Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học...

176

Transcript of Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học...

Page 1: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết
Page 2: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

Mã số: 3.33CTQG - 2016

Page 3: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết
Page 4: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

4

Page 5: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

5

Lời Nhà xuất bản

Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của học thuyết giá trị thặng dư đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, trang bị về mặt lý luận cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Song, ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là hết sức cần thiết trong việc xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Được xây dựng trên cơ sở tiếp cận học thuyết giá trị thặng dư của Mác, tuy nhiên, cuốn sách Giá trị thặng dư trong nền kinh tế nối kết của Tiến sĩ Lê Thanh Hải bàn về giá trị thặng dư dưới góc độ tiếp cận tương đối mới. Cuốn sách bàn về giá trị thặng dư trong bối cảnh thế giới đương đại, khi các nền kinh tế trên thế giới đang nối kết với nhau với tốc độ chóng mặt. Trong bối cảnh đó, việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra sự phát triển không còn chỉ dựa trên yếu tố truyền thống là vốn kinh tế, mà nó còn dựa vào vốn văn hóa, vốn xã hội. Trong cuốn sách này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh

Page 6: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

6

đến yếu tố văn hóa, mà cụ thể là vai trò của truyền thông văn hóa đối với việc tạo ra giá trị thặng dư cũng như tạo ra sự phát triển bền vững trong thời đại ngày nay. Song song với việc trình bày các nội dung được đề cập trên, cuốn sách cũng có phần liên hệ với thực tiễn Việt Nam. Hy vọng những vấn đề được trình bày trong cuốn sách này sẽ là những gợi mở đáng được tham khảo không chỉ đối với các doanh nhân mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần:Phần 1: Tư bản luận thời kết nối toàn cầuPhần 2: Truyền thông văn hóa và phát triển bền vững

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do đề cập một vấn đề to lớn và rất khó, hơn nữa hướng tiếp cận lại tương đối mới, do đó, nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tháng 7 năm 2016NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

Page 7: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

7

Muc luc

Lời Nhà xuất bản 5

Lời tác giả 9

Dẫn nhập 13

Phần I TƯ BẢN LUẬN THỜI KẾT NỐI TOÀN CẦU 25

1. Robinson Crusoe và Friday 27

2. Hàng hóa trong thế giới toàn cầu 39

3. Định giá cho khẩu vị 51

4. Vòng xoáy tiền tệ 61

5. Giá trị của thông tin 71

6. Nền kinh tế nối kết 81

Phần II TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 91

7. Lý thuyết mạng 93

Page 8: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

8

8. Vốn xã hội 103

9. Truyền thông phát triển 114

10. Ngôn ngữ truyền thông 125

11. Hiện tượng và bản chất 136

12. Du lịch nối kết 147

13. Nội lực văn hóa 159

Tài liệu tham khảo 170

Index 173

Page 9: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

9

Lời tác giả

Cuốn sách này trình bày một góc nhìn biện chứng vào không gian đương đại, nơi các nền kinh tế đang kết nối nhau lại với tốc độ chóng mặt và sức lan tỏa nhiều lúc vượt khỏi khả năng kiểm soát của mỗi quốc gia. Mối quan tâm của tác giả tập trung vào các quá trình sản xuất, tạo ra từ hàng hóa thông tin và giải trí cho đến các giá trị phi vật chất trong xã hội, nhằm xác định vài thông số giúp xây dựng một kịch bản phát triển bền vững trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Vận dụng lý thuyết kinh tế chính trị (political economy) trong góc nhìn địa phương ra toàn cầu (glocalism), xuyên suốt bằng hướng tiếp cận từ giá trị thặng dư (surplus), cuốn sách này sẽ được trình bày theo lối diễn giải sâu (thick description), như phương pháp của học giả người Mỹ là Giáo sư Clifford Geertz, kết hợp giải trình lý thuyết với trải nghiệm cá nhân trong thời gian nghiên cứu. Câu chuyện cá nhân không đơn giản là lời kể thêm vào mà chính là phần bắt buộc phải có để trình bày rõ ràng về con đường mà tác giả đã đi qua, liên kết với con đường tư duy riêng biệt của độc giả, tạo thành góc nhìn liên chủ quan (interdisciplinary) giúp tiếp cận khách quan khoa học.

Page 10: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

10

Hiện tại, nội dung của cuốn sách này chưa phải là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh mà chỉ là những dòng tư duy trải dài theo vị trí địa lý và nhiều chuyên ngành khác nhau. Mục tiêu cuối cùng là trình bày với quý vị độc giả một cách trung thực và đầy đủ nhất con đường tư duy mà tác giả đã đi qua, mở ra các hướng để người đọc tự đào sâu thêm vào lý thuyết, hay thư áp dụng vào thực tiễn. Do vậy, mức độ tri thức của cuốn sách này sẽ đặt tầm tư duy ở vị trí lãnh đạo cấp địa phương, hay chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặt trong một tổng thể lớn hơn của chính sách quốc gia.

Ở Anh, vấn đề văn hóa kết nối từ lâu đã được nghiên cứu và thậm chí đúc kết lại thành bộ chuẩn chất lượng trong hợp tác gọi là British Standard 11000. Sau thời gian ứng dụng vào thực tế hoạt động của các tập đoàn kinh tế trên thế giới và kể cả Bộ Quốc phòng Mỹ, bộ chuẩn này đang dần trở thành hệ tiêu chuẩn quốc tế ISO mà Việt Nam cũng đang là một trong số các nước quan sát viên.

Tác giả hy vọng rằng đoạn đường tri thức được trình bày trong cuốn sách này sẽ đóng góp phần nào vào hệ thống lý luận chung trong giai đoạn phát triển bền vững và hội nhập của dân tộc.

Ý tưởng cho cuốn sách mỏng này ra đời trong thời gian tác giả nhận được lời mời thỉnh giảng và cố vấn chuyên môn giúp Khoa Truyền thông, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả xin trân trọng cảm ơn nhà trường vì đã tạo điều kiện tốt nhất cho một công trình khoa học được thai nghén. Trong quá trình tư duy thì tác giả có cơ hội

Page 11: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

11

trao đổi với một số giảng viên và sinh viên từ Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các buổi sinh hoạt khoa học với các thành viên đến không chỉ từ nhiều chuyên ngành khác nhau mà còn từ nhiều vùng địa lý khác nhau. Đó chính là môi trường đầy hứng khởi và tích cực đóng góp vào công trình nghiên cứu này của tác giả. Tuy nhiên, nếu còn có những sai sót trong cuốn sách mỏng này thì đó là hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của người viết.

Xin trân trọng cảm ơn.

TS. Lê Thanh Hải

Page 12: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

12

Page 13: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

13

Dẫn nhập

Nghiên cứu này được xây dựng khởi đầu từ cơ sở lý thuyết về giá trị thặng dư. Đó là khái niệm được Các Mác (Karl Marx, 1818-1883) dùng để mô tả phần chênh lệch giữa số tiền mà giới tư bản bỏ ra để tạo ra sản phẩm và giá trị hàng hóa trong mua bán trao đổi. Từ gốc tiếng Đức là “mehrwert” dùng để chỉ cái giá trị được thêm vào, trong tiếng Anh có thể dịch là “value-added”, nhưng riêng khái niệm mà Mác dùng thì được dịch ra thành “surplus-value”, tương thích với khái niệm của kinh tế gia người Anh Adam Smith, mà trong tiếng Việt gọi là giá trị thặng dư. Cuốn sách này sẽ không đi sâu vào góc cạnh triết học của khái niệm này, mà sư dụng như nghĩa thường gặp trong chương trình chính trị phổ thông mà quý độc giả cũng như tác giả đã từng học qua ở Việt Nam. Giá trị thặng dư được mô tả như là số tiền chênh lệch mà giới chủ phương tiện sản xuất thu được khi vẫn tiếp tục trả lương cho người công nhân với giá như trước, nhưng thu được nhiều hơn nhờ tăng năng suất lao động và tạo ra thêm nhiều sản phẩm với máy móc và quy trình công nghệ mới, cũng như biết cách bán với giá cao.

Page 14: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

14

Trong tác phẩm bàn riêng về giá trị thặng dư - “Theorien über den Mehrwert” trong tiếng Đức, hay “Theories of Surplus-Value” trong tiếng Anh - Mác đã kế thừa các phân tích của Adam Smith rằng giá trị của sức lao động tăng đột biến khi giới chủ tư bản thay đổi cách trả tiền công lao động theo sản phẩm thành trả tiền theo thời gian lao động. Khi khoán sản phẩm thì người công nhân, lúc đó vẫn còn sở hữu phương tiện sản xuất, vẫn còn hưởng đầy đủ giá trị hàng hóa từ sản phẩm do mình làm ra. Nhưng khi phương tiện sản xuất trở thành tư bản (capital) thì tất cả lợi nhuận nó tạo ra cũng quay trở lại thành một phần của tư bản. Do đó, lợi nhuận hay chi phí thuê mướn bất động sản và các dạng thức của lãi suất đều là các dạng thức khác nhau của cùng một thứ là giá trị thặng dư. Đây là điểm chung giữa hai triết gia kinh tế chính trị được coi là đại diện hàng đầu của hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, trước khi các phát triển tiếp theo mang mục tiêu hoàn toàn trái ngược là phục vụ cho việc tăng tối đa lợi nhuận cho giới chủ tư bản, hay phụng sự hoàn toàn cho lợi ích tối đa của người lao động vô sản.

Tác phẩm của Mác về giá trị thặng dư như vừa kể là một tập trong bộ Tư bản luận nổi tiếng, mà trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua một lần nữa lại trở thành đầu sách bán chạy nhất trên thế giới. Năm 2008, Nhật Bản xuất bản riêng một phiên bản rút ngắn in khổ nhỏ để tiện cho giới doanh nhân mua đọc - “Manga de Dokuha”. Tuy nhiên, cách sắp xếp Lý thuyết về giá trị thặng dư thành tập thứ tư tức là phần cuối cùng trong bộ Tư bản luận

Page 15: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

15

phần nào là góc nhìn của Ăngghen (Engels) và sau này là Lênin (Lenin). Phần này được xếp sau các phân tích về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và lịch sư kinh tế chính trị của cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ giữa thế ky XVII. Đó cũng chính là giáo trình đào tạo chủ nghĩa Mác - Lênin thường gặp ở nhiều nước trên thế giới, như bản dịch tiếng Việt được Nhà xuất bản Sự thật xuất bản từ năm 1976, dịch trực tiếp từ bản tiếng Đức của Nhà xuất bản Dietz Verlag (Berlin) xuất bản năm 1962 với phần tham chiếu trong bản tiếng Nga và tiếng Pháp. Điều đáng chú ý là bộ Tư bản luận được xuất bản hầu như là sau khi Mác qua đời, và được kết cấu lại khác hoàn toàn với đề cương ban đầu của ông. Khi đó, phần phân tích các dạng thức giá trị thặng dư gần như nằm ở phần đầu tiên, theo sau một số giới thiệu cơ bản về hàng hóa và tiền tệ. Một điều cũng cần chú ý là tác phẩm của Mác về lý thuyết giá trị thặng dư cũng không được xuất bản giống hệt bản thảo, mà do triết gia Karl Kautsky (1854-1938) biên tập lại.

Tác giả cuốn sách mỏng này may mắn có thời gian theo học các lớp triết cao cấp của Giáo sư Marek Siemek, người Ba Lan, chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa Mác ở Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Sinh thời, ông thường kể về thời tre không chỉ tiêu pha dư giả nhờ các bài giảng về Tư bản luận, mà còn kiếm thêm được một chút giá trị thặng dư bằng cách chở các bộ sách Tư bản luận bán trợ giá ở Áo về Đức bán lại cho bạn bè. Triết học Mác, như con đường của ông, khi được xếp trong một hệ thống rộng hơn của triết học suy niệm (transcendental philosophy),

Page 16: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

16

thì không còn khô khan và lý thuyết suông mà trở thành đề tài đầy hứng khởi trên bàn bia và khói thuốc lá của cả lớp, cũng như khả năng ứng dụng thực tế vào cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Đó là sự soi sáng mà tác giả được giác ngộ và cố gắng để trình bày một cách dễ hiểu nhất. Qua các buổi seminar và tự nghiên cứu trong thư viện ở Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và sau này ở các thư viện nước Anh, tác giả có cơ hội kiểm nghiệm lại về các mối nối triết học, và suy niệm thêm về các mô hình tư duy mà Mác đã từng xây dựng cách nay hơn 100 năm. Toàn bộ bản gốc tiếng Đức và bản dịch tiếng Anh của nhiều phiên bản khác nhau, đặc biệt là bản thảo của chính Mác biên soạn, đang có đầy đủ và miễn phí trên mạng Internet. Theo đó, bộ Tư bản luận được Mác viết trong 23 quyển bản thảo với tổng cộng chừng 1.500 trang viết tay, nhưng với công nghệ sắp chữ điện tư như hiện nay chỉ in ra thành chừng 200 trang giấy A4 mà thôi. Trong đó, hệ thống lý thuyết về giá trị thặng dư bắt đầu từ quyển bản thảo thứ 4 và kéo dài cho đến quyển bản thảo thứ 15. Như vậy, những dòng tư duy biện chứng về giá trị thặng dư không chỉ nằm ở phần đầu mà còn chiếm hết quá nưa công trình nghiên cứu lúc cuối đời của Mác về chủ nghĩa tư bản. Điểm quan trọng đó về mặt triết học thực sự là cánh cưa bước vào một con đường tư duy rất sáng sủa để suy niệm về thực tại của tình hình kinh tế chính trị trên thế giới hiện nay, cũng như thư ứng dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu phát triển bền vững. Đó cũng là lý do thôi thúc tác giả

Page 17: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

17

viết cuốn sách mỏng này để mô tả con đường tư duy của mình, chia se vài trải nghiệm, và chờ đón các luồng ý kiến biện chứng mà cũng là phản biện từ thực tế. Từ một phía khác, tác giả có cơ hội cọ xát và trải nghiệm với hệ thống lý thuyết kinh tế chính trị từ thế giới tư bản được vận dụng thành công hay thất bại vào thực tiễn của nền kinh tế Ba Lan trong giai đoạn chuyển đổi. Đó chủ yếu là nhờ thời gian theo học ngành quản trị kinh doanh ở Học viện Kinh tế Vácxava (Szkoła Główna Handlowa w Warszawie), nơi làm việc của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Ba Lan như Bộ trưởng Tài chính Leszek Balcerowicz - tác giả “liệu pháp sốc” để cải tổ nền kinh tế Ba Lan. Khá nhiều lý thuyết và bài học kinh nghiệm được tích lũy từ các chuyến đi dịch cho các đoàn chuyên gia kinh tế và tài chính từ Việt Nam sang tập huấn theo chương trình phát triển của Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, IMF) và gần đây nhất là khóa học của đoàn lãnh đạo cao cấp từ các tập đoàn nhà nước sang Anh học và làm việc theo Đề án 165 của Trung ương Đảng1.

Điểm khác biệt cơ bản mà tác giả muốn nhấn mạnh là, cũng giống như Mác đã làm rõ khi bàn về Adam Smith, sẽ lấy giá trị thặng dư làm phương tiện tư duy cơ bản, chứ không phải nhìn nền kinh tế qua các khái niệm của giai cấp tư sản như là lợi nhuận và lãi suất. Nếu giáo trình

1. Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được Bộ Chính trị phê duyệt tháng 6-2008 (BT).

Page 18: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

18

đào tạo trong ngành quản trị kinh doanh, kể cả ở Việt Nam hiện nay, đặt cơ sở trên hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa, tức là làm sao gia tăng lợi nhuận cho giới chủ trong vị trí của một người làm thuê cao cấp, thì xuất phát điểm về kinh tế chính trị của Mác nhìn vào vai trò của người lãnh đạo như là vị trí vừa có nhiệm vụ làm tăng giá trị thặng dư trong hoạt động kinh doanh, vừa có bổn phận đấu tranh để làm sao cho người lao động được hưởng phần chia phù hợp trong quá trình phân phối giá trị thặng dư đó. Lãnh đạo ở đây được hiểu theo nghĩa như là lãnh đạo, lẫn điều hành, quản lý và quản trị, cả trong bộ máy chính trị - xã hội và tổ chức kinh tế. Đó cũng chính là cách nhìn của Mác về xã hội qua triết học về kinh tế chính trị được trình bày trong bộ Tư bản luận. Đây có thể chỉ là cái nhìn chủ quan của tác giả do chịu ảnh hưởng mạnh của trường phái triết học ứng dụng phát triển của Ba Lan từ ngày làm nghiên cứu viên tại Viện Triết học và Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan từ năm 1998 cho đến nay. Tuy nhiên, đây cũng là hướng đi mà tác giả đã tham gia trong nhóm nghiên cứu lý thuyết liên ngành về vấn đề địa phương, quốc gia và các mối liên kết khác, được trình bày trong bộ sách được Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan xuất bản năm 2014. Đầu tàu cho hướng đi này là Giáo sư Joanna Kurczewska hiện cũng đang phụ trách nhóm chuyên gia Ba Lan sang giúp cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội của Việt Nam trong chương trình hợp tác giữa hai nước. Cơ hội được quan sát thực tế trong quá trình làm việc cho một số tập đoàn kinh tế tư bản trên thế giới như Nokia,

Page 19: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

19

và thực tập tại một số tổng công ty nhà nước của Việt Nam như Petec cũng giúp cho tác giả nắm bắt và tích lũy một số kiến thức thực tế về công việc kinh doanh và quản lý. Mối quan hệ khoa học với các học giả hàng đầu thế giới trong ngành Việt Nam học cũng là môi trường để suy ngẫm về những vấn đề lý thuyết mà chú trọng nhất là phát triển ở tầm địa phương (mezo), nằm giữa vĩ mô (macro) và vi mô (micro), cũng như trong vai trò của một ngôi làng toàn cầu (global village), nằm giữa toàn cầu (global) và địa phương (local).

Một điểm khác biệt nữa mà tác giả cũng muốn nhắc đến là cách diễn giải về sự phát triển, không nhất thiết phải đo bằng chỉ số tiền bạc, và không hăn phải là hệ quả của ngành công nghiệp nặng hay kinh tế trọng điểm. Về mặt định nghĩa, các tổ chức của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) coi phát triển là sự thay đổi trong xã hội theo chiều hướng tích cực, và truyền thông phát triển là động lực tạo ra sự thay đổi đó. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì nhấn mạnh đến vai trò của các ngành công nghiệp mới mang tính sáng tạo (creative industries). Đây là một định nghĩa chung cho rất nhiều ngành nghề hiện đang làm đầu tàu cho xã hội phát triển, từ công nghệ thông tin đến quảng cáo, tiếp thị, lẫn in ấn, xuất bản và thư viện, mà hướng tăng trưởng mạnh nhất là tập trung vào các ngành như phim ảnh, truyền hình, phát thanh, âm nhạc, mỹ thuật, thủ công, thiết kế, kiến trúc và cả ẩm thực. Xu hướng chung của một số nước có ngành du lịch

Page 20: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

20

phát triển hiện nay là liên kết các ngành nghề đó lại để duy trì tốc độ phát triển bền vững, như một loạt ví dụ từ Mỹ, Áo, hay Trung Quốc và nhất là Hàn Quốc mà OECD giới thiệu trong ấn bản mới nhất năm 2014 - “Tourism and the Creative Economy”. Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) năm 2010 ghi nhận du lịch là một trong những toa tàu chính cho sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo trên toàn thế giới, do khách du lịch là khách hàng chủ yếu của loại hình dịch vụ và sản phẩm mới này. Tập đoàn Nokia với câu slogan nổi tiếng là Kết nối con người (Connecting people), mới gần đây đã phải cay đắng nhìn nhận một khoảnh khắc sai lầm là không nhận ra sự thay đổi của hàng hóa và nhu cầu, để rồi đánh mất thị trường và phải bán mình cho Microsoft. Mọi chuyện bắt đầu từ khi ban lãnh đạo không nhìn thấy tiềm năng của trò chơi đơn giản trên điện thoại do chính nhân viên của mình tạo ra, đánh mất hàng trăm triệu khách hàng say mê trò chơi bắn chim trên ná (Angry Birds), rồi sau này là trò chơi thiết kế bóng bay và cánh quạt cho các chú heo (Bad Piggies). Bên cạnh đó, chỉ nhờ một tia chớp sáng tạo mà Tập đoàn Samsung nay đã chiếm lĩnh thị trường thiết bị truyền thông với các máy tính bảng và điện thoại dùng hệ điều hành miễn phí Android. Sự thay đổi về văn hóa tiêu dùng mở ra thị trường mới và kéo theo là sự phát triển về kinh tế cho cả một giai đoạn dài, mà các phép tính lợi nhuận kiểu tư bản không phát hiện ra được. Đây chính là hạn chế so với phương pháp biện chứng mácxít về hàng hóa và giá trị thặng dư.

Page 21: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

21

Tất cả những điều vừa trình bày chính là mạch tư duy xuyên suốt của tác giả trong quá trình xây dựng cuốn sách này. Sau phần Dẫn nhập bàn sơ về tiến trình lịch sư của khái niệm giá trị thặng dư cùng con đường tư duy mácxít của tác giả, các mục trong Phần I sẽ lần lượt trình bày từng lớp kết cấu tạo nên hệ thống kinh tế thế giới, tạm gọi là Tư bản luận thời Kết nối toàn cầu, bắt đầu từ mối quan hệ đơn giản nhất giữa người chủ phương tiện sản xuất và người lao động vô sản. Đó chính là nội dung của Mục 1: Bàn về sự liên kết giữa Robinson Crusoe và Friday, hai nhân vật trong tiểu thuyết của kinh tế gia người Anh Daniel de Foe. Mục 2: Bàn về Hàng hóa trong thế giới toàn cầu, được xây dựng từ lý thuyết của nhà nhân học người Mỹ gốc Ấn Độ Arjun Appadurai, giới thiệu các hệ quy chiếu khác hơn là cách đo theo giá tiền của vật chất, là những cách tính giá trị hữu dụng hơn cho hàng hóa thời toàn cầu hóa. Mục 3: Vận dụng và phát triển hệ tọa độ vừa kể vào cách tính Định giá cho khẩu vị, phối hợp với lý thuyết về lịch sư khẩu vị của chuyên gia người Mỹ Paul Freeman và triết học xã hội của chuyên gia người Pháp Pierre Bourdieu. Khái niệm Vòng xoáy tiền tệ như tựa đề mục 4 dùng để mô tả thị trường tư bản trong giai đoạn hiện nay, mà như phát hiện của ty phú George Soros, đang là một quá trình động học phức tạp mà thông tin cũng có sức mạnh ngang ngưa với tiền bạc. Đó chính là vấn đề sẽ được làm rõ hơn trong mục 5: Giá trị của thông tin, với nội dung được xây dựng chủ yếu từ các phác thảo của ông trùm công nghệ Bill Gates. Dấu chấm trên chữ i cho phần

Page 22: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

22

mô tả quá trình phát triển của giá trị thặng dư theo dòng lịch sư, bằng cách bóc tách kết cấu, chính là vài nét chấm phá về Nền kinh tế nối kết (mục 6), dựa trên nội dung buổi học hồi cuối năm 2015 của phái đoàn Ban Kinh tế Trung ương tại trụ sở của tập đoàn tư vấn toàn cầu hàng đầu trên thế giới Frost & Sullivan. Như vậy, sau phần đầu, độc giả đã được làm quen với một số mô hình để nhận biết và tính toán chi tiết về thị trường tài chính, thị trường thông tin.

Bước sang Phần II, song song với các mô hình kinh tế chính trị là lượng kiến thức bổ sung về xã hội, văn hóa và truyền thông để mở hướng vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Với tên gọi Truyền thông văn hóa và Phát triển bền vững, các mục trong phần này xoay quanh các mối quan hệ giữa hai vấn đề đó. Trước hết, như trình bày của mục 7, tập trung vào một số vấn đề về Lý thuyết mạng, mà theo chuyên gia Trung Quốc Vũ Bình Tân thì nhu cầu tiêu thụ là động lực kéo toàn bộ nền kinh tế chuyển động. Người lãnh đạo cần phải nắm được các quy luật hoạt động để móc nối cỗ máy kinh doanh của mình vào đó, hoặc điều chỉnh từ vị trí của thể chế chính trị. Để cùng phát triển kinh tế trong hệ thống tư bản toàn cầu nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là bảo đảm cho quyền lợi của người lao động, trước hết cần phải phân biệt và điều chỉnh lại hệ thống khái niệm. Do đó, mục 8 đề cập khái niệm Vốn xã hội và đặc thù của nguồn vốn này trong hoàn cảnh Việt Nam, xây dựng trên hệ thống lý thuyết của giáo sư người Pháp Pierre Bourdieu. Biểu hiện bên ngoài các mối quan hệ đã có sẵn, nhưng cần phải nắm bắt và phát triển

Page 23: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

23

nội hàm thì mới tạo ra được sự biến chuyển trong xã hội hay chuyển đổi thành vốn tài chính. Tiếp theo là mục 9, trình bày xu hướng Truyền thông phát triển mà các định chế quốc tế đang xây dựng, từ các tổ chức Liên hợp quốc cho đến Ngân hàng Thế giới, đi kèm theo là góc nhìn thiên về bản chất sự việc của người viết. Ba mục vừa rồi tạo ra một cách hiểu rõ ràng hơn về khái niệm truyền thông (communication) với rất nhiều nghĩa, từ thông thường như truyền đạt thông tin cho đến giao thông và quan trọng nhất là lưu thông, tức là kênh di chuyển của hàng hóa trên thị trường. Trên cơ sở đó, mục 10 đi sâu hơn vào tìm hiểu nội dung của vấn đề, khởi đầu từ Ngôn ngữ truyền thông. Đây cũng chính là cơ sở lý luận mácxít mà Giáo sư Stuart Hall từng xây dựng cho ngành truyền thông nước Anh và ứng dụng nhiều trong các phim trường Hollywood ở Mỹ. Mô hình đó cho phép đi sâu hơn nữa vào mối quan hệ mang tính nối kết giữa Hiện tượng và bản chất, là nội dung của mục 11. Áp dụng phương pháp tư duy đó, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận biết được mối liên hệ tương giao giữa ngành kinh tế này với ngành kinh tế khác, mà khi phát triển ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành kia, mà có thể mở rộng ra là tất cả các ngành được quản lý theo mô hình kinh tế chính trị cả về vốn tài chính lẫn vốn xã hội và vốn văn hóa. Một trong số những hiện tượng có thể được tập hợp lại thành vấn đề nghiên cứu (case study) là vài phác thảo về một cơ chế vận hành phù hợp cho Du lịch nối kết, được trình bày trong mục 12. Cuốn sách mỏng này sẽ tạm dừng ở mục 13, phân tích một số đặc điểm

Page 24: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

24

cấu thành Nội lực văn hóa của người Việt, có thể coi là một phác thảo để xây dựng nền văn hóa nối kết, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vì mục tiêu phát triển bền vững. Phần cuối, theo thông lệ, có mục Index giúp cho độc giả dễ dàng tra cứu những từ khóa và khái niệm quan trọng.

Như vậy, sự thành công của cuốn sách này, nếu có, là nhờ đứng trên vai của những người khổng lồ, tức là biên khảo từ các học giả đi trước, mà một số tên sách chính sẽ được trình bày trong phần thư mục tham khảo ở cuối sách. Kính mời quý vị hãy đọc không chỉ những gì tác giả của cuốn sách mỏng này đã viết, mà còn đọc cả những gì anh ta đã đọc để kiểm chứng lại mức độ đúng sai của con đường tư duy mà người viết đã trình bày, hoặc tốt hơn nữa là phản biện lại bằng chính những cuốn sách mà quý vị đã đọc.

Page 25: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

25

Phần I

TƯ BẢN LUẬN THỜI

KẾT NỐI TOÀN CẦU

Page 26: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

26

Page 27: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

27

1. Robinson Crusoe và Friday

Khi bàn về chủ nghĩa tư bản sơ khai, khá nhiều người coi cuốn tiểu thuyết về anh chàng Robinson Crusoe (Rôbinxơn Cruxô) trên hoang đảo là tài liệu dễ hiểu nhất. Tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu, thường xuyên được tái bản và tiếp tục làm say mê nhiều thế hệ độc giả Việt Nam, với câu chuyện về chàng thủy thủ người Anh bị đắm tàu và trôi dạt vào một hoang đảo, từ những công cụ lao động và kiến thức nông nghiệp cùng số hạt giống ban đầu đã tạo ra được lương thực nuôi sống bản thân, giống như giai đoạn tiến hóa của loài người từ săn bắn, hái lượm sang nền kinh tế nông nghiệp. Sau một thời gian, anh ta cứu sống một người thổ dân, đặt tên là Friday (Thứ Sáu). Và nhờ vào công sức lao động mà anh ta tạo ra được nhiều của cải, đủ để khi gặp một chuyến tàu đến cứu thì đã có khối tài sản lớn để trở về nước Anh hoạt động trong nền kinh tế tư bản.

Trong khuôn khổ của một một tác phẩm văn học, câu chuyện làm kinh tế của Robinson Crusoe dễ thâm nhập được vào suy nghĩ của người đọc. Và nếu nhìn vào tiểu sư

Page 28: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

28

của tác giả người Anh Daniel de Foe (1660-1731) thì quý vị sẽ hiểu ngay điều đó. Vốn là nhà buôn, ông còn là một nhà báo chuyên về các vấn đề kinh tế, nổi tiếng trong giới trung lưu mới ở Luân Đôn (London). Câu chuyện về Robinson Crusoe ra đời vào năm 1719, đúng thời gian tác giả đang khởi xướng tư tưởng cho rằng nước Anh phải đẩy mạnh ngoại thương để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Theo đó, làm chủ các tuyến đường thương mại trên thế giới sẽ là con đường đưa nước Anh mau chóng trở thành cường quốc. Một số nghiên cứu cho rằng Daniel de Foe đã gói ghém tư duy của mình, trong vai trò một chuyên gia kinh tế, vào tác phẩm văn học. Một số nghiên cứu khác thì lại cho rằng, trong vai trò nhà văn, ông đã ghi lại hiện thực xã hội thời bấy giờ. Robinson Crusoe thường được nhắc tới như một hình ảnh đại diện cho khái niệm con người kinh tế (homo economicus), như là một bước tiến trong lịch sư xã hội loài người.

Có thể nhiều độc giả là dân kinh tế, đọc đến đây, sẽ không đồng ý bàn chuyện kinh tế trong một tác phẩm văn chương phi thực tế và thiếu số liệu chính xác. Đó cũng là các chỉ trích mà nhiều kinh tế gia ở các trường đại học lớn trên thế giới như trường Berkeley ở Mỹ hay Cambridge ở Anh, và đặc biệt là trường phái kinh tế New York gặp phải trong thập niên 60 của thế ky XX. Một vài lý giải của họ sẽ được trình bày trong phần sau. Nhưng ngay tức thời, để giải tỏa sự miễn cưỡng, quý vị chắc còn nhớ các tác phẩm kinh điển của người được cho là cha

Page 29: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

29

đe của ngành kinh tế là Adam Smith (1723-1790) được viết như một bài văn nghị luận bàn về triết học đạo đức chứ không giống như các cuốn sách giáo khoa kinh tế thời nay với nhiều số liệu bảng biểu và cách trình bày khoa mục. Mãi đến thời của Vilfredo Pareto (1848-1923), người ta mới bắt đầu đem công thức toán học vào trình bày lý thuyết kinh tế.

Từ phía độc giả là dân văn chương thì có lẽ đa số sẽ không thấy lạ hay phản đối cách phân tích nghị luận, sư dụng góc nhìn kinh tế để phân tích tác phẩm “Robinson Crusoe” như một hiện thực xã hội hay một phần tư tưởng của tác giả được thể hiện qua ngòi bút. Trong những năm gần đây, hai ngành nghiên cứu khoa học là kinh tế và văn chương trên thế giới đang xích lại gần nhau và thậm chí còn hòa trộn thành một ngành học xuyên ngành hay liên ngành. Một trong số các công trình nổi bật nhất trong sự kết hợp này là cuốn sách được Nhà xuất bản Routledge xuất bản vào năm 2011, do Ulla Grapard và Gillian Hewitson đồng chủ biên. Cuốn sách cũng lấy đúng nhân vật Robinson Crusoe như hình mẫu của một con người kinh tế để phân tích qua nhiều lăng kính khoa học khác nhau: “Robinson Crusoe’s economic man” (Con người kinh tế Robinson Crusoe).

Hai tác giả lập luận rằng tư tưởng kinh tế thực ra mang kết cấu chuyện kể (narrative), và các phương pháp kinh tế cũng có thể áp dụng vào nghiên cứu văn học. Giới chuyên gia kinh tế thường dùng rất nhiều kết cấu tương tự hay

Page 30: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

30

lối suy nghĩ ví von (metaphor) để xây dựng lý thuyết kinh tế. Trong khi đó, các nhà văn lại thường dùng các học thuyết kinh tế và những câu chuyện được bàn cãi trong kinh tế để làm chất liệu sáng tác, được gọi là trường phái kinh tế thơ ca (poetic economics). Khi đứng trước giới độc giả bình dân có lẽ sẽ khó đoán nổi lập luận của ai dễ thuyết phục hơn, nhưng con đường của nhà văn luôn dễ đi vào lòng người hơn những câu chuyện khô khan của nhà kinh tế. Hồi thời kỳ đổi mới, có lẽ những câu chuyện kinh tế như “Đứng trước biển” và “Cù lao Tràm” của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn được công chúng chào đón nồng nhiệt hơn là các buổi học nghị quyết và đường lối chính sách kinh tế cải tổ. Lập luận theo chiều ngược lại, thì các nghiên cứu thời nay tìm ngược về giai đoạn đổi mới có thể đi theo con đường khô khan như là đọc lại nghị quyết, hay bằng cách thú vị hơn là đọc lại các tác phẩm văn chương thời đó bằng con mắt của một nhà kinh tế.

Như vậy, không cần phải được trang bị sẵn kiến thức chuyên ngành về kinh tế, chúng ta vẫn có thể tìm đọc tác phẩm “Robinson Crusoe” để tìm hiểu một giai đoạn sơ khai của nền kinh tế tư bản vào đầu thế ky XVIII. Bộ sách của hai tác giả Ulla Grapard và Gillian Hewitson giới thiệu rất nhiều góc nhìn khác nhau, bao gồm cả lối tiếp cận hậu hiện đại theo trường phái Foucault về diễn ngôn kinh tế qua hoạt động của Robinson Crusoe. Có khá nhiều bộ sách và bài viết kiểu như vậy, mà một trong số những góc nhìn dễ hiểu nhất là quan điểm mácxít của

Page 31: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

31

Giáo sư Stephen Hymer, người Canada, kinh tế gia cho trường phái kinh tế Mỹ mà tên trường phái cũng chính là tên ngôi trường sản sinh ra nó: New School for Social Research (Trường phái mới trong Nghiên cứu xã hội). Nếu ai đó trong số quý vị độc giả từng tìm hiểu về vốn FDI (Foreign Direct Investment) thì chắc đã từng đọc qua bộ giáo trình kinh điển của Giáo sư Stephen Hymer. Đã trên 40 năm trôi qua kể từ ngày Giáo sư Stephen Hymer đăng bài viết về Robinson Crusoe, nhưng nội dung từng câu chữ vẫn còn giữ nguyên tính thời sự và khuyến khích người đọc nghiên cứu tiếp để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

Trước hết, Giáo sư Stephen Hymer diễn giải mô tả của Mác về quá trình tích lũy tư bản sơ khai (ursprüngliche akkumulation), rằng đó là vòng xoay từ tiền chuyển thành hàng hóa, rồi bán hàng hóa lấy tiền, và lại dùng tiền để mua hàng hóa, cứ vậy tăng lên. Đó là cuộc sống mà nhà văn Daniel de Foe trải nghiệm hằng ngày, xuất thân từ một gia đình bán thịt ở chợ, chuyển thành người đầu cơ tích trữ rượu vang và thuần thục các phép tính kinh tế cơ bản. Cuộc sống hằng ngày của Robinson thì lại là một vòng xoay khác: Lấy hàng hóa đổi thành sức lao động để tạo ra thêm nhiều hàng hóa và mua thêm nhiều sức lao động tạo ra thêm nhiều hàng hóa hơn nữa, cho đến ngày đủ để đóng một chuyến hàng về châu Âu đổi thành tiền. Đây chính là mô hình kinh doanh ở xứ thuộc địa, mà nhờ có mua bán quốc tế thì có thể đổi hàng hóa thành tiền trong xã hội tư bản. Hệ thống kinh tế quốc tế

Page 32: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

32

ở thời Robinson vào đầu thế ky XVIII không có gì khác so với thập niên 70 cuối thế ky XX, khi Giáo sư Stephen Hymer viết bài phân tích, đều đặt cơ sở trên sự phân biệt giai cấp giữa thế giới tư bản phương Tây và lực lượng lao động ở các nước nghèo, mà tầng lớp trung lưu như Robinson Crusoe chính là những khung sườn quan trọng để nối kết cho cái kim tự tháp quan hệ từ thấp đến cao.

Mối quan hệ giữa ông chủ da trắng Robinson và người nô lệ da đen Friday thời hiện đại lột tả đến tận gốc rễ sự bóc lột trần trụi của giới tư bản phương Tây với các nước thuộc địa mà sau là thế giới thứ ba hay các nước đang phát triển. Bằng khả năng tổ chức và kinh doanh, cùng mối quan hệ sẵn có với giới tư bản thế giới, Robinson khai thác tối đa nguồn nhân lực có được tại chỗ, và khi cần thiết thì sư dụng lòng tin và tôn giáo để ràng buộc người công nhân làm việc cho mình. Kể cả từ lâu rồi Robinson không còn tự tay lao động, thì của cải vẫn tiếp tục được sản sinh. Và, ngay cả khi anh ta lên tàu về nước thì guồng máy vẫn tiếp tục hoạt động tốt để tạo ra sản phẩm cho ông chủ tư bản này. Đó chính là bí quyết tồn tại của chủ nghĩa tư bản hiện đại: Làm giàu bằng chính sự phát triển bền vững của khu vực ngoại vi. Cùng lên một chuyến tàu nhưng thuộc về một đăng cấp như Robinson sẽ được coi là người bình thường, còn người bạn đồng hành thì tự động trở thành món hàng mua bán và bị đưa vào guồng máy mua bán nô lệ. Câu chuyện khiến chúng ta không thể không hình dung đến chuyện một nhà đầu tư nước ngoài

Page 33: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

33

bán nhà xưởng và nhân công cho một nhà tư bản nước ngoài khác. Không ít người Hàn Quốc sang Việt Nam với câu chuyện truyền miệng về một người đàn ông Hàn Quốc mắc nợ ở quê nhà, nhưng sang đây cưới một cô vợ bản địa và sau một thời gian kinh doanh với mấy người đồng hương đã trở về cố hương trong vị trí của một ông chủ. Sự khác biệt tạo ra đăng cấp chính là kiến thức về luật chơi ở đăng cấp trên để làm tầng lớp trung gian kiểm soát tầng lớp dưới. Sự khôn khéo của Robinson thể hiện ở chỗ biết cư ra người thay thế khi mình đi vắng để bảo đảm cỗ máy làm ra của cải vẫn tiếp tục hoạt động đều đặn.

Đó chính là điểm mấu chốt của con người kinh tế, tức là con người ý thức được vị trí của mình trong cỗ máy tư bản toàn cầu và biết trang bị đủ kỹ năng cho mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí đó và sẵn sàng cho một vị trí khác cao hơn khi có cơ hội. Từ một người đắm tàu bị rơi xuống vị trí cuối cùng, Robinson dùng những kỹ năng sẵn có để ổn định cuộc sống, sở hữu đất đai, và tổ chức lại lao động để leo lên vai trò chủ đất. Khi xảy ra tranh chấp với những ke khác cũng muốn làm chủ khối tài sản, tức là hàng hóa và phương tiện sản xuất đang có, thì anh ta không ngại trang bị vũ khí để chiến đấu, và ký kết hòa ước trong vai trò của một chúa đảo - chính trị gia. Tư bản toàn cầu không chỉ đơn giản là bài toán kinh tế, mà còn là kỹ năng chính trị và thương thuyết để bảo đảm cho sự hoạt động xuyên suốt của bộ máy. Giá trị thặng dư được sản sinh ra nhờ hệ thống tổ chức và sáng kiến kỹ thuật,

Page 34: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

34

nhưng chỉ có thể biến được thành tiền và tài sản nhờ vào tài chính trị ngoại giao và khả năng ổn định xã hội.

Đó là lý do khiến nhiều kinh tế gia chỉ trích các chương trình hỗ trợ phát triển trên thế giới, mà mục tiêu thực ra chỉ là nhằm duy trì thể chế bất cân đối giữa hai quốc gia hay hai hệ thống quốc gia. Các chương trình đào tạo trong ngành kinh tế theo trường phái tân cổ điển (neo-classic) sẽ không giúp học viên nhận thức được sự bất bình đăng về giai cấp tiềm ẩn ở trong đó. Chỉ cần nhìn vào câu chuyện của Robinson bằng hệ tư tưởng hậu thuộc địa, hậu hiện đại sẽ thấy rõ điều này, như tác phẩm của nhà văn John Maxwell Coetzee người Nam Phi từng đoạt giải Nobel năm 2003. Bản thân Coetzee là giáo sư văn chương, bố và mẹ là người Đức và Ba Lan lưu lạc sang Nam Phi. Thời tre ông sang Anh làm cho công ty máy tính IBM, rồi lấy học bổng Fulbright sang Mỹ học chương trình tiến sĩ, bị bác đơn xin nhập quốc tịch Mỹ do tham gia phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam, về già lại sang Ôxtrâylia (Australia) sống với vợ cũng là giáo sư đại học, và nhập quốc tịch Ôxtrâylia. Với một bề dày trải nghiệm như vậy, Coetzee nhìn thấy rất rõ vấn đề của thế giới và sự phân biệt đăng cấp tạo ra thứ bậc trong cơ cấu xã hội toàn cầu. Năm 1987, ông không ngần ngại bắt tay vào việc giải cấu trúc (deconstruct) và tái kết cấu (reconstruct) các nhân vật của Defoe trong cuốn tiểu thuyết có tên là Foe, gọi Crusoe là Cruso. Nhiều nghiên cứu tập trung vào nhân vật nữ Susan Barton trong tác phẩm và

Page 35: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

35

khai thác góc nhìn giới (feminism), nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của tác phẩm này là cung cấp một góc nhìn từ phía chúng ta, những hậu duệ của Robinson hay Friday đang sống trong thế giới đương đại. Cũng cần nói thêm rằng tên thật của nhà văn đã sáng tác ra quyển tiểu thuyết Robinson Crusoe là Foe, nhưng sau này ông thêm chữ “de” vào trước tên cho giống tên những người quý tộc Pháp. Vì vậy, trên thế giới tồn tại cả hai cách ghi tên ông là Defoe và de Foe. Nhà văn Nam Phi chỉ gọi ông đơn giản là Foe như cái tên khai sinh ban đầu.

Đó là một vài thông tin về tác phẩm Robinson Crusoe mà quý vị độc giả quan tâm có thể tìm đọc thêm trên mạng, mỗi bài viết đều có thêm đường link dẫn đến những bài viết khác cũng sâu sắc và lý thú không kém. Điều mà chúng ta đang quan tâm xuyên suốt ở đây là giá trị thặng dư trong nền kinh tế nối kết. Rõ ràng là nếu thiếu vắng nhân vật Robinson - con người biết làm kinh tế và kết nối giữa thuộc địa và đế quốc - thì quy trình trao đổi hàng hóa không thể nào được xây dựng và duy trì. Thế hệ của anh chàng Friday chấp nhận làm nô lệ, nhưng con cháu của chàng đã nổi dậy giành độc lập, và thay thế vai trò chúa đảo của Robinson. Nói theo ngôn ngữ của triết học Mác - Lênin thì giai cấp bị trị đã làm chủ được phương tiện sản xuất. Họ cũng ra nước ngoài học để làm kinh tế, vận hành cỗ máy để sản sinh ra của cải, nhưng thực ra vẫn tiếp tục là đăng cấp dưới trong cái kim tự tháp xã hội mà Giáo sư Hymer đã trình bày

Page 36: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

36

ở trên kia. Con cháu Friday có thể thay thế con cháu Robinson, nhưng đó chỉ là thay thế ở vị trí trung gian chứ vẫn còn bị tư bản ở kiến trúc thượng tầng bóc lột. Đế quốc thời nay không cần dùng súng đạn mà chỉ đơn giản tặng cho bạn một chiếc iPhone để mọi người xung quanh bạn cùng say mê bán sức lao động mong làm sao cũng sở hữu được một chiếc iPhone giống như vậy. Và đế quốc không ngại chi học bổng để bạn đi học cách bán iPhone, mà thực ra là cách chiêu dụ thêm người vào mạng lưới người tiêu dùng, cũng giống như hệ thống bán hàng đa cấp, để những người còn lại tích cực hăng say bán sức lao động, đắm chìm trong cơn sóng tiêu dùng. Người nông dân vất vả nắng mưa trên đồng ruộng, chịu mọi rủi ro mới gom góp đủ một côngtennơ hàng nông sản để xuất khẩu và với số tiền bán nông sản đó, họ chỉ mua được một con chip điện tư để điều khiển tên lưa quốc phòng, nằm gọn trong một cái hộp be bé.

Đó có lẽ mới chính là cái mà Mác muốn trình bày trong các tác phẩm của mình: Mối quan hệ xã hội được thể hiện qua sự luân chuyển của hàng hóa. Điều này được nghiên cứu và áp dụng ở khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các nước tư bản phát triển như Anh, Đức và Mỹ. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua, tác phẩm Tư bản luận của Mác được tái bản và bán chạy như tôm tươi, xếp vào danh sách các đầu sách bán chạy nhất trong tháng. Đa số các giáo trình mácxít ở Việt Nam phân tích sự luân chuyển hàng hóa trong vòng xoay hàng - tiền - hàng

Page 37: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

37

(C-M-C: commodity - money - commodity). Nhưng như Giáo sư Hymer đã trình bày, hàng - tiền - hàng chỉ là quá trình tích lũy tư bản ở dạng sơ khai nguyên thủy mà thôi. Sự luân chuyển hàng hóa - sức lao động - hàng hóa (C-L-C: commodity - labour - commodity) mới là điều cần chú ý trong giai đoạn tư bản thời hiện đại. Điều Mác muốn nói không phải là tiền, mà là cái giá trị của sức lao động được thể hiện qua giá trị của đồng tiền hay vật trao đổi. Tư bản nguyên nghĩa cũng chính là vốn (capital), mà trong giấy tờ mua bán công ty cũng chính là tài sản hiện có thể hiện qua máy móc cụ thể hay kể cả một thứ trừu tượng như trị giá của tên thương hiệu. Triết gia Pháp Pierre Bourdieu sư dụng chữ tư bản (capital) để nói đến những thứ vốn khác hơn là tài chính, như là vốn xã hội (có thể hiểu như là quan hệ), hay vốn văn hóa (có thể hiểu như là bản sắc dân tộc).

Ở cái thời của cháu chắt Robinson di cư sang hòn đảo của Friday, và cháu chắt của Friday sang định cư ở “mẫu quốc”, chuyện đi lại đã được rút ngắn bằng máy bay, còn hàng hóa cũng đa dạng và cao cấp hơn trước rất nhiều. Do vậy, quá trình trao đổi cũng tinh vi hơn trước. Tiền hiện nay có thể là tiền ảo trên mạng điện tư, hay tiền âm như trên the tín dụng. Còn sức lao động nay có thể là lao động nghệ thuật và tư duy trừu tượng, định giá bằng cả quá khứ lẫn tương lai qua trình độ học vấn và quỹ lương hưu. Quy trình mua bán trao đổi là muôn hình vạn trạng, như giới nghiên cứu thường nhắc đến các phác họa của Giáo sư Arjun Appadurai như hệ trục tọa độ của

Page 38: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

38

kỹ thuật (technoscape), hay di dân (ethnoscape). Giáo sư Samuel Phillips Huntington thì nhắc đến sự va chạm giữa các nền văn minh lớn, trong khi đó nhà báo Thomas Friedman thì lại nói đến một thế giới phăng. Trong phạm vi của vấn đề đang trình bày, thì mặt phăng hay hệ tọa độ văn hóa xã hội của hàng hóa sẽ là mối quan tâm chính.

Page 39: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

39

2. Hàng hóa trong thế giới toàn cầu

Ở Luân Đôn, trên bờ bắc của dòng sông Thames có một địa danh mà nếu lần ngược về nghĩa gốc sẽ là bến Phân, tức là nơi mà những người nông dân sống ở bờ nam đem thuyền tới mua phân của người dân thành phố về bón cho rau quả. Khi chở sản phẩm tới chợ nông sản đầu mối ở Covent Garden nhiều người nông dân đùa cợt về cái sự ngu dốt của đám thị dân tư sản, rằng họ lấy cái của chúng nó đem về trồng trọt rồi bán lại cho chúng nó ăn. Cái đám bị coi là ngu dốt đó thì lại ngồi ăn nhậu thảnh thơi và thương hại cho cái sự quần quật của tầng lớp nông dân lao động không biết tính toán. Chất thải dơ bẩn trong thành phố, thay vì phải tốn tiền thuê người dọn dẹp thì lại có người tranh nhau mua, và trở thành một ngành kinh doanh đầy lợi nhuận. Vào thời nay, chỉ cần đầu tư khoa học - kỹ thuật là người ta có thể xây dựng ngay ra một nhà máy chế biến phân bón, dùng vi sinh để giúp tăng tốc độ cho quá trình phân hóa của chất thải, trộn với ty lệ phù hợp rồi đóng gói cho tiện chuyên chở và cất giữ. Công nghệ hiện đại còn có thể sản xuất ra điện như túi ủ biogas phổ biến ở Đồng bằng sông Cưu Long, mà chỉ cần một trạm dừng chân

Page 40: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

40

dọc đường quốc lộ được lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh công cộng là đủ để chạy máy phát điện và khí đốt cho toàn bộ khu vực nhà hàng, cộng thêm nguồn phân bón cho các hộ xung quanh. Ở Nga, công nghệ sinh học cho phép đóng gói phân tự nhiên thành những kết cấu rắn không mùi, tiện lợi trong sư dụng.

Thế nhưng, điều tạo ra sự phát triển cho một ngành kinh tế nằm ở chỗ tạo ra một kênh mua bán trao đổi. Mỗi hộ gia đình ở bờ bắc sông Thames có thể tự đào hố ủ phân bắc rồi trồng rau trong vườn nhà, còn mỗi hộ gia đình ở bờ nam cũng không cần phải mang rau đi bán để mua xe về chạy chơi. Nhưng như thế sẽ không tạo ra cơ hội để cho nền kinh tế phát triển như là người này mua phân rồi bán rau cho người kia, tạo ra sự lưu thông, tức là thị trường để trao đổi, mua bán giá trị sức lao động, và tiếp theo là tổ chức lại sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư và sự chênh lệch trong phân phối lợi ích. Tương tự vậy, có một thời ở Niu Oóc (New York), mỗi gia đình giàu có đều buộc một con bò ở trước cưa, cho ăn cỏ để sáng sáng có sữa uống, cho đến khi những người nông dân ở gần đó không cạnh tranh nổi về giá ngũ cốc với các nơi khác của nước Mỹ đã quyết định tập trung nuôi bò và chở vào thành phố bán với giá re hơn thị dân tự nuôi. Ngành sữa ngày nay trên thế giới đã phát triển từ một động tác đơn giản như vậy. Người ta nghĩ ra đủ mọi cách để chế biến và bảo quản sữa được lâu hơn, chở đi xa hơn, vòng quanh thế giới, và khuyến dụ thêm nhiều người hơn sư dụng sản phẩm này. Bí quyết phát triển cho nền kinh tế thị trường chính là vai trò của hàng hóa.

Page 41: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

41

Trong bộ Tư bản luận, Mác và Ăngghen phân biệt rất rõ giữa sản phẩm và hàng hóa. Để trở thành hàng hóa, một sản phẩm cần phải được đưa vào quá trình trao đổi mua bán để chuyển thành một dạng thức được định giá thông qua giá trị sư dụng. Bill Gates từng có phát biểu thường được giới kinh doanh trích dẫn, rằng cần phải tạo ra sản phẩm bằng khoản chi phí cần thiết, nhưng phải bán bằng cái giá mà người mua có thể trả cho nhu cầu đó. Sản phẩm phần mềm của Microsoft làm ra bằng số tiền phải trả cho giờ công lao động và khấu hao nhà xưởng, nhưng khi nhân lên cả triệu bản thì giá bán ở mỗi nước sẽ khác nhau, có thể nâng lên cả ngàn USD cho khách hàng là doanh nhân thành đạt ở các nước giàu muốn đi trước thời đại, và cũng có thể hạ xuống chỉ còn một USD cho khách hàng là sinh viên đang học ở các nước nghèo. Tương tự vậy, Nokia tập trung kỹ thuật để sản xuất điện thoại với chi phí ngày càng re, giá thành thực sự cho một bộ vi xư lý chưa đến một USD, nhưng sẵn sàng thuê chuyên gia bán hàng của một hãng nước ngọt về để làm sao bán được điện thoại với giá cao nhất, từ loại chỉ có vài chục USD cho khách hàng bình dân, cho đến loại giá vài ngàn USD cho khách hàng doanh nhân. Không chỉ đơn giản là quy luật cung cầu, mà còn rất nhiều yếu tố khác tác động vào giá cả của hàng hóa, mà nhiều khi đánh sập cả một ngành công nghiệp. Hiện nay, hầu như không còn ai mua phim của hãng Kodak và thậm chí cũng chăng còn mấy ai tới in hình ở các tiệm ảnh nữa, chụp xong là post thăng lên facebook luôn để khoe, không còn mốt cất vào

Page 42: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

42

album hay treo trên tường như trước. Mốt (fashion) hay cách sống (lifestyle) đã làm thay đổi hoàn toàn số phận của một loại hàng hóa.

Giáo sư người Mỹ gốc Ấn Độ là Arjun Appadurai đã bắt đầu từ chủ nghĩa Mác (Marxism) mà xây dựng nên hệ thống khái niệm đó, coi hàng hóa cũng có cuộc sống xã hội riêng, giống như con người, và tìm hiểu các quy luật văn hóa xã hội của chúng, giống như Mác ngày xưa đã quan sát và ghi nhận mối quan hệ xã hội mang tính mâu thuẫn và bóc lột thông qua hàng hóa và quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa. Nội dung này được trình bày một cách đầy đủ nhất có lẽ là qua tác phẩm “The social life of things: Commodities in cultural perspective” (Đời sống xã hội của sự vật: Hàng hóa nhìn từ góc độ văn hóa) do ông chủ biên, được Nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản năm 1988. Theo đó, giá trị của hàng hóa được tạo ra nhờ quá trình mua bán trao đổi (economic exchange). Cái mà người ta mua bán trao đổi không phải là sản phẩm hay hàng hóa mà chính là cái giá trị nằm ở bên trong hàng hóa đó. Ở đây, Arjun Appadurai dùng chữ “embedded” mà tạm dịch là nằm ở bên trong, nhưng nó cũng giống như khái niệm “đậm đà” ở trong cụm từ “đậm đà bản sắc dân tộc”, bởi vì giá trị nằm ở bên trong hàng hóa cũng có thể là bản sắc dân tộc tạo ra sức mua cao cho sản phẩm. Một số nơi có thể hiểu và dịch theo nghĩa “tiềm ẩn”, như là ve đẹp tiềm ẩn bên trong một sản phẩm du lịch. Triết gia người Đức Georg Simmel từ năm 1900-1907 khi bàn về tiền trong tác phẩm “The Philosophy of Money” (Triết học về Tiền), mà mãi đến năm 1978 mới được dịch

Page 43: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

43

sang tiếng Anh, đã khái quát rằng giá trị kinh tế của hàng hóa không đơn thuần là giá cả mà là một tổng thế của rất nhiều loại giá trị khác nhau.

Cũng giống như Mác, Giáo sư Arjun Appadurai cho rằng cần phải tập trung sự quan tâm vào sự vật được mua bán trao đổi và phân tích giá trị được mua bán trao đổi, hơn là dạng thức mua bán, hay chức năng mua bán trên thị trường. Khi đó ta sẽ thấy chính trị mới là điều chi phối tất cả các quá trình đó, tức là định ra cái giá trị mua bán trao đổi đó. Nền kinh tế hàng hóa không chỉ đơn giản là sự phát triển kinh tế, mà nếu nhìn từ bài học của mối quan hệ giữa Friday và Robinson, thì quá trình toàn cầu hóa thực ra là một kiểu thực dân hóa không dùng đến vũ khí và không cần phải chiếm đoạt phương tiện sản xuất. Thế giới chỉ phăng trong mắt của Thomas Friedman, một hậu duệ của Robinson, chứ chưa hề phăng cho hậu duệ của Friday. Bằng chính sách định giá cho sản phẩm, giới tư bản có thể bóc lột sức lao động của người dân ở các nước nghèo tùy theo cách họ muốn thông qua nhu cầu mua sắm của người dân nghèo. Chính trị và ngoại giao quốc tế thực sự là một cuộc đấu tranh không hề ngơi nghỉ giữa người đại diện cho giai cấp bị trị trong thế giới của những cường quốc thống trị. Nhiệm vụ của tầng lớp tiên phong là làm sao để đòi được phần xứng đáng cho giai cấp vô sản trên chiếc bàn phân phối lợi nhuận thu được từ hàng hóa, cũng tức là định giá trị cho hàng hóa đem bán sản phẩm từ sức lao động của người dân trong nước tới mạng lưới kinh tế toàn cầu.

Page 44: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

44

Theo cách nhìn của Giáo sư Arjun Appadurai thì dòng luân chuyển của hàng hóa trên thế giới có thể được quy chiếu xuống 5 hệ quy chiếu cơ bản để nhìn sự vật một cách rõ ràng và cơ bản hơn. Hệ quy chiếu thứ nhất là đường đi của tiền (financescape), đây là cách nhìn phổ biến hiện nay, nhưng không hữu dụng và đáng chú ý bằng bốn hệ quy chiếu còn lại. Đường đi của di dân (ethnoscape), của kỹ thuật (technoscape), của truyền thông (mediascape), và của tư tưởng (ideoscape) là những hệ trục tọa độ giúp ta nhìn thấy rõ hơn sự trao đổi mua bán của giá trị văn hóa. Cuộc sống thay đổi do công nghệ phát triển hay tư duy được tiếp biến từ nền văn minh này sang nền văn minh khác. Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là thế giới của truyền thông, vì chúng làm thay đổi hoàn toàn cách người ta nhìn nhận về thế giới mình đang sống, tức là thay đổi về cơ bản nhân sinh quan của một con người, khiến cho lý tưởng, hoài bão hay các mục tiêu trong cuộc đời bị thay đổi hoàn toàn.

Con người sống trong những cộng đồng mà họ mường tượng ra (imagined communities), như phát hiện của giáo sư người Mỹ Benedict Anderson (1936-2015) qua công trình nghiên cứu về Inđônêxia và Việt Nam. Bắt đầu từ việc nghiên cứu báo chí, ông phát hiện thấy vai trò của nhật báo như một cuốn nhật ký chung cho một cộng đồng ngôn ngữ, và câu chuyện trong một tác phẩm văn học phổ biến trở thành câu chuyện chung cho những người đang sống trong cộng đồng ngôn ngữ đó. Và như vậy, người ta dần chuyển mình vào trong dòng chảy đó và mường tượng ra một cộng đồng dân tộc cũng giống như một con người

Page 45: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

45

và cơ thể là lãnh thổ quốc gia. Được chuyên gia người Thái Lan Thongchai Winichakul bổ sung thêm phần về lịch sư và dân tộc Thái, lý thuyết của Benedict Anderson mở rộng khái niệm truyền thông ra cả những gì đang xảy ra hằng ngày trong cuộc sống nơi đô thị, như bích chương, biểu ngữ, tên đường, và quan trọng nhất là bảo tàng. Như cách nhìn của sư gia mácxít Eric Hobsbawm (1917-2012), văn hóa dân tộc là truyền thống được tạo dựng (invented tradition), bản sắc của một dân tộc là những gì được tái tạo và tổng hợp lại để truyền cho thế hệ sau. Đó chính là sản phẩm mang đậm dấu ấn của văn hóa và giá trị tiềm ẩn đó mang giá trị trao đổi mua bán khi được gói ghém vào hàng hóa. Một con dấu vô tri vô giác ở ngôi nhà của một nhân vật tưởng tượng là ông già Noel, được hiện thực hóa ở Rovaniemi của Phần Lan, nhưng du khách sẵn sàng trả tiền để được đóng vào trong hộ chiếu làm ky niệm. Giá trị văn hóa của món hàng này cao gấp nhiều lần giá trị thực sự của vật chất là con dấu, mực và công của người đóng dấu. Ở một số nước châu Âu có khá nhiều người bị bắt vì thu gom tiền xu về nấu chảy ra thành đồng, vì giá kim loại cao hơn nhiều so với giá trị trao đổi của đồng xu đó. Trong ví dụ này thì giá trị mang tính văn hóa, tức là quy ước về mệnh giá, thấp hơn nhiều so với giá trị của vật chất. Có những thứ không thể giải trình được trên hệ trục tọa độ của tài chính thì lại dễ dàng nhìn thấy rõ mồn một qua các hệ trục tọa độ thay thế mà Giáo sư Arjun Appadurai đã phác thảo.

Ví dụ như món mì ăn liền mà nhiều người Việt vẫn nghĩ là đặc sản dân tộc của Việt Nam, nhưng thực sự có

Page 46: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

46

nguồn gốc từ nước Nhật, nơi mà theo truyền thống người ta thường ăn các loại bún hay hủ tiếu và phở làm từ bột gạo. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã viện trợ lương thực cho Nhật Bản nhưng tất nhiên là họ chỉ có bột mì chứ không có bột gạo. Một số tiệm ăn cho người nghèo ở Nhật đã nhanh chóng chế biến ra món ramen tức là các loại món nước dùng mì sợi. Một số người khác còn dày công hơn, chế biến thành món mì khô đóng gói, chỉ cần đổ nước sôi vào là ăn được. Họ thắng thầu hợp đồng cung cấp cho quân đội Mỹ, và thế là gói mì ăn liền bắt đầu có mặt ở Việt Nam, với hình hai con tôm. Một thời gian dài, đây là món lương khô tiện dụng được ưa chuộng, và cùng với quảng cáo trên tivi, nó đã trở thành món ăn không thể thiếu được trong các siêu thị ở Việt Nam. Ở Ba Lan, một số cưa hàng thực phẩm châu Á nhập mì ăn liền Vifon về bán cho người Việt, dần dần khách hàng người Ba Lan cũng ưa chuộng, bởi vì súp là món mà dân bản xứ cũng thích ăn, còn sợi mì là loại ngũ cốc quen thuộc. Nhập bột mì từ Ba Lan về Việt Nam để sản xuất rồi chở ngược mì gói sang Ba Lan bán đại trà trong siêu thị cho người Ba Lan, điều này làm tăng chi phí vận chuyển. Trước tình hình đó, doanh nhân Tào Ngọc Tú nhanh chóng cắt bớt phí chuyên chở bằng cách xây dựng nhà máy sản xuất mì ăn liền ở ngay chính Ba Lan, lấy bột mì của Ba Lan đem bán cho người Ba Lan dùng. Cả triệu người Ba Lan sang Anh lao động, và mì ăn liền Vifon là sản phẩm không thể thiếu được trong các cưa hàng thực phẩm dành riêng cho họ, tức là trở thành món ăn đậm đà bản sắc dân tộc của người Ba Lan. Chỉ trong một câu chuyện

Page 47: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

47

đơn giản như vậy thôi, áp dụng một góc nhìn của Giáo sư Arjun Appadurai ta đã nhận thấy rất nhiều điều thú vị: Vấn đề di dân và con đường di chuyển của văn hóa ẩm thực để tạo ra chỗ đứng cho sản phẩm mới. Đó chính là cách kinh doanh mang bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu.

Một ví dụ nữa về sự thay đổi về giá trị văn hóa kéo theo sự thay đổi giá trị của hàng hóa. Cách đây trên 100 năm, công nhân ngành mỏ ở Xan Phranxixcô (Mỹ) đình công và đấu tranh dữ dội để giới chủ cam kết mỗi tuần không bắt họ ăn nhiều hơn hai con tôm hùm càng to (lobster). Tôm hùm hồi đó re đến mức không ai thèm ăn ngoài bếp ăn dành cho thợ mỏ, vậy mà bây giờ chỉ có người rất giàu mới dám gọi một con tôm hùm trong thực đơn của nhà hàng sang trọng, cũng ở ngay chính Xan Phranxixcô. Hay như ở Việt Nam, món ốc lên ngôi khi văn hóa ẩm thực thay đổi: Từ món của người nghèo ở miền quê, lượm lặt cho qua bữa, biến thành món của người giàu trên bàn tiệc nơi đô thị, cả trăm ngàn một đĩa trong khách sạn năm sao. Ngày xưa, có thời người ta thích gà công nghiệp vì thịt mềm còn bây giờ lại thích gà đồi đi bộ vì thịt dai. Văn hóa mới thực sự là cái tạo ra phần giá trị trao đổi chiếm ty lệ lớn trong hàng hóa trên thị trường. Chỉ cần một nghệ sĩ lớn nào đó thích ăn một món ăn dân dã là nhà hàng có thể dùng truyền thông để kinh doanh món đó với giá cao. Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày xưa nhung nhớ món cá bống sông Trà nơi quê mình, thì ngày nay những người dân Quảng Ngãi quê ông cũng chọn đó là biểu tượng đại diện cho bản sắc quê hương. Tương tự vậy, ra nước ngoài, một lọ mắm tôm Hậu

Page 48: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

48

Lộc giá ngang bằng một chai rượu vang Bordeaux trong siêu thị ở Anh, hay một tô phở Việt Nam đắt ngang với một đĩa mì Ý ở thủ đô Xêun (Seoul) của Hàn Quốc. Phở nay đã thành danh từ quốc tế cũng giống như Spaghetti vậy. Gìn giữ bản sắc dân tộc không phải là khẩu hiệu văn hóa viển vông, mà chính là cuộc chiến ác liệt trên đấu trường quốc tế để giành lấy phần chia xứng đáng trong phân phối giá trị hàng hóa, tức là hưởng phần lợi nhuận xứng đáng cho công sức lao động đã bỏ ra với món sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Thế giới loài người đã thay đổi rất nhiều qua các giai đoạn lịch sư, mà theo Giáo sư Ernest Gellner (1925-1995) thì thời đại công nghiệp đã tạo ra nhu cầu phải hình thành nên tổ chức dân tộc. Học trò của ông, Giáo sư Anthony Smith ở Học viện Kinh tế và Chính trị Luân Đôn (LSE) là một trong số các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về tư tưởng dân tộc, nhận định ý thức đó luôn bắt đầu từ một bộ tộc nguyên thủy nào đó (ethnie) được coi là tổ tiên của một dân tộc. Giáo sư Stein Tonnesson - chuyên gia người Na Uy khi nghiên cứu lịch sư của Việt Nam thì nhận thấy có một con đường đấu tranh giai cấp để hình thành nên tổ chức dân tộc.

Nếu quý vị độc giả chưa thấy thuyết phục, thì xin mời hãy tìm đọc các tác phẩm “The Imperial Roots of Hunger” (Gốc rễ Đế quốc của nạn Đói) của tiến sĩ người Ấn Độ Madhusree Mukerjee, cảnh báo nguy cơ đói kém trên thế giới do cơ chế của hệ thống tư bản toàn cầu. Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo cho nên lời cảnh báo này càng đáng quan tâm hơn ai hết. Nhiều năm qua, Mỹ đã tài trợ cho

Page 49: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

49

rất nhiều nghiên cứu khoa học về gạo ở các nước châu Á. Nghe thì rất tốt, nhưng điều cần chú ý là đa số tiền tài trợ được cấp cho các chuyên gia người Mỹ - tức là thế hệ con cháu của Robinson, hơn là cấp cho các chuyên gia người bản địa - tức con cháu của Friday. Các nhà khoa học người Mỹ tất nhiên là có thiện cảm với các nước nghèo, và trong quá trình làm việc thì họ giúp đỡ chuyên gia ở các nước đó phát triển. Nhưng đến cuối chương trình, thì kết quả là có bao nhiêu giống lúa tốt trên thế giới người Mỹ đều lưu giữ, và phát triển ra giống lúa riêng của mình, vừa hội tụ đủ mọi loại ưu điểm, vừa được can thiệp cải biến gen để nông dân ở các nước nghèo muốn gieo trồng trong mùa sau thì phải mua lại giống của họ. Thiếu chính sách tương tự, liệu về lâu dài ngành gạo của Việt Nam có cạnh tranh nổi với một nước không phải là nông nghiệp như Mỹ hay không? Gạo Mỹ hiện đang xếp hạng thứ tư trên thế giới. Ở Luân Đôn, đa số các bao gạo bán cho người Nhật và Hàn Quốc đều đóng dấu sản xuất ở Mỹ (Made in USA). Mà nói đâu xa, người Việt ở châu Âu từ lâu chỉ ăn gạo của Thái Lan, một nước cũng rất chú trọng đầu tư vào hệ trục tọa độ kỹ thuật cho hàng hóa (technoscape).

Khi làm chủ được các kênh dẫn truyền thông (mediascape) và tư tưởng (ideoscape), người ta sẽ dễ dàng chiếm lĩnh toàn bộ một thị trường để bán món hàng mới với giá cao, ví dụ như chiếc điện thoại iPhone của Apple, hay trước đây là máy nghe nhạc Walkman của Sony. Không nhất thiết phải nắm lấy toàn bộ thị trường mà có những tập đoàn chỉ nhắm vào một số khách hàng rất giàu mà thôi, ví dụ như

Page 50: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

50

bán các loại hàng hiệu và xe hơi siêu sang. Đại gia ở Việt Nam để có đủ tiền sắm một chiếc Bentley hay Ferrari và Lexus thì sẽ phải tiếp tục bóc lột công nhân, trở thành một anh chàng Robinson trong cơ cấu tư bản toàn cầu. Đó là điều hoàn toàn bình thường không nên cấm đoán, nhưng nếu một quan chức hay một cơ quan nhà nước cũng đua đòi theo phong trào này thì là điều đi ngược lại định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường. Điều cần làm là các cơ quan nhà nước phải trở thành khách hàng đầu tiên cho các loại xe bình dân mà các công ty trong nước nghiên cứu chế tạo, như mô hình xe nhân dân - Volkswagen của nước Đức, hay chính sách quốc phòng của Mỹ tạo ra sự phát triển cho các tập đoàn xe Jeep và máy bay Boeing. Các cơ quan truyền thông sư dụng ngân sách nhà nước mà lại chạy đua dành giờ phát sóng cho chính sách Làn sóng Hàn (Hallyu), hay đăng chuyện ca sĩ nổi tiếng mua sắm ở nước ngoài như thế nào chính là sự đầu hàng đầu tiên trên chiến trường truyền thông và tư tưởng. Đó là hậu quả của việc thiếu ý thức về tính giai cấp trong khẩu vị.

Page 51: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

51

3. Định giá cho khẩu vị

Để hiểu được tính giai cấp ẩn chứa trong giá trị văn hóa làm nên giá trị mua bán trao đổi của hàng hóa, có lẽ không còn phương pháp nào phù hợp hơn là duy vật biện chứng lịch sư mà Mác đã xây dựng. Một trong số những sư gia mácxít hàng đầu là giáo sư người Anh gốc Do Thái Đức - Ba Lan - Áo Eric Hobsbawm (1917-2012), người đã trải nghiệm gần đủ một trăm năm vừa qua. Là một lý thuyết gia đầu ngành của giới sư gia trên thế giới, vậy mà phát biểu trước sinh viên ở California ông không ngại chưi thề để trình bày hệ thống quan điểm của mình về thế giới. Theo đó, lịch sư loài người có thể tóm gọn lại thành một câu đơn giản, rằng đó là lịch sư phát triển từ loài vượn thành loài người có trí khôn biết tin vào một điều không có thực (fiction) như là điều cấm chúng ta không được ăn thịt lẫn nhau. Thực vậy, có rất nhiều điều mà chúng ta mặc nhiên tin vào khi sống trong một xã hội toàn cầu, đơn giản như là cho vay nợ (credit), bảo đảm nợ (letter of credit, LC), hay trả tiền trước để sau này mới nhận nông sản vào mùa thu hoạch (future price). Đó chính là điều

Page 52: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

52

làm nên lịch sư xã hội loài người, và đó cũng chính là điều chi phối sự phát triển của xã hội, hay nói khác hơn, chính là sự phát triển đó.

