LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng...

37
LUÂN HI (REINCARNATION) Tác giả Annie Besant Bản Dịch Tâm Nhƣ - 2007 NHÀ XUẤT BẢN THÔNG THIÊN HỌC - Adyar, Chennai 600 020, India Ấn bản lần nhất 1892 Ấn bản lần hai 1897 Ấn bản lần ba, có hiệu đính 1898 Ấn bản lần tƣ, có hiệu đính 1905 đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục MỤC LỤC 1- Dẫn nhập 2 - Ý nghĩa của Luân Hồi 3 - Luân Hồi là gì 4- Luân Hồi không phải là gì 5 - Phƣơng pháp Luân Hồi 6 - Mục tiêu của Luân Hồi 7 - Nguyên nhân của Luân Hồi 8 - Bằng chứng về Luân Hồi 9 - Những lý lẽ phản đối Luân Hồi

Transcript of LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng...

Page 1: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

LUÂN HỒI

(REINCARNATION)

Tác giả Annie Besant

Bản Dịch Tâm Nhƣ - 2007

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG THIÊN HỌC - Adyar, Chennai 600 020, India

Ấn bản lần nhất 1892

Ấn bản lần hai 1897

Ấn bản lần ba, có hiệu đính 1898

Ấn bản lần tƣ, có hiệu đính 1905

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

MỤC LỤC

1- Dẫn nhập

2 - Ý nghĩa của Luân Hồi

3 - Luân Hồi là gì

4- Luân Hồi không phải là gì

5 - Phƣơng pháp Luân Hồi

6 - Mục tiêu của Luân Hồi

7 - Nguyên nhân của Luân Hồi

8 - Bằng chứng về Luân Hồi

9 - Những lý lẽ phản đối Luân Hồi

Page 2: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

10 - Lời cuối cùng

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

DẪN NHẬP

Nếu một chân lý mới khó lòng đƣợc thiên hạ lắng nghe trong cuộc khẩu chiến đánh dấu nền

văn minh hiện đại của ta thì sự thật ấy còn khó đƣợc lắng nghe hơn nữa nếu nó chỉ trở nên

mới lạ do sức mạnh của tuổi tác. Nếu ta có thể líếc nhìn qua lịch sử trí thức của loài ngƣời mở

ra trƣớc mắt ta trong cả trăm ngàn năm thì có một khoảng trống khiến cho một ý tƣởng nào đó

phổ biến trên khắp thế giới chiếm đƣợc ƣu thế mà chỉ mất có vài trăm năm phổ biến trong một

số nhỏ các quốc gia và chỉ gây ảnh hƣởng chút ít đối với chúng ta. Nhƣng khi cái khoảng

trống ấy – chỉ là một vết rạn nứt riêng phần trong quá khứ dài dằng dặc – bao gồm sự phát

triển tri thức của Âu Tây, và đƣợc ngƣời Âu Tây khảo sát thì nó lại có một tầm quan trọng

quá khổ so với thời khoảng tƣơng đối của nó cũng nhƣ trọng lƣợng tƣơng đối của nó khi lập

luận. Cho dù Âu châu có thể đóng góp nhiều điều có giá trị cho kho tàng trí tuệ của loài ngƣời

thì những ngƣời Âu Tây của chúng ta cũng thƣờng đánh giá nó quá cao và quên mất rằng cái

thời gian rất ngắn ngủi nhằm thành tựu đƣợc trí thức ở Âu Tây không thể đƣợc coi một cách

hợp lý là vƣợt xa toàn bộ thành quả trí tuệ của các giống dân phi Âu Tây đã thu thập đƣợc trải

qua cả ngàn thế kỷ. Cái quá khứ mới gần đây của chúng ta cứ lù lù trƣớc mắt nhƣ thể một tấm

kính ảnh giơ lên trƣớc mắt ta khiến ta không thấy đƣợc mặt trời, nó che giấu quá khứ của thế

giới trƣớc tầm nhìn trí tuệ của ta; đây là một nguy cơ mà ta nên cảnh giác. Ngƣời khôn ngoan

sẵn sàng lắng nghe những ngƣời có thói quen suy tƣ xa lạ nhất với chính mình vì hiểu rằng

nhờ thế biết đâu họ lại chẳng thoáng nhìn đƣợc một khía cạnh chân lý mới mẻ nào đó, thay vì

một lần nữa chỉ thấy đƣợc sự phản ánh của cái khía cạnh đã quen thuộc rồi. Những thói quen

chủng tộc, những truyền thống và môi trƣờng xung quanh con ngƣời giống nhƣ những cặp

kính màu mà họ nhìn mặt trời Chân lý thông qua đó; mỗi mắt kính khiến cho chùm tia sáng

mặt trời có một màu sắc riêng và tia sáng trắng truyền qua thành màu đỏ, màu xanh lơ, màu

vàng tùy ý. Vì ta không thể nào vứt bỏ đi cặp mắt kính ấy để có đƣợc ánh quang huy thuần

túy không nhuốm màu cho nên khôn ngoan ra thì ta tổ hợp các tia sáng màu lại để có đƣợc

ánh sáng trắng.

Thế mà Luân Hồi là một sự thật đã ảnh hƣởng tới tâm trí của vô số triệu ngƣời trong nhân loại

chúng ta, nó đã uốn nắn tƣ tƣởng của đại đa số mọi ngƣời trong vô vàn thế kỷ. Nó đã bị gạt bỏ

ra khỏi tâm trí của ngƣời Âu Tây trong Thời đại Đen tối, và nhƣ vậy nó không còn ảnh hƣởng

tới sự phát triển trí tuệ và đạo đức của ta nữa – nhân tiện xin nói, nó đã gây tổn thƣơng rất

nhiều cho sự phát triển ấy. Đó là vì trong vài trăm năm vừa qua thỉnh thoảng nó cũng lóe lên

qua tâm trí của một số bậc vĩ nhân Âu Tây coi nhƣ là một lời giải thích khả hữu về một số vấn

đề gây rối trí nhất trong cuộc đời. Và trong những năm gần đây vì việc phát triển nó rõ ràng là

một phần cốt yếu của Giáo lý Bí truyền, cho nên nó đã đƣợc thƣờng xuyên thảo luận và

thƣờng xuyên đƣợc truyền bá trong đám học viên biết suy tƣ về những điều bí nhiệm của cuộc

sống và sự tiến hóa.

Dĩ nhiên thì chẳng có gì phải nghi ngờ việc các tôn giáo lớn trong lịch sử Đông phƣơng đều

bao gồm giáo lý về Luân Hồi là một giáo điều căn bản. Ở Ấn Độ cũng nhƣ ở Ai Cập, Luân

Hồi là nền tảng của luân lý. Trong đám ngƣời Do Thái, những tín đồ giả nhân giả nghĩa

Pharisees cũng thƣờng chấp nhận nó và niềm tin bình dân xuất hiện trong nhiều câu của kinh

Page 3: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Tân Ƣớc khi Thánh John Tiền hô đƣợc coi là sự tái sinh luân hồi của Elijah hoặc khi các đệ tử

thắc mắc ngƣời sinh ra đã mù phải chịu tội của tổ phụ mình hay chịu tội trƣớc kia của chính

mình. Kinh Zohar cũng lại nói tới các linh hồn phải chịu sự chuyển kiếp. “Mọi linh hồn đều

phải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng

Liêng. Xin hãy đƣợc phƣớc nhƣ thế! Họ không biết cách thức, họ bị phán xét trong mọi lúc,

trƣớc khi họ đến với thế giới này và sau khi họ đã rời bỏ nó”. Kether Malkuth rõ rệt là cũng

có ý giống nhƣ vậy theo cách Josephus truyền đạt khi dạy rằng: “Nếu linh hồn thanh khiết thì

nó sẽ đƣợc ân sủng và vui vẻ trong những ngày cuối cùng; nhƣng nếu nó bị chối bỏ thì nó sẽ

đi lang thang một thời gian trong đau khổ và tuyệt vọng”. Cũng vậy, ta thấy giáo lý đó cũng

đƣợc các Đức Cha Giáo hội lỗi lạc giảng dạy và Ruffinus có phát biểu rằng thời sơ khai nói

chung đều tin vào Luân Hồi. Ta không cần nói rằng môn đồ phái triết học Ngộ đạo và phái

Tân Platon đều coi nó là một phần bất khả phân ly trong giáo lý của mình. Nếu ta liếc nhìn

sang Tây bán cầu thì ta thấy Luân Hồi đã bén rễ vững chắc, là niềm tin thâm căn cố đế trong

nhiều bộ lạc Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Ngƣời dân Mayas với sự liên hệ rất thú vị về ngôn ngữ và

biểu tƣợng hệ với cổ Ai Cập, vẫn bảo tồn đƣợc giáo lý đó theo truyền thống mà những cuộc

khảo cứu của vợ chồng Tiến sĩ Le Plongeon đã chứng tỏ. Ngoài ra ta còn phải kể thêm vài bộ

lạc khác là di tích của những quốc gia đã một thời oanh liệt; dù đã bị tiêu vong thì họ vẫn còn

bảo tồn niềm tin của tổ tiên đã từng một thời gắn bó với những dân tộc hùng mạnh nhất của

Cựu thế giới.

Ta khó lòng mà trông mong rằng giáo huấn có mức cổ xƣa nhƣ thế với một tổ phụ có mức tri

thức hoành tráng nhƣ thế mà lại bị lãng quên trong tâm trí loài ngƣời; do đó ta thấy rằng sự lu

mờ mà nó phải chịu cách đây vài thế kỷ có tính chất riêng phần và chỉ ảnh hƣởng tới một bộ

phận nhỏ của loài ngƣời. Sự vô minh đang tràn ngập Âu Tây đã quét đi niềm tin vào Luân Hồi

cũng nhƣ đã quét đi mọi triết lý, mọi siêu hình học, mọi khoa học. Âu châu thời Trung cổ

không hiến một mảnh đất để cho đơm bông kết trái bất cứ một quan niệm triết lý có tầm mức

rộng lớn nào về bản chất và số phận của con ngƣời. Nhƣng ở phƣơng Đông vốn đƣợc thừa

hƣởng một nền văn minh tinh tế đầy diễm phúc khi Âu châu còn đắm chìm trong sự dã man,

phƣơng Đông đã từng có các triết gia và thi nhân trong khi phƣơng Tây còn đang thất học thì

ở phƣơng Đông giáo lý vĩ đại đó vẫn chi phối không bị phản bác cho dù trong khoa siêu hình

học tinh vi của ngƣời Bà la môn hay trong khoa đạo đức cao thƣợng vốn qui y theo Đức Phật

và Chánh Pháp.

Nhƣng trong khi một sự kiện của Thiên nhiên có thể nhất thời bị lờ đi ở một bộ phận nào đó

trên thế giới thì nó vẫn không thể bị tiêu diệt, và khi bị đắm chìm trong nhất thời thì nó sẽ lại

tự khẳng định trƣớc mắt loài ngƣời. Điều này đã đƣợc chứng tỏ trở lại trong lịch sử về giáo lý

Luân Hồi ở Âu Tây khi nó thỉnh thoảng lại tái xuất hiện, đƣợc truy nguyên từ khi giáo hội

Thiên Chúa thành lập cho tới tận thời nay khi ngƣời ta đã chấp nhận nó tăng trƣởng.

Khi Ki Tô giáo lần đầu tiên đƣợc truyền bá ở Âu châu thì tƣ tƣởng nội môn của các vị lãnh

đạo đã thấm đƣợm sự thật này. Giáo hội đã hoài công nhổ tận gốc nó và trong nhiều giáo phái

khác nhau nó vẫn nẩy mầm vƣợt cả thời Erigena và Benaventura là những ngƣời ủng hộ nó

thời Trung cổ. Mọi linh hồn vĩ đại có trực giác nhƣ Paracelsus, Boehme và Swedenborg đều

tin theo nó. Những nhà khai sáng ngƣời Ý, Giordano Bruno và Campanella đều chấp nhận nó.

Những triết gia xuất sắc nhất ngƣời Đức đều đƣợc nó làm cho phong phú. Schopenhauer,

Lessing, Hegel, Leibnitz, Herder và Fichte trẻ tuổi đều tha thiết ủng hộ nó. Hệ thống nhân loại

học của Kant và Schelling cung ứng những điểm tiếp xúc với nó. Helmont trẻ tuổi trong tác

phẩm Về Cuộc Cách Mạng Trong Loài Động Vật có dẫn chứng tới hai trăm vấn đề mà các lập

luận đều có thể đƣợc nêu ra để bênh vực cho việc linh hồn trở về những cơ thể con ngƣời theo

các ý tƣởng của Do Thái giáo. Trong số các tƣ tƣởng gia ngƣời Anh thì các môn đồ phái

Platon ở Cambridge bênh vực nó với nhiều học thức và sự sắc sảo, rõ rệt nhất là Henry More;

Page 4: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

còn đối với Cudworth và Hume thì nó đƣợc xếp vào hàng ngũ thuyết bất tử hợp lý nhất. Tác

phẩm Ánh Sáng Phƣơng Đông của Glanvil dành một bộ khảo luận kỳ diệu cho nó. Nó làm mê

mẫn tâm trí của Fourier và Leroux. Tác phẩm Có nhiều Đƣờng lối của Linh hồn của Andre

Pezzani triển khai hệ thống ý tƣởng chuộc tội của Công giáo La Mã.

Ngƣời nào có đọc Schopenhauer ắt quen thuộc với khía cạnh Luân Hồi trong triết lý của ông.

Vì ngƣời Đức vĩ đại ấy đã thấm nhuần tƣ tƣởng Đông phƣơng do nghiên cứu Áo Nghĩa Thƣ

cho nên ắt phải rất là kỳ lạ nếu hòn đá tảng ấy của triết học Ấn Độ lại không có chỗ đứng

trong hệ thống của ông. Schopenhauer đâu phải là triết gia duy nhất trong những ngƣời Đức

trí thức và thần bí chấp nhận Luân Hồi là một yếu tố cần thiết cho Thiên nhiên. Ý kiến của

Fichte, Herder, Lessing chắc chắn là đều có trọng lƣợng nào đó trong thế giới tƣ tƣởng, và

những ngƣời này thấy Luân Hồi là một giải pháp cho những vấn đề mà bằng không thì chẳng

giải quyết đƣợc. Quả thật thế giới trí thức không phải là một Nhà nƣớc độc tài và không ai có

thể áp đặt ý kiến của mình lên đồng môn bằng thẩm quyền cá nhân; song le ở đó ngƣời ta chỉ

cân nhắc ý kiến hơn là tính toán, và những ngƣời trí thức có học hơn và nhiều quyền lực hơn

thuộc thế giới phƣơng Tây mặc dù chỉ là một thiểu số vẫn có thể yêu cầu ngƣời ta phải kính

cẩn lắng nghe mình cố ý đề xƣớng ra điều đó đối với tất cả những ngƣời nào mà tâm trí không

bị truyền thống hiện đại ràng buộc đến mức không thể thẩm định đƣợc giá trị của những lập

luận nêu ra để ủng hộ một sự thật không phải là thời thƣợng.

Thật thú vị khi ta lƣu ý thấy rằng chỉ nội ý tƣởng Luân Hồi thôi cũng không còn bị phƣơng

Tây – ít ra là trong đám ngƣời có giáo dục – coi là phi lý nữa. Nó đang dần dần có đƣợc vị thế

của một giả thuyết khả hữu, đƣợc xem xét theo công trạng của nó dựa vào việc nó có thể giải

thích những hiện tƣợng gây rối trí và xét theo biểu kiến là không quan hệ gì. Vì bản thân tôi

coi nó là một sự kiện đã đƣợc chứng minh cho nên đúng hơn thì tôi muốn trình bày nó ở

những trang sách dƣới dạng một giả thuyết có thể đúng, soi sáng hơn bất kỳ thuyết nào khác

cho những vấn đề tối tăm thuộc cấu tạo của con ngƣời, tính tình của y, sự tiến hóa và số phận

của y. Một Chơn sƣ có dạy rằng Luân Hồi và Nhân Quả là hai giáo lý mà phƣơng Tây cần

nhất; do đó bất cứ ngƣời nào tin vào Chơn sƣ đều không thể không đề xuất một phác họa cho

bạn đọc bình thƣờng biết đƣợc giáo huấn trung tâm này của Triết lý Bí truyền.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

Ý NGHĨA CỦA LUÂN HỒI

Ta hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ Luân Hồi nghĩa là gì. Xét theo từ nguyên của từ ngữ này thì

ta có thể bao gồm việc bất kỳ sự gia nhập lập đi lập lại nào vào một lớp vỏ thể chất bằng

xƣơng bằng thịt. Nó chắc chắn là có hàm ý một điều gì đó tƣơng đối thƣờng trụ nhập vào ở

trong những điều gì đó tƣơng đối vô thƣờng và nối tiếp nhau. Nhƣng từ ngữ này chẳng cho ta

biết gì về bản chất của cái điều gì đó tƣơng đối thƣờng trụ và những điều gì đó tƣơng đối vô

thƣờng ngoại trừ việc những nơi cƣ trú vô thƣờng ấy làm bằng “xác thịt”. Một từ ngữ khác

thƣờng đƣợc dùng đồng nghĩa với Luân Hồi đó là từ ngữ Chuyển Kiếp, gợi ra một khía cạnh

khác của tác vụ này; ở đây nơi cƣ trú bị lờ đi và ngƣời ta nhấn mạnh tới sự di chuyển của Linh

hồn tức là điều tƣơng đối thƣờng trụ. Khi kết hợp hai ý này lại với nhau để mô tả trọn cả ý

tƣởng ấy ta ắt có Linh hồn nhập vào “những thể xác” liên tiếp bằng xƣơng bằng thịt, và mặc

dù từ ngữ “linh hồn” cũng dễ bị phản đối kịch liệt vì nó mơ hồ theo ý nghĩa thần học thì nhất

Page 5: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

thời nó cũng tƣợng trƣng cho tâm trí hầu hết mọi ngƣời một dạng tồn tại vốn trƣờng tồn so

với cái khung thể chất mà nó gắn bó trong buổi sinh thời.

Theo nghĩa tổng quát này vốn không dính dáng gì tới bất kỳ giáo huấn công truyền hoặc bí

truyền đặc biệt nào thì Luân Hồi và Chuyển Kiếp là những từ ngữ để biểu thị một thuyết về sự

tồn tại theo đó một dạng vật chất hữu hình là nơi cƣ trú của một nguyên thể tinh vi hơn

nguyên thể này sống lâu hơn cái khuôn thể chất của nó và khi cái khuôn đó chết đi thì nó lại

chuyển sang (ngay tức khắc hoặc sau một thời gian) cƣ trú trong một cái khung khác. Có lẽ

chƣa bao giờ giáo lý này dƣới dạng cao siêu nhất lại đƣợc trình bày rõ ràng hoặc hay ho hơn

qua lời khích lệ trứ danh của đấng Krishna đối với Arjuna trong Chí Tôn Ca:

“Những cơ thể này của Đấng hiện thể (Ngài vốn vĩnh hằng, bất diệt và vô biên) đều đƣợc biết

là hữu hạn . . . Kẻ nào coi là ngƣời giết chóc và kẻ nào nghĩ rằng mình bị giết thì cả hai kẻ ấy

đều vô minh. Đấng ấy đâu có giết mà cũng chẳng bị giết. Đấng ấy vốn bất sinh cho nên bất tử;

đấng ấy cũng đâu có từng hiện hữu cho nên đâu có bị ngƣng hiện hữu; vốn không do ai sinh

ra, trƣờng tồn, vĩnh hằng và hẳng hữu cho nên đấng đó không bị giết khi cơ thể bị tiêu diệt. Ai

biết ngài là bất diệt, bất sinh, bất giảm, hỡi Partha làm sao mà con ngƣời có thể giết đƣợc hoặc

khiến cho mình bị giết đƣợc? Cũng giống nhƣ một ngƣời cởi những bộ áo đã rách mòn ra để

khoác lấy những bộ áo mới, cũng thế chủ nhân ông trong cơ thể vứt bỏ những cơ thể đã bị

mòn mỏi để nhập vào những cơ thể khác mới tinh. Vũ khí không thể băm vằm ngài ra đƣợc,

lửa không thể thiêu đốt ngài, nƣớc không làm cho ngài ƣớt, gió không làm cho ngài khô. Ngài

vốn không phân chia đƣợc, không thiêu đốt đƣợc và quả thật cũng không bị ƣớt hoặc bị khô;

ngài đƣợc gọi là trƣờng tồn, thấm nhuần tất cả, ổn định, bất biến, hằng hữu, vô hiện, bất khả

tƣ nghị, bất di bất dịch; do đó khi biết rằng ngài nhƣ vậy thì con đừng lấy gì làm buồn”.

Vậy là theo Triết lý Đông phƣơng thì thuyết Luân Hồi khẳng định rằng có tồn tại một Nguyên

thể sống động và biệt lập ngã tính ngự trong thể xác con ngƣời làm cho nó linh hoạt và khi cơ

thể ấy chết đi thì nó chuyển sang một cơ thể khác sau một thời gian dài hoặc ngắn. Nhƣ vậy

các kiếp sống liên tiếp trong cơ thể đƣợc nối liền với nhau giống nhƣ những viên ngọc trai

đƣợc xỏ vào một sợi chỉ, sợi chỉ này là Nguyên thể sống động còn các viên ngọc trai trên đó

là những kiếp ngƣời riêng rẻ.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

LUÂN HỒI LÀ GÌ

Sau khi đã lĩnh hội đƣợc ý tƣởng Luân Hồi là việc có một điều gì đó sống động ngự trong một

chuỗi liên tiếp các cơ thể con ngƣời thì chúng ta tự nhiên ắt thắc mắc: Cái điều sống động này

là gì, cái Nguyên thể trƣờng tồn luân hồi ấy là thế nào nhỉ? Vì việc ta hiểu đƣợc trọn cả giáo

huấn ắt tùy thuộc vào việc hiểu rốt ráo đƣợc lời giải đáp cho thắc mắc này, cho nên ta cũng

thấy là phí phạm thời gian khi bàn dông dài một chút về những tình huống dẫn tới và loanh

quanh so với kiếp nhập thế đầu tiên của cái Nguyên thể sống động này nhập vào hình thể con

ngƣời. Muốn hiểu đƣợc rốt ráo sự nhập thể này thì ta phải truy nguyên các bƣớc tiến hóa của

con ngƣời.

Những ngƣời nào đã đọc quyển Cẩm nang đầu tiên ắt nhớ rằng trong đó mô tả Chơn thần tức

Atma-Buddhi là “dây cót của mọi cuộc tiến hóa, là nguyên động lực thúc đẩy ở tận gốc rễ mọi

Page 6: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

vật”. Những ngƣời nào còn chƣa quen với tên gọi chuyên môn này ắt lĩnh hội đƣợc ý tƣởng

mà nhà Thông Thiên Học truyền đạt qua tên gọi đó nếu họ nghĩ tới Sự Sống Đại Đồng Vũ Trụ,

là Cội Rễ của vạn hữu dần dần triển khai mọi biểu lộ của riêng mình ra thành đủ thứ hình

dạng tạo nên thế giới của chúng ta. Ở đây ta không thể truy nguyên trở lại câu chuyện về trái

đất của ta trong những giai đoạn trƣớc kia của cơ tiến hóa vô lƣợng kiếp: tôi hi vọng rằng điều

này sẽ đƣợc thực hiện ở một trong những Cẩm nang thuộc loạt sách này. Nhƣng chúng ta ở

đây phải bằng lòng với việc xét tới sợi chỉ đó ngay từ lúc bắt đầu giai đoạn hiện nay khi mầm

mống ắt trở thành con ngƣời đã xuất hiện rồi do kết quả của sự tiến hóa trƣớc kia trên bầu

hành tinh này. Trong những quyển sách thuộc bộ Giáo Lý Bí Truyền, H.P.Blavatsky có trình

bày tỉ mỉ về cơ tiến hóa, và tôi khuyên học viên rốt ráo và tha thiết hãy tham khảo tác phẩm

ấy. Chỉ cần nói rằng hình dáng thể chất của điều ắt trở thành con ngƣời đã đƣợc triển khai

chậm chậm và rất từ từ, hai Giống Dân Chính đã trải qua trọn cả sự phát triển của mình và

Giống Dân Chính thứ Ba đã đi đƣợc nửa lộ trình trƣớc khi loài ngƣời đạt tới mức hoàn chỉnh

xét về bản chất thể chất tức thú tính. Gọi bản chất này là bản chất thú tính rất đúng vì nó bao

hàm những gì mà con ngƣời có chung với con thú – một xác phàm, một thể phách, sinh lực,

các đam mê, khao khát và ham muốn – bản chất này đƣợc các lực thuộc trái đất và các lực

khác của vũ trụ kiến tạo nên qua hàng triệu năm. Nó đƣợc Sự Sống Vũ Trụ ấp ủ, bao bọc,

thấm nhuần; đây là “Lực ẩn đằng sau Cơ Tiến Hóa”, là sự sống mà con ngƣời vào bất cứ thời

đại nào cũng đƣợc gọi là Thiêng Liêng.

Một Bình luận Huyền bí mà Giáo Lý Bí Truyền trích dẫn khi nói đến giai đoạn tiến hóa này

có đề cập tới “những song trùng thể tinh vi” (astral doubles) đƣợc tiến hóa ra thành thể xác

của con ngƣời. Vậy là mô tả đƣợc tình hình vào lúc đó khi ta đạt tới mức ấy:

Hình tƣớng (rupa) đã trở thành hiện thể của các Chơn thần (nguyên khí thứ 6 và thứ 7) vì đã

hoàn tất chu kỳ chuyển tiếp trong ba cuộc tuần hoàn trƣớc. Thế rồi các song trùng thể tinh vi

trở thành những con ngƣời thuộc Giống Dân thứ Nhất của cuộc tuần hoàn này. Nhƣng chúng

chƣa hoàn chỉnh và vẫn còn chƣa có giác quan.

Ở đây ta có thể nói rằng có hai cực của sự biểu lộ Sự Sống đang tiến hóa: phần Thú tính với

mọi tiềm năng trên cõi thấp nhƣng tất nhiên là không có trí, vô lƣơng tâm, la cà không có mục

đích trên trái đất, hƣớng về phía trƣớc một cách vô ý thức do có lực thúc đẩy bên trong bao

giờ cũng xô đẩy nó về phía trƣớc; lực này là phần Thiêng liêng, bản thân nó quá cao về bản

chất thuần túy tinh anh nên không thể đạt đƣợc ý thức trên các cõi thấp, và do đó không thể

bắc cầu qua vực thẳm ngăn cách nó với bộ óc thú tính mà nó làm linh hoạt nhƣng không thể

soi sáng đƣợc. Cơ thể ấy phải trở thành con ngƣời, là một tạo vật có tiềm năng mầu nhiệm, là

một nhạc cụ với những dây đàn sẵn sàng đƣợc gẩy lên trổi thành nhạc, đâu là cái quyền năng

biến những tiềm năng ấy thành hiện thực, đâu là cái ngón đàn thiên tài sẽ khơi dậy đƣợc bản

nhạc du dƣơng và gửi nó đi rộn ràng trong không gian?

Khi đã đến lúc thì đáp án ắt xuất phát từ cõi trí tuệ. Trong khi cơ tiến hóa lƣỡng bội nêu trên

(chơn thần và thể chất) đang tiếp tục trên bầu hành tinh ta thì có một đƣờng lối tiến hóa thứ ba

cũng tiếp diễn nơi một bầu cao hơn mà nó phải đạt tới mục tiêu nơi con ngƣời. Đƣờng lối này

là tiến hóa về tri thức và những chủ thể tiến hóa ấy là lớp thấp thỏi thuộc các Con của Trí tuệ,

các thực thể thông tuệ hữu ngã thức mà tên gọi của họ đã hàm ý nhƣ thế. Các Con của Trí tuệ

này đƣợc gọi bằng nhiều tên khác nhau: các Tinh quân Ánh sáng, Dhyan Chohans, Kumaras,

Rồng Minh triết, Tổ phụ Thái dƣơng v.v. . . Đây là những tên gọi ẩn dụ và đầy thi vị mà học

viên sẽ làm quen và cảm thấy hấp dẫn trong quá trình đọc tới nó, nhƣng chúng cũng gây ra

nhiều rắc rối và lẫn lộn cho kẻ sơ cơ vốn không hiểu nổi liệu mình đang giao tiếp với một lớp

thực thể duy nhất hay cả tá thực thể. Thật ra thì tên gọi này bao gồm nhiều cấp. Nhƣng điều

duy nhất mà kẻ sơ cơ cần lĩnh hội đó là vào một giai đoạn tiến hóa nào đó, có một vài thực thể

Page 7: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

thông tuệ hữu ngã thức đã nhập vào, nhập thể nơi con ngƣời; họ đã trải qua một quá khứ lâu

dài tiến hóa về trí thức và thấy con ngƣời thể chất là một công cụ thích hợp sẵn sàng để cho

họ tiến hóa thêm nữa.

Sự giáng lâm của các Con của Trí tuệ này đƣợc trình bày một cách thi vị trong những câu

kinh của quyển Thiền Thƣ.

“Các Con của Minh triết, các Con của Đêm tối sẵn sàng luân hồi đã giáng lâm . . . Giống dân

thứ Ba đã sẵn sàng rồi. Các Hỏa Đức Tinh quân phán: Chúng ta sẽ ngự nơi Giống dân này . . .

Giống dân thứ Ba trở thành Hiện thể của các Tinh quân Minh triết”.

Các Tinh quân Minh triết này nhập thế với vai trò các bậc đạo sƣ và trở thành Tổ phụ của các

Chơn ngã con ngƣời luân hồi, còn các Tổ phụ Thái dƣơng thuộc cấp thấp hơn bản thân họ trở

thành Chơn ngã luân hồi của các giống dân lãnh đạo. Đó chính là cái Trí hoặc đúng hơn là

những cái Trí nơi con ngƣời, là Manas tức Nguyên khí thứ Năm mà đôi khi ta mô tả là Hồn

Ngƣời tức Hồn có Lý tính. Tôi thích gọi Chơn ngã luân hồi là Chủ thể Suy tƣ hơn là cái Trí

nơi con ngƣời, vì từ ngữ Chủ thể Suy tƣ gợi ra một thực thể cá biệt, còn từ ngữ cái Trí gợi ra

một sự tổng quát mơ hồ.

Thật là thú vị và đầy ý nghĩa khi ta thấy từ ngữ con ngƣời xuyên suốt nhiều ngôn ngữ đều có

từ nguyên là Manas hoặc Man tức là suy nghĩ. Trong quyển từ điển Từ nguyên Từ điển, bên

dƣới mục từ “Con ngƣời”, Skeat có trình bày từ ngữ đó bằng tiếng Anh, tiếng Thụy điển,

tiếng Đan mạch, tiếng Đức, tiếng Iceland, tiếng Gothic, tiếng La tinh (mas có nghĩa là nhiều

ngƣời) đều phái sinh từ gốc tiếng Bắc phạn là Man và do đó định nghĩa con ngƣời là một “con

thú biết suy tƣ”. Nhƣ vậy bất cứ khi nào ta nói tới Con ngƣời thì ta đang nói tới Chủ thể Suy

tƣ và lại ngƣợc dòng quá khứ trở về cái thời kỳ mà các Chủ thể Suy tƣ này “giáng lâm”, nghĩa

là nhập thế trong một thể xác đƣợc kiến tạo để tiếp nhận họ khi con thú không có giác quan

trở thành một thực thể biết suy tƣ nhờ có Manas nhập vào nó và ngự trong nó. Thế là Chơn

nhơn đã khoác lấy “lớp áo bằng da thịt” của mình sau khi sa đọa vào vật chất hồng trần để cho

mình có thể ăn đƣợc trái Cây Tri thức Thiện Ác và nhờ đó trở thành một vị “Thƣợng Đế”.

Chơn nhơn là cầu nối giữa phần Thiêng liêng và phần Thú tính mà chúng ta coi nhƣ có bản

thể liên thông với nhau, thế nhƣng vẫn chia lìa nhau vì thiếu sự hiệp thông mật thiết. Một tay

của Chơn nhơn vƣơn lên trên hƣớng về Chơn thần Thiêng liêng, hƣớng về Tinh thần mà mình

vốn là dòng dõi của nó, phấn đấu tiến lên để cho mình có thể đồng hóa đƣợc cái bản chất cao

siêu, để cho trí tuệ của mình trở thành trí tuệ tâm linh, để cho sự hiểu biết của mình trở thành

minh triết. Tay kia của Chơn nhơn lại thò xuống túm lấy phần Thú tính mà nó phải mang y đi

chinh phục các cõi thấp, y có thể rèn luyện và chinh phục nó cho những mục đích của riêng

mình, biến nó thành một công cụ hoàn hảo để biểu lộ sự sống cao siêu hơn. Nhiệm vụ trƣớc

mắt y còn lâu dài, đầu tiên y phải nâng đƣợc phần Thú tính lên tới phần Thiêng liêng, tới cái

loại Vật chất tinh vi để nhập vào Tinh thần, sau khi đã băng qua vòng cung đi xuống và bây

giờ đang leo lên qua vòng cung đi lên thì y phải dẫn dắt cuộc sống để nó mang lại đủ mọi

thành quả sau một cuộc lƣu đày dài lâu rời xa chỗ ở chân thực của mình. Cuối cùng y còn

phải hiệp nhất trở lại cái khía cạnh riêng rẻ của Đấng Nhất Nhƣ để cho Tinh thần có đƣợc ngã

thức trên mọi cõi với Vật chất là biểu lộ toàn bích của nó. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy

thì y phải sử dụng công cụ là luân hồi.

Vậy thì Chơn nhơn ấy mới là Chơn ngã của ta và ta ắt sai lầm khi nghĩ rằng thể xác là “bản

ngã” cho nên mới xiển dƣơng quá đáng cái “lớp áo bằng da thịt” tạm bợ này. Điều ấy cũng

chẳng khác nào ngƣời ta coi cái áo là bản thân mình còn chính mình chỉ là một thứ phụ tùng

cho bộ quần áo đó. Vì quần áo của ta chỉ tồn tại để phục vụ cho ta chứ ta không tồn tại để

Page 8: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

phục vụ chúng, và chúng chỉ là những món đồ cần thiết theo thời tiết, theo nhu cầu tiện nghi

và theo tập tục; cho nên cũng giống nhƣ thế, cơ thể của ta cũng chỉ cần thiết cho ta vì có

những tình huống xung quanh ta cần tới chúng và chúng phải phục vụ cho ta chứ không đƣợc

đè đầu cƣỡi cổ ta. Một số ngƣời Ấn Độ không bao giờ bảo các nhu cầu của cơ thể là nhu cầu

của mình: họ nói “cái xác tôi đang đói”, “cái xác tôi đang mệt” chứ không nói “tôi đói” hoặc

“tôi mệt”. Và mặc dù câu này nghe cũng chƣớng tai thậm chí có vẻ hoang đƣờng nhƣng nó

đúng với sự thật hơn vì ta tự đồng hóa mình với xác của mình rồi. Nếu chúng ta có thói quen

đồng nhất hóa mình về tƣ tƣởng không phải với cái chỗ ở mình ngự trong đó mà với Chơn

ngã vốn ngự trong chỗ ở ấy thì cuộc sống ắt trở nên một điều gì vĩ đại và thanh thản hơn. Ta

ắt rũ bỏ đƣợc những chuyện rắc rối giống nhƣ ta lấy bàn chải chải bụi ra khỏi quần áo của

mình và ta ắt nhận ra đƣợc rằng tầm mức mà mọi chuyện ảnh hƣởng tới ta không phải nơi sự

đau khổ hoặc vui sƣớng mà chúng mang lại cho các hiện thể của ta song ở nơi sự tiến bộ hay

trì trệ mà chúng mang lại cho Chơn nhơn ngự trong ta. Vì mọi chuyện đều chỉ là vấn đề trải

nghiệm và học tập cho nên ta có thể học đƣợc nhiều bài học từ mỗi chuyện ấy, bằng cách tìm

ra trong mỗi nỗi đau sự minh triết ẩn tàng trong đó chẳng khác nào những cánh hoa e ấp cuộn

lại bên trong nụ hoa. Theo sự minh giải của luân hồi thì ta sẽ nhìn đời bằng một cặp mắt khác,

vì cuộc đời trở thành một trƣờng học dành cho Chơn ngã bất tử bên trong ta, Chơn ngã tìm

đƣợc sự phát triển trong trƣờng học ấy; Chơn ngã vốn đã hiện hữu, đang tồn tại và sẽ tồn tại

vì chƣa bao giờ đến ngày tận số.

Vậy thì kẻ sơ cơ nên nhớ kỹ ý tƣởng cho rằng Chủ thể Suy tƣ là Chơn nhơn, Biệt ngã, Chơn

ngã luân hồi và Chơn ngã này tìm cách hiệp nhất với Chơn thần thiêng liêng trong khi vẫn

đang rèn luyện và tẩy trƣợc phàm ngã đầy thú tính mà nó phải liên kết với khi phải sống trong

trần thế. Khi hiệp nhất với Chơn thần thiêng liêng, một điểm linh quang của Sự Sống Vũ Trụ

và không thể tách rời khỏi Chơn thần thì Chủ thể Suy tƣ trở thành Chơn ngã Tâm linh tức

Chơn nhơn Thiêng liêng.

Đôi khi ta nói Chủ thể Suy tƣ là hiện thể của Chơn thần, có thể nói là cái khung tinh vi của

Chơn thần giúp cho Chơn thần có thể tác động trên mọi cõi; vì vậy ta thƣờng thấy các tác giả

Thông Thiên Học bảo rằng Tam nguyên thƣợng, tức Ba ngôi nơi Con ngƣời là cái luân hồi, và

cách diễn tả đó có thể đƣợc thông qua mặc dù nó rất mơ hồ miễn là học viên nhớ cho rằng

Chơn thần có tính cách Đại đồng Vũ trụ chứ không đặc thù và chỉ vì chúng ta vô minh cho

nên chúng ta mới bị gạt gẫm chia rẽ bản thân mình với các huynh đệ của mình và thấy Ánh

sáng nơi bản thân mình không giống với Ánh sáng nơi ngƣời khác. Chơn thần có tính cách

Đại đồng Vũ trụ nên không khác nhau dù ngự nơi những con ngƣời hoặc cá thể khác nhau.

Nói cho nghiêm xác thì thật ra chỉ có Chủ thể Suy tƣ mới luân hồi và ta dính dáng tới Chủ thể

Suy tƣ tức Biệt ngã này.

Thế mà nơi Chủ thể Suy tƣ này có đủ mọi quyền năng mà ta xếp vào loại Tâm trí. Nó có ký

ức, trực giác, ý chí. Nó thu thập đƣợc đủ mọi kinh nghiệm của các kiếp sống trên trần thế mà

nó đã trải qua và tích lũy kho chứa kiến thức này để chuyển hóa chúng bên trong bản thân,

dùng khoa luyện kim thiêng liêng để biến kiến thức thành ra tinh hoa của kinh nghiệm tức là

Minh triết. Ngay cả trong quãng đời ngắn ngủi khi sống trên trần thế ta cũng phân biệt đƣợc

kiến thức mà ta thu thập và minh triết mà ta dần dần chƣng cất đƣợc từ kiến thức ấy (tiếc thay

rất là hiếm hoi). Minh triết là thành quả của kinh nghiệm trọn cả đời, là đỉnh cao sở hữu của

ngƣời có tuổi. Và theo một ý nghĩa phong phú, đầy đủ hơn thì Minh triết là thành quả của

kiến thức mà ta đã thu thập đƣợc trong nhiều kiếp; do kinh nghiệm tích lũy đƣợc cho nên y

mới đủ kiên nhẫn để cho công trình của mình đƣợc hoàn chỉnh sao cho về lâu về dài thì Chơn

nhơn thiêng liêng là thành quả vinh diệu của biết bao thế kỷ tiến hóa. Vậy thì Chủ thể Suy tƣ

tích trữ các kinh nghiệm gặt hái đƣợc qua mọi kiếp trong quá khứ, thu lƣợm đƣợc qua nhiều

kiếp luân hồi; đây là một di sản mà mỗi ngƣời đều chắc chắn sẽ có đƣợc khi y học cách vƣơn

Page 9: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

lên trên sự nô lệ của các giác quan, thoát ra khỏi cơn bão táp và căng thẳng thần kinh của cuộc

sống thế tục nhập vào vùng thanh trong tức cõi cao mà Chơn ngã ta ngự nơi đó.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

LUÂN HỒI KHÔNG PHẢI LÀ GÌ

Trong Tiết trƣớc ta đã thấy rằng “hình tƣớng” bên ngoài của con ngƣời, bản chất vật thể của y

đƣợc kiến tạo chầm chậm qua hai Giống dân rƣởi cho tới khi nó sẵn sàng tiếp nhận Con của

Trí tuệ. Đây là bản chất mà ta gọi là thú tính và nó bao gồm bốn bộ phận có thể phân biệt

đƣợc với nhau, tức là bốn nguyên khí I- xác phàm, II- thể phách, III- sinh khí, IV- bản chất

đam mê bao gồm các đam mê, khao khát và ham muốn. Đây quả thật là con ngƣời thú tính

khác với đám bà con là loài thú thuần túy do ảnh hƣởng mà Chủ thể Suy tƣ tác động lên nó,

Chủ thể Suy tƣ này giáng lâm để dạy dỗ và làm cho nó đƣợc cao cả. Dẹp bỏ Chủ thể Suy tƣ đi

(giống nhƣ trƣờng hợp kẻ đần độn bẩm sinh) thì ta chỉ còn lại một con thú mặc dù nó mang

xác ngƣời.

Thế mà Chủ thể Suy tƣ liên kết với và làm linh hoạt ngƣời thú ấy bèn truyền thụ cho bản chất

thấp hèn những năng lực của riêng mình khiến cho ngƣời thú ấy có thể biểu lộ đƣợc, những

năng lực ấy hoạt động thông qua bộ óc ngƣời; chúng ta nhận ra chúng là trí não tức hạ trí. Ở

phƣơng Tây, sự phát triển trí não này đƣợc coi là điểm phân biệt giữa con thú và con ngƣời

theo cách nói bình thƣờng. Điều mà nhà Thông Thiên Học coi chỉ là hạ trí tức trí não thì

ngƣời phƣơng Tây bình thƣờng lại coi là chính cái trí và vì thế mới có nhiều lẫn lộn khi nhà

Thông Thiên Học và ngƣời không phải Thông Thiên Học gặp gỡ nhau. Chúng tôi xin nói rằng

Chủ thể Suy tƣ khi phấn đấu đạt tới và gây ảnh hƣởng lên ngƣời thú thì đã phóng ra một Tia

tác động lên bộ óc để thông qua bộ óc đó biểu lộ đƣợc đến mức tối đa những quyền năng trí

tuệ mà bộ óc đó có thể thông dịch đƣợc nhờ vào cấu hình và phẩm chất thể chất khác của nó.

Tia này làm cho các phân tử thuộc tế bào thần kinh trong bộ óc rung động (chẳng khác nào

một tia sáng làm xao xuyến những phân tử thuộc tế bào thần kinh của võng mạc) và nhƣ vậy

nó sinh ra ý thức trên cõi trần. Lý trí, phán đoán, ký ức, ý chí, thiết kế thi công – những năng

lực mà ta biết biểu lộ ra khi bộ óc hoạt động đƣợc trọn vẹn – tất cả những thứ đó đều là thành

phần của cái Tia mà Chủ thể Suy tƣ phóng ra, bị biến đổi theo những điều kiện vật chất mà nó

phải tác động thông qua đó. Những điều kiện này bao gồm các tế bào thần kinh lành mạnh

phát triển thăng bằng của từng nhóm tế bào thần kinh riêng biệt một, đƣợc cung ứng đầy đủ

máu có chứa chất dinh dƣỡng để cho tế bào đồng hóa đƣợc thế chỗ cho chất bị loại đi, máu đó

còn mang oxy và dễ dàng phóng thích oxy ra khỏi hiện thể của mình. Nếu những điều kiện

này không hội đủ thì bộ óc không hoạt động đƣợc và các quá trình tƣ duy không thể đƣợc tiến

hành thông qua bộ óc ấy cũng chẳng khác nào ta không thể tạo ra một bản nhạc du dƣơng từ

một cây đàn organ đã bị bễ ống gió. Bộ óc không tạo ra đƣợc tƣ tƣởng cũng nhƣ đàn organ

không tạo ra đƣợc bản nhạc du dƣơng; trong cả hai trƣờng hợp thì đều có ngƣời tác dụng vào

đấy thông qua khí cụ ấy. Nhƣng ngƣời tác dụng có khả năng biểu lộ ra (về mặt tƣ tƣởng hoặc

về mặt bản nhạc du dƣơng) bị hạn chế do năng lực của khí cụ.

Học viên rất cần thẩm định minh bạch sự khác nhau này giữa Chủ thể Suy tƣ và ngƣời thú mà

bộ óc của ngƣời thú chịu tác động của Chủ thể Suy tƣ, vì bất kỳ sự lẫn lộn nào giữa hai thực

thể này sẽ khiến ta không hiểu đƣợc giáo lý về Luân Hồi. Đó là vì trong khi Chủ thể Suy tƣ

luân hồi thì ngƣời thú lại không luân hồi.

Page 10: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Ở đây quả thật khó khăn này là nguyên nhân dẫn tới biết bao nhiêu khó khăn khác. Ngƣời thú

đƣợc sinh ra và Chơn nhơn liên kết với ngƣời thú; Chơn nhơn hoạt động thông qua bộ óc của

ngƣời thú hết kiếp này sang kiếp khác mà vẫn chỉ là một Chơn nhơn thôi. Nó lần lƣợt làm linh

hoạt những ngƣời thú Sashital Dev, Gaius Glabrio, Johanna Wirther, William Johnson (cứ

cho là nhƣ vậy đi) và nơi mỗi ngƣời thú nó đều thu thập đƣợc kinh nghiệm, đều thu lƣợm

đƣợc kiến thức qua mỗi ngƣời thú và đan dệt vật liệu đó thành ra Bản thể vĩnh hằng của chính

mình. Ngƣời thú chỉ có đƣợc sự bất tử chỉ khi hiệp nhất đƣợc với Chơn ngã; Sashital Dev

không luân hồi thành ra Gaius Glabrio, rồi thành Johanna Wirther và đơm bông kết trái thành

William Johnson ở nƣớc Anh vào thế kỷ 13; chỉ có một Con của Trí tuệ lần lƣợt ngự trong

mỗi ngƣời thú này thu thập kinh nghiệm mới mẻ, tri thức mới mẻ từ mỗi chỗ ở đó. Chỉ Chơn

ngã luân hồi ấy mới có thể ngoái nhìn lại đƣờng lối luân hồi của mình, nhớ lại mỗi kiếp trên

trần thế, câu chuyện mỗi cuộc hành hƣơng đi từ cái nôi tới nấm mồ, trọn cả vở tuồng diễn ra

hết hồi này sang hồi khác, hết thế kỷ này đến thế kỷ khác. Ta hãy xét những diễn viên tƣởng

tƣợng của mình, William Johnson vào thế kỷ 19 không thể ngoái nhìn lại, không thể nhớ đƣợc

những kiếp luân hồi của mình vì trƣớc kia y đã có bao giờ đƣợc sinh ra đâu, mắt y có bao giờ

thấy đƣợc ánh sáng của thời xa xăm đâu. Nhƣng tính tình bẩm sinh của William Johnson (cái

tính tình mà y mang theo khi đến với cuộc đời) chính là tính tình đã đƣợc rèn giũa và tôi

luyện bởi Johanna Wirther ở Đức, Gaius Glabrio ở Rome và Sashital Dev ở Hindustan, và

cũng nhƣ nhiều ngƣời khác là bậc tiền bối trên trần thế của y ở nhiều xứ sở trong nhiều nền

văn minh. Y đang thêm những nét chấm phá mới cho công trình của biết bao thời đại này

bằng vào cuộc sống hằng ngày của mình để cho nó qua tay y và khác đi một chút (thấp hèn

hơn hoặc cao thƣợng hơn) để sang tay cho kẻ thừa kế và tiếp nối y trên sân khấu cuộc đời;

theo một ý nghĩa rất thực mặc dù không phải nơi ngoại giới thì kẻ đó cũng là chính y chứ

không còn ai nữa.

Nhƣ vậy, thắc mắc vốn tự nhiên xuất hiện trong tâm trí và thƣờng đƣợc nêu ra là: “Tại sao tôi

không nhớ lại những kiếp quá khứ của mình?” thì quả thực là dựa vào những quan niệm sai

lầm về thuyết luân hồi. Chơn ngã nhớ chứ, nhƣng ngƣời thú tức phàm ngã còn chƣa hiệp nhất

trọn vẹn với Chơn ngã thì không thể nhớ đƣợc một quá khứ mà cá nhân y đâu có chia xẻ. Trí

nhớ trong bộ óc chỉ chứa phần ghi lại những biến cố có dính dáng tới bộ óc đó thôi và bộ óc

của William Johnson hiện nay đâu phải là bộ óc của Johnson Wirther, của Gaius Glabrio hoặc

của Sashital Dev. William Johnson chỉ có thể nhớ những kiếp quá khứ liên kết với mình khi

bộ óc của y có thể rung động hƣởng ứng với những rung động vi tế phóng xuống nó thông

qua cái Tia vốn là cầu nối giữa phàm ngã phù du và CHƠN NGÃ vĩnh hằng. Muốn làm đƣợc

nhƣ vậy thì y phải hiệp nhất mật thiết với Chơn ngã ấy, phải sống với ý thức mình không phải

là William Johnson mà là một Con của Trí tuệ, còn William Johnson chỉ là căn nhà tạm bợ mà

mình đang sống trong đó vì những mục đích riêng. Thay vì sống với ý thức của bộ óc thì y

phải sống với ý thức cao siêu; thay vì nghĩ Chơn ngã đang ở bên ngoài, là một điều gì đó ở

bên ngoài mình, còn William Johnson phù du mới là “mình”, thì y phải đồng nhất hóa mình

với Chủ thể Suy tƣ, phải coi William Johnson là cơ quan ở bên ngoài, hữu dụng để làm việc

trên cõi vật chất, phải đƣợc giáo dục và rèn luyện tới mức hữu hiệu cao nhất, sự hữu hiệu đó

bao gồm việc bộ óc của William Johnson phải nhanh chóng hƣởng ứng với chủ nhân ông

chân thực.

Khi ta dần dần tiến hành công việc khó khăn để cho con ngƣời xác thịt tiếp thu ảnh hƣởng của

các cõi cao, khi Chơn ngã càng ngày càng có thể ảnh hƣởng lên chỗ trú xác thịt của nó, thì

những sự thoáng thấy các kiếp đã qua sẽ lóe lên trong tâm thức hạ đẳng; những điều này càng

ngày sẽ càng ít giống nhƣ tia lóe lên và càng giống nhƣ những linh ảnh thƣờng trụ cho tới khi

cuối cùng sợi chỉ ký ức liên tục mang lại ý thức về biệt ngã nhận ra quá khứ ấy chính là “của

tôi”. Lúc bấy giờ kiếp hiện tại đƣợc coi chỉ là lớp áo cuối cùng mà Chơn ngã đã khoác lấy. Ta

không còn đồng nhất hóa nó với Chơn ngã ấy nữa cũng nhƣ một cái áo mà ngƣời ta mặc vào

Page 11: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

đâu có đƣợc y coi là một bộ phận của mình. Ngƣời ta không coi cái áo là bộ phận của mình vì

y có thể cởi nó ra một cách hữu thức và thấy nó tách biệt với chính mình. Khi Chơn nhơn thực

hiện đƣợc điều đó với thể xác một cách hữu thức trên cõi này thì sự chắc chắn trở nên hoàn tất.

Lúc bấy giờ lớp áo – “cái áo bằng da bằng thịt”, thể phách, sinh khí, bản chất đam mê –

không còn luân hồi nữa, các yếu tố của nó tan rã trở về với kho chứa mà chúng thuộc về đó

nơi các cõi thấp. Mọi thứ tốt đẹp nhất nơi William Johnson đều theo chân Chơn ngã chuyển

vào một thời kỳ an dƣỡng cực lạc cho tới khi xung lực đẩy nó ra khỏi sinh hoạt trên trần thế

đã cạn kiệt thì nó lại rớt xuống cõi trần.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

PHƯƠNG PHÁP LUÂN HỒI

Giờ đây sau khi đã có đƣợc ý niệm rõ ràng về Chơn ngã luân hồi tức Chủ thể Suy tƣ và phân

biệt đƣợc nó với ngƣời thú tức phàm nhơn phù du thì học viên phải ra sức tìm hiểu về phƣơng

pháp Luân Hồi.

Ta sẽ thẩm định chính xác nhất đƣợc phƣơng pháp này bằng cách xét tới cõi mà Chủ thể Suy

tƣ thuộc về cõi đó và Lực mà nó tác động với lực ấy. Chủ thể Suy tƣ chính là cái gọi là

Nguyên khí thứ Năm nơi con ngƣời, Nguyên khí thứ Năm nơi tiểu vũ trụ tức con ngƣời tƣơng

ứng với Cõi thứ Năm trong đại vũ trụ tức vũ trụ bên ngoài con ngƣời. Các cõi này là biến dị

của Nguyên chất bản sơ theo Triết lý Bí truyền và tâm thức hoạt động trên mỗi cõi thông qua

những điều kiện của mỗi cõi đó (bất chấp những điều kiện đó là gì đi chăng nữa). Nguyên

chất là một từ ngữ đƣợc dùng để diễn tả Bản thể dƣới dạng ngoại giới sơ khai nhất, là biểu lộ

bản sơ của khía cạnh tuần hoàn thuộc ĐẤNG NHẤT NHƢ, là lớp màn mỏng đầu tiên của

Càn khôn tƣơng lai vào lúc ban sơ mờ mờ mịt mịt của vạn vật biểu hiện. Nguyên chất này

chứa trong nó tiềm năng của mọi thứ kể cả Tinh thần tinh vi nhất lẫn Vật chất thô trƣợc nhất.

Theo định đề của Triết lý Bí truyền thì có một Nguyên chất tức Nguyên thể ban sơ và Càn

khôn đƣợc triển khai ra từ đó; dƣới dạng tinh vi nhất đó là Tinh thần, Năng lƣợng, Lực; dƣới

dạng thô trƣợc nhất đó là Vật chất rắn đặc nhất; hình tƣớng thiên biến vạn hóa trong mọi thế

giới đều là Nguyên thể này đƣợc tụ tập lại thành ra các khối ít nhiều thô trƣợc, thấm nhuần ít

nhiều Thần lực. Một cõi chỉ có nghĩa là một trình độ tồn tại mà cái nguyên thể Tinh thần-Vật

chất biến thiên trong đó ở một mức độ giới hạn nào đó và tác động theo một vài “định luật”

nào đó. Nnƣ vậy cõi hồng trần chỉ có nghĩa là cái thế giới mà ta nhìn thấy đƣợc, nghe thấy

đƣợc, sờ mó thấy đƣợc, ngửi thấy mùi đƣợc, nếm thấy vị đƣợc; nhờ vào các giác quan, ta có

thể tiếp xúc đƣợc với cõi hồng trần tức là nguyên thể Tinh thần-Vật chất - Khoa học gọi đó là

Lực và Vật chất dƣờng nhƣ thể tách rời đƣợc Lực ra khỏi Vật chất – cho dù dƣới dạng chất

đặc, chất lỏng hay chất hơi v.v. . . Cũng nhƣ thế đối với các cõi khác, mỗi cõi đều phân biệt

đƣợc do đặc trƣng của nguyên thể Tinh thần-Vật chất ấy. Tâm thức biểu hiện trên mỗi cõi này

tức là hoạt động thông qua nguyên thể Tinh thần-Vật chất của cõi ấy. Ngoài phát biểu thô

thiển và súc tích nêu trên ta còn phải thêm vào một sự kiện nữa đó là: các cõi không giống

nhƣ ta nói ở trên tức là giống nhƣ các lớp vỏ củ hành, lớp này chồng lên lớp kia mà các cõi

giống nhƣ không khí và chất dĩ thái trong thể xác ta, nghĩa là chúng lồng vào nhau, đan xen

vào nhau.

Page 12: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Tƣơng ứng với các cõi này là bảy nguyên khí, đồng khí tƣơng cầu với bảy cõi trong Càn khôn.

Chủ thể Suy tƣ là nguyên khí thứ năm trong số bảy nguyên khí.

Thế mà nguyên khí thứ năm nơi con ngƣời lại tƣơng ứng với cõi thứ năm trong Càn khôn, cõi

Mahat, tức Trí tuệ Vũ trụ, tức Thiết kế Thi công Thiêng liêng; từ cõi này trực tiếp xuất phát ra

cái Lực uốn nắn, dẫn dắt, điều động vốn là bản thể của mọi thứ biến dị mà ta gọi là lực trên

cõi hồng trần. Mọi thế giới hình tƣớng (cho dù là hình tƣớng tinh vi hay thô trƣợc) đều đƣợc

triển khai bởi và thông qua Lực này của Trí tuệ Vũ trụ bằng cách tụ tập và tách rời các nguyên

tử, tích hợp chúng thành ra các hình tƣớng, làm cho chúng tan rã ra trở lại, xây dựng rồi lại

đập đổ, kiến tạo rồi lại phá hủy, hút rồi lại đẩy. Đó là Lực Nhất Nhƣ theo quan điểm của triết

gia, là nhiều lực theo quan sát của nhà khoa học, nhƣng thật ra chỉ là một xét về bản thể và có

biểu lộ thiên hình vạn trạng. Nhƣ vậy xuất phát từ cõi thứ năm ta có mọi sự sáng tạo ra hình

tƣớng (ta dùng từ sáng tạo theo nghĩa uốn nắn vật liệu đã tồn tại trƣớc đó, tạo hình cho nó

thành ra các hình tƣớng mới. Trong Triết lý Bí truyền, Lực Tƣ Tƣởng này là cội nguồn nhƣ

nhất của hình tƣớng; H. P. Blavatsky gọi nó là “quyền năng bí nhiệm của tƣ tƣởng khiến nó

có thể tạo ra những kết quả nhận thức đƣợc nơi ngoại giới nhƣ thể phép lạ do năng lƣợng cố

hữu của chính mình.

Cũng nhƣ trong cõi thứ năm của Vũ trụ, nguyên khí thứ năm của con ngƣời cũng nhƣ thế; nơi

Chủ thể Suy tƣ có Thần lực giúp tạo ra vạn vật và ta sẽ tìm đƣợc bí quyết của phƣơng pháp

luân hồi nơi chính quyền năng sáng tạo này của tƣ tƣởng.

Những ngƣời nào muốn chứng tỏ cho mình thấy tƣ tƣởng sinh ra các hình ảnh tức là các “hình

tƣ tƣởng” – sao cho phát biểu “tƣ tƣởng là một sự vật” đúng hoàn toàn theo nghĩa đen – có thể

thấy điều mà họ tìm kiếm qua những phần ghi chép giờ đây đã đƣợc phổ biến rộng rãi về cái

gọi là các cuộc thôi miên. Hình tƣ tƣởng của một ý tƣởng có thể đƣợc phóng chiếu lên một tờ

giấy để trắng và một ngƣời bị thôi miên đâm ra thấy đƣợc hình tƣ tƣởng trên đó; hoặc nó có

thể đƣợc làm cho mang tính chất ngoại giới đến nỗi ngƣời bị thôi miên sẽ trông thấy và cảm

nhận đƣợc nó dƣờng nhƣ thể đó là một vật có thật trên cõi trần. Lại nữa, một “ngƣời đồng cốt”

ắt thấy tƣ tƣởng của ngƣời khác giống nhƣ “một vong linh” trong tâm trí của một

ngƣời hiện diện, tƣ tƣởng này lấy hình ảnh trong hào quang của y tức là bầu từ khí bao

xung quanh y. Hoặc một nhà thần nhãn trong lúc xuất thần hoặc tỉnh táo ắt nhận ra và mô tả

đƣợc một hình ảnh cố tình tạo ra do một ngƣời hiện diện ở đó nhƣng không thốt nên lời nào,

song ý chí đƣợc vận dụng để phác họa hình ảnh rõ rệt trong tƣ tƣởng. Mọi ngƣời biết “hình

dung” tốt đều có thần nhãn đến một mức nào đó và bằng cách thực hiện cá nhân, họ có thể

chứng tỏ cho mình thấy khả năng uốn nắn vật chất tinh vi bằng ý chí. Lại nữa, vật chất trung

giới kém tinh vi hơn cũng có thể đƣợc uốn nắn nhƣ vậy; H. P. Blavatsky ở trang trại Eddy đã

uốn nắn hình ảnh trung giới đƣợc phóng chiếu ra từ ngƣời đồng cốt sao cho nó giống nhƣ

những ngƣời mà chỉ có bà mới biết chứ những ngƣời khác có mặt nơi đó đều không biết. Ta

không thể coi điều này là kỳ lạ nếu ta nhớ rằng thói quen tƣ tƣởng thậm chí đã uốn nắn xiết

bao vật chất thô trƣợc cấu thành thể xác của ta cho đến khi tính tình của ngƣời có tuổi đƣợc in

dấu lên khuôn mặt của y, nét đẹp đó không ở nơi hình tƣớng hoặc sắc da mà ở nơi dung mạo

biểu hiện cái mặt nạ đƣợc uốn nắn theo Chơn ngã nội tâm. Bất kỳ đƣờng lối tƣ tƣởng quen

thuộc nào dù là thói xấu hay tính tốt đều ghi dấu lên các đặc điểm của thể xác và chúng ta

chẳng cần dùng thần nhãn để xem xét hào quang thì cũng nói lên đƣợc liệu thái độ tâm trí của

ngƣời ta là hào phóng hay chụp giựt, dễ tin hay đa nghi, yêu thƣơng hay thù ghét. Đây là một

sự thật rất thông thƣờng đến nỗi nó chẳng gây đƣợc ấn tƣợng nào cho ta. Thế nhƣng ý nghĩa

của nó cũng đủ rồi bởi vì nếu vật chất thô trƣợc của thể xác mà còn bị các lực tƣ tƣởng uốn

nắn đƣợc nhƣ thế thì cái gì khó tin hoặc thậm chí kỳ quặc đâu nơi ý tƣởng cho rằng các dạng

vật chất tinh vi hơn cũng dễ đƣợc uốn nắn nhƣ thế và sẽ ngoan ngoãn mang hình dáng mà

chúng đƣợc uốn nắn bởi ngón nghề khéo léo của Nghệ sĩ bất tử, tức là Chơn nhơn suy tƣ?

Page 13: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Vậy thì ở đây ta chủ trƣơng rằng Manas xét về bản chất cố hữu là một năng lƣợng tạo hình và

sự nối tiếp các diễn biến để biểu lộ đƣợc một sự vật nơi ngoại giới là nhƣ sau: Manas tạo ra

một tƣ tƣởng và tƣ tƣởng này có hình tƣớng trong thế giới trí tuệ; nó chuyển sang cõi kama-

manas, ở đó nó trở nên thô trƣợc; thế rồi nó lại chuyển sang cõi trung giới nơi nó còn thô

trƣợc hơn nữa cho nên nhà thần nhãn nhìn thấy đƣợc nó. Nếu đƣợc một ngƣời có ý chí lão

luyện cố tình điều khiển thì nó có thể tức khắc chuyển xuống cõi trần và ở đó nó khoác lấy vật

chất của cõi trần, nhƣ vậy là mắt phàm cũng thấy nó nơi ngoại giới; trong khi đó thƣờng

thƣờng thì nó vẫn ở trên cõi trung giới đóng vai trò cái khuôn để cho sự sống nơi ngoại giới sẽ

đƣợc xây dựng vào đó khi có dịp xảy ra thu hút nó tới nơi nào thuận lợi. Một Chơn sƣ đã viết

rằng bậc Cao đồ có thể phóng chiếu và làm hiện hình nơi thế giới hữu hình những hình tƣớng

mà óc tƣởng tƣợng của ngài đã kiến tạo ra từ vật chất vũ trụ trơ lì nơi thế giới vô hình. Bậc

Cao đồ không tạo ra điều gì mới mà chỉ vận dụng và chế biến vật liệu đƣợc Thiên nhiên tích

trữ sẵn xung quanh ngài, vật liệu này đã qua tay mọi hình tƣớng trong suốt thời kỳ vĩnh hằng.

Ngài chỉ việc chọn cái vật liệu mà ngài cần và khiến cho nó tồn tại nơi ngoại giới trở lại.

Có lẽ việc đề cập tới những sự thật mà ai cũng biết trên cõi trần có thể giúp cho bạn đọc nhận

ra đƣợc cái vô hình trở thành cái hữu hình nhƣ thế nào. Tôi có nói một hình tƣớng dần dần trở

nên thô trƣợc khi nó chuyển từ cõi manas sang cõi kama-manas, từ cõi kama-manas sang cõi

trung giới, từ cõi trung giới sang cõi trần. Ta hãy nghĩ tới một bình chứa làm bằng thủy tinh,

xét theo biểu kiến là trống rỗng nhƣng thực ra thì chứa đầy các chất khí mà mắt thƣờng không

thấy đƣợc; đó là khí hydro và khí oxy; một tia lửa điện tạo ra sự hóa hợp khiến cho “nƣớc”

tồn tại nhƣng ở dƣới dạng thể hơi; khi bình chứa đƣợc làm nguội đi thì dần dần mắt ta thấy

đƣợc hơi nƣớc lờ mờ; đến lúc nguội thêm nữa thì hơi nƣớc ngƣng tụ thành ra những giọt nƣớc

đọng lại trên bình thủy tinh; khi nguội thêm nữa thì nƣớc đóng băng lại trở thành một lớp

mỏng tinh thể nƣớc đá ở thể rắn. Cũng nhƣ thế khi tia lửa điện manas lóe lên thì nó tổ hợp vật

chất tinh vi thành ra một hình tƣ tƣởng, hình tƣ tƣởng này thô trƣợc đi thành ra hình tƣớng

kama-manas (tƣơng tự nhƣ hơi nƣớc ở thể hơi của ta), hình tƣớng kama-manas thô trƣợc đi

thành ra hình tƣớng trung giới (tƣơng tự nhƣ nƣớc lỏng của ta) và cứ nhƣ thế thành ra hình

tƣớng trên cõi trần (tƣơng tự nhƣ nƣớc đá của ta). Học viên Triết lý Bí truyền nên biết rằng

khi tiến hóa trong Thiên nhiên thì vạn vật đi theo chuỗi thứ tự đều đặn và y sẽ làm quen với

việc hiểu đƣợc những phân trạng thái vật chất trên cõi trần cũng tƣơng tự nhƣ các trạng thái

trên các cõi khác nhau thuộc thế giới “vô hình”. Nhƣng đối với những ngƣời không phải

Thông Thiên Học thì minh họa nêu trên chỉ đƣợc đƣa ra để trình bày một hình ảnh cụ thể trên

cõi trần về quá trình thô trƣợc hóa cho thấy cái vô hình có thể ngƣng tụ thành cái hữu hình

nhƣ thế nào.

Tuy nhiên thật ra thì quá trình ngƣng tụ từ vật chất loãng thành ra vật chất thô là một trong

những sự kiện thông thƣờng nhất theo kinh nghiệm của ta. Thế giới thực vật tăng trƣởng bằng

cách thu hút những chất khí từ bầu khí quyển và biến những vật liệu này thành ra chất lỏng và

chất đặc. Hoạt động của sinh lực biểu hiện qua việc thƣờng xuyên kiến tạo các hình tƣớng

không thấy đƣợc thành ra các hình tƣớng thấy đƣợc; cho dù quá trình tƣ tƣởng nêu trên là

đúng hay sai thì chẳng có điều gì trong đó mà xét theo cố hữu là không thể có đƣợc hoặc thậm

chí phi thƣờng. Sự thật của nó chỉ là vấn đề bằng chứng và ở đây bằng chứng của những

ngƣời có thể nhìn thấy đƣợc hình tƣ tƣởng trên các cõi khác nhau chắc chắn là có giá trị hơn

bằng chứng của những ngƣời khhông thấy đƣợc. Lời rêu rao của cả trăm kẻ mù chối bỏ một

vật mà mắt thƣờng thấy đƣợc không thể có trọng lƣợng hơn lời xác nhận của một ngƣời có

thể thấy đƣợc bằng mắt phàm và làm chứng là mình có thấy. Về vấn đề này thì nhà Thông

Thiên Học có thể vui lòng chờ đợi vì biết rằng sự thật không thể bị uốn cong do bị chối bỏ và

thế gian sẽ dần dần đổi ý biết rằng có tồn tại các hình tƣ tƣởng cũng nhƣ nó đã từng đổi ý –

sau một thời kỳ chế nhạo tƣơng tự - vì biết rằng có tồn tại một số sự thật mà Mesmer khẳng

định vào cuối thế kỷ thứ 18.

Page 14: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Lúc bấy giờ ngƣời ta sẽ khám phá ra rằng các diễn biến xuất phát từ cõi manas hoặc cõi

kama-manas dƣới dạng các ý tƣởng hoặc các ý nghĩ đam mê, xúc động v.v. . . , thế rồi chúng

khoác lấy hình tƣớng nơi cõi trung giới và cuối cùng xuất hiện nơi ngoại giới trên cõi trần

dƣới dạng các hành vi hoặc biến cố sao cho những thứ đó chỉ là hậu quả của những nguyên

nhân tâm trí đã tồn tại trƣớc đó rồi. Thế mà theo Triết lý Bí truyền thì xác phàm chính là một

hậu quả nhƣ vậy; nó đƣợc uốn nắn theo thể phách (đến lúc này thì bạn đọc ắt đã đủ quen

thuộc thuật ngữ này rồi). Ta phải lĩnh hội rõ rệt đƣợc ý tƣởng có một thể bằng chất dĩ thái

đƣợc dùng làm cái khuôn để cho vật chất thô trƣợc hơn có thể kiến tạo vào đó, và nếu ta

muốn hiểu đƣợc phƣơng pháp luân hồi thì ngay lúc này ta phải chấp nhận quan niệm xác

phàm là kết quả của việc xây dựng các phân tử thô trƣợc vào trong một cái khuôn dĩ thái đã

tồn tại trƣớc đó rồi.

Bây giờ ta hãy quay lại ý tƣởng về Chủ thể Suy tƣ, tạo ra các hình tƣ tƣởng chắc chắn là hoạt

động thông qua hạ trí tức kama-manas nơi ngƣời thƣờng vì ta không hi vọng gì chỉ trong một

lúc mà tìm ra đƣợc nhiều dấu vết về hoạt động thuần túy manas. Trong sinh hoạt hằng ngày,

ta suy nghĩ và thế là tạo ra hình tƣ tƣởng: “Một con ngƣời không ngừng chất đầy dòng tâm

linh của mình trong không gian bằng một thế giới của riêng mình, lúc nhúc đám con cháu của

những hoang tƣởng, ham muốn, thôi thúc và đam mê của mình.

(Việc xét tới hậu quả của hình tƣ tƣởng này đối với những ngƣời khác là đề tài Nhân Quả và

sẽ đƣợc bàn tới sau). Những hình tƣ tƣởng này vẫn lẩn quẩn trong hào quang của y tức bầu từ

khí của y, và khi thời gian trôi qua thì việc chúng gia tăng số lƣợng sẽ tác động lên y với lực

ngày càng đƣợc tích lũy lại; việc lập đi lập lại tƣ tƣởng cùng với các loại hình tƣ tƣởng thêm

sức cho chúng hết ngày này sang ngày khác có năng lƣợng đƣợc tích lũy thêm cho đến khi

một loại hình tƣ tƣởng nào đó khống chế sinh hoạt trí tuệ của y đến mức con ngƣời chẳng thà

đáp ứng với sự thôi thúc của hình tƣ tƣởng ấy còn hơn là quyết định tạo ra một hình tƣ tƣởng

mới, và cái mà ta gọi là thói quen chính là sự phản ánh nơi ngoại giới của việc này khi lực

đƣợc tích tụ đã thâm căn cố đế. “Tính tình” đƣợc xây dựng nhƣ thế và nếu ta quen thân với

bất cứ ngƣời nào có tính tình chín chắn thì ta có thể khẳng định một cách khá chắc chắn y sẽ

hành động nhƣ thế nào trong bất kỳ bối cảnh nào cho sẵn.

Khi đến lúc chết thì các thể tinh vi chia tay với xác phàm, thể phách dần dần tan rã theo xác

phàm. Thể tƣ tƣởng bắt nguồn từ sinh hoạt quá khứ còn trƣờng tồn đƣợc một thời gian đáng

kể và trải qua đủ thứ quá trình củng cố kinh nghiệm, đồng hóa nhiều tƣ tƣởng đã biến dị và

chuyển giao kết quả cho thể nguyên nhân rồi mới đến lƣợt nó bị tan rã. Khi đã gần đến lúc

luân hồi thì thể nguyên nhân tức Chơn ngã luân hồi bèn kiến tạo một thể trí mới và một thể

vía mới, còn các Nghiệp quả Tinh quân cung cấp một cái khuôn thích hợp để biểu diễn

Nghiệp quả cần phải thanh toán và thể phách đƣợc kiến tạo theo cái khuôn đó. Vì bộ óc cũng

nhƣ phần còn lại của xác phàm đều đƣợc kiến tạo vào thể phách cho nên bộ óc đó phải có cấu

hình là biểu hiện trên cõi trần (cho dù bất toàn xiết bao) của những thói quen và phẩm chất trí

tuệ của con ngƣời nhập thế lúc ấy, xác phàm phải thích ứng để vận dụng đƣợc những năng lực

mà giờ đây y có đủ kinh nghiệm để biểu hiện trên cõi trần.

