn trở thành

người đồng sáng lập, chủ tịch tập đoàn và kiến trúc sư trưởng của tập đoàn Microsoft nổi tiếng, đồng thời là

người giàu nhất nhì thế giới. Như vậy trong thực tế có nhiều người không qua trường đại học hoặc rời bỏ

trường đại học nhưng vẫn là người thành đạt trong cuộc sống.

Đối với người xưa, để lập thân, lập nghiệp, người ta chủ yếu dựa vào việc lập công hoặc thi cử. Đối với thế

hệ trẻ hiện nay, vẫn có thể lập nghiệp bằng những con đường truyền thống của các thế hệ cha anh. Nhưng

bên cạnh đó, con đường lập thân lập nghiệp của thế hệ trẻ hiện nay còn rộng mở với nhiều khả năng. Trong

đó học nghề cũng là một cách thức có nhiều ưu thế. Để khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” rất phổ

biến hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chú trọng đào tạo và phát triển nghề cho thế hệ trẻ. Tuy vậy,

để có một nghề nghiệp vững chắc, ổn định, để sau này có thể sống với nghề nghiệp của mình, vẫn cần có sự

nỗ lực của cá nhân mỗi người, trong đó việc chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản

Page 10: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10 -

thân, phù hợp với nhu cầu và điều kiện xã hội là điều vô cùng quan trọng. Nếu chỉ chọn những nghề thời

thượng, hay chạy theo thị hiếu, người ta khó có thể có được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân và có

thu nhập tốt. Khi đã chọn lựa được nghề nghiệp phù hợp cũng cần đầu tư công sức, thời gian tiền bạc… để

có được một trình độ nghề nghiệp thực sự nhuần nhuyễn, vững vàng. Chỉ khi tay nghề của người tham gia

học nghề trở nên vững vàng, có trình độ nghề cao, thì nghề nghiệp mới có thể vững chắc, mới phục vụ tốt

cho đời sống bản thân và xã hội. Những lời đúc kết của cha ông như: “Một nghề cho chín còn hơn chín

nghề” hoặc “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” đều có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng với việc học nghề của thế

hệ trẻ.

Dù vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân lập nghiệp, nhưng trong điều kiện xã hội hiện

nay, cũng như trong xu thế phát triển của tương lai, vào đại học vẫn là con đường tốt nhất. Trong thực tế, rất

nhiều người sau khi đã học nghề và có nghề nghiệp ổn định, có tay nghề vững chắc vẫn tiếp tục thực hiện

ước mơ có được tấm bằng đại học bằng cách tham gia học tại chức hàm thụ. Những người sau khi tốt

nghiệp đại học thường có được những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, có cuộc sống thành đạt hạnh phúc hơn,

có nhiều cơ hội tiến thân và khẳng định mình hơn, mặt khác trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão,

thời đại và công nghệ thông tin và xã hội tri thức thì việc nâng cao trình độ và nguồn nhân lực của người lao

động không chỉ cần thiết mà còn là xu thế tất yếu. Vì vậy, ước mơ có được tấm bằng đại học vẫn là ước mơ

chính đáng của thế hệ trẻ.

Kết bài:

Có thể nói, học đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân lập nghiệp, nhưng vẫn là con đường

tốt nhất. Việc tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết để mỗi người đều có cơ hội được học tập, có khả năng

phấn đấu giành được cho mình tấm bằng đại học vẫn là điều cần thiết và có ý nghĩa.

Câu 3 (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

ĐÁP ÁN:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không

mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:

− Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25)

− Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. (0,75)

− Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình

cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh... cho con người. (1,0)

− Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. (0,5)

− Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. (0,5)

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Câu 4 (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) phát biểu ý kiến về tầm quan trọng của môi trường tự

nhiên đối với cuộc sống con người.

ĐÁP ÁN:

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống; kết cấu chặt chẽ, diễn

đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải thiết thực,

hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau:

Page 11: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 11 -

– Nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25)

– Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như nước, không khí, đất,... (0,5)

– Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. (1,0)

– Hiện nay, môi trường đã và đang bị phá huỷ, ô nhiễm ở nhiều nơi, tác động xấu đến đời sống cộng đồng;

có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhận thức và hành động sai trái của con người. (0,75)

– Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. (0,5)

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Câu 5 (3,0 điểm)

Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần

trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

ĐÁP ÁN:

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm;nó

xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.

- Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô trách nhiệm và

hậu quả khôn lường của nó.

2. Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con ngƣời (2,0 điểm)

- Tinh thần trách nhiệm (1,0 điểm)

+ Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó được biểu

hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và

cá nhân với bản thân mình.

+ Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng

hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã

hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Thói vô trách nhiệm (1,0 điểm)

+ Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm

tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do

nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy

đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.

+ Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây

tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng

cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống.

- Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã

hội.

PHẦN IV: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC:

Các vấn đề có ý nghĩa được đưa ra trong tác phẩm văn học được đưa ra từ hai nguồn chính:

- Từ các tác phẩm văn học đã được học trong chương trình.

- Từ các mẩu truyện nhỏ hoặc những văn bản ngắn gọn học sinh có thể chưa được học nhưng tương đối dễ

tiếp nhận.

Ví dụ:

Page 12: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 12 -

Đề bài 1:

Bài học đạo lí mà anh (chị) rút ra cho bản thân từ nhân vật. Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của

Nguyễn Tuân.(SBT CB12/1 tr.6)

Đề bài 2:

Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện sau:

Hoa hồng tặng mẹ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba

trăm ki lô mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao

lại khóc.

- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - Nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu

trong khi giá hoa hồng đến hai đô la.

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ

xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và

nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm

đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa".

(Theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, 2006)

II. CÁCH LÀM DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC:

Để làm tốt dạng bài này, học sinh trước hết phải đọc kĩ văn bản, xác định đúng vấn đề nghị luận, từ đó vận

dụng kiến thức và sự hiểu biết về đời sống xã hội, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm của chinh bản thân

để làm bài. Bài viết có thể được lập với hai phần lớn:

- Nêu và phân tích ngắn gọn vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.

- Phát biểu nhứng suy nghĩ và tình cảm của mình về vấn đề đó nhân đọc tác phẩm.

Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần thực hiện tốt 4 bước sau đây:

A. Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết

B. Bước 2: Lập dàn ý cho bài viết:

MỞ BÀI:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc.

THÂN BÀI:

- Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học, phần này người viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn

bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Cần nhớ, tác phẩm

văn học chỉ là cái cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu

vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.

- Từ vấn đề được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân

mình về vấn đề ấy. Học sinh nên tham khảo lại cách thức làm bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về

một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.

Page 13: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 13 -

KẾT BÀI:

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

- Từ vấn đề được bàn luận rút ra bài học cho bản thân.

C. Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã lập

D. Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:

- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn.

III. MỘT SỐ ĐỀ BÀI VÀ HƢỚNG DẪN LÀM BÀI:

Câu 1 (3 điểm): Hướng dẫn cho ví dụ số 2 ở trên:

"Hoa hồng tặng mẹ" là một truyện cực ngắn, chỉ có hai nhân vật, cũng có tình huống cảm động. Ta không

phân tích cái hay về nghệ thuật của truyện mà ta chỉ nói lên suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện.

Chuyện nói về lòng hiếu thảo của con đối với mẹ, và sự quan tâm giúp đỡ người.

Đứa con đi làm ăn xa nhớ ngày sinh nhật mẹ, đến tiệm bán hoa mua một bó hoa đẹp, gửi bưu điện về tặng

mẹ. Đứa con có lòng hiếu thảo mới hành động như thế.

Cô bé cũng đến tiệm bán hoa để mua một bông hồng, chỉ một bông hồng thôi để tặng mẹ. Thật hiếu thảo.

Mỗi bông hồng giá hai đô la thế mà cô bé chỉ có bảy mươi lăm xu. Làm sao mua được hoa tặng mẹ? Cô bé

khóc. Nếu gặp kẻ dửng dưng, lòng băng giá thì sẽ bỏ qua, chẳng chút động lòng, chẳng mảy may chú ý tới.

Nhân vật "anh" đã "mỉm cười", đã ân cần hỏi cô bé", nhẹ nhàng nói với tất cả tình yêu thương: "Đến đây,

chú sẽ mua cho cháu". Sau đó lại cho cô bé đi nhờ xe. Anh tốt bụng quá, đã đưa cô bé về tận "nhà mẹ cháu".