Với sư gia người Mỹ là Giáo sư Paul Freedman, đang dạy ở Đại học Yale, thì lịch sư của loài người cũng chính là lịch sư của thực phẩm trong vai trò hàng hóa, hay nói khác hơn, là lịch sư của khẩu vị, như trong cuốn sách “Food - the History of Taste” (Thực phẩm - Lịch sư của Khẩu vị) do ông chủ biên, được Nhà xuất bản Đại học California xuất bản năm 2007. Cụ thể hơn, lịch sư của trật tự thế giới như hiện nay, được xác lập sau giai đoạn phát triển đế quốc, như câu chuyện của Robinson và Friday, được trình bày trong cuốn sách hiện đang trở thành kinh điển cho ngành sư thế giới, được Đại học Yale xuất bản năm 2008: “Out of the East - Spices and the Medieval Imagination” (Rời phương Đông - Gia vị và Tư duy thời Trung cổ). Theo đó, việc các nước đế quốc phương Tây khởi quân xâm lược và chiếm quyền kiểm soát thế giới thực ra bắt đầu từ những món lợi do các chuyến hàng mua bán gia vị trên biển đem lại. Điểm lại giấy tờ sổ sách ở Oxford vào năm 1431-1432 ta sẽ thấy bán nguyên một con heo chỉ đủ tiền mua nưa kilôgam tiêu loại re nhất - sự định giá qua trao đổi mua bán sức lao động giữa phương Tây và phương Đông vào thời bấy giờ. Khi tư bản tài phiệt kiểm soát được quy trình mua bán thì người nông dân nuôi heo trên hòn đảo Anh và người nông dân trồng tiêu ở đảo Phú Quốc vẫn tiếp tục trao đổi hàng với giá như cũ, còn phần tiền lời (tức là giá trị thặng dư) sẽ chui thăng vào túi của thượng tầng kiến trúc.

Page 53: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

53

Con đường trở thành hàng hóa toàn cầu của các loại gia vị được xác định là bắt đầu từ thời Trung cổ. Người ta kiểm kê ra được khoảng 288 loại hương liệu, mua bán bằng cân tiểu ly, mà có những thứ giá đắt như vàng nếu khách hàng tin là có khả năng chữa bệnh, hay mùi hương quyến rũ mê hoặc người khác phái. Nếu quý vị độc giả còn nhớ thì cách đây không lâu người ta vẫn còn dùng mùi vani trong bánh ngọt để làm nước hoa, hay mùi hoa nhài ướp trà để đeo trong người. Tuy nhiên, nước hoa hay thuốc chữa bệnh chỉ là một thành phần rất nhỏ của các loại hương liệu, còn gia vị cho đồ ăn mới là thứ tạo ra đăng cấp để phân biệt giữa nhà giàu với nhà nghèo trong xã hội tư bản đang phát triển với tốc độ chóng mặt và phân hóa triệt để theo giai cấp. Hương liệu quý hiếm từ phương Đông là biểu tượng giàu sang cho tư bản phương Tây, mà chút ít gia vị trên bàn ăn là sự thể hiện ngầm xem ai mới là bá chủ của thế giới, kiểm soát những hòn đảo hương liệu và tuyến đường chở hương liệu về nước. Không giống như những thường dân lao động chỉ biết ăn cho no, giới tư bản khăng định địa vị của mình bằng cách ăn cho thích, hưởng thụ sự sung sướng, chứ không phải vì nhu cầu nguyên thủy còn để lại từ bước tiến hóa của loài vượn. Đó là sự khác biệt về giá trị xã hội hàm chứa trong các loại hàng hóa đó, tức là sự phân biệt về giai cấp của người thưởng thức hay sư dụng các món hàng đó. Ở Việt Nam, giới nhà giàu mới nổi không kịp trang bị vốn văn hóa để thể hiện đăng cấp cho nên cách nhanh nhất là chấp nhận bỏ tiền mua hàng hiệu. Ở các nước phương Tây,

Page 54: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

54

người giàu biết cách thể hiện đăng cấp bằng việc đầu tư tiền vào nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa và giúp người nghèo cải thiện cuộc sống.

Từ khi còn nhỏ các em bé thuộc đăng cấp cao đã được dạy dỗ trong môi trường khác với dân thường, biết nghe nhạc thính phòng cổ điển, biết nếm rượu ngon tứ xứ, biết thưởng thức món ngon vật lạ từ khắp mọi miền thế giới. Khẩu vị không chỉ đơn giản là hương vị của đồ ăn mà còn thể hiện qua gu thẩm mỹ nói chung, mà tiếng Anh đều gọi chung là “taste”. Giáo sư người Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) là người đi sâu nhất vào không gian này (habitus), bóc tách giá trị xã hội bên trong lối sống tạo ra đăng cấp (lifestyle). Cái mà cha mẹ để lại cho con không chỉ đơn giản là tiền bạc mà còn nhiều thứ vốn khác, đều được gọi chung là “capital”, như vốn xã hội và vốn văn hóa. Nếu đã có đủ vốn mềm như Robinson thì dù có bị lạc vào đâu đi nữa thì anh ta vẫn được nhận trở lại làm người trung gian (middleman) chứ không bị đưa xuống tầng dưới làm nô lệ rồi mới được vươn lên trở lại từ đầu. Số vốn không phải là tài sản sẽ đi theo đứa tre suốt cả cuộc đời và là khoản giá trị bảo đảm cho cuộc sống sau này. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là số vốn chung được tích lũy lại để thế hệ sau có đủ tư cách sánh vai cùng bốn bể năm châu.

Như vậy, mất đi khẩu vị truyền thống cũng giống như mất đi phương tiện sản xuất, hay mất vốn tài chính để kinh doanh. Mất đi các mối quan hệ đã được tạo dựng từ trước

Page 55: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

55

cũng sẽ giống như mất đi thị trường mua bán hay mất đi chỗ đứng trước đó của một món hàng trên thị trường. Lịch sư của một dân tộc, bên cạnh lịch sư đấu tranh chống ngoại xâm, cũng còn là lịch sư bảo vệ khẩu vị địa phương, duy trì và phát triển bản sắc dân tộc trong từng giai đoạn mới. Văn hóa khẩu vị không phải là cái tự dưng có được mà phải mất thời gian nuôi dưỡng cũng giống như quá trình “trăm năm trồng người”. Một món hàng hóa mang đậm bản sắc dân tộc chỉ duy trì được giá trị nếu đa số thành viên trong cộng đồng dân tộc đó tiếp tục mua bán trao đổi với giá cao, như món cá sống của người Nhật, hay kim chi của người Hàn. Nếu tích lũy đủ lượng vốn văn hóa cần thiết, thì quả cà pháo của người Việt cũng sẽ được thế giới ưa chuộng ngang với quả ôliu của người Ý. Mà nhiều lúc, giống như Làn sóng Hàn, sự ưa chuộng đến từ một bài nhạc của các cung nữ thế ky XVIII dùng trong bộ phim “Dae Jang Geum” (Nước mắt Đại Trường Kim). Điệu khúc Onara gồm toàn những câu chữ rên xiết, nhưng được một thế hệ nghệ sĩ tre của Hàn Quốc xây dựng lại, phối hợp giữa nhạc cụ truyền thống và âm điệu hiện đại, đã chiếm trọn tình yêu của khán giả truyền hình không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở ngay chính cường quốc mạnh hơn là Nhật Bản, rồi lan sang tận châu Âu. Trong không gian riêng của mình, khẩu vị dễ dàng di chuyển từ trục này sang trục khác trong các hệ tọa độ giá trị để trở thành sức mạnh mềm cho một quốc gia trên sàn thương mại quốc tế. Chính phủ Hàn Quốc từng thống kê cách nay vài năm rằng cứ xuất khẩu được 100 USD hàng hóa là sản phẩm

Page 56: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

56

văn hóa thì sẽ xuất khẩu được trên 400 USD hàng hóa là sản phẩm công nghiệp. Nhà báo Hàn Quốc Hong Eu-ny trong một cuốn sách nói về quá trình chinh phục thế giới của văn hóa Hàn lý giải rằng thị trường ở các nước nghèo không được các nước tư bản phương Tây quan tâm mấy, cho nên đó chính là cơ hội cho hàng hóa của Hàn Quốc. Khi người dân thu nhập khá hơn, người ta sẽ có tiền để mua điện thoại cầm tay và máy giặt, và hiển nhiên là sẽ mua đồ của Hàn Quốc vì thương hiệu của quốc gia này đã mặc nhiên tồn tại từ lâu trong cuộc sống hằng ngày của họ qua các bộ phim truyền hình. Tương tự như vậy, người ta cũng ghi nhận sự thành công của các thương hiệu máy lạnh Nhật Bản theo sau sự thành công của bộ phim Oshin, mỗi ngày nội dung phim chỉ có 15 phút nhưng kèm theo quảng cáo lên thành 40 phút.

Ngay các nước tư bản phát triển cũng rất chú ý đến bộ mặt văn hóa của mình ở những nơi tiếp xúc với bên ngoài, không cứ phải là đoàn nghệ thuật giới thiệu văn hóa cổ truyền, mà là những hoạt động kinh doanh bình thường nhất ra bên ngoài, để xây dựng và duy trì thương hiệu quốc gia. Đơn cư như với một hãng hàng không quốc gia thì bộ quần áo tiếp viên có thể được coi là biểu tượng thể hiện giá trị văn hóa đầu tiên của quốc gia đó. Chưa nói gì đến chuyện khập khiễng khi phụ nữ mặc áo dài truyền thống mà đàn ông lại không mặc quốc phục, chỉ cần nhìn vào chất liệu vải nhàu nát mà các tiếp viên nữ ai cũng than. Hai mươi phút ủi áo mỗi lần đi bay được coi

Page 57: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

57

như là cực hình đau khổ trong đời, dù đã áp dụng đủ mọi cách, từ ủi khi vừa mới giặt xong cho tới mua bàn ủi loại đắt tiền nhất có chức năng ép như trong xưởng may về để xư lý. Vậy mà chỉ cần ngồi xuống ghế khi cất cánh, đứng lên thì tà sau đã kịp nhăn nhúm ra rồi. Cũng giống như gương mặt và giọng hát của các cô ca sĩ trong ban nhạc T-ara nổi tiếng đang được coi là biểu tượng của Hàn Quốc, ve đẹp quốc gia phải đồng bộ và cần được chú ý từng chút một, một cách có ý thức và kiến thức. Ví dụ, có những VIP đi máy bay hay soi tiếp viên cầm cốc xuôi hay ngược để ra oai, mà không hề chú ý nghe giọng phụ nữ đang đọc băng hướng dẫn cài dây an toàn là của ai. Trong một môi trường sống và làm việc kiểu như vậy, vừa căng thăng vừa bất cần, thì lẽ dĩ nhiên văn hóa hiện ra trên cưa miệng của tiếp viên trưởng là những câu chưi đặc trưng nhất cho miền đất nơi anh ta xuất thân, điều đó không có gì lạ cả, như người viết từng chứng kiến. Cả một guồng máy mà cuối năm mặt đất được thưởng 12 tháng lương còn tiếp viên thời vụ dù có đi nước ngoài nghỉ lại cũng không có công tác phí, thì tất cả mọi thành viên đều sẽ chỉ nghĩ đến mối lợi tài chính trước mắt là điều quá dễ hiểu. Lãnh đạo thì đang còn phải lo trình báo vụ máy bay vừa mới mua đã hỏng ở nước ngoài phải tốn tiền khách sạn cho khách và điều một đội kỹ sư từ trong nước sang sưa chữa, lỗi cơ bản nhất từ việc có chịu khó đọc từng câu chữ trong hợp đồng hay không. Vậy thì còn ai sẽ tập trung đầu óc để xây dựng và khai thác vốn văn hóa trên các chuyến bay để giúp đất nước phát triển?

Page 58: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

58

Văn hóa trên mỗi chuyến bay của một hãng hàng không quốc gia cần được bắt đầu từ việc đào tạo tiếp viên, và thế hệ đầu tiên của trường hàng không đã được đào tạo rất tốt. Ứng xư văn hóa được huấn luyện từ những việc nhỏ nhất như là kỹ năng trang điểm và ăn mặc, cho đến lời mời thức ăn và yêu cầu tuân thủ an toàn bay. Khi tiếp viên thời vụ chỉ có vài tháng tập huấn, còn tiếp viên biên chế chỉ được học chay vài buổi trước khi làm việc trên máy bay mới thì chuyện mở cưa sai thao tác làm bung thang phao tốn tiền sưa chữa là kết quả tất yếu. Khi tiếp viên trưởng không được lựa chọn trên nguyên tắc đạo đức và phẩm chất trong quá trình làm việc thì chuyện anh ta trở thành ke phá hoại tạo nguy cơ khiến hãng mất khách trầm trọng do hiệu ứng tẩy chay của mạng xã hội là điều hiển nhiên. Ít nhất, nó sẽ khiến lá phiếu đấu giá của các tập đoàn nước ngoài có ý định thu mua một phần cổ phiếu của hãng hàng không này thấp hơn trước. Thế nhưng vấn đề là không phải ai cũng như vậy. Trong tổ tiếp viên vẫn còn rất nhiều người có đầy đủ phẩm chất và năng lực, như trường hợp một người có tài sản riêng là một chiếc BMW và một chiếc Porsche nhưng vẫn bình dị đi bay vì yêu nghề, và phân biệt rõ giữa nghề nghiệp và công việc kinh doanh ở bên ngoài. Cũng giống như có tiếp viên giải nghệ theo chồng sống cuộc đời triệu phú ở nước ngoài, nhưng hễ lên máy bay về quê là lại nhớ nghề, chạy ra khu bếp xin giúp việc cho các em tiếp viên tre thao tác còn chậm. Thế nhưng để cái đẹp nở hoa thì cần phải có người biết trân trọng và đánh giá cao điều đó, nhiều lúc chỉ đơn giản là

Page 59: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

59

một câu nhận xét và khen ngợi chân thành. Một trong số những chương trình truyền hình ăn khách trên thế giới là Undercover Boss, trong chương trình này, các lãnh đạo tập đoàn sẽ hóa trang làm nhân viên để nắm hết tình hình và kịp thời sưa chữa lỗi của mình, đồng thời có những khoản tiền thưởng rất lớn để giữ nhân viên và phát triển bộ máy. Đó chính là giải pháp văn hóa xã hội để nâng cao giá trị cạnh tranh của các công ty lớn trên thế giới trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Trong điều kiện Việt Nam, sớm áp dụng kiến thức và kỹ năng truyền thông văn hóa để phát triển (communication for development: C4D) là điều cần thiết.

Thường được các định chế quốc tế coi như là phương tiện để giúp phát triển bền vững, truyền thông phát triển sẽ là một hệ quy chiếu quan trọng về văn hóa để giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Một cách dễ hiểu, truyền thông phát triển là phương cách để định giá cho khẩu vị trong hệ tọa độ của truyền thông (mediascape). Nếu trên kia là ví dụ về sự luân chuyển của thông tin (communication), mà cũng là giá trị văn hóa trong phạm vi của một tập đoàn ảnh hưởng như thế nào đến giá trị kinh tế của công ty đó, thì cũng nguyên tắc đó, có thể áp dụng vào hệ thống truyền thông đại chúng (mass media) của một quốc gia để xem ảnh hưởng như thế nào đến giá trị trao đổi mua bán bản sắc dân tộc của quốc gia đó. Hậu duệ của Friday có đủ trình độ để đàm phán với hậu duệ của Robinson mà đòi cho mình một cái giá thỏa đáng cho công sức lao động đã bỏ ra hay không, một phần phụ thuộc vào kỹ năng truyền thông của họ để phát triển bền vững.

Page 60: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

60

Ngày hôm nay, tre em ở Anh ở độ tuổi cấp hai mỗi năm có riêng một ngày trên kênh truyền hình toàn quốc để làm các chương trình thời sự và phóng sự, gọi là BBC School Report. Các em làm việc như nhà báo thực sự, chạy tin địa phương, quốc gia và quốc tế, bình luận các vấn đề xã hội không khác gì chương trình thường ngày. Kỹ năng đọc và viết một bài báo là yêu cầu bắt buộc trong môn văn và bài thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Đề thi trình độ tiếng Anh cho người nước ngoài IELTS cũng bắt đầu từ nội dung một bài báo gần nhất. Kỹ năng truyền đạt thông tin (communication) và kỹ năng báo chí (media) là cái mà người dân Anh được trang bị khi trưởng thành, cho nên hậu duệ của Robinson nghiễm nhiên trên cơ bạn bè là con cháu của Friday trên trường quốc tế. Từ sau cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, tư bản thế giới đã đi tiếp qua rất nhiều cuộc cách mạng khác, như tâm lý xã hội, tin học, và giờ đây là truyền thông. Tùy theo trình độ nhận thức của đối tác mà phần chia sức lao động trên bàn đàm phán toàn cầu sẽ khác nhau.

Page 61: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

61

4. Vòng xoáy tiền tệ

Người ta thường nói tới báo chí như quyền lực thứ tư. Sự kiện thông tin gần đây đã khiến một tập đoàn nước giải khát ở Việt Nam mất trắng nhiều ty đồng vì những câu chuyện xoay quanh một con ruồi là minh chứng rõ ràng nhất. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng, còn đường đi và sức mạnh của thông tin sẽ được chuyển tải như thế nào vẫn còn nằm ngoài khả năng tính toán của đa số chúng ta. Một trong số ít người tự cho là đã nắm được quy luật và vận dụng thành công vào việc mỗi năm kiếm cả ty USD là ty phú người Mỹ gốc Do Thái Hungary George Soros. Trong thời gian học ở Anh, ông đã viết vài cuốn sách về đề tài này, mô tả khái niệm bằng thuật ngữ tiếng Anh là “reflexivity”, mà có thể tạm dịch là vòng xoáy trong thế giới tiền tệ. Một trong những công trình đáng chú ý nhất của George Soros là tác phẩm “The Crisis of Global Capitalism” (Cơn khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu) được PublicAffairs xuất bản năm 1998.

Trong đó, hệ thống mua bán toàn cầu của thế giới tư bản tiền tệ được quan sát như một hộp đen, tức là một mô hình tư duy trong ngành động lực học để xác định tính chất của hệ thống. Tư duy này rất phổ biến trong ngành

Page 62: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

62

điều khiển học với các mô hình hệ thống PID (Proportional Integral Derivative) dùng để khái quát hóa một sự vật sẽ phản ứng như thế nào sau khi nhận được tín hiệu kích thích. Có những hệ thống chỉ chậm chạp phản ứng, và cũng có những hệ thống khác dao động liên tục, chuyển động loạn xạ giữa các trạng thái sau khi bị kích thích, hoặc cũng có những hệ thống “đột quỵ” vì không chịu nổi cường độ hay hiệu thế quá mạnh của tín hiệu đầu vào. Điều quan trọng ở đây là các hệ thống tiền tệ luôn có tín hiệu phản hồi.

Trong ngành điện tư, trước đây người ta thường nhắc đến mạch khuếch đại sư dụng bóng đèn khuếch đại hay sau này là chất bán dẫn transistor. Khi đó bóng bán dẫn được dùng như là một bức tường ngăn điện nhưng lại cho phép tín hiệu được chuyển sang với hình ảnh giống hệt, chỉ khác là ở mức độ mạnh hơn. Một tín hiệu rất yếu đi vào sẽ cho ra một tín hiệu rất mạnh, cho nên gọi là mạch khuếch đại. Bí quyết của mạch khuếch đại này là tín hiệu phản hồi, gọi là feedback, tức là một phần tín hiệu ở đầu ra được trả ngược lại đầu vào để cho tiếp vào trong hệ thống ở nhịp sau. Hiện tượng này cũng giống như hiệu ứng làm cho âm thanh của người hát vang dội, được trả ngược lại một ít, tạo ra sự ngân vang như nút echo để điều chỉnh giọng hát cho hay trong máy karaoke. Nếu đặt micro vào trước loa thì âm thanh sẽ xoay vòng liên tục đến nỗi tạo ra tiếng rú và nhanh chóng tăng vọt làm cháy loa hay cháy máy luôn. Hoạt động của thị trường chứng khoán, theo George Soros, thì cũng tương tự như vậy. Và ông đã dự báo chính xác thời điểm thị trường bị mất kiểm soát để kiếm lời cả ty USD khi ngân hàng Anh “đột quỵ” hồi năm 1992.

Page 63: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

63

Lý thuyết đó đã đưa George Soros vào danh sách 30 người giàu nhất thế giới, mà chỉ riêng tiền học bổng ông đã trao tặng trong 30 năm qua đã vượt quá 10 ty USD. Một ví dụ minh họa khác là sự thành công của nam ca sĩ Psy với bài hát Gangnam Style nổi tiếng thế giới, chỉ trong vài tháng đã thu hút trên một ty lượt người xem trên YouTube, và ngay sau ngày anh sáng tác bài hát về cha mình, cổ phiếu của công ty do cha anh quản lý đột ngột tăng giá gấp đôi, vì nhà đầu tư tin rằng một người cha đã đào tạo ra một người con tài giỏi như vậy chắc chắn sẽ biết đưa công ty đi đến thành công. Thị trường toàn cầu thời đương đại có những quy luật riêng về hàng hóa văn hóa và thông tin mà các phép tính tài chính không có khả năng nắm bắt và dự báo.

Bắt đầu từ khái niệm về chủ nghĩa tư bản mà Mác và Ăngghen từng mô tả gần 200 năm trước, George Soros cho rằng hệ thống tư bản nguyên thủy đã bị cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất tiêu diệt mất rồi. Từ sau ngày kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt là hệ quả của định chế Bretton Woods với sự ra đời các tổ chức tiền tệ toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, thì hệ thống kinh tế toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn. Vốn không có mục tiêu nghiên cứu sâu về thực tại mới này như một nhà xã hội học hay kinh tế học, mà chỉ muốn tư duy trong vai trò của một triết gia, George Soros không đi sâu vào hệ thống lý thuyết, chỉ đặt ra một khái niệm để tư duy, gọi là hệ thống tư bản toàn cầu. Một cách nào đó thì các mô tả của George Soros hoàn toàn giống với kiểu tư duy về mối quan hệ bóc lột giữa hậu duệ của Robinson và Friday mà chúng ta đã theo đuổi suốt từ những chương đầu tiên cho đến thời điểm này.

Page 64: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

64

Về cơ bản thì hệ thống tư bản toàn cầu trong nưa sau của thế ky XX cũng hoạt động với cùng tôn chỉ như chủ nghĩa tư bản nguyên thủy trước đó, nhưng khác về hiện trạng và quy mô. Mục tiêu hàng đầu vẫn là kiếm tiền bằng cách bóc lột giá trị thặng dư, nhưng hệ thống tư bản ngày hôm nay không còn chú trọng vào việc chiếm thuộc địa để cướp phá nguồn tài nguyên nữa, mà có thể chỉ đơn giản là gây sức ép để mở rộng thị trường tiêu thụ giúp quy trình sản xuất tăng trưởng nhanh. Hệ thống tư bản toàn cầu vẫn giữ nguyên, Niu Oóc và Luân Đôn như là hai khu chợ mua bán tiền quan trọng nhất trên thế giới, nhưng nguồn tư bản có thể đến từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Giới tư bản chóp bu ngày nay không nhất thiết phải ngồi ở các nước tư bản hay đế quốc cũ, mà có thể ẩn náu ở một quốc gia nào đó lỏng leo trong việc quản lý thu nhập của cá nhân họ. Một trùm mafia Nhật Bản, hay một ty phú đang nằm phơi nắng ở vùng biển Caribê - nơi được coi là thiên đường về thuế, hoặc một quan chức tham nhũng ở Trung Quốc, và một thanh niên ngồi trên máy tính ở Ấn Độ để vận hành các thương vụ mua bán cổ phiếu qua mạng, tất cả đều cùng có thể là nhóm tư bản bóc lột. Những người làm công lao động trong các nhà máy công xưởng trên thế giới, hay các nhân viên lương cao trong các ngân hàng toàn cầu, và các khách hàng đang mua sắm ở khắp mọi nơi, tất cả họ đều thuộc vào nhóm người lao động bị bóc lột, bất kể quốc gia hay thứ bậc. Tất cả đều bị cuốn vào một cỗ máy sản sinh ra tiền, bất chấp đạo đức xã hội như Adam Smith hay Mác từng cảnh báo. Theo đánh giá của George Soros thì định chế mới này bắt đầu định hình

Page 65: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

65

trong thập niên 50 của thế ky XX khi Mỹ bắt đầu mở cưa thị trường cổ phiếu ra nước ngoài, và trở nên sắc nét vào thập niên 80 của thế ky XX khi Ronald Reagan và Margaret Thatcher kiên quyết loại bỏ vai trò của chính phủ can thiệp vào kinh tế và để cho thị trường tài chính tự do phát triển.

Nếu ở thời của Robinson thì chìa khóa để chủ nghĩa tư bản phát triển là sự tự do cho hàng hóa được vận chuyển vòng quanh thế giới, thì vào thời của George Soros, chìa khóa để hệ thống tư bản toàn cầu phát triển là sự tự do cho tiền tệ được lưu thông khắp mọi nơi. Ngày trước các nước đế quốc đánh nhau để chiếm quyền làm chủ trên biển, kiểm soát toàn bộ hệ thống lưu thông hàng hóa, thì ngày nay, các nước tư bản hàng đầu lại cùng nhau đổ tiền vào các nước nghèo bằng cách viện trợ nhưng thực ra là đầu tư mở thị trường mới. Quá trình hình thành của hệ thống tư bản quốc tế toàn cầu bắt đầu từ giai đoạn đầu tư trực tiếp, khi các công ty Mỹ đổ bộ vào châu Âu, rồi ra toàn thế giới. Các công ty ở các nước khác theo sau và dần kết nối vào hệ thống này với đủ mọi ngành công nghiệp, từ xe hơi cho đến hóa chất và máy tính, tất cả đều trong tay các tập đoàn đa quốc gia. Sau đó dần dần đến thị trường tài chính quốc tế, bắt đầu bằng việc chuyển đổi tiền tệ, tiếp đến là bãi bỏ kiểm soát đối với các thương vụ trao đổi ngoại tệ. Và khi tiền tệ được tự do lưu thông thì thế giới của hệ thống tư bản toàn cầu bắt đầu chuyển đổi với tốc độ vượt khỏi sự mường tượng truyền thống. Trước đây, với mô hình đầu tư trực tiếp thì cần phải có thời gian để tiền được đổ vào một quốc gia và khi kết thúc đầu tư thì cũng cần có thời gian để

Page 66: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

66

di chuyển nhà xưởng. Ngày nay, tiền tệ dễ dàng lưu thông từ nơi này sang nơi khác chỉ bằng một động tác bấm chuột, và nhà đầu tư chỉ cần nghe hơi hướng từ một phát biểu có liên quan đến chính sách kinh tế và thuế của một quốc gia là có thể rót tiền vào hay rút đầu tư ngay lập tức thật dễ dàng trong chớp mắt.

Sự vận hành của hệ thống tư bản toàn cầu thực sự vượt quá sức mường tượng của rất nhiều người, không còn bị bó buộc trong không gian và thời gian như hệ thống tư bản truyền thống. Chỉ có sự mất cân bằng giữa tầng lớp tư bản bóc lột giàu có chóp bu ở trung tâm và người lao động nghèo ở ngoài rìa là vẫn không có gì thay đổi. Sự phân biệt giàu nghèo trên bề mặt dù đã thay đổi rất nhiều để không tạo ra sự đối đầu và mất cân bằng xã hội, nhưng vẫn được tiếp tục duy trì ở bề sâu, đặc biệt là tiền nợ mua nhà, mua xe, hay mua điện thoại của người lao động. Mang gánh nặng nợ nần với ngân hàng ở nhiều mức độ khác nhau, người tiêu dùng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội chăm chỉ bán sức lao động để tạo ra của cải và đặc biệt là giá trị thặng dư cho hệ thống tư bản toàn cầu. Họ càng tiêu dùng mua sắm thì càng phải lao động nhiều thêm để thỏa mãn các nhu cầu mới liên tục xuất hiện, vượt khỏi sự tưởng tượng của các thế hệ trước đây. Ngày xưa người ta chỉ cần ăn đủ no, mặc đủ ấm và nhà cưa đủ sống, thì nay họ muốn ăn mặc sang trọng, nhà cưa xa hoa, cộng thêm xe hơi đắt tiền và máy móc đồ dùng thời thượng.

Đế quốc tư bản toàn cầu đã tiến thêm một bước như Mác đã dự báo về sự liên kết của các tờrớt (trust) hay cônglômêrat (conglomerate), nhưng George Soros mới chỉ

Page 67: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

67

phân tích một góc nhỏ của thời hậu hiện đại mà thôi. Điều cơ bản được nhắc nhở trong cuốn sách của ông về sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu nối tiếp lời nhắc nhở của Mác và Adam Smith trước đây về đạo đức, rằng mục tiêu hàng đầu của cỗ máy tư bản là lợi nhuận chứ không phải đạo đức hay công bằng và bình đăng trong xã hội. Sự phát triển về kinh tế trong hệ thống tư bản toàn cầu không đồng nghĩa với việc phát triển về xã hội. Sự bất bình đăng trong phân phối giá trị thặng dư giữa các tầng lớp và giai cấp ngày càng được khoét sâu, mà theo George Soros thì về lâu về dài sẽ tạo ra sự đổ vỡ ngay bên trong hệ thống.

Cũng giống như Mác, George Soros nhìn vào thực tại qua khái niệm cơ bản là giá trị, mà ở đây chính là giá trị sức lao động được mua bán trao đổi thông qua hàng hóa. Điểm khác biệt là trong hệ thống tư bản toàn cầu, giá trị không còn là một hình thể rõ ràng để đo đếm bằng đơn vị tiền tệ. Nếu đa số các chuyên gia kinh tế vẫn còn tính toán giá trị bằng các phép tính được xây dựng trong giai đoạn tư bản nguyên thủy, thì giá trị hàng hóa của ngày hôm nay dễ dàng biến đổi bất chợt kéo theo hệ quả khôn lường. Theo đà xăng lên giá thì việc mua bảo hiểm xăng dầu là điều bình thường nhưng khi xăng đột ngột hạ giá thì tổng giám đốc một hãng hàng không là người đầu tiên bị bắt giam và khởi tố vì không thể lý giải được bằng cách tính truyền thống về việc làm bị coi là ném tiền qua cưa sổ như vậy. Thị trường tiền tệ tạo ra vô số những phân đoạn khác nhau và tác động mạnh vào giá trị của ngay cả những hàng hóa cơ bản nhất. Nhiều giàn khoan của Anh phải đóng cưa vì chi phí khai thác dầu cao hơn giá bán. Quốc gia dầu mỏ ở Nam Mỹ là

Page 68: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

68

Vênêxuêla với chính sách trợ giá xăng dầu của chính phủ làm cho giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá xăng dầu thế giới hàng chục lần, từ đó dẫn đến nạn buôn lậu xăng dầu phát triển mạnh, điều đó cũng có nghĩa là mất đi của ngân sách nhà nước, tức là chảy máu giá trị sức lao động của người dân trong mọi ngành nghề khác ra nước ngoài. Đầu tư phát triển nhìn theo một hệ giá trị thì là điều tốt nhưng khi tiền bị chảy ngược ra bên ngoài thì không nhiều người nhìn ra được mức độ nguy hiểm, như trường hợp ống truyền “nước biển” trở thành kênh hút máu chảy ngược ra ngoài nếu chai nước không được treo trên giá mà bị rớt bể nằm trên nền nhà.

Cũng giống như dùng tiền bằng the tín dụng, nhận tiền đầu tư chính là tự nguyện bước chân vào hệ thống xã hội hợp đồng. Tùy theo giá trị đạo đức của đầu bên kia mà hợp đồng đó sẽ giúp ích cho chúng ta trong vai trò người nhận viện trợ phát triển, hay giúp cho cả hai bên cùng có lợi trên nguyên tắc “win-win”, hay ngược lại, bị đầu bên kia bòn rút cho đến cạn kiệt. Chỉ cần đọc lại các công trình nghiên cứu trong nhiều ngành mà thậm chí từng đoạt giải Nobel kinh tế có liên quan tới mô hình tạm gọi là “mối quan hệ khó xư của tù nhân” (Prisoner’s Dilemma) là hiểu ngay. Hai ke bị tình nghi cùng bị bắt vào đồn và chỉ cần một người khai nhận tội là sẽ hưởng án nhẹ, còn ke kia chịu án nặng về tội ngoan cố. Điều lợi cho ke này được trả bằng điều thiệt của ke kia. Trong một xã hội mà tất cả đều chạy theo lợi nhuận thì đó sẽ là cách hành xư của bên đầu tư tiền với mục tiêu cuối cùng là rút sạch sức lao động của bên nhận đầu tư. Nếu cả hai nghi phạm đều khai thì chắc chắn cả hai đều chịu án

Page 69: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

69

nặng và khi đó xã hội sẽ ngày càng bị khai thác lẫn nhau đến kiệt quệ: Người bán thịt cho thuốc tăng trọng để giết người bán rau, trong lúc cũng ăn rau của người trồng rau bón hóa chất độc hại để giết chính bản thân mình. Trong một xã hội phát triển và có tầm nhìn, biết cách hợp tác với nhau và có lòng tin qua lại, thì sẽ giống trường hợp cả hai nghi phạm đều không nhận tội thì không có cách gì buộc tội và họ đều được tha bổng, hay chịu án nhẹ. Đó là lập luận mà đa số các tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay đều áp dụng, cạnh tranh nhưng hợp tác với nhau để cùng duy trì và phát triển thị trường, đặc biệt khi cần xư lý khủng hoảng.

George Soros sư dụng mô hình tư duy đó để chứng minh rằng giá trị không phải là bất biến mà có sự thay đổi theo cả hai chiều trên hệ tọa độ. Chúng ta có thể thấy rất dễ hiểu như bộ quần áo hợp thời trang được tung ra đúng thời điểm sẽ đem về rất nhiều tiền của, nhưng chỉ cần sang mùa hè là không còn ai muốn mua hàng mùa đông nữa, còn hàng hóa lưu kho sẽ tốn thêm tiền chi phí. Hay giống như hoa quả được thu mua và chuyển về cưa khẩu để xuất sang Trung Quốc, chỉ cần chậm vài ngày là trở thành đống rác hư hỏng nếu thương lái không chấp nhận bán lỗ để khỏi lỗ nặng hơn. Giá trị là thứ đang chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, mà khởi đầu cơ bản nhất là sự đánh giá của mỗi cá nhân về món hàng hóa đó, hay sức lao động được tích lũy trong hàng hóa đó, hay lượng năng lượng được sư dụng để vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ, cũng như tầm ảnh hưởng của nhiều loại quyền lực khác nhau, bao gồm cả quyền lực của chính quyền lẫn xã hội đen và mạng lưới tham nhũng, ngoài ra còn có quyền lực của truyền thông.

Page 70: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

70

Sang đến thiên niên ky mới, hàng hóa không còn chỉ đơn giản là những gì ta nhìn thấy được và sờ vào được. Hàng hóa bây giờ, giống như khi ta mua một trò chơi điện tư, chỉ đơn giản là một cái gì đó vô cùng ảo và khó định dạng cho rõ ràng. Cùng một phần mềm do cùng một lượng nhân công giống nhau tạo ra, nhưng phần mềm chuyên dùng bán cho vài trăm khách hàng sẽ có giá trị rất khác so với loại phần mềm đại chúng bán cùng lúc cho cả triệu hay thậm chí cả ty khách hàng trên thế giới. Phần mềm hệ điều hành có thể được phát miễn phí cho khách hàng nhưng lại tạo ra tiền của cho công ty phát triển phần mềm bằng nhiều con đường khác. Ngày xưa, người ta mua báo để lấy tin còn ngày nay, các hãng tin in báo phát tặng miễn phí để tin của mình được nhiều người đọc hơn đối thủ cạnh tranh. Tin tức thị trường có thể trở thành hàng hóa để mua bán, nhưng cũng có thể là mặt hàng được phát không hay đầu tư rất nhiều tiền để tặng thưởng cho ai chịu đọc để kiếm lợi từ một món hàng hóa nào đó khác nữa. Vòng xoay cơ bản ban đầu giữa tiền và hàng hóa C-M-C qua giai đoạn trao đổi với sức lao động C-L-M giờ có ve như đã chuyển sang một giai đoạn phức tạp hơn với sự tham gia của thông tin, hiểu cả ở trong nghĩa như là truyền thông (media) lẫn sự giao tiếp qua lại giữa các cá nhân và trong nhóm nhỏ (communication). Giống như khi truyền thông không được thông suốt trong một công ty có thể làm hỏng cả một kế hoạch dù khả quan nhất; sự khác biệt trong giao tiếp có thể khiến cho một quốc gia từ vị trí cao bị chuyển xuống thấp trong tháp cơ chế của hệ thống tư bản toàn cầu, hoặc ngược lại.

Page 71: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

71

5. Giá trị của thông tin

Ty phú ngành công nghệ Bill Gates gần 20 năm trước từng viết một cuốn sách mà có lẽ đã trở thành một trong số những kim chỉ nam cho các tập đoàn lớn nhỏ trên thế giới trong suốt thời gian qua. Ông chia se những điều đã khiến tập đoàn Microsoft tăng giá trị thặng dư, mà thông qua các hệ thống phần mềm của hãng, cũng trở thành động lực khiến nền kinh tế thế giới tăng giá trị thặng dư cho hàng hóa. Cuốn sách có tên là “Business @ the Speed of Thought” (Kinh doanh ở tốc độ của suy nghĩ) do Nhà xuất bản Penguin Books xuất bản năm 1999. Ở đây chữ “at” được thay bằng dấu @ đặc trưng mà chúng ta thường thấy trên địa chỉ email, ví dụ như là địa chỉ trước đây của tác giả khi còn làm việc cho tập đoàn truyền thông nước Anh là [email protected]. Theo cách viết tên bằng tiếng Anh là tên trước rồi đến họ, cách nhau bằng dấu chấm hai.le, rồi đến nơi làm việc ở đâu, tức là chữ at - @, rồi đến tên công ty là bbc. Theo thông lệ, một công ty kinh doanh sẽ nối tiếp bằng đuôi co (corporation) như ở Anh - co.uk, hay com (company) như ở Mỹ. Nếu là trường học sẽ

Page 72: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

72

giải trình bằng chữ “edu” (education), cơ quan nhà nước là “gov” (government), còn tổ chức thì là “org” (organisation). Như vậy, chỉ cần một dòng địa chỉ email là chúng ta đã có khá nhiều thông tin về người đó, từ họ tên cho đến nơi làm việc và vị trí địa lý thuộc về quốc gia nào. Đối với Bill Gates thì hệ thống email với tốc độ thông tin tức thời trở thành bộ não điện tư cho toàn công ty.

Khi khảo sát các báo cáo kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, Bill Gates nhận thấy rằng, có đến 50 - 60% tổng giá trị của sản phẩm là do thông tin tạo ra, bao gồm từ lượng thông tin như thiết kế nhà xưởng như thế nào, nghiên cứu đối tác và ký kết hợp đồng ra sao, cho đến cách điền mẫu đơn khai thuế, và cả bộ máy hành chính để điều hành công ty. Theo đó, điều quan trọng nhất tạo ra sự thành công trong kinh doanh cho một công ty nằm ở lượng thông tin mà các lãnh đạo ở các cấp khác nhau nắm được về hoạt động của công ty và đưa ra phản ứng tức thời phù hợp. Công ty hoạt động cũng giống như một cơ thể và luôn nhận được thông tin đủ mọi thể loại khác nhau về môi trường xung quanh và bộ máy lãnh đạo các cấp cũng giống như hệ thống dây thần kinh nối kết với nhau để xư lý thông tin và đưa ra phản ứng tức thời. Theo tư duy đó, khi Bill Gates đi ăn ở McDonald’s thì ông thấy rằng lẽ ra hãng này nên dùng thương hiệu của mình để bán các loại đồ chơi mang nội dung từ các bộ phim nổi tiếng hơn là phát không để quảng cáo cho phim như hiện nay. Tương tự vậy, nếu các lãnh đạo của hãng xe lưa hàng đầu nước Mỹ hiểu rằng mình đang kinh doanh mạng lưới giao thông hơn là

Page 73: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

73

làm việc trong ngành đường sắt, thì hôm nay nước Mỹ đã có hãng Union Pacific Airlines, tức là công ty hàng không của tập đoàn đường sắt Mỹ.

Những điều mà Bill Gates trình bày thực ra không phải là do công ty của ông thiết kế các phần mềm máy tính, mà là ngược lại, do công ty của ông tạo ra các sản phẩm cần thiết cho ngành kinh doanh của Mỹ và trên thế giới. Quy luật về thông tin do ông chắt lọc được từ một cuốn sách trước đó của ông chủ tập đoàn xe hơi Mỹ General Motors là A.P.Sloan Jr. Theo đó, thời đại của thông tin là môi trường kinh doanh mang tính sống còn cho người biết thu nhặt, tổng hợp và sư dụng thông tin. Một cách đơn giản, như Bill Gates trình bày hệ thống hành chính trong công ty của ông, nếu đặt hàng bằng giấy thì chi phí để người ta chuyển rồi xem và duyệt các biểu mẫu bằng giấy, tính bằng thời gian lao động thì sẽ thành tiền là 145 USD. Trong khi đó, nếu đưa mẫu đơn này lên máy tính rồi chuyển đi bằng email hay hệ thống điện tư trong mạng nội bộ thì chi phí chỉ còn là 5 USD. Kiến thức về tổ chức mạng trở thành tiền trong quy trình lao động. Tương tự vậy, thông tin sẽ trở thành giá trị tiền bạc trong quy trình mua bán trao đổi. Một ví dụ được Bill Gates đưa ra để minh chứng cho điều này là hãng máy tính của Michael Dell. Không chỉ tập trung vào sản xuất phần cứng, Tập đoàn Dell còn cải tổ mạnh trong khâu mua bán. Khi đã có quy trình bán hàng qua mạng thì nhân viên bán hàng không còn mất thời gian để thương thảo với khách hàng, mà trở thành người tư vấn cho khách hàng về máy tính nói chung. Khi đó, giá trị của thương hiệu thực sự

Page 74: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

74

là giá trị của lượng kiến thức mà khách hàng được trang bị về ngành máy tính và những thông tin cần thiết khi đưa ra quyết định về việc mua thiết bị.

Theo cách hiểu đó thì ngành công nghệ thông tin không đơn giản là những người thợ có bằng kỹ sư ngồi lập trình, hay những công ty sản xuất phần mềm. Theo cách hiểu chung của giới tư bản đầu tư trên thế giới thì ngành công nghệ thông tin thực sự là ngành tích lũy thông tin và kiến thức, mà hàng hóa thường chỉ được nhìn thấy qua bề nổi là những đoạn mã chương trình hay phần mềm ứng dụng trên thiết bị truyền thông. Do đó, cái vốn đầu tư vào trong ngành không được tính bằng nhà xưởng hay phần cứng, mà là lượng trí tuệ được tích lũy vào trong đó, tạo ra giá thành cực cao trên thị trường cho những công ty như Facebook và Google, hay trước đây là Yahoo và các khởi nghiệp B2B (Business to Business), tức là phần mềm giao dịch giữa các công ty với nhau. Công nghệ thông tin khi đó là một ngành tích hợp giữa vô số ngành công nghệ cao trên thế giới, từ phần mềm, lập trình, thiết bị điện tư, cho đến kiến thức kinh doanh, kinh tế, hay thậm chí sinh học và y tế. Ví dụ đơn giản như một quy trình xét nghiệm virus gây bệnh, cần một phòng thí nghiệm lớn với nhiều chuyên gia trong ngành. Thế nhưng với một nhánh virus gây bệnh nhất định, đã được nghiên cứu sâu và khoanh vùng, thì chỉ cần đem quy trình nuôi cấy và xét nghiệm thành một thuật toán điều khiển trong môi trường hóa lý, là có thể chế tạo ra một vi mạch hoạt động như một phòng thí nghiệm thu nhỏ (lab kit), đang là sản phẩm rất

Page 75: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

75

phổ biến trên thị trường. Đó chính là công nghệ thông tin, và đó cũng chính là giá trị thặng dư cho một sản phẩm mà chi phí thực sự để sản xuất vi mạch chỉ ngang bằng chi phí mua bán một hạt cát mà thôi. Một bộ lab kit có giá mua bán trao đổi không kém toàn bộ số sản phẩm thu hoạch được trong năm của một vườn cà phê. Thông tin theo cách hiểu tích hợp trong ngành công nghệ thông tin là hàng hóa quan trọng trên thị trường đầu tư của hệ thống tư bản thế giới hiện nay, khi ngành này là một cỗ máy tạo ra lợi nhuận xoay vòng cao và dễ dàng chuyển đổi vị trí địa lý khi có biến động về xã hội hay chính trị.

Một số độc giả đọc tới đây có thể nghĩ đơn giản: Vậy thì ta có thể đầu tư vào ngành công nghệ thông tin để phát triển đất nước. Nếu vậy thì xin quý vị tìm đọc một cuốn sách cũng thuộc hàng bán chạy trên thế giới do Nhà xuất bản Oneworld phát hành năm 2012, của tác giả William Poundstone: “Are You Smart Enough to Work at Google?” (Bạn có đủ thông minh để làm việc cho Google hay không?). Các bài kiểm tra để tuyển mộ nhân viên cho thấy ứng viên không chỉ giỏi bình thường mà còn phải là người có sẵn hết tất cả các giải pháp khác nhau cho mọi tình huống trong cuộc sống. Tức là, thực ra Google chỉ là nơi thu gom chất xám hàng đầu trên thế giới về để tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho giới chủ công ty là các tài phiệt hàng đầu thế giới đang ở đâu đó nắm cổ phiếu của tập đoàn công nghệ truyền thông hàng đầu này. Điều để một quốc gia phát triển không phải là mở công ty công nghệ thông tin mà là tạo ra lượng tri thức với trình độ ngang bằng với

Page 76: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

76

các bài test tuyển nhân viên của Google. Đó là cái tầm của người lãnh đạo biết tạo dựng được một cơ chế để huy động và sư dụng trí tuệ của cộng đồng vào trong hệ thống mà Bill Gates gọi là bộ não điện tư cho một tập đoàn, một đất nước (digital nervous system). Điều này hiện đang được một số nước phát triển coi là cơ sở hạ tầng, như nước Anh đặt mục tiêu sắp tới đây đường truyền Internet tới mỗi căn hộ cũng phải có sẵn giống như đường dây điện thoại hay điện nước và khí đốt. Tập đoàn Google còn có tham vọng sư dụng hệ thống vệ tinh và thiết bị bay để bảo đảm Internet không dây cho toàn trái đất.

Trên thực tế, ở những nước đang phát triển như Việt Nam không cần phải đao to búa lớn với những thứ như vậy. Công nghệ thông tin có thể bắt đầu đơn giản từ một hệ thống báo giá và dự báo số lượng hàng hóa trong tương lai để mỗi hộ nông dân có thể tự lựa chọn giống cây trồng và phương án kinh doanh. Nếu chỉ số về diện tích canh tác dưa hấu liên tục được cập nhật trên toàn quốc thì sẽ không xảy ra tình trạng quá nhiều người trồng dưa hấu để giá rớt thê thảm vào trước tết Nguyên đán. Nếu kiến thức về kinh doanh hàng nông sản được cập nhật tới từng hộ nông dân thì họ có thể thay phiên nhau lần lượt xuống giống để mùa thu hoạch nối tiếp nhau luôn đủ hàng cho siêu thị và giữ giá bền vững. Nếu thông tin về giống cây trồng trên thế giới được phổ quát về tận địa phương thì người nông dân có thể chuyển sang những ngành nghề mới, hay biết cách chế biến để chuyển đổi giá trị sư dụng và kéo dài thời gian lưu trữ cho sản phẩm.

Page 77: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

77

Đó chính là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức sơ đăng nhất từ thời người ta chưa có máy tính mà chỉ cần bảng biểu viết tay để tính toán và kế hoạch hóa sản xuất. Bill Gates dùng khái niệm các công việc có liên quan tới thông tin (information work) để diễn tả quy trình này, được mô tả cũng chính là công việc có suy nghĩ, vận dụng chất xám (thinking work). Lao động thông tin chính là lao động trí óc - câu trong phần mở đầu cuốn sách của ông: Information work is thinking work. Cho nên, ngay cả trong khu vực nông nghiệp thì đầu tư vào công nghệ thông tin theo cách hiểu là phương tiện sản xuất cho lao động thông tin thì cũng là cách để tăng giá trị thặng dư cho khu vực và quốc gia. Giống như củ cà rốt, từ một loại đồ ăn trong mùa đông cho gia súc, người ta trộn hai giống màu nâu nhạt và màu tím đậm lại thành màu cam như củ cà rốt thường thấy ngày nay, và bán thành một món cho người ăn, là đủ để làm tăng giá bán cho cùng một công sức lao động bỏ ra.

Đầu tư vào công nghệ thông tin có thể bắt đầu từ ngay chính hệ thống chính phủ điện tư, mà như kinh nghiệm từ Tập đoàn Microsoft của Bill Gates, sẽ ngay lập tức làm giảm chi phí giấy tờ đi ít nhất là 30 lần, tiết kiệm được 30 lần tiền phải chi ra từ ngân sách. Đây chỉ mới là lợi ích trước mắt ngay tức thời, còn về lâu dài sẽ tạo ra được một thế hệ chuyên viên giỏi không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà có thể bán công nghệ cho các nước khác. Có lẽ đó cũng chính là những gì được trình bày trong dự án xây dựng chính phủ điện tư, nhưng tiếc là thiếu lãnh đạo

Page 78: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

78

đủ tầm để lèo lái công trình đi đến mục tiêu mong đợi. Có khá nhiều ví dụ cho sự thành công của ý tưởng đó, như việc chuyển đổi của Tập đoàn Nokia ở Phần Lan từ một hãng sản xuất đồ gỗ thành mạng lưới điện thoại trên toàn thế giới, hay sự vươn lên của ngành công nghệ thông tin của Hàn Quốc theo sau bước đột phá của Tập đoàn Samsung. Điều cần ý thức rõ ràng là việc xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại Nokia hay máy tính bảng Samsung ở Việt Nam không phải là quá trình đầu tư vào công nghệ thông tin như cách hiểu và trình bày tư duy của Bill Gates trong mục này, mà chỉ đơn giản giống như là khai rẫy để bóc lột sức lao động của Friday trên hòn đảo mà Robinson đổ bộ vào mà thôi.

Như vậy, điểm lại từ đầu đến giờ, chúng ta đã lướt nhanh qua lịch sư vài trăm năm phát triển của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, bắt đầu từ mối quan hệ giữa chủ phương tiện sản xuất và công nhân lao động bị bóc lột, sang đến sự thay đổi khi hàng hóa được tự do lưu thông. Tiếp theo đó là một số vấn đề khi tiền tệ được tự do lưu thông, mà hoàn cảnh của những nước nợ quốc tế nhiều là nằm vào trong cái thế của phe bị bóc lột, mà nhiều lúc chủ nợ sẵn sàng cho thêm tiền để phá sản cho nhanh mà vơ vét thêm nhiều của cải, bất chấp hoàn cảnh sống của từng cá nhân. Điều này trở nên đặc biệt nguy hiểm trong môi trường thông tin được tự do lưu thông, khi mà hàng trăm nghiên cứu Việt Nam học của người nước ngoài nằm trong tay của hệ thống tư bản toàn cầu, còn kênh thông tin theo nghĩa giá trị của người Việt đang rất hạn chế. Còn thêm

Page 79: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

79

một màu sắc nữa cần được vẽ thêm vào bức tranh vừa mô tả, đó là khi dịch vụ cũng trở thành hàng hóa dễ dàng lưu thông trên thị trường thế giới, trộn lẫn với những dòng chảy của các loại hàng hóa khác nhau đang liên tục di chuyển và đổi hướng với tốc độ chóng mặt. Đó là nền kinh tế đương đại với đặc điểm tạm đang được gọi là nối kết (connection). Tác giả không dùng chữ kết nối như đang thường dùng trong tiếng Việt để nhấn mạnh đến cái thế bị động của các thành viên đang bị lôi vào trong hoạt động kinh doanh này, từ nhà sản xuất cho đến người tiêu thụ và thị trường, giống như người chịu tác động của thế giới phăng hay Làn sóng Hàn vậy. Ví dụ đơn giản như khi ta mua một chiếc điện thoại thông minh (smart phone), tức là ngoài kết nối để nghe và nói còn có thêm các phần mềm ứng dụng (application) để xư lý tín hiệu Internet và thực hiện các chức năng cần thiết như tải nhạc và phim hay mua sắm online. Đó là sự nối kết chủ động, nhưng ví dụ như ở Hàn Quốc từ năm 1994, Chính phủ đã đầu tư xây dựng hệ thống đường truyền kỹ thuật số băng thông rộng (broadband) để người dân chỉ cần lên tàu điện ngầm đã có sẵn wifi để kết nối và xem thời sự mà không sợ mất sóng, điều mà đến nay người dân ở các nước phát triển như Anh, Mỹ vẫn còn đang mơ ước. Sự kết nối không bắt đầu từ hành động mua máy của người tiêu dùng mà đã có sẵn từ mối quan hệ nối kết được xây dựng từ trước: Hệ thống đường truyền tín hiệu, phần mềm khai thác, và nhất là văn hóa đại chúng để tiếp nhận sản phẩm mới. Hay như ngay cả khi mua thiết bị thì việc chọn loại sản phẩm nào

Page 80: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

80

cũng tự động khiến người tiêu dùng thay đổi phong cách sống, ví dụ như các nghiên cứu gần đây phân định rõ tính cách giữa người sư dụng iPhone và iPad với các loại thiết bị chạy trên hệ điều hành Android như của Samsung và Sony. Mạng kinh doanh nhà và phòng cho khách du lịch thuê ở Mỹ Airbnb bỗng trở thành nguồn lực kinh tế giúp cho các chủ hộ ở Cuba có thêm tiền chi tiêu và đầu tư sưa nhà đáp ứng nhu cầu của du khách nước ngoài. Hệ thống nối kết đã có sẵn ở đâu đó và hành động kết nối của một cá nhân vào nền kinh tế đó hầu như chỉ là hệ quả tất yếu theo sau.

Page 81: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

81

6. Nền kinh tế nối kết

Trong vài năm trở lại đây, trên thế giới, các ngành kinh tế học và đặc biệt là quản trị kinh doanh được nhanh chóng bổ sung thêm nhiều môn học mới cho phù hợp với sự thay đổi trong các ngành kinh doanh. Sinh viên ngành quảng cáo hay tiếp thị bỗng nhiên được học thêm về lý thuyết mạng, tức là các thuật toán về giao thông hay liên kết trong môn toán hay trong các ngành kỹ thuật. Các trường đại học bách khoa giờ không ngại mở thêm ngành đào tạo quản trị kinh doanh vì hệ thống kiến thức nền của họ trở thành nhu cầu cấp thiết cho thị trường. Đó là vì trong các ngành kinh doanh hiện nay đang diễn ra một xu hướng mới mang tính cách mạng, làm thay đổi gần như hoàn toàn hệ thống giá trị mà chúng ta đã bàn từ đầu sách.

Trước hết, khái niệm nền kinh tế nối kết là cách dịch tiếng Việt của tác giả cho khái niệm tiếng Anh đang được sư dụng rất phổ biến là “connecting economy” hay “connection economy”. Ở Việt Nam, chữ “connect” thường hay được dịch là kết nối, như trong văn kiện Đảng và Nhà nước thường dùng khi nói đến sự liên kết về ngoại giao và kinh tế với

Page 82: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

82

các nước trong khu vực hay trên thế giới, mà đặc biệt là trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới được ký kết gần đây và đang bàn cãi rất nhiều. Mặc dù nền kinh tế nối kết cũng dựa trên sự kết nối giữa các điểm kinh doanh, nhưng nó không nói đến góc nhìn từ một điểm làm sao để kết nối với các điểm khác, mà nói đến sự nối kết chung của toàn bộ hệ thống trong một mạng lưới và ảnh hưởng của sự kết nối đó tới toàn bộ và từng cá nhân trong hệ thống. Do đó, chữ nối kết trong sách này được dùng như là một khái niệm để mô tả tính toàn bộ đó của cả một hệ thống, ngược lại với cách nhìn như hành động từ một nút trong hệ thống.

Trong ngành tiếp thị trên thế giới có chuyên gia Seth Godin nổi tiếng với cả ngàn giờ giảng, cả chục cuốn sách và trang blog riêng. Trong bài phát biểu quan trọng ở hội thảo chuyên ngành Inbound dành cho giới chuyên gia quảng cáo và tiếp thị cũng như quan hệ công chúng trong đủ các ngành kinh doanh khác nhau năm 2013, ông nói rằng chúng ta đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế nối kết. Thực sự vậy, trong dịp đi cùng đoàn lãnh đạo cao cấp của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sang tập huấn tại Tập đoàn tư vấn Frost & Sullivan, tôi có cơ hội được nghe các chuyên gia hàng đầu thế giới trình bày những diễn biến mới nhất của cuộc cách mạng này ngay ở nước Anh - quốc gia vốn có nền kinh tế công nghiệp phát triển cao. Hiện tại có đến 30% số doanh nghiệp mới thành lập ở Anh hoạt động trong khu vực có thể mô tả là nền kinh tế nối kết. Một loạt các nước thuộc

Page 83: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

83

nhóm thu nhập trung bình trên thế giới đang có kế hoạch mang tính chiến lược để đưa các doanh nghiệp của mình chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua này. Trong lúc ở Việt Nam, người ta vẫn còn bàn nhau về chuyện điện thoại 4G, thì ở nước Anh, các tập đoàn truyền thông đã chuyển gần hết sang hệ 4.5G và Thổ Nhĩ Kỳ thì đi tắt đón đầu, dồn tiền luôn vào công nghệ 5G để tạo đà cho các doanh nghiệp truyền thông của mình phát triển.

Như đã trình bày, truyền thông ở đây không hiểu theo nghĩa đơn giản là các công ty máy tính hay điện thoại cầm tay, hay thậm chí phần mềm. Truyền thông là giải pháp tạo ra thêm giá trị thặng dư cho sản phẩm trên thị trường hàng hóa. Một ví dụ đơn giản là các bà nội trợ trong gia đình thường phải đến siêu thị để mua hàng về cất trong tủ lạnh. Cuộc sống ở Anh gấp gáp và không phải ai cũng có thời gian để vào siêu thị mua hàng, cho nên hiện nay rất phổ biến chuyện mua hàng ở siêu thị nhưng qua hệ thống cưa hàng trên mạng Internet, rồi hẹn đúng giờ xe của siêu thị sẽ đến tận nhà giao hàng. Như vậy rất tiện lợi vì người ta có thể dùng thời gian ngồi chờ xe lưa để mua hàng và về đến nhà thì xe hàng cũng vừa đến cưa. Cái hay của người kinh doanh trong thời đại của nền kinh tế nối kết là biết khai thác thêm một bước nữa để kiếm tiền trong quy trình tưởng như là đã chặt chẽ này. Một số trường đại học đầu tư cho sinh viên thiết kế hệ thống cảm biến trong tủ lạnh để nắm rõ xem còn bao nhiêu đồ, hạn sư dụng như thế nào, đưa ra thông tin về thời điểm cần mua thêm và danh mục hàng cần mua. Danh mục đó được gưi cho chủ nhà và

Page 84: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

84

hiện lên điện thoại cầm tay, chỉ cần chủ nhà bấm nút xác nhận là chuyển thăng về siêu thị để mua hàng. Như vậy người chủ không cần mất thời gian kiểm tra và lên danh mục hàng cần mua, cũng không cần phải vào trang mạng của siêu thị để tìm mua từng thứ một, tiết kiệm thêm vô số thời gian cũng tức là tiền bạc của họ. Còn về phía siêu thị thì có được thông tin chính xác về chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng đang sư dụng, cũng như dự báo trước để dự trù kho bãi và tiết kiệm tiền lưu kho những loại mặt hàng không cần thiết và tiêu thụ chậm. Vấn đề không phải là lắp phần cứng, tức là các vi mạch điều khiển hệ thống cảm biến, mà tất cả đều re tiền và đơn giản, đã được xư lý xong từ lâu trong ngành tự động học. Cũng không phải là viết phần mềm để làm những công việc vừa kể, vốn là các thuật toán agent đã được ngành tin học giải quyết xong từ rất lâu, nhiều đoạn mã miễn phí có sẵn trên mạng Internet. Vấn đề ở đây chính là giải pháp mang tính sáng tạo, và áp dụng các giải pháp đó vào cuộc sống để tạo ra lợi nhuận cho các bên đang có sẵn trên thị trường và đặc biệt là nhà kinh doanh mới bước vào sân chơi. Đó cũng chính là lý do tại sao nền kinh tế mới này còn được gọi tên là sáng tạo (innovative), hay khởi nghiệp (startup).

Tuy nhiên, chữ thường được dùng nhất cho các phương thức kinh doanh này là chia se (share). Một ví dụ đơn giản về việc sư dụng xe hơi, thay vì mỗi người mua một chiếc thì người không có xe có thể đi mượn hay thuê lại của người có xe trong khu phố. Nhưng việc liên lạc trực tiếp sẽ không đơn giản, vì phải tạo lòng tin và duy trì

Page 85: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

85

phương thức thanh toán khi dùng xe: Mượn rồi trả kèm quà biếu như kiểu bạn bè, hay thuê như kiểu ở ngoài hãng, cũng như biện pháp xư lý khi xe hư hỏng và quét dọn, hút bụi. Công ty khởi nghiệp trong ngành này chỉ đơn giản là xây dựng quy tắc về mượn xe và bảo hiểm hay vệ sinh và hình thức thanh toán. Khi đó tất cả mọi người đều vui ve tham gia vào hệ thống bất kể là có quen biết hay tin cậy nhau hay không. Như vậy, vấn đề đặt ra không phải là mỗi cá nhân phải tính toán ra sao để kết nối với người hàng xóm để mượn xe hay cho thuê xe, mà là một doanh nghiệp tính toán hợp lý để tạo ra một ngành kinh doanh nối kết không chỉ cho một khu phố mà nhanh chóng huy động vốn để tạo thành chuỗi công ty hay mạng lưới toàn cầu, như là trường hợp của Uber vậy.

Khi đó, bí quyết tạo nên sự thành công cho một công ty khởi nghiệp trong ngành kinh tế nối kết chính là những phép toán mạng đã có lời giải sẵn trong các ngành kỹ thuật. Thế nhưng, mối quan tâm của chúng ta ở đây là sự nối kết tạo ra sự tăng trưởng đột biến về giá trị thặng dư cho toàn xã hội. Ai cũng biết là vận dụng máy móc thì sẽ tạo ra của cải nhiều hơn trên đồng ruộng, nhưng ngay cả ở châu Âu thời trung cổ phải mất trên dưới 1.000 năm mới đủ để kiến thức về vòng xoay dùng sức nước để xay bột hay đưa nước lên cao được phổ biến rộng rãi. Tương tự vậy, ngay trong cùng một quốc gia như Việt Nam nhưng kiến thức được phổ biến đến từng khu vực lại có sự khác nhau. Chỉ cần áp dụng kiến thức mạng về sự lan truyền của thông tin (diffusion) là lãnh đạo trong huyện có thể

Page 86: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

86

tìm ra phương án để nhanh chóng tăng tốc giáo dục phổ thông hay y tế cộng đồng và cả xóa đói giảm nghèo. Môn Kinh tế học mạng lưới với kiến thức nền kết hợp giữa các ngành tự nhiên và các ngành xã hội thực sự là ngành học cần thiết cho tất cả mọi giới. Một trong số những cuốn sách giáo khoa đang được sư dụng nhiều trên thế giới được Nhà xuất bản Đại học Princeton xuất bản vào năm 2012, của Giáo sư Sanjeev Goyal là “Connections - an Introduction to the Economics of Networks” (Nối kết - Nhập môn kinh tế học mạng lưới). Trong cuốn sách này, khá nhiều cấu trúc mạng khác nhau được trình bày để người đọc có thể nghiên cứu và chọn lựa ra một mạng lưới tổ chức tốt nhất để phát triển doanh nghiệp hay địa bàn mình quản lý.

Mặc dù mới chỉ được nhắc tới khá nhiều gần đây nhưng kỹ năng kết nối đã được áp dụng trong nhiều ngành kinh doanh từ khá lâu. Ví dụ đơn giản như là máy fax, khi một doanh nghiệp sư dụng máy thì các doanh nghiệp có liên quan cũng sẽ mua để sư dụng, và tạo ra không chỉ một trào lưu mà là một định chuẩn (standard) cần phải có trong kinh doanh. Ngày nay, văn bản scan rồi gưi đi bằng thư điện tư được công nhận như là một văn bản chính thức như trong trường hợp ký hợp đồng từ xa. Từ một công nghệ, thông qua nối kết mà một giải pháp đã trở thành tập quán trên toàn thế giới, chỉ trong vài chục năm, so với một ngàn năm trong trường hợp của những chiếc guồng nước. Sự thay đổi nhanh chóng không chỉ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho người vận dụng sự cải tiến, mà có thể sẽ khiến cho rất nhiều người khác bị

Page 87: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

87

thiệt hại và mất việc làm. Thay đổi hệ thống nối kết trong một quốc gia sẽ tạo ra bộ mặt mới hoàn toàn cho nền kinh tế. Ở đây, chúng ta có thể nhìn vào một số mặt trái của xã hội và nguy cơ của chúng có thể kéo theo sự sụp đổ không chỉ của một nền kinh tế mà suy vong kéo dài cho cả một dân tộc.

Nhìn từ một phía thì tham nhũng ở mức độ nhỏ được coi là tạm chấp nhận được trong một xã hội mà mức lương còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Việc chấp nhận nó, ban đầu ở trong mức độ của một nhóm nhỏ như trong một tổ công tác hay một ngành. Thế nhưng, nhìn lại từ phía khác, thì tiền lương dù ít nhưng không phải là đến mức không thể sống nổi. Nhiều thầy cô giáo cắm bản, sống cuộc sống cực khổ, bị nợ lương mà vẫn cố gắng tồn tại được trong cuộc sống. Nhưng điều tệ hại hơn là họ không thể đem chính bản thân mình ra để làm ví dụ cho đám học trò lớn lên chỉ muốn làm cảnh sát giao thông để “kiếm bánh mì”, hay hải quan để vơ vét như trong các video và hình chụp trên mạng... Ít nhất một thế hệ học trò kiểu như vậy ngày hôm nay đã thành người lớn và sống trong một hệ thống xã hội mà các quy luật thật đều chỉ là ảo, còn quy luật ảo thì mới đang thực sự chi phối cuộc sống. Lương thật là ảo, và các khoản tiền chạy bên ngoài mới thực sự là nguồn thu nhập chính. Khi đó, mọi định chế trong một xã hội mặc định không còn giá trị sư dụng và toàn xã hội hoạt động trên một hệ thống giá trị hoàn toàn nằm ngoài mọi định chế đã từng được chuẩn mực hóa. Đây chính là nguy cơ sụp đổ (catastrophe) mà George Soros

Page 88: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

88

từng trình bày trong những cuốn sách của mình, và mới gần đây vừa cảnh báo về xã hội Trung Quốc. Trong vai trò của một trùm tư bản, George Soros chỉ nhìn vào góc độ tài chính để vơ vét một lượng tài sản lớn khi giá trị bị chênh lệch. Chỉ cần xăng giảm giá thay vì tăng giá thì người ta đã kiếm được rất nhiều tiền.

Chỉ cần hệ thống tài chính của Anh chao đảo trong vòng một đêm mà George Soros đã kiếm được 1 ty USD thì không có gì khó khăn để tính ra xem khi biến động xã hội thì sẽ có bao nhiêu người dân bị mất phương tiện sản xuất, bao nhiêu người bị mất việc làm, bao nhiêu em bé sẽ lao vào bất kể con đường nào để sống sót trong xã hội đảo điên. Vào cái thời được coi là huy hoàng nhất của tư bản Anh, đa số phụ huynh đều thất nghiệp và chỉ trông chờ vào tiền lương của những đứa con từ 12 đến 15 tuổi vì giới chủ tư bản chỉ thuê các em bé làm việc với đồng lương re mạt, các bé gái có ve như may mắn hơn được vào sống trong các gia đình giàu có nhưng làm hầu gái với thân phận đã bị bán suốt đời, mà việc thỏa mãn tình dục cho ông chủ là điều thường gặp. Nước Anh theo mô tả của đại văn hào Charles Dickens trong cuốn tiểu thuyết “A Tale of Two Cities” (1859) giống như là có hai thế giới khác biệt nhau hoàn toàn. Một bên là thế giới của các nhà tư bản, nối kết với nhau bằng những chuẩn mực của nền văn minh. Bên kia là thế giới của những người nghèo, kết nối với nhau bằng những thứ chuẩn mực như là trộm cướp và lừa đảo, chỉ chăm chăm vào bóc lột lẫn nhau mà không quan tâm đến chuyện mình đang phải bán sức lao động

Page 89: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

89

với giá re mạt cho tầng lớp tư bản giàu có. Ngày hôm nay ở Việt Nam, người bón hóa chất vào cây trồng trao đổi, mua bán với người cho hóa chất vào thịt cá, cả hai không quan tâm đến việc đang phải bán mạng để mua các loại hàng hiệu từ thế giới tư bản ở bên kia.

Vào thời của Mác, mới chỉ có sản phẩm vật chất được trở thành hàng hóa, và ông dự báo sự tự do lưu thông mua bán của tiền tệ. Ngày hôm nay, điều đó đã thành hiện thực và đến lượt truyền thông cũng trở thành hàng hóa và sức lao động cũng được tự do lưu thông trên thị trường. Chúng ta không còn lạ gì với khái niệm về thị trường lao động, và sự kết nối giúp người lao động tăng khả năng cạnh tranh khi tìm việc. Nhưng nền kinh tế nối kết còn tạo ra thêm một phân khúc mới, đó là công việc được chia nhỏ ra và người ta chỉ mua bán một phần sức lao động mà thôi. Đó là ví dụ của các công ty khởi nghiệp trong ngành thiết kế. Họ nhận hợp đồng rồi chia thành các phần việc nhỏ, mỗi phần lại thuê một ai đó làm trong vòng vài giờ đồng hồ. Ví dụ như một bà mẹ vừa sinh con không thể đi làm nhưng có thể nhận một hợp đồng nhỏ về làm trong thời gian rảnh rỗi, mà tính ra sẽ tiết kiệm rất nhiều cho người chủ vì không phải tốn tiền thuê mướn theo hợp đồng dài hạn. Khá nhiều kiến trúc sư Việt Nam được tuyển sang Anh chỉ để làm trong một hợp đồng ngắn hạn vài ba tháng kiểu như vậy. Chỉ tiếc là các công ty Việt Nam chưa đủ tầm tư duy và mối quan hệ để kinh doanh trong một ngành kinh tế hoàn toàn mới và đầy lợi nhuận này. Để bắt kịp nhịp bước của hệ thống

Page 90: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

90

tư bản toàn cầu trong cuộc đua nhằm phân chia lại giá trị thặng dư cho hợp lý, người giữ trọng trách trong cả khối doanh nghiệp lẫn hệ thống chính trị đều phải trang bị thêm cho mình kiến thức và kỹ năng về quản lý và lãnh đạo đối với mạng lưới nối kết như vừa mô tả. Trên thực tế thì sự nối kết không chỉ đơn giản là ký kết hợp đồng kinh tế, thỏa thuận tự do mậu dịch, hay hiệp ước quốc phòng, đối tác chiến lược. Nối kết còn là những điều nhỏ nhặt nhất như một thói quen sư dụng mạng facebook sẽ biến thành nơi để quảng cáo trực tiếp đến từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Page 91: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

91

Phần II

TRUYỀN THÔNG VĂN HÓAVÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Page 92: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

92

Page 93: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

93

7. Lý thuyết mạng

Một trong số những hệ thống lý thuyết đáng chú ý về quản lý và lãnh đạo trong nền kinh tế nối kết được chuyên gia người Trung Quốc Bingxin Wu, tạm gọi là Vũ Bình Tân, trình bày trong bộ sách mới được Nhà xuất bản Chartridge Books Oxford xuất bản năm 2013. Vũ Đình Tân sinh năm 1938, nổi tiếng với 30 năm làm lãnh đạo tập đoàn tư nhân chuyên về thiết bị y tế Sanzhu có trên 150.000 nhân viên, và đặc biệt là các công trình nghiên cứu về kinh tế cho tỉnh Sơn Đông và Bộ Chính trị Trung Quốc. Với kinh nghiệm trước đó là 30 năm làm việc trong các công ty quốc doanh và thực tiễn 30 năm vận hành cỗ máy lớn trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Vũ Bình Tân đã có nhiều đóng góp cho hệ thống lý luận và chính sách kinh tế mới của Trung Quốc tính từ thập niên 80 của thế ky XX cho đến nay. Cuốn sách của ông đề cập vấn đề được gọi chung là lãnh đạo và quản lý - “New Theory on Leadership Management Science” (Lý thuyết mới trong Khoa học lãnh đạo). Ở phương Tây, đặc biệt như Đại học Loughborough ở Anh, người ta phân biệt rất rõ

Page 94: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

94

giữa vai trò lãnh đạo (leadership) và quản lý hay quản trị (management) trong tổ chức. Theo cách hiểu của Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng hay chủ tịch hội đồng quản trị sẽ định hướng và hướng dẫn cho công tác điều hành của Nhà nước hay bộ máy quản lý trong công ty, thì chúng ta sẽ bàn kỹ hơn từ góc nhìn của vai trò lãnh đạo.

Trước hết, đi từ thực nghiệm đến lý thuyết, chuyên gia Vũ Bình Tân xây dựng hệ thống khái niệm của mình trên cơ sở các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh. Bản thân ông xuất phát điểm cũng là chuyên gia trong ngành kỹ thuật thiết bị y tế, cho nên phương pháp nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, dựa vào hệ thống kinh tế chính trị và đường lối của Trung Quốc từ sau ngày đổi mới. Vậy mà, các kết quả nghiên cứu đó cũng hoàn toàn tương đồng với sự mô tả về một hệ thống kinh tế nối kết như đã lần lượt trình bày trong cuốn sách này, với xuất phát điểm đi từ phía ngược lại là chọn lọc để tìm hệ thống lý thuyết phù hợp ứng dụng vào trường hợp cụ thể của Việt Nam. Vũ Bình Tân nhấn mạnh đến tầm quan trọng của điều mà ông gọi là sự tiêu thụ giá trị lao động xã hội (social labor consumption), tức là giá trị thặng dư của hàng hóa sức lao động trên thị trường nối kết. Trong những phần trước, chúng ta nhìn vào thực tại bằng con mắt của anh chàng tư bản Robinson và khái niệm thị trường, còn Vũ Bình Tân nhìn từ thực tiễn Trung Quốc và công việc kinh doanh của tập đoàn Sanzhu, bắt đầu hệ thống lý thuyết với khái niệm tiêu thụ (consumption).

Page 95: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

95

Trong bộ sách trước đó của ông do Nhà xuất bản Chartridge Books Oxford xuất bản vào năm 2010, những suy nghĩ từ cuối năm 1996 đã được tổng kết dần sau hơn một năm rưỡi tư duy thành một hệ thống lý thuyết rõ nét - “On Consumption and General Theory of Consumption” (Bàn về Tiêu thụ và Lý thuyết chung cho Tiêu thụ). Đó chính là chìa khóa tạo ra sự thành công cho tập đoàn Sanzhu khi người lãnh đạo của nó đã nhanh chóng nắm bắt thị trường và từng tổng hợp vào một bài viết từ năm 1982 về vai trò của tiêu dùng (hay tiêu thụ) trong các quy luật kinh tế - “Consumption and Laws of Economics”. Nội dung đó đã được tích hợp vào chính sách kinh tế của Trung Quốc trong thập niên 80 của thế ky XX và trở thành kim chỉ nam cho nhiều tập đoàn Trung Quốc đi đến thành công như hiện nay. Theo đó, giá trị thặng dư cần phải được quan tâm như là nền tảng cho lý thuyết về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Và, tiêu thụ tạo ra giá trị thặng dư, trở thành động lực làm cho sản xuất tăng trưởng và tiếp theo đó là làm phát triển toàn bộ nền kinh tế.

Cũng giống như thời Mác đặt ra định nghĩa về giá trị thặng dư, sản phẩm được tạo ra trong quá trình lịch sư dài lâu của loài người nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho cuộc sống, như nghề nuôi trồng, đánh bắt và thủ công, gọi là “living consumption”. Nhưng Vũ Bình Tân còn xác định ra thêm hai loại tiêu thụ khác trong nền kinh tế thị trường. Đó là khi quá trình trao đổi sản phẩm nhờ có tiền, vốn bản thân cũng là một loại hàng hóa đặc biệt, mà thúc đẩy một quy trình mang tính lặp lại từ khâu sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng, và phát sinh ra thêm nhu cầu

Page 96: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

96

tiêu thụ xã hội (social consumption), cùng nhu cầu tiêu thụ quy trình sản xuất (production consumption), hay rõ ràng hơn là nhu cầu tiêu thụ các quy trình sản xuất là kết quả nghiên cứu khoa học (scientific research production consumption). Chúng ta thấy mô tả này tương đồng với các khái niệm về thị trường mua bán các mối liên kết người tiêu dùng hay thị trường dành cho thông tin và đầu tư tài chính gián tiếp không cần phải di dời nhà xưởng. Hay như quá trình tiêu dùng và tiêu thụ sức lao động cũng được ông phân loại thành 7 nhóm khác nhau, gọi chung là tiêu thụ xã hội về lao động (social labor consumption). Cách nhìn đó giúp Vũ Bình Tân lý giải được tại sao các chính sách kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn đầu thất bại, vì đơn giản là chỉ hiểu tiêu thụ trong vòng giới hạn của việc tiêu thụ hàng hóa là các sản phẩm cơ bản trong cuộc sống. Từ vị trí của người làm chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô thì việc bỏ qua hai loại tiêu dùng còn lại là sai lầm vô cùng lớn gây ra thiệt hại nặng nề cho toàn xã hội.

Các phát hiện của Vũ Bình Tân đã nhanh chóng được gưi về trung ương vào năm 1984 và dần tạo ra sự thay đổi quan trọng trong nhãn quan về kinh tế của Trung Quốc. Thư vận dụng phương pháp tư duy đơn giản này vào một số hiện tượng kinh tế ở Việt Nam sẽ là cách tốt để hiểu rõ và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Trước hết là thất bại trong các dự án của Vinashin. Bỏ qua yếu tố tham nhũng như trong vụ PMU18, một phần lý do rất lớn khiến dự án đổ vỡ bắt nguồn từ chính sách. Bản thân các dự án đó là rất phù hợp trong điều kiện kinh tế của thập niên 70 hay 80

Page 97: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

97

của thế ky XX, khi nền kinh tế trung ương cần tập trung sức mạnh vào một ngành công nghiệp chủ lực. Việt Nam từng có rất nhiều chuyên gia đi học nước ngoài, chỉ riêng trong năm 1972 đã có trên 800 sinh viên Việt Nam sang Ba Lan học, và rất nhiều người trong số họ sau này vẫn lái tàu phà trên các tuyến đường sông và đường biển của Việt Nam. Thế nhưng vào thập niên đầu của thế ky XXI, với lực lượng kỹ thuật giờ đây đã trở nên lạc hậu, thì thua lỗ là điều tất yếu. Trong khi đó, nếu nhìn bài toán giống như phân tích của Bill Gates về hệ thống đường sắt ở Mỹ, là thị trường du thuyền ở Việt Nam còn hoàn toàn trống vắng, thì lái con tàu kinh tế vào hướng này sẽ tạo ra được một nền kinh tế mới. Khi đó, thay vì tốn một triệu USD như Đà Nẵng chỉ mua được một dòng chữ quảng cáo nho nhỏ trên một chiếc thuyền buồm quốc tế không mấy ai chú ý tới, thì có thể dồn số tiền đó vào cho một trường đại học nghiên cứu kỹ thuật du thuyền để biến những con tàu đánh cá trở thành loại tàu du lịch cho người Việt, thì kết quả có lẽ đã hoàn toàn khác. Còn nếu học theo phương pháp của Hàn Quốc, thì số tiền một triệu USD đó dùng để chi trả cho các nhà văn và đạo diễn ra đảo Jeju chơi và biến nơi đây thành một câu chuyện tuyệt vời cho các cặp tình nhân đi hưởng tuần trăng mật, kéo theo cả một ngành kinh tế lớn bắt đầu từ một vài bộ phim truyền hình nhiều tập. Số tiền một triệu USD có thể là quá ít khi đầu tư vào một việc gì đó nhưng nếu xác định được đúng hướng đi và tìm ra được điểm cần kích thích để phát triển giá trị thặng dư thì sẽ là quá thừa để kích cầu, tức là kích thích cho nhu cầu tiêu thụ phát triển kéo theo sự tăng trưởng cho ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu đó.

Page 98: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

98

Đây chính là điều mà chuyên gia Vũ Bình Tân muốn chia se từ hệ thống lý thuyết và trải nghiệm của mình.

Trong bối cảnh hiện nay thì đầu tư vào các kết nối sẽ là điều quan trọng nhất để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển đột biến. Các đầu tư chiến lược trong những năm trở lại đây đều xác nhận cho quy luật đó, bắt đầu từ dự án xây dựng đường dây điện 500kV để kết nối nguồn điện ở miền Bắc với trung tâm kinh tế ở miền Nam. Một loạt công nhân kỹ thuật và nhất là Tổng công ty Sông Đà đã nhờ vậy mà bước tiếp vào thị trường kinh tế, tạo ra thêm nhiều việc làm và thu nhập cho công nhân. Các công trình đường hầm và cáp treo đã giúp cho một dàn cán bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và trình độ ngang bằng với mặt bằng chung trong khu vực. Thấy rõ nhất là các công trình xây cầu mà cầu Mỹ Thuận là ví dụ điển hình nhất, khi nối kết các trung tâm kinh tế trong khu vực. Các luận chứng kinh tế không nằm ngoài bài toán được trình bày trong cuốn sách của Giáo sư Sanjeev Goyal giới thiệu trong các phần trước. Sư dụng vốn của tư nhân sẽ kéo theo hệ quả là quá nhiều trạm thu phí khiến người sư dụng bất bình, nhưng đó là yếu tố phụ trong xu hướng chính là tạo ra sự kết nối nhanh chóng cho các vùng kinh tế để phát triển kinh tế khu vực. Có điều, sự nối kết đó phải được tính toán và giải trình rõ ràng về mục tiêu phát triển, chứ không phải là một dự án lấy lý do chính trị để bao che cho các mối liên kết tham nhũng, tạo ra nguy cơ đổ vỡ nghiêm trọng cho xã hội. Với những khái niệm tư duy cơ bản đã được trình bày, kể từ phần này, chúng ta có thể thoải mái phân tích rất nhiều

Page 99: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

99

hiện tượng kinh tế - xã hội để thấu hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án sau này.

Vấn đề mà chuyên gia Trung Quốc Vũ Bình Tân nhấn mạnh và Trung Quốc đang thực hiện thành công là phải chú trọng vào việc tăng trưởng theo chất lượng chứ không phải theo số lượng, và chuyển đổi cơ cấu nhân sự để hoạt động hiệu quả từ bên trong, chứ không phải theo công thức nhìn có ve đẹp từ ở bên ngoài. Hình minh họa cho cuốn sách của ông cũng chính là một sơ đồ mạng quan hệ, mà lãnh đạo hay quản lý một nền kinh tế thực ra chính là lãnh đạo hay quản lý các mối quan hệ đó. Lãnh đạo hay quản lý ở đây cần được hiểu không phải như kiểu ra lệnh hay ép buộc mà là sự tính toán được thực hiện một cách khéo léo để làm tăng giá trị thặng dư ngay trong chính bộ máy quan hệ, giống như là ví dụ để giảm chi phí lao động trong bộ máy hành chính mà Bill Gates đã làm ở tập đoàn Microsoft của ông. Lãnh đạo hay quản lý ở đây chính là một người lao động trong mạng lưới mà đòi hỏi ở vị trí này là người lao động xã hội với năng suất và chất lượng cao như yêu cầu của Vũ Bình Tân đối với bộ máy nhân sự của Tập đoàn thiết bị y khoa Sanzhu. Kinh tế hiện nay không còn là nền kinh tế của các loại nhu yếu phẩm mà là kinh tế của quy mô (economies of scale), hiểu theo nghĩa chất lượng. Tức là khi đầu tư đủ lượng chất xám lãnh đạo thì chỉ cần một quy mô rất nhỏ cũng đủ để tạo ra một sự phát triển rất lớn.

Kinh tế gia nổi tiếng thế giới Vilfredo Pareto (1848-1923) thường được giới chuyên gia trong ngành quản trị kinh doanh nhắc tới khi áp dụng nguyên tắc mà họ hay gọi là

Page 100: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

100

Pareto hay XYZ, hoặc ABC. Theo đó, nhà quản trị sẽ liệt kê ra hết tất cả các công việc cần phải làm để đạt được mục tiêu, và tính toán xem công việc nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả cuối cùng. Đó mới chính là công việc quan trọng nhất. Và người ta xác định được rằng thường chỉ có 20% lượng công việc tạo ra 80% kết quả, tức là việc thành bại của một công ty chỉ phụ thuộc vào 20% nhân viên quan trọng nhất và nhiệm vụ của người lãnh đạo là phát hiện ra, nắm bắt và động viên kịp thời cho những nhân viên này. Người ta thường nói nhiều đến hệ quả của công thức này trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các chuyên gia người Anh và Mỹ cùng tính toán để kháng cự lại sức mạnh của quân đội Đức Quốc xã. Họ nhận ra rằng dù không thể đối đầu bằng hỏa lực trên mặt trận vì vũ khí của quân Đức quá hiện đại với “nắm đấm” xe tăng, nhưng sức mạnh trên bàn cờ toàn cục lại không nằm ở chiến trường mà là ở đường giao thông huyết mạch để vận chuyển xăng dầu cho hai bên. Và thế là quân Đồng minh dồn lực vào cho tuyến đường chuyên chở nhiên liệu, với các xe xăng luôn được ưu tiên hàng đầu, và các lực lượng tinh nhuệ nhất được huy động để tấn công các kho xăng của đối phương và chiếm cảng vận chuyển để giành ưu thế về nguồn nhiên liệu trên chiến trường. Khi quân Đức tiến đến gần Mátxcơva thì không còn đủ xăng để đi tiếp, qua khỏi mùa đông đến mùa xuân năm sau thì cán cân lực lượng trên chiến trường đã hoàn toàn khác.

Tương tự vậy, khi tập trung để phát triển cho Việt Nam, nhiều lúc chìa khóa không phải là đổ dồn tiền vào cho một

Page 101: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

101

ngành nào đó, vừa tốn kém vừa tạo ra các món nợ tự động đưa đất nước vào thế của ke làm thuê bị bóc lột để trả nợ. Mọi chuyện cần bắt đầu từ các công trình nghiên cứu mang tính chiến lược và trọng điểm, mà theo cách mô tả của Vũ Bình Tân, là tạo ra nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khoa học và nhà nước chính là nơi tiêu thụ đầu tiên. Các nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng cho thấy rằng, trong trường hợp khi cần đưa ra quyết định mang tính cá nhân và liên quan đến việc mua sắm các loại thiết bị kỹ thuật rắc rối thì người ta thường dùng đến ý kiến của bạn bè, nhưng trong trường hợp kinh tế khi đứng trước các ngành nghề và liên kết không rõ lợi nhuận người ta sẽ tin tưởng hơn vào hệ thống thông tin chính thức và các kênh quan hệ truyền thống của Nhà nước. Lãnh đạo mạng cũng chính là nguồn vốn xã hội để phát triển kinh tế cho một tập đoàn hay một địa phương và quốc gia.

Lý thuyết mạng (network studies) là bộ môn mới đang được bổ sung vào các giáo trình quản trị kinh doanh trên thế giới, nhưng thực ra thì việc áp dụng đã được bắt đầu từ lâu, kể cả ở Việt Nam. Điển hình là nguyên tắc luân chuyển cán bộ lãnh đạo từ địa phương này sang địa phương khác, từ ban ngành này sang ban ngành khác. Trong các tập đoàn lớn, khi chú trọng đến nguồn nhân lực (human resource) người ta đều áp dụng phương pháp này. Nhân viên hay lãnh đạo của bộ phận này chuyển sang làm việc cho bộ phận khác một thời gian để thay đổi môi trường làm việc, vừa học thêm được nhiều điều mới, vừa tạo ra được mối liên kết liên ngành. Kinh nghiệm của các công ty

Page 102: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

102

sáng tạo (innovative) luôn chú trọng tạo thêm mối liên kết bên ngoài mối liên kết trong hệ thống đã được phân chia theo phòng ban và lãnh đạo ngành dọc. Ví dụ như Google luôn có chỗ chơi cho nhân viên trong văn phòng, hay nhiều công ty áp dụng chế độ ăn trưa miễn phí, là cách để tạo ra các kênh liên lạc mới giúp thông tin và quan hệ nội bộ được lưu thông nhanh chóng. Nguyên tắc lãnh đạo ở Việt Nam cũng chú trọng đến việc “đi sâu đi sát quần chúng”, mà nếu quý vị xem chương trình truyền hình nổi tiếng ở Mỹ “Undercover Boss” (Lãnh đạo cải trang vi hành) thì sẽ thấy rõ điều đó, khi tạo ra mối liên kết trực tiếp từ trên xuống dưới không thông qua nhiều cấp lãnh đạo trung gian. Các nối kết nhiều kênh khác nhau có thể là việc giúp đỡ cá nhân hay đơn giản chỉ là lời chào hỏi. Số lượng và cường độ các mối liên kết trong một hệ thống càng nhiều thì sức mạnh cạnh tranh và phát triển của tổ chức đó càng lớn. Quần chúng ở Việt Nam đang có sẵn rất nhiều mối liên kết qua các tổ chức thuộc khối Mặt trận Tổ quốc, thế nhưng việc thực hiện có nơi đi vào hướng phân chia hơn là phối hợp, và chú trọng đến chính trị nhiều hơn là mục tiêu phát triển. Đó là số vốn xã hội vô cùng lớn mà các cán bộ đoàn thể ở địa phương cần phải ý thức rõ để vun đắp hơn là khai thác tận diệt do thiếu hiểu biết.

Page 103: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

103

8. Vốn xã hội

Từ khoảng thập niên 90 của thế ky XX, khái niệm vốn xã hội bắt đầu trở nên phổ biến trên thế giới qua các hoạt động của Ngân hàng Thế giới và tầm ảnh hưởng của giáo sư người Mỹ Robert Putnam trong ngành xã hội học trên thế giới. Thực ra, đó là cách nhìn lấy xã hội Mỹ làm căn cứ chuẩn, vì Giáo sư Robert Putnam xây dựng khái niệm này dựa trên quan sát của chuyên gia Pháp Alexis de Tocqueville về sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng (civic participation) của người dân Mỹ thời mới bắt đầu phát triển đầu thế ky XIX. Theo đó, Putnam cảnh báo nguy cơ tan vỡ của xã hội Mỹ khi ngày nay gia đình và bạn bè không còn đi chơi bowling chung với nhau nữa. Các chuyên gia theo trường phái này coi các mối quan hệ xã hội là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển, cũng hoạt động giống như nguồn tư bản tài chính trong hệ thống tư bản toàn cầu. Khá nhiều giáo sư hàng đầu thế giới tập trung mối quan tâm vào nguồn vốn xã hội trong phạm vi địa phương, và mô tả hoạt động của một xã hội khá giống với mô hình công xã cộng sản nguyên thủy như trình bày của Mác. Vì vậy, họ thường được gọi là nhóm theo chủ nghĩa cộng đồng (communitarianism),

Page 104: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

104

mà trường hợp của Lý Quang Diệu và Singapore thường được đưa ra như là một ví dụ để phân biệt một số điểm khác so với chủ nghĩa cộng sản. Một số công trình nghiên cứu xã hội trên thế giới gắn kết khái niệm vốn xã hội với xã hội dân sự (civil society), như một khảo sát quốc tế ở Việt Nam trong thập niên đầu của của thế ky XXI do nghiên cứu sinh Thụy Như Ngọc và Giáo sư Russell Dalton của Đại học California thực hiện. Hướng đi đó quan tâm đến sự thay đổi về chính trị của một quốc gia hay biến chuyển xã hội trong một cộng đồng.

Từ góc độ của mối quan tâm xuyên suốt trong cuốn sách này là mục tiêu phát triển và phân phối hợp lý giá trị thặng dư trong nền kinh tế nối kết thì cách phát triển khái niệm của giáo sư người Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) có phần phù hợp hơn. Trong một bài viết được dịch sang tiếng Anh vào năm 1986, ông đã trình bày các dạng thức của tư bản (The Forms of Capital), mà trong tiếng Việt có thể gọi là vốn. Bắt đầu với cách hiểu tư bản (capital) tương thích với cách trình bày về tư bản trong cuốn sách này, tức là sự tích lũy của giá trị sức lao động, Giáo sư Pierre Bourdieu cho rằng xã hội là sự tích tụ của lịch sư, mà giới kinh tế gia thực ra chỉ tập trung vào một loại vốn duy nhất là vốn kinh tế (economic capital). Đây là loại vốn dễ chuyển hóa thành tiền và có thể nhìn thấy dễ dàng qua cơ chế sở hữu tài sản. Thế nhưng xã hội còn bao gồm hai loại vốn khác mà quá trình chuyển đổi thành tiền bạc hay luân chuyển sang thành vốn kinh tế nhiều khi đòi hỏi chi phí khá cao và không tối ưu về mặt kinh tế. Đó là vốn văn hóa (cultural capital)

Page 105: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

105

và vốn xã hội (social capital). Vốn văn hóa là những gì mà xã hội có thể tích lũy nhờ hệ thống giáo dục, còn vốn xã hội thì phức tạp hơn, được duy trì và phát triển thông qua hệ thống những mối quan hệ qua lại ở trong đó.

Như vậy, không có gì bất thường khi xã hội chuộng bằng cấp, bởi vì đó là khoản đầu tư ít rủi ro nhất. Bằng tiến sĩ kèm theo chức danh giáo sư là số vốn văn hóa quan trọng để có vị trí bảo đảm cho một cuộc sống nhẹ nhàng trong xã hội. Tùy theo ngành, nghề mà bằng cấp dễ dàng được chuyển đổi thành tiền thông qua việc dạy học, đơn giản như là bằng tiếng Anh, hay bằng kỹ thuật viên chăm sóc móng tay - nghề nails. Từ Nhật Bản và Hàn Quốc cho đến Anh và Mỹ, tất cả các hệ thống đào tạo trên thế giới đều coi dịch vụ cấp bằng là một hoạt động quan trọng trong môi trường đại học. Điểm khác của mỗi xã hội là thái độ trong việc cấp bằng, dựa vào lượng kiến thức theo quy định, hay số tiền mà sinh viên sẵn sàng bỏ ra để mua bằng mà không cần lên lớp. Nhưng thái độ của mỗi xã hội về bằng cấp sẽ tạo ra giá trị tương ứng cho bằng cấp nhận được trong xã hội đó, cho nên mới có hiện tượng du học. Điều đáng quan tâm trong cuốn sách này là hệ thống bằng cấp làm tiền đề cho vốn xã hội thuộc về tập thể có giá trị then chốt trong quá trình phát triển kinh tế ở một địa phương. Trong một bài viết cùng giáo sư đầu ngành xã hội học của Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan Joanna Kurczewska, tác giả cuốn sách mỏng này từng trình bày một vài nét chính trong hệ thống cơ sở lý thuyết để phát triển vùng theo trường phái Ba Lan. Trong đó,

Page 106: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

106

cơ chế xã hội ở địa phương được coi như là một mối quan hệ qua lại giữa nhóm trí thức mang tính lãnh đạo và tiên phong với đa số thành viên ủng hộ ở các mức độ khác nhau và bao gồm cả phản đối. Mối quan hệ đó chính là vốn xã hội mà địa phương cần đầu tư để phát triển, mà tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn, điều cần làm có thể là vận động để tăng tổng số giá trị ủng hộ theo chiều thuận, hay là đầu tư vào tri thức cho nhóm tiên phong. Phương pháp tính toán cụ thể thì đã có các kinh nghiệm và kiến thức của hai chuyên gia Vũ Bình Tân và Sanjeev Goyal như đã trình bày trong các phần trước.

Nhìn lại câu chuyện Robinson, thì điều làm cho anh có vị thế khác với Friday trong hệ thống tư bản toàn cầu chính là vốn xã hội và vốn văn hóa của anh ta. Không chỉ là người da trắng, tức là sinh ra trong một gia đình da trắng với số vốn xã hội mặc định trong một xã hội phân biệt chủng tộc, anh ta còn được trang bị những kiến thức cơ bản về trồng trọt và kinh doanh, biết thương thuyết và thực hiện hợp đồng. Đó có thể coi là một thứ bằng cấp không văn tự mà Robinson mang theo người, để nếu cả hai người cùng bước ra bàn cờ quốc tế thì chỉ có Robinson mới trở thành chúa đảo, còn Friday chỉ được coi là nô lệ mà thôi. Như vậy, điều kiện ban đầu để tầng lớp trí thức lãnh đạo cộng đồng được thế giới công nhận là số vốn xã hội và vốn văn hóa của họ được quốc tế công nhận. Trong trường hợp viện trợ phát triển, việc đầu tiên mà các nước lớn trên bàn cờ thế giới làm là cấp học bổng đưa một loạt các trí thức có khả năng tiếp thu nhanh về nước mình để học và

Page 107: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

107

nắm vững những kỹ năng cơ bản nhất mà Robinson cần có. Đó là trường hợp của một thế hệ sinh viên miền Nam Việt Nam sang Mỹ học vào thập niên 50 của thế ky XX, hay sinh viên miền Bắc Việt Nam sang Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa học vào thập niên 70 của thế ky XX. Vấn đề nằm ở chỗ là các hậu duệ của Friday phải ý thức được vị trí của mình là sư dụng nguồn vốn xã hội và văn hóa đó để phân chia lại giá trị thặng dư, chứ không phải trở thành một gã tư bản như Robinson làm trung gian vơ vét cho hệ thống tư bản thế giới. Đó là điều mà một thế hệ trí thức đầu tiên của Việt Nam từng làm sau thời gian Tây học hay Đông Du hồi đầu thế ky XX. Không chỉ những người tranh đấu mang tư tưởng giải phóng dân tộc, mà ngay cả giới trí thức đang làm thuê cho bộ máy thực dân, và cả giới trí thức tình nguyện dâng hiến cả đời cho các định chế nước ngoài như hệ thống Công giáo cũng đều có những việc làm và thái độ rất rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam. Vấn đề là cái giá mà mỗi cá nhân phải trả để tạo ra lợi ích chung cho toàn xã hội và dân tộc luôn rất lớn, như cảnh báo của Giáo sư Pierre Bourdieu, cho nên tùy thuộc vào vận mệnh của mỗi giai đoạn mà số vốn này có kịp thời được chuyển đổi thành vốn kinh tế để phát triển đất nước hay không. Sự hy sinh của một vài cá nhân luôn luôn xuất hiện trong mỗi thời kỳ, nhưng còn cần thêm khả năng phân tích và năng lực điều hành của lãnh đạo có đưa được nguồn vốn này vào đúng vị trí 20 như trong nguyên lý Pareto (quy luật 80/20) để tạo đà cho phát triển hay không.

Page 108: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

108

Trong nền kinh tế nối kết, các nước đang phát triển như Việt Nam được bổ sung thêm một nguồn vốn xã hội và văn hóa quan trọng là bằng cấp và các mối quan hệ của người Việt ở nước ngoài. So với Philíppin là quốc gia sống nhờ vào việc người dân ra nước ngoài lao động, thì nguồn kiều hối của Việt Nam vững vàng hơn vì đa số là từ Việt kiều, tức người Việt đã định cư ở các nước khác. Tính ra hằng năm, lượng kiều hối gưi về luôn tăng đều đặn, kể cả trong giai đoạn kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng. Vài năm trở lại đây, nguồn kiều hối còn cao hơn cả nguồn tiền đầu tư FDI, vốn vẫn được coi là yếu tố quan trọng để giúp Việt Nam tăng trưởng GDP đều đặn. Thế nhưng, hầu như chưa có mấy ai quan tâm đến nguồn vốn xã hội do người Việt ở nước ngoài đổ về, tạm gọi là kiều hối xã hội (social remittances), mà dòng chảy còn đều đặn và có lẽ còn nhiều hơn cả nguồn vốn kinh tế qua kiều hối. Đó là còn chưa tính đến nguồn kiều hối văn hóa nữa.

Lý thuyết về kiều hối xã hội được Giáo sư Peggy Levitt phát triển và giúp nối kết cả một hệ thống lý thuyết về các cộng đồng di dân trên thế giới. Sơ đồ tư duy của phương pháp này rất đơn giản, chỉ là áp dụng những gì đã có sẵn về kiều hối tài chính vào cho các giá trị xã hội, như là hệ giá trị và quy tắc ứng xư, tức là những cơ sở cơ bản nhất của vốn xã hội. Việt kiều là mối quan hệ kinh doanh, là nguồn tri thức để phát triển, là thói quen tập quán văn minh để giúp Việt Nam mau chóng kết nối với thế giới. Đây là nguồn vốn quan trọng để các lãnh đạo ở địa phương tận dụng và phát triển cộng đồng. Đó không phải là chuyện

Page 109: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

109

xa vời trong tương lai. Ngay tại thời điểm này, quy trình tuyển mộ lãnh đạo cho các tập đoàn quốc tế yêu cầu cụ thể ứng viên phải có tài năng trong ba vấn đề chính. Trước hết là khả năng ứng xư thông minh, có học vấn đầy đủ, thường được hiểu như là chỉ số IQ. Tiếp theo là khả năng ứng xư trong các mối quan hệ, không chỉ là tập quán sẵn có, mà là kiến thức rõ ràng về vốn xã hội, mà thường được gọi là trí thông minh về cảm xúc (emotional intelligence, EI). Và vấn đề thứ ba chính là vốn văn hóa, thường được gọi là trí thông minh về văn hóa (cultural intelligence, CI). Khả năng quản trị vốn xã hội và vốn văn hóa là đòi hỏi tất yếu cho vị trí lãnh đạo, bên cạnh vốn kiến thức cơ bản về kinh tế, tức là quản trị kinh doanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ hội liên kết kinh doanh lớn không nhất thiết phải đi qua cấu trúc quốc gia hay kể cả cấp tỉnh và thành phố, mà bắt đầu từ các cấp thấp nhất là phường, xã và quận, huyện. Để hiểu rõ điều này, chúng ta có thể bắt đầu từ khái niệm tiếng Anh gọi là “communication”. Bắt đầu từ thuật ngữ Latinh “commūnicāre”, có nghĩa là chia se (share), một ngành lý thuyết mới đã được tập đoàn điện thoại Bell của Mỹ phát triển và áp dụng, đến nay trở thành kiến thức không thể thiếu được trong hầu hết các ngành kinh tế. Khởi đầu, đây là thuật toán để xây dựng hệ thống thông tin liên lạc cho mọi khu vực, từ quân sự quốc phòng đến điện thoại dân dụng. Sau đó, kênh liên lạc là điều không thể thiếu trong phối hợp hoạt động tác chiến hay kinh doanh đồng bộ và chiếm lĩnh thị trường. Nắm được kênh thông tin

Page 110: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

110

là điều tiên quyết cho hãng vận tải dùng hệ thống GPS (Global Positioning System) để tối ưu hóa đường đi và chuyển hàng cho khách nhanh nhất, cũng như độ chính xác cho một đầu đạn tên lưa bắn trúng đích. Kỹ năng truyền đạt trong một tổ chức cũng là điều sống còn cho tập đoàn kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Lý thuyết này cũng được áp dụng vào giao thông, tức là quy hoạch đường sá và các tuyến giao thông công cộng, mà người dân Anh sống ở một nơi hằng ngày đi vào nơi khác làm việc, được gọi là “commuter”. Ở các nước, bộ giao thông và bộ truyền thông thường được dịch sang tiếng Anh giống nhau là “communication”, có thêm vào chữ “public” hay “tele” trong trường hợp cần phân biệt rõ. Trong tiếng Việt thì truyền thông vừa có nghĩa là liên lạc (communication) mà cũng có nghĩa là báo chí (media). Trước đây, sự liên lạc giữa một địa phương này với một địa phương khác trên thế giới được thực hiện bằng mô hình tập trung, tức là từ các nhánh đổ về một trung tâm, mà như ngành hàng không gọi là hub, hay ngành đường sắt và đường bộ gọi là centre, rồi từ đó đi theo trục chính đến một trung tâm khác, rồi từ đó lại chuyển về nhánh nhỏ, như mô hình tổ chức của bưu điện hay các hãng vận tải hàng hóa giữa các quốc gia. Ngày nay, nhiều hãng hàng không mới như Tập đoàn Wizz Air của Hunggari nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu không tổ chức bay theo mô hình đó nữa mà nối kết trực tiếp giữa địa phương với địa phương, bay thăng từ nơi có khách đến nơi du lịch, hay từ quê của người lao động đến nơi lao động.

Page 111: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

111

Khi hàng hóa không còn là vật chất cố định mà có thể là thông tin hay dịch vụ và tiền tệ thì chỉ cần một cầu nối là doanh nghiệp địa phương có thể kết nối trực tiếp với đối tác, như cách mô tả trong slogan của tập đoàn Ngân hàng toàn cầu HSBC: “The World’s local bank” (Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương). Giới doanh nghiệp hiện quá quen thuộc với các loại hình tương tác trực tiếp “B2B - business to business” (doanh nghiệp với doanh nghiệp) hay “C2C - computer to computer” (máy tính với máy tính) và hiện nay là “D2D - device to device” (thiết bị với thiết bị). Tương tự vậy, mối liên kết và sự trợ giúp từ một trường cấp ba ở Anh có thể trực tiếp về thăng một xã nghèo ở Việt Nam mà không cần phải thông qua nhiều thang bậc khác nhau gây tốn kém thời gian và chi phí cũng như phải xư lý nhiều trục trặc trên toàn tuyến liên lạc.

Ở Anh, hiện chỉ có hai cấp hành chính là cấp quận huyện (council) và cấp trung ương, mà thực sự thì mọi việc đều được giải quyết ở văn phòng địa phương. Khi đó, ủy ban quận là trung tâm xư lý (hub) để tất cả các bộ, ngành dọc đặt bàn làm việc, chứ không phải tốn tiền nuôi một bộ máy khổng lồ của các sở. Tính theo cơ cấu hành chính của Việt Nam với trên 60 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành trên dưới 10 quận huyện, và mỗi quận huyện sẽ thêm trên dưới 10 phường xã nữa, thì nếu xư lý theo mô hình mạng của Anh, mỗi bộ, ngành sẽ tiết kiệm được từ 600 đến 6.000 văn phòng địa phương. Với hệ thống giao thông công cộng hoạt động hiệu quả, nhân viên của bộ mỗi ngày lại làm việc ở một ủy ban địa phương khác nhau, sáng đi chiều về,

Page 112: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

112

và bảo đảm liên lạc thông suốt với trung ương. Trong điều kiện Việt Nam, chưa cần phải cải tổ bộ máy hành chính mà chỉ cần có chủ trương là lãnh đạo ở cấp cơ sở đã có thể trực tiếp nối kết để tạo vốn xã hội cho địa phương phát triển. Sự xuất hiện nhanh chóng của tầng lớp đại gia ở các địa phương chỉ qua một vài liên kết toàn cầu là ví dụ minh họa rõ nhất cho hiệu quả của việc ý thức và tận dụng các liên kết toàn cầu. Khó khăn hiện nay của Việt Nam là lực lượng cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở còn yếu kém về năng lực quản lý, non nớt về bản lĩnh chính trị và thực sự không có kiến thức lẫn kinh nghiệm về tổ chức mạng. Đó chính là nút thắt gây ra tắc nghẽn cho nguồn vốn xã hội đang cần được nhanh chóng khai thông.

Song song đó, một hiện tượng xã hội mới đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam trong thời gian qua đó là quá trình đô thị hóa. Các thành phố liên tục được nâng cấp và nông thôn nhiều nơi bất ngờ có đường cao tốc chạy qua. Nhưng quan trọng nhất là sự bùng nổ của các siêu đô thị (megacity). Trong đó, giao thông tức là phương tiện và trục đường nối kết ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng, mà giải quyết bài toán giao thông cũng chính là hành động khơi dòng cho vốn xã hội được điều hòa trong khu dân cư. Với đa số người dân Việt Nam, nhà mặt tiền có nghĩa là cơ hội kinh doanh, đó chính là sự hoán chuyển từ vị trí địa lý trong cộng đồng, tức là vốn xã hội thành vốn tài chính. Trách nhiệm của người làm quy hoạch cũng chính là việc tạo ra nhiều cơ hội như vậy cho toàn xã hội, giảm thiểu sự bất công và thiệt thòi cho một số nhóm nhỏ. Bên cạnh đó,

Page 113: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

113

dân số mỗi năm tăng trên dưới 1 triệu người, tương đương với quy mô một tỉnh thuộc loại trung bình, đã kéo theo sức ép cho hệ thống giáo dục, mà nếu không kịp đáp ứng sẽ làm giảm lượng vốn văn hóa, và các biểu hiện theo chiều âm như đạo đức suy đồi, cướp bóc lên ngôi sẽ ngăn chặn quá trình phát triển chung của xã hội. Chiều sâu văn hóa, do vậy, cũng cần được tạo kênh dẫn vào trong các kết nối cộng đồng.

Page 114: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

114

9. Truyền thông phát triển

Các tổ chức của Liên hợp quốc đánh giá truyền thông là chìa khóa quan trọng để phát triển, tóm gọn lại trong khái niệm được viết tắt là C4D, tức là Communication for Development (Truyền thông để Phát triển). Sự thống nhất đó được thể hiện qua một văn bản mà nhiều cơ quan Liên hợp quốc cùng ký tên, như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (Food and Agriculture Organization, FAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organisation, ILO) Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS, UNAIDS), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund, UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, UNESCO) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO); do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xuất bản năm 2011. Văn bản này có tên là “Communication for Development” - Strengthening the Effectiveness of the United Nations, trong đó C4D được coi là phương tiện để tăng hiệu quả

Page 115: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

115

hoạt động cho Liên hợp quốc. Đây là văn bản mang tính thống nhất hoạt động giữa các cơ quan Liên hợp quốc sau phiên họp liên ngành hồi năm 2009 ở Oasinhtơn (Washington, D.C), sau những cuộc gặp bàn tròn được tổ chức hai năm một lần, tính từ 1998, xoay quanh vấn đề truyền thông và thông tin phục vụ phát triển. C4D được đánh giá là một trong số những phương tiện hay biện pháp quan trọng nhất để tận dụng hết mọi cơ hội mới phát sinh nhằm đẩy mạnh phát triển, đồng thời cũng là quá trình xã hội khuyến khích đối thoại giữa các cộng đồng, và giúp cho quy trình đưa ra quyết sách từ địa phương cho đến quốc gia và khu vực. Ở mỗi nước và khu vực, tư duy này lại được vận dụng khác nhau vào thực tiễn để giải bài toán chung là phát triển, từ xóa đói giảm nghèo cho đến sức khỏe cộng đồng và tương lai công bằng cho tre em trên toàn thế giới.

Vấn đề truyền thông phát triển bắt đầu được quan tâm đặc biệt trong thế ky XX khi nhu cầu phát triển bền vững được chú trọng và tùy theo hoàn cảnh phát triển của mỗi quốc gia mà hệ thống lý thuyết và theo sau đó là chương trình đào tạo được xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, người ta thấy các trường phái Truyền thông phát triển thường được phân chia theo khu vực, như là trường phái châu Mỹ Latinh hồi thập niên 40 của thế ky XX, hay trường phái Ấn Độ cũng vào thời gian đó, và trường phái châu Phi trong thập niên 60-70 của thế ky XX. Ngoài ra, cũng có cách phân định trường phái Truyền thông phát triển theo bối cảnh văn hóa, như trường phái Công giáo, ảnh hưởng

Page 116: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

116

đan xen khắp thế giới qua mạng lưới nhà thờ và tư tưởng thần học của Vatican. Trong điều kiện Việt Nam, hướng phát triển rõ nhất từ sau đổi mới vào năm 1986 là sự giúp đỡ về tài chính của các định chế quốc tế mà hiện là cộng đồng các tổ chức viện trợ. Hầu hết các quốc gia, định chế, và chương trình đó được xây dựng dựa trên tư duy kinh tế phát triển mà thường được gọi tên là trường phái Bretton Woods. Đây là hệ thống tiền tệ theo sau chương trình tái thiết châu Âu và thế giới mà Mỹ lập ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thường được gọi là Kế hoạch Marshall, mà nổi bật là hai cơ chế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ngoài ra cũng phải kể đến các cơ quan của Liên hợp quốc như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc, hay Tổ chức Y tế Thế giới. Hai tổ chức phi chính phủ chuyên giúp phát triển khoa học cũng có ảnh hưởng rất mạnh là Quỹ Ford và Quỹ Rockefeller. Ngoài ra, Bộ Phát triển quốc tế của Anh, với tầm ảnh hưởng sẵn có trong Khối liên hiệp (Commonwealth), và nguồn ngân sách chiến lược của chính phủ cũng là một cơ chế quan trọng trên bàn cờ địa chính trị chịu ảnh hưởng của trường phái Bretton Woods trên thế giới. Tất cả các tổ chức vừa kể đều có ngân sách cho phát triển khoa học và chính sách phát triển của Việt Nam.

Một trong số các tài liệu thường xuyên được trích dẫn và được coi là cẩm nang về tiêu chuẩn truyền thông phát triển là ấn bản của Ngân hàng Thế giới xuất bản vào năm 2008: “Development Communication Sourcebook”.

Page 117: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

117

Tuy nhiên, đây mới chỉ là văn bản mang tính thống nhất về mặt từ ngữ và phương pháp thực hiện, hơn là một giáo trình chuyển giao kiến thức ở bậc đại học. Các tác giả nhấn mạnh đến việc hiểu truyền thông như là quá trình trao đổi thông tin giữa các nhóm và các cá nhân trong bộ máy tổ chức hành chính và cơ cấu xã hội, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án phát triển. Do đó, truyền thông phát triển được hiểu như là truyền thông để phát triển, hay truyền thông để thay đổi xã hội, và truyền thông mang tính trợ lực cho phát triển. Đây là khu vực liên ngành chú trọng đến kỹ năng chuyên môn trong việc sư dụng phương tiện, phương pháp và cách tiếp cận để tăng cường hay giúp cho các ý tưởng phát triển được hiệu quả hơn. Như vậy, các khóa tập huấn sẽ nhằm đào tạo nhân viên thực hiện chính sách do các nhóm tạm gọi là hệ thống Bretton Woods đề ra, mà theo Giáo sư Oscar Salemink, có thể coi là một quá trình đế quốc hóa mới. Chương trình phát triển sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn và ý muốn của các nước viện trợ mà chưa chắc đã phù hợp và có lợi cho các nước sở tại. Cho nên, khi vận dụng cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề gọi là chủ quyền trong khoa học, tạo ra chỗ đứng cho một ngành khoa học địa phương hay quốc gia. Trong điều kiện Việt Nam, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh cùng “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 của Trường Chinh và công trình do Nguyễn Khoa Điềm chủ biên năm 1998 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” sẽ là những đối trọng về mặt lý luận để tạo ra

Page 118: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

118

bản sắc khoa học cho ngành Truyền thông phát triển của Việt Nam. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết đòi hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng nghiên cứu để lập mã ngành mới nhằm tạo đà cho sự phát triển của đất nước. Vấn đề không phải là lối tư duy theo kiểu của các ông chủ tư bản giàu có là phát triển kinh tế trước rồi thừa tiền mới phát triển văn hóa, mà như đã trình bày xuyên suốt từ đầu cuốn sách này cho đến đây, nguồn vốn văn hóa và vốn xã hội nhờ có truyền thông phát triển mà trở thành động lực để phát triển kinh tế bền vững.

Ở nước láng giềng Philíppin, ngành Truyền thông phát triển được coi trọng từ cuối thập niên 60 của thế ky XX do công của Giáo sư Nora Cruz Quebral, với thành quả hiện nay là một trường đại học chỉ chuyên đào tạo ngành Truyền thông phát triển thuộc Đại học quốc gia Los Banos. Bản thân Giáo sư Quebral có bằng tiến sĩ trong ngành truyền thông ở Đại học Illinois (Mỹ), từ cuối thập niên 60 của thế ky XX và mới gần đây, vào năm 2011 lại được Học viện Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (Đại học LSE) trang trọng cấp bằng tiến sĩ danh dự. Bên cạnh tạp chí chuyên ngành “Philippine Journal of Development Communication”, trường phái truyền thông phát triển của Philíppin đang giữ vị trí dẫn dắt trong khu vực, với ngôi trường có tên tiếng Anh là “College of Development Communication”, đào tạo mỗi năm 600 sinh viên với trên 30 bộ môn và trung tâm nghiên cứu, được thành lập và phát triển liên tục từ năm 1998 cho tới nay. Tuy nhiên, do đặc thù của nguồn viện trợ Mỹ và thực tiễn địa chính trị từ thập niên 60 của thế ky XX, nội dung về truyền thông phát triển ở Philíppin đặt nặng chủ trương

Page 119: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

119

khuyến nông, giống như Kế hoạch hậu chiến Lilienthal - Vũ Quốc Thúc được xây dựng cho miền Nam Việt Nam hồi cuối thập niên 60 của thế ky XX, mà sau này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời kỳ còn làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp với Bộ Thủy lợi1 để hiện thực hóa công trình hồ Dầu Tiếng và hệ thống kênh Đông làm thay đổi toàn bộ khu vực nông nghiệp ở Củ Chi, tạo đà phát triển kinh tế cho Thành phố Hồ Chí Minh trong một giai đoạn dài.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, truyền thông chính là động lực để phát triển và các giải pháp truyền thông được đầu tư nghiên cứu để tạo ra sự phát triển theo quy hoạch. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, có thể xét đến mô hình truyền thông phát triển từng thành công ở Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông và Nhật Bản trước đây và bây giờ là Hàn Quốc và Trung Quốc. Đó là phát triển toàn bộ nền kinh tế bằng cách đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp giải trí, mà trọng điểm là phim bộ nhiều tập. Mục tiêu đầu tiên là phải làm ra những bộ phim truyền hình thật lôi cuốn khiến toàn bộ dân chúng trong nước thổn thức, như câu chuyện của nàng Osin của nước Nhật mà nay trở thành nhân vật mà hầu hết người Việt Nam đều biết đến, hay các cuộc tình ướt át trong phim bộ Đài Loan, và những bộ phim theo kiểu tâm lý xã hội của Hồng Kông. Phim hay trước hết là dẫn dắt về triết học phát triển hay đạo đức kinh doanh cho toàn xã hội, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhu cầu tiêu thụ trong xã hội, như gợi ý của

1. Bộ này và một số bộ khác sau này sáp nhập thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BT).

Page 120: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

120

chuyên gia Vũ Bình Tân trong phần trước. Người dân Hàn Quốc vì say mê phim Bản tình ca mùa đông mà kéo nhau ra đảo Jeju hưởng tuần trăng mật, tạo ra một nhu cầu du lịch và chi tiêu hoàn toàn mới, giúp cho tỉnh Jeju bất ngờ phát triển mạnh, chỉ với một số tiền đầu tư rất nhỏ cho văn nghệ sĩ và tạo điều kiện để giới điện ảnh xây phim trường. Tương tự vậy, các bộ phim bộ của Trung Quốc cũng tạo ra thị trường hoàn toàn mới cho ngành du lịch và thu hút thêm rất nhiều tiền của cho ngành dịch vụ. Thực sự thì đó không phải là điều gì quá mới mà chỉ là công thức đã được hoàn thiện dần ở Hollywood - kinh đô điện ảnh của nước Mỹ, mà nay những bộ phim bộ như NCIS hay Friends vẫn đang tiếp tục dẫn dắt khán giả truyền hình trên thế giới.

Như vậy, truyền thông không chỉ đơn giản là kênh dẫn thông tin mà còn là công đoạn tạo thêm giá trị thặng dư cho sản phẩm trong vai trò hàng hóa. Đúng vậy, bởi vì truyền thông cũng là một ngành công nghiệp, có cả người lao động trí óc lẫn tay chân để tạo ra sản phẩm văn hóa, không khác gì phần mềm soạn thảo văn bản của Microsoft hay phần mềm trò chơi điện tư của Nintendo. Hơn vậy, truyền thông biết cách làm cho sản phẩm của một quốc gia trở thành món hàng có thể bán ra thế giới, như các bộ phim Hàn Quốc nay trở thành điều mà người ta gọi là Làn sóng Hàn mở đường cho từ kem dưỡng da đến đồ ăn Hàn Quốc tràn ra nước ngoài chinh phục thế giới.

Như vậy, nhìn từ góc độ hiện tượng, như vừa trình bày, thì truyền thông phát triển là tiêu chí cần thiết mà kinh nghiệm từ các nước lẫn các định chế quốc tế yêu cầu. Tuy vậy,

Page 121: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

121

đa số các chuyển giao kiến thức đều chỉ nằm ở bề nổi, tức là danh sách những khuyến cáo hay một vài phương pháp thực hiện cụ thể. Trong phạm vi của cuốn sách này, cách hiểu và nghiên cứu ứng dụng từ bản chất của câu chuyện cần được dựa vào hai vấn đề vừa được trình bày trong phần trước, là hệ thống mạng và vốn xã hội cũng như vốn văn hóa. Truyền thông phát triển, do vậy, kiến thức và kỹ năng về các mối quan hệ liên kết trong xã hội mang tính truyền dẫn và chuyển đổi vốn xã hội và vốn văn hóa, cho phép thông qua quản lý mà tạo ra sản phẩm tri thức kích thích nền kinh tế phát triển bền vững. Cũng giống như dòng nước tự chảy từ nơi cao xuống nơi thấp sau khi đào kênh, nguồn vốn xã hội và vốn văn hóa cũng sẽ tự đổ từ nơi có nhiều về nơi có ít nếu được khai dòng đúng lúc, và người làm công tác truyền thông phát triển cũng sẽ giống như là người đi đào kênh bằng tất cả những phương tiện và điều kiện kỹ thuật hiện có, tùy thuộc vào mỗi vùng đất và nhu cầu khác nhau. Bản chất đó có thể được thể hiện qua một ngành công nghệ giải trí, hay bộ máy tuyên truyền, hoặc phân luồng giao thông trong khu đô thị, kênh tiêu thụ nông sản, chương trình khoa học giới thiệu công nghệ và phương pháp kinh doanh mới, mối quan hệ với thế giới, liên kết khu vực... Tất cả đều là những hiện tượng bên ngoài cần được nghiên cứu để xác định bản chất bên trong. Đây sẽ là một ngành học mới cần thiết được đưa vào hệ thống mã ngành trong chương trình đào tạo ở Việt Nam.

Có thể minh họa phác thảo trên bằng một ví dụ đơn giản như món lá nhíp ở tỉnh Bình Phước. Đây là loại cây

Page 122: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

122

mà loài tê giác rất thích tìm ăn lá non và trở thành món ăn từ cây rừng của các tộc người ở khu vực sông Bé. Hiện món lá nhíp đang trở thành đặc sản và một số hộ gia đình đã chuyển từ nghề hái lá ở rừng sang trồng cây và thu hoạch lá ở nhà. Như vậy, đó là điều kiện ban đầu để phát triển một ngành nghề kinh doanh mới đem lại thêm thu nhập cho người dân địa phương. Vấn đề là tư duy chung của lãnh đạo tỉnh theo hướng truyền thông phát triển cần bao gồm hết mọi khâu có liên quan, từ thông tin khuyến nông của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho đến chính sách giới thiệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay các đoàn công tác của Sở Công thương về Thành phố Hồ Chí Minh để tạo cầu mua bán, và nguồn đầu tư vào sáng tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Liên hiệp các hội văn học - nghệ thuật, cũng như mối liên kết với các tổ chức quốc tế để tìm nguồn ngân quỹ tài trợ theo quyền lợi mà Việt Nam có được với tư cách là nước thành viên của Liên hợp quốc. Cán bộ tham mưu và lãnh đạo ở địa phương cần được trang bị đủ những kiến thức cơ bản nhất như vừa kể để điều phối hoạt động của các loại vốn khác nhau nhằm mục đích tạo đà phát triển cho địa phương mình.

Một ví dụ khác là ngành cà phê, cũng có thể coi là tiêu biểu cho ngành nông sản ở Việt Nam. Từ nhu cầu trả nợ cho các nước xã hội chủ nghĩa mà cà phê đã nhanh chóng trở thành ngành kinh doanh lợi nhuận cao và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê với sản lượng thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Thế nhưng biến động giá cả

Page 123: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

123

kéo theo thua lỗ và biến động văn hóa, xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên - là địa bàn chính trồng cà phê, đã kéo theo những phản ứng phụ khác, tạo ra bất ổn, ngưng trệ sự phát triển. Chỉ cần nghiên cứu chi tiết các mối quan hệ trong khu vực và điều tiết phù hợp thì sẽ duy trì được tốc độ phát triển bền vững, đó chính là thông tin phát triển theo cách hiểu rộng của khái niệm này. Giải pháp nhiều khi chỉ đơn giản là đầu tư tối thiểu vào nhân sự và phương tiện truyền thông đại chúng để duy trì kênh tín hiệu phản hồi từ nơi tiêu thụ quay trở lại nơi sản xuất, bao gồm cả giá cả hiện tại và tương lai lẫn xu hướng tiêu dùng mới trong xã hội. Ở các nước phát triển, nhiều chuỗi cà phê nay không còn mua nguyên liệu qua hệ thống phân phối do tư bản nắm giữ, mà trực tiếp tìm về các vùng trồng trọt để giúp nông dân tăng giá bán và cắt bớt chi phí trung gian, nhiều lúc chính là nhóm gây sức ép khiến người nông dân phải hạ giá xuống đến mức thua lỗ. Hay cũng có nhãn hiệu cà phê không chỉ thu mua với giá hợp lý, mà còn đầu tư ngược vào xã hội ở đó qua các chương trình như giúp tội phạm hoàn lương và đầu tư vào giáo dục để phát triển cộng đồng. Đó chính là những kênh dẫn trong truyền thông phát triển mà các lãnh đạo tre ở địa phương cần nhanh chóng nắm bắt để làm lợi cho đất nước trong thời kinh tế nối kết toàn cầu. Hay nếu như áp dụng cách nhìn của Giáo sư Arjun Appadurai về vấn đề di dân, có thể thấy các khu chợ và cưa hàng thực phẩm của người Việt ở nước ngoài chính là kênh tiêu thụ ổn định nhất cho nông sản trong nước. Thế nhưng nếu nhìn kỹ thì hiện tại đa số

Page 124: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

124

sản phẩm ở đó là nông sản Thái Lan hay thậm chí như tương ớt nhãn hiệu con gà của Huy Fong là được sản xuất tại Mỹ. Điều đó thể hiện sự yếu kém trong quá trình nhận thức và khai thác các cơ hội sẵn có của truyền thông phát triển. Vấn đề đặt ra là cần một thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam, từ cấp trung ương tới địa phương, nhanh chóng nhận thức và thay đổi. Trong một thế giới địa phương toàn cầu (local global world), các vị trí lãnh đạo cấp cơ sở ở địa phương mới thực sự quan trọng hơn cấp trung ương, và khi được trang bị đầy đủ kiến thức họ sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Nhiệm vụ của trung ương là kiện toàn tổ chức và hậu thuẫn cho các đột phá của từng địa phương tùy theo đặc thù, và bảo đảm cho sự thống nhất về ngôn từ và hành động.

Page 125: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

125

10. Ngôn ngữ truyền thông

Nước Nga thời Sa hoàng có một giai đoạn mà Nghị viện muốn lấy lòng nông dân nên thực hiện các bộ phim tuyên truyền và đem về các vùng sâu, vùng xa chiếu để vận động dân chúng ủng hộ. Phim quay cảnh Nghị viện họp bàn rất căng thăng để đấu tranh cho quyền lợi của người dân nghèo. Có điều là thời bấy giờ quay phim câm và chạy chữ viết trên đó và đội tuyên truyền của chính phủ khi chiếu phim sẽ bật máy đèn chiếu và căng màn chiếu. Đa số dân chúng thì không biết đọc chữ, lại bị tập trung để xem mấy ông nghị ăn mặc lịch sự ngồi cãi nhau trong căn phòng sang trọng. Điều dĩ nhiên là công tác tuyên truyền đã cho ra kết quả hoàn toàn ngược lại với mục tiêu ban đầu. Đám đông dân chúng bực bội chưi mắng bọn quan lại ăn trên ngồi trốc, ăn no rưng mỡ không có việc gì làm nên ngồi cãi vã, chứ không cực khổ như người dân nghèo chân lấm tay bùn phải liên tục lao động. Và đương nhiên là đám đông nông dân không ủng hộ cho tầng lớp tiểu tư sản trí thức quan liêu ở thành phố, mà dành thiện cảm cho các đoàn tuyên truyền của Lênin, cũng là những người nông dân

Page 126: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

126

hay công nhân như họ, nhưng được giác ngộ cách mạng và trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đó là ví dụ người viết được nghe trong giờ giảng của Giáo sư Maciej Mrozowski, chuyên gia đầu ngành về truyền thông của Ba Lan, người được mời làm cố vấn đặc biệt cho tập đoàn truyền hình tư nhân Polsat để chọn lựa những bộ phim giá re ở Mỹ nhưng lại trở thành ăn khách ở Ba Lan để tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Học ở Mỹ về, ông giới thiệu phương pháp tư duy gọi là “tam giác ngữ nghĩa” được xây dựng từ lý thuyết của Ferdinand de Saussure, dùng để đọc vị của các bộ phim Hollywood và đánh giá mức độ ăn khách của phim. Kịch bản cho các bộ phim thương mại mà chúng ta thường xem ở rạp được xây dựng từ công thức rất đơn giản: Bằng hai mâu thuẫn, theo cách hiểu của Mác, phát triển lên theo lý thuyết kịch từ thời Plato. Tức là, bắt đầu phim luôn là phần giới thiệu các nhân vật, và đặt họ vào trong mối quan hệ mâu thuẫn, rồi giữa phim là giải quyết mâu thuẫn lần một, để các nhân vật tiếp tục phát triển và kết thúc phim bằng việc giải quyết mâu thuẫn lần thứ hai. Nếu là phim hành động thì sẽ luôn là hai cuộc bắn nhau và lần sau to hơn lần trước, hay hai cuộc đâm xe trên đường... Đó là cách lý giải đơn giản theo phương pháp mácxít về ngôn ngữ điện ảnh hay mỹ học nghệ thuật.

Kết cấu mâu thuẫn như quy luật của Mác về thực tại thường được sư dụng trên truyền hình Anh, mà chuyên gia mácxít hàng đầu về truyền thông của Anh và trên thế giới là Giáo sư Stuart Hall gọi bằng thuật ngữ “discourse”. Khái niệm này trong tiếng Việt thường được dịch là diễn ngôn,

Page 127: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

127

nhưng thực ra đó là cách dịch theo mô tả của triết gia Pháp Michel Foucault với chữ tiếng Pháp hay được chuyển thăng vào tiếng Việt là “đítcua”. “Discourse” theo cách hiểu mácxít là sự mô tả sự vật như là một thể thống nhất của hai mặt đối lập luôn mâu thuẫn với nhau. Cách đơn giản nhất để thể hiện mối quan hệ mâu thuẫn đó bằng ngôn ngữ truyền thông là dạng thức tương tác đối nghịch với nhau, tranh cãi, hay đối lập, và đấu tranh với nhau, nhưng là một thể thống nhất không thể tách rời hay thiếu vắng nhau được (discursive form). Theo Giáo sư Stuart Hall thì quy luật của Mác về mâu thuẫn đúng với thực tại xã hội và cũng đúng với thông điệp truyền thông, tức là dạng thức tranh luận trong thông điệp truyền thông giữ vai trò trọng tâm cần phải được quan tâm đặc biệt.

Trước hết, Giáo sư Stuart Hall không chỉ là nhà khoa học theo trường phái mácxít ở Anh mà còn là người đầu tiên đưa triết học mácxít vào nghiên cứu truyền thông. Đó là một trong số những lý thuyết quan trọng được ông đưa ra tại Đại học Birmingham vào năm 1973 mà nay trở thành kinh điển cho các ngành nghiên cứu về truyền thông và văn hóa ở các nước nói tiếng Anh trên thế giới. Trong lúc các phân tích nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận trong thế giới tư bản chỉ đơn giản nhìn vào truyền thông như là một quy trình chuyển thông tin từ người gưi đến người nhận: Sender → message → receiver, thì Giáo sư Stuart Hall nhìn thấy quy trình này giống hệt mô hình sản xuất mà Mác đã trình bày, từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ: Production → distribution → consumption.

Page 128: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

128

Trường quay, đài phát, kết nối thông tin, dàn dựng chương trình và kịch bản... là những thành phần cơ bản có thể coi là phương tiện sản xuất hay nhà xưởng để sản xuất ra sản phẩm là chương trình truyền hình, trở thành hàng hóa tiêu thụ trên thị trường dành cho các sản phẩm truyền thông. Không bàn đến góc cạnh kinh tế đơn thuần của việc kinh doanh truyền thông, cũng giống như Mác hay là chuyên gia nhân học mácxít đương đại Arjun Appadurai, Giáo sư Stuart Hall chú ý đặc biệt vào hàng hóa trong ngành truyền thông, tức là các sản phẩm truyền thông. Đơn vị mang tính cơ sở hình thành nên sản phẩm truyền thông không phải là đoạn phim nhựa hay băng đĩa CD, mà là ngôn ngữ truyền thông, hay chính xác nhất là dạng thức biện luận của thông điệp. Từ đầu vào thông tin sẽ được mã hóa, rồi chuyển đi, và đến người xem thì sẽ được mở khóa, gọi là quy trình “encoding” và “decoding”. Trong ví dụ về bộ phim tuyên truyền thời Sa hoàng thì thông điệp đã được mã hóa theo một kiểu và đến lượt người xem thì lại mở khóa theo một kiểu khác hoàn toàn, khiến cho cái gọi là ý nghĩa được truyền tải ở trong bộ phim nhựa không hề được tiêu thụ như dự định.

Nhờ tính quy luật và sự thắng thế của hệ phái xã hội học mácxít trong khối các nước nói tiếng Anh, từ Mỹ sang Anh cho đến Ôxtrâylia và Niu Dilân, mà công trình mang tính khai phá của Giáo sư Stuart Hall đã mau chóng lan tỏa ra thế giới, và mở rộng từ thông điệp truyền hình sang cho tất cả mọi loại hình sản phẩm và phương tiện truyền thông. Cho nên, bên cạnh tên gọi là nghiên cứu

Page 129: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

129

truyền thông (media studies), là một môn học hiện đang là môn thi chính thức ở bậc phổ thông trung học của Anh, thì ở các trường đại học ngành này còn được gọi theo nghĩa rộng hơn là nghiên cứu văn hóa (cultural studies), tức là xem văn hóa là sản phẩm của một quá trình sản xuất, và rồi sẽ được phân phối và trao đổi mua bán như là hàng hóa theo cách mô tả của Mác. Đây không chỉ là lý luận suông mà thực sự là kiến thức cần dùng để hoạt động kinh doanh trong các ngành có liên quan đến văn hóa, như bán phim, bán nhạc, hay bán tranh. Cứ nhìn vào số tiền đầu tư tính bằng triệu USD ở Hollywood thì sẽ thấy các ông chủ hãng phim phải cẩn thận như thế nào trong việc tuyển mộ nhân viên và sư dụng phương pháp tư duy biện chứng để tính toán và điều hành công việc kinh doanh để khỏi lỗ mà kiếm được khoản tiền khổng lồ từ doanh số hàng trăm triệu USD cho các bộ phim thành công, tức là nắm bắt được cái thông điệp mâu thuẫn mà đa số khán giả đang có nhu cầu tiêu thụ tại thời điểm đó.

Tính cho đến thời điểm này thì bức tranh “The Scream” (Skrik) của họa sĩ người Na Uy Edvard Munch (1863-1944) là tác phẩm mỹ thuật được mua bán trao tay với giá cao nhất. Một bức tranh nhỏ và đơn giản, vẽ gần như là nguệch ngoạc bằng phấn màu theo phong cách biểu đạt (expressionism), vậy mà trong cuộc đấu giá do Sotheby’s tổ chức đã có người mua với giá gần 120 triệu USD. Đó chắc chắn không phải là giá của số màu dùng để vẽ, mà là toàn bộ những loại hình giá trị thặng dư đã được mô tả từ đầu cho tới giờ trong cuốn sách này, bao gồm các mô tả

Page 130: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

130

trong lý thuyết của Stuart Hall. Trước hết, đó là chi phí phần cứng để duy trì kết cấu cơ sở cho thị trường tranh (institutional structure), mà chủ yếu là hoạt động của nhà đấu giá như chi phí văn phòng, hoạt động của nhân viên, quảng cáo, quan hệ khách hàng, định giá, bình luận... Hãng Sotheby’s cũng như đa số các phòng tranh trích phần trăm từ tiền bán tranh để chi trả cho hoạt động của mình. Tiếp theo, điểm mấu chốt khiến cho bức tranh có giá trị khác biệt hăn so với các bức tranh khác là cái thông điệp (discourse) được gưi gắm ở trong đó, là kết quả của một quá trình phức tạp do sự lao động của toàn xã hội tạo ra, bao gồm cả giáo dục trong đó có giáo dục thẩm mỹ, lẫn tác động về xu hướng hưởng thụ nghệ thuật, liên tục được duy trì và phát triển theo dòng thời gian. Giống như cỗ máy tư bản khi đã hoạt động thì tự động sản sinh ra lợi nhuận - tức là giá trị thặng dư, do tận dụng được sức lao động của toàn xã hội, hệ thống vận hành của nền văn hóa theo cách hiểu của Mác cũng tự động làm tăng giá trị của các tác phẩm nghệ thuật theo thời gian. Đó là lý do tại sao có nhiều đại gia đầu tư vào tranh vẽ, nhưng cũng cần phải hiểu điều đó một cách thấu đáo chứ không phải đơn giản là mua hú họa một bức tranh nổi tiếng về treo rồi chờ ngày lên giá như bắc ghế chờ sung rụng.

Một trong số những ví dụ điển hình về đầu tư và kinh doanh nghệ thuật là triệu phú người Thái Lan Tira Vanichtheeranont. Ông đã mua toàn bộ các bức ký họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân, một trong số những người thầy

Page 131: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

131

của nền hội họa Việt Nam hiện đại và là tác giả của dòng mỹ thuật kháng chiến. Cần phải hiểu rằng, giá trị của các bức tranh mà chính xác là giá trị thặng dư của món hàng này không nằm ở tờ giấy, bút chì hay nét vẽ và thậm chí cả thời gian lao động đã được đánh đổi bằng chính sinh mạng của người họa sĩ trên chiến trường chống Pháp ở Điện Biên Phủ. Cái thông điệp truyền thông mà Tô Ngọc Vân thể hiện có thể tạm nắm bắt qua khẩu hiệu do Đảng ta đề ra là “văn hóa hóa kháng chiến, và kháng chiến hóa văn hóa”. Đó là sự khởi đầu cho cả một dòng mỹ thuật kháng chiến sau này, mà như khái niệm của giáo sư sư học mácxít Eric Hobsbawm, là một truyền thống mới được tạo dựng cho cả một dân tộc (invented tradition). Khi có được quyền sở hữu sản phẩm qua thương vụ mua bán với con trai của Tô Ngọc Vân, nhà tư bản Tira Vanichtheeranont đã nhanh chóng thực hiện các bước cần thiết để chuyển chúng thành hàng hóa và định giá trên thị trường. Trước hết ông cần đến các nghiên cứu và thẩm định nghệ thuật quan trọng của giới chuyên gia như họa sĩ Nguyễn Quân, Giáo sư Nora Taylor, và đặc biệt là của họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng. Công trình đó nhanh chóng được chuyển thành ấn phẩm với chất lượng in có lẽ là cao nhất từ trước đến nay đối với các tác phẩm hội họa của Việt Nam, do Nhà xuất bản Tri thức phát hành vào năm 2014, và hiện một ấn bản re tiền hơn đang được đưa ra để làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên các ngành có liên quan tới mỹ thuật và văn hóa ở Việt Nam. Các bức ký họa trong

Page 132: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

132

bộ sưu tập được trưng bày ở Hà Nội và Băng Cốc, mà giới chuyên gia đánh giá rằng chỉ cần bán đi vài bức là đủ để thu hồi lại toàn bộ vốn đã đầu tư vào cho quy trình sản xuất văn hóa này (cultural production).

Công việc có thể coi là kinh doanh để tạo ra vốn văn hóa cho một cộng đồng cũng tương tự như vậy. Ở Mỹ, nhóm phát triển nghệ thuật cộng đồng VAALA từng có một hoạt động tương tự dành cho các tác phẩm nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, như tên cuốn sách do Huỳnh Hữu Ủy thực hiện vào năm 2008, bản in màu chất lượng cao xứng đáng với giá trị của các bức tranh được giới thiệu trong đó. Theo cách hiểu đương đại, nghệ thuật không phải là quá khứ mà chính là tương lai, là số vốn để cộng đồng phát triển trong tương lai. Đó cũng là cách mà VAALA tổ chức Liên hoan phim Việt Nam quốc tế để tạo đà cho các đạo diễn Việt Nam hợp tác xuyên biên giới và tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có giá trị hàng hóa cao. Khi đó, nghệ thuật cũng là chiếc cầu để kết nối các giá trị đối nghịch trong xã hội, tạo ra mối liên kết thống nhất giữa các mặt đối lập theo quy luật mâu thuẫn, giống như cuộc triển lãm tranh và ảnh chụp của họ ở California bị biểu tình phản đối vì trưng bày một bức ảnh chụp lá cờ đỏ sao vàng và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một cộng đồng đa số cầm cờ vàng ba sọc. Như Mác từng nói, mâu thuẫn chính là động lực để phát triển, và kết nối để tạo cơ hội cho thông điệp mâu thuẫn được phát biểu chính là nguồn vốn mà văn hóa đem lại cho xã hội.

Page 133: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

133

Có một thời gian các sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam được coi là hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao. Thế nhưng, yếu tố khiến cho mặt hàng này mất giá, nếu sư dụng hệ thống lý thuyết đã trình bày của Stuart Hall và Pierre Bourdieu, chính là do thiếu đầu tư vào quy trình sản xuất nói chung (bao gồm cả lao động tri thức như đã trình bày sơ về mô hình kinh doanh tranh, chứ không chỉ đơn giản là quy trình sản xuất vật chất). Mỹ nghệ là một loại hình nghệ thuật tiếp tục tạo ra giá trị cao cho Nhật Bản và nước chịu nhiều ảnh hưởng của trường phái này là Đài Loan, cũng như các thiết kế trên thế giới đi theo tư tưởng của kiến trúc sư người Xcốtlen (Scotland) Rennie Mackintosh (1868-1928) vận dụng phong cách Nhật Bản vào văn hóa Anh. Xuất phát điểm của trường phái này là sự tối giản hóa đến mức hợp lý nhất của các món đồ dùng hằng ngày đã được nghề thủ công của Nhật Bản tạo ra, và nay tiếp tục được phát triển để trở thành sản phẩm hàng loạt cho xã hội, mà triết gia Nhật Bản Yanagi Soetsu (1889-1961) đã tóm lược lại vào khái niệm “mingei”, mà dịch qua chữ Hán - Việt chính là mỹ nghệ. Không chỉ ở Tokyo có bảo tàng nghệ thuật mingei mà ngay cả ở San Diego của bang California ở Mỹ cũng có bảo tàng mỹ nghệ để duy trì và phát triển dòng nghệ thuật này, cũng như một phần của bảo tàng Manga ở cố đô Kraków của Ba Lan cũng trưng bày các tác phẩm của dòng nghệ thuật trên. Điểm then chốt trong quy trình sản xuất nghệ thuật không phải là phần cứng mà là phần lao động tri thức, tức là nghiên cứu mang tính triết học lý thuyết, như Vũ Bình Tân cũng đã

Page 134: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

134

nhấn mạnh trong bộ sách về quản lý và phát triển. Cái đẹp dân gian là do những người nông dân không tên tạo ra, nhưng để được duy trì và trở thành hàng hóa có giá trị trong nền kinh tế nối kết thì phải cần những người trí thức có tên tuổi khái quát hóa, và những người lãnh đạo có quyền lực đưa vào kênh dẫn của thế giới.

