Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

22
XUẤT KHẨU NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TỪ NHẬT BẢN RA CHÂU Á Thực trạng và những việc chúng ta có thể làm Ngày 16 tháng 10 năm 2011 Trung tâm nghiên cứu Môi trường và xã hội bền vững Nhật Bản (JACSES) Tanabe Yuki

description

Bài trình bày của Tanabe Yuki, Chuyên viên thuộc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và xã hội bền vững Nhật Bản (JACSES)

Transcript of Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Page 1: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

XUẤT KHẨU NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

TỪ NHẬT BẢN RA CHÂU Á~ Thực trạng và những việc chúng ta có thể làm ~

Ngày 16 tháng 10 năm 2011Trung tâm nghiên cứu Môi trường và xã hội bền vững Nhật Bản (JACSES)

Tanabe Yuki

Page 2: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Sự xuất khẩu điện hạt nhân của Nhật Bản từ trước đến nay

• Lò phản ứng hạt nhân cho NMĐHN số 4 Đài Loan (chính thức là do Mỹ xuất khẩu, nhưng được sản xuất bởi Hitachi-Toshiba)

• Phụ tùng cho NMĐHN Laguna Verde (Mexico) và Taisan (Trung Quốc). Được viện trợ bởi Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản ( JBIC ) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư và Xuất khẩu Nhật bản (NEXI)

• Hỗ trợ khảo sát vị trí đặt NMĐHN Mulia (Indonesia) bởi JBIC

• JICA tiến hành đào tạo về điện hạt nhân trong nước Nhật hàng năm

Chưa có trường hợp nào công ty Nhật Bản làm nhà thầu chính ở nước ngoài

Page 3: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Phương châm của Nhật Bản trong việc xuất khẩu NMĐHN

• Tháng 6 năm 2010, “Chiến lược phát triển mới” đề xuất gói phát triển hạ tầng tại nước ngoài.

• Tháng 9 cùng năm, tổ chức kỳ họp Bộ trưởng liên quan đến phát triển hạ tầng tại nước ngoài dạng gói. Nhà máy điện hạt nhân là lĩnh vực trọng điểm.

• Sau sự cố Fukushima, tháng 5 năm 2011, Nội các Chính phủ quyết định thực hiện rà soát lại “phát triển hạ tầng tại nước ngoài dạng gói”.

• Tháng 8 năm 2011, Nội các quyết định tiếp tục tiến hành việc xuất khẩu NMĐHN. Thủ tướng Noda đã công bố trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9.

Lý do tiếp tục xuất khẩu NMĐHN: ① Giữ uy tín trong lĩnh vực ngoại giao, ② Kỹ thuật của Nhật Bản là an toàn,

③ Khó xây dựng NMĐHN mới trong nước và thừa nguồn lực về nhân sự, thiết bị, kỹ thuật.

Page 4: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Thị trường xuất khẩu NMĐHN tiềm năng

Jordan

Lithuania

Turkey

Vietnam

Hoa Kỳ

Page 5: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Quá trình xuất khẩu NMĐHN tiêu biểu

1. Ký hiệp định về điện hạt nhân giữa hai nước (giao ước sử dụng kĩ thuật, máy móc, nhiên liệu hạt nhân vì hòa bình) → Quốc hội phê chuẩn

2. Đảm bảo quyền ưu tiên thương lượng

3. Chon lựa vị trí lắp đặt và thiết kế lò phản ứng

4. Đào tạo nhân lực

5. Quyết định đặt hàng

6. Đảm bảo tài chính và thương mại (JBIC, NEXI,các ngân hàng tư nhân… → ) Chính phủ giám sát

7. Bắt đầu xây dưng

8. Bắt đầu vận hành

Page 6: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Tình trạng ký kết Hiệp định về điện hạt nhânThời điểm 18 tháng 4 năm 2011

  Tên hiệp định hạt nhân Tình trạng hiệp đinh (hiệu lực/ ký kết/ đang thương lượng)

Hiệu lực

Nhật-Canada 07.1960 hiệu lực, 09.1980 chỉnh sửa

Nhật-Mỹ 07.1968 hiệu lực, 07.1988 làm mới

Nhật-Anh 10.1968 hiệu lực, 10.1998 làm mới

Nhật-Úc 07.1972 hiệu lực, 08.1982 làm mới

Nhật-Pháp 09.1972 hiệu lực, 07.1990 chỉnh sửa

Nhật-Trung 07.1986 hiệu lực

Nhật-EURATOM 12.2006 hiệu lực

Ký kết

Nhật-Kazakhstan 03.2010 ký kết, 05.2010 qua Quốc hội (đang làm thủ tục hiệu lực)

Nhật-Nga 05.2009 ký kết, 02.2011 trình Quốc hội

Nhật-Jordan 09.2010 ký kết, 03.2011 trình Quốc hội

Nhật-Hàn 12.2010 ký kết, 02.2011 trình Quốc hội

Nhật-Việt 01.2011 ký kết, 02.2011 trình Quốc hội

Thương lượng

Nhật-UAE Đã thương thuyết xong

Nhật-Ấn Đang thương lượng

Nhật-Nam Phi Đang thương lượng

Nhật-Thổ Nhĩ Kỳ Đang thương lượng

UAE United Arab EmiratesEURATOM European Atomic Energy Community

*

Page 7: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Trì hoãn việc phê chuẩn hiệp định điện hạt nhân Nhật Bản-Jordan

• Trước sự cố Fukushima, Thượng nghị viện đã thông qua bản hiệp định, cùng nhắm đến mục đích được chấp thuận trước Quốc Hội.

• Ngày 18 tháng 6, ba chính đảng là Đảng Dân Chủ, Đảng Tự Do Dân Chủ và Đảng Công Minh thống nhất ý kiến tại Ủy ban Ngoại giao Hạ nghị viện.

• Ngày 24 tháng 8, trong phiên chất vấn, dự án Jordan bị chỉ trích ở nhiều điểm, ví dụ: sa mạc hóa nội địa, đông dân cư ở vùng lân cận, chưa có đối sách cho động đất và khủng bố…

• Ngày 26, việc bỏ phiếu bị bãi bỏ và dự án sẽ được xem xét trong kỳ họp Quốc hội sau.

Địa điểm xây dựng

Page 8: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Các vấn đề trong xuất khẩu NMĐHN (Các vấn đề chung)

• Tính an toàn (quản lý và quản trị kém)

• Tính kinh tế - rủi ro về tài chính (tăng chi phí, chịu trách

nhiệm xử lý sự cố hạt nhân)

• Xuất khẩu cả công nghệ chưa giải quyết được vấn đề

chất thải hạt nhân

• Phổ biến hạt nhân (nguy cơ bị lợi dụng cho mục đích

quân sự, khủng bố)

• Tác động tới mội trường và xã hội (vấn đề nước thải

nhiệt, di dời dân cư, tính minh bạch, tính dân chủ trong

các quyết định)

Page 9: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vĩnh HảiNinh Thuận

Việc xuất khẩu NMĐHN vào Việt Nam Tháng 11 năm 2009: Quốc hội VN

thông qua kế hoạch xây 2 nhà máy 1 triệu kW (dự kiến vận hành năm 2021, 2022)

Tháng 10: Cuộc họp cấp cao Nhật Bản-Việt Nam quyết định NB sẽ đảm nhận 2 máy phát điện hạt nhân

Năm 2009, Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp đã công bố “Dự án điều tra phát triển sản xuất điện ít carbon quốc tế”. Công ty cổ phần Điện hạt nhân Nhật Bản đã được chọn. Nội dung là điều tra khả năng thực thi kế hoạch triển khai điện hạt nhân của VN. Chi phí là 1.999 tỉ yên.

Có nhiều khả năng JBIC sẽ cấp vốn, NEXI bảo hiểm và JICA sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng xung quanh.

Page 10: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 1: Nơi dự kiến xây dưng NMĐHN nằm gần công viên quốc gia nơi rùa biển đẻ trứng

• Nơi dự kiến xây dựng là Vĩnh Hải, Ninh Thuận, gần công viên quốc gia Núi Chúa (là một trong các khu bảo tồn thiên nhiên của WWF, nơi đẻ trứng của loài rùa biển xanh, động vật có nguy cơ tuyệt chủng)

• Ảnh hưởng của nguồn nước thải từ NMĐHN là rất lớn.Nơi dự kiến

xây dựng

Page 11: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Bãi biển nơi đẻ trứng của loài rùa biển xanh trong công viên quốc gia Núi Chúa

Page 12: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Khung cảnh công viên quốc gia Núi Chúa

Page 13: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Khung cảnh công viên quốc gia Núi Chúa

Page 14: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 2: Kỹ thuật xây dựng và vận hành

• Năm 2007, Cầu Cần Thơ (2.7km) được xây dựng nhờ nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản đã bị sập mố cầu trong quá trình thi công, nhiều công nhân đã thiệt mạng.

• Đã có rất nhiều sự cố do thủy điện gây ra khi các nhà máy thủy điện xả lũ mà không báo trước, làm nhiều người chết và bị thương.

• Các chuyên gia quản lý rủi ro Bulgaria chỉ trích rằng Việt Nam còn rất chậm đào tạo phát triển nhân lực xây dựng và vận hành NMĐHN.

Page 15: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 3: Tham nhũng và quản lý yếu kém

• Trong dự án Đại lộ Đông Tây Hồ Chí Minh được xây dựng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản, hối lộ lớn liên quan đến các quan chức Việt Nam đã bị phát hiện.

Việc các quan chức tha hóa và tham nhũng là rất phổ biến.

• Ở Việt Nam, Thủ tướng quyết định nơi thực hiện dự án, Bộ Khoa học công nghệ cho phép xây dựng, Bộ Công Thương cho phép việc vận hành. IAEA đã khuyến cáo là nên thành lập một cơ quan và quy chế quản lý độc lập.

