Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản...

37
MỤC LỤC A. Đặt vấn đề : …………………………………. ….......……………...trang 2 I. Lí do chọn đề tài................................................. ..................................trang 2 II. Mục đích nghiến cứu …………………………………………..........trang 3 III. Đối tượng nghiên cứu ................ ………………………………......trang 3 IV. Phương pháp nghiên cứu …………………………..........................trang 3 B. Giải quyết vấn đề: …………………………………………....... …...trang 5 I. Phương pháp m bài …………………………………….........…...… trang 5 II. Qúa trình thực nghiệm…………………. …………………............ trang 10 III. Kết quả đạt được………………………………............... ……........trang 13 1

Transcript of Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản...

Page 1: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

MỤC LỤCA. Đặt vấn đề : …………………………………. ….......……………...trang 2

I. Lí do chọn đề tài...................................................................................trang 2

II. Mục đích nghiến cứu …………………………………………..........trang 3

III. Đối tượng nghiên cứu ................ ………………………………......trang 3

IV. Phương pháp nghiên cứu …………………………..........................trang 3

B. Giải quyết vấn đề: ………………………………………….......…...trang 5

I. Phương pháp mơ bài …………………………………….........…...…trang 5

II. Qúa trình thực nghiệm…………………. …………………............ trang 10

III. Kết quả đạt được………………………………...............……........trang 13

C. Kết thúc vấn đề: ………………………………….......………….....trang 19

D. Đánh giá của Hội đồng khoa học............................. ........................trang 21

E.Tài liệu tham khảo: ……………………………...................….…....trang 22

a. ®Æt vÊn ®Ò1

Page 2: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

I . LÝ do chän ®Ò tµi:Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng và phổ biến trong

đời sống xã hội cũng như trong trường học, đặc biệt là ơ trường THPT. Viết

văn nghị luận nhằm rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan điểm,

những tư tương sâu sắc trong đời sống xã hội. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại

không phải là chuyện dễ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, cho có sức thuyết

phục thì lại càng khó. Chính vì vậy có rất nhiều em yêu thích văn chương

nhưng khi bắt tay vào làm bài văn lại rất lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu

và làm cho các em ngày càng xa lánh văn chương. . Đối với học sinh, một

trong những vấn đề bối rối khi viết văn nghị luận là phần mơ bài. Tuy đây

không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, là

phần “hồn” của bài văn nghị luận. Đọc phần mơ bài, giáo viên có thể nhận

biết trình độ, năng khiếu viết văn của học sinh, có thể đánh giá năng lực học

văn của học sinh.

Không phải không có lí khi có ý kiến cho rằng: " Văn hay chỉ cần đọc

mơ bài". Tất nhiên nếu chỉ đọc mơ bài thì không thể đánh giá được toàn bộ

bài văn. Nhưng quả thật, mơ bài có tầm quan trọng thực sự đối với người viết.

Người ta thường nói: “ vạn sự khơi đầu nan”, khi viết bài văn có được một mơ

bài hay, tự nhiên “ dòng văn như được khơi chảy, tuôn trào . Mơ bài lúng

túng, trục trặc….sẽ khiến bài viết thiếu sinh khí, văn phong không liền mạch,

ý tứ sẽ trơ nên rời rạc…

Có một thực tế là đa số học sinh khi viết bài văn đã mất rất nhiều thời

gian vào việc mơ bài. Thế nhưng kết quả vẫn không có được một mơ bài hay,

hấp dẫn như mong muốn. Mất nhiều thời gian vào khâu mơ bài để cuối cùng

phần sau của bài viết thường sơ sài, chiếu lệ…Chính vì thế cần rèn luyện kỹ

2

Page 3: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

năng mơ bài để các em đỡ lúng túng, đỡ mất nhiều thời gian mà vẫn có được

một mơ bài hay, hấp dẫn

Với mong muốn có thể giúp các em làm tốt bài văn nghị luận, bằng kinh

nghiệm tích lũy và sách vơ đọc được, qua quá trình tìm tòi, học hỏi các đồng

nghiệp, đặc biệt là qua thực tế giảng dạy ơ trường THPT Trần Ân Chiêm,

tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhỏ về việc : Rèn luyện kỹ năng mơ

bài trong văn nghị luận.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Chọn đề tài “ Rèn luyện kỹ năng mơ bài trong văn nghị luận”, trước hết

tôi muốn giúp học sinh hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ của phần mơ bài để từ