Ta hãy xét một ví dụ là trƣờng hợp thực hành một loại hình tƣ tƣởng thuộc tính xấu hoặc đức

tính, chẳng hạn nhƣ một tính tình ích kỷ hoặc một tính tình vị tha. Một ngƣời không ngừng

sinh ra những hình tƣ tƣởng ích kỷ, chỉ ham muốn cho bản thân, ƣớc vọng cho bản thân, mƣu

đồ cho bản thân; nhƣng hình tƣ tƣởng này vây xung quanh y phản tác động lên y và y có

khuynh hƣớng tán tận lƣơng tâm vì chỉ biết phục vụ cho chính mình bất chấp quyền lợi của

ngƣời khác chỉ bo bo với những mục đích của riêng mình. Y chết đi thì tính tình y kết tinh lại

thành ra loại hình ích kỷ, nó cứ trƣờng tồn mãi và đến đúng lúc thì lại sinh ra thể phách mới

dùng làm cái khuôn cho thể xác kế tiếp. Khi bị thu hút về một gia đình thuộc loại tƣơng tự mà

Page 15: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

thể xác của cha mẹ có thể cung cấp vật liệu mang hơi hám của những đặc trƣng giống nhƣ thế

thì xác phàm mới của y sẽ đƣợc kiến tạo vào cái khuôn dĩ thái, bộ óc đƣợc thành hình trên cõi

trần thích hợp để biểu lộ những khuynh hƣớng thú tính chỉ biết thỏa mãn cho riêng mình

tƣơng ứng với việc thiếu cơ sở vật thể nhằm biểu lộ đƣợc những đức tính đối với xã hội.

Trong trƣờng hợp cực đoan, ích kỷ, dai dẳng và tán tận lƣơng tâm chỉ nội trong một kiếp, ta

có nguyên nhân tạo dựng nên “loại hình bộ óc tội phạm” cho kiếp kế tiếp và đứa trẻ chào đời

với cái khí cụ có phẩm chất tồi tàn này mà Chủ thể Suy tƣ bất tử hầu nhƣ không thể rút ra

đƣợc một nốt nhạc du dƣơng thanh khiết và êm ái nào cho dù y có cố gắng đến đâu đi nữa.

Trọn cả cuộc đời mà Tia Manas nhập thế qua phàm ngã này ắt bị mờ tối đi, đứt quãng, vẫy

vùng qua đám mây trung giới. Đôi khi mặc dù hoàn cảnh bất lợi, phẩm chất chói lọi rực rỡ

vẫn chiếu sáng và biến đổi thể xác đến một chừng mực nào đó và khi quằn quại phấn đấu,

thỉnh thoảng thì bản chất thấp hèn cũng bị chế ngự và cho dù chậm chạp thì y vẫn tiến bộ

đƣợc một hai bƣớc đau thƣơng. Nhƣng suốt đời y thì quá khứ vẫn đè nặng trĩu lên hiện tại và

cái chén đã đầy tràn trong những ngày xa xăm quên lãng phải đƣợc đôi môi rung rẩy của y

uống cạn cho đến giọt cuối cùng.

Trong trƣờng hợp giả định thứ nhì một ngƣời không ngừng sinh ra những hình tƣ tƣởng vị tha,

muốn giúp đỡ ngƣời khác, có những kế hoạch đầy yêu thƣơng vì phúc lợi của ngƣời khác, tha

thiết mong ƣớc cho ngƣời khác đƣợc hạnh phúc. Những hình tƣ tƣởng này cũng tụ tập xung

quanh y, phản tác động lên y và y có khuynh hƣớng thƣờng xuyên vị tha, có thói quen đặt

phúc lợi của ngƣời khác lên trên ích lợi của chính mình; thế là khi y từ trần tính tình y đã trở

nên vị tha một cách thâm căn cố đế. Khi trở lại cõi trần, hình tƣ tƣởng mẫu vốn tiêu biểu cho

những đặc trƣng trƣớc kia của y cũng bị thu hút vào một gia đình thích hợp để cung cấp vật

liệu thuộc loại thanh khiết, quen đáp ứng với những thôi thúc của Chơn nhơn. Những vật liệu

này đƣợc kiến tạo vào cái khuôn dĩ thái sẽ sinh ra một bộ óc phàm thích hợp để biểu lộ những

khuynh hƣớng xả thân do đó thiếu cơ sở vật thể để biểu lộ những bản năng đầy thú tính. Nhƣ

vậy ở đây, trong trƣờng hợp cực đoan là thói quen xả thân qua một kiếp thôi, ta có nguyên

nhân để xây dựng nên loại hình bộ óc đầy hảo ý và nhân ái cho kiếp tới; đứa trẻ chào đời với

cái khí cụ có phẩm chất rực rỡ này sẽ xao xuyến với sự tiếp xúc nhẹ nhất của Chủ thể Suy tƣ

bất tử, tỏa ra những điệu nhạc du dƣơng thiêng liêng yêu thƣơng và phụng sự cho tới khi thế

gian ngỡ ngàng trƣớc sự vinh diệu của một đời ngƣời vốn là kết quả dƣờng nhƣ chỉ do bản

chất trào dâng vô điều kiện hơn là đỉnh cao của một sự phấn đấu cố tình thực hiện. Nhƣng cái

bản chất vƣơng giả ấy trào dâng ra thành sự ban phúc chỉ là biểu tƣợng bên ngoài của những

cuộc xung đột dai dẳng đã đƣợc giao chiến một cách dũng cảm trong quá khứ xa xăm mà hiện

tại không hề biết tới nhƣng kẻ Chinh phục trong nội giới thì có biết, và một ngày nào đó thì y

cũng cho phàm ngã mà mình đang làm linh hoạt cũng biết đƣợc.

Nhƣ vậy sự tiến hóa của con ngƣời diễn ra từng bƣớc một, tính tình đƣợc uốn nắn qua hết

phàm ngã này đến phàm ngã khác, những việc đƣợc và mất vốn ghi lại nghiêm xác nơi những

hình tƣớng trung giới và thƣợng giới, những hình tƣớng này sẽ chi phối những sự biểu lộ tiếp

theo trên cõi trần. Nhƣ vậy, mọi đức tính đều là dấu hiệu và biểu tƣợng bên ngoài của một

bƣớc tiến đã đƣợc thực hiện bằng cách chiến thắng đi chiến thắng lại đối với bản chất thấp

hèn và cái “phẩm chất bẩm sinh” tức là đặc trƣng trí tuệ hoặc đạo đức của một đứa trẻ sơ sinh

chính là bằng chứng không chối cãi đƣợc về sự phấn đấu trong quá khứ với những chiến

thắng cũng nhƣ thất bại trong quá khứ. Đây là một giáo lý ắt làm cho kẻ biếng nhác về trí tuệ

và hèn nhát về đạo đức phải bị dội ngƣợc nhƣng lại là một giáo huấn khích lệ và đầy phấn

khởi đối với những kẻ nào không muốn mình đƣợc trợ cấp qua bất kỳ lòng từ thiện nào dù của

con ngƣời hay của đấng thiêng liêng mà chỉ bằng lòng với tất cả những gì mình có đƣợc qua

sự lao động vất vả và kiên nhẫn.

Page 16: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Edward Carpenter trong tác phẩm Hƣớng về Dân chủ, đã trình bày sự thật này một cách rất

cao cả qua bài thơ “Bí mật của Thời gian và quỉ Sa tăng”.

Cũng nhƣ mọi thuật khác, thuật sáng tạo phải đƣợc học hỏi.

Bạn kiến tạo cơ thể mình chầm chậm qua nhiều năm tháng

Và quyền năng mà giờ đây bạn đang kiến tạo vào cơ thể này thì bạn đã thu hoạch đƣợc trong

quá khứ nơi những cơ thể khác.

Nhƣ vậy trong tƣơng lai bạn sẽ lại sử dụng quyền năng mà giờ đây bạn đang thu hoạch.

Nhƣng quyền năng kiến tạo cơ thể bao gồm mọi quyền năng.

Hãy cảnh giác xem cách thức mà bạn mƣu tìm điều này hoặc điều khác cho riêng mình.

Tôi không nói là đừng mƣu tìm mà hãy cảnh giác về cách thức mà bạn mƣu tìm.

Đó là vì ngƣời chiến sĩ khi bƣớc vào chiến dịch đâu có mƣu tìm cái đồ trang bị nào mới mẻ

mà mình mang đƣợc trên lƣng, song tìm xem mình có thể bỏ lại cái gì đằng sau.

Vì y thừa biết rằng mọi thứ thêm vào mà y không thể thoải mái sử dụng và vận dụng thì chỉ

gây chƣớng ngại cho mình.

Nhƣ vậy, nếu bạn mƣu tìm danh vọng, thoải mái, vui sƣớng hoặc bất cứ thứ gì cho bản thân

thì hình ảnh của sự vật mà bạn mƣu tìm sẽ trở lại đeo bám theo bạn và bạn sẽ phải còng lƣng

cõng nó đi.

Những hình ảnh và quyền năng mà bạn đã khơi dậy nhƣ thế sẽ đƣợc tụ tập lại để tạo ra cho

bạn một cơ thể mới yêu sách đƣợc cấp dƣỡng và thỏa mãn.

Và nếu ngay bây giờ bạn không thể vứt bỏ đƣợc cái hình ảnh ấy đi thì đến lúc đó bạn sẽ

không thể vứt bỏ đƣợc cái cơ thể ấy đi mà cứ phải còng lƣng cõng nó theo.

Vậy thì bạn hãy liệu hồn kẻo nó sẽ trở thành nhà tù và nấm mồ của mình thay vì là chỗ ở chấp

cánh cho bạn bay lên và là dinh thự đầy hoan lạc.

Và bạn sẽ chỉ chia tay với nó vào lúc Chết nếu bạn chƣa bao giờ chế ngự đƣợc nó?

Đó là vì khi nô lệ cho những sự vật của giác quan, bạn đã khoác lấy một cơ thể mà mình

không làm chủ đƣợc, bạn bị kết án chui vào nấm nhà mồ sống động nếu cái cơ thể đó chƣa bị

tiêu diệt. Nhƣng giờ đây do đau đớn và khốn khổ bạn có thể thoát ra đƣợc cái nhà mồ ấy và

nhờ có kinh nghiệm đã thu hoạch đƣợc, bạn sẽ xây dựng cho minh một cơ thể mới tốt đẹp hơn.

Cứ nhƣ thế biết bao nhiêu lần mãi cho tới khi bạn dang rộng cánh để có đƣợc mọi quyền năng

ma quỉ và thiên thần tập trung trong xác thịt của mình.

Và những cơ thể mà bạn khoác lấy sẽ qui phục bạn nếu những dây đai lửa có bao xung quanh

bạn thì bạn cũng vứt nó sang một bên.

Page 17: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Vì những đau khổ mà bạn chịu đựng trong cơ thể này sẽ biến thành những quyền năng mà bạn

vận dụng đƣợc trong cơ thể kế tiếp.

Đây là những sự thật vĩ đại đƣợc tuyên cáo một cách long trọng.

Và một ngày nào đó thiên hạ ở phƣơng Tây ắt sẽ tin vào chúng cũng nhƣ thiên hạ ở phƣơng

Đông đã và mãi mãi tin vào chúng.

Trải qua hàng ngàn thế hệ Chủ thể Suy tƣ bất tử đã kiên nhẫn lao động vất vả nhƣ thế với sứ

mệnh dẫn dắt ngƣời thú tiến lên cho tới khi nó thích hợp để hiệp nhất với phần Thiêng liêng.

Từ một kiếp sống, biết đâu y chỉ dành đƣợc một mẩu nhỏ trong công trình của mình, thế

nhƣng cái mô hình cuối cùng cũng thuộc một loại ít thú tính hơn mức khi y giáng trần để thể

hiện công trình nhập thế đó qua xác phàm. Dựa vào cái mô hình đƣợc cải tiến chút ít đó, con

ngƣời kiếp tới lại đƣợc uốn nắn để lúc y chết đi lại có đƣợc một cái khuôn ít thú tính hơn một

chút phục vụ cho thể xác kiếp tới nữa; cứ nhƣ thế trở đi trở lại, chết đời này sang đời khác, hết

thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác; với nhiều lần thoái hóa trở đi trở lại; nhiều lần thất

bại đƣợc dũng cảm chuyển bại thành thắng, nhiều vết thƣơng còn chƣa lành, thế nhƣng xét

chung thì vẫn tiến lên trên, xét chung thì vẫn tiến tới trƣớc; phần thú tính bớt đi, phần nhân

tính tăng lên: đó là câu chuyện tiến hóa của con ngƣời, đó là nhiệm vụ đƣợc hoàn thành chầm

chậm của Chơn ngã khi nó tự nâng mình lên tới mức con ngƣời thiêng liêng. Ở một giai đoạn

nào đó trong quá trình tiến bộ này, phàm ngã bắt đầu trở nên trong sáng đáp ứng đƣợc với

những rung động của Chủ thể Suy tƣ, và lờ mờ cảm thấy đƣợc rằng mình là một điều gì đó

còn hơn cả một sinh linh cô lập và liên kết với một điều gi đó thƣờng trụ bất tử. Phàm ngã có

thể chƣa hoàn toàn nhận ra đƣợc mục tiêu của mình nhƣng bắt đầu xao xuyến và rộn ràng khi

tiếp xúc với Ánh sáng giống nhƣ nụ hoa rung rẩy vào lúc xuân sang trong những bọc hoa để

chuẩn bị nở rộ bung ra trong ánh quang huy. Ý thức về tính vĩnh hằng bẩm sinh này và sự ngỡ

ngàng về cứu cánh ấy đã đƣợc diễn tả tuyệt vời qua một trong những bài thơ của Walt

Whitman:

Khi quay mặt về phƣơng Tây xuất phát từ bờ biển California.

Tìm hiểu không mệt mỏi để mƣu cầu điều gì còn chƣa đƣợc tìm ra,

Thì tôi tuy là một đứa trẻ mà đã là một ông cụ đứng trƣớc sóng biển bâng khuâng hƣớng về

nhà mẹ, nhìn xa xa thấy vùng đất định cƣ.

Khi cất mắt nhìn ra khỏi bờ biển ở biển miền Tây của tôi thì vòng tròn hầu nhƣ đƣợc nối ra.

Vì nơi xuất phát là miền Tây, từ Hindustan, từ thung lũng Kashmere,

Từ Á châu, từ phƣơng Bắc, từ Thƣợng Đế thì sân khấu đã trở thành vị anh hùng.

Từ phƣơng Nam, từ bán đảo đầy hoa và quẩn đảo đầy gia vị,

Tôi đã đi lang thang miết vì tôi đã đi vòng quanh trái đất.

Giờ đây tôi lại giáp mặt với quê hƣơng, rất hài lòng và hoan hỉ.

(Nhƣng cái nơi mà tôi xuất phát từ lâu rồi ở đâu đấy nhỉ? Và tại sao tôi vẫn chƣa tìm ra đƣợc

nó?)

Page 18: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

MỤC TIÊU CỦA LUÂN HỒI

Ta đã thấy rằng nói chung thì mục đích của luân hồi là rèn luyện ngƣời thú cho tới khi nó trở

thành công cụ toàn bích của phần Thiêng liêng, và tác nhân trong việc rèn luyện này chính là

Chơn ngã luân hồi. Ta hãy truy nguyên một cách ngắn gọn con đƣờng đạt tới mục đích này.

Khi Con của Trí tuệ (Manasaputra) giáng lâm để cấp phần hồn cho ngƣời thú thì chỗ ở bằng

vật chất của họ chƣa đạt tới mức thô trƣợc tối đa. Khi tác động thông qua đó, Chủ thể Suy tƣ

trƣớc hết tạo ra cái gọi là phẩm chất thông linh tƣơng phản với phẩm chất trí thức; phần tâm

linh khi bƣớc đầu tiếp xúc với vật chất cõi trung giới đƣợc phiên dịch thành ra phần thông

linh rồi dần dần mới trở thành phần trí thức, nghĩa là biết lý luận, có lý trí, biết cân nhắc cố ý

do tiếp xúc lâu dài với vật chất thuộc loại thô trƣợc hơn. Thoạt đầu có tính cách trực giác,

thần nhãn, giao tiếp với đồng loại bằng chuyển di tƣ tƣởng; khi nó phải làm việc với những

vật liệu thô trƣợc hơn và gây cho các hạt nặng hơn những rung động nào đó thì trực giác bị

biến thành lý luận, và sự chuyển di tƣ tƣởng biến thành ngôn ngữ. Ta hiểu đƣợc điều này rõ

nhất bằng cách quan niệm ra những rung động đƣợc lập nên trong vật chất càng ngày càng thô

trƣợc, những rung động ít thô trƣợc hơn đƣợc phiên dịch thành các tính chất thông linh, còn

những rung động thô trƣợc hơn đƣợc phiên dịch thành những phẩm tính thuần lý. Phần thông

linh là những năng lực nhanh hơn, tinh vi hơn, trực tiếp hơn, bao gồm thần nhãn, thần nhĩ,

dạng trực giác thấp, khả năng truyền đạt và tiếp nhận các ấn tƣợng tƣ tƣởng mà không có lời

nói; phần thuần lý chậm hơn và bao gồm mọi quá trình trí não với đặc trƣng là lý luận có cân

nhắc, rèn giũa ra một chuỗi xích lý luận, dùng búa rèn nó lại từng mắt xích một và công trình

lao động trí tuệ này cần có điều kiện là ngôn ngữ cầu kỳ. Khi quá trình này đã hoàn hảo thì bộ

óc đạt tới mức trí thức cao nhất, nhanh chóng đáp ứng với những xung lực dục vọng khi

chúng đạt tới bộ óc và tức khắc phiên dịch chúng thành ra những điều tƣơng tự về trí thức;

bấy giờ đã đến lúc có đƣợc bƣớc tiến mới lớn lao kế tiếp là rèn luyện bộ óc để nó trực tiếp đáp

ứng với những rung động tinh vi hơn, và chuyển chúng vào ý thức của bộ óc không cần có

quá trình trì hoãn là phiên dịch. Bấy giờ việc vận dụng thần thông trở thành một phần trong

trang cụ hữu thức của con ngƣời đã phát triển, và ngƣời ta dùng nó một cách bình thƣờng,

không nỗ lực hoặc căng thẳng, thế là trí não và thông linh đƣợc hiệp nhất với nhau, ta có đƣợc

trở lại mọi thần thông “cộng thêm với kinh nghiệm trí thức”. Sự mờ tối đi tạm thời do tích tụ

vật chất thô trƣợc nhất xung quanh con ngƣời đang phát triển, dần dần giảm bớt đi khi vật

chất trở nên mềm dẻo và trong sáng, thế là vật chất thô trƣợc đƣợc “cứu chuộc”, nghĩa là đƣợc

rèn luyện thành một hiện thể toàn bích để biểu lộ Tinh thần. “Nền văn minh đã từng phát triển

phần thể chất và phần trí thức gây thiệt hại cho phần thông linh và phần tâm linh”, nhƣng nếu

không có sự phát triển này thì ngƣời thú không thể trở nên thiêng liêng, tức là “thực thể thất

bội toàn bích” vốn là mục đích tiến hóa của sự luân hồi.

Nơi loài ngƣời, ta đang ở trên vòng cung đi lên, trí thức đơn thuần đang đạt tới những khả

năng cao nhất và xét về mọi mặt cũng thấy xuất hiện các dấu hiệu của hoạt động thông linh

khi đƣợc phát triển vƣợt khỏi mức trí thức chứ không tụt hậu so với mức trí thức thì các hoạt

động thông linh là dấu hiệu của việc Chơn nhơn bắt đầu chiến thắng. Nơi một số ngƣời trong

nhân loại chúng ta, sự chiến thắng này đã đạt đỉnh cao rồi và ta gọi các bậc đó là chƣ La Hán,

Mahatmas và Chơn sƣ; đối với các Ngài thể xác chỉ còn là hiện thể của Chơn nhơn, Chơn

nhơn không còn bị giam cầm hoặc hạn chế trong cơ thể mà mình ngự nơi đó, nhƣng đối với

Page 19: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Chơn nhơn thì cơ thể là công cụ thuận lợi để làm việc trên cõi trần, nó ngoan ngoãn hƣởng

ứng mọi xung lực của chủ nhân ông và đặt vào tầm sử dụng của Chơn nhơn những quyền

năng và năng lực nơi thế giới vật chất thô trƣợc mà bằng không một Thực thể tâm linh chẳng

thể đạt đƣợc. Một Tinh thần có thể hoạt động trên cõi tâm linh nhƣng nó lại vô tri vô giác trên

mọi cõi khác, không thể hoạt động đƣợc do nó có bản chất tinh vi ở trên các cõi vật chất thô

trƣợc. Một đấng Thông tuệ tâm linh có thể hoạt động trên các cõi tâm linh và trí tuệ nhƣng

vẫn còn quá tinh vi nên không thể hoạt động trên cõi thô trƣợc. Chỉ có “thực thể thất bội toàn

bích”, nhờ vào việc nhập thế thì nó mới chinh phục đƣợc hết vật chất này tới vật chất khác

mới có thể hoạt động đƣợc trên mọi cõi. Đây là ý nghĩa của quả vị La Hán; La Hán là một

đấng Thông tuệ tâm linh đã chinh phục, chế ngự và rèn luyện đƣợc vật chất cho tới khi cơ thể

của ngài chẳng qua chỉ là biểu hiện vật thể của chính ngài, và ngài sẵn sàng cho bƣớc kế tiếp

để biến ngài thành ra một “Chơn sƣ”, tức là đấng Ki Tô khải hoàn.

Tự nhiên là nơi một thực thể thất bội toàn bích nhƣ thế có tụ tập đủ mọi thần lực của vũ trụ:

tâm linh, thông linh và vật chất. Cũng nhƣ cơ thể sống động của con ngƣời ở qui mô nhỏ có

các lực mà ta thấy trong vũ trụ vật lý, cũng thế khi bản chất tâm linh và thông linh hiển lộ các

xung lực của mình thì các thần lực của vũ trụ thông linh và tâm linh có thể tác động lên vũ trụ

vật lý. Vì thế cho nên xét theo biểu kiến mới có thể tạo ra đƣợc những hậu quả hầu nhƣ là

“phép lạ” mà nguyên nhân của nó lại ẩn tàng nhƣng không phải vì thế mà chẳng có nguyên

nhân; cũng nhƣ việc đóng một mạch điện có thể tạo ra một vụ nổ ở cách xa nơi đóng điện

nhiều dặm, cũng vậy tác động của ý chí lão luyện có thể hiển lộ thành các hiện tƣợng vật chất

trên một cõi ở dƣới xa mức của nó. Sự vô minh của con ngƣời khiến y cho đó là siêu tự nhiên;

còn sự hiểu biết rút gọn mọi chuyện ấy thành ra chuyện tự nhiên. Đó là vì Thiên nhiên chẳng

qua chỉ là một khía cạnh của TỔNG THỂ, các khía cạnh đang biểu lộ vào lúc đó.

Ở đây ta có thể thắc mắc rằng: và nếu ta đạt đƣợc mục đích này thì cứu cánh đó phục vụ cho

cái gì? Ở mức này có nhiều Con đƣờng trải ra trƣớc mắt Chơn nhơn khải hoàn. Ngài đã chạm

tới đỉnh cao thành tựu mà ta có thể đạt đƣợc trên thế giới này; muốn tiến bộ thêm nữa ngài

phải chuyển sang các bầu tồn tại khác; Niết Bàn mở rộng ra trƣớc mắt ngài với đầy tràn tri

thức tâm linh, cái Linh ảnh Thánh thiện mà Ki Tô hữu có nghe nói thoáng qua, sự an bình mà

ta không tài nào hiểu nổi. Một Con đƣờng duy nhất, Con đƣờng xả bỏ, tự nguyện chấp nhận

sống trên trần thế vì mục đích phụng sự cho loài ngƣời, đó là Con đƣờng mà Đức Quan Âm

đã nói tới khi ngài dứt khoát bƣớc chân trên đó: “Chẳng bao giờ tôi mƣu tìm, tiếp nhận sự giải

thoát cá nhân riêng tƣ, tôi chẳng bao giờ nhập vào sự an bình tối hậu một mình mà mãi mãi ở

khắp mọi nơi, tôi sẽ sống và phấn đấu để cứu chuộc đại đồng vũ trụ mọi sinh linh trên khắp

thế gian.

Bản chất và chủ đích của sự lựa chọn này cũng đƣợc nói tới trong quyển Kim Huấn Thƣ mà H.

P. Blavatsky có trích dịch nhiều đoạn ra tiếng Anh rất hay. Kẻ chinh phục ca khúc khải hoàn;

“tâm trí của y giống nhƣ một đại dƣơng bình thản và vô biên, trải rộng ra trong không gian vô

bờ bến. Y nắm chặt trong tay sự sống và sự chết”. Thế rồi lại nổi lên một thắc mắc:

Bây giờ chắc chắn là y đã đạt đƣợc phần thƣởng lớn rồi! Hỡi kẻ đã chinh phục đƣợc đại Hão

huyền, liệu y có dùng những năng khiếu mà nó ban cấp cho mình để đƣợc an dƣỡng và cực

lạc cho riêng mình với những phúc lợi và vinh diệu mà mình đã đạt đƣợc?

Nhƣng câu trả lời vang rõ lên:

Hỡi kẻ ứng viên mƣu cầu kho tri thức ẩn tàng của Thiên nhiên! Nếu ngƣời ta muốn theo gót

đấng Nhƣ Lai thánh thiện thì những năng khiếu và quyền năng đó không dành cho bản

thân . . . Nên biết rằng luồng tri thức siêu nhân loại và Minh triết của Thiên thần mà ngƣơi đã

Page 20: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

đạt đƣợc phải từ kênh dẫn A lại da của chính ngƣơi tuôn đổ vào một lòng kênh dẫn khác. Hỡi

Narjol, nên biết rằng ngƣơi là Con đƣờng Bí mật, và nƣớc trong lành của nó phải đƣợc dùng

làm cho sóng Biển đắng nghét trở nên ngọt ngào hơn vì đó là biển động của lòng phiền não do

nƣớc mắt của con ngƣời tạo ra. Số phận của ngƣơi là sống qua các kiếp tƣơng lai mà không

đƣợc con ngƣời biết ơn và nhận thức. Ngƣơi bị lèn chặt thành ra một tảng đá cùng với vô vàn

tảng đá khác tạo thành “Bức tƣờng Che chắn”, đó là tƣơng lai của ngƣơi nếu ngƣơi băng qua

cánh cổng số bảy. Đƣợc xây dựng do bàn tay của nhiều bậc Chơn sƣ Từ bi, đƣợc dựng nên do

sự cực hình của các ngài, do máu của các ngài đông đặc lại, bức tƣờng đó che chở cho loài

ngƣời vì con ngƣời chính là ngƣời đã bảo vệ nó khỏi bị khốn khổ và phiền não thêm nữa . . .

Lòng từ bi ắt nói rằng: “Liệu có thể nào có đƣợc cực lạc khi mọi chúng sinh còn đau khổ?

Liệu ngƣơi có thể đƣợc cứu chuộc khi tai vẫn nghe trọn cả thế giới khóc than? Bây giờ ngƣơi

dã nghe thấy điều đƣợc nói ra rồi. Ngƣơi sẽ đạt tới bƣớc thứ bảy băng qua cánh cổng tri thức

tối hậu nhƣng chỉ chuốc lấy phiền não nếu ngƣơi không theo gót bậc Nhƣ Lai đã bƣớc đi nhƣ

một bậc tiền bối của ngƣơi, vẫn còn vị tha cho tới cứu cánh vô tận. Ngƣơi đã giác ngộ rồi vậy,

hãy lựa chọn con đƣờng của mình.

Sự chọn lựa chấp nhận nhập thế cho tới khi loài Ngƣời đã đạt tới đỉnh cao của mình chính là

thành tựu của bậc Chơn sƣ, của Con ngƣời toàn bích. Minh triết của ngài, quyền năng của

ngài đều đƣợc đặt dƣới chân Nhân loại để phục vụ nó, giúp đỡ nó, dẫn dắt nó trên con đƣờng

mà chính Ngài đã bƣớc đi. Vậy thì đây là cứu cánh vƣợt ngoài tầm luân hồi đối với các linh

hồn dũng mãnh có thể thực hiện SỰ XẢ BỎ VĨ ĐẠI! Các ngài trở thành các đấng cứu thế, là

phần triển vọng và vinh quang của loài ngƣời. Sự luân hồi đã xây dựng nên thực thể thất bội

toàn bích và sự chiến thắng cá thể của ngài lại phụ giúp cho sự cứu chuộc Nhân loại xét chung.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

NGUYÊN NHÂN CỦA LUÂN HỒI

Nguyên nhân căn bản của Luân Hồi cũng nhƣ của mọi sự biểu lộ đó là ham muốn cuộc sống

hoạt động, khao khát kiếp tồn tại hữu tình. Một số bản chất căn bản của thiên nhiên rõ rệt là

đang hoạt động nhƣng không thể hiểu đƣợc về nguồn gốc và lý do của nó vốn biểu lộ thành ra

“luật tuần hoàn”. Một sự luân phiên chẳng hạn nhƣ Ngày và Đêm, Sống và Chết, Ngủ và

Thức, là một sự kiện thông thƣờng có tính cách đại đồng vũ trụ hoàn toàn, và không có ngoại

lệ nào cho nên thật là dễ hiểu khi ta thấy đó là một trong những định luật tuần hoàn căn bản

của vũ trụ. Sự tiêu trƣởng ở khắp mọi nơi, nhịp điệu vốn là kỳ tâm thu và tâm trƣơng của Trái

tim vũ trụ biểu hiện về mọi phƣơng diện. Nhƣng ta không hiểu đƣợc lý do của nó, ta không

biết tại sao chúng lại nhƣ thế, ta chỉ có thể thấy rằng chúng vốn nhƣ thế. Và trong Triết lý Bí

truyền, ta nhận ra cũng định luật này mở rộng thành sự phân thân và tái hấp thu của các vũ trụ,

là Ngày và Đêm của Brahma, là kỳ thở ra và hít vào của đại Thần khí.

Vì thế cho nên ngƣời Ấn Độ đã hình dung thần Dục vọng là xung lực biểu lộ. Lại nữa, trong

Rig Phệ đà (x, 129), kama là nhân cách hóa của cái xúc cảm vốn dẫn dắt và thôi thúc sự sáng

tạo. Đó là sự vận động mau chóng kích động Đấng Nhất Nhƣ hãy sáng tạo ra sau khi nó đƣợc

biểu lộ từ Nguyên khí hoàn toàn trừu tƣợng. “Trƣớc hết Dục vọng xuất hiện trong đó vốn là

mầm mống bản sơ của tâm trí; các nhà hiền triết khi dùng trí năng của mình để tìm kiếm đã

phát hiện ra đƣợc dục vọng là sự ràng buộc nối liền Thực thể với Phi Thực thể”. Xét theo bản

thể thì Kama là lòng mong muốn có đƣợc sự tồn tại hữu tình hoạt động, tồn tại với cảm giác

Page 21: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

mạnh, lăn lóc quậy lên của một sinh hoạt đầy đam mê. Khi trí tuệ tâm linh bƣớc vào tiếp xúc

với sự khao khát cảm giác này thì tác động đầu tiên là làm tăng cƣờng sự khao khát đó lên.

Câu kinh trong Thiền Thƣ có nói: “Do bản chất của mình, chúng lấp đầy (tăng cƣờng) kama”.

Nhƣ vậy kama đối với cá thể cũng nhƣ đối với Càn khôn trở thành nguyên nhân bản sơ của sự

luân hồi và khi Dục vọng (lớn) biến dị thành ra nhiều dục vọng (nhỏ) thì những thứ này xiềng

xích Chủ thể Suy tƣ vào trần thế khiến cho chủ thể ấy cứ mãi mãi luân hồi. Kinh điển Ấn Độ

giáo và Phật giáo có đầy những lời nhắc đi nhắc lại sự thật này. Ta đọc thấy trong Chí Tôn Ca

đoạn sau đây:

Kẻ nào mà Buddhi không bị ràng buộc ở khắp nơi, đã chế ngự đƣợc bản ngã, đã chết đi các

dục vọng thì do xả bỏ kẻ đó đã đạt đƣợc sự hoàn hảo tối cao vì đã thoát vòng Nghiệp quả.

Cũng vậy trong Udanavarga, tức là một phiên bản thuộc Phật giáo Bắc tông của Pháp Cú kinh

đƣợc dịch từ tiếng Tây Tạng ta cũng thấy trổi lên thông điệp đó:

Kẻ nào bị dục vọng xiềng xích thì khó lòng mà thoát khỏi chúng, Đức Thế Tôn đã từng dạy

nhƣ thế. Kẻ kiên định không màng hạnh phúc của dục vọng, nhất quyết dẹp bỏ dục vọng thì

chẳng bao lâu sẽ đến đƣợc Niết Bàn.

Lại nữa khi mƣu tìm sự tồn tại họ cứ trở đi trở lại nhập vào tử cung; các sinh linh cứ đến rồi

lại đi, hết trạng thái tồn tại này nối tiếp trạng thái tồn tại khác. Thật khó lòng dẹp bỏ sự tồn tại

nơi thế giới này; kẻ nào dẹp bỏ lòng tham dục thì kẻ đó đã nhổ bật gốc rễ của sự tồn tại, kẻ đó

không còn phải bị chuyển kiếp vì y không còn tham dục nữa.

Trong kinh điển của Giáo hội Phật giáo Nam tông thì ngƣới ta cũng nhấn mạnh liên tục cũng

ý tƣởng ấy. Ngƣời ta cấm đệ tử tin tƣởng chừng nào y “còn chƣa diệt dục đƣợc” và sau khi

mô tả cách thức dục vọng và đam mê trói buộc con ngƣời vào cuộc sống trần tục, kinh Pháp

Cú nói tiếp:

Kẻ nào đã đạt tới thành tựu thì không còn run sợ nữa, kẻ đó không còn khao khát và tội lỗi

nữa, kẻ đó đã nhổ bỏ mọi chông gai của cuộc đời: đây sẽ là thể xác cuối cùng của y. Kẻ nào

không còn khao khát và luyến ái nữa, kẻ đó sẽ hiểu đƣợc mọi lời lẽ và cách thuyết giải chúng,

kẻ đó sẽ biết đƣợc thứ tự của các chữ cái (chữ nào đứng trƣớc chữ nào đứng sau), kẻ đó sẽ

nhận thể xác cuối cùng của mình và sẽ đƣợc gọi là bậc hiền triết, vĩ nhân. “Ta đã chinh phục

đƣợc tất cả, ta đã biết hết tất cả; trong bất cứ tình huống nào của cuộc sống ta đều không bị ô

nhiễm, ta đã bỏ lại tất cả và nhờ diệt đƣợc dục ta đã giải thoát”.

Đó là lời hiệu triệu khải hoàn khi Đức Phật Thích Ca đắc Phật quả:

Khi mƣu tìm kẻ làm ra đền thờ tạm này, ta sẽ phải đi qua một lộ trình nhiều kiếp sống chừng

nào ta còn chƣa tìm ra ngƣời ấy; và cứ phải tái sinh mãi thì thật là đau khổ. Nhƣng giờ đây ta

đã thấy ngƣời làm ra đền thờ tạm rồi thì ta không còn phải làm đền thờ tạm lại nữa. Mọi cái

đòn tay nhà đều bị gỡ ra, cái đà trên nóc nhà bị tách đi, tâm trí khi đến gần Đấng Vĩnh Hằng

thì đã đạt đƣợc sự tuyệt diệt mọi dục vọng.

Khi học viên nhận ra đƣợc bản chất của dục vọng thì y ắt hiểu đƣợc tại sao cần phải diệt dục

để làm hoàn thiện Chơn nhơn. Cho đến khi đã gặt hái đƣợc hết vụ gặt kinh nghiệm thì cần

phải có dục vọng vì kinh nghiệm gặt hái đó cần đƣợc nuôi dƣỡng bằng dục vọng, và sự tăng

trƣởng mới có thể đƣợc nuôi dƣỡng và bảo dƣỡng. Do đó trong khi vẫn còn thiếu kinh nghiệm

thì lòng khao khát dục vọng vẫn khôn nguôi và Chơn ngã sẽ trở lại trần thế hoài hoài. Nhƣng

xiềng xích của nó phải rơi rụng đi từng cái một khi Chơn ngã đã đạt tới mức hoàn thiện đƣợc

Page 22: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

đền thờ tạm của mình vì dục vọng có tính cách phàm nhân và do đó ích kỷ, cho nên khi dục

vọng còn thôi thúc hành động thì sự thanh trong của hành động còn bị ô nhiễm. Quả vị La

Hán là hoạt động không ngừng, không vì bất kỳ lợi ích cá nhân nào, bậc La Hán phải “soi

sáng cho mọi ngƣời nhƣng không tiếp nhận ánh sáng từ ai hết”. Vì thế cho nên trên bƣớc

đƣờng leo lên, hết dục vọng này đến dục vọng kia phải đƣợc buông bỏ, lòng ham muốn

hƣởng thụ của phàm ngã, muốn vui sƣớng cho phàm ngã, muốn thủ lợi cho phàm ngã, muốn

yêu thƣơng theo kiểu phàm ngã, muốn thành đạt cho phàm ngã, cuối cùng và tinh vi hơn hết

là lòng ham muốn cho phàm ngã đƣợc hoàn hảo, tất cả những gì thuộc phàm ngã phải bị mất

đi trong cái TỰ NGÃ NHẤT NHƢ, đó là TỰ NGÃ của chúng sinh. Và ở đây cần có hai điều

cảnh giác kẻo hiểu lầm. Một là ta không đƣợc giết đi tình yêu thƣơng cá nhân mà phải mở

rộng nó ra cho đến khi trở thành tình yêu thƣơng đại đồng vũ trụ; ta không đƣợc yêu thƣơng

ngƣời thân thƣơng nhất ít hơn mà tất cả phải trở thành kẻ thân thƣơng của ta sao cho nỗi

phiền muộn của bất cứ đứa con nào của ngƣời khác cũng giày vò tâm hồn ta giống nhƣ nỗi

phiền muộn của đứa con trẻ thuộc chính ta và cũng khơi dậy nơi ta hoạt động trợ giúp bằng

nhau. Tình yêu thƣơng phải đƣợc nâng lên cho bằng nhau chứ không đƣợc cào bằng xuống.

Tâm hồn ta phải không đƣợc băng giá mà phải hừng hực vì tất cả. Việc không nhận ra đƣợc

điều này cũng nhƣ sự khó khăn ghê gớm của nhiệm vụ ấy khi ta thấu hiểu đƣợc nó, đã dẫn tới

việc bóp nghẹt tình thƣơng thay vì làm cho nó tăng trƣởng. Việc yêu thƣơng trào dâng chứ

không phải thiếu yêu thƣơng mới cứu chuộc đƣợc thế gian. Bậc Mahatma là Đại dƣơng Từ bi

chứ không phải là một khối băng hà.

Ta cũng dễ hiểu đƣợc tại sao việc mở rộng này phải có trƣớc việc thành tựu quả vị Chơn sƣ,

vì Chơn sƣ có đƣợc quyền năng để phục vụ cho ích lợi của mọi ngƣời chứ không phải để nâng

cao bất kỳ gia đình hoặc quốc gia đặc biệt nào. Ngài là Đấng Phụng sự Nhân loại, và ngài trợ

giúp theo kiểu nơi đâu cần thì ngài đáp ứng chứ không phải theo kiểu thân thuộc. Ngoài

quyền năng siêu nhân loại ngài còn phải có lòng vô tƣ siêu nhân loại và sự yêu thƣơng cá

nhân không bao giờ đƣợc phép làm lệch cán cân Công lý. Vƣợt trên mọi ngƣời khác, ngài

phải phục tùng chánh pháp vì bất cứ sự lệch lạc ra khỏi đƣờng lối của nó ắt cũng mang lại

những hậu quả tỉ lệ với sự lớn lao mà ngài đã đạt đƣợc tới đỉnh cao đó.

Ngài phải là một thần lực phục vụ cho điều thiện, và điều thiện phải đƣợc tuôn đổ vào những

kênh dẫn cần nó nhất chứ không phải những kênh dẫn đƣợc đào ra do lòng yêu thƣơng cá

nhân hoặc sự ƣu ái chủng tộc. Vì thế cho nên điều kiện làm đệ tử là phải đƣợc rèn luyện lâu

dài, phải chịu khổ hạnh cá nhân và phải chịu cô độc.

Hai là: hành động không đƣợc dừng lại vì đệ tử không còn mƣu tìm thành quả của hành động

dƣới dạng phần thƣởng. “Không hành động qua một hành vi từ bi ắt là hành động với một tội

lỗi chết ngƣời”. “Liệu bạn có thể kiêng không hành động hay chăng? Không phải nhƣ thế mà

linh hồn bạn đƣợc giải thoát đâu. Muốn đạt Niết Bàn thì ngƣời ta phải đạt đƣợc sự Tự tri và

Tự tri là những hành vi yêu thƣơng của đứa trẻ thơ”. Nhƣng trong khi ta phải tiến hành việc

hành động với trọn cả những cố gắng thuộc khả năng của con ngƣời thì ta không nên có lòng

ham muốn thành quả của hành động dƣới dạng thỏa mãn cho phàm ngã. Một nghĩa cử phải

đƣợc thực hiện vì nó có ích, có lợi cho ngƣời khác chứ không phải vì đƣợc ngƣời khác khen

thƣởng hoặc chính mình tự tán thán, thậm chí cũng không vì lòng ao ƣớc tinh vi hơn là tự cải

thiện mình. Ở đây cũng chính vì không nhận ra đƣợc sự phân biệt giữa hành động và lòng

ham muốn kết quả của hành động đã gây ra sự ngƣng trệ và thụ động vốn đặc trƣng cho các

quốc gia Đông phƣơng vì lòng ích kỷ tâm linh và sự lãnh đạm tâm linh đều gây ra sự suy tàn.

Cũng nhƣ lòng khao khát sự tồn tại hữu tình nói chung là nguyên nhân của sự luân hồi trong

vũ trụ, cũng vậy nguyên nhân quyết định mọi sự luân hồi cá thể đều là lòng khao khát nếm

trải trở lại kiếp tồn tại trên cõi trần. Khi ta đã sống cuộc đời dài trên cõi trần và đã tích tụ đƣợc

Page 23: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

nhiều kinh nghiệm thì lòng mong muốn đƣợc tồn tại trên cõi trần nhất thời đã thỏa thuê và ta

lại ham muốn đƣợc an dƣỡng. Lúc bấy giờ sẽ có thời kỳ thoát xác trong đó Chơn ngã có thể

nói là lại trở về với chính mình, không còn cấp năng lƣợng ra bên ngoài trên cõi trần nữa mà

uốn cong mọi năng lƣợng của mình vào các hoạt động nơi nội giới, duyệt lại kho kinh nghiệm

đã tích trữ đƣợc, vụ gặt của kiếp sống trên cõi trần vừa mới chấm dứt, tách rời và phân loại

chúng, đồng hóa những kinh nghiệm nào có thể đồng hóa đƣợc, vứt bỏ những kinh nghiệm

lạc hậu và vô ích. Đây là công việc của thời kỳ Devachan, là thời gian cần thiết để đồng hóa

và đạt đƣợc sự thăng bằng. Cũng nhƣ ngƣời công nhân đi ra ngoài thu lƣợm vật liệu cho công

việc của mình, sau khi thu gom xong bèn trở về nhà lọc lựa và xếp đặt chúng để rồi tiến hành

chế tạo chúng thành ra một tác phẩm nghệ thuật nào đó hoặc một đồ vật có ích lợi nào đó;

cũng vậy sau khi đã thu lƣợm đƣợc kho vật liệu từ các kinh nghiệm trong kiếp sống, Chủ thể

Suy tƣ phải đan dệt chúng thành ra mảnh lƣới kiếp tồn tại thiên niên của mình. Y không còn

có thể bận bịu trong cơn xoáy lốc của kiếp sống trên trần thế cũng nhƣ một ngƣời công nhân

không thể cứ mãi mãi đi thu gom vật liệu mà chẳng bao giờ mà chẳng bao giờ chế tác vật liệu

thành ra các món đồ; hoặc cũng nhƣ một ngƣời đâu có thể cứ ăn thức ăn vào mãi mà chẳng

bao giờ tiêu hóa thức ăn và đồng hóa nó để kiến tạo thành các mô trong cơ thể mình. Sự an

dƣỡng cần thiết giữa các thời kỳ hoạt động thuộc đủ mọi kiểu tồn tại khiến cho Devachan là

hoàn toàn cần thiết và ắt quở trách sự nôn nóng mà những nhà Thông Thiên Học thiếu hiểu

biết thƣờng bực mình với ý là “phí thời giờ”. Nên nhớ rằng bản thân sự an dƣỡng là một việc

mà ta không thể làm đƣợc ở bên ngoài. “Manu mệt mỏi và xơ xác (Chơn ngã biết suy tƣ)” cần

có sự an dƣỡng ấy, và chỉ khi “Chơn ngã đã an dƣỡng rồi” thì nó mới sẵn sàng và thích hợp

để luân hồi. Chúng ta không có đƣợc năng lƣợng cần thiết để đảm đƣơng gánh nặng xác thịt

một lần nữa chừng nào mà cái thời kỳ bồi dƣỡng này còn chƣa khiến cho Chơn nhơn có thể

một lần nữa tích tụ đƣợc các thần lực của sự sống trí tuệ cũng nhƣ tâm linh. Chỉ khi ta ắt đến

gần lúc kết liễu chu kỳ tái sinh thì Chơn ngã do đã tăng trƣởng qua hằng thiên niên kỷ kinh

nghiệm mới có thể đƣợc chuẩn bị cho sự căng thẳng khủng khiếp của những kiếp sống tái đi

tái lại nhanh chóng vào giai đoạn cuối cùng mà “không cần có kỳ nghỉ Devachan”, lúc đó

Chơn ngã mới leo lên bảy nấc thang cuối cùng của cái thang tồn tại mà không mỏi rã rời bắp

thịt do cơ bắp đã đƣợc rèn luyện cứng cỏi trong thời gian dài leo lên ở quá khứ.

Nơi Devachan ta có thể thực hiện một loại tiến bộ ngoài quá trình đồng hóa cần thiết mà ta

vừa mới nói, đây đã là điều kiện để tiến bộ thêm nữa rồi. H. P. Blavatsky có dạy: “Theo một ý

nghĩa nào đó ta có thể có thêm đƣợc hiểu biết, nghĩa là ta có thể phát triển thêm nữa bất kỳ

năng khiếu nào mà ta ƣa thích và đã phấn đấu trong buổi sinh thời miễn là nó có liên quan tới

những sự việc trừu tƣợng và lý tƣởng, chẳng hạn nhƣ âm nhạc, hội họa, thi ca v.v. . . vì

Devachan chỉ là sự tiếp nối đầy lý tƣởng nơi nội giới của sinh hoạt trên cõi trần.

Điều này có thể giải thích sự thần đồng mầu nhiệm mà đôi khi đƣợc biểu hiện đặc biệt trong

âm nhạc vƣợt xa bất kỳ mức nào mà ngƣời ta biết đã đạt đƣợc trƣớc kia trong lịch sử của nghệ

thuật này thuộc giống dân Aryan. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì ta nên nhớ kỹ rằng việc

quyết tâm theo đuổi tƣ tƣởng trừu tƣợng hoặc những mơ ƣớc lý tƣởng tạo ra một khuynh

hƣớng cho trạng thái Devachan biến nó thành ra một trạng thái hoạt động cũng nhƣ thụ động

về mặt tiến bộ. Trong khi Devachan có bản chất là thế giới hậu quả, song le trong chừng mực

này thì nó lại vay mƣợn từ thế giới nguyên nhân (mặc dù cũng đúng là) cái xung lực phải

đƣợc cung cấp ở đây vốn khiến cho vòng luân hồi sẽ quay theo con đƣờng hòa bình ấy. Ở

Devachan ngƣời ta không phát khởi một nguyên nhân hoặc khởi xƣớng một nỗ lực, nhƣng nó

cho phép ta tiếp tục những nỗ lực nhằm tới các cõi tồn tại cao nhất mà con ngƣời có thể đạt

đƣợc trong buổi sinh thời. Ta cũng dễ hiểu tại sao khả năng này có đƣợc vì những đỉnh cao lý

tƣởng và trừu tƣợng đƣợc soi sáng bởi ánh quang huy của manas và điều đó sẽ chói lọi chứ

không mờ nhạt đi khi Manas-Taijasi (Manas chiếu sáng rực rỡ) bay vút lên tận cõi của riêng

mình mà không bị xiềng xích.

