Chương i(nckh)

273
Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. KHOA HỌC 1. Khái niệm Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.

Transcript of Chương i(nckh)

Page 1: Chương i(nckh)

Chương IĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC

I. KHOA HỌC1. Khái niệmKhoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.

Page 2: Chương i(nckh)

-Tri thức kinh nghiệm • Được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng

ngày.• Con người có được những hình dung thực tế về các sự

vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các quan hệ xã hội.

• Ngày càng trở nên phong phú, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng riêng biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật.

• Chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định.

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học.

Page 3: Chương i(nckh)

-Tri thức khoa học • Được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động

nghiên cứu khoa học. • Là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục

tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học.

• Không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất.

Page 4: Chương i(nckh)

Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn khoa học (diclipline) chẳng hạn triết học, sử học, kinh tế học, toán học, vật lý học, hóa học, sinh

học,…

2. Phân loại khoa học• là sự phân chia các bộ môn khoa học thành

những nhóm các bộ môn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó.

• là để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức. Có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại dựa

trên một tiêu thức có một ý nghĩa ứng dụng nhất định.

Page 5: Chương i(nckh)

a) Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học Tiêu thức phân loại là phương pháp hình thành cơ sở

lý thuyết của bộ môn khoa học. Khoa học tiền nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề, ví dụ: hình học, lý thuyết tương đối.

• Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm, ví dụ: xã hội học, vật lý học thực nghiệm.

Page 6: Chương i(nckh)

• Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những sự phân chia đối tượng ngiên cứu của một bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ: khảo cổ học được phân lập từ sử học, cơ học được phân lập từ vật lý học.

• Khoa học tích hợp, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ môn khoa học khác nhau, ví dụ: kinh tế học chính trị được tích hợp từ kinh tế học và chính trị học, hóa lý được tích hợp từ hóa học và vật lý học.

Page 7: Chương i(nckh)

b) Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học

Page 8: Chương i(nckh)

Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hóa theo trình tự sau:

• Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác).

• Khoa học kỹ thuật và công nghệ, ví dụ: kỹ thuật điện tử, kỹ thuật di truyền.

• Khoa học nông nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

• Khoa học sức khỏe, ví dụ: dịch tễ học, bệnh học.• Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ: sử học, ngôn

ngữ học.• Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như

logic học.

Page 9: Chương i(nckh)

3. Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học

Page 10: Chương i(nckh)

• Phương hướng khoa học (scientific orientation) là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận.

• Trường phái khoa học (scientific school) là một phương hướng khoa học được phát triển đến một cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự hình thành một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp luận.

Page 11: Chương i(nckh)

• Bộ môn khoa học (scientific discipline) là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu.

• Ngành khoa học (specialty) là một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người hoạt động trong ngành luật, đã nắm vững hàng loạt bộ môn khoa học về luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật học so sánh,…

Page 12: Chương i(nckh)

4. Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học

• Tiêu chí 1. Có một đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật được đặt trong phạm vi quan tâm của bộ môn khoa học.

• Tiêu chí 2. Có một hệ thống lý thuyết. Lý thuyết là một hệ thống tri thức khoa học bao gồm khái niệm, phạm trù, quy luật. Hệ thống lý thuyết của bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận riêng có và bộ phận kế thừa từ các khoa học khác.

Page 13: Chương i(nckh)

• Tiêu chí 3. Có một hệ thống phương pháp luận. Phương pháp luận hiện được hiểu hai nghĩa: (1) Lý thuyết về phương pháp; (2) Hệ thống các phương pháp. Phương pháp luận của của một bộ môn khoa học bao gồm hai bộ phận: phương pháp luận riêng có và phương pháp luận thâm nhập từ các bộ môn khoa học khác nhau.

Page 14: Chương i(nckh)

• Tiêu chí 4. Có mục đích ứng dụng. Do khoảng cách giữa nghiên cứu và áp dụng ngày càng rút ngắn về không gian giữa phòng thí nghiệm nghiên cứu với cơ sở sản xuất và thời gian từ nghiên cứu đến áp dụng, mà người ta ngày càng dành nhiều mối quan tâm tới mục đích ứng dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nghiên cứu chưa biết trước mục đích ứng dụng. Vì vậy, không nên vận dụng một cách máy móc tiêu chí này.

Page 15: Chương i(nckh)

• Tiêu chí 5. Có một lịch sử nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu của một bộ môn khoa học thường có thể bắt nguồn từ một bộ môn khoa học khác. Trong giai đoạn tiếp sau, với sự hoàn thiện về lý thuyết và phương pháp luận, những bộ môn khoa học độc lập ra đời, tách khỏi khuôn khổ bộ môn khoa học cũ. Tuy nhiên, không phải mọi bộ môn khoa học đều có lịch sử phát triển như vậy. Vì vậy, cũng không nên vận dụng máy móc tiêu chí này.

Page 16: Chương i(nckh)

II NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Khái niệmNghiên cứu khoa học - là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm

những điều mà khoa học chưa biết. - hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận

thức khoa học về thế giới.- hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện

kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

Page 17: Chương i(nckh)

2. Phân loại nghiên cứu khoa học1) Phân loại theo chức năng nghiên cứu• Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra

một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật giúp con người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.

• Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.

Page 18: Chương i(nckh)

• Nghiên cứu dự báo, là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân: sai lệch khách quan trong kết quả quan sát; sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự vật khác; môi trường cũng luôn có thể biến động,…

• Nghiên cứu sáng tạo, là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giớ dừng lại ở mô tả, giải thích và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.

Page 19: Chương i(nckh)

2). Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu-Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu

nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, chẳng hạn, Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.

• Nghiên cứu cơ bản thuần túy, còn gọi là nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.

• Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động đều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội,… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).

Page 20: Chương i(nckh)

• Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.

• Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.

Page 21: Chương i(nckh)

• Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai.

Page 22: Chương i(nckh)

• Triển khai, (development), còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Điều cần lưu ý là, kết quả triển khai thì chưa triển khai được (!). Sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật. Để áp dụng được, còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà.

Page 23: Chương i(nckh)

• Triển khai trong phòng, là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. Trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính (trong nghiên cứu nông nghiệp). Trên một quy mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm (pilot workshop) thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.

• Triển khai bán đại trà, còn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ được gọi là quy mô bán công nghiệp.

Page 24: Chương i(nckh)
Page 25: Chương i(nckh)

III ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC1. Khái niệm đề tài Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa

học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện.

Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuy không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài khoa học, chẳng hạn: chương trình, dự án, đề án. Có thể phân biệt chúng như sau:

• Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tế.

Page 26: Chương i(nckh)

• Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án có những đòi hỏi khác đề tài như: đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực; phải thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn.

Page 27: Chương i(nckh)

• Đề án là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó, chẳng hạn, xin thành lập một tổ chức; xin cấp tài trợ cho một hoạt động xã hội. Sau khi một đề án được phê chuẩn, sẽ có thể xuất hiện những dự án, chương trình, đề tài hoặc tổ chức hoặc những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu của đề án.

Page 28: Chương i(nckh)

• Chương trình là một nhóm các đề tài hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có thể có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không có sự đòi hỏi quá cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương trình thì phải luôn đồng bộ.

Page 29: Chương i(nckh)

2. Nhiệm vụ nghiên cứuNhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc

nhóm nghiên cứu) thực hiện. Có nhiều nguồn nhiệm vụ: • Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia được

ghi trong các văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền. Người nghiên cứu có thể tìm kiếm “thị trường” trong những nhiệm vụ thuộc loại này.

• Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên của cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu. Đối với nguồn nhiệm vụ này, người nghiên cứu không óc sự chọn lựa mà phải làm theo yêu cầu.

• Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác. Đối tác có thể là doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội hoặc cơ quan chính phủ. Nguồn này thường dẫn đến những nguồn thu nhập cao, tạo tiền đề phát triển nguồn lực nghiên cứu.

• Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình xuất phát từ những ý tưởng khoa học của người nghiên cứu. Khi có điều kiện (chẳng hạn về kinh phí) thì người nghiên cứu biến những ý tưởng đó thành một đề tài.

Page 30: Chương i(nckh)

3. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là

những khái niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài.

• Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ:

• Đối tượng nghiên cứu của triết học là các quy luật phổ quát của sự vật.

• Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Thủ pháp phức điệu trong các bản giao hưởng của Becthoven” là thủ pháp phức điệu.

• Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Ví dụ:

• Khách thể nghiên cứu của đề tài “Sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viên” là các trường đại học.

• Khách thể nghiên cứu của đề tài “Xác định biện pháp hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại quốc doanh” là các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Page 31: Chương i(nckh)

• Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Không bao giờ người nghiên cứu có thể đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể.

• Trong đề tài “Xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại quốc doanh”, thì đối tượng khảo sát là một số ngân hàng thương mại quốc doanh được chọn để nghiên cứu.

• Trong đề tài nghiên cứu âm nhạc về : “Thủ pháp phức điệu trong các bản giao hưởng của Becthoven”, thì khách thể nghiên cứu và điố tượng nghiên cứu trong trường hợp này có thể trùng nhau, vì người nghiên cứu có thể nghiên cứu trên tất cả các bản giao hưởng của Becthoven.

Page 32: Chương i(nckh)
Page 33: Chương i(nckh)

• Một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo sát có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể là đối tượng nghiên cứu về các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng lại có thể là đối tượng nghiên cứu về công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin, thậm chí về tố chức và quản lý doanh nghiệp,…

• Phạm vi nghiên cứu. Không phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét một cách toàn diện trong mọi thời gian, mà nó được giới hạn trong một số phạm vi nhất định: phạm vi về quy mô của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật; phạm vi thời gian của tiến trình của sự vật.

Page 34: Chương i(nckh)

4. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

Mục tiêu (Objective) và mục đích (aim hoặc purpose) là những khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học:

• Mục tiêu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

• Mục đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho cái gì?”.

Page 35: Chương i(nckh)

• Mỗi đề tài nghiên cứu đều có một hoặc một số mục tiêu xác định, nhưng chưa hẳn đã có mục đích xác định. Ví dụ, đại số Boole trong suốt một thế kỷ rưỡi không trả lời được câu hỏi “Nghiên cứu để làm gì?” Chỉ đến khi xuất hiện chiếc máy tính điện tử đầu tiên, người ta mới biết được nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo toán học cho sự vận hành của máy tính.

Page 36: Chương i(nckh)

5. Một số thành tựu khoa học đặc biệt Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu, như

phát hiện, phát minh, sáng chế, là những khái niệm cần hiểu đúng trong giới hạn nghiên cứu và trên các diễn đàn, bởi vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề công nghệ, kinh tế, pháp lý và xã hội.

Page 37: Chương i(nckh)

• Phát minh. Phát minh (tiếng Anh-discovery) là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Ví dụ, Archimède phát minh định luật sức nâng của nước; Lebedev phát minh tính chất áp suất của ánh sáng, Nguyễn Văn Hiệu phát minh quy luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt. Phát minh là khám phá về quy luật khách quan, chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. Vì vậy, phát minh không có giá trị thương mại, không được cấp bằng phát minh và không được bảo hộ pháp lý.

Page 38: Chương i(nckh)

• Phát hiện. Phát hiện (tiếng Anh cũng là discovery) là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Ví dụ, Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium. Christoph Colomb phát hiện châu Mỹ , Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Phát hiện, cũng chỉ mới là sự khám phá các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể áp dụng thông qua các giải pháp. Vì vậy, phát hiện cũng không có giá trị thương mại, không cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý.

Page 39: Chương i(nckh)

• Sáng chế. Sáng chế là loại thành tựu trong khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này, song các nhà khoa học xã hội luôn phải bàn đến sáng chế khi phân tích ý nghĩa kinh tế, pháp lý và xã hội của sáng chế.

Page 40: Chương i(nckh)

• Sáng chế (tiếng Anh, tiếng Pháp – invention) là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Ví dụ, máy hơi nước của Jame Watt, công thức thuốc nổ TNT của Nobel. Vì sáng chế có khả năng áp dụng, nên có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế (patent), có thể mua bán patent hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (hợp đồng licence) cho người có nhu cầu, và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Page 41: Chương i(nckh)
Page 42: Chương i(nckh)

Chương IIĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTrong quá trình phát triển của xã hội loài người, nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh ngày càng tăng lên và tưởng chừng như không bao giờ ngừng.

