MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH...

62
1 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu ......................................... 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 2 Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT ..................................................... 2 1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 2 1.2.Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 6 Chương 2. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................. 9 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự ................................................................................ 9 2.2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT Ngô Gia Tự nói riêng , học sinh THPT nói chung ....................................................................................................... 9 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự ......... 10 Chương 3. Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trườngTHPTNgô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp....................................... 14 3.1. Biện pháp 1: .......................................................................................................... 14 3.2. Biện pháp 2: .......................................................................................................... 14 3.3. Biện pháp 3: .......................................................................................................... 18 3.4. Biện pháp 4: .......................................................................................................... 18 3.5. Biện pháp 5: .......................................................................................................... 19 3.6. Biện pháp 6: .......................................................................................................... 20 Chương 4. Kết quả ................................................................................................ 22 4.1. So sánh kết quả thăm dò ...................................................................................... 22 4.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1 năm học 2012-2013 và học kì 1 năm học 2013-2014......................................................................................................... 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 31 PHỤ LỤC .............................................................................................................. P1 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ............................. P1 Phụ lục 2:Phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL ....................................... P3 Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp .......................................................... P6 Phụ lục 4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm .......................................................................... P10 Phụ lục 5: Một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT ....................................... P11

Transcript of MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH...

Page 1: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu......................................... 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 2

Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông

qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT..................................................... 2 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................. 2

1.2.Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 6

Chương 2. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Ngô Gia

Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................. 9 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh của trường THPT Ngô Gia Tự ................................................................................ 9

2.2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT Ngô Gia Tự nói riêng , học

sinh THPT nói chung ....................................................................................................... 9

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự ......... 10

Chương 3. Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trườngTHPTNgô

Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp....................................... 14 3.1. Biện pháp 1: .......................................................................................................... 14

3.2. Biện pháp 2: .......................................................................................................... 14

3.3. Biện pháp 3: .......................................................................................................... 18

3.4. Biện pháp 4: .......................................................................................................... 18

3.5. Biện pháp 5: .......................................................................................................... 19

3.6. Biện pháp 6: .......................................................................................................... 20

Chương 4. Kết quả ................................................................................................ 22

4.1. So sánh kết quả thăm dò ...................................................................................... 22

4.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1 năm học 2012-2013 và học kì 1

năm học 2013-2014......................................................................................................... 27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 31

PHỤ LỤC .............................................................................................................. P1 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ............................. P1

Phụ lục 2:Phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL ....................................... P3

Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.......................................................... P6

Phụ lục 4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm .......................................................................... P10

Phụ lục 5: Một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT ....................................... P11

Page 2: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

GDNGLL: Giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS: Học sinh

KNS: Kĩ năng sống

NGLL: Ngoài giờ lên lớp

THPT: Trung học phổ thông

TP: Thành phố HĐNGLL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Page 3: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn, đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó, sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm,... thậm chí tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em khi gặp tình huống có vấn đề, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp khiêm tốn, các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống.... Thậm chí, có những việc rất đơn giản nhưng các em rất lúng túng hoặc không giải quyết được. Vì sao như thế ? Có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận đó là thực tế trường học hiện nay nặng dạy chữ, nhẹ dạy người, chưa quan tâm đúng mức dạy học sinh học làm người như thế nào. Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống.

Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế như môn học giáo dục công dân, các môn khoa học xã hội... Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời cho các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi giáo dục kĩ năng sống phải thông qua hoạt động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo ở học sinh

Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm qua, trường THPT Ngô Gia Tự đã có nhiều đổi mới trong quản lý giáo dục, đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần nâng cao hiệu hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả đức và tài, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Chính vì lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự”

Với vai trò người quản lý giáo dục, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của trường, tôi mạnh dạn viết đề tài này để góp một tiếng nói nhỏ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nói riêng, học sinh THPT trong cả nước nói chung.

Page 4: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

4

2. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu

Mục đích: Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh trung học phổ thông bằng con đường tích hợp giáo dục kĩ năng sống với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNS, giáo dục KNS, giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT Ngô Gia Tự.Đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT là: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực cho học sinh THPT Ngô Gia Tự thông qua hoạt động giáo dục NGLL được thực hiện với chương trình hoạt động giáo dục NGLL lớp 10, lớp 11

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp hỗ trợ

Page 5: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Kỹ năng sống

Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy của chính mình.

Có người cho rằng kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người được thể hiện ở hành vi tích cực trong việc xử lý hiệu quả các đòi hỏi, thử thách của cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù cách biểu đạt khái niệm KNS có khác nhau nhưng điểm thống nhất trong các quan niệm về KNS là: khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống

- Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.

-Giáo dục kỹ năng sống có những tính chất cơ bản sau:

+ Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể.

+ Nhà giáo dục đóng vai trò là cố vấn, nhà tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học.

+ Người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực và đòi hỏi tính tự giác rất cao.

+ Quá trình giáo dục kỹ năng sống có tính năng động cao, mục đích cuối cùng là hành vi lành mạnh và một phần nhỏ về lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội, quá trình này không quá coi trọng vấn đề tri thức, nhưng lại rất chú trọng kỹ năng cụ thể.

+ Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia.

1.1.3. Kỹ năng giao tiếp

- Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của mỗi người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý thức hợp tác của mỗi người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người khác.

Page 6: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

6

- Nội dung cụ thể bao gồm xây dựng tình bạn, tạo sự cảm thông, ngăn chặn và làm chủ bản thân trước sự lôi kéo, cám dỗ không lành mạnh, trao đổi tranh luận giải quyết xung đột không cần bạo lực, giao tiếp hiệu quả, biết lắng nghe hợp lý.

1.1.4. Kỹ năng ra quyết định

Bao gồm 3 bước:

- Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt. Nếu thông tin được tập hợp đầy đủ thì đảm bảo quá nửa cho việc quyết định thành công trong quyết định.

- Đưa ra hệ thống các giải pháp, hướng đi để cân nhắc khách quan các khả năng có thể khi quyết định. Có suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

- Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp với điều kiện cụ thể mà bản thân tâm đắc nhất. Sau đó tập trung mọi nguồn lực để giải quyết theo hướng đã chọn, tránh việc thay đổi lớn trong quá trình thực hiện.

1.1.5. Kỹ năng xác định giá trị

- Là khả năng nhận biết giá trị của điều mà mình cho là quan trọng cần giữ gìn và phát huy. Từ đó có thái độ, hành vi để bảo vệ các giá trị đó. Biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai một cách hợp lý là kỹ năng xác định giá trị.

- Cách thức xác định: Tìm hiểu các khía cạnh của giá trị quan tâm. Trao đổi, kiểm nghiệm bằng cuộc sống bản thân, ghi nhận và bổ sung, cập nhật, mở rộng (nếu có)

- Sử dụng: Vận dụng vào cuộc sống để có được kết quả và cập nhật thông tin tạo ra một nhóm, cộng đồng các giá trị để tạo cộng hưởng trong đời sống.

1.1.6. Kỹ năng tự nhận thức bản thân

- Là kỹ năng nhận thức về bản thân, bao gồm trình độ, khă năng, điều kiện, đặc điểm tính cách, thói quen, thái độ, cách thức suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình. Từ đó, có cách ứng xử tích cực với cuộc sống.

- Biết mình, biết điều kiện có thì sẽ tạo ra cho mỗi người xác định hành vi, ứng xử một cách phù hợp và vững tin với cách xử lý của mình.

Làm thế nào để tự nhận thức:

+ Tự đánh giá

+ Tranh luận trao đổi, giao lưu với người khác để tự thấy mình.

+ Sự góp ý, đánh giá khách quan của người khác.

+ Làm thử, thí điểm một số hoạt động để bộc lộ mình.

1.1.7. Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo

- Cách thức, phương pháp tự tư duy độc lập để tìm ra giải pháp tối ưu trong các tình huống cuộc sống.

Page 7: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

7

Trước khi ứng xử thì phải chủ động xác định con đường, cách thức của mình dự kiến thực hiện, không nhất thiết phải theo lối mòn đã có khi mình tìm được con đường hợp lý, tốt đẹp hơn.

Tạo cho cuộc sống không nhàm chán, sống có bản lĩnh và cá tính vững vàng, bền vững trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Cách tạo ra suy nghĩ sáng tạo:

+ Tổng hợp từ tri thức và kinh nghiệm của cuốc sống.

+ Dựa trên các qui luật của chuyên ngành và phương pháp tư duy để phân tích.

+ Liên hệ với thực tiễn, điều kiện của mình.

+ Chủ động đưa ra giải pháp của mình

+ Trao đổi với người có liên quan để xử lý

Lưu ý: Trước khi hỏi phải suy nghĩ chủ động, kể cả suy nghĩ cách hỏi.

1.1.8. Kỹ năng làm chủ bản thân

- Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để tìm ra chỗ dựa vững chắc cho bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ bản thân.

- Ranh giới giữa làm chủ và không tự chủ bản thân là rất mong manh. Nếu không có tri thức tương xứng với công việc thì khó tự chủ. Đồng thời sự trung thực, tự giác là gốc của sự tự chủ. Không lừa dối chính mình là cơ sở của sự tự chủ.

- Có sự độ lượng, tử tế với người khác là điều kiện cần của sự làm chủ bản thân. Đó chính là sự kiềm chế bản thân để tạo ra sự đồng thuận cộng đồng trong khuôn khổ có thể chấp nhận được.

- Không biết làm chủ trong trường hợp rủi ro, có nỗi buồn thì sẽ đánh mất một phần cuộc sống. Lo âu sẽ làm người ta sinh bệnh, ai không chiến thắng lo âu thì người đó sẽ tổn thọ.

1.1.9. Kỹ năng hợp tác

Kỹ năng này là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.

1.1.10. Kỹ năng quản lí thời gian

Kỹ năng này là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực công việc.

1.1.11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Kỹ năng này là khả năng giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. Kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải biết kiềm chế cảm xúc,

Page 8: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

8

tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

1.1.12. Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin là 1 kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.

1.1.13. Kỹ năng lắng nghe tích cực

Kỹ năng này trang bị cho học sinh biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp

1.1.14. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

Kỹ năng này giúp học sinh biết hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, qua đó hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. từ đó khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.

1.1.15. Kỹ năng kiên định

- Tính kiên định: Thực hiện mong muốn (hoặc từ chối) với sự xem xét khách quan, hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của các bên tham gia, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Kiên định là sự cân bằng, hài hoà giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.

- Hiếu thắng: Chỉ nghĩ lợi ích, nhu cầu bản thân, quên quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn người khác phải phục tùng mình dù rằng đó là đúng hoặc sai.

- Phục tùng: Phụ thuộc, bị động, coi quyền và nhu cầu người của người nào đó là trên hết, quên hết lợi ích, nhu cầu của mình dù đó là điều bất hợp lý

1.1.16. Kỹ năng đặt mục tiêu

- Mục tiêu được thể hiện bằng ngôn ngữ cụ thể, không chung chung,viển vông, lượng hoá được kết quả cụ thể để có thể kiểm định được.

- Xác định các bên liên quan (chủ trì, phối hợp trong thực tiễn).

- Xác định thời gian hoàn thành, các mốc thời gian trung gian.

- Có nguồn lực đảm bảo.

1.1.17. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

- Sự căng thẳng sẽ làm người ta tập trung vào công việc hoặc huỷ diệt một phần của cuộc sống. Điều đó phụ thuộc vào việc người đó có vượt qua được sự căng thẳng với ứng xử hợp lý và đem lại kết quả tích cực, hoặc bị thất bại, không vượt qua được do thiếu kỹ năng đó.

- Sự căng thẳng thể hiện ở: Thể chất, tình cảm, tư duy.

Page 9: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

9

- Giải toả sự căng thẳng: Xác định nguyên nhân, các giải pháp, đặt mục tiêu sau giải quyết căng thẳng, tập trung xử lý theo khả năng có thể đã chọn (tiếp tục vượt qua để đạt mục tiêu loại từ chối).

1.1.18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

Kỹ năng này là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhân trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

1.1.19. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

Kỹ năng này sẽ giúp học sinh nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình. Đồng thời giúp các em được chia sẻ, giải bày những khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ giúp học sinh không cảm thấy đơn độc, bi quan.

1.1.20. Kỹ năng thể hiện sự tự tin

Giúp học sinh giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn trình bày suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề; có niềm tin về tương lai, có suy nghĩ tích cực và có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.

1.1.21. Kỹ năng tư duy phê phán

Kỹ năng này là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,…xảy ra. Kỹ năng này rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gây cấn của cuộc sống, luôn phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp,…thì Kỹ năng này càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân.

1.1.22. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục NGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt đông nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.

1.2.Cơ sở lý luận

1.2.1. Vai trò và chức năng của công tác giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống giúp cho học sinh có những kỹ năng hỗ trợ trong việc học tập, làm việc, trang bị những kiến thức cuộc sống, chuẩn bị hành trang bước vào đời, giúp học sinh tự cân bằng được cuộc sống hàng ngày, góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kỹ năng sống được hình thành và củng cố trong quá trình sống của mỗi người, giúp cho mỗi người nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng hàng ngày.

Page 10: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

10

1.2.2. Nhiệm vụ công tác giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của ngành giáo dục. Bởi dù ở thời kỳ nào, môi trường nào kỹ năng sống cũng là nhân tố quan trọng để con người vươn lên gặt hái thành công. Hơn nữa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng chính là nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nhà trường chú trọng tố chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa. Nhiều trò chơi dân gian đang có nguy cơ bị mai một dần, có được đất sống. Học sinh được quan tâm tạo điều kiện tốt nhất sao cho “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Đi đôi với việc tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh, các trường nói chung đều chú trọng nhiều hơn đến việc hướng các em tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người, tham gia giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

1.2.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống

Gồm các tri thức về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các con người với nhau; thái độ tích cực của mỗi cá nhân đối với lối sống có văn hoá của xã hội; tự nâng cao ý thức và khả năng của học sinh; góp phần phát triển, hoàn thiện thêm các khả năng ứng xử tích cực của các em trước các tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục khả năng thích ứng của con người trước những thay đổi liên tục của cuộc sống hàng ngày để họ chủ động và sáng tạo trong mọi hành động, biết suy nghĩ đúng và hành động đúng.

