LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... -...

96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN THỌ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT Hà Nội, năm 2017

Transcript of LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... -...

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THỌ

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT

ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

Hà Nội, năm 2017

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THỌ

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC

GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)

Mã số: 60210102

Khóa 18 (2015 – 2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS. TS. Bùi Văn Tiến

Hà Nội, năm 2017

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Nxb

H

NĐK

Gs

PGs

tr

: Nhà xuất bản

: Hình

: Nhà Điêu Khắc

: Giáo sư

: Phó Giáo Sư

: Trang

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

MỤC LỤC

Trang phu bìa

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1

MƠ ĐÂU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài: ......................................................................... 2

3. Muc đích nghiên cứu luận văn: ..................................................................... 5

4. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 5

5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 5

6. Đóng góp của đề tài : .................................................................................... 6

7. Kết cấu đề tài: ................................................................................................ 7

NỘI DUNG ....................................................................................................... 8

Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............. 8

1.1. Một số khái niệm sử dung trong đề tài ....................................................... 8

1.1.1. Khái niệm nghệ thuật điêu khắc .............................................................. 8

1.1.2. Khái niệm nghệ thuật điêu khắc gỗ ....................................................... 11

1.1.3. Khái quát về hình tượng con người trong điêu khắc ............................ 13

1.2. Khái quát về nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 . 15

Chương 2: SỰ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ

THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 ................. 19

2.1. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ

Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ..................................................................... 19

2.1.1. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong lao động sản xuất ...... 19

2.1.2. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong cuộc sống thường

nhật ....................................................................................................... 22

2.1.3. Nội dung phản ánh hình tượng con người gắn với những ký ức về cuộc

kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ..................................................... 25

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

2.2. Các xu hướng nghệ thuật thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật

điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ............................................... 29

2.2.1. Xu hướng hiện thực hình tượng con người trong điêu khắc gỗ ............ 29

2.2.2. Xu hướng bán trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ ... 32

2.2.3. Xu hướng biểu hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ ............ 34

2.2.4. Xu hướng trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ .......... 37

Chương 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU

KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 TRONG THỂ HIỆN

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI ..................................................................... 42

3.1. Thành công nghệ thuật điêu khắc gỗ về hình tượng con người Việt Nam

giai đoạn 2000 – 2015 ..................................................................................... 42

3.2. Hạn chế sự thể hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam

giai đoạn 2000 - 2015 với giai đoạn trước đó ................................................. 47

3.3. Đóng góp của nghệ thuật điêu khắc gỗ hình tượng con người giai đoạn

2000 -2015 đối với nghệ thuật điêu khắc đương đại Việt Nam ...................... 50

KẾT LUẬN .................................................................................................... 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 57

PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 59

PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 68

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

1

MƠ ĐÂU

1. Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 có nhiều thay

đổi trong tạo hình, có hình thức phong phú và đa dạng về nội dung phản ánh.

Hình tượng con người luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tạo nghệ

thuật và là đề tài mà nhiều nghệ sĩ đã khai thác trong các sáng tác điêu khắc.

Vào những năm đầu thế kỷ XXI , cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội,

nghệ thuật thể hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ cũng phát triển

mạnh mẽ với sự phong phú về phong cách sáng tác như hiện thực, trừu tượng,

biểu hiện... khiến cho những quan niệm mang tính quy chuẩn, hàn lâm trước

đây ít nhiều bị phá vỡ. Trong nghệ thuật tạo hình chất liệu gỗ, người ta dần

nhận ra dấu ấn của các trường phái, phong cách sáng tác của từng tác giả.

Gỗ là một chất liệu truyền thống có kết cấu bền vững, màu sắc đa dạng,

thuận lợi trong việc tạo hình, tạo chất, phù hợp với việc biểu đạt ý tưởng nghệ

thuật. Nghệ thuật điêu khắc từ chất liệu gỗ không chỉ mang lại giá trị nghệ

thuật thẩm mỹ, hướng người xem vào những giá trị nghệ thuật và tính nhân

văn sâu sắc khiến cho những chất liệu tưởng chừng như vô tri vô giác qua bàn

tay tài hoa của các nghệ sĩ điêu khắc đã tạo nên những hình ảnh sống động,

độc đáo, chuyển tải được những thông điệp của thực tại cuộc sống. Ở Việt

Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015, nghệ thuật tạo hình trên chất liệu

gỗ chủ yếu khai thác các đề tài xã hội thông qua hình tượng con người từ

nhiều góc độ khác nhau xuất phát từ các đề tài thực tế mà người nghệ sĩ bắt

gặp trong cuộc sống, tạo nên những tác phẩm mang tính triết lý thời đại trong

bối cảnh của một đất nước yên bình đang trong quá trình xây dựng những giá

trị mới của cuộc sống.

Trong giai đoạn 2000 - 2015, bên cạnh những chất liệu khác được sử

dung trong nghệ thuật điêu khắc như sắt, đồng gò, đá, composite…, chất liệu

gỗ đã có những đóng góp quan trọng vào thành công của nghệ thuật điêu

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

2

khắc. Có thể nói, trong giai đoạn này, các nhà điêu khắc đã cho ra đời nhiều

tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ với nhiều phong cách sáng tác và đề tài

phong phú về hình tượng con người. Các tác phẩm này với ngôn ngữ tạo hình,

cách tạo khối, bố cuc, hình thức diễn đạt, thể hiện cảm xúc trên chất liệu đã

thể hiện được một không khí cuộc sống hạnh phúc, bình an của con người,

mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc gỗ trong giai

đoạn này cũng bộc lộ những hạn chế trong xây dựng hình tượng, trong phong

cách biểu đạt, trong kỹ thuật thể hiện, v.v…

Cho đến nay, đã có những nghiên cứu về những vấn đề khác nhau của

nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu đó còn chưa

mang tính hệ thống và nhất là chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về hình tượng

con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ tại Việt Nam ở giai đoạn cu thể này.

Vì vậy, em mạnh dạn chọn vấn đề “Hình tượng con người trong nghệ thuật

điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015” làm đề tài nghiên cứu trong

luận văn tốt nghiệp. Em hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có

phần nào đó đóng góp vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn

của việc phản ánh hình tượng con người bằng nghệ thuật điêu khắc gỗ ở Việt

Nam trong giai đoạn quan trọng này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt

Nam, những công trình nghiên cứu, sách báo, giáo trình... trong nước đã tổng

hợp hệ thống kiến thức, lý thuyết theo quá trình lịch sử, theo phương pháp

phân tích và tổng hợp hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai

đoạn 2000 - 2015.

Một số tài liệu, tác giả sau đã có cái nhìn tổng quan về hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ Việt Nam:

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

3

Tài liệu sách

- Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình Mỹ thuật học,

Nxb Đại học Sư Phạm. Cuốn sách này có đề cập điêu khắc và chất liệu trong

điêu khắc, cu thể là chất liệu gỗ nhưng cũng chỉ mang tính chất giới thiệu.

- Trong cuốn Các thể loại và loại hình mỹ thuật của tác giả Nguyễn Trân

(Nxb Mỹ thuật, 2005) đã chỉ ra các loại hình cơ bản của điêu khắc và chất liệu

gỗ.

- PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng (2013), Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc,

tạp chí Cuc Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Bài viết đề cập đến các ngôn

ngữ nghệ thuật điêu khắc như: đường nét, khối hình và không gian. Sự kết

hợp của các ngôn ngữ đó không chỉ thể hiện độ hiểu biết của tác phẩm mà còn

làm tăng thêm tính biểu cảm cho tác phẩm điêu khắc vốn tự thân khô cứng

của các chất liệu.

- Nghiêm Thị Thanh Nhã, (2011) Vài nét về hình tượng con người trong

điêu khắc trên tạp trí văn hóa - Trường Đại học văn hóa cũng nêu khá rõ hình

tượng con người trong điêu khắc.

- Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ

biên) (Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật, (2005). Cuốn sách có

phân tích khái quát một số tác giả tác phẩm chất liệu gỗ như: NĐK Tạ Quang

Bạo, NĐK Đinh Rú…

- Quang Phòng, Trần Tuy (1996), Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb Mỹ

thuật, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến hội họa và điêu khắc từ khi thành lập

trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925 đến những năm cuối thế

kỷ XX, từ đó cung cấp cái nhìn rõ nét về sự chuyển biến của mỹ thuật Việt

Nam hiện đại.

- Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc

dân tộc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, đề cập đến nghệ thuật tạo hình tượng cổ Việt

Nam trong đó có điêu khắc tượng gỗ trong các chùa tiêu biểu như chùa Tây

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

4

Phương (Hà Nội), chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Mía (Hà Nội). Cuốn sách cung

cấp cái nhìn khái quát về điêu khắc gỗ truyền thống Việt Nam.

Các tài liệu báo, kỷ yếu hội thảo

- Một số bài viết tại các triển lãm mỹ thuật, điêu khắc toàn quốc trong nước,

một số bài báo như Chất liệu gỗ của Emile Van Der Kruk trong Điêu khắc

đương đại của tác giả Lê Thị Hiền (Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng

9/2015) đã có phân tích về những tạo hình trên chất liệu gỗ.

- Nhóm tác giả (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm Mỹ thuật Việt

Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Kỷ yếu đã cung cấp những

thông tin về mỹ thuật Việt nam trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 – 2006.

Đây là một giai đoạn có nhiều chuyển biến, thay đổi của mỹ thuật Việt Nam,

từ đó cung cấp thông tin cho nghiên cứu đề tài.

- Nhóm tác giả (2014), Kỷ yếu hội thảo Triển lãm Điêu khắc toàn quốc

lần thứ 5(2003 – 2013) và điêu khắc Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Công

ty cổ phần in Savina, Hà Nội. Kỷ yếu đã đề cập đến nhiều vấn đề về điêu khắc

giai đoạn 2003 – 2013, nhiều bài viết nghiên cứu về điêu khắc giai đoạn này

đã cung cấp thêm thông tin, nhìn nhận và so sánh về nghệ thuật điêu khắc giai

đoạn này so với những giai đoạn trước.

Các công trình nghiên cứu:

- Đoàn Văn Bằng (200 ) Hình tượng nhân vật trong tác phẩm điêu khắc (

Luận văn Thạc sĩ Mỹ thuật )

- Điêu khắc Việt Nam giai đoạn 1993 – 2003, Trần Thị Biển, (2007), đề

tài cơ sở (Tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt Nam), đã khái quát về điêu

khắc Việt nam giai đoạn 1993 – 2003.

- Nguyễn Thành Hiếu (2002) Chất liệu gỗ trong tác phẩm điêu khắc Việt

Nam, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bài viết có đề

cập đến vấn đề chất liệu gỗ trong tác phẩm điêu khắc và đưa ra được thành

công, hạn chế của tác phẩm, bên cạnh đó vấn đề chất lượng gỗ khi thực hiện.

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

5

- Nguyễn Hồng Phong (2012) Điêu khắc gỗ Việt Nam từ 1986 đến nay

(Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật)

3. Mục đích nghiên cứu luận văn

- Luận văn nghiên cứu đặc điểm, xu hướng, hình thức và nội dung thể

hiện hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn

2000 - 2015.

- Nghiên cứu sự chuyển biến về mặt tạo hình, sự sáng tạo trong tạo hình

điêu khắc gỗ về hình tượng con người trong giai đoạn 2000 – 2015.

- Tìm ra những thành công, hạn chế trong tạo hình điêu khắc hình tượng

con người giai đoạn 2000 – 2015 và những đóng góp cho sự phát triển của

nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam.

4. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt

Nam giai đoạn 2000 - 2015

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc lần thứ 4 (2003).

Triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003 – 2013); một số Triển

Mỹ thuật Toàn quốc (2005, 2010, 2015) định kỳ trong nước và một số triển

lãm mỹ thuật khác.

+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 - 2015

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dung các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thưc đia

Trực tiếp quan sát, chup ảnh, sử dung những tài liệu từ các phương tiện

thông tin đại chúng, sách báo và Internet. Đây là phương pháp quan trọng,

bước đầu của việc nghiên cứu hình tượng con người trong điêu khắc gỗ.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

6

Phân tích tài liệu: Tiếp cận, tổng hợp có hệ thống, các hệ thống tư liệu

ảnh, văn bản về những vấn đề liên quan đến hình tượng con người trong nghệ

thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. Trên cơ sở đó tiến hành

chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu để từ đó thấy được giá trị nghệ thuật, nét

đặc sắc trong sáng tác hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ

Việt Nam, việc xử lý thông tin đảm bảo được tính khách quan và chính xác.

Phương pháp diên dich

Sử dung phương pháp diễn dịch để trình bày và làm rõ các vấn đề đặt ra.

Phương pháp so sánh

Tiến hành so sánh hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ

Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 với một số triển lãm khác trong nước và

nước ngoài cùng giai đoạn, nhằm khai thác giá trị nghệ thuật về hình thức thể

hiện, đề tài, nội dung, cách tạo hình tượng con người trong nghệ thuật điêu

khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015.

6. Đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận: Có thể nói rằng đến thời điểm này, chưa có công trình

này đi sâu nghiên cứu về hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ

Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. Do vậy, tính mới của đề tài có ý nghĩa bước

đầu trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về ngôn ngữ tạo hình, xu

hướng sáng tác, kỹ thuật thể hiện tác phẩm điêu khắc gỗ về hình tượng con

người trong giai đoạn này.

- Về mặt thực tiễn: Dự kiến đóng góp của đề tài một phần nào làm rõ

được những đặc điểm ngôn ngữ tạo hình con người trên gỗ, như: Thể hiện chủ

đề nội dung, bố cuc, xử lý khối, màu sắc, tính biểu cảm và cảm xúc chất liệu

gỗ. Qua đó cho ta thấy được giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn

và những đóng góp của nghệ thuật điêu khắc gỗ vào việc làm phong phú đời

sống văn hóa của nhân dân ta hiện nay.

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

7

7. Kết cấu đề tài

Luận văn có dung lượng 89 trang. Ngoài phần Mở đầu (7 trang), kết luận (2

trang), tài liệu tham khảo (2 trang), phu luc ảnh (30 trang), theo quy định nội dung

chính (48 trang) của luận văn được chia làm ba chương

Chương 1: Tổng quan chung về đề tài nghiên cứu (11trang)

Chương 2: Sự thể hiện hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc

gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 (23 trang)

Chương 3: Thành công và hạn chế của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt

Nam giai đoạn 2000 - 2015 trong thể hiện hình tượng con người. (14 trang)

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

8

NỘI DUNG

Chương 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài

1.1.1. Khái niệm nghệ thuật điêu khắc

Trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc hình thành và phát triển rất sớm.

Trải qua nhiều giai đoạn của xã hội loài người, ngày nay nền điêu khắc đang

phát triển với muôn màu muôn vẻ khác nhau. Điêu khắc từ trước tới nay, hình

thức và cách xử lý chất liệu chúng giữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm

điêu khắc vì nó ảnh hưởng đến tính biểu cảm trong tác phẩm. Khác với chủ

quan tồn tại trong suy nghĩ, ý nghĩa về mặt hình thức cùng với chất liệu ở tác

phẩm được sử dung ở nghệ thuật điêu khắc nằm trong một kết cấu đặc biệt.

Nó có thể mang thông điệp tự thân ở tác phẩm khi nhà điêu khắc sáng tạo, để

làm rõ hơn về khái niệm nghệ thuật điêu khắc, được chia thành hai ý chính:

- Khái niệm “ Nghệ thuật”

Cuốn Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân (chủ

biên) (2002) đưa ra định nghĩa:

Nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng

tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con

người. Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những

tiêu chuẩn thẩm mĩ trong văn học – xã hội… Nghệ thuật phản ánh các tiêu

chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo. Đặc biệt, nghệ thuật thường khai thác sự đối lập

giữa các yếu tố để sáng tạo. Người nghệ sĩ tinh tế phát hiện được các yếu tố

khác nhau trong nội dung, trong kỹ thuật, trong quan điểm để sáng tạo nên tác

phẩm nghệ thuật. [7; tr.101]

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

9

Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học như sau đưa ra hai

định nghĩa cho danh từ nghệ thuật:

“Nghệ thuật (danh từ). 1 Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình

tượng sinh động, cu thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư

tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong

tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo”. [21,

tr.865]

Như vậy trên cơ sở các định nghĩa thì nghệ thuật là sự sáng tạo ra sản

phẩm, tạo ra cái mới, cái đẹp mang lại cho người xem có nhiều cảm xúc và

chính tác phẩm còn mang lại giá trị nhân văn, giá trị tư tưởng và giá tri tinh

thần.

- Khái niệm “Điêu khắc”

Theo từ điển Tiếng Việt, “Điêu khắc” là một loại hình nghệ thuật thể

hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dung những chất liệu

khắc nhau như: Đất sét, đá, gỗ, kim loại, gốm, nhựa, giấy, tổng hợp... để tạo

thành những hình thù nhất định.

Cuốn Từ điển Tiếng Việt của tác giả Văn Tân thì đưa ra định nghĩa:

“Điêu khắc là sự biểu thị tình cảm, tư tưởng bằng những hình trong không

gian tạo bằng những chất liệu như đất, đá, gỗ, thạch cao, kim loại… nhằm

một muc đích thẩm mỹ.” [12, tr.298]

Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông (2002), điêu khắc là:

Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng

tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp,

gắn… những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại… Điêu khắc còn là

nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo của người

nghệ sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn. [7, tr.65]

Vậy có thể hiểu rằng: Điêu khắc là một nghệ thuật tạo hình, tồn tại trong

không gian 3 chiều để thể hiện ý tưởng của tác giả ngôn ngữ của điêu khắc cơ

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

10

bản là mảng khối. Điêu khắc còn là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với

chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ước lệ về khối. Điêu khắc gồm

hai thể loại chính đó là phù điêu, tượng tròn.

Tượng tròn: Là tượng có khối ba chiều và chiếm chỗ trong không gian

ba chiều, có đa hướng nhìn, người xem có thể quan sát được nhiều hướng

khác nhau. Việc giải quyết không gian tượng đóng một vai trò quan trọng.

Một số tượng tròn dựa và một nền tường hay một phong cảnh nào đó. Các yếu

tố đi của người xem được xem xét như một yếu tố biểu đạt. Những khối tượng

được tính toàn các hướng nhìn, tầm nhìn chính phu khác nhau. Mặt chính,

hướng chính, cận chính được được ưu tiên và nhấn mạnh. Chủ đề cũng như ý

tưởng nghệ thuật được thể hiện ở hướng chính và cũng là trọng tâm của nội

dung và hình thức tác phẩm.

Phù điêu: Là những chạm khắc hay đắp nổi lên một bề mặt hai chiều. có

một hướng nhìn chính duy nhất là chính diện, đôi khi có thể nhìn từ hai phía

nhưng không thấy được nội dung toàn bộ bức phù điêu. Phù điêu có mấy loại

chính:

Phù điêu nổi cao: Tức là được đắp cao hơn phần nền, phần đắp lồi ra

phía trước như hình thức làm tượng tròn.

Phù điêu thấp: Được đắp thấp cách mặt phẳng vừa phải, hợp lý, thuận

mắt, các lớp xử lý không cách xa nhau.

Phù điêu chìm: (khối âm) khác với hai hình thức trên, phù điêu chìm

được làm âm hay khoét lõm, đuc thủng xuống thấp hơn mặt phẳng đã có sẵn

hình được và có hiệu quả tranh khắc đồ họa.

Phù điêu hai mặt: Là hình thức thực hiện hình tượng hay bố cuc hai mặt

giống nhau, người xem có thể quan sát ở nhiều hướng.

Trong điêu khắc, màu sắc cũng là một yếu tố không thể thiếu trong nghệ

thuật tạo hình trên gỗ, người ta dùng màu sắc để biểu lộ tình cảm, tả chất,

không gian, thời gian, và cảm xúc của người nghệ sĩ trước tác phẩm. Trong

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

11

điêu khắc gỗ màu sắc tự nhiên, người nghệ sĩ biết kết hợp màu sắc công

nghiệp để tạo hiệu quả cho tác phẩm.

Màu trong nghệ thuật điêu khắc, luận văn thạc sĩ mỹ thuật Mai Thu Vân

có đề cập đến.

“Khi việc sử dung màu trong điêu khắc không còn là điều gây hoài nghi,

thì việc sử dung màu như thế nào mới là điều đáng nói. Những thể loại tác

phẩm nào thường làm cho nhà điêu khắc nảy sinh ra ngẫu hứng sử dung màu

sắc? Các tác phẩm theo phong cách hiện thực thường ít được thể nghiệm màu

trên đó bởi sự lệ thuộc vào cách nhìn đã quen với cái có thực”[16, tr.37].

Bố cuc được hiểu là sự sắp xếp kích thước và tương quan của những

đường nét, hình dáng và màu sắc các vật thể trong một tác phẩm. Trong một

tác phẩm người nghệ sĩ phải tính toán, khéo léo những mảng khối sao cho phù

hợp và thống nhất ngôn ngữ tạo hình trên chất liệu gỗ.

Nhịp điệu trong điêu khắc cũng rất kết hợp đường cong và khối nổi, khối

âm làm cho tác phẩm có hiệu quả khi ánh sáng tác động vào.

Chất cảm là phương tiện tạo hình tác động trực tiếp trên mắt người

thưởng ngoạn. Người xem không chỉ xem cái đẹp ở hình tượng con người mà

người nghệ sĩ dùng kỹ thuật tạo chất phù hợp với môi trường, không gian.

Bên cạnh đó kích thước, tỉ lệ, màu sắc sẽ tạo ra tương tác giữa tác phẩm và

công chúng.

1.1.2. Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc gỗ”

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn

thì nghệ thuật được định nghĩa là:

“Nghệ thuật (danh từ) là công việc là có đường lối, phương pháp, để tỏ ý

thức, tình cảm hay lý tưởng của mình trên ba điểm: Chân, thiện và mĩ. Người ta

đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp xếp chúng theo thứ tự: 1. Âm nhạc; 2.

Vũ điệu; 3. Hội họa; 4. Điêu khắc; 5. Kiến trúc; 6. Ca kịch; 7. Điện Ảnh” [5;

tr.844]

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

12

Nghệ thuật điêu khắc gỗ là một trong những hình thức của nghệ thuật

điêu khắc, được phân chia theo chất liệu cấu thành. Vậy nên, nghệ thuật điêu

khắc gỗ cũng mang đầy đủ những tính chất cơ bản của nghệ thuật điêu khắc.

Như vậy có thể hiểu nghệ thuật điêu khắc gỗ là một loại hình nghệ thuật tạo

hình trong không gian hai chiều, đa chiều. Các tác phẩm điêu khắc gỗ được

tạo nên qua quá trình xử lý khối, đường nét, màu sắc trên chất liệu mang lại

hiệu quả và giá trị thẫm mỹ cho tác phẩm.

Gỗ có rất nhiều ưu điểm như: cách điện, cách nhiệt, ngăn ẩm, nhiệt giản

nở bé. Gỗ là chất liệu mềm nên có thể dùng máy móc, dung cu cưa để xẻ, bào,

khoan, tách chẻ với vận tốc cao nhưng vẫn chịu lực tốt. Bên cạnh đó, gỗ lại dễ

ghép nối bằng đinh, mộng, keo dán nên có thể dễ dàng sử dung trong nhiều

công việc khác nhau. Ngoài ra, gỗ lại có vân thớ đẹp, dễ muộn màu, dễ trang

trí nên được dùng nhiều trong trang trí nhà cửa, trang trí nội thất.

Bên cạnh những ưu điểm, gỗ cũng có nhiều nhược điểm như: khi trồng

cây thân gỗ để lấy gỗ thì mất rất nhiều thời gian bởi gỗ là loại cây sinh trường

chậm, đường kính thân gỗ có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên, dễ muc, dễ bị

sinh vật (mối, mọt…) phá hoại.

Tương ứng với các tính chất của chất liệu, kỹ thuật tạo tác chất liệu gỗ

cũng có có những sự tương thích: Sử dung các công cu: dao, đuc…trực tiếp

tạo hình trên khối chất liệu; vận dung phương pháp: cưa, cắt, đuc, đẽo, gọt,

mãi nhẵn…

Cho đến nay, nghệ thuật điêu khắc gỗ đang hình thành và phát triển

nhiều xu hướng mới, nhiều loại hình, ngôn ngữ, hình thức, nội dung…Bằng

những tư duy phá cách, tìm tòi, đặc biệt là tiếp thu những trào lưu nghệ thuật

thế giới đã làm cho nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

có nhiều thành tựu đáng kể trong sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh những chất

liệu mới, hiện đại, nhiều thử nghiệm mới thì nghệ thuật điêu khắc gỗ mang

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

13

trong mình một bản sắc riêng với chất liệu truyền thống nhưng vẫn tạo được

cho người xem có cảm xúc trước những tác phẩm được tạo hình từ gỗ.

1.1.3. Khái quát về hình tượng con người trong điêu khắc

Trải dài quá trình lịch sử mỹ thuật, từ thời kỳ sơ khai cho đến Ai Cập Cổ

đại hay Hy Lạp Cổ Đại, hình tượng con người trong điêu khắc làm chủ đề

chính xuyên suốt về mặt tinh thần, văn hóa, tín ngưỡng… Ở Việt Nam hình

tượng con người trong tạo hình nghệ thuật được khai thác rất nhiều ở các tác

phẩm nghệ thuật điêu khắc dân gian khắp các vùng miền trên cả nước.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, cuối thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển đỉnh cao

của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng Việt. Hình tượng con người

trong điêu khắc gỗ được trang trí trong đình làng giai đoạn này là một điểm

nhấn độc đáo, không những phong phú về chủ đề, ý tưởng mà còn đa dạng về

thủ pháp nghệ thuật diễn đạt. Nghệ thuật đã phát triển lên một trình độ mới,

thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần của người dân đương thời. Hình tượng

con người không những phong phú về chủ đề, ý tưởng mà còn đa dạng về thủ

pháp nghệ thuật diễn đạt và chiếm một vị trí trang trọng trong đình. Có thể

chia theo hai nội dung chính:

- Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại, ước lệ được thể hiện ở

những mảng trạm khắc theo các chủ đề: “Vũ nữ thiên thần” “người cưỡi rồng,

phượng, hạc”, “táng mả Hàm Rồng” “Người cưỡi hổ”

- Với hình tượng con người phản ánh cuộc sống xã hội đương thời được

thể hiện ở cảnh ”Đấu vật”, “uống rượu”; “đánh cờ”; “mẹ con”; “cưỡi ngựa”,

“chọi gà, lễ hội”, “nam nữ tình tự”, “thiếu nữ tắm hồ sen”, “chèo thuyền”, “đi

săn”.

Với hình tượng con người mang yếu tố thần thoại nổi bật với những hình

tượng vũ nữ thiên thần có cánh và không có cánh. Tượng vũ nữ ở vị trí ván gió

cánh gà thường chạm chính diện với khuôn mặt trái xoan, mũi thấp, môi mỏng,

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

14

cổ cao thanh tú. Có khi tượng vũ nữ lại có những đặc điểm chung là ngực nở

bung thon, cánh tay dài với những ngón tay búp măng mềm mại.

Bên cạnh đó còn rất nhiều hình tượng con người khác như những đạo sĩ

ngồi bó gối trầm tư (đình Hạ Hiệp), người bắt lợn (đình Hạ Hiệp, đình Hương

Canh...), chồng nu, chồng hoa, thôn nữ ngồi trên đầu rồng, đá cầu (đình Hạ

Hiệp, đình Hương Canh), cưỡi ngựa, cưỡi voi, quản tượng... Với hàng trăm

con người đã vẽ lên bức tranh làng quê xưa: có điều thiện và tội ác, có hạnh

phúc và khổ đau, có nu cười và nước mắt, có khát vọng, lạc quan và bi luỵ,

đau thương... Tuỳ từng đề tài mà cách diễn đạt, mô tả, nhấn mạnh từng đặc

điểm khác nhau. Đạo sĩ thường có khuôn mặt đăm chiêu (đình Hạ Hiệp), cảnh

đấu vật, đi săn.. thì nhấn mạnh các bắp thịt cuồn cuộn của nhân vật chính

(đình Hạ Hiệp, Đại Phùng, Hoàng Xá), cảnh nam nữ tình tự, cảnh thiếu nữ...

lại chú ý diễn tả khuôn mặt vui vẻ, viên mãn; các cô gái được diễn tả với

khuôn ngực căng tròn, đầy sức sống (đình Phù Lão); Người nông dân thường

có đặc điểm: đầu tròn, to, cạo trọc; đàn bà thường có khuôn mặt đầy đặn,

phúc hậu, để tóc dài, xoã hoặc búi thành búi lớn trên đỉnh. Nói chung hình

ảnh con người đa phần đều mang những nét cơ bản của người bản địa, thuộc

chủng tộc Nam á, với những đặc điểm: người thấp, đậm, mặt tròn, mũi to,

sống mũi thấp, môi dày, mắt to... Cũng có một vài mảng chạm người đàn ông

có vóc dáng khá cao lớn, mũi cao, và đặc biệt dựa vào trang phuc (áo dài,

chân đi ủng, đầu đội mũ phớt rộng vành...), có thể đó là những người phương

Tây đến nước ta buôn bán trong giai đoạn này; Những bức chạm mô tả người

đàn ông trong các cảnh đấu vật, đi săn, táng mả hàm rồng... thường có thân

hình vạm vỡ, ngực nở, đôi khi các cơ bắp được phóng đại lên quá mức. Nhìn

chung, hình tượng con người trong điêu khắc kiến trúc đình làng thế kỷ XVII

thường có tỷ lệ giữa đầu và thân mang tính ước lệ, chỉ bằng 1/3.

Ngay từ khi xuất hiện nghệ thuật chạm khắc dân gian, đề tài con người

đã luôn được các nghệ nhân quan tâm và phản ánh dưới nhiều góc độ khác

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

15

nhau như cảnh vui chơi sinh hoạt, lao động sản xuất, cảnh chiến đấu để bảo

vệ xóm làng... Dẫu rằng lịch sử có nhiều khúc quanh tác động đến hoa văn,

nhưng ta vẫn nhận thấy mỗi thời kỳ hình tượng con người lại được phản ánh

bởi những nét đặc trưng riêng.

Trong bài viết Vài nét về hình tượng con người trong điêu khắc, của

Nghiêm Thị Thanh Nhã, (2011) tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường Đại học

Văn Hóa, có đề cập đến hình tượng con người nhưng chỉ mang tính chất tổng

quan của bài nghiên cứu.

Như vậy hình tượng con người trong điêu khắc nói riêng và nghệ thuật

nói chung. Luôn là đề tài mà các nghệ sĩ khai thác, phản ánh, ca ngợi vẻ đẹp

của con người và mang lại cho nền mỹ thuật Việt Nam thêm phong phú về

nội dung và hình thức.

1.2. Khái quát về nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

Trong vòng một thế kỷ trở lại đây, phạm vi sử dung các chất liệu trong

điêu khắc đã làm nên một cuộc cách mạng không chỉ về về sự đa dạng về chất

liệu, mà xa hơn là những phương cách truyền đạt thông tin của tác phẩm điêu

khắc một cách chủ động từ chính chất liệu tạo nên tác phẩm. Trong điêu khắc,

việc làm nổi bật được ưu điểm của chất liệu, sẽ góp phần mang lại giá trị

phẩm mỹ cũng như giá trị về thời gian.

Trong mỹ thuật đương đại việc sử dung ngôn ngữ tự thân của chất liệu

không ngừng trở nên phức tạp và bất ngờ hơn trong ứng dung và cân nhắc

trong sáng tác điêu khắc. Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc theo xu hướng

mới không nhất thiết phải theo những mô phạm nhất định mà với những hình

thức, chủ đề và bối cảnh mới, cộng với quan điểm nghệ thuật được mở rộng

hơn đã thôi thúc các nghệ sỹ chú ý tới ngôn ngữ tự thân của chất liệu với ý

thức cân nhắc và chủ động hơn trong sáng tạo, mở ra những thay đổi trong

cách giải quyết những nội dung, hình dáng, hay các đề tài mới. Nghệ thuật bắt

đầu từ rất xa xưa khi con người hình thành ý thức, cảm nhận về cái xấu, cái

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

16

đẹp xung quanh cuộc sống. Con người nguyên thủy đã biết sử dung những vật

dung hàng ngày, như đá, ngà voi…vv để làm trang sức, đồ dùng sinh hoạt cho

cá nhân của họ. Chính vì thế nghệ thuật đã xuất hiện từ rất xa xưa ở những thế

kỷ sơ khai của con người và cho đến ngày nay, nghệ thuật không ngừng phát

triển mà còn đi đến những thành quả khá ấn tượng. Có thể nói rằng 100 năm

trở lại đây nghệ thuật nói chung và nghệ thật tạo hình nói riêng đã phát triển

một cách nhanh chóng, với những trào lưu nghệ thuật, xu hướng, trường phái

được ra đời từ những tác phẩm điêu khắc, hội họa mang nhiều phong cách

vừa cổ điển vừa hiện đại.

Những năm đầu thế kỷ XX tình hình phát triển xã hội của những nước

phương Tây nghệ thuật tạo hình bằng chất liệu gỗ ra đời ra đời và phát triển

mạnh mẽ, những quan niệm quy chuẩn, hàn lâm trước đây ít nhiều đã bị phá

vỡ. Nghệ thuật tạo hình từ chất liệu gỗ đã tạo nên luồng sinh khí mới cho các

trào lưu hiện đại như Pop Art, Trừu tượng, Installation, Contemporary Arts,

Composition ... chất liệu sử dung làm tác phẩm dùng để tạo hình có tiếng nói

bởi chính ngôn ngữ tự thân của gỗ, những tác phẩm điêu khắc từ chất liệu gỗ

đã dần dần hình thành các trường phái, phong cách cho từng trào lưu và tác giả.

Năm 1925 trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập nay là

trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam là sự khởi đầu của mỹ thuật Việt Nam

hiện đại, nối tiếp những giá trị tạo hình truyền thống, một số nghệ sĩ đã tiếp

thu với nề điêu khắc hiện đại trên thế giới và có nhiều xu hướng mới, phong

cách khá rõ nét. Tuy nhiên cùng với việc tiếp thu nghệ thuật phương Tây

những giá trị mới, bên cạnh những tác phẩm Việt Nam chỉ là những kiến thức

cơ bản , hàm lâm. Ở giai đoạn này nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam cũng có

nhiều biến đổi so với giai đoạn trước, nhiều nghệ sĩ đã thành công có cái nhìn

nghệ thuật chuẩn mật, gần gũi cuộc sống hằng như nhà điêu khắc Đinh Rú,

Ngô Kông Chuẩn, Lê Bá Đảng, Lưu Thanh Lan, Trần Tía.. họ đã tạo ra nghệ

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

17

thuật điêu khắc gỗ ở thời kỳ nghệ thuật bắt đầu hình thành chất liệu chủ đạo

trong sáng tác điêu khắc.

