MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web...

10
BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI NĂM HỌC 2016 - 2017 _____________________ 1. Tên thiết bị dạy học: Sơ đồ mạch điện 2. Môn: Vật lí Khối: 7, 9 3. Họ và tên tác giả: Trần Thanh Sang 4. Đơn vị công tác: THCS Phú Mỹ 5. Tính mới và sáng tạo: TBDH tự làm được dùng để phục vụ cho các bài học, bài thực hành, thí nghiệm của môn Vật lí 7, 9 - Vật lí lớp 9, với các bài trong chương I-Điện học của Vật lí lớp 9: Bài 1- Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Bài 2- Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm Bài 3-Thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế Bài 4- Đoạn mạch mắc nối tiếp; Bài 5- Đoạn mạch mắc song song

Transcript of MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web...

Page 1: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THINĂM HỌC 2016 - 2017

_____________________

1.

Tên thiết bị dạy học: Sơ đồ mạch điện2. Môn: Vật lí Khối: 7, 93. Họ và tên tác giả: Trần Thanh Sang 4. Đơn vị công tác: THCS Phú Mỹ5. Tính mới và sáng tạo: TBDH tự làm được dùng để phục vụ cho các bài học, bài thực hành, thí nghiệm của môn Vật lí 7, 9 - Vật lí lớp 9, với các bài trong chương I-Điện học của Vật lí lớp 9: Bài 1- Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Bài 2- Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm Bài 3-Thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế Bài 4- Đoạn mạch mắc nối tiếp; Bài 5- Đoạn mạch mắc song song Bài 11- Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn Bài 15-Thực hành xác định công suất của các dụng cụ điện  - Ở môn Vật lí lớp 7, GV có thể sử dụng ở:  Bài 21- Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện Bài 24- Cường độ dòng điện Bài 25- Hiệu điện thế Bài 26 -Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp

Page 2: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

Bài 27- Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.

6.Tính khả thi: Thời gian thực hiện 1 tháng, Đưa vào sử dụng từ năm học 2015 - 2016

7. Tính hiệu quả: Nguyên vật liệu để làm thiết bị dạy học+ Tấm Aluminium+Nguồn điện+Dây đẫn+Khóa K+Vôn kế+Ampe Kế+Bóng Đèn+Sắt+Khung+Đềcal+Chốt Nhựa+Băng Keo- Giá thành của thiết bị tự làm

STT VẬT LIÊU VÀ THIẾT BỊ SÔ LƯỢNG GIÁ THÀNH

GHI CHÚ

1 Tấm Aluminium 1 50000 đ2 Biến Nguồn 1 30000 đ3 Khung sắt 1 20000 đ4 Đề cal 1 10000 đ5 Ampe kế 3 cái 150000đ6 Vôn kế 4 cái 200000 đ7 Dây dẫn 1m 10000 đ

TỔNG SỐ TIÈN 470000đ

8.. Ý kiến nhận xét sử dụng của Tổ trưởng hoặc của giáo viên trong tổ:........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................9. Ý kiến của Hội đồng chấm chọn của đơn vị:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................10. Xếp loại sản phẩm: ............................................................................................................

…………….., ngày …… tháng …… năm …… HIỆU TRƯỞNG

Page 3: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

(Ký tên và đóng dấu)

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾTKÈM THEO THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI

NĂM HỌC 2016-2017I. TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM:

Hiện nay ĐDDH vật lý qua thời gian sử dụng không ít trường hợp bị hư hỏng nhiều ở các mức độ khác nhau trong các lĩnh vực cơ học, nhiệt học, điện học, quang học. Từ đó bản thân tôi luôn có nhiều trăn trở, suy nghĩ và đã tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp của thiết bị dạy học theo thời gian, đồng thời khai thác và bổ sung các đồ dùng dạy học tự làm nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy vật lý ở nhà trường, đảm bảo chất lượng tối thiểu ĐDDH cho một tiết học vật lý trên lớp, sau đó dần dần phấn đấu nâng cao chất lượng đồ dùng dạy học cho phòng bộ môn, phòng thiết bị.