Page 43: Chương i(nckh)

Chẳng hạn:• Con người từ đâu đến và con người sẽ đi về đâu?• Đâu là giới hạn của vũ trụ? Có một nền văn minh nào

ngoài trái đất của chúng ta? Chẳng lẽ Trái Đất là nơi có một nền văn minh duy nhất trong vũ trụ?

• Thế giới này sẽ phát triển đến một giới hạn hay là sẽ phát triển đến vô cùng?

• Thời gian là vô thuỷ vô chung, hay là có điểm khởi đầu và có điểm tận cùng?

• v.v… Những câu hỏi như thế là vô cùng tận. Trả lời mỗi câu

hỏi ấy là những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.

Page 44: Chương i(nckh)

• Như vậy, nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.

Page 45: Chương i(nckh)

Có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá.Cho ví dụ đối với ngành CNSH

Page 46: Chương i(nckh)

2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là

sự tìm tòi những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt đặc điểm khác nhau của nghiên cứu khoa học, mà người nghiên cứu cần quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.

Page 47: Chương i(nckh)

2.2.1. Tính mới Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại

như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện.

Tính mới là tính quan trọng số một của nghiên cứu khoa học.

Page 48: Chương i(nckh)

2.2.2. Tính tin cậy Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương

pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.

Điều này đẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có).

Page 49: Chương i(nckh)

2.2.3. Tính thông tin Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện

dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới, v.v…Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đặc trưng cho quy trình đó.

Page 50: Chương i(nckh)

2.2.4. Tính khách quan• Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa

học, vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Trong xã hội học khoa học (sociology of science), người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật, hiện tượng.

• Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải luôn đặt các câu hỏi ngược lại những kết luận đã được xác nhận. Ví dụ:

• Kết quả có thể khác không?• Nếu kết quả là đúng, thì đúng trong những điều kiện nào?• Còn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?

Page 51: Chương i(nckh)

2.2.5. Tính rủi ro Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng

tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi ro (risque) của nghiên cứu. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn, thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp; năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế; giả thuyết khoa học đặt ra là sai do những tác nhân bất khả kháng, v.v….

Page 52: Chương i(nckh)

Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công cũng vẫn gặp những rủi ro trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là:

• Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm vi mở rộng không thành công.

• Thứ hai, ngay cả khi đã thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hôị nào đó.

Page 53: Chương i(nckh)

• Tuy nhiên, trong khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả. Kết quả ấy cũng mang một ý nghĩa là một kết luận của nghiên cứu khoa học, mà nội dung là các giả thuyết đã đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa là trong sự vật không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Xét về ý nghĩa khoa học, đây là một kết quả quan trọng. Nó giúp cho các đồng nghiệp đi sau khỏi dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.

Page 54: Chương i(nckh)

2.2.6. Tính kế thừa Ngày nay không còn một công trình nghiên cứu khoa học

nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa.

Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà bài xích sự thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học.

Page 55: Chương i(nckh)

2.2.7. Tính cá nhân Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một

tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.

Page 56: Chương i(nckh)

Chương 3

“VẤN ĐỀ” NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.1. Bản chất của quan sátTrước đây, con người dựa vào niềm tin để giải thích những gì thấy được xảy ra trong thế giới xung quanh mà không có kiểm chứng hay thực nghiệm để chứng minh tính vững chắc của những quan niệm, tư tưởng, học thuyết mà họ đưa ra. Ngoài ra, con người cũng không sử dụng phương pháp khoa học để có câu trả lời cho câu hỏi.

Page 57: Chương i(nckh)

• Thí dụ ở thời đại của Aristotle (thế kỷ IV trước công nguyên), con người (kể cả một số nhà khoa học) tin rằng: các sinh vật đang sống có thể tự xuất hiện, các vật thể trơ (không có sự sống) có thể biến đổi thành vật thể hay sinh vật sống, và cho rằng con trùn, bọ, ếch nhái,… xuất hiện từ bùn lầy, bụi đất khi ngập lũ xảy ra.

Page 58: Chương i(nckh)

• Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui luật của sự vận động, mối quan hệ, … trong thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức, kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích các qui luật vận động, mối quan hệ giữa các sự vật một cách khoa học.

Page 59: Chương i(nckh)

• Bản chất của quan sát là cảm giác được cảm nhận nhờ giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, khướu giác và vị giác. Các giác quan nầy giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện hay tìm ra “vấn đề” NCKH. Khi quan sát phải khách quan, không được chủ quan, vì quan sát chủ quan thường dựa trên các ý kiến cá nhân và niềm tin thì không thuộc lĩnh vực khoa học.

• Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh trước cho bước đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức có trước của nhà nghiên cứu là cơ sở cho việc hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.

Page 60: Chương i(nckh)

3.2. “Vấn đề” nghiên cứu khoa học 3.2.1. Đặt câu hỏi Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó

đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng (xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”. Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì phải tiến hành điều tra học sinh.

Page 61: Chương i(nckh)

• Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau).

Page 62: Chương i(nckh)

3.2.2. Phân loại “vấn đề” nghiên cứu khoa học Sau khi đặt câu hỏi và “vấn đề” nghiên cứu

khoa học đã được xác định, công việc tiếp theo cần biết là “vấn đề” đó thuộc loại câu hỏi nào. Nhìn chung, “vấn đề” được thể hiện trong 3 loại câu hỏi như sau:

a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm. b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận

thức. c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá.

Page 63: Chương i(nckh)

a/ Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm là những câu

hỏi có liên quan tới các sự kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng ta. Để trả lời câu hỏi loại nầy, chúng ta cần phải tiến hành quan sát hoặc làm thí nghiệm; Hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ người làm chuyên môn giúp đở. Câu hỏi thuộc loại nầy có trong các lãnh vực như sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, lịch sử,…

Page 64: Chương i(nckh)

• Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển tốt? Một số câu hỏi có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm. Thí dụ, loài người có tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể được trả lời từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và chúng ta không có đủ cơ sở và hiểu biết để trả lời câu hỏi nầy. Tất cả các kết luận phải dựa trên độ tin cậy của số liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản, nhận thức không thể trả lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm nầy mà chỉ trả lời cho các câu hỏi thuộc về loại quan niệm.

Page 65: Chương i(nckh)

b/ Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức

Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách logic, hoặc chỉ là những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà không cần tiến hành thực nghiệm hay quan sát. Thí dụ “Tại sao cây trồng cần ánh sáng?”. Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý do, nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý trong xã hội và những cơ sở khoa học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui luật, luật lệ trong xã hội đã được áp dụng một cách ổn định và phù hợp với “vấn đề” nghiên cứu.

Page 66: Chương i(nckh)

c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá Câu hỏi thuộc lọai đánh giá là câu hỏi thể hiện

giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ. Để trả lời các câu hỏi loại nầy, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất và giá trị sử dụng. Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không lệ thuộc vào cách sử dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa. Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có chất lượng cao?”.

Page 67: Chương i(nckh)

3.2.3. Cách phát hiện “vấn đề” nghiên cứu khoa học

Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau:

* Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu.

Page 68: Chương i(nckh)

* Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu.

Page 69: Chương i(nckh)

* Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu.

Page 70: Chương i(nckh)

* “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó.

* Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày.

* Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề”nghiên cứu.

Page 71: Chương i(nckh)

Chương IIITRÌNH TỰ LÔGIC

CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Page 72: Chương i(nckh)

3.1. KHÁI NIỆM CHUNG 3.1.1. Trình tự lôgic Nghiên cứu khoa học, bất kể trong nghiên cứu khoa học tự

nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đều tuân theo một trật tự lôgic xác định, bao gồm các bước sau đây:

Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài. Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu. Đưa luận điểm, tức giả thuyết (hypothesis) nghiên cứu. Đưa các luận cứ (evidence) để chứng minh giả thuyết. Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả

thuyết.

Page 73: Chương i(nckh)

3.1.2. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa

học, trong đó có một nhóm người (nhóm nghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể là một hoặc nhiều hơn một người.

Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học.

Page 74: Chương i(nckh)

3.1.3. Xác định mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và là rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ?

Trong một đề tài khoa học xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu chung" ; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’.

Page 75: Chương i(nckh)

3.1.4. Xác định nội dung nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra.

Page 76: Chương i(nckh)

3.1. 5.Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất

định. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm :

• Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát.• Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện.• Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện. Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý

phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học.

Page 77: Chương i(nckh)

3.2. Chứng minh luận điểm khoa học • Muốn chứng minh một luận điểm khoa học,

người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ khoa học.

• Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm hai lọai : phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học.

Page 78: Chương i(nckh)

3.2.1. Luận cứ Để chứng minh luận điểm khoa học người nghiên

cứu cần có các luận cứ. Luận cứ là bằng chứng để khẳng định giả thuyết của tác giả đặt ra là đúng. Về mặt lôgic học, là phán đóan đã được chứng minh trước khi được sử dụng để làm bằng chứng chứng minh giả thuyết. Trong khoa học có hai lọai luận cứ : luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế.

Page 79: Chương i(nckh)

Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, bao gồm các khái niệm, các tiền đề, định lý, định luật hoặc các quy luật xã hội, tức là các mối liên hệ đã được khoa học chứng minh là đúng. Luận cứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước.

Page 80: Chương i(nckh)

Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốn kém thời gian để tìm các sự kiện thực tế, chứng minh lại những gì mà các đồng nghiệp đã chứng minh.

Page 81: Chương i(nckh)

• Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp.

• Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ.

Page 82: Chương i(nckh)

3.2.2. Phương pháp tìm kiếm, chứng minh và sử dụng luận cứ

Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm ba việc : tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúng đắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứ để chứng minh giả thuyết. Để là ba việc đó phải có phương pháp. Phương pháp trả lời câu hỏi :’Chứng minh bằng cách nào ?’

Page 83: Chương i(nckh)

Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần những loại thông tin sau :

• Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu.• Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng

nghiệp đi trước.• Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người

nghiên cứu. Để có được những thông tin đó, người nghiên cứu phải biết

thu thập thông tin. Những lọai thông tin trên đây có thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành.

Page 84: Chương i(nckh)

3.3. XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC• Luận điểm khoa học là một phán đóan đã được

chứng minh về bản chất sự vật.• Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm

các bước : Phát hiện vấn đề nghiên cứu ; đặt giả thiết nghiên cứu. Giả thiết chính là luận điểm cần chứng minh.

Page 85: Chương i(nckh)

3.3.1 Vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu (tiếng Anh là Research Problem)

hoặc câu hỏi nghiên cứu (tiếng Anh là Research Question) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Đặt được câu hỏi nghiên cứu là giai đọan quan trọng trên bước đường phát triển nhận thức.

Page 86: Chương i(nckh)

Tuy nhiên, đặt câu hỏi nghiên cứu, tức là nêu vấn đề nghiên cứu lại chính là công việc khó nhất đối với người mới làm quen với công việc nghiên cứu. Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu khoa học luôn phải đặt những với thầy cô như : Nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu từ cái gì ? Câu trả lời trong các trường hợp này luôn là : Hãy bắt đầu từ phát hiện vấn đề nghiên cứu, nghĩa là đặt câu hỏi nghiên cứu.

Page 87: Chương i(nckh)

• Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lọai câu hỏi : Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìm kiếm, và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn, để trả lời những câu hỏi thuộc lớp thứ nhất.

• Trong nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là : Cần chứng minh điều gì ? Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời.

Page 88: Chương i(nckh)

Có thể sử dụng những phương pháp sau đây để đặt câu hỏi nghiên cứu :

• Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học :

Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện, từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu.

Page 89: Chương i(nckh)

• Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường Người nghiên cứu phải luôn đặt những câu hỏi

ngược lại quan niệm thông thường. Chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng, trẻ em

suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, thì có người đã nêu câu hỏi ngược lại : Các bà mẹ trí thức chắc chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ tri thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ là nông dân ?

Page 90: Chương i(nckh)

• Nhận dạng những vướng mắc trong họat động thực tế :

Nhiều khó khăn nảy sinh trong họat động sản xuất, họat động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế này đặt người nghiên cứu trước những câu hỏi phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề, đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới.

Page 91: Chương i(nckh)

• Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu :

Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm.

Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ sau khi ông nghe được lời phàn nàn của một cụ già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngọai ô của thành phố New York.

Page 92: Chương i(nckh)

• Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp :

Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp để chứng minh luận điểm của mình ; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình.

Page 93: Chương i(nckh)

• Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào :

Đây là những câu hỏi xuất hiện ở nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện nào đó, cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào.

Page 94: Chương i(nckh)

Chương IV. PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC

2.1. Thế nào là “khái niệm”( concept)-“Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan.- Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. - Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.

Page 95: Chương i(nckh)

2.2. Phán đoán - Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng

các khái niệm để phán đoán hay tiên đoán. - Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân

biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các sự vật đó.

Page 96: Chương i(nckh)

2.3. Suy luận Có 2 cách suy luận: suy luận “suy diễn” và suy luận

“qui nạp" 2.3.1. Cách suy luận suy diễn• Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận.

Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng.

• Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. Thí dụ về suy luận suy diễn của Aristotle trong Bảng 2.1.

Page 97: Chương i(nckh)
Page 98: Chương i(nckh)

2.3.2. Suy luận qui nạp - Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã

đưa ra một phương pháp tiếp cận khác về kiến thức, khác với Aristotle.

- Francis Bacon cho rằng, để đạt được kiến thức mới phải đi từ thông tin riêng để đến kết luận chung, phương pháp này gọi là phương pháp qui nạp.

- Phương pháp qui nạp cho phép chúng ta dùng những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương tiện để đạt được kiến thức mới. Thí dụ về suy luận qui nạp trong Bảng 2.2.

Page 99: Chương i(nckh)
Page 100: Chương i(nckh)

• Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên hay còn gọi là “phương pháp khoa học” (Bảng 2.3). Phương pháp khoa học cần phải xác định tiền đề chính (gọi là giả thuyết) và sau đó phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết.

Page 101: Chương i(nckh)
Page 102: Chương i(nckh)

2.4. Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: - Bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề.

- Cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề.

Page 103: Chương i(nckh)

2.4.1. Luận đề - Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều

gì?” trong nghiên cứu. - Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả

thuyết” cần được chứng minh. - Thí dụ: Lúa được bón quá nhiều phân N sẽ bị

đỗ ngã.

Page 104: Chương i(nckh)

2.4.2. Luận cứ• Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần

đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học:

• Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận.

• Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.

Page 105: Chương i(nckh)

2.4.3. Luận chứng• Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa

học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”.

• Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy.

• Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra.

Page 106: Chương i(nckh)

2.5. Phương pháp khoa học (PPKH) - Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những

PPKH khác nhau. - Ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hoá học, nông nghiệp

sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải thích và kết luận.

- Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra.

- Tuy nhiên, PPKH có những bước chung như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số lịệu để rút ra kết luận (Bảng 2.4). Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu.

Page 107: Chương i(nckh)
Page 108: Chương i(nckh)

Chương V.THU THẬP TÀI LiỆU VÀ ĐẶT GiẢ THUYẾT

4.1. Tài liệu4.1.1. Mục đích thu thập tài liệuThu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho NCKH. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

Page 109: Chương i(nckh)

Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm:

- Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.

- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.- Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay

luận cứ chặt chẻ hơn.- Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang

nghiên cứu.- Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy

đở mất thời gian, công sức và tài chánh.- Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng

chứng) để chứng minh giả thuyết NCKH.

Page 110: Chương i(nckh)

4.1.2. Phân loại tài liệu nghiên cứu Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu

chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn nghiên cứu. Có thể chia ra 2 loại tài liệu: tài sơ cấp (hay tài liệu liệu gốc) và tài liệu thứ cấp.

Page 111: Chương i(nckh)

4.1.2.1. Tài liệu sơ cấp Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu

tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu

Page 112: Chương i(nckh)

4.1.2.2. Tài liệu thứ cấp Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp

đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết tay, …

Page 113: Chương i(nckh)

4.1.3. Nguồn thu thập tài liệuThông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau:

• Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo, ...

• Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, ….

• Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, ….

Page 114: Chương i(nckh)

• Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, … thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

• Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.

Page 115: Chương i(nckh)

4.2. Giả thuyết 4.2.1. Định nghĩa giả thuyết Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự

tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.

Page 116: Chương i(nckh)

4.2.2. Các đặc tính của giả thuyếtGiả thuyết có những đặc tính sau:- Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và

không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.- Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế

và cơ sở lý thuyết.- Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.- Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang

tính khả thi.

Page 117: Chương i(nckh)

Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.- Phải có mối quan hệ nhân - quả.- Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.

Page 118: Chương i(nckh)

4.2.3. Mối quan hệ giữa giả thuyết và “vấn đề” khoa học

Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu hình thành ý tưởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải thích tới vấn đề chưa biết (đặt giả thuyết). Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận tới mục tiêu cần nghiên cứu.

Page 119: Chương i(nckh)

Trên cơ sở những quan sát bước đầu, những tình huống đặt ra (câu hỏi hay vấn đề), những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến thức đã có,…), sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học.

Page 120: Chương i(nckh)

• Thí dụ, khi quan sát thấy hiện tượng xoài rụng trái, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giảm hiện tượng rụng trái nầy (vấn đề nghiên cứu). Người nghiên cứu sẽ xây dựng giả thuyết dựa trên cơ sở các hiểu biết, nghiên cứu tài liệu, … như sau: Nếu giả thuyết cho rằng NAA làm tăng sự đậu trái xoài Cát Hòa Lộc. Bởi vì NAA giống như kích thích tố Auxin nội sinh, là chất có vai trò sinh lý trong cây giúp tăng sự đậu trái, làm giảm hàm lượng ABA hay giảm sự tạo tầng rời. NAA đã làm tăng đậu trái trên một số loài cây ăn trái như xoài Châu Hạng Võ, nhãn …, vậy thì việc phun NAA sẽ giúp cây xoài Cát Hòa Lộc đậu trái nhiều hơn so với cây không phun NAA.

Page 121: Chương i(nckh)

4.2.4. Cấu trúc của một “giả thuyết” 4.2.4.1. Cấu trúc có mối quan hệ “nhân-quả”• Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với một

số câu nói khác không phải là giả thuyết. Thí dụ: khi nói: “Cây trồng thay đổi màu sắc khi gặp lạnh” hoặc “Tia ánh sáng cực tím gây ra đột biến”, câu này như là một câu kết luận, không phải là câu giả thuyết.

• Đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan hệ ướm thử và không thể thực hiện thí nghiệm để chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ giàu” hoặc “nếu tôi giữ ấm men bia, vậy thì nhiều hơi gas sẽ sinh ra”.

Page 122: Chương i(nckh)

• Cấu trúc của một giả thuyết có chứa quá nhiều “biến quan sát” và chúng có mối quan hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào đó, kết quả sẽ làm thay đổi biến còn lại. Thí dụ: Cây trồng quang hợp tốt sẽ cho năng suất cao. Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây

• Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng “mối quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”.

Page 123: Chương i(nckh)

• Thí dụ: giả thuyết “Phân bón có thể làm gia tăng sự sinh trưởng hay năng

suất cây trồng”. Mối quan hệ trong giả thuyết là ảnh hưởng quan hệ giữa phân bón và sự sinh trưởng hoặc năng suất cây trồng, còn nguyên nhân là phân bón và kết quả là sự sinh trưởng hay năng suất cây trồng.

Page 124: Chương i(nckh)

4.2.4.2. Cấu trúc “Nếu-vậy thì” Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng

thường được sử dụng để đặt giả thuyết như sau: “Nếu” (hệ quả hoặc nguyên nhân) … có liên quan tới

(nguyên nhân hoặc hệ quả) …, “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả.

Thí dụ: “Nếu vỏ hạt đậu có liên quan tới sự nẩy mầm, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”.

Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ: Nếu dưỡng chất N có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa, vậy thì bón phân N có thể làm gia tăng năng suất lúa.

Page 125: Chương i(nckh)

4.2.5. Cách đặt giả thuyết Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như

thế nào để có thể thực hiện thí nghiệm kiểm chứng “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, trong việc xây dựng một giả thuyết cần trả lời các câu hỏi sau:

1. Giả thuyết nầy có thể tiến hành thực nghiệm được không?

2. Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu? 3. Phương pháp thí nghiệm nào (trong phòng, khảo sát,

điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn, …) được sử dụng trong nghiên cứu?

4. Các chỉ tiêu nào cần đo đạt trong suốt thí nghiệm? 5. Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng

để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết?

Page 126: Chương i(nckh)

Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây:• Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ

sở lý thuyết hiện tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận.

• Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai (thí dụ, một tỷ lệ cao những người hút thuốc lá bị chết do ung thư phổi khi so sánh với những người không hút thuốc lá. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm).

• Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).

Page 127: Chương i(nckh)

• Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học

Page 128: Chương i(nckh)

• Thí dụ: khi quan sát sự nẩy mầm của các hạt đậu hoặc dựa trên các tài liệu nghiên cứu khoa học người nghiên cứu nhận thấy ở hạt đậu bình thường, hạt no, vỏ hạt bóng láng thì nẩy mầm tốt và đều (đây là một kết quả được biết qua lý thuyết, tài liệu nghiên cứu trước đây,…). Như vậy, người nghiên cứu có thể suy luận để đặt ra câu hỏi đối với các hạt đậu có vỏ bị nhăn nheo thì nẩy mầm như thế nào? (Đây là câu hỏi). Giả thuyết được đặt ra là “Nếu sự nẩy mầm của hạt đậu có liên quan tới vỏ hạt, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”. Đây là một giả thuyết mà có thể dễ dàng làm thí nghiệm để kiểm chứng.

Page 129: Chương i(nckh)

4.2.6. Kiểm chứng giả thuyết qua so sánh giữa tiên đoán với kết quả thí nghiệm

Bên cạnh việc kiểm nghiệm, một yếu tố quan trọng là đánh giá sự tiên đoán. Nếu như sự tiên đoán được tìm thấy là không đúng (dựa trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm), người nghiên cứu kết luận rằng giả thuyết (một phần giả thuyết) “sai” (nghĩa là bác bỏ hay chứng minh giả thuyết sai). Khi sự tiên đoán là đúng (dựa trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm), kết luận giả thuyết là “đúng”.

Page 130: Chương i(nckh)

• Thường thì các nhà khoa học vận dụng kiến thức để tiên đoán mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thí dụ: giả thuyết đặt ra trên sự tiên đoán là “Nếu gia tăng phân bón, làm gia tăng năng suất, vậy thì các cây đậu được bón phân nhiều hơn sẽ cho năng suất cao hơn”. Nếu sự tiên đoán không dựa vào kiến thức khoa học, tài liệu nghiên cứu đã làm trước đây thì sự tiên đoán có thể vượt ra ngoài kết quả mong muốn như thí dụ ở Hình 4.1: Đáp ứng của năng suất theo liều lượng phân N cung cấp ở cây đậu.

Page 131: Chương i(nckh)
Page 132: Chương i(nckh)

Rõ ràng trong thực tế cho thấy, năng suất chỉ có thể gia tăng đến một mức độ cung cấp phân N nào đó (Hình 4.2). Để xác định mức độ phân N cung cấp cho năngsuất cao nhất (gần chính xác), thì nhà nghiên cứu cần có hiểu biết về “qui luật cung cấp dinh dưỡng” và một số tài liệu nghiên cứu trước đây về phân bón,… từ đó sẽ đưa ra một vài mức độ có thể để kiểm chứng.

Page 133: Chương i(nckh)
Page 134: Chương i(nckh)

Chương V (tt). PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Thu thập số liệu thí nghiệm là một công việc quan trọng trong NCKH. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.Có 3 phương pháp thu thập số liệu:a) Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu.b) Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (các thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm ngoài đồng, …).c) Thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng câu hỏi điều tra).

Page 135: Chương i(nckh)

Phương pháp nầy là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Thí dụ, để chứng minh giả thuyết “không thể loại bỏ cây bạch đàn ra khỏi cơ cấu cây trồng rừng”, người ta đã dựa vào những nghiên cứu có trước như sau (Vũ Cao Đàm, 2003):

Page 136: Chương i(nckh)

• Kết quả nghiên cứu tại Nga cho thấy, chỉ trong 15 năm bạch đàn có sức tăng trưởng chiều cao gấp 5 lần so với cây dẻ và 10 lần so với cây sồi;

• Sản lượng bạch đàn trên 1 ha hàng năm rất �cao, tới 20 đến 25 m3/ha/năm, trong khi cây mỡ chỉ đạt 15-20 m3/ha/năm và cây bồ đề là 10-15 m3/ha/năm;

• Theo thống kê của FAO, từ năm 1.744 đến �1.975 đã có hơn 100 nước nhập khẩu bạch đàn, trong đó có 78 nước đã trồng rừng bạch đàn thành rừng kinh tế có sản lượng cao với qui mô lớn.

Page 137: Chương i(nckh)

5.2. Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm

5.2.1. Khái niệm• Trong phương pháp nầy, số liệu được thực hiện

bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số liệu, các nhà NCKH thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu.

Page 138: Chương i(nckh)

• Ví dụ: Người nghiên cứu muốn xem xét những mức độ phân bón (hay còn gọi nghiệm thức phân bón) nào đó để làm tăng năng suất, trong cách bố trí thí nghiệm thì mỗi mức độ phân bón thường được lặp lại nhiều lần. Kết quả thí nghiệm là các số liệu được đo từ các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ở những mức độ phân bón khác nhau.

• Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.

Page 139: Chương i(nckh)

5.2.2. Định nghĩa các loại biến trong thí nghiệm Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp

trong thí nghiệm, đó là biến độc lập (independent variable) và biến phụ thuộc (dependent variable).

• �Biến độc lập (còn gọi là nghiệm thức- Treatment): là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện thay đổi. Nói cách khác kết quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.

Thí dụ:• Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, loại phân bón,

lượng nước tưới, thời gian chiếu sáng khác nhau,… (hay còn gọi là các nghiệm thức khác nhau).

Page 140: Chương i(nckh)

• Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng hay nghiệm thức đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các nghiệm thức còn lại sẽ được so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau .

Page 141: Chương i(nckh)

• �Biến phụ thuộc (còn gọi là chỉ tiêu thu thập): là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập. Thí dụ: khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây mía, các biến phụ thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây,… và kết quả đo đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.

Page 142: Chương i(nckh)

Thí dụ:• Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân N trên năng

suất lúa Hè Thu” có các biến như sau:+ Biến độc lập: liều lượng phân N bón cho lúa khác

nhau. Các nghiệm thức trong thí nghiệm có thể là 0, 20, 40, 60 và 80 kgN/ha. Trong đó nghiệm thức “đối chứng” không bón phân N.

+ Biến phụ thuộc: có thể là số bông/m2, hạt chắt/bông, trọng lượng hạt và năng suất hạt (t/ha).

Page 143: Chương i(nckh)

5.2.3. Xác định các biến trong thí nghiệm dựa trên mối quan hệ “nhân- quả” của giả thuyết

Kết quả quan sát lệ thuộc vào nguyên nhân gây ảnh hưởng. Dựa vào mối quan hệ trong giả thuyết đặt ra, người nghiên cứu dễ dàng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự kiện quan sát.

Thí dụ, “Ảnh hưởng của nồng độ NAA trên sự đậu trái của xoài Cát Hòa Lộc”. Ở đây, tỷ lệ đậu trái (kết quả) khác nhau là do ảnh hưởng của các nồng độ NAA (nguyên nhân) khác nhau. Như vậy, biến độc lập là biến mà người nghiên cứu có ý định làm thay đổi (nồng độ NAA khác nhau) và biến phụ thuộc ở đây là sự đậu trái hay tỷ lệ rụng trái ở các nghiệm thức có nồng độ NAA khác nhau.

Page 144: Chương i(nckh)

5.2.4. Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu nghiên cứu

5.2.4.1. Đối tượng khảo sát Để chọn đối tượng khảo sát trong thí nghiệm, công

việc đầu tiên là phải xác định quần thể (population) mà người nghiên cứu muốn đo đạc để thu thập kết quả. Một quần thể bao gồm nhiều cá thể mang các thành phần và đặc điểm khác nhau mà ta muốn khảo sát. Đối tượng khảo sát thường được chia làm hai nhóm:

a) Nhóm khảo sát: đối tượng được đặt ra trong giả thuyết.

b) Nhóm đối chứng: so sánh với nhóm khảo sát.

Page 145: Chương i(nckh)

5.2.4.2. Khung mẫu (sample frame)• Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm nghiên

cứu thì công việc trước tiên là thiết lập khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu (target population), cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu.

• Trong trường hợp thiết lập khung mẫu sai thì mẫu chọn sẽ không đại diện cho quần thể mục tiêu và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho quần thể.

Page 146: Chương i(nckh)

Có ba trường hợp tạo ra khung mẫu sai:• Khung mẫu chứa quá nhiều cá thể, mà trong �

đó có cá thể không nằm trong quần thể mục tiêu.

• Khung mẫu chứa quá ít cá thể, mà trong đó có �cá thể nằm và không nằm trong quần thể mục tiêu.

• Khung mẫu chứa tập hợp các cá thể không �đúng hay khung mẫu không nằm trong quần thể mục tiêu.

Page 147: Chương i(nckh)

• Hai giai đoạn tạo khung mẫu:1. Xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu

và cỡ mẫu. Thí dụ, cỡ mẫu của100 hộ gia đình ở thành phố và 150 gia đình ở nông thôn.

2. Chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Thí dụ: trong nghiên cứu điều tra, mẫu ngẫu nhiên thì vị trí chọn mẫu có thể dựa vào bản đồ ranh giới giữa các vùng, lập danh sách hộ gia đình theo số nhà, danh bạ điện thoại nếu có, … sau đó chọn phương pháp lấy mẫu.

Page 148: Chương i(nckh)

5.2.4.3. Phương pháp lấy mẫu Trước khi đi vào chi tiết về phương pháp lấy

mẫu, cần hiểu các định nghĩa có liên quan đến phương pháp, trình bày trong Bảng 5.1.

Page 149: Chương i(nckh)
Page 150: Chương i(nckh)

• Mục đích của tất cả các phương pháp lấy mẫu là đạt được mẫu đại diện cho cả quần thể nghiên cứu. Khi chọn phương pháp lấy mẫu thì cần hiểu rõ các đặc tính của quần thể nghiên cứu để xác định cỡ mẫu quan sát đại diện và để đánh giá tương đối chính xác quần thể.

Page 151: Chương i(nckh)

• Trong nghiên cứu, không thể quan sát hết toàn bộ các cá thể trong quần thể, mà chỉ chọn một số lượng đủ các cá thể đại diện hay còn gọi là mẫu thí nghiệm. Phương pháp chọn mẫu thí nghiệm rất quan trọng, bởi vì có liên quan tới sự biến động hay độ đồng đều của mẫu. Có hai phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn mẫu không xác suất (không chú ý tới độ đồng đều) và (2) chọn mẫu xác suất (đề cập tới độ đồng đều).

Page 152: Chương i(nckh)

* Chọn mẫu không có xác suất Phương pháp chọn mẫu không xác suất là cách lấy

mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như sau:

• Các đơn vị mẫu được tự lựa chọn mà không có �phương pháp.

• Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ dàng �tiếp cận. Thí dụ chọn những hộ trên những con đường dễ đi.

• Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế, thí dụ �trả tiền cho sự tham dự.

Page 153: Chương i(nckh)

• Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên cứu trong cách “điển hình”của quần thể mục tiêu. Thí dụ người nghiên cứu chỉ quan tâm đến các nhân vật điển hình trong quần thể nghiên cứu, để so sánh với các nhân vật khác.

• Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết kế �rõ ràng (thí dụ: chọn 50 người đầu tiên đến buổi sáng).

Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng và không có cơ sở thống kê trong việc chọn mẫu.

Page 154: Chương i(nckh)

* Chọn mẫu xác suất Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách lấy

mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

Page 155: Chương i(nckh)

* Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random)• Cách đơn giản nhất của việc chọn các cá thể của

mẫu trong cách chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng xác suất. Việc lựa chọn n các cá thể từ một quần thể sao cho các cá thể có cơ hội bằng nhau hay một xác suất bằng nhau trong phương pháp nầy.

Page 156: Chương i(nckh)

• Thí dụ: Một trường học có 1.000 sinh viên, người nghiên cứu muốn chọn ra 100 sinh viên để nghiên cứu về tình trạng sức khỏe trong số 1.000 sinh viên. Theo cách chọn mẫu đơn giản thì chỉ cần viết tên 1.000 sinh viên vào trong mẫu giấy nhỏ, sau đó bỏ tất cả vào trong một cái thùng và rồi rút ngẫu nhiên ra 100 mẫu giấy. Như vậy, mỗi sinh viên có một cơ hội lựa chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên một sinh viên trên dễ dàng được tính. Thí dụ trên ta có quần thể N = 1.000 sinh viên và cỡ mẫu n = 100 sinh viên. Như vậy, sinh viên của trường được chọn trong cách lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ có xác suất là n/(N x 100) hay 100/(1000 x 100) = 10%.

Page 157: Chương i(nckh)

• Một cách chọn mẫu ngẫu nhiên khác là sử dụng bảng số ngẫu nhiên trong sách thống kê phép thí nghiệm hoặc cách chọn số ngẫu nhiên bằng các chương trình thống kê trên máy tính.

Page 158: Chương i(nckh)
Page 159: Chương i(nckh)

- Chọn mẫu phân lớp (stratified samples)• Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần

thể mục tiêu được chia thành các nhóm hay phân lớp. Trong phương pháp lấy mẫu phân lớp, tổng quần thể (N) đầu tiên được chia ra thành L lớp của các quần thể phụ N1, N2 … NL, như vậy:

Page 160: Chương i(nckh)

• Để áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân lớp thì trước tiên người nghiên cứu cần nắm các thông tin và các số liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách lấy mẫu phân lớp. Sau đó, người nghiên cứu sẽ xác định cỡ mẫu và chọn ngẫu nhiên các cá thể trong mỗi lớp.

Thí dụ: khi nghiên cứu về mức độ giàu nghèo của một vùng nghiên cứu có 4 huyện (4 phân lớp), mỗi huyện có số hộ gia đình khác nhau được biết trong Bảng 5.2. Người nghiên cứu muốn thực hiện 200 cuộc phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu, như vậy cỡ mẫu của mỗi huyện sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trong Bảng 5.2 như sau:

Page 161: Chương i(nckh)
Page 162: Chương i(nckh)

• Nếu như số hộ của 4 huyện gần như nhau, người nghiên cứu chỉ cần chọn 50 cuộc phỏng vấn trong mỗi huyện và sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên trong mỗi lớp.

• Cũng trong nghiên cứu trên, nếu người nghiên cứu không phân chia các huyện ra thành các lớp, thì phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu sẽ sai và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho vùng nghiên cứu, do mẫu có thể tập trung ở một huyện nào đó.

Một số nghiên cứu thường được chia lớp trong quần thể mục tiêu gồm:

− Phân lớp quần thể mục tiêu là các thành phố, tỉnh, huyện;− phân lớp theo vùng sinh thái khác nhau;− phân lớp quần thể mục tiêu là các hộ gia đình theo mức độ

giàu nghèo, trình độ học vấn, …;− …

Page 163: Chương i(nckh)

• Trong phương pháp chọn mẫu phân lớp, các quần thể phụ là các vùng chia phụ hay các lô được chia trong Hình 5.2 khi đã xác định các yếu tố như loại đất, dạng đời sống thực vật hoặc dạng địa hình, … Các điểm được chọn ngẫu nhiên trong mỗi vùng phụ được thể hiện trong Hình 5.2.

Page 164: Chương i(nckh)
Page 165: Chương i(nckh)

VIẾT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. VIẾT TÀI LIỆU KHOA HỌCCác kết quả nghiên cứu khoa học cần được

viết ra dưới các dạng tài liệu khoa học khác nhau để công bố (trừ những lĩnh vực phải giữ bí mật) trên các xuất bản phẩm. Các tài liệu khoa học có thể mang nhiều ý nghĩa: để trao đổi thông tin khoa học; đón nhận những ý kiến bình luận, bổ sung, phê phán của đồng nghiệp; đi tìm địa chỉ áp dụng; khẳng định quyền tác giả đối với công trình…

Tài liệu khoa học để công bố có nhiều loại:

Page 166: Chương i(nckh)

1.1. Bài báo khoa học Bài báo khoa học là một ấn phẩm mà nội dung có chứa những thông tin mới (dựa trên kết quả quan sát và thực nghiệm khoa học) có giá trị khoa học và thực tiễn được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với những mục đích khác nhau như: công bố một ý tưởng khoa học; công bố từng kết quả riêng biệt của một công trình nghiên cứu dài hạn; công bố kết quả nghiên cứu toàn bộ công trình; đề xướng một cuộc tranh luận hay tham gia tranh luận trên các tạp chí khoa học hoặc hội nghị khoa học.