Dùng cách hiểu ngôn ngữ truyền thông vào một nghi lễ trong dân gian sẽ giúp chúng ta hiểu hơn thông điệp của truyền nhân để lại, cũng như thông điệp của những người khác đang tham gia trong nghi lễ đó muốn nhắn nhủ mình, và nhờ vậy mà tạo được mối liên kết và phát triển thành sự nối kết để phát triển. Ví dụ như có người đến thắp nhang trước bàn thờ và khấn vái thì nghĩa cư đó có thể là thể hiện sự tôn trọng hay cũng có thể chỉ là thói quen cầu lợi của người đó mỗi khi đến đâu đó gặp chỗ thờ cúng, hoặc là có ý nghĩa gì khác muốn nói với người chủ nhà mà không sư dụng kênh liên lạc trực tiếp bằng lời nói hay trao đổi, mà thể hiện ra qua ngôn ngữ của hành động và cư chỉ, ví dụ như họ muốn quan sát thái độ của chính người đang quan sát chăng hạn. Cùng một hiện tượng bề ngoài nhưng có rất nhiều khả năng nối kết khác nhau ở bên trong bản chất mà nếu ta có thể khám phá ra được và giải mã thứ ngôn ngữ đang được sư dụng thì sẽ bắt nhịp được vào cỗ máy đang chuyển động nhịp nhàng. Ví dụ như là động tác cầm ly rượu bằng hai tay cung kính, hay chỉ thể hiện sự tôn trọng bằng cách cầm một tay, còn tay kia đỡ tay còn lại như thường xuyên được nhắc đi nhắc lại trong các bộ phim Hàn Quốc, hay kiểu cụng ly hạ thấp hay

Page 135: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

135

nâng cao thỉnh thoảng thường thấy trong các bộ phim phương Tây, tất cả đều là hiện tượng được đưa vào văn hóa Việt Nam có khi là để thể hiện một nội dung khác, tức là mang bản chất hoàn toàn khác. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” mà nay thay đổi tùy thuộc theo hoàn cảnh sống mới, sẽ là chất xúc tác để tạo ra sự dịch chuyển, tức là điểm bắt đầu cho phát triển.

Page 136: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

136

11. Hiện tượng và bản chất

Thời gian còn làm việc cho một công ty truyền thông nước ngoài, tác giả có một trải nghiệm mà bây giờ tác giả vẫn thường dùng làm ví dụ để giải thích cho sinh viên về sự khác biệt giữa hiện tượng và bản chất của sự việc và nhu cầu cần tạo ra sự nối kết giữa hai mặt đó với nhau, tức cũng chính là mối liên kết với những hiện tượng và bản chất khác. Bắt đầu từ một bài viết của một đồng nghiệp cho rằng tư nhân hóa là để giúp cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trong khi đó, thời gian học ở Ba Lan mà đặc biệt là nghiên cứu kinh tế vĩ mô với Giáo sư Leszek Balcerowicz, Bộ trưởng Kinh tế và cũng là tác giả của công trình chuyển đổi kinh tế thị trường cho Ba Lan, thì luận điểm phổ biến là xã hội hóa, tức là cổ phần hóa công ty quốc doanh để giảm gánh nặng cho nhà nước và chuyển rủi ro trong kinh doanh sang cho khu vực tư nhân gánh chịu. Việc đưa ra nhận xét như vậy đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn qua email và anh bạn đồng nghiệp kia, học ở Anh, có thời gian dài làm việc với các công ty Việt Nam, đã đưa ra một loạt giáo trình tiếng Anh và báo cáo của các tổ chức

Page 137: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

137

quốc tế để chứng minh cho luận điểm của mình. Tác giả không tiếp tục tranh cãi, vì khi đó sẽ dẫn tới câu hỏi tiếp theo: Vậy thì quốc tế và Anh - Mỹ đúng, hay Ba Lan đúng? Thực sự thì cả hai đều đúng và cả hai đều vận dụng thành công vào trường hợp thực tế của mình. Vấn đề là cả hai luận điểm đó chưa chắc đã đúng cho trường hợp Việt Nam, và khi đó thì cuộc tranh luận không chỉ đơn giản là trao đổi ý kiến trên báo chí, mà cần phải đấu tranh bằng lập luận (debate) xây dựng từ những công trình nghiên cứu cụ thể mà mức độ công việc đòi hỏi cả một viện nghiên cứu trải dài ra trong nhiều năm. Lý thuyết là cách giải trình hiện tượng, và mục tiêu cuối cùng là làm sao để mô tả bản chất một cách chính xác nhất. Người Anh hay có ví dụ về nưa ly nước, khi người lạc quan thì vui mừng vì còn tới nưa ly, còn người bi quan thì buồn phiền vì chỉ còn có nưa ly. Cả hai đều đúng khi mô tả bản chất của hiện tượng. Nhưng còn một cách nhìn thứ ba cũng đúng với bản chất của câu chuyện: Vậy tùy thuộc vào cảm xúc lạc quan hay bi quan của xã hội, ta sẽ làm gì để có thêm nước vào trong ly, và phân chia cái phần giá trị thặng dư đó như thế nào cho hợp lý. Làm thư rồi sưa sai (trial and error) cũng là một trong số những phương pháp thực nghiệm thường gặp.

Khi bàn trên bình diện lý thuyết thì ở một số phần trong cuốn sách này có dùng đến ví dụ thực tế, nhưng các lập luận thì lại được xây dựng trên nền tảng lý thuyết, đắp cao dần lên từ các phần trước. Đó là phương pháp tư duy tạm gọi là phương pháp luận (methodology), liên kết thành bộ ba cùng với bản chất (ontology) và tư duy

Page 138: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

138

(epistemology). Khi chúng ta học nghề trực tiếp từ người thợ, thì đó là truyền đạt kỹ năng nghề (skill) và điều đó có thể tổng hợp thành tài liệu hướng dẫn (instruction) để học viên nhanh chóng tiếp thu. Nhưng khi truyền đạt kiến thức (knowledge) thì điều đó cũng giống như là dẫn học viên vào chốn vô hình của tri thức. Đó là phương pháp tư duy mà tôi học được từ giáo sư triết học đầu ngành người Ba Lan Robert Piłat. Ngoài ra, tác giả còn chịu ảnh hưởng một phần từ cách mô tả cuộc sống trí tuệ trong tác phẩm cùng tên “The life of the Mind” của triết gia hàng đầu thế giới Hannah Arendt, ông mô phỏng tư duy của ta cũng giống như thế giới hữu hình và vô hình. Ở trong thế giới hữu hình thì tư duy cũng giống như sự vật là chiếc bàn chiếc ghế, có phần hiện hình mà ta có thể nhìn thấy ngay, hay phần ẩn hình là có hình dạng rõ ràng nhưng bị che khuất ở phía bên kia hay dưới chiếc khăn trải bàn, và chỉ cần bóc tách hay chuyển góc nhìn là ta có thể nhìn thấy rõ. Nhưng để bước vào thế giới vô hình thì cần phải thăng hoa và tự mình đặt ra con đường để đi, mà trong một thế giới cùng tồn tại nhiều con đường với nhiều ngả vào khác nhau. Một trong số những tấm biển chỉ đường quan trọng để chúng ta đi theo là hệ thống khái niệm, mà trong cuốn sách này, giá trị thặng dư của Mác là hệ thống khái niệm quan trọng nhất để chúng ta tìm và hoạch định con đường riêng cho mình trong thế giới vô hình của nền kinh tế nối kết. Điều đó cũng giống như mô tả của triết gia mácxít người Anh gốc Do Thái Ba Lan Zygmunt Bauman, rằng con đường mà chúng ta sẽ đi trong tương lai thực ra chính là

Page 139: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

139

những dự phóng mà ta đã đi qua trong quá khứ, giống như con đường tương lai của ta trên sa mạc chính là con đường mà chúng ta đã để lại bằng dấu chân đã đi qua trên cát. Nói theo hệ thống khái niệm đã được trình bày trong cuốn sách này, thì giá trị thặng dư mà con cháu chúng ta sẽ hưởng tùy thuộc vào lượng vốn văn hóa, vốn xã hội và vốn tài chính mà chúng ta đang đầu tư vào xã hội. Có lẽ đó cũng chính là ý đồ của chuyên gia mácxít hàng đầu của Việt Nam, Giáo sư sư học Trần Văn Giàu khi hiến toàn bộ tài sản để lập quỹ Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu nhằm tặng thưởng cho các nghiên cứu về lịch sư và lịch sư tư tưởng Việt Nam, mà cho đến giờ vẫn chưa có công trình nào đủ sức để đạt giải cho vị trí cao nhất là nghiên cứu lịch sư tư tưởng dân tộc, dù rằng có khá nhiều giải đã được trao cho các công trình nghiên cứu mang tính mô tả hiện tượng.

Trong khoa học, các nghiên cứu mang tính xã hội và nhân văn thường được xếp thành ba nhóm chính: Khi gặp một vấn đề mới người ta chỉ đặt yêu cầu khai phá (explore), sau đó thì đòi hỏi phải mô tả (description), và ở mức cao thì sẽ là tìm ra quy luật để giải thích (explain). Về mặt tư duy thì có thể bắt đầu từ một lý thuyết có sẵn để xem quy luật đó có còn đúng với những diễn biến trong hiện tại hay không để điều chỉnh hoặc thay đổi toàn bộ. Cũng có thể bắt đầu từ thực nghiệm để xây dựng lại toàn bộ một hệ thống lý thuyết mới (grounded theory). Cách đơn giản để thực hiện trong điều kiện không có đủ thời gian và nhân lực là mô tả sâu (thick description) trong

Page 140: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

140

mối quan hệ đấu tranh không đối kháng giữa lý thuyết và thực nghiệm để tạo ra khung hình lý thuyết thực tiễn. Đây cũng là phương pháp mà Mác đã sư dụng khi xây dựng bộ Tư bản luận trên cơ sở phê phán (critique) mang tính biện chứng (dialectic) với các hệ thống lý thuyết sẵn có thời bấy giờ. Phương pháp tư duy này vẫn tiếp tục được sư dụng trong rất nhiều ngành học đương đại, như nhân học theo trường phái Mỹ của Clifford Geertz (1926-2006) khi nghiên cứu về Inđônêxia và Đông Nam Á. Giáo sư triết học tư duy (cognitive science) người Ba Lan Robert Piłat cho rằng điều quan trọng nhất trong quá trình phát triển tư duy là hệ thống khái niệm. Tức là, quá trình tư duy về giá trị thặng dư của Mác không nên bó gọn vào kiểu học thuộc lòng các định nghĩa cùng vài cặp phạm trù như thời phổ thông, mà phải là sự vận dụng của khái niệm đó vào trong thực tiễn cụ thể mà mỗi học viên đang tiếp xúc và xư lý sự vụ hằng ngày, để tạo ra một không gian học hiểu cho riêng mỗi người.

Khá nhiều người, kể cả đã tốt nghiệp đại học kinh tế, cho rằng học kinh tế hay quản trị kinh doanh là để làm giàu. Thực ra không phải như vậy, mà đó chỉ là cách để bán sức lao động trong lĩnh vực kinh tế. Giới chủ tư bản không cần phải học nhiều, họ chỉ cần bỏ tiền ra thuê người học nhiều về làm việc để tạo ra của cải cho mình, và bóc lột cái giá trị thặng dư đó. Để cho một cỗ máy sản xuất tư bản chủ nghĩa hoạt động theo đúng thiết kế của giới chủ thì người lao động cần được huấn luyện để bán sức lao động theo đúng quy trình. Thay vì tuyển người

Page 141: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

141

rồi mới đào tạo họ, thì giới tư bản quốc tế đã đặt ra quy chế ngược lại, rằng người lao động phải tự đầu tư tiền của để lấy bằng cấp, rồi mới được chọn xem có đủ trình độ để đi làm kiếm tiền nhiều hay không. Do vậy, con đường bỏ học để trở thành ông chủ kiếm được rất nhiều tiền như trường hợp của Bill Gates (Tập đoàn Microsoft) hay Mark Zuckerberg (Facebook), và đi học thật nhiều mới có hy vọng trở thành nhân viên kiếm được khá nhiều tiền như trường hợp của nhân viên Tập đoàn Google. Tương tự vậy, để trở thành một lãnh đạo giỏi thì không cần phải học nhiều, nhưng để trở thành một lãnh đạo được công nhận trong hệ thống đăng cấp của thế giới thì cần phải học rất nhiều. Đó là cách nhìn vào hiện tượng của tác giả cuốn sách này, nhưng có phản ánh đúng bản chất của xã hội hay không thì còn phải chờ vào kết quả của quá trình biện chứng. Đó chính là nguyên tắc tranh luận khi xây dựng chính sách và phổ biến ngược lại nghị quyết trong phong trào cộng sản quốc tế, mà thế hệ lãnh đạo cho đến nay vẫn được coi là những trí thức cấp tiến hàng đầu trên thế giới. Một trong những chuyên gia đầu ngành về kinh tế ở Việt Nam là Giáo sư Đặng Phong cũng từng chú trọng đặc biệt về vấn đề này và đề cập trong cuốn “Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989”, sách do Nhà xuất bản Tri thức phát hành năm 2008. Vai trò của hệ thống các trường Đảng được nhắc đến ngay từ phần đầu của công trình nghiên cứu, bên cạnh vai trò của “think tank”, tức là các nhóm trí thức nghiên cứu mang tầm chiến lược, ở các nước

Page 142: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

142

xã hội chủ nghĩa. Một cơ chế cấp tiến vốn đã từng được xây dựng trong những năm đầu đổi mới, nhưng thực sự chưa được ý thức về tầm quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam, đó là các nghị quyết và chỉ thị của Bộ Chính trị cùng chỉ đạo của Ban Bí thư về vai trò của Ban Kinh tế Trung ương, bên cạnh lời phê bình của Ban Bí thư về phương pháp giảng dạy trong các trường Đảng còn sách vở, truyền thụ một chiều, cần phải cải cách về giáo dục lý luận và chính trị. Những năm cuối đời, Giáo sư Đặng Phong đã nói nhiều đến kênh truyền dẫn thông tin phản hồi, tức là các vấn đề đương đại của thế giới trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế nối kết.

Một trong số những hiện tượng mang tính biểu tượng cho thế giới của ngày hôm nay là sự chiến thắng của ứng viên tổng thống người Mỹ gốc da đen Barack Obama. Nhìn từ góc độ của những vấn đề đang được trình bày trong cuốn sách này thì đúng là ông đã thành công trong việc chuyển đổi các loại vốn kinh tế, xã hội và văn hóa thành chiến thắng chính trị. Điểm đáng chú ý nhất là khả năng xư lý các mối quan hệ xã hội, tức là kỹ năng quản lý vốn xã hội của ông. Rất nhiều người nhìn vào hiện tượng ông sư dụng điện thoại BlackBerry để rồi cũng sắm cho mình một chiếc, nhưng không hiểu được bản chất bên trong đó chính là phương tiện lao động để Barack Obama sản xuất ra hàng hóa và đem ra trao đổi thành lá phiếu ủng hộ của cư tri góp lại thành chiến thắng trong cuộc bầu cư tổng thống Mỹ, người được coi là có quyền lực nhất thế giới. Tương tự vậy, các giải pháp công nghệ của iPhone dành

Page 143: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

143

cho giới nhân viên văn phòng dùng để kết nối và tăng hiệu suất công việc cũng như ty lệ giá trị thặng dư được lấy lại từ công sức lao động của mình. Các mối liên kết (connection), hay mạng xã hội (social network) giúp họ nhanh chóng tìm đến nơi tuyển mộ với giá cao hơn trong thị trường lao động, mà hiện nay, trung bình ở Anh cứ 3 đến 5 năm người ta lại thay đổi nơi làm việc một lần để vừa bán sức lao động vừa có thời gian để hưởng thụ cuộc sống. Tương tự vậy, người ta dễ dàng chuyển nơi sống sang thành phố khác để giảm tiền thuế công ích hay thậm chí sang nước khác để giảm thuế thu nhập. Gánh nặng đặt lên vai người quản lý đô thị và lãnh đạo đất nước là phải làm sao để giảm tối đa chi phí điều hành và tăng tối đa sự hài lòng về tiện nghi và dịch vụ của cư dân. Ở Đubai, người ta đang có một thư nghiệm thành phố thông minh (smart city), nơi mà toàn bộ quy hoạch được xây dựng theo thiết kế để sư dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên bền vững bằng giếng trời, vừa không tốn năng lượng để chạy máy điều hòa nhiệt độ, vừa không tốn tiền của người dân phải đóng góp và bộ máy quản lý để vận hành hệ thống đó. Ngoài ra, tất cả các phương tiện công cộng như thang máy theo chiều dọc và xe tự hành theo chiều ngang đều chạy bằng điện mặt trời, cũng không hề gây tốn kém gì cho túi tiền của cư dân trong khu vực. Đây cũng là một hiện tượng mang tính xu hướng thời đại cần được nhanh chóng giải mã và ứng dụng.

Không gọi thăng tên để tránh nhận diện sai về bản chất của nền kinh tế hiện nay, nhưng Tổng thống Barack Obama

Page 144: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

144

trong sự kiện tin học “Computer Science for All Initiative” (1-2016) đã nói là chúng ta đang ở trong giai đoạn kinh tế mới (new economy), và nếu ngày xưa kỹ năng máy tính là điều gì ghê gớm lắm thì nay đó chỉ là kỹ năng sơ đăng nhất mà ai cũng phải có. Mà thật vậy, ngày hôm nay chỉ số thông minh IQ, tức là khả năng tư duy logic khoa học và kiến thức để tìm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật chỉ còn là một trong ba chỉ số cần thiết khi xin việc, bên cạnh EI và CI. Ở Anh, từ cấp một học sinh đã được nghiên cứu về cảm xúc và kỹ năng kiểm soát cảm xúc, gọi chung là kiến thức về trí tuệ cảm xúc (EI). Trong công ty, khi làm việc nhóm thì đây là kỹ năng tối cần thiết để hợp tác và đặc biệt là để trở thành lãnh đạo. Lên cấp ba thì kiến thức về trí tuệ văn hóa (CI), cũng trở thành vấn đề được quan tâm trong các môi trường đào tạo và giáo dục toàn diện. Làm việc trong một công ty đa quốc gia thì việc chuyển sang chi nhánh ở nước khác để thực hiện một dự án hay chuyển về trụ sở chính để sinh hoạt trong một môi trường đa văn hóa là điều thường gặp. Chưa kể đến là công ty đa quốc gia cần phải biết nắm bắt quy luật thị trường riêng trong nhiều nền văn hóa khác nhau để thành công.

Quay trở lại ví dụ đã nêu ở trên, giải pháp của bản thân tác giả là thay vì tiếp tục xoáy sâu vào sự khác biệt thì cố gắng nhanh chóng thấu hiểu góc nhìn và bối cảnh tạo ra góc nhìn đó từ phía đối tác, để kịp thời hội nhập. Hội nhập ở đây không có nghĩa là hòa tan hay tan chảy vào phía đối diện, mà vẫn giữ nguyên quan điểm

Page 145: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

145

của mình, nhưng bao gồm cả sự thông hiểu quan điểm của người khác. Giống như trong môn logic học, thường người ta sẽ định nghĩa A bằng cách nói đó là tất cả những gì không thuộc về tập hợp phủ định của A, tức là sự vật tồn tại được là nhờ vào sự tồn tại của mặt đối nghịch, mà nếu triệt tiêu mặt đối nghịch thì bản thân cũng tự động bị diệt vong. Sự thông hiểu về mối quan hệ giữa bản chất và sự vật cho phép người ta nhìn thấy rõ và nắm bắt lấy cơ hội nối kết, cũng giống như cách nhìn về sự hiểu (verstehen) mà Max Weber (1864-1920) từng dùng để nghiên cứu về tôn giáo nhưng thực chất là để tìm quy luật về phát triển kinh tế mà hiểu rộng ra là lý thuyết xã hội học. Điều đó cũng giống như ta tìm hiểu về nghi thức làm mâm cơm cúng ngày Tết để hiểu cơ chế mà những cô vợ Việt thời nay gọi điện thoại về cho mẹ để hỏi, rồi lại trao đổi với bạn bè qua facebook, và so sánh với đồng hương, với những người gần nhà để tìm ra một nghi thức cúng phù hợp, với những sản vật mà nội dung bên trong là “cầu - sung - vừa - đủ - xài,” hay tròn trịa như trứng và no đủ như thịt ba chỉ, hay thế đẹp như mai, đào, hay vững chãi như lộc vừng... tùy theo sự liên kết trong các mối quan hệ mà cũng chính là cơ sở để làm ăn. Công việc kinh doanh thành đạt, khi đó, sẽ được ví như là đã “vào cầu”, tức là tìm ra được đúng kênh truyền thông phát triển theo hướng kinh tế. Công việc tâm linh văn hóa cho tâm lý bản thân, hay giáo dục xã hội cho con cái, nếu mở ra theo đúng kênh truyền thông phát triển, thì sẽ được coi là “gặp” được thầy được thợ và bạn bè chung

Page 146: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

146

chí hướng. Sự hòa hợp trong các mối quan hệ không chỉ đơn thuần là giúp giải tỏa bớt gánh nặng tâm lý trong gia đình và xã hội, mà còn là cầu nối để gặp gỡ và phát triển sự nghiệp. Sự thông hiểu về bản chất trong một ngành nghề có thể được phát triển thành bí quyết phát triển trong một ngành, nghề khác, mà nhiều lúc trong xã hội chỉ cần tập trung vào một vài ngành, nghề là tự động kéo theo sự khởi động của tất cả mọi ngành nghề còn lại do những mối quan hệ thuộc về bản chất nằm ở bên trong các hiện tượng bên ngoài.

Page 147: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

147

12. Du lịch nối kết

Trong một đoạn hồi ký, nguyên giám đốc khách sạn Sài Gòn - Nhà văn Lê Thành Chơn kể lại thời kỳ đầu lúc mở cưa, mày mò tìm nguồn ngoại tệ cho thành phố bằng cách kéo những người khách du lịch nước ngoài đầu tiên vào khách sạn của mình. Dồn tiền để sơn sưa phòng cho thật đẹp, mua sắm giường tủ, bàn ghế cho thật sang trọng, vậy mà khách vào là bỏ chạy luôn. Áp dụng phương pháp mà ngày nay trong ngành quản trị kinh doanh hay gọi là làm thư rồi sưa sai (trial and error), Giám đốc Lê Thành Chơn lúc đó cho biết điều khiến khách Tây phản cảm là cái xí bệt ngồi chồm hổm mà khách sạn xây vào thời Pháp được cho đã là văn minh lắm rồi. Ngày nay thì đến lượt khách Việt sang Tây du lịch phàn nàn là nhà vệ sinh bên đó thiếu văn minh vì không có vòi nước lắp ngay bên cạnh cầu tiêu để tha hồ xịt rưa, thua xa bên Nhật và Hàn Quốc có vòi nước xịt từ bên dưới lên để trợ giúp cho người bị táo bón.

Du lịch là một cách để tìm cảm giác sung sướng qua việc đi, và mỗi loại du khách có một nhu cầu sung sướng khác nhau, giống như là thị trường tiêu dùng có nhu cầu

Page 148: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

148

khác nhau về hàng hóa. Cùng sang Việt Nam và ra Phú Quốc để tắm biển nhưng có những người khách nước ngoài thích cảm giác hoang sơ và tìm ra một nơi thật hoang vắng, chấp nhận thuê nhà thiếu tiện nghi và không gần chợ, nhưng cũng có những người chỉ quen sống trong khách sạn tiện nghi, sợ từ con thằn lằn trên tường cho đến con đường đất chưa được trải nhựa. Điều đó cũng giống như người ta có nhu cầu khác nhau về điện thoại thông minh, dùng iPhone và iPad cho sang, nhiều phần mềm giải trí, hay dùng điện thoại và máy tính bảng chạy hệ điều hành miễn phí Android có sẵn nhiều chương trình học tập và chi phí thấp hơn. Du lịch là một loại hàng hóa văn hóa, mà điều kiện để kinh doanh thành công là phải nắm được các quy luật cơ bản tạo nên giá trị của loại hàng hóa đặc biệt này.

Trước hết, cũng giống như tre con chỉ cần một viên kẹo là cảm thấy vui sướng, con người chỉ cần bước ra khỏi không gian sống hằng ngày là thoát ra khỏi cảnh sống đời thường (everyday life) và đạt các mức độ khác nhau của sự thỏa mãn (pleasure), từ tận hưởng (enjoy) cho đến nghỉ dưỡng (leisure). Du lịch là đi chơi, nhưng cụ thể là đi và chơi, đi để chơi, hay bản thân chuyện đi là chơi rồi? Quanh quẩn Sài Gòn cứ tối tối là các đôi tình nhân chở nhau chạy lòng vòng, đó là một cách du lịch rồi, cho đến khi họ cảm thấy phải đi xa hơn, tạo ra phong trào phượt, hay suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn, sẽ du lịch ba lô bằng xe máy, tạo ra nhiều đăng cấp khác nhau ngay trong việc dùng xe máy để đi chơi. Các quán cà phê dọc đường

Page 149: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

149

quốc lộ nắm bắt nhu cầu này rất nhanh và ngay cả Quảng Bình cũng có cà phê võng để khách đi đường nghỉ ngơi. Thế nhưng cũng giống như viên kẹo sữa của tre em, đa số người Việt không tiêu hóa được sữa nên ăn nhiều sẽ trúng thực, và tre con ăn nhiều kẹo cũng sẽ bị béo phì, đi nhiều quá cũng tạo ra sự chán nản, hay các hệ lụy ngoài dự tính. Cà phê võng nhiều quá mà ít khách xe máy thì có thể mở thêm điểm mãi dâm cho khách đi xe hơi, hay trèo lên đỉnh Phanxipăng sẽ phát triển thành cáp treo hủy hoại cảnh quan nguyên sơ nhưng đem lại nguồn lợi kinh tế khổng lồ. Từ một con đường mòn có thể trở thành một tuyến xa lộ cho ngành du lịch của địa phương phát triển.

Điều mà ngành du lịch ở mỗi địa phương cần giác ngộ là mình đang vận hành cỗ máy để tạo ra sản phẩm du lịch rồi đưa vào thị trường hàng hóa để thu tiền về cho tỉnh mình. Trọng tâm của nghề kinh doanh du lịch không phải là đặt cái cổng để thu tiền vé, hay thu thuế từ số tiền khách chi ra, mà bắt đầu từ quy trình tạo ra giá trị thặng dư cho hàng hóa là dịch vụ sung sướng để trao đổi, mua bán với khách. Một trong số những triết gia mácxít ở Pháp có bàn về đề tài này là Giáo sư Henri Lefebvre với tác phẩm “La production de l’espace” (Quy trình sản xuất của Không gian). “Điều gì cấu thành lực trong sản xuất, theo Mác và Ăngghen? Đầu tiên là thế giới tự nhiên, giữ một phần trong đó, rồi đến sức lao động, và tiếp theo là tổ chức (hay phân chia) lao động, và tiếp đó là các phương tiện lao động, bao gồm công nghệ, và cuối cùng là đỉnh cao kiến thức”, Giáo sư Henri Lefebvre đã viết như vậy. Các nơi có thể tổ chức

Page 150: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

150

lễ hội để kéo khách về trong một thời điểm nào đó, có thể xây hay tôn tạo khu di tích để bán vé cho khách vào tham quan, nhưng đó chỉ là phần sau của một quy trình sản xuất đòi hỏi đầu tư lượng tri thức cao. Đầu tiên là những gì đang có, từ cảnh quan hoang sơ, bãi biển, bờ kè, cho đến nhà cổ, vườn cây, quy hoạch đô thị, khu vui chơi, chợ búa... tất cả đều phải được thông hiểu (understanding) đến tận cùng theo giác quan mácxít để phát hiện hết các giá trị và ưu thế trong quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa du lịch. Đó chính là nguồn năng lượng tái tạo trong cỗ máy này. Không gian chính là quy trình sản xuất tạo ra các mối quan hệ xã hội để từ đó có thể trao đổi, mua bán như hàng hóa. Khách nước ngoài đến Việt Nam vì đa số họ được học về Việt Nam trong giờ lịch sư, cũng giống như câu chuyện về con ngựa thành Troy hay các chiến binh Sparta. Không gian từ chiến trường xưa cần được tái tạo lại từ chính không gian sống hiện tại để họ vừa có điều kiện nghỉ dưỡng trong thế giới tiện nghi vừa có cơ hội nhìn ngắm vào quá khứ. Cung điện, đền đài ở Hàn Quốc đã được phục dựng lại hoàn toàn, kể cả chương trình duyệt binh của đội ngự lâm quân để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch cả nước ngoài lẫn nội địa.

Du khách luôn có những đòi hỏi liên quan đến cuộc sống đời thường của mình, nhưng nhiệm vụ của cỗ máy du lịch là phải đưa họ vào luồng di chuyển của mình, giống như sự điều phối và quy định an toàn văn minh trong các khu vui chơi. Phát triển du lịch chính là phát triển bộ máy tuyên truyền hướng dẫn du khách nên đi chơi ở đâu, chơi cái gì,

Page 151: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

151

chơi ra làm sao, và chơi theo kiểu gì thì mới đúng đăng cấp, thỏa mãn với số tiền mình bỏ ra để mua vui hay thể hiện chính nhu cầu vui sướng của bản thân. Với Giáo sư Henri Lefebvre thì cuộc sống luôn là những dự phóng (project) mà quan trọng nhất là dự phóng chính trị và tri thức. Do vậy, phát triển du lịch không phải là những lễ hội ồn ào với nguồn ngân sách khổng lồ đổ từ trung ương về cho các địa phương, tập trung vào vài sự kiện cho dễ báo cáo và giải trình, mà là cần nguồn ngân sách đều đặn rót về cho trí thức địa phương, mới thực sự là khâu quan trọng thứ hai trong quá trình phát triển du lịch. Lấy ví dụ đơn giản, thay vì khoản tiền quảng cáo hàng chục triệu chi cho một tờ báo để quảng bá cho một lễ hội thì có thể dùng tiền đó khuyến khích các em sinh viên trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong tỉnh tập viết bài để đăng trên các diễn đàn mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng cụ thể về định hướng “khẩu vị” cho du khách. Đó chính là một cách để đầu tư vào phát triển bền vững cho ngành du lịch ở địa phương. Nếu dồn hết ngân sách quảng cáo của một lễ hội vào cho hướng này, thì đủ để tài trợ cho nhiều luận văn nghiên cứu dân gian hoặc kịch bản phim hay lấy địa phương làm cảnh quay. Đó chính là cách đầu tư cho du lịch nội địa của Hàn Quốc, với tất cả trường quay đều được biến thành khu du lịch ăn khách, không chỉ hòn đảo Jeju nổi tiếng mà còn rất nhiều phim trường nhỏ ở phía Nam thủ đô Xêun, một khoảng cách vừa đủ cho người dân thủ đô lái xe hay đi tàu về chơi. Quanh Sài Gòn có rất nhiều tỉnh nằm trong tầm với của

Page 152: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

152

xe máy và xe hơi. Câu hỏi đặt ra là các địa phương đó phải trả lời được câu hỏi cụ thể của du khách là tại sao phải đi tới đó để chơi. Người trả lời không ai khác hơn là tầng lớp trí thức địa phương, bắt đầu từ sinh viên đại học năm thứ nhất, và nhiệm vụ của lãnh đạo tỉnh là phải tạo điều kiện tốt nhất cho giới trí thức tìm và quảng bá câu trả lời. Đó chính là đỉnh cao cần đạt được trong cỗ máy sản xuất mà Giáo sư Henri Lefebvre đã trình bày. Sau khi đã có khách thì phương tiện hay phương pháp kinh doanh chỉ là phần sẽ được nâng cấp dần theo lưu lượng khách và nguồn tiền thu được từ kinh doanh. Cần nhớ rằng thị trường chia thành nhiều phân khúc, và trong khi lượng khách sang đem lại nhiều tiền trước mắt thì lượng khách nghèo nhưng đều đặn mới là yếu tố bảo đảm cho sự lưu thông của hàng hóa du lịch, mới thực sự là động lực cho du lịch phát triển và phát triển cộng đồng bền vững. Một loạt các nước sau thời gian xây resort để kéo khách giàu nay nhận ra điều đó, nhưng đã kịp tạo ra sự đổ vỡ trong xã hội và trong chính ngành du lịch, vì tài nguyên như là bờ biển đẹp đã bị chia cắt và bị các khu resort chiếm mất, không còn chỗ cho người du lịch địa phương đến chơi nữa. Tương tự vậy, nếu lễ hội bị trung ương hóa thì sẽ tự động phá nát di sản văn hóa truyền thống địa phương, sau vài năm là đủ để dập tắt một sự kiện du lịch quan trọng. Không gian văn hóa là số vốn quan trọng mà nếu chúng ta không biết trân trọng và điều tiết chi tiêu thì sẽ trở thành những ke phá gia chi tư trên số tài sản khổng lồ mà ông cha đã để lại qua năm tháng.

Page 153: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

153

Khá nhiều giáo trình ngành du lịch và văn hóa hiện nay ở Việt Nam nhắc đến không gian văn hóa theo cách hiểu của các chủ thuyết tạm gọi là tư bản, mang tính sự vụ và lợi ích. Cách hiểu về không gian do Giáo sư Henri Lefebvre phát triển từ nghiên cứu của Mác mà đặc biệt là pho Grundrisse nhấn mạnh đến việc phải nhìn không gian trong mối quan hệ xã hội, giống như Mác đã trình bày về mối quan hệ hay giá trị xã hội của lao động, và trong mối quan hệ biện chứng mang tính lịch sư. Tức là, không gian văn hóa không đơn giản là một khoảng không gian vật chất, mà mối quan hệ giữa các vật thể ở trong đó thể hiện mối quan hệ xã hội giữa những con người tham gia vào không gian đó trong lễ hội, cũng như quan hệ lịch sư giữa những con người hiện tại và các giai đoạn khác nhau trong quá khứ. Đó chính là cái giá trị mang tính hàng hóa của lễ hội, giúp ta lý giải sự cuốn hút của các không gian tâm linh. Người ta đến đó có thể là vì mối quan hệ xã hội với vị sư trụ trì, hay sự gắn bó về giáo lý (doctrine) lâu đời với kinh thánh mà vị linh mục chỉ là người đại diện, hoặc cũng có thể là vì mối quan hệ với các vị trưởng họ trong một buổi lễ ở nhà thờ họ, hay là vì mối quan hệ với người chủ nhà trong một đám giỗ ở quê. Mối quan hệ đó sẽ được vật chất hóa bằng tiền cho vào thùng công đức, hay món quà cho nhà thờ, tiền tài trợ lễ họ, và bia rượu cùng phong bì hối lộ cho lãnh đạo. Một buổi lễ phát ấn có thể thu hút nhiều người đến vì lòng tin vào chiếc ấn, nhưng cũng có thể là biểu hiện bên ngoài của mối quan hệ giữa người đóng ấn và người nhận. Mối quan hệ xã hội

Page 154: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

154

này khi trở thành món hàng hóa trao đổi mua bán trong ngành du lịch thì sẽ bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể gói gọn vào trong một khái niệm là không gian. Người đi du lịch có thể có nhu cầu tận hưởng hết tất cả mọi không gian ở trong đó, như đi Vũng Tàu tắm biển, rồi ghé chùa góp gạo cho sư thầy, trước đó lên tượng Chúa Giêsu chụp hình, và ăn trưa ở nhà hàng dành cho giới thượng lưu, không quên chụp hình đưa lên mạng facebook để khoe người yêu hay con cái, cùng chiếc xe siêu sang hay điện thoại đời mới, hay có khi bất chợt là quyển sách mới đọc xong hồi sáng sớm, và vài món quà lưu niệm. Không gian tâm linh, không gian nghỉ dưỡng, không gian từ thiện, không gian đăng cấp, không gian tri thức, không gian sản vật địa phương... và rất nhiều loại hình không gian khác nữa trong các ví dụ khác luôn hòa trộn với nhau tạo ra thước đo sự hài lòng của du khách với số tiền đã chi tiêu. Càng đầu tư thêm nhiều tri thức bao nhiêu để tạo ra thêm không gian để đưa vào thị trường thì ngành du lịch của địa phương sẽ càng kiếm thêm được nhiều tiền cho ngân sách.

