Luan Van Gsp

158
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam CHương I Chính sách ngoại thương và hệ thống thuế quan các nước - - 1

Transcript of Luan Van Gsp

Page 1: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

CHương I

Chính sách ngoại thương và hệ thống thuế quan các nước

- -1

Page 2: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

I. Vài nét về tình hình quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới hiện nay:

Có thể nói hiện nay các nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như các khu vực khác nhau có trình độ phát triển chênh lệch khá lớn. Phần lớn các nước khu vực Tây âu, Bắc mỹ, Đông Bắc á có nền kinh tế phát triển mạnh với mức thu nhập GDP trên đầu người lên tới hàng chục nghìn USD. Một số nước khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam á có nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, với mức thu nhập GDP trên đầu người ở khoảng từ 1.000 tới 10.000 USD/năm. Một số quốc gia còn lại tập trung ở Châu Phi, Nam á....có nền kinh tế kém phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người dưới 1.000 USD. Bức tranh phát triển không đồng đều của nền kinh tế các nước trên thế giới là một thực trạng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân mang tính lịch sử từ hình thành và phát triển của mỗi quốc gia từ hệ thống quan hệ sản xuất cho tới lực lượng sản xuất.

Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh riêng xuất phát từ những nét đặc thù của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người và cả mức độ phát triển của nền kinh tế như đã đề cập ở trên... Chính những lợi thế so sánh khác nhau của các quốc gia đã tạo nên nhu cầu phân công lao động quốc tế nhằm thu được hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.

Quá trình phân công lao động quốc tế phát triển sâu sắc sẽ làm cho các nền kinh tế của các quốc gia khác nhau ngày càng phụ thuộc vào nhau, dòng vốn đầu tư, dòng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia tăng lên mạnh mẽ. Chính những yêu cầu xuất phát từ thực tế này đã dẫn tới khái niệm mới thường được sử dụng hiện nay là Toàn cầu hoá, một mức độ phát triển rất cao của phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hoá là quá trình tăng cường hợp tác phát triển giữa các quốc gia cả song phương và đa phương trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác như xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá, an ninh....Xu hướng toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các định chế quốc tế mang tính toàn cầu, tính khu vực hoặc song phương. Điển hình nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ điều tiết các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức này.

Xu thế chung hiện nay sau quá trình đấu tranh thông qua các diễn đàn quốc tế, các vòng đàm phán đa phương và song phương là các quốc gia chậm phát triển đang yêu cầu các quốc gia phát triển tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hàng hoá của họ có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước Phát triển và các nước phát triển cũng đòi hỏi các nước còn lại mở cửa hơn nữa để dòng

- -2

Page 3: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

vốn đầu tư và dòng hàng hoá, dịch vụ công nghệ cao của họ thâm nhập mạnh mẽ thị trường các nước này. Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được nghiên cứu ở bản luận văn này là những ưu đãi mà các nước phát triển giành cho các nước đang phát triển để các nước này có thể tăng cường việc xuất khẩu vào các nước phát triển.

II. Chính sách ngoại thương của các nước

Nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế

1.1 Nguyên tắc tương hỗ:

Trên nguyên tắc này các bên giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Bên yếu hơn thường bị lép vế và thường bị buộc chấp nhận những điều kiện do bên có thế lực kinh tế mạnh hơn đưa ra. Ngày nay các nước ít áp dụng nguyên tắc này trong quan hệ buôn bán với nhau.

Nguyên tắc “Đãi ngộ tối huệ quốc - MFN” Most Favoured Nation Treatment

Đây là nguyên tắc không phân biệt đối xử “Non Discrimination”. Nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ giành cho các nước khác.

Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:+ Cách 1: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế đã hoặc sẽ giành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách vô điều kiện.

+ Cách 2: Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn những thuế quan và những thủ tục phiền toái hơn những thuế quan và thủ tục đang hoặc sẽ được áp dụng đối với hàng nhập vào từ nước thứ ba nào khác. Theo luật quốc tế thì đây là một nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giưã các nước trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước ký kết giữa các nước một cách bình đẳng và có đi có lại đôi bên cùng có lợi. Do đó xét theo góc độ luật quốc tế thì

- -3

Page 4: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc (MFN) là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế.

Mục đích chính của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. Mức độ và phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước áp dụng với nhau.

Lịch sử hình thành và phát triển chế độ MFN đã có trên 200 năm. Năm 1948 qui chế này chính thức đựơc GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch) đưa vào điều một của GATT và coi đây là cơ sở quan trọng kêu gọi các nước hội viên cho nhau hưởng chế MFN nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước hội viên. Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) từ năm 1968 cũng đã thành lập hệ thống ưu đãi chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển, tuy nhiên hệ thống chung này không mang tính cam kết và phạm vi áp dụng chỉ hạn chế ở một số mặt hàng xuất khẩu thành phẩm và ban thành phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát triển. Nguyên tắc MFN được các nước áp dụng dưới các hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung có hai cách áp dụng như sau:

+ áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện mà quốc gia và chính phủ quốc gia cho hưởng đòi.

+ áp dụng chế độ tối huệ quốc vô điều kiện.

Nguyên tắc MFN là nguyên tắc “không phân biệt đối xử “ nhưng thực tế nó chính là nguyên tắc phân biệt đối sử giữa các nước trong quan hệ buôn bán. Sự phận biệt đối sử này được thể hiện trên những mặt sau:

+Trình độ phát triển kinh tế của các nước có sự chênh lệch lớn, áp dụng chế độ ưu đãi chung trong quan hệ buôn bán với nước giàu và nghèo, sẽ dẫn tới lợi ích kinh tế thu được của các nước này rất chênh lệch nhau, các nước nghèo hơn sẽ bất lợi trong thương mại khi được sử dụng chế độ MFN như các nước giàu khác.

+ Nguyên tắc MFN là công cụ để phân biệt đối xử giữa các nước được hưởng MFN và các nước không được hưởng.

- -4

Page 5: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

+ Nguyên tắc này được áp dụng nhằm gây áp lực kinh tế và chính trị đối với các nước muốn được hưởng MFN.Hiện nay nguyên tác MNF được rất nhiều nước áp dụng ví dụ Mỹ là một điển hình. Chế độ tối huệ quốc (MNF) được Mỹ áp dụng đầu tiên năm 1778 trong buôn bán với Pháp, sau đó là Anh, Nhật, Đức. Trong suốt hơn một thế kỷ Mỹ áp dụng MFN có điều kiện. Từ năm 1923 Mỹ áp dụng thêm chế độ MFN không điều kiện, nhằm khuyến khích đẩy mạnh thương mại, hỗ trợ cho sự bùng nổ về kinh tế của Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Những nước áp dụng MFN bình quân thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá là 9%, trong khi đó thuế nhập khẩu bình thường không được hưởng MFN bị đánh cao gấp 7 lần. Tính đến năm 1992 Mỹ đã cho 160 nước được hưởng qui chế MFN trong quan hệ buôn bán với Mỹ, và thường Mỹ áp dụng chế độ MFN có điều kiện để gây sức ép về kinh tế chính trị đối với các bạn hàng như từ tháng 2/1980 Mỹ cho Trung quốc hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) nhưng phải gia hạn hàng năm để kiềm chế Trung quốc phải nhượng bộ trong vần đề nhân quyền ở Tây tạng, vấn đề bán và phổ biến các vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân cho các nứơc ở thế giới thứ 3, vấn đề Đài loan v.v… Năm 1994 Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt nam, nhưng việc buôn bán trực tiếp với Mỹ chưa thể thực hiện được ngay cho đến khi Mỹ cho Việt nam hưởng qui chế MFN. Vì nếu không được hưởng qui chế tối huệ quốc (MFN) thì mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập vào Mỹ rất cao trong khi đó hàng hoá Việt nam với chất lượng chưa cao rất khó cạnh tranh với các bạn hàng khác trên thị trường Mỹ.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Parity - NP)

Các công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (trừ quyền bầu cử, ứng cử và tham gia nghĩa vụ quân sự). Điều này có nghĩa là mọi công dân, công ty nước A khi sống và đặt trụ sở tại nước B thì được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như công dân và công ty của nước B và ngược lại trong trường hợp nước A và B ký kết hiệp định thương mại - kinh tế dựa trên nguyên tắc ngang bằng dân tộc (NP).

Chính sách ngoại thương các nước tư bản phát triển

Mỗi nước đều có chính sách ngoại thương riêng của mình, phù hợp với đường hướng phát triển kinh tế của mình. Những chính sách ngoại thương này thuộc hai xu hướng như sau:

- -5

Page 6: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Chính sách mậu dịch tư do- Chính sách bảo hộ mậu dịch

2.1 Chính sách mậu dịch tư do

Là chính sách ngoại thương mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là: + Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu.+ Quá trình xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do.+ Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính và thương mại trong nước.

ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do + Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị huỷ bỏ giúp thúc đẩy sự tự do lưu thông thương mại trong nước.

+ Làm thị trường nội địa phong phú hàng hoá hơn, người tiêu dùng có điều kiện thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.

+ Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích nhà sản xuất phát triển và hoàn thiện.

+ Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức mạnh cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngoài thì chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh nước nhà bành trướng ra nước ngoài. Thật vậy, chính sách mậu dịch tự do lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh “cái nôi” của chủ nghĩa tư bản. Nước Anh lúc bấy giờ là cường quốc công nghiệp, sản xuất bằng máy thay thế lao động thủ công đã khiến chi phí sản xuất thấp, hàng hoá dồi dào so với các nước láng giềng chậm phát triển hơn như Pháp, Đức, Nga. Chính nhờ thực hiện chính sách mậu dịch tự do đã giúp cho các nhà tư bản Anh xâm chiếm nhanh chóng thị trường thế giới, khiến các nước này phải thi hành chế độ bảo hộ mậu dịch để chống lại sự xâm lăng hàng hóa ồ ạt từ nước Anh. Nhưng sau này nền kinh tế các nước phát triển mạnh thì chính sách mậu dịch tự do thay thế cho chính sách bảo hộ mậu dịch.

- -6

Page 7: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

+ Thực hiện chính sách mậu dịch tự do không đồng nghĩa với việc làm suy yếu vai trò của nhà nước trong quan hệ thương mại quốc tế. Nguợc lại việc tạo điều kiện tự do phát triển thương mại trên thị trường nội địa nhằm làm suy yếu hoặc xoá bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước khác tạo cơ sở để các nhà kinh doanh nội địa dễ dàng xâm nhập và phát triển thị trường mới.Tuy nhiên thực hiện chính sách mậu dịch tự do cung có nhiều nhược điểm điển hình như sau:+ Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi qui luật tự do cạnh tranh cho nên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng khoảng, phát triển mất ổn định.

+ Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn công của hàng hoá nước ngoài.

Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới ngay cả những nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhât…đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với tất cả các ngành hàng, mà chỉ thực hiện sự tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh cạnh tranh đựơc với hàng hoá nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định.

2.2. Chính sách bảo hộ mậu dịch

Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa trước sự canh tranh dữ dội của hàng hoá nước ngòai nhập khẩu, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nứơc bành trướng ra thị trường nước ngoài.

Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là:+ Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế quan và phi thuế quan như: Thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật v.v.. để hạn chế hàng hoá nhập khẩu.

+ Nhà nước nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu.. để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài.

Ưu điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:+ Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước.

- -7

Page 8: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

+ Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa.

+ Giúp các nhà xuất khẩu tăng cường sức mạnh để cạnh tranh xâm chiếm thị trường nước ngoài.+ Giúp điều tiết thanh toán quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước.

Nhược điểm: Nếu bảo hộ mậu dịch quá chặt thì:

+ Làm tổn thương tới sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước đi ngựơc lại xu thế của thời đại ngày nay là: Quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu.

+ Bảo hộ quá chặt dẫn tới điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là thiếu động lực để thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện kinh tế trong nước.

+ Nhiều nước bảo hộ quá chặt dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng trong nội địa bởi thị trường hàng hoá kém đa dạng, mẫu mã kiểu dáng chất lượng hàng hoá kém cải tiến, giá cả hàng hoá đắt hơn giá trị thực của chúng v.v..

Tóm lại, chính vì chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch đều có những ưu điểm và nhược điểm cho nên không một quốc gia nào trên thế giới thi hành chính sách này hay chính sách kia một cách tuyệt đối, mà sẽ duy trì chính sách mậu dịch tự do trong một số ngành hàng đối với một số thị trường và trong một thời gian nhất định, còn một số ngành hàng khác thì thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác nhau) trên những thị trường khác nhau. Đôi khi người ta còn áp dụng cả hai chính sách cho cùng một ngành hàng, cùng một thị trường như đối với chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP trong ngành hàng dệt may của EU đối với hàng hoá của Việt nam người ta vừa giảm thuế nhập khẩu với những hàng hoá được sản xuất trọng nội địa Việt nam vừa cấp hạng ngạch nhập khẩu hàng này nhằm đảm bảo thị trường trong nước không có sự cạnh tranh gay gắt quá mức cho phép.

Các hình thức chính sách kinh tế đối ngoại của các nước chậm và đang phát triển.

3.1 “Đóng cửa kinh tế” chiến lược kiểu cũ

- -8

Page 9: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Trong thập niên 50 và đầu những năm 60 hầu hết các nước chậm phát triển ở Châu á, Châu Mỹ la tinh đều xây dựng chế độ đóng cửa kinh tế mà nội dung chủ yếu của nó là thi hành chính sách tự lực cánh sinh để phát triển kinh tế. Thi hành chính sách thay thế nhập khẩu tức là kinh tế chủ yếu theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước. Chính sách đóng cửa kinh tế có những đặc điểm như sau:

+ Nền kinh tế phát triển theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước.

+Về ngoại thương, các nước chủ chương chỉ xuất khẩu những gì sau khi đã thoả mãn những nhu cầu trong nước.+Không khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn, chủ yếu sử dụng hình thức vay vốn để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu.Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nhiều nước chậm và đang phát triển lựa chọn chiến lược đóng của kinh tế:

+Khi được giải phóng khỏi chế độ thuộc địa, nhiều nước chậm và đang phát triển cắt đứt mối quan hệ kinh tế với các nước thực dân đế quốc chưa kịp thiết lập mối quan hệ kinh tế mới với các nước khác trên thế giới. Do đó để duy trì sự phát triển kinh tế của đất nước họ đã lựa chọn con đường tự lực cánh sinh để thoả mãn nhu cầu trong nước.

+ Một số nước sau khi được trao trả độc lập vẫn tiếp tục nhận được những khoản viện trợ của những nước khác, nhưng những hàng viện trợ này chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc men và phần lớn là vũ khí đạn khí tài. Cho nên muốn thoát khỏi đói nghèo thì các nước đã chọn con đường tự lực cánh sinh.

+ Một số nước bị ràng buộc bởi tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi từ chỗ bị thống trị bóc lột, sau khi giành được độc lập sợ bị lệ thuộc vào nước ngoài nên thực hiện một chính sách tự cung tự cấp cực đoan.

Tuy vậy đầu những năm 70 chính sách đóng cửa kinh tế bắt đầu bị phá sản ở một loạt nước ngoài trước tiên là ở các nước Châu Mỹ la tinh sau đó lan rộng ra một số nước Châu á nên nhiều nước đã bắt đầu thay đổi chính sách đóng cửa kinh tế của mình bằng chính sách mở cửa kinh tế.

“Mở của kinh tế” xu hướng phát triển của các nước đang phát triển.

Nội dung của chiến lược mở cửa kinh tế là mở rộng quan hệ đối ngoại trọng tâm là ngoại thương mà ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu, thu hút vốn và kỹ

- -9

Page 10: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

thuật của các nước có nền kinh tế tiên tiến nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của đất nước mình. Chính sách mở cửa kinh tế có những ưu thế sau:+ Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ góp phần tăng khả năng nhập khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu và công nghiệp tiên tiến thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hoá ở các nước chậm và đang phát triển.

+ Cải thiện tình trạng mất cân đối về thu chi tài chính quốc tế nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, giảm bớt vay nợ nuớc ngoài.+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) khi nghiên cứu một nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển theo 2 khuynh hướng đóng cửa và mở cửa đã đưa ra kết luận: Nhóm hướng ngoại có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh hơn 5% so với các nước đi theo chiến lược nội.+Thu hút đầu tư nước ngòai tạo điều kiện cho các nước chậm và đang phát triển không nhưng gia tăng tốc độ phát triển mà còn tăng khả năng tiếp thu trình độ khoa hoc và kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các nước có nền kinh tế phát triển.

+Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành xuất khẩu, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn tăng khả năng thu hút lao động giải quyết công ăn việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp.

+ Nhờ phát triển xuất khẩu mà số lượng hàng hoá sản xuất không ngừng tăng lên (do thị trường được mở rộng) mà chất lượng hàng hoá tăng (do phải đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng nước ngòai đối với chất lượng sản phẩm).

+ Nhờ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế mà các lợi thế của một đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn. Công ty tài trợ Công nghiệp Thái lan đã tính rằng, để tiết kiệm một đô la trong sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đòi hỏi phải chi phí tài nguyên trong nước gấp 2-3 lần chi phí cho việc thu được một đô la trong sản xuất hướng về xuất khẩu tiêu thụ nhiều lao động.

Tuy nhiên chính sách mở cửa kinh tế hướng vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định mà kinh nghiệm của các nước đang phát triển đã phải trả giá cho việc tập trung qúa cao phát triển ngoại thương. Nền kinh tế các nước đang phát triển bị lệ thuộc vào bên ngòai, đặc biệt là lệ thuộc vào sử phát triển của nền kinh tế các nước phát

- -10

Page 11: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

triển như Mỹ, Nhật, EU có đến 3/4 kim ngạch buôn bán quốc tế của các nứơc mở cửa trong thời kỳ đầu là được thực hiện với các nước tư bản phát triển trong đó chủ yếu là Mỹ, Nhật. EU. Sự lệ thuộc này dẫn đến hậu quả là bất cứ sự phát triển xấu nào của nền kinh tế của các nước phát triển đều tác động trực tiếp lên các nước thi hành chính sách mở cửa, ngoài ra sự lệ thuộc về kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị. Kinh nghiệm của các nước đã sớm thực hiện chính sách mở cửa cho thấy để giảm bớt sự lệ thuộc bên ngòai cần sớm thi hành chính sách: Đa phương hoá quan hệ buôn bán và đa dạng hoá thị trường, tăng cường buôn bán vơí các nước đang phát triển với nhau.Tậo trung cho chiến lược “hướng vào xuất khẩu” nền kinh tế dễ bị phát triển mất cân đối nghiêm trọng, hay người ta thường gọi là nền kinh tế nhị nguyên một bên là các ngành xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu phát triển với tốc độ nhanh nhờ được ưu tiên đầu tư và đổi mới trang thiết bị, còn một bên là các ngành chỉ phục vụ nhu cầu nội địa thị bị coi nhẹ ít đầu tư về vốn, kỹ thuật, năng xuất lao động thấp. Ngoài ra giữa các vùng trong một nước cũng có sự phát triển chênh lệch: vùng thành thị, khu công nghiệp phát triển nhanh theo phương hướng hiện đại, dân cư tập trung đông đúc, trong lúc đó ở những vùng hẻo lánh cuộc sống chậm biến đổi dân cư ngày càng thưa thớt đất đai không ai canh tác do nạn di dân ra thành thị. Do đó kinh nghiệm cho thấy Chính phủ các nước đã sớm có chính sách di dân, phát triển vùng kinh tế lạc hậu bằng các biện pháp ưu đãi cùng thực hiện song song chúng với chính sách mở cửa kinh tế.

Chính sách mở cửa kinh tế là ưu tiên phát triển ngoại thương cùng với phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường sẽ làm cho sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp cư dân diễn ra nhanh chóng trong lĩnh vực thu nhập. Tình hình này sẽ làm cho mâu thuẫn về kinh tế gia tăng, xã hội rối ren, tính bình đẳng và dân chủ của xã hội bị giảm sút.

III. Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.

1. Thuế quan

1.1 Khái niệm

Trước hết thuế quan là một khoản tiền tệ mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà.

- -11

Page 12: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

1.2 Vai trò của thuế quan

Thuế quan trước hết là nhằm điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Bởi vì lượng hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả lên xuống, nó làm giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một bộ phận quan trọng của giá cả hàng hoá ngoại thương đó là thuế quan. Thuế quan đánh thấp hay đánh cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá, do đó thông qua mức thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu người ta gián tiếp điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa vì đánh thuế cao vào những hàng hoá nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu. Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp sản xuất non trẻ ở trong nứơc có thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai. Vì những xí nghiệp non trẻ thường phải chi phí ban đầu cao, chưa có thị trường rộng lớn nên những xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong trường hợp thương mại tự do khi bị hàng nhập khẩu cạnh tranh.

Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách quốc gia với chi phí rẻ hơn so với nhiều loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với các điểm của loại thuế tiêu dùng. Trong lịch sử xa xưa của Đế quốc La Mã đã từng giàu có và hùng mạnh nhờ việc đánh thuế vào hoạt động buôn bán hàng hoá bằng đường biển.

Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là do việc đánh thuế cao gây nên sẽ đòi hỏi mở thêm sản xuất tạo thêm công ăn việc làm giải quyết bớt nạn thất nghiệp trong nội địa.

Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.

Thuế quan có thể có mấy loại sau theo quan điểm mục đích đánh thuế:

+Thuế quan nhằm tăng thu ngân sách: vai trò của nó nhằm tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, mức đánh thuế loại hình này thường là thấp.

+ Thuế quan bảo hộ nhằm đánh vào hàng xuất nhập khẩu để làm giảm giá bán hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và làm tăng giá hàng nhập khẩu

- -12

Page 13: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

sao cho cao hơn hàng sản xuất trong nội địa. Nó có thể bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế quá cảnh.

1.3 Hế thống thuế nội địa

Bên cạnh thuế, hải quan các nước còn áp dụng hệ thống thuế nội địa để điều tiết hàng hoá xuất nhập khẩu, đó là các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng tài nguyên v.v…

Để khuyến khích xuất khẩu nhiều nước giảm hoặc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá được xuất khẩu, hoặc nếu tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nhiệp, hoặc được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngược lại người ta lại tăng thuế giá trị gia tăng đối với những hàng hoá nhập khẩu hoặc đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá không khuyến khích nhập khẩu. Thực chất sử dụng hệ thống nội địa là biện pháp sử dụng công cụ giá để điều tiết hoạt động ngoại thương.

1.4 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Năm 1963 tại hội nghị của tổ chức GATT lần đầu tiên các nước thuộc EEC đề nghị những chế độ ưu đãi với các thành phẩm và bán thành phẩm của các nước thuộc thế giới thứ ba, khi xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển. Nhưng mãi đến năm 1968 chế độ ưu đãi về thuế quan chung mới được thông qua tại phiên họp thứ 2 của UNCTAD (Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển). Ngày 01/07/1971 lần đầu tiên EEC áp dụng chính thức chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, còn Nhật bản áp dụng từ tháng 8/1971 và Mỹ bắt đầu áp dụng chế độ GSP vào năm 1976.

Nôi dụng chính của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập là:

+Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển.

+ GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.

+ Mục đích của việc áp dụng GSP là tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này.

- -13

Page 14: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

+ Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng.

+ Thúc đẩy công nghiệp hoá các nước này.

+ Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này.

+ Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này.

+ Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP.

+ Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng.

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập được các cơ quan lập pháp của các nước giành ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng thời kỳ nhất định có thể là 1 năm hay 10 năm hoặc vài ba chục năm sau thời hạn đó họ lại tiếp tục công bố những qui định cho những năm tiếp theo.

Ví dụ chế độ ưu đãi thuế quan của EU: đến hết năm 2002 EU đã giành cho 144 nước và 36 vùng lãnh thổ phụ thuộc như Macao, Nga, Việt nam được hưởng chế độ GSP. EU áp dụng chế độ GSP cho 3 nhóm ngành hàng chủ yếu: hàng công nghiệp, hàng dệt may và nông sản chế biến. Đối với hàng công nghiệp và hàng dệt từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào EU được miễn thuế nhưng phải tuân thủ theo chế độ hạn ngạch (Quota) theo từng mặt hàng cấp cho từng nước, từng thời gian nhất định hoặc phải tuân thủ theo các hiệp định về tự hạn chế xuất khẩu hàng hoá sang EU. Đối với mặt hàng nông sản chế biến trừ 6 mặt hàng vào EU phải tuân thủ chế độ hạn ngạch như cà fê hoà tan, thuốc lá sợi … thì theo chế độ GSP, EU cho phép gần như 400 mặt hàng nông sản chế biến của các nước thuộc thế giới thứ ba nhập khẩu vào EU được hưởng chế độ ưu đãi nhất và miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn cho 700 mặt hàng nhập khẩu từ các nước nghèo nhất vào EU. Đối với Việt nam kể từ năm 1993 EU đã cho hưởng qui chế GSP đối với mặt hàng dệt.

2. Các biện pháp phi thuế quan

2.1 Hạn ngạch (quota)

- -14

Page 15: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Hạn ngạch là biện pháp quản lý của nhà nước qui định trực tiếp lượng hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu bảo hộ.

Hạn ngạch nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng thặng dư của người sản xuất hàng hoá. Tuy vậy nó làm cho lượng hàng nhập khẩu nhỏ hơn lượng hàng nhập trong thương mại tự do đẫn đến tổng phúc lợi xã hội giảm, giá của hàng hoá trong nước tăng nhưng thực tế giá của hàng hoá nhập khẩu không tăng, tiêu dùng trong nước giảm, thăng dư của người tiêu dùng giảm.

Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động không giống với thuế quan ở chỗ nó cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch. Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của một quốc gia, thông qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước đoán tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Trong khi đó thông qua thuế quan chính phủ không thể dự báo trước được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế.

Quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch có những đặc điểm sau đây khác với hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu+Trong hạn mức khống chế mức tối đa lượng hàng (bằng hiện vật hoặc bằng giá trị) được phép xuất khẩu hoặc được phép nhập khẩu.

+Qui định thời gian có hiệu lực của hạn mức (năm, tháng, quý). Năm 2002 Việt nam đựơc cấp hạn ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường EU với tổng giá trị gần……. triệu USD. Tuy nhiên vào năm 2005 chế độ hạn ngạch sẽ bị bãi bỏ, tuy không còn hạn chế định lượng, nhưng đồng thời Việt nam cũng không được hưởng ưu đãI GSP. Vì vậy đòi hỏi sản phẩm dệt may của Việt nam phải nâng cao khả năng để duy trì trên thị trường này.

+ Dạng theo từng nước: Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng nước mà ta quy định danh sách những hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu quản lý bằng

- -15

Page 16: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

hạn ngạch. Ngoài ra còn có ca loại hạn ngạch cấp cho các loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.

2.2 Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp bảo hộ khác.

Hàng rào kỹ thuật: Ngoài các biện pháp điều tiết hoạt động ngoại thương bằng hệ thống thuế quan và quản lý lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch ngày nay do sức ép của tổ chức thương mại thế giới là phải tự do hoá toàn cầu thì các nước công nghiệp phát triển còn bảo hộ sản xuất hàng hoá trong nước bằng hình thức qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu như bao gồm các quy định về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn về vệ sinh thực phẩm, thuốc men, các quy diịnh về an toàn đối với môi trường sống, các quy định về bao gói, nhãn hiệu… nhằm mục đính hạn chế lượng hàng hoá nhập từ các nước khác tràn vào cạnh tranh gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước.Các biện pháp bảo vệ mậu dịch khác:+Hạn chế xuất khẩu tình nguyện (VER- Voluntary Export Restraints) là hình thức bảo hộ thì trường nội địa bằng hình cách nhà nước nhập khẩu đòi hỏi các nước xuất khẩu phải giảm hàng xuất khẩu sang nước mình hoặc phải nâng giá hàng xuất khẩu lên nếu không sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn (như thuế nhập khẩu, hạn ngạch, hoặc cắt các ưu đãi…)

+Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc nhập khẩu: Là biện pháp nhà nước quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc trước tại ngân hàng ngoại thương một khoản tiền trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu, nó gần như là một loại thuế gián tiếp đánh vào giá hàng nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu.

+ Sử dụng cơ chế tỷ giá: thực chất các biện pháp này là nhà nước thông qua việc quản lý tài chính mà tác động tới quá trình xuất nhập khẩu nó được thực hiện dưới ba hình thức thứ nhất là quản lý ngoại hối tức là tất cả các khoản thu chi ngoại tệ phải được thực hiện qua ngân hàng hoặc cơ quan quản lý ngoại hối của nhà nước để nhà nước kiểm soát qua đó điều tiết ngoại thương, thứ hai nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ nhằm hạn chế hoặc khuyến khích hàng xuất nhập khẩu thông qua giá trị đồng tiền của mình, thứ ba thông qua cơ chế lạm phát một số nước thả nổi lạm phát ở mức độ nhất định nào đó để kết quả dẫn tới kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

+ Bán phá giá (Dumping): là biện pháp xuất khẩu hàng hoá với giá bán tại thị trường trong nước. Thường là biện pháp của các tổ chức độc quyền trong

- -16

Page 17: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

nước nhằm thu lợi nhuận cao, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

+ Trợ giá hàng xuất khẩu, đảm bảo tín dụng hàng xuất khẩu hay nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu: Mục đính là nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước mình trên thị trường quốc tế.

Chương II

Khái quát về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

- -17

Page 18: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

I. Giới thiệu chung về Hệ thống ưu đãI thuế quan phổ cập (GSP)

Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Systems of Prefrences) là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), các ưu đãi về thếu quan được áp dụng cho hàng hoá xuát khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở không cần có di có laị và không phân biệt đối sử.

Hệ thống GSP là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, đựơc gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối sử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.

Trên cơ sở hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, qui định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của GSP vẫn được đảm bảo.

Chế độ GSP được các cơ quan lập pháp của các nước cho hưởng ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực cho từng thời kỳ nhất định có thể là 1 năm, 10 năm hoặc vài ba chục năm. Thí dụ năm 1971 Nhật bản hành chế độ GSP của mình đến 31/3/2001. Năm 1971 EU và 1976 Mỹ công bố chế độ GSP của họ có hiệu lực trong 10 năm sau và khi hết hạn họ lại công bố cho 10 năm tiếp theo.

Thông thường trong các chế độ GSP của các nước cho hưởng ưu đãi thường qui định về các vấn đề sau:

- -18

Page 19: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Những qui tắc chung về hệ thống GSP mà nước đó giành cho các nước được hưởng ưu đãi

Công bố những loại hàng hoá nào được hưởng ưu đãi, hàng hoá nào không được hưởng ưu đãi, hàng hoá nào thuộc diện ưu đãi có điều kiện hạn chế.

Những nước được hưởng ưu đãi

Mức độ ưu đãi so với thuế xuất trong chế độ tối huệ quốc (MFN).

Các tiêu chuẩn xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước giành cho ưu đãi.

Thông thường trong các biểu thuế nhập khẩu của các nước giành ưu đãi có quy định rõ từng loại thuế xuất áp dụng cho từng mặt hàng có gắm mã số HS. Đây là hệ thống mã và phân loại hàng hóa hài hoà của Uỷ ban hợp tác Hải quan thông qua ngày 14/6/1983 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 (hệ số HS: Harmonized Commodity Disciption and Coding System - gọi tắt là hệ thống hài hoà Harmonized System - HS)

Thí dụ: trong biểu thuế của Nhật có quy định các loại thuế xuất sau cho mỗi mặt hàng là:+ Thuế xuất chung: đánh vào hàng nhập khẩu từ các nước không được hưởng chế độ MFN của Nhật.

+ Thuế xuất GATT đánh vào hàng của các nước được hưởng MFN của Nhật hay của các nước trong thành viên GATT (WTO).

+ Thuế xuất GSP đánh vào hàng của các nước hưởng chế độ GSP của Nhật

+ Thuế xuất tạm thời phục vụ cho chính sách đIều tiết thương mại và đánh vào các mặt hàng do chính phủ Nhật công bố.

Hệ thống GSP được thảo thuận trong phạm vi UNCTAD từ những năm 60 tới đầu những năm 70 đã được đưa vào áp dụng. Các nước đi tiên phong trong việc này là Liên xô cũ (áp dụng từ năm 1965) và úc (áp dụng từ năm1966), Nhật, EU, Na uy áp từ năm 1971; Bungary, Hunggary, Séc, áo, Phần lan, Thuỵ sỹ, Thuỵ điển, Newzeland áp dụng từ năm 1972; Mỹ, Ban lan áp dụng từ năm 1976.

- -19

Page 20: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Tác dụng của GSP là tạo ra một lợi thế cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong việc nâng cao sức canh tranh của hàng hoá do các nước này xuất khẩu vào các nước cho hưởng ưu đãi nhờ có biện pháp giảm hay miễn thuế cho các hàng hoá đó.

2. Nước cho hưởng ưu đãI và chế độ ưu đãi GSP

Hiện nay có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước phát triển bao gồm 15 thành viên của EU gồm:

1. Nhật 6. Hunggary 11. Canada2. Newzeland 7. Séc 12. Na Uy3. Thuỵ sỹ 8. Ba lan 13. úc4. Mỹ 9. Nga 14. Rumania5. Bungary 10. Các quốc gia trung lập (CIS)

Cộng đồng châu âu (EU) bao gồm 15 thành viên:1. áo 6. Italy 11. Phần lan2. Bỉ 7. Luc Xăn Bua 12. Tây ban nha3. Đan mạch 8. Hà lan 13. Thuỵ điển4. Đức 9. Anh 14. Bồ đào nha5. Ai len 10. Hy lạp 15. Pháp

Đa số các GSP áp dụng cho một thời gian dài từ 10 năm đến vài ba chục năm ( Nhật, EU) những hàng năm có thay đổi nhỏ như danh mục hàng hoá, giới hạn trần, thuế xuất, nước được hưởng ưu đãi v.v..

Từ đầu những năm 1990, các nước Đông âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đã trở thành các nước được hưởng GSP của EU, Mỹ, Nhật, Phần lan, Thuỵ điển, Newzeland và đồng thời cũng là nước giành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển và kém phát triển.

Tại hội nghị lần thứ 21 của Uỷ ban đặc biệt thuộc UNTACD về GSP từ 16 đến 20/5/1994 tại Geneve các nước phát triển tỏ mối lo ngai về việc cắt giảm mức độ ưu đãi GSP sau vòng đàm phán Urugoay và kêu gọi cắt giảm thuế quan sâu hơn nữa, đồng thời mở rộng sản phẩm được ưu đãi theo hệ thống GSP kể cả hàng dệt may. Một số nước kiến nghị giảm bớt hạn chế về định lượng đang làm giảm hiệu quả sử dụng của hệ thống GSP.

Tại hội nghị trên đã đưa ra kiến nghị thành lập một nhóm chuyên gia Liên chính phủ đễ đánh giá GSP trong năm 1995 và đưa ra các kiến nghị về đơn gian hoá, hợp lý hoá và cải tiến quy chế xuất xứ hệ thống GSP.

- -20

Page 21: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

3.Nước được hưởng ưu đãi

Đến hết năm 2002 EU đã giành cho 144 nước và 36 vùng lãnh thổ được hưởng. Tương tự ta thấy úc: 56 nước và vùng lãnh thổ, Nhật: 183 nước và vùng lãnh thổ….

Trong hệ thống GSP của tất cả các nước giành ưu đãi có hai loại đối tượng nước được hưởng là: Các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (LDC) theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Theo tiêu chuẩn này các nước Đông nam á: Campuchia, Lào, Miến điện là các nước kém phát triển, Việt nam là nước đang phát triển.Các nước kém phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển cả về mức ưu đãI và không bị hạn chế số lượng trần (Ceiling) và một số các tiêu chuẩn khác. Có một số nước cho hửơng ưu đãi giành cho các nước kém phát triển chế độ miễn thuế cho toàn bộ các loại sản phẩm của nước đó hoặc là có qui chế đặc biệt cho nước kém phát triển.Một số nước bị loại ra khỏi quy chế GSP với nhiều dạng khác nhau, thông thường có hai cách là: nước trưởng thành và hàng trưởng thành. Lý do là các nước cho hưởng lo ngại về sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu theo GSP đối với các sản phẩm trong nước. Nhiều khi vì các lý do phi kinh tế (chính trị, quyền công dân, quyền con người…) nên một sô nước bị loại khỏi danh sách các nước được hưởng GSP của một số nước cho hưởng.

Hiện nay Mỹ đã sử dụng tiêu chuẩn nước trưởng thành và hàng trưởng thành với các nước có lượng hàng xuất khẩu lớn vào Mỹ như Hồng kông, Singapore, Hàn quốc, Thái lan, Đài loan … và các nước có mức GDP theo đầu người cao như Brunei, Hồng kông, Chi lê, Isarael… trong GSP scheme mới của EU cũng đã đưa các tiêu chuẩn đễ xác định nước trưởng thành dựa vào chỉ số GDP theo đầu người (trên 8000USD/người/năm theo thống kê năm 1995 của Liên hiệp quốc), theo dữ liệu cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới, giới hạn ưu đãi sẽ được giảm xuống tới 50% từ 1/4/1995 và được huỷ bỏ vào 1/6/1996, Đối với những nước khác, giới hạn ưu đãi được giảm đến 50% từ 1/1/1997 và huỷ từ 1/1/1998. Những nước tiến bộ nhất đáp ứng tiêu chuẩn sau sẽ bị loại khỏi danh sách nước và các lãnh thổ được hưởng: tổng sản phẩm quốc gia trên đâu người vượt quá 8210 USD trong năm 1995 theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, chỉ số phát triển tính theo công thức và số liệu do EU quy định lớn hơn -1.

Mỗi nước được hưởng ưu đãi sử dụng GSP ở các mức độ khác nhau. Có nước do các nhà chức trách đã không có những biện pháp để tuân thủ quy

- -21

Page 22: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

trình thông báo, không thể hoàn thành các thủ tục quy định cần thiết, không đáp ứng được các yêu cầu của các nước cho hưởng ưu đãi đề ra và làm mất cơ hội thực hiện các ưu đãi.

Thông thường khi ban hành chế độ ưu đãi (GSP scheme) thì các nước cho hưởng ưu đãi công bố danh sách các nước được hưởng GSP vào từng thời kỳ hàng năm có công bố lại hoặc bổ xung các nước mới vào danh sách ưu đãi hoặc loại bỏ nước nào ra khỏi danh sách đó.

Thí dụ: từ 1993 đến 1995 các nước đã bổ xung vào danh sách hưởng GSP của các nước cho hưởng ưu đãi như sau:

+ Canada cho Nam phi hưởng ưu đãi GSP

+ Mỹ cho Albany, Séc và Slovakia, Nga, Kirgistan, Kazactan, Rumany, Ucraina, Nam phi được hưởng GSP của Mỹ. Nhưng loại Syria, Mauritania ra khỏi GSP của Mỹ vì lý do quyền con người bị xâm phạm tại các nước này hoặc do thu nhập GDP đầu người cao như tại Israel.

+Từ 1/4/1993 Nhật đưa Croatia, Slovenia, Séc & Slovakia vào danh sách được hưởng GSP và từ 1/4/1995 đưa thêm Albany, Nga, Ucraina, Nam phi, Latvia, Lithuania, Macedonia, Moldova, Turmenistan, Armenia, Belarus, Estonia, Kazastan.

Hàng hóa được hưởng ưu đãi và mức độ ưu đãi

4.1 Hàng hoá được hưởng ưu đãi

Phạm vi sản phẩm được hưởng ưu đãi tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi nước dành ưu đãi. Không phải tất cả các sản phẩm đều được hưởng ưu đãi GSP. Tuỳ theo cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu, mỗi nước xác định một danh mục hàng nhập khẩu được giảm, miễn thuế. Thông thường các nước đó công bố danh mục hàng hoá có gắn mã số HS theo hệ số được hưởng và không được hưởng GSP (gọi là danh mục thuận và danh mục từ chối) và danh mục hàng hoá có giới hạn trần (ceiling) được áp dụng chung đối với các nước hưởng GSP của nước liên quan. Các danh mục hàng hóa này được xem xét lại theo định kỳ thường là hàng năm và được công bố công khai qua báo chí và các Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước, đồng thời gửi cho các Tổ chức đầu mối về GSP ở các nước dành ưu đãi cũng như các nước hưởng ưu đãi.

- -22

Page 23: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Hàng hoá thuộc danh mục được hưởng GSP thường là những sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh với hàng của nước cho hưởng GSP. Các sản phẩm này khi nhập khẩu vào vào thị trường các nước cho hưởng ưu đãi sẽ không làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hoặc là hàng nông sản chưa chế biến, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng chế biến ở mức độ thấp và hàng thủ công.

Các mặt hàng không được hưởng GSP thường là các mặt hàng tạo nguồn thu thuế lớn cho ngân sách hoặc là những sản phẩm bảo hộ cao để sản xuất trong nước không bị tổn hại do nhập khẩu gây ra.

Ví dụ: - Thị lợn, thịt bò là sản phẩm EU sản xuất nhiều cần bảo hộ cho nên hai mặt hàng này không thuộc diện hưởng GSP và chịu thuế nhập khẩu rất cao (gần 100%).

Hầu hết các biểu thuế nhập khẩu của các nước đều có ghi rõ mức thuế ưu đãi dành cho các mặt hàng thuộc diện được hưởng GSP theo từng loại hàng hoá với 6 - 8 chữ số hệ số để các doanh nghiệp dễ dàng xác định hàng hoá của mình có được hưởng GSP hay không và mức thuế ưu đãi là bao nhiêu. Việc làm này còn giúp định hướng được các dự án đầu tư lâu dài và xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nhà kinh doanh cũng như nhà sản xuất.

4.2 Mức độ ưu đãi

Thường thì mức độ ưu đãi của đa số các mặt hàng được tính bằng khoảng cách giữa thuế suất MFN và thuế suất GSP được công bố trong các biểu thuế nhập khẩu của từng mặt hàng của nước dành ưu đãi.

Mức độ ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là được giảm 50% mức thuế MFN.

Ví dụ: Chế độ ưu đãi GSP Scheme của Nhật có 67 mặt hàng được giảm 50% thuế suất so với thuế suất MFN.

Đối với GSP Scheme của Mỹ thì tất cả hàng hóa hưởng GSP đều được miễn thuế.

GSP Scheme mới của EU (từ năm 1995) phân chia hàng thuộc diện được hưởng ưu đãi thành 04 nhóm với mức ưu đãi đối với từng nhóm:

Nhóm rất nhậy cảm : Giảm 15 % thuế MFN

Nhóm nhậy cảm : Giảm 30 % thuế MFN

Nhóm bán nhậy cảm : Giảm 65% thuế MFN

Nhóm không nhậy cảm : Miễn thuế

Nhóm thứ nhất gồm chủ yếu là hàng dệt may, chuối tươi, khô, dứa tươi và đóng hộp (không quá 17% đường). Nhóm 2 gồm gạch lát nền, bát đĩa và bộ đồ uống bằng sứ, giày dép, vật trang trí bằng sành sứ. Nhóm 3 gồm tôm cua

- -23

Page 24: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

và mực đông lạnh, cá tươi và đông lạnh. Nhóm 4 gồm một số hàng thủy sản, nguyên liệu, khoáng sản, công nghệ phẩm mà EU không cần bảo hộ.

So với Scheme cũ, mức giảm thuế tối thiểu đã bị hạ từ 20% xuống còn 15% (đối với nhóm hàng rất nhậy cảm). Tuy mức cắt giảm tối đa đã tăng từ 50% - 65% mức thuế MFN nhưng lại rơi vào hàng bán nhậy cảm và khả năng buôn bán sản phẩm này khó thực hiện hơn. Khác với các chế độ khác, các nhà xuất khẩu dự báo một khả năng sút giảm thực hiện GSP, đặc biệt sau chương trình đàm phán Urugoay sẽ dần dần triệt tiêu ưu thế cạnh tranh của hàng hóa được hưởng GSP so với hàng hóa không được hưởng GSP.

Trước đây nhiều nước qui định giới hạn (tính theo số lượng hoặc tổng trị giá) được hưởng GSP đối với từng nhóm hàng cụ thể. Theo qui định này một mặt hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn quy định thì phần vượt phải chịu thuế MFN. Mấy năm gần đây, nhiều nước đã bỏ qui định giới hạn.

5. Điều kiện hưởng GSP

5.1 Quy tắc về xuất xứ trong Hệ thống GSP

Quy tắc xuất xứ trong Hệ thống GSP là nội dung quan trọng thiết yếu nhất trong quy chế GSP. Quy tắc xuất xứ GSP là qui định của nước cho hưởng GSP để xác định quốc gia xuất xứ của sản phẩm. Quy tắc xuất xứ GSP được ban hành cùng với chế độ ưu đãi phổ cập GSP của mỗi nước dành ưu đãi trong đó qui định các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng thuế quan ưu đãi. Mục tiêu của quy tắc xuất xứ là để đảm bảo sản phẩm có xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi về thuế quan trong GSP nhận được ưu đãi đúng đối tượng.

Nội dung cơ bản của xuất xứ bao gồm:

Các tiêu chuẩn xuất xứ.

Điều kiện gửi hàng.

Bằng chứng, chứng từ để chứng minh các điều kiện trên.

Ngoài ra còn các qui định bổ sung cũng phải được tuân thủ theo để được hưởng thuế quan ưu đãi.

5.2 Các tiêu chuẩn xuất xứ

Tiêu chuẩn xuất xứ chỉ ra cách xác định nước xuất xứ của sản phẩm. Có 2 tiêu chuẩn xuất xứ được các nước cho hưởng sử dụng đó là: tiêu chuẩn “xuất xứ toàn bộ ” và tiêu chuẩn “xuất xứ có thành phần nhập khẩu ”.

5.2.1 Tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ

Sản phẩm có xuất xứ toàn bộ là các sản phẩm được trồng, khai thác một cách toàn bộ từ đất đai hay thu hoạch tại nước xuất khẩu. Tiêu chuẩn xuất

- -24

Page 25: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

xứ toàn bộ được hiểu một cách chặt chẽ tuyệt đối. Một phần rất nhỏ nguyên liệu, bộ phận hay chi tiết là thành phần nhập khẩu hay không rõ nguồn gốc xuất xứ được sử dụng sẽ làm cho sản phẩm tương ứng thu được mất tính “ có xuất xứ toàn bộ ”.

Ví dụ: Đồ gỗ trạm trổ được làm từ gỗ thu được toàn bộ từ nước được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng sản phẩm lại được đánh bóng bằng sáp nhập khẩu thì sẽ không được coi là “ có xuất xứ toàn bộ ” do sử dụng sáp nhập khẩu. Tuy vậy đồ gỗ chạm trổ đó vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan GSP dù theo tiêu chuẩn tỷ trọng (hay còn gọi là phần trăm) hay gia công chế biến.

Hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi, trong chế độ GSP của nước mình, đã chấp nhận và đưa vào quy tắc danh sách các loại hàng được coi là “ có xuất xứ toàn bộ ” tại các nước được hưởng. Hàng hoá không thuộc danh sách các sản phẩm đó không được coi là “ có xuất xứ toàn bộ ”.

Tất cả các nước cho hưởng chấp nhận các loại hàng hóa sau là “ có xuất xứ toàn bộ ”:

a) Các sản phẩm khoáng sản thu được từ đất hay đáy biển của nước được hưởng hay trong trường hợp Nga và các nước Đông Âu, các sản phẩm khoáng sản thu được trên lãnh thổ của nước được hưởng hay tại thềm lục địa của nước được hưởng

b) Rau quả thu hoạch tại nước được hưởng;

c) Động vật sinh ra và nuôi tại nước được hưởng;

d) Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước được hưởng;

e) Các sản phẩm thu được qua các hoạt động săn bắt và đánh cá tại các nước được hưởng;

f) Các sản phẩm thu được qua đánh cá ngoài biển và các sản phẩm do tàu của nước được hưởng đánh bắt được từ biển (định nghĩa về “ tàu của nước được hưởng ” và “ tàu chế biến của nước được hưởng ” được nhiều nước quy định áp dụng theo nghĩa hẹp và cũng có thể do tàu mà nước được hưởng thuê để đánh bắt);

g) Các sản phẩm được làm trên tàu chế biến của nước được hưởng, trừ toàn bộ các sản phẩm nêu trong mục (f) ở trên, và tàu chế biến do nước được hưởng thuê;

h) Các hàng hóa đã sử dụng thu thập tại nước được hưởng chỉ để tái tạo ra nguyên vật liệu;

i) Đồ phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại nứơc được hưởng; và

- -25

Page 26: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

j) Các sản phẩm thu được từ nước được hưởng hoàn toàn từ các sản phẩm nêu trong mục (a) đến mục (i) như sắt tấm, thỏi, sản xuất từ quặng sắt, vải côtông dệt từ bông, tái chế chì phế thải từ ắc quy ô tô, tái chế sắt từ vỏ bào sắt.

5.2.2 Tiêu chuẩn xuất xứ có thành phần nhập khẩu

Những sản phẩm được làm từ nguyên phụ liệu, bộ phận nhập khẩu bao gồm cả những sản phẩm được chế tạo toàn bộ hay từng phần từ nguyên phụ liệu, thành phần nhập khẩu hay không rõ nguồn gốc được gọi là “ những sản phẩm có thành phần nhập khẩu ” thoả mãn xuất xứ theo GSP nếu chúng đã trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ (theo quy định của các nước cho hưởng) tại nước xuất khẩu được hưởng.

Quá trình gia công chế biến được coi là đầy đủ nếu nó làm thay đổi tính chất đặc trưng hay đặc tính của nguyên phụ liệu sử dụng ở mức độ đáng kể. Hai tiêu chuẩn được sử dụng để xác định sản xuất và chế biến đầy đủ qua đó sản phẩm thay đổi về chất là: tiêu chuẩn về gia công chế biến và tiêu chuẩn phần trăm.

Tiêu chuẩn gia công chế biến

Tiêu chuẩn này được các nước trong khối EU, Nhật, Nauy và Thụy sỹ áp dụng. Theo quy định của tiêu chuẩn này, các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu được coi là đã trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ khi sản phẩm thu được nằm trong hạng mục thuế quan HS bốn số khác với hạng mục thuế quan của các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu ban đầu (được gọi tắt là tiêu chuẩn thay đổi hạng mục thuế quan).

Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm sự thay đổi hạng mục thuế quan không phải bao giờ cũng là kết quả của một quá trình gia công chế biến đầy đủ (hay ngược lại trong một số trường hợp, một quá trình gia công chế biến đầy đủ đã diễn ra nhưng lại không diễn ra sự thay đổi hạng mục thuế quan của sản phẩm). Do tính chất đa dạng phức tạp của các quy định gia công chế biến đầy đủ nên các nước cho hưởng đã lập một bảng kê các quá trình gia công chế biến cần thiết đối với các nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Đối với các sản phẩm nằm trong Bảng kê, yêu cầu cơ bản về thay đổi hạng mục thuế quan phải được thực hiện chỉ khi điều đó được yêu cầu cụ thể trong Bảng. Bảng kê có “ phần giới thiệu ” giải thích một số từ ngữ sử dụng trong đó cũng như những quy định cụ thể chi tiết thêm cho một số sản phẩm, chẳng hạn như trong chương về hàng dệt. Cần lưu ý rằng các quy định trong “ phần giới thiệu ” cũng được áp dụng, một cách tương ứng, cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu ngay cả khi chúng không phải

- -26

Page 27: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

thỏa mãn những điều kiện đặc biệt trong Bảng, nhưng thay vào đó, vẫn phải thỏa mãn quy định về thay đổi hạng mục thuế quan.

Một số quy định trong Bảng kê của EU

Mã HS Hàng hóa, sản phẩm

Các quá trình gia công chế biến phải được tiến hành đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để đạt được tiêu chuẩn xuất xứ

(1) (2) (3)6401 Giày dép Sản xuất từ các nguyên phụ liệu nhập khẩu có

mã số HS bất kỳ nào nhưng không được sử dụng các bộ phận định hình phi kim loại nhập khẩu dành cho giày thuộc hạng mục thuế quan số 6406.

Trích trong chương 85

Máy móc thiết bị điện tử và các bộ phận của chúng: máy ghi âm,đầu video, các linh kiện kèm theo.

Quá trình sản xuất phải đạt: Giá trị của toàn bộ nguyên phụ liệu nhập khẩu sử dụng không vượt quá 40% giá trị xuất xưởng của sản phẩm; và Trong tỷ lệ giới hạn 40% đó, tỷ lệ giá trị của nguyên phụ liệu có cùng số HS với sản phẩm chỉ chiếm nhiều nhất là 5% giá trị tại xưởng củasản phẩm.

Trích trong chương 62

áo khoác (jackét), bông

Quá trình sản xuất phải trải qua 4 lần chế biến đầy đủ sau: Bông nguyên liệu được trải sạch để chuẩn bị

kéo thành sợi Kéo ra sợi bông Dệt thành vảI Cắt may thành áo

Qui định trong cột 3 được hiểu như sau:

- Đối với mặt hàng giày dép có thể được sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu có số hạng mục thuế quan khác nhau, ngoại trừ những bộ phận định hình kim loại dành cho giày dép thuộc hạng mục thuế quan số 6406 (các bộ phận của giày dép, đế trong của giày dép có thể tháo rời, đệm gót giày và các sản phẩm tương tự).

- Còn đối với một số máy móc thiết bị điện tử cho phép được sử dụng các nguyên phụ liệu nhập khẩu có cùng mã số HS với sản phẩm sản xuất cuối

- -27

Page 28: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

cùng nhưng giá trị các thành phần đó không vượt quá 5% giá trị xuất xưởng của sản phẩm.

- Đối với hầu hết các sản phẩm may mặc, quần áo không phải do đan hoặc móc thuộc chương 62, bảng kê yêu cầu phải được sản xuất từ sợi, điều đó có nghĩa là sử dụng vải nhập khẩu không được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng.

Đối với một số sản phầm nằm trong Bảng kê, điều kiện phải thỏa mãn quy định rằng trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu không được vượt quá một tỷ lệ phần trăm của trị giá thành phần. Thông thường trị giá hàng xuất khẩu sẽ được tính như sau:

Trị giá hàng xuất = trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu + trị giá thành phẩm (không kể phụ liệu nhập khẩu) + trị giá tính thuế hải quan.

Trong đó:

- Trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu: tính bằng giá tính thuế hải quan tại thời điểm nhập khẩu hoặc giá mua đầu tiên của chúng tại nước đó.

- Trị giá thành phẩm: là giá xuất xưởng của thành phẩm (giá FOB đối với Nhật bản) trừ đi mọi khoản thuế.

Các quy trình công việc đơn giản mà hầu hết các nước cho hưởng không chấp nhận để cho hưởng quy chế về xuất xứ là:

a) Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, muối, lưu hóa hay xử lý dung dịch, loại bỏ phần hỏng và các công việc tương tự khác);

b) Các công việc đơn giản như lau bụi, sàng lọc, phân loại, so (bao gồm cả việc xếp thành bộ), lau chùi, sơn, chia cắt;

c) Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay ghép các lô hàng. Cho vào chai, túi, cặp, hộp....và các công việc đóng gói khác;

d) Gắn mác, nhãn hiệu hay ký hiệu để phân biệt hàng hóa sản phẩm hay bao bì đóng gói của chúng;

e) Công việc gá ráp sản phẩm cùng hay khác loại, khi mà một hay nhiều bộ phận của sản phẩm gá ráp không thỏa mãn quy định làm cho chúng có khả năng được coi như là sản phẩm xuất xứ;

f) Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận hay sản phẩm để tạo thành một sản phẩm;

g) Sự kết hợp của hai hay nhiều các công việc từ (a) đến (f);

- -28

Page 29: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

h) Giết thịt động vật (riêng Nhật bản không coi việc giết thịt động vật là công việc đơn giản).

Tiêu chuẩn phần trăm (tỷ trọng)

Tiêu chuẩn này được nhiều nước áp dụng như Mỹ, EU, Canada...Có nước thì quy định một tỷ lệ phần trăm tối đa cho trị giá nguyên phụ liệu, bộ phận, thành phần nhập khẩu (hay không rõ xuất xứ) có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu, có nước thì quy định một tỷ lệ phần trăm tối thiểu cho trị giá nguyên phụ liệu trong nước và chi phí gia công.. phải sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Tỷ lệ phần trăm được các nước cho hưởng áp dụng rất triệt để. (Bảng tóm tắt các quy tắc về tiêu chuẩn tỷ trọng - xem phụ lục 1)

Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp

Về nguyên tắc, các chế độ GSP dựa trên khái niệm xuất xứ của từng nước, nghĩa là các qui định về xuất xứ phải được thoả mãn tại một nước xuất khẩu được hưởng đồng thời cũng là nước sản xuất ra thành phẩm liên quan. Tuy nhiên, trong chương trình của một số nước cho hưởng, các qui định này được nới rộng, cho phép một sản phẩm có thể được sản xuất tại một nước được hưởng với nguyên phụ liệu, thành phần và bộ phận nhập khẩu từ các nước được hưởng khác thì các nguyên phụ liệu nhập khẩu này sẽ được coi như có xuất xứ tại nước được hưởng đó. Việc hưởng xuất xứ cộng gộp được áp dụng theo phạm vi và các điều kiện khác nhau. Theo hệ thống cộng gộp, tiến trình gia công hay trị giá gia tăng thêm nằm ngoài một nước được hưởng có thể được cộng thêm vào (hay cộng gộp vào) nhằm xác định xem sản phẩm xuất khẩu có thoả mãn được hưởng GSP hay không.

Ví dụ: quá trình dệt sợi theo hệ thống cộng gộp có thể là:

- Phần đầu của quá trình dệt có thể tiến hành tại một nước A được hưởng.

- Phần sau của quá trình dệt có thể tiến hành tại một nước được hưởng khác và vải sẽ được cộng gộp từ hai quá trình trên để tính mức độ thoả mãn được hưởng GSP. Theo các quy định của EU, sự cộng gộp được quy định trên cơ sở một khu vực địa lý.

Có hai chính sách về cộng gộp: Cộng gộp toàn thể và cộng gộp từng phần.

- Chính sách cộng gộp toàn thể coi tất cả các nước được hưởng như là một khu vực kinh tế, tất cả giá trị gia tăng hoặc quá trình gia công trong khu vực có thể được cộng gộp với nhau để thoả mãn các qui định về xuất xứ đối với sản phẩm xuất khẩu sang một nhóm nước như: úc, Niudilân, Canada, Nga và các nước Đông âu.

- -29

Page 30: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Chính sách cộng gộp từng phần quy định trên một số khu vực địa lý. Chẳng hạn, ba khối kinh tế theo khu vực địa lý của các nước được hưởng, được sử dụng chế độ cộng gộp của EU là: Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN - Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Việt nam...); thị trường trung Trung Mỹ (CACM - Costa Rica, Goatêmala, El Salvador, Honduras, Panama và Nicaragua) và khối Andean (thỏa thuận Cartagena-Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela).. Các nước được hưởng trong cùng một khối kinh tế, khu vực muốn được áp dụng các quy định về xuất xứ cộng gộp phải thông báo trước cho nước cho hưởng ưu đãi và những biện pháp sẽ được khối tiến hành để đảm bảo thực hiện các quy định về xuất xứ cộng gộp và chỉ được áp dụng khi thông báo được chấp nhận. Nước xuất khẩu sau cùng có trách nhiệm bảo đảm rằng nguyên phụ liệu cộng gộp thực tế có xuất xứ theo quy định về xuất xứ GSP của nước hàng đến.

Ví dụ: EU quy định bơ ca cao (hạng mục 1804) phải được sản xuất từ hạt ca cao và tiến trình sản xuất phải được tiến hành tại một nước được hưởng. áp dụng về quy định cộng gộp, nước được hưởng A có thể trồng cacao và cung cấp chúng cho nước được hưởng B để chế thành bơ. Bơ chế biến ra sẽ được hưởng GSP của EU nếu hai nước được hưởng A và B này đều là thành viên trong cùng một khối nước nêu trên. Nước xuất xứ của hàng hóa sẽ là nước có phần trị giá hàng hóa cao hơn nước kia.

