MỞ ĐẦU - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1316/TOMTATLA.pdf · 3 tử gam)...

53
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lysine thường là axit amin (AA) giới hạn thứ nhất trong khẩu phần ăn của lợn do đó nhiều nghiên cứu về nhu cầu Lys cho lợn đã được thực hiện trên thế giới (Ball và cs., 2007). Kết quả nghiên cứu nhu cầu Lys cho lợn có sự sai khác đáng kể. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân sai khác tiềm năng tích lũy nạc của các giống lợn được sử dụng trong nghiên cứu. Tiềm năng tích lũy protein và tích lũy thịt nạc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Ngoài ra, trong cùng một giống lợn, tiềm năng tích lũy protein và tích lũy nạc thay đổi do quá trình chọn giống tạo ra. Các tiến bộ trong dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi cũng có thể đã góp phần quan trọng tạo ra sự khác nhau về số liệu nhu cầu lysine của lợn với xu hướng nhu cầu lysine gia tăng theo thời gian. Nhiều công bố gần đây cho thấy nhu cầu lysine của lợn hiện nay cao hơn so với khuyến cáo nhu cầu lysine cho lợn của NRC (2012) mặc dầu các khuyến cáo này đã có sự cập nhật mới và cao hơn so với các khuyến cáo nhu cầu Lys cho lợn của NRC xuất bản năm 1998 (Kendall và cs., 2008; Mathai và Stein, 2014; Landero và cs., 2016). Trong trường hợp không có sự điều chỉnh về tác động của sự gia tăng tỷ lệ nạc đối với nhu cầu lysine của cơ thể, sự thiếu hụt lysine trong khẩu phần có thể xảy ra, gây hạn chế trong việc phát huy tiềm năng di truyền của lợn. Do đó, việc điều chỉnh lysine trong khẩu phần đến mức tối ưu là rất cần thiết nhằm đảm bảo sinh trưởng tối đa ở lợn. Sau lysine, axit amin chứa lưu huỳnh (methionine và cysteine) được coi là axit amin giới hạn thứ 2 hay thứ 3 trong khẩu phần cho lợn con. Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu xác định tỉ lệ lý tưởng giữa các axit amin chứa lưu huỳnh (SAA) so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID Lys) ở lợn rất ít và có sự khác nhau. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về nhu cầu axit amin cho lợn trước đây thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của lysine, chưa xem xét nhiều đến các tỉ lệ tối ưu của các axit amin khác với lysine và thường chỉ được biểu thị ở mức độ axit amin tổng số. Mặt khác, đối tượng của các nghiên cứu này là các giống lợn thuần, lợn nội, lợn lai ngoại x nội, các giống lợn lai 3, 4 giống ngoại chưa được nghiên cứu. Việc tiến hành các nghiên cứu xác định nhu cầu axit amin tiêu hoá hồi tràng cho lợn lai giống ngoại ở nước ta là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề nêu trên. Chính vì vậy, nghiên cứu: “Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 - 20 kg và 30 - 50 kg” đã được tiến hành. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg - Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg 3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung cơ sở dữ liệu về nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn nuôi thịt giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg trong điều kiện ở Việt Nam. Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phối trộn khẩu phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. 4. Những đóng góp mới của luận án - Lần đầu tiên ở nước ta xác địnhđược nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai thương phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg.

Transcript of MỞ ĐẦU - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1316/TOMTATLA.pdf · 3 tử gam)...

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lysine thường là axit amin (AA) giới hạn thứ nhất trong khẩu phần ăn của lợn do đó nhiều nghiên cứu

về nhu cầu Lys cho lợn đã được thực hiện trên thế giới (Ball và cs., 2007). Kết quả nghiên cứu nhu cầu Lys

cho lợn có sự sai khác đáng kể. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân sai khác

tiềm năng tích lũy nạc của các giống lợn được sử dụng trong nghiên cứu. Tiềm năng tích lũy protein và tích

lũy thịt nạc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Ngoài ra, trong cùng một giống lợn, tiềm năng tích

lũy protein và tích lũy nạc thay đổi do quá trình chọn giống tạo ra. Các tiến bộ trong dinh dưỡng và thức ăn

chăn nuôi cũng có thể đã góp phần quan trọng tạo ra sự khác nhau về số liệu nhu cầu lysine của lợn với xu

hướng nhu cầu lysine gia tăng theo thời gian. Nhiều công bố gần đây cho thấy nhu cầu lysine của lợn hiện

nay cao hơn so với khuyến cáo nhu cầu lysine cho lợn của NRC (2012) mặc dầu các khuyến cáo này đã có

sự cập nhật mới và cao hơn so với các khuyến cáo nhu cầu Lys cho lợn của NRC xuất bản năm 1998 (Kendall

và cs., 2008; Mathai và Stein, 2014; Landero và cs., 2016). Trong trường hợp không có sự điều chỉnh về tác

động của sự gia tăng tỷ lệ nạc đối với nhu cầu lysine của cơ thể, sự thiếu hụt lysine trong khẩu phần có thể

xảy ra, gây hạn chế trong việc phát huy tiềm năng di truyền của lợn. Do đó, việc điều chỉnh lysine trong

khẩu phần đến mức tối ưu là rất cần thiết nhằm đảm bảo sinh trưởng tối đa ở lợn. Sau lysine, axit amin chứa

lưu huỳnh (methionine và cysteine) được coi là axit amin giới hạn thứ 2 hay thứ 3 trong khẩu phần cho lợn

con. Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu xác định tỉ lệ lý tưởng giữa các axit amin chứa lưu huỳnh (SAA)

so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID Lys) ở lợn rất ít và có sự khác nhau. Ở Việt Nam, những

nghiên cứu về nhu cầu axit amin cho lợn trước đây thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của lysine, chưa

xem xét nhiều đến các tỉ lệ tối ưu của các axit amin khác với lysine và thường chỉ được biểu thị ở mức độ

axit amin tổng số. Mặt khác, đối tượng của các nghiên cứu này là các giống lợn thuần, lợn nội, lợn lai ngoại

x nội, các giống lợn lai 3, 4 giống ngoại chưa được nghiên cứu. Việc tiến hành các nghiên cứu xác định nhu

cầu axit amin tiêu hoá hồi tràng cho lợn lai giống ngoại ở nước ta là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề

nêu trên. Chính vì vậy, nghiên cứu: “Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu

giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn

10 - 20 kg và 30 - 50 kg” đã được tiến hành.

2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace

× Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg

- Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

của lợn lai [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg

3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung cơ sở dữ liệu về nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu

chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn nuôi

thịt giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg trong điều kiện ở Việt Nam.

Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phối trộn khẩu phần một cách hợp lý,

phục vụ tốt hơn cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Lần đầu tiên ở nước ta xác địnhđược nhu cầu lysine tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai thương

phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg.

2

- Lần đầu tiên xác định được tỉ lệ tối ưu giữa các axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hoá hồi

tràng tiêu chuẩn ở lợn lai thương phẩm 4 giống [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] giai đoạn 10

– 20 kg và 30 – 50 kg.

- Kết quả của đề tài đóng góp cơ sở dữ liệu để xây dựng khẩu phần tối ưu cho lợn thịt trên cơ sở cân

bằng lysine với các axit amin không thay thế ở mức độ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn cũng như các chất dinh

dưỡng khác trong khẩu phần.

Luận án trình bày trong 91 trang: Mở đầu (04 tr), chương 1:Tổng quan nghiên cứu của luận án (26 tr),

chương 2: Vật liệu và phương pháp (19 tr), chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (24 tr), Kết luận và

đề nghị (2 tr), 30 biểu bảng, 15 hình và đồ thị, 147 tài liệu tham khảo (25 tiếng Việt)

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn trên thế giới

Ngày nay, việc đánh giá thức ăn dựa trên tỉ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng đã và đang được

nhiều nước sử dụng. Việc thiết lập khẩu phần ăn dựa trên mức độ tiêu hóa thức ăn sẽ cho kết quả chính xác

hơn so với thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Nhu cầu axit amin của lợn cũng được nghiên cứu rất kỹ

từng loại axit amin và trên các giai đoạn sinh trưởng của lợn.

* Nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện nhằm xác định nhu cầu lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn. Đối với lợn giai đoạn 12-24 kg, Yi và cs (2006) đã thông báo nhu cầu

lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn là 1,32%. Kendall và cs (2008) đã cho thấy rằng việc sử dụng lysine tiêu

hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 1,30% hay 19 g/kg tăng trọng là cần thiết cho lợn sinh trưởng tối ưu ở giai

đoạn 12-27 kg. Trong trường hợp biểu thị tương quan với năng lượng của khẩu phần, giá trị nhu cầu lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở trên tương đương với 3,81g/Mcal ME. Đối với lợn giai đoạn 11-19 kg, việc

sử dụng lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ở mức 1,35% bảo đảm cho lợn sinh trưởng tối ưu (Kendall và

cs, 2008). Trong khi đó, NRC (2012) khuyến cáo nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn 11-25

kg là 1,23%, thấp hơn các kết quả nghiên cứu trên. Sự biến động trong kết quả xác định nhu cầu lysine ở lợn

con có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc thiết lập khẩu phần dựa trên axit amin tổng số

thay vì axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (Stein và cs., 2007b), các phương pháp phân tích thống kê

(Robbins và cs., 2006), giới tính (Baker, 1986), hay kiểu gen (Schneider và cs., 2010).

Đối với lợn giai đoạn 25-50 kg, NRC (2012) đã khuyến cáo sử dụng lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

ở mức 0,98%. Dựa trên mô hình đường gãy khúc, Li và cs (2012) đã nhận thấy rằng việc sử dụng tỷ lệ lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn:ME ở các mức 3,0; 2,43 và 2,2 cho lợn ở các giai đoạn 29-47 kg; 54-76kg và

84-109 kg cho kết quả tăng trọng cao nhất. Bergstrom và cs (2010) đã tiến hành 4 thí nghiệm 28 ngày ở lợn

đực thiến và lợn cái với tỷ lệ đực/cái như nhau nhằm xác định nhu cầu lysine của lợn giai đoạn sinh trưởng

- kết thúc (PIC TR4 × 1050) với khối lượng cơ thể từ 37-129 kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở lợn có khối

lượng từ 37-65 kg, 56-86 kg, 80-107 kg và 102-129 kg, sinh trưởng và thu nhập trên chi phí thức ăn đạt cực

đại khi sử dụng các tỷ lệ lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn:ME tương ứng là 2,69; 2,35; 2,09 và 1,79g/Mcal

ME (Bergstrom và cs., 2010). Ngoài ra, Shelton và cs (2009) [126] cũng đã thông báo rằng nhu cầu lysine

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn cái giai đoạn 55-80 kg là 20g.

* Tỷ lệ axit amin chứa lưu huỳnh:lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Axit amin chứa lưu huỳnh (methionine and cysteine) được xem là axit amin giới hạn thứ 2 hay thứ 3

trong khẩu phần cho lợn con. Nhiều nghiên cứu đã và được thực hiện trong những năm gần đây nhằm xác

định nhu cầu tổng axit amin chứa lưu huỳnh, nhu cầu methionine và nhu cầu cysteine của lợn. Thông thường,

methionine được cho là chiếm 50% trong tổng axit amin chứa lưu huỳnh (theo NRC là 48% khối lượng); tuy

nhiên, các số liệu gần đây cho thấy methionine có thể chiếm tỷ lệ cao hơn (55% khối lượng hay 50% phân

3

tử gam) so với cysteine. Dean và cs (2007) đã thông báo rằng nhu cầu tổng axit amin chứa lưu huỳnh của

lợn con giai đoạn 6-12 kg là 10,1% g/kg tăng trọng hay 54% đối với lysine. Gaines và cs (2005) cho thấy tỷ

lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối với lysine là 57-61% tùy thuộc vào các chỉ tiêu theo dõi và phương

pháp đánh giá điểm dừng ở lợn giai đoạn 8-26 kg. Yi và cs (2006) cũng đã nhận thấy rằng việc sử dụng tỷ

lệ tổng axit amin chứa lưu huỳnh đối với lysine là 58% cho kết quả tối ưu về tăng trọng hàng ngày ở lợn giai

đoạn 12-24 kg. Khi tiến hành một loạt các nghiên cứu, Schneider và cs (2010) đã tìm thấy tỷ lệ tổng axit

amin chứa lưu huỳnh đối với lysine ở lợn giai đoạn 10-20 kg là 57-60%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của

Gaines và cs (2004a, b) khi thực hiện 2 thí nghiệm độc lập trên lợn sinh trưởng đã cho thấy tỷ lệ tổng axit

amin chứa lưu huỳnh:lysine tối ưu là 60% ở lợn giai đoạn 29-45 kg và 45-68 kg. Tương tự, Lawrence và cs

(2005) cũng đã thông báo tỷ lệ tối ưu ở lợn giai đoạn 30-60 kg là 60%. Một nghiên cứu mới đây của

Capozzalo và cs (2017), bổ sung chủng E.coli có nhu cầu cao đối với axit amin chứa lưu huỳnh vào khẩu

phần ăn để đánh giá sự ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ SID SAA/Lys. Kết quả cho thấy tỉ lệ SAA/Lys tiêu

hoá hồi tràng tiêu chuẩn không có sự khác giữa khẩu phần không bổ sung E.coli với khẩu phần có bổ sung

E.coli.

1.2. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các thông tin về nhu cầu axit amin cũng như nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu

chuẩn cho các giống lợn chính trong chăn nuôi vẫn rất hạn chế. Những nghiên cứu về nhu cầu axit amin

thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của lysine và thường biểu thị dưới dạng axit amin tổng số. Một số

nghiên cứu về nhu cầu lysine tổng số, methionine tổng số, cysteine tổng số và threonine tổng số đã được

thực hiện trên các giống lợn địa phương, lợn ngoại và lợn lai. Gần đây có một nghiên cứu mức lysine tiêu

hóa hổi tràng biểu kiến cho lợn nhưng không nghiên cứu trên lợn con, chỉ nghiên cứu lysine cho lợn sinh

trưởng và vỗ béo lai 4 máu sau đó tính các axit amin không thay thế khác theo tỷ lệ công bố trên thế giới.

Hiện nay, chưa có thông báo nào về nhu cầu các axit amin tiêu hóa cho lợn con ở Việt Nam. Trong cơ sở dữ

liệu thức ăn cho lợn hiện nay cũng không có thông tin về tỷ lệ tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn. Chính

vì vậy, nghiên cứu xác định nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng trên các giống lợn nuôi chủ yếu và trong

điều kiện chăn nuôi của Việt Nam là vô cùng cần thiết.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tổng số 400 con lợn lai 4 giống [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] (viết tắt là PiDu x

LY).

Nguyên liệu sử dụng để phối trộn khẩu phần thức ăn gồm : Ngô, tấm gạo, cám gạo, khô đậu nành,

đậu nành nguyên dầu, đậm đặc protein đậu nành, bột sữa (whey), dầu nành, tinh bột ngô, DCP 19%

(Dicalcium phosphate), bột đá, premix vitamin – khoáng, muối ăn và axit amin tinh chế.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 tại Trung tâm Nghiên cứu

và Thực hành Chăn nuôi thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

- Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

- Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 10 – 20 kg

4

- Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 30 – 50 kg

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Tổng số 108 lợn thí nghiệm (PiDu x LY) có khối lượng trung bình 11,8 kg/con đã được sử dụng trong

thí nghiệm này. Lợn thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào một trong 6 nghiệm thức (khẩu phần) dựa trên

khối lượng với 6 ô lặp lại cho 1 nghiệm thức và 3 con/ô. Tổng số 6 khẩu phần (bảng 2.1) được tạo ra bằng

cách bổ sung L-Lysine.HCl để tạo ra 6 khẩu phần có mức SID lysine biến động từ thấp đến cao (0,90; 1,00;

1,10; 1,20; 1,30 và 1,40%). Các khẩu phần thí nghiệm được phối hợp từ các nguyên liệu bao gồm ngô, tấm,

khô đậu tương, đậu tương ép đùn nguyên dầu và bột sữa whey. Năng lượng thuần (NE) trong 6 khẩu phần

đều giống nhau (10,4 MJ/kg).

5

Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu

SID Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn (%)

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 52,69 52,69 52,69 52,69 52,69 52,69

Khô đậu tương 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00

Đậu tương nguyên dầu 5,12 5,12 5,12 5,12 5,12 5,12

Tấm 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00

Đậm đặc protein đậu tương 7,26 7,26 7,26 7,26 7,26 7,26

Bột sữa whey 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00

Dầu đậu tương 2,94 2,94 2,94 2,94 2,94 2,94

Tinh bột ngô 1,00 0,872 0,744 0,615 0,487 0,231

DCP 19% 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86

Bột đá 0,55 0,55 0,55 0,55 0,55 0,55

Premix vitamin-khoáng* 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52

DL-Methionine 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28

L-Threonine 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24

L-Tryptophan 0,09 0,09 0,09 0,09 0,09 0,09

L-Valine 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14

L-Lysine.HCl - 0,128 0,256 0,385 0,513 0,641

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3; 40.000

mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin B3;

13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se;

120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

Phân tích a-xit amin tổng số, a-xit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn, protein tổng số và chất khô được

tiến hành ở Phòng Phân tích A-xít Amin của tập đoàn Evonik tại Singapore. CF, EE, Ash được phân tích

theo tiêu chuẩn AOAC (1990) tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học

Nông Lâm – Đại học Huế. PUN được phân tích tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định SID Lys

6

cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% DM)

Thành phần dinh

dưỡng, %

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4

NE (MJ/kg) 10,40 10,40 10,40 10,40 10,40 10,40

CP, % 19,08 19,08 19,08 19,08 19,08 19,08

SID Lys, % 0,90 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40

SID Met, % 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53

SID M+C, % 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79

SID Thr, % 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83

SID Trp, % 0,29 0,29 0,29 0,29 0,29 0,29

SID Ile, % 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68

SID Val, % 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90

SID Leu, % 1,33 1,33 1,33 1,33 1,33 1,33

SID Arg, % 1,17 1,17 1,17 1,17 1,17 1,17

SID, Phe, % 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79

SID His, % 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45

Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70

P sẵn có, % 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35

Na, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.

Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày và kết thúc thí nghiệm lúc

21 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo toàn bộ thời gian thí nghiệm. Thức ăn

được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và theo

toàn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm thức

được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.

2.4.2. Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY với khối lượng lợn khi bắt đầu thí

nghiệm trung bình là 28,85 kg/con. Lợn thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào một trong 6 nghiệm thức

(khẩu phần) dựa trên khối lượng với 6 ô lặp lại cho 1 nghiệm thức và 2 con/ô. Khẩu phần 1 được phối hợp

từ các nguyên liệu bao gồm ngô, cám gạo, khô đậu nành. Các khẩu phần từ 2 đến 6 được thiết lập dựa trên

khẩu phần 1, sau đó bổ sung L-Lysine.HCl để tạo ra 6 khẩu phần có mức SID lysine biến động tương ứng

từ 0,70; 0,80; 0,90; 1,00; 1,10 và 1,20%. Khẩu phần 5 và 6 có sự điều chỉnh nho trong thành phần nguyên

7

liệu để tránh sự mất cân đối giữa các axit amin khi tăng nồng độ SID Lys trong khẩu phần. Năng lượng thuần

đã được thiết kế ở mức 10,2 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần.

Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys cho lợn giai

đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn

(%)

SID Lys, %

0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 65,69 65,69 65,69 65,69 69,12 65,67

Khô đậu nành 21,44 21,44 21,44 21,44 27,3 30,43

Tinh bột ngô 1,00 0,872 0,744 0,615 0,487 0,231

Cám gạo 9,00 9,00 9,00 9,00 - -

Dầu đậu nành - - - - - 0,50

DCP 19% 1,13 1,13 1,13 1,13 1,15 1,13

Bột đá 0,74 0,74 0,74 0,74 0,69 0,68

Premix vitamin-

khoáng * 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22

DL-Methionine 0,19 0,19 0,19 0,19 0,18 0,21

L-Threonine 0,18 0,18 0,18 0,18 0,14 0,17

L-Tryptophan 0,05 0,05 0,05 0,05 0,04 0,04

L-Valine 0,06 0,06 0,06 0,06 0,03 0,04

L-Lysine.HCl - 0,128 0,256 0,385 0,340 0,380

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) chứa 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000 mg

vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3;

12.000 mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se;

120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu SID Lys

cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% DM)

SID Lys, %

8

Thành phần

dinh dưỡng, %

0,7% 0,8% 0,9% 1,0% 1,1% 1,2%

NE (MJ/kg) 10,23 10,23 10,23 10,23 10,20 10,20

CP, % 16,07 16,07 16,07 16,07 18,35 19,66

SID Lys, % 0,70 0,80 0,90 1,00 1,10 1,20

SID Met, % 0,41 0,41 0,41 0,41 0,42 0,47

SID M+C, % 0,64 0,64 0,64 0,64 0,68 0,74

SID Thr, % 0,67 0,67 0,67 0,67 0,71 0,78

SID Trp, % 0,21 0,21 0,21 0,21 0,22 0,24

SID Ile, % 0,55 0,55 0,55 0,55 0,64 0,69

SID Val, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,75 0,81

SID Leu, % 1,16 1,16 1,16 1,16 1,32 1,39

SID Arg, % 0,95 0,95 0,95 0,95 1,10 1,19

SID, Phe, % 0,66 0,66 0,66 0,66 0,77 0,83

SID His, % 0,38 0,38 0,38 0,38 0,44 0,46

Ca, % 0,66 0,66 0,66 0,66 0,66 0,66

P sẵn có, % 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31

Na, % 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10 0,10

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.

Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày, 21 và kết thúc thí nghiệm

lúc 28 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo toàn bộ thời gian thí nghiệm. Thức

ăn được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và

theo toàn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm

thức được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.

2.4.3. Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Thí nghiệm được tiến hành trên 108 con lợn lai 4 giống PiDu x LY, khối lượng lợn trung bình khi bắt

đầu thí nghiệm là 11,88 kg/con, bố trí ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 6 lần. Tổng

số 6 khẩu phần đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,13% SID Lys được cố định là axit amin giới

hạn 2. Các khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID SAA:Lys (50%, 55%, 60%, 65% và 70%) được tạo ra bằng

cách bổ sung DL-Met. Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng độ tất cả các loại axit amin đủ đáp ứng nhu cầu

với 1,25% SID Lys (bảng 2.5). Khẩu phần được thiết lập theo phương pháp đã được mô tả bởi Warnants và

cs. (2003). Để tránh sự bất cân đối giữa các axit amin khi có sự gia tăng nồng độ SID Met + Cys trong khẩu

9

phần, tỉ lệ ngô và khô đậu tương và một số axit amin tinh chế có sự thay đổi nho ở khẩu phần 6. Năng lượng

thuần sẽ được thiết kế ở mức 10,5 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần.

Bảng 2.5. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho

lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu

thức ăn (%) KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 29,69 29,69 29,69 29,69 29,69 34,03

Tấm gạo 27,67 27,67 27,67 27,67 27,67 25,00

Khô đậu tương 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00

Đậu tương

nguyên dầu

3,06 3,06 3,06 3,06 3,06 11,28

Đậm đặc

protein đậu tương

15,76 15,76 15,76 15,76 15,76 5,00

Bột sữa whey 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00

Tinh bột ngô 1,00 0,942 0,884 0,825 0,767 0,71

DCP 19% 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,69

Bột đá 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44 0,32

Premix

vitamin-khoáng*

0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối ăn 0,51 0,51 0,51 0,51 0,51 0,50

DL-

Methionine

0,00 0,058 0,116 0,175 0,233 0,29

L-Threonine 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,23

L-Tryptophan 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,09

L-Valine 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,12

L-Lysine HCl 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,44

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3; 40.000

mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin B3;

13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se;

120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

10

Bảng 2.6. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn

giai đoạn 10 – 20 kg (% DM)

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %

50 55 60 65 70 62

NE (MJ/kg) 10,5 10,5 10,5 10,5 10,5 10,5

CP, % 23,04 23,04 23,04 23,04 23,04 24,82

SID Lys, % 1,13 1,13 1,13 1,13 1,13 1,25

SID Met, % 0,29 0,34 0,39 0,44 0,49 0,48

SID M+C, % 0,56 0,62 0,68 0,73 0,79 0,77

SID Thr, % 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,81

SID Trp, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,28

SID Ile, % 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83 0,89

SID Val, % 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,95

SID Leu, % 1,53 1,53 1,53 1,53 1,53 1,36

SID Arg, % 1,45 1,45 1,45 1,45 1,45 1,22

SID Phe, % 0,97 0,97 0,97 0,97 0,97 1,03

SID His, % 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52 0,55

Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70

P sẵn có, % 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35

Na, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Tỉ lệ so với SID Lys, %

SID Met, % 0,26 0,30 0,35 0,39 0,43 0,38

SID M+C, % 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,62

SID Thr, % 0,65 0,65 0,65 0,65 0,65 0,65

SID Trp, % 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22

SID Ile, % 0,73 0,73 0,73 0,73 0,73 0,71

SID Val, % 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,76

11

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %

50 55 60 65 70 62

SID Leu, % 1,35 1,35 1,35 1,35 1,35 1,09

SID Arg, % 1,28 1,28 1,28 1,28 1,28 0,98

SID, Phe, % 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,82

SID His, % 0,46 0,46 0,46 0,46 0,46 0,44

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.

Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày và kết thúc thí nghiệm lúc

21 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo toàn bộ thời gian thí nghiệm. Thức ăn

được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và theo

toàn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm thức

được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.

12

2.4.4. Xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY có khối lượng trung bình là 32,9

kg. Lợn được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức tương ứng với 6 khẩu phần. Tổng số 6 khẩu

phần đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,0% SID Lys được cố định là axit amin giới hạn 2. Các

khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID SAA:Lys (50%, 55%, 60%, 65% và 70%) được tạo ra bằng cách bổ

sung DL-Met. Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng độ tất cả các loại axit amin đủ đáp ứng nhu cầu với 1,11%

SID Lys (bảng 2.7). Khẩu phần được thiết lập theo phương pháp đã được mô tả bởi Warnants và cs. (2003).

Để tránh sự bất cân đối giữa các axit amin khi có sự gia tăng nồng độ SID Met + Cys trong khẩu phần, tỉ lệ

ngô và khô đậu nành và một số axit amin tinh chế có sự thay đổi nho ở khẩu phần 6. Năng lượng thuần đã

được thiết kế ở mức 10,3 MJ/kg trong tất cả các khẩu phần.

Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho

lợn giai đoạn 30 – 50 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn

(%)

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 57,08 57,08 57,08 57,08 57,08 58,87

Cám gạo 12,00 12,00 12,00 12,00 12,00 12,00

Khô đậu nành 26,64 26,64 26,64 26,64 26,64 25,52

Dầu cọ 0,23 0,23 0,23 0,23 0,23 0,00

Tinh bột ngô 1,00 0,95 0,90 0,85 0,80 0,00

DCP 19% 1,51 1,51 1,51 1,51 1,51 1,51

Bột đá 0,54 0,54 0,54 0,54 0,54 0,55

Premix vitamin-

khoáng *

0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30

Muối ăn 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44

DL Methionine 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,22

L-Threonine 0,08 0,08 0,08 0,08 0,08 0,17

L-Tryptophan 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,04

L-Lysine HCl 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,34

L-Valine 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,04

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) chứa 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000 mg

vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3;

12.000 mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se;

120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

13

Bảng 2.8. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn

giai đoạn 30 – 50 kg (% DM)

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %

50 55 60 65 70 64

NE (MJ/kg) 10,25 10,25 10,25 10,25 10,25 10,25

CP, % 19,00 19,00 19,00 19,00 19,00 19,00

SID Lys, % 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,11

SID Met, % 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,47

SID M+C, % 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,71

SID Thr, % 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,74

SID Trp, % 0,21 0,21 0,21 0,21 0,21 0,23

SID Ile, % 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 0,66

SID Val, % 0,76 0,76 0,76 0,76 0,76 0,78

SID Leu, % 1,40 1,40 1,40 1,40 1,40 1,38

SID Arg, % 1,16 1,16 1,16 1,16 1,16 1,13

SID Phe, % 0,81 0,81 0,81 0,81 0,81 0,79

SID His, % 0,44 0,44 0,44 0,44 0,44 0,43

Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70

P sẵn có, % 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31 0,31

Na, % 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19

Tỉ lệ so với SID Lys, %

SID Met, % 25 30 35 40 45 42

SID M+C, % 50 55 60 65 70 64

SID Thr, % 67 67 67 67 67 67

SID Trp, % 21 21 21 21 21 21

SID Ile, % 68 68 68 68 68 59

SID Val, % 76 76 76 76 76 70

14

Thành phần

dinh dưỡng, %

SID SAA so với Lys, %

50 55 60 65 70 64

SID Leu, % 140 140 140 140 140 124

SID Arg, % 116 116 116 116 116 102

SID, Phe, % 81 81 81 81 81 71

SID His, % 44 44 44 44 44 39

Lợn được cung cấp thức ăn theo chế độ bán tự do (semi-ad libitum) và nước uống theo chế độ tự do.

Lợn được cân khối lượng vào lúc bắt đầu và vào các thời điểm 7 ngày, 14 ngày và kết thúc thí nghiệm lúc

21 ngày để tính tăng khối lượng hàng ngày (ADG) theo tuần và theo toàn bộ thời gian thí nghiệm. Thức ăn

được cân hàng ngày để tính lượng ăn vào (FI) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F) theo tuần thí nghiệm và theo

toàn bộ thời gian thí nghiệm. Kết thúc thí nghiệm, 12 con lợn (tỉ lệ đực : cái là 1:1) cho mỗi nghiệm thức

được chọn ra để lấy máu, phân tích hàm lượng ni tơ ure huyết tương.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý sơ bộ trên Excel, sau đó được phân tích ANOVA sử dụng GLM trên SAS (SAS

Inst. Inc., Cary, NC) với khối lượng ban đầu (covariable) và thử nghiệm khẩu phần là nguồn biến động

(sources of variation). Sử dụng mô hình quadratic broken-line (curvilinear plateau) để phân tích hồi quy của

nồng độ axit amin trong thức ăn với ADG và G:F, (Robbins và cs, 2006). Đối với kết quả PUN, sử dụng mô

hình đường gấp khúc tuyến tính (linear broken-line model) để xác định mức độ phù hợp nhất của nồng độ

axit amin trong thức ăn.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định nhu cầu Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Ảnh hưởng của sự gia tăng nồng độ SID lysine trong thức ăn đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn

giai đoạn 10 – 20 kg được nuôi bằng khẩu phần được bổ sung axit amin tinh chế được trình bày ở bảng 3.1.

Khối lượng của lợn lúc kết thúc thí nghiệm ở các nghiệm thức có sự sai khác (P<0,0001). Nhìn chung, có sự

gia tăng tuyến tính (P<0,001) về tăng trọng trung bình hàng ngày (ADG) và tỉ lệ tăng trọng/thức ăn (G:F)

với sự gia tăng nồng độ SID lysine trong khi đó không có ảnh hưởng đến lượng ăn vào (P>0,10). Tiêu tốn

thức ăn (FCR) đã được cải tiến theo chiều tăng tuyến tính (P<0,0001) với chiều tăng của nồng độ SID lysine

trong thức ăn gia tăng trong khoảng từ 0,9% đến 1,4%. ADG, FCR và G:F tốt nhất ở nồng độ SID lysine

thức ăn 1,3%. Việc gia tăng nồng độ SID lysine thức ăn đã làm thay đổi có ý nghĩa nồng độ nitơ urea huyết

tương (PUN). Khi gia tăng nồng độ SID lysine thức ăn, nồng độ PUN giảm tuyến tính (P < 0,0001) và nồng

độ PUN thấp nhất ở nồng độ SID lysine thức ăn là 1,3% (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng và PUN của lợn giai

đoạn 10 – 20 kg

Chỉ tiêu SID Lys cho lợn 10-20 kg (%)

SEM

SID Lys dựa trên phân

tích (%) 0,87 0,98 1,04 1,18 1,25 1,42 Giá trị P

15

SID Lys dựa trên tính

toán (%) 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 Anova Lin Quad

BW bắt đầu, kg/con 11,8 11,8 11,8 11,8 11,8 11,8 0,17 1,000 0,898 0,966

BW 07 ngày TN, kg/con 13,6d 13,8cd 13,9bc 14,0abc 14,1a 14,1ab 0,08 0,0002 <0,0001 0,121

BW 14 ngày TN, kg/con 16,6d 17,0c 17,4b 17,6ab 17,9a 17,8a 0,12 <0,0001 <0,0001 0,006

BW 21 ngày TN, kg/con 20,6d 21,1c 21,7b 22,3a 22,6a 22,5a 0,15 <0,0001 <0,0001 0,004

PUN (mg/100ml) 11,81a 10,84a 9,05b 8,70b 6,54c 6,69c 0,382 <0,0001 <0,0001 0,247

Tuần 1 (1 đến 7 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 263d 285cd 305bc 317ab 339a 332ab 9,24 <0,0001 <0,0001 0,116

FI, g/con/ngày 469 475 471 478 480 477 19,38 0,998 0,708 0,915

FCR 1,789a 1,669ab 1,541bc 1,513b

c 1,416c 1,444c 0,06 0,001 <0,0001 0,123

G:F 0,562c 0,604bc 0,656ab 0,666a

b 0,712a 0,696a 0,03 0,002 <0,0001 0,189

Tuần 2 (8 đến 14 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 424d 457c 498b 522ab 533a 534a 10,85 <0,0001 <0,0001 0,009

FI, g/con/ngày 800 809 790 790 785 784 33,36 0,994 0,584 0,984

FCR 1,891a 1,769a 1,589b 1,506b 1,472b 1,469b 0,06 <0,0001 <0,0001 0,032

G:F 0,531b 0,570b 0,633a 0,668a 0,683a 0,685a 0,02 <0,0001 <0,0001 0,067

Tuần 3 (15 đến 21 ngày nuôi)

ADG, g/con/ngày 576c 598bc 627b 669a 675a 672a 13,68 <0,0001 <0,0001 0,094

FI, g/con/ngày 1122 1104 1080 1063 1018 1038 37,04 0,368 0,033 0,766

FCR 1,953a 1,849ab 1,723bc 1,587c

d 1,509d 1,542d 0,05 <0,0001 <0,0001 0,070

G:F 0,514d 0,544cd 0,581bc 0,633a

b 0,668a 0,651a 0,02 <0,0001 <0,0001 0,157

Toàn bộ thí nghiệm (1 đến 21 ngày nuôi TN)

16

ADG, g/con/ngày 421d 447c 477b 503a 516a 513a 7,17 <0,0001 <0,0001 0,003

FI, g/con/ngày 797 796 780 777 761 766 26,49 0,898 0,234 0,909

FCR 1,895a 1,781a 1,636b 1,542b

c 1,475c 1,494c 0,04 <0,0001 <0,0001 0,014

G:F 0,529c 0,564c 0,612b 0,651a

b 0,681a 0,672a 0,02 <0,0001 <0,0001 0,055

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác

có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

Dựa vào ADG và tỉ lệ G:F khi phân tích bằng mô hình curvillinear-plateau, nhu cầu SID Lys được xác

định là 1,36% và 1,38%, theo thứ tự tương ứng (đồ thị 3.1, 3.2). Mô hình đường gãy khúc hai độ dốc (two

slope broken-line model) đối với PUN cho thấy SID Lys tối ưu là 1,28% (đồ thị 3.3). Tính trung bình của

tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID Lys cho lợn được sử dụng trong thí nghiệm 10-20 kg là 1,34%.

Đồ thị 3.1. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và ADG

Một số nghiên cứu trước đây đã được thực hiện để đánh giá nhu cầu lysine cho lợn giai đoạn 10 – 20

kg. Kahindi (2014) đã nghiên cứu nhu cầu SID Lys của lợn [Duroc x (Yorkshire x Landrace)] giai đoạn 7 –

16 kg và đưa ra kết luận rằng nhu cầu SID Lys tối ưu nhất cho ADG và G:F là 1,32%. Urynek và

Buraczewska (2003) đã công bố nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng biểu kiến để tối đa tích lũy nitơ và ADG

là 0,85 g AID lysine/MJ ME cho lợn 13 đến 20 kg. Yi và cs (2006) công bố nồng độ TID lysine cho lợn 12

- 26 kg tối thiểu là 1,30% để tối đa ADG và G:F. Tương tự, Kendall và cs (2008) đã báo cáo rằng nhu cầu

TID lysine của lợn 11 – 27 kg là 1,30% để tối đa sinh trưởng. Tuy nhiên, Htoo và Morales (2010) cho thấy

rằng nhu cầu SID lysine của lợn 10 – 20 kg dòng PIC cao nạc (GP1050) là cao hơn 1,38%. Kết quả nhu cầu

SID lysine của lợn lai thương phẩm 4 giống PiDu x LY trong nghiên cứu này là 1,34% SID lysine là tương

đương. Tuy nhiên kết quả này có cao hơn so với công bố của NRC (2012) cho giai đoạn 11 – 25 kg, theo

công bố này thì nhu cầu SID Lys là 1,23%. Có thể do các giống lợn có năng suất cao, tốc độ tăng trưởng

nhanh và khả năng tích lũy nạc cao liên tục được chọn lọc và do đó, nhu cầu Lys đối với việc tích lũy protein

cao hơn đề xuất bởi NRC (2012).

17

Đồ thị 3.2. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F

Trong nghiên cứu này, lượng ăn vào (FI) không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng SID lysine thức ăn. Quan

sát này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác sử dụng axit amin bổ sung vào thức ăn theo các mức khác

nhau để gia tăng nồng độ lysine thức ăn (Urynek & Buraczewska, 2003; Kendall và cs, 2008).

Đồ thị 3.3. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và nồng độ PUN

Nitơ urea huyết tương thường được sử dụng như một chỉ tiêu theo dõi để đánh giá nhu cầu axit amin vì

PUN được coi như là một chỉ số của hiệu quả sử dụng protein. Khi có sự dư thừa axit amin, nồng độ PUN

sẽ gia tăng vì axit amin dư thừa không thể được dự trữ và vì thế bị phân giải và gia tăng tổng hợp urea. Nồng

độ PUN giảm xuống chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng nitơ gia tăng hoặc giảm phân giải protein (Coma, 1995).

Sử dụng mô hình đường gấp khúc (broken-line model) đã cho thấy để giảm thấp nhất PUN thì nhu cầu SID

lysine của lợn 10 – 20 kg là 1,28%. Nồng độ PUN ở lợn 10 – 20 kg giảm từ 11,8 mg/100ml xuống còn 6,54

g/100ml khi tăng nồng độ SID lysine thức ăn từ 0.9% đến 1,3%.

3.2. Xác định nhu cầu Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy rằng khối lượng khi kết thúc thí nghiệm gia tăng tuyến tính (P<0,0001)

khi gia tăng nồng độ SID Lys trong khẩu phần ăn. Trong toàn bộ thời gian thí nghiệm, gia tăng SID Lys

khẩu phần đã làm gia tăng tuyến tính ADG và G: F (P<0,0001), trong khi đó FI không bị ảnh hưởng (P>0,10;

bảng 3.2). ADG và G:F tốt nhất đạt được ở khẩu phần có tỷ lệ SID Lys là 1,04%. Kết quả thí nghiệm cũng

cho thấy nồng độ PUN giảm bậc hai (P = 0,001) khi nồng độ SID Lys trong khẩu phần tăng lên, và nồng độ

PUN thấp nhất ở mức SID Lys trong khẩu phần là 1,04%.

18

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc tăng nồng độ SID lysine thức ăn đến sinh trưởng và PUN của lợn giai

đoạn 30 – 50 kg

Chỉ

tiêu SID Lys cho lợn 30-50 kg (%) SEM P-value

SID

lysine dựa

trên phân

tích (%)

0,71 0,82 0,91 1,04 1,12 1,22

Anova Lin Quad

SID

lysine dựa

trên tính

toán (%)

0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2

BW

bắt đầu,

kg/con

28,8 28,9 28,9 28,8 28,9 28,8 0,269 1 0,98 0,99

BW

14 ngày,

kg/con

38,4b 39,2ab 39,6a 39,9a 40,2a 40,2a 0,339 0,01 0 0,19

BW

28 ngày,

kg/con

49,5c 50,9bc 51,8ab 52,4ab 53,0a 53,1a 0,591 0 <0,0001 0,15

PUN

(mg/100ml) 8,97a 8,73ab 8,15bc 8,04c 8,14bc 8,77ab 0,22 0,01 0,128 0,001

Giai đoạn 1 (ngày 1 đến ngày 14)

ADG,

g/con/ngày 682b 739ab 766a 790a 809a 812a 24,203 0,01 0 0,19

FI,

g/con/ngày 1448 1508 1452 1433 1526 1547 48,951 0,47 0,21 0,38

FCR 2,126a 2,041ab 1,900bc 1,822c 1,886bc 1,905bc 0,052 0 0 0,01

G:F 0,471c 0,491bc 0,529ab 0,552a 0,531ab 0,529ab 0,015 0,01 0 0,01

Giai đoạn 2 (ngày 15 đến ngày 28)

ADG,

g/con/ngày 795b 834ab 877ab 896a 915a 916a 27,046 0,02 0 0,26

FI,

g/con/ngày 1842 1894 1784 1720 1833 1833 79,655 0,74 0,66 0,39

19

FCR 2,319a 2,267a 2,0367b 1,921b 2,002b 1,998b 0,063 0 <0,0001 0,02

G:F 0,433b 0,442b 0,492a 0,525a 0,502a 0,504a 0,015 0 0 0,03

Toàn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến 28)

ADG,

g/con/ngày 739c 787bc 821ab 842ab 862a 864a 21,148 0 <0,0001 0,15

FI,

g/con/ngày 1645 1701 1618 1577 1679 1690 59,111 0,66 0,81 0,35

FCR 2,227a 2,161a 1,972b 1,872b 1,946b 1,952b 0,046 <0,0001 <0,0001 0

G:F 0,450b 0,463b 0,509a 0,536a 0,515a 0,515a 0,012 <0,0001 <0,0001 0,01

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác

có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

Dựa vào ADG và tỉ lệ G:F của toàn bộ thời gian thí nghiệm, khi phân tích bằng mô hình curvillinear-

plateau, nhu cầu SID Lys được xác định là 1,23% và 1,10%, theo thứ tự tương ứng (đồ thị 3.4, 3.5). Mô hình

đường gãy khúc hai độ dốc (two slope broken-line model) đối với PUN cho thấy SID Lys tối ưu là 0,98%

(đồ thị 3.6). Tính trung bình của tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID Lys cho lợn được sử dụng trong

thí nghiệm này là 1,10%.

Đồ thị 3.4. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine

thức ăn và ADG

Đồ thị 3.5. Mối quan hệ giữa nồng độ SID

lysine thức ăn và G:F

Nhiều nghiên cứu trước đây đã đánh giá nhu cầu Lys tối ưu đối với lợn 30-50 kg nhằm giảm chi phí

thức ăn, tăng hiệu quả sinh trưởng và giảm ô nhiễm môi trường. Mathai và Stein (2014) công bố ước tính tỷ

lệ tối ưu của SID Lys để tối đa hóa ADG và G:F là 1,08% và 1,10%, tương ứng với lợn giai đoạn 25 - 50 kg.

Landero và cs (2016) báo cáo rằng tăng SID Lys chế độ ăn uống bậc hai (P<0,01) tăng ADG và G: F, với

đáp ứng tối đa ước tính là 1,04% SID Lys cho 25 - 50 kg lợn. Như vậy, kết quả nghiên cứu xác định nhu cầu

SID Lys cho lợn giai đoạn 30 – 50 kg trong nghiên cứu này tương đương với các công bố trên. Tuy nhiên,

kết quả nghiên cứu này lại cao hơn một chút so với khuyến nghị 0,98% của NRC (2012). Hơn nữa, lợn cho

ăn khẩu phần CP thấp chứa 0,90% SID Lys đã giảm cân so với lợn cho ăn khẩu phần chứa 1,02% SID Lys,

chỉ ra rằng chế độ ăn CP thấp chứa 0,9% SID Lys bị thiếu Lys (Zhang và cs, 2012). Dựa trên những phát

hiện này, người ta cho rằng chế độ ăn với SID Lys 1,0% có thể được sử dụng trong thí nghiệm tiếp theo để

xác định tỷ lệ tối ưu SID SAA so với Lys. Có thể, trong nghiên cứu này, cân bằng giữa các axit amin trong

20

khẩu phần có hàm lượng SID Lys cao (1,1% và 1,2% SID Lys) do thay đổi nhẹ thành phần khẩu phần có thể

là lý do cho ADG tốt hơn, G:F và PUN thấp hơn và do đó ước tính cao về yêu cầu SID Lys.

PUN trong máu giảm chứng to hiệu quả sử dụng nitơ tăng lên hoặc giảm sự phân hủy protein (Coma

và cs, 1995). Sử dụng kết quả tổng thể của thí nghiệm này, phân tích tuyến tính hai chiều dốc ước tính nhu

cầu SID Lys tối ưu cho lợn 49,5-53,1 kg để giảm thiểu PUN là 10,37% từ 8,97 mg/100 ml xuống 8,04

mg/100 ml (P <0,05). Từ các phân tích trên cho thấy nhu cầu SID Lys cho lợn lai 4 giống PiDu x LY giai

đoạn từ 30 – 50 kg là 1,10%.

3.3. Xác định tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm có sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 (P<0,0001) với sự gia tăng

nông độ SID SAA:Lys. Điều này dẫn đến sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 của ADG (P<0,0001) và G:F

(P<0,0001). Lượng ăn vào hàng ngày không bị ảnh hưởng bởi nồng độ SID SAA:Lys khẩu phần. Trong khi

đó FCR lại được cải thiện tuyến tính và bậc hai (P<0,001). FCR giảm từ 1,95 kg xuống còn 1,51 kg khi nồng

độ SID SAA:Lys tăng từ 52% lên 60%. Ở thí nghiệm này, nồng độ PUN giảm bậc 2 (P<0,0001) khi tăng

SID SAA:Lys trong khẩu phần và nồng độ PUN là thấp nhất khi tỉ lệ SID SAA:Lys là 60%.

Đồ thị 3.6. Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và nồng độ PUN

21

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của việc tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn giai

đoạn 10 – 20 kg

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%) SEM P-value

Tỉ lệ hiệu

chỉnh 52 57 60 66 69 64

Anova Lin Quad

So

sánh

KP4

KP6

Tỉ lệ tính

toán 50 55 60 65 70 62

BW bắt đầu,

kg/con 11,88 11,88 11,88 11,89 11,88 11,88 0,06 1,000 0,968 0,973 0,971

BW 7 ngày,

kg/con 13,83c

14,02

b 14,22a

14,18a

b

14,16a

b

14,19a

b 0,06 0,0003 0,0001 0,006 0,856

BW 14

ngày, kg/con 16,82c

17,47

b 18,07a 17,97a 17,94a 18,01a 0,10 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,797

BW 21

ngày, kg/con 20,59c

21,67

b 22,68a 22,52a 22,41a 22,56a 0,12 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,819

PUN

(mg/100ml)

14,25a

b 13,31c 12,73c

13,53

bc 14,83a 12,79c 0,287 <0,0001 0,138 <0,0001 0,076

Tuần 1 (ngày 1 đến ngày 7)

ADG,

g/con/ngày 278c 306b 333a 328ab 326ab 330ab 8,40 0,0003 0,000 0,006 0,854

FI,

g/con/ngày 497 483 470 471 471 471 17,29 0,836 0,245 0,514 0,978

FCR 1,791a

1,584

b 1,411c

1,443

bc

1,444

bc 1,426c 0,05 <0,0001 <0,0001 0,001 0,799

G:F 0,559c

0,632

b 0,716a

0,701a

b

0,699a

b

0,703a

b 0,02 0,0002 <0,0001 0,008 0,973

Tuần 2 (ngày 8 đến ngày 14)

ADG,

g/con/ngày 428c 493b 550a 542a 539a 545a 10,36 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,855

FI,

g/con/ngày 835 818 823 832 828 823 37,85 1,000 0,997 0,846 0,870

FCR 1,951a

1,658

b

1,498

b

1,529

b

1,537

b

1,514

b 0,07 0,000 <0,0001 0,003 0,875

G:F 0,513

b 0,621a 0,670a 0,660a 0,653a 0,663a 0,03 0,001 0,001 0,005 0,954

22

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%) SEM P-value

Tuần 3 (ngày 15 đến ngày 21)

ADG,

g/con/ngày 538c 600b 659a 650a 639a 650a 10,38 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,970

FI,

g/con/ngày 1094 1058 1039 1038 1046 1032 27,36 0,629 0,187 0,305 0,892

FCR 2,035a

1,765

b 1,574c 1,596c 1,639c 1,588c 0,04 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,903

G:F 0,492c

0,570

b 0,639a 0,629a

0,611a

b 0,630a 0,02 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,972

Toàn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến ngày 21)

ADG,

g/con/ngày 415c 466b 514a 507a 501a 508a 5,80 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,842

FI,

g/con/ngày 809 786 777 780 781 776 22,07 0,904 0,391 0,481 0,878

FCR 1,951a 1,684

b 1,511c 1,539c 1,560c 1,526c 0,04 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,807

G:F 0,513c 0,598

b 0,664a 0,653a 0,642a 0,656a 0,02 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,890

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác

có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

Kết quả phân tích bằng mô hình curvilinear-plateau trên ADG và G:F cho thấy nồng độ SID SAA:Lys

thức ăn tối ưu cho lợn thí nghiệm này tưng ứng là 63,1% và 62,5%. Phân tích theo mô hình broken-line trên

PUN cho thấy nhu cầu SID SAA:Lys cho lợn thí nghiệm giai đoạn này là 62,9% để giảm thấp nhất PUN.

Trung bình cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, nhu cầu SID SAA:Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg là 62,8%.

Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID

SAA:Lys khẩu phần đến ADG

Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID

SAA:Lys khẩu phần đến G:F

23

Đối với lợn giai đoạn 11 – 25 kg, tỉ lệ SAA:Lys được khuyến cáo bởi NRC (1998) và NRC (2012) lần

lượt là 58% và 55%. Tuy nhiên, các nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ 55% có thể không đủ đáp ứng hiệu suất

tối ưu của lợn đang phát triển ở khối lượng cơ thể khác nhau. Kongkeaw và cs. (2013) đã đưa ra kết luận tỉ

lệ SAA:Lys tổng số lý tưởng cho lợn thương phẩm 7 – 25 kg là 64%. Gaines và cs. (2005) đã chỉ ra rằng tỉ

lệ tối ưu SAA:Lys của ADG là 59% cho lợn lai thương phẩm từ 8 – 19 kg và 60% cho lợn từ 8 – 26 kg. Yi

và cs (2006) báo cáo rằng tỉ lệ SAA:Lys tối ưu hóa sinh trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn

giai đoạn 11- 26 kg là 58%. Kahindin (2014) đưa ra kết quả rằng tỉ lệ SAA:Lys tối ưu cho sinh trưởng của

lợn giai đoạn 7 – 16 kg dựa trên các chỉ tiêu khác ngoài chỉ tiêu ADG là 60%. Sử dụng chỉ tiêu ADG, tỉ lệ

SAA:Lys tối ưu là 61%. Như vậy, kết quả nghiên cứu tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys trong nghiên cứu này

tương đương với một số kết quả nghiên cứu của tác giả Kongkeaw và cs. (2013), Gaines và cs. (2005),

Kahindi (2014) nhưng cao hơn so với khuyến cáo của NRC (2012) cho lợn giai đoạn 11 - 25 kg (62,8% so

với 55%).

Đồ thị 3.9. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN

của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Nồng độ PUN đã được sử dụng làm chỉ tiêu để xác định nhu cầu axit amin. Giảm PUN là một dấu hiệu

của sự giảm xuống của phản ứng khử amin của axit amin dư thừa. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ SID SAA:Lys

tối ưu để giảm thiểu PUN là 62,9% đối với lợn 10 – 20 kg.

3.4. Xác định tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với Lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của

lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Nồng độ Lys và Met+Cys phân tích cao hơn so với các giá trị tính toán. Tỉ lệ SID SAA:Lys hiệu chỉnh

(hiệu chỉnh sau khi phân tích khẩu phần) là 52%, 59%, 63%, 68%, 75% và 60% (bảng 3.4). Tất cả các số

liệu được thể hiện ở các phần sau là SID Lys đã được hiệu chỉnh hay tỉ lệ SID SAA:Lys đã được hiệu chỉnh

như là SID Lys hay SID SAA:Lys. Khi gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys, ADG, G:F và FCR thay đổi tuyến tính

và bậc 2 (P≤0,001) (bảng 3.4). Lượng thức ăn ăn vào không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thí nghiệm. Kết quả

trong nghiên cứu này cho thấy, sự gia tăng SID SAA trong khẩu phần ăn đã làm giảm nitơ urea huyết tương

(Plasma Urea Nitrogen, PUN) theo quan hệ bậc 2 (P<0,05) và nồng độ PUN thấp nhất được quan sát thấy ở

tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Khẩu phần 6 tương tự khẩu phần 5 và chỉ khác nhau ở chỗ khẩu phần 6 có nồng độ

Lys cao hơn. ADG và G:F của lợn được nuôi bằng khẩu phần 6 cao hơn khi so với khẩu phần 5 nhưng sự

sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng của nồng độ Lys khẩu phần

không khác nhau (P>0,05). FCR thấp nhất ở tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Dựa trên những kết quả này, các phát

hiện này cho thấy rằng để tối đa ADG, G:F, FCR và giảm thiểu PUN, tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys cho

lợn 30 kg đến 50 kg là 63%.

24

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn

giai đoạn 30 – 50 kg

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%) S

EM P-value

Tỉ lệ hiệu

chỉnh

5

2

5

9

6

3 68

7

5

6

0

A

nova

Li

n

Q

uad

S

o sánh

KP5 và

KP6 Tỉ lệ tính

toán

5

0

5

5

6

0 65

7

0

6

4

BW bắt

đầu, kg/con

3

3,0

3

2,9

3

2,9

33

,0

3

2,9

3

3,0

0

,405

1,

000

0,

99

0,

99

0,

977

BW 07

ngày, kg/con

3

7,91c

3

8,16b

c

3

8,56a

38

,39ab

3

8,34a

b

3

8,42a

0

,12

0,

007

0,

006

0,

012

0,

618

BW 14

ngày, kg/con

4

3,31c

4

3,84b

4

4,53a

44

,24ab

4

4,16a

b

4

4,29a

b

0

,17

0,

001

0,

001

0,

002

0,

592

BW 21

ngày, kg/con

4

9,04c

4

9,93b

5

0,86a

50

,51ab

5

0,23a

b

5

0,59a

0

,21

<0

,0001

<0

,0001

<0

,0001

0,

235

PUN

(mg/100ml)

1

1,71b

1

1,57b

1

1,18b

11

,30b

1

2,58a

1

1,23b

0

,21

0,

012

0,

115

0,

003

0,

002

Tuần 1 (ngày 1 đến 7)

ADG,

g/con/ngày

7

10c

7

45bc

7

98a

78

0ab

7

70ab

7

85ab

1

6,01

0,

0075

0,

005

0,

013

0,

537

FI,

g/con/ngày

1

533

1

555

1

580

15

75

1

568

1

567

2

8,97

0,

883

0,

329

0,

431

0,

987

FCR 2

,157a

2

,091a

b

1

,981b

2,

022b

2

,043a

b

1

,998b

0

,04

0,

063

0,

035

0,

05

0,

461

G:F 0

,465b

0

,479a

b

0

,506a

0,

495ab

0

,492a

b

0

,501a

0

,01

0,

075

0,

037

0,

066

0,

539

Tuần 2 (ngày 8 đến 14)

ADG,

g/con/ngày

7

72b

8

10ab

8

55a

83

6ab

8

30ab

8

42ab

2

2,03

0,

141

0,

049

0,

074

0,

707

FI,

g/con/ngày

1

682

1

707

1

692

16

87

1

691

1

694

3

4,63

0,

998

0,

982

0,

804

0,

946

25

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%) S

EM P-value

Tỉ lệ hiệu

chỉnh

5

2

5

9

6

3 68

7

5

6

0

A

nova

Li

n

Q

uad

S

o sánh

KP5 và

KP6 Tỉ lệ tính

toán

5

0

5

5

6

0 65

7

0

6

4

FCR 2

,184a

2

,113a

b

1

,982b

2,

024b

2

,038b

2

,013b

0

,04

0,

028

0,

01

0,

045

0,

689

G:F 0

,459b

0

,474a

b

0

,506a

0,

495a

0

,491a

0

,497a

0

,01

0,

03

0,

013

0,

041

0,

68

Tuần 3 (ngày 15 đến 21)

ADG,

g/con/ngày

8

18b

8

68ab

9

07a

89

4ab

8

72ab

8

96ab

2

5,03

0,

177

0,

103

0,

043

0,

489

FI,

g/con/ngày

1

844

1

840

1

846

18

01

1

803

1

810

5

5,86

0,

98

0,

502

0,

853

0,

93

FCR 2

,263a

2

,123a

b

2

,039b

2,

012b

2

,076a

b

2

,025b

0

,06

0,

071

0,

019

0,

055

0,

568

G:F 0

,444b

0

,472a

b

0

,493a

0,

499a

0

,485a

b

0

,495a

0

,01

0,

088

0,

021

0,

067

0,

629

Toàn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến 21)

ADG,

g/con/ngày

7

67c

8

07b

8

53a

83

7ab

8

24ab

8

41a

9

,81

<0

,0001

<0

,0001

<0

,0001

0,

241

FI,

g/con/ngày

1

686

1

701

1

706

16

88

1

687

1

691

2

5,23

0,

99

0,

893

0,

575

0,

926

FCR 2

,200a

2

,106b

2

,000c

2,

017c

2

,048b

c

2

,011c

0

,03

<0

,0001

<0

,0001

0,

001

0,

32

G:F 0

,455c

0

,475b

0

,501a

0,

496a

0

,488a

b

0

,497a

0

,01

<0

,0001

0,

0001

0,

0001

0,

324

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng không có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác

có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

Xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys bị ảnh hưởng bởi mô hình thống kê được sử dụng. Khi phân

tích bằng mô hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG, G:F kết quả cho thấy tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu

là 65,5% và 66,7%. Trong khi đó, cũng dựa trên kết quả ADG, G:F phân tích bằng mô hình linear broken-

26

line đã xác định được tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,0% và 63,9%. Kết quả PUN khi phân tích bằng

mô hình linear broken-line, tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu đã xác định được là 66,8%. Tính trung bình chung

cho tất cả các chỉ tiêu, tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn sinh trưởng trong thí nghiệm này là 65,2%. Tỉ lệ

này cao hơn so với khuyến cáo của NRC (2012) cho lợn giai đoạn 25 – 50 kg (65,2% so với 56%). Các kết

quả trong nghiên cứu này có thể một phần bị ảnh hưởng bởi sự cân đối giữa các axit amin trong khẩu phần

cuối cùng có tỉ lệ SID Met+Cys:Lys 64% do có sự thay đổi nho trong khẩu phần. Các kết quả trong nghiên

cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Zhang và cs. (2015), theo các tác giả này tỉ lệ tối ưu cho lợn 25

– 50 kg SID SAA: Lys là 62,3%. Gaines và cs. (2004b) thấy rằng tỉ lệ tối ưu TID SAA:Lys cho lợn 29 – 45

kg đối với chỉ tiêu ADG và G:F theo trình tự lần lượt là 59,7% và 61,1%. Yi và cs. (2005) cũng công bố rằng

tỉ lệ lý tưởng trung bình TID SAA:Lys là 61% cho lợn cả lợn đực thiến và lợn cái giống PIC giai đoạn 28 –

49 kg.

Trong nghiên cứu này, mô hình tuyến tính hai đường dốc (two-slope linear broken line model) đã xác

định tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu để giảm thiểu PUN là 66,8% đối với lợn 30 – 50 kg. Tương tự, Zhang và cs.

(2015) sử dụng mô hình curvilinear-plateau đã báo cáo rằng tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu là 61,5% đối với chỉ

tiêu PUN cho lợn giai đoạn 25 - 50 kg.

27

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

- Đối với lợn lai thương phẩm [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg, nồng

độ SID lysine tối ưu trong khẩu phần để tối đa ADG và tỉ lệ G:F lần lượt là 1,36% và 1,38%. PUN đạt thấp

nhất ở mức SID lysine là 1,28%. Trung bình chung tất cả các chỉ tiêu theo dõi này, nhu cầu SID lysine cho

lợn giai đoạn 10 – 20 kg là 1,34%.

- Giai đoạn 30 – 50 kg, nồng độ SID lysine tối ưu trong khẩu phần để tối đa ADG, G:F và giảm thấp

nhất PUN là 1,23%; 1,10% và 0,98%. Trung bình chung tất cả các chỉ tiêu theo dõi này, nhu cầu SID lysine

cho lợn giai đoạn này là 1,10%.

- Tỉ lệ SID (Met+Cys):Lys tối ưu để tối đa sinh trưởng, G:F và giảm thiểu FCR và PUN cho lợn lai

[(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg là: 63,1%; 62,5% và 62,9%. Trung bình

chung tất cả các chỉ tiêu theo dõi này, tỉ lệ (Met+Cys):Lys tối ưu nhất trong giai đoạn 10 – 20 kg là 62,8%.

- Tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu trong khẩu phần có sự khác nhau khi sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu khác

nhau và các mô hình thống kê khác nhau. Khi phân tích bằng mô hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG,

G:F thì tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 65,5% và 66,7%. Cũng trên hai chi tiêu đó khi phân tích bằng mô

hình linear broken-line thì tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,0% và 63,9%. PUN phân tích bằng mô hình

linear broken-line, tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu đã xác định được là 66,8%. Trung bình chung tất cả các chỉ

tiêu theo dõi này, tỉ lệ SID Met+Cys: Lys tối ưu để tối đa sinh trưởng, G:F và giảm thiểu FCR và PUN cho

lợn lai (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire) giai đoạn 30 – 50 kg là 65,2%.

4.2. ĐỀ NGHỊ

- Các giá trị nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh

với lysine nên được sử dụng để lập khẩu phần ăn cũng như xác định mô hình lý tưởng của protein thức ăn

cho lợn lai [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg để tối đa sinh

trưởng, tỉ lệ G:F và tích lũy protein đồng thời giảm thiểu đào thải nitơ ra ngoài môi trường qua nước tiểu.

- Bổ sung, cập nhật kết quả nghiên cứu vào tài liệu về nhu cầu axit amin cho lợn thương phẩm ở Việt

Nam.

- Tiếp tục nghiên cứu xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin

chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] cho lợn giai đoạn 50 kg

đến khi xuất bán.

28

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Đào Thị Bình An, Hồ Trung Thông, Trịnh Xuân Quang, John Htoo, Eloisa Carpena, Vũ Chí Cương và

Nguyễn Quang Linh, 2016. Nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai (Pietrain x Duroc) x

(Landrace x Yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 210 (tháng 8-2016),

18-25.

Đào Thị Bình An, Hồ Trung Thông, 2018. Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so

với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai thương phẩm giai đoạn 30 – 50 kg. Tạp chí Khoa học -

Đại học Huế, 127(3B), 2018.

Trung Thong Ho, John Khun Kyaw Htoo, Thi Binh An Dao, Maria Eloisa Carpenna, Nu Anh Thu Le,

Chi Cuong Vu, Quang Linh Nguyen (2018). Estimation of the standardized ileal digestible lysine

requirement and optimal sulphur amino acids to lysine ratio for 30 – 50 kg pigs. Journal of Animal

Physiology and Animal Nutrition, 2018; 1-11. Doi: 10.1111/JPN.13029

29

INTRODUCTION

1. Background

Lysine (Lys) is generally the first limiting amino acid (AA) in practical pig diets, and consequently, its

requirement has been most extensively studied (Ball et al., 2007). There is considerable variation in the

reported Lys requirements which may be due to differences in the lean gain potential of the pig genetics

used. The ability of protein accumulation and lean meat accumulation are different among pig breeds, and

also different during the growth stages in the same pig breed. The advances in nutrition and feed industry

had played an important part in making a sufficient of Lys requirement in the dietary for the range of growth

stages of pigs. In case of lack of adjustment to the effect of increase leanness on the pig’s lysine needs,

dietary lysine deficiency may occur, then limiting the development of pig genetic potential. Therefore, it is

necessary to adjust lysine in the dietary to ensure maximum growth in pigs. Along with Lys requirement in

the pig dietary, sulfur amino acid (SAA) (methionine and cysteine) is considered as the second or third

limiting amino acid in the pig diets. However, up to now, there is a lack of studies that focused on the

standardized ileal digestible sulfur amino acid (SID SAA) in comparison with standardized ileal digestible

Lys (SID Lys), and also the results in those studies were varied. In Vietnam, previous studies of AA

requirement for pigs were often focused on the needs of Lys, not considering the optimal proportions of

others AA to Lys, and often expressed in total AA level. In addition, the subjects of these studies were pure

pig breeds, domestic pig breeds and hybrid pig breeds between foreign breeds and domestic breeds. The

commercial pigs with 3 and 4 foreign breeds have not been studied yet. The conducting studies to determine

the requirements for ileum digestible AA for exotic breeds in Vietnam is necessary. Therefore, the study

“Estimation of standardized ileal digestible lysine requirement and optional sulfur amino acids to lysine ratio

for hybrid pigs [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] from 10-20 kg and 30-50 kg” were conducted.

2. OBJECTIVES

- Determining the SID Lys requirements for commercial pigs [(Pietrain × Duroc) × (Landrace ×

Yorkshire)] in the periods 10-20kg and 30-50kg.

- Determining the optional ratio of SID SAA Lys to SID Lys of commercial pigs [(Pietrain × Duroc)

× (Landrace × Yorkshire)] 10-20kg and 30-50kg periods.

3. SCIENTIFIC AND PRACTICE MEANING

- The study results of this thesis have contributed to data on the SID Lys requirements and the optional

ratio of SID SAA:Lys for pigs [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] 10-20kg and 30-50kg periods

in husbandry condition in Vietnam;

- The results of this study would provide information to the optimal formulation in the feed

manufacturers, especially in the feed industry.

4. NEW CONTRIBUTION OF THESIS

- This was the first time in Vietnam, the SID Lys requirement of fourth breed commercial hybrid

pigs [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] 10-20kg and 30-50kg periods was determined.

- This was the first time to identify the optimal SID SAA:Lys ratio for fourth breed commercial hybrid

pigs [(Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)] of 10-20kg and 30-50kg periods.

- The results of this study have contributed to the database to build optimal diets for commercial pigs

which could be based on the balancing lysine with non-necessary amino acids at SID as well as other

nutrients in the formula.

5. THESIS STRUCTURE

30

The thesis consisted of 91 pages and 5 chapters. Chapter 1: Introduction (04 pages), chapter 2: Literature

review (26 pages), chapter 3: Materials and methodology (19 pages), chapter 4: Results and discussion (24

pages), chapter 5: Conclusion and recommendations (2 pages). The thesis also included 30 tables, 15

diagrams and 147 references (25 Vietnameses)

CHAPTER 1: LITERATURE REVIEW

1.1. Overview of research on the SID AA requirement for the pig in the world

Nowadays, feed evaluation is based on the digestibility percentage of nutrients that there have been

used in numerous countries. Formulating diets that are based on feed digestibility will demonstrate a higher

accuracy than the total nutrient composition. The AA requirement for the pig was studied for each AA and

also for each growth stage of the pigs.

The standardized ileal digestible lysine requirements for pigs

In recent years, numerous researches have been done to determine the SID Lys requirement for pigs.

For example, at the growth stage of 12-24kg. Yi et al. (2006) reported that the requirement of SID Lys was

1.32%. Ken et al. (2008) showed that using SID Lys at 1.30% or 19g/kg weight gain was necessary for the

optimal growth rate of pigs of 12-27kg period. In the case of a correlation between SID Lys and dietary

energy, that SID Lys was 3.81g/Mcal ME. Pigs from 11-19kg, the use of SID Lys at 1.35% ensured optimal

pig growth (Kendall et al., 2008). Meanwhile, NRC (2012) recommends SID Lys requirements for the pig

at 11-25kg was 1.23%, which was lower than the above studies. The difference in the results of determining

Lys requirements in growth pigs may be due to numerous causes, including the establishment of a diet which

based on the total AA instead of SID AA (Stein et al., 2007b), statistical analysis methodology (Robbins et

al., 2006), gender (Baker, 1986), or genotype (Schneider et al., 2010).

NRC (2012) recommended that SID Lys for growth pig of 25-50kg period was 0.98%. Based on broken-

line regression, Li et al., (2012) found that ratio between SID Lys and ME at 3.0; 2.43; and 2.2 were the best

for growth performance at 29-47kg, 54-76kg and 84-109kg periods, respectively. Bergstrom et al., (2010)

conducted four experiments with castrated boars and females (balance mixed sex) to estimate the Lys

requirement for different growth stages (PIC TR4 x 1050), the variety from 37-129kg. The results showed

that the ratio between SID Lys and ME at 2.69; 2.35; 2.09 and 1.79 g/Mcal ME were the best for growth

performance and highest rate income per feed cost (Bergstrom et al., 2010). In addition, Shelton et al., (2009)

[126] also reported that SID Lys requirements for gilts (55-80kg) were 20g.

Percentage of sulfur amino acids to SID Lys

Sulfur amino acid (methionine and cysteine) is considered as the second or third limiting AA in the pig

diets. Numerous studies have been done in these years to determine the requirement for total SAA,

methionine and cysteine requirement for pigs. Typically, methionine is accounted for 50% in total SAA

(according to the NRC, 48% by volume); however, the recent studies showed that methionine might be

accounted for a higher percentage (55% by weight or 50% by molecular weight) in comparison with cysteine.

Dean et al., (2007) found that the total requirement of SAA for the piglets of 6-12kg was 10.1% g/kg weight

gain or 54% Lys. Gaines et al., (2005) reported that the rate of total SAA to Lys was 57-61%, which

depending on the monitoring criteria and the stopping assessment method of 8-26kg pigs. Yi et al., (2006)

found that average optimal SAA: Lys ratio for an average daily gain (ADG) of 12-24kg pigs to be 58%. In

other studies, Schneider et al., (2-10) showed that the total SAA: Lys ratio to the pig from 10-20kg was

ranging from 57% to 60%. In addition, Gaines et al., (2004a, b) who done two independent experiments on

pigs at 29-45kg and 45-68kg periods found that the optimal SAA: Lys ratio at those stages were 60%.

Similarly, Lawrence et al., (2005) also reported that the optimal SAA: Lys ratio was 60% for pigs from the

31

30-60kg period. In a recent study of Capozzalo et al., (2017), supplemented with E.coli strains with the high

requirement of SAA in the diets to assess their influence on SID SAA:Lys ratio. The results showed of that

the SID SAA:Lys ratio was no significant difference between diets with/without supplimentation E.coli.

1.2. Overview of research on the SID AA requirement for the pig in Vietnam

In Vietnam, the information on the AA requirement as well as SID Lys for major pig breeds in Vietnam

is still limited. Studies on AA requirement often focused on Lys requirement and usually represented as total

AA. Numerous studies on total lysine requirements, total methionine, total cysteine, and total. Threonine

were conducted on the domestic pig breeds, exotic breeds and the hybrid between them. Recently, there was

a study on SID Lys in pigs at the growth to finishing commercial 4 blood pig breeds, not on the piglets. This

study was calculated the non-substituted AA based on the reference public in the world. Currently, there has

been no announcement about the digestible AA requirement in piglets in Vietnam. In the current feed pig

database, there is also no information on the SID AA. That leads to a mission that determines the SID AA

requirement for main pig breeds in husbandry conditions in Vietnam is extremely necessary.

Chapter II: MATERIALS AND METHODS

2.1. Materials

A total of 400 crossbred pigs [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] (abbreviation PiDu x LY).

Materials used to mix diets include corn, broken rice, rice bran, soya bean meal, full-fat soya, protein

concentrate, whey powder, palm oil, corn starch, DCP 19% (Dicalcium phosphate), limestone, mineral‐

vitamin premix, salt, and crystalline amino acids.

2.2. Location and time

The experiment was conducted from February 2015 to December 2015 at the Center for Animal

Research and Practice under the Hue University of Agriculture and Forestry – Hue University.

2.3. Subjects

- Estimation of SID lysine requirement for 10 – 20 kg pigs

- Estimation of SID lysine requirement for 30 – 50 kg pigs

- Estimation of optimal SID SAA:Lys ratio for 10–20 kg pigs

- Estimation of optimal SID SAA:Lys ratio for 30–50 kg pigs

2.4. Methodology

2.4.1. Estimation of SID Lys requirement for 10–20 kg pigs

A total of 108 crossbred pigs (PiDu x LY; balanced mixed sex) with an average initial BW of 11,8 kg

were used in this experiment. They were allotted to one of six treatments on the basis of initial BW with six

replicate pens per treatment and three pigs per pen. Six diets were obtained by supplementing graded levels

of L‐Lysine. HCl to create six dietary levels of SID Lys (0.90%, 0.10%, 1.10%, 1.20%, 1.30% and 1.40%).

The experimental diets were formulated based on corn, broken rice, soya bean meal, full‐fat soya bean, soy

protein concentrate and whey powder using analysed ingredient AA contents and published SID coefficients

to meet or exceed minimum AA requirement (‘AMINODat 4.0 Platinum’ 2012; NRC 2012). Net energy

(NE) in 6 diets is the same (10,4 MJ/kg).

32

Table 2.1. Ingredients composition of experimental diets of SID Lys requirement

for 10–20 kg pigs (as-fed)

Feed ingredients (%)

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,

3 1,4

Tri

al 1

Tria

l 2

Tria

l 3

Tria

l 4

Tr

ial 5

Trial

6

Corn 52.

69

52.6

9

52.6

9

52.6

9

52

.69

52.6

9

Soya bean meal 15.

00

15.0

0

15.0

0

15.0

0

15

.00

15.0

0

Full fat soya 5.1

2

5.12 5.12 5.12 5.

12

5.12

Broken rice 8.0

0

8.00 8.00 8.00 8.

00

8.00

Soy protein concentrate 7.2

6

7.26 7.26 7.26 7.

26

7.26

Whey powder 5.0

0

5.00 5.00 5.00 5.

00

5.00

Palm oil 2.9

4

2.94 2.94 2.94 2.

94

2.94

Corn starch 1.0

0

0.87

2

0.74

4

0.61

5

0.

487

0.23

1

DCP 19% 0.8

6

0.86 0.86 0.86 0.

86

0.86

Limestone 0.5

5

0.55 0.55 0.55 0.

55

0.55

Mineral‐vitamin premix

*

0.3

0

0.30 0.30 0.30 0.

30

0.30

Salt 0.5

2

0.52 0.52 0.52 0.

52

0.52

DL-Methionine 0.2

8

0.28 0.28 0.28 0.

28

0.28

L-Threonine 0.2

4

0.24 0.24 0.24 0.

24

0.24

33

Feed ingredients (%)

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,

3 1,4

Tri

al 1

Tria

l 2

Tria

l 3

Tria

l 4

Tr

ial 5

Trial

6

L-Tryptophan 0.0

9

0.09 0.09 0.09 0.

09

0.09

L-Valine 0.1

4

0.14 0.14 0.14 0.

14

0.14

L-Lysine.HCl - 0.12

8

0.25

6

0.38

5

0.

513

0.64

1

Total 10

0

100 100 100 10

0

100

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) contains 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3;

40.000 mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg

vitamin B3; 13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12;

140.000 mcg biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co;

225 mg Se; 120.000 mcg Cr.

Chemical analyses such as AA concentration, crude protein (CP) and dry matter (DM) were performed

at the Laboratory of Evonik Singapore. Crude fiber (CF), crude ash and ether extract (EE) were analysed

according to AOAC (1990) at Central Laboratory, Faculty of Animal Sciences, College of Agriculture and

Forestry - Hue University.

Table 2.2. Nutrient composition of experimental diets of SID lysine requirement

for 10–20 kg pigs (% DM)

Nutrient

composition, %

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4

NE (MJ/kg) 10.40 10.40 10.40 10.40 10.40 10.40

CP, % 19.08 19.08 19.08 19.08 19.08 19.08

SID Lys, % 0.90 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40

SID Met, % 0.53 0.53 0.53 0.53 0.53 0.53

SID M+C, % 0.79 0.79 0.79 0.79 0.79 0.79

SID Thr, % 0.83 0.83 0.83 0.83 0.83 0.83

SID Trp, % 0.29 0.29 0.29 0.29 0.29 0.29

SID Ile, % 0.68 0.68 0.68 0.68 0.68 0.68

34

SID Val, % 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90

SID Leu, % 1.33 1.33 1.33 1.33 1.33 1.33

SID Arg, % 1.17 1.17 1.17 1.17 1.17 1.17

SID, Phe, % 0.79 0.79 0.79 0.79 0.79 0.79

SID His, % 0.45 0.45 0.45 0.45 0.45 0.45

Calcium, % 0.70 0.70 0.70 0.70 0.70 0.70

Avail P, % 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35

Sodium, % 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

The feed was provided with semi-ad libitum and free-drinking water. Pigs were weighed at the

beginning and at 7 days, 14 days and the end of the experiment at 21 days to calculate the daily weight

(ADG) by the week and by the entire experiment period. Feed was weighed daily to calculate intake (FI) and

weight gain/feed (G: F) by the week of the experiment and by the entire time of the experiment. At the end

of the experiment, 12 pigs (male: female ratio was 1: 1) for each treatment were selected for blood sampling

and analysis of plasma urea nitrogen (PUN) content.

2.4.2. Estimation of SID Lys requirement for 30–50 kg pigs

A total of 72 crossbred pigs (PiDu x LY; balanced mixed sex) with an average initial BW of 28,85 kg

were used in this experiment. They were allotted to one of six treatments on the basis of initial BW with six

replicate pens per treatment and two pigs (one barrow and one gilt) per pen. Six diets were obtained by

supplementing graded levels of L‐Lysine. HCl to create six dietary levels of SID Lys (0.70%, 0.80%, 0.90%,

1.00%, 1.10% and 1.20%). In the diets with SID Lys levels from 0.7% to 1.00%, the feed ingredients were

kept constantly and the only change is Lys content by adding L‐Lysine∙HCl. To avoid imbalance in AA

patterns and keep the ideal AA pattern in all diets, there was a small change in the feed compositions in the

diets with SID Lys contents of 1.10% and 1.20%. The experimental diets were formulated based on corn,

broken rice, soya bean meal, full‐fat soya bean and whey powder using analysed ingredient AA contents and

published SID coefficients to meet or exceed minimum amino acids requirement (‘AMINODat 4.0 Platinum’

2012; NRC 2012). Net energy (NE) in 6 diets is the same in level 10,2 MJ/kg in all diets.

Table 2.3. Ingredients composition of experimental diets of SID Lys requirement

for 30–50 kg pigs (as-fed)

Feed ingredients (%) SID Lys, %

0,7 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2

Trial

1

Trial

2

Trial

3

Trial

4

Trial

5

Trial

6

Corn 65.69 65.69 65.69 65.69 69.12 65.67

Soya bean meal 21.44 21.44 21.44 21.44 27.3 30.43

Corn starch 1.00 0.872 0.744 0.615 0.487 0.231

35

Rice bran 9.00 9.00 9.00 9.00 - -

Palm oil - - - - - 0.50

Dicalcium

phosphate 19% 1.13

1.13 1.13 1.13

1.15 1.13

Limestone 0.74 0.74 0.74 0.74 0.69 0.68

Mineral‐vitamin

premix* 0.30 0.30 0.30 0.30 0.30 0.30

Salt 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22

DL-Methionine 0.19 0.19 0.19 0.19 0.18 0.21

L-Threonine 0.18 0.18 0.18 0.18 0.14 0.17

L-Tryptophan 0.05 0.05 0.05 0.05 0.04 0.04

L-Valine 0.06 0.06 0.06 0.06 0.03 0.04

L-Lysine.HCl - 0.128 0.256 0.385 0.340 0.380

Total 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) contains 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000

mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3;

12.000 mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se;

120.000 mcg Cr.

Table 2.4. Nutrient composition of experimental diets of SID Lys requirement

for 30–50 kg pigs (% DM)

Nutrient

composition, %

SID Lys, %

0,7% 0,8% 0,9% 1,0% 1,1% 1,2%

NE (MJ/kg) 10.23 10.23 10.23 10.23 10.20 10.20

CP, % 16.07 16.07 16.07 16.07 18.35 19.66

SID Lys, % 0.70 0.80 0.90 1.00 1.10 1.20

SID Met, % 0.41 0.41 0.41 0.41 0.42 0.47

SID M+C, % 0.64 0.64 0.64 0.64 0.68 0.74

SID Thr, % 0.67 0.67 0.67 0.67 0.71 0.78

SID Trp, % 0.21 0.21 0.21 0.21 0.22 0.24

SID Ile, % 0.55 0.55 0.55 0.55 0.64 0.69

36

SID Val, % 0.70 0.70 0.70 0.70 0.75 0.81

SID Leu, % 1.16 1.16 1.16 1.16 1.32 1.39

SID Arg, % 0.95 0.95 0.95 0.95 1.10 1.19

SID, Phe, % 0.66 0.66 0.66 0.66 0.77 0.83

SID His, % 0.38 0.38 0.38 0.38 0.44 0.46

Calcium, % 0.66 0.66 0.66 0.66 0.66 0.66

Avail P, % 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31

Sodium, % 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10

The feed was provided with semi-ad libitum and free-drinking water. Pigs were weighed at the

beginning and at 7 days, 14 days, 21 days and the end of the experiment at 28 days to calculate the daily

weight (ADG) by the week and by the entire experiment period. Feed was weighed daily to calculate intake

(FI) and weight gain / feed (G: F) by the week of the experiment and by the entire time of the experiment.

At the end of the experiment, 12 pigs (male: female ratio was 1: 1) for each treatment were selected for blood

sampling and analysis of plasma urea nitrogen content.

2.4.3. Estimation of optimal SID SAA:Lys ratio for 10–20 kg pigs

A total of 108 crossbred pigs with an average initial BW of 11,88 kg were used in the experiment. They

were allotted to one of six treatments on the basis of initial BW with six replicate pens per treatment and

three pigs per pen (balanced mixed sex). The diets 1–5 with 1.13% SID Lys was set to be second limiting

AA. These diets contained five graded levels of SID SAA: Lys ratios (50%, 55%, 60%, 65%, and 70%) by

supplementing graded levels of DL‐Met. Diet 6 was formulated to be adequate in all AA (1.25% SID Lys)

(table 2.5). The diet formulation was followed by the approach published by Warnants et al. (2003). To avoid

imbalances amongst amino acids with the increases of dietary SID Met+Cys, there were small changes in

the ratios of corn and soya bean meal and some crystalline amino acids of the last diet. The experimental

diets were formulated based on corn, broken rice, soya bean meal, full-fat soy and soy protein concentrate

using analysed ingredient AA contents and published SID coefficients to meet or exceed minimum amino

acids requirement (‘AMINODat 5.0 Platinum’ 2016; NRC 2012). Net energy (NE) in 6 diets is the same in

level 10,3 MJ/kg in all diets.

Table 2.5. Ingredient composition of experimental diets of optimal SID SAA:Lys ratio

for 10–20 kg pigs (as-fed)

Feed

ingredients (%)

Trial

1

Trial

2

Trial

3

Trial

4

Trial

5

Trial

6

Corn 29.69 29.69 29.69 29.69 29.69 34.03

Broken rice 27.67 27.67 27.67 27.67 27.67 25.00

Soya bean meal 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00

Full fat soya 3.06 3.06 3.06 3.06 3.06 11.28

37

Soy protein

concentrate

15.76 15.76 15.76 15.76 15.76 5.00

Whey powder 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00

Corn starch 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 0.71

DCP 19% 1.50 1.50 1.50 1.50 1.50 1.69

Limestone 0.44 0.44 0.44 0.44 0.44 0.32

Mineral‐

vitamin premix *

0.30 0.30 0.30 0.30 0.30 0.30

Salt 0.51 0.51 0.51 0.51 0.51 0.50

DL-Methionine 0.00 0.058 0.116 0.175 0.233 0.29

L-Threonine 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03 0.23

L-Tryptophan 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.09

L-Valine 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.12

L-Lysine HCl 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03 0.44

Total 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) contains 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3;

40.000 mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg

vitamin B3; 13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12;

140.000 mcg biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co;

225 mg Se; 120.000 mcg Cr.

Table 2.6. Nutrient composition of experimental diets of optimal SID SAA:Lys ratio

for 10–20 kg pigs (% DM)

Nutrient

composition, %

SID SAA:Lys, %

50 55 60 65 70 62

NE (MJ/kg) 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5 10.5

CP, % 23.04 23.04 23.04 23.04 23.04 24.82

SID Lys, % 1.13 1.13 1.13 1.13 1.13 1.25

SID Met, % 0.29 0.34 0.39 0.44 0.49 0.48

SID M+C, % 0.56 0.62 0.68 0.73 0.79 0.77

SID Thr, % 0.73 0.73 0.73 0.73 0.73 0.81

SID Trp, % 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.28

38

SID Ile, % 0.83 0.83 0.83 0.83 0.83 0.89

SID Val, % 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 0.95

SID Leu, % 1.53 1.53 1.53 1.53 1.53 1.36

SID Arg, % 1.45 1.45 1.45 1.45 1.45 1.22

SID Phe, % 0.97 0.97 0.97 0.97 0.97 1.03

SID His, % 0.52 0.52 0.52 0.52 0.52 0.55

Calcium, % 0.70 0.70 0.70 0.70 0.70 0.70

Avail P, % 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35 0.35

Sodium, % 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

Ratio to SID Lys, %

SID Met, % 0.26 0.30 0.35 0.39 0.43 0.38

SID M+C, % 0.50 0.55 0.60 0.65 0.70 0.62

SID Thr, % 0.65 0.65 0.65 0.65 0.65 0.65

SID Trp, % 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22

SID Ile, % 0.73 0.73 0.73 0.73 0.73 0.71

SID Val, % 0.80 0.80 0.80 0.80 0.80 0.76

SID Leu, % 1.35 1.35 1.35 1.35 1.35 1..09

SID Arg, % 1.28 1.28 1.28 1.28 1.28 0.98

SID, Phe, % 0.86 0.86 0.86 0.86 0.86 0.82

SID His, % 0.46 0.46 0.46 0.46 0.46 0.44

The feed was provided with semi-ad libitum and free-drinking water. Pigs were weighed at the

beginning and at 7 days, 14 days and the end of the experiment at 21 days to calculate the daily weight

(ADG) by the week and by the entire experiment period. Feed was weighed daily to calculate intake (FI) and

weight gain / feed (G: F) by the week of the experiment and by the entire time of the experiment. At the end

of the experiment, 12 pigs (male: female ratio was 1: 1) for each treatment were selected for blood sampling

and analysis of plasma urea nitrogen content.

2.4.4. Estimation of optimal SID SAA:Lys ratio for 30–50 kg pigs

A total of 72 crossbred pigs with an average initial BW of 32.9 kg were used in the experiment. They

were allotted to one of six treatments on the basis of initial BW with six replicate pens per treatment and two

pigs (one barrow and one gilt) per pen. The diets 1–5 with 1.0% SID Lys was set to be second limiting amino

acid. These diets contained five graded levels of SID SAA: Lys ratios (50%, 55%, 60%, 65%, and 70%) by

39

supplementing graded levels of DL‐Met. Diet 6 was formulated to be adequate in all AA (1.11% SID Lys)

(table 2.7). The diet formulation was followed by the approach published by Warnants et al. (2003). To avoid

imbalances amongst amino acids with the increases of dietary SID Met+Cys, there were small changes in

the ratios of corn and soya bean meal and some crystalline amino acids of the last diet. The experimental

diets were formulated based on corn, soya bean meal and rice bran using analysed ingredient AA contents

and published SID coefficients to meet or exceed minimum amino acids requirement (‘AMINODat 5.0

Platinum’ 2016; NRC 2012). Net energy (NE) in 6 diets is the same in level 10,3 MJ/kg in all diets.

Table 2.7. Ingredient composition of experimental diets of optimal SID SAA:Lys ratio

for 30–50 kg pigs (as-fed)

Feed ingredients (%) SID SAA to Lys, %

50 55 60 65 70 64

Corn 57.08 57.08 57.08 57.08 57.08 58,87

Rice bran 12.00 12.00 12.00 12.00 12.00 12.00

Soya bean meal 26.64 26.64 26.64 26.64 26.64 25.52

Palm oil 0.23 0.23 0.23 0.23 0.23 0.00

Corn starch 1.00 0.95 0.90 0.85 0.80 0.00

DCP 19% 1.51 1.51 1.51 1.51 1.51 1.51

Limestone 0.54 0.54 0.54 0.54 0.54 0.55

Vitamin mineral

premix*

0.30 0.30 0.30 0.30 0.30 0.30

Salt 0.44 0.44 0.44 0.44 0.44 0.44

DL Methionine 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.22

L-Threonine 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.17

L-Tryptophan 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.04

L-Lysine HCl 0.16 0.16 0.16 0.16 0.16 0.34

L-Valine 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.04

Total 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (20 – 40kg) contains 9.000.000 IU vitamin A; 1.300.000 IU vitamin D3; 33.000

mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 3.000 mg vitamin B2; 25.000 mg vitamin B3;

12.000 mg vitamin B5; 3.300 mg vitamin B6; 1.500 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 125.000 mcg

biotin, 31.000 mg Fe; 30.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 31.000 mg Mn; 460 mg I; 420 mg Co; 180 mg Se;

120.000 mcg Cr.