Đó chính là điều khác biệt tạo ra giá trị thặng dư cho chính không gian mà chúng ta đang sống ở địa phương mình. Để trình bày điều đó chúng ta có thể tạm lấy một ví dụ về cơm nhà và cơm chợ. Cơm nhà là những gì chúng ta nấu ăn hằng ngày ở nhà, còn cơm chợ là chúng ta trả tiền để mua món ăn ở ngoài chợ - theo cách hiểu là mua món hàng là đồ ăn trên thị trường. Đó có thể là bữa cơm đơn giản vì không có điều kiện nấu nướng trong lúc bán hàng

Page 155: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

155

quần áo ở chợ cho nên ta mua sẵn của người bán cơm. Và do cơm chợ ngon nên kéo theo khách nhiều lúc đi chợ chủ yếu là để ăn cơm chứ không phải mua hàng ở trong chợ. Về mấy tỉnh miền Tây hay là ở đa số các tỉnh có người Kinh sinh sống, thì chỉ cần ra chợ là có đủ mọi món ngon vật lạ của nơi đó, không cần tìm nhà hàng đặc sản gì cho mệt. Ngay ở Sài Gòn thì mấy quầy đồ ăn ở giữa chợ Bến Thành thực sự là di sản ẩm thực của thành phố. Cũng giống như mối quan hệ trao đổi phân bón và rau quả ở Luân Đôn đã giới thiệu ở phía trước, chuyên môn hóa sản xuất tạo ra thị trường mua bán trao đổi và tiếp theo là nhu cầu tiêu thụ. Ví dụ như người khách phương xa vào chợ mua đồ, hỏi cô bán quần áo xem chỗ nào ăn ngon thì ngay lập tức sẽ được giới thiệu tới hàng bánh hỏi tôm nướng là món khoái khẩu của cô chủ tiệm quần áo. Người khách đó về viết blog du lịch, hay quay phim cho lên YouTube khiến cho từ ở đâu xa lắc xa lơ người ta cũng biết tới tên cô bán bánh mì lề đường và nhất quyết phải tới ăn cho biết. Tiệm bánh xèo hay bánh canh sau khi nổi tiếng ở quê có thể dồn tiền làm luôn một cái nhà hàng ở thành phố để tiếp cận khách hàng, và nâng cấp dần lên thành kiểu như quán hạng sang để khách đi xe hơi có thể thoải mái vào đậu xe trong biệt thự ăn cơm. Từ hàng hóa vật chất ban đầu, món đồ ăn có thể trở thành biểu tượng cho ngành du lịch, và khi chuyển chỗ thì sẽ chuyển giá trị của mình vào không gian tiêu thụ phù hợp với từng loại nhóm khách hàng nhất định. Có bánh xèo ở khách sạn năm sao giá vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có bánh xèo ở quán giá vài

Page 156: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

156

chục ngàn và bánh xèo ở lề đường giá chỉ vài ngàn. Có lần hỏng xe máy trên một cung đường đẹp giữa Hà Giang và Cao Bằng, tác giả cũng hỏi anh thợ sưa xe và nhờ vậy mới phát hiện ra cái quán cóc ngay gần đó, kinh doanh nhờ vào nhu cầu của chủ tiệm xe, khách sưa xe và người dân trong cái khu dân cư chắc chỉ có chừng chục nóc nhà giữa rừng núi Việt Bắc. Cô chủ quán bán đúng những món ăn đơn giản, bình dân, giống như trò chơi đồ hàng của tre em với một cái bếp nhỏ, nhưng thay vì người ta nấu ăn hằng ngày thì có thể ra đây đánh chén, khỏi phải mất công rưa chén mà lại có được một không gian công cộng để gặp gỡ hay thể hiện bản thân. Điều làm nên giá trị hàng hóa là tổng hợp của tất cả mọi không gian giá trị đã được sư dụng để tạo ra sản phẩm văn hóa đó. Cùng là một không gian sống hằng ngày, nhưng có thể kinh doanh du lịch theo mô hình “homestay”, tức là tạo điều kiện cho du khách tận hưởng một cuộc sống dân dã nơi làng quê, hay xây một khu khách sạn theo kiến trúc dân gian để người thành phố về nghỉ dưỡng, đều cùng là một phương thức sản xuất tạo ra hàng hóa du lịch theo mô hình mácxít.

Văn hóa phi vật thể chính là những mối liên kết xã hội được thể hiện qua một nghi thức xã hội (social practice) nào đó. Văn hóa vật thể là những mối liên kết xã hội được thể hiện qua một hay một nhóm vật thể nào đó. Đó là nhóm sản phẩm trụ cột cho ngành kinh doanh mua bán dịch vụ du lịch, nhưng bí quyết thành công không nằm ở trong vật thể hay lễ hội cụ thể đó, mà là ở phần giá trị hàng hóa đã được đầu tư vào trong sản phẩm và khả năng

Page 157: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

157

mua bán trao đổi và sau đó là phân phối giá trị thặng dư ẩn chứa bên trong món hàng đó. Nếu đã hiểu như vậy thì không nhất thiết lúc nào cũng phải bán vé vào tham quan di tích. Ở nhà thờ Phát Diệm, trong một buổi xế chiều vắng khách, chị chủ tiệm chụp ảnh đề nghị trông xe máy miễn phí cho tác giả vào trong ngắm cảnh, khi ra chỉ cần mua cho chị vài bức ảnh chụp có thể dùng làm bưu thiếp gưi cho bạn bè hay đem về nhà treo, mà theo giáo dân Công giáo thì còn chứa đựng giá trị tâm linh. Dưới chân Đền Hùng cũng vậy, người ta lồng ghép yếu tố tâm linh để bán những chiếc the bài may mắn. Hay về chùa Đất Sét miệt Sóc Trăng, món quà có thể mua đem về là bánh pía bán ngay góc đường, cũng là nơi gưi xe máy cho du khách. Người kinh doanh nhỏ le ngay tại chỗ luôn là những người nhanh nhạy nhất trong việc phát hiện và khai thác nhu cầu tiêu thụ của du khách, mà việc làm của ngành du lịch là nghiên cứu và giúp đỡ họ phát triển lên để tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và thu hút thêm du khách. Ví dụ như con đường hoa ở Sài Gòn, việc tạo cảnh quan để chụp hình có thể chia cho các nhà thầu tư nhân tự kinh doanh, còn chính quyền cần quy hoạch khu vực đi bộ an toàn, kèm theo là biển báo, hệ thống chỉ dẫn và khu vực kinh doanh giữ xe bảo đảm an ninh và không “chặt chém” du khách thì mới có thể duy trì được hoạt động này lâu dài. Ở một số địa phương có nạn “cướp hoa” thì có thể tổ chức thành một buổi chia hoa ngay sau ngày bế mạc, vừa tránh lãng phí, vừa khỏi tốn công dọn dẹp và quan trọng nhất là tạo ra một văn hóa tiêu dùng lành mạnh, nâng cao

Page 158: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

158

đạo đức cộng đồng. Đó là những công việc đòi hỏi phải đầu tư tri thức và nghiên cứu để phát triển thành luận văn tốt nghiệp đại học hay thậm chí ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ, mang tính ứng dụng cao, và đầu tư tri thức vào phát triển bền vững. Đó chính là dự phóng trong phương pháp quản lý mácxít về đô thị, là điều khiến cho tác phẩm của Giáo sư Henri Lefebvre trở thành kinh điển trong ngành này. Quy hoạch lễ hội không đơn thuần là việc kiếm tiền hay giữ trật tự cho các sự kiện công cộng, mà còn là dự án để giáo dục con người trong cuộc sống đời thường, là nguồn vốn tri thức để phát triển bền vững.

Page 159: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

159

13. Nội lực văn hóa

Vấn đề con người chính là nội dung mà Tổng Bí thư Trường Chinh từng vạch ra cho cách mạng Việt Nam trong “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943. Các dự phóng, tức là phác thảo về con người mới phù hợp với cuộc cách mạng dân tộc đã mở đường cho các hướng sáng tác của các văn nghệ sĩ với phương châm “kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến”. Tinh thần đó tiếp tục được Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin Nguyễn Khoa Điềm phát triển trong cuốn sách mà sau này tên của nó trở thành tên Nghị quyết Trung ương về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhìn lại một quá trình phát triển từ nội dung “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943, có thể thấy ảnh hưởng sâu rộng vào văn hóa như một phân tích gần đây của Giáo sư Trần Ngọc Thêm trên tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn số 34, tháng 3 năm 2006. Thế nhưng có một phần rất quan trọng trong bản Đề cương, khi Tổng Bí thư Trường Chinh bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế chính trị, thì hầu như chưa thấy được tiếp nối ở sau này. Thực ra, đó cũng

Page 160: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

160

chính là những vấn đề mà Mác từng trình bày ở mức lý thuyết phổ quát, mà Tổng Bí thư Trường Chinh phác thảo ra theo điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn đang trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc. Còn bây giờ là một cuộc đấu tranh mới, trong mối quan hệ mâu thuẫn không đối kháng, không cần phải triệt tiêu nhau trong thế giới toàn cầu, thì vấn đề cấp thiết là phải tiếp tục phát triển những phác thảo của Tổng Bí thư Trường Chinh để đặt ra các yêu cầu mới cho văn hóa dân tộc trong nền kinh tế nối kết. Đúng như “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 đã nhận định, văn hóa luôn là nội lực để tiến bộ, mà trong điều kiện hiện tại mặc nhiên được hiểu là nội lực để phát triển bền vững về kinh tế, chính trị và xã hội. Vấn đề là cần phải có nghiên cứu để làm rõ các nội hàm của nền văn hóa mới mang tính cách mạng đó. Có rất nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho các nghiên cứu về nội lực văn hóa, mà chìa khóa phương pháp luận, lấy xuất phát điểm là từ triết học mácxít và nhân sinh quan chính trị văn hóa đặc thù của Việt Nam bắt đầu từ tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ là hệ thống khái niệm nối kết, như người viết đã trình bày xuyên suốt trong cuốn sách này. Theo đó, một trong số những nhu cầu cấp thiết hiện nay về về mặt lý luận là chủ trương được điều chỉnh so với trước: Xây dựng nền văn hóa nối kết, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vì mục tiêu phát triển bền vững.

Trong phạm vi của cuốn sách này, thay cho kết luận, tác giả xin phác thảo ra một vài yêu cầu cho tương lai xuất phát từ quá khứ và hiện tại của thực tiễn văn hóa Việt Nam

Page 161: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

161

mang tính địa phương trong bối cảnh toàn cầu. Trước hết, đó không còn là yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, mà chuyển sang mức cao hơn về nền tảng cơ sở cho một nền văn hóa phát triển, tức là có thể chuyển đổi để đo đếm văn hóa bằng giá trị mua bán trao đổi. Đó là sự phát triển của giá trị thặng dư trong mối quan hệ xã hội và bối cảnh kinh tế chính trị như Mác từng mô tả. Tiếp theo, đó không chỉ đơn thuần là văn hóa hội nhập hay kinh tế thị trường, mà phải là nền văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nối kết. Tức là, về bản chất thì không gian văn hóa mới phải bảo đảm quyền lợi tối thiểu cho người lao động theo nguyên tắc làm và hưởng theo năng lực, luôn trong mối quan hệ đấu tranh không loại trừ nhau của quy luật mâu thuẫn không đối kháng đối với tầng lớp tư bản chóp bu đang nắm toàn bộ vốn liếng, tức là các loại hình phương tiện sản xuất trong nền kinh tế nối kết toàn cầu. Như vậy, đó sẽ là hình thái của một nền văn hóa nối kết và sự kết nối đa dạng cả theo chiều lịch sư lẫn các loại vốn chuyển đổi sẽ là động lực để phát triển toàn diện mà cũng là nội lực để phát triển bền vững.

Một trong số những cách để xây dựng văn hóa nối kết là tạo ra sự kết nối giữa các không gian văn hóa khác nhau, không chỉ là với các nền văn hóa các nước có quan hệ ngoại giao và kinh tế, mà còn quan trọng hơn cả là sự kết nối giữa các không gian văn hóa khác nhau trong cùng một quốc gia, nơi mà cư dân của các không gian văn hóa đó liên tục mua bán trao đổi tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế nội địa. Như bản thân tác giả là người không theo

Page 162: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

162

tôn giáo nào, nhưng nhận thấy được sức mạnh văn hóa mà các tôn giáo lớn đã đem vào Việt Nam. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam gồm cả Tiểu thừa và Đại thừa tạo ra tư duy luân hồi kiếp nạn và cứu nhân độ thế trong dòng tư tưởng dân tộc, điều chỉnh cuộc sống hằng ngày của thương gia bằng những điều răn của thiền và nghi lễ. Phật giáo cùng với Nho giáo và Đạo giáo đã trở thành ba tôn giáo lớn ăn sâu vào đời sống hằng ngày của người dân, bên cạnh tín ngưỡng thờ thần ở các địa phương. Tương tự vậy là sự phát triển của Cao Đài và Hòa Hảo theo dòng lịch sư của dân tộc. Đạo Công giáo và các nhánh Thiên Chúa giáo du nhập qua các nền văn minh phương Tây giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thế giới, từ chữ viết cho đến cả một phần của ý thức dân tộc và một loạt các trào lưu mới được tạo dựng như nhạc nhẹ và lý luận. Trong một dịp vào thăm phòng lưu trữ lịch sư Công giáo ở giáo phận Sài Gòn, tác giả có cơ duyên được trao đổi với Hồng y Phạm Minh Mẫn, ngài là một trong số khoảng 100 người giữ lá phiếu bầu giáo hoàng ở Vatican, một cơ cấu mà xét về góc độ văn hóa là có tầm ảnh hưởng thuộc nhóm quan trọng nhất trên thế giới. Đức cha Mẫn đã chia se ba điều tâm đắc mà ngài đã đúc kết trong suốt quãng đời làm linh mục về bản sắc của giáo dân Việt Nam là: Trung thực, Thân thiện, và - để đi đến điều thứ ba là - Liên kết. Đi theo một hướng khác, nhưng cùng trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam thời hội nhập, Đức Hồng y đã đưa con đường tư duy của mình đến cùng một mục tiêu như quý độc giả đã được trình bày xuyên suốt theo lý luận mácxít

Page 163: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

163

trong cuốn sách này, là mối quan hệ nối kết trong xã hội, cũng là xu hướng chung hiện nay trên thế giới. Có lẽ đó chính là lý do khiến người Công giáo ở Sài Gòn dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống hiện nay. Các buổi lễ thánh vào chủ nhật hằng tuần chính là nghi lễ để giáo dục đạo đức và con đường đi, tức cũng chính là hướng đạo cho giáo dân. Cuốn sách “Tương giao” do Hồng y Phạm Minh Mẫn soạn từ năm 1992 thực sự là một con đường nối kết đầy nội lực cần phải được nghiên cứu kỹ, bên cạnh nhiều bài giảng khác của ngài.

Nếu quý vị độc giả từng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thì chắc chắn cũng sẽ thấy điểm tương đồng ở điểm mà Người gọi là đoàn kết. Tư tưởng đó được thể hiện và lan tỏa rộng rãi qua bức ảnh chụp Bác Hồ đứng bắt nhịp cho cả sân khấu và khán giả cùng hát “Bài ca kết đoàn”, và trở thành nội dung cho bài hát nổi tiếng ngợi ca Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đó, cũng giống như tinh thần “Đề cương văn hóa Việt Nam” của Tổng Bí thư Trường Chinh, đoàn kết là để tạo ra sức mạnh kháng chiến, như lời mở đầu của một bài hát nổi tiếng khác. Ngày hôm nay, trước nhu cầu mới, thì sự đoàn kết đó phải được xây dựng theo cách hiểu sâu và rộng hơn của khái niệm đoàn kết, tạo ra lực đẩy từ trong Đảng ra toàn xã hội. Nói như cách trình bày của Giáo sư Phan Ngọc thì nền văn hóa mới của Việt Nam cần phải bắt đầu từ chính khái niệm mà ông gọi là diện mạo của đảng viên thông qua nhân cách luận cách mạng. Đi theo một con đường khác trong văn hóa học, Giáo sư Phan Ngọc cũng

Page 164: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

164

kết thúc tác phẩm “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2001, mà nay đã trở thành kinh điển cho nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam, bằng lời đề nghị là làm sao để kết nối được sản phẩm văn hóa Việt Nam vào thị trường khu vực Đông Nam Á, đòi hỏi sự đoàn kết chung trên cơ sở văn hóa. Đó là tư duy văn hóa theo hướng tổng hợp về mặt địa lý mà Giáo sư Phạm Đức Dương từng khái quát hóa trong giáo trình về văn hóa Đông Nam Á. Trong con đường kết nối trong văn hóa theo hướng lịch sư, Giáo sư Trần Quốc Vượng là một trong số những người đi đầu, mà công trình tiêu biểu là nghiên cứu về mối tương giao giữa truyền thuyết Thánh Gióng và thực địa vùng núi cùng món ăn địa phương. Đó là công trình làm giàu cho không gian văn hóa bằng truyền thuyết dân gian, dễ dàng trở thành món hàng kinh doanh cho ngành du lịch.

Giáo sư nhân học người Mỹ Michael Herzfeld đưa ra lý thuyết nghiên cứu giúp phát hiện nội lực của một nền văn hóa trong cuốn sách “Cultural Intimacy: Social Poetics in the Nation-state” (Chung chạ văn hóa: Thơ ca xã hội trong quốc gia dân tộc), mà thường được gói ghém vào trong khái niệm tạm gọi là thơ ca xã hội (social poetics). Tức là, những gì đã trở thành quy luật trong xã hội sẽ thường được người ta tóm gọn lại vào chất thơ lưu truyền trong dân chúng, có thể là từ cách ví von ẩn dụ cho đến luật tục ứng xư. Cách diễn giải theo tiếng Việt được Giáo sư Herzfeld đưa ra làm ví dụ minh họa ngay từ phần đầu tiên của cuốn sách đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới để

Page 165: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

165

làm sách giáo khoa giảng dạy trong trường đại học, mà bản tiếng Anh đầu tiên do Nhà xuất bản Psychology Press phát hành năm 1997. Những luật lệ không thành văn chính là chìa khóa để phát triển thành công trong xã hội của một quốc gia dân tộc, mà người nghiên cứu phải có bề dày trải nghiệm và đặc biệt là chung chạ văn hóa (cultural intimacy) trong không gian rất riêng tư kiểu như “trong chăn mới biết có rận”. Từ những câu chữ đơn giản được đúc kết trên bàn bia ta có thể nhận dạng được căn cước hiện tại của một nền văn hóa, như cách khái quát hóa và chuyển tải khái niệm nối kết vào trong tiếng Việt bằng “cầu” và “cưa” hay “cạ” và “êkíp”. Xã hội giống như một cỗ máy khổng lồ tự vận động và tự điều chỉnh theo tinh thần làm sai thì sưa (trial and error) và các chuyên gia vô danh khi đưa ra lý thuyết của mình sẽ được công sức lao động trí óc của tập thể cô đọng lại trong một vài câu chữ cho dễ truyền khẩu. Khi đó, những gì còn tồn tại lại được tức là đã được những người chuyển tiếp chấp nhận, tự tạo ra một kênh truyền thông phát triển riêng trong cộng đồng. Và, cũng giống như mâm cơm cúng và loại hoa thịnh hành để trưng ngày Tết, giá trị văn hóa này liên tục thay đổi theo thời gian, có thể cả về mặt bản chất ở bề sâu, như xu hướng hiện nay của người Việt thích “chơi” hơn là “ăn” Tết. Nếu khi xưa Tết tha hương là điều kiêng kỵ thì nay người giàu có tiền mua tour du lịch nước ngoài trong dịp Tết để khoe nhau. Giá trị văn hóa thay đổi kéo theo cơ hội mới cho phát triển ngành nghề và tăng trưởng kinh tế. Truyền thống không phải lúc nào cũng đúng trong hoàn cảnh kinh tế chính trị xã hội hiện tại,

Page 166: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

166

và cũng có lúc người ta hoài cổ và tôn vinh giá trị từ quá khứ do cảm giác mà Giáo sư Michael Herzfeld gọi là nỗi nhớ cấu trúc (structural nostalgia). Kiểu như những người ở xa thì “bảo hoàng hơn vua” trong khi ở trung tâm thì mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác. Trung tâm ở đây có thể là kinh đô tức là trung tâm quyền lực theo cách hiểu trước đây, nhưng cũng có thể là thủ đô kinh tế như cách nhìn phổ biến hiện tại trên thế giới. Khi mà trung tâm chính trị và trung tâm kinh tế trở thành hai điểm địa lý khác nhau và hoạt động lệch pha nhau thì sự tương tác không đồng bộ sẽ ngăn cản hay gây hại cho sự phát triển, giống như sự cố lệch pha của nguồn điện sẽ làm hỏng hàng loạt máy móc và động cơ. Thế giới nối kết đang tạo ra rất nhiều phân cực kiểu như vậy mà mỗi địa phương cần phải kịp thời nắm bắt để tiếp tục duy trì vị trí của mình, còn trung tâm thì để không trở thành lực cản có hại. Trên thế giới, giới chuyên gia bắt đầu đánh giá lại chính sách bảo tồn di sản văn hóa của UNESCO, thì ở Thái Lan người ta thấy rằng chung sống với di tích mới là cách bảo tồn tốt hơn là cách ly để biến thành điểm du lịch, còn ở Nhật Bản thì bất chấp thái độ của giới chuyên gia phương Tây vẫn duy trì truyền thống cứ vài chục năm lại phá ngôi chùa gỗ di sản đi và xây lại từ đầu. Những vấn đề tương tự vẫn đang diễn ra hằng ngày ở Việt Nam mà đặc biệt là với di tích và lễ hội, và vấn đề là cần phải thông hiểu được bản chất của vấn đề và biến điều đó thành nội lực phát triển cho địa phương, quốc gia, và khu vực.

Page 167: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

167

Những điều như vậy, nếu quan tâm chú ý, thì sẽ thấy có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, từ chợ búa, mâm cơm, cho tới họp hành, cà phê, hay thông lệ trên đường và thói quen vui chơi. Ví dụ như “văn hóa nhậu”, vốn là truyền thống trong cuộc sống thường ngày ở miền Nam, mà khi phát triển cùng sự tiến hóa của đô thị Sài Gòn, trở thành cuộc gặp gỡ sau giờ làm việc của dân văn phòng. Bản thân cuộc nhậu là một nhu cầu cần thiết, nhưng có thể biến tướng thành cơ hội để hối lộ, hay mãi dâm, đi cùng tai nạn giao thông và những cái chết vì rượu độc. Song song đó, bàn tiệc ở miền Bắc là nơi sắp đặt vị trí, như là “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, là nghi lễ để sắp đặt vị trí của cá nhân trong cộng đồng có nhiều thứ bậc, khi du nhập vào Sài Gòn sẽ hòa trộn với kiểu lễ nghi bàn tiệc Hàn Quốc, hay biến đổi trong thế giới của dân anh chị thành những trận chém giết nhiều lúc chỉ vì ai đó không biết “cụp pha” hay nâng ly đúng lúc. Rất nhiều ví dụ kiểu như vậy đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh, cỗ máy kinh tế lớn nhất hiện nay của Việt Nam, mà mỗi hiện tượng nhỏ đều cần phải được thông hiểu đến tận cùng bản chất nhằm mục tiêu khai thác làm nguồn vốn để phát triển đất nước. Ví dụ như có thể đi theo hướng tìm hiểu xem sự hòa trộn văn hóa giữa hai miền đang chuyển biến theo chiều nào để kịp thời điều chỉnh nhằm tiết kiệm tối đa sự lãng phí của xã hội, hoặc hướng sự lãng phí đó trở thành nguồn phát triển cho cộng đồng. Từ một xóm nghèo bên bờ kênh nhưng khi được đầu tư xây kè thì trở thành nơi tụ họp cho nhiều giới và thu

Page 168: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

168

hút chi tiêu vào buổi tối. Cũng có thể làm một nhà quan sát trên bàn nhậu để nắm bắt dòng thơ ca xã hội nhằm phát hiện ra quy luật đang chi phối cộng đồng, như sự nhanh nhạy của xã hội trong thời gian vừa qua, chất chứa vào trong những chữ như là “tiền tệ, đồ đệ, ngoại tệ” và “quan hệ”, đó chính là điều mà chúng ta đang bàn tới. Nếu quan hệ là thước đo vốn xã hội, thì văn nghệ quần chúng là thước đo vốn văn hóa, mà cũng thường được ví như là đạo hàm của xã hội. Chúng ta không chỉ cần biết xã hội đang được nối kết như thế nào mà còn phải tính được xem là xã hội đang tiến hóa theo chiều hướng nào, tức là nắm bắt được văn hóa của xã hội đó trong thời điểm hiện tại. Ví dụ như người viết cũng từng được một bậc đàn anh tặng cho một chữ để làm việc tại Việt Nam, là “bình tĩnh”, mà hiểu theo một nghĩa nào đó, chính là cách để đầu tàu kinh tế ở Sài Gòn duy trì hoạt động khi phải kéo theo toa tàu “Hà Nội không vội được đâu,” như cách nói của nhiều bạn tre ở Thủ đô. Một đồng nghiệp khác thì tóm gọn trải nghiệm thành công của mình bằng cách mô tả rằng những gì của mình thì cần phải gói ghém trong những tư tưởng lớn của người khác, và những tư tưởng quá mới thì cần phải khéo léo sắp xếp lại thành cái gì đó như là của mình giác ngộ thành. Lời giải thích còn thô sơ này sẽ được tiếp tục trau chuốt nếu có cơ hội được trao đổi tiếp trong các kênh đời thường của xã hội Việt Nam, cũng giống như những bữa tiệc triết học mà Immanuel Kant thời xưa từng tổ chức để tạo cơ hội cho lý thuyết được vận dụng vào thực tiễn và quy luật hóa qua cỗ máy tư duy biện chứng.

Page 169: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

169

Do vậy, thay cho lời kết, người viết xin kính mời quý vị độc giả cùng tham gia vào một bữa tiệc tri thức, chia se thông tin phản hồi (feedback) để tạo ra những mạch cộng hưởng (amplify) cho dòng tư tưởng thế giới đã được trình bày trong cuốn sách này có cơ hội tiếp tục cọ xát nhiều hơn vào thực tiễn của từng địa phương và lĩnh vực hoạt động mà quý vị độc giả đã và đang kinh qua. Đó cũng chính là nội lực văn hóa được tạo nên từ nguồn vốn văn hóa được giới thiệu vào từ bên ngoài với trải nghiệm văn hóa trong cuộc sống đời thường, để chuyển đổi thành dạng thức phù hợp cho nhu cầu phát triển bền vững.

Page 170: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

170

Tài liệu tham khảo

1. Benedict Anderson, Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, Verso, 1991.

2. Arjun Appadurai (chủ biên), The social life of things: Commodities in cultural perspective, Nxb. Đại học Cambridge, 1988.

3. Pierre Bourdieu, The Forms of Capital, Nxb. Greenwood Press, 1986.

4. Đặng Phong, Tư duy kinh tế Việt Nam: Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008.

5. Paul Freedman, Out of the East: Spices and the Medieval Imagination, Nxb. Đại học Yale, 2008.

6. Paul Freedman (chủ biên), Food: The History of Taste, Nxb. Đại học California, 2007.

7. Bill Gates, Business @ the Speed of Thought, Nxb. Penguin Books, 1999.

8. Ulla Grapard, Hewitson Gillian (đồng chủ biên), Robinson Crusoe’s economic man: A construction and deconstruction, Nxb. Routledge, 2011.

Page 171: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

171

9. Stuart Hall, Encoding and Decoding in the Television Discourse, Nxb. Đại học Birmingham, 1973.

10. David E. Hawkins, Raising the Standard for Collaboration - Harnessing the benefits of BS 11000: Collaborative Business Relationships, British Standards Institution, 2013.

11. Michael Herzfeld, Cultural Intimacy: Social Poetics in Nation-state, Nxb. Psychology Press, 1997.

12. Stephen Hymer, Robinson Crusoe and the Secret of Primitive Accumulation, Monthly Review, 1971.

13. Henri Lefebvre, The Production of Space (bản dịch tiếng Anh của Donald Nicholson-Smith), Nxb. Blackwell, 1991.

14. Viện nghiên cứu nghệ thuật thế giới, South East Asia - Studies in Art, Cultural Heritage and Artistic Relations with Europe, Nxb. Tako, 2012.

15. Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, Lokalne, narodowe i inne..., Nxb. Viện Triết và Xã hội học, 2014.

16. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb. Thế giới, 2011.

17. Karl Marx, Theories of Surplus-Value, Nxb. Progress, 1905.

18. Maciej Mrozowski, Media Masowe - władza, rozrywka i biznes, Nxb. Oficyna Naukowa, Warszawa, 2001.

19. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

Page 172: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

172

20. OECD, Tourism and the Creative Economy, OECD xuất bản, 2014.

21. Robert Piłat, O Istocie Pojęć, Nxb. Viện Triết và Xã hội học, 2007.

22. Phạm Đức Dương, Trần Thị Thu Lương, Văn hóa Đông Nam Á, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.

23. Phạm Minh Mẫn, Tương giao, Tòa Giám mục Sài Gòn ấn hành năm 1992.

24. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001.

25. Sanjeev Goyal, Connections: An Introduction to the Economics of Networks, Nxb. Đại học Princeton, 2012.

26. Yanagi Soetsu, The unknown craftsman: A Japanese insight into beauty, Nxb. Kodansha International, 1989.

27. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

28. Trường Chinh, Đề cương văn hóa Việt Nam, in lại năm 1998 trong Văn kiện Đảng toàn tập (tập VII), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

29. Bingxin Wu, New Theory of Leadership Management, Nxb. Chartridge Books Oxford, 2013.

Page 173: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

173

Index

Adam Smith 13, 14, 17, 29, 64, 67

Arjun Appadurai 21, 37, 42, 43, 44, 45, 47, 123, 128

Benedict Anderson 44, 45

Bill Gates 21, 41, 71, 72, 73, 76, 77, 78, 97, 99, 141

Mác (Karl Marx) 5, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 31, 35, 36, 37, 41, 42, 43, 51, 63, 64, 66, 67, 89, 95, 103, 126, 127, 128, 129, 130, 132, 138, 140, 149, 153, 160, 161

Con người kinh tế 28, 29, 33

Đặng Phong 141, 142

Định hướng xã hội chủ nghĩa 5, 6, 22, 50, 161

Eric Hobsbawm 45, 51, 131

Facebook 41, 74, 90, 141, 145, 154

Friday (Thứ Sáu) 21, 27, 32, 35, 36, 37, 43, 49, 52, 59, 60, 63, 78, 106, 107

George Soros 21, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 69, 87, 88

Giá trị thặng dư 5, 6 9, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 33, 35, 40, 52, 64, 66, 67, 71, 75, 77, 83, 85, 90, 94, 95, 97, 99, 104, 107, 120, 129, 130, 131, 137, 138, 139, 140, 143, 149, 154, 157, 161

Page 174: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

174

Hàng hóa 9, 13, 14, 15, 20, 21, 23, 31, 33, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 47, 48, 49, 51, 52, 53, 55, 56, 63, 65, 67, 69, 70, 71, 74, 75, 76, 78, 79, 83, 84, 89, 94, 95, 96, 110, 111, 120, 128, 129, 131, 132, 133, 134, 142, 148, 149, 150, 152, 153, 154, 155, 156 Henri Lefebvre 149, 151, 152, 153, 158

Hồ Chí Minh 10, 11, 117, 119, 122, 132, 160, 163, 167

Kết nối 6, 9, 10, 20, 21, 25, 35, 65, 79, 80, 81, 82, 85, 86, 88, 89, 98, 108, 111, 113, 128, 132, 143, 161, 164

Kiều hối xã hội 108

Kinh tế chính trị 9, 14, 15, 16, 17, 18, 22, 23, 94, 159, 161, 165

Kinh tế nối kết 5, 22, 35, 81, 82, 83, 85, 87, 89, 93, 94, 104, 108, 123, 134, 138, 142, 160, 161

Kinh tế nông nghiệp 27

Kinh tế tư bản 18, 27, 30

Kinh tế thị trường 5, 6, 40, 50, 93, 95, 136, 161

Làn sóng Hàn (Hallyu) 50, 55, 79, 120

Lưu thông 23, 40, 65, 66, 78, 79, 89, 102, 152

Max Weber 145

Mua bán trao đổi 13, 37, 40, 42, 43, 51, 55, 67, 73, 75, 155, 157, 161

Nokia 18, 20, 41, 78

Nối kết 5, 22, 23, 24, 32, 35, 72, 79, 80, 81, 82, 83, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 93, 94, 98, 102, 104, 108, 110, 112, 123, 134, 136, 138, 142, 145, 147, 160, 161, 163, 165, 166, 168

Nguyễn Khoa Điềm 117, 159

Page 175: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

175

Pierre Bourdieu 21, 22, 37, 54, 104, 107, 133

Phạm Đức Dương 164

Phạm Minh Mẫn 162, 163

Phan Ngọc 163

Phát triển bền vững 6, 9, 10, 16, 20, 22, 24, 32, 59, 91, 115, 121, 123, 151, 158, 160, 161, 169

Robinson Crusoe 21, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 35

Stuart Hall 23, 126, 127, 128, 130, 133

Tư bản luận 6, 14, 15, 16, 18, 21, 25, 36, 41, 140

Trần Ngọc Thêm 159

Trần Quốc Vượng 164

Triết học mácxít 127, 160

Truyền thông văn hóa 6, 22, 59, 91

Trường Chinh 117, 159, 160, 163

Văn hóa Việt Nam 117, 135, 159, 160, 163, 164

Vilfredo Pareto 29, 99

Vốn văn hóa 5, 23, 37, 53, 54, 55, 57, 104, 105, 106, 109, 113, 118, 121, 132, 139, 168, 169

Vốn xã hội 5, 22, 23, 37, 54, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 112, 118, 121, 139, 142, 168

Vũ Bình Tân (Bingxin Wu) 22, 93, 94, 95, 96, 98, 99, 101, 106, 120, 133

Page 176: Mã số: 3 - tinhuy.dongthap.gov.vntinhuy.dongthap.gov.vn/lich.nsf/dd23b11aaaa... · học thuyết giá trị thặng dư không dừng lại ở đó. Ngày nay, học thuyết

176

Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dungQUYỀN GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP

PHẠM CHÍ THÀNH

Biên tập nội dung: NGUYỄN ĐỨC BÌNH NGUYỄN VĂN TUÂNTrình bày bìa: VŨ DESIGNChế bản vi tính: NGỌC NAMSưa bản in: NGUYỄN XUÂN LỢIĐọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT

In 700 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm, tại Xí nghiệp in FAHASA, địa chỉ: 774 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Số đăng ký xuất bản 2461-2016/CXBIPH/3-32/CTQG. Quyết định xuất bản số 788-QĐ/NXBCTQG ngày 9-9-2016.

Mã số ISBN: 978-604-57-2587-0.In xong và nộp lưu chiểu tháng 10-2016.