m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại...

20
Mc lc SOÁ 18 T9-2015 m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Tin trong tỉnh Trang 05-07 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 08-11 : Xuất nhập khẩu Trang 12-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 15-16 : Tin thế giới Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Transcript of m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại...

Page 1: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Muc luc

SOÁ 18T9-2015

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Tin trong tỉnhTrang 05-07 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 08-11 : Xuất nhập khẩuTrang 12-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 15-16 : Tin thế giớiTrang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHLãnh đạo Sở Công

Thương Ninh Thuận thăm và làm việc với một số Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các Khu, Cụm công nghiệp

Sáng ngày 09 và 10 tháng 9 năm 2015, Sở Công Thương Ninh Thuận đã phối hợp Ban Quản lý các Khu công nghiệp cùng với Cục Thống kê tỉnh đến thăm và làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong Khu công nghiệp Thành Hải và Cụm công nghiệp Tháp Chàm, gồm các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt;Công ty CP Yến Việt; Công ty CP In và Bao bì Tân Định; Cty TNHH Thời trang Hoa In; Công ty TNHH MTV Hồ Dương. Đến thăm và làm việc tại các đơn vị, Đoàn đã nghe lãnh đạo các doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng, dự kiến thực hiện quý IV/2015, tiến độ triển khai các dự án đang đầu tư dự kiến khả năng hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2015. Đồng thời, các doanh nghiệp đã có những thông tin về thuận lợi, khó khăn, cũng như đề xuất kiến nghị và phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016.

Ngày 09/9/2015, đến thăm và làm việc tại Công ty CP Thực phẩm Cánh Đồng Việt tại Khu công nghiệp Thành Hải, Đoàn đã nghe Giám đốc Công ty báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư Nhà máy chế biến Nha

Đam. Hiện nay, Công ty đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư, lắp đặt máy móc thiết bị, xây dựng khu xử lý nước thải,…dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động sản xuất thử trong tháng 10/2015 với sản lượng 300 tấn thành phẩm/tháng, sản phẩm sản xuất chủ yếu gel Nha Đam (hạt Nha Đam) cung cấp cho Công ty sữa Vinamilk dùng chế biến sữa chua. Lãnh đạo Công ty đã có kiến nghị với Ban Quản lý các Khu công nghiệp về một số nội dung cần khắc phục về: vệ sinh môi trường và hệ thống xử lý nước thải trong Khu công nghiệp.

Tại Công ty Cổ phần Yến Việt, sản xuất 9 tháng đầu năm trên 980.000 ngàn lọ yến chưng và 1.400 kg yến tổ; đạt trên 60% kế hoạch đề ra; theo báo cáo và nhận định khả quan của lãnh đạo Công ty dự kiến 3 tháng cuối năm sản xuất đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tiếp tục thực hiện lịch làm việc, sáng ngày 10/9/2015, Đoàn đã đến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình hình hoạt động sản xuất 9 tháng ước đạt 225 ngàn thùng carton, chuyên cung cấp cho các Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản phẩm Thanh Long của tỉnh Bình Thuận. Khó khăn hiện nay của

Công ty là lao động làm việc luôn biến động, máy móc thiết bị chưa được đổi mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất thùng carton các loại phục vụ cho sản phẩm tại địa phương (cá cơm, nước mắm, nho, táo,...), máy móc thiết bị hiện cóchỉ chuyên sản xuất thùng carton bao bì cho sản phẩm Thanh Long nên phụ thuộc vào thị trường Bình Thuận. Công ty kiến nghị được thuê thêm diện tích đất để đầu tư phát triển và mở cổng đấu nối ra Quốc lộ 27.

Đến thăm và làm việc tại Công ty TNHH Thời trang Hoa In, Công ty chính thức hoạt động đầu năm 2015, với mặc hàng gia công may mặc thời trang, hiện nay đang hoạt động 9/14 chuyền may, với tổng số khoảng 300 lao động, với mức lương bình quân 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy bước đầu Công ty hoạt động còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và lao động có tay nghề tại địa phương, nhưng Công ty đã có nhiều cố gắng khắc phục để ổn định sản xuất và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Page 3: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

TIN TRONH TỈNH

Kết thúc theo lịch làm việc, Đoàn đã đến thăm và làm việc Công ty TNHH MTV Hồ Dương, doanh nghiệp chuyên sản xuất thùng xốp cung cấp cho các Doanh nghiệp sản xuất tôm giống. Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất đạt hiệu quả chưa cao do sản phẩm chưa có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại do giá thành cao, thị trường chưa ổn định. Công ty sẽ có phương án khắc phục và tính toán lại trong thời gian đến.

Qua làm việc với các doanh nghiệp, lãnh đạo Sở Công Thương đã ghi nhận kết quả hoạt động sản xuất 9 tháng đầu năm, sự nỗ lực để hoàn thành kế hoạch năm 2015, biểu dương tinh thần khắc phục khó khăn và đẩy nhanh tiến độ đầu tư của Công ty CP Thực phẩm Cánh Đồng Việt, biểu dươngsự nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất của các doanh nghiệp. Đồng thời tiếp thu những khó khăn và đề xuất của doanh nghiệp, Đoàn cũng đã trao đổi ý kiến về một số khó khăn, đề xuất liên quan trong quá trình triển khai dự án đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp và tổng hợp những kiến nghị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành liên quan phối hợp giải quyết. Qua đó, Đoàn cũng đề nghị các doanh nghiệp cần phối hợp cung cấp thông tin, đặc biệt phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh để Sở Công Thương có cơ sở tổng hợp tham mưu UBND tỉnh giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển./.

Phòng QLCN

Khai mạc Phiên chợ hàng Việt về miền núi huyện Bác Ái

Tối ngày 25/8/2015, Sở Công Thương tổ chức Lễ khai mạc phiên chợ hàng Việt về miền núi tại huyện Bác Ái thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2015 đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Diễn ra trong những ngày mà huyện Bác Ái tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, 55 năm ngày giải phóng và 15 năm tái lập huyện Bác Ái, là hoạt độngnhằm góp phần phong phú và thành công của Lễ kỷ niệm bên cạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ trên địa bàn; đây là cách làm thiết thực và hữu hiệu nhất mà ngành công thương triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, góp phần phát triển chính sách an sinh xã hội và tạo cơ hội cho các nhà phân phối, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với thị trường miền núi và nhất là cung cấp những mặt hàng thiết yếu mang thương hiệu Việt “chất lượng tốt, mẫu mã

đẹp, giá cả hợp lý” phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa của hơn 13 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với 32 gian hàng cùng với 05 gian hàng trưng bày, bán các sản phẩm đặc trưng của người dân huyện Bác Ái như: Chuối mồ côi, rượu chuối mồ côi, heo đen, măng, gùi, nia, nỏ, đnà Chapi,….

Phiên chợ sẽ tạo động lực đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và vận động tới đồng bào và nhân dân trên địa bàn huyện Bác Ái nâng cao nhận thức tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích động viên, hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập các đơn vị tham gia phiên chợ đã trao tặng 30 suất quà cho các em trên địa bàn xã Phước Đại, huyện Bác Ái./.

Hữu Tinh – P.QLTM

Ông Lê Văn Nguyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương phát biểu khai mạc

Trao quà cho các em học sinh nghèo hiếu học

Page 4: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Hoạt động Khuyến công góp phần vào phát triển kinh tế nông thôn

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, giai đoạn 2011-2015, ngành Công thương đã triển khai thực hiện 56 đề án khuyến công với tổng kinh phí 5,888 tỷ đồng(1), thực hiện hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong các lĩnh vực:

- Đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn (trong các nghề: dệt thổ cẩm, gốm, TCMN, may CN,...);

- Hỗ trợ khảo sát học tập kinh nghiệm các mô hình làng nghề có hiệu quả ở các tỉnh giúp nâng cao trình độ năng lực quản lý (sản xuất gốm, đan lát, dệt chiếu)

- Thành lập mô hình sản xuất (tại HTX: dệt Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc, nước mắm Cà Ná);

- Ứng dụng máy móc thiết bị mới, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất (mộc mỹ nghệ, bánh mỳ, chế biến mủ trôm, đan lát sản phẩm,...);

- Thiết kế bao bì các sản phẩm Làng nghề (nước mắm, thủ công mỹ nghệ từ hạt cây rừng);

- Tham gia Hội chợ, triển lãm, xúc tiến TM, quảng bá giới thiệu SP.

Những hoạt động trên của công tác KC đã đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho cơ sở, cho doanh nghiệp, một mặt hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện từng bước nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của người lao động, ứng dụng CN-MMTB mới vào sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã,... mặt khác giúp phát triển thị trường tiêu thụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản

xuất công nghiệp của tỉnh.Tuy nhiên, nguồn vốn kinh

phí khuyến công hỗ trợ còn hạn chế (chi 100 triệu đồng/đề án) nên chưa khuyến khích nhiều cơ sở đầu tư phát triển; hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở CNNT ở tỉnh ta đều có quy mô nhỏ, năng lực vốn đầu tư thấp, trình độ quản trị yếu, chưa quan tâm và đủ năng lực để đầu tư đổi mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến,... nên việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện đề án khuyến công còn khó khăn; mặt khác ở cấp xã, huyện chưa hình thành được mạng lưới cộng tác viên khuyến công,... do đó việc hỗ trợ đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án khuyến công còn khó khăn.