Table 2.8. Nutrient composition of experimental diets of optimal SID SAA:Lys ratio

for 30–50 kg pigs (% DM)

40

Nutrient

composition, %

SID SAA:Lys, %

50 55 60 65 70 64

NE (MJ/kg) 10.25 10.25 10.25 10.25 10.25 10.25

CP, % 19.00 19.00 19.00 19.00 19.00 19.00

SID Lys, % 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.11

SID Met, % 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.47

SID M+C, % 0.50 0.55 0.60 0.65 0.70 0.71

SID Thr, % 0.67 0.67 0.67 0.67 0.67 0.74

SID Trp, % 0.21 0.21 0.21 0.21 0.21 0.23

SID Ile, % 0.68 0.68 0.68 0.68 0.68 0.66

SID Val, % 0.76 0.76 0.76 0.76 0.76 0.78

SID Leu, % 1.40 1.40 1.40 1.40 1.40 1.38

SID Arg, % 1.16 1.16 1.16 1.16 1.16 1.13

SID Phe, % 0.81 0.81 0.81 0.81 0.81 0.79

SID His, % 0.44 0.44 0.44 0.44 0.44 0.43

Calcium, % 0.70 0.70 0.70 0.70 0.70 0.70

Avail P, % 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31

Sodium, % 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19

Ratio to SID Lys, %

SID Met, % 25 30 35 40 45 42

SID M+C, % 50 55 60 65 70 64

SID Thr, % 67 67 67 67 67 67

SID Trp, % 21 21 21 21 21 21

SID Ile, % 68 68 68 68 68 59

SID Val, % 76 76 76 76 76 70

SID Leu, % 140 140 140 140 140 124

41

SID Arg, % 116 116 116 116 116 102

SID, Phe, % 81 81 81 81 81 71

SID His, % 44 44 44 44 44 39

The feed was provided with semi-ad libitum and free-drinking water. Pigs were weighed at the

beginning and at 7 days, 14 days and the end of the experiment at 21 days to calculate the daily weight

(ADG) by the week and by the entire experiment period. Feed was weighed daily to calculate intake (FI) and

weight gain / feed (G: F) by the week of the experiment and by the entire time of the experiment. At the end

of the experiment, 12 pigs (male: female ratio was 1: 1) for each treatment were selected for blood sampling

and analysis of plasma urea nitrogen content.

2.5. Statistical analysis

All data were analysed by ANOVA using the GLM procedure (SAS Inst. Inc., Cary, NC) with initial

BW (covariate) and dietary treatment as sources of variation. To estimate Lys requirement, ADG and G:F

(overall treatment means) data were analysed by curvilinear‐plateau models. For the PUN data were analysed

by linear broken‐line models (Robbins et al., 2006).

CHAPTER 3: RESULTS AND DISCUSSIONS

3.1. Estimation of SID Lys requirement for 10-20 kg pigs

The effects of increasing SID Lys on growth performance and PUN concentration of 10-20 kg pigs

were represented in table 3.1. The final body weight of pigs was significantly different between experiments

(P<0.0001). During the overall experimental period, increasing dietary SID Lys linearly increased ADG and

G: F ratio, whereas Feed intake was not affected (P>0.01). The FCR was improved with the linear increase

(P<0.0001) with increasing SID Lys concentration in the range from 0.9% to 1.4%. ADG, and FCR, and G:

F ratio was the best achievement at a proportion of SID Lys of 1.3%. Furthermore, increasing the SID Lys

in the diets led to change the density of PUN. The PUN concentration linearly decreased when increasing

the SID Lys in the diets (P < 0.0001) and the PUN was lowest at 1.3% SID Lys concentration in the diet

(Table 3.1).

Table 3.1. Estimation of SID Lys requirement for 10-20 kg pigs

Initial SID Lys for 10-20 kg Pigs (%) SEM

p-value

Analyzed

values 0.87 0.98 1.04 1.18 1.25 1.42

Calculated

values 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 Anova Lin Quad

BW, kg 11.8 11.8 11.8 11.8 11.8 11.8 0.17 1.000 0.898 0.966

BW7, kg 13.6d 13.8cd 13.9bc 14.0abc 14.1a 14.1ab 0.08 0.0002 <0.0001 0.121

42

BW14, kg 16.6d 17.0c 17.4b 17.6ab 17.9a 17.8a 0.12 <0.000

1 <0.0001 0.006

BW21, kg 20.6d 21.1c 21.7b 22.3a 22.6a 22.5a 0.15 <0.000

1 <0.0001 0.004

PUN

(mg/100ml) 11.81a 10.84a 9.05b 8.70b 6.54c 6.69c 0.382

<0.000

1 <0.0001 0.247

Week 1 (Day 0 – 7)

ADG 263d 285cd 305bc 317ab 339a 332ab 9.24 <0.000

1 <0.0001 0.116

ADFI 469 475 471 478 480 477 19.38 0.998 0.708 0.915

FCR 1.789a 1.669ab 1.541bc 1.513bc 1.416c 1.444c 0.06 0.001 <0.0001 0.123

G:F 0.562c 0.604bc 0.656ab 0.666ab 0.712a 0.696a 0.03 0.002 <0.0001 0.189

Week 2 (Day 8 – 14)

ADG 424d 457c 498b 522ab 533a 534a 10.85 <0.000

1 <0.0001 0.009

ADFI 800 809 790 790 785 784 33.36 0.994 0.584 0.984

FCR 1.891a 1.769a 1.589b 1.506b 1.472b 1.469b 0.06 <0.000

1 <0.0001 0.032

G:F 0.531b 0.570b 0.633a 0.668a 0.683a 0.685a 0.02 <0.000

1 <0.0001 0.067

Week 3 (Day 15 – 21)

ADG 576c 598bc 627b 669a 675a 672a 13.68 <0.000

1 <0.0001 0.094

ADFI 1122 1104 1080 1063 1018 1038 37.04 0.368 0.033 0.766

FCR 1.953a 1.849ab 1.723bc 1.587cd 1.509d 1.542d 0.05 <0.000

1 <0.0001 0.070

G:F 0.514d 0.544cd 0.581bc 0.633ab 0.668a 0.651a 0.02 <0.000

1 <0.0001 0.157

Overall (day 0 – 21)

43

ADG 421d 447c 477b 503a 516a 513a 7.17 <0.000

1 <0.0001 0.003

ADFI 797 796 780 777 761 766 26.49 0.898 0.234 0.909

FCR 1.895a 1.781a 1.636b 1.542bc 1.475c 1.494c 0.04 <0.000

1 <0.0001 0.014

G:F 0.529c 0.564c 0.612b 0.651ab 0.681a 0.672a 0.02 <0.000

1 <0.0001 0.055

Notes: a,b,c,d: Means sharing a different superscript in a row differ significantly (p < 0.05); ADG:

averagea daily gain (g/head/day), ADFI: Average daily feed intake (g/head/day). FCR: Feed conversion ratio

(Kg/Kg).

Based on the overall ADG and G: F ratio, the SID Lys requirement was estimated at 1.36 and 1.38%,

respectively, using the curvilinear-plateau model (Figure 1 and figure 2). The two-slope broken-line

estimated the optimum Lys to be 1.28 % for PUN (Figure 3).On overage of all criteria, the SID Lys

requirement for the pigs of this period was 1.34%.

Figure 3.1. The correlation between SID Lys

in the diet with ADG

Figure 3.2. The correlation between SID Lys

in the diet with G:F ratio

Numerous previous studies evaluated the Lys requirement for 10-20kg pigs. Kahindi (2014) found that

the SID Lys requirement for 7-16 kg [Duroc x (Yorkshire x Landrace) pigs to maximize ADG and G: F was

1.32%. Urynek and Buraczewska (2003) reported that the SID Lys requirement for maximum nitrogen and

ADG was 0.85 g AID Lys/MJ ME, using for 13-20kg pigs. Yi et al., (2006) showed that the TID Lys was at

least 1.3% to maximum ADG and G: F ratio. This finding was in agreement with the results observed by

44

Kendall et al., (2008) who reported that the TID Lys requirement for 11-27kg pigs was 1.3% to maximize

the growth performance. Meanwhile, Htoo and Morales (2010) reported that the SID Lys requirement for

10-20kg PIC pigs (GP1050) was 1.38%, which was higher than the above studies’ results. However, this

result was higher than the recommendation of NRC (20152) for 11-25kg pigs. NRC (2012) recommended

that for this stage was 1.23%. It could be explant that the exotic pig breeds with fast growth performance

and high rate of lean meat require the higher protein proportion in the diet in comparison with the suggestion

of NRC (2012).

In this study, feed intake was not affected by the SID Lys in the diet. This study was in agreement with

the results in other previous studies which reported that using amino acid added in the diet to increase the

Lys in the diets (Urynek, and Buraczewska, 2003; Kendall et al., 2008).

Figure 3.3. The correlation between SID Lys in the diet with PUN

Plasma urea nitrogen has been often used as a response criterion for determining amino acid

requirements since PUN can be used as an indicator of protein utilization efficiency. When there is an excess

amino acid, PUN is known to increase because excess amino acid cannot be stored, and therefore, they are

degraded with the production of urea. If there is a decrease in PUN, it would indicate either an increase in

nitrogen utilization efficiency or a decrease in protein breakdown [45]. Using the overall results of this

experiment, the two-slope linear broken-line analysis estimated the optimum SID Lys requirement for 10-

20kg pigs to minimize PUN was 1.28%. PUN concentration in pigs of 10-20kg decreased from 11.8

mg/100ml to 6.54 g/100ml with increasing of SID Lys in the diets from 0.9% to 1.3%.

3.2. Estimation of SID Lys requirement for 30-50 kg pigs

45

As can be seen in table 3.2, the final body weight was increased linearly (P<0.001) by increasing the

dietary SID Lys level. During the overall experimental period, increasing dietary SID Lys linearly increased

(p < 0.001) ADG and G: F ratio, whereas feed intake was not affected (p > 0.10, table 3.2). The best ADG

and G: F ratio were achieved at a proportion of SID Lys at 1.04%. The result also showed that the PUN

concentration decreased quadratically (p = 0.001) as dietary SID Lys level increased, and the PUN

concentration was the lowest at a dietary SID Lys of 1.04%.

Table 3.2. Effects of increasing SID Lys on growth performance and PUN concentration of 30-50 kg

pigs

Initial SID Lys for 30-50 kg growing pigs (%) SEM P-value

Analyzed

values 0.71 0.82

0.9

1 1.04 1.12 1.22

Anova Lin Quad

Calculated

values 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2

Initial BW,

kg 28.8 28.9

28.

9 28.8 28.9 28.8 0.269 1 0.98 0.99

BW14, kg 38.4

b

39.2a

b

39.

6a 39.9a

40.2

a 40.2a 0.339 0.01 0 0.19

BW28, kg 49.5

c

50.9b

c

51.

8ab 52.4ab

53.0

a 53.1a 0.591 0 <0.0001 0.15

PUN

(mg/100ml)

8.97

a

8.73a

b

8.1

5bc 8.04c

8.14

bc 8.77ab 0.22 0.01 0.128 0.001

Week 1 (day 0-14)

ADG, g 682

b

739a

b

766

a 790a

809

a 812a 24.203 0.01 0 0.19

ADFI, g 144

8 1508

145

2 1433

152

6 1547 48.951 0.47 0.21 0.38

FCR 2.12

6a

2.041

ab

1.9

00bc 1.822c

1.88

6bc 1.905bc 0.052 0 0 0.01

G:F 0.47

1c

0.491

bc

0.5

29ab 0.552a

0.53

1ab 0.529ab 0.015 0.01 0 0.01

Week 2 (day 15-28)

ADG, g 795

b

834a

b

877

ab 896a

915

a 916a 27.046 0.02 0 0.26

ADFI, g 184

2 1894

178

4 1720

183

3 1833 79.655 0.74 0.66 0.39

FCR 2.31

9a

2.267

a

2.0

367b 1.921b

2.00

2b 1.998b 0.063 0 <0.0001 0.02

46

G:F 0.43

3b

0.442

b

0.4

92a 0.525a

0.50

2a 0.504a 0.015 0 0 0.03

Overall (day 0-28)

ADG, g 739c 787b

c

821

ab 842ab

862

a 864a 21.148 0 <0.0001 0.15

ADFI, g 164

5 1701

161

8 1577

167

9 1690 59.111 0.66 0.81 0.35

FCR 2.22

7a

2.161

a

1.9

72b 1.872b

1.94

6b 1.952b 0.046 <0.0001 <0.0001 0

G:F 0.45

0b

0.463

b

0.5

09a 0.536a

0.51

5a 0.515a 0.012 <0.0001 <0.0001 0.01

Notes: a,b,c,d: Means sharing a different superscript in a row differ significantly (p < 0.05);

Based on overall ADG and G:F, the SID Lys requirements were estimated at 1.23% and 1.10%,

respectively, using the curvilinear – plateau model (Figure 3.4,3.5). The two-slope broken-line estimated the

optimum Lys to be 0.98% for PUN (Figure 3.6). On average of all criterias, the SID Lys requirement for

the pig of this period was 1.10%.

Figure 3.4: The correlation between SID Lys

requirement and ADG

Figure 3.5: The correlation between SID

Lys requirement and G:F

Numerous previous studies estimation of the optimal Lys requirements for 30-50kg pigs aiming to

provide opportunities for cost-effective gains, efficient growth performance, and environmental benefits.

47

Mathai and Stein (2014) reported that estimation of the optimum proportion of SID Lys requirement to

maximize ADG and G: F was 1.08% and 1.10%, respectively, for 25-50kg growing pigs. These findings

were in agreement with the results observed by Landero et al., (2016) who reported that increasing dietary

SID Lys quadratically (p <0.01) increased ADG and G: F, with the maximum response estimated at 1.04%

SID Lys for 25-50kg pigs. Thus the results in these experiments indicated that the SID Lys requirement for

30-50kg growing pigs was slightly greater than recommendations of 0.98% reported by NRC (2012).

Moreover, Pigs fed the low CP diet containing 0.90% SID Lys had reduced weight gain compared with pigs

fed the diets containing 1.02% SID Lys, indicating that the low CP diet containing 0.9% SID Lys was

deficient in Lys (Zhang et al., 2012). Based on these findings, it was assumed that a diet with 1.0% SID Lys

could be used in the subsequent experiment to determine the optimum SID sulfur amino acids to Lys ratio.

Possibly, in this study, the balances among amino acids in the diets with high SID Lys contents (1.1% and

1.2% SID Lys diets) by slight ingredient changes could be a reason for better ADG, G: F and lower PUN

and as a consequence high estimates of SID Lys requirement.

Coma et al., (1995) reported that there was a decrease in PUN, it would indicate either an increase in

nitrogen utilization efficiency or a decrease in protein breakdown. Using the overall results of this

experiment, the two-slope linear broken-line analysis estimated the optimum SID Lys requirement for 49.5

– 53.1 kg pigs to minimize PUN from 8.97 mg/100ml to 8.04 mg/100ml (p < 0.05) was 10.37%. Based on

all the above criteria, the SID Lys requirement for 30-50kg four-breeds PiDu x LS pigs was 1.01%.

3.3. Estimation of optimal SID sulfur amino acid:Lys ratio for 10-20kg pigs.

The final body weight of pig was increased linearly and quadratically (p<0.0001) by increasing dietary

SID SAA: Lys level. During the overall experimental period, increasing dietary SID SAA: Lys level, there

was the linear and quadratic increase in ADG (p<0.0001) and G: F (p<0.0001). Whereas, FI was not affected.

In the meanwhile, FCR was a linear and quadratic achievement. FCR was decreased from 1.95 kg to 1.51kg

by increasing SID SAA: Lys from 52% to 60%. In this experiment, PUN concentration decreased

quadratically (p < 0.0001) as dietary SID SAA: Lys level increased, and the PUN concentration was the

lowest at a dietary SID SAA: Lys of 60%.

Table 3.3. Effects of increasing SID SAA:Lys ratio on growth performance and PUN concentration of

10-20 kg pigs

Initial SID SAA:Lys (%) SEM P-value

Correct

ed values 52 57 60 66 69 64

Anova Lin Quad

Com

pare

diet 4

vs

diet 6

Calcula

ted values 50 55 60 65 70 62

Figure 3.6: The correlation between SID Lys requirement and PUN

48

BW, kg 11.88 11.88 11.88 11.89 11.88 11.88 0.06 1.000 0.968 0.973 0.971

BW7,

kg 13.83c

14.02

b 14.22a

14.18a

b

14.16a

b

14.19a

b 0.06 0.0003 0.0001 0.006 0.856

BW14,

kg 16.82c

17.47

b 18.07a 17.97a 17.94a 18.01a 0.10 <.0001 <.0001 <.0001 0.797

BW21,

kg 20.59c

21.67

b 22.68a 22.52a 22.41a 22.56a 0.12 <.0001 <.0001 <.0001 0.819

PUN

(mg/100ml)

14.25a

b 13.31c 12.73c

13.53

bc 14.83a 12.79c 0.287 <0.0001 0.138 <0.0001 0.076

Week 1 (day 0-7)

ADG,

g 278c 306b 333a 328ab 326ab 330ab 8.40 0.0003 0.000 0.006 0.854

ADFI,

g 497 483 470 471 471 471 17.29 0.836 0.245 0.514 0.978

FCR 1.791a

1.584

b 1.411c

1.443

bc

1.444

bc 1.426c 0.05 <0.0001 <0.0001 0.001 0.799

G:F 0.559c

0.632

b 0.716a

0.701a

b

0.699a

b

0.703a

b 0.02 0.0002 <.0001 0.008 0.973

Week 2 (day 8-14)

ADG,

g 428c 493b 550a 542a 539a 545a 10.36 <.0001 <.0001 <.0001 0.855

ADFI,

g 835 818 823 832 828 823 37.85 1.000 0.997 0.846 0.870

FCR 1.951a

1.658

b

1.498

b

1.529

b

1.537

b

1.514

b 0.07 0.000 <0.0001 0.003 0.875

G:F 0.513

b 0.621a 0.670a 0.660a 0.653a 0.663a 0.03 0.001 0.001 0.005 0.954

Week 3 (day 15-21)

ADG,

g 538c 600b 659a 650a 639a 650a 10.38 <.0001 <.0001 <.0001 0.970

ADFI,

g 1094 1058 1039 1038 1046 1032 27.36 0.629 0.187 0.305 0.892

FCR 2.035a

1.765

b 1.574c 1.596c 1.639c 1.588c 0.04 <0.0001 <0.0001 <0.0001 0.903

G:F 0.492c

0.570

b 0.639a 0.629a

0.611a

b 0.630a 0.02 <.0001 <.0001 <.0001 0.972

49

Overall (day 0-21)

ADG,

g 415c 466b 514a 507a 501a 508a 5.80 <.0001 <.0001 <.0001 0.842

ADFI,

g 809 786 777 780 781 776 22.07 0.904 0.391 0.481 0.878

FCR 1.951a

1.684

b 1.511c 1.539c 1.560c 1.526c 0.04 <0.0001 <0.0001 <0.0001 0.807

G:F 0.513c

0.598

b 0.664a 0.653a 0.642a 0.656a 0.02 <.0001 <.0001 <.0001 0.890

Notes: a,b,c,d: Means sharing a different superscript in a row differ significantly (p < 0.05); ADG:

averagea daily gain (g/head/day), ADFI: Average daily feed intake (g/head/day). FCR: Feed conversion ratio

(Kg/Kg),; Lin: linear; Quad: quadratic)

Using the curvilinear – plateau model, the SID SAA: Lys requirements for ADG and G: F was 63.1%

and 62.5%, respectively. The two – slope broken-line estimated the optimum SID SAA: Lys to be 62.9% to

minimize the PUN. On average of all criteria, the SID SAA: Lys requirement for 10-20 kg growing pigs was

62.8%.

Figure 3.7: Effects of SID SAA: Lys to

ADG

Figure 3.8: Effects of SID SAA: Lys to G:F

NRC (1998, 2012) recommended that the SAA: Lys were 58% and 55%, respectively, for 11-25kg pigs.

However, other studies reported that 55% of SID SAA: Lys in the diet was not enough to maximize the

growth performance of pigs in different weights. Kongkeaw et al., (2013) concluded that the optimum SID

SAA: Lys for 7-25 kg growing pigs was 64%. The optimal proportion of SID SAA: Lys for growing pigs

from 8-19 kg period and 8-26 kg period were 59% and 60%, respectively (Gaines et al., 2005). Yi et al.,

(2006) published that 58% of SID SAA: Lys in the diet provided opportunities for cost-effective gains,

efficient growth performance. Kahindin (2014) reported that the 7-16 kg growing pigs were to maximize

growth performance when being fed the dietary with 60% proportion of SID SAA: Lys. In that study, if only

based on ADG criteria, the SID SAA: Lys was 61%. Thus, the finding of SID SAA:Lys in this study was in

agreement with the study of Kongkeaw et al., (2013), Gaines et al., (2005), and Kahindi (2014), and higher

than recommendation of NRC (2012) for 11-25kg growing pigs (62.8% vs 55%).

50

Figure 3.9. Effects of SID SAA:Lys to PUN for 10-20 kg growing pigs.

The concentration of PUN has been used as response criteria for the determination of AA requirements.

Reduced PUN is indicative of a reduced need for the determination of excess AA. In these experiments, the

optimal proportion of SID SAA: Lys in the dietary to minimize the PUN was 62.9% for 10-20kg growing

pigs.

3.4. Estimation of optimal SID sulfur amino acid:Lys ratio for 30 – 50 kg pigs

The analyzed Met+Cys contents were slightly higher than the calculated values. The corrected SID

SAA:Lys (corrected after diet analysis) in the diets were 52%, 59%, 63%, 68%, 75%, and 60% (table 3.4).

All data presented hereafter will refer to the corrected SID Lys or SID SAA: Lys as SID Lys or SID SAA:

Lys. The ADG, G: F, and FRC improved linearly and quadratically (P ≤ 0.001) as the SID SAA: Lys level

increased. FI was not affected by experiment treatments. In this study, increasing dietary SID SAA supply

quadratically decreased PUN (p < 0.05) and the lowest PUN concentration was achieved at a proportion of

SID SAA: Lys of 63%. Diet 6 was the same as diet 5 with an exception that diet 6 contained a higher Lys

content. The ADG and G: F of pigs fed diet 6 were numerically higher compared with diet 5, but it was not

different indicating the dietary Lys effect was not different (p > 0.05). FRC was the lowest when pigs fed

the dietary with 63% of SID SAA: Lys. Based on these data, these findings suggested that the optimal

proportion of SID SAA to Lys for 30 to 50 kg pigs was at 63% to maximize ADG, G: F and minimize PUN.

Table 3.4 Effects of increasing SID SAA:Lys ratio on growth performance and PUN concentration of

30 – 50 kg pigs

Initial SID SAA:Lys (%) SEM P-value

Corrected

values 52 59 63 68 75 60

Anova Lin Quad

So

sánh

KP5

KP6

Calculated

values 50 55 60 65 70 64

BW, kg 33 32.9 32.9 33 32.9 33 0.405 1 0.99 0.99 0.977

BW7, kg 37.91c 38.16b

c 38.56a

38.39a

b 38.34ab 38.42a 0.12 0.007 0.006 0.012 0.618

BW14, kg 43.31c 43.84b 44.53a

44.24a

b 44.16ab

44.29a

b 0.17 0.001 0.001 0.002 0.592

51

BW21, kg 49.04c 49.93b 50.86a

50.51a

b 50.23ab 50.59a 0.21

<0.000

1

<0.000

1

<0.000

1 0.235

PUN

(mg/100ml

)

11.71b 11.57b 11.18b 11.30b 12.58a 11.23b 0.012 0.115 0.003 0.002

Week 1 (day 0-7)

ADG, g 710c 745bc 798a 780ab 770ab 785ab 16.01 0.0075 0.005 0.013 0.537

ADFI, g 1533 1555 1580 1575 1568 1567 28.97 0.883 0.329 0.431 0.987

FCR 2.157a

2.091a

b 1.981b 2.022b 2.043ab 1.998b 0.04 0.063 0.035 0.05 0.461

G:F 0.465b

0.479a

b 0.506a

0.495a

b 0.492ab 0.501a 0.01 0.075 0.037 0.066 0.539

Week 2 (day 8-14)

ADG, g 772b 810ab 855a 836ab 830ab 842ab 22.03 0.141 0.049 0.074 0.707

ADFI, g 1682 1707 1692 1687 1691 1694 34.63 0.998 0.982 0.804 0.946

FCR 2.184a

2.113a

b 1.982b 2.024b 2.038b 2.013b 0.04 0.028 0.01 0.045 0.689

G:F 0.459b

0.474a

b 0.506a 0.495a 0.491a 0.497a 0.01 0.03 0.013 0.041 0.68

Week 3 (day 15-21)

ADG, g 818b 868ab 907a 894ab 872ab 896ab 25.03 0.177 0.103 0.043 0.489

ADFI, g 1844 1840 1846 1801 1803 1810 55.86 0.98 0.502 0.853 0.93

FCR 2.263a

2.123a

b 2.039b 2.012b 2.076ab 2.025b 0.06 0.071 0.019 0.055 0.568

G:F 0.444b

0.472a

b 0.493a 0.499a 0.485ab 0.495a 0.01 0.088 0.021 0.067 0.629

Overall (day 0-21)

ADG, g 767c 807b 853a 837ab 824ab 841a 9.81

<0.000

1

<0.000

1

<0.000

1 0.241

ADFI, g 1686 1701 1706 1688 1687 1691 25.23 0.99 0.893 0.575 0.926

FCR 2.200a 2.106b 2.000c 2.017c 2.048bc 2.011c 0.03

<0.000

1

<0.000

1 0.001 0.32

G:F 0.455c 0.475b 0.501a 0.496a 0.488ab 0.497a 0.01

<0.000

1 0.0001 0.0001 0.324

52

Notes: a,b,c,d: Means sharing a different superscript in a row differ significantly (p < 0.05); ADG:

averagea daily gain (g/head/day), ADFI: Average daily feed intake (g/head/day). FCR: Feed conversion ratio

(Kg/Kg),; Lin: linear; Quad: quadratic)

The estimation of the optimum proportion of SID SAA to Lys was affected by the statistical models

used. The curvilinear‐plateau analysis estimated the optimum SID Met+Cys: Lys ratio to be 65.5% and

66.7% to maximize ADG and G: F, respectively, while the broken‐line model estimated 63% and 63.9%.

The two‐slope broken‐ line estimated the optimum Lys to be 66.8% for PUN. On average of all criteria,

optimal SID SAA: Lys ratio for growing pigs of this study was 65.2%. The optimal proportion of SID SAA

to Lys of 65.2% was obtained which was higher than the NRC (2012) recommendation of 56% for 25–50

kg pigs. Estimates in this study were possibly partly affected by the balances amongst amino acids in the last

diet with 64% SID Met+Cys: Lys by slight ingredient change. These estimates were similar to the results of

Zhang et al. (2015) finding an optimal SID SAA: Lys ratio was 62.3% for 25–50 kg pigs. The result from

this study was also in agreement with some other recent findings. For example, Gaines et al. (2004) found

that the optimal TID SAA: Lys ratio of 29–45 kg pigs were 59.7% and 61.1% for ADG and G: F respectively.

Yi et al. (2005) also published that the average optimal TID SAA: Lys ratio of approximately 61% for both

28–49 kg PIC gilts and barrows.

The two‐slope linear broken‐line model estimated the optimum of SID SAA: Lys ratio to minimize

PUN was 66.8% for 30–50 kg pigs of this study. Similarly, Zhang et al. (2015), using the curvilinear‐plateau

model, reported an optimum SID SAA: Lys of 61.5% for serum urea N of 25–50 kg pigs.

CHAPTER 4: CONCLUSION AND RECOMMENDATION

4.1. CONCLUSION

The optimum proportion of SID Lys for 10-20 kg commercial [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x

Yorkshire)] pigs to maximize the ADG and G: F were1.36% and 1.38%, respectively. The lowest PUN

53

concentration was achieved at a proportion of SID Lys of 1.28%. On average of all criteria, the SID Lys

requirement for the pigs of this period was 1.34%.

To optimize ADG, G: F and minimize PUN, the requirement of SID Lys in the dietary was 1.23%,

1.1%, and 0.98%, respectively, for 30-50 kg pigs. On average of all criteria, the SID Lys requirement for 30-

50kg pigs was 1.1%.

The optimum SID (Met+Cys): Lys ratio to maximize growth performance, G: F and minimize FRC and

PUN were 63.1%, 62.5%, and 62.9%, using for 10-20 kg commercial [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x

Yorkshire)] pigs. On average of all criteria, the SID Met+Cys: Lys for the pigs in this period was 62.8%.

The estimation of the optimum proportion of SID SAA to Lys was affected by the statistical models

used. The curvilinear‐plateau analysis estimated the optimum SID Met+Cys: Lys ratio to be 65.5% and

66.7%, while the broken‐line model estimated 63% and 63.9%. The two‐slope broken‐ line estimated the

optimum Lys to be 66.8% for PUN. On average of all criteria, optimal SID SAA: Lys ratio for growing pigs

of this period was 65.2%.

4.2. RECOMMENDATION

The results of SID Lys, SID SAA:Lys in this study should be used to formulate diets as well as to

determine the ideal model for formulation dietary for 10-20 kg and 30-50kg commercial [(Pietrain x Duroc)

x (Landrace x Yorkshire)] pigs to maximize the growth performance, G:F, protein accumulation and

minimize nitrogen excretion into the environment through urine.

Update research results to the amino acid requirement database for commercial pigs in Vietnam.

Continuing extensive research the estimation of SID Lys, SID SAA: Lys for other growth stages of

commercial [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] pigs.

THESIS RELATED ANNOUNCED RESEARCH WORKS

1. Thi Binh An Dao, Trung Thong Ho, Xuan Quang Trinh, John Khun Kyaw Htoo, Eloisa Crenna,

Chi Cuong Vu, Quang Linh Nguyen (2016). The SID Lys requirement for 10-20kg commercial [(Pietrain x

Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] pigs. Journal of Animal Science and Technology, 210; 18-25.

2. Thi Binh An Dao, Trung Thong Ho (2018). Estimation of the standardized ileal digestible lysine

requirement for 30-50kg commercial [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] pigs. Hue University

Journal of Science, 127 (3B). DOI: http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4756

3. Trung Thong Ho, John Khun Kyaw Htoo, Thi Binh An Dao, Maria Eloisa Carpenna, Nu Anh Thu

Le, Chi Cuong Vu, Quang Linh Nguyen (2018). Estimation of the standardized ileal digestible lysine

requirement and optimal sulfur amino acids to lysine ratio for 30 – 50 kg pigs. Journal of Animal Physiology

and Animal Nutrition, 2018; 1-11. Doi: 10.1111/JPN.13029