Giáo dục năng lực tư duy sáng tạo, phê phán và năng lực tự đánh giá bản thân, tự khẳng định mình.

Giáo dục cách sống với người khác mình; giáo dục về bảo vệ môi trường và sự an toàn của trái đất; giáo dục về sức khỏe và phòng chống các tệ nạn xã hội; giáo dục lối sống lạc quan yêu đời….

1.2.4. Vai trò và chức năng của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông, là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch Giáo dục - Đào tạo của nhà trường; tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp nhà trường huy động các nguồn lực để giáo dục học sinh về mọi mặt, nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là môi trường hoạt động của người học. Hoạt động chỉ tạo ra sự thay đổi ở người học khi người học tham gia tự giác tích cực và chủ động trong quá trình hoạt động.

1.2. 5. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT

- Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức

Page 11: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

11

Giúp học sinh THPT có tri thức hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp (qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ theo môn học, tham qua, sinh hoạt theo chủ đề...); có ý thức chính trị, đạo đức pháp luật và lối sống lành mạnh, ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức về định hướng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân và yêu cầu phát triển ngành nghề trong xã hội.

- Nhiệm vụ giáo dục về kỹ năng

Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã được hình thành từ Trung học cơ sở để trên cơ sở đó phát triển một số năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác, chia sẻ, thương lượng nhằm giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh, thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi.

- Nhiệm vụ về thái độ

Giáo dục cho học sinh có lý tưởng sống vì ngày mai lập nghiệp, có niềm tin vào tương lai, có ý thức và tinh thần tự hào dân tộc. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tính tích cực, chủ động sáng tạo tham gia vào các hoạt động tập thể của nhà trường và hoạt động xã hội,giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết hoà bình, hữu nghị.

1.2.6. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài NGLL ở trường THPT

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông được tiến hành theo các chủ đề lớn, mỗi chủ đề gồm nhiều nội dung chia nhỏ, chủ đề lớn được thiết kế cho cả ba khối lớp, nhưng mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động ở các khối lớp là không giống nhau mà được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm theo đường xoáy trôn ốc với mục tiêu, nội dung hoạt động ngày một nâng cao dần. Nội dung hoạt động được thiết kế mang tính hệ thống, tính kế thừa, những kết quả hoạt động giáo dục ở lớp trước là cơ sở, là tiền đề để tiến hành hoạt động giáo dục ở lớp sau, đồng thời những nội dung hoạt động ở lớp sau nhằm củng cố các kết quả ở lớp dưới.

Nội dung giáo dục không đơn thuần là một nội dung giáo dục mà được tích hợp từ nhiều nội dung khác nhau: Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục quyền,bổn phận, giáo dục giới tính, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đát nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, v.v... Các nội dung trên được tích hợp lồng ghép trong nội dung hoạt động mặc dù tên hoạt động có thể chỉ lấy tên một nội dung cụ thể. Vì vậy, giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiệm vụ phải căn cứ vào chủ đê, lựa chọn nội dung

Page 12: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

12

hoạt động chính và các nội dung giáo dục cần tích hợp để tổ chức hoạt động cho học sinh.

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được chuyền tải qua kế hoạch hoạt động và kịch bản hoạt động, vì vậy khi xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thể hiện được những nội dung cơ bản của hoạt động, thể hiện ý tưởng sư phạm và mục tiêu cần đạt được của hoạt động. Kế hoạch hoạt động được thực thi qua kịch bản, nhưng sự thành công của kịch bản lại phụ thuộc vào vai trò của người dẫn chương trình, do đó để nội dung hoạt động thực sự đi vào thực tiễn hoạt động thì vai trò của người dẫn chương trình và người tổ chức rất quan trọng vì họ góp phần không nhỏ vào sự thành công của hoạt động. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp hay nhà sư phạm cần quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, năng lực điều khiển hoạt động cho học sinh.

Page 13: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

13

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình về việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THPT Ngô Gia Tự

Trường THPT Ngô Gia Tự được tọa lạc phường Cam Nghĩa– thành phố Cam Ranh có nhiều thuận lợi trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Học sinh đa phần ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, sống có hoài bão, có lý tưởng vì một ngày mai.

Về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường trong những năm gần đây được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp đến tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên và giáo viên tổ chức tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng qua các môn học chính khóa, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nên đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác giáo dục còn mang tính hình thức, chỉ chú trọng về mặt kiến thức khoa học, chưa quan tâm nhiều những kỹ năng cơ bản cần phải có của một học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lao động, kỷ năng tổ chức các hoạt động… . Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục kỹ năng sống cho các em. Vì vậy, nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp, đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn cho học sinh hiện nay.

2.2. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh THPT Ngô Gia Tự nói riêng , học sinh THPT nói chung

Hiện nay hầu hết mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Vì vậy các em được nuông chiều, hầu hết các công việc đơn giản trong gia đình đều được bố mẹ hoặc người nhà lo chu đáo. Chính vì thế các em ỷ lại, ít làm việc, ít lao động, chỉ chờ có sẵn. Trong học tập, các em chưa biết cách tổ chức học tập sao cho hiệu quả; khi tổ chức hoạt động lao động ở nhà trường các em lúng túng; khi xảy ra các tình huống các em xử lý cảm tính, dẫn đến mâu thuẫn, cao hơn xảy ra bạo lực học đường. Nhìn chung kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành

Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động NGLL nhằm nâng cao hiệu qủa giáo dục và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải tiến đó chỉ là bộ phận thiếu tính hệ thống và nhất là chưa khai thác hết tiềm năng của học sinh. Do đó vai trò chủ thể hoạt động của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt. Giáo viên thường lặp đi lặp lại một vài hình thức hoạt động đơn giản như: Sơ kết lớp, vui văn nghệ, tuyên dương khen thưởng học sinh.... Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động của học sinh.

Page 14: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

14

Không chỉ học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, trên toàn quốc do thiếu kĩ năng sống nên những hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng với những biểu hiện rất đa dạng khiến người lớn không khỏi giật mình: gặp người lớn,giáo viên không chào hỏi; học sinh tạt axít vào mặt thầy giáo... Tình trạng thai sản vị thành niên là một trong những lo ngại hiện nay. Theo báo cáo thống kê của Trung tâm Chăm sóc SKSS, năm 2013, tỷ lệ vị thành niên - thanh niên mang thai là 31,20%, tỷ lệ phá thai là 17,05%.Khi gặp mâu thuẫn, các em không chia sẻ được với bạn bè, thầy cô, người thân, với cha mẹ của mình. Một bộ phận giới trẻ tự tìm đến những phương tiện kết nối như Internet, trung tâm tư vấn. Tại một diễn đàn (không tiện dẫn đường link), học sinh còn nêu lên những biện pháp... tự tử êm ái. Có học sinh vì buồn chuyện không hòa nhập được ở môi trường mới tự lập topic: "Chán đời muốn chết" để tìm những lời khuyên... Kết quả, các em nhận được nhiều phản hồi, khuyên can tốt nhưng cũng nhận những phản hồi không kém phần tiêu cực.

Để hạn chế tình trạng tiêu cực ở lứa tuổi học sinh, thì thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng, bên cạnh những kiến thức học đường, cần nắm bắt được tâm tư, sự phát triền tâm sinh lý của mỗi cá nhân học sinh. Từ đó mới có thể giúp học sinh hiểu được ở lứa tuổi mình những điều mình nên làm, những điều mình không nên làm. Nắm bắt kịp thời những biểu hiện bất thường của các em, để nhà trường và gia đình thông tin cho nhau biết, có biện pháp ngăn chặn những hành vi nông nổi của các em. Ở lứa tuổi học trò, nhất là lứa tuổi dậy thì, học sinh cần phải hiểu rằng nhà trường, gia đình, bè bạn chính là chỗ mình có thể nương tựa, chia sẻ ở mọi nơi mọi lúc. Như vậy, suy nghĩ "muốn được giải thoát", "chán sống", "ghét tất cả"... không còn trong suy nghĩ của các em nữa.

Vấn đề giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè là nội dung được rất nhiều học sinh quan tâm. Tổng đài tư vấn 1900.58.58.89 đã chia sẻ và giải đáp một lượng lớn các thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Những vấn đề các em quan tâm là: Làm thế nào để hòa mình trong nhóm bạn; để cho bạn hiểu về mình hơn; cảm thấy bố mẹ, thầy cô không tin tưởng; cảm thấy hoang mang trước cuộc sống.Tuy nhiên không phải em nào cũng tìm đến tổng đài.Vì vậy nhà trường cần trang bị cho các em những kỹ năng sống nhất định để các em tự tin hơn trong cuộc sống.

* Nguyên nhân thực trạng

Nhà trường chú trọng chủ yếu dạy “chữ” chưa quan tâm đến dạy “người”.

Nuông chìu của bố mẹ, làm thay cho con cái.

Áp lực của công việc học tập quá nhiều.

Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức, nội dung giáo dục còn nghèo, hình thức chưa phong phú, chưa thật sự thu hút được học sinh.Vì thế cần có giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng KNS của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự

Để đánh giá về thực trạng KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đề tài đã tiến hành khảo sát 100 học sinh của trường THPT Ngô

Page 15: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

15

Gia Tự đầu năm học( tháng 9/ 2013). Nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề: nhận thức của học sinh về KNS; đánh giá thực trạng KNS của hoc sinh (phụ lục 1). Kết quả khảo sát như sau:

2.3.1. Nhận thức mức độ cần thiết của giáo dục kỹ năng sống

Bảng 1: Các mức độ cần thiết của kỹ năng sống

STT Mức độ của sự cần thiết Số lượng 100 Tỉ lệ

1 Rất cần 75 75%

2 Cần 22 22%

3 Có cũng được, không cũng được 3 3 %

4 Không cần thiết 0 0

Kết quả bảng 1 cho thấy đa số học sinh đều nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống đối với các em.

2.3.2. Đánh giá thực trạng KNS của học sinh

Bảng 2: Các kỹ năng em biết hoặc chưa biết(%)

TT Các kỹ năng Biết Chưa biết

1 Kỹ năng giao tiếp 95% 5%

2 Kỹ năng ra quyết định 47% 53%

3 Kỹ năng xác định giá trị 24% 76%

4 Kỹ năng nhận thức về bản thân 30% 70%

5 Kỹ năng hợp tác 70% 30%

6 Kỹ năng quản lý thời gian 60% 40%

7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 20% 80%

8 Kỹ năng xử lý tìm kiếm thông tin 78% 22%

9 Kỹ năng lắng nghe tích cực 60% 40%

10 Kỹ năng biểu hiện sự cảm thông 60% 40%

11 Kỹ năng kiên định 45% 55%

12 Kỹ năng đặt mục tiêu 55% 45%

13 Kỹ năng ứng phó tình huống căng thẳng 27% 73%

14 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 34% 66%

15 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 66% 34%

16 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 30% 70%

17 Kỹ năng tư duy phê phán 47% 53%

Page 16: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

16

Kết quả bảng 2 cho thấy kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,kỹ năng ứng phó tình huống căng thẳng, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng nhận thức về bản thân và đảm nhận trách nhiệm của các em còn hạn chế. Dựa vào kết quả khảo sát cũng như xem xét thực tế kỹ năng sống của các em học sinh trong trường , tôi tiếp tục điều tra nhận thức của các em về kỹ năng các em biết cao nhất( kỹ năng giao tiếp một nhu cầu hết sức quan trọng trong đời sống của các em) và một vài kỹ năng khác dưới góc độ nhà quản lý tôi thấy cần có biên pháp tác động

Bảng 3. Nhận thức của em về kỹ năng giao tiếp qua các cách ứng xử

STT Kỹ năng giao tiếp Số lượng Tỉ lệ

1 Ứng xử với đối tượng giao tiếp tôn trọng và ngang hàng

100 100%

2 Dùng lời nói và điệu bộ 100 100%

3 Nhìn thẳng vào mặt 51 51%

4 Nghe họ nói bằng cả trái tim và đôi tai 40 40%

5 Nói nhiều hơn nghe 50 50%

6 Ngắt lời khi họ đang nói 15 15%

7 Không chú ý lắng nghe 70 70%

8 Sử dụng từ ngữ chưa đúng mực khi giao tiếp.

20 20%

Kết quả bảng 3 cho thấy các cách ứng xử của các em khi thưc hiện kỹ năng giao tiếp còn hạn chế ở chỗ: không dám nhìn thẳng vào mặt đối tượng giao tiếp chứng tỏ các em thiếu tự tin. Đặc biệt những cách ứng xử nói nhiều hơn nghe, ngắt lời khi người khác nói hay chưa chú ý lắng nghe người khác nói, chưa đặt trái tim mình vào nội dung giao tiếp dễ tạo sự khó chịu, mất lịch sự, thiếu thiện cảm trong giao tiếp.

Bảng 4: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân

Không biết Biết không rõ Biết rõ STT Các khía cạnh tích cực

SL TL% SL TL% SL TL%

1 Biết những điều mình thích 30 30% 70 70%

2 Biết những điều mình không thích 42 42% 58 58%

3 Biết điểm mạnh của bản thân 5 5% 32 32% 53 53%

4 Biết điểm yếu của bản thân 5 5% 7 7% 88 88%

5 Biết điều mong muốn của mình 10 10% 90 90%

6 Biết lí do chi phối hành động 30 30% 35 35% 35 35%

7 Biết được yêu cầu của xã hội 15 15% 53 53% 32 32%

Page 17: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

17

Kết quả bảng 4a cho thấy các em chưa nhận thức hoàn hảo về bản thân mình.