Định hướng của công tác khuyến công giai đoạn 2016-2020:

Theo định hướng chung của toàn ngành công nghiệp là: phát triển các ngành CN có giá trị gia tăng cao, gắn với tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Thì định hướng của phát triển CN ở nông thôn sắp tới là:

- Huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thông qua công tác KC, hỗ trợ các sản phẩm đặc thù và mang tính lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu ở nông thôn, làng nghề nhằm phát huy hiệu quả lợi ích của sản phẩm.

- Khuyến khích, hỗ trợ việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế ô nhiễm.

Mục tiêu cụ thể:Đến 2020, phấn đấu số

lượng cơ sở sản xuất CNNT toàn tỉnh:

- Đạt khoảng 7.500 cơ sở, với trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và đội ngũ lao động sản xuất ra

- Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đạt khoảng 3.050 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 16%/năm;

- Các sản phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

Để đạt chỉ tiêu trên, thì kinh phí thực hiện hỗ trợ dự kiến gần 63 tỷ đồng. Trong đó: Kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện (gồm kinh phí khuyến công địa phương và kinh phí khuyến công quốc gia) dự kiến trên 27,5 tỷ đồng, chiếm 44%; còn lại là nguồn Kinh phí xã hội hóa tham gia.

Để triển khai có hiệu quả các chương trình khuyến công quốc gia và địa phương cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, đào tạo nghề cho lao động gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho DN; đẩy mạnh hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất; triển khai thực hiện các chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp ở nông thôn.

(1) Bao gồm: khuyến công quốc gia 3,856 tỷ đồng (trong đó phối hợp hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp 21,4 triệu đồng); khuyến công địa phương 1,738 tỷ đồng; phối hợp đào tạo nghề 204,65 triệu đồng (Tổng cục dạy nghề) và Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 89,7 triệu đồng (Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

Page 5: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

Giá lúa thu đông tại Cần Thơ giảm nhẹ

Trong 10 ngày đầu tháng 9/2015 một số địa phương ở các huyện ngoại thành TP Cần Thơ bắt đầu thu hoạch lúa thu đông sớm. Nhiều nông dân cho biết, giá lúa có dấu hiệu giảm nhẹ.

Hiện nay, các loại gạo thông dụng vẫn có cơ hội xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Một số hàng xáo và chủ nhà máy xay xát đặt hàng thu mua lúa OM5451 để chế biến gạo trắng, cơm mềm dẻo với giá 8.500 đ/kg, tiếp đó là các giống lúa hạt dài có giá thấp hơn.

Gạo trắng OM6976 giá 7.500-7.600 đ/kg, gạo trắng OM4215 giá 7.200 đ/kg. Tuy nhiên so với vụ thu đông năm ngoái, mức giá trên vẫn thấp hơn khoảng 1.000 đ/kg.

Tại các huyện Ô Môn và Cờ Đỏ, lúa IR50404 chín sớm, được bán với giá 4.200 đ/kg, giảm so với trước đây một tuần từ 100-150 đ/kg.

Nông dân đã quen lúa vào vụ rớt giá, nhưng dù sao so với vụ hè thu vẫn còn cao hơn 50 đ/kg. Điều người dân lo lắng bây giờ không phải là giá lúa giảm, mà là ghe thương lái chạy về mua lúa thưa thớt quá. Họ cũng không tới nhà đặt tiền cọc như trước nữa.

Chẳng bù cho mấy vụ lúa trước, các thương lái thường tới bờ ruộng xem lúa và đặt tiền mua cả một cánh đồng rộng 100-200 công trước khi thu hoạch nửa tháng.

Cùng huyện, ở xã Trường Xuân, nhiều cánh đồng trồng lúa IR50404 đã chín, đang chờ máy đưa vào gặt. Do lo ngại lúa rớt giá thêm nên khi đã có thương lái nào đặt cọc mua lúa tươi tại ruộng giá 4.150 đ/kg thì nhiều người đồng ý bán ngay.

Gía gạo IR50404 giao tại các kho của DN mua vào hiện giảm từ 6.300 đ/kg xuống còn 6.150 đ/kg. Lý do gạo cũ trước đây còn tồn nên các DN XK không đặt hàng.

Vì thế chỉ có khoảng 30% số thương lái chuyên thu mua lúa về mua lúa thu đông sớm và chỉ buôn theo chuyến, chứ không đặt mua số lượng nhiều, do lo giá lúa giảm tiếp...

Nhiều loại rau Đà Lạt tăng giá mạnh

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo… nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước. Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.

Ngày 9/9, khảo sát tại các điểm thu mua rau trên đường Thánh Mẫu, Nguyễn Siêu (phường 7), Chợ nông sản Đà Lạt (phường 11) cho thấy hầu hết giá các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, súplơ... đều tăng giá từ 2.000 - 3.000 đồng/

kg so với một tháng trước đó. Cụ thể, bắp cải và cải thảo có giá từ 2.000 - 2.500 đồng/kg hiện đã tăng lên 5.000 - 6.000 đồng/kg; các loại rau ăn lá và hoa như xà lách, súplơ tăng 3.000 đồng/kg, giá hiện tại dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Bà Võ Thị Gái - quản lý vựa rau Khánh Cát, chuyên xuất khẩu rau trên đường Thánh Mẫu, Phường 7 (Đà Lạt), cho biết: “Mỗi ngày vựa bà thu mua 25 tấn rau các loại như bắp cải, cải thảo để xuất khẩu đi Đài Loan. Nguyên nhân các loại rau tăng giá là do nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu tăng mạnh trong khi sản xuất không tăng lên. Tu y giá tăng cao nhưng hầu hết các doanh nghiệp, vựa rau đều không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng".

Ngoài thị trường xuất khẩu nước ngoài, rau đặc sản của Đà Lạt cũng được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay, các thị trường như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Trung tiêu thụ rau, củ Đà Lạt mạnh nhất. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 40.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, riêng cây rau có gần 12.000 ha./.

Giá dứa tại Hậu Giang liên tục tăng cao

Từ đầu tháng 9 đến nay, giá dứa tại Hậu Giang liên tục tăng cao, tăng gần gấp đôi so với đầu vụ, hiện không đủ nguồn cung cho thị trường. Cụ thể, dứa loại I (trọng lượng trên 1 kg) giá 15.000 đồng/trái; dứa

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Page 6: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

loại II (trọng dưới 1 kg) giá 10.000 đồng/trái…

Theo tiểu thương, giá dứa tăng mạnh gần đây là do dứa đang vào cuối vụ nên sản lượng cung cấp cho thị trường giảm. Hơn nữa, những năm gần đây, đầu ra của dứa không ổn định, đặc biệt vào vụ thu hoạch; có thời điểm người trồng dứa gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ phá bỏ cây dứa chuyển sang trồng cây con khác có giá trị kinh tế cao. Thực tế này đã khiến diện tích trồng dứa tại địa phương liên tục giảm.

Dứa Hậu Giang (còn gọi là khóm Cầu Đúc - Hậu Giang) là một trong những loại quả đặc sản ở địa phương. Đây là một trong những loại cây trồng chủ lực, trồng được trên vùng đất nhiễm phèn, mặn, bỏ hoang hóa lãng phí. Do đó, tỉnh có chủ trương mở rộng diện tích trồng dứa góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Đến nay, diện tích dứa tuy được mở rộng nhưng khâu bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra chưa được địa phương quan tâm. Phần lớn sản lượng dứa tiêu thụ thị trường nội địa, chủ yếu bán qua thương lái, ở các chợ, tiêu dùng hàng nhỏ lẻ trong dân nên giá cả không ổn định, lệ thuộc rất lớn vào vụ mùa. Người trồng dứa gặp nhiều khó khăn, bị ép giá, nhất là vào cao điểm vụ thu hoạch. Trong khi đó, thời điểm khan hiếm hàng giá tăng cao, người trồng dứa luôn ở thế bị động, sản xuất không có lãi.

Hậu Giang có diện tích trồng dứa hơn 1.600 ha, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Mặc dù cây dứa dễ trồng, chi phí thấp, ít sâu hại, nhưng do đầu ra thiếu ổn định

nên gần đây người dân "quay lưng" với cây dứa./.

Hậu Giang: Cá đồng khan hiếm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000-40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000-100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ. So với những năm gần đây thì mùa mưa năm nay do thời tiết bất lợi, mực nước nội đồng xuống thấp; nồng độ mặn tại một số xã tăng cao làm tăng độ phèn làm nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên tại huyện có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc khai thác, đánh bắt quá mức, một bộ phận người dân sử dụng xung điện, chất độc trong khai thác làm giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Một nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trên địa bàn là do ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh, rạch do nông dân vệ sinh đồng ruộng và sử dụng thuốc diệt ốc làm phát tán ra môi trường khiến nguồn nước sông bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

An Giang: Cua đồng hút hàng Do lũ nhỏ, mưa ít nên sản vật

từ con nước mang lại, như: Cá, tôm, rắn, rùa, ốc, cua đồng… cũng giảm đáng kể. Theo các ngư dân đặt lọp cua đồng ở

ấp Vĩnh An (xã Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang), lượng cua đồng năm nay giảm hơn 50% so năm trước. Với 100 chiếc lọp, người đặt nhiều nhất cũng chỉ kiếm từ 40 - 50kg cua đồng/ngày. Ở đầu nguồn An Phú, cua đồng thịt bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg; cua đồng xay trên 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, càng cua đồng bán với giá từ 150.000 - 170.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 45.000 đồng/kg so bình thường. Theo các chủ vựa cua ở khu vực biên giới Vĩnh Hội Đông, Khánh Bình, Khánh An… mỗi vựa thu mua và xuất bán mỗi ngày từ 1 - 2 tấn cua. Do lượng cua ít nên nhân công được thuê để khuân vác, chế biến ở các vựa cũng giảm.

Giá dừa khô ở Trà Vinh liên tục tăng

Khoảng nửa tháng nay, giá dừa khô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục tăng, thị trường trở nên sôi động, nhiều thương lái không ngại khó khăn len lỏi tận vùng nông thôn sâu tìm mua dừa trái.

Dừa khô bán xô tại vườn do thương lái tự hái hiện có giá từ 55.000 - 60.000 đồng/chục (12 trái), tăng khoảng 20.000 đồng/chục so cùng thời điểm tháng 8/2015.

Theo các thương lái chuyên kinh doanh dừa trái cho biết, nguyên nhân giá dừa tăng là do nhu cầu nhập dừa trái của Việt Nam ở các nước: Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia hiện khá lớn. Hơn nữa, do giá dừa có lúc xuống quá thấp lại kéo dài, nhiều nhà vườn hạn chế đầu tư thâm canh cây dừa nên năng suất đạt thấp.

Ngoài ra, còn có một số nhà vườn “nóng vội” phá bỏ diện tích dừa để trồng cây khác, dẫn

Page 7: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

đến diện tích dừa bị thu hẹp, sản lượng giảm… Trong khi đó, dừa là loại cây trồng lâu năm, kể từ trồng đến cho trái đợt đầu cần khoảng 4 - 5 năm.

Theo dự báo, từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2016 giá dừa khô sẽ còn tiếp tục tăng. Bởi vì vào thời điểm này các cơ sở sản xuất kinh doanh dừa trong và ngoài tỉnh sẽ tích cực thu mua dừa trái phục vụ nhu cầu nguyên liệu sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm xuất khẩu cho thị trường trong những tháng cuối năm.

Trà Vinh hiện có gần 14.000 ha dừa trồng chuyên canh và hơn 2.000 ha trồng xen canh; tập trung chủ yếu ở các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và Châu Thành./.

Giá tôm nguyên liệu trong nước giảm nhẹ

Theo nguồn số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các địa phương, giá tôm nguyên liệu các loại trong nước đều giảm nhẹ trong những ngày đầu tháng 9.

Tại Bạc Liêu, giá thị trường tôm nguyên liệu, được các thương lái thu mua tại đầm trong những ngày đầu tháng 9 giảm so với trước đó. Cụ thể, giá tôm sú loại I (20 con/kg) có giá dao động khoảng từ 200.000 – 210.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; tôm loại II (30 con/kg) có mức giá 160.000 – 175.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg; giá tôm sú loại III (40 con/kg) với giá 140.000 – 150.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg;

Tương tự, tại Kiên Giang, trong 10 ngày đầu tháng 9, giá tôm sú nguyên liệu xuất khẩu

loại 30 con/kg, giảm 5.000 đồng/kg, chỉ còn từ 165.000- 180.000 đồng/kg. Tại Đà Nẵng, giá tôm sú nguyên liệu trong tuần này cũng giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg, tùy từng kích cỡ so với tuần trước đó. Cũng trong tình trạng giá giảm so với tuần trước, giá tôm hùm ở hầu hết các kích cỡ tại Phú Yên ghi nhận từ ngày 1/9-8/9 đều giảm 10.000 đồng/kg, hiện ở mức 1.250.000 đồng/kg. Giá tôm càng xanh ở Đồng Tháp cũng giảm 30.000 đồng/kg đối với loại tôm trứng. Còn ở Cà Mau, giá tôm thẻ giảm nhẹ 2.000 đồng/kg trong những ngày đầu tháng 9.

Việc giá tôm nguyên liệu giảm trong khi dịch bệnh ở tôm chưa được kiểm soát khiến các hộ nuôi gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, xuất khẩu tôm 8 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Đáng lưu ý nhất là đồng tiền của các thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật, EU, Hàn Quốc… mất giá mạnh. Bên cạnh đó, đồng tiền của các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador… lại phá giá mạnh trên 10%. Trong khi đó, đồng VNĐ chỉ mất giá nhẹ, làm cho giá tôm của Việt Nam trên thị trường khá cao.

Đồng Nai: Rau vườn đứng giá, chợ lẻ vẫn tăng

Thời gian gần đây, thời tiết thường xuyên xuất hiện các đợt mưa to, kéo dài khiến nhiều khu vực trồng rau, màu trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Đặc biệt, sản lượng các loại rau ăn lá giảm mạnh do mưa ngập gây giập, úng rau. Giá rau bán lẻ tại các chợ tăng thêm từ 3-5 ngàn đồng/kg, tăng cao nhất

là các loại rau ăn lá và rau, củ từ Đà Lạt. Tuy nhiên, theo đại diện chợ rau quả đầu mối Tân Biên (TP. Biên Hòa), thời điểm này lượng rau, củ về chợ vẫn ổn định, giá cả hầu như không mấy biến động. Chỉ riêng giá một số loại rau ăn lá tăng nhẹ từ 500-1.000 đồng/kg. Tại các nhà vườn, rau, củ vẫn đứng giá. Người trồng rau gặp khó khăn vì bị thiệt hại do mưa to gây ngập úng, nhưng lợi nhuận của việc tăng giá rau lại không đến tay nông dân.

Xoài cát chu Việt Nam vào Nhật

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản thông báo sẽ mở cửa cho trái xoài cát chu của VN vào thị trường này từ ngày 17-9.

Đây sẽ là trái cây tươi thứ hai của VN được xuất khẩu vào thị trường này sau trái thanh long vào năm 2009.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết để xoài cát chu vào được thị trường Nhật, các cơ quan chức năng của VN đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.

Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng (tương tự trái thanh long). Hiện đã có năm nhà máy hơi nước nóng tại VN và bốn trong số đó được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số.

Theo giám đốc một công ty xuất khẩu trái cây tại TP.HCM, họ mới nhận được thông tin này và đã chuẩn bị vùng nguyên liệu ở Đồng Tháp để đưa lô hàng đầu tiên vào Nhật Bản trong thời gian sớm nhất.

Trung tâm TTCN&TM

Page 8: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu gạo dự kiến đạt 6,5 triệu tấn trong năm 2015Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 20/8 các doanh nghiệp đã ký hợp

đồng xuất khẩu được gần 5 triệu tấn gạo. Dự kiến cả năm, xuất khẩu gạo sẽ đạt khoảng 6,5 triệu tấn.

Số liệu mới được công bố của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lại cho thấy một bức tranh ảm đạm cho xuất khẩu gạo khi giá và lượng cùng giảm mạnh. Cụ thể số lượng xuất khẩu gạo trong tháng 8/2015 ước đạt hơn 42.698 tấn, giảm 93% so với tháng 8/2014 và giảm 92,8% so với tháng 7/2015. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu chỉ đạt 345 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2014.

Tính từ đầu năm đến 13/8/2015, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 3,34 triệu tấn, giảm 22% so với 4,26 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2014. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 414 USD/tấn (FOB), giảm 4% so với 431 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên theo dự báo của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi trở lại trong những tháng cuối năm do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang cạnh tranh hơn so với Ấn Độ và Thái Lan.

Trước đó theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL hiện đã thu hoạch vụ Hè Thu khoảng 950.000/1,6 triệu ha gieo cấy với năng suất khoảng 5,5 - 5,6 tấn/ha, sản lượng khoảng 5,2. Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cũng đã xuống, giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 600.000 ha/830.000 ha diện tích kế hoạch.

Tại phía Bắc giá lúa gạo ổn định, gạo xi dẻo có giá từ 12.000 - 14.000 đ/kg, gạo tám Điện Biên có giá 14.500 – 17.500 đ/kg, gạo Bắc Hương 15.000 - 17.000 đ/kg, gạo nếp cái 28.000 – 30.000 đ/kg.

Tại khu vực ĐBSCL, giá lúa gạo tăng nhẹ do phụ phẩm tăng (cám gạo) và chất lượng gạo vụ Hè Thu được nâng cao. Cụ thể, Đồng Tháp giá lúa và gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm tăng nhẹ 50 đ/kg, lúa thường có giá 4.250 đ/kg, nguyên liệu loại 1 có giá 6.900 đ/kg, thành phẩm 5% có giá 7.250 đ/kg, 25% có giá 6.750 đ/kg. Riêng gạo nguyên liệu loại 2 tăng 150 đ/kg lên 6.200 đ/kg, thành phẩm 15% lên 7.000 đ/kg.

Giá lúa khô loại thường dao động từ 4.900 - 5.000 đ/kg, lúa dài khoảng 5.150 - 5.200 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 5% tấm hiện khoảng 6.500 - 6.600 đ/kg, gạo nguyên liệu 25% tấm là 6.200 - 6.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm hiện khoảng 7.200 - 7.300 đ/kg, gạo 15% tấm 6.950 - 7.050 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.800 - 6.900 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Tiềm năng xuất khẩu cá rô phiCá rô phi là mặt hàng đứng thứ 10 trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường

Mỹ, Tây Ban Nha, Colombia …Hiện rô phi tuy chưa phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng với sự phát triển về diện tích nuôi, sản lượng, mặt hàng này có nhiều tiềm năng khai thác.