Page 16: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 4: Đối sách với sóng thần chưa rõ ràng

• Người ta dự báo rằng động đất với cường độ 8.6 Richter tại rãnh đại dương Manila có thể gây ra sóng thần cao 5m vào Việt Nam

• Trước đây, cũng có trường hợp sóng thần cao 8m. Các giải pháp đối phó trong trường hợp có sóng thần như xây đê chắn sóng, đặt máy bơm, máy phát điện vẫn chưa rõ ràng.

Nơi dự kiến xây dựng

Page 17: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 5: Đông dân cư xung quanh và kế hoạch lánh nạn không chắc chắn

• Tỉnh Ninh Thuận có thành phố Phan Rang với 180 nghìn dân cách nơi dự kiến xây dựng NMĐHN khoảng 20km.

• Khi sự cố xảy ra, cần phải di dời số lượng dân cư đông đúc với chi phí rất lớn. Tuy nhiên kế hoạch di dời không rõ ràng và chắc chắn.

TP Phan Rang

Nơi dự kiến xây dựng

Page 18: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 6: Sự công khai về thông tin và ý kiến tham gia của người dân

Ý kiến của người dân địa phương theo ghi nhận của tờ The Daily NNA Vietnam And Indochina ngày 11/4/2011:

Nơi đây ít mưa, khí hậu thuận hòa. Ngoài ngư nghiệp, gần đây chúng tôi có trồng nho và tỏi, cuộc sống rất thảnh thơi

Đa số người dân sinh sống tại đây không mong chờ việc di dời đi nơi khác hoặc lắp đặt nhà máy điện hạt nhân

Page 19: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Vấn đề 7: Phương pháp xử lý chất thải hạt nhân không rõ ràng

• Chất thải hạt nhân cần được bảo quản vĩnh viễn, nhưng phương pháp xử lý chưa rõ ràng

• Cần có sự hợp tác từ phía VN. Tại các buổi thảo luận cấp cao giữa các chính phủ, việc xử lý phế thải vẫn chưa được bàn đến.

Page 20: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Các tranh cãi xung quanh việc XK NMĐHN

• Vấn đề XK NMĐHN: Không nhất thiết phải xuất khẩu NMĐHN, vốn dĩ đã luôn có rất nhiều vấn đề

• Vấn đề về thời gian : Không nhất thiết phải tiến hành XK NMĐHN trong khi các nghiên cứu và kiểm chứng sự cố Fukushima chưa được tiến hành đầy đủ.

• Vấn đề tại hiện trường : Trong TH có XK NMĐHN trong tương lai, cũng không nhất thiết phải XK NMĐHN khi các vấn đề tại hiện trường chưa được giải quyết.

Page 21: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Cần thiết phải có các buổi nghị luận giữa các nghị sĩ về hiệp định hợp tác điện hạt nhân

UB Phòng vệ ngoại giao Thượng Nghị Viện

• Đảng Dân Chủ : Fukuyama Tetsuro, Shinya Kazuya, Tanioka Kuniko, Ichikawa Yasuo, Kato Toshiyuki, Kazama Naoki, Kitazawa Toshimi, Satou Koji, Yamane Ryuji

• Đảng Dân chủ Tự do: Sato Masahisa, Inoguchi Kuniko, Uto Takashi, Kishi Nobuo, Shimajiri Aiko, Yamamoto Ichita, Yamamoto Junsou

• Đảng Komei : Yamamoto Kanae, Yamaguchi Natsuo. Đảng Minna: Oguma Shinji, Đảng Nhật Tân: Masuzoe Youichi, Đảng Shamin Yamauchi Tokushin

UB Ngoại giao Hạ nghị viện

• Đảng Dân chủ: Tanaka Makiko, 、 Asano Takahiro, Ichimura Kouichiro, Makuta Makiko, Nagayasu Takashi, Murakoshi Hirotami, Akutsu Yukihiko, Aihara Shino, Ogawa Junya, Ooizumi Hiroko, Katsumata Kouichiro, Sakaguchi Naoto, Sutou Nobihiko, Nakatsugawa Hirosato, Nakano Jyou, Hagirawa, Hiroshi Hamamoto, Hayakawa Kumiko, Yamao Shiori, Yamaguchi Tsuyoshi

• Đảng dân chủ tự do: Akiba Kenya, Odonera Itsunori, Kaneda Katsutoshi, Kawai Katsuyuki, Konou Taro, Koumura Masahiko, Matsuno Hirokazu

• Đảng Koumei: Akamastu Asao. Đảng Cộng Sản: Kasai Akira. Đảng Shamin: Hatori Ryoichi

Page 22: Một số vấn đề xuất khẩu điện hạt nhân NB sang Việt Nam

Bản dịch được đăng tải dưới sự cho phép của Yuki Tanabe

Nhóm DEVI xin chân thành cảm ơn sự đóng góp cho bản dịch tiếng Việt của các bạn P.N.Q và B.M.N