Bảng 5: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

(Lựa chọn hành động giải quyết khi gặp mâu thuẫn)

STT Lựa chọn cách hành động SL Tỉ lệ

1 Cãi nhau và đánh nhau 15 15%

2 Cãi nhau, không nhìn mặt nhau 32 32%

3 Trút giận sang người khác 3 3%

4 Nói chuyện để hiểu và thông cảm với nhau 50 50%

5 Lầm lì, không nói 67 67%

6 Bỏ đi để tránh đụng độ 55 55%

7 Kìm nén bực tức của bản thân 50 50%

8 Tìm hiểu nguyên nhân 45 45%

9 Lắng nghe giải thích của người kia 53 53%

10 Sau vài ngày rồi mới giải quyết mâu thuẫn 67 67%

Kết quả bảng 5 cho thấy các em có nhiều cách lựa chọn hành động khi giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên những cách chọn cãi nhau và đánh nhau hoặc cãi nhau không nhìn mặt nhau tuy tỉ lệ ít nhưng hậu quả cách giải quyết đó thật khó lường dễ gây tổn thương thể xác, gây bạo lực học đường, tổn thương quan hệ bạn bè.

Bảng 6: Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

Hãy xác định cách mà em thường thể hiện khi gặp căng thẳng.

STT Cách thể hiện Số lượng Tỉ lệ

1 Khóc 56 56%

2 Tâm sự với bạn thân 67 67%

3 Cố găng giải thích 23 23%

4 Uống rượu 45 45%

5 Hút thuốc lá 53 53%

6 Bỏ đi khỏi nhà 24 24%

7 Nhờ thầy cô giúp đỡ 15 15%

8 Đập phá đồ đạc 22 22%

9 Tự hành hạ mình 43 43%

Page 18: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

18

10 Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân 17 17%

11 Tìm kiếm sự giúp đỡ qua dịch vụ tham vấn, tư vấn

11 11%

Kết quả bảng 6 cho thấy số lượng các em lựa chọn cách thể hiện khá tiêu cực khá lớn. Hầu như các em ít tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô và người thân. Điều đó cho thấy các em chưa tìm được điểm tựa tinh thần cho mình khi gặp tình huống căng thẳng.

Đánh giá chung

Học sinh đã nhận thức được những khía cạnh của kỹ năng sống. Tuy nhiên, một số kỹ năng rất quan trọng đối với lứa tuổi học sinh chưa được đề cao như kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.Vì vậy cần có biện pháp hữu hiệu tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL thực sự là yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông để giáo dục kỹ năng sống cho các em ngày càng tốt hơn.

Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được tốt hơn trong những năm qua, đặc biệt năm học 2013-2014, chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Ngô Gia Tự - Cam Ranh - Khánh Hòa. Qua tổ chức các biện pháp này giúp các em có thêm kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ bản thân, giải quyết được những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Từ đó, các em vững tin hơn lời nói đến hành động và có trách nhiệm đối với việc làm của mình trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày. Có được cái nhìn tốt hơn về cuộc sống hiện nay, có ý chí chí, mục tiêu, lý tưởng phấn đấu xứng đáng là người thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với mục đích “Nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Ngô Gia Tự - Cam Ranh - Khánh Hòa”. Tôi nghĩ rằng những biện pháp chúng tôi trình bày sau đây là những kinh nghiệm nhỏ phù hợp việc giáo dục kỹ năng học sinh ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng, ở các trường THPT nói chung.

Page 19: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

19

CHƯƠNG 3

MỘT SÓ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức hoạt động NGLL của trường THPT Ngô Gia Tự trong những năm qua đặc biệt năm học 2013-2014, tôi trình bày một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh trường chúng tôi thông quan hoạt động giáo dục NGLL dưới đây:

3.1. Biện pháp 1: Đổi mới quan niệm về giáo dục KNS; nâng cao nhận thức về quan điểm tích hợp trong giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động NGLL

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường xác định giáo dục KNS cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường. Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL.Giao trách nhiệm cho Tổ Ngữ văn phối hợp Đoàn trường và các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạchHĐNGLL( phụ lục 3).

Nhà trường đặt ra yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi sự đổi mới đa dạng về nội dung, hình thức cũng như sự kết hơp hài hòa giữa hoạt động NGLL với giáo dục KNS. Gắn giáo dục kĩ năng sống trong sự kết hợp với giáo dục đạo đức, trí tuệ, văn hoá để tạo nên chất lượng mới của con người - đây là cơ sở quan trọng để tăng cường giáo dục nhận thức về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các buổi họp, sinh hoat để tìm tiếng nói chung trong công tác quản lý, tổ chức, điều hành mọi hoạt động.

3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các hình thức HĐGDNGLL, khắc phục tính chất đơn điệu,lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện điều đó cần:

*) Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL, tạo điều kiện thiết kế các chủ đề giáo dục KNS để tích hợp vào các hoạt động này.

Đổi mới các hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL bao hàm việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT. Các dạng hoạt động chính làm cơ sở để thiết kế các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chủ đề của chương trình giáo dục NGLL là: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động tập thể được chúng tôi tổ chức dưới dạng sân chơi: chiếc nón kỳ diệu, Olympia, nữ sinh thanh lịch, hành trình văn hoá, nhịp nối trái tim, cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, tham quan các cơ sở sản xuất, tham gia các cuộc thi tìm hiểu, viết thư, các dạng câu lạc bộ bộ môn, tổ chức hoạt động tập thể để giáo dục truyền thống...Các dạng hoạt động này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn như: hội khoẻ phù đổng (trong phạm vi trường), hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ

Page 20: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

20

hay sân chơi trí tuệ, song cũng có thể lồng ghép trong một dạng hoạt động chủ đạo (phụ lục 5).

*) Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các dạng hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL

- Thiết kế hình thức tổ chức các ngày kỉ niệm trong năm

Các ngày kỷ niệm trong năm là dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo biên chế năm học. Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như: 3/2; 8/3; 26/3; 30/4; 1/5; 19/5; 27/7; 20/11; 1/12; 22/12. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, việc tổ chức các hoạt động này chúng tôi áp dụng các biện pháp và hình thức tổ chức linh hoạt khác nhau.

-Kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2

Hình thức 1:

+/Trong giờ chào cờ đầu tuần, chi bộ mời người nói chuyện cho học sinh về vai trò Đảng cộng sản Việt nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.

+/Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.

Hình thức 2:

+/Chung kết cuộc thi hùng biện “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”.

+/Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.

-Kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3

Hình thức 1:

+/Ban nữ công nói chuyện về chủ đề: lịch sử ngày 8/3, truyền thống anh

hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam.

+/Hội thi “Đôi tay khéo léo” dành cho nam học sinh. Đây là cuộc thi về ứng xử trong gia đình và kỹ năng nấu ăn.

Hình thức 2:

+/Toạ đàm về “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” trong cuộc sống hiện đại.

+/Tổ chức thi cắm hoa, thiết kế thời trang học sinh...

-Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3

Hình thức 1: Hội trại: Tổ chức cho các chi đoàn học sinh cắm trại với các hoạt động phong phú như: hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ; khai

thác các trò chơi dân gian theo nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Hình thức 2:

+/Hội thi học sinh thanh lịch.

Page 21: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

21

+/Học sinh đi tham quan cơ sở đoàn làm kinh tế giỏi.

-Kỉ niệm ngày giải phóng Miền nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5

Hình thức 1: Cho học sinh tham quan các đơn vị quân đội, cuối buổi tham quan các em viết thu hoạch.

Hình thức 2:

+/ Toạ đàm “Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.

+/Nói chuyện về ý nghĩa chiến thắng 30/4.

+/Tìm hiểu công lao của Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5

Hình thức 1:

+/Thi kể chuyện theo sách về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.

+/Tổ chức hội diễn văn nghệ với chủ đề “Những bài ca dâng Bác”.

Hình thức 2:

Tổ chức nói chuyện trong giờ chào cờ đầu tuần về tư tưởng Hồ Chí Minh với thanh niên, những lời Bác dạy thanh niên.

Hình thức 3:

Tổ chức báo công dâng Bác tại các địa danh lịch sử tưởng niệm Bác Hồ.

-Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Hình thức 1:

+/Mít tinh kỷ niệm 20/11.

+/Các lớp thi viết báo tường, nội san với chủ đề “Thầy cô và mái trường”.

+/Đêm thơ nhạc với chủ đề “Thầy cô và mái trường”.

Hình thức 2:

+/Mít tinh kỷ niệm 20/11; Tuyên dương khen thưởng.

+/Văn nghệ chào mừng.

+/Các lớp thi viết báo tường, nội san với chủ đề “Thầy cô và mái trường”.

+/Giao lưu với học sinh cũ về kỷ niệm, truyền thống của nhà trường, trao đổi với học sinh về phương pháp học tập.

- Hưởng ứng ngày phòng chống HIV - AIDS 1/12

Hình thức 1:

Chiếc nón kỳ diệu: thi giải ô chữ với chủ đề “Ma tuý - HIV/AIDS thảm hoạ của loài người”.

Hình thức 2:

Page 22: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

22

+/Cuộc thi “HIV/AIDS và thái độ của chúng ta” giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước căn bệnh thế kỷ.

+/Hái hoa dân chủ.

-Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.

Hình thức 1:

+/Thi đua giữ gìn kỷ luật, hành quân bằng điểm số “Noi gương anh bộ đội cụ Hồ”.

+/Mời thầy cô đã ở trong quân ngũ nói chuyện.

Hình thức 2: Mít tinh kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.

Hình thức 3: Tuyên truyền ca khúc cách mạng với chủ đề truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.

Hình thức 4: Tham quan Vùng 4 Hải quân, học sinh nghe nói chuyện truyền thống, chương trình “Chúng em tập làm chiến sỹ”

*) Thiết kế hình thức tổ chức diễn đàn thanh niên, nói chuyện thời sự

Việc tổ chức diễn đàn và nói chuyện thời sự gắn với các chủ đề của chương trình hoạt động giáo dục NGLL. Trong một năm học, chương trình hoạt động giáo dục NGLL của một khối lớp ở trườngTHPT Ngô Gia Tự thường tổ chức 3 đến 4 diễn đàn thanh niên hoặc tổ chức nói chuyện thời sự theo chủ đề. Các hình thức tổ chức diễn đàn được thiết kế linh hoạt nhằm tránh nhàm chán cho học sinh. Chúng tôi thay đổi người dẫn chương trình hoặc người chủ trì của diễn đàn: diễn đàn này là giáo viên, ở diễn đàn khác là học sinh, diễn đàn sau nữa có thể mời người ngoài trường( vừa qua chúng tôi mời bác sỹ Bệnh viện Cam Ranh tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên …)

*) Thiết kế hình thức tổ chức các cuộc thi

Căn cứ vào chương trình hoạt động giáo dục NGLL của khối lớp để thiết kế các cuộc thi. Các cuộc thi này được thực hiện theo các hình thức khác nhau. Chẳng hạn:

Thi biểu diễn các ca khúc cách mạng để thực hiện chủ đề giáo dục tình yêu quê hương đất nước; Thi viết, thi sáng tác để thực hiện chủ đề giáo dục pháp luật và giáo dục môi trường. Các cuộc thi này có thể do nhà trường tổ chức hoặc nhà trường triển khai cuộc thi do các cơ quan đơn vị cấp trên tổ chức.

Giáo dục cho học sinh ý thức pháp luật, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật là một vấn đề rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật cho học sinh nên ngoài chương trình chính khoá trong môn giáo dục công dân lớp 12 bậc học trụng học phổ thông, Tỉnh Đoàn thường xuyên phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật như tìm hiểu bộ luật Hình sự sửa đổi, tìm hiểu bộ luật lao động, tìm hiểu luật phòng chống ma tuý, luật thuế... Để các cuộc thi do Tỉnh Đoàn phát động đạt chất lượng cao, Đoàn trường giao cho các chi đoàn tổ chức thảo luận nội dung cuộc thi rồi mới viết bài để bài viết của các chi đoàn mới chất lượng cao, có tác dụng giáo dục thiết thực.

Page 23: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

23

Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của loài người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hoạt động bảo vệ môi trường được chúng tôi tiến hành dưới các hình thức: thi đua giữ vệ sinh trường lớp; phân chia khu vực tự quản vệ sinh cho từng lớp; tham gia tổng vệ sinh trường học và nơi cư trú; gắn biển công trình chăm sóc cây xanh của các chi đoàn; đầu xuân Đoàn trường tổ chức cuộc thi “Sắc xuân” các chi đoàn mang đến hội thi các chậu cây cảnh do chi đoàn mình chăm sóc trong suốt năm học; tổ chức trình diễn thời trang với chủ đề môi trường; hình thức thi viết, thi vẽ tranh với chủ đề môi trường; ngày chủ nhật xanh,học sinhtình nguyện lao động vệ sinh môi trường nhằm hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”.

*) Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động cắm trại, tham quan du lịch

Hoạt động cắm trại chúng tôi tổ chức mỗi năm một lần, đây là một hoạt động được học sinh và phụ huynh rất hoan nghênh. Trong hội trại có rất nhiều hoạt động bổ ích: chương trình “nối nhịp trái tim”, chương trình “sân chơi âm nhạc”, chương trình thể thao, thi nấu cơm, hát dân ca dân vũ, chương trình lửa trại, múa sạp... Qua hội trại các em vừa được vui chơi, vừa có cơ hội thể hiện năng khiếu, phát huy được tính năng động, sáng tạo của bản thân và trí tuệ tập thể, tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các bạn trong lớp, các bạn khác lớp được thể hiện rất rõ qua các hoạt động chung.

Chúng tôi tổ chức cho học sinh tham quan Hòn Ngọc Việt Nha Trang, thăm Vùng 4 Hải Quân, học làm chiến sĩ. Qua hoạt động, học sinh rèn được tính kỷ luật, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động, cách làm việc độc lập, cách làm việc theo nhóm. Đặc biệt qua hoạt động tham quan du lịch những kiến thức các em được học ở trường trong giờ chính khoá được khắc sâu, củng cố và mở rộng, ngoài ra các em còn thu lượm được các kiến thức xã hội, ý thức chủ quyền biển đảo, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, kinh nghiệm sống, kỹ năng ứng xử trong các tình huống phát sinh, vốn ngoại ngữ của các em được phát huy.

*) Thiết kế hình thức tổ chức câu lạc bộ bộ môn, sân chơi trí tuệ

Các tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch tổng thể của trường, xây dựng kế hoạch hoạt động các câu lạc bộ của bộ môn ngay từ đầu năm cho các khối lớp. Chẳng hạn qua câu lạc bộ “Nhà ảo thuật tài ba” học sinh được hướng dẫn làm các thí nghiệm hoá học và phát triển khả năng tư duy, củng cố kiến thức.

Đặc biệt chúng tôi quan tâm tổ chức các câu lạc bộ theo môn học:

+ Môn Toán: Sinh hoạt dưới hình thức báo dán và ra nội san theo tháng, đề cập chủ yếu đến phương pháp học bộ môn, các bài toán tiêu biểu - các cách giải hay, hai tháng tổng kết một lần, khen thưởng các cá nhân xuất sắc.

+ Môn Vật lý: Sử dụng máy chiếu projector làm các thí nghiệm ảo, giải thích các hiện tượng vật lý qua mô hình, chế tạo máy đơn giản.

+ Môn Sinh: Hàng tháng đưa chủ đề để học sinh nghiên cứu rồi tổ chức thảo luận như: hãy sống tiết kiệm vì một môi trường bền vững.

Page 24: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

24

+ Môn Ngữ văn: tổ chức câu lạc bộ thơ nhạc, chiếu phim minh hoạ các tác phẩm văn học trong chương trình chính khoá.

+ Môn Sử: Xem phim về các tư liệu lịch sử, văn hoá; về cuộc đời hoạt động của Bác; tổ chức các sân chơi “Hành trình văn hoá” liên quan đến kiến thức bộ môn.

3.3. Biện pháp 3: Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động thưc hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT

Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt động để thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL về bản chất là tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh THPT (phụ lục 2)

Luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh trung học phổ thông, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi học sinh THPT như: hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí.

Việc thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT được thực hiện qua các bước sau:

- Phân tích chương trình hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPt để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục KNS.

- Căn cứ vào phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL của từng khối lớp, người thiết kế phân tích các nội dung và hình thức hoạt động của từng chủ đề thuộc chương trình để xác định có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục KNS nào làm cơ sở cho việc tích hợp vào nội dung hình thức hoạt động của chủ đề hoạt động giáo dục NGLL đó (Phụ lục 2 bảng 1).

Căn cứ vào nội dung và các hoạt động để thực hiện chủ đề trong phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL, chúng tôi xác định các nội dung và hoạt động nào có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục kĩ năng sống tương ứng. Chủ đề giáo dục KNS phục vụ mục tiêu của giáo dục KNS, vì thế, phải có sự phân tích khoa học và lôgic để tìm ra các nội dung và hoạt động của hoạt động giáo dục NGLL phù hợp để thiết kế các chủ đề này. Cũng cần lưu ý rằng, có sự trùng lặp về các nội dung và hoạt động để thực hiện các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL. Vì thế không nhất thiết phải thiết kế chủ đề giáo dục KNS với tất cả các nội dung và hoạt động này. Từ bảng 1 nêu trên, qua phân tích sẽ tìm được các nội dung và hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL (Phụ lục 2 bảng 2).

Sau khi đã xác định được các KNS có thể được tích hợp trong nội dung, hoạt động để thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL, bước tiếp theo là thiết kế chủ đề để giáo dục kĩ năng đó cho học sinh. Nội dung thiết kế chủ đề giáo dục

Page 25: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

25

KNS để tích hợp vào nội dung hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL là:

- Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục KNS.

- Xác định thông điệp chính của chủ đề.

- Xác định các tài liệu và phương tiện cần thực hiện.

- Hướng dẫn tổ chức hoạt động thực hiện chủ đề.

3.4. Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp HĐGDNGLL hướng vào việc phát triển tính chủ động, tính tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả của các em.

Đó là khả năng tự quản HĐGDNGLL của học sinh. Tự quản HĐGĐNGLL tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể. Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HDGDNGLL phải kiên quyết khắc phục tính áp đặt, bao biện, làm thay học sinh.

Cụ thể là: Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành. Phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh, phát huy yếu tố cá nhân như: năng lực, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh trong giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để tạo được hứng thu cho học sinh, chúng tôi xây dựng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp đặc điểm học sinh trung học, cập nhật thông tin, kiến thức phong phú có cả kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức xã hội, có cả yếu tố hài ước. Hình thức tổ chức phong phú đa dạng hấp dẫn: chẳng hạn hình thức sinh hoạt lớp không chỉ đơn điệu, việc kiểm điểm trong tuần, phê bình nhắc nhở hay động viên khen thưởng mà nội dung cần bao hàm công tác giáo dục tư tưởng theo chủ đề của tháng với các nội dung thiết thực.

Để giáo dục truyền thống của nhà trường, lực lượng tổ chức nêu những tấm gương học tập rèn luyện của học trò đã ra trường, cũng có thể tổ chức dưới dạng hái hoa dân chủ, trả lời các câu hỏi về thành tích của trường, thành tích của các anh chị có tên tuổi, yêu cầu học sinh phải tìm cách thức trả lời để đạt mục tiêu lớp đề ra, trường giao.

Các giờ sinh hoạt thảo luận về biện pháp để đạt được mục tiêu và trách nhiệm của mỗi người. Giờ chào cờ cũng vậy nội dung chúng tôi giao cho từng lớp thực hiện, đặt yêu cầu cụ thể, phân công giáo viên duyệt kịch bản cho các lớp hoặc Hiệu trưởng nói chuyện theo chuyên đề, tổ chức đối thoại trực tiếp với học sinh Các buổi chào cờ chuẩn bị nội dung chu đáo, phù hợp với đặc điểm học sinh sẽ có tác dụng rất lớn, để lại ấn tượng sâu sắc trong học sinh có tác dụng giáo dục đạo đức, đồng thời mở mang kiến thức.

Chẳng hạn hoạt động phòng chống HIV/AIDS trước đây nội dung thường hướng tới tác hại của ma tuý, hậu quả của người nhiễm HIV/AIDS, nay nội dung cần

Page 26: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

26

phải được bổ sung chống kỳ thị, giúp đỡ, nâng đỡ người nhiễm HIV/AIDS sống hòa nhập cộng đồng và tiếp tục cống hiến.

Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, chú ý khơi dậy được tiềm năng của từng học sinh, từng khối lớp, phát huy năng lực sẵn có, giúp các em được phát triển. Nhiều em học sinh giờ học trên lớp là những học sinh bình thường, không nổi trội song qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã bộc lộ được năng khiếu, do đó chúng tôi kịp thời nắm bắt, phát hiện, tư vấn bồi dưỡng để năng khiếu ấy được phát triển.

Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chúng tôi còn giao nhiệm vụ thiết kế, trang trí các câu lạc bộ, sân chơi cho học sinh có năng khiếu hội hoạ. Vì được tin tưởng giao nhiệm vụ, các em rất vui, tự hào nên chủ động, tích cực sáng tạo để hoàn thành công việc qua đó phát triển năng khiếu của mình, đó là cơ sở chúng tôi định hướng việc lựa chọn nghề của các em trong tương lai như: kiến trúc, mỹ thuật,...

Trong quá trình tổ chức thông qua hoạt động tập thể, chúng tôi giao việc cho học sinh cá biệt, dùng “độc trị độc” đối với một số học sinh còn ham chơi, nghịch ngợm, cho các em đóng tiểu phẩm phòng chống ma tuý, nhập vai các nhân vật… Từ đó, các em tự tin, tự giác hoàn thành công việc, tự giáo dục bản thân, đặc biệt cho các em biểu diễn ở tập thể trường, có thể cho diễn ở địa phương. Việc làm đó giúp các em sẽ hiểu hơn giá trị sống, giá trị bản thân, hứng thú và tự tu dưỡng bản than, không phạm lỗi lầm, tránh xa các tệ nạn,.

Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt động. Muốn vậy, khi thiết kế giáo án, giáo viên cần chú ý lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò cố vấn. (Phụ lục 5: Một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT)

3.5. Biện pháp 5: Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục KNS và tổ chức hoạt động giáo dục NGLL trong trường trung học phổ thông

Vốn nhân lực là yếu tố thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng đội ngũ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng. Với đặc trưng riêng, người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh cần có một số phẩm chất sẵn có thuộc về năng khiếu bẩm sinh. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn người có đủ phẩm chất tối thiểu để phụ trách mảng hoạt động này của trường. Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở cấp trường hay ở lớp, người đó có thể là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm hoặc học sinh đều cần có một số tiêu chuẩn sau:

- Năng lực tổ chức.

- Hình thức khá.

- Khả năng diễn đạt tốt.

- Yêu thích hoạt động.

- Tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung, dễ gần.

Page 27: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

27

- Thói quen làm việc trách nhiệm.

- Có sức khoẻ.

- Tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới.

- Sáng tạo và đổi mới.

Trong năm học 2013-2014, Hiêu trưởng giao trách nhiệm cho Phó Hiệu trưởng phụ trách NGLL. Giao công việc cho Đoàn Thanh niên, Tổ Ngữ văn phối hợp với các GVCN, các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động hàng tháng, hàng tuần.

Ngoài ra để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho công việc, Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đồng thời cử cán bộ cốt cán tham gia tập huấn chường trình giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mua tài liệu băng hình của Phù Sa Đỏ để giáo dục KNS dưới cờ cũng như sinh hoạt tập thể.

Về hình thức tổ chức tập huấn, lãnh đạo nhà trường chọn người có năng lực phổ biến cho các giáo viên, học sinh có tiềm năng, sau đó giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, đoàn lại tiếp tục nhân lên cho các học sinh khác.

Để tạo động lực làm việc cho đội ngũ này, ngoài phân công công việc cụ thể giao trách nhiệm, động viên, khen thưởng kịp thời đối với họ. Trong năm học này, nhà trường chi hỗ trợ 50.000 đồng/ giáo viên/ 1 tiết, chi trang trí, tổ chức, khen thưởng để nâng cao trách nhiệm và sự nhiệt tình của giáo viên và học sinh tham gia giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3.6. Biện pháp 6: Các biện pháp hỗ trợ khác

Đổi mới phương pháp tổ chức HDGDNGLL chúng tôi còn tăng cường vận dụng thiết bị và phương tiện dạy học các môn học. Trong điều kiện hiện nay, việc huy động sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học của một số môn vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cách làm thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt. Những phương tiện dạy học của các môn học được dùng cho HĐGĐNGLL có thể là: bản đồ giáo khoa, tranh ảnh, băng hình, sơ đồ biểu bảng. Các phương tiện và thiết bị dạy học có sẵn ở trường hoặc do giáo viên làm, hoặc học sinh sưu tầm cũng được sử dụng phát huy hiệu quả tôí đa.

Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL. Khi đánh giá so sánh mục tiêu, đối chiếu với mục tiêu để xem xét mức độ hoạt động của học sinh. Bởi vì đánh giá là hình thức giúp học sinh tự nhìn nhận những tiến bộ cũng như những tồn tại cần khắc phục trong quá trình tham gia và điều khiển hoạt động. Đánh giá hoạt động chúng tôi thường quan tâm đến kỹ năng và hành vi, coi đó là yêu cầu cơ bản cần đạt được trong hoạt động. Không chỉ thày đánh giá trò, học sinh được chủ động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Page 28: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

28

Phải kết hợp tốt giáo dục kĩ năng sống trong mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội. Phải coi việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục nhân cách là sự nghiệp, công việc của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân.

Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài trường. Trong năm qua chúng tôi đã huy động cơ sở vật chất phục vụ HĐNGLL từ phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, cựu học sinh, các đơn vị quân đội. Sự ủng hộ vật chất và tinh thần góp phần hoạt động mang lại hiệu quả cao.

Các biện pháp trên không đứng riêng lẻ, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc vận dụng linh hoạt các biện pháp giúp hoạt động NGLL, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất khả thi.

Page 29: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

29

Chương 4

KẾT QUẢ

Sau đây là những kết quả chúng tôi dành được nhờ vận dụng các biện pháp đã nêu trên, số liệu được thể hiện qua phiếu thăm dò 100 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự lần 2 tháng 4/2014 (Phụ lục 1)

4.1. So sánh kết quả thăm dò lần 2 với kết quả thăm dò lần 1

Bảng 3. Nhận thức của em về kỹ năng giao tiếp qua các cách ứng xử

STT Kỹ năng giao tiếp Lần 1

(TRƯỚC TĐ)

Lần 2

(SAU TĐ)

1 Ứng xử với đối tượng giao tiếp tôn trọng và ngang hàng

100% 100%

2 Dùng lời nói và điệu bộ 100% 100%

3 Nhìn thẳng vào mặt 51% 81%

4 Nghe họ nói bằng cả trái tim và đôi tai

40% 88%

5 Nói nhiều hơn nghe 50% 70%

6 Ngắt lời khi họ đang nói 15% 2%

7 Không chú ý lắng nghe 70% 0

8 Sử dụng từ ngữ chưa đúng mực khi giao tiếp.

20% 5%

Kết quả bảng 3 cho thấy nếu như trước đây khi thực hiện kỹ năng giao tiếp các em còn hạn chế ở chỗ: không dám nhìn thẳng vào mặt đối tượng giao tiếp, nói nhiều hơn nghe, ngắt lời khi người khác nói hay chưa chú ý lắng nghe người khác nói, chưa đặt trái tim mình vào nội dung giao tiếp thì nay những kĩ năng đó đã thay đổi theo chiều hướng tích cực thể hiện qua biểu đồ 1

Page 30: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

30

Biểu đồ 1: Nhận thức của em về kỹ năng giao tiếp qua các cách ứng xử

Qua biểu đồ ta nhận thấy rõ hơn sự chuyển biến của học sinh về kỹ năng giao tiếp thông qua các cách ứng xử: các em tự tin hơn trong giao tiếp, dám nhìn thẳng vào mặt người giao tiếp với mình; không mất lịch sự ngắt lời khi nghe người khác nói; tập trung vào cuộc trò chuyện bằng trái tim và lý trí của mình; chú ý ngôn ngữ giao tiếp có văn hóa… Điều đó khẳng định nhờ giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động NGLL các em tự tin hơn, hiểu hơn giá trị sống, giao tiếp lịch sự, tạo sự thiện cảm cho người nghe.