Cùng trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế, mỹ thuật nói chung

và nghệ thuật điêu khắc gỗ nói riêng đã luôn đi đầu và bước những bước tiến

khá nhanh. Nghệ thuật điêu khắc gỗ đã phát triển mạnh thành nhiều xu hướng

tạo hình khác nhau như: Biểu hiện, trừu tượng, hiện thực, cuộc sống thường

nhật... và vô số các phong cách cá nhân tự do, đa dạng. Bên cạnh đó, những

thay đổi táo bạo mới mẻ về chất liệu và kỹ thuật cũng góp phần tạo nên sự

phong phú cho ngôn ngữ bề mặt và cách biểu cảm của chất liệu gỗ mang lại

trong thời kỳ hội nhập, tạo nên những bước ngoặt, những đột phá trong lịch

sử mỹ thuật Việt Nam. Nghệ thuật điêu khắc gỗ hiện đại chủ yếu tập trung

vào ngôn ngữ, sử dung khối đơn giản, phóng khoán, tự do, khái quát hình

tượng con người trong nội dung bố cuc cu thể, khác với điêu khắc gỗ hàn lâm,

thường được các nghệ sĩ thể hiện hình tượng con người cu thể, rõ ràng, thể

hiện vẻ đẹp con người, chú ý đến tỷ lệ chuẩn, trang phuc và biểu cảm sắc thái

nhân vật mang lại giá trị nghệ thuật nhân văn sâu sắc.

Có thể nói nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam 2000 - 2015 được tiếp nối

những thành tựu, trào lưu mới của thế giới qua những cuộc triển lãm toàn

quốc, triển lãm trẻ thường kỳ, triển lãm 10 năm điêu khắc… Xu hướng các

nghệ sĩ sử dung chất liệu gỗ ngày nhiều so với giai đoạn trước, đa dạng về nội

dung, phong phú hình thức đã để lại nhiều tác phẩm mới, tư duy mới về ngôn

ngữ, phối hợp màu sắc để tạo tình cảm trên bề mặt tác phẩm. Nghệ thuật điêu

khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015 nhiều bức phá, những quan điểm, thông điệp

và phong cách khẳng định tên tuổi của mình. Các tác phẩm ở giai đoạn này rất

ít thể hiện bó hẹp trong giới hạn mà họ đã tạo ra một luồn sinh khí mới, tác

giả dùng những khối dương, khối âm tạo cảm giác độ nông sâu cho tác phẩm.

Cách nhìn những tác phẩm điêu khắc gỗ không còn nhẵn mịn, trau chuốt mà

thay vào đó là sự sần sùi, thô rát của bề mặt, không gian của tượng gỗ, cảnh

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

18

quan xung quanh, khí hậu… mỗi tác phẩm điêu khắc gỗ đều có thông điệp

tương tác đến người thưởng ngoạn.

Nghệ thuật ở giai đoạn này chủ yếu khai thác hình tượng con người dưới

nhiều góc độ khác nhau, thể hiện ngôn ngữ khác nhau, như chủ đề về con

người thường nhật, tình yêu mẫu tử, chủ đề lao động, chủ đề tái hiện lại quá

khứ…Tác phẩm “Cầu mưa” (H.28, tr.74) của tác giả Minh Tuấn. “ Nhớ rừng”

(H.12, tr.65) của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. “Em đi hội làng” (H.12, tr.65)

của Nguyễn Văn Nhâm. "Đuốc sống" (H.23, tr.72) của Nguyễn Chí Đức.

“Tấm áo miền xuôi” (H.37, tr.72) của Nguyễn Hồng Dương … tác giả đã tạo

hình nhân vật thanh thoát, nhẹ nhàn, bố cuc hình tru chắc chắn, sử dung khối

kỹ hà đơn giản, khối căn tròn nhưng vẫn lột tả được đặc điểm nhân vật, đặc

điểm vùng miền.

Tiêu kết

Nội dung của chương một giải quyết những vấn đề lý thuyết mang tính

tổng quan để triển khai đề tài. Nó đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm

“hình tượng con người trong điêu khắc gỗ” cùng với các thuộc tính của nó.

Trong chương này, hình tượng con người trong điêu khắc gỗ được giới

thiệu một cách khái quát, khái niệm về điêu khắc gỗ, những đặc điểm, màu

sắc, nhịp điệu, ngôn ngữ và những xu hướng sáng tác hình tượng con người,

đặc biệt giai đoạn này chủ đề hình tượng người phu nữ được khai thác nhiều

dưới nhiều góc độ khác nhau.

Các đề tài ở đây có đặc điểm chung là tuân theo những quy tắc của mỹ

thuật Việt Nam, tuy có chịu sự ảnh hưởng của nền mỹ thuật phương Tây,

nhưng vẫn mang những yếu tố dân tộc ở trong hình tượng con người. Bên

cạnh đó cũng khái quát sự hình thành điêu khắc gỗ qua từng giai đoạn và có

cái tổng quan hình tượng con người, vai trò con người trong điêu khắc gỗ Việt

Nam giai đoạn 2000 - 2015. Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết đồng thời là

tiền đề, là cơ sở cho những nội dung nghiên cứu của chương 2.

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

19

Chương 2

SỰ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT

ĐIÊU KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

2.1. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc

gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

Trong nghệ thuật tạo hình nội dung và hình thức là một phần quan trọng

trong tác phẩm, nội dung còn là phần cốt lõi, diễn tả, phản ánh hiện thực xã

hội hiện tại, tương lai. Khi nhìn vào nghệ thuật người ta có thể thấy, hiểu rõ

về một dân tộc, một xã hội, một quốc gia, một nền văn minh ở những giai

đoạn phát triển mạnh mẽ. Qua đó nội dung trong tác phẩm, đặc biệt nội dung

phản ánh hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -

2015 có nhiều sự bức phá trong hình thành các đề tài về hình tượng con người

trong điêu khắc Việt Nam.

2.1.1. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong lao động sản xuất

Trong thời kỳ Cổ đại trên các hang động có những bức vẽ mô tả cảnh đi

săn, hái quả… là một quá trình lao động cơ bản nhất của con người, đồng thời

lao động giúp con người cũng có ý thức về việc làm của mình, những hành

động, trong đó có ý thức về cái đẹp của nó. Vì đó là thành quả sáng tạo, họ tái

hiện lại những cuộc đi săn, khai phá nương rẫy, là những đề tài ca ngợi của

nghệ thuật hoan sơ. Ở Việt Nam đề tài lao động được đề cao, vì giá trị bảo tồn

sự sống rất rõ ràng, trên trống đồng Ngọc Lũ được tái hiện bằng những hình

ảnh lao động, giã gạo, săn bắt, nhảy múa, đánh trống, chèo thuyền và ăn

mừng những thành quả mà chính con người lao động mà có được.

Khi xã hội phát triển thì trình độ văn hóa con người được nâng lên, trong

đó nghệ thuật tạo hình cũng phát triển theo, tư tưởng của con người thể hiện

sức mạnh qua nghệ thuật. Thời Vua chúa là thời tư bản con người tư sản thoạt

đầu tiến bộ sau đó trở nên tha hóa, lạc hậu. Nghệ thuật xã hội chủ nghĩa là

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

20

nghệ thuật của một thời đại, nghệ thuật do con người tạo ra, nói về chính bản

thân cuộc sống của họ. Vì vậy, mỗi đặc trưng cơ bản nào của bất cứ nền nghệ

thuật xã hội chủ nghĩa nào là sự thể hiện lao động và con người lao động theo

xu hướng đề cao, cơ ngợi con người, tái hiện lại những hình ảnh ở hiện tại,

trong quá khứ.

Trong thời bình hay trong chiến tranh, người chiến sĩ luôn đứng ở phía

trước, trong thời bình người lao động là những người xung kích, nhanh nhẹn.

Hơn nữa chỉ trong xây dựng hòa bình khi mà cơ sở hạ tầng kinh tế nước ta

hình thành phát triển thì con người thực sự ra đời trong xã hội chủ nghĩa. Vì

vậy hình tượng con người trong xã hội là thể hiện con người lao động trong

mối quan hệ xã hội với chính họ. Trong lịch sữ mỹ thuật nước ta, ở tranh,

tượng dân gian và đình làng thì hình tượng con người có khác với xã hội hiện

tại. Nhân vật chính ở đây là những người lao động, tuy nhiên trong quan niệm

thẩm mỹ dân gian, hình tượng con người lao động không phải lao động tự do,

họ bị thống trị bởi một giai cáp khác, ngược lại là sự cưỡng bức, ép buộc.

Trong bất cứ một xã hội nào đều được coi là hoạt động cao quí nhất, trở

thành niềm vui, hạnh phúc, tự do là thành quả mang lại. Hình tượng con

người trong lao động sản xuất là một hình tượng đẹp, chủ đề mà từ trước đến

nay luôn mang lại nhiều ý nghĩa, nhiều thành công trong sáng tạo nghệ thuật

của nghệ sĩ nước nhà.

Niềm vui của người nông dân, công nhân được thể hiện khá rõ qua

những tác phẩm tạo hình điêu khắc gỗ như tượng: “Công nhân vét cống”

(H.8, tr.63) của tác giả Nguyễn Hữu Thiện. “Dưới lòng thành phố” (H.9,

tr.64) của Lương Văn Nghĩa. “Mùa gặt” (H.21, tr.70) NĐK Lê Quốc Tiến. “

Mùa gặt” (H.32, tr.76) tác giả Nguyễn Hữu Thiện. Những hình ảnh mà các

nghệ sĩ tạo hình những người nông dân, công nhân thể hiện qua niềm vui

hăng say trên những hoạt động của đời sống khi họ đào cống, thu hoạch lúa

mà lao động cảm nhận được.

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

21

Tác phẩm “Dưới lòng thành phố” của Lương Văn Nghĩa, mô tả về hình

tượng các công nhân đang hăng say làm việc với các động tác nhẹ nhàng,

thoải mái trong lòng đất của thành phố với đầy các loại tiếng ồn của phương

tiện giao thông. Tình yêu lao động gắn với tình yêu thiên nhiên, môi trường

sống của con người và muôn vật. Ở đây ta sẽ thấy mặc dầu những người công

nhân đang thực hiện những công việc cực nhọc trong môi trường nồng nặc

mùi xú uế, áo quần lấm lem, bui bẩn, ướt át, nhưng với tình yêu công việc,

yêu con người và với mong muốn đem lại bầu không khí trong lành cho thành

phố, giữ cho thành phố luôn xanh, sạch, đẹp, những người công nhân môi

trường này vẫn hăng hái làm việc. trong tác phẩm này, tác giả đã tạo ra hình

tượng nhân vật rất sống động, tạo hình nhân vật mạnh khỏe đầy sức mạnh.

Hình khối điêu khắc được bố cuc theo hình tru nằm ngang tạo sự vững

vàng, những mảng miếng mạnh mẽ được bố trí đan xen nhưng khối chuyển

căng tròn chạy theo những khối âm làm cho nhân vật chìm sâu vào khoảng

tối, sự kết hợp màu sắc của thời gian lao động mệt nhọc, sự khéo léo thể hiện

trên khuôn mặt những nét cảm xúc nhân vật đầy hạnh phúc trong một không

gian chật hẹp.

Nếu Lương Văn Nghĩa mượn cảnh các công nhân để diễn tả về những

người lao động thì Nguyễn Hữu Thiện trong tác phẩm điêu khắc gỗ “Mùa

gặt” lại nhấn vào các động tác và bố cuc nhân vật, lấy nhịp điệu lao động gặt

lúa để thể hiện niềm vui khi thu hoạch thành quả lao động của mình. Trên

cáng đồng thẳng cánh cò bay trải dài một vùng đồng ruộng với một màu vàng

rực mùa lúa chín. Ở đây tác giả đã khôn khéo sử dung ngôn ngữ điêu khắc để

mô tả cánh đồng rộng mênh mông xa tít chân trời được thu nhỏ lại trong một

bố cuc hình chữ nhật nhưng ta vẫn cảm nhận được cái mênh mông của một

mùa thu hoạch. Ở đây các nhân vật được bố trí chặt chẽ bắt nhịp với nhau,

những đường cong của nhân vật hòa cùng nhịp của những bó lúa tạo nên một

đường uốn lượn lên xuống của các người phu nữ nông dân gặt lúa, chặt chẽ

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

22

tạo khung cảnh lao động tập thể. Niềm vui khi đầy ắp tiếng cười hòa chung

nhộn nhịp thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc sau một thời gian vất vả.

Một tác phẩm “Mùa gặt” khác của Lê Quốc Tiến lại (H.21, tr.65) được

thể hiện bằng những khoảng trống kết hợp những đường vòng cung dứt khoát,

chuyển động nhịp nhàng đã là cho tác phẩm thêm sống động, một lần nữa chủ

đề lao động được, thể hiện niềm vui của người nông dân trong lao động, các

nghệ sĩ thể hiện tinh tế qua nghệ thuật tạo hình điêu khắc hình tượng con

người trong lao động. Bố cuc một nhân vật hai tay vươn ra xa ôm lấy những

bó lúa, hai chân chum lại, sự thống nhất về tạo hình, sử dung khối hiện đại,

màu sắc và tạo chất trên chất liệu gỗ đã mang lại tinh thần sống động, bên

cạnh đó tính biểu cảm trên bề mặt tác phẩm đạt hiệu quả cao.

Qua những tác phẩm về chủ đề hình tượng con người trong lao động sản

xuất giai đoạn này, biểu hiện con người công nhân và con người nông dân

chưa nhiều so với các đề tài cùng giai đoạn. Tuy vậy hai hình tượng này biểu

hiện sự mạnh mẽ, hình tượng con người được các nhà điêu khắc tạo hình sống

động, đầy sức sống và niềm vui trong lao động. Bố cuc sáng tạo, tư duy trong

cách xây dựng ý tưởng, hình tượng nhân vật phù hợp với nội dung, nhiều tác

phẩm đã phản ánh hơi thở thăng trầm của đời sống xã hội hiện đại, những ước

nguyện trong tương lai và những khía cạnh, góc khuất của con người hiện đại

dưới con mắt của các nhà điêu khắc.

2.1.2. Nội dung phản ánh hình tượng con người trong cuộc sống thường

nhật

Trong tiến trình lịch sử mỹ thuật thế giới, hình tượng con người luôn là

trung tâm, được khai thác, đặc biệt trong nghệ thuật, hình tượng con người

được đưa vào thơ ca qua hình ảnh, lời hay ý đẹp về hình tượng con người.

Trong điêu khắc hình tượng con người được tạo hình trên các hang động, thời

đại Ai Cập hình tượng con người sử dung rất nhiều, có thể nói thời kỳ Phuc

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

23

Hưng hình tượng con người trong điêu khắc đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật

tạo hình và nghiên cứu hình thể con người.

Thông qua nghệ thuật, hình ảnh con người được tái hiện dưới nhiều góc

độ khác nhau, đối với nghệ thuật tạo hình Việt Nam hình tượng con người

trong bất cứ nền nghệ thuật nào cũng có con người xuất hiện, trong chùa

chiền, nhà thờ, đình làng… con người luôn là những hình ảnh đẹp, thể hiện

những đường nét, khối mảng thật sinh động.

Nghệ thuật tạo hình Việt Nam có những thành tựu vẻ vang ở các thế hệ

đi trước như nhà điêu khắc Đinh Rú, Ngô Kông Chuẩn, Lê Bá Đảng, Lưu

Thanh Lan, Trần Tía. Hình tượng con người phu thuộc vào thời gian, xã hội,

nhưng ở đó hình tượng con người vẫn toát lên niềm hạnh phúc, đất nước yên

bình. Có thể nói hình tượng con người trong điêu khắc ngày càng trở nên làm

chủ đề chính cho sáng tác, thể hiện rõ qua các cuộc triễn lãm thường niên tổ

chức tại các thành phố lớn. Các tác phẩm điêu khắc được trưng bày các cuộc

triển lãm như “Tình mẹ” của Quách Hùng (H.3, tr.69), “Thôn nữ” của Vũ

Bạch Hoa (H.4, tr.61), “Đến hẹn” của Nguyễn Man (H.6, tr.62), “Tình anh

em” của Nguyễn Quang (H.7, tr.63), “Nhớ rừng” của NĐK Nguyễn Mạnh

Hùng (H.12, tr.65) “Em đi hội làng” của Nguyễn Văn Nhâm (H.11, tr.65),

“Niềm vui của bà” của Huỳnh Đan Viên (H.33, tr.77)… cho chúng ta thấy

được rằng dường như các nhà điêu khắc đang hướng về những người con gái,

những phu nữ thời hiện đại.

Trong mỹ thuật Việt Nam cổ, vể đẹp người phu nữ đều được phản ánh

trong tranh, tượng, chẳn hạn như trong phật giáo chúng ta thấy có tượng phật

bà nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp, vẻ đẹp của cơ thể, nuột nà, tròn, đều

đặn, nhịp nhàn của cơ thể và cho đến vẻ đẹp của các nữ thần đã phần nào thấy

rõ quan niệm về cái đẹp của người phu nữ. Trong nghệ thuât tạo hình hiện

đại, hình ảnh người phu nữ chiếm một vị trí trung tâm và một phạm vi rộng

lớn hơn hẳn trong mỹ thuật truyền thống. Những niềm vui, khát khao cuộc

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

24

sống thường ngày, ca ngợi vẻ đẹp, thân thể, vẻ đẹp tâm hồn người phu nữ

Việt Nam. Vẻ đẹp của cô “Thôn nữ” (H.4, tr.61) của Vũ Bạch Hoa, vẻ đẹp

mộc mạc “Đến hẹn” (H.6, tr.62) của Nguyễn Man hay vẻ đẹp người phu nữ

người dân tộc “Tầm áo miền xuôi” (H.37, tr.79) của Nguyễn Hồng Dương, tất

cả những gì đẹp nhất của hình tượng con người, đặc biệt hình ảnh người phu

nữ trong điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015 làm chủ đề sáng tác trong xã hội

hiện đại.