Page 24: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Trong tình huống này có nảy sinh một thắc mắc thú vị: khi thời kỳ an dƣỡng đã qua rồi, các

lực mang Chơn ngã thoát ra khỏi cuộc sống trần tục đã cạn kiệt rồi, thì lòng mong muốn tồn

tại hữu tình trên cõi trần lại đƣợc hồi sinh và Chơn ngã sẵn sàng băng qua “ngƣỡng cửa

Devachan” để chuyển sang cõi luân hồi. Bây giờ cái gì sẽ hƣớng dẫn Chơn ngã đi tới giống

dân, quốc gia, gia đình đặc biệt mà thông qua đó y phải tìm đƣợc đền thờ tạm mới mẻ bằng

xác thịt của mình, và điều gì đã xác định giới tính mà y phải khoác lấy? Phải chăng là ái lực?

Phải chăng là chọn lựa tự do? Phải chăng là tất yếu? Không có một thắc mắc nào dễ dàng

buộc ra khỏi miệng kẻ tìm hiểu hơn những thắc mắc ấy.

Chính luật Nghiệp quả dẫn dắt y không thể sai lầm hƣớng về giống dân và quốc gia mà y phải

tìm thấy trong đó những đặc trƣng tổng quát tạo ra một cơ thể và cung ứng một môi trƣờng xã

hội thích hợp để biểu lộ đƣợc tính tình tổng quát mà Chơn ngã đã kiến tạo trong những kiếp

trƣớc trên trần thế và để gặt hái đƣợc vụ mùa mà y đã gieo.

Ngjhiệp quả với đạo quân Ngũ uẩn chờ trƣớc ngƣỡng cửa Devachan mà Chơn ngã phải xuất

lộ từ đó để nhập thế một lần nữa. Chính vào lúc này mà số phận tƣơng lai của Chơn ngã giờ

đây đang an dƣỡng sẽ đƣợc cân nhắc trên cán cân báo phục công bằng vì giờ đây nó lại một

lần nữa chịu ảnh hƣởng của luật Nghiệp quả hoạt động. Chính trong sự tái sinh này đã sẵn

sàng cho nó một sự tái sinh đƣợc tuyển lựa và chuẩn bị bởi những sắc lệnh bí nhiệm, nghiêm

khắc nhƣng mang tính công bằng và minh triết; theo ĐỊNH LUẬT không thể sai lầm này thì

tội lỗi của kiếp trƣớc thuộc Chơn ngã phải bị trừng phạt. Chỉ có điều là Chơn ngã không bị

quẳng vào một địa ngục tƣởng tƣợng với những ngọn lửa đầy kịch tính và lũ quỉ dị hợm đầu

trâu mặt ngựa mà thật ra nó bị quẳng xuống cõi trần, cõi giới mà nó đã gây tội, và bây giờ nó

phải chuộc tội cho mọi tƣ tƣởng và hành vi xấu xa. Nó gieo cái gì thì phải gặt cái ấy. Sự luân

hồi sẽ tụ tập xung quanh nó tất cả những Chơn ngã nào đã chịu đau khổ hoặc là trực tiếp hoặc

là gián tiếp dƣới tay hoặc thậm chí do công cụ vô ý thức của phàm ngã trong quá khứ. Nữ

thần Báo phục sẽ quẳng họ ra cản đƣờng phàm nhơn mới nhƣng vẫn che giấu “Chơn ngã cũ,

vĩnh hằng” . . . “Phàm nhơn” mới này chẳng khá gì hơn một bộ quần áo mới với những đặc

trƣng riêng biệt về màu sắc, hình dáng và tính chất; nhƣng Chơn nhơn mặc bộ quần áo đó

cũng chính là tên tội phạm thời xƣa.

Nhƣ vậy có thể nói thông qua một phàm ngã hiếu chiến trong một kiếp nào đó, Chơn ngã đã

dựng nên những nguyên nhân có khuynh hƣớng lôi kéo y tái sinh vào một giống dân và quốc

gia trải qua một thời kỳ chinh chiến trong lịch sử của mình; Chơn ngã của một ngƣời La Mã

thuộc loại ƣa chinh chiến, thực dân, ắt bị lôi kéo chẳng hạn nhƣ về nƣớc Anh dƣới thời Nữ

hoàng Elizabeth, một quốc gia và thời đại mà tính di truyền thể chất sẽ cung ứng một thể xác,

còn các lực lƣợng xã hội sẽ cung ứng một môi trƣờng xung quanh thích hợp để biểu lộ đƣợc

tính tình mà y đã kiến tạo trƣớc đó mƣời lăm thế kỷ.

Một sợi dây khác trong sợi dây thừng Nghiệp quả và là một trong những sợi chắc chắn nhất

chính là khuynh hƣớng chiếm ƣu thế và xu hƣớng của kiếp sống vừa mới kết liễu. Những

khuynh hƣớng chiếm ƣu thế và quyết tâm đi theo bất kỳ đƣờng lối tƣ tƣởng và hành động nào

sẽ tái xuất hiện thành các tính tình bẩm sinh. Một ngƣời có ý chí mạnh mẽ, kiên cƣờng, đặt

mục đích cho mình thu tóm đƣợc của cải, suốt cuộc đời y đi theo quyết tâm đó một cách

không ăn năn và không cắn rứt lƣơng tâm thì trong một kiếp tới y sẽ rất có thể là một trong

những ngƣời mà ngạn ngữ thƣờng nói là „may mắn‟: “Sờ vào cái gì thì cái đó là cơ hội bằng

vàng”. Vì thế cho nên thật vô cùng quan trọng khi ta chọn lựa lý tƣởng và mục đích sống của

mình vì lý tƣởng trong một kiếp này sẽ trở thành hoàn cảnh trong kiếp tới. Nếu lý tƣởng là ích

kỷ, đê hèn và duy vật thì kiếp tới của ta sẽ đƣa ta vào một môi trƣờng khiến cho ta tóm bắt

đƣợc chúng dễ dàng. Cũng giống nhƣ một ý chí sắt đá sẽ thôi thúc ta đi tìm của cải ở cõi này,

cũng vậy nó còn vƣơn rộng bàn tay nhám nhúa của mình băng qua vực thẳm giữa sự chết và

Page 25: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

sự tái sinh để tóm lấy cứu cánh mà nó quyết tâm cho bằng đƣợc; nó không chịu chùn gân và

nới lỏng sự căng thẳng trong thời kỳ trung gian nơi cõi Devachan mà vẫn thu thập mọi năng

lƣợng cùng với công việc trong vật chất tế vi sao cho khi trên đƣờng trở lại trần thế, Chơn ngã

thấy đã có một đền thờ tạm đƣợc xây dựng bằng cái ham muốn mạnh mẽ và đam mê ấy thích

hợp để hoàn thành mục tiêu đƣợc tiên liệu. Con ngƣời gieo cái gì thì sẽ gặt cái ấy; y làm chủ

vận mệnh của mình và nếu y muốn xây dựng để thành công nơi thế tục đặng đƣợc hƣởng xa

hoa trên cõi trần thì chẳng ai dám bảo là y không thể đạt đƣợc. Chỉ có do kinh nghiệm thì y

mới học đƣợc rằng quyền lực, của cải và sự xa hoa chẳng qua là kết quả của Tử Hải, cơ thể có

thể đắm đuối trong quyền lực, của cải và xa hoa nhƣng Chơn ngã lại rùng mình không dám

chui vào đó; Chơn ngã không thỏa mãn với đám cám gạo chỉ thích hợp làm thức ăn cho lũ heo;

và cuối cùng khi thú tính nơi y đã đƣợc no nê phè phỡn còn nhân tính bị bỏ đói thì mặc dù ở

nơi xứ xa xăm mà đôi chân bƣớng bỉnh của y đã kéo lê y tới đó; y vẫn dõi con mắt hƣớng

nhìn về chỗ ở chân thực với đầy sự nhớ nhung và trải qua nhiều kiếp sống y vẫn phấn đấu

hƣớng về đó với mọi sức lực mà đã từng một lần đƣợc dùng để chinh phục ngƣời ta thì nay lại

đƣợc chế ngự để đem phụng sự ngƣời khác, và con ngƣời dũng mãnh đã dựng nên sức mạnh

của mình để làm chủ đƣợc những ngƣời khác thì bây giờ lại xoay chuyển sức mạnh đó để làm

chủ đƣợc bản thân và rèn luyện bản thân ngoan ngoãn tuân theo Luật Bác Ái.

Thắc mắc “điều gì xác định giới tính” là một câu khó trả lời ngay cả chỉ bằng cách gợi ý và

ngƣời ta chƣa trình bày thông tin dứt khoát về vấn đề này. Bản thân Chơn ngã không có giới

tính và trong quá trình luân hồi vô số kiếp, mỗi Chơn ngã đều ngụ trong các thể xác nam và

nữ. Vì việc kiến tạo loài ngƣời toàn bích chính là mục tiêu của luân hồi và những yếu tố âm

dƣơng phải đƣợc quân bình hoàn toàn nơi loài ngƣời toàn bích cho nên ta cũng dễ hiểu khi

thông qua kinh nghiệm Chơn ngã phải phát triển những đặc trƣng này đến mức trọn vẹn nhất

nơi các đối tƣợng thể chất thích ứng và do đó cần phải có sự luân phiên giới tính. Ta cũng có

thể quan sát thấy rằng trong giai đoạn tiến bộ hiện nay của con ngƣời thì việc tiến bộ ấy đƣợc

thực hiện qua quá trình tổng hợp và ta thấy những loại hình cao cả của mỗi giới tính đều bộc

lộ một số đặc trƣng mà trong lịch sử đã phát triển nơi giới tính kia sao cho sự dũng mãnh,

kiên cƣờng, can đảm đƣợc phát triển theo đƣờng lối nam tính lại đƣợc gắn bó với sự dịu dàng,

thanh khiết, nhẫn nhục đƣợc phát triển theo đƣờng lối nữ tính và chúng ta có thể thoáng thấy

đƣợc liệu nhân loại sẽ ra sao khi “các cặp đối lập” đã tách rời nhau trong quá trình tiến hóa lại

một lần nữa đạt thành quả hiệp nhất trở lại. Trong khi đó, dƣờng nhƣ rất có thể là kinh nghiệm

trong giới tính thƣờng xuyên uốn nắn cán cân của quá trình tiến hóa, cung cấp những phẩm

tính còn thiếu ở một giai đoạn đã định nào đó và Nghiệp quả của việc gây hại do giới tính này

tạo ra cho giới tính kia sẽ lôi kéo kẻ gây tội trở lại chịu đựng hậu quả nơi cái giới tính bị gây

hại để cho y nếm mùi hậu quả của những nguyên nhân mà chính y đã phát khởi.

Nhƣ vậy, Nghiệp quả vạch ra đƣờng lối tạo thành con đƣờng dẫn tới kiếp nhập thế mới của

Chơn ngã, Nghiệp quả này là tổng thể các nguyên nhân mà chính Chơn ngã đã phát động. Tuy

nhiên khi nghiên cứu tác dụng của nghiệp lực này, có một điều mà ta không đƣợc bỏ qua: do

có tầm nhìn trong sáng hơn và có điều kiện vƣợt xa hơn phàm ngã cho nên Chơn ngã sẵn sàng

chấp nhận điều mà phàm ngã có thể vùng vằng khi không chịu tự nguyện đón nhận. Trƣờng

học kinh nghiệm đâu phải là một nơi lúc nào cũng dễ chịu và đối với sự hiểu biết hạn hẹp của

phàm ngã thì ắt phải có nhiều kinh nghiệm trên cõi trần dƣờng nhƣ là đau khổ, bất công và vô

ích một cách không cần thiết. Trƣớc khi đắm chìm vào thể xác vì đã “ăn cháo lú”, Chơn ngã

còn thấy đƣợc những nguyên nhân mà rốt cuộc tạo ra tình huống khiến y phải bƣớc vào nhập

thế trong tình huống ấy. Và trong tình huống đó cũng có nhiều cơ hội để tăng trƣởng; do đó

nó cũng dễ hiểu ra đƣợc mọi sự phiền não và đau khổ thoáng qua đều nhẹ tênh tênh trên cán

cân Nghệp quả và đối với cái tầm nhìn xa trông rộng thì những niềm vui và những nỗi buồn

trên trần thế có đáng chi đâu. Đó là vì mỗi kiếp sống chẳng qua chỉ là một bƣớc trong sự tiến

bộ miên viễn của mỗi Chơn ngã luân hồi vốn là một hồn thiêng tiến hóa từ ngoài vào trong, từ

Page 26: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

vật chất lên Tâm linh để đến cuối mỗi giai đoạn sẽ đạt đƣợc sự hiệp nhất tuyệt đối với Nguyên

thể Thiêng liêng. Số phận của mỗi Chơn ngã là tiến từ sức mạnh này sang sức mạnh khác, từ

vẻ đẹp và sự hoàn hảo của cõi này sang vẻ đẹp và sự hoàn hảo nhiều hơn nữa của cõi khác,

càng ngày càng có thêm sự vinh diệu mới mẻ, tri thức mới mẻ và quyền năng mới mẻ trong

mỗi chu kỳ.

Và với một số phận nhƣ thế thì có chi là khó chịu khi nó phải trải qua sự đau khổ nhất thời

hoặc thậm chí sự quằn quại của một kiếp sống đen tối?

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

BẰNG CHỨNG VỀ LUÂN HỒI

Bẳng chứng về luân hồi không đạt tới mức có thể chứng minh đƣợc một cách tổng quát và

hoàn chỉnh, nhƣng xét về bản chất của vấn đề này thì chúng tạo ra một giả định mạnh mẽ hết

sức. Lý thuyết mà chúng bênh vực đƣa ra đƣợc lời giải thích thỏa đáng duy nhất về sự thịnh

suy của một quốc gia, về sự kiện trong cuộc tiến hóa của cá nhân, về đủ thứ năng lực của con

ngƣời, về các chu kỳ lập đi lập lại trong lịch sử, về những tính chất độc đáo có một không hai

của con ngƣời. Mặc dù tôi biết chắc rằng luân hồi là một sự thật trong thiên nhiên, nhƣng ở

đây tôi cũng bằng lòng chỉ giới thiệu nó là một giả thuyết hợp lý để kiểm chứng hơn là một

định lý đã đƣợc chứng minh. Đó là vì tôi đang viết cho những ngƣời muốn tìm bằng chứng

qua những sự kiện trong cuộc sống và lịch sử của loài ngƣời cho nên đối với họ thoạt nhìn thì

luân hồi không vƣợt khỏi mức chỉ là một giả thuyết hợp lý. Còn kẻ nào đã biết là nó đúng sự

thật đâu cần tới lập luận của tôi.

1. Có một số ngƣời còn sống cũng nhƣ một số ngƣời hiện nay không có mặt trên cõi trần, họ

nhớ đƣợc các kiếp đã qua của mình và có thể nhớ lại những diễn biến ấy giống nhƣ nhớ lại

đƣợc những diễn biến ngay trong kiếp này. Ký ức – vốn là cầu nối giữa các giai đoạn kinh

nghiệm khác nhau của thực thể hữu thức và mang theo mình cái ý thức về chơn ngã cũng nhƣ

về phàm ngã – đối với họ trải rộng qua ngƣỡng cổng các lần sinh ra và chết đi trong quá khứ

và những đêm (chết) cũng không phá vỡ đƣợc sợi dây xích ký ức đó hơn là những đêm (ngủ)

phá vỡ đƣợc sợi dây xích ngăn cách những ngày trong kiếp sống bình thƣờng. Những diễn

biến trong các kiếp quá khứ của họ là những kinh nghiệm có thật đối với bản ngã sống động

của họ dƣờng nhƣ thể chúng mới xảy ra cách đây vài năm, và bảo họ rằng họ có kinh nghiệm

ấy thì đối với họ đó là một quan niệm điên khùng chẳng khác nào việc bạn khăng khăng cho

rằng những diễn biến mà họ trải qua cách đây mƣời năm xảy ra đối với ngƣời khác chứ không

phải đối với chính họ. Họ ắt không tranh luận với bạn nhƣng chỉ nhún vai và bỏ lơ đi đề tài đó

vì bạn không thể cãi lý với một ngƣời không biết gì về kinh nghiệm của chính bạn. Mặt khác,

chứng cớ của một ngƣời và những sự kiện trong phạm vi hiểu biết của chính y không thể

chứng tỏ đƣợc thực tại của những sự kiện này cho ngƣời thứ nhì, do đó bằng chứng này

không phải là chứng cớ thuyết phục đối với bất kỳ ngƣời nào không phải là ngƣời trải nghiệm.

Sự chắc chắn cuối cùng về sự thật của luân hồi chỉ dành cho kẻ nào có ký ức làm chứng cho

quá khứ của chính mình; giá trị của bằng chứng đó đối với ngƣời nghe còn tùy thuộc vào ý

kiến của ngƣời nghe về tính lành mạnh trí thức và giá trị đạo đức của ngƣời nói. Nếu ngƣời

nói là một ngƣời chẳng những bình thƣờng lành mạnh trong những sự việc thƣờng nhật mà

còn có sức mạnh trí thức tối cao, nếu đó là một ngƣời chẳng những có đạo đức bình thƣờng

mà còn có đạo đức cao tột về mặt thanh khiết, chân thật và chính xác; thì trong tình huống đó,

Page 27: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

việc y cố tình phát biểu rằng mình có nhớ những diễn biến xảy ra trong cuộc đời của chính

mình chẳng hạn nhƣ cách đây vài thế kỷ và y còn liên hệ đƣợc những diễn biến đó với môi

trƣờng địa phƣơng xung quanh một cách tỉ mỉ, thì rất có thể điều này gây ảnh hƣởng lớn lao

tới những ngƣời quen thuộc với sự liêm khiết và năng lực của y; đó chỉ là bằng chứng gián

tiếp nhƣng thuộc loại đáng tin cậy.

2. Giới thực vật, động vật, nhân loại đều chứng tỏ có những dấu hiệu chịu tác động của “luật

di truyền” với khuynh hƣớng cha mẹ truyền cho con cháu những đặc tính tổ chức của chính

mình. Mặc dù có nhiều sự khác nhau bề ngoài nhƣng ta vẫn nhận ra đƣợc một cây sồi, một

con chó, một con ngƣời khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều đƣợc sinh ra và tăng trƣởng theo

những đƣờng lối xác định; từ hai tế bào một nam tính và một nữ tính, mỗi sinh vật đều tiến

triển và phát triển theo những đƣờng lối có đặc tính của cha ông. Thế hệ con cháu mô phỏng

lại những đặc điểm riêng biệt của cha ông và cho dù các dòng thuộc cùng một loại hình có thể

khác nhau rất nhiều song chúng ta vẫn nhận ra những đặc tính thống nhất chúng lại. Chúng ta

thống nhất gọi tên là “chó”, cái con chó thuộc dòng St. Bernard hoặc chó kiểng toyterrier, chó

săn lợn rừng hay chó săn xám dòng Ý, cũng nhƣ ta thống nhất gọi tên là “ngƣời” dù đó là

ngƣời Veddah hay ngƣời Anh, ngƣời thổ dân bản xứ châu Úc hay ngƣời Rajput. Nhƣng khi ta

xét tới những năng lực trí thức và đạo đức chẳng hạn nhƣ các biến thể của loài chó và loài

ngƣời thì ta đâm choáng váng trƣớc một sự khác nhau rất to lớn. Nơi con chó thì những năng

lực đó thay đổi tƣơng đối trong một phạm vi hẹp; nó có thể khôn khéo hoặc ngu đần, nhiều

thói xấu hoặc đáng tin cậy, nhƣng sự khác nhau giữa con chó khôn ngoan và con chó ngu đần

tƣơng đối không lớn lắm. Song nơi con ngƣời thì có một khoảng khổng lồ ngăn cách mức

thấp nhất với mức cao nhất cho dù xét về mặt trí thức. Một số ngƣời chỉ có thể đếm 1 – 2 –

3 . . . và nhiều số, trong khi những ngƣời khác có thể tính toán những khoảng cách mà ta phải

tính theo hàng năm ánh sáng. Trong số mọi chủng loại có mặt trên trái đất chỉ nơi con ngƣời

và nơi con ngƣời thôi thì ta mới thấy có một sự thống nhất lớn lao nhƣ thế về thể chất và một

sự cách ly rộng lớn nhƣ thế về trí thức và đạo đức. Tôi công nhận là tính di truyền thể chất

giải thích đƣợc một khía cạnh nhƣng tôi cần có một yếu tố mới nào đó không có mặt nơi con

thú để giải thích đƣợc khía cạnh kia. Sự luân hồi (với một Chơn ngã trƣờng tồn về mặt trí

thức và đạo đức, học hỏi qua kinh nghiệm, phát triển trong hàng thiên niên kỷ) hiến ra một

nguyên nhân thỏa đáng; và nguyên nhân này cũng giải thích đƣợc tại sao con ngƣời lại tiến bộ

(xét theo quan điểm trí thức và đạo đức) trong khi con thú vẫn dậm chân tại chỗ nếu không

đƣợc con ngƣời nuôi dƣỡng và rèn luyện nhân tạo. Xét theo những gì mà sử sách ghi lại đƣợc

thì những con thú hoang đã từng sống nhƣ chúng ta đang sống hiện nay, đó là những loài thú

săn mồi, bầy đàn trâu bò, bộ tộc khỉ vƣợn, cộng đồng kiến v.v. . . Chúng sống rồi chết đi hết

đời này sang đời khác, lập lại những thói quen của cha mẹ, trôi giạt theo lối mòn của tổ tiên

chứ không tiến hóa lên đời sống xã hội cao hơn. Chúng cũng có tính di truyền thể chất nhƣ

con ngƣời, nhƣng di truyền thể chất không thể cung cấp cho chúng kinh nghiệm tích lũy

khiến cho Chơn ngã trƣờng tồn có thể leo lên đƣợc, xây dựng đƣợc những nền văn minh vĩ

đại, thu thập đƣợc kiến thức, càng ngày càng vƣơn lên cao sao cho không ai có thể vạch ra

đƣợc một giới hạn mà loài ngƣời không thể tăng trƣởng vƣợt quá mức đó. Chính yếu tố

trƣờng tồn này (vốn thiếu nơi con thú và có mặt nơi con ngƣời) mới giải thích đƣợc tại sao

con thú lại tƣơng đối dậm chân tại chỗ còn con ngƣời lại tiến bộ đƣợc. Không có một kho

chứa cá thể nào để cho con thú tích lũy kinh nghiệm trong đó; nhƣng con ngƣời vì tích lũy

đƣợc tinh hoa kinh nghiệm nơi Chơn ngã bất tử cho nên hết đời này sang đời khác cứ khởi sự

với cái kho chứa mà mình sở hữu ấy và do đó có khả năng tiếp tục tăng trƣởng cá thể. Đó là

vì nếu không có tâm thức thì làm sao truyền đạt đƣợc kinh nghiệm ý thức? Những thói quen

thể chất vốn làm biến đổi cơ thể có thể đƣợc truyền thừa về mặt thể chất chẳng hạn nhƣ

khuynh hƣớng bản năng chạy nƣớc kiệu của con ngựa, việc đánh hơi chỉ đƣờng của con chó

v.v. . . Những sự kiện này vốn nổi tiếng nơi con thú cũng nhƣ nơi con ngƣời. Cũng đáng chú

ý nữa là sự kiện con thú vốn dậm chân tại chỗ về trí thức và đạo đức so với sự tiến bộ của con

Page 28: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

ngƣời. Có một sự kiện khác cũng đáng chú ý là không một ảnh hƣởng bên ngoài nào có thể

gây ấn tƣợng bao gồm những quan niệm sơ cấp tác động lên bộ óc những ngƣời kém tiến hóa

trong khi bộ óc của những ngƣời tiến hóa hơn đồng hóa ngay tức khắc những quan niệm ấy

khi chúng đƣợc trình bày ra. Muốn có đƣợc một nhận thức về trí thức hoặc đạo đức thì cần

phải có một điều gì đó hơn mức chỉ là một khí cụ bộ óc, và không một sự rèn luyện nào có thể

cung cấp cho ta đƣợc điều này, sự rèn luyện có thể khiến cho khí cụ đó tinh vi hơn nhƣng cần

phải có sự thôi thúc của Chơn ngã thì khí cụ đó mới hƣởng ứng đƣợc với sự kích động từ bên

ngoài. Ta cũng không thể phản bác sự thật này khi nói rằng một đứa trẻ Âu Tây bị cách ly với

việc giao tiếp con ngƣời đƣợc thấy là mang đầy thú tính và ít có nhân tính khi đƣợc thả ra; đó

là vì cơ quan thể chất cũng cần đƣợc các ảnh hƣởng thể chất tác dụng lành mạnh lên nó nếu ta

muốn dùng nó trên cõi trần, và nếu ta giải thể nó bằng cách đối xử không tự nhiên thì nó cũng

không thể đáp ứng đƣợc với bất kỳ thôi thúc nào của Chơn ngã cũng giống nhƣ một chiếc

dƣơng cầm bị bỏ rỉ sét trong bầu không khí ẩm thấp không thể trổi lên những nốt nhạc du

dƣơng vì những sợi dây đàn đã bị hƣ hỏng.