Page 167: Chương i(nckh)

• Thực chất của viết bài báo khoa học cũng là xoay quanh việc nêu luận đề rồi tìm phương pháp (luận chứng) cùng với việc đưa ra bằng chứng (luận cứ) để chứng minh cho luận đề. Vì thế, bài báo khoa học thường được viết dưới dạng một tiểu luận: nêu lý do; trình bày cơ sở lý thuyết; chỉ ra hiện trạng thực tế; khẳng định những phát hiện mới; đề xuất ứng dung và những khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu.

Page 168: Chương i(nckh)

Bài báo khoa học có nhiều loại; mỗi loại có một cấu trúc logic và bố cục nội dung riêng. Chẳng hạn:* Bài báo công bố ý tưởng khoa học: cần thiết phải trình bày rõ vấn đề, luận đề; không cần thiết phải trình bày luận cứ và luận chứng.* Bài báo công bố kết quả nghiên cứu (riêng biệt hay toàn bộ công trình) cũng có thể trình bày vấn đề nghiên cứu, nhưng cần thiết phải trình bày rõ luận đề, luận cứ và luận chứng.

Page 169: Chương i(nckh)

* Bài báo đề xướng một cuộc tranh luận, bài báo đề dẫn một hội nghị khoa học: cần thiết phải trình bày rõ vấn đề; có thể trình bày luận đề; không cần thiết phải trình bày luận cứ và luận chứng.* Bài báo tham gia tranh luận trên tạp chí, bài báo tham luận một hội nghị khoa học: có thể trình bày vấn đề, luận đề nhưng rất cần thiết phải trình bày luận cứ, luận chứng.

Page 170: Chương i(nckh)

Còn những bài báo để thông báo khoa học trên các tạp chí hoặc thông báo trong các hội nghị khoa học thì lại không nhất thiết phải có cấu trúc logic như các bài báo nêu trên.

Bố cục nội dung khoa học của bài báo có thể khác nhau tùy theo cách sắp xếp của mỗi tác giả, song một bài báo cần nêu lên được những khối nội dung hoàn chỉnh bao gồm: đặt vấn đề (mở đầu), lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; kết quả thu thập và xử lý thông tin, phân tích kết quả, kết luận và khuyến nghị.

Page 171: Chương i(nckh)

Một bài báo khoa học thường viết không dài, chỉ nên viết khoảng 2000 chữ đủ để đăng thành một bài trên một số tạp chí; nếu phạm vi rộng thì phải chia thành nhiều vấn đề nhỏ và đăng trên nhiều số.

Page 172: Chương i(nckh)

1.2. Báo cáo khoa họcBáo cáo khoa học là một bài phát biểu đựoc trình bày tại hội nghị khoa học chuyên ngành; phải là một tài liệu có giá trị khoa học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn – đó là kết quả của quá trình nghiên cứu của tác giả hoặc đồng tác giả.Tùy theo mục đích mà cách tiếp cận của báo cáo tham dự hội nghị, hội thảo khoa học có khác nhau:* Nếu là báo cáo đưa ra để tranh luận thì tác giả cần nêu ra được những vấn đề cần được chú ý trong tranh luận.* Nếu là báo cáo đưa ra để công bố kết quả điều tra hoặc một nghiên cứu thì tác giả cần nêu rõ những luận cứ và luận chứng dẫn đến những kết luận trong nghiên cứu.

Page 173: Chương i(nckh)

Một báo cáo tham dự hội nghị, hội thảo khoa học cần nêu được những nội dung ngắn gọn, súc tích đi thẳng vào chủ đề với đầy đủ các tài liệu lý thuyết và thực tế; có luận cứ và luận chứng; có kết luận xác đáng; có đề xuất ý kiến thảo luận. Trình bày báo cáo rõ ràng, lập luận logic chặt chẽ, tự tin và diễn cảm; tránh trình bày đơn điệu, khô khan, giải thích dài dòng hoặc đọc toàn văn báo cáo.

Page 174: Chương i(nckh)

- Báo cáo khoa học phải viết thành văn bản hoàn chỉnh tuân theo chủ đề và mục đích hội nghị, hội thảo khoa học. Báo cáo không nên viết quá dài mà phù hợp với khuôn khổ hội nghị, hội thảo; nếu phạm vi quá lớn thì phải viết tóm tắt báo cáo.- Để trình bày báo cáo có kết quả, tác giả cần chuẩn bị trước: đề cương trình bày; bản tóm tắt báo cáo; các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ… có thể in trên phim để sử dụng đèn chiếu.- Báo cáo khoa học phải viết thành văn bản và cần được nộp đúng thời hạn quy định của ban tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.

Page 175: Chương i(nckh)

1.3. Thông báo khoa họcThông báo khoa học được sử dụng trong một số trường hợp cần đưa tin vắn tắt về hoạt động nghiên cứu với mục đích là cung cấp thông tin tóm tắt về họat động và thành tựu, không trình bày luận cứ hoặc luận chứng.Có thể thông báo trên tạp chí, trong các hội nghị hoặc trong các bản tin khoa học. Thông báo thường rất ngắn, thường khoảng 100-200 chữ hoặc trình bày không quá 5 phút.

Page 176: Chương i(nckh)

Thông báo trong hội nghị khoa học thường được dự kiến trước trong chương trình nghị sự. Đi kèm theo thông báo bằng miệng thường có văn bản thông báo chuẩn bị sẵn để ban tổ chức phân phát cho người nghe trong hội nghị.

Page 177: Chương i(nckh)

1.4. Tổng luận khoa họcTổng luận khoa học là một văn bản mô tả khái quát toàn bộ những thành tựu và những vấn đề đang tồn tại liên quan đến một công trình nghiên cứu.

Page 178: Chương i(nckh)

Nội dung của tổng luận khoa học thường gồm các phần sau:- Lý do làm tổng luận.- Giới thiệu chung về toàn bộ vấn đề được làm tổng luận.- Tóm lược các thành tựu, các luận đề, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và các trường phái khoa học.- Nhận xét của người viết tổng luận về các thành tựu, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và chỉ ra chỗ mạnh, chỗ yếu, những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn…

Page 179: Chương i(nckh)

1.5. Tác phẩm khoa họcTác phẩm khoa học là sự tổng kết một cách có hệ thống toàn bộ phương hướng nghiên cứu của tác giả. Tác phẩm khoa học có một số đặc điểm sau đây:

- Tính mới đối với những vấn đề được trình bày.

- Tính hệ thống về toàn bộ những vấn đề trong phương pháp nghiên cứu.

- Tính hoàn thiện về mặt lý thuyết.

Page 180: Chương i(nckh)

• Về nội dung, tác phẩm khoa học bao gồm tất cả các vấn đề được trình bày đều là những kết luận khoa học, nghĩa là những giả thuyết khoa học đã được kiểm chứng với đầy đủ luận cứ và được luận chứng một cách phù hợp với các quy tắc suy luận logic.

• Về bố cục của tác phẩm khoa học về cơ bản tương tự như báo cáo khoa học.

Page 181: Chương i(nckh)

1.6. Kỷ yếu khoa học• Kỷ yếu khoa học là một ấn phẩm mà nội dung

của nó có chứa những kết quả nghiên cứu các công trình, các bản báo cáo, các bài thảo luận trong khuôn khổ các hội nghị khoa học, hoặc trong một giai đoạn hoạt động của một tổ chức khoa học của một chương trình nghiên cứu khoa học.

Page 182: Chương i(nckh)

• Kỷ yếu khoa học là một tuyển tập in tóm tắt các kết quả nghiên cứu của các công trình; các bản báo cáo khoa học và tóm tắt các báo cáo không kịp gửi trước hoặc không có điều kiện in toàn văn; đồng thời in cả những bài thảo luận trong khuôn khổ hội nghị với mục đích:- Ghi nhận hoạt động khoa học của một hội nghị, của một tổ chức khoa học hay của một chương trình nghiên cứu khoa học.- Tạo cơ hội để người nghiên cứu công bố các kết quả nghiên cứu khoa học.

Page 183: Chương i(nckh)

1.7. Chuyên khảo khoa học• Chuyên khảo khoa học là công trình khoa học

bàn luận về một chủ đề lớn có tầm quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với một chuyên ngành khoa học; là công trình tổng kết về toàn bộ các kết quả nghiên cứu công phu, lâu dài, thể hiện sự am hiểu rộng rãi và sâu sắc về kiến thức chuyên ngành của các tác giả.

Page 184: Chương i(nckh)

• Chuyên khảo khoa học là một ấn phẩm đặc biệt được trình bày dưới dạng một tập sách, không định kỳ, được xuất bản theo kế hoạch của một chương trình, dự án hoặc nhóm nghiên cứu liên quan đến một hướng nghiên cứu đang có triển vọng phát triển.

Page 185: Chương i(nckh)

• Chuyên khảo khoa học gồm các bài viết định hướng theo một nhóm vấn đề xác định, tập trung vào một chủ đề được lựa chọn, nhưng không nhất thiết hợp thành hệ thống lý thuyết, mà ngược lại còn có những luận điểm khoa học trái ngược nhau. Các tác giả góp bài vào chuyên khảo không nhất thiết kết thành tập thể tác giả.

Page 186: Chương i(nckh)

Về bố cục nội dung của chuyên khảo khoa học không yêu cầu trình bày chặt chẽ thành một hệ thống lý thuyết mà hết sức linh hoạt về mặt khoa học. Nhưng chuyên khảo khoa học cũng có thể được phân chia thành các phần có tên gọi riêng; chuyên khảo được trình bày theo một logic nhất định, chẳng hạn đi từ lịch sử vấn đề, với các xu hướng, trường phái nghiên cứu và các kết luận có căn cứ xác đáng; văn phong của chuyên khảo là văn phong bác học, có lượng thông tin, sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học.

Page 187: Chương i(nckh)

1.8. Sách giáo khoa• Sách giáo khoa là tài liệu chọn lọc, tổng kết và hệ

thống hóa các tri thức khoa học thuộc một lĩnh vực khoa học nhất định, được trình bày theo chương trình môn học do Nhà nước quy định; sau khi thẩm định xác nhận giá trị khoa học và có tính giáo dục thì được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường học nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo.

Page 188: Chương i(nckh)

• Sách giáo khoa cần được xem như là một công trình khoa học, bởi lẽ nó phải dựa trên những kết quả nghiên cứu về:- Quy luật tâm lý- nhận thức theo lứa tuổi của người học ở các bậc học, cấp học.- Sự phù hợp giữa kết luận kiến thức truyền thụ với trình độ người học (đảm bảo tính vừa sức trong dạy học).- Việc lựa chọn vấn đề trong số những thành tựu hiện đại liên quan đến môn học.- Đặc điểm của nền văn hóa và nền học vấn xã hội…

Page 189: Chương i(nckh)

Sách giáo khoa có những tính chất:- Tính hệ thống: sách giáo khoa phải cập nhật

những thành tựu mới nhất của khoa học và những phương pháp luận hiện đại trong khoa học.

- Tính sư phạm: cách trình bày sách giáo khoa phải phù hợp với logic nhận thức, dẫn người học từ không biết đến biết các kiến thức khoa học.

Page 190: Chương i(nckh)

• Nội dung sách giáo khoa bao gồm hệ thống kiến thức được lựa chọn với số lượng cần thiết và hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng thực hành môn học, nghiên cứu khoa học được soạn theo một logic sư phạm chặt chẽ, cách trình bày phù hợp với quy luật nhận thức, trình độ và lứa tuổi người học thuận tiện cho giảng dạy, học tập, hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu.

Page 191: Chương i(nckh)

Văn phong sách giáo khoa là văn phong khoa học giáo dục, ngôn ngữ chuẩn mực, trình bày theo lối khẳng định, giải thích, minh họa không tranh luận, bàn cãi: thuật ngữ chính xác, đơn nghĩa. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính giáo dục cao.

• Hình thức trình bày sách giáo khoa phải bảo đảm tính logic chặt chẽ về nội dung và kết cấu tiện lợi cho việc sử dụng; đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật cao về trình bày.

Page 192: Chương i(nckh)

9. Báo cáo kết quả nghiên cứu • Báo cáo kết quả nghiên cứu là một văn bản

trình bày một cách có hệ thống các kết quả nghiên cứu để công bố, là sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu và là sản phẩm công bố đầu tiên trước cộng đồng nghiên cứu.

• Có nhiều hình thức báo cáo kết quả nghiên cứu: báo cáo từng phần công trình; báo cáo trung hạn theo quy định; báo cáo hoàn tất công trình.

Page 193: Chương i(nckh)

10. Luận văn khoa họcLuận văn khoa học bậc thạc sĩ, tiến sĩ cũng được xếp vào danh mục các công trình khoa học. Luận văn khoa học là hình thức đặc biệt của công trình nghiên cứu khoa học – loại công trình nhằm đạt được học vị khoa học và được bảo vệ công khai tại hội đồng chấm luận văn của một trường đại học hay một viện nghiên cứu khoa học.Nội dung luận văn khoa học bậc thạc sĩ, tiến sĩ là những tài liệu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chứa đựng thông tin mới.Về hình thức, luận văn khoa học được trình bày theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 194: Chương i(nckh)

2. VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung báo cáo

Báo cáo kết quả nghiên cứu (gọi tắt là báo cáo) là văn bản trình bày một cách có hệ thống kết quả nghiên cứu, cần nêu bật được những vấn đề cơ bản sau:- Tổng quan vấn đề nghiên cứu.- Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.- Nội dung và kết quả nghiên cứu có những đề xuất mới, những ứng dụng sáng tạo.- Kết luận và khuyến nghị.Báo cáo phải được trình bày theo một logic chặt chẽ với trình tự các phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Page 195: Chương i(nckh)

2.2. Hình thức và bố cục báo cáoBáo cáo được trình bày trên mặt giấy khổ A4 (210 x 279 mm), chỉ một mặt. nếu đánh máy trên máy vi tính thì dùng cỡ chữ VnTime (Roman) 13 hoặc 14, dãn dòng ở chế độ 1,5 line của hệ soạn thảo Winword. Lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm hoặc ngược lại; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Các biểu bảng trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.

Page 196: Chương i(nckh)

Văn bản của báo cáo có 3 phần: a. Phần khai tập (Front matter):

- Bìa: có bìa chính và bìa phụ.Bìa chính và bìa phụ của bản báo cáo (bản chính) và tóm tắt báo cáo (bản báo cáo tóm tắt) về cơ bản giống nhau và được viết theo thứ tự từ trên xuống những nội dung sau:+ Tên cơ quan chủ trì đề tài, chương trình dự án.+ Tên đề tài, in bằng cỡ chữ lớn. Tùy theo độ dài của tên đề tài mà chọn cỡ chữ cho cân đối (chẳng hạn Font VnTimeH22-Bold và Regular).

Page 197: Chương i(nckh)

+ Dưới tên đề tài có dòng: báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH-CN cấp… (hoặc tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KH-CN cấp… nếu là tóm tắt báo cáo), (Font VnTimeH22-Bold và Regular).+ Mã số:… (Font VnTimeH14-Bold và Regular).+ Chức năng khoa học và tên chủ nhiệm đề tài ở bìa chính (Font VnTimeH14-Bold và Regular). Chức danh khoa học, tên chủ nhiệm đề tài và các thành viên của đề tài ở bìa phụ (Font VnTimeH14-Bold và Regular).+ Địa danh và tháng năm bảo vệ công trình (Font VnTimeH14-Bold và Regular).

Page 198: Chương i(nckh)

Bìa chính (bằng giấy bìa khổ 210 x 279 mm) và bìa phụ (bằng giấy in khổ A4) của bản chính đề có khung bao quanh (lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,5 cm, lề phải 2,5 cm, lề trái 3,5 cm).Bìa chính và bìa phụ của bản tóm tắt có kích thước 130 x 190 (hoặc 140 x 200 mm) thì khổ chữ thu nhỏ theo tỷ lệ thích hợp và bìa có khung bao quanh (lề trên 1,5 cm, lề dưới 1,5 cm, lề phải 1,5 cm, lề trái 2 cm).Mẫu bìa được chỉ ra trên các hình H8a, b, c, d.

Page 199: Chương i(nckh)
Page 200: Chương i(nckh)
Page 201: Chương i(nckh)
Page 202: Chương i(nckh)
Page 203: Chương i(nckh)

- Mục lục: mục lục thường được đặt phía đầu sách, tiếp sau bìa phụ. Một số sách đặt mục lục sau lời giới thiệu và lời nói đầu. Mục lục không cần trình bày qua tỉ mỉ.- Trang ghi ơn: có nội dung ghi ơn (lời cảm ơn) các cá nhân và cơ quan đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tác giả đã hoàn thành công trình nghiên cứu.- Ký hiệu và các viết tắt: liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và viết tắt trong báo cáo để người đọc tiện tra cứu. Ở một số sách hay công trình nghiên cứu được xuất bản còn có:

Page 204: Chương i(nckh)

+ Lời nhà xuất bản: nhà xuất bản có thể viết lời giới thiệu cuốn sách hoặc tác phẩm, lý do ra đời của cuốn sách, thân thế sự nghiệp của tác giả.+ Lời giới thiệu: Lời giới thiệu (lời tựa) thường do người ngoài tác giả viết để giới thiệu tác phẩm với công chúng. Người viết lời giới thiệu thường là nhà khoa học có uy tín, hoặc là một nhân vật có địa vị xã hội có quan tâm đến lĩnh vực được đề cập trong tác phẩm.- Lời nói đầu: Lời nói đầu do tác giả viết để trình bày một cách vắn tắt lý do và bối cảnh, ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đề tài, kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại, những dự kiến sau công trình nghiên cứu. nếu không có trang dành riêng cho lời ghi ơn thì ở phần cuối lời nói đầu, tác giả có thể viết lời cảm ơn.

Page 205: Chương i(nckh)

a. Phần bài chính (main text): bao gồm các phần cơ bản sau:MỞ ĐẦUPhần mở đầu nói về lý do ra đời của công trình, những ý định cùng ước vọng của tác giả, những vấn đề đã được giải quyết và hy vọng của tác giả; bao gồm các nội dung sau:

• Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).• Khách thể và đối tượng nghiên cứu.• Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.• Mục đích nghiên cứu.• Nhiệm vụ nghiên cứu.• Giả thuyết khoa học của đề tài.• Phương pháp nghiên cứu.• Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (sự đóng

góp mới của đề tài).

Page 206: Chương i(nckh)

NỘI DUNGĐây là phần cơ bản, chủ yếu nhất của công trình nghiên cứu gồm tổng quan vấn đề nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. Có thể chia thành các chương mục (số lượng chương, mục phụ thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng nội dung, cách trình bày của tác giả…) song nhìn chung, có thể chia thành 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.Chương 2: Cơ sở thực tiễn (thực trạng) của vấn đề nghiên cứu.Chương 3: Các kết quả nghiên cứu.

Page 207: Chương i(nckh)

• Số thứ tự của chương đánh bằng hệ thống số Ả rập. Các mục và tiểu mục đánh số bằng nhóm hai, ba chữ số, cách nhau một dấu chấm. Để dễ nhận dạng, khi số chương, mục đã lên đến hai ba cấp ta thường sử dụng tiếp cách đánh số thông dụng: dùng chữ cái a, b, c… để chỉ ý lớn, dưới ý lớn là các ý nhỏ, gạch đầu dòng…

Page 208: Chương i(nckh)
Page 209: Chương i(nckh)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Theo thông lệ thì phần này nằm ở cuối báo cáo,

bao gồm các nội dung:- Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu: tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết và vấn đề mới này sinh cần tiếp tục nghiên cứu. Kết luận cần được trình bày súc tích, cô đọng, sâu sắc, ngắn gọn không có lời bàn và bình luận gì thêm.- Nêu những khuyến nghị rút ra rừ kết quả nghiên cứu phù hợp có tính khả thi, đề xuất các vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng.

Page 210: Chương i(nckh)

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông thường có các cách ghi tài liệu tham khảo:

ở cuối trang, cuối chương hoặc cuối sách. Khi ghi tài liệu tham khảo ở cuối sách cần theo một mẫu thống nhất và cách sắp xếp tài liệu theo quy định của nhà xuất bản. Các tài liệu tham khảo ghi trong mục phải đầy đủ các thông số cần thiết theo thứ tư sau:Số thứ tự: Họ và tên tác giả. Tên tài liệu (sách hoặc tạp chí…). Nguồn: tên tạp chí, tập, số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất ản, năm xuất bản, trang…

Page 211: Chương i(nckh)

Trình tự sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo.+ Xếp thep thứ tư sách kinh điển trước, các văn kiện chính thức rồi đến các tác phẩm của các cá nhân.+ Các tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức…) trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ, tên tác giả:* Tác giả Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả, không đảo lộn trật tự họ tên tác giả. Ví dụ: Nguyễn Văn Bình thì xếp ở vần B.

Page 212: Chương i(nckh)

* Tác giả nước ngoài: xếp theo thứ tự ABC theo họ tác giả (kể cả các tài liệu đã dịch sang tiếng Việt xếp trong khối tiếng Việt).Ví dụ: Prikhodko P.T. thì xếp ở vần P.+ Tên tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tư ABC theo từ đầu tiên của tên tài liệu. Ví dụ: Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam thì xếp ở vần T.- Số thứ tự đã được đánh liên tục từ đầu đến hết, không đánh thành từng khối tiếng.- Trích dẫn: Tài liệu nào được trích dẫn vào công trình nghiên cứu, luận án hoặc sách thì đánh số theo số thứ tự của danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ [32; 35] trong đó 32 là số thứ tự tài liệu, 35 là số trang của tài liệu đó.

Page 213: Chương i(nckh)

c. Phần phụ lục (back matter)Trong phần này có thể có các phụ lục, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn hoặc ước chú; các biểu bảng, số liệu, hình vẽ, biểu đồ, đồ thị; phần giải thích thuật ngữ, phần tra cứu theo đề mục hay tác giả; các công trình (bài viết) đi sâu từng khía cạnh của đề tài (nếu có).Nếu nhiêu phụ lục thì phụ lục được đánh sô thứ tự bằng số La Mã hoặc số Ả rập. Ví dụ: Phụ lục I, phụ lục II hoặc phụ lục 1, phụ lục 2. Trường hợp phụ lục gồm nhiều chương, mục thì phần phụ lục cần có mục lục riêng; mục lục này không ghép với mục lục của báo cáo hoặc cuốn sách.

Page 214: Chương i(nckh)

2.3. Viết tóm tắt báo cáo Bản tóm tắt báo cáo là văn bản rút ngắn của bản báo cáo kết quả nghiên cứu chính, được viết để trình trước hội đồng nghiệm thu và gửi đến các đồng nghiệp để xin ý kiến nhận xét.Bản tóm tắt báo cáo được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, có đánh số trang, số biểu bảng, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị… trình bày ngắn gọn (chỉ khoảng 16-18 trang khổ giấy A4 khổ thu nhỏ kích thước 140 x 190 mm hoặc 130 x 190 mm.Bìa chính và bìa phụ của bản tóm tắt báo cáo có nội dung và hình thức tương tự bìa chính và bìa phụ của bản báo cáo.

Page 215: Chương i(nckh)

Phần nội dung của bản tóm tắt chỉ nêu lên những luận đề, luận cứ, luận chứng và những kết luận chủ yếu và được trình bày theo bố cục sau:- Phần mở đầu:Viết tóm tắt các mục sau:

• Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).• Khách thể và đối tượng nghiên cứu.• Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.• Mục đích nghiên cứu.• Nhiệm vụ nghiên cứu.• Giả thuyết khoa học của đề tài.• Phương pháp nghiên cứu.• Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (sự đóng góp mới

của đề tài).

Page 216: Chương i(nckh)

- Phần nội dung:Trình bày tổng quát những quan điểm cơ bản, luận điểm chủ yếu; làm sáng tỏ những tư tưởng chủ đạo và cách thức giải quyết vấn đề; trình bày những kết quả đạt được, những kết luận có tính mới mẻ, tiên tiến, bổ ích và triển vọng; những khuyến nghị phù hợp và có tính khả thi… Từng chương của bản tóm tắt được viết rất tóm tắt, cô đọng dưới dạng mô tả nội dung từng chương của bản báo cáo chính và nêu kết luận của mỗi chương.

Page 217: Chương i(nckh)

Phần kết luận và khuyến nghị:Khoảng một nửa trang đến một trang cuối được sử dụng để viết kết luận và những khuyến nghị quan trọng.Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ công trình nghiên cứu. Những khuyến nghị quan trọng nhất được rút ra từ kết quả nghiên cứu.

Page 218: Chương i(nckh)

3. VIẾT LUẬN VĂN KHOA HỌC 3.1. Khái niệm luận văn khoa học• Luận văn khoa học là chuyên khảo về một vấn đề

khoa học hoặc công nghệ do một người viết, vừa thể hiện ý tưởng khoa học của tác giả vừa phải thể hiện kết quả của quá trình tập sự nghiên cứu bằng những phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học nhất định.

• Luận văn khoa học dù thuộc bậc đào tạo đại học hay sau đại học đều được xem như là một công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy người viết luận văn cần chuẩn bị không chỉ nội dung khoa học mà còn cả phương pháp luận nghiên cứu nữa.

Page 219: Chương i(nckh)

3.2. Các loại luận văn khoa học

Tùy theo tính chất và trình độ đào tạo mà luận văn có thể có những thể loại sau:

a. Tiểu luậnTiểu luận là một chuyên khảo về một chuyên đề khoa học, được làm trong quá trình học tập một môn học chuyên môn, nhưng tiểu luận không nhất thiết phải bao quát toàn bộ hệ thống vấn đề của lĩnh vực chuyên môn đó.

Page 220: Chương i(nckh)

b. Khóa luận Khóa luận là chuyên khảo mang tính tổng hợp thể

nghiệm kết quả học tập sau một khóa đào tạo chuyên môn hoặc huấn luyện nghiệp vụ không nhằm mục đích lấy văn bằng.

c. Đồ án môn họcĐồ án môn học là chuyên khảo về một vấn đề kỹ thuật hoặc thiết kế một cơ cấu, máy móc, thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ, hoặc một công trình sau khi kết thúc một môn học kỹ thuật chuyên môn. Đồ án môn học thường gặp trong các trường đại học kỹ thuật.

Page 221: Chương i(nckh)

d. Đồ án tốt nghiệpĐồ án tốt nghiệp là chuyên khảo mang tính tổng hợp sau khi kết thúc chương trình đại học kỹ thuật chuyên môn, nó bao gồm: những nghiên cứu về một vấn đề kỹ thuật hoặc toàn bộ công nghệ hoặc một công trình kỹ thuật thiết kế mang tính tổng hợp về toàn bộ dây chuyền công nghệ hoặc một công trình kỹ thuật.

Page 222: Chương i(nckh)

e. Luận văn cử nhânLuận văn cử nhân là một chuyên khảo tổng hợp trình bày các kết quả tập dượt nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường đại học để bảo vệ lấy văn bằng cử nhân. Kết quả đánh giá luận văn là cơ sở để nhà trường công nhận tốt nghiệp.Cũng có những luận văn có giá trị khoa học và thực tiễn cao của những sinh viên tài năng, có thể nâng lên thành luận văn thạc sĩ, hoặc tiến sĩ khoa học.Luận văn cử nhân thường được sử dụng trong nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn.

Page 223: Chương i(nckh)

g. Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ là một chuyên khảo trình bày

một nghiên cứu của học viên cao học để bảo vệ giành học vị thạc sĩ. Đó là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, hướng vào việc tìm tòi các giải pháp cho một vấn đề nào đó của thực tiễn chuyên ngành. Hoàn thành luận văn thạc sĩ là bước trưởng thành về mặt khoa học của nhà chuyên môn trẻ và là bước chuẩn bị tiếp tục học ở bậc nghiên cứu sinh.

Page 224: Chương i(nckh)

h. Luận án tiến sĩLuận án tiến sĩ là một chuyên khảo trình bày có hệ thống một vấn đề khoa học của nghiên cứu sinh để bảo vệ giành học vị tiến sĩ. Đó là một công trình nghiên cứu khoa học có tính cấp thiết, kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới, những phát hiện mới và những kiến giải có giá trị trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn chuyên ngành.

Page 225: Chương i(nckh)

3.3 Trình tự chuẩn bị luận văn khoa học Chuẩn bị luận văn khoa học là một công việc đầy

sức nặng thử thách đối với sinh viên, nghiên cứu sinh (gọi chung là người nghiên cứu) trong một khoảng thời gian quy định hết sức hạn hẹp. Việc xác định một trình tự hợp lý trong quá trình chuẩn bị luận văn là một trong những điểm mấu chốt có tính hướng đích, giúp người nghiên cứu thực hiện có kết quả những hoạt động, những công việc đầy khó khăn trắc trở để có được một luận văn có chất lượng. Trình tự chuẩn bị luận văn khoa học có thể hình dung như sau:

Page 226: Chương i(nckh)

Bước 1: Xác định đề tài luận văn: lựa chọn và chính xác hóa đề tài luận văn.Người nghiên cứu cần phải cân nhắc, chọn lọc để đi đến xác định đề tài luận văn. Đây là việc làm trí tuệ vất vả, nhiều trắc trở nhưng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ quá trình nghiên cứu.Dù là đề tài luận văn được chỉ định hay đề tài luận văn tự chọn, người nghiên cứu cũng phải:

• Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.• Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu.• Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu.• Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu.• Đặt tên đề tài luận văn.

Page 227: Chương i(nckh)

Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu của luận vănĐề cương nghiên cứu của luận văn là văn bản dự kiến nội dung công trình và các bước tiến hành để trình thầy hướng dẫn phê duyệt và làm cơ sở cho quá trình chuẩn bị luận văn.

Page 228: Chương i(nckh)

Nội dung đề cương nghiên cứu của luận văn cần thuyết minh một số điểm sau:

• Lý do chọn đề tài luận văn.• Khách thể và đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát.• Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.• Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.• Giả thuyết khoa học của luận văn.• Phương pháp nghiên cứu.• Cái mới của đề tài luận văn.• Dàn ý nội dung của luận văn.• Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài luận văn.• Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị thí

nghiệm).

Page 229: Chương i(nckh)

Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn.• Kế hoạch nghiên cứu là sự định hướng cho toàn bộ

quá trình nghiên cứu; là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả các phương diện như: nội dung công việc, ấn định thời gian thực hiện từng công việc, sản phẩm cần có…

• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu thường được dự kiến triển khai theo 5 giai đoạn làm việc như sau:

Page 230: Chương i(nckh)

- a. Giai đoạn chuẩn bị(1) Chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và

mục đích nghiên cứu.(2) Lập bản tóm tắt các công trình nghiên cứu

trong phạm vi đề tài của luận văn đang nghiên cứu.

(3) Lập kế hoạch sơ bộ cho việc nghiên cứu.(4) Tiến hành thử một số công việc.

Page 231: Chương i(nckh)

- b. Giai đoạn nghiên cứu thực sự(1) Nghiên cứu thực tại và nêu rõ thực trạng của

vấn đề thuộc đề tài luận văn.(2) Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra

trong kế hoạch. (3) Sơ kết và đánh giá sơ bộ các công việc đã

thực hiện.(4) Hoàn thiện công việc và hoàn thành kế hoạch

nghiên cứu.

Page 232: Chương i(nckh)

- c. Giai đoạn định ra kết cấu luận văn.(1) Tiến hành tập hợp, xử lý các kết quả nghiên

cứu.(2) Lập dàn bài – cấu trúc của luận văn.- d. Giai đoạn viết luận văn(1) Viết luận văn chính thức.(2) Viết bản tóm tắt luận văn.- e. Giai đoạn bảo vệ luận văn

Page 233: Chương i(nckh)

Bước 4: Thu thập và xử lý thông tin(1) Nghiên cứu các nguồn tài liệu.(2) Tìm hiểu thực tại.(3) Xử lý thông tin: chọn lọc, sắp xếp, phân tích,

tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu… Bước 5: Viết luận văn Bước 6: Bảo vệ luận văn

Page 234: Chương i(nckh)

3.4. Viết luận văn khoa học a. Nội dung luận văn Luận văn khoa học là một công trình khoa học

phải được thể hiện bằng một văn bản trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề lý luận hay thực tiễn, trong đó có những kiến giải mới, những đóng góp mới (những đề xuất mới, những ứng dụng sáng tạo có giá trị trong lĩnh vực khoa học, công nghệ chuyên ngành và giải quyết những yêu cầu thiết thực của đời sống xã hội. Luận văn phải được trình bày súc tích đảm bảo tính logic chặt chẽ theo trình tự sau:

Page 235: Chương i(nckh)

(1) Phần mở đầu- Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).- Khách thể và đối tượng nghiên cứu.- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.- Mục đích nghiên cứu.- Nhiệm vụ nghiên cứu.- Giả thuyết khoa học của đề tài luận văn.- Phương pháp nghiên cứu.- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (sự đóng

góp mới của đề tài).

Page 236: Chương i(nckh)

(2) Phần nội dung Đây là phần cơ bản,chủ yếu nhất của luận văn, bao gồm: - Tổng quan vấn đề nghiên cứu: + Giới thiệu chung vấn đề nghiên cứu. + Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn

vấn đề nghiên cứu. + Nêu giả thuyết khoa học của đề tài luận văn. - Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: + Cơ sở lý thuyết được sử dụng (kế thừa của người đi

trước hay tự mình xây dựng). + Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng.

Page 237: Chương i(nckh)

- Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả: + Những phương pháp thu thập, xử lý thông

tin, chứng minh các luận cứ để kiểm chứng giả thuyết.

+ Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và kết quả áp dụng.

+ Phân tích kết quả và nêu lên những chỗ mạnh, chỗ yếu, những vấn đề chưa được giải quyết hoặc mới phát sinh.

Page 238: Chương i(nckh)

Luận văn có thể chia thành chương, mục (số lượng chương, mục tùy thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng nội dung, cách trình bày của tác giả…). Song, luận văn khoa học gồm ít nhất 3 chương:

Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương III: Các kết quả nghiên cứu. Cách đánh số chương, mục như trong báo cáo kết

quả nghiên cứu khoa học.

Page 239: Chương i(nckh)

(3) Phần kết luận và khuyến nghị - Kết luận của luận văn phải khẳng định được

những kết quả nghiên cứu và chất lượng của luận văn, những đóng góp mới và những đề xuất mới. Kết luận phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, được trình bày súc tích, cô đọng, sâu sắc, không có lời bàn và bình luận gì thêm.

- Nêu các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu phù hợp, đề xuất các vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng, những giải pháp có tính khả thi.

Page 240: Chương i(nckh)

(4) Phần tài liệu tham khảo Các tài liệu được ghi trong danh mục các tài liệu

tham khảo phải đầy đủ các thông số cần thiết theo thứ tự sau:

Số thứ tự. Họ, tên tác giả. Tên tài liệu. Nguồn: tên tạp chí, tập, số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản và được sắp xếp theo trình tự: Sách kinh điển trước, các văn kiện chính thức rồi đến các tác phẩm của các cá nhân. Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng từng khối tiếng (Việt, Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc…) và trình tự sắp xếp tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ, tên tác giả.

Page 241: Chương i(nckh)

(5) Phần phụ lục Việc sắp xếp phần phụ lục nên theo trình tự

sau: - Các công trình (bài viết) đi sâu từng khía cạnh

của vấn đề nghiên cứu (nếu có). - Bảng hướng dẫn, chỉ dẫn . - Các biểu bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình

vẽ… Nếu có nhiều phụ lục thì phụ lục được đánh số

thứ tự bằng số La mã hoặc số Ả rập.

Page 242: Chương i(nckh)

b. Hình thức luận văn Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng

đảm bảo tính logic chặt chẽ; văn phong khoa học, ngôn ngữ được sử dụng hợp lý.

Văn bản của luận văn gồm: - Bìa: gồm bìa chính và bìa phụ, về cơ bản giống nhau

và được viết theo thứ tự từ trên xuống dưới: + Tên cơ sở đào tạo. + Họ, tên tác giả luận văn. + Tên đề tài luận văn.

Page 243: Chương i(nckh)

Dưới tên đề tài có: chuyên ngành…. Và mã số….. (nếu là luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ).

+ Địa danh và năm bảo vệ luận văn.• Bìa phụ có ghi thêm: người hướng dẫn khoa học

(họ, tên, học hàm, học vị).• Bìa chính (bằng giấy bìa khổ 210 x 297 mm) và bìa

phụ (bằng giấy in khổ A4) đều có khung bao quanh (lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,5 cm, lề phải 2,5 cm và lề trái 3,5 cm). Mẫu bìa luận văn được chỉ ra trên hình H9.a.b.c.

Page 244: Chương i(nckh)

- Mục lục: ghi tiếp sau bìa phụ, không cần trình bày quá tỉ mỉ.

- Trang ghi ơn: tác giả ghi lời cảm ơn đến với cơ quan đỡ đầ luận văn (nếu có) hoặc ghi ơn cá nhân (không loại trừ người thân) đã có công lao giúp đỡ tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu.

- Ký hiệu và viết tắt: liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viết tắt trong luận văn để người đọc tiện tra cứu.