Vẻ đẹp của người phu nữ không còn là vẻ đẹp lý tưởng ước lệ, tượng

trưng theo khuôn mẫu nhất định nữa, người đàn bà của Nguyễn Hồng Dương

là vẻ đẹp của người lao động, vẻ đẹp gân guốc, vẻ đẹp mặn mà của vùng cao

trong khối tạo hình mang tính biểu hiện, cảm xúc nhân vật, biểu cảm trên

khuôn mặt đã làm cho tác phẩm thêm rung động và có ý nghĩa sâu sắc về

truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”. Dáng

người phu nữ trong tác phẩm điêu khắc “Thôn nữ” của Vũ Bạch Hoa, có

khuôn mặt hiền, cơ thể uyển chuyển thướt tha, tươi mát được tạo hình với cổ

cao, thân hình tròn trịa và sự hấp dẫn của vẻ đẹp trần tuc khi tác giả đã cố tình

diễn tả để lộ một phần khuôn ngực, tay hửng hờ cầm chiếc váy nhấc nhẹ lên

như muốn khoe phần chân thon thả của cô thôn nữ quê mùa. Những quan

niệm chuẩn mực về tỷ lệ đã được tạo hình hợp lý, vẻ đẹp con người được toát

ra từ lao động nghệ thuật khi người nghệ sĩ bắt gặp hình tượng nhân vật của

mình từ thực tế cuộc sống. Chính những yếu tố đó mà nghệ thuật thể hiện lý

tưởng xã hội chủ nghĩa về hình tượng con người trong điêu khắc gỗ, phát hiện

những thế mạnh của chất liệu để biểu đạt những cái đẹp mới đang dần xuất

hiện và trở thành hình tượng của con người Việt Nam mới.

Trong tác phẩm điêu khắc gỗ nói chung và điêu khắc hình tượng con

người giai đoạn 2000 - 2015 nói riêng, nếu vẻ đẹp trong lao động và chiến

đấu, thì sự hy sinh chịu đựng của người phu nữ đã được các nghệ sĩ đề cập

sâu sắc hơn, khác nhau về mỗi hình tượng, vẻ đẹp của người vợ, vẻ đẹp của

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

25

người phu nữ được làm mẹ…. Đó chính là vẻ đẹp đặc trưng trong tạo hình

điêu khắc, vẻ đẹp nhân văn, vẻ đẹp cho mọi thời đại. Tóm lại, với sự thành

công về hình tượng con người trong điêu khắc gỗ mà các nghệ sĩ tạo hình đã

phản ánh được một số vấn đề trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa, hình tượng

người phu nữ được đề cao, ngoài yếu tố vẻ đẹp người phu nữ đóng một vai trò

quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước đem lại hòa bình độc lập.

2.1.3. Nội dung phản ánh hình tượng con người gắn với những ký ức về

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc

Lịch sử Việt Nam có thể được coi là lịch sử của các cuộc chiến tranh giữ

nước và dựng nước. Cho đến nay, hơn 40 năm chiến tranh đã đi qua, nhưng

ký ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn in đậm trong tâm trí của mỗi người

dân đất Việt.. Ý thức bảo vệ non sông gấm vóc, chống giặc ngoại xâm luôn

thường trực trong mỗi thế hệ người Việt Nam, vì vậy mà mỗi người Việt Nam

là một người dân lao động, tích cực góp sức dựng xây đất nước khi đất nước

yên bình và sẽ trở thành một chiến sĩ hăng hái xung trận khi có giặc ngoại

xâm. Chính vì thế đối với đất nước Việt Nam đề tài về hình tượng con người

trong kháng chiến là không thể tách rời, đó cũng là nhân chứng đã làm nên

lịch sử oai hùng của nhân dân ta.

Hình tượng con người trong mỗi giai đoạn được thể hiện khác nhau, tác

giả ghi nhớ lại những cuộc chiến tranh thảm khốc ở một vùng cu thể, hình

tượng được xây dựng để nói lên sự tàn khốc của chiến tranh như các tượng

đài chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng Cảm Tử, tượng Mẹ Việt Nam anh

hùng, tượng đài không quân Việt Nam, tượng đài thống nhất… các nhân vật

được các nghệ sĩ tạo hình đầy sức mạnh, tay cầm súng, người cầm lựu đạn,

người cầm vũ khí… họ đã làm cho hình tượng người chiến sĩ được đề cao,

được quan tâm nhiều nhất, trở thành hình tượng trung tâm, bao gồm những

nét đặc sắc nhất của con người mới. Từ đó hình tượng con người xuất hiện

nhiều trong các đề tài và đạt nhiều thành công nhất trong tạo hình điêu khắc.

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

26

Trong các hình tượng được xây dựng, chất liệu chủ yếu là Bê tông cốt

thép, Đá hay Đồng. Mỗi chất liệu đều có ý nghĩa của bản thân chất liệu, ưu

điểm và nhược điểm, những tác phẩm đã phản ánh chiến tranh tất cả đều toát

lên vẻ đẹp sức mạnh của từng nhân vật. Cho đến thời kỳ đổi mới đất nước

phát triển, hội nhập Quốc Tế, các trào lưu, tư duy về hình tượng con người

không phải như thời trước, hình tượng con người được các nhà điêu khắc tái

hiện lại quá khứ bằng ngôn ngữ, hình khối, màu sắc hiện đại nhưng không

mất đi tinh thần của dân tộc. Cách suy nghỉ về các đề tài phản ánh hình tượng

con người trong thời đất nước hòa bình không còn là đấu tranh bằng vũ khí

thay vào đó hình tượng con người trở thành những tác phẩm gần gũi, nhẹ

nhàng. Tác phẩm “Đuốc sống” của Nguyễn Chí Đức (H h.23, tr.72) tác giả đã

tái hiện lại nhân vật anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám, anh hùng dân tộc, đã

cảm tử đem thân mình trở thành ngọn đuốc sống phá hủy kho đạn của thực

dân Pháp, được ca ngợi và mỗi con người Việt Nam đều biết đến anh qua

sách vở và thông tin.

Ngọn đuốc sống năm xưa được nhà điêu khắc xây dựng thật đẹp, hình

tượng anh hùng Lê Văn Tám trong thời bình, khi nhắc đên anh thi ai cũng

nghỉ một ngọn lửa bốc cháy ngùn ngut, kêu la bởi sức nóng của ngọn lửa

đang thiêu cháy từng da thịt của anh, cuộc chiến tranh tàn khốc của đế quốc

khi vào xâm lược nước ta. Nhưng với cách nhìn nhận, xây dựng hình tượng

anh hùng Lê Văn Tám thật nhẹ nhàn nhưng không mất đi lòng quyết hy sinh

trong lòng nhân vật. Bố cuc một nhân vật đang chạy về phía kho xăng của

địch, tác giả sử dung ngôn ngữ tả thực kết hợp chất liệu gỗ đẻ thể hiện tinh

thần của hình tượng, mặc dầu lửa đang cháy toàn thân, nhưng trên khuôn mặt

của nhân vật xem không có chuyện gì đang xảy ra, khuôn mặt thiếu niên nhỏ

nhắn, vui tươi và trong sáng. Những khối căn tròn đã làm cho hình tượng

nhân vật thêm sức mạnh, sự lược giản khối ngọn lửa như một tà áo bay tung

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

27

bay làm cho nhân vật trở nên mạnh mẻ, thanh thoát, màu đỏ biểu hiện máu và

lửa, sức mạnh của con người, sức mạnh của ý chí, của tuổi trẻ.

Khác với Nguyễn Chí Đức, “Tổ đặc công vượt rào” (H.25, tr.73) NĐK

Lê Duy Ứng, hình tượng con người được khái quát rõ ràng, cu thể, mỗi nhân

vật biểu hiện cho sức mạnh của tập thể, sức mạnh của đồng đội, được sắp xếp

theo bố cuc hình tru theo phương thẳng đứng, vượt rào là hành động nguy

hiểm, đối mặt trước cái chết, lo sợ, nhưng hình tượng con người mà Lê Duy

Ứng tạo ra thật hiền lành được biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật, sự chia

sẽ khó khăn, đoàn kết trong chiến tranh.

Về mặt tạo hình của hai tác phẩm, hai ngôn ngữ, phong cách khác nhau,

nhưng đều có vai trò của hồi ức và trí nhớ, nội dung nhớ lại chứ không phải

trực tiếp như vẻ tranh. Khoảng cách thời gian và không gian rất quá xa, đó là

quản thời gian để nhớ lại, chắt lọc, dồn nén kỷ niệm, kinh nghiệm sống và lựa

chọn cách thể hiện hình tượng nhân vât của mình.

“Lặng thầm” của Trần Văn Đức (H.18, tr.69) “Bám biển” của NĐK Trần

Thanh Long (H.20, tr.70), đây là thể loại đề tài trong thời gian gần đây được

các nghệ sĩ sáng tác rất nhiều. Tác giả Trần Văn Đức thể hiện nội tâm dấu kín

bên trong trước sự ô nhiễm của môi trường, hình tượng con người với nét mặt

buồn đang suy nghỉ tìm ra lối thoát cho con người và cả động vật. Khác với

tạo hình và tư duy về hình tượng con người “Bám biển” của Trần Thanh Long

tác giả tạo hình bố cuc ba nhân vật, đại diện cho ba thế hệ, sức mạnh của sự

đoàn kết, ngôn ngữ tạo hình khá lạ mắt, tác giả dùng khối dẹt liên kết lại với

nhau bằng những khối cánh tay no tròn mà không gì ngăn cản trước nghị lực

bám biển của người ngư dân.

Nói đến kháng chiến, chiến tranh, một cảnh tưởng đầy đau thương diễn

ra trước mắt, cảnh người bị thương, gào thét trong nỗi đau của vết thương mà

chiến tranh tàn phá. Chiến tranh đã đi qua nhưng hình tượng con người trong

Nhà điêu khắc Đinh Rú có cái nhìn nhẹ nhàn nhưng đầy sự hờn trách của

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

28

chiến tranh. Tác phẩm “Nỗi đau sau” (H.26, tr.73) và “Hiểm họa bom mìn”

(H.31, tr.76) đã để lại cho nhân tộc Việt Nam quá nhiều mất mát. Cả hai tác

phẩm khuôn mặt đều ngữa lên trời đi tìm sự tuyệt vọng. “Nỗi đau sau” là

người mẹ và hai người con người đồng bào, chiến tranh đã cướp đi người đàn

ông, người cha tru cột trong gia đình, vợ mất chồng, con không có cha. Đó là

sự mất mát sau nổi đau của người phu nữ, cô đơn và tuyệt vọng, hai cánh tay

ôm đầu than thở cho cuộc đời, trong lúc hai đứa trẻ không hay biết vẫn nô đùa

bên mẹ.

Bom mình trên đất nước Việt Nam rất nhiều, vùng đất Tây nguyên

nhiều phù sa, nhưng lại gánh hậu quả của bom mìm để lại sau chiến tranh.

Nhân vật trong tác phẩn của ông luôn mang lại cho người xem trờ về quá khứ,

người đàn ông mất đi cánh tay, một phần mất đi khả năng lao động. Ở tác

phẩm “Hiểm họa bom mìn” người đàn ông vẫn còn hy vọng, vui tươi qua ánh

mắt và khuôn mặt, ông bước đi và tìm cho mình một niềm vui trong cuộc

sống. Hai tác phẩm được nhà điêu khắc Đinh Rú sử dung ngôn ngữ tao hình

giống nhau mang tính thời đại, nội dung hoàn toàn trái ngược, hình khối tất cả

đều căn tròn, thành công của tượng đó là màu sắc thể hiện nét đặc trưng vùng

miền và thống nhất phong cách riêng cho tác giả.

“Em tập làm bộ đội” (H.5, tr.62) của tác giả Nguyễn Lương, đây chính

là sự tiếp nối của thế hệ, trách nhiệm trong cuộc sống, trách nhiệm đối với đất

nước khi có chiến tranh. Vẻ mặt ngây thơ, khuôn mặt tròn của đứa trẻ, sự hồn

nhiên trong ánh mắt. Lối tạo hình đơn giản, các chi tiết hình thể, chân tay, áo

quần đều quy vào khối đặc, tuy tác phẩm chưa đạt tính thẩm mĩ về mặt tạo

hình, nhưng nội dung đã thể hiện rõ tinh thần dân tộc khi đất nước có chiến

tranh. Như vậy nội dung thể hiện hình tượng con người trong chiến tranh giai

đoạn 2000 – 2-15 đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều thành công trong

sáng tác mỹ thuật nói chung và điêu khắc nới riêng.

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

29

2.2. Các xu hướng nghệ thuật thê hiện hình tượng con người trong nghệ

thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Có lẽ trong gần nửa thế kỷ vừa qua, nghệ thuật điêu khắc trên toàn thế

giới đã thay đổi nhiều hơn so với bất kỳ thời gian nào khác trong 30.000 năm

lịch sử của nó. Nó thay đổi bởi chính con người đã thay đổi, nghệ thuật điêu

khắc gỗ cũng không nằm ngoài dòng chảy đó.

Vài năm trở lại đây, các xu hướng sử dung chất liệu gỗ trong tạo hình

điêu khắc Việt Nam trở nên khá phổ biến và đã có nhiều thành công nhất

định. Những tác phẩm thể hiện về hình thức, nội dung đều mang nhiều ý

nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh các chủ đề cuộc sống hằng ngày, môi

trường, chủ đề tái hiện quá khứ trong chiến tranh… Các nghệ sĩ đã biết thay

đổi trong cách nhìn cũng như tạo hình trên chất liệu gỗ, không chỉ mang lại

cho nền nghệ thuật nước nhà một trào lưu mới làm cho các nghệ sĩ luôn đi tìm

cái đẹp tiềm ẩn trong thế giới đa sắc màu. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện

nhiều xu hướng, nhiều trào lưu nghệ thuật, trong đó xu hướng thể hiện hình

tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ ngày được chú trọng hơn.

2.2.1. Xu hướng hiện thực hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo hai

nghĩa. “Theo nghĩa rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực dùng để xác định

quan hệ giữa tác phẩm đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn

thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái

niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với khái niệm “sự thật đời

sống”. Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực dùng để chỉ một

phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học” [2,

67]. Trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương, chủ nghĩa hiện thực được hiểu

theo hai nghĩa. Nghĩa rộng: “Đó là hình thức nghệ thuật từ chối miêu tả bất kì

cái gì khác với thực tại hay với cái thật, đối lập với xu hướng lí tưởng hóa

thực tại” [1,697]. Với nghĩa hẹp, nó là khái niệm chỉ một trào lưu trong văn

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

30

học. Cũng theo nghĩa này, chủ nghĩa hiện thực “muốn tái hiện toàn bộ thực tế

như nó vốn thế trong sự đa dạng và những khía cạnh thường thấy nhất của

nó” [1, 699].

Ở thời kỳ Phuc Hưng xu hướng hiện thực phát triển, các nhà điêu khắc

chép lại, ghi lại những hình tượng con người trong cuộc sống, phản ánh nhiều

mặt của xã hội loài người. Ở Việt Nam xu hướng hiện thực xuất hiện vào năm

thế kỷ XVII, XVIII. Trong văn học cũng như trong nghệ thuật tạo hình điêu

khắc xu hướng hiện thực được biểu hiện khá rõ nét, tỉ mỉ, giống hình tượng

nhân vật, gần gủi với thiên nhiên, con người thời đại, đồng thời làn tăng thêm

giá trị triết lý nhân văn sâu sắc.

Trong điêu khắc gỗ Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2015, xu hướng hiện

thực có những bước tiến đáng kể, so với trước năm 2000 người ta thấy xu

hướng này có những chuyển biến đang kể, vì đây là chủ đề lấy từ đời sống

chân thật của con người, các cảnh sinh hoạt thường ngày, những kỷ niệm thời

thơ ấu, tình yêu vv… Trong tác phẩm “Mưa rào” của Nguyễn Hồng Phong

(H.1, tr.59), tác giả đã hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ ở vùng một quê với

những cơn mưa đầu mùa. Nhân vật được diễn tả rất sống động, khuôn mặt

tròn trịa vui tươi, hai tay cầm chiếc lá chuối che trên đầu, mắt ngước nhìn để

cảm nhận được những hạt mưa.

Tư tưởng trong tác phẩm Nguyễn Hồng Phong là chân thực, tư tưởng về

cuộc sống hòa bình, tự do, tác phẩm thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính

riêng của mỗi nhân vật lại cố gắng miêu tả cái thần thái con người, khiến cho

tác phẩm của Nguyễn Hồng Phong ẩn chứa sức sống mãnh liệt. Tác giả luôn

tâm niệm cái đáng quý của cơ thể chúng ta không phải là cái đẹp ngoại hình

mà chính là ánh sáng nội tâm làm cho cơ thể con người trở nên trong suốt. Do

vậy tác giả muốn bắt lấy những động tác, những tư thế đẹp nhất của hình

tượng con người trong khoảnh khắc mà họ không chú ý tới. NĐK xử lý hình

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

31

khối một cách mạnh mẽ, chắc nịch đề cao tính mềm dẻo, thanh thoát mà bức

tượng có được.

Hình khối – mảng tượng được lược giản, có những khoảng trống tạo nên

sự mềm mại, áo quần và các chi tiết chân tay đều quy về hình khối, khuôn

mặt được diễn tả khá rõ nét, miệng tươi cười, ánh mắt trong vắt, ngời sáng

trong không gian yên bình.

Tác phẩm “Tuổi thơ” của tác giả Hà Mạnh Chiến (H.2, tr.62) lại không

giống với tuổi thơ của NĐK Nguyễn Hồng Phong, ở đây hai đứa trẻ được thể

hiện một cách chân thật, các chi tiết được nhà điêu khắc gọt dũa cận thận.

Cuộc nói chuyện của hai đứa trẻ được biểu đạt trên khuôn mặt với việc, trao

đổi, chia sẽ niềm vui, bố cuc hai nhân vật đối lập nhau, nhịp điệu của hai bàn

tay khiến cho người xem rất thích thú như đang trở về với tuổi thơ chính của

mình.

Đến với tác thẩm “Thôn nữ” của NĐK Vũ Bạch Hoa (H.4, tr.61) và

“Đến hẹn” của tác giả Nguyễn Man (H.6, tr.62), hai tác phẩm đều nói về hình

tượng người phu nữ, với nhà điêu khắc Vũ Bạch Hoa chọn hình tượng người

phu nữ với vẻ đẹp của người con gái nuột nà, các khối căng tròn, cổ cao,

khuôn mặt hình trái xoan, đầu quấn khăn, để lộ đôi vai trần bộ ngực đầy đặn,

eo thon chân dài. Những đường uốn lượn của nếp váy chính là điểm nhấn của

tác phẩm, sự phối hợp chất liệu gỗ cùng màu sắc đã tạo nên một cô thôn nữ có

thân hình thật hấp dẫn. Người con gái trong tác phẩm của Nguyễn Man lại e

ấp, kín đáo hơn, đây là một người con gái quan họ đầu chít khăn mỏ qua, tay

cầm nón quai thao che miệng, chân đi guốc mộc đang ngập ngừng đến với

buổi hẹn hò đầu tiên.

Dưới một cổng làng cổ kính thu nhỏ trong tác phẩm “Chiều về” (H.14,

tr.66) NĐK Trần Quang Vinh đã mô tả về, hình tượng người mẹ già nua, tần

tảo gánh hàng rong trong cuộc mưu sinh trường kỳ để sống qua ngày. Qua tác

phẩm này chúng ta thấy được sự được đề cao, tư tưởng phấn đấu, tư tưởng tồn

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

32

vong của kiếp con người. Trong tác phẩm, tác giả đã khéo léo chọn bố cuc tuy

mới nhưng rất gần gũi với hình ảnh mà người ta thường bắt gặp trong cuộc

sống hàng ngày.

Tác phẩm là sự tổng hòa thống nhất về ngôn ngữ, từ cổng làng cho đến

những chi tiết đòn gánh, áo quần đều có nhịp điệu, những khối chắc khỏe của

những viên gạch đến hai cái thúng tròn trịa đã tạo chiều sâu trong từng chi

tiết. Hình tượng người mẹ được NĐK Trần Quang Vinh diễn tả rất kỹ, từ

khuôn mặt, tay chân đều thể hiện tính hiện thực trong tác phẩm, được thể hiện

qua khuôn mặt, bàn chân, bàn tay, bên cạnh đó sự kết hợp màu sắc đã gây ấn

tượng mạnh cho người xem.

Có thể nói rằng trong thời gian này xã hội ngày càng phát triển, cuộc

sống tươi đẹp, người nghệ sĩ bắt gặp những hình ảnh đẹp như, “Tình anh em”

của Nguyễn Quang (H.7, tr.63), “Vui vẻ” của Huỳnh Đan Viên (H.10, tr.64),

“Nhớ rừng” của Nguyễn Mạnh Hùng (H.12, tr.65), “Em đi hội làng” của tác

giả Nguyễn Văn Nhâm (H.11, tr.65), tất cả các hình tượng con người trong

tác phẩm điêu khắc từ chất liệu gỗ đều có chung niềm vui, niềm vui trong lao

động, niềm vui của trẻ thơ, đặc biệt hơn đó là niềm vui cuat tư tưởng được

sống trong hòa bình.

2.2.2. Xu hướng bán trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

Điêu khắc bán trừu tượng là thể loại đơn giản khối, mọi quy chuẩn hàn

lâm được phá vỡ, thay vào đó bố cuc theo hướng hiện đại, cách điệu hình

tượng con người vào hình khối. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam vài năm trở lại

đây qua các lần triển lãm mỹ thuật trẻ, triển lãm điêu khắc toàn quốc, xu

hướng bán trừu tượng trong điêu khắc gỗ được các nhà điêu khắc khai thác

nhiều so vời thời gian trước, hình tượng con người được tạo hình đơn giản,

chủ yếu là sự liên kết các khối lại với nhau, đan xen giữa các khối đặc và khối

rỗng.

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

33

Mặc khác trong điêu khắc gỗ thể loại bán trừu tượng là một giải pháp

thuận lợi trong tạo hình điêu khắc, Họ không phải tìm kiếm những cây gỗ

nguyên vẹn, thay vào đó người nghệ sĩ có thể chủ động tạo hình theo ý của

mình. Tác phẩm “Bám biển” (H.20, tr.70) của Trần Thanh Long, hình tượng

con người với những thanh gỗ, miếng gỗ sau đó ghép chúng lại với nhau theo

lối sắp đặt. Tác phẩm “Âm vang” (H.19, tr.69) của NĐK Nguyễn Văn Hàm

được hình thành trong bố cuc hình tru, các nhân vật tạo hình theo hình vòng

tròn chồng lên nhau. Tác giả diễn tả cảnh đánh chiên của người dân tộc Tây

Nguyên, âm vang của núi rừng, hình tượng con người không còn là nghiên

cứu, tả thật, cá chi tiết nhường như không được nghiên cứu sâu. Xu hướng

bán trừu tượng chỉ tập trung vào nội dung, hình thức thể hiện đơn giản, các

chi tiết chân tay, khuôn mặt đều đơn giản, thay vào đó tác phẩm có được

những khối âm, khối dương mang lại cảm giác chiều sâu của nhân vật.

Hình tượng ngườ phu nữ một lần nữa được nhắc đến trong tác phẩm “Bố

cuc” (H.22, tr.71) của nhà điêu khắc Vương Học Báo, hình tượng cô gái với

thân hình dài, khối căng tròn, phần đầu được đặt nghiên trên hai cánh tay, về

phương pháp giải phẩu tạo hình, bố cuc cũng giải quyết được cấu trúc cơ thể

người, những khoản trống trên bố cuc là sự tính toán kỹ lưỡng giữa khối đặc

và khối rỗng lúc đó tác phẩm không dừng lại tính khái quát nhân vật mà mang

đến cho người xem nhiều ấn tượng trong phong cách tạo hình của tác giả.

Hay tác phẩm “Ba cô gái Đồng Lộc” của NĐK Nguyễn Minh Thùy

(H.17, tr.68), tác giả thể hiện ba nhân vật đang đứng trò chuyện với nhau, khi

nhắc đến các cô gái Đồng Lộc người ta lại liên tưởng tới những cô gái còn

non trẻ ở tuổi 16, 17, thân hình nhỏ nhắn.Nhưng với Nguyễn Minh Thùy, ông

lại lựa chọn hình tượng con người được thể hiện bằng khối vuông chắc chắn,

những khối rỗng đã mang lại không gian cho tác phẩm, hiệu quả thị giác tập

trung vào những khối âm trên cơ thể, những đường cong uốn lượng trên cơ

thể đã làm cho tác phẩm không còn thô cứng và nặng nề. Tác phẩm đã thể

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

34

hiện rõ nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện tác phẩm, tư duy tự do không

ràng buộc trong bố cuc nhất định, sử dung khối hiện đại, kết hợp những

khoảng trống, khối âm và khối dương đã tạo cho hình tượng ba cô gái thêm

sống động

Nói tóm lại xu hướng bán trừu tượng thể hiện hình tượng con người

trong điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015 đã có nhiều thành công nhất định so

với các chất liệu cùng giai đoạn, không chỉ xu hướng bán trừu tượng được tạo

hình trên gỗ mà các chất liệu khắc, như composite, chất liệu tổng hợp, đồng,

nhôm, kim loại… đều có chiều hướng thay đổi phù hợp cùng với sự phát triển

nghệ thuật tạo hình hiện đại.

2.2.3. Xu hướng biêu hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

Xu hướng hiện đại, chủ nghĩa biểu hiện hay Trường phái Biểu

hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở châu

Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có đặc điểm nhấn mạnh,

thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính - xúc cảm của chủ thể (thường là cảm

xúc con người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm của chính người họa sĩ.

Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sự kiện đặc biệt nào đó,

cũng có thể bởi sự gặp mặt - giao lưu của nhiều người hoặc sự giao lưu của

những xu hướng hội họa khác nhau (như cổ điển và hiện đại).

Chủ nghĩa biểu hiện thể hiện trong nhiều dạng nghệ thuật, từ hội

họa, điêu khắc, kiến trúc cho đến văn học, thơ ca, nhạc kịch và điện ảnh.

Trong hội họa xu hướng biểu hiện là ba bậc thầy Cezanne, Gauguin và van

Gogh, biểu hiện ở đây là biểu hiện về màu sắc trong cảm xúc của tác giả, tất

nhiên, trong điêu khắc châu Phi tác phẩm ”Mặt nạ tộc Luluwa, Cộng hòa Dân

chủ Congo” không hề giản đơn như người ta vẫn nghĩ. Thế nhưng, vào thời

điểm đó, những gì mang lại từ những bức tượng này cũng đã là một giải pháp

cho sự tìm kiếm các trào lưu mới, mà điển hình là trường phái Biểu hiện.

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

35

Năm 1925 trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập nay là

trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Một số tác phẩm điêu khắc theo xu

hướng biểu hiện dần dần xuất hiện, những tác phẩm như: “Tượng Võ Thị Sáu

và Phú Lợi căm thù” của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đã cho thấy sự biểu

hiện các nhân vật mà ông tạo ra trong giai đoạn đó, cho dù với chất liệu nào

xu hướng biểu hiện cũng là đề tài được khai thác, tạo hình rõ nét và khái quát

nhất. Sau sự thành công của các thế hệ đi trước, điêu khắc Việt Nam trong

giai đoạn 2000 – 2015, xu hướng biểu hiện về hình tượng con người trong

điêu khắc gỗ đã có phần nổi trội hơn, các chủ đề tập trung vào những đặc

điểm hình thể, khối, ngôn ngữ và nội dung tư tưởng trong tác phẩm.

Có thể nói xu hướng biểu hiện trong giai đoạn 2000 - 2015 chủ yếu khai

thác hai chủ đề chính. Chủ đề về hình tượng con người trong ký ức về chiến

tranh và chủ đề hình tượng con người trong đời sống hàng ngày. Tác phẩm

“Đuốc sống” của tác giả Nguyễn Chí Đức (H.23, tr.72) đã thể hiện nhân vật

đang chạy về một hướng, nhìn vào tác phẩm người xem nhận ra đó là anh

hùng thiếu niên “Lê Văn Tám”, với ngọn lửa đang bốc cháy quanh cơ thể.

Tác giả chọn lựa chọn chất liệu gỗ để xây dựng hình tượng anh hùng, bản

thân của gỗ là chất liệu bền vững tượng trưng cho sự trường tồn, sức mạnh

của tuổi trẻ. Qua hình khối, diễn tả sắc thái nhân vật, bước chạy nhẹ nhàn, đôi

chân như có thêm sức mạnh của ý chí, kết hợp màu đỏ là gam nóng rất phù

hợp với nhân vật.

Tác phẩm là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ, trong đó tư tưởng nghệ

thuật biểu hiện qua vẻ đẹp chuẩn mực của con người, vẻ đẹp của hình thể, vẻ

đẹp tư tưởng của tác giả. Ngôn ngữ vừa mang tính hàn lâm, hình khối căn

tròn của lứa tuổi thiếu niên sức sống mãnh liệt

Qua tác phẩm “Nỗi đau sau” của Nhà điêu khắc Đinh Rú, có rất nhiều

nỗi đau của con người, nỗi đau về cuộc chiến tranh dân tộc, nỗi đau gia

đình… nhưng “Nỗi đau sau” lại thể hiện nỗi đau của người mẹ, người vợ, hai

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

36

tây ôm đầu như tuyệt vọng trong cuộc sống, tuyệt vọng trong chờ đợi, nỗi đau

của người mẹ trong lúc hai con thơ vẫn nô đùa không hề hay biết chuyện gì

đang xảy ra. Nỗi buồn tăng thêm khi tác giả dùng ngôn ngữ biểu hiện, các

khối đều đặn, mái tóc thành một khối chạy dài xuống lưng, tất cả đều buôn

thả, hai đứa trẻ không được người mẹ quan tâm, màu tối pha một ít màu đỏ

của vùng đất Tây Nguyên khô cằn. Hình ảnh người đàn bà đang che mặt khóc

trong khi đứa bé không còn sức sống, toàn thân mềm oặt thả dài xuống người

mẹ lại gợi lên trong người xem một niềm đau xót trước nghịch cảnh của chiến

tranh, người mẹ mất con trong chiến tranh và một người mẹ đói kém trong

thời bình.

Đến với “Tổ đặc công vượt rào” của Lê Duy Ứng”, “Hiểm họa bom

mìn” của NĐK Đinh Rú thì xu hướng biểu hiện trong hai tác trên càng thể

hiện nội dung các đề tài, ý tưởng và ngôn ngữ tạo hình về các hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ mang lại giá trị nhân văn, giá trị tinh thần trong giai

đoạn này.

“Cầu mưa” của Minh Tuấn (H.28, tr.74) từ xa xưa tộc lệ cầu mưa của

người dân tộc Tây Nguyên đã gắn với lịch sử con người, một giá tri văn hóa

phi vật thể. Cầu mưa cho đất tươi tốt, cho cuộc sống ấm no… mà tác giả đã

gói gọn trong tác phẩm. Bố cuc ba nhân vật được tái hiện lễ hội cầu mưa, sự

vui mừng thể hiện trên khuôn mặt, đôi mắt của nhân vật, tiếng cồng chiên báo

hiệu tin tốt lành và cảm nhận được những hạt mưa qua hai bàn tay của già

làng. Đoàn kết mang lại niềm tin, ba con người đại diện cho ba thế hệ giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc.

Niềm vui của người Bà biểu hiện trên khuôn mặt trong tác phẩm “ Niềm

vui của bà” của Huỳnh Đan Viên (H.33, tr.77). Cái tuổi xế chiều, niềm hạnh

phúc được có con đàn, cháu đông là một niềm vui vô cùng to lớn của những

người già, một cuộc sống thực tế mà tác giả đã bắt gặp và đã tái hiện giây

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

37

phút hạnh phúc của người bà khi chơi đùa cùng con cháu qua ngôn ngữ điêu

khắc trên chất liệu gỗ.

Có con là niềm tự hào, hạnh phúc của những người là cha, làm mẹ, hy

sinh cho con những điều nhỏ nhất. Tác phẩm “Theo mẹ” của Quách Hùng

(H.31, tr.76), “Che chở” tác giả Đinh Rú (H.35, tr.78), “Ru con” của Nguyễn

Lương (H.36, tr 78) và “Đón mẹ về” NĐK Phan Hùng (H.38, tr.80). Mỗi tác

phẩm đều có một đặc điểm riêng, lấy hình tượng người phu nữ để tạo hình

ảnh đẹp, biết chịu khổ, thương con, che chở cho con mình, các nhân vật được

biểu cảm trên khuôn mặt, tay ôm con vào lòng cho con có giấc ngủ yên bình.

Nguyễn Hồng Dương lại chọn cho mình cách biểu đạt riêng, tác phẩm “Tấm

áo miền xuôi,” sự thiếu thốn về đời sống của các dân tộc vùng xa xôi hẻo

lánh, một tấm áo, niềm vui người mẹ sắp đón đứa con sắp chào đời được biểu

hiện trên khuôn mặt nhân vật.

Tóm lại xu hướng biểu hiện giai đoạn này khá phát triển, phát triển về

chất liệu, tìm tòi trong bố cuc, hình tượng con người biểu lộ được cảm xúc,

các chi tiết, màu sắc trong tượng được đầu tư có chất lượng và mang tính hàn

lâm trong tác phẩm.

2.2.4. Xu hướng trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

Trừu tượng là một phong trào nghệ thuật Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế

giới II. Đó là phong trào đặc biệt đầu tiên của Mỹ để đạt được ảnh hưởng

quốc tế và đưa thành phố New York là trung tâm của thế giới nghệ thuật Tây

phương, vai trò trước đây là lấp đầy bởi Paris. Mặc dù thuật ngữ "ấn tượng

trừu tượng" lần đầu tiên được áp dung cho nghệ thuật Mỹ vào năm 1946 bởi

các nhà phê bình nghệ thuật, Robert Coates, nó đã được sử dung đầu tiên ở

Đức vào năm 1919 trong tạp chí Der Sturm, liên quan đến biểu hiện Đức. Tại

Hoa Kỳ, Alfred Barr là người đầu tiên sử dung thuật ngữ này vào năm 1929

liên quan đến tác phẩm của Wassily Kandinsky.

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

38

Về phong cách, mặt kỹ thuật, trường phái trừu tượng một người tiền

nhiệm quan trọng là chủ nghĩa siêu thực, với sự nhấn mạnh vào tự phát, tự

động tạo ra hoặc tiềm thức. Nhỏ giọt sơn Jackson Pollock vào một khung đặt

trên sàn nhà là một kỹ thuật mà có nguồn gốc từ các tác phẩm của André

Masson, Max Ernst và David Alfaro Siqueiros. Một biểu hiện khác đầu quan

trọng của những gì đã đến được biểu hiện trừu tượng là công việc của nghệ sĩ

Mark Tobey, đặc biệt là những tác phẩm "viết trắng" bức tranh sơn dầu, trong

đó, mặc dù nói chung không lớn về quy mô, dự đoán là "tất cả trong" cái nhìn

của bức tranh nhỏ giọt Pollock.

Ở giai đoạn này họa sĩ Pablo Picasso là bước ngoặc, sự sáng tạo ra

những của bức tranh và tác phẩm điêu khắc gần thế kỷ qua chủ nghĩa Lập thể

và tác phẩm điêu khắc được xây dựng, với những ảnh hưởng khác nhau như

Navaho bức tranh cát, chủ nghĩa siêu thực, phân tích Jungian, và nghệ thuật

vẽ tranh tường Mexico, Pollock định nghĩa lại những gì nó đã được sản xuất

nghệ thuật. Trường phái trừu tượng nói chung mở rộng và phát triển các định

nghĩa và khả năng của các họa sĩ, nhà điêu khắc có sẵn để tạo ra các tác phẩm

mới của nghệ thuật. Trường phái trừu tượng biểu hiện giá trị hơn sự hoàn hảo,

sức sống hơn kết thúc, biến động trên nghỉ ngơi, không biết trong tiếng, che

khuất hơn rõ ràng, cá nhân đối với xã hội và các bên trong bên ngoài.

Trong điêu khắc giai đoạn cuối TK XVIII đầu TK XIX các xu hướng

như biểu hiện, Pop Art, Installation, Contemporary Arts, Composition, đặc

biệt xu hướn trừu tượng xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam với

những thử nghiệm mới trong sáng tác, chất liệu khác để tạo ra tác phẩm. Đặc

biệt xu hướng trừu tượng giai đoanh 2000 - 2015 lại được sử dung nhiều trong

tạo hình điêu khắc hiện đại, so với những năm về trước, do tác động của xã

hội, các nghệ sĩ, nhà điêu khắc phải thay đổi quan điểm trong tư duy bố cuc.

Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt nam giai đoạn 2000 - 2015,

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

39

cũng đã vận động, thay đổi để hòa nhập kịp với xu hướng hiện tại, hình tượng

con người không còn mang tính hàn lâm, diễn tả nội tâm, hay biểu hiện tình

cảm của tác giả vào trong tác phẩm.

Phải nói rằng, xu hướng trừu tượng trong điêu khắc hình tượng con

người gỗ có phần phức tạp trong cách diễn giải. Không chỉ chất liệu gỗ mà cò

các chất liệu khác, hình thức, kỹ thuật và khái niệm của điêu khắc đã, đang và

sẽ không ngừng biến đổi, không còn tuân theo những qui định, ràng buộc cu

thể. Nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ về hình tượng con người chỉ còn những

dạng khối, như khối vuông, khối tròn, nhường như nhà điêu khắc giai đoạn

này chú trọng vào không gian trong tác phẩm, và những gì bắt gặp, ngẫu hứng

tưởng chừng rất phi lý rồi tạo ra tác phẩm mà người xem chưa hiểu được ý

diễn đạt của tác giả.

Tác phẩm “Người phương đông” (H.42, tr.83) của nhà điêu khắc Trần

Ngọc Anh là một minh chứng trong trào lưu xu hướng trừu tượng. Khi nói

con người, bất cứ người nào cũng hình dung cấu tạo một cơ thể con người

hoàn chỉnh, nhưng với tác giả con người chỉ là hình tượng con người trong bố

cuc rỗng và đặc trong suy nghỉ của tác giả. Tác phẩm “Hạnh phúc” (H.45,

tr.84) của tác giả Hồ Thu, “Mẹ con” (H.44, tr.84) của tác giả Vũ Quang Sáng,

hai tác phẩm đều có chung một niềm hạnh phúc của người mẹ, hình tượng

con người của Hồ Thu là những đường thẳng có kích cở khác nhau trên mặt

phẳng được bố trí hợp lý. Vũ Quang Sáng gia đình được tạo hình thành những

khối vuôn mạnh mẽ, kết hợp những đường âm để diễn tả cơ thể.

Nhiều dạng hình thức thể hiện trong sáng tác, điều này do sự đổi thay

của xã hội, khi có những bước đột phá, phát minh về khoa học kỹ thuật, cũng

như việc ứng dung mạnh mẽ những thành tựu này vào trong cuộc sống.

Những biến đổi nhanh chóng đó đã tác động ngược lại đời sống khiến con

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

40

người dần thay đổi cách thức tư duy về chính bản thân cũng như các khái

niệm về chất liệu, không gian. Yếu tố không gian tinh thần đã xuất hiện mạnh

mẽ trong sáng tạo điêu khắc và nhà điêu khắc không còn ràng buộc vào không

gian vật lý. Ngoài ra, cách thức mà nhà điêu khắc đưa tác phẩm của mình đến

với công chúng cũng đã thay đổi về hình tượng con người Việt Nam giai đoạn

200 đến 2015.

“Hạnh phúc“ (H.43, tr.83) của tác giả Phạm Hào, hình tượng con người

được quy vào khối ê líp, diễn tả một cô gái sức sống tràn trề bằng những khối

căn tròn trên cơ thể. Hay tác phẩm “Xiếc“ (H.47, tr.85) của Nguyễn Văn

Hàm, “Tự tình” (H.47, tr.85) NĐK Bùi Nam, tất cả đều lược giản khối, khái

quát chung hình tượng con người qua mà sắc, hình khối đan xen vào nhau là

cho người xem suy nghỉ và thích thú với nghệ thuật trừu tượng.

“Thiếu nữ” (H.48, tr.86) của Phạm Minh Tuấn, “Bóng nắng” (H.52,

tr.88) tác giả Phan Thanh Quang, càng thấy rõ đơn giản hình tượng con người

trong những hình khối, đường nét. Sự thành công xu hướng trừu tượng chính

là sự sáng tạo tự do, không ràn buộc về tỷ lệ, tìm kiếm không gian trong

tượng bằng những khối thủng, nhưng vân gỗ không mất đi tính hàn lâm trong

tác phẩm và một phần đã tạo hiệu quả thị giác mới lạ cho người xem.

Tiêu kết

Chương hai làm rõ những nội dung phản ánh hình tượng con người trong

điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015. Chương này đi tìm hiểu các chủ đề tạo

hình mà các nghệ sĩ bắt gặp trong cuộc sống. Cu thể phân tích hình tượng con

người trong xã hội hiện đại, nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện trong tác

phẩm.

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

41

Phân tích các xu hướng sáng tác thể hiện qua ngôn ngữ tạo hình, bố cuc,

phong cách, hình thức mà điêu khắc gỗ mang lại đã góp phần vào giá trị nhân

văn, giá trị về tư tưởng.

Nói tóm lại, qua chương hai cho chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung phản

ánh tư tưởng con người trong tác phẩm cũng như tưởng của nghệ sĩ, các xu

hướng tạo hình giai đoạn này đa dạng trong điêu khắc gỗ, sự linh hoạt trong

hội nhập nghệ thuật hiện đại, tuy duy về hình tượng lạc quan qua biểu cảm

nhân vật, không gian mà chất liệu gỗ mang lại.

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

42

Chương 3

THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 TRONG THỂ HIỆN HÌNH

TƯỢNG CON NGƯỜI

3.1. Thành công nghệ thuật điêu khắc gỗ về hình tượng con người Việt

Nam giai đoạn 2000 – 2015

Cũng như các chất liệu khác, gỗ là một trong chất liệu quan trọng nhất

hiện nay, trong tượng tròn hay phù điêu đã có truyền thống lâu đời. Ở Việt

Nam rừng là tài nguyên vô tận, đất rừng chiếm khoản 40 % diện tích cả nước,

ban đầu nghệ sĩ tìm đến chất liệu phù hợp trước khi tạo hình, bản thân chất

liệu thường có trong tự nhiên, gỗ với đường vân tùy thộc vào tuổi thọ của gỗ.

Trên cơ sở đó người nghệ sĩ đuc đẻo để tạo những tác phẩm có cảm xúc chân

thật, biểu đạt suy nghỉ gửi vào tác phẩm.

Xem xét một cách tổng quan, ta thấy rằng, điêu khắc từ chất liệu gỗ có

một vai trò quan trọng trong nghệ thuật đương đại, đặc biệt trong tạo hình

nghệ thuật nói chung. Chính vì vậy điêu khắc hình tượng con người trong gỗ

gây dấu ấn với những đặc điểm riêng của mình đối với trào lưu nghệ thuật

hay nghệ thuật tạo hình khác với những thế mạnh mà chất liệu mang lại. Hình

con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 có những

thành công nhất định về mặt nghệ thuật và xã hội.

Về mặt nghệ thuật, các tác phẩm thể hiện trong giai đoạn 2000 - 2015 rất

phong phú về nội dung, chủ đề gần gũi với cuộc sống, mỗi tác phẩm đều có ý

nghĩa, hình thức, ngôn ngữ biểu hiện khác nhau, diễn tả nhân vật mang đậm

tính dân tộc, tác phẩm ‘Vui vẻ” (H.10, tr.64) tác giả Huỳnh Đan Viên, thể

hiện phong cách tả thực, tỷ lệ cân đối, cấu trúc của những đứa trẻ con có cái

đầu to, chân tay tròn trịa mủm mỉm. Hà Mạnh Chiến với tác phẩm “Tuổi thơ”

(H.2, tr.60) thể hiện hài hòa hơn, các chi tiết trên cơ thể nhân vật đúng theo

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

43

giải phẩu tạo hình, sự khác nhau giữa hai đứa trẻ về trang phuc một bên là

khối mềm mại của bé gái đối lập những nét thô cứng trên áo quần bé trai đều

này đã làm cho tác phẩm sinh động và nghe thấy được cuộc trò chuyện của

nhân vật.

Trong nghệ thuật tạo hình điêu khắc 10 năm trở lại đây, nhiều tác phẩm

điêu khắc gỗ được đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức biểu đạt. Tác

phẩm “Chuyện quê” (H.24, tr.72) của tác giả Kù Kao Khải, tái hiện lại một

câu chuyện miền quê, cuộc sống của những người dân lao động, cần cù chất

phác, với làn da đen sạm của cái nắng của biển, nét mặt khắc khổ. Dù trong

cuộc sống họ phải chịu nhiều khổ cực, trước bão gió nắng mưa, sống cùng

sóng, ăn bằng nước biển. Hình tượng con người trong tác phẩm chỉ thể hiện

câu chuyện, nhưng về cấu trúc, tỷ lệ lại không được làm tỉ mỉ, những khối

tròn, các chi tiết tay chân đều quy vào hình khối, trái lại tác phẩm đã để lại

những giá trị nhân văn và giá trị tinh thần của người lao động vùng biển.

Các tác phẩm điêu khắc hình tượng con người trên gỗ ngoài ngôn ngữ

biểu đạt, thì màu sắc đóng góp tạo hiệu ứng cho tác phẩm, nhờ có màu sắc

nên các trạng thái nhân vật càng thể hiện rõ nội dung. Tác phẩm “Mùa gặt”

(H h.32, tr.76) của Nguyễn Hữu Thiện, mùa vàng đất trên cơ thể nhân vật,

màu vàng của lúa chín pha lẫn ít màu nâu của đất bùn, nhịp điệu trong bố cuc

tạo cho người thưởng ngoạn thêm thích thú. Bên cạnh đó nhiều nghệ sĩ đã tìm

tòi, mạnh dạng bức phá, trăn trở để có được bố cuc đẹp, hình đẹp mà không

trùng lặp như tác phẩm “Bóng nắng” của Phan Thanh Quang là một điển

hình. Tác phẩm nói về hai nhân vật nam và nữ đứng dưới ánh nắng, tác giả

không thể hiện hình tượng con người theo lối hàn lâm thay vào đó là những

đường cong, uốn lượng và tối giản khối. Bố cuc, ý tưởng hình thành tác phẩm

mới lạ, tác giả đã mạnh dạng đuc thủng để tạo độ sâu cho tác phẩm.

Đến với “Khoảng trống” của tác giả Huỳnh Thanh phú, ba khuôn mặt thể

thể hiện tâm trạng khác nhau, mỗi khoảng trống là một hoài niệm, khoảng

Page 49: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

44

trống vừa tĩnh, vừa động. Nghệ thuật tạo hình độc đáo, sự thay đổi trên khuôn

mặt, chuyển động của nhân vật đã tạo ra một khoảng trống của thời gian,

khoảng trống tâm hồn của nhân vật. Qua đó, các tác phẩm hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 - 2015 đã góp phần làm phong phú

thêm về chất liệu, chủ đề, ngôn ngữ, và định hình phong cách của từng tác

giả.

Về mặt xã hội, các tác phẩm hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

giai đoạn 2000 - 2015 có tác động trực tiếp đến đời sống con người, các tác

phẩm phản ánh nhiều mặt của xã hội hiện đại, tiếng ồn ào của những công

nhân đào cống hay niềm vui khi đón mẹ về…Tác phẩm “Hiểm họa bom mìn”

(H.31, tr.69) của NĐK Đinh Rú, tác phẩm không dừng lại ở tạo hình nhân vật,

nội dung, đó chính là sự tàn phá của các đế quốc xâm lược để lại hậu quả tàn

dư của chiến tranh mà con người phải đối mặt hàng ngày với bom mìn còn sót

lại, tác phẩm đã tạo hiệu ứng cho người xem trở lại quá khứ chiến tranh.

Chủ đề hình tượng người phu nữ trong giai đoạn 2000 - 2015 được thể

hiện rất nhiều, đa dạng về chủ đề, phong phú về nội dung. Phải chăng điều đó

là do bản tính của người phu nữ là hiền lành, cam chịu cuộc sống cực khổ

nhưng lại đại diện cho cái đẹp, cái cao quí. Tác phẩm “Ru con” (H.36, tr.78)

của tác giả Nguyễn Lương hay “Đón mẹ về” (H.38, tr.80) của Phan Hùng, là

những hình ảnh thường gặp trong cuộc sống, thể hiện sự sự đùm bọc, che chở,

hy sinh tất cả cho con của mình.

Về mặt bố cuc, trong điêu khắc bố cuc là phần quan trọng nhất cho thành

công của tác phẩm, “Bám biển” (H.20, tr.70) , “Khoảng trống” (H.29, tr.75),

“Bóng nắng” (h.52, tr.80), qua những tác phẩm đã thể hiện vai trò của bố cuc

trong điêu khắc, ý tưởng chỉ góp một phần vào thành công của tác phẩm. Nếu

không tìm ra một bố cuc đẹp, hình tượng tạo ra sẽ không hiệu quả trên chất

liệu gỗ.

Page 50: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

45

Về mặt thời gian, tác phẩm điêu khắc làm từ chất liệu gỗ, không chỉ

mang lại giá trị nghệ thuật cho xã hội mà còn yếu tố về không gian và thời

gian của tác phẩm. Những tác phẩm ấy thường được các Nhà điêu khắc, khắc

họa dấu ấn một thời gian, gian đoạn cu thể của một nhân vật hoặc phản ánh

thực trạng môi trường, cuộc sống thường ngày, hay sự dằn vặt con người

trong thế giới hiện tại.

Mỗi tác phẩm là nội dung khác nhau, làm cho người xem cảm nhận giá

trị làm bằng chất liệu gỗ, một phần đóng góp vào sáng tạo nghệ thuật lên tầm

cao mới để chất liệu gỗ tưởng chừng như khô cứng, không còn những vật vô

tri vô giác. Chính bản thân của chất liệu vận động trong vòng xoáy của nghệ

thuật, tác phẩm hình tượng con người trong tạo hình điêu khắc còn mang lại

cho tác giả có cảm xúc thăng hoa với chất liệu đó. Tác phẩm làm từ chất liệu

gỗ là tượng trưng cho sự chắc chắn, khỏe mạnh, cho nên chất liệu không làm

mất đi yếu tố thẩm mĩ mặt khác cò mang lại giá trị về thời gian.

Về mặt nghệ thuật tạo hình, bản chất của gỗ có nhiều hình dáng khác

nhau, màu sắc, kích cỡ phong phú, đây chính là điểm mạnh của chất liệu. Nhà

điêu khắc tự do sáng tạo, khám phá tạo hình tác phẩm đẹp nhất thỏa mãn nhu

cầu nội tại của cá nhân người nghệ sĩ. “Tấm áo miền xuôi” (H.37, tr.79),

“Theo mẹ” (H.30, tr.76), từ đó hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

không giới hạn về kích cỡ, bó hẹp chủ đề đã tạo hiệu ứng của khoảng trống ở

nhiều góc độ khác nhau.

Trong giai đoạn 2000 – 2015 ngoài thành công của nghệ thuật tạo hình

điêu khắc hình tượng con người trên gỗ, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam cũng

đánh dấu sự kết hợp của màu trong điêu khắc. Với nhiều tác phẩm điêu khắc

sử dung màu (xanh đậm, màu đỏ, màu vàng…) “Cái chữ vùng cao” (H.41,

tr.82), NĐK Trần Đức, màu vàng đỏ của rừng núi phần nào đã mang lại kết

quả tốt cho tác phẩm. Bên cạnh thành công về màu sắc thì tác phẩm “Mùa gió

biển” (H.54, tr.89) NĐK Giang Minh Hoàng lại mang đến cho điêu khắc thể

Page 51: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

46

loại mới đó là kết hợp gỗ và nhựa (Composite), đây là tín hiệu mới cho nghệ

thuật Việt Nam về sự sáng tạo và tận dung những miếng gỗ nhỏ làm nên tác

phẩm. Vì thế nghệ thuật chính là tư duy sáng tạo, tư duy trong cách làm việc

và tư duy về chất liệu, không chỉ tìm ra hướng đi trong sáng tác mà còn mang

thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên từ rừng.

Ngoài tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật thì ưu tư lớn nhất của các nghệ sỹ

đối với các tác phẩm mỹ thuật chủ yếu là ý tưởng. Từ đó mới dẫn đến các

quan niệm, giải pháp tạo hình. Rồi từ giải pháp tạo hình mới đi đến việc

nghiên cứu để tìm ra chất liệu biểu đạt. Ngày nay, tuổi thọ của tác phẩm phải

nhường chỗ cho tư duy tạo hình mới lạ cũng như việc tạo cảm xúc bề mặt của

tác phẩm.

Xuất phát từ khát vọng giải phóng tư duy cố hữu về chất liệu như: Đất,

thạch cao, đá, poly, kim loại... thì ngày nay, chất liệu gỗ đã chiếm chổ trong

tạo hình, từ đó dung mạo nghệ thuật điêu khắc hậu hiện đại đã góp phần làm

phong phú cho kho tàng mỹ thuật.

Nói tóm lại hình tượng con người trong điêu khắc gỗ giai đoạn 2000 -

2015 góp phần quan trọng trong việc tìm ra ưu điểm chất liệu, phong cách,

ngôn ngữ điêu khắc gỗ, nội dung phản ánh hình tượng con người, các xu

hướng sáng tác làm tăng sự đa dạng của cách tạo hình. Điêu khắc từ chất liệu

gỗ cũng góp phần tạo nên hiệu quả về mặt không gian và thời gia của tác

phẩm. Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ giai đoạn này còn là sự kết

hợp giữa nghệ thuật hiện đại và hơi thở truyền thống. Thể hiện tác trên chất

liệu đã tạo nên phá cách về không gian, những ý tưởng mới trong cách thể

hiện tác phẩm của tác giả.

Page 52: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

47

3.2. Hạn chế sự thê hiện hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt

Nam giai đoạn 2000 - 2015 với giai đoạn trước đó

Bên cạnh những thành công đạt đươc về hình tượng con người trong

điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015, các tác phẩm hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Thứ nhất, gỗ bị hạn chế về kích thước, không làm được với kích thước

lớn và khó để được ngoài trời, vì gỗ là chất liệu hút ẩm, nên việc trưng bày

ngoài trời thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tác phẩm. Trong nghệ

thuật, việc giới thiệu, tổ chức cuộc triển lãm ngoài trời tác phẩm đến với công

chúng là rất cần thiết, tác phẩm có thể tác động trực tiếp vào thị giác của

người xem không chỉ mang lại giá trị về nghệ thuật mà còn giá trị về thời

gian.

Trong giai đoạn hiện nay, do biến đổi khí hậu, tác động của con người

vào môi trường cũng phần nào làm ảnh hưởng đến rừng Việt Nam, gỗ ngày

càng hiếm về số lượng và kích thước. Do đó trong sáng tác nghệ thuật cũng

một phần hạn chế như tác phẩm “Bám biển” (H.20, tr.70) NĐK Trần Thanh

Long. Tác phẩm “Mẹ con” (H.44, tr.84) của Vũ Quang Sáng và “Hạnh phúc”

(H.45, tr.84) của NĐK Nguyễn Hoài Huyền Vũ, tận dung, lắp ghép nên tính

thẩm mĩ chưa đạt như mong đợi

Thứ hai, về mặt không gian, trong tạo hình điêu khắc không gian là một

phần tất yếu tạo nên thành công cho tác phẩm. Thí du, chủ đề về ô nhiễm môi

trường hay nghệ thuật sắp đặt, cần có không gian rộng, ngoài trời để trưng

bày tác phẩm sẽ tương tác với người xem cách nhanh nhất và hiệu quả thông

điệp của người nghệ sĩ. Đó là không gian ngoài trời, còn tìm kiếm không gian

trong tượng ở giai đoạn này chưa được chú trọng, thay vào đó sử dung khối

đặc và đơn giản khối khá phổ biến.

Page 53: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

48

Về mặt thời gian của gỗ, nhược điểm của gỗ không giống các chất liệu

khắc như sắt, nhôm, đồng, xi măng… nếu bảo quản không tốt, dễ bị nứt, nơi

có độ ẩm cao thì tác phẩm sẽ bị muc và mối mọt.

Thứ ba, hiệu ứng ánh sáng tác động đến tác phẩm, bản thân ban đầu của

chất liệu gỗ là chưa tạo ra màu sắc phù hợp với nội dung, nên việc tạo màu

kết hợp không gian trong tượng sẽ mang lại nhiều chiều sâu khi áng sáng tác

động vào, từ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng điện.

Ngôn ngữ thể hiện hình tượng con người giai đoạn 2000 – 2015 cũng

còn nhiều điểm hạn chế về tạo hình. Tác phẩm “Mẹ con” (H.36, tr.78) NĐK

Vũ Quang Sáng, “Hạnh phúc” (H.49, tr.86) của NĐK Nguyễn Hoài Huyền

Vũ. Tác phẩm “Hội tây nguyên” (H.51, tr.87) của Đoàn Xuân Hồng. Qua

những tác phẩm đó, sự thể hiện về giải phẩu tạo hình, tỷ lệ không cơ bản,

sáng tác theo ngẫu hứng, chủ yếu chú trọng chơi khối, bóp hình, lắp ghép các

khối lại với nhau, gợi tả những đường nét kỷ hà. Do đó hiệu quả tác phẩm và

tính mới trong nội dung chưa đạt đến thẩm mỹ như mong đợi.

Về mặt nghệ thuật tạo hình, hình tượng con người trong điêu khắc gỗ

giai đoạn 2000 – 2015 chưa thật sự được đánh giá cao. Hình tượng con người

chỉ mang tính chất khái quát, biểu hiện tình cảm nhân vật còn thô cứng, diễn

đạt đặc điểm nhân vật thiếu tình cảm, hầu hết không có tác phẩm diễn tả nhân

vật đạt đến tính hiện thực hay cực thực, từ đó làm cho người xem không

tương tác với chất liệu.

Tiếp đến là bố cuc trong tác phẩm điêu khắc gỗ về hình tượng con người

giai đoạn 2000 - 2015 cũng chưa thực sự bứt phá, các nghệ sĩ vẫn còn quanh

quẩn với những bố cuc đơn giản tượng tự, chưa xác định được phong cách,

sáng tác theo ngẫu hứng, chưa khai thác hết thế mạnh của chất liệu gỗ.

Một sự thật khi đánh giá điêu khắc gỗ trong giai đoạn này khi nhìn vào

và phân tích tác phẩm điêu khắc gỗ tại triển lãm của các tỉnh, khu vực và toàn

Page 54: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

49

quốc. Trong thông báo điều kiện tham gia, định hướng sáng tạo, hổ trợ sáng

tác và xét duyệt tác phẩm tham dự triển lãm đã làm hạn chế sức sáng tạo của

người nghệ sỹ. Các tác phẩm mang tính đặt hàng với số lượng lớn về các đề

tài mang dấu ấn cổ động, tuyên truyền làm mai một sức sáng tạo khi tác giả

cần công bố tác phẩm. Đánh giá một giai đoạn sáng tạo cũng không nằm

ngoài những cuộc triển lãm này vì vậy để phản ánh thực sự ta cần có những

đánh giá nhiều chiều từ địa phương cho đến hội nhập, giao lưu quốc tế.

Một vấn đề liên quan đến môi trường, gỗ hiện nay là chất liệu hạn chế

khai thác nên việc lựa gỗ làm tác phẩm là điểm yếu trong sáng tác giai đoạn

hiện nay.

Điêu khắc gỗ giai đoạn này còn hạn chế về chủ đề, hình tượng con người

chưa phong phú, chủ yếu hình tượng người phu nữ chiếm ưu thế, các chủ đề

bảo vệ tổ quốc, biển đảo, phản ánh mặt trái của xã hội… không được chú

trọng đã làm cho nghệ thuật điêu khắc gỗ còn thiếu sự linh hoạt trong tư duy

sáng tạo.

Gỗ là chất liệu thật, như đá, việc tạo hình trên chất liệu thật là một nhược

điểm so với các chất liệu trung gian. Tạo hình trên đất sét là phương pháp tối

ưu nhất, đất sét dễ chỉnh sửa, hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng của tác giả,

đối với gỗ là không thể. Đặc biệt thể hiện hình tượng con người, diễn tả

những chi tiết trên cơ thể còn nhiều khuyết điểm về tạo hình.

Cuối cùng do yếu tố khách quan và chủ quan của con người là sự khai

thác vô tội vạ đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội, những cây gỗ to, quý

kích thước dài đã dần dần biến mất, gỗ công nghiệp đang dần thay thế. Vì vậy

đây cũng là một hạn chế nhất định khi thực hiện tác phẩm, trong cách lựa

chọn đề tài và hình tượng nhân vật. Vấn đề này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến

phong cách thể hiện, đề tài và lớn hơn nữa là đã phản ánh rõ xã hội hiện tại

vào lúc này.

Page 55: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

50

3.3. Đóng góp của nghệ thuật điêu khắc gỗ hình tượng con người giai

đoạn 2000 -2015 đối với nghệ thuật điêu khắc đương đại Việt Nam

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật phản ánh xã hội. Điêu khắc là một hình

thái nghệ thuật biểu hiện mang tính toàn diện và sâu rộng. Hình tượng con

người trong giai đoạn này liên quan đến công cuộc đổi mới, mở cửa trong

nghệ thuật vào nửa cuối 30 năm đổi mới đó. Hình tượng con người trong điêu

khắc gỗ bên cạnh những giá trị đạt trong các thời kỳ vẫn còn được kế thừa

trong giai đoạn này, Bên cạnh đó với yếu tố hội nhập đã tạo ra hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ một diện mạo hoàn toàn mới. Các đề tài, chủ đề

được phán ánh đa diện hơn hình tượng con người trong điêu khắc gỗ được

khai thác ở nhiều góc độ phóng khoáng hơn không còn bó buộc bời mặc định

kích thước, hình dạng mà còn được khai thác đúng theo sự thăng hoa của tác

giả bởi các kỹ thuật ghép, nối, tạo màu, tả chất… tính đương đại phản ánh rõ

nét hơn, sự kết hợp hài hòa giữa tính truền thống và tính đương đại tạo được

một giá trị riêng biệt khi hội nhập, tạo được sự thú vị khi khám phá nền điêu

khắc gỗ Việt Nam trong giai đoạn chuyển hóa giá trị truyền thống và đương

đại trong thời gian này.

Với yếu tố con người là chủ thể trong sáng tạo, yếu tố cơ bản của nền

văn hoá, giá trị con người được thông qua hình thức và nội dung ở tác phẩm

điêu khắc gỗ có một vị trí đặc biệt trong nền điêu khắc trước đây và hiện nay.

Nhận thức toàn diện và sâu sắc về vai trò, hình thức, nội dung, qui luật vận

động của sự phát triển điêu khắc, vì vậy trong giai đoạn này hình tượng con

người được sáng tạo mang tính mới, tính hội nhập nhưng cũng đề cao vai trò

cá nhân vì nghệ thuật phải xuất phát từ chính tác giả và cũng từ cái riêng đó

đã tạo được một diện mạo mới cho tổng thể điêu khắc gỗ của Việt Nam trong

thời gian 2000 - 2015.

Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật điêu khắc hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 đã thay đổi cả về

Page 56: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

51

diện mạo, nội dung và phương thức thể hiện. Chính là bởi điều kiện xã hội,

kinh tế và con người thay đổi trong những hoàn cảnh lịch sử mới. Bối cảnh

khởi đầu cho sự thay đổi về mặt tư tưởng, phong cách tác giả, ngôn ngữ thể

hiện định hình xu hướng sáng tác tại thời điển nhất định.

Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam đã định hình, một

lối đi riêng, mang đặc trưng của vùng miền, dân tộc, phản ánh những chủ đề

mới, bắt kịp trào lưu cùng thời đại, một số tác phẩm có lối tạo hình chân thật,

gần gũi dễ hiểu đối với đại bộ phận người dân để phản ánh chủ đề tư tưởng.

Tác phẩm điêu khắc thời kỳ này là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hàn lâm và chủ

nghĩa tự nhiên, chú trọng nhiều đến sắc thái biểu cảm cho khối, vận dung khối

hiện đại để thể hiện ý tưởng một số nhà điêu khắc đã có những tác phẩm tạo

nên sự khác biệt trong mặt bằng chung của nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ

này.

Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn

2000 - 2015 góp phần quan trọng trong việc tăng tính thẩm mĩ về sự đa dạng

của các chất liệu khi phối với nhau: Cũng như vậy, trên bề mặt chất liệu, cảm

giác trơn nhẵn, sần sùi hay thô nhám gây nên được những ấn tượng riêng biệt,

như bề mặt trơn mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Bề mặt thô nhám thì

cho cảm xúc về chất, sự mạnh mẽ trong cách biểu hiện. Minh chứng cho điều

này, ta thấy tác phẩm ”Tây bắc” của NĐK Vũ Văn Hợp (H.13, tr.62) đã thể

hiện bề mặt nhân vật sần sùi đã đạt được hiệu quả về tạo chất, nội dung tư

tưởng xuất phát con người vùng Tây Bắc, vẻ đẹp mộc mạc của chất liệu và

ngôn ngữ thể hiện chân thực đã mang lại hiệu quả cảm xúc thị giác cho người

xem.

Trái ngược với bề mặt thô cứng của tác phẩm “Tây Bắc”, tác phẩm

“Người thổi kèn” (H.15, tr.63) tác giả Nguyễn Văn Linh, hình tượng con

người được thể hiện khối căng tròn, bề mặt trơn để phù hợp với ý dồn nén khi

lấy hơi thổi kèn. Cả hai tác phẩm đều thành công trong tạo hình, tư duy về kỹ

Page 57: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

52

thuật tạo chất đã mang lại biểu cảm chất liệu khi thể hiện hình tượng con

người ở từng thời gian và không gian cu thể.

Bên cạnh những đóng góp về mặt nghệ thuật tạo hình việc phản ánh hình

tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam, đã đem lại cho điêu khắc

đương đại những ý tưởng mới, những bố cuc phá cách, đồng thời góp phần

làm phong phú đa dạng chất liệu, hình thức, ngôn ngữ biểu đạt mà chất liệu

mang lại.

Suy nghĩ về hướng đi của điêu khắc gỗ trong thời gian tới vẫn không

nằm trong quy luật của sự vận động, hình tượng con người vẫn là trung tâm

của chủ thể sáng tạo. một hướng đi hoàn toàn dựa trên những yêu cầu và đề

tài có sẵn, tác giả chỉ việc thay đổi hình dạng và kết hợp đúng bố cuc của đề

tài và cho ra một tác phẩm mới mà chẳng có gì mới.

Xu hướng thứ hai, do ảnh hưởng xu thế hội nhập, tác giả choáng ngợp

trước những cái mới của thế giới do tiếp cận cái cũ ở trong nước quá nhiều

cho nên nhữn tác giả này chỉ cho ra những tác phẩm mang tính mô phỏng và

ảnh hưởng đậm đặc các trào lưu sáng tạo ở nước ngoài.

Dự báo một xu hướng nữa, tác giả được đào tạo cơ bản, có kiến thức

vững vàng, cơ sở tạo hình chắc chắn, lĩnh hội được nền điêu khắc truyền

thống Việt Nam, có bản lĩnh trong sáng tạo. Như vậy chắc chắn tác phẩm sẽ

đưa ra thể hiện được cái tôi và tạo dấu ấn nền tảng tốt trong sáng tạo và từ đó

sẽ tìm kiếm được cái mới cho điêu khắc việt nam và nhân loại trên cơ sở chọn

lọc những gì tốt đẹp thuộc về tư tưởng, chuẩn mực cuộc sống, được kế thừa

qua nhiều thế hệ để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị tác động tích cực

vào xã hội. Những giá trị là ý tưởng tạo nên chất liệu sáng tạo không phải là

định luật, tiên đề hay thước đo mà nó luôn biến động, để bổ sung tích lũy tạo

nên những giá trị mới phù hợp từng giai đoạn phát triển mỹ thuật của nước

nhà ngay trong khi hội nhập vào giai đoạn đương đại của dòng chảy mỹ thuật

nhân loại.

Page 58: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

53

Nhưng nói đến cùng, ba xu hướng trên vẫn tồn tại do nhiều yếu tố chính

trị, tôn giáo và nghệ thuật vì vậy đến với nghệ thuật đích thực chúng ta là

những nghệ sỹ sáng tạo cần biết chắc chắn rằng cái gì tồn tại với thời gian, cái

gì tồn tại trong một giai đoạn và con người trong tác phẩm chính là nội dung

cần phản ánh một cách hiệu quả nhất thông qua hình thức biểu cảm và chất

liệu mang lại. cu thể là chất liệu gỗ trong luận văn này cũng đã nói lên một

phần của sự sáng tạo trong giai đoạn 2000 - 2015 này.

Tiêu kết

Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn

2000 – 2015 đã góp phần tăng thêm nhiều giá trị về mặt nhận thức, tư tưởng,

tư duy biểu hiện hình tượng con người phóng khoán thời đại trong đất nước

hòa bình.

Về mặt nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 –

2015 đã đạt nhiều hiệu qủa nghệ thuật cao. Đó là sự đa dạng về mặt hình thức

đã mang đến cho người tham quan những cảm nhận khác nhau. Bên cạnh đó,

hình tượng con người giai đoạn này là sự thống nhất về tạo hình khai thác thế

mạnh của chất liệu gỗ. Nghệ thuật điêu khắc đã góp phần đem đến cho nền

mỹ thuật một vẻ đẹp cân đối, hài hòa. Và điều đặc biệt, nó còn là sự tổng hòa

của yếu tố chất liệu trong không gian nghệ thuật đương đại.

Nếu xét về mặt văn hóa, ta thấy các đề tài và những hình tượng con

người trong điêu khắc gỗ đều mang tính biểu tượng cao. Đã phản ánh những

xu hướng sáng tác, kịp thời nắm bắt được nhịp sống ở giai đoạn cu thể. Tuy

nhiên nhiều đề tài chưa thật sự sâu sắc đúng với cuộc sống xã hội. Đặc biệt,

vào thế kỷ XX trước sự giao lưu nghệ thuật phương Tây phát triển mạnh mẽ,

hình tượng con người trong điêu khắc cũng ít nhiều ảnh hưởng về phong cách

tạo hình cũng như tư tưởng sáng tác.

Page 59: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

54

Chương ba đã cho chúng ta thấy những thành công và hạn chế hình

tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -

2015.

