Ngành Quốc tế Địa chất

186
1 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SSNG (Earth and Life Sciences) 1. Mã môn hc: GEO1050 2. Stín ch: 3 tín ch- Stiết lý thuyết: 42 tiết - Stiết thc hành: 3 tiết - Stiết thc: 0 tiết 3. Môn hc tiên quyết: không 4. Ngôn ngging dy: Tiếng Vit 5. Ging viên: - Ging viên 1: PGS.TS. Phm Quang Tun và các Ging viên của khoa Địa lý - Ging viên 2: Các cán bthích hp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh hc. 6. Mc tiêu môn hc: 6.1. Kiến thc: Nhvà hiểu được các nội dung cơ bản nht vTrái đất trong không gian, các chuyển động của Trái đất và hquca nó; Nhvà hiểu được đặc điểm chính ca các quyn (thch quyn, khí quyn, thy quyn, thquyn, sinh quyn); Nhvà hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhvà hiểu được các đới tnhiên và nhng quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhvà hiểu được lch shình thành ssng, sxut hiện con người và vai trò của Trái đất đối vi ssng của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng ca các hoạt động này tới môi trường; Nhvà hiểu được thc trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhn thức được trách nhim của con người trước thiên nhiên và các gii pháp bo v, nâng cao chất lượng môi trường sng. 6.2. Knăng và thái độ cá nhân, nghnghip Phát trin knăng cộng tác, làm vic nhóm; Trau di, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; Rèn knăng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Transcript of Ngành Quốc tế Địa chất

Page 1: Ngành Quốc tế Địa chất

1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG

(Earth and Life Sciences)

1. Mã môn học: GEO1050

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Số tiết lý thuyết: 42 tiết

- Số tiết thực hành: 3 tiết

- Số tiết tự học: 0 tiết

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý

- Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và

Hải dương học, Môi trường, Sinh học.

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các

chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó;

Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy

quyển, thổ quyển, sinh quyển);

Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;

Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;

Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò

của Trái đất đối với sự sống của con người;

Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các

hoạt động này tới môi trường;

Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được

trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao

chất lượng môi trường sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Page 2: Ngành Quốc tế Địa chất

2

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt

động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định

hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử

dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ

thể về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội

hiểu được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh

nói chung và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để

hiểu hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự

nhiên;

Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn

nhận, đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác

nhau;

Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng

môi trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương

tiện thông tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các

định hướng khắc phục, ứng phó.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ

năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

- Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với

bài giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;

7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương

ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ

Page 3: Ngành Quốc tế Địa chất

3

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ

Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%)

- Hình thức: thi viết (90 phút)

- Tiêu chí:

Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ

Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ

Tổng: 10đ

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Cơ sở Địa lý tự nhiên,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Giáo trình Khoa học Trái đất, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 2009.

- Nguyễn Như Hiền, Sinh học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm

những đặc điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch

sử hình thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến

Trái đất, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh

hội những kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc

điểm của các quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và

sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là

sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử

hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi

trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và

các giải pháp ứng phó, thích ứng.

10. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu

1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

1.1 Trái Đất trong không gian;

1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh;

1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng;

Page 4: Ngành Quốc tế Địa chất

4

1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt

Trời và những hệ quả địa lý của chúng;

1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất;

1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.

2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết)

2.1 Khái niệm chung về thạch quyển

2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất;

2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất;

2.4 Tinh thể và khoáng vật

2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và

biến chất);

2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động

đất; núi lửa);

2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa)

2.8 Địa hình bề mặt Trái đất

2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất;

2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình

2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình

2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan

2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất

2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

3. Khí quyển (3 tiết)

3.1 Cấu tạo của khí quyển

3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển

3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu

3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa

3.6 Nước trong khí quyển

3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết)

4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy

4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất

4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước

4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất

4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy

4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)

Page 5: Ngành Quốc tế Địa chất

5

4.7. Đại dương và Biển cả

5. Thổ quyển (3 tiết)

5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất;

5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất;

5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

6. Sinh quyển (3 tiết)

6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển;

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất;

6.3. Các đới sinh vật;

6.4. Các khu sinh học trên Trái đất

7. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết)

7.1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý;

7.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng;

7.3. Quy luật địa đới;

7.4. Quy luật phi địa đới;

7.5. Tính nhịp điệu;

7.6. Các đới tự nhiên trên Trái đất;

8. Trái đất và Con người (5 tiết)

8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống

8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người

8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người

9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết)

9.1. Tác động của con người tới Trái đất

9.2. Khái niệm chung về môi trường

9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu

trong lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con

người đối với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng

phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường

9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

Page 6: Ngành Quốc tế Địa chất

6

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

1. Mã môn học: MAT1090

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

+ Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

+ Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

+ Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

+ Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu

và nắm bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban

đầu về không gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc

tơ. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các

khái niệm ban đầu về ánh xạ tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các

đường bậc hai, làm quen với các mặt bậc hai cơ bản.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số

phức, ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết

các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 1-

Đại số và Hình học giải tích, NXB Giáo dục, 2001.

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải

tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập

hợp và ánh xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm,

vành, trường; trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về

nghiệm của đa thức, từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức

Page 7: Ngành Quốc tế Địa chất

7

thành tích các nhân tử, một phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn

giản. Trong phần ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức

có liên quan được trình bày trên ngôn ngữ hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn

thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái niệm trên và phương pháp thực hành giải hệ

phương trình đại số tuyến tính, một nội dung thường gặp trong tất cả các lĩnh vực khoa

học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới những vấn đề cơ bản của không gian

véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những tổng quát hóa lên trường hợp

nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ trong không gian mà sinh

viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất quan trọng của ánh xạ

tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn chiều, phép biến đổi

trực giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về hình học giải tích

cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc hai, các dấu

hiệu nhận dạng từng loại.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT)

1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp.

1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ.

1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức.

1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử.

1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực.

1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản.

Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính

(8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận.

2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức.

2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận.

2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý

Kronecker-Capelli. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss.

Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính.

3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi

tọa độ khi chuyển cơ sở.

3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn.

Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính.

4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính.

4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính.

Page 8: Ngành Quốc tế Địa chất

8

4.4. Dạng toàn phương.

Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT)

5.1. Đường thẳng và mặt phẳng.

5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết

đường bậc hai.

5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản.

5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

Page 9: Ngành Quốc tế Địa chất

9

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

GIẢI TÍCH 1

1. Mã môn học: MAT1091

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi

phân và phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ

bản về hàm một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm

một biến. Biết các ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính

diện tích, thể tích, giải quyết các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 2,

Phép tính giải tích một biến số, NXB Giáo dục, 2001.

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép

tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2005.

- James Stewart., Calculus:Early Transcendentals, Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June, 2007.

Page 10: Ngành Quốc tế Địa chất

10

9. Tóm tắt nội dung môn:

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng

dụng để tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh,

quy tắc tìm giới hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên

hàm và tính tích phân xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về

chuỗi số, chuỗi số dương, chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

1.1. Tập hợp.

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

1.4. Hàm số hợp.

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược.

Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài

tập)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

2.2. Giới hạn một phía.

2.3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

2.4. Sự liên tục của hàm một biến.

2.5. Điểm gián đoạn.

2.6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài

tập)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

3.2. Đạo hàm một phía.

3.3. Đạo hàm cấp cao.

3.4. Các định lý về giá trị trung bình.

3.5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

3.6. Quy tắc Lôpitan.

Page 11: Ngành Quốc tế Địa chất

11

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài

tập)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

4.3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

4.5. Tích phân suy rộng.

4.6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

5.1. Chuỗi số.

5.2. Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

5.3. Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

5.4. Khái niệm chuỗi hàm.

5.5. Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

Page 12: Ngành Quốc tế Địa chất

12

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

GIẢI TÍCH 2

1. Mã môn học: MAT1192

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi

phân của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất

phép tích phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp

giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ

bản về hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo

hướng ngành học của mình.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 3-

Phép tính giải tích nhiều biến số, NXB Giáo dục, 2008.

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm-

Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB ĐHQG Hà

Nội, 2005.

- James Stewart, Calculus:Early Transcendentals, Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June, 2007.

Page 13: Ngành Quốc tế Địa chất

13

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như

giới hạn, tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về

tích phân bội cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích,

trọng tâm, khối lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt.

Đưa ra các công thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp

giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

1.1. Các khái niệm cơ bản.

1.2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến.

1.3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao.

1.4. Vi phân toàn phần.

1.5. Đạo hàm theo hướng.

1.6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn.

1.7. Cực trị của hàm nhiều biến.

1.8. Ứng dụng của phép tính vi phân.

Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Tích phân hai lớp.

2.2. Cách tính tích phân hai lớp.

2.3. Tích phân ba lớp.

2.4. Cách tính tích phân ba lớp.

2.5. Ứng dụng tích phân bội.

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Tích phân đường loại một.

3.2. Tích phân đường loại hai.

3.3. Tích phân mặt loại một.

3.4. Tích phân mặt loại hai.

3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt.

Page 14: Ngành Quốc tế Địa chất

14

Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Phương trình vi phân cấp I.

4.3. Phương trình vi phân cấp II.

Page 15: Ngành Quốc tế Địa chất

15

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

XÁC XUẤT THỐNG KÊ

1. Mã môn học: MAT1101

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Hoàng Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Tạ Công Sơn, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Về kiến thức

Sinh viên nắm được:

- Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

-Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và

một số phân bố thường gặp trong thực tế.

-Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

-Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các

ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống.

Về kĩ năng

- Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc

chuyên - ngành học của mình.

- Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel,

Minitab, R, S-plus,...)

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

Page 16: Ngành Quốc tế Địa chất

16

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

[1] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất

bản Giáo dục, 2009.

[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[3] Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[4] Đặng Hùng Thắng, Bài tập thống kê, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[5] Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

2008

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác

suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất

của biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó,

các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế.

Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải

quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết,

bài toán tương quan và hồi quy.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

Page 17: Ngành Quốc tế Địa chất

17

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc,

liên tục) độc lập, cùng phân bố.

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

Page 18: Ngành Quốc tế Địa chất

18

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp 2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến

tính đơn.

Bài tập

Page 19: Ngành Quốc tế Địa chất

19

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ - NHIỆT

1. Mã môn học: PHY1100

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên:

Họ và tên giảng viên Học hàm - Học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Huy Sinh GS. TS. Khoa Vật lý

2 Bạch Thành Công GS.TS. Khoa Vật lý

3 Tạ Đình Cảnh PGS. TS. Khoa Vật lý

4 Lê Thị Thanh Bình PGS. TS. Khoa Vật lý

5 Lê Văn Vũ PGS. TS. Khoa Vật lý

6 Ngô Thu Hương PGS. TS. Khoa Vật lý

7 Ngạc An Bang TS. Khoa Vật lý

8 Đỗ Thị Kim Anh TS. Khoa Vật lý

9 Phạm Nguyên Hải TS. Khoa Vật lý

10 Nguyễn Anh Tuấn TS. Khoa Vật lý

11 Nguyễn Việt Tuyên TS. Khoa Vật lý

12 Nguyễn Ngọc Đỉnh ThS. Khoa Vật lý

6. Mục tiêu môn học

Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng

trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho

sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá

nhân, nghề nghiệp; hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng

kiến thức vào thực tiễn.

Page 20: Ngành Quốc tế Địa chất

20

3.1 Kiến thức:

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động

lực học.

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên

nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn.

Hiểu được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng,

mô men động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học

và tự nhiên. Hiểu và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc

trưng của sóng. Hiểu được thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ

học cổ điển.

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của

nhiệt động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác

và những biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật

liệu, sự dẫn nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu

suất của các động cơ nhiệt, máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và

nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

công nghệ.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên

cứu/ cử nhân,kỹ sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học

trong thực tế đời sống.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như:

trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và

sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những

vấn đề của của nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc

đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

3.3 Kỹ năng và thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận

trên lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng

và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao

tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ

năng thuyết trình).

Page 21: Ngành Quốc tế Địa chất

21

3.4 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Thông qua các hình thức như thảo

luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh

viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích,

phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và

đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá

nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

100%

Kiểm tra

thường xuyên

(chuyên cần)

KT việc nắm được các luận

điểm về lý thuyết, biết vận

dụng các chiến thuật giả bài

tập ở mức độ trung bình

Đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ bản

của môn học

20%

Kiểm tra

giữa kỳ

KT việc nắm vững các quy

luât vật lý, biết vận dụng

giải thích các hiện tượng

thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập

độc lập, kỹ năng giải quyết

những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý

thuyết đã học ở mức độ

trung bình

20%

Thi kết thúc KT việc hiểu sâu lý thuyết,

đánh giá được giá trị của lý

thuyết trên cơ sở liên hệ với

thực tế

Đánh giá trình độ nhận thức

và kỹ năng vận dụng lý

thuyết giải quyết các vấn đề

thực tiễn(bài tập, hiện

tượng)

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

7.2.1. Bài tập cá nhân

- Về nội dung:

+ Nắm được nội dung cơ bản của từng chương

+ Có lời giải đúng cho ít nhất 65% bài tập, câu hỏi do GV giao

+ Sử dụng các tài liệu do giảng viên yêu cầu. Có thể sử dụng thêm tài liệu do

người học tự tìm.

-Về hình thức:

Page 22: Ngành Quốc tế Địa chất

22

Nộp bài cho giáo viên/ trợ giảng, cho điểm.

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ

Sau khi học xong từng phần cơ sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức tự

luận trên lớp. Các tiêu chí đánh giá đối với bài tự luận:

-Về nội dung:

+ Tiêu chí 1: Có trả lời, lời giải đúng cho câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra

+ Tiêu chí 2: Lập luận rõ ràng, chính xác, kết quả số đúng đơn vị, giải quyết

được vấn đề

-Về hình thức:

+ Tiêu chí 3: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ trên giấy theo quy định

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí

Điểm Mức độ đạt tiêu chí

9 - 10 Đạt 90-100% cả 3 tiêu chí

7 - 8 Đạt 70-80% 3 tiêu chí

5 - 6 Đạt 50-60% 3 tiêu chí

Dưới 5 Đạt dưới 50% 3 tiêu chí

7.2.3. Bài thi hết môn

- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.2.

* Ghi chú: Do đặc thù môn học gồm 2 phần kiến thức cơ và nhiệt nên trong

việc ra đề và đánh giá bài thi hết môn, cũng như trong đánh giá các kiểm tra

giữa kỳ nên đảm bảo tỉ lệ giữa 2 phần cơ/nhiệt là 3/2.

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương

Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB

Giáo dục Việt nam, 2010.

- D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc

Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục,

2001.

Page 23: Ngành Quốc tế Địa chất

23

- Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo

dục, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ

bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba

định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn

mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và

chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn:

chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới

thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về

nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật

số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ

sở thuyết động học phân tử.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần 1. CƠ HỌC

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành

khoa học, kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương

trình chuyển động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển

động tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính

ly tâm, lực Coriolit

Page 24: Ngành Quốc tế Địa chất

24

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

6.2. Tổng hợp dao động

6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

6.7. Hiệu ứng Doppler

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

Page 25: Ngành Quốc tế Địa chất

25

8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

9.2. Các thang nhiệt giai

9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

10.2. Nhiệt dung của vật chất

10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình

cơ bản của thuyết động học phân tử

11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán

12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

Page 26: Ngành Quốc tế Địa chất

26

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực

học theo Thomson và theo Clausius

13.3. Chu trình Carnot

13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

13.6. Ý nghĩa của Entropy.

Page 27: Ngành Quốc tế Địa chất

27

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐIỆN - QUANG

1. Mã môn học: PHY1103

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Địa chỉ liên hệ Điện thoại

1 Đỗ Thị Kim Anh TS.GV ĐH KHTN 0904543849

2 Ngạc An Bang TS.GV ĐH KHTN 0912445352

3 Phạm Văn Bền PGS.TS.GVC ĐH KHTN

4 Nguyễn Thế Bình PGS.TS.GVC ĐH QGHN 0904 229

007

5 Đào Kim Chi GV ĐH KHTN

6 Trịnh Đình Chiến PGS.TS.GVC ĐH KHTN

7 Nguyễn Mậu Chung TS.GVC ĐH KHTN

9 Võ Lý Thanh Hà GV ĐH KHTN

9 Phạm Nguyên Hải TS.GV ĐH KHTN

10 Hoàng Chí Hiếu TS.GV ĐH KHTN

11 Bùi Văn Loát PGS.TS.GVC ĐH KHTN

12 Võ Thanh Quỳnh PGS.TS.GVC ĐH KHTN

13 Nguyễn Huy Sinh GS. TS.GVC ĐH KHTN

14 Lưu Tuấn Tài GS. TS.GVC ĐH KHTN

15 Đỗ Đức Thanh TS.PGS ĐH KHTN 0902037545

16 Đặng Thanh Thủy ThS.GV ĐH KHTN 0912948671

17 Phạm Quốc Triệu PGS.TS.GVC ĐH KHTN

18 Lê Tuấn Tú TS.GV ĐH KHTN

19 Nguyễn Anh Tuấn TS.GV ĐH KHTN

20 Bùi Hồng Vân ThS. GV ĐH KHTN

6. Mục tiêu môn học:

6.1 Mục tiêu kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và

Quang học

Page 28: Ngành Quốc tế Địa chất

28

- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung

của Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2 Mục tiêu kỹ năng:

Phần Điện từ:

-Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật

và việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng

trong phòng thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động

chuyên môn sau này.

-Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các

hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập

theo nội dung từng chương của chương trình.

Phần Quang học:

- Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa,

nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện

tượng quang điện và ứng dụng của chúng.

- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong

thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3 Mục tiêu về thái độ người học:

- Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống

thực tiễn.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọng

số

Kiểm tra

thường xuyên

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội

dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ

bản.

15%

Kiểm tra giữa kỳ

(Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ

năng trình bày.

25%

Thi kết thúc Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên

hệ lý luận với thực tiễn.

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

Page 29: Ngành Quốc tế Địa chất

29

Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương.

+ Biết vận dụng giải thích các hiện tượng.

+ Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử dụng

các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm)

mở rộng kiến thức.

* Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí

9 – 10 - Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C)

7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình

luận.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1.

- Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật cao, vấn đề

chưa được giải quyết trọn vẹn.

- Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới 5 - Không đạt cả 3 tiêu chí.

7.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại: Theo quy đinh chung của phòng Đào tạo

8. Giáo trình bắt buộc

- Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and

J.Walker, Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

- R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson

Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

- Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Phần Điện từ:

Môn học Điện và từ cung cấp cho người học:

- Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật

Ohm, Joule-Lenz…

- Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart

- Laplace, Faraday...

- Dao động điện và sóng điện từ.

- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển

động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những

hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học:

Page 30: Ngành Quốc tế Địa chất

30

Trình bày:

+ Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao

thoa, nhiễu xạ và phân cực ánh sáng

+ Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt,

hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu

từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của

Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được

vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng

không giải thích được.

10. Nội dung chi tiết môn học

Phần Điện –Từ

Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

1.3. Định luật Gauss.

1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.

Nội dung 2:

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

2.3. Năng lượng điện trường.

2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.

Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.

3.3. Các quy tắc Kirchhoff

3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.

Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.

4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

4.3 Lực Lorentz.

4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5:

Page 31: Ngành Quốc tế Địa chất

31

Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

5.2. Tự cảm, hỗ cảm.

5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.

Phần Quang học:

Nội dung 6

Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1 Thí nghiệm Young

6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe

6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa

6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc

6.3. Giao thoa bản mỏng

6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot

6.5 Giao thoa kế Michelson

Bài tập

Nội dung 7

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer

7.2 Nhiễu xạ Fresnel

7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel.

7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ

7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer

7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp

7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn

7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe

7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe

7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử

7.4 Nhiễu xạ tia X

Bài tập

Nội dung 8

Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

Page 32: Ngành Quốc tế Địa chất

32

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline

8.1.1 Thí nghiệm

8.1.2 Giải thích

8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực.

8.2.1 Phân cực thẳng

8.2.2 Phân cực tròn

8.2.3 Phân cực ellip

8.2.4 Ánh sáng tự nhiên.

8.3. Định luật Malus.

8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết.

8.5. Các bản bước sóng (/4, /2. ) và ứng dụng

Bài tập

Nội dung 9

Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1 Bức xạ nhiệt

9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt

9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt

9.2. Tính chất hạt của ánh sáng

9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay

thuyết photon) của Einstein

9.2.2. Hiệu ứng quang điện

9.2.3 Hiệu ứng Compton

Page 33: Ngành Quốc tế Địa chất

33

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC HÀNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: PHY1104

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: PHY1100

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên

- Họ và tên: Lê Hồng Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC, PGS, TS

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Vật lý, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, e-mail: 38587344; 0912566917; [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính: Tính chất quang của vật liệu bán dẫn, điện môi.

- Họ và tên: Lê Thị Thanh Bình

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC, PGS, TS

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Vật lý, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, e-mail: 38587344; 0913520710; [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính: Tính chất quang của vật liệu bán dẫn, điện môi.

- Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy:

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Địa chỉ liên hệ Điện thoại

01 Nguyễn Thị Thục Hiền PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

02 Lê Hồng Hà PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

03 Lê Thị Thanh Bình PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

04 Ngạc An Bang GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

05 Lê Duy Khánh NCV.NCS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

06 Trần Vĩnh Thắng NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

07 Trịnh Thị Loan NCV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

08 Nguyễn Từ Niệm NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438587344

Page 34: Ngành Quốc tế Địa chất

34

09 Ngô Thu Hương PGS.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438581717

10 Nguyễn Ngọc Đỉnh NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438581717

11 Nguyễn Việt Tuyên GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438581717

12 Đỗ Thị Kim Anh GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438585281

13 Lê Tuấn Tú GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438585281

14 Bùi Hồng Vân GV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435580434

15 Đào Kim Chi NCV.CN Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435583980

16 Nguyễn Hoàng Nam GV.TS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435582216

17 Lưu Mạnh Quỳnh NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0435582216

18 Giang Kiên Trung NCV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438582797

19 Lê Thị Hải Yến GV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438582797

20 Vũ Thanh Mai GV.ThS Khoa Vật lý, ĐHKHTN 0438586721

6. Mục tiêu môn học

3.1. Mục tiêu chung

3.1.1. Mục tiêu kiến thức

Vật lý học là ngành khoa học thực nghiệm, sinh viên không những cần nắm

vững về lý thuyết mà cần phải được quan sát và hiểu được các hiện tượng vật lý xảy ra

trong thực tế. Môn Thực hành Vật lý Đại cương nhằm giúp cho sinh viên thực hành

một số các thí nghiệm đã được lý thuyết chứng minh, kiểm nghiệm lại lý thuyết của

các môn: Cơ học, Nhiệt học, Điện từ và Quang học. Môn học cũng giúp cho sinh viên

có cơ hội được quan sát, phân tích và qua đó hiểu sâu sắc thêm về một số các hiện

tượng vật lý về cơ, nhiệt, điện, quang trong tự nhiên.

Trong quá trình thực hành, sinh viên được trang bị một số kiến thức về các

phương pháp đo, nguyên lý hoạt động, cấu tạo, vận hành của một số thiết bị và hệ đo

cơ bản.

3.1.2. Mục tiêu kỹ năng

Môn Thực hành Vật lý Đại cương nhằm rèn luyện cho sinh viên một kỹ năng

làm việc khoa học, chính xác, tư duy thực nghiệm, giúp cho sinh viên biết gắn lý

Page 35: Ngành Quốc tế Địa chất

35

thuyết đã được học với thực tế thực nghiệm, đáp ứng được nhu cầu công việc trong xã

hội hiện đại.

Môn học cũng nhằm đào tạo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, khả năng

phân tích và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành và xử lý số liệu thực

nghiệm cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc thực hành theo nhóm gồm từ 2 đến 3 sinh

viên cũng tăng cường và rèn luyện khả năng phối hợp làm việc theo nhóm. Kỹ năng

làm việc theo nhóm là một kỹ năng hiện đại mà sinh viên cần phải được trang bị trước

khi ra trường.

3.1.3. Mục tiêu thái độ

Môn học nhằm khuyến khích động viên sinh viên nghiên cứu về vật lý nói riêng

cũng như khoa học thực nghiệm nói chung. Các giờ thực hành thí nghiệm cũng rèn

luyện cho sinh viên đức tính nghiêm túc, tôn trọng kỷ luật và các nội quy an toàn trong

Phòng Thí nghiệm.

3.2. Mục tiêu chi tiết

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

(Nhớ)

Bậc 2

(Hiểu)

Bậc 3

(Phân tích, đánh

giá)

Lý thuyết phép đo,

sai số và xử lý số

liệu thực nghiệm

- Cách phân loại

phép đo

- Các cách tính

sai số

- Quy tắc viết kết

quả

- Cách xử lý số liệu

thực nghiệm

- Cách biểu diễn kết

quả thực nghiệm trên

đồ thị

- Biết cách xác

định giá trị đại

lượng cần đo và

đánh giá sai số

của phép đo

- Biết phân tích

nguyên nhân gây

ra sai số của phép

đo

Bài 1: Chuyển

động của con lắc

toán học

- Điều kiện để

dao động của

con lắc toán học

là điều hòa đơn

giản

- Công thức tính

chu kỳ dao động

của con lắc toán

học

- Cách bố trí thí

nghiệm

- Cách xử dụng máy

đo thời gian có cổng

quang học

- Biết cách xác

định gia tốc trọng

trường từ dao động

của con lắc toán

học. Đánh giá sự

sai khác giữa giá

trị nhận được từ

thực nghiệm và lý

thuyết. Giải thích

Page 36: Ngành Quốc tế Địa chất

36

- Công thức về

định luật bảo

toàn và chuyển

hóa cơ năng

kết quả đó

- Phân tích kết quả

thực hành về định

chuyển hóa và bảo

toàn năng lượng.

Đánh giá sự hao

phí năng lượng

Bài 2: Nghiên cứu

một số định luật cơ

bản của chuyển

động trên máy

Atwood

- Cần phân biệt

sự khác nhau

trong bố trí thực

hành để nghiệm

lại định luật I, II

Niutơn và tính

gia tốc g

- Các công thức

nghiệm lại định

luật I, II Niutơn

và công thức tính

gia tốc g

- Hiểu nguyên lý

hoạt động của công

tắc quang điện

- Biết cách bố trí thí

nghiệm để nghiệm

lại định luật I, II

Niutơn và xác định

gia tốc g

- So sánh kết quả

thực nghiệm và lý

thuyết. Phân tích

sự khai khác nếu

Page 37: Ngành Quốc tế Địa chất

37

Bài 3: Xác định

vận tốc truyền âm

trong không khí

và hệ số = CP/CV

- Điều kiện tồn

tại sóng đứng

trong ống

- Công thức liên

hệ giữa tần số

cộng hưởng fn+k

và số thứ tự cộng

hưởng k

- Biết nguyên lý thí

nghiệm để xác định

vận tốc truyền âm

trong không khí (v)

và chỉ số đoạn nhiệt

-

- Đánh giá kết quả

v và nhận được

từ thực nghiệm với

lý thuyết

Bài 4: Xác định

gia tốc trọng

trường bằng con

lắc thuận nghịch

- Điều kiện để

dao động của

con lắc là điều

hòa

- Điều kiện để

con lắc là thuận

nghịch

- Công thức tính

gia tốc trọng

trường

- Nguyên tắc phép

đo xác định gia tốc g

qua dao động điều

hòa của con lắc

thuận nghịch

- Đáng giá kết quả

gia tốc g nhận

được từ thực

nghiệm với giá trị

thực của gia tốc

trọng trường tại Hà

Nội và giá trị lý

thuyết. Nhận xét

và phân tích các

giá trị đó

Bài 5: Nghiên cứu

chuyển động quay

bằng con lắc chữ

thập

- Phương trình

cơ bản đối với

vật rắn quay

quanh trục cố

định

- Định lý Steinơ

- Huygen. Công

thức thực

nghiệm kiểm

nghiệm định lý

Steinơ- Huygen

- Cách bố trí thực

hành để xác định mô

men quán tính,

mômen lực ma sát,

và nghiệm lại định lý

Steinơ - Huygen.

- Nguyên tắc họat

động của công tắc

quang điện

- Đánh giá kết quả

thực nghiệm về

định lý Steinơ-

Huygen

Bài 6: Dao động

ký điện tử và một

số ứng dụng

- Chức năng của

máy phát âm tần

- Chức năng của

dao động ký

- Tìm hiểu một số

núm chức năng trên

mặt máy phát âm tần

và dao động ký

- Tìm hiểu một số

nguyên tắc xác định

tần số, biên độ của

dao động bằng dao

- Áp dụng đo tần

số và biên độ của

thế xoay chiều nhờ

dao động ký

- Xác định tần số

của dao động hình

sin bằng phương

pháp Lissajou

Page 38: Ngành Quốc tế Địa chất

38

động ký

Bài 7: Đo suất

điện động và điện

trở

- Định luật Ôm

-Một số nguyên

tắc mắc vol kế

và ampe kế trong

các mạch điện

- Biết sử dụng các

chức năng khác nhau

của đồng hồ vạn

năng, của vôn kế,

ampe kế

- Cách xác định suất

điện động của một

nguồn điện, điện trở

có giá trị nhỏ và điện

trở có giá trị lớn

- Đánh giá mức độ

chính xác của phép

đo

Bài 8: Quang hình

học

- Một số định

luật cơ bản của

quang hình: đinh

luật phản xạ,

khúc xạ.

- Một số hiện

tượng và tính

chất quanh như:

tính thuận

nghịch đối với

đường truyền

ánh sáng, sự tán

sắc và phản xạ

toàn phần, mối

quan hệ ảnh - vật

qua thấu kính hội

tụ, sự tạo ảnh

qua gương cầu

- Làm quen với các

dụng cụ, thiết bị

- Bố trí thí nghiệm

để khảo sát một số

định luật, hiện tượng

và tính chất của

quang hình học

- Đánh giá mức độ

chính xác của các

phép đo

Bài 9: Khảo sát sự

nhiễu xạ ánh sáng.

Xác định bước

sóng ánh sáng bằng

cách tử

- Định nghĩa

hiện tượng nhiễu

xạ.

- Công thức xác

định bước sóng

- Nắm được hiện

tượng nhiễu xạ qua

khe hẹp và nhiễu xạ

qua cách tử phẳng

- So sánh giá trị

bước sóng ánh

sáng xác định từ

thực nghiệm với

giá trị nguồn sáng

Page 39: Ngành Quốc tế Địa chất

39

ánh sáng

- Các yêu cầu

của thực nghiệm

lade.

- Đánh giá kết quả

khảo sát sự phân

bố cường ánh sáng

trong ảnh nhiễu xạ

Bài 10: Đo độ dài - Cách đọc số đo

độ dài trên thước

kẹp có du xích

- Cách đọc số đo

trên panme

- Nguyên tắc sử

dụng kính hiển

vi

- Cách dẫn công

thức tính chiều dài

của một vật được đo

bằng thước kẹp có

du xích để nâng cao

độ chính xác của

phép đo

- Cấu tạo và hoạt

động của panme với

đinh ốc vi cấp

- Sự tạo ảnh của một

vật qua kính kiển vi

- Biết sủ dụng

dụng cụ thích hợp

để đo kích thước

của các vật nhỏ

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần chuẩn bị thực hành và báo cáo các bài thực hành: 20%

- Phần thực hành: 20%

- Thi cuối kỳ: 60%

7.2. Lịch thi và kiểm tra

Thi cuối kỳ: sau tuần 10

7.3. Tiêu chí đánh giá các bài thực tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên

- Tham dự đầy đủ các buổi thực hành theo lịch trình

- Hàng tuần hoàn thiện và trình báo cáo theo quy định

- Đánh giá sinh viên về kiến thức, khả năng thực hành, ý thức trong mỗi buổi thực

hành

8. Giáo trình bắt buộc

[1] Lê Khắc Bình, Nguyễn Ngọc Long, Thực tập Vật lý Đại cương, Trường Đại

học Tổng hợp Hà Nội, Năm 1990 (cho sinh viên Khoa Vật lý).

[2] Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Long, Thực tập Vật lý Đại

cương phần Cơ - Nhiệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007.

[3] Lê Thị Thanh Bình (Chủ biên), Lê Khắc Bình, Thực tập Vật lý Đại cương phần

Điện - Từ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007.

Page 40: Ngành Quốc tế Địa chất

40

[4] Nguyễn Thị Thục Hiền (Chủ biên), Thực tập Vật lý Đại cương phần Quang,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Năm 2007

[5] Bộ môn Vật lý Đại cương, Thực tập Vật lý Đại cương (Tài liệu lưu hành nội bộ).

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn Thực hành Vật lý Đại cương bao gồm 10 bài thực hành liên quan đến những

kiến thức cơ bản nhất về các hiện tượng cơ, nhiệt, điện, quang như: hiện tượng tán sắc

ánh sáng, hiện tượng khúc xạ ánh sáng, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, dao động điều

hòa, sóng đứng… Bên cạnh đó, sinh viên cũng thực hành nghiên cứu chuyển động

quay của con lắc thuận nghịch, sự truyền sóng âm trong không khí, cấu tạo và nguyên

lý hoạt động của dao động ký điện tử, máy phát âm tần, kính hiển vi, pan me, thước

kẹp và một số dụng cụ đo khác như am pe kế, von kế, máy đếm thời gian …

10. Nội dung chi tiết môn học

Bài mở đầu: Sơ lược về lý thuyết phép đo và sai số

1. Định nghĩa phép đo và sai số

2. Phương pháp xác định sai số của các phép đo trực tiếp

3. Phương pháp xác định sai số của các phép đo gián tiếp

4. Cách viết kết quả

5. Phương pháp biểu diễn kết qủa bằng đồ thị

Bài 1: Chuyển động của con lắc toán học

1. Mục đích

1.1. Nghiên cứu chuyển động của con lắc toán học, sự liên hệ giữa độ

dài, khối lượng và chu kì dao động của con lắc.

1.2. Khảo sát định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Máy đo thời gian có cổng quang học (Photogate timer)

3.2. Nguồn nuôi 9V (AC Adapter)

3.3. Chân đế, thanh trụ dài 70 cm, giá treo con lắc, con lắc

3.4. Thước kẹp, thước đo góc, dây chỉ

4. Thực hành

4.1. Nghiên cứu dao động của con lắc toán học

4.2. Nghiệm lại định luật bảo toàn cơ năng.

5. Xử lý số liệu

Bài 2: Nghiên cứu một số định luật cơ bản của chuyển động trên máy

Atwood

Page 41: Ngành Quốc tế Địa chất

41

1. Mục đích

1.1. Nghiệm lại các định luật Neutơn I và II trong chuyển động tịnh tiến

1.2. Xác định gia tốc rơi tự do g

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Máy Atwood

3.2. Công tắc quang điện K1 và K2, máy đo thời giam, nam châm điện

3.3. Gia trọng có khối lượng là m0, m1 và m2

4. Thực hành

4.1. Nghiệm lại định luật I của Newton

4.2. Nghiệm lại định luật II của Newton

4.3. Xác định gia tốc trọng trường g

5. Xử lý số liệu

Bài 3: Xác định vận tốc truyền âm trong không khí và hệ số = Cp/Cv

1. Mục đích

1.1. Khảo sát quá trình truyền sóng âm trong không khí.

1.2. Bằng cách thiết lập sóng đứng trong một ống kín, ta có thể xác định

vận tốc truyền âm, từ đó xác định chỉ số đoạn nhiệt .

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Dao động kí điện tử

3.2. Máy phát âm tần

3.3. Micrôphôn

3.4. Loa

3.5. Ống nhựa

4. Thực hành

4.1. Xác định vận tốc truyền âm không khí từ kết quả phụ thuộc của tần

số cộng hưởng (sóng đứng) fn+k phụ thuộc vào số thứ tự cộng hưởng

4.2. Tính chỉ số đoạn nhiệt v

p

C

C

5. Xử lý số liệu

Bài 4: Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch

1. Mục đích

Nghiên cứu dao động điều hoà, từ đó xác định gia tốc trọng trường bằng

con lắc thuận nghịch.

2. Lý thuyết

Page 42: Ngành Quốc tế Địa chất

42

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Con lắc thuận nghịch

3.2. Máy đếm tự động hiện số có cổng quang học

3.3. Thước kẹp

4. Thực hành

4.1. Khảo sát sự phụ thuộc của 25 chu kỳ T1, 25 chu kỳ T2 vào vị trí của gia

trọng

4.2. Xác định vị trí của gia trọng để con lắc là thuận nghịch. Từ đó tính gia tốc

trọng trường g

5. Xử lý số liệu

Bài 5: Nghiên cứu chuyển động quay bằng con lắc chữ thập

1. Mục đích

Nghiệm lại phương trình cơ bản của chuyển động quay, từ đó xác định mômen

quán tính, mômen của lực ma sát và nghiệm lại định luật Steiner - Huygen

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Con lắc chữ thập

3.2. Công tắc quang điện

3.3. Máy đo thời gian

3.4. Thước kẹp

3.5. Quả nặng và các gia trọng

4. Thực hành

4.1. Khảo sát sự phụ thuộc của MT vào , từ đó xác định I và Mms

4.2. Tương tự xác định I' và M'ms, từ đó so sánh hiệu số (I' - I) giữa kết quả thực

nghiệm và tính lý thuyết

5. Xử lý số liệu

Bài 6: Dao động ký điện tử và một số ứng dụng

1. Mục đích

1.1. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dao động ký điện tử.

1.2. Sử dụng dao động ký điện tử để đo một số đặc trưng cơ bản của dòng xoay

chiều.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Dao động ký điện tử

3.2. Máy phát âm tần

4. Thực hành

Page 43: Ngành Quốc tế Địa chất

43

4.1. Tìm hiểu một số núm chức năng trên mặt máy

4.2. Đo tần số và biên độ của thế xoay chiều

4.3. Đo tần số bằng phương pháp Lissajou

5. Xử lý số liệu

Bài 7: Đo suất điện động và điện trở

1. Mục đích

1.1. Học cách sử dụng các dụng cụ như đồng hồ vạn năng, ampe kế vv...

1.2. Xác định suất điện động của một nguồn điện và giá trị của các điện trở.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Đồng hồ vạn năng

3.2. Ampe kế

3.3. Bộ điện trở

4. Thực hành

4.1. Xác định suất điện động E

4.2. Đo gần đúng điện trở

5. Xử lý số liệu

Bài 8: Quang hình học

1. Mục đích

1.1. Nghiệm lại định luật phản xạ

1.2. Nghiệm lại định luật khúc xạ, nguyên lý thuận nghịch của đường truyền

ánh sáng

1.3. Nghiên cứu hiện tượng tán sắc. Khảo sát hiện tượng phản xạ toàn phần

1.4. Nghiệm lại công thức cơ bản của thấu kính và gương cầu

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Nguồn sáng

3.2. Giá quang học

3.3. Bàn chia độ và giá đỡ

3.4. Giá đỡ đặt lên bàn chia độ

3.5. Giá đỡ (đặt lên bàn quang)

3.6. Bản nhiều khe

3.7. Bản một khe

3.8. Màn hình

3.9. Gương quang học

3.10. Thấu kính trụ

Page 44: Ngành Quốc tế Địa chất

44

3.11. Vật mũi tên

3.12. Thấu kính hội tụ f = 75 mm

3.13. Gương cầu f = 50 mm

4. Thực hành

4.1. Thí nghiệm 1: Định luật phản xạ

4.2. Thí nghiệm 2: Định luật khúc xạ

4.3. Thí nghiệm 3: Tính thuận nghịch của đường truyền ánh sáng

4.4. Thí nghiệm 4: Sự tán sắc và phản xạ toàn phần

4.5. Thí nghiệm 5: Thấu kính hội tụ. mối quan hệ ảnh - vật

4.6. Thí nghiệm 6: Sự tạo ảnh qua gương cầu

5. Xử lý số liệu

Bài 9: Khảo sát sự nhiễu xạ ánh sáng - Xác định bước sóng ánh sáng bằng cách tử

1. Mục đích

1.1. Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử

1.2. Xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc từ nguồn laser.

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Nguồn phát tia laser bán dẫn

3.2. Cách tử nhiễu xạ

3.3. Cảm biến photodiode silicon

3.4. Bộ khuếch đại và chỉ thị

3.5. Bộ khuếch đại và chỉ thị

3.6. Thước trắc vi (panme) chính xác 0,01mm

3.7. Hệ thống giá đỡ thí nghiệm

3.8. Màn quan sát phổ nhiễu xạ

4. Thực hành

4.1. Tìm ảnh nhiễu xạ của chùm tia laser qua cách tử phẳng

4.2. Xác định bước sóng của chùm tia laser

4.3. Khảo sát sự phân bố cường độ sáng trong ảnh nhiễu xạ tia laser

5. Xử lý số liệu

Bài 10: Đo độ dài

1. Mục đích

1.1. Tìm hiểu nguyên tắc nâng cao độ chính xác của một số dụng cụ đo độ

dài nhờ du xích, ốc vi cấp.

1.2. Biết sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp có độ chính xác cao như

thước kẹp, panme, kính hiển vi v.v ...

Page 45: Ngành Quốc tế Địa chất

45

2. Lý thuyết

3. Dụng cụ thí nghiệm

3.1. Thước kẹp

3.2. Panme

3.3. Kính hiển vi

3.4. Trắc vi vật kính

3.5. Các mẫu đo

4. Thực hành

4.1. Dùng thước kẹp:

- Sử dụng hàm A và B của thước kẹp đo đường kính quả cầu

- Sử dụng hàm C và D của thước kẹp đo đường kính trong của ống trụ

- Sử dụng đầu E của thước kẹp đo độ sâu của các mẫu

4.2. Dùng panme đo độ dày một tấm kính, tấm nhựa, đường kính của sợi dây

đồng và đũa thuỷ tinh

4.3. Dùng kính hiển vi xác định đường kính sợi dây đồng.

Page 46: Ngành Quốc tế Địa chất

46

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

(General Chemistry)

1. Mã môn học: CHE1080

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên tử, cấu tạo phân tử

và liên kết hoá học theo quan điểm của cơ học lượng tử; các khái niệm và quy luật cơ

bản trong các lĩnh vực: nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa

học và dung dịch của các chất điện ly.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể

học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

công nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và

giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người

học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua

đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế

đời sống.

Page 47: Ngành Quốc tế Địa chất

47

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá

thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn

bị bài ở nhà: lí thuyết,

bài tập.

- Kết quả giải bài tập

trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15

phút trên lớp

-Đánh giá khả năng

nhớ, hiểu và kỹ năng

giải bài tập của từng

nội dung các chương

riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết

theo nội dung của

môn học

-Đánh giá khả năng

giải các bài tập có liên

quan tới nhiều nội dung

trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn

học

Làm bài thi viết 90

phút

-Đánh giá khả năng

hiểu, nhớ và vận dụng

lí thuyết để giải thích

các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập

tổng hợp của các phần I

và phần II

60%

Tổng 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Phạm Văn Nhiêu, Hóa đại cương (Phần cấu tạo chất), NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2003.

2. Lâm Ngọc Thiềm, Bùi Duy Cam, Hóa Đại Cương, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2007.

3. Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội, Bài tập cơ sở lí thuyết các quá

trình hóa học, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 4, Hà Nội, 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học gồm 2 phần: Cấu tạo chất và Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học.

- Phần cấu tạo chất bao gồm những nội dung chủ yếu sau: cấu tạo nguyên tử,

phân tử và liên kết hoá học theo các quan điểm hiện đại: cơ sở của cơ học lượng tử,

phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử

Page 48: Ngành Quốc tế Địa chất

48

(phương pháp MO). Cấu tạo của các phức chất, các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân

tử, kim loại) và một số trạng thái tập hợp.

- Phần cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học gồm các nội dung chủ yếu sau:

Xác định biến thiên của các hàm nhiệt động nội năng, entanpi, entropi và thế đẳng

nhiệt đẳng áp trong các quá trình hóa học từ đó biết được điều kiện, chiều hướng xảy

ra của các quá trình hóa học, điều kiện cân bằng của hệ hóa học, các hằng số cân bằng

theo áp suất và nồng độ, các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng hóa học, cân bằng ion

trong dung dịch của các chất điện ly, cân bằng trong hệ oxi hóa khử, pin ganvanic,

điện phân, tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng hóa học.

5. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN I : CẤU TẠO CHẤT

Chương 1. Cấu tạo nguyên tử

1.1. Một số khái niệm và định luật cơ bản của hóa học

1.1. Nguyên tử. Thành phần, cấu trúc của nguyên tử

1.2. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng, giữa khối lượng và vận tốc chuyển

động

1.3. Thuyết lượng tử Planck

1.3.1. Bức xạ điện từ. Đại cương về quang phổ

1.3.2. Thuyết lượng tử Planck

1.4. Đại cương về cơ học lượng tử

1.4.1. Sóng vật chất de Broglie

1.4.2. Hệ thức bất định Heisenberg

1.5. Nguyên tử hidro và những ion giống hidro

1.5.1. Phương trình Schroedinger cho bài toán hidro

1..5.2. Nghiệm và kết quả của bài toán hidro.

1.5.3. Các mức năng lượng và quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro

1.5.4. Những ion giống hidro

1.5.5. Spin của electron. Orbital toàn phần

1.6. Nguyên tử nhiều electron.

1.6.1. Các Orbital nguyên tử và giản đồ năng lượng của các electron

Page 49: Ngành Quốc tế Địa chất

49

1.6.2. Cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn

(theo chu kỳ và theo nhóm)

Chương 2. Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

2.1. Khái quát về phân tử và liên kết hoá học

2.2. Khái quát về các loại liên kết: ion, cộng hóa trị, liên kết kim loại, tương tác Van

de Walls, liên kết hidro

2.3. Phương pháp liên kết cộng hóa trị (phương pháp VB)

2.3.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp VB

2.3.2. Bài toán H2 của Hettler- London

2.3.3. Phương pháp VB và sự giải thích các vấn đề về liên kết

2.3.4. Các loại liên kết Xichma (), Pi()

2.3.5. Sự lai hoá các obitan nguyên tử. Các dạng lai hóa sp, sp2, sp3

2.4. Phương pháp Orbital phân tử (phương pháp MO)

2.4.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp MO

2.4.2. Phương pháp MO và ion phân tử H 2

2.4.3. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử đồng hạch (A2)

2.4.4. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử dị hạch (AB)

2.4.5. Phương pháp MO-Huckel và hệ electron

2.4.6. Liên kết trong phức chất

Chương 3. Các trạng thái tập hợp của chất

3.1. Mở đầu

3.2 Tinh thể

3.2.1. Đại cương về tinh thể

3.2.2. Tinh thể ion

3.2.3. Tinh thể kim loại

3.2.3. Tinh thể nguyên tử

3.2.3. Tinh thể phân tử

3.3. Chất rắn vô định hình

3.4. Chất lỏng

Page 50: Ngành Quốc tế Địa chất

50

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

Chương 4. Nhiệt động học hóa học

4.1. Mở đầu

4.2. Nguyên lý I của nhiệt động học. Định luật bảo toàn năng lượng

4.2.1. Nội năng. Entanpi

4.2.2. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học. Định luật Hees

4.2.3. Tính hiệu ứng nhiệt theo sinh nhiệt và thiêu nhiệt của chất

4.3. Nguyên lý II của nhiệt động học

4.3.1. Entropi và ý nghĩa vật lí của nó

4.3.2. Tính biến thiên entropi của quá trình hóa học, quá trình chuyển pha

4.4. Thế đẳng áp-đẳng nhiệt và chiều hướng diễn biến của các quá trình hoá học

Chương 5. Cân bằng hóa học

5.1. Khái niệm về trạng thái cân bằng hoá học

5.2. Hằng số cân bằng Kp, Kc. Định luật tác dụng khối lượng. Mối liên hệ giữa hằng số

can bằng và G0pư. Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ - Hệ thức

Van’t Hoff

5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng. Sự chuyển dịch cân bằng, nguyên

lý le Chatelier

Chương 6. Động hóa học

6.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng hoá học.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng

6.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Hằng số tốc độ phản ứng

Bậc phản ứng, phân tử số của phản ứng

6.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Khái niệm về năng lượng

hoạt động hoá của phản ứng

6.2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Cơ chế của các quá trình

xúc tác đồng thể và dị thể

6.3. Phương trình động học của phản ứng bậc một. Thời gian nửa phản ứng

Chương 7. Dung dịch (giờ tín chỉ lý thuyết: 5, bài tập:1)

Page 51: Ngành Quốc tế Địa chất

51

7.1. Các khái niệm: dung dịch, dung môi, chất tan, độ tan, dung dịch bão hoà, các cách

biểu diễn nồng độ dung dịch.

7.2. Sự điện li của các axit, bazơ và muối. Độ điện li, hằng số điện li

7.3. Sự điện li của nước. Tích số ion của nước. Khái niệm về pH

7.4. Thuyết Bronsted về axit và bazơ. Khái niệm cặp axit-bazơ liên hợp

7.5. Tính pH của một số dung dịch axit, bazơ, muối

7.6. Hệ đệm

7.7. Chất chỉ thị màu axit - bazơ

7.8. Cân bằng trong dung dịch của các chất điện li ít tan. Tích số tan

7.9. Cân bằng tạo phức trong dung dịch. Hằng số bền, hằng số không bền của phức

chất

7.10. Khái quát về dung dịch keo

Chương 8: Phản ứng oxi hóa khử. Điện hóa học

8.1. Phản ứng oxi hóa-khử: khái niệm phản ứng oxi hoá-khử, phương trình nửa phản

ứng, cặp oxi hóa-khử, số oxi- hoá. Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử

8.2. Pin Ganvani: cấu tạo và hoạt động của một pin kim loại đơn giản: kí hiệu pin, sức

điện động của pin, quan hệ giữa sức điện động và biến thiên thế đẳng áp của phản

ứng xảy ra trong pin

8.3. Các loại điện cực. Thế điện cực tiêu chuẩn và cách xác định. Phương trình Nernst.

Pin nồng độ.

8.4. Chiều và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử

8.5. Sự điện phân. Các định luật Faraday

Page 52: Ngành Quốc tế Địa chất

52

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TIẾNG ANH CHO ĐỊA CHẤT

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2076

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Tiếng Anh B1

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Văn Luyến, ThS. GVC, Bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Địa chất, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên vốn từ vựng cơ bản, vốn ngữ pháp căn bản, đặc

biệt là lối hành văn, văn phong khoa học; giúp nâng cao khả năng đọc hiểu các văn

liệu địa chất và các chuyên ngành khác trong khối khoa học Trái đất. Các bài học phần

lớn được trích từ các bài viết hoặc sách khoa học chuyên ngành địa chất giúp sinh viên

ngoài việc nắm vững các thuật ngữ (tem) và các cụm từ (phase) còn nắm được các

kiến thức chuyên ngành trình bày bằng tiếng Anh.

- Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các thuật ngữ địa chất trong các hoạt động học tập

và nghiên cứu khoa học. Đọc hiểu tốt các bài viết khoa học thưộc chuyên ngành, Viết

được các bài viết khoa học hoặc các bài thuyết trình về chủ đề địa chất bằng tiếng

Anh, Thuyết trình và thảo luận bằng tiếng Anh mốt số vấn đề nào đó trong ngành địa

chất hay nhóm ngành khoa học trái đất.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

* Đánh giá thường xuyên

- Kiểm diện

- Kết quả seminar, tự học

- Điểm bài kiểm tra tuần, tháng.

* Đánh giá định kỳ

- Chuyên cần: 05%

- Bài tập tuần / tháng: 10%

Page 53: Ngành Quốc tế Địa chất

53

- Bài kiểm tra giữa kỳ: 25%

- Thi học kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- §Æng V¨n LuyÕn, 2010. TiÕng Anh n©ng cao trong C¸c khoa häc Tr¸i ®Êt”

(PhÇn dÞch xu«i - ng­îc; tiÕng Anh); Nhµ xuÊt b¶n Khoa häc vµ Kü thuËt. Hµ

Néi.

- James V., 1988. Earth Sciences. English for Academic Purposes Series.

- Barron C. & Stewart, 1977. Geology-Nucleus English for Science & Technology.

Longman Group Limited, London. UK.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về địa chất, tài

nguyên thiên nhiên và môi trường. Tiếng Anh cho địa chất (hay Tiếng Anh cho

chuyên ngành địa chất) giới thiệu những vấn đề cơ bản về địa chất đại cương, các

quá trình tạo khoáng nội sinh, ngoại sinh và biến chất sinh cũng như mô tả một số

qua trình tạo khoáng quan trọng.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu

mục…):

Ch­¬ng 1 Tr¸i ®Êt vµ C¸c qu¸ tr×nh §Þa chÊt

1.1 Tr¸i ®Êt vµ hÖ mÆt trêi

Bµi 1: Tr¸i ®Êt vµ Vá tr¸i ®Êt

Bµi 2: KiÕn t¹o m¶ng vµ dÞch chuyÓn

Bµi 3: Tinh thÓ - Kho¸ng vËt

Bµi 4: Trong thÕ giíi ®èi xøng

1.2 §¸ vµ qu¸ tr×nh thµnh t¹o

Bµi 5: C¸c lo¹i ®¸

Bµi 6: X¸c ®Þnh tuæi ®¸

Ch­¬ng 2 KhÝ t­îng, Thuû v¨n vµ H¶i D­¬ng

2.1 Thêi tiÕt & KhÝ hËu

Bµi 7: Thêi tiÕt vµ KhÝ hËu

Bµi 8: KhÝ hËu trªn thÕ giíi

2.2 N­íc mÆt & N­íc d­íi ®Êt

Page 54: Ngành Quốc tế Địa chất

54

Bµi 9: N­íc mÆt

Bµi 10: N­íc d­íi ®Êt

2.3 BiÓn vµ §éng lùc bê

Bµi 11: C¸c ®Æc tr­ng cña BiÓn §«ng

Bµi 12: §Þa h×nh vµ c¶nh quan ®íi bê

Ch­¬ng 3 §Þa m¹o, Phong ho¸, Thæ nh­ìng

3.1 C¶nh quan - §Þa m¹o

Bµi 13: Sù thµnh t¹o c¶nh quan

Bµi 14: S¹t & Tr­ît lë

Bµi 15: KiÓu tr­ît lë

Bµi 16: Sù ph¸t triÓn s­ên

3.2 Vá phong ho¸ & Xãi mßn

Bµi 17: Vá phong ho¸

Bµi 18: Qu¸ tr×nh xãi mßn

3.3 §Êt & C¸c tÝnh chÊt cña ®Êt

Bµi 19: Sù h×nh thµnh ®Êt

Bµi 20: C¸c ®Æc tr­ng cña ®Êt

Ch­¬ng 4 §Þa kü thuËt c«ng tr×nh

4.1 Kh¶o s¸t, Thi c«ng c«ng tr×nh x©y dùng

Bµi 21: Khoan

Bµi 22: CÊu kiÖn ®óc s½n

Bµi 23: §ãng cäc

4.2 NÒn vµ Mãng c«ng tr×nh

Bµi 24: NÒn & Mãng

Bµi 25: Sù lón cña mãng

Ch­¬ng 5 ViÔn th¸m & HÖ th«ng tin ®Þa lý

Bµi 26: GIS & RS trong KH Tr¸i ®Êt

Ch­¬ng 6 Tai biÕn tù nhiªn & ¤ nhiÔm

6.1 Tai biÕn tù nhiªn

Page 55: Ngành Quốc tế Địa chất

55

Bµi 27: §éng ®Êt

Bµi 28: Tai biÕn nói löa

Bµi 29: Tr­ît ®Êt

Bµi 30: NgËp lôt vµ xãi lë bê biÓn

Bµi 31: Sôt ®Êt nh©n t¹o ë ViÖt Nam

6.2 « nhiÔm

Bµi 32: C¶nh quan ®íi duyªn h¶i & vÊn ®Ò « nhiÔm

Ch­¬ng 7. Qu¶n lý bÒn v÷ng l·nh thæ

7.1 ChiÕn l­îc ph¸t triÓn bÒn v÷ng

Bµi 33: ChiÕn l­îc ph¸t triÓn bÒn v÷ng §íi duyªn h¶i cña tØnh Nam §Þnh

Bµi 34: Ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë HuyÖn TiÒn H¶i & Th¸i Thôy, Th¸i B×nh

7.2 Ph¸t triÓn c«ng nghÖ s¹ch

Bµi 35: Ph¸t triÓn c«ng nghÖ s¹ch trong khai th¸c than trªn thÕ giíi.

Page 56: Ngành Quốc tế Địa chất

56

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2078

2. Số tín chỉ: 04

3. Môn học tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): Chu Văn Ngợi, PGS.

TS, Bộ môn Địa chất môi trương – Khoa Địa chất – Trường

ĐHKHTN,ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị kiến thức cơ bản và hiện đai của Địa học bao gồm vật

chất tạo nên Trái Đất, các quá trình nội và ngoại sinh ,và lịch sử phát triển Trái Đất.

- Kỹ năng:Trang bị kỹ năng phân tích và tổng hợp tài liệu, kỹ năng khảo sát

độc lập và kỹ năng làm việc theo nhóm.

-Thái độ:Truyền đạt nhận thức về ngành nghề,nâng cao trách nhiệm trong

học tập lòng yêu nghề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

- Lịch thi và kiểm tra

Thi giữa kỳ: tuần thứ 9

Thi cuối kỳ: sau tuần 15

Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

- Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên:

Nộp báo cáo từng bài tập đúng thời gian quy định.

Page 57: Ngành Quốc tế Địa chất

57

Đánh giá bài tập theo yêu cầu và chấm theo thang điểm 10/10

Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu và giáo viên đánh giá.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Charles C. Plummer. Physical Geology. Mc. Graw Hill Companies 2010

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học ,đề cập những khái niệm cơ bản , những nội dung khoa họcThuộc

lĩnh vực của môn hoc , trình bầy vị trí Trái Đất trong không gian vũ trụ, nguồn gốc

Trái đất và Hệ mặt Trời, các đặc tính của Trái Đất. Tiếp môn học trình bầy các vật

chất tạo nên trái đất đó là các khoáng vật ,các loại đá và các khoáng sản, đề cập đến

các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh, cuối cùng đè cập đến cấu tạo Trái Đất

và những nguyên lý cơ bản của học thuyết kiến tạo mảng.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu môn Địa chất tự nhiên

1.1. Địa chất tự nhiên là gì?

1.1.1. Nghiên cứu vật chất Trái Đất

1.1.2. Nghiên cứu các quá trình địa chất

1.1.3.Thuyêt hiện đại luận và thuyết biến họa

1.1.4. Các chuyên ngành của Địa chất tự nhiên

2.1. Vì sao phải nghiên cứu Địa chất tự nhiên?

2.1.1. Nghiên cứu vật chất mà con người có nhu cầu

2.1.2. Bảo vệ môi trường

2.1.3. Giảm thiểu và né tránh tai biến địa chất

2.1.4. Lịch sử Trái Đất

Chương 2. Tổng quan về trái Đất

2.1.Trái Đất trong không gian vũ trụ

2.2.Nguồn gốc Trái Đất và Hệ Mặt Tời

2.3. Hình dạng và kích thước

2.4. Trái Đất như một cỗ máy

Page 58: Ngành Quốc tế Địa chất

58

2.5. Các lớp chủ yếu bên trong Trái Đất

2.5.1.Dựa trên cơ sở tính chất hóa học

2.5.2. Dựa trên tính chất cơ học

Chương 3.Khoáng vật

3.1.Khoáng vật là gì?

3.2. Cấu tạo nguyên tử

3.3. Các liên kết hóa học

3.4.. Các tính chất vật lý phổ biến: màu sắc,màu vết vạch,ánh, độ cứng,vết

vỡ,tyw trọng,hình dạng tinh thể,độ hoàn thiện tinh thể,cát khai

3.5.. Một số tính chất vật lý đặc biệt:Vị, mùi,cam nhận, từ tínhtính dát

mỏng…

3.6. Thành phần khoáng vật

3.7. Phân loại khoáng vật

3.8.Đá quý và ngọc

Chương 4.. Đá magma

4.1. Chu trình đá

4.2. Magma và đá magma

4.2.1.magma là gì?

4.2.2. Sự hình thành magma

4.2.3. Các nhân tố kiểm soát sự nóng chảy

4.3. Các thể đá magma

4.3.1. Các thể magma xâm nhập

4.3.2.Các thể magma phun trào

4.4.Phân loại đá magma

4.4.1.Theo kiến trúc

4.4.2. Theo thành phần

4.5. Sự phân dị magma

4.5.1. Phân dị magma là gì?

Page 59: Ngành Quốc tế Địa chất

59

4.5.2.Liệt Bown

Chương 5.Quá trình phong hóa và đất

51. Quá trình phong hóa

7.1.1 Phong hóa là gì?

5.1.2. Các kiểu phong hóa

5.1.3.Sự phân dị phong hóa

5.2. Đất

5.2.1.Đất là gì?

5.2.2. các kiểu đất

Chương 6.Đá trầm tích

6.1. Sự thành tạo đá trầm tích

6.2. Phân loại đá trầm tích

6.3. Cấu tạo đá trầm tích

6.4. Phân tích môi trường trầm tích

Chương 7.Đá biến chất

7.1.Hoạt động biến chất là gì?

7.2. cCacs nhân tố kiểm soát hoạt động biến chất

7.3.Trình độ biến chất

7.4. Phân loại đá biến chất

7.5.Tướng biến chất

7.6. Các kiểu biến chất

Chương 8.Thời gian địa chất

8.1. Xác định tuổi tương đối

8.2. Bất chỉnh hợp

8.3.Đối sánh địa chất

8.4. Thang thời gian địa chất

8.5. Xác định tuổi tuyệt đối

Page 60: Ngành Quốc tế Địa chất

60

8.6. Tuổi Trái Đất

8.7. Thang địa tầng và địa niên biểu

Chương 9. Trượt đất

9.1. Trượt đất là gì?

9.2. Các nhân tố khống chế trượt đất

9.3. Các nhân tố kích hoạt trượt đất

9.4. Các kiểu trượt đất

9.5. Các giải pháp phòng tránh

Chương 10. Hoạt động địa chất của sông

10.1. Tầm quan trọng của sông

10.2. Định nghĩa sông

10.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của sông

10.4.Công hoạt động của sông

10.5. Hình thái cảnh quan có nguồn gốc sông

10.6. Các kiểu lưu vực

10.7. Lũ lụt

Chương 11.Các quá trình địa chất đới bờ

11.1 các hình thái động lực đới bờ

11.1.1. Sóng

11.1.2. Thủy triều

11.1.3. Các dòng đại dương

11.2. Các kiểu bờ

11.2.1. Bờ xói lở

11.2.2. Bờ bồi tụ

11.2.3. Đới bờ nâng

11.2.4. Đới bờ hạ

Chương 12. Băng hà

Page 61: Ngành Quốc tế Địa chất

61

12.1.Khái niệm băng hà

12.2. Các kiểu băng hà

12.3. Sự thành tạo băng hà

12.4.Sự chuyển động của băng hà

12.5.Xâm thực của băng hà

12.6. Tích tụ của băng hà

12.7. Các thời kỳ băng hà

Chương 13. Hoang mạc và hoạt động địa chất của gió.

13.1.Khái niệm về hoang mạc

13.2. Các nguyên nhân tạo hoang mạc

13.2.1. Các kiểu gió toàn cầu

13.2.2. Hieeujuwngs bóng mưa

13.2.3.Khoảng cách xa đại dương

1.3.2.4. Các dòng hải lưu lạnh

13.3.Cảnh quan hoang mạc

13.3.1 Các hẻm canhion

13.3.2. Các đồi góc cạnh

13.3.3.Phức hệ nón phóng vật

13.3.4.Các đầm hồ nông

13.3.5.Bề mặt bùn sét nứt nẻ

13.3.6. Các dụn cát

13.4.Hoạt động của gió

13.4.1Hoạt động thổi mòn và bào mòn

13.4.2.Hoạt động tích tụ

Chương 14. Nước ngầm

14.1. Khái niệm về nước ngầm

14.2. các tầng chứa nước

Page 62: Ngành Quốc tế Địa chất

62

14.3. Chuyển động của nước ngầm

14.4. Nguồn cấp nước ngầm

14.5. Landforms due to groundwater

14.6. Environmental issues

Chương 15. Động đất

15.1. Khái niệm động đất

15.2. Các sóng địa chấn

15.3. Đo giao động nền

15.4. Phân bố động đất

15.5.Kích cỡ động đất

15.6.Sự phá hủy của động đất

15.7. Các trận động đất lịch sử

15.8.Dự báo động đất

15.9. Các giải pháp giảm thiểu

Chương 16.Cấu tạo Trái Đất.

16.1.Cấu tạo sâu của Trái Đất

16.2. Các cấu tạo địa chất

16.2.1.Các cấu tạo gây bởi biến dạng dẻo

16.2.2.Các cấu tạo gây bởi biến dạng dòn

Chương 17. Kiến tạo mảng

17.1. Trôi dạt lục địa

17.1.1. Các chứng cứ về trôi dạt lục địa ( Hình dạng đường bờ hai đại

dương,hóa thạch tương tự, các đá giống nhau )

17.1.2.Chứng cứ về cổ khí hậu

17.2.Tách dãn đáy đại dương

17.2.1. Chứng cứ về tuổi của đá ở sống núi đại dương

17.2.2. Chứng cứ về cổ từ

Page 63: Ngành Quốc tế Địa chất

63

17.3 Khái niệm về kiến tạo mảng

17.3.1... Các kiểu ranh giới mảng

17.3.2. Hot spots

17.3.3. Khái niệm về hot spots

17.3.4. Phân bố hot spots trên bề mặt thạch quyển

Chương 18.Tài nguyên và khoáng sản

18.1. Tài nguyên

18.1.1.Khái niệm về tài nguyên

18.1.2.Phân loại tài nguyên

18.2. khoáng sản

18.2.1. Khái niệm khoáng sản

18.2.2 Phân loại khoáng sản

Page 64: Ngành Quốc tế Địa chất

64

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ SỞ VIỄN THÁM VÀ GIS

1. Mã môn học/chuyên đề: GEO2059

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Thị Thu Hà, TS, Bộ môn Địa chất Môi trường, Khoa Địa chất, Trường

ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về gis

và viễn thám, như Gis là gi, chức năng của gis và cách phân tích, hiển thị và lập

bản đồ bằng công nghệ gis như thế nào, hiểu được viễn thám là gì và thu nhận các

dữ liệu ảnh vệ tinh như thế nào, cũng như các cấch giải đoán ảnh vệ tinh bằng số

đã được ứng dụng như thế nào.

- Kỹ năng : hình thành kỹ năng về máy tính như số hoá bản đồ, kỹ năng lập và

thiết kế mô hình gis và viễn thám cho việc giải đoán một thông tin ảnh số.

Tạo cho sinh viên biết thành lập bản đồ bằng phần mềm gis và viễn thám chuyên

dụng.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tâp: 20%

- Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra-đánh giá cuối kỳ: 60%

7.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại):

- Thi kiểm tra giữa kỳ sau tuần 7.

- Kiểm tra bài tập sau tuần 13,

- Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan cho môn lý thuyết

- Thi cuối kỳ: sau khi kết thúc môn học, và theo lịch nhà trường

Page 65: Ngành Quốc tế Địa chất

65

- Thi lại: sau kỳ thi chính 2-3 tuần

7.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho

sinh viên.

- Sinh viên phải đi đủ số bài tập và làm bài tập từng hôm

- Sau khi học song sẽ kiểm tra kết quả ngay trên máy tính bài làm đó và chấm

điểm theo thang điểm 10/10

- Phần tự học sinh viên phải đăng ký học một chương trình phần mềm gis nào đó

và báo cáo kết quả của việc tự học này

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1] Nguyễn Vân Đài. Giáo trình GIS, 2001,lưu trữ thư viện khoa địa chất Đại học

KHTN

- Học liệu tham khảo:

[2] Nguyễn Vân Đài. Giáo trình các bài tập gis ứng dụng, 2004 , lưu trữ thư viện

khoa địa chất Đại học KHTN,

[3] Nguyễn Vân Đài. Giáo trình cơ sơ viễn thám, 2004, lưu trữ thư viện khoa địa

chất Đại học KHTN,

[4] Nguyễn Vân Đài. Giáo trình gis viễn thám trong địa chât, 2004, lưu trữ thư

viện khoa địa chất Đại học KHTN

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

- Môn học sẽ bao gồm việc giới thiệu về gis và viễn thám, lịch sử phát triển của

gis và viễn thám. Các nguyên lý cơ bản của gis và viễn thám như thế nào. Giới

thiệu về những chức năng của gis, hệ toạ độ dùng trong gis và các cách tạo mô

hình số độ cao trong gis, các chức năng phân tích không gian trong gis cách thành

phân tích và thiết kế các mô hình toán trong gis như thế nào. Tiếp theo là giới

thiệu về các ảnh vệ tinh trong viễn thám, xử lý và thu nhận ảnh số trong viễn thám,

cưối cùng là phân tích ảnh số qua giải đoán ảnh số như thế nào

- Trang bị cho sinh viên hiểu được gis và viễn thám qua thực hành trên phần mềm

gis và viễn thám idrisi chuyên dụng

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Page 66: Ngành Quốc tế Địa chất

66

PHẦN I: LÝ THUYẾT

Chương 1. Định nghĩa, sự phát triển và ứng dụng của GIS

1.1. Giới thiệu

1.2. Định nghĩa GIS

1.3. Sự phát triển của GIS

1.3.1 Sự phát triển ban đầu

1.3.2 Xử lý tự động đầu tiên của GIS

1.3.3 Sự phát triển của GIS trong thời đại ngày nay

1.3.4 Mối liên hệ của GIS với các hệ thông tin khác

1.4. Ứng dụng của Hệ thông tin địa lý

1.4.1 Sự cần thiết của GIS với kinh tế – Xã hội

1.4.2 Lợi ích của việc áp dụng thông tin máy tính ứng dụng

1.4.3 Người sử dụng GIS

1.4.4 Đào tạo GIS GIS

Chương 2. Mô hình dữ liệu, hệ tọa độ, chức năng phân tích và mô hình hóa của

GIS

2.1. Giới thiệu

2.2. Mô hình cấu trúc dữ liệu vector GIS

2.2.1 Mô hình cấu trúc dữ liệu vector GIS kiểu spaghetti

2.2.2 Mô hình cấu trúc dữ liệu vector kiểu topology

2.3 Mô hình cấu trúc dữ liệu raster GIS

2.3.1 Dữ liệu raster đơn giản

2.3.2 Dữ liệu GIS raster dạng nén

2.4 Hệ toạ độ dùng trong GIS

2.4.1 Giới thiệu

2.4.2 Đặc tính của phép chiếu bản đồ

2.4.3 Các kiểu phép chiếu bản đồ

2.4.4 Các loại mặt cầu dùng trong phép chiếu bản đô

Page 67: Ngành Quốc tế Địa chất

67

2.4.5 Hệ toạ độ

2.4.6 Các lưới chiếu bản đồ và các mặt cầu chiếu dùng trong GIS

2.4.7 Chuyển đổi không gian giữ các hệ toạ độ trong GIS

2.5 Chức năng phân tích của GIS

2.5.1 Tổ chức dữ liệu cho phân tích

2.5.2 Phân chia dữ liệu theo các lớp thông tin

2.5.3 Phân chia khu vực nghiên cứu

2.5.4 Phân loại các chức năng phân tích trong GIS

Chương 3. Phần cứng và phần mềm của GIS

3.1. Giới thiệu

3.2 Phần mềm cho GIS

3.2.1 Lựa chọn phần mềm cho số hoá

3.2.2 Lựa chọn phần mềm cho phân tích không gian

3.3 Phần cứng và cài đặt phần mềm

3.3.1 Phần cứng và hệ điều hành

3.3.2 Yêu cầu phần cứng và phần mềm cho các trương trình GIS

3.3.3 Cài đặt phần mềm

Chương 4. Định nghĩa lịch sử phát triển, nguyên lí và ứng dụng cảu Viễn thám

Chương 5. Cơ sở vật lí, tương tác năng lượng và phổ phản xạ của các vật thể tự nhiên

Chương 6. Viễn thám ảnh hàng không

Chương 7. Giải đoán không ảnh bằng mắt

Chương 8. Các thiết bị thu phổ trong Viễn thám

Chương 9. Viễn thám vệ tinh trong dải phổ quang

9.1. Giới thiệu

9.2. Sơ lược về lịch sử viễn thám vệ tinh

9.3. Ảnh vệ tinh Landsat

9.3.1. Landsat-1, -2 và -3

9.3.2. Vệ tinh Landsat -4, -5

9.3.3. Vệ tinh Landaat -6, -7

Page 68: Ngành Quốc tế Địa chất

68

9.4. Chương trình thiên niên kỷ mới NMP

9.5. Vệ tinh Spot

9.6. Các vệ tinh có độ phân giải trung bình

9.6.1. Vệ tinh MOS

9.6.2. Vệ tinh ADEOS

9.6.3. Vệ tinh JERS-1

9.6.4. Vệ tinh ấn độ IRS

9.6.5. Vệ tinh Nga REURS-01

9.6.6. Vệ tinh MOMS-1

9.7. Các vệ tinh có độ phân giải cao

9.7.1. Vệ tinh SPIN-2

9.7.2. Vệ tinh IKONOS

9.7.3. Vệ tinh Quickbird

9.7.4. Vệ tinh OrbView

9.7.5. Vệ tinh Viễn Thám Quan Sát Trái Đất EROS

9.8. Các vệ tinh siêu phổ

9.9. Các vệ tinh nghiêncứu khí tượng

9.9.1. Giới thiệu

9.9.2. Vệ tinh NOAA

9.9.3. Vệ tinh Địa tĩnh GEOS

9.9.4. Vệ tinh khí tượng phòng thủ DMSP

9.10. Các vệ tinh nghiên cứu môi trường và biển

9.10.1. Vệ tinh HCMM

9.10.2. Vệ tinh nghiên cứu biển

9.11. Hệ Quan Sát Trái Đất EOS

9.11.1. Hệ Quan Sát Trái Đất là gì

9.11.2. Bộ cảm MODIS

9.11.3. Bộ cảm ASTER

9.12. Các vệ tinh của Nga

Page 69: Ngành Quốc tế Địa chất

69

9.13. Trạm vũ trụ cho viễn thám

Chương 10. Viễn thám sóng radar

10.1. Giới thiệu

10.2. Tóm tắt lịch sử phát triển của viễn thám radar

10.3. So sánh viễn thám radar và viễn thám sóng trong phổ nhìn thấy và Hồng

ngoại (VIR)

10.4. Hợp phần của một hệ radar đơn giản

10.5. Hệ Radar trên máy bay nhìn xiên slar

10.5.1. Nguyên lý hoạt động của SLAR

10.5.2. Thuật ngữ thường dùng đối với một hệ SLAR

10.5.3. Độ phân giải không gian

10.6. Các kênh của radar và ứng dụng

10.6.1. Các kênh phổ chính sử dụng trong Radar

10.6.2. Các ứng dụng chính của radar

10.7. Hệ Radar mở thực và hệ tổng hợp SAR

10.7.1. Hệ radar mở thực RAR

10.7.2. Hệ radar tổng hợp SAR( Synthetic Aperture Radar):

10.8. Đặc tính của ảnh radar nhìn xiên

10.8.1. Biến dạng tỷ lệ ảnh theo tầm

10.8.2. Dịch chuyển địa hình

10.8.3. Thị sai ảnh (parallax)

10.8.4. Đốm ảnh (spectacle)

10.8.5. Sự thay đổi chiếu sáng của ảnh radar theo tầm

10.8.6. Đặc tính truyền hiệu radar

10.9. Tín hiệu sóng phản hồi của radar

10.9.1. Phương trình radar

10.9.2. Các yếu tố ảnh hưởng do đặc tính của hệ

10.9.3. Các yếu tố địa hình

10.10. Viễn thám radar từ vệ tinh

Page 70: Ngành Quốc tế Địa chất

70

10.10.1. Giới thiệu chung

10.10.2. Hệ radar SEASAT-1

10.10.3. Radar tạo ảnh con thoi SIR

10.10.4. Vệ tinh ALMAZ-1

10.10.5. Vệ tinh ERS-1, ERS-2 và ENVISAT-1

10.10.6. Vệ tinh JERS-1 và ALOS

10.10.7. Radarsat

10.10.11. Vệ tinh LIGHTSAR

Chương 11. Cấu trúc, lưu trũ và nắn chỉnh ảnh số

11.1. Giới thiệu

11.2. Định nghĩa ảnh số và nguyên lý tạo ảnh số

11.2.1. Định nghĩa

11.2.2. Nguyên lý chính của tạo ảnh số

11.2.3. Tại sao lại dùng ảnh số

11.3. Đơn vị ảnh và độ phân giải của một ảnh số

11.3.1. Đơn vị ảnh

11.3.2. Độ phân giải của ảnh số

11.4. Cấu trúc và lưu trữ một tệp ảnh số

11.4.1. Các phương tiện lưu trữ dữ liệu ảnh số

11.4.2. Cấu trúc dữ liệu theo BIL

11.4.3. Cấu trúc dữ liệu kiểu BSQ

11.4.4. Cấu trúc dữ liệu kiểu BIP

11.5. Phân loại các quá trình sử lý ảnh số

11.6. Phương pháp nắn chỉnh ảnh và khôi phục ảnh

11.6.1. Nắn chỉnh phổ

11.6.2. Xóa nhiễu

11.6.3. Nắn chỉnh hình học ảnh

Chương 12. Các phương làm tăng chất lượng ảnh

12.1. Giới thiệu

Page 71: Ngành Quốc tế Địa chất

71

12.2. Các phương pháp tương phản ảnh

12.2.1. Đặt ngưỡng mức độ xám

12.2.2. Phương pháp cắt mức độ xám

12.2.3. Giãn ảnh

12.3. Thao tác với các đối tượng không gian ảnh

12.3.1. Lọc ảnh

12.3.2. Phân tích Fourier

12.4. Các phương pháp thao tác với đa kênh ảnh

12.4.1. Phương pháp tổ hợp màu

12.4.2. Chuyển đổi không gian màu theo 3 hợp phần độ sáng-màu-no HIS

(Intensity-Hue-Saturation hay Hue- Saturation-Brightness HSB)

12.4.3. Phương pháp tỷ số ảnh

12.4.4. Phân tích thành phần chính

Chương 13. Phân loại, gộp dữ liệu và phân tích ảnh siêu phổ

13.1. Giới thiệu

13.2. Phân loại không giám sát

13.3. Phân loại giám sát

13.3.1. Thiết lập mẫu cho phân loại

13.3.2. Phân loại

13.4. Phân loại hỗn hợp

13.5. Phân loại các Pixel hỗn hợp

13.6. Đầu ra trong phân loại

13.7. Làm mượt sau phân loại

13.11. Đánh giá độ chính xác trong phân loại ảnh số

13.9. Gộp dữ liệu

13.9.1. Gộp các dữ liệu đa thời gian

13.9.2. Các qui trình nghiên cứu biến động

13.9.3. Gộp dữ liệu đa bộ cảm

13.9.4. Gộp ảnh với các dữ liệu có sẵn

Page 72: Ngành Quốc tế Địa chất

72

13.9.5. Tổ hợp dữ liệu viễn thám với GIS

13.10. Phân tích ảnh siêu kênh phổ

13.10.1.Chỉnh quyển khí của các kênh siêu phổ

13.10.2.Công nghệ phân tích ảnh siêu phổ

Chương 14. Giải đoán các đối tượng địa chất từ không ảnh

14.1. Giới thiệu

14.2. Giải đoán đá trầm tích

14.2.1. Cát kết

14.2.2. Sét

14.2.3. Đá vôi

14.2.4. Các thành tạo trầm tích phân lớp ngang và uốn nếp xen kẽ

14.3. Giải đoán đá Macma

14.3.1. Thành tạo macma xâm nhập

14.3.2. Đá phun trào

14.4. Thành tạo sông suối

14.4.1. Các thành toạ dạng quạt

14.4.2. Địa hình tam giác châu

14.4.3. Thành tạo dạng đồng bằng châu thổ

14.5. Các thành tạo do gió

14.5.1. Đụn cát

14.5.2. Loess

Chương 15. Ứng dụng Viễn thám vệ tinh và radar trong địa chất

15.1. Giới thiệu

15.2. Địa mạo

15.3. Cấu trúc địa chất

15.3.1. Phân lớp ngang và xiên đơn giản

15.3.2. Thành tạo uốn nếp và đứt gãy

15.3.3. Đứt gãy, linearment và cấu trúc vòng

Page 73: Ngành Quốc tế Địa chất

73

15.4. Thạch học

15.4.1. Đá trầm tích

15.4.2. Đá macma

15.4.3. Các đá biến chất

15.5. Khoáng sản

15.5.1. Chỉ dẫn thạch địa tầng

15.5.2. Chỉ dẫn địa mạo

15.5.3. Chỉ dẫn về cấu trúc

15.5.4. Các dấu hiệu của đới biến đổi

15.5.5. Dấu hiệu thực vật

15.6. Khai thác dầu

15.7. Điều tra nước ngầm

15.11. Nghiên cứu trượt đất

15.9. Nghiên cứu các hoạt động tân kiến tạo

PHẦN II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG VÀ XỬ LÝ ẢNH SỐ TRONG GIS IDRISI

Bài 1. Hiển thị dữ liệu trong GIS bằng phần mềm Idrisi, hiển thị các bản đồ địa

chất và chồng ghép các bản đồ (1 tiết).

Bài 2: Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu (2 tiết)

Bài 3: Mô hình tìm vùng thích hợp cho một dự án trồng lúa và xây dựng nhà máy

(2 tiết)

Bài 4: Mô hình toán trong GIS tính tương quan thành lập bản đồ khí hậu nông

nghiệp (2 tiết)

Bài 5: Mô hình tính phí ổn định kinh tế trong GIS (2 tiết)

Bài 6: Cách tính và nội suy DEM trong GIS để thành lập bản đồ đẳng dày (2 tiết)

Page 74: Ngành Quốc tế Địa chất

74

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT

1. Mã môn học: GLO2061

2. Số tín chỉ: 04

3. Môn học tiên quyết: GLO2078

4. Ngôn ngữ: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

PGS. TS. Tạ Hòa Phương, Bộ môn Địa chất lịch sử, Khoa Địa chất, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên..

6. Mục tiêu:

6.1 Mục tiêu kiến thức:

- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn lịch sử phát triển Trái đất.

- Sinh viên có thể giải thích được những biến đổi lớn trong tiến hóa sự sống trên

Trái đất.

- Liệt kê và mô tả được những sự kiến chính trong lịch sử phát triển Trái đất

6.2 Mục tiêu kỹ năng:

- Sinh viên có thể nhận dạng, nhận biết là luận giải được đá và hóa thạch trong

phòng thí nghiệm.

- Sinh viên có thể nhận dạng được những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch

sử phát triển của Trái đất trên quan điểm của học thuyết kiến tạo mảng và học thuyết

tiến hóa của Darwin.

6.3 Mục tiêu thái độ:

- Nhận thức rõ vai trò của lịch sử phát triển của Trái đất đối với nghiên cứu khoa

học trong các ngành Khoa học Trái đất.

6.4 Mục tiêu khác

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Phát triển các kỹ năng trong nghiên cứu khoa học.

Page 75: Ngành Quốc tế Địa chất

75

7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Dạng kiểm tra Objective Percentages

Bài tập Kiểm tra khả năng tự học 10

Thực hành Kiểm tra kỹ năng thực hành 10

Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra kiến thức nửa kỳ đầu 20

Kiểm tra cuối kỳ Kiểm tra kiến thức kỳ học 60

100%

8. Giáo trình bắt buộc

- Earrth System History, 3rd edition. Steven M. Stanley. W.H. Freeman and

Company, Newyork. 352 p, 2009.

- Introduction to Paleobiology and the Fossil Record. Michael J. Benton vaf

David A.T. Harper. A John Wiley & Sons, Ltd., Publication. 592p. 2009.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Một số người khi đi qua một con đường cao tốc hoặc một vách núi nhận thấy đá

xung quanh họ rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu họ là các nhà địa chất thì họ có kiến thức

để phận biệt một vách núi hình thành ở vùng triều bằng phẳng rìa của biển nguyên

thủy, họ biết được các đá cổ lộ ra bên các sườn đồi, lịch sử của các khu rừng nguyên

thủy được chôn vùi do phun trào núi lửa, hoặc giải giải thích được vì sao lại có những

dải núi sót lại ở giữa vùng đồng bằng. Các nhà địa chất có thể làm được điều đó dựa

trên những tri thức mà các nhà địa chất đã tích lũy từ hai thế kỷ qua, từ khi khoa học

địa chất hiện đại ra đời. Mục tiêu của môn học này là giới thiệu các hiện tượng địa

chất và các nguyên lý cơ bản nhằm giúp sinh viên hiểu rõ lịch sử phát triển chung của

hành tinh Trái đất và sự sống trên đó. Các chương của giáo trình sẽ giới thiệu lần lượt

những biến đổi của Trái đất để có được hình dạng như ngày nay. Giáo trình này cũng

xem xét các quá trình, các phương pháp nghiên cứu lịch sử phát triển Trái đất của các

nhà địa chất. Sau khi học môn học này, sinh viên sẽ thay đổi cái nhình của bản thân

đối với môi trường sống và sự sống xung quanh.

10. Nội dung chi tiết:

Chương 1 HỆ THỐNG TRÁI ĐẤT

1.1. Khám phá hệ thống Trái đất

Page 76: Ngành Quốc tế Địa chất

76

1.2. Nguyên lý hiện tại luận

1.3. Bản chất và nguồn gốc của đá

1.4. Đá magma, trầm tích và biến chất: mỗi loại đều có thể được hình thành từ hai loại

còn lại

1.5. Định tuổi của đá

1.6. Hình dung bên dưới Trái đất

1.7. Kiến tạo mảng

1.8. Chu trình của nước

1.9. Nhưng thay đổi lớn trong lịch sử Trái đất

1.10. Những thay đổi theo từng giai đoạn trong lịch sử phát triển của Trái đất

CHƯƠNG 2. ĐÁ VÀ CÁC KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ

2.1. Cấu trúc của khoáng vật

2.2. Tính chất của Khoáng vật

2.3. Các loại đá

CHƯƠNG 3. TÍNH ĐA DẠNG CỦA SỰ SỐNG

3.1. Di tích hóa thạch và di tích hóa học của sự sống

3.2. Các nhóm phân loại

3.3. Vi khuẩn cổ và vi khuẩn: hai nhóm sinh vật nhân sơ

3.4. Sinh vật nguyên sinh: Ngành động vật chủ yếu chứa các sinh vật đơn bào

3.5. Thực vật: Thực vật có mạch

3.6. Động vật

CHƯƠNG 4. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ SỐNG

4.1. Các nguyên lý cơ bản của sinh thái học

4.2. Môi trường lục địa

4.3. Môi trường biển

4.4. Môi trường nước ngọt

CHƯƠNG 5. MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH

5.1. Môi trường lục địa

5.2. Môi trường biển rìa và thềm lục địa mở

Page 77: Ngành Quốc tế Địa chất

77

5.3. Môi trường biển sâu

CHƯƠNG 6. ĐỊNH TUỔI VÀ ĐỐI SÁNH CÁC TẦNG ĐÁ

6.1. Thang tuổi địa chất

6.2. Các phân vị địa tầng

6.3. Tuổi tuyệt đối của Trái đất

6.4. Địa tầng sự kiện

CHƯƠNG 7. HÓA THẠCH VÀ LỊCH SỬ TIẾN HÓA CỦA SINH GIỚI

7.1. Tính thích nghi

7.2. Đóng góp của Charles Darwin

7.3. Sự chuyển gen theo chiều ngang

7.4. Đồng hồ và thời gian phân tử

7.5. Tiến hóa hội tụ

7.6. Hủy diệt

7.7. Các xu thế tiến hóa

CHƯƠNG 8. HỌC THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

8.1. Lịch sử ra đời thuyết tách giãn lục địa

8.2. Sự ra đời của thuyết kiến tạo mảng

8.3. Đứt gẫy và núi lửa dọc theo các ranh giới mảng

CHƯƠNG 9. KIẾN TẠO LỤC ĐỊA VÀ CÁC DÃY NÚI

9.1. Tách giãn các lục địa

9.2. Đá hóa lỏng và bị uốn dẻo

9.3. Quá trình tạo núi

9.4. Đới khâu của các mảng nhỏ hình thành lục địa

9.5. Kiến tạo của các mảng nội lục

CHƯƠNG 10. CÁC CHU TRÌNH HÓA HỌC CHÍNH

10.1. Các bồn chứa các chất hóa học

10.2. Sử dụng đồng vị C để nghiên cứu chu trình hóa học toàn cầu

10.3. Các xu thế trong đại hiển sinh của khí quyển chứa CO2

10.4. Các phản hồi trong chu trình C

Page 78: Ngành Quốc tế Địa chất

78

10.5. Đồng vị oxy, khí hậu và chu trình của nước

CHƯƠNG 11. ĐẠI HADEAN VÀ ARCHEANEONS CỦA THỜI KỲ TIỀN CAMBRI

11.1. Nguồn gốc của hệ Mặt trời

11.2. Đại Hadean

11.3. Nguồn gốc của vỏ lục địa

11.4. Đại Archean

11.5. Đai tạo núi Greenstone

11.6. Bằng chứng của sự sống trong đại Archean

11.7. Khí quyển giàu oxy

CHƯƠNG 12. ĐẠI PROTEROZOI CỦA THỜI KỲ TIỀN CAMBRI

12.1. Các kiểu tạo núi hiện đại

12.2. Các sự kiện toàn cẩu trong Paleoproterozoic và Mesoproterozoic

12.3. Xuất hiện dạng động vật đầu tiên

12.4. Sự mở rộng và xô húc các mảng lục địa

CHƯƠNG 13. THẾ GIỚI TRONG PALEOZOI SỚM

13.1. Thời kỳ bùng nổ Cambri

13.2. Sự sống trong thời kỳ Ordovic

13.3. Các giai đoạn tuyệt diệt hàng loạt của Bọ ba thùy

13.4. Các sự kiện mang tính khu vực trong giai đoạn Paleozoi sớm

CHƯƠNG 14. THẾ GIỚI TRONG PALEOZOI GIỮA

14.1. Sự sống lại được đa dạng hóa

14.2. Cổ địa lý giai đoạn Paleozoi giữa

14.3. Băng hà và đợt hủy diệt hàng loạt lớn

14.4. Các sự kiện mang tính khu vực trong giai đoạn Paleozoi sớm

CHƯƠNG 15. THỀ GỚI TRONG PALEOZOI MUỘN

15.1. Sự sống trong Paleozoi muộn

15.2. Cổ địa lý giai đoạn Paleozoi muộn

15.3. Các sự kiện mang tính khu vực trong giai đoạn Paleozoi muộn

CHƯƠNG 16. GIAI ĐOẠN MESOZOI SỚM

Page 79: Ngành Quốc tế Địa chất

79

16.1. Sự sống ở biển: các dạng sinh vật mới

16.2. Sự sống trên đất liền

16.3. Cổ địa lý giai đoạn Mesozoi sớm

16.4. Hủy diệt hàng loạt

CHƯƠNG 17. THẾ GIỚI TRONG KỶ KRETA

17.1. Sự sống trong kỷ Kreta

17.2. Cổ địa lý trong kỷ Kreta

17.3. Hủy diệt vào cuối kỷ Kreta

CHƯƠNG 18. THẾ GIỚI TRONG KỶ PALEOGEN

18.1. Sự sống trong Paleogene

18.2. Khí hậu giai đoạn Paleogene

18.3. Các sự kiện mang tính khu vực trong giai đoạn Paleogen

CHƯƠNG 19. THẾ GIỚI TRONG KỶ NEOGENE

19.1. Các sự kiện mang tính toàn cầu

19.2. Các sự kiện mang tính khu vực

19.3. Tiến hóa của loài người

CHƯƠNG 20. THẾ HOLOCEN

20.1. Sự tan băng

20. 2. Các sự kiện mang tính toàn cầu

20.3. Những người Mỹ đầu tiên

20.4. Sự hủy diệt đột ngột của động vật có vú cuối cùng

20.4. Sự dao động của khí hậu trong 10000 năm trở lại đây

20.4. Mực nước biển

Page 80: Ngành Quốc tế Địa chất

80

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT CẤU TRÚC VÀ KIẾN TẠO

1. Mã môn học: GLO2062

2. Số tín chỉ: 05

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Văn Vượng, PGS. TS, Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Nắm được các dạng cấu tạo cơ bản của vỏ Trái Đất (thế nằm ngang,

nghiêng, uốn nếp, thế nằm đặc biệt của đá trầm tích, thế nằm của đá phun trào, xâm

nhập, biến chất, các dạng cấu tạo phá hủy như: khe nứt, đứt gãy, các dạng bất chỉnh

hợp).

- Kỹ năng: Biểu diễn thành thạo các dạng cấu tạo trên bản đồ địa chất, vẽ thành

thạo các lát cắt địa chất qua các dạng cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Biết khảo sát

và đo đạc được thông số cấu tạo, động học bằng địa bàn địa chất ngoài thực địa.

- Mục tiêu khác: Sử dụng và áp dụng tốt các kiến thức môn học vào nghiên cứu

địa chất môi trường, địa chất tai biến, phòng chống rủi ro địa chất, vào nghiên cứu địa

kỹ thuật.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Dạng kiểm tra Objective Percentages

Bài tập Kiểm tra khả năng tự học 10

Thực hành Kiểm tra kỹ năng thực hành 10

Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra kiến thức nửa kỳ đầu 20

Kiểm tra cuối kỳ Kiểm tra kiến thức kỳ học 60

100%

Page 81: Ngành Quốc tế Địa chất

81

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Giáo trình “Địa chất cấu tạo và vẽ bản đồ địa chất”. Tạ Trọng Thắng (chủ biên),

NXB ĐHQG, 2003.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên nắm vững các phương pháp mô tả, phân loại các dạng cấu

tạo trong vỏ Trái Đất và phương pháp thể hiện chúng trên bản đồ địa chất và lát cắt địa

chất.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

A. PHẦN LÝ THUYẾT

Chương 1: Lớp và cấu trúc của các tầng phân lớp

1.1: Lớp và tính phân lớp

1.2: Các dạng phân lớp

1.3: Cấu trúc của các mặt phân lớp

1.4: Thế nằm nguyên sinh và thế nằm bị phá hủy của các lớp

1.5: Mối liên quan giữa các tầng phân lớp

1.6: Sự thành tạo các tầng phân lớp

1.7: Điều kiện thành tạo bề dày trầm tích

Chương 2: Chỉnh hợp và bất chỉnh hợp

2.1: Bất chỉnh hợp địa tầng

2.2: Bất chỉnh hợp kiến tạo

2.3: Biểu diễn họa đồ các bất chỉnh hợp

Chương 3: Thế nằm ngang của các lớp

3.1: Những dấu hiệu nằm ngang của các lớp

3.2: Đo bề dày của lớp

3.3: Thành lập lát cắt qua các tầng nằm ngang

3.4: Biểu diễn họa đồ các lớp nằm ngang

Chương 4: Thế nằm nghiêng của các lớp

4.1: Đặc điểm chung về thế nằm nghiêng của các lớp

4.2: Các yếu tố thế nằm

Page 82: Ngành Quốc tế Địa chất

82

4.3: Xác định bề dày thực của các lớp có thế nằm nghiêng

4.4: Thế nằm bình thường và thế nằm đảo

4.5: Biểu diễn họa đồ các lớp nằm nghiêng

Chương 5: Thế nằm uốn nếp của các lớp

5.1: Nếp uốn và các yếu tố của chúng

5.2: Phân loại nếp uốn

5.3: Mối liên quan giữa các quá trình uốn nếp và lắng đọng trầm tích

5.4: Biểu diễn họa đồ các lớp uốn nếp.

Chương 6: Khe nứt

6.1: Khái niệm về khe nứt

6.2: Phân loại khe nứt

6.3: Khảo sát khe nứt ngoài thực địa

6.4: Phương pháp biểu diễn các số đo khe nứt

6.5: Giải đoán khe nứt bằng phương pháp địa vật lý.

Chương 7: Đứt gãy

7.1: Đứt gãy thuận

7.2: Đứt gãy nghịch

7.3: Nhóm các đứt gãy thuận và nghịch

7.4: Đứt gãy trượt bằng

7.5: Đứt gãy chuyển dạng

7.6: Đứt gãy rời

7.7: Đứt gãy nghịch chờm

7.8: Các lớp phủ kiến tạo (địa di)

7.9: Giải đoán đứt gãy bằng phương pháp địa vật lý

7.10: Biểu diễn họa đồ các đứt gãy

Chương 8: Một số thế nằm đặc biệt của đá trầm tích

8.1: Các thể tường đá vụn

8.2: Các phá hủy trượt dưới nước

8.3: Dăm kết trầm tích và các tầng chứa bao thể

Page 83: Ngành Quốc tế Địa chất

83

8.4: Các ám tiêu san hô

8.5: Các thành tạo tàn tích (eluvi) và sườn tích (deluvi) bị chôn vùi

8.6: Sự uốn cong của các lớp trên sườn dốc do ảnh hưởng của trọng lực

Chương 9: Thế nằm của đá phun trào

9.1: Điều kiện hình thành các thế nằm của đá phun trào

9.2: Phân chia địa tầng các đá phun trào

9.3: Nhận dạng các lò phun trào

9.4: Xác định tuổi của đá phun trào

9.5: Khảo sát các đá phun trào ngoài trời

9.6: Biểu diễn họa đồ các đá phun trào

Chương 10: Thế nằm của đá xâm nhập

10.1: Hình dạng của các thể xâm nhập

10.2: Cấu tạo các vành tiếp xúc

10.3: Ảnh hưởng của độ sâu xâm thực đến hình dạng vết lộ của đá xâm nhập trên

mặt đất

10.4: Cấu tạo bên trong của các khối xâm nhập

10.5: Thành phần của khối xâm nhập

10.6: Tuổi của đá xâm nhập

10.7: Độ sâu và một số điều kiện hình thành các thể nền granit

10.8: Khảo sát đá xâm nhập ngoài thực địa

10.9: Giải đoán thế nằm của đá xâm nhập bằng phương pháp địa vật lý

10.10: Biểu diễn họa đồ các khối xâm nhập

Chương 11: Thế nằm của đá biến chất

11.1: Đặc điểm cấu tạo của các đá biến chất

11.2: Xác định thành phần ban đầu của đá biến chất

11.3: Phân chia địa tầng các đá biến chất

11.4: Cấu tạo bên trong các hệ tầng biến chất

11.5 Các cấu tạo biến chất biến vị

11.6. Biểu diễn họa đồ các đá biến chất.

Page 84: Ngành Quốc tế Địa chất

84

B. PHẦN THỰC HÀNH:

B1. Lập một bản đồ địa chất có thế nằm ngang, có đứt gãy cắt qua và vẽ một lát

cắt địa chất.

B2. Lập một bản đồ địa chất có thế nằm nghiêng, có đứt gãy cắt qua và vẽ một lát

cắt địa chất.

B3. Lập một bản đồ địa chất có thế nằm uốn nếp bị đứt gãy cắt qua và vẽ một lát

cắt địa chất.

B4. Lập một bản đồ địa chất có sự xuất hiện của magma, có đứt gãy cắt qua và vẽ

một lát cắt địa chất.

B5. Lập một bản đồ địa chất có sự xuất hiện của đá biến chất bị đứt gãy cắt qua và

vẽ một lát cắt địa chất.

C. TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN

C1. Đối tượng, nhiệm vụ của môn học Địa chất cấu tạo và vẽ bản đồ địa chất

C2. Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cấu tạo địa chất

C3. Chú giải, dấu hiệu, ký hiệu trên bản đồ địa chất và lát cắt địa chất

C4. Lịch sử công tác đo vẽ bản đồ địa chất ở Việt Nam

C5. Quy trình, quy phạm lập bản đồ địa chất.

Page 85: Ngành Quốc tế Địa chất

85

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUANG HỌC TINH THỂ VÀ KHOÁNG VẬT HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: GEOL2057

2. Số tín chỉ: 05

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

a. Nguyễn Thùy Dương, Tiến sĩ, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

b. Nguyễn Thị Minh Thuyết, Tiến sĩ, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Mục tiêu về kiến thức:

o Hiểu được thành phần và cấu trúc của khoáng vật

o Nắm được những tính chất quang học cơ bản của khoáng vật

o Hiểu được những điều kiện cân bằng bền vững của khoáng vật

o Nắm được các khoáng vật chính hình thành nên các lớp của Trái đất:

nhân, thạch quyển, quyển mềm,..

- Mục tiêu về kỹ năng:

o Luyện tập cho sinh viên xác định các đặc điểm hình thái của tinh thể

khoáng vật: tính đối xứng, yếu tố đối xứng, hệ, hạng đối xứng, một số

hình dạng tinh thể thực.

o Biết vận dụng những hiểu biết về khoáng vật để giám định, phân tích tổ

hợp cộng sinh khoáng vật trên mẫu địa chất

o Hiểu biết những ứng dụng quan trọng của khoáng vật trong các lĩnh vực

khác nhau ở Việt Nam và thế giới.

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập....):

o Đọc trước các tài liệu do giảng viên yêu cầu trước khi tham gia giờ học, làm

bài tập đầy đủ, tham gia thảo luận trong các giờ thảo luận…

Page 86: Ngành Quốc tế Địa chất

86

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, thực hành: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

- Thi giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: sau tuần 15

- Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3 – 4 tuần

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1] Cornelis Klein. Mineral Science (Manual of Mineralogy). John Wiley & Sons,

Inc. 2007. (Textbook)

[2] Cornelis Klein. Exercises in Crystal and Mineral Chemistry, Crystallography,

X-ray powder Diffraction, Mineral and Rock Identification and Ore

Mineralogy. John Wiley & Sons, Inc. 2007. (Exercise book)

Giáo trình tham khảo

[3] Hans-Rudolf Wenk and Andrei Bulakh. Minerals. Their Constitution and

Origin. 2008.

[4] Đỗ Thị Vân Thanh, Trịnh Hân. Khoáng vật học (Giáo trình). NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội. 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ): ...........................

Môn học bao gồm 2 phần chính.

- Phần tinh thể học và quang học tinh thể: giới thiệu về cấu trúc, mối liên kết,

các định luật về sự hình thành tinh thể, các hệ tinh thể của khoáng vật, các

hiện tượng quang học, tính chất quang học và dấu hiệu nhận biết khoáng vật

dưới kính hiển vi phân cực

- Phần khoáng vật học: giới thiệu về thành phần hóa học, công thức và tính

chất của các khoáng vật; quá trình hình thành khoáng vật được giải thích

theo lý thuyết nhiệt động và các biểu đồ pha.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

Page 87: Ngành Quốc tế Địa chất

87

1.1. Giới thiệu chung

1.2. Giới thiệu về ngành khoa học khoáng vật

1.3. Khái niệm khoáng vật

1.4. Mối quan hệ của khoáng vật với các ngành khoa học

1.5. Lịch sử nghiên cứu khoáng vật

1.6. Vai trò của khoáng vật trong cuộc sống

1.7. Cách gọi tên các khoáng vật

Chương 2. Các tính chất vật lý của khoáng vật

2.1. Hình dạng tinh thể

2.2. Các tính chất dựa vào ánh sáng

2.2.1. Ánh

2.2.2. Màu

2.2.3. Vết vạch

2.2.4. Tính phát quang

2.3. Các tính chất cơ học

2.3.1. Cát khai

2.3.2. Vết vỡ

2.3.3. Độ cứng

2.3.4. Độ bền

2.4. Tính chất liên quan với khối lượng: tỷ trọng

2.5. Các tính chất vật lý khác

2.5.1. Từ tính

2.5.2. Phóng xạ

2.5.3. Tính hòa tan trong acid

2.5.4. Một số phép thử khác

2.6. Tính chất dẫn điện

Chương 3. Thành phần hóa tinh thể

3.1. Nguyên tử và ion

3.1.1. Cấu tạo điện tử

Page 88: Ngành Quốc tế Địa chất

88

3.1.2. Bán kính nguyên tử và ion

3.2. Các mối liên kết trong tinh thể

3.2.1. Liên kết với các điện tích cân bằng

3.2.2. Đặc trưng của các mối liên kết

3.2.3. Liên kết không bao gồm điện tích cân bằng

Chương 4. Cấu trúc tinh thể

4.1. Số phối trí

4.2. Các quy tắc Pauling

4.2.1. Quy tắc 1: Nguyên lý về số phối trí

4.2.2. Quy tắc 2: Nguyên lý cân bằng điện tích

4.2.3. Quy tắc 3: Sự kết hợp của các thành phần đa hình

4.2.4. Quy tắc 4: Sự kết hợp của các thành phần đa hình

4.2.5. Quy tắc 5: Nguyên tắc về tính chặt khít

4.3. Hiện tượng đa hình

4.4. Minh họa các cấu trúc tinh thể

4.5. Ví dụ các kiểu cấu trúc phổ biến

Chương 5. Thành phần hóa học của khoáng vật

5.1. Thành phần của Trái đất

5.2. Sự thay đổi thành phần khoáng vật

5.2.1. Dung dịch rắn thay thể đồng hình

5.2.2. Các dạng thay thế đồng hình

5.3. Xác định công thức khoáng vật

5.3.1. Tính công thức khoáng vật từ thành phần các kim loại

5.3.2. Tính công thức khoáng vật từ thành phần oxid

5.3.3. Công thức khoáng vật cho các hydrosilicat

5.4. Biểu diễn thành phần hóa học của khoáng vật trên biểu đồ

5.4.1. Biểu đồ đường

5.4.2. Biểu đồ tam giác

Chương 6. Tinh thể học: Đối xứng bên ngoài của khoáng vật

Page 89: Ngành Quốc tế Địa chất

89

6.1. Đối xứng và các yếu tố đối xứng

6.2. Các hệ tinh thể

6.2.1. Trục tinh thể

6.2.2. Mặt tinh thể

Chương 7. Sự sắp xếp bên trong và đối xứng trong khoáng vật

7.1. Phương và khoảng cách tịnh tiến

7.2. Sự sắp xếp trong không gian

7.3. Nhóm không gian

Chương 8. Phép chiếu tinh thể

8.1. Phép chiếu cầu

8.2. Phép chiếu nổi

Chương 9. Các nhóm điểm và các nhóm không gian

9.1. 32 nhóm điểm

9.1.1. Hệ 3 nghiêng

9.1.2. Hệ 1 nghiêng

9.1.3. Hệ trực thoi

9.1.4. Hệ bốn phương

9.1.5. Hệ sáu phương

9.1.6. Hệ lập phương

9.2. Biểu diễn một số nhóm không gian

Chương 10. Sự phát triển và sai hỏng tinh thể

10.1. Sự phát triển tinh thể

10.2. Sự phức tạp trong cấu trúc và hiện tượng sai hỏng

10.3. Sự phát triển bên trong tinh thể

10.4. Nguyên nhân gây màu khoáng vật

10.5. Nguyên nhân tạo từ tính

Chương 11. Tính bền vững khoáng vật và các biểu đồ pha

11.1. Tính bền vững, dạng năng lượng và cân bằng

11.2. Giới thiệu nhiệt động học

Page 90: Ngành Quốc tế Địa chất

90

11.3. Các biểu đồ pha

Chương 12. Các quá trình hậu kết tinh

12.1. Các phản ứng đa hình

12.2. Song tinh thứ cấp

12.3. Phá hủy dung dịch rắn

12.4. Các quá trình phóng xạ và biến chất trong khoáng vật

12.5. Hiện tượng giả hình

Chương 13. Hiển vi quang học

13.1. Ánh sáng tự nhiên

13.2. Tinh thể đẳng hướng và dị hướng

13.2.1. Ánh sáng phân cực

13.2.2. Hiển vi phân cực

13.2.3. Tinh thể 1 trục

13.2.4. Tinh thể 2 trục

13.2.5. Tính chất quang học của tinh thể không trong suốt

Chương 14. Các phương pháp phân tích và xác định trong nghiên cứu khoáng vật

14.1. Khái quát

14.2. Các phương pháp sử dụng tia X

14.2.1. Nhiễu xạ tia X (XRD)

14.2.2. Huỳnh quang tia X (XRF)

14.3. Các phương pháp sử dụng dòng điện tử

14.3.1. Kính hiển vi điện tử quét (SEM)

14.3.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

14.3.4. Kính hiển vi điện tử vi dò (EMPA)

Chương 15. Mô tả các khoáng vật nhóm nguyên tố tự sinh, sulfid và sulfosalt

15.1. Phân loại khoáng vật

15.2. Hóa tinh thể

15.2.1. Nguyên tố tự sinh

15.2.2. Sulfid

Page 91: Ngành Quốc tế Địa chất

91

15.2.3. Sulfosalt

15.3. Hệ tinh thể

15.3.1. Nguyên tố tự sinh

15.3.2. Sulfid

15.3.3. Sulfosalt

15.4. Mô tả các tính chất

` 15.4.1. Nguyên tố tự sinh

15.4.2. Sulfid

15.4.3. Sulfosalt

Chương 16. Mô tả các khoáng vật nhóm oxid, hydoroxid và halid

16.1. Hóa tinh thể của các oxid

16.2. Hóa tinh thể của các hydroxid

16.3. Hóa tinh thể của các halid

16.4. Mô tả các tính chất

16.4.1. Oxid

16.4.2. Hydroxid

16.4.3. Halid

Chương 17. Mô tả các khoáng vật nhóm muối

17.1. Hóa tinh thể của các carbonat

17.2. Hóa tinh thể của các nitrat

17.3. Hóa tinh thể của các borat

17.4. Hóa tinh thể của các sulfat

17.5. Hóa tinh thể của các molybdat

17.6. Hóa tinh thể của các phosphat, arsenat

17.7. Mô tả các tính chất

Chương 18. Hóa tinh thể của các khoáng vật silicat tạo đá

18.1. Silicat đảo

18.2. Silicat đảo kép

18.3. Silicat đảo vòng

Page 92: Ngành Quốc tế Địa chất

92

18.4. Silicat mạch

18.5. Silicat lớp

18.6. Silicat khung

Chương 19. Mô tả tính chất các khoáng vật silicat tạo đá

19.1. Silicat đảo

19.1.1. Nhóm olivin

19.1.2. Nhóm granat

19.1.3. Nhóm Al2Si2O5

19.1.4. Nhóm humit

19.2. Silicat đảo kép

19.2.1. Nhóm epidot

19.3. Silicat đảo vòng

19.4. Silicat mạch

19.4.1. Nhóm pyroxen

19.4.2. Nhóm amphibol

19.5. Silicat lớp

19.5.1. Nhóm serpentin

19.5.2. Nhóm khoáng vật sét

19.5.3. Nhóm mica

19.5.4. Nhóm chlorit

19.6. Silicat khung

19.6.1. Nhóm SiO2

19.6.2. Nhóm feldspar

Chương 20. Các khoáng vật có tính chất ngọc

20.1. Tiêu chuẩn ngọc

20.2. Các kiểu gia công ngọc

20.3. Các loại ngọc quý

20.4. Tính chất ngọc và các thiết bị xác định chúng

20.5. Tổng hợp các loại ngọc

Page 93: Ngành Quốc tế Địa chất

93

Chương 21. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật trong các loại đá

21.1. Đá magma

21.2. Pegmatit

21.3. Đá trầm tích

21.4. Đá biến chất

Page 94: Ngành Quốc tế Địa chất

94

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THẠCH HỌC VÀ THẠCH LUẬN

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2064

2. Số tín chỉ: 05

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): PGS.TS. Vũ Văn

Tích, Bộ môn Địa chất môi trường - Khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị những kiến thức cơ bản về thành phần vật chất, quá trình thành tạo

cũng như các tính chất đặc trưng của các đá magma, trầm tích và biến chất trong vỏ

Trái đất.

Nắm được những kiến thức cơ bản về trạng thái tồn tại, các tính chất đặc thù

của các loại đá, phương pháp tìm kiếm đánh giá nguồn vật liệu kỹ thuật và khả

năng ứng dụng trong môi trường địa kỹ thuật.

- Mục tiêu về kỹ năng

Có khả năng nhận dạng được các đá magma, trầm tích, biến chất bằng mắt

thường và dưới kính hiển vi phân cực .

Có khả năng phân tích tổng hợp và sử dụng các loại đá phù hợp theo các tính

năng địa kỹ thuật của chúng.

- Các mục tiêu khác ( nâng cao tinh thần và thái độ học tập....)

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

Thực hành: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

Page 95: Ngành Quốc tế Địa chất

95

- Lịch thi và kiểm tra

Thi giữa kỳ: tuần thứ 9

Thi cuối kỳ: sau tuần 15

Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

- Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên:

Sinh viên phải tổng hợp tài liệu trong giờ tự học, tự nghiên cứu và được

đánh giá thông qua giờ thực hành

Đánh giá các bài kiểm tra theo nội dung yêu cầu và chấm theo thang điểm

10/10

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Phan Trường Thị, 2001.Thạch học các đá magma. NXB ĐHQG, Hà Nội.

2. Trần Nghi, 2003. Trầm tích học. NXB ĐHQG, Hà Nội.

3. Phan Trường Thị, 2005 .Thạch học các đá biến chất. NXB ĐHQG, Hà

Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Thạch học trước hết là một môn khoa học tổng hợp thuộc các khoa học về

Trái đất. Nó là một môn học cơ sở ngành Địa kỹ thuật, Địa môi trường có liên quan

đến khoáng vật học, quang học tinh thể, vật lý học, hoá lý, hoá keo và nhiều môn

học khác thuộc khoa học Vật liệu xây dựng và Địa chất Công trình (Sức bền vật

liệu, Cơ lý đá, Nền móng công trình…)

Môn học sẽ giới thiệu mô tả các loại đá magma, trầm tích và biến chất không

những cả về thành phần vật chất, kiến trúc,cấu tạo và cả dạng nằm địa chất, cũng

như nguồn gốc và quá trình thành tạo, sự phân bố của chúng trong vỏ Trái đất, ứng

dụng và các tính năng địa kỹ thuật của chúng với mục đích khai thác, sử dụng hợp

lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Các bài thực hành sẽ luyện tập cho sinh viên xác định các khoáng vật tạo đá

chính (biến đổi thứ sinh), khoáng vật phụ hay gặp, kiến trúc và cấu tạo dưới kính

hiển vi phân cực để có thể gọi đúng tên các loại đá. Thực hành làm quen với các

phương pháp phân tích độ hạt đơn giản cho các trầm tích bở rời.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Page 96: Ngành Quốc tế Địa chất

96

Phần mở đầu: Đại cương về Thạch học và Thạch học kỹ thuật

1. Khái niệm cơ bản về thạch học kỹ thuật

2. Phân loại tổng quan các đá magma, trầm tích và biến chất

3. Nhiệm vụ, nội dung và các phưong pháp nghiên cứu

PHẦN I : ĐÁ MAGMA

Chương 1. Đại cương đá magma

1.1. Định nghĩa đá magma

1.2. Phân loại tổng quan các đá magma

1.2.1. Phân loại dựa vào bản chất magma

1.2.2. Phân loại dựa vào hàm lượng SiO2

1.2.3. Phân loại dựa vào dạng xuất hiện của đá magma

Chương 2. Nguồn gốc và các quá trình thành tạo đá magma

2.1. Các quá trình thành tạo đá magma

2.1.1. Quá trình kết tinh của magma

2.1.2. Trạng thái thuỷ tinh

2.1.3. Thứ tự kết tinh của khoáng vật

2.1.4. Quy tắc tướng và liệt phản ứng khoáng vật

2.2. Kiến tạo mảng và hoạt động magma

2.3. Dạng nằm của đá magma và các yếu tố ảnh hưởng

2.4. Phân loại dạng nằm của đá magma

2.4.1. Phân loại theo hình thái

2.4.2. Phân loại theo nguồn gốc

2.5. Mô tả dạng nằm của các đá magma

2.5.1. Dạng nằm của các đá xâm nhập

2.5.2. Dạng nằm của các đá phun trào

2.5.3. Dạng nằm của các đá nông

Chương 3. Thành phần khoáng vật của đá magma

3.1. Vai trò khác nhau của khoáng vật trong sự phân loại đá magma

Page 97: Ngành Quốc tế Địa chất

97

3.2. Nguồn gốc khoáng vật tạo đá magma

3.3. Bản chất hoá tinh thể của các khoáng vật tạo đá

3.4. Phân loại khoáng vật tạo đá magma và quan hệ giữa chúng với nhau

3.5. Các nhóm khoáng vật tạo đá chính

3.6.1. Nhóm olivine

3.6.2. Nhóm pyroxen

3.6.3. Nhóm amphibol

3.6.4. Nhóm fenspat (gồm K-fenspat và plagioclas)

3.6.5. Nhóm fenspathoit hay foid

3.6.6. Nhóm mica

3.3.7. Nhóm thạch anh và khoáng vật của SiO2

3.6.8. Nhóm khoáng vật phụ gồm apatit, spinel, granat

Chương 4. Thành phần hoá học của đá magma

4.1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

4.1.1. Phương pháp phân tích hoá silicat

4.1.2. Các phương pháp vật lý phân tích các nguyên tố vết

4.1.3. Khối phổ kế và phân tích nguyên tố đồng vị các đá magma

4.2. Thành phần hoá học nguyên tố chính của đá magma và phân loại cơ bản

4.3. Thành phần nguyên tố vết và ý nghĩa nghiên cứu chúng

4.4. Thành phần nguyên tố đồng vị và ý nghĩa nghiên cứu chúng

Chương 5. Kiến trúc và cấu tạo của đá magma

5.1. Định nghĩa kiến trúc và cấu tạo của đá

5.2. Cấu tạo đá magma và các kiểu cấu tạo phổ biến

5.3. Khối nứt nguyên sinh của đá magma

5.4. Phương pháp phân tích cấu tạo đá magma

5.5. Kiến trúc của đá magma

5.5.1. Trình độ kết tinh của các hợp phần

5.5.2. Kích thước của các hạt khoáng vật

Page 98: Ngành Quốc tế Địa chất

98

5.5.3. Hình dạng khoáng vật

5.5.4. Phân loại kiến trúc đá magma

5.5.5. Mô tả một số loại kiến trúc đá magma hay gặp

Chương 6. Phân loại và cách gọi tên đá magma

6.1. Cơ sở phân loại, các nguyên tắc phân loại và gọi tên đá magma

6.2. Phân loại đá magma theo thành phần khoáng vật - Biểu đồ QAPF

6.3. Phân loại đá magma theo thành phần hoá học - Biểu đồ TAS

6.4. Phân chia loạt đá magma và ý nghĩa của các loạt đá magma.

6.5. Phân loại các đá mảnh vụn núi lửa

Chương 7. Các nhóm đá magma chủ yếu và đặc tính địa kỹ thuật của chúng

7.1. Nhóm đá xâm nhập và phun trào siêu mafic loạt á kiềm và kiềm

7.1.1. Thành phần khoáng vật và hoá học- phân loại chung

7.1.2. Kiến trúc và cấu tạo

7.1.3. Dạng nằm và sự phân bố trong vỏ Trái đất, khoáng sản liên quan

7.1.4. Đặc tính địa kỹ thuật và ứng dụng

7.2. Nhóm đá xâm nhậpvà phun trào mafic (nhóm gabro - bazan)

loạt á kiềm và kiềm

7.2.1. Thành phần khoáng vật và hoá học - phân loại chung

7.2.2. Kiến trúc và cấu tạo

7.2.3. Dạng nằm và khoáng sản liên quan

7.2.4. Đặc tính địa kỹ thuật và ứng dụng

7.3. Nhóm đá xâm nhập và phun trào trung tính loạt á kiềm và kiềm

7.3.1. Phụ nhóm điorit- andezit loạt á kiềm và kiềm

7.3.2. Phụ nhóm syenit – trachyt loạt á kiềm và kiềm

7.3.3. Đặc tính địa kỹ thuật và ứng dụng

7.4. Nhóm đá xâm nhập và phun trào acid loạt á kiềm và kiềm

7.4.1. Phụ nhóm granit - rhyolit loạt á kiềm và kiềm

7.4.2. Phụ nhóm granodiorit – dacit loạt á kiềm và kiềm

Page 99: Ngành Quốc tế Địa chất

99

7.4.3. Đặc tính địa kỹ thuật và ứng dụng

PHẦN II. ĐÁ TRẦM TÍCH

Chương 8. Đại cương đá trầm tích

8.1. Định nghĩa đá trầm tích

8.2. Sự thành tạo trầm tích

8.2.1. Quá trình phong hoá và sản phẩm của phong hoá

8.2.2. Quá trình vận chuyển và lắng đọng vật liệu trầm tích

8.2.3. Tác dụng phân dị trầm tích

8.2.4. Tướng và các môi trường trầm tích

8.2.5. Tác dụng thành đá

8.3. Các giai đoạn biến đổi đá trầm tích

8.3.1. Giai đoạn hậu sinh

8.3.2. Giai đoạn biến chất sớm

Chương 9. Kiến trúc, cấu tạo và thế nằm cơ bản của đá trầm tích

9.1. Kiến trúc của đá trầm tích vụn cơ học và đá sét

9.1.1. Kiến trúc hạt vụn

9.1.2. Kiến trúc ximăng và các kiểu ximăng gắn kết

9.2. Kiến trúc của đá trầm tích hoá học và sinh hoá

9.3. Các dạng cấu tạo của đá trầm tích

9.3.1. Cấu tạo trên mặt lớp

9.3.2. Cấu tạo bên trong lớp

9.3.3. Các loại cấu tạo khác

9.4. Các thế nằm cơ bản của đá trầm tích

9.4.1. Thế nằm ngang

9.4.2. Thế nằm nghiêng

9.4.3. Thế nằm thẳng đứng

9.4.4. Thế nằm bất chỉnh hợp

9.5. Biến dạng và nguyên nhân gây biến dạng của lớp đá trầm tích

Page 100: Ngành Quốc tế Địa chất

100

9.5.1. Các nếp uốn trầm tích

9.5.2. Các đứt gãy, đới phá huỷ và khe nứt trong đá trầm tích

Chương 10. Thành phần và phân loại đá trầm tích

10.1. Thành phần khoáng vật của đá trầm tích

10.1.1. Di tích hữu cơ

10.1.2. Vật liệu núi lửa

10.2. Thành phần hoá học

10.3. Phân loại đá trầm tích

10.3.1. Các đá trầm tích vụn cơ học

10.3.2. Đá sét

10.3.3. Các đá trầm tích sinh hoá

Chương 11. Mô tả các đá trầm tích chính

11.1. Đá trầm tích cơ học

11.1.1. Đá trầm tích vụn thô

11.1.2. Cát và cát kết

11.1.3. Bột và bột kết

11.2. Đá sét

11.3. Đá trầm tích sinh hoá

11.3.1. Laterit

11.3.2. Boxit

11.3.3. Các đá trầm tích hoá học nguyên thủy( sắt, mangan, fotforit,silit)

11.3.4. Các đá trầm tích carbonat (đá vôi, đolomit, đá vôi hữu cơ)

11.3.5. Các đá trầm tích muối (anhydrite, thạch cao, đá muối clorua)

11.3.6. Các đá sinh vật cháy (đá phiến cháy, than bùn thối, than mùn cây)

11.4. Phương pháp nghiên cứu các đá trầm tích và ý nghĩa thực tế

11.4.1. Nghiên cứu thành phần khoáng vật (hạt vụn và ximăng)

11.4.2. Các phương pháp phân tích độ hạt

11.4.3. Hình dáng hạt và độ mài tròn các hạt trầm tích

Page 101: Ngành Quốc tế Địa chất

101

11.4.4. Các phương pháp nghiên cứu thành phần hoá học và tính chất cơ lý

11.5. Đặc điểm và tính năng kỹ thuật của đá trầm tích

PHẦN III. ĐÁ BIẾN CHẤT

Chương 12. Các tác nhân và các dạng biến chất

12.1. Khái niệm chung về hoạt động biến chất và đá biến chất

12.2. Các tác nhân biến chất (nhiệt độ, áp suất, dung dịch)

12.3. Các dạng và các kiểu biến chất

12.3.1. Biến chất động lực

12.3.2. Biến chất nhiệt (hoặc biến chất nhiệt tiếp xúc)

12.3.3. Biến chất tiếp xúc trao đổi

12.3.4. Biến chất khu vực

12.4. Các kiểu biến chất theo bối cảnh kiến tạo

Chương 13. Tướng biến chất, các phản ứng biến chất và đường P-T-t

13.1. Sự biến đổi khoáng vật : các đới, đường đồng độ và tướng biến chất

13.2. Loạt tướng biến chất và kiến tạo mảng

13.3. Sự cân bằng phản ứng biến chất, phương pháp biểu đồ

13.4. Nhiệt kế địa chất, đường áp suất- nhiệt độ - thời gian (P-T-t)

Chương 14. Thành phần vật chất của các đá biến chất

14.1. Thành phần hoá học của đá biến chất

14.2. Thành phần khoáng vật của đá biến chất

14.2.1. Nhóm felspat (K-felspat, plagioclase)

14.2.2. Nhóm granat

14.2.3. Nhóm 3 biến thể Al2SiO5: Silimanit - kyanit (disten) - andaluzit

14.2.4. Nhóm khoáng vật cao nhôm (cordierite, storolit)

14.2.5. Nhóm mica và chloritoid

14.2.6. Nhóm amphibol (antophylit, cumingtonit, actinolit, tremolit,

glocofan)

14.2.7. Nhóm pyroxene (omphacit, jadeit)

Page 102: Ngành Quốc tế Địa chất

102

Chương 15. Kiến trúc và cấu tạo của các đá biến chất

15.1. Cấu tạo của các dá biến chất

15.2. Kiến trúc của đá biến chất và nguồn gốc của chúng

Chương 16. Phân loại và mô tả các đá biến chất điển hình

16.1. Nguyên tắc phân loại và gọi tên đá biến chất

16.2. Phân loại đá biến chất

16.3. Mô tả các đá biến chất điển hình

16.3.1. Các đá biến chất động lực (cà nát)

16.3.2. Các đá biến chất nhiệt tiếp xúc

16.3.3. Các đá biến chất tiếp xúc trao đổi (Skarn, greizen, quaczit thứ sinh)

16.3.4. Các đá biến chất nhiệt động

16.4. Đặc điểm và tính năng kỹ thuật của đá biến chất

Page 103: Ngành Quốc tế Địa chất

103

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA TẦNG

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2065

2. Số tín chỉ: 05

3. Môn học tiên quyết:

Trầm tích học

Trầm tích luận trong nghiên cứu địa chất biển và dầu khí

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

GS.TS Trần Nghi, Khoa Địa chất.

ThS. Trần Thị Thanh Nhàn, Khoa Địa chất.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Cung cấp những lý luận hiện đại về trầm tích luận và thạch học đá trầm tích

- Những khái niệm cơ bản về địa tầng phân tập và tiến hóa trầm tích trong mối

quan hệ với hoạt động kiến tạo có minh họa các số liệu ở Việt Nam

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Seminar: 20%

Kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức làm bài tập, thi tự luận: 20%

Kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức thi vấn đáp hoặc thi tự luận: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

JohnS. Bridge and Robert V. Demicco, 2008. Earth surface processes, landforms

and sediment deposits. Cambridge University press.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học bao gồm 5 phần:

1/ Quá trình thành tạo vật liệu trầm tích: phong hóa vật lý, phong hóa hóa học,

phong hóa sinh học và sự phá hủy đá gốc do hoạt động kiến tạo

2/ Quá trình vận chuyển, phân dị và lắng đọng trầm tích ở các môi trường lục

địa, chuyển tiếp và biển

3/ Quá trình thành đá, hậu sinh và biến sinh

4/ Kiến trúc và cấu tạo của đá trầm tích

5/ Mô tả các nhóm đá cơ bản: cát và cát kết, đá sét, đá hóa học và sinh hóa

Page 104: Ngành Quốc tế Địa chất

104

6/ Phân tích tướng, địa tầng phân tập và tiến hóa trầm tích

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Những nguyên lý cơ bản về thạch học đá trầm tích

11. Định nghĩa

1.1. Lịch sử phát triển của khoa học về trầm tích

1.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của trầm tích học

1.3. Sự phân bố các trầm tích và đá trầm tích

1.4. Vai trò của trầm tích học và đá trầm tích đối với nền kinh tế

1.5. Tổng quan hệ nghiên cứu đá trầm tích

1.6. Mối quan hệ giữa thạch học đá trầm tích và các môn học khác

Chương 2: Quá trình thành tạo vật liệu trầm tích

2.1. Quá trình thành tạo do phá hủy kiến tạo

2.2. Quá trình phong hóa

Chương 3: Quá trình vận chuyển, phân dị và lắng đọng trầm tích

3.1. Quá trình vận chuyển và lắng đọng vật liệu vụn và sét

3.2. Sự di chuyển và lắng đọng dung dịch keo

3.3. Sự phân dị và lắng đọng các trầm tích từ dung dịch thật

3.4. Tác dụng phân dị trầm tích

Chương 4: Quá trình thành đá và biến đổi đá trầm tích

4.1. Khái niệm

4.2. Quá trình thành đá

4.3. Các giai đoạn biến đổi đá trầm tích

Chương 5: Kiến trúc và cấu tạo của đá trầm tích

5.1. Khái quát

5.2. Kiến trúc

5.3. Cấu tạo

5.4. ý nghĩa nghiên cứu kiến trúc, cấu tạo của đá trầm tích

Chương 6: Thành phần và phân loại đá trầm tích

6.1. Thành phần khoáng vật

6.2. Di tích hữu cơ

6.3. Thành phần hóa học

6.4. Phân loại đá trầm tích

6.5. Mô tả các loại đá trầm tích: đá trầm tích phun trào và đá vụn cơ học; Đá sét; Đá

cacbonat; Đá trầm tích silit; Đá trầm tích sinh hóa khác; đá sinh vật cháy;

Page 105: Ngành Quốc tế Địa chất

105

Chương 7: Phân tích tướng, địa tầng phân tập và tiến hóa trầm tích

7.1. Học thuyết về tướng đá

7.2. Khái niệm về cổ địa lý

7.3. Các kiểu tướng và môi trường trầm tích tiêu biểu

7.4. Địa tầng phân tập và chu kỳ trầm tích

7.5. Tiến hóa các thành tạo trầm tích trong vỏ Trái đất

Page 106: Ngành Quốc tế Địa chất

106

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG

Thời gian : 21 ngày (14 ngày thực địa và 7 ngày làm báo cáo )

Khu vực thực tập: Ba Vì và Đồ Sơn

1. Mã môn học: GLO2066

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn tiên quyết: GLO2078

4. Ngôn ngữ dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên : Chu Văn Ngợi, PGS. TS, Khoa Địa Chất,Trường ĐHKHTN,

ĐHQGHN.

6. Mục tiêu :

- Về kiến thức: Trang bị kiến thức và phương pháp khảo sát , thu thập tài liệu

thực địa qua khảo sát các hiện tượng, quá trình địa chất,nhận ,nhận dạng các cấu

tạo địa chất, các loại đá.

- Về kỹ năng :Tạo lập kỹ năng làm việc nhóm,trang bị kỹ năng tổng hợp tài

liệu và kỹ năng viết và trình bầy báo cáo.

- Về thái độ : Nâng cao lòng yêu nghề ,tinh thần đoàn két và hợp tác trong

thực hiện nhiệm vụ

7. Phương pháp đánh giá:

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ khảo sát: 30%

- Dánh giá chất lượng báo cáo: 70%

8. Tài liệu học tập :

Nguyễn Ngọc Khôi và nnk, 2006. Tài liệu hướng dẫn thực tập Địa chất đại cương

ngoài trời vùng Ba Vì và Đồ Sơn.

9. Tóm tắt nội dung môn hoc: Quan sát và nghiên cứu các quá trình địa chất, nhận

dạng các cấu tạo, các loại đá ,giải thích nguyên nhân và cơ chế hình thành.Tập hợp

và phân tích số liệu viết báo cáo kết quả thực tập.

10. Nội dung chi tiết

Page 107: Ngành Quốc tế Địa chất

107

10.1. Hướng dẫn sử dụng địa bàn, bản đồ địa hình để xác định vị trí điểm khảo sát

trên bản đồ. Hướng dẫn sử dụng địa bàn đo các yếu tố cấu tạo.

10.2.Quan sát, nghiên cứu các quá trình địa chất hiện tại

- Quan sát hoạt động địa chất của sông: Quá trình xâm thực sâu và ngang,

quá trình bồi tụ, quá trình vận chuyển trầm tích, hiện tượng sông uốn khúc.

- Quan sát hoạt động địa chất của biển: Xói lở và bồi tụ ,các cấu tạo lượn

sóng trên bề mặt.

-Quan sát hiện tượng trượt và hoạt động karst

- Quan sát hiện tượng phong hóa, các sản phẩm phong hóa.

10.3. Quan sát và nghiên cứu các quá trình địa chất xảy ra trong quá khứ

10.3.1.Các quá trình địa chất ngoại sinh

-Dấu tích hoạt động của sinh vật,dấu tích mưa cổ, cấu tạo phân lớp,các dấu

ngấn biển cổ, trượt lở ngầm

10.2.2. Các quá trình địa chất nội sinh

- Hoạt đọng phun trào( Dung nham, tuf,tro bụi,bom và dăm núi lửa )

- Hiện tượng phân phiến

- Hiện tượng biến chất tạo các đá biến chất:đá lục,quaczit, đá hoa..

- Biến dạng các thành tạo địa chất: Biến dạng dẻo, biến dạng dòn

10.3. Khảo sát các kiểu cấu tạo khác nhau

- Các kiểu đứt gẫy

- Các kiểu bất chỉnh hợp

- các kiểu nếp uốn

10.4. Nhận dạng các loại đá

- Các đá trầm tích (cát kết, đá vôi, sét kết)

- Đá magma (Xâm nhập và phun trào)

- Đá biến chất (Đá lục, quartzit, đá hoa..)

10.5Khảo sát tài nguyên và khoáng sản.

- Mỏ đồng ở Lũng Cua, pirit ở Minh Quang và các vật liệu xây dựng

Page 108: Ngành Quốc tế Địa chất

108

-Khảo sát các địa cảnh: Khu Đá Chông,Vườn quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh

bãi biển Đồ Sơn, Đền Bà Đế, Vịnh Hạ Long .

10.6. Hướng dẫn viết báo cáo và tổ chức đánh giá báo cáo

- Lập đề cương viết báo cáo

- Hoàn thiện nhật ký, các sơ đồ, bản đồ

-Hoàn thành và nộp báo cáo

- Tổ chức đánh giá báo cáo ( Thành lập hội đồng đánh giá, chấm điểm báo

cáo ).

Page 109: Ngành Quốc tế Địa chất

109

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO

1. Mã môn học: GLO 2067

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Địa chất kiến trúc và cấu tạo

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Văn Vượng, PGS. TS, Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những hiểu biết chi tiết về vùng thực tập (Kim

Bôi, Hoà Bình) bao gồm: Điều kiện tự nhiên kinh tế, nhân văn, địa tầng và magma,

cấu trúc kiến tạo, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường, địa mạo.

- Kỹ năng: Qua đợt thực tập, mỗi sinh viên phải nhận biết được tất cả các dạng cấu

tạo, nhận dạng và gọi tên chính xác các loại đá trong vùng thực tập, đặc biệt vẽ được

một bản đồ địa chất và một bản đồ cấu trúc kiến tạo vùng thực tập, vẽ được các mặt

cắt địa chất ngoài thực địa theo các tỉ lệ khác nhau.

- Mục tiêu khác: Qua đợt thực tập, ngoài việc tăng kỹ năng, tay nghề vẽ BĐ ĐC

giúp sinh viên thêm yêu ngành, nghề và thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong học tập

tiếp theo.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Nhật ký, bản đồ thực địa: 20%

- Tinh thần, thái độ thực tập, sinh hoạt, quan hệ với người địa phương: 20 %

- Báo cáo thực địa và các phụ bản kèm theo: 40%

- Bảo vệ thực địa: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Giáo trình “Địa chất cấu tạo và vẽ bản đồ địa chất”. Tạ Trọng Thắng (chủ biên),

NXB ĐHQG, 2003.

- Báo cáo tổng kết đề tài “Chuẩn hoá khu thực địa Kim Bôi phục vụ thực tập giáo

học ngoài trời. Tạ Trọng Thắng (chủ trì). Mã số: QT-04-25.

Page 110: Ngành Quốc tế Địa chất

110

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

- Trang bị cho sinh viên phương pháp khảo sát thực địa, lên các hành trình thực

địa, định điểm và mô tả từng điểm khảo sát, liên kết các hành trình và lập nên một bản

đồ địa chất. Sau đó vẽ nên một bản đồ địa chất vùng Kim Bôi và sơ đồ cấu trúc kiến

tạo, các mặt cắt địa chất với các cấp và tỉ lệ khác nhau. Mỗi nhóm sinh viên viết được

một báo cáo thực tập và trình bày trước hội đồng nghiệm thu thực tập của Khoa.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mạng lưới hành trình khảo sát thực địa gồm 7 hành trình:

1/ Hành trình làng Chanh

2/ Hành trình làng Nội

3/ Hành trình Kim Tiến (nâng cao)

4/ Hành trình Kim Bình-Kim Bôi (nâng cao)

5/ Hành trình Cầu Lạng-Gò Chè

6/ Hành trình Đồi Cái (nâng cao)

7/ Hành trình làng Vọ.

Page 111: Ngành Quốc tế Địa chất

111

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TAI BIẾN THIÊN NHIÊN

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2068

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Chu Văn Ngợi, GVC, PGS, TS, Khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị kiến thức về tai biến thiên nhiên, các khái niệm cơ bản, các

phương pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá, nguyên tắc thành lập bản đồ

tai biến và các giải pháp giảm thiểu.

- Kĩ năng: Học xong môn học sinh viên có khả năng thu thập các tài liệu về tai

biến thiên nhiên, khảo sát các tai biến, phân loại chúng và thể hiện chúng trên

bản đồ.

- Mục tiêu khác: Nhận thức rõ tính khốc liệt của tai biến trên cơ sở đó xác định

trách nhiệm cao đối với môn học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: 60%

7.2. Lịch thi và kiểm tra

- Thi giữa kỳ: tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ: sau tuần 15

- Thi lại: sau kỳ thi chính thức từ 3 – 5 tuần

7.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho

sinh viên:

Page 112: Ngành Quốc tế Địa chất

112

- Nộp báo cáo từng bài tập đúng thời gian quy định.

- Đánh giá bài tập theo yêu cầu và chấm theo thang điểm 10/10

- Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu và giáo viên đánh giá.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1] Chu Văn Ngợi. Địa động lực và tai biến địa chất . NXB Đại học Quốc Gia Hà

Nội, 2007.

[2] Keith Smith. Environmental Hazards. Fourth edition. London and New York,

2004.

Học liệu tham khảo:

[3] Ricardo Casale. Natural disasters and sustainable development. Spinger,

2004.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Nội dung môn học đề cập đến 2 phần:

- Phần I: Đề cập đến những khái niệm cơ bản về tai biến thiên nhiên (định nghĩa,

phân loại, đánh giá, giảm thiểu và quản lý tai biến).

- Phần II. Trình bày các tai biến thiên nhiên cơ bản (tai biến khí tượng, tai biến

địa chất), nguyên nhân phát sinh, quy luật phân bố, ảnh hưởng của tai biến,

phương pháp nghiên cứu và đánh giá, các giải pháp giảm thiểu.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần I. Các vấn đề cơ bản về tai biến thiên nhiên

Chương 1. Các khái niệm cơ bản về tai biến thiên nhiên

1.1. Khái niệm tai biến môi trường

1.1.1. Định nghĩa tai biến môi trường

1.1.2. Phân loại tai biến môi trường

1.1.3. Phân tích một số thuật ngữ (nguy cơ, rủi ro, đánh giá tai biến, quản lý

tai biến)

1.2. Phân loại tai biến thiên nhiên

1.2.1. Tai biến khí tượng

1.2.2. Tai biến địa chất

Chương 2. Đánh giá và quản lý tai biến thiên nhiên

Page 113: Ngành Quốc tế Địa chất

113

2.1. Đánh giá tai biến đã xảy ra

2.2. Đánh giá tai biến tiềm ẩn

2.3. Các bản đồ tai biến thiên nhiên

2.4. Các giải pháp giảm thiểu và quản lý

Phần II. Các tai biến thiên nhiên cơ bản

Chương 3. Các tai biến liên quan bão khốc liệt

3.1. Các tai biến lốc xoáy nhiệt đới

3.1.1. Lịch sử lốc xoáy nhiệt đới

3.1.2. Bản chất của lốc xoáy nhiệt đới

3.1.3. Một số ví dụ về lốc xoáy nhiệt đới

3.2. Các tai biến bão mùa hè khốc liệt

3.2.1. Bão lớn (Tornadoes)

3.2.2. Dông mưa đá (Hailstorm)

3.2.3. Sét đánh

3.3. Các tai biến liên quan bão mùa đông

3.3.1. Bão gió khốc liệt

3.3.2. Bão tuyết khốc liệt

3.4. Các giải pháp giảm thiểu

3.4.1. Tổ chức cứu trợ thảm họa

3.4.2. Dự báo và phòng chống

3.5. Thành lập sơ đồ đường đi của bão năm 2007

Chương 4. Các tai biến thủy văn: hạn hán

4.1. Tai biến hạn hán

4.1.1. Hạn hán khí tượng

4.1.2. Hạn hán thủy văn

4.1.3. Hạn hán nông nghiệp

4.1.4. Hạn hán và đói nghèo

4.2. Nguyên nhân hạn hán

4.2.1. Các yếu tố tự nhiên

Page 114: Ngành Quốc tế Địa chất

114

4.2.2. Các yếu tố nhân sinh

4.3. Các giải pháp giảm thiểu

4.3.1. Tổ chức cứu trợ thảm họa

4.3.2. Phòng chống và dự báo

Chương 5. Động đất và tai biến liên quan

5.1 . Khái niệm cơ bản về động đất

5.2 . Quy luật phân bố động đất trên thế giới

5.3 . Cơ chế phát sinh động đất

5.4 . Các tai biến liên quan với động đất

5.5 . Đánh giá tai biến động đất

5.6 . Các giải pháp giảm thiểu và phòng tránh

5.7 . Thành lập sơ đồ hiện trạng động đất Việt Nam

Chương 6. Hoạt động núi lửa và tai biến liên quan

6.1. Quy luật phân bố núi lửa trên thế giới

6.2. Các tai biến liên quan với hoạt dộng núi lửa

6.2.1. Các tai biến núi lửa trực tiếp

6.2.2. Các tai biến gây bởi hoạt động núi lửa

6.3. Các giải pháp giảm thiểu và phòng chống

Chương 7. Tai biến trượt đất

7.1. Khái niệm cơ bản về trượt đất

7.2. Phân loại trượt đất

7.3. Nguyên nhân trượt đất

7.4. Hiện trạng trượt đất ở Việt Nam và các giải pháp phòng tránh

7.5. Thành lập sơ đồ hiện trạng trượt đất ở Việt Nam.

Chương 8. Tai biến lũ lụt

8.1. Khái niệm cơ bản về lũ lụt

8.2. Nguyên nhân và cơ chế hình thành lũ

8.2.1. Các điều kiện tự nhiên và lũ lụt

8.2.2. Các hoạt động nhân sinh và lũ lụt

Page 115: Ngành Quốc tế Địa chất

115

8.3. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá lũ lụt

8.4. Thành lập sơ đồ hiện trạng lũ lụt 11-1999 ở 7 tỉnh miền Trung.

Chương 9. Tai biến sóng thần

9.1. Khái niệm sóng thần

9.2. Lịch sử xảy ra sóng thần trên thế giới

9.3. Cơ chế phát sinh sóng thần

9.4. Các giải pháp phòng chống và giảm thiểu

9.5. Thành lập sơ đồ vùng ảnh hưởng sóng thần năm 2004

Page 116: Ngành Quốc tế Địa chất

116

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA MẠO

1. Mã môn học: GLO2004

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Văn Vượng, PGS. TS, Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa mạo học

- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lịch sử tiến hóa địa hình và các quá trình

địa chất nội sinh và ngoại sinh

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Seminar: 20%

Kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức làm bài tập, thi tự luận: 20%

Kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức thi vấn đáp hoặc thi tự luận: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Đào Đình Bắc, 2004. Địa mạo đại cương. NXB ĐHQGHN, 2004

Nguyễn Đức Khả, 2002. Cơ sở địa chất Đệ tứ trong nghiên cứu địa mạo.

NXB ĐHQGHN, 2002.

Trần Nghi (chủ biên) và nnk, 2005. Địa chất biển. NXBĐHQGHN,2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

- Khái niệm cơ bản về địa mạo học và địa chất Đệ tứ:

- Địa mạo học là một khoa học nghiên cứu đặc điểm địa hình bề mặt của

Trái đất, tuổi và nguyên nhân biến đổi địa hình theo thời gian địa chất.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊA MẠO

Page 117: Ngành Quốc tế Địa chất

117

1.1. Định nghĩa khoa học địa mạo

1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa mạo

1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa mạo

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu địa mạo học

Chương 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊA HÌNH

2.1 Khái niệm về hình thái địa hình

2.2. Khái niệm về nguồn gốc địa hình

2.3. Khái niệm về tuổi địa hình

2.4. Quá trình hình thành địa hình

2.4.1. Quá trình địa chất nội sinh

2.4.2. Quá trình địa chất ngoại sinh

Chương 3. ĐỊA HÌNH VÀ CẢNH QUAN TRÁI ĐẤT

3.1. Đường cong độ cao - sâu bề mặt Trái Đất

3.2. Địa hình lục địa

3.2.1. Địa hình phát triển trên các miền tạo núi đá lục nguyên

3.2.2. Địa hình phát triển trên các thành tạo phun trào núi lửa

3.2.3. Địa hình phát triển trên đá vôi (karst)

3.2.4. Địa hình đồng bằng sông

3.2.5. Địa hình thềm sông

3.2.6. Địa hình các bề mặt san bằng

3.2.7. Địa hình sa mạc

3.3. Địa hình chuyển tiếp

3.3.1. Địa hình châu thổ bồi tụ

3.3.2. Địa hình châu thổ phá hủy (estuary hóa)

3.3.3. Địa hình cồn cát ven biển

3.3.4. Địa hình đê cát ven bờ và lagun

3.3.5. Địa hình doi cát nối đảo và vịnh nhỏ

3.3.6. Địa hình thềm biển

3.4. Địa hình bờ biển Việt Nam

Page 118: Ngành Quốc tế Địa chất

118

3.5. Địa hình đáy biển và đại dương

3.5.1. Địa hình thềm lục địa

3.5.2. Địa hình sườn lục địa

3.5.3. Địa hình chân sườn lục địa

3.5.4. Địa hình lòng chảo đại dương

3.5.5. Địa hình sống núi trung tâm đại dương

3.6. Địa hình đáy Biển Đông Việt Nam

Chương 4. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ TÍCH TỤ TRẦM TÍCH TRONG CÁC

MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU

4.1. Quá trình thành tạo vỏ phong hóa

4.2. Qúa trình thành tạo sườn tích (deluvi)

4.3. Quá trình thành tạo lũ tích (proluvi)

4.4. Quá trình tích tụ trầm tích trong các thung lũng karst

4.5. Qúa trình thành tạo trầm tích sông (aluvi)

4.6. Qúa trình thành tạo trầm tích châu thổ

4.7. Quá trình thành tạo trầm tích đê cát ven bờ và lagun

4.8. Qúa trình thành tạo trầm tích bãi triều

4.9. Quá trình thành tạo trầm tích do gió

4.10. Quá trình thành tạo trầm tích trên các đồng bằng triều

4.11. Quá trình thành tạo trầm tích trên thềm lục địa

4.12. Quá trình thành tạo trầm tích trên sườn lục địa

4.13. Quá trình thành tạo trầm tích quat sườn turbidit

4.14. Quá trình thành tạo trầm tích trên lòng chảo đại dương

4.15. Quá trình thành tạo trầm tích trên các thung lũng sống núi đại dương

Chương 5. BẢN ĐỒ ĐỊA MẠO

5.1. Khái niệm chung

5.2. Hệ thống chú giải bản đồ địa mạo

5.3. Các loại bản đồ địa mạo

5.3.1. Bản đồ địa mạo trên lục địa

5.3.2. Bản đồ địa mạo dưới đáy biển

Page 119: Ngành Quốc tế Địa chất

119

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA HÓA HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: GEOL2070

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: GEOL2060, GEOL2057, GEOL2064, GEOL2065

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Lê Thị Thu Hương, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Sinh viên được trang bị các kiến thức hóa và lý cơ bản nhằm hiểu và vận dụng

được trong nghiên cứu các quá trình địa chất tự nhiên. Hiểu được nguồn gốc, sự phân

bố và hành vi của các nguyên tố trong vũ trụ (thiên thạch, các hành tinh trong hệ mặt

trời, trái đất, vỏ trái đất, các đại dương và khí quyển). Hiểu được nguồn gốc, sự phân

bố, hành vi của các nguyên tố hóa học trong các quá trình địa chất (nội sinh và ngoại

sinh). Hiểu các đặc điểm hóa tinh thể. Áp dụng các phương pháp đồng vị để xác định

tuổi của đá trong tự nhiên.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Dạng kiểm tra Objective Percentages

Bài tập Kiểm tra khả năng tự học 10

Thực hành Kiểm tra kỹ năng thực hành 10

Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra kiến thức nửa kỳ đầu 20

Kiểm tra cuối kỳ Kiểm tra kiến thức kỳ học 60

100%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

GEOCHEMISTRY (Arthur H.Brownlow)

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 120: Ngành Quốc tế Địa chất

120

Môn học trang bị các kiến thức cơ bản về hóa và lý áp dụng trong nghiên cứu các

quá trình địa chất. Các chủ đề bao gồm nguồn gốc, sự phân bố và hành vi của các

nguyên tố hóa học; tiến hóa hóa học của trái đất; địa hóa các quá trình tự nhiên bao

gồm quá trình trầm tích, magma và biến chất; địa hóa nước tự nhiên; địa hóa đồng vị,

hóa tinh thể; địa hóa nguyên tố vết và địa hóa hữu cơ.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Nguyên tố

1.1 Cấu trúc điện tử của các nguyên tử

1.2 Trạng thái kích thích của nguyên tử

1.3 Bảng tuần hoàn các nguyên tố

1.4 Độ phổ biến của các nguyên tố

1.4.1. Độ phổ biến của các nguyên tố trong thiên thạch

1.4.2. Tiến hóa của các sao

1.4.3. Hệ mặt trời

1.4.4. Trái đất

1.4.5. Vỏ trái đất

1.4.6. Đại dương và Khí quyển

Chương 2. Địa chất đồng vị

2.1 Đồng vị và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

2.2 Đồng vị phóng xạ và các phương pháp tính tuổi

2.3 Phương pháp Rb-Sr

2.4 Phương pháp Sd-Nd

2.5 Phương pháp U-Th-Pb

2.6 Phương pháp K-Ar

2.7 Phương pháp 14C

2.8 Địa chất đồng vị bền

2.9 Đồng vị Oxy và Hydro

2.10 Đồng vị Sulfua

2.11 Đồng vị Carbon

2.12 Đồng vị Nitơ

Page 121: Ngành Quốc tế Địa chất

121

Chương 3. Nhiệt động học

3.1 Lịch sử phát triển

3.2 Các khái niệm cơ bản

3.3 Định luật thứ nhất của nhiệt động lực học

3.4 Entropy và định luật thứ hai của nhiệt động lực học

3.5 Hàm Gibbs

3.6 Trạng thái cân bằng và các hằng số cân bằng

3.7 Độ hoạt động, hóa điện thế

3.8 Quy tắc pha

3.9 Biểu đồ pha

Chương 4: Hóa học nước

4.1 Đặc tính của nước

4.2 Dung dịch và tính tán hòa tan

4.3 pH

4.4 Oxy hóa và khử

4.5 Eh và pH của môi trường tự nhiên

4.6 Biểu đồ Eh-pH

4.7 Nước ở nhiệt độ cao và áp suất cao

4.8 Động lực học các phản ứng

4.9 Đặc điểm nước tự nhiên

4.9.1. Sông và hồ

4.9.2. Đất ngập nước và cửa sông

4.9.3. Nước bề mặt

4.9.4 Nước biển

4.9.5 Bao thể lỏng

4.10 Mô hình hóa học nước

Chương 5: Hóa học tinh thể

5.1 Bản chất của vật liệu rắn

5.2 Lực liên kết

Page 122: Ngành Quốc tế Địa chất

122

5.3 Bán kính nguyên tử

5.4 Cấu trúc tinh thể

5.5 Thành phần của ô mạng cơ sở

5.6 Dung dịch rắn

5.7 Nhiệt động học của dung dịch kết tinh

5.8 Độ trật tự - Độ không trật tự

5.9 Đa hình

5.10 Nguyên tố vết trong khoáng vật

Chương 6: Địa hóa hữu cơ

6.1 Hóa học hữu cơ

6.2 Vật chất hữu cơ tự nhiên

6.3 Chu trình Carbon

6.4 Chu trình dinh dưỡng

6.5 Chu trình các nguyên tố vết

6.6 Địa hóa hữu cơ của nước và đất

6.7 Địa hóa hữu cơ của nước biển và trầm tích biển

6.8 Đá trầm tích

6.9 Than

6.10 Dầu khí

6.11 Nguồn gốc của sự sống

Chương 7: Địa hóa các quá trình trầm tích

7.1 Thành phần khoáng vật của đá trầm tích

7.1.1. Cát kết

7.1.2. Đá vôi

7.1.3. Đá phiến sét

7.2 Phong hóa hóa học

7.3 Thay đổi thành phần do phong hóa

7.4 Khoáng vật sét

7.5 Trầm tích carbonat

Page 123: Ngành Quốc tế Địa chất

123

7.6 Quá trình tạo đá

7.7 Sự bốc hơi và nước biển

Chương 8: Địa hóa các quá trình magma

8.1 Thành phần các đá magma và sự phân bố

8.2 Các thuật ngữ địa hóa và phân loại

8.3 Nguyên tố vết và đồng vị

8.4 Nguồn gốc của magma

8.4.1. Bản chất của vỏ trái đất và manti

8.4.2. Các thành tạo magma

8.5 Sự kết tinh của silicat nóng chảy

8.5.1. Magma kiềm

8.5.2. Magma axit

8.5.2. Magma axit

8.6 Mỏ khoáng vật và magma

8.7 Hóa học đá magma

Chương 9: Địa hóa các quá trình biến chất

9.1 Nguồn gốc và phân loại

9.2 Bản chất của các phản ứng biến chất

9.3 Địa nhiệt và địa áp

9.4 Đồng vị oxy và biến chất

9.5 Đới biến chất và tướng biến chất

9.6 Biến chất khu vực và kiến tạo mảng

9.7 Biến chất của các đá phổ biến

Page 124: Ngành Quốc tế Địa chất

124

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CỔ SINH VẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2071

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: GLO2061

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TS. Nguyễn Thùy Dương, Bộ môn Địa chất lịch sử, Khoa Địa chất, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu kiến thức

- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn sự đa dạng sự sống trong lịch sử phát triển Trái đất.

- Sinh viên biết cách nhận biết các di tích hóa thạch của sinh vật và suy đoán

được chức năng của các phần mềm của các dạng sinh vật đó.

- Giải thích được ý nghĩa của những biến đổi lớn trong lịch sử tiến hóa của sinh

giới như quá trình quang hợp, sự xuất hiện động vật đa bào, động vật có xương sống,

tính đối xứng hai bên.

- Liệt kê và mô tả được những sự kiện chính trong lịch sử phát triển của sự sống

(các đợt tuyệt diệt hàng loạt, sự đan dạng hóa, những biến đổi về môi trường).

- Luận giải được điều kiện cổ sinh thái và cổ môi trường dựa trên các di tích hóa

thạch.

6.2 Mục tiêu kỹ năng

- Sinh viên có thể nhận dạng, nhận biết và xác định được các di tích hóa thạch

ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm.

- Sinh viên biết cách vận dụng các phương pháp phân tích cổ sinh trong nghiên

cứu cổ sinh vật học, cổ môi trường.

6.3 Mục tiêu thái độ

- Sinh viên cần nhận thức rõ vai trò của cổ sinh vật học trong nghiên cứu khoa

học như trầm tích, sinh học, phân loại học.

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học trong các nghiên cứu trên.

Page 125: Ngành Quốc tế Địa chất

125

6.4 Mục tiêu khác

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Phát triển các kỹ năng trong nghiên cứu khoa học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Đánh giá thường xuyên

- Kiểm diện

- Minh chứng tham gia seminar, làm việc nhóm

- Điểm bài kiểm tra nhỏ, trắc nghiệm

7.2. Kiểm tra, đánh giá

Dạng kiểm tra Objective Percentages

Bài tập Kiểm tra khả năng tự học 10

Thực hành Kiểm tra kỹ năng thực hành 10

Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra kiến thức nửa kỳ đầu 20

Kiểm tra cuối kỳ Kiểm tra kiến thức kỳ học 60

100%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Bringing Fossil to the Life Bringing Fossils To Life: An Introduction To

Paleobiology. Donald Prothero. 512tr. 2003

- Introduction to Paleobiology and the Fossil Record. Michael J. Benton vaf

David A.T. Harper. A John Wiley & Sons, Ltd., Publication. 592tr. 2009.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Cổ sinh vật học là khoa học nghiên cứu sự sống trên Trái đất trong quá khứ

theo nghĩa rộng nhất. Nó bao gồm các hướng nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, các

cuộc tuyệt diệt hàng loạt, tiến hóa tỏa tia, bảo tồn hóa thạch, cổ sinh thái và những

biến đổi lớn trong lịch sử tiến hóa của sinh giới. Cổ sinh vật học cũng cho phép hiểu rõ

hơn về lịch sử phát triển của Trái đất qua ứng dụng đối sánh địa tầng, khôi phục điều

Page 126: Ngành Quốc tế Địa chất

126

kiện môi trường lắng đọng trầm tích, mồ học, cổ khí hậu và phân tích đồng vị. Cổ sinh

vật học là ngành duy nhất trong các khoa học địa chất bởi vì nó mang tính liên ngành

giữa khoa học địa chất và sinh học

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu

1.1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Các lĩnh vực nghiên cứu trong cổ sinh vật học

1.2.1. Phân loại học

1.2.2. Sinh địa tầng

1.2.3. Tiến hóa

1.2.4. Địa lý sinh vật

1.2.5. Cổ sinh thái

1.2.6. Hình thái chức năng

1.3. Hóa thạch được bảo tồn như thế nào?

1.3.1. Bảo tồn nguyên vẹn phần mềm

1.3.2. Bảo tồn nguyên vẹn phần cứng

1.3.3. Di tích hóa thạch

1.3.4. Dấu vết hoạt động của sinh vật

1.4. Phân loại hóa thạch

1.4.1. Đối tượng và vai trò của phân loại trong cổ sinh vật học

1.4.2. Hệ thống phân loại

1.4.3. Cách đặt tên hóa thạch

Chương 2: Cây tiến hóa

2.1. Ý tưởng về cây tiến hóa

2.2. Khôi phục các nhánh của sự sống

2.3. Cuộc cách mạng phân tử

Page 127: Ngành Quốc tế Địa chất

127

2.4. Cây tiến hóa

Chương 3: Hủy diệt hàng loạt và mất đa dạng sinh học

3.1. Hủy diệt hàng loạt

3.1.1. Định nghĩa

3.1.2. Thời gian và kiểu hủy diệt hàng loạt

3.1.3. Tính chọn lọc và hủy diệt hàng loạt

3.1.4. Tính chu kỳ của hủy diệt hàng loạt

3.2. Năm cuộc hủy diệt hàng loạt lớn

3.2.1. Có 5 hay 3 cuộc hủy diệt hàng loạt lớn?

3.2.2. Hủy diệt Permi-Trias

3.2.3. Hủy diệt Kreta-Đệ tứ

3.3. Các cuộc hủy diệt hàng loạt khác

3.3.1. Các cuộc hủy diệt hàng loạt

3.3.2. Phục hồi sau hủy diệt hàng loạt

3.3.3. Hủy diệt ngày nay

Chương 4: Nguồn gốc của sự sống

4.1. Nguồn gốc sự sống

4.1.1. Mô hình

4.1.2. Kiểm tra mô hình

4.1.3. Thế giới RNA

4.2. Bằng chứng về nguồn gốc sự sống

4.2.1. Thế giới trong thời kỳ tiền Cambri sớm

4.2.2. Sự kiện “ô xi hóa”

4.2.3. Cây tiến hóa

4.2.4. Sinh vật nhân sơ tiền Cambri

4.2.5. Sinh vật đánh dấu

4.3. Đa dạng sự sống: Sinh vật nhân chuẩn

4.3.1. Đặc điểm của sinh vật nhân chuẩn

4.3.2. Các sinh vật nhân chuẩn cơ bản

Page 128: Ngành Quốc tế Địa chất

128

4.3.3. Sinh vật đa bào và giới tính

Chương 5: Sự sống trên hành tinh trẻ: Sinh vật nguyên sinh

5.1. Sinh vật nguyên sinh: Giới thiệu

5.2. Sự xuất hiện sinh vật nhân chuẩn

5.3. Động vật nguyên sinh

5.3.1. Trùng lỗ (Foraminifera)

5.3.2. Trùng tia (Radiolaria)

5.3.3. Acritarchs

5.3.4. Tảo hai roi

5.3.5. Ciliophora

5.4. Giới CHROMISTA

5.4.1. Tảo silic

5.4.2. Động vật vỏ kitin (Chitinozoans)

Chương 6: Nguồn gốc của động vật đa bào – thời kỳ bùng nổ Cambri

6.1. Nguồn gốc và phân loại

6.1.1. Động vật đa bào đầu tiên: khi nào và cái gì?

6.1.2. Động vật không xương sống và động vật có xương sống

6.1.3. Phân loại và mối quan hệ

6.2. Bốn nhóm động vật chính

6.2.1. Sinh vật Ediacara

6.2.2. Động vật có vỏ kích thước nhỏ

6.2.3. Thời kỳ bùng nổ Cam bri

6.2.4. Tiến hóa tỏa tia kỷ Ordovic

6.3. Động vật không xương sống

Chương 7: Động vật đa bào cơ bản: Dạng bọt biển và san hô

7.1. Ngành thân lỗ (Porifera)

7.1.1. Hình thái: Xem xét một dạng Dạng bọt biển điển hình

7.1.2. Sinh thái học cá thể: Đời sống của động vật Dạng bọt biển

7.1.3. Sinh thái học quần thể: Dạng bọt biển và rạn Dạng bọt biển theo thời gian

Page 129: Ngành Quốc tế Địa chất

129

7.1.4. Stromatoporoidea

7.2. Ngành ruột khoang (Cnidaria)

7.2.1. Hình thái: Động vật ruột khoang cơ bản

7.2.2. Phân loại: Mối liên hệ giữa các nhóm chính

7.2.3. San hô

7.2.4. Sinh thái học quần thể: san hô và rạn san hô

7.2.5. Phân bố: lịch sử phát triển của san hô theo thời gian

Chapter 8: Nhóm cuộn xoắn 1: lophophorates

8.1. Ngành tay cuộn

8.1.1. Hình thái: động vật ngành tay cuộn

8.1.2. Siêu hình thái: vỏ động vật tay cuộn

8.1.3. Phân bố theo thời gian: tuyệt diệt và tiến hóa

8.1.4. Sinh thái học: cuộc sống dưới đáy biển

8.1.5. Động vật tay cuộn, hình thái chức năng và kiểu hình

8.1.6. Phân bố theo không gian: địa lý sinh vật

8.2. Động vật dạng rêu

8.2.1. Hình thái: Bowerbankia

8.2.2. Tiến hóa: các nhóm hóa thạch chính

8.2.3. Sinh thái: Kiếm ăn và hình thái quần thể

8.2.4. Sinh thái và kiểu sống

Chương 9: Nhóm cuộn xoắn 2: động vật thân mềm

9.1. Giới thiệu động vật thân mềm

9.2. Những động vật thân mềm đầu tiên

9.3. Lớp Hai mảnh vỏ

9.3.1. Đặc điểm hình thái cơ bản

9.3.2. Các nhóm hai mảnh vỏ chính

9.3.3. Hình thái và kiểu sống

9.3.4. Tiến hóa của nhóm Hai mảnh vỏ

9.4. Lớp Chân bụng

Page 130: Ngành Quốc tế Địa chất

130

9.4.1. Các nhóm Chân bụng chính và đặc điểm sinh thái

9.4.2. Tiến hóa của động vật Chân bụng

9.5. Lớp Chân đầu

9.5.1. Phụ lớp dạng Anh vữ (Nautiloidea)

9.5.2. Phụ lớp dạng Cúc đá (Ammonoidea)

9.5.3. Phụ lớp Vỏ trong (Coleoidea)

9.6. Lớp Chân xẻng (Scaphopoda)

9.7. Lớp có giáp (Loricata)

9.8. Xu thế tiến hóa trong ngành động vật thân mềm

Chương 10: Động vật lột xác: Ngành Chân khớp

10.1. Giới thiệu động vật ngành Chân khớp

10.2. Các động vật chân khớp đầu tiên

10.3. Phụ ngành Dạng Bọ ba thùy (Trilobitomorpha)

10.3.1. Hinh thái Bọ ba thùy

10.3.2. Các nhóm Bọ ba thùy chính và kiểu sống

10.3.3. Phân bố và tiến hóa: theo không gian và thời gian

10.3.4. Bất thường và tổn thương

10.4. Phụ ngành có cặp (Chelicerata)

10.5. Subphyllum Myriapoda

10.6. Subphyllum hexapoda

10.7. Phụ ngành có mang (Branchiata)

10.7.1. Lớp Xác cứng (Crustaceae)

10.7.2. Lớp Vỏ cứng (Ostracodes)

Chương 11: Deuterostomes: Ngành Da gai và Ngành động vật nửa dây sống

11.1. Ngành Da gai (Echinodermata)

11.1.1. Lớp Huệ hiển (Crinoidea)

11.1.2. Lớp Nụ biển (Blastoidea)

11.1.3. Lớp Cầu gai (Echinoidea)

11.1.4. Lớp Sao biển (Asteroidea)

Page 131: Ngành Quốc tế Địa chất

131

11.1.5. Lớp Dạng Quả biển (Carpoidea)

11.2. Ngành nửa dây sống (Hemichordata)

11.2.1. Động vật nửa dây sống hiện đại

11.2.2. Lớp Bút thạch (Graptoloidea)

Chương 12. Động vật có xương sống đầu tiên: Cá và các động vật bốn chân cơ bản

12.1. Nguồn gốc của động vật có xương sống

12.1.1. Bộ xương

12.1.2. Cá không hàm: slurping rather than biting

12.1.3. Răng nón – nhóm động vật có xương sống chưa rõ vị trí phân loại

12.2. Hàm và tiến hóa của cá

12.2.1. Động vật có hàm đầu tiên

12.2.2. Cá có xương

12.2.3. Tiến hóa của cá hồi

12.3. Động vật bốn chân

12.3.1. Nguồn gốc của động vật bốn chân: tiến hóa từ vây thành chi

12.3.2. Động vật lưỡng cư: nửa con đường tiến hóa lên cạn

12.4. Nguồn gốc của bò sát

12.4.1. Nguồn gốc của bò sát

12.4.2. Lớp Không giáp (Anapsida): rùa và họ hàng nhà rùa

12.4.3. Thế giới động vật bò sát đơn cung (synapsida)

12.4.4. Bò sát và động vật có vú

Chương 13. Bò sát và động vật có vú

13.1. Bò sát và họ hàng

13.1.1. Sự tiếp quản của Bò sát hai cung

13.1.2. Tuổi của Bò sát

13.1.3. Rồng biển

13.2. Tiến hóa của chim

13.3. Động vật có vú xuất hiện

13.3.1. Dạng nguyên thủy

Page 132: Ngành Quốc tế Địa chất

132

13.3.2. Thú có túi

13.3.3. Cổ địa lý và đa dạng hóa của lớp Thú có nhau

13.3.4. Thú có nhau ở các lục địa phía nam

13.3.5. Thú có nhau ở các lục địa phía bắc

13.3.6. Khỉ

13.7. Tiến hóa của loài người

13.7.1. Những động vật linh trưởng đầu tiên

13.7.2. Tiến hóa của loài người

13.7.3. Người hiện đại

Chapter 14. Hóa thạch thực vật

14.1. Tiến hóa lên cạn của thực vật

14.1.1. Nấm

14.1.2. Phủ xanh mặt đất: rêy, địa y và rong nước

14.1.3. Mối liên hệ giữa các ngành thực vật

14.1.4. Thích nghi với cuộc sống trên cạn

14.1.5. Chu trình sinh sản của thực vật

14.1.6. Động vật có mạch tuổi Silur và Devon

14.2. Những cánh rừng lớn hóa than

14.2.1. Thạch tùng, dạng kích thước nhỏ và lớn

14.2.2. Ngành Mộc tặc (Equisetophyta)

14.2.3. Dương xỉ (Polypodiophyta)

14.2.4. Archaeopteris

14.3. Thực vật có hạt

14.3.1. Nguồn gốc của hạt

14.3.2. Dương xỉ có hạt

14.3.3. Sinh thái thực vật trong các thành tạo chứa than

14.3.4. Thực vật hạt trần

14.3.5. Đa dạng các nhóm thực vật hạt trần

14.4. Thực vật có hoa

Page 133: Ngành Quốc tế Địa chất

133

14.4.1. Hoa và sự thành công của thực vật hạt kín

14.4.2. Những thực vật hạt kín đầu tiên

14.4.3. Tiến hóa tỏa tia của thực vật hạt kín

14.4.4. Thực vật hạt kín và khí hậu

Chương 15. Dấu vết hoạt động của sinh vật

15.1. Hiểu về các dấu vết hoạt động của sinh vật

15.1.1. Các dạng dấu vết hoạt động của sinh vật

15.1.2. Đặt tên dạng hóa thạch dấu vết hoạt động: Theo hình dạng chứ không theo

phân loại sinh vật

15.1.3. Sự bảo tồn các dấu vết hoạt động của sinh vật

15.1.4. Luận giải thói quen sinh hoạt của sinh vật cổ

15.2. Dấu vết hoạt động của sinh vật trong trầm tích

15.2.1. Dấu vết hoạt động của sinh vật là một trong những chỉ thị cho môi trường lắng

đọng trầm tíhc

15.2.2. Sinh vật trong trầm tích

15.2.3. Dấu vết hoạt động của sinh vật và thời gian

15.2.4. Vai trò hóa thạch dấu vết hoạt động của sinh vật trong công nghiệp dầu khí

Page 134: Ngành Quốc tế Địa chất

134

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2072

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Trầm tích học

Địa chất biển

Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

GS.TS Trần Nghi, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN

TS. Trần Thị Thanh Nhàn, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống dầu khí: các đá sinh,

chứa và chắn dầu khí và các kiểu bẫy dầu khí.

- Quá trình phân hủy vật chất hữu cơ thành tạo hydrocarbon, di chuyển và tích tụ

dầu khí

- Vai trò kiến tạo đối với tiến hóa các bể trầm tích dầu khí

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Seminar: 20%

Kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức làm bài tập, thi tự luận: 20%

Kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức thi vấn đáp hoặc thi tự luận: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung cơ bản môn địa chất dầu khí:

1/ Thành phần hóa học của hydrocarbon

2/ kiến tạo các bể dầu khí- bể thứ cấp , lịch sử hình thành và biến dạng

3/ Đặc điểm các đá sinh- chứa và chắn dầu khí

4/ Quá trình phân hủy vật chất hữu cơ

5/ Tướng đá – cổ địa lý, địa tầng phân tập và chu kỳ trầm tích

6/ Quá trình di chuyển và tích tụ dầu khí

Page 135: Ngành Quốc tế Địa chất

135

7/ Bẫy dầu khí- phân loại và đánh giá triển vọng dầu khí

8/ Các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phục hồi bể trầm tích thứ cấp

Các phương pháp minh giải địa chấn và carota

Phương pháp phân tích tướng

Phướng pháp xây dựng bản đồ phân vùng triển vọng dầu khí

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Chương 1: Thành phần hóa học của hydrocarbon

Chương 2: kiến tạo các bể dầu khí- bể thứ cấp, lịch sử hình thành và biến dạng

Chương 3: Đặc điểm các đá sinh- chứa và chắn dầu khí

Chương 4: Quá trình phân hủy vật chất hữu cơ

Chương 5: Tướng đá - cổ địa lý, địa tầng phân tập và chu kỳ trầm tích

Chương 6: Quá trình di chuyển và tích tụ dầu khí

Chương 7: Bẫy dầu khí- phân loại và đánh giá triển vọng dầu khí

Page 136: Ngành Quốc tế Địa chất

136

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT VIỆT NAM

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2073

2. Số tín chỉ: 05

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): Nguyễn Văn Vượng,

PGS. TS, Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

5. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Cung cấp cho sinh viên kiến thức địa chất Viêt Nam và các vùng kế cận bao

gồm các kiến thức về địa tầng , macma, khoáng sản và quy luật phát triển lãnh thổ.

Cung cấp cho sinh viên khả năng phân tích cấu trúc kiến tạo khu vực phục vụ

cho các công tác :

* Tìm kiếm thăm dò khoáng sản

* Nghiên cứu Địa chất công trình ,địa chất Thuỷ văn , Địa kỹ thuật

* Nghiên cứu tai biến thiên nhiên- môi trường

* Quản lý tài nguyên

* Nghiên cứu khoa học về trái đất

* Đọc bản đồ địa chất Việt Nam

6. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tâp: 20%

Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra-đánh giá cuối kỳ: 60%

7. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

* Phân chia địa tầng, thành phần thạch học các đá trầm tích và các đá biến

chất.

Page 137: Ngành Quốc tế Địa chất

137

* Các thành tạo macma, thành phần thạch học, đặc điểm khoáng vật, địa hoá,

sinh khoáng và vị trí kiến tạo của chúng

* Cấu trúc kiến tạo và lịch sử phát triển lãnh thổ

* Khoáng sản và sinh khoáng, kinh tế nguyên liệu khoáng và quản lý tài

nguyên, lãnh thổ.

8. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Tổng quan

1.1 Giới thiệu môn học. Ý nghĩa môn học. Đặc điểm địa chất Việt Nam và

Đông Nam Á. Mối liên quan của môn học với các môn học khác. Cấu trúc môn học

.

1.2 Khái quát về địa hình và ý nghĩa của nó trong địa chất học

1.2.1. Địa hình lục địa

1.2.1.1. Địa hình lục địa

1.2.1.2. Địa hình đồng bằng

1.2.1.3.Mạng lưới thuỷ văn

1.2.2. Địa hình Biển Đông

1.2.2.1.Thềm lục địa . Thềm trong, thềm ngoài.

1.2.2.2. Lòng chảo và các dãy núi Biển Đông

1.2.2.3.Vòng cung đảo.

1.3 Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam

1.3.1. Thời kỳ phong kiến

1.3.1.1. Lý thuyết Lê Quý Đôn

I.3.1.2. Thành tựu khai thác và chế biến kim loại .

1.3.2 Thời kỳ thuộc Pháp

1.3.2.1. Các thành tựu nghiên cứu về địa tầng. Các đá biến chất. Địa tầng

Paleozoi, Mezozoi, Kainozoi. Mansuy, Deprat, Zeiller, Collany.

1.3.2.2. Các thành tựu nghiên cứu về đá macma.Lacroix

1.3.2.3. Các thành tựu nghiên cứu về kiến tạo. Bình đồ kiến trúc Neotrias

của Fromaget. Các pha tân kiến tạo của Saurin

Page 138: Ngành Quốc tế Địa chất

138

1.3.2.4. Các bản đồ địa chất và thành tựu phát hiện các mỏ khoáng sản. Sắt

Thạch Khê, đồng Sinh Quyền, kim loại phóng xạ Nông Sơn, dầu khí thềm lục địa.

1.3.3. Thời kỳ sau 1954

1.3.3.1. Các thành tựu nghiên cứu địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng

sản.Các loại bản đồ đã được thành lập. Sự khác biệt giữa trường phái kiến tạo

Anpơ, Xôviết và lý thuyết kiến tạo mảng. Ý nghĩa của bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500

000.

1.3.3.2. Thành tựu của địa chất dầu khí

1.3.3.3. Hướng phát triển của địa chất Việt Nam hiện nay

1.4. Lãnh thổ Việt Nam trong bình đồ cấu trúc kiến tạo ĐNA

1.4.1. Vị trí ĐNA trong mảng Âu Á và mối quan hệ kiến tạo với mảng Thái

Bình Dương và mảng Ấn –Úc.

1.4.2. Khối Trôi trượt Đông Dương và kiến tạo Biển Đông .

1.4.3. Đặc điểm phân đới cấu trúc kiến tạo lãnh thổ Đông Dương .

1.4.4. Các trường ĐVL (từ, trọng lực)và cấu trúc sâu vỏ trái đất lãnh thổ

Việt Nam.

Mặt Moho

Mặt “Conrad”

Mặt móng kết tinh

Chương 2. Địa tầng

2.1. Đặc điểm địa tầng Việt Nam, đối sánh địa tầng với các nước Đông

Dương và các nước vòng cung đảo.

2.2. Phân chia địa tầng theo các thành tạo biến chất

2.2.1. Các thành tạo biến chất tướng granulit. Tổ hợp khoáng vật cộng sinh

chỉ thị: diopsit- hyperten-plagioclas. Điều kiện nhiệt độ-áp suất. Phức hệ Kannak.

Không gian phân bố.Cấu trúc. Vòm Sông Ba. Thành phần thạch học: Enderbit,

charnokit, micmatit, granulit haipyroxen, canxiphyr, đá hoa. Đặc điểm khoáng vật.

Đặc điểm địa hoá. Tuổi đồng vị.

2.2.2. Các thành tạo biến chất tướng amphibolit. Tổ hợp khoáng vật cộng

sinh chỉ thị: horblen-plagioclas. Điều kiện nhiệt độ-áp suất. Các phức hệ và hệ tầng

biến chất. Phức hệ Sông Hồng, Ngọc Linh, các hệ tầng Suối Chiềng, Sinh Quyền,

Page 139: Ngành Quốc tế Địa chất

139

Sông Tranh, Đak My, Khâm Đức. Không gian phân bố. Cấu trúc. Các vòm gneis

Sông Re, Ca Vịnh, Chu Lai. Thành phần thạch học. Đá phiến mica, gneis, đá hoa,

amphibolit. Đặc điểm khoáng vật. Đặc điểm địa hoá. Tuổi đồng vị.

2.2.3.Các thành tạo biến chất tướng đá phiến lục. Tổ hợp khoáng vật cộng

sinh chỉ thị:anbit-epidot-clorit-actinolit. Điều kiện nhiệt độ-áp suất. Các hệ tầng.

Sông Chảy, Nậm Cô, Sapa, Bù Khạng, Pô Cô. Không gian phân bố. Cấu trúc. Vòm

gneis Đại Lộc, Bù Khạng, Sông Chảy, Po Sen, Mường Lát. Thành phần thạch học.

Tuổi đồng vị. Tuổi hoá thạch.

2.3. Phân chia địa tầng theo thang địa niên biểu

2.3.1 Giới Paleozoi .Sự phân dị trong không gian .Ranh giới địa tầng. Thành

phần thạch học. Thế giới hữu cơ trong phân chia các phân vị địa tầng .

2.3.1.1. Hệ Cambri

2.3.1.2. Hệ Ocdovic

2.3.1.3. Hệ Silua

2.3.1.4. Hệ Devon

2.3.1.5. Hệ Cacbon

2.3.1.6. Hệ Pecmi

2.3.1.7. Các hê. tầng

Nhóm các hệ tầng: Avương, Bến Khế, Suối Mai, Cam Đường, Thần Sa,

Chang Pung, Hà Giang, Hàm Rồng, Mỏ Đồng, Sông Mã

Nhóm các hệ tầng: Long Đại, Phú Ngữ, Sông Cả, Pa Ham, Đồ Sơn, Lutxia,

Nà Mô.

Nhóm các hệ tầng:Bó Hiêng, Đại Giang, Huổi Nhị, Phia Phương, Xuân Sơn,

Phú Ngữ, Sông Cả, Sinh Vinh, Tấn Mài.

Nhóm các hệ tầng:Bản Páp, Bắc Bun, Bản Giàng, Bản Nguồn ,Cò Bai ,

Dưỡng Động, Đông Thọ, Đại Thị Huổi Lôi, Lỗ Sơn, Mía Lé, Mục Bài, Nậm Cắn,

Nậm Pìa, Rào Chan, Sông Mua, Tạ Khoa, Tân Lâm, Tốc Tát.

Nhóm các hệ tầng Bắc Sơn, Daklin, Lưỡng Kỳ, Mường Lống, Sông Đà, Bản

Diệt, Cát Bà, Đá Mài, La Khê.

Nhóm các hệ tầng: Yên Duỵêt, Cam Lộ, Cẩm Thuỷ, Đồng Đăng, Hà Tiên,

Tà Thiết.

Page 140: Ngành Quốc tế Địa chất

140

2.3.1.8. Giao diện dữ liệu thời gian (tuổi), thành phần (cacbonat, phun trào

axit, phun trào trung tính, phun trào maphic), thế giới hữu cơ (bọ ba thuỳ, bút đá,

tay cuộn, san hô, trùng lổ). Các mặt ranh giới bất chỉnh hợp. Quy luật phát triển.

2.3.2. Giới Mezozoi.Sự phân dị không gian. Ranh giới địa tầng. Thành phần

thạch học. Thế giới hữu cơ.

23.2.1. Hệ Trias

23.2.2. Hệ Jura

23.2.3. Hệ Creta

2.3.2.4. Các hệ tầng

Nhóm các hệ tầng: Cò Nòi, Đồng Đỏ, Đồng Giao, Đồng Trầu, Hòn Gai, Lai

Châu, Lạng Sơn, Măng Giang, Mẫu Sơn, Mường Trai, Nà Khuất, Nậm Mu, Nậm

Thẳm, Nông Sơn, Quy Lăng, Sông Hiến, Văn Lãng.

Nhóm hệ tầng: Đèo Bảo Lộc, Mường Hinh, Tam Lang, Văn Chấn, Bản Đôn,

Hà Cối, Phú Quốc, Thọ Lâm.

Nhóm hệ tầng : Đơn Dương, Mụ Giạ, Ngòi Thia, Yên Châu .

2.3.2.5. Giao diện dữ liệu thời gian, thành phần, môi trường thành tạo.

2.3.3. Giới Kainozoi.Sự phân dị không gian. Ranh giới địa tầng. Thành phần

thạch hoc.

2.3.3.1. Hệ Paleogen

2.3.3.2. Hệ Neogen

2.3.3.3. Hê. Đệ Tứ

2.3.3.4. Nhóm các hệ tầng: Cù Lao Dung, Phù tiên, Pu Tra, Trà Cú Trà Tân,

Đình Cao, Bạch Trĩ, Vũng Mây, Cau, Cà Cối, Kim Long, Phong Châu, Phủ Cừ,

Tiên Hưng, Vĩnh Bả, Sông Hương, Tri Tôn, Biển Đông, Quãng Ngãi, Tư Chính,

Phúc tần, Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng nai, Dừa, Thông, Mãng Cầu, Nam Côn Sơn,

Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Minh Hải .

2.3.3.5. Giao diện dữ liệu thời gian, thành phần, thế giới hữu cơ, mặt bất

chỉnh hợp.

Chương 3. Macma xâm nhập

Page 141: Ngành Quốc tế Địa chất

141

3.1. Phân loại macma. Thang macma . Sự phân dị macma trong không gian.

Macma nóng chảy đi liền voéi các đá biến chất . Macma Plum . Macma liên quan

với bối cành kiến tạo mảng.

3.2 Macma liên quan với các thành tạo biến chất

3.2.1. Macma liên quan với các thành tạo biến chất tướng granulit (vị trí

phân bố, thành phần thạch học, phức hệ phun trào, ranh giới địa chất). Phức hệ

Konkbang, Sông Ba, Pleimanko

3.2.2 Macma liên quan với các thành tạo biến chất tướng amphibolit (vị trí

phân bố, thành phần thạch học. Đặc điểm khoáng vật, đặc điểm địa hoá). Các phức

hệ Bảo Hà, Ca Vịnh, Sông Re, Xóm Giấu, Chu Lai .

3.2.3. Macma liên quan với các thành tạo biến chất tướng đá phiên lục (vị trí

phân bố, thành phần thạch học, đặc điểm khoáng vật, đặc điểm địa hoá). Các phức

hệ: Đại Lộc, Sông Chảy, Pò Xen, Mường Lát, Bù Khạng.

3.2.4. Đăc điểm cấu trúc các thành tạo macma các vòm gneis

3.3 Macma Plum tuổi Pecmi-Trias

3.3.1 Đặc điểm macma Plum. Không gian phân bố Á Âu. Thành phần đa

dạng (vị trí phân bố, thành phần thạch học, đặc điểm khoáng vật, đặc điểm địa hoá,

tuổi đồng vị, tuổi địa chất)

Các phức hệ: Ba Vì, Bến Giằng-Quế Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Hải Vân,

Ngân Sơn, Núi Điện, Piabioc, Vân Canh, Núi Chúa.

3.4. Macma liên quan với va chạm các mảng

3.4.1. Khái niệm macma kiến tạo mảng

3.4.2. Macma do va chạm giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Âu Á

Chương 4. Cấu trúc kiến tạo và lịch sử phát triển khu vực

4.1. Cấu trúc kiến tạo lãnh thổ

4.2. Cấu trúc kiến tạo Biển Đông

4.3. Lịch sử phát triển khu vực

Chương 5. Khoáng sản và sinh khoáng

5.1. Khoáng sản

5.2. Sinh Khoáng

5.3. Kinh tế nguyên liệu khoáng và quản lý tài nguyên, lãnh thổ

Page 142: Ngành Quốc tế Địa chất

142

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO2074

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: GLO2078

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Võ Thanh Quỳnh, TS, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Nắm được cơ sở lý thuyết và khả năng áp dụng các phương pháp

Địa vật lý.

- Kỹ năng: Bước đầu nắm được các phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Địa vật lý.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Mai Thanh Tân, 2004. Địa vật lý đại cương. Nhà xuất bản Giao thông Vận

tải.

- Phạm Năng Vũ và nnk, 1985. Địa vật lý thăm dò. Nhà xuất bản Đại học và

Trung học chuyên nghiệp

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

- Trình bày khái quát về đối tượng nghiên cứu, mục tiêu vầ các nhiệm vụ giải

quyết cảu các phương pháp Địa vật lý.

- Trình bày cơ sở vật lý, địa chất của các phương pháp Địa vật lý

- Giới thiệu máy móc, thiết bị và các phương pháp thu thập tài liệu (khảo sát

thực địa)

- Trình bày cơ sở các phương pháp xử lý phân tích số liệu Địa vật lý.

Page 143: Ngành Quốc tế Địa chất

143

Trình bày ưu nhược điểm và khả năng áp dụng của các phương pháp Địa vật lý

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những vấn đề chung

1.1. Trường địa vật lý

1.2. Bài toán thuận và bài toán nghịch

1.3. Khái quát quá trình biến đổi thông tin của phương pháp địa vật lý

1.4. Tín hiệu và nhiễu trong địa vật lý

1.5. Điều kiện áp dụng các phương pháp địa vật lý

1.6. Mô hình vật lý – địa chất

1.7. Mạng lưới quan sát trường địa vật lý và cách biểu diễn kết quả

1.8. Tổ hợp các phương pháp địa vật lý

Chương 2. Quả đất và các đặc điểm địa vật lý

2.1. Hình thái và kích thước quả đất

2.2. Khối lượng, mật độ và áp suất bên trong quả đất

2.3. Sự truyền sóng địa chấn trong quả đất

2.4. Nhiệt độ bên trong của quả đất

2.5. Trường từ quả đất

2.6. Cấu trúc bên trong quả đất theo tài liệu địa vật lý

2.7. Các quyển ngoài quả đất

Chương 3. Thăm dò trọng lực

3.1. Trường trọng lực và giá trị trọng lực

3.2. Mật độ đất đá

3.3. Máy thăm do trọng lực

3.4. Công tác trọng lực ngoài trời

3.5. Xử lý và phân tích tài liệu trọng lực

3.6. Ứng dụng của phương pháp trọng lực

Chương 4. Thăm dò từ

4.1. Cơ sở vật lý của phương pháp từ

4.2. Trường từ quả đất

Page 144: Ngành Quốc tế Địa chất

144

4.3. Từ tính của đất đá

4.4. Máy thăm dò từ

4.5. Phương pháp công tác ngoài trời

4.6. Xử lý phân tích tài liệu thăm dò từ

4.7. Phạm vi áp dụng của thăm dò từ

Chương 5. Thăm dò điện

5.1. Các tính chất điện của đất đá

5.2. Phương pháp dòng điện không đổi

5.3. Phương pháp nạp điện

5.4. Các phương pháp điện hóa

5.5. Các phương pháp dòng biến đổi

Chương 6. Thăm dò địa chấn

6.1. Cơ sở vật lý – địa chất của thăm dò địa chấn

6.2. Phương pháp địa chấn phản xạ

6.3. Phương pháp địa chấn khúc xạ

6.4. Các phương pháp địa chấn tần số cao

6.5. Phạm vi áp dụng của phương pháp địa chấn

Chương 7. Thăm dò phóng xạ

7.1. Cơ sở vật lý của phương pháp phóng xạ

7.2. Cơ sở địa chất của phương pháp phóng xạ

7.3. Máy thăm dò phóng xạ

7.4. Các phương pháp đo phóng xạ

7.5. Ứng dụng của phương pháp phóng xạ

Chương 8. Các phương pháp địa vật lý giếng khoan

8.1. Đặc điểm của phương pháp địa vật lý giếng khoan

8.2. Các phương pháp điện trong giếng khoan

8.3. Các phương pháp phóng xạ trong giếng khoan

8.4. Các phương pháp sử dụng sóng đàn hồi

8.5. Các phương pháp khác

Page 145: Ngành Quốc tế Địa chất

145

8.6. Khả năng áp dụng của phương pháp địa vật lý giếng khoan

Chương 9. Áp dụng các phương pháp địa vật lý giải quyết các nhiệm vụ địa chất

9.1. Công tác địa vật lý trong đo vẽ bản đồ địa chất

9.2. Công tác địa vật lý trong tìm kiếm khoáng sản kim loại

9.3. Công tác địa vật lý trong tìm kiếm và thăm dò than

9.4. Công tác địa vật lý trong tìm kiếm và thăm dò dầu khí

9.5. Công tác địa vật lý trong tìm kiếm các khoáng sản khác

9.6. Công tác địa vật lý trong giải quyết các nhiệm vụ địa chất thủy văn và địa chất

công trình

Page 146: Ngành Quốc tế Địa chất

146

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VẬT LÝ ĐỊA CẦU

1. Mã môn học: GLO2075

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Cao Đình Triều, PGS. TS, Viện Vật lý Địa cầu , Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

* Kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên nắm vững cấu trúc của Trái đất và các quá trình vật lý

xảy ra trong lòng đất và không gian xung quanh.

* Kỹ năng:

- Có khả năng sử dụng các tri thức vật lý địa cầu trong nghiên cứu và giải quyết

các vấn đề thực tiễn.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Năng Vũ, 2007. Bài giảng Vật lý địa cầu. Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Frank.D. Stacey Physics of the Earth., University of Queensland, Australia.

- Cao Đình Triều, 2005. Trường địa vật lý và cấu trúc thạch quyển lãnh thổ Việt

Nam. Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

9. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Trường trọng lực của Trái đất.

Page 147: Ngành Quốc tế Địa chất

147

1.1. Thế trọng lực và trọng lực của Trái đất.

1.2. Geoid

1.3. Cấu tạo vỏ Trái đất, cân bằng đẳng tĩnh

1.4. Địa triều

Chương 2: Trường địa từ

2.1. Trường từ chính của Trái đất

2.2. Biến thiên từ ngày đêm, bão từ

2.3. Trường biến thiên thế kỷ

2.4. Nguyên nhân về sự hình thành trường địa từ

2.5. Chuyển động của các cực từ

2.6. Từ hóa dư và cổ từ

Chương 3: Chấn động và cấu trúc bên trong của Trái đất

3.1. Tính địa chấn của Trái đất

3.2. Cơ chế phát sinh động đất

3.3. Sóng đàn hồi và tia sóng đi trong lòng đất

3.4. Mật độ, tốc độ truyền sóng và cấu tạo của Trái đất

3.5. Sóng thần

3.6. Đánh giá mức độ nguy hiểm và dự báo động đất, sóng thần

Chương 4: Sự trôi trượt và biến dạng không đàn hồi của Manti

4.1. Số liệu về chuyển động của Manti

4.2. Độ bền vững và các dòng đối lưu của Manti

4.3. Ứng suất trước động đất và cơ cấu nguồn động đất

Chương 5: Trường phóng xạ và tuổi của Trái đất

5.1. Các nguyên tố phóng xạ, tính phóng xạ của Trái đất

5.2. Cơ sở xác định tuổi của đất đá bằng phương pháp phóng xạ

5.3. Ảnh hưởng của quá trình phóng xạ đến nhiệt độ của Trái đất

Chương 6: Trường địa nhiệt

6.1. Dòng nhiệt

Page 148: Ngành Quốc tế Địa chất

148

6.2. Quá trình dịch chuyển nhiệt trong Manti

6.3. Nhiệt độ trong lòng đất

6.4. Nguồn năng lượng địa nhiệt, lý thuyết Dinamo của trường địa từ

Page 149: Ngành Quốc tế Địa chất

149

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VẬT LIỆU TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: GLO3110

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: GLO2078

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên:

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khôi, Bộ môn Địa hóa, Khoa Địa chất, Trường ĐH KH

TN, ĐHQG Hà Nội.

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu kiến thức:

Môn học giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm phân bố và cách nhận biết các khoáng

vật, đất và các đá. Xuyên suốt giáo trình chúng ta sẽ thảo luận tầm quan trọng của các

vật liệu này của Trái đất dưới góc độ môi trường.

6.2. Mục tiêu kỹ năng:

- Có kỹ năng giám định những vật liệu chủ yếu của Trái Đất là khoáng vật, đất và

các đá.

- Có kỹ năng luận giải tầm quan trọng của các vật liệu này dưới góc độ môi trường.

6.3. Mục tiêu hành vi:

- Nhận thức rõ rang những vấn đề môi trường liên quan với vật liệu Trái Đất.

6.4. Các mục tiêu khác:

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học.

7. Phương pháp đánh giá kiểm tra:

Loại Mục đích Phần trăm

Bài kiểm tra Để kiểm tra khả năng của sinh viên

trong các bài kiểm tra viết

10

Page 150: Ngành Quốc tế Địa chất

150

Thực hành Để kiểm tra khả năng thực hành của

sinh viên

10

Thi giữa kỳ Để đánh giá kiến thức của sinh viên

trong nửa đầu của học kỳ

20

Thi cuối kỳ Để đánh giá kiến thức của sinh viên

cho cả học kỳ

60

100%

8. Giáo trình bắt buộc

[1]. Perkins, D. (2002) Mineralogy (2nd ed.). Prentice-Hall, 483 p.

[2]. MacKenzie, W.S., Adams, A.E. (1994) A Colour Atlas of Rocks and

Minerals in Thin Section. Manson, 192 p.

[3]. Pellant, C. (1992) Rocks and Minerals (2nd ed.). Dorling Kindersley, 256 p.

[4]. Cepeda, J. C. (1994) Introduction to Minerals and Rocks. Macmillan, 217 p.

Chang, L. L. Y. (2002) Industrial Mineralogy: Materials, Processes and Uses.

Prentice-Hall, 472 pp.

[5]. Chernicoff, S. and Whitney, D. (2007) Geology (4th ed.). Prentice-Hall, 679

p.

Gunter, M.E. (1994) Asbestos as a metaphor for teaching risk perception: J.

Geol. Educ., 42, 17-24.

[6]. Gunter (1999) Quartz-Most abundant mineral in Earth's crust and human

carcinogen?: J. Geol. Educ., 47, 341-349.

[7]. Guthrie, G.D, and Mossman, B.T., ed. (1993) Health Effects of Mineral

Dusts. Mineralogical Soc. America, 584 p.

[8]. Keller, E. A. (2008) Introduction to Environmental Geology (4th ed.).

Prentice-Hall, 661 pp.

[9]. Kesler, S. E. (1994) Mineral Resources and the Environment. Macmillan,

391 p.

[10]. Marshak, S. (2001) Earth: Portrait of a Planet. Norton, 735 p.

Page 151: Ngành Quốc tế Địa chất

151

[11]. Pipkin, B.W., Trent, D.D. and Hazlett (2005) Geology and the Environment

(4th ed.). West, 473 pp.

11. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn “Vật liệu Trái Đất và Môi trường” giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm phân bố,

cách nhận biết và tầm quan trọng dưới góc độ môi trường của vật liệu Trái Đất là

khoáng vật, đá và đất; Các bài giảng lý thuyết sẽ giới thiệu về các nguyên lý và khía

cạnh ứng dụng của các vật liệu Trái Đất. còn các bài thực hành sẽ cung cấp các kỹ

năng xác định vật liệu Trái Đất thông qua sử dụng các mẫu cục, cũng như kính hiển vi

quang học và phương pháp phân tích rơnghen nhiễu xạ; Tầm quan trọng về mặt môi

trường của vật liệu Trái Đất được thể hiện qua tài nguyên khoáng sản (như đá xây

dựng, xi măng, nguồn gốc và tác động môi trường cảu các mỏ khoáng), qua dòng axit

từ mỏ khai thác, đất trương nở, độ bền xây dựng của vật liệu Trái Đất, độ rỗng và độ

thấm của vật liệu Trái Đất, tai biến núi lửa và tác động của asbest lên sức khỏe con

người.

12. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Giới thiệu về Khoáng vật, Đất và Đá

1.1. Định nghĩa khoáng vật

1.2. Định nghĩa đá

1.3. Định nghĩa đất

1.4. Môn trường, Địa chất và Địa chất môi trường

Chương 2. Cấu trúc và thành phần của Trái Đất

2.1. Các quyển của Trái Đất

2.1.1. Vỏ Trái Đất

2.1.2. Manti

2.1.3. Nhân

2.2. Các quyển thứ cấp

2.3. Làm sao chúng ta có được các thông tin trên?

Chương 3. Các nguyên lý hóa học trong khoáng vật I – Tính chất của vật chất

3.1. Nguyên tố và nguyên tử

3.2. Các mức năng lượng của điện tử

3.3. Ion

Page 152: Ngành Quốc tế Địa chất

152

3.4. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố

3.5. Khối lượng nguyên tử

Chương 4. Các nguyên lý hóa học trong khoáng vật II – Liên kết, Dung dịch cứng

4.1. Liên kết nguyên tử trong khoáng vật

4.1.1. Liên kết ion

4.1.2. Liên kết cộng hóa trị

4.1.3. Liên kết kim loại

4.1.4. Liên kết Van der Waals (VDW)

4.1.5. Liên kết hydro

4.1.6. Liên kết hóa học trong khoáng vật

4.2. Sự thay thế các ion (nguyên tử)

4.3. Vì sao dung dịch cứng trong khoáng vật lại quan trọng?

Chương 5. Cấu trúc tinh thể (Tỷ số bán kính ion, Hiện tượng đa hình, Tính đối xứng)

5.1. Bán kính ion

5.2. Số phối trí

5.3. Hiện tượng đa hình

5.4. Tính đối xứng của tinh thể

5.5. Các hệ tinh thể

Chương 6. Các lớp khoáng vật và Phân loại silicat

6.1. Phân loại khoáng vật

6.2. Các lớp khoáng vật

6.2.1. Silicat

6.2.2. Halogenua

6.2.3. Oxit & Hydroxit

6.2.4. Carbonat

6.2.5. Sulfat

6.2.6. Các nguyên tố tự sinh

6.2.7. Sulfua

6.2.8. Các lớp khác

Page 153: Ngành Quốc tế Địa chất

153

6.3. Phân loại silicat

6.3.1. Silicat đảo đơn (Nesosilicat)

6.3.2. Silicat đảo kép (Sorosilicat)

6.3.3. Sinicat vòng (Cyclosilicat)

6.3.4. Silicat chuỗi (Inosilicat)

6.3.5. Silicat lớp (Phylosilicat)

6.3.6. Silicat khung (Tectosilicat)

Chương 7. Các khoáng vật silicat

7.1. Silicat đảo đơn (Nesosilicat)

7.1.1. Olivin

7.1.2. Granat

7.2. Silicat đảo kép (Sorosilicat)

7.3. Silicat vòng (Cyclosilicat)

7.4. Silicat chuổi (Inosilicat)

7.4.1. Pyroxen

7.4.2. Amphibol

7.5. Silicat tấm Sheet (phylosilicat)

7.5.1. Serpentin & kaolinit

7.5.2. Nhóm Mica

7.5.3. Smectit

7.5.4. Chlorit

7.6. Silicat khung (tectosilicat)

7.6.1. Nhóm oxit silic

7.6.2. Feldspar

7.6.3. Zeolit

Chương 8. Carbonat, Sulfat, Halogenua, Phosphat

8.1. Carbonat

8.1.1. Calcit

8.1.2. Dolomit

Page 154: Ngành Quốc tế Địa chất

154

8.1.3. Siderit

8.1.4. Aragonit

8.2. Sulfat

8.2.1. Thạch cao

8.2.2. Anhydrit

8.2.3. Barit

8.3. Halogenua

8.3.1. Halit

8.3.2. Fluorit

8.4. Phosphat

Chương 8. Các nguyên tố tự sinh, Sulfua, Oxit/Hydroxit

9.1. Các nguyên tố tự sinh

9.1.1. Các kim loại tự sinh

9.1.2. Các phi kim loại tự sinh

9.2. Sulfua

9.2.1. Pyrit

9.2.2. Chalcopyrit

9.2.3. Sphalerit

9.2.4. Galenit

9.2.5. Cinabar

9.3. Oxit/Hydroxit

9.3.1. Corindon

9.3.2. Hematit

9.3.3. Magnetit

9.3.4. Rutil

9.3.5. Goethit

9.3.6. Bauxit

Chương 10. Kiến tạo mảng, Đá và Chu trình của đá

10.1. Trái Đất luôn vận động

Page 155: Ngành Quốc tế Địa chất

155

10.2. Ranh giới mảng

10.2.1. Ranh giới mảng phân kỳ

10.2.2. Ranh giới mảng hội tụ

10.2.3. Ranh giới mảng chuyển dạng

10.3. Rìa lục địa

10.3.1. Rìa kiểu Đại Tây Dương (thụ động)

10.3.2. Rìa kiểu Andes (hội tụ) – hội tụ đại dương/lục địa

10.3.3. Rìa kiểu Nhật Bản (cung sau) – rìa thụ động

10.3.4. Rìa kiểu California (chuyển dạng)

10.4. Va chạm (Tạo núi)

10.4.1. Sự tăng trưởng cảu lục địa

10.4.2. Phần bên trong của lục địa

10.5. Tổng quan về đá

10.5.1. Đá magma

10.5.2. Đá trầm tích

10.5.3. Đá biến chất

10.6. Chu trình của đá

Chương 11. Đá magma

11.1. Hiểu được đá magma quan trọng như thế nào

11.2. Những khái niệm cơ bản về đá magma

11.2.1. Magma

11.2.2. Nghiên cứu đá magma

11.2.3. Điều gì xảy ra trong quá trình nóng chảy và kết tinh ở mức

nguyên tử?

11.2.4. Cấu tạo và thành phần của đá magma

11.3. Sự phát sinh của magma (Sự nóng chảy)

11.4. Bản chất của sự kết tinh

11.5. Magma xâm nhập (Pluton)

11.6. Sự phân bố và nguồn gốc của đá magma

Page 156: Ngành Quốc tế Địa chất

156

11.6.1. Basalt và Gabro

11.6.2. Andesit và Diorit

11.6.3. Granit và Rhyolit

11.7. Đá magma phun trào

11.7.1. Dòng dung nham

11.7.2. Vật liệu vụn núi lửa

11.8. Nguyên nhân của phun nổ và phun trào (không nổ)

11.9. Các kiểu núi lửa

11.9.1. Núi lửa không nổ (phun trào)

11.9.2. Núi lửa phun nổ (vụn núi lửa)

Chương 12. Quá trình phong hóa và đất

12.1. Định nghĩa

12.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quá trình phong hóa và đất

12.2.1. Tài nguyên

12.2.2. Xây dựng dân dụng

12.2.3. Sự thái hóa của các công trình kiến trúc, tượng đài (mưa axit)

12.3.4. Chính sách sử dụng đất

12.3.5. Xác định đúng vai trò của cảnh quan

12.3.6. Địa chất

12.3. Quá trình phong hóa

12.3.1. Phong hóa vật lý

12.3.2. Phong hóa hóa học

12.4. Các yếu tố chi phối sự hình thành đất

12.5. Các tầng đất

12.6. Sự phân bố các khoáng vật của đất theo độ sâu

12.7. Phân loại đất

12.7.1. Phân loại đất tổng quan theo đới

12.7.2. Phân loại đất theo nhóm

Page 157: Ngành Quốc tế Địa chất

157

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO3111

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): TS. Nguyễn Thị

Hoàng Hà, Bộ môn Địa chất môi trường, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh

hưởng, đặc trưng chủ yếu và chức năng môi trường địa chất, các nguyên lý cơ bản

về địa chất môi trường, tai biến địa vật lý và tai biến địa hoá, tác động của con

người đến môi trường địa chất cũng như vai trò của địa chất môi trường trong việc

giải quyết các vấn đề nảy sinh do con người chiếm cứ, khai thác môi trường tự

nhiên, trong việc phòng chống giảm thiểu tác động của tai biến, hoạch định chiến

lược phát triển bền vững, sử dụng lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên và bảo

vệ môi trường.

- Kỹ năng: Nâng cao hiểu biết của sinh viên về sử dụng bền vững tài nguyên

– môi trường, cách tiếp cận liên ngành, tổng hợp trong nghiên cứu.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

- Lịch thi và kiểm tra

Thi giữa kỳ: tuần thứ 9

Thi cuối kỳ: sau tuần 15

Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Page 158: Ngành Quốc tế Địa chất

158

- Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên:

Nộp báo cáo từng bài tập đúng thời gian quy định.

Đánh giá bài tập theo yêu cầu và chấm theo thang điểm 10/10

Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu và giáo viên đánh giá.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Mai Trọng Nhuận, 2006. Địa chất môi trường. Nộp NXB ĐHQGHN 2006.

- Nguyễn Đình Hòe, 1998. Địa chất môi trường. NXB ĐHQGHN 1998.

- Huỳnh Thị Minh Hằng, 2001. Địa chất Môi trường. NXB Đại học Quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh.

- Bennett Matthew R. and Doyle Peter., 1997. Environmental Geology:

Geology and Human Environment. John Willey &Sons. Chichester.

- Carla W. Montgomery, 1996. Environmental Geology. Wm. C. Brown

Publisher, Dubuqee, USA

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

- Provides basic knowledge of factors, features, and functions of geological

environment; fundamental principles of environmental geology; geophysical and

geochemical hazards, human impacts; roles of environmental geology in solving

problems caused by human occupation, exploitation of natural environment; hazard

mitigation, planning strategies for sustainable development, sustainable use of

natural resources and environmental protection.

- Provides approach method system: application of environmental geology

in planning for sustainable development of environment and natural resources.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Môi trường và địa chất môi trường

1.1. Môi trường và môi trường địa chất

1.1.1. Đặc trưng chủ yếu của môi trường

1.1.2. Khái niệm và chức năng môi trường địa chất (MTĐC)

1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của địa chất môi trường (ĐCMT)

1.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Page 159: Ngành Quốc tế Địa chất

159

1.2.2. Vai trò ĐCMT

1.3. Các nguyên lý cơ bản của địa chất môi trường

1.3.1. Nguyên lý về sự đa dạng và thống nhất của môi trường tự nhiên và

MTĐC

1.3.2. Nguyên lý về tính hữu hạn, sự tái tạo và không tái tạo của tài nguyên

thiên nhiên

1.3.3. Nguyên lý về tính kế thừa của các quá trình tự nhiên xảy ra trong

MTĐC

1.3.4. Nguyên lý về tai biến địa chất

1.3.5. Nguyên lý về bảo toàn vật chất và năng lượng trong MTĐC

1.3.6. Nguyên lý về tính quyết định của điều kiện địa chất đối với đặc trưng

của môi trường sống

1.3.7. Nguyên lý về sự tích luỹ hiệu ứng môi trường do hoạt động của con

người

1.3.8. Nguyên lý về sự gia tăng dân số và suy thoái MTĐC

1.3.9. Nguyên lý lịch sử và liên ngành trong nghiên cứu địa chất môi trường

1.4. Phương pháp nghiên cứu của ĐCMT

1.4.1. Các phương pháp khảo sát, đo đạc, giám sát môi trường

1.4.2. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu và thể hiện kết quả

1.4.3. Các phương pháp công nghệ địa chất

1.4.4. Các phương pháp đánh giá tác động MTĐC

1.5. Lịch sử ra đời mối liên hệ giữa ĐCMT và các khoa học khác

1.5.1. Lịch sử ra đời ĐCMT

1.5.2. Mối liên hệ giữa ĐCMT và các ngành khoa học khác

1.5.3. Xu hướng phát triển ĐCMT

Chương 2. Đặc điểm cơ bản của môi trường địa chất

2.1. Cấu trúc của môi trường địa chất

2.1.1. Cấu trúc thẳng đứng của MTĐC

2.1.2. Cấu trúc ngang của MTĐC

Page 160: Ngành Quốc tế Địa chất

160

2.2. Các đặc trưng địa vật lý của môi trường địa chất

2.2.1. Trường phóng xạ

2.2.2. Trường địa nhiệt

2.2.3. Trường trọng lực

2.2.4. Trường điện từ

2.3. Thành phần vật chất của MTĐC

2.3.1. Thành phần thạch học, khoáng vật

2.3.2. Thành phần hoá học

2.4. Tài nguyên của MTĐC

2.4.1. Tài nguyên đất

2.4.2. Tài nguyên nước dưới đất

2.4.3. Tài nguyên khoáng sản

2.4.4. Kỳ quan địa chất (Geotope)

2.4.5. Tài nguyên vị thế

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến MTĐC

2.5.1. Địa động lực nội sinh

2.5.2. Địa động lực ngoại sinh và biến động toàn cầu

2.5.3. Địa động lực nhân sinh

Chương 3. Tai biến địa chất

3.1. Tai biến

3.1.1. Khái niệm và phân loại về tai biến

3.1.2. Đánh giá tác động tai biến

3.1.3. Các phương pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do tai biến

3.2. Tai biến địa vật lý

3.2.1. Phân loại tai biến địa

3.2.2. Tai biến động đất

3.2.3. Tai biến liên quan hoạt động núi lửa

3.2.4. Tai biến nứt đất

Page 161: Ngành Quốc tế Địa chất

161

3.2.5. Tai biến trượt lở đất

3.2.6. Tai biến sụt lún đất

3.2.7. Tai biến do dòng lũ bùn đá (debris flow)

3.2.8. Tai biến lũ lụt

3.2.9. Tai biến liên quan đến dâng cao mực nước biển

3.2.10. Tai biến xói lở (bờ hồ, bờ sông, bờ biển)

3.3. Tai biến địa hoá

3.3.1. Nguồn gốc tai biến địa hoá

3.3.2. Tai biến liên quan ô nhiễm nước ngầm

3.3.3. Tai biến liên quan ô nhiễm đất

3.3.4. Tai biến liên quan ô nhiễm trầm tích

3.3.5. Các phương pháp giảm thiểu tai biến địa hoá

3.4. Tai biến môi trường Việt Nam

3.4.1. Mức độ nhạy cảm tai biến của môi trương tự nhiên Việt Nam

3.4.2. Các loại tai biến môi trường chủ yếu ở Việt Nam

3.4.3. Phòng tránh tai biến môi trường ở Việt Nam

Chương 4. Địa chất sinh thái

4.1. Khái niệm địa chất sinh thái

4.2. Các yếu tố địa chất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

4.2.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

4.2. 2. Các yếu tố địa chất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

4.3. Môi trường địa chất và bệnh tật

4.3.1. Phân loại môi trường địa chất theo khả năng gây bệnh

4.3.2. Một số bệnh giả định liên quan đến môi trường địa chất

Chương 5. Địa chất môi trường và phát triển bền vững (PTBV)

5.1. Phát triển bền vững (PTBV)

5.1.1. Khái niệm về PTBV

5.1.2. Nguyên lý PTBV

Page 162: Ngành Quốc tế Địa chất

162

5.2. Quy hoạch sử dụng hợp lý MTĐC

5.2.1. Quy hoạch sử dụng đất

5.2.2. Đánh giá và quy hoạch sử dụng MTĐC

5.3. Sử dụng, quản lý và bảo vệ môi trường và tài nguyên địa chất

5.3.1. Nội dung và công cụ quản lý tài nguyên và môi trường

5.3.2. Quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên địa chất

5.3.3. Quản lý và bảo vệ môi trường tài nguyên địa chất

5.4. Xử lý chất thải

5.4.1. Chất thải sản xuất và sinh hoạt

5.4.2. Xử lý chất thải bằng công nghệ địa chất

Page 163: Ngành Quốc tế Địa chất

163

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG TRÁI ĐẤT

1. Mã môn học: GLO3113

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: GLO2078

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): PGS. TS. Nguyễn

Ngọc Khôi, PGS. TS. Phạm Văn Cự

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Trang bị kiến thức cơ bản và hiện đại của Địa chất học, đặc biệt

là việc mô hình hóa các quá trình nội và ngoại sinh, và lịch sử phát triển Trái Đất.

- Kỹ năng: Trang bị kỹ năng phân tích và tổng hợp, mô hình hóa các tài liệu,

kỹ năng khảo sát độc lập và kỹ năng làm việc theo nhóm.

-Thái độ: Truyền đạt nhận thức về ngành nghề,nâng cao trách nhiệm trong

học tập lòng yêu nghề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 10%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

- Lịch thi và kiểm tra

Thi giữa kỳ: tuần thứ 9

Thi cuối kỳ: sau tuần 15

Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

- Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh

viên:

Nộp báo cáo từng bài tập đúng thời gian quy định.

Đánh giá bài tập theo yêu cầu và chấm theo thang điểm 10/10

Page 164: Ngành Quốc tế Địa chất

164

Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu và giáo viên đánh giá.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Andrew Ford, 1999. Modeling the Environment: An Introduction to System

Dynamics Modeling of Environmental Systems. Island Press, 401 pp.

Keller, E. A. (2008) Introduction to Environmental Geology (4th ed.).

Prentice-Hall, 661 pp.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học đề cập những khái niệm cơ bản, những nội dung khoa học liên

quan đến các quá trình của Trái Đất và các đặc tính của Trái Đất. Tiếp theo

môn học trình bầy các nguyên lý cơ bản của học thuyết kiến tạo mảng. Các

nội dung và phương pháp mô hình hóa sẽ được trình bày dựa trên các

phương pháp quan trắc và mô hình toán thích hợp. Một số quá trình nội sinh,

ngoại sinh và ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh sẽ được mô hình hóa

như các ví dụ minh họa.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu

mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu các hệ thống Trái đất

1.2. Tổng quan về mô hình hóa

1.3. Các phương pháp mô phỏng số

1.4. Các biểu đồ cân bằng

1.5. Tăng trưởng dạng S

Chương 2: Mô phỏng các dòng môi trường

2.1. Giới thiệu về các dòng môi trường

2.2. Các bước phân tích số

2.3. Mô phòng dòng chảy môi trường

2.4. Một số ví dụ minh họa

Chương 3: Quá trình mô hình hóa

3.1. Các bước tiến hành mô hình hóa

Page 165: Ngành Quốc tế Địa chất

165

3.2. Đánh giá mức độ tin cậy

Chương 4: Mô phỏng các hệ thống tuần hoàn

4.1. Giới thiệu về các hệ dao động

4.2. Một số ví dụ minh họa

Chương 5: Mô phỏng các hệ chuyển động

5.1. Ô nhiễm không khí,

5.2. Hệ thống giao thông đô thị

5.3. Kiếm soát khí hậu ở một khu vực cụ thể

Page 166: Ngành Quốc tế Địa chất

166

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP PHỔ HUỲNH QUANG TIA X (XRF)

1. Mã môn học: GLO3135

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: GLO2064

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Phạm Nguyễn Hà Vũ, NCS, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về phương pháp phân

tích hiện đại – phương pháp huỳnh quang tia X. Sinh viên cần nắm được bản chất

của phương pháp phân tích, các phương pháp phân tích định lượng kết quả phân

tích, các kỹ thuật chuẩn bị mẫu, khả năng ứng dụng của phương pháp và vấn đề an

toàn bức xạ khi sử dụng thiết bị.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tâp: 20%

- Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra-đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Handbook of Practical X- Ray Fluorescence Analysis.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học mở đầu bằng nội dung giới thiệu về lịch sử ra đời của phương pháp

huỳnh quang tia X và sự mở rộng giới của phương pháp trong các lĩnh vực hiện đại

cả về phương pháp luận và ứng dụng. Tiếp theo, môn học trình bày về cơ sở vật lý

của phương pháp liên quan đến nguồn phát tia X, quang học tia X và thiết bị phát

hiện tia X., các phương pháp phân tích định lượng kết quả phân tích mẫu khi sử

dụng phương pháp huỳnh quang tia X. Ngoài ra, các phương pháp chuẩn bị mẫu,

các ứng dụng của phương pháp trong từng lĩnh vực cụ thể và vấn đề an toàn bức xạ

cũng được đề cập đến trong nội dung môn học.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Page 167: Ngành Quốc tế Địa chất

167

Chương 1 Mở đầu

1.1 Sự phát hiện tia X và nguồn gốc của phân tích huỳnh quang tia X

1.2 Lịch sử phát triển của các thiết bị phổ huỳnh quang tia X trong phòng thí

nghiệm

1.3 Phương pháp đo các tia X mềm và siêu mềm

1.3.1 Các ống tia X cho các tia X mềm và siêu mềm

1.3.2 Nghiên cứu khoa học tiến hành trên các tia X mềm và siêu mềm

1.3.3 Các thiết bị phân tích đa lớp tổng hợp

1.3.4 Các gương phản xạ tổng

1.4 Sự chính xác trong phân tích và độ chính xác trong phân tích huỳnh quang

tia X

1.4.1 Sự chính xác của các ảnh hưởng do phần tử ma trận

1.4.2 Phân tích định lượng các hợp kim chịu nhiệt và nhiệt độ cao

1.4.3 Sự ảnh hưởng đến độ chính xác phân tích của các yếu tố riêng biệt

1.5 Kết luận

Chương 2 Các nguồn tia X

2.1 Mở đầu

2.2 Các ống tia X

2.2.1 Các nguyên lý vật lý cơ bản

2.2.2 Công nghệ của các hợp phần bộ phận

2.2.3 Lớp vỏ chân không của các ống tia X

2.2.4 Tổ hợp các khối chứa ống tia X

2.2.5 Các ống tia X hiện đại

2.2.6 Một số ứng dụng

2.3 Các nguồn đồng vị phóng xạ

2.3.1 Các nguyên lý vật lý cơ bản

2.3.2 Các nguồn đồng vị phóng xạ

2.3.3 Sự tạo ra các nguồn phóng xạ

2.3.4 Các nguyên tắc bảo vệ bức xạ

Page 168: Ngành Quốc tế Địa chất

168

2.4 Các nguồn bức xạ synchrotron

2.4.1 Cơ sở bức xạ synchrotron (SR)

2.4.2 Mô tả vòng chứa

2.4.3 Sự sinh thành của bức xạ synchrotron

2.4.4 Khối SRW

Chương 3 Quang học tia X

3.1 Mở đầu

3.2 Quang học gương

3.2.1 Toàn bộ các gương phản xạ ngoài

3.2.2 Các hệ thống quang học dạng sợi

3.3 Quang học nhiễu xạ - Các thành phần của thuyết nhiễu xạ

3.3.1 Sự lan truyền của sóng điện từ

3.3.2 Xấp xỉ Fraunhofer Approximation

3.3.3 Xấp xỉ Fresnel

3.3.4 Nhiễu xạ Bragg

3.4 Quang học cho các thiết bị đơn sắc

3.4.1 Các lưới nhiễu xạ

3.4.2 Đa lớp cho quang học tia X

3.4.3 Quang học dựa trên HOPG

3.4.4 Các tinh thể SiGe được phân bậc cạnh nhau

3.5 Quang học nhiễu xạ điều tiêu

3.5.1Các tấm dạng đới

3.5.2 Các tấm dạng đới phản xạ và quang học Bragg=Fresnel

3.5.3 Quang học giao thoa Bragg - Fresnel

3.6 Quang học tia X khúc xạ

3.6.1Thấu kính khúc xạ ghép

Chương 4. Các thiết bị phát hiện tia X và các kênh phát hiện XRF

4.1 Mở đầu

4.2 Các thiết bị phát hiện tia X và xử lý tín hiệu

Page 169: Ngành Quốc tế Địa chất

169

4.2.1 Mở đầu

4.2.2 Các tính chất cơ bản của các thiết bị phát hiện tia X

4.2.3 Phân loại của các thiết bị phát hiện tia X được sử dụng phổ biến

nhất

4.2.4 Các thiết bị phát hiện bằng bán dẫn

4.2.5 Các thiết bị phát hiện bằng chuyển dịch silicon

4.2.6 Cơ sở về tín hiệu điện

4.2.7 Các yếu tố hình dạng của một số bộ khuếch đai lọc

4.2.8 Các hàm bổ trợ

4.2.9 Biến đổi Laplace

4.2.10 Tính toán của ENC

4.2.11 Xử lý xung dạng số

4.3 Thiết bị đo phổ CCD tia X tạo ảnh phân giải cao

4.3.1 Mở đầu

4.3.2 pn-CCDs được chiếu sáng mặt sau được làm nghèo hoàn toàn

4.3.3 Khung chứa pn-CCDs dùng cho ROSITA và XEUS

4.3.4 Kết luận

4.4 XRF phân tán bước sóng và so sánh với EDS

4.4.1 Các vật liệu phân tán dùng cho WDXRF

4.4.2 Các thiết bị phát hiện và điện tử học

4.4.3 Quang học được sử dụng cho thiết bị đo phổ và các thành phần của

thiết bị đo phổ WD

4.4.4 Các loại thiết bị đo phổ WDXRF

4.4.5 Các ứng dụng chọn lọc phù hợp với WDXRF

4.4.6 So sánh WDXRF và EDXRF

Chương 5. Phân tích định lượng

5.1 Tổng quan

5.2 Các phương trình thông số cơ bản

5.2.1 Các phương trình thông số cơ bản cho các vật liệu dạng khối

Page 170: Ngành Quốc tế Địa chất

170

5.2.2 Kích thích trực tiếp

5.2.3 Kích thích gián tiếp

5.2.4 Ứng dụng của các mẫu chuẩn

5.3 Các phương pháp hiệu chỉnh ma trận và các hệ số ảnh hưởng

5.3.1 Bản chất của các hệ số ảnh hưởng

5.3.2 Thuật toán Lachance - Traill

5.3.3 Thuật toán Claisse-Quintin

5.3.4 Thuật toán COLA

5.3.5 Thuật toán de Jongh

5.3.6 Thuật toán Broll-Tertian

5.3.7 Phương pháp mẫu chuẩn của công nghiệp Nhật Bản

5.3.8 Thuật toán cơ bản

5.4 Các phương pháp bù trừ

5.4.1 Các chuẩn nội

5.4.2 Các phương pháp bổ sung mẫu chuẩn

5.4.3 Các phương pháp pha loãng

5.4.4 Bức xạ bị tán xạ - Tán xạ Comptom

5.5 Các mẫu mỏng và bị phân lớp

5.5.1 Sự kích thích trực tiếp bởi các nguồn đa sắc

5.5.2 Sự kích thích gián tiếp bởi các nguồn đa sắc

5.5.3 Sơ đồ tính toán sau

5.5.4 Khả năng giải quyết vấn đề

5.5.5 Các ứng dụng

5.6 Các ảnh hưởng kích thích phức tạp và các hợp phần ánh sáng

5.6.1 Các quá trình kích thích gián tiếp trong vùng năng lượng thấp

5.6.2 Kích thích thứ cấp bởi Electron

5.6.3 Ảnh hưởng ghép tầng

5.7 Các phương pháp không dùng mẫu chuẩn

5.7.1 Mở đầu

Page 171: Ngành Quốc tế Địa chất

171

5.7.2 Phân tích bán định lượng

5.7.3 Các yêu cầu cho phương pháp không dùng mẫu chuẩn

5.8 Các phương pháp Monte Carlo

5.9 Sai số và độ tin cậy của kết quả

5.9.1 Xử lý toán học các sai số thống kê

5.9.2 Tính toán thống kê

5.9.3 Các giới hạn phát hiện

5.10 Các phương pháp được chuẩn hóa

5.10.1 Mở đầu

5.10.2 Các đặc điểm chung của các phương pháp được chuẩn hóa

5.10.3 Các phương pháp được chuẩn hóa với các phương pháp cân bằng

tổng thể và không dùng mẫu chuẩn

5.10.4 Tóm tắt

Chương 6. Phương pháp chuẩn bị mẫu

6.1 Mở đầu

6.2 Các chất lỏng

6.2.1 Phân tích chất lỏng và dung dịch trực tiếp

6.2.2 Chuyển đổi các chất lỏng sang các mẫu chuẩn rắn

6.2.3 Chuyển đổi các chất lỏng sang các mẫu polymer kính hữu cơ

6.2.4 Chuyển đổi các chất lỏng sang các mẫu dạng film mỏng

6.2.5 Phân tích các dung dịch sau khi sơ bộ tập trung tạp chất

6.3 Các mẫu thể rắn

6.3.1 Các mẫu kim loại

6.3.2 Các mẫu dạng bột

6.3.3 Các mẫu nóng chảy

6.4 Các mẫu sinh học

6.5 Các mẫu sol khí và bụi

6.6 Các mẫu chuẩn

Chương 7. Các phát triển phương pháp luận và các ứng dụng

Page 172: Ngành Quốc tế Địa chất

172

Methodological Developments and Applications

7.1 Phổ huỳnh khoang tia X nhỏ (Micro-XRF)

7.1.1 Mở đầu

7.1.2 Mô tả chung các bộ phận phong thí nghiệm của Micro-XRF

7.1.3 Các ứng dụng của phân tích huỳnh quang tia X nhỏ

7.1.4 Phổ huỳnh quang tia X nhỏ ba chiều

7.2 Micro-XRF với bức xạ Synchrontron

7.2.1 Mở đầu

7.2.2 Cài đặt chung

7.2.3 Khía cạnh định lượng

7.2.4 Lập bản đồ phần tử

7.2.5 Các ví dụ của ứng dụng

7.3 Phân tích lát mỏng huỳnh quang tia X phản xạ tổng (TXRF)

7.3.1 Mở đầu

7.3.2 Phân tích sự nhiễm bẩn bề mặt kim loại bằng các thiết bị TXRF

7.3.3 Cơ sở lịch sử

7.3.4 Trang bị máy móc cho phân tích huỳnh quang tia X phản xạ tổng

7.3.5 Định lượng của phân tích TXRF

7.3.6 Phân tích bề mặt

7.3.7 Kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC)

7.3.8 Chuẩn bị phân ly pha hơi (VPD) tự động

7.3.9 Xác định Z thấp – Vấn đề - Giải pháp và Kết quả

7.3.10 TXRF được cảm ứng bức xạ synchrotron

7.3.11 Kết luận

7.4 Phân tích các lớp

7.4.1 Mở đầu cho phân tích các lớp

7.4.2 Lý thuyết của phân tích lớp định lượng: Tính toán lợi ích

7.4.3 Tính toán của các phép đo định lượng chưa biết

7.4.4 Chương trình WinFTM

Page 173: Ngành Quốc tế Địa chất

173

7.4.5 Các thiết bị

7.4.6 Các ví dụ ứng dụng

7.4.7 Tóm tắt

7.5 Nghiên cứu môi trường

7.5.1 Mở đầu

7.5.2 Nước

7.5.3 Sol khí của khí quyển

7.5.4 Các phương pháp định lượng dựa trên thuật toán Monte Carlo cho

các phần độc lập

7.5.5 Nuclide phóng xạ và các vật liệu phóng xạ

7.6 Địa chất, khai khoáng, luyện kim

7.6.1 Mở đầu

7.6.2 Tỷ lệ lớn

7.6.3 Tỷ lệ trung bình

7.6.4 Tỷ lệ nhỏ

7.6.5 Kết luận

7.7 Ứng dụng trong nghệ thuật và khảo cổ

7.7.1 Các lưu ý chung

7.7.2 Các nhóm vật liệu

7.7.3 Kết luận và triển vọng

7.8 Ứng dụng XRF trong nghiên cứu đúc tiền

7.8.1 Mở đầu

7.8.2 Lịch sử ducar nghiên cứu tiền xu bằng XRF

7.8.3 Các lưu ý chung

7.8.4 Chuẩn bị tiền xu cho phân tích bề mặt và phân tích khối

7.8.5 Kim loại và các mẫu chuẩn

7.8.6 Độ tin cậy và độ chính xác

7.8.7 Một số ví dụ về các câu hỏi phổ biến của các nhà nghiên cứu đúc

tiền

Page 174: Ngành Quốc tế Địa chất

174

7.8.8 Kết luận

7.9 Phân tích phục vụ nghiên cứu chất độc

7.9.1 Đặc thù của nghiên cứu chất độc

7.9.2 Phương pháp XRF trong nghiên cứu chất độc

7.9.3 Kết luận

7.10 Phân tích huỳnh quang tia X trong các khoa học sự sống

7.10.1 Mở đầu

7.10.2 Phân tích huỳnh quang tia X bằng các thiết bị của ống tia X và

đồng vị phóng xạ

7.10.3 Phân tích huỳnh quang tia X phản xạ tổng (TXRF)

7.10.4 TXRF được cộng hưởng bức xạ synchrotron

7.10.5 Phân tích huỳnh quang tia X sử dụng bức xạ synchrotron

7.11 Nhận dạng không phá hủy của các hợp chất hóa học bằng EDXRS

7.11.1 Mở đầu

7.11.2 Phần thí nghiệm

7.11.3 Kết quả

7.11.4 Thảo luận

Chương 8. An toàn bức xạ

8.1 Bảo vệ và an toàn tia X

8.1.1 Mở đầu

8.1.2 Định lượng bảo vệ bức xạ

8.1.3 Các nguy cơ về sức khỏe

8.1.4 Các thiết bị đo đạc

8.1.5 Hệ thống bảo vệ bức xạ

Page 175: Ngành Quốc tế Địa chất

175

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO3092

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương, Tài nguyên thiên nhiên.

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Ngọc Khôi, PGS.TS., Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia HN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Mục tiêu về kiến thức:

Cung cấp những khái niệm cơ bản về khoáng sản, phân loại và vai trò khoáng

sản trong nền kinh tế quốc dân, phân loại các mỏ khoáng; các kiến thức tổng

quan về các loại hình nguồn gốc mỏ khoáng chủ yếu (mỏ magma thực sự, mỏ

pegmatit, mỏ skarn, mỏ nhiệt dịch, mỏ phong hóa, mỏ sa khoáng, mỏ trầm tích

và mỏ biến chất).

Cung cấp những thông tin cập nhật về các kiểu quặng hóa, đặc điểm phân bố,

tiềm năng và vai trò của từng nhóm khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam.

- Mục tiêu về kỹ năng:

Hình thành kỹ năng xác định và nhận biết các khoáng vật quặng chính trong

mẫu cục.

Các mục tiêu khác (thái độ học tập....): Sinh viên cần rèn luyện tư duy tổng

hợp vì môn Khoáng sản Việt Nam đòi hỏi kiến thức tổng hợp từ các môn học

của ngành.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trong số của từng loại điểm

- Phần thảo luận, thực hành, bài tập: 10%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

Page 176: Ngành Quốc tế Địa chất

176

Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

- Thi giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: sau tuần 15

- Thi lại: sau kỳ thi chính từ 3 tuần

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1]. Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi, 2004. Tài nguyên khoáng sản. NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

[2]. Trần Văn Trị (chủ biên) và nnk, 2000. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Chữ, 1998. Địa chất khoáng sản. NXB Giao thông vận tải.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học bao gồm 2 phần chính.

Phần Khoáng sản đại cương đề cập đến các khái niệm cơ bản về khoáng sản

(khoáng sản và phân loại khoáng sản, mỏ khoáng và các tiêu chuẩn giá trị của mỏ

khoáng, phân loại và đặc điểm của các loại hình nguồn gốc mỏ khoáng chủ yếu).

Phần chuyên đề (Khoáng sản Việt Nam) đi sâu vào các đặc điểm về loại hình

nguồn gốc, quy luật phân bố, tiềm năng và vai trò của từng nhóm khoáng sản đối

với nền kinh tế Việt Nam, bao gồm:

- Nhóm khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại mầu, kim loại quý, kim

loại phóng xạ, kim loại hiếm…).

- Nhóm khoáng sản không kim loại (nguyên liệu hóa chất, nguyên liệu kỹ

thuật, nguyên liệu sứ gốm, vật liệu xây dựng,…).

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí đốt).

- Nhóm khoáng sản nước dưới đất (nước khoáng, nước nóng,…).

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1. Khoáng sản đại cương

Chương 1. Khoáng sản và môn Khoáng sản học

1.1. Khoáng sản và phân loại khoáng sản

1.2. Mỏ khoáng và các tiêu chuẩn giá trị công nghiệp của mỏ khoáng

1.3. Lịch sử khai thác mỏ và sự phát triển của môn Khoáng sản học

Page 177: Ngành Quốc tế Địa chất

177

Chương 2. Hình thái, thành phần và cấu trúc của mỏ khoáng

2.1. Hình thái mỏ khoáng - Thân khoáng

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Hình dạng và thế nằm thân khoáng

2.1.3. Cấu trúc bên trong các thân khoáng

2.2. Quặng và thành phần khoáng vật của quặng

2.3. Kiến trúc và cấu tạo quặng

Chương 3. Các quá trình thành tạo khoáng sản

3.1. Phân loại mỏ khoáng

3.2. Các mỏ nguồn gốc magma

3.2.1. Mỏ magma thực sự

3.2.2. Mỏ pegmatit

3.2.3. Mỏ skarn

3.2.4. Mỏ nhiệt dịch

3.3. Các mỏ nguồn gốc trầm tích (ngoại sinh)

3.3.1. Mỏ phong hóa

3.3.2. Mỏ sa khoáng

3.3.3. Mỏ trầm tích

3.4. Các mỏ nguồn gốc biến chất

Phần 2. Khoáng sản Việt Nam

Chương 4. Khoáng sản sắt và hợp kim sắt

4.1. Sắt

4.2. Mangan

4.3. Crom

4.4. Nickel – Cobalt

4.5. Molybden

4.6. Volfram

Chương 5. Nhóm khoáng sản kim loại cơ bản

Page 178: Ngành Quốc tế Địa chất

178

5.1. Thiếc

5.2. Đồng

5.3. Chì – kẽm

5.4. Antimon – Thủy ngân

5.5. Bismut

Chương 6. Nhóm khoáng sản kim loại nhẹ

6.1. Nhôm

6.2. Titan

Chương 7 Nhóm khoáng sản kim loại quý

7.1. Vàng

7.2. Bạc

7.3. Platin

11. Chương 8. Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón

8.1. Apatit

8.2. Phosphorit

8.3. Fluorit

8.4. Pyrit

8.5. Than bùn

8.6. Serpentin

Chương 9. Nhóm khoáng sản nguyên liệu sứ gốm, thủy tinh, chịu lửa, bảo ôn

9.1. Sét gốm

9.2. Dolomit

9.3. Felspat

9.4. Quarzit

9.5. Magnesit

9.6. Kaolin

9.7. Cát thủy tinh

9.8. Disthen - Silimanit

Page 179: Ngành Quốc tế Địa chất

179

9.9. Sét chịu lửa

9.10. Diatomit

Chương 10. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng

10.1. Sét gạch ngói

10.2. Sét xi măng

10.3. Puzolan

10.4. Cát – Sỏi

10.5. Đá vôi

10.6. Đá xây dựng và ốp lát

10.7. Đá ong

10.8. Đá phiến lợp

10.9. Nguyên liệu keramzit

Chương 11. Nhóm khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật

11.1. Graphit

11.2. Talc

11.3. Asbet

11.4. Muscovit (mica trắng)

11.5. Vermiculit

11.6. Bentonit

11.7. Thạch anh tinh thể

Chương 12. Nhóm khoáng sản nhiên liệu

12.1. Than khoáng

12.2. Đá dầu

12.3. Dầu khí

Page 180: Ngành Quốc tế Địa chất

180

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC BỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM

1. Mã môn học/chuyên đề: GLO3136

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: Địa chất đại cương, Địa chất Dầu khí

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Tạ Trọng Thắng, PGS.TS, Bộ môn Địa chất Dầu Khí, Khoa Địa chất, Trường

ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên khả năng phân tích và các phương pháp

nghiên cứu các bồn trầm tích Kainozoi.

- Kỹ năng: khả năng phân tích các bồn trầm tích Kainozoi thềm lục địa Việt

Nam (trầm tích, địa tầng, cấu trúc, kiến tạo, địa động lực và tiềm năng chứa dầu

khí).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tâp: 20%

- Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra-đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Giáo trình “Địa chất các bồn trầm Kainozoi thềm lục địa Việt Nam”. Phan Văn

Quýnh, Tạ Trọng Thắng, NXB ĐHQG, 200.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp nghiên cứu các bồn trầm tích

Kainozoi.

Các bồn trầm tích Kainozoi thềm lục địa Việt Nam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu

Long, Nam Côn Sơn, Malay.

Nhận thức về quy luật phát triển các bồn trầm tích Kainozoi ở ĐNÁ

Page 181: Ngành Quốc tế Địa chất

181

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mở đầu : Giới thiệu môn học , mục đích , đối tượng , các môn học có liên quan

Chương 1. Khái quát các bồn chứa dầu khí trên thế giới

1.1: Các bồn chứa dầu khí ở các craton: Nga, Siberi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi,

Úc, Trung Quốc.

1.2: Các bồn chứa dầu khí ở các đai kiến tạo.

Chương 2. Kiến tạo đông nam Á, các kiểu bồn trầm tích

2.1: Cấu trúc kiến tạo lục địa

2.2: Cấu trúc kiến tao Biển Rìa

2.3: Cấu trúc kiến tạo vòng cung đảo

2.4: Phân loại các kiểu bồn trầm tích Kainozoi theo tiêu chí Địa Động Lực

2.4.1: Bồn trước cung Philippin-Indonesia

2.4.2: Bồn sau cung Philippin-Indonesia

2.4.3: Bồn Biển Rìa

2.4.4: Bồn trên đất liền

2.4.5: Bồn thềm lục địa ( ngoài thềm lục địa Việt Nam)

Chương 3. Cấu trúc kiến tạo của các bồn Kainozoi thềm lục địa Việt Nam

3.1: Địa tầng

3.1.1: Phân tập địa tầng địa chấn các bồn Sông Hồng , Phú Khánh, Cửu Long ,

Nam Côn Sơn , Malay , Pattany (Thái Lan)

3.1.2: Phân chia địa tầng và liên kết địa tầng

3.1.1.1: Địa tầng Eocen

3.1.1..2: Địa tầng Oligocen

3.1.1.3: Địa tầng Miocen ( dưới , giữa , trên )

3.1.1..4: Địa tầng Pliocen

3.1.1..5: Địa tầng Pleítocen-Đệ Tứ.

3.1.2: Các phân vị địa tầng địa phương bồn Sông Hồng , Phú Khánh , Cửu

Long, Nam Côn Sơn , Malay

3.1.2.1: Bồn Sông Hồng:

Page 182: Ngành Quốc tế Địa chất

182

Hệ tầng Phù Tiên

Hệ tầng Đình Cao

Hệ tầng Phong Châu

Hệ tầng Phù Cừ

Hệ tầng Tiên Hưng

Hệ tầng Vĩnh Bảo

Hệ tầng Hải Dương

Hệ tầng Bạch Trĩ

Hệ tầng Sông Hương

Hệ tầng Tri Tôn

Hệ tầng Quảng Ngãi

Hệ tầng Biển Đông

3.1.2.2: Bồn Phú Khánh

3.1.2.3: Bồn Vũng Mây Tư Chính

Hệ tầngVũng Mây

Hệ tầng Tư Chính

Hệ tầng Phúc Tần

Hệ tầng Biển Đông

3.1.2.4: Bồn Cửu Long

Hệ tầng Cà Cối

Hệ tầng Trà Cú

Hệ tầngTrà Tân

Hệ tầng Bạch Hổ

Hệ tầng Côn Sơn

Hệ tầng Đồng Nai

Hệ tầng Biển Đông

3.1.2.5: Bồn Nam Côn Sơn

Hệ tầng Cau

Hệ tầng Dừa

Page 183: Ngành Quốc tế Địa chất

183

Hệ tầng Thông-Mãng Cầu

Hệ tầng Nam Côn Sơn

Hệ tầng Biển Đông

3.1.2.6: Bồn Malay

Hệ tầng Kim Long

Hệ tầngNgọc hiển

Hệ tầng Đầm Dơi

Hệ tầng Minh Hải

Hệ tầng Biển Đông

3.1.3: Liên kết địa tầng

3.1.3.1: Đặc điểm cổ sinh

3.1.3.2: Tài liêu LK và ĐVL

3.1.3.3: Đặc điểm thạch học và môi trường thành tạo

3.1.3.4: Trầm tích Kainozoi các bồn ở Đông Nam Á

3.2 Cấu trúc kiến tạo:

3.2.1: Các phương pháp nghiên cứu

3.2.1.1: Các phần mềm chuyên dụng

3.2.1.2: Phương pháp lập bản đồ đăng sâu

3.2.1.3: Phương pháp lập bản đồ dẳng dày

3.2.1.4: Phương pháp lập bản đồ kiến tao bồn

3.2.1.5: Phương pháp lập bản đồ địa động lực bồn.

3.2.2: Cấu trúc kiến tạo bồn (Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn

Sơn, Malay)

3.2.2.1: Các yếu tố cấu trúc kiến tạo bồn

Hệ thống đứt gãy sâu

Hệ thống đứt gãy phân chia cấu trúc bồn

Các pha kiến tạo

Các phân vị cấu trúc kiến tạo đứng

Các phân vị cáu trúc kiến tạo ngang

Page 184: Ngành Quốc tế Địa chất

184

3.2.2.2: Các bồn trong bối cảnh kiến tạo ĐNÁ

3.2.2.2.1: Kiến tạo Đông Nam Á trong Kainozoi

3.2.2.2.2: Khối trôi trượt Đông Dương

3.2.2.2.3: Biển Rìa Đông Việt Nam

3.2.2.2.4: Vòng cung đảo

3.2.2.2.5: Yếu tố Biển Philippin và Carolin

3.2.2.3: Địa động lực bồn (Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,

Malay)

Chương 4: Tiềm năng dầu khí

4.1: Điều kiện sinh, chứa, chắn.

4.2: Bẫy, mỏ dầu khí

4.3: Trữ lượng và đánh giá tiềm năng dầu khí các bồn Sông Hồng, Phú Khánh,

Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay.

Chương 5 : Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm

Page 185: Ngành Quốc tế Địa chất

185

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Mã môn học: GLO4055

2. Số tín chỉ: 10

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình .

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

Thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức

và kỹ năng nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, gồm các nội dung sau:

Có khả năng nhận ra vấn đề cần nghiên cứu và hình thành giả thuyết khoa học

thuộc lĩnh vực địa chất học và các ngành khoa học có liên quan..

Có kỹ năng áp dụng các phương pháp của địa chất học và sử dụng các trang

thiết bị, dụng cụ nghiên cứu để khảo sát thực địa.

Có kỹ năng thu thập và xử lý số liệu tuân thủ các nguyên tắc thống kê.

Có kỹ năng trình bày, thảo luận các kết quả (số liệu) nghiên cứu bằng cách thức

phù hợp, ví dụ: bằng lời (nói), bằng văn bản (viết), bằng sử dụng bảng, biều,

hình ảnh, đồ thị, hình vẽ, v.v....

Có kỹ năng diễn giải kết quả nghiên cứu (thí nghiệm, khảo sát), đưa ra kết luận

hoặc hình thành giả thiết mới.

6.2. Kỹ năng

Có niềm đam mê khoa học Trái đất; rèn luyện tính sáng tạo, bền bỉ, tỉ mỉ, chính

xác, trung thực, khách quan, làm việc theo kế hoạch trong công tác nghiên cứu

khoa học.

Hình thành năng lực thuyết trình trước đám đông về các dự án khoa học, có khả

năng làm việc độc lập và theo nhóm.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá bằng việc bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trước Hội đồng

chấm Khóa luận tốt nghiệp.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 186: Ngành Quốc tế Địa chất

186

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Khóa luận tốt nghiệp là môn học được thực hiện bởi chính sinh viên dưới sự

hướng dẫn khoa học của giảng viên trong một đề tài nghiên cứu nhất định. Sinh viên

có thể là người đưa ra và thực hiện ý tưởng hoặc thực hiện việc nghiên cứu triển khai ý

tưởng khoa học của người hướng dẫn. Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong năm

cuối hoặc có thể bắt đầu sớm hơn. Khóa luận tốt nghiệp được viết theo mẫu quy định

chung và sinh viên phải bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng chấm Khóa luận

tốt nghiệp cấp Khoa.