Thị trường rộng mởThống kê của Tổng cục Thủy sản cho thấy, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước năm 2014 là

16.000 ha, sản lượng 125.000 tấn. Năm 2015, dự kiến diện tích nuôi đạt 21.000 ha, sản lượng

Page 9: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

150.000 tấn, nhu cầu con giống cung cấp cho người nuôi khoảng 1 tỷ con. Cá rô phi được chế biến thành nhiều sản phẩm như: phi lê còn da, phi lê lạng da, cá rô phi nguyên con đông lạnh. Đây là những sản phẩm được các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng và lựa chọn nhập khẩu.

Theo GS.TS David Little, Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Stirling (Scotland), những nước Trung và Nam Mỹ đã nhắm đến thị trường Bắc Mỹ cho việc xuất khẩu phi lê cá tươi. Các nhà thu mua từ lâu đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cá rô phi, phi lê đông lạnh từ Trung Quốc sang nước khác, nhưng rất ít nhà sản xuất có thể cung cấp với giá cạnh tranh.

Ngành sản xuất cá rô phi Việt Nam có nhiều thuận lợi về khả năng cạnh tranh như cơ sở hạ tầng, kiến thức, kỹ thuật, các mối liên kết thị trường. Nền tảng ngành sản xuất cá tra sẽ hỗ trợ phát triển chế biến khối lượng lớn cá rô phi. Hiện Việt Nam có hơn 600 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp với công suất chế biến 2,8 triệu tấn/năm. Đây chính là điều kiện kỹ thuật thuận lợi cho ngành sản xuất, chế biến cá rô phi phát triển.

Cá rô phi có thịt trắng, dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp, thích nghi cả với nước ngọt và lợ. Tiềm năng xuất khẩu trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ với giá trị hơn 32 triệu đô la năm 2014. Ba nước nhập khẩu lớn nhất sản phẩm này của Việt Nam là Mỹ, Tây Ban Nha và Colombia . Mức tiêu thụ mạnh đang tăng trưởng không chỉ tại thị trường Mỹ mà trên toàn thế giới - ông Ngô Thế Anh, chuyên viên Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết.

Bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, ngành sản xuất cá rô phi còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, chất lượng con giống trong nước chưa tốt, chỉ số thức ăn sản xuất 1kg cá còn cao, khả năng chống chịu dịch bệnh thấp. Trong khi đó, phía các doanh nghiệp Việt Nam và nông dân thiếu sự chủ động về con giống, phụ thuộc vào con giống nhập khẩu.

Mặt khác, Việt Nam là nước đi sau Trung Quốc , Indonesia , Malaysia và Philippines trong xuất khẩu cá rô phi. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam gặp phải những khó khăn nhất định trong tìm kiếm thị trường, đặc biệt thị trường tiêu thụ mạnh như Mỹ, châu Âu…

Nâng cao chất lượng để cạnh tranhVới tiềm năng xuất khẩu lớn, việc đặt ra trước mắt là phải cải thiện con giống để cá rô phi

có chất lượng tốt, giảm thiểu hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm.Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, 70% sản lượng cá

rô phi tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và 30% còn lại tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, vì điều kiện thời tiết nên khu vực phía Bắc chỉ nuôi một vụ/năm. Mỗi năm, nước ta sản xuất 455 triệu con giống cá rô phi cấp cho thị trường.

Cá rô phi hiện chưa phải là loài thủy sản chủ lực cho xuất khẩu nên các trung tâm giống chưa phát triển mạnh khâu ương giống. Loại cá giống hiện nay do doanh nghiệp và nông dân tự sản xuất và cung cấp cho thị trường.

Trong quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các Viện, trường đại học và doanh nghiệp nhập giống cá rô phi của nước ngoài về nghiên cứu, chọn tạo giống. Từ đó tiến tới tự sản xuất giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở từng vùng của Việt N am . Đồng thời định hướng các địa phương phát triển vùng nuôi cá rô phi gắn với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu phù hợp với từng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống cá rô phi tại địa phương theo quy định hiện hành như: kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng cá rô phi trước khi xuất bán. Đồng thời các địa phương quản lý chặt quy hoạch, tránh tình trạng nuôi cá rô phi trong lồng bè tràn lan, gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông đường thủy. Phát triển diện tích nuôi cá rô phi phải gắn với tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo điều

Page 10: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.Theo GS.TS David Little, để ngành công nghiệp sản xuất cá rô phi Việt Nam phát triển tốt,

các doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất sản phẩm chất lượng theo hướng thực hành sản xuất tốt (Global GAP). Quan trọng nhất là xây dựng chiến lược quản lý sức khỏe vật nuôi hiệu quả cao đối với nuôi cá bè. Doanh nghiệp và nông dân Việt Nam phải xem xét việc chọn địa điểm nuôi, kết cấu bè, mật độ cá thả, chất lượng thức ăn cho cá.

Việc sản xuất giống phải được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt là các chiến lược giai đoạn ương giống để sản xuất số lượng lớn, cá giống khỏe mạnh, chất lượng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng thương hiệu sản phẩm cá rô phi riêng, tạo sản phẩm đặc trưng, riêng biệt mới có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước đi trước về xuất khẩu cá rô phi.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt 19,31 tỷ USDTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản

tháng 8/2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 8 tháng năm 2015 lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo đó, 8 tháng giá trị các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ; xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,52 tỷ USD, tăng 8,2%...

Trong các mặt hàng nông sản chính, giảm mạnh nhất là các mặt hàng như cà phê, cao su và gạo.

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng ước đạt 4,09 triệu tấn với giá trị đạt 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Đối với cà phê, trong 8 tháng của năm, khối lượng xuất khẩu đạt 874.000 tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm gần 33% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so cùng kỳ.

Xuất khẩu cao su ước đạt 632.000 tấn với giá trị đạt 922 triệu USD, tăng 11% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị….

Cũng theo Bộ NN&PTNT, trái ngược giá trị xuất khẩu giảm thì giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm thủy sản trong 8 tháng đạt 15,33 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 11,75 tỷ USD, tăng 5,2%.

Cụ thể, mặt hàng phân bón, lúa mì, cao su, thức ăn gia sức…vẫn là những mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng.

Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảmBảy tháng đầu năm 2015, Brazil vẫn là thị trường XK cá tra đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt nam

(sau Mỹ, Trung Quốc và Mexico). Tuy nhiên, giá trị XK sang thị trường này sụt giảm rất mạnh. Tính đến hết tháng 7/2015, giá giá trị XK cá tra sang thị trường Brazil đạt 38,45 triệu USD, chiếm 4,32% tổng giá trị XK cá tra nhưng lại giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước.

Theo tính toán của ITC, nếu thời điểm quý II và III/2014, giá NK trung bình cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh nhất lên mức 2,01-2,04 USD/kg (tương đương với quý III/2013) thì từ quý IV/2014, giá NK trung bình này bắt đầu giảm mạnh xuống từ 1,92-1,95 USD/kg và tiếp tục giảm xuống còn 1,85-1,87 USD/kg vào quý II/2015.

Giá trị NK một số loài cá thịt trắng của Brazil cũng giảm khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2015, trong đó, giá trị cá tuyết Cod đông lạnh (HS 030363) giảm 28,8%; cá tuyết chấm đen đông lạnh (HS 030365) giảm 12,8%; Cá tuyết đen (Coalfish) phile đông lạnh (HS 030473) cũng giảm 11%; cá Cod khô (HS 030551) giảm 38,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mức sụt giảm NK cá thịt trắng của Brazil trong nửa đầu năm 2015 không bằng mức giảm rất

Page 11: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

mạnh giá trị NK cá tra và cá da trơn của nước này. Theo tính toán của ITC, giá trị NK cá tra, cá da trơn đông lạnh (HS 030324) của Brazli trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm 98%, còn giá trị NK cá tra, cá da trơn phile (HS 030462) giảm 61,6% so với nửa đầu năm 2014.

Giá trị NK cá tra và cá da trơn của Brazil cùng với một số sản phẩm cá thịt trắng giảm nhưng giá trị NK cá minh thái lại tăng khá, trong đó, giá trị NK cá Alaska Pollack đông lạnh (HS 030367) tăng trên 490%; giá trị NK cá Alaska Pollack phile, đông lạnh (HS 030475) cũng tăng 35,6%; cá Cod phile, đông lạnh (HS 030471) tăng hơn 31% so với nửa đầu năm trước.

Từ năm 2011, Viện Tiếp thị Thủy sản Alaska (ASMI) đã thực hiện chương trình kết nối các công ty NK Mỹ với các đối tác Brazil, theo đó, thủy sản Alaska bao gồm: cá hồi, cá tuyết, cá minh thái đã tiến gần hơn đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ này. Kể từ thời điểm đó, giá trị NK các sản phẩm thủy sản Alaska của Brazil tăng dần. Hiện nay, sự cạnh tranh của một số sản phẩm cá thịt trắng với cá tra Việt Nam tại Brazil vẫn còn đang gay gắt. Trong khi đó lệnh ngừng NK thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hay/hoặc sản phẩm đánh bắt tạm thời có xuất xứ từ Việt Nam khiến XK cá tra sang thị trường vẫn còn trong bế tắc. Dự báo, trong năm 2015, XK cá tra sang thị trường Brazil giảm từ 30-50% về giá trị so với năm 2014.

Nhập khẩu cá tra và một số loài cá thịt trắng của Brazil (Nghìn USD)

Sản phẩm2014 2015

Q1 Q2 Q3 Q4 Năm 2014 Q1 Q2 Q1-2Cá tuyết (Cod) đông lạnh (030363) 14.419 12.593 7.260 15.705 49.977 16.422 2.804 19.226

Cá tuyết (Hake) đông lạnh (030366) 1.006 929 1.030 1.190 4.155 830 1.092 1.922

Cá Alaska Pollack đông lạnh (030367) 17 111 106 211 445 360 397 757

Cá tuyết đen (Coalfish) đông lạnh (030365) 661 523 372 659 2.215 932 101 1.033

Cá tra và cá da trơn đông lạnh (030324) 217 350 268 490 1.325 - 11 11

Cá Hake phile, đông lạnh (030474) 24.051 21.778 21.412 26.635 93.876 28.089 17.171 45.260

Cá Alaska Pollack phile, đông lạnh (030475) 37.237 5.625 8.490 26.807 78.159 50.529 7.675 58.204

Cá tra và cá da trơn phile, đông lạnh (030462) 24.282 18.850 18.669 28.068 89.869 9.480 7.093 16.573

Cá Cod phile, đông lạnh (030471) 5.718 3.162 4.184 7.260 20.324 7.736 3.866 11.602

Cá tuyết đen (Coalfish) phile, đông lạnh (030473)

1.695 831 1.503 1.959 5.988 1.567 679 2.246

Cá Haddock phile, đông lạnh (030472) 4 - - - 4 - - -

Cá Cod khô (030551) 34.793 15.191 14.499 23.627 88.110 25.387 5.490 30.877Cá Cod muối hoặc ngâm nước muối (HS 030562) 8.817 2.593 3.506 20.876 35.792 26.101

Trung tâm TTCN&TM

Page 12: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Thị trường rau quả: Hàng việt quảng bá đến người tiêu dùng

Tỏi Lý Sơn, thanh long Bình Thuận, ổi Long Khánh… được các siêu thị, cửa hàng bán lẻ… dành những vị trí đẹp nhất để trưng bày quảng bá đến người tiêu dùng.

Chưa bao giờ các kênh bán lẻ lại dành nhiều ưu ái cho nông sản Việt như hiện nay.

Khảo sát tại Tp.HCM, nhiều người thường mua sắm tại siêu thị Satra (đường 3 Tháng 2, Q.10, TP.HCM) sẽ không còn xa lạ với hình ảnh chiếc ghe trái cây nằm ngay khu thực phẩm tươi sống tại siêu thị này. Bên trên chiếc ghe gỗ đầy ắp những dừa, thanh long, ổi, bưởi, cam, quýt, mận, mít... tươi mới như cả một phiên chợ sôi nổi miền Tây hiện ra trước mắt người tiêu dùng.

Cũng trong dịp này, bước chân vào siêu thị Co.op Mart Lý Thường Kiệt (Q.11), khách có thể thấy ngay lối vào một quầy với cam sành, dưa hấu, mít, ổi... còn rất mới được chất đầy từ sáng sớm chờ người tiêu dùng đi mua.

Không chỉ đưa ra khu vực dễ tiếp cận người tiêu dùng nhất, nông sản Việt còn được chăm chút kỹ lưỡng hơn trước khi đưa lên quầy. Ở các siêu thị Co.op Food, sau khi

nhận hàng từ kho, cà chua bi được các nhân viên tuyển lựa, đóng gói vào những hộp nhựa cứng rồi đưa lên kệ.

Một nhân viên tại Co.op Food Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận) cho biết, với tỏi Lý Sơn hay thanh long Tiền Giang, Bình Thuận... cũng được tuyển lựa, phân loại trước khi đưa lên quầy trưng bày. Chẳng hạn, tỏi Lý Sơn được chọn lựa những củ còn cứng, tươi mới tránh ẩm mốc trong quá trình vận chuyển, sau đó được đưa vào các túi lưới có gắn nhãn mác đầy đủ nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng. Tất cả đều được chọn lựa bằng tay, loại bỏ rồi mới đóng gói cho lên kệ được.

Khoảng một tháng trở lại đây, tại các siêu thị trong hệ thống Co.op Mart, nhiều mặt hàng nông sản như cà chua, bưởi, thanh long... đều được dán nhãn ngay trên vỏ, ghi rõ nguồn gốc, vùng trồng để người tiêu dùng biết thêm về sản phẩm.

Giám đốc marketing hệ thống Saigon Co.op, cho biết hệ thống này đã hợp tác với những hợp tác xã có chứng nhận VietGap, Global Gap để hỗ trợ về quy trình sản xuất rau an toàn, ký hợp đồng bao tiêu nông sản và ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật,

trang thiết bị.Ngoài ra, Co.op Mart còn

hợp tác với dự án Xây dựng kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do Chính phủ Canada tài trợ nhằm cải thiện chất lượng nông sản thực phẩm theo phương pháp tiếp cận tổng thể trong chuỗi giá trị ngành hàng "từ trang trại đến bàn ăn”.

Phó chủ tịch Hợp tác xã rau an toàn Phước An (Bình Chánh), cho hay sản xuất theo quy trình VietGAP trở thành yêu cầu bắt buộc tối thiểu đối với các đơn vị trồng rau sạch nếu muốn đưa vào các chuỗi phân phối hiện đại.

Hiện hợp tác xã này có 30ha trồng rau, tăng mạnh so với diện tích chỉ 25ha cách nay một năm, với sản lượng rau cung ứng ra thị trường hiện đạt 5 - 6 tấn/ngày. Trong đó, 60 - 70% lượng rau của hợp tác xã làm ra đều được tiêu thụ tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP bằng hợp đồng bao tiêu dài hạn (trước đây là 50%).

Trong khi đó, chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến (Đà Lạt), cho biết khi liên hệ với hợp tác xã để mua rau củ các loại, yêu cầu đầu tiên của các siêu thị và cửa hàng bán lẻ là quy trình trồng rau đảm bảo

Page 13: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, sản phẩm của hợp tác xã sản xuất theo quy trình VietGAP đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ ở TP.HCM và Hà Nội.

Tuần lễ nông sản ViệtTừ ngày 4-9, tại tất cả

siêu thị Co.op trên toàn quốc, hàng loạt mặt hàng nông sản, thực phẩm đồng loạt thực hiện giảm giá 15-20%. Cụ thể, tỏi Lý Sơn giảm giá 30% còn 54.500 đồng/kg, dưa hấu đỏ còn 7.600 đồng, cà chua loại 1 giá 7.600 đồng, bưởi 5 roi 24.000 đồng, cam sành 38.000 đồng, bí đỏ tròn 10.500 đồng, đậu côve 14.800 đồng, thanh long 10.000 đồng, khổ qua 9.600 đồng, bưởi da xanh 56.500 đồng/kg...

Xuất khẩu vào siêu thị Singapore

Giám đốc marketing hệ thống Saigon Co.op, cho biết hệ thống này hiện tiêu thụ trung bình 150 tấn rau củ quả trong nước mỗi ngày, tăng khoảng 20% so với năm trước. Tỉ lệ trái cây nội địa bày bán tại Co.op Mart duy trì ở mức 90%, còn lại 10% là trái cây nhập khẩu với xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, hệ thống này không kinh doanh các loại trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc do có chứa dư chất độc hại. Bên cạnh việc bày bán các sản phẩm rau củ quả là đặc sản của địa phương mà siêu thị đang trú đóng, mọi siêu thị còn tăng cường giới thiệu đến người tiêu dùng những loại trái cây là đặc sản của vùng miền khác để nông sản

từ mọi miền đều được người dân biết mặt.

Nguồn cung trái cây nội địa ngày càng phong phú và người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn và mua trái cây nội địa do có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, các nhà bán lẻ đều ưu tiên các đơn vị sản xuất theo quy trình an toàn có chứng nhận như VietGAP, Global GAP... để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

Ngoài việc tiêu thụ trong nước, thông qua đối tác NTUC Fair Price Singapore, trong sáu tháng đầu năm, hệ thống Co.op Mart đã xuất khẩu các mặt hàng nông sản gồm dừa tươi, khoai lang, thanh long và các loại nông sản khác sang đảo quốc sư tử với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu cua của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015 tăng 6%

Trong 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu cua sang 34 thị trường, tăng 6 thị trường so với cùng kỳ năm 2014.

8 thị trường hàng đầu chiếm 96% trong tổng xuất khẩu cua của Việt Nam, bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông, ASEAN, Australia, Đài Loan và Canada. Trong đó, ngoại

trừ EU và Canada, xuất khẩu sang tất cả các thị trường khác đều tăng.

Thị trường MỹThị trường Mỹ chiếm gần

47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cua của Việt Nam, Mỹ duy trì là thị trường nhập khẩu cua lớn nhất của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam thu về 30 triệu USD từ xuất khẩu cua sang thị trường này, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong 5 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu cua của Mỹ giảm cả về lượng và trị giá.

Nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN chiếm 37,7% trong tổng nhập khẩu cua vào Mỹ, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là thị trường cung cấp cua lớn thứ 6 đối với Mỹ và là thị trường lớn thứ 3 trong số các quốc gia ASEAN xuất khẩu cua vào thị trường này, chỉ sau Indonesia và Phillippines.

Cua từ Việt Nam chiếm 4,3% trong tổng nhập khẩu cua của Mỹ và 11,5% trong tổng nhập khẩu cua của Mỹ từ ASEAN.