Quy định cộng gộp này cũng cho phép việc vận chuyển qua các nước thành viên khác của cùng một khối mà không bị vi phạm quy định về vận tải. Như vậy, theo quy định của EU, giấy chứng nhận xuất xứ form A cho sản phẩm hưởng ưu đãi theo quy định cộng gộp được cấp trên cơ sở những giấy chứng nhận xuất xứ form A đã được cấp từ trước tại các nước thành viên cho các nguyên phụ liệu và hoặc các bộ phận xuất xứ.

(Bảng tóm tắt quy tắc xuất xứ cộng gộp - xem phụ lục số 1)

Tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ.

Một số nước như EU, úc, Canada, Nhật bản, Niudilân, Nga và các nước Đông âu áp dụng quy định cho phép sản phẩm (nguyên phụ liệu, các bộ phận) sản xuất tại nước này khi cung cấp cho một nước được hưởng và được sử dụng tại nước đó trong quá trình gia công sản xuất, được coi là có xuất xứ của nước được hưởng để xem sản phẩm cuối cùng có đủ điều kiện hưởng ưu đãi GSP không. Riêng Nhật bản, quy định này không áp dụng đối với một số sản phẩm nên khi xuất hàng sang Nhật bản cần nghiên cưú rõ danh sách những mặt hàng nào được và không được áp dụng.

Ví dụ: Colômbia xuất khẩu dây điện sang Canada, nguyên vật liệu sử dụng gồm thép của Mỹ (20% giá xuất xưởng), cao su của Malaisia (30%) và 50% là trị giá nguyên phụ liệu và lao động của Colômbia. Dây điện sẽ không đủ

- -30

Page 31: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

điều kiện để được hưởng GSP vì thành phần nhập khẩu vượt quá 40%. Tuy nhiên nếu dùng thép nhập của Canada thì sẽ đủ điều kiện để hưởng GSP theo quy định về phần trị giá của nước cho hưởng vì lúc đó thành phần nhập khẩu chỉ còn 30% giá xuất xưởng.

Sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước cho hưởng sẽ giảm được tỉ lệ % hàng nhập khẩu hoặc được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng với điều kiện phải có bằng chứng phụ - như EU yêu cầu - là ngoài giấy chứng nhận xuất xứ form A thông thường người xuất khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận nguyên phụ liệu hay thành phần nhập khẩu từ nước cho hưởng liên quan. Giấy chứng nhận này thường do Cơ quan Hải quan của nước cho hưởng có liên quan cấp khi nguyên phụ liệu hay bộ phận được xuất khỏi nước đó.

5.3 Điều kiện gửi hàng

Ngoại trừ úc, các nước cho hưởng khác đều quy định rằng hàng hoá có xuất xứ phải được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng (nơi giao hàng). Mục đích của quy định này là để cho Cơ quan Hải quan của nước cho hưởng tin rằng hàng được nhập khẩu chính là hàng được xuất khẩu từ nước được hưởng, nghĩa là chúng không bị sửa đổi, thay thế hay gia công chế biến thêm hoặc bị đưa ra lưu thông buôn bán tại các nước thứ ba.

Các điều kiện mà các nước EU, úc, Canada, Nhật bản, Niudilân, Nga áp dụng chung như sau:

- Hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước nào khác

- Hàng hoá được vận chuyển qua lãnh thổ của nước khác với nước xuất khẩu được hưởng và có thể được chuyển tải hay lưu kho tại các nước đó, bảo đảm rằng các hàng hoá đó được nằm dưới sự giám sát của Hải quan nước quá cảnh hay lưu kho, không được lưu thông buôn bán hay sử dụng, không được gia công chế biến. Ngoài ra ở một số nước như EU có một số quy định thêm như sau:

Do EU là một Liên minh Hải quan, hàng hóa được vận chuyển thẳng từ một nước được hưởng ưu đãi tới EU được coi là thỏa mãn quy định về vận tải khi chúng tới một trạm hải quan bất kỳ của EU. Về hàng hóa, sau khi vào lãnh thổ một quốc gia thành viên bất kỳ, có thể được lưu hành buôn bán rồi lại được chuyển tới một quốc gia thành viên khác mà không mất quyền được hưởng ưu đãi GSP.

Hàng hoá có thể được vận chuyển qua bất kỳ nước thành viên nào và sau đó lại được tái xuất khẩu một phần hay tất cả tới một nước thành viên khác.

- -31

Page 32: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Bảo đảm ràng hàng hóa nằm dưới sự giám sát của Hải quan của nước chuyển tải hay lưu kho và không được mang ra sử dụng trong gia đình hay bị gia công chế biến thêm.

5.4 Bằng chứng, chứng từ

Để được hưởng chế độ ưu đãi GSP phải có bằng chứng, chứng từ nhất định về xuất xứ và vận tải. Các nước cho hưởng cũng quy định những chứng từ cần thiết cho những lô hàng có giá trị nhỏ, bao gồm cả hàng gửi theo đường bưu điện.

6. Các quy định về việc cấp và chấp nhận bằng chứng, chứng từ

6.1 Quy định áp dụng tại các nước được hưởng:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ form A;

- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ form A;

- Cấp các bản sao giấy chứng nhận xuất xứ (được in bằng mực đỏ chữ DUPLICATE hay DUPLICATA tại ô số 4 của form A);

- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ form A tạm thời hoặc cấp chậm (nếu có);

- Các giấy tờ khác có thể yêu cầu tùy theo từng trường hợp cụ thể.

6.2 Quy định áp dụng tại các nước cho hưởng

- Thời hạn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ form A

EU yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ form A phải được xuất trình tại Cơ quan Hải quan nơi hàng hóa được làm thủ tục hải quan trong 10 tháng kể từ ngày cấp;

- Xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ form A sau khi hết thời hạn quy định

EU và Thụy sỹ quy định rằng giấy chứng nhận xuất xứ form A có thể được chấp nhận khi hết thời hạn quy định vì lý do bất khả kháng hay những hoàn cảnh ngoại lệ khác. Ngoài ra Cơ quan Hải quan nước cho hưởng có thể chấp nhận những giấy chứng nhận xuất xứ đó với điều kiện hàng hóa được xuất trình cho họ trước khi hết thời hạn quy định.

- Sự khác biệt giữa lời khai trong giấy chứng nhận xuất xứ và trong các chứng từ khác.

Việc phát hiện ra những sự khác biệt nhỏ giữa lời khai của giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ được trình làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng không làm cho giấy chứng nhận xuất xứ mất giá trị hay không có hiệu lực, bảo đảm rằng giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp với hàng hóa.

- -32

Page 33: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Cấp và chấp thuận việc thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ form A bởi EU, Nauy và Thụy sỹ.

Các nước này chấp thuận việc thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ form A do hải quan của một nước bất kỳ trong các nước này cấp trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ form A do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu được hưởng cấp, bảo đảm rằng mọi quy định về quá cảnh được tuân thủ. Giấy chứng nhận xuất xứ thay thế sẽ nêu tên nước hàng hóa có xuất xứ và sẽ được ghi chữ “ Replacement Certificate ” hay “ Certificat de Replacement”.

Quy định riêng về hàng gửi với số lượng nhỏ hay hàng gửi qua bưu điện:

Các nước cho hưởng GSP đều đơn giản hóa quy định về chứng từ đối với hàng gửi với số lượng nhỏ (hàng mang theo người của khách du lịch, hàng gửi cá nhân) hay hàng gửi qua bưu điện. Giới hạn trị giá của các lô hàng này khác nhau theo từng nước và thông thường giao động từ khoảng vài trăm tới khoảng 2 ngàn Đôla Mỹ.

7. Bằng chứng về vận tải

- Vận đơn suốt tới nước cho hưởng bao gồm cả việc đi qua nước quá cảnh hay

- Chứng nhận của hải quan nước quá cảnh gồm:

+ Mô tả chính xác về hàng hoá

+ Nêu rõ ngày tháng xếp dỡ hàng hay thời gian hàng đến cảng, rời cảng, các chi tiết về tàu chuyên chở.

+Chứng thực điều kiện hàng hoá trong thời gian tại nước quá cảnh hay trong trường hợp không đầy đủ các thông tin trên thì phải cung cấp các chứng từ chứng minh hoặc cần thiết khác như bản sao đơn đặt hàng, hoá đơn của người cung cấp, vận đơn lịch trình hàng hóa được vận chuyển.

8. Quy định đối với hàng thủ công

Một số nước cho hưởng áp dụng các quy định đặc biệt cho hàng thủ công mà không cần thiết phải xem như là một bộ phận trong chế độ ưu đãi GSP. Đối với những hàng hóa này thủ tục xác nhận phải được tiến hành. Đối với EU và một số nước khác, ngoài form A, hàng thủ công phải có giấy chứng nhận đặc biệt trong khi các nước khác chỉ yêu cầu sự khai báo cần thiết trên hóa đơn thương mại và/hay form A.

9. Quy định về hàng tham gia hội chợ triển lãm

Các nước được hưởng thỉnh thoảng cũng gửi hàng của họ đi tham gia Hội chợ triển lãm tại các nước khác. Sau Hội chợ triển lãm các sản phẩm này có thể được bán và chuyển tới các nước cho hưởng. Theo quy định thông

- -33

Page 34: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

thường thì các hàng hóa đó sẽ không thỏa mãn tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi GSP trừ úc không có quy định về vận chuyển. Đối với EU và một số nước khác có quy định riêng như các sản phẩm đó phải thỏa mãn các quy định xuất xứ thông thường và phải thoả mãn thêm các điều kiện như liệt kê dưới đây:

a) Người xuất khẩu gửi hàng từ lãnh thổ của nước cho hưởng tới nước có Hội chợ triển lãm và hàng đã được trưng bày tại đó;

b) Sản phẩm được người xuất khẩu bán cho một người nào đó tại nước cho hưởng liên quan;

c) Sản phẩm được vận chuyển đi tham gia Hội chợ triển lãm;

d) Sản phẩm không được đem ra sử dụng vào bất kỳ mục đích nào ngoài việc đem ra trưng bày;

Khái niệm “Hội chợ triển lãm” bao gồm mọi Hội chợ triển lãm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp hay thủ công nghiệp hay các trưng bày giới thiệu mang tính công cộng tương tự mà không được tổ chức nhằm mục đích tư nhân tại các cửa hàng hay trụ sở kinh doanh để bán hàng nước ngoài, và trong thời gian hội chợ hay triển lãm, sản phẩm được nằm dưới sự kiểm tra giám sát của hải quan.

EU, Canada, Nauy.. yêu cầu cả tờ khai lẫn giấy chứng nhận xuất xứ form A phải được xuất trình như thường lệ. Tên và địa chỉ của Hội chợ phải được ghi rõ, khi cần thiết, các chứng từ bổ sung về tính chất của hàng hóa và các điều kiện mà chúng được trưng bày có thể phải bổ sung.

Ngoài ra, tùy theo từng nước khác nhau mà có những quy định thêm khác. Riêng Mỹ thì lại không có quy định về hàng Hội chợ triển lãm.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O)

10.1 Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ (C/o)

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) trong thương mại quốc tế như là một tấm giấy thông hành để hàng hoá của một nước này được vào thị trường của nước khác đúng hơn là một bằng chứng để hàng hoá của nước này được hưởng ưu đãi thuế quan của một nước khác hoặc nó là một chứng từ hưởng hạn ngạch. Một cách đơn giản hơn, C/O là một bằng chứng để bên bán chứng minh với bên mua là hàng hóa có xuất xứ đúng như bên mua yêu cầu. Về phương diện thủ tục, C/O là một chứng từ cần thiết của bộ chứng từ hàng hoá do người xuất khẩu khai báo, ký và được chứng thực tại nước xuất xứ của hàng hóa bởi Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.

- -34

Page 35: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Một bộ C/O của hàng hoá bao gồm 1 bản gốc và các bản sao. Bản gốc được phân loại theo màu thường có màu tím nhạt, xanh hoặc đỏ, được đóng dấu hay in chữ “ ORIGINAL”. Các bản sao thường màu trắng đóng dấu “COPY”, trong một số trường hợp các bản sao được phân biệt theo thứ tự bằng cách đóng dấu DUPLICATE, TRIPLICATE....hoặc cũng có thể có các màu khác nhau đã qui định từ trước.

Nước xuất xứ của hàng hóa là nơi hàng hoá được thu hoạch hoặc khai thác đánh bắt, sản xuất hoặc chế tạo gia công chủ yếu ở đó. Thông thường các nước xin cấp giấy chứng nhận hàng hoá là nước xuất xứ hoặc là các nước đang phát triển thuộc nhóm 77 (cho tới nay có khoảng 128 nước thành viên).

Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước người xuất khẩu là những Tổ chức được Nhà nước uỷ quyền cấp C/O. ở Việt nam, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, riêng C/O form D và C/O Form A cấp cho mặt hàng giày dép thì do Bộ Thương mại cấp. Còn ở các nước khác, cơ quan cấp C/O có thể là Phòng Thương mại, Bộ Thương mại, Cơ quan Hải quan, Hiệp hội Kinh tế đối ngoại hay Cơ quan Lãnh sự của nước nhập khẩu đặt tại nước xuất khẩu... Ví dụ ở Thái lan là Vụ ưu đãi - Bộ Thương mại, ở Philippine là Cơ quan Hải quan, ở các nước EU là Phòng Thương mại và một số Cơ quan được uỷ quyền cấp.

Luật điều chỉnh C/O thông thường là Luật quốc gia của các nước xuất khẩu. Tuy nhiên ở một số nước không có văn kiện luật riêng về C/O thì được quy định chung trong Luật thương mại hoặc Dân luật. Ngoài ra với những C/O được cấp trên cơ sở các Hiệp định quốc tế, các chế độ ưu đãi thuế quan thì luật điều chỉnh C/O còn là các Hiệp định quốc tế và Chế độ ưu đãi thuế quan đó.

Nội dung cơ bản của C/O

Tuỳ theo quy định của từng nước khác nhau, từng Hệ thống quy chế khác nhau mà C/O yêu cầu phải được khai báo khác nhau. Về cơ bản C/O phải đảm bảo các nội dung sau phải được khai báo:

- Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị xuất khẩu hay người gửi hàng bao gồm tên giao dịch, số nhà, đường phố, tên nước;

- Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị nhập khẩu hay người nhận hàng cũng bao gồm nội dung trên;

- Tên phương tiện vận tải sử dụng để vận chuyển hàng hoá, thời gian giao hàng và tên cảng bốc, dỡ hàng;

- Tên hàng, mô tả hàng hoá theo tên thương mại thường dùng;

- -35

Page 36: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Số lượng, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng cả bì;

- Ký mã hiệu phải ghi đầy đủ;

- Lời khai của chủ hàng về tính xuất xứ của hàng hóa (nguồn gốc hoặc nơi khai thác hàng);

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong một số trường hợp C/O do chính nhà sản xuất cung cấp thì bên cạnh C/O phải có bằng chứng kèm theo chứng minh tính chân thực của C/O này);

Các nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách ghi vào các ô cho mỗi loại C/O tuỳ theo form được phép cấp.

10.3 Phân loại C/O

Trong thương mại quốc tế ngày nay có rất nhiều loại C/O khác nhau. Do sự đa dạng phong phú của các quan hệ kinh tế, các hệ thống chế độ, chính sách mà có các loại C/O khác nhau. Có thể phân loại C/O theo các tiêu thức như theo mẫu (form), theo quy định của các chế độ sử dụng, theo mục đích tác dụng, theo cơ quan có thẩm quyền cấp, theo quy định của các nước nhập khẩu và ở Việt nam thường có các loại C/O sau :

Phân loại theo mẫu in sẵn

Form A: là form cấp cho hàng hoá xuất khẩu từ Việt nam sang các nước cho hưởng ưu đãi trong Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP, đáp ứng các yêu cầu quy định về xuất xứ của các nước cho hưởng GSP.

Form B: Là Form cấp cho mọi hàng hoá có xuất xứ từ Việt nam không nhằm mục đích nào khác ngoài việc chứng thực xuất xứ Việt nam của hàng hoá.

Form C: Là form cấp cho hàng hoá các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN xuất khẩu sang các nước thành viên khác theo Thoả thuận thương mại ưu đãi PTA (Preferential Trading Arrangement) giữa các nước thành viên này, quy định trong Hiệp định ký kết tại Manila ngày 24/2/19977 và trong Nghị định thư về mở rộng ưu đãi thuế quan theo Thoả thuận PTA ngày 15/12/1987. (Hiện nay form C không dùng nữa mà thay thế bằng form D).

Form D: Là form cấp cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung - CEPT (Common Effective Preferential Tariff) ký ngày 28/1/1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN - AFTA (ASEAN Free Trading Area) và Việt nam đã ký tham gia vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok.

- -36

Page 37: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Form T: Là form cấp cho hàng dệt, may mặc được sản xuất, gia công tại Việt nam xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định hàng dệt may với Việt nam (nếu có quy định).

Form hàng dệt thủ công: Là form cấp cho các loại hàng dệt thủ công được xuất khâủ sang cộng đồng Châu âu - EU theo nghị định thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt nam và EU.

Form O: Là form cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế (ICO - International Coffee Organization) sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của ICO.

Form X: Là form cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế ICO sang các nước nhập khẩu không phải là thành viên của ICO.

Các loại form khác cấp cho sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ Việt nam sang các nước nhập khẩu theo quy định riêng của nước nhập khẩu. Ví dụ Form 59A của Newzealand, Form Mehico....

Phân loại theo quy chế áp dụng

- C/O quy định trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP: Form A

- C/O quy định trong các Hiệp định về hàng dệt, may ký kết giữa các nước tham gia Hiệp định: Form T, Form hàng dệt thủ công.

- C/O quy định trong Hiệp định về cà phê quốc tế - ICA (International Coffee Agreement) của Hiệp hội cà phê quốc tế ICO : Form O, Form X.

- C/O theo quy định trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT của các nước ASEAN : Form D.

- C/O theo thoả thuận thương mại ưu đãi - PTA giữa các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN : Form C.

Theo mục đích của việc xin và cấp C/O

- Nhằm mục đích để hàng hoá xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu.

Ví dụ:

- C/O Form A cấp cho hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ qui định để hưởng ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu quy định trong Hệ thống.

- C/O Form D cấp cho hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ qui định trong Hiệp định chung giữa các nước ASEAN.

- -37

Page 38: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Nhằm mục đích quản lý hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước xuất khẩu đã được phân bổ như

- C/O Form T cấp cho hàng dệt may xuất khẩu của các nước được điều chỉnh bằng Hiệp định ký kết giữa các bên nhằm để quản lý thực hiện hạn ngạch về số lượng, hay trị giá của hàng dệt may được phân bổ.

- C/O Form O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của ICO, nhằm để quản lý số liệu cà phê thực xuất từ các nước xuất khẩu của ICO.

Nhằm mục đích kiểm soát thông thường về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá mà không nhằm mục đích khác như:

- C/O Form B của Việt nam.

- C/O của các nhà sản xuất.

- C/O của các khu công nghiệp và khu chế xuất.

Theo Cơ quan cấp:

Do cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ cấp như:

- C/O form D và C/O form A cho hàng giày dép vào EU ở Việt nam hiện nay do Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực - trực thuộc Vụ xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cấp.

- ở Brunei là Bộ Công nghiệp và Tài nguyên, ở Singapore là Hội Đồng Phát Triển Thương Mại, ở Philippine là Cơ quan Hải quan, ở Nhật bản là Bộ Thương Mại và Công nghiệp Nhật bản cấp.

Do cơ quan phi Chính phủ, các Hiệp hội kinh tế ở các nước cấp như:

- Các C/O form A trừ mặt hàng giày dép, B, O, X, T ở Việt nam do Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam cấp.

- Tại Bỉ, một số C/O do Hiệp hội nghề nghiệp cấp theo phạm vi được ủy quyền.

Do người sản xuất cấp:

Khi trong hợp đồng buôn bán quốc tế không qui định C/O phải do cơ quan có thẩm quyền cấp thì C/O có thể do nhà sản xuất cấp và phải có bằng chứng kèm theo chứng minh tính chân thực của giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp.

10.4 Một số mẫu (Form) chủ yếu và cách khai

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (trừ một số trường hợp do yêu cầu của hàng hóa và L/C). Nội dung khai phải phù hợp với quy định của hợp đồng hay thư tín dụng (L/C) và các chứng từ

- -38

Page 39: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

khác như vận đơn, hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan... hoặc các giấy chứng nhận xuất xứ của Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (thường là Form D).

Cách khai Form A, B, D

Ô số 1: Đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu. Tên đó phải trùng với tên của đơn vị lập hoá đơn thương mại.

Ô số 2: Đánh tên người nhận/mua hàng, địa chỉ, tên nước. Tên đó phải khớp với tên người mua hàng ghi trên hóa đơn thương mại. Ngoài ra trong một số trường hợp nếu hợp đồng hay L/C quy định hàng gửi cho người thứ 3 theo lệnh của người nhận/ mua hàng thì đánh chữ “To order” hay “To order of”.

Ô số 3: Đánh tên phương tiện vận tải (nếu là hàng gửi bằng máy bay thì đánh chữ By Air, nếu hàng gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?

Ô số 4: Thường là để trống

Form A: Là ô dành cho Cơ quan có thẩm quyền đóng dấu “RETROSPECTIVELY ” hoặc “ DUPLICATE” khi C/O được cấp sau khi giao hàng hoặc được cấp lại; hoặc để Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu ghi chấp nhận cho hưởng ưu đãi lô hàng này hay không.

Form D: Sau khi nhập khẩu hàng hoá, Cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực đã cấp C/O form D này.

Ô số 5:

Form A + B : Đánh số thứ tự của hàng hoá (nếu lô hàng có nhiều loại hàng hoá khác nhau).

Form D: Đánh danh mục hàng hoá xuất khẩu (01lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).

Ô số 6:

Form A, D: Đánh tên mã hàng, số kiện (nếu có).

Form B: Đánh tên, mô tả hàng hoá xuất khẩu phù hợp với tên hàng và mô tả trong hợp đồng hay L/C.

Ô số 7:

- -39

Page 40: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Form A, D: Đánh số, loại của các kiện hàng, mô tả hàng hoá bao gồm số lượng và mã hệ số của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của hợp đồng hay L/C.

Form B: Đánh trọng lượng lô hàng hay số lượng hàng.

Ô số 8:

Form A, D: Ghi tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa.

Form A quy định như sau:

Đối với hàng hóa có xuất xứ toàn bộ xuất khẩu sang tất cả các nước cho hưởng ưu đãi ghi chữ “P”, trường hợp hàng xuất khẩu sang úc hoặc Niudilân có thể để trống.

Đối với hàng hóa có thành phần nhập khẩu đã trải qua công đoạn gia công chế biến đầy đủ khi xuất sang các nước ghi như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có xuất xứ từ một nước ghi chữ “ Y ” và tỷ lệ % của chi phí hoặc giá trị của các nguyên vật liệu nội địa và chi phí gia công chế biến trực tiếp so với giá bán tại xưởng của hàng xuất khẩu (Tỷ lệ % nội địa của sản phẩm). Ví dụ: Y35% nghĩa là trong đó 35% là tỷ lệ phần trăm nội địa của sản phẩm.

Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ một nước được hưởng ưu đãi của Mỹ, ghi chữ “ Z ” và tỷ lệ % nội địa của sản phẩm.

- Hàng hóa xuất khẩu sang Canada đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ trải qua quá trình gia công chế biến từ hai hay nhiều nước được hưởng ưu đãi của Canada ghi chữ “ G ” các trường hợp khác ghi chữ “ F ”.

- Hàng hóa xuất khẩu sang áo, Phần lan, Nhật bản, Nauy, Thụy sỹ và các nước EU ghi chữ “ W ” và mã số HS 4 số của hàng xuất khẩu. Ví dụ “W9618”.

- Hàng hóa xuất khẩu sang Nga và các nước Đông âu đã trải qua quá trình gia công chế biến làm tăng giá trị của sản phẩm tại nước được hưởng ưu đãi đánh chữ “ Y ” và tỷ lệ % của giá trị các nguyên liệu phụ kiện nhập khẩu trong giá FOB của hàng hóa xuất khẩu. Đối với sản phẩm thu được từ một nước được hưởng ưu đãi và được gia công chế biến từ một hay nhiều nước được hưởng ưu đãi khác đánh chữ “ PK ”.

- Đối với úc và Niudilân không yêu cầu điền vào ô này chỉ cần khai hợp lệ ở ô số 12 là đủ.

Form D quy định như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ toàn bộ tại Việt nam thì đánh chữ “X”

- -40

Page 41: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Hàng hóa có thành phần nhập khẩu thỏa mãn quy định về xuất xứ của Hiệp định chung CEPT tức là phần trăm hàm lượng nội địa phải không dưới 40% giá trị FOB của sản phẩm xuất khẩu thì đánh rõ số phần trăm hàm lượng nội địa theo giá FOB đó.

- Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ cộng gộp đáp ứng quy định về xuất xứ của Hiệp định CEPT thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN đó.

Form B: Đánh số hóa đơn thương mại

Ô số 9:

Form A: Đánh trọng lượng toàn bộ hay số lượng của lô hàng.

Form B: Để trống để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam xác nhận và đóng dấu.

Form D: Đánh trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (giá FOB).

Ô số 10: Form A, D đánh số và ngày của hoá đơn thương mại.

Ô số 11: Form A để trống để Cơ quan cấp C/O xác nhận.

Ô số 12:

Form A đánh :

Dòng thứ nhất ghi tên nước nơi hàng hóa đã được sản xuất ra.

Dòng thứ hai đánh tên nước nhập khẩu dành ưu đãi cho lô hàng.

Dòng thứ ba đánh nơi khai, ngày tháng năm và chữ ký đóng dấu của đơn vị xuất khẩu.

Form D để trống

Cách khai Form hàng dệt, may mặc và hàng dệt thủ công vào EU

Ô số 1: Đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu.

Ô số 2: Ghi số tham chiếu (Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cấp).

Form hàng dệt, may:

Ô số 3: Đánh năm thực hiện hạn ngạch của lô hàng xuất khẩu.

Ô số 4: Đánh số cat (caterogy) của sản phẩm xuất khẩu phù hợp với số cat qui định cho hàng dệt, may xuất khẩu vào EU.

- -41

Page 42: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ô số 5: Đánh tên và địa chỉ, tên nước của người nhận hàng.Trong trường hợp hợp đồng hay L/C có quy định trước thì đánh chữ “To order” hoặc “To order of ”.

Ô số 6: Đánh tên nước xuất xứ của sản phẩm.

Ô số 7: Đánh tên nước hàng đến.

Ô số 8: Đánh nơi và ngày xếp hàng, phương tiện vận chuyển.

Ô số 9: Đánh nội dung ghi chú thêm theo những quy định riêng như:

- Khi hàng thuộc hạn ngạch công nghiệp đánh “Industrial Quota ”.

- Nếu hàng thuộc hạn ngạch của GSP đánh “ GSP quota”.

- Nếu hàng tham gia triển lãm đánh “ EXHIBITION ”.

- Trường hợp hàng thuộc hạn ngạch thông thường thì để trống để Cơ quan cấp C/O xác nhận và đóng dấu “DUPLICATE” khi cấp lại hoặc “RETROSPECTIVELY” trong trường hợp C/O được cấp sau khi hàng đã gửi.

Ô số 10: Đánh ký mã hiệu, số kiện, cách đóng gói, mô tả hàng hóa phù hợp với qui định của hợp đồng hay L/C.

Ô số 11: Đánh số lượng hàng hoá xuất khẩu.

Ô số 12: Trị giá FOB của lô hàng.

Ô số 13: Để trống để Cơ quan có thẩm quyền ký đóng dấu xác nhận.

Ô số 14: Ghi tên và địa chỉ của Cơ quan cấp C/O.

Form hàng dệt thủ công:

Ô số 4: Đánh tên nước xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Ô số 5: Đánh tên nước hàng đến.

Ô số 6: Đánh nơi và ngày xếp hàng, phương tiện vận chuyển .

Ô số 7: Đánh các thông số được bổ sung khi được yêu cầu.

Ô số 8: Đánh số thứ tự, ký mã hiệu, số và loại bao bì, mô tả hàng hoá.

Ô số 9: Đánh số lượng hàng xuất khẩu.

Ô số 10: Đánh trị giá lô hàng theo giá FOB bằng đơn vị tiền tệ qui định trong hợp đồng thương mại.

Ô số 11: Chứng nhận của Cơ quan có thẩm quyền

- -42

Page 43: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ô số 14: Ghi tên và địa chỉ của Cơ quan cấp C/O.

Cách khai form O,X:

Ô số 1: Form O ghi thời hạn hiệu lực của C/O đó.

Form X ghi tên và địa chỉ người xuất khẩu.

Ô số 2: Form O đánh số tham chiếu do Cơ quan cấp C/O, mã nước (mã nước của Việt nam là 145), mã cảng (mỗi cảng có một mã riêng) và số thứ tự của C/O (là ô số 3 của Form X).

Form X ghi tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu

Ô số 3: Form O đánh tên nước sản xuất (ô số 4 của Form X).

Ô số 4: Form O đánh tên nước đến (ô số 5 của Form X).

Ô số 5: Form O đánh tên tầu hoặc các phương tiện vận tải khác (ô số 6 của Form X).

Ô số 6: Form O đánh tên cảng xếp hàng lên tàu, các cảng trung gian (ô số 7 của Form X).

Ô số 7: Form O đánh ngày xếp hàng (ô số 8 của Form X).

Ô số 8: Form O để trống (ô số 9 của Form X).

Ô số 9: Form O đánh tên cảng đến hay điểm hàng đến (ô số 10 Form X).

Ô số 10: Form O đánh mã hiệu của lô hàng đã đăng ký với Hiệp hội Cà phê quốc tế - ICO (bao gồm mã nước, mã ICO, số thứ tự của lô hàng xuất khẩu của đơn vị xuất khẩu và các mã khác nếu có) - (ô số 11 của Form X).

Ô số 11: Form O đánh số bao hoặc số côngtơnơ của lô hàng (ô số 12 của Form X).

Ô số 12: Form O đánh dấu mô tả cà phê (lô cà phê xanh, cà phê rang hay hoà tan hoặc loại khác) (ô số 13 của Form X).

Ô số 13: Form O ghi trọng lượng tịnh (ô số 14 Form X).