3. Trong giới hạn của một gia đình thì cũng có vài đặc tính di truyền không ngừng tái xuất

hiện và có một “sự giống nhau về gia đình” nào đó thống nhất các thành viên của gia đình lại,

sự giống nhau về thể chất này thật là rõ ràng và đƣợc coi là bằng chứng của luật di truyền.

Nếu chỉ xét nhƣ thế thì cũng đúng thôi. Nhƣng luật ấy giải thích thế nào về sự khác nhau đáng

ngạc nhiên nơi năng lực trí thức và tính cách đạo đức mà ta thấy trong phạm vi hạn hẹp của

chỉ một môi trƣờng gia đình trong đám con cái của cùng một cha mẹ? Trong gia đình gồm

những ngƣời tịch lặng, yêu cuộc sống gia đình, định cƣ ở một nơi hết đời này sang đời khác

thì lại nảy nòi ra một chàng trai với tính khí quậy phá đầy hoang dã mà không một kỷ luật nào

có thể uốn nắn đƣợc và không một dỗ dành nào có thể níu tay lại đƣợc. Làm thế nào mà một

loại hình nhƣ vậy lại xuất hiện trong một môi trƣờng nhƣ thế nếu bản chất trí thức và đạo đức

đƣợc nảy sinh ra từ nguồn cội tổ tiên? Hoặc một “kẻ vô lại” sinh ra trong một gia đình quí tộc

và thanh khiết làm quặn đau nỗi lòng của những kẻ yêu thƣơng y, làm điếm nhục thanh danh

chƣa hề ô uế, y ở đâu ra vậy? Hoặc là một đóa hoa trinh trắng thánh thiện phơi bày vẻ đẹp rực

rỡ của mình ngay giữa môi trƣờng gia đình dơ dáy và thô tục, điều gì đã ném hạt giống của

cái cây tuyệt vời ấy xuống mảnh đất tồi bại nhƣ thế? Ở đây trong mọi trƣờng hợp thì sự luân

hồi đều mang lại cho ta manh mối vì nó coi các phẩm tính trí thức và đạo đức vốn ở nơi Chơn

ngã bất tử chứ không ở nơi cái xác do cha mẹ sinh ra. Ta thấy anh em rất giống nhau về thể

chất nhƣng tính cách về trí thức và đạo đức lại khác nhau một trời một vực nhƣ nƣớc với lửa.

Tính di truyền có thể giải thích đƣợc mặt này nhƣng không thể giải thích đƣợc mặt kia. [Tôi

không quên “luật phản phục” cũng nhƣ vấn đề làm thế nào mà các loại hình tƣơng kỵ nhƣ vậy

lại chui vào cùng một gia đình nếu ta bảo rằng Chơn ngã bị thu hút về môi trƣờng thích hợp

với mình, nhƣng những điều này sẽ đƣợc bàn tới ở mục lý lẽ phản đối luân hồi]. Sự luân hồi

bƣớc vào để điền kín cái chỗ trống ấy và nhƣ vậy làm cho thuyết tăng trƣởng của con ngƣời

đƣợc hoàn chỉnh.

4. Vấn đề giống nhƣ vậy lại càng nổi bật hơn nơi trƣờng hợp những anh em sinh đôi trong đó

các đứa trẻ chẳng những có tổ tiên giống hệt nhau mà còn có hoàn cảnh trƣớc khi sinh ra

giống hệt nhau. Thế nhƣng trẻ sinh đôi thƣờng kết hợp sự giống nhau hoàn chỉnh nhất về thể

xác với sự khác nhau rất nhiều về trí thức và đạo đức. Và còn một vấn đề quan trọng nữa liên

quan tới trẻ sinh đôi là trong buổi ấu thơ ta thƣờng không phân biệt đƣợc chúng với nhau,

ngay cả cặp mắt sắc xảo của ngƣời mẹ và ngƣời bảo mẫu cũng không phân biệt nổi. Thế mà

sau này khi chúng lớn lên, khi Manas đã hoạt động thông qua cái khung thể chất thì Manas

biến đổi nó nhiều đến nổi sự giống nhau về thể chất giảm đi còn sự khác nhau về tính tình lại

ghi dấu trên những đặc điểm di động.

Page 29: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

5. Hiện tƣợng thần đồng cũng đòi hỏi khoa học phải giải thích một chút. Tại sao Mozart mới

có bốn tuổi mà đã bộc lộ đƣợc kiến thức chẳng ai dạy mình? Chẳng những ông có khiếu về

nhạc du dƣơng mà còn có “bản năng” tạo ra những lời phổ nhạc cho những khúc nhạc du

dƣơng đƣợc trình bày với ông, những lời phổ nhạc ấy tuân theo những định luật phức tạp về

hài âm mà một nhạc sĩ phải kiên nhẫn học hỏi biết bao lâu. “Ngƣời ta bảo rằng ông vốn sinh

trƣởng trong một gia đình có truyền thống âm nhạc”. Chắc chắn rồi, bằng không thì ta khó

lòng mà hiểu đƣợc làm sao cung cấp đƣợc cho ông cái công cụ thể chất tinh vi cần thiết để

ông biểu lộ đƣợc thiên tài siêu việt của mình; nhƣng nếu bảo rằng gia đình cung cấp cho ông

thiên tài ấy cũng nhƣ cái bộ máy thể chất để biểu lộ thiên tài thì ngƣời ta lại thắc mắc muốn

biết tại sao có biết bao nhiêu ngƣời cùng chia xẻ quyền sở hữu cái công cụ âm nhạc thể chất

ấy mà ngoại trừ ông ra thì chẳng có ai chứng tỏ đƣợc khả năng trào dâng lên thành những bản

nhạc giao hƣởng, những bản sonate, những khúc nhạc kịch mà cái đại khối ấy tuôn đổ ra nhƣ

thác quí báu xiết bao từ cái nguồn nƣớc hầu nhƣ vô tận. Làm thế nào hậu quả lại có thể tuôn

ra từ một nguyên nhân bất cập nhƣ vậy? Đó là vì trong trọn cả gia đình Mozart chỉ có mỗi

một Mozart thôi. Và ta có thể trích dẫn nhiều trƣờng hợp khác nữa trong đó đứa trẻ còn vƣợt

cả thầy giáo của mình, dễ dàng làm đƣợc điều mà các bậc thầy phải hì hục hoàn thành và

nhanh chóng làm đƣợc điều mà các bậc thầy không tài nào làm nổi.

6. Thần đồng chẳng qua là một dạng biểu lộ của thiên tài và bản thân thiên tài cần đƣợc giải

thích. Nó ở đâu ra vậy, thật khó mà truy nguyên nó còn hơn cả theo dõi dấu chim trên bầu trời.

Plato, Dante, Bruno, Shakespeare, Newton, họ ở đâu ra vậy, những đứa con rực rỡ này của

loài ngƣời? Họ xuất thân từ các gia đình tầm thƣờng, ngƣời thứ nhất và cuối cùng làm cho tên

tuổi của gia đình trở nên bất tử. Gia đình họ vốn vô danh tiểu tốt thì đó là bằng chứng dứt

khoát rằng họ chỉ có một năng lực bình thƣờng; một đứa trẻ đƣợc sinh ra, yêu mến, chiều

chuộng, trừng phạt, giáo dục giống nhƣ mọi đứa trẻ khác; đột nhiên con chim ƣng trẻ trung

bay vút lên về phía mặt trời từ cái tổ chim sẻ ngay dƣới máng xối ở trong nhà, nó vỗ cánh làm

rung chuyển cả bầu trời. Nếu một chuyện nhƣ thế xảy ra trên cõi trần thì chúng ta ắt không

thể thì thào: “Sự di truyền và đó là một trƣờng hợp kỳ diệu của sự phản phục”, chúng ta ắt tìm

kiếm con chim ƣng cha mẹ chứ không truy nguyên phổ hệ của chim sẻ. Và nhƣ vậy khi một

Chơn ngã dũng mãnh hạ cố đến một gia đình tầm thƣờng thì ta phải thấy Chơn ngã đó là

nguyên nhân của thiên tài chứ không tìm kiếm thiên tài qua phổ hệ của gia đình.

Liệu ai dám giải thích bằng phƣơng pháp di truiyền sự giáng sinh của một thiên tài đạo đức vĩ

đại nhƣ Lão Tử, Đức Phật, Zarathusthra hoặc Chúa Giê su hay không? Phải chăng cái gốc rễ

thiêng liêng làm trổ ra các tinh hoa nhân loại này phải đƣợc đào xới nơi mảnh đất tổ tiên trên

cõi trần mà nguồn cội của các kiếp sống đầy diễm phúc ấy chỉ là một cái giếng nhỏ của nhân

loại tầm thƣờng? Ở đâu ra sự minh triết không đƣợc dạy dỗ, sự giác ngộ tâm linh cũng nhƣ tri

thức của các ngài về những nỗi phiền não và nhu cầu của loài ngƣời? Con ngƣời đã bị lóa mắt

vì giáo huấn của các ngài đến nổi họ mơ rằng đó là một sự khải huyền của một đấng Thiêng

liêng siêu tự nhiên trong khi ấy chỉ là thành quả chín muồi của hàng trăm kiếp làm ngƣời.

Những ngƣời nào bác bỏ một đấng Thêng liêng siêu tự nhiên thì hoặc là phải chấp nhận sự

luân hồi hoặc là phải chấp nhận không thể giải quyết đƣợc vấn đề nguồn gốc của các ngài.

Nếu sự di truyền có thể tạo ra Đức Phật và Đức Ki Tô thì nó ắt còn phải cung cấp cho ta nhiều

Đức Phật và đấng Ki Tô hơn nữa.

7. Chúng ta cũng phải đi đến kết luận ấy khi chú ý tới những sự khác nhau ghê gớm của ngƣời

ta qua năng lực đồng hóa đủ thứ kiến thức.

Ta hãy xét hai ngƣời có một khả năng trí thức nào đó khéo léo hơn là ngu đần. Ta hãy giới

thiệu với mỗi ngƣời đó cùng một hệ thống triết lý. Một ngƣời nhanh chóng lĩnh hội đƣợc các

nguyên tắc chính yếu của nó, còn ngƣời kai vẫn thụ động và trơ trơ đối với nó. Ta hãy giới

Page 30: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

thiệu cũng với hai ngƣời này một hệ thống khác nữa thì địa vị tƣơng đối của họ sẽ bị đảo lộn

lại. Một ngƣời có “khuynh hƣớng” theo một dạng tƣ tƣởng này còn ngƣời kia hƣớng theo một

dạng tƣ tƣởng khác. Hai học viên bị thu hút bởi Thông Thiên Học và bắt đầu nghiên cứu nó;

chỉ mới hết một năm thì ngƣời này đã quen thuộc với những quan niệm chính yếu của nó và

có thể ứng dụng đƣợc những quan niệm ấy, còn ngƣời kia thì phấn đấu loay quay trong một

mê lộ. Đối với ngƣời này thì mỗi nguyên tắc đều dƣờng nhƣ là quen thuộc khi y đƣợc trình

bày, còn đối với ngƣời kia thì mỗi nguyên tắc ấy thật là mới mẻ kỳ lạ và không thể hiểu nổi.

Ngƣời tin vào luân hồi hiểu rằng giáo huấn này là xƣa cũ đối với ngƣời này nhƣng lại mới mẻ

đối với ngƣời kia; ngƣời này học nhanh vì ý nhớ, chẳng qua y chỉ phục hồi lại kiến thức trong

quá khứ; ngƣời kia học chậm vì kinh nghiệm của y không bao hàm những sự thật này của

thiên nhiên và y đang lần đầu tiên vất vả để thụ đắc chúng.

8. Có liên quan mật thiết tới viêc nhanh chóng khôi phục đƣợc kiến thức trong quá khứ, đó là

trực giác vốn nhận thức đƣợc sự thật đúng là sự thật khi nó đƣợc trình bày chứ không cần cái

quá trình chậm chạp lập luận để đi tới viêc tin chắc. Trực giác ấy chỉ nhận ra một sự kiện đã

quen thuộc trong một kiếp quá khứ mặc dù mới lần đầu tiên gặp trong kiếp này. Nó có đặc

điểm là không cần đƣợc củng cố bằng lập luận, niềm tin chắc nội tâm xuất hiện ngay khi nhận

thức đƣợc sự kiện; ngƣời ta có thể mƣu tìm và kiến tạo những lập luận chứng tỏ thực tại

những sự kiện ấy vì ích lợi của những ngƣời khác chứ bản thân họ thì không cần tới sự thỏa

mãn của một kẻ tin tƣởng. Công việc đó đã đƣợc thực hiện rồi đối với chính y trong kinh

nghiệm trƣớc kia và y không cần phải đi trở lại con đƣờng xƣa cũ ấy nữa.

9. Không có một thuyết nào khác về kiếp tồn tại của con ngƣời giải quyết đƣợc giống nhƣ

luân hồi về vấn đề bất bình đẳng trong hoàn cảnh, năng lực và cơ hội; bằng không thì ta chẳng

thấy đƣợc bằng chứng theo đó sự công bằng là một yếu tố trong cuộc sống, còn con ngƣời

chẳng qua chỉ là trò chơi cho sự ƣu ái của một đấng Tạo hóa vô trách nhiệm hoặc trò chơi của

những lực mù quáng thuộc Thiên nhiên vô hồn. Một đứa trẻ đƣợc sinh ra với bộ óc thích hợp

để trở thành công cụ của mọi nỗi đam mê đầy thú tính, “bộ óc tội phạm”, là hiện thể của các

ham muốn xấu xa, của bản năng đầy thú tính; nó là đứa con của một kẻ ăn cắp và một cô gái

điếm, dòng máu ấy tuôn chảy từ một cội nguồn ô uế nhiễm độc, môi trƣờng xung quanh dạy

cho nó những bài học tồi bại, uốn nắn nó theo những đƣờng lối xấu xa. Một đứa trẻ khác sinh

ra với bộ óc đƣợc uốn nắn cao thƣợng thích hợp để biểu lộ trí năng xuất sắc nhất có rất ít nền

tảng vật thể dùng làm cơ sở và công cụ cho những đam mê đầy thú tính; nó là con của những

bậc cha mẹ thanh khiết và biết suy tƣ, thể chất của nó đƣợc kiến tạo bằng vật liệu tốt, môi

trƣờng xung quanh nó thúc đẩy nó theo con đƣờng hành xử đúng đắn, rèn luyện nó hành động

rộng lƣợng và tốt bụng, giúp nó ức chế mọi tƣ tƣởng thấp hèn và tồi bại. Do cơ thể và môi

trƣờng xung quanh thì kẻ này bị tiền định sống một cuộc đời tội phạm hoặc cùng lắm nếu

phần Thiêng liêng nơi y biểu lộ ra đƣợc thì y cũng phải phấn đấu ghê gớm chống lại nghịch

cảnh đè bẹp, cho dù sự phấn đấu này cuối cùng là chiến thắng thì bản thân kẻ thắng trận cũng

kiệt sức, què quặt, tâm hồn tan nát. Còn cũng do thể chất và môi trƣờng xung quanh thì một

kẻ khác lại đƣợc tiền định sống một cuộc đời hoạt động ban phúc, y chẳng phải phần đấu

chống lại điều ác ghì kéo y xuống mà phần đấu vƣơn lên tới điều thiện cao thƣợng hơn thu

hút y đi lên. Ở đâu ra những số phận khác nhau đến nhƣ thế nếu những con ngƣời này lần đầu

tiên bƣớc vào sân khấu cuộc đời? Liệu ta có dám bảo rằng một đấng Thiên hựu hữu thức và

cai trị tất cả nào đó tạo ra hai cuộc đời này, lƣu đày một kẻ đến mức thoái hóa tối đa và ban

phúc cho kẻ kia đến mức năng lực cao siêu nhất? Nếu thế thì Nhân loại đang bơ vơ lạc lỏng

than khóc trong nanh vuốt của một sự bất công khôn dò chỉ còn có nƣớc rùng mình tuân phục

nhƣng nó ắt không còn nói tới Công bằng hoặc Bác ái nữa, coi nhƣ đó là thuộc tính của đấng

Thiêng liêng mà nó tôn thờ. Nếu kết quả nhƣ vậy mà lại xảy ra do các lực mù quáng trong

Thiên nhiên thì con ngƣời cũng chới với trong gọng kềm của những nguyên nhân mà mình

không thể dò tìm hoặc kiểm soát nổi và trong khi loài ngƣời nhẫn nhục chịu đựng thì quấn

Page 31: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

quanh tâm hồn y vẫn có một con rắn nhe răng nanh đầy nọc độc uất hận trƣớc sự bất công,

những số phận tốt và đen đủi đã chạy ra từ những vòng quay xổ số của một thứ may rủi mù

quáng. Những số phận đó trút xuống đầu con ngƣời mà họ không có quyền chấp nhận hoặc

bác bỏ. Nhƣng nếu luân hồi là đúng sự thật thì sự Công bằng vẫn ngự trị trên thế gian và số

phận con ngƣời vẫn nằm trong tay y. Nếu chiều theo những tƣ tƣởng và hành vi độc ác gây ra

những điều sai trái đối với ngƣời khác, tán tận lƣơng tâm đeo đuổi những mục tiêu ích kỷ thì

những điều đó sẽ kiến tạo cho Chơn nhơn luân hồi một bộ óc vốn là công cụ thích hợp để cho

chúng biểu lộ ra nhiều hơn, một bộ óc mà mọi khuynh hƣớng xấu đều dễ dàng ngựa quen

đƣờng cũ còn những lực tốt đẹp thì chỉ hoài công khi mƣu tìm một cơ quan thể chất để biểu

hiện ra đƣợc. Một bản chất có trang bị thể chất xấu nhƣ thế sẽ bị thu hút về môi trƣờng thích

hợp nơi mà có đủ mọi cơ hội để cho hành động xấu đó đƣợc thể hiện ra và các bậc cha mẹ có

thân xác đã nhiễm độc có thể cung cấp vật liệu thể chất thích hợp để dùng làm cơ sở cho sự

biểu lộ ấy. Khủng khiếp ƣ? Đúng vậy, cũng khủng khiếp nhƣ việc cứ say sƣa kéo dài sẽ dẫn

tới việc hủy hoại cơ thể và bộ óc. Nhƣng ở đâu có sự công bằng, có định luật không thể vi

phạm đƣợc thì ở đó có hi vọng vì lúc bấy giờ ta không chỉ là những cọng rơm bị cơn gió vô

tình cuốn đi mà ta làm chủ đƣợc số phận của mình, vì có hiểu biết nên ta có thể vận dụng

đƣợc những định luật ấy, chúng không bao giờ phản bội ta và sẽ trợ giúp cho ta thay vì đối

địch với ta. Đó là vì nếu con ngƣời có thể xây dựng điều xấu xa thì cũng có thể kiến tạo điều

tốt đẹp và kết quả ngƣợc lại với những gì mà ta vừa phác họa cũng có thể đƣợc tạo ra. Kiên

quyết chống lại tƣ tƣởng và hành vi sai trái, kiên nhẫn phụng sự ngƣời khác, tận tụy với hết

tấm lòng mình vì những cứu cánh vị tha; những thứ đó sẽ xây dựng cho Chơn nhơn luân hồi

một bộ óc vốn là công cụ thích hợp để chúng càng dễ biểu lộ ra hơn, trong đó mọi khuynh

hƣớng tốt sẽ dễ dàng đơm hoa kết trái, trong đó các lực xấu xa sẽ hoài công mƣu tìm một cơ

quan thể chất để biểu hiện ra đƣợc. Một bản chất nhƣ thế cũng đƣợc thu hút về môi trƣờng có

nhan nhãn những cơ hội để làm điều tốt, có các bậc cha mẹ xứng đáng để kiến tạo nên đền thờ

tạm thể chất này. Nhƣng trong mỗi trƣờng hợp thì đền thờ tạm đều đƣợc xây dựng theo kế

hoạch mà kiến trúc sƣ Chơn ngã xây cất và y chịu trách nhiệm về công trình của mình.

Lại nữa, luân hồi giải thích cho ta hiểu đƣợc sự tƣơng phản ghê gớm giữa những hoài bão và

khả năng của con ngƣời. Ta thấy một tâm trí tha thiết bị giam hãm trong một thể xác bất lực

nhất và ta biết rằng giờ đây nó bị hạn chế do trong một kiếp trƣớc nó đã lƣời biếng không

chịu vận dụng năng lực của mình. Ta thấy một ngƣời khác mơ ƣớc thành tựu đƣợc những điều

cao siêu nhất, tha thiết phấn đấu thật cảm động để lĩnh hội đƣợc những quan niệm tinh vi nhất

trong khi đáng thƣơng thay y không thể đồng hóa đƣợc những ý tƣởng sơ cấp nhất và căn bản

nhất trong triết lý mà y muốn quán triệt hoặc không đáp ứng đƣợc những yêu cầu khiêm tốn

nhất của một kiếp sống khá hữu ích và vị tha. Chúng ta thấy rằng những cơ hội trong quá khứ

đã bị bỏ lỡ, những khả năng thành tựu lớn lao đã bị coi thƣờng hoặc cố tình vứt bỏ, vì vậy giờ

đây con đƣờng đi lên của Chơn ngã mới bị trắc trở và sức mạnh của y mới bị què quặt; linh

hồn mơ ƣớc có đƣợc sự hiểu biết với lòng tha thiết đầy tuyệt vọng và thê thảm, đâu có quyền

năng bên ngoài nào chối bỏ nó, nhƣng nó không thể đạt đƣợc vì nó không thể thấy đƣợc cho

dù điều ấy nằm ngay dƣới chân nó.

Có một gợi ý khác có thể hấp dẫn đối với kẻ nào tin rằng có một đấng Thiên hựu cai trị tất cả,

ngài sáng tạo ra hồn ngƣời. Phải chăng dƣờng nhƣ tƣởng tƣợng rằng đấng Thiêng liêng chiều

ý tạo vật của mình khi vận dụng năng lƣợng sáng tạo giống nhƣ kẻ tùy tùng chỉ chực chờ

những cơn đam mê và dâm dục của con ngƣời để tạo ra một hồn ngƣời ngụ trong cái xác vốn

là sản phẩm của một hành vi đồi bại nào đó của một cặp nam nữ đã sa đà vào những đam mê

không kềm chế đƣợc bản thân? Việc thƣờng xuyên tạo ra những hồn mới để ngụ trong những

hình tƣớng mà sự tồn tại của chúng lại lệ thuộc vào những cơn ngẫu hứng của con ngƣời. Phải

chăng có một điều gì đó thật là ghê tởm đối với những ngƣời biết tôn trọng lý tƣởng về một

đấng Thiêng liêng. Thế nhƣng không còn phƣơng án nào khác nếu ngƣời ta tin rằng con

Page 32: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

ngƣời là phần hồn – hoặc có linh hồn theo nhƣ họ diễn tả nhiều nhất – mà lại bác bỏ sự luân

hồi.

10. Có một lập luận khác chỉ hấp dẫn đối với kẻ nào tin vào sự bất tử của con ngƣời: đó là

một điều gì bắt đầu trong thời gian cũng phải kết thúc trong thời gian. Mọi điều hữu thủy đều

phải hữu chung và mệnh đề tƣơng quan cần thiết của sự bất tử sau khi chết ắt là trƣớc khi sinh

ra phải có sự tồn tại đời đời. Chính vì thế mà Hume có tuyên bố rằng chuyển kiếp là thuyết

duy nhất về linh hồn mà triết học có thể nghe lọt tai đƣợc vì “cái gì bất diệt ắt phải không thể

sinh ra đƣợc”. Tƣ tƣởng vốn vƣơn lên tới đƣợc phẩm giá của triết học thì hoặc là phải chấp

nhận sự luân hồi hoặc là cho rằng kiếp sống cá thể chấm dứt vào lúc chết.