Thị trường Nhật BảnNhật Bản vượt lên trở

thành thị trường nhập khẩu cua lớn thứ hai của Việt Nam. Theo ITC, Nhật Bản nhập khẩu cua từ 23 thị trường, giảm 23% về lượng và giảm 29% về trị giá. Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cua của Việt Nam sang

Page 14: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

SẢN XUẤT KINH DOANH

thị trường này vẫn ở mức cao, đạt 10,7 triệu USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nằm trong 7 thị trường cung cấp cua hàng đầu của Nhật Bản.

Thị trường EUHiện tại, EU là thị trường

lớn thứ ba. Trong 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cua của Việt Nam sang thị trường này đạt 10,5 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ITC, nhập khẩu cua của EU giảm 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam tiếp tục là thị trường xuất khẩu cua lớn thứ hai của EU, sau Anh.

Sự mất giá đồng Euro so với đồng đô la Mỹ khiến nhập khẩu vào châu Âu suy giảm. Hy Lạp trở thành nước đầu tiên ngừng nghĩa vụ quốc tế, bởi vậy, nhu cầu từ thị trường này sẽ giảm.

Việt Nam thúc đẩy thiết lập kênh xuất khẩu hàng hóa vào Italy

Thiết lập kênh xuất khẩu hàng hóa tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói chung và Italy nói riêng; mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; học tập nâng cao kinh nghiệm kinh doanh, nâng cao kỹ năng quản lý cho doanh nghiệp... là các nội dung chính trong hội thảo Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Italy vừa diễn ra tại Rome.

Hội thảo là hoạt động do Cơ quan Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phối

hợp với Bộ Phát triển Kinh tế Italy, Liên đoàn Giới chủ Công nghiệp Italy (Confindustria) và nhiều đối tác Italy tổ chức theo khuôn khổ Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia của Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD).

Hội thảo cũng là dịp để quảng bá cơ hội đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt Nam có các thông tin hữu ích về tiềm năng, các lĩnh vực hợp tác kinh doanh tại thị trường Italy.

Trong buổi hội thảo, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch VCCI và đồng thời là Chủ tịch VACOD đã thông tin khái quát đến các đối tác Italy về tình hình kinh tế, thương mại, tiềm năng khi đầu tư vào thị trường Việt Nam; đồng thời đánh giá cao tiềm năng hợp tác của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Italy với Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.

Về phần mình, bà Antonella Maria, Tổng Vụ chính sách thương mại quốc tế thuộc Bộ Kinh tế phát triển Italy, hoan nghênh chuyến thăm, làm việc của đoàn Việt Nam cũng như những nỗ lực xúc tiến phát triển thương mại song phương.

Đại diện của Liên đoàn Giới chủ công nghiệp, Hiệp hội Kỹ thuật cơ khí quốc gia Italy (ANIMA), Hiệp hội Lữ hành du lịch Italy (Federturismo Confindustria) và cũng như của Hiệp hội các nhà sản xuất, doanh nghiệp của Rome, Frosinone, Latina,

Rieti, Viterbo (UNINDUSTRIA) tham gia hội thảo đều nhất trí đánh giá tiềm năng cao của thị trường Việt Nam; coi việc hợp tác kinh doanh với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thành viên của VACOD nói riêng là một ưu tiên trong thời gian tới.

Hai bên đã trao đổi các bước hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, đặc biệt là các chương trình phối hợp đào tạo trong lĩnh vực du lịch; cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình hợp tác cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên trao đổi sâu rộng hơn về khả năng hợp tác trên cơ sở các điều kiện thuận lợi đã và đang được thúc đẩy trong thời gian qua.

Cũng tại hội thảo, Tham tán Thương mại Việt Nam Bùi Vương Anh đã thông báo lộ trình và kế hoạch tổ chức cuộc họp thứ hai của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Italy cũng như các nội dung dự kiến triển khai trong thời gian tới.

Nội dung triển khai các lĩnh vực hợp tác cụ thể đã được lãnh đạo hai bên thông qua trong cuộc họp thứ nhất diễn ra tại Hà Nội tháng 11/2014; là bước thúc đẩy hợp tác hướng đến phiên họp thứ hai sẽ được tổ chức tại Rome vào tháng 10 và chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức cuộc họp thứ ba tại Việt Nam dự kiến vào tháng 11/2016./.

Page 15: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng bông, lúa mì vào năm 2020

Trung Quốc sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng bông, và thậm chí cả lúa mì vào năm 2020, tuy nhiên nhập khẩu cà phê dự kiến sẽ gấp gần 4 lần trong giai đoạn này, Barclays cho biết.

Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng bông, do ngành công nghiệp bông nội địa suy giảm, ngân hàng này cho biết trong 1 báo cáo về các lĩnh vực hàng hóa Trung Quốc.

“Bông là mặt hàng duy nhất được báo cáo chi tiết trong báo cáo của chúng tôi về nhu cầu của Trung Quốc, với nhu cầu tăng trưởng âm giai đoạn từ năm 2008 đến 2014”, Barclays cho biết.

“Chúng tôi dự kiến sự suy giảm này sẽ kéo dài trong giai đoạn 2014-2020, do mất năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may”, ngân hàng này cho biết.

“Với nhu cầu suy giảm, thậm chí diện tích trồng bông giảm 3,2% mỗi năm, chúng tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không cần phải nhập khẩu bông từ năm 2018 trở đi và thậm chí có thể bắt đầu xuất khẩu bông từ năm 2019”.

Trung Quốc nhập khẩu 8,2 triệu tấn bông năm 2014, và sẽ trở thành nước xuất khẩu ròng 2,4 triệu tấn vào năm 2020.

Nhập khẩu ròng lúa mìTrung Quốc cũng dự kiến

sẽ chuyển từ nhập khẩu ròng 900.000 tấn lúa mì trong năm

2014, sang nước xuất khẩu ròng 12,8 triệu tấn lúa mì vào năm 2020, do nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm chạp, và năng suất cây trồng lúa mì tăng.

Năng suất gia tăng cũng có nghĩa là sản xuất lúa gạo sẽ tiếp tục đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa.

Mặc dù nhu cầu tăng, và sản lượng giảm, nhập khẩu ngô sẽ được hạn chế bởi quy mô dự trữ ngô nhà nước Trung Quốc, Barclays dự báo sẽ đạt 95,4 triệu tấn.

Thay đổi khẩu vịTuy nhiên, nhập khẩu cà phê

Trung Quốc sẽ tăng từ 1,9 triệu tấn năm 2014, lên 7,2 triệu tấn năm 2020.

Nhu cầu cà phê được nâng lên bởi thay đổi khẩu vị và thu nhập của người tiêu dùng gia tăng, Barclays cho biết, Trung Quốc sẽ rất khó khăn để đáp ứng nhu cầu nội địa thông qua việc tăng sản xuất.

“Trung Quốc hạn chế tăng sản xuất cà phê trong 5 năm tới”, ngân hàng này cho biết.

Chỉ có một vùng đất nhỏ của Trung Quốc, chủ yếu ở Vân Nam phù hợp với sản xuất cà phê.

“Với mức tối thiểu sản lượng cà phê trong nước, chúng tôi đã chuyển tăng trưởng nhu cầu cà phê sang gia tăng nhập khẩu”, Barclays cho biết.

Nhu cầu đậu tương gia tăngNhu cầu đậu tương Trung

Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên, tốc độ sẽ chậm hơn trong mấy năm gần đây, khi Barclay cho biết rằng “thay

đổi lớn” trong chế độ ăn uống Trung Quốc, đặc biệt tiêu thụ thịt đã đi đến hồi kết.

Trung Quốc chi phối nhu cầu đậu tương toàn cầu, nhờ vào ngành công nghiệp nghiền đậu tương lớn, cung cấp thức ăn chứa hàm lượng protein cao, sử dụng trong ngành công nghiệp thịt của nước này.

Trung Quốc nhập khẩu hơn 65% tổng khối lượng đậu tương thế giới, chiếm hơn 85% trong tổng sản lượng nội địa.

Ngân hàng này dự kiến nhu cầu đậu tương nội địa Trung Quốc tăng 4,3% mỗi năm đến năm 2020, tuy nhiên sản xuất tiếp tục suy giảm, sẽ đẩy nhu cầu nhập khẩu tăng hơn 5%.

Diện tích đậu tương suy giảm, và một lệnh cấm của Trung Quốc về thực vật biến đổi gen trong sản xuất đậu tương nội địa, dẫn đến sản lượng vụ thu hoạch đậu tương giảm, với sản lượng năm 2014 chỉ đạt 72% mức năm 2004.

Đây là một phần kết quả của hỗ trợ giá quá đắt của Trung Quốc đối với ngô, khuyến khích nông dân chuyển đổi từ sản xuất đậu tương.

Trong khi, nhu cầu cà phê sẽ tăng trong 5 năm tới, nhu cầu thịt chậm hơn, và do đó ngô và đậu tương được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi giảm.

Dầu cọ thua thiệtTuy nhiên, Barclays dự báo

nhu cầu nội địa Trung Quốc đối với khô đậu tương tăng 4,6% trong giai đoạn này, với dầu đậu tương tăng 2,9%.

Page 16: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

TIN THẾ GIỚI

Với dầu đậu tương và khô đậu tương được sản xuất đồng thời trong quá trình chế biến đậu tương, sản xuất dầu đậu tương dư thừa có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thực vật khác.

“Dầu đậu tương có thể giành thị phần thị trường, bao gồm dầu hạt cải, dầu cọ và dầu hướng dương”, Barclays cho biết.