Ô số 14: Form O ghi đơn vị trọng lượng của mỗi bao theo kg hay theo cân Anh (Theo tiêu chuẩn của ICO mỗi bao nặng 60 kg) (ô số 15 của Form X).

Ô số 15: Form O ghi các thông tin khác có liên quan nếu có (ô số 16 của Form X).

Ô số 16: Form O dành cho Cơ quan Hải quan nơi xuất hàng xác nhận (ô số 17 của Form X).

- -43

Page 44: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ô số 17: Form O dành cho Cơ quan có thẩm quyền ký và đóng dấu (ô số 18 của Form X).

11. Tác dụng và ý nghĩa của C/O

11.1 Tác dụng đối với chủ hàng:

Đối với người xuất khẩu

- C/O là bằng chứng, chứng từ để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng giao là phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.

Ví dụ: Một công ty xuất nhập khẩu ở Việt nam ký hợp đồng bán thảm đay cho một công ty của Pháp. Trong hợp đồng qui định thảm đay phải có xuất xứ Việt nam, vì vậy khi giao hàng, Công ty xuất khẩu của Việt nam phải xuất trình C/O cho lô hàng để chứng minh rằng mình đã giao đúng đối tượng của hợp đồng về mặt nguồn gốc xuất xứ.

- C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán là thư tín dụng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán.

- C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy chế của Hải quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì C/O là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ để Hải quan thông quan hàng hoá. Ví dụ Tổng Công ty dệt may Việt nam - VINATEX - ký hợp đồng xuất khẩu áo Jacket sang Bỉ theo hạn ngạch được phân bổ để thực hiện Hiệp định về buôn bán hàng dệt, may giữa Cộng đồng Châu âu và Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam. Theo thông tư liên bộ Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan số 280/TCHQ-GSQL ngày 29/11/1995 về xuất nhập khẩu hàng hóa có quy định “ những hàng hóa liên quan đến cam kết mà Việt nam ký với các nước hoặc các Tổ chức quốc tế như cà phê hoặc hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada, Nauy phải có C/O ” thì khi thông quan hàng hóa VINATEX phải xuất trình C/O phù hợp với lô hàng thì mới được phép xuất nhập khẩu.

- C/O có tác dụng nói lên phẩm chất của hàng hoá đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt là các hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa phương nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới.

Ví dụ: Khi nói đến cà phê của Việt nam thì người ta nghĩ ngay đến cà phê Đắc lắc vì cà phê Đắc lắc được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt nhất so với các loại cà phê khác được trồng tại Việt nam. Trên thế giới thì cà phê Brazil là cà phê có chất lượng tốt nhất...

- -44

Page 45: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đối tượng mua bán ghi trong hợp đồng được gắn với tên và địa danh nơi sản xuất đã có tiếng tăm thì đã chứng minh được phẩm chất của hàng hóa đó.

- C/O trong các chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đàm phán tăng giá hàng hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một loại mặt hàng có phẩm chất và giá cả tương đương.

Ví dụ: Một công ty sản xuất giày dép xuất khẩu của Việt nam ký hợp đồng bán giày dép sang Đức, vì Việt nam nằm trong danh mục các nước được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU nên khi xuất giày dép sang Đức những sản phẩm đó sẽ chỉ phải đóng thuế là 13,58% (được giảm 5,82%) so với mức thuế Tối huệ quốc. Cụ thể là nếu đôi giày bình thường bán với giá là 20 USD/đôi, với mức thuế nhập khẩu bình thường là 19,4% thì phải nộp thuế là 3,8 USD/đôi nhưng do được giảm thuế nên nhà xuất khẩu chỉ phải nộp thuế là 2,72 USD, và khoản thuế chênh lệch sẽ là 3,8 - 2,72 = 1,12 USD. Như vậy nhà xuất khẩu có thể đàm phán với khách hàng nâng giá bán của đôi giày lên bằng cách chia tỷ lệ hưởng trong khoản chênh lệch thuế 1,12 USD, có thể bán với giá 20,5 USD/đôi. Với giá 20,5 USD/đôi này nhà nhập khẩu vẫn có lợi vì thuế nhập khẩu lúc này cũng chỉ là 2,78 USD/đôi so với mức 3,8 USD/đôi nếu họ nhập khẩu hàng từ một nước không được hưởng ưu đãi.

Tác dụng của C/O càng lớn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa được miễn thuế hoàn toàn, bởi vì khi đó nhà xuất khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn.

Đối với người nhập khẩu

- C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn. Nước xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu, nó liên quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu.

- C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng (đối với những nước có quy định về C/O) hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất đối với hàng hóa mà trên thực tế hàng hóa đó có thể được giảm thuế thậm chí miễn thuế.

- -45

Page 46: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Trước đây Mỹ thực hiện chính sách cấm vận một số nước như Cuba, Việt nam, Irắc, Nam tư... thì những hàng hoá có xuất xứ từ những nước này sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

- C/O Form A, D là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi GSP tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu tăng lợi nhuận kinh doanh.

Mức ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là được giảm 50% mức thuế MFN ở hầu hết các nước cho hưởng, Nhật bản chỉ cho giảm 50% ở 67 mặt hàng nhập khẩu. Trong khi đó chế độ ưu đãi của Mỹ thì tất cả các hàng hóa được hưởng ưu đãi GSP đều có thuế suất bằng 0 tức là được miễn thuế. Hiện nay Việt nam vẫn chưa được hưởng chế độ Tối huệ quốc của Mỹ nên hàng của Việt nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn phải chịu thuế ở mức rất cao.

11.2 Tác dụng của C/O đối với Cơ quan Hải quan

Đối với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu

Khi thủ tục thông quan hàng hóa quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hóa trong đó có bao gồm C/O thì C/O là một căn cứ để Cơ quan Hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. C/O giúp Cơ quan Hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình, xác định tỷ lệ hàng quá cảnh.

Đối với Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu

C/O giúp Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra quản lý được hàng hoá nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của Chính phủ nước mình và Chính phủ nước xuất xứ của hàng hóa. Nó còn giúp Cơ quan Hải quan ngăn chặn kịp thời hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép Cơ quan Hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

11.3 Đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thương của Nhà nước

Đối với nước xuất khẩu

- -46

Page 47: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Thông thường, nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển đều thuộc danh mục các nước được hưởng ưu đãi của chế độ ưu đãi phổ cập GSP của các nước phát triển thì C/O là bằng chứng để được hưởng ưu đãi thuế quan từ GSP.

Ngoài ra C/O giúp các nước xuất khẩu tăng cường khả năng thâm nhập hàng hóa vào thị trường của các nước phát triển cho hưởng ưu đãi. Giúp mở rộng thị trường và hàng hóa của nước xuất khẩu trở nên có sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại của các nước không được hưởng ưu đãi (các điều kiện khác là như nhau), tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Đối với nước nhập khẩu

C/O là cơ sở để Cơ quan quản lý chức năng có liên quan thực hiện công tác thống kê ngoại thương, nắm tình hình nhập khẩu hàng hóa, thực hiện hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ (nếu có), tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước, thị trường khác nhau, xem xét sự tác động về mặt xã hội và vệ sinh môi trường của hàng hóa nhập khẩu từ đó có biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu, biểu thuế thích hợp, chính sách sử lý môi trường để bảo vệ sức khoẻ, an ninh... xác định tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác nhau. C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan là căn cứ để Chính phủ nước cho hưởng nắm được tình hình thực hiện ưu đãi, xây dựng và sửa đổi bổ sung kịp thời, có thể giữ nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt thẳng. Dựa trên kết quả thống kê được về hàng hóa có chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi, EU có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và kinh tế từng ngành hàng của các nước được hưởng ưu đãi, áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có mức độ phát triển kinh tế khá cao. Ví dụ Brunei, Hồng kông, Hàn quốc, Singapore... từ 1/1/1997 không còn nằm trong danh sách các

nước được hưởng ưu đãi GSP của EU nữa.

- -47

Page 48: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Chương III

CHế Độ ƯU ĐãI THUế QUAN GSP CủA EU DàNH CHO VIệT

NAM NHữNG ĐIểM CầN LƯU ý

KHI áP DụNG CHế Độ GSP CủA VIệT NAM

- -48

Page 49: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

I. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho Việt nam

Quy chế ưu đãi GSP của EU áp dụng cho các nước nói chung và cho Việt nam nói riêng trong từng thời kỳ

Để trợ giúp cho hàng hóa của các nước đang phát triển xuất khẩu vào thị trường EU, từ năm 1971, Liên hiệp Châu âu (EU) đã áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với một số chủng loại sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp của các nước có tên trong danh sách của Quy chế.

Việc một nước dành cho một nước khác GSP không nhất thiết phải dựa trên cơ sở Hiệp định thương mại hai bên hoặc đa biên. Nhật bản đã dành cho một số nhóm hàng của Việt nam hưởng GSP từ khi hai bên chưa có Hiệp định thương mại và chưa dành cho nhau đối xử Tối huệ quốc. EU cho Việt nam hưởng GSP từ trước khi hai bên ký Hiệp định thương mại vào năm 1995.

Hội đồng Châu âu đã lần lượt thông qua các quy chế áp dụng GSP cho từng thời kỳ như sau:

1971 - 1980

1981 - 1990

1991 - 1994

1995 - 2004: Thời kỳ 10 năm này được chia ra làm nhiều giai đoạn áp dụng:

1995-1998

1999-2001

2001-2004

So với ưu đãi của các nước khác dành ưu đãi cho các nước đang phát triển, mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong Hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 25% đối với hàng nông sản và 15%, 25% và 35% đối với hàng công nghệ phẩm. Theo chế độ ưu đãi GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/1999 thì những trường hợp sau sẽ được ưu đãi thêm:

- Bảo vệ quyền của người lao động, nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về áp dụng các tiêu chuẩn của các Công ước 80; 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc áp dụng các nguyên tắc về quyền tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.

49

Page 50: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Bảo vệ môi trường: Các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải có các quy định áp dụng các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường

Các quy tắc về xuất xứ, EU cũng quy định rất rõ các tiêu chí chính xác để xác định xuất xứ hưởng GSP:

- Sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP:

Khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa sản xuất từ các sản phẩm đó.

- Sản phẩm có thành phần nhập khẩu:

Nói chung các nước dành GSP đều qui định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo trị giá xuất xưởng). Hàm lượng này thay đổi tùy theo mặt hàng và mỗi nước quy định một khác. Song phần lớn các nước đều yêu cầu phần trị giá sáng tạo tại nước hưởng GSP phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan.

EU qui định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với các nhóm hàng:

- Sản phẩm chất dẻo không dưới 50%.

- Điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%.

- Tượng, đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%.

- Quần áo: chia làm hai công đoạn gia công đó là nhập sợi để dệt và may quần áo (có nhiều mặt hàng chỉ cần một công đoạn gia công). Ví dụ vở học sinh sản xuất tại nước hưởng GSP từ giấy nhập khẩu cũng được hưởng GSP.

- Giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận (mũi, đế..) ở dạng rời sản xuất ở trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu.

Đối với một số nước chậm phát triển thì EU còn quy định giảm nhẹ tiêu chuẩn cho một số mặt hàng được giảm bớt số công đoạn gia công. Ví dụ hàng may mặc của Lào, Campuchia, Băng la đét chỉ cần một công đoạn là quần áo may tại các nước đó bằng vải nhập khẩu cũng được hưởng GSP. Việt nam không được hưởng tiêu chuẩn này.

áp dụng quy tắc “ xuất xứ cộng gộp ” Việt nam cũng được hưởng GSP đối với một số mặt hàng mà thành phần xuất xứ của Việt nam chiếm 20% trị giá, còn lại là nhập khẩu của các nước khác trong khu vực mà những nước này cũng được hưởng GSP. Ví dụ Việt nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt nam chiếm 20% trị giá, còn lại 15% nhập khẩu từ Indonesia, 10% của Philippine, 15% của Myanmar. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt nam là 20%+15%+10%+15% = 60%. Mặt hàng

50

Page 51: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

này lẽ ra không được hưởng GSP vì hàm lượng trị giá Việt nam chưa được 50% nhưng nhờ cộng gộp đã đủ điều kiện hưởng GSP.

Cách sử dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập

Để cho hàng hóa của mình được hưởng ưu đãi GSP, người xuất khẩu phải xác định xem hàng hóa đó có thuộc diện và có đủ các tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi hay không. Muốn làm được việc này phải tiến hành rất nhiều bước.

Bước 1: Xác định phân loại hàng hóa trong Biểu thuế quan

Cần phải xác định chính xác phân loại hàng hóa trong Biểu thuế quan của nước nhập khẩu (số mã) của loại hàng hóa mà người xuất khẩu dự kiến xuất khẩu đến một thị trường nhất định.

Những sản phẩm được hưởng ưu đãi đều được quy định trong biểu thuế nhập khẩu của EU. Cần phải biết được 4 con số đầu của biểu thuế quan của từng sản phẩm để điền vào ô số 8 của giấy chứng nhận xuất xứ form A khi xuất khẩu hàng sang EU.

Nếu gặp khó khăn trong khi xác định tên hàng và mã số của nó trong Biểu thuế quan thì cần kiểm tra với người nhập khẩu hoặc Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.

Bước 2: Xác định phạm vi ưu đãi của sản phẩm.

Sản phẩm xuất khẩu có thuộc diện ưu đãi không.

Kiểm tra sản phẩm quy định trong chế độ GSP với số mã và tên sản phẩm trong Biểu thuế quan của EU. Không phải sản phẩm nào cũng được hưởng ưu đãi. Có thể kiểm tra trong danh mục các mặt hàng được ưu đãi (4 nhóm hàng) hoặc các mặt hàng bị loại trừ khỏi Hệ thống ưu đãi do EU công bố. Lưu ý đến những thay đổi, bổ sung hoặc cắt bỏ trong danh sách của EU công bố theo từng năm.

Bước 3: Đánh giá mức lợi thế ưu đãi.

Khi đánh giá được mức ưu đãi (so sánh giữa mức thuế chung và mức thuế ưu đãi theo thuế suất MFN) áp dụng cho sản phẩm của mình sẽ xác định được giá chào hàng cho người mua. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế đó chính là mức lợi thế ưu đãi, đó là lợi thế cạnh tranh với những nhà xuất khẩu khác ở những nước không được hưởng ưu đãi.

Bước 4: Kiểm tra Quota/giới hạn tối đa, giới hạn cạnh tranh cần thiết và danh mục hàng trưởng thành.

Cần kiểm tra về Quota/giới hạn tối đa được tiến hành sửa đổi hàng năm trong các quy chế và hiểu rõ việc quản lý chung. Việc phân bổ Quota hàng

51

Page 52: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

năm cho từng loại mặt hàng (đối với các mặt hàng hạn chế xuất khẩu bằng hạn ngạch) cho các doanh nghiệp do Bộ Thương mại phân bổ hàng năm, quy chế phân bổ sẽ dựa theo số lượng thực hiện năm trước của doanh nghiệp thể hiện bằng các tờ phân bổ hạn ngạch.

Cũng cần kiểm tra các giới hạn và các trường hợp loại trừ xem sản phẩm xuất khẩu đã bị loại khỏi ưu đãi hay chưa.

Bước 5: Thực hiện đầy đủ quy chế về xuất xứ .

Bước 6: Kiểm tra các tiêu chuẩn gửi hàng.

Yêu cầu gửi hàng là hàng phải được gửi trực tiếp từ nước xuất khẩu được hưởng ưu đãi.

Bước 7: Chuẩn bị các chứng từ xác nhận.

Theo như quy định chung đã nêu ở phần trên .

3 Các loại hàng hóa

Đối với Việt nam, EU chia ra làm 4 nhóm hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khác nhau đó là:

Nhóm rất nhậy cảm : Giảm 15 % thuế MFN

Nhóm nhậy cảm : Giảm 30 % thuế MFN

Nhóm bán nhậy cảm : Giảm 65% thuế MFN

Nhóm không nhậy cảm : Miễn thuế

(Xem danh sách từng loại hàng ở phụ lục 3).

5 Mức thuế hải quan quy định đối với một số mặt hàng của Việt nam xuất khẩu vào Liên hiệp Châu âu - EU .

Mã số Tên hàng EU MFN GSP=

% thuế MFN

0207 Thịt gia cầm 28,7 - 35,6% 1000201 Thịt bò 14% + (193,4 -

331,8 euro/100 kg)100

0210 Thịt lợn 65,7 - 165euro/100 kg

100

030200 Cá tươi, ướp lạnh 8 - 22% 35030300 Cá đông lạnh 2 - 22% 35030400 Filê và các loại thịt của cá 2 - 18% 35160400 Cá chế biến thành thức ăn 5,5 - 25% 350306 - Tôm đông lạnh 6 - 18% 35

- Cua đông lạnh 7,5 -12% 35

52

Page 53: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0307 - Mực đông lạnh 6,8 - 8% 350703 Hành tỏi 10% 850704 Cải, hoa lơ 10-14% 850705 Salát 10,8% 850706 Cà rốt 14,2% 8507070005 Dưa chuột 13,3% 10007070090 Dưa chuột bao tử 13,3% 1000709 Nấm 3,3 - 13% 8507141010 Sắn 10,4 euro/100kg 100*080100 Hạt điều Miễn Miễn08012100 Dừa cả vỏ Miễn Miễn08012200 Dừa không vỏ Miễn Miễn080300 Chuối tươi 708 euro/100kg 8508030090 Chuối khô 16,7% 850804300 Dứa tươi 6,3% 8520082011 Dứa hộp(đường không quá 17%

trọng lượng)20% 85

0804500 SoàI 1% Miễn080510 Cam tươI 3,5 - 17,3%27090010 Dầu thô Miễn Miễn2700110 Than đá Miễn Miễn400100 Cao su Miễn Miễn410000 Da sống Miễn Miễn4400 Gỗ Miễn Miễn710300 Đá quý Miễn Miễn720700 Sắt thép 1,3 - 2,5% MiễnChương 62 Quần áo 10,5 - 13% 85Chương 64 Giày dép 8 - 17% 70Chương 95 Đồ chơI 1,7 - 4,7% Miễn98022100 Đá Marbre 1,7% Miễn68022300 Đá granít 1,7% Miễn69041000 Gạch 2% 3569051000 Ngói Miễn Miễn69071000 Gạch lát nền 5% 70691110 Bộ đồ uống nước sành sứ 12% 70691200 Bát đĩa 5 - 9% 70691310 Tượng,vật trang trí sành sứ 3 - 6% 700901 Cà phê Miễn840790 Động cơ đốt trong 1,7 - 4,2% 35841821 Tủ lạnh(không quá 250 lít) 2,5% 358504 Biến thế điện 3,7% 358507 ắc quy 12% Miễn852712 Radio cassette 14% 70852812 TV màu 2% 70852813 TV đen trắng 3,7%854470 Cáp quang 3,7% 70854519 Than điện cực 2,7% Miễn940150 Bàn ghế mây tre 5,6% Miễn940330 Bàn ghế văn phòng bằng gỗ Miễn Miễn

53

Page 54: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

940340 Đồ dùng nhà bếp bằng gỗ 2,7% Miễn940350 Đồ dùng buồng ngủ bằng gỗ Miễn Miễn

Ghi chú: Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiều mặt hàng chịu các mức thuế khác nhau

trong phạm vi giới hạn ghi trong bảng trên. Ví dụ cách tính mức thuế cụ thể nhà nhập khẩu EU phải nộp:

- Giày thể thao : Thuế MFN 17%- Mức ưu đãi = 70% thuế MFN- Thuế phải nộp : 17% x 70% = 11,9%

Danh sách các nước và vùng lãnh thổ được hưởng ưu đãi thuế quan của EU

Các quốc gia độc lập

Ap - ga - nit - xtan Ga -bông Ô-manAn-giê ri Găm -bia Pa-kít-xtanĂng-go-la Gru-dia Pau-lauĂn-ti-goa & Ba-bu-đa Ga-na Pan-na-maAc -hen-ti-na Grê-na-đa Pa-pua Niu Ghi -nêAc-me-nia Gua-tê-ma-la Pa-ra-guayA-déc-bai-dan Gui-nê Pê-ruBa -ha-ma Gui-nê Bit xao Phi-lip-pinBa-ranh Guy-a-na Qua-taBăng -la-đét Ha-i-ti NgaBác-ba-dốt Hon-du-rát Ru-an-đaBê-la-rút ấn -độ Sa-moaBê-li-dê In-đô-nê-sia Xao-Tô mê & Prin-xi-pêBê-nanh I-ran Ă rập Sau -diBu-tan I-rắc Sê-nê-ganBô-li-via Gia-mai-ca Quần đảo Xêy-senBốt-xua-na Giooc-đa-ni Si-ê-ra-li-ônBra-xin Ka-dắc-stan Quần đảo Xa-lô-môngBru-nây Kê-nia Sô-ma-liBuốc-ki-na Pra-xô Ki-ri-ba-ti Nam-phiBu-run-di Kiếc-di-xtam Sri-lan-caCam-pu-chia Ki-ri-ba-ti Xanh Kít & Nê -vítCa -mơ-run Cô-oét Xanh Lu-xia

Cáp Ve Lào Xanh Vi-xen &Bắc Gre-na-dinCộng hoà Trung Phi Li băng Su-đăngSát Lê-sô-thô Su-ri-namChi lê Li-bê-ria Sua-di-lanTrung quốc Ă rập li-bi Ja-ma-hi-ria Cộng hoà A rập Si-riCô-lôm-bia Ma-đa-gát-xca Tát-di-kít-xtanCô-mô Ma-la-wi Tan-da-niaCông-gô Ma-lay-sia Thái lanCốt-xta Ri-ca Man-đi Tô-gô

54

Page 55: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Cốt-đi-voa Ma-li Tôn-gaCuba Quần đảo Mac san Tri-ni-dát & Tô-ba-gôSíp Mau-ri-ta-nia Tu-ni-diCông gô Mau-ri-tút Tuốc-mê-nít-xtanGi-bu-ti Mê-xi-cô Tu-va-luĐô-mi-ni-ca Môn-đô-va U-gan-daCộng hoà Đôminic Mông cổ U-crai-naĐông-tim-mo Ma-rốc U-ru-guayÊ-cu-a-đo Mô-dăm-bích U-dơ-bê-kít-xtanAi cập My-an-ma Va-nua-tuEn San-va-đo Nam-mi-bia Vê-nê-du-ê-laGhi-nê Xính đạo Nau-ru Việt namÊ -ri-trê Nê-pan Tu-va-luÊ -ti-ô-pi Ni-ca-ra-gua Y -ê-menLiên bangMi-crô-nê xia Ni-giê Dăm-bi-aFi-ji Ni-giê-ria Dim-ba-bu-ê

Các nước và lãnh thổ phụ thuộc hoặc dưới sự quản lý hoặc quan hệ ngoại giao do các nước thành viên của Cộng đồng hoặc nước thứ ba đại diện.

Samoa Mỹ la tinh Đảo Hớt và Quần đảo Mác-đô-nanAn-gui-la Ma-caoAn-tac-ti-ca May-otA-ru-ba Mông-se-ratBéc-mu-đa Ăng-ti thuộc Hà LanĐảo Bou-vét Đảo Nô-phócLãnh thổ thuộc Anh quốc tại ấn độ-dương Quần đảo bắc Ma -ri-a-naQuần đảo Vơ-gin Niu Ca-lê-đô-ni-aQuần đảo Cay-man Đảo Niu-êQuần đảo Christmas Pit-cainQuần đảo Cô-cót Liên bang các quốc đảo nhỏQuần đảo Cúc Quần đảo Nam Giooc - gia và Nam Săng -

đíchQuần đảo Phốc - lan San-ta Hê -lê-naPô-li-nê-sia thuộc Pháp Xang Pi-e và Mi-quê lonCác lãnh thổ phía Nam thuộc Pháp Quần đảo Tô-lê-lauGhi-bran-ta Quần đảo Tớc & Cai rôGrin-lan Quần đảo Vơ-gin (USA)Gu-am Wa-li-xơ và Fu-tu-na

Những điểm Việt nam cần lưu ý khi áp dụng chế độ ưu đãi GSP của EU.

Tình hình cấp C/O ở Việt nam

Khi Việt nam ra nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới như WTO, AFTA...các quan hệ thương mại giữa Việt nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển phức tạp hơn nhiều. Việt nam ở vào vị thế kinh thế còn thấp kém, sản

55

Page 56: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

phẩm của Việt nam có chất lượng chưa cao hoặc chất lượng cao nhưng chưa có tiềm lực cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa của các nước phát triển khác. Vì vậy với Việt nam, việc nghiên cứu và áp dụng một cách tối ưu nhất Hệ thống GSP và các Hệ thống ưu đãi thuế quan khác là điều rất cần thiết cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, nhu cầu xin cấp C/O của các doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thanh toán tiền và nộp thuế...ngày càng tăng. Những loại C/O thường được xin cấp liên tục là;

- C/O form A cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang hầu hết các nước cho hưởng GSP với điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ phải đáp ứng đúng, đủ. Do có C/O form A nên việc xâm nhập thị trường để giới thiệu sản phẩm và tăng khối lượng hàng bán của các doanh nghiệp Việt nam được dễ dàng hơn.

- C/O form T cấp cho sản phẩm dệt, may mặc theo Hiệp định về hàng dệt, may giữa Chính phủ Việt nam và Cộng đồng Châu âu - EU (gồm 15 nước). Các sản phẩm xuất khẩu sang các nước này có thể là các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất xứ để cấp form A. Hàng năm Bộ Thương mại sẽ phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp Việt nam, các công ty liên doanh kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, khi xin cấp C/O form T doanh nghiệp phải xuất trình bản cấp hạn ngạch này.

- Form hàng dệt thủ công cấp cho hàng dệt thủ công xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung Hiệp định mua bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU.

- Form O cấp cho cà phê xuất khẩu sang các nước là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế - ICO. Việt nam thường xuất cà phê sang 15 nước trong số 21 nước thường nhập cà phê là Bỉ, Đức, ý, Anh, Pháp,Tây ban nha, Bồ đào nha, Hà lan, áo, Phần lan, Thụy điển, Mỹ, Thụy sỹ, Nhật, úc. Việt nam cũng là thành viên của ICO.

- Form B cấp cho hàng hóa không thuộc loại được hưởng các form đã nêu trên.

Dấu hiệu để phân biệt các mẫu C/O là thông qua màu sắc của mẫu. Ngoài ra trên mẫu đều có ghi chú tên mẫu.

Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam là Cơ quan được ủy quyền cấp các loại C/O trừ C/O form D và C/O form A cấp cho mặt hàng giày dép là do Bộ Thương Mại cấp. Phối hợp với Cơ quan Hải quan của Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam chỉ cấp cho các loại hàng hóa mã số có 4 chữ số. Hiện nay mới chỉ có gần 400 mã số HS được cấp. Chủ yếu là các mặt hàng dệt, may mặc,giày dép, hàng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, mây tre..) cà phê, kim loại. Các doanh nghiệp

56

Page 57: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

xin cấp C/O thường là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhẹ hoặc công nghiệp chế biến thực phẩm. Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký cấp C/O vào khoảng 700 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cũng chiếm một tỷ lệ đa số.

Số loại form C/O chủ yếu được cấp là 7 loại cho các loại hàng hóa khác nhau về chất lượng và mẫu mã. Số lượng cấp C/O một ngày tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cao nhất là 110 bộ/ngày, thấp nhất là 10 bộ/ngày (số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Hà nội). Có thể tham khảo số liệu C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam đã cấp trong 2 năm 2001 & 2002 qua bảng sau là :

Số bộ C/O được cấp trong 2 năm 2001/2002

Địa điểm 2001 2002

Hà nội 21.800 28.0000

Hồ Chí minh 144.304 178.495

Hải phòng 4.054 5.400

Cần thơ 2.900 3.600

Đà nẵng 6.000 6.271

Vũng tàu 830 1.157

Nha Trang 4.600 5.245

Vinh 800 905

Thanh Hoá (chưa được uỷ quyền cấp) 613

Tổng 185.288 229.685

Nguồn Ban pháp chế -VCCI Hà nội

Những vấn đề tồn tại trong việc khai và cấp C/O

Theo số liệu thống kê chúng ta thấy số lượng cấp C/O trong thời gian qua tăng rất nhanh. Vì vậy lời khai trong đơn xin cấp C/O đòi hỏi phải có độ chính xác cao hơn và công tác kiểm tra đơn xin của các cán bộ cấp C/O càng phải chính xác, chặt chẽ hơn.

57

Page 58: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Tuy nhiên trên thực tế cũng còn nhiều khó khăn và thiếu sót mà chúng ta chưa khắc phục được.

Tồn tại trong doanh nghiệp

Sau hơn môt thập kỷ chuyển hướng, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu ổn định và tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu của Việt nam đã có nhiều năm cọ xát với kinh tế thị trường, kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu của nhiều nước, họ nhận thấy rằng muốn tồn tại và phát triển được họ phải cạnh tranh trên thị trường thế giới mà cuộc cạnh tranh này lại hết sức gay gắt và khốc liệt.

Tuy nhiên với hơn 15 năm làm quen với kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt nam chưa thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có những doanh nghiệp chưa hiểu rõ tác dụng và ý nghĩa của C/O, họ không biết hàng hóa của mình có đủ tiêu chuẩn xuất xứ để xin cấp form A hay form D hay không, do đó không nắm được mức ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu đã dành cho những sản phẩm đó. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp như:

- Hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O form A hoặc fom D nhưng doanh nghiệp không nắm được nên khi chào giá hoặc đàm phán với khách hàng giá chào bán sẽ không cạnh tranh được với giá của cùng mặt hàng đó của các nước khác hoặc không giới thiệu được với khách hàng là hàng hóa của mình khi xuất khẩu sang nước bạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Vì vậy dễ bị lỡ cơ hội bán được hàng.

- Đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU, qui định của EU là mã số của nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất giày dép không được trùng với mã số của sản phẩm - đó là mã số HS 6406 - nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không nắm được qui định này nên đã chấp nhận đề nghị của nhà nhập khẩu sẽ cung cấp C/O form A khi xuất hàng đối với những lô hàng gia công có đế giày nhập khẩu với mã số HS 6406. Chắc chắn là Cơ quan cấp C/O sẽ từ chối việc cấp C/O form A cho doanh nghiệp này khi họ đến xin C/O cho lô hàng đó vì hàng không đủ tiêu chuẩn xuất xứ. Như vậy doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hợp đồng đã ký với khách hàng và sẽ bị khiếu nại. Thiệt hại không nhỏ sẽ xảy ra cho doanh nghiệp như:

* Nếu doanh nghiệp đã sản xuất hàng theo đúng hợp đồng nhưng khi bị từ chối cấp C/O sẽ không xuất được hàng, quá trình sản xuất sẽ bị dừng lại, không có việc làm cho công nhân.

* Trong trường hợp hàng đã xuất nhưng bộ chứng từ chưa có C/O thì ngân hàng hoặc người nhập khẩu sẽ từ chối thanh toán tiền hàng.

58

Page 59: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Khi khai C/O, thường khai không chính xác, không đầy đủ. Không biết khai khi sản phẩm có xuất xứ cộng gộp, khai thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày xin cấp C/O, kết quả là khi đến xin cấp C/O phải sửa lại lời khai đôi khi phải mang về khai lại.

Ngoài ra còn có tình trạng doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai form gây mất thời gian cho cơ quan cấp C/O.

Ví dụ: Do Trung quốc bị cắt không được nằm trong danh sách các nước được hưởng GSP của EU cho một số mặt hàng, các sản phẩm giày dép từ Trung quốc nhập khẩu vào Việt nam lại được các doanh nghiệp Việt nam tìm cách xác nhận có xuất xứ tại Việt nam rồi xuất sang EU. Rõ ràng các nhà sản xuất, xuất khẩu Trung quốc muốn lợi dụng C/O của Việt nam để được hưởng ưu đãi thuế, còn các doanh nghiệp của Việt nam vì lý do tư lợi nên cố tình lập chứng từ giả để xin cấp C/O form A. Hải quan EU đã phát hiện và đã yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp thuế theo biểu thuế thông thường. Mặt khác họ đã khiếu nại tới Cơ quan cấp C/O của Việt nam để giải quyết. Nếu hiện tượng này còn tái diễn rất có thể EU sẽ cắt vĩnh viễn ưu đãi dành cho Việt nam.

Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót nêu trên là do các kiến thức về C/O chưa được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp trên cả nước. Vấn đề vốn, công nghệ chưa được đầu tư sâu rộng nên doanh nghiệp chưa tự sản xuất được các thành phần nhập khẩu để tăng tỷ lệ thành phần nội địa của sản phẩm lên để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ được cấp C/O form A, D.

Tồn tại trong cơ quan cấp C/O

Trên thực tế việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp, không tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm tại nơi sản xuất. Như vậy việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào tính trung thực, chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp.

Việc hướng dẫn khai C/O của cán bộ cấp C/O cho nhà xuất khẩu vẫn còn thiếu sót và không chính xác. Ví dụ:

Trường hợp thứ nhất xảy ra với việc xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được hải quan nước nhập khẩu chấp nhận, người mua không nhận được hàng. Có sai lẫn trong cách khai mã số “ W4602 ” rổ, rá, giỏ, rương, thùng, kệ, lọ song mây với “ W9003-9401 ” bàn ghế song mây trong ô số 8 “ tiêu chuẩn xuất xứ ” của chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Khánh hoà đã làm cho hàng hóa của Xí nghiệp Chế biến Song Mây Xuất khẩu Nha trang - Rapexco - không được hải quan của Italia và Thụy điển chấp nhận.

59

Page 60: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Trường hợp thứ hai là việc kiểm tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng, các cán bộ cấp C/O đã không phát hiện ra những sai sót, những chỗ khai thiếu nên bị hải quan nước nhập khẩu từ chối, yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ. Đã xảy ra đối với chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Nha trang, khi cấp C/O form A số 84/TONT/94 cấp cho Công ty Sản Xuất Hàng Thủ Công Nha trang đi thị trường Tây ban nha, C/O này đã bị bỏ trống ô số 8, 9, ngày ký xác nhận của Phòng Thương mại trước ngày lập hóa đơn, ô số 12 ký nhận của Công ty Sản Xuất Hàng Thủ Công Nha trang kết quả là lô hàng không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP.

Trường hợp thứ ba là vấn đề cấp C/O form A cho sản phẩm giày dép, dệt may xuất khẩu sang EU. Các cơ quan cấp C/O phải đối mặt với hai thực trạng khó giải quyết. Một bên là EU sẽ cắt giảm hạn ngạch, mất uy tín thương mại của Việt nam trên thị trường quốc tế nếu Việt nam tiếp tục vi phạm tiêu chuẩn xuất xứ của C/O form A cho hàng hoá xuất khẩu sang EU (như đã nêu trong phần trước), còn một bên là những khó khăn cần thiết phải giải quyết cho các doanh nghiệp. Cơ quan cấp C/O không có điều kiện để kiểm tra được hết tính xuất xứ của tất cả các lô hàng tại nơi sản xuất mà chỉ dựa trên các chứng từ khai của các doanh nghiệp nên không có cơ sở để từ chối cấp C/O nếu chứng từ của họ hợp lệ. Trong thời gian chờ xác minh các lô hàng bị nghi là có man trá trong xuất xứ thì Cơ quan cấp C/O vẫn phải tiếp tục cấp C/O cho các lô hàng mới không thể ngừng việc cấp C/O cho các lô hàng này được, nhưng trong trường hợp lại có sự man trá đối với các lô hàng mới được cấp C/O này thì EU sẽ giảm hoặc cắt ưu đãi thuế quan cho những mặt hàng này.

Tồn tại trong Cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O

Bộ Thương mại trong những năm vừa qua chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lý hoạt động cấp C/O ở Việt nam. Hàng năm không có báo cáo đầy đủ về tình hình cấp C/O của các tổ chức được nhà nước ủy quyền cấp C/O của Bộ Thương mại. Do đó Bộ Thương mại không nắm vững được những số liệu cấp C/O hàng năm, những vấn đề tồn tại và những vi phạm trong việc xin và cấp C/O. Chỉ khi nào có vấn đề nảy sinh như bị Cơ quan hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó thì Bộ Thương mại mới được biết đến. Cụ thể là hàng giày dép, dệt may và xe đạp xuất sang EU đã bị Hải quan EU khiếu nại nhiều lần và Vụ Âu mỹ - Bộ Thương Mại mấy năm gần đây đã phải kiểm tra và báo cáo tình hình cấp C/O cho những mặt hàng nói trên. Cũng từ năm 2000 Phòng Thương mại không được cấp C/O form A cho mặt hàng giày dép sang EU nữa, Bộ Thương mại là Cơ quan cấp C/O form A cho mặt hàng này.

60

Page 61: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Vì có sự lỏng lẻo trong quản lý C/O nên đã có hiện tượng làm giả C/O. C/O form A thường bị làm giả nhiều nhất vì hàng hoá có C/O form A sẽ được giảm thuế ở mức cao, có loại còn được miễn thuế. Những kẻ làm C/O giả có thể là ở Việt nam (nước xuất khẩu) hoặc là ở các nước cùng khu vực có sự đồng lõa, cấu kết với gian thương của nước nhập khẩu, hoặc có sự phối hợp tay ba giữa bọn gian lận nước ngoài, nơi có hàng xuất khẩu với gian thương ở nước nhập khẩu và những kẻ làm giả ở Việt nam để chế tác ra các loại C/O giả. Hàng hóa hoàn toàn do người nước ngoài sản xuất, chở đi từ một cảng ngoài Việt nam đến Châu Âu, người mua và người bán đều ở ngoài Việt nam nhưng bộ C/O, chứng từ kèm theo đều mạo danh, mạo địa điểm, mạo xuất xứ của Việt nam. Cũng có những trường hợp tự tẩy xoá và sửa chữa trên C/O thật đã cấp cho một mặt hàng khác.

Tất cả các trường hợp làm giả đều do ham lợi, vì lợi ích cá nhân, bất chấp mọi quy định làm liều. Mặt khác cũng do quy định của các cơ quan cấp C/O và các cơ quan có liên quan còn lỏng lẻo, có kẽ hở tạo điều kiện cho bọn gian lận lợi dụng kẽ hở đó làm giả C/O.

7. Kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xin và cấp C/O ở Việt nam

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt nam nói chung và Thương mại quốc tế nói riêng

Việt nam đang đứng trước nhiều thách thức khi tham gia vào AFTA và WTO. Trước những thời cơ mới Việt nam sẽ phải lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, Việt nam cần phải đạt một tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả bảo đảm bước tiến vững chắc theo quan điểm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội mà Việt nam cần thực hiện và thực hiện vượt mức đó là: đạt tăng trưởng kinh tế nhanh (9-10% năm), giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ XXI. Việt nam có chiến lược xây dựng thành công một nước công nghiệp như nhiều nước công nghiệp mới (NICs) đã đạt được, tức là về cơ bản thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo những tiêu thức phù hợp với thời đại. Chiến lược phát triển thương mại quốc tế cũng là một phần quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội của Việt nam. Việt nam cần “ đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường, tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất

61

Page 62: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

khẩu, tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ. nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong trị giá hàng xuất khẩu. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để sản xuất phục vụ xuất khẩu...”

“Chủ động tham gia vào cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp..”

Theo đó, các hoạt động của nền kinh tế cũng phải đổi mới, biến chuyển theo. Đặc biệt, hoạt động quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô cần được hoàn thiện ở bình diện rộng, chính xác và năng động hơn, còn hoạt động ở tầm vi mô cần phải có công nghệ ngày càng tiên tiến, vốn đầu tư có hiệu quả và nắm được sự thay đổi của chính trị xã hội, luật pháp, kinh tế của nước mình nói riêng và của thế giới nói chung.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xin cấp C/O ở Việt nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam do không trực thuộc một Bộ nào cả, hoạt động theo phương thức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, là đại diện và là nơi trao đổi giữa doanh nghiệp và các Cơ quan quản lý của Chính phủ và cũng chính là nơi thu nhận các yêu cầu, đòi hỏi của các doanh nghiệp về mặt pháp luật để đệ trình lên Chính phủ để Chính phủ có những biện pháp, chính sách giải quyết thỏa đáng nhất. Hoạt động cấp C/O là hoạt động chính của Ban pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.Tuy số lượng cấp C/O hàng năm không nhiều so với lượng hàng hóa của Việt nam xuất khẩu trong năm nhưng những hàng hóa được ưu đãi lại làm cho hàng hóa của Việt nam có sức cạnh tranh cao, mở rộng thị trường.

Xuất phát từ tình hình cấp C/O ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (dựa trên các ưu điểm và nhược điểm), đồng thời dựa trên các ý kiến đóng góp của các cán bộ cấp C/O của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cấp C/O và cải tiến một số thủ tục hành chính trong hoạt động cấp C/O.

Hoạt động cấp C/O chủ yếu dựa vào việc đặt hàng của các nhà nhập khẩu ở các nước cho Việt nam hưởng ưu đãi thuế quan trong chế độ GSP. Các nhà nhập khẩu thường tìm hiểu và khi đàm phán ký kết hợp đồng thường đưa ra điều kiện hàng hóa phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của GSP cho các nhà xuất khẩu Việt nam (không đề cập tới các mặt hàng thuộc các Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ các nước để đưa ra hạn ngạch xuất nhập khẩu). Các doanh nghiệp của Việt nam nếu nắm chắc được tỷ lệ thuế nhập khẩu của nước mua hàng, tính toán lời lỗ để đi đến ký kết hợp đồng chấp nhận điều kiện có cung cấp C/O cho mặt hàng đó không. Sau khi hoàn thành bộ chứng từ, doanh nghiệp Việt nam có thể đến Cơ quan cấp C/O để xin cấp C/O cho lô hàng. Cơ quan cấp C/O sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu hợp lệ sẽ xác nhận vào giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), lưu 01

62

Page 63: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

bản gốc. Như vậy để hoàn thiện hoạt động xin và cấp C/O nói chung các biện pháp đưa ra đòi hỏi không chỉ ở Cơ quan quản lý và cấp C/O mà còn đỏi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như những kiến thức về C/O nói chung.

Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O.

Các doanh nghiệp xin cấp C/O vẫn thường mắc phải các lỗi như: khai sai, khai không chính xác, khai thiếu, sử dụng sai loại tờ khai hoặc không biết khai như thế nào là đúng. Để tránh tình trạng trên các doanh nghiệp cần có các cán bộ chuyên môn nắm chắc các vấn đề về C/O.

Doanh nghiệp nên trích một phần lợi nhuận vào chi phí đào tạo các cán bộ chuyên trách về sử dụng C/O. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về hướng dẫn sử dụng C/O hoặc các quy chế mới ban hành của các nước cho hưởng ưu đãi do Cơ quan quản lý và cấp C/O tổ chức. Việc theo học các lớp “bổ túc kiến thức “ này không chỉ học về quy tắc xuất xứ GSP, nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ với hàng hóa để được hưởng GSP mà còn phải học cách thực hành. Khai đúng, đủ, chính xác các loại form có trong GSP. Các quy định trong GSP rất phức tạp, bởi mỗi một nước cho hưởng ưu đãi thuế quan đều có những quy định chung như nhau nhưng cũng có những quy định riêng phù hợp với tình hình thị trường cũng như sự phát triển kinh tế chung của nước đó. Do vậy nếu doanh nghiệp hiểu biết được đầy đủ về 15 chế độ sẽ là điều kiện cần cho quá trình tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài tránh những sai sót, thiệt hại về kinh tế cho công việc kinh doanh của mình.

áp dụng các kiến thức hiểu biết về C/O các cán bộ chuyên môn còn có thể nghiên cứu tình hình sản xuất của doanh nghiệp; đối với những mặt hàng đã đủ tiêu chuẩn xuất xứ có thể thông qua cách đánh mã số hàng hoặc cách xắp xếp hàng hoá trong từng chương để hàng hoá đó được hưởng mức thuế ưu đãi cao hơn ví dụ như cái bàn được làm từ mây tre có thể được xếp vào hai chương khác nhau (chương bàn ghế vật dụng trong nhà và chương các sản phẩm từ mây tre) và được hưởng hai mức thuế khác nhau. Vậy khai cái bàn này ở chương nào để được hưởng mức thuế thấp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của các các bộ của doanh nghiệp; đối với những mặt hàng nào chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ thì phải tìm cách đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng để đưa mặt hàng đó vào danh mục các loại hàng hóa được hưởng ưu đãi bằng cách kiến nghị lên ban lãnh đạo công ty để có kế hoạch đầu tư cho doanh nghiệp, tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm hoặc thực hiện quá trình gia công chế biến để làm thay đổi tính chất cơ, lý, hóa học của nguyên liệu, sản phẩm hoặc áp

63

Page 64: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

dụng biện pháp cộng gộp......qua đó hàng hóa này mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong quá trình ký kết hợp đồng với bên nhập khẩu nước ngoài, ngoài những hiểu biết sơ đẳng và cần thiết về chế độ GSP của nước nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần nắm vững mức thuế ưu đãi và cách tính thuế, cách tính lời lãi từ ưu đãi thuế quan so với không được ưu đãi thuế quan của cùng một sản phẩm xuất khẩu đó để chủ động trong việc nâng giá bán hoặc nâng giá gia công cho sản phẩm của mình trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thông thường mức đàm phán nâng giá hàng trên 1 đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau (coi giá trị tính thuế là giá là giá ghi trong hóa đơn thương mại).

X < [(a+X) + (a+X) b2] - (a+ab1)

Xb2 < ab1 - ab2

X < a(b1- b2) /b2

X: Là mức nâng giá hàng tối đa cho phép, tính trên một đơn vị sản phẩm

a : Giá ban đầu của một đơn vị sản phẩm.

b1: Thuế suất MFN

b2: Thuế suất ưu đãi (0< b2 < b1)

a + X: Giá của 1 đơn vị sản phẩm sau khi nâng giá.

(a + ab1): Tổng số tiền thanh toán mua hàng và thuế nhập khẩu không ưu đãi của một đơn vị sản phẩm.

(a + X) + (a + X) b2: Tổng số tiền hàng và nộp thuế nhập khẩu trong trường hợp có ưu đãi và có nâng giá hàng của một đơn vị sản phẩm.

Công thức nâng giá hàng này có thể hiểu như sau:

“ Trong trường hợp hàng hóa thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng giá hàng cho phép nằm trong giới hạn của tỉ số giữa tích của giá bán thị trường (giá ban đầu của sản phẩm) và mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế xuất MFN) với thuế suất ưu đãi ”.

Như vậy nếu thuế suất ưu đãi càng thấp so với thuế suất MFN (thuế suất bình thường chưa ưu đãi) thì mức ưu đãi càng lớn. Dựa vào sự chênh lệch đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đàm phán nâng giá hàng lên cao hơn mà không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp so với các sản phẩm cùng loại khác không được hưởng ưu đãi. Trong trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0 - có nghĩa là được miễn thuế, tổng số tiền hàng nhập

64

NGUYEN DUC DUNG, 11/18/10,
Page 65: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

khẩu mà người nhập khẩu thanh toán chính là số tiền mà người bán được hưởng. Đối với những trường hợp này doanh nghiệp có thể nâng giá hàng bằng mức số tiền thuế mà người nhập khẩu phải nộp nếu họ mua hàng từ nước khác không được hưởng ưu đãi. Công thức đàm phán nâng giá lúc này sẽ là:

X < ab1

Tất nhiên các công thức nêu trên chỉ để cho nhà xuất khẩu tham khảo, tính toán lợi ích khi đàm phán ký kết hợp đồng nhưng kết quả đàm phán có đạt được kết quả hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức nâng giá có hợp lý không, có sự tương quan giữa người bán và người mua không, người mua có thích các sản phẩm của người bán không....(ở đây ta không đề cập đối với những mặt hàng đã có uy tín lớn trên thị trường thế giới).

Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thương mại quốc tế đều cần có những quan hệ kinh tế cần thiết. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Việt nam cần mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với các nước khác trên thế giới đặc biệt là với các nước cho hưởng ưu đãi. Đối với các nước cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ bảo trợ thì doanh nghiệp nên tận dụng điều kiện này để có được những nguyên phụ liệu từ những nước này nhằm giảm tỷ lệ phần trăm nguyên phụ liệu nhập khẩu. Quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp của các nước trong nhóm ASEAN sẽ giúp doanh nghiệp Việt nam sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp.

Thực vậy, theo quy định của GSP ở một số nước, nếu không thể tìm được đủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp nước xuất khẩu có thể nhập nguyên phụ liệu từ chính nước nhập khẩu (nước cho hưởng ưu đãi) phục vụ cho công việc sản xuất của mình và để khi xuất khẩu trở lại các thành phần nhập khẩu được tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm, như vậy doanh nghiệp không mất nhiều thời gian để đi tìm nguyên phụ liệu đó ở trong nước mà còn cùng một lúc thực hiện được hai việc đó là “ vừa mở rộng được các mối quan hệ kinh doanh thương mại lại vừa đạt được mục đích kinh doanh của mình ”.

Riêng với các doanh nghiệp sản xuất giày dép, dệt may... đã được cấp C/O form A trước đây (mặc dù hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn để hưởng C/O form A). Để tránh những khiếu nại gây bất lợi cho cơ quan cấp C/O cũng như uy tín của Việt nam trên trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt nam cần phải nắm vững những quy định về tiêu chuẩn xuất xứ cho sản phẩm giày dép của mình khi xuất khẩu sang các nước cho hưởng ưu đãi để từ đó tìm ra phương hướng, biện pháp khắc phục như đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng khả năng sản xuất, tăng dần hàm lượng nội địa của sản phẩm, đặc biệt có thể

65

Page 66: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

thay thế toàn bộ các bộ phận trước đây vẫn phải nhập khẩu như đế giày, gót giày, da sống, vải giả da, sợi.. bằng các sản phẩm mới được sản xuất ở trong nước. Có như vậy thì sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn xuất xứ form A. Việc này sẽ đem lại hai lợi ích cho doanh nghiệp:

Một là các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp khi xuất khẩu vẫn tiếp tục được cấp C/O form A.

Hai là các sản phẩm đã xuất khẩu trước đây (khi chưa đủ tiêu chuẩn xuất xứ C/O form A nhưng đã được cấp C/O form A) nếu bị khiếu nại thì doanh nghiệp có thể bảo đảm rằng các sản phẩm sản xuất tại phân xưởng của doanh nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ khi Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra qui trình sản xuất của sản phẩm không gây hậu quả pháp lý như nước cho hưởng ưu đãi sẽ cắt giảm GSP dành cho sản phẩm đó hoặc làm ảnh hưởng đến ưu đãi của các mặt hàng khác hoặc bị Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu truy thu thuế.

Vậy thì doanh nghiệp phải làm thế nào để đầu tư thêm trang thiết bị tiên tiến, mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ.....vì vấn đề mấu chốt ở đây là doanh nghiệp thiếu vốn. Thu hút vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp, ngoài xã hội hay đến ngân hàng vay vốn, đó là câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp. Nếu vay vốn của ngân hàng thì phải làm thủ tục thế chấp mà thủ tục này lại không đơn giản và số tiền vay được cũng không phải là lớn. Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài sản và tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phần hóa cũng là một biện pháp hữu ích nhưng trước hết doanh nghiệp phải làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp, tạo ra sự trung thành, yêu mến, gắn bó của họ với doanh nghiệp, như vậy uy tín của Ban lãnh đạo doanh nghiệp (trình độ lãnh đạo quản lý, trình độ chuyên môn...) và của các cán bộ chuyên trách là nhân tố cần thiết, quan trọng để họ gửi gắm số vốn của họ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có phương hướng và các biện pháp cụ thể để giải quyết các vướng mắc đó.

Các biện pháp đối với Tổ chức cấp C/O.

Để giải quyết các vần đề còn vướng mắc trong khâu kiểm tra cấp C/O, đặc biệt là C/O form A và form D như đã trình bày ở trên, Cơ quan cấp C/O cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kỹ thuật có năng lực, kinh nghiệm kiểm tra tính xác thực của xuất xứ hàng hóa. Các cán bộ cấp C/O không những phải nắm vững quy chế cấp C/O ở Việt nam cũng như các nước cho hưởng ưu đãi mà còn phải có những hiểu biết cơ bản về những mặt hàng được mô tả trong danh mục hàng hóa xuất khẩu và mã số của những hàng hoá đó để đối chiếu với những lời khai trên mẫu xin C/O.

66

Page 67: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ngoài ra cũng cần phải đi kiểm tra thực tế dây chuyền sản xuất của một số mặt hàng, kết hợp kiểm tra thành phần nguyên phụ liệu sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm đó. Việc kiểm tra có thể tiến hành thường kỳ, định kỳ, đột xuất để tránh tình trạng man trá của doanh nghiệp

Việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho các cán bộ cấp C/O tại cơ quan cấp C/O là rất cần thiết. Thông qua các lớp học này, một mặt các cán bộ có thể trao đổi các kinh nghiệm thực tế cũng như những khó khăn mà mình gặp khi cấp C/O để cùng nhau rút ra biện pháp hữu ích trong công việc cấp C/O của mình, mặt khác các các bộ phụ trách cũng sẽ phổ biến, hướng dẫn kịp thời cho các bộ làm chuyên môn các quy định mới của chế độ GSP của từng nước cho hưởng nếu có sự thay đổi trong chính sách GSP của họ. Điều này rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hoặc các cơ quan đại diện của cơ quan cấp C/O ở các tỉnh, thành phố khác.

Phải có quan hệ mật thiết với các Cơ quan đại diện của Việt nam ở nước ngoài cũng như quan hệ trực tiếp với các Cơ quan liên quan của các nước cho hưởng ưu đãi để cập nhật thông tin mới được nhanh chóng, chính xác và thông báo lại cho các doanh nghiệp tại Việt nam để thực hiện thông qua các lớp bồi dưỡng cho các doanh nghiệp.

Thường xuyên phải thống kê số lượng cấp C/O để nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kiến nghị lên Cơ quan quản lý cấp C/O về thực trạng hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ chưa, còn thiếu những tiêu chuẩn gì. Qua đó có thể kiến nghị lên Chính phủ để có những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Những kiến nghị này là cầu nối giữa Chính phủ và các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề vốn đầu tư nhằm nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm.

Khi có khiếu nại của Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu về bất kỳ một loại form nào, cơ quan cấp C/O cần nhanh chóng tiến hành kiểm tra và trả lời khiếu nại ngay để xác định tính chân thực, chính xác của C/O do mình cấp và cũng để giải tỏa mối nghi ngờ về tính xuất xứ của hàng hóa. Như vậy Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu mới làm thủ tục thông quan nhanh chóng cho hàng hóa tránh phải nộp những tiền phạt không cần thiết như tiền lưu kho, bãi, tiền vận chuyển, tiền giám định hàng....đồng thời cũng giữ được uy tín và tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan cấp C/O và Cơ quan Hải quan của các nước nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho những lô hàng sau.

67

Page 68: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Thực tế ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam đã thành lập “Ban Kiểm tra hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ” vào tháng 02/1998. Ban Kiểm tra gồm 5 người và có những nhiệm vụ sau:

- Tập hợp thông tin phản ánh về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

- Rà soát, kiểm tra thực tiễn hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại các bộ phận cấp giấy chứng nhận xuất xứ và quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hiện hành.

- Báo cáo, kiến nghị cho Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam hướng giải quyết đối với những vi phạm nghiêm trọng.

- Đề xuất với Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam về chế độ trách nhiệm, quyền lợi và kỷ luật của cán bộ, chuyên viên thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.

Các biện pháp với Cơ quan quản lý cấp C/O.

Cơ quan quản lý cấp C/O ở Việt nam là Bộ Thương mại mà cụ thể là chia theo thị trường do các Vụ quản lý thị trường có liên quan quản lý. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Thương mại vẫn chưa có văn bản pháp lý riêng nào quy định cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm đối với cơ quan quản lý và cấp C/O. Hoạt động quản lý của các Vụ đều mang tính chất sự vụ, việc đến đâu giải quyết đến đó. Quản lý không theo một theo một thể chế nhất quán, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều thiếu sót trong quản lý và cấp C/O. Vì vậy Bộ Thương mại cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định lại chức năng và nhiệm vụ của các Vụ quản lý thị trường trực thuộc Bộ đồng thời có các thông tư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng tới các Vụ và các Cơ quan hữu quan tránh hiện tượng “ thủ tục hành chính rườm rà gây mất nhiều thời gian cho Cơ quan cấp C/O và cho doanh nghiệp xuất khẩu”. Mối quan hệ dọc từ Vụ xuống các cơ quan cấp C/O phải là mối quan hệ “một - một ” vì thực chất hoạt động cấp C/O là rất đơn giản, gọn nhẹ. Quan hệ quản lý nên trực tiếp và giải quyết nhanh chóng giúp doanh nghiệp có được C/O trong vòng 1 ngày nếu hồ sơ đầy đủ không có thiếu sót hoặc trong vòng 3 ngày nếu cần làm rõ tính xuất xứ của hàng hóa.

Để quản lý hoạt động cấp C/O có hiệu quả, các cơ quan có trách nhiệm phải thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O, chỉ đạo việc xin và cấp C/O bằng các văn bản pháp luật trong đó nêu rõ, cụ thể hình phạt với từng mức độ vi phạm về khai báo khi xin cấp C/O của doanh nghiệp và mức độ vi phạm quy định về cấp C/O của cán bộ, Cơ quan cấp C/O. Các mức hình phạt phải có tính khả thi, tức là không quá nhẹ để doanh nghiệp và các cơ quan coi nhẹ

68

Page 69: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

việc xin và cấp C/O sai nhưng cũng không nên quá nặng gây mất cân đối giữa pháp luật và hoạt động xin, cấp C/O.

Hoạt động cấp C/O ở các chi nhánh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, có nơi đã cập nhật số lượng cấp C/O vào máy tính từng giờ, từng ngày nhưng cũng có nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính xác. Hệ thống, chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các nơi cấp (các chi nhánh) khác nhau nên khi nơi này muốn lấy thông tin của nơi kia phải mất nhiều thời gian, vì vậy quản lý việc cấp C/O rất khó cho Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp tại Hà nội (trụ sở chính). Để khắc phục tình trạng trên Phòng Thương mại cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách nhà nước để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên máy tính nối mạng thống nhất trên toàn quốc vì hiện nay Hệ thống này vẫn chưa được nối mạng do vậy việc lấy số liệu, thông tin của các Chi nhánh Phòng Thương mại gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu lấy từ các báo cáo sơ kết, tổng kết của từng Chi nhánh.

Dựa trên các báo cáo và các kiến nghị về tình hình xin, cấp C/O của các cơ quan cấp dưới, Chính phủ sẽ ban hành chính sách khuyến khích đầu tư đối với doanh nghiệp. Ưu tiên cho những dự án đầu tư sử dụng nguyên phụ liệu trong nước hoặc được sản xuất khai thác từ các doanh nghiệp khác trong nước để nâng tỷ lệ phần trăm nội địa của sản phẩm bằng các chính sách thuế (cho hưởng mức thuế thấp đối với thuế đánh vào giá trị gia công tối thiểu, giá trị gia công; cho vay vốn để mua sắm thiết bị sản xuất ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu - được giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế giá trị gia tăng... trong thời gian đầu khi mới nhập máy móc thiết bị về sau đó tăng dần để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu đủ vốn và lợi nhuận ban đầu nhằm tái mở rộng sản xuất kinh doanh sau này; khuyến khích các hình thức thuê mua thiết bị....). Như vậy sẽ tránh được tình trạng các doanh nghiệp phải xuất khẩu các sản phẩm của mình dưới dạng thô; khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào quy trình chế biến nguyên phụ liệu thành dạng tinh và có thể sử dụng trực tiếp vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu ở các doanh nghiệp sản xuất.

Tăng cường các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ các nước cho hưởng ưu đãi nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Các mối quan hệ bền chặt đó một mặt sẽ giúp Việt nam nắm bắt được các thông tin chính sách thay đổi thường xuyên của chế độ GSP mặt khác sẽ đưa Việt nam vào vị trí và lợi thế thương mại quốc tế tốt hơn trên chính trường thế giới. Trên cơ sở đó Chính phủ sẽ đề ra được đường lối phát triển đúng đắn trong quan hệ đó cũng như sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn, sửa đổi kịp thời để hỗ trợ các cơ quan quản lý, cơ quan cấp C/O và các doanh nghiệp trong công việc chuyên môn của họ.

69

Page 70: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Hiện nay việc cấp C/O form A lại do hai cơ quan khác nhau cùng cấp đó là Bộ Thương mại và Phòng Thương mại nên sự chồng chéo và thiếu sót tất yếu sẽ xảy ra, vì vậy việc sớm thành lập Ban quản lý C/O form A riêng bên cạnh Bộ Thương mại, vấn đề mà trước đây đã được Bộ Thương mại đề cập đến trong công văn số 2340/TM/AM ngày 2/8/1995 gửi Tổng Cục Hải quan và Phòng Thương mại, là một vấn đề rất cấp bách, cần phải triển khai càng sớm càng tốt.

Kết luận

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của các nước trên thế giới nói chung và của Liên minh Châu âu nói riêng không phải là một vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp của Việt nam nhưng thực tế từ trước đến nay chế độ ưu đãi này chưa được quan tâm và hiểu một cách thỏa đáng để sử dụng chính xác và tận dụng có hiệu quả nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực chất là doanh nghiệp phải dựa trên những quy định, nguyên tắc, điều kiện được hưởng của Hệ thống cũng như các quy tắc liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để làm thế nào cho các mặt hàng xuất khẩu của mình được hưởng mức thuế ưu đãi thấp nhất đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các nước đều thỏa thuận sẽ giảm dần thuế quan do đó ý nghĩa của GSP cũng giảm dần vì mức chênh lệch giữa thuế MFN và GSP ngày càng được rút ngắn. Tuy nhiên, GSP vẫn là một thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển nói chung và của Việt nam nói riêng. Nắm vững mức thuế GSP và các nội dung cụ thể của Hệ thống ưu đãi này các doanh nghiệp sẽ xác định được phương hướng sản xuất một mặt hàng cụ thể nào đó để xuất khẩu vào một nước phát triển nào đó. Hơn nữa, khi nắm vững mức thuế GSP các nhà xuất khẩu có thể thương lượng bán hàng với giá tốt hơn.

ý nghĩa của GSP không được lớn như khi mới ra đời song vẫn là một ưu đãi giúp tăng khả năng thâm nhập thị trường nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay ngày càng gay gắt. Từ đó dẫn đến hiện tượng gian lận về xuất xứ. Hàng của nước không được hưởng GSP khi xuất khẩu vào nước dành GSP

70

Page 71: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

đã man khai là hàng có xuất xứ từ nước được hưởng GSP. Trong thực tế, xuất xứ nhiều mặt hàng của Việt nam bị lạm dụng với mục đích trên.

Giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt nam đang ngày càng được xin và cấp nhiều hơn cho các lô hàng xuất khẩu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thậm chí cả những sai sót mà thực tế hoàn toàn có thể tránh được. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả C/O cấp cho hàng hóa để được hưởng ưu đãi còn là một yếu tố cần thiết trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và trong sự phát triển nền kinh tế Việt nam nói chung. Việc này sẽ đạt được nếu doanh nghiệp nắm tốt các quy tắc liên quan đến C/O, có chương trình đầu tư tăng tỷ lệ thành phần nội địa của sản phẩm, nghiên cứu sử dụng tối đa những ưu đãi mà các nước nhập khẩu dành cho cùng với sự hỗ trợ về thông tin, tư vấn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả C/O.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của mình, các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý và cấp C/O của Việt nam phải đưa ra các quy định cụ thể trong việc xin và cấp C/O để các nhà xuất khẩu của Việt nam tuân thủ theo đúng các quy định đã đề ra và cũng cần hợp tác tốt với các nước dành GSP để chống hiện tượng gian lận như đã trình bày ở các phần trên.

Tóm lại việc Việt nam được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU là một lợi thế lớn, giúp cho hàng hóa của Việt nam có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới./

71

Page 72: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Bảng tóm tắt các quy tắc về tiêu chuẩn tỷ trọng

Tênnước

Yêu cầu bổ sung Chỉ tiêu Cơ sở Tỷ lệ % Chứng chỉ ở ô số 8 mẫu A

úc

Khâu sản xuất cuối cùng phải tiến hành ở nước XK được hưởng ưu đãi

Lao động và vật liệu của nước được hưởng ưu đãi và các nước hưởng ưu đãi khác và úc

Giá xuất xưởng

Tổi thiểu 50%

EU, Nhật

Danh mục hàng riêng

Giá trị Hải quan đối với nguyên vật liệu NK hoặc giá xác định mới nhất đối với vật liệu không rõ hoặc không xác định được nguồn gốc

Giá xuất xưởng (riêng Nhật giá FOB)

40% hoặc 50%

“W” ghi tiếp theo là số mã theo HS với 4 chữ số đầu

Mỹ Giá thành vật liệu sản xuất tại nước được hưởng ưu đãi, cộng với giá thành chế biến trực tiếp tại chỗ

Giá xuất xưởng hay trị giá do Hải quan Mỹ xác định

Tối thiểu 35%

“Y” ghi tiếp theo là tỷ trọng nội địa

Canada Trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu

Giá xuất xưởng

Tối đa 60% đối với các nước kém phát triển còn lại là 40%

“G” khi có xuất xứ tập hợp.“F” các trường hợp khác

Niu di lân

Giống như úc Chi phí vật liệu và linh kiện có xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi và các nước được hưởng ưu đãI khác và Niu di lân

Giá xuất xưởng

Tối thiểu 50%

72

Page 73: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Tóm tắt quy tắc về xuất xứ cộng gộp kể cả phần của nước dành ưu đãi (nước bảo trợ)

Tênnước

Phạm vi cộng gộp toàn bộ hay một

phần

Khu vực hay toàn

cầu

Phần của

nước bảo trợ

Chứng từ Trách nhiệm

Các điều kiện khác

EU Toàn bộ (1)

Khu vực Có

Giấy chứng nhận không cần chỉ rõviệc sử dụng tập hợp khu vực

Cơ quan phối hợp ở khu vực cam kết làm đầy đủ các quy tắc

Nhóm khu vực phải có đơn vị có cơ quan trung ương có khả năng đảm bảo hợp tác (quản lý).

Nhật Toàn bộ (2)

Khu vực Có (3)

Giấy chứng nhận bổ sung yêu cầu chỉ rõ xuất xứ tập hợp

Mỹ Toàn bộ Khu vực Không Không nêu rõ

a) Xuất xứ tập hợp khu vực được cấp (khi áp dụng đối với khu mậu dịch tự do hay liên minh thuế quan). Giới hạn cạnh tranh cần thiết được xác định dựa vào nước xuất xứ và không có can hệ đến toàn nhóm trong khu vực.

b) Giới hạn cạnh tranh cần thiết được xác định dựa vào nước xuất xứ và không có can hệ đến toàn nhóm trong khu vực.

Toàn cầu

73

Page 74: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

úcToàn bộ

(tất cả các nước được hưởng ưu đãi)

Có Không nêu rõ

Canada Toàn bộ

Toàn cầu (tất cả các nước được hưởng ưu đãi)

Chứng nhận chỉ rõ sử dụng xuất xứ tập hợp

Niu dilân

Toàn bộ

Toàn cầu (tất cả các nước được hưởng ưu đãi

Có Không nêu rõ

Nga và các nước Đông Âu

Toàn bộToàn cầu

Chứng nhận chỉ rõ sử dụng xuất xứ tập hợp

Các sản phẩm rất nhậy cảm

Mã CN Mô tả hàng hoá0101 20 10

0301 91 900302 11 900303 21 90

0304 10 11

0304 20 110304 20 55 0304 20 560304 20 580304 20 59

0304 90 470304 90 49Cũ 0603

0701 90 51

0703 100703 90 0007040705 0706

0708

cũ 070910 00

Lừa sốngCá hồi không thuộc loại Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster:- Sống- Tươi hay làm lạnh- Ướp lạnhThịt thăn :- Của cá hồi không thuộc loại Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster

- Của cá hake thuộc lọai Merluccius, đông lạnh

- Của cá hake thuộc loại urophycis, đông lạnh Các loại thịt cá khác, đông lạnh :- Của cá hake thuộc loại Merluccius- Của cá hake thuộc loại UrophycisHoa đã cắt và nụ hoa thuộc loại phù hợp để bó hoặc dùng cho mục đích trang trí, ngoài các loại phong lan tươi từ ngày 01/06 đến ngày 31/10Các loại khoai tây mới, tươi hay làm lạnh từ ngày 1/1 tới ngày 15/5Hành, hẹ tây, tỏi tây và các loại rau allianceous khác, tươi hay làm lạnh- Các loại hành và hẹ tây- Tỏi tây và các loại rau allianceous khác, tươi hay làm lạnhBắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoãn và các loại brassicas ăn được, tươi hay làm lạnhRau riếp (loại Lactuca savita) và rau riếp (loại Cichorirum spp), tươi hay làm lạnhCà rốt, củ cải, củ cải đường làm salad, cây balamon sâm, các chủng loại rau cần tây, và các loại dễ ăn được tương tự, tươi hay làm lạnhCác loại rau thuộc họ đậu, có vỏ hay không có vỏ, tươi hay làm lạnhCác loại rau khác, tươi hay làm lạnh- Cây Atisoo lá tròn, tươi hay làm lạnh- Cây Atiso là tròn, từ ngày 1/7 tới ngày 31/10

74

Page 75: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0709 20 000709 30 000709 40 000709 510709 60 100709 70 000709 90 100709 90 200709 90 40 0709 90 50

0710 10 000710 21 000710 22 000710 29 000710 30 000710 80 100710 80 510710 80 610710 80 690710 80 800710 80 950710 90 00

0711 10 000111 20 10

0711 30 000711 40 000711 90 400711 90 600711 90 90

0712 20 000712 30 000712 90 300712 90 50

0802 11 900802 21 000802 22 000802 40 000803 00 110803 00 900804 200804 30 00

Cũ 0805 20 10Cũ 0805 20 30Cũ 0805 20 50Cũ 0805 20 70Cũ 0805 20 90Cũ 0806 10 100806 10 930806 10 95

- Măng tây- Cà dái dê (cà tím)- Cần tây- Nấm- Hạt tiêu ngọt- Rau bina, rau bina New Zealand và rau bina trồng làm cảnh- Các loại rau làm salad, không thuộc loại râu diếp Lactuca sativa và Cichorium spp- Củ cải đường trắng chard và cardoon- Nụ bạch hoa giầm- Rau thì làRau (chưa nấu hoặc đã nấu chín bằng hơ hoặc đun trong nước) đông lạnh- Khoai tâyCác loại rau leguinious

- Rau bina, loại rau bina New Zealand và rau bina trồng làm cảnh- Quả ô liu- Hạt tiêu ngọt- Nấm

- Hoa atisô- Loại khác- Các loại hỗn hợp rauCác loại rau được bảo quản tạm thời, nhưng không phù hợp cho việc sử dụng ngay trong tình trạng đó- Các loại hành- Quả ôliu, dùng trong những mục đích khác ngoài việc sản xuất dầu- Nụ bạch hoa giầm- Dưa chuột và dưa chuột ri- Nấm

- Các loại hỗn hợp rauRau khô, nguyên mớ, đã cắt, xay thành dạng bột, nhưng không được chế biến thêm- Các loại hành- Nấm và nấm đất- Cà chua- Cà rốtCác loại hạt khác, tươi hoặc khô, có vỏ hay đã bóc vỏ- Quả hạnh đào, có vỏ và không có vị đắng- Quả phỉ hay hạt phỉ loại Corylus

- Hạt dẻ loại Castanea spp- Quả chuối lá, tươi- Quả chuối, bao gồm cả lá chuối, đã sấy khô- Quả sung, tươi hay đã sấy khô- Quả dưa, tươi hay đã sấy khôQuả chanh, tươi hay đã sấy khô- Quả quýt, cam nhỏ, các loại giống chanh, cam, bưởi- Từ ngày 1/3 đến ngày 31/10

Các loại nho tươi, từ ngày 1/1 đến 20/7 và từ 21/9 đến 31/12- Từ ngày 1/1 tới ngày 14/7- Từ ngày 15/7 tới ngày 31/10

75

Page 76: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0806 10 97

0808 20 110806 20 120806 20 18

0806 20 910806 20 980807 11 000807 19 00

0808 10 10

0808 20 10Cũ 0808 20 500808 20 90

Cũ 0809 10 00Cũ 0809 20 95Cũ 0809 30 10Cũ 0809 30 90Cũ 0809 40 05

0810 10 050810 10 800810 20 900810 300810 40 500810 50 000810 90 40

0811 20 11

0811 20 310811 20 390811 20 59

0811 90 110811 90 19

0811 90 80

0812 10 000812 20 000812 90 100812 90 200812 90 500812 90 60

- Từ ngày 1/11 tới ngày 31/12Các loại nho khô- Trong các hộp có trọng lượng tịnh vượt quá 2 kg-- Nho Hy Lạp-- Nho Sultanas (không hột, khô)-- Loại khác-- Loại khác-- Nho Hy Lạp-- Lọai khác- Các loại quả dưa (bao gồm cả dưa hấu) tươi

Táo, lê, quả mộc qua, tươi- Táo nấu rượu, hàng rời, từ ngày 16/9 tới ngày 15/12- Các loại lê -- Các loại lê nấu rượu, hàng rời, từ ngày 1/8 tới ngày 31/12- Các loại lê khác từ ngày 1/5 tới ngày 30/6- Các quả mộc quaQuả mơ, quả đào, quả anh đào (bao gồm cả quả xuân đào), quả mận và quả mận gai, tươi- Quả mơ, từ ngày 1/1 tới ngày 31/5 và từ 1/8 tới 31/12- Các loai quả anh đào, không thuộc loại chua từ 1/1 tới 20/5 và từ 11/8 tới 31/12- Từ ngày 1/1 tới ngày 10/6 và từ 1/10 tới 31/12- Các loại quả đào, bao gồm cả quả đào xuân- Các loại quả mận, từ ngày 1/1 tới ngày 10/6 và từ 1/10 tới 31/12Các loại quả khác, tươi- Quả dâu-- Từ ngày 1/1 tới ngày 30/4-- Từ ngày 1/8 tới ngày 31/12- Quả mâm xôi, quả dâu tằm, và loganberries- Quả lý gai, quả lý chua trắng, đỏ và đen- Quả thuộc các loại Vaccinium macrocarpon và Vaccinium corymbosum- Quả Kiwi- Quả lạc tiên, quả carambola và quả pitahayaQuả và các loại hạt, chưa nấu chín hoặc đã nấu chín bằng cách sử dụng hơi hay đun sôi trong nước, đã đông lạnh có hay không có thêm đường hoặc có chất làm ngọt bổ xung khác- Quả mâm xôi, quả dâu tằm, quả loganberries, quả lý gai, quả lý chua trắng, đỏ hay đen có chứa thêm đường hay các chất làm ngọt bổ xung khác--- Với hàm lượng đường vượt quá 13% trọng lượngCác loại khác--- Quả mâm xôi---Các loại trái mâm xôi--- Quả mâm xôi và quả dâu tằm- Các loại quả khác:-- Có chứa thêm đường hoặc các chất làm ngọt bổ xung khác--- Có hàm lượng đường vượt quá 13% trọng lượng---- Các loại quả và hạt nhiệt đới---- Các loại khác-- Các loại khác:--- Các loại quả anh đào, không thuộc loại anh đào chua (Prunus cerasus)Các loại quả và được bảo quản tạm thời nhưng không phù hợp cho việc tiêu dùng ngay trong tình trạng đó:- Quả anh đào- Quả dâu tây- Quả mơ- Quả cam- Quả mâm xôi- Quả mâm xôi

76

Page 77: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0812 90 70

0813 10 000813 20 000813 30 000813 40 00

0813 50 190813 50 910813 50 990904 20 101108 20 0015071512

1514

1520 00 00

1604 13 111702 50 001704 10 11

1806 10 30

1806 10 90

1806 20 10

1806 20 30

1806 20 50

1902 11 001902 191904 20 10

2001 10 002001 20 002001 90 502001 90 652003

2004 10 102004 10 99

2004 90 102004 90 50

- Quả ổi, quả xoài, quả măng cụt, quả me, đào lộn hột, quả vải, quả mít, hồng xiêm, quả lạc tiên, carambola, pitahaya và các loại hạt nhiệt đới.Quả không, không thuộc số 0801 tới 0806, hỗn hợp các loại hạt và quả khô của chương này- Quả mơ- Quả mận khô - Quả táo- Quả đào, bao gồm cả quả đào xuân- Các loại hỗn hợp-- Các loại salad quả khô, không thuộc số 0801 tới 0806, có chứa cả loại mận khô-- Các loại hỗn hợp khác

- Hạt tiêu ngọt, dạng khô, không ép không nghiềnInulinDầu đậu nành và các thành phần của nó, không thay đổi về mặt hoá chấtHạt hoa hướng dương, dầu hạt cotton và phần vụn của nó không thay đổi thành phần hoá chấtCây cải dầu, dầu colza, dầu mù tạt và các thành phần của nó, không bị thay đổi thành phần hoá chấtGlycerol, dạng thô, nước glycerol và nước kiềm glycerolCá được chế biến hay bảo quản, nguyên con hay thành khúc nhưng không băm nhỏ- Cá mòi trong dầu ôliuĐường fructose nguyên chất ở dạng cứngKẹo cao su, có bọc đường hoặc không, có ít hơn 60% trọng lượng đường sucrose (bao gồm cả đường đảo được thể hiện như đường sucrose) dạng dảiSôcôla và các loại chế biến thực phẩm khác có chứa cả bột cacao- Bột cacao, có chứa thêm đường hay các chất làm ngọt bổ xung khác-- Chứa 65% trọng lượng hoặc nhiều hơn là đường sucrose (bao gồm cả đường đảo được thể hiện như đường sucrose)- Các loại thành phẩm chế biến ở dạng khối, tấm hay thanh có trọng lượng lớn hơn 2 kg hoặc ở dạng lỏng, bột nhão, bột, hạt hay ở dạng khối rời trong các container hay bao bì dùng ngay, có khối lượng chứa bên trong vượt quá 2 kg-- Có chứa 31% trọng lượng hoặc nhiều hơn là bơ cacao hay chứa một trọng lượng tổng hợp 31% hay nhiều hơn là bơ cacao và sữa béo-- Có chứa một trọng lượng tổng hợp lớn hơn hoặc bằng 25% nhưng nhỏ hơn 31% là bơ cacao hoặc chất béo của sữa-- Các loại khác có chứa nhiều hơn hay bằng 18% theo trọng lượng là bơ cacao; Bánh bata chưa nấu, không nhồi hay ngược lại đã chế biến- Có chứa trứng- Các loại nhân khácChế biến loại bánh Musli trên nền bột ngũ cốc chưa nướngCác loại rau, quả, hạt và những phần khác ăn được của cây, được chế biến hay bảo quản bằng giấm, hoặc bằng axid axeticDưa chuột hay dưa chuột ri- Hành- Nấm- Quả ôliuCác loại nấm và nấm cục, được chế biến hay bảo quản không phải bằng giấm hay bằng axid axeticCác loại rau khác, được chế biến hay bảo quản không phải bằng giấm hay bằng axid axetic, không thuộc loại số 2006- Các loại khoai-- Đã nấu chín, hoặc ngược lại chưa chế biến-- Không tồn tại dưới dạng bột, bột xay chưa mịn hoặc bông- Các loại rau khác hoặc các loại hỗn hợp ra-- Bột ngũ cốc ngọt (Zea mays var saccharata)-- Đậu hà lan (Pisum sativum) và các hạt đậu chưa chín thuộc loại Phaseolus spp có vỏ

77

Page 78: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2004 90 912004 90 98

2005 10 002005 202005 40 002005 51 002005 59 002005 60 002005 80 00

2006 00 312006 00 352006 00 38

2007 10 10

2007 91

2008 20 512008 20 592008 20 712008 20 792008 20 912008 20 99

2008 30 11

2008 30 312008 30 39

2008 30 512008 30 55

2008 30 59

2008 30 75

2008 30 792008 30 912008 30 99

2008 40 11

-- Các loại hành đã nấu chín hoặc ngược lại đã chế biến-- Các loại khác bao gồm cả các hỗn hợpCác loại rau khác, đã chế biến hay đã bảo quản không phải bằng giấm hay axid axetic, không đông lạnh không thuộc nhóm sản phẩm số 2006- Các loại rau thuần nhất- Các loại khoai- Đậu Hà Lan- Hạt đậu loại Vigna spp, Phaseolus spp

Măng tây- Bột ngũ cốc ngọt (Zea mays var saccharata)Các loại rau, hạt, quả, vỏ quả và các phần khác của cây được bảo quản bằng đường (đã rút nước, được làm lạnh hay được bọc đường)- Có hàm lượng đường vượt quá 13% về trọng lượng-- Quả anh đào- Các loại quả và hạt nhiệt đới-- Các loại khácMứt , nước quả, mứt quả nghiền, quả hay hạt hầm nhừ và bột quả hay hạt đã được chế biến qua nấu nướng- Các loại chế biến đồng nhất với hàm lượng đường vượt quá 13% về trọng lượng- Các loại khác-- Các loại quả thuộc giống chanhQuả, hạt và các phần khác ăn được của cây, hoặc đã được chế biến hoặc đã được bảo quản, không được quy định một cách cụ thể hay được đề cấp tới ở những chỗ khác- Quả dứa-- Không chứa rượu mạnh bổ sung

- Các loại quả thuộc giống chanh:-- Có chứa cồn bổ sung--- Với hàm lượng đường vượt quá 9 % về trọng lượng---- Có độ cồn thực tế theo trọng lượng không vượt quá 11,85% tổng trọng lượng--- Các loại khác---- Có độ cồn thực tế theo trọng lượng không vượt quá 11,85% tổng trọng lượng---- Các loại khác-- Không chứa cồn bổ sung--- Có chứa đường bổ sung, trong các bao gói dùng ngay với trọng lượng tịnh vượt quá 1 kg---- Các thành phần của quả nho---- Quả quít ( bao gồm loại vàng sẫm da cam hoặc quả quất), cam nhỏ, wilkings và các loại giống chanh tương tự---- Các loại khác--- Có chứa đường bổ sung, trong túi đóng dùng ngay với trọng lượng tịnh không vượt quá 1 kg---- Các loại quít ( kể cả quất và quýt giấy); quít ngọt, quít vỏ dày và các loại cây lai thuộc họ cam chanh tương tự.---- Các loại khác--- Không ngâm đường- Các loại lê-- Lê ngâm rượu:--- Đóng gói,có trọng lượng tịnh trên 1 kg---- Không thuộc loại có hàm lượng đường vượt quá 13% trọng lượng----- Nồng độ cồn thực tế không vượt quá 11,85%

78

Page 79: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2008 40 212008 40 29

2008 40 39

2008 60 11

2008 60 312008 60 392008 60 592008 60 692008 60 792008 60 99

2008 70 112008 70 312008 70 392008 70 59

2008 80 11

2008 80 312008 80 39

2008 80 502008 80 70

2008 80 912008 80 99

2008 92 97

2008 92 98

2008 99 23

2008 99 252008 99 26

2008 99 28

2008 99 36

---- Các loại khác----- Nồng độ cồn thực tế không vượt quá 11,85%---- -Các loại khác-- Đóng gói, trọng lượng tịnh không quá 1 kg--- Không thuộc loại có hàm lượng đường vượt quá 15% trọng lượng- Các loại anh đào:-- Ngâm rượu :--- Không thuộc loại có hàm lượng vượt quá 9% trọng lượng---- Nồng độ cồn thực tế dưới 11,85%--- Các loại khác---- Nồng độ cồn thực tế dưới 11,85%---- Các loại khác-- Không ngâm rượu ( trừ anh đào chua - Prunus cerasus)

- Các loại anh đào-- Ngâm rượu:

-- Không thuộc loại có hàm lượng đường vượt quá 15% trọng lượng - Các loại dâu tây:-- Ngâm rượu :--- Hàm lượng đường trên 9% trọng lượng---- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%--- Các loại khác:---- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%--- Các loại khác:-- Không ngâm rượu--- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh trên 1 kg--- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh không quả trên 1 kg--- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh ---- Từ 4,5 kg trở lên----- ít hơn 4,5 kg- Các loại hỗn hợp bao gồm khác không thuộc tiểu mã 2008 19-- Các loại hỗn hợp:--- Không ngâm rượu---- Không ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh ----- Dưới 4,5kg ------ Các loại hoa quả nhiệt đới (kể cả loại hỗn hợp quả trong đó các loại hoa quả và hạt nhiệt đới chiếm từ 50% khối lượng trở lên )------ Các loại khác-- Các loại khác--- Ngâm rượu---- Các loại nho, không kể các loại có hàm lượng đường trên 13% khối lượng---- Các loại khác----- Hàm lượng đường trên 9% khối lượng------ Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%------- Lạc tiên và các loại ổi------- Xoài, măng cụt, đu đủ, me, đào lộn hột, vải, mít, hồng xiêm, pitahaya và carambola------- Các loại khác----- Các loại khác----- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%------- Hoa quả nhiệt đới

79

Page 80: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2008 99 432008 99 452008 99 46

2008 99 532008 99 552008 99 612008 99 62

2008 99 68

2008 99 722008 99 742008 99 792008 99 99

2009 11 192009 11 912009 11 99

2009 19 19

2009 19 91

2009 20 192009 20 912009 20 99

2009 30 192009 30 312009 30 392009 30 512009 30 552009 30 592009 30 912009 30 952009 30 99

2009 40 192009 40 302009 40 912009 40 932009 40 99

2009 70 192009 70 302009 70 912009 70 932009 70 99

--- Không ngâm rượu---- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh trên 1 kg----- Nho các loại----- Mận và mận khô----- Quả lạc tiên, ổi và me----- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh trên 1 kg----- Các loại nho----- Mận và mận khô----- Quả lạc tiên, ổi và me----- Xoài, măng cụt, đu đủ, me, đào lộn hột, vải, mít, hồng xiêm carambola và pitahaya----- Các loại khác---- Không ngâm đường:---- Mận và mận khô

Các loại khácNước ép trái cây (kể cả rượu nho) và nước ép từ các loại rau, không lên men và không ngâm rượu- Nước cam:-- Nước cam ướp lạnh--- Có tỷ trọng cao hơn 1,33g/cm3 ở 20 độ C---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Có tỷ trọng không vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C-- Không đông lạnh--- Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Có tỷ trọng không vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh và hàm lượng đường trộn thêm vào chiếm trên 30% trọng lượng.- Nước bưởi

- Nước ép từ các loại hoa quả thuộc họ cam chanh khác-- Có tỷ trọng cao hơn 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

- Nước dứa-- Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

- Nước táo-- Loại có tỷ trọng cao hơn 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Loại có tỷ trọng không vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

- Nước ép trái cây của các loại hoa quả hoặc rau đơn khác-- Loại có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Nước lê:

80

Page 81: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2009 80 192009 80 502009 80 612009 80 63

2009 80 69

2009 80 73

2009 80 832009 80 84

2009 80 86

2009 80 972009 80 99

2009 90 19

2009 90 29

2009 90 39

2009 90 412009 90 492009 90 512009 90 592009 90 712009 90 732009 90 792009 90 922009 90 942009 90 952009 90 962009 90 972009 90 982102 10 312102 10 39

2202 90 91

2206 00 102207

2209 00 112209 00 192307 00 19

2308 90 19

---- Có giá trị trên 22 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh, có chứa đường bổ xung---- Có giá trị trên 18 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh, có chứa đường bổ xung---- Các loại khác----- Có hàm lượng đường pha thêm vào 30% khối lượng------ Có hàm lượng đường pha thêm vào không quá 30% khối lượng---- Không pha đường--- Các loại khác---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh, có pha đường----- Nước ép từ các loại trái cây vùng nhiệt đới--- Các loại khác:----- Hàm lượng đường pha thêm vào 30% khối lượng------ Nước ép từ quả lạc tiên và ổi------ Các loại xoài, măng cụt, đu đủ, me, đào lộn hột, vải, mít, hồng xiêm, carambola và pitahaya------ Các loại khác--- Không pha đường------ Nước ép từ các loại trái cây vùng nhiệt đới:------ Các loại khác- Nước hoa quả hỗn hợp-- Có tỷ trọng trên 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Hỗn hợp của nước táo và nước lê---- Có giá trị trên 22 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Các loại khác ---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh- Loại có tỷ trọng không quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Hỗn hợp của nước táo và nước lê---- Có giá trị trên 18 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh và có hàm lượng đường pha thêm vào cao hơn 30% trọng lượng--- Không phải lượng nước ép hỗn hợp của táo và lê

Các loại men sống- Các loại men bánh mìCác loại nước và đồ uống không cồn khác, không kể nước ép từ các loại rau quả và trái cây thuộc mục số 2009- Có chứa ít hơn 0,2% chất béo thu được từ các sản phẩm thuộc các mục từ số 0401 đến 0404 so với trọng lượngPiquetteRượu etylen chưa bị biến tính, có nồng độ cồn 80% hoặc lớn hơnRượu etylen và các loại rượu khác đã bị biến tính ở bất kỳ nồng độ nàoDấm rượuBã rượu- Có nồng độ cồn trên 7,9% và hàm lượng chất nguyên chất không ít hơn 25% so với khối lượngCác loại bã rau, sản phẩm phụ từ rau, rau bỏ đi dùng làm thức ăn cho gia súc, không được xác định hay đề cập đến ở mục khác, bã rượu nho-- Có nồng độ trên 4,3% và hàm lượng chất nguyên chất không ít hơn 40% so với trọng lượng

81

Page 82: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2401 10 102401 10 202401 10 412401 10 602401 20 102401 20 202401 20 412401 10 602401 20 703823 70 00Chương 50Chương 51Chương 52Chương 53Chương 54Chương 55Chương 56

Chương 57Chương 58Chương 59

Chương 60Chương 61Chương 62Chương 637202

Thuốc lá chưa qua chế biến, thuốc lá chế biến- Các loại thuốc lá không có cọng (cuống)

- Thuốc lá một phần hoặc toàn bộ không có cuống

Mỡ công nghiệpTơ tằm, không kể các sản phẩm thuộc tiểu mã 5001 00 00 và 5002 00 00Len, lông động vật mịn hoặc thô, sợi ni lông vàlen đệtBông, không kể các sản phẩm thuộc tiểu mã 5203 00 00Các loại vải thực vật, sợi giấy ni lông và len dệtSợi nhân tạoSợi nhân tạoĐồ lót bằng bông hoặc len, nỉ và không dệt, ni lông đặc biệt, sợi xe, thừng chão, dây thừng, thảm và các sản phẩm của nóThảm và các loại trải sàn khácCác loại sợi dệt đặc biệt, vải trần, đăng ten, đồ thêu...Các loại vải nhuộm, bọc và được dát mỏng, các sản phẩm dệt hoặc sản phẩm phù hợp cho việc sử dụng trong công nghiệpCác loại sợi đan, mócĐồ mặc và các vật liệu may, đan hoặc mócĐồ mặc và các vật liệu may, không đan hoặc mócNhững sản phẩm dệt đã sửa, quần áo và đồ dệt đã sử dụng nhiều .Hợp kim sắt

Ghi chú : (1) Khi thuế hải quan bao gồm thuế tính theo giá hàng cộng với một hay nhiều loại thuế riêng thì mức ân giảm ưu đãi được giới hạn ở mức thuế tính theo giá hàng. Khi thuế hải quan bao gồm thuế tính theo giá hàng và một mức thuế tối đa hay tối thiểu thì mức ân giảm ưu đãi cũng được áp dụng tới mức tối đa hay tối thiểu nào đó.