đó rèn luyện kỹ năng mơ bài nhằm nâng cao chất lượng của bài làm văn đồng

thời tạo cho các em hứng thú viết văn cũng như hứng thú học bộ môn Ngữ

văn.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu chung: Học sinh bậc THPT

- Đối tượng nghiên cứu cụ thể:

+ Học sinh lớp 12B4- Trường THPT Trần Ân Chiêm

+ Học sinh lớp 11C5- Trường THPT Trần Ân Chiêm

+ Học sinh lớp 11C9- Trường THPT Trần Ân Chiêm

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: bài kiểm tra, bài thi học kỳ của học sinh… - Khảo sát chất lượng và năng lực nhận biết, vận dụng của học sinh để tìm

ra những điểm yếu kém của học sinh trong khâu mơ bài

3

Page 4: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Phương pháp thể nghiệm : Đưa ra các dạng bài tập cho học sinh làm . Từ

kết quả bài làm của học sinh để phân tích, khẳng định khả năng thực thi của

đề tài

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI

4

Page 5: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

1. Mục đích và yêu cầu của mở bài:

- Trước hết muốn mơ bài hay cần hiểu rõ mục đích của mơ bài. Mục

đích của phần mơ bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi,

sẽ bàn bạc trong bài viết. Vì thế, khi viết mơ bài thưc chất là trả lời câu hỏi : ơ

bài viết này mình định viết về điều gì?, định bàn bạc vấn đề gì ?

- Mơ bài là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, cũng giống như một đoạn văn

hoàn chỉnh, đoạn văn mơ bài thường có 3 phần: Phần mơ đầu đoạn, phần giữa

đoạn và phần cuối đoạn

+ Phần mơ đầu đoạn nêu những câu dẫn dắt. Đó có thể là những lời

văn của mình, có thể là một câu thơ, đoạn văn của một tác giả, có thể là một

câu chuyện nhỏ, một câu nói nổi tiếng của một nhà phê bình hay một nhà văn

hoá nào đó…Tuy nhiên nội dung câu dẫn phải gần gũi và có liên quan đến

vấn đề chính mà bài văn sẽ đề cập tới.

+ Phần giữa đoạn nêu vấn đề chính của bài viết. Vấn đề chính này có

thể đã nêu rõ trong đề bài, có thể người viết phải tự rút ra, tự khái quát và nêu

lên.

+ Phần cuối đoạn mơ bài thường nêu giới hạn vấn đề và phạm vi tư

liệu mà bài viết sẽ trình bày. Phần này thường đã nêu rõ trong đề bài nên

người viết chỉ cần nêu lại yêu cầu, đoạn trích, câu trích... ơ đề bài

- Mơ bài đúng, trúng và hay. Khi được hỏi : Nếu thời gian cho một bài văn

là 90 phút, em mất bao lâu để viết phần mơ bài? Không ít học sinh đã thú

nhận: “có khi em mất gần tiết cho một cái mơ bài”. Như vậy, thời gian còn lại

để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Vì thế cần có một

mơ bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian

+ Một mơ bài được xem là đúng khi nó nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề

bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý

5

Page 6: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mơ bài.

+ Trúng là khi mơ bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu

cầu. Chỉ nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng

giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mơ bài

+ Mơ bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được

sự lôi cuốn, gợi mơ. (Để không quá tốn thời gian cho phần mơ bài, đặc biệt là

trong các kỳ thi quan trọng, học sinh có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mơ

bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình

văn học… về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác

phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm,

tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp các em không phải

lúng túng khi bắt đầu làm bài).

2. Chọn cách mở bài dễ viết nhất .

Trên cơ sơ nắm vững mục đích, yêu cầu của mơ bài, tùy vào dụng ý của

người viết để lựa chọn cách mơ bài.Phần mơ bài trong văn nghị luận là phần

đặt vấn đề, thông thường có hai cách:

a. Mở bài trực tiếp : 

Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu

đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra

bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mơ bài trực tiếp, ta cũng phải trình

bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải

đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mơ bài

VD1:

- Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”

- Mở bài: Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu:

“Trăm hay không bằng tay quen”. Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn

6

Page 7: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

toàn hay không ?

VD2:

Đề bài : Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà

văn Kim Lân.

Mở bài 1: Một truyện ngắn thường được xây dựng dựa trên cơ sơ một tình

huống độc đáo. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng thể hiện đặc điểm

này và bộc lộ ngay ơ nhan đề tác phẩm.

Mở bài 2: Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (rút từ tập Con chó

xấu xí- 1962) hấp dẫn người đọc không chỉ bơi giá trị nhân đạo sâu sắc mà

còn bơi tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo,éo le. Phân

tích truyện Vợ nhặt ta sẽ thấy được cái tình và cái tài đó của Kim Lân

b. Mở bài gián tiếp: 

Mơ bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề

cần nghị luận, tức là người viết dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có

liên quan gần gũi đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho

người đọc sau đó mới dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến luận đề.

Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mơ bài theo

kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mơ bài gián tiếp nhưng tựu trung có 4 cách cơ

bản: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.

b.1) Kiểu diễn dịch

Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái

quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần,sau cùng bắt

vào vấn đề của đề bài.

VD: Với đề nghị luận văn học: Một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn

hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong “Bên kia sông Đuống”

của Hoàng Cầm. Ta có thể mơ bài như sau:

Sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ với những làn điệu dân ca

7

Page 8: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

ngọt ngào đằm thắm đã vun đắp cho khả năng thơ đặc biệt của Hoàng Cầm

thêm tỏa sáng. Mảnh đất Kinh Bắc cổ kính không chỉ là nơi ông chào đời mà

còn là nơi ông gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, với mỗi con người, với

những giá trị văn hoá tinh thần hàng ngàn đời của ông cha để lại. Chẳng phải

vì thế mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc đã từng trăn trơ không biết bao nhiêu

lần trong thơ Hoàng Cầm mà đỉnh cao là “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ được

sáng tác trong giờ phút thăng hoa của cảm xúc nhớ thuơng về miền quê đã xa.

b.2) Kiểu quy nạp

Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập

luận từ những ý, những sự việc cụ thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt

ra trong luận đề của đề bài rồi mơ rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt

sang luận đề.

VD: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Mở bài: Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chon:

chon người, chọn vật, v.v…Chúng ta thường gặp những tình huống rất khó

quyết định bơi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì

lại không đẹp, vật đẹp nhưng lại không bền…Đối với nhừng trường hợp như

thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

b.3) Kiểu tương liên:

Với kiểu này ta bắt đầu bằng cách nêu lên một ý, một sự việc tương tự,

có liên quan với ý của luận đề,có tác dụng gợi ra một sự liên tương rồi từ đó

mà chuyển sang đề.

VD: Bình giảng đoạn thơ: ”Bao giờ về bên kia sông Đuống/ Anh lại tìm em/

Em mặc yếm thắm/ Em thắt lụa hồng/ Em đi trẩy hội non sông/ Cười mê ánh

sáng muôn lòng xuân xanh”. (“Bên kia sông Đuống” - Hoàng Cầm)

Mở bài: Nếu Sông Lô của Văn Cao là một trường ca bằng nhạc về con sông

miền quê trung du thời chống Pháp thì “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm

8

Page 9: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

cũng được coi là trường ca bằng thơ về con sông của miền quê Kinh Bắc. Viết

tác phẩm này, Hoàng Cầm muốn gửi gắm tất cả cảm xúc mãnh liệt của mình.

Đó vừa là niềm tự hào kiêu hãnh trước những vẻ đẹp của quê hương, vừa là

nỗi xót xa căm giận trào sôi trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá. Nhà thơ đã

tái hiên lại chân thực, sinh động bức tranh cuộc sống, thiên nhiên con người

Kinh Bắc một thời máu lửa một thời hoà bình. Đoạn thơ cuối bài cho người

đọc một hình ảnh đẹp về Kinh Bắc trong tương lai chiến thăng qua dự cảm

đầy tin tương của Hoàng Cầm.

b.4) Kiểu đối lập:

Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý của luận đề rồi lấy

đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận.

VD: Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyên “Hoa hồng tặng mẹ”

(Sgk 12 tập 1, trang 220)

Mở bài: Có nhà thơ từng than thơ “Nhạy cảm quá đôi khi thành nghiệt ngã”,

nhưng sự vô tình mới là điều nghiệt ngã thật sự. Trong cuộc sống phức tạp

này mải hướng đến những điều to tát mà con người thường vô tình vô tình

trước những điều tương chừng như vô cùng đơn giản của cuộc sống. Chính

những điều tương như giản đơn ấy lại là một phần quan trong làm nên ý nghĩa

cuộc sống này. Sự vô tâm có thể biến một người tốt thành kẻ xấu, sự vô tình

của người này có thể tạo nên nỗi đau, sự thất vọng cho người khác, nhất là

giữa những người than. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” là câu chuyện hay

cảm động về tình mẫu tử. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện không dừng lại ơ

việc gợi ca lòng hiếu thảo của cô bé nghèo với người mẹ quá cố của mình.

Câu chuyện là bài học có ý nghĩa nhân sinh mà mồi người đọc có thể phát

hiện ơ đó những giá trị khác nhau.

3. Một số vấn đề cần tránh khi mở bài

Khi mơ bài cần chú ý:

9

Page 10: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng,dẫn dắt vòng vo, dẫn quá xa ý chính

cần nêu, nói mãi, viết mãi mà vẫn chưa thấy vấn đề chính cần bàn là gì.

- Tránh dẫn dắt ý không liên quan gì đến vấn đề trọng tâm sẽ nêu ơ

phần giữa của đoạn mơ bài.

- Tránh sa vào nêu những chi tiết cụ thể, những điều lẽ ra chỉ trình bày

ơ phần thân bài.

4. Một mở bài hay cần phải :

- Ngắn gọn: Dẫn dắt ngắn gọn, nêu vấn đề chính ngắn gọn và giới hạn

vấn đề ngắn gọn

- Đầy đủ: Đọc xong mơ bài, người đọc biết được các thông tin cơ bản

như: bài viết về vấn đề gì, trong phạm vi nào, thao tác chính được vận dụng để

làm sáng tỏ vấn đề ơ đây là gì…

- Độc đáo: Mơ bài phải gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề

mình sẽ viết.

- Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng về, gượng ép dễ gây cho người

đọc khó chịu bơi sự giả tạo.

II. QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM1. Thực trạng ban đầu

Khi chưa áp dụng SKKN này, tôi đã tiến hành quan sát, nghiên cứu bài

kiểm tra thường xuyên, bài kểm tra định kì và bài thi học kì của học sinh ơ ba

lớp thuộc ba đối tượng khác nhau, đó là :

- Lớp 12B4- lớp chọn khối C

- Lớp 11C5- lớp chọn khối D

- Lớp 11C9- lớp cơ bản

Xin dẫn ra phần mơ bài của một số học sinh ơ ba lớp nói trên

a. Mở bài 1:

- Đề bài: Cảm nhận của anh ( chị) về bài thơ Tràng giang của Huy Cận

10

Page 11: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Bài làm 1: Bài thơ Tràng giang được thể hiện qua hai khổ thơ đầu nói về

cảnh sông Hồng. Nếu ai mới đọc có thể nhầm bài thơ thuần tuý tả cảnh thiên

nhiên nhưng ngẫm ra thi mới thấy được điều tác giả muốn nói đến không phải

là cái vô hình, vĩnh viễn,. Bài thơ Tràng giang là nỗi niềm xa vắng mênh

mông.

(Trích bài viết của học sinh Vũ Thu Hường- Lớp 11C9 )

- Bài làm 2: Huy Cận ( 1919- 2005) tên thật là Cù Huy Cận, xuất thân trong

một gia đình nhà nho nghèo ơ làng Ân Phú, huyện Hương Sơn. Bản thân là

người thông minh, cần cù, điềm đạm. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng

như thứ trương Bộ văn hoá. Huy Cận vừa là nhà thơ mới nổi tiếng vừa là nhà

thơ cách mạng. Từ hồi còn đi học thì ông đã bắt đầu làm thơ nhưng nổi tiếng

nhất là bài thơ Tràng giang được viết vào năm 1939 và được rút ra rừ tập Lửa

thiêng

(Trích bài viết của học sinh Trịnh Văn Tuấn- Lớp 11C5)

b. Mở bài 2:

- Đề bài: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo

trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó nêu lên giá trị nhân đạo

sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao.

- Bài làm 1: Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông

viết rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu như Đời thừa, Trăng sáng, Lão Hạc...Nhưng

có lẽ nổi tiếng hơn cả là tác phẩm Chí Phèo. Đọc tác phẩm ta nhận thấy bi

kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo.