- Phần mở đầu: viết như phần mở đầu của đề cương. - Phần nội dung: gồm nội dung các chương và kết luận của

từng chương.

Page 245: Chương i(nckh)

- Phần kết luận và khuyến nghị: kết luận về toàn bộ công cuộc nghiên cứu và nêu các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.

- Tài liệu tham khảo: ghi theo mẫu thống nhất và cách sắp xếp tài liệu theo quy định của nhà xuất bản.

- Phụ lục: nếu có nhiều phụ lục thì phụ lục được đánh số bằng số La mã hay Ả rập.

Page 246: Chương i(nckh)

• Luận văn được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), chỉ một mặt. Nếu đánh máy trên máy vi tính thì dùng cỡ chữ VnTime (Roman) 13 hoặc 14, dãn dòng ở chế độ 1,5 line của hệ soạn thảo Winword. Lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm, hoặc ngược lại; lề trái 3,5 cm, lề phả 2 cm. Các biểu bảng trình bày theo chiều ngàng khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.

Page 247: Chương i(nckh)
Page 248: Chương i(nckh)
Page 249: Chương i(nckh)
Page 250: Chương i(nckh)

c. Viết tóm tắt luận văn• Bản tóm tắt luận văn khoa học cần được viết ngắn

gọn, rõ ràng, súc tích, có lượng thông tin thể hiện rõ được nội dung cốt lõi của luận văn mà chủ yếu nêu lên những luận đề, luận chứng, chỉ rõ cách đi đến luận cứ và những kết luận chủ yếu, có thể nêu lên một số ví dụ hay thí nghiệm trong trường hợp thực sự cần thiết để giải thích, minh họa.

Page 251: Chương i(nckh)

• Tóm tắt luận văn khoa học cần thể hiện trung thành với nội dung của luận văn, trình bày tối đa trong 24 trang in trên 2 mặt giấy A5 cỡ chữ VnTime 11 của hệ soạn thảo Winword chế độ giãn dòng Exactly 17 pt (hoặc chế bản trên khổ giấy A4 sau đó photocopy thu nhỏ còn 71% kích thước 140 x 200 mm); lề trên, dưới, phải trái đều cách 2 cm.

Page 252: Chương i(nckh)

• Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bản tóm tắt luận văn được trình bày như sau:

- Trang bìa chính của bản tóm tắt luận văn được ghi theo mẫu bìa chính của bản luận văn (bản chính), chỉ thêm “tóm tắt” luận văn. Mẫu bìa chính của bản tóm tắt luận văn được chỉ ra trên Hình 10a.

- Trang bìa phụ của luận án tiến sĩ (còn được gọi là trang thủ tục) được in ngay mặt sau của trang bìa chính và mang những nội dung được sắp xếp từ trên xuống như sau:

Page 253: Chương i(nckh)

• Công trình được hoàn thành tại…………………• Người hướng dẫn khoa học ………………………• (ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị).• Phản biện 1:……………………………• Phản biện 2:……………………………• Phản biện 3:……………………………• (ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của từng người).• Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn cấp Nhà nước• Họp tại…………………………………………………………..• Vào hồi……..giờ………ngày……….tháng……….năm 200….• Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện………………………..• (Ghi tên các thư viện).

Mẫu trang bìa phụ của bản tóm tắt luận văn (luận án) được chỉ ra trên hình H.10b.

Page 254: Chương i(nckh)
Page 255: Chương i(nckh)
Page 256: Chương i(nckh)

Nội dung của bản tóm tắt luận văn khoa học được trình bày theo bố cục sau đây:

Phần mở đầu nêu rõ: - Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài). - Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu. - Nhiệm vụ nghiên cứu. - Giả thuyết khoa học của đề tài luận văn. - Phương pháp nghiên cứu. - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (sự đóng góp mới

của đề tài). - Giới thiệu bố cục của luận văn: số trang, số chương, số

biểu bảng, đồ thị, tài liệu tham khảo.

Page 257: Chương i(nckh)

• Phần nội dung: Trình bày dưới dạng mô tả tóm tắt nội dung nhưng phải trung thành với nội dung từng chương của luận văn, kết luận của mỗi chương và phải phán ánh đúng kết cấu luận văn.

• Phần kết luận và khuyến nghị: Cần phải phản ánh đầy đủ những kết luận của luận văn.

- Nêu những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ công trình, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn.

- Nêu những khuyến nghị cần thiết nhất rút ra từ kết quả nghiên cứu.

Page 258: Chương i(nckh)

• Danh mục các công trình đã được công bố: Được ghi ở trang cuối cùng của bản tóm tắt luận văn với dòng chữ “Những công trình khoa học đã được công bố của tác giả có liên quan tới luận văn”.

• Khi liệt kê các công trình đã được công bố cần: ghi theo mẫu ghi tài liệu tham khảo; năm xuất bản có thể ghi từ những xuất bản sớm nhất đến muộn nhất.

Page 259: Chương i(nckh)

PHỤ LỤC Phụ lục 1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY LUẬN ÁN TIỄN SĨ KHOA HỌC Theo văn bản “Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ” số

4394/SĐH ngày 27 tháng 6 năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1996 nội dung và hình thức cac luận án Tiến sĩ phải thực hiện đúng các điêu quy định sau đây:

1. NỘI DUNG LUẬN ÁN Luận án là một công trình khoa học nghiên cứu một vấn đề lý luận

hay thực tiễn, trong đó có những kiến giải mới, những đóng góp mới có giá trị trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Cụ thể là:- Kết quả nghiên cứu có những đề xuất mới có tác dụng bổ sung, hoàn chỉnh, làm phong phú thêm vốn kiến thức hiện có trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên ngành.- Có những ứng dụng sáng tạo và phát triển các thành tựu khoa học đã có nhằm giải quyết những yêu cầu cần thiết thực của sản xuất, quốc phòng, quản lý xã hội và đời sống.

Page 260: Chương i(nckh)

Luận án phải được trình bày khúc triết với logic chặt chẽ theo trình tự sau đây:+ Phần mở đầu

Nêu rõ tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu…

Phần mở đầu của luận án chính là những chi tiết trong đề cương luận án đã được điều chỉnh, chính xác hóa trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài…+ Phần nội dung

Luận án bao gồm ít nhất là 3 chương, trình bày: tổng quan vấn đề nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả và bình luận. Cuối mỗi chương có kết luận của từng chương.

Page 261: Chương i(nckh)

+ Phần kết luận Kết luận của luận án phải khẳng định được

những kết quả nghiên cứu, những đóng góp mới và những đề xuất mới. Phần kết luận cần trình bày ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận gì thêm.+ Cuối luận ánCuối luận án là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có). Phụ lục là những văn bản, tài liệu quan trọng minh học cho luận án, vì khuôn khổ luận án mà những tài liệu này chưa được đưa vào luận án.Luận án phải nêu rõ nguồn tài liệu hoặc kết quả của người khác được sử dụng trong luận án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả nghiên cứu của đồng tác giả. Phải chủ dẫn cả tác giả của các biểu, bảng, công thức, đồ thị và những tài liệu khác.

Page 262: Chương i(nckh)

2. HÌNH THỨC LUẬN ÁNLuận án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh dấu số trang, đánh số bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị…Văn bản của luận án gồm:+ Bìa chính luận án.Luận án đóng bìa cứng và in chữ nhũ màu vàng.+ Trang bảng ký hiệu chữ viết tắt xép theo thứ tự của bảng chữ cái.Nói chung không lạm dụng chữ viết tắt nếu không thấy cần thiết. Không viết tắt cụm từ quá dài hoặc cụm từ ít xuất hiện trong luận án.+ Mục lục của luận án: Mục lục không cần trình bày quá tỉ mỉ. + Phần mở đầu: Viết như phần mở đầu của đề cương.+ Phần nội dung: Gồm nội dung các chương và kết luận của từng chương.Số thứ tự của chương đánh bằng hệ thống số Ả rập. Các mục và tiểu mục đánh số bằng nhóm hai, ba chữ số, cách nhau một dấu chấm. Số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ tiểu mục.

Page 263: Chương i(nckh)
Page 264: Chương i(nckh)

+ Kết luận của luận án.+ Danh mục các tài liệu tham khảo.+ Phụ lục (nếu có).

• Luận án không dày quá 150 trang đối với khoa học tự nhiên và 200 trang đối với khoa học xã hội (không kể biểu bảng, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục).

• Luận án được trình bày trên mặt giấy khổ A4 (210 x 297 mm). Nếu đánh máy thì đánh cách hai trên máy Optima. Nếu đánh trên máy vi tính thì cỡ chữ VnTime (Roman) 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword, dãn dòng ở chế độ 1,5 line. Lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm hoặc ngược lại. Lề trái 3,4 cm, lề phải 2 cm. Các biểu bảng trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.

Page 265: Chương i(nckh)
Page 266: Chương i(nckh)
Page 267: Chương i(nckh)
Page 268: Chương i(nckh)

3. TÓM TẮT LUẬN ÁNTóm tắt luận án là văn bản rút ngắn của luận án, trình bày tối đa trong 24 trang thể hiện trung thành với nội dung của luận án.Tóm tắt luận án in 100 bản, gửi 60 bản tới các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học cùng chuyên ngành để lấy ý kiến nhận xét đánh giá. Cơ quan đào tạo cung cấp danh sách này.Tóm tắt luận án được chế bản trên khổ giấy A4 thì quy cách đánh như đánh trên luận án, sau đó photocopy thu nhỏ còn 71% kích thước 140 x 200 mm. Nếu chế bản trên giấy A5 thì dùng cỡ chữ VnTime 11 của hệ soạn thảo Winword chế độ giãn dòng Exactly 17 pt, lề trên, dưới, phải trái đều cách 2 cm.Tóm tắt luận án trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, có đánh số trang, sô bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng sẽ là lề trái của trang.

Page 269: Chương i(nckh)

Tóm tắt luận án được trình bày như sau:+ Phần mở đầu: nêu tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và giới thiệu bố cục của luận án gồm: số trang, số chương, số biểu bảng, đồ thị…+ Phần nội dung trình bày tóm tắt nhưng phải trung thành với nội dung từng chương của luận án, kết luận của mỗi chương và phải phản ánh đúng kết cấu của luận án.+ Phần kết luận phản ánh đầy đủ những kết luận của luận án.+ Cuối bản tóm tắt của luận án là danh mục các công trình liên quan đến đề tài mà tác giả đã công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Page 270: Chương i(nckh)
Page 271: Chương i(nckh)
Page 272: Chương i(nckh)

Phụ lục 2 HƯỚNG DẪN XẾP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo là những ấn phẩm bao gồm: sách, tạp chí,… đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào luận án, cần được chỉ rõ việc sử dụng đó trong luận án.2. Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Anh, Nga, Pháp, Đức,,,). Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng trong luận án bằng thứ tiếng nào thì xếp vào khối tiếng đó. Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, kể cả các tài liệu bằng tiếng Trung, Nhật, Lào…3. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ, tên tác giả:- Tác giả nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo HỌ tác giả (kể cả các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt).- Tác giả Việt nam: xếp thứ tự ABC theo TÊN tác giả mà không đảo lộn trạt tự họ tên của tác giả.Ví dụ: Nguyễn Văn An thì xếp ở vần A.- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC theo từ đầu của tên tài liệu.

Page 273: Chương i(nckh)

4. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau:Số thứ tự. Họ, tên tác giả. Tên tài liệu (sách hoặc tạp chí – in nghiêng). Nguồn (tên tạp chí, tập, số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang hoặc số trang đối với sách).Số thứ tự được đánh số liên tục từ đầu đến hết qua tất cả các khối tiếng (không đánh riên từng khối).5. Trích dẫn vào luận án: tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án cần được trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục các tài liệu tham khảo của luận án và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc vuông.

• Đối với tài liệu là các bài ở tạp chí hay báo cáo trong kỷ yếu hội nghị, số trang của bài đó trong danh mục đã được chỉ rõ từ trang nào đến trang nào thì khi trích dẫn chỉ cần đặt số thứ tự của bài đó trong ngoặc vuông, ví dụ [15].

• Đối với tài liệu là sách, khi đặt số thứ tự của tài liệu đó cần chỉ rõ đoạn vừa được trích dẫn ở trang nào của sách với số đầu tiên trong ngoặc là số thứ tự của tài liệu, số thứ hai là số trang của đoạn trích dẫn, ví dụ [25; tr.105] hoặc [25; tr.132-137].

• Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, ví dụ [15], [16], [23], [42].