Các sản phẩm bán nhậy cảm

Mã CN Mô tả hàng hoá

Cũ 0301 99 90

0302 21 100302 21 300302 22 000302 62 000302 63 00

Cá sống:- Trừ cá cảnh-- Các loại cá khác--- Cá nước mặn: Cá nhám góc và các loại cá nhám khác(Squalus spp), cá nhám hồi (Lamma cornubica; I surus nasus), cá bơn habibut Greenland (Rheinbardtius bioppoglossoides), cá bơn habitut Atlantic (Hippoglosus hippoglosus )Cá tươi hoặc ướp lạnh trừ cá khúc và các loại thịt cá khác ở mã 0304- Cá bơn habitutGreenland (Rheinbardtius bioppoglossoides)- Cá bơn habitut Atlantic (Hippoglosus hippoglosus )- Cá bơn sao (Pleuronedes platessa)- Cá efin (Melanogrammus aeglefinus)- Cá than (Pollachinus virens)

82

Page 83: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0302 65 500302 65 90

0302 69 330302 69 410302 69 450302 69 510302 69 850302 69 860302 69 920302 69 990302 70 00

- Cá nhám góc và các loại cá nhám khác--Cá nhám góc thuộc họ Scyliorbinus spp.-- Các loại khác- Các loại khác:-- Cá nước mặn--- Cá đỏ (Sebastes spp) trừ cá thuộc họ Sebastes marinus--- Whiting (Merlanhius merlangus)--- Cá tuyết (Molva spp)--- Cá pôlăc Alaska (Theragra chalcoramma) và cá pôlăc (Pollachius)--- Cá Whiting xanh (Micromesistius poutasou)--- Cá Whiting xanh Miền nam (Micromesistius autralis)--- Cá cusk-eel hồng (Genypterus blocodes)--- Các loại khác- Gan và trứng cá, tươi hoặc được ướp lạnhCá ướp lạnh, trừ các loại thịt cá và cá thu ở mã 0304

0303 31 10 - Cá bơn habibut Greenland (Reinhardtius hippoglossoides)0303 31 30 - Cá bơn habibut Atlantic (Hippoglossus hippoglossus) 0303 33 00 - Cá bơn (Solea spp)0303 39 10 - Cá bơn (Platichthys flesus)0303 72 00 - Cá efin (Melanogrammus aeglefinus)0303 73 00 - Cá than (Pollachius virens)0303 75 - Cá nhám góc và các loại cá nhám khác

- Các loại khác-- Cá nước mặn

0303 79 37 --- Cá đỏ (Sebastes spp) trừ cá thuộc họ Sebastes marinus--- Cá Whitting (Merlagius merlangus)--- Cá tuyết (Molva spp)--- Cá thuộc họ Orcynopsis unicolor---- Từ 1 tháng 1 đến 14 tháng 2---- Từ 16 tháng 6 đến 31 tháng 12--- Cá Whitting xanh (Micromesistius potassou hay Gadus poutassou)--- Cá Whitting xanh Miền nam (Mic romesistius australis)

0303 79 92 --- Cá grenadier xanh (Macruronus novaezealandiae)0303 79 93 --- Cá cusk-eel hồng (Genypterus blacodes)0303 79 94 --- Cá thuộc họ Peloteis flavilatus và Peltorhamphus novaezealandiae)0303 79 96 --- Các loại khác0303 80 90 - Gan cá và trứng cá ướp lạnh

Cá khúc và các loại thịt cá khác (đã băm hoặc chưa băm), tươi hoặc ướp lạnh:- Các loại thịt cá (băm hoặc chưa băm)-- Trừ cá nước ngọt

Cũ 0304 10 98 --- Trừ mang cá trích: cá nhám góc và các loại cá nhám khác (Saualus spp), cá nhám hồi (Lamna cornubica; isurus nasus), cá bơn habitut Greenland (Reibardtius hippoglossoides), cá bơn habibut Atlantic (Hippoglossus hippoglossus)Cá khúc ướp lạnh của :- Cá tuyết (Gadus morhua, Gadus macrocephalus, Gadus agac) và cá thuộc họ Boregadus saida):

0304 20 21 -- Cá tuyết thuộc họ Gadus macrocephalus0304 20 29 -- Các loại khác0304 20 31 - Cá than (Pollachius virens)0304 20 33 - Cá efin (Melanogrammus aeglefinus)

- Cá đỏ (Sabastes spp)0304 20 37 -- Trừ cá thuộc họ Sebastes marinus0304 20 41 - Cá Whitting (Melangius melangus)0304 20 43 - Cá tuyết (Molva spp)0304 20 71 - Cá bơn sao (Pleuronectes platessa)0304 20 73 - Cá bơn (Platichthys flesus)

83

Page 84: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0304 20 87 - Cá kiếm ( Xiphias gladius)Thịt cá ướp lạnh của :

0304 90 39 - Cá tuyết thuộc họ gladus ogac và cá thuộc họ Boreogadus saida0304 90 41 - Cá than (Pollachius virens)0304 90 45 - Cá efin (Melano grammus aeglefinus)0304 90 57 - Cá sư (Lọphiút spp)0304 90 59 - Cá Whitting xanh (Micromesistins poutassou hay gadus poutassou)0304 90 97 - Các loại cá nước mặn khác0305 69 50 Cá hồi Thái bình dương (Oncorhynchus nerka, Oncorhynchus Gorbuscha,

Oncorhynchus keta, Oncorhynchus masou và Oncorhynchus Rhodurus), cá hồi Đại tây dương (Salmo salar) và cá hồi Danube (Hucho hucho), ướp muối.

0306 11 - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp, Panulirus spp, Jasus spp)0306 12 - Tôm hùm (Homarus spp)

- Tôm và tôm panđan:0306 13 10 -- Thuộc họ panđan0306 13 40 -- Tôm hồng nước sâu (Parapenaeus longirostris)0306 13 50 -- Tôm thuộc họ Penaeus0306 13 80 -- Các loại tôm khác0306 14 - Cua0306 19 10 - Tôm nước ngọt0306 19 90 - Các loại khác , kể cả dưới dạn bột, viên để làm thức ăn cho người.

Các loài giáp xác, không ướp lạnh0306 21 00 - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp, Jasus spp)0306 22 - Tôm hùm (Homarus spp)0306 23 10 -- Các loại tôm và tôm thuộc họ Panđan, trừ tôm thuộc họ Crangon0306 23 900306 24 - Cua

- Các loại khác, kể cả dưới dạng bột, viên:0306 29 10 -- Tôm nước ngọtcũ 0306 29 90 -- Puerulus spp

Các động vật thân mềm, có vỏ hoặc không, các động vật biển không xương trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi ướp lạnh, đông lạnh, phơi khô, ngâm muối, các động vật biển không xương dưới dạng bột, viên trừ động vật giáp xác; có thể tiêu dùng được:- Các loại sò

0307 10 90 -- Sò, trừ sò dẹt (thuộc họ ostrea), sống và có trọng lượng cả vỏ không quá 40g/con0307 21 00 - Điệp thuộc họ Pecten, Chlamys hay Placopecten0307 290307 31 90 - Con trai (Perma spp):0307 39 900307 41 10 - Mực (Sepia officinalis, Rossia macrosoma, Sepiola spp), sống, tươi hoặc ướp lạnh0307 41 99 - Mực ống trừ loại Loligo spp hay Ommastrephes sagittatus, sống, tươi hoặc ướp lạnh0307 49 01 - Mực (Sepia officinalis, Rossia macrosoma, Sepiola spp) ướp lạnh0307 49 110307 49 180307 49 71 - Các loại mực và mực ống khác, trừ loại ướp lạnh 0307 49 99 -- Mực (Sepia officinalis, Rossia macrosoma, Sepiola spp) phơi khô hoặc ngâm muối0307 51 00 - Bạch tuộc (Octopus spp):0307 59 Các loại khác:0307 91 00 - Sống tươi hoặc ướp lạnh

- Các loại khác ướp lạnh:0307 99 13 -- Striped venus và các loại khác thuộc họ veneridae0307 99 18 -- Các loài sống dưới nước không xương sống khác0307 99 90 - Các loại khác, trừ loại ướp lạnh0410 00 00 Các mặt hàng ăn được có nguồn gốc từ động vật, chưa được đề cập đến ở những mục

khác.0602 10 90 Cành giâm không có rễ, không phải của các loại cây leo

84

Page 85: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Các thực vật ngoài trời:- Các loại cây bụi, trừ các loại cây rừng:

0602 90 45 -- Cành giâm có rễ và cây non.0603 10 15 Phong lan nhánh, tươi, từ 1 tháng 6 đến 31 tháng 10

Tán lá và các bộ phận khác của thực vật, không có hoa hoặc nụhoa; có rêu và địa y dùng để bó hoa hoặc trang trí:

0604 10 90 - Rêu và địa y, trừ rêu tuần lộc- Các loại khác, tươi:

0604 91 21 -- Các loại cây Noel tươi:0604 91 290604 91 49 --- Cành cây hình nón trừ cành linh sam Nordmann (Abies nordmannianna, stev spach)

và linh sam noble (Abies procera Rhed)0604 91 90 --- Các loại khác tươi0802 12 90 Quả hạnh, bóc vỏ, tươi hoặc khô trừ hạn đắng0802 31 00 Quả óc chó cả vỏ, tươi hoặc khô

Lê tàu, tươi hoặc sấy khô:0804 40 20 - Từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 50804 40 95 - Từ 1 tháng 12 đến 31 tháng 50805 40 Bưởi tươi hoặc sấy khô

Hoa quả và hạt, đã hấp, luộc hoặc chưa được hấp, luộc, để lạnh có thể có ngâm đường và các chất làm ngọt khác hoặc không:

0811 20 90 - Quả lý chua, quả lý gai, loganberry0811 90 31 - Các loại khác, có hàm lượng đường không quá 13% trọng lượng0811 90 39 - Không ngâm đường hay các chất làm ngọt khác:0811 90 85 -- Hoa quả và hạt nhiệt đới0811 90 95 -- Các loại khác0812 90 40 Hoa quả thuộc họ Vaccinium myrtillus, được bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay

đượcHoa quả sấy khô, trừ các loại từ mã 0801 đến 0806:

0812 40 50 - Đu đủ0813 40 70 - Đào lộn hột, mít, mận hậu, hồng xiêm, quả lạc tiên, calambora và pitahaya0813 40 95 - Các loại khác

- Salad hoa quả làm từ hoa quả sấy khô, trừ các loại từ mã 0801 đến 0806:0813 50 12 -- Không có mận khô0813 50 150813 50 31 - Các loại hỗn hợp của loại sấy khô từ mã 0801 và 08020813 50 390901 21 00 Cà phê đã rang0901 22 000905 00 00 Quả vani0907 00 00 Hành, tỏi (cả củ và lá)0910 40 13 Húng tây trừ húng tây dại, chưa nghiền ép0910 40 19 Húng tây đã nghiền ép0910 40 90 Lá nguyệt quế0910 91 90 Các loại hỗn hợp của các cây gia vị, nghiền ép0910 99 99 Các loại gia vị khác, đã nghiền ép, trừ loại hỗn hợp1209 21 00 Hạt cỏ linh lăng

Hạt của các loại cỏ, trừ hạt củ cải đường:1209 29 80 - Các loại khác1209 30 00 Hạt của các loại thảo mộc được trồng để lấy hoa1209 91 Hạt của các loại rau1209 99 91 Hạt của các loại thực vật được trồng để lấy hoa trừ các loại ở tiểu mã số 1209 30 001209 99 99 Các loại hạt khác

Dầu cọ chưa bị thay đổi thành phần hóa học:1511 10 90 - Dầu chưa tinh lọc, được sử dụng trong công nghiệp chứ không phải để chế biến thực

phẩm1511 90 - Các loại khác

85

Page 86: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

1513 11 Dầu chưa tinh lọc1513 21 Dầu hạt cọ và dầu babassu chưa tinh lọc1521 90 99 Sáp ong và các loại sáp côn trùng khác đã được tinh chế1603 00 10 Các chất chiết xuất và nước ép từ thịt cá hay các loài giáp xác, động vật thân mềm và

các động vật sống dưới nước không xương sống khác , được đóng gói với trọng lượng tịnh không quá 1 kg.Cá đã được chế biến hoặc bảo quản, nguyên hoặc khúc nhưng chưa băm nhỏ:

1604 15 90 - Cá thu thuộc họ Scomber australasicus1604 19 92 - Cá tuyết (Gadusmorhua, Gadusogac, Gadusmacrocephalus)1604 19 93 - Cá than (Pollachius virens)1604 19 94 - Cá hake (Merluccius spp., Urophycis spp)1604 19 95 - Cá polăc Alaska (Theragra chalcogramma) và cá polăc (Polachius)1604 19 98 - Các loại khác

Các loại cá đã chế biến hoặc bảo quản khác:Cũ 1604 20 90 - Cá than hun khói, cá trích cơm, cá thu (Sprattus sprattus) và cá thu thuộc họ Scomber

australasicus, cá mút đá, đã băm nhỏ1604 30 Trứng cá muối và các loại thay thế trứng cá muối

Các động vật giáp xác, động vật thân mềmvà các động vật sống dưới nước không xương sống khác, đã được chế biến hay bảo quản:

1605 10 00 - Cua1605 20 - Các loại tôm và tôm panđan1605 30 90 - Tôm hùm1605 40 00 - Các loại động vật giáp xác khác1605 90 11 - Trai (Mytilus spp, Perna spp), đóng trong hộp kín hơi1605 90 19 - Trai (Mytilus spp, Perna spp), trừ loại đóng trong hộp kín hơi1609 90 30 - Các động vật thân mềm khác trừ trai1805 00 00 Bột cocoa, không trộn đường hoặc các chất làm ngọt khác.

Bột cocoa, có trộn đường hoặc các chất làm ngọt khác:1806 10 15 - Không có đường sucroza hoặc hàm lượng đường sucroza ít hơn 65% trọng lượng bao1806 10 20 gồm cả đường đảo thể hiện như đường sucroza) hoặc iso sucroza thể hiện như đường sucroza1902 20 10 Pasta nhồi trong đó cá, các loài giáp xác, thân mềm và các động vật sống dưới nước

không xương sống khác chiếm hơn 20% trọng lượng.Rau, hoa quả và hạt và các bộ phận ăn được của thực vật được chế biến và bảo quản bằng dấm hoặc axit acetic:

2001 90 20 - Hoa quả thuộc họ Capsicum trừ hạt tiêu ngọt và pimentoes2001 90 60 - Hạt cọ2006 00 91 -- Hoa quả và hạt nhiệt đới2006 00 99 -- Các loại khác

- Mứt, nước hoa quả nấu đông, mứt cam, súp hoa quả hoặc hạt nghiền nhừ, bột nhão làm từ hoa quả và hạt:- Trừ loại có hàm lượng đường trên 13% trọng lượng:

2007 10 91 -- Làm từ một loại nguyên liệu duy nhất không trộn lẫn với các lọai khác2007 10 99 Hoa quả, hạt và các bộ phận ăn được của thực vật chưa được chế biến hoặc bảo quản:2008 19 - Các loại hạt, chưa xay hoặc nghiền2008 91 00 - Hạt cọ

- Các loại hỗn hợp :-- Ngâm rượu:--- Có hàm lượng đường hơn 9% trọng lượng :

2008 92 12 ---- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%2008 92 142008 92 32 --- Có hàm lượng đường không quá 9% trọng lượng2008 92 342008 92 362008 92 38 -- Không ngâm rượu, không ngâm đường:2008 92 932008 92 942008 92 96

86

Page 87: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2008 99 11 - Gừng ngâm rượu2008 99 19 --- Có hàm lượng đường không quá 9% trọng lượng:2008 99 38 ---- Nồng độ cồn thực tế quá 11,85%2008 99 40 - Không ngâm rượu, có ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh hơn 1kg:2008 99 47 --- Trừ gừng, nho, mận, mận khô, lạc tiên, ổi, me2008 99 49 Nước ép của các loại hoa quả đơn và rau đơn, chưa làm lên men:

- Có tỷ trọng hơn 1,33g/cm3 ở 20o C:2009 80 36 - Có giá trị hơn 30 EURO/100kg trọng lượng tịnh2009 80 38 - Có tỷ trọng không quá 1,33g/cm3 ở 20o C:2009 80 71 Nước anh đào, có giá trị trên 30 EURO/100kg trọng lượng tịnh, có pha thêm đường

- - Các loại khác, có giá trị không quá 30 EURO/100kg trọng lượng tịnh2009 80 88 --- Có hàm lượng đường pha thêm không quá 30% trọng lượng2009 80 892009 80 96 -- Nước anh đào, không pha thêm đường2101 11 11 Các chất chiết xuất từ cà phê và các sản phẩm được chế biến từ các chất chiết xuất càphê2102 30 00 Bột làm bánh đã chế biến2302 50 00 Cám, tấm và các laọi bã của các thực vật thuộc họ đậu thu được từ việc xay, sàng và các

công việc tương tự2309 10 90 Thức ăn bán lẻ dành cho mèo, không chứa bột, glocoza, nước siro glocoza và

maltodextrine ở các tiểu mã 1702 30 51 tới 1702 30 99, 1702 40 90, 1702 90 50 và 2106 90 55 hoặc các sản phẩm sữa.Các thức ăn dành cho động vật khác:

2309 90 91 - Lõi củ cải đường trộn mật2309 90 93 - Premixtures2309 90 95 - Các loại khác2309 90 97 Thuốc lá chưa chế biến2401 10 30 - Thuốc lá chưa tước cọng/cuống2401 10 492401 10 502401 10 802401 10 902401 20 30 - Thuốc lá đã được tước cọng/cuống/1phần hoặc toàn bộ2401 20 492401 20 502401 20 502401 20 802401 30 00 - Phần bỏ đi của thuốc lá2402 10 00 Thuốc lá điếu, xì gà có chứa thuốc lá2815 Natri hydroxit (hợp chất của Natri); Kali hydrôxit (hợp chất của kali); Hydrôperoxit của

Natri hoặc kali2825 10 00 Hydrazine và hydrôxylamine và các loại muối vô cơ của chúng2827 32 00 Nhôm Clorua2834 10 00 Nitrit2904 20 00 Dẫn xuất của Hydrôcacbon, chỉ bao gồm nitơ hoặc các nhóm thuộc nitroso2914 22 00 Cyclohexanone, Metylacyclohexanone2916 11 10 Axít acrylic2916 14 Este thuộc axit metan crylic2917 12 10 Axit Adipic, và các loại muối của nó2917 14 00 Anhydrit maleic2917 32 00 Dioctyl orthophthalates2917 35 00 Anhydrit Phthalic2918 21 00 Axít salicylic và các loại muối của nó2918 29 10 Axít xunfosalicylic, Axít hydronaphthoic; các loại muối và este của nó2924 10 00 Các Amit acyclic (Bao gồm các acyclic carbamates) và các chế ohẩm của nó; các muối

của nó.2924 21 Urê và các chế phẩm của nó; các loại muối từ uree2924 29 90 Các hợp chất khác của carboxyamide- function

87

Page 88: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2927 00 00 Các hợp chất diazo-, azo- hoặc azoxy2929 10 Isocyanates2930 40 90 Methionine other than methionine (INN)2930 90 70 Các hợp chất organo-sulphur, ngoại trừ các sản phẩm từ các tiểu mã từ 2930 90 12 đến

2930 90 502940 00 90 Đường, hóa học nguyên chất, ngoại trừ đường mía sucroza, đường sữa lactoza, mantoza,

glucoza và fructoza; đường ê te và các loại muối của chúng, ngoại trừ các sản phẩm trong tiểu mã số 2937, 2938 hoặc 2939.

3204 Chất tổng hợp hữu cơcó mầu, đã được xác định là chất hóa học hoặc chưa; so sánh theo các chi tiết ở mục 3 trong chương này, dựa trên cơ sở Chất tông hợp hữu cơ có mầu, các sản phẩm hữu cơ tổng hợp là loại được sử dụng như các tác nhân huỳnh quan chiếu sáng, đã hoạc chưa được xác định về mặt hóa học

3507 Các enzim; các enzim đã sử lý chưa hoặc nằm trong các mục ở trên3906 10 00 Polymethyl methacrylate3907 10 00 Polyacetals3908 Polyamides dưới dạng căn bản4010 Băng tải hoặc dây curoa hoặc dây lưng bằng cao su lưu hóaCũ 4106 Da dê hoặc dê con thuộc, không có bộ lông, trừ da thuộc của mã số 4108 hoặc 4109, bao

gồm các sản phẩm của tiểu mã 4106 11 90, 4106 12 00 và 4106 19 004202 Hòm, vali, ví đựng đồ trang điểm, cặp làm việc, cặp tài liệu, cặp đeo vai của học sinh,

hộp đựng ống nhòm, hộp đựng máy camera, hộp đựng các dụng cụ âm nhạc, bao đựng súng thể thao, súng ngắn và các hộp tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ vệ sinh, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ, ví cầm tay, ví đựng tiền, hộp đựng bản đồ, hộp đựng xì gà, hộp đựng thuốc lá, túi đựng dụng cụ cầm tay, túi thể thao, hộp ủ chai, hộp đựng đồ nữ trang, hộp đựng bột, hộp đựng dao kéo và các loại hộp tương tự, bằng da hoặc các bộ phận bằng da, tấm lót bằng plastic, bằng các nguyên liệu dệt, bằng các sợi lưu hóa học hoặc bằng giấy bồi, hoàn toàn hoặc phần lớn bọc bằng những nguyên liệu như vậy hoặc bằng giấy

4204 00 Các vật phẩm bằng da, hoặc có bộ phận bằng da, loại sử dụn trong máy móc hoặc các thiết bị cơ khí hoặc cho các công việc kỹ thuật khác.

4205 00 Các vật phẩm khác bằng da, hoặc có bộ phận bằng daCũ Chương 46 Gia công các sản phẩm từ rơm, cỏ hoặc các chất liệu tương tự khác; đồ song mây và đồ

làm bằng liễu gai, bao gồm các sản phẩm được đề cập đến ở phần 2Chương 66 Ô, ô che nắng, gậy chống để đi bộ, nạng, roi da, tay cầm roi da cưỡi ngựa và các phần

của nóCũ Chương 69 Các sản phẩm gốm, bao gồm các sản phẩm được đề cập đến ở phần 2Cũ Chương 70 Thủy tinh và các đồ dùng thủy tinh, bao gồm các sản phẩm được đề cập đến ở phần 27117 Đồ nữ trang mỹ kýCũ Chương 73 Các vật phẩm bằng sắt hoặc thép, bao gồm các sản phẩm được đề cập đến ở phần 2 và 4Cũ Chương 78 Chì và các vật phẩm từ chì, bao gồm các sản phẩm của mã số 7801Cũ Chương 79 Kẽm và các vật phẩm từ kẽm, bao gồm các sản phẩm của mã số 7901 và 7903Cũ Chương 81 Các kim loại khác; kim loại gốm; các vật phẩm từ đó, bao gồm các sản phẩm đề cập đến

ở phần 2 và các sản phẩm ở tiểu mã 8101 10 00, 8101 91 10, 8102 10 00, 8102 91 10, 8104 11 00, 8104 19 00, 8107 10 10, 8108 10, 8109 10 10, 8110 00 11, 8112 20 31, 8112 30 20, 8112 91 10, 8112 91 31, 8112 91 81, 8112 91 89 và 8113 00 20.

Chương 82 Các dụng cụ làm bếp, dao kéo, thìa và đĩa, bằng kim loại ; các bộ phận làm từ kim loại Chương 83 Các vật phẩm hỗn hợp làm từ kim loại8406 Tuabin hơi nước và các tua bin hơi khác8407 Động cơ pít tông đốt trong có bộ phận đánh lửa bằng tia lửa8408 Động cơ pít tông đốt trong có bộ phận đánh lửa bằng phương pháp nén (đi-ê-sel hoặc

bán đi-ê-sel)8409 Các bộ phận phù hợp để việc sử dụng đơn lẻ hoặc phần lớn với động cơ ở mã số 8407

hoặc 8408.8415 Máy điều hoà không khí, bao gồm một quạt điều khiển mô tơ và những bộ phận thay đổi

nhiệt độ và độ ẩm, kể cả những máy không thể điều chỉnh độ ẩm một cách đơn lẻ được.ex 8418 Tủ lạnh, máy làm kem và các thiết bị làm đá hoặc làm kem khác, chạy điện hoặc cách

khác; máy bơm nhiệt khác với các máy điều hoà nhiệt độ ở mã số 8415, trừ các sản

88

Page 89: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

phẩm ở tiểu mã 8418 99.8420 Máy cán lán hoặc máy cuộn, loại trừ cho kim loại hoặc thuỷ tinh, và các trục lăn của nó.8443 Máy in bao gồm cả bầu mực in, trừ những loại ở mã số 8471; những máy móc liên quan

đến công việc in ấn8450 Các máy giặt dùng cho gia đình hoặc hiệu giặt, bao gồm các máy vừa giặt vừa sấy khô8451 Máy móc (loại trừ các máy ở mã số 8450), dùng để giặt, tẩy, vắt, sấy khô là ủi (bao

gômf cả máy ép), tẩy trắng, nhuộm, hồ, các sợi nguyên liệu dệt, vải hoặc các sản phẩm dệt và các máy cung cấp hồ cho vải nền hoặc những chất liệu hỗ trợ khác dungf trong việc sản xuất các tấm phủ sàn như vải sơn lót sàn; các máy cuộn, tháo, gấp, cắt hoặc trang trí vải.

8453 Máy dùng để chuẩn bị, thuộc hoặc gia công da sống, da hoặc da đã thuộc,hoặc dùng để làm hoặc sửa giày dép hoặc các vật phẩm khác từ da sống, da hoặc da đã thuộc, loại trừ các máy may.

8454 Lò thổi, thùng rót, khuôn đúc thỏi và máy đúc gang dùng cho việc luyện kim hoặc ở xưởng đúc kim loại.

8455 Máy cán kim loại tròn và các cuộn của nó8456 Máy công cụ gia công các sản phẩm cán nhờ sự khử vật liệu, la-de hoặc tia quang tử

(photon), siêu âm, phóng điện, tia điện tử hóa, tia ion hoặc bằng phương pháp hồ quang.8457 Trung tâm gia công, máy kết cấu (máy đơn) và máy chuyển, cho gia công kim loại8458 Máy tiện (bao gồm cả tâm quay) để khử xi kim loại8459 Máy công cụ (bao gồm máy cái di chuyển trên đường ray) để khoan, đào, nghiền, ren,

chọc lỗ bằng cách chuyển tấm kim loại chứ không dùng máy tiện (gồm cả tâm quay) thuộc mã 8458

8460 Máy công cụ cạo sạch rìa, làm sắc, nghiền, mài, làm bóng hoặc là kim loại cán tinh, cacbít kim loạithiêu kết hoặc kim loại gốm bằng những dụng cụ như đá mài, những sản phẩm đã mài mòn hoặc đánh bóng, không kể cắt khía, mài bánh răng hoặc máy gia công tinh bánh răng thuộc mã 8461 (other than gear cutting, gear grinding or gear finishing machines of heading No. 8461)

8461 Máy công cụ làm sắc, khắc khía, đục lỗ, cắt khía, mài bánh răng hoặc gia công tinh bánh răng, cưa bánh răng, cắt và những loại máy công cụ khác gia công bằng cách khử xỉ kim loại, cacbít kim loại thiêu kết hoặc kim loại gốm, đã hoặc chưa được đề cập ở trên.

8462 Máy công cụ (bao gồm máy ép) để tạo mẫu kim loại thành hình nhờ ép nén hoặc dập khuôn, các loại máy công cụ (gồm cả máy ép) để gia công kim loại bằng cách uốn cong, gập, làm thẳng, làm phẳng, chặt khoan hoặc khía; máy ép để gia công kim loại hoặc cácbua kim loại, chưa đề cập ở trên.