(Trích bài viết của học sinh Lê Thị Hoa- Lớp 11C5)

11

Page 12: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Bài làm 2: Ai đã từng đọc truyện ngắn Chí Phèo chắc hẳn không thể nào

quên được nhân vật Chí Phèo. Trước đây người đọc đã từng rơi nước mắt

trước nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Nhưng giờ

đây người đọc còn phải rơi nước mắt nhiều hơn nữa vì nhân vật Chí Phèo của

Nam Cao. Đó là một nhân vật điển hình cho nỗi khổ của người nông dân Việt

Nam trước cách mạng tháng tám. Chí Phèo đã phải bán đi cả nhân hình lẫn

nhân tính của mình để sống nhưng cuối cùng vẫn phải chết. Đó chính là bi

kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí

(Trích bài viết của học sinh Trịnh Hoàng Loan- Lớp 11C9)

c. Mở bài 3:

- Đề bài: Cảm nhận của anh ( chi) về vẻ đẹp của bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh

- Bài làm 1: “ Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

Đúng thế, tạo hoá đã ban tặng cho con người một trái tim hồng để hướng

mình đến với khát vọng của tình yêu. Và để luôn “ bồi hồi trong ngực trẻ” để

đam mê, khát vọng tình yêu. Và cũng từ đó có biết bao nhiêu bài thơ tình yêu

đẹp đến huyền diệu mà không có điểm dừng. Nhưng mỗi chúng ta hãy đến với

bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, ơ đó có một người thấy được khát vọng tình

yêu và vẻ đẹp của con người, nhất là tình yêu của người phụ nữ quả bí ẩn biết

bao.

(Trích bài viết của học sinh Nguyễn Văn Tính- Lớp 12B4)

- Bài làm 2: Nếu Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình thì

Xuân Quỳnh lại được mệnh danh là nữ hoàng của thơ tình. Thật vậy, tình yêu

luôn là đề tài được rất nhiều nhà văn nhà thơ khám phá. Với Xuân Quỳnh có

lẽ Sóng là một trong những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc của vần thơ trữ tình.

(Trích bài viết của học sinh Nguyễn Thị Hậu- Lớp 12B4)

12

Page 13: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

d. Mở bài 4:

- Đề bài: Phân tích hình tượng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà

của Nguyễn Tuân

- Bài làm 1: Trước cách mạng Nguyễn Tuân nổi tiếng với tác phẩm Chữ

người tử tù, sau cách mạng ông nổi tiếng nhất với tác phẩm Người lái đò sông

Đà. Tác phẩm được rút ra từ tập Sông Đà- 1960. Trong tuỳ bút này Nguyễn

Tuân đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách

tiêu biểu : vừa hung bạo vừa trữ tình

(Trích bài viết của học sinh Khương Thị Thảo- Lớp 12B4)

- Bài làm 2: Nguyễn Tuân (1910- 1987) là một trí thức giàu lòng yêu nước và

tinh thần dân tộc. Ông yêu quý giá trị văn hoá cổ truyền như chơi chữ, thả thơ,

uống trà…Nguyễn Tuân yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, yêu những kiệt tác văn

chương và phong cảnh đẹp của đất nước. Nguyễn Tuân là người rất có ý thức

về bản ngã cá nhân . Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo,

tự do phóng túng của rmình. Ông cũng là người tài hoa uyên bác. Và ông đã

thể hiện tài năng cua mình bằng việc viết tuỳ bút Người lái đò sông Đà. Đặc

biệt là hình tượng ông lái đò. Phân tích tác phẩm ta sẽ thấy rõ điều đó.

(Trích bài viết của học sinh Vũ Thị Phương- Lớp 12B4)

2. Tiến hành thực nghiệm

- Bước 1: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về phương pháp mơ bài

như đã nêu trên.

- Bước 2: Từ những nhận thức mang tính lí thuyết tôi hướng dẫn học sinh

thực hành ơ nhiều dạng đề khác nhau.

- Bước 3: Cho học sinh làm viết lại mơ bài của các đề văn trên.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

13

Page 14: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

1. Kết quả từ quan sát thực tế.

- Quan sát các tiết viết bài của học sinh ba lớp, tôi nhận thấy đa số các em

có thái độ nghiêm túc, hào hứng với tiết kiểm tra. Khi viết bài các em tỏ ra có

cảm xúc, hứng thú, tự giác, say sưa viết

- Không còn tình trạng học sinh ngồi nói chuyện riêng trong giờ làm văn.

Việc sử dụng tài liệu cũng giảm đi trông thấy.

- Đặc biệt thời gian viết phần mơ bài của các em đã được rút ngắn lại,

đảm bảo được thời gian dành cho phần thân bài và phần kết luận. Không còn

học sinh nào viết phần mơ bài với thời gian gần một tiết học nữa.