11. Thế nhƣng lại nữa, chẳng lẽ không có đƣợc điều gì khá phi lý nếu cho rằng đấng Thông

tuệ tâm linh nơi con ngƣời vốn bất tử mà lại giả sử rằng một đấng Thông tuệ nhƣ thế giáng

trần, ngụ trong chẳng hạn thể xác của một ngƣời sơ khai rồi rời bỏ nó và chẳng bao giờ trở lại

để học vô số bài học mà cuộc sống trần tục này có thể dạy đƣợc nhƣng chƣa kịp dạy cho y. Ta

thấy con ngƣời còn có thể thành tựu đƣợc biết bao nhiêu sự tăng trƣởng về trí tuệ và đạo đức

so với trình độ của một kẻ chƣa văn minh. Tại sao một đấng Thông tuệ nhƣ thế mà cuối cùng

lại từ trần khi chƣa quán triệt đƣợc hết mọi bài học? Biệt phái một đấng Thông tuệ thiếu kinh

nghiệm nhƣ thế lên một cõi sinh hoạt tâm linh cao siêu nào đó cũng chẳng khác gì gửi một

đứa trẻ thuộc lớp thấp nhất trong trƣờng tiểu học lên học Đại học. Óc phân biệt phải trái bình

thƣờng cũng yêu cầu nó trở lại hết học kỳ này tới học kỳ khác, sau mỗi kỳ nghỉ hè cho tới khi

nó lên đƣợc lớp cao nhất rồi tốt nghiệp lớp đó vì đã học hết đƣợc những gì mà trƣờng phải

dạy cho nó thì mới chuyển sang sinh hoạt thoải mái hơn và học vấn thâm sâu hơn ở bậc Đại

học.

12. Sự tƣơng tự gợi cho ta thấy trong một chu kỳ sống thì các yếu tố vô thƣờng và thƣờng trụ

cùng nhau tồn tại. Lá cây trổ ra, chín vàng rồi rụng xuống; trong khi đang còn sống, chúng thu

hút chất dinh dƣỡng, biến chất dinh dƣỡng thành ra chất liệu hữu dụng cho cái cây, truyền đạt

thành quả năng lƣợng sống của mình cho cái cây rồi mới chết. Chúng không mọc lên trở lại

nữa nhƣng cái cây vẫn trƣờng tồn và cứ mỗi mùa xuân thì một đợt lá mới lại mọc ra. Kiếp

sống phàm ngã cũng nhƣ thế, nó thu lƣợm kinh nghiệm, chuyển hóa kinh nghiệm thành ra

những giá trị trƣờng cửu, truyền giá trị đó cho cái cây sống lâu bền mà nó sinh ra từ đấy rồi

mới chịu nhắm mắt buông tay: sau khi mùa đông qua rồi thì Chơn ngã lại sinh ra phàm ngã

mới để làm công việc tƣơng tự, để kiến tạo, nuôi dƣỡng sự tăng trƣởng của cái cây Chơn nhơn.

Và thế là trong khắp cả thiên nhiên ta đều thấy cái vô thƣờng phục vụ cho cái thƣờng trụ, làm

việc vì sự tăng trƣởng của cuộc sống trƣờng cửu hơn mà bản thân nó chỉ là sự biểu hiện phù

du.

13. Các chu kỳ lập đi lập lại trong lịch sử cho ta thấy một số lớn ngƣời xét chung đã luân hồi.

Ta thấy vào cuối mỗi chu kỳ mƣời lăm thế kỷ lại tái xuất hiện những loại hình thông tuệ và

loại tính tình đánh dấu sự bắt đầu của chu kỳ ấy. Nếu biết đƣợc ý tƣởng này, học viên hãy thử

so sánh thời kỳ Augustus trong lịch sử La Mã với thời kỳ Nữ hoàng Elizabeth nƣớc Anh. Y

hãy so sánh loại hình chinh phục, thực dân, mƣu bá đồ vƣơng của ngƣời La Mã với loại hình

đó của ngƣời Anh. Y hãy so sánh các dòng tƣ tƣởng tôn giáo vào thế kỷ thứ 3 và thứ tƣ sau

Công nguyên với dòng tƣ tƣởng của thế kỷ 18 và 19 để xem liệu y có thể nào truy nguyên

đƣợc sự thịnh hành về tƣ tƣởng thần bí và Ngộ đạo ngày nay là sự tái xuất hiện từ cuối thế kỷ

thứ tƣ hay chăng. Khi y đã theo dõi đƣờng lối nghiên cứu này trong một thời gian thì y bắt

đầu thấy rằng phát biểu trong những tác phẩm Thông Thiên Học theo đó mƣời lăm thế kỷ là

“thời kỳ trung bình giữa hai kiếp nhập thế” không chỉ là điều hoang tƣởng hay phỏng đoán.

Page 33: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

14. Ta chỉ giải thích đƣợc sự thịnh suy của các giống dân hay nhất là dựa vào giả thuyết luân

hồi. Ta lƣu ý thấy rằng một số giống dân bị mai một cho dù ngƣời ta đã cố hết sức chận đứng

đà suy thoái của chúng; phụ nữ trong giống dân đó bị vô sinh cho nên dân số cứ đều đều giảm

đi và việc chúng bị tuyệt chủng chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhà luân hồi học ắt bảo rằng:

“Các Chơn ngã đang rời bỏ giống dân ấy; mọi thứ có thể học đƣợc qua biểu hiện đặc thù ấy

đã đƣợc học hết rồi; các Chơn ngã đã từng một thời làm linh hoạt đám con trẻ trong giống dân

ấy giờ đây chuyển sang giống dân khác; không còn Chơn ngã ấu trĩ nào để băn khoăn về

những bài học kinh nghiệm làm ngƣời buổi sơ khai nhất; vì thế cho nên trên cõi nguyên nhân

không có nhu cầu và do đó nó tất nhiên phải biến mất”. Cũng vậy, ta thấy rằng khi một giống

dân đã đạt tới tột đỉnh thành tựu thì sự suy thoái từ từ sẽ bắt đầu; cùng lúc đó một giống dân

khác bắt đầu tăng trƣởng và tiến bộ lên khi giống dân kia suy thoái đi. Đó là vì các Chơn ngã

tiên tiến sau khi đã dùng một loại hình giống dân hết mức khả năng của nó thì lại thấy có một

loại hình khác với những khả năng cao hơn; do đó họ để mặc cho các Chơn ngã chậm tiến

hơn nhập thế trong loại hình thứ nhất còn bản thân họ chuyển sang nhập thế trong giống dân

non trẻ hơn; nhƣ vậy sự truyền thừa sẽ đƣợc tiếp tục, các Chơn ngã càng ngày càng chậm tiến

cứ nhập thế trong loại hình đầu tiên do đó loại hình này từ từ suy thoái cho đến khi đạt tới

giai đoạn nêu trên khi ta thấy có những dấu hiệu gần tuyệt chủng. Ta có thể nêu ra nhiều bằng

chứng khác nữa về thực tại của luân hồi, nhƣng trong khuôn khổ giới hạn này thì nhƣ thế

cũng đủ rồi. Khi có thêm kiến thức, học viên thiết tha và chuyên cần có thể nêu thêm nhiều

bằng chứng khác.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

NHỮNG LÝ LẼ PHẢN ĐỐI LUÂN HỒI

Việc phát biểu những lời phản đối ở đây đƣợc viện dẫn theo những ngƣời chống đối và tìm

hiểu khi họ nêu lên, và nó chỉ đƣợc coi là một mẫu trong số những lý lẽ mà ta thƣờng gặp

nhất.

1. Việc Mất Trí Nhớ. Điều này đã đƣợc bàn luận rốt ráo trong đề mục LUÂN HỒI KHÔNG

PHẢI LÀ CÁI GÌ, và ở đây ta không cần lập lại lời giải thích đó nữa.

2. Sự Gia tăng Dân số. Ngƣời ta thƣờng thắc mắc nếu số Chơn nhơn là một con số cố định thì

phải giả thích ra sao việc gia tăng dân số? Sự gia tăng dân số hoàn toàn ăn khớp với sự gia

tăng số lƣợng Chơn ngã đang nhập thế xét vì số lƣợng này có tỉ lệ nhỏ so với tổng số Chơn

ngã không nhập thế. Xin rút gọn lời giải đáp này thành một dạng cụ thể hơn: Chẳng hạn nhƣ

nếu có ba ngàn Chơn ngã cần phải nhập thế; có một trăm Chơn ngã đang nhập thế rồi, còn lại

hai ngàn chín trăm Chơn ngã không nhập thế; một thời kỳ một ngàn năm trăm năm trôi qua

trƣớc khi một trăm Chơn ngã đầu tiên nhập thế trở lại và cũng nhƣ thế đối với cũng một trăm

Chơn ngã kế tiếp. Chỉ cần rút ngắn một chút thời kỳ không nhập thế của một số Chơn ngã thì

cũng gia tăng rất nhiều số Chơn ngã đang nhập thế. Những ngƣời nào nêu lên sự phản đối này

thƣờng coi nhƣ đƣơng nhiên là tỉ lệ Chơn ngã không nhập thế so với Chơn ngã đang nhập thế

vào khoảng 50% và 50% trong khi số Chơn ngã không nhập thế lớn hơn nhiều so với số Chơn

ngã đang nhập thế. Bầu hành tinh chỉ là một sảnh đƣờng nhỏ trong một thị trấn lớn thu hút

thính giả bƣớc vào đó nghe từ tất cả dân số của thị trấn. Có thể là có lúc nó bị trống rỗng hết

một nửa và có lúc thì đặc nghẹt ngƣời nhƣng chuyện đó không làm thay đổi gì tổng số dân

của thị trấn. Cũng vậy hành tinh nhỏ bé của ta có thể dân cƣ thƣa thớt hoặc bị nạn nhân mãn,

Page 34: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

nhƣng số lớn Chơn ngã mà nó thu hút đƣợc để cho dân số của nó lên đến mức nhân mãn thực

ra vẫn hầu nhƣ không cạn kiệt.

3. Luân hồi lờ đi Luật Di Truyền. Ngƣợc lại, nó còn áp đặt Luật Di Truyền trên cõi trần nữa.

Nó thừa nhận rằng khi cung cấp vật liệu thể chất, có thể nói là cha mẹ đóng dấu ấn của riêng

mình lên vật liệu đó sao cho các phân tử đƣợc xây dựng vào cơ thể đứa trẻ mang theo thói

quen rung động một cách nhất định và hòa hợp với nhau theo kiểu đặc thù. Do đó mới truyền

đƣợc các bệnh di truyền, mới truyền đƣợc những tật nho nhỏ về tác phong, thói quen, cử chỉ

v.v. . . Kẻ phản đối ắt tiếp tục: “Nhƣng đâu phải chỉ có thế. Những sự giống nhau về trí tuệ

cũng đƣợc truyền thừa, các đặc tính về trí tuệ cũng nhƣ về thể chất”. Điều này đúng trong một

phạm vi nào đó nhƣng không vƣợt quá mức đƣợc coi là đƣơng nhiên bởi những kẻ nào muốn

giải thích mọi chuyện qua sự vận hành của một định luật đơn nhất. Cha mẹ đóng góp các

nguyên tử của thể phách cũng nhƣ của thể xác và cả những yếu tố dục vọng nữa – nhất là của

ngƣời mẹ - và những thứ này tác động lên các phân tử của bộ óc cũng nhƣ các phân tử của

phần còn lại trong cơ thể, do đó khiến cho nơi đứa trẻ tái xuất hiện những đặc trƣng sinh lực

và đam mê của cha mẹ, làm biến đổi sự biểu lộ của Chủ thể Suy tƣ, Manas tức Chơn ngã luân

hồi. Thuyết luân hồi công nhận mọi cách thức ảnh hƣởng này của cha mẹ đối với con cái,

nhƣng trong khi chấp nhận những thứ đó đến mức tối đa thì nó đâu có bỏ qua mọi tác động

độc lập vẫn là bằng chứng tồn tại nổi bật không kém so với ảnh hƣởng của cha mẹ đối với Tứ

Nguyên Hạ; và nhƣ vậy Thông Thiên Học giải thích trọn vẹn đƣợc những điều khác nhau và

những điều giống nhau trong khi di truyền chỉ giải thích có một phần theo biểu kiến; nhấn

mạnh tới những điều giống nhau và lờ đi những sự khác nhau.

4. Đối với lời phê bình vừa qua thì ngƣời ta trả lời rằng sự phản phục cũng đủ giải thích đƣợc

sự khác nhau, ngƣời ta giải thích thiên tài qua sự phản phục cũng nhƣ giải thích mọi loại hình

khác hẳn tổ phụ trực hệ. Nhƣng nếu thiên tài là một trƣờng hợp phản phục thì chúng ta cũng

phải nhận ra đƣợc vị tổ tiên đƣợc phú cho thiên tài ấy vì nó phải làm nổi bật lên ngƣời có

thiên tài so với đám đông. Cho dù khoảng cách thời gian có dài đến đâu đi nữa thì thiên tài

cũng chỉ xuất hiện đƣợc trong những gia đình mà nó biểu lộ rồi. Nếu Shakespeare là một ví

dụ về sự phản phục (cách thế di truyền) thì ông phản phục của ai? Chính sự kiện một thiên tài

đột nhiên làm rạng rỡ thanh danh cho một gia đình từ trƣớc đến nay vốn vô danh tiểu tốt cũng

bác bỏ cái giả thuyết về phản phục rồi vì bản thân sự vô danh tiểu tốt bảo đảm là không có

thiên tài. Ngƣời ta cũng có thể nhận xét rằng khi một đứa con hƣ sinh ra trong một gia đình nề

nếp thì ngƣời ta gán cho nó là phản phục, lời giải thích này chỉ thuần là phỏng đoán chứ

không có một chút xíu bằng chứng nào ủng hộ nó. Nếu ngƣời ta xác lập thiên tài là sự phản

phục thì bằng cách tƣơng tự ta cũng có thể lập luận nhƣ vậy trong những trƣờng hợp khác;

nhƣng khi giả định ấy ngƣợc lại lời giải thích trong trƣờng hợp mà ta có thể dễ dàng kiểm

chứng đƣợc nó có đúng hay không, thì ta đã ít chú ý tới nó trong những trƣờng hợp mà hầu

nhƣ tất nhiên là ta không thể kiểm chứng đƣợc.

5. Việc một đứa con hƣ xuất hiện trong một gia đình nề nếp và một đứa con ngoan xuất hiện

trong một gia đình bê bối, điều đó ngƣợc lại với thuyết cho rằng Chơn ngã bị thu hút về phía

những ngƣời nào có thể cung cấp cho nó một cơ thể và môi trƣờng thích hợp. Thoạt nhìn thì

lời phản đối này dƣờng nhƣ là xác đáng, nhƣng nó lại bỏ qua vấn đề rất quan trọng là những

mối liên hệ nghiệp quả. Triết lý Bí truyền dạy rằng số phận tƣơng lai của các Chơn ngã quấn

quít với nhau do những mối quan hệ mà chúng ta lập nên trong bất kỳ cuộc sống nào trên trần

thế. Yêu và ghét, phục vụ và làm hại, đồng chí hƣớng cả về mặt tốt lẫn mặt xấu, tất cả đều có

khuynh hƣớng thu hút các Chơn ngã tụ tập lại với nhau trong cuộc sống trên cõi trần vì chúng

phải cùng nhau thanh toán những hậu quả mà chúng đã cùng nhau gây ra. Vì thế trên cõi này

mới có sự thù ghét thiếu tự nhiên gây choáng váng mà ta thấy đôi khi tồn tại giữa cha mẹ và

con cái, anh chị em với nhau – những sự thù ghét này không thể giải thích đƣợc vì chúng

Page 35: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

mang đầy ác ý, có những đặc tính kỳ quặc, mua thù chuốc oán mà một số ngƣời không nhớ

đƣợc nhƣng rõ ràng là điều sai trái đó vẫn cứ ám ảnh khống chế. Cũng vì thế cho nên có

những sự ràng buộc không chia cách đƣợc nối kết các tâm hồn lại với nhau mặc dù nghìn

trùng xa cách rất nhiều về thời gian, những mối liên kết với sức mạnh không có nguyên nhân

trong kiếp này ắt vạch ra một sự khởi đầu vƣợt ngoài cánh cổng của sự chào đời.

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

LỜI CUỐI CÙNG

Và đến đây ta phải kết thúc phần bàn luận bất toàn về một đề tài quá rộng lớn và quá sâu sắc

đối với một văn tài kém cỏi nhƣ tôi. Sự phác họa này chẳng qua chỉ đƣợc coi là việc sơ bộ dẫn

nhập vào chuyện một trong những vấn đề trọng đại nhất của kiếp ngƣời, biết đâu đó là việc

nghiên cứu có tầm quan trọng sống còn hơn cho giai đoạn văn minh hiện nay của ta hơn hẳn

bất cứ việc nghiên cứu nào mà tâm trí con ngƣời có thể đảm đƣơng đƣợc. Cả cuộc đời sẽ thay

đổi dung mạo khi sự luân hồi trở thành một niềm tin chắc chắn thâm căn cố đế vƣợt ngoài sự

lập luận, vƣơn lên trên mọi sự bàn cãi. Mỗi ngày trong cuộc đời chỉ là một trang trong vở

tuồng vĩ đại của kiếp sống, mỗi nỗi phiền muộn chỉ là một bóng râm thoáng qua do đám mây

đi ngang che khuất; mỗi niềm vui chỉ là một tia nắng chớp lóe phản chiếu ra từ một cái gƣơng

xoay tít; mỗi lần chết đi chỉ là việc dọn nhà ra khỏi một căn nhà xuống cấp. Sức mạnh của

một tuổi trẻ vĩnh hằng bắt đầu từ từ xâm nhập vào cuộc sống đang khơi hoạt lên; sự bình tĩnh

của một lòng thanh thản mênh mang ấp ủ những đợt sóng nhồi trong tƣ tƣởng con ngƣời đang

vật vã; sự vinh quang chói lọi của trí Thông tuệ bất tử xuyên suốt đám mây vật chất nặng nề

đen tối và sự An bình bất diệt mà không điều gì quấy rầy đƣợc tỏa chiếu sự trắng tinh thuần

khiết lên cho tinh thần chiến thắng. Hết đỉnh cao tâm linh này tới đỉnh cao tâm linh khác,

nâng bƣớc họ lên đến tột đỉnh mây xanh vô hạn, đƣa họ leo lên bầu trời vô biên và làm mờ đi

khoảng cách bao la vây quanh Tƣơng lai, thênh thang và không thể tƣởng tƣợng nổi ngay cả

đối với tinh thần nơi chính con ngƣời. Thế rồi bị “lóa mắt đi vì ánh sáng chói lọi”, đƣợc cuốn

trong một nỗi niềm hi vọng quá sâu sắc đến mức chẳng thể biết đƣợc niềm vui, quá chắc chắn

đến mức chẳng thể cho là khải hoàn, quá rộng lớn đến mức chẳng thể thốt nên lời, con Ngƣời

nhập vào Toàn thức mà tâm thức ta thật là vô nghĩa cho tới khi Thời gain Vĩnh hằng lại xao

xuyến với lời hiệu triệu: HÃY XUẤT HÀNH VÌ NGÀY CỦA BRAHMA ĐANG LÓ DẠNG

VÀ BÁNH XE MỚI LẠI BẮT ĐẦU QUAY!

VẠN VẬT THÁI BÌNH

đầu trang phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 cuối trang mục lục

Josephus, Antig., xviii. i, tiết 3 có nói kẻ đạo đức “sẽ có quyền phục sinh và sống trở lại”.

Zohar, ii, xấp thứ 99, phần tiếp theo đƣợc trích dẫn trong quyển Qabbalah của Myer, trang

198.

Trích dẫn trong Qabbalah của Myer, trang 198.

Page 36: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Thƣ gửi cho Anastasius do E. D. Walker trích dẫn trong quyển Luân Hồi: Nghiên cứu về một

Sự Thật bị lãng quên.

E. D. Walker, sách đã dẫn trang 65 – 66.

Theo bản dịch của Annie Besant, bài Thuyết pháp ii, 18-25.

Trang 63.

Giáo Lý Bí Truyền, III, 168-179, ấn bản 1962.

Bảy Nguyên khí của Con ngƣời, tác giả Annie Besant, trang 60.

Nhƣ trên, trang 68. Mối quan hệ giữa ba Nguyên Khí Cao đã đƣợc giải thích rõ ràng trong

quyển sách nhỏ này, nó đã xuất hiện thoạt đầu trong tạp chí Lucifer dƣới dạng một loạt các

bài báo mà ta giả sử rằng những ngƣời đọc quyển Cẩm nang hiện nay đều đã nghiên cứu tới

nó.

Xem phần trƣớc.

Cõi này thƣờng đƣợc gọi là cõi thứ ba vì bắt đầu đếm từ Atma là cõi thứ nhất thì nó là cõi thứ

ba. Nó đƣợc gọi bằng con số nào thì không quan trọng nếu học viên hiểu cho rằng nó có quan

hệ với phần còn lại nhƣ thế nào.

Giáo Lý Bí Truyền, I, trang 333, ấn bản 1962.

Thế Giới Huyền Bí, trang 88, ấn bản lần thứ năm.

Lời của một Chơn sƣ trong quyển Thế Giới Huyền Bí, trang 90.

Giáo Lý Bí Truyền, III, trang 318, ấn bản 1962.

Trích dẫn theo Tuyển tập Kinh điển Thiêng liêng của Moncure D. Conway, trang 233.

Tiếng Nói Vô Thinh, trang 283, 285, 289, 290, 293, 370-310.

Giáo Lý Bí Truyền, I, trang 82, ấn bản 1962.

Nhƣ trên, III, trang 183, ấn bản 1962.

Giáo Lý Bí Truyền, III, trang 168, ấn bản 1962.

Bài thuyết pháp số xviii, 49.

Bản dịch của W.W.Rockhill, trang 10.

Bản dịch của W.W.Rockhill, trang 15.

Chƣơng xxiv, trang 351-353.

Page 37: LUÂN H I - Freecaodaigiaoly.free.fr/LuanHoi.pdfphải chịu sự tuần hoàn (đầu thai) nhƣng ngƣời ta không biết đƣợc đƣờng lối của Đấng Thiêng Liêng.

Chƣơng xi trang 153-154.

Tiếng Nói Vô Thinh, trang 67.

Tiếng Nói Vô Thinh, trang 31.

Nhƣ trên.

Chìa khóa Thông Thiên Học, trang 139-141.

Chìa khóa Thông Thiên Học, trang 156.

Chìa khóa Thông Thiên Học, trang 141-142.

Chìa Khóa Thông Thiên Học, trang 155.

Ta không bao giờ đƣợc quên rằng địa vị và của cải ở thế gian v. v. . . không ăn khớp với môi

trƣờng tốt và xấu xung quanh. Trong trƣờng hợp cực đoan đầu tiên mà bản văn có phác họa,

môi trƣờng xung quanh rõ rệt là xấu, nhƣng trong trƣờng hợp thứ nhì môi trƣờng xung quanh

của Chơn ngã cũng có thể đầy những rắc rối tục lụy chỉ vì y phải có quyền đƣợc cơ hội tăng

trƣởng.

Tài liệu sƣu tầm từ Hội Thông Thiên Học Việt Nam, 482 Võ Di Nguy Phú Nhuận, Gia Định +

Hội Thông Thiên Học Hoa Kỳ + Hội Thông Thien Học Thế giới ở Adya, Madras, India, sách

lƣu giũ tại Chi Bộ Dƣới Chơn Thầy, số 17 Hùng Vƣơng, Thị Xã Vĩnh Long. cố Chi Bộ

Trƣởng : Vƣơng Kim Liêng, Phó CHT: Hà Phƣớc Thảo, Thơ ký: Nguyễn Thành Hổ, Thuyết

Trình viên: cố Học giả Nguyễn Minh Tâm, nhà nghiên cứu viết nhiều sách và dịch sách của

Krisnamurti.

Thƣ Viện Viện Đại Học Cao Đài Học Hàm Thụ miễn phí, in kinh, sách, tài liệu

miễn phí, khỏi đăng ký, khỏi Password.

http://caodaigiaoly.free.fr/