Thành công và hạn chế của hình tượng con người mang tính biểu tượng

cao, phản ánh tư tưởng sáng tác, phản ánh ước vọng của người Việt trong việc

hướng đến một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Những chủ đề trong

đời sống, lao động, tình mẫu tử…và hình thành phong cách hiện thực, mang

lại giá trị nghệ thuật hình tượng con người trong điêu khắc gỗ tác động đến

người xem. Thể hiện chủ đề nội dung, hình thức, bố cuc, xử lý khối, màu sắc,

ngôn ngữ tính biểu cảm và cảm xúc chất liệu gỗ. Qua đó cho ta thấy được giá

trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn và những đóng góp của nghệ

thuật điêu khắc gỗ vào việc làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân ta

hiện nay.

Page 60: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

55

KẾT LUẬN

Hình tượng con người trong điêu khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 2000 -

2015 đạt được những giá trị về mặt thời gian nằm trong quy luật phản ánh cái

chung nhất trong xã hội và được điển hình hóa bởi tài năng người sáng tạo.

Sáng tạo là một quá trình tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm tạo ra tác phẩm đạt

được hiệu quả hay không, đó là muc tiêu hướng đến của nghiên cứu đề tài

này.

Tác phẩm điêu khắc từ chất liệu gỗ dựa nền tảng đào tạo, các kiến thức

cơ bản và nâng cao về mỹ thuật tạo hình nói chung, trong điêu khắc nói riêng

cùng các kỹ năng lựa chọn chất liệu cho tác phẩm và cách sử dung thuần thuc

các kỹ thuật về chất liệu, định hướng phát triển ý tưởng và tư duy từ ban đầu

cho đến khi hoàn thiện tác phẩm, những yêu cầu kỹ thuật, hiểu biết từng chất

liệu cu thể khi thể hiện tác phẩm để khai thác tối đa thế mạnh của chất liệu.

Chủ đề hình tượng con người trong điêu khắc Việt Nam mang nhiều tính

mới trong sáng tạo, chất liệu thể hiện nội dung và khai thác có hiệu quả về

mặt hình thức, mang giá trị thẩm mĩ của chất liệu thể hiện tác phẩm. Nguồn

cảm hứng sáng tạo tác phẩm được hình thành từ cảm xúc cuộc sống và cảm

xúc của chất liệu. Nội dung trong tác phẩm là cơ sở cho hoạt động đánh giá,

giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo, loại bỏ những cái xấu. Người

nghệ sỹ đã tác động trước những cái đẹp cũng như cái xấu, biến cái có thể

thành có thể qua lăng kính cuộc sống bằng tài năng của người nghệ sĩ mà chất

liệu gỗ tưởng chừng khô cứng đã và đang mang đến cho nền nghệ thuật tạo

hình Việt Nam và thế giới những giá trị tinh thần cho cuộc sống.

Đề tài nghiên cứu cũng đã chứng minh được mối liên hệ giữa con người

với chất liệu, người nghệ sĩ tác động của chất liệu để phản ánh cuộc sống môi

trường, ký ức lich sử trong đề tài nghiên cứu. Sử dung chất liệu gỗ làm tác

phẩm điêu khắc mang lại nhiều kết quả tốt, phản ánh giai đoạn, xu hướng

sáng tác.

Page 61: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

56

Thành công hình tượng con người trong tạo hình điêu khắc gỗ chính là

phản ánh các chủ đề bắt gặp trong cuộc sống và truyền tải nội dung qua ngôn

ngữ điêu khắc, ngôn ngữ hiện thực, ngôn ngữ biểu hiện... mang đến cho người

xem nhiều cảm xúc khác nhau của hình tượng con người được tạo hình trên

chất liệu gỗ, đó chính là nghệ thuật phuc vu chính trị và phản ánh đời sống xã

hội. Sự mạnh dạng trong tư duy hiện đại, mở rộng các chủ đề là nguồn động

lực cho sự phát triển và kế thừa những tinh hoa nghệ thuật điêu khắc hình

tượng con người Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 mang nhiều màu sắc sáng

tạo trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam thời đại công nghiệp hóa.

Như vậy, lịch sử của nghệ thuật điêu khắc giai đoạn 2000 – 2015, hình

tượng con người xuất hiện một cách thường xuyên và chủ đạo trong các tác

phẩm không phải là sự ngẩu nhiên mà đó vừa là ý muốn chủ quan của những

người nghệ sĩ vừa là yêu cầu của xã hội trong tất cả mọi thời đại. Bởi thế

nghệ thuật vị nhân sinh, con người làm nghệ thuật và dùng nghệ thuật để phuc

vu cho con người, mà không phải là cái gì khác đó chính con người là đối

tượng nghiên cứu hàng đầu của nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật

điêu khắc hình tượng con người trong điêu khắc gỗ nói riêng. Những giá trị

nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn của hình tượng con người được nói lên

trong từng tác phẩm cu thể bởi người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm là để gửi gắm

vào đó tư tưởng, tình cảm, tâm hồn và thế giới xung quanh của mình.

Page 62: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phan Thế Bính (1995) Điêu khắc tượng tron thời Nguyên, Đề tài

nghiên cứu khoa học, Đại Học Nghệ Thuật Huế.

2. Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình Mỹ thuật học,

Nxb. Đại học Sư Phạm.

3. Nguyễn Ngọc Dũng (5/2013), Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc, Tạp

chí mỹ thuật-Nhiếp ảnh

4. Đại học Mỹ thuật Việt Nam – Viện Mỹ thuật (2008), Nghệ thuật Việt

nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí nghiên cứu, Nxb.Mỹ thuật.

5. Hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.

Văn hóa – Thông tin.

6. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, NXB

TPHCM, TP HCM.

7. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật

phổ thông, Nxb.Giáo duc

8. Nghiêm Thị Thanh Nhã, (2011) Vài nét về hình tượng con người trong

điêu khắc, tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường Đại Học Văn Hóa.

9. Nhóm tác giả, Triển lãm mỹ thuật khu vưc VI lần thứ 15 (2010), Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

10. Nguyễn Quân – Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 (2010) NXB Tri thức.

11. Nguyễn Quân, Nguyễn Trân (1995), Những kiến thức cơ bản về nghệ

thuật tạo hình, Đại học Mỹ Thuật Hà Nội.

12. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học – Xã hội.

13. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt,

NXB Mỹ Thuật, Hà Nội.

14. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật.

Page 63: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

58

15. Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2013), Đình làng vùng châu thổ

bắc bộ - NXB thế giới.

16. Mai Thu Vân, Màu trong nghệ thuật điêu khắc, Luận văn thạc sĩ mỹ

thuật chuyên ngành điêu khắc 2000 – 2003

17. Vưng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ IV (1993 – 2003), Bộ

văn hóa – Thông tin hội mỹ thuật Việt Nam.

18. Vưng tập triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ V ( 2003 –

2013 ), Bộ văn hóa – Thể thao và du lịch – Cuc mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển

lãm Hội mỹ thuật Việt Nam.

19. Vưng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2001 - 2005, Bộ văn hóa –

Thông tin, Hội mỹ thuật Việt Nam.

20. Vưng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2006 - 2010, Bộ văn hóa –

Thông tin, Hội mỹ thuật Việt Nam.

21.Viện ngôn ngữ học (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Trung tâm từ điển

học.

Tài liệu internet

22. http://tailieu.vn.

23.http://soi.today/?p=22642

24.http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/di-san-

van-hoa/hinh-tuong-con-nguoi-trong-dieu-khac-kien-truc-dinh-lang-viet-the-

ky-xvii.html.

25.http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/nghe-docxem/item/21760002-

xu-huong-hien-dai-cua-dieu-khac-viet-nam.html

Page 64: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN THỌ

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC

GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình ( Điêu khắc )

Mã số: 60210102

Khóa 18 ( 2015 – 2017 )

PHỤ LỤC ẢNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS. TS. Bùi Văn Tiến

Hà Nội, năm 2017

Page 65: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Xu hướng hiện thực hình tượng con người trong điêu khắc

gỗ .......................................................................................................... 59

PHỤ LỤC 2: Xu hướng bán trừu tượng hình tượng con người trong điêu

khắc gỗ .................................................................................................. 68

PHỤ LỤC 3: Xu hướng biểu hiện hình tượng con người trong điêu khắc

gỗ .......................................................................................................... 72

PHỤ LỤC 4: Xu hướng trừu tượng hình tượng con người trong điêu khắc

gỗ .......................................................................................................... 83

Page 66: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

59

PHỤ LỤC 1

Xu hướng hiện thực

Hình 1. Nguyễn Hồng Phong Mưa rào (2013)

Chất liệu gỗ, kích thước: 70cm x 22cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003 – 2013),

Hà Nội

Page 67: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

60

Hình 2. Hà Mạnh Chiến Tuổi thơ ( 2013)

Chất liệu gỗ, kích thước: 130cm x 120cm, nguồn ảnh:

Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội

Page 68: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

61

Hình 3. Quách Hùng Tình Mẹ (2002) Hình 4. Vũ Bạch Hoa Thôn Nữ (2000)

Chất liệu gỗ, kích thước 150cm Chất liệu gỗ, kích thước150cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 – 2003), Hà Nội

Page 69: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

62

Hình 5. Nguyễn Lương Hình 6. Nguyễn Man

Em tập làm bộ đội (2003) Đến hẹn (2003)

Chất liệu gỗ, kích thước 90cm Chất liệu gỗ, kích thước130cm x 40cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Page 70: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

63

Hình 7. Nguyễn Quang Hình 8.Nguyễn Hữu Thiện

Tình anh em (2000) Công nhân vét cống (2010)

Chất liệu gỗ, kích thước 70cm Chất liệu gỗ, kích thước70cm x 60cm x 60cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Page 71: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

64

Hình 9. Lương Văn Nghĩa Dưới long thành phố (2005)

Chất liệu gỗ, kích thước 41cm x 70cm

Hình 10. Huỳnh Đang Viên Vui vẻ (2005)

Chất liệu gỗ, kích thước 120cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ V ( 2003 – 2013), Hà Nội

Page 72: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

65

Hình 11. Nguyễn Văn Nhâm

Em đi hội làng (2002)

Chất liệu gỗ, kích thước90cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu

khắc toàn quốc

lần thứ IV ( 1993 - 2003 ), Hà Nội

Hình 12. Nguyễn Mạnh Hùng

Nhớ rừng (2005)

Chất liệu gỗ, kích thước 90cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu

khắc toàn quốc

lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội

Page 73: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

66

Hình 13. Vũ Văn Hợp Tây Bắc (2010)

Chất liệu gỗ, kích thước 80cm x 130cm

Hình 14. Trần Quang Vinh Chiều về (2010)

Chất liệu gỗ, kích thước 80cm x 80cm x 163cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc (2006 – 2010), Hà Nội

Page 74: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

67

Hình 15: Nguyễn Văn Linh Hình 16: Quách Mạnh Hùng

Người thổi kèn (2001) Nơi chợ tình (2004)

Chất liệu gỗ, kích thước 90cm chất liệu gỗ, kích thước120cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc

(2001 – 2005), Hà Nội

Page 75: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

68

PHỤ LỤC 2

Xu hướng bán trừu tượng

Hình 17. Nguyễn Minh Thùy Ba cô gái đồng lộc (2003)

Chất liệu gỗ, kích thước 150cm x 100cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội

Page 76: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

69

Hình 18. Trần Văn Đức Hình 19. Nguyễn Văn Hàm

Lặng thầm (2006) Âm vang (2001)

Chất liệu gỗ, kích thước 68cm chất liệu gỗ, kích thước 170 cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm

điêu khắc toàn quốc lần thứ V điêu khắc toàn quốc lần thứ IV

(2003 - 2013), Hà Nội (1993 - 2003), Hà Nội

Page 77: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

70

Hình 20. Trần Thanh Long Bám biển (2012)

Chất liệu gỗ, kích thước 83cm x 120cm x 40cm

Hình 21. Lê Quốc Tiến Mùa gặt (2012)

Chất liệu gỗ, kích thước 40cm x 95cm x 30cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội

Page 78: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

71

Hình 22. Vương Học Báo Bố cục (2003), chất liệu gỗ, kích thước 90cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Page 79: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

72

PHỤ LỤC 3

Xu hướng biêu hiện

Hình 23. Nguyễn Chí Đức Đuốc sống (2002), chất liệu gỗ, kích thước 100cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Hình 24. Kù Kao Khải Chuyện quê (2013)

Chất liệu gỗ, kích thước 120cm x 240cm x 160cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ V (2003 – 2013), Hà Nội

Page 80: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

73

Hình 25. Lê Duy Ứng Hình 26. Đinh Rú

Tổ đặc công vượt rào (2000) Nỗi đau sau ( 2000)

Chất liệu gỗ, kích thước 200cm Chất liệu gỗ, kích thước145cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Page 81: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

74

Hình 27. Vũ Văn Đạo Kéo co (2003)

Chất liệu gỗ, kích thước155cm x 100cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Hình 28. Minh Tuấn Cầu mưa (2002), chất liệu gỗ, Kích thước120cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ IV

(1993 - 2003), Hà Nội

Page 82: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

75

Hình 29. Huỳnh Thanh Phú Khoảng trống (2009), chất liệu gỗ

Kích thước195cm x55cm x 60cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V

(2003 - 2013), Hà Nội

Page 83: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

76

Hình 30. Quách Hùng Hình 31. Đinh Rú

Theo mẹ ( 2004 ), chất liệu gỗ Hiểm họa bom mìn ( 2003), chất liệu gỗ

Kích thước 145cm kích thước 136cm x 63cm x 36cm

Hình 32. Nguyễn Hữu Thiện Mùa gặt (2008)

Chất liệu gỗ, kích thước 50cm x 140cm x 45cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc ( 2006 – 2010), Hà Nội

lần thứ V (2003 - 2013), Hà Nội

Page 84: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

77

Hình 33. Huỳnh Đang Viên Niềm vui của bà (2000)

Chất liệu gỗ, kích thước 55cm x 120cm x 40cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc

lần thứ IV (1993 - 2003), Hà Nội

Hình: 34. Nguyễn Quang Huy Hai thế hệ ( 2007 )

Chất liệu gỗ, kích thước 40cm x 130cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật

toàn quốc (2006 - 2010), Hà Nội

Page 85: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

78

Hình 35. Đinh Rú Che chở (2002) Hình 36. Nguyễn Lương Ru con (2005)

Chất liệu gỗ, kích thước150cm Chất liệu gỗ, kích thước 30cm x 35cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu

khắc toàn quốc lần thứ IV toàn quốc lần thứ V

(1993 - 2003), Hà Nội (2003 - 2013), Hà Nội

Page 86: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

79

Hình 37. Nguyễn Hồng Dương Tấm áo miền xuôi (2005)

Chất liệu gỗ, kích thước 115cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc

(2001 - 2006), Hà Nội

Page 87: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

80

Hình 38. Phan Hùng Đón mẹ về (2005)

Chất liệu gỗ, kích thước 46cm x 88cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ V

(2003 – 2013), Hà Nội

Page 88: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

81

Hình 39. Lê Phạm Hiền Ơn Đảng Ơn Bác Hồ ( 2010 )

Chất liệu gỗ, kích thước 130cm

Hình 40: Đinh Rú Trăm năm trồng người ( 2009 )

Chất liệu gỗ, kích thước 85cm x 80cm x 22cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật

toàn quốc (2006 - 2010), Hà Nội

Page 89: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

82

Hình 41: Trần Đức Cái chữ vùng cao ( 2009)

Chất liệu gỗ, kích thước 155cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm mỹ thuật

toàn quốc (2006 - 2010), Hà Nội

Page 90: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

83

PHỤ LỤC 4

Xu hướng trừu tượng

Hình 42. Trần Ngọc Anh Hình 43. Phạm Hào

Người phương đông (2000) Hạnh Phúc (2003)

Chất liệu gỗ, kích thước 160cm Chất liệu gỗ, kích thước 90cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội

Page 91: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

84

Hình 44. Vũ Quang Sáng Mẹ con (2013)

Chất liệu gỗ, kích thước 50cm x 40cm x 20cm

Hình 45. Hồ Thu Hạnh Phúc (2007)

Chất liệu gỗ, kích thước 130 cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội

Page 92: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

85

Hình 46. Nguyễn Văn Hàm Xiếc (2002) Hình 47. Bùi Nam Tư tình (2001)

Chất liệu gỗ, kích thước 85cm Chất liệu gỗ, kích thước 200cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội

Page 93: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

86

Hình 48. Phạm Minh Tuấn Hình 49. Nguyễn Hoài Huyền Vũ

Thiếu nữ (2003) Hạnh phúc (2002)

Chất liệu gỗ, kích thước 110cm Chất liệu gỗ, kích thước 110cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội

Page 94: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

87

HÌnh 50.Nguyễn Hoài Huyền Vũ Hình 51. Đoàn Xuân Hồng

Mùa xuân ( 2002) Hội tây nguyên (2000)

Chất liệu gỗ, kích thước 130cm x 140cm Chất liệu gỗ, kích thước 180cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (1993 – 2003), Hà Nội

Page 95: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

88

Hình 52. Phan Thanh Quang Hình Hình 53: Nguyễn Thái Quảng

Bóng nắng ( 2011) Trương chi (2006)

Chất liệu gỗ, kích thước 150cm Chất liệu gỗ, kích thước 160cm x 50cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (2003 - 2013), Hà Nội

Page 96: LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT · 2020. 5. 21. · Tình hình nghiên cứu đề tài: ... - Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Lương Tiểu Bạch

89

Hình 54: Giang Minh Hoàng Mùa gió biển ( 2013 )

Chất liệu gỗ nhựa, kích thước 125cm x110cm x 50cm

Nguồn ảnh: Vựng tập triển lãm điêu khắc

toàn quốc (2003 - 2013), Hà Nội