Do lo ngại về sức khỏe, dầu cọ dự kiến sẽ mất thị phần từ thặng dư dầu đậu tương.

“Chúng tôi dự kiến nhu cầu dầu cọ sẽ giảm dần từ 5,8 triệu tấn năm 2015, xuống 5,2 triệu tấn năm 2020 và thị phần thị trường tiêu thụ dầu thực vật sẽ giảm từ 18%, xuống 14,3%”, Barclays cho biết.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2015 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 7 tháng năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%.

Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 19,03%) và Anh (tăng 30,02%).

Cũng trong 8 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 727 triệu USD mặt hàng nông sản, tăng

1,9% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ (chiếm 31%) tiếp đến là Nauy, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 7%, 6,7%, 6,3% và 6%. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là Hàn Quốc (89,8%).

Thị trường cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL không có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 8, giá giữ ở mức thấp và nhu cầu yếu.

Tại An Giang, nhu cầu cá tra nguyên liệu loại 650-850g/con khá yếu, giá dao động ở mức khoảng 19.400 - 20.000 đ/kg (trả chậm).

Giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL tháng này diễn biến từ ổn định đến tăng nhẹ tùy kích cỡ so với tháng trước. Cụ thể, tại Sóc Trăng, tôm sú loại 20 con/kg tăng 15.000đ/kg lên mức 240.000 đ/kg, loại 30 con/kg tăng 5.000 đ/kg lên 170.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm sú nguyên liệu cỡ 20, 30 con/kg vẫn ổn định ở mức giá tương ứng là 260.000đ/kg và 190.000 đ/kg.

Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh đều tăng khoảng 1.000-4.000 đ/kg tùy kích cỡ. Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ loại 40, 60, 70 và 80 con/kg tăng 3.000 đ/kg lên lần lượt là 125.000 đ/kg, 110.000 đ/kg, 105.000 đ/kg và 100.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm thẻ cỡ 60,70,80,90 con/kg tăng 3.000 đ/kg lên lần lượt 110.000 đ/kg, 105.000 đ/kg, 100.000 đ/kg, và 95.000 đ/kg.

Trung Quốc: Xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ tăng

Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), khối lượng XK cá rô

phi của Trung Quốc sang Mỹ 7 tháng đầu năm nay đạt mức cao thứ hai trong thập kỷ vừa qua. Tính tới tháng 7/2015, cá rô phi Trung Quốc chiếm 73,8% thị phần trên thị trường Mỹ với khối lượng NK đạt 95.272 tấn.

7 tháng đầu năm 2012, NK cá rô phi từ Trung Quốc vào Mỹ đạt mức cao kỷ lục 97.827 tấn và kết thúc năm với 173.398 tấn.

7 tháng đầu năm 2013, XK cá rô phi của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh nhất trong thập kỷ vừa qua, giảm 16,1% xuống 82.124 và thị phần giảm từ gần 75% xuống 70%. Kết thúc năm 2013, NK mặt hàng này vào Mỹ đạt 168.283 tấn.

7 tháng đầu năm 2014, XK cá rô phi của Trung Quốc sang Mỹ đạt 89.869 tấn và 172.566 tấn trong cả năm.

Thị phần của các nhà chế biến Trung Quốc tăng liên tục trên thị trường Mỹ trong khi các nhà XK cá rô phi đông lạnh khác giảm. 7 tháng đầu năm nay, XK của Đài Loan giảm 11,3% so với 7.962 tấn, Indonesia giảm 11,3% so với 6.356 tấn và Thái Lan giảm 16,1% so với 1.183 tấn.

Giá giảmMặc dù khối lượng tăng

nhưng giá trị XK cá rô phi của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 9,5% đạt 382 triệu USD.

Giá trị XK giảm là do lượng dự trữ cao và nhu cầu chậm từ 3 thị trường NK chính của Trung Quốc (Mỹ, Mexico và Nga).

Tuy nhiên, tháng 8/2015, xu hướng này đã đảo chiều với giá tăng trở lại ở Trung Quốc.

Giá tại đầm cá rô phi sống cỡ 800 gram bắt đầu tăng từ tháng 6 với 7 NDT/kg lên 8 NDT trong tháng 8.

Page 17: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ khởi sắc nhờ POR9 giảm mạnh

Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 7/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 01/2/2013 - 31/1/2014.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá trung bình là 0,91%, đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015; giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.

Trong ba bị đơn bắt buộc, Tập đoàn thủy sản Minh Phú có mức cao nhất là 1,39%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%. Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước 1,16%, cao hơn so kết quả sơ bộ 1,06%. Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Fimex Việt Nam) là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.

Một trong những yếu tố chính giúp mức thuế này giảm so với lần trước là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ 3 nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành.

Trước đó, trong POR 8,

DOC đã kết luận các doanh nghiệp Việt Nam đều bán phá giá và phải chịu mức thuế rất cao, có thể nói là cao nhất trong 8 chu kỳ tính thuế của DOC.

Cụ thể, 30/32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian 1/2/2012 - 31/1/2013 phải chịu thuế chống bán phá giá là 6,37%. Hai doanh nghiệp còn lại là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75%. Mức thuế chung cho các doanh nghiệp khác là 25,76%. Việc ban hành POR8 vào tháng 9/2014 đã khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.

Theo dự báo của VASEP, với mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong 8 tháng năm 2015.

8 tháng qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước Ấn Độ, Indonesia. Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD./.

Mỹ lại áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.

Theo đó, mức thuế mà 2 bị đơn bắt buộc là Công ty cổ phần Hùng Vương và Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An lần lượt là 0,36 USD/kg và 0,84 USD/kg. 16 công ty là bị đơn tự nguyện trong đợt xem xét lần này chịu mức thuế là 0,6 USD/kg.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, với mức thuế lên đến 0,6 USD/kg rất khó để các doanh nghiệp cá tra Việt Nam có thể đưa hàng vào Mỹ.

Tuy nhiên, theo VASEP, đây mới chỉ là phán quyết sơ bộ của DOC, phía Việt Nam vẫn có thời gian nghiên cứu cách tính toán của DOC để có những phản hồi nhằm thay đổi kết quả.

Theo VASEP, trong 7 tháng năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu được 891 triệu USD cá tra các loại, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu sang Mỹ đạt 184,5 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2014./.

Page 18: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Đăng kí thương hiệu - Cơ hội làm nổi bật nhãn hiệu của bạn

Đăng kí thương hiệu là một trong những chủ đề nóng nhất trong giới kinh doanh ngày nay. Nó đã trở thành một cụm từ thương mại. Thực tế một số người coi đây là một cuộc cách mạng thương hiệu. Lí do này không dễ giải thích và nó nhấn mạnh thông điệp kinh doanh minh bạch trong giới thương mại đông đảo ngày nay. Nhãn hiệu sẽ xác định điểm khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp, đó có thể là cơ hội thực sự để nhãn hiệu của bạn nổi bật.

Vai trò nổi bật của nhãn hiệu và việc đăng kí thương hiệu luôn gắn liền với sự thay đổi cơ bản trong lĩnh vực marketing. Nhãn hiệu không đơn giản là một cái tên hoặc logo. Nhãn hiệu là phương thức làm kinh doanh vì nó đem lại tiếng tăm hoặc đặc trưng riêng. Điều này đặc biệt thích hợp với những công ty chủ yếu hoặc luôn cung cấp dịch vụ. Jim Wagner, thuộc tổ chức đa quốc gia Mattel nói “hiện nay tương lai của đăng kí nhãn hiệu là đây, và nó đòi hỏi bạn phải xem xét lại các mối quan hệ của mình. Tạm gác chức vụ CEO hay VP của mình sang một bên và đánh giá nhãn hiệu của mình từ quan điểm của người tiêu dùng. Không có dịch vụ khách hàng nhiệt tình ủng hộ nhãn hiệu có thể bạn sẽ phải tốn nhiều ngân sách cho quảng cáo. Mức độ xây dựng nhãn hiệu mới này có thể đem lại lợi thế so sánh lâu dài cho công ty”.

Những nhãn hiệu mạnh nhất thường là những nhãn hiệu có thông điệp rõ ràng và hợp lí nhất. Những đặc điểm nhãn hiệu đem lại sự mong đợi cho cả khách hàng sử dụng nhãn hiệu lẫn những người quảng cáo cho nhãn hiệu đó. Theo ông Mark Kingsbury thuộc viện nghiên cứu quốc tế thì một nhãn hiệu được coi là mạnh phải đem lại những lợi ích sau :“Người tiêu dùng biết liên hệ với nhãn hiệu đó, họ biết nó đại diện cho cái gì và họ cũng biết nó không bắt chước theo nhãn hiệu khác”.

Phần lớn mọi người chưa nhận thức được đặc điểm của nhãn hiệu. Theo đánh giá thì số người này thì chiếm khoảng 95%. Họ nhận biết và đánh giá về thương hiệu rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với sự đánh giá ý thức. Sự nhận biết chớp nhoáng và vô thức sẽ ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng. Những đánh giá khác nhau của họ sẽ giúp họ đưa ra sự lựa chọn, và xác định họ thuộc tuýp người nào, và đơn giản là họ mua chúng.

Nhãn hiệu rõ ràng không chỉ là một cái tên. Nhãn hiệu là giá trị, là niềm tin, là đặc điểm nổi bật của kinh nghiệm phục vụ. Nói theo cách này, ta dễ dàng nhận biết phục vụ khách hàng phục vụ như thế nào.