"Nhà mẹ" cô bé là một nấm mộ vừa mới đắp, nằm giữa nghĩa trang. Chắc là anh đã khóc. Và chúng ta xúc

động đến nghẹn ngào trước tình thương mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé khi nhìn thấy cô bé ân cần đặt nhánh

hoa hồng lên mộ mẹ.

Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật

đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe vượt chặng đường xa ba trăm ki lô mét về nhà mẹ và trao tận tay mẹ bó hoa

hồng. Chắc là anh vô cùng sung sướng. Chắc là mẹ anh vô cùng sung sướn; đôi mắt già đẫm lệ trước tấm

lòng hiếu thảo của người con.

Hiện nay, trong xã hội không hiếm những kẻ bất hiếu, vô ơn bạc nghĩa với bố mẹ, không thiếu những kẻ

sống lạnh nhạt, dửng dưng với đồng loại. Câu chuyện "Hoa hồng tặng mẹ" có giá trị hơn nhiều lần những

bài luân lí nói về lòng nhân hậu, tình người, tình mẫu tử. Sức mạnh của văn chương nghệ thuật thật cực kì

sâu xa.

Câu 2: Mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đối với mỗi con người trong bài thơ Vội Vàng của Xuân

Diệu

Nhân loại đã hơn một lần thừa nhận và khẳng định quyền mưu cầu hạnh phúc của con người: “Con người

sinh ra ai cũng có quyền “mưu cầu hạnh phúc” (“Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của nước Mỹ

1771, “Tuyên ngôn Độc lập” của HồChí Minh 1945…)”. Điều đó khẳng định sự hưởng thụ là một nhu cầu

chính đáng của con người. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng sống rất Vội vàng (Tên một bài thơ của thi nhân): Vội

vàng tận hưởng hoa thơm, trái ngọt của cuộc đời. Nhưng cuộc sống lẽnào chỉ“nhận riêng mình” (Tố Hữu)

mãi? Vậy, ta cần hiểu thế nào về mối quan hệ giữa hưởng thụ và cống hiến trong cuộc sống?

Hiểu một cách đơn giản nhất, hưởng thụ tức là đón nhận, là nhận về. Đón nhận, nhận về những điều tốt đẹp

mà mình mong muốn khao khát. Mỗi người có một cách hưởng thụ khác nhau song bản chất đều là cho

phép mình thỏa mãn nhu cầu, sở thích cá nhân. Ăn một món ăn ngon, đọc một cuốn sách hay chơi trò chơi

mình thích… Làm những việc ấy trong sự vui thích, thoải mái, trong tâm trạng, ý thức được cái ngon của

món ăn, cái hay của cuốn sách, sự thú vị của trò chơi. Ấy là hưởng thụ. Hay khi bạn đón nhận tình cảm yêu

Page 14: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 14 -

thương, sự quan tâm của cha mẹ, bạn bè… Bạn hiểu sự tốt đẹp của tình cảm và đón nhận nó như một điều

tất nhiên. Ấy cũng là hưởng thụ.

Ngược lại với hưởng thụ là cống hiến. Cống hiến là dâng tặng, là cho đi, cũng có thể hiểu là hy sinh thời

gian, công sức, tình cảm của bản thân cho người khác hay cho tập thể, cho công việc. Có những con người

đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh

Khai… đặc biệt là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Có những con người đã lao động không biết mệt mỏi để

tạo ra những thành quả mới trong công việc. Có thể kể đến bác sĩ Tôn Thất Tùng đối với ngành y,

anh hùng Lương Định Của trong ngành nông nghiệp… Tất cả những con người vĩ đại ấy đã cống hiến

không biết mệt mỏi cho cuộc đời chung của đồng bào, của Tổ quốc.

Nhắc đến cống hiến, ta cũng cần nhắc đến nhiều con người không tên khác. Họ là những liệt sĩ không tiếc

tuổi xanh dâng hiến cuộc đời cho Tổ quốc. Họ là những người nông dân tảo tần sớm hôm cho ta hạt gạo. Họ

là những người mẹ phúc hậu, đầy yêu thương trìu mến cho ta dòng sữa, tặng ta cuộc đời…

Cuộc sống này được dựng xây bởi quá nhiều những hi sinh và cống hiến.

Có phải vậy mà nó đẹp đẽ đến vô cùng. Nhà thơXuân Diệu trong bài thơ Vội vàng đã say mê, ca ngợi cuộc

sống trăm hương nghìn sắc:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Thiên nhiên rạo rực, tươi tắn biết mấy! Ong bướm, lá hoa, chim

muông… nhất là mọi vật đang độviên mãn, giàu sức sống nhất “tuần tháng mật” “khúc tình si” “cành tơ”…

đểcuộc sống mỗi ngày trôi qua là một ngày vui, ngày hạnh phúc. Nhà thơkết luận vềvẻ đẹp của cuộc đời

trong một từ“ngon” đầy đam mê khao khát.

Say mê sự sống nhưng nhận ra một quy luật khắc nghiệt của tạo hóa “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”

nên thi nhân chỉsung sướng “một nửa”. Nửa còn lại, Xuân Diệu Vội vàng gấp gáp trong nhịp sống, trong

đón nhận, tận hưởng cuộc đời.

Nhà thơ cất tiếng giục giã “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”.

“Mau đi thôi” là mau hòa mình vào cuộc đời, mau tận hưởng cuộc sống trong những năm tháng còn trẻ trai

“chưa ngảchiều hôm”. Thi nhân cuồng nhiệt, mê say trong khát vọng tận hưởng:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Người thanh niên ấy sôi nổi, bồng bột và có phần tham lam quá! Thi nhân điệp đi điệp lại “Ta muốn” để bày

tỏ khát vọng chiếm lĩnh cuộc đời. Mà lại là cuộc đời ở những phần đẹp đẽ, rạo rực, xuân sắc, xuân tình nhất:

“Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn” “mây đưa, gió lượn” “cánh bướm” “tình yêu”… Những động từcó sức

biểu cảm mạnh “ôm” “say” “riết” “thâu” có tác dụng đặc biệt trong việc diễn tả khát vọng chiếm lĩnh trọn

vẹn cái đẹp của nhân gian.

Page 15: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 15 -

Bồng bột, say mê như vậy để làm gì? Tuổi trẻ đối với Xuân Diệu luôn có sự nhạy cảm đặc biệt với sự sống

và cái đẹp. Thâu nhận đất chờ để“chếnh choáng cơn say” “đã đầy ánh sáng” “no nê thanh sắc của thời tươi”.

Tức là để thỏa mãn nhu cầu, khát vọng về sự sống, tuổi trẻ, tình yêu. Những khát vọng cháy bỏng, rạo rực

tưởng như vô bờ được nhấn mạnh bằng điệp từ

“cho... cho…” đầy vồ vập, sôi nổi. Không làm nén nổi lòng mình, Xuân Diệu thốt lên cuồng nhiệt: “Hỡi

xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Ẩn dụtrong từ“cắn” chỉlà một cách nói để thể hiện khát vọng chiếm

lĩnh. Nhưng bằng động từ này thi nhân đã bộc lộ hoàn toàn sự “tham lam” trong đón nhận, hưởng thụ cuộc

sống.

Có thể vì sự mãnh liệt khác thường trong khao khát của Xuân Diệu mà có một số người cho rằng Vội vàng

chủ trương lối sống gấp, sống hưởng lạc.

Thực ra nhận định như vậy rất phiến diện, một chiều. Thái độ vội vàng của thi nhân không hề có nguồn gốc

từ sự ích kỷ, hẹp hòi cá nhân. Vội vàng bởi nhà thơ biết rất rõ sự sống là bất tận, vĩnh cửu. Còn đời người

hữu hạn, ngắn ngủi: “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Thi nhân thấm thía từng giây, từng phút trôi

qua trong mất mát, chia xa giữa đời người và trời đất:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Vậy nguồn gốc sâu xa trong lối sống “vội vàng” của Xuân Diệu là do đâu? Nhà thơ buồn rầu tâm sự:

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Nếu vì muốn hưởng lạc mà sống gấp thì con người ấy vội vàng tham lam từbản chất, đâu phải chờ đến khi

cuộc đời sắp hết mới khát khao? Nhưng ở đây, nhà thơ là người biết “tiếc” thời khắc quý giá của cuộc đời.

Ông hiểu rằng chỉcó những năm tháng tuổi thanh xuân mới có được những say mê nhiệt thành ấy. Tuổi già

ập đến, non nước vẫn còn nhưng lòng người đâu còn son trẻ đểyêu thương? Biết “tiếc” đất trời là biết trân

trọng vẻ đẹp của non sông. cảm xúc ấy, tình cảm ấy chỉcó ởnhững tâm hồn đẹp biết cảm

nhận, biết yêu cái đẹp mà thôi. Vậy thì ta cần hiểu sựvội vàng trong Vội vàng của Xuân Diệu là lòng yêu

đời, yêu sống. Là sựkhao khát hòa nhập với cuộc đời.

Hòa nhập với cuộc đời, sống giữa cuộc đời chung đểhút nhụythơm ăn mật ngọt, đểhưởng thụ, đón nhận.

Nhưng cũng còn là đểbay đi tìm mật, đểxây tổ ấm, đểcống hiến cho xã hội.

Hưởng thụ và cống hiến, tuy đối lập nhau song lại thống nhất trong cách thức, lối sống của một con người.

Thực ra có cống hiến mới có hưởng thụ. Tại sao? Bởi bạn muốn có cơm ăn bạn phải gieo trồng, cày cấy.

Bạn muốn được yêu thương bạn phải thương yêu người khác trước: “Cho yêu thương đểnhận thương yêu”.

Và như nhà thơ Tố Hữu từng khẳng định: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Còn dân gian thì nhắc

nhở:

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Làm sai điều này, tức là không cống hiến nhưng cứ hưởng thụ thì sẽ phải trả giá rất đắt. Đó là trường hợp

những bạn đọc không học bài nhưng muốn được điểm cao nên quay cóp, gian lận… Có thể họ sẽ ung dung

đón nhận điểm cao. Nhưng sau đó, dù sớm hay muộn họ sẽ bị phát giác, kỷ luật. Hậu quả lớn nhất họ phải

chịu là rỗng kiến thức, trở thành kẻ bất tài. Hay những kẻ muốn giàu nhanh nhưng lười biếng, bất chấp thủ

đoạn buôn lậu, ma túy. Vinh hoa, nhung lụa chưa được bao lâu đã phải nhanh chóng vào nhà đá, chịu sự

nguyền rủa của xã hội…

Nhưng chỉcống hiến mà không hưởng thụ thì có tốt không? Thưa rằng: không?

Khi đã bỏ ra công sức, trí lực, tình cảm để cống hiến cho một điều gì, bạn có quyền hưởng thụ xứng đáng

với những gì bạn nỗ lực hy sinh. đó là sự “công bằng”. Một học sinh giỏi thực sự được quyền nhận sự khen

Page 16: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 16 -

thưởng, yêu quý của mọi người vì những cố gắng vượt khó chăm chỉ, tìm tòi sáng tạo. Cũng như vậy, những

triệu phú chân chính cần được vinh danh vì họ đã làm giàu chính đáng – điều mà nhiều kẻ không làm được.

Trong cuộc sống hàng ngày, sau buổi làm vườn mệt mỏi bạn được quyền uống một cốc nước mát; sau bài

học căng thẳng ta có thể đọc một cuốn truyện tranh… Cần nhận về xứng đáng với những gì ta đã cho đi.

Mặt khác, sự hưởng thụ cũng tạo ra động lực để con người cống hiến. Nhận phần thưởng học sinh giỏi, ai

cũng như mình phải cố gắng hơn để đạt kết quả tốt hơn.

Vậy là trong cuộc sống, hưởng thụ và cống hiến là hai mặt thống nhất. Cần có sự hài hòa để mỗi con người

được sống trọn vẹn hơn.

(Bài làm của học sinh)

Câu 3: Anh/chị hãy trình bày những suy ngẫm của mình sau khi đọc câu chuyện sau:

NHỮNG DẤU CHẤM CÂU

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu

đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khé, đều đều, không ngữ điệu.

Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả.

Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một thời gian sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích

được hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quyên

mất cách tư duy.

Cứ như vậy, anh ta đến dấu chấm hết.

Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa.

Nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mấy ý

nghĩa như vậy.

Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010)

Bài viết tham khảo:

Cuộc sống là kết nối, vũ trụ bao la, vô tận là sự góp nhặt, là sự tổng hợp từ những điều bé nhỏ nhất. Chính

những lẽ đơn giản ấy làm nên một cuộc sống có ý nghĩa, hay như nhà văn Cleck đã nói, đại ý rằng: Ai trong

chúng ta cũng mong muốn làm những điều lớn lao nhưng không biết rằng cuộc sống làm nên từ những điều

thật nhỏ bé. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết nâng niu, trân trọng và gìn giữ những điều vi mô ấy. Những

dòng văn tự sự trong mạch suy ngẫm, tự nhận thức của câu chuyện "Những dấu chấm câu" đã đem đến cho

tôi thật nhiều xúc cảm, thật nhiều suy nghĩ về cuộc sóng, về những hạt giống tâm hồn bé nhỏ đang ươm lên

trong tâm hồn ta đợi ngày kết trái, đơm hoa.

Câu chuyện "Những dấu chấm câu" gợi cho ta trường suy nghĩ về cuộc đời. Ngay khi đọc tiêu đề câu

chuyện, ta đã không khỏi bất ngờ và đề câu chuyện, ta đã không khỏi bất ngờ và tự hỏi: Tại sao lại là

"những dấu chấm câu"? Nó thì có liên quan gì đến ta? Trong ngôn ngữ, mỗi dấu chấm câu có chức năng

riêng của mình, tuy nhỏ nhưng "thiếu những dấu chấm câu trong bài văn" thì "bài văn của bạn mất ý nghĩa".

Bởi lẽ, những dấu chấm câu có nhiệm vụ chia tách thành phần câu, hay làm rõ, các thành phần phụ chú,

hoặc chỉ đơn giản là biểu hiện ngữ điệu câu. Từ nghĩa tường minh của "những dấu chấm câu" ta có thể nhận

ra rằng chính nhờ những dấu câu mà bài văn rõ ràng, mạch lạc, hợp logich và quan trọng hơn cả dấu chấm

câu chia tách ý nghĩa các câu văn. Thiếu dấu chấm câu cũng đồng nghĩa với việc bài văn mất đi sự mạch lạc

trong bố cục và sự tường minh trong ý nghĩa. Vậy nên chính những dấu câu là nền tảng sự thành công của

một bài văn. Câu chuyện là dòng nhận thức khi con người mất dần từ dấu phẩy, rồi dấu chấm than, chấm

hỏi, tiếp đó là hai chấm, cuối cùng dẫn đến anh ta đi đến dấu chấm hết nghĩa là anh ta mất tất cả. Bởi anh ta

Page 17: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 17 -

đã mất dần đi sự suy nghĩ, sự tư duy của chính bản thân mình. Ý nghĩa câu chuyện chính là đánh mất giá trị

của bản thân.

Từ trong câu chuyện "Những dấu chấm câu" ta đã thấy được quá trình đánh mất chính bản thân mình, đi đến

dấu chấm hết của nhân vật "anh". Ban đầu, anh ta "chẳng may đánh mất dấu phẩy" và trở nên "sợ những câu

phức tạp", "chỉ tìm những câu đơn giản". Cuộc sống của anh không có sự tìm hiểu, suy xét mà chỉ đơn giản

sống một cách bằng phẳng, nhợt nhạt - một lỗi "sống mòn". Rồi anh ta mất dấu chấm than, anh "không cảm

thán , xuýt xoa, không gì làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả". Anh ta thờ ơ với mọi điều

tức là anh ta đã bước một chân vào hố sâu của sự vô cảm và đến khi anh ta đánh mất dấu chấm hỏi, nghĩa là

anh không còn khả năng học hỏi, không còn quan tâm mọi điều. Anh ta đã rơi vào hố sâu của bóng tối, đứng

ngoài cuộc đời - vô cảm, lãnh đạm với tất cả. Một thời gian sau, anh ta "mất dấu hai chấm", đồng nghĩa với

việc không thể liệt kê, giải thích hành vi của mình" và chỉ biết "trích dẫn lời người khác" tức là anh ta chỉ là

cái bóng, chỉ có thể sống trông theo cách nghĩ của người khác, "không được là tôi trọn vẹn". Cuối cùng, anh

mất tất cả. Anh đã không còn là anh, cuộc đời cũng mất ý nghĩa. Những dấu chấm câu tuy chỉ bé nhỏ, đơn

giản nhưng nó cũng chính là điều vĩ mô. Lời nhận xét cuối câu chuyện cũng là lời nhận thức, lời đánh giá

nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc: Mất những dấu chấm câu trong bài viết của mình bạn có thể bị điểm thấp vì

bài văn mất ý nghĩa "nhưng mất dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời của

bạn cũng mất ý nghĩa như vậy". Lời tác phẩm cũng như một lời khuyên nhẹ nhàng "mong bạn giữ gìn,

những dấu chấm câu của mình", mong bạn hãy giữ gìn những điều nhỏ bé làm nên cuộc sống của mình và

đừng bao giờ đánh mất bản thân mình. Từ trong câu chuyện nhân vật anh đã rơi rớt, đã đánh mất dần những

thứ nhỏ bé nhất, những dấu chấm câu ngỡ nhỏ nhoi ấy, nhưng khi mất đi cũng có nghĩa là anh ta đã mất đi

những điều lớn lao, những giá trị của cuộc sống. Bạn có biết vì sao lá cây có màu xanh không? Bởi lá được

cấu tạo từ chất diệp lục - những chất diệp lục ngỡ như nhỏ bé ấy đã làm nên sự sống của lá, mất dần đi chất

diệp lục, lá xanh sẽ thành lá vàng rồi sẽ rơi, sẽ "chết". Bạn có biết để xây một ngôi trường người ta cần

những hạt cát bé nhỏ, những viên gạch, viên đá. Bạn thấy không, tất cả những gì quanh ta đều được cấu

thành từ những điều bé nhỏ. Vậy tại sao trong cuộc sống hiện nay chúng ta lại đánh mất những điều nhỏ bé?

Biểu hiện rõ ràng nhất của sự đánh mất bản thân là khi ta không còn là ta 'bên ngoài một đằng, bên trong

một nẻo", ta sống bằng những thứ của chính mình. Từ một con người giản dị ta có thể ào theo cơn lốc thời

trang, cơn lốc thần tượng, khoác lên mình những vỏ bọc không phù hợp với bản thân mình. Ta không còn ăn

những bát cơm mẹ nấu bên gia đình mà đến với những quán bar, quán cà phê xập xình tiếng nhạc. Chúng ta

mất dần sự liên kết với phần hồn trinh bạch ban đầu và đi đến sự đánh mất bản thân khi ta rơi mất những

điều thật nhỏ bé.

Nguyên nhân của lỗi sống ấy chính là do ngày nay chúng ta sống quá vội - lỗi sống "mì ăn liền". Chính vì

lỗi sống không biết nghĩ đến tương lai giữ gìn giá trị bản thân đã dẫn đến sự đánh mất chính mình. Thế giới

không ngừng thay đổi, bố mẹ lao vào guồng quay bạc tiền, con cái cũng rời xa sự chăm lo gia đình êm ấm,

và chỉ mải mê học hoặc mải mê ăn chơi chạy theo những giá trị vật chất tầm thường bên ngoài.

Một trong nhiều điều đáng lo ngại là lối sống ấy hiện nay đang lan ra rất nhiều, rất nhanh, rất mạnh mẽ, như

một 'khối u" băng hoại nhân cách con người. Dù lối sống đánh mất giá trị con người ấy chỉ tồn tại trong một

nhóm ít giới trẻ những ai dám chắc rằng: "khối u" ấy không di căn? Đất nước ta đang ngày càng phát triển

và những giá trị truyền thống của dân tộc như: "tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong" như phẩm chất, vẻ đẹp

lối sống "lối sống dùng dằng con sông không chảy/sông chảy vào dòng nên Huế rất sâu". Cũng dễ dàng bị

mất đi. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người để tuột khỏi tay mình "những dấu chấm câu" rồi đi đến "dấu chấm

hết" trong đời. Trong truyền thống Á Đông, con người Việt Nam luôn hiền hòa, biết yêu thương con người

và người phụ nữ luôn là những người hiền hòa, biết yêu thương con người hiền lành, nhỏ nhẹ. Nhưng một

câu hỏi lớn đang đặt ra: Nạn bạo hành trong xã hội của lớp trẻ ngày nay liệu có phải là sự mất dần bản thân?