2. Kết quả thực nghiệm.

Vẫn là các đề bài và học sinh như đẫ trích dẫn ơ mục 1/II, nhưng sau khi các

em được tiếp thu lí thuyết về phương pháp mơ bài, đặc biệt là được thực hành

mơ bài nhiêu lần thì kết quả đã thay đổi rất nhiều. Cụ thể như sau:

a. Mở bài 1:

- Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

- Bài làm 1: Giới thiệu về tập thơ đầu tay của Huy Cận- tập Lửa thiêng

(1940), Xuân Diệu viết: “Trong thơ ca Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch

buồn, không phải sáo thiên thai, không phải điệu ái tình…mà đó là một bản

ngậm ngùi dài. Thơ Huy Cận đó ư ? ”. Vâng! Tràng giang là bài thơ tiêu biểu

trong tập Lửa thiêng đồng thời cũng là kiệt tác của thơ ca Việt Nam hiện đại

đã kết tụ nỗi buồn “mênh mang thiên cổ”. Bài thơ được diễn đạt bằng hình

thức trang trọng cổ kính đậm chất đường thi mà vẫn giản dị, độc đáo, hiện đại,

in rõ dấu ấn của thơ ca lãng mạn đương thời.

(Trích bài viết của học sinh Vũ Thu Hường- Lớp 11C9 )

14

Page 15: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Bài làm 2: Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “Huy Cận đi lượm lặt

những chút buồn rơi vãi để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời

sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường, thi nhân có thể đúc

thành bao nhiêu châu ngọc “. Lời nhận xét ấy quả không sai, vào một buổi

chiều thu năm 1939, khi còn là sinh viên trường Canh nông, Huy Cận đứng ơ

bờ nam bến Chèm ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, nghĩ về kiếp

người nhỏ bé, nổi trôi, trong lòng tác giả trào dâng nỗi buồn thương xúc động

và từ cảm xúc ấy bài thơ Tràng giang đã ra đời.

(Trích bài viết của học sinh Trịnh Văn Tuấn- Lớp 11C5)

- Bài làm 3 : Đến với Tràng giang của Huy Cận, ta đến với nỗi cô đơn khắc

khoải của con người trước cái vô hạn của đất trời, vũ trụ ; đến với niềm khát

khao thầm kín về mối giao cảm thân thương giữa con người với con người. Là

bài thơ mới đặc sắc nhưng Tràng giang vẫn bàng bạc màu sắc đường thi. Đó

không chỉ là dòng sông mà còn là dòng đời, dòng tâm linh sâu thẳm của nhà

thơ dào dạt chảy dọc suốt thi phẩm.

(Trích bài viết của học sinh Lê Thị Thảo- Lớp 11C5)

b. Mở bài 2:

- Đề bài: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo

trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó nêu lên giá trị nhân đạo

sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao.

- Bài làm 1 : Có ai đó đã nhận xét thật xác đáng rằng: “Nếu không viết Chí

Phèo thì Nam Cao đã để lại trong văn học Việt Nam một khoảng trống lớn”.

Đúng vậy! Đó là khoảng trống của cái nhìn hiện thực sắc sảo, của tiếng nói

nhân đạo sâu sắc mới mẻ, của tấm lòng trĩu nặng yêu thương xa xót mà Nam

Cao dành cho nỗi đau bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân nghèo

trong xã hội thực dân phong kiến. Cái tài và cái tình đó của nhà văn được dồn

15

Page 16: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

tụ lại để xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo- một điển hình bất hủ của

văn học Việt Nam hiện đại.

(Trích bài viết của học sinh Lê Thị Hoa- Lớp 11C5)

- Bài làm 2: Trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, có một tác phẩm đã góp

phần đưa tên tuổi nhà văn vào cõi bất tử, Đó là kiệt tác Chí Phèo ( 1941). Với

tác phẩm này, Nam Cao muốn ném ra cuộc đời một thằng cùng hơn cả dân

cùng, điển hình cho nỗi khốn khổ tủi nhục nhất của người nông dân trong xã

hội phong kiến ( Trần Đăng Xuyền). Đó là nỗi khổ của kẻ sinh ra làm người

mà bị cự tuyệt quyền làm người. Đây là bi kịch đớn đau bế tắc của nhân vật

Chí Phèo và cũng là tiếng nói nhân đạo sâu sắc mới mẻ của nhà văn Nam Cao.