8463 Những máy công cụ khác để gia công kim loại hoặc kim loại gốm mà không phải khử xi vật liệu

8467 Công cụ để làm việc bằng tay, bằng hơi, bằng nước hoặc bằng động cơ không dùng điện8468 Máy móc và thiết bị hàn vảy, hàn cứng hoặc hàn có hoặc không có khả năng cắt, trừ loại

thuộc mã 8515; máy móc thiết bị cán phẳng bề mặt hoạt động bằng ga8469 Máy chữ và máy xử lý văn bản8470 Máy tính; máy thanh toán, máy đóng dấu miễn cước bưu phí, máy in vé và các máy

tương tự, kết hợp với các thiết bị tính toán; máy tính tiền8472 Các máy móc văn phòng khác(ví dụ máy nhân bản hoặc stencil duplicating machines,

máy lưu trữ thông tin, addressing machines, máy phân phối ngân phiếu tự động - automatic banknote dispensers-, máy phân loại tiền, máy đếm tiền và đóng gói, máy gọt bút chì, máy đục lỗ hoặc rập sách)

8473 Các phần và các bộ phận (trừ vỏ, hộp và các bộ phận tương tự) thích hợp cho việc sử dụng độc lập hoặc cùng với các máy móc từ mã 8469 đến 8472

8504 Máy biến thế điện, máy nắn dòng (ví dụ: máy chỉnh lưu) và các phần cảm điện8505 Nam châm điện; nam châm vĩnh cửu và các vật dự định trở thành nam châm vĩnh cửu

sau khi được từ hóa; các cái bàn cặp, các cái kẹp điện từ hoặc nam châm vĩnh cửu và các thiết bị nắm giữ tương tự; các chỗ mắc nối, các khớp ly hợp và các cái phanh điện từ; đầu nâng điện từ

Cũ 8517 Các thiết bị điện dùng cho đường dây điện thoại và dây điện báo, bao gồm các ổ cắm điện thoại cùng với các thiết bị cầm tay không dây và các thiết bị viễn thông cho hệ thống đường điện chở, trừ các sản phẩm của tiểu mã 8517 19 10

89

Page 90: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

8518 Micro và các giá đỡ của nó; loa phóng thanh, có hoặc không có giá đỡ trong tài liệu kèm theo; ống nghe điện đài, ống nghe và các micro/loa phóng thanh đi kèm; bộ khuyếch đại tần số, khuyếch đại âm thanh.

8525 Các thiết bị truyền dẫn cho điện thoại - radio, điện báo- radio, truyền thanh - radio hoặc vô tuyến, có hoặc không các thiết bị tiếp hợp hoặc ghi âm hoặc các thiết bị sao lại; máy quay phim vô tuyến, máy quay video và đầu máy quay video

8526 Các thiết bị Ra-da, các thiết bị radio trợ giúp đi biển và các thiết bị điều khiển radio từ xa

8532 Tụ điện, cố định, có thể thay đổi hoặc điều chỉnh được (điều chỉnh trước)

8536 Các thiết bị điện dùng để cắm hoặc bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để kết nối vào hoặc trong mạch điện (Ví dụ như công tắc, rơ le, cầu chì, ổ cắm, đui đèn, hộp đựng mối nối hai mạch điện), cho điện áp không quá 1000 vôn

8705 Các xe ôtô có mục đích đặc biệt, trừ các loại được thiết kế chủ yếu cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa (ví dụ: xe tải, xe cần trục, xe cứu hoả, xe trộn xi măng, xe quét đường, xe phun nước, xe bán hàng lưu động, bộ phận máy rada di động)

8714 Các phần và các bộ phận của các phương tiện giao thông từ mã số 8711 đến 87138715 00 Sườn xe trẻ con và các bộ phận của nó8716 Xe moóc kéo và toa kéo một cầu, các phương tiện giao thông khác không đẩy một cách

máy móc; các bộ phận của nóChương 89 Tàu, tàu thuỷ và các kết cấu nổi9002 Thấu kính, lăng kính, gương và các yếu tố quang học khác, của các vật liệu, có giá đỡ, là

các bộ phận để lắp ráp các dụng cụ hoặc các thiết bị , trừ các yếu tố như thủy tinh chưa được xử lý về phương diện quang học

9005 ống nhòm đôi, ống nhòm đơn, các loại kính thiên văn và các giá đỡ của nó; các dụng cụ thiên văn khác và các giá đỡ của nó, nhưng không bao gồm các dụng cụ cho vô tuyến thiên văn

9006 Máy chụp ảnh (khác với máy quay phim); đèn flát và bóng đèn nháy khác với các bóng đèn phóng tia lửa ở mã 8539

9007 Máy quay phim và máy chiếu phim, có hoặc không có thiết bị ghi âm hoặc sao chép lại kèm theo

9008 Máy chiếu hình, khác với quay phim; Máy phóng to và thu nhỏ ảnh (khác với quay phim)

9011 Kính hiển vi quang học phức hợp, bao gồm dùng để chụp ảnh hiển vi hoặc chiếu hiển vi9012 Kính hiển vi khác với kính hiển vi quang học, thiết bị nhiều xạ9014 La bàn dò tìm phương hướng; các thiết bị, dụng cụ đi biển khác9015 Đo đạc địa hình, các dụng cụ và thiết bị thủy văn học, hải dương học, thuỷ học, thời tiết

hoặc địa vật lý, trừ la bàn, tê le mét9016 00 Sự cân bằng độ nhậy cảm của 5 eg hoặc tốt hơn, có hoặc không có trọng lượng9033 00 00 Các bộ phận và các phụ tùng (không chỉ rõ hoặc bao gồm ở một nơi khác trong chương

này)cho máy móc, đồ dùng công cụ hoặc thiết bị của chương 90Cũ Chương 91 Đồng hồ và đồng hồ đeo tay và các bộ phận của nó, bao gồm các sản phẩm được đề cập

đến ở phần 2.Cũ Chương 92 Các nhạc cụ; các bộ phận và phụ tùng của các nhạc cụ, trừ các sản phẩm được đề cập

đến ở phần 2

90

Page 91: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Các sản phẩm rất nhạy cảm

Mã CN Mô tả hàng hoá0101 20 10

0301 91 900302 11 900303 21 90

0304 10 11

0304 20 110304 20 55 0304 20 560304 20 580304 20 59

0304 90 470304 90 49Cũ 0603

0701 90 51

0703 100703 90 0007040705 0706

0708

cũ 070910 000709 20 000709 30 000709 40 000709 510709 60 100709 70 000709 90 100709 90 200709 90 40 0709 90 50

0710 10 000710 21 000710 22 000710 29 000710 30 000710 80 100710 80 510710 80 610710 80 690710 80 800710 80 950710 90 00

Lừa sốngCá hồi không thuộc loại Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster:- Sống- Tươi hay làm lạnh- Ướp lạnhThịt thăn :- Của cá hồi không thuộc loại Oncorhynchus apache và Oncorhynchus chrysogaster

- Của cá hake thuộc lọai Merluccius, đông lạnh

- Của cá hake thuộc loại urophycis, đông lạnh Các loại thịt cá khác, đông lạnh :- Của cá hake thuộc loại Merluccius- Của cá hake thuộc loại UrophycisHoa đã cắt và nụ hoa thuộc loại phù hợp để bó hoặc dùng cho mục đích trang trí, ngoài các loại phong lan tươi từ ngày 01/06 đến ngày 31/10Các loại khoai tây mới, tươi hay làm lạnh từ ngày 1/1 tới ngày 15/5Hành, hẹ tây, tỏi tây và các loại rau allianceous khác, tươi hay làm lạnh- Các loại hành và hẹ tây- Tỏi tây và các loại rau allianceous khác, tươi hay làm lạnhBắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoãn và các loại brassicas ăn được, tươi hay làm lạnhRau riếp (loại Lactuca savita) và rau riếp (loại Cichorirum spp), tươi hay làm lạnhCà rốt, củ cải, củ cải đường làm salad, cây balamon sâm, các chủng loạI rau cần tây, và các loại dễ ăn được tương tự, tươi hay làm lạnhCác loại rau thuộc họ đậu, có vỏ hay không có vỏ, tươi hay làm lạnhCác loại rau khác, tươi hay làm lạnh- Cây Atisoo lá tròn, tươi hay làm lạnh- Cây Atiso là tròn, từ ngày 1/7 tới ngày 31/10- Măng tây- Cà dái dê (cà tím)- Cần tây- Nấm- Hạt tiêu ngọt- Rau bina, rau bina New Zealand và rau bina trồng làm cảnh- Các loại rau làm salad, không thuộc loại râu diếp Lactuca sativa và Cichorium spp- Củ cải đường trắng chard và cardoon- Nụ bạch hoa giầm- Rau thì làRau (chưa nấu hoặc đã nấu chín bằng hơ hoặc đun trong nước) đông lạnh- Khoai tâyCác loại rau leguinious

- Rau bina, loại rau bina New Zealand và rau bina trồng làm cảnh- Quả ô liu- Hạt tiêu ngọt- Nấm

- Hoa atisô- Loại khác- Các loại hỗn hợp rau

91

Page 92: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

0711 10 000111 20 10

0711 30 000711 40 000711 90 400711 90 600711 90 90

0712 20 000712 30 000712 90 300712 90 50

0802 11 900802 21 000802 22 000802 40 000803 00 110803 00 900804 200804 30 00

Cũ 0805 20 10Cũ 0805 20 30Cũ 0805 20 50Cũ 0805 20 70Cũ 0805 20 90Cũ 0806 10 100806 10 930806 10 950806 10 97

0808 20 110806 20 120806 20 18

0806 20 910806 20 980807 11 000807 19 00

0808 10 10

0808 20 10Cũ 0808 20 500808 20 90

Cũ 0809 10 00Cũ 0809 20 95Cũ 0809 30 10Cũ 0809 30 90

Các loại rau được bảo quản tạm thời, nhưng không phù hợp cho việc sử dụng ngay trong tình trạng đó- Các loại hành- Quả ôliu, dùng trong những mục đích khác ngoài việc sản xuất dầu- Nụ bạch hoa giầm- Dưa chuột và dưa chuột ri- Nấm

- Các loại hỗn hợp rauRau khô, nguyên mớ, đã cắt, xay thành dạng bột, nhưng không được chế biến thêm- Các loại hành- Nấm và nấm đất- Cà chua- Cà rốtCác loại hạt khác, tươi hoặc khô, có vỏ hay đã bóc vỏ- Quả hạnh đào, có vỏ và không có vị đắng- Quả phỉ hay hạt phỉ loại Corylus

- Hạt dẻ loại Castanea spp- Quả chuối lá, tươI- Quả chuối, bao gồm cả lá chuối, đã sấy khô- Quả sung, tươi hay đã sấy khô- Quả dưa, tươi hay đã sấy khôQuả chanh, tươi hay đã sấy khô- Quả quýt, cam nhỏ, các loại giống chanh, cam, bưởi- Từ ngày 1/3 đến ngày 31/10

Các loại nho tươi, từ ngày 1/1 đến 20/7 và từ 21/9 đến 31/12- Từ ngày 1/1 tới ngày 14/7- Từ ngày 15/7 tới ngày 31/10- Từ ngày 1/11 tới ngày 31/12Các loại nho khô- Trong các hộp có trọng lượng tịnh vượt quá 2 kg-- Nho Hy Lạp-- Nho Sultanas (không hột, khô)-- Loại khác-- Loại khác-- Nho Hy Lạp-- Lọai khác- Các loại quả dưa (bao gồm cả dưa hấu) tươi

Táo, lê, quả mộc qua, tươi- Táo nấu rượu, hàng rời, từ ngày 16/9 tới ngày 15/12- Các loại lê -- Các loại lê nấu rượu, hàng rời, từ ngày 1/8 tới ngày 31/12- Các loại lê khác từ ngày 1/5 tới ngày 30/6- Các quả mộc quaQuả mơ, quả đào, quả anh đào (bao gồm cả quả xuân đào), quả mận và quả mận gai, tươi- Quả mơ, từ ngày 1/1 tới ngày 31/5 và từ 1/8 tới 31/12- Các loai quả anh đào, không thuộc loại chua từ 1/1 tới 20/5 và từ 11/8 tới 31/12- Từ ngày 1/1 tới ngày 10/6 và từ 1/10 tới 31/12- Các loại quả đào, bao gồm cả quả đào xuân

92

Page 93: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Cũ 0809 40 05

0810 10 050810 10 800810 20 900810 300810 40 500810 50 000810 90 40

0811 20 11

0811 20 310811 20 390811 20 59

0811 90 110811 90 19

0811 90 80

0812 10 000812 20 000812 90 100812 90 200812 90 500812 90 600812 90 70

0813 10 000813 20 000813 30 000813 40 00

0813 50 190813 50 910813 50 990904 20 101108 20 0015071512

1514

1520 00 00

1604 13 111702 50 00

- Các loại quả mận, từ ngày 1/1 tới ngày 10/6 và từ 1/10 tới 31/12Các loại quả khác, tươi- Quả dâu-- Từ ngày 1/1 tới ngày 30/4-- Từ ngày 1/8 tới ngày 31/12- Quả mâm xôi, quả dâu tằm, và loganberries- Quả lý gai, quả lý chua trắng, đỏ và đen- Quả thuộc các loại Vaccinium macrocarpon và Vaccinium corymbosum- Quả Kiwi- Quả lạc tiên, quả carambola và quả pitahayaQuả và các loại hạt, chưa nấu chín hoặc đã nấu chín bằng cách sử dụng hơi hay đun sôi trong nước, đã đông lạnh có hay không có thêm đường hoặc có chất làm ngọt bổ xung khác- Quả mâm xôi, quả dâu tằm, quả loganberries, quả lý gai, quả lý chua trắng, đỏ hay đen có chứa thêm đường hay các chất làm ngọt bổ xung khác--- Với hàm lượng đường vượt quá 13% trọng lượngCác loại khác--- Quả mâm xôi---Các loại trái mâm xôi--- Quả mâm xôi và quả dâu tằm- Các loại quả khác:-- Có chứa thêm đường hoặc các chất làm ngọt bổ xung khác--- Có hàm lượng đường vượt quá 13% trọng lượng---- Các loại quả và hạt nhiệt đới---- Các loại khác-- Các loại khác:--- Các loại quả anh đào, không thuộc loại anh đào chua (Prunus cerasus)Các loại quả và được bảo quản tạm thời nhưng không phù hợp cho việc tiêu dùng ngay trong tình trạng đó:- Quả anh đào- Quả dâu tây- Quả mơ- Quả cam- Quả mâm xôi- Quả mâm xôi- Quả ổi, quả xoài, quả măng cụt, quả me, đào lộn hột, quả vải, quả mít, hồng xiêm, quả lạc tiên, carambola, pitahaya và các loại hạt nhiệt đới.Quả không, không thuộc số 0801 tới 0806, hỗn hợp các loại hạt và quả khô của chương này- Quả mơ- Quả mận khô - Quả táo- Quả đào, bao gồm cả quả đào xuân- Các loại hỗn hợp-- Các loại salad quả khô, không thuộc số 0801 tới 0806, có chứa cả loại mận khô-- Các loại hỗn hợp khác

- Hạt tiêu ngọt, dạng khô, không ép không nghiềnInulinDầu đậu nành và các thành phần của nó, không thay đổi về mặt hoá chấtHạt hoa hướng dương, dầu hạt cotton và phần vụn của nó không thay đổi thành phần hoá chấtCây cải dầu, dầu colza, dầu mù tạt và các thành phần của nó, không bị thay đổi thành phần hoá chấtGlycerol, dạng thô, nước glycerol và nước kiềm glycerolCá được chế biến hay bảo quản, nguyên con hay thành khúc nhưng không băm nhỏ- Cá mòi trong dầu ôliuĐường fructose nguyên chất ở dạng cứng

93

Page 94: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

1704 10 11

1806 10 30

1806 10 90

1806 20 10

1806 20 30

1806 20 50

1902 11 001902 191904 20 10

2001 10 002001 20 002001 90 502001 90 652003

2004 10 102004 10 99

2004 90 102004 90 502004 90 912004 90 98

2005 10 002005 202005 40 002005 51 002005 59 002005 60 002005 80 00

2006 00 312006 00 352006 00 38

2007 10 10

2007 91

Kẹo cao su, có bọc đường hoặc không, có ít hơn 60% trọng lượng đường sucrose (bao gồm cả đường đảo được thể hiện như đường sucrose) dạng dảiSôcôla và các loại chế biến thực phẩm khác có chứa cả bột cacao- Bột cacao, có chứa thêm đường hay các chất làm ngọt bổ xung khác-- Chứa 65% trọng lượng hoặc nhiều hơn là đường sucrose (bao gồm cả đường đảo được thể hiện như đường sucrose)- Các loại thành phẩm chế biến ở dạng khối, tấm hay thanh có trọng lượng lớn hơn 2 kg hoặc ở dạng lỏng, bột nhão, bột, hạt hay ở dạng khối rời trong các container hay bao bì dùng ngay, có khối lượng chứa bên trong vượt quá 2 kg-- Có chứa 31% trọng lượng hoặc nhiều hơn là bơ cacao hay chứa một trọng lượng tổng hợp 31% hay nhiều hơn là bơ cacao và sữa béo-- Có chứa một trọng lượng tổng hợp lớn hơn hoặc bằng 25% nhưng nhỏ hơn 31% là bơ cacao hoặc chất béo của sữa-- Các loại khác có chứa nhiều hơn hay bằng 18% theo trọng lượng là bơ cacao; Bánh bata chưa nấu, không nhồi hay ngược lại đã chế biến- Có chứa trứng- Các loại nhân khácChế biến loại bánh Musli trên nền bột ngũ cốc chưa nướngCác loại rau, quả, hạt và những phần khác ăn được của cây, được chế biến hay bảo quản bằng giấm, hoặc bằng axid axeticDưa chuột hay dưa chuột ri- Hành- Nấm- Quả ôliuCác loại nấm và nấm cục, được chế biến hay bảo quản không phải bằng giấm hay bằng axid axeticCác loại rau khác, được chế biến hay bảo quản không phải bằng giấm hay bằng axid axetic, không thuộc loại số 2006- Các loại khoai-- Đã nấu chín, hoặc ngược lại chưa chế biến-- Không tồn tại dưới dạng bột, bột xay chưa mịn hoặc bông- Các loại rau khác hoặc các loại hỗn hợp ra-- Bột ngũ cốc ngọt (Zea mays var saccharata)-- Đậu hà lan (Pisum sativum) và các hạt đậu chưa chín thuộc loại Phaseolus spp có vỏ-- Các loại hành đã nấu chín hoặc ngược lại đã chế biến-- Các loại khác bao gồm cả các hỗn hợpCác loại rau khác, đã chế biến hay đã bảo quản không phải bằng giấm hay axid axetic, không đông lạnh không thuộc nhóm sản phẩm số 2006- Các loại rau thuần nhất- Các loại khoai- Đậu Hà Lan- Hạt đậu loại Vigna spp, Phaseolus spp

Măng tây- Bột ngũ cốc ngọt (Zea mays var saccharata)Các loại rau, hạt, quả, vỏ quả và các phần khác của cây được bảo quản bằng đường (đã rút nước, được làm lạnh hay được bọc đường)- Có hàm lượng đường vượt quá 13% về trọng lượng-- Quả anh đào- Các loại quả và hạt nhiệt đới-- Các loại khácMứt , nước quả, mứt quả nghiền, quả hay hạt hầm nhừ và bột quả hay hạt đã được chế biến qua nấu nướng- Các loại chế biến đồng nhất với hàm lượng đường vượt quá 13% về trọng lượng- Các loại khác-- Các loại quả thuộc giống chanhQuả, hạt và các phần khác ăn được của cây, hoặc đã được chế biến hoặc đã được bảo quản,

94

Page 95: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2008 20 512008 20 592008 20 712008 20 792008 20 912008 20 99

2008 30 11

2008 30 312008 30 39

2008 30 512008 30 55

2008 30 59

2008 30 75

2008 30 792008 30 912008 30 99

2008 40 11

2008 40 212008 40 29

2008 40 39

2008 60 11

2008 60 312008 60 392008 60 592008 60 692008 60 792008 60 99

2008 70 112008 70 312008 70 392008 70 59

không được quy định một cách cụ thể hay được đề cấp tới ở những chỗ khác- Quả dứa-- Không chứa rượu mạnh bổ sung

- Các loại quả thuộc giống chanh:-- Có chứa cồn bổ sung--- Với hàm lượng đường vượt quá 9 % về trọng lượng---- Có độ cồn thực tế theo trọng lượng không vượt quá 11,85% tổng trọng lượng--- Các loại khác---- Có độ cồn thực tế theo trọng lượng không vượt quá 11,85% tổng trọng lượng---- Các loại khác-- Không chứa cồn bổ sung--- Có chứa đường bổ sung, trong các bao gói dùng ngay với trọng lượng tịnh vượt quá 1 kg---- Các thành phần của quả nho---- Quả quít ( bao gồm loại vàng sẫm da cam hoặc quả quất), cam nhỏ, wilkings và các loại giống chanh tương tự---- Các loại khác--- Có chứa đường bổ sung, trong túi đóng dùng ngay với trọng lượng tịnh không vượt quá 1 kg---- Các loại quít ( kể cả quất và quýt giấy); quít ngọt, quít vỏ dày và các loại cây lai thuộc họ cam chanh tương tự.---- Các loại khác--- Không ngâm đường- Các loại lê-- Lê ngâm rượu:--- Đóng gói,có trọng lượng tịnh trên 1 kg---- Không thuộc loại có hàm lượng đường vượt quá 13% trọng lượng----- Nồng độ cồn thực tế không vượt quá 11,85%---- Các loại khác----- Nồng độ cồn thực tế không vượt quá 11,85%---- -Các loại khác-- Đóng gói, trọng lượng tịnh không quá 1 kg--- Không thuộc loại có hàm lượng đường vượt quá 15% trọng lượng- Các loại anh đào:-- Ngâm rượu :--- Không thuộc loại có hàm lượng vượt quá 9% trọng lượng---- Nồng độ cồn thực tế dưới 11,85%--- Các loại khác---- Nồng độ cồn thực tế dưới 11,85%---- Các loại khác-- Không ngâm rượu ( trừ anh đào chua - Prunus cerasus)

- Các loại anh đào-- Ngâm rượu:

-- Không thuộc loại có hàm lượng đường vượt quá 15% trọng lượng - Các loại dâu tây:-- Ngâm rượu :--- Hàm lượng đường trên 9% trọng lượng---- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%--- Các loại khác:

95

Page 96: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2008 80 11

2008 80 312008 80 39

2008 80 502008 80 70

2008 80 912008 80 99

2008 92 97

2008 92 98

2008 99 23

2008 99 252008 99 26

2008 99 28

2008 99 36

2008 99 432008 99 452008 99 46

2008 99 532008 99 552008 99 612008 99 62

2008 99 68

2008 99 722008 99 742008 99 792008 99 99

2009 11 192009 11 912009 11 99

---- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%--- Các loại khác:-- Không ngâm rượu--- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh trên 1 kg--- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh không quả trên 1 kg--- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh ---- Từ 4,5 kg trở lên----- ít hơn 4,5 kg- Các loại hỗn hợp bao gồm khác không thuộc tiểu mã 2008 19-- Các loại hỗn hợp:--- Không ngâm rượu---- Không ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh ----- Dưới 4,5kg ------ Các loại hoa quả nhiệt đới (kể cả loại hỗn hợp quả trong đó các loại hoa quả và hạt nhiệt đới chiếm từ 50% khối lượng trở lên )------ Các loại khác-- Các loại khác--- Ngâm rượu---- Các loại nho, không kể các loại có hàm lượng đường trên 13% khối lượng---- Các loại khác----- Hàm lượng đường trên 9% khối lượng------ Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%------- Lạc tiên và các loại ổi------- Xoài, măng cụt, đu đủ, me, đào lộn hột, vải, mít, hồng xiêm, pitahaya và carambola------- Các loại khác----- Các loại khác----- Nồng độ cồn thực tế không quá 11,85%------- Hoa quả nhiệt đới--- Không ngâm rượu---- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh trên 1 kg----- Nho các loại----- Mận và mận khô----- Quả lạc tiên, ổi và me----- Ngâm đường, đóng gói với trọng lượng tịnh trên 1 kg----- Các loại nho----- Mận và mận khô----- Quả lạc tiên, ổi và me----- Xoài, măng cụt, đu đủ, me, đào lộn hột, vải, mít, hồng xiêm carambola và pitahaya----- Các loại khác---- Không ngâm đường:---- Mận và mận khô

Các loại khácNước ép trái cây (kể cả rượu nho) và nước ép từ các loại rau, không lên men và không ngâm rượu- Nước cam:-- Nước cam ướp lạnh--- Có tỷ trọng cao hơn 1,33g/cm3 ở 20 độ C---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Có tỷ trọng không vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C-- Không đông lạnh--- Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Có tỷ trọng không vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

96

Page 97: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2009 19 19

2009 19 91

2009 20 192009 20 912009 20 99

2009 30 192009 30 312009 30 392009 30 512009 30 552009 30 592009 30 912009 30 952009 30 99

2009 40 192009 40 302009 40 912009 40 932009 40 99

2009 70 192009 70 302009 70 912009 70 932009 70 99

2009 80 192009 80 502009 80 612009 80 63

2009 80 69

2009 80 73

2009 80 832009 80 84

2009 80 86

2009 80 972009 80 99

2009 90 19

2009 90 29

---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh và hàm lượng đường trộn thêm vào chiếm trên 30% trọng lượng.- Nước bưởi

- Nước ép từ các loại hoa quả thuộc họ cam chanh khác-- Có tỷ trọng cao hơn 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

- Nước dứa-- Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--Có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

- Nước táo-- Loại có tỷ trọng cao hơn 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Loại có tỷ trọng không vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C

- Nước ép trái cây của các loại hoa quả hoặc rau đơn khác-- Loại có tỷ trọng vượt quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Nước lê:---- Có giá trị trên 22 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh, có chứa đường bổ xung---- Có giá trị trên 18 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh, có chứa đường bổ xung---- Các loại khác----- Có hàm lượng đường pha thêm vào 30% khối lượng------ Có hàm lượng đường pha thêm vào không quá 30% khối lượng---- Không pha đường--- Các loại khác---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh, có pha đường----- Nước ép từ các loại trái cây vùng nhiệt đới--- Các loại khác:----- Hàm lượng đường pha thêm vào 30% khối lượng------ Nước ép từ quả lạc tiên và ổi------ Các loại xoài, măng cụt, đu đủ, me, đào lộn hột, vải, mít, hồng xiêm, carambola và pitahaya------ Các loại khác--- Không pha đường------ Nước ép từ các loại trái cây vùng nhiệt đới:------ Các loại khác- Nước hoa quả hỗn hợp-- Có tỷ trọng trên 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Hỗn hợp của nước táo và nước lê---- Có giá trị trên 22 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh--- Các loại khác ---- Có giá trị trên 30 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh- Loại có tỷ trọng không quá 1,33g/cm3 ở 20 độ C--- Hỗn hợp của nước táo và nước lê---- Có giá trị trên 18 EURO trên mỗi 100 kg trọng lượng tịnh và có hàm lượng đường pha thêm vào cao hơn 30% trọng lượng--- Không phảI lượng nước ép hỗn hợp của táo

Các loại men sống- Các loại men bánh mìCác loại nước và đồ uống không cồn khác, không kể nước ép từ các loại rau quả và trái cây thuộc mục số 2009

97

Page 98: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

2009 90 39

2009 90 412009 90 492009 90 512009 90 592009 90 712009 90 732009 90 792009 90 922009 90 942009 90 952009 90 962009 90 972009 90 982102 10 312102 10 39

2202 90 91

2206 00 102207

2209 00 112209 00 192307 00 19

2308 90 19

2401 10 102401 10 202401 10 412401 10 602401 20 102401 20 202401 20 412401 10 602401 20 703823 70 00Chương 50Chương 51Chương 52Chương 53Chương 54Chương 55Chương 56

Chương 57Chương 58Chương 59

Chương 60Chương 61Chương 62

- Có chứa ít hơn 0,2% chất béo thu được từ các sản phẩm thuộc các mục từ số 0401 đến 0404 so với trọng lượngPiquetteRượu etylen chưa bị biến tính, có nồng độ cồn 80% hoặc lớn hơnRượu etylen và các loại rượu khác đã bị biến tính ở bất kỳ nồng độ nàoDấm rượuBã rượu- Có nồng độ cồn trên 7,9% và hàm lượng chất nguyên chất không ít hơn 25% so với khối lượngCác loại bã rau, sản phẩm phụ từ rau, rau bỏ đi dùng làm thức ăn cho gia súc, không được xác định hay đề cập đến ở mục khác, bã rượu nho-- Có nồng độ trên 4,3% và hàm lượng chất nguyên chất không ít hơn 40% so với trọng lượngThuốc lá chưa qua chế biến, thuốc lá chế biến- Các loại thuốc lá không có cọng (cuống)

- Thuốc lá một phần hoặc toàn bộ không có cuốn

Mỡ công nghiệpTơ tằm, không kể các sản phẩm thuộc tiểu mã 5001 00 00 và 5002 00 00Len, lông động vật mịn hoặc thô, sợi ni lông vàlen đệtBông, không kể các sản phẩm thuộc tiểu mã 5203 00 00Các loại vải thực vật, sợi giấy ni lông và len dệtSợi nhân tạoSợi nhân tạoĐồ lót bằng bông hoặc len, nỉ và không dệt, ni lông đặc biệt, sợi xe, thừng chão, dây thừng, thảm và các sản phẩm của nóThảm và các loại trải sàn khácCác loại sợi dệt đặc biệt, vải trần, đăng ten, đồ thêu...Các loại vải nhuộm, bọc và được dát mỏng, các sản phẩm dệt hoặc sản phẩm phù hợp cho việc sử dụng trong công nghiệpCác loại sợi đan, mócĐồ mặc và các vật liệu may, đan hoặc mócĐồ mặc và các vật liệu may, không đan hoặc mócNhững sản phẩm dệt đã sửa, quần áo và đồ dệt đã sử dụng nhiều .Hợp kim sắt

98

Page 99: Luan Van Gsp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Chương 637202

Ghi chú : (1) Khi thuế hải quan bao gồm thuế tính theo giá hàng cộng với một hay nhiều loại thuế riêng thì mức ân giảm ưu đãi được giới hạn ở mức thuế tính theo giá hàng. Khi thuế hải quan bao gồm thuế tính theo giá hàng và một mức thuế tối đa hay tối thiểu thì mức ân giảm ưu đãi cũng được áp dụng tới mức tối đa hay tối thiểu nào

Tài liệu tham khảo

1. Những điều cần biết về Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam 02/2002.

2. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Liên hiệp Châu Âu - Bộ Thương mại 12/1999.

3. Official Journal of the European Communities L/118 ngày 26/7/2000.4. Các tài liệu hội thảo về chế độ GSP do Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt nam tổ chức.5. Các văn bản quy định liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ của Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt nam và Bộ Thương mại.6. Các báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam và Bộ

Thương mại liên quan đến chế độ ưu đãi thuế quan GSP.7. EU GSP Scheme.8. Chú giải danh mục hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hải

quan Thế giới do Tổng Cục Hải quan dịch.

99