Page 18: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 18 -

ngay trong văn hóa ứng xử đi đường - văn hóa giao thông tôi cũng đã thấy người ta dần mất đi chính bản

thân mình, người ta chen lẫn xô đẩy nhau. Đâu rồi những con người hiền hậu? trong tiếng còi xe, tôi cũng

nghe thấy lời de dọa: tránh ra không tôi sẽ cho anh biết tay! Những clip học sinh đánh nhau, lột áo, lăng mạ

nhau được phát tán rộng rãi trên mạng chứng tỏ giới trẻ đang thiếu trầm trọng văn hóa ứng xử, ký năng

sống cũng như cách tháo gỡ mâu thuẫn.

"Những dấu chấm câu" cấu thành nên những cuộc đời đang dần bị ta đánh mất nhưng trong tôi vẫn ánh lên

những niềm tin về con người Việt - nhân cách Việt. Những làng nghề được xây dựng để bảo vệ, gìn giữ, và

ai trong chúng ta cũng biết đến vẻ đẹp nhân cách Việt tỏa sáng cùng trí thức hoa hậu Nguyễn Thị Huyền,

Mai Phương Thúy...

Cuộc sống bộn bề kia, cuộc sống công nghiệp đang giành lấy, cướp đi nhiều thứ nhưng ta phải biết gìn giữ,

nâng niu, coi trọng những điều bé nhỏ nhất, "yêu cái cây trồng ở trước nhà yêu con đường đổ ra phố nhỏ" và

hơn hết là yêu chính bản thân mình như lẽ sống mà nhân vật "Trương Ba" trong tác phẩm "Hồn Trương Ba -

Da Hàng Thịt" (Lưu Quang Vũ) đã gửi gắm: "không thể sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được,

tôi muốn đưa được là tôi trọn vẹn".

Ta hãy yêu hơn chính mình, yêu hình hài, dáng vóc cái tên mà cha mẹ đã cho ta để ta sống là chính mình.

"Một ngày là quá ngắn ngủi so với đời người. Nhưng đời người lại được làm nên từ những ngày thật ngắn

ngủi ấy". Từ cách sống trân trọng những gì nhỏ nhất, chúng ta sẽ làm nên thành công lớn của mình. Bởi bản

chất của thành công chính là sự nâng niu, gìn giữ những giá trị sống bé nhỏ của cuộc đời.

Thông điệp trao gửi từ câu chuyện "những dấu chấm câu" cũng đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống

vội vàng không ai coi trọng giá tri bản thân bởi hạnh phúc của một cuộc đời không phải là ở những trang

phục thời thượng bạn khoác lên hay phong cách sống bạn theo đuổi mà là ở việc, ở lẽ sống là chính mình.

(Bài làm của Nguyễn Đào Phƣơng Thúy - học sinh lớp 12 Chuyên Văn trƣờng PTTH Chuyên Quốc

Học Huế)

Giáo viên: Phạm Hữu Cƣờng

Nguồn : Hocmai.vn

Page 19: Ngu Van - Li Xi Khai Test

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 -

5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN

Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng.

Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực.

Học mọi lúc, mọi nơi.

Tiết kiệm thời gian đi lại.

Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm.

4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN

Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất.

Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam.

Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên.

Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN

Là các khoá học trang bị toàn

bộ kiến thức cơ bản theo

chương trình sách giáo khoa

(lớp 10, 11, 12). Tập trung

vào một số kiến thức trọng

tâm của kì thi THPT quốc gia.

Là các khóa học trang bị toàn

diện kiến thức theo cấu trúc của

kì thi THPT quốc gia. Phù hợp

với học sinh cần ôn luyện bài

bản.

Là các khóa học tập trung vào

rèn phương pháp, luyện kỹ

năng trước kì thi THPT quốc

gia cho các học sinh đã trải

qua quá trình ôn luyện tổng

thể.

Là nhóm các khóa học tổng

ôn nhằm tối ưu điểm số dựa

trên học lực tại thời điểm

trước kì thi THPT quốc gia

1, 2 tháng.