(Trích bài viết của học sinh Trịnh Hoàng Loan- Lớp 11C9)

c. Mở bài 3:

- Đề bài: Cảm nhận của anh ( chị) về vẻ đẹp của bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh

- Bài làm 1 : Tình yêu là một đề tài truyền thống trong nhân loại. Người đọc

từng biết đến những vần thơ tình cháy bỏng và cao thượng trong thơ

Pu-skin, những vần thơ thăng trầm triết lí của Ta-go hay nồng nàn mãnh liệt

của Xuân Diệu, chân quê mộc mạc của Nguyễn Bính…Mỗi nhà thơ đều đem

đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ riêng về tình yêu huyền diệu. Tuy

vậy, tình yêu vẫn luôn là một cái gì đó thiêng liêng và bí ẩn khiến người ta

đam mê khao khát. Đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, ta nhận ra cách

bày tỏ tâm tình và khát khao yêu thương rất phụ nữ: hồn nhiên và thành thực,

say đắm và thiết tha.

(Trích bài viết của học sinh Nguyễn Văn Tính- Lớp 12B4)

16

Page 17: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Bài làm 2 : Tình yêu- đó là một trong những tình cảm thiêng liêng và kì

diệu nhất của con người. Nữ sĩ Xuân Quỳnh- một gương mặt tiêu biểu của thơ

ca Việt Nam hiện đại đã sống, đã yêu và làm thơ một cách hồn hậu , thành

thực. Dù trái tim chị đã ngừng đập nhưng tiếng thơ tình yêu vẫn nồng nàn tha

thiết, vẫn sống mãi với muôn đời. Bài thơ Sóng ( trích trong tập Hoa dọc

chiến hào- 1968) chính là tiếng nói khát khao yêu thương chân thành mãnh

liệt của Xuân Quỳnh. Tiếng nói ấy sẽ mãi hát ca cùng năm tháng.

(Trích bài viết của học sinh Nguyễn Thị Hậu- Lớp 12B4)

d. Mở bài 4:

- Đề bài: Phân tích hình tượng sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà

của Nguyễn Tuân

- Bài làm 1 : Đất nước ta có nhiều dòng sông đẹp: Cuồn cuộn sức sống như

sông Hồng, dào dạt sóng nước như sông Lô, êm đềm thơ mộng như sông

Hương, bát ngát mênh mông như Cửu Long giang…Trong muôn ngàn con

sông ấy, sông Đà của Nguyễn Tuân lại hiện lên với những nét tính cách riêng:

hung bạo và trữ tình. Đến với tuỳ bút Người lái đò sông Đà ( trích trong tập

Sông Đà- 1960) ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp của con sông này.

(Trích bài viết của học sinh Khương Thị Thảo- Lớp 12B4)

- Bài làm 2 : Nhà văn Nguyễn Minh Châu thật có lí khi cho rằng: “ Nguyễn

Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. Vâng! là người nghệ sĩ chân

chính nên Nguyễn Tuân luôn tìm mọi cách để kiếm tìm và phát hiện cái mới

lạ, độc đáo trên cơ sơ của vẻ đẹp ơ đời. Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là kết

quả của hành trình bền bỉ và sáng tạo về vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và con

người Tây Bắc. Bằng sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một dấu

ấn không thể mờ phai về con sông miền Tây Bắc vừa hung bạo vừa trữ tình.

(Trích bài viết của học sinh Vũ Thị Phương- Lớp 12B4)

17

Page 18: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

- Bài làm 3 : “ Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đất nước mình thi bắt lên câu hát” .

( Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm)

Tổ quốc Việt Nam có trăm núi nghìn sông diễm lệ, có biết bao lời thơ, câu

hát và trang văn đã cất lên để ngợi ca sông núi. Tuỳ bút Người lái đò sông Đà

của Nguyễn Tuân là một trường hợp như thế. Tác phẩm không chỉ thể hiện rõ

nét phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo mà còn bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu

sắc của nhà văn đối với mảnh đất miền Tây Bắc tổ quốc. Bên cạnh hình tượng

người lái đò trí dũng là hình tượng con sông Đà được khắc hoạ với hai nét

tính cách tiêu biểu: hung bạo và trữ tình.

(Trích bài viết của học sinh Thiều Thị Yến- Lớp 12B4)

3. Kết quả cụ thể.

Qua thực tế giảng dạy, với phương pháp mơ bài nói trên, học sinh đã có

những bước tiến bộ rõ rệt. Những học sinh trung bình có khả năng viết văn tốt

hơn, những học sinh yếu viết được phần mơ bài mạch lạc, sáng sủa.