Các nhà nghiên cứu nhãn hiệu đã đi đến một kết luận sâu sắc và có phạm vi ảnh hưởng rộng: marketing không chỉ là quảng cáo và quan hệ công chúng. Sự thành công của thương hiệu không được tính bằng số lượng khách

hàng công nhận hay nhận biết những nhãn hiệu và logo hay khẩu hiệu mà được tính bắng sự gắn bó của khách hàng với nhãn hiệu đó.

Và, nếu như chúng ta đồng ý rằng nhãn hiệu phản ánh về thái độ khách hàng của nó, sau đó các tổ chức phải xét xem quản lí thái độ của nhãn hiệu như thế nào. Bởi vì các nhãn hiệu là sự nhận thức rộng rãi, nó tạo ra sự nhạy bén để chứng tỏ rằng những nhãn hiệu đó được đồng sở hữu bởi các khách hàng và các tổ chức, những bạn hàng công bằng trong mối quan hệ chia sẻ. Quyền cùng làm chủ rõ ràng này làm cho khách hàng tin tưởng rằng họ được sử dụng sản phẩm mà người ta hứa hẹn với họ.

Trong khi việc đăng kí nhãn hiệu một lần được xem là sự giao tiếp một chiều từ một tổ chức với các khách hàng, ngày nay việc đăng kí thương hiệu được xem như là sự giao tiếp qua lại. Chính là để làm rõ xem dịch vụ khách hàng được đăng kí là gì. Đó là sự trao đổi mạnh mẽ giữa mọi người tại một khu vực xác định, nó thu hút và phản ánh thái độ với nhãn hiệu. Nó làm tăng thêm, thậm chí thổi phồng nhãn hiệu trong tim và trong tâm trí của khách hàng.

Giống như là, những nhãn hiệu đã đánh mất định nghĩa hợp pháp và đến để đại diện cho một phương cách gần như đầy tính nhân văn cho các tổ chức để giao tiếp với quần chúng. Một phần của giao tiếp đó thậm chí là câu chuyện xảy ra trong chính bản thân. Việc

Page 19: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

đăng kí xảy ra khi mà có sự phản ứng khác biệt của bộ não và trái tim trong mối quan hệ với biểu tượng hay logo của một công ty. Phản ứng này là mục đích của việc đăng kí nhãn hiệu bởi vì những suy nghĩ và cảm giác tích cực tạo ra những thái độ như nói lên những điều thuận lợi về dịch vụ và sản phẩm, gia nhập vào các câu lạc bộ liên quan đến các nhãn hiệu, trả giá cao hơn, bỏ qua những lỗi có liên quan đến nhãn hiệu. Nững nhãn hiệu ngày nay có thể được nhìn nhận như là một sự tồn tại hoàn toàn mới với tính chất cá nhân. Họ để cho những câu chuyện được xây dựng nên xung quanh cái mà hi vọng là khó giải quyết với một sự khích lệ tối thiểu, khách hàng có sự trao đổi thông tin liên tục với nhãn hiệu.

Một câu chuyện về một nhãn hiệu tốt kể sự thật về một tổ chức - nếu ngày hôm nay không có sự thật thì sau đó sự thật là cái mà người ta hy vọng. Một dòng chữ như là”Nike’s” và “Just do it”có thể bắt đầu kể câu chuyện này. Nhưng nó chỉ là sự khởi đầu. Nếu như dòng chữ này không phù hợp với thái độ phục vụ của nhân viên, sau đó hàng loạt những dịch vụ mà tổ chức cung cấp cho khách hàng sẽ được coi như là làm mất uy tín của nhãn hiệu đó. Những câu chuyện về nhãn hiệu có thể được dùng để mở rộng và tạo thêm uy tín cho nhãn hiệu đó bằng những ví dụ đáng nhớ liên quan đến sự quan tâm, niềm hi vọng, tình cảm của con người.

Về mặt ý tưởng mà nói thì những câu chuyện về nhãn hiệu này bao gồm cả những điều đã có trong quá khứ và mong muốn cho tương lai. Nó không chỉ tạo cảm hứng cho khách hàng mà còn tạo ra cả động lực và hướng đi cho nhân viên.

Một khía cạnh quan trọng của câu chuyện về nhãn mác thì liên quan đến mọi việc mà công ty đó làm. Đối với một mức độ lớn, khách hàng quay trở lại vì họ tin rằng những cái mà người ta bán tuần trước (như sản phẩm, kinh nghiệm và cảm xúc) thì hôm nay vẫn còn giá trị. Những câu chuyện về nhãn hiệu là tài sản của một tổ chức vì chúng tạo ra niềm tự hào và tạo nguồn cảm hứng cho nhân viên. Nó chỉ ra cho các nhân viên thấy cách phân phối nhãn hiệu

ARAMARK Harrison Lodging ở Mĩ với sự đảm bảo về nhãn hiệu của nó “tập trung khách hàng” ở mọi cấp độ hoạt động có nhiều những câu chuyện về nhãn hiệu như thế. Một vị khách đã tỏ ra thất vọng tại một trong những trung tâm họp báo của hãng Harrison Lodging. Khi người thư kí ngồi ở hàng ghế đầu hỏi có vấn đề gì không thì người đàn ông chỉ thở dài và để lại một tập photo cũ của quyển sách về hàng không Edgar Allen Poe. Vấn đề càng tồi tệ hơn khi ông ta chỉ đọc chương 4 của cuốn sách. Hôm sau người thư kí phải đích thân tìm đến cửa hàng sách cũ để xem liệu quyển sách còn không. Cô tìm thấy, mua nó rồi đánh dấu chương 4 và đặt nó trong phòng của vị khách.

Ký kết hợp tác công-tư hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững

Ngày 9/9, tại Hà Nội, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công-tư (TPP) hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững đã diễn ra với sự tham gia của các tổ chức có chung nguyện vọng đóng góp cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành thủy sản Việt Nam. Với sự khởi xướng của Tổng cục Thủy sản (D-Fish), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thỏa thuận hợp tác này còn có sự tham gia sáng lập của 6 thành viên khác bao gồm Tổ chức hợp tác quốc tế Cộng hòa liên bang Đức (GIZ), Tổ chức Sáng kiến Bền vững Thương mại (IDH), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (VIFEP), Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam). Tất cả các thành viên cam kết hợp tác phát triển và thúc đẩy các thực hành nghề cá có trách nhiệm. Hỗ trợ phát triển các chiến lược quốc gia, chương trình, kế hoạch và chính sách có liên quan về nghề cá có trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam. Các bên sẽ hỗ trợ phát triển những giải pháp khuyến khích như ưu đãi về tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cho việc tiếp nhận các thực hành có trách nhiệm. Cùng với đó là xúc tiến các sản phẩm thủy sản có trách nhiệm trên thị trường quốc tế và trong nước. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản nhấn mạnh, Việt Nam

Page 20: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn · với Công ty Cổ phần In và bao bì Tân Định tại Cụm công nghiệp Tháp Chàn, đại diện lãnh đạo Công ty báo cáo tình

Soá 18 thaùng 09 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các công ty tư nhân cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. 3 Thỏa thuận hợp tác này là nền tảng cho sự hợp tác giữa hai khối nhà nước-tư nhân, đồng thời góp phần giảm thiểu sự chồng chéo trong hoạt động và tăng cường sự phối hợp giữa các bên. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, thỏa thuận hợp tác này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thủy sản khi hướng tới mục tiêu phát triển có trách nhiệm và đáp ứng nhu cầu đặt ra bởi các thị trường xuất khẩu. Ông Huỳnh Tiến Dũng, Quản lý các Chương trình Bảo tồn, WWF Việt Nam, đánh giá tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự… đã và đang có những đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực thủy sản. Hợp tác này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức có tiếng nói, đóng góp cụ thể, thiết thực hơn để có những đóng góp hiệu quả hơn. Bản thỏa thuận này sẽ giúp cho các đơn vị, tổ chức, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ tránh được sự trùng lắp trong các hoạt động và định hướng được những mảng vẫn còn thiếu hụt, cần sự hỗ trợ để có sự đầu tư hơn cho những mảng thiếu hụt đó. Đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ tiếp cận nhanh hơn các định hướng phát triển của Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng, sau lễ ký, các thành viên nên có sự bàn bạc

cụ thể hơn về bộ máy thường trực, cơ chế phối hợp giữa các đối tác và chia sẻ thông tin dữ liệu. Đây cũng là kênh giúp cho cơ quan quản lý nhà nước có được những thông tin từ nhiều phía, đặc biệt là các chuyên gia, đối tác giúp cho thủy sản Việt Nam trong thời gian tới có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng quốc tế.

Nhiều rủi ro khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa cho biết, xuất thủy sản năm 2015 sang Trung Quốc dự báo đạt khoảng 580 triệu USD, giảm khoảng 3% so năm ngoái. Theo Vasep, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm, nhưng cá tra và cá biển đông lạnh khác có cơ hội gia tăng thị trường này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% sản phẩm thủy sản Trung Quốc nhập về được đưa vào nhà hàng, phần lớn tiêu thụ nội địa và dùng vào mục đích khác. 7 Mặt khác, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng các hoạt động giao thương chủ yếu qua tiểu ngạch, yêu cầu chất lượng không cao. Vasep cho rằng, đây cũng là thị trường rủi ro (về giá, hình thức thanh toán…) cần báo động cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc. Năm 2014, Trung Quốc là một trong những thị trường chính của thủy sản Việt Nam, đứng thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.