Bảng 4: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân

Không biết Biết không

rõ Biết rõ

STT Các khía cạnh tích cực Lần 1

Lần 2 Lần 1 Lần 2

Lần 1

Lần 2

1 Biết những điều mình thích 30% 15% 70% 85%

2 Biết những điều mình không thích

42% 22% 58% 78%

3 Biết điểm mạnh của bản thân 5% 2% 32% 12% 53% 76%

4 Biết điểm yếu của bản thân 5% 2% 7% 2% 88% 96%

5 Biết điều mong muốn của mình 10% 5% 90% 95%

6 Biết lí do chi phối hành động 30% 5% 35% 25% 35% 70%

7 Biết được yêu cầu của xã hội 15% 7% 53% 23% 32% 70%

Page 31: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

31

Kết quả bảng 4 cho thấy các em đã nhận thức khá hoàn hảo về bản thân mình nhờ giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động NGLL. Điều đó thể hiện rõ hơn qua biểu đồ:

Biểu đồ 2: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân (không biết)

Biểu đồ 3: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân (biết không rõ)

Page 32: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

32

Biểu đồ 4: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân (biết rõ)

Nhìn vào biểu đồ 2,3,4 cho thấy được sự nhận thức về bản than của các em tiến bộ rõ. Rõ nhất là các em biết được lý do chi phối hành động của mình; biết được yêu cầu của xã hội…. để từ đó hạn chế được những tác động ngoại cảnh, biết làm chủ bản thân trong mọi tình huống; tự điều chỉnh hành động của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Điều đó khẳng định, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp các em hiểu được mình là ai? mình là người như thế nào? điểm mạnh? điểm yếu? của bản thân; biết được điều mình muốn, không muốn, thích hay không thích…từ đó biết mình phải làm gì? sống như thế nào? để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bảng 5: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

(Lựa chọn hành động giải quyết khi gặp mâu thuẫn)

STT Lựa chọn cách hành động

Lần 1

(TRƯỚC TĐ)

Lần 2

(SAU TĐ)

1 Cãi nhau và đánh nhau 15% 0%

2 Cãi nhau, không nhìn mặt nhau 32% 2%

3 Trút giận sang người khác 3% 1%

4 Nói chuyện để hiểu và thông cảm với nhau

50% 88%

5 Lầm lì, không nói 67% 10%

6 Bỏ đi để tránh đụng độ 55% 5%

7 Kìm nén bực tức của bản thân 50% 20%

8 Tìm hiểu nguyên nhân 45% 75%

Page 33: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

33

9 Lắng nghe giải thích của người kia 53% 83%

10 Sau vài ngày rồi mới giải quyết mâu thuẫn

67% 17%

Kết quả bảng 5 cho thấy các em có nhiều cách lựa chọn hành động khi giải quyết mâu thuẫn. Các cách lựa chọn nghiêng về giải pháp tích cực chiếm tỷ lệ lớn. Điều đó khẳng định giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động NGLL giúp học sinh giải quyết mâu thuẫn tốt, tránh được tổn thương thể xác, tâm hồn, tránh được bạo lực học đường, xây dựng quan hệ bạn bè thân thiện. Kết quả thể hiện rõ hơn qua biểu đồ:

Biểu đồ 5: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Qua biểu đồ 5 cho thấy, nhờ tự nhận thức về mình học sinh có sự lựa chọn hành động khi giải quyết mâu thuẩn tốt hơn. Các em biết tránh xa bạo lực (không đánh nhau), biết tế nhị trong cư xử, ứng xử (không cãi nhau, không nhìn mặt nhau). Cao hơn thế các em tìm được các giải quyết mâu thuẫn tích cực, sẵn sàng chia sẻ, không kìm nén hay im lặng, biết tìm hiểu nguyên nhân, biết lắng nghe lời giải thích để hiểu rõ vấn đề…. Có thể nói, nhờ giáo dục kỹ năng sống các em đã chủ động, tích cực xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ, ứng xử tốt.

Page 34: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

34

Bảng 6: Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

Hãy xác định cách mà em thường thể hiện khi gặp căng thẳng:

STT Cách thể hiện Lần 1 Lần 2

1 Khóc 56% 5%

2 Tâm sự với bạn thân 67% 87%

3 Cố găng giải thích 23% 50%

4 Uống rượu 45% 0%

5 Hút thuốc lá 53% 3%

6 Bỏ đi khỏi nhà 24% 2%

7 Nhờ thầy cô giúp đỡ 15% 85%

8 Đập phá đồ đạc 22% 0%

9 Tự hành hạ mình 43% 7%

10 Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân 17% 87%

11 Tìm kiếm sự giúp đỡ qua dịch vụ tham vấn, tư vấn

11% 41%

Từ kết quả bảng 6, so với trước tác động thấy được sự khác biệt qua biểu đồ sau:

Page 35: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

35

Biểu đồ 6: Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

Biểu đồ 6 khẳng định, khi gặp tình huống căng thẳng học sinh không còn lúng túng, bị động mà chủ động. Nói cách khác, các em biết làm chủ tình huống. Cụ thể: biết tâm sự với bạn, thầy cô, người thân để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Các em tìm đến thầy cô thông qua Phòng tư vấn tâm lý học đường của trường, các dịch vụ tư vấn gián tiếp để dễ tâm tình, gỡ rối. Đặc biệt, các em đã tránh xa các phản ứng tiêu cực như: uống rượu, hút thuốc, bỏ đi khỏi nhà … Điều đó khẳng định tác dụng kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động NGLL mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là con đường giáo dục nhẹ nhàng, thân thiện, tích cực, rất khả thi…

4.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1 năm học 2012-2013 và học kì 1 năm học 2013-2014 (phụ lục 4)

Kết quả hạnh kiểm học kỳ I năm học 2012-2013 và học kỳ I năm học 2013-2014 thể hiện rõ qua sơ đồ so sánh sau:

Page 36: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

36

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, hạnh kiểm học kì 1 năm 2013-2014 cao hơn học kì 1 năm học 2012-2013: tỉ lệ hạnh kiểm tốt tăng, hạnh kiểm trung bình và yếu giảm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động NGLL có tác động lớn đến giáo dục đạo đức học sinh.

Từ mục 4.1 và 4.2 ta khẳng định rằng việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động NGLL tạo những chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ cũng như hành động của học sinh. Đây là con đường giáo dục tích cực, hiệu quả, đáp ứng chủ trương đường lối sáng suốt của Đảng, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục học sinh trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 37: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

37

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Kĩ năng sống là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. Kĩ năng sống là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục trung học.

Giáo dục kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chiếm vị trí quan trọng. Những kết quả được hình thành ở học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giơ lên lớp bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kết đọng lại là ở kĩ năng sống ở lứa tuổi thanh niên có tác dụng làm nền tảng quan trọng để các em gia nhập vào đời sống xã hội một cách chắc chắn.

Kết quả của đề tài đã xác định các kĩ năng sống để hình thành cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là các kĩ năng cơ bản như xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực… Kết quả của việc hình thành các kĩ năng này là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, giúp các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn được tôi luyện những kỹ năng sống qua đó tạo cho các em vốn kiến thức, kỹ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời.Tạo một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để các em sống, cống hiến cho xã hội.

Muốn giáo dục KNS cho học sinh thông qua HĐNGLL, cần có nhiều biện pháp đổi mới, vận dụng sáng tạo và linh hoạ. Những biện pháp mà đề tài này nêu ra hy vọng góp một tiếng nói hữu ích cho người làm công tác giáo dục. Tuy nhiên vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài hoàn chỉnh hơn.

II.Kiến nghị

1. Về phía nhà trường

Theo phương châm giáo dục hiện nay là: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" nhà trường cần có nhiều giái pháp tích cực trong hoạt động NGLL để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trong trường, Hiệu trưởng phải là người hiểu rõ tầm quan trọng của sự nghiệp trồng người nên cần có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao, kiểm tra đánh giá khách quan; huy động nguồn lực tối đa, động viên khích lệ, khen thưởng kịp thời tập thể cá nhân trong hoạt động NGLL. Hiệu trưởng cần gần gũi học sinh, nói cho học sinh

Page 38: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

38

hiểu; tôn trọng, kiên nhẫn, tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt, bày tỏ thoải mái để các em có cơ hội bày tỏ chính kiến, suy nghĩ, cảm xúc, giúp các em phát triển nhân cách toàn diện.

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh luôn được xem là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên việc rèn luyện cho các em học sinh vẫn còn thiếu những biện pháp cụ thể. Để làm tốt việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải: - Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

- Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kỹ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.

-Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học.

- Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.

- Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.

Việc bồi dưỡng học sinh trở thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng, mỗi giáo viên phải coi đó là vinh dự là trách nhiệm cao cả.

2. Về phía phụ huynh

Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho con em, tạo chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ; luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp, không phó mặc con cái cho nhà trường.

Ủng hộ các chủ trương, giải pháp đúng đắn mà nhà trường đề ra.Tin tưởng và sẻ chia những hoạt động, những khó khăn của nhà trường.

3. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo

`Cần tham mưu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp học, trong đó có cấp trung học phổ thông. Đây là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Khi tuyển chọn giáo viên THPT cần sơ tuyển để đạt các yêu cầu nhất định như: khả năng diễn đạt, hình thức,...

Hàng năm tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán các trường các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống; tổ chức hội thảo, nhân rộng điển hình các cá nhân, tập thể; tổ chức thi giáo viên giỏi trong tổ chức hoạt động NGLL; tổ chức cho cán bộ quản lí tham quan học tập kinh nghiệm các trường có nhiều thành công trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua hoạt động NGLL trong và ngoài tỉnh.

4. Về Ủy ban nhân dân tỉnh

Page 39: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

39

Chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cơ sở vật chất, khuôn viên, đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu giáo dục và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống.

Có văn bản chỉ đạo hướng dẫn phù hợp để các trường có cơ hội huy động nguồn lực, xã hội hóa công tác tổ chức hoạt động NGLL đạt hiệu quả cao./.

Người thực hiện đề tài

Page 40: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Dục Quang (1999), "Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 12/1999, Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.

7. Nguyễn Thanh Bình (2006), Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, Viện nghiên cứu giáo dục học.

8. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Dự án đào tạo giáo viên THPT, Nxb ĐHSP Hà Nội.

Page 41: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

41

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống.

Chào các em! Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trườngTHPT, đề nghị em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây.

Bảng 1: Các mức độ cần thiết của kỹ năng sống Em hãy điền dấu x vào ô ý kiến của em để đánh giá mức độ của sự cần thiết

STT Mức độ của sự cần thiết Ý kiến của em 1 Rất cần 2 Cần 3 Có cũng được, không cũng được 4 Không cần thiết Bảng 2: Các kỹ năng em biết hoặc chưa biết Em hãy điền dấu x vào 1 ô biết hoặc chưa biết

TT Các kỹ năng Biết Chưa biết

1 Kỹ năng giao tiếp 2 Kỹ năng ra quyết định 3 Kỹ năng xác định giá trị 4 Kỹ năng nhận thức về bản thân 5 Kỹ năng hợp tác 6 Kỹ năng quản lý thời gian 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng xử lý tìm kiếm thông tin 9 Kỹ năng lắng nghe tích cực 10 Kỹ năng biểu hiện sự cảm thông 11 Kỹ năng kiên định

12 Kỹ năng đặt mục tiêu

13 Kỹ năng ứng phó tình huống căng thẳng

14 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 15 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 16 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 17 Kỹ năng tư duy phê phán

Bảng 3: Các cách ứng xử khi giao tiếp

Em hãy cho biết trong quá trình giao tiếp các em thường thực hiện những hành vi nào trong quá trình giao tiếp

STT Kỹ năng giao tiếp Đánh dấu x vào ô mình chọn

1 ứng xử với đối tượng giao tiếp tôn trọng và ngang hàng

2 Dùng lời nói và điệu bộ 3 Nhìn thẳng vào mặt 4 Nghe họ nói bằng cả trái tim và đôi tai 5 Nói nhiều hơn nghe 6 Ngắt lời khi họ đang nói 7 Không chú ý lắng nghe

Page 42: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

42

8 Sử dụng từ ngữ chưa đúng mực khi giao tiếp.

Bảng 4: Kỹ năng nhận thức về bản thân Em hãy cho biết những điều nhận thức về bản thân mình? Em hãy chọn dấu x vào ô

của Bảng 4.

STT Các khía cạnh tích cực Không biết

Biết không rõ

Biết rõ

1 Biết những điều mình thích

2 Biết những điều mình không thích

3 Biết điểm mạnh của bản thân

4 Biết điểm yếu của bản thân

5 Biết điều mong muốn của mình

6 Biết lí do chi phối hành động

7 Biết được yêu cầu của xã hội

Bảng 5: Lựa chọn các kỹ năng ra quyết định

Theo em trong cuộc sống hàng ngày khi gặp tình huống nào đó, hoặc công việc, trong học tập… em thường ra quyết định ra sao? TT Các kỹ năng Đánh dấu x vào ô mình chọn 1 Quyết định luôn, ít khi lựa chọn

2 Hỏi ý kiến người khác rồi mới quyết định

3 Nghĩ ra nhiều cách, xem xét từng cách và chọn cách đúng

4 Nhờ người khác quyết định thay mình. Bảng 6 : Lựa chọn hành động giải quyết mâu thuẫn Theo em trong quá trình giao tiếp, khi gặp những tình huống mâu thuẫn em thường

lựa chọn hành động để xử lý như thế nào?

STT Lựa chọn cách hành động Đánh dấu x vào ô mình chọn

1 Cãi nhau và đánh nhau 2 Cãi nhau, không nhìn mặt nhau 3 Trút giận sang người khác 4 Nói chuyện để hiểu và thông cảm với nhau 5 Lầm lì, không nói 6 Bỏ đi để tránh đụng độ 7 Kìm nén bực tức của bản thân 8 Tìm hiểu nguyên nhân 9 Lắng nghe giải thích của người kia 10 Sau vài ngày rồi mới giải quyết mâu thuẫn

Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của em!

Page 43: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

43

Phụ lục 2 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGLL

Bảng 1: Phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL - lớp 10

Tháng Chủ đê hoạt động Goi ý nội dung và hình thức hoạt động

9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Hoạt động 1: Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hoạt động 2: Trao đổi phương pháp học tập tích cực ở trường THPT. Hoạt động 3: Thi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.

10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia

đình.

Hoạt động 1: Thi hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. Hoạt động 2: Hội thi “Những người bạn gái đáng mến”. Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử.

11

Thanh niên với truyền thống hiếu

học và tôn sư trọng đạo.

Hoạt động 1: Giao lưu với những học sinh tiêu biểu của trường. Hoạt động 2: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo. Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

12 Thanh niên với sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động 1: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước. Hoạt động 2: Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. Hoạt động 3: Kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân 22/12.

- Hoạt động 4: Báo cáo thu hoạch về tìm hiểu hoạt động

bảo vệ môi trường ở địa phương.

1

Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoạt động 1: Tìm hiểu di sản văn hóa. Hoạt động 2: Hội thi thời trang. Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương. Hoạt động 4: Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.

Page 44: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

44

2

Thanh niên với lý tưởng cách mạng.

Hoạt động 1: Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Hoạt động 2: Tọa đàm “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”. Hoạt động 3: Hát những bài hát về Đảng, về Đoàn.

3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

Hoạt động 1: Bạn nghĩ gì về vân đề lập nghiệp. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề. Hoạt động 3: Thi hát về các ngành nghề

4

Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Hoạt động 1: Hoạt động “Giải ô chữ hòa bình”. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Hoạt động 3: Những thông tin thời sự. Hoạt động 4: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”.

5

Thanh niên với Bác Hồ

Hoạt động 1: Công lao của Bác Hồ với dân tộc. Hoạt động 2: Văn nghệ: “Những bài ca dâng Bác” Hoạt động 3: Lời Bác dạy thanh niên.

6+7+8

Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động “Ngày tình nguyện”. Hoạt động 2: Câu lạc bộ dân số. Hoạt động 3: Hoạt động tham quan dã ngoại. Hoạt động 4: Hoạt động phát thanh tuyên truyền.

Bảng 2. Các chủ đê giáo dục KNS được xây dựng theo nội dung và hình thức hoạt động thực hiện chủ đê của hoạt động GDNGLL

Tháng Chủ đê hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt

động Chủ đê

GDKNS

9 Thanh niên học tập, rèn

luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Hoạt động: Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

KN xác định giá trị

10 Thanh niên với tình bạn,

tình yêu và gia đình.

Hoạt động: Thi hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. Hoạt động Thi xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử.

KN xác định giá trị; KN giao tiếp;KN xử lý tình huống

Page 45: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

45

11 Thanh niên với truyền

thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

Hoạt động: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

KN giao tiếp

Tháng Chủ đề hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt

động Chủ đề GDKNS

12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Hoạt động: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước. Hoạt động: Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội.

KN xác định giá trị KN đương đầu với cảm xúc, căng thẳng

1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoạt động: Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.

KN xác định giá trị

2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng.

Hoạt động: Tọa đàm “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”.

KN xác định giá trị

3 Thanh niên với vấn đê lập nghiệp.

Hoạt động: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.

KN chọn nghề

4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Hoạt động: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”.

KN GQ mâu thuẫn một cách tích cực.

5 Thanh niên với Bác Hồ. Hoạt động: Công lao của Bác Hồ với dân tộc.

KN xác định giá trị

6+7+ 8

Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Hoạt động 2: Câu lạc bộ dân số. KN đương đầu với CX

Phụ lục 3: Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp

Page 46: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

46

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH HĐGDNG LÊN LỚP THÁNG 11 NĂM HỌC 2013 -2014

CHỦ ĐỀ: “TRI ÂN THẦY CÔ” - Thời gian, đối tượng tham gia:

14h45- 15h25: khối 10 và 11 (hệ THPT và THGDTX) - Địa điểm: Trước nhà Đa năng trường Ngô Gia Tự. I/ CÔNG TÁC TỔ CHỨC: 1/ Chịu trách nhiệm điều hành : - Cô Nguyễn Thị Yến – Tổ trưởng tổ Ngữ văn 2/ Thiết kế chương trình: GV tổ Ngữ văn 3/ Chịu trách nhiệm duyệt các tiết mục văn nghệ của học sinh: Cô Nguyễn Thụy Bội Trâm - Tổ Ngữ văn. Cô Nguyễn Trương Thị Quynh Đài – Tổ Ngữ văn. 4/ Chịu trách nhiệm dẫn chương trình: - Em Huỳnh Đại Nghĩa – lớp 11A1; - Em Quách Thị Kim Yến- lớp 11A2 5/ Chịu trách nhiệm cơ sở vật chất: - Thiết kế sân khấu: Thầy Nguyễn Phước Thành . - Trang trí sân khấu: thầy Thành và học sinh lớp 11A1,11A2,11A3; 10A1,10A2, 10A3. - Chuẩn bị bàn ghế cho khách mời và giáo viên: thầy Thành và học sinh lớp 11A4,11A5; 10A4,10A5 - Dọn dẹp sau buổi hoạt động: các lớp 11A6 11A10; 10A6 10A10 - Chịu trách nhiệm về âm thanh và mic: + Thầy Nguyễn Phước Thành (chịu trách nhiệm chính) + Cô Nguyễn Thị Hoài Trâm: Chọn 2 HS hướng dẫn các em đưa mic cho các bạn. - Chịu trách nhiệm chuẩn bị phần thưởng : cô Bội Trâm. 6/ Chịu trách nhiệm ổn định tổ chức và ổn định trật tự: - Ổn định tổ chức: Cô Nguyễn Thị Yến - Ổn định trật tự: GV cả tổ II/ CHƯƠNG TRÌNH: TT Nội dung Người thực hiện Thời gian 1 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình,

BGK (các thầy cô tổ Ngữ văn), ôn lại lịch sử ngày NGVN 20-11

MC 15 phút

2 Khởi động vui HS các lớp 15 phút

3 Thi hát về chủ điểm: ”Tri ân thầy cô” và Phần thi: ”Hái hoa dân chủ”

HS các lớp 60 phút

4 Thi: Nghe âm thanh đoán tên bài hát HS các lớp 30 phút 5 Tổng kết phát thưởng 10 phút

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

Page 47: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

47

Buổi hoạt động hôm nay gồm hai khối với 25 lớp, được chia làm 2 đội chơi. Đội khối lớp 11: từ 11A1-11B3 và đội khối lớp 10: từ 10A1-10B2.

1. Hoạt động 1: Khởi động vui: “Hãy kể tên các thầy cô trong trường có tên bắt đầu bằng vần T?” Mỗi đáp án đúng sẽ được 1đ.

2. Hoạt động 2: Hát về chủ điểm: “Tri ân thầy cô” và phần thi: Hái hoa dân chủ

- Thể lệ trò chơi: Các đội lần lượt cử thành viên lên bốc thăm bài hát mà khối lớp mình đã được phân công và hái một bông hoa. Trong mỗi bông hoa có 1 câu hỏi. Sau đó, một thành viên (hoặc nhiều hơn) lên trình bày bài hát. Phải hát chính xác lời và giai điệu bài hát. Và một thành viên khác trong đội trả lời câu hỏi đã bốc thăm.

- Thang điểm: +Mỗi bài hát đúng yêu cầu và được 10đ. +Câu trả lời chính xác được 10đ. Nếu không trả lời được thì quyền trả lời sẽ thuộc về

đội kia. +Thang điểm tối đa cho phần này là 150đ. 3. Hoạt động 3: Nghe âm thanh đoán tên bài hát

- Thể lệ trò chơi: Các đội lắng nghe các âm thanh của các bài hát, khi kết thúc đội nào nhanh tay thì có quyền trả lời trước. Sau mỗi lần đoán đúng điểm sẽ được ghi cho đội có thành viên có câu trả lời đúng.

- Thang điểm: + Nói chính xác tên bài hát: 5đ. + Thể hiện đúng giai điệu: 5đ.

IV. TỔNG KẾT PHÁT THƯỞNG: Đội nào nhiều điểm hơn, đội đó sẽ chiến thắng. V. DỰ TRÙ KINH PHÍ: - Mua bút, giấy rôki, cắt chữ : 100.000đ - Mua quà thưởng cho học sinh: 400.000đ - Chi hỗ trợ giáo viên: theo quy chế Cam Ranh, ngày 21 tháng11 năm 2013 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TM .TỔ NGỮ VĂN NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH Nguyễn Trương Thị Quynh Đài TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Page 48: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

48

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDNGLL THÁNG 12

NĂM HỌC 2013 -2014 CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

- Thời gian: Khối 10: Từ 14h đến15h 35 phút ngày 14 tháng 12 năm 2013. Khối 11:Từ 15h50 đến17h 30 phút ngày 14 tháng 12 năm 2013. - Địa điểm: Tại nhà Đa năng – trường THPT Ngô Gia Tự I/ CÔNG TÁC TỔ CHỨC: 1/ Chịu trách nhiệm điều hành chung: Cô Nguyễn Thị Yến – Tổ trưởng tổ Ngữ văn 2/ Chịu trách nhiệm về nội dung: Giáo viên tổ Ngữ văn 3/ Chịu trách nhiệm viết chương trình và cố vấn học sinh dẫn: Cô Huỳnh Thị Thu Trinh 4/ Chịu trách nhiệm dẫn chương trình:

- Huỳnh Đại Nghĩa - 11A1 - Lê Thị Phương Thảo - 11A2

5/Chịu trách nhiệm trang trí sân khấu: - Thiết kế sân khấu: Thầy Nguyễn Phước Thành. - Trang trí sân khấu: Thầy cô tổ Ngữ văn và lớp 11A1, 2 ( thầy Thành phụ trách chung). 6/ Chịu trách nhiệm về âm thanh: Thầy Nguyễn Phước Thành 7/ Chịu trách nhiệm chuẩn quà phát thưởng cho học sinh:cô Bội Trâm 8/ Chịu trách nhiệm ổn định tổ chức và ổn định trật tự: - Ổn định tổ chức: cô Nguyễn Thị Yến - Ổn định trật tự: cô Trinh, cô Hoài Trâm, cô Đài, cô Ngọt. 9.Chịu trách nhiệm BGK + Thư kí: cô Yến, cô Trinh, cô Ngà, cô Bội Trâm II/ CHƯƠNG TRÌNH: TT Nội dung Người thực hiện Thời

gian 1 Ổn định tổ chức GV tổ Ngữ Văn 5 phút 2 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu HS thực hiện 2 phút 3 Ôn truyền thống ngày 22/12 MC thực hiện 3 phút 4 Văn nghệ mở màn: “Hát mãi khúc quân hành” Em Dương (10A8) 5 phút 5 Giới thiệu BGK + thư kí MC thực hiện 2 phút 6 Giới thiệu các đội chơi MC thực hiện 3 phút 7 Các đội thi tìm hiểu về ngày 22/12 (HS các

khối lớp), xen văn nghệ HS thực hiện Hát: em Thành (11A7), Thiện (11A5).

30phút

8 Trò chơi ô chữ (dành cho HS không tham gia đội chơi ở dưới )

HS thực hiện

15phút

9 Trò chơi “Đây là ai?” HS thực hiện 15 phút 10 Nhận xét buổi hoạt động Cô Yến 5 phút 11 Tuyên dương phát thưởng Cô Yến 5 phút III.Dự trù kinh phí:

Page 49: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

49

- Mua bút, giấy rôki, cắt chữ 2 đợt: - Mua quà thưởng cho học sinh: ( 6 gói quà chia làm 2 đợt; quà thưởng khán giả) - Chi hỗ trợ giáo viên: theo quy chế Cam Ranh, ngày 02 tháng 12 năm 2013 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT NGƯỜI LẬP Nguyễn Thị Yến

Page 50: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

50

Phụ lục 4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1 năm học 2012-2013 và học kì 1 năm học 2013-2014

1. Năm học 2012 – 2013

Khối

Tổng số học sinh

Tốt

Khá

T.Bình

Yếu

SL 244 131 39 7 10 421

% 58 31.1 9.2 1.7 SL 268 129 15 10

11 422 % 63.5 30.6 3.5 2.4 SL 304 93 12 0

12 409 % 74.3 22.7 3 0 SL 816 353 66 17

Tổng 1252 % 65.2 28.2 5.2 1.4

2. Năm học 2013 – 2014

Khối

Tổng số học sinh

Tốt

Khá

T.Bình

Yếu

SL 250 122 17 2 10 391

% 63.9 31.3 4.3 0.5 SL 289 110 12 0

11 411 % 70.3 26.8 2.9 0 SL 295 100 16 0

12 411 % 71.8 24.3 3.9 0 SL 834 332 45 2

Tổng 1213 % 68.76 27.37 3.71 0.16

Page 51: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

51

Phụ lục 5: Một số chủ đề giáo dục KNS cho học sinh THPT Chủ đề: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 3.1. Mục tiêu - Giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân tạo ra mâu thuẫn trong cuộc sống, nhận

thấy sự cần thiết giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý. - Bình tĩnh trước những mâu thuẫn và xung đột. - Có thái độ thiện chí và suy nghĩ tích cực khi giải quyết mâu thuẫn. - Nắm đuợc quy trình giải quyết mâu thuẫn. - Rèn luyện một số kỹ năng như: + Kỹ năng thương lượng. + Kỹ năng tự nhận thức. + Kỹ năng kiểm soát hành vi + Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. 3.2. Thông điệp Trong cuộc đời người không ai là người không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn và việc

giải quyết tốt mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.Việc giải quyết tốt mâu thuẫn là cơ sở của sự thành đạt, sự trưởng thành. Nếu con người không còn mâu thuẫn nghĩa là khi ấy không còn khát vọng, không còn mơ ước, con người tồn tại chứ không phải là sống.

3.3. Hướng dẫn hoạt động Hoạt động 1. Nhận biết các loại mâu thuẫn Mục tiêu Giúp người học nhận biết các mâu thuẫn. Cách tiến hành - Bước 1: Giáo viên yêu cầu kể tên những mâu thuẫn thường xảy ra trong cuộc sống?

Mâu thuẫn với ai ? Mâu thuẫn về những vấn đề gì ? - Bước 2: Giáo viên ghi tất cả các loại mâu thuẫn vào bảng sau:

STT Mâu thuẫn với ai Mâu thuẫn về vấn đề gì 1 2 3 4

- Bước 3: Thảo luận lớp với câu hỏi sau: + Những loại mâu thuẫn nào chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống? + Những mâu thuẫn nào làm cho chúng ta khó chịu nhất và phải giải quyết ngay? - Tổng kết Giáo viên tóm tắt nội dung bằng cách nêu lên sự đa dạng về mâu thuẫn. Mâu thuẫn là

những xung đột bất bình, thường tranh cãi với một người hay một nhóm người về một vấn đề của cuộc sống có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ của các bên. Những mâu thuẫn mà chúng ta thường gặp là mâu thuẫn với bạn bè, với chính mình, với người thân và cộng đồng xã hội.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quuyết vấn đề Mục tiêu - Nắm được nguyên nhân gây mâu thuẫn. - Có thái độ đúng đắn đối với mâu thuẫn. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ, tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết

định,

Page 52: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

52

Cách tiến hành - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm đi sâu về nguyên nhân nảy

sinh ra mâu thuẫn với bạn bè, cha mẹ, người khác, mâu thuẫn với chính mình và hướng vào thảo luận nhóm các câu hỏi sau:

+ Bạn thấy thế nào khi mâu thuẫn xảy ra? + Mâu thuẫn có thể giải quyết bằng cách nào? + Sau mỗi cách giải quyết các bên sẽ như thế nào? - Bước 2: Thảo luận lớp Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả, các thành viên còn lại chú ý lắng nghe và

đóng góp ý kiến. - Tổng kết Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn thường xuất phát từ sự khác nhau về chính kiến, về

lối sống, về tín ngưỡng, về văn hóa, về tính cách, về phong cách giao tiếp… Mỗi loại mâu thuẫn có cách giải quyết riêng, tùy vào sự hiểu biết, tùy vào thái độ và cách tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi bên. Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp người ta giải thoát được sự bế tắc, bạo lực, sự mất đoàn kết trong các mối quan hệ.

Hoạt động 3. Vấn đề của bạn và của tôi Mục tiêu Giúp cho học sinh hiểu được những căng thẳng, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn và

cản trở. Cách tiến hành - Phát cho mỗi người 1/4 tờ giấy khổ A4 để từng bạn ghi ra các vấn đề mà mình gặp

phải, sau đó bỏ vào hộp đựng phiếu của lớp. - Giáo viên trộn phiếu sau đó mời từng bạn nhặt lại 1 phiếu bất kì, rồi đọc to cho cả

lớp cùng nghe. - Mời 1 bạn làm thư kí ghi lên bảng những vấn đề phản ánh trong các phiếu cá nhân

(chỉ ghi những vấn đề không trùng lặp ). - Sau đó tổ chức phân loại các vấn đề. - Tổng kết Trong cuộc sống của từng người, cũng như của mọi người có rất nhiều vấn đề giống

và khác nhau. Những vấn đề này đều cần phải được giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. Những vấn đề mà học sinh thường gặp:

+ Học tập: kết quả học tập và sự căng thẳng trong học tập. + Tình cảm, quan hệ trong gia đình. + Quan hệ thầy trò. + Sức ép của bạn bè, mâu thuẫn trong tình bạn + Thiếu kỹ năng sống + Tình bạn khác giới, tình yêu + Việc làm, nghề nghiệp Và các bước của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gồm: + Kiềm chế cảm xúc – sử dụng các kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tình

huống, tâm trạng đó. + Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Ai là người gây ra mâu thuẫn. Cần suy

nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. ( Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó).

+ Hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian không để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó.

Page 53: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

53

+ Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 11

CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIÊU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

I. TUYÊN BỐ LÍ DO- GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU, CHƯƠNG TRÌNH, BAN GIAM KHẢO- ÔN LẠI LICH SỬ NGÀY NGVN 20-11 MC nói: Ngay từ thuở còn nằm nôi, tiếng mẹ ru hời như khắc sâu vào tâm trí chúng ta:

“Muốn sang phải bắc cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".

Thật vậy, thầy cô chính là kĩ sư tâm hồn, không những truyền đạt cho chúng ta kiến thức mà còn dạy cho chúng ta những điều hay ý đẹp.

Làm sao chúng em có thể quên được hình ảnh thân thương của thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai trong “Ngày đầu tiên đi học” ấy. Trong kí ức của chúng em, hình ảnh của các thầy cô thật đẹp, thật đáng kính, bây giờ và mãi mãi. Mặc dù ngày 20-11 đã qua, nhưng không khí cả nước vẫn hân hoan trong các sự kiện vinh danh các thầy cô giáo đang cống hiến sức mình với sự nghiệp trồng người, các thầy cô giáo tổ Ngữ văn sẽ tổ chức HĐNGLL cho khối 11 và khối 10 với chủ đề “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử ngày NGVN và truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc ta. Đó chính là lí do của buổi hoạt động hôm nay.

Về tham dự buổi hoạt động ngày hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu có (cô Nguyễn Thị Thanh Lý, thầy Trần Thái Vinh trong ban giám hiệu nhà trường cùng) các thầy cô giáo tổ Ngữ văn và các bạn học sinh khối 11 và khối 10. Xin tất cả các bạn cho một tràng pháo tay.

Chương trình hoạt động tháng 11 chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Buổi HĐNGLL hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các hoạt động thi tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến ngày nhà giáo VN qua các phần: các đội chơi sẽ thi hát về chủ điểm trên, xen kẽ phần chơi “hái hoa dân chủ” và phần thi “Nghe âm thanh đoán tên bài hát”. Mỗi phần thi thang điểm tối đa là điểm. Kết thúc buổi hoạt động, đội nào nhiều điểm hơn là đội chiến thắng.

Ban giám khảo của cuộc thi ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu đó là tất cả các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn.

Trước khi bước vào những phần thi đầy sôi động, chúng ta hãy lắng nghe một ca khúc do bạn……………………lớp…….trình bày.

Hát MC nói: Ngày nhà giáo VN (hay ngày lễ Hiến chương NGVN) là một ngày kỉ niệm được tổ

chức hằng năm vào ngày 20-11 tại VN. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đạo nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Riêng ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Lịch sử

Page 54: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

54

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là F.I.S.E (Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Vác-xa-va (thủ đô Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản hiến chương “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục VN, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Vác-xa-va, lấy ngày 20-11-1958 là ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền bắc VN năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam VN. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20-11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhà giáo trong vùng tạm chiến, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi VN thống nhất, ngày 20-11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục VN. Vào ngày 28-09-1982, Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20-11 hàng năm là ngày lễ mang tên “ngày Nhà giáo VN”.

II. THI TÌM HIỂU VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY NHÀ GIÁO

VIỆT NAM Buổi hoạt động hôm nay gồm hai khối với 25 lớp, được chia làm 2 đội chơi. Đội khối

lớp 11: từ 11A1-11B3 và đội khối lớp 10: từ 10A1-10B2. 4. Hoạt động 1: Khởi động vui: “Hãy kể tên các thầy cô trong trường có tên

bắt đầu bằng vần T?” Mỗi đáp án đúng sẽ được 1đ. Gợi ý: gồm 23 thầy cô giáo: C. Tình (Ytế), C. Thu (Sinh), C. Thủy (Sinh), T. Tùng, C. Trinh, C. Bội Trâm, C.

Hoài Trâm, T. Thành, T. Thường, C. Thư (Tin), T. Thu (Tin), T. Tiệp, C. Trang (TD), C. Trân, T. Thắng, C. Trang (Toán), C. Anh Thư, C. Mỹ Thư, C. Thủy (Toán), C. Thu (Toán), T. Trung, C. Tình (Sử), T. Tịnh.

MC nói: Thầy cô như người lái đò đưa khách sang sông, mà khách sang sông không bao giờ nhìn lại. Dù vậy, thầy cô vẫn hết lòng tận tụy, không quản bao khó nhọc để dạy bảo chúng em nên người. Chính vì vậy, hình ảnh của người thầy, người cô đã được khắc họa qua rất nhiều lời ca tiếng hát.

5. Hoạt động 2: Hát về chủ điểm: “Tri ân thầy cô” và phần thi: Hái hoa dân chủ

- Thể lệ trò chơi: Các đội lần lượt cử thành viên lên bốc thăm bài hát mà khối lớp mình đã được phân công và hái một bông hoa. Trong mỗi bông hoa có 1 câu hỏi. Sau đó, một thành viên (hoặc nhiều hơn) lên trình bày bài hát. Phải hát chính xác lời và giai điệu bài hát. Và một thành viên khác trong đội trả lời câu hỏi đã bốc thăm.

- Thang điểm: +Mỗi bài hát đúng yêu cầu và được 10đ. +Câu trả lời chính xác được 10đ. Nếu không trả lời được thì quyền trả lời sẽ thuộc về

đội kia. +Thang điểm tối đa cho phần này là 150đ. 6. Hoạt động 3: Nghe âm thanh đoán tên bài hát

Page 55: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

55

- Thể lệ trò chơi: Các đội lắng nghe các âm thanh của các bài hát, khi kết thúc đội nào nhanh tay thì có quyền trả lời trước. Sau mỗi lần đoán đúng điểm sẽ được ghi cho đội có thành viên có câu trả lời đúng.

- Thang điểm: + Nói chính xác tên bài hát: 5đ. + Thể hiện đúng giai điệu: 5đ. -Gợi ý: + Nhớ ơn thầy cô + Kí ức lời thầy + Những điều thầy chưa kể + Người thầy + Mong ước kỉ niệm xưa + Lời thầy cô + Khoảng lặng phía sau thầy + Bụi phấn CÂU HỎI VÀ GỢI Ý: 1. Bài hát “Bụi phấn” đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học

sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào? Do ai sáng tác? Năm 1982, nhạc sĩ Vũ Hoàng viết cùng Lê Văn Lộc. 2. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học?

Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? Trường Dục Thanh, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. 3. Tìm những bài thơ, câu thơ nói về thầy cô?

Nghe thầy đọc thơ Tác giả: Trần Đăng Khoa

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra… 4. Tìm những câu danh ngôn, câu ca dao nói về thầy cô? - Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy - Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy

giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế 5. Kể một câu chuyện về thầy cô, mái trường, tuổi học trò? 6. Người có nhiều lời sấm dự đoán các sự kiện và được gọi là trạng Trình? Nguyễn Bỉnh Khiêm 7. Người có công giúp vua cân voi, xây tường, có tài kiến trúc? Lê Quý Đôn 8. Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta? Ông đỗ thủ khoa năm bao nhiêu tuổi? Nguyễn Hiền, năm 12 tuổi.

Page 56: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

56

9. Người từng bắt đom đóm cho vào quả trứng để làm đèn sáng học mỗi đêm? Mạc Đĩnh Chi 10. Đây là một nhà thơ mù, cũng là một thầy giáo, thầy thuốc? Nguyễn Đình Chiểu 11. Một người thầy đạo cao, đức trọng, từng dạy học cho vua, ông là ai? Chu Văn An 12. Đây là tên một cuộc vận động xóa nạn mũ chữ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát

động? Bình dân học vụ 13. Đố ai qua Nhật, sang Tàu

Soạn thành huyết lệ lưu cầu tàn thư Hô hào vận động Đông Du Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền ?

Phan Bội Châu 14. Làng Nguyệt Ức, có một người

Khai Xuyên tên chữ, hiệu thì Hạnh Am Đang làm tri huyện bỏ quan Lục niên ẩn tích dạy đàn học sinh Giúp mưu Nguyễn Huệ Bắc Bình Đố ai biết được tiên sinh tên gì ?

Nguyễn Thiếp 15. Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức vào ngày tháng

năm nào? 20/11/1957 16. Ngày nhà giáo VN được nhà nước chính thức công nhận vào ngày tháng năm

nào? 20/11/1982 17. Danh hiệu cao quý nhà nước tặng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong

sự nghiệp giáo dục là những danh hiệu nào? Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân 18. Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác Hồ đã nhấn

mạnh điều gì ở học sinh về tương lai của đất nước? “Non sông VN có trở nên vinh quang hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh

quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu đựoc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”

19. Bạn hiểu thế nào là học tập tốt? Câu hỏi mở. Gợi ý: - Cần cù, chăm chỉ và có phương pháp khoa học, tránh học vẹt, học

thụ động. Trung thực, giúp đỡ bạn bè trong học tập. - Học đi đôi với hành, kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động

xã hội. 20. Đây là thầy giáo đã vượt lên khuyết tật của bản thân, viết bằn chính đôi chân, và

đã trở thành một tấm gương đã và được mệnh danh là “bàn chân kì diệu”? Nguyễn Ngọc Kí

III. TỔNG KẾT VÀ PHÁT THƯỞNG MC nói:Qua buổi hoạt động ngày hôm nay, để lại cho chúng ta những điều bổ ích, chúng ta cần phải biết quý trọng công ơn của thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người, và càng thấm nhuần đạo lí truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,

Page 57: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

57

hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi để cha mẹ và thầy cô giáo vui lòng. Đó chính là nghĩa cử mà chúng ta tri ân thầy cô giáo của mình. Thay mặt cho toàn thể các bạn học sinh K11 và K10 nói riêng và tất cả học sinh toàn trường nói chung, chúng em kính chúc thầy cô những điều tốt đẹp nhất. Tôi hi vọng rằng buổi hoạt động ngày hôm nay sẽ đọng mãi trong tâm trí các bạn những ấn tượng khó quên. Chúc các bạn và thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc.

XIN CẢM ƠN THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN! CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THÁNG 12 NĂM HỌC 2013-

2014 THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀTÌM

HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG, MA TÚY, HIV/AIDS, SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

- Thời gian: tiết 3,4,5 chiều thứ bảy 14/12 - Đối tượng tham gia: học sinh khối 10 và khối 11(kể cả bổ túc) HĐ1: VĂN NGHỆ HƯỚNG VỀ CHỦ ĐỀ NGÀY 22/12 Yêu cầu: - 3 em : Thủy (12A3), Thành (11A7) và Dương 10A8 mỗi em trình bày một bài hát về chủ đề ngày thành lập Quân đội nhân dân VN 22/12 ( có thể kết hợp múa phụ họa) - Báo tên bài hát, tên tác giả, lời bài hát cho cô Trinh ( gặp trực tiếp hoặc gọi điện 0983065378, chậm nhất vào thứ năm 12/12) - Nộp đĩa nhạc nền bài hát cho cô Trinh (chậm nhất sáng thứ bảy 14/12) HĐ2: RUNG CHUÔNG VÀNG Yêu cầu: - Tìm hiểu về an toàn giao thông, ma túy, HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

- Mỗi lớp 5 học sinh tham gia. - Mỗi lớp chuẩn bị phấn, năm khăn lau bảng, năm bảng con, (loại học sinh tiểu

học dùng), 10 bong bóng chưa thổi (kích thước bằng quả dừa xiêm, ghi tên lớp trên mỗi bong bóng, chuẩn bị dây thun để buộc bong bóng sau khi thổi)

- Giữa hoạt động sẽ xen câu hỏi dành cho khán giả (ban tổ chức chỉ bất kì học sinh nào nên yêu cầu tất cả các thành viên trong lớp phải tìm hiểu các vấn đề trên)

- Em Thiện (11A5) hát bài hát “Hòa nhịp con tim” vào giữa cuộc thi (nộp đĩa nhạc nền cho cô Trinh chậm nhất sáng thứ bảy (14/12).

- Lớp 11A2 làm một vòng nguyệt quế thật đẹp, đầu giờ chiều thứ bảy đem nộp cho cô Trinh.

HĐ3: BIỂU DIỄN MỘT TIỂU PHẨM Yêu cầu: - Lớp 11A1 tự lựa chọn diễn viên đóng theo tiểu phẩm đã đưa . - 14 giờ chiều thứ năm (12/12 ) đến tại phòng công đoàn để thầy cô duyệt.

Page 58: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

58

ĐỂ BUỔI NGOẠI KHÓA THÀNH CÔNG NHÀ TRƯỜNG YÊU CẦU CÁC LỚP NGHIÊN CỨU, CHUẨN BỊ CHU ĐÁO.

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THÁNG 12 NĂM HỌC 2013-2014

CÂU HỎI KHÁN GIẢ

TÌNH HUỐNG 1: Nam phát hiện gần trường học của mình có một địa điểm mà một số thanh niên hay lui

tới trong đó có Hùng là bạn học cùng lớp nhưng kết quả học tập ngày càng giảm sút. Vì thắc mắc và tò mò Nam đã lén theo Hùng đến địa điểm này và phát hiện Hùng đến để mua ma túy. Nam đã gặp Hùng để khuyên ngăn bạn nhưng không những Hùng không nghe theo lời khuyên của Nam mà còn đe dọa nếu Nam báo cho mọi người biết thì Nam sẽ bị đánh và không còn cơ hội để đến trường nữa.

Nam đang rất hoang mang không biết phải làm như thế nào, nếu là Nam, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Đáp án: - Báo cho giáo viên chủ nhiệm biết để giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia đình. - Gia đình cùng với nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương triệt phá địa điểm

ma túy này và tìm ra đường dây buôn bán ma túy. - Nếu Hùng mới bắt đầu tiếp xúc với ma túy và không phải đi cai nghiện mà vẫn tiếp tục

đi học thì Nam cùng các bạn trong lớp không nên xa lánh bạn, giúp đỡ bạn tiến bộ trong học tập.

- Nam nên rủ Hùng tham gia vào các hoạt động của trường, lớp để Hùng không bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo và không còn cảm giác mặc cảm.

- Giúp Hùng hiểu rõ hơn về tác hại của ma túy và cùng với nhà trường tuyên truyền về phòng chống ma túy.

TÌNH HUỐNG 2: Buổi trưa, tan học về, thấy đường vắng, Tuấn liền trổ tài với các bạn. Cậu điều khiển xe

đạp buông cả hai tay, đi lạng lách, đánh võng. Không ngờ trong lúc đang phấn khởi thì cậu vướng phải quang gánh của một bác bán rau đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh rau đổ. Tuấn bị ngã và còn bị bác bán rau mắng.

Theo em ai có lỗi trong trường hợp này và có lỗi gì? Hình thức xử lý những lỗi đó là như thế nào?

Đáp án: Theo Điều 11 Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định thì: - Tuấn có lỗi điều khiển xe đạp buông cả hai tay: mức phạt 80.000 đến 100.000

đồng( điểm a, khoản 3, điều 11). - Tuấn có lỗi điều khiển xe lạng lách, đánh võng: mức phạt 100.000 đến 200.000

đồng và bị tịch thu xe nếu tái phạm ( điểm a, khoản 4, điều 11). - Bác bán rau có lỗi đi không đúng phần đường quy định: mức phạt 40.000 đến

60.000 đồng ( điểm a, khoản 1 điều 12). TÌNH HUỐNG 3:

Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ôtô và môtô, va vào một người đi môtô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi

Page 59: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

59

xe đạp vi xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Trong tình huống này ai là người có lỗi?

Đáp án: - Không đồng ý. Vì việc bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông phụ thuộc

vào lỗi vi phạm chứ không phụ thuộc vào tốc độ cao hay thấp. - Trong tình huống này người điều khiển là người có lỗi đi không đúng phần đường

quy định. TÌNH HUỐNG 4

Tình cờ em phát hiện gia đình của người bạn thân có người bị nhiễm HIV. Em sẽ có thái độ như thế nào đối với bạn mình ? Đáp án: Đầu tiên em nên động viên, có thái độ quan tâm đến hoàn cảnh của bạn mình, và giải thích cho bạn mình biết HIV chỉ là 1 bệnh bình thường, không lây truyền qua tiếp xúc bình thường nên gia đình bạn cần quan tâm, động viên và chăm sóc người bị bệnh để họ không có cảm giác bị gia đình xa lánh. Giúp họ sống có ích.. Và đặc biệt giúp bạn mình không có cảm giác mặc cảm với xã hội vì gia đình mình có người nhiễm HIV.

CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNG

1. Nơi nào được mệnh danh là lãnh địa sản xuất ma túy ở gần nước ta nhất? Đáp án: Tam giác vàng (Lào- Myanma- Thái Lan)

2.HIV-AIDS nghĩa là gì ? Đáp án: HIV- AIDS nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. 3. Cho biết những con đường lây truyền HIV ? Đáp án: HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường.

- Lây truyền từ mẹ sang con. - Lây truyền qua đường máu.

Lây truyền qua đường tình dục. 4. Số người được phép chở tối đa trên xe đạp là bao nhiêu? A. Chỉ duy nhất 1 người B. 1 người kèm 1 trẻ em dưới 7 tuổi C. 1 người kèm 1 trẻ em dưới 10 tuổi D. 1 người kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi 5.Tuổi vị thành niên là giai đoạn: A.Từ 10-15 tuổi B. Từ 10-17 tuổi C. Từ 10-19 tuổi D. Từ 12-13 tuổi 6.Sức khỏe sinh sản là gì? A.Sự thoải mái hoàn toàn về thể chất. B. Sự thoải mái về tinh thần và xã hội. C. Không có bệnh tật ở hệ thống sinh sản. D. Cả A, B, C đều đúng. 7. Người tham gia giao thông phải đi như thế nào cho đúng quy tắc giao thông? Đáp án: Tại khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phân đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”. 8. Tuổi dậy thì chia làm mấy giai đoạn? Nêu cụ thể? Đáp án: 2 giai đoạn:

- Trước dậy thì (nữ 11- 13 tuổi, nam 13- 15 tuổi) - Dậy thì chính thức (nữ 13- 15 tuổi, nam 15- 17 tuổi)

9. Theo bạn độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là bao nhiêu? A. 15 – 19 tuổi. B. 20 – 30 tuổi. C. 25 – 40 tuổi. D. Sau 35 tuổi.

Page 60: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

60

10. Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên thì bị xử lí như thế nào? A. Phạt tiền từ 40.000đ đến 60.000đ B. Phạt tiền từ 50.000đ đến 70.000đ C. Phạt tiền từ 60.000đ đến 80.000đ D. Phạt tiền từ 70.000đ đến 90.000đ 11. HIV có lây truyền khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt không ? Đáp án: Không 12. Ma túy là chất được chiết xuất từ: A. Cây côca B. Cây cần sa C. Cây thuốc phiện D. Cả A, B, C. 13. Phụ nữ mang thai ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ gì? A. Gây tác dụng xấu đến những đứa trẻ sơ sinh. B. Đẻ non cao hoặc sinh ra những đứa trẻ quá nhẹ cân. C. Các vấn đề về y tế và có nguy cơ tử vong cao ngay sau sinh. D. Sinh con non và dễ tử vong. 14.Người nhiễm HIV nên sống cách ly khỏi gia đình để tránh truyền HIV cho những thành viên khác trong gia đình. Đúng hay sai ? Vì sao ? Đáp án: Sai. Vì HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm hôn, dung chung chén đũa. Người nhiễm HIV cần được gia đình và xã hội quan tâm, chia sẻ, giúp họ vượt qua bệnh tât, sống có ích cho gia đình và xã hội, không nên xa lánh và kì thị họ. 15. Biển báo hiệu đường bộ có mấy nhóm? A. 3 nhóm B. 4 nhóm C. 5 nhóm D. 6 nhóm 16. Bình đẳng giới là gì? A. Là bình đẳng riêng cho phụ nữ. B. Bình đẳng riêng cho nam giới. C. Là việc nam/ nữ có vị trí vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. D. Là bình đẳng riêng cho trẻ em. 17. Ma túy xâm nhạp vào cơ thể con người bằng cách nào? A. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp, tuần hoàn, bài tiết C. Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa D. Hệ hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa 18. Người điều khiển xe đạp lạng lách đánh võng trên đường bị xử lí như thế nào? A. Phạt tiền từ 100.000- 200.000đ B. Phạt tiền từ 200.000- 250.000đ C. Phạt tiền từ 250- 300.000đ D. Phạt tiền từ 300.000- 400.000đ

19.Những dấu hiệu khi mang thai bao gồm: - Mất kinh - Cảm thấy mệt mỏi - Nôn mửa - Đau ngực

- Đi tiểu thường xuyên 20. Dấu hiệu nào biểu hiện người đang nghiện ma túy? A. Thường ngáp vặt B. Ho khàn C. Thích cãi vả người khác D. Cả A, B, C đều đúng 21. Biển báo cấm có hình dạng gì? A. Hình tam giác B. Hình vuông

Page 61: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

61

C. Hình tròn D. Hình chữ nhật 22. Trong số nhưng điều được nêu ra dưới đây, điều gì đúng khi nói về phá thai? A. Phá thai là một cách tránh thai có hiệu quả. B. Phá thai ở tuổi vị thành niên chỉ một lần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và việc sinh con sau này. C. Phá thai rất có hại đối với sức khỏe, đe dọa tính mạng và khả năng sinh con sau này, có thể dẫn tới vô sinh. D. Phá thai sớm ngay ở những tuần đầu hoặc tháng đầu thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và việc sinh con sau này. 23. Tình yêu là gì ? A. Sự hấp dẫn giới tính. B. Sự mong muốn chinh phục. C. Quan hệ tình dục. D. Tình cảm đặc biệt, sự rung động, hoà hợp của hai trái tim. 24. Khi muốn chuyển hướng người điều khiển phương tiện giao thông phải làm gì? Đáp án: Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. 22. Biển báo nguy hiểm có hình dạng gì? A. Tam giác cân B. Tam giác vuông C. Tam giác đều D. Tam giác thường 25. Đâu là lý do không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ? A. Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên chúng ta nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng. B. Tình bạn, tình yêu, là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao để nó đừng làm chúng ta hối tiếc và ân hận. C. Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối không đáng có về sức khoẻ và tâm lý. D. Tất cả các điều trên. 26. Người tham gia giao thông đường bộ gồm mấy thành phần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 27.Trứng sẽ rụng vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ kinh nguyệt? A. Ngày thứ 14 của chu kỳ. B. Ngày thứ 18 của chu kỳ. C.Ngày thứ 21 của chu kỳ. D. Ngày thứ 25 của chu kỳ. 28. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ, người tham gia giao thông phải làm gì? Đáp án: Giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. 29. Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên ? A. Vì còn ít tuổi. B. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục. C. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện. D. Vì tất cả những lý do trên. 30. Hiện tượng sinh lí đặc trưng đánh dấu tuổi dậy thì là gì? Đáp án:

- Nữ: xuất hiện kì kinh nguyệt đầu tiên. - Nam: lần xuất tinh đầu tiên về đêm (mộng tinh).

31. Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào? A. Đúng mực, lịch sự trong ăn mặc và giao tiếp. B. Không cần giữ khoảng cách.

Page 62: MỤC LỤC 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - khanhhoa.edu.vnkhanhhoa.edu.vn/userfiles/file/2015/NCKH 2013 - 2014/1_ Nguyen-Thi... · Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị

62

C. Cư xử lấp lửng để cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu. D. Không cần phải tế nhị. 32. “Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi tới chổ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng Để tôi tát nước múc chồng tôi lên”. Đây là hủ tục nào của nước ta? A. tảo hôn B. li hôn C. kết hôn D. trọng nam khinh nữ 33. Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về tình bạn khác giới: A. Không thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới. B. Tình bạn khác giới chỉ là hình thức nguỵ trang cho tình yêu. C. Tình bạn khác giới có thể là sự khởi đầu của tình yêu. D. Luôn có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới. 34. Trách nhiệm của gia đình có người nghiện ma túy: A. Báo chính quyền sở tại B. Giúp người nghiện tự cai nghiện C. Tránh né, không khai báo D. Cả B, C đều đúng 35. Trong các tác hại sau đây, tác hại nào do ma túy gây ra? A. Dễ bị sốc dẫn đến chết người B. Hạnh phúc gia đình tan vỡ C. Gây gỗ lẫn nhau D. Cả A, B đều đúng 36. Cần làm gì để giúp người đang cai nghiện? A. Không xa lánh hoặc chỉ trích hoặc chê bai B. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng C. Gần gũi với người nghiện D. Cả A, B, C đều đúng 37. Làm thế nào để không bị bạn bè rủ rê lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy? A. Không quan hệ bạn bè B. Không tập hút thuốc lá C. Không nghe theo sự cám dỗ, mời mọc, thách thức của bạn bè D. Không tham gia các tệ nạn xã hội 38. Khi nào được phép sử dụng một số chất ma túy? A. Khi lên cơn nghiện B. Khi nghiện và được bố mẹ cho phép C. Khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định D. Cả A, B, C đều đúng

9.