Kết quả cụ thể từ ba lớp dạy như sau:

TT L ớp Kết quả khảo sát đầu năm Kết quả Học kì I Kết quả Học kì II

1 12B4 43% trên TB 63% trên TB 83% trên TB

2 11C5 35 % trên TB 58 % trên TB 78 % trên TB

3 11C9 30 % trên TB 55 % trên TB 65 % trên TB

C. KÕt thóc vÊn ®Ò I. KẾT LUẬN . Để học sinh viết tốt phần mơ bài nói riêng và bài văn nghị luận nói

chung, không chỉ đòi hỏi phương pháp giảng dạy của người giáo viên, mà

năng khiếu, kỹ năng viết văn vốn có của học sinh là rất quan trọng.

18

Page 19: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

Tuy nhiên, phương pháp khoa học, phù hợp của giáo viên sẽ góp phần

không nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh, nhất là môn văn

– một môn vừa đòi hỏi tư duy nhiều, vừa đòi hỏi năng khiếu thiên bẩm của

người học. Vì vậy tôi nghĩ đây là một phương pháp rất bổ ích giúp học sinh

yếu, trung bình và cả học sinh khá giỏi rèn luyện được cách viết văn – viết tốt

bài văn nghị luận.

Mơ bài có nhiều cách, nhiều kiểu, tùy trường hợp mà vận dụng. Nhưng

nhìn chung, chúng ta cần nhớ một điều: phần mơ bài, phần đặt vấn đề có

nhiệm vụ khơi gợi sự chú ý của người đọc đối với vấn đề mình cần nghị luận.

Do đó muốn mơ bài thành thạo và cho hay người viết cần phải luyện tập

nhiều, phải đọc và thực hành nhiều dạng đề khác nhau, cách luyện tập có hiệu

quả khá cao mà nhiều học sinh giỏi văn vẫn làm là cùng một đề văn nhưng

suy nghĩ và viết nhiều mơ bài khác nhau, chỉ khi rèn luyện nhiều, đứng trước

những đề văn học sinh mới có thể tìm ra cách mơ bài nhanh chóng và dễ dàng

hơn.

II. KIẾN NGHỊ Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy, để học sinh làm tốt bài văn

nghị luận, trước hết phải giúp các em rèn luyện kỹ năng mơ bài cho tốt, cho

thành thạo. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đồng tình ủng hộ của các bạn

đồng nghiêp và sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường để phương pháp này

được áp dụng rộng rãi ơ tất cả các khối lớp trong trường.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng thành công

trong quá trình giảng dạy. Tôi hy vọng phương pháp này sẽ được phổ biến và

áp dụng thành công trong tương lai ơ nhiều giáo viên khác. Tuy nhiên, đó chỉ

là mong muốn chủ quan của người viết. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn

sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình

19

Page 20: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện

hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Yên Định, ngày 08 tháng 05 năm

2011

Người viết

Hoàng Thị Thoa

D. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Ý kiến của tổ chuyên môn

20

Page 21: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

..............................

Đánh giá của Hội đồng khoa học

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

E- TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Phương pháp dạy học Văn - Nhà xuất bản giáo dục- 1995.

21

Page 22: Mở bài trong văn nghị luận. Van THPT - Hoang Thi... · Web viewLớp 11C9- lớp cơ bản Xin dẫn ra phần mở bài của một số học sinh ở ba lớp nói trên

2. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ơ nhà trường phổ thông - Nhà xuất

bản giáo dục- 1998.

3. Văn- Bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông- NXB Đại Học

Quốc gia, tập1

4. Văn- Bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông- NXB Đại Học

Quốc gia, tập2

5. Thiết kế dạy học ngữ văn 11 tập 1 – NXB Giáo dục- 2008

6. Thiết kế dạy học ngữ văn 11 tập 2 – NXB Giáo dục- 2008

7. Thiết kế dạy học ngữ văn 12 tập – NXB Giáo dục- 2008

8. Thiết kế dạy học ngữ văn 12 tập 2 – NXB Giáo dục- 2008

9. Những bài văn đoạt giải quốc gia- NXB Giáo dục- 2003

10. Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào Đại học từ năm 2000- 2009- NXB

Đại Học Quốc gia

11. Bộ đề thi Ngữ văn- NXB Đaị Học Sư phạm, tháng 3 năm 2010

12. Tác giả nói về tác phẩm- NXB Trẻ 2000.

13. Bộ đề ôn luyện thi Ngữ văn- NXB Đaị Học Sư phạm, tháng 2 năm 2010

22