Mặt khác tăng cường tính trực quan, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, …làm thí nghiệm cho học sinh nhằm phát huy tốt tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Giúp học sinh nắm bắt nhanh và chính xác những thông tin qua thí nghiệm. Đồng thời gây được hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các thí nghiệm đơn giản tự tạo. Bước đầu hình thành cho học sinh khả năng sáng tạo như: ý tưởng và cách làm ĐDDH đơn giản

II. TÍNH KHOA HỌC: 1. Thực trạng ban đầu của vấn đề. Thực tế đã nêu trên cho ta thấy được ĐDDH thường bị hư hỏng và thiếu hụt phần lớn do tuổi thọ qua thới gian sử dụng, bên cạnh quá trình sử dụng cũng như việc bảo quản chưa thực sự chu đáo. Có thể một số giáo viên còn thiếu quan tâm hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách, đúng nguyên tắc, chưa thật sự thể hiện trách nhiệm của mình . Chính vì vậy trong quá trình lên lớp giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện một số tiết dạy của mình.

Page 4: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

Với những nguyên nhân đã nói trên, bản thân tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra phương án làm ĐDDH vật lý cấp THCS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy ở nhà trường. Trong chương trình vật lý THCS, ngoài các thí nghiệm được chỉ định tối thiểu theo chương trình thì còn nhiều nội dung khác trong SGK vẫn chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự sáng tạo để có thêm những dụng cụ cần thiết bổ sung cho một số bài dạy theo yêu cầu. Hiện nay nhiều trường phổ thông đã phát động phong trào tự làm ĐDDH và coi đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua cho giáo viên. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với giáo viên dạy vật lý, nhằm góp phần phát huy tốt tính sáng tạo cho mỗi thầy cô giáo. 2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: Các bước thực hiện:- Hình thành ý tưởng làm ĐDDH.- Thiết kế ĐDDH theo mục đích sử dụng trong bài dạy.- Tiến hành làm các bộ phận riêng lẻ của ĐDDH.- Tiến hành lắp ráp các chi tiết thành ĐDDH cụ thể - Kiểm tra lại tính năng của ĐDDH. Các tiêu chí nghiên cứu chọn ĐDDH tự làm:- Phù hợp với nội dung chương trình, SGK và phương pháp dạy học mới.- Chọn ĐDDH đơn giản, dễ làm chưa có trong danh mục ĐDDH của ngành.- Kinh phí thấp- Phù hợp với điều kiện có thể tìm được nguyên liệu, phương tiện chế tác và khả năng của người thực hiện.- Trách sự can thiệp của các yếu tố phụ- Chắc chắn, thẩm mỹ và có độ tin cậy.- Sử dụng được nhiều nội dung.- Mang tính sáng tạo cao.Tiến hành làm: -Nguyên Vật liệu:

Tấm Aluminium, Nguồn điện, dây đẫn, khóa K, Vôn kế, Ampe Kế, Bóng Đèn, Sắt Khung, Đềcal, Chốt Nhựa, Băng Keo Cách làm: + Chọn tấm Aluminium có kích thước khoảng (700 mm x 500 mm x 3mm) làm mặt đứng của bảng để lắp các bộ phận của sơ đồ mạch điện. + Chọn sắt ống vuông làm khung sườn bao bọc bên ngoài cho các tấm Alu . + Dùng súng bắn tấm Aluminium nói trên lên khung sườn tạo thành bảng để gắn các chi tiết của sơ đồ mạch điện . + Vẽ sơ đồ mạch điện trên tấm Alu để xác định đúng vị trí của từng thiết bị như: Nguồn điện, khóa K, ampe kế, vôn kế, bóng đèn.( sơ đồ mạch điện gồm Nguồn điện, khóa K, 3 Ampe kế, 4 Vôn kế và 4 bóng đèn được mắc theo sơ đồ như sau:

A2

XX

V

K1

A

A1

XX

VV

V

K+ -

Page 5: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

+ Đặt thiết bị vào đúng vị trí trên hình vẽ, cắt 11 lỗ trên tấm Alu bằng với kích thước với ampe kế, vôn kế và bóng đèn. Dùng keo cố định các thiết bị trên tấm Alu + Mắc sơ đồ mạch điện phia sau tấm Alu sao cho: 1 vôn kế đo hiệu điện thế của nguồn điệnAmpe kế đo cường đô dòng điện của mạch chính và mạch rẽ, vôn kế đo hiệu điện thế của từng bóng đèn. Khi K1 mở thì đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, khi K1 đóng thì đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp song song với 2 bóng đèn mắc nối tiếp - Hướng dẫn vận hành: Cho điện 220V vào bộ phận biến nguồn (Tăng fô) hiệu điện thế được hạ thấp còn 12V. Khi đó ta thấy:

- Trường hợp 1 khi khóa K1 mở đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp

Page 6: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

+ Ampe kế A chỉ 1,2A + Ampe kế A1 chỉ 1,2A + Vôn kế V chỉ 12V + 2 vôn kế V1 và V2 đo HĐT 2 đèn chỉ 6 vônThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc nối tiếp I=I1=I2=1,2A, U=U1+U2=6+6=12V

Page 7: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

- Trường hợp 2 khi khóa K1 đóng đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp song song với 2 bóng đèn mắc nối tiếp

+ Ampe kế A chỉ 1.7A, ampe kế A1 chỉ 0.9A, ampe kế A2 chỉ 0.8A Vôn kế V chỉ 12V2 vôn kế V1 và V2 đo HĐT 2 đèn đều chỉ 6 vôn, vôn kế V3 chỉ 6 V Thỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song song I=I1+I2=0.9+0.8=1.7AU=U1=U2=12V

3. Kết quả đạt được: Sơ đồ mạch điện mà GV tự làm có thể  giúp  HS hiểu rõ hơn kết quả thí nghiệm về Định luật Ôm – Vật lí lớp 9. Với sự giúp đỡ của GV và đồ dùng dạy học, HS có thể:

- Khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

- Thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế- Giải các bài tập Định luật Ôm trong đoạn mạch mắc nối tiếp, song song.- Xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch

. 4. Những tồn tại nảy sinh trong quá trình tổ chức: . - Các đồng hồ đo sau một thời gian sử dụng có thể đo sai kết quả. Biến thế - nguồn không chính xác.

- Những chỗ tiếp xúc, điện trở lâu ngày không sử dụng bị thay đổi thông số do môi trường có thể dẫn đến sai số của phép đo

IV. KẾT LUẬN:

Page 8: MẪU NHÃN: dán vào TBDH dự thiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/31__THUYET_MINH.doc · Web viewThỏa mãn hệ thức định luật ôm trong đoạn mạch mắc song

Làm ĐDDH không chỉ chúng ta có phương tiện dạy học, mà nó còn làm cho kiến thức được thêm phong phú, nó còn tạo cho chúng ta có nhạy cảm với các thiết bị mới khác, thấy được mặt ưu khuyết của các dụng cụ thí nghiệm đang sử dụng. Vì vậy giáo viên vật lý cần thiết rèn luyện cho bản thân thói quen nghiên cứu, tìm tòi để làm ra các dụng cụ thí nghiệm.

Thấy được tầm quan trọng của việc “Làm ĐDDH vật lý cấp THCS” là việc hết sức quan trọng và cần thiết, là người giáo viên trực tiếp sử dụng ĐDDH chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong việc nghiên cứu, tìm tòi phát huy sự sáng tạo của mình, của tập thể vào phong trào “Làm ĐDDH vật lý cấp THCS”. Kịp thời khắc phục những vướng mắc khi sử dụng ĐDDH, tăng cường khai thác tốt ĐDDH tự làm cũng như phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn