Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

15
www.britishcouncil.vn IHE Internationalising higher education Newsletter for higher education leaders | Issue No.2

description

 

Transcript of Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

Page 1: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

IHEwww.britishcouncil.vn

IHE Internationalising higher educationNewsletter for higher education leaders | Issue No.2

Page 2: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

IHE 3 IHE

IHE Our message

IHE Opportunities Global Education Dialogues: The East Asia SeriesGoing Global 2014 coming to Miami, USA – Register now!A Vietnam session at Going Global 2014

IHE NewsVNU emerging leaders visit the UKDirector’s General Management ProgrammeThe Institute and the HubResearcher Links kicks off in Vietnam

IHE In FocusGlobal Education Dialogues - The East Asia Series: Connecting Asia - Preparing higher education to meet the demands of the 21st centuryConnecting Asia - What did they say? Eastern Promise

IHE Ask the leaderA feature interview with A.Professor Dr Bui Anh Tuan, Director General, Higher Education, Ministry of Education and Training

IHE Thông điệp

IHE Cơ hội mới Đối thoại giáo dục toàn cầu: Chuỗi sự kiện khu vực Đông ÁHội nghị Giáo dục toàn cầu Going Global 2014 tại Miami, Mỹ - Hãy đăng kí ngay!Giới thiệu về Việt Nam tại Going Global 2014

IHE Tin tứcLãnh đạo trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội làm việc tại Vương quốc Anh Khóa học Kỹ năng quản lý dành cho lãnh đạo cao cấpViện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh và Trung tâm Nghiên cứu UK - ASEANKhởi động Chương trình Kết nối các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam

IHE Tiêu điểmĐối thoại Giáo dục toàn cầu - Chuỗi sự kiện khu vực Đông Á:Kết nối châu Á - chuẩn bị để giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu thế kỷ 21Kết nối Châu Á - Họ đã nói gì?Lời hứa từ phương Đông

IHE Nhân vậtCuộc phỏng vấn với Phó Giáo sư - Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

6-7

10-11

14-15

16-1722-23

26

5

8-9

12-13

15

20-2124-25

27

Internationalising Higher Education (IHE) is a global agenda of the British Council to promote international mobility, partnerships and policy dialogues.Quốc tế hóa Giáo dục Đại học là chương trình toàn cầu của Hội đồng Anh, nhằm tăng cường các cơ hội, quan hệ đối tác và đối thoại chính sách quốc tế.

Cover photo: “Higher education is the future!,” said Bill Rammell, Vice Chancellor, University of Bedfordshire, at the Global Education Dialogue in Ho Chi Minh City in late 2013./ Ảnh bìa: “Giáo dục đại học chính là Tương lai!” - phát biểu của ông Bill Rammell, Hiệu trưởng Đại học Bedfordshire, Vương quốc Anh, tại Đối thoại Giáo dục toàn cầu tại thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2013.

In this issue / Trong số này

Page 3: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

4IHE 5 IHE

Thưa quý đối tác,

Trước tiên, tôi xin gửi tới quý vị lời chúc mừng nhân dịp năm mới Giáp Ngọ. Tôi rất vinh dự được chào đón quý vị đến với số đầu tiên năm 2014 Bản tin dành cho Lãnh đạo Đại học (IHE Newsletter). Trong số ra lần này, quý vị sẽ tìm thấy những trang nội dung theo chủ đề chuyên biệt. Ví dụ, trang IHE Cơ hội mới mang lại thông tin về những cơ hội hợp tác, nghiên cứu bổ ích. Trang IHE Tin tức tập trung vào những hoạt động và thành tựu gần đây của Hội đồng Anh. IHE Tiêu điểm đi sâu vào một thành tựu gần đây nhất còn trang IHE Nhân vật là cuộc phỏng vấn với một lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Trong IHE Newsletter này, Hội đồng Anh giới thiệu sáng kiến Kết nối các nhà khoa học trẻ (Researcher Links). Trong khuôn khổ sáng kiến, hai hội thảo về chủ đề công nghệ y sinh và viễn thông được tổ chức, mang tới nhiều cơ hội cho các nhà khoa học trẻ. Sự kiện gần đây nhất nằm trong chuỗi Đối thoại giáo dục toàn cầu khu vực Đông Á đã gặt hái thành công đáng ghi nhận, là nơi các nhà lãnh đạo đại học, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và các học giả gặp gỡ và chia sẻ những suy nghĩ và giải pháp kết nối Châu Á, hướng tới nền giáo dục đại học bắt kịp nhu cầu của thế kỉ 21.

Caroline Chipperfield, Phó Giám đốc Giáo dục của Hội đồng Anh khu vực Đông Á có bài phân tích thuyết phục về những cơ hội và thách thức mà ba quốc gia mới nổi trong khu vực ASEAN là Việt Nam, Lào và Myanmar đang đối mặt trong bài báo mang tên ‘Lời hứa từ phương Đông,’ được đăng trên chuyên trang Giáo dục Đại học của Times. Trong mục IHE Tiêu điểm, quý vị cũng có thể tìm hiểu những ý tưởng mới mẻ của các diễn giả tham dự chương trình đối thoại.

IHE Newsletter khép lại với bài phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, với những câu hỏi thẳng thắn về thách thức liên quan đến vấn đề tăng học phí cũng như những kỹ năng cần thiết để được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp đại học tại Việt Nam.

Tôi hy vọng quý vị sẽ cảm thấy thích thú khi đọc IHE Newsletter. Kính chúc quý vị năm 2014 với năng lượng tràn đầy, những mối quan hệ đối tác hiệu quả và thành công bền vững.

Trân trọng,

Chris BrownGiám đốc Hội đồng Anh Việt Nam

Dear partners,

Happy New Year of the Horse!

It’s my great pleasure to welcome you to the first issue of the IHE Newsletter in 2014. In this issue, you will find dedicated sections on topics such as opportunities for researchers, higher education leaders and policy makers and our latest activities over the past few months. The IHE In Focus section casts light on the most note-worthy events and achievements of late while IHE Ask the leader features an interview with a higher education leader.

In this issue, we introduce our new initiative, the Researcher Links programme. Under this programme, we offer two workshops on bio-medical technology and telecommunications, an exciting opportunity for early-career researchers to build new research links. In addition, the most recent event in the East Asia series of global education dialogues was a significant success. Higher education leaders, policy-makers, researchers and academics met in Ho Chi Minh City and shared their thoughts and solutions to connect Asia in preparing higher education to meet the demands of the 21st century.

Caroline Chipperfield, Deputy Director of Education for the British Council in East Asia, presented a convincing analysis of the opportunities and challenges facing Vietnam, Laos and Myanmar, three emerging countries in ASEAN, in an article named The Eastern Promise, which was published by The Times Higher Education Supplement. You can also read about the thought-provoking ideas of other speakers at the dialogue.

This IHE Newsletter concludes with a feature interview with Associate Professor, Dr Bui Anh Tuan, Director General, Higher Education, Vietnam Ministry of Education and Training, in which tough questions were raised about the challenge of raising tuition fees and the employable skills of Vietnamese university graduates.

I hope you find this issue interesting and that 2014 brings you great energy, fruitful partnerships and sustainable success.

Chris Brown

Country Director

British Council Vietnam

Page 4: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

6IHE 7 IHE

Going Global 2014 coming to Miami, USA - Register now!

The global forum for world leaders of international education is set to take place in Miami from 29 April to 1 May 2014. The event is expected to attract more than 1,000 delegates, 250 speakers and over 50 exhibitors from the higher and further education sectors.

Going Global 2014 will explore how innovative systems are formed, structured and driven globally and transnationally. Delegates will consider how the talent to drive innovation is developed and how countries meet the challenge of providing sufficient high quality tertiary education to ensure the widespread inclusion and participation of their citizens. The conference will focus on what impact an internationalised higher and tertiary sector can deliver in these twin areas of innovation and inclusion.

Please register now at http://www.britishcouncil.org/going-global

A Vietnam session at Going Global 2014

Vietnamese policy makers and higher education leaders will share details of the higher education landscape in Vietnam and their plans to support higher education reform, research and innovation development. The presentations will be part of a session on Vietnam at the Going Global 2014 conference in Miami in April which will appeal to international education leaders who are interested in looking for Vietnamese partners and opportunities in Vietnam.

In addition Vietnamese government scholarship schemes and research funding will be outlined to institutions which are interested in attracting Vietnamese students. The Vietnam – UK Institute for Research and Executive Education and the UK-ASEAN Research Hub will also be introduced, alongside the higher education agendas of Vietnam and the British Council in Vietnam.

The last Vietnam session ‘The land of opportunities,’ which preceded Going Global 2012 in London, attracted160 participants from the UK higher and further education sectors.

Global Education Dialogues: The East Asia Series

This series has been offering a unique opportunity for education leaders and policy makers to debate the challenges and opportunities facing international higher education. Upcoming dialogues will take place in Phuket, Thailand (13-14 February), Hong Kong (17-18 February), Indonesia (March) and in Tokyo, Japan (6-7 March).

The dialogues will look at reputation management in higher education and discuss such questions as how significant the degree is in the future Asian economy, how academic researchers can work with industry, entrepreneurs and the government to find innovative ways to collaborate, how inclusive institutions can support and develop all staff on their professional and academic journeys, and who benefits from a smarter internationalisation agenda.

The British Council is keen to support high-profile speakers from Vietnam to attend these dialogues. See more details on http://www.britishcouncil.vn/en/global-education-dialogues-asia-series (scroll down to the Downloads section, Global Education Dialogues – Upcoming events). Or email Giang Nguyen, British Council Higher Education Manager ([email protected]) for further information!

IHE Opportunities

Page 5: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

8IHE 9 IHE

IHE Cơ hội mớiĐối thoại giáo dục toàn cầu: Chuỗi sự kiện khu vực Đông Á

Chương trình đối thoại mang đến cơ hội chuyên biệt để các lãnh đạo giáo dục và các nhà hoạch định chính sách thảo luận về những thách thức và cơ hội với giáo dục đại học thế giới. Chương trình đối thoại tiếp theo sẽ diễn ra tại Phuket, Thái Lan (13-14 tháng Hai), Hong Kong (17-18 tháng Hai), Indonesia (tháng Ba) và Tokyo, Nhật Bản (6-7 tháng Ba).

Đối thoại giáo dục toàn cầu hướng tới vấn đề quản trị uy tín trong giáo dục đại học và bàn luận các câu hỏi như giá trị của bằng cấp trong nền kinh tế Châu Á tương lai; cách thức để giới nghiên cứu học thuật làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân và chính phủ nhằm tìm kiếm phương thức hợp tác mới sáng tạo và hiệu quả hơn. Các đại biểu cũng bàn về cách thức để các trường hỗ trợ và phát triển đội ngũ về mặt học thuật cũng như các nghiệp vụ khác hay trả lời câu hỏi ai được hưởng lợi từ tiến trình quốc tế hóa tiên tiến hơn.

Hội đồng Anh hân hạnh được hỗ trợ các diễn giả cấp cao từ Việt Nam tham dự các chương trình đối thoại trên. Vui lòng truy cập http://www.britishcouncil.vn/doi-thoai-giao-duc-toan-cau để biết thêm chi tiết (kéo xuống cuối trang để xem mục Đối thoại Giáo dục toàn cầu - Giới thiệu các sự kiện tiếp theo). Quý vị cũng có thể liên hệ qua email tới cô Nguyễn Thu Giang, Quản lý Chương trình Giáo dục Đại học của chúng tôi ([email protected]) để biết thêm thông tin. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Hội nghị Giáo dục toàn cầu Going Global 2014 tại Miami, Mỹ - Hãy đăng kí ngay!

Diễn đàn toàn cầu dành cho các nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế trên thế giới sẽ diễn ra từ ngày 29 tháng Tư tới ngày 1 tháng Năm năm 2014 tại Miami. Sự kiện dự kiến sẽ thu hút hơn 1.000 đại biểu, 250 diễn giả và hơn 50 đơn vị tham gia triển lãm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Going Global 2014 sẽ khám phá cách thức hình thành, cấu trúc và vận hành các hệ thống mang tính sáng tạo cao theo hướng toàn cầu hóa và đa quốc gia. Các đại biểu sẽ tìm hiểu cách tạo ra những tài năng có khả năng thúc đẩy quá trình sáng tạo cũng như cách thức các quốc gia đáp ứng thách thức về cung cấp giáo dục đại học chất lượng cao, bảo đảm mọi công dân đều có thể tham gia. Hội nghị sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng mà quốc tế hóa giáo dục đại học có thể tạo ra, theo cả hai hướng sáng tạo và mang lại cơ hội cho mọi người.

Truy cập http://www.britishcouncil.org/going-global để đăng ký.

Giới thiệu về Việt Nam tại Going Global 2014

Hội đồng Anh Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu về toàn cảnh bức tranh giáo dục đại học Việt Nam và kế hoạch hỗ trợ chương trình đổi mới giáo dục đại học và công tác phát triển nghiên cứu và sáng tạo của Việt Nam tại Going Global 2014 tại Miami, Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách và các lãnh đạo giáo dục đại học Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ các lãnh đạo đại học quốc tế quan tâm đến các cơ hội tại Việt Nam hoặc đang tìm kiếm đối tác Việt Nam.

Các chương trình học bổng chính phủ và hỗ trợ nghiên cứu của Việt Nam sẽ được giới thiệu tới các trường có khả năng thu hút sinh viên Việt Nam theo học. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh và Trung tâm Nghiên cứu UK - ASEAN cũng sẽ được giới thiệu. Chương trình giáo dục đại học của Việt Nam và chương trình Quốc tế hóa giáo dục đại học của Hội đồng Anh thực hiện tại Việt Nam cũng sẽ được trình bày tại hội thảo.

Trong chương trình Going Global 2012 tại London, hội thảo ‘Việt Nam - miền đất của những cơ hội mới’ đã thu hút 160 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tại Vương quốc Anh.

Page 6: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

10IHE 11 IHE

IHE News

The Institute and the Hub

In November 2013, the proposed establishment of the Vietnam-UK Institute for Research and Executive Education (based at the University of Danang) was approved by the Minister of Education, laying the foundations for the future Vietnam - UK University.

The UK-ASEAN Research Hub was also recently established, based at the University of Danang, Vietnam. Over the next few years the project will receive funding from the British Council East Asia, Aston University and the University of Danang, Vietnam. One distinctive feature of the UK-ASEAN Research Hub is its plan to empower young ASEAN researchers with much-needed skills of raising funds for research activities and writing research papers and publications. Talented and potential researchers will also have the opportunity to join colleagues in the UK from one to twelve months.

VNU emerging leaders visit the UK

In July 2013, three representatives from the Vietnam National University visited the UK to explore strategic areas such as quality assurance, finance and the potential for teaching and research collaboration. This was part of the British Council’s initiative to build leadership and management capacity for emerging leaders who are members of the Vietnam – UK Higher Education Network.

The three selected delegates were Dr Phan Chi Anh, Director, Centre of Business Administration Studies and Associate Dean of the Faculty of Business Administration, College of Economics and Business, Dr Bui Thi Viet Ha, Head, Department of Microbiology, Faculty of Biology, College of Science, and Dr Nguyen Linh Trung, Deputy Dean, Faculty of Electronics and Telecommunication, College of Engineering and Technology.

Visiting the Henley Business School, University of Reading, Dr Chi Anh was introduced to the global presence and the undergraduate programmes of one of the largest providers of business education in the world. Dr Bui Viet Ha’s discussions with colleagues at Royal Holloway College and the University of Reading included how to build a research team, research fund-raising, student- and faculty- exchange, not to mention more-specialised discussions on biological control in plant protection. Dr Trung had a lab tour at the School of Engineering and Applied Sciences, Aston University and discussed teaching and learning development issues and research collaboration.

The study tour followed two workshops on effective lecturing and leadership training for emerging leaders of the Vietnam National University.

Director’s General Management Programme

In November 2013, the Director’s General Management Programme ‘Leading People and Operations’ took place in Danang and attracted high-calibre executives from the likes of the Ministry of Education and Training, My Duc Ceramics, Petro Vietnam, Rolls-Royce Vietnam, SuntoryPepsiCo and Vietnam Airlines. Delivered by distinguished academics from Aston Business School, ranking in the top 1% of business schools in the world, the programme focussed on leading people and operations. The programme was enabled with support from the British Council and Rolls-Royce Vietnam.

During an intensive week, participants got to learn about routes to effective leadership, leadership styles, resource-based views and workplace motivation. The executives also defined goals for operations and started to form and deploy operations strategy. As a result, they enjoyed a better understanding of their leadership profile across the business and became more effective in leading their colleagues, teams and organisations.

Researcher Links kicks off in Vietnam

Nearly 100 researchers from the UK and Vietnam met in Ho Chi Minh City from 17 to 20 February in the latest initiative by the British Council to connect early career international researchers through the Researcher Links initiative

In Vietnam, the Researcher Links project aims at equipping early-career researchers with important tools to source funding for their research and to enhance international collaboration activities. Early-career researchers are defined as those researchers holding a PhD and up to 10 years post-PhD research experience.

The Vietnam programme kicked off with two workshops on bio-medical technology (Enhancing vaccine design strategies: Applications for protein science, proteomics and adjuvants) and on telecommunication (Recent advances and developments in communication systems). The parallel workshops were the result of a joint effort by the British Council Vietnam, Aston University, the Biotechnology Centre of Ho Chi Minh City, the University of Leeds and Danang University of Science and Technology, the University of Danang.

The workshops included a policy dialogue in which participants were introduced to different science and innovation funding sources, the role of industry and IP issues in research commercialisation, and the science and technology landscape in Vietnam. Visit http://www.britishcouncil.vn/en/researcher-links to find out more.

Page 7: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

12IHE 13 IHE

Khóa học Kỹ năng quản lý dành cho lãnh đạo cao cấp

Tháng 11 năm 2013, chương trình huấn luyện kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức tại Đà Nẵng, đã thu hút được những nhà lãnh đạo nắm giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Gốm sứ Mỹ Đức, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Rolls-Royce Việt Nam, Tập đoàn Suntory Pepsi và Tổng công ty Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Chương trình có sự tham gia giảng dạy của các giảng viên ưu tú của Trường Kinh doanh Aston, thuộc top 1% các trường kinh doanh hàng đầu trên thế giới.

Chương trình học tập trung vào lãnh đạo con người và điều hành doanh nghiệp. Chương trình được thực hiện với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh và Công ty TNHH Rolls-Royce Việt Nam.

Trong một tuần học tập trung, học viên được học về phương pháp lãnh đạo hiệu quả, phong cách lãnh đạo, lãnh đạo dựa trên hiểu biết về nguồn lực của tổ chức, các cách để tạo động lực và truyền cảm hứng trong doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo và hạt nhân lãnh đạo cũng học về cách xác định mục tiêu hoạt động, tiến hành xây dựng và thực hiện chiến lược hoạt động. Sau khóa học, các học viên có được hiểu biết tốt hơn về phong cách lãnh đạo của bản thân trong doanh nghiệp và trở nên hiệu quả hơn trong việc lãnh đạo nhân viên, lãnh đạo nhóm và tổ chức.

IHE Tin tức

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh và Trung tâm Nghiên cứu UK - ASEAN

Tháng 11 năm 2013 đề xuất thành lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh (đặt tại Đại học Đà Nẵng) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, đặt nền móng cho việc thành lập Đại học Việt Nam - Vương quốc Anh trong tương lai.

Trung tâm Nghiên cứu UK - ASEAN cũng vừa được thành lập, đặt trụ sở tại Đại học Đà Nẵng. Dự án nhận được đầu tư từ Hội đồng Anh khu vực Đông Á, Đại học Aston và Đại học Đà Nẵng. Điểm khác biệt của trung tâm này là mục tiêu trang bị cho các nhà khoa học trẻ của các quốc gia trong khối ASEAN những kỹ năng cần thiết về tìm kiếm tài trợ nghiên cứu, viết luận án và xuất bản các kết quả nghiên cứu. Những nhà nghiên cứu tài năng sẽ có cơ hội làm việc với các nhà nghiên cứu của Vương quốc Anh trong thời gian từ một tháng tới một năm.

Chương trình Kết nối các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam

Trong các ngày 17-20 tháng Hai năm 2014, gần 100 nhà nghiên cứu Việt Nam và Vương quốc Anh gặp gỡ tại thành phố Hồ Chí Minh trong sáng kiến mới nhất của Hội đồng Anh - Kết nối các nhà khoa học trẻ.

Tại Việt Nam, chương trình Kết nối các nhà khoa học trẻ có mục tiêu trang bị cho các nhà khoa học trẻ những công cụ quan trọng để tìm kiếm nguồn hỗ trợ nghiên cứu và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế. Các nhà khoa học trẻ được định nghĩa là những người đã hoàn thành chương trình Tiến sỹ và có không quá mười năm nghiên cứu sau Tiến sỹ.

Chương trình bắt đầu với hai hội thảo về công nghệ y sinh (Nâng cao chiến lược điều chế vắc-xin: Các ứng dụng dành cho khoa học protein, proteomics và kháng nguyên ) và viễn thông (các tiến bộ và phát triển mới về hệ thống viễn thông). Hai hội thảo do Hội đồng Anh Việt Nam, Đại học Aston, Vương quốc Anh, Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Leeds, Vương quốc Anh và Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Chương trình đối thoại chính sách cũng được tổ chức trong khuôn khổ hai hội thảo, giới thiệu tới các nhà nghiên cứu các nguồn tài trợ nghiên cứu và sáng tạo, vai trò của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong quá trình thương mại hóa nghiên cứu và bức tranh tổng thể về khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Hãy ghé thăm trang web sau để biết thêm chi tiết http://www.britishcouncil.vn/en/researcher-links.

Lãnh đạo trẻ Đại học Quốc gia Hà Nội làm việc tại Vương quốc Anh

Tháng Bảy năm 2013, ba đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chuyến công tác tới Vương quốc Anh, tìm hiểu về các lĩnh vực chiến lược về quản lý giáo dục đại học như bảo đảm chất lượng, tài chính, cơ hội hợp tác giảng dạy và nghiên cứu.

Đây là sáng kiến của Hội đồng Anh nhằm nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho những nhà lãnh đạo mới, thành viên của Mạng lưới Giáo dục đại học Việt Nam – Vương quốc Anh. Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm Quản trị Kinh doanh kiêm Phó Trưởng khoa Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế; PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà, Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh vật, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên và PGS.TS. Nguyễn Linh Trung, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghệ tham gia chuyến công tác.

Làm việc tại Trường Kinh doanh Henley, Đại học Reading, Tiến sỹ Chí Anh được giới thiệu về sự hiện diện toàn cầu của trường cũng như các chương trình đào tạo bậc đại học của một trong những trường kinh doanh lớn nhất thế giới. Phó Giáo sư Việt Hà có cơ hội thảo luận với các đồng nghiệp tại Đại học Reading và Đại học Royal Holloway về những vấn đề như làm thế nào để thành lập một nhóm nghiên cứu, tìm kiếm ngân sách cho nghiên cứu, trao đổi sinh viên và giảng viên và không thể không kể đến vấn đề kiểm soát sinh học trong bảo vệ cây trồng. Phó Giáo sư Linh Trung cũng tham quan phòng thí nghiệm của Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng, Đại học Aston và thảo luận về những phương thức phát triển dạy và học cũng như hợp tác nghiên cứu.

Chuyến công tác là thành quả tiếp nối hai khóa tập huấn trước đó về Phương pháp giảng dạy hiệu quả và Kỹ năng quản lý cho lãnh đạo trẻ do Hội đồng Anh thực hiện, dành cho Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 8: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

14IHE 15 IHE

Đối thoại Giáo dục toàn cầu - Chuỗi sự kiện khu vực Đông Á:Kết nối châu Á - chuẩn bị để giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu thế kỷ 21Thành phố Hồ Chí Minh, 26 - 27.11.2013

80 nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực giáo dục và các doanh nghiệp đã gặp nhau tại Thành phố Hồ Chí Minh để cùng lắng nghe về những cơ hội và thách thức mà giáo dục đại học phải đối mặt trong thế kỷ 21. Chủ để của các cuộc thảo luận bao gồm: mô hình trường đại học thế kỷ 21, quản lý và quản trị đại học để trở thành trường đại học xuất sắc trong tương lai, nâng cao chất lượng để đẩy mạnh hợp tác đa phương, vai trò của của công cuộc quốc tế hóa, mô hình nghiên cứu và vai trò của doanh nghiệp trong việc thương mại hóa các kết quả sáng tạo, nghiên cứu trong nhà trường.

Quý vị có thể tìm đọc và xem các bài phát biểu trên kênh YouTube của Hội đồng Anh www.youtube.com/britishcouncilvn, hoặc có thể trực tiếp tham gia đối thoại trên Twitter bằng cách sử dụng #TalkHE.

Global Education Dialogues - The East Asia Series

Connecting Asia - preparing higher education to meet the demands of the 21st centuryHo Chi Minh City, 26 - 27 November 2013

80 education leaders, policy makers and business executives met in Ho Chi Minh City to look at opportunities and challenges facing higher education in the 21st century. Topics for discussions included models for universities in the 21st century, governance and institutional management for successful future universities, enhancing quality to promote collaboration, the role of internationalisation, research and the role of industry in commercialisation of innovation.

You can find all presentations and discussions in audio-visual formats on our YouTube channel at www.youtube.com/britishcouncilvn. Or you can join the on-going talk on Twitter by using #TalkHE.

IHE In Focus

Page 9: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

16IHE 17 IHE

University_vision is a scenario-planning project to think about the future of the UK, looking at big issues such as environmental issues, politics, social issues, thinking about what future might look like and what that might mean for universities. Using that kind of process, delegates could be able to think about the future of (higher education in) South East Asia.

Sam Jones

Head of Communications and Public Affairs

University Alliance, UK

My talk focused on the avalanche in higher education, the revolution that is coming in the world of higher education.

The first thing is about macro-trends that are changing how universities will act and think in the future - one of them being the changing global economy, the other one being new technologies that are present in higher education, the third one being the rise of global unemployment and the needs to teach students new thing.

The second topic was the unbundling of higher education, which is about all of elements of universities such as the curriculum, the teaching, the assessment, etc. These are now being offered by other providers in arguably better places through technology. This creates the opportunity to ‘rebundle’ elements of the universities into a more innovative offering.

Saad Rizvi

Executive Director of Efficacy, Pearson, UK

Higher education is the future! In the 19th century, the towns and cities which grew were close to raw materials. In the 20th century, the towns and cities which grew were close to good transport links. In the 21st century, towns and cities that grow will be those having strong higher education basis.

Bill Rammell

Vice Chancellor, University of Bedfordshire, UK

The higher education system in Vietnam plays a very important role for technology development, supporting economic development. Higher education plays yet a more important role in the context of globalization, enabling the integration into the global market. The government needs to pay more attention to improving quality systems in higher education in Vietnam.

Associate Professor, Dr Ha Thanh Toan

Rector, Can Tho University

In the UK, a recent trend that most impresses me has been the marketisation of higher education. It’s fascinating to see how the state has withdrawn from supplying students with grants and just lent the money which then must be paid.

Alison Goddard

Editor of Higher Education, Policy and Markets in Higher Education

What I shared is a joint programme with the University of Danang to create the Vietnam - UK University. We’ve been able to share our plans, programmes and engagement with employers on our aspiration to make any graduates from the institution highly employable in Vietnam.

Professor Alison Halstead

Pro-Vice Chancellor Strategic Academic Developments, Aston University, UK

We want to have open and autonomous higher education system.

Dr Mya Oo

Lower House of Parliament/ Secretary of Education,

Development Committee, Myanmar

In Laos, students still prefer higher education and look down on vocational education while our country really needs skilled labour force. That’s why we need to reform and to balance the intakes into higher education. Within higher education, we have to balance different subjects in reference to student’s preference.

Madam Sengdeuane Lachanthaboun

Deputy Minister, Ministry of Education and Sports, Laos

While rankings apply to about 3-5% of the world universities and university students, quality assurance is about protecting the entries of 100% of students who study around the world.

It’s the job of quality assurance agencies to provide information to help 100% students make good choices of where they’re going to study and have confidence that what they are studying is going to be a good quality experience. And they’ll end up with a qualification that’s recognised for employment or further study.

Carolyn Campbell

Head of International Affairs,

The Quality Assurance Agency for Higher Education, UK

In Vietnam, the most difficult thing is the current infrastructure of universities and the fact that research is not highly placed on the Vietnam universities’ agenda.

What we look for in universities is their existing reputation and their capabilities in particular areas of science and technology that Rolls-Royce has requirements to investigate further. It’s about finding the right skills set in terms of people and the tools that they have, and also their understanding of the technologies that we are working towards. It is important to have a reputation for success in delivering these research projects. That’s the key element of how Rolls-Royce engages with university technology centres around the world for this type of activities.

I think about the clarity of the strategy that the Ministry

of Education and Training and Vietnamese universities have for drawing in world class partners like Aston University, the British Council and Rolls-Royce. It should be a simple and deliverable strategy for engagement with organisations as such.

Until we get a firm commitment from the authorities, then it would be difficult for us to achieve and to deliver the resources. I think it’s about commitment; it’s about clarity and simplicity.

David Priestley

Managing Director, Rolls-Royce International (Vietnam) Ltd.

International collaboration is one of the shortest ways for Vietnam universities to approach the world standard. How to find a good partner from overseas is one of the key factors towards a good reputation. First we need to define the needs, what we need and what our partners need, then we develop the collaboration, and the solutions to assure the quality of a programme.

Associate Professor Dr Bui Xuan Lam

Vice Rector,

Ho Chi Minh City University of Technology, Vietnam

University research and innovation in its early stage is such a complicated journey to take it from the university to a product, a process or something tangible that people can use.

You have to get industry involved, you have to get other universities involved, might have to get government involved. A lot people and a lot of skills needed to be part of the process. It takes a long time, an investment and quite a lot of people.

Dr Judy Halliday

Senior Director, Commercial Engagement - Science, UniQuest Pty Limited, University of Queensland, Australia

What are the challenges? Money, students and how to be distinctive and unique in a world where there are 16,000 universities.

Caroline Chipperfield

Deputy Director, Education, British Council East Asia

IHE In FocusExcerpts from interviews with participants of the Global Education Dialogues 2013 in Vietnam

Connecting Asia - What did they say?

Page 10: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

18IHE 19 IHE

future of higher education

internationalisingglobalisation

avalanche

competition

opportunities

University_visionchallenges

world of work

workplaceprivate

research

unbundling

marketisation

university

quality

technology

academic assessment

public

loan

pressure

profit

non-profit speed

global market

ubiquity of social media

freedom

assessment

data-driven

library

tutors

Students as Consumers

Students as Creators

performance

institutional leadership

cooperation

online learning

human resource

money

competition

accountable to stakeholders

developing countriesdue diligence

financing higher education

tuition fees

league tables

strategies

value for money

outsourcing

equality

accessible

inequality

elite universities

number one

industry best practice

dropping out

dropout billionaires

inspire

creativity

ratings

quality assurance

satisfaction

imaginationacademic ideals

management styles

commercialise

impact

survival

endowment

self-confidence

transparency

policies

environment

unpredictable

small

big

secretslean

bureaucraticdifficulties

difficulties

world class

local universities

culturetrust

successmen

women

immigration

employers’ needs

threats

migration

scarcity

experienceexpensive

knowledge

skills

academics

businesses

ideas

innovation

reforms

development

community

carejobs

unemploymentdoctors

government supportbest

scholarship

science

arts

East

West

well-trained graduates

efficiency

bench marking

university leaders

demands

supply

strategic sourcing

success stories

grant

mad

Higher education: Let’s talk about the future!

Page 11: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

20IHE 21 IHE

Nói về xếp hạng đại học là chỉ nói về 3-5% các trường đại học và sinh viên trên thế giới; trong khi đó, nói về bảo đảm chất lượng là chúng ta đang nói về việc bảo đảm chất lượng giáo dục cho 100% sinh viên trúng tuyển ở khắp nơi trên thế giới.

Các cơ quan bảo đảm chất lượng có trách nhiệm cung cấp thông tin để giúp cho 100% sinh viên lựa chọn đúng đắn về trường mà họ muốn theo học, mang lại cho họ niềm tin rằng lựa chọn của họ sẽ mang lại một trải nghiệm chất lượng. Và kết quả cuối cùng là bằng cấp được nhà tuyển dụng công nhận hoặc được chấp nhận để học lên cao hơn.

Bà Carolyn CampbellQuản lý Quan hệ quốc tế

Cơ quan Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Vương quốc Anh

Tại Việt Nam, điều khó khăn là hệ thống cơ sở hạ tầng đại học và thực trạng công tác nghiên cứu không có vị trí xứng đáng trong chương trình đại học.

Với một trường đại học, điều chúng tôi tìm kiếm là danh tiếng hiện có của trường cũng như năng lực thực sự của họ trong một số chuyên ngành khoa học và công nghệ cụ thể mà Rolls-Royce có nhu cầu tìm hiểu thêm. Về mặt con người, chúng tôi tìm kiếm những người được trang bị những kỹ năng và công cụ phù hợp, cũng như kiến thức của họ về những công nghệ mà chúng tôi đang hướng tới.

Vì vậy, danh tiếng và uy tín của trường trong việc thực hiện thành công những dự án nghiên cứu về những lĩnh vực chúng tôi quan tâm là điều quan trọng. Đây là yếu tố then chốt quyết định việc Rolls-Royce hợp tác với các trung tâm công nghệ của các trường đại học trên toàn thế giới.

Tôi luôn trăn trở về việc làm sao chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học của Việt Nam thật sự rõ ràng trong việc thu hút các đối tác tầm cỡ thế giới như Đại học Aston, Hội đồng Anh và Rolls-Royce. Chiến lược đó cần phải khả thi và không quá phức tạp để có thể thu hút sự tham gia của các đối tác nói trên.

Khi chưa có được cam kết chắc chắn của các cơ quan có thẩm quyền, rất khó để chúng tôi có thể đạt được điều gì hay đẩy mạnh nguồn lực đầu tư. Tôi nghĩ rằng cam kết, minh bạch và đơn giản hóa là những yếu tố then chốt.”

Ông David PriestleyGiám đốc điều hành, Công ty TNHH Rolls-Royce Việt Nam

Hợp tác quốc tế là một trong những con đường ngắn nhất để các trường đại học của Việt Nam tiếp cận chuẩn thế giới. Làm thế nào để tìm được một đối tác nước ngoài tốt là một trong những yếu tố then chốt để gây dựng danh tiếng cho trường. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được nhu cầu, nhu cầu của chúng ta và nhu cầu của đối tác. Tiếp đó, việc cần làm là phát triển chương trình hợp tác và giải pháp để đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo liên kết.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân LâmPhó Hiệu trưởng, Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công tác nghiên cứu và sáng tạo tại trường đại học thường là cả một quá trình dài và không đơn giản, đặc biệt ở giai đoạn đầu, để một kết quả nghiên cứu có thể trở thành một sản phẩm, một quy trình hay một cái gì đó cụ thể và hữu ích.

Chúng ta phải kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp, các trường đại học khác và có thể cả chính phủ nữa. Rất nhiều người và nhiều kỹ năng cần thiết cho quy trình này. Sẽ mất nhiều thời gian, công sức đầu tư, và tất nhiên là cả nhân lực dồi dào nữa.

Tiến sỹ Judy HallidayGiám đốc cao cấp, phụ trách Liên kết Thương mại Khoa học, Công ty TNHH UniQuest,

Đại học Queensland, Úc

“Đó là những thách thức gì? Tiền, sinh viên hay làm thế nào để trở thành trường đại học xuất sắc và khác biệt trong số 16.000 trường đại học trên thế giới hiện nay.”

Bà Caroline ChipperfieldPhó Giám đốc, phụ trách Giáo dục khu vực Đông Á, Hội đồng Anh

IHE Tiêu điểm

Tầm nhìn đại học” là một dự án xây dựng các tình huống giả định, phân tích các yếu tố vĩ mô như: môi trường, chính trị, các vấn đề xã hội, từ đó hình dung ra viễn cảnh tương lai và những ảnh hưởng của nó đối với các trường đại học. Sử dụng mô hình này, các đại biểu có thể có được hình dung về tương lai của (giáo dục đại học) khu vực Đông Nam Á”

Ông Sam JonesQuản lý Truyền thông và Quan hệ công chúng

University Alliance, Vương quốc Anh

Bài trình bày của tôi nói về cuộc cách mạng, được ví như một trận lở tuyết trong giáo dục đại học.

Đầu tiên là những xu hướng vĩ mô đang làm thay đổi suy nghĩ và hành động của các trường đại học trong tương lai - nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi, nhiều công nghệ mới được sử dụng trong giáo dục đại học, tỉ lệ thất nghiệp trên thế giới tăng và nhu cầu cung cấp kiến thức mới cho sinh viên.

Chủ đề thứ hai là sự ‘bung tỏa’ trong giáo dục đại học, từ giáo trình, công tác giảng dạy, đánh giá, v.v. ‘Bung tỏa’ ở đây có nghĩa là những hoạt động chuyên môn của trường đại học hiện có thể được cung cấp bởi nhiều tổ chức, cá nhân khác, trong những điều kiện thậm chí còn tốt hơn các trường đại học truyền thống, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Sự thay đổi này cũng là động lực để các trường đại học đổi mới và “sáng tạo” lại các dịch vụ và sản phẩm của mình.

Ông Saad RizviGiám đốc (phụ trách Hiệu quả hoạt động), Công ty Pearson, Vương quốc Anh

“Giáo dục đại học chính là tương lai!”. Thế kỷ 19, các thị trấn và thành phố phát triển thường nằm gần các nguồn tài nguyên thô. Thế kỷ 20, các thị trấn và thành phố phát triển thường nằm ở những đầu mối giao thông thuận lợi. Thế kỷ 21, các thị trấn và thành phố phát triển sẽ là những nơi có nền tảng giáo dục đại học vững mạnh.”

Ông Bill RammellHiệu trưởng, Đại học Bedfordshire, Vương quốc Anh

Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ, hỗ trợ phát triển nền kinh tế. Giáo dục đại học còn có vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa, thúc đẩy hội nhập thị trường toàn cầu. Chính phủ cần tập trung

nâng cao hệ thống quản lý chất lượng trong giáo dục đại học tại Việt Nam.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Thanh ToànGiám đốc, Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Tại Vương quốc Anh, xu hướng ấn tượng nhất đối với tôi trong thời gian gần đây là quá trình ‘thị trường hóa’ giáo dục đại học. Thật đáng ngạc nhiên khi chính phủ dần dần chuyển từ mô hình hỗ trợ học phí sang mô hình cho vay và sinh viên sau này sẽ trả lại khoản vay này.

Bà Alison GoddardBiên tập viên (Giáo dục đại học), Tạp chí Chính sách và Thị trường giáo dục đại học, Vương quốc Anh

Điều tôi chia sẻ tại đối thoại là dự án hợp tác với Đại học Đà Nẵng, hướng tới thành lập Đại học Việt Nam - Vương quốc Anh. Chúng tôi đã có dịp chia sẻ kế hoạch chung, chương trình đào tạo và kế hoạch hợp tác với các nhà tuyển dụng với mong muốn tất cả sinh viên tốt nghiệp từ mái trường này đều có khả năng được tuyển dụng cao tại Việt Nam.

Giáo sư Alison HalsteadPhó Hiệu trưởng (phụ trách Phát triển Chiến lược Đào tạo), Đại học Aston, Vương quốc Anh

Chúng tôi muốn có một hệ thống giáo dục đại học mở và tự chủ.

Giáo sư, Tiến sỹ Mya OoNghị sỹ Hạ viện, Bí thư Giáo dục, Ủy ban Phát triển, Myanmar

Ở Lào, sinh viên vẫn lựa chọn đại học và không coi trọng đào tạo nghề trong khi đất nước lại đang thực sự cần lao động tay nghề. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đổi mới và tạo ra sự cân bằng về chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học và đào tạo nghề. Với giáo dục đại học, chúng tôi cũng phải cân bằng giữa các chuyên ngành dựa trên ưu tiên lựa chọn của sinh viên.

Bà Sengdeuane LachanthabounThứ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào

Phỏng vấn nhanh đại biểu tham dự Đối thoại Giáo dục toàn cầu 2013 tại Việt Nam

Kết nối Châu Á - Họ đã nói gì?

Page 12: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

22IHE 23 IHE

I’m sitting in Ho Chi Minh City, Vietnam (previously Saigon), a progressive and cosmopolitan metropolis that has an abundance of scooters and a vibrant cafe culture. With a distinctive Parisian feel, this city and its people are the embodiment of our global society – a true fusion of “East and West”.

A Global Education Dialogue event, organised by the British Council, has brought together higher education leaders, government officials and industry representatives from the UK and nations across East Asia. The topic for discussion is 21st-century universities, and it is clear from the initial welcome by the Vietnam Ministry of Education and Training that the economic integration of ASEAN, the Association of South East Asian Nations, scheduled for 2015, is driving change.

The need to reform national systems to keep pace and to actively compete is the primary concern of education ministries across the region. As Mya Oo, a representative of Burma’s Education Development Committee, explained, many of these states, often under the West’s radar, are looking to create an environment to nurture the growth of autonomous universities and see the development of deep international partnerships as a priority.

Burma, whose population is roughly the same size as the UK’s, has had to cope with particularly difficult circumstances over the past 65 years: civil war, military rule and economic sanctions have tested the nation beyond measure. A ray of light finally appeared when parliamentary elections were held in November 2010, the first in 20 years, prompting a series of political and economic reforms.

Burma, set to chair ASEAN next year, has ambitious plans for the future. The country has placed an emphasis on quadrupling output and views developing sectors such

as telecommunications, energy/mining, tourism and financial services as the route map to success.

And there’s a similar emphasis in neighbouring countries, Vietnam and Laos. The former, a nation of 90 million people, is also looking towards international partnerships and is focusing on telecommunications (with a large percentage of the circuitry used in our mobile phones being manufactured there).

The VN-UK Research Centre was launched at the Dialogue event. An initiative supported by the British Council, the Vietnam Ministry of Education and Training, Aston University and Danang University, it will focus on telecommunications, finance and biomedical research. It is clear that a research hub in these sectors is developing in the region.

Although most of the focus in the UK over the past 10 years has been on forging stronger links with the BRICS nations (Brazil, Russia, India, China and South Africa), Southeast Asia in general and the ASEAN nations of Vietnam, Burma and Laos in particular also have a strong appetite for growth. They are placing education, particularly universities, at the heart of their economic revolutions, with skills, research and innovation as the delivery mechanisms.

There are challenges ahead – political instability, lack of resources – but also real opportunities for long-term change. ASEAN nations such as Malaysia, Singapore and Indonesia have developed rapidly over the past 20 years, and this is evident in their education systems.

As ASEAN members seek active partners, UK universities have a huge opportunity to work with them on shared themes in research, innovation and education.

IHE In Focus

Eastern promiseCaroline Chipperfield

Deputy Director, Education, British Council in East Asia

Published by the Times Higher Education supplement

Page 13: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

24IHE 25 IHE

IHE Tiêu điểm

Tôi đang ngồi tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (trước đây gọi là Sài Gòn), một thành phố hiện đại đang trên đà phát triển với rất nhiều xe máy trên đường và văn hóa cà phê đường phố sôi động. Với một không khí ‘Paris’ độc đáo, thành phố này và những con người ở đây thực sự chính là hiện thân của xã hội toàn cầu hóa mà chúng ta đang sống – một sự hòa trộn đúng nghĩa của phương Đông và phương Tây.

Đối thoại Giáo dục toàn cầu do Hội đồng Anh tổ chức đã quy tụ được các nhà lãnh đạo giáo dục, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp đến từ Vương quốc Anh và các nước trong khu vực Đông Á. Nội dung chính của chương trình Đối thoại là các trường đại học thế kỷ 21. Và bài phát biểu chào mừng của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng cho thấy rõ lộ trình hội nhập kinh tế ASEAN 2015 là điều đang tạo ra những đổi thay trong mọi lĩnh vực nơi đây.

Nhu cầu đổi mới hệ thống giáo dục của các quốc gia trong khu vực để theo kịp và chủ động cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu của bộ giáo dục các nước trong khu vực ASEAN. Theo đại diện của Ủy ban Phát triển Giáo dục của Myanmar, Giáo sư Mya Oo, nhiều nước ASEAN đang nỗ lực tạo ra môi trường để nuôi dưỡng sự phát triển của các trường đại học tự chủ hoạt động và coi việc phát triển các mối quan hệ đối tác quốc tế là một ưu tiên.

Trong 65 năm qua, Myanmar, nước có dân số tương đương với Vương quốc Anh, đã phải đối mặt với những khó khăn như nội chiến, chính quyền quân sự và các biện pháp trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, một tia hy vọng đã xuất hiện khi cuộc bầu cử quốc hội đã được tổ chức vào tháng 11 năm 2010, lần đầu tiên sau 20 năm – sự kiện này đánh dấu một loạt những đổi mới về chính trị và kinh tế.

Năm 2014 đánh dấu việc Myanmar đảm nhiệm vị trí nước chủ tich luân phiên ASEAN; Myanmar cũng ấp ủ nhiều kế hoạch tham vọng cho tương lai. Quốc gia này đang tập trung vào trọng tâm tăng sản lượng quốc nội lên bốn lần và coi các ngành đang phát triển như viễn

thông, năng lượng/ khai thác mỏ, du lịch và dịch vụ tài chính là những con đường đến thành công.

Việt Nam và Lào, hai quốc gia láng giềng cũng có trọng tâm phát triển giống với Myanmar. Việt Nam, quốc gia với dân số 90 triệu người cũng đang tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế và tập trung vào lĩnh vực viễn thông (đa phần các linh kiện trong các sản phẩm mạch điện thoại di động mà chúng ta đang sử dụng được sản xuất tại đây).

Việc thành lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh đã được thông báo tại đối thoại giáo dục. Đây là sáng kiến được hỗ trợ bởi Hội đồng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Đại học Aston và Đại học Đà Nẵng. Viện sẽ tập trung nghiên cứu các ngành viễn thông, tài chính và y sinh. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy một trung tâm nghiên cứu về các lĩnh vực nói trên đang phát triển lên quy mô khu vực.

Mặc dù trong 10 năm qua, Vương quốc Anh chủ yếu tập trung đẩy mạnh mối quan hệ bền chặt với các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), các nước Đông Nam Á nói chung và các nước trong khối ASEAN nói riêng như Việt Nam, Myanmar và Lào cũng có nhu cầu phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia này đang đặt giáo dục, đặc biệt là các trường đại học, làm trọng tâm trong công cuộc cải cách kinh tế; các yếu tố như phát triển kỹ năng và đào tạo nghề, nghiên cứu và sáng tạo là phương thức thực hiện cải cách.

Những thách thức như chính trị không ổn định, thiếu hụt nguồn lực vẫn đang ở phía trước, song hành với các cơ hội đổi thay lâu dài. Các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia đã phát triển nhanh chóng trong vòng 20 năm qua, và sự phát triển đó có thể thấy rõ trong hệ thống giáo dục của những quốc gia này.

Các quốc gia trong khối ASEAN đang tìm kiếm các đối tác năng động và điều này tạo ra nhiều cơ hội hợp tác cho các trường đại học của Vương quốc Anh trong những lĩnh vực thuộc mối quan tâm chung như nghiên cứu, sáng tạo và giáo dục.

Lời hứa từ phương ĐôngCaroline Chipperfield Phó Giám đốc Chương trình Giáo dục, Hội đồng Anh khu vực Đông Á

Đăng trên chuyên trang Giáo dục Đại học của Times

Page 14: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

26IHE 27 IHE

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

‘Cơ hội rất lớn!’Cuộc phỏng vấn do nhà báo Kim Vân (kênh FNBC) thực hiện tại Đối thoại Giáo dục toàn cầu của Hội đồng Anh năm 2013

Thưa ông, việc mở rộng liên kết toàn cầu đặt ra cơ hội và thách thức nào cho ngành giáo dục?Cơ hội thì nhiều để giúp chúng ta nâng cao chất lượng và mở rộng giao lưu quốc tế nhưng thách thức cũng không là phải nhỏ. Với hiện trạng của giáo dục đại học Việt Nam như hiện nay, chúng ta phải tập trung hơn nữa vào việc nâng cao những điều kiện để đảm bảo chất lượng, cụ thể là những vấn đề về đội ngũ, về cơ sở vật chất, hạ tầng, quản lý và quản trị đại học để đáp ứng được mặt bằng chung của khu vực và quốc tế. Đây chính là những thách thức trong quá trình hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam.

Chất lượng chương trình giảng dạy hệ đại học hiện nay đã đáp ứng được xu hướng thay đổi chóng mặt trên toàn cầu hay chưa, thưa ông?Hội nghị Trung ương 8 vừa qua đã đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thay đổi và đầu tiên là thay đổi về nhận thức và tư duy của những người làm giáo dục. Không phải các trường dạy những gì nhà trường có mà phải hướng tới nhu cầu của thị trường lao động hay thế giới việc làm, chương trình đào tạo của nhà trường phải gắn với nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất, của các nhà sử dụng lao động. Hơn thế nữa không những phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ở trong nước mà phải mở rộng ra cả khu vực và quốc tế.

Sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, vậy Vụ Giáo dục Đại học đã làm gì để giúp doanh nghiệp tiếp xúc với các trường đại học và ngược lại?Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một loạt giải pháp để tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Thông qua những diễn đàn và hội nghị về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục đại học và nhiều doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phục vụ nâng cao năng suất và hiệu quả, chất lượng của các doanh nghiệp.

Đặc biệt, Bộ Giáo dục Đào tạo chủ trương mời các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cùng với nhà trường, tham gia phản biện và thẩm định chương trình đào tạo.

Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai công tác điều tra sinh viên tốt nghiệp, lấy ý kiến của những người sử dụng lao động, phản hồi, đánh giá chất lượng đào tạo. Những kết quả điều tra này giúp nhà trường điều chỉnh chương trình và mục tiêu đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Học phí cũng là một vấn đề nan giải; nếu tăng học phí thì nhà trường sẽ có điều kiện và cơ hội mở rộng và nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, tăng học phí cũng có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh viên. Ông nghĩ sao về vấn đề này?Vấn đề học phí, hay rộng hơn tài chính trong các trường đại học là một vấn đề rất lớn, Hội nghị Trung ương 8 vừa qua cũng có nêu ra và bàn thảo. Sắp tới sẽ có những chủ trương và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính như là một công cụ nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố chính sách xã hội.

Cũng về vấn đề học phí thì gần đây một số nhà trường có mô hình giáo dục đại học chất lượng cao; theo đó, nếu sinh viên đóng tiền cao thì có thể học ở trong phòng máy lạnh, gần trung tâm thành phố. Còn những sinh viên không đủ điều kiện thì học ở xa, ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?Trước hết, tôi phải nói rằng chủ trương xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao, học phí cao là chủ trương của Quốc hội, chứ không phải do các trường tự nghĩ ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thì mỗi trường thực hiện một cách khác nhau, có những trường tập trung vào xây dựng chương trình chất lượng cao, có những trường đi theo mô hình dịch vụ chất lượng cao.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát, đánh giá toàn bộ các hoạt động, chương trình đào tạo chất lượng cao ở các cơ sở giáo dục đại học. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ ban hành quy chế đào tạo chất lượng cao để giúp nâng cao và đảm bảo chất lượng chung của các trường đại học và sự bình đẳng cho người học.

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là các học viên tự nguyện tham gia; nhưng mặt khác, chúng tôi cũng quan niệm là trong các chương trình đào tạo chất lượng cao thì nhà trường cũng phải quan tâm đến những sinh viên có năng lực nhưng có hoàn cảnh khó khăn, có những chính sách học bổng để những sinh viên này có thể theo học.

IHE Ask the leader / IHE Nhân vật

An interview with A.Professor Dr Bui Anh Tuan, Director General, Higher Education, Ministry of Education and Training

‘Tremendous opportunities await!’The interview was conducted by Kim Van (a FNBC reporter) at the Global Education Dialogues: The East Asia Series in 2013

What are the opportunities and challenges that the globalisation of education has created?

Obviously it offers tremendous opportunities for us to boost quality and strengthen international links; however, with opportunities come enormous challenges. In the current context of the Vietnam higher education system, we need to step up our efforts in raising standards of various areas such as building human capital, infrastructure, governance and management. The higher standards will help our education sector to integrate better globally. The demand for change and reform is the real challenge that is facing us.

Can the current quality of higher education keep pace with the ever changing global demands?

The eighth plenum of the Vietnam Communist Party pointed out that our higher education has failed to meet the demand of the labour market. This situation leaves us no choice but to change, starting with changing the mind set of those working in the education sector. Universities should equip students with what is required by the world of work, aiming at providing quality graduates for the national, regional and international markets. The curriculum needs to be informed by industry and employers.

In this context, what actions has the Department of Higher Education undertaken to link industry with higher education institutions?

A number of initiatives have been made by the Ministry of Education and Training. For example, on-demand training contracts have been signed between businesses and universities on different events supported by the ministry such as workshops on human resource issues. Also on these occasions, agreements on technology transfer have been reached, helping businesses boost productivity and efficiency.

The Ministry has also encouraged businesses and employers to join universities in developing, reviewing and evaluating programmes. Apart from that, we also surveyed graduates and employers; the results were used to inform universities in their efforts to adjust programmes and educational objectives and raise standards.

Tuition fee is another issue. By raising fees, institutions would be able to invest in development plans; however, this would unavoidably put pressure on disadvantaged students. What are your thoughts about this situation?

Tuition fees or, in broader terms, university financing models is a major issue which was also discussed in the eighth plenum. Solutions and new measures have also been planned for implementation in the time to come, aiming at optimising investment efficiency and striking a balance between the investment needs of institutions and students’ welfare.

Many higher education institutions have launched high-quality programmes in which students pay higher fees to enjoy better learning conditions (e.g. studying in campuses located in more convenient locations and air-conditioned classrooms). In contrast, those who cannot afford high fees have to accept less ideal conditions. What do you think about this?

I would need to say that it’s the initiative of Vietnam’s National Assembly to implement high quality models and charge premium fees; however, the way the initiative has been implemented has varied from institution to institution, causing some confusion between high quality academic programmes and high quality services.

A recent investigation was conducted by the Ministry of Education and Training, examining all high quality programmes offered by higher education institutions in Vietnam. A regulation on high quality education will be promulgated in the near future to assure quality and avoid discrimination against any students.

Although students who can afford higher fees have the freedom to choose and join this kind of programme, institutions need to devise solutions such as financial assistance to enable qualified but disadvantaged students to join high quality programmes.

Page 15: Newsletter for higher education leaders - Issue 2 - British Council Vietnam

Nguyen Thu GiangHigher Education Manager20 Thuy Khue, HanoiT +84 (0)4 3843 6780 (ext 1926)F +84 (0)4 3843 4962E [email protected]

Phan Thi Bao PhiEducation Marketing Manager25 Le Duan, District 1, Ho Chi Minh cityT +84 (0)8 3823 2862 (ext 2500)F +84 (0)8 3823 2861E [email protected]

